90
i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cu ca tôi. Nhng kết quvà các sliu trong báo cáo thc tp tt nghiệp được thc hin ti DNTN Anh Long, không sao chép bt kngun nào khác. Tôi hoàn toàn chu trách nhiệm trước nhà trường vscam đoan này. Tp.HChí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2013 Sinh viên thc hin Ngô ThThu Tâm

Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo

cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại DNTN Anh Long, không sao chép bất kỳ

nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Thu Tâm

Page 2: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập ở trường, với sự giảng dạy của Thầy Cô đã giúp cho

em có những kiến thức về xã hội cũng như nghiệp vụ chuyên môn. Đây chính là tiền đề,

cơ sở vững chắc và là hành trang để em vững bước trên con đường sự nghiệp của mình.

Em xin gởi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại Kỹ Thuật Công Nghệ

TP.HCM cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng đã

nhiệt tình giảng dạy, cung cấp cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em

học tập ở trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trọng Nghĩa_thầy

là người đã bỏ thời gian, công sức, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn

thành đồ án học tập này.

Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Giám Đốc Doanh Nghiệp Tư Nhân Anh

Long và các anh chị trong phòng ban Kế toán Tài chính, đặc biệt là cô Nguyễn Thị

Anh Thư đã nhiệt tình chỉ dẫn, cung cấp tài liệu để em hoàn thành tốt, tạo điều kiện

cho em tiếp cận với thực tiễn trong công tác kế toán.

Một lần nữa em xin kính chúc thầy cô, Giám đốc Doanh Nghiệp Tư Nhân Anh

Long cùng toàn thể cán bộ công nhân viên dồi dào sức khỏe và luôn hoàn thành tốt

công việc của mình. Kính chúc quý công ty ngày càng thịnh vượng và khẳng định được

vị trí của mình.

Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Thu Tâm

Page 3: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

i

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM .......................................................................... 5

1.1 Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: ................. 5

1.1.1 Chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất: .................................................... 5 1.1.2 Giá thành sản phẩm, các chỉ tiêu giá thành: ..................................................... 9 1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm: .............................. 10

1.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:......................................................................................................................11

1.2.1 Yêu cầu quản lý: ................................................................................................ 11 1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: .................... 13

1.3 Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành: ...............................14

1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: ................................................... 14 1.3.2 Đối tượng kế toán tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành: ................. 14

1.4 Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: ..................16

1.4.1 Tập hợp chi phí sản xuất: ................................................................................. 16 1.4.2 Tổng hợp chi phí sản xuất: ............................................................................... 23 1.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: .............................................................. 26

1.5 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm: ..................................................29

1.5.1 Phương pháp trực tiếp (hay PP giản đơn): ..................................................... 29 1.5.2 Phương pháp hệ số: .......................................................................................... 29 1.5.3 Phương pháp tỷ lệ (định mức): ......................................................................... 30 1.5.4 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: ................................................... 31 1.5.5 Phương pháp đơn đặt hàng: ............................................................................. 32 1.5.6 Phương pháp phân bước: ................................................................................. 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DNTN ANH LONG ....................34

2.1 Giới thiệu khái quát DNTN Anh Long: .......................................................34

2.1.1 Đặc điểm, tình hình chung ............................................................................... 34 2.1.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh ............................................................................ 37 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại doanh nghiệp tư nhân Anh Long ....................... 39 2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Doanh nghiệp tư nhân Anh Long ..................... 41

Page 4: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

ii

2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của DNTN Anh Long ..................................................................................................47

2.2.1 Một số vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất-tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long: ........................................................................................................ 47 2.2.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở DNTN Anh Long............... 50 2.2.3 Tập hợp chi phí sản xuất trong kì và phân bổ tính giá thành sản phẩm: ...... 66

2.3 Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long: .................................................................................................71

2.3.1 Đánh giá tổng quát DNTN Anh Long: ............................................................. 71

2.3.2 Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long: .................................................................................................................... 71 2.3.3 So sánh giữa lý luận với thực tiễn. ................................................................... 72

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DNTN ANH LONG ....................74

3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long:.................................................................74

3.1.1 Phương hướng hoàn thiện bộ máy kế toán tại Doanh nghiệp: ...................... 74 3.1.2 Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất tại Doanh nghiệp: ......................................................................................................................... 75

3.2 Kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long: .................................................................................76

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện bộ máy kế toán tại Doanh nghiệp: ............................... 76 3.2.2 Kiến nghị hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất tại DN: ............... 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................81

PHỤ LỤC ................................................................................................................82

Page 5: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp NVL: Nguyên vật liệu

BHXH: Bảo hiểm xã hội NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp

BHYT: Bảo hiểm y tế NVLC: Nguyên vật liệu chính

CCDC: Công cụ dụng cụ NVLP: Nguyên vật liệu phụ

CNSX: Công nhân sản xuất NCTT: Nhân công trực tiếp

CP: Chi phí PS: Phát sinh

CPSX: Chi phí sản xuất SDCK: Số dư cuối kì

CP SXC: Chi phí sản xuất chung SDĐK: Số dư đầu kì

DNTN: Doanh nghiệp tư nhân SP: Sản phẩm

GTGT: Giá trị gia tăng SPDD: Sản phẩm dở dang

HTTĐ: Hoàn thành tương đương TK: Tài khoản

K/c: Kết chuyển TSCĐ: Tài sản cố định

KKĐK: Kiểm kê định kì VT: Vật tư

KKTX: Kê khai thường xuyên Z: Giá thành

KPCĐ: Kinh phí công đoàn

Page 6: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

iv

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ...................................20

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp ............................................21

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung ...................................................23

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán chi phí tổng hợp .............................................................25

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất ở DN vừa và nhỏ.................................26

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song ...........32

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự ................33

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý ............................................................................40

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ ........................43

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán ............................................................................46

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán TK 152 ............................................................................57

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán TK 154 ............................................................................69

Sơ đồ 2.6: Sơ đồ kết chuyển tổng hợp chi phí cuối kì ...........................................70

Page 7: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

v

DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU

Biểu mẫu số 1: Phiếu nhập kho ......................................................................................... 30

Biểu mẫu số 2: Phiếu xuất kho.......................................................................................... 31

Biểu mẫu số 3: Các khoản trích lương theo quy định của nhà nước .............................. 36

Biểu mẫu số 4: Các khoản trích lương theo quy định thực tế của DN T.03/2013 ......... 38

Biểu mẫu số 5: Phiếu chi ................................................................................................... 39

Page 8: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

1

LỜI MỞ ĐẦU

1/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế trên thế giới cũng như trong nước

đang gặp rất nhiều khó khăn. Giá cả tất cả các mặt hàng tiêu dùng đều leo thang không

ngừng, người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu. Bên cạnh đó doanh nghiệp kinh

doanh mọc lên ngày một nhiều, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt không chỉ giữa

các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn giữa các doanh nghiệp trong nước với

doanh nghiệp nước ngoài; vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất không chỉ sản xuất ra sản

phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, mà một yếu tố quan trọng khác là giá cả sản

phẩm phải phù hợp với sức mua của đa số người tiêu dùng nhằm chiếm được ưu thế

cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Chính vì lẽ đó, phải “tiết kiệm chi phí, hạ giá thành

sản phẩm” để không ngừng nâng cao lợi nhuận là một trong nhưng yêu cầu cơ bản của

công tác quản lý sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và là một vấn đề quan trọng đối

với sự tồn tại của các doanh nghiệp sản xuất.

Trong doanh nghiệp sản xuất thì giá thành là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp

có thể tái sản xuất và tìm kiếm lợi nhuận. Giá thành là thước đo chi phí tiêu hao phải

bù đắp sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh và cũng là công cụ để doanh nghiệp có thể

kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biện pháp

tổ chức kỹ thuật. Có thể nói, giá thành là tấm gương phản chiếu toàn bộ biện pháp, tổ

chức quản lý kinh tế liên quan đến tất cả các yếu tố chi phí trong sản xuất. Đảm bảo

cho việc hạch toán giá thành chính xác, kịp thời phù hợp với đặc điểm hình thành và

phát sinh chi phí ở từng doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình

hạch toán. Do đó, giá thành với chức năng vốn có của nó đã trở thành mục tiêu kinh tế

có ý nghĩa quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Điều

này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải vận dụng các phương thức tổ chức, quản lý sản

Page 9: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

2

xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả để hạ thấp giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp

có thể tự tin đứng vững trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt.

Từ những vấn đề nêu trên, nhận thức được vai trò quan trọng của Kế toán tập hợp

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ công tác Kế toán của doanh

nghiệp, với những kiến thức và kinh nghiệm đã được học trong trường, kết hợp với

tình hình thực tế tại Công ty qua thời gian thực tập tìm hiểu tình hình thực tế cùng với

sự hướng dẫn tận tình của thấy Nguyễn Trọng Nghĩa và sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo,

phòng Kế toán DNTN ANH LONG, em chọn đề tài nghiên cứu: “ Kế toán chi phí và

tính giá thành sản phẩm tại DNTN ANH LONG” làm chuyên đề Luận văn tốt nghiệp

của mình.

2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Mục tiêu của đề tài này là cơ sở nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm sản xuất:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản

phẩm đối với một doanh nghiệp.

- Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành

sản phẩm đối với Doanh nghiệp.

- Tìm hiểu quy trình tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá

thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.

Từ đó đề ra giải pháp, kiến nghị, nhằm đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí,

hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như góp phần hoàn thiện

công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp.

3/NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại

DNTN Anh Long:

Page 10: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

3

- Nghiên cứu tình hình xuất nhập kho nguyên vật liệu để tính ra được chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra thành phẩm.

- Theo dõi tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm

- Tập hợp chi phí sản xuất chung liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.

Tổng hợp chi phí sản xuất liên quan để tính ra giá thành của sản phẩm nhập kho.

Nhận xét ưu điểm và nhược điểm của quá trình sản xuất tại Doanh nghiệp. Từ

những nhược điểm đó, đưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế

toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.

4/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

* Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Đây là một trong những bước không thể

thiếu được đối với mỗi một đề tài nghiên cứu khoa học. Thu thập thông tin được tiến hành

sau khi đã quyết định được nội dung chi tiết thực hành trong quá trình thực hiện nghiên

cứu. Thu thập thông tin số liệu có 2 cấp độ:

- Thông tin, số liệu sơ cấp: Phỏng vấn, tìm hiểu tình hình thực tế tại các phân

xưởng để có cái nhìn tổng thể về quá trình sản xuất.

- Thông tin, số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thực tế từ phân xưởng và tài liệu

phòng kế toán. Tham khảo những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

* Phương pháp xử lý thông tin, số liệu: Việc xử lý thông tin phụ thuộc vào thông

tin thu thập được. Thông tin thu thập được tồn tại dưới 2 dạng: thông tin định tính và

thông tin định lượng.

- Xử lý thông tin định tính: khi nhận dạng chuẩn xác mối liên hệ giữa các sự kiện

sẽ giúp người nghiên cứu mô tả được các sơ đồ, lưu đồ.

- Xử lý thông tin định lượng: dùng xử lý toán học để xử lý thông tin định lượng.

Phương pháp sử dụng: mô tả, liệt kê, so sánh, đối chiếu, tổng hợp số liệu.

Page 11: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

4

5/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

Qua quá trình nghiên cứu tình hình thực tế tại DNTN Anh Long, em đã hiểu

thêm về quy trình công nghệ sản xuất hàng cá xuất khẩu, các tiêu chuẩn về vệ sinh

an toàn thực phẩm phải đáp ứng để được xuất khẩu, hiểu rõ hơn về công tác kế toán

chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế, cũng như biết được những điểm

khác biệt giữa thực tế so với lý thuyết đã được học. Từ đó em đã hoàn thành bài

luận văn tốt nghiệp với đề tài “Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại DNTN

ANH LONG”. Qua bài luận văn, em đã đưa ra được một số ý kiến nhận xét về tình

hình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, và cũng đưa ra được một số giải pháp

nhằm đóng góp một phần nào đó để hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp.

6/KẾT CẤU ĐỀ TÀI:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Doanh

Nghiệp Tư Nhân ANH LONG.

Chương 3: Nhận xét và kiến nghị.

Với kiến thức, trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế còn ít nên những kiến nghị

giải pháp đóng góp cho công ty có giới hạn và trong quá trình nghiên cứu hoàn thành

đề tài này em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự thông cảm của thầy cô

và em mong nhân được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để em có kinh nghiệm

hơn trong lĩnh vực kế toán mà em đã theo học.

Em xin chân thành cảm ơn!

Page 12: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM

1.1 Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

1.1.1 Chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất:

1.1.1.1 Khái niệm:

Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông

hàng hóa. Chi phí của doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh gắn liền tới

doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển doanh nghiệp, bắt đầu từ

khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó. Đó là những hao phí lao

động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong hoạt động SX-KD của một doanh nghiệp

trong một thời điểm nhất định. [4, tr.17]

Chi phí sản xuất (CPSX) là toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa

được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong hoạt động sản xuất của doanh

nghiệp tại một thời điểm nhất định. [1, tr.5]

1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất:

Phân loại chi phí sản xuất là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để

phục vụ cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất để tính được giá thành sản

phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh.

1.1.1.2.1 Phân loại theo nội dung kinh tế ban đầu:

Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất phát sinh nếu có cùng nội dung kinh

tế được sắp xếp chung vào cùng một yếu tố bất kể nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để

sản xuất ra sản phẩm gì. Chi phí trong kỳ kế toán của doanh nghiệp tồn tại dưới các

yếu tố sau:

Page 13: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

6

- Yếu tố nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ,chi phí

nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ và chi phí vật liệu khác sử dụng vào sản xuất

kinh doanh.

- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Gồm có các khoản chi phí cho công

nhân trực tiếp sản xuất như tiền lương ,phụ cấp lương và các khoản trích theo lương.

- Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ

của tất cả TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm chi phí trả cho dịch vụ mua ngoài phục

vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp như: tiền điện, nước, điện thoại, chi phí

quảng cáo, chi phí sửa chữa….

- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Gồm các khoản chi phí SXKD khác bằng tiền chưa

phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Phân tích chi phí theo tiêu thức này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí

sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra để lập bản thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích

tình hình thực hiện dự toán chi phí cho kỳ sau.

1.1.1.2.2 Phân loại theo chức năng hoạt động

Căn cứ vào mục đích hoạt động và công dụng mà chia ra các khoản mục chi phí

khác nhau. Toàn bộ chi phí được chia thành 2 loại là chi phí sản xuất và chi phí ngoài

sản xuất:

Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí phát sinh tại các phân xưởng, tổ, đội, bộ phận

sản xuất gắn liền với hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất

định. Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sản xuất được chia ra:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính,

nguyên vật liệu phụ liên quan trực tiếp đến sản xuất tạo nên sản phẩm.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp tiền

lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm cùng với các khoản trích

lương theo tỷ lệ quy định cho KPCĐ, BHXH, BHYT (phần trích vào chi phí).

Page 14: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

7

- Chi phí sản xuất chung: Gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm

vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ CP nguyên liệu và CP nhân công

trực tiếp. Chi phí sản xuất chung thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp,

chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong sản xuất

và quản lý sản xuất, chi phí sữa chữa bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng.

Chi phí ngoài sản xuất: Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản

phẩm và quản lý chung của toàn doanh nghiệp, bao gồm:

Chi phí bán hàng: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí về lao động

sống, lao động vật hoá và các chi phí khác phục vụ cho quá trình bảo quản và tiêu thụ

hàng hoá.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí

về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí phục vụ cho quá trình quản lý và

điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động giúp quản lý định mức chi

phí, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

1.1.1.2.3 Phân loại theo theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả:

Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với kỳ tính kết quả, chi phí trong kỳ kế toán

chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

-Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc

được mua vào trong kỳ, gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực

tiếp, chi phí sản xuất chung.

-Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận

trong một kỳ kế toán. Chi phí thời kỳ không phải là một phần của giá trị sản phẩm sản

xuất hoặc hàng hóa mua vào mà chúng là những chi phí được khấu trừ vào kỳ tính lợi

nhuận. Chúng tồn tại khá phổ biến như: chi phí hoa hồng bán hàng, quảng cáo, thuê

nhà, văn phòng…

Page 15: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

8

1.1.1.2.4 Phân loại theo phương pháp quy nạp:

Theo tiêu thức này, chi phí trong kỳ kế toán gồm các loại sau:

-Chi phí trực tiếp là những chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng chịu chi

phí; có thể quy nạp vào từng đối tượng chịu chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…Loại chi phí này chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng

chi phí.

-Chi phí gián tiếp là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chi

phí như chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công phụ, chi phí quảng cáo… Đối

với những chi phí này, khi phát sinh kế toán phải tập hợp chung, sau đó tính toán, phân

bổ cho từng đối tượng liên quan theo tiêu thức phù hợp.

Phân loại theo cách này giúp xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ

chi phí cho các đối tượng đúng đắn và hợp lý.

1.1.1.2.5 Phân loại căn cứ vào thời gian tác dụng của chi phí:

- Chi phí trả trước: Là những chi phí thực tế có phát sinh nhưng có liên quan đến

hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán nên chưa thể tính hết vào chi phí

sản xuất kinh doanh trong kỳ này mà phải được tính phân bổ cho nhiều kỳ kế toán tiếp

theo như chi phí trả trước tiền thuê nhà, chi phí công cụ dụng cụ có giá trị lớn,…

- Chi phí phải trả: Là những chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính vào

chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí, để đảm

bảo chi phí phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh như

trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất, trích trước chi phí sửa

chữa lớn tài sản cố định,…

1.1.1.2.6 Phân loại theo mối quan hệ ứng xử chi phí:

- Biến phí: Là những chi phí thay đổi cùng với sự thay đổi của khối lượng hoạt

động theo một tỷ lệ thuận. Khi khối lượng hoạt động tăng, làm cho biến phí tăng theo

và ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm làm giảm biến phí. VD: Chi phí về

nguyên vật liệu, chi phí về nhân công trực tiếp…Các chi phí biến đổi tính trên một đơn

vị sản phẩm thì lại có tính cố định.

Page 16: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

9

- Định phí: Là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay đổi

theo mức độ hoạt động. Xét cho 1 sản phẩm, định phí có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối

lượng hoạt động. VD: Chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng,

phương tiện kinh doanh…

- Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm hỗn hợp cả định phí và biến phí. Ở

một mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí, thể hiện đặc điểm của định

phí; ở một mức độ hoạt động khác, nó có thể bao gồm cả định phí, biến phí, đặc điểm

của định phí và biến phí.

Phân loại theo quan hệ ứng xử chi phí giúp phân tích tình hình tiết kiệm chi phí

và xác định các biện pháp thích hợp để hạ thấp chi phí đơn vị. [1],[2],[3],[4]

1.1.2 Giá thành sản phẩm, các chỉ tiêu giá thành:

1.1.2.1 Khái niệm:

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản

xuất, phản ánh kết quả sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất cũng như các giải

pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất

với khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ được giá thành

sản phẩm. [2, tr.38]

1.1.2.2 Các chỉ tiêu giá thành:

1.1.2.2.1 Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành:

+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trước khia bắt đầu sản xuất kinh

doanh, trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng sản phẩm sản xuất kế

hoạch. Giá thành kế hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng đạt

được nhằm hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.

+ Giá thành định mức: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh

doanh cho một đơn vị sản phẩm, dựa trên cơ sở định mức các chi phí hiện hành tại

từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xem là căn cứ để

Page 17: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

10

kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao, các yếu tố vật chất khác nhau phát

sinh trong quá trình sản xuất.

+ Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi hoàn thành việc chế tạo

sản phẩm trên cơ sở các khoản chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh

đạt được. Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí,

hạ thấp giá thành sản phẩm.

1.1.2.2.2 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí:

+ Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là giá thành tính trên cơ sở toàn

bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm, gồm chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. Giá

thành này dùng để ghi nhận số sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc xuất giao trực

tiếp cho khách hàng, là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và hàng tồn kho trong kỳ.

+ Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ): Là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan

đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ sản xuất đến khi tiêu thụ sản phẩm. Giá

thành toàn bộ bao gồm giá thành sản xuất cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý

phân bổ cho sản phẩm bán ra trong kỳ. Giá thành toàn bộ là căn cứ để tính lãi trước

thuế. [2, tr.38-39]

1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm:

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm về bản chất là hai mặt của quá trình sản

xuất. Nếu như chi phí sản xuất hiểu hiện mặt hao phí của quá trình sản xuất (các yếu tố

chi phí đầu vào) thì giá thành sản phẩm lại biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất

đó (kết quả đầu ra).

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, giống

nhau ở chỗ đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong

quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm hoàn

thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí về chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành

Page 18: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

11

sản phẩm cao hay thấp. Do đó, quản lý giá thành sản phẩm gắn liền với việc quản lý

chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau ở mức độ biểu hiện và

phạm vi của chi phí. Chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ phát sinh của nó, còn giá

thành sản phẩm gắn liền với khối lượng đã hoàn thành. Chi phí sản xuất trong kỳ liên

quan đến sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang cuối kỳ, sản phẩm hỏng trong kỳ, còn

giá thành không liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ, sản phẩm hỏng trong kỳ mà lại

liên quan tới chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang.

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là chi phí phát sinh cho tất cả các loại sản phẩm

sản xuất ra trong một thời điểm nhất định, không phân biệt công việc đã hoàn thành hay

chưa hoàn thành. Giá thành sản phẩm là khoản chi phí sản xuất gắn liền với một số

lượng sản phẩm hay một công việc, dịch vụ cụ thể. Giá thành bao gồm chi phí sản xuất

chi ra ở kỳ này, nhưng không nằm trong giá thành sản phẩm ở kỳ này, như chi phí chờ

phân bổ, chi phí tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, hoặc có những khoản chi phí đã chi

ở kỳ trước nhưng tình vào giá thành sản phẩm ở kỳ này, như chi phí trích trước.

Mỗi một loại hình doanh nghiệp với một lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ lựa

chọn phương pháp xác định sản phẩm dở dang cũng như phương pháp tập hợp chi phí

sản xuất và tính giá thành sản phẩm khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu chung:

cung cấp thông tin chi phí, giá thành để phục vụ cho việc xác định giá thành sản phẩm

tồn kho, giá vốn, giá bán, lợi nhuận từ đó đưa ra quyết định quản trị sản xuất, quyết

định kinh doanh hợp lý; để phục vụ tốt hơn cho quá trình kiểm soát chi phí đạt hiệu

quả; để phục vụ tốt hơn cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức chi phí;…

1.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

1.2.1 Yêu cầu quản lý:

Quản lý chi phí sản xuất và giá thành là nội dung quan trọng hàng đầu trong các

doanh nghiệp sản xuất, để đạt được mục tiêu tiết kiệm và tăng cường được lợi nhuận.

Page 19: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

12

Nếu như kế toán chi phí sản xuất cung cấp đầy đủ những thông tin về các yếu tố

trong quá trình sản xuất nhằm nêu rõ chi phí chi cho việc gì, hết bao nhiêu từ đó giúp

doanh nghiệp biết tỷ trọng từng loại chi phí, giám đốc dự toán chi phí làm cơ sở lập dự

toán cho kỳ sau và giúp nhà nước quản lý doanh nghiệp cũng như ban hành các chính

sách, chế độ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động…thì kế toán giá thành sản

phẩm lại phản ánh chính xác hiệu quả chi phí đã bỏ vào sản xuất. Chỉ tiêu giá thành là

thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ để xác định hiệu quả

hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn và quyết định khối lượng sản xuất ra

nhằm đạt lợi nhuận tối đa.

Giá thành cũng là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình

hình hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả của các biện pháp tổ chức kỹ thuật.

Thông qua tình hình thực hiện giá thành, các nhà lãnh đạo quản lý có được những

thông tin về tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình sản xuất và chi phí

bỏ vào sản xuất, tác động và hiệu quả thực hiện các biện pháp kỹ thuật đến sản xuất,

phát hiện và tìm các nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí không hợp lý để có biện

pháp loại trừ. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính

sách giá cả đối với từng sản phẩm.

Có thể nói rằng, muốn hạ giá thành phải quản lý tốt giá thành và phải gắn quản lý

giá thành với quản lý chi phí sản xuất cấu thành giá thành vì chi phí sản xuất và giá

thành có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu chi phí sản xuất tăng thì giá thành tăng và

ngược lại.

Để tìm ra nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng làm tăng, giảm giá thành, đòi hỏi giá

thành sản phẩm phải được phản ánh chính xác, trung thực, khách quan, rõ ràng thông

qua các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm để từ đó các nhà quản lý

dễ dàng phát hiện ra và loại trừ các chí phí bất hợp lý, lãng phí (đặc biệt là các chi phí

chủ yếu)…khai thác khả năng tiềm tàng trong quản lý. Mặt khác cần quản lý chặt chẽ

định mức tiêu hao và đơn giá của các chi phí đó.

Page 20: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

13

Bên cạnh đó, cần phải xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành, thu

thập thông tin theo địa điểm phát sinh cũng như nơi gánh chịu chi phí. Bởi lẽ thông tin

chi phí theo khoản mục chi xác định được chi phí lãng phí song nó không giúp chúng

ta biết cần tiết kiệm ở bộ phận nào, địa điểm cụ thể nào… hơn nữa, thông tin về chi phí

theo địa điểm phát sinh còn là cơ sở khuyến khích vật chất thúc đẩy sản xuất phát triển.

Định kỳ doanh nghiệp cần tiến hành phân tích chỉ tiêu giá thành cũng như các bộ

phận chi phí cấu thành để tìm ra nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng để từ đó đề ra các

biện pháp tác động thích hợp.

Tóm lại, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,

đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm,

lượng giá trị các yếu tố chi phí đã được chuyển dịch vào trong sản phẩm (công việc,

lao vụ) đã hoàn thành có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là yêu cầu cấp bách của nền

kinh tế thị trường.

1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Để phục vụ tốt các công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kế

toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ:

Tính toán và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh

chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất, cũng như trong phạm vi toàn doanh nghiệp

gắn liền với các loại chi phí sản xuất khác nhau cũng như theo từng loại sản phẩm được

sản xuất.

Tính toán chính xác, kịp thời giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất.

Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán chi

phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế

hoạch, sai mục đích.

Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; tham gia phân tích

tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất

và hạ thấp giá thành sản phẩm. [6, tr.10-11]

Page 21: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

14

1.3 Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành:

1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:

Là việc xác định phạm vi, giới hạn mà chi phí cần được tập hợp. Tuỳ theo đặc

điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình sản xuất, đặc điểm sản phẩm và yêu cầu của

việc tính giá thành; thực chất nó là:

Nơi phát sinh chi phí: phân xưởng, đội trại sản xuất, bộ phận chức năng, giai đoạn

công nghệ,…

Nơi gánh chịu chi phí: sản phẩm; loại, nhóm, chi tiết sản phẩm; công việc; lao vụ

do doanh nghiệp sản xuất; đơn đặt hàng; công trình; hạng mục công trình….

Trong doanh nghiệp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng phân

xưởng, từng bộ phận, đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp, từng giai đoạn công nghệ

hoặc toàn bộ quy trình công nghệ, từng sản phẩm, đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm

hoặc bộ phận, chi tiết sản phẩm.

Đối tượng tính giá thành có nội dung khác với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất,

nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ đó thể hiện ở việc tính

giá thành sản phẩm phải sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp. Ngoài ra, một đối

tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành.

1.3.2 Đối tượng kế toán tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành:

* Đối tượng kế toán tính giá thành:

Là các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra cần được định lượng tổng chi

phí và chi phí để kết tinh trong một đơn vị sản phẩm. Tuỳ theo đặc điểm sản xuất và

quy trình công nghệ mà đối tượng tính giá thành có thể là chi tiết sản phẩm, bán thành

phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh, đơn đặt hàng,… .

Để xác định đối tượng tính giá thành cần dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ

cấu sản phẩm, qui trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng thành

Page 22: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

15

phẩm, bán thành phẩm, các yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định,

khả năng và trình độ hạch toán.

Nếu doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc là đối tượng

tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm,

từng đơn đặt hàng là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp có qui trình công

nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục thì tuỳ theo yêu cầu quản lý, đặc điểm sử dụng

nửa thành phẩm (bán ra ngoài, nhập kho,…) và khả năng tính toán mà đối tượng tính

giá thành có thể chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối hoặc bao gồm cả thành

phẩm, nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ… Đối với sản phẩm có quy trình

công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là từng bộ phận,

chi tiết hoặc sảm phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.

Đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán tổ chức việc tập hợp chi phí sản

xuất, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công nghệ tính giá thành

hợp lý, lập các bảng tính giá thành sản phẩm phục vụ việc kiểm tra tình hình thực hiện

kế hoạch giá thành.

* Kỳ tính giá thành:

Kỳ tính giá thành là thời kì bộ phận kế toán giá thành tiến hành công việc tính giá

thành cho các đối tượng.

Giá thành sản phẩm không thể tính vào bất cứ thời điểm nào mà phải dựa vào khả

năng xác định đúng đắn về số lượng cũng như việc xác định lượng chi phí sản xuất có

liên quan đến kết quả đó. Xuất phát từ đặc điểm này nên kỳ tính giá thành không thể

giống nhau cho các ngành, nghề sản xuất khác nhau. Tuỳ theo chu kỳ sản xuất dài hay

ngắn cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp

(cuối tháng, cuối năm hoặc khi đã thực hiện hoàn thành đơn đặt hàng, hoàn thành hạng

mục công trình…).

Xác định kỳ tính giá thành sản phẩm phải khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số

liệu về giá thành thực tế của các sản phẩm, lao vụ một cách kịp thời, phát huy đầy đủ

chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm.

Page 23: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

16

Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, kế toán cần căn cứ vào đặc điểm tổ chức

và chu kỳ sản xuất sản phẩm.

+ Đối với những doanh nghiệp tổ chức sản xuất sản phẩm liên tục, chu kì sản xuất

ngắn thì kỳ tính giá thành thường là một tháng.

+ Đối với những doanh nghiệp tổ chức sản xuất sản phẩm đơn chiếc hoặc hàng

loạt theo đơn đặt hàng thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản

xuất sản phẩm hoặc là khi sản phẩm công việc hoàn thành.

1.4 Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

1.4.1 Tập hợp chi phí sản xuất:

1.4.1.1 Tài khoản sử dụng:

Tuỳ theo từng doanh nghiệp vận dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho: kiểm

kê định kỳ hay kê khai thường xuyên mà kế toán tổ chức hệ thống cho phù hợp.

Nếu DN áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên thì tài khoản sử dụng là:

*Tài khoản 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: Phản ánh chi phí nguyên

vật liệu trực tiếp sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm dịch vụ của các ngành.

Nội dung phản ánh và kết cấu tài khoản 621:

TK 621

Bên Nợ :

Trị giá nguyên vật liệu

xuất dùng trực tiếp cho

sản xuất sản phẩm

Bên Có :

Trị giá nguyên vật liệu

dụng không hết nhập lại

kho.

Cuối kỳ kết chuyển vào

TK154

Cuối kỳ không có số dư

Page 24: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

17

* Tài khoản 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”: Phản ánh chi phí lao động

trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nội dung phản ánh và kết cấu tài khoản 622:

TK 622

Bên Nợ :

Tập hợp các chi phí

nhân công trực tiếp

(gồm tiền và các khoản

trích theo lương)

Bên Có :

Kết chuyển chi phí

nhân công trực tiếp vào

TK 154 (hoặc 632)vào

cuối kỳ.

Cuối kỳ không có số dư

* Tài khoản 627: “Chi phí sản xuất chung”: Phản ánh chi phí phục vụ sản xuất

kinh doanh chung phát sinh ở các phân xưởng,… phục vụ sản xuất sản phẩm, lao vụ,

dịch vụ gồm: lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận,… khoản trích BHXH,

BHYT, KPCĐ được trích theo qui định hiện hành, khấu hao TSCĐ dùng cho phân

xưởng, đội, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền liên quan đến hoạt

động của phân xưởng.

Các tài khoản cấp 2 của TK 627:

TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.

TK 6272: Chi phí vật liệu.

TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.

TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.

TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngòai.

TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.

Page 25: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

18

Nội dung phản ánh và kết cấu tài khoản 627:

TK 627

Bên Nợ :

Các CPSX phát sinh

trong kỳ : tiền lương

phụ cấp độc hại trả cho

nhân viên phân xưởng

CP dịch vụ mua ngoài,

CP khác

Bên Có :

Các khoản ghi giảm,

CP SX chung

Cuối kỳ kết chuyển chi

phí sản xuất chung vào

bên nợ TK154

Cuối kỳ không có số dư

Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Ngoài TK 621, 622, 627, 154 có nội dung giống trường hợp trên, kế toán còn sử

dụng tài khoản sau:

- Tài khoản 631: “Giá thành sản xuất”: dùng để tổng hợp chi phí sản xuất và tính

giá thành sản phẩm.

1.4.1.2 Nguyên tắc kế toán:

1.4.1.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

- Khi xuất nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp căn cứ vào phiếu xuất kho kế

toán ghi:

Nợ TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

Có TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu”

-Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay mà không nhập kho căn cứ vào

hoá đơn mua hàng kế toán ghi:

Page 26: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

19

Nợ TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

Nợ TK 133 “ Thuế GTGT được khấu từ”

Có TK 111 “ Tiền mặt”

Hoặc Có TK 112 “ Tiền gởi ngân hàng”

Có TK 331 “ Phải trả người bán”

-Trường hợp nguyên vật liệu xuất ra sử dụng không hết, cuối kỳ nhập lại kho, kế

toán ghi:

Nợ TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu”

Có TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

-Trường hợp nguyên vật liệu xuất ra sử dụng không hết còn thừa để lại sản xuất

kỳ sau tiếp tục sử dụng kế toán ghi đỏ để điều chỉnh hoặc ghi số âm:

Nợ TK 621 “ Chi phí nguyên liệu trực tiếp”

Có TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu” (Ghi đỏ hoặc ghi âm)

- Qua kỳ sau số nguyên vật liệu đó sử dụng hết, chi phí được ghi dương:

Nợ TK 621 “ Chi phí nguyên liệu trực tiếp”

Có TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu”

-Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh

trong kỳ sang tài khoản tính giá thành .

Nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

Có TK 621 “ Chi phí nguyên liệu trực tiếp”

Page 27: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

20

Sơ đồ kế toán:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TK 151,152(611) TK 621 TK 152

TK 331, TK 111, TK 112 TK 154(631)

TK 133

1.4.1.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Hàng tháng căn cứ vào bảng tính lương phải trả, bảng phân bổ BHXH, BHYT,

KPCĐ cho công nhân trực tiếp sản xuất.

Nợ TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”

Có TK 334 “ Phải trả công nhân viên”

Có TK 338 “ Phải trả, phải nộp khác”

Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất (CNSX) theo kế hoạch

tính vào chi phí kỳ này:

Nợ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”

Có TK 335 “Chi phí phải trả”

Trị giá thực tế NVL xuất kho cho chế tạo sản phẩm

Trị giá thực tế NVL sử dụng không hết nhập kho, giá trị phế

liệu thu hồi

Mua NVL dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm

Phân bổ và kết chuyển chi phí NVL trực tiếp cho đối tượng

Tổng giá thanh toán liên quan

Thuế VAT

Giá chưa thuế

Page 28: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

21

Cuối tháng kết chuyển toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản tính

giá thành:

Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”

Có TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”

Sơ đồ kế toán:

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp

TK 334 TK 622 TK 154

TK 335 TK 631

TK 338

1.4.1.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung:

- Hàng tháng căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho nhân viên, kế toán ghi :

Nợ TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”

Có TK 334 “ Phải ttrả công nhân viên”

- Căn cứ vào bảng trích nộp KPCĐ, BHXH, BHYT, bảng phân bổ chi tiết từng đối

tượng tập hợp, kế toán ghi:

Nợ TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”

Có TK 338 “ Phải trả, phải nộp khác”

Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của CNSX

Tiền lương chính, lương phụ phụ cấp tiền ăn giữa ca phải

công nhân sản xuất trả

Phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối

chịu chi phí

Kết chuyển(KKĐK) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất

Page 29: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

22

- Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”

Có TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu”

Hoặc Có TK 153 “ Công cụ, dụng cụ”

Có TK 142 “ Chi phí trả trước ngắn hạn”

Có TK 242 “ Chi phí trả trước dài hạn”

- Căn cứ vào bảng tính khấu hao tài sản cố định, kế toán ghi:

Nợ TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”

Có TK 214 “ Hao mòn tài sản cố định”

- Căn cứ vào hoá đơn mua ngoài kế toán ghi:

Nợ TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”

Có TK 331 “ Phải trả người bán”

Hoặc Có TK 111 “ Tiền mặt”

Có TK 112 “ Tiền gửi ngân hàng”

Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào đối tượng hạch toán

chi phí hoặc đối tượng tính giá thành .

Công thức phân bổ:

Mức phân bổ

chi phí sản xuất

chung cho từng

đối tượng

=

Tổng chi phí sản xuất chung thực

tế phát sinh trong tháng

X

Số đơn vị của

từng đối tượng

chiụ phân bổ

theo một tiêu

thức xác định

Tổng số đơn vị của các đối tượng

chịu phân bổ theo một tiêu thức

xác định

Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kì:

Nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

Có TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”

Page 30: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

23

Sơ đồ kế toán:

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung

TK334 TK 627 TK 111, 112, 152

Tiền lương chính, lương phụ phụ cấp tiền ăn ca phải trả công nhân

sản xuất

TK338

Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của nhân viên

TK152 TK154

Trị giá thực tế của vật liệu xuất dung cho quản lý phân xưởng

Kết chuyển(KKĐK)

TK153

Xuất kho CCDC có giá trị nhỏ dùng cho hoạt động sản

TK142, TK335

Phân bổ hoặc trích trước chi phí vào chi phí sản xuất chung

TK331 TK631

Dịch vụ mua ngoài dùng vào hoạt động sản xuất

Kết chuyển(KKĐK)

TK214

Trích khấu hao TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất

TK111, TK112, TK141

Chi khác bằng tiền cho hoạt động sản xuất

1.4.2 Tổng hợp chi phí sản xuất:

1.4.2.1 Kế toán tập hợp chi phí:

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: sử

dụng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến sản xuất chế tạo sản phẩm và

cung cấp số liệu tính giá thành.

Page 31: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

24

Nội dung phản ánh và kết cấu tài khoản 154:

TK 154

Bên Nợ :

Tổng hợp chi phí sản

xuất phát sinh

SD: chi phí SXKD dở

dang.

Bên Có :

Các khoản làm giảm

chi phí SX

Giá thành sản phẩm,lao

vụ hoàn thành

Tổng số PS trong kỳ Tổng số PS trong kỳ

Số dư cuối kỳ:

_ Cuối kỳ, căn cứ vào chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC, thực tế phát

sinh trong kỳ.

Nợ TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

CóTK 621 Chi phí NVL trực tiếp

Có TK 622 Chi phí NCTT

Có TK 627 Chi phí SXC

_ Trị giá phế liệu thu hồi từ vật tư sử dụng nhập kho ghi:

Nợ TK 152 Nguyên vật liệu

Có TK 154 Chi phí sản xuất dở dang

_ Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được ghi:

Nợ TK 138 Phải thu khác

Có TK 154 Chi phí SX DD

Page 32: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

25

_ Xác định giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ nhập kho ghi:

Nợ TK 155 Thành Phẩm

Có TK 154 Chi phí SX DD

_ Hàng gửi các đại lý bán hộ ghi:

Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán

Có TK 157 Hàng gửi bán

Sơ đồ kế toán:

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

TK621 TK154 TK155

Tổng hợp CP NVLTT Giá thành thực tế thành phẩm

nhập kho

TK622 TK632

Tổng hợp CP NCTT Giá thành thực tế sản phẩm

TK627

Tổng hợp CP SXC

1.4.2.2 Kế toán chi phí sản xuất ở doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Thông thường chi phí của công ty sẽ được tập hợp và kết chuyển qua các tài khoản loại

6 như 621, 622, 627,… Tuy nhiên đối với các doah nghiệp nhỏ và vừa, kế toán áp dụng

theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC thì chi phí có thể không tập hợp qua các tài khoản

loại 6 mà được kết chuyển trực tiếp vào Tài khoản 154_Chi phí sản xuất kinh doanh dở

dang để phân bổ chi phí và tính giá thành.

Page 33: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

26

Kết cấu tài khoản 154 giống như đã trình bày ở trên.

Số dư bên Nợ là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ.

Sơ đồ kế toán:

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất ở DN vừa và nhỏ TK152 TK154 TK155 TK632

CPNVL Trị giá thành phẩm nhập kho

Trị giá bán ra ngoài

TK334, TK338

Chi phí phân công

TK214

CP khấu hao TSCĐ

TK111, TK331

Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền

1.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:

1.4.3.1 Khái niệm:

Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm chưa hoàn thành hết giai đoạn sản

xuất hoặc hoàn thành rồi nhưng còn chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.

Đánh giá sản phẩm dở dang là công việc cần phải thực hiện trước khi xác định giá

thành sản phẩm, chi phí sản xuất phát sinh ra trong kỳ liên quan đến cả sản phẩm hoàn

thành và sản phẩm làm dở.

Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản

phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính

Page 34: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

27

xác giá thành sản phẩm, không chỉ ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho trên bảng cân

đối kế toán mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh khi thành phẩm xuất bán trong kỳ.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, tỷ trọng,

mức độ các yếu tố chi phí đưa vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm mà kế toán có

thể chọn một trong các phương pháp sau:

1.4.3.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:

1.4.3.2.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp:

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường

được áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng

lớn trong tổng chi phí sản xuất (chiếm từ 80% trở lên), nguyên vật liệu được bỏ ngay từ

đầu quy trình sản xuất và số lượng sản phẩm dở dang qua các kỳ ít biến động.

Theo phương pháp này chỉ tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phần chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí còn lại được tính vào chi phí sản xuất của sản

phẩm hoàn thành.

Công thức tính như sau:

1.4.3.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm

hoàn thành tương đương:

Theo phương pháp này, chỉ cần dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm

dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành khối lượng sản phẩm hoàn thành tương

đương. Tiêu chuẩn quy đồi thường dụa vào tiền lương hay giờ công định mức; sau đó

tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:

Chi phí sản xuất dở dang cuối kì

Chi phí NVL trực tiếp dd đầu kỳ

Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Số lượng SPDD cuối kỳ

Chi phí NVL trực tiếp PS trong kỳ +

Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ +

Page 35: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

28

Công thức tính như sau :

Chi phí sản xuất dở dang cuối kì

=

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

x

Số lượng sản phẩm quy đồi HTTĐ

Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

+ Số lượng sản phẩm quy đổi HTTĐ

Trong đó:

Số lượng Số lượng sản phẩm Mức độ hoàn thành

SP quy đổi dở dang hoàn thành tương đương

Phương pháp này tuy có tính chính xác, tính hợp lý cao hơn nhưng phương pháp

này lại phụ thuộc vào việc đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các

công đoạn của dây chuyền sản xuất phức tạp, mang nặng tính chủ quan (thường với

những sản phẩm có khối lượng sản phẩm làm dở ở các khâu trên dây chuyền sản xuất

tương đối đều như nhau, có thể coi mức độ hoàn thành chung là 50%-phương pháp này

còn được gọi là phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành

chung 50% chi phí chế biến).

1.4.3.2.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định

mức:

Phương pháp này được áp dụng đối với những sản phẩm đã được xác định được

định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện theo phương pháp tính giá thành

theo định mức.

Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã xác

định ở từng công đoạn sản xuất và định mức của từng khoản mục chi phí để tính ra ở

từng công đoạn sản xuất chi phí sản phẩm dở dang là bao nhiêu, từ đó tập hợp lại cho

từng sản phẩm dở dang.

= x

Page 36: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

29

Công thức tính như sau :

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = Số lượng sản phẩm

dở dang cuối kỳ x Định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm

Phương pháp này tính toán nhanh, nhưng kết quả có mức độ chính xác không cao

vì chi phí thực tế không thể đúng như chi phí định mức được. [1],[2].

1.5 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:

1.5.1 Phương pháp trực tiếp (hay PP giản đơn):

Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất công nghệ

đơn giản, sản xuất ít mặt hàng, có khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ ngắn.Việc tính giá

thành toàn bộ và đơn vị áp dụng những công thức sau:

Và giá thành đơn vị được tính:

Giá thành toàn bộ sản phẩm

hàng hóa =

Chi phí sản xuất dd đầu kỳ

+ Chi phí sản

xuất phát sinh trong kỳ

- Chi phí sản xuất dd CK

kỳ -

Phế liệu thu

hồi

Giá thành đơn vị sản phẩm

=

Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá

Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

1.5.2 Phương pháp hệ số:

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình sản

xuất đồng thời tạo ra nhiều loại sản phẩm chính và không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi

phí của từng loại sản phẩm . Để tính giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi

các loại sản phẩm khác nhau đó về một loại sản phẩm duy nhất gọi là sản phẩm chuẩn.

Page 37: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

30

Khi quy đổi kế toán dựa vào hệ số quy đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số bằng

1 gọi là sản phẩm chuẩn.

_ Trình tự tính toán được tiến hành như sau:

Bước1: Quy đổi tất cả các loại sản phẩm thành một loại sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ

số qui đổi cho sẵn:

Bước 2: Xác định giá thành của 1 loại sản phẩm qui đổi

Bước 3: Tính giá thành từng loại sản phẩm

1.5.3 Phương pháp tỷ lệ (định mức):

Có nhiều doanh nghiệp sản xuất do tính chất của sản xuất sản phẩm, khi tiến hành

sản xuất có nhiều sản phẩm cùng sử dụng 1 NVL, nhưng sản xuất ra nhiều loại sản

phẩm có chủng loại qui cách khác nhau. Trong trường hợp này không thể tập hợp chi

phí sản xuất đến từng loại sản phẩm, mà phải tập hợp chi phí sản xuất qua nhóm sản

phẩm, sau đó dùng phương pháp tỷ lệ mới xác định được giá thành của từng loại sản

phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Do đó khi chọn phương pháp này cần phải chọn tỷ lệ

cho thích hợp. Tỷ lệ đó có thể là:

- Tỷ lệ với giá thành định mức, giá thành kế hoạch

- Tỷ lệ hao phí NVL trực tiếp

- Tỷ lệ với trọng lượng sản phẩm

Tổng sản phẩm qui đổi = Số lượng SPSX thực tế hệ số qui đổi

Giá thành 1 sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm qui đổi

Số lượng sản phẩm qui đổi

Page 38: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

31

Ví dụ:

Tổng Z thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Tỷ lệ =

Tổng Z kế hoạch ( định mức) của các loại sản phẩm

Khi tiến hành phương pháp này thì trước hết phải dùng phương pháp trực tiếp để

xác định giá thành nhóm sản phẩm, sau đó dùng phương pháp tỷ lệ xác định được giá

thành sản phẩm trong nhóm đó. Phương pháp này thường được áp dụng ở doanh

nghiệp quần áo may sẵn , doanh nghiệp đóng giày...

1.5.4 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:

Đối với một số doanh nghiệp sản xuất , khi tiến hành sản xuất vừa thu được sản

phẩm chính, vừa thu được sản phẩm phụ. Sản phẩm phụ là sản phẩm tạo ra quy trình công

nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, thường chiếm tỷ lệ nhỏ và không phải là mục đích của

quy trình công nghệ. Vì vậy để tính được giá thành sản phẩm chính ta có công thức:

Tổng giá thành

thực tế sản phẩm

=

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

+

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

-

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

-

Giá trị các khoản điều chỉnh giảm giá thành

-

Giá trị ước tính sản phẩm

phụ

Trong phương pháp này thì chi phí được tập hợp toàn bộ cho quy trình công nghệ

sản xuất sản phẩm. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi xác định chính xác giá trị

sản phẩm phụ và giá trị sản phẩm phụ không lớn. Trong trường hợp không xác định giá

trị sản xuất sản phẩm phụ thì áp dụng phương pháp hệ số để tính giá thành sản phẩm

chính cũng như sản phẩm phụ.

Page 39: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

32

1.5.5 Phương pháp đơn đặt hàng:

Đối với doanh nghiệp sản xuất thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất ít

mặt hàng, với khối lượng nhỏ, có thể tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành theo

đơn đặt hàng. Trình tự phương pháp này được tiến hành như sau:

- Qui định mã số cho từng đơn đặt hàng

- Chi phí phát sinh được căn cứ vào chứng từ kế toán để tập hợp

- Cuối kỳ nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí được coi như chi

phí sản xuất dở dang. Khi nào hoàn thành đơn đặt hàng thì mới tính giá thành sản phẩm

hoặc lao vụ của đơn đặt hàng đó.

1.5.6 Phương pháp phân bước:

Được áp dụng trong trường hợp quy trình sản xuất chia nhiều công đoạn, mỗi

công đoạn hình thành một đối tượng tính giá thành. VD: Ngành dệt, hoá chất ...

Phương pháp này được chia thành hai phường pháp nhỏ:

1.5.6.1 Phương pháp kết chuyển song song:

Thực chất của phương pháp này là vận dụng phương pháp giản đơn phù hợp với

tính chất của công nghệ sản xuất. Các chi phí được tập hợp trực tiếp theo từng công

đoạn, theo thứ tự lần lượt và kết chuyển tương ứng với mức luân chuyển sản phẩm từ

công đoạn này theo công đoạn tiếp theo. Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp này là:

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song

CPSX bước 1

Kết chuyển Giá thành

sản phẩm hoàn chỉnh

CPSX bước 2

Kết chuyển

CPSX bước 3

Kết chuyển

Page 40: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

33

1.5.6.2 Phương pháp kết chuyển tuần tự :

Còn được gọi là phương pháp có phương án bán thành phẩm. Áp dụng phương

pháp này trước tiên phải tiến hành tính giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn 1. Khi

tính giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn 2 thì lấy giá thành bán thành phẩm ở giai

đoạn 1 cộng với chi phí phát sinh ở giai đoạn 2 và cứ thế sẽ tính được giá thành sản

phẩm ở giai đoạn cuối.

Công thức tính giá thành được biểu diễn như sau:

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự

CP NVL trực tiếp

Z BTP 1 Z BTP n-1

CP chế biến GĐ 1

CP chế biến GĐ2

CP chế biến GĐn

Z BTP 1 Z BTP 2 Z SP hoàn thành

Page 41: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

34

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM TẠI DNTN ANH LONG

2.1 Giới thiệu khái quát DNTN Anh Long:

2.1.1 Đặc điểm, tình hình chung

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3600664791 do Phòng đăng kí

Kinh Doanh - Sở Kế hoạch và Đầu Tư tỉnh Đồng Nai cấp, sửa đổi lần thứ ba vào ngày

23/11/2011, Doanh nghiệp chính thức thành lập với:

Tên gọi: Doanh nghiệp tư nhân Anh Long

Tên giao dịch quốc tế: Anh Long Seafood Processing PTE.

Trụ sở chính : 198A, Ấp 8, An Phước, Long Thành, Đồng Nai.

Điện thoại: 061.3511540

Fax : 061.3512548

Mã số thuế: 3600664791

Văn phòng tại Thành Phố HCM: 118/83 A9 Bạch Đằng, P24, Bình Thạnh.

Điện thoại: 08.35114030

Với tổng số vốn kinh doanh: 6.800.000.000 đồng

Doanh nghiệp bắt đầu hoạt động với tổng vốn kinh doanh ban đầu là

1.000.000.000 đồng. Những năm đầu thành lập, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn

trong việc điều hành sản xuất, nhất là lượng vốn hoạt động chưa đủ lớn, thị trường

trong nước chưa ổn định và đặc biệt là việc thâm nhập thị trường thế giới gặp phải

nhiều khó khăn và thách thức. Song, với sự nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên

cùng với sự điều hành của Ban lãnh đạo, doanh nghiệp đã từng bước đi vào ổn định và

hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Page 42: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

35

Hiện nay Doanh nghiệp đang thực hiện hai mảng hoạt động - thị trường chủ yếu:

thứ nhất là thị trường trong nước, thứ hai là thị trường xuất khẩu.

- Ở thị trường trong nước doanh nghiệp trực tiếp sơ chế, đóng gói các nguyên liệu

thủy hải sản và phân phối các nguyên liệu. Sản phẩm sẽ đến với người tiêu dùng thông

qua hệ thống các siêu thị.

- Đối với thị trường xuất khẩu doanh nghiệp thực hiện đơn hàng theo yêu cầu của

các khách hàng quốc tế. Doanh nghiệp và đối tác sẽ thỏa thuận các vấn đề liên quan

đến đơn hàng như nguồn nguyên phụ liệu, thời hạn, số lượng, điều kiện sản xuất... Các

sản phẩm của Doanh nghiệp đều được tạo ra từ những dây chuyền sản xuất hiện đại,

bởi những người công nhân lành nghề và dưới cơ chế giám sát chất lượng chặt chẽ.

Nhà xưởng Doanh nghiệp được thiết kế xây dựng và lắp đặt thiết bị đạt tiêu chuẩn sản

xuất công nghiệp hiện đại, nhà xưởng khang trang thoáng mát, có khu nhà ăn và nơi ở

phục vụ cho hàng trăm công nhân. Những thiết bị lắp đặt mới theo dây chuyền hiện

đại, đồng bộ và có tính tự động hóa cao.

Doanh nghiệp được đánh giá là một Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP trong

chế biến, gia công thủy hải sản.

Việc đầu tư và mở rộng sản xuất hiệu quả, năm 2004 từ chổ chỉ có 1 nhà xưởng

với gần 200 công nhân đến nay Doanh nghiệp đã có thêm 2 nhà xưởng được xây dựng

ở Nha Trang và Vũng Tàu.

Page 43: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

36

Tình hình bán hàng của doanh nghiệp từ 2009-2012:

2009 2010 2011 2012

Thị trường

xuất khẩu

Trung Quốc,

Nga

Trung Quốc,

Nga, Nhật,

Hàn Quốc

Trung Quốc, Nga,

Nhật, Hàn Quốc,

Thái Lan, Ucraina

Trung Quốc, Nga,

Nhật, Hàn Quốc,

Thái Lan, Ucraina

Số lượng KH

quốc tế 6 10 19 21

Doanh thu xuất

khẩu (USD)

2.850.051

3.618.415

10.906.147

13.222.162

Doanh thu nội

địa (VND) 13.214.870.479 5.652.159.822 3.752.283.976 1.351.190.870

Nhận xét: Tình hình bán hàng của doanh nghiệp phát triển tăng trưởng theo

chiều hướng tốt. Ngày càng có nhiều mối quan hệ khách hàng hơn và mở rộng thị

trường ra nhiều nước khác nhau. Có sự chuyển đổi trong cơ cấu doanh thu bán hàng,

đối với doanh thu nội địa giảm dần qua các năm thì doanh thu xuất khẩu lại ngày càng

tăng cao, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã chuyển dần từ hoạt động ở thị trường

trong nước sang chuyên về xuất khẩu hàng thuỷ sản chế biến.

2.1.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động

2.1.1.2.1 Chức năng

- Thực hiện hoạt động kinh doanh theo Luật doanh nghiệp và các pháp luật khác

có liên quan. Là một tế bào của nền kinh tế và doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng đáng kể

tại địa phương. Tự tổ chức sản xuất với cơ chế hạch toán độc lập, chịu trách nhiệm trực

tiếp về kết quả sản xuất kinh doanh.

Page 44: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

37

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quyền làm chủ của cán bộ công nhân

viên nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn, đảm bảo việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả,

đồng thời cố gắng tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, uy tín đối với khách hàng.

Đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, ngày càng tăng cho người lao động. Thực hiện nghĩa vụ

với Ngân sách nhà nước và các khoản đóng góp cho địa phương kịp thời, đầy đủ.

2.1.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Thu mua và chế biến hàng thuỷ sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

- Mua bán, xuất nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến.

- Mua bán, nhập khẩu máy móc thiết bị và dụng cụ ngành công nghiệp chế biến

thuỷ sản.

2.1.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh 2.1.2.1 Quy trình công nghệ:

Nhận nguyên liệu → Xử lý, phi lê → Rửa lần 2 → Ngâm → Sấy khô → Cắt theo

kích thước → Đóng gói → Giữ trong tình trạng tốt → Mang đến nhiệt độ bên ngoài →

Kiểm tra → Rang → Làm lạnh → Kiểm tra trọng lượng → Đóng gói → Màn hình cho

kim loại → Đóng gói vào thùng carton → Lưu trữ.

2.1.2.2 Giải thích quy trình:

1. Nhận nguyên liệu:

Đảm bảo đánh bắt cho tiêu chuẩn xuất khẩu, nó có đủ cho yêu cầu. Nó không có mùi lạ.

Rửa lần1: Rửa qua trong ba thau nước sạch-băng tại ≤ 100C. Thay nước sau khi rửa

sạch 10 tiếng rít.

2. Xử lý, phi lê:

Cắt quy mô, không đầu, không ruột. Fille từ bụng, sao cho không có xương

3. Rửa lần 2:

Rửa qua trong ba thau nước sạch- băng tại ≤ 100C.

Page 45: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

38

4. Tẩm gia vị:

Cá sau khi fille xẻ bướm dày dạn sau khi đã làm sạch, sau đó ngâm với gia vị theo

công thức pha trộn:

- Muối sạch: 160 grs

- Bột ngọt Ajinomoto Nhật Bản: 200 grs

- Sorbitol: 1.000 grs

- Pure Đường: 700 grs

Công thức pha chế trên là sử dụng cho 10 kg sản phẩm bán thành phẩm.

Tổng cộng: 10.000 cá + 1.000 + 700 + 160 + 200 = 12.060 GRS (12,06 kg) / túi PE

Sau đó giữ trong tình trạng tốt, nhiệt độ phải ≤ 50C trên 12 ~ 15 giờ.

5. Phơi, sấy khô: Con cá được sấy khô dưới ánh mặt trời hoặc máy sấy.

6. Cắt theo kích thước: Sau khi cá đã khô, cắt xung quanh, sau đó kích thước:

S/M/L

7. Đóng gói và giữ trong tình trạng tốt:

- Đóng gói: 15 kg / PE / CTN

- Sau khi đóng gói sản phẩm giữ trong kho lạnh phải dưới âm 100C.

- Độ ẩm: abt 26% + / -1%

8. Mang đến nhiệt độ bên ngoài:

- Đem cá khô ra khỏi tủ lạnh 6-8 giờ trước khi nướng, cho đến khi nhiệt độ cá bằng

nhiệt độ không khí (25-32 độ Celcius)

9. Kiểm tra:

- Kích thước nhất quán

- Các tạp chất

- Cá các loại khác nhau

10. Rang

- Khởi động máy rang với nhiệt độ> 150 độ Celcius.

- Thiết lập tốc độ băng tải: đảm bảo thời gian thực hiện cho cá đầu vào để hoàn thành

rang là ít hơn 4 phút.

Page 46: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

39

- Đặt cá trên băng tải: từng người một cách riêng biệt, da trên phi lê bên là tiếp xúc với

băng tải.

- Kiểm tra cá sau khi rời khỏi băng tải: cá được làm tốt, đồng đều tăng cao, loại bỏ cá

phụ mệnh.

11. Làm mát:

- Lây lan cá nướng trên bàn, mát mẻ cho đến khi nhiệt độ cá tương đương với không khí.

12. Kiểm tra trọng lượng:

- Kiểm tra cá làm mát bằng, cân nặng 500g.

13. Đóng gói: 500g/PE

14. Màn hình cho kim loại:

- Hãy để mỗi sản phẩm túi PE đi qua máy dò kim loại.

15. Đóng gói vào thùng carton:

- 10PE/carton

- Seal thùng carton

16. Lưu trữ:

- Lưu trữ trong kho lạnh <-10 độ Celcius.

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại doanh nghiệp tư nhân Anh Long Doanh nghiệp tư nhân Anh Long là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa năng,

đòi hỏi phải có bộ máy quản lý phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện chức năng kinh

doanh. Để thực hiện tốt công tác quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.

2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý:

Page 47: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

40

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý

Ghi chú: Quan hệ chỉ huy

Quan hệ chức năng

2.1.3.2 Chức năng của các bộ phận

- Giám đốc: là người nắm giữ mọi quyền hành của doanh nghiệp, là người đại

diện doanh nghiệp trong mọi hoạt động kinh doanh, ký kết hợp đồng đối tác trên thị

trường. Đối với nội bộ giám đốc doanh nghiệp là người đưa ra mọi quyết định, trực

tiếp chỉ huy các bộ phận cấp dưới, chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước trong mọi

hành vi hoạt động của doanh nghiệp.

- Phó giám đốc: Là người giúp việc cộng sự cho giám đốc trong quá trình sản

xuất, đồng thời phó giám đốc là người giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng tài vụ Phòng KH-KD

Phòng kỹ thuật

Phòng TC-HC

Phòng sản xuất

Bộ phận thu mua

Page 48: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

41

- Phòng tài vụ: Xây dựng một hệ thống kế toán thống kê các đơn vị trực thuộc và

tổ chức hạch toán chính xác, kịp thời thi hành trách nhiệm vật chất đối với các cơ sở

đơn vị và đơn vị khách hàng tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lệ trong nội bộ doanh

nghiệp. Lập kế hoạch cùng phòng KH-KD, giúp ban giám đốc thực hiện kế hoạch hạch

toán kinh tế kinh doanh hiệu quả, chịu trách nhiệm trước giám đốc về quản lý tài chính

của công ty.

- Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh

doanh đơn vị và kế hoạch khai thác cần thiết các hợp đồng gia công với khách hàng,

tiến hành phân tích đánh giá tình hình sản xuất để mở rộng thị trường và tăng cường

sản xuất.

- Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm kiểm kê chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành.

- Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm tổ chức lao động tiền lương và các

khoản bảo hiểm. Là bộ phận tham mưu về tuyển dụng lao động theo nhu cầu sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Doanh nghiệp tư nhân Anh Long 2.1.4.1 Tổ chức công tác kế toán.

2.1.4.1.1 Chế độ kế toán:

Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC của

Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 14/09/2006.

2.1.4.1.2 Chính sách kế toán áp dụng:

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Công ty thực hiện kỳ kế toán là báo cáo năm.

Nguyên tắc xác định tiền và các khoản tương đương tiền:

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng,

tiền đang chuyển, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thời hạn đáo hạn ban đầu không

quá ba tháng.

Page 49: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

42

Đơn vị tiền tệ để lập báo cáo tài chính là VNĐ. Các nghiệp vụ phát sinh có thu

bằng đồng tiền khác được quy đổi thành VNĐ theo tỷ giá thực tế của Ngân hàng đang

giao dịch tại thời điểm phát sinh.

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

Ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc.

Tính giá trị hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền vào cuối tháng.

Hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định:

Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ đi khấu hao luỹ kế. Nguyên giá

bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua hoặc xây dựng tài sản cố định.

Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dần nguyên giá

tài sản qua suốt thời gian hữu dụng ước tính.

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:

Doanh thu bán hàng được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

khi phần lớn những rủi ro, lợi ích và quyễn sở hữu hàng hoá đã giao cho người mua.

2.1.4.1.3 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán:

Tại DNTN Anh Long, kế toán căn cứ vào nội dung chứng từ để phân tích, ghi

chép vào sổ kế toán. Ngoài các chứng từ bắt buộc về hình thức, mẫu biểu được quy

định của Chế độ kế toán, Bộ phận kế toán còn tự thiết kế một số loại chứng từ kế toán

sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp tuỳ theo mục đích để phù hợp với công tác quản lý.

Chứng từ kế toán được lập, ký, đóng dấu theo đúng chức danh.

Chứng từ kế toán sau khi xử lý, ghi sổ đều được đóng thành tập và lưu trữ cẩn thận.

2.1.4.1.4 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:

Doanh nghiệp tổ chức vận dụng Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết

định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 để áp dụng cho hệ thống tài khoản cấp 1 (thực

hiện phương pháp ghi kép). Đối với tài khoản cấp 2, 3 tuỳ theo yêu cầu quản lý cụ thể

quy định chi tiết sao cho thuận tiện nhất trong việc hách toán.

Page 50: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

43

2.1.4.1.5 Tổ chức sổ kế toán:

DNTN Anh Long áp dụng hình thức “ Chứng từ ghi sổ” để theo dõi tình hình kế

toán của công ty.

Đặc trưng cơ bản của hình thức “chứng từ ghi sổ” là:

- Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ”. Chứng từ ghi

sổ do kế toán lập trên cơ sở của bảng tổng hợp chứng từ.

- Chứng từ ghi sổ chỉ có giá trị pháp lý và được tiến hành ghi sổ kế toán khi nó

được đính kèm với các chứng từ gốc và được kế toán phê duyệt.

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là quyển nhật ký dưới dạng sổ quyển.

- Sổ cái có thể mở tờ rời hoặc quyển và được ghi theo định kỳ của chứng từ ghi sổ.

Hệ thống sổ sách công ty hiện đang sử dụng bao gồm các loại sổ sách kế toán sau:

+ Sổ cái.

+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ được minh hoạ theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

Chứng từ gốc

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ

Sổ tổng hợp chi tiết

Sổ Cái tài khoản

Bảng cân đối phát sinh

Sổ thẻ kế toán chi tiết

Bảng báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chứng từ gốc

Sổ quỹ

Page 51: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

44

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng. Trước tình hình

đó, công ty áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán để giảm nhẹ khối lượng công

việc và tăng độ chính xác.

* Trình tự ghi chép khi sử dụng máy tính để xử lý thông tin kế toán:

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm.

Đối chiếu, kiểm tra.

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều giao cho kế toán trưởng là kế toán tổng hợp

chịu trách nhiệm nhập liệu, đối chiếu, in ấn báo cáo.

Trình tự ghi sổ kế toán: Hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán

kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ chứng từ. Sau đó phân loại chứng từ, định khoản và nhập

dữ liệu vào máy theo đúng nội dung kinh tế phát sinh. Máy sẽ tự động vào sổ chứng từ

gốc, xong máy sẽ tiếp tục cập nhập thông tin sang sổ cái, sổ chi tiết để lên báo cáo kế

toán và cuối kỳ khoá sổ và kết chuyển sang kỳ sau.

Việc áp dụng hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ” có ưu điểm dễ ghi chép, dễ kiểm tra đối

chiếu, thuận tiện cho việc phân công công tác và cơ giới hoá công tác kế toán.

SỔ KẾ TOÁN

- Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết

Phần mềm kế toán trên máy

vi tính

Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán

cùng loại Báo cáo tài chính

Page 52: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

45

2.1.4.1.6 Tổ chức lập báo cáo kế toán

Báo cáo kế toán được phân thành 2 hệ thống như sau:

Báo cáo tài chính: được lập theo đúng quy định của Chế độ kế toán ban hành

theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, bao gồm 5 phần sau:

1. Bảng Cân đối kế toán - Mẫu số B01-DNN

2. Bảng Cân đối tài khoản - Mẫu số F01-DNN

3. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DNN

4. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03-DNN

5. Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DNN

Báo cáo tài chính được lập và gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước theo đúng

thời gian quy định (không quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính): cơ quan

Thuế, Thống Kê và cơ quan Đăng ký kinh doanh; Ngoài ra, để phục vụ cho công tác

giám sát hoạt động kinh doanh khi sử dụng vốn vay, Báo cáo tài chính còn được lập và

gửi Ngân hàng – nơi có quan hệ tín dụng với Doanh nghiệp khi có yêu cầu, Báo cáo

Ban lãnh đạo khi có chỉ đạo.

Báo cáo kế toán quản trị: Bao gồm các báo cáo được lập ra để phục vụ cho yêu

cầu quản lý, điều hành của Ban Giám đốc khi có yêu cầu. Ngoài các báo cáo mang tính

chất tổng hợp do Kế toán trưởng lập, hầu hết các báo cáo chi tiết đều do kế toán viên

phụ trách phần hành của mình lập. Kế toán trưởng kiểm tra, ký xác nhận sau đó gửi

Ban Giám đốc: Báo cáo chi tiết bán hàng, báo cáo tình hình sản xuất, tình hình công

nợ,… Có thể nói, báo cáo kế toán quản trị được lập, báo cáo kịp thời, chính xác đã giúp

Lãnh đạo doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong việc điều hành hoạt động,

từ đó giúp Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và không ngừng lớn mạnh.

2.1.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán.

2.1.4.2.1 Hình thức bộ máy kế toán:

Căn cứ vào quy mô, địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp áp dụng

hình thức tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Trong đó toàn bộ công việc hạch

toán được thực hiện tại phòng kế toán của công ty, các chứng từ, hoá đơn xử lý tại đây,

Page 53: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

46

còn các bộ phận kế toán riêng định kỳ báo cáo tài chính gửi về phòng tài chính kế toán

của công ty.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán

Ghi chú: Quan hệ chỉ huy

Quan hệ chức năng

2.1.4.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các thành phần trong cơ cấu tổ chức bộ

máy kế toán:

- Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung chỉ đạo điều hành trực tiếp bộ máy

kế toán giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty và là người trợ lý đắc lực cho

giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc thuộc phạm vi quyền hạn của

mình. Kế toán trưởng là người lãnh đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty.

- Kế toán tổng hợp: Là người giúp cho công việc của kế toán trưởng và quản

lý điều hành công tác kế toán tại công ty, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài

chính cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, và thay mặt kế toán

trưởng điều hành công việc lúc kế toán trưởng đi vắng. Đồng thời tổng hợp về mặt

sổ sách các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty, lập báo cáo kế toán định kỳ để

báo cáo với cấp trên.

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Kế toán Tp và tính giá

thành

Kế toán ngân hàng

Kế toán công nợ

Kế toán vật tư

Thủ quỹ

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Page 54: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

47

- Kế toán thành phẩm và tính giá thành: Tập hợp phân bổ chi phí, tính giá

thành thực tế của sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

- Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ thanh toán bằng tiền,

lập sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng đối chiếu với thủ quỹ lập báo cáo thu chi

tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

- Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ của công ty: như

thanh toán tiền lương, thanh toán người mua, người bán. Kế toán phải mở sổ theo dõi

từng đối tượng khách hàng phản ánh kịp thời từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cuối kỳ

tổng hợp số nợ, đối chiếu với số dư tài khoản để phát hiện sai sót.

- Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi hạch toán đúng về các nghiệp vụ phát

sinh liên qua đến nguyên vật liệu, phản ánh chính xác nhập, xuất, tồn vật tư theo đúng

giá trị và số lượng cùng với thủ kho đối chiếu số lượng vật tư giữa sổ sách và thực tế.

- Thủ quỹ: Là người trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt của công ty,

mở sổ sách theo dõi chứng từ thu chi hàng ngày, trực tiếp thu chi tiền mặt với khách

hàng, cuối kỳ lập báo cáo quỹ để tổng hợp thu chi tiền mặt.

2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của DNTN Anh Long

2.2.1 Một số vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất-tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long:

2.2.1.1 Công tác quản lý chi phí sản xuất - tính giá thành sản phẩm tại DN:

DNTN Anh Long có hoạt động sản xuất kinh doanh chính là thu mua, gia công và

chế biến hàng thuỷ hải sản xuất khẩu nên việc quản lý, theo dõi, hạch toán chi phí sản

xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp cũng có những đặc thù riêng biệt.

Sản phẩm sản xuất ra tại DN là những sản phẩm khác nhau vì vậy chi phí phát sinh

trong kì được tập hợp và phân bổ theo từng sản phẩm. Đối tượng hạch toán và phương

pháp hạch toán chi phí sản xuất là theo từng sản phẩm.

Page 55: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

48

Nhận diện chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại DN:

Chi phí sản xuất ở DNTN Anh Long là toàn bộ các khoản mục chi phí phát sinh

trong kỳ có liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm đã nhập kho hoặc còn dở

dang trên dây chuyền sản xuất tại thời điểm xác định, chi phí sản xuất được tập hợp và

hạch toán theo từng tháng và được phân loại căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của

chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm giá mua, chi phí mua của các nguyên vật

liệu, công cụ dụng cụ sản xuất mà công ty phải mua thêm để tiến hành sản xuất kinh

doanh theo đúng yêu cầu của khách hàng.

- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích

trên tiền lương theo quy định của công nhân trực tiếp sản xuất, của cán bộ quản lý

phân xưởng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên phân xưởng, nhân viên kinh tế tại các

phân xưởng…

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Số tiền trích khấu hao trong kỳ của toàn bộ tài

sản cố định dùng cho sản xuất như: dây chuyền máy móc, hệ thống nhà xưởng, kho sản

phẩm ở phân xưởng…

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi về các loại dịch vụ mua ngoài,

thuê ngoài phục vụ sản xuất trong doanh nghiệp: điện, nước dùng cho sản xuất,…

- Chi phí khác bằng tiền: Các chi phí SXKD khác bằng tiền chưa được phản ánh.

Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

- Lập kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành: được lập theo năm, thể hiện tại báo

cáo tổng kết tình hình hoạt động năm và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm

sau. Theo đó, dựa trên sản lượng sản xuất dự kiến để ước tính tổng chi phí sản xuất

năm sau, đồng thời cũng xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu bình quân, đơn giá

chi phí tiền lương bình quân,…

- Tổ chức theo dõi: Mỗi nhân viên kế toán được phân chia nhiệm vụ theo dõi, tính

toán và phản ánh các khoản chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến phần hành kế

toán do mình phụ trách một cách chính xác. Cuối tháng các nhân viên kế toán tập hợp

Page 56: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

49

báo cáo cho kế toán tổng hợp và kế toán trưởng. Trên cơ sở số liệu báo cáo của kế toán

viên, kế toán tổng hợp và kế toán trưởng kiểm tra, tổng hợp chi phí sản xuất trong

tháng đồng thời xác định giá thành để báo cáo lên Giám đốc xem xét và có quyết định

điều chỉnh hợp lý.

Cuối năm, kế toán trưởng tổng hợp, phân tích, so sánh với số liệu năm kề trước

và kế hoạch chi phí đã lập đầu năm để đánh giá, tìm ra nguyên nhân dẫn đến tăng, giảm

giá thành làm cơ sở để Ban giám đốc đưa ra những quyết sách về sản xuất kinh doanh

phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất.

2.2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là phạm vi mà chi phí cần được tập hợp được

cấu thành trong lượng cá thành phẩm nhập kho và các loại cá nguyên liệu đang chế

biến dở dang vào cuối kỳ.

Đối tượng tập hợp giá thành: Là cá thành phẩm đã hoàn thành nhập kho trong kỳ.

2.2.1.3 Chính sách kế toán đối với chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Kỳ tính giá thành: việc xác định giá thành được tiến hành vài cuối tháng nênkỳ

tính giá thành của Doanh nghiệp là tháng.

Đơn vị tính giá thành: đồng/kg.

Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Theo phương pháp số lượng

sản phẩm hoàn thành tương đương.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Áp dụng phương pháp định mức.

2.2.1.4 Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Hằng ngày, căn cứ chứng từ kế toán để phản ánh các khoản chi phí sản xuất phát

sinh có liên quan đến quá trình chế biến vào các khoản mục chi phí tương ứng.

Cuối tháng, tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất trong tháng ở tài khoản 154.

Đánh giá và xác định giá trị các sản phẩm dở dang cuối tháng theo phương pháp

đã chọn.

Page 57: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

50

Xác định tổng giá thành cá thành phẩm nhập kho theo phương pháp tính giá thành

mà doanh nghiệp đang áp dụng, hạch toán giá trị cá thành phẩm đã hoàn thành nhập

kho vào tài khoản 155 (ghi Nợ TK 155 – ghi Có TK 154).

Tính giá thành sản phẩm đơn vị dựa trên số lượng và giá trị thành phẩm nhập kho.

2.2.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở DNTN Anh Long 2.2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản trực tiếp cấu thành sản phẩm. Vì thế nguyên vật

liệu là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất sản phẩm. Thông thường chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy việc theo

dõi, tập hợp và hạch toán đúng đắn, chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tầm

quan trọng đặc biệt trong việc xác định giá thành, phản ánh được đúng đắn tình hình

hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguyên vật liệu trực tiếp ở doanh nghiệp tồn tại ở các trạng thái:

Cá khô bán thành phẩm đã qua phơi gia công đạt độ ẩm theo quy định.

Cá tươi chưa qua giai đoạn phơi hoặc cá có độ ẩm chưa đạt phải gia công lại.

Doanh nghiệp mua hàng của các Doanh nghiệp thu mua, đánh bắt thủy hải sản,

của ngư dân ở các tỉnh ven biển như Nha Trang, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên

Giang,….

DNTN Anh Long sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp từ thực tế phát sinh để ghi

nhận chi phí nguyên vật liệu trong kỳ.

Chứng từ sử dụng:

Phiếu nhập kho nguyên liệu, Phiếu nhập kho vật tư, Phiếu nhập kho thành phẩm,..

Phiếu cân hàng

Phiếu xuất kho: nguyên liệu sản xuất, vật tư sử dụng, xuất bán,…

Thẻ kho

Bảng tổng hợp nhập xuất tồn (kiểm tra, đối chiếu vào cuối tháng)

Page 58: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

51

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 154.

Luân chuyển chứng từ:

Khi nguyên liệu vào kho của công ty, bộ phận kho sẽ ghi nhận số lượng các loại

nguyên vật liệu theo từng quy cách, chất lượng từng loại căn cứ vào phiếu giao hàng.

Sau đó ký xác nhận vào phiếu giao hàng. Gồm có 2 liên, kho giữ 1 liên và đơn vị cung

ứng giữ 1 liên. Và đơn vị cung ứng sẽ căn cứ vào những phiếu giao hàng đã giao để

xuất hóa đơn cho công ty thanh toán.

Vật tư, bao bì dùng để đóng gói thành phẩm cũng được nhập kho theo nguyên tắc

tương tự như nhập kho nguyên liệu.

Page 59: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

52

Mẫu phiếu nhập kho nguyên liệu, vật tư bao bì:

Biểu mẫu số 1: (Nguồn: DNTN Anh Long)

PHIẾU NHẬP KHO

Ngày 14 tháng 03năm 2013

Số: 39/03/NL Nợ: TK 152

-Họ và tên người giao: Văn Nhân – Thạnh Phát – Hàm Tân Có: TK 331

-Theo……………...số………..ngày…..tháng….năm………..của………………………

-Nhập tại kho: KHO XƯỞNG LONG THÀNH. Địa điểm: ………………………….....

STT Tên nhãn hiệu quy

cách phẩm chất vật

tư, dụng cụ sản

phẩm, hàng hóa

Mã số Đơn

vị

tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

Theo

chứng từ

Thực

nhập

A B C D 1 2 3 4

1 Cá đục A CV DUCAACV Kg 135.6 135.000 18.306.000

2 Cá đuối nguyên liệu DUOINL Kg 8.5 25.000 212.500

Cộng 18.518.500

-Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Mười tám triệu năm trăm mười tám ngàn năm trăm

đồng chẵn.

-Số chứng từ gốc kèm theo: Đã thanh toán đủ (PC 73/03)

Nguyên liệu sau khi nhập sẽ được lưu trữ trong kho lạnh_kho nguyên liệu (với

nhiệt độ và điều kiện theo tiêu chuẩn bảo quản hàng hoá). Sau đó nguyên liệu này sẽ

được đưa ra sản xuất, kế toán kho sẽ theo dõi lượng xuất sản xuất này bằng phiếu xuất

sản xuất hàng ngày, phiếu này có sự xác nhận của thủ kho. Kế toán theo dõi lượng

nguyên liệu nhập xuất để xác định chi phí nguyên vật liệu bỏ vào sản xuất.

Page 60: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

53

Mẫu phiếu xuất kho theo dõi sản xuất:

Biểu mẫu số 2: (Nguồn: DNTN Anh Long)

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 28 tháng 03 năm 2013

Số: 27/03/TDSX Nợ: TK 15411

-Họ và tên người nhận: ……………………………………………… Có: TK 152

-Địa chỉ (bộ phận): …………………………………………………………………….

-Lý do xuất: ……………………………………………………………………………

-Xuất tại kho: KHO XƯỞNG LONG THÀNH.

STT Tên nhãn hiệu quy

cách phẩm chất vật

tư, dụng cụ sản

phẩm, hàng hóa

Mã số Đơn

vị

tính

Số lượng Đơn

giá

Thành tiền

Theo

chứng từ

Thực

nhập

A B C D 1 2 3 4

1 Cá ngân A chưa

vanh

NGANACV Kg 25 105.000 2.625.000

2 Cá chỉ vàng mặn A

chưa vanh

CHIACV Kg 375 100.000 37.500.000

Cộng 40.125.000

-Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Bốn mươi triệu một trăm hai mươi lăm ngàn đồng chẵn.

-Số chứng từ gốc kèm theo:……………………………………………………………...

Doanh nghiệp hạch toán chi phí NVLTT theo phương pháp đơn giá bình quân gia

quyền, tính cho từng loại NVL. Cách tính như sau:

Page 61: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

54

Trình tự ghi sổ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán ghi vào “Sổ chi tiết nguyên

liệu” mở chi tiết cho từng sản phẩm. Cuối tháng kiểm tra, đối chiếu số liệu với sổ kho

của thủ kho. Từ số liệu tổng hợp của Bảng tổng hợp Nhập xuất tồn Nguyên liệu sản

xuất để phản ánh phần giá trị vào Chứng từ ghi sổ.

Cũng căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán ghi vào “Sổ chi phí sản

xuất kinh doanh” phần chi phí nguyên liệu trực tiếp sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp phát sinh trong tháng được ghi trực tiếp vào tài khoản 154 – Chi phí sản xuất

kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ vào cuối tháng.

MINH HOẠ CÁC NGHIỆP VỤ PHÁT SINH TRONG THÁNG 3/2013

TK 152 : NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU

(1) Ngày 02/03: Mua vật tư sử dụng cho phân xưởng sản xuất: 78.900 túi cá chỉ 40

gam flex Nga 1 với giá 445đ/túi, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán.

(PN: 01/03/VT + HĐ 0003604 ngày 02/03/13 của Cty CP Nhựa Rạng Đông).

(Đính kèm PL01+PL02)

Nợ TK 152VT FlYST40 : 78.900 x 445 = 35.110.500

Nợ TK 1331: 3.511.050

Có TK 331RĐ: 38.621.550

Đơn giá

bình quân =

Trị giá NVL tồn ĐK + Trị giá NVL nhập TK

Số lượng NVL tồn ĐK + Số lượng NVL nhập TK

Trị giá NVL

xuất dùng =

Số lượng NVL

xuất dùng x

Đơn giá

bình quân

Page 62: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

55

(2) Ngày 05/03: Mua NVL cho phân xưởng sản xuất: Cá chỉ mặn A ẩm không đều

2.032 kg, đơn giá 140.000đồng/kg. (PN: 09/03/NL). (Đính kèm PL03)

Nợ TK 152: 2.032 x 140.000 = 284.480.000

Có TK 331: 284.480.000

(3) Ngày 06/03: Xuất vật tư ra sử dụng ở bộ phận sản xuất, tổng giá trị xuất ra là

51.248.200 đồng (chi tiết mặt hàng và số lượng xuất ra được kèm theo ở PX:

06/06/VTSD ngày 06/03/2013). (Đính kèm PL04)

Nợ TK 154: 51.248.200

Có TK 152VT: 51.248.200

(4) Ngày 16/03: Xuất nguyên vật liệu ra sử dụng ở bộ phận sản xuất: Xuất cá chỉ vàng,

cá ngân, cá lạt,… tổng giá trị xuất ra là 867.684.000 đồng (chi tiết mặt hàng, số lượng và

đơn giá xuất ra được kèm theo ở PX: 15/03/TDSX ngày 16/03/2013). (Đính kèm PL05)

Nợ TK 154: 867.684.000

Có TK 152: 867.684.000

(5) Ngày 18/03: Mua NVL cho phân xưởng sản xuất: Cá mối cắt khúc lột da A khô, ẩm

không đều, 34 ẩm 3.400kg, đơn giá 132.000 đồng/kg, thuế GTGT 10%,chưa thanh toán

cho người bán. (PN: 38/03/NL + HĐ 0000203 ngày 18/03/13 của DNTN Ngọc Sang).

(Đính kèm PL06+PL07)

Nợ TK 152: 3.400 x 132.000 = 448.800.000

Nợ TK 1331: 44.880.000

Có TK 331NS: 493.680.000

Page 63: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

56

Hạch toán ghi sổ ở kho:

Hằng ngày thủ kho phải ghi chép, cập nhập vào thẻ kho như sau:

+ Căn cứ vào phiếu giao hàng, ghi nhận số lượng thực tế về nguyên vật liệu nhập kho.

+ Căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất vật tư để ghi nhận số lượng nguyên vật liệu xuất kho.

Đến cuối mỗi tuần, mỗi tháng thủ kho sẽ làm báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn về

số lượng NVL ở kho là bao nhiêu, để lên kế hoạch đặt hàng cho kỳ SX tiếp theo.

Kế toán căn cứ vào những chứng từ sau để hạch toán kế toán.

Nhập kho:

+ Căn cứ vào hóa đơn bán hàng (kèm theo phiếu giao hàng) của đơn vị cung ứng để

hạch toán nhập kho.

Xuất kho:

+ Căn cứ vào bảng Nhập – xuất – tồn NVL để ghi nhận vật liệu thực tế xuất kho.

+ Đơn giá xuất kho vật liệu được tính theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền.

Sổ chi tiết

Cuối tháng, kế toán tổng hợp lượng hàng nhập xuất trong tháng để lập sổ chi tiết

TK152: Nguyên liệu vật liệu.

+ Sổ chi tiết tài khoản 152 đối với từng mặt hàng.

Ví dụ: TÀI KHOẢN 152-CVKHO-NL: CÁ CHỈ VÀNG KHÔ NL (Đính kèm PL08)

TÀI KHOẢN 152-MAIKH-NL: CÁ MAI KHÔ NGUYÊN LIỆU (Đính kèm PL09)

TÀI KHOẢN 152-COMK-NL: CÁ CƠM KHÔ NGUYÊN LIỆU (Đính kèm PL010)

TÀI KHOẢN 152-NGAN-NL: CÁ NGÂN TƯƠI NGUYÊN LIỆU (Đính kèm PL011)

TÀI KHOẢN 152-MAIT-NL: CÁ MAI TƯƠI NGUYÊN LIỆU (Đính kèm PL012)

…………….

+ Sổ chi tiết tài khoản 152 tổng hợp tất cả các nguyên liệu nhập trong kì.

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NHẬP XUẤT TỒN

TÀI KHOẢN 152: NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU

Tháng 03 Năm 2013

(Đính kèm PL013)

Page 64: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

57

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN

TÀI KHOẢN 152: NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU

Tháng 03 Năm 2013

(Đính kèm PL014)

Sơ đồ kế toán:

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán TK 152

Nợ TK 152 Có

SDĐK: 10.151.879.305

(TK 331) 29.807.958.274 29.998.218.711 (TK 154)

29.807.958.274 29.998.218.711

SDCK: 9.961.618.868

2.2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, Doanh nghiệp cần phải theo

dõi thời gian lao động của người lao động một cách thường xuyên liên tục. Để thanh

toán tiền lương Doanh nghiệp sử dụng “ Bảng chấm công” cho từng bộ phận. Bảng này

dùng để theo dõi thời gian làm việc, nghỉ việc của người lao động.

Tài khoản sử dụng:

Doanh nghiệp sử dụng các tài khoản sau để hạch toán chi phí tiền lương phải trả

cho công nhân trực tiếp sản xuất.

Tài khoản 334: Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất.

Tài khoản 154: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.

Page 65: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

58

(Ngoài ra: Doanh nghiệp còn sử dụng tài khoản 642 - Chi phí quản lý gián tiếp, để

hạch toán chi phí quản lý, chi phí này không được tập hợp để xác định chi phí và tính

giá thành sản phẩm mà để xác định kết quả kinh doanh).

Các tài khoản sử dụng để định khoản các khoản trích theo lương:

TK 3383: Bảo hiểm xã hội

TK 3384: Bảo hiểm y tế

TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp

Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:

1. Bảng chấm công

2. Bảng thanh toán tiền lương

3. Phiếu chi lương

4. Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương

- Bảng chấm công:

Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ

hưởng BHXH,… của người lao động trong công ty để căn cứ trích trả lương, BHXH

cho từng người và là cơ sở để quản lý lao động trong đơn vị. Bảng chấm công được lập

2 bản: 1 bản lưu ở bộ phận, 1 bản nộp cho bộ phận tổ chức lao động tiền lương. Sau

khi tổng duyệt và ký đầy đủ, cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận quản lý

vào bảng chấm công, kèm theo các chứng từ có liên quan rồi chuyển đến cho kế toán

để tính lương.

- Bảng thanh toán tiền lương

- Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ

cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động và là

căn cứ để thống kê lao động tiền lương.

- Cách lập: Hàng tháng kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công hàng ngày

của các đơn vị làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương rồi chuyển cho kế toán

trưởng duyệt.

Page 66: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

59

Biểu mẫu số 3: (Nguồn: DNTN Anh Long)

CÁC KHOẢN TRÍCH LƯƠNG TÍNH VÀO CPSX CỦA DOANH NGHIỆP &

TRỪ LƯƠNG NGƯỜI LAO ĐỘNG

Các khoản trích theo lương CPSX-DN chịu Người lao động chịu TỔNG CỘNG

1. Bảo hiểm xã hội 17% 7% 24%

2. Bảo hiểm y tế 3% 1,5% 4,5%

3. Bảo hiểm thất nghiệp 1% 1% 2%

TỔNG CỘNG 21% 9,5% 30,5%

Ta có bảng thanh toán tiền lương cho công nhân và bộ phận quản lý.

( Đính kèm các bảng lương PL015+ PL016+ PL017)

1. Bảng lương công nhân trực tiếp (Đính kèm PL015)

2. Bảng lương công nhân gián tiếp (Đính kèm PL016)

3. Bảng lương thời vụ (Đính kèm PL017)

Minh hoạ nghiệp vụ phát sinh:

(7) Nghiệp vụ thanh toán lương: Trong tháng 3, DN phải trả lương công nhân như sau:

Lương gián tiếp: 198.217.935 (Lương quản lý, hạch toán TK 642)

Lương trực tiếp: 199.784.605 (Lương công nhân sản xuất, hạch toán TK 154)

Lương thời vụ: 282.517.074 (Lương CN sản xuất thời vụ, hạch toán TK154)

Tổng cộng: 680.519.614

Định khoản nghiệp vụ thanh toán lương phải trả công nhân viên:

Nợ TK 642 198.217.935

Nợ TK 154 482.301.679

Có TK 334 680.519.614

Page 67: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

60

Các khoản trích lương theo quy định hiện hành:

Người lao động chịu:

Nợ TK 334 23.021.778

Có TK 33382 683.140

Có TK 3383 16.460.049

Có TK 3384 3.527.153

Có TK 3389 2.351.436

Doanh nghiệp chịu:

a) Nợ TK 642 32.262.513

Có TK 3383 26.117.273

Có TK 3384 4.608.930

Có TK 3389 1.536.310

b) Nợ TK 154 17.117.132

Có TK 3383 13.857.132

Có TK 3384 2.445.376

Có TK 3389 815.125

Biểu mẫu số 4: (Nguồn: DNTN Anh Long)

CÁC KHOẢN TRÍCH LƯƠNG TÍNH VÀO CPSX CỦA DOANH NGHIỆP &

TRỪ LƯƠNG NGƯỜI LAO ĐỘNG

Các khoản trích theo lương CPSX-DN chịu Người lao động chịu TỔNG CỘNG

1. Bảo hiểm xã hội 39.974.405 16.460.049 56.434.454

2. Bảo hiểm y tế 7.054.307 3.527.153 10.581.460

3. Bảo hiểm thất nghiệp 2.351.436 2.351.436 4.702.871

TỔNG CỘNG 49.380.147 22.338.638 71.718.785

Page 68: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

61

Kết chuyển lương công nhân tính vào chi phí sản xuất phân xưởng.

Nợ TK 154: 499.419.313

Có TK 334: 482.301.679

Có TK 3383: 13.857.132

Có TK 3384: 2.445.376

Có TK 3389: 815.125

- Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương:

Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương là bảng tổng hợp tiền lương của từng bộ

phận. Căn cứ vào đó kế toán tiền lương lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương, sau

đó kế toán trưởng và giám đốc công ty ký duyệt để lập phiếu chi và cấp phát lương cho

từng bộ phận.

Sau khi xem xét và duyệt xong bảng tổng hợp thanh toán của các bộ phận. Đây là

cơ sở để kế toán trưởng lập phiếu chi và phát lương cho công nhân viên.

- Phiếu chi lương:

Page 69: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

62

Biểu mẫu số 5: (Nguồn: DNTN Anh Long)

Trình tự ghi sổ kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Căn cứ vào bảng tổng hợp tiền lương phải trả, kế toán ghi Có vào “Sổ chi tiết tài

khoản 334”, ghi bên Nợ “Sổ chi phí sản xuất kinh doanh” phần chi phí nhân công trực

tiếp sản xuất (tài khoản 154). Đồng thời phản ánh nghiệp vụ trên vào Chứng từ ghi sổ.

Đơn vị: Doanh Nghiệp Tư Nhân Anh Long Mẫu số: 02 - TT

Ban hành theo

PHIẾU CHI QĐ số 48/2006/QĐ-BTC

Ngày 31 tháng 03 năm 2013 Ngày 14-09-2006

Của bộ tài chính

Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thị Kim Huệ

Địa chỉ: Phòng thống kê

Lý do chi: Thanh toán lương tháng 03/2013 cho công nhân viên

Số tiền: 657.505.836 (Viết bằng chữ: Sáu trăm năm mươi bảy triệu năm trăm lẻ năm ngàn tám trăm ba mươi sáu

đồng chẵn./.).

Chứng từ kèm theo: Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương tháng 03/2013

Ngày 31tháng 03 năm 2013

Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu)

Kế toán trưởng (Ký, họ tên)

Thủ quỹ (Ký, họ tên)

Người lập phiếu (Ký, họ tên)

Người nhận tiền (Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Sáu trăm năm mươi bảy triệu năm trăm lẻ năm ngàn tám trăm ba mươi sáu đồng chẵn./.).

Page 70: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

63

Căn cứ phiếu chi lương để hạch toán giảm tiền mặt trên “Sổ quỹ tiền mặt” và ghi

vào bên Nợ của “Sổ chi tiết tài khoản 334”.

Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng trên tài khoản 154 – Chi

phí sản xuất kinh doanh dở dang.

2.2.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung:

Tại xưởng gia công chế biến cá, chi phí sản xuất chung gồm có các khoản chi phí

mang tính cố định như: chi phí khấu hao máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ, tài sản cố định;

và các khoản chi phí chung khác như: chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác phải trả bằng

tiền,… Nhiệm vụ của kế toán là phải theo dõi, quản lý một cách chặt chẽ để tập hợp và phản

ánh một cách kịp thời, đầy đủ tất cả các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh tại xưởng

sản xuất để xác định đúng đắn tổng chi phí sản xuất kinh doanh.

Chứng từ sử dụng:

Bảng trích khấu hao Tài sản cố định;

Phiếu chi;

Hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua ngoài.

Luân chuyển chứng từ:

Lập bảng trích khấu hao Tài sản cố định làm căn cứ hạch toán chi phí sản xuất.

Hàng ngày, khi có phát sinh các khoản chi phí liên quan đến phân xưởng thể hiện

trên hoá đơn hàng hoá mua vào kế toán lập phiếu chi để thanh toán trực tiếp cho người

bán hoặc nhân viên phụ trách mua sắm. Trường hợp nếu phát sinh giá trị hàng hoá,

dịch vụ lớn (trên 20 triệu đồng) thì Doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua ngân hàng

theo quy định của chính sách thuế.

Tài khoản sử dụng: Theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, kế toán tổng hợp sử

dụng tài khoản 154 để tập hợp các chi phí liên quan đến chi phí sản xuất chung.

Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung.

Page 71: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

64

Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định:

-Việc tính và phân bố khấu hao TSCĐ hiện nay được ghi vào “chứng từ ghi số TK

214” theo qui định hiện hành áp dụng cho hình thức ghi sổ kế toán “chứng từ ghi sổ”.

- Doanh nghiệp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng cho từng quý.

BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH QUÝ I NĂM 2013

(Tài liệu đính kèm_PL018)

-Tổng chi phí khấu hao TSCĐ trong quý I là: 362.056.208, trong đó khấu hao tính

vào chi phí sản xuất kinh doanh ở phân xưởng sản xuất là 328.829.270 và khấu hao

tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp là 33.226.938.

- Để xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ta dựa vào khoản chi

phí khấu hao TSCĐ phục vụ ở phân xưởng sản xuất là 328.829.270. Từ giá trị khấu

hao trong quý I năm 2013, ta tính được khấu hao Tài sản cố định của doanh nghiệp

trong tháng 3/2013:

328.829.270 / 3 = 109.609.757

- Vậy giá trị khấu hao TSCĐ của DN trong tháng 3/2013 là: 109.609.757

(15) Ngày 31/03, trích khấu hao TSCĐ dùng trong PXSX là 109.609.757

Nợ TK 154: 109.609.757

Có TK 214: 109.609.757

Đối với các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài: hạch toán toàn bộ vào chi phí

sản xuất chung trong tháng.

* Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm: chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí thuê gia

công chuyển tiếp… phục vụ sản xuất.

* Chi phí khác bằng tiền: chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá xuất khẩu, chi phí

cơm công nhân,….

Page 72: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

65

Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần chi thì kế toán lập phiếu chi phải có

chữ ký của thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng và người lập phiếu. Đồng thời người nhận

tiền phải ký vào biên nhận.

(08) Ngày 12/03, lập phiếu chi số PC 039/03 để trả tiền bằng tiền mặt chi phí cước

Internet + điện thoại dùng trong phân xưởng sản xuất là 2.323.000 đồng (đã gồm

thuế GTGT 10%). (Đính kèm PL019)

Nợ TK 15417: 2.111.818

Nợ TK 1331: 211.182

Có TK 1111LT: 2.323.000

(09) Ngày 15/3 Doanh nghiệp nhận hoá đơn tiền điện dùng trong phân xưởng sản xuất

phải trả là 65.559.278 (đã gồm thuế GTGT 10%). (Đính kèm PL020)

Nợ TK 154: 59.599.344

Nợ TK 1331: 5.959.934

Có TK 331: 65.559.278

(10) Ngày 31/03, Doanh nghiệp nhận hoá đơn phải thanh toán tiền cơm công nhân ở

phân xưởng sản xuất cho Công ty TNHH Năm Hồng là 108.028.800, thuế GTGT 10%.

(Đính kèm PL021).

Nợ TK 154: 98.208.000

Nợ TK 1331: 9.820.800

Có TK 331: 108.028.800

Page 73: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

66

Tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác:

Nợ TK 154: 1.211.392.878

Có TK 1111: 181.100.302

Có TK 331: 1.030.292.576

Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất chung:

Căn cứ các chứng từ gốc phát sinh hàng ngày, kế toán ghi nhận vào “Sổ chi tiết”

các tài khoản có liên quan như: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng, Sổ chi tiết phải

trả người bán, Sổ chi phí sản xuất. Đồng thời phản ánh vào chứng từ ghi sổ các nghiệp

vụ phát sinh trên.

Cuối tháng, căn cứ bảng phân bổ khấu hao để ghi nhận vào Sổ chi tiết khấu hao

Tài sản cố định, đồng thời ghi vào Sổ chi phí sản xuất. Sau đó phản ánh các nghiệp vụ

trên vào Chứng từ ghi sổ.

Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng trên tài khoản 154 – Chi phí

sản xuất kinh doanh dở dang.

Căn cứ số tổng hợp phát sinh của từng tài khoản trên Chứng từ ghi sổ để ghi váo

Sổ cái các tài khoản tương ứng.

2.2.3 Tập hợp chi phí sản xuất trong kì và phân bổ tính giá thành sản phẩm: (Đính kèm PL022)

Cuối tháng, nhân viên kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong kì để kết chuyển chi

phí và tính giá thành sản phẩm.

Để tập hợp chi phí toàn công ty kế toán căn cứ vào chứng từ gốc và các chứng từ

ghi sổ TK 1111, 152 ,331, 334, 3383, 3384, 3389,..… toàn bộ số phát sinh trên TK

154, trên sổ chi tiết TK 154 ,sổ cái TK 154.

Dựa vào các sổ chi tiết TK 152, 214, 111, 331… sổ cái TK 152, 334, 111… kế

toán tập hợp tổng số phát sinh bên nợ, tổng số phát sinh có của TK 154. Cuối thàng lấy

tổng số phát sinh bên nợ TK 154 chính là chi phí toàn công ty.

Page 74: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

67

Tập hợp chi phí sản xuất:

Tập hợp TK 154 ta xác định được chi phí sản xuất trong kì (Tháng 3/2013):

Nợ TK 154: 31.818.640.658

Có TK 1111: 181.100.302

Có TK 152: 29.998.218.711

Có TK 2141: 109.609.757

Có TK 331: 1.030.292.576

Có TK 334: 482.301.679

Có TK 3383: 13.857.132

Có TK 3384: 2.445.376

Có TK 3389: 815.125

Phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm:

Chi phí tập hợp trong kì được kết chuyển qua TK 154 để tính giá thành sản phẩm.

Trong đó, số dư các TK 1111, 331, 334, 3383, 3384, 3384, 3389,…được kết chuyển

toàn bộ hết số dư qua TK 154 để phân bổ chi phí, riêng TK 152 thì kết chuyển trực tiếp

phần chi phí nguyên liệu trực tiếp và phân bổ phần chi phí mua bao bì đóng gói.

Tại DNTN Anh Long, TK 152_Nguyên liệu Vật liệu gồm hai nội dung là:

Nguyên liệu và bao bì, nên khi kết chuyển qua TK 154 phải phân biệt được chi phí nào

cần phân bổ và chi phí nào kết chuyển trực tiếp. Điều này được căn cứ vào sổ chi tiết

TK 152, tài khoản này được mở với nhiều tài khoản cấp dưới để theo dõi chi tiết cho

từng loại nguyên liệu, bao bì khác nhau. Ví dụ: TK 152-MAIT-NL: Cá mai tươi

nguyên liệu, TK 152-NGANK-NL: Cá ngân khô nguyên liệu, …

Chi phí nguyên liệu được kết chuyển trực tiếp trong kì.

Trong chi phí bao bì có một khoản chi phí bao bì dùng để đóng gói trực tiếp sản

phẩm cho khách hàng, chi phí này đã xác định tiêu thụ trong kì nên chuyển trực tiếp từ

TK 152 sang TK 6322 ( chi phí phát sinh trực tiếp không tồn kho), bao gồm: showbox,

tem cá các loại, túi cá các loại: chỉ 40g, cơm 18g,…. TK 6322 gồm chi phí bao bì trực

Page 75: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

68

tiếp đã xác định doanh thu trong kì và chi phí để đóng gói bao bì đó. Căn cứ vào sổ chi

tiết tài khoản 152, 154 để tách chi phí này chuyển qua TK 6322. Tháng 3/2013, ta tính

được chi phí đã xác đinh doanh thu trong kì là 2.940.446.272 đồng. Phần chi phí bao bì

còn lại sẽ được kết chuyển qua TK 154 cộng chung với chi phí được kết chuyển qua ở

TK 1111, 331, 334, 338… để phân bổ chi phí khác trong kì.

Định mức và đơn giá gia công:

DNTN Anh Long xác định giá thành nhập kho thành phẩm theo phương pháp

định mức. Nguyên liệu nhập kho được quản lý theo từng mã riêng, sau đó được xuất ra

để gia công, sản xuất: phơi hàng tươi qua hàng khô, philê cá, tẩm gia vị, phân loại sản

phẩm, đóng gói, … Khi thực hiện sản xuất sẽ phát sinh chi phí, hao hụt nhất định; phần

hao hụt số lượng do phơi khô được doanh nghiệp tính toán định mức thực tế phù hợp

để đăng kí với cơ quan thuế, phần chi phí gia công cũng được căn cứ vào thực tế để

đăng kí đơn giá gia công với cơ quan thuế trực thuộc.

Chi phí khác là phần chi phí được kết chuyển từ các TK 1111, 152 VT cần phân

bổ, 331, 334, 3383, 3384, 3389,… để phân bổ chi phí, sau khi đã trừ phần bao bì đóng

gói trực tiếp và chi phí đóng gói bao bì.

Chi phí khác = CP kết chuyển (không bao gồm 152) – Chi phí bao bì trực tiếp – CP

đóng gói

= 1.820.421.947 – 506.636.605 – 809.393.280

= 504.392.062

Tổng số lượng thành phẩm nhập kho được trong kì là 196.758,65 kg thành phẩm.

Đơn giá chi phí khác = 504.392.062/196.758,65 = 2.563,51 đồng/kg.

Giá trị chi phí khác của mỗi loại thành phẩm = Số lượng TP x Đơn giá CP khác.

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH NHẬP KHO

(Đính kèm PL023)

Tổng giá thành Thành phẩm NK = Giá thành định mức + Chi phí gia công + Chi phí khác

Page 76: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

69

Vậy tổng giá thánh thành phẩm Nhập kho = 26.065.860.413 + 2.307.841.911

= 28.373.802.324 (đồng)

Sơ đồ kế toán:

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán TK 154

Nợ TK 154 Có

(TK 1111) 181.100.302 28.373.802.324 (TK 155)

(TK 152) 29.998.218.711 3.444.838.334 (TK 6322)

(TK 2141) 109.609.757

(TK 331) 1.303.292.576

(TK 334) 482.301.679

(TK 3383) 13.857.132

(TK 3384) 2.445.376

(TK 3384) 815.125

31.818.640.658 31.818.640.658

Sau khi tính toán đơn giá nhập kho thành phẩm, xác định giá trị lượng thành

phẩm nhập kho, kế toán tiến hành nhập số lượng và đơn giá và sổ chi tiết.

Nhập sổ chi tiết cho từng thành phẩm: SỔ CHI TIẾT

TÀI KHOẢN 155-CVANGK: CÁ CHỈ VÀNG KHÔ TP (Đính kèm PL024)

TÀI KHOẢN 155-COMK: CÁ CƠM KHÔ TP (Đính kèm PL025)

TÀI KHOẢN 155-MAIKHTGV: CÁ MAI KHÔ TẨM GIA VỊ TP (Đính kèm PL026)

Page 77: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

70

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NHẬP XUẤT TỒN

TÀI KHOẢN 155: THÀNH PHẨM

Tháng 03 Năm 2013

(Đính kèm PL027)

Kế toán chi phí sản xuất ở công ty:

Sơ đồ 2.6: Sơ đồ kết chuyển tổng hợp chi phí cuối kì

TK 1111 TK 154 TK 155

181.100.302 28.373.802.324

TK 152 TK 6322

29.998.218.711 3.444.838.334

TK 2141

1.030.292.576

TK 331

109.609.757

TK 334

482.301.679

TK 3383

13.857.132

TK 3384

2.445.376

TK 3384

815.125

Page 78: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

71

2.3 Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long:

2.3.1 Đánh giá tổng quát DNTN Anh Long: Doanh nghiệp hiện nay đang hoạt động có hiệu quả và đang trên đà phát triển nhờ

nắm bắt được xu thế biến động trong giá cả cũng như nhu cầu xuất khẩu thuỷ sản sang

các thị trường. Doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô doanh nghiệp, mở thêm nhà

máy, xưởng sản xuất gia công chế biến,…tiến hành thử nghiệm nhiều sản phẩm mới

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, của thị trường nhập khẩu. Doanh

nghiệp không ngại đầu tư trang bị nhiều máy móc phục vụ cho quá trình chế biến ngày

một tiên tiến và hiện đại.

Tuy nhiên cũng như các doanh nghiệp khác đang hoạt động trong tình hình kinh

tế hiện nay, Doanh nghiệp cũng đang “khát vốn” để đầu tư cho quá trình mở rộng, phát

triển ở quy mô lớn hơn.

2.3.2 Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long:

* Về bộ máy kế toán:

Doanh nghiệp đã tổ chức bộ máy kế toán quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức

năng hoạt động có hiệu quả, cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin cần thiết cho

lãnh đạo công ty trong việc giám sát kĩ thuật, sản xuất đồng thời góp phần vào việc

đảm bản quản lý và hạch toán chi phí một cách tiết kiệm và có hiệu quả.

Bộ máy kế toán của công ty bố trí chặt chẽ , hợp lý các thành viên trẻ, có năng

lực, nhiệt tình với công việc đã nhanh chóng thích hợp với chế độ kế toán mới và đặc

biệt là với việc ứng dụng công nghệ tin học giúp cho công việc giảm đi đáng kể.

Bộ máy kế toán của DN có số lượng kế toán viên hơi ít so với công việc phải

làm. Một nhân viên kế toán kiêm quá nhiều thành phần kế toán đặc biệt là kế toán

trưởng, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Page 79: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

72

* Về công tác kế toán:

Trong công tác quản lý chi phí sản xuất, công ty đã tổ chức việc quản lý NVL về

mặt hiện vật, sáng tạo trong việc sử dụng “phiếu theo dõi sản xuất hàng ngày-TDSX”,

việc tổ chức quản lý số lượng NVL theo chi tiết nhằm quản lý kho NVL tốt hơn.

Về chi phí nhân công công ty thực hiện chấm công theo ngày công, giờ làm tạo ra

sự công bằng trong thanh toán lương đồng thời năng xuất lao động được khuyến khích

nâng cao sản lượng và chất lượng.

* Về hình thức sổ áp dụng:

Sổ sách của công ty được áp dụng theo hình thức “chứng từ ghi sổ” có ưu điểm là

dễ ghi chép, dễ kiểm tra đối chiếu, thuận tiện cho việc phân công công tác và đặc biệt

phù hợp với điều kiện công ty, phù hợp với việc áp dụng kế toán máy.

2.3.3 So sánh giữa lý luận với thực tiễn. Qua thời gian thực tập tại Doanh Nghiệp, được tiếp cận với thực tế tìm hiểu hoạt

động của Doanh Nghiệp cũng như quá trình hạch toán so sánh với những gì em đã học

có những điểm giống nhau và khách nhau như thế nào.

Về chứng từ sổ sách kế toán: Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán căn cứ vào

chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ ghi vào bảng chi tiết để làm căn cứ ghi vào sổ cuối tháng.

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đưa vào chứng từ tại thời điểm cụ thể mà kế

toán viết phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi, kế toán và thủ quỹ căn cứ vào đó

lập chứng từ ghi sổ.

Về hạch toán: Tôn trọng các nguyên tắc hạch toán kế toán so với lý thuyết đã học

trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty về phương pháp

hạch toàn hoàn toàn giống lý thuyết đã học.

Tài khoản sử dụng: DNTN là doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế toán áp dụng theo

quyết định 48/2006/QĐ-BTC của bộ Tài chính, trong đó các loại chi phí được hạch

toán trực tiếp vào TK 154 không sử dụng các tai khoản chi phí: TK 621 (Chi phí

Page 80: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

73

nguyên liệu trực tiếp), TK 622 (Chi phí nhân công trực tiếp), TK 627 (Chi phí sản xuất

chung),… điều này khác so với lý thuyết đã được học.

Page 81: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

74

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM TẠI DNTN ANH LONG

DNTN ANH LONG tuy mới hoạt động, chưa có bề dày kinh nghiệm nhưng đã

khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu

của nước ta. Đó là sự phấn đấu liên tục không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân

viên và ban giám đốc công ty.

Trong sự phát triển chung của toàn bộ công ty thì bộ phận kế toán thực sự là

một trong những bộ phận cốt lõi của hệ thống quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp,

nó đóng góp đáng kể trong quá trình đi lên của công ty. Bởi vậy, công tác kế toán

không ngừng tự hoàn thiện cả về cơ cấu và phương pháp hạch toán để đáp ứng điều

kiện kinh tế mới.

3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long:

3.1.1 Phương hướng hoàn thiện bộ máy kế toán tại Doanh nghiệp: - Tổ chức bộ máy kế toán: Doanh nghiệp có bộ máy kế toán được tổ chức gọn

nhẹ, bố trí chặt chẽ, hợp lý các thành viên có năng lực nhiệt tình với công việc; tuy

nhiên số lượng kế toán viên hơi ít so với công việc phải thực hiện, đặc biệt là trong

điều kiện công ty ngày càng mở rộng hoạt động và phát triển, khối lượng công việc

tăng cao. Vì vậy vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp hiện tại là giải quyết vấn đề nguồn

nhân lực để đáp ứng nhu cầu công việc ngày một nhiều.

- Chứng từ sổ sách kế toán: Tại doanh nghiệp chứng từ, sổ sách, biểu mẫu được

phân loại và bảo quản tốt. Trình tự ghi sổ đúng theo hình thức chứng từ ghi sổ, thực

hiện một cách nghiêm túc và hợp lý tại các bộ phận. Doanh nghiệp có sử dụng hình

thức kế toán máy với các phần mềm thông dụng; tuy nhiên việc sử dụng các phần mềm

Page 82: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

75

này chưa được hiệu quả; vì thế doanh nghiệp nên có biện pháp tận dụng tối đa lợi ích

của các phần mềm kế toán đang được sử dụng vừa tiết kiệm thời gian vừa tránh lãng

phí ứng dụng công nghệ.

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất tại Doanh nghiệp:

Việc hạch toán chi phí sản xuất chỉ sử dụng TK154 là áp dụng đúng chế độ kế toán

mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp khá nhiều và phức tạp nên nếu công ty chỉ sử

dụng TK 154 mà không mở các TK chi tiết thì việc xác định chính xác từng yếu tố chi

phí sản xuất có trong giá thành sản phẩm của từng mã hàng là rất khó thực hiện, do đó

việc xác định yếu tố hạ giá thành sản xuất sản phẩm đang còn là vấn đề bất cập.

Chưa thực hiện phân bổ các khoản chi phí phát sinh dùng chung cho nhiều bộ phận như

tiền dầu dùng chung cho xe vận chuyển nguyên liệu và hàng hoá đi bán, điện năng hoạt

động đều hạch toán hết vào chi phí sản xuất chung. Doanh nghiệp nên có biện pháp tách

các khoản chi phí này ra để xác định đúng đắn chi phí sản xuất kinh doanh, từ đó tính

toán đúng giá thành sản phẩm nhập kho và đánh giá chính xác được hiệu quả sản xuất

kinh doanh.

Trong quá trình chế biến phát sinh các trường hợp thiệt hại do nhiều nguyên nhân

khách quan cũng như chủ quan làm tăng giá thành sản phẩm ngoài kế hoạch như:

nguyên liệu mang đi gia công bên ngoài bị thất thoát, sản phẩm dở dang trong qua trình

lưu kho bị ẩm mốc và giảm chất lượng do điều kiện tự nhiên,… Tuy nhiên trước những

thiệt hại nêu trên, bộ phận kế toán cũng như các bộ phận liên quan chưa thực hiện đánh

giá và xác định mức độ thiệt hại để hạch toán vào sổ sách kế toán nhằm phản ánh chính

xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp cần có phương hướng xác

định các khoản hư hỏng, thiệt hại này để phản ánh đúng đắn chi phí sản xuất và giá thành

của sản phẩm.

Page 83: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

76

3.2 Kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long:

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện bộ máy kế toán tại Doanh nghiệp: - Tổ chức bộ máy kế toán: Hiện nay DNTN Anh Long có bộ máy kế toán tương

đối gọn nhẹ, chính vì thế mà một người kiêm nhiều việc ảnh hưởng không ít đến kết

quả hoạt động của nhân viên kế toán.Như vậy doanh nghiệp cần tuyển thêm nhân viên

kế toán để giảm bớt công việc cho nhân viên kế toán đặc biệt là kế toán trưởng. Từ đó

nâng cao hiệu quả cho hoạt động của toàn doanh nghiệp.

Tham dự các chương trình tuyển dụng nhân sự được tổ chức tại các Trung tâm

giao dịch việc làm.

Tổ chức đào tạo thêm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực làm việc cho

nhân viên.

Quan tâm, theo dõi khả năng làm việc của từng người để bố trí sắp xếp công việc

phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất, tránh trường hợp quá tải công việc hoặc không sử hết

khả năng của nhân viên.

- Chứng từ sổ sách kế toán: Việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp giảm khối

lượng công việc trong hạch toán kế toán, hiện đại hoá bộ máy kế toán của doanh

nghiệp. Sử dụng phần mềm kế toán hiệu quả có ý nghĩa quan trọng với công tác kế

toán của doanh nghiệp:

Tổ chức tập huấn, đào tạo, bổ sung kiến thức cho nhân viên sử dụng phần mềm.

Bảo dưỡng thường xuyên tránh gặp sự cố phần mềm

Nâng cấp phần mềm để cập nhật những thay đổi mới nhất theo chính sách, chế độ

kế toán của Bộ Tài Chính.

Phân công phần hành cụ thể để giám sát và quản lý có hiệu quả.

3.2.2 Kiến nghị hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất tại DN: Sử dụng các TK chi tiết 1541, 1542,…6271, 6272… DN chỉ sử dụng TK 154 để

hạch toán chi phi sản xuất, do đó không phản ánh được chính xác chi phí phát sinh đối

Page 84: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

77

với từng mã sản phẩm cụ thể, đặc biệt là đối với các chi phí tiêu thụ trực tiếp đã xác

định kết quả kinh doanh trong kì. Sử dụng các tài khoản chi tiết để phân loại các chi

phí cần phân bổ và kết chuyển trực tiếp để kế toán đơn giản hơn trong việc tập hợp chi

phí và phân bổ để tính giá thành. Hơn nữa các chi phí sản xuất chung được chia làm

nhiều chi phí khác làm cho việc tính toán phân bổ dài dòng, phức tạp. Vì vậy công ty

nên sử dụng các TK chi tiết hơn.

Do đặc điểm ngành có nhu cầu vốn lớn cho mục đích dự trữ nguyên liệu kho, bảo

quản kho lạnh vừa nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, vừa mang lại hiệu quả kinh

doanh. Tuy nhiên, sự biến động của tình hình kinh tế thế giới làm cho tình hình kinh tế

trong nước biến động theo, giá cả các mặt hàng cũng theo đó mà biến động phức tạp.

Vì vậy mà doanh nghiệp cần tính toán để có kế hoạch tồn kho một cách hợp lý, vừa

đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất, vừa giảm thiểu được chi phí dự trữ nguyên liệu:

lãi tiền vay, khấu hao kho, hao hụt tự nhiên, giảm chất lượng nguyên liệu,….đặc biệt

hạn chế tổn thất trong trường hợp giá nguyên liệu xuống thấp. Hàng tháng, căn cứ vào

các yếu tố như: công suất máy móc thiết bị, băng suất và số lượng lao động, chu kì chế

biến,… để xây dựng kế hoạch về lượng nguyên liệu cần thiết trong tháng để có thể chủ

động trong sản xuất.

Đối với các khoản chi phí sử dụng chung như: tiền điện, dầu nhiên liệu, tiền xăng

xe vận chuyển hàng hoá (vừa dùng chung cho sản xuất, vừa dùng cho quản lý, bán

hàng) là chưa chính xác. Doanh nghiệp cần có phương pháp để tách biệt từng đối tượng

sử dụng cụ thể để phản ánh chính xác vào các khoản mục chi phí tương ứng.

Ví dụ, đối với chi phí về điện năng tiêu thụ: có thể lắp đặt thêm điện kế phụ cho

mỗi bộ phận để từ đó xác định mức tiêu thụ của mỗi bộ phận tương ứng.

Để đảm bảo việc xác định đúng đắn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,

kiểm soát các khoản làm tăng giá thành sản phẩm ngoài kế hoạch, doanh nghiệp nên có

Page 85: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

78

kế toán theo dõi về sản phẩm hỏng và thiệt hại trong sản xuất kinh doanh như: sản

phẩm hỏng trong định mức, sản phẩm hỏng ngoài định mức (vượt định mức quy định),

sản phẩm hỏng sửa chữa được, sản phẩm hỏng không sửa chữa được, giá trị phế liệu

thu hồi, các khoản bồi thường; kế toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất,… .

Page 86: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

79

KẾT LUẬN

Chi phí sản xuất luôn gắn liền với việc sử dụng vật tư, lao động tiền vốn. Quản lý

chi phí sản xuất thực chất là việc quản lý việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả

các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Mặt khác chi phí sản xuất là cơ sở cấu tạo

nên giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất là tiền đề để hạ giá thành sản phẩm.

Nó quyết định quan trọng đến hiệu quả và hiệu suất hoạt động của công ty; chính vì

vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là đề tài thú vị mà em chọn để nghiên cứu.

Để có thể phân tích thực tế đề tài phải nắm vững cơ sở lý thuyết của nó: phải hiểu

nội dung của chi phí là gì, có các loại chi phí nào, phải xác định đúng các chi phí để có

thể kết chuyển vào sơ đồ chữ T và phân bổ tính giá thành cho hợp lý; nắm được định

nghĩa giá thành và các phương pháp tính giá thành để khi vào thực tế mình biết được

công ty thực tập đã áp dụng tính giá thành theo phương pháp nào, …

Sau khi tìm hiểu xong cơ sở lý thuyết, em đã giới thiệu sơ bộ về công ty mình

đang thực tập: về tên công ty, giấy phép đăng kí kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, khả

năng phát triển, quan hệ khách hàng, … Tiếp đó là đến bộ máy hoạt động của công ty,

rồi bộ máy tổ chức kế toán, hình thức áp dụng sổ kế toán mà công ty đang áp dụng, …

Và cuối cùng là tình trạng thực tế về kế toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá

thành sản phẩm tại công ty.

Qua quá trình tìm hiểu về đề tài kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại

công ty em nhận thấy công ty có nhiều ưu điểm về bộ máy hoạt động công ty, tổ chức

công tác kế toán có hiệu quả, hình thức áp dụng sổ phù hợp nhưng bên cạnh đó cũng có

một vài khuyết điểm cần khắc phục và em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của bản

thân nhằm giúp hoàn thiện hơn về công tác kế toán của công ty.

Nghiên cứu và phân tích công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm tại Doanh nghiệp Tư nhân Anh Long giúp em có cái nhìn chi tiết hơn, thực tế

hơn về công tác kế toán chi phí giá thành so với lý thuyết đã được học: từ các chứng từ

biểu mẫu cho đến việc hạch toán nghiệp vụ phát sinh, từ việc tập hợp phân bổ chi phí

cho đến tính toán giá thành, lập sổ chi tiết,….. Tuy nhiên việc tìm hiểu còn gặp phải

Page 87: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

80

một số hạn chế như: lý thuyết được học ( theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày

20/03/2006) khác so với chế độ kế toán thực tế áp dụng ở công ty (theo quyết định

48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006) nên bước đầu khi thực hiện đề tài này em gặp một

số nhầm lẫn trong việc hạch toán chi phí. Một vấn đề khó khăn nữa trong việc tìm hiểu

đề tài này là việc xác định phần chi phí được tính thẳng trực tiếp vào giá vốn hàng bán

mà không qua nhập kho thành phẩm (chi phí đã xác định kết quả kinh doanh trong kỳ)

khá rắc rối, do thời gian tìm hiểu đề tài không nhiều nên em còn chưa nắm rõ được các

khoản chi phí và phân bổ này. Nếu phát triển tiếp đề tài em sẽ nghiên cứu sâu hơn, kỹ

hơn khoản chi phí kết chuyển trực tiếp này hi vọng có thể tìm ra giải pháp giúp việc

hạch toán phân bổ nó dễ dàng và khoa học hơn, từ đó xác định được chính xác mức chi

phí sản xuất trong kỳ và tính giá thành một cách hợp lý, biết được hiệu quả sản xuất để

đưa ra các biện pháp giải quyết vần đề chi phí kịp thời giúp doanh nghiệp hoạt động

ngày càng hiệu quả hơn.

Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức chưa sâu sắc,

bước đầu vận dụng những lý luận vào thực tế nên kinh nghiệm kỹ năng thực tế chưa

nhiều, chắc chắn bài luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của

thầy cô để chuyên đề của em hoàn thành tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Page 88: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Th.S Trịnh Ngọc Anh (2009). Kế toán Tài Chính I, NXB Thanh Niên.

2. Khoa Kế toán –Kiểm toán (2009). Kế toán tài chính 1&2. Đại học Kinh tế TP.HCM.

3. TS. Dương Thị Mai Hà Trâm. Kế Toán Tài Chính (Phần 1&2), NXB Lao Động.

4. PGS.TS Đặng Thị Loan (2004). Giáo trình Kế toán Tài chính, NXB Thống Kê.

5. Quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính

6. Lê Thị Thuý Hằng (2011). Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thiện Ân. Khoá luận tốt nghiệp, trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, TP.HCM.

7. Trương Kim Thành. Luận văn kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex, Cần Thơ 2009.

http://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-ke-toan-chi-phi-san-xuat-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-co-phan-che-bien-va-xuat-nhap-khau-thuy-san-14532/

Page 89: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

82

PHỤ LỤC

Phụ lục đính kèm:

PL01. Phiếu nhập kho 01/03/VT_Rạng Đông (02/03/2013)

PL02. Hóa đơn GTGT_Cty CP Nhựa Rạng Đông: Hđ 0003604 (02/03/2013)

PL03. Phiếu nhập kho 09/03/NL_Thạch Cơ-Lagi Hàm Tân (05/03/2013)

PL04. Phiếu xuất kho 06/03/VTSD (06/03/2013)

PL05. Phiếu xuất kho 15/03/SX (16/03/2013)

PL06. Phiếu nhập kho 38/03/NL_DNTN Ngọc Sang (18/03/2013)

PL07. Hóa đơn GTGT_DNTN Ngọc Sang: Hđ 0000203 (18/03/2013)

PL08. Sổ chi tiết TK 152- CVKHO-NL: Cá chỉ vàng khô NL

PL09. Sổ chi tiết TK 152- MAIKH-NL: Cá mai khô nguyên liệu

PL010. Sổ chi tiết TK 152-COMK-NL: Cá cơm khô nguyên liệu

PL011. Sổ chi tiết TK 152-NGAN-NL: Cá ngân tươi nguyên liệu

PL012. Sổ chi tiết TK 152-MAIT-NL: Cá mai tươi nguyên liệu

PL013. Bảng tổng hợp chi tiết nhập xuất tồn: TK 152- Nguyên liệu, Vật liệu

PL014. Bảng tổng hợp-chi tiết tài khoản: TK 152-Nguyên liệu, Vật liệu

PL015. Bảng thanh toán lương trực tiếp Tháng 3 năm 2013

PL016. Bảng thanh toán lương gián tiếp Tháng 3 năm 2013

PL017. Bảng thanh toán lương thời vụ Tháng 3 năm 2013

PL018. Bảng tính khấu hao và phân bổ khấu hao TSCĐ Quý I năm 2013

PL019. Phiếu chi số 39/03 ngày 12/03/2013: Chi tiền cước điện thoại+Internet

PL020. Hóa đơn GTGT_Điện lực Đồng Nai: Hđ 0075802 (15/03/2013)

PL021. Hóa đơn GTGT_Cty TNHH Năm Hồng: Hđ 0000813 (31/03/2013)

PL022. Sổ chi tiết TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tháng 03 năm 2013

PL023. Bảng tính giá thành nhập kho TP tháng 03 năm 2013

PL024. Sổ chi tiết TK 155-CVANGK: Cá chỉ vàng khô thành phẩm

PL025. Sổ chi tiết TK 155-COMK: Cá cơm khô thành phẩm

Page 90: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại DNTN Anh Long.pdf

83

PL026. Sổ chi tiết TK 155-MAIKHTGV: Cá mai khô tẩm gia vị thành phẩm

PL027. Bảng tổng hợp chi tiết nhập xuất tồn: TK 155-Thành phẩm Tháng 03 năm 2013