43
Tỷ giá Thị trường hối đoái

Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Tỷ giáVà

Thị trường hối đoái

Page 2: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Phần chuẩn

1. Tóm lược nội dung chính

2. Phụ lục

Phần mở rộng

Page 3: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Phần chuẩn

Page 4: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

1. Tóm lược nội dung chính

a) Mô hình các nhân tố giải thích sự vận động của tỷ giá trên thị trường

b) Vai trò thông tin đối với diễn biến tỷ giá trong ngắn hạn

c) Phân tích hành vi tỷ giá qua biểu đồ cung-cầu ngoại tệ

Page 5: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

a. MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Page 6: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Thị trường hối đoái

MsBOP

Thông tin & Kỳ vọng

Chính sách can

thiệp

Page 7: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Các nhân tố tác động tỷ giá (BOP)

– BOP Cung –cầu ngoại tệ Tỷ giá hối đoái

Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế.

Page 8: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Các nhân tố tác động tỷ giá (BOP)

• Về nguyên tắc:

– Cán cân thanh toán quốc tế dư thừa Cung ngoại hối > Cầu ngoại hối Tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm

– Cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt Cầu ngoại hối > Cung ngoại hối đó tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng

Page 9: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Các nhân tố tác động tỷ giá (BOP)

Các nhân tố ảnh hưởng lưu chuyển thương mại quốc tế:

+ Giá cả hàng hoá dịch vụ+ Tương quan lạm phát+ Tương quan thu nhập+ Thị hiếu tiêu dùng+Năng suất kinh tế+ Chu kỳ kinh tế+ …

Các nhân tố ảnh hưởng lưu chuyển vốn quốc tế:

+ Tương quan lãi suất+ Tương quan rủi ro+ Tương quan chi phí+ …

BOP

Tỷ giá hối đoái

Page 10: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Các nhân tố tác động tỷ giá (Tổng Cung tiền tệ)

• Cung cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối là một bộ phận của tổng cung cầu tiền tệ quốc qia đó Tổng cung cầu tiền tệ quốc gia thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp cung cầu nội tệ trên thị trường hối đoái quyết định tỷ giá cân bằng trên thị trường hối đoái

• VD: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm cung nội tệ Cung nội tệ trên thị trường ngoại hối giảm Cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối giảm Tỷ giá thay đổi

Page 11: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Các nhân tố tác động tỷ giá (Chính sách can thiệp của chính phủ)

• Chính phủ có thể tác động đến tỷ giá hối đoái bằng nhiều phương pháp:

– Trực tiếp can thiệp:• Điều chỉnh Dự trữ chính thức (OR)• Quản lý ngoại hối

– Gián tiếp can thiệp:• Chính sách điều chỉnh BOP

– Chính sách thương mại quốc tế– Kiểm soát lưu chuyển vốn

• Chính sách điều chỉnh Tổng cung tiền tệ Ms– Chính sách tiền tệ– Chính sách tài chính

Page 12: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Các nhân tố tác động tỷ giá (Thông tin và Kỳ vọng)

• Thông tin và sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với sự vận động của tỷ giá, đặc biệt trong ngắn hạn.– Giao dịch hối đoái chủ yếu dựa trên kỳ vọng về tỷ

giá– Kỳ vọng dựa trên tập hợp thông tin liên quan

Thông tin Kỳ vọng Giao dịch hối đoái Tỷ giá biến động

Page 13: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Các nhân tố tác động tỷ giá (Thông tin và Kỳ vọng)

• Trong thực tế, cùng một thông tin có thể có những kỳ vọng khác nhau, thậm chí trái ngược

– Quá trình tích hợp thông tin vào giá khó đoán định– Có nhiều cách lý giải về ý nghĩa của thông tin

Tạo nên kỳ vọng thị trường khiến tỷ giá biến động hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên.

Vì mỗi người có cách lý giải khác nhau về ý nghĩa thông tin mà họ nhận được nên kỳ vọng thị trường là sự tổng hợp số lượng các thành viên tham gia đầu tư trên thị trường ngoại hối và cách họ tiếp nhận thông tin.

“Market is always right”

Page 14: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

b) Sự tác động của thông tin đối với tỷ giá ngắn hạn

Yếu tố tâm lý là một yếu tố chủ yếu dựa vào sự phán đoán từ các sự kiện, tình hình chính trị, kinh tế của các nước và thế giới có liên quan.

Chẳng hạn, mức thu nhập thực tế (mức độ tăng GNP thực tế) tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu cũng tăng lên.

Tăng trưởng hay suy thoái kinh tế cũng có ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái. Khi nền kinh tế trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, nhu cầu về ngoại tệ tăng và lúc đó giá ngoại tệ có xu hướng tăng. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khủng hoảng, nhu cầu về ngoại tệ giảm làm cho giá ngoại tệ có xu hướng giảm

Page 15: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Tỷ giá hối đoái là giá quốc tế, do đó những sự kiện kinh tế, chính trị trên thế giới cũng sẽ gây ảnh hưởng

rất nhạy bén đến tỷ giá hối đoái.

Chẳng hạn như sự kiện ở Mỹ xảy ra vào tháng 9/2001 hay chiến tranh Iraq tháng 3/2003 vừa qua đã làm

khuynh đảo thị trường hối đoái thế giới, giá USD đã giảm đáng kể.

Một nguồn thông tin có thể ảnh hưởng đến nhiều thị trường như thị trường hàng hoá, thị trường tài chính, thị

trường hối đoái, …

Page 16: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Các điều kiện kinh tế thay đổi hoặc các sự kiện kinh tế, tài chính sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh và đầu tư của quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến các luồng tiền chạy ra và chạy vào quốc gia đó và kết quả là ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở Châu Á đã làm đồng tiền của một số nước Châu Á mất giá khá nhiều.

Các chính sách thuế, mức độ tăng trưởng kinh tế, chính sách đầu tư của các quốc gia đều có thể ảnh hưởng đến sự dịch chuyển các luồng vốn đầu tư giữa các nước, từ đó tác động lên tỷ giá hối đoái.

Page 17: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Phân tích tác động của các nhân tố chủ yếu

đến tỷ giátheo quy luật cung – cầu

Page 18: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

1. Phân tích tác động của lạm phát đến tỷ giá

Thay đổi tỷ lệ lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thương mai quốc tế, tử đó ảnh hưởng đến cung – cầu ngoại tệ, dẫn đến thay đổi tỷ giá hối đoái.

Page 19: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

1. Phân tích tác động của lạm phát đến tỷ giáGiải thích:

Khi một quốc gia nội địa (ví dụ như Việt Nam) có tỷ lệ lạm phát tương đối cao hơn một quốc gia nước ngoài (ví dụ như Nhật Bản):Người dân Việt Nam sẽ có xu hướng thích sử dụng hàng hoá,

dịch vụ của Nhật Bản hơn của Việt Nam (do giá rẻ hơn) nhập khẩu hàng Nhật Bản tăng cầu về đồng ngoại tệ (Yen Nhật) tăng (D0 => D1).

Người dân Nhật Bản sẽ có xu hướng ít sử dụng hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam (do giá đắt) nhập khẩu hàng Việt Nam giảm cung ngoại tệ (Yen Nhật) giảm (S0 => S1).

Cầu ngoại tệ tăng, cung ngoại tệ giảm dẫn đến tỷ giá hối đoái giữa Yen Nhật so với VND tăng, đồng nội tệ mất giá.

Page 20: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

1. Phân tích tác động của lạm phát đến tỷ giá

Số lượng đồng ngoại tệ

Giá trị đồng ngoại tệ

r1

r0

S1S0

D0

D1

Page 21: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

1. Phân tích tác động của lạm phát đến tỷ giá

Ngược lại, khi quốc gia nội địa có tỷ lệ lạm phát tương đối thấp hơn quốc gia nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm, giá trị đồng nội tệ tăng.

Số lượng đồng ngoại tệ

Giá trị đồng ngoại tệ

r1

r0

S1S0

D0

D1

Page 22: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

2. Phân tích tác động của lãi suất đến tỷ giá

Sự thay đổi lãi suất tương đối ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động đầu tư vào các chứng khoán nước ngoài, từ đó ảnh hưởng đến cung – cầu tiền tệ, do đó tác động đến tỷ giá hối đoái.

Page 23: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

2. Phân tích tác động của lãi suất đến tỷ giáGiải thích:

Khi một quốc gia nội địa (ví dụ Việt Nam) có lãi suất tương đối thấp hơn so với quốc gia nước ngoài (ví dụ Nhật Bản):Các nhà đầu tư Việt Nam sẽ có xu hướng đầu tư vào thị trường

chứng khoán của Nhật hoặc gửi tiết kiệm tại các ngân hàng Nhật, vì ở Nhật có mức lãi suất hấp dẫn hơn tại Việt Nam. Tại đó, các nhà đầu tư sẽ nhận được nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư hoặc tiết kiệm tại Việt Nam cầu về ngoại tệ (Yen Nhật) tăng lên (D0 => D1)

Các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ có xu hướng ít đầu tư vào thị trường chứng khoán hoặc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng ở Việt Nam do lợi nhuận thu về ít hơn so với đầu tư hoặc gửi tiết kiệm tại nội địa cung về ngoại tệ (Yen Nhật) giảm (S0 => S1).

Page 24: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

2. Phân tích tác động của lãi suất đến tỷ giáCầu ngoại tệ tăng, cung ngoại tệ giảm dẫn đến tỷ giá hối đoái

giữa Yen Nhật so với VND tăng, đồng nội tệ mất giá.

Số lượng đồng ngoại tệ

Giá trị đồng ngoại tệ

r1

r0

S1S0

D0

D1

Page 25: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Ngược lại, khi quốc gia nội địa có lãi suất tương đối cao hơn quốc gia nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm, giá trị đồng nội tệ tăng.

Số lượng đồng ngoại tệ

Giá trị đồng ngoại tệ

r1

r0

S1S0

D0

D1

2. Phân tích tác động của lãi suất đến tỷ giá

Page 26: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

3. Phân tích tác động của thu nhập đến tỷ giá

Khi thu nhập tại một quốc gia tăng một cách đáng kể, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến tỷ giá hối đoái thông qua các yếu tố khác.

Page 27: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

3. Phân tích tác động của thu nhập đến tỷ giá

Giải thích:

Tác động trực tiếp: Khi thu nhập của một quốc gia tăng lên một cách đáng kể, khi đó, người dân trong nước sẽ có xu hướng tăng sử dụng hàng nhập khẩu, tử đó làm cầu ngoại tệ tăng (D0 => D1), từ đó làm cho tỷ giá tăng.

Tác động gián tiếp: Khi thu nhập của một quốc gia tăng lên một cách đáng kể thì người dân sẽ tăng chi tiêu hàng hoá trong nước, điều đó làm tăng tỷ lệ lạm phát do cầu kéo, từ đó, thông qua yếu tố lạm phát tác động đến tỷ giá hối đoái, làm cho tỷ giá tăng.

Page 28: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

3. Phân tích tác động của thu nhập đến tỷ giá

Số lượng đồng ngoại tệ

Giá trị đồng ngoại tệ

r1

r0

S0

D0

D1

Page 29: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

3. Phân tích tác động của thu nhập đến tỷ giá

Ngược lại, khi quốc gia nội địa có thu nhập giảm đáng kể thì sẽ làm giảm tỷ giá hối đoái do giảm cầu ngoại tệ.

Số lượng đồng ngoại tệ

Giá trị đồng ngoại tệ

r1

r0

S0

D0

D1

Page 30: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

3. Phân tích tác động của thu nhập đến tỷ giá

Tuy nhiên, cần chú ý đến tác động của thu nhập đến cung ngoại tệ, điều này là không thực sự rõ ràng, vì xu hướng của người dân nước ngoài chưa có căn cứ để xác định là tăng hay giảm tiêu dùng hàng nhập khẩu. Vì vậy, chỉ có tác động của thu nhập đến cầu ngoại tệ là rõ ràng, còn tác động đến hàm cung là chưa xác định.

Page 31: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

4. Phân tích tác động của dự trữ chính thức đến tỷ giá

Việc chính phủ một quốc gia tăng hay giảm dự trữ chính thức (ORB) cũng tác động đến tỷ giá. Thực chất của việc tăng hay giảm dự trữ chính thức là do tác động của cán cân thanh toán quốc tế BoP, từ đó ảnh hưởng đến cung – cầu ngoại tệ.

Page 32: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

4. Phân tích tác động của dự trữ chính thức đến tỷ giá

Giải thích:

Khi chính phủ một quốc gia tăng dự trữ quốc gia (ORB), tức hấp thụ ngoại tệ của nền kinh tế, điều đó làm giảm cung ngoại tệ => làm cho tỷ giá tăng.

Khi chính phủ giảm dự trữ chính thức, tức bơm ngoại tệ ra nền kinh tế, điều đó làm tăng nguồn cung ngoại tệ => làm cho tỷ giá giảm.

Page 33: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

2. Phụ lục

• Tỷ giá: là giá của đồng tiền này được tính bằng đồng tiền khác.

• Thị trường hối đoái: (thị trường ngoại hối, Forex, FX, hoặc thị trường tiền tệ) là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ. Những người tham gia chính trong thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn. Thị trường ngoại hối xác định giá trị tương đối của các tiền tệ khác nhau.

Page 34: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

• Thị trường tài chính: là một thị trường trong đó mọi người và các thể chế có thể trao đổi các chứng khoán tài chính, các hàng hóa, và các món giá trị có thể thay thế khác với chi phí giao dịch thấp và tại các giá cả phản ánh cung và cầu. Các chứng khoán bao gồm cổ phiếu và trái phiếu, và các hàng hóa bao gồm kim loại quý hoặc hàng hóa nông nghiệp.

Page 35: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

• GNP: (Gross National Product) tức Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước).

Page 36: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

• Khủng hoảng tài chính: là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính.

• Suy thoái kinh tế: là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm.

Page 37: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

• Phái sinh (Derivative), hay còn gọi là Chứng khoán phái sinh, là một công cụ tài chính thừa hưởng giá trị của nó từ giá trị của các thực thể cơ sở chẳng hạn như tài sản, chỉ số, hay lãi suất — bản thân nó không có giá trị nội tại. Các nghiệp vụ phái sinh bao gồm một loạt hợp đồng tài chính, bao gồm các nghĩa vụ nợ và tiền gửi được cơ cấu, các hoán đổi, các tương lai, các quyền chọn, các trần lãi suất, các sàn lãi suất, các tròng tài chính (collar), các kỳ hạn, và các kết hợp phong phú của chúng.

Page 38: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Phần mở rộng

Page 39: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

BMW chống thiệt hại do chênh lệch tỷ giá giữa các quốc gia

Tập đoàn BMW Group, chủ sở hữu của những thương hiệu danh tiếng như BMW, Mini và Rolls-Royce, đóng trụ sở tại Munich kể từ năm 1916.

Thách thức

Dù doanh số có tăng, từ năm 2005 đến năm 2009, BMW đã mất tổng cộng 2,4 tỷ euro vì tỷ giá.

Page 40: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Chiến lượcBMW xử lý rủi ro tỷ giá bằng hai biện pháp.1. “Phòng hộ tự nhiên” (natural hedge): khi bán hàng thu về đồng tiền nào thì sẽ cố gắng tiêu bằng chính đồng tiền đó càng nhiều càng tốt:• Thứ nhất là xây các xưởng sản xuất và nhà máy ở nước ngoài.

Thứ hai là tăng cường mua hàng hóa định giá bằng đồng tiền tại các thị trường quan trọng.

• BMW nay có cơ sở sản xuất xe và linh phụ kiện tại 13 quốc gia. Năm 2000, sản lượng tại nước ngoài chiếm 20% tổng sản lượng của hãng. Đến năm 2011, con số này đã tăng lên 44%.

Page 41: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

• Dự án này tạo ra 5.000 việc làm tại Mỹ và cắt giảm 8.100 việc làm tại Đức. Dự án cũng giúp rút ngắn khoảng cách trong chuỗi cung ứng giữa Đức và thị trường Mỹ

• Công ty còn tăng cường mua hàng hóa bằng đồng Đôla Mỹ, đặc biệt là từ các nước thuộc khu vực Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (Nam Mỹ).

• Tuy nhiên, cách này không thể giải quyết được triệt để vấn đề tỷ giá. Do đó, BMW tiến hành biện pháp thứ hai:

Page 42: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

2/ Sử dụng các công cụ phái sinh tài chính, BMW thành lập các trung tâm kho quỹ tại Mỹ, Anh và Singapore.• Các trung tâm kho quỹ khu vực tại nước ngoài được chỉ thị

hàng tuần phải xem xét rủi ro tỷ giá ở khu vực mình rồi báo cáo lại cho Giám đốc Kho quỹ của tập đoàn tại Munich. Bộ phận kho quỹ ở cấp tập đoàn sau đó sẽ tập hợp số liệu trên toàn cầu và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tỷ giá.

Page 43: Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá

Bài học• Nhờ chuyển sản xuất ra các thị trường nước ngoài mà công ty

vừa giảm được rủi ro chênh lệch tỷ giá, vừa hưởng lợi nhờ gần gũi khách hàng hơn.

• Bên cạnh đó, mua linh kiện từ nước ngoài cũng giúp đa dạng hóa rủi ro đối với chuỗi cung ứng.

October 16, 2013 

Người viết là ông Xu Bin, Giáo sư Kinh tế-Tài chính, và ông Liu Ying, Phó Trưởng khoa nghiên cứu, tại Trường Kinh doanh CEIBS.