178
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN 1 2019 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1 ThS. Nguyễn Thị Hồng Liên ThS. Trần Phương Lan ThS. Dương Thị Thùy Liên

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

1

2019

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

ThS. Nguyễn Thị Hồng Liên

ThS. Trần Phương Lan

ThS. Dương Thị Thùy Liên

Page 2: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

LỜI NÓI ĐẦU

Lý do viết tài liệu:

Kế toán quản trị với vai trò là công cụ quan trọng trong việc triển khai chiến lược

kinh doanh cũng như phục vụ hoạt động quản trị kinh doanh nói chung đã góp phần

không nhỏ trong sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, cùng với xu hướng

phát triển nghề nghiệp kế toán trên toàn thế giới, môn học kế toán quản trị ngày càng

được nghiên cứu chuyên biệt, sâu rộng hơn và tập trung vào các ứng dụng trong thực

tiễn của các doanh nghiệp.

Chính vì vậy, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên chuyên

nghành kế toán cũng như các chuyên ngành có liên quan; tập thể giảng viên bộ môn Kế

toán phân tích thuộc Khoa Kế toán – Kiểm toán đã biên soạn cuốn Kế toán quản trị 1

làm tài liệu học tập và tham khảo.

.Mục tiêu của tài liệu:

Tài liệu này cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về kế toán quản trị bao

dưới hình thức nội dung lý thuyết, thiết kế thành các công thức tính toán, những ví dụ

minh họa cụ thể để người đọc có thể hiểu, vận dụng vào thực tiễn trong công tác quản

trị tại các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế nói chung.

Bố cục của tài liệu:

Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của tài liệu Kế toán

quản trị 1 được trình bày gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về Kế toán quản trị

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Mặc dù nhóm tác giả đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn tài liệu này, song do

thời gian có hạn và đây cũng là lần biên soạn đầu tiên nên chắc chắn sẽ không tránh

khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp của các

đồng nghiệp, quý thầy cô giàu kinh nghiệm và bạn đọc để chất lượng của cuốn sách

được tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm biên soạn

2

Page 3: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 7

1.1. Khái niệm, nhiệm vụ và mục tiêu của kế toán quản trị trong doanh nghiệp. .7

1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị..............................................................................7

1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán quản trị trong doanh nghiệp ..........................................8

1.1.3. Mục tiêu của kế toán quản trị..........................................................................8

1.2. Các giai đoạn phát triển của kế toán quản trị...................................................9

1.3. Thông tin của kế toán quản trị..........................................................................11

1.3.1. Mục đích và yêu cầu của thông tin kế toán quản trị........................................11

1.3.2. Các nguồn thông tin......................................................................................12

1.3.3. Các loại thông tin kế toán quản trị.................................................................13

1.4. Vai trò của kế toán quản trị với chức năng của nhà quản trị.........................14

1.4.1. Lập kế hoạch................................................................................................14

1.4.2. Tổ chức thực hiện.........................................................................................14

1.4.3. Kiểm tra và đánh giá.....................................................................................15

1.4.4. Ra quyết định................................................................................................15

1.5. Nội dung và các phương pháp của kế toán quản trị........................................17

1.5.1. Nội dung của kế toán quản trị........................................................................17

1.5.2. Các phương pháp đặc trưng của kế toán quản trị............................................18

1.6. Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính...............................................19

1.6.1. Những điểm giống nhau................................................................................19

1.6.2. Những điểm khác nhau.................................................................................19

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1...................................................................22

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1.........................................................................23

BÀI TẬP CHƯƠNG 1..........................................................................................24

CHƯƠNG 2: CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ 25

2.1. Khái niệm về chi phí..........................................................................................25

2.1.1. Khái niệm về chi phí (Cost Concept).............................................................25

3

Page 4: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

2.1.2. Đặc điểm của chi phí (Characteristics Cost)...................................................25

2.1.3. Ý nghĩa của chi phí đối với nhà quản trị.........................................................26

2.2. Phân loại chi phí (Classifying Costs)................................................................26

2.2.1. Phân loại chi phí theo yếu tố..........................................................................27

2.2.2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động...................................................27

2.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với Báo cáo tài chính...............................32

2.2.4. Phân loại theo tính chất chi phí......................................................................36

2.2.6. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí...............................................41

2.3. Các hình thức thể hiện chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh...................51

2.3.1. Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chi phí.......................................51

2.3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí..............................53

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2...................................................................57

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2.........................................................................58

BÀI TẬP CHƯƠNG 2..........................................................................................59

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI

LƯỢNG – LỢI NHUẬN (C-V-P) 64

3.1. Những khái niệm cơ bản thể hiện mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi

nhuận............................................................................................................................64

3.1.1. Số dư đảm phí (Contribution Margin)............................................................65

3.1.2. Tỷ lệ số dư đảm phí (Contribution Margin Ratio)..........................................66

3.1.3. Kết cấu chi phí (Cost Structure).....................................................................67

3.1.4. Đòn bẩy kinh doanh (Operating Leverage)....................................................68

3.2. Ứng dụng phân tích C-V-P................................................................................70

3.2.1. Phân tích điểm hòa vốn.................................................................................71

3.2.2. Lợi nhuận mục tiêu.......................................................................................74

3.2.3. Số dư an toàn (Safety Margin).......................................................................75

3.2.4. Phân tích kết cấu hàng bán............................................................................75

3.2.5. Ứng dụng phân tích CVP trong các tình huống ra quyết định quản lý.............79

3.3. Một số hạn chế và phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

82

4

Page 5: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3...................................................................83

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3.........................................................................84

BÀI TẬP CHƯƠNG 3..........................................................................................85

CHƯƠNG 4: DỰ TOÁN NGÂN SÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH

NGHIỆP 91

4.1. Khái quát về dự toán.........................................................................................91

4.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của dự toán..................................................................91

4.1.2. Căn cứ lập dự toán........................................................................................92

4.1.3. Phân loại dự toán ngân sách..........................................................................92

4.1.4. Trình tự lập dự toán ngân sách.......................................................................94

4.2. Định mức chi phí tiêu chuẩn (Standard Cost).................................................97

4.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của định mức chi phí tiêu chuẩn...................................97

4.2.2. Các hình thức định mức chi phí chuẩn...........................................................98

4.2.3. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng định mức chi phí tiêu chuẩn................99

4.2.4. Xây dựng các định mức chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.......................100

4.3. Lập dự toán ngân sách hoạt động hằng năm.................................................106

4.3.1. Mối quan hệ giữa các dự toán trong hệ thống dự toán của doanh nghiệp.......106

4.3.2. Cách lập các dự toán ngân sách hoạt động trong doanh nghiệp.....................108

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 4 128

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 129

BÀI TẬP CHƯƠNG 4 130

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ 136

5.1. Quản lý phân quyền và hệ thống kế toán trách nhiệm..................................136

5.1.1. Quản lý phân quyền....................................................................................136

5.1.2. Hệ thống kế toán trách nhiệm......................................................................138

5.2. Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm.....................................142

5.2.1. Quan điểm đánh giá ...................................................................................142

5.2.3. Đánh giá trách nhiệm của trung tâm doanh thu............................................153

5.2.4. Đánh giá trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận (kinh doanh).........................155

5.2.5. Đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư..................................................157

5

Page 6: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

5.3. Phân tích báo cáo bộ phận...............................................................................164

5.3.1. Khái quát chung về báo cáo bộ phận............................................................164

5.3.2. Phân tích báo cáo bộ phận...........................................................................168

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 5.................................................................170

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5.......................................................................171

BÀI TẬP CHƯƠNG 5........................................................................................172

TÀI LIỆU THAM KHẢO 175

6

Page 7: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

7

Page 8: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về Kế toán quản trị

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Mục tiêu:Sau khi học xong chương này, người học có thể:

Nắm được bản chất của kế toán quản trị trong một tổ chức.

Biết được các giai đoạn phát triển của kế toán quản trị.

Hiểu được vai trò của thông tin kế toán quản trị trong việc thực hiện chức năng

quản lý trong doanh nghiệp.

Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính.

1.1. Khái niệm, nhiệm vụ và mục tiêu của kế toán quản

trị trong doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán nói chung nhằm

cung cấp thông tin về tình hình tài chính của một tổ chức, giúp các nhà quản trị trong tổ

chức đó có thể đưa ra quyết định điều hành, quản lý mọi hoạt động hiệu quả hơn.

Có nhiều quan điểm khác nhau về kế toán quản trị, cụ thể:

- Theo Hiệp hội kế toán viên quản trị Hoa Kỳ thì “Kế toán quản trị là quá trình nhận

diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, diễn giải và truyền đạt các thông tin tài chính và phi

tài chính đến các nhà quản trị lập kế hoạch, đánh giá, và điều hành mọi hoạt động nội bộ

trong một tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của tổ chức đó”. Quan

điểm này cho rằng kế toán quản trị có vai trò ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã

xảy trong một tổ chức, thông qua các thước đo khác nhau, trên cơ sở tổng hợp và phân

tích để ước tính, dự báo các sự kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai. Giúp cho các nhà

quản trị có thể lập kế hoạch, đánh giá và điều hành các hoạt động của một tổ chức được

hiệu quả hơn.

- Theo quan điểm trường phái của kế toán quản trị Mỹ (Robert S.Kaplan): “Kế toán

quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong các tổ chức mà nhà quản trị

dựa vào đó để hoạch định, kiểm soát các hoạt động của tổ chức”. Quan điểm này nhấn

mạnh vai trò của kế toán quản trị trong việc xây dựng các dự toán, hoạch định, kiểm soát,

8

Page 9: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

điều hành mọi hoạt động của một tổ chức.

- Theo Luật Kế toán Việt Nam, “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích

và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài

chính trong nội bộ đơn vị kế toán”1. Quan điểm này nhấn mạnh vai trò của kế toán quản

trị là để cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị phục vụ cho việc ra quyết định

kinh tế trong nội bộ đơn vị.

Thực vậy, ngay từ khi ra đời, hình thành và phát triển thì kế toán quản trị đều gắn

liền với việc nghiên cứu đối tượng là các nguồn lực kinh tế gắn liền với quy trình tạo ra

giá trị của hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Kế toán quản trị có những

đặc điểm mang tính chất quy chuẩn như kế toán tài chính và nó cũng có những đặc

điểm riêng khá linh hoạt trong việc phản ảnh, cung cấp thông tin quản trị. Kế toán quản

trị luôn gắn liền với chức năng phản ánh và cung cấp thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu

thông tin thực hiện các chức năng của nhà quản trị trong doanh nghiệp: Lập kế hoạch,

tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và đưa ra quyết định quản lý. Để đảm bảo nội

dung thông tin cho nhà quản trị, kế toán quản trị cũng sử dụng đã vận dụng linh hoạt

các phương pháp và kỹ thuật trong thu thập, định lượng, trình bày giải thích thông tin

quản trị. Trong quá khứ, hiện tại và tương lai, kế toán quản trị luôn có vai trò quan

trọng trong việc cung cấp thông tin thực hiện chức năng của nhà quản trị.

1.1.1. Nhiệm vụ của kế toán quản trị trong doanh nghiệp 2

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán quản trị

trong doanh nghiệp theo từng thời kỳ.

- Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán của đơn vị.

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế toán

quản trị.

- Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định

của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

1.1.2. Mục tiêu của kế toán quản trị

Kế toán quản trị là công cụ quan trọng trong quá trình hoạch định và kiểm soát chi

phí, thu nhập, tính toán hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giúp các

nhà quản trị trong doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Mục tiêu của

1 Luật Kế toán 03/2003/QH11, ngày 17/6/2003, khoản 3, điều 4.2 Thông tư 53/2006/TT-BTC, Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp, ban hành ngày 12/6/2006

9

Page 10: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

kế toán quản trị là:

- Tính toán được chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, từng hoạt động kinh doanh,

từng dịch vụ cung ứng…

- Phân tích chi tiết được kết quả tiêu thụ từng loại sản phẩm, kết quả cung cấp từng

loại hoạt động kinh doanh, dịch vụ đó.

- Tập hợp các dữ liệu cần thiết để lập kế hoạch, dự toán doanh thu, chi phí, nhằm

dự kiến phương hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

Ngoài ra, kế toán quản trị còn phải biết tính toán nhu cầu thị trường nhằm có kế

hoạch ổn định chương trình sản xuất, tiêu thụ hợp lý và đưa ra các biện pháp cạnh

tranh, tính toán được các bước phát triển và mở rộng doanh nghiệp trong từng thời kỳ,

theo chiều hướng có lợi nhất.

Như vậy, kế toán quản trị là một phương pháp xử lý các dữ liệu về hoạt động kinh tế

tài chính của doanh nghiệp, thông tin của kế toán quản trị sẽ giúp các nhà quản trị đạt

được một số mục tiêu sau:

- Lập kế hoạch và ra quyết định.

- Định hướng và kiểm soát hoạt động kinh doanh đồng thời thúc đẩy nhà quản trị

luôn hướng vào mục đích của tổ chức.

- Đo lường, phân tích kết quả các hoạt động các nhà quản trị tại các bộ phận trong

tổ chức.

- Đánh giá vị trí cạnh tranh của tổ chức.

1.2. Các giai đoạn phát triển của kế toán quản trị

Tiếp cận lịch sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị theo trọng tâm thông

tin thì kế toán quản trị trải qua các giai đoạn phát triển như sau:

- Giai đoạn 1: Trước năm 1950

Từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ

19. Nền kinh tế thế giới bước sang giai đoạn phát triển mới, khối lượng công việc kế

toán trở nên nhiều hơn và phức tạp hơn. Trước tình hình đó, kế toán yêu cầu phải đơn

giản hóa thông tin và cung cấp thông tin để có thể kiểm soát được chi phí và định giá

bán sản phẩm. Lúc này, thuật ngữ “Kế toán chi phí” xuất hiện định nghĩa quy trình tình

toán chi phí, xác định giá thành, kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Và

những người chủ đã biết sử dụng những thông tin kinh tế trong quá khứ để lập dự toán

10

Page 11: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

cho kỳ sau. Giai đoạn này, Kế toán quản trị xuất hiện nhưng tiềm ẩn dưới dạng kế toán

chi phí như là một công việc cần thiết để đảm bảo được mục tiêu của doanh nghiệp.

- Giai đoạn 2: Từ năm 1956 đến 1980

Quyển sách Kế toán quản trị đầu tiên đã được Robert Anthony xuất bản vào năm

1956, nhờ có quyển sách này mà nhiều công cụ kế toán quản trị được ra đời sau đó.

Quyển sách giới thiệu kế toán quản trị là gì, làm thế nào có thể hệ thống và phân tích

vấn đề mới để ra quyết định, giới thiệu các công cụ kiểm soát chi phí thích hợp. Kế toán

quản trị quan tâm đến việc cung cấp thông tin cho hoạt động lập kế hoạch và kiểm soát

của nhà quản trị, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật như phân tích để ra quyết định và

kế toán trách nhiệm. Giai đoạn này, kế toán quản trị mang ý nghĩa hỗ trợ từ phía một

nhà quản trị gián tiếp đối với nhà quản trị trực tiếp thông qua việc cung cấp thông tin

cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định.

- Giai đoạn 3: Từ năm 1980 đến cuối năm 1985

Kế toán quản trị đã trở thành một bộ phận quan trọng trong quá trình quản lý. Kế

toán quản trị không còn tham gia gián tiếp vào quản lý mà trở thành một bộ phận cấu

thành quá trình quản lý để tất cả các nhà quản lý có thể trực tiếp tiếp cận thông tin. Lúc

này, kế toán quản trị được yêu cầu phải đáp ứng các công việc dự báo, tổ chức điều

hành, kiểm soát và ra quyết định. Chính nhu cầu thông tin này đã hình thành nên ngành

kế toán quản trị riêng biệt. Kế toán quản trị mở rộng hướng nghiên cứu sang: lĩnh vực

phi tài chính, tìm hiểu nhiều hơn về những vấn đề đương thời và nhu cầu thông tin của

nhà quản trị để xây dựng mô hình kế toán quản trị phù hợp hơn, các hướng dẫn thực

hành đổi mới hơn. Kế toán quản trị quan tâm đến việc làm giảm hao phí nguồn lực sử

dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua việc sử dụng các kỹ

thuật phân tích quá trình và chuyển từ kế toán chi phí sang quản trị chi phí.

- Giai đoạn 4: Từ năm 1995 đến nay:

Kế toán quản trị quan tâm đến việc tạo ra giá trị bằng cách sử dụng hiệu quả nguồn

lực thông qua việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá các yếu tố tạo nên giá trị cho khách

hàng, cổ đông, và sự đổi mới tổ chức.

Như vậy, kế toán quản trị đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, mỗi giai

đoạn đó đều có những đặc điểm, phương pháp và các công cụ kỹ thuật khác nhau

11

Page 12: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

nhưng vai trò của kế toán quản trị được thể hiện rất rõ là giúp các nhà quản trị trong

doanh nghiệp hoạch định, ra quyết định để có thể đạt được các mục tiêu chung.

Ngày nay, khi môi trường kinh doanh có nhiều biến động, cùng với sự tiến bộ của

khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, mặt khác khi các doanh nghiệp ngày càng

tham gia sâu và rộng với môi trường kinh doanh quốc tế điều này đòi hỏi kế toán quản

trị cũng phải có những bước thay đổi cho phù hợp với môi trường kinh doanh như hiện

nay.

1.2. Thông tin của kế toán quản trị

1.2.1. Mục đích và yêu cầu của thông tin kế toán quản trị

Thông tin của kế toán quản trị là những nguồn thông tin ban đầu cho quá trình ra

quyết định và kiểm tra trong một tổ chức, vì vậy thông tin của kế toán quản trị phải

được thiết kế nhằm thỏa mãn các nhu cầu của người sử dụng thông tin. Để thông tin có

chất lượng hữu ích đối với người sử dụng và đáp ứng với việc ra quyết định quản lý tốt

hơn thì thông tin phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tính chính xác: Để có thông tin chính xác theo nghĩa tuyệt đối là một điều không

thể có, tuy nhiên yêu cầu này đòi hỏi khi đưa ra thông tin phải trình bày một cách trung

thực, hợp lý về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để cho

người sử dụng thông tin có thể đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn.

- Kịp thời: Thông tin phải được cung cấp đúng lúc, đúng thời điểm khi có yêu cầu

của nhà quản trị và nó sẽ không có giá trị nếu thông tin được cung cấp sau khi ra quyết

định. Thông tin có kịp thời thì nhà quản trị mới nắm bắt được tình hình và để đưa ra

quyết định quản lý kịp thời, mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

- Đầy đủ: Người sử dụng thông tin cần phải có đầy đủ thông tin cần thiết để thực

hiện tốt công việc được giao.

- Thích hợp: Thông tin phải đáp ứng theo yêu cầu của nhà quản trị, giúp nhà quản

trị có thể đánh giá các sự kiện đã, đang, và sẽ xảy ra trong tương lai.

- Rõ ràng: Thông tin được trình bày dễ hiểu để người sử dụng có thể đọc được

thông tin và sử dụng chúng. Nếu thông tin không rõ ràng dễ làm cho người sử dụng

hiểu lầm và đưa ra quyết định sai lầm.

- Đáng tin cậy: Vì thông tin không mang tính đáng tin cậy sẽ làm nhà quản trị đưa

ra các quyết định kinh doanh sai lầm làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức.

12

Page 13: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

- Lợi ích của chi phí: Để có thông tin hữu ích thì phải bỏ ra những khoản chi phí

nhất định. Tuy nhiên khoản chi phí bỏ ra này phải thấp hơn giá trị lợi ích của thông tin

mang lại.

- Tính bảo mật: Là một tính chất quan trọng của thông tin kế toán quản trị vì nó

ảnh hưởng trực tiếp tiềm năng kinh tế, đến sự cạnh tranh, tính độc lập của doanh

nghiệp.

- Gửi đúng đối tượng: Thông tin được gửi cho người cần thông tin thì nó mới mang

tính hữu ích.

1.2.2. Các nguồn thông tin

Thông tin của kế toán quản trị được thu thập từ hai nguồn là bên trong và bên ngoài

doanh nghiệp.

1.2.2.1. Thông tin bên trong doanh nghiệp (nội bộ)

Thông tin nội bộ được thu thập trên cơ sở các chứng từ, sổ sách liên quan ngay

trong nội bộ doanh nghiệp như:

- Sổ sách kế toán tài chính: Là nguồn thông tin chủ yếu nhất của kế toán quản trị vì

nó cung cấp thông tin về các hoạt động kinh doanh và các giao dịch của một tổ chức

một cách đầy đủ.

- Sổ theo dõi nhân sự: Giúp dự toán được các khoản chi phí liên quan đến tiền

lương, các khoản trích nộp và còn dự đoán được nhu cầu tuyển dụng cũng như các chi

phí khác liên quan đến tuyển dụng.

- Sổ theo dõi sản xuất: Sổ này theo dõi về công suất máy, mức tiêu hao nhiên liệu,

nguyên liệu, sản phẩm dở dang,… sẽ giúp cho việc dự toán được chi phí sản xuất, bố trí

được thời gian lao động hợp lý, nhu cầu bảo trì, …

- Sổ theo dõi chi tiết thời gian: Thường dùng cho các doanh nghiệp dịch vụ như

dịch vụ kế toán để giúp các nhà quản trị đánh giá tính hiệu quả của hoạt động kinh

doanh theo thời gian.

1.2.2.2. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp

Nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp được thu thập thông qua các tài liệu kế

toán như hóa đơn, xác nhận công nợ…của khách hàng và nhà cung cấp. Các tài liệu này

có thể được thu thập qua hai nguồn là nguồn sơ cấp (ban đầu) và nguồn thứ cấp.

- Nguồn sơ cấp (ban đầu) của thông tin: Là gốc phát sinh thông tin, thường được

13

Page 14: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

thực hiện bằng nhiều hình thức như quan sát sự kiện, phỏng vấn trực tiếp…

- Nguồn thứ cấp của thông tin: Là nguồn cung cấp thông tin đã qua xử lý, chẳng

hạn như thông tin lấy từ các sách báo, báo cáo, hay các bài viết, …

1.2.3. Các loại thông tin kế toán quản trị

1.2.3.1. Thông tin chiến lược

Thông tin chiến lược là thông tin dành cho nhà quản trị cấp cao. Thông tin này hỗ

trợ cho nhà quản trị cấp cao xác định các mục tiêu của tổ chức và đánh giá mức độ thực

hiện các mục tiêu này. Thông tin chiến lược có thể là khả năng sinh lời của tổ chức, nhu

cầu về vốn, thiết bị… và thường có đặc điểm sau:

- Thông tin thích hợp cho quyết định dài hạn.

- Thông tin có tính tổng hợp cao, liên quan đến toàn doanh nghiệp.

- Thông tin tổng hợp từ các nguồn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

- Thông tin được kết hợp cả yếu tố định lượng và yếu tố định tính.

- Tính chất thông tin có thể là không đảm bảo sự chắc chắn hoàn toàn.

1.2.3.2. Thông tin chiến thuật

Thông tin chiến thuật dành cho nhà quản trị cấp trung gian, giúp cho nhà quản trị

cấp trung gian quyết định về việc sử dụng và giám sát các nguồn lực của tổ chức.

Thông tin chiến thuật có thể là các báo cáo phân tích biến động, dự báo chi phí... và

thường có đặc điểm sau:

- Thích hợp cho quyết định trung và ngắn hạn.

- Được tổng hợp ở mức độ thấp hơn.

- Chủ yếu thông tin tổng hợp từ các nguồn bên trong tổ chức.

- Được kết hợp cả yếu tố định lượng và yếu tố định tính.

- Tính chất thông tin thường mô tả hay phân tích các hoạt động của bộ phận.

- Thông tin được soạn thảo định kỳ và theo yêu cầu của nhà quản trị.

1.2.3.3. Thông tin tác nghiệp

Thông tin tác nghiệp dành cho nhà quản trị cấp cơ sở, giúp họ điều hành thực thi

nhiệm vụ được giao ở phân xưởng hay phòng ban… Thông tin tác nghiệp có thể bao

gồm như mức lương ngày, số lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất… và thường có

đặc điểm sau:

14

Page 15: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

- Thông tin gắn liền với từng công việc, từng kỳ hiện hành.

- Thông tin được thu thập từ thông tin nội bộ.

- Thông tin chủ yếu mang yếu tố định lượng.

- Tính chất thông tin thường mô tả hay phân tích rất chi tiết từng khâu công việc.

- Thông tin được soạn thảo thường xuyên có thể là báo cáo tuần hay báo cáo ngày.

1.3. Vai trò của kế toán quản trị với chức năng của nhà quản trị

Để thực hiện được những mục tiêu của doanh nghiệp, các nhà quản trị cần phải xác

định rõ chức năng nhiệm vụ của mình. Chức năng cơ bản của các nhà quản trị trong

một doanh nghiệp bao gồm bốn chức năng sau:

- Lập kế hoạch;

- Tổ chức thực hiện;

- Kiểm tra, đánh giá;

- Ra quyết định.

1.3.1. Lập kế hoạch

Kế hoạch là bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp trong tương lai hoặc tổng thể các

chỉ tiêu kinh tế được xây dựng và đưa ra thông báo các công việc cần thực hiện, những

nguồn lực cần huy động và các biện pháp để giúp doanh nghiệp có thể đạt được các

mục tiêu kỳ vọng. Kế hoạch có thể tồn tại dưới hình thức kế hoạch ngắn hạn, trung hạn

hoặc dài hạn và cũng có thể xây dựng theo một mức độ nhất định hoặc xây dựng linh

hoạt theo các mức độ hoạt động khác nhau. Để xây dựng kế hoạch, các nhà quản trị

thường phải dự đoán, phán đoán kết quả của các chỉ tiêu kinh tế sẽ xảy ra dựa trên

những cơ sở khoa học sẵn có. Trong quá trình xây dựng, nhà quản trị thường phải liên

hệ các chỉ tiêu kinh tế với nhau để thấy rõ sự tác động về nguyên nhân và kết quả sẽ

xảy ra trong tương lai.

Như vậy, kế hoạch là phương hướng chỉ đạo để hoạt động kinh doanh trong doanh

nghiệp được diễn ra một cách bình thường, đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá các

kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.2. Tổ chức thực hiện.

Tổ chức thực hiện là một chức năng cơ bản của các nhà quản trị nhằm truyền đạt

các chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng cho các bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời tổ

15

Page 16: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

chức thực hiện tại các bộ phận theo như kế hoạch đã phê duyệt. Tổ chức thực hiện còn

là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất và vai trò của các nhà

quản trị để thực hiện theo như kế hoạch đã đề ra nhằm đạt được mục tiêu dự định. Do

vậy, tổ chức thực hiện sẽ đòi hỏi các nhà quản trị phải liên kết các bộ phận với nhau, sử

dụng nguồn lao động hợp lý nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất để

đạt được mục tiêu đã dự định. Mặt khác, các nhà quản trị còn phải sử dụng tổng hợp

các thông tin của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp, các thông tin bên trong và bên

ngoài, thông tin định lượng và thông tin định tính để từ đó phán đoán và thực hiện tốt

các quá trình kinh doanh theo các kế hoạch, dự toán đã lập.

1.3.3. Kiểm tra và đánh giá

Kiểm tra và đánh giá là quá trình so sánh để thấy được sự khác nhau giữa thực hiện

với kế hoạch đã lập để tìm nguyên nhân ảnh hưởng và có thể điều chỉnh quá trình thực

hiện của từng cá nhân, từng bộ phận trong doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh nghiệp

đạt được các mục tiêu tối ưu. Thông thường việc kiểm tra đánh giá của kế toán quản trị

thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.

Quá trình kiểm tra, đánh giá thường căn cứ vào các chỉ tiêu của các kết quả đã thực

hiện do kế toán quản trị cung cấp, các nhà quản trị đối chiếu với kế hoạch đã xây dựng

để kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp xem đạt được ở

mức độ nào so với kế hoạch đề ra, từ đó phân tích và thu nhận các thông tin phục vụ

cho quá trình kinh doanh tiếp theo.

1.3.4. Ra quyết định

Ra quyết định là công việc thường xuyên của các nhà quản trị, các quyết định này

ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Việc ra quyết định thường

dựa trên cơ sở tổng hợp của nhiều nguồn thông tin khác nhau trong đó thông tin kế toán

quản trị có tính chất quyết định và có độ tin cậy cao.

Để giúp các nhà quản trị thực hiện được các chức năng quản lý thì kế toán quản trị

dựa vào nguồn thông tin đã thu thập được, thực hiện những phương pháp phân tích

thích hợp, chọn lọc thông tin cần thiết rồi tổng hợp trình bày theo trình tự nhất định,

đồng thời kế toán quản trị vận dụng kỹ thuật phân tích các tình huống khác nhau để làm

cơ sở cho các nhà quản trị lựa chọn quyết định phương án tối ưu đối với từng hoạt động

cụ thể của quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp.

16

Page 17: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

Như vậy có thể nói thông tin của kế toán quản trị có mối quan hệ mật thiết với chức

năng quản lý của nhà quản trị bởi vì tương ứng với từng khâu công việc của nhà quản

trị đều cần có thông tin kế toán quản trị phù hợp, cụ thể:

- Mỗi doanh nghiệp, sau khi đã xác định được mục tiêu chung, chúng sẽ được

chính thức hóa thành các chỉ tiêu kinh tế và trở thành căn cứ để lập kế hoạch chính

thức.

- Trên cơ sở kế hoạch chính thức, kế toán quản trị sẽ tiến hành soạn thảo và triển

khai các bản dự toán chung và các bản dự toán chi tiết để làm căn cứ tổ chức thực hiện,

theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện, kế toán quản trị thu thập kết quả thực hiện,

soạn thảo thành các báo cáo thực hiện cung cấp cho các nhà quản trị để họ kịp thời

đánh giá, phát hiện và khắc phục các yếu kém hoặc phát huy các ưu điểm thông qua các

quyết định quản lý.

Ta có thể khái quát mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị với chức năng quản

lý ở doanh nghiệp như sau:

SƠ ĐỒ 1.1: MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

VỚI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ

Qua sơ đồ trên ta thấy hoạt động quản trị doanh nghiệp là một quá trình liên tục từ

17

(5)

(6)

(5)

(4)(3)

(2)

(1)

Các chức năng quản lý Thông tin kế toán quản trị

Xác định mục tiêu Chính thức hóa thành các chỉ tiêu kinh tế

Lập kế hoạch Triển khai bản dự toán chung và các bản dự toán chi tiết

Tổ chức thực hiện Thu thập kết quả thực hiện

Kiểm tra đánh giá Soạn thảo báo cáo thực hiện

Ra quyết định

Page 18: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

khâu lập kế hoạch cho đến khâu ra quyết định, mỗi khâu đều có nền tảng từ thông tin kế

toán. Do vậy, một yêu cầu đặt ra cho công tác kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị đó là

phải đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chính xác cho nhà quản trị để họ có thể hoàn

thành tốt việc ra quyết định.

1.4. Nội dung và các phương pháp của kế toán quản trị

1.4.1. Nội dung của kế toán quản trị

Xuất phát từ những đặc thù về cung cấp thông tin cho các nhà quản trị mà kế toán

quản trị bao hàm rất nhiều nội dung, phản ánh một cách chi tiết, tỉ mỉ cho từng vấn đề

nhằm thực hiện vai trò là cơ sở để ra quyết định của nhà quản trị.

Nội dung chủ yếu, phổ biến của kế toán quản trị trong doanh nghiệp bao gồm:

- Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh: Mua sắm, sử dụng đối tượng lao

động – hàng tồn kho, tư liệu lao động – tài sản cố định, tuyển dụng và sử dụng lao động

– lao động và tiền lương…

- Kế toán quản trị chi phí và giá thành: Nhận diện, phân loại chi phí, giá thành, lập

dự toán chi phí sản xuất, tập hợp, tính toán, phân bổ chi phí, giá thành, lập báo cáo phân

tích chi phí theo bộ phận, theo các tình huống quyết định…

- Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh: Phân loại doanh thu, xác định

giá bán, lập dự toán doanh thu, tính toán, hạch toán chi tiết doanh thu, phân bổ chi phí

chung, xác định kết quả chi tiết, lập các báo cáo, phân tích kết quả chi tiết theo bộ phận,

theo các tình huống ra quyết định…

- Kế toán quản trị về các hoạt động đầu tư tài chính: Lựa chọn thông tin thích hợp

cho việc ra quyết định, lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh…

- Kế toán quản trị các khoản mục khác của doanh nghiệp:

+Kế toán quản trị tài sản cố định.

+Kế toán quản trị hàng tồn kho.

+Kế toán quản trị lao động và tiền lương.

+Kế toán quản trị các khoản nợ.

Ngoài những nội dung chủ yếu nêu trên, mỗi doanh nghiệp có thể thực hiện các nội

dung kế toán quản trị khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong tất

cả các nội dung trên thì nội dung về chi phí và phân tích chi phí được coi là trọng tâm

18

Page 19: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

của kế toán quản trị.

1.4.2. Các phương pháp đặc trưng của kế toán quản trị

Kế toán quản trị ngoài những phương pháp cơ bản như kế toán tài chính thì còn sử

dụng những phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ riêng để xử lý thông tin cung cấp cho yêu

cầu của hoạt động quản trị. Các kỹ thuật này gồm:

1.4.2.1. Nhận diện và phân loại chi phí

Để quản lý và kiểm soát tốt chi phí, các nhà quản trị phải nhận diện và phân loại chi

phí theo từng góc độ khác nhau nhằm thiết kế thông tin chi phí cho hữu ích, thích hợp

với từng yêu cầu của nhà quản trị. Vì chi phí là một trong những nhân tố có ảnh hưởng

trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

1.4.2.2. Phân tích thông tin

Kế toán quản trị sau khi tập hợp và phân loại thông tin sẽ phải thiết kế thông tin

thành dạng so sánh được nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị ra quyết

định tối ưu thông qua việc sử dụng các phương pháp phân tích như: Phương pháp so

sánh, phương pháp xác định các nhân tố ảnh hưởng, phương pháp hồi quy tuyến tính…

1.4.2.3. Thiết kế thông tin thành các báo cáo đặc thù

Tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp, kế toán quản trị xây dựng biểu mẫu, báo cáo

nhằm đáp ứng vai trò tư vấn quản lý của kế toán quản trị đối với hoạt động quản trị của

doanh nghiệp. Báo cáo của kế toán quản trị có thể bao gồm:

- Báo cáo thực hiện gồm:

+Báo cáo khối lượng hàng hóa mua vào, bán ra trong kỳ theo từng đối tượng.

+Báo cáo doanh thu, chi phí, lợi nhuận của từng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

+Báo cáo tình hình chấp hành định mức hàng tồn kho.

+Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động.

+Báo cáo dự toán ngân sách…

- Báo cáo phân tích gồm: Phân tích kết quả, phân tích phương án kinh doanh, phân

tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tài chính…

Như vậy, với cách trình bày thông tin dưới dạng các báo cáo như trên rất tiện dụng

cho việc tính và dự toán một số quá trình chưa xảy ra trên cơ sở những dữ kiện đã có

và mối quan hệ đã xác định. Vì vậy, phương pháp này được dùng làm cơ sở để tính toán

19

Page 20: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

và lập kế hoạch.

1.4.2.4. Trình bày thông tin dưới dạng đồ thị, dạng phương trình

Ngoài việc cung cấp thông tin dưới dạng các bảng biểu, các báo cáo, kế toán quản

trị còn sử dụng các mô hình, đồ thị để nội dung thông tin dễ nhận thấy hơn. Với cách

trình bày này sẽ giúp thấy rõ ràng nhất mối quan hệ và xu hướng biến động hay phát

triển của đối tượng đang nghiên cứu.

1.5. Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính

1.5.1. Những điểm giống nhau

Cùng phản ánh đối tượng kế toán trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để

phục vụ cho mục đích quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế của một tổ

chức nhưng trên các góc độ khác nhau.

Đều dựa trên cơ sở ghi chép của chứng từ ban đầu làm cơ sở tính toán các chỉ tiêu

kinh tế tài chính ở đơn vị.

Đều thể hiện trách nhiệm của người quản lý các cấp trong một tổ chức. Kế toán tài

chính chú trọng đến trách nhiệm điều hành chung đối với toàn bộ tổ chức, còn kế toán

quản trị chú trọng đến việc điều hành ở các bộ phận của tổ chức cho đến cấp thấp nhất

liên quan đến chi phí.

1.5.2. Những điểm khác nhau

Đối tượng sử dụng thông tin: Kế toán tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài

chính của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát cho các đối tượng bên trong và bên ngoài

doanh nghiệp, nhưng chủ yếu là bên ngoài doanh nghiệp như các cổ đông, các nhà đầu

tư, các cơ quan thuế, thống kê, các đối tác liên doanh, liên kết, các tổ chức tín dụng,

ngân hàng…; Còn kế toán quản trị cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh

nghiệp dưới dạng chi tiết, cụ thể hóa cho nhà quản trị bên trong doanh nghiệp.

Về đặc điểm thông tin: Thông tin của kế toán tài chính thường phản ánh các nghiệp

vụ, sự kiện xảy ra trong quá khứ thông qua hệ thống các phương pháp kế toán khoa học

nên mang tính chính xác cao. Còn thông tin của kế toán quản trị không chỉ dừng lại ở

việc phản ánh quá khứ mà còn sử dụng phương pháp phân tích, diễn giải các dữ kiện để

giúp nhà quản trị có thể lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu… do vậy thông tin

thường ưu tiên tính kịp thời hơn là tính chính xác, mang tính đa dạng, linh hoạt, dự

đoán tương lai.

20

Page 21: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

Về nguyên tắc tuân thủ: Kế toán tài chính phải tuân thủ theo luật kế toán, các chuẩn

mực, chế độ và các nguyên tắc kế toán nên thông tin mang tính pháp lệnh cao. Còn kế

toán quản trị không phải tuân theo mà do doanh nghiệp tự xây dựng trên cơ sở linh hoạt

nên thông tin không mang tính pháp lệnh.

Thước đo sử dụng: Kế toán tài chính sử dụng thước đo tài chính còn kế toán quản trị

ngoài sử dụng thước đo tài chính còn sử dụng cả thước đo phi tài chính như thông tin

về số lượng, chất lượng, lời góp ý, tình hình thị trường…. để cung cấp thông tin cho

quá trình điều hành hoạt động sản xuất và quản trị doanh nghiệp.

Nguồn dữ liệu: Thông tin của kế toán tài chính được tổng hợp từ hệ thống kế toán

căn bản của doanh nghiệp, được thể hiện trên các báo cáo tài chính. Còn thông tin của

kế toán quản trị được tổng hợp từ hệ thống kế toán căn bản nhưng có kết hợp với nhiều

nguồn dữ liệu khác như: Tỷ lệ phế phẩm trong sản xuất; số lượng vật liệu và lao động

trong sản xuất…

Về phạm vi báo cáo: Báo cáo của kế toán tài chính mang tính tổng hợp, tính thống

nhất về hình thức và nội dung, thể hiện phạm vi toàn doanh nghiệp. Báo cáo quản trị

thường gắn với các bộ phận quản lý trong doanh nghiệp.

Kỳ báo cáo: Kỳ báo cáo của kế toán tài chính mang tính đều đặn hàng năm; còn đối

với kế toán quản trị thì kỳ báo cáo không mang tính đều đặn mà tùy theo yêu cầu của

nhà quản trị có thể là ngày, tuần, tháng ….

Báo cáo kế toán: Kế toán tài chính cung cấp một hệ thống các báo cáo tài chính tổng

hợp: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền

tệ; Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Còn đối với kế toán quản trị là các báo cáo kế

toán quản trị, lập theo yêu cầu của nhà quản trị.

Tóm lại, có rất nhiều điểm khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

nhưng có một số đặc điểm khác nhau căn bản được thể hiện qua bảng so sánh sau:

BẢNG 1.1: SO SÁNH KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VỚI KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Tiêu thức so sánh Kế toán tài chính Kế toán quản trị

1. Đối tượng sử dụng

thông tin

Các đối tượng quan tâm bên

ngoài doanh nghiệp

Các nhà quản lý bên trong

doanh nghiệp

21

Page 22: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

2. Đặc điểm của

thông tin

Phản ánh quá khứ, đòi hỏi

tính chính xác cao.

Dự toán tương lai, đòi hỏi

kịp thời cao hơn chính xác,

có tính linh hoạt.

3. Nguyên tắc tuân

thủ

Phải tuân theo luật, chế độ,

chuẩn mực và các nguyên

tắc chung được thừa nhận.

Không phải tuân theo

nguyên tắc, mà theo chính

sách và nhu cầu kiểm soát

của nhà quản trị.

4. Thước đo sử dụng Thước đo tài chính Thước đo tài chính và phi

tài chính.

5. Nguồn dữ liệu Được tổng hợp từ hệ thống

kế toán căn bản của tổ chức,

hệ thống thu thập thông tin

tài chính

Tổng hợp từ hệ thống kế

toán căn bản của tổ chức, và

các nguồn thông tin khác.

6. Phạm vi báo cáo Toàn bộ doanh nghiệp Từng bộ phận, từng công

việc trong doanh nghiệp

7. Kỳ báo cáo Thực hiện định kỳ (Tháng,

quý, năm)

Thường xuyên, liên tục theo

yêu cầu quản lý

8. Loại báo cáo Báo cáo tài chính Báo cáo quản trị nội bộ

22

Page 23: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1

Kế toán quản trị là một môn khoa học nhằm thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin

tài chính và phi tài chính về hoạt động của một tổ chức, trên cơ sở đó giúp nhà quản trị

ra quyết định quản lý liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh

giá tình hình hoạt động của tổ chức để đạt được mục tiêu của mình.

Kế toán quản trị bằng các phương pháp kỹ thuật cơ bản giúp nhà quản trị định

hướng và kiểm soát hoạt động kinh doanh; Đánh giá các kết quả hoạt động của các nhà

quản trị tại các bộ phận trong tổ chức, đồng thời đánh giá vị trí cạnh tranh của tổ chức

đó.

Thông tin của kế toán quản trị là những thông tin mang tính linh hoạt, kịp thời và

hữu ích cho nhà quản trị bên trong doanh nghiệp. Thông tin của kế toán quản trị cần

đảm bảo các yêu cầu: Thích hợp, đầy đủ, rõ ràng, chính xác, đáng tin cậy, kịp thời, chi

phí để có thông tin phải thấp hơn giá trị của lợi ích mang lại.

Thông tin của kế toán quản trị có mối quan hệ với chức năng quản lý của nhà quản

trị trong doanh nghiệp.

Kế toán tài chính, kế toán quản trị đều là một bộ phận của kế toán nhưng khác nhau

ở nhiều điểm như đối tượng sử dụng thông tin, tính chất và đặc điểm thông tin, kỳ báo

cáo, hình thức báo cáo…

23

Page 24: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1. Hãy giải thích các chức năng cơ bản của nhà quản trị để giúp tổ chức có thể đạt

được mục tiêu đề ra?

2. Tại sao các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp cần có nhu cầu thông tin khác nhau

hơn là những người bên ngoài doanh nghiệp?

3. Hãy phân biệt kế toán tài chính với kế toán quản trị ?

4. Tại sao nói thông tin của kế toán quản trị gắn liền với chức năng quản lý?

5. Theo bạn, kế toán quản trị có đóng vai trò quan trọng trong một tổ chức phi lợi

nhuận không? Giải thích cho câu trả lời của bạn?

6. Cho biết một nhân viên kế toán quản trị có khả năng tự thiết kế ra một loại báo cáo

mà có thể đáp ứng được hết tất cả nhu cầu thông tin của mọi cấp độ quản trị trong

một doanh nghiệp hay không? Giải thích?

24

Page 25: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

Nhận định Đúng/Sai cho các câu hỏi dưới đây:

1 Báo cáo kế toán quản trị là báo cáo tài chính tổng hợp. S

2Chức năng của kế toán quản trị là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và ra quyết định S

3 Kế toán quản trị có sử dụng các phương pháp của kế toán tài chính. Đ

4 Kế toán quản trị gắn liền với trách nhiệm quản lý của từng bộ phận. Đ

5 Kế toán quản trị và kế toán tài chính có mối quan hệ với nhau. Đ

6Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán. S

7 Kỳ báo cáo kế toán quản trị thường được lập theo tháng, quý, năm. S

8 Lập kế hoạch là một chức năng của nhà quản trị. S

9Mẫu biểu báo cáo của kế toán quản trị thường mang tính chất thống nhấtvề hình thức và nội dung. S

10Phương pháp nhận diện và phân loại chi phí là một trong những phươngpháp đặc trưng của kế toán quản trị. Đ

11 Thông tin chiến lược là thông tin dành cho nhà quản trị cấp trung gian. S

12Thông tin của kế toán quản trị có mối quan hệ mật thiết với chức năng quản lý của nhà quản trị. Đ

13Thông tin của kế toán quản trị là cần thiết đối với hoạt động của một tổ chức. Đ

14 Thông tin của kế toán quản trị là thông tin tài chính và phi tài chính. Đ

15Thông tin của kế toán quản trị thường ưu tiên tính kịp thời hơn là chính xác và đầy đủ. Đ

16 Tính bảo mật là một tính chất không cần thiết trong kế toán quản trị. S

17Thông tin của kế toán quản trị được cung cấp cho Nhà nước, các chủ đầu tư và người quản lý trong doanh nghiệp. S

18Bốn chức năng cơ bản của nhà quản trị trong doanh nghiệp là: Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Kiểm tra đánh giá; Ra quyết định. Đ

19Kế toán quản trị là một quá trình thu thập và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. S

20Thông tin của kế toán quản trị được thu thập từ hai nguồn là bên trong và bên doanh nghiệp. Đ

25

Page 26: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

CHƯƠNG 2: CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ

Mục tiêu:Sau khi nghiên cứu chương này, người học có thể:

Hiểu rõ bản chất kinh tế của chi phí và sự cần thiết của chi phí trong kế toán

quản trị.

Nhận diện được các loại chi phí, ứng dụng việc phân loại chi phí trong công tác

quản lý của doanh nghiệp.

Phân tích chi phí hỗn hợp thành định phí và biến phí, ứng dụng việc phân tích

chi phí hỗn hợp để xây dựng chi phí cho doanh nghiệp với các mức hoạt động

khác nhau.

Thể hiện được các chi phí trên các báo cáo kết quả kinh doanh của doanh

nghiệp nhằm phục vụ tốt hơn cho việc quản trị chi phí ở doanh nghiệp.

44517.1. Khái niệm về chi phí

1.1.1. Khái niệm về chi phí (Cost Concept)

Chi phí là tổng hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết

khác mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh được biểu hiện bằng

tiền và tính cho một thời kỳ nhất định.

Hay nói cách khác, chi phí là những khoản tiêu hao các nguồn lực trong hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu xác định.

Nguồn lực sử dụng trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại,

dịch vụ,… thường gồm: Tài sản ngắn hạn, dài hạn, yếu tố con người, trí tuệ ….

Như vậy có thể hiểu bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả khác

dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng… hoặc dạng phi vật chất như kiến

thức, chất lượng dịch vụ được phục vụ,…

1.1.2. Đặc điểm của chi phí (Characteristics Cost)

Chi phí là thước đo để đo lường mức tiêu hao của các nguồn lực, được biểu hiện

bằng tiền, và được tính cho một kỳ nhất định;

26

Page 27: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

Chi phí có quan hệ đến từng mục đích cụ thể;

Chi phí là một chỉ tiêu để xác định lợi nhuận của doanh nghiệp do vậy chi phí luôn

là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp. Để có thể quản lý và kiểm

soát được chi phí cần phải nhận diện chi phí và hiểu cách phân loại chi phí. Tuy nhiên

việc phân loại chi phí trong kế toán quản trị có khác với so với kế toán tài chính.

- Trong kế toán tài chính: Chi phí được phán ánh là những khoản chi phí thực tế

gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định hoặc

một mục đích kinh doanh cụ thể. Nó được lượng hóa bằng một lượng tiền chi ra, một sự

giảm sút về tài sản, một khoản nợ… Những khoản chi phí này thực tế đã phát sinh và

được minh chứng bằng những chứng từ cụ thể.

- Trong kế toán quản trị: Chi phí không chỉ là những chi phí thực tế phát sinh

trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn có cả các chi phí dự toán, ước tính nhằm

cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra

đánh giá và ra quyết định quản lý, vì vậy trong kế toán quản trị, khi nhận thức chi phí

cần chú ý đến sự lựa chọn, so sánh theo mục đích sử dụng, ra quyết định kinh doanh

hơn là chú trọng vào chứng cứ.

1.1.3. Ý nghĩa của chi phí đối với nhà quản trị

Trong bất kỳ một nền kinh tế nào, chi phí luôn là mối quan tâm hàng đầu của các

doanh nghiệp vì chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Chi phí được xem là một

trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh. Do vậy để tồn

tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, các nhà quản lý cần phải làm sao để quản

trị chi phí một cách có hiệu quả nhất.

Việc nhận diện và hiểu các cách phân loại chi phí là điều rất quan trọng nhằm ghi

nhận, đo lường chính xác về các khoản chi phí, qua đó sẽ giúp cho các nhà quản trị

trong doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá và ra quyết định điều hành trực tiếp hoạt

động sản xuất kinh doanh với mục đích tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghệp.

1.2. Phân loại chi phí (Classifying Costs)

Việc phân loại chi phí của doanh nghiệp là nhằm mục đích phục vụ cho quản trị

hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó tuỳ thuộc vào mục đích, yêu

cầu quản trị của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh để lựa chọn tiêu thức

phân loại chi phí cho phù hợp.

27

Page 28: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

1.2.1. Phân loại chi phí theo yếu tố

Căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí để sắp xếp những chi phí có cùng

nội dung, cùng tính chất vào trong một yếu tố chi phí sản xuất, không phân biệt chi phí

đó có mục đích, công dụng kinh tế như thế nào.

Việc phân loại theo yếu tố là cơ sở để xây dựng các dự toán chi phí sản xuất, xác

định nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch về lao động, vật tư, tài

sản… trong doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn là cơ sở để phân tích tình hình thực hiện dự

toán chi phí sản xuất, cung cấp số liệu để lập thuyết minh báo cáo tài chính (phần chi

phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố).

Theo cách phân loại này, chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp được chia thành 5 yếu tố chi phí sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua và

các chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Yếu tố này gồm các chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực,

vật tư thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản…

- Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao

động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm

thất nghiệp theo tiền lương của người lao động trong quá trình sản xuất và quản lý sản

xuất ở các phân xưởng, đội sản xuất.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định và phân bổ công cụ, dụng cụ: Yếu tố này bao

gồm khấu hao của tất cả các tài sản cố định và phân bổ công cụ, dụng cụ dùng vào hoạt

động sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài

phục vụ cho các hoạt động sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp.

- Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình

sản xuất kinh doanh ngoài yếu tố chi phí nói trên. Việc nhận biết tốt yếu tố chi phí này

giúp nhà quản trị hoạch định được lượng tiền mặt chi tiêu, hạn chế tồn đọng tiền mặt…

1.2.2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Đây là cách phân loại cơ bản nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị để đáp ứng

những yêu cầu quản lý sau:

- Kiểm soát tình hình thực hiện chi phí theo định mức.

28

Page 29: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

- Tính giá thành sản phẩm.

- Xây dựng định mức chi phí và xác định giá thành định mức

Theo cách phân loại này chi phí gồm 2 loại là: Chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản

xuất.

1.2.2.1. Chi phí sản xuất (Manufacturing Costs)

Là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết

khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất, trong một thời kỳ nhất định

được biểu hiện bằng tiền.

Hay nói cách khác, chi phí sản xuất là những khoản chi phí phát sinh trong phạm vi

phân xưởng sản xuất, được biểu hiện bằng toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc chế

tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp trong một thời kỳ nhất định.

Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm ba loại: Chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ngoài ba loại chi phí như doanh nghiệp

sản xuất còn có thêm chi phí sử dụng máy thi công.

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Direct Material Costs)

Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, thiết bị xây dựng

cơ bản… sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như bông để sản xuất

ra sợi; vải để tạo ra các sản phẩm may mặc, hay gỗ trong sản xuất sản phẩm đồ gỗ như

tủ, giường…

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được định mức theo từng loại sản phẩm,

dịch vụ và được tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm đó.

- Chi phí nhân công trực tiếp (Direct Labour Costs)

Là toàn bộ các chi phí bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo

lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ.

Chi phí nhân công trực tiếp được dựa trên định mức hao phí lao động cho từng loại

sản phẩm, dịch vụ, do vậy chi phí này dễ nhận diện, định lượng chính xác, kịp thời khi

phát sinh.

- Chi phí sản xuất chung (Manufactoring Overhead)

Là những chi phí quản lý và phục vụ sản xuất phát sinh gắn liền với phân xưởng,

29

Page 30: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

đội sản xuất của doanh nghiệp, chi phí sản xuất chung không bao gồm chi phí nguyên

vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp mà thường gồm: những chi phí lao

động gián tiếp (lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân

xưởng); chi phí nguyên vật liệu gián tiếp; chi phí công cụ dụng cụ trong phân xưởng;

chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định; chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ

sản xuất tại phân xưởng sản xuất…

Chi phí sản xuất chung không thể nhận diện cụ thể và tách biệt cho từng sản phẩm

trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm nên khi tính toán phải

phân bổ theo những tiêu thức phù hợp.

Ngoài cách phân loại như trên, dưới góc độ của kế toán quản trị thì chi phí sản xuất

còn được hiểu như sau:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thường được gọi là

chi phí cơ bản hoặc chi phí ban đầu (Prime Costs): vì chi phí này chủ yếu gắn liền với

sản phẩm, là cơ sở để tính toán chi phí với giá bán cho những đơn đặt hàng ngoài kế

hoạch, khi lượng tiêu thụ kế hoạch đã vượt qua điểm hoà vốn.

Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thường được gọi là chi phí

chuyển đổi hoặc chi phí chế biến (Conversion Costs): vì chúng là những chi phí cần

thiết để chuyển đổi nguyên vật liệu thành thành phẩm, là cơ sở để tính toán lượng chi

phí cần thiết chế biến một lượng nguyên vật liệu sẵn có thành thành phẩm.

1.2.2.2. Chi phí ngoài sản xuất (Nonmanufacturing Costs)

Là chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất, không làm tăng giá trị sản phẩm sản

xuất nhưng cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất, kinh doanh, gồm: Chi phí bán

hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí bán hàng (Selling Costs)

Chi phí bán hàng còn gọi là chi phí lưu thông, là những chi phí đảm bảo cho việc

thực hiện chiến lược và chính sách bán hàng của doanh nghiệp.

Chi phí bán hàng bao gồm chi phí tiền lương và khoản trích theo lương của nhân

viên bán hàng, chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong việc bán hàng, chi phí

vận chuyển hàng hóa tiêu thụ; chi phí về công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao thiết bị và

tài sản cố định dùng trong bán hàng; chi phí dịch vụ thuê ngoài, chi phí tiếp thị, quảng

cáo, chi phí khác bằng tiền liên quan đến hoạt động bán hàng…và những chi phí liên

30

Page 31: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

quan đến khâu dự trữ thành phẩm.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp (Administrative Costs)

Là tất cả những khoản chi phí liên quan đến quá trình tổ chức quản lý, điều hành ở

phạm vi toàn doanh nghiệp như tiền lương, khấu hao, chi phí bằng tiền…

SƠ ĐỒ 2.1: PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG

Ví dụ 2.1: Có tài liệu tại công ty sản xuất Minh An trong tháng 12 năm N như sau:

(ĐVT: ngàn đồng)

Nội dung Số tiền

1. Nguyên vật liệu chính dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm 150.000

2. Nguyên vật liệu phụ xuất kho trong kỳ:

- Dùng sản xuất sản phẩm 30.000

- Dùng phục vụ quản lý sản xuất 4.000

- Dùng làm bao bì sản phẩm 2.000

- Dùng cho văn phòng quản lý 1.000

3. Nhiên liệu xuất kho trong kỳ:

- Dùng chạy máy móc thiết bị 5.000

- Dùng cho phương tiện vận chuyển hàng hóa tiêu thụ 2.000

4. Phụ tùng thay thế xuất kho trong kỳ:

- Dùng sửa chữa máy móc trong sản xuất 1.000

- Dùng sửa chữa thiết bị ở văn phòng công ty 620

31

Chi phí

Chi phí ngoài sản xuất

Chi phí sản xuất

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân

công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh

nghiệp

Chi phí chuyển đổi

Chi phí ban đầu

Page 32: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

5. Tổng tiền lương phải trả trong kỳ:

- Bộ phận trực tiếp sản xuất 60.000

- Bộ phận bảo trì máy móc 10.000

- Bộ phận bán hàng 8.000

- Bộ phận quản lý doanh nghiệp 7.000

6. Công cụ xuất kho trong kỳ:

- Dùng sản xuất sản phẩm 2.400

- Dùng chứa đựng hàng hóa 1.630

- Dùng ở văn phòng công ty 1.400

7. Khấu hao tài sản cố định trong kỳ:

- Máy móc thiết bị sản xuất 44.000

- Phương tiện vận chuyển hàng hóa 32.000

- Thiết bị văn phòng công ty 20.000

8. Dịch vụ mua ngoài:

- Điện, nước phục vụ sản xuất 8.000

- Điện, nước phục vụ bán hàng 5.000

- Điện, nước phục vụ bộ phận quản lý 2.800

9. Các chi phí khác bằng tiền:

- Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm 5.500

- Chi tiền mặt để tiếp khách 6.000

- Chi tiền mặt để quảng cáo 12.250

Yêu cầu: Lập báo cáo chi phí theo chức năng hoạt động (biết rằng các khoản trích

nộp theo lương tính vào chi phí là 24%).

Giải:

BÁO CÁO CHI PHÍ THEO CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG

Tháng 12 năm N

Yếu tố chi phí Số tiền (ngàn đồng)Tỷ

trọng(%)

1. Chí phí sản xuất 331.200 74,93

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 180.000 40,72

- Chi phí nhân công trực tiếp * 74.400 16,83

- Chi phí sản xuất chung 76.800. 17,38

2. Chí phí ngoài sản xuất 110.800 25,07

32

Page 33: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

- Chi phí bán hàng 64.800 14,66

- Chi phí quản lý doanh nghiệp 46.000 10,41

Cộng 442.000 100

1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với Báo cáo tài

chính

Theo cách phân loại này chi phí được phân thành chi phí thời kỳ và chi phí sản

phẩm. Việc phân loại chi phí theo cách này sẽ thể hiện rõ ảnh hưởng của chi phí đến

báo cáo tài chính.

1.2.3.1. Chi phí thời kỳ (Period Costs)

Chi phí thời kỳ là tất cả những chi phí phát sinh trong một kỳ kinh doanh, không tạo

nên hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của kỳ mà chúng phát

sinh. Chi phí thời kỳ thường gặp trong các doanh nghiệp là chi phí bán hàng và chi phí

quản lý doanh nghiệp.

1.2.3.2. Chi phí sản phẩm (Product Costs)

Là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua

hàng hóa để bán.

Đối với hoạt động sản xuất, chi phí sản phẩm gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,

chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, chi phí sản phẩm là giá mua và chi phí

mua hàng hóa trong kỳ.

Nếu sản phẩm, hàng hóa chưa được bán ra thì chi phí sản phẩm sẽ nằm trong giá

thành hàng tồn kho và được thể hiện trên Bảng cân đối kế toán. Nếu sản phẩm, hàng

hóa được bán ra thì chi phí sản phẩm trên Bảng cân đối kế toán sẽ trở thành chi phí

“Giá vốn hàng bán” được thể hiện trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Chi phí sản phẩm phát sinh trong một kỳ và ảnh hưởng đến nhiều kỳ sản xuất kinh

doanh, kỳ tính kết quả hoạt động kinh doanh, vì vậy, chi phí sản phẩm thường gắn liền

với những rủi ro tiềm tàng từ sự biến động của thị trường.

SƠ ĐỒ 2.2: PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO MỐI QUAN HỆ VỚI BÁO CÁO

33

Page 34: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.2.3.3. Mối quan hệ với báo cáo tài chính

a. Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đối với doanh nghiệp sản xuất: Giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh

được tạo thành từ các chi phí sản xuất kết tinh vào sản phẩm hoàn thành nhập kho. Tại

thời điểm sản phẩm được tiêu thụ, các chi phí sản phẩm này được ghi nhận là giá vốn

hàng bán, là một chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp thương mại: Giá vốn hàng bán là chi phí mua hàng hóa (giá

mua và chi phí mua). Hàng hóa mua vào được ghi nhận là hàng tồn kho (chi phí sản

phẩm). Khi hàng hóa được tiêu thụ, chi phí này được ghi nhận là giá vốn hàng bán trên

báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ: Vì sản phẩm dịch vụ là những

sản phẩm vô hình ví dụ như dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ tư vấn…do vậy phần

lớn các chi phí của doanh nghiệp thường là chi phí thời kỳ và được ghi nhận là các chi

phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

b. Trên bảng cân đối kế toán

34

SX hoàn thànhSX hoàn thành

SP TIÊU

THỤ

Quá trình SX

CHI PHÍ SẢN

PHẨM

CHI PHÍNVL TT

CHI PHÍNC TT

CHI PHÍ SXC

DOANH THUCHI PHÍ SẢN

PHẨM DỞ

DANG

THÀNH PHẨM GIÁ VỐN

HÀNG BÁN

=LÃI GỘP

CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝDOANH NGHIỆP

LỢI NHUẬN HĐ CHÍNH

=

Kho, hoặcgửi bán

CHI PHÍTHỜI KỲ

SP chưa Tiêu thụ

Báo cáo kết quả kinh doanhBảng Cân đối kế toán

Page 35: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

Đối với doanh nghiệp sản xuất: Hàng tồn kho thường bao gồm nguyên vật liệu, sản

phẩm dở dang và thành phẩm. Được gọi chung là chi phí tồn kho, được ghi nhận trên

bảng cân đối kế toán khi kết thúc kỳ kế toán.

Đối với doanh nghiệp thương mại: Hàng tồn kho chủ yếu là hàng hóa mua vào lưu

kho để bán. Hàng hóa tồn kho là chi phí sản phẩm, được ghi nhận là tài sản trên bảng

cân đối kế toán khi hàng hóa chưa được tiêu thụ.

Đối với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ: ví dụ như công ty dịch vụ truyền

thông, hãng hàng không, dịch vụ khách sạn… Các loại sản phẩm dịch vụ của các công

ty như vậy thường là những sản phẩm “vô hình” được cung cấp cho khách hàng ngay

khi nó được sản xuất do vậy không có chi phí tồn kho thành phẩm vào cuối kỳ kế toán.

Nói chung các chi phí của sản phẩm dịch vụ này thường được coi là chi phí hoạt động.

Các chi phí hoạt động được hạch toán giống như chi phí thời kỳ ngay trong kỳ mà nó

phát sinh.

Ví dụ 2.2: Sử dụng số liệu của ví dụ 2.1 tại công ty sản xuất Minh An, cho biết thêm

chi phí sản xuất dở dang đầu tháng 12/N là 15.000.000đ, chi phí sản xuất dở dang cuối

tháng 12/N là 26.000.000đ.

Yêu cầu: Hãy lập báo cáo chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính

Giải:BÁO CÁO CHI PHÍ THEO QUAN HỆ VỚI BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Tháng 12 năm N

Chi phí Số tiền (ng.đồng) Tỷ trọng(%)

1. Chí phí sản phẩm 320.200 74,29

- Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng 15.000 3,48

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 180.000 41,76

- Chi phí nhân công trực tiếp 74.400 17,26

- Chi phí sản xuất chung 76.800 17,82

- Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng 26.000 6,03

2. Chí phí thời kỳ 110.800 25,71

- Chi phí bán hàng 64.800 15,03

- Chi phí quản lý doanh nghiệp 46.000 10,67Cộng 431.000 100

Đối với doanh nghiệp thương mại, chi phí sản xuất và chi phí thời kỳ được minh

35

Page 36: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

hoạ bằng sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ 2.3: PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO MỐI QUAN HỆ VỚI BÁO CÁO

TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Ví dụ 2.3: Có số liệu về tình hình kinh doanh hàng hóa A của công ty Hoa Lan

tháng 12/N như sau:

Nội dung Số tiền (ngàn đồng)

1. Giá trị hàng hóa A tồn kho đầu tháng 100.000

2. Thu mua trong tháng 310.000

- Giá mua 300.000

- Chi phí thu mua 10.000

3. Giá trị hàng hóa A tồn kho cuối tháng 40.000

4. Chi phí bán hàng 50.000

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 30.000

Yêu cầu: Lập báo cáo chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính.

Giải:

BÁO CÁO CHI PHÍ THEO QUAN HỆ VỚI BÁO CÁO TÀI CHÍNH

36

CHI PHÍ SẢN PHẨM

GIÁ MUA HÀNG HÓA

CHI PHÍ MUA HÀNG

HÀNG HÓA GIÁ VỐN HÀNG BÁN

DOANH THU

LÃI GỘP

CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QLDN

LỢI NHUẬN HĐ CHÍNH

CHI PHÍ THỜI KỲ

Báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng cân đối kế toán

Page 37: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

Tháng 12 năm N

Chi phí Số tiền (ngàn đồng) Tỷ trọng (%)

1. Chí phí sản phẩm (a+b) 410.000 83,67

a. Chi phí hàng hóa tồn đầu tháng 100.000 20,41

b. Chi phí thu mua hàng hóa 310.000 63,26

- Giá mua 300.000 61,22

- Chi phí thu mua 10.000 2,04

2. Chí phí thời kỳ 80.000 16,33

a. Chi phí bán hàng 50.000 10,21

b.Chi phí quản lý doanh nghiệp 30.000 6,12

Cộng 490.000 100

1.2.4. Phân loại theo tính chất chi phí

1.2.4.1. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

- Chi phí trực tiếp (Direct Costs)

Là những khoản chi phí mà kế toán có thể tính thẳng và tính toàn bộ cho từng đối

tượng chịu chi phí. Thông thường chi phí trực tiếp là những chi phí như nguyên vật liệu

trực tiếp chế tạo sản phẩm; Chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp... Chi phí này

thường đo lường và được ghi nhận chính xác cho từng đối tượng nên không tạo ra sự

sai lệch về chi phí khi tính giá thành sản phẩm.

- Chi phí gián tiếp (Indirect Costs)

Là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí nên không thể

tính thẳng, trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí mà phải thực hiện phân bổ cho các

đối tượng chịu chi phí theo những tiêu thức nhất định. Ví dụ như chi phí sản xuất

chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bảo hiểm, chi phí khấu

hao... Tiêu thức được dùng để phân bổ chi phí gián tiếp có thể là: Số giờ lao động trực

tiếp, số giờ máy chạy, số lượng sản phẩm...

37

Page 38: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

SƠ ĐỒ 2.4: PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRỰC TIẾP VÀ CHI PHÍ GIÁN TIẾP THEOĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ

Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp là khái niệm mang tính tương đối vì nó có thể

thay đổi theo đối tượng tập hợp chi phí. Chẳng hạn, tiền lương của quản đốc phân

xưởng: Nếu phân xưởng đó chỉ sản xuất một loại sản phẩm thì tiền lương của quản đốc

phân xưởng là chi phí trực tiếp tính cho sản phẩm đó; nếu phân xưởng đó sản xuất

nhiều loại sản phẩm thì chi phí tiền lương của quản đốc phân xưởng lại là chi phí gián

tiếp vì không thể tính thẳng ngay cho sản phẩm nào mà phải thông qua việc phân bổ

dựa trên những tiêu thức phân bổ nhất định.

1.2.4.2. Phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát của nhà quản lý

- Chi phí kiểm soát được (Controllable Costs)

Là những khoản chi phí phát sinh trong phạm vi quyền của các nhà quản trị đối với

các khoản chi phí đó. Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất ở nhà

máy là chi phí kiểm soát được của quản đốc phân xưởng vì họ là người theo dõi, kiểm

soát số nguyên vật liệu đưa vào sản xuất nhằm hạn chế sự lãng phí và sản phẩm hỏng.

Hoặc chi phí về tiền lương của nhân viên bán hàng là chi phí kiểm soát được của người

quản lý bộ phận bán hàng.

- Chi phí không kiểm soát được (Non Controllable Costs)

Là những khoản chi phí phát sinh mà nhà quản trị cấp đó không có quyền kiểm soát

hay tác động vào. Ví dụ như chi phí khấu hao cửa hàng của bộ phận bán hàng, mặc dù

phát sinh ở bộ phận bán hàng nhưng nó lại là chi phí không kiểm soát được của bộ phận

bán hàng. Chi phí khấu hao này thuộc quyền kiểm soát của bộ phận quản lý cấp trên đó

là giám đốc, họ là người ra quyết định phân bổ khấu hao cho bộ phận bán hàng; hay chi

phí quảng cáo chung do công ty phân bổ – người cửa hàng trưởng không quyết định

được mức chi tiêu nên không thuộc quyền kiểm soát của bộ phận bán hàng.

38

Phải phân bổ

Tính thẳng và tính toàn bộChi phí trực tiếp

Chi phí gián tiếp

Đối tượngtập hợpchi phí

Page 39: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

Tuy nhiên có những khoản chi phí không hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của bất

kỳ một cá nhân nào, do vậy khi phân biệt chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm

soát được nhân viên kế toán quản trị thường phải chú trọng đến khả năng tác động đến

khoản chi phí đó của nhà quản trị. Nhà quản trị ở cấp càng cao thì phạm vi kiểm soát

chi phí càng rộng, nhà quản trị ở cấp càng thấp thì phạm vi kiểm soát chi phí càng hẹp,

số lượng khoản mục chi phí được quyền quyết định rất ít.

Việc phân loại chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được nhằm cung cấp

thông tin để phản ánh khả năng kiểm soát chi phí của nhà quản trị và giúp đánh giá

trách nhiệm của nhà quản trị.

Ví dụ 2.4: Có số liệu tại doanh nghiệp Mộc Thành kinh doanh đồ gỗ với ba mặt

hàng chính là bàn ghế, tủ và giường cao cấp. (ĐVT:triệu đồng)

Khoản mụcMặt hàng

TổngcộngBàn ghế Tủ Giường CC

1. Doanh thu 500 400 600 1.500

2. Tổng biến phí 380 350 510 1.240

3. Định phí bộ phận (trực tiếp) 50 40 45 135

4. Định phí chung của Công ty phân bổ(gián tiếp)

35 30 40 105

5. Lợi nhuận thuần 35 (20) 5 20

Qua số liệu trên ta cùng phân tích để phân biệt được chi phí kiểm soát được và chi

phí không kiểm soát được của nhà quản trị doanh nghiệp này, trên cơ sở đó đánh giá

trách nhiệm của từng bộ phận.

Giải:

Khoản mụcMặt hàng

TổngcộngBàn ghế Tủ Giường CC

1. Doanh thu 500 400 600 1.500

2. Tổng chi phí (Biến phí và định phí bộphận)

430 390 555 1.375

3. Lợi nhuận từng mặt hàng 70 10 45 125

4. Định phí chung của Công ty phân bổcho từng mặt hàng (gián tiếp)

35 30 40 105

39

Page 40: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

5. Lợi nhuận thuần 35 (20) 5 20

Qua tính toán ta thấy: Chi phí kiểm soát được của nhà quản trị các hoạt động kinh

doanh bàn ghế, tủ và giường cao cấp gồm bao gồm các chi phí là biến phí và định phí

bộ phận mình quản lý cụ thể là (1.375 trđ).

Chi phí không kiểm soát được của nhà quản trị này là định phí chung mà do Công ty

phân bổ xuống là (105 trđ).

Kết luận: Nếu không có khoản định phí chung do Công ty phân bổ cho các mặt

hàng thì cả ba mặt hàng đều có lợi nhuận. Tuy nhiên đối với hoạt động kinh doanh mặt

hàng tủ khi được phân bổ định phí chung của công ty nên đã bị lỗ một khoản là (20 trđ).

Việc lỗ này không phải vì nhà quản trị hoạt động quản lý mặt hàng này kém mà vì

khoản định phí chung của công ty phân bổ quá lớn, nó là khoản chi phí nằm ngoài tầm

kiểm soát của nhà quản trị mặt hàng tủ.

1.2.5. Phân loại chi phí theo yêu cầu sử dụng trong việc

lựa chọn dự án đầu tư

Theo cách phân loại này chi phí của một dự án được phân loại như sau:

- Chi phí chênh lệch.

- Chi phí cơ hội.

- Chi phí chìm.

1.2.5.1. Chi phí chênh lệch (Differential Costs)

Chi phí chênh lệch (chi phí sai biệt) là những khoản chi phí phát sinh trong phương

án này nhưng lại chỉ phát sinh một phần hoặc không phát sinh trong phương án khác,

(nó chính là mức chi phí chênh lệch giữa hai phương án). Mức tăng về chi phí của

phương án này so với phương án khác gọi là chi phí gia tăng. Chi phí chênh lệch

thường xuất hiện với mức phí khác nhau, thay đổi theo thời gian. Chi phí chênh lệch có

thể là biến phí hoặc định phí.

Tất cả sự khác biệt từ các khoản chi phí đều hình thành chi phí chênh lệch và làm

căn cứ quan trọng để lựa chọn phương án thực hiện.

Ví dụ 2.5: Có tài liệu dự toán của hai phương án A và B tại công ty Hồng San như

sau: (ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu Phương án A Phương án B Chênh lệch

40

Page 41: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

1. Doanh thu 1.500 1.300 200

2. Giá vốn hàng bán 1.100 990 110

3. Chi phí quảng cáo 50 50 0

4. Chi phí khấu hao 100 100 0

5. Chi phí quản lý 100 100 0

6. Chi phí vận chuyển 20 10 10

7. Tổng chi phí 1.370 1.250 120

8. Lợi nhuận thuần 130 50 80

Với số liệu như trên ta có thể nhận xét như sau:

Ở phương án A và phương án B với các mục chi phí như nhau nhưng giữa 2 phương

án có tạo ra mức chênh lệch cụ thể là: Phương án A so với phương án B:

- Doanh thu tăng thêm 200

- Chi phí tăng thêm 120

- Lãi thuần tăng thêm 80

Như vậy người quản trị công ty chắc chắn sẽ lựa chọn phương án A.

(Giải thích: Vì phương án A, có mức doanh thu tăng thêm 200 triệu đồng, đồng thời

chi phí cũng tăng thêm 120 triệu đồng, tuy nhiên mức tăng doanh thu lớn hơn so với

mức tăng chi phí nên đã làm tăng lợi nhuận thuần là 80 triệu đồng).

1.2.5.2. Chi phí chìm (Sunk Costs)

Chi phí chìm là những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá khứ và không thể

tránh được cho dù lựa chọn bất kỳ một phương án. Ví dụ như chi phí khấu hao tài sản

cố định, tiền thu nhà xưởng, thuê cửa hàng đang sử dụng … Chi phí chìm không bao

giờ thích hợp với việc ra quyết định vì chúng không có tính chênh lệch. (Chi phí chìm

được phản ánh trong kế toán tài chính)

Ví dụ 2.6: Sử dụng số liệu của ví dụ 2.5, ta có chi phí chìm chính là những chi phí

mà ở cả phương án A và phương án B đều có như nhau, giữa 2 phương án không có

chênh lệch hay tạo ra sự khác biệt về chi phí, cụ thể là chi phí quảng cáo, chi phí khấu

hao và chi phí quản lý vì dù doanh nghiệp có lựa chọn phương án nào thì cũng vẫn

phải bỏ ra các khoản chi phí đó.

1.2.5.3. Chi phí cơ hội (Opportunity Costs)

Chi phí cơ hội là lợi ích tiềm tàng bị mất đi hay phải hy sinh để lựa chọn một

41

Page 42: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

phương án hay hành động này thay vì một phương án hay hành động khác (là phương

án tối ưu nhất có thể lựa chọn trong các phương án được chọn). Chi phí cơ hội không

phản ánh trên tài liệu sổ sách chi phí ở phạm vi chi phí của kế toán tài chính nhưng nó

lại rất quan trọng và phải được xem xét, cân nhắc kỹ mỗi khi doanh nghiệp cần lựa

chọn một phương án kinh doanh. Chi phí cơ hội là một khái niệm nhận thức tốt hơn về

tiềm năng, lợi ích kinh tế trong hoạt động của doanh nghiệp.

Ví dụ 2.7: Công ty Phượng Hồng đang có số vốn đầu tư 4.000.000.000 đồng. Với 2

phương án xảy ra:

Phương án 1:

Nếu công ty tiến hành đầu tư sản xuất và kinh doanh sản phẩm A dự tính sẽ đem về

một khoản lợi nhuận cuối năm là 450 triệu đồng:

Phương án 2:

Với số vốn đó công ty quyết định đem cho vay lấy lãi với lãi suất năm 10% như vậy

cuối năm sẽ có khoản lợi nhuận dự tính là 400 triệu đồng.

Giả sử công ty sẽ lựa chọn việc sản xuất kinh doanh sản phẩm A thay vì cho vay lấy

lãi bởi vì phương án này sẽ đem lại lợi nhuận là 450 triệu đồng. Còn nếu chọn phương

án cho vay lấy lãi thì công ty chỉ thu được một khoản thu nhập là 400 triệu đồng. Với

sự lựa chọn phương án 1 thì công ty mất cơ hội về khoản thu nhập 400 triệu đồng ở

phương án 2 và đây chính là chi phí cơ hội.

Tuy nhiên khoản thu nhập 400 triệu đồng này không xuất hiện trong tài liệu của kế

toán tài chính vì kế toán chỉ thu thập tài liệu của phương án nào mà công ty lựa chọn.

1.2.6. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Cách phân loại này còn được gọi là phân loại theo mối quan hệ với khối lượng hoạt

động hay phân loại theo dạng thức của chi phí. Đây là cách phân loại rất cần thiết cho

chức năng lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản trị. Và đây cũng là

cách phân loại chính suyên suốt môn học này.

Việc phân loại theo cách ứng xử chi phí sẽ giúp nhà quản trị có thể lập kế hoạch,

soạn thảo ra các bản dự toán, dự báo được các chi phí sẽ phát sinh ở những mức sản

lượng sản xuất và tiêu thụ khác nhau, để từ đó có thể kiểm soát được các chi phí đó.

Theo cách phân loại này chi phí được chia thành 3 loại:

- Biến phí.

42

Page 43: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

- Định phí.

- Chi phí hỗn hợp (gồm cả biến phí và định phí).

1.2.6.1. Biến phí – Chi phí biến đổi (Variable Cost)

a. Khái niệm

Biến phí là những chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt

động. Tổng số biến phí sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng và ngược lại. Tuy nhiên tỉ lệ

này chỉ xảy ra trong một phạm vi nhất định.

Biến phí tính cho một đơn vị mức độ hoạt động thì ổn định, không thay đổi. Nếu

không có mức độ hoạt động thì biến phí bằng 0.

Mức độ hoạt động là căn cứ để xác định tổng biến phí, mức độ hoạt động thường

được sử dụng là:

- Số lượng sản phẩm sản xuất;

- Số lượng sản phẩm tiêu thụ;

- Số giờ máy hoạt động;

- Số giờ lao động trực tiếp

- Số km vận chuyển

- Doanh thu;…

b. Phân loại biến phí

Xét về tính chất tác động, biến phí được chia thành 2 loại là biến phí tỷ lệ và biến

phí cấp bậc.

- Biến phí tỷ lệ (Real Variable Costs)

Biến phí tỷ lệ còn gọi là biến phí thực thụ, là loại biến phí mà sự biến động của

chúng thay đổi tỷ lệ thuận trực tiếp với mức độ hoạt động. Thuộc loại biến phí này gồm

các loại chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi

phí hoa hồng bán hàng tính trên số lượng sản phẩm tiêu thụ, …

Việc xem xét biến phí tỷ lệ nhằm giúp doanh nghiệp có thể:

- Xây dựng và hoàn thiện định mức biến phí tỷ lệ và sẽ là tiền đề để tiết kiệm chi

phí. Trên phương diện trách nhiệm, biến phí tỷ lệ sẽ gắn liền với trách nhiệm và quyền

quyết định của nhà quản trị trong nhiệm kỳ quản lý.

Biến phí tỷ lệ được thể hiện theo phương trình:

43

Page 44: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

Với: Y là tổng biến phí; X là mức độ hoạt động

v là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động

SƠ ĐỒ 2.5: ĐƯỜNG BIỂU DIỄN CỦA BIẾN PHÍ TỶ LỆ

Ví dụ 2.8: Để sản xuất 1 chiếc bàn học sinh thì cần chi 200.000 đồng tiền nguyên

vật liệu bao gồm gỗ, đinh, ốc vít, sơn…Nếu đơn vị sản xuất được 10 chiếc bàn như vậy

thì tổng chi phí nguyên vật liệu sẽ là 2.000.000 đồng; Nếu sản xuất được 50 chiếc bàn

như vậy thì tổng chi phí nguyên vật liệu sẽ là 10.000.000 đồng.

Với ví dụ trên ta thấy biến phí về nguyên vật liệu để sản xuất 1 chiếc bàn là 200.000

đ, nhưng khi ta tăng số lượng bàn sản xuất thì tổng biến phí sẽ tăng tỷ lệ thuận theo số

lượng bàn sản xuất đó. Ta có thể miêu tả qua bảng sau:

Mức độ hoạt động (Sốlượng bàn được sản xuất)

Biến phí về nguyênvật liệu/ 1 chiếc bàn

Tổng biến phí

1 bàn 200.000 đ 200.000 đ

10 bàn 200.000 đ 2.000.000 đ

50 bàn 200.000 đ 10.000.000 đ

Như vậy, để kiểm soát tốt hơn biến phí tỷ lệ, thì ngoài việc kiểm soát tổng biến phí

thì doanh nghiệp cần phải kiểm soát tốt biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động

(định mức biến phí) ở các mức độ hoạt động khác nhau.

- Biến phí cấp bậc (Step Variable Costs)

Biến phí cấp bậc (biến phí bậc thang) là những biến phí mà sự thay đổi của chúng

chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định. Hay nói cách

44

X (Mức độ hoạt động)

Y = v.X

Y = vX

Y (Tổng chi phí)

Page 45: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

khác biến phí cấp bậc là những khoản chi phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động biến

đổi nhiều và rõ ràng. Biến phí cấp bậc thường là chi phí hoạt động gián tiếp, như chi

phí nhân công gián tiếp, chi phí thuê nhà xưởng, chi phí bảo trì máy móc…Tổng của

biến phí cấp bậc cũng biến động theo quan hệ tỷ lệ thuận với biến động của mức độ

hoạt động nhưng không theo tỷ lệ thuận trực tiếp. Đường biểu diễn của nó có dạng hình

bậc thang với những bậc rất ngắn.

Với cách phân loại này để tiết kiệm và kiểm soát tốt biến phí cấp bậc các nhà quản

trị cần phải:

+Lựa chọn mức độ hoạt động thích hợp để đạt được một tỷ lệ biến phí cấp bậc tiết

kiệm nhất cho phép trong từng phạm vi.

+ Xây dựng, hoàn thiện định mức biến phí cấp bậc ở từng cấp bậc tương ứng.

Biến phí cấp bậc được thể hiện theo phương trình:

Yi = viXiVới: Yi là tổng biến phí ở mức hoạt động i

vi là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i

Xi là mức độ hoạt động i

SƠ ĐỒ 2.6: ĐƯỜNG BIỂU DIỄN BIẾN PHÍ CẤP BẬC

Ví dụ 2.9: Giả sử đơn vị thuê nhân viên bán hàng và trả lương theo từng mức

doanh thu: Giả sử doanh thu dưới 100.000.000 đồng tiền lương sẽ trả là 3.000.000

đồng; mức doanh thu từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì tiền lương là

4.000.000 đồng, trên mức doanh thu là 200.000.000 đồng thì tiền lương sẽ trả là

5.000.000.000 đồng.

1.2.6.2. Định phí – Chi phí cố định (Fixed Cost)

a. Khái niệm

Định phí là những khoản chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi,

nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì định phí tỷ sẽ thay đổi. Khi ta tăng

45

Y

Y3

Y2

Y1

X1

X2

X3

Yi = v

i X

i

X (Mức độ hoạt động)

Page 46: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

mức độ hoạt động thì tổng định phí không thay đổi nhưng định phí tính cho một đơn vị

hoạt động sẽ giảm và ngược lại.

Định phí là khoản chi phí cố định của doanh nghiệp cho dù không có hoạt động nào

doanh nghiệp cũng vẫn phải hạch toán khoản chi phí đó, đồng thời mức độ hoạt động

có thay đổi thì định phí vẫn không thay đổi. Thường những khoản chi phí như lương

cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp, khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị, bảo hiểm

cháy nổ… là định phí của doanh nghiệp.

Định phí được biểu hiện bằng phương trình:

Y = F Với: Y là tổng định phí

F là giá trị định phí, là một hằng số

SƠ ĐỒ 2.7: ĐƯỜNG BIỂU DIỄN ĐỊNH PHÍ

Nhìn trên đồ thị ta thấy tổng định phí là một đường thẳng không phụ thuộc vào mức

độ hoạt động.

Ví dụ 2.10: Công ty may Minh Hà thuê một nhà xưởng với diện tích 30m2, có thể bố

trí trong phạm vi đặt được 10 máy may công nghiệp với chi phí thuê là 5 triệu/tháng.

Trong ví dụ này ta thấy: Công ty thuê nhà xưởng với một khoản tiền cố định hàng

tháng là 5 triệu đồng, dù công ty đặt 1 máy may hay đặt 10 máy may cũng chỉ phải trả

một khoản là 5 triệu đồng. Đây là một khoản tiền cố định.

Tuy nhiên, nếu giả định công ty muốn lắp đặt thêm 4 máy may nữa thì với diện tích

như cũ sẽ không thể đặt thêm máy được, nên công ty buộc phải đi thuê một vị trí khác

có diện tích rộng hơn để đặt thêm máy, giả sử với chi phí thuê là 7 triệu đồng/tháng có

thể đặt thêm từ 3-5 máy may.

Với giả định này ta thấy, trong phạm vi phù hợp từ 1 đến 10 máy may (mức độ hoạt

động) công ty sẽ phải trả 5 triệu đồng/tháng tiền thuê nhà xưởng, đây là một khoản chi

46

Y ( Tổng định phí )

X (Mức độ hoạt động)

Y = F

0

F

Page 47: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

phí cố định trong tháng, nhưng khi số máy may tăng lên vượt ra khỏi phạm vi 10 máy

thì chi phí thuê nhà xưởng sẽ tăng lên 7 triệu đồng/tháng. Điều này chứng tỏ rằng định

phí sẽ thay đổi khi nó không nằm trong phạm vi phù hợp, do vậy khi công ty muốn bố

trí số máy may vượt phạm vi cho phép thì cần phải cân nhắc kỹ số lượng máy may sẽ

lắp đặt để tận dụng hết diện tích đi thuê nhằm giảm thiểu chi phí cho công ty.

Như vậy chúng ta không nên quan niệm là định phí không thay đổi mà nó có thể

thay đổi khi nó vượt ra khỏi giới hạn phạm vi phù hợp.

b. Phân loại định phí

Trong một kỳ kinh doanh, có những khoản định phí nhất định phải có và có những

khoản không nhất định phải có vì không cần thiết đối với hoạt động của tổ chức. Chính

vì vậy mà người ta chia định phí thành 2 loại là: Định phí bắt buộc và định phí không

bắt buộc.

- Định phí bắt buộc (Committed Fixed Costs)

Là những khoản định phí mà nhà quản trị khó có thể thay đổi vì chúng liên quan đến

việc sử dụng tài sản dài hạn như khấu hao tài sản cố định, chi phí liên quan đến lương

của các nhà quản trị gắn liền với cấu trúc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của một

doanh nghiệp …

Định phí bắt buộc có đặc điểm là:

+ Sử dụng lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Không thể cắt giảm toàn bộ trong một thời gian ngắn.

- Định phí không bắt buộc (định phí tùy ý) (Discretionary Fixed Costs)

Là định phí mà nhà quản trị có thể điểu chỉnh, thay đổi bằng các quyết định của

mình trong từng kỳ dự toán. Chi phí này phát sinh gắn liền với các quyết định hàng

năm của nhà quản trị như chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân

viên…

Định phí không bắt buộc có đặc điểm là:

+ Có tính ngắn hạn.

+ Các chi phí này thường bị cắt giảm khi cần thiết và có thể giảm đến 0.

Tóm lại: Việc xác định một khoản định phí là bắt buộc hay không bắt buộc phụ

thuộc vào quan điểm chủ quan của nhà quản trị, tuy nhiên, định phí bắt buộc thường

47

Page 48: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

gắn liền với kế hoạch dài hạn và là mức chi phí chịu sự ràng buộc, ổn định trong nhiều

năm; còn định phí không bắt buộc thường gắn liền với kế hoạch ngắn hạn và là mức chi

phí hằng năm của doanh nghiệp. Định phí không bắt buộc có thể cắt bỏ trong một thời

gian ngắn trong trường hợp cần thiết, nhưng với định phí bắt buộc thì khó có thể cắt bỏ.

1.2.6.3. Chi phí hỗn hợp (Mixed Costs)

a. Khái niệm

Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm cả biến phí và định phí. Ở một mức độ

hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của định phí, ở một mức độ hoạt

động khác, nó có thể mang đặc điểm của cả định phí và biến phí:

- Phần định phí: Là phần chi phí tối thiểu để duy trì sự phục vụ sẵn sàng cho hoạt

động.

- Phần biến phí: Là phần chi phí theo mức độ sử dụng hay là phần vượt quá định

mức cơ bản do đó phần này sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng trên mức cơ

bản.

Chi phí hỗn hợp được thể hiện bằng phương trình:

Y = vX+ FVới: Y là tổng chi phí hỗn hợp

v là biến phí đơn vị trong chi phí hỗn hợp

X là mức độ hoạt động.

F là tổng định phí trong thành phần chi phí hỗn hợpSƠ ĐỒ 2.8: ĐƯỜNG BIỂU DIỄN CHI PHÍ HỖN HỢP

Ví dụ 2.11: Chi phí thuê bao điện thoại cố định (điện thoại bàn) khu vực thành phố

Hồ Chí Minh là 22.000 đồng/tháng, khách hàng không gọi đi mà chỉ nhận cuộc gọi

đến. Nếu khách hàng gọi đi thì sẽ bị tính tiền theo thời gian gọi. Cứ mỗi phút khách

48

Biến phí

X (Mức độ hoạt động) 0

Chi phí

Y= F

Y= vX + F

Định phí

Page 49: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

hàng gọi đi thì phải trả 1.600 đồng. Giả sử trong tháng khách hàng gọi 100 phút thì

tổng số tiền điện thoại phải trả cho công ty điện thoại sẽ là bao nhiêu?

22.000 đồng + 1.600 đồng x100 phút = 182.000 đồng/tháng.

Qua ví dụ trên cho thấy: Định phí là 22.000 đồng/tháng, là chi phí để duy trì sự phục

vụ thường xuyên dù có gọi hay không gọi thì khách hàng cũng phải mất khoản tiền này;

còn 1.600 đồng/phút là biến phí đơn vị; chỉ phát sinh khi khách hàng có sử dụng điện

thoại để gọi đi; 100 phút khách hàng gọi đi chính là mức độ hoạt động.

Như vậy chi phí phải trả về tiền điện thoại bàn là một ví dụ về chi phí hỗn hợp,

trong thực tế có rất nhiều loại chi phí thuộc dạng chi phí hỗn hợp.

b. Phương pháp tách chi phí hỗn hợp

Chi phí hỗn hợp là chi phí rất phổ biến và quan trọng trong cơ cấu chi phí của doanh

nghiệp như chi phí điện, nước, điện thoại, bảo trì, chi phí sản xuất chung… Để kiểm

soát và điều tiết chi phí hỗn hợp nhà quản trị cần phân tích chi phí hỗn hợp nhằm tách

riêng các thành phần biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp theo từng phạm vi hoạt

động. Các phương pháp có thể sử dụng để phân tách chi phí hỗn hợp gồm:

- Phương pháp cực đại– cực tiểu.

- Phương pháp bình phương bé nhất.

- Phương pháp hồi quy bội.

- Phương pháp đồ thị phân tán.

Trong chương này chỉ trình bày hai phương pháp là: Phương pháp cực đại – cực tiểu

và phương pháp bình phương bé nhất.

- Phương pháp cực đại – cực tiểu (High – Low Method)

Phương pháp cực đại – cực tiểu còn được gọi là phương pháp chênh lệch, phương

pháp này phân tích chi phí hỗn hợp dựa trên khảo sát chênh lệch chi phí hỗn hợp ở

điểm có mức độ hoạt động cao nhất và ở điểm có mức độ hoạt động thấp nhất.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định biến phí đơn vị hoạt động (v)

v =Chi phí ở mức hoạt động cao nhất – Chi phí ở mức hoạt động thấp nhất

Mức độ hoạt động cao nhất – Mức độ hoạt động thấp nhất

Bước 2: Xác định tổng định phí (F)

49

Page 50: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

F = Chi phí ở mức hoạt động cao nhất – (biến phí x mức độ hoạt động ở mức cao

nhất).

Hoặc F = Chi phí ở mức hoạt động thấp nhất – (biến phí x mức độ hoạt động ở mức

thấp nhất).

Bước 3: Xác định chi phí hỗn hợp (Y) qua phương trình

Thay v và F vào phương trình Y = vX + F

Như vậy muốn dự đoán chi phí hỗn hợp cho một mức hoạt động nào đó ta dễ dàng

tính được tổng chi phí hỗn hợp đó.

Ví dụ 2.12: Khảo sát tương quan giữa chi phí điện của một phân xưởng sản xuất

với số giờ máy hoạt động trong bảy tháng đầu năm 2010 như sau:

Tháng Số giờ máy hoạt động (giờ) Tổng chi phí điện(đồng)

Tháng 1 7.000 12.300.000

Tháng 2 6.000 10.900.000

Tháng 3 7.500 13.000.000

Tháng 4 9.000 15.100.000

Tháng 5 8.000 13.700.000

Tháng 6 8.800 14.820.000

Tháng 7 7.000 12.300.000

Tổng cộng 53.300 92.120.000

Theo phương pháp cực đại cực tiểu, có thể tính như sau:

Bước 1: Xác định biến phí đơn vị (chi phí điện cho một giờ máy chạy): (v)

Biến phí đơn vị (v) =15.100.000 – 10.900.000

= 1.400 đồng/giờ máy9.000 – 6.000

Bước 2: Xác định tổng định phí: (F)

v = 15.100.000 đồng – (1.400đ/giờ x 9.000 giờ) = 2.500.000 đồng

Bước 3: Xác định phương trình tổng quát của chi phí điện:

Y = vX + F

Thay v và F vào phương trình trên ta được một phương trình tổng quát về chi phí

điện như sau;

50

Page 51: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

Y= 1.400 X + 2.500.000

Giả sử trong tháng 8, số giờ máy hoạt động của đơn vị là 7.500 giờ. Hãy dự đoán

tổng chi phí điện của đơn vị trong tháng 8?

Phương pháp cực đại – cực tiểu tính toán đơn giản nhưng độ chính xác không cao

do chỉ dựa trên hai điểm cực đại và cực tiểu để xây dựng phương trình chi phí.

- Phương pháp bình phương bé nhất (Least–Squares Regression Method)

Phương pháp bình phương bé nhất còn gọi là phương pháp hồi quy đơn giản.

Phương pháp này sẽ xác định đường hồi quy sao cho tổng bình phương các khoảng

cách về chi phí từ các điểm nghiên cứu đến đường hồi quy đạt được giá trị nhỏ nhất.

Căn cứ vào đặc tính chi phí hỗn hợp, ta thiết lập phương trình chi phí hỗn hợp có dạng

sau:

Yi = vXi + F

Với: Yi là chi phí hỗn hợp ở mức độ hoạt động Xi (Yi là biến số phụ thuộc)

Xi là mức độ hoạt động thứ i (Xi là biến số độc lập)

v là biến phí đơn vị ( v là thông số cần xác định)

F là tổng định phí.

∑ là ký hiệu tổng.

n là số lần thống kê chi phí

Khảo sát chi phí hỗn hợp ở các mức độ hoạt động khác nhau:

Y1 = vX1 + F

Y2 = vX2 + F

...

Yn = vXn + F

Theo phương pháp bình phương bé nhất (thuật toán thống kê hồi quy hai biến) thì

hệ phương trình tuyến tính trên có nghiệm chính là nghiệm của phương trình chuẩn sau:

XY = v X2 + F X

Y = vX + nF

(1)

(2)

Ví dụ 2.13: Trở lại ví dụ 2.12 nhưng sử dụng phương pháp bình phương bé nhất.

Theo tài liệu ví dụ trên ta có bảng thống kê số liệu các tham số như sau:

51

Page 52: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

ThángSố giờ máy

hoạt động (X)Tổng chi phí

điện (Y)X.Y X2

Tháng 1 7.000 12.300.000 86.100.000.000 49.000.000

Tháng 2 6.000 10.900.000 65.400.000.000 36.000.000

Tháng 3 7.500 13.000.000 97.500.000.000 56.250.000

Tháng 4 9.000 15.100.000 135.900.000.000 81.000.000

Tháng 5 8.000 13.700.000 109.600.000.000 64.000.000

Tháng 6 8.800 14.820.000 130.416.000.000 77.440.000

Tháng 7 7.000 12.300.000 86.100.000.000 49.000.000

Cộng 53.300 92.120.000 711.016.000.000 412.690.000

Lập hệ phương trình:

711.016.000.000 = 412.690.000 v + 53.300 F (1)

92.120.000 = 53.300 v + 7 F (2)

Giải PT: Nhân (1) với 7 và nhân (2) với 53.300

Ta có hệ phương trình tương đương:

4.977.112.000.000 = 2.888.830.000 v + 373.100 F (1’ )

4.909.996.000.000 = 2.840.890.000 v + 373.100 F (2’ )

Lấy (1’) Trừ (2’), ta được:

67.116.000.000 = 47.940.000 v v = 1.400

Thay v vào (2) ta tìm được F:

F = (92.120.000 – 53.300 x 1.400) / 7 F = 2.500.000

Vậy biến phí của 1 giờ máy hoạt động là 1.400 đồng; Tổng định phí của chi phí điện

là 2.500.000 đồng/tháng.

Phương trình chi phí điện là: Y =1.400 X + 2.500.000

1.3. Các hình thức thể hiện chi phí trên báo cáo kết quả

kinh doanh

1.3.1. Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chi phí

Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh

doanh theo chức năng hoạt động của chi phí bao gồm như chi phí sản xuất, chi phí bán

hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,... Hình thức báo cáo này phù hợp với việc cung cấp

52

Page 53: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

thông tin công khai, phù hợp với thông tin của kế toán tài chính.

Mẫu báo cáo:

Công ty ……..BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

(Theo chức năng chi phí)

1.3.1.1.a.i.0 Doanh thu thuần về bán hàng

1.3.1.1.a.i.1 Giá vốn hàng bán

1.3.1.1.a.i.2 Lợi nhuận gộp (3) = (1 – 2)

1.3.1.1.a.i.3 Chi phí bán hàng

1.3.1.1.a.i.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp

1.3.1.1.a.i.5 Lợi nhuận (6) = (3 – 4 – 5)

Ví dụ 2.14: Công ty Hoà Vang có thông tin về chi phí sản xuất kinh doanh sản

phẩm A trong năm N như sau:

Khoản chi phí Số tiền (Đồng)Tính cho 1 đơn

vị SP (đ/sp)

1. NVL trực tiếp 500.000.000 50.000

2. Nhân công trực tiếp 250.000.000 25.000

3. Khấu hao TSCĐ của bộ phận SX 200.000.000

4. KH phương tiện vận tải vận chuyển hàng 100.000.000

5. Hoa hồng bán hàng 90.000.000 10.000

6. Thuê văn phòng công ty 70.000.000

7. Tiền lương QL (Theo thời gian) 150.000.000

8. Tiền lương bán hàng (theo SP) 108.000.000 12.000

9. Đơn giá bán 200.000

Yêu cầu: Hãy lập báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chi phí biết số lượng

sản phẩm sản xuất là 10.000 sp, số lượng sản phẩm tiêu thụ là 9.000 sp.

Giải:

Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chi phí sẽ được lập như sau:

Công ty Hoà Vang

53

Page 54: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH(Theo chức năng chi phí)

(ĐVT: ngàn đồng)

1. Doanh thu thuần về bán hàng 1.800.000

2. Giá vốn hàng bán 855.000

3. Lợi nhuận gộp (3) = (1– 2) 945.000

4. Chi phí bán hàng 298.000

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 220.000

6. Lợi nhuận (6) = (3 – 4 – 5) 427.000

1.3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của

chi phí

Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí (còn gọi là báo cáo kết

quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí) được sử dụng phổ biến trong kế toán quản trị.

Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách này, chi phí được phân thành biến phí và định

phí. Việc lập báo cáo theo cách ứng xử của chi phí thường được lập theo hai phương

pháp: Phương pháp chi phí toàn bộ (Absorption Costting) và phương pháp chi phí trực

tiếp (Variable Costing).

1.3.2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp chi phí toàn bộ

(Phương pháp toàn bộ - Absorption Costing )

Theo phương pháp này thì toàn bộ chi phí liên quan được phản ánh trên báo cáo kết

quả kinh doanh như sau:

- Chi phí sản xuất gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực

tiếp, chi phí sản xuất chung được tổng hợp để xác định chi phí đơn vị và ghi nhận trên

báo cáo kết quả kinh doanh theo công thức sau:

Chi phí sản xuất trênbáo cáo kết quả kinh

doanh trong kỳ=

Tổng chi phí sản xuất trong kỳx

Mức độtiêu thụtrong kỳMức độ hoạt động sản xuất trong kỳ

- Chi phí ngoài sản xuất: như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi

vay được ghi nhận toàn bộ trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Ví dụ 2.15: Sử dụng số liệu ví dụ 2.14.

Yêu cầu: Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí (áp dụng

54

Page 55: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

theo phương pháp toàn bộ).

Công ty Hoà VangBÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

(Theo phương pháp toàn bộ)(ĐVT: ngàn đồng)

1. Doanh thu bán hàng 1.800.000

2. Biến phí sản xuất kinh doanh 873.000

a. Biến phí sản xuất 675.000

b. Biến phí ngoài sản xuất 198.000

3. Số dư đảm phí 927.000

4. Tổng định phí 500.000

a. Định phí sản xuất kinh doanh 180.000*

b. Định phí ngoài sản xuất 320.000

5. Lợi nhuận 427.000

(*) Định phí SXKD tính cho sp tiêu thụ: 200.000.000/10.000 x 9.000 = 180.000

Như vậy, phần định phí sản xuất kinh doanh ở đây một phần được phân bổ cho sản

phẩm tiêu thụ và một phần được phân bổ cho sản phẩm chưa tiêu thụ (sản phẩm tồn

kho).

Lưu ý: Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử chi phí theo phương pháp

chi phí toàn bộ về cơ bản chỉ khác với báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chi

phí về loại thông tin chi phí, còn về lợi nhuận thuần thì cả 2 báo cáo trên đều không có

gì khác biệt.

1.3.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp chi phí trực

tiếp (Phương pháp trực tiếp – Variable Costing)

Theo phương pháp này thì những khoản chi phí dùng để xác định chi phí sản xuất

đơn vị (giá thành đơn vị) chỉ bao gồm biến phí sản xuất, cụ thể gồm: Biến phí nguyên

vật liệu, biến phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung.

- Chi phí sản xuất được ghi nhận trên báo cáo kết quả theo công thức sau:

Chi phí sản xuấttrên báo cáo kết quảkinh doanh trong kỳ

=Tổng biến phí sảnxuất của sản phẩm

tiêu thụ+

Tổng địnhphí sản xuất

trong kỳ

Tóm lại, định phí sản xuất ở đây được phân bổ toàn bộ vào kỳ kinh doanh để xác

55

Page 56: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

định kết quả kinh doanh kỳ này nên nó được coi như chi phí thời kỳ.

- Chi phí thời kỳ như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được

ghi nhận toàn bộ trên báo cáo kết quả kinh doanh như phương pháp toàn bộ.

Ví dụ 2.16: Sử dụng lại số liệu của ví dụ 2.14.

Yêu cầu: Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí (áp dụng

theo phương pháp trực tiếp).

Công ty Hoà VangBÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

(Theo phương pháp chi phí trực tiếp) (ĐVT: ngàn đồng)

1. Doanh thu bán hàng 1.800.000

2. Biến phí sản xuất kinh doanh 873.000

a. Biến phí sản xuất 675.000

b. Biến phí ngoài sản xuất 198.000

3. Số dư đảm phí 927.000

4. Tổng định phí 520.000

a. Định phí sản xuất kinh doanh 200.000*

b. Định phí ngoài sản xuất 320.000

5. Lợi nhuận 407.000

(*) Định phí sản xuất kinh doanh được phân bổ toàn bộ là 200.000

1.3.2.3. So sánh hai phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Qua ví dụ về phân tích chi phí thể hiện trên 2 báo cáo kết quả kinh doanh theo cách

ứng xử của chi phí, nhà quản trị sẽ thiết lập được nhiều công cụ, mô hình điều khiển dự

báo chi phí linh hoạt hơn cho việc ra quyết định điều hành hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.

Với kết quả của 2 báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí ta thấy:

kết quả lợi nhuận ở phương pháp toàn bộ và phương pháp trực tiếp có sự khác nhau. Sở

dĩ có sự chênh lệch trên là do chênh lệch từ khoản định phí sản xuất kinh doanh, cụ thể:

- Theo phương pháp toàn bộ: Định phí sản xuất kinh doanh trên báo cáo kết quả

kinh doanh được phân bổ cho cả thành phẩm tồn kho. Do đó trên báo cáo này phần định

phí được tính như sau:

Định phí cho sản phẩm tiêu thụ:

56

Page 57: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

(200.000.000 đồng: 10.000 sp) x 9.000 sp tiêu thụ= 180.000.000 đồng.Còn định phí phân bổ cho thành phẩm tồn kho là:

20.000 đồng x 1.000 sp =20.000.000 đồng. Vì vậy có một khoản chi phí về định phí sản xuất bị giảm đi làm cho lợi nhuận

thuần tăng lên đúng bằng khoản định phí đó.

- Theo phương pháp trực tiếp: Định phí sản xuất trên báo cáo kết quả kinh doanh

không phân bổ cho thành phẩm tồn kho mà tính hết vào kết quả kinh doanh trong kỳ

này (được xếp vào chi phí thời kỳ) nên trên báo cáo phần định phí là 200.000.000 đồng.

Điều này dẫn đến lợi nhuận thuần nhỏ hơn 20.000.000 đồng so với lợi nhuận thuần theo

phương pháp toàn bộ.

Dưới đây có bảng so sánh chi phí sản xuất theo phương pháp toàn bộ và phương

pháp trực tiếp.

BẢNG 2.1: BẢNG SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁPTOÀN BỘ VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP

PP toàn bộ Loại chi phí PP trực tiếp

Chi phí sản phẩm

Nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí sản phẩmNhân công trực tiếp

Biến phí sản xuất chung

Định phí sản xuất chung

Chi phí thời kỳ

Chi phí thời kỳ

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng

57

Page 58: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2

Chi phí là những phí tổn có mục đích gắn liền với sản xuất kinh doanh. Một khi đã

xác định chi phí được sử dụng cho mục đích nào thì chúng ta có thể phân loại chi phí

một cách thích hợp.

Theo cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động, chi phí được chia thành: Chi

phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Việc phân loại này giúp nhà quản trị thấy được

vị trí, chức năng của từng khoản mục chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp, làm cơ sở xác định giá thành sản phẩm.

Theo cách phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính, chi phí được

chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Việc phân loại này giúp nhà quản trị

nhận thức được chi phí tương ứng trong từng thời kỳ, là cơ sở để xác định lợi nhuận

trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, chi phí bao gồm: Biến phí, định phí

và chi phí hỗn hợp. Việc phân loại này giúp nhà quản trị hoạch định và kiểm soát chi

phí, là cơ sở để phân tích điểm hoà vốn, kiểm soát hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp.

Phân loại theo tính chất chi phí và phân loại theo yêu cầu sử dụng trong việc lựa

chọn dự án đầu tư, chi phí được phân thành: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, chi

phí kiểm soát và chi phí không kiểm soát được, chi phí chìm, chi phí chênh lệch, chi phí

cơ hội. Việc phân loại này sẽ giúp cho nhà quản trị nhận thức bao quát chi phí trong

môi trường kinh doanh.

Chi phí được phân loại như thế nào còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận vấn đề của

nhà quản trị. Phân loại chi phí cũng là để quản lý, kiểm soát chi phí một cách hiệu quả

nhất, từ đó làm cơ sở cho các quyết định sau này của doanh nghiệp.

58

Page 59: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1. Hãy trình bày tác dụng của mỗi cách phân loại chi phí.

2. Phân biệt giữa chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Liêt kê hai loại chi phí trực tiếp

và năm loại chi phí gián tiếp phát sinh trong phân xưởng sản xuất bút bi của Công ty

Thiên Long.

3. Hãy liệt kê ba loại chi phí có khả năng kiểm soát được và ba loại chi phí không có

khả năng kiểm soát được bởi người quản lý phân xưởng sửa chữa xe hơi.

4. Thế nào là biến phí, định phí? Nêu đă ăc điểm, cách phân loại và đồ thị của biến phí.

Cho ví dụ minh hoạ về biến phí, định phí

5. Biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc khác nhau như thế nào? Cho ví dụ về biến phí cấp

bậc.

6. Định phí là gì? Có mấy loại định phí? Nêu đă ăc điểm và đồ thị của từng loại định phí

đó. Cho ví dụ minh hoạ.

7. Khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp thì định phí đơn vị thay đổi

như thế nào (trường hợp sản lượng sản phẩm tăng)? Cho một thí dụ minh hoạ.

8. Biến phí đơn vị thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động thay đổi?

9. Thế nào là chi phí hỗn hợp? Nêu đă ăc điểm, đồ thị của chi phí hỗn hợp. Cho ví dụ về

chi phí hỗn hợp.

10. Có bao nhiêu cách phân tích chi phí hỗn hợp? Thông thường trong kế toán quản trị

hay dùng phương pháp nào để phân tích?

11. Việc lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí theo phương pháp

toàn bộ và phương pháp trực tiếp có cho kết quả lợi nhuận giống nhau không? Hãy

giải thích.

12. Nêu khái niê ăm các loại chi phí: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, chi phí chênh

lê ăch, chi phí cơ hô ăi, chi phí chìm. Cho ví dụ về một loại chi phí nêu trên.

13. Phân biệt chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được? Cho ví dụ minh

hoạ.

59

Page 60: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Bài 2.1: Tại doanh nghiệp AA trong kỳ phát sinh chi phí như sau: (ĐVT: 1.000

đồng)

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm 105.000- Chi phí vật liệu bảo trì máy móc tại bộ phận phân xưởng: 2.000; bảo trì thiết bị

văn phòng 500- Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ cho bộ phận phân xưởng 1.000; làm bao bì vận

chuyển sản phẩm tiêu thụ 500- Chi phí thuê cửa hàng bán sản phẩm 8.000- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị ở bộ phận sản xuất 6.000; bộ phận bán hàng

3.000; bộ phận quản lý doanh nghiệp 4.000- Chi phí điện nước ở bộ phận phân xưởng 2.000; bộ phận bán hàng 1.000; bộ phận

quản lý doanh nghiệp 1.500- Hoa hồng bán hàng 10.000- Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm 40.000; nhân viên phân

xưởng 12.000; nhân viên bán hàng 10.000; bộ phận quản lý doanh nghiệp 20.000- Chi phí quảng cáo sản phẩm 20.000- Chi phí tiếp khách văn phòng công ty 10.000

Yêu cầu:

1.Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động.2.Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.

Bài 2.2: Hãy xác định các khoản mục chi phí liệt kê trong bảng dưới đây là loại chi

phí sản phẩm, chi phí thời kỳ, biến phí, định phí hay chi phí hỗn hợp. Một khoản mục

chi phí có thể nhiều loại chi phí:

Khoản mục chi phí Chi phí

sản phẩm

Chi phí

Bán hàng

Chi phí

QLDN

Biến

phí

Định

phí

Chi phí

hỗn hợp1. Hoa hồng bán hàng2. Khấu hao MMTB3. Chi phí lương ở bộ

phận quản lý doanh

nghiệp4. Chi phí nhân công

trực tiếp5. Chi phí thuê cửa

hàng.6. Chi phí điện thoại

60

Page 61: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

bàn để nhận đơn đặt

hàng của khách hàng7. Chi phí giao hàng8. Chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp9. Tiền trả lãi vay10. Chi phí quảng cáo11. Bảo hiểm tài sản

Bài 2.3: Có số liệu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ABC như sau: (ĐVT:

1.000 đồng)

Khoản mục Sản phẩm A Sản phẩm B1. Sản phẩm tồn kho đầu kỳ 50.000 40.0002. Sản phẩm tồn kho cuối kỳ 45.000 25.0003. CP sản xuất dở dang đầu kỳ 40.0004. CP sản xuất dở dang cuối kỳ 25.0005. Chi phí NVL TT (/SP) 1506. Chi phí NCTT(/SP) 1207. Biến phí sản xuất chung(/SP) 208. Định phí sản xuất chung 2.200.0009. Chi phí thu mua hàng hóa trong kỳ

- Giá mua- Chi phí mua

300.000

280.000

20.00010. Chi phí vận chuyển 25.000 11.00011. Hoa hồng bán hàng 5 212. Chi phí nhân viên bán hàng 85.000 15.00013. CP nhân viên quản lý 205.000 85.00014. Chi phí thuê văn phòng 30.000 15.00015. Chi phí quảng cáo 70.000 18.00016. Giá bán 380.000 30.00017. Số lượng sản phẩm tiêu thụ 100.000 50.000

Yêu cầu: Xác định chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ của từng sản phẩm và lập báo

cáo kết quả kinh theo chức năng chi phí

Bài 2.4: Đối với từng khoản mục chi phí dưới đây, hãy xác định các khoản mục chi

phí là chi phí trực tiếp hay gián tiếp của bộ phận sản xuất. Đồng thời hãy xác định

trưởng bộ phận sản xuất có thể kiểm soát được chúng hay không. Biết rằng những chi

phí liên quan đến tài sản dài hạn do ban giám đốc quyết định và chịu trách nhiệm.

Khoản mục chi phí Chi phí

trực tiếp

Chi phí

gián tiếp

Chi phí kiểm

soát được

Chi phí không

kiểm soát được

61

Page 62: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

Chi phí lương quản đốc phân

xưởngChi phí khấu hao máy móc thiết

bị sản xuấtChi phí nguyên vật liệu sản xuấtChi phí vật liệu phụ phục vụ sản

xuấtChi phí bảo trì máy móc tại

phân xưởngChi phí nhân công trực tiếpChi phí bảo hiểm tại phân

xưởngChi phí điện sử dụng tại phân

xưởng

Bài 2.5: Tại công ty KBS có tài liệu về chi phí bán hàng như sau:

- Chi phí bán hàng của công ty trong 6 tháng đầu năm N:

Tháng Số lượng sản phẩm tiêu thụ Số tiền (đồng)

1 9.900 227.970.000

2 10.000 228.500.000

3 12.000 239.100.000

4 14.000 249.700.000

5 12.500 241.750.000

6 15.000 255.000.000

- Chi phí bán hàng của tháng 2 được chi tiết như sau:

+ Hoa hồng bán hàng: 45.000.000 đồng (được tính 3% trên doanh thu tiêu thụ),

với giá bán không đổi qua các tháng trong năm.

+ Tiền lương nhân viên quản lý phòng kinh doanh, nhân viên bán hàng:

125.000.000 đồng

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: 42.000.000 đồng

+ Chi phí bao bì, đóng gói (tính theo số lượng sản phẩm tiêu thụ): 4.500.000 đồng

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại,...) là chi phí hỗn hợp:

8.000.000 đồng

Yêu cầu:

62

Page 63: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

1. Lập phương trình dự đoán chi phí dịch vụ mua ngoài và nêu ý nghĩa của phương

trình.2. Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu lập phương trình chi phí bán hàng.3. Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất lập phương trình chi phí bán hàng.4. Xác định chi phí dịch vụ mua ngoài cho mỗi sản phẩm trong các trường hợp: 13.000

sản phẩm; 16.000 sản phẩm; 16.500 sản phẩm.

Bài 2.6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo phương pháp toàn bộ

của một doanh nghiệp kinh doanh đồ gia dụng vào ngày 31/12/N

Công ty Minh Ánh

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

(Theo chức năng chi phí)

(ĐVT: ngàn đồng)

1. Doanh thu thuần về bán hàng 10.800.000

2. Giá vốn hàng bán 5.685.000

3. Lợi nhuận gộp 5.115.000

4. Chi phí bán hàng 1.050.000

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.880.000

6. Lợi nhuận 4.185.000

Biết rằng: định phí sản xuất chung là 1.220.000.000đ và tỷ lệ biến phí của chi phí

bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là 40%.

Yêu cầu: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp.

63

Page 64: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA

CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN (C-V-P)

Mục tiêu:

Sau khi học xong chương này, người học có thể:

Soạn thảo được báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí

Hiểu được tầm quan trọng của cấu trúc chi phí trong phân tích C-V-P

Xác định được sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn

Xác định được sản lượng bán hoặc doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong

muốn

Sử dụng đồ thị trong phân tích hòa vốn.

Có khả năng ứng dụng phân tích C-V-P để xác định ảnh hưởng của sự thay đổi

về định phí, biến phí, giá bán và sản lượng lên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng - lợi nhuận (C-V-P) là một công cụ

hữu hiệu giúp các nhà quản trị hiểu được mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi

nhuận. Họ sẽ dự kiến được lợi nhuận thay đổi như thế nào khi các yếu tố sau thay đổi:

- Giá bán (P)

- Sản lượng (Q)

- Doanh thu (S)

- Biến phí đơn vị (v)

- Tổng định phí (F)

Chính vì vậy, phân tích C-V-P đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ra quyết

định của doanh nghiệp; cụ thể như: cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm, mức

giá nên thay đổi là bao nhiêu, thực hiện chiến lược marketing nào, cấu trúc chi phí được

sử dụng ra sao

1.1. Những khái niệm cơ bản thể hiện mối quan hệ Chi

phí – Khối lượng – Lợi nhuận

64

Page 65: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

1.1.1. Số dư đảm phí (Contribution Margin)

Số dư đảm phí (SDĐP) là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng biến phí. Số dư đảm

phí dùng để bù đắp hết định phí, phần còn lại chính là lợi nhuận của doanh nghiệp.

Số dư đảm phí = Tổng doanh thu – Tổng biến phí

Nếu số dư đảm phí không đủ bù đắp định phí thì công ty sẽ bị lỗ, nếu vừa bằng định

phí thì công ty hòa vốn.

Mức tăng SDĐP cũng chính là mức tăng lợi nhuận trong trường hợp định phí không

đổi.

Số dư đảm phí đơn vị (Unit Contribution Margin):

Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán đơn vị – Biến phí đơn vị

Ý nghĩa:

- Khi sản lượng vượt qua điểm hòa vốn, định phí đã được trang trải hết, chi phí của

sản phẩm chỉ còn là biến phí; Lúc đó một sản phẩm tăng thêm sẽ có lợi nhuận bằng với

SDĐP đơn vị.

- Do doanh nghiệp có định phí hằng kỳ nhất định nên khi sản xuất kinh doanh

những sản phẩm nào có số dư đảm phí lớn sẽ có khả năng thu lợi nhuận tốt hơn.

Để minh họa cho ý nghĩa của số dư đảm phí, ta sử dụng mẫu báo cáo thu nhập theo

số dư đảm phí để trình bày.

Ví dụ 3.1: Công ty Hoàng Long có tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A

trong năm N như sau: (ĐVT: 1.000đ)

- Biến phí đơn vị: 150

- Giá bán đơn vị: 400

- Tổng định phí cả năm: 400.000

Yêu cầu:

1. Tính số dư đảm phí ở mức sản lượng 2.500 sản phẩm và 3.000 sản phẩm.

2. Nhận xét về mức tăng số dư đảm phí và mức tăng lợi nhuận đối với hai mức sản

lượng trên.

65

Page 66: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

CÔNG TY HOÀNG LONGBáo cáo thu nhập theo số dư đảm phí

Năm N ĐVT: ngàn đồng

Sản lượng2.500 SP

Sản lượng3.000 SP

Tỷ lệ (%)

Doanh số Trừ: Tổng biến phíSố dư đảm phí Trừ: Tổng định phíLợi nhuận

1.000.000375.000625.000400.000225.000

1.200.000450.000750.000400.000350.000

100,037,562,5

Nhận xét: Khi sản lượng tăng từ 2.500 SP lên 3.000 SP (tăng 500 SP) thì SDĐP tăng

thêm một lượng: 750.000 - 625.000 =125.000, bằng đúng mức sản lượng tăng nhân với

SDĐP đơn vị :

SDĐP = (Q2 – Q1) (P - v)

=

Ngoài ra, nếu định phí Công ty Hoàng Long không đổi thì phần SDĐP tăng 125.000

cũng chính là phần lợi nhuận (LN) tăng thêm.

Mức tăng lợi nhuận : LN = SDĐP = (Q2 – Q1) (P-v)

Qua phân tích trên chỉ ra nguyên lý cơ bản rằng khi cùng gia tăng một số lượng sản

phẩm như nhau thì sản phẩm nào có số dư đảm phí lớn hơn sẽ đạt được mức lợi nhuận

tốt hơn.

1.1.2. Tỷ lệ số dư đảm phí (Contribution Margin Ratio)

Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ số giữa số dư đảm phí và doanh thu, hoặc là tỷ số giữa số

dư đảm phí đơn vị và giá bán.

Tỷ lệ số dưđảm phí

=Số dư đảm phí

=Số dư đảm phí đơn vị

Doanh thu Đơn giá bán

Vì biến phí tỷ lệ với doanh thu nên tỷ lệ SDĐP là một hằng số đối với sản lượng.

Ý nghĩa:

- Thuận lợi để hoạch định lợi nhuận khi sản xuất kinh doanh nhiều loại mặt hàng.

66

Page 67: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

- Khi doanh thu tăng như nhau, sản phẩm nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận

sẽ tăng nhiều.

Ví dụ 3.2: Sử dụng lại số liệu trong Ví dụ 3.1.

Yêu cầu:

1. Xác định lợi nhuận ở mỗi mức sản lượng.

2. Nhận xét về tỷ lệ SDĐP đối với hai mức sản lượng trên.

3. Nhận xét về mức lợi nhuận tăng lên so với mức doanh thu tăng lên. Giải thích?

Giải:

Nhìn vào bảng Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí trên, ta thấy:

1. Lợi nhuận tại các mức sản lương:

Với Q1 = 2.500 SP, tương ứng với S1 = 1.000.000 thì lợi nhuận đạt 225.000.

Với Q2 = 3.000 SP, tương ứng với S2 = 1.200.000 thì lợi nhuận đạt 350.000.

2. Tỷ lệ SDĐP đối với hai mức sản lượng trên là như nhau: 62,5% (dựa vào kết quả đã

tính trong ví dụ trên)

3. Mức tăng lợi nhuận = Mức tăng doanh thu x Tỷ lệ SDĐP

Nhận xét: Nhờ vào tỷ lệ SDĐP, ta dễ dàng xác định được sự thay đổi của lợi nhuận

dựa vào sự thay đổi của doanh thu.

1.1.3. Kết cấu chi phí (Cost Structure)

Kết cấu chi phí là quan hệ tỷ trọng từng loại chi phí (biến phí, định phí) trong tổng

chi phí. Mỗi doanh nghiệp thường chỉ tồn tại một kết cấu chi phí phù hợp với quy mô,

đặc điểm, yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.

Kết cấu chi phí khác nhau sẽ dẫn đến sự biến động lợi nhuận khác nhau khi sản

lượng hoặc doanh thu thay đổi.

Tùy vào kế hoạch phát triển dài hạn về doanh thu, các biến động hàng năm của các

mức doanh thu và thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro mà các doanh nghiệp quyết định

kết cấu chi phí (phù hợp với đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của ngành).

Ví dụ 3.3: Báo cáo kết quả kinh doanh của 2 công ty A và B cùng ngành nghề, cùng

kinh doanh một loại sản phẩm, cùng quy mô hoạt động và cùng đạt mức lợi nhuận như67

Page 68: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

nhau, chỉ khác nhau về kết cấu chi phí.

Chỉ tiêuCông ty A Công ty B

Tổng số (ngđ) Tỷ lệ (%) Tổng số (ngđ) Tỷ lệ (%)

Doanh thu 2.000.000 100 2.000.000 100

(–) Biến phí 1.400.000 70 800.000 40

Số dư đảm phí 600.000 30 1.200.000 60

(–) Định phí 400.000 1.000.000

Lợi nhuận 200.000 200.000

Nếu dự kiến doanh thu của cả 2 công ty đều tăng thêm 20% thì lợi nhuận của công ty

nào tăng cao hơn? Câu hỏi tương tự cho trường hợp doanh thu giảm 20%?

Nhận xét: Trong tổng chi phí, công ty B có tỷ lệ định phí là 55,6% cao hơn so với tỷ

lệ định phí của công ty A là 22,2%.

Trường hợp cả 2 công ty cùng tăng doanh thu thêm 20%:

- Công ty A: Lợi nhuận tăng: , đạt mức .

- Công ty B: Lợi nhuận tăng: , đạt mức 440.000.

Trường hợp cả 2 công ty cùng giảm doanh thu thêm 20%:

- Công ty A: Lợi nhuận giảm : , đạt mức .

- Công ty B: Lợi nhuận giảm: , đạt mức .

Như vậy, khi cả hai công ty cùng thay đổi một lượng doanh thu như nhau thì lợi

nhuận của công ty B (có kết cấu định phí cao hơn) sẽ biến động nhiều hơn.

1.1.4. Đòn bẩy kinh doanh (Operating Leverage)

Đòn bẩy kinh doanh là khái niệm đề cập đến mức độ sử dụng định phí của một

doanh nghiệp.

Đòn bẩy theo nghĩa thông thường là một công cụ dùng để nâng nhấc, di dời một vật

68

Page 69: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

có khối lượng lớn. Công dụng của đòn bẩy là giúp chúng ta chỉ sử dụng một lực hạn chế

để di chuyển những vật mục tiêu nặng hơn.

Đối với kế toán quản trị và các nhà quản lý tài chính, đòn bẩy kinh doanh chính là

công cụ chỉ ra cách thức sử dụng biến phí, định phí để tác động đến doanh thu nhằm

thay đổi lợi nhuận.

Nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ định phí cao thì đòn bẩy kinh doanh có hệ số lớn và

ngược lại. Khi hệ số (độ lớn) đòn bẩy kinh doanh cao thì khả năng khuếch đại lợi nhuận

nhiều hơn; lúc đó lợi nhuận rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của doanh thu, nghĩa là rủi

ro của doanh nghiệp sẽ tăng hơn. Chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ trong sản lượng (doanh

thu) sẽ dẫn đến sự sụt giảm rất lớn trong lợi nhuận, thua lỗ gấp bội lần.

Nghiên cứu mối quan hệ của độ lớn đòn bẩy kinh doanh với tốc độ tăng lợi nhuận và

tốc độ tăng sản lượng (doanh thu) ta có:

Tốc độ tăng lợi nhuận=

Tốc độ tăng sản lượng

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh (Degree of leverage – DOL) được xác định như sau:

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh(DOL)

=Số dư đảm phí

Lợi nhuận

Dựa vào độ lớn đòn bẩy kinh doanh, người ta tính được sự biến động của lợi nhuận

theo mức độ thay đổi của sản lượng (doanh thu).

Tốc độ tănglợi nhuận (%)

=Tốc độ tăng sản

lượng (%)x

Độ lớn đòn bẩy

kinh doanh

Ý nghĩa:

- Độ lớn đòn bẩy kinh doanh là hệ quả của cơ cấu chi phí. Tuy nhiên việc quyết

định cơ cấu chi phí không chỉ phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp mà nó phụ

thuộc chủ yếu vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành. Chúng ta có thể so sánh định

phí sử dụng trong các ngành: ngành công nghiệp nặng (chế tạo máy móc thiết bị) và

ngành hàng không với ngành du lịch lữ hành.

- Sử dụng đòn bẩy kinh doanh như là sử dụng “con dao hai lưỡi”. Khi nền kinh tế

69

Page 70: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

phồn vinh, hưng thịnh, doanh nghiệp có khả năng tăng năng lực sản xuất, mở rộng thị

phần thị phần thì việc đầu tư thêm định phí sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận

nhanh chóng. Tuy nhiên, khi thị trường biến động (điều kiện kinh tế khó khăn, cạnh

tranh, giá cả…), khối lượng tiêu thụ sụt giảm thì doanh nghiệp không dễ dàng xoay

chuyển linh hoạt để giảm thiểu rủi ro, có khi phải đứng trước nguy cơ phá sản. Vì thế

các doanh nghiệp phải thật cẩn trọng trong các chiến lược gia tăng đầu tư, nâng cao chất

lượng sản phẩm, mở rộng khả năng cạnh tranh…

Ví dụ 3.4: Sử dụng lại số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ví dụ

3.3. (ĐVT: ngàn đồng)

Ta có:

- Độ lớn đòn bẩy kinh doanh Công ty A:

- Độ lớn đòn bẩy kinh doanh Công ty B:

Nhận xét:

Khi doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận của Công ty A tăng 3%, nghĩa là tốc độ tăng lợi

nhuận gấp 3 lần tốc độ tăng doanh thu.

Tại Công ty B tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn, gấp 6 lần tốc độ tăng của doanh thu.

Tuy nhiên, trong trường hợp doanh thu giảm thì lợi nhuận của công ty B cũng sẽ giảm

nhiều hơn.

Cụ thể, nếu doanh thu giảm 10% thì lợi nhuận của 2 công ty sẽ thay đổi như sau:

- Công ty A: ứng với mức giảm lợi nhuận, lợi nhuận còn

ngàn đồng.

70

Page 71: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

- Công ty B: , ứng với mức giảm lợi nhuận, lợi nhuận còn

ngàn đồng.

Đối với những doanh nghiệp được trang bị hiện đại (định phí cao) thì lợi nhuận sẽ rất

nhạy cảm với sự biến động của sản lượng (hay doanh thu). Chính vì vậy, lợi nhuận sẽ tăng

rất nhanh khi sản lượng tiêu thụ tăng và giảm rất mạnh khi sản lượng tiêu thụ giảm.

Đối với những doanh nghiệp được trang bị lạc hậu (định phí thấp) thì lợi nhuận sẽ tương

đối ổn định hơn khi sản lượng (hay doanh thu) biến động.

Sự biến động của lợi nhuận này phụ thuộc vào độ nghiêng đòn bẩy hoạt động.

1.2. Ứng dụng phân tích C-V-P

1.2.1. Phân tích điểm hòa vốn

1.2.1.1. Khái niệm điểm hoà vốn

Bước khởi đầu trong phân tích C-V-P là xác định điểm hoà vốn cho doanh nghiệp.

Điểm hoà vốn (Break – Even point) là khối lượng hoạt động mà tại đó doanh thu và chi

phí của doanh nghiệp bằng nhau. Tại điểm hoà vốn, doanh nghiệp không lãi, cũng

không lỗ.

Việc xác định điểm hoà vốn là rất quan trọng đối với nhà quản lý. Mặc dù điểm hòa

vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhưng phân tích hòa vốn sẽ chỉ

ra mức hoạt động cần thiết để tránh lỗ. Như vậy, phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức sản

xuất và tiêu thụ tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được. Ngoài ra, phân tích hòa vốn

còn cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến các cách ứng xử chi phí tại các mức tiêu

thụ khác nhau. Đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch

khác liên quan.

1.2.1.2. Công thức xác định điểm hoà vốn

Nếu doanh nghiệp bán sản phẩm với giá là P và biến phí đơn vị là v, mỗi sản phẩm

bán ra doanh nghiệp sẽ thu được số dư đảm phí đơn vị là “P–v”, nghĩa là doanh nghiệp

sẽ có được “P–v” đồng để trang trải được một phần định phí là F. Vậy doanh nghiệp cần

phải bán được bao nhiêu sản phẩm Q hoặc phải đạt mức doanh thu S là bao nhiêu để

trang trải được toàn bộ định phí F?

71

Page 72: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

QBE =F Sản lượng

hòa vốn=

Tổng định phí

(P – v) Số dư đảm phí đơn vị

SBE =F Doanh thu

hòa vốn=

Tổng định phí

P – v Tỷ lệ số dư đảm phí

P

Ý nghĩa:

Sau điểm hòa vốn, chi phí đối với các sản phẩm tiêu thụ chỉ còn là biến phí mà thôi.

Như vậy phần số dư đảm phí – phần còn lại sau khi lấy doanh thu trừ cho biến phí của

những sản phẩm đã vượt qua điểm hòa vốn – đó chính là lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ví dụ 3.5: Tại Công ty Hoàng Long (trong Ví dụ 3.1) bán sản phẩm với giá 400.000

đồng, biến phí đơn vị là 150.000 đồng và định phí của công ty là 400.000.000 đồng. Sản

lượng hoà vốn và doanh thu hòa vốn của công ty được xác định như sau:

Sản lượng hoà vốn = 400.000.000 : 250.000 = 1.600 đơn vị.

Doanh thu hòa vốn = 1.600 đơn vị x 400.000 đồng = 640.000.000 đồng.

1.2.1.3. Đồ thị hoà vốn

Việc xác định điểm hoà vốn bằng công thức là hữu ích đối với nhà quản lý. Tuy

nhiên, nó không cho thấy lợi nhuận thay đổi như thế nào theo mức hoạt động. Để thấy

được điều này, các nhà quản lý thường sử dụng đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chi

phí – sản lượng – lợi nhuận (C-V-P graph), còn gọi là đồ thị hoà vốn.

Cách vẽ đồ thị hoà vốn như sau:

1. Hai trục của đồ thị: Trục hoành (Ox) biểu thị giá trị sản lượng, trục tung (Oy) biểu

thị giá trị của doanh thu và chi phí.

2. Vẽ đường biểu diễn định phí: Đường thẳng song song với trục hoành và cắt trục tung

tại điểm có tung độ bằng độ lớn của tổng định phí (400 triệu đồng).

3. Tính chi phí tại một mức sản lượng bất kỳ, cụ thể tại mức sản lượng là 1.200 SP,

tương ứng với tổng biến phí là 180 triệu đồng và tổng định phí là 400 triệu đồng thì

tổng chi phí là 580 triệu đồng. Ta xác định được điểm A trên đồ thị: A(1.200; 580).

Vẽ đường tổng chi phí, đường này sẽ đi từ điểm giao nhau giữa trục tung với đường

72

Page 73: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

định phí tại mức 400 triệu đồng đi qua điểm A.

4. Tính tổng doanh thu tại một mức sản lượng bất kỳ, cụ thể cũng tại mức sản lượng

1.200 đơn vị, tổng doanh thu bằng 480 triệu đồng. Ta xác định được điểm B trên đồ

thị: B (1.200; 480).

Vẽ đường tổng doanh thu, đường này sẽ đi từ gốc tọa độ đến điểm B vừa xác định.

ĐỒ THỊ 4.1: ĐỒ THỊ CVP

Cách đọc đồ thị C-V-P:

Điểm hoà vốn: Giao điểm giữa đường tổng doanh thu và tổng chi phí. Hoành độ giao

điểm là sản lượng hoà vốn (1.600 SP), tung độ giao điểm là doanh thu hoà vốn (640

triệu đồng).

Vùng lãi, vùng lỗ: Trên đồ thị C-V-P, nhà quản lý dễ dàng thấy được ảnh hưởng của sự

thay đổi mức hoạt động lên lợi nhuận. Khoảng cách từ đường tổng doanh thu đến đường

chi phí tại một mức sản lượng là mức lãi hoặc lỗ tại mức sản lượng đó. Nhìn trên hình

chúng ta dễ dàng nhận thấy, nếu công ty Hoàng Long bán dưới 1.600 SP, công ty sẽ bị lỗ.

73

640

400

Doanh thu/Chi phí(Triệu đồng)

Sản lượngQ

1.600

Đường doanh thu: S = P(Q)

Đường tổng chi phí: Y = v(Q) + F

Đường định phí F

1.200

580 A

B480

BE

LỖ

LÃI

Điểm hòa vốn

Phạm vi phù hợp

Page 74: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

Ngược lại, nếu sản lượng bán ra trên 1.600 SP, công ty sẽ có lãi.

Điều cần lưu ý là đồ thị C-V-P không giúp nhà quản lý giải quyết được những vấn đề

phát sinh trong tương lai (Ví dụ như khi lợi nhuận bị giảm, hoặc là làm thế nào để tăng

lợi nhuận). Tuy nhiên, nó là công cụ để định hướng việc giải quyết vấn đề cho nhà quản

lý.

1.2.1.4. Đồ thị lợi nhuận

Để thấy rõ mức lãi hoặc lỗ của công ty theo các mức hoạt động tương ứng thì người

ta còn sử dụng đồ thị lợi nhuận (Profit-volume graph). Đồ thị này cắt trục tung tại điểm

có tung độ bằng tổng định phí và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là sản lượng hòa

vốn. Khoảng cách từ đồ thị lợi nhuận đến trục hoành tại mức sản lượng nào đó chính là

lãi hoặc lỗ tại mức sản lượng đó.

ĐỒ THỊ 4.2: ĐỒ THỊ LỢI NHUẬN

Dựa vào đồ thị này, nhà quản trị của công ty sẽ dễ dàng thấy rõ lợi nhuận của công ty

bị ảnh hưởng như thế nào khi sản lượng thay đổi. Nếu trong năm công ty bán được

1.600 SP thì hòa vốn, nếu bán được 2.000 SP thì công ty sẽ đạt mức lợi nhuận 100 triệu

đồng và nếu công ty chỉ bán được 800 SP thì công ty sẽ lỗ 200 triệu đồng.

1.2.2. Lợi nhuận mục tiêu

Các nhà quản trị thường xuyên phải ước tính được mức độ sản lượng tiêu thụ (doanh

74

0

Triệu đồng

1.600

Sản lượng

800

BE-100

-200

LÃI

LỖ

100

2.000

Page 75: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

thu tiêu thụ) là bao nhiêu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn.

Dưới đây là các công thức xác định sản lượng và doanh thu cần thiết dựa vào

phương pháp số dư đảm phí để đạt được lợi nhuận mục tiêu:

Số lượng đơn vị tiêuthụ cần thiết

=Định phí + Mức lãi mong muốn

Số dư đảm phí đơn vị

Doanh thu tiêu thụcần thiết

=Định phí + Mức lãi mong muốn

Tỷ lệ số dư đảm phí

1.2.3. Số dư an toàn (Safety Margin)

Số dư an toàn (SDAT) của một doanh nghiệp là chênh lệch giữa doanh thu thực hiện

(hoặc doanh thu dự toán) và doanh thu hoà vốn.

Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hoà vốn

Số dư an toàn cung cấp cho nhà quản lý một đại lượng đo lường mức độ doanh thu

thực tế có thể giảm xuống thấp hơn doanh thu dự toán trước khi công ty đạt hoà vốn. Số

dư an toàn của doanh nghiệp càng lớn thì doanh nghiệp càng an toàn hơn trong kinh

doanh.

Sự khác nhau về số dư an toàn giữa các doanh nghiệp do kết cấu chi phí quyết định.

Thông thường doanh nghiệp có tỷ trọng định phí lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn; do vậy

nếu doanh thu giảm thì sự thua lỗ sẽ trầm trọng hơn nghĩa là độ an toàn trong kinh

doanh thấp hơn.

Ngoài ra người ta còn đánh giá mức độ an toàn theo chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn:

Tỷ lệ sốdư an toàn

=Số dư an toàn

x 100%Doanh thu thực hiện

Ví dụ 3.6: Sử dụng lại số liệu trong Ví dụ 3.3 (ĐVT: ngàn đồng)

Chỉ tiêu Công ty A Công ty B

DThòa vốn

SDAT

75

Page 76: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

Tỷ lệ SDAT

Vậy Công ty B có định phí lớn hơn công ty A, tỷ lệ SDĐP lớn hơn nên số dư an toàn

thấp hơn, rủi ro kinh doanh cao hơn.

1.2.4. Phân tích kết cấu hàng bán

Kết cấu hàng bán là tỷ trọng của các mặt hàng trong tổng doanh thu.

Kết cấumặt hàng i

=Doanh thu mặt hàng i

Tổng doanh thu

Kết cấu mặt hàng khác nhau sẽ tạo ra lợi nhuận khác nhau vì mỗi mặt hàng có số dư

đảm phí khác nhau. Nếu trong quá trình sản xuất kinh doanh tăng tỷ trọng những mặt

hàng có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, giảm tỷ trọng những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí

nhỏ thì sẽ làm tăng tỷ lệ số dư đảm phí bình quân, doanh thu hoà vốn của doanh nghiệp

sẽ giảm, vì thế độ an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại.

Kết cấu hàng bán được sử dụng để xác định số dư đảm phí bình quân (toàn doanh

nghiệp). Số dư đảm phí bình quân là số trung bình có trọng số của số dư đảm phí của

các loại sản phẩm. Chỉ tiêu này được xác định một cách tổng quát như sau:

Ngoài ra người ta còn sử dụng kết cấu hàng bán để xác định doanh thu hòa vốn của

từng mặt hàng i:

= x

Ví dụ 3.7: Có tài liệu về việc kinh doanh 3 loại sản phẩm X, Y và Z của một doanh

nghiệp như sau: (ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêuSản phẩm X Sản phẩm Y Sản phẩm Z

Toàn doanhnghiệp

Số tiềnTỷ lệ(%)

Số tiềnTỷ lệ(%)

Số tiềnTỷ lệ(%)

Số tiềnTỷ lệ(%)

Doanh thu 120.000 100% 180.000 100% 100.000 100% 400.000 100%

(–) Biến phí 72.000 60% 126.000 70% 50.000 50% 248.000 62%

76

Page 77: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

Số dư đảmphí

48.000 40% 54.000 30% 50.000 50% 152.000 38%

(–) Định phí 110.000

Lợi nhuận 42.000

Yêu cầu:

1. Xác định kết cấu từng loại sản phẩm.

2. Xác định SDĐP bình quân theo kết cấu hàng bán.

3. Xác định doanh thu hòa vốn của toàn doanh nghiệp.

4. Xác định doanh thu hòa vốn của từng loại sản phẩm.

5. Giả sử doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thêm 14.000 triệu đồng bằng cách thay

đổi kết cấu hàng bán theo hướng tăng tỷ trọng doanh thu của sản phẩm Z lên 40% vì

mặt hàng này có tỷ lệ SDĐP cao nhất, tăng tỷ trọng doanh thu của sản phẩm X lên

35%, giảm tỷ trọng doanh thu sản phẩm Y giảm xuống còn 25%, vậy lợi nhuận sẽ

biến động như thế nào?

6. Xác định tỷ lệ SDĐP bình quân, doanh thu hòa vốn của toàn doanh nghiệp và doanh

thu hòa vốn của từng loại sản phẩm theo kết cấu sản phẩm mới.

Giải

1. Kết cấu từng loại sản phẩm:

- Doanh thu sản phẩm X chiếm tỷ trọng 30%.

- Doanh thu sản phẩm Y chiếm tỷ trọng 45% .

- Doanh thu sản phẩm Z chiếm tỷ trọng 25%.

2. Xác định tỷ lệ SDĐP bình quân theo kết cấu sản phẩm:

3. Xác định doanh thu hòa vốn toàn doanh nghiệp:

- Doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp:

77

Page 78: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

- Số dư an toàn =

4. Xác định doanh thu hòa vốn của từng loại sản phẩm:

= X

- Doanh thu hòa vốn của sản phẩm X:

- Doanh thu hòa vốn của sản phẩm Y:

- Doanh thu hòa vốn của sản phẩm Z:

5. Với kết cấu sản phẩm đã thay đổi, ta có:

Chỉ tiêuSản phẩm X Sản phẩm Y Sản phẩm Z

Toàn doanhnghiệp

Số tiềnTỷ lệ(%)

Số tiềnTỷ lệ(%)

Số tiềnTỷ lệ(%)

Số tiềnTỷ lệ(%)

Doanh thu 140.000 100% 100.000 100% 160.000 100% 400.000 100%

(–)Biến phí 84.000 60% 70.000 70% 80.000 50% 234.000 58,5%

Số dư đảmphí

56.000 40% 30.000 30% 80.000 50% 166.000 41,5%

(–) Định phí 110.000

Lợi nhuận 56.000

Vậy lợi nhuận đã tăng đến 56.000 triệu đồng, nghĩa là tăng thêm 14.000 triệu đồng

như mong đợi.

6. Xác định tỷ lệ SDĐP bình quân, doanh thu hòa vốn của toàn doanh nghiệp và doanh

thu hòa vốn của từng loại sản phẩm theo kết cấu sản phẩm mới.

- Tỷ lệ SDĐP bình quân toàn doanh nghiệp sau khi thay đổi kết cấu hàng bán:

- Doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp:

78

Page 79: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

- Số dư an toàn =

- Doanh thu hòa vốn của từng loại sản phẩm

+ Doanh thu hòa vốn của sản phẩm X:

+ Doanh thu hòa vốn của sản phẩm Y:

+ Doanh thu hòa vốn của sản phẩm Z:

Tóm lại, do doanh nghiệp thay đổi kết cấu hàng bán, mà cụ thể là tăng tỷ trọng

doanh thu sản phẩm Z, tăng tỷ trọng doanh thu sản phẩm X và giảm tỷ trọng doanh thu

của sản phẩm Y đã làm cho tỷ lệ số dư đảm phí bình quân tăng 3,5% (từ 38% lên

41,5%), nên lợi nhuận tăng thêm 14.000 triệu đồng. Mặt khác, do tỷ lệ số dư đảm phí

bình quân tăng nên doanh thu hòa vốn giảm và số dư an toàn tăng lên.

1.2.5. Ứng dụng phân tích CVP trong các tình huống ra

quyết định quản lý

Phân tích C-V-P có nhiều ứng dụng trong việc lập kế hoạch và ra quyết định. Chúng

ta tiếp tục nghiên cứu sự tác động của biến phí, định phí, giá bán, số lượng đơn vị tiêu

thụ đến sự biến động của lợi nhuận.

Sử dụng lại số liệu của công ty Hoàng Long trong năm N để minh hoạ.

BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ

Chỉ tiêuTổng số

(ngàn đồng)Đơn vị (ng.đ/sp) Tỷ lệ (%)

Doanh số Trừ: Tổng biến phíSố dư đảm phí Trừ: Tổng định phíLợi nhuận

1.000.000 375.000625.000400.000

225.000

400150250

100,037,562,5

79

Page 80: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

Trường hợp 1: Thay đổi định phí và sản lượng

Bộ phận kinh doanh dự tính kỳ tới tăng chi phí quảng cáo 100.000.000đ thì dự kiến

sản lượng tiêu thụ sẽ tăng 25%. Công ty có nên tiến hành phương án này không?

Phân tích: Do định phí tăng không ảnh hưởng đến SDĐP đơn vị nên có thể dùng số

dư đảm phí đơn vị ban đầu để tính toán. Sản lượng tăng thêm 25% sẽ làm cho số dư đảm

phí thay đổi.

- Số dư đảm phí tăng thêm .

Trừ: Định phí tăng .

- Lợi nhuận tăng thêm .

Kết luận: Vậy công ty nên thực hiện biện pháp này.

Trường hợp 2: Thay đổi biến phí và sản lượng

Một phương án được công ty đưa ra là cải tiến mẫu mã bao bì với chi phí

30.000đ/SP. Dự kiến nếu thực hiện được điều này sẽ làm tăng sản lượng lên 10%. Quyết

định trên có nên thực hiện hay không?

Phân tích: Do biến phí đơn vị tăng thêm 30.000đ nên số dư đảm phí đơn vị giảm từ

250.000đ còn 220.000đ.

- Số dư đảm phí mới

Trừ: Số dư đảm phí cũ

- Số dư đảm phí tăng thêm

- Định phí không thay đổi.

Kết luận: Phần số dư đảm phí giảm 20.000.000đ chính là phần giảm thêm của lợi

nhuận (do định phí không thay đổi). Do vậy phương án này không hiệu quả.

Trường hợp 3: Thay đổi định phí, giá bán và sản lượng

Để tăng doanh số, nhà quản lý dự định giảm giá bán còn 350.000đ, đồng thời tăng

chi phí quảng cáo thêm 50.000.000đ với kỳ vọng sản lượng tiêu thụ có thể tăng lên 40%.

Có nên thực hiện phương án trên hay không?

Phân tích: Do giá bán giảm 50.000đ/SP nên số dư đảm phí đơn vị sẽ giảm tương

80

Page 81: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

ứng 50.000đ, giảm từ 250.000đ xuống còn 200.000đ.

- Số dư đảm phí mới

Trừ: Số dư đảm phí cũ

- Số dư đảm phí tăng thêm

Trừ: Định phí tăng

- Lợi nhuận tăng thêm

Kết luận: Việc thực hiện các quyết định trên sẽ làm cho lợi nhuận của công ty tăng

thêm: 25.000.000đ. Vậy công ty nên thực hiện phương án trên.

Trường hợp 4: Thay đổi định phí, biến phí và sản lượng

Nhà quản lý muốn thay thế việc trả lương cho người bán hàng với mức lương cố

định hiện nay là 60.000.000đ bằng cách chi trả lương theo số lượng đơn vị bán được với

mức 20.000đ/SP vì họ nghĩ rằng phương pháp trả lương mới có thể thúc đẩy việc bán

hàng và làm cho doanh số tăng 20%. Phương pháp trả lương này có nên thực hiện hay

không?

Phân tích: Việc thay đổi phương pháp trả lương sẽ làm cho biến phí tăng lên thành

170.000đ/đơn vị, đồng thời định phí giảm 60.000.000đ.

- Số dư đảm phí đơn vị:

- Số dư đảm phí mới:

Trừ: Số dư đảm phí cũ:

- Số dư đảm phí tăng thêm:

Cộng: Định phí giảm:

- Lợi nhuận tăng thêm:

Kết luận: Như vậy, việc thay đổi cách trả lương rất hiệu quả, đã làm tăng lợi nhuận

của công ty lên thêm 125.000.000đ. Vậy công ty nên xem xét thực hiện phương án này.

Trường hợp 5: Thay đổi giá bán, định phí, biến phí và sản lượng

81

Page 82: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

Để cải tiến chất lượng đơn vị, theo đề xuất tổng hợp từ các bộ phận, công ty dự kiến

thực hiện các thay đổi như sau: Tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20.000đ/SP, tăng

đơn giá bán 40.000đ/SP, sử dụng chi phí quảng cáo thêm 120.000.000đ kết hợp trả hoa

hồng 15.000đ/SP thì dự kiến sản lượng tiêu thụ tăng 30%. Công ty nên tiến hành

phương án trên hay không?

Phân tích: Khi biến phí, giá bán thay đổi thì sẽ làm cho số dư đảm phí thay đổi.

- Số dư đảm phí đơn vị dự kiến:

- Số dư đảm phí mới: đ

Trừ: Số dư đảm phí cũ

- Số dư đảm phí tăng thêm

- Mức tăng định phí

- Lợi nhuận tăng thêm

Kết luận: Lợi nhuận của công ty tăng dự kiến 83.750.000đ. Vậy công ty nên xem

xét thực hiện phương án này.

Trường hợp 6: Xác định giá trong trường hợp đặc biệt

Giả sử hiện tại công ty vẫn tiêu thụ được 2.500 SP. Hiện có một công ty đặt mua 500

SP cho một khoản viện trợ sang Nepal; tuy nhiên họ đề nghị mức giá thấp hơn hiện tại.

Ngoài ra phải giao hàng tận nơi cho khách hàng, chi phi vận chuyển ước tính

5.000.000đ. Nếu như công ty muốn kiếm thêm 40.000.000 đồng từ đơn hàng này thì

công ty phải định giá bán đơn vị cho khách hàng này như thế nào?

Phân tích: Nếu năng lực sản xuất của công ty vẫn còn dư cho hợp đồng trên và việc

sản xuất thêm 500 SP sẽ không làm tăng định phí thì chúng ta phân tích tiếp đơn hàng.

Để có thể gia tăng lợi nhuận hàng tháng lên thêm 40.000.000đ thì công ty phải kiếm

được mức lời là 80.000đ/SP (40.000.000đ : 500SP).

- Biến phí đơn vị:

- Chi phí vận chuyển tính trên đơn vị sản phẩm:

82

Page 83: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

- Mức lời trên một đơnvị tăng thêm: đ

Do sản lượng sản xuất thêm theo đơn hàng không chịu định phí nữa nên tổng chi phí

là: .

Kết luận: Đây chính là mức giá tối thiểu chào bán, đáp ứng được yêu cầu lợi nhuận

của công ty và các yêu cầu của khách hàng (thấp hơn so với giá hiện tại là 400.000đ).

1.3. Một số hạn chế và phân tích mối quan hệ Chi phí –

Khối lượng – Lợi nhuận

Mối quan hệ biến động của chi phí – khối lượng – lợi nhuận được giả định là quan

hệ tuyến tính trong suốt phạm vi hoạt động phù hợp.

Chi phí được giả định phân tích một cách chính xác thành biến phí và định phí.

Doanh thu tăng là do sản lượng tăng chứ giá bán không thay đổi.

Kết cấu sản phẩm sản xuất và tiêu thụ được giả định là không thay đổi trong quá

trình phân tích.

Tồn kho sản phẩm được giả định không thay đổi hoặc quá trình sản xuất và tiêu thụ

ở cùng một mức độ như nhau (sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ bằng nhau).

Công suất máy móc thiết bị, năng suất lao động của công nhân … được giả định

không thay đổi trong suốt thời kỳ.

83

Page 84: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3

Quá trình phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận là quá trình

nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các yếu tố: Sản lượng tiêu thụ, giá bán, biến phí,

định phí, kết cấu hàng bán… đến lợi nhuận.

Để nhà quản lý có được những thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch và ra quyết

định thì cần phải am hiểu được về các khái niệm liên quan đến số dư đảm phí, tỷ lệ số

dư đảm phí, điểm hòa vốn… để nhận thức được các yếu tố nào làm tăng hay không tăng

lợi nhuận, cũng như có những quan điểm nhận thức chi phí phù hợp.

Bên cạnh đó, báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí rất hữu ích cho các nhà quản lý,

vì nó được thiết lập dựa trên cơ sở phân chi phí thành biến phí và định phí, cho thấy

được kết cấu và tỷ lệ chi phí của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý dự đoán được mức độ

ảnh hưởng của biến động doanh thu lên lợi nhuận.

Việc nghiên cứu mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận sẽ giúp cho nhà

quản trị hướng hoạt động của doanh nghiệp theo các mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra.

84

Page 85: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

1. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của phân tích C-V-P.

2. Ý nghĩa của số dư đảm phí là gì? Tỷ lệ số dư đảm phí. Nêu những ứng dụng của

chúng trong phân tích mối quan hệ chi phí– khối lượng – lợi nhuận.

3. Vẽ đồ thị C-V-P thể hiện đường biểu diễn của doanh thu và chi phí. Giải thích sự

thay đổi của đồ thị, khi: Đơn giá bán giảm, tổng định phí tăng, biến phí đơn vị tăng.

4. Trên đồ thị C-V-P, ngoài thông tin về điểm hoà vốn của doanh nghiệp, chúng ta có

thể đọc thêm được những thông tin gì khác?

5. DOL là gì? Cho biết ý nghĩa của chỉ tiêu này?

6. Thuật ngữ “Số dư an toàn” có nghĩa là gì?

7. Kết cấu hàng bán là gì? Có ý nghĩa gì trong việc hoạch định lợi nhuận? Số dư đảm

phí đơn vị bình quân có trọng số được hiểu như thế nào? Tính ra sao?

8. Giả sử rằng định phí của một doanh nghiệp du lịch lữ hành gia tăng, điểm hoà vốn

của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào (đơn vị tính là số lượng khách hàng)? Tại

sao?

9. Nếu một doanh nghiệp tìm cách cắt giảm được biến phí, doanh thu hoà vốn của

doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào?

10. Hai công ty có cùng mức định phí, biến phí đơn vị, thuế và lợi nhuận. Tuy nhiên

một công ty đã định mức giá bán sản phẩm của mình thấp hơn nhiều so với công ty

kia. Vậy điều này có thể xảy ra như thế nào?

85

Page 86: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

BÀI TẬP CHƯƠNG 3

Bài 3.1: Công ty M chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm A và B với các số liệu có

liên quan như sau:

SP A SP B

Đơn giá bán 10.000đ 5.000đ

Biến phí đơn vị 5.500đ 1.750đ

- Hoa hồng bán hàng tính 5% giá bán cho cả 2 loại sản phẩm

- Định phí hàng tháng là 174.800.000đ

- Số lượng hàng bán trong 2 tháng gần đây là:

Tháng 3/N: Sản phẩmA 25.000 sản phẩm

Sản phẩm B 30.000 sản phẩm

Tháng 4/N: Sản phẩm A 28.000 sản phẩm

Sản phẩm B 24.000 sản phẩm

Yêu cầu: (Các yêu cầu độc lập nhau)

1. Lập báo cáo thu nhập cho 2 tháng nói trên chi tiết cho từng loại sản phẩm và

chung cho cả công ty (mỗi cột theo dõi cả tổng số và tỷ lệ %). Lý giải tại sao

doanh số của cả 2 tháng như nhau nhưng lãi đạt được lại khác nhau? Tính

doanh số hòa vốn hàng tháng cho công ty. Tính độ lớn đòn bẩy kinh doanh chung

cho cả công ty trong tháng 4. Nếu trong tháng 5 doanh số tăng đều cho cả 2 loại sản

phẩm là 20% thì lãi của công ty sẽ tăng thêm bao nhiêu?

2. Nếu thay việc trả hoa hồng bằng việc trả lương cố định hàng tháng cho nhân viên

bán hàng tổng số là 10.000.000đ thì ước tính doanh số cả 2 loại sản phẩm đều

giảm đi 5%. Theo bạn nên chấp nhận sự thay đổi này không? Tại sao?

3. Một phương án tự động hóa sản xuất được xây dựng cho hoạt động của tháng 5.

Theo phương án này, số lượng các sản phẩm tiêu thụ giống như trong tháng 4, biến

phí trong sản xuất của cả 2 sản phẩm đều có khả năng giảm đi 10% nhưng chi phí

khấu hao cho máy móc hàng tháng sẽ tăng thêm 15.000.000đ. Hãy tính toán để cho86

Page 87: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

biết nên thực hiện phương án này không?

Bài 3.2: Công ty Tiến Phát sản xuất kinh doanh sản phẩm C, năng lực sản xuất tối

đa 150.000 sản phẩm. Báo cáo thu nhập cuối năm 200X như sau:

1. Doanh thu: 1.000.000.000đ

2. Giá vốn: 590.000.000đ

Chi phí nhân công trực tiếp 150.000.000đ

Chi phí nguyên liệu trực tiếp 300.000.000đ

Chi phí sản xuất chung 140.000.000đ

3. Lãi gộp: 410.000.000đ

4. Chi phí bán hàng: 241.000.000đ

Biến phí bán hàng 100.000.000đ

Định phí bán hàng 141.000.000đ

5. Chi phí quản lý: 110.500.000đ

Biến phí quản lý 10.000.000đ

Định phí quản lý 100.500.000đ

6. Lợi nhuận: 58.500.000đ

Yêu cầu:

1. Lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí.

- Xác định sản lượng và doanh thu tại điểm hòa vốn.

- Vẽ đồ thị minh họa.

Biết rằng giá bán sản phẩm C là 10.000đ, biến phí sản xuất chung đơn vị là 500đ.

2. Giám đốc công ty dự kiến sử dụng nguyên liệu thay thế làm chi phí nguyên liệu

giảm 1.100đ/sản phẩm, cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để đạt được lợi nhuận

178.500.000đ. Trong trường hợp này để đạt tỷ lệ hoàn vốn là 25%, công ty sử dụng

lượng vốn bao nhiêu?

3. Giám đốc công ty dự kiến giảm giá bán 700đ/sản phẩm, đồng thời tăng chi phí

quảng cáo là 10.000.000đ. Hỏi sản lượng phải tăng ít nhất là bao nhiêu để lợi

nhuận tăng lên so với trước.

87

Page 88: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

4. Công ty đưa ra 2 phương án:

- Phương án 1: giảm giá bán 10%, công ty sẽ tận dụng 90% năng lực sản xuất.

- Phương án 2: thực hiện biện pháp bán 1 sản phẩm tặng 1 món quà trị giá

1.000đ, đồng thời tăng chi phí quảng cáo 10.000.000đ, theo kinh nghiệm sản lượng

bán ra tăng 45%

Theo anh chị công ty nên chọn phương án nào?

5. Có khách hàng mua thêm 45.000 sản phẩm và đưa ra các điều kiện sau:

- Giá bán giảm ít nhất 10% so với trước

- Phải vận chuyển hàng đến kho theo yêu cầu, chi phí vận chuyển là

11.250.000đ.

- Mục tiêu của công ty khi bán thêm 45.000 sản phẩm, thu được lợi nhuận

74.250.000đ

Hỏi giá bán thấp nhất trong trường hợp này là bao nhiêu và hợp đồng có được ký

kết và thực hiện không?

Bài 3.3: Công ty Minh Khang sản xuất và tiêu thụ xe đạp trẻ em, có tài liệu dự kiến

năm N như sau:

(ĐVT: 1000đ)

- Giá bán 1 sản phẩm: 400

- Chi phí sản xuất:

+ Chi phí NVLTT mỗi sản phẩm: 60

+ Chi phí nhân công trực tiếp khoán mỗi sản phẩm: 20

+ Tổng chi phí nhân công trực tiếp trả cố định: 1.000.000

+ Biến phí SXC của mỗi sản phẩm: 12

+ Tổng định phí SXC: 4.000.000

- Chi phí bán hàng:

+ Chi phí nhân viên bán hàng (bao gồm tiền lương, BHXH,…) là 2% doanh thu

+ Tổng chi phí bán hàng khác không đổi theo doanh thu: 3.000.000

- Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp không đổi theo doanh thu: 4.000.000

- Số lượng tiêu thụ thực tế 50.000 đơn vị

Yêu cầu : (các yêu cầu độc lập nhau)88

Page 89: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

1. Xác đinh sản lượng tiêu thụ hòa vốn và số dư an toàn.

2. Người quản lý dự kiến, nếu tăng thêm chi phí quảng cáo 200.000, thì doanh thu

có thể tăng thêm 400.000 (do tăng sản lượng tiêu thụ). Vậy lợi nhuận tăng thêm

bao nhiêu?

3. Bộ phận kinh doanh đề nghị thay đổi bao bì mới, để tăng sản lượng tiêu thụ. Bao

bì mới làm cho chí phí sản xuất mổi sản phẩm tăng thêm 10. Cuối tháng nếu lợi

nhuận thu được 3.000.000 thì sản lượng tiêu thụ là bao nhiêu?

4. Giả sử đã tiêu thụ 30.000 sản phẩm, có khách hàng đặt mua 8.000 sản phẩm, và

không còn khả năng tiêu thụ nữa, thì giá bán thấp nhất mỗi sản phẩm của đơn

hàng này bao nhiêu để kết quả cuối năm không bị lỗ?

Bài 3.4: Một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ có tài liệu năm N như sau: (đ)

- CP NVL trực tiếp 1 SP 200.000

- CP nhân công trực tiếp 1 SP 100.000

- Biến phí sản xuất chung 1 SP 60.000

- Định phí sản xuất chung 1 năm 4.400.000.000

- Biến phí bán hàng 1 SP 80.000

- Định phí bán hàng 1 năm 1.500.000.000

- CP quản lý doanh nghiệp 1 năm (định phí) 1.000.000.000

- Sản lượng sản xuất thực tế 22.000SP (công suất bình thường), tiêu thụ 20.000SP

- Giá bán 1 SP 1.000.000

Yêu cầu: (các yêu cầu độc lập nhau)

1. Lập báo cáo KQHĐKD theo kế toán tài chính và dạng SDĐP

2. DN dự kiến khuyến mãi là bán 1 SP tặng quà trị giá 60.000, nếu muốn đạt lợi

nhuận 5.100.000.000 thì sản lượng tiêu thụ là bao nhiêu?

3. Tính độ lớn của đòn bẩy kinh doanh và nếu doanh thu tăng 10% (tăng sản lượng,

giá bán không đổi), ứng dụng độ lớn của đòn bẩy kinh doanh để tính lợi nhuận đạt

được là bao nhiêu?

4. Nếu doanh thu tăng 15% (tăng giá bán, sản lượng không đổi) thì lợi nhuận đạt

được là bao nhiêu?

89

Page 90: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

5. Để đạt được lợi nhuận sau thuế 1.800.000.000 thì phải bán bao nhiêu sản phẩm?

Bài 3.5: Công ty Thiên Nhiên kinh doanh 3 loại sản phẩm A, B, C, có tình hình về

chi phí, và doanh thu như sau:

Chỉ tiêu Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C

Tỷ lệ số dư đảm phí 40% 35% 30%

Kết cấu sản phẩm/doanh thu 30% 20% 50%

Yêu cầu:

1. Xác định tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của Công ty?

2. Xác định doanh thu hòa vốn, cho biết tổng định phí hàng tháng là 680.000ngđ

3. Xác định doanh thu tiêu thụ cần thực hiện để đạt lợi nhuận là 102.000ngđ

Bài 3.6: Công ty Sứ chuyên sản xuất bát, đĩa, tô có tài liệu như sau:

Chỉ tiêu Bát Đĩa Tô

Giá bán đơn vị 10 ngđ 20 ngđ 25 ngđ

Tỷ lệ biến phí 40% 25% 30%

Tổng định phí 2.907.800 ngđ

Yêu cầu:

1. Nếu Công ty có thể bán thêm 1 loại trong 3 loại sản phẩm trên, thì nên chọn loại

sản phẩm nào? Tại sao?

2. Giả sử Công ty có thể bán thêm 1 trong 3 loại sản phẩm trên với doanh thu tăng

thêm là 1.000ngđ thì nên chọn loại sản phẩm nào? Lợi nhuận sẽ tăng thêm bao

nhiêu?

3. Giả sử cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của Công ty (tính trên doanh thu) là Bát 40%, Đĩa

20%, và Tô 40%, hãy tính:

90

Page 91: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

a. Tỷ lệ số dư đảm phí chung toàn Công ty (tỷ lệ số dư đảm phí bình quân)?

b. Doanh thu hòa vốn?

c. Sản lượng hòa vốn của mỗi loại?

4. Giả sử cơ cấu sản phẩm tiêu thụ cũng như trên, nhưng tính trên số lượng sản

phẩm đã tiêu thụ. Hãy tính:

a. Số dư đảm phí bình quân đơn vị sản phẩm của Công ty

b. Sản lượng hòa vốn toàn Công ty

c. Sản lượng hòa vốn của mỗi loại, và so sánh với kết quả câu 3?

91

Page 92: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

Page 93: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

CHƯƠNG 0: DỰ TOÁN NGÂN SÁCH HOẠT ĐỘNG

CỦA DOANH NGHIỆP

Mục tiêu:

Sau khi học xong chương này, người học có thể:

Hiểu được dự toán và ý nghĩa của dự toán.

Biết mối quan hệ giữa định mức chi phí tiêu chuẩn và dự toán.

Nắm được qui trình và trình tự lập dự toán.

Soạn thảo được các dự toán: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán nguyên

liệu trực tiếp, dự toán lao động trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự

toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý, dự toán vốn bằng tiền, dự toán báo

cáo kết quả kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán.

1.1. Khái quát về dự toán

1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của dự toán

1.1.1.1. Khái niệm dự toán (Budget)

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động cũng đều phải xây dựng cho mình các

chiến lược kinh doanh dài hạn và ngắn hạn. Dự toán chính là sự cụ thể hóa của các mục

tiêu dài hạn, các kế hoạch tổng thể trong một khoảng thời gian xác định.

Dự toán là một kế hoạch được tính toán chi tiết, tỉ mỉ và toàn diện các mục tiêu kinh

tế tài chính mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳ hoạt động, đồng thời chỉ rõ cách

thức, biện pháp huy động và sử dụng vốn, các nguồn lực khác như con người, tài sản cố

định, nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên của doanh nghiệp để thực hiện các mục

tiêu và nhiệm vụ đó.

Dự toán được biểu diễn một cách có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị, chia

thành nhiều cấp độ khác nhau nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lý ở từng thời

kỳ khác nhau.

1.1.1.2. Ý nghĩa của dự toán

Dự toán có ý nghĩa quan trọng công tác quản trị doanh nghiệp, cụ thể:

93

Page 94: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

- Cung cấp thông tin một cách có hệ thống về toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp ở từng giai đoạn hay từng thời kỳ nhằm giúp các nhà quản trị

biết trước những dự định trong tương lai và mục tiêu cần đạt để chủ động trong các

quyết định điều hành, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, khai thác triệt để các yếu

tố sản xuất, tránh lãng phí và góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Cung cấp các tiêu thức cụ thể để đo lường, đánh giá, kiểm soát mức độ hoạt động

của các bộ phận trong từng thời kỳ của doanh nghiệp, đảm bảo kết hợp với các kế

hoạch, dự toán của các bộ phận phù hợp với mục tiêu chung toàn doanh nghiệp.

- Giúp doanh nghiệp lường trước những khó khăn và những diễn biến thay đổi

trong môi trường kinh doanh có thể xảy ra để có những phương án điều chỉnh, đối phó

kịp thời và đúng đắn. Giúp nhà quản trị có thể dự kiến cách thức huy động vốn, sử dụng

các nguồn lực tài chính khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp.

- Là căn cứ để phân tích sự biến động chi phí kinh doanh trong kỳ thực hiện, xác

định nguyên nhân khách quan, chủ quan của sự biến động chi phí để làm cơ sở cho việc

lập dự toán kỳ sau.

1.1.2. Căn cứ lập dự toán

- Hệ thống kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp.

- Dự toán sản xuất – kinh doanh của các kỳ trước.

- Các định mức chi phí tiêu chuẩn.

- Phân tích điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp về kinh tế – kỹ thuật.

1.1.3. Phân loại dự toán ngân sách

Dự toán của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng tùy theo mục đích và đặc điểm

của hoạt động kinh doanh mà dự toán được chia ra thành các loại khác nhau.

3.1.1.1. Theo tính chất ổn định hay biến động của dự toán

Dự toán được chia thành dự toán ngân sách tĩnh và dự toán ngân sách linh hoạt.

a. Dự toán ngân sách tĩnh (Fixed Budgets): là dự toán ngân sách được lập trên cơ

sở một mức độ hoạt động nhất định của một thời hạn nên việc lập dự toán tương đối

giản đơn, nhưng nếu doanh nghiệp hoạt hoạt động ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau

thì tính khả thi của dự toán là kém vì nó chỉ ước tính duy nhất cho một mức độ hoạt

động mà không tính đến sự điều chỉnh khi hoạt động thay đổi.

b. Dự toán ngân sách linh hoạt (Flexible Budgets): là dự toán ngân sách được lập

94

Page 95: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

tương ứng với nhiều mức độ hoạt động khác nhau trong phạm vi giới hạn của một hoạt

động. Khi doanh nghiệp hoạt động với nhiều mức độ khác nhau thì việc lập dự toán linh

hoạt có phức tạp hơn nhưng nó sẽ giúp nhà quản trị có thể phân tích với các mức độ

hoạt động thực tế tương ứng.

3.1.1.2. Theo kỳ xây dựng dự toán:

Theo cách phân loại này dự toán gồm: Dự toán ngân sách chủ đạo và dự toán ngân

sách vốn.

a. Dự toán ngân sách chủ đạo (Master Budget): Là dự toán ngân sách được lập chủ

yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, thường được

lập trong phạm vi thời hạn một năm trùng với năm tài chính để thuận tiện cho việc so

sánh và đánh giá giữa kế hoạch và thực hiện.

Dự toán ngân sách chủ đạo thường liên quan đến các hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp như mua hàng, bán hàng, sản xuất, thu, chi, thanh toán các khoản nợ ngắn

hạn… Vì vậy nó cũng chính là dự toán nguồn tài chính hoạt động hằng năm của doanh

nghiệp nên nó được lập hàng năm trước khi niên độ kế toán kết thúc để định hướng

nguồn tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp trong năm kế hoạch tiếp theo.

b. Dự toán ngân sách vốn (Capital Budget): Là dự toán ngân sách được lập liên

quan đến nguồn tài chính cho đầu tư, mua sắm tài sản cố định nên kỳ dự toán thường

lập cho một thời kỳ dài trên một năm, có thể là nhiều năm (thông thường dự báo cho 5

năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn). Dự toán ngân sách dài hạn là cơ sở để xây dựng

các dự toán ngắn hạn và thường thể hiện những mục tiêu phát triển chiến lược của

doanh nghiệp.

3.1.1.3. Theo nội dung của hoạt động sản xuất kinh doanh

Theo cách này dự toán được chia thành các dạng: Dự toán tiêu thụ, dự toán sản

lượng sản phẩm sản xuất và tồn kho, dự toán chi phí, dự toán tiền, dự toán vốn đầu tư,

dự toán báo cáo tài chính… Nội dung của dự toán này phụ thuộc vào ngành nghề kinh

doanh, yêu cầu của các cấp quản trị nên mức độ chi tiết và khái quát cũng có sự khác

nhau. Chẳng hạn như trong doanh nghiệp sản xuất thì dự toán chi phí sản xuất là rất

quan trọng vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, nhưng trong doanh nghiệp thương

mại thì dự toán giá vốn hàng mua lại là dự toán quan trọng vì ảnh hưởng nhiều đến chi

phí của doanh nghiệp.

95

Page 96: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

1.1.4. Trình tự lập dự toán ngân sách

Dự toán ngân sách được lập và thực hiện từ những cấp quản lý có trách nhiệm và

thường được lập từ cấp cơ sở trở lên trong các doanh nghiệp. Dự toán ở cấp nào thì sẽ

do chính người quản lý ở cấp đó thực hiện rồi gửi đến các cấp có liên quan để xem xét.

Việc lập dự toán có thể dựa trên cơ sở các mô hình thông tin sau:

3.1.1.4. Mô hình thông tin 1 xuống:

Theo mô hình này các chỉ tiêu dự toán sẽ được định ra từ ban quản trị cấp cao nhất

của doanh nghiệp và truyền đạt cho các nhà quản trị cấp trung gian, trên cơ sở đó nhà

quản trị cấp trung gian truyền đạt cho các nhà quản trị cấp cơ sở.

SƠ ĐỒ 4.1. TRÌNH TỰ LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH THEO

MÔ HÌNH THÔNG TIN MỘT XUỐNG

Ưu điểm: Tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Nhược điểm: Việc lập dự toán mang tính áp đặt từ cấp trên xuống cấp dưới mà

không có sự phản hồi ngược lên, do vậy để dự toán có hiệu quả thì đòi hỏi nhà quản trị

cấp cao nhất phải có một tầm nhìn tổng quát, toàn diện và chi tiết về mọi mặt hoạt động

của doanh nghiệp. Mô hình này chỉ thích hợp cho việc áp dụng ở những doanh nghiệp

có quy mô nhỏ, ít có sự phân cấp về quản lý.

3.1.1.5. Mô hình thông tin một lên một xuống

Theo mô hình này, các chỉ tiêu dự toán sẽ được lập từ cấp thấp nhất đến cấp cao

nhất của doanh nghiệp. Các bộ phận quản trị cấp thấp nhất chính là các nhà quản trị cấp

96

Quản trịcấp cao

Quản trịcấp trung gian

Quản trịcấp trung gian

Quản trịcấp cơ sở

Quản trịcấp cơ sở

Quản trịcấp cơ sở

Quản trịcấp cơ sở

Page 97: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

cơ sở sẽ căn cứ vào khả năng, điều kiện của mình, tính toán và phân tích để lập dự toán

rồi trình lên quản trị cấp trung gian xem xét và quyết định tính khả thi của dự toán

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.

Nhà quản trị cấp trung gian tổng hợp số liệu từ cấp cơ sở để trình lên nhà quản trị

cấp cao.

Nhà quản trị cấp cao sẽ tổng hợp các chỉ tiêu dự toán từ các cấp trung gian, kết hợp

với tầm nhìn toàn diện về toàn bộ hoạt động của từng đơn vị và hướng đến mục tiêu

chung của toàn doanh nghiệp, nhà quản trị cấp cao sẽ quyết định các chỉ tiêu dự toán

chính thức cho cấp trung gian, trên cơ sở đó nhà quản trị cấp trung gian sẽ quyết định

chỉ tiêu dự toán chính thức cho nhà quản trị cấp cơ sở.

Trình tự lập dự toán có thể được mô tả theo sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ 4.2. TRÌNH TỰ LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH THEO MÔ HÌNH

THÔNG TIN MỘT LÊN MỘT XUỐNG

Ghi chú: : Bước 1: Thông tin lên

Bước 2: Thông tin xuống

- Ưu điểm của trình tự lập dự toán theo mô hình này là:

+ Việc tham gia vào quá trình xây dựng dự toán được thực hiện ở mọi cấp quản lý

do đó số liệu dự toán có độ tin cậy cao, không bị xa dời thực tế, dễ thực hiện được,

tốn kém ít thời gian và chi phí.

+ Việc thực hiện dự toán ở từng cấp sẽ mang tính chủ động hơn, thoải mái hơn,

khả năng hoàn thành kế hoạch sẽ cao hơn.

97

Quản trịcấp cao

Quản trịcấp trung gian

Quản trịcấp trung gian

Quản trịcấp cơ sở

Quản trịcấp cơ sở

Quản trịcấp cơ sở

Quản trịcấp cơ sở

Page 98: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

- Nhược điểm: Không khai thác hết khả năng tiềm tàng của đơn vị vì việc lập dự

toán được lập từ cấp cơ sở nên các chỉ tiêu dự toán thường được lập dưới mức khả năng

và điều kiện của họ để dễ dàng thực hiện.

3.1.1.6. Mô hình thông tin hai lên một xuống

Theo mô hình này thì các chỉ tiêu dự toán được lập mang tính dự thảo từ nhà quản

trị cấp cao nhất của doanh nghiệp, sau đó phân bổ cho các nhà quản trị cấp trung gian.

Tiếp đến nhà quản trị cấp trung gian phân bổ cho các nhà quản trị cấp cơ sở:

- Các nhà quản trị cấp cơ sở sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu dự thảo, khả năng và điều

kiện của mình để xác định chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được và bảo vệ trước bộ

phận quản trị cấp trung gian.

- Nhà quản trị cấp trung gian sẽ tổng hợp các chỉ tiêu dự toán từ cấp cơ sở, kết hợp

với tầm nhìn tổng quát, toàn diện về hoạt động của các cấp cơ sở để xác định chỉ tiêu

dự toán có thể thực hiện được ở bộ phận mình và trình lên nhà quản trị cấp cao hơn

- Trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán từ các cấp trung gian kết hợp với tầm

nhìn toàn diện về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp và hướng các bộ phận khác đến

việc thực hiện mục tiêu chung. Nhà quản trị cấp cao nhất sẽ xét duyệt chỉ tiêu dự toán

chính thức cho cấp trung gian, sau đó cấp trung gian quyết định chỉ tiêu dự toán chính

thức cho cấp cơ sở.

SƠ ĐỒ 4.3. TRÌNH TỰ LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH THEO

MÔ HÌNH THÔNG TIN HAI XUỐNG MỘT LÊN

98

Quản trịcấp cao

Quản trịcấp trung gian

Quản trịcấp trung gian

Quản trịcấp cơ sở

Quản trịcấp cơ sở

Quản trịcấp cơ sở

Quản trịcấp cơ sở

Page 99: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

Ghi chú: Bước 1: Thông tin xuống Bước 2: Thông tin lên

Bước 3: Thông tin xuống

Ưu điểm: Mô hình này là sự kết hợp giữa tầm nhìn tổng quát của đơn vị cấp cao và

khả năng cụ thể của các nhà quản trị cấp trung gian và cấp cơ sở, do vậy sẽ thu hút và

tập trung được trí tuệ và những kinh nghiệm của các cấp quản lý khác nhau vào quá

trình lập dự toán, đồng thời tạo ra được bản dự toán mang tính khả thi cao.

Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, chi phí cho thông tin dự thảo, phản hồi và xét

duyệt.

1.2. Định mức chi phí tiêu chuẩn (Standard Cost)

1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của định mức chi phí tiêu

chuẩn

1.2.1.1. Khái niệm định mức chi phí tiêu chuẩn

Định mức chi phí tiêu chuẩn (định mức chi phí): là sự ước tính các chi phí dựa trên

chi phí tiêu chuẩn để lập cho từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ, được biểu hiện bằng tiền

những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa theo tiêu chuẩn để đảm bảo cho

việc sản xuất kinh doanh một đơn vị sản phẩm, dịch vụ ở điều kiện nhất định.

Chi phí tiêu chuẩn là một khoản phí tổn dự toán, là số tiền mà doanh nghiệp muốn

chi cho một mặt hàng (giá tiêu chuẩn) hoặc là khối lượng nguyên vật liệu trực tiếp, số

giờ lao động mà doanh nghiệp muốn sử dụng để sản xuất một sản phẩm (lượng tiêu

chuẩn). Các tiêu chuẩn được quy định hợp lý theo nhu cầu riêng của từng doanh

nghiệp. Chẳng hạn như đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay thường sử dụng 2

loại tiêu chuẩn cơ bản là:

- Giá tiêu chuẩn: Là tính giá cho một loại nguyên vật liệu hoặc cho một giờ lao

động tiêu chuẩn.

- Lượng tiêu chuẩn: Là lượng vật chất về nguyên vật liệu trực tiếp, số giờ lao động

mà doanh nghiệp dự tính tiêu hao trong quy trình sản xuất sản phẩm.

Việc lập dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp phải căn cứ trên các định

mức chi phí tiêu chuẩn. Định mức chi phí tiêu chuẩn được lập cho từng đơn vị sản

phẩm, dịch vụ, còn dự toán được lập cho toàn bộ sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.

Như vậy, giữa dự toán và định mức chi phí có mối quan hệ mật thiết với nhau và

99

Page 100: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

khác nhau về phạm vi: Định mức chi phí lập cho một đơn vị, còn dự toán lập cho tổng

thể. Định mức là cơ sở để xây dựng dự toán còn dự toán là cơ sở để đánh giá và kiểm

tra xem xét các định mức đã khoa học chưa để từ đó có các biện pháp hoàn thiện định

mức. Nếu định mức chi phí xây dựng không hợp lý và không sát với thực tế thì dự toán

được lập trên cơ sở đó sẽ không có tính khả thi cao, giảm tác dụng kiểm soát thực tế.

1.2.1.2. Ý nghĩa của định mức chi phí

- Định mức chi phí chính là công cụ quan trọng để các nhà quản trị có thể kiểm

soát và tiết kiệm chi phí.

- Định mức chi phí là cơ sở để xây dựng dự toán ngân sách hoạt động của doanh

nghiệp.

- Định mức chi phí giúp nhà quản trị có thể lập kế hoạch dễ dàng, giúp cho các bộ

phận kiểm soát và tiết kiệm chi phí, làm nổi rõ những vấn đề cần quan tâm.

- Định mức chi phí giúp nhà quản trị thực hiện kiểm soát ngoại lệ chi phí tức là

việc sử dụng các chi phí sẽ chưa cần sự quan tâm của các nhà quản lý nếu nó chưa vượt

quá định mức đề ra.

- Định mức chi phí tạo điều kiện để đơn giản hóa trong công tác kế toán chi phí,

dùng để đánh giá hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp.

1.2.2. Các hình thức định mức chi phí chuẩn

Một định mức tiêu chuẩn được chia làm hai loại: Định mức lý tưởng và định mức

thực tế.

1.2.2.1. Định mức lý tưởng (Ideal Standards)

Định mức lý tưởng là định mức chi phí sản xuất tiêu hao trong điều kiện tốt nhất,

như máy móc thiết bị không bị hư hỏng, công nhân sản xuất đúng giờ, sản xuất không

bị gián đoạn, năng suất cao trong suốt thời gian sản xuất…

Định mức lý tưởng là định mức không khả thi vì trong thực tế không thể có những

điều kiện tốt nhất đó

1.2.2.2. Định mức thực tế (Practical Standards)

Định mức thực tế là định mức chi phí sản xuất đã tiêu hao trong điều kiện thực tế

hợp lý như thời gian máy ngừng, công nhân nghỉ ngơi…

Định mức thực tế được lấy làm cơ sở để phân tích, so sánh giữa hiện thực với định

mức sẽ có nhiều ý nghĩa đối với nhà quản trị, kỳ kết quả tìm được phản ánh những hiện

100

Page 101: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

thực không bình thường, kém hiệu quả cần xem xét, tìm biện pháp khắc phục, hay

những tiềm năng cần khơi dậy để có biện pháp phát huy. Định mức thực tế còn là cơ sở

lập kế hoạch sử dụng tiền và kế hoạch tồn kho.

Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang phải cạnh

tranh nhau để tồn tại và phát triển, do vậy các doanh nghiệp càng phải chú ý đến chất

lượng và giá cả sản phẩm. Muốn vậy các nhà quản trị cần phải nghiên cứu và xây dựng

định mức chi phí thực tế cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình trên cơ sở

định mức chung của ngành.

1.2.3. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng định mức chi

phí tiêu chuẩn

1.2.3.1. Nguyên tắc

Việc xây dựng hệ thống định mức tiêu chuẩn là một công việc phức tạp, có tính

khoa học, nó đòi hỏi các nhà quản trị phải xem xét một cách nghiêm túc toàn bộ kết quả

đã đạt được. Trên cơ sở đó kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế về đặc điểm

giữa cung và cầu, về kỹ thuật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp. Nhà quản trị cần

nhận thức đầy đủ rằng quá khứ chỉ có giá trị ở chỗ làm căn cứ để dự toán tương lai và

định mức tiêu chuẩn phản ánh mức hoạt động hiệu quả trong tương lai chứ không phải

các mức hoạt động đã xảy ra.

Để xây dựng một định mức khoa học thường dựa trên những nguyên tắc sau:

- Dựa trên nhu cầu sản xuất sản phẩm thực tế của doanh nghiệp và các định mức

thực tế của những kỳ trước đã xây dựng.

- Dựa trên điều kiện kinh tế, đặc điểm sản xuất kỹ thuật và quy trình công nghệ sản

xuất thực tế của doanh nghiệp để xây dựng định mức chuẩn cho kỳ này.

- Việc xây dựng định mức đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, giữa

chuyên môn nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và tư duy sáng tạo của các chuyên gia

xây dựng định mức để sao cho những định mức chi phí được xây dựng phải phù hợp,

đảm bảo không bị lạc hậu trong một tương lai nhất định.

1.2.3.2. Các phương pháp xây dựng định mức chi phí

Việc xây dựng định mức chi phí trong các doanh nghiệp là công việc khó khăn,

phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp và phương pháp xây dựng khoa học. Có

rất nhiều phương pháp xây dựng nhưng thông thường các doanh nghiệp thường vận

101

Page 102: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

dụng các phương pháp sau:

a. Phương pháp thí nghiệm

Là định mức chi phí được xây dựng dựa trên các thông số kỹ thuật của sản phẩm,

điều kiện sản xuất, trình độ của người lao động và điều kiện thực tiễn của doanh

nghiệp. Việc công khai áp dụng định mức chi phí trong thực tế chỉ được tiến hành sau

khi đã thử nghiệm định mức trong phòng thí nghiệm của doanh nghiệp về các tiêu

chuẩn và thông số.

b. Phương pháp sản xuất thử

Là định mức chi phí được áp dụng giống như phương pháp thí nghiệm. Tiếp đó đưa

định mức vào sản xuất thử các sản phẩm. Sau một thời gian sản xuất thử, tiến hành

phân tích, đánh giá tính ưu điểm và tồn tại của định mức, bổ sung những điểm cần thiết

rồi mới công khai áp dụng trong thực tế.

c. Phương pháp thống kê kinh nghiệm

Là định mức chi phí được dựa trên kết quả sản xuất của nhiều kỳ kinh doanh trước

đó, tính ra mức chi phí trung bình, rồi kết hợp với các điều kiện thực tiễn để xây dựng

định mức chi phí hợp lý trong kỳ.

1.2.4. Xây dựng các định mức chi phí sản xuất trong

doanh nghiệp

Định mức chi phí của một loại sản phẩm, dịch vụ được xây dựng từ hai yếu tố là

định mức về lượng và định mức về giá:

Định mức lượng (Quantity Standard): Phản ánh số lượng các đơn vị đầu vào như

vật tư, lao động, máy móc thiết bị… sử dụng để đảm bảo thực hiện một đơn vị sản

phẩm dịch vụ đầu ra.

Định mức giá (Price Standard): Phản ánh mức giá bình quân để đảm bảo có được

một đơn vị lượng đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh như mức giá một đơn vị

vật tư, mức giá một đơn vị lao động, mức giá một đơn vị thời gian máy móc thiết bị.

Định mức chi phí = Định mức lượng x Định mức giá

Trên cơ sở xây dựng định mức lượng và định mức giá, các doanh nghiệp có thể xây

dựng được định mức chi phí sản xuất cho từng khoản mục chi phí.

1.2.4.1. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

102

Page 103: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

Trong quá trình sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn

trong chỉ tiêu giá thành sản xuất của nhiều loại sản phẩm. Vì thế các nhà quản trị muốn

tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm thì phải kiểm soát chi phí này thông qua định

mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phụ thuộc vào 2 nhân tố: Định mức

lượng và định mức giá về nguyên vật liệu sử dụng:

a. Định mức lượng nguyên vật liệu

Định mức lượng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm sản xuất là số lượng

nguyên vật liệu tiêu hao để sản xuất một đơn vị thành phẩm, có cho phép những hao hụt

bình thường. Định mức lượng nguyên vật liệu thường có cả trình độ tay nghề của công

nhân sản xuất sản phẩm. Khi xác định định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp sử

dụng cho sản xuất một đơn vị sản phẩm cần dựa vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật về sản

phẩm để xác định và dựa vào các chỉ tiêu:

- Lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm.

- Lượng nguyên vật liệu hao hụt cho phép trong sản xuất.

- Lượng nguyên vật liệu hư hỏng cho phép trong sản xuất.

Ví dụ 4.1: Phòng sản xuất công ty Minh Phương xây dựng định mức lượng nguyên

vật liệu X cần để sản xuất sản phẩm A như sau:

1. Lượng nguyên vật liệu cần thiết để SX 1 đơn vị SP 2,8 kg/sp

2. Lượng nguyên vật liệu hao hụt cho phép trong sản xuất 0,1 kg/sp

3. Lượng nguyên vật liệu hư hỏng cho phép trong sản xuất 0,1 kg/sp

Định mức lượng NVL X để SX 1 sản phẩm A là: 3,0 kg/sp

b. Định mức giá nguyên vật liệu trực tiếp

Định mức giá nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh giá cuối cùng của một đơn vị

nguyên vật liệu trực tiếp dựa vào mức giá thực tế trên thị trường thu mua, cộng với các

phí vận chuyển, định mức hao hụt, và trừ đi mọi khoản giảm trừ nếu có (chiết khấu).

Bộ phận thu mua thường căn cứ vào những thông tin về các hợp đồng thu mua, các

quá trình thương lượng giá với các nhà cung cấp thường xuyên, dự báo về tình hình

biến động giá ở trên thị trường, các hình thức chiết khấu mua hàng, các chi phí liên

quan đến quá trình thu mua và nhập kho nguyên vật liệu để ước tính và xác định định

103

Page 104: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

mức giá nguyên vật liệu trực tiếp.

Trong trường hợp có nhiều mức giá dự kiến của nhiều nhà cung cấp khác nhau cho

nguyên vật liệu cùng loại thì sẽ phải xác định giá trung bình.

Mức giá trung bình để đảm bảo cho một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp đầu vào

cho sản xuất có thể bao gồm:

- Giá mua nguyên vật liệu theo hóa đơn.

- Chi phí mua nguyên vật liệu như chi phí vận chuyển, bốc dỡ.

- Chi phí hao hụt nguyên vật liệu cho phép khâu mua.

- Trừ các khoản chiết khấu, giảm giá (nếu có).

Ví dụ 4.2: Phòng thu mua của công ty Minh Phương xây dựng định mức giá mua

cho 1 kg nguyên vật liệu X như sau:

Giá mua 2.800 đ/kgChi phí vận chuyển, bốc dỡ 400 đ/kgChi phí hao hụt 100 đ/kgTrừ Chiết khấu mua hàng (300) đ/kg

Giá định mức 1 kg 3.000 đ/kg

Qua ví dụ 4.1 và 4.2 ta xác định được :

Định mức chi phí nguyên vật liệu X trực tiếp để sản xuất 1 sản phẩm A là:

3 kg/sp x 3.000 đ/kg = 9.000 đ/sp

1.2.4.2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá thành sản

phẩm đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất thủ công. Để kiểm soát và

hạ giá thành sản phẩm từ khoản mục chi phí này các nhà quản trị cần xây dựng định

mức chi phí nhân công trực tiếp.

Định mức chi phí nhân công trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào 2 yếu

tố sau:

- Định mức lượng thời gian cần thiết để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm

- Định mức giá của một đơn vị thời gian lao động trực tiếp.

Việc tính toán định mức chi phí nhân công trực tiếp phải dựa vào bản thiết kế kỹ

thuật về sản phẩm đó.

a. Định mức lượng thời gian

104

Page 105: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

Định mức lượng thời gian phản ánh lượng thời gian cần thiết để hoàn thành một đơn

vị sản phẩm, đây là loại định mức khó xác định nhất. Khi xác định lượng thời gian cần

thiết cho 1 đơn vị sản phẩm có thể dựa trên trình độ tay nghề của từng loại công nhân

đối với sản phẩm cụ thể gắn với điều kiện trung bình của môi trường làm việc có tính

đến thời gian nghỉ ngơi của công nhân, thời gian bảo dưỡng, lau chùi máy móc, máy

nghỉ…

Ví dụ 4.3: Bộ phận xây dựng định mức của công ty Minh Phương thu thập thông tin

để xây dựng định mức thời gian lao động trực tiếp sản xuất 1 sản phẩm A như sau:

1. Thời gian sản xuất cơ bản của 1 sp A 3,4giờ/sp2. Thời gian dành cho nhu cầu cá nhân 0,3giờ/sp3. Thời gian vệ sinh, lau chùi máy 0,2 giờ/sp4. Thời gian được tính cho sản phẩm hỏng 0,1 giờ/spĐịnh mức lượng thời gian để SX 1 SP A 4 giờ/sp

b. Định mức giá cho đơn vị thời gian

Định mức giá cho đơn vị thời gian phản ánh chi phí nhân công trực tiếp của một đơn

vị thời gian lao động (giờ, phút), bao gồm:

- Tiền lương cơ bản của một đơn vị thời gian.

- Tiền lương phụ, các khoản phụ cấp lương.

- Các khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm

thất nghiệp theo tỷ lệ quy định trên tiền lương.

Trường hợp quy trình sản xuất sản phẩm phức tạp trải qua nhiều giai đoạn, sản

phẩm sản xuất có thể gián đoạn về mặt kỹ thuật, yêu cầu quản lý tách riêng cho từng

công đoạn tương ứng với các trình độ kỹ thuật phức tạp khác nhau, thì có thể định mức

chi phí cho từng công đoạn sản xuất. Sau đó, tổng hợp chi phí của các công đoạn sản

xuất sản phẩm để xác định định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm.

Ví dụ 4.4: Bộ phận xây dựng định mức của công ty Minh Phương thu thập thông tin

để xây dựng đơn giá nhân công của một giờ lao động trực tiếp như sau:

Chỉ tiêu Đơn giá (đ/giờ)+ Tiền lương cơ bản của nhân công trực tiếp 2.500

+ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN (24% tính vào CP) 600

+ Các khoản khác 900Định mức đơn giá lao động trực tiếp 1SP 4.000

Qua ví dụ 4.3 và 4.4, ta xác định được:

105

Page 106: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

Định mức chi phí lao động trực tiếp để sản xuất 1 sản phẩm A là:

4 giờ/sp x 4.000 đ/giờ = 16.000 đ/sp

1.2.4.3.Định mức chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung gồm nhiều khoản chi phí có tính chất gián tiếp và liên quan

đến nhiều bộ phận, nhiều sản phẩm, công việc, do đó việc xây dựng định mức chi phí

sản xuất chung là việc tương đối phức tạp. Để đơn giản hóa trong việc lập định mức

cũng như tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung, thông thường người ta xác định đơn

giá chi phí sản xuất chung phân bổ như sau:

Dự kiến đơn giá chi phí sảnxuất chung phân bổ (Tỷ lệ

phân bổ chi phí SXC)=

Tổng chi phí sản xuất chung ước tính

Tổng đơn vị tiêu thức phân bổ theo dự kiến

Trong đó: Tiêu thức (tiêu chuẩn) phân bổ lựa chọn tùy thuộc vào từng doanh nghiệp

cho phù hợp với sản phẩm sản xuất hay công việc thực hiện. Thông thường tiêu thức

phân bổ chi phí sản xuất chung là: Số giờ công lao động trực tiếp, hoặc tổng số giờ máy

chạy, hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất, hoặc lượng nguyên vật liệu tiêu hao trực

tiếp…

Việc dự kiến đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ có thể được xem xét tính hợp

lý của chúng qua thực nghiệm của các kỳ thực tế trước đó và dự tính những thay đổi

cho kỳ dự toán (chủ yếu là đối với biến phí).

Chi phí sản xuất chung là chi phí hỗn hợp gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố của chi phí

thường gồm cả yếu tố định phí và yếu tố biến phí. Sự tác động của biến phí và định phí

đối với sự biến động chung của chi phí sản xuất chung cũng khác nhau nên ta cần phải

xác định riêng định mức biến phí sản xuất chung và định mức định phí sản xuất chung.

a. Định mức biến phí sản xuất chung

Biến phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất ở

phạm vi phân xưởng sản xuất và thường biến động tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động

như nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, nhiên liệu, năng lượng…

Nếu biến phí sản xuất chung liên quan trực tiếp đến từng loại sản phẩm, chiếm tỷ

trọng lớn trong chi phí sản xuất, thì xây dựng định mức về lượng, định mức về giá cho

từng yếu tố biến phí sản xuất chung tương tự như xây dựng định mức chi phí nguyên

vật liệu trực tiếp hay chi phí nhân công trực tiếp.

106

Page 107: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

Nếu biến phí sản xuất chung bao gồm nhiều loại, liên quan đến nhiều sản phẩm,

chiếm tỷ trọng không lớn trong chi phí sản xuất, định mức biến phí sản xuất chung có

thể được lập như sau:

Đơn giá biến phí sản xuấtchung phân bổ

=Tổng biến phí sản xuất chung ước tính

Tổng tiêu thức phân bổ

Định mức biến phísản xuất chung cho 1đơn vị sản phẩm A

=Đơn giá biến phísản xuất chung

phân bổx

Đơn vị tiêu thức phânbổ đối với 1 đơn vị

sản phẩm A

Ví dụ 4.5: Giả sử biến phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 1.500 đồng và

căn cứ được lựa chọn để phân bổ là số giờ lao động trực tiếp thì định mức phần biến

phí sản xuất chung của 1 sản phẩm A sẽ là: 1.500 đ/giờ x 4 giờ = 6.000 đ/sp.

b. Định mức định phí sản xuất chung

Định phí sản xuất chung thường bao gồm những chi phí liên quan đến phục vụ, tổ

chức, quản lý ở các phân xưởng sản xuất tuy nhiên nó thường ít hoặc không biến động

khi mức độ hoạt động thay đổi như chi phí lương quản lý, chi phí khấu hao, chi phí thuê

nhà xưởng máy móc thiết bị, chi phí bảo hiểm tài sản, chi phí hành chính…

Tương tự như phần xác định định mức biến phí sản xuất chung, ta cũng có công

thức xác định định mức định phí sản xuất chung như sau:

Định mức định phísản xuất chung cho 1đơn vị sản phẩm A

=Đơn giá định phísản xuất chung

phân bổx

Đơn vị tiêu thứcphân bổ đối với 1

đơn vị sản phẩm A

Tổng hợp định mức biến phí sản xuất chung và định mức định phí sản xuất chung ta

có định mức chi phí sản xuất chung như sau:

Ví dụ 4.6: Giả sử phần định phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 3.000

đồng/giờ và căn cứ chọn phân bổ là số giờ lao động trực tiếp là 4 giờ/sp, thì định mức

chi phí sản xuất chung cho 1 sản phẩm A là:

3.000đ/giờ x 4 giờ/sp = 12.000 đ/sp

107

Định mức chi phí sảnxuất chung cho 1 đơn vị

sản phẩm A

Định mức biến phí sảnxuất chung cho 1 đơn vị

sản phẩm A

Định mức định phísản xuất chung cho 1đơn vị sản phẩm A

= +

Page 108: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung (gồm cả biến phí và định phí ) là:

1.500đ + 3.000 đ = 4.500 đ/giờ

Vậy tổng chi phí sản xuất chung để sản xuất 1 sản phẩm A là:

4.500đ/giờ x 4 giờ/sp = 18.000 đ/sp

1.2.4.4. Tổng hợp các định mức chi phí sản xuất

Căn cứ trên các định mức tiêu chuẩn cho từng loại chi phí, ở các ví dụ đã cho, ta lập

được bảng tổng hợp các định mức chi phí sản xuất cho 1 sản phẩm A như sau:

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM A

STT Khoản mục chi phíĐịnh mức

lượng (1SP)Định mức giá(1 SP) (đồng)

Định mức chiphí SX (1 SP)

1 Chi phí NVL trực tiếp 3kg 3.000 9.000

2 Chi phí nhân công trực tiếp 4 giờ 4.000 16.000

3 Biến phí sản xuất chung 4 giờ 1.500 6.000

4 Định phí sản xuất chung 4 giờ 3.000 12.000

Định mức chi phí sản xuất 1 sản phẩm A (đ/sp) 43.000

Số liệu tổng hợp từ bảng này là định mức tiêu chuẩn để sản xuất 1 sản phẩm A, là cơ

sở để lập dự toán chi phí của doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị có thể kiểm soát, điều

hành và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp.

1.3. Lập dự toán ngân sách hoạt động hằng năm

1.3.1. Mối quan hệ giữa các dự toán trong hệ thống dự

toán của doanh nghiệp

Hệ thống dự toán ngân sách hoạt động hằng năm của doanh nghiệp bao gồm các bộphận dự toán chủ yếu như sau:

1. Dự toán tiêu thụ sản phẩm

2. Dự toán sản xuất (đối với doanh nghiệp sản xuất); Dự toán mua hàng (đối với doanh

nghiệp thương mại)

3. Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp

4. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

5. Dự toán chi phí sản xuất chung

6. Dự toán tồn kho thành phẩm

7. Dự toán chi phí bán hàng và Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

8. Dự toán tiền mặt

108

Page 109: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

9. Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh

10. Dự toán cân đối kế toán

Mối quan hệ giữa các bộ phận dự toán trong hệ thống dự toán ngân sách hoạt độnghằng năm của doanh nghiệp có thể được khái quát qua sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ 4.4: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC DỰ TOÁN TRONG HỆ THỐNG DỰ TOÁN DOANH NGHIỆP

Dự toán tiêu thụ là dự toán được lập đầu tiên trong hệ thống dự toán và được coi là

dự toán quan trọng nhất, chi phối tất cả các khâu dự toán khác.

Trên cơ sở dự toán tiêu thụ tiến hành lập dự toán sản xuất (đối với doanh nghiệp sản

xuất) hay dự toán mua hàng hóa (đối với doanh nghiệp thương mại) và lập dự toán chi

phí bán hàng để đảm bảo lượng hàng hóa và chi phí đáp ứng cho quá trình tiêu thụ của

đơn vị.

Từ dự toán sản xuất, lập dự toán các khoản mục chi phí như dự toán nguyên vật liệu

trực tiếp và lịch thanh toán tiền; dự toán chi phí nhân công trực tiếp; dự toán chi phí sản

xuất chung để đảm bảo các yếu tố về nguyên vật liệu, nhân công, vốn cho nhu cầu sản

109

Dự toán tiêu thụ (1)

Dự toán sản xuất

(2)

Dự toán tồn kho cuối kỳ

(6)

Dự toán chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp (7)

Dự toán Lưu chuyển tiền mặt

(11)

Dự toán chi phí nhân công trực

tiếp (4)

Dự toán báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh (9)

Dự toán chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp (3)

Dự toán chi phí sản xuất chung

(5)

Dự toán tiền mặt (8)

Dự toán bảng cân đối kế toán

(10)

Page 110: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

xuất.

Tiếp đến lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp để đảm bảo chi phí cho toàn bộ

quá trình quản lý chung của doanh nghiệp.

Từ các dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý

doanh nghiệp và tình hình tiền mặt tại doanh nghiệp, tiếp tục lập dự toán thu chi tiền

mặt để đảm bảo cân đối tình hình tiền mặt cho các hoạt động và lập dự toán kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán.

1.3.2. Cách lập các dự toán ngân sách hoạt động trong

doanh nghiệp

1.3.2.1. Dự toán tiêu thụ

Dự toán tiêu thụ là khởi đầu và cơ sở cho tất cả các dự toán khác. Do vậy dự toán

tiêu thụ phải được lập một cách chính xác, tiên tiến và phù hợp với khả năng, điều kiện

của doanh nghiệp. Dự toán tiêu thụ có ý nghĩa rất lớn đến việc định hướng các hoạt

động, chỉ đạo điều hành quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí và nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh.

a. Mục đích lập dự toán tiêu thụ

Dự toán tiêu thụ nhằm dự tính số lượng sản phẩm, doanh thu cần tiêu thụ để đạt

mục tiêu lợi nhuận và dự tính số tiền thu được trong kỳ của doanh nghiệp.

Thông thường dự toán tiêu thụ được lập cho kỳ kế hoạch một năm, trong đó dự toán

được lập theo từng quý.

b. Cơ sở lập dự toán tiêu thụ

Để lập dự toán tiêu thụ phải dựa trên những cơ sở sau:

- Số lượng tiêu thụ các kỳ kế toán trước.

- Các đơn đặt hàng chưa thực hiện.

- Chu kỳ sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

- Chính sách giá cả sản phẩm, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Chính sách tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi.

- Xu hướng phát triển kinh tế của ngành, lĩnh vực đơn vị hoạt động.

- Thu nhập của người tiêu dùng.

- Các chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà nước.

- Dự kiến những biến động kinh tế xã hội trong và ngoài nước.

110

Page 111: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

c. Phương pháp lập dự toán tiêu thụ

Dự toán tiêu thụ thường bao gồm 2 bộ phận chính là dự toán doanh thu và dự toán

thu tiền (dự toán lịch thu tiền).

Dự toán tiêu thụ =Dự toán sản phẩm

tiêu thụx Đơn giá bán

Dự toán số tiềnthu trong kỳ

=Dự toán số tiềnthu nợ kỳ trước

+Dự toán số tiềnthu nợ trong kỳ

Ví dụ 4.7: (3) Tại công ty Anh Việt, có tình hình chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

A dự kiến năm N theo số liệu sau:

I. Chính sách tiêu thụ dự kiến năm N+1 như sau:

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Khối lượng tiêu thụ dự kiến (SP) 15.000 45.000 60.000 30.000

Đơn giá (ngàn đồng) 50 50 50 50

II. Chính sách thu tiền trong năm N+1 như sau:

- Doanh thu bán hàng thu 70% trong quý, 30% thu quý sau.- Số nợ phải thu cuối quý 4 năm N là : 200.000 ngđồng.- Dự tính thu được toàn bộ số nợ năm trước ở đầu quý 1 năm N+1.

Yêu cầu: Lập dự toán tiêu thụ năm N+1, chi tiết từng quý (có trình bày cách tính sốliệu)

GiảiBẢNG 4.1: BẢNG DỰ TOÁN TIÊU THỤ NĂM N+1

(Dự toán tĩnh) ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm

1. Sản phẩm tiêu thụ (SP) 15.000 45.000 60.000 30.000 150.000

2. Đơn giá bán 50 50 50 50 50

3. Tổng doanh thu 750.000 2.250.000 3.000.000 1.500.000 7.500.000

DỰ TOÁN THU TIỀN NĂM N+1

1. Thu nợ kỳ trước 200.000 - 200.000

2. Phải thu Quý 1 525.000 225.000 750.000

3. Phải thu Quý 2 1.575.000 675.000 - 2.250.000

4. Phải thu Quý 3 2.100.000 900.000 3.000.000

3 Tham khảo Giáo trình kế toán quản trị - PGS-TS Nguyễn Ngọc Quang – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - 2011

111

Page 112: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

5. Phải thu Quý 4 1.050.000 1.050.000

Tổng cộng 725.000 1.800.000 2.775.000 1.950.000 7.250.000

Diễn giải cách tính:

Doanh thu quý 1/N+1 = 750.000

Quý 1/N+1: 750.000 x 70% = 525.000

Quý 2/N+1: 750.000 x 30% = 225.000

Doanh thu quý 2/N+1 = 2.250.000

Quý 2/N+1: 2.250.000 x 70% = 1.575.000

Quý 3/N+1: 2.250.000 x 30% = 675.000

Doanh thu quý 3/N+1 = 3.000.000

Quý 3/N+1: 3.000.000 x 70% = 2.100.000

Quý 4/N+1: 3.000.000 x 30% = 900.000

Doanh thu quý 4/N+1 = 1.500.000

Quý 4/N+1: 1.500.000 x 70% = 1.050.000

Quý 1/N+2: 1.500.000 x 30% = 450.000

1.3.2.2. Dự toán sản xuất

a. Mục đích lập dự toán sản xuất

Dự tính số lượng sản phẩm cần sản xuất để đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ và dự trữ

cuối kỳ để:

- Tránh tình trạng thiếu sản phẩm dẫn đến làm gián đoạn quá trình tiêu thụ.

- Chủ động và tránh tình trạng tồn kho quá nhiều làm ứ đọng vốn và phát sinh

những chi phí không cần thiết.

b. Cơ sở lập dự toán sản xuất

- Dự toán tiêu thụ sản phẩm.

- Dự toán tồn kho sản phẩm.

c. Phương pháp lập dự toán sản xuất

Đối với doanh nghiệp sản xuất thì ta lập dự toán sản lượng cần sản xuất trong năm

theo công thức sau:

112

Page 113: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

Dự toán sảnphẩm cầnsản xuất

=Dự toán

sản phẩmtiêu thụ

+Dự toán sản

phẩm tồnkho cuối kỳ

–Dự toán sản

phẩm tồn khođầu kỳ

Ví dụ 4.8: Sử dụng lại số liệu của ví dụ 4.7. Công ty Anh Việt dựa vào dự toán tiêu

thụ sản phẩm A trong năm N+1 xây dựng mức tồn kho thành phẩm như sau:

- Tồn kho thành phẩm vào cuối mỗi quý là 20% cho nhu cầu tiêu thụ của quý sau.

- Ước tính số sản phẩm tiêu thụ năm N+2 là 15.000 sản phẩm.

Yêu cầu: Lập dự toán sản xuất năm N+1

BẢNG 4.2A: BẢNG DỰ TOÁN SẢN XUẤT NĂM N+1 (Dự toán tĩnh)

ĐVT: SP

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm

1. Số lượng SP tiêu thụ 15.000 45.000 60.000 30.000 150.000

2. Số lượng SP tồn kho cuối kỳ 9.000 12.000 6.000 3.000 3.000

3. Số lượng SP tồn kho đầu kỳ 3.000 9.000 12.000 6.000 3.000

4. Số lượng SP sản xuất(4) = (1) + (2) – (3)

21.000 48.000 54.000 27.000 150.000

Tính toán số liệu sản phẩm tồn:

Quý 1:

Số lượng tồn cuối kỳ: 45.000 x20% = 9.000 sp

Số lượng tồn đầu kỳ: 15.000 x20% = 3.000sp

Quý 2:

Số lượng tồn cuối kỳ: 60.000x20% = 12.000sp

Số lượng tồn đầu kỳ: 45.000x20% = 9.000sp (bằng cuối Quý 1)

Quý 3:

Số lượng tồn cuối kỳ: 30.000 x20% = 6.000 sp

Số lượng tồn đầu kỳ: 60.000 x20% = 12.000 sp (bằng cuối Quý 2)

Quý 4:

Số lượng tồn cuối kỳ: 3.000sp

Số lượng tồn đầu kỳ: 30.000 x20% = 6.000 sp (bằng cuối Quý 3)

113

Page 114: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

Số lượng tồn đầu năm N+1: 3.000sp (bằng tồn đầu Quý 1)

Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp thương mại với chức năng là mua hàng hóa về để bán, do vậy để đảm

bảo cho quá trình tiêu thụ thay vì lập dự toán sản xuất các doanh nghiệp này sẽ lập dự

toán mua hàng hóa và lịch thanh toán tiền mua hàng hóa. Dự toán mua hàng hóa và lịch

thanh toán tiền mua hàng nhằm ước tính số lượng hàng hóa mua và tồn kho đảm bảo

cho nhu cầu tiêu thụ, đồng thời dự toán số tiền dự kiến số tiền thanh toán trong kỳ, cụ

thể:

Số lượng hàng hóa mua và tồn kho để đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ:

Dự toán hànghóa thu mua

=Dự toánhàng hóatiêu thụ

+Dự toán hànghóa tồn kho

cuối kỳ–

Dự toán hànghóa tồn kho

đầu kỳ

Lượng tiền mặt đảm bảo chi trả cho hàng hóa mua từng thời kỳ.

Dự toán số tiềnthanh toán trong kỳ

=Dự toán số tiền thanh

toán nợ kỳ trước+

Dự toán số tiền thanhtoán nợ trong kỳ

BẢNG 4.2B: DỰ TOÁN MUA HÀNG

(Dự toán tĩnh)

Chỉ tiêuQuý

1Quý

2Quý

3Quý

4Cả

năm

1. Số lượng HH tiêu thụ

2. Số lượng HH tồn kho cuối kỳ

3. Số lượng HH tồn kho đầu kỳ

4. Số lượng HH cần mua trong kỳ (4) = (1) + (2) – (3)

5. Đơn giá mua

6. Trị giá mua

SỐ TIỀN DỰ KIẾN CHI

1. Số tiền chi trả nợ mua HH năm trước

2. Số tiền chi trả mua HH Quý 1

3. Số tiền chi trả mua HH Quý 2

4. Số tiền chi trả mua HH Quý 3

5. Số tiền chi trả mua HH Quý 4

114

Page 115: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

6. Tổng cộng số tiền chi trả

1.3.2.3. Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp

a. Mục đích lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp

Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp nhằm dự tính số lượng nguyên vật liệu trực tiếp

cần mua, cần dự trữ cuối kỳ để đảm bảo việc cung cấp đủ, đúng chất lượng, đúng lúc

cho sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đúng kế hoạch và không

bị gián đoạn đồng thời dự tính số tiền phải thanh toán về mua nguyên vật liệu..

b. Cơ sở lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp

- Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp được lập dựa trên cơ sở:

- Dự toán sản xuất.

- Dự toán tồn kho nguyên vật liệu trực tiếp.

- Mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất 1 sản phẩm.

- Đơn giá mua nguyên vật liệu trực tiếp.

c. Phương pháp lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp

- Tính toán số lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất; tồn kho cuối kỳ và giá trị

nguyên vật liệu mua trong kỳ.

- Lập dự toán chi tiền thanh toán mua nguyên vật liệu

Công thức xác định:

Lượng nguyên vật liệu trực tiếp mua:

Dự toán lượngNVL trực tiếp

mua=

Dự toán lượngNVL trực tiếp

dùng cho sản xuất+

Dự toán NVLtrực tiếp tồnkho cuối kỳ

–Dự toán NVL

trực tiếp tồn khođầu kỳ

Lượng giá trị nguyên vật liệu cần mua:

Dự toán muaNVL trực tiếp

=Dự toán lượngNVL trực tiếp

xĐịnh mức giá NVL

trực tiếp

Lượng tiền mặt đảm bảo chi trả cho mua nguyên vật liệu:

Dự toán số tiềnthanh toán nợ do

mua NVL trực tiếp=

Dự toán số tiềnthanh toán nợ

kỳ trước+

Dự toán số tiềnthanh toán nợ

trong kỳ

Số tiền thanh toán nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ:

115

Page 116: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

Dự toán tiền thanhtoán NVL trực tiếp

nợ trong kỳ=

Dự toán giá muaNVL trực tiếp

xTỷ lệ thanh toán

tiền trong từng kỳ

Ví dụ 4.9: Công ty Anh Việt có số liệu tổng hợp về định mức chi phí tiêu chuẩn và đơn

giá để sản xuất sản phẩm A như sau:

Khoản mục chi phíĐịnh mức

lượng cho 1sp A

Đơn giá 1đơn vị sp A

(ng.đ)

Chi phí cho1 đơn vị

sp A (ng.đ)

1. Chi phí NVL trực tiếp 2,5 2 5

2. Chi phí nhân công trực tiếp 3 6 18

3. Biến phí sản xuất chung 3 1,5 4,5

4. Định phí sản xuất chung 3 3,5 10,5

5. Chi phí sản xuất 1 sản phẩm 38

Yêu cầu: Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu (NVL), cho biết:

- Nhu cầu NVL cần dự trữ cuối kỳ bằng 5% số nhu cầu được dùng để sản xuất ở

quý sau.

- Số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất cho quý I năm N+2 là 24.000 sản phẩm

- Lịch thanh toán tiền mua NVL với nhà cung cấp, biết 60% trả ngay trong quý,

còn lại trả hết vào quý sau.

- Khoản phải trả nhà cung cấp vào quý 4/N là 132.000 ngàn đồng sẽ phải thanh

toán trong quý 1/N+1

Giải

BẢNG 4.3: BẢNG DỰ TOÁN NVL TRỰC TIẾP NĂM N+1

(Dự toán tĩnh)ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm

1. Số lượng SP cần sản xuất (SP)

21.000 48.000 54.000 27.000 150.000

2. Định mức lượng NVL trực tiếp để sản xuất 1 SPA(kg/sp)

2,5 2,5 2,5 2,5 2,5

3. Số lượng NVL trực tiếp cần cho sản xuất (kg) (3) = (1) x (2)

52.500 120.000 135.000 67.500 375.000

4. Số lượng NVL tồn kho cuối kỳ (kg)

6.000 6.750 3.375 3.000 3.000

116

Page 117: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

5. Số lượng NVL tồn kho đầu kỳ (kg)

2.625 6.000 6.750 3.375 2.625

6. Số lượng NVL cần mua trong kỳ (6) = (3) + (4) – (5) (kg)

55.875 120.750 131.625 67.125 375.375

7. Định mức đơn giá mua NVL trực tiếp (/kg)

2,0 2,0 2,0 2,0 2,0

8. Tổng giá mua NVL trực tiếp (8) = (6) x (7)

111.750 241.500 263.250 134.250 750.750

9. Chi phí NVL TT (9) =(3) x (7)

105.000 240.000 270.000 135.000 750.000

SỐ TIỀN DỰ KIẾN CHI

1. Số phải trả năm trước 132.000 132.000

2. Số phải trả Quý 1 67.050 44.700 111.750

3. Số phải trả Quý 2 144.900 96.600 241.500

4. Số phải trả Quý 3 157.950 105.300 263.250

5. Số phải trả Quý 4 80.550 80.550

6. Tổng cộng 199.050 189.600 254.550 185.850 829.050

Tính toán số lượng tồn NVL:

Quý 1:

Số lượng tồn cuối kỳ: (2,5 x 48.000) x 5% = 6.000 sp

Số lượng tồn đầu kỳ: (2,5 x 21.000) x 5% = 2.625 sp

Quý 2:

Số lượng tồn cuối kỳ: (2,5 x 54.000) x 5% = 6.750 sp

Số lượng tồn đầu kỳ: (2,5 x 48.000) x 5% = 6.000 sp (bằng cuối Quý 1)

Quý 3:

Số lượng tồn cuối kỳ: (2,5 x 27.000) x 5% = 3.375 sp

Số lượng tồn đầu kỳ: (2,5 x 54.000) x 5% = 6.750 sp (bằng cuối Quý 2)

Quý 4:

Số lượng tồn cuối kỳ: 3.000 sp

Số lượng tồn đầu kỳ: (2,5 x 27.000) x 5% = 3.375 sp (bằng cuối Quý 3)

Số lượng tồn đầu năm N+1 : 2.625 sp (bằng tồn đầu Quý 1)

117

Page 118: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

Lịch trả tiền:

Quý 1 = 111.750

Trả trong Quý 1/N+1: 111.750 x 60% = 67.050

Trả trong Quý 2/N+1: 111.750 x 40% = 44.700

Quý 2 = 241.500

Trả trong Quý 2/N+1: 241.500 x 60% = 144.900

Trả trong Quý 3/N+1: 241.500 x 40% = 96.600

Quý 3 = 263.250

Trả trong Quý 3/N+1: 263.250 x 60% = 157.950

Trả trong Quý 4/N+1: 263.250 x 40% = 105.300

Quý 4 = 134.250

Trả trong Quý 4/N+1: 134.250 x 60% = 80.550

Trả trong Quý 1/N +2: 134.250 x 40% = 53.700

1.3.2.4. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

a. Mục đích lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp trong chỉ tiêu giá thành sản xuất sản phẩm thường là yếu

tố mang tính chất biến phí và có mối quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất. Việc lập

dự toán chi phí nhân công trực tiếp có mục đích sau:

- Dự tính được tổng số giờ công trực tiếp cần để sản xuất trong kỳ kế hoạch và dự

tính số tiền chi trả cho công nhân trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ đó.

- Giúp cho nhà quản trị có kế hoạch và chủ động trong việc sử dụng, tuyển dụng,

đào tạo lao động một cách hợp lý, tránh thừa hoặc thiếu lao động, góp phần giảm chi

phí và xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa lao động và doanh nghiệp.

b. Căn cứ lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Việc lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp được dựa vào:

- Định mức thời gian lao động trực tiếp để sản xuất 1 sản phẩm.

- Đơn giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp.

- Dự toán sản xuất: (Số lượng sản phẩm cần sản xuất).

- Các thông tin khác như cơ cấu sử dụng lao động, trình độ chuyên môn tay nghề

118

Page 119: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

của từng lao động, môi trường làm việc, nhu cầu tuyển dụng…

c. Phương pháp lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Dự toán thời gian lao động trực tiếp:

Dự toán thời gian lao động (giờ)

=Dự toán số lượngsản phẩm sản xuất

xĐịnh mức thời gian sản xuất 1 sản phẩm

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp:

Dự toán chi phínhân công trực tiếp

=Dự toán thời gian

lao độngx

Định mức giá của mỗi đơn vị thời gian lao động

Ví dụ 4.10: Vẫn số liệu tại công ty Anh Việt, với số liệu liên quan đến chi phí nhân

công như sau: Lương và các khoản liên quan được tính hết vào đơn giá 1 giờ lao động

và được thanh toán hết trong quý.

Yêu cầu: : Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp năm N+1

BẢNG 4.4: BẢNG DỰ TOÁN CP NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP NĂM N+1

(Dự toán tĩnh) ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm

1. Số lượng SP cần sản xuất (sp)

21.000 48.000 54.000 27.000 150.000

2. Định mức thời gian sản xuất/1SP (giờ)

3 3 3 3 3

3. Tổng thời gian cần sản xuất (giờ) (3) = (1) x (2)

63.000 144.000 162.000 81.000 450.000

4. Đơn giá một giờ lao động (/giờ)

6 6 6 6 6

5. Chi phí nhân công (5) = (3) x (4)

378.000 864.000 972.000 486.000 2.700.000

1.3.2.5. Dự toán chi phí sản xuất chung

a. Mục đích lập dự toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất ở phân

xưởng, đội sản xuất. Khoản chi phí này vừa mang tính chất biến phí và định phí. Dự

toán chi phí sản xuất chung nhằm dự tính chi phí sản xuất chung để sản xuất và dự tính

số tiền chi trả về chi phí sản xuất chung.

b. Căn cứ lập dự toán chi phí sản xuất chung

119

Page 120: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp.

- Định mức chi phí sản xuất chung.

c. Phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất chung

Dự toán chi phí sản xuất chung theo cách ứng xử của chi phí được chia thành dự

toán biến phí sản xuất chung và dự toán định phí sản xuất chung.

Dự toán biến phí sản xuất chung:

Dự toán biến phísản xuất chung

=Dự toán sản lượngsản phẩm sản xuất

xĐịnh mức biến phí 1

đơn vị sản phẩm

Hoặc dự toán biến phí sản xuất chung có thể dựa vào công thức sau:

Dự toán biến phísản xuất chung

=Dự toán biến phí

trực tiếpx

Tỷ lệ biến phí theo dự kiến

Dự toán định phí sản xuất chung:

Dự toán định phísản xuất chung

=Dự toán sản lượngsản phẩm sản xuất

xĐịnh mức định phí 1

đơn vị sản phẩm

Hoặc dự toán định phí sản xuất chung được xác định theo công thức:

Dự toán định phísản xuất chung

=Định phí sản xuất

chung của kỳ trướcx

Tỷ lệ tăng, giảmđịnh phí dự kiến

Trong đó: Tỷ lệ tăng, giảm định phí dự kiến chính là mức độ tăng, giảm các tài sản

cố định dự kiến trong kỳ tới của doanh nghiệp.

Dự toán chi tiền liên quan đến chi phí sản xuất chung:

Tiền chi cho hoạt động sản xuất chung được xác định bằng dự toán chi phí sản xuất

chung trừ các khoản được ghi nhận là chi phí sản xuất chung nhưng không gắn liền với

việc chi tiền (khấu hao TSCĐ).

Ví dụ 4.11: Vẫn số liệu tại công ty Anh Việt với số liệu về chi phí sản xuất chung

của công ty như sau:

Định phí sản xuất chung phân bổ đều trong các quý.

Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất cả năm là 401.000 ngàn đồng.

Yêu cầu: Lập dự toán chi phí sản xuất chung

120

Page 121: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

BẢNG 4.5: BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG NĂM N+1

(Dự toán tĩnh) ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm

1. Tổng số giờ lao động TT (giờ)

63.000 144.000 162.000 81.000 450.000

2. Đơn giá biến phí SXC (/giờ)

1,5 1,5 1,5 1,5 1,5

3. Tổng biến phí SXC (3) = (1) x (2)

94.500 216.000 243.000 121.500 675.000

4. Tổng định phí SXC 393.750 393.750 393.750 393.750 1.575.000

5. Tổng chi phí SXC (5) = (3) + (4)

488.250 609.750 636.750 515.250 2.250.000

6. Trừ chi phí khấu hao (6) 100.250 100.250 100.250 100.250 401.000

7. Tổng số tiền chi cho chi phí SXC (7) = (5) - (6)

388.000 509.500 536.500 415.000 1.849.000

1.3.2.6. Dự toán thành phẩm tồn kho

a. Mục đích lập dự toán thành phẩm tồn kho

- Dự toán giá thành đơn vị sản phẩm sản xuất.

- Dự toán được số thành phẩm tồn kho cuối kỳ.

b. Căn cứ lập dự toán

- Bảng tổng hợp định mức chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm.

- Định mức tồn kho thành phẩm (ở phần dự toán sản xuất).

c. Phương pháp lập

Trên cơ sở định mức nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí

sản xuất chung cho một đơn vị sản phẩm để xác định được giá thành đơn vị sản phẩm

ước tính.

Trên cơ sở dự toán sản xuất xác định số lượng và trị giá thành phẩm tồn kho cuối

kỳ.

Ví dụ 4.12: Lập bảng dự toán tồn kho cuối kỳ của công ty Việt Anh

121

Page 122: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

BẢNG 4.6: BẢNG DỰ TOÁN THÀNH PHẨM TỒN KHO CUỐI KỲ NĂM N+1

(Dự toán tĩnh)

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm

1. Số lượng TP tồn kho (sp) 9.000 12.000 6.000 3.000 3.000

2. Giá thành định mức đơn vị (ngđ/SP)

38 38 38 38 38

3. Trị giá TP tồn kho cuối kỳ (SP) (3) = (1) x (2)

342.000 456.000 228.000 114.000 114.000

1.3.2.7. Dự toán chi phí bán hàng.

a. Mục đích lập dự toán chi phí bán hàng

Dự toán chi phí bán hàng nhằm dự tính các khoản chi phí phục vụ cho quá trình tiêu

thụ sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa từ khâu hoàn thành sản xuất đến tay người tiêu dùng,

và dự tính số tiền chi trả. Trên cơ sở đó bố trí, tuyển dụng lao động để đảm bảo đủ để

phục vụ cho quá trình tiêu thụ trong kỳ.

b. Căn cứ lập dự toán chi phí bán hàng

- Dự toán tiêu thụ.

- Định mức chi phí liên quan đến tiêu thụ.

c. Phương pháp lập dự toán chi phí bán hàng

Dự toán chi phí bán hàng theo cách ứng xử của chi phí được chia thành dự toán biến

phí bán hàng và dự toán định phí bán hàng:

- Dự toán biến phí bán hàng:

Dự toán biến phí bán hàng được xây dựng dựa trên cơ sở dự toán tiêu thụ và định

mức biến phí bán hàng.

Dự toán biến phí bán hàng

=Dự toán số lượng sản phẩm tiêu thụ

xĐịnh mức biến phí

bán hàng

- Dự toán định phí bán hàng:

Dự toán định phí bán hàng được lập tương tự như lập dự toán định phí sản xuất

chung. Điều này có nghĩa là dự toán định phí bán hàng chính là tổng hợp dự toán định

phí bắt buộc và định phí quản trị cần thiết cho kỳ bán hàng.

Căn cứ vào dự toán biến phí và dự toán định phí bán hàng để tổng hợp nên dự toán

chi phí bán hàng.

122

Page 123: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

Dự toán chi phí bán hàng

=Dự toán biếnphí bán hàng

+Dự toán định phí

bán hàng

Dự toán chi tiền liên quan đến chi phí bán hàng:

Dự toán chitiền chi phíbán hàng

=Dự toán chi phí

bán hàng–

Các khoản được ghi nhận là chi phíbán hàng nhưng không gắn liền với

việc chi tiền

1.3.2.8. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

a. Mục đích lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm dự tính chi phí quản lý doanh nghiệp và

dự tính số tiền chi trả. Trên cơ sở đó bố trí, tuyển dụng lao động để đảm bảo đủ để phục

vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp trong kỳ.

b. Căn cứ lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

- Dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất.

- Định mức chi phí liên quan đến tiêu thụ và sản xuất.

c. Phương pháp lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Dự toán Chi phí quản lý doanh nghiệp theo cách ứng xử của chi phí được chia thành

dự toán biến phí bán hàng và dự toán định phí bán hàng:

- Dự toán biến phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí mang tính chất tổ chức, quản lý phát

sinh liên quan đến phạm vi toàn doanh nghiệp. Do vậy, việc lập dự toán biến phí quản

lý doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm về tỷ lệ biến phí

quản lý doanh nghiệp trên một tiêu chuẩn nào đó đo lường mức độ hoạt động chung của

doanh nghiệp qua các thời kỳ. Một trong tỷ lệ thường được xác lập thích hợp chính là tỷ

lệ biến phí quản lý doanh nghiệp trên biến phí trực tiếp trong và ngoài khâu sản xuất.

Dự toán biến phí quản lý doanh nghiệp được lập theo công thức sau:

Dự toán biến phí quản lý doanh nghiệp

=Dự toán biến phí

trực tiếpx

Tỷ lệ biến phí quản lýdoanh nghiệp

- Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp:

Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp được lập tương tự như dự toán định phí sản

123

Page 124: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

xuất chung.

Căn cứ vào dự toán biến phí và dự toán định phí quản lý doanh nghiệp tổng hợp nên

dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp:

Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

=Dự toán biến phí quản

lý doanh nghiệp+

Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp

Dự toán chi tiền liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp:

Dự toán chi tiềnchi phí quản lýdoanh nghiệp

=Dự toán chiphí quản lý

doanh nghiệp–

Các khoản được ghi nhận là chiphí quản lý doanh nghiệp nhưngkhông gắn liền với việc chi tiền

Do cách lập chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tương tự nhau nên

trong ví dụ dưới đây sẽ lập chung 1 bảng dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý

doanh nghiệp.

Ví dụ 4.13: Tình hình liên quan đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh

nghiệp của công ty:

- Biến phí bán hàng và quản lý: 2.000 đ/SP.

- Quảng cáo 20.000 ngđ/năm, tiền lương nhân viên 250.000 ngđ/năm.

- Bảo hiểm 48.000 ngđ/năm và thuê TSCĐ quý 2 là 8.000 ngđ và quý 4 là 22.000

ngđ.

Yêu cầu: Lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Giải

BẢNG 4.7: BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ QUẢN LÝ

DOANH NGHIỆP NĂM N+1

(Dự toán tĩnh) ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm

1. Số lượng SP tiêu thụ (SP) 15.000 45.000 60.000 30.000 150.000

2. Biến phí BH và QL đơn vị (/sp)

2 2 2 2 2

3. Tổng biến phí BH và QL (3) = (1) x (2)

30.000 90.000 120.000 60.000 300.000

4. Định phí BH và QL (4) = (a) + (b) + (c) + (d)

79.500 87.500 79.500 101.500 348.000

a. Quảng cáo 5.000 5.000 5.000 5.000 20.000

124

Page 125: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

b. Lương quản lý 62.500 62.500 62.500 62.500 250.000

c. Bảo hiểm 12.000 12.000 12.000 12.000 48.000

d. Chi phí thuê TSCĐ - 8.000 - 22.000 30.000

5. Tổng chi phí BH và QL (5) = (3) + (4)

109.500 177.500 199.500 161.500 648.000

1.3.2.9. Dự toán tiền mặt

a. Mục đích dự toán tiền mặt

- Dự toán tiền mặt là một bảng dự toán quan trọng có liên quan đến hầu hết các

bảng dự toán trước đó. Mục đích của dự toán tiền mặt nhằm dự tính cân đối thu chi tiền

đồng thời xác định các khoản vay để đảm bảo cho nhu cầu chi của doanh nghiệp.

- Việc lập dự toán tiền sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng vốn bằng tiền một

cách chủ động, hiệu quả hơn, vì vậy các doanh nghiệp thường xây dựng kỳ lập dự toán

tiền theo thời gian ngắn có thể theo tuần, tháng, quý hoặc hàng năm. Tuy nhiên dự toán

tiền thông thường được lập theo tháng hoặc quý.

b. Căn cứ lập dự toán tiền mặt

- Căn cứ vào các dự toán có liên quan đến thu, chi tiền.

- Định mức dự trữ tiền mặt.

c. Phương pháp lập dự toán tiền mặt

Dự toán tiền mặt gồm 5 mục:

Phần thu: Gồm số dư tiền mặt tồn quỹ đầu kỳ cộng với tất cả các khoản thu tiền

mặt trong kỳ.

Phần chi: Gồm các khoản chi tiền mặt được lập trong các bảng dự toán trước đó

như: Chi mua nguyên vật liệu trực tiếp; chi trả tiền lương lao động trực tiếp; chi phí sản

xuất chung, các chi phí liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp, chi mua sắm

tài sản cố định, chi trả tiền vay, trả lãi cổ phần…

Phần cân đối thu chi: Tiến hành cân đối thu chi để xác định lượng tiền thừa, thiếu.

Nếu bội chi thì cần phải có kế hoạch vay tiền. Ngược lại, nếu bội thu thì có thể trả bớt

nợ vay hoặc đem đầu tư ngắn hạn…

Phần hoạt động tài chính: Phản ánh chi tiết việc vay và trả nợ vay, trả lãi tiền nợ vay

trong kỳ để hỗ trợ cho nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp.

Phần tiền tồn cuối kỳ: Cần xác định số dư của tiền vào cuối kỳ.

125

Page 126: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

Ví dụ 4.14: Căn cứ vào các dự toán đã lập trước đó, hãy lập dự toán tiền mặt của

công ty Anh Việt năm N+1 biết:

- Dự kiến mua thiết bị lần lượt cho các quý là: 120.000 ngđ; 100.000 ngđ; 100.000

ngđ; 200.000 ngđ.

- Chi trả cổ tức ước tính là 6,4% trên vốn cổ phần. Mức lãi chia đều cho các quý.

- Tiền vay Quý 1 là 550.000 ngđ; Quý 2 là 200.000 ngđ. Những khoản tiền vay

thêm là bù đắp phần thiếu hụt để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- Trả tiền vay trong các quý: Quý 3 trả toàn bộ nợ gốc và lãi vay từ quý I; Quý 4

trả toàn bộ nợ gốc và lãi quý 2. Mức lãi suất tiền vay là 30%/năm. Việc vay được thực

hiện vào đầu quý và trả nợ vay lúc cuối quý.

Giải

BẢNG 4.8: BẢNG DỰ TOÁN TIỀN MẶT NĂM N+1

ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm

1. Thu tiền (1) = (a) + (b) 1.145.000 2.244.940 3.259.590 2.346.005 7.670.000

a. Số dư đầu kỳ của tiền 420.000 444.940 484.590 396.005 420.000

b. Tiền thu trong kỳ 725.000 1.800.00

0 2.775.00

0 1.950.00

0 7.250.00

0

2. Tiền chi trong kỳ (2) = (cộng từ mục c đến i)

1.250.060 1.960.350 2.189.835 1.522.120 6.922.365

c. Nguyên vật liệu trực tiếp

199.050 189.600 254.550 185.850 829.050

d. Nhân công trực tiếp 378.000 864.000 972.000 486.000 2.700.00

0

e. Chi phí SXC 388.000 509.500 536.500 415.000 1.849.00

0

f. Chi phí BH và QL 109.500 177.500 199.500 161.500 648.000

g. Mua thiết bị 120.000 100.000 100.000 200.000 520.000

h. Nộp thuế TNDN 15.510 79.750 87.285 33.770 216.315

i. Trả cổ tức (chia lãi cổ phần)

40.000 40.000 40.000 40.000 160.000

3. Cân đối thu chi (3) = (1) – (2)

(105.060) 284.590 1.069.755 823.885 747.635

4. Hoạt động tài chính (4) = (k) – (l) – (m)

550.000 200.000 (673.750) (245.000) (168.750)

126

Page 127: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

k. Vay trong kỳ 550.000 200.000 750.000

l. Trả nợ vay cuối kỳ - - 550.000 200.000 750.000

m. Trả lãi vay 123.750 45.000 168.750

5. Tiền mặt dư cuối kỳ (5)=(3) + (4)

444.940 484.590 396.005 578.885 578.885

1.3.2.10. Dự toán kết quả kinh doanh

a. Mục đích lập dự toán

Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những dự toán chính của hệ

thống dự toán, được tổng hợp từ doanh thu, chi phí trong kỳ dự toán nhằm ước tính lợi

nhuận thu được trong năm kế hoạch, có tác dụng làm căn cứ so sánh, đánh giá quá trình

thực hiện sau này của doanh nghiệp.

b. Căn cứ lập dự toán

- Dự toán tiêu thụ.

- Các bảng dự toán chi phí khác liên quan.

c. Phương pháp lập dự toán kết quả hoạt động kinh doanh

- Căn cứ vào các bảng dự toán đã lập để ghi nhận các chỉ tiêu lên báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh.

- Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh có thể lập theo một trong hai phương pháp

là phương pháp toàn bộ và phương pháp trực tiếp. Hai phương pháp này đã được trình

bày ở chương 2 mục 2.3.2.

- Phương pháp toàn bộ: Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh trình bày các chỉ

tiêu: Doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh thu

hoạt động tài chính, chi phí hoạt động tài chính để tính lợi nhuận trước thuế và sau thuế

của doanh nghiệp.

- Phương pháp trực tiếp: Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh được trình bày

theo cách ứng xử chi phí (định phí và biến phí) để giúp doanh nghiệp có thể đánh giá,

phân tích các chỉ tiêu.

Để đơn giản khi tính toán và dễ lập dự toán bảng cân đối kế toán thì ta có thể lập dự

toán kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp toàn bộ.

Ví dụ 4.15: Tổng hợp số liệu từ các dự toán đã lập từ ví dụ 4.7 đến ví dụ 4.14. Hãy

lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp toàn bộ, giả sử

127

Page 128: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%.

GiảiBẢNG 4.9: BẢNG DỰ TOÁN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KD NĂM N+1

(Dự toán tĩnh) ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm

1. Doanh thu về bán hàng 750.000 2.250.000 3.000.000 1.500.000 7.500.000

2. Giá vốn hàng bán (SL SP tiêu thụ x Z đvị)

570.000 1.710.000 2.280.000 1.140.000 5.700.000

3. Lợi nhuận gộp (3) = (1) – (2)

180.000 540.000 720.000 360.000 1.800.000

4. Doanh thu HĐ TC - - - - -

5. Chi phí tài chính (lãi vay) - - 123.750 45.000 168.750

6. Chi phí BH và QL 109.500 177.500 199.500 161.500 648.000

7. Lợi nhuận trước thuế (7) = (3) + (4) – (5) – (6)

70.500 362.500 396.750 153.500 983.250

8. Chi phí thuế TNDN 15.510 79.750 87.285 33.770 216.315

9. Lợi nhuận sau thuế 54.990 282.750 309.465 119.730 766.935

1.3.2.11. Dự toán bảng cân đối kế toán

a. Mục đích lập dự toán

Dự toán bảng cân đối kế toán thực chất là dự toán tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn

của doanh nghiệp nhằm đảm bảo và cân đối với tình hình hoạt động sản xuất kinh

doanh đã được dự toán trong kỳ.

b. Căn cứ lập dự toán

- Bảng cân đối kế toán năm trước.

- Các bảng dự toán liên quan như: Dự toán tiền, dự toán tiêu thụ, dự toán nguyên

vật liệu, dự toán tồn kho thành phẩm ….

Ví dụ 4.16: Cho Bảng cân đối kế toán cuối năm N của công ty Anh Việt như sau:

ĐVT: ngàn đồng

Tài sản Đầu kỳ Nguồn vốn Đầu kỳ

A. TSNH 739.250 C. Nợ phải trả 132.000

Tiền mặt 420.000 Phải trả người bán 132.000

Phải thu khách hàng 200.000

Nguyên vật liệu 5.250

Thành phẩm 114.000

128

Page 129: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

B. TSDH 2.900.000 D. Nguồn vốn CSH 3.507.250

Nhà xưởng 2.600.000 Vốn cổ phần 2.500.000

Máy móc thiết bị 2.200.000 Lợi nuận chưa phân phối 1.007.250

Khấu hao TSCĐ (1.900.000)

Tổng cộng TS 3.639.250 Tổng cộng NV 3.639.250

Yêu cầu: Căn cứ vào số liệu của các ví dụ từ 5.7 đến 5.16, hãy lập dự toán bảng

cân đổi kế toán năm N+1 của công ty Anh Việt.

Giải

Tổng hợp toàn bộ số liệu đã được dự toán trong kỳ thông qua các bảng dự toán từ

Ví dụ 4.7 cho đến Ví dụ 4.16. Ta lập được bảng dự toán bảng cân đối kế toán như sau:

BẢNG 4.10: DỰ TOÁN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM N+1(Dự toán tĩnh) ĐVT: ngàn đồng

TÀI SẢN Đầu kỳ Cuối kỳ

A. TSNH 739.250 1.148.885

Tiền mặt 420.000 578.885

Phải thu khách hàng 200.000 450.000

Nguyên vật liệu 5.250 6.000

Thành phẩm 114.000 114.000

B. TSDH 2.900.000 3.019.000

Nhà xưởng 2.600.000 2.600.000

Máy móc 2.200.000 2.720.000

Khấu hao TSCĐ (1.900.000) (2.301.000)

Tổng cộng TS 3.639.250 4.167.885

NGUÔN VỐN Đầu kỳ Cuối kỳ

C. Nợ phải trả 132.000 53.700

Phải trả người bán 132.000 53.700

D. VCSH 3.507.250 4.114.185

Vốn cổ phần 2.500.000 2.500.000

Lợi nhuận chưa phân phối * 1.007.250 *1.614.185

Tổng cộng NV 3.639.250 4.167.885

129

Page 130: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 4

Dự toán ngân sách là một bảng kế hoạch tính toán chi tiết, tỷ mỉ và toàn diện cho kỳ

tới nhằm huy động và sử dụng các nguồn lực theo các mục tiêu kế hoạch đã đề ra trong

từng thời kỳ cụ thể của doanh nghiệp.

Dự toán của doanh nghiệp được chia ra thành các loại khác nhau tùy theo mục đích

và đặc điểm của hoạt động kinh doanh như dự toán ngân sách tĩnh và dự toán ngân sách

linh hoạt; hay dự toán ngân sách chủ đạo và dự toán ngân sách vốn…

Việc lập dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp phải căn cứ trên các định

mức chi phí tiêu chuẩn. Định mức chi phí tiêu chuẩn được lập cho từng đơn vị sản

phẩm, dịch vụ, còn dự toán được lập cho toàn bộ sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.

Các dự toán ngân sách chủ đạo gồm: Dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán

nguyên liệu trực tiếp, dự toán lao động trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự

toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý, dự toán vốn bằng tiền, dự toán báo cáo kết quả

kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán.

Việc lập các dự toán ngân sách ở trên đã minh họa quy trình lập dự toán trong doanh

nghiệp, nghiên cứu các minh họa của hệ thống dự toán ngân sách sẽ giúp người học

hiểu được chức năng hoạch định và kiểm soát của dự toán ngân sách.

130

Page 131: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

1. Dự toán là gì? Dự toán có tác dụng gì đối với hoạt đô ăng kiểm soát trong doanh

nghiê ăp?

2. Có mấy phương pháp lập dự toán? Ý nghĩa của mỗi dự toán.

3. Nêu khái quát trình tự lâ ăp dự toán trong một doanh nghiệp.

4. Định mức chi phí chuẩn là gì? Ý nghĩa của định mức chi phí chuẩn?

5. Định mức chi phí và dự toán có mối liên hệ gì với nhau?

6. Nguyên tắc xây dựng định mức chi phí.

7. Định mức chi phí nguyên vâ ăt liê ău trực tiếp và định mức chi phí sản xuất chung, chi

phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiê ăp có gì giống nhau và khác nhau?

131

Page 132: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

BÀI TẬP CHƯƠNG 4

Bài 4.1: Công ty Phú Mỹ chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm X. Công ty dự

kiến năm N+1 sẽ tiêu thụ được 50.000 sản phẩm. Trong đó, quý 1 chiếm 25%, quý 2

chiếm 20%, quý 3 chiếm 25%, còn lại quý 4. Đơn giá bán 150.000đ/sản phẩm.

Dự kiến tồn kho cuối năm N+1 là 1.500 sản phẩm. Dự kiến số tiền thu được trong

năm như sau: 70% thu được ngay trong quý, 20% thu ở quý hai, 10% thu ở quý 3. Nợ

phải thu đầu quý 1/N+1 350.000.000đ, tồn kho thành phẩm cuối mỗi quý bằng 10%

nhu cầu tiêu thụ quý sau.

Yêu cầu:

1. Lập dự toán tiêu thụ và thu tiền năm N+12. Lập dự toán sản xuất năm N+1

Bài 4.2: Công ty thương mại Minh Minh đang lên kế hoạch về tình hình tiêu thụ sản

phẩm K cho quý 3/200X như sau:

Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng10- Số lượng sản phẩm tiêu thụ 5.000 6.000 6.500 6.000- Giá bán (ng.đ) 10 10 10 10- Giá mua (ng.đ) 4 4 4 4

- Công ty dự kiến tình hình thu tiền như sau: 30% doanh thu được thu ngay trong

tháng, 65% thu ở tháng thứ 2, 5% nợ khó đòi.- Nợ phải thu đầu tháng 7 là: 35.000.000đ- Công ty dự kiến số hàng mua được sẽ thanh toán ngay trong tháng 70%, số còn

lại thanh toán hết vào tháng sau.- Nợ phải trả đầu tháng 7 là 10.000.000đ- Tồn kho hàng hóa cuối mỗi tháng là 15% nhu cầu tiêu thụ của tháng kế tiếp.

Yêu cầu:

1. Lập dự toán mua hàng và thanh toán tiền hàng quý 3/200X2. Lập dự toán tiêu thụ và thanh toán tiền quý 3/200X

Bài 4.3: Phòng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp XY đang thăm dò thị trường để

lập kế hoạch sản xuất như sau:

Tháng 1 2 3 4

Số lượng tiêu thụ (SP) 30.000 45.000 50.000 45.000

Doanh nghiệp đang lên kế hoạch sản xuất quý 1. Theo kinh nghiệm từ những quý

132

Page 133: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

trước của doanh nghiệp thì hàng tồn kho cuối tháng là 15% nhu cầu sản xuất của tháng

sau.

Định mức chi phí của quý 1 như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 5kg/sp x 45.000đ/kg

- Chi phí lương: 3h/sp x 30.000đ/h

- Biến phí sản xuất chung: 25.000đ/sp

- Định phí sản xuất chung: 400.000.000đ/tháng (trong đó khấu hao là

80.000.000đ/tháng)

Yêu cầu: Lập các bản dự toán sau cho quý 1.

1. Dự toán sản xuất

2. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và dự toán thanh toán tiền mua nguyên vật

liệu. Biết số tiền mua nguyên vật liệu thanh toán trong tháng 75% và 25% tháng kế

tiếp. Nợ phải trả người bán đầu tháng 1 là 2.000.000đ.

3. Dự toán nhân công trực tiếp. Cho biết tiền lương và các khoản trích theo lương

thanh toán 90% trong tháng, 10% tháng tiếp theo.

4. Dự toán sản xuất chung.

Bài 4.4: Theo tài liệu thu thập từ công ty thương mại AB trong năm N+1 như sau:

1. Dự toán tiêu thụ:

Quý 1 10.000 sản phẩm Quý 2 12.000 sản phẩm

Quý 3 15.000 sản phẩm Quý 4 18.000 sản phẩm

- Đơn giá bán: 58.000đ/sp

- CP hàng hóa mua vào: 18.000đ/sp

2. Định mức biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

- Chi phí hoa hồng: 2% doanh thu

- Chi phí vận chuyển: 2.000đ/sp

- Lương nhân viên bán hàng: 5% doanh thu

- Định mức biến phí quản lý doanh nghiệp: 10.000đ/sp

3. Định mức định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

- Chi phí quảng cáo trong năm là 60.000.000đ và được phân bổ đều cho các quý.

- Khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng trong năm: 80.000.000đ, bộ phận quản lý

133

Page 134: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

doanh nghiệp trong năm: 120.000.000đ

- Tiền lương nhân viên quản lý trong năm 150.000.000đ

- Bảo hiểm tài sản toàn công ty trong năm là 40.000.000đ và được phân bổ đều cho

các quý.

- Thuế suất thuế TNDN là 22%

Yêu cầu:

1. Lập dự toán tiêu thụ cho năm N

2. Lập dự toán chi phí bán hàng và QLDN cho năm N

3. Lập dự toán báo cáo kết quả kinh doanh cho năm N theo chi phí toàn bộ và chi phí

trực tiếp

Bài 4.5: Công ty thương mại Kiến Phong có dữ liệu sau:

Tháng Hàng hóa mua vào (ng.đ) Hàng hóa bán ra (ng.đ)

1 50.000 72.000

2 52.000 74.000

3 55.000 78.000

4 58.000 83.000

5 65.000 88.000

- Chính sách thu tiền từ khách hàng như sau: 65% thu ngay trong tháng, 25% thu ở

tháng kế tiếp, 10% thu ở tháng thứ 3. Những khoản nợ thanh toán ở tháng thứ 3 được

tính 2% lãi trả chậm. Khoản lãi trả chậm được thu vào tháng thứ 3 sau khi khách hàng

mua hàng.

- Chính sách trả tiền cho nhà cung cấp như sau: 50% trả ngay trong tháng, 50% trả

ở tháng tiếp theo.

- Số dư tiền vào cuối tháng 4 là 15.100ngđ.

- Lượng tiền dự kiến cho các chi phí khác trong tháng 5 là 12.400ngđ.

Yêu cầu:

1. Tính lượng tiền dự kiến thu được trong tháng 5

2. Tính lượng tiền dự kiến chi ra trong tháng 5

3. Tính lượng tiền dự kiến tồn quỹ cuối tháng 5

Bài 4.6: Tại một doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán ngày 31/3/200X như sau:

Bảng cân đối kế toán (ĐVT: triệu đồng)

134

Page 135: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

TÀI SẢN SỐ TIỀNTiền mặt

Phải thu khách hàng

Nguyên vật liệu

Thành phẩm

Tài sản cố định

Hao mòn tài sản cố định

Ký cược dài hạn

100

240

58,8

196

5.000

(2.000)

50Cộng tài sản 3.644,8

NGUỒN VỐN SỐ TIỀNPhải trả người bán

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

184,8

350

2.650

460Cộng nguồn vốn 3.644,8

- Toàn bộ khoản phải thu khách hàng 31/03/200X là doanh thu bán hàng trả chậm

chưa thu. Toàn bộ khoản phải trả người bán 31/03/200X là nợ mua nguyên vật liệu

chưa trả. Doanh nghiệp đang xây dựng dự toán cho quý II với những tài liệu sau:

1. Khối lượng tiêu thụ

Thực tế tháng 3 300 sản phẩm

Dự kiến tháng 4 400 sản phẩm

Dự kiến tháng 5 500 sản phẩm

Dự kiến tháng 6

Dự kiến tháng 7

300 sản phẩm

400 sản phẩm

- Đơn giá bán kế hoạch 4.000.000đ/sản phẩm. Tổng doanh thu bán hàng hàng

tháng có 20% là doanh thu trả chậm và sẽ thu hết vào tháng kế tiếp.

2. Nhu cầu tồn kho thành phẩm cuối tháng bằng 20% khối lượng tiêu thụ của tháng

kế tiếp.

3. Nhu cầu tồn quỹ tiền mặt cuối mỗi tháng là 150.000.000đ

4. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

a. Định mức lượng

Mức tiêu hao cho 1 sản phẩm 7,9kg

135

Page 136: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

Hao hụt cho phép 0,1kg

Cộng 8,0kg

b. Định mức giá

Giá mua 170.000đ/kg

Chi phí vận chuyển 4.000đ/kg

Chi phí bốc vác 2.000đ/kg

Chiết khấu được hưởng (1.000)đ/kg

Cộng 175.000đ/kg

c. Tiền mua nguyên vật liệu thanh toán ngay bằng tiền mặt 60% trong tháng, số

còn lại sẽ được thanh toán hết vào tháng sau.

5. Chi phí nhân công trực tiếp

a. Định mức lượng

Thời gian căn bản cho 1 sản phẩm 3,2 giờ

Thời gian giải lao và nhu cầu cá nhân 0,1 giờ

Thời gian lau chùi và máy chết Cộng

0,2 giờ3,5 giờ

b. Định mức giá

Tiền lương căn bản 150.000đ/giờ

BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 28.500đ/giờ

Trợ cấp lương 21.500đ/giờ

Cộng 200.000đ/giờ

6. Dự kiến nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng bằng 10% nhu cầu nguyên vật liệu

cần cho sản xuất ở tháng sau. Yêu cầu tồn kho nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng 6 là

288kg.

7. Chi phí sản xuất chung được phân bổ trên căn cứ số giờ lao động trực tiếp, đơn

giá định trước phân bổ biến phí chi phí sản xuất chung 40.000đ một giờ lao động trực

tiếp. Tổng định phí chi phí sản xuất chung hoạt động trong tháng dự kiến 84.000.000đ

8. Biến phí bán hàng và quản lý được phân bổ theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ

với mức giá định trước 60.000đ/sản phẩm. Tổng định phí bán hàng và quản lý hoạt

động trong tháng dự kiến 56.000.000đ

9. Dự kiến mua sắm tài sản cố định

Tháng 4 60.000.000đ

136

Page 137: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp

Tháng 5 100.000.000đ

Tháng 6 30.000.000đ

10. Khấu hao tài sản cố định dự kiến trích trước hàng thàng 90.000.000đ, trong đó

phân xưởng sản xuất là 60.000.000đ và bộ phận bán hàng và quản lý là 30.000.000đ.

11. Thuế TNDN trong quý phải nộp 50% và được nộp tháng đầu của quý kế tiếp.

Yêu cầu:

1. Lập dự toán tiêu thụ sản phẩm

2. Lập dự toán sản xuất

3. Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

4. Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp

5. Lập dự toán chi phí sản xuất chung

6. Lập dự toán tồn kho thành phẩm cuối kỳ

7. Lập dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

8. Lập dự toán tiền mặt

9. Lập dự toán báo cáo kết quả kinh doanh

10.Lập dự toán bảng cân đối kế toán

137

Page 138: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ

Mục tiêu:

Sau khi học xong chương này, người học có thể:

Hiểu được vai trò của kế toán trách nhiệm.

Phân biệt được các trung tâm trách nhiệm và đánh giá trách nhiệm của các

trung tâm đó.

Sử dụng các công cụ kế toán để đánh giá thành quả quản lý của từng bộ phận

trong doanh nghiệp.

Thực hiện lập và phân tích báo cáo bộ phận.

1.4. Quản lý phân quyền và hệ thống kế toán trách

nhiệm

1.4.1. Quản lý phân quyền

1.4.1.1. Khái niệm

Quản lý phân quyền là sự phân cấp việc ra quyết định cho các người quản lý các cấp

thấp hơn. Người quản trị các cấp được ra các quyết định trong phạm vi trách nhiệm của

họ.

1.4.1.2. Các dạng phân quyền

a. Phân quyền theo chức năng kinh doanh

Phân quyền theo chức năng kinh doanh là việc giao cho một cá nhân có trách nhiệm

quản lý toàn bộ hoạt động như là sản xuất hoặc tiêu thụ hoặc tài chính…

SƠ ĐỒ 5.1: PHÂN QUYỀN THEO CHỨC NĂNG KINH DOANH

138

Tổng Giám đốc

GĐ bộ phận tiêu thụ

GĐ bộ phận Sản xuất

GĐ bộ phận tài chính

Page 139: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

b. Phân quyền theo sản phẩm, dịch vụ

Phân quyền theo sản phẩm dịch vụ là việc một cá nhân được giao trách nhiệm quản

lý toàn bộ hoạt động sản xuất, tiêu thụ một loại sản phẩm, một nhóm sản phẩm, dịch

vụ..

SƠ ĐỒ 5.2: PHÂN QUYỀN THEO SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

c. Phân quyền theo phạm vi địa lý hoạt động

Phân quyền theo phạm vi địa lý hoạt động là việc một cá nhân được giao trách

nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động ở một khu vực.

SƠ ĐỒ 5.3: PHÂN QUYỀN THEO PHẠM VI ĐỊA LÝ HOẠT ĐỘNG

139

Trưởng bộ phận tiêu thụ

Trưởng bộ phận sản xuất

Trưởng bộ phận tài chính

Tổng Giám đốc

Giám đốc SP A

Giám đốc SP B

Giám đốc SP C

Page 140: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

d. Phân quyền kết hợp

Phân quyền kết hợp là việc sử dụng các dạng phân quyền trên trong cùng một doanh

nghiệp.

1.4.1.3. Tác dụng của phân quyền

- Giảm bớt áp lực công việc điều hành cho các nhà quản lý cấp cao để họ tập trung

cho kế hoạch lâu dài.

- Các nhà quản lý cấp dưới có cơ hội thể hiện bản thân, nâng cao kỹ năng quản lý

của và tạo cơ hội thăng tiến.

- Nhà quản lý ở mỗi cấp đều được ra quyết định nên họ hài lòng và nỗ lực hoàn

thành, có trách nhiệm, có quyết định tốt với cấp mình quản lý.

- Là cơ sở để đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý các cấp.

1.4.2. Hệ thống kế toán trách nhiệm

1.4.2.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, có chức năng thu

thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng

nhà quản lý riêng biệt trong mỗi bộ phận (thành viên, con người) của một tổ chức, cung

cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả của mỗi bộ phận dựa trên trách

nhiệm được giao cho các nhà quản lý mỗi bộ phận đó.

Như vậy, thực chất của kế toán trách nhiệm được hiểu là một bộ phận trong một tổ

140

Tổng Giám đốc

Giám đốc nước ngoài

Trưởng khu vực Châu Á

Trưởng khu vực Châu Âu

Giám đốc nội địa

Trưởng khu vực Miền Nam

Trưởng khu vực Miền Bắc

Page 141: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

chức nơi mà thiết lập những quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ phận, thành viên và

xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu, công cụ nhằm báo cáo thành quả hoạt động của

mỗi bộ phận thành viên đó.

1.4.2.2. Mục tiêu và vai trò của kế toán trách nhiệm

a. Mục tiêu

Mục tiêu của hệ thống kế toán trách nhiệm là nhằm đảm bảo sử dụng hữu hiệu và

hiệu quả các nguồn lực của tổ chức.

- Tính hữu hiệu là hoàn thành công việc theo mục tiêu của tổ chức.

- Tính hiệu quả là bao gồm các công việc hoàn thành theo mục tiêu của tổ chức với

chi phí thấp được thể hiện lượng đầu ra đạt được trên một đơn vị đầu vào.

Kết quả là: Đầu ra được đo lường bằng doanh thu và đầu vào được đo lường bằng

chi phí.

b. Vai trò của kế toán trách nhiệm

- Giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào lợi ích của toàn bộ tổ

chức.

- Cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả hoạt động của những

nhà quản lý bộ phận.

- Sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản lý và nó ảnh hưởng đến

cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này.

- Thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình theo những cách

thức phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức.

1.4.2.3. Các trung tâm trách nhiệm

Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong tổ chức (có thể là xưởng sản xuất, nhà

máy, phòng, ban, công ty, tổng công ty), đặt dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị, chịu

trách nhiệm trực tiếp với kết quả của mỗi bộ phận đó.

Nhà quản trị cấp cao thiết kế mạng lưới các trung tâm trách nhiệm để cho các cá

nhân có trách nhiệm đối với các hoạt động mà họ có quyền kiểm soát.

Thông thường hệ thống kế toán trách nhiệm trong một tổ chức kinh doanh thường

được chia thành 4 loại trung tâm trách nhiệm gồm:

- Trung tâm chi phí.

141

Page 142: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

- Trung tâm doanh thu.

- Trung tâm lợi nhuân.

- Trung tâm đầu tư.

a. Trung tâm chi phí (Cost Centers)

Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ chịu trách nhiệm

hay kiểm soát các loại chi phí phát sinh ở trung tâm đó mà không quản lý, kiểm soát đối

với tiêu thụ hay các khoản đầu tư vốn.

Trung tâm chi phí đầu vào đo lường được bằng tiền, còn đầu ra thì không đo lường

được bằng tiền chẳng hạn như phân xưởng sản xuất, phòng ban chuyên môn…

Trung tâm chi phí là phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí, là điểm xuất

phát của các hoạt động như phân loại chi phí, lập dự toán chi phí, so sánh chi phí thực

tế với định mức chi phí tiêu chuẩn.

Thành quả của các trung tâm chi phí thường được đánh giá bằng việc so sánh chi

phí thực tế với chi phí dự toán và phân tích các chênh lệch phát sinh.

Trung tâm chi phí thường có 2 nhóm:

- Trung tâm chi phí định mức

Trung tâm chi phí định mức (chi phí tiêu chuẩn) là trung tâm chi phí mà các yếu tố

chi phí và các mức hao phí về các nguồn lực sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm

đều được xây dựng định mức cụ thể. Chi phí tính cho từng đơn vị sản phẩm là yếu tố cơ

bản để xác định tổng chi phí tiêu chuẩn.

Nhà quản trị trung tâm chi phí chịu trách nhiệm về chi phí tiêu hao, hiệu quả sản

xuất, họ không chịu trách nhiệm khi mức chi phí tiêu hao cao hơn định mức do giảm

sản lượng sản xuất. Ví dụ cho trung tâm chi phí định mức là phân xưởng sản xuất.

Đặc điểm của trung tâm chi phí định mức là sản phẩm của trung tâm có thể định

lượng cụ thể, chính xác như khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ của phân xưởng sản

xuất.

- Trung tâm chi phí linh hoạt (dự toán)

Trung tâm chi phí linh hoạt là trung tâm mà các yêu tố chi phí được đánh giá căn cứ

trên nhiệm vụ được giao tính chung, không thể xác định cụ thể cho từng đơn vị sản

phẩm hoặc từng công việc của trung tâm.

142

Page 143: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Đặc điểm của trung tâm chi phí linh hoạt là sản phẩm của trung tâm thường khó

định lượng chính xác vì chúng thường thể hiện bằng những hoạt động phục vụ những ý

tưởng. Ví dụ như sản phẩm của phòng tổ chức nhân sự là tuyển dụng được nhân sự có

năng lực cao, sản phẩm của bộ phận nghiên cứu và phát triển là ý tưởng về sản phẩm

mới…

b. Trung tâm doanh thu (Revenue Centers)

Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ chịu trách

nhiệm, ra quyết định và kiểm soát đối với doanh thu phát sinh.

Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm đầu ra đo lường được bằng tiền,

cònđầu vào thì không đo lường được bằng tiền, người quản lý quyết định và chịu trách

nhiệm giá bán, số lượng bán, kết cấu sản phẩm bán…

Trung tâm điều khiển doanh thu đo lường đầu ra bằng tiền và đánh giá hiệu quả hoạt

động bằng doanh thu đạt được và chi phí tiêu hao để tiêu thụ như trung tâm chi phí linh

hoạt. Thuộc loại trung tâm doanh thu gồm cửa hàng độc lập, công ty phụ thuộc, các chi

nhánh…

Thành quả của trung tâm doanh thu thường được đánh giá bằng việc so sánh doanh

thu thực tế với doanh thu dự toán và phân tích các chênh lệch phát sinh.

c. Trung tâm lợi nhuận (Profit Centers)

Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý phải chịu trách

nhiệm với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm hay chi phí và doanh thu, họ là

người quyết định và chịu trách nhiệm về giá vốn, giá bán, số lượng sản xuất, số lượng

tiêu thụ,nguồn cung cấp, marketing…

Ngoài ra, nhà quản trị còn được giao quyền sử dụng và quản lý một số vốn của tổ

chức cùng với nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó. Tuy

nhiên, việc đầu tư thêm vốn cho trung tâm đều không thuộc quyền hạn và trách nhiệm

của nhà quản trị ở trung tâm.

Vì vậy trung tâm lợi nhuận điều khiển chi phí và doanh thu đo lường đầu vào và đầu

ra bằng tiền và đánh giá hiệu quả hoạt động bằng mức lợi nhuận.

Thành quả của trung tâm lợi nhuận thường được đánh giá bằng việc so sánh các dữ

liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh thực tế với các dữ liệu trên báo cáo kết quả kinh

doanh dự toán tổng thể và dự toán linh hoạt.

143

Page 144: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Loại trung tâm trách nhiệm này thường được gắn ở bậc quản lý cấp trung, đó là

giám đốc điều hành trong công ty, các đơn vị kinh doanh trong tổng công ty như các

công ty phụ thuộc, các chi nhánh,…

d. Trung tâm đầu tư (Investment Centers)

Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý quyết định và chịu

trách nhiệm về lợi nhuận, về đầu tư và khả năng huy động các nguồn tài trợ đầu vào.

Trung tâm đầu tư mà đầu ra và lượng đầu tư đo lường được bằng tiền. Đây là loại

trung tâm trách nhiệm gắn với bậc quản lý cấp cao như Hội đồng quản trị công ty, các

công ty con độc lập,… Như vậy trung tâm đầu tư điều khiển chi phí, doanh thu, lợi

nhuận và vốn đầu tư. Đánh giá hiệu quả hoạt động của trung tâm bằng cách so sánh

giữa lợi nhuận và vốn đầu tư.

Trung tâm đầu tư đo lường hiệu quả các bộ phận và tổng thể.

Việc chọn lựa trung tâm thích hợp nhất cho một bộ phận trong tổ chức là việc không

dễ dàng. Cơ sở để xác định một bộ phận trong tổ chức là căn cứ vào nguồn lực và trách

nhiệm mà nhà quản trị trung tâm trách nhiệm được giao. Trên thực tế việc phân biệt rõ

ràng loại trung tâm trách nhiệm cho các bộ phận trong tổ chức chỉ mang tính chất tương

đối và phụ thuộc vào quan điểm của nhà quản trị cấp cao nhất. Chẳng hạn phòng kinh

doanh có thể xếp vào trung tâm chi phí linh hoạt hoặc trung tâm lợi nhuận; công ty trực

thuộc mà nhà quản trị ở đó được giao quyền quyết định đầu tư vốn trong một phạm vi

nào đó thì cũng có thể xếp vào trung tâm đầu tư. Vì vậy, việc phân loại các bộ phận

trong tổ chức vào các trung tâm trách nhiệm hợp lý thì nên căn cứ vào nhiệm vụ chính

mà nhà quản trị được giao tại bộ phận đó.

SƠ ĐỒ 5.4: MÔ HÌNH HỆ THỐNG CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM

TRONG MỘT TỔ CHỨC

144

Page 145: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

1.5. Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm

1.5.1. Quan điểm đánh giá 4

Việc thiết kế các trung tâm trách nhiệm được xuất phát từ quan điểm nhìn nhận toàn

diện tổ chức là một trung tâm đầu tư. Nghĩa là các tổ chức phải đạt được một mức lợi

nhuận từ hoạt động kinh doanh sao cho:

- Đáp ứng được yêu cầu đầu tư, đổi mới cơ sở vật chất của tổ chức.

- Đáp ứng nhu cầu tiền mặt cần thiết cho sự tăng trưởng.

- Thoả mãn sự kỳ vọng của các nhà đầu tư.

- Đối phó với mọi bất trắc ngoài dự kiến do nền kinh tế suy thoái.

Trong phạm vi toàn bộ tổ chức, kế toán quản trị có thể sử dụng chỉ tiêu lợi

nhuận trên giá trị tài sản bình quân trong kỳ để đo lường mức lợi nhuận của tổ

chức. Chỉ tiêu lợi nhuận là lợi nhuận trước thuế và lãi vay, được xác định qua

công thức:

Tỷ lệ lợi nhuận/Tài sảnbình quân

=Lợi nhuận

Giá trị tài sản bình quân

4 Kế toán quản trị - PGS.TS. Phạm Văn Dược; Ths Nguyễn Thị Thu Hiền – NXB ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

145

Cơ cấu tổ chức quản lý

Đại diện CSHHội đồng quản trị

Tổng Công tyCông ty, chi nhánh

độc lập

Các chi nhánh,bộ phận bán hàng

Các đơn vị, các phòng ban, bộ phận

sản xuất

Hệ thống các trung tâm

Trung tâm đầu tư

Trung tâm Lợi nhuận

Trung tâmdoanh thu

Trung tâm chi phí

Chỉ tiêu đánh giá

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, lãi thặng dư

- Chênh lệch lợi nhuận- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

- Chênh lệch Doanh thu- Tỷ suất lợi trên doanh thu

- Chênh lệch chi phí- Tỷ suất CP trên doanh thu

Page 146: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Với công thức trên cho thấy giá trị của công thức phụ thuộc vào hai yếu tố: lợi

nhuận và giá trị tài sản bình quân. Như vậy để tỷ lệ lợi nhuận/giá trị tài sản bình quân

cao, có hai cách:

- Tăng lợi nhuận và không thay đổi giá trị tài sản sử dụng.

- Đầu tư thêm tài sản để tăng lợi nhuận nhưng với điều kiện tốc độ tăng của lợi

nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản đầu tư thêm.

Trong trường hợp không có đầu tư thêm tài sản thì việc tăng tỷ lệ lợi nhuận/giá

trị tài sản bình quân chỉ có cách là tăng lợi nhuận. Mà xét theo mối quan hệ với

mức độ hoạt động thì lợi nhuận được xác định thông qua công thức:

Lợi nhuận = Doanh thu – Định phí – Biến phí

Hay: Lợi nhuận = (Giá bán x Lượng bán) – Định phí – (Biến phí đơn vị x Lượng bán)

Với công thức phân tích như trên, ta thấy: Tỷ lệ lợi nhuận/Tài sản bình quân bị ảnh

hưởng bởi 5 nhân tố: (1) Giá bán; (2) Lượng bán; (3) Biến phí đơn vị: (4) Định phí; (5)

Giá trị tài sản bình quân.

Để tỷ lệ lợi nhuận/Giá trị tài sản bình quân cao nhất đòi hỏi có sự đóng góp của các

trung tâm trách nhiệm.

Cụ thể như:

- Trung tâm chi phí đóng góp bằng cách tổ chức, kiểm soát chặt chẽ chi phí nhằm

giảm chi phí để tăng lợi nhuận.

- Trung tâm đầu tư đóng góp bằng việc đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn để

tăng lợi nhuận.

- Trung tâm lợi nhuận đóng góp bằng việc đưa ra các quyết định về cơ cấu hàng

bán, về tăng chi phí quảng cáo để tăng doanh thu, về sản lượng sản xuất… để tăng lợi

nhuận.

- Trung tâm doanh thu đóng góp bằng việc đưa ra các phương án tiêu thụ nhằm

tăng mức tiêu thụ để tăng lợi nhuận…

1.5.2. Đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí là phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí, là điểm xuất

phát của các công việc: Phân loại chi phí thực tế phát sinh và lập dự toán chi phí. Thuộc

trung tâm chi phí là các phân xưởng sản xuất và các phòng ban chức năng.

146

Page 147: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Trung tâm chi phí bao gồm hai nhóm: Trung tâm chi phí tiêu chuẩn và trung tâm chi

phí tuỳ ý.

1.5.2.1. Trung tâm chi phí tiêu chuẩn

Để đánh giá kết quả và trách nhiệm của trung tâm chi phí tiêu chuẩn, được thực hiện

qua việc so sánh chi phí thực tế và chi phí tiêu chuẩn của từng trung tâm.

Như vậy, nhà quản trị trung tâm chi phí tiêu chuẩn có trách nhiệm điều hành

hoạt động sản xuất ở trung tâm sao cho đạt được kế hoạch sản xuất được giao,

đồng thời đảm bảo chi phí thực tế phát sinh không vượt quá chi phí tiêu chuẩn.

Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế – Chi phí định mức tiêu chuẩn

Đánh giá hiệu quả quản lý của trung tâm chi phí giúp cho nhà quản trị nhận biết

được mức độ thực hiện chi phí, nhận biết được những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả

này từ đó đánh giá đúng trách nhiệm của nhà quản trị.

Trong trường hợp nhà quản trị hoàn thành kế hoạch sản xuất nhưng chi phí thực tế

vượt so với chi phí định mức tiêu chuẩn buộc kế toán quản trị phải thực hiện phân tích

xác định nguyên nhân để tìm giải pháp.

Đối với biến phí thì xác định biến động về giá và lượng cho từng yếu tố chi phí

như sau:

Biến động về giá = Lượng thực tế x (Giá thực tế Giá định mức)

Biến động về lượng = Giá định mức x (Lượng thực tế Lượng định mức)

- Biến động về giá: Phản ánh giá của một đơn vị nguyên liệu hay của một đơn vị

thời gian để sản xuất ra một sản phẩm đã thay đổi như thế nào.

- Biến động về lượng: Phản ánh mức tiêu hao vật chất và lượng thời gian hao phí

để sản xuất ra một sản phẩm đã thay đổi như thế nào.

+Phân tích kết quả biến động giữa thực tế với định mức:

Kết quả dương (+): Thực tế > định mức. Được đánh giá là không tốt. Phải tìm

nguyên nhân.

Kết quả âm (–): Thực tế < định mức. Được đánh giá là tốt nếu chất lượng sản

phẩm vẫn đảm bảo.

147

Page 148: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Kết quả = 0: Thực tế = định mức. Đánh giá thực hiện đúng kế hoạch đề ra.

Xác định biến động tăng, giảm về chi phí do rất nhiều yếu tố tác động, nó vừa mang

tính chủ quan, vừa có mang tính khách quan do vậy nhà quản trị phải xác định đúng

yếu tố nào gây ra sự biến động thì sẽ có biện phát đúng đắn và kịp thời để phát huy hay

chấn chỉnh theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

Ví dụ 5.1: Có tài liệu tại phân xưởng sản xuất của công ty Nam Phong:

Kế hoạch sản xuất: 20.000 sản phẩm.

Định mức chi phí tiêu chuẩn đối với các yếu tố biến phí sản xuất như sau:

Yếu tố chi phíĐịnh mức

lượngĐịnh mức giá

(đồng)Định mức chi phí tiêu

chuẩn/sp (đồng)

Nguyên vật liệu trực tiếp 3 kg 3.000 9.000

Nhân công trực tiếp 3,5 giờ 6.000 21.000

Sản xuất chung 3,5 giờ 2.000 7.000

Cộng 37.000

Kết quả thực hiện đạt: 20.000 sản phẩm với các chi phí tiêu hao như sau:

Yếu tố chi phí Số lượng Đơn giáChi phí tiêu

hao/spTổng biến phí

Nguyên vật liệu trực tiếp 3kg 2.800đ 8.400đ 168.000ngđ

Nhân công trực tiếp 3,6 giờ 6.000 đ 21.600đ 432.000ngđ

Sản xuất chung 3,6giờ 2.100đ 7.560đ 151.200ngđ

Cộng 37.560đ 751.200ngđ

Với bảng kết quả trên cho thấy tại trung tâm chi phí tiêu chuẩn:

- Nhà quản trị phân xưởng đã hoàn thành nhiệm vụ về số lượng sản phẩm sản xuất.

- Về mặt chi phí sản xuất thì đã vượt định mức chi phí tiêu chuẩn nên kế toán quản

trị cần thực hiện phân tích biến động của các yếu tố chi phí để xác định nguyên nhân

nhằm đánh giá đúng đắn về trách nhiệm kiểm soát của nhà quản trị.

BẢNG 1.1: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VỀ BIẾN PHÍ SẢN XUẤT

(ĐVT: ngàn đồng)

148

Page 149: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Yếu tố chi phíBiến phí SX của 20.000 sp Thực tế/ Định mức

Định mức Thực tế Tổng số Lượng Giá

Nguyên vật liệu trực tiếp 180.000 168.000 – 12.000 - – 12.000

Nhân công trực tiếp 420.000 432.000 +12.000 + 12.000 -

Sản xuất chung 140.000 151.200 +11.200 + 4.000 + 7.200

Cộng 740.000 751.200 +11.200 + 16.000 – 4.800

Phân tích biến động:

1. Biến động về lượng = Giá định mức x (Lượng thực tế – Lượng định mức) x SLSPSX

Nguyên vật liệu trực tiếp = 3.000 đ x (3 kg– 3kg) x 20.000sp = 0 ngđ

Nhân công trực tiếp = 6.000 đ x (3,6 giờ – 3,5giờ) x 20.000sp = + 12.000 ngđ

Sản xuất chung = 2.000 đ x (3,6 giờ – 3,5giờ) x 20.000sp = + 4.000 ngđ

2. Biến động về giá = Lượng thực tế x (Giá thực tế – Giá định mức) x SLSPSX

Nguyên vật liệu trực tiếp = 3,0 kg x (2.800đ – 3.000đ) x 20.000sp = – 12.000 ngđ

Nhân công trực tiếp = 3,6 giờ x (6.000đ – 6.000đ) x 20.000sp = 0 ngđ

Sản xuất chung = 3,6 giờ x (2.100đ – 2.000đ) x 20.000sp = + 7.200ngđ

Nhận xét đánh giá:

Tổng biến phí sản xuất thực tế của 20.000 sản phẩm đã tăng 11.200 ngđ so với chi

phí tiêu chuẩn.

Nếu xét theo các mặt biến động thì:

- Biến động về lượng: Đây là nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí (tăng 16.000

ngđ), cụ thể là do: chi phí nhân công trực tiếp tăng 12.000 ngđ và biến phí sản xuất

chung tăng 4.000 ngđ, như vậy cho thấy việc tổ chức lao động sản xuất chưa hợp lý

khiến thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm tăng lên. Biến phí sản xuất

chung được tính căn cứ theo thời gian lao động hao phí nên cũng tăng theo.

- Biến động về giá: Tổng thể giảm 4.800 ngđ là do biến động về giá nguyên vật

liệu giảm đến 12.000 ngđ nhưng do biến động của biến phí sản xuất chung lại tăng lên

7.200 ngđ nên giá chỉ giảm có 4.800 ngđ.

Nếu xét theo các yếu tố chi phí thì:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm do giá nguyên vật liệu giảm, lượng tiêu

hao không đổi.

149

Page 150: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

- Chi phí nhân công trực tiếp tăng do thời gian hao phí lao động tăng, giá nhân

công không đổi.

- Biến phí sản xuất chung tăng cả về giá và cả lượng.

Kết luận:

Việc đánh giá trung tâm chi phí cần đánh giá đúng trách nhiệm của nhà quản trị từng

bộ phận vì chi phí biến động thuộc trách nhiệm của nhiều nhà quản trị bộ phận khác

nhau, cụ thể:

Giá mua nguyên vật liệu, vật dụng là trách nhiệm của nhà quản trị bộ phận mua;

Chất lượng nguyên vật liệu, vật dụng là trách nhiệm của nhà quản trị bộ phận mua, kho,

sản xuất. Nhà quản trị các bộ phận này cần quản lý chặt chẽ quá trình thu mua, bảo

quản để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu sản xuất.

Tổ chức quản lý sản xuất là trách nhiệm của nhà quản trị bộ phận sản xuất. Nhà

quản trị phân xưởng cần kiểm tra, sắp xếp lại quá trình tổ chức sản xuất ở phân xưởng

để thời gian hao phí lao động thực tế đạt định mức. Hoặc kiểm tra lại quá trình xây

dựng định mức về thời gian hao phí lao động/sản phẩm có hợp lý không.

Trình độ công nhân là trách nhiệm của nhà quản trị bộ phận nhân sự, cần xem xét

xem công nhân với khả năng tay nghề và trình độ lao động của họ có khả năng đạt được

hay không.

- Với định phí sản xuất chung, là những khoản chi phí lớn, không thể chia nhỏ

ra được, kế toán quản trị cần xác định các nhân tố gây nên sự biến động của định

phí sản xuất chung so với dự toán theo 2 công thức sau:

1. Biến động kế hoạch = Định phí thực tế – Định phí dự toán

Việc tính toán biến động kế hoạch nhằm giúp cho nhà quản trị có thể kiểm soát tốt

chi phí. Nếu biến động này có kết quả dương thể hiện định phí sản xuất chung thực tế

lớn hơn so với dự toán, chứng tỏ doanh nghiệp đã chi vượt so với dự toán, điều này là

không có lợi cho doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân tăng do

đâu để có biện pháp quản lý chi phí tốt hơn. Trường hợp ngược lại, kết quả là số âm tức

là doanh nghiệp đã có mức chi về định phí sản xuất chung ít hơn so với dự toán, điều

này có lợi cho doanh nghiệp.

2. Biến động hiệu suất = Định phí dự toán – Định phí định mức

150

Page 151: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Biến động hiệu suất phản ánh định phí sản xuất chung chi ra trong kỳ thực hiện có

phục vụ công suất tối đa chưa.

Biến động hiệu suất là một biến động ngoài tầm kiểm soát do định phí là những

khoản chi phí không thể thay đổi nên để có kết quả phân tích có ý nghĩa thực tế, biến

động hiệu suất thường thể hiện bằng việc đo lường theo đơn vị vật chất hơn là tiền tệ.

Ví dụ 5.2: Tại doanh nghiệp Thanh An có tài liệu về định phí sản xuất chung ở

phân xưởng sản xuất như sau: Đầu tháng 10/N, doanh nghiệp dự kiến mức hoạt

động kế hoạch là 7.000 giờ máy, với định phí sản xuất chung dự kiến là:

Khấu hao MMTB 100.000 ngđ

Khấu hao nhà xưởng 150.000 ngđ

Lương quản lý phân xưởng 30.000 ngđ

Bảo hiểm 20.000 ngđ

Cộng 300.000 ngđ

Trong tháng 10/N, doanh nghiệp đã sản xuất được 2.000 sản phẩm, số giờ định

mức cho phép để sản xuất một sản phẩm là 3 giờ, với số giờ máy thực tế sử dụng là

6.300 giờ, và tổng định phí sản xuất thực tế là:

Khấu hao MMTB 100.000 ngđ

Khấu hao nhà xưởng 150.000 ngđ

Lương quản lý phân xưởng 52.000 ngđ

Bảo hiểm 20.000 ngđ

Cộng 322.000 ngđ

Yêu cầu: Hãy phân tích mức biến động về định phí sản xuất chung của doanh

nghiệp.

Giải:

Để phân tích kết quả thực hiện dựa vào định phí thì kế toán quản trị tính toán 2 biến

động của định phí như sau:

1. Biến động định phí sản xuất chung kế hoạch nhằm kiểm soát chi phí.

Biến động kế hoạch = Định phí thực tế – Định phí dự toán

= 322.000 – 300.000 = 22.000 ngđ

Với kết quả 22.000 ngđ, đây chính là phần chênh lệch định phí giữa thực tế với dự

151

Page 152: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

toán, chênh lệch này là không có lợi bởi vì doanh nghiệp phải chi nhiều tiền hơn so với

kế hoạch đã đề ra về khoản định phí sản xuất chung, cho dù mức độ hoạt động có thay

đổi (miễn là trong phạm vi phù hợp) thì định phí sản xuất chung là 300.000 ngđ vẫn

không thay đổi. Từ việc xem xét kết quả phân tích biến động kế hoạch như trên giúp

nhà quản trị trong doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh những khoản định phí

nào tác động làm tăng tổng định phí sản xuất, tuy nhiên nhà quản trị chỉ cần điều chỉnh

những khoản định phí nào mà không bị ảnh hưởng bởi sản lượng sản xuất.

2. Biến động hiệu suất về định phí:

Biến động hiệu suất = Định phí dự toán – Định phí định mức

Trong đó: Định phí định mức = Đơn giá phân bổ x Số giờ định mức

Đơn giá phân bổ =Tổng chi phí dự toán

Tổng mức độ hoạt động (theo số giờ máy hoạt động)

= 300.000 : 7.500 giờ = 40 ngàn đồng/giờ

- Số giờ định mức là 6.000 giờ, được tính dựa trên số lượng sản phẩm sản xuất

thực tế và định mức giờ 1 đơn vị sản phẩm: (Vì định mức sản xuất 1 sản phẩm là 3 giờ,

mà thực tế doanh nghiệp sản xuất 2.000 sản phẩm do vậy số giờ định mức của 2.000

sản phẩm này là 3 giờ x 2.000 sản phẩm = 6.000 giờ).

Định phí định mức = 40 x 6.000 = 240.000 ngđ

Biến động hiệu suất = 300.000 – 240.000 = + 60.000 ngđ

Với sự biến động tăng về chi phí giữa định mức so với dự toán như vậy được đánh

giá là không tốt, điều này thể hiện việc tổ chức sản xuất ở phân xưởng sản xuất của

doanh nghiệp chưa hợp lý dẫn đến định phí sản xuất chi ra trong kỳ chưa đạt được mức

công suất tối đa, doanh nghiệp chưa khai thác tốt năng lực sản xuất.

Việc phân tích biến động định phí sản xuất chung của doanh nghiệp Thanh An có

thể trình bày qua sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ 5.5: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG ĐỊNH PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

1 2 3Định phí SXC

Thực tế Định phí SXC dự toán

Định phí định mức phân bổ cho sản phẩm SX

Đơn giá phân bổđịnh phí SXC

xSố giờ

định mức SX

40 ngđ/giờ x 6.000 giờ máy

152+ 60.000 không tốt+ 22.000 không tốt

Biến động kế hoạch Biến động hiệu suất

Page 153: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

322.000 300.000 240.000

Qua phân tích, ta thấy biến động so với kế hoạch là biến động giúp cho việc kiểm

soát chi phí vì nó so sánh chi phí thực tế với kế hoạch. Nếu chi phí thực tế lớn hơn kế

hoạch thì cần xem xét các yếu tố định phí nào tác động làm tăng tổng định phí, trên cơ

sở đó nhà quản trị tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp điều chỉnh. Tuy nhiên, với

mục đích kiểm soát thì nhà quản trị chỉ điều chỉnh những định phí nào mà không bị ảnh

hưởng bởi sản lượng.

Đối với mục đích đánh giá sản phẩm thì định phí dự toán này là cơ sở để tính đơn

giá phân bổ. Trong ví dụ này đơn giá phân bổ chính là 40 ngđ/giờ (300.000 /7.500 giờ).

Tỷ lệ này được sử dụng để tính cho sản phẩm sản xuất dở dang.

Trong suốt kỳ kinh doanh số giờ định mức được tính theo sản lượng thực tế nó sẽ

khác với số giờ dự toán, vì vậy định phí dự toán cũng sẽ khác với định phí định mức.

Để có thể nhận thấy rõ hơn sự khác nhau này, ta có thể xem sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ 5.6: ĐƯỜNG BIỂU DIỄN ĐỊNH PHÍ SẢN XUẤT DỰ TOÁN

VỚI ĐỊNH PHÍ SẢN XUẤT ĐỊNH MỨC

153

Giờ máy hoạt động

DT

ĐM

Đơn giá phân bổ 40/giờ định mức

(Biến động) + 60.000

60.000

240.000

300.000

Định phí SXC

Định phí Dự toán

6.000 7.500

Giờ máy định mức cho phép theo sản lượng SX thực tế (40 x2.000)

Giờ máy hoạt động dự toán trong tháng

Page 154: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Theo sơ đồ minh họa trên thì định phí sản xuất dự toán là 300.000 ngđ là không đổi

với mọi mức độ hoạt động (theo giờ máy). Tuy nhiên định phí sản xuất định mức sẽ

tăng theo mức độ hoạt động bởi vì định phí được phân bổ cho sản phẩm sản xuất theo

đơn giá phân bổ là 40 ngđ/giờ (tính theo giờ định mức).

Định phí sản xuất chung dự toán và định phí sản xuất chung định mức chỉ bằng

nhau khi số giờ máy hoạt động là 7.500 giờ, lúc đó sẽ không có sự biến động về chi phí.

Trong ví dụ này, ta thấy mức chênh lệch giữa định phí dự toán và định mức là 60.000

ngđ là do có sự khác biệt giữa giờ dự toán (7.500 giờ) và định mức (6.000 giờ).

1.5.2.2. Trung tâm chi phí tuỳ ý (dự toán)

Về mặt nội dung và cách phân tích tương tự trung tâm chi phí tiêu chuẩn. Tuy nhiên

các yếu tố chi phí được dự toán và đánh giá căn cứ trên nhiệm vụ được giao tính chung.

Nhà quản trị của trung tâm tuỳ ý có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh

sao cho phù hợp với chi phí dự toán. Kết quả đánh giá của trung tâm chi phí tuỳ ý được

dựa trên hai mặt là có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không? Các chi phí thực tế

phát sinh có vượt quá chi phí dự toán không? Trường hợp, nhà quản trị hoàn thành

nhiệm vụ được giao nhưng chi phí thực tế phát sinh vượt quá chi phí dự toán thì kế toán

quản trị sẽ thực hiện phân tích xác định biến động về mức chi phí so với dự toán.

Đầu tiên đánh giá chung về biến động chi phí theo bảng sau:

BẢNG 5.2: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ

Yếu tố chi phí Kế hoạch Thực tếChênh lệch

+/– %

Vật tư

Nhân công

Dịch vụ mua ngoài

….

Cộng

Tiếp theo sẽ đánh giá các khoản biến phí theo mức chi phí kế hoạch đã điều chỉnh

theo khối lượng công việc thực tế thực hiện. Công thức điều chỉnh như sau:

Chi phí kế hoạch điều chỉnh = Chi phí kế hoạch x Khối lượng

154

Page 155: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

theo khối lượng thực tế thực tếKhối lượng kế hoạch

Tiếp tục tiến hành phân tích theo bảng sau:

BẢNG 5.3: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍĐVT: ….

Yếu tố chi phíKế hoạchđã điềuchỉnh

Thựctế

Biếnđộng

Nguyên nhân

Giá Lượng

Vật tư

Nhân công

Dịch vụ mua ngoài

….

Cộng

Chỉ tiêu để đánh giá số tuyệt đối:

Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế – Chi phí dự toán

Chỉ tiêu để đánh giá tương đối:

Lợi nhuận=

Lợi nhuận trước thuếx 100%

Chi phí Tổng chi phí

Thông qua chỉ tiêu này cho thấy:

- Trung tâm chi phí có thực hiện được định mức chi phí theo mục tiêu chung trong

kỳ kế hoạch hay không.

- Những nguyên nhân tác động và trách nhiệm cá nhân, bộ phận khi thực hiện mục

tiêu chi phí của trung tâm chi phí trong kỳ kế hoạch.

1.5.3. Đánh giá trách nhiệm của trung tâm doanh thu

Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị chỉ chịu trách nhiệm

với doanh thu, không chịu trách nhiệm đối với chi phí và lợi nhuận. Thuộc trung tâm

doanh thu gồm phòng kinh doanh, bộ phận tiếp thị.

Mục tiêu của trung tâm doanh thu là đạt được doanh thu mức cao nhất.

Để đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu kế toán quản trị sẽ thực hiện thông

qua các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu đánh giá tuyệt đối:

155

Page 156: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế – Doanh thu dự toán

Chỉ tiêu đánh giá tương đối:

ROS (Lợi nhuận/Doanh thu) hay còn gọi là tỷ lệ lãi trên doanh thu

=Lợi nhuận

x 100%Tổng doanh thu

Chênh lệch tỷ lệ lợinhuận trên doanh thu

=Lợi nhuận thực tế

Lợi nhuận dự toán

Doanh thu thực tế Doanh thu dự toán

Đối với doanh thu xác định biến động từng yếu tố như sau:

Biến động về lượng = Lượng thực tế x ( Giá thực tế Giá định mức)

Biến động về giá = Giá định mức x ( Lượng thực tế Lượng định mức)

Thông qua các chỉ tiêu trên cho thấy:

- Trung tâm doanh thu có đạt được mức doanh thu theo mục tiêu chung trong kỳ kế

hoạch hay không, (thể hiện qua việc có đạt được mức tiêu thụ như dự toán hay không;

Giá bán có đúng như dự toán hay không; Cơ cấu hàng bán có đúng như dự toán hay

không trong trường hợp kinh doanh nhiều loại sản phẩm).

- Các nguyên nhân tác động đến việc thực hiện mục tiêu doanh thu của trung tâm

doanh thu trong kỳ kế hoạch.

- Mức đóng góp lợi nhuận vào mục tiêu chung của trung tâm. Nếu mức chênh lệch

doanh thu, chênh lệch tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu dương thì trung tâm doanh thu

được xem là đạt được thành quả tài chính trong việc đóng góp vào mục tiêu chung của

tổ chức. Và ngược lại, nếu mức chênh lệch doanh thu, chênh lệch tỷ lệ lợi nhuận trên

doanh thu là kết quả âm thì đây là điều bất lợi, doanh nghiệp cần tổng hợp để tránh tình

trạng xấu dẫn đến phản ứng không tốt.

Ví dụ 5.3: Trung tâm kinh doanh Ánh Sáng do giám đốc Nguyễn Quang Vinh phụ

trách với chức năng tiếp nhận sản phẩm từ công ty để thực hiện tiêu thụ 3 loại sản

phẩm A, B, C. Trong nhiệm kỳ quản lý, tình hình kinh doanh của trung tâm như sau:

Sản Sản lượng tiêu thụ (SP) Giá vốn (đ/sp) Đơn giá bán ( ngđ/sp)

156

Page 157: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

phẩmDự toán Thực tế Dự

toánThực tế Dự toán Thực tế

A 1.000 1.000 50 52 60 62

B 1.200 1.200 60 60 70 72

C 2.000 2.000 70 70 85 88

Yêu cầu: Hãy lập báo cáo trách nhiệm trung tâm doanh thu.

Giải:

Với số liệu trên ta lập báo cáo trách nhiệm trung tâm doanh thu như sau:

BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM

Sản phẩm Thực tế Dự toánChênh

lệch

Ảnh hưởng của các nhân tố

Giá Sản lượng

A 62.000 60.000 2.000 2.000 –

B 86.400 84.000 2.400 2.400 –

C 176.000 170.000 6.000 6.000 –

Tổng cộng 324.400 314.000 10.400 10.400 –

Tỷ lệ LN/DT 19% 17% +2%

Nhận xét:

- Qua báo cáo trên ta thấy, trung tâm này đã hoàn thành trách nhiệm về doanh thu

so với kế hoạch.

- Nguyên nhân dẫn đến doanh thu tăng là do biến động về giá bán sản phẩm, trong

đó giá bán của cả ba sản phẩm đều tăng so với kế hoạch.

- Tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu tăng với kế hoạch và đóng góp vào mục tiêu chung

là 19% của doanh thu.

1.5.4. Đánh giá trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận (kinh

doanh)

Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu trách nhiệm

với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm.

Trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận là tổ chức hoạt động kinh doanh để nhằm đạt

lợi nhuận tối đa. Nhà quản trị được quyền quyết định về giá, sản lượng sản xuất, nguồn

cung cấp, marketing, cơ cấu bán hàng… cùng với một số vốn với nhiệm vụ tạo ra lợi

157

Page 158: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

nhuận từ việc sử dụng các nguồn vốn đó.

Thuộc loại trung tâm này gồm các công ty phụ thuộc, các chi nhánh…

Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận, kế toán quản trị sẽ thực hiện lập báo

cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí và đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu đánh giá tuyệt đối

Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế – Doanh thu dự toán

Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế – Chi phí dự toán

Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế – Lợi nhuận dự toán

Chỉ tiêu đánh giá tương đối:

Tỷ lệ thực hiệnkế hoạch lợi

nhuận=

Lợi nhuận thực tếx 100%

Lợi nhuận dự toán

ROS (Lợi nhuận/Doanh thu)

=Lợi nhuận

x 100%Tổng doanh thu

ROI(Lợi nhuận/Vốn đầu tư)

=Lợi nhuận

x 100%Vốn hoạt động bình quân

Trong đó:

Vốn hoạt độngbình quân

=Vốn hoạt động đầu kỳ + Vốn hoạt động cuối kỳ

2

Vì lợi nhuận được tính bằng doanh thu trừ chi phí, do vậy nhân tố ảnh hưởng trực

tiếp đến lợi nhuận chính là doanh thu và chi phí. Tuy nhiên để đánh giá chính xác kết

quả của một trung tâm lợi nhuận, kế toán quản trị còn dựa vào việc xác định phạm vi

chi phí mà nhà quản trị có thể kiểm soát được, tiếp đến áp dụng phương pháp phân tích

biến động chi phí¸ biến dộng doanh thu để xác định các nhân tố ảnh hưởng.

Ví dụ 5.4: Một chi nhánh kinh doanh do giám đốc Hồ Hải Hoà điều hành trong

nhiệm kỳ quản lý có tài liệu sau: (Đơn vị tính: Đồng)

Chỉ tiêu Dự toán Thực tế

1. Doanh thu 2.000.000.000 2.200.000.000

2. Giá vốn hàng bán 1.700.000.000 1.800.000.000

3. Chi phí bán hàng 100.000.000 120.000.000

158

Page 159: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 60.000.000 60.000.000

5. Vốn được phân cấp 1.500.000.000 1.800.000.000

Yêu cầu: Hãy lập báo cáo trách nhiệm của trung tâm kinh doanh và đánh giá trách

nhiệm của trung tâm đó.

Giải:

Với số liệu trên ta có thể xác định được các chỉ tiêu để đánh giá trách nhiệm của

trung tâm kinh doanh như sau: (Đơn vị tính: Đồng)

BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM TRUNG TÂM KINH DOANH

Chỉ tiêu Dự toán Thực tế Chênh lệch

1. Doanh thu 2.200.000.000 2.000.000.000 200.000.000

2. Giá vốn hàng bán 1.800.000.000 1.700.000.000 100.000.000

3. Chi phí bán hàng 120.000.000 100.000.000 20.000.000

4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 60.000.000 60.000.000 0

5. Lợi nhuận 220.000.000 140.000.000 80.000.000

6. Vốn hoạt động 1.800.000.000 1.500.000.000

7. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn (ROI) 12% 9% 3%

Nhận xét:

Thông qua số liệu trên xét về số tuyệt đối trung tâm kinh doanh của công ty đã

không hoàn thành kế hoạch về cả chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

Chỉ tiêu đánh giá tương đối:

Tỷ lệ thực hiện kế hoạch lợi nhuận (Lợi nhuận thực tế / Lợi nhuận dự toán)

=140.000.000

x 100% = 63,6%220.000.000

Lợi nhuận thực tế mới chỉ đạt 63,6% so với kế hoạch.

Chỉ tiêu ROS =

140.000.000x 100% = 7%

2.000.000.000

- Chỉ tiêu ROS cho biết khi thực hiện được 1 đồng doanh thu thì lợi nhuận của

doanh nghiệp đạt 7% của một đồng doanh thu tức là thu được lợi nhuận là 0,07 đồng.

- Chỉ tiêu ROI thực tế so với kế hoạch giảm 3% như vậy là công ty cũng chưa

thực hiện đúng với kế hoạch về Lợi nhuận/vốn hoạt động bình quân.

159

Page 160: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

1.5.5. Đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư

Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị không chỉ chịu trách

nhiệm với doanh thu, chi phí, lợi nhuận mà còn phải chịu trách nhiệm với cả những vấn

đề về hiệu quả vốn đầu tư và khả năng huy động các nguồn tài trợ.

Hội đồng quản trị, các công ty con,... được xếp vào trung tâm đầu tư.

Để đánh giá trách nhiệm về thành quả, hiệu quả vốn đầu tư, kế toán quản trị có thể

dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau, như:

- Tỷ lệ lợi nhuận/vốn hoạt động bình quân bình quân (ROI – Return On Investment

– Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư).

- Lãi thặng dư (RI – Residual Income)..

1.5.5.1. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI – Return On Investment)

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (còn gọi là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn hoạt động bình quân) phản

ánh tỷ lệ giữa lợi nhuận và vốn hoạt động trung bình. Đây là chỉ tiêu đánh giá rất hữu

ích trách nhiệm của trung tâm đầu tư vì cho biết lợi nhuận được tạo ra bao nhiêu so với

giá trị của các nguồn lực đầu tư.

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư(ROI)

=Lợi nhuận

x 100%Vốn đầu tư trung bình

Chỉ tiêu này cho biết, sau một kỳ hoạt động kinh doanh hoặc kỳ vọng cho kỳ tới,

doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này

càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng tốt, thể hiện trình độ tổ chức các yếu tố

sản xuất của nhà quản trị là tốt.

Ngoài ra chỉ tiêu ROI có thể phân tích thành:

ROI =Lợi nhuận

xDoanh thu x 100%

Doanh thu Vốn hoạt động bình quân

Trong đó:

Lợi nhuận để tính ROI là lợi nhuận và:

Tỷ lệ lãi trên doanh thu(ROS – Return on Sale) =

Lợi nhuận x 100% (1)

Doanh thu

160

(1) (2)

Page 161: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Hệ số quay vòng vốn đầu tư(Turnover)

=Doanh thu

(2)Vốn hoạt động bình quân

Sử dụng công thức tính ROI theo cách này sẽ làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến

mức sinh lời của vốn đầu tư của một trung tâm đầu tư, cụ thể:

(1) – Tỷ lệ lãi trên doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của

doanh thu. (Lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm của doanh thu). Vì vậy, nếu tỷ lệ lãi

trên doanh thu của một bộ phận tăng và các yếu tố khác không thay đổi, thì tỷ lệ lợi

nhuận/vốn đầu tư của bộ phận đó sẽ tăng. Chẳng hạn: Trong đơn vị, nhà quản lý một

bộ phận kinh doanh có thể thay đổi cơ cấu sản phẩm bằng cách tăng tỷ lệ sản phẩm

sinh lợi cao trong cơ cấu đó dẫn đến tỷ lệ lãi trên doanh thu tăng và ROI cũng sẽ tăng

theo…

(2) – Hệ số quay vòng vốn đầu tư: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng

vốn, thể hiện bằng tỷ lệ tạo ra doanh thu của từng đồng vốn đầu tư. Tức là bao nhiêu

đồng doanh thu có thể được tạo ra từ một đồng vốn đầu tư. Hệ số quay vòng vốn càng

cao, việc đầu tư càng hiệu quả. Nếu hệ số quay vòng vốn đầu tư tăng mà những yếu tố

khác không thay đổi thì ROI sẽ tăng. Chẳng hạn: Một bộ phận có thể làm tăng doanh

thu bằng cách tăng các đợt quảng cáo hay các đợt khuyến mãi đặc biệt hoặc bằng việc

giảm giá vốn hàng tồn kho…

Dưới đây sẽ có một số ví dụ về cách xác định ROI và các cách làm tăng ROI.

Ví dụ 5.5: Có số liệu tổng hợp tại chi nhánh công ty Sao Việt như sau:

Chỉ tiêu Giá trị (đồng)

1. Tổng doanh thu 10.000.000.000

2. Tổng biến phí 7.000.000.000

3. Số dư đảm phí 3.000.000.000

4. Định phí chưa có lãi tiền vay 2.500.000.000

5. Lãi tiền vay 100.000.000

6. Vốn hoạt động đầu năm 2.000.000.000

7. Vốn hoạt động cuối năm 3.000.000.000

8. Tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu 10%

Yêu cầu: Tính chỉ tiêu ROI và lập báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư.

161

Page 162: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Giải:

Tính toán các chỉ tiêu:

- LN = (3.000.000.000 – 2.500.000.000) = 500.000.000 đ

- Vốn hoạt động bình quân = (2.000.000.000 + 3.000.000.000) : 2=2.500.000.000 đ

Cách 1: Tính ROI (LN/Vốn hđ bq) = (500.000.000 / 2.500.000.000) x 100% =20%

Cách 2:

ROI =500.000.000

x10.000.000.000

x 100%10.000.000.000 2.500.000.000

Nhận xét: Trường hợp này có tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 5%; Hệ số vòng quay

vốn đầu tư là 4 lần. Dẫn đến có tỷ lệ hoàn vốn đầu tư là 20%.

Các biện pháp tăng ROI:

- TH1: Tăng doanh thu, điều kiện vốn đầu tư không thay đổi

Chỉ tiêu doanh thu chỉ đóng một vai trò trung gian trong công thức trên, nhưng nó là

một yếu tố cấu thành ROI, giữ vai trò quyết định và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra

lợi nhuận, tốc độ luân chuyển vốn.

Ví dụ 5.6: Sử dụng lại số liệu của ví dụ 5.5 ở trên, giả sử: Chi nhánh tăng chi phí

quảng cáo 50.000.000 đ đã làm cho doanh thu của trung tâm tăng 200.000.000 đ, vậy

tỷ lệ hoàn vốn đầu tư thay đổi như thế nào?

Giải:

Lợi nhuận tăng thêm = 200.000.000 – 50.000.000 = 150.000.000 đ.

Lợi nhuận mới = 500.000.000 + 150.000.000 = 650.000.000 đ

Cách 1: ROI = (500.000.000 + 150.000.000)/2.500.000.0000 x100% = 26%

Như vậy sự gia tăng doanh thu sẽ là một giải pháp góp phần trực tiếp vào tăng ROI

tức là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 26 đồng lợi nhuận.

Cách 2:

ROI =650.000.000

x10.000.000.000

x 100%10.000.000.000 2.500.000.000

162

5% x 4 = 20%Hay ROI =

Page 163: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Nhận xét: Trong trường hợp này ta thấy tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu là 6,5%, tăng

hơn so với phương án ban đầu chỉ là 5% (tăng hơn 6% so với phương án ban đầu). Còn

hệ số vòng quay vốn đầu tư không thay đổi. Tuy nhiên, xét cả 2 nhân tố trên vẫn làm

cho ROI tăng lên thành 26%.

- TH2: Giảm chi phí hoạt động, điều kiện doanh thu và vốn không thay đổi

Giải pháp hiệu quả nhất để tăng tỷ lệ hoàn vốn là giảm các khoản chi phí hoạt động,

bao gồm cả biến phí và định phí.

Giảm biến phí thông qua việc thực hiện tốt định mức chi phí ở các khâu, các bộ

phận.

Giảm định phí thông qua việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ cũng như

xác lập một cơ cấu sản phẩm sản xuất tiêu thụ hợp lý, xác lập một ngân sách định phí

thích hợp.

Ví dụ 5.7: Sử dụng lại số liệu ở Ví dụ 5.5 ta có thêm số liệu sau:

Chi nhánh giảm chi phí hoạt động 50.000.000đ, doanh thu và vốn hoạt động không

đổi, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư sẽ được cải thiện như thế nào?

Giải:Lợi nhuận mới: 500.000.000 + 50.000.000 = 550.000.000

Vốn đầu tư bình quân không đổi : 2.500.000.000

Cách 1: ROI = (550.000.000/2.500.000.000)x 100% = 22%

Như vậy Giảm chi phí hoạt động đã làm ROI tăng lên từ 20% đến 22% (tăng 2% so

với phương án trước.

Cách 2:

ROI =550.000.000

x10.000.000.000

x 100%10.000.000.000 2.500.000.000

Nhận xét: Trong trường hợp này ta thấy tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu thay đổi là

5,5%, so với phương án ban đầu chỉ là 5% (tăng hơn 0,5%) sẽ làm ROI tăng lên. Còn

hệ số vòng quay vốn đầu tư không thay đổi. Tuy nhiên, xét cả 2 nhân tố trên vẫn làm

163

6,5% x 4 = 26%Hay ROI =

5,5% x 4 = 22%Hay ROI =

Page 164: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

cho ROI tăng lên thành 22%.

- TH3: Giảm vốn hoạt động trong điều kiện doanh thu và chi phí không đổi

Giảm vốn hoạt động có thể thực hiện bằng các cách sau:

Cách 1: Giảm vốn lưu động bằng cách giảm các loại hàng tồn kho không hợp lý gây

ứ đọng vốn, chỉ duy trì một mức tối thiểu hàng tồn kho hợp lý đủ cho quá trình hoạt

động kinh doanh được liên tục, mặt khác cần tích cực thu hồi các khoản phải thu để

giảm bớt vốn tồn đọng và tăng vòng quay của vốn.

Cách 2: Giảm vốn cố định thông qua nhượng bán, thanh lý những tài sản không sử

dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả để huy động tối đa tất cả những tài sản đưa

vào hoạt động.

Ví dụ 5.8: Vẫn số liệu của Ví dụ 5.5, giả sử Chi nhánh quyết định giảm vốn hoạt

động là 200.000.000đ, bằng cách thanh lý những tài sản sử dụng không có hiệu quả

trong điều kiện lợi nhuận và doanh thu không đổi, thì tỷ lệ hoàn vốn sẽ thay đổi như thế

nào?

Giải:- Lợi nhuận không đổi = 500.000.000 đ

- Vốn hoạt động bình quân = (2.500.000.000 - 200.000.000) = 2.300.000.000 đ

Cách 1: ROI = (500.000.000 / 2.300.000.000) x 100% = 22%

Trường hợp này khi giảm vốn đầu tư thì cũng làm cho ROI tăng lên 2% so với

phương án ban đầu.

Cách 2:

ROI =500.000.000

x10.000.000.000

x 100%10.000.000.000 2.300.000.000

Nhận xét: Trong trường hợp này ta thấy tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu thay đổi là

không đổi. Còn hệ số vòng quay vốn đầu tư thay đổi thành 4,35%. Do vậy, xét cả 2

nhân tố trên vẫn làm cho ROI tăng lên thành 21,7% (tăng hơn so với phương án ban

đầu là 1,75%).

Ưu điểm của ROI:

- Chỉ tiêu ROI là công cụ tài chính để đánh giá hiệu quả đầu tư. ROI sử dụng để so

164

5,0% x 4,35 = 21,7%Hay ROI =

Page 165: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

sánh hiệu quả đầu tư khi lựa chọn đầu tư vì trong công thức tính ROI đều sử dụng cả ba

chỉ tiêu doanh thu, chi phí và vốn đầu tư, mà các yếu tố này đều thuộc quyền kiểm soát

của các nhà quản lý trung tâm đầu tư.

- Chỉ tiêu ROI đồng nhất với phân tích tỷ lệ sinh lời. Vì vậy, giá trị của chỉ tiêu này

càng cao thì phản ánh tài sản (vốn đầu tư) được sử dụng càng hiệu quả.

- Mặt khác chỉ tiêu ROI còn có thể dùng để so sánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

giữa các trung tâm với nhau.

- Chỉ tiêu ROI sẽ khuyến khích mua, duy trì những tài sản tạo lợi nhuận cao, loại

bỏ tài sản không tạo mức lợi nhuận cần thiết.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, chỉ tiêu ROI còn có những hạn chế

nhất định như:

- Chỉ tiêu ROI là chỉ tiêu phức tạp, sẽ khó khăn trong xác định chính xác các yếu tố

tính ROI.

- Nếu nhà quản trị chỉ chú trọng vào ROI thì dễ bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh có

lợi cho toàn bộ tổ chức hoặc sẽ có lợi về lâu dài.

- Khi vốn sử dụng bình quân có xu hướng giảm dần do được tính căn cứ trên giá trị

còn lại của tài sản sử dụng, thì việc trích khấu hao hàng năm sẽ khiến cho giá trị của tài

sản giảm và như vậy dù mức lợi nhuận qua các năm không đổi, giá trị của ROI qua các

năm vẫn tăng lên. Chính điều này sẽ làm cho nhà quản trị trung tâm lợi nhuận bỏ qua

cơ hội kinh doanh mà giá trị của ROI thấp hơn giá trị của ROI hiện nay của trung tâm.

- Khi xem xét tỷ lệ hoàn vốn đầu tư các nhà quản lý lại bỏ qua ảnh hưởng giá trị

tiền tệ trong tương lai, vì vậy nếu việc thu hồi vốn kéo dài trong nhiều năm thì tỷ lệ

hoàn vốn sẽ mất tác dụng do ảnh hưởng giá trị tiền tệ theo thời gian.

- Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư có thể không hoàn toàn chịu sự điều hành của nhà

quản trị ở bất kỳ bộ phận trung tâm trách nhiệm nào. Vì vậy, một sự can thiệp, chi phối

không hợp lý của nhà quản trị cấp trên hoặc một phản ứng tiêu cực từ nhà quản lý cấp

thấp cũng đều làm cho sai lệch thành quả trung tâm đầu tư.

Nhằm khắc phục những hạn chế trên của ROI và để khuyến khích các nhà quản trị

trung tâm lợi nhuận tận dụng mọi cơ hội kinh doanh phục vụ cho lợi ích chung, kế toán

quản trị sử dụng chỉ tiêu bổ sung đó là lợi nhuận thặng dư (Lợi nhuận còn lại hay là lãi

thặng dư) – RI.

165

Page 166: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

1.5.5.2. Lãi thặng dư (RI – Residual Income)

Lãi thặng dư là một chỉ tiêu phản ánh lãi kinh doanh của bộ phận vượt trội chỉ tiêu

lãi bộ phận, hay nói cách khác lãi thặng dư là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận đạt được

của trung tâm đầu tư và chi phí vốn hoạt động (ROI tối thiểu).

Chi phí vốn là những chi phí mà trung tâm đầu tư phải bỏ ra để có được vốn

đầu tư, như lãi vay, lãi suất trái phiếu,… Tỷ lệ lãi suất thường do doanh nghiệp

quy định trong từng thời kỳ, nhưng ít nhất cũng phải lớn hơn lãi suất nợ vay. Tỷ lệ

lãi suất này còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu.

Lãi thặng dư (RI ) = Lợi nhuận trung tâm đầu tư – Chi phí vốn hoạt động

Trong đó:

Lợi nhuận trung tâm đầu tư là chính lợi nhuận.

Chi phí vốn hoạt động còn gọi là mức hoàn vốn tối thiểu:

Mức hoàn vốn tối thiểu = ROI (tối thiểu) x Vốn hoạt động bình quân

Ví dụ 5.9: Vẫn sử dụng số liệu 6.5, ta xác định chỉ tiêu RI như sau:

Mức hoàn vốn tối thiểu = 10% x 2.500.000.000 = 250.000.000 đ

RI = 500.000.000 – 250.000.000 = 250.000.000 đ

Một số ưu điểm của lãi thặng dư (RI):

- Khi xu hướng của lãi thặng dư càng cao thìnhà quản trị được đánh giá cao. Như

vậy lãi thặng dư đồng nhất lợi ích công ty và bộ phận.

- Nếu dùng lãi thặng dư để đánh giá thành quả tài chính trung tâm đầu tư thì các

nhà quản lý sẽ có xu hướng mở rộng đầu tư mới để tìm kiếm một cơ hội kinh doanh

mới làm tăng tổng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này sẽ thu hẹp hoạt động để giảm

tài sản nhằm tăng ROI. Vấn đề là cần phải định ROI tối thiểu thích hợp từng bộ phận,

từng thời kỳ.

Một số hạn chế của lãi thặng dư:

- Khi dùng chỉ tiêu RI để đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư là do chạy theo

thành tích về sự gia tăng về quy mô lợi nhuận các nhà đầu tư dàn trải vào nhiều phương

án, không quan tâm đến tốc độ hoàn vốn làm giảm sút hiệu suất sử dụng vốn.

- Bản chất của lãi thặng dư là một số tuyệt đối, khi quy mô lãi thặng dư tăng lên có

thể là do tăng quy mô vốn đầu tư chứ không phải do hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

166

Page 167: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Chính vì thế mà lãi thặng dư không so sánh được giữa các trung tâm có qui mô sử dụng

vốn khác nhau. Nếu dùng để so sánh với các đơn vị có quy mô khác nhau thì sẽ tạo ra

nhận định sai lệch.

Ví dụ 5.10: Công ty Thái Dương có số liệu về kết quả hoạt động năm X : Đơn vị

tính: Đồng.

Chỉ tiêuCông ty Thái Dương

Bộ phận A Bộ phận B

1. Vốn hoạt động bình quân 800.000.000 200.000.000

2. Lợi nhuận 200.000.000 60.000.000

3. Mức hoàn vốn tối thiểu 20% = 20%*(1) 160.000.000 40.000.000

4. RI (Lãi thặng dư)* =(2)-(3) 40.000.000 20.000.000

Nhìn trên bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu RI của bộ phận A là 40.000.000 đ trong khi đó

chỉ tiêu RI của bộ phận B chỉ là 20.000.000 đ. Như vậy việc đánh giá bộ phận A hiệu

quả hơn bộ phận B là không hợp lý vì bộ phận A có quy mô đầu tư vốn cao hơn 4 lần so

với bộ phận B. Chính vì thế mà không sử dụng chỉ tiêu RI để so sánh giữa các bộ phận

(hoặc công ty) trong trường hợp quy mô vốn không bằng nhau.

1.6. Phân tích báo cáo bộ phận

1.6.1. Khái quát chung về báo cáo bộ phận

1.6.1.1. Khái niệm

a. Bộ phận

Bộ phận là bất kỳ thành phần hoặc hoạt động nào liên quan đến một tổ chức mà có

thể xác định được riêng biệt thu nhập và chi phí. (Ví dụ: từng nhà máy, từng trung tâm

dịch vụ, từng địa bàn kinh doanh, từng loại sản phẩm…)

b. Báo cáo bộ phận

Báo cáo bộ phận là một báo cáo chi tiết về doanh thu, chi phí của một đơn vị hay

một hoạt động trong một doanh nghiệp mà nhà quản trị cần xem xét để kiểm soát và

quản lý chúng. Chẳng hạn như báo cáo sản xuất phân xưởng, báo cáo của từng quầy

hàng, cửa hàng… Báo cáo dùng để đánh giá mức độ hiệu quả các nguồn lực của công

ty cho các bộ phận và đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị bộ phận. Trong

đó, có những loại chi phí liên quan đến bộ phận nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của

nhà quản trị bộ phận đó, do đó để đánh giá chính xác bộ phận như là một sự đầu tư các

167

Page 168: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

nguồn lực của công ty thì nên trình bày những chi phí không kiểm soát được trong báo

cáo bộ phận.

1.6.1.2. Đặc điểm báo cáo bộ phận

- Được trình bày theo hình thức số dư đảm phí.

- Báo cáo bộ phận thường được lập theo mô hình ứng xử của chi phí, tức là toàn bộ

chi phí phát sinh phải được tách ra thành biến phí và định phí nhằm giúp cho việc phân

tích, đánh giá các mặt hoạt động của bộ phận nói riêng và của toàn bộ tổ chức nói

chung.

- Báo cáo bộ phận thường lập nhiều mức độ hoạt động khác nhau hoặc nhiều phạm

vi khác nhau. Báo cáo bộ phận của các cấp quản lý cao hơn thì mức độ chi tiết sẽ ít

hơn. Báo cáo bộ phận có thể thể hiện doanh thu, chi phí, kết quả một khu vực, một đơn

vị, phòng ban hay một mặt hoạt động nào đó trong doanh nghiệp.

- Báo cáo bộ phận thường có sự thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý trong doanh

nghiệp hoặc thay đổi các sản phẩm, dịch vụ, khu vực kinh doanh của doanh nghiệp

hoặc thay đổi nhu cầu thông tin phục vụ cho hoạt động quản trị.

1.6.1.3. Các hình thức báo cáo bộ phận

a. Hình thức báo cáo thể hiện định phí bộ phận và định phí chung

Ví dụ 5.11: Hình thức báo cáo bộ phận theo khu vực của công ty AN AN:

Công ty AN ANBộ phận: Khu vực

BÁO CÁO BỘ PHẬN

Từ ngày …… tháng …… năm …… đến ngày …… tháng …… năm ……

Chỉ tiêuToàn công ty Khu vực A Khu vực B

( ngàn đồng) ( ngàn đồng) ( ngàn đồng)

1. Doanh thu thuần 1.200.000 700.000 500.000

2. Biến phí sản xuất kinh doanh 530.000 340.000 190.000

- Biến phí sản xuất 410.000 260.000 150.000

- Biến phí ngoài sản xuất 120.000 80.000 40.000

3. Số dư đảm phí (1)–(2) 670.000 360.000 310.000

4. Định phí bộ phận 370.000 200.000 170.000

5. Số dư bộ phận (3)–(4) 300.000 160.000 140.000

168

Page 169: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

6. Định phí chung không phân bổ 50.000

7. Lợi nhuận (5) – (6) 250.000

Kế toán phụ trách Ngày tháng nămGiám đốc

Ở báo cáo trên ta thấy định phí được chia thành định phí bộ phận và định phí chung.

Định phí bộ phận là những khoản định phí gắn bó riêng biệt với từng bộ phận, phát

sinh và tồn tại cùng bộ phận đó, chẳng hạn như lương nhân viên quản lý của từng bộ

phận, khấu hao tài sản cố định của từng bộ phận.

Định phí chung là những khoản định phí không tách riêng biệt với từng bộ phận

hoặc trực thuộc bất kỳ bộ phận riêng lẻ nào mà nó phát sinh liên quan đến hoạt động

của nhiều bộ phận khác.

Các khoản định phí phân bổ theo bản chất của chi phí hay nói khác đi là phân bổ

theo sự biến động của chi phí tức theo định phí hoặc biến phí hoặc phân bổ tùy theo

quan hệ của định phí đó với từng bộ phận (quan hệ trực thuộc hay quan hệ không trực

thuộc).

Lưu ý khi dùng định phí bộ phận và định phí chung:

- Định phí bộ phận có thể trở thành định phí chung đối với các bộ phận ở các cấp

thấp hơn.

- Định phí chung không phân bổ cho các bộ phận khi lập báo cáo bộ phận.

- Định phí chung bao gồm tiền lương của hội đồng quản trị, chi phí nghiên cứu

phát triển của công ty. Nếu những chi phí này phân bổ thì sẽ đánh giá sai lệch thành quả

bộ phận.

b. Hình thức báo cáo bộ phận kết hợp các chi phí kiểm soát

Ví dụ 5.12: Sử dụng lại số liệu của Ví dụ 5.11 của công ty AN AN, giả sử định

phí của khu vực A và khu vực B được phân làm định phí có thể kiểm soát được và

định phí không kiểm soát được, cụ thể:

Định phí bộ phận Khu vực A Khu vực B

Có thể kiểm soát được 150.000 100.000

Không thể kiểm soát được 50.000 70.000

Tổng định phí bộ phận 200.000 170.000

Yêu cầu: Hãy lập báo cáo bộ phận có kết hợp với các chi phí kiểm soát.

169

Page 170: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Giải:Công ty……Bộ phận……

BÁO CÁO BỘ PHẬNTừ ngày …… tháng …… năm …… đến ngày …… tháng …… năm ……

Chỉ tiêuToàn công ty Khu vực A Khu vực B( ngàn đồng) ( ngàn đồng) ( ngàn đồng)

1. Doanh thu thuần 1.200.000 700.000 500.000

2. Biến phí sản xuất kinh doanh 530.000 340.000 190.000

+ Biến phí sản xuất 410.000 260.000 150.000

+ Biến phí ngoài sản xuất 120.000 80.000 40.000

3. Số dư đảm phí 670.000 360.000 310.000

4. Định phí bộ phận có thể kiểm soát bởi nhà quản trị bộ phận

250.000 150.000 100.000

5. Số dư bộ phận có thể kiểm soát của nhà quản trị bộ phận

420.000 210.000 210.000

6. Định phí không thể kiểm soát bởi nhà quản trị bộ phận

120.000 50.000 70.000

7. Số dư bộ phận 300.000

8. Định phí chung không phân bổ 50.000

9. Lợi nhuận 250.000

Trong hình thức này định phí bộ phận được tách thành định phí bộ phận có thể kiểm

soát bởi nhà quản trị bộ phận và định phí bộ phận có thể kiểm soát bởi nhà quản trị

khác.

Trong mỗi bộ phận những khoản định phí bộ phận nào có ảnh hưởng đến quyết định

của quản trị bộ phận được gọi là định phí bộ phận có thể kiểm soát bởi nhà quản trị bộ

phận.

Ngược lại những khoản định phí nào nằm ngoài quyền quyết định và ảnh hưởng của

nhà quản trị bộ phận thì được gọi là định phí bộ phận có thể kiểm soát bởi nhà quản trị

khác. Trong việc đánh giá thành quả của nhà quản trị thì các định phí này nên được loại

trừ khỏi báo cáo kết quả vì nhà quản trị không kiểm soát các khoản định phí này.

1.6.2. Phân tích báo cáo bộ phận

1.6.2.1. Khái niệm số dư bộ phận

Số dư bộ phận là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi các chi phí phát sinh để

tạo ra doanh thu đó của mỗi bộ phận. Số dư bộ phận góp phần bù đắp các định phí

170

Page 171: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

chung và đóng góp vào lợi nhuận chung. Việc phân tích báo cáo bộ phận nhằm mục

đích để đánh giá thành quả bộ phận và đánh giá thành quả quản lý của từng bộ phận đó,

cụ thể:

- Xác định lãi của các bộ phận. Nếu lãi của một bộ phận bị âm thì cấp cao hơn cần

xem xét có nên duy trì hay thu hẹp bộ phận đó.

- Là cơ sở để đánh giá khả năng sinh lãi từng bộ phận.

1.6.2.2. Đánh giá thành quả bộ phận

a. Đánh giá khả năng sinh lợi ngắn hạn

Để đánh giá khả năng sinh lợi ngắn hạn, và ra quyết định ngắn hạn, kế toán quản trị

sử dụng chỉ tiêu:

- Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán đơn vị – Biến phí đơn vị

- Tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí/Doanh thu

Ví dụ 5.13: Tìm hiểu quyết định ngắn hạn và dài hạn qua số liệu sau:

Chỉ tiêu

Toàn công ty Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C

Số tiền(trđ)

Tỷ lệ( %)

Số tiền( trđ)

Tỷ lệ(%)

Sốtiền(trđ)

Tỷ lệ(%)

Sốtiền

( trđ)

Tỷ lệ(%)

1. Doanh thu 15.000 100 5.000 100 4.000 100 6.000 100

2. Biến phí 8.600 57 3.000 60 2.600 65 3.000 50

3. Số dư đảm phí 6.400 43 2.000 40 1.400 35 3.000 50

4. Định phí bộ phận 3.000 20 800 16 700 17,5 1.500 25

5. Số dư bộ phận 3.400 23 1.200 24 700 17,5 1.500 25

6. Định phí chung 400

7. Lợi nhuận 3.000

Qua ví dụ trên nếu xét mục tiêu ngắn hạn thì sản phẩm C có tỷ lệ số dư đảm phí cao

nhất là 50% trong 3 loại sản phẩm. Vì vậy muốn thu nhiều lợi nhuận trong thời gian

ngắn thì nên thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm C.

Riêng sản phẩm B là sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ nhất trong 3 loại sản

phẩm do vậy nó là sản phẩm có hiệu quả kém nhất.

b. Đánh giá khả năng sinh lợi dài hạn

Số dư bộ phận chính là phần còn lại của số dư đảm phí sau khi trừ định phí bộ phận.

Chỉ tiêu này được xem như là một căn cứ để đánh giá thành quả của việc đầu tư vào bộ

171

Page 172: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

phận, giúp cho nhà quản trị có quyết định dài hạn như thay đổi tiềm lực, định giá dài

hạn.

Với Ví dụ 5.13, nếu xét chiến lược dài hạn thì thấy số dư bộ phận của sản phẩm C

là 1.500 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 25%. Đây là số dư bộ phận lớn nhất trong 3 sản phẩm

nên xét về mục tiêu lâu dài thì nên chọn kinh doanh sản phẩm C.

Tóm lại: Trong quá trình đánh giá kết quả kinh doanh của các bộ phận trong một tổ

chức để ra quyết định, nếu xét về lâu dài thì đơn vị cần căn cứ vào số dư bộ phận, sản

phẩm nào có số dư bộ phận lớn nhất sẽ cho lãi cao nhất. Nếu xét trên phương diện ngắn

hạn thì cần căn cứ vào số dư đảm phí (tỷ lệ số dư đảm phí). Sản phẩm nào có số dư đảm

phí cao thì sẽ cho lợi nhuận cao nhất trong thời gian ngắn.

172

Page 173: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 5

Hệ thống kế toán trách nhiệm là một nội dung của kế toán quản trị với chức năng

thông tin về kết quả theo từng lĩnh vực thuộc trách nhiệm của cá nhân, bộ phận nhằm

giám sát và đánh giá kết quả của từng bộ phận trong một tổ chức.Hệ thống này cần chỉ

ra người có trách nhiệm, giải thích nguyên nhân dẫn đến thành quả của bộ phận.

Trong một tổ chức phân quyền có thể chia làm 4 loại trung tâm trách nhiệm là trung

tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.

Kế toán quản trị chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích biến động chi phí,

doanh thu, lợi nhuận và các chỉ số thích hợp như ROI, RI, ROS… để đánh giá thành

quả của các trung tâm trách nhiệm về mặt quy mô và hiệu suất. Mỗi thước đo thành quả

quản lý này đều liên kết lợi nhuận của trung tâm đầu tư với vốn đầu tư tạo ra nó. Song

lợi nhuận còn lại (RI) có lợi thế hơn do có xem xét đến phi chí sử dụng vốn trong việc

đo lường thành quả quản lý. ROI của trung tâm đầu tư có thể được cải thiện bằng cách

gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hoặc là số vòng quay của vốn hoặc cả hai.

Báo cáo bộ phận là báo cáo của một đơn vị hoặc một hoạt động trong một tổ chức

doanh nghiệp mà nhà quản trị cần xem xét để kiểm soát và quản lý đối với doanh thu,

chi phí của những bộ phận đó.

173

Page 174: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

1. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí?

2. Để đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu, kế toán quản trị sử dụng những chỉ

tiêu nào? Trình bày cách tính các chỉ tiêu đó.

3. Để đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận, kế toán quản trị sử dụng những chỉ

tiêu nào? Trình bày cách tính các chỉ tiêu đó.

4. Để đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư, kế toán quản trị sử dụng những chỉ tiêu

nào? Trình bày cách tính các chỉ tiêu đó.

5. Để so sánh hiệu quả đầu tư của hai công ty, kế toán quản trị sẽ sử dụng chỉ tiêu nào?

(RI hay ROI), tại sao?

6. Mục tiêu phân tích báo cáo bộ phận là gì? Những chỉ tiêu nào trên báo cáo bộ phận

được sử dụng để phân tích theo từng mục tiêu phân tích báo cáo bộ phận

174

Page 175: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

BÀI TẬP CHƯƠNG 5

Bài 5.1: Tại doanh nghiệp An Phước có tổng vốn hoạt động bình quân trong kỳ là

11.000.000ngđ; doanh thu đạt được trong kỳ là 10.000.000 ngđ và lợi nhuận trong kỳ

3.000.000ngđ.

Yêu cầu:

1. Tính ROI ?

2. Giả sử kỳ sau doanh thu tăng 20%; vốn hoạt động không đổi. Tính ROI dự kiến, biết

biến phí chiếm 60% doanh thu. Cho nhận xét về sự thay đổi của ROI.

3. Giả sử kỳ sau chi phí lao động tiết kiệm được 200.000ngđ; doanh thu và vốn hoạt

động không đổi. Tính ROI? Cho nhận xét về sự thay đổi của ROI.

4. Vốn hoạt động giảm 1.000.000ngđ, các nhân tố khác không đổi. Tính ROI? Cho

nhận xét về sự thay đổi của ROI.

Bài 5.2: Công ty An Phước có tài liệu liên quan đến quá trình tiêu thụ sản

phẩm năm 200X như sau: Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Giá trị1. Số lượng sản phẩm tiêu thụ (SP) 1.000 2. Giá bán đơn vị sản phẩm 10.000 3. Biến phí đơn vị 4.500 4. Tổng định phí chưa có lãi tiền vay 2.500.000 5. Lãi tiền vay 100.000 6. Vốn hoạt động đầu năm 10.000.000 7. Vốn hoạt động cuối năm 12.000.000

Yêu cầu 1: Hãy điền các chỉ tiêu còn trống vào báo cáo trách nhiệm của trung tâm

đầu tư theo mẫu sau:

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư Năm 200XChỉ tiêu Giá trị

1. Tổng doanh thu 10.000.000 2. Tổng biến phí 4.500.000 3. Số dư đảm phí 5.500.000 4. Định phí chưa có lãi tiền vay ?5. Lợi nhuận ? 6. Lãi tiền vay 100.000 7. Lợi nhuận trước thuế ?8. Vốn hoạt động bình quân ?

175

Page 176: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

9. ROI (Lợi nhuận/ Vốn hoạt động bình quân) ?

Yêu cầu 2: Xác định RI biết tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu là 10%.

Bài 5.3: Có số liệu về hoạt động kinh doanh của hai công ty là A và B năm N

như sau: ĐVT: triệu đồng.

Chỉ tiêu Công ty A Công ty B

1. Doanh thu 1.200 900

2. Biến Phí 750 600

3. Số dư đảm phí 450 300

4. Định phí chưa có lãi tiền vay 180 135

5. Lãi tiền vay 45 30

5. Vốn hoạt động đầu năm 975 450

6. Vốn hoạt động cuối năm 825 600

7. Tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu 12% 15%

Yêu cầu:

1. Hãy tính chỉ tiêu ROI; và RI của hai công ty

2. So sánh hiệu quả đầu tư của hai công ty nên sử dụng chỉ tiêu nào?

3. Năm N+1 công ty A muốn đạt lợi nhuận trước thuế là 350 thì ROI là bao nhiêu?

4. Năm N+1 Công ty A vốn hoạt động bình quân giảm đi là 50 các điều kiện khác

không thay đổi thì ROI là bao nhiêu?

5. Nếu năm N+1 công ty A phát hành trái phiếu trị giá 500 để mua thêm máy móc bổ

sung cho dây chuyền sản xuất, doanh thu không thay đổi, chi phí khấu hao tăng lên

20, chi phí nhân công trực tiếp giảm 10, chi phí khác không đổi. Lợi nhuận trước

thuế của công ty là bao nhiêu? ROI là bao nhiêu?

Bài 5.4: Hãy điền các số thích hợp vào các dấu chấm hỏi (?) trong bảng sau và

nêu công thức tính từng dòng trong bảng số liệu sau:

Chỉ tiêu ĐVTTên công ty

A B C1. Doanh thu 1.000đ 300.000 350.000 ?

2. Lãi thuần 1.000đ 45.000 55.000 35.000

3. Vốn hoạt động bình quân 1.000đ 200.000 ? 150.000

4. Tỷ lệ lãi/doanh thu % ? ? ?

5. Số vòng quay vốn đầu tư Lần ? 1.2 2.0

6. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) % ? ? ?

176

Page 177: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Bài 5.5: Có số liệu thu thập được từ tình hình hoạt động kinh doanh của 3 công

ty A, B, C năm N như sau: Đơn vị tính 10.000đ.

Chỉ tiêu Công ty A Công ty B Công ty C1. Doanh thu 20.000 25.000 30.000 2. Giá vốn 14.000 16.000 22.000 3. Chi phí bán hàng 2.000 2.500 3.0004. Chi phí quản lý DN 1.000 1.500 2.0005. Thuế suất thuế TNDN 22% 22% 22%6. ROI tiêu chuẩn 10% 10% 10%7. Vốn hoạt động bình quân 18.000 18.000 25.000

Yêu cầu:

1. Điền các chỉ tiêu còn thiếu vào bảng sau và xác định công thức tính cho mỗi dòng

trống trong bảng để xác định các chỉ tiêu đó.

Chỉ tiêu Công ty A Công ty B Công ty C1. Doanh thu 20.000 25.000 30.0002. Giá vốn 14.000 16.000 22.0003. Chi phí bán hàng 2.000 2.500 3.0004. Chi phí quản lý DN 1.000 1.500 2.0005. Lợi nhuận trước thuế 3.000 5.000 3.0006. ROI tiêu chuẩn (tối thiểu) 10% 10% 10%7. Vốn hoạt động bình quân ? ? ?8. ROI ? ? ?9. RI ? ? ?

2. Nếu doanh thu tăng lên 20% và tỷ trọng chi phí, ROI tiêu chuẩn không thay đổi thì

công ty nào có RI tốt hơn, giải thích?

3. Nếu tăng vốn 20%, tăng doanh thu 20% và tỷ trọng chi phí, ROI tiêu chuẩn không

thay đổi thì công ty nào có khả năng tạo ROI tốt hơn, giải thích?

177

Page 178: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Phạm Văn Dược (Chủ biên) - Ths. Nguyễn Thị Thu Hiền, Kế toán

quản trị Phần 2, NXB Đại học Công nghiệp TPHCM, 2010.

2. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, Giáo trình Kế toán quản trị, NXB Giáo dục VN,

2011.

3. Bài giảng TS. Vũ Hữu Đức.

4. Bài giảng TS. Đỗ Thị Tuyết Lan.

5. TS. Nguyễn Tấn Bình, Kế toán quản trị, Tái bản lần 2, NXB Thống kê, 2005.

6. TS. Huỳnh Lợi, Kế toán quản trị, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2012.

7. TS. Đoàn Ngọc Quế, Kế toán quản trị, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2013.

8. Th.s Bùi Văn Trường, Kế toán quản trị, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, NXB

Lao động Xã hội, 2010.

9. Th.s Trịnh Quốc Hùng, Kế toán quản trị, NXB Phương Đông, 2011.

10. Khoa Kế toán – Kiểm toán, Đại học Kinh tế, Kế toán quản trị, NXB Thống kê,

TP.HCM, 2004.

11. Atkinson – Kaplan – Young, Management Accounting, Fourth edition, NXB

Prentice Hall, Inc., 2003.

12. CPA Program,Management Accounting, Foundation level.

13. Garrison– Noreen – Brewer, Managerial Accounting, Thirteenth edition, NXB

McGraw – Hill Companies, Inc., 2010.

14. Ronald W.Hilton – David E. Platt, Managerial Accounting,Tenth edition,NXB

McGraw – Hill Education, năm 2013.

15. Charles T. Horngren – Gary L. Sundem – William O. Stratton, Management

Accounting, NXB Pearson Custom Publishing, 2005.

178