81
Page 1 of 81 KHAI THÁC HI SN XA BĐể độc gidtheo dõi các bài báo của Th.S Võ Thiên Lăng liên quan đến khai thác hi sn xa b, Ban Biên tp xin tp hp vào Tiu mc QUN LÝ NĂNG LỰC KHAI THÁC THY SN VIT NAM thuc mc QUN LÝ NGHCÁ ViT NAM với tiêu đề KHAI THÁC HI SN XA BHOẠCH ĐỊNH KHÔNG GIAN KHAI THÁC VÀ BO VNGUN LI THY SN TNH KHÁNH HÒA (Theo Hợp đồng thuê khoán chuyên môn vi GS.TS Nguyn Cao Hun Khoa địa lý, Trƣờng Đại hc Khoa hc Tnhiên. T6/2014) Th.S Võ Thiên Lăng Chtch Hi Nghcá tnh Khánh Hòa MĐẦU Khánh Hòa cũng nhƣ các tỉnh duyên hi Nam Trung B(Đà Nẵng đến Khánh Hòa) có vtrí rt quan trng cho khai thác thy sản, đặc bit là hu thun cho các ngƣ dân vƣơn khơi bám biển. Bi hin nay, nghđánh bắt xa bchyếu thuc khu vc min Trung. Khu vc này có li thế vùng biển nƣớc sâu, gn lin vi nhiều ngƣ trƣờng lớn nhƣ: Hoàng Sa, Trƣờng Sa, DK1 và nhy cm vi an ninh quc phòng. vùng bin duyên hi Nam Trung B, nghkhai thác thy sản đã gắn bó lâu đời vơi ngƣ dân ven biển. Trong đời sng của ngƣời Vit Nam nói chung của ngƣời dân các tnh duyên hi Nam Trung Bnói riêng, txa xƣa hoạt động đánh bắt cá dƣờng nhƣ là hoạt động quan trng, chxếp sau canh tác nông nghip. Nghkhai thác cá bin xut hin sm nht các tnh Qung Ngãi, Bình Định tthi phong kiến ni tiếng bởi phƣơng tiện đánh bắt bng các ghe bu [1]. Phú Yên là cái nôi đầu tiên ca nghcâu cá ngđại dƣơng vào năm đầu thập niên 90 và đã trở thành nghkhai thác chlc của ngƣ dân vùng biển Nam Trung B. Trong sự phát triển ngành thủy sản của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, khai thác thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng và đã có bƣớc phát triển nhanh, mạnh mẽ trong những năm qua. Tổng số tàu thuyền năm 2013 là 34.175 chiếc với tổng công suất là 2.981.493 CV, bình quân công suất của đội tàu khai thác là 87,3 CV/chiếc (cao gấp 1,5 lần so với bình quân cả nƣớc). Sản lƣợng khai thác thủy sản năm 2013 đạt 537.971 tấn, chiếm gần 20% tổng sản lƣợng khai thác thủy sản cả nƣớc (2,71 triệu tấn). Tuy nhiên, các vùng biển ven bờ, ven đảo đang chịu nhiều sức ép từ cƣờng lực khai thác và hoạt động của các ngành kinh tế khác và đặc biệt từ chính hoạt động khai thác bằng các phƣơng tiện có tính hủy diệt. Nguồn lợi

KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ - khafa.org.vn THÁC XA BỜ.pdf · Nguồn: GS.TSKH Trương Quang Học Trung tâm NCTN và MT. Đại học quốc gia Hà Nội c. Quy hoạch không

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1 of 81

KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ

Để độc giả dễ theo dõi các bài báo của Th.S Võ Thiên Lăng liên quan

đến khai thác hải sản xa bờ, Ban Biên tập xin tập hợp vào Tiểu mục QUẢN

LÝ NĂNG LỰC KHAI THÁC THỦY SẢN VIỆT NAM thuộc mục QUẢN

LÝ NGHỀ CÁ ViỆT NAM với tiêu đề KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ

HOẠCH ĐỊNH KHÔNG GIAN KHAI THÁC

VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA

(Theo Hợp đồng thuê khoán chuyên môn với GS.TS Nguyễn Cao Huấn

Khoa địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên. T6/2014)

Th.S Võ Thiên Lăng Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa

MỞ ĐẦU

Khánh Hòa cũng nhƣ các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (Đà Nẵng đến

Khánh Hòa) có vị trí rất quan trọng cho khai thác thủy sản, đặc biệt là hậu thuẫn

cho các ngƣ dân vƣơn khơi bám biển. Bởi hiện nay, nghề đánh bắt xa bờ chủ

yếu thuộc khu vực miền Trung. Khu vực này có lợi thế vùng biển nƣớc sâu, gắn

liền với nhiều ngƣ trƣờng lớn nhƣ: Hoàng Sa, Trƣờng Sa, DK1 và nhạy cảm với

an ninh quốc phòng.

Ở vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ, nghề khai thác thủy sản đã gắn bó

lâu đời vơi ngƣ dân ven biển. Trong đời sống của ngƣời Việt Nam nói chung

của ngƣời dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng, từ xa xƣa hoạt động

đánh bắt cá dƣờng nhƣ là hoạt động quan trọng, chỉ xếp sau canh tác nông

nghiệp. Nghề khai thác cá biển xuất hiện sớm nhất ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình

Định từ thời phong kiến nổi tiếng bởi phƣơng tiện đánh bắt bằng các ghe bầu

[1]. Phú Yên là cái nôi đầu tiên của nghề câu cá ngừ đại dƣơng vào năm đầu

thập niên 90 và đã trở thành nghề khai thác chủ lực của ngƣ dân vùng biển Nam

Trung Bộ.

Trong sự phát triển ngành thủy sản của các tỉnh duyên hải Nam Trung

Bộ, khai thác thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng và đã có bƣớc phát triển

nhanh, mạnh mẽ trong những năm qua. Tổng số tàu thuyền năm 2013 là 34.175

chiếc với tổng công suất là 2.981.493 CV, bình quân công suất của đội tàu khai

thác là 87,3 CV/chiếc (cao gấp 1,5 lần so với bình quân cả nƣớc). Sản lƣợng

khai thác thủy sản năm 2013 đạt 537.971 tấn, chiếm gần 20% tổng sản lƣợng

khai thác thủy sản cả nƣớc (2,71 triệu tấn).

Tuy nhiên, các vùng biển ven bờ, ven đảo đang chịu nhiều sức ép từ

cƣờng lực khai thác và hoạt động của các ngành kinh tế khác và đặc biệt từ

chính hoạt động khai thác bằng các phƣơng tiện có tính hủy diệt. Nguồn lợi

Page 2 of 81

thủy sản đang trong tình trạng ngày càng suy giảm cả về chất lƣợng và số

lƣợng, đặc biệt là ở các vùng biển ven bờ. Nhiều dấu hiệu cho thấy sự bền vững

của nghề khai thác thủy sản ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đang đứng

trƣớc những thách thức về nguồn lợi, hiệu quả kinh tế và môi trƣờng.

Vấn đề cấp bách cần giải quyết là sắp xếp, bố trí và quản lý khai thác

nguồn lợi thủy sản một cách hiệu quả, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển

nguồn lợi thủy sản.

Trƣớc thực trạng đó, việc hoạch định không gian khai thác và bảo vệ

nguồn lợi thủy sản các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Khánh

Hòa nói riêng là một đòi hỏi khách quan và cấp bách, nhằm khai thác hiệu quả

tiềm năng, phát triển nghề khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hƣớng

bền vững.

I. Cơ sở khoa học hoạch định không gian khai thác và bảo vệ nguồn

lợi thủy sản

a. Các kết quả điều tra, nghiên cứu, thông tin tư liệu liên quan đến bảo vệ

và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Báo cáo kết quả điều tra nguồn lợi thủy sản Việt Nam giai đoạn 2000 –

2005 của Viện Nghiên cứu Hải sản.

- Báo cáo kết quả điều tra nguồn lợi thủy sản Việt Nam giai đoạn 2011 –

2013 của Viện Nghiên cứu Hải sản.

- Báo cáo hiện trạng nguồn lợi cá nổi lớn ở vùng biển xa bờ Việt Nam

giai đoạn 2011- 2012. Viện Nghiên cứu Hải sản.

- Và các báo cáo có liên quan.

b.Cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển bền vững.

Phát triển bền vững: “Quản lý và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và hƣớng tới

thay đổi kỹ thuật và thể chế nhằm đảm bảo đạt đƣợc sự thỏa mãn các nhu cầu

thƣơng xuyên của con ngƣời cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau. Phát triển

bền vững là bảo tồn nguồn lợi ở đất, nƣớc, nguồn gen động, thực vật, thân thiện

với môi trƣờng và không làm môi trƣờng bị suy thoái, phù hợp với công nghệ,

thích hợp về kinh tế và đƣợc xã hội chấp nhận”.

Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững đƣợc

định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của thế hệ

hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ

tƣơng lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm

tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng”. Đây là định nghĩa có tính tổng quát, nêu

bật những yêu

Page 3 of 81

cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện

và tình hình ở Việt Nam.

Sự khác nhau giữa phát triển và phát triển bền vững đƣợc khái quát trên bảng 1.

Bảng 1.TỪ PHÁT TRIỂN ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG [2]

Tiêu chí Từ phát triển Đến phát triển bền vững

Trụ cột Kinh tế (xã hội) Hài hòa kinh tế - xã hội- môi trƣờng

Trung tâm Của cải vật chất/hàng hóa Con ngƣời

Điều kiện cơ bản Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên con ngƣời

Chủ thể quản lý Một chủ thể (Nhà nƣớc) Nhiều chủ thể

Quan hệ với tự nhiên Khai thác/cải tạo tự nhiên Bảo tồn/sử dụng hợp lý

Giới Nam quyền Bình đẳng nam, nữ

Tính chất Kinh tế truyền thống Kinh tế tri thức

Cách tiếp cận Đơn ngành/liên ngành thấp Liên ngành cao

Nguồn: GS.TSKH Trương Quang Học

Trung tâm NCTN và MT. Đại học quốc gia Hà Nội

c. Quy hoạch không gian biển

“Quy hoạch không gian biển là một quá trình phân tích và phân bổ (do cơ

quan Nhà nƣớc thực hiện) các hoạt động của con ngƣời theo không gian và thời

gian ở các vùng biển để đạt các mục tiêu kinh tế, xã hội và sinh thái mà thƣờng

do các nhà chính trị xác định” (Ehler Charles và Fanny Douvere, 2009. Quy

hoạch không gian biển; tiếp cận từng bƣớc hƣớng tới dựa vào Hệ sinh thái).

II. Hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (khái quát khu

vực từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, đặc biệt khu vực tỉnh Khánh Hòa)

II. 1. Khái quát hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu

vực các tỉnh Nam Trung Bộ

II. 1. 1. Tiềm năng nguồn lợi thủy sản

Nguồn lợi cá nổi (Phụ lục 1) là thế mạnh của vùng biển Nam Trung Bộ.

Trữ lƣợng cá nổi lớn (gồm nhiều loài nhƣ cá ngừ sọc dƣa, cá ngừ bò, cá ngừ

chấm, cá ngừ vằn, cá nục đỏ đuôi, cá cờ, cá nhám...) trung bình ở vùng biển

Việt Nam ƣớc tính khoảng 1.156.000 tấn. Trong đó, nhóm cá thu ngừ ƣớc tính

760.000 tấn (chiếm 67% tổng trữ lƣợng cá nổi lớn). Cá ngừ vằn có trữ lƣợng

chiếm ƣu thế, ƣớc tính khoảng 618.000 tấn (chiếm 53,5% tổng trữ lƣợng cá nổi

lớn).

Nhóm cá ngừ đại dương (bao gồm cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to) có

trữ lƣợng trung bình ƣớc tính khoảng 45.000 tấn (dao động trong khoảng từ

44.800 tấn đến 52.000 tấn). Nhƣ vậy, khả năng khai thác của cá ngừ đại dƣơng

trung bình khoảng 17.000 tấn/năm (dao động trong khoảng từ 17.000 tấn đến

21.000 tấn).

Page 4 of 81

Trữ lượng cá nổi nhỏ (gồm các loài cá nục, cá cơm, cá bạc má...) thƣờng

tập trung ở vùng nƣớc ven bờ nhƣng xuất hiện không đều theo mùa vụ hàng

năm.

Tổng trữ lƣợng cá nổi nhỏ trung bình ở biển Việt Nam đƣợc ƣớc tính

khoảng 2.744.900 tấn và khả năng khai thác là 1.372.400 tấn. Trong đó, Trung

Bộ: trữ lƣợng là 595.600 tấn (chiếm 21,7% tổng trữ lƣợng) và khả năng khai

thác là 297.800 tấn.

Vùng biển Nam Trung Bộ (kể cả Hoàng Sa, Trƣờng Sa) có nhiều hệ sinh

thái năng suất sinh học cao là rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, rong

biển mà lợi nhuận thuần có thể thu đƣợc từ các hệ sinh thái này sơ bộ ƣớc tính

vài chục triệu USD[3].

II. 1. 2. Tàu thuyền khai thác

Năm 2013, tàu thuyền khai thác thủy sản của 6 tỉnh duyên hải Nam Trung

Bộ có sự biến động khá lớn cả về số lƣợng và tổng công suất (Bảng 1).

Bảng 1. NĂNG LỰC KHAI THÁC THỦY SẢN NĂM 2013

Địa phƣơng Tổng số

tàu thuyền

<20 -

<90CV

>90

CV

Tổng công

suất (CV)

Lao

động

Kim ngạch

XK (Tr.USD) Sản lƣợng

khai thác

(tấn)

Bình Định 7.339 4.592 2.747 980.838 35.000 70 152.109

Quảng Ngãi 5.377 2.830 2.547 900.000 25.000 - 140.840

Phú Yên 6.139 5.106 1.033 302.511 30.000 - 55.031

Đà Nẵng 1.332 998 334 99.800 10.000 125 35.000

Quảng Nam 4.171 3.775 396 197.658 25.000 - 80.000

Khánh Hòa 9. 817 8.638 1.179 500.686 20.000 425 80.000

Cộng 34.175 25.939 8.236 2.981.493 145.000 542.980

Nguồn: Sở NN&PTNT các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ

- Tổng số tàu thuyền: 34.175 chiếc chiếm 27% tổng số tàu thuyền khai

thác thủy sản Việt Nam (125.000 chiếc) với tổng công suất 2.981.493 CV chiếm

49,7% tổng công suất tàu thuyền khai thác thủy sản Việt Nam (6.000.000 CV).

Số lƣợng tàu thuyền nhiều nhất vùng là Khánh Hòa 9.817 chiếc.

- Số lƣợng tàu thuyền có khả năng khai thác xa bờ với công suất trên 90

CV là 8.236 chiếc. Trong đó, tàu khai thác xa bờ nhiều nhất ở Bình Định (2.747

chiếc) và Quảng Ngãi (2.547 chiếc).

- Số lƣợng tàu thuyền nhỏ hơn 90 CV là 25.939 chiếc chiếm 76% tổng

số tàu thuyền toàn vùng.

- Số lƣợng thuyền thủ công: Vùng biển Nam Trung Bộ có nhiều vịnh

đầm tƣơng đối kín gió là nơi có hệ sinh thái phong phú nhiều nguồn lợi thủy sản

nhƣ: Thị Nại, Đề Gi, Trà Ổ (Bình Định); vịnh Vân Phong, đầm Nha Phu, đầm

Thủy Triều (Khánh Hòa), cụm đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam), đầm Nƣớc

Mặn (Quảng Ngãi), đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, vịnh Vũng Rô

(Phú Yên), nghề khai thác bằng thuyền thủ công (thuyền chèo) phát triển khá

Page 5 of 81

mạnh nếu tình toàn vùng có thể lên đến vài chục ngàn chiếc (không có số liệu

chính xác vì không phải đăng ký).

- Công suất bình quân/tàu quá lớn: Quảng Ngãi 133,6 CV/tàu, Bình Định

167 CV/tàu tăng so với bình quân của cả nƣớc (57 CV/tàu) là 2,3 đến 3 lần.

- Năng suất bình quân quá thấp: Quảng Ngãi là 0,155 tấn/CV, Bình Định

0,156 tấn/CV, Khánh Hòa 0,15 tấn/CV, Phú Yên 0,18 tấn/CV, chỉ số này trên

0,3 tấn/CV là có hiệu quả.

II. 1. 3. Nghề khai thác

Nghề khai thác xa bờ bao gồm: Nghề lƣới kéo (còn gọi là nghề giã cào),

nghềlƣới vây (còn gọi là nghề vây rút chì), nghề lƣới rê (còn gọi là nghề lƣới

cản), nghề câu khơi, nghề lặn. Nghề lặn khá phổ biến và nổi tiếng nhất là ngƣ

dân vùng đảo Lý Sơn, vùng cửa Sa Kỳ (xã Bình Châu, Quảng Ngãi), họ có thể

lặn tới độ sâu 30 m - 40 m nƣớc. Ngƣ trƣờng của nghề lặn bắt hải sản là các gò

rạn từ vùng ven bờ cho tới các quần đảo ngoài khơi xa nhƣ Trƣờng Sa, Hoàng

Sa.

Nghề khai thác cá ngừ:

Cá ngừ nói chung, cá ngừ đại dƣơng nói riêng là đối tƣợng khai thác xa bờ

có giá trị kinh tế cao, tiềm năng về nguồn lợi còn phong phú, thị trƣờng ổn định

của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ; cá ngừ đại dƣơng đƣợc Bộ Nông nghiệp

và PTNT xác định là đối tƣợng chủ lực để thúc đẩy phát triển khai thác xa bờ

trong thời gian tới tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nhằm nâng cao đời

sống của bà con ngƣ dân và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Hiện nay, số lƣợng tàu khai thác cá ngừ cả nƣớc có khoảng 3.600 tàu,

trong đó: nghề câu vàng, câu tay có 1.760 tàu; nghề lƣới vây có 640 tàu, nghề

lƣới rê có 1.200 tàu tập trung chủ yếu tại các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh

Hòa; sản lƣợng khai thác từ năm 2012 đến nay giữ ổn định và đạt trên 16.000

tấn/năm, khả năng cho phép khai thác tối đa là 21.000 tấn/năm; sản phẩm cá

ngừ Việt nam đã đƣợc xuất khẩu đến 99 nƣớc trên thế giới, thị trƣờng chủ yếu

là Mỹ, EU và Nhật Bản, gía trị kim ngạch xuất khẩu cá ngừ tăng trƣởng nhanh,

năm 2008 xuất khẩu đạt hơn 188 triệu USD; đến năm 2012 đạt hơn 569 triệu

USD và năm 2013 đạt hơn 526 triệu USD.

So với các nƣớc trong khối ASEAN, Việt Nam chỉ xuất khẩu đƣợc

50.717 tấn chiếm 9% tổng sản lƣợng xuất khẩu của cả khối, mặc dù khả năng

khai thác bền vững đối với cá ngừ Việt Nam là 380.000 tấn (Phụ lục 3).

Nghề khai thác gần bờ (kể cả ven bờ và lộng):

Nghề giã cào, nghề mành trủ, mành đèn, nghề lƣới rạn, nghề lƣới rùng, câu

tay, câu mực, lặn có bình, lặn bộ, pha xúc, lờ dây, đăng nò (nghề cố định), xiết

điện, bẩy tôm hùm giống… Phƣơng tiện đi biển bằng thuyền chèo, thuyền thúng

Page 6 of 81

hoặc thuyền lắp máy có công suất nhỏ hơn 20CV. Thời gian khai thác quanh

năm, đặc biệt trong các đầm vịnh kín gió.

II. 1. 4. Nhận xét

a. Đối với khai thác gần bờ (ven bờ và lộng):

Do hoạt động khai thác thủy sản của ngƣ dân tập trung chủ yếu vùng biển

lộng và ven bờ với cƣờng độ cao (76,0% thuyền gắn máy dƣới 90CV và hàng

chục ngàn thuyền thủ công) nên đã làm cho nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ đã

và đang bị suy giảm. Thực tế khai thác thủy sản của ngƣ dân ở nhiều địa

phƣơng cho thấy, tỉ lệ cá tạp, cá chƣa trƣởng thành trong các mẻ lƣới ngày càng

cao, chiếm khoảng từ 40% đến 80% sản lƣợng đánh bắt, tuỳ theo từng loại nghề

đánh bắt, đặc biệt là hoạt động khai thác theo hình thức giã cào, sử dụng lƣới

mắt nhỏ để đánh bắt cá con, đánh bắt các loài đang trong thời kỳ đi đẻ (mực, cá,

ghẹ có trứng); hoạt động khai thác thủy sản bằng chất nổ, xung điện, hóa chất

độc hại vẫn còn xảy ở hầu hết các tỉnh ven biển, đã và đang làm nguồn lợi thủy

sản bị tổn thƣơng và suy giảm mạnh.

b. Đối với khai thác xa bờ:

- Số lƣợng tàu khai thác thủy sản có công suất trên 90CV là 8.236 chiếc,

chiếm 24,0% tổng số tàu thuyền toàn vùng (Bảng 2).

Bảng 2. MỨC ĐỘ TĂNG CÔNG SUẤT BÌNH QUÂN KHỐI TÀU KHAI THÁC XA BỜ

ĐVT: 1000 CV

Địa phƣơng Năm 2005 Năm 2012

Số lƣợng

tàu (chiếc)

Tổng công

suất (CV)

Công suất

bình quân

(CV/tàu)

Số lƣợng

tàu (CV)

Tổng công

suất (CV)

Công suất

bình quân

(CV/tàu)

Đà Nẵng 276 33,1 119 231 47,0 203,5

Quảng Nam 540 30,0 55,5 345 37,5 108,0

Quảng Ngãi 1.897 121,4 64 2.936 590,1 201,0

Bình Định 3.784 198,3 52,4 3.308 543,6 164,3

Phú Yên 755 56,7 75 1.184 127,5 107,7

Khánh Hòa 665 35,1 52,8 949 211,5 222,86

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả

- Công suất bình quân/tàu tăng quá lớn ở 6 tỉnh:

Năm 2005, các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa công suất bình quân chỉ

dao động từ 52 - 75 CV/tàu, riêng Đà Nẵng đạt 119 CV/tàu. Đến năm 2012 so

với năm 2005, công suất bình quân tăng 1,7 lần (Đà Nẵng), 1,9 lần (Quảng

Nam), 3 lần (Quảng Ngãi, Bình Định), 1,4 lần (Phú Yên) và 4,2 lần (Khánh

Hòa). Đây là đoàn tàu cá khai thác xa bờ, nhƣng một lƣợng không nhỏ thuyền

nghề trong đoàn tàu này vẫn hoạt động toàn phần hoặc bán thời gian khai thác ở

gần bờ.

Page 7 of 81

- Nghề khai thác cá ngừ đại dƣơng: Các tàu khai thác xa bờ chủ yếu sử

dụng các nghề khai thác cá nổi, trong đó đáng chú ý nhất là nghề câu cá ngừ đại

dƣơng.

Trong thời gian qua, nghề khai thác cá ngừ đại dƣơng đã có bƣớc phát

triển mạnh, tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ một số bất cập.

II. 2. Đánh giá tổng quan:

a.Tài nguyên ven bờ nhất là nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt, suy thoái

Sau thời gian tăng trƣởng “nóng”, ngành thủy sản đang đối mặt với nguy

cơ khai thác cạn kiệt, thiếu bền vững. Cộng đồng dân cƣ ven biển bị phụ thuộc

nhiều vào sự suy giảm nguồn lợi ven bờ và chịu nhiều rủi ro do trong công tác

quy hoạch, kế hoạch quản lý nguồn lợi ven bờ lâu nay chỉ thực hiện theo tiêu

chí truyền thống nặng về tăng trƣởng khai thác, chƣa chú trọng đến vấn đề bảo

vệ nguồn lợi, duy trì hệ sinh thái biển.

b. Nguồn lợi xa bờ bị lãng phí

Sự phát triển tự phát thuyền nghề, không theo quy hoạch, dẫn đến mâu

thuẫn gay gắt giữa cƣờng lực khai thác và trữ lƣợng, tiềm năng nguồn lợi thủy

sản.

Tàu thuyền tăng nhanh, công nghệ lạc hậu, trữ lƣợng nguồn lợi có hạn dẫn

đến năng suất khai thác sụt giảm, hiệu quả kinh tế đạt thấp, lãng phí tài nguyên.

Theo đánh giá của các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì có khoảng 40

- 50% cá ngừ tƣơi do ngƣ dân đánh bắt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, tàu nào bảo

quản tốt lắm cũng chỉ đạt 70%, lãng phí khoảng 60% tài nguyên.Các tàu đánh

bắt xa bờ chủ yếu làm bằng vật liệu gỗ, không có tàu chuyên dùng cho một

nghề xác đinh mà đƣợc cải hoán từ tàu giã cào, lƣới rê...sang tàu câu cá ngừ đại

dƣơng, bảo quản sản phẩm bằng đá lạnh, thời gian đi biển dài ngày chất lƣợng

sản phẩm không đảm bảo xuất khẩu, cá bị dạt dẫn đến thua lỗ. Các tàu tăng

công suất máy tàu, thân tàu to hơn, chƣa có thay đổi cơ bản về chất lƣợng công

nghệ (khai thác và bảo quản) nhất là các tàu câu cá ngừ đại dƣơng.

Việc phát triển nhanh nghề nuôi lồng biển (cá mú, cá bốp, tôm hùm, ốc

hƣơng...) bằng thức ăn tƣơi là một trong những nguyên nhân chính cho sự tồn

tại và phát triển ngày càng nhiều các nghề hủy diệt và suy thoái nguồn lợi thủy

sản ven bờ đó là nghề giã cào, lờ dây, đăng nò...

c. Nguồn nhân lực cho khai thác thủy sản xa bờ thiếu và yếu mang tính

truyền thống “cha truyền con nối”. Nguồn lao động các hộ khai thác thủy sản

ven bờ thừa, không có việc làm đặc biệt là phụ nữ vợ của ngƣ dân. Họ là cộng

đồng nghèo ở các làng cá ven biển.

Page 8 of 81

d. Trình độ lực lượng lao động khai thác thủy sản`

Ngƣ dân nghèo trình độ dân trí thấp:Trình độ ngƣ dân còn thấp, có khoảng

8,4% mù chữ, 55,2% tốt nghiệp tiểu học, chỉ có 34,5% tốt nghiệp trung học cơ

sở, 1,9% trung học phổ thông và 0,1 % đƣợc đào tạo qua các trƣờng đại học và

trung học chuyên nghiệp [4].

đ. Hỗ trợ thể chế, chính sách

Ngoài Luật Thủy sản, Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách, chƣơng trình hỗ

trợ cho ngánh khai thác thủy sản nhƣ sau:

- Chương trình đánh bắt xa bờ theo Quyết định 274/TTg:

Năm 1997, Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo Nhà nƣớc về Chƣơng trình

đánh bắt thủy sản xa bờ.

Đánh bắt xa bờ tạm thời quy định là đánh cá ở vùng biển đƣợc giới hạn

bởi đƣờng đẳng sâu 30 m từ bờ trở ra đối với vùng biển vịnh Bắc Bộ, Đông và

Tây Nam Bộ, vịnh Thái Lan và đƣờng đẳng sâu 50 m từ bờ trở ra đối với vùng

biển miền Trung. Tàu đánh cá xa bờ là tàu có lắp máy chính công suất từ 90 CV

trở lên.

Đây là chƣơng trình Nhà nƣớc đầu tƣ cho các tổ chức và cá nhân (hộ) vay

vốn tín dụng với lãi xuất ƣu đãi, lãi xuất vốn vay là 0,81%/tháng; thời hạn cho

vay tối đa không quá 7 năm, thời hạn bắt đầu trả nợ (cả gốc và lãi) là sau 24

tháng, kể từ ngày vay vốn để đóng tàu và mua sắm trang thiết bị đánh bắt xa bờ.

Chƣơng trình đã giải ngân đƣợc khoảng 1.340 tỷ đồng, nhƣng tỷ lệ thu hồi vốn

thấp (gần 10%).

+ Thành tựu lớn nhất của chương trình: (i) Gia tăng sản lƣợng thủy sản

khai thác; (ii) Tạo nhiều công ăn việc làm cho ngƣ dân; (iii) Góp phần bảo vệ

vùng biển, đảo của Tổ quốc.

+ Nguyên nhân thất bại của chương trình: (i) Thiếu điều tra nguồn lợi và

ngƣ trƣờng dẫn đến không quy hoạch đƣợc nghề (ii) Thiếu đào tạo nguồn nhân

lực cho đánh bắt xa bờ (ngƣ dân khai thác theo kiểu truyền thống); (iii) Mẫu tàu

dân gian theo truyền thống (vỏ gỗ, trang thiết bị trên boong chƣa đƣợc cơ giới

hóa, lắp máy cũ...); (iv) Tổn thất sau thu hoạch cao (công nghệ bảo quản lạc

hậu); (v) Giá đầu vào cho chuyển biển tăng cao...

- Chính sách bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản:

Quyết định 131/2004/QĐ-TTg ngày 16/7/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ

phê duyệt chƣơng trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2010.

Chƣơng trình đã quy định chi tiết về việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi

thủy sản. Tuy nhiên, tại các địa phƣơng chƣa bảo vệ đƣợc nguồn lợi thủy sản

mà còn có nguy cơ ngày một cạn kiệt hơn, nguyên nhân là do số lƣợng tàu cá

Page 9 of 81

tăng nhanh, khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản, khai thác không có tính chọn

lọc...Công tác quản lý và chế tài còn nhiều bất cập.

- Chính sách thuế:

Nhằm giảm bớt chi phí sản xuất, duy trì phát triển khai thác, cải thiện đời

sống, tăng thu nhập và tích lũy cho ngƣ dân, khuyến kích phát triển đội tàu khai

thác xa bờ nhằm giảm áp lực khai thác ven bờ, Nhà nƣớc đã bãi bỏ thuế khai

thác tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp có tàu thuyền khai thác, miễn

thuế trƣớc bạ cho việc đóng mới, mua mới, thay máy cho tàu đánh cá xa bờ.

Đến nay, cả vùng có 8.236 chiếc trên 90 CV chiếm 33,0% tổng số của cả nƣớc,

trong đó hầu hết là của tƣ nhân.

- Chính sách Hỗ trợ ngư dân theo Quyết định 289/QĐ-TTg:

Chính sách hỗ trợ thực hiện từ năm 2008 - 2010. Đây là thời điểm mà

hoạt động khai thác thủy sản bị ảnh hƣởng nghiêm trọng do gía cả thị trƣờng có

nhiều biến động, đặc biệt là giá xăng dầu tăng cao liên tục. Nhiều tàu cá của ngƣ

dân nằm bờ. Nhờ chính sách hỗ trợ này hầu hết ngƣ dân đã phấn khởi và tiếp

tục tham gia sản xuất khai thác trở lại.

- Chính sách Hỗ trợ ngư dân theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg:

Hỗ trợ thực hiện từ tháng 9/2010, trong đó quy định một số chính sách

khuyến khích, hỗ trợ khai thác và dịch vụ khai thác thủy sản trên các vùng biển

xa. Chính nhờ gói hỗ trợ này đội tàu khai thác xa bờ của toàn vùng mới có khả

năng tiếp tục hoạt động.

Chính sách hỗ trợ ngƣ dân theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg bao gồm:

Hỗ trợ chi phí nhiên liệu đi và về của các tàu hoạt động trên các vùng biển xa

tối đa 4 chuyến biển/tàu/năm; Hỗ trợ cho một tàu, một lần, 50% kinh phí mua

bảo hiểm thân tàu; Hỗ trợ một tàu, một lần, 100% kinh phí mua bảo hiểm tai

nạn thuyền viên; Hỗ trợ cho một tàu, một lần, 100% kinh phí mua 01 bộ máy

thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS)

phục vụ cho việc xác định vị trí tàu hoạt động trên biển và truyền thông tin từ

tàu về bờ và ngƣợc lại; Thuyền trƣởng, thuyền viên và những ngƣời làm việc

trên tàu đƣợc cung cấp miễn phí nƣớc ngọt, dịch vụ y tế thông thƣờng và chỗ

ngủ khi lƣu trú lại trên các đảo có các điều kiện cung ứng các dịch vụ trên.

e. Quản lý khai thác thủy sản yếu kém

Về thể chế, Luật Thủy sản đƣợc Quốc hội ban hành năm 2013 đã dành tới

3 chƣơng quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy

sản, tàu cá và cơ sở dịch vụ hoạt động thủy sản. Đã có 7 Nghị định của Chính

phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Thủy sản và nhiều cơ chế, chính sách, biện pháp

quản lý khai thác thủy sản. Tuy nhiên, công tác quản lý khai thác vẫn còn rất

đáng quan ngại, cần phải củng cố để phục vụ công cuộc tái cơ cấu ngành thủy

Page 10 of 81

sản. Một trong những nguyên nhân chính đó là một chủ thể quản lý - Nhà nƣớc

quản lý, đặc biệt đối với không gian ven biển.

II. 2. Hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh

Hòa

II. 2. 1. Tiềm năng nguồn lợi thủy sản

Khánh Hoà là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 5.258

km2, tổng diện tích mặt biển trên 2 triệu ha. Dọc bờ biển có nhiều bãi triều,

nhiều núi nhô ra biển và các bãi nhỏ tạo ra các đầm vịnh kín gió, kết hợp với

các dòng hải lƣu (hay đổi theo mùa) tạo nên những vùng nƣớc có nguồn thức ăn

cho đàn cá hội tụ. Điểm cực đông của Khánh Hoà cũng là điểm cực đông của tổ

quốc vì vậy rất thuận lợi cho việc phát triền nghề khai thác thủy sản, nhất là

nghề khai thác khơi.

Trữ lƣợng thủy sản ở tỉnh Khánh Hòa tƣơng đối lớn khoảng 150.000 tấn,

khả năng khai thác bền vững là 70.000 tấn.Nguồn lợi cá nổi với trữ lƣợng

105.000 tấn, chiếm khoảng 70% trữ lƣợng thủy sản toàn tỉnh, khả năng khai

thác bền vững là 40.000 tấn với các đối tƣợng chủ yếu là cá thu, cá ngừ, cá

trích, cá nục… Về nguồn lợi cá đáy, do vùng biển Khánh Hòa có đặc điểm là

đáy dốc, biển sâu, ít có cửa sông lớn đổ vào vì thế vùng biển này không thuận

lợi cho việc sinh sống và cƣ ngụ của các loài cá đáy và cũng không thuận lợi

cho việc hành nghề khai thác cá đáy.

Về nguồn lợi ven bờ từ 200 m nƣớc trở vào bờ là 38.000 tấn/năm. Ngoài

ra, Khánh Hòa còn có vùng biển rộng lớn của huyện đảo Trƣờng Sa.

Vùng biển Trƣờng Sa, DK1 là ngƣ trƣờng của cá di cƣ đại dƣơng rất phù

hợp với các nghề câu cá ngừ đại dƣơng, vây, rê.

Ở vùng biển Khánh Hòa có thể khai thác cá biển quanh năm, nhƣng có 2

vụ chính: Vụ Bắc (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau) và vụ Nam (từ tháng 3 đến

tháng 9). Tuy vậy, càng đi xuống Nam, vụ Nam thƣờng xuất hiện chậm hơn

(khoảng tháng 7, 8 và 9). Trong vụ Bắc thƣờng đánh bắt đƣợc các loài cá trích,

nục, hồng, mối, còn vụ Nam, các loài cá đánh bắt chủ yếu là cá thu, cá cơm,

trích, nục, lầm…

Page 11 of 81

II. 2. 2. Hiện trạng nghề khai thác thủy sản

II . 2. 2. 1. Tàu thuyền khai thác

Năm 2013, tàu thuyền khai thác thủy sản của Khánh Hòa có sự biến động

khá lớn cả về số lƣợng, tổng công suất và sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp

(Bảng 3, Phụ lục 4).

Bảng 3. TỔNG HỢP NGHỀ THEO CÁC DÃI CÔNG SUẤT TÀU THUYỀN NĂM 2013

Nghề 0-<20CV 20-<50CV

50-<90CV

90-<250CV

250-<400CV 400- <1000CV

Cộng

Câu 767 253 25 25 95 68 1.233

Rê (cản) 338 57 30 40 119 60 644

Dịch vụ TS 29 152 72 57 16 4 330

Giã cào 52 443 158 164 135 52 1.004

Lưới cước 1.700 407 25 8 0 0 2.140

Lưới quét 2 39 49 3 0 0 93

Mành 720 732 37 12 9 1 1.511

Nghề khác 1.840 157 9 5 1 1 2.013

Pha xúc 2 23 53 93 26 8 205

Trủ 40 145 79 69 36 18 387

Vây rút 39 121 43 27 7 20 257

Cộng 5.529 2.529 580 503 444 232 9.817

Tổng cộng 9.817 chiếc

Tổng công suất

500.686 CV

Nguồn: Chi cục KT&BVNLTS Khánh Hòa

- Tổng số tàu thuyền: 9.817 chiếc chiếm 28,7% tổng số tàu thuyền khai

thác thủy sản 6 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với tổng công suất 500.686 CV

chiếm 16,8% tổng công suất tàu thuyền khai thác thủy sản vùng.

- Số lƣợng tàu thuyền có khả năng khai thác xa bờ với công suất trên 90

CV là 1.179 chiếc. Trong đó, tàu khai thác xa bờ đăng ký theo Quyết định

48/2010/

QĐ-TTg khoảng 450 chiếc chiếm 5% tổng số tàu thuyền của tỉnh.

- Số lƣợng tàu thuyền nhỏ hơn 90 CV là 9.638 chiếc chiếm 88,0% tổng

số tàu thuyền toàn tỉnh.

- Số lƣợng thuyền thủ công: Vịnh Vân Phong (một số tiểu khu), đầm Nha

Phu, đầm Thủy Triều, vịnh Nha Trang (một số tiểu khu) tƣơng đối kín gió là nơi

có hệ sinh thái phong phú nhiều nguồn lợi thủy sản thuyền thủ công (thuyền

chèo) phát triển khá mạnh hàng ngàn chiếc (số liệu không chính xác vì không

đăng ký).

- Công suất bình quân/tàu, toàn tỉnh là 51,0 CV/tàu.

- Công suất bình quân/tàu khai thác xa bờ cao nhất vùng 222,86 CV/tàu.

- Năng suất bình quân quá thấp: 0,15 tấn/CV, chỉ số này trên 0,3 tấn/CV

mới có hiệu quả.

Page 12 of 81

II . 2. 2. 2. Sản lượng khai thác thủy sản

Bảng 4. SỐ LIỆU CƠ BẢN NGÀNH THỦY SẢN KHÁNH HÒA THỜI KỲ 2006 – 2013

CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐVT NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 2013

1. Năng lực đánh bắt:

Trong đó, thuyền gắn

máy

Chiếc

- nt -

6.074

6.074

6.326

6.326

7.604

7.604

13.026

13.026

9.682

9.682

9817

9817

Tổng công suất CV 207.106 218.935 367.625 566.692 421.212 500.686

2.Tổng sản lượng thủy

sản

- Sản lƣợng khai thác

- Khai thác, nuôi trồng

nội địa

Tấn

- nt-

- nt -

89.700

65.000

24.700

90.430

65.800

24.630

94.740

68.800

25.940

93.000

70.000

23.000

100.000

75.000

25.000

100.000

80.000

20.000

3. Chế biến hàng xuất

khẩu

Tấn 47.500 49.000 56.000 57.000 58.000 65.000

4. Kim ngạch xuất khẩu Triệu

USD

255 265 280 295 305 420

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Thủy sản Khánh Hòa

Từ Bảng 4 có thể thấy, giai đoạn năm 2006 - 2013, sản lƣợng khai thác

hàng năm dao động từ 65.000 tấn đến 80.000 tấn, tốc độ tăng khoảng 3%.

Năm 2013, tổng sản lƣợng khai thác đạt 80.000 tấn, trong đó cá ngừ sọc

dƣa, ngừ chù, chấm đạt 20.300 tấn, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to đạt 4.500 tấn.

Với năng suất bình quân 0,16 tấn/CV là quá thấp không có hiệu quả.

II . 2. 2. 3. Cơ cấu nghề khai thác

a. Cơ cấu khai thác xa bờ

Nhờ có chính sách hỗ trợ ngƣ dân theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg, ngƣ

dân Khánh Hòa ngày càng đầu tƣ tàu có công suất lớn để vƣơn ra khơi khai thác

xa bờ với công suất bình quân khai thác xa bờ cao nhất vùng 222,86 CV/tàu.

Các nghề hoạt động khai thác tại vùng khơi, bám biển dài ngày nhƣ: nghề câu

vàng cá ngừ đại dƣơng, nghề rê, nghề lƣới vây.

Trong nhóm nghề này:

- Nghề lƣới rê khơi là một trong những nghề truyền thống của ngƣ dân

Khánh Hòa, hiện có 219 tàu khai thác có hiệu quả cao nhất trung bình sản lƣợng

khai thác từ 8 – 15 tấn/chuyến biển. Mùa vụ khai thác quanh năm. Những năm

gần đây, ngƣ dân đang áp dụng lƣới rê hỗn hợp đem lại hiệu quả cao.

Tổ chức Earth Island - EII (Viện đảo trái đất) đã ra lệnh cấm các doanh

nghiệp nhập khẩu của nƣớc ngoài mua các sản phẩm khai thác bằng nghề lƣới

rê của Việt Nam với mục đích bảo vệ cá heo…. Vì vậy, các doanh nghiệp chế

biến, xuất khẩu cá ngừ sọc dƣa và 219 tàu khai thác bằng lƣới rê của tỉnh Khánh

Hòa đang vấp phải khó khăn, cần chuyển nghề.

Page 13 of 81

- Nghề câu vàng cá ngừ đại dƣơng gồm 163 tàu sản lƣợng khai thác trung

bình từ 1 - 2 tấn/chuyến biển. Mùa vụ khai thác từ tháng 12 năm trƣớc đến

tháng 5 năm sau. Hiện tại, ngƣ dân các tàu câu cá ngừ đại dƣơng đã thực hiện

biện pháp thay mồi câu từ mồi cá chuồn sang mồi mực kết quả đạt sản lƣợng

khai thác cao hơn. Trên thế giới hiện có 14 nƣớc thuộc Mỹ, Khối EU, Nhật Bản

nhập khẩu cá ngừ tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, trong năm qua, tất cả các thị

trƣờng này đều giám giá nhập khẩu cá ngừ của địa phƣơng, thị phần tại các thị

trƣờng cũng bị thu hẹp, ngành khai thác cá ngừ của Khánh Hòa đang mất dần

thƣơng hiệu do chất lƣợng sụt giảm, nhất là từ năm 2012 đến nay khi ngƣ dân ồ

ạt chuyển sang loại hình câu tay kết hợp ánh sáng, sản lƣợng cao, hiệu quả thấp

do khâu xử lý và bảo quản sau thu hoạch còn nhiều bất cập.

- Nghề lƣới vây là một trong những nghề quan trọng hiện nay, chuyên

đánh bắt các loài cá tầng nổi hoặc tầng giữa nhƣ các loài cá nục, cá ngừ, cá

cơm, cá ngân. Công nghệ khai thác còn lạc hậu, chủ yếu vây mạn. Ngƣ trƣờng

chính là ở Bình Thuận, Vũng Tàu - Bà Rịa.

Đây là nhóm tàu khai thác hiệu quả tƣơng đối cao, tạo nhiều việc làm cho

bà con ngƣ dân, giảm đƣợc áp lực khai thác ven bờ.

Ngƣ trƣờng hoạt động của các nghề trên mà chủ yếu là nghề câu cá ngừ

đại dƣơng, lƣới rê, lƣới vâytƣơng đối rộng từ ngoài khơi vùng biển Khánh Hòa

đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa, DK1 và vùng giáp ranh biển

Malaysia, Philippines, Indonesia đã góp phần nâng cao sản lƣợng khai thác và thể

hiện sự hiện diện của ngƣ dân trong thế trận bảo vệ vùng biển đảo nƣớc ta.

b. Cơ cấu khai thác gần bờ

Số lƣợng tàu cá khai thác vùng biển gần bờ từ 90 CV trở xuống là 8.638

chiếc chiếm 88,0% tổng tàu thuyền của tỉnh.

- Nghề lƣới đăng [5]: Đặc trƣng nhất của nghề đánh bắt cá ở Khánh Hòa

là nghề lƣới đăng chỉ có ở Khánh Hòa (ngoại trừ đầm đăng Vĩnh Hy, Ninh

Thuận) xuất hiện sớm cách đây hàng trăm năm. Nghề đăng truyền thống của

Khánh Hòa là nghề nổi tiếng cả nƣớc với gần 40 sở đầm vào thời cực thịnh,

phân bố đều khắp từ mũi Đại Lãnh đến vịnh Cam Ranh.

Hàng năm, từ khoảng tháng Giêng âm lịch, các loài cá nổi di cƣ theo mùa từ

vùng biển phía Nam theo dòng nƣớc bắt đầu di chuyển ra Bắc, ngƣ dân gọi là

mùa cá lên. Đến cuối tháng Tƣ, cá từ miền Bắc trở vô Nam, ngƣ dân gọi là mùa

cá lại. Trong lúc di chuyển, đàn cá gặp vách núi của đảo hay bán đảo nhô ra

biển thì chạy dọc theo gành. Chính từ đặc điểm này mà hàng trăm năm trƣớc

ngƣ dân thuộc hải phận Khánh Hoà đã phát kiến ra một phƣơng pháp đánh bắt

vô cùng độc đáo: nghề lƣới đăng. Ngày nay, tuy có cải tiến lên nhiều nhƣng

phƣơng pháp hành nghề vẫn căn bản theo lối cổ truyền. Hiện cả tỉnh có 6 HTX

Page 14 of 81

và 4 DNTN hoạt động nghề lƣới đăng truyền thống, hàng năm có thể khai thác

với tổng sản lƣợng khoảng 150 tấn, trong đó cá thu chiếm trên 70%.

- Đối với các nghề hoạt động khai thác tại vùng biển ven bờ và vùng lộng

nhƣ nghề trủ, mành, lƣới giã (đơn, đôi), vây rút chì, câu sỏi, lƣới hai…năng suất

khai thác trung bình và thấp. Số lƣợng tàu chiếm tỉ lệ cao cƣờng lực khai thác

quá mức, kích thƣớc mắt lƣới nhỏ, khai thác tại các vùng cấm, đặc biệt là sự

khai thác hải sản bằng các công cụ hủy diệt nhƣ chất nổ, xung điện, chất độc

trƣớc đây và hiện nay vẫn còn rải rác một số địa phƣơng. Một số ngƣ dân du

nhập các nghề lờ dây, đăng nò…góp phần làm cạn kiệt nguồn lợi ven bờ, hủy

hoại hệ sinh thái.

Ngƣ trƣờng khai thác nghề giã cào ở Khánh Hòa bị hạn chế do thềm lục

địa quá dốc và hẹp, đa số tàu thuyền hoạt động từ 30 m nƣớc trở vào và chủ yếu

là ở các vịnh. Các loài cá xuất hiện nhiều trong lƣới giã cào là cá mối, cá đổng,

cá liệt, cá căng, cá sạo, cá phèn..., tuy chất lƣợng không cao và năng suất thấp,

nhƣng lại có mặt thƣờng xuyên ở các chợ, đảm bảo cung cấp cá tƣơi cho các

trung tâm kinh tế lớn của tỉnh và là nguồn thức ăn quan trọng cho việc nuôi lồng

biển (tôm hùm, cá bốp...).

II . 2. 2. 4. Lao động khai thác thủy sản

Số lƣợng lao động khai thác khoảng 30.000 ngƣời, trong đó số lao động

khai thác xa bờ khoảng trên 10.000 ngƣời.

a. Trình độ lực lượng lao động đánh bắt xa bờ:

Hiện nay nhiều địa phƣơng sống bằng nghề biển trên địa bàn tỉnh đang

từng bƣớc phát triển đội tàu cá đánh bắt xa bờ, với những con tàu lớn, đƣợc

trang bị thiết bị đánh bắt hiện đại. Thế nhƣng có một thực tế trong khi số lƣợng

tàu thuyền tăng, thì số lƣợng lao động trực tiếp đánh bắt thủy sản ngày càng

giảm. Thực trạng này càng làm cho các tàu cá thiếu lao động trầm trọng hơn.

Vất vả, thu nhập bấp bênh, khiến nhiều ngƣ dân bỏ biển để làm những

nghề khác thu nhập ổn định hơn. Lao động trực tiếp trên biển ngày càng ít,

trong khi số lƣợng tàu thuyền ngày càng tăng, mỗi chuyến ra khơi, chủ tàu phải

chạy đôn chạy đáo tìm "bạn" đi biển, đây là một thực trạng đang xảy ra ở nhiều

vùng biển trong tỉnh.

Lồng ghép vàoQuyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ

tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến

năm 2020”,

tỉnh Khánh Hòa có Đề án “Đào tạo và cấp chứng chỉ nghề thuyền trƣởng, máy

trƣởng, nghiệp vụ thuyền viên, thợ máy tàu cá tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 -

2015” đƣợc UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt theo Quyết định số 27140/QĐ-

UBND ngày thực hiện 25/10/2010 (Phụ lục 5). Tổng số ngƣ dân cần đƣợc đào

tạo theo đề án là 24.687 ngƣời với các chức danh: Thuyền trƣởng, máy trƣởng

Page 15 of 81

hạng nhỏ, thuyền trƣởng, máy trƣởng hạng năm, thuyền trƣởng, máy trƣởng

hạng tƣ, thợ máy và thuyền viên. Đến nay, đã đào tạo đƣợc trên 1.000 thuyền,

máy trƣởng các hạng, nhƣng không thể chiêu sinh thuyền viên (19.027 ngƣời).

b. Trình độ và thu nhập của ngư dân khai thác ven bờ quá thấp:

- Có khoảng 16,92% mù chữ, tiểu học chiếm 43,08%, trung học cơ sở

chiếm 32,31%, trung học phổ thông chiếm 3,08%, trung học chuyên nghiệp

chiếm 3,08% và cao đẳng, đại học chiếm 1,53% [6].

- Ngƣ dân khai thác ven bờ phần lớn nghèo: Thu nhập bình quân các hộ

khai thác ven bờ quá thấp dƣới 1,0 triệu đồng/ngƣời/tháng; Thu nhập chính từ

khai thác thủy sản chiếm 86%; 38% có thu nhập ổn định; Lao động nữ trong độ

tuổi lao động chiếm khoảng 40 - 50%, không có việc làm ổn định nên không có

thu nhập bổ sung.

II . 2. 2. 5. Năng suất khai thác

Sự suy giảm nguồn lợi thủy sản ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả đánh

bắt của nghề khai thác (Bảng 5).

Bảng 5. NĂNG SUẤT BÌNH QUÂN NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA

KHÁNH HÒA

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2013

Năng suất bình quân tấn/CV 0,31 0,3 0,187 0,124 0,178 0,16

Năng suất bình quân giảm liên tục từ 0,31 tấn/CVnăm 2006 đến năm

2013 chỉ còn 0,16 tấn/CV. Điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh tế ngày càng giảm,

đa phần thua lỗ hoặc hòa vốn.

II . 2. 2. 6 . Trình độ và công nghệ khai thác

Khánh Hòa có lợi thế về khoa học công nghệ vì trên địa bàn có nhiều cơ sở

đào tạo và nghiên cứu nhƣ Trƣờng Đại học Nha Trang, Viện Hải Dƣơng Học

Nha Trang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3.

Trong quá trình phát triển nghề khai thác, ngƣ dân thông qua các nhà

khoa học đã thay đổi khai thác theo truyền thống sang xu hƣớng cải tiến công

nghệ, đa dạng hóa loại hình đánh bắt. Nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật đƣợc

áp dụng và mang lại hiệu quả cao nhƣ: khai thác cá bằng lƣới vây kết hợp sử

dụng máy dò ngang sonar (tùy theo loại có giá từ 350 triệu đồng đến trên 1 tỷ

đồng/chiếc), giúp ngƣ dân phát hiện đàn cá từ xa, ƣớc lƣợng đƣợc trữ lƣợng và

hƣớng di chuyển đàn cá, để khai thác cả ngày lẫn đêm. Thực tế sử dụng máy dò

ngang cho thấy sản lƣợng cá khai thác mỗi chuyến đi biển tăng 150 - 200%.

Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học do tỉnh đặt hàng cho Viện Nghiên cứu

Công nghệ Khai thác Thủy sản - Trƣờng Đại học Nha Trang nhƣ: Lƣới rê hỗn

hợp, cải tiến hầm bảo quản cá bằng vật liệuPU (Polyurethane)…, công nghệ chế

Page 16 of 81

tạo tàu đánh cá bằng vật liệu composite đã và đang phát huy tác dụng trong

cộng đồng ngƣ dân tỉnh Khánh Hòa.

Hầu hết các tàu khai thác xa bờ công suất lớn đều đƣợc trang bị thiết bị

hàng hải, thông tin liên lạc và dò cá hiện đại. Hệ thống thông tin liên lạc giữa cơ

quan nhà nƣớc với tàu đánh cá và giữa tàu đánh cá với hộ gia đình chủ tàu cá đã

từng bƣớc thiết lập qua đó đẩy mạnh công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển nhằm

hạn chế đến mức thấp nhất về ngƣời và tàu cá khi có bảo tố xảy ra.

Nét nổi bật nhất là nƣớc ta đã sử dụng Hệ thống quản sát tàu cá, vùng đánh

bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh – Movimar do Chính phủ Pháp

tài trợ đã mở ra hƣớng đi hiệu quả cho hệ thống quản lý giám sát hoạt động nghề

cá và Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh có thể theo dõi hoạt

động của các tàu khai thác xa bờ qua hệ thống kết hợp giữa GPS (định vị toàn

cầu) và GIS (công nghệ thông tin địa lý). Trình độ quản lý tàu cá hoạt động trên

biển đạt trình độ tiên tiến thế giới.

II . 2. 2. 7. Về bảo quản sản phẩm sau khai thác

Hệ thống bảo quản sản phẩm của các tàu khai thác còn lạc hậu chủ yếu là

đá lạnh, ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng sản phẩm dẫn đến giảm giá thành sản

phẩm, giảm sản lƣợng xuất khẩu tăng tổn thất sau thu hoạch, lãng phí tài

nguyên có khi đến 40 - 50% tổng sản lƣợng khai thác đƣợc. Do thiếu nguyên

liệu đạt chất lƣợng xuất khẩu, nhiều công ty chọn giải pháp nhập nguyên liệu

thủy sản từ nƣớc ngoài.

II . 2. 2. 8. Năng lực hậu cần và dịch vụ phục vụ khai thác thủy sản

a. Số lượng, quy mô các cảng cá, bến cá, chợ cá, khu neo đậu tàu thuyền:

Khánh Hòa có 5 cảng cá, bến cá: Hòn Rớ, Vĩnh Trƣờng, Đá Bạc, Vĩnh

Lƣơng, Đại Lãnh với tổng chiều dài cầu cảng, bến là 650 m. Sức chứa tàu thuyền

của tất cả các cảng, bến là 4.000 tàu. Loại tàu lớn nhất có thể cập cảng bến là 600

CV. Tổng diện tích vùng đất cảng, bến là 46.500 m2

, tổng diện tích cầu cảng là

5.600 m2. Số lƣợng tàu cập cảng, bến trung bình/tháng 4.000 lƣợt. Sản lƣợng

thủy sản qua cảng trung bình tháng là 4.000 tấn. Khu neo đậu tránh trú bão cho

các tàu cá: 3 khu với tổng diện tích là 70.000 m2. Sức chứa tối đa là 1.500 tàu. Số

khu neo đậu tự nhiên là 12 khu tổng diên tích là 300.000 m2 sức chứa tối đa là

10.000 tàu.

b. Cơ sở đóng sửa tàu thuyền:

Toàn tỉnh có 11 cơ sở đóng sửa tàu thuyền có khả năng đóng mới 50

tàu/năm. Khả năng sửa chữa 4.500 tàu/năm. Các cơ sở đóng sửa tàu thuyền chủ

yếu là đóng tàu vỏ gỗ theo mẫu dân gian và 3 cơ sở đóng tàu vỏ composite và

Công ty Vinashin đóng tàu vỏ thép hiện đại.

Page 17 of 81

c. Cơ sở sản xuất nước đá phục vụ khai thác thủy sản: Gồm có 2 cơ sở với

tổng công suất thiết kế là 31.000 tấn/ngày.

d. Hệ thống cơ sở thu mua, nậu vựa kinh doanh nguyên liệu thủy sản:

Tổng số các cơ sở thu mua nguyên liệu sơ chế là 1.493 cơ sở, trong đó các

cơ sở thu mua nguyên liệu sơ chế có áp dụng GMP, SSOP là 290 cơ sở. Hệ thống

thu mua, nậu vựa đã phát huy tốt vai trò của mình, đặc biệt lực lƣợng tàu dịch vụ

thủy sản thực hiện việc thu mua tại ngƣ trƣờng đã giúp cho tàu khai thác có thời

gian bám biến dài hơn tiết kiệm đƣợc chi phí nhiên liệu cho chuyến biển thúc đẩy

khai thác hải sản phát triển. Bên cạnh đó, hệ thống thu mua (nậu, vựa) kinh doanh

nguyên liệu thủy sản còn nhiều bất cập: cơ sở vật chất kỷ thuật còn hạn chế, vệ

sinh môi trƣờng, công tác bảo quản sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch

chƣa đƣợc chú trọng.

Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá vào thời ký 2001 – 2005 chƣa xuất hiện. Từ

năm 2008 do nhu cầu nâng cao chất lƣợng sau đánh bắt, đã xuất hiện một nghề

mới là tàu thu mua ngay trên biển chủ yếu cho nghề cá ven bờ rồi dần dần chuyển

sang dịch vụ cho nghề cá xa bờ. Năm 2008 có 81 chiếc, năm 2009 tăng lên 335

chiếc, năm 2010 còn 288 chiếc và năm 2013 là 330 chiếc. Một số tƣ nhân đã đầu

tƣ vốn đóng tàu có công suất đến 1.000 CV dịch vụ hậu cần cho khối tàu lƣới

vây, lƣới rê đánh bắt xa bờ rất có hiệu quả.

II . 2. 2. 9.Tổ chức quản lý, sản xuất

a. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ luôn là một vấn đề “nóng” trong việc

quản lý khai thác thủy sản của tỉnh. Nhằm tránh sự khai thác triệt tiêu nguồn lợi

này, thời gian qua UBND tỉnh đã ban hành quyết định việc phân cấp đăng ký tàu

cá dƣới 20 CV và quản lý vùng biển ven bờ cho UBND cấp huyện, cấp xã ven

biển.

Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các huyện chƣa thực hiện đƣợc. Khó khăn

trong đăng ký tàu cá chỉ là những trở ngại chung, vấn đề quản lý vùng biển ven

bờ mới là vấn đề nan giải.

b. Công tác quản lý khai thác thủy sản

Để quản lý hoạt động khai thác thủy sản, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban

hành một số văn bản sau: Quyết định số 341/QĐ-UB ngày 12 tháng 5 năm 1992

V/v Quy định về quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Quyết định số

05/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2014 V/v Quy định Quản lý hoạt

động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Nhìn chung, các văn bản quản lý khai thác thủy sản còn thiếu và việc thực

hiện các quy định quản lý khai thác thủy sản còn nhiều bất cập.

c. Tổ chức sản xuất trên biển

Page 18 of 81

Hợp tác trong khai thác thủy sản theo quan hệ dòng tộc nhằm hỗ trợ nhau

trong khai thác, đặc biệt ngƣ trƣờng xa bờ là truyền thống của ngƣ dân Khánh

Hòa và từ đó hình thành một cách tự phát và là tiền thân của tổ ngƣ dân đoàn

kết sản xuất trên biển. Trên cơ sở thực tế và qua điều tra cơ cấu nghề khai thác

tại địa phƣơng, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa đã

tổ chức họp dân phổ biến chủ trƣơng thành lập tổ ngƣ dân đoàn kết sản xuất trên

biển và đã thành lập đƣợc trên 100 tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển, 6 Nghiệp

đoàn và 9 ngƣ đội tổ chức sản xuất theo mô hình tàu mẹ - tàu con.

Trong hợp tác sản xuất trên biển hiện nay vẫn thiếu “hạt nhân kinh tế” để

thật sự gắn kết các thành viên của tổ nên chƣa phát huy đƣợc hiệu quả.

II . 2. 2. 10. Tiêu thụ sản phẩm - đầu ra cho khai thác thủy sản

Khánh Hòa có trên 40 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản. Năm

2013 là năm mà xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Khánh Hòa đạt kết quà khả quan nhất

so với các năm qua, tăng cả về sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu đạt 425 triệu

USD chiếm 6,25 % tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nƣớc (6,8 tỷ

USD). Trong đó, hai mặt hàng xuất khầu nhiều nhất là tôm chân trắng và cá

ngừ. Mỹ, Nhật, Eu vẫn là thị trƣờng chính của xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa.

Mức nhập khẩu của 3 thị trƣờng này chiếm gần 60% trên tổng thị phần xuất

khẩu. Trong đó, vị trí số 1 thuộc về Mỹ, với lƣợng hàng xuất chiếm 24,1%; Eu

19,2%; Nhật 14,4%, còn lại là các thị trƣờng khác. Khánh Hòa là một trong

những tỉnh có đầu ra xuất khẩu thủy sản tốt nhất trong các tỉnh duyên hải Nam

Trung Bộ.

II. 2. 3. Đánh giá chung

a. Những thành tựu đạt được

Mặc dù, việc triển khai tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển ngành thủy sản

tỉnh Khánh Hòa theo Quyết định số: 2293/QĐ-UBND ngày 06/09/2010 của

UBND tỉnh Khánh Hòa và chính sách hỗ trợ của Chính phủ chƣa lâu nhƣng đã

đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các bƣớc tiếp

theo và dần trở thành Trung tâm nghề cá lớn của các tỉnh Nam Trung Bộ.

Có thể nêu một số nét nổi bật.

Lĩnh vực kinh tế: Tính từ năm 2006 đến hết năm 2013, tốc độ tăng trƣởng

sản lƣợng khai thác bình quân hàng năm bình quân 3%, nhất là sản phẩm

nguyên liệu xuất khẩu góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm 12,3%.

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 310 triệu USD, năm 2012 đạt 327

triệu USD và năm 2013 đạt 425 triệu USD.

Cơ cấu nghề khai thác có chuyển đổi rõ nét, số lƣợng tàu khai thác xa bờ

tăng mạnh. Khai thác thủy sản xa bờ bƣớc đầu đem lại kết quả tốt, đời sống của

ngƣ dân ngày một khá hơn, đặc biệt khối ngƣ dân khai thác xa bờ.

Page 19 of 81

Cơ sở hạ tầng phục vụ nghề khai thác tăng nhanh nhƣ các cảng cá, chợ cá

Nam Trung Bộ - Hòn Rớ, khu neo đậu tàu thuyền …; giải quyết việc làm cho

trên 30.000 lao động.

Lĩnh vực xã hội đạt một số chuyển biến tích cực. Ngƣ dân tích cực tham

gia chƣơng trình khai thác biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày

13/7/2010 “Một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng thủy sản

và dịch vụ khai thác thủy sản trên các vùng biển xa”, góp phần tích cực vào việc

bảo vệ chủ quyền biển đảo.Trình độ khai thác của ngƣ dân không ngừng đƣợc

nâng cao, nhiều tiến bộ khoa học công nghệ khai thác thủy sản đƣợc ứng dụng

nâng cao hiệu

quả kinh tế, cải thiện đời sống của cộng đồng ngƣ dân.

Lĩnh vực môi trường đƣợc UBND tỉnh quan tâm, trên địa bàn của tỉnh đã

có một số mô hình bảo tồn sinh thái biển nổi tiếng nhƣ: Khu bảo tồn biển Hòn

Mun nằm trong vinh Nha Trang. Dự án do Quỹ Môi trƣờng toàn cầu thông qua

Ngân hàng thế giới; Chính phủ Hoàng Gia Đan Mạch thông qua DANIDA và

IUCN – Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới tài trợ, cùng với vốn đối ứng của

chính phủ Việt Nam; Khu bảo vệ sinh thái biển Rạn Trào nằm trong vịnh Vân

Phong thuộc xã Vạn Hƣng, huyện Vạn Ninh là khu bảo tồn biển có quy mô nhỏ

đầu tiên ở Việt Nam đƣợc quản lý bởi cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, đƣợc sự

trợ giúp về kỹ thuật, tài chính của Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển

Cộng đồng (MCD) (tiền thân là Liên minh Sinh vật biển quốc tế - IMA).

Ngoài ra, việc bảo vệ, tái tạo tài nguyên, môi trƣờng đang đƣợc triển

khainhƣ: Khôi phục rừng ngập theo Dự án Việt – Nhật tại đầm Nha Phu, Thị

trấn Ninh Hòa và đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Hải Dƣơng Học Nha

Trang: “Triển khai các mô hình phục hồi và quản lý rừng ngập mặn, thảm cỏ

biển ở khu vực đầm Thủy Triều” tạivịnh Cam Ranh;Hàng năm, nhân ngày 1

tháng 4 - Ngày truyền thống nghề cá Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT phối

hợp với Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa tổ chức thả giống thủy sản ra biển để tái

tạo nguồn lợi.

b. Những vấn đề đặt ra

Ngoài những đánh giá chung của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, việc

đánh giá những mặt còn tồn tại đối với nghề khai thác thủy sản của tỉnh Khánh

Hòa sẽ đƣợc xem xét ở ba khía cạnh để phát triển bền vững là: kinh tế, xã hội và

môi trƣờng nhằm nhận diện rõ hơn những vấn đề đặt ra cần đƣợc giải quyết.

Thứ nhất, hiệu quả thấp và mất cân bằng giữa năng lực khai thác và khả

năng nguồn lợi hiện có.

Nghề cá Khánh Hòa đƣợc đánh giá là nghề cá đa loài và đa ngƣ cụ, cơ cấu

nghề khai thác đƣợc phân chia thành 11 nhóm nghề, chiếm nhiều nhất là họ

nghề lƣới cƣớc 21,8%, họ nghề khác (lặn, dịch vụ nuôi lồng biển, bẫy tôm hùm

Page 20 of 81

giống..) chiếm 20,5%, họ nghề mành 15,4%, họ nghề câu 12,55%, họ nghề giã

cào 10,2%, họ nghề rê 6,56%, họ nghề vây 2,6%, nghề dịch vụ hậu cần 3,36%,

còn lại là các nghề trũ, lƣới quét…Về sản lƣợng, từ năm 2006 đến năm 2013,

sản lƣợng khai thác hàng năm với mức độ tăng trung bình khoảng 3%/năm,

trong khi đó công suất tăng trung bình 18,6%/năm, đặc biệt từ năm 2006 đến

năm năm 2013 năng suất bình quân giảm liên tục từ 0,31 tấn/CV năm 2006 đến

năm 2013 chỉ còn 0,16 tấn/CV. Điều đó cho thấy, khi cƣờng lực khai thác tăng

(công suất, thời gian đánh bắt, ngƣ cụ), năng suất đánh bắt giảm, có nghĩa ngƣ

dân đã đánh bắt bằng mọi phƣợng tiện có thể, trong khi đó hiệu quả khai thác

của một số loại nghề không cao, thậm chí giảm. Trong khi đó, số lƣợng tàu

thuyền có công suất dƣới 90 CV chiếm 88% trong tổng số tàu thuyền tham gia

khai thác, nên đã gây tình trạng dƣ thừa năng lực khai thác vùng biển ven bờ.

Vấn đề đặt ra là cần sắp xếp cơ cấu nghề nghiệp một cách hợp lý, khai

thác nghề gì và khai thác ở vùng biển nào, để đảm bảo cần bằng giữa năng lực

khai thác và khả năng nguồn lợi hiện có một cách bền vững.

Thứ hai, chất lƣợng nguồn lao động cho khai thác thủy sản quá thấp vẫn

theo kinh tế truyền thống “cha truyền con nối” và đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc

nhu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho công tác

quản lý và lực lƣợng lao động trực tiếp trên tàu.

Tình trạng thiếu lao động cho khai thác xa bờ và thiếu việc làm cho phụ

nữ ở các làng cá còn đang phổ biến. Cơ chế tiền lƣơng, thu nhập của ngƣời lao

động trực tiếp trên tàu cá xa bờ chƣa động viên đƣợc ngƣời lao động dẫn đến

thiếu lực lƣợng lao động này.

Thứ ba, việc xây dựng pháp luật và chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản

và môi trƣờng còn thiếu và chậm, thực hiện chƣa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả

còn thấp.

Bên cạnh sự phát triển, ngành thủy sản đang phải đối mặt với rất nhiều

thách thức, trong đó có sự suy giảm nguồn lợi thủy sản vùng biển và ven biển;

Ô nhiễm môi trƣờng sống, hệ sinh thái tự nhiên. Nguyên nhân trực tiếp làm suy

giảm nguồn lợi thuỷ sản là sự gia tăng dân số với tốc độ nhanh, nhu cầu tiêu

dùng thực phẩm thủy sản ngày càng cao; số lƣợng tàu thuyền khai thác thủy sản

quá nhiều, đặc biệt tàu thuyền công suất nhỏ khai thác ven bờ với nghề khai

thác tận diệt làm cho nguồn lợi thủy sản bị suy giảm.

Một số loài đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng, các hệ sinh thái thủy

sinh tại nhiều nơi đang bị phá hủy; sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác

cũng tác động đến việc suy giảm nguồn lợi và môi trƣờng sống của các loài

thuỷ sản, môi trƣờng sinh thái bị ô nhiễm, các bãi giống, bãi đẻ bị mất do hoạt

động xây dựng các công trình nuôi tôm hoặc sử dụng các nghề cấm nhƣ đăng

nò, lờ dây…

Page 21 of 81

c. Một số thách thức đối với nghề khai thác thủy sản ven bờ

a. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn nhiều yếu kém

Hiện nay, tổ chức quản lý nguồn lợi thủy sản theo hình thức tập trung vào

Nhà nƣớc. công tác tuần tra, kiểm soát trên biển dẫn đến hậu quả là không ai

kiểm tra, kiểm soát trong quản lý nguồn lợi thủy sản, do vậy tình trạng “không

kiểm soát” vẫn tiếp diễn làm cạn kiệt nguồn lợi ven bờ. Cộng đồng ngƣ dân

chƣa đƣợc tham gia quản lý khai thác, bảo vệ tài nguyên ven biển

b. Đa dạng sinh học tiếp tục bị suy thoái vì chƣa có chính sách đúng và các

biện pháp khả thi trong bảo tồn đa dạng sinh học. Trong các nghề khai thác ven

bờ của Khánh Hòa có một số nghề sau đây thu hút một lƣợng lớn ngƣ dân,

thuyển và không chỉ dẫn đến khai thác quá mức mà còn hủy hoại môi trƣờng

sống hoặc tận thu hủy diệt nguồn lợi: Giã cào; Nghề đ t Lờ dây: Lờ dây là lƣới

lồng Trung Quốc (hay còn gọi là lồng xếp, lồng bẫy, lờ bát quái) để tận diệt

thủy sản;Nghề đăng nò: là nghề cố định sử dụng lƣới với kích thƣớc mắt lƣới 2a

= 5 mm (theo quy định mắt lƣới 2a = 18 mm). Tất cả những sản phẩm do đăng

nò khai thác đều có kích thƣớc nhỏ hơn kích thƣớc cho phép khai thác/thành

thục sinh dục; Nghề lặn không thuộc nghề cấm nhƣng là nghề thƣờng sử dụng

chất nỗ và chất độc đánh bắt thủy sản ở các rạn san hô. Các nghề còn lại nhƣ

nghề lƣới…đều vi phạm quy định về mắt lƣới.

c. Sinh kế thay thế: Hiện tỉnh Khánh Hoà có một lực lƣợng khai thác thủy

sản gần bờ khoảng 20.000 ngƣời, trong đó có khoảng 2/3 đang làm các nghề

cấm, nếu theo Quyết định 05/2014/QĐ-UBND ngày 10/02/2014 của UBND

tỉnh về Quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địabàn tỉnhthì không đƣợc

hoạt động. Họ sẽ chuyển sang làm nghề gì? Khai thác xa bờ thì không đủ năng

lực (100% ngƣ dân khai thác xa bờ đều là ngƣời Quảng Ngãi, một ít là ngƣời

Bình Định di cƣ vào Khánh Hòa, ngƣ dân Khánh Hòa thiếu khả năng đi biển xa,

chỉ quanh quẫn vùng biển ven bờ ở các đầm, vịnh). Chỉ có thể chuyển họ sang

nuôi trồng thủy sản với các đối tƣợng không cho ăn hoặc rong biển là phù hợp

với khả năng của họ, nhƣng không có tài chính. Đời sống của một bộ phận ngƣ

dân, nhất là ở vùng ven biển, hải đảo còn nhiều khó khăn, xóa đói, giảm nghèo

chƣa bền vững, tình trạng tái nghèo cao. Khoảng cách chênh lệnh giàu - nghèo

còn khá lớn và ngày càng doãng ra.

d. Mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học và giữa xu

thế phát triển và bảo tồn

- Giữa nghề cá ven bờ với nghề cá lộng, xa bờ.

- Giữa khai thác thủy sản - nuôi trồng biển.

- Giữa khai thác thủy sản - du lịch

Page 22 of 81

- Giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn hệ sinh thái. Tái tạo, phục hồi

có thể đƣợc coi nhƣ một công cụ để khôi phục lại sự phong phú của nguồn lợi

đồng thời cung cấp sinh cảnh biển cho du lịch, nhƣng thiếu nguồn tài chính.

III. Định hƣớng không gian khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

tỉnh Khánh Hòa (vùng ven bờ, vùng lộng, vùng khơi)

III. 1. Các quy định của Nhà nƣớc về không gian khai thác và bảo vệ

nguồn lợi thủy sản

Ngƣ trƣờng vùng biển của của tỉnh Khánh Hòa đƣợc phân chia thành 3

vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi.

Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 25/2009/NĐ - CP về quản

lý tổng hợp vùng bờ cho việc sử dụng và bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản

biển và ven biển. Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2010/NĐ -

CP về quản lý các hoạt động khai thác thủy sản thông qua việc phân cấp cho các

cấp địa phƣơng (tỉnh, huyện và xã) thực hiện các mô hình đồng quản lý các

nguồn lợi ven biển. Ngày 20/6/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số:

53/2012/NĐ - CPSửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực

thuỷ sản của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá

nhân trên vùng biển Việt Nam.

Theo các Nghị định trên, việc phân vùng khai thác thủy sản như sau:

1. Vùng biển Việt Nam đƣợc phân thành ba vùng khai thác thủy sản theo

thứ tự:

a) Vùng biển ven bờ đƣợc giới hạn bởi mép nƣớc biển tại bờ biền và

tuyến bờ; tại Nghị định 53 có sửa đổi:Vùng biển ven bờ đƣợc giới hạn bởi mực

nƣớc thuỷ triều thấp nhất và tuyến bờ. Đối với các địa phƣơng có đảo, Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào sự cần thiết và đặc điểm cụ thể của từng đảo quy

định vùng biển ven bờ của các đảo đó, nhƣng giới hạn không quá sáu (06) hải

lý, tính từ mực nƣớc thủy triều thấp nhất của đảo;

b) Vùng lộng: là vùng biển đƣợc giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;

c) Vùng khơi: là vùng biển đƣợc giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía

ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam.

2. Ủy ban nhân dân hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng ven biển

(gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tiếp giáp nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể

về địa lý của vùng biển ven bờ để hiệp thƣơng xác định và công bố ranh giới

vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai tỉnh.

Quản lý hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam

Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam

phải tuân theo quy định của pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:

Page 23 of 81

1. Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônhoặc của Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh về danh mục các loài thủy sản bị cấm khai thác; các phƣơng

pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngƣ cụ bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử

dụng tại các vùng biển hoặc từng tuyến khai thác; khu vực bị cấm khai thác và

khu vực bị cấm khai thác có thời hạn; chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thủy

sản đƣợc phép khai thác.

2. Quy định đối với các tàu cá hoạt động tại các vùng khai thác thủy sản:

a) Tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên khai thác

thủy sản tại vùng khơi và vùng biển cả, không đƣợc khai thác thủy sản tại vùng

biển ven bờ và vùng lộng;

b) Tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 CV đến dƣới 90 CV

khai thác thủy sản tại vùng lộng và vùng khơi, không đƣợc khai thác thủy sản

tại vùng biển ven bờ và vùng biển cả;

c) Tàu lắp máy có công suất máy chính dƣới 20 CV hoặc tàu không lắp

máy khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ không đƣợc khai thác thủy sản tại

vùng lộng, vùng khơi và vùng biển cả;

d) Các tàu làm nghề lƣới vây cá nổi nhỏ, nghề khai thác nhuyễn thể không

bị giới hạn công suất khi hoạt động khai thác trong vùng biển ven bờ và vùng

lộng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể các nghề và ngƣ trƣờng hoạt

động cho các tàu này;

đ) Ngoài quy định về công suất máy chính của tàu, tàu khai thác thủy sản

còn phải đáp ứng đầy đủ quy định về đảm bảo an toàn khi tàu hoạt động trên

từng vùng biển.

3. Tàu cá khai thác thủy sản dƣới 20 CV hoặc tàu không lắp máy đăng ký

tại tỉnh nào thì chỉ đƣợc khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ của tỉnh đó. Trừ

trƣờng hợp Ủy ban nhân dân của hai tỉnh có biển liền kề có thỏa thuận riêng về

việc cho phép tàu cá tỉnh bạn vào khai thác thủy sản trong vùng biển ven bờ của

tỉnh mình.

4. Tàu cá hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi phải đƣợc đánh dấu để

nhận biết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônquy định cụ thể về dấu hiệu

nhận biết đối với tàu cá hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.

III. 2. Phát triển bền vững trong khai thác thủy sản [7]:

III. 2. 1. Phát triển bền vững trong khai thác thủy sản là gì?

Phát triển bền vững trong khai thác thủy sản là: Quản lý và bảo vệ nguồn

lợi thủy sản và hƣớng tới thay đổi kỹ thuật và thể chế nhằm đảm bảo đạt đƣợc

sự thỏa mãn các nhu cầu thƣơng xuyên của con ngƣời cho thế hệ hôm nay và

thế hệ mai sau. Là sự phát triển thân thiện với môi trƣờng và không làm môi

Page 24 of 81

trƣờng bị suy thoái, phù hợp với công nghệ, thích hợp về kỹ thuật, thúc đẩy phát

triển kinh tế, hƣớng vào cộng đồng ngƣ dân.

III. 2. 2. Các nội dung cơ bản phát triển bền vững khai thác thủy sản:

- Phải áp dụng các biện pháp phù hợp để duy trì hay phục hồi đàn cá ở mọi

mức độ có thể, để có đƣợc sản lƣợng bền vững cao nhất.

- Phải áp dụng các biện pháp bảo tồn lâu dài và sử dụng bền vững nguồn lợi

thông qua chính sách, khuôn khổ thể chế và pháp lý phù hợp.

- Phải đảm bảo những hoạt động khai thác diễn ra có trách nhiệm.

- Phải duy trì những dữ liệu thống kê đƣợc cập nhật trong khoảng thời gian

đều đặn về các hoạt động khai thác.

- Phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, sức khỏe cho ngƣời tham gia khai

thác thủy sản không thấp hơn các quy định tối thiểu của quốc tế.

- Phải nâng cao hiểu biết, kỹ năng, trình độ nghề nghiệp ngƣ dân thông qua

các khóa đào tạo và có tính đến những tiêu chuẩn quốc tế.

- Phải cấm sử dụng chất nổ, chất độc và khai thác có tính hủy diệt.

- Phải khuyến khích các nghiên cứu nhằm thực hiện hợp lý việc đánh bắt,

đặc biệt liên quan đến khả năng đánh bắt quá mức và các mức độ vƣợt quá của

cƣờng lực đánh bắt.

- Phải yêu cầu mọi ngƣ cụ, phƣơng pháp đánh bắt giảm thiểu chất thải, thủy

sản phải loại bỏ và cac loài đánh bắt không theo mục tiêu.

- Phải đảm bảo sử dụng máy móc tiết kiệm năng lƣợng không thải khí độc

ảnh hƣởng đến tầng ozone và môi trƣờng nƣớc.

- Giao cho cộng đồng quản lý tài nguyên ven bờ thông qua mô hình đồng

quản lý nghề cá nhỏ ven bờ.

III. 3. Định hƣớng không gian khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

theo hƣớng phát triển bền vững

III. 3. 1. Quy hoạch không gian biển

Để thực hiện các quy định trong các Nghị định trên theo hƣớng bền vững

thì quy hoạch không gian biển có tầm quan trọng trong hoạch định không gian

khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản.

Quy hoạch không gian biển đặt mục đích đạt đƣợc sự hài hòa giữa mục

tiêu kinh tế, xã hội và môi trƣờng [8].

- Quy hoạch không gian biển không chỉ là việc lập kế hoạch một lần mà nó

là quá trình liên tục và lặp lại có tính kế thừa và điều chỉnh nhằm xác định các

hoạt động của con ngƣời diễn ra nhƣ thế nào, khi nào và ở đâu trong một kế

hoạch phân vùng tổng quát và đã xác định. Quy trình này yêu cầu đánh giá liên

Page 25 of 81

tục nhằm đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu về phát triển sinh kế và bảo vệ môi

trƣờng.

- Quy hoạch vùng nƣớc ven biển là một trong những vấn đề chính ảnh

hƣởng đến tính bền vững trong phát triển của ngành thủy sản. Tuy nhiên, hiện

các địa phƣơng chủ yếu vẫn đang quy hoạch vùng nƣớc ven biển theo tiếp cận

truyền thống của ngành. Điều này thƣờng dẫn đến sự thiếu đồng bộ, thống nhất,

thậm chí dẫn đến sự mâu thuẫn giữa các ngành do thiếu sự điều phối và chia sẻ

thông tin.

- Quy hoạch không gian ven biển cho vùng nƣớc ven biển đòi hỏi có sự

tham gia của nhiều ngành (nhƣ nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, du lịch,

nông thôn và phát triển nông thôn và đô thị, cơ sở hạ tầng, năng lƣợng....). Do

đó, điều quan trọng là cần áp dụng cách tiếp cận quy hoạch không gian tổng hợp

vào xây dựng các kế hoach phát triển ngành thủy sản để đảm bảo tính thống

nhất trong quy hoạch đa ngành ở vùng nƣớc ven bờ.

- Điểm mới đặc trƣng của Quy hoạch không gian ven biển:

a) Tiếp cận tổng hợp và liên ngành, Quy hoạch không gian ven biển

không thay thế các quy hoạch đơn ngành nhƣng nó cung cấp hƣớng dẫn cho các

nhà ra quyết định của các ngành riêng biệt để họ có thể ban hành quyết định với

cách nhìn tổng hợp.

b) Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái: Quy hoạch không gian ven biển hƣớng

đến cân bằng giữa mục tiêu và mục đích kinh tế, xã hội, sinh thái hƣớng tới phát

triển bền vững.

c) Trong Quy hoạch không gian ven biển lập bản đồ phân vùng biển theo

không gian và thời gian và các quy định liên quan là một công cụ quan trọng và

hiệu quả.

d) Là một quá trình liên tục và lặp đi lặp lại, sự điều chỉnh và thích ứng

là kết quả của việc học hỏi từ kinh nghiệm và bổ sung các thông tin mới trong

quá trình quy hoạch.

đ) Quy hoạch không gian ven biển là quá trình có thể ảnh hƣởng đến các

hoạt động phát triển của con ngƣời về mặt thời gian và không gian. Quy hoạch

không gian ven biển có tính chiến lƣợc và dự báo dài hạn (từ 20 – 30 năm) cho

tƣơng lai của hoạt động phát triển trên một vùng biển.

e) Trong quá trình thiết lập và áp dụng Quy hoạch không gian ven biển sự

tham gia các bên liên quan tham gia đóng góp tích cực cho quá trình triển khai

và điều chỉnh nhằm đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế, xã hội và sinh thái.

III. 3. 2. Phương pháp quản lý hướng tới khai thác thủy sản bền vững:

a. Kiểm soát đầu vào: Hạn chế đầu vào, công suất đánh bắt cho mỗi tàu,

cƣờng độ hoạt động, thời gian đánh bắt, ngƣ trƣờng đánh bắt, Muốn vậy, cần

Page 26 of 81

tăng cƣờng công tác điều tra nguồn lợi vùng xa bờ và các vùng cá di cƣ nhằm

nắm vững trữ lƣợng cho phép khai thác.

b. Kiểm soát đầu ra thông qua: Tổng sản lƣợng đánh bắt cho phép, hạn

ngạch cá nhân và hạn ngạch cộng đồng.

c. Những biện pháp kỹ thuật: Giới hạn ngƣ cụ, hạn chế về kích cỡ đánh

bắt, khu vực đánh bắt, mùa vụ cấm đánh bắt nhƣ:

- Xác định khu vực, thời điểm hay mùa vụ khai thác nhằm tránh việc khai

thác các đối tƣợng tham gia sinh sản, các đối tƣợng còn non, chƣa trƣởng thành.

Ngăn chặn các phƣơng pháp đánh bắt có hại, nghiên cứu áp dụng ngƣ cụ mang

tính chọn lọc, bảo vệ hệ sinh thái vùng gần bờ.

- Khai thác hợp lý kích cỡ của từng loài, chính xác hơn đó là độ tuổi của

từng cá thể đảm bảo duy trì nòi giống, khả năng tái tạo, ổn định quần thể.

- Khai thác hợp lý chủng loài hay nói cách khác là tỷ lệ giữa các loài đƣợc

phép đánh bắt trong từng vùng nƣớc. Trong quần xã thủy sinh vật, một yêu cầu

không thể thiếu đƣợc đối với từng loài để tồn tại đó là tính “cộng sinh”, giữa

loài này và loài khác luôn có mối ràng buộc với nhau, chúng luôn giữ mức cân

bằng sinh thái. Nếu khai thác làm mất đi tính cân bằng thì có loài sẽ bị dẫn đến

tuyệt chủng.

d. Thuế và trợ cấp là hai công cụ kinh tế gián tiếp nhằm điều tiết mức độ

lợi nhuận của ngƣ dân tham gia khai thác tài nguyên.

đ. Đồng quản lý nghề cá nhỏ ven bờ.

III. 3. Định hướng mục tiêu khai thác thủy sản trong không gian khai

thác

Trên cơ sở đánh giá tổng thể ngành khai thác thủy sản, những quy định của

nhà nƣớc [9,10]. và lý thuyết về phát triển khai thác thủy sản bền vững, định

hƣớng mục tiêu khai thác thủy sản trong không gian khai thác thủy sản tỉnh

Khánh Hòa nhƣ sau:

- Sản lƣợng đánh bắt đạt 80.000 tấn năm 2015, 90.000 tấn năm 2020 với

tốc độ tăng trƣởng hàng năm khoảng 1,5% so với chỉ tiêu năm 2008.

- Tỷ trọng khai thác xa bờ từ 52% năm 2008 lên 60% năm 2015 và 70%

năm 2020.

- Tỷ trọng thủy sản có thể đƣa vào chế biến xuất khẩu tăng từ 58% năm

2008 lên 60% năm 2015 và 65% năm 2020.

- Năng lực tàu cá đến 2015 và 2020:

+ Thuyền thủ công: Giảm tối đa xuống tới mức 0%.

+ Thuyền gắn máy công suất dƣới 20 CV: Giảm tối đa tới mức 50%.

Page 27 of 81

+ Tàu thuyền gắn máy: Số lƣợng khoảng 3.430 chiếc với

tổng công suất 297.500 CV. Tàu thuyền gắn máy từ 90 CV trở lên khoảng 1.000

chiếc.

Bảng 6. CHỈ TIÊU QUY HOẠCH KHAI THÁC THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2015 CÓ TÍNH

ĐẾN 2020

STT Danh mục Đơn vị

tính

Năm

2008 %

Phƣơng án quy hoạch

2015 % 2020 %

1 Sản lƣợng khai thác 66.610 100 80.000 100 90.000 100

a Sản lƣợng các loại cá Tấn 31.700 47,5 40.000 50 45.000 50

b Sản lƣợng tôm Tấn 5.700 8,5 6.400 8 7.200 8

c Sản lƣơng mực Tấn 14.200 21,5 16.000 20 18.000 20

d Các loại khác Tấn 14.200 21,5 17.600 22 19.800 22

2 Cơ cấu khai thác

a Khai thác xa bờ Tấn 33.305 50 48.000 60 63.000 70

b Khai thác gần bờ Tấn 33.305 50 32.000 40 27.000 30

c Thủy sản có khả năng

XK Tấn 37.300 56 48.000 60 58.500 65

3 Năng lực tàu cá Tấn/CV 0,187 0,296 0,3 Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Khánh Hòa

IV. Các giải pháp tổng hợp quản lý, khoa học công nghệ và xã hội để

nâng cao hiệu quả quản lý trong khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững

nghề cá

IV. 1. Giải pháp tổng hợp quản lý

IV. 1. 1. Tổ chức lại sản xuất trên biển

IV. 1. 1. 1. Tổ chức lại sản xuất trên vùng biển xa bờ

Các giải pháp chung:

a) Rà soát số lƣợng tàu thuyền khai thác thủy sản làm cơ sở xây dựng quy

hoạch, kế hoạch, định hƣớng phát triển các loại nghề khai thác phù hợp với trữ

lƣợng và khả năng cho phép của vùng biển; điều tra nguồn lợi thủy sản; tổ chức

công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản thuộc phạm vi

quản lý của địa phƣơng:

- Chuyển đổi nhanh cơ cấu ngành nghề khai thác vùng xa bờ theo hƣớng

tăng dần sản lƣợng đánh bắt đạt 48.000 tấn vào năm 2015 và 63.000 tấn vào

năm 2020.

- Năng suất bình quân đạt trên 0,26 tấn/CV vào năm 2015 và 0,3 tấn/CV

vào năm 2020.

b) Tổ chức lại công tác quản lý khai thác thủy sản vùng khơi theo hạn

ngạch, phân bổ số lƣợng giấy phép khai thác theo nghề, phù hợp với khả năng

cho phép khai thác của nguồn lợi đối với từng vùng biển.

Page 28 of 81

c) Xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất đoàn kết sản xuất

trên biển (hợp tác xã, tổ, đội, ngƣ đội, nghiệp đoàn); mô hình liên kết giữa ngƣ

dân với các tổ chức doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ thủy sản.

d) Từng bƣớc triển khai chƣơng trình hiện đại hóa tàu cá, đảm bảo tính

khả thi, hiệu quả. Trƣớc mắt, thí điểm hiện đại hóa đội tàu câu cá ngừ, sau đó

rút kinh nghiệm và nhân rộng.

đ) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và chỉ đạo, điều hành

khai thác thủy sản, trƣớc mắt ở vùng khơi.

Giải pháp cụ thể:

- Triển khai chính sách hỗ trợ cho vay vốn đóng mới tàu khai thác xa bờ

theo Nghị định 67 của Chính phủ [11].

Ngày 07/7/2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP

củaChínhphủ Về một số chính sách phát triển thủy sản. Chính sách hỗ trợ cho

vay vốn đóng mới tàu khai thác xa bờ nhƣ sau: Phụ thuộc vào vật liệu vỏ tàu

(thép, composite, gỗ) lắp máy chính từ 400 CV đến dƣới 800 CV Chủ tàu đƣợc

vay vốn ngân hàng thƣơng mại tối đa 95%, 90%, 70% (vật liệu vỏ tàu tƣơng

ứng) tổng giá trị đầu tƣ đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả

1%/năm, 2%/năm, 3%/năm (vật liệu vỏ tàu tƣơng ứng), ngân sách nhà nƣớc cấp

bù 6%/năm, 5%/năm, 4%/năm (vật liệu vỏ tàu tƣơng ứng)….Nghị định cũng hỗ

trợ cho vay vốn để đóng mới tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển (Tàu mẹ);

cho vay nâng cấp, cải hoán tàu vỏ gỗ có công suất dƣới 400 CV thành tàu có

tổng công suất trên 400 CV.

Đối tƣợng cho vay: Chủ tàu là cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh

nghiệp và các tổ chức.

Thời hạn cho vay: 11 năm, trong đó năm đầu chủ tàu đƣợc miễn lãi và

chƣa phải trả nợ gốc. Ngân sách nhà nƣớc cấp bù số lãi vay của chủ tàu đƣợc

miễn năm đầu cho các ngân hàng thƣơng mại.

Tài sản thế chấp: Chủ tàu đƣợc thế chấp gía trị tài sản hình thành từ vốn

vay làm tài sản để bảo đảm khoản vay.

Theo Hƣớng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT về số lƣợng tàu cá đóng

mới thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính

sách phát triển thủy sản thì căn cứ để xác định số lƣợng tàu cá đóng mới nhƣ

sau: Sản lƣợng cho phép trên các vùng biển Việt Nam; các nhóm nghề cá

khuyến khích phát triển: Nghề lƣới vây (vây mạn và lƣới vây đuôi), nghề câu,

nghề chụp, nghề lƣới rê (trừ nghề lƣới rê khai thác cá ngừ); đối tƣợng khuyến

khích khai thác là cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn; hiện trạng số

lƣợng tàu cá toàn quốc. Riêng đối với các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh

Hòa đƣợc ƣu tiên đóng mới, nâng cấp tàu cá đối với các tàu làm nghề khai thác

cá ngừ đại dƣơng theo Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và

Page 29 of 81

tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi giá trị đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 3465/QĐ-

BNN-TCTS ngày 06/8/2014 [12,13].

Số lƣợng tàu cá đóng mới bổ sung cho các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ

(Ban hành theo Quyết định số 3602/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/8/2014)

TT Địa phƣơng Số tàu cá từ 400 CV trở lên đóng mới bổ sung

Tàu khai thác (chiếc) Tàu DVHC (chiếc)

1 Đà Nẵng 39 8

2 Quảng Nam 83 9

3 Quảng Ngãi 174 15

4 Bình Định 280 25

5 Phú Yên 170 20

6 Khánh Hòa 160 15

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT còn ban hành một loạt Thông tƣ về

Quy định yêu cầu kỹ thuật đối với thiết kế mẫu tàu cá; Quy định yêu cầu về nhà

xƣởng, trang thiết bị đối với cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ, vỏ thép, vỏ

composite; Quy định về duy tu, sửa chữa tàu cá vỏ thép.

Khánh Hòa đƣợc phân bổ 210 tàu, trong đó có 15 tàu dịch vụ hậu cần.

Đối với Khánh Hòa cần lựa chọn các chủ tàu làm ăn có hiệu quả đối với 2 nghề:

Câu cá ngừ đại dƣơng kết hợp chụp mực vì thời gian hoạt động của nghề câu cá

ngừ đại dƣơng chỉ kéo dài 6 tháng và nghề vây; mô hình tổ chức khai thác Tàu

mẹ - tàu con.

Mô hình Tàu mẹ – tàu con:

Mô hình sản xuất xa bờ theo Tàu mẹ - tàu con xuất hiện sớm nhất ở

Khánh Hòa vào cuối năm 2011. Để các Tổ đội, Nghiệp đoàn khai thác hải sản

phát triển bền vững làm ăn có hiệu quả, an toàn đi biển thì tổ chức sản xuất theo

mô hình Tàu mẹ - tàu con là phù hợp. Mỗi tàu mẹ đƣợc cho vay đóng mới theo

Nghị định 67 có thể liên kết với từ 10 đến 15 tàu con theo biên chế của Tổ, đội,

Nghiệp đoàn, Ngƣ đội. Tàu mẹ có 2 chức năng: Thứ nhất, thu gom sản phẩm

của các tàu con, rút ngắn thời gian bảo quản trên tàu con, tăng thời gian bám

biển của các tàu con, do vậy, nâng cao đƣợc chất lƣợng và tăng sản lƣợng của

tàu con; cung cấp dầu, nƣớc đá, lƣơng thực thực phẩm thiết yếu, luân chuyển

các thuyền viên trên các tàu con và Tàu mẹ. Thứ hai, cứu nạn, cứu hộ kịp thời,

hiệu quả là chỗ dựa của các tàu con trong qúa trình sản xuất trên biển.

IV 1. 1. 2. Tổ chức lại sản xuất trên vùng biển ven bờ và vùng lộng

Giải pháp chung:

a) Chuyển đổi nhanh cơ cấu ngành nghề khai thác ven bờ và lộng theo

hƣớng giảm dần sản lƣợng đánh bắt đạt 32.000 tấn vào năm 2015 và 27.000 tấn

Page 30 of 81

vào năm 2020; thuyền thủ công giảm tối đa xuống bằng 0%; thuyền gắn máy

dƣới 20 CV giảm tối đa tới mức 50%.

b) Hoàn thiện việc phân chia ranh giới vùng biển ven bờ giữa các địa

phƣơng giáp ranh theo Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính

phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên

các vùng biển.

c) Hoàn thiện quy hoạch không gian tổng hợp làm cơ sở để giao quyền sử

dụng vùng nƣớc cho tổ chức cộng đồng quản lý và bảo vệ tài nguyên ven biển

theo dự án CRSD - Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.

d) Lựa chọn và giao vùng nƣớc ven bờ, vùng lộng cho cộng đồng ngƣ dân

để phát triển các mô hình đồng quản lý nghề cá; phát triển, kiện toàn các Chi

hội nghề cá làm cơ sở để củng cố, xây dựng các mô hình đồng quản lý nghề cá

[10]. Trƣớc mắt, thực hiện mô hình đồng quản lý theo dự án CRSD ở 12 xã thí

điểm/32 xã phƣờng ven biển: Vĩnh Lƣơng, Vạn Hƣng, Ninh Hải, Ninh Ích,

Ninh Hà, Ninh Phú, Ninh Phƣớc, Ninh Thủy, Ninh Giang, Ninh Lộc, Ninh Vân.

Đến năm 2020 triển khai mô hình đồng quản lý các xã phƣờng ven biển còn lại.

đ) Trên cơ sở số lƣợng tàu thuyền dƣ thừa, cùng với các chính sách, dự án

của Trung ƣơng, trƣớc mắt nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi các nghề xâm

hại đến môi trƣờng và nguồn lợi; tiếp đến giảm số lƣợng tàu dƣ thừa; tạo sinh

kế thay thế cho ngƣ dân.

e) Xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu

trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản

phẩm phù hợp với từng nghề của địa phƣơng.

g) Củng cố, xây dựng các làng nghề ngƣ nghiệp truyền thống, gắn với xây

dựng nông thôn mới ở vùng ven biển.

Giải pháp cụ thể:

a) Giới thiệu sơ bộ về dự án CRSD [8]:

Khánh Hòa là một trong 8 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình

Định, Phú Yên, Sóc Trăng, Cà Mau đƣợc lựa chọn thực hiện dự án CRSD. Quy

mô triển khai thực hiện dự án: cấp xã. Dự án CRSD có các Hợp phần gắn liền

với khai thác thủy sản ven bờ:

Hợp phần A: Quy hoạch không gian tổng hợp ven biển.

- Quy hoạch không gian tổng hợp chỉ giới hạn trong khu vực ven bờ trong

vòng 6 hải lý từ bờ trở ra biển.

- Phân giới vùng biển thuộc quản lý của xã thí điểm.

Hợp phần C: Quản lý bền vững khai thác thủy ven bờ tỉnh Khánh Hòa.

- Tiểu hợp phần C1 – Đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản ven bờ.

Dự án hỗ trợ chính quyền địa phƣơng và các cộng đồng ngƣ dân tại các huyện,

Page 31 of 81

xã đƣợc lựa chọn trên địa bàn tỉnh thực hiện đồng quản lý khai thác thủy sản

ven bờ. Cơ chế tự quản là một nội dung quan trọng trong đồng quản lý.

- Thiết lập Hệ thống theo dõi, kiểm soát và giám sát (MCS) sẽ giúp cho cơ

quan chức năng thu thập, đo lƣờng và phân tích các hoạt động đánh bắt; đƣa ra

các quy định, công cụ pháp lý thích hợp để kiểm soát việc khai thác các nguồn

tài nguyên và giám sát các hoạt động đánh bắt thủy sản đảm bảo các nguồn tài

nguyên không khai thác quá mức.

Tiểu hợp phần C2 – Cải tạo các cảng cá, bến cá và chợ cá.

b) Quy hoạch tổng hợp không gian ven biển:

Giải pháp quy hoạch không gian biển ở vùng ven bờ cũng đồng nghĩa với

việc hoạt động quản lý nghề cá sẽ đƣợc quản lý chặt chẽ hơn dựa trên việc phân

hoặc giao quyền khai thác thủy sản cho tổ chức ngƣ dân.Phƣơng thức này giúp

những ngƣời đƣợc giao sử dụng khu vực biển có động lực quản lý bền vững

nguồn lợi thủy sản do mình đƣợc giao quản lý, chấm dứt tình trạng “khai thác tự

do” nhƣ hiện nay. Việc làm này vẫn đảm bảo và không hạn chế các quyền khai

thác của nhóm ngƣ dân, quyền đƣợc tiếp cận các nguồn lợi của các cá nhân,

quyền đƣợc khai thác một số lƣợng thủy sản nhất định, quyền khai thác trên ngƣ

trƣờng truyền thống... Song cũng đồng thời khuyến khích đƣợc việc tổ chức lại

sản xuất, phát triển các mô hình tổ hợp tác, cộng đồng tự xây dựng các biện

pháp quản lý nghề cá của chính mình gắn khai thác, sử dụng mặt nƣớc và nguồn

lợi ven bờ với việc bảo vệ môi trƣờng và nguồn lợi thủy sản để phát triển sản

xuất theo hƣớng bền vững.

Bằng cách này, các nhà quản lý cũng sẽ xác định đƣợc các khu vực cần

bảo tồn nguồn lợi thủy sản về mặt không gian và thời gian. Qua đó, hình thành

cơ chế quản lý cụ thể cho từng loại hình khu bảo tồn cũng nhƣ cơ chế cho hoạt

động nghề cá ngoài phạm vi khu bảo tồn.

Quy hoạch tổng hợp không gian ven biển từ 6 hải lý trở vào bờ là cơ sở

giao vùng nƣớc cho cộng đồng quản lý. Nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo vệ

đa dạng sinh học (Hình 1) và Quy hoạch phân vùng quản lý (Hình 2) là rất cần

thiết và là một ví dụ trong quy hoạch không gian ven biển [14].

c) Định hướng quản lý:

Phân vùng sử dụng tài nguyên đa mục đích trong vịnh bao gồm:

(i) Vùng không đánh bắt thủy sản, vùng khai thác hợp lý, vùng phục hồi

san hô và nguồn lợi sinh vật, vùng du lịch biển...;

(ii) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền, cộng đồng địa phƣơng và

doanh nghiệp du lịch; thành lập ban quản lý hỗn hợp;

Page 32 of 81

(iii) Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên theo

hƣớnggiao cho cộng đồng địa phƣơng tự quản, không có ngƣ dân từ bên ngoài

vào khai thác;

(iv) Triển khai phục hồi san hô (cấy ghép) và nguồn lợi sinh vật;

(v) Nghiên cứu và xây dựng hƣớng dẫn khai thác bền vững các loài thủy

sản quan trọng của địa phƣơng;

(vi) Thiết lập cơ chế thực thi pháp luật với sự tham gia của chính quyền và

cộng đồng địa phƣơng.

Page 33 of 81

d) Thành lập khu bảo vệ sinh thái biển đầm Nha Phu do địa phương q/lý.

Trên cơ sở kết quả Nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo vệ đa dạng sinh học

(Hình 1) và Quy hoạch phân vùng quản lý (Hình 2) tiến hành thành lập Khu bảo

vệ sinh thái biển đầm Nha Phu do địa phƣơng quản lý.

Hình 1. Thu thập và xây dựng bộ dữ liệu về đa dạng sinh học chất lƣợng môi

trƣờng và kinh tế - xã hội

Nguồn: Viện Hải Dương Học Nha Trang

Nghiên cứu bổ sung về ĐDSH, chất

lƣợng MT

Chuẩn hóa và xây dựng bộ dữ

liệu về đa dạng sinh học, chất

lƣợng môi trƣờng vàkinh tế - xã

hội

Các vấn đề xã hội: dân cƣ, ngành

nghề, nhận thức liên quan đến đa

dạng sinh học

Bảo vệ đa dạng sinh

học vùng Bình Cang –

Nha Phu

Tổng quan tất cả các cơ sở dữ

liệu liên quan

Thu thập và xây dựng bộ dữ liệu về đa dạng sinh

học chất lượng môi trường và kinh tế - xã hội

Xây dựng giải pháp phục

hồi rừng ngập mặn, rạn san

hô. Sử dụng hợp lýtài

nguyên đa dạng sinh học

Nghiên cứu và xây

dựng các giải pháp

bảo vệ và phục hồi đa

dạng sinh học

Đề xuất giải pháp giảm

thiểu tác động tiêu cực của

nuôi trồng thủy sản và các

hoạt độngkinh tế xã hội

khác.

Phân vùng chức năng nhằm

bảo tồn và sử dụng bền

vững tàinguyên đa dạng

sinh học

Hiện trạng sử dụng tài nguyên đa

dạng sinh học cho phát triển KT-

XH.

Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng

nƣớc và trầm tích, các yếu tố thủy

văn – động lực có liên quan.

Các hệ sinh thái, tính đa dạng

loài, quần xã, sinh vật quí hiếm

Tác động của các hoạt động kinh

tế - xã hội đến đa dạng sinh học

Page 34 of 81

Hình 2. Sơ đồ phân vùng sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học khu vực Bình

Cang - Nha Phu Nguồn: Viện Hải Dương Học Nha Trang

c) Đồng quản lý nghề cá nhỏ ven bờ

Theo Patrick Christe (1997) của Trƣờng ĐHTH Môi trƣờng và Nguồn lợi

Tự nhiên Michigân (Mỹ) thì lịch sử phát triển các phƣơng pháp quản lý nghề cá

quy mô nhỏ ở các nƣớc nhiệt đới bao gồm [15]:

1. Quản lý tiền thuộc địa: Dựa vào tƣ liệu lịch sử của chính quyền địa

phƣơng. Những điều quan sát thấy để kiểm soát khai thác quá mức.

2. Quản lý thuộc địa (Quản lý tập trung): Chính phủ quản lý trực tiếp,

thông qua các cơ quan chức năng theo ngành dọc. Hình thức quản lý (Trên –

Xuống). Ƣu điểm: Nhà nƣớc dễ dàng thực hiện các chính sách, quy định;

Nhƣợc điểm: Hiệu quả không cao, nguồn lợi ngày càng suy giảm (Ngƣ dân trở

thành đối tƣợng quản lý của Nhà nƣớc)

Page 35 of 81

3. Quản lý trên cơ sở cộng đồng: Phân cấp cho ngƣ dân quản lý (mức độ

thấp). Hình thức quản lý (Dƣới – Lên). Ƣu điểm: Ngƣ dân tham gia quản lý;

Nhƣợc điểm: Hiệu quả vẫn chƣa đƣợc cao, do mức độ phân cấp của Nhà nƣớc

chƣa nhiều.

4. Đồng quản lý: Phân cấp cho ngƣ dân quản lý (mức độ cao hơn). Hình

thức quản lý: Tự quản (Trên – Xuống và Dƣới – Lên). Ƣu điểm: Ngƣ dân trở

thành chủ thể quản lý, hiệu quả cao do mức độ phân quyền của Nhà nƣớc nhiều

hơn; Hiệu quả sẽ thấp nếu Nhà nƣớc không giao quyền sử dụng vùng nƣớc cho

cộng đồng.

Có nhiều định nghĩa, nhƣng chung nhất là: Đồng quản lý là một phƣơng

thức quản lý, trong đó Nhà nƣớc chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm và chức năng

quản lý với những ngƣời sử dụng nguồn lợi (Quyết định số 67/QĐ –TCTS-

KTBVNL).

Đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ là phƣơng thức sản xuất mới [16] và

theo Robert S. Pomeroy thì đồng quản lý là vấn đề chính trị [17]. Đồng quản lý

là vấn đề chính trị, do vậy việc huy động hệ thống chính trị của xã tham gia thì

mới thành công. Tổ chức hợp pháp duy nhất đại diện cho ngƣ dân Việt Nam là

Hội Nghề cá Việt Nam có hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng (đến xã)

của 28 tỉnh, thành có biển đảm nhận việc nhận vùng nƣớc từ 6 hải lý trở vào bờ

để quản lý.

IV. 1. 2. Tổ chức lại dịch vụ, hậu cần phục vụ khai thác thủy sản; thành

lập Trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ

a. Tổ chức lại dịch vụ, hậu cần phục vụ khai thác thủy sản

- Tổ chức sắp xếp lại dịch vụ hậu cần trên bờ, tập trung vào khâu thu

mua, bảo quản và tiêu thụ; phát triển các Hợp tác xã, tổ hợp tác kinh doanh tiêu

thụ hải sản và dịch vụ hậu cần tại cảng.

- Nâng cấp, hoàn thiện các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho

tàu cá nhằm bảo đảm đồng bộ và từng bƣớc hiện đại hóa. Thực hiện việc nâng

cấp cảng cá Vĩnh Lƣơng, cảng cá Hòn Rớ theo dự án CRSD.

b. Xây dựng Trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ

Các tỉnh Nam Trung Bộ theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

bao gồm: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn 2030 đƣợc Chính phủ phê duyệt, trong đó có 6 trung tâm dịch vụ hậu cần

nghề cá gắn với ngƣ trƣờng trọng điểm ở nhiều vùng miền trong cả nƣớc: Trung

tâm hậu cần nghề cá Hải Phòng gắn với ngƣ trƣờng Vịnh Bắc Bộ, Đà Nẵng gắn

với ngƣ trƣờng Biển Đông và Hoàng Sa, Khánh Hòa gắn với ngƣ trƣờng Nam

Trung bộ và Trƣờng Sa, Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với ngƣ trƣờng Đông Nam Bộ,

Page 36 of 81

Kiên Giang gắn với ngƣ trƣờng Tây Nam bộ, Trung tâm phát triển thủy sản Cần

Thơ gắn với vùng nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long.

Lý thuyết và thực tiễn ở các nƣớc phát triển đã khẳng định những lợi ích

khi quy hoạch nền kinh tế theo vùng. Khả năng cạnh tranh của một vùng tập

trung đƣợc hình thành thông qua các nhân tố sau:

Thứ nhất, việc tham gia vào vùng kinh tế tập trung sẽ làm cho các thành

viên phai và có cơ hội tăng năng suất.

Thứ hai, việc hình thành vùng kinh tế tập trung sẽ thúc đẩy quá trình sáng

tạo và cải tiến.

Thứ ba, quy hoạch kinh tế theo vùng tập trung có tác động quan trọng đến

sự hình thành các doanh nghiệp mới trong một ngành hoặc trong các ngành có

liên quan.

Một khía cạnh khác thể hiện tính ƣu việt của việc tổ chức nền kinh tế theo

cụm chính là việc tập trung đầu tƣ, tránh việc đầu tƣ dàn trải nhỏ lẻ. Đồng thời,

việc phân bố cơ cấu kinh tế theo cụm hay vùng sẽ giúp các địa phƣơng hỗ trợ

lẫn nhau cùng phát triển và sử dụng nguồn lực của vùng một cách hiệu năng.

Với những lợi ích nhƣ phân tích ở trên, việc phát triển nghề cá cho khu

vực Nam Trung Bộ sẽ tạo đƣợc giá trị gia tăng cho ngành thủy sản đƣợc tổ chức

theo chuỗi giá trị. Các tỉnh có cơ hội khai thác cơ sở vật chất hiện đại, có thể

học hỏi và tận dụng tối đa tiềm năng của địa phƣơng. Từ đó, tạo sự phát triển

đồng đều, rút ngắn khoảng các chênh lệch giữa các tỉnh.

Khu vực Nam Trung Bộ có lợi thế liên kết vùng trong lĩnh vực thủy sản.

Tái cấu trúc nghề cá để tạo nền tảng vững chắc cho bƣớc chuyển quyết định từ

một nghề cá nhỏ, thủ công, mang tính tự phát sang nghề cá công nghiệp, nghề

cá thƣơng mại – đó là việc hình thành nên các trung tâm nghề cá vùng [18].

Các trung tâm nghề cá đƣợc xác định là giải pháp mang tính đột phá, đƣợc đầu

tƣ tập trung những cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá hƣớng đến một nghề cá hiện

đại. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt, các địa

phƣơng sẽ lập quy hoạch chi tiết theo quy chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn quy định. Trong đó, các trung tâm phải hội đủ các yếu tố cơ bản

nhƣ: phải có cảng cá loại 1hoặc cảng quốc tế có thể xuất nhập khẩu thủy sản, hạ

tầng dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ: xăng, dầu, thƣơng mại, tín dụng, đá cây,

ngƣ lƣới cụ, máy móc thiết bị phục vụ khai thác... Ngoài ra, các trung tâm có cả

cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu và khu công nghiệp chế biến. Những điều này

sẽ giúp các trung tâm hội đủ thành trung tâm hiện đại về tính chất, đảm bảo tính

liên kết với khâu dịch vụ hậu cần để nghề cá hiện đại và vƣơn khơi xa hơn. Trên

cơ sở đó, địa phƣơng sẽ thuê nhà tƣ vấn có đủ khả năng để có thể thiết kế chi

tiết các trung tâm nghề cá này.

Page 37 of 81

Trong 7 chức năng Trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ có chức năng

phát triển khai thác thủy sản xa bờ nhƣ sau: (i) Tập trung nghiên cứu, điều tra

đánh giá thƣơng niên nguồn lợi thủy sản, dự báo ngƣ trƣờng phục vụ khai thác

thủy sản, hƣớng dẫn ngƣ dân khai thác ở các ngƣ trƣờng mới; (ii) Tổ chức khai

thác thủy sản trên biển trên cơ sở cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp với

các vùng biển, tuyến biển, môi trƣờng tự nhiên và nguồn lợi thủy sản vùng Nam

Trung Bộ; (iii) Xây dựng mô hình thí điểm khai thác cá ngừ theo chuỗi liên kết

từ khai thác đến tiêu thụ sản phẩm. Liên kết ngƣ dân, nậu vựa, doanh nghiệp

chế biến và cơ quan quản lý; (iv) Xây dựng cơ sở dữ liệu tàu cá từ Trung ƣơng

đến từng địa phƣơng. Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi các

sản phẩm khai thác, hạn chế tình trạng đánh bắt bất hợp pháp; (v) Xây dựng chợ

đấu giá cá ngừ đại dƣơng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ năm 2015 sẽ bắt đầu

tiến hành xây dựng Trung tâm đầu tiên ở miền Trung.

c. Hệ thống tránh trú bão, tìm kiếm cứu nạn: hoàn thiện khu neo đậu tránh

trú bão Hòn Rớ, Bình Tây; Đầu tƣ xây dựng khu tránh trú bão tại Đại Lãnh,

Đầm Môn, Cam Lâm, Cam Ranh và các khu tránh trú bão tại các đảo thuộc

huyện đảo Trƣờng Sa; Đầu tƣ nạo vét luồng lạch các khu có thể neo đậu tránh

trú bão; Đầu tƣ hệ thống đèn báo bão tại các cửa lạch, cửa vịnh.

IV. 1. 2. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước, nguồn lực lao động

và quan hệ sản xuất trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản

a) Tăng cường nguồn nhân lực quản lý nhà nước:

- Tổ chức lại bộ máy quản lý hành chính nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ

nguồn lợi thủy sản từ cấp tỉnh đến cấp xã, phƣờng đồng thời nâng cao năng lực

cho đội ngũ cán bộ của hệ thống theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn.

- Tập trung đào tạo cán bộ có chuyên môn cao, cán bộ khoa học về nguồn

lợi, khai thác, cơ khí, đăng kiểm tàu cá và cán bộ quản lý: nâng cao trình độ

cho cán bộ quản lý của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản,

phòng Nông nghiệp & PTNT, kinh tế của các huyện/thị ven biển đảm bảo có

cán bộ có trình độ đại học về khai thác thủy sản; Các xã, phƣờng có nghề

khai thác thủy sản trên biển cần có cán bộ theo dõi về khai thác và bảo vệ

nguồn lợi thủy sản; xã hội hóa trong việc đào tạo lao động nghề cá, hƣớng tới

đào tạo có địa chỉ, theo nhu cầu thị trƣờng.

b) Đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất trên tàu:

- Lồng ghép công tác đào tạo nghề cho ngƣ dân vào chƣơng trình đào tạo

nghề cho lao động nông thôn mà Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đang

triển khai, nhằm giúp ngƣ dân nâng cao tay nghề khai thác thủy sản và có ý thức

bảo vệ môi trƣờng biển.

Page 38 of 81

- Phối hợp với các trƣờng Đại học, Viện nghiên cứu, Trung tâm khuyến

ngƣ, Hội Nghề cá và các trung tâm nghiên cứu liên quan đến thủy sản trong việc

tổ chức hàng năm các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ

thuyền trƣởng, máy trƣởng, thuyền viên về kỹ thuật đánh bắt, sử dụng các thiết

bị kỹ thuật cao...; tổ chức các lớp tập huấn về an ninh quốc phòng, tìm kiếm cứu

nạn hàng năm cho ngƣ dân.

- Đối với lực lƣợng lao động trực tiếp sản xuất trên các tàu:

+ Tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày

30/6/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành Quy chế Bồi dƣỡng và cấp

chứng chỉ thuyền trƣởng, máy trƣởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá,

nhƣng phải có cơ chế thuyền viên phải có chứng chỉ mới đƣợc hành nghề.

+ Để khắc phục sự thiếu hụt lao động trong khai thác thủy sản thì giải

pháp căn cơ là phải cơ cấu lại ngành nghề theo hƣớng tăng nhanh các ngành

nghề đánh bắt chọn lọc mang tính hiệu quả cao. Phát triển sản xuất phải gắn với

phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp thông qua cơ chế, chính sách,

khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nƣớc. Đồng thời, đẩy nhanh việc cơ giới hóa, hiện

đại hóa tàu thuyền, trang thiết bị ngƣ cụ để nâng cao hiệu quả hoạt động sản

xuất trên biển. Từ đó tạo động lực khuyến khích ngƣời lao động theo nghề biển.

- Đối với lực lƣợng lao động trực tiếp trên tàu theo Nghị định 67:

Việc đào tạo nâng cao trình độ kiến thức về pháp luật hàng hải, nghiệp vụ đi

biển, sử dụng máy móc cho đội ngũ thuyền trƣởng, máy trƣởng và một bộ phận

lao động nòng cốt là rất cần thiết. Với điều kiện hiện nay thì cố gắng đào tạo

thuyền trƣởng, máy trƣởng có trình độ trung cấp trở lên. Cùng với kinh nghiệm

đi biển đƣợc tích lũy, họ sẽ có đủ điều kiện và năng lực để điều khiển phƣơng

tiện khai thác hiện đại một cách hiệu quả. Còn đối với thuyền viên thì phải có

trình độ công nhân kỹ thuật chuyên nghiệp. Chủ tàu chỉ đƣợc thuê các thuyền

viên đƣợc đào tạo với trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc chứng chỉ hành

nghề theo Quyết định 77 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cần phải

bổ sung một số chức danh trên tàu cá nhƣ: công nghệ khai thác, bảo quản

trƣởng theo từng loại nghề.

- Đối với lực lƣợng sản xuất ven bờ và lộng:

+ Đào tạo nghề nuôi biển với các đối tƣợng không cho ăn nhƣ: rong

sụn, cá ngựa, vẹm xanh, hầu Thái Bình Dƣơng….

+ Đào tạo các nghề khai thác thân thiện với môi trƣờng nhƣ nghề lồng

bẫy, lƣới rê hỗn hợp…

c) Quan hệ sản xuất:

- Thành lập các Tổ hợp tác/Tổ ngƣ dân đoàn kết sản xuất trên biển theo

Quyết định số 292/QĐ- TCTS-KTBVNL ngày 24/7/2012 của Tổng cục Thủy

Page 39 of 81

sản V/v ban hành Sổ tay hƣớng dẫn thành lập Tổ hợp tác/Tổ ngƣ dân đoàn kết

sản xuất trên biển.

- Nghiên cứu và ban hành quy định về mối quan hệ kinh tế giữa chủ tàu

và thuyền viên trên tàu khai thác xa bờ đảm bảo hài hòa lợi ích 2 bên.

- Tạo mối quan hệ liên kết chặt chẽ trong quản lý chuỗi sản phẩm khai

thác giữa chủ tàu cá, doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nƣớc.

IV. 1. 4. Hỗ trợ thể chế

Có 2 văn bản quy phạm pháp luật nhằm hỗ trợ thể chế trong hoạch định

không gian khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cần ban hành, đó là:

a) Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản tỉnh Khánh Hòa,

giai đoạn 2014 - 2020.

b) Quy chế Quản lý khai thác thủy sản và Bảo vệ tài nguyên vùng nƣớc

ven bờ tỉnh Khánh Hòa.

Đặc biệt cần phải nghiên cứu, rà soát, bổ sung chế tài xử lý các vi phạm

trong hoạt động khai thác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đủ mạnh, sát với tình hình

thực tiễn mới có sức giáo dục, răn đe cao.

IV. 2. Giải pháp về khoa học công nghệ

a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai điều tra nguồn lợi

thủy sản, dự báo ngƣ trƣờng khai thác.

b) Triển khai nhanh và nhân rộng các kết quả nghiên cứu ngƣ cụ, phƣơng

pháp khai thác để chuyển hƣớng khai thác theo hƣớng nâng cao chất lƣợng và

giá trị sản phẩm. Cải tiến, chế tạo ngƣ cụ phù hợp để nâng cao hiệu quả khai

thác; áp dụng các công nghệ và thiết bị bảo quản tiên tiến trên tàu cá.

c) Ứng dụng thức ăn công nghiệp thay cho thức ăn tƣơi trong nuôi lồng

biển nhƣ tôm hùm, cá bớp, ốc hƣơng…(nếu không thì nghề giã cào, các nghề

bắt thủy sản non vẫn tồn tại vì sản phẩm các nghề này nằm trong chuỗi thức ăn

nghề nuôi lồng biển), trên cơ sở thành công của Đề tài “Hoàn thiện công nghệ

sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh” (mã số

KC.06.DA05/11-15) thuộc Chƣơng trình “Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng

khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực” do

PGS. TS Lại Văn Hùng, Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trƣờng Đại học Nha Trang

làm chủ nhiệm.

d) Ứng dụng kết quả thành công của Đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy

trình công nghệ khai thác cá ngừ bằng lƣới vây đuôi ở vùng biển Việt Nam (mã

số KC.06.23/11-15) doThS.Đoàn Văn Phụ làm chủ nhiệm thuộc Viện Nghiên

cứu Hải sản. Mẫu tàu cải tiến (Cải tiến tàu của ngƣ dân): Đảm bảo các chỉ tiêu

kỹ thuật theo TCVN 7111:2002 và TCVN 6718:2000.

Page 40 of 81

đ) Thành lập công ty đánh cá cổ phần Yanmar: Trung tâm nghiên cứu chế

tạo Tàu thủy (UNINSHIP) thuộc Trƣờng Đại học Nha Trang phối hợp cùng

Công ty Yanmar của Nhật Bản, đã hạ thủy và chạy thử thành công chiếc tàu

mẫu vỏ composite chuyên dùng câu cá ngừ đại dƣơng, với ký hiệu tàu

YANMAR 01. Đây là tàu do UNINSHIP chế tạo theo đơn đặt hàng của Công ty

Yanmar, nhằm đầu tƣ thí điểm tàu vỏ composite khai thác cá ngừ đại dƣơng tại

một số tỉnh Nam Trung bộ theo mô hình công ty đánh cá cổ phần của Nhật Bản.

Theo đó, ngƣ dân đƣợc quyền mua cổ phần đến 100% giá trị tàu và tiến hành sử

dụng, khai thác hải sản.

Phía Công ty Yanmar quản lý chất lƣợng cá ngừ và bao tiêu, xuất khẩu

sản phẩm. Công ty Yanmar dự định sẽ đầu tƣ khoảng 180 chiếc tàu tƣơng tự

cho định hƣớng phát triển nói trên. Tàu dài hơn 18m, rộng 4,5m và cao 2,5m,

máy chính công suất 350CV hiệu YANMAR, đạt tốc độ trung bình 11,5 hải

lý/giờ và có khả năng hoạt động an toàn trong điều kiện gió cấp 8.

e) Nhập khẩu tàu vây đuôi hiện đại cho Đội tàu khai thác, huấn luyện xa

bờ tại Trung tâm nghề cá Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa.

g) Tiếp tục nhân rộng các tiến bộ khoa học công nghệ đã đƣợc áp dụng và

mang lại hiệu quả cao nhƣ: khai thác cá bằng lƣới vây kết hợp sử dụng máy dò

ngang sonar, lƣới rê hỗn hợp, công nghệ chụp mực 4 tăng gông…

h) Công nghệ bảo quản sau thu hoạch:

- Tiếp tục thực hiện chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông

nghiệp tại Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ ban hành

ngày 14/11/2003.

- Trên cơ sở kết quả điều tra thực trạng bảo quản sản phảm sau thu hoạch

trên tàu đánh bắt xa bờ [19], cần ứng dụng các phƣơng pháp bảo quản sản phẩm

trên tàu tiên tiến hơn so với phƣơng pháp truyền thống bằng đá lạnh theo mức

độ hiện đại tăng dần sau: Bảo quản bằng đá lạnh có hệ thống lạnh bảo quản cá

đá không tan; đông lạnh bằng hệ thống cấp đông - 400 C ở tủ đông cấp tốc, - 20

0

C ở hầm bảo quản; vào cuối thế kỷ XX, do nhu cầu nâng cao chất lƣợng đối với

cá ngừ đại dƣơng khai thác viễn dƣơng xuất hiện hệ thống cấp đông sâu đến -

600 C.

Đối với khối tàu khai thác xa bờ theo Nghị định 67 nên sử dụng hệ thống

bảo quản cá đá không tan vừa rẽ tiền, phù hợp với trình độ của ngƣ dân lại giảm

thất thoát sau thu hoạch ở mức thấp nhất có thể.

- Mô hình tổ chức sản xuất theo Tàu mẹ - tàu con là một giải pháp giảm

tổn thất sau thu hoạch.

Page 41 of 81

IV. 2. Giải pháp về xã hội

Ngoài những chính sách đồng bộ về tài chính để hỗ trợ phát triển khai

thác thủy sản đã có, cần xây dựng chính sách về tài chính hỗ trợ đối với ngƣ dân

nghề cá nhỏ ven bờ. Trong đó tập trung vào các chính sách cơ bản:

- Hỗ trợ ngƣ dân chuyển đổi nghề khai thác sang nuôi trồng thủy sản, du

lịch sinh thái cộng đồng; nâng cấp tàu thuyền khai thác ven bờ ra lộng, lộng ra

xa bờ; chuyển sang khai thác các nghề thân thiện với môi trƣờng.

- Hỗ trợ kinh phí xây dựng làng nghề cho phụ nữ ở các làng cá.

- Hỗ trợ kinh phí xóa mù chữ và bổ túc con em ngƣ dân ở các làng cá học

hết cấp 2 và có chính sách đào tạo công nhân chuyên nghiệp làm việc trên các

tàu đánh bắt xa bờ, không để các cháu theo nghiệp “cha truyền con nối” trên các

thuyền chèo hoặc các thuyền có công suất dƣới 20 CV.

- Lồng ghép hoạch định không gian khai thác ven bờ vào Chƣơng trình

nông thôn mới để ngƣ dân có thể tiếp cận với các nguồn kinh phí từ chƣơng

trình nông thôn mới (Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về phê duyệt

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010 - 2020; Quyết

định 56/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ

sung một số điều trong Quyết định số 13/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ

tƣớng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc

để tiếp tục thực hiện các chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng, phát triển

đƣờng giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng

làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 – 2015).

- Trong 19 tiêu chí Xây dựng nông thôn mới của các xã ven biển có nghề

cá phát triển hầu nhƣ vắng bóng ngƣ dân, do vậy trong xây dựng Chƣơng trình

nông thôn mới ở các xã ven biển cần bổ sung thêm hình ảnh của ngƣ dân, làng

cá, ngƣ trƣờng (vùng nƣớc 6 hải lý trở vào bờ).

V. Thảo luận

1. Nhằm thúc đẩy nghề khai thác, chế biến, tiêu thụ cá ngừ phát triển ổn

định, đồng bộ, trong thời gian tới theo định hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và

phát triển bền vững, Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban

hành Quyết định số 3465/QĐ-BNN ngày 06/8/2014 phê duyệt Đề án thí điểm tổ

chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi.

Hiện nay, tồn tại có 2 ý kiến khác nhau của các nhà xuất khẩu cá ngừ đại

dƣơng của Khánh Hòa cần đƣợc thảo luận để có chiến lƣợc xuất khẩu:

Thứ nhất, xuất khẩu sản phẩm ăn tƣơi (sashimi, shusi) có giá cao hơn,

nhƣng nhiều rủi ro trong chuỗi giá trị từ khâu đánh bắt xử lý, bảo quản đến chợ

đấu giá của Nhật;

Page 42 of 81

Thứ hai, xuất khẩu sản phẩm đông lạnh chế biến fillet (loin, steak CO) ít

rủi ro. Phù hợp với trình độ công nghệ lao động trên tàu, sản phẩm đƣợc chế

biến trong nƣớc, xuất khẩu trực tiếp không qua trung gian (ủy thác Công ty

Nhật đấu giá bên Nhật đối với sản phẩm ăn tƣơi).

2. Về lý thuyết và thực tiễn, đồng quản lý nghề cá nhỏ ven bờ bao gồm 4

hợp phần: (i) Quản lý nguồn lợi thủy sản (Bảo vệ; Phục hồi; Điều chỉnh; Chính

sách); (ii) Phát triển cộng đồng(Tạo sinh kế; dịch vụ cộng đồng); (iii) Tổ chức

cộng đồng (Việc tổ chức - Tự quản; Sự lãnh đạo - Bầu; Sự tham gia - Tự

nguyện; Sự phân quyền cho ngƣ dân - Chính quyền); (iv) Hỗ trợ thể chế (Cơ

chế quản lý; Mạng lƣới cộng đồng; Thiết kế các văn bản). Các hợp phần này

cần đƣợc triển khai đồng bộ.

Dự án CRSD không đề cập đến sinh kế thay thế. Việc tạo sinh kế và

chuyển nghề cho ngƣ dân nghề cá nhỏ ven bờ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Một đặc điểm của ngƣ dân nghề cá nhỏ ven bờ Việt Nam là nghèo và không có

khả năng đánh bắt xa bờ (tài chính và kinh nghiệm) vì vậy sinh kế cho ngƣ dân

chỉ có thể dựa vào nuôi (trồng) biển. Đa dạng hoá các cơ hội sinh kế cho ngƣ

dân, đặc biệt cho ngƣ dân nghèo, nhằm tăng thu nhập và giảm rủi ro cho họ.

Vậy giải quyết vấn đề này nhƣ thế nào?

3. Việc thành lập các Tổ hợp tác/Tổ ngƣ dân đoàn kết sản xuất trên biển

theo Quyết định số 292 của Tổng cục Thủy sản, cần xác định rõ hơn “hạt nhân

kinh tế” trong Tổ hợp tác/Tổ ngƣ dân đoàn kết sản xuất trên biển là gì?

VI. Kết luận và kiến nghị:

VI. 1. Kết luận:

Hoạch định không gian khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh

Khánh Hòa đƣợc xây dựng trên quan điểm cơ bản phát triển bền vững. Phát

triển khai thác thủy sản đi đôi với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi, bảo vệ

môi trƣờng sinh thái nhằm duy trì sản xuất bền vững thông qua công cụ quy

hoạch không gian biển, ven biển và phƣơng thức đồng quản lý nghề cá nhỏ ven

bờ, gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển, góp

phần phát triển bền vững ngành thủy sản Khánh Hòa.

Hoạch định không gian khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh

Khánh Hòa đƣợc thực hiện sẽ có những bƣớc tiến mới, hƣớng ngành khai thác

phát triển ổn định, hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu tàu thuyền và lao

động nghề cá, giảm sức ép và khôi phục nguồn lợi thủy sản ven bờ; phát triển

khai thác xa bờ hợp lý, hiệu quả. Hạn chế nghề khai thác hủy diệt, khai thác

kém hiệu quả. Chuyển đổi nghề nghiệp đối với một bộ phận ngƣ dân đánh cá

ven bờ. Hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá đƣợc đầu tƣ, xây dựng

đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý và lao

động khai thác đƣợc nâng cao. Thực hiện Nghị định 67 sẽ là cơ hội để chuyển

Page 43 of 81

kinh tế truyền thống “cha truyền con nối” sang kinh tế tri thức cho lực lƣợng

trực tiếp khai thác trên tàu.

Thực hiện thành công Hoạch định không gian khai thác và bảo vệ nguồn

lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa sẽ đảm bảo đội tàu khai thác thủy sản sẽ còn 3.430

chiếc, trong đó số tàu trên 90 CV khoảng trên 1.000 chiếc. Tổng công suất đạt

297.500 CV, tổng sản lƣợng khai thác thủy sản đạt 90.000 tấn. Giải quyết việc

làm cho trên 20.000 lao động đánh cá.

Thực hiện thành công quy hoạch định không gian khai thác và bảo vệ

nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa sẽ đầu tƣ nâng cấp, mở rộng 2 cảng cá, một

Trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ - một giải pháp mang tính đột phá,

đƣợc đầu tƣ tập trung những cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá hƣớng đến một nghề

cá hiện đại; Hoạch định không gian khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh

Khánh Hòa đƣợc thực hiện thông qua Quy hoạch không gian biển là cách tiếp

cận mới từ hoạch định truyền thống sang hoạch định đa ngành; sẽ có một giải

pháp quản lý mới trong không gian ven bờ là áp dụng đồng quản lý nghề cá nhỏ

ven bờ thay cho phƣơng pháp quản lý tập trung do một chủ thể quản lý – Nhà

nƣớc và có thêm một Khu bảo vệ sinh thái biển đầm Nha Phu do cộng đồng địa

phƣơng quản lý.

Hoạch định không gian khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh

Khánh Hòa là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để đạt đƣợc các mục tiêu hoạch định

cần thực hiện đồng bộ các giải pháp; đồng thời đầu tƣ hợp lý, đầy đủ theo thứ tự

ƣu tiên từ phía Nhà nƣớc, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, các tổ chức

phi Chính phủ và đặc biệt là của ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng. Bên

cạnh đó, cần có sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp

đồng bộ các Sở, ban ngành và các địa phƣơng liên quan.

VI. 2. Kiến nghị

1. Đối với UBND tỉnh

Đề nghị UBND tỉnh ra Quyết định ban hành: Đề án tổ chức lại sản xuất

trong khai thác thủy sản tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2014 - 2020. Đề án này cần

thông qua Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân để huy động các nguồn lực thực hiện.

Đề nghị UBND tỉnh ra Quyết định ban hành Quy chế Quản lý khai thác

thủy sản và Bảo vệ tài nguyên vùng nƣớc ven bờ tỉnh Khánh Hòa.

Trong văn bản này, cần xác định tổ chức dân sự nào đƣợc giao quản lý và

sử dụng không gian ven bờ (vùng nƣớc 6 hải lý vào bờ)[20].

2. Đối với Bộ, ngành Trung ƣơng

Hoạch định không gian khai thác và bảo vệ nguồn lơi thủy sản tỉnh

Khánh Hòa tƣơng đối toàn diện theo hƣớng phát triển bền vững, tuy nhiên bức

tranh của không gian ven biển của Khánh Hòa cũng nhƣ các tỉnh ven biển còn

Page 44 of 81

nhiều “khoảng trống” nhƣ đã nêu trên và nhiều bất cập trong triển khai thực

hiện Chƣơng trình nông thôn mới đối với không gian ven biển [21], hơn nữa

không gian ven biển là cửa ngõ tiền tiêu của Tổ quốc, đề nghị Chính phủ cần bổ

sung Chƣơng trình hành động “Tam ngƣ” - ngƣ nghiệp, ngƣ dân, ngƣ thôn

(làng cá) vào Chiến lƣợc kinh tế biển.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành Trung

ƣơng bố trí kinh phí để tỉnh Khánh Hòa thực hiện các giải pháp đề ra thông qua

các dự án, đề án, xây dựng cơ sở hạ tầng./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Sự phát triển nghề đánh bắt cá và cơ chế tự quản trong làng cá truyền

thống và đƣơng đại Việt Nam (Kỳ 3), Th.S Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch

Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa, đăng trên

Vebsite: khafa.org.vn.

2. Phát triển bền vững - Chiến lƣợc phát triển Thế kỷ XXI. GS.TSKH Trƣơng

Quang Học. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và Môi trƣờng. Đại học

quốc gia Hà Nội.

3. Cẩm nang quy hoạch không gian biển và vùng bờ cấp địa phƣơng. MCD-

Trung tâm bảo tổn sinh vật biển và phát triển cộng đồng. Chủ biên:

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi

4. Báo cáo kết quả giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri về khó khăn trong

sản xuất và đời sống của ngƣ dân số: 574/BC- BDN ngày 21/10/2013 của

Ban dân nguyện UBTV Quốc hội).

5. Địa chí Khánh Hòa năm 2010 phần Thủy sản. Võ Thiên Lăng, 2013.

6. Hiện trạng khai thác nguồn lợi hải sản và giải pháp bảo vệ, phát triển bền

vững tại xã Ninh Ích - đầm Nha Phu, Khánh Hòa. Trần Văn Phƣớc và Ngô

Văn Hiệp. Khoa Nuôi trồng Thủy sản- Trƣờng Đại học Nha Trang, năm

2008.

7. Phƣơng hƣớng và những giải pháp nhằm phát triển bền vững nghề khai

thác thủy sản vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Phan Thị Dung. Đề tài Tiến

sĩ chuyên ngành: Kinh tế công nghiệp Mã số: 62.31.09.91. Đại học Đà

Nẵng.2009.

8. Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dự án: Nguồn lợi ven biển vì sự nghiệp phát

triển bền vững (CRSD), Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tài trợ của Ngân hàng

Thế giới (WB), năm 2012.

9. Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/03/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ

V/v Phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong lĩnh vực khai thác hải sản.

10. Kế hoạch số: 2228/KH-BNN-TCTS ngày 04/07/2013 của Bộ Nông nghiệp

và PTNT triển khai thực hiện Quyết định số 375/QĐ-TTg.

11. Tài liệu Hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết 67/2014/NĐ-

CP về một số chính sách phát triển thủy sản tại Nha Trang. Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn. Tháng 8/2014.

Page 45 of 81

12. Diễn đàn tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị. Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn tại Phú Yên. Tháng 4/2014.

13. Tài liệu hội nghị bàn giải pháp khai thác và xuất khẩu cá ngừ tại Phú Yên.

Bộ Nông nghiệp và Phat triển nông thôn. Tháng 9/2014.

14. Nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo vệ đa dạng sinh học vùng Bình Cang –

Nha Phu, Đề tài NCKH, Viện Hải Dƣơng Học, chủ nhiệm: TS. Võ Sĩ

Tuấn, 2012

15. Quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ trên cơ sở cộng đồng tại các thôn biển

của xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa. Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp tỉnh: Th,S

Võ Thiên Lăng, 2001.

16. Đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ là một phƣơng thức sản xuất mới gắn

với hoàn thiện cơ chế tự quản trong các làng cá đƣơng đại và vai trò của

Hội Nghề cá Việt Nam, Hội Nghề cá Khánh Hòa (Kỳ 4-

www.khafa.org.vn).

17. Fisheries Co - Managemend and Smal – scale Fisheries: Policy Brief.

Robert S.Pomeroy and Meryl J.Wiliams 1994. ICLARM.

18. Tóm tắt dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi quy hoạch trung tâm nghề cá

vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa. Nhóm tƣ vấn Trƣờng Đại học Nha

Trang. Tháng 9/2012.

19. Dự án "Điều tra thực trạng bảo quản sau thu hoạch sản phẩm khai thác trên

tàu cá xa bờ và đề xuất giải pháp". Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác

thuỷ sản (Trƣờng Đại học Nha Trang), 2013.

20. Hỗ trợ thể chế (Kỳ cuối).Th.S Võ Thiên Lăng, Phó chủ tịch Hội Nghề cá

Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa

21. “Tam ngƣ” trong chiến lƣợc kinh tế biển. www.tapchitaichinh.vn

22. Nghị định số 33/2010/NĐ-CP Về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của

tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

23. Báo cáo kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản. TS Ngô Anh Tuấn,

chuyên gia FAO). 2014.

24. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển khai thác, cơ khí, cảng cá và dịch vụ

hậu cần thủy sản giai đoạn 2010 – 2015 và định hƣớng đến năm 2020 tỉnh

Bà Rịa- Vũng Tàu, cơ quan tƣ vấn: Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản -

Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2013.

25. Quản lý cƣờng lực khai thác hải sản ở Việt Nam – Định hƣớng và giải

pháp

http//www.fistenet.gov.vn.

26. Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa theo Quyết định số:

2293/QĐ-UBND ngày 06/09/2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa.

27. Một số Quyết định phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tổng

cục thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội 2014.

Page 46 of 81

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNHỘI NGHỀ CÁ TỈNH KHÁNH HÒA

XÂY DỰNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG Ở KHÁNH HÒA

(THEO ĐỀ ÁN THÍ ĐiỂM CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT)

Th.S Võ Thiên Lăng

Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa

KS Lê Kế Thương

Chủ tịch Hiệp hội cá ngừ đại dương Khánh Hòa

NHA TRANG, THÁNG 11 NĂM 2014

1/4/2016 1

CHIÊN LƯỢC SẢN PHẨM, HOẠCH ĐỊNH KHÔNG GIAN KHAI THÁC THỦY SẢN

ĐỂ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN HỢP CẢNG CÁ GENERAL SANTOS Ở

PHILIPPINES

Th.S Võ Thiên Lăng

Chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa

TÔNG QUAN NGHỀ CÁ PHILIPPINES

Philippines có 7.000 đảo bao quanh bởi biển Thái Bình Dƣơng, phía Đông

giáp biển Đông, phía Nam giáp biển Celebes, phía Bắc giáp biển Đài Loan.

Tổng diện tích mặt nƣớc của Philippines kể cả vùng EEZ là 2.200.000 km2.

Công nghiệp nghề cá của Phippines đƣợc chia thành 2 lĩnh vực: Nghề cá

thƣơng mại và nội địa. Nghề cá thƣơng mại là nghề cá khai thác xa bờ và nghề

cá nội địa khai thác ven bờ kể cả nuôi trồng.

Theo báo cáo của Cục Thống kê nông nghiệp và Cục Thống kê thủy sản

Philippines thì tổng sản lƣợng khai thác năm 2012 của Philippines là

2.125.744,43 tấn cá các loại. Trong đó, khai thác nội địa là 1.063.426,55 tấn

chiếm 51% và khai thác thƣơng mại 1.042.371,88 tấn chiếm 49%.

Nghề khai thác nội địa bao gồm các nghề câu tay cá ngừ đại dƣơng truyền

thống, nghề lƣới kéo, nghề lƣới rê, nghề lƣới vây, lƣới bao (ring net- kết hợp

giữa lƣới rùng với lƣới vây)...

Page 47 of 81

Nghề khai thác thƣơng mại bao gồm những nghề chính nhƣ: Câu tay, câu

vàng cá ngừ đại dƣơng, lƣới vây (ánh sáng và chà nhân tạo), lƣới bao (ring net),

lƣới rê.

Nghề cá nội địa chủ yếu các tàu thuyền hoạt động ở vùng nƣớc ven bờ

cách bờ khoảng 15 km với trọng tải dƣới 3 tấn lắp máy chạy xăng, dầu điesel

hoặc thuyền chèo.

Nghề cá thƣơng mại đối với cá ngừ thƣờng sử dụng các tàu lƣới vây, lƣới

bao (ring net) có trọng tải 15 - 50 tấn, lắp máy 80 - 220CV. Có 2 loại tàu vây

khơi cỡ lớn: loại thứ nhất có trọng tải từ 200 đến 300 tấn; loại thứ hai có trọng

tải từ 400 tấn trở lên đến 1.000 tấn.

Tổng sản lượng cá ngừ đại dương năm 2012 của Philippines

Loại cá ngừ đại dương Nghề cá nội địa

Nghề cá thương mại

% Tổng sản lượng hải sản

khai thác Cá ngừ mắt to 72.052,85 79.508,70 7,1

Cá ngừ vây vàng 45.757,33 42.795,50 4,16

Cộng 117.810,18 122.304,42

Tổng cộng 240.114,6 11,26

Nguồn: www.fao.org

Năm 2012, tổng sản lƣợng cá ngừ đại dƣơng của Philippines là 240.114

tấn chiếm 11,26% TSL khai thác thủy sản, trong đó nghề câu tay nội địa

117.810,18 tấn, câu tay và câu vàng thƣơng mại 122.795,50 tấn.

Năm 2013, sản lƣợng xuất khẩu cá ngừ của Philippines đạt 165.757 tấn với

các mặt hàng: Ăn tƣơi/lạnh/đông, sấy khô/xông khói, đồ hộp với tổng giá trị

kim ngạch xuất khẩu là 681.581 triệu USD sang các thị trƣờng Mỹ, Nhật và EU.

Sản lƣợng cá ngừ do Philippines khai thác năm 2011 chiếm 57,57% tổng

sản lƣợng cá ngừ của các nƣớc khối ASEAN (Indonesia, Thái Lan, Malaysia,

Việt Nam).

Philippines là thành viên của Ủy ban Cá ngừ Ấn Độ Dƣơng (IOTC), Ủy

ban Bảo tồn Cá ngừ Đại Tây Dƣơng (ICCAT), Ủy ban Tây và Trung Thái Bình

Dƣơng (WCPFC), và thành viên không chính thức của Ủy ban Bảo tồn Cá ngừ

Vây xanh miền Nam (CCSBT).

Nguồn lợi cá ngừ: Philippines có 6 loại cá ngừ chủ yếu nhƣ cá ngừ vây

vàng (Thunnus albacares), ngừ vằn (skipjack), cá ngừ mắt to (Thunnus obesus),

cá ngừ bullet (Auxis rochei), cá ngừ nhỏ miền Đông hoặc "kawa-kawa"

{Euthynnus affinis), và cá ngừ frigate (Auxis thazard).

Page 48 of 81

Công nghiệp cá ngừ Thái Bình Dương

Nằm trong vành đai cá ngừ của Thái Bình Dƣơng, Philippines có lợi thế

phát triển công nghiệp cá ngừ.

Trên cơ sở chiến lƣợc sản phẩm và hoạch định không gian khai thác thủy

sản, Philippines xây dựng các khu công nghiệp liên hợp cảng cá.

Bản đồ các Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá Philippines

Philippines có 8 Khu công nghiệp liên hợp cảng cá: (1) Navotas Fish Port

Complex (NFPC), (2) Sual Fish Port, (3) Lucena Fish Port Complex (LFPC),

(4) Camaligan Fish Port (SFP), (5) Iloilo Fish Port Complex (IFPC), (6) Davao

Fish Port Complex (DFPC), (7) Zamboanga Fish Port Complex (ZFPC), (8)

General Santos Fish Port Complex (GSFPC) do Cơ quan Phát triển nghề cá

Page 49 of 81

Philippines (PFDA) thuộc Tổng cục thủy sản quản lý. Trong đó, Khu công

nghiệp liên hợp Cảng cá General Santos lớn nhất chuyên về cá ngừ của

Philippines.

THÀNH PHỐ GENERAL SANTOS - THỦ PHỦ CÁ NGỪ CỦA PHILIPPINES

Thành phố General Santos nằm phía nam của Philipinens với dân số

khoảng trên 400.000 ngƣời là thành phố hạng 1 của Philippines.

Thành phố General Santos trở thành “Thủ phủ cá ngừ của Philippines” với

90 % cá ngừ của Philippines bốc dỡ tại Cảng cá General Santos và là nơi tham

quan của khách du lịch (Chợ cá số 1 và số 2). Hàng năm cứ đến tháng 9 chính

quyền địa phƣơng tổ chức Fectival cá ngừ, mọi ngƣời dân đều tham gia và từ

lâu đã trở thành truyền thống của ngƣời dân thành phố.

Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá General Santos đƣợc tài trợ bằng nguồn

vốn OECF của Nhật Bản bắt đầu xây dựng từ 12/1994 đến tháng 3/1999 với

diện tích 11 ha nằm bên ngoài thành phố General Santos là Khu công nghiệp

liên hợp cảng cá hiện đại và lớn nhất của Philippines hiện nay.

Hai sản phẩm chủ lực của Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá General

Santos là cá ngừ đại dƣơng và cá ngừ các loại. Khu công nghiệp liên hợp Cảng

cá General Santos có 6 kho lạnh - 350C với thể tích 300 tấn cho mỗi kho, công

suất đông lạnh tiếp xúc - 45 0C (4 blốc) 288 kg/mẽ/3- 4 giờ/blốc, 1 nhà máy làm

đá lạnh 60 tấn, 3 chợ cá có diện tích 6.000m2 và chiều dài cầu cảng 758 m.

Cảng cá General Santos đạt các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực

phẩm và đƣợc EU, Mỹ, Nhật Bản chính thức công nhận.

CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG ĂN SASHIMI

Cá ngừ đại dương ăn tươi

Nghề khai thác cá ngừ đại dƣơng của Philippines phát triển từ khá sớm, ngƣ

dân Philippines sử dụng nhiều loại ngƣ cụ nhƣ: nghề câu tay, câu vàng, câu

chạy và lƣới rê… để đánh bắt cá ngừ đại dƣơng (cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt

to) và các loài cá ngừ khác.

Ba nghề chính câu cá ngừ đại dƣơng: Câu tay nội địa, câu tay thƣơng mại và

câu vàng thƣơng mại.

Nghề câu tay các loài cá ngừ đại dƣơng ở đây thƣờng sử dụng các tàu vỏ

composite có chiều dài từ 15 - 20m, chiều rộng khoảng từ 3 - 5m, trọng tải

khoảng 10 tấn, công suất từ 80 – 160CV. Mô hình tổ chức câu tay: Tàu mẹ -

tàu con.

Page 50 of 81

Tàu mẹ

Cấu tạo của tàu mẹ hình thon có 2 dãy tăng gông để chở các xuồng chèo con

(tàu con), mỗi tàu mẹ có thể gánh 2 bên tăng gông trên 12 chiếc xuồng con.

Thành phố General Santos có khoảng 2.000 chiếc tàu mẹ. Cá sau khi câu đƣợc

bảo quản nguyên con trong hầm nƣớc biển đá lạnh.

Thời gian đi biển từ 1 tuần đến 2 tuần phụ thuộc vào kích cỡ tàu, ngƣ trƣờng

hoạt động. Sản lƣợng khai thác của 1 tàu con trong 1 chuyến biển (5 ngày) đạt

khoảng 300 kg cá ngừ vây vàng.

Câu cá trên tàu con Cách kéo cá lên tàu con

Ngƣ trƣờng khai thác của nghề câu tay cá ngừ đại dƣơng của Philippines

chủ yếu là vùng ven biển Philippine, Indonesia, Papua New Guine và vùng biển

đại dƣơng.

Nghề câu tay cá ngừ đại dƣơng thƣờng sử dụng chà (Fish Aggregating

Devices - Thiết bị gom cá - FADs) để tập trung cá, rồi câu tay quanh chà.

Page 51 of 81

Mùa vụ khai thác chính hàng năm là các tháng 4, 5, 6 và 11, 12. Các tháng

còn lại sản lƣợng khai thác đạt thấp hơn. Câu cá ban ngày tốt hơn ban đêm, thời

điểm câu tốt nhất là vào lúc chập choạng tối và rạng đông.

Mô tả nghề câu tay cá ngừ đại dương quanh chà ở Philippine

Ngư dân vác cá từ tàu mẹ lên cân tại Chợ số 1

Page 52 of 81

Chợ số 2 bán đấu giá cá ngừ đại dương ăn tươi

Cá ngừ đại dương cấp đông

Tàu câu cá ngừ đại dƣơng câu tay hoặc câu vàng đƣợc cấp đông là sản

phẩm chất lƣợng cao, giá bán cao và ổn định hơn cá ngừ đại dƣơng ăn tƣơi.

CÁ NGỪ ĐÔNG LẠNH

Cá ngừ đông lạnh để đóng hộp đƣợc cung cấp từ các tàu lƣới vây, lƣới bao

(ring net), lƣới rê có trang bị hệ thống cấp đông từ - 300

C đến - 350C của

Manila, nƣớc ngoài và của ngƣ dân TP. General Santos.

Hai nghề chính khai thác cá ngừ cấp đông là nghề lƣới vây và nghề lƣới bao

(ring net).

Nghề lưới bao (ring net)

Page 53 of 81

Nghề lưới vây

Một tổ hợp tàu lƣới vây hiện đại thƣờng bao gồm: Tàu lƣới vây, 3 tàu phát

sáng, 2 tàu chuyên chở và 40 đến 50 cụm chà (FADs) nhân tạo, mỗi cụm chà có

bộ cảm ứng báo về máy chủ trên tàu sản lƣợng cá ngừ tập trung tại chà và chỉ

tiến hành vây khi sản lƣợng đạt đến mức cần thiết. Các tàu lƣới vây ngoài việc

tập trung cá bằng chà nhân tạo còn kết hợp sử dụng ánh sáng trên tàu phát sáng

để gom cá khi vây cá ban đêm.

Tàu lưới vây cập Cảng cá General Santos

Page 54 of 81

Tổng sản lượng cá ngừ đông lạnh bốc dỡ tại Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá General Santos 2003 - 2014

Năm Đông lạnh Địa phương Tổng cộng

Manlla Nước ngoài

2003 61.517,12 61.517,12

2004 94.549,95 94.549,95

2005 78.363,09 78.363,09

2006 102.729.00 102,729,00

2007 105.690,21 105.650,21

2008 20.989.04 26.206,70 65.063,58 112.259,32

2009 20.177,52 72.557,87 50.403,78 143.139,17

2010 20.705,98 70.529,55 51.903,65 143.139,17

2011 11.796,11 53.101,02 47.493,66 112.850,81

2012 7.324.56 56.108,25 76.180,55 139.513,34

2013 13.619,67 71.988,24 81.970,84 167.578,75

2014 25.894,21 65.493,15 101.480,19 193.867,55

Tổng cộng 121.507,09 415.984,78 917.845,61 1.455.337,48

Nguồn: PFDA, TP. General Santos

Năm 2014 tổng sản lƣợng cá ngừ đông lạnh bốc dỡ tại Khu công nghiệp

liên hợp Cảng cá General Santos cung cấp cho các nhà máy cá hộp là

193,867,55 tấn lớn nhất trong 12 năm qua, tăng so với năm 2013 là 14%.

Sản phẩm cá ngừ đông lạnh của địa phƣơng năm 2014 chiếm 52,35%

tổng sản lƣợng bốc dỡ tại Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá General Santos.

Sản lƣợng bốc dỡ của các tàu nƣớc ngoài là 65.493,15 tấn, 25.894,21 tấn từ các

nhà cung cấp cá ngừ đông lạnh Manila.

Theo số liệu của Tổng cục Nghề cá và Nguồn lợi thủy sản, Philippine có 7

nhà máy cá ngừ đóng hộp thì ở TP. General Santos đã có 6 nhà máy (nằm trong

Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá General Santos) bao gồm: Alliance Select

Food Internal Inc. Celebes Canning Corp, General Tuna Corp, Ocean Canning

Corp, Phibest Canning Corp và Exporter Corp.

Bình luận:

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan nghề cá Philippines và khảo sát thực tế tại

Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá General Santos cùng đoàn công tác của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ ngày 16 - 18/6/2015 tại TP. General

Santos có thể thấy rằng:

1. Hầu hết các nghề khai thác của Philippines đều sử dụng Thiết bị gom cá

(FADs) truyền thống với vật liệu tre, lá dừa… hoặc nhân tạo hiện đại. Việc sử

dụng Thiết bị gom cá (FADs) đánh bắt cá ngừ non và việc vi phạm IUU là

những thách thức đối với nghề cá Philippines. Theo số liệu của WCPPC, tại TP.

General Santos năm 2013 nghề lƣới vây sử dụng 124 Thiết bị gom cá (FADs)

và nghề lƣới bao (ring net) 279 Thiết bị gom cá (FADs).

2. Chiến lƣợc sản phẩm của Khu công nghiệp liên hợp cảng cá General

Santos là cá ngừ với mục tiêu hƣớng đến xuất khẩu với đa dạng hóa các mặt

Page 55 of 81

hàng: Cá ngừ đại dƣơng ăn tƣơi, cấp đông sâu và lạnh (philê chế biến thành các

sản phẩm có giá trị gia tăng); sấy khô/xông khói và đóng hộp.

3. Theo hoạch định không gian khai thác, Philippines có 15 khu vực khai

thác cho các nghề cá nội địa và thƣơng mại. Đối với nghề khai thác thƣơng mại

cá ngừ chịu sự quản lý của Ủy ban Tây và Trung Thái Bình Dƣơng.

4. Các tàu cá của Philippines sử dụng 2 loại vật liệu: vỏ composite có trọng

tải nhỏ và vỏ thép đối với các tàu có trong tải lớn. Tât cả các tàu khai thác nội

địa và thƣơng mại cá ngừ đại dƣơng đều sử dụng vật liệu composite, rất thuận

lợi cho việc bảo quản sản phẩm sau thu hoạch bằng nƣớc biển đá lạnh có hệ số

truyền nhiệt tốt hơn so với đá xay, do vậy chất lƣợng cá ngừ đại dƣơng ăn tƣơi

đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cao. Các tàu cá thƣơng mại nghề câu, nghề vây và lƣới

bao (ring net) đều có hệ thồng cấp đông từ - 300 C đến - 35

0C.

5. Chuỗi gía trị cá ngừ tại Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá General

Santosđƣợc khép kín khá hoàn chỉnh. Mỗi ngày có khoảng 621 tấn cá ngừ bốc

dỡ tại Cảng cá General Santos với các nguyên liệu: Cá ngừ đại dƣơng và cá ngừ

đông lạnh.

- Năm 2012, 240.114,6 tấn cá ngừ đại dƣơng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đƣợc

xuất khẩu theo các mặt hàng: Cá ngừ đại dƣơng ăn tƣơi, cấp đông sâu và lạnh

(philê chế biến thành các sản phẩm có giá trị gia tăng). Cá ngừ đại dƣơng ăn

tƣơi loại 1 đƣợc xuất khẩu trực tiếp bằng máy bay, loại không đạt tiêu chuẩn

xuất khẩu các nhà máy phi lê chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng, cá ngừ

đại dƣơng đông sâu có thể bán ở tất cả các thị trƣờng trên thế giới.

- Năm 2014, 193.867,55 tấn cá ngừ đông lạnh đƣợc cung cấp cho 6 nhà máy

đóng hộp với công suất 300 tấn/ngày và các nhà máy chế biến xuất khẩu với các

mặt hàng sấy khô/xông khói.

Chiến lƣợc sản phẩm, hoạch định không gian khai thác thủy sản để xây

dựng khu công nghiệp liên hợp cảng cá là sự thành công trong công nghiệp hóa

và hiện đại hóa nghề cá ở Philippines, nổi bật nhất là Khu công nghiệp liên hợp

Cảng cá General Santos.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghề câu tay cá ngừ đại dƣơng ở Philippine. Nguyễn Văn Kháng và Lê Văn

Bôn www.rimf.org.vn/

2. Hợp tác với Philippines trong lĩnh vực thủy sản. www.khafa.org.vn

3. Philippines tuna catch up sharply in 2014; highest in 12 years. Edwin Espejo http://asiancorrespondent.com/

4. Tuna fishing in Gensan (Actual video). www.YouTube

5. Fishery and Aquaculture Country Profiles. The Republic of the

Philippines. www.fao.org

Page 56 of 81

6. Fish Port Complexex. www.pfda.da.govral 7. National tuna management plan of the Philippines. Deparfment of

Agriculture Bureau of Fisheries and Aquatic Resources

8. Dolphin Rescue Effort in a Philippines Purse seine operation. www.YouTube 9. Yaman Gensan. www.facebook.com

10. Fishing gear and methods in Southeast Asia. III. Philippines Part 1.

SEAPSEC

11. Analysis of Purse seine/ring net fishing operation in Philippines

EEZ.WCPFC. 2014

12. Examination of data relevant to tuna fisheries interactions in the Philippines

and Indonesia. Ashi j. Mullen. www.fao.org

S

Page 57 of 81

CHIẾN LƢỢC SẢN PHẨM, HOẠCH ĐỊNH KHÔNG GIAN

KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỘI TÀU LƢỚI VÂY Ở

CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Th.S Võ Thiên Lăng

Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hoà

Th.S Võ Nam Thắng

Sở Nông nghiệp &PTNT Khánh Hoà

TỔNG QUAN NGHỀ LƢỚI VÂY VIỆT NAM (kỳ 1)

MỞ ĐẦU

Khánh Hòa cũng nhƣ các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ có vị trí rất quan

trọng cho khai thác thủy sản, đặc biệt là hậu thuẫn cho các ngƣ dân vƣơn khơi

bám biển. Bởi hiện nay, nghề đánh bắt xa bờ chủ yếu thuộc khu vực miền

Trung. Khu vực này có lợi thế vùng biển nƣớc sâu, gắn liền với nhiều ngƣ

trƣờng lớn nhƣ: Hoàng Sa, Trƣờng Sa, DK1 và nhạy cảm với an ninh quốc

phòng.

Ở vùng biển duyên hải Nam Trung bộ, nghề khai thác thủy sản đã gắn bó

lâu đời vơi ngƣ dân ven biển. Trong đời sống của ngƣời Việt Nam nói chung

của ngƣời dân các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ nói riêng, từ xa xƣa hoạt động

đánh bắt cá dƣờng nhƣ là hoạt động quan trọng, chỉ xếp sau canh tác nông

nghiệp. Nghề khai thác cá biển xuất hiện sớm nhất ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình

Định từ thời phong kiến nổi tiếng bởi phƣơng tiện đánh bắt bằng các ghe bầu.

Phú Yên là cái nôi đầu tiên của nghề câu cá ngừ đại dƣơng vào năm đầu thập

niên 90 và đã trở thành nghề khai thác chủ lực của ngƣ dân vùng biển Nam

Trung bộ.

Trong sự phát triển ngành thủy sản của các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ,

khai thác thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng và đã có bƣớc phát triển nhanh,

mạnh mẽ trong những năm qua. Tổng số tàu thuyền năm 2013 là 34.175 chiếc

với tổng công suất là 2.981.493 CV, bình quân công suất của đội tàu khai thác

là 87,3 CV/chiếc (cao gấp 1,5 lần so với bình quân cả nƣớc). Sản lƣợng khai

thác thủy sản năm 2013 đạt 537.971 tấn, chiếm gần 20% tổng sản lƣợng khai

thác thủy sản cả nƣớc (2,71 triệu tấn).

Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản đang trong tình trạng ngày càng suy giảm

cả về chất lƣợng và số lƣợng, đặc biệt là ở các vùng biển ven bờ. Nhiều dấu

hiệu cho thấy sự bền vững của nghề khai thác thủy sản ở các tỉnh duyên hải

Nam Trung bộ đang đứng trƣớc những thách thức về nguồn lợi, hiệu quả kinh tế

và môi trƣờng.

Khai thác thuỷ sản xa bờ là định hƣớng phát triển bền vững.

Nghề khai thác thuỷ sản xa bờ ở Việt Nam đƣợc quan tâm phát triển từ

năm 1997. Đến cuối năm 2014, Việt Nam đã có trên 117 ngàn tàu cá, trong đó

Page 58 of 81

tàu khai thác xa bờ lớn hơn 90 CV có khoảng 25 ngàn chiếc, tập trung vào các

họ nghề chính nhƣ: lƣới kéo, lƣới vây, lƣới rê và nghề câu.

Vấn đề cấp bách cần giải quyết là sắp xếp, bố trí trên cơ sở xác định nghề

khai thác và quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản xa bờ một cách hiệu quả, khai

thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo hƣớng bền vững.

Tiềm năng nguồn lợi thủy sản xa bờ

Bảng 1. Trữ lƣợng cá nổi lớn

TT Loài/nhóm Trữ lƣợng

(1.000 tấn) Tỷ lệ

(%)

Khả năng khai

thác bền vững

(1.000 tấn)

Ghi chú

I Nhóm cá thu, ngừ 760,0 67,5 380,0

1 Cá ngừ đại dƣơng* 45,0 3,9 17 - 21,0 44,8 - 52,0

2 Cá ngừ vằn 618,0 53,5

3 Cá ngừ chù 46,5 4,0

4 Cá ngừ chấm 23,9 2,1

5 Cá ngừ ồ 16,3 1,4

6 Cá thu 30,3 2,6

II Nhóm cá khác 376,0 32,5 188,0

7 Cá kiếm cờ 123,3 10,7

8 Cá kiếm 59,2 5,1

9 Cá đuối 64.5 5,6

10 Cá nhám 15,3 1,3

11 Cá nổi khác 113,7 9,8

Tổng cộng 1.156,0 100,0 568,0 *

Bao gồm: Cá ngừ vây vàng và mắt to Nguồn: Viện Nghiên cứu hải sản

Từ bảng 1 cho thấy:

Trữ lượng cá nổi lớn (gồm nhiều loài nhƣ cá ngừ sọc dƣa, cá ngừ bò, cá

ngừ chấm, cá ngừ vằn, cá nục đỏ đuôi, cá cờ, cá nhám...) trung bình ở vùng biển

Việt Nam ƣớc tính khoảng 1.156.000 tấn. Trong đó, nhóm cá thu ngừ ƣớc tính

760.000 tấn (chiếm 67% tổng trữ lƣợng cá nổi lớn). Cá ngừ vằn có trữ lƣợng

chiếm ƣu thế, ƣớc tính khoảng 618.000 tấn (chiếm 53,5% tổng trữ lƣợng cá nổi

lớn).

Nhóm cá ngừ đại dương (bao gồm cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to) có

trữ lƣợng trung bình ƣớc tính khoảng 45.000 tấn (dao động trong khoảng từ

44.800 tấn đến 52.000 tấn). Nhƣ vậy, khả năng khai thác của cá ngừ đại dƣơng

trung bình khoảng 17.000 tấn/năm (dao động trong khoảng từ 17.000 tấn đến

21.000 tấn).

Trữ lượng cá nổi nhỏ (gồm các loài cá nục, cá cơm, cá bạc má...) thƣờng

tập trung ở vùng nƣớc ven bờ nhƣng xuất hiện không đều theo mùa vụ hàng

năm.

Page 59 of 81

Nguồn lợi cá nổi là thế mạnh của vùng biển Nam Trung Bộ, trong đó cá

nổi lớn đặc biệt là cá ngừ đại dƣơng và cá ngừ vằn là đối tƣợng chủ yếu cho các

nghề khai thác xa bờ nhƣ nghề câu cá ngừ đại dƣơng và nghề lƣới vây.

Hình 1. Cá ngừ vằn

Cá ngừ vằn có tên tiếng Anh: Skipjack tuna, tên khoa học: Katsuwonus

pelamis (Linnnaeus, 1758).

- Phân bố: chủ yếu ở vùng biển miền Trung, vùng biển khơi bắt gặp

nhiều hơn vùng biển ven bờ.

- Mùa vụ khai thác: Quanh năm

- Ngƣ cụ khai thác: Lƣới vây, lƣới rê, câu vàng, câu giật, câu kéo.

- Kích thƣớc khai thác: Dao động 240 - 700mm, chủ yếu 480 - 560mm.

- Dạng sản phẩm: ăn tƣơi, đóng hộp.

Không gian khai thác: Là vùng biển xa bờ thuộc vùng đặc quyền kinh tế

(EEZ) của Việt Nam nằm trong phạm vi kinh, vĩ độ xác định tại 5 điểm có tọa

độ nhƣ sau:

- Điểm số 1: 16000’ N; 109

045’E

- Điểm số 2: 16000’ N; 112

030’E

- Điểm số 3: 12045’ N; 110

015’E

- Điểm số 4: 8045’ N; 109

015’E

- Điểm số 5: 9015’ N; 113

015’E

Khái niệm về lƣới vây và sơ lƣợc về sự phát triển của nghề lƣới vây

Lƣới vây (hay còn gọi là lƣới bao, lƣới rút, lƣới rút chì) là một trong

những ngƣ cụ phổ biến ở các vùng ven biển nƣớc ta. Lƣới vây khác với kéo,

lƣới rê ở chỗ ngƣ cụ này chỉ chuyên khai thác các loài cá, tôm đi thành đàn lớn

với kích thƣớc tƣơng đối đồng đều và thuần loài. Lƣới đƣợc đánh bắt theo

nguyên lý, thả lƣới theo vòng tròn trên mặt nƣớc đến độ sâu nhất định, lọc nƣớc

bắt cá. Lƣới vây là một giải lƣới có dạng gần giống hình chữ nhật, thƣờng đƣợc

Page 60 of 81

sử dụng để bao vây đàn cá nổi đang di chuyển hoặc tập trung dƣới nguồn sáng

hoặc chà.

Tùy theo kích cỡ tàu thuyền và đối tƣợng khai thác, lƣới vây thƣờng có

chiều dài từ 300 - 1500m và chiều cao từ 45 - 150m.

Hiện nay, số lƣợng tàu làm nghề lƣới vây trong cả nƣớc có trên 6.000

chiếc, chiếm khoảng 5% các loại nghề, trong đó số lƣợng tàu lƣới vây khai thác

xa bờ có khoảng 2.500 chiếc. Đối tƣợng khai thác bằng nghề vây khá đa dạng,

nghề vây ven bờ khai thác chủ yếu là các loài cá nổi nhỏ nhƣ: cá nục, trích, bạc

má, chỉ vàng, tráo, cơm, hố, ngừ chù, ngừ chấm, v.v…, trong khi nghề vây xa

bờ khai thác chủ yếu là các lòai cá ngừ: cá ngừ vằn, ngừ ồ, ngừ vây vàng. Sự

phát triển nghề lƣới vây ở các vùng biển của nƣớc ta có sự khác nhau rõ rệt.

Vùng biển vịnh Bắc bộ:

Nghề lƣới vây phát triển rất yếu. Phần lớn các tàu làm nghề lƣới vây

có công suất máy rất nhỏ. Sản lƣợng khai thác của lƣới vây chỉ chiếm 4,5%

tổng sản lƣợng nghề lƣới vây toàn quốc. Do tàu thuyền nhỏ, ngƣ trƣờng khai

thác chủ yếu là các vùng nƣớc ven bờ, độ sâu nhỏ hơn 30m. Trên các tàu nhỏ

việc thu lƣới thƣờng bằng tay và sử dụng tời kéo bằng gỗ, tay quay.

Vùng biển miền Trung:

Do đặc điểm ngƣ trƣờng vùng biển này khá sâu, nguồn lợi cá nổi phong

phú nên nghề lƣới vây khá phát triển. Ngƣ trƣờng hoạt động của nghề lƣới vây

vùng này khá sâu rộng. Hàng năm, tàu lƣới vây các tỉnh Quảng Nam, Bình

Định, Khánh Hòa thƣờng di chuyển ngƣ trƣờng, hoạt động các vùng biển vịnh

Bắc bộ và Đông - Tây Nam bộ.

Vùng biển Đông - Tây Nam bộ:

Nghề lƣới vây của vùng này khá phát triển mạnh, có nhiều tàu lƣới vây

công suất lớn.

Phân loại lƣới vây

Các loại lƣới vây thông dụng đƣợc phân loại nhƣ sau:

Phân chia theo phương pháp khai thác: Lƣới vây tự do; lƣới vây kết

hợp ánh sáng; lƣới vây kết hợp ánh sáng và chà.

Phân chia theo đối tượng khai thác: Lƣới vây cá ngừ; lƣới vây cá nổi

nhỏ; lƣới vây cá cơm

Phân chia theo số lượng tàu sử dụng để cùng thu, thả lưới: Lƣới vây 1

tàu; lƣới vây 2 tàu (ít sử dụng).

Cách phân loại phổ biến trong thực tế nghề cá của Việt Nam là:

Lưới vây tự do: ngƣời ta có thể dò tìm đàn cá bằng mắt thƣờng hoặc sử

dụng thiết bị dò tìm đàn cá sau đó vây bẳt đàn cá.

Page 61 of 81

Lưới vây kết hợp ánh sáng: sử dụng ánh sáng để tập trung cá, rồi tiến

hành thả lƣới đánh bắt đàn cá.

Lưới vây kết hợp ánh sáng và chà: có thể sử dụng lƣới vây tự do hoặc

lƣới vây ánh sáng để đánh bắt kết hợp chà. Chà là thiết bị làm từ nhiều loại vật

liệu khác nhau để tập trung cá thành đàn, sau đó dùng ánh dáng dụ ra ngoài

vùng chà để vây bắt.

Lưới vây cá ngừ: là loại lƣới vây có kích thƣớc lớn, đƣợc sử dụng để

khai thác đối tƣợng là cá ngừ. Có thể khai thác theo hình thức vây tự do hoặc

kết hợp với ánh sáng và chà

Cấu tạo lƣới vây (Hình 2)

Hình 2. Cấu tạo của lƣới vây

Lưới: Lƣới đƣợc tạo thành do áo lƣới (những tấm lƣới dệt sẵn) và lƣới

chao (có thể đan hoặc cắt từ tấm lƣới dệt sẵn), bao gồm áo lƣới (Lƣới tùng, lƣới

thân, lƣới cánh), lƣới chao.

Lưới vây cá nổi nhỏ: là loại lƣới vây có kích thƣớc mắt lƣới nhỏ, sử

dụng để đánh bắt các đối tƣợng cá nổi nhỏ (cá nục, cá ngân, cá tráo,…). Có thể

khai thác theo hình thức vây tự do hoặc kết hợp ánh sáng và chà.

Dây giềng: Giềng phao và giềng; Giềng rút là dây chịu lực chính trong

quá trình thu lƣới lên tàu, giềng rút chính đƣợc luồn qua tất cả các vòng

khuyên.

Trang bị phao chì: Phao đƣợc lắp ráp trên giềng phao nhằm tạo lực đảm

bảo để giềng phao luôn nổi trên mặt nƣớc trong quá trình thả và thu lƣới; chì

đƣợc lắp ráp vào giềng chì để tăng tốc độ rơi chìm của lƣới nhằm ngăn chặn đàn

cá trốn thoát; vòng khuyên đƣợc chế tạo từ nhiều loại vật liệu, đƣợc liên kết với

giềng chì dùng để cuộn rút giềng chì khi thu lƣới bắt cá.

Hình dạng của lƣới vây trong quá trình đánh bắt (Hình 3)

Page 62 of 81

Hình 3. Hình dạng lƣới vây

Một số thông số chính của các mẫu lƣới vây ở Việt Nam hiện nay

Lưới vây kết hợp ánh sáng, lưới vây kết hợp ánh sáng và chà

Dựa vào đặc tính đàn cá thích nấp vào nơi có chƣớng ngại vật, ngƣời ta

thƣờng sử dụng những cành tre, lá dừa,... liên kết lại rồi thả xuống biển để tập

trung cá. Tập hợp cành tre hoặc lá dừa này gọi là chà. Sử dụng ánh sáng kết hợp

chà là phƣơng pháp tập trung cá đứng thành đàn sau đó dùng ánh sáng dụ cá ra

ngoài vùng có chà để thả lƣới vây bắt hoặc đơn thuần dùng ánh sáng tập trung

cá rồi dùng lƣới vây bắt cá là các hình thức đánh bắt phổ biến nhất của nghề

lƣới vây ở Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 70 - 90% số tàu lƣới vây sử dụng

ánh sáng hoặc ánh sáng kết hợp chà để khai thác hải sản. Do cá đã tập trung

quanh nguồn sáng vì thế trong trƣờng hợp này kích thƣớc lƣới vây không cần

lớn vẫn có thể vây bắt đƣợc đàn cá, thông thƣờng chiều dài lƣới vây cá nổi

thƣờng từ 350 - 700m, chiều cao lƣới (kéo căng) là 70 - 120m, kích thƣớc mắt

lƣới ở tùng 2a = 20 - 25mm. Đối với lƣới vây đánh bắt cá cơm, các kích thƣớc

có thể giảm hơn, chiều dài lƣới 300 - 500m, chiều cao lƣới 45 - 55m, kích thƣớc

mắt lƣới 2a = 10mm.

Lưới vây tự do

Lƣới vây tự do là hình thức đánh bắt chủ động. Tàu chạy trên biển tìm

đàn cá. Khi phát hiện đàn cá dùng lƣới vây để vây bắt, vì thế có thể đánh bắt cả

ban ngày và ban đêm (ban đêm phát hiện cá nhờ những ánh lân tinh do đàn cá

phát ra khi chuyển động). Do phải vây bắt đàn cá đang di chuyển với tốc độ

nhanh nên lƣới vây loại này đòi hỏi chiều dài lƣới và độ cao lớn. Đối với những

loài cá có tốc độ bơi càng cao, yêu cầu chiều dài và chiều cao của lƣới vây càng

lớn.

Hiện nay hầu hết các tàu lƣới vây ở Việt Nam đều là hình thức vây 1

tàu. Ở một số tỉnh nhƣ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, ngƣ dân sử dụng

thêm một tàu phụ gọi là “ghe lui”. Tàu phụ này làm nhiệm vụ hỗ trợ trong việc

thắp đèn dụ cá và vận chuyển cá về bờ, đảm bảo độ tƣơi của sản phẩm.

Page 63 of 81

Tình hình khai thác nghề lƣói vây ở các tỉnh Nam Trung bộ

- Đề án“Thí điểm tổ chức khai thác , thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ

theo chuỗi”.

Ngày 6/6/2014, Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký

Quyết định số: 3465/QĐ-BNN-TCTS V/v Phê duyệt Đề án; “Thí điểm tổ chức

khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” đƣợc thực hiện ở 3 tỉnh

Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà..

Mục tiêu chung của Đề án:

Thí điểm tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng

suất, chất lƣợng, giá trị cá ngừ đại dƣơng (cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá

ngừ vằn) theo hƣớng công nghiệp, hiện đại, gắn khai thác với thu mua, chế biến

và tiêu thụ sản phẩm, hài hòa lợi ích giữa ngƣ dân và doanh nghiệp; đồng thời

khai thác hiệu quả, bền vững nguồn lợi làm cơ sở để nhân rộng cho các nhóm

đối tƣợng khác. Kết quả thực hiện Đề án trong 6 tháng đầu năm 2015:

Đến tháng 6 năm 2015 (Bảng 2, 3), tổng số lƣợng tàu lƣới vây của 3 tỉnh

là 675 chiếc, trong đó Bình Định là nhiều nhất 540 chiếc, Phú Yên 115 chiếc và

Khánh Hoà 21 chiếc. Tổng sản lƣợng trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt 32.650

tán cá ngừ vằn (?).

Bảng 2. Số lƣợng tàu tham gia khai thác cá ngừ

Địa phƣơng Nghề câu tay và

câu vàng (chiếc)

Nghề vây

(chiếc)

Nghề rê (chiếc)

Bình Định 1.096 540 12

Phú Yên 562 114 75

Khánh Hòa 214 21 192

Cộng 1.872 675 279

Tổng số 2.826

Nguồn: Tổng cục Thủy sản

Bảng 3. Sản lƣợng cá ngừ đại dƣơng và cá ngừ vằn (6 thàng đầu năm 2015)

Địa phƣơng Cá ngừ vây vàng, mắt

to (tấn)

Cá ngừ vằn (tấn)

Bình Định 4.269 15.780

Phú Yên 3.243 2.120

Khánh Hòa 2.295 14.750

Cộng 9807 32.650

Tổng cộng 42.457

Nguồn: Tổng cục Thủy sản

Page 64 of 81

- Nghề lưới vây ở Bình Thuận

Mặc dù,không phải tỉnh thực hiện Đề án: “Thí điểm tổ chức khai thác ,

thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi”, Bình Thuận là tỉnh có nghề lƣới

vây phát triển mạnh với số lƣợng tàu nhiều nhất so với 3 tỉnh tham gia Đề án,

đồng thời ngƣ dân Bình Thuận có nhiều cải tiến nghề vây truyền thống sang

nghề vây khơi.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy

sản Bình Thuận (Bảng 4), toàn tỉnh có 605 tàu lƣới vây. Trong đó có 42 phƣơng

tiện làm nghề lƣới vây có công suất máy trung bình từ 50 đến 90 CV, 201 tàu

lƣới vây có công suất máy trên 90 CV, 181 phƣơng tiện có công suất trên 250

CV.

Bảng 4. Tàu lƣới vây Bình Thuận theo công suất (năm 2015)

Phân loại 50 - 90CV > 90CV >250CV

Số lƣợng (chiếc) 42 201 181

Tổng cộng 424

Nguồn: Chi cục KT&BVNLTS Bình Thuận

Mùa vụ khai thác chính của nghề lƣới vây rút chì (nhóm công suất trên

150 CV) là kéo dài từ cuối vụ cá bắc (tháng 2) đến hết tháng 10 hàng năm.

Nhóm tàu có công suất lớn (>300 CV), chủ yếu khai thác ở vùng biển xa bờ:

Trƣờng Sa, Nam Trƣờng Sa, từ Đông nam mỏ Đại Hùng đến Đông nam đảo

Phú Quý.

Với nhóm tàu có công suất lớn, thời gian chuyến biển thƣờng kéo dài

trên 2 tháng, thời gian bám biển dài hơn do có tàu chuyển tải sản phẩm khai

thác vào bờ, mua bán sản phẩm đánh bắt đƣợc và tiếp nhận nhiên liệu, nhu yếu

phẩm, thực phẩm trên biển (mô hình Tàu mẹ - tàu con). Vì vậy, việc bám biển

dài ngày sẽ giảm thiểu đƣợc chi phí đi lại, thời gian di chuyển nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động khai thác hải sản của đội tàu. Thông thƣờng, tàu lƣới vây xa

bờ sử dụng nhiều hình thức đánh bắt khác nhau trên cùng một phƣơng tiện nhƣ:

kết hợp sử dụng ánh sáng để dụ cá, chà cố định, vây đảo ngời (vây ngày).

Trong những tháng gần đây, sản lƣợng khai thác của các tàu lƣới vây của

tỉnh Bình Thuận có hiệu qủa khá cao, sản lƣợng khai thác đạt khoảng 100

tấn/tàu/tháng. Cũng theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thành

phần sản lƣợng chính của nhóm tàu này là cá nục Thái (khoảng 45%), nhóm cá

ngừ (vây vàng, mắt to, sọc dƣa…) chiếm khoảng 45% còn lại là nhóm cá khác

nhƣ cá Nục heo, cá chàm…

Trong khi đó, nhóm tàu lƣới vây có công suất nhỏ hơn (dƣới 300 CV),

đánh bắt gần bờ hơn và thời gian chuyến biển ngắn hơn (khoảng 7 đến 10

ngày/chuyến). Sản lƣợng đánh bắt của mỗi chuyến biển nhóm tàu này thấp hơn

(10 - 15 tấn/chuyến, tƣơng ứng với 30 - 45 tấn/tàu/tháng). Thành phần sản

Page 65 of 81

lƣợng của nhóm tàu này cũng khác biệt so với nhóm phƣơng tiện ở trên. Nhóm

cá ngừ nhỏ (chủ yếu là cá ngừ chấm, ngừ chù…) chiếm khoảng 25%, cá Nục,

Chỉ vàng, cá Trác… chiếm khoảng 60 – 70%.

Bảng 5. Một số cải tiến của ngƣ dân Bình Thuận để đánh bắt cá nổi lớn

Loại tàu Lƣới vây truyền thống Lƣới vây cải tiên

VÀNG LƢỚI

Chiều dài vàng lƣới 400 – 500 m –

Độ thô chỉ lƣới “nhợ 6” (210 D3x2) “nhợ 9” (210 D3x3)

Chì 200g/viên 250g/viên

Vòng khuyên 2kg/vòng 5kg/viên THIẾT BỊ TRÊN BOONG

Vỏ gỗ Thu lƣới thƣờng bằng tay

và sử dụng tời kéo bằng

gỗ, tay quay hoặc tời trích

lực

Puli thuỷ lực, tời trích lực,

cần cẩu

THIẾT BỊ DÒ CÁ

Trực tiếp và gián tiếp Trực tiếp bằng mắt theo kinh

nghiệm

Máy đo sâu dò cá. máy dò

ngang Sonar, máy định vị,

máy thông tin liên lạc hiện

đại MÁY CHÍNH

Động cơ diesel Công suất 56 – 74 CV > 300 CV NGỪ TRƢỜNG VÀ ĐỐI TƢỢNG

Ngƣ trƣờng Gần bờ Vùng khơi

Đối tƣợng Cá nổi nhỏ Cá nổi lớn

Trƣớc đây, ngƣ dân chỉ sử dụng vàng lƣới có chiều dài 400 - 500m, độ

thô chỉ lƣới là loại nilon “nhợ 6” (210 D3x2), chì loại 200g/viên, vòng khuyên

2kg/vòng (Bảng 5).

Khi tàu hoạt động ở vùng khơi, cá ngừ bơi nhanh hơn, khôn hơn không

cải tiến vàng lƣới thì không có hiệu quả. Ngƣ dân thay toàn bộ vàng lƣới truyền

thống bằng vàng lƣới cải tiến sử dụng loại “nhợ 9” (210 D3x3), chì loại

250g/viên và vòng khuyên 5kg/vòng mới đủ tốc độ rơi chìm, đánh bắt đƣợc các

loài cá bơi nhanh, đảm bảo cá không thoát kịp ra khỏi giềng chì.

Tàu lƣới vây điển hình ở Việt Nam

Ngày 04/6/2015, tàu lƣới vây vỏ composite Gia Bảo 2015 mang kí hiệu:

KH-

95177-TS (Hình 4, 5) do Viện Nghiên cứu Chế tạo Tàu thuỷ (UNINSHIP) Đại

học Nha Trang thiết kế và thi công đã đƣợc hạ thủy.

Page 66 of 81

Hình 4. Hạ thủy tàu Gia Bảo 2015

Hình 5. Chạy thử ngày 05/6/2015

Tàu đƣợc thiết kế và thi công theo đơn đặt hàng của Ông Dƣơng Văn

Quang, ngƣ dân Vũng Ngán, Vĩnh Nguyên, Khánh Hòa tham gia Nghị định 67

của Chính phủ.

Đặc tính kỹ thuật của tàu lƣới vây KH-95177-TS:

Vật liệu chế tạo tàu: Composite (FRP)

Kích thước chính: Dài x Rộng x Cao = 21,1m x 5,70m x 2,75m

Mô tả tàu: Tàu có đƣờng hình là sự tổ hợp ƣu điểm của tàu cá Nhật bản và

tàu cá truyền thống Việt Nam: Phần dƣới mớn nƣớc tƣơng tự mẫu tàu Nhật

(phần đáy rộng, có hông nhọn nhằm giảm biên độ lắc, đƣờng trục chân vịt hạ

Page 67 of 81

thấp để cải thiện tốc độ, phần đuôi có bố trí giá chữ V để tăng lƣợng nƣớc vào

chân vịt); Phần trên mớn nƣớc và bố trí chung: thiết kế theo đặc điểm nghề khai

thác và có tính vùng miền; Phần ca bin là sự kết hợp hài hòa giữa mẫu ca bin

Nhật (về hình dáng, trang bị sinh hoạt) và Việt Nam (mui ca bin có kết cấu

vững chắc, có thể chịu đƣợc tải trọng 10 tấn, phục vụ việc thao tác và lắp đặt

trang thiết bị theo đặc điểm nghề khai thác).

Loại m t boong: Một mặt boong.

Bố trí m t boong: Cabin lái và chỗ ở thuỷ thủ đoàn bố trí ở phía đuôi tàu.

Mặt boong thao tác bố trí phía mũi tàu. Ca bin tàu có hình dáng hài hòa, kết cấu

3 lớp vừa chống nóng, vừa giảm ồn và giảm rung.

Thiết bị m t boong: Tời kéo lƣới trích lực từ máy chính và puli thuỷ lực

gắn trên cần trục chuyên dùng phục vụ nghề vây mạn.

Bảo quản sản phẩm: Đá lạnh; 06 hầm cá với tổng dung tích 50m3.

Thiết bị dò cá: Máy dò ngang Sonar, Máy định vị, đo sâu dò cá.

Ngư cụ: Lƣới vây

Trang bị động lực:

- Máy chính: HYUNDAI, Q 405, Hàn quốc, công suất 405CV. Tốc

độ máy 2000v/p, hộp số kèm theo máy có tỉ số truyền i = 4,48

- Máy phụ: CUMMINS, L10, Mỹ, công suất 310CV – dẫn động máy

phát điện công suất 55 kW.

Đánh giá chung nghề lƣới vây Việt Nam

Ưu thế:

- Nguồn lợi cá ngừ, đặc biệt là cá ngừ vằn phong phú còn nhiều tiềm

năng.

- Nghề lƣới vây đã đóng góp gần 40% tổng sản lƣợng khai thác cá biển

hàng năm và số lƣợng tàu thuyền khai thác lƣới vây chiếm khoảng 27% tổng số

tàu thuyền lắp máy của cả nƣớc.

- Nghề cá ngừ đại dƣơng du nhập vào Việt Nam từ năm 1994, tuy hình

thành muộn, nhƣng có tốc độ phát triển khá nhanh về số lƣợng, sản lƣợng khai

thác và kim ngạch xuất khẩu, mở ra hƣớng đi đầy triển vọng cho nghề cá xa bờ.

- Những cải tiến trong nghề lƣới vây khơi của ngƣ dân các tỉnh Nam

Trung bộ nói chung và Bình thuận nói riêng đang phát huy hiệu quả và hy vọng

trong tƣơng lai nghề lƣới vây khơi sẽ là một nghề chủ lực của ngƣ dân.

Hạn chế:

- Cá ngừ chƣa đƣợc khai thác hợp lý vì ở Việt Nam chƣa có tàu lƣới vây

chuyên dùng cho đánh bắt cá ngừ.

Page 68 of 81

- Nghề lƣới vây của các tỉnh Nam Trung bộ chủ yếu là đánh bắt cá nổi

nhỏ. Tàu lƣới vây của Việt Nam chủ yếu sử dụng tàu vỏ gỗ, công suất trung

bình khoảng 350 CV, lƣới ngắn, độ cao lƣới thấp, tốc độ thả lƣới chậm, nên

khai thác cá ngừ ở vùng biển xa bờ không hiệu quả.

Tình trạng trên đã hạn chế nhiều đến sản lƣợng đánh bắt và sự phát triển

của nghề lƣới vây cá ngừ, đòi hỏi phải có các phƣơng án hợp lý ứng dụng tiến

bộ kỹ thuật nhằm hiện đại hoá đội tàu lƣới vây cá ngừ nói chung và cá ngừ vằn

nói riêng trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế./,

Tổng quan nghề lƣới vây thế giới và lựa chọn các phƣơng án phát

triển đội tàu lƣới vây cá ngừ ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ (kỳ 2)

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Dự án “Hợp tác huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ khai thác

cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) bằng nghề lƣới vây đuôi ở vùng biển xa bờ

Việt Nam” Viện Nghiên cứu Hải sản

2. Hiện trạng cá nổi lớn ở vùng biển xa bờ Việt Nam giai đoạn 2011-2012.

Viên Nghiên cứu Hải sản

3. Nghề lƣới vây Việt Nam. Nguyễn Văn Kháng, Đoàn Văn Phụ. Bách

khoa thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam

4. Tài liệu Sơ kết thực hiện Đề án “Thí điểm tổ chức khai thác , thu mua,

chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” 6 tháng đầu năm 2015, ngày 12/7/2015 tại

Phú Yên

5. Bình Thuận, nghề lƣới vây xa bờ còn tiềm năng phát triển? Nguyễn Bá

Thông. www.wcag.mard.gov.vn

6. Cải tiến mới trong nhề lƣới vây ở Bình Thuận. www.49hhkt.forum0.

7. Nghề lƣới vây. Nguyễn Long và ctv. Tài liệu tham khảo: Trích bài

“Hiện trạng công nghệ khai thác hải sản xa bờ ở Việt Nam trong tuyển tập Các

công trình nghiên cứu “Nghề cá biển” tập 2 (2001) của Viện Nghiên cứu Hải

sản

8. Cá ngừ - tuna. khafa.org.vn

9. Kỹ thuật khai thác bằng lƣới vây. Dƣơng Tử . thuysanvietnam.com.vn

10. Hoạch định không gian khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Khánh

Hoà. Th.S Võ Thiên Lăng - Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa

11. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm hiện đại hoá đội tàu khai thác xa bờ

khu vực miền Trung. fishnet.gov.vn

12. Hạ thuỷ tàu cá Gia Bảo 2015. www.vientauthuy.com.vn

Page 69 of 81

NGHỀ LƢỚI VÂY THẾ GIỚI VÀ LỰA CHỌN CÁC PHƢƠNG ÁN

PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU LƢỚI VÂY CÁ NGỪ

Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (Kỳ cuối)

Th.S Võ Thiên Lăng

Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hoà

Th.S Võ Nam Thắng

Sở Nông nghiệp &PTNT Khánh Hoà

TỔNG QUAN NGHỀ LƢỚI VÂY CỦA THẾ GIỚI

Giới thiệu về nghề lƣới vây thế giới

- Tổng sản lƣợng khai thác hàng năm của thế giới bằng các ngƣ cụ chính

(Hình 1). Năm 2000, tổng sản lƣợng nghề lƣới vây của thế giới (đƣờng màu

xanh nƣớc biển) đạt khoảng 25 triệu tấn chiếm 30% tổng sản lƣợng thuỷ sản

khai thác của thế giới, nghề giã cào trung tầng 13 triệu tấn, nghề giã cào đáy 15

triệu tấn, nghề lƣới rê 7 triệu tấn, nghề câu đơn và câu vàng 6 triệu tấn, lƣới vét

sò 2,5 triệu tấn, lồng bẩy 2 triệu tấn.

Hình 1. Tổng sản lƣợng thuỷ sản hàng năm của thế giới khai thác bằng

các ngƣ cụ chính

- Dùng tƣờng lƣới để vây đàn cá.

- Chủ yếu đánh bắt cá nổi.

- Ngƣ trƣờng: Ven bờ, xa bờ.

- Tàu thuyền: Nhỏ và lớn.

- Cá nổi nhỏ và lớn.

- Nghề lƣới vây là nghề đánh bắt cá nổi quan trọng nhất và hiệu quả nhất.

Sản lƣợng cá ngừ và các loài giống cá ngừ của thế giới

Page 70 of 81

Hình 2. Sản lƣợng cá ngừ và các loài giống cá ngừ của thế giới

Theo thống kê của FAO, sản lƣợng cá ngừ và các loài giống cá ngừ năm

2009 (Hình 2) đạt gần 6,5 triệu tấn, cá ngừ vằn (skịpjack) đạt 2,5 triệu tấn, cá

ngừ vây vàng gần 1 triệu tấn.

Sản lƣợng cá ngừ của các nƣớc Đông Nam Á

Bảng 1. Sản lƣợng khai thác cá ngừ của các nƣớc ASEAN năm 2011

Các nƣớc ASEAN Sản lƣợng (Tấn) % sản lƣợng

Thế giới

% ASEAN

Tổng sản lƣợng 574.214 13,23%

Philippines 330.010 57,47%

Indonesia 105.196 18,3%

Malaysia 59.591 10,4%

Thái Lan 28.700 4,99%

Việt Nam 50.717 8,84%

Nguồn: Cục KT&BVNLTS

Năm 2011 (Bảng 1), sản lƣợng cá ngừ khai thác đƣợc của các nƣớc trong

khối ASEAN là 574.214 tấn chiếm 13,23% tổng sản lƣợng cá ngừ của thế giới.

Trong đó, Philippines có sản lƣợng cá ngừ lớn nhất 330.010 tấn chiếm 57,47%

tổng sản lƣợng cá ngừ toàn khối, Indonesia 105.196 tấn chiếm 18,3%, Malaysia

59.591 tấn chiếm 10,4%, Thái Lan 28.700 tấn chiếm 4,99%, Việt Nam 50.717

tấn chiếm 8,84%.

Theo Ủy ban nghề cá Trung và Tây Thái Bình Dƣơng (WCPFC), trong

năm 2010, sản lƣợng khai thác cá ngừ (các loài) của các nƣớc là thành viên của

tổ chức này tại Trung và Tây Thái Bình Dƣơng đạt trên 2 triệu tấn, trong đó cá

ngừ đã chiếm khoảng 1,7 triệu tấn và khai thác chủ yếu bằng lƣới vây.

Nghề lƣới vây cá ngừ của Philippines

Nghề cá thƣơng mại cá ngừ của Philippines thƣờng sử dụng các tàu lƣới

vây, lƣới bao (ring net) có trọng tải 15 - 50 tấn, lắp máy 80 - 220CV. Có 2 loại

Page 71 of 81

tàu vây khơi cỡ lớn: loại thứ nhất có trọng tải từ 200 đến 300 tấn; loại thứ hai có

trọng tải đến 1.000 tấn.

Nằm trong vành đai cá ngừ của Thái Bình Dƣơng, Philippines có lợi thế

phát triển công nghiệp cá ngừ.

Một tổ hợp tàu lƣới vây hiện đại thƣờng bao gồm: Tàu lƣới vây cá ngừ, 3

tàu phát sáng, 2 tàu chuyên chở và 40 đến 50 cụm chà (FADs) nhân tạo, mỗi

cụm chà có bộ cảm ứng báo về máy chủ trên tàu sản lƣợng cá ngừ tập trung tại

chà và chỉ tiến hành vây khi sản lƣợng đạt đến mức cần thiết. Các tàu lƣới vây

ngoài việc tập trung cá bằng chà nhân tạo còn kết hợp sử dụng ánh sáng trên tàu

phát sáng để gom cá khi vây cá ban đêm.

Năm 2014, tổng sản lƣợng cá ngừ đông lạnh đánh bắt bằng nghề lƣới vây

và nghề lƣới bao (ring net) bốc dỡ tại Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá

General Santos cung cấp cho các nhà máy cá hộp là 193.867,55 tấn lớn nhất

trong 12 năm qua, tăng so với năm 2013 là 14%.

Các mẫu tàu lƣới vây điển hình trên thế giới (Bảng 2)

Đặc điểm tàu lƣới vây

Mô tả sơ lƣợc

Phân loại tàu:

- Chiều dài: >15 m

- Công suất: > 90 CV

- Trọng tải: > 50 tấn

Loại mặt boong: Một mặt boong

Mô tả chung:

Tàu lƣới vây là nhóm tàu rất lớn về số lƣợng, loại có chiều dài nhỏ đánh

bắt ven bờ, loại lớn đánh bắt đại dƣơng. Nghề lƣới vây là nghề đánh bắt cá nổi

quan trọng nhất và hiệu quả nhất. Tàu vây đàn cá bằng áo lƣới và đáy lƣới đƣợc

đóng lại bên dƣới đàn cá và cuộn rút bằng tời thu giềng rút chính qua các vòng

khuyên ở dƣới cùng của lƣới và di chuyển dần về mạn tàu. Việc tìm kiếm đàn

cá và đánh día độ lớn của đàn cá để điều khiển tàu là nhiệm vụ quan trọng nhất

của quá trình đánh bắt cá. Để hỗ trợ việc tìm kiếm đàn cá thƣờng bố trí “chuồng

cu” trên đỉnh cột buồm và trên các tàu lớn còn bố trí đài quan sát và máy bay

trực thăng đáp xuống thƣợng tầng của tàu. Để cải thiện tính cơ động trong quá

trình đánh bắt, mũi tàu đƣợc bố trí nâng cao.

Bố trí mặt boong:

Bố trí mặt boong nhìn trên hình có 4 loại tàu điển hình: Tàu lƣới vây cá

ngừ, tàu lƣới vây Mỹ. tàu lƣới vây châu Âu và tàu lƣới vây đuôi.

Bảo quản sản phẩm: Tất cả các phƣơng pháp.

Page 72 of 81

Điểm đặc trƣng

Thiết bị mặt boong:

Để thu lƣới thƣờng sử dụng puli thuỷ lực hoặc tời lƣới 3con lăn và xếp

lƣới trên boong tàu. Trên các tàu luới vây cỡ lớn còn trang bị bơm hút cá lên

tàu. Đối với tàu lƣới vây loại nhỏ việc thu thả lƣới thƣòng sử dụng bằng tay.

Thiết bị dò cá:

Các thiết bị điện tử hiện đại nhƣ máy đo sâu, dò ngang Sonar và máy

định vị đƣợc sử dụng để hõ trợ phát hiện đàn cá, độ lớn đàn cá và lƣu dấu vết

đàn cá.

Bốn mẫu tàu lƣới vây điển hình trên thế giới

1. Tàu lưới vây Mỹ (Hình 1)

Hình 1, Tàu lƣới vây Mỹ

2. Tàu lưới vây châu Âu (Hình 2)

Hình 2. Tàu lƣới vây châu Âu

Page 73 of 81

3. Tàu lưới vây cá ngừ (Hình 3)

Hình 3. Tàu lƣới vây cá ngừ hiện đại

Page 74 of 81

Bảng 2. Tóm tắt đặc điểm các mẫu tàu lƣới vây điển hình trên thế giới

Loại tàu Tàu lƣới vây điển

hình

Tàu lƣới vây cá

ngừ

Tàu lƣới vây Mỹ Tàu lƣới vây châu Âu Tàu lƣới vây đuôi

MÔ TẢ SƠ LƢỢC

Mô hình tàu

Phân loại tàu L>15m

Công suất: >90CV

Trọng tải: > 30 tấn

L> 45m

Côngsuất:>1000CV

Trọng tải: >100 tấn

L> 25m

Công suất:>300CV

Trọng tải: >50 tấn

L> 30m

Công suất:>350CV

Trọng tải: >60 tấn

L: Tất cả

Công suất: Tất cả

Trọng tải: Tất cả

Loại mặt

boong

Một mặt boong Một mặt boong Một mặt boong Một mặt boong Một mặt boong

Mô tả chung Tàu vây đàn cá

bằng áo lƣới và đáy

lƣới đƣợc đóng lại

bên dƣới đàn cá và

cuộn rút bằng tời

thu giềng rút chính

qua các vòng

khuyên ở dƣới cùng

của lƣới và di

chuyển dần về mạn

tàu

Tàu lƣới vây loại

lớn.Bố trí giống

nhƣ tàu lƣới vây

Mỹ. Mũi tàu nâng

cao.

Tàu vây đàn cá

bằng áo lƣới và đáy

lƣới đƣợc đóng lại

bên dƣới đàn cá và

cuộn rút bằng tời

thu giềng rút chính

qua các vòng

khuyên ở dƣới cùng

của lƣới và di

chuyển dần về mạn

tàu

Tàu vây đàn cá bằng áo

lƣới và đáy lƣới đƣợc

đóng lại bên dƣới đàn

cá và cuộn rút bằng tời

thu giềng rút chính qua

các vòng khuyên ở dƣới

cùng của lƣới và di

chuyển dần về mạn tàu

- Loại tàu nhỏ

- Bố trí chung giống

nhƣ tàu lƣới vây Mỹ

Bố trí mặt

boong

4 cách bố trí đáng

chú ý:

- Tàu lƣới vây cá

ngừ

- Cabin lái và

phòng ở của thuỷ

thủ đoàn bố trí ở

phía mũi tàu

- Cabin lái và

phòng ở của thuỷ

thủ đoàn bố trí ở

phía mũi tàu

- Cabin lái và phòng ở

của thuỷ thủ đoàn bố trí

ở phía lái tàu

- Mặt boong thao tác bố

- Cabin lái và phòng

ở của thuỷ thủ đoàn

bố trí ở phía mũi tàu

- Tời thuỷ lực thu thả

Page 75 of 81

- Tàu lƣới vây Mỹ

- Tàu lƣới vây châu

Âu

- Tàu lƣới vây đuôi

- “Chuồng cu” đặt

trên cột buồm để

quan sát đàn cá

- Đầu tay cẩu lắp

puli thuỷ lực thu,

thả lƣới

- Sân đổ máy bay

trực thăng

- “Chuồng cu” đặt

trên cột buồm để

quan sát đàn cá

- Đầu tay cẩu lắp

puli thuỷ lực thu,

thả lƣới

- Sân đổ máy bay

trực thăng (tàu lớn)

trí ở giữa tàu

- Tời giềng rút chính

thƣờng bố trí ở phía

trƣớc mặt boong thao

tác

lƣơí bố trí ở duôi tàu

Bảo quản sản

phẩm

Tất cả các phƣơng

pháp

Cấp đông Tất cả các phƣơng

pháp

Bảo quản tƣơi hoặc

nƣớc biển lạnh (RSW)

Tất cả các phƣơng

pháp

ĐIỂM ĐẶC TRƢNG

Thiết bị mặt

boong

- Puli thuỷ lực

- Tời lƣới 3 con lăn

- Thiết bị xếp lƣới

trên boong

- Bơm hút cá

- Thu lƣới bằng tay

- 3 tời 3 tang lƣới

vây (three drum

purse seine winch)

- Các tời chuyên

dùng khác

- Puli thuỷ lực

- Đuôi tàu có bệ

gắn canô

- Puli thuỷ lực bố trí

ở xà dọc cột buồm

- Lƣới xếp ở phần

đuôi tàu

- Tời lƣới 3 con lăn

(Tripler roller net

winch)

- Tời giêng rút chính

- Bơm hút cá

- Thiết bị mặt boong

điển hình là tời thuỷ

lực thu, thả lƣới thay

cho puli thuỷ lực.

Lƣới đƣợc cuộn toàn

bộ vào tang của tời

- Puli thuỷ lực cùng

với các con lăn dẫn

hƣớng (tàu lớn)

Page 76 of 81

Các loại tời

lƣới vây

Puli thuỷ lực

(Power block)

Tời 3 tang lƣới vây

(three drum purse

seine winch)

Puli thuỷ lực

(Power block)

Tời lƣới 3 con lăn

(Tripler roller net

winch)

Tời lƣới vây đuôi

(Reel for seiner)

Thiết bị dò

- Máy dò ngang

Sonar

- Máy đo sâu

- Máy định vị vệ

tinh

- Trực tiếp

trên“chuồng cu”

- Máy bay trực

thăng (Tàu lớn)

- Máy dò ngang

Sonar, máy đo sâu,

định vị vệ tinh

- Trực tiếp trên

“chuồng cu”

- Máy dò ngang

Sonar

- Máy đo sâu

- Máy định vị vệ

tinh

- Máy dò ngang Sonar

- Máy đo sâu

- Máy định vị vệ tinh

- Máy dò ngang

Sonar

- Máy đo sâu

- Máy định vị vệ tinh

Ngƣ cụ đánh

bắt

Lƣới vây Lƣới vây Lƣới vây Lƣới vây Lƣới vây

NGƢ TRƢỜNG VÀ ĐỐI TƢỢNG KHAI THÁC

Ngƣ trƣờng - Loại nhỏ đánh ven

bờ

- Loại lớn đánh đại

dƣơng

Ngƣ trƣờng xa bờ

- Ven biển Bắc Mỹ

- Biển đại dƣơng

Vùng biên Scadinavia,

biển Bắc, Bantic và

vùng biển các quốc gia

châu Âu

- Cửa sông, vịnh, các

nhánh sông gần bờ

của Anh, Colobiam

Alaska, Canada,Mỹ

Đối tƣợng Cá nổi lớn, cá nổi

nhỏ

Cá ngừ Cá nổi lớn, cá nổi

nhỏ

Cá nổi nhỏ Vây cá hồi

Nguồn: FAO/FIIT Fishing Types – Fact Sheet

Page 77 of 81

78

4. Tàu lưới vây đuôi (Hình 4)

Hình 4. Tàu lƣới vây đuôi

Thu lƣới

Phân tích các mẫu tàu lƣói vây điển hình

Trên cơ sở các dữ liệu từ Bảng 2 có thể thấy rằng mẫu tàu lƣới vây châu Âu

chủ yếu để đánh bắt cá nổi nhỏ, tàu lƣới vây Mỹ có thể vừa đánh bắt cá nổi nhỏ và

79

cá nổi lớn. Còn lại 2 mẫu tàu lƣới vây cá ngừ và tàu lƣới vây đuôi là cần nghiên

cứu sâu hơn.

Tàu vây cá ngừ:

Đây là loại tàu chuyên dùng cho vây cá ngừ. Tàu lƣới có kích thƣớc khá lớn

> 45m, công suất > 1.000 CV, trọng tải > 100 tấn, bảo quản sản phẩm bằng hệ

thống cấp đông (Tủ đông cấp tốc khoảng - 300C đến - 35

0C, hầm bảo quản - 20

0C)

để giữ chất lƣợng của cá ngừ cho ăn tƣơi và đóng hộp.

Tàu vây đuôi:

Theo thông tin phụ của FAO, tàu vây đuôi phát triển chủ yếu cho nghề lƣới

vây cá hồi cỡ nhỏ đánh bắt ở cửa sông, vịnh và nhánh sông gần bờ của nƣớc Anh,

Colombia và Alaska. Đặc trƣng chủ yếu của tàu lƣới vây đuôi là có tời thu toàn bộ

lƣới vào tang trống không sử dụng puli thuỷ lực. Việc thu toàn bộ luới vào tang

trống của tời sẽ hạn chế chiều dài của lƣới sử dụng. Tàu vây đuôi không phù hợp

cho việc vây cá ngừ nói chung, trong đó có cá ngừ vằn ở Việt Nam.

LỰA CHỌN CÁC PHƢƠNG ÁN XÂY DỰNG ĐỘI TÀU LƢỚI VÂY CÁ

NGỪ Ở CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ

Qua nghiên cứu tổng quan nghề lƣới vây của Việt Nam và thế giới có thể

thấy rằng: Việt Nam chƣa có tàu lƣới vây cá ngừ.

Chúng tôi xin đề xuất một vài phƣơng án xây dựng đội tàu lƣới vây cá ngừ ở

các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ nhƣ sau:

Phƣơng án A: Đội tàu lƣới vây cá ngừ của ngƣ dân.

1. Cải tiến tàu lưới vây cá nổi nhỏ sang đánh bắt cá ngừ

Trƣớc tiên, cần tổng kết thực tiễn cải tiến nghề lƣới vây cá nổi nhỏ sang

nghề lƣới vây cá nổi lớn của ngƣ dân các tỉnh Nam Trung bộ lấy mô hình cải tiến

của ngƣ dân tỉnh Bình Thuận làm điển hình.

Để đầu tƣ hoặc cải tiến cho nghề lƣới vây ngƣ dân phải bỏ ra nhiều vốn. Đầu

tƣ cải tiến phải phù hợp với trang thiết bị, máy móc trên tàu. Việc thiết kế, chế tạo

một vàng lƣới vây cá ngừ khai thác có hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật kết

hợp tính toán độ bền, hệ số rút gọn, độ thô chì lƣới, sức nổi, tốc độ rơi chìm của

lƣới…Đồng thời phải có máy móc đồng bộ nhƣ: puli thuỷ lực, máy tời trích lực, hệ

thống cần cẩu, máy dò ngang Sonar, máy đo sâu dó cá, định vị, thông tin liên lạc..

Tổ chức sản xuất theo mô hình Tàu mẹ (Tàu dịch vụ hậu cần) – tàu con để tăng

hiệu quả kinh tế cho toàn đội tàu.

80

2. Đóng mới tàu lưới vây cá ngừ

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn nghề lƣới vây cải tiến của ngƣ dân các tỉnh

Nam Trung bộ để thiết kế mẫu tàu lƣới vây cá ngừ (vỏ gỗ, thép, composite) phù

hợp cho ngƣ dân sử dụng, trong đó đặc biệt chú ý đến mẫu tàu, trang thiết bị mặt

boong, vàng lƣới vây cá ngừ, tốc độ tàu (Sự phù hợp giữa máy, vỏ và chân vịt, đặc

biệt khả năng quá tải của máy chính khi vây đàn cá), máy đo sâu dò cá hiện đại

(Sonar dò ngang) kết hợp vây ánh sáng và thả chà theo kinh nghiệm.

Vàng lƣới vây cá ngừ phải có chiều dài trên 1000 m và chiều cao trên 120 m.

Tổ chức sản xuất theo mô hình Tàu mẹ (Tàu dịch vụ hậu cần) – tàu con để

tăng hiệu quả kinh tế cho toàn đội tàu.

Phƣơng án B: Đội tàu khối doanh nghiệp

Thực hiện chuỗi giá trị cá ngừ tại Khánh Hoà, Công ty TNHH Hải Vƣơng

cần tiến hành:

1. Mua tàu lưới vây cá ngừ đã qua sử dụng

Nên chọn tàu lƣới vây cá ngừ hiện đại với chiều dài khoảng 45 – 50m (chỉ

có vỏ thép), công suất trên 1.000 CV, trọng tải khoảng 100 tấn, bảo quản sản

phẩm bằng hệ thống cấp đông, vây cá ngừ tự do kết hợp với ảnh sáng và thả chà

nhân tạo. Tiến hành sản xuất thử nghiệm, đào tạo thuyền viên, thiết kế và chế tạo

trong nƣớc.

2. Hợp tác chuyển giao công nghệ

Chọn đối tác có tàu lƣới vây cá ngừ thích hợp tiến hành Hợp đồng hợp tác

huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ khai thác cá ngừ bằng tàu lƣới vây cá

ngừ ở vùng biển xa bờ Việt Nam.

Việc cải tiến ngƣ cụ, các trang thiêt bị mặt boong.. , cũng nhƣ mua tàu đã qua

sử dụng và đóng mới đối với nghề lƣới vây cá ngừ nói chung và cá ngừ vằn nói

riêng khá tốn kém, cần sự hỗ trợ của Nhà nƣớc theo Nghị 67 của Chính phủ thì các

phƣơng án đề xuất nhằm hiện đại hoá đội tàu lƣới vây cá ngừ của ngƣ dân và

doanh nghiệp các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ mới thành công.

Việc lựa chọn các phƣơng án cần tiến hành đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, kỹ

thuật của từng mô hình để chọn mô hình tối ƣu./.

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Chiến lƣợc sản phẩm, hoạch định không gian khai thác thuỷ sản để xây dựng

khu công nghiệp liên hợp cảng cá General Santos ở Philippines. Th.S Võ Thiên

Lăng - Chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa

2. FAO/FIIT Fishing Vessels Types- Fact Sheet

3. FAO Fisheries& Aquaculture - Fishing Techniques - Drum seining

4. Purse Seine. Fishing Procedu res & Gear. www.kimdietrich.com

5. Images Purse Seine Vessels. www.google.com

6. C1.Tuna and tuna –like species - FAO.org. www.fao.org