933

Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học
Page 2: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Một cách nhìnnhận khác về kinh

tế họcBàn đến kinh tế học là nói đến

nỗ lực đi tìm lời giải thích hành vicủa các chủ thể trong nền kinh tế.Đó có thể là người tiêu dùng, nhàđầu tư, doanh nghiệp, chính phủ,hay đối tác nước ngoài... Đặc thùcủa kinh tế học là lời giải thích đónhằm vào cách tìm kiếm tối đa hóamục tiêu của chủ thể (tối đa hóa sựtiện ích, phúc lợi, hay giảm chi phí,tăng lợi nhuận,…) trong điều kiện

Page 3: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

các nguồn lực có hạn. Với nghĩa đó,nhiều người xem kinh tế học chỉnhư một môn khoa học xã hội “chậthẹp”.

Kể từ khi kinh tế học thực sựđược coi là khoa học, tức là có giảđịnh, giả thuyết, lý thuyết và kiểmđịnh thực nghiệm (có thể là bằngcác công cụ toán kinh tế), thì vấn đềlại có vẻ diễn biến theo chiềuhướng xấu hơn. Không ít người chorằng kinh tế học đã trở nên “tầmthường”, vì nó quá “xa lông”, xa rờivới thực tiễn. Tôi còn nhớ khi họcchương trình thạc sĩ kinh tế tạiTrường Đại học Quốc gia Australia,ông thầy dạy kinh tế học vi mô năm

Page 4: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nào cũng ra một câu hỏi thi chosinh viên là: Tại sao giả định hànhvi (luôn là) thuần lý của chủ thể lạicực kỳ quan trọng và có thể chấpnhận được? Tôi đã cố gắng trả lời,song đến bây giờ tôi cũng khôngbiết là mình đã trả lời đúng đếnđâu. Có lẽ bản thân ông thầy dạychúng tôi chắc cũng không có đượccâu trả lời hoàn hảo(?).

Cuốn sách Kinh tế học dành chođại chúng đưa chúng ta tới mộtcách nhìn nhận khác về kinh tế học.Có thể nhiều người cho đây là mộtcuốn sách phổ cập giới thiệu về cácnguyên lý kinh tế học. Tôi nghĩkhông hẳn như vậy. Đúng hơn, đây

Page 5: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

là cuốn sách đem lại cho bạn mốiliên hệ gần gũi, bình dị, song cũngrất lý trí, giữa các nguyên lý kinh tếcơ bản và dòng chảy sôi động củacuộc sống đang diễn ra. Các kháiniệm, thuật ngữ tưởng chừng rấtkhô khan như chi phí - lợi ích, hiệuquả, chi phí cơ hội, cạnh tranh, rủiro, ngẫu nhiên,… được hòa quyệntrong biết bao chuyện thường nhật,từ việc mua soda cam và xăng, tìnhbạn, tình ái, đến chứng khoán, xétxử, tranh cử tổng thống, ngụy biệnchính sách và cả triết lý về dânchủ…

Đọc cuốn sách của giáo sưLandsburg cũng giống như thưởng

Page 6: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thức một bữa trưa từ tốn, nhẹnhàng, thú vị vậy. Rất nhiều mónăn “các câu hỏi” được bày ra. Tại saotrong nền kinh tế thị trường, cánhân “chỉ kiếm lợi cho riêng mình”lại có thể bị dẫn dắt bởi “một bàntay vô hình” dẫn đến kết cục đẹp làsự thịnh vượng chung của xã hội?Tại sao “các loại thuế đều xấu”? Tạisao đối với các nhà kinh tế, “chínhsách là một sai lầm, nhưng lại làmột sai lầm ‘thơm ngon’”?... Hứngthú đến bất ngờ vì chúng ta đượcnếm trải rất nhiều lý giải hợp lý chonhững điều tưởng chừng vô lý và cảnhững điều vô lý trong những hànhvi dường như rất có lý. Và để rồi

Page 7: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chúng ta sẽ phần nào hiểu được vìsao thị trường cũng

“tinh vi”, “diệu kỳ” không kémthiên nhiên và còn hơn nữa, sự tinhvi đó “thường xuyên giành đượcnhững chiến công mà ngay cả thiênnhiên cũng không dám thử”.

Kinh tế học tranh luận về cáihợp lý và bất hợp lý, và chính vì vậy,chân lý luôn là điều để ngỏ. Nếu đãbiết thưởng thức bữa trưa, tại saochúng ta không suy tư, nhâm nhithêm tách trà hay cà phê. Biết đâu,chúng ta lại có lời lý giải hay hơn,hợp lý hơn cho rất nhiều câu hỏimà cuốn sách (và cả cuộc sống) đặt

Page 8: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ra. Và khi đó, chúng ta hiểu hơnhành vi ứng xử của con người, nhưtác giả đã viết: “Hiểu biết không xatôn trọng là bao”.

Hy vọng cuốn sách sẽ giúp íchcho tất cả những ai muốn nắm bắtcác nguyên lý kinh tế học cơ bản,muốn vận dụng chúng vì một cuộcsống tốt hơn, đẹp hơn cho mình,người thân và xã hội.

Xin trân trọng giới thiệu với độcgiả cuốn sách rất thú vị này!

Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm2010

Page 9: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

TS. VÕ TRÍ THÀNH

Viện phó viện Quản lý Kinh tếTrung ương

Page 10: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Lời giới thiệuVào tháng 11 năm 1974, không

lâu sau khi tôi đặt chân tới trườngĐại học Chicago để bắt đầu chươngtrình cao học, tờ Wall StreetJournal xuất bản một danh sách về“Các cách bắt nạt một nhà kinh tế”.Danh sách này do John TracyMcGrath soạn ra và ông này đặt ramột loạt những câu hỏi đơn giản tớibẽ mặt về cuộc sống hàng ngày màông nghĩ rằng các nhà kinh tế họchọc không thể trả lời được: Tại saomột bao thuốc mua ở máy tự độnglại đắt hơn một bao thuốc mua ởquầy tạp phẩm? Tại sao mức tiền

Page 11: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đặt cược tại các trường đua khôngthể tăng theo hệ số nhỏ hơn 20 xu?Tại sao soda cam đắt hơn xăng tớibốn lần?

Bữa tối hôm đó, bạn tôi và tôi –tất cả đều là học viên cao học nămđầu – với kiến thức ít ỏi về kinh tế– đã cười thỏa thích khi ngheMcGrath nêu ra những câu hỏitưởng chừng quá dễ trả lời.

Hôm nay, với gần 20 năm kinhnghiệm đã tích lũy được, tôi nghĩrằng tất cả các câu hỏi của McGrathvừa khó lại vừa khiến người ta bịmê hoặc. Như những gì tôi còn nhớthì những câu trả lời mà chúng tôi

Page 12: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhanh chóng đưa ra trong bữa tốihôm đó không có gì hơn là né tránhviệc xem xét nghiêm túc những câuhỏi trên. Tôi tin rằng chúng tôi đãbàn luận qua loa hầu hết những câuhỏi đó bằng cách viện đến cụm từ“cung và cầu”, như thể chúng có ýnghĩa ghê gớm lắm. Dù chúng tôicho nó là thế nào đi nữa thì chắcrằng đó là tất cả những gì về kinh tếhọc.

Còn đây là những suy nghĩ hiệngiờ của tôi về kinh tế học. Đầu tiên,đó là việc quan sát thế giới với trí tòmò đích thực và thừa nhận rằng thếgiới chứa đầy những bí ẩn. Thứ hai,đó là việc cố gắng làm sáng tỏ một

Page 13: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cách nhất quán những bí ẩn vớinhững quan điểm chung là cáchứng xử của con người thường chỉnhằm phục vụ một mục đích nhấtđịnh. Đôi lúc bản thân những bí ẩnđó – như những câu hỏi củaMcGrath – lại rất khó giải thích, vìvậy chúng ta rèn luyện bằng cách cốgắng làm sáng tỏ những bí ẩn tươngtự trong thế giới hư cấu mà ta tạo ravà gọi chúng là các kiểu mẫu. Nếumục đích chỉ nhằm hiểu được tạisao soda cam đắt hơn xăng thìchúng ta có thể bắt đầu bằng việcnghĩ về một thế giới nơi mà nhữngthứ duy nhất người ta mua bao giờcũng chỉ là soda cam và xăng. Nếu

Page 14: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mục đích chỉ nhằm hiểu được tạisao một số cử tri cứ nhất nhất phảnđối việc cấy silicon để nâng ngực thìchúng ta có thể bắt đầu nghĩ về mộtthế giới nơi mà giới mày râu chọnbạn đời theo tiêu chuẩn duy nhất làkích cỡ của đôi gò bồng đảo.

Chúng ta nghĩ về các kiểu mẫukhông chỉ bởi chúng có tính thực tế,mà bởi suy nghĩ về các kiểu mẫu làbài khởi động hữu ích cho quá trìnhsuy nghĩ về thế giới chúng ta đangsống. Mục đích của chúng ta luôn lànhằm hiểu được chính thế giới củachúng ta. Bước đầu tiên để hướngtới sự hiểu biết – và là bước màchúng ta chưa biết đến khi chúng ta

Page 15: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mới bước chân vào học cao học – đólà việc thừa nhận thực tế rằng hiểuđược thế giới là một điều không hềdễ dàng.

Cuốn sách này là bản tóm tắtnhững bài luận về việc nhà kinh tếhọc suy nghĩ như thế nào trướcnhững vấn đề còn chưa sáng tỏ. Nónói về những điều bí ẩn đối vớichúng ta, tại sao chúng ta nhăn trántrước chúng, và chúng ta giải mãnhững ẩn số ấy như thế nào. Cuốnsách đưa ra một số bí ẩn mà tôinghĩ rằng đã được làm sáng tỏ trongkhi một số khác thì vẫn chưa có lờigiải đáp. Có rất nhiều lý do chínhđáng để học kinh tế, nhưng lý do

Page 16: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mà tôi luôn cố gắng nhấn mạnhtrong cuốn sách này là, kinh tế họclà một công cụ để làm sáng tỏnhững bí ẩn, và việc làm sáng tỏnhững bí ẩn lại hết sức thú vị.

Gần 10 năm trở lại đây, tôi cóđược đặc quyền tuyệt vời là ăn trưamỗi ngày với một nhóm các nhàkinh tế học lỗi lạc có tài năng phithường − những người chưa từngthất bại trong việc truyền cảm hứngcho tôi bằng sự sắc sảo, khí chấtđộc đáo và khả năng tạo ra nhữngđiều kỳ diệu. Hầu như mỗi ngàyđều có một ai đó ngồi xuống bàn ăncùng với một điều huyền bí mới đểlàm sáng tỏ, hàng tá những lời giải

Page 17: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

kiệt xuất và độc đáo được nêu lên,hàng tá lý do phản đối được tung ravà chỉ đôi khi bị bác bỏ. Chúng tôilàm điều đó tuyệt nhiên chỉ vì niềmyêu thích.

Cuốn sách này là một ghi chépphong phú về những gì tôi học đượcsau mỗi bữa ăn trưa. Tôi đảm bảorằng một vài ý tưởng là của chínhtôi, nhưng tôi không biết chắc chắnchúng là những ý tưởng nào nữa.Rất nhiều ý tưởng khác tôi có đượctừ Mark Bils, John Boyd, LaurenFeinstone, Marvin Goodfriend,Bruce Hansen, Hanan Jacoby, JimKahn, Ken McLaughlin, AlanStockman và biết bao khuôn mặt

Page 18: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

khác đã đến và đi trong suốt nhữngnăm qua. Tôi xin gửi lời cảm ơnchân thành tới những người đã đưatôi đi cùng họ trong chuyến khámphá đầy lý thú đó.

Cuốn sách này cũng được dànhtặng cho Bonnie Buonomo, quản lýnhà hàng, người đã giúp tạo ra mộtbầu không khí lý tưởng nhất đểnhóm chúng tôi thảo luận; và dànhcho quán Tivoli Coffee ở Rochester,nơi đã thách thức các quy luật kinhtế, cho phép tôi được ngồi lì ở đósoạn bản thảo này mà chỉ tính tiềnmột ly cà phê mỗi ngày.

LỜI NHẮN CHO CÁC

Page 19: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

CHƯƠNG

Các chương tiếp theo đưa ra vídụ tiêu biểu về cách nhìn thế giớiqua lăng kính của các nhà kinh tếhọc. Bạn đọc có thể đọc theo trìnhtự các phần. Một vài chương có lấyý tưởng từ những chương trước đó,nhưng các yếu tố tham khảo nàykhông bao giờ là yếu tố chủ yếu củadòng sự kiện.

Các ý tưởng được trình bày trongcuốn sách này có mong muốn đưara quan điểm đúng đắn tiêu biểucủa các nhà kinh tế học chínhthống. Tất nhiên, không thể tránhkhỏi sự bất đồng ở một số điểm cụ

Page 20: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thể, và một nhà kinh tế học nào đóchắc chắn cũng không tán đồng vớinhững gì tôi trình bày. Nhưng tôitin rằng hầu hết các nhà kinh tếhọc đọc cuốn sách này sẽ đồng ýrằng nó phản ánh quan điểm chungcủa họ.

Bạn đọc hiểu biết sẽ nhận thấycuốn sách này áp dụng các lập luậnkinh tế vào phạm trù rộng trongcách ứng xử của con người (và đôilúc của thế giới khách quan). Xinbạn đọc cũng lưu ý rằng khi mộtcâu hỏi liên quan tới phạm vi ứngdụng của một nguyên lý kinh tếđược đưa ra, thì tác giả vẫn luônthích rủi ro và mắc lỗi theo hướng

Page 21: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ôm đồm thái quá. Tôi tin rằng cácquy luật kinh tế mang tính toàncầu; chúng không kỳ thị chủng tộchay giới tính. Vì thế tôi tự tin rằngkhông quý bạn đọc nào nhầm lẫncách sử dụng lặp đi lặp lại của cácđại từ như “anh ấy”, “anh ta” và“của anh ấy” với các đại từ chuyêndành riêng cho phái mạnh theocách viết và phát âm tương tự.

Page 22: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

I. CUỘC SỐNG LÀGÌ?

Chương 1. Sứcmạnh của thưởng

phạtDây đai an toàn nguy hiểm

như thế nào?

Phần lớn các kiến thức kinh tếcó thể được tóm gọn trong nhữngdòng sau: “Con người sẽ phản ứng

Page 23: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trước thưởng phạt”. Phần còn lại chỉlà những lời dẫn giải.

“Con người sẽ phản ứng trướcthưởng phạt” nghe đủ vô thưởng vôphạt để hầu hết mọi người đều cóthể thừa nhận sự đúng đắn của nóvới tư cách là một nguyên lý phổbiến. Thứ làm nên sự khác biệt củanhà kinh tế học là sự kiên trì trongviệc xem xét nghiêm túc nguyên lýnày tại bất cứ thời điểm nào.

Tôi vẫn còn nhớ cảnh chờ đợinửa tiếng đồng hồ để mua một canxăng với mức giá được chính quyềnliên bang bảo hộ vào cuối nhữngnăm 1970. Hầu như tất cả các nhà

Page 24: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

kinh tế học đều đồng tình rằng nếugiá xăng được phép tăng tự do thìngười ta sẽ mua ít hơn. Nhưng giớiphi kinh tế học thì tin vào điềungược lại. Các nhà kinh tế học đãđúng: Khi sự bảo hộ giá được dỡ bỏ,những dãy hàng dài chờ mua xăngcũng biến mất.

Niềm tin của nhà kinh tế họcvào sức mạnh của thưởng phạt rấtcó ích cho anh ta, và anh ta tintưởng tuyệt đối vào nó như tin vàomột hướng dẫn viên khi đang ở mộtnơi xa lạ vậy. Năm 1965, RalphNader xuất bản cuốn Unsafe at AnySpeed, một cuốn sách kêu gọi sựchú ý tới các yếu tố thiết kế khác

Page 25: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhau khiến ô tô trở nên nguy hiểmhơn mức cần thiết. Chính phủ liênbang nhanh chóng phản ứng lạibằng cách đưa ra một loạt quy địnhvề an toàn cho xe ô tô, bắt buộc sửdụng dây đai an toàn, bảng đồng hồcó đệm, vô lăng gập lại được, hệthống phanh đôi và kính chắn gióchống thấm.

Ngay cả trước khi các quy địnhnày có hiệu lực, bất cứ nhà kinh tếhọc nào cũng có thể tiên đoán đượcmột trong những hậu quả củachúng: Con số tai nạn do ô tô gây ratăng lên nhanh chóng. Nguyên dolà, tính mạng như “ngàn cân treosợi tóc” trong một tai nạn chính là

Page 26: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

động cơ thúc đẩy người ta lái xe cẩnthận hơn. Nhưng nếu người lái xethắt dây an toàn và bảng đồng hồtrước mặt được lót đệm thì họ sẽgặp ít nguy hiểm hơn. Vì người ta sẽphản ứng trước những kích thíchmang tính tích cực, nên sẽ lái xe sẽẩu hơn. Kết quả là nhiều tai nạnxảy ra hơn.

Nguyên lý mà tôi đang áp dụngcũng chính là nguyên lý tiên đoánsự biến mất của hàng dài chờ muaxăng. Khi giá xăng còn thấp, ngườita chọn mua nhiều xăng hơn. Khigiá của các tai nạn (ví dụ, xác suấtthương vong hay giá thuốc menchữa trị được phỏng đoán) thấp,

Page 27: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người ta sẽ chọn việc có nhiều tainạn hơn.

Bạn có thể phản bác rằng tainạn, không giống như xăng, khôngmang nghĩa “tốt” để người ta chọnmua. Nhưng “tốc độ” và “cẩu thả” làthứ hàng hóa mà dường như ngườita luôn mong muốn có được. Việclựa chọn lái xe nhanh hơn hay cẩuthả hơn cũng giống như việc lựachọn có thêm nhiều tai nạn hơn, ítnhất là về mặt xác suất.

Một câu hỏi thú vị vẫn luôn đeobám: Tác động thực sự của sự kiệnđó lớn tới mức nào? Đã có thêm baonhiêu tai nạn xảy ra do các quy định

Page 28: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

về an toàn từ những năm 1960? Đâylà cách đặt câu hỏi thu hút sự chú ý:Các luật định có xu hướng làm giảmsố lượng tử vong của các tài xế bằngcách tăng khả năng sống sót sau cácvụ tai nạn. Cũng như vậy, các luậtđịnh có xu hướng làm tăng số lượngtử vong của các tài xế bằng cáchkhuyến khích thái độ lái xe ẩu. Tácđộng nào sẽ lớn hơn? Tác động thựccủa các luật định là nhằm giảm haytăng số lượng tử vong?

Không thể giải đáp được câu hỏinày chỉ bằng logic thuần túy. Chúngta phải nhìn vào con số thực tế. Vàogiữa những năm 1970, SamPeltzman thuộc trường Đại học

Page 29: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chicago đã thực hiện điều đó. Ôngnhận thấy rằng hai tác động trêntương đương nhau, và vì thế, chúngtự loại trừ lẫn nhau. Số lượng tainạn tăng lên và số lượng tử vongtrong mỗi tai nạn giảm xuống,nhưng về cơ bản, tổng số lượng tàixế tử vong không hề thay đổi. Mộttác động phụ rất thú vị là số lượngngười đi bộ thương vong lại tănglên; suy cho cùng, người đi bộkhông được lợi ích gì từ các bảngđồng hồ có đệm.

Tôi khám phá ra rằng khi tôi nóivới giới phi kinh tế học về nhữngkết quả Peltzman thu được, họkhông thể tin được rằng người ta lái

Page 30: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

xe ẩu hơn chỉ đơn giản là vì ô tô củahọ an toàn hơn. Còn các nhà kinh tếhọc − những người đã học cách tôntrọng nguyên lý “người ta sẽ phảnứng trước thưởng phạt” − thì khôngvấp phải khó khăn trên.

Nếu bạn khó có thể tin rằngngười ta lái xe ẩu hơn khi ô tô củahọ an toàn hơn, thì bạn hãy xem xéttrường hợp người ta lái xe cẩn thậnhơn khi ô tô của họ nguy hiểm hơn.Đương nhiên, đó chỉ là cách diễnđạt khác của cùng một luận điểm,nhưng với cách diễn đạt này, ngườita dễ tin vào luận điểm đó hơn. Nếudây đai an toàn được tháo khỏi xecủa bạn, chẳng phải bạn sẽ chú ý

Page 31: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hơn khi lái xe hay sao? Hãy nângquan sát này lên một mức độ caohơn. Nhà kinh tế học người MỹArmen Alchian thuộc trường Đạihọc California tại Los Angeles đãgợi ý một cách giúp giảm thiểu tỷ lệtai nạn: Hãy yêu cầu lắp thêm mộtmũi tên ngay trên vô lăng ô tô, đầunhọn chĩa thẳng vào tim của tài xế.Alchian tự tin dự đoán rằng tìnhtrạng cho xe chạy quá sát phía saumột xe khác sẽ giảm đáng kể.

Chẳng có ý nghĩa gì khi liềumạng một cách dại dột để rồi nhậnlấy nhiều rủi ro hơn khi bạn có mộtbảng đồng hồ có đệm. Lái ẩu thìphải trả giá, nhưng nó cũng mang

Page 32: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

lại những niềm vui cho kẻ ngồi sauvô lăng. Bạn đến đích nhanh hơn,và bạn thường diễn rất nhiều tròvui trên đường. “Lái xe ẩu” có nhiềukiểu: Lái xe trong những tìnhhuống nguy hiểm, để tâm trí treongược cành cây, hay tạm thờichuyển sự tập trung vào đường đisang việc tìm băng cát-sét. Bất cứhành động nào cũng có thể khiếnchuyến đi của bạn trở nên thú vịhơn, và bất cứ hoạt động nào cũngxứng đáng là yếu tố làm tăng rủi rotai nạn lên một chút.

Đôi lúc người ta bị lôi cuốn vàoviệc phản ứng rằng không điều gì –hay ít nhất là những gì tôi kể trên –

Page 33: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đáng là một yếu tố rủi ro gây tửvong. Các nhà kinh tế học cảm thấykhó chịu trước phản bác này, vì cảnhững người phản bác lẫn nhữngngười khác đều thực sự tin vào điềunày. Hàng ngày, tất cả mọi ngườiđang mạo hiểm mạng sống chỉ vìnhững lợi ích nhỏ mọn. Việc lái xetới cửa hàng để mua một tờ báochứa đựng nguy cơ hiển nhiên và cóthể phòng tránh bằng cách ở nhà,nhưng người ta vẫn lái xe tới cửahàng. Chúng ta không cần phải hỏiliệu niềm vui bé nhỏ ấy có đángđánh đổi với bất cứ rủi ro nàokhông, bởi câu trả lời hiển nhiên làcó. Câu hỏi hay hơn phải là niềm

Page 34: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

vui ấy đáng giá từng nào rủi ro nhưthế nào. Sẽ là hoàn toàn có lý khinói: “Tôi sẽ tìm băng cát-sét trongkhi lái xe nếu điều đó dẫn tới mộttrong một triệu nguy cơ tử vong”.Đó là lý do tại sao nhiều người tìmbăng cát-sét khi xe chạy với vận tốc25 dặm/giờ hơn là với vận tốc 70dặm/giờ.

Quan sát của Peltzman cho thấyhành vi lái xe đặc biệt nhạy cảm vớinhững thay đổi môi trường xungquanh tài xế. Điều này tạo cơ hộicho một số tài xế gây ảnh hưởng tớihành vi của các tài xế khác. Nhữngtấm biển hiệu có hình trẻ em trênxe nhan nhản khắp nơi là một ví dụ.

Page 35: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Những biển hiệu này vốn có chủ ýnhắc nhở các tài xế khác rằng họnên cẩn thận hơn khi lái xe. Tôi biếtrằng nhiều tài xế cảm thấy mình bịxúc phạm bởi những biển báo nàyám chỉ rằng họ chưa thật sự cẩnthận khi lái xe. Các nhà kinh tế họcsẽ không mấy cảm thông với cảmgiác này, vì họ biết rằng không aitừng lái xe thật sự cẩn thận (bạn cólắp một bộ phanh mới mỗi lần đisiêu thị không?), và sự cẩn trọngcủa đa số các tài xế thay đổi rõ rệtcùng với môi trường xung quanhhọ. Thật ra chẳng vị tài xế nàomuốn gây thương tích cho hànhkhách trên các ô tô khác; rất nhiều

Page 36: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tài xế còn ăn năn day dứt khi họđụng phải ô tô có trẻ em ở trên.Nhóm những tài xế đó sẽ chọn cáchlái xe cẩn thận hơn khi được cảnhbáo về sự hiện diện của trẻ em vàsẽ cảm kích hơn khi được cảnh báovề điều đó.

Một cách ngẫu nhiên, đây lại làgợi ý cho một đề tài nghiên cứu thúvị. Các nhà kinh tế học cho rằng rấtnhiều tài xế sẽ cẩn trọng hơn trướcsự xuất hiện của biển hiệu trẻ emtrên xe. Công trình này nhằm mụcđích tìm hiểu xem sự cẩn trọng sẽthay đổi như thế nào bằng cáchtheo dõi tỷ lệ tai nạn của các xe cóvà không có biển hiệu này. Đáng

Page 37: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tiếc là tỷ lệ tai nạn lại có thể là chỉdẫn sai lệch vì ít nhất ba lý do sau.Thứ nhất, các bậc phụ huynh −những người có treo biển hiệu nàytrên xe − có lẽ là những người lái xecẩn thận hơn bình thường; họ ít gặptai nạn hơn chỉ vì họ là những tài xếđặc biệt cẩn thận, chứ không phảivì tác động của biển báo này nhưđối với những tài xế khác. Thứ hai(và mở ra một thành kiến theohướng đối lập), các bậc phụ huynhkia − những người có treo biển hiệu− biết rằng biển báo này sẽ khiếncác tài xế khác cẩn trọng, và vì thếhọ tự cho phép bản thân được lơ làmột chút. Điều này dẫn tới việc họ

Page 38: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

gặp nhiều tai nạn hơn và ít nhấttriệt tiêu phần nào những tác độngcủa việc các tài xế khác lái xe cẩnthận hơn. Thứ ba, nếu biển hiệu trẻem trên xe thực sự có hiệu quả thìchẳng gì có thể cản các cặp vợchồng không con treo biển này. Nếucác tài xế có ý thức về trò lừa gạtphổ biến này, thì họ sẽ có xu hướngkiềm chế những phản ứng tự nhiên.

Điều này có nghĩa là những sốliệu thống kê thô sơ về tai nạnkhông thể nói lên được phản ứngcủa các tài xế sẽ như thế nào trướcbiển hiệu trẻ em trên xe. Vấn đề ởđây là phải tìm ra kỹ thuật thống kêthông minh để đưa ra tất cả những

Page 39: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hiệu chỉnh cần thiết. Ở đây tôikhông đề xuất một giải pháp chovấn đề này, nhưng tôi trình bàytrường hợp này như một ví dụ vềnhững khó khăn tiêu biểu trongnghiên cứu kinh tế thực nghiệm.Rất nhiều công trình nghiên cứukinh tế xoay quanh việc tìm ranhững giải pháp sáng tạo chonhững khó khăn này.

Sau khi bàn tán ngoài lề vềnhững thử thách của nghiên cứuthực nghiệm, tôi xin được quay lạichủ đề chính: sức mạnh của thưởngphạt. Mong muốn thứ hai của nhàkinh tế học là lý giải sức mạnh đó.Liệu việc sáng chế ra các biện pháp

Page 40: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tránh thai có giúp giảm tỷ lệ mangthai ngoài ý muốn không? Chưachắc – phát minh này chỉ làm giảm“cái giá” của quan hệ tình dục (màviệc có thai ngoài ý muốn là mộtphần trong cái giá đó), và do đó, xuikhiến người ta quan hệ nhiều hơn.Tỷ lệ phần trăm quan hệ tình dụcdẫn tới có thai giảm xuống, nhưngsố lượng người quan hệ tình dục lạităng lên, và con số những người cóthai ngoài ý muốn có thể tăng hoặcgiảm. Liệu ô tô tiết kiệm nănglượng có giúp giảm mức độ tiêu thụxăng của chúng ta không? Chưachắc – một chiếc xe tiết kiệm nănglượng chỉ làm giảm “cái giá” của

Page 41: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

việc lái xe, và người ta sẽ chọn việclái xe nhiều hơn. Thuốc lá có hàmlượng hắc ín thấp có lẽ lại khiến tỷlệ ung thư phổi tăng lên. Chất béotổng hợp có lượng calo thấp có thểlại làm tăng số cân nặng trung bìnhcủa người Mỹ.

Luật tội phạm là một yếu tốquan trọng có thể cho biết người taphản ứng với thưởng phạt như thếnào. Những hình phạt nặng có thểngăn chặn hành vi tội ác đến mứcđộ nào? Một trường hợp đáng chú ýlà tội tử hình. Các tổ chức chính phủvà các học giả hàn lâm đã dày côngnghiên cứu tác động trừng phạt củaán tử hình. Thông thường, những

Page 42: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nghiên cứu của họ không hơn gìngoài việc khảo sát tỷ lệ giết ngườitại các bang có và không có án tửhình. Các nhà kinh tế học đều chỉtrích gay gắt những nghiên cứu nàybởi chúng đã thất bại khi giải thíchcác yếu tố quan trọng khác giúp íchcho việc xác định tỷ lệ giết người.(Họ thậm chí còn thất bại trongviệc giải thích cách án tử hình đượcthực thi nghiêm ngặt, cho dù mỗibang có nét khác biệt đáng kể.) Mặtkhác, tổng hợp của những kỹ thuậtthống kê đã hoàn thiện được biếttới với cái tên toán kinh tế đượcthiết kế chính nhằm đong đếm sứcmạnh của thưởng phạt. Điều này

Page 43: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

khiến cho việc áp dụng toán kinh tếvào khảo sát tác động của án tửhình là lẽ tự nhiên. Người tiênphong trong nỗ lực này là Giáo sưIsaac Ehrlich thuộc trường Đại họcBuffalo, công trình nghiên cứu củaông đã được xuất bản vào năm 1975.Những phân tích công phu của ôngdẫn tới một kết luận ấn tượng:Trong những năm 1960, tính bìnhquân, mỗi một án tử hình được thựcthi tại Mỹ đã giúp ngăn ngừakhoảng 8 vụ giết người.

Phương pháp phân tích củaEhrlich đã bị các nhà kinh tế họckhác chỉ trích gay gắt. Hầu hếtnhững lời chỉ trích đều tập trung

Page 44: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

vào những câu hỏi mang tínhchuyên môn trong kỹ thuật thốngkê. Những câu hỏi như thế khôngphải là không quan trọng. Nhưng cómột sự đồng tình phổ biến tronggiới chuyên gia kinh tế rằng thể loạinghiên cứu thực nghiệm mà Ehrlichtiến hành có khả năng lý giải nhữngsự thật nặng ký về tác động của ántử hình.

Vào năm 1983, Giáo sư EdwardLeamer thuộc trường Đại họcCalifornia, Los Angeles đã cho đăngmột bài báo thú vị mang tên “Nào,hãy lôi những trò bịp ra khỏi toánkinh tế”. Trong đó, ông cảnh báorằng những định kiến của nhà

Page 45: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nghiên cứu có thể ảnh hưởng đángkể tới các kết quả của ông. Leamersử dụng án tử hình làm ví dụ. Ôngtrình bày một phép thử nghiệmtoán kinh tế đơn giản, khi mứcchênh lệch nghiêng về phía ủng hộán tử hình, có thể thấy rằng mỗimột án tử hình được thực thi giúpngăn ngừa tới 13 vụ giết người.Cùng một phép thử nghiệm nhưthế, nhưng với mức chênh lệchnghiêng về phía chống án tử hình,thì có thể thấy mỗi một án tử hìnhđược thực thi thực chất lại gây rathêm 3 vụ giết người. Thực tế, trừphi ai đó đi sâu vào việc tạo ra độchênh lệch phản đối án tử hình, còn

Page 46: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thì hầu hết các nghiên cứu toánkinh tế cho thấy tác động ngănngừa đáng kể của án tử hình. Kẻ sátnhân cũng phản ứng trước thưởngphạt.

Làm sao có thể như vậy? Chẳngphải rất nhiều tên sát nhân đam mêgiết người hoặc hành động vô thứchay sao? Có lẽ là như vậy. Nhưng cóhai phản hồi như sau. Thứ nhất, cáckết quả của Ehrlich cho thấy mỗi ántử hình được thực thi giúp ngănngừa 8 vụ giết người; chứ không nóirõ 8 vụ giết người nào được ngănngừa. Chỉ cần tên sát nhân đượcngăn chặn, thì có nghĩa là án tửhình chính là sự ngăn chặn. Phản

Page 47: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hồi thứ hai là: Tại sao chúng ta nênhy vọng rằng những kẻ sát nhânkhát máu lại không phản ứng trướcthưởng phạt? Chúng ta có thể tưởngtượng hình ảnh một người căm ghétvợ mình tới mức trong hoàn cảnhthông thường có thể làm hại vợ nếuanh ta nghĩ rằng anh ta có 90% cơhội thoát khỏi vòng lao lý. Khi đó,có lẽ trong giây phút nóng giận, anhta sẽ mất hết lý trí đến nỗi sẵn sànggiết vợ thậm chí ngay cả khi chỉ có20% cơ hội thoát tội. Như vậy tronggiây phút nóng giận, việc nhận thứccơ hội thoát tội của mình là 15% hay25% chẳng có ý nghĩa gì đối với anhta cả.

Page 48: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

(Tôi cũng xin được trình bàyphản hồi thứ ba khá hấp dẫn.Ehrlich không bịa ra con số 8; ôngrút ra con số này thông qua việcphân tích dữ liệu công phu. Hoàinghi cũng là điều dễ hiểu, nhưnghoài nghi nghiêm túc cần đi kèmvới việc xem xét nghiên cứu bằngquan điểm khách quan và vạch rabước nào trong lý luận, nếu có, làđáng ngờ.)

Có những bằng chứng cho thấyngười ta phản ứng mạnh mẽ trướcthưởng phạt thậm chí cả trongnhững trường hợp chúng ta thườngkhông cho rằng hành vi của họ làhợp lý. Rõ ràng là bằng thực

Page 49: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nghiệm, các nhà tâm lý học đãkhám phá ra rằng, khi bạn đưa chomột người một cốc cà phê nóngbỏng, thường thì anh ta sẽ làm rơichiếc cốc nếu anh ta biết được đó làcái cốc rẻ tiền, nhưng anh ta sẽ cốnắm lấy nó nếu anh ta tin rằng đólà cái cốc đắt tiền.

Quả thật, phản ứng trướcthưởng phạt có thể là một hành vitự nhiên giống như bất cứ hành vibản năng nào. Trong một loạt thínghiệm được thực hiện tại trườngĐại học Texas A&M, các nhà nghiêncứu đã cho phép chuột và chim bồcâu có thể “mua” các loại thức ăn vàđồ uống khác nhau bằng cách đẩy

Page 50: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

các đòn bẩy khác nhau. Mỗi mặthàng có một giá cụ thể, chẳng hạnnhư 3 lần đẩy cho một giọt xá xị hay10 lần cho một mẩu pho mát. Cáccon vật này được nhận “lương”tương ứng với một số lần đẩy nhấtđịnh hàng ngày; sau khi chúng“tiêu” hết lương, các đòn bẩy sẽngừng hoạt động. Trong một vàiphiên bản khác của thí nghiệm, cáccon vật có thể kiếm thêm thu nhậpbằng cách thực hiện các nhiệm vụkhác nhau. Chúng nhận thêm sốlần đẩy với cùng giá tiền sau mỗinhiệm vụ chúng thực thi.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rarằng chuột và chim bồ câu phản

Page 51: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ứng tương ứng trước những thay đổicủa giá cả, những thay đổi của thunhập, và những thay đổi của mứclương. Khi giá bia tăng, chúng muaít bia hơn. Khi lương tăng lên,chúng làm việc hăng say hơn – trừphi thu nhập của chúng đã rất cao,trong trường hợp đó, chúng chọnviệc hưởng thụ nhiều hơn. Đó cũngchính là những phản ứng mà cácnhà kinh tế học mong chờ và quansát từ loài người chúng ta.

Thưởng phạt cũng có tác động.Kho tàng lịch sử kinh tế chứa đựnghàng nghìn nghiên cứu thựcnghiệm kiểm chứng cho mệnh đềnày, và chưa từng có nghiên cứu

Page 52: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nào có thể bác bỏ mệnh đề này mộtcách thuyết phục. Các nhà kinh tếhọc vẫn luôn kiểm chứng mệnh đềnày (trong khi có lẽ vẫn thầm hyvọng sẽ được vang danh trong việclà người đầu tiên bác bỏ nó) và mãimãi mở rộng phạm vi ứng dụng củanó. Trong khi chúng ta thường nghĩrằng chỉ người tiêu dùng mới phảnứng trước giá thịt, thì giờ chúng tanghiên cứu việc tài xế phản ứngtrước dây đai an toàn, kẻ giết ngườiphản ứng trước án tử hình, chuột vàbồ câu phản ứng trước tiền lương,vốn và dao động giá. Các nhà kinhtế học đã nghiên cứu cách thứcngười ta lựa chọn bạn đời, kích cỡ

Page 53: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hộ gia đình và mức độ tham gia vàotôn giáo, và liệu có nên duy trì tụcăn thịt người hay không. (Xu hướngnày phổ biến đến mức tạp chíJournal of Political Economy đãcho đăng một bài châm biếm tínhkinh tế của việc đánh răng, trong đó“dự đoán” rằng con người dànhchính xác là một nửa thời gian lúcthức vào việc đánh răng. “Không môhình xã hội học nào”, tác giả kiêuhãnh nói, “có thể chấp nhận mộtkết luận chính xác đến vậy”.) Dù cónhiều biến thể khác nhau, songmột chủ đề chính luôn xuyên suốt:Thưởng phạt có tác động.

Page 54: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 2. Nhữngcâu đố hợp lý

Tại sao Rolling Stones“cháy” vé?

Kinh tế học khởi đầu với giảđịnh rằng tất cả những hành vi củacon người đều hợp lý. Tất nhiên, giảđịnh này không phải lúc nào cũngđúng; đa số chúng ta có thể nghĩngay tới những ngoại lệ trong chínhgia đình mình.

Nhưng sự chính xác của các giảđịnh không bao giờ là điều kiện tiênquyết cho các thắc mắc khoa học.

Page 55: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Hãy hỏi một nhà vật lý học xem quảbóng bowling sẽ chạm đất trongvòng bao lâu nếu bạn thả nó từ máinhà xuống. Ông ta sẽ vui vẻ giả sửrằng nhà bạn ở trong môi trườngchân không, sau đó sẽ tiếp tục tínhtoán để đưa ra một câu trả lờichuẩn xác. Hãy yêu cầu một kỹ sưdự đoán hướng lăn của một quảbóng billard sau khi được đánh từmột góc nhất định. Anh ta sẽ giả sửrằng yếu tố ma sát không tồn tại, vàđộ chính xác trong dự đoán của anhnày sẽ khiến bạn không thể thấtvọng. Hãy đề nghị một nhà kinh tếhọc dự đoán những tác động củahiện tượng tăng thuế xăng dầu. Ông

Page 56: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ta sẽ giả định rằng tất cả mọi ngườiđều có lý và sau đó sẽ cung cấp chobạn một câu trả lời khá chính xác.

Các giả định được kiểm chứngkhông dựa vào sự thật theo nghĩađen mà còn dựa vào chất lượngnhững hệ quả của chúng. Theo tiêuchuẩn này, sự hợp lý có thành tíchkhá vẻ vang. Nó ngụ ý rằng conngười thường phản ứng trướcthưởng phạt, một định đề với rấtnhiều dẫn chứng. Nó ngụ ý rằngngười ta luôn sẵn sàng trả thêmtiền cho một hộp ngũ cốc 26 ouncehơn là một hộp 11 ounce, rằngnhững công nhân trình độ caothường kiếm được nhiều tiền hơn

Page 57: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những công nhân không có chuyênmôn, rằng những người yêu cuộcsống sẽ chẳng bao giờ nhảy xuốngtừ Cầu Cổng Vàng, và rằng nhữngem bé bị đói sẽ khóc để thông báocho cha mẹ về nhu cầu của chúng.Tất cả những điều này luôn đúng.

Khi chúng ta giả định rằng conngười thường rất lý trí, thì rõ ràngchúng ta chẳng hề giả định chútnào về sở thích của họ. De gustibusnon est disputandum – không thểđo đếm được sở thích – là mộttrong những khẩu hiệu của các nhàkinh tế học. Có một số lượng đángkinh ngạc những độc giả yêu thíchthơ của Rod McKuen hơn thơ của

Page 58: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

William Butler Yeats. Chúng takhông có ý nói họ thiếu sáng suốt.Một số người yêu thích thơ củaMcKuen có thể vẫn mua tuyển tậpthơ của Yeats nhưng không hề có ýđịnh đọc nó, mà chỉ bởi trông nókhá đẹp khi đặt trên bàn café haynhằm tạo ấn tượng trước đám bạnbè rằng họ có tâm hồn tinh tế.Chúng ta vẫn không có ý nói họthiếu sáng suốt. Khi chúng ta khẳngđịnh rằng con người thường rất lýtrí, thì có nghĩa chúng ta chỉ khẳngđịnh một điều: Rằng nhìn chung,người ước ao được đọc thơ của RodMcKuen, người không hề quan tâmđến việc chồng sách trên bàn trông

Page 59: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thế nào, và người chẳng có lý dochính đáng nào để mua tuyển tậpthơ của Yeats sẽ không tìm muatuyển tập thơ của Yeats. Và điềunày đúng trong đa số trường hợp.

Tương tự, khi một người trả 1đô-la cho một tấm vé số với cơ hộitrúng 5 triệu đô-la là 1 trên 10 triệuthì chúng ta không thấy bằng chứngnào chứng tỏ đây là một hành độngbất hợp lý. Và nếu anh em sinh đôicủa người này quyết định khôngmua vé số, chúng ta cũng khôngthấy đó là một hành động bất hợplý. Mỗi người có một quan điểmkhác nhau về sự rủi ro, và vì thế màhành vi của họ cũng khác nhau.

Page 60: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Nếu người chơi xổ số quyết địnhchơi ở mức giải thưởng trị giá 5triệu đô-la thay vì mức giải thưởng8 triệu đô-la với cơ hội trúng giảinhư nhau nhưng trị giá giải thưởngcao hơn thì chúng ta cho rằng anhnày đang hành động một cách bấthợp lý. Chúng ta cho rằng nhữnghành vi như thế này là rất hiếm hoi.

Dù vậy, rất nhiều hành vi nhưthế của con người trên danh nghĩavẫn bị coi là bất hợp lý. Khi mộtnhân vật danh tiếng xác nhận chấtlượng cho một sản phẩm đượcquảng cáo, thì doanh thu bán hàngtăng lên nhanh chóng cho dù lời xácnhận chẳng hề chuyển tải chút

Page 61: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thông tin nào về chất lượng sảnphẩm. Có thể dễ dàng đoán đượcrằng những buổi trình diễn nhạcrock sẽ bán hết sạch vé trước đêmnhạc hàng tuần, và vẫn sẽ “cháy” véngay cả khi ban tổ chức tăng giá vé,nhưng giá vé đã không hề tăng.Doanh thu bảo hiểm động đất tăngvùn vụt sau một trận động đất, chodù xác suất xảy ra động đất trongtương lai có lẽ chẳng khác gì so vớitrước đó. Người ta vẫn dành thờigian đi bỏ phiếu để bầu tổng thống,cho dù chẳng có khả năng rõ ràngnào rằng một phiếu bầu sẽ có ảnhhưởng tới kết quả bầu cử cả.

Chúng ta nên phản ứng thế nào

Page 62: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trước những hiện tượng như thế?Một phản ứng rõ ràng rất hợp lý là:“Ồ, thường thì con người sẽ cư xửhợp lý, nhưng không phải lúc nàocũng thế. Kinh tế học có khả năngtác động đến một số hành vi nhấtđịnh, nhưng không phải tất cả. Vẫncó một vài trường hợp ngoại lệ”.

Một phản ứng khác là cố duy trìảo tưởng rằng tất cả mọi người đềuhành động một cách hợp lý trongmọi lúc, và khăng khăng tìm kiếmnhững lý giải hợp lý, cho dù chúngcó kỳ quặc thế nào đi chăng nữa, đểminh chứng cho những hành vi rõràng là rất bất hợp lý đó.

Page 63: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chúng ta thường chọn cách phảnứng thứ hai.

Tại sao vậy?

Hãy tưởng tượng một nhà vật lýhọc am hiểu tường tận định luậtvạn vật hấp dẫn và tin rằng nó đãrất gần với chân lý nền tảng. Mộthôm, ông bắt gặp quả bóng khí heliđầu tiên, một trở ngại rành rànhcho cái định luật ông vốn thuộcnằm lòng. Có hai phản ứng mở ratrước mắt ông. Ông ta có thể nói:“À, định luật vạn vật hấp dẫnthường là đúng, nhưng không phảilúc nào cũng áp dụng được; và đâylà một ngoại lệ”. Hoặc ông có thể

Page 64: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nói: “Để tôi xem có cách nào giảithích hiện tượng lạ lùng này màkhông phải từ bỏ định luật căn bảnnhất trong ngành vật lý hay không”.Nếu ông ta chọn cách phản ứng thứhai, và nếu ông ta đủ thông minh,thì rốt cuộc ông ta cũng sẽ khámphá ra những chất nhẹ hơn khôngkhí và nhận ra rằng cách thức hoạtđộng của chúng hoàn toàn tuântheo định luật vạn vật hấp dẫn hiệnhành. Trong quá trình nghiên cứu,ông ta sẽ không những hiểu biết vềquả bóng khí heli mà còn hiểu sâuvề hơn cách thức hoạt động củađịnh luật vạn vật hấp dẫn.

Giờ thì những ngoại lệ trong

Page 65: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

định luật vạn vật hấp dẫn là điềuhoàn toàn có thể; và rằng một ngàynào đó nhà vật lý học của chúng tasẽ bắt gặp chúng. Nếu ông ta cứkhăng khăng đi tìm một lý giải hoànhảo mà không phải từ bỏ những lýthuyết mà bản thân tin tưởng thìông ta sẽ thất bại. Nếu những thấtbại này đủ nhiều, thì các học thuyếtmới sẽ xuất hiện để thay thế chocác học thuyết hiện hành. Tuynhiên, cách hành động sáng suốt, ítnhất là ngay lúc đầu, là tìm hiểuxem thực tế đáng ngạc nhiên này cótỏ ra tương thích với những lýthuyết hiện hành hay không. Bảnthân sự cố gắng này chính là bước

Page 66: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chuẩn bị tinh thần tốt cho nhà khoahọc, và đôi lúc dẫn tới những thànhcông bất ngờ. Hơn nữa, nếu chúngta vội vàng từ bỏ những lý thuyếtthành công nhất của mình, thìchẳng mấy chốc chúng ta sẽ chẳngcòn gì để nghiên cứu nữa.

Vì vậy, các nhà kinh tế học dànhphần lớn thời gian thách đố nhautìm ra những lý giải hợp lý cho cáchành vi có vẻ vô lý. Khi hai hoặcnhiều nhà kinh tế học cùng ngồi ăntrưa, thì có khả năng lớn là mộttrong những câu đố khó hiểu này sẽđược đưa ra trong cuộc thảo luận.Chính tôi đã tham dự vô số nhữngbữa trưa ấy và xin được chia sẻ một

Page 67: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

vài ví dụ.

Những buổi biểu diễn nhạc rockcó sự tham gia của các ngôi sao têntuổi thường bán hết vé từ rất sớm.Chắc bất cứ ai cũng đã từng xem tintức và thấy cảnh các thiếu niên cắmtrại bên ngoài rạp, có khi trongnhiều ngày, chỉ để xếp hàng chờmua vé. Nếu ban tổ chức tăng giávé, có thể hàng dài người chờ muavé sẽ ngắn lại, nhưng chắc chắn làđêm nhạc vẫn sẽ bán hết vé. Vậy tạisao ban tổ chức không tăng giá vé?

Trong suốt 15 năm qua, tôi đã cốgắng giải câu đố trên có lẽ tới vàichục lần. Gợi ý phổ biến nhất là

Page 68: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những hàng dài chờ mua vé xuấthiện trên bản tin buổi tối chính làmột hình thức quảng cáo miễn phí,tạo hình ảnh tốt đẹp về ban nhạctrong mắt công chúng và kéo dài sựthịnh hành của ban nhạc. Ban tổchức không muốn đánh đổi lợi íchlâu dài của hình thức quảng cáo nàyvới lợi ích trước mắt của việc tănggiá vé. Bản thân tôi thấy điều nàykhông hợp lý cho lắm. Theo tôi thìviệc bán hết sạch vé với cái giá 100đô-la lại có giá trị quảng cáo lớn. Tạisao hàng dài chờ mua vé lại có giátrị quảng cáo cao hơn giá vé cao?

Ấy thế mà, cho tới gần đây, tôivẫn chưa thấy được lời giải thích

Page 69: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nào khả dĩ hơn. Cho tới năm ngoái,câu trả lời đến từ một người bạn cótên Ken McLaughlin của tôi: cácbạn tuổi teen sau khi đi nghe nhạcthường tiếp tục mua đĩa nhạc, áophông và những sản phẩm liênquan khác. Những người trưởngthành thì không. Vì vậy, ban tổ chứcthường hướng đến những khán giảtuổi teen hơn. Và cách níu giữ khángiả tuổi teen là đưa ra mức giá véthấp và chỉ việc ngồi chờ chúng xếphàng dài mua vé; những ngườitrưởng thành sẽ chẳng cắm trại quađêm để chờ xem Rolling Stonesbiểu diễn.

Câu chuyện này nghe có vẻ thật

Page 70: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đối với tôi và cung cấp lý giải hợp lývề hành vi của ban tổ chức. Đángtiếc, tôi nghĩ rằng nó không thể giảithích được những hiện tượng tươngtự như: Các buổi biểu diễn ở nhàhát Broadway vẫn chắc chắn “cháy”vé mà chẳng cần phải tăng giá,giống như những bộ phim bom tấntrong tuần trình chiếu đầu tiênhoặc thứ hai. Liệu một vài biến thểkhác của cùng câu chuyện này thìthế nào? Tôi không biết nữa.

Việc tìm kiếm một lý thuyết nhưcủa McLaughlin là mục tiêu của tròchơi mà chúng ta đang chơi. Ngoàira còn một mục tiêu nữa. Các quyluật bất thành văn chỉ rõ rằng lý

Page 71: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thuyết phải đi kèm với một dự đoánto tát. Về nguyên tắc, dự đoán nàycó thể dùng để chứng minh lýthuyết đó. Trong trường hợp này,chúng ta dự đoán rằng giá vé thấpvà hàng dài mua vé dành cho cácngôi sao bán được nhiều đĩa và áophông; giá cao và hàng mua vé ngắnđối với trường hợp ngược lại. Tôikhông biết dự đoán này đã đượcchứng minh hay chưa, nhưng tôi rấthào hứng muốn học hỏi.

Câu đố tiếp theo của tôi là vềbảo chứng chất lượng sản phẩm.Không khó để hiểu được tại saongười ta lại có thể bị thu hút bởi cácbộ phim được hai nhà phê bình

Page 72: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phim Siskel và Ebert bảo chứng,những người mà nghề nghiệp phụthuộc vào chính danh tiếng của họ.Điều này giải thích tại sao lời bìnhcủa họ được đăng tải rầm rộ trêncác trang quảng cáo.

Nhưng việc các sản phẩm đượcbảo chứng bởi những ngôi saochẳng hề có chút chuyên môn nhấtđịnh nào và rõ ràng là được trả tiềnđể làm việc này cũng là điều hết sứcthông thường. Các nữ diễn viên nổitiếng bảo chứng cho các câu lạc bộsức khỏe; cựu chính trị gia bảochứng cho hành lý; và gần đây tạiMassachusetts, một nhà kinh tế họcđoạt giải Nobel đã bảo chứng cho

Page 73: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bánh xe gắn máy. Người ta hưởngứng các quảng cáo này, và doanhthu tăng lên.

Khi biết rằng nhà sản xuất rachiếc túi du lịch của bạn đã phải trảhàng chục nghìn đô-la để thuê mộtnhân vật nổi tiếng quảng cáo chosản phẩm của họ trên ti vi, điều đócó đem lại thông tin hữu ích nàocho bạn không? Liệu lựa chọn hànhlý dựa vào tiêu chuẩn này có hợp lýkhông?

Tôi xin được đề xuất câu trả lời.Có rất nhiều nhà sản xuất hành lý,và họ theo đuổi những công thứcdẫn tới thành công khác nhau. Một

Page 74: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

số người chọn cách “đánh nhanhthắng nhanh”, tung ra những sảnphẩm với giá thành rẻ và dự địnhrút khỏi thị trường khi nhiều ngườitiêu dùng biết đến chất lượng kémcủa hành lý. Những người khác lạisử dụng chiến thuật lâu dài: Sảnxuất hàng chất lượng cao, để thịtrường biết đến tên tuổi của họ, vàgặt hái thành quả về sau. Nhữngngười thuộc nhóm thứ hai muốnđảm bảo rằng người tiêu dùng biếtđến tên tuổi của mình.

Có một cách để doanh nghiệpđạt được điều này là đăng tải rộngrãi một cam kết để đảm bảo sự tồntại liên tục của họ: Họ gửi 500

Page 75: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nghìn đô-la trong tài khoản ngânhàng và được phép nhận lại 100nghìn đô-la mỗi năm trong vòng 5năm; nhưng nếu doanh nghiệp nàythua lỗ trong thời gian đó thì chủ sởhữu sẽ phải từ bỏ khoản tiền camkết đó. Chỉ những công ty theo đuổichất lượng mới sẵn sàng chấp nhậnnhững cam kết như thế. Và nhữngngười tiêu dùng với lối suy nghĩ lýtrí sẽ chuộng mua sản phẩm củacác doanh nghiệp này.

Việc mời một ngôi sao bảochứng cho sản phẩm cũng giốngnhư đăng tải một cam kết. Doanhnghiệp bỏ ra một lượng vốn đầu tưlớn ban đầu và gặt hái thành quả

Page 76: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trong thời gian dài. Doanh nghiệpnào có ý định rút khỏi thị trườngtrong vòng một năm sẽ không đầutư như thế. Khi tôi thấy một ngôisao bảo chứng cho một sản phẩm,tôi biết rằng công ty đó đủ tự tin vàochất lượng sản phẩm và mong trụlại trên thị trường.

Lý thuyết này cũng mang lại dựđoán có thể kiểm chứng được: Sựbảo chứng của các ngôi sao thườngthấy ở những sản phẩm có chấtlượng chưa thể hiện ngay lập tức.

Có thể dùng lập luận tương tựđể giải thích tại sao các tòa nhàngân hàng thường có sàn lát đá cẩm

Page 77: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thạch và các cột có kiến trúc kiểuHy Lạp, đặc biệt là các tòa nhà đượcxây dựng trước thời có bảo hiểm kýgửi liên bang. Hãy tưởng tượng mộtkẻ lừa đảo xuyên quốc gia dichuyển từ vùng này sang vùng khácđể thành lập các ngân hàng và rồicuỗm hết sạch tiền sau vài tháng.Không giống như công ty WellsFargo với ý định trụ lại trong ngànhlâu dài, kẻ lừa đảo kia không thểxây một tòa nhà hoành tráng nhưvậy tại mỗi nơi hắn đi qua. Nếu giữnguyên các yếu tố khác, người tiêudùng với suy nghĩ lý trí sẽ chọnngân hàng có lối kiến trúc đẹp hơn– và một công ty Wells Fargo sẽ

Page 78: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đầu tư vào diện mạo hoành trángđể thể hiện sự bền vững của họ.

Điều này giải thích tại sao cácngân hàng có kiến trúc hoành tránghơn các cửa hàng bách hóa. Biếtrằng tuần sau nhân viên ngân hàngcủa bạn vẫn còn ở đó quan trọnghơn rất nhiều so với biết rằng cửahàng bách hóa vẫn tồn tại.

Đây là một câu hỏi vốn được yêuthích: Tại sao rất nhiều mặt hàngđược bán với giá 2,99 đô-la và rất ítmặt hàng có giá 3 đô-la? Người tathường gán hiện tượng này với mộtdạng của suy nghĩ bất hợp lý rằngngười tiêu dùng chỉ chú ý tới số đầu

Page 79: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tiên của mác giá và bị cuốn vào suynghĩ rằng 2,99 đô-la là “khoảng 2đô-la” thay vì “khoảng 3 đô-la”.Thực tế, cách lý giải này hiển nhiêntới mức rất nhiều nhà kinh tế họctin vào nó. Theo những gì tôi biết,có thể là họ đúng. Có lẽ một ngàynào đó, một sự phân tích tỉ mỉ vềnhững hành vi như thế sẽ tạo cơ sởcho kinh tế học thay đổi, mà trongđó chúng ta giả sử rằng người takhông còn suy nghĩ hợp lý theonhững cách có hệ thống nhất định.Nhưng trước khi chúng ta loại trừcác cơ sở lý luận này, sẽ là hữu íchnếu chúng ta xem xét một vài ví dụkhác.

Page 80: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Có ít nhất một lựa chọn hấp dẫnkhác. Hiện tượng “định mức giá 99xu” dường như trở nên phổ biến vàothế kỷ XIX, chỉ một thời gian ngắnsau sự ra đời của máy tính tiền. Máytính tiền là một phát minh nổi trội;nó không những thực hiện được cácphép toán đơn giản mà còn lưu lạiđược cả số tiền bán hàng mỗi ngày.Điều này rất ý nghĩa nếu bạn longại về nguy cơ gian lận của nhânviên. Bạn có thể kiểm tra vào cuốingày và biết được số lượng tiền mặtcần có trong ngăn kéo.

Có một vấn đề nhỏ với chiếcmáy tính tiền: Chúng thực ra khôngghi lại mỗi lần bán hàng; chúng chỉ

Page 81: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ghi lại số tiền bán hàng. Nếu mộtkhách hàng mua mặt hàng với giá 1đô-la và đưa cho nhân viên thungân tờ 1 đô-la, nhân viên có thể lờđi việc ghi lại số tiền bán hàng này,đút tờ 1 đô-la vào túi và chẳng aibiết được điều này cả.

Mặt khác, khi khách hàng muamột mặt hàng có giá 99 xu và đưacho nhân viên thu ngân tờ 1 đô-la,nhân viên này sẽ phải hoàn trả tiềnthừa. Điều này buộc nhân viên phảimở ngăn kéo đựng tiền, và anh takhông thể làm điều này mà khôngghi lại số tiền bán hàng hoá đó.Cách định giá 99 xu buộc nhân viênbán hàng phải ghi lại số tiền bán

Page 82: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hàng và đảm bảo tính trung thựccủa họ.

Vẫn còn một vài vấn đề. Nhânviên thu ngân có thể hoàn trả tiềnthừa bằng tiền của mình hoặc ghilại số tiền bán hàng sai lệch. Nhưngkhách hàng đứng chờ nhận tiềnthừa có thể nhận ra những biểuhiện khác thường này và thông báovới ban quản lý.

Vấn đề thực sự của cách lý giảinày là nó đã bỏ qua sự tồn tại củathuế doanh thu. Tại một bang đánh7% thuế doanh thu, sự khác biệtgiữa 99 xu và 1 đô-la trên thẻ ghi giátiền cũng là sự khác biệt giữa 1,06

Page 83: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đô-la và 1,07 đô-la tại quầy thu tiền;khả năng cần tiền trả lại là tươngđương nhau trong hai trường hợp.Liệu có thể là tại những bang vớilượng thuế doanh thu khác nhau,chênh lệch giá cả chỉ là một penny,vì thế mà giá hiển thị tại quầy thutiền không cân bằng nhau giữa cácbang hay không? Ít nhất đây là dựđoán có thể kiểm chứng được. Mộtđiều nữa là: Cách định mức giá 99xu không nên trở thành hiện tượngthông dụng tại các cửa hàng nơi chủcửa hàng cũng đồng thời là ngườivận hành máy tính tiền.

Rất nhiều nền nông nghiệp thuởsơ khai mang những nét đặc trưng

Page 84: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

kỳ lạ. Có rất ít lô đất lớn, mà thayvào đó, mỗi nông dân sở hữu mộtvài khoảnh đất nhỏ nằm rải ráctrong làng. (Mô hình này hiện hữutrong thời Trung cổ tại Anh và ngàynay vẫn tồn tại ở các vùng thuộcThế giới thứ ba.) Các nhà sử học từlâu đã tranh cãi về lý do của sự rảirác này, và họ tin rằng đây là nguồngốc của sự thiếu hiệu quả. Có lẽ nóbắt nguồn từ hiện tượng thừa kế vàkết hôn: Trong mỗi thế hệ, khoảnhđất của từng gia đình được chia nhỏhơn nữa cho thế hệ thừa kế, vì thếmà các khoảnh đất ngày càng trởnên nhỏ hơn; việc kết hôn của cácthế hệ sau lại hội tụ những khoảnh

Page 85: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đất nhỏ nằm rải rác khắp nơi vàomột gia đình. Cách giải thích này bịchỉ trích vì nó dường như giả địnhmột dạng suy nghĩ bất hợp lý: Tạisao dân làng không trao đổi cáckhoảnh đất với nhau để hợp nhấttài sản của mình?

Vấn đề này đã thu hút sự chú ýcủa nhà kinh tế học và sử học DonMcCloskey, người có khả năng giảithích tài tình các chủ đề kinh tếkhông ai sánh kịp. Thay vì hỏi: “Cáctổ chức xã hội nào gây ra hành vibất hợp lý như vậy?”, McCloskey lạiđặt câu hỏi: “Tại sao hành vi này lạibất hợp lý?”. Những nghiên cứu kỹlưỡng giúp ông kết luận rằng đây là

Page 86: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hành vi hợp lý bởi nó là một dạngbảo hiểm. Một nông dân chỉ có mộtkhoảnh đất lớn sẽ có nguy cơ bị phásản hoàn toàn nếu lụt lội xảy ra.Bằng việc rải rác các khu đất, ngườinông dân chịu hy sinh một lượngthu nhập tiềm năng để đổi lấy sựđảm bảo rằng mình sẽ không bịtrắng tay khi thiên tai xảy ra. Hànhvi này thậm chí chẳng có gì đặcbiệt. Bất cứ chủ gia đình hiện đại cómua bảo hiểm và cẩn thận nàocũng sẽ làm điều tương tự.

Một cách để kiểm chứng lýthuyết của McCloskey là hỏi xemliệu “phí” bảo hiểm (chính là lượngsản phẩm hy sinh bằng việc rải rác

Page 87: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đất) có tương xứng với lượng bảohiểm “được mua” hay không, dùngđó làm thước đo cho cái giá người tasẵn lòng trả trong các thị trườngbảo hiểm chính thống hơn. Với tiêuchuẩn như thế, lý thuyết này vẫnđáp ứng được.

Mặt khác, một chỉ trích hà khắcnữa là: Nếu người dân Trung cổmuốn có bảo hiểm, tại sao họkhông mua và bán các hợp đồng bảohiểm như chúng ta ngày nay? Theocá nhân tôi thì câu hỏi này cũngtương tự như việc hỏi tại sao họkhông lưu giữ số liệu kinh doanhtrong máy tính cá nhân. Câu trả lờiđơn giản là chưa ai biết cách làm

Page 88: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

điều đó. Việc xây dựng một hợpđồng bảo hiểm đòi hỏi ít nhất mộtchút trí óc, cũng như chế tạo mộtmáy tính. Nhưng có những ngườicho rằng lý thuyết của McCloskeysẽ không hoàn thiện cho tới khi nàophản biện này được trả lời. Và họhoàn toàn có lý khi đòi hỏi chúng tatrả lời câu hỏi đó. Các lý thuyết cầnđược kiểm chứng trong bất cứtrường hợp nào.

Có rất nhiều câu hỏi. Tại sao giớikinh doanh lại ưa chuộng nhữngngười ăn vận đẹp đến mức cónhững cuốn sách bestseller về cách“phục sức để thành công”? Tôi ngờrằng ăn mặc hợp thời trang và hấp

Page 89: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

dẫn là một cái tài mà những ngườibận quần Jeans, áo phông trongchúng ta có xu hướng coi nhẹ.Người ăn vận đẹp phải sáng tạonhưng không đi quá giới hạn thờitrang; việc biết về các giới hạn đòihỏi sự sắc bén và để mắt tới các xuhướng biến tấu. Những đặc điểmnày có giá trị cao trong rất nhiềutrường hợp, và sẽ là rất có lý nếucác công ty tuyển dụng những nhânviên thể hiện rõ đặc điểm này.

Tại sao đàn ông dành ít tiền vàodịch vụ y tế hơn phụ nữ? Có lẽ là vìđàn ông có nguy cơ tử vong do cácnguyên nhân tai nạn nhiều hơn phụnữ. Giá trị của việc bảo vệ bản thân

Page 90: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trước bệnh ung thư giảm đi nếu xácsuất bị xe đâm của bạn cao. Vì thế,việc đàn ông mua ít sản phẩmphòng ngừa hơn phụ nữ là điều cólý.

Khi hai người ở chung mộtphòng khách sạn tại Anh, họthường trả gấp đôi mức giá củaphòng đơn; ở Mỹ họ thường trả íthơn như vậy. Điều gì tạo nên sựkhác biệt này? Người không phải lànhà kinh tế học có thể sẽ thỏa mãnvới câu trả lời dựa vào yếu tố truyềnthống. Nhà kinh tế học muốn biếttại sao cấu trúc giá này có lý và đemlại lợi nhuận tối đa. Nếu độc giảnào có bất cứ gợi ý gì, tôi sẽ rất vui

Page 91: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

được lắng nghe.

Có lẽ độc giả đó cũng có thể chotôi biết tại sao người ta đặt cược vàođội tuyển họ yêu thích. Bằng cáchđặt cược vào đối thủ của đội tuyểnyêu thích, bạn sẽ đảm bảo cho bảnthân kết quả khá tốt cho dù trậnđấu có tỉ số thế nào đi nữa. Trongcác lĩnh vực khác của cuộc sống,chúng ta chọn bảo hiểm, nhưngtrong đặt cược thể thao chúng ta lạicho tất cả trứng vào một rổ. Điều gìlý giải sự khác biệt này?

Các nhà kinh tế học nhăn trántrước nhiều điều người khác cho làhiển nhiên. Tôi không hiểu tại sao

Page 92: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người ta lại đi bỏ phiếu. Năm 1992,có tới một trăm triệu người dân Mỹđi bỏ phiếu bầu Tổng thống. Tôi cálà không ai trong số một trăm triệungười đó ngây thơ đến mức tin rằnganh ta đang bỏ lá phiếu quyết địnhkhiến cuộc bầu cử lâm vào nguy cơcó số phiếu ngang bằng. Sẽ là đúngkhi kể tới chiến thắng sát nút với300 nghìn phiếu bầu của John F.Kennedy trước Richard M. Nixonvào năm 1960, nhưng 300 nghìnkhác với 1 phiếu bầu – ngay cả bằngnhững tiêu chuẩn chính xác trongkinh tế học. Cũng sẽ là hoàn toànhợp lý khi đưa ra quan sát là “nếu aicũng nghĩ như vậy và ngồi nhà thì

Page 93: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

lá phiếu của tôi sẽ trở nên quantrọng”, quan sát này có độ đúng đắnvà không phù hợp như nhận định lànếu điểm bỏ phiếu là tàu vũ trụ, thìcử tri có thể bay tới mặt trăng.Những cử tri còn lại không ngồinhà. Sự lựa chọn duy nhất mà từngcử tri phải đối mặt là liệu có bỏphiếu hay không, trong hoàn cảnhlà hàng chục triệu cử tri khác cũngbỏ phiếu. Với nguy cơ gây sốc chogiáo viên môn giáo dục công dân lớp9 của bạn, tôi có cơ sở đảm bảo chắcchắn với bạn rằng nếu bạn ngồi nhàvào năm 1996, sự lười biếng của bạnsẽ chẳng ảnh hưởng gì tới kết quả.Vậy thì tại sao người ta lại đi bỏ

Page 94: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phiếu? Tôi không biết nữa.

Tôi không chắc là tại sao ngườita tặng nhau quà mua từ các cửahàng thay vì tiền mặt, món quàkhông bao giờ bị sai kích cỡ haymàu sắc. Một số người nói rằngchúng ta tặng quà vì nó cho thấyviệc chúng ta dành thời gian đimua. Nhưng chúng ta có thể đạtđược điều tương tự bằng cách tặngsố tiền tương ứng với thời gian muasắm của chúng ta, nó cho thấychúng ta dành thời gian đó để kiếmtiền.

Một người bạn của tôi tên làDavid Friedman gợi ý rằng chúng ta

Page 95: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tặng quà vì lý do hoàn toàn đốingược – vì chúng ta muốn thôngbáo rằng chúng ta không dành thờigian đi mua quà. Nếu tôi thực sựquan tâm tới bạn, có lẽ tôi sẽ biếtvề sở thích của bạn đủ để có thờigian dễ dàng chọn món quà hợp ý.Nếu tôi quan tâm tới bạn ít hơn,việc tìm món quà hợp ý sẽ là mộtbài toán khó. Vì bạn biết thời gianmua sắm của tôi khá hạn hẹp chonên việc tôi có thể tìm được một cáigì đó thích đáng cho thấy là tôi cóquan tâm đến bạn. Tôi thích ýtưởng này.

Tôi không biết tại sao người tađể lại tiền boa nhưng giấu tên tại

Page 96: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

các nhà hàng, và việc tôi để lại tiềnboa cũng không hề làm vơi đi sự tòmò của tôi về việc này.

Khi chúng ta đặt câu hỏi về cáchoạt động như bỏ phiếu hay tặngquà hay để lại tiền boa nhưng giấutên, chúng ta không hề có ý địnhphê phán chúng. Mà là ngược lại:Giả định của chúng ta là với bất cứđiều gì người ta làm, họ có lý dothuyết phục cho việc làm đó. Nếuchúng ta, những nhà kinh tế học,không tìm được lý do của họ thìchính chúng ta lại có thêm một câuđố mới để giải.

Page 97: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 3. Sự thậthay hậu quả?

Làm thế nào để chia đôi tấmséc hay chọn một bộ phim?

Ơn Trời, thói quen hút thuốc lágiữ tiền bảo hiểm ở mức thấp.

Có hai kiểu người trên thế giới.Thực ra, các kiểu người trên thế giớicũng nhiều như số người trên thếgiới vậy, song tôi xin được đơn giảnhóa vấn đề. Chung quy lại, có kiểungười thận trọng và kiểu người liềulĩnh. Những người thận trọng rènluyện cơ thể ở các câu lạc bộ thể

Page 98: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hình, ăn uống điều độ, lái xe cẩnthận và không bao giờ hút thuốc lá.Những người liều lĩnh thì to béo,hay thức khuya, đi mô tô và hútthuốc lá rất nhiều.

Nếu mọi người đều phải trả phíbảo hiểm như nhau, thì nhữngngười thận trọng sẽ bị buộc phảigánh cho thói “coi trời bằng vung”của những người láng giềng liềulĩnh. Nhưng nếu các công ty bảohiểm có thể đặt ra các mức phí bảohiểm riêng cho từng loại kháchhàng thì những người liều lĩnh sẽphải chịu phí tổn trọn gói chophong cách sống của mình. Bí quyếtdành cho các công ty là phải xác

Page 99: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

định xem khách hàng thuộc kiểungười nào.

Thói quen hút thuốc lá là kimchỉ nam nhanh nhạy và dễ dàng đểđánh giá ý thức về sức khỏe nóichung. Nó hé lộ phong cách sốngcủa bạn theo cái cách người khác cóthể quan sát được. Các công ty bảohiểm tận dụng thông tin đó để chàogiá thấp hơn đối với các khách hàngkhông hút thuốc. Nếu bạn lợi dụngđề nghị đó, thì sự chênh lệch giánày không chỉ phản ánh các lợi íchsức khỏe đơn thuần của việc khônghút thuốc lá. Điều đó cũng cho thấyrằng, là một người không hút thuốclá, bạn có thể dễ dàng theo dõi tỷ lệ

Page 100: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cholesterol trung bình hơn.

Các công ty bảo hiểm hiểu rằngcon người thường hay nói dối, và họtính đến cả yếu tố đó khi định ramức phí bảo hiểm. Nếu bạn thực sựlà người không hút thuốc lá, bạnvẫn phải trả thêm chút ít bởi vì mộtsố “người không hút thuốc” vẫn lénhút thuốc ở những nơi mà các côngty bảo hiểm không thể thấy. Nhưngxin đừng vội vàng kết luận rằng nếucấm hút thuốc lá, thì phí bảo hiểmcủa bạn sẽ được giảm xuống. Với tưcách là một người tự nguyện khônghút thuốc lá, bạn đã ngầm thôngbáo cho công ty bảo hiểm rằng cóthể bạn khá thận trọng trong rất

Page 101: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhiều việc mà họ không thể biếtđược. Nhưng nếu là người khônghút thuốc trong một thế giới khôngkhói thuốc, bạn cũng chẳng khác gìso với mọi người, và sẽ phải trả phínhư họ.

Loại bỏ thuốc lá đồng nghĩa vớiviệc bạn đã tước đi cơ sở duy nhấtđể công ty bảo hiểm phân loại cáckhách hàng. Tất cả mọi người đềuđược đối xử công bằng. Bạn sẽkhông phải gánh thêm khoản việnphí của người hút thuốc, nhưng bạncũng không được lợi gì từ hành vicẩn trọng của mình.

Những người khởi xướng luật

Page 102: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối vớingười lái xe máy tranh luận rằngngười lái xe không đội mũ bảo hiểmsẽ đẩy phí bảo hiểm của mọi ngườilên cao hơn. Điều ngược lại cũngđúng. Với ý thức giữ an toàn chung,những người lựa chọn đội mũ bảohiểm giúp cho chi phí bảo hiểm củahọ ở mức thấp. Việc bắt buộc độimũ bảo hiểm đã tước đi “cơ chế” màcác lái xe cẩn thận quảng cáo vềtính cách của họ.

Nếu công ty bảo hiểm có thểđịnh ra mức phí thấp hơn chonhững lái xe đội mũ bảo hiểm, thìmức phí đó không những lý giảiđược đặc tính an toàn của bản thân

Page 103: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chiếc mũ bảo hiểm mà còn chothấy sự cẩn trọng của những lái xecó xu hướng chọn đội mũ bảo hiểm– biểu hiện của sự phản đối lối láixe lạng lách hay lái xe khi đang sayxỉn. Nếu tất cả các lái xe bị bắt buộcđội mũ bảo hiểm theo luật định, thìphí bảo hiểm vẫn chỉ lý giải chonhững lợi ích của mũ bảo hiểm chứkhông phải cho sự thận trọng củangười lái xe. Khi đội mũ bảo hiểmtrở thành điều bắt buộc, thì phí bảohiểm cho người lái xe cẩn thận sẽcó khả năng tăng lên.

Thị trường bảo hiểm rất kỳ quặc,bởi vì người mua hầu như lúc nàocũng có thông tin đầy đủ hơn người

Page 104: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bán. Nếu bạn chăng dây xungquanh cái ổ chuột của mình và lótthêm ván, bạn biết chính xác điềubạn vừa làm, nhưng nhân viên bảohiểm thì không. Anh ta bị bỏ lạitrong sự ngạc nhiên là tại sao bạnđột nhiên muốn tăng gấp ba phí bảohiểm hỏa hoạn. Những thông tinkhông tương ứng thường đem lạinhững kết cục đáng ngạc nhiên,được phát triển từ nỗ lực của mộtbên đoán xem bên kia biết nhữnggì.

Trong nhiều trường hợp, thôngtin không tương ứng đe dọa tước đisự tồn tại của các thị trường bảohiểm. Hãy phân hạng mức độ rủi ro

Page 105: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

của người sở hữu hợp đồng bảohiểm từ 1 đến 10, với 5 là mức trungbình. Nếu công ty bảo hiểm địnhgiá dựa trên tỷ lệ rủi ro trung bình,thì khách hàng ở mức 1, 2 và 3 có lẽcảm thấy mình phải trả quá nhiềuvà rời khỏi thị trường. Bây giờ, tỷ lệrủi ro trung bình không còn là 5 nữamà là 7, buộc công ty phải nâng phíbảo hiểm lên để bù lại, và điều nàycũng khiến khách hàng mức 4 và 5không thỏa mãn và rời khỏi thịtrường. Khi tỷ lệ rủi ro trung bìnhlại được nâng lên mức 8, mức phíbảo hiểm sẽ lại phải tăng lên mộtlần nữa. Cái vòng luẩn quẩn này cứthế tiếp tục cho đến khi tất cả mọi

Page 106: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người đều không được bảo hiểmnữa.

Nếu công ty bảo hiểm có thểtheo dõi từng cấp độ rủi ro cá nhân,thì họ sẽ tính cho mỗi chủ sở hữuhợp đồng bảo hiểm một mức phíhợp lý và vấn đề này sẽ biến mất.Nếu chủ sở hữu hợp đồng bảo hiểmkhông thể tự theo dõi mức độ rủi rocủa chính mình, thì các khách hàngmức 1, 2 và 3 sẽ không rời khỏi thịtrường và một lần nữa vấn đề cũngtự tiêu tan. Sự không tương ứng củavị thế – khách hàng biết về bảnthân họ nhiều hơn những gì công tybảo hiểm biết – chính là điều hủyhoại thị trường.

Page 107: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Để làm cho mọi chuyện tồi tệhơn, con người có xu hướng nhậnthêm nhiều rủi ro hơn bởi vì họđược bảo hiểm. Những người đượcbảo hiểm nhà ở từ bỏ hệ thống anninh và những lái xe được bảo hiểmthì phóng nhanh hơn. Trước nhữngthông tin đầy đủ, các công ty bảohiểm có thể nghiêm cấm nhữnghành vi đó và ngừng cung cấp dịchvụ bảo hiểm cho những cá nhânkhông chấp hành. Nhưng vì cáccông ty bảo hiểm không tường tậnmọi điều, nên họ phải tìm kiếm cácphương án khác.

Một lựa chọn dành cho công tybảo hiểm là giúp các khách hàng

Page 108: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tránh được rủi ro. Công ty bảo hiểmô tô có lẽ sẽ sẵn sàng giảm giá khibạn mua thiết bị chống trộm; côngty bảo hiểm sức khỏe sẽ cung cấpmiễn phí cho bạn những thông tinđáng tin cậy về lợi ích của chế độ ănuống và tập luyện điều độ; công tybảo hiểm hỏa hoạn có thể tặngmiễn phí cho bạn một bình cứuhỏa. Nhưng những điều có thể làmcũng có giới hạn. Nếu ngay từ đầubạn không có ý định mua một bìnhcứu hỏa, và nếu bạn nhận đượcbình cứu hỏa miễn phí từ công tybảo hiểm, thì điểm đến của nó có lẽlà ga ra ô tô.

Người sử dụng lao động vốn có ít

Page 109: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thông tin đầy đủ về những gì ngườilao động định làm. Điều này gâykhó khăn cho việc quyết địnhthưởng đúng đắn. Bạn không thểthưởng cho năng suất lao động màbạn không thể xác định được.

Thị trường lao động có thừanhững cơ chế được thiết kế để giảiquyết vấn đề thưởng. Trường đạihọc nơi tôi giảng dạy đã “cấp cho”tôi một phòng làm việc nhưngkhông cho phép tôi bán nó chongười trả giá cao nhất. Những đồngnghiệp của tôi làm tất cả công việccủa họ ở nhà và trong thư viện, vàsẽ vui lòng chấp nhận mức lươngthấp hơn để đổi lấy quyền biến

Page 110: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phòng làm việc của họ thành“xưởng sản xuất sữa ong” (hay nếu“xưởng sản xuất sữa ong” bị cấmhoạt động vì khách hàng của họ quáhung dữ thì có thể chuyển thànhtrung tâm tư vấn du lịch). Trườngđại học sẽ tiết kiệm được tiền cònnăng suất lao động cũng không trởnên tồi tệ hơn. Có thể đoán chừngrằng kết cục này sẽ được tán đồng,trừ một vướng mắc nhỏ. Ngay cảkhi tập thể giáo sư che đậy chonhững cá nhân vô đạo đức, thì mộtsố người sử dụng văn phòng của họmột cách hiệu quả vẫn sẵn sàng hysinh chút năng suất để đổi lấy cơhội lợi nhuận đúng đắn. Nếu trường

Page 111: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đại học có thể xác định và xử phạtkhi năng suất giảm sút thì vấn đềsẽ biến mất. Trên thực tế, thông tinlà không tương ứng – chúng ta biếtchúng ta có đang làm việc haykhông, nhưng không phải lúc nàochúng ta cũng nói với hiệu trưởng –vì thế cuối cùng chúng ta chấpnhận quy luật không hoàn hảo.

Rất nhiều công ty mua bảo hiểmy tế cho người lao động với mức caohơn cả quy định của pháp luật, màvề cơ bản là cấp thêm khoản bảohiểm y tế trị giá 500 đô-la thay vìtrả thêm 500 đô-la tiền lương. Banđầu, điều này có vẻ bí hiểm: Tại saokhông trả cho người lao động tiền

Page 112: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mặt và để họ tiêu dùng tùy ý? Mộtphần của câu trả lời – và có lẽ cũnglà toàn bộ câu trả lời – là người laođộng thích nhận được những khoảntiền trợ cấp không bị đánh thuế hơnlà tiền lương bị đánh thuế. Nhưngmột câu trả lời hợp lý khác là chămsóc sức khỏe tốt giúp tăng năngsuất lao động. Nếu năng suất laođộng có thể được xác định và traothưởng dễ dàng thì sẽ không có vấnđề gì ở đây cả, bởi vì người lao độngsẽ có khoản tiền thưởng dư dậtnhằm trang trải thỏa đáng cho việcchăm sóc sức khỏe. Nhưng trongmột thế giới đầy rẫy thông tinkhông hoàn hảo, các gói lợi ích cho

Page 113: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người lao động có thể là cách tốtnhất để áp đặt hành vi đúng.

Nếu bạn được Tập đoàn GeneralMotors (GM) thuê, thì sẽ chắc chắnsớm hay muộn bạn cũng sẽ khámphá ra một điều gì đó có thể tiếtkiệm cho tập đoàn 100 đô-la. Nếuđiều đó đòi hỏi một chút nỗ lực từphía bạn, và nếu nỗ lực đó khônghiển hiện trong mắt vị quản đốc củabạn, thì bạn có thể chọn việc bỏ quanó.

Tập đoàn muốn xác định đúngmức thưởng của bạn và tìm kiếmcác cơ chế phù hợp. Một trongnhững cơ chế đó là chia lợi nhuận

Page 114: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cho người lao động. Nhưng trongtập đoàn gồm nửa triệu người laođộng, chia lợi nhuận không phải làmột cách khích lệ tốt lắm. Nếunhững người lao động được chiađều 100% lợi nhuận của công ty, thìđóng góp trị giá 100 đô-la của bạnchỉ làm tăng thêm 1/50 xu vào thunhập của chính bạn. Chỉ có một cơchế có khả năng xác định phầnthưởng chính xác nếu GM có thểquan sát người lao động của mìnhmột cách kỹ càng: Mỗi người laođộng được lĩnh lương hàng năm là100% lợi nhuận của công ty. Nếu lợinhuận của GM là 1 tỉ một năm thìtất cả mọi người – từ chủ tịch tập

Page 115: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đoàn tới nhân viên bảo vệ đêm –được nhận chính xác là 1 tỉ đô-la.Giờ thì mỗi đô-la bạn tiết kiệmđược cho công ty là 1 đô-la vào túibạn. Bạn có được sự khích lệ đúngđắn nhất để đưa ra bất cứ biện phápgiải trình chi phí nào nhằm tăngnăng suất của tập đoàn.

Một vấn đề nhỏ của cơ chế nàylà nếu công ty có hơn một nhânviên, thì khó có thể cân bằng sổsách. Chỉ riêng 1 tỉ đô-la lợi nhuậnsẽ không đủ để trả 1 tỉ đô-la chomỗi nhân viên trong số 500 nghìnnhân viên. Nhưng điều này lại dễluận giải. Đầu năm, mỗi nhân viêntự bỏ tiền mua công việc của mình

Page 116: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bằng cách nộp một khoản tiền lớnvào quỹ dự phòng để bù đắp chothâm hụt giữa lợi nhuận công ty vànghĩa vụ lương thưởng. Cái giá củacông việc có thể được đặt ra sao chosổ sách cân bằng vào một nămtrung bình. Qua thời gian, doanhthu từ việc bán các công việc này chỉđủ bù đắp cho sự chênh lệch giữalợi nhuận và tiền lương.

Sự sắp đặt này là giải pháp lýtưởng cho một vấn đề quan trọng,ấy vậy mà ai nghe tới cũng đều chorằng nó hoàn toàn lố bịch. Điềukhông rõ ràng là tại sao nó khiếnchúng ta cho rằng nó lố bịch. Thựctế không một tập đoàn lớn nào từng

Page 117: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thực thi một chính sách vậy là bằngchứng rõ ràng cho thấy điều này làbất khả thi. Nhưng lý do đó chưa đủđể khiến ta phải ngừng suy nghĩ vềnó. Nếu chúng ta phải thiết kếnhững cơ chế tốt hơn trong tươnglai, thì chúng ta nên dừng lại và đặtcâu hỏi xem cơ chế này sai ở điểmnào.

Hầu hết những câu trả lời rõràng nhất đều không thỏa đáng.Phản đối luôn gặp đầu tiên thườngxuất hiện dưới dạng một câu hỏi:“Một nhân viên sớm tối làm việc tạidây chuyền lắp ráp sẽ đào đâu ra 1 tỉđô-la để mua công việc của mình?”Câu trả lời là anh ta sẽ phải vay

Page 118: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

khoản đó thôi. Phản hồi lại sẽ làanh ta khó mà có khả năng tiếp cậnmức tín dụng tốt đến vậy.

Mới nhìn qua, phản hồi nàynghe có vẻ sắc bén, nhưng nếunghiên cứu kỹ hơn, phản hồi nàyhoàn toàn không có cơ sở. Nếunhân viên không thể vay đủ tiền đểnộp cho chương trình, thì ít nhất họcũng có thể vay đủ để nộp vào mộtphần nào đó. Nếu GM không thểbán cho bạn công việc của bạn vớigiá 1 tỉ đô-la và trao cho bạn toàn bộlợi nhuận của công ty vào ngày cuốicùng của năm thì ít nhất họ cũng cóthể bán cho bạn công việc của bạnvới giá một phần của 1 tỉ và trao lại

Page 119: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cho bạn đúng một phần như thếđược trích từ lợi nhuận của công tyvào cuối năm. Đây là một áng chừngtồi của điều lý tưởng, nhưng vẫncòn tốt hơn là không có chút ướctính nào.

Nếu giả định của bạn là chươngtrình này đi chệch hướng vì nhữnghạn chế trong vay mượn thì sau đógiả định của bạn tiên đoán rằngnhân viên sẽ được chiêu nạp vàomột phần chương trình và mở rộngcho tới khi tất cả các nhân viên vaytới những xu cuối cùng họ có thểvay. Nhưng phần lớn nhân viênchưa vay tới những xu cuối cùng họcó thể vay. Tiên đoán của bạn là sai,

Page 120: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

vì vậy giả định của bạn cũng sai.

Đây là một khó khăn khác, íthiển nhiên hơn nhưng khó loại bỏhơn: Chương trình mua-công-việc-của-bạn đem lại sự khích lệ đúngđắn cho nhân viên nhưng lại hoàntoàn sai cho các cổ đông. Một khinhân viên mua công việc của họ, cáccổ đông sẽ rơi vào thảm hỏa tàichính. Mỗi đô-la kiếm được “đẻ ra”500 nghìn đô-la tiền lương phải chitrả. Nếu công ty không kiếm đượcgì, họ cũng không cần trả lương.

Cho tới khi cổ đông có thể gâyảnh hưởng tới việc ra quyết địnhcủa công ty, thì các hậu quả của cấu

Page 121: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trúc thưởng phạt này sẽ trở thànhthảm họa. Sẽ không ai sẵn lòngmua một công việc ở công ty màtiền lương phụ thuộc vào lợi nhuậnvà nhà quản lý làm tất cả những gìcó thể để giữ lợi nhuận ở mức thấp.Vấn đề này có thể được ngăn ngừabằng một cấu trúc doanh nghiệpmới có thể ngăn cản các cổ đôngtham gia vào bất cứ quyết địnhquản lý ở bất cứ cấp nào. Nhưng sựkhuyến khích vẫn duy trì đối vớinhững cổ đông vô đạo đức đã tiếpcận các nhân viên chủ chốt và hối lộhọ để họ phá bĩnh công ty.

Có một bài học được rút ra ở đây.Hệ thống mà bạn dựng lên để giải

Page 122: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quyết một vấn đề có thể là nguồngốc cho một vấn đề khác. Đúng làcổ đông không thể quan sát đầy đủhành vi của nhân viên nhưng cũngsẽ đúng là nhân viên không thểquan sát đầy đủ hành vi của cổđông. Khi thông tin được phân phốikhông đồng đều thì chúng ta cầnphải đề phòng các hậu quả khônlường.

Chương trình mua-công-việc-của-bạn có dạng gần giống với mộtcâu đố sau. Mười người đi ăn tạimột nhà hàng và không chịu thanhtoán cá nhân. Món tráng miệng thìđắt, và không ai nghĩ chúng xứngđáng với giá tiền. Không may là mỗi

Page 123: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thực khách đều cho rằng nếu họ gọimón bánh tráng miệng thì họ sẽ chỉtrả một phần mười giá, và mỗi thựckhách đều gọi món dựa trên cơ sởđó. Ai cũng gọi món tráng miệng, vìthế tất cả mọi người đều phải trảcho phần đóng góp của 10 suấttráng miệng. Chi phí đối với mỗithực khách bằng với cái giá cao màban đầu họ từ chối trả. Làm thế nàođể tránh kết cục bi thảm này?

Giải pháp là mỗi thực khách sẽtrả toàn bộ hóa đơn. Bây giờ, mộtmón tráng miệng giá 10 đô-la đượcgọi sẽ làm tăng phần đóng góp củabạn lên không phải 1 đô-la mà là 10đô-la, và bạn sẽ không gọi món trừ

Page 124: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

khi bạn sẵn lòng trả cái giá đó. Dĩnhiên là nhà hàng kiếm được mộtkhoản lợi nhuận kếch xù bằng cáchthu hóa đơn nhiều gấp 10 lần. Vìthế, viên quản lý nhà hàng trả tiềnđể bạn chọn đến nhà hàng này.Khoản hối lộ để đến nhà hàng đượctính toán sao cho tính trung bìnhnó vừa đủ bù vào lợi nhuận dư thừa.(Nếu nó không vừa đủ bù vào lợinhuận dư thừa, các nhà hàng đốithủ sẽ chào hàng hời hơn.)

Một giải pháp hoàn hảo? Gầnnhư vậy, nhưng không hẳn. Khimột trong số các bạn quay lại từphòng vệ sinh, viên quản lý sẽ kínđáo gọi anh ta vào một chỗ và tặng

Page 125: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

anh này 20 đô-la để mua đồ trángmiệng.

Tại sao lương của các giám đốclại cao đến vậy? Tại sao các cổ đônglại chấp thuận mức lương hàngnăm trong khoảng 40 triệu đô-lacho một số giám đốc tập đoàn đượchưởng lương cao nhất?

Hai nhà kinh tế học của Harvardlà Michael Jensen và Kevin Murphygần đây đã nghiên cứu vấn đề nàyvà đi tới việc tái tạo câu hỏi theochiều hướng “Tại sao lương của cácgiám đốc lại thấp đến vậy?” Chínhxác hơn, Jensen và Murphy đã tìmra bằng chứng cho thấy lương của

Page 126: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

các giám đốc chỉ có mối quan hệ rấtlỏng lẻo với hoạt động của tập đoàn,sao cho tính trung bình một giámđốc tiết kiệm cho công ty 1.000 đô-la chỉ nhận được có 3,25 đô-la tiềnthưởng. Nghiên cứu của họ đượcđăng tải rộng rãi một cách bấtthường trên các cuốn tạp chí, từJournal of Political Economy chotới Harvard Business Review vàForbes, kết luận rằng các mứcthưởng theo thành tích là vô cùngbất thỏa đáng và có thể truy xét vấnđề này tới sự thiếu linh hoạt trongviệc tăng lương cho các giám đốc.Họ tranh cãi rằng các cổ đông sẽ lợihơn rất nhiều nếu họ trả lương cao

Page 127: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hơn mức trung bình nhưng gắnchặt hơn với thành tích. Mứcthưởng phạt cũng phải lớn hơn.

Tôi cảm tưởng rằng trong vấn đềnày hai nhà kinh tế học đã đánhmất các yếu tố kinh tế. Lý thuyếtJensen-Murphy cho rằng các cổđông sẽ phạm sai lầm lớn nếukhông gắn lương thưởng chặt chẽhơn với thành tích. Ngay cả trongmột thế giới nơi con người thườngxuyên mắc lỗi, không nhà kinh tếhọc nào nên bằng lòng với lý thuyếtrằng một điều gì đó xảy ra là do lỗilầm của một ai đó. Chuyện nực cườinày giả định rằng hành vi của conngười phục vụ cho mục đích của họ

Page 128: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

và để thử tiên đoán những mục đíchđó là gì.

Đối với các cổ đông, giám đốc chỉlà một nhân viên, và cũng như bấtcứ một nhân viên nào khác, giámđốc phải được đôn đốc để làm việc.Một trong những việc cần đôn đốcthường xuyên là việc chấp nhận rủiro. Các cổ đông nhìn chung thíchcác dự án có độ rủi ro cao song lạicó kết quả tiềm năng cao. Nguyênnhân là do cổ đông thường đa dạnghóa đầu tư rất giỏi. Nếu một dự ánthất bại, cổ phần của bạn có thể trởnên vô giá trị, nhưng đó có thể là rủiro bạn sẵn sàng chấp nhận nếu cổphần đó chỉ chiếm một phần nhỏ

Page 129: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trong toàn bộ danh mục đầu tư củabạn.

Ngược lại, các giám đốc thườnggửi gắm cả sự nghiệp vào thành bạicủa một công ty cụ thể, và vì thế,thường rón rén khi đối mặt với mộtdự án mang tính rủi ro cao. Từ quanđiểm của cổ đông, đây là biểu hiệnxấu và không được khuyến khích.Hình thức trực tiếp nhất của việcngăn ngừa này là giám sát hành vicủa giám đốc và “thổi còi” khi họquá cẩn trọng. Nhưng nếu các cổđông phải giám sát từng hành vi củamỗi giám đốc, thì có lẽ họ sẽ khôngcần tuyển giám đốc nữa. Trên thựctế, các cổ đông không có đủ thông

Page 130: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tin để trực tiếp áp đặt các ưu tiêncủa họ.

Quan sát này có thể tiến xatrong việc giải thích sự tách bạchcủa lương thưởng với thành tích.Khi chủ tịch tập đoàn IBM nhận dựán phát triển loại máy tính nguyêncỡ có thể bơm phồng lên, và khi dựán này thất bại và làm lỗ hàng triệuđô-la, các cổ đông không thể phânbiệt hai lý thuyết sau. Một là ýtưởng này sai lầm từ trong trứngnước. Hai là dự án này có độ rủi rochấp nhận được nhưng chẳng maythất bại. Vì lý thuyết đầu tiên cókhả năng là đúng, họ muốn sa thảivị chủ tịch này. Vì lý thuyết thứ hai

Page 131: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cũng có khả năng đúng, họ khôngmuốn trừng phạt vị lãnh đạo nàyquá nặng – điều này sẽ gửi thôngđiệp sai lệch cho các chủ tịch trongtương lai. Vì thế nếu chẳng may gặpthất bại, lãnh đạo tập đoàn thườngđược hưởng những khoản lươngkếch xù khi về hưu. Cách xử lý nàythường bị giới truyền thông chếnhạo là thất bại đơn giản của điềuthường thức, nhưng sự kiên quyếtcủa nhà kinh tế học trong việc tìmkiếm một giải pháp trong sự nguxuẩn nhãn tiền này đem lại nhiềusuy ngẫm hơn giải pháp chế nhạocủa nhà báo về điều mà anh takhông thể hiểu ngay.

Page 132: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Sự căng thẳng liên quan tới cácdự án mang tính rủi ro cao cũng cóthể giúp trả lời câu hỏi trước đó củatôi: Tại sao lương của các giám đốclại cao ngất ngưởng? Hãy nhớ rằngcác cổ đông muốn các giám đốcchấp nhận nhiều rủi ro hơn. Mộtcách để khuyến khích một ngườichấp nhận rủi ro là làm cho anh tagiàu có. Nếu tất cả các yếu tố kháccân bằng, các triệu phú sẽ dửngdưng trước nguy cơ mất việc hơn sovới những người lo lắng làm sao đểcon mình có tấm bằng đại học. Nếubạn muốn chủ tịch tập đoàn củabạn đón nhận dự án máy tính có vẻviển vông, bạn cần khuyến khích sự

Page 133: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

dửng dưng đó. Một khoản lương lớnsẽ giúp ích rất nhiều trên phươngdiện này.

Mức lương chung của các giámđốc là chủ đề để các nhà báo rẻ rúngnhiều như việc họ khinh miệt cáchình phạt “không tương xứng” chocác giám đốc thất bại. Tôi hoảnghồn trước sự bất hợp lý ẩn sau sựkhinh miệt ấy. Tất cả những gìphân biệt chúng ta với ác thú là việcchúng ta đặt ra những câu hỏi tạisao mọi thứ lại tồn tại như chúngvốn tồn tại. Trong lĩnh vực kinh tế,câu trả lời cho những thắc mắc tạisao thường bắt đầu bằng quan sátrằng thông tin được phân phối

Page 134: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

không công bằng. Giám đốc biết vềcơ sở đưa ra quyết định của mình,nhưng các cổ đông chỉ có thể dựđoán. Họ bị buộc phải chấn chỉnhhành vi của giám đốc bằng nhữngkhích lệ chưa hoàn hảo. Có nhiều lýdo tốt để nghĩ rằng lương cao, quaviệc khuyến khích chấp nhận rủi ro,là một phần của chương trình khíchlệ tối ưu. Điều này khó mà phântích vấn đề một cách thấu đáo,nhưng nó là dấu hiệu cho thấyphân tích này là có khả năng, vàđáng để đào sâu.

Có một buổi học về những câuđố logic nơi người phát ngôn tớithăm một hòn đảo chỉ có hai loại

Page 135: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người: những kẻ nói dối và ngườinói thật. Kẻ nói dối luôn không nóithật và người nói thật luôn khôngnói dối. Không may là chúng takhông thể phân biệt hai kiểu ngườinày. Câu đố thường là rút ra một sốsuy luận từ phát ngôn của các cưdân hoặc thiết kế một câu hỏinhằm khơi ra những thông tin ẩngiấu. Câu hỏi đơn giản nhất là: Khibạn gặp một người dân trên đảo,bạn hỏi câu hỏi duy nhất nào đểnhận biết liệu anh ta có nói dối haykhông? Câu hỏi “Anh có phải là kẻnói dối hay không?” không có tácdụng, bởi cả người nói thật lẫn kẻnói dối đều trả lời “Không”. Một

Page 136: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

giải pháp thông thường là hỏi “Haicộng hai bằng mấy?”.

Hôm trước tôi thử câu đố này vớicô con gái 4 tuổi của tôi. Câu trả lờicủa cháu là: “Tôi sẽ không chơi vớibạn nếu bạn không nói thật”. Tôikết luận là cháu còn quá nhỏ đểgiải những câu đố logic như thếnày.

Khi bạn tiếp xúc với một ngườiđã hiểu nhiều về mình, có haihướng để giảm bất lợi cho bạn. Mộtlà tạo ra một cơ cấu khai thác hànhvi thỏa đáng. Cách còn lại là tạo ramột cơ cấu khai thác chính cácthông tin. Trong những năm gần

Page 137: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đây, các nhà kinh tế học đã pháthiện ra điều này, trái với tất cả cáctrực giác, có một số lượng lớn các cơcấu có thể khiến người ta hé lộ tấtcả những gì họ biết.

Trong cuốn tiểu thuyết Typhooncủa Joseph Conrad, nhiều thủy thủtích trữ đồng xu vàng trong nhữnghộp riêng giấu trong két an toàn củatàu. Khi tàu gặp bão, các hộp nàybung ra, và những đồng xu bị trộnlẫn vào nhau. Mỗi thủy thủ biếtmình có bao nhiêu đồng xu, nhưngkhông ai biết những người khác cóbao nhiêu. Vấn đề của thuyềntrưởng là trả lại số tiền chính xáccho mỗi thủy thủ.

Page 138: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Liệu vấn đề này có nan giảikhông? Đây là một giải pháp đơngiản. Yêu cầu mỗi thủy thủ viết ralượng xu anh ta có. Thu kết quả vàchia các đồng xu vàng. Thông báotrước là nếu tổng số kết quả thuđược không bằng số xu trong két,thuyền trưởng sẽ ném tất cả xuxuống biển.

Giải pháp đó là biểu hiện đơngiản của lý thuyết tinh vi với khẩuhiệu là “Sự thật là điều có thể”.Trong ví dụ này, thuyền trưởng đãnắm được thông tin chủ chốt – ôngbiết tổng số xu. Hóa ra ngay cả khingười ra quyết định không có chútthông tin nào thì anh ta cũng có thể

Page 139: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tạo ra một cơ cấu khai thác sự thậttừ tất cả các bên liên quan.

Đêm qua vợ tôi và tôi không biếtchọn phim nào để xem. Cô ấy thíchCries and Whispers còn tôi chuộngSoronity Babes in the SlimeballBowl-o-rama. Chúng tôi đồngthuận rằng người nào có ưu tiên lớnhơn – tính theo đô-la – sẽ thắngthế. Vấn đề là quyết định xem ai cósở thích mạnh hơn. Vấn đề càng oáiăm hơn vì cả hai chúng tôi đều sẵnsàng nói dối để thắng cuộc.

Đây là những gì chúng tôi đãlàm. Mỗi người trong chúng tôi viếtsố tiền cược lên một mẩu giấy.

Page 140: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Người có số tiền cược cao hơn sẽđược chọn phim để xem nhưng phảiquyên góp một số tiền bằng với sốtiền cược của người thua.

Tôi sẵn sàng bỏ ra chính xác là 8đô-la để thắng cuộc. Vì thắng cuộcđồng nghĩa với việc trả số tiềntương đương với mức cược của vợtôi, tôi hy vọng mình sẽ thắng nếuvợ tôi cược ít hơn 8 đô-la và rằng tôisẽ thua nếu cô ấy cược nhiều hơn.Tôi đã có thể bảo đảm kết quả nàybằng cách cược 8 đô-la. Nói cáchkhác, động cơ hoàn toàn ích kỷ củabản thân tôi đã khiến tôi hé lộ mộtcách trung thực. Vợ tôi cũng làmnhư vậy, và người với sở thích

Page 141: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mạnh hơn đã thắng.

Cách này hay đến nỗi chúng tôiđịnh áp dụng nó thường xuyên. Tuynhiên, thay vì quyên góp từ thiện,chúng tôi sẽ đóng góp cho một cặpvợ chồng kinh tế học mà chúng tôibiết rất rõ. Họ cũng sẽ làm như vậy,đóng góp tiền cho chúng tôi. Tínhtrung bình, qua thời gian, chúng tôihy vọng tiền vào túi mình sẽ nhiềubằng số tiền chảy vào túi cặp vợchồng kia, sao cho không ai thiệtthòi về tài chính trong cách sắp xếpnày.

Một nhà kinh tế học sẽ cho rằngthật đáng để ngẫm nghĩ tại sao tất

Page 142: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cả mọi người không chọn phim theocách như thế này.

Page 143: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 4. Nguyênlý thờ ơ

Ai thèm quan tâm tới sựtrong lành của không khí

Bạn thích sống ở San Franciscohay Lincoln, Nebraska? SanFrancisco luôn chào mời bạn đếnvới những khu mua sắm tuyệt đỉnh,những bảo tàng tầm cỡ thế giới, vàcông viên danh tiếng Cầu CổngVàng. Còn Lincoln chào đón bạnđến nghỉ tại những ngôi nhà cổdiễm lệ chỉ với giá thuê của căn hộmột buồng tại San Francisco. Bạncó thể thưởng thức những món hải

Page 144: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

sản ngon nhất thế giới hoặc đắmmình trong một không gian rộnglớn.

Mỗi năm, ấn phẩm Places RatedAlmanac và The Book of AmericanCity Rankings đăng tải thông tin vềnhững địa điểm sinh sống tuyệt vờinhất tại Mỹ. San Francisco đượcđánh giá cao bởi nó là một thànhphố quốc tế có sức mê hoặc lạ kỳ,còn Lincoln ghi điểm bằng sức cámdỗ của thị trường nhà đất. Đánh giácao tầm quan trọng của giáo dục,khí hậu, đường xá, hệ thống xebuýt, độ an toàn và giải trí, các nhànghiên cứu đã xếp hạng các thànhphố theo thứ tự được yêu thích.

Page 145: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chúng ta ngầm giả định rằng cácnhà nghiên cứu đã nhận dạng đượcnhững yếu tố mà số đông người dânquan tâm tới, và rằng tất cả chúngta đều có vẻ đồng tình với tầm quantrọng tương đối của chúng.

Nếu giả định đó chính xác, vànếu thị hiếu của bạn không quá lậpdị, thì bạn có thể tiết kiệm tiềnbằng cách mua những cuốn sổ taynày. Khi toàn bộ các yếu tố được xétđến, thì tất cả các thành phố cóngười ở đều phải có sức hấp dẫnnhư nhau. Nếu không thì tất cả mọingười sẽ chỉ sống trong thành phốtuyệt vời nhất mà thôi.

Page 146: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Nếu San Francisco tuyệt vời hơnLincoln, người dân Lincoln sẽchuyển hết sang San Francisco. Sựdi cư của họ sẽ đẩy giá nhà SanFrancisco lên cao, đồng thời dìm giánhà ở Lincoln xuống, và vì thế màphóng đại lên những ưu thế tươngđối của Lincoln. Chẳng mấy chốc,hoặc là hai thành phố trở nên hấpdẫn như nhau, hoặc là Lincoln trởthành thành phố bị bỏ hoang.

Hãy gọi đó là Nguyên lý thờ ơ.Trừ phi người ta có thị hiếu dị hợmhay tài năng khác thường, còn thìtất cả các hoạt động phải được khátkhao như nhau. Trong bộ phimRadio Days của Woody Allen, một

Page 147: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhân vật không có tài cán đặc biệtgì ấp ủ mơ ước được theo nghềchạm khắc đồ trang sức vàng, hòngmong muốn trở nên giàu có vì anhnày có ý định biển thủ vụn vàng.Nhưng nếu thiếu đi thị hiếu hay tàinăng khác thường thì không nghềnghiệp nào có thể hấp dẫn hơn cácnghề nghiệp khác. Nếu người chạmkhắc vàng có cuộc sống dễ chịu hơnngười quét rác, những người quétrác sẽ trở thành người chạm khắcvàng, dìm lương và điều kiện làmviệc xuống cho tới khi hai nghề nàytrở nên hấp dẫn như nhau.

Một ngày mưa, tôi đưa gia đìnhmình tới một hội chợ Phục hưng tổ

Page 148: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chức ngoài trời. Có khá nhiềungười, nhưng không đông đúc nhưmọi khi. Cơn mưa là điều dở hayđiều tốt? Thực ra, nó không tốtcũng chẳng dở. Có rất nhiều hoạtđộng trong nhà ở khu này, vì đámđông luôn điều chỉnh số lượng saocho một ngày tại hội chợ cũng vuinhư một ngày tại, chẳng hạn như,khu mua sắm. Cơn mưa không làmcho trung tâm mua sắm lợi haythiệt điều gì, vì thế nó cũng khôngthể khiến hội chợ lợi hay thiệt.

Những vụ bê bối tình dục đã trởthành chuyện thường ngày trongcác chiến dịch bầu cử tổng thốnghiện đại. Ngay cả các ứng cử viên

Page 149: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chưa từng bị nhạo báng trước côngchúng chắc hẳn cũng đã có nhữngđêm mất ngủ rồi vò đầu bứt tai nghĩxem chi tiết nào trong đời tư của họvẫn còn là điều riêng tư. Các nhàbình luận tranh cãi, có lý nhưngkhông chính xác, rằng những sự vụnày đang hủy hoại công danh củacác ứng cử viên. Họ đã bỏ qua mộtthực tế là một điều gì đó sẽ phảikhiến ứng cử viên tiềm năng thờ ơvới việc chạy đua tới chức Tổngthống. Thiếu đi các vụ bê bối tìnhdục, thì sẽ có nhiều ứng cử viêntranh cử hơn, và do đó, làm phươnghại đến những ứng cử viên vốn đãhiện diện trong cuộc chạy đua.

Page 150: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Danh sách người ghi tên ứng cử sẽtiếp tục dài ra mãi cho tới khi sự gianhập và loại khỏi đường đua có sứclôi cuốn như nhau, hệt như ngàynay.

Một chuyên trang của tờ ChicagoTribune do Bob Greene phụ tráchđã đăng tải một loạt bài viết vềnhững hoạt động của nghiệp đoànnhằm giành lấy sự tôn trọng, nhânphẩm và vị thế cho những người rửabát đĩa thuê, trong đó khuyến khíchcác thực khách tại các nhà hàng từbỏ phong tục cũ và boa cho nhữngngười dọn bàn ăn. Nếu tổ chức nàythành công trong việc làm thay đổithái độ của công chúng thì ai là

Page 151: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người hưởng lợi? Câu trả lời chắcchắn sẽ không phải là “những ngườidọn bàn ăn”. Những người dọn bànăn không bao giờ là người tốt phúchơn những người gác cổng, và củacải của người gác cổng cũng chẳngcó gì đổi thay. Khi những người dọnbàn bắt đầu nhận tiền boa thìnhững người gác cổng cũng bắt đầutrở thành người dọn bàn. Lươngbổng sẽ phản ứng lại và quỹ lươngcủa người dọn bàn bắt đầu hẹp lại.Những người gác cổng liên tục đổvào đó cho tới khi tất cả những gìngười dọn bàn kiếm được trên bànăn sẽ bị lột sạch ở phòng kế toán.

Vậy thì ai được hưởng lợi đây?

Page 152: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Khi lương của nhân viên dọn bàngiảm xuống, có lẽ bạn đoán rằng kẻthắng lớn sẽ là chủ nhà hàng.Nhưng dự đoán này cũng chưa chắcđã đúng, bởi các chủ nhà hàngkhông bao giờ có thể tốt phúc hơncác chủ cửa hàng giày dép, và củacải của những chủ cửa hàng giàydép cũng chẳng có gì thay đổi. Khilương của người dọn bàn giảmxuống và lợi nhuận của nhà hàngtăng lên thì các cửa hàng giày dépcũng sẽ bắt đầu chuyển sang kinhdoanh nhà hàng. Giá cả trên thựcđơn sẽ giảm, tỉ lệ thuận với lợinhuận. Các chủ cửa hàng giày dépsẽ liên tục đổ vào cho tới khi tất cả

Page 153: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những gì chủ nhà hàng tiết kiệmđược từ tiền lương chi trả cho ngườidọn bàn sẽ bị lột sạch tại máy tínhtiền.

Nếu mỗi thực khách boa 5 đô-lacho người dọn bàn thì sau đó, lươngcủa người dọn bàn phải giảm 5 đô-la trên một bữa ăn, vì thế, giá củamỗi bữa ăn phải giảm đi 5 đô-la.Nếu nó giảm ít hơn, chủ nhà hàngsẽ là người làm chủ cuộc chơi,nhưng điều này không thể xảy ra vìkhi đó các chủ cửa hàng giày dépđang xếp hàng dài chờ đợi để trởthành chủ nhà hàng. Thế thì ai đượchưởng lợi đây? Chẳng ai cả. Tiềnboa của thực khách được hoàn trả

Page 154: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

lại cho họ dưới dạng một thực đơncó giá thấp hơn. Không tài sản củamột ai bị suy suyển chút nào. Thựckhách có thể thực sự muốn thểhiện sự hào phóng với người dọnbàn, nhưng nguyên lý thờ ơ đã xenvào.

Chỉ có người sở hữu tài sản cốđịnh mới có thể tránh được các hậuquả của nguyên lý thờ ơ. Nhu cầucần diễn viên gia tăng sẽ khôngđem lại lợi ích cho các diễn viên, bởilẽ nhiều người sẽ đổ xô vào ngànhnày. Nhưng mong muốn trở thànhmột Clint Eastwood gia tăng có thểlàm lợi cho Clint Eastwood, bởi vìClint Eastwood là một tài sản cố

Page 155: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

định: chỉ có một Clint Eastwoodtrên đời. Khi số tiền Clint kiếmđược lên tới vài triệu đô-la một bộphim, những diễn viên đang trongcảnh chết đói sẽ cố học theo phongcách của anh, nhưng dù nỗ lực đếnmấy thì họ cũng không thể hoànhảo được như anh ấy. Khi các nhàkhoa học phát triển được khả năngbiến đổi một người thành bản saobằng giấy than của một người khác,chúng ta sẽ có vừa đủ các bản saocủa Clint Eastwood để khiến việctrở thành Clint Eastwood chỉ còn làchuyện dửng dưng.

Nguyên lý thờ ơ đảm bảo rằngtoàn bộ lợi ích kinh tế sẽ đổ về

Page 156: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người sở hữu nguồn tài sản cố định.Người tham dự hội chợ kỳ quặcthích bị dính mưa – hay không ngạichuyện dính mưa như bao nhiêungười khác – có thể hưởng lợi từtrời mưa. Sự ưu tiên khác thườngcủa người này là một tài sản cốđịnh. Người dọn bàn có tính cách dễchịu khác thường sẽ nhận được sốtiền boa cao hơn mức bình thườngvà được hưởng lợi từ sự thay đổithói quen boa tiền. Tính cách củangười này là một tài sản cố định.Nếu nhiều người dọn bàn tiềmnăng cũng có tính cách như vậy thìnó sẽ không sinh ra phần thưởngkinh tế nào nữa.

Page 157: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Năm 1990, Tổng thống Bushtừng thông qua một đạo luật mớimang tên Luật Không khí sạch, ướctính chi phí cho các loại hình kinhdoanh (đó là các chủ sở hữu, nhàcung cấp, nhân viên và khách hàng)là khoảng 25 tỉ đô-la mỗi năm. Nếuước tính đó chính xác, thì chi phíđối với mỗi hộ gia đình Mỹ gồm bốnthành viên sẽ là khoảng 400 đô-lamỗi năm dưới dạng lợi nhuận thấphơn, lương thấp hơn và giá cả hànghóa tiêu dùng cao hơn. Mặt khác,không khí sạch là một lợi ích tuyệtvời mà các nhà quan sát dễ dãi kỳvọng tất cả những ai hít thở − tức làtất cả mọi người − sẽ được tận

Page 158: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hưởng. Nhưng khả năng hít thởkhông phải là một loại tài sản cốđịnh. Những kỹ năng phổ biếnkhông thể đem lại phần thưởng lớnlao.

Nếu tất cả những người hít thởkhông được hưởng lợi từ không khísạch thì ai là người hưởng lợi đây?Các học thuyết mách bảo chúng taphải đi tìm chủ nhân của những tàisản cố định. Những ứng cử viênsáng giá nhất là các chủ sở hữu đấtở thành thị − những người có thểđặt ra giá thuê nhà cao hơn sau khikhói bụi bị triệt tiêu.

Luật Không khí sạch năm 1990

Page 159: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

là một đạo luật có độ phức tạp caoáp dụng vào một nền kinh tế cũngcó độ phức tạp cao, và việc theobước từng người dân để tìm hiểu vềtừng chi tiết trong tác động của nócũng là một nhiệm vụ phức tạp.Nhưng như Aesop đã khám phá ra,những chi tiết của thực tế có thểche khuất những sự thật cốt yếu màchúng chỉ có thể lộ diện tốt nhấtqua những câu chuyện hư cấu giảnđơn. Aesop gọi chúng là truyện ngụngôn, còn các nhà kinh tế học gọichúng là các kiểu mẫu. Tôi xin đượcchia sẻ một vài truyện.

TRUYỆN NGỤ NGÔN SỐ 1:CÂU CHUYỆN VỀ HAI THÀNH

Page 160: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

PHỐ

Đâu đó trong trung tâm của RustBelt có hai thành phố nhỏ:Cleanstown và Grimyville. Tất cảcác hoạt động thường nhật – từmua sắm, làm việc tới dạo chơitrong công viên – đều dễ chịu nhưnhau tại hai thành phố, chỉ trừ mộtthứ: hít thở. Công ty ThépGrimyville đứng sau chuyện đó.Không một công dân Grimyville nàotừng có diễm phúc được thức dậy vàhít một hơi sâu bầu không khí tronglành buổi sáng mà các công dânCleanstown coi đó là điều hiểnnhiên. Những công dân Grimyvillekhông chỉ cảm thấy khó chịu với

Page 161: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

việc hít thở, họ cũng hít thở ít hơn.Tuổi thọ trung bình của người dânGrimyville thấp hơn của người dânCleanstown tới 10 năm.

Tại sao người ta lại muốn sống ởGrimyville? Chỉ vì một lý do: giá rẻ.Một ngôi nhà thuê với giá 10 nghìnđô la một năm ở Cleanstown chỉ tốn5 nghìn đô-la tại Grimyville. Chỉ 5nghìn đô-la khác biệt đó cũng đủ đểgiữ chân người ta tại Grimyville.Nếu không vì điều đó, người ta sẽrời bỏ Grimyville, và khi đó, giáthuê nhà sẽ càng thấp hơn. Khiquyết định nơi an cư, những ngườitrẻ tuổi đều thờ ơ giữa hai thànhphố. Họ thích bầu không khí ở

Page 162: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Cleanstown, nhưng họ cũng thíchgiá thuê nhà ở Grimyville.

Tuần trước, Hội đồng thành phốGrimyville vừa phê chuẩn LuậtKhông khí sạch, trong đó yêu cầuCông ty Thép Grimyville áp dụngcác biện pháp chống ô nhiễm khôngkhí trên diện rộng. Chẳng mấy chốckhông khí ở Grimyville cũng sẽtrong lành như luồng không khítrong lành nhất ở Cleanstown. Vàkhi điều đó xảy ra, giá thuê nhà tạiGrimyville sẽ tăng lên bằng mức giáthuê nhà tại Cleanstown.

Cuối cùng, cư dân Grimyville sẽđược sống trong “một bản sao của

Page 163: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Cleanstown”. Vậy điều luật đó cóphải là mang lại lợi ích cho họkhông? Rõ ràng là không, bởi nếuhọ muốn sống ở Cleanstown thì họđã chuyển tới đó từ lâu rồi.

Những người trẻ tuổi quyết địnhrằng chỗ ở cũng chẳng được lợi gì từLuật Không khí sạch. Trước đó, họcó sự lựa chọn giữa Cleanstown vàGrimyville. Còn giờ họ chỉ được lựachọn giữa hai Cleanstown. Họchẳng thiệt thòi gì so với ban đầu,nhưng cũng chẳng được lợi lộc gì.

Những người duy nhất hưởng lợitrong câu chuyện này là chủ sở hữunhà ở Grimyville, những người có

Page 164: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thể tăng giá thuê nhà cao hơn trước.Luật Không khí sạch cũng giốngnhư một khoản thuế đánh vào Côngty Thép Grimyville và toàn bộ lợinhuận rơi vào tay các chủ sở hữuđất ở Grimyville.

Đây là một kết luận nghiệt ngã,nhưng công bằng mà nói, phầntranh luận này đã bị đơn giản hóamột cách thái quá. Khi chúng ta nóirằng người ta thờ ơ giữa Cleanstownvà Grimyville, chúng ta đã ngầm giảđịnh rằng tất cả mọi người đều cóhoàn cảnh giống hệt nhau. Trênthực tế, thế giới phức tạp hơnnhiều. Có thể có những ngườimuốn sống ở Grimyville vì những lý

Page 165: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

do đặc biệt, và trong số nhữngngười này có thể có những ngườisẵn sàng đánh đổi không khí tronglành với giá thuê nhà cao. Nhữngngười như thế sẽ được hưởng lợikhi Luật Không khí sạch đượcthông qua. Mặt khác, hoàn toàn cókhả năng những người khác coiGrimyville xưa cũ là món hời, vì họkhông cảm thấy khó chịu với bầukhông khí ô nhiễm giống như hàngxóm của họ. Những người này thuathiệt nhất khi Grimyville biếnthành Cleanstown. Sự ưu tiên khácthường chính là một tài sản cố định,và nó khiến chủ của nó có khả năngđược hưởng những lợi ích và phải

Page 166: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

gánh chịu những thua thiệt kinh tế.

Vì vậy, nếu có sự khác biệt lớngiữa những người không sở hữu đấtthì Luật Không khí sạch sẽ ảnhhưởng theo hướng tích cực tới mộtsố người trong số đó, và ảnh hưởngtheo hướng tiêu cực tới một sốngười khác, mà không có giả định rõràng gì về việc tác động nào chiếmưu thế hơn. Mặt khác, nếu báo giớiGrimyville đúng khi cho đăng bài xãluận “Không khí sạch là thứ giá trịmà tất cả chúng ta đều có thể cảmnhận như nhau”, thì chỉ có chủ sởhữu đất là người được hưởng lợi.Nếu không khí sạch đáng giá 5nghìn đô-la một năm đối với mỗi

Page 167: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người thì Luật Không khí sạch sẽkhiến giá thuê nhà tăng thêm 5nghìn đô-la một năm, điều đókhông đem lại lợi ích cho bất cứ aingoại trừ chủ sở hữu đất.

Luật Không khí sạch ởGrimyville được ước tính cái giá là10 triệu đô-la một năm. Đó làkhoản thuế vô hình, và số tiền thuđược từ phép ước tính đầu tiên chothấy lợi ích được chia toàn bộ chocác chủ sở hữu đất ở Grimyville. Tấtnhiên, đây là thứ thuế kỳ quặc, bởivì số tiền thu được để phân phốikhông cần phải liên quan trực tiếptới doanh thu. Tiền thuê đất có thểtăng lên hay giảm xuống dao động

Page 168: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trong khoảng 10 triệu đô-la.

Đó có vẻ là một chính sách cônglạ lùng với mục tiêu làm giàu chonhững người ngẫu nhiên sở hữu đấtở những vùng bị ô nhiễm, nhưngxét dưới góc độ sự ủng hộ chungdành cho các chính sách về khôngkhí sạch, tôi coi đó là điều bìnhthường. Vậy thì nếu giá thuê nhà ởGrimyville tăng lên trên 10 triệu đô-la thì hội đồng thành phố đã đạtthành tích vẻ vang. Nhưng nếu giáthuê nhà chỉ là khoảng 8 triệu đô-lathì hội đồng thành phố đã bỏ lỡ cơhội cải thiện tình hình. Thay vìthông qua Luật Không khí sạch, thìviệc đơn giản mà họ có thể làm là

Page 169: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trưng thu 9 triệu đô-la từ Công tyThép Grimyville rồi trao cho các chủsở hữu đất. Chính sách này sẽ tiếtkiệm chi phí hơn cho công ty thép,tốt hơn cho các chủ sở hữu đất, vàkhông gây ảnh hưởng gì tới nhữngngười khác − những người dù thếnào cũng không được lợi mà cũngchẳng thiệt hại gì từ Luật Khôngkhí sạch. Điều này cũng đem lại lợithế của sự thẳng thắn và tính trungthực: Không ai sẽ có thể phán rằngđạo luật đặc biệt này đem lợi chocông chúng hay một mục đích caocả nào. Và đó mới là luồng khôngkhí thực sự trong lành.

Các chủ đất ở Grimyville thâu

Page 170: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tóm tất cả những lợi lộc của LuậtKhông khí sạch vì đất của họ là thứtài sản cố định duy nhất. Tính cốđịnh của đất khiến chủ sở hữu củachúng trở nên nhạy cảm một cáchkhác thường trước những thay đổicủa môi trường kinh tế và mang đếnđộng lực mạnh mẽ khác thường đểhọ tạo sức ép hành lang đối vớinhững thay đổi có lợi.

Trên toàn thế giới, nông dân đãxoay xở để thích ứng với nhữngphần chia không đồng đều củachính phủ. Ở Mỹ, nông dân được trảtiền đều đặn để bỏ đất hoang, trongkhi không ai nghĩ tới chuyện trảtiền cho chủ khách sạn để họ giữ

Page 171: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phòng trống. Câu hỏi đặt ra là: Tạisao lại có sự bất cân xứng này? Mộtsố người nói rằng nông dân đã ápdụng thành công câu chuyện về giađình ở nông trại. Nhưng liệu giađình ở nông trại có thú vị hơn nhiềuso với cửa hàng tạp hóa của bố vàmẹ? Tại sao chúng ta trợ cấp cho lốisống đang phai nhạt của nhữngngười nông dân nhỏ bé trong khi lạiđể mặc cho những cửa hàng tạp hóavốn nằm trong những góc đườngđang tan biến dần trong lớp bụi dĩvãng?

Nguyên lý thờ ơ có gợi ý một câutrả lời. Chủ khách sạn không thèmbỏ công vào các nỗ lực hành lang vì

Page 172: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

họ biết rất rõ họ chẳng được lợimấy từ những trợ cấp của chínhphủ. Nếu các khách sạn được trảtiền để giữ phòng trống thì giá thuêphòng có thể tăng lên, nhưng điềutương ứng là các khách sạn mới sẽmọc lên như nấm để đáp lại hiệntượng đó. Chẳng mấy chốc, ngànhkinh doanh khách sạn sẽ hốt bạchơn bao giờ hết. Nhưng khách sạnkhông phải là tài sản cố định. Ngườinông dân có thể hưởng lợi từ mộtthay đổi trong điều kiện kinh tế, vàđiều này đáng để khiến họ hànhđộng hướng tới những thay đổi họmong muốn.

Mục tiêu của tôi là đưa ra một

Page 173: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

lập luận gồm ba bước, và tôi đãhoàn thành được hai phần. Đầu tiênlà Nguyên lý thờ ơ: Khi một hoạtđộng được ưa chuộng hơn một hoạtđộng khác, người ta sẽ “chuyểndịch” sang hoạt động đó cho tới khinó không còn được ưa chuộng nữa(hoặc cho tới khi tất cả mọi ngườiđã chuyển sang, nếu điều này xảyra trước). Thứ hai là hệ quả của nó:Chỉ có tài sản cố định mới sản sinhra lợi ích kinh tế. Khi thiếu đi tàisản cố định, Nguyên lý thờ ơ đảmbảo rằng mọi lợi ích sẽ cạnh tranhlẫn nhau rồi mất đi.

Bước cuối cùng là hệ quả của hệquả và bài học của truyện ngụ ngôn

Page 174: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tiếp theo: Khi một tài sản cố địnhkhông có ai sở hữu thì lợi ích kinhtế cũng không còn. Nếu không ai sởhữu nguồn lợi ích duy nhất này thìlợi ích không có chỗ để tồn tại.

TRUYỆN NGỤ NGÔN SỐ 2:THỦY CUNG CỦA

SPRINGFIELD

Thành phố Springfield may mắnsở hữu một công viên thành phốhoành tráng − nơi người dânthường đến vào kỳ nghỉ cuối tuầnđể picnic, đi dạo và chơi bóng mềm.Mặc dù công viên này rất được ưachuộng – gần như toàn bộ ngườidân thị trấn đều đến đó vào những

Page 175: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chiều thứ bảy nắng đẹp – nhữngcông viên này rất rộng và chẳng baogiờ có chen chúc nhau.

Nhưng không may là ởSpringfield người ta không có nhiềuthứ để làm, và mặc dù yêu thíchcông viên, người dân vẫn luôn bàntán về việc cần phải có một điều gìkhác đặc sắc. Vài năm trước, Hộiđồng thành phố đã đáp ứng nhu cầuchung bằng việc cho xây dựng mộtkhu thủy cung cao cấp, cấp vốnbằng tiền thuế thu được và mở cửatự do cho dân chúng vào xem.

Thủy cung Springfield đã mở cửađược vài tháng nay, và nó thực sự là

Page 176: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

một công trình thượng hạng. Cácloài thủy sinh được trưng bày tạiđây đều đẹp đẽ, thú vị và cung cấpnhiều thông tin hữu ích. Hạn chếduy nhất của thủy cung là lúc nàocũng chật kín người.

Springfield không có nhiều điểmđặc sắc. Con người có sở thích gầngiống nhau và những cơ hội nhưnhau trong cuộc sống. Vì vậy, nếumuốn biết thủy cung ảnh hưởng tớiSpringfield như thế nào, chúng tachỉ cần tập trung chú ý vào việc nóảnh hưởng tới một gia đình điểnhình ở Springfield.

Gia đình Simpson là một gia

Page 177: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đình điển hình ở Springfield. Mộtngày thứ 7 gần đây, ông bố HomerSimpson đưa ra ý kiến rằng thủycung sẽ là một thay đổi đáng chàođón trong thói quen picnic cuốituần thông thường của gia đình.Tuy nhiên, con trai ông, Bart, maumắn nhắc bố rằng đi tham quanthủy cung thì phải chờ đợi dài cổ vàchen lấn xô đẩy mới được vào bêntrong. Sau một hồi thảo luận, cảnhà nhất trí rằng sẽ lái xe ngangqua thủy cung để xem người ta xếphàng dài tới đâu. Nếu phải xếp hàngvà chờ đợi dưới 45 phút thì họ sẽdừng ở thủy cung; nếu hơn 45 phúthọ sẽ đi sang công viên.

Page 178: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Gia đình Simpsons − vốn khôngcó ai từng qua trường lớp của nhữnglý thuyết kinh tế cao siêu − đã thấtbại trong việc áp dụng Nguyên lýthờ ơ. Trên toàn Springfield, các giađình tương tự như gia đình Simpsonđều sẵn sàng xếp hàng chờ tối đa 45phút. Bất cứ khi nào hàng chờ đợingắn đi một chút là các gia đìnhmới lại xuất hiện. Bất cứ khi nào nódài hơn một chút vì bị thắt nút cổchai tại lối vào thì những người ởcuối hàng lại bỏ cuộc và đi sangcông viên. Thời gian chờ đợi ở thủycung luôn chính xác là 45 phút. Đâylà tình huống đột xuất mà gia đìnhSimpson đã không lường trước

Page 179: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

được. Khi đó, họ không quyết địnhđược là ở lại hay đi, rồi cuối cùng họtung đồng xu để quyết định.

Vào những dịp đặc biệt, hàngngười chờ ở thủy cung không hẳn làchỉ mất có 45 phút. Vào những ngàymưa, công viên nhìn không hấp dẫncho lắm, và vì thế, cả gia đìnhSimpson sẵn sàng chờ tới 90 phútđể vào thủy cung. Khi họ tới đó, họphải chờ chính xác là 90 phút. Vàhọ lại tung đồng xu.

Thủy cung Springfield hoàn toànkhông đóng góp một chút nào chochất lượng cuộc sống ở Springfield.Khi cả gia đình Simpson chờ 45

Page 180: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phút để vào được thủy cung, thìtoàn bộ chuyến đi chơi của họkhông vui hơn và cũng chẳng kémphần thú vị so với việc đi đến côngviên – và đó là lựa chọn sẵn có từrất lâu trước khi thủy cung xuấthiện. Sự lựa chọn giữa điều bạn đãcó và một giải pháp khác hấp dẫnngang bằng không đem lại lợi íchnào so với những gì bạn đã có vàkhông có lựa chọn nào khác.

Gia đình Simpson không đượchưởng lợi gì từ thủy cung vì họkhông sở hữu tài sản cố định có liênquan nào. Tài sản cố định có liênquan duy nhất chính là bản thânthủy cung, nhưng thủy cung “thuộc

Page 181: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

về” cả thị trấn, tức là không thuộcvề riêng ai. Vì thế, chẳng ai đượchưởng lợi một cách chính xác từ nócả.

Springfield chi tới 10 triệu đô-lađể xây dựng thủy cung. Mỗi pennicủa 10 triệu đô-la đó hoàn toàn làsự lãng phí chung. Nếu thị trấndành 10 triệu đô-la ấy để mua vàngrồi ném xuống biển thì người dâncũng không bị thiệt chút nào so vớingày hôm nay.

Thị trưởng của Springfield có lẽsẽ đồng cảm với quan chức củathành phố Grimyville lân cận;những trải nghiệm của họ có nhiều

Page 182: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

điểm tương đồng. Luật Không khíSạch của Grimyville áp phí đối vớicác nhà kinh doanh địa phươngtrong khi thủy cung ở Springfield ápphí lên người đóng thuế ở địaphương. Trong mỗi trường hợp, lợiích bù trừ thất bại trong việc diễnra như mong đợi. Điều luật ởGrimyville vốn dĩ phải làm lợi chotất cả mọi người, nhưng nó chỉ làmlợi cho chủ đất. Thủy cung ởSpringfield lẽ ra phải làm lợi cho tấtcả những ai tận dụng nó, nhưng nólại chẳng làm lợi cho ai hết.

Theo nghĩa đó, sai lầm củaSpringfield nghiêm trọng hơn củaGrimyville rất nhiều. Ở Grimyville,

Page 183: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ít ra thì các chủ đất cũng được lợi.

Điều này gợi ý một cách cảithiện tình hình ở Springfield: Cũngnhư việc các chủ đất tại Grimyvilleđược quyền ra giá cho quyền sửdụng đất của họ, hãy cho phép ai đóở Springfield thu một khoản phíqua cửa khi khách vào thăm thủycung.

Chẳng hạn, giả sử thành phốSpringfield quyết định trao thủycung cho em họ của thị trưởng quảnlý, để ghi ơn những thành tích côngdân tốt không rõ ràng. Ông em họnày ngay lập tức đưa ra giá vào cửalà 10 đô-la một gia đình.

Page 184: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Giá vé vào cửa này ảnh hưởngtới gia đình Simpson như thế nào?Rõ ràng là ban đầu nó khiến thủycung kém phần hấp dẫn. Thời giantối đa gia đình Simpsons sẽ chờ đểvào thủy cung vào một ngày bìnhthường giảm từ 45 phút xuống 10phút. Điều tương tự xảy ra đối vớitất cả hàng xóm của họ, và kết quảlà thời gian chờ đợi thực tế giảmxuống còn 10 phút. Chuyến thămthủy cung bây giờ trở nên đắt đỏhơn xét về giá tiền và rẻ hơn xét vềthời gian chờ đợi; cuối cùng thủycung không trội hơn và cũng khônglép vế so với công viên. NhàSimpsons coi trọng thủy cung nhiều

Page 185: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

như – hay cũng ít như – họ từng coitrọng.

Sau khi cho phép cải thiện thờigian chờ đợi, phí vào cửa không tiêutốn một xu nào của nhà Simpsons.Nó cũng không tiêu tốn một xu nàocủa nhà hàng xóm cả. Cách duynhất phí vào cửa ảnh hưởng tớicuộc sống của bất cứ người nàokhác chính là việc nó làm giàu choem họ của thị trưởng. Nếu lựa chọngiữa việc duy trì thủy cung với danhnghĩa một công trình thành phốmiễn phí và vô giá trị với việc chophép em họ thị trưởng vận hành nóvà kiếm lời cho bản thân, thì có lẽsẽ là thô lỗ nếu từ chối ông này.

Page 186: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Tất nhiên, không có gì đặc biệtvề người em họ của thị trưởng; bấtcứ chủ sở hữu thu phí vào cửa nàocũng sẽ hưởng lợi mà không làmhại tới ai hết. Có lẽ Hội đồng Thànhphố sẽ muốn bắt đầu thu phí vàocửa, sử dụng số tiền này để cảithiện các dịch vụ trong thành phốhay giảm thuế. Việc này sẽ đem lạilợi ích cho tất cả mọi người tạiSpringfield mà không tốn một đồngnào. Đây là một sự kiện hiếm có củamục tiêu được theo đuổi nhiều nhấtvà vẫn bị tránh né nhiều nhất trongchính sách kinh tế – một bữa trưamiễn phí thực sự.

Một cách khác là thành phố có

Page 187: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thể bán đấu giá thủy cung chongười trả giá cao nhất. Một lần nữabữa trưa lại miễn phí. Số tiền thuđược từ buổi đấu giá có thể dùngvào những mục đích tốt đẹp trongkhi hành vi tối đa hóa lợi nhuận củachủ sở hữu mới không gây ra hậuquả cho bất cứ ai trừ chính bảnthân anh ta.

Những tài sản cố định – mộtmảnh đất tại một vị thế nhất định,một thủy cung độc đáo, một kỹ năngkhác thường, hay một sở thích kỳquặc – có thể đem lại lợi ích kinh tếcho những ai sở hữu chúng. Nếukhông có người sở hữu, sẽ không cólợi ích nào hết. Nguyên lý thờ ơ

Page 188: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đảm bảo rằng tất cả lợi ích hoặcđược chuyển tới chủ sở hữu tài sảncố định, hoặc bị loại bỏ một cáchhiệu quả. Các nhà kinh tế học có xuhướng công nhận rằng có ai đó gặthái thành quả thì tốt hơn là khôngai được gì hết, và vì thế thường nghĩrằng cơ quan nhà đất là điều hữuích.

Các nhà kinh tế học yêu thíchtruyện ngụ ngôn. Một truyện ngụngôn cần có bài học quan trọng.Không con rùa nào thực sự chạyđua với thỏ, ấy vậy mà “Chậm màchắc” vẫn là bài học muôn thuở.Grimyville và Springfield là nhữngsản phẩm của trí tưởng tượng, lột

Page 189: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bỏ những rối rắm có khả năngkhiến bất cứ phân tích thực nàocũng trở thành mớ bòng bong.Nhưng khi những điều phức tạp ấyđược tháo gỡ, sự thật đơn giản vàquan trọng có thể được làm sáng tỏ.Trong bất cứ ứng dụng cụ thể nào,Nguyên lý thờ ơ có thể đòi hỏinhiều kỹ năng – cũng như trong bấtcứ hoàn cảnh cụ thể nào, nhanhnhưng được chăng hay chớ có thểchịu thua chậm mà chắc. Dù thế, nócho ta một điểm khởi đầu. Chúng tabắt đầu bằng việc dự đoán rằngngười ta sẽ thờ ơ giữa các hoạtđộng. Khi chúng ta đúng, chúng tacó thể rút ra những hệ quả tiêu

Page 190: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

biểu. Khi chúng ta sai, chúng taxoay sang câu hỏi “Hoàn cảnh nàykhác với cuộc sống tại Grimyville vàSpringfield theo những cách quantrọng nào?” và công cuộc tìm kiếmcâu trả lời lại bắt đầu. Một truyệnngụ ngôn hay thường ẩn chứa bàihọc sâu sắc, và một bài học sâu sắccho thấy liệu nó có luôn đúng dùtrong những chi tiết cuối cùng haykhông.

Page 191: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 5. Trò chơiđiện tử của cuộc

sốngHãy học tất cả mọi thứ từ nó

Có một ý tưởng rằng, ngày nay,nếu bạn muốn nhồi nhét vào đầusinh viên bất cứ thứ gì, thì hãy đưanó vào một trò chơi điện tử (game).Tôi vừa tham dự một cuộc hội thảovề thiết kế một trò chơi cho thịtrường tài chính. Để mỗi sinh viênthực hiện một phương thức kinhdoanh giả tưởng, gây vốn bằng cáchbán cổ phần hay trái phiếu nếu anh

Page 192: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ta thấy hợp lý, sử dụng số vốn đó đểnhập nguyên vật liệu, lắp ráp chúngđể cho ra sản phẩm, và thu lợinhuận dựa trên thành phẩm củamình.

Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nàođể tính toán mức độ thành công củagame cuộc sống kinh tế này? Thiểný của tôi là hãy tính toán theo cùngmột cái cách các nhà kinh tế học đolường thành công của chính gamecuộc sống, không phải bởi lượng tàisản nắm giữ hay năng suất mà bằngniềm vui bạn có được khi trảinghiệm cả quá trình.

Hãy để máy tính thưởng cho

Page 193: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những thương vụ sinh lời bằngphiếu in mà sinh viên có thể dùngnó để đổi lấy hàng hóa tiêu dùng cógiá trị thực: vé xem phim, pizza haynụ hôn của một sinh viên cao họcmà họ mong muốn. Sinh viên cóthể sử dụng ngay những phiếu này,hoặc để dành cho tương lai, hoặc cóthể vay mượn phiếu của những sinhviên khác sẵn sàng cho vay. Đối vớimỗi sinh viên, trong một ngày ngẫunhiên, máy sẽ thông báo rằng nhânvật của cậu này đã chết; số tiền tiếtkiệm của cậu sẽ được chuyểnnhượng cho một người thừa kếđược chỉ định và các cơ hội tiêudùng của bản thân cậu ta đến đây là

Page 194: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hết.

Tất cả chỉ có thế. Bạn khôngđược điểm cao khi chơi trò này.Cũng chẳng có thầy cô nào săm soibạn cả. Không ai nói với bạn là bạnđã làm rất tốt hay rất tệ. Bạn sinhra và chết đi, nếu chơi tốt thì bạncòn được thưởng. Còn nếu bạn chorằng trò này không đáng để chơi thìcũng chẳng sao cả.

Sinh viên sẽ học được rất nhiềuđiều từ trò chơi này. Họ sẽ học đượcrằng thành công trong cuộc sốngđược định lượng không phải bằngcách so bì với thành tích của ngườikhác mà chính là cảm giác thỏa

Page 195: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mãn của họ về chính mình. Họ sẽhọc được rằng trong game cuộcsống, có rất nhiều người thắngcuộc, và chiến thắng của người chơinày không triệt tiêu thắng lợi củabất cứ ai khác. Họ sẽ học được rằngnếu cần cù làm việc thì sẽ có phầnthưởng, nhưng quá chăm chỉ khiếnđôi khi cũng chẳng còn thời giandành cho các hoạt động khác, vàrằng mỗi người sẽ có một cách nhìnkhác nhau về mục tiêu để vươn tới.Điều quan trọng nhất là họ họcđược rằng, tiêu xài và nghỉ ngơi −chứ không phải là tích lũy và làmviệc − mới chính là ý nghĩa của cuộcsống.

Page 196: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Tôi có một người bạn thời sinhviên. Bố mẹ anh ta luôn lo lắngrằng anh ta sống thiếu định hướng.Một lần, bố anh ta tới thăm và tâmsự với con trai. Ông hỏi: “Mitch, concó mơ ước gì trong 10 năm tớikhông, con muốn trở thành ai?”.Mitch cố tình trả lời thật chậm rãi:“Con muốn trở thành – một ngườitiêu dùng. Con muốn tiêu dùng tấtcả mọi thứ con có thể và bao lâucon muốn”. Tôi cho rằng Mitch sẽrất khoái trò chơi của tôi.

Tôi muốn tạo ra một phiên bảnkhác của trò chơi này, trong đó cácsinh viên trao đổi hàng tiêu dùngvới nhau. Ở lớp học này, sinh viên

Page 197: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nướng bánh brownies; ở một lớpkhác, họ giặt đồ cho nhau. Tới giữakỳ, tôi sẽ dỡ bỏ hàng rào thươngmại và cho phép sinh viên lớp nàytrao đổi dịch vụ với sinh viên lớpkia.

Phiên bản “quốc tế” này của tròchơi này nhằm chuyển tải hai bàihọc quý báu. Một là, thương mạimở ra những cơ hội mới. Thứ hai, vàquan trọng hơn, là lợi nhuậnthương mại không nhờ vào xuấtkhẩu mà là nhập khẩu. Mảng xuấtkhẩu là điểm yếu của thương mạiquốc tế. Bạn sẽ không khoái việcgiặt đồ cho lớp khác nhưng bạn sẽthích ngồi thưởng thức bánh

Page 198: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

brownies.

Thương mại quốc tế là chủ đềđình đám trong chiến dịch tranh cửtổng thống năm 1992, ấy vậy mà tấtcả các ứng cử viên đều bỏ qua nó.Khi Tổng thống đương nhiệm Bushnới lỏng hạn chế nhập khẩu xe tảiloại nhỏ của Nhật, thì vị Thống đốckhi đó là Clinton phàn nàn rằngnước Mỹ sẽ chẳng được lợi lộc gì từviệc này. Bush phản ứng rằng hànhđộng của ông sẽ giúp mở cửa thịtrường Nhật cho hàng hóa Mỹ vào.Rõ ràng là cả hai ông đều khôngnhận ra được rằng những gì nướcMỹ đạt được khi họ mua xe chởhàng của Nhật chính là – xe chở

Page 199: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hàng của Nhật. Bán là việc đau đớnnhưng cần thiết; còn mua là điềugiúp cho nỗi đau khi bán nguôingoai.

Xin đừng vội nghĩ rằng tôi là nhàkinh tế học “giơ cao đánh khẽ”, chỉbiết thừa nhận rằng cuộc sống cònnhiều điều phong phú hơn những gìcác mô hình kinh tế thừa nhận.Ngược lại, trò game của tôi là lờituyên bố hùng hồn cho những giátrị mà các nhà kinh tế học coi trọng.Tất cả các mô hình kinh tế chínhthống đều giả định rằng người ta cốhết sức để tiêu dùng nhiều hơn vàlàm việc ít hơn. Tất cả các mô hìnhchính thống chỉ coi một chính sách

Page 200: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

kinh tế thành công khi nó giúpngười ta đạt được ít nhất là mộttrong số những mục tiêu đó. Theotiêu chuẩn của kinh tế học, mộtchính sách không làm được tích sựgì ngoài việc khuyến khích người talao đầu vào công việc để rồi chếttrên núi tiền mới chính là mộtchính sách tồi.

Chúng ta sống trong thời đại củanhững “kẻ cuồng chính sách”,những người đánh giá các chươngtrình dựa vào tác động của chúngđối với năng suất, sản lượng hay nỗlực làm việc. Các bài phân tích củanhững kẻ cuồng chính sách nàythường dùng những biệt ngữ kinh

Page 201: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tế khó hiểu trong khi lại lờ đi nộidung của nó. Những nhà kinh tếhọc coi sự đeo bám vào sản lượngcủa những kẻ cuồng chính sách lànỗi ám ảnh kỳ quặc và bất lợi. Các“chuyên gia” này muốn người Mỹchết trên núi tiền; các nhà kinh tếhọc thì muốn người Mỹ ra đi tronghạnh phúc.

Ross Perot bị nhiễm bệnh“cuồng chính sách” rất nặng trongchiến dịch tranh cử tổng thống năm1992 khi ông này kêu gọi người Mỹsản xuất chip máy tính thay vìkhoai tây. Thậm chí ngay cả khichúng ta đồng tình với giả thuyếtđầy hoài nghi là sản xuất chip máy

Page 202: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tính sẽ thu về lợi nhuận vượt trội,thì liều thuốc của Perot đã bỏ quathực tế là sản xuất khoai tây có thểđòi hỏi ít công sức hơn, và vì thế,được ưa chuộng hơn. Nếu mục tiêucủa chúng ta là tối đa hóa lợi nhuậnmà không xét đến các nỗ lực liênquan thì có lẽ đa phần dân Mỹ nênbị tống vào trại cải tạo. Thực ra, việcngười ta coi trại cải tạo là một ýtưởng tồi có lẽ nên là hồi chuôngcảnh báo cho những ai vội vã đánhgiá các chính sách chỉ dựa trên sựđo lường năng suất mà thôi.

Trong lời bình về Hiệp địnhThương mại Tự do Bắc Mỹ, Perotnhanh chóng tung ra những dự

Page 203: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đoán về tác động của hiệp định nàytrong việc cắt giảm lương cũng nhưviệc làm của người Mỹ. Hai đối thủcủa ông lại tuyên bố ủng hộ hiệpđịnh trên, và quyết định chơi khămPerot bằng cách phản bác những dựđoán đó. Nhưng họ chẳng thể đưara phản bác thực sự hợp lý bằngcách đưa ra những dự đoán về tácđộng tiềm năng của hiệp định trongviệc giảm giá hàng tiêu dùng và làmphong phú các mặt hàng. Nếu hiệuquả của hiệp định này là người dânMỹ làm việc ít hơn và tiêu dùngnhiều hơn thì họ sẽ thắng.

Tôi sẽ cố gắng hoàn thiện tròchơi này trước khi mùa bầu cử bắt

Page 204: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đầu. Tôi hy vọng chúng ta có thểmời các ứng cử viên chơi thử tròchơi này.

Page 205: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

II. TỐT VÀ XẤU

Chương 6. Cáiđúng trong cái sai

Những cạm bẫy của nền dânchủ

Trong lúc thưởng thức một bữaăn tối, môt người bạn của tôi đã thểhiện một niềm tin mãnh liệt rằngngười giàu đóng thuế ít hơn phần −công bằng mà nói − họ lẽ ra phảiđóng. Tôi không hiểu ý của cô ấykhi nói từ “công bằng”, vì vậy tôi đã

Page 206: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đặt một câu hỏi để làm sáng tỏ điềunày: Giả sử Jack và Jill được nhậnlượng nước bằng nhau từ giếngdùng chung. Thu nhập của Jack là10 nghìn đô-la, và Jack bị đánh thuế10%, tức là 1 nghìn đô-la, để tu bổgiếng nước. Thu nhập của Jill là 100nghìn đô-la, và cô bị đánh thuế 5%,tức là 5.000 đô-la, để tu bổ giếngnước. Chính sách thuế này bất côngở chỗ nào?

Người bạn của tôi phản hồithẳng thắn rằng cô ấy chưa bao giờnghĩ về chủ đề này theo cách đó vàkhông chắc chắn về câu trả lời củamình. Tôi không hề phiền lòng vềđiều này; tôi đã từng suy nghĩ khá

Page 207: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhiều về chủ đề này trên phươngdiện đó và chính tôi cũng vẫn chưathật chắc chắn về câu trả lời củachính mình. Đó là lý do tôi lưỡng lựkhi đưa ra những phán quyết về sựcông bằng của các chính sách thuế.Nếu tôi không thể nói được rằng cáigì là công bằng trong một thế giớichỉ có hai người và một cái giếng thìlàm sao tôi có thể phán xét điều đótrong một đất nước với 250 triệungười và hàng chục nghìn loại hìnhdịch vụ của chính phủ?

Dù chưa từng phải nghĩ xem vềmặt lý thuyết thì “công bằng” baogồm những gì, nhưng người bạn củatôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần để

Page 208: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phán xét những trường hợp cụ thể,tự tin rằng nếu cô ấy không địnhnghĩa được nó thì ít nhất cô ấy vẫncó thể nhận được ra khi bắt gặp nó.Nhưng nếu cô ấy thực sự có thểnhận ra sự công bằng khi nhìn thấynó thì cô ấy đã có thể làm được nhưvậy trong thế giới của Jack và Jillrồi.

Cái cô ấy thiếu là một triết lýđạo đức. Có rất nhiều triết lý đạođức để lựa chọn, và tôi tin rằng lýluận kinh tế là công cụ đắc lực nhấtgiúp đánh giá giá trị của chúng. Cơsở chứng minh ban đầu của bất cứtriết lý đạo đức nào là thế giới giảtạo của mô hình kinh tế – một thế

Page 209: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

giới nơi tất cả mọi thứ đều được cụthể hóa, rõ ràng tới từng chi tiết màthực tế không bao giờ có được.

Đó là lý do tại sao, nếu tôi có thểhỏi mỗi ứng cử viên tổng thống mộtcâu hỏi, câu hỏi đó sẽ đi theo hướngnhư thế này:

Phương án nào tốt hơn: Một thếgiới trong đó ai cũng kiếm được 40nghìn đô-la một năm, hay một thếgiới mà ở đó 3/4 dân số kiếm 100nghìn đô-la và số còn lại chỉ kiếm25 nghìn đô-la?

Tôi không chắc bản thân mìnhsẽ trả lời câu hỏi này như thế nào,

Page 210: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

và tôi sẽ không loại bỏ một ứng cửviên cho dù người đó chọn bất cứbên nào. Nhưng tôi muốn một sốbằng chứng cho thấy anh ta quantâm tới những câu hỏi như thế này.

Những phóng viên thực sự tiếpcận được với các ứng cử viên dườngnhư thiên nhiều về những câu hỏiliên quan tới hệ thống chăm sóc sứckhỏe hay chính sách công nghiệp,moi móc để sở hữu những chi tiếtnhỏ nhặt thay vì những luận điểmtriết học bao quát, tìm hiểu nhữngvùng tri thức đã có thể tiếp sinh lựccho Herbert Hoover hay làm mờmắt Thomas Jefferson. Ứng cử viênbiết mình sẽ được hỏi câu nào và đã

Page 211: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chuẩn bị sẵn câu trả lời. Anh ta sẽmiêu tả kế hoạch chăm sóc sứckhỏe của mình và quảng cáo các lợiích của nó. Nhưng nếu bạn chophép tôi hỏi thêm một câu tiếptheo, nó sẽ như thế này:

Tại sao anh cho rằng kế hoạchchăm sóc sức khỏe của anh là điềutốt?

Nghĩ rằng tôi chắc hẳn đã ngủgật trong khi anh ta thuyết trình vềnhững điều hay ho trong chươngtrình của mình, ứng cử viên này sẽkiên nhẫn nhắc lại những luậnđiểm chính trong bài diễn thuyếtcủa mình. Nói cách khác, anh ta

Page 212: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hoàn toàn lờ tịt câu hỏi của tôi.

Một trong những quy định đầutiên của việc phân tích chính sách làbạn không bao giờ có thể chứngminh được rằng một chính sách làhay ho chỉ bằng cách liệt kê nhữnglợi ích của nó. Cố nhiên là gần nhưbất cứ chính sách nào của bất cứ aicũng có một số ưu điểm nào đó.Nếu bạn muốn bảo vệ cho mộtchính sách, nhiệm vụ của bạnkhông phải là giải trình rằng nó cónhững điểm tốt, mà rằng nó có lợinhiều hơn có hại.

Và nếu bạn đang chuẩn bị tranhluận rằng một chương trình có lợi

Page 213: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhiều hơn có hại, ít nhất bạn cũngphải ngầm tuyên bố quan điểm củamình về một vấn đề triết học cănbản. Nói một cách ngắn gọn, vấn đềđó là: Nhiều hơn có nghĩa là gì?

Một tình huống giả định là kếhoạch chăm sóc sức khỏe của mộtứng cử viên có thể tăng giá trị củacác chương trình chăm sóc sức khỏelên thêm 1 tỷ đô-la dành cho nhữnghộ gia đình nghèo nhất trên toànquốc. Cùng lúc đó, những ngườiđóng thuế từ tầng lớp trung lưu vàthượng lưu sẽ thấy tổng lượng thuếmà họ phải đóng thêm lên đến 1,5 tỉđô-la. Chương trình này liệu có lợinhiều hơn có hại chăng? Nó phụ

Page 214: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thuộc hoàn toàn vào cách bạn lýgiải định nghĩa của từ nhiều hơn.Đâu là tiêu chuẩn đúng đắn để sosánh một dạng chi phí với một dạnglợi ích khác?

Trong thế giới thực, bất cứ bảnđề xuất chính sách có ý nghĩa nàocũng phải bao gồm những thỏa hiệpkhổng lồ gồm những lợi ích và mấtmát khó có thể tính toán được đốivới lượng người không đếm xuể.Bất cứ ai có ý tưởng chỉ cho chúngta cách so sánh lợi ích và mất mátđó thì chắc hẳn sẽ có thể nói rằngmột bản đề xuất đơn giản và phithực tế chẳng làm được trò trống gìngoài việc làm giàu cho người

Page 215: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nghèo 1 tỉ đô-la và làm cho ngườigiàu nghèo đi 1,5 tỉ đô-la. Bất cứ aitừng xem xét những vấn đề tiềm ẩnmột cách hợp lý chắc hẳn sẽ có vàisuy ngẫm về cách phân phối thunhập lý tưởng trong một thế giới giảtưởng.

Các nhà hoạch định chính sáchcần một liều thuốc lý thuyết để đầuóc họ khỏi vẩn vơ như đang trênmây. Người ta dễ bị cuốn vào việclên những danh sách dài của lợi vàhại mà quên đi rằng sớm hay muộnchúng ta sẽ phải quyết định xembao nhiêu cái hại sẽ đủ để triệt tiêumột cái lợi cụ thể nào đó. Chúng tacó thể ủy thác cho các chuyên gia

Page 216: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ước tính chi phí và lợi ích, nhưngkhi chi phí được tính bằng nhữngquả táo và lợi ích được tính bằngnhững quả cam, thì chỉ những tínhtoán đơn thuần sẽ không thể soisáng con đường tới chân lý được.Khi tất cả các số liệu đã đầy đủ,chúng ta vẫn cần một triết lý đểdẫn dắt các quyết định của mình.Nếu chúng ta không thể xử lý mộtcâu hỏi lý thuyết đơn giản về sựphân phối thu nhập đầy hoangđường, thì làm sao chúng ta có thểđưa ra những nguyên lý được pháttriển đủ cao siêu để định hướngnhững ưu tiên của mình trong việcthực hiện chăm sóc sức khỏe?

Page 217: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chăm sóc sức khỏe không phảilà vấn đề duy nhất mà các chính trịgia vẫn hay “phán” với cơ sở đạođức dưới mức chấp nhận đối vớimột giáo chủ. Trong nhiệm kỳ tổngthống của mình, George Bush đặcbiệt thích nói rằng giảm tỷ lệ lãisuất để giúp giảm bớt gánh nặngcho các chủ hộ gia đình trẻ là điềurất tốt. Vì Chúa, ai mà chả biết điềuđó. Nhưng ai cũng biết rằng tỷ lệ lãisuất thấp hơn sẽ là thảm họa đốivới những người đang tích lũy đểnghỉ hưu. Việc kêu gọi sự chú ý tớimột mặt của cuốn sổ chi phí - lợiích trong khi lờ tịt mặt kia chỉ làchiêu bài dối trá. Nếu một chính trị

Page 218: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

gia muốn tranh luận một cáchchính đáng để bảo vệ cho luậnđiểm về tỷ lệ lãi suất thấp hơn thìđiều mà anh ta cần giải thích khôngphải là ”tại sao giúp người đi vay làviệc tốt”, mà là “tại sao việc giúpngười đi vay đồng thời làm hạingười cho vay là điều tốt”. Nói cáchkhác, anh ta cần bảo vệ quan điểmlà cách phân phối thu nhập này tốthơn cách kia. Nếu anh ta không cónhững suy nghĩ khái quát về cái gìtạo dựng nên cách phân phối thunhập “tốt hơn”, thì anh ta sẽ khônglàm được việc gì chỉ với quan điểmvề hướng đi cho tỷ lệ lãi suất.

Không giống như ngài Bush và

Page 219: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người bạn trong bữa tối, tôi vẫnchưa biết công lý là gì. Nhưng tôi tinrằng kinh tế học sẽ soi rọi nhữngkhả năng đó.

Một cách tiếp cận công lý làquan điểm mang tính dân chủ cao,.Đó là phần thắng luôn thuộc về sốđông. Tôi ngờ rằng bất cứ ai tronglịch sử nhân loại cũng đã từng tinvào thứ nguyên lý mang đậm tínhđa số như thế. Tôi không biết ai,hay chờ đợi , muốn biết một ai cóniềm tin rằng số đông sẽ thắng thếkhi 51% dân chúng bỏ phiếu để mócmắt 49% dân số còn lại vì họ cóhình thức giải trí quá lười nhác.Thường thì những người theo chủ

Page 220: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trương đa số, kích động quan điểmcủa mình bằng một số khái niệm vềquyền cá nhân. Những quyền đóhoặc là không thể bị tước đi hoặc cóthể tước đi chỉ trong những trườnghợp đặc biệt. Đại khái đây là cáchtiếp cận của Hiến pháp Mỹ, thể chếhóa một biến thể của quy luật sốđông trong khi liệt kê một số quyềnkhông thể tước đi được.

Một vấn đề của luật số đông lànó không hướng dẫn cho người tacách xử lý khi có nhiều sự lựa chọnmà không sự lựa chọn nào chiếm đasố. Sẽ rất ít người muốn lựa chọnmột chính sách kinh tế mang tầmquốc gia trong hoàn cảnh là nó

Page 221: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhận được 4% phiếu bầu trong khimỗi người trong số 32 đối thủ củanó nhận được 3%.

Bất cứ quy trình bỏ phiếu nàocũng phải bao gồm những quy địnhvề việc xử lý thế nào trong trườnghợp có quá nhiều lựa chọn. Nếuphải xem xét một số chính sách,hay một số ứng cử viên, liệu chúngta có nên tổ chức một buổi bỏ phiếusơ bộ, tiếp đó là vòng chung kếtdành cho 2 hoặc 3 người có sốphiếu bầu cao nhất hay không?Liệu chúng ta có nên tổ chức mộtcuộc đấu vòng tròn, trong đó haiứng cử viên loại nhau trước, rồi đểứng cử viên thứ ba đối đầu với

Page 222: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người thắng cuộc và cứ như vậy chotới khi chỉ còn một người duy nhấtcòn sót lại hay không? Liệu chúngta có nên để người ta bỏ phiếu bầukhông chỉ cho lựa chọn đầu tiên màhai hay ba hay mười lựa chọn đầutiên và chờ ứng cử viên giành chiếnthắng với đa số phiếu xuất hiện haykhông?

Sẽ là khó chịu nhất nếu ta chỉnhắm mắt chọn bất kì một giảipháp nào trong số đó. Lựa chọn dựatrên cơ sở của một sở thích mỹ họcmơ hồ nào đó sẽ chẳng khá hơn làmấy. Một cách tiếp cận có hệ thốnghơn là: liệt kê một số yếu tố khôngđược ưa thích trong quá trình bầu

Page 223: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cử. Sau đó thu hẹp danh sách nàyxuống còn những người tránhnhững thiếu sót đó.

Đầu tiên, có vẻ hiển nhiên khiyêu cầu tất cả mọi người đều ưachuộng Tinker hơn Chance có nghĩalà Chance lẽ ra không thể thắngtrong một cuộc bầu cử mà Tinker làứng cử viên. Bất cứ quy trình nàocho phép Chance đánh bại Tinkernhờ vào một vài khe hở trong quyđịnh phải được chấp nhận. Điềunày sẽ loại trừ những quy định ngungốc như “ai được nhiều người bầulà lựa chọn cuối cùng nhất sẽthắng”.

Page 224: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Thứ hai, kết quả của một phiếubầu không được phụ thuộc vàonhững lựa chọn tùy tiện về thứ tựdiễn ra của các sự kiện. Điều này sẽloại trừ thể thức đấu vòng tròn, nơimà một ứng cử viên xui xẻo bị xếpvào vòng đầu sẽ có nguy cơ bị loạicao hơn những đối thủ nhập cuộcmuộn hơn.

Thứ ba, một ứng cử viên thứ bakhông có cơ hội thắng ,không đượctác động tới kết quả của một cuộcđua giành cho hai người kia. Điềunày sẽ loại trừ quy định đơn giản“phần thắng thuộc về số đông”. Nếuphần thắng thuộc về số đông, vị thếcủa một ứng cử viên sẽ được cải

Page 225: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thiện khi một ứng cử viên thứ bakéo cử tri của đối thủ về phía anhnày.

Vào đầu những năm 1950, nhàkinh tế học Kenneth Arrow (saunày đoạt giải Nobel) đã liệt kê mộtdanh sách những yêu cầu hợp lýtrong quy trình bầu cử dân chủ.Chúng đều mang hơi hướng củanhững gì tôi vừa trình bày. Sau đóArrow bắt đầu tìm kiếm tất cảnhững quy định bầu cử đáp ứngđược yêu cầu. Hóa ra là không cónhiều. Arrow đã có thể chứng minh– với sức mạnh không thể laychuyển của toán học thuần túy –rằng cách duy nhất để thỏa mãn tất

Page 226: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cả những yêu cầu này là chọn mộtcử tri và trao cho anh ta tất cả phiếubầu. Hóa ra cách thức “dân chủ” duynhất đáp ứng được yêu cầu tối thiểucủa nền dân chủ lại là xức dầuthánh cho một kẻ độc tài!

Khám phá của Arrow chắc hẳnđã tạo ra một khoảng lặng cho bấtcứ ai tưởng tượng rằng việc tiếnhành một hệ thống bầu cử dân chủlý tưởng là điều có thể. Nhưng vớitôi, dường như có một lý do cơ bảnhơn rất nhiều để hoài nghi về nềndân chủ, hay thậm chí một nền dânchủ đi kèm với một bản hiếnchương về các quyền không thểtước bỏ là chúng ta hoàn toàn

Page 227: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

không có giải trình nào cho hi vọnglà nền dân chủ sẽ đem lại nhữngkết quả tốt đẹp. Làm sao chúng tachứng minh được, khi chúng ta liêntục “đánh trống lảng” xung quanhvấn đề “tốt đẹp” có nghĩa gì?

Sự ưu tiên của số đông có nênlấn áp phe đối lập tuy hăng háinhưng lại chiếm số ít hay không?Phần lớn mọi người cho là không vàưa chuộng một hệ thống giúp tránhnhững kết cục như thế. Người tathường quả quyết rằng hệ thốngnhà nước cộng hòa hoạt động tốthơn về mặt này, bởi thiểu số hănghái có thể tổ chức để tạo nhiều sứcép đối với các đại diện của họ hơn là

Page 228: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những gì phe đa số có thể trầy trậtđem lại. Sự quả quyết này có vẻđáng tin, nhưng cái gọi là có vẻkhông phải là một bằng chứng.

Vậy phải làm gì để chứng tỏ rằngchính phủ cộng hòa đem lại kết quảtốt đẹp? Đầu tiên, bạn sẽ cần tớimột học thuyết chính trị tích cực,các chính trị gia, và các nhóm gây áplực. (Bằng một học thuyết tích cựctôi muốn nói tới một lý thuyết cóthể dự đoán về các kết quả màkhông phán xét tính phổ biến củachúng). Học thuyết của bạn sẽ cụthể hóa các giả thuyết về hành viứng xử của các chính trị gia; chẳnghạn như, “chính trị gia hành động

Page 229: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

để tối đa hóa cơ hội tái cử củamình?” hay “chính trị gia hành độngđể tối đa hóa sức mạnh của mìnhkhi còn đương nhiệm?” hay “chínhtrị gia hành động để làm giàu chobạn bè của mình?” hoặc một số kếthợp của những điều này. Họcthuyết kinh tế có thể dẫn dắt bạntừ giả định cho tới những hậu quảmang tính logic của chúng, chophép bạn dự đoán đạo luật nào sẽđược ban hành trong những hoàncảnh khác nhau. Có lẽ bạn muốnkiểm tra lý thuyết của mình vớinhững quan sát thực tế trước khiđặt quá nhiều niềm tin vào đó.

Thứ hai, bạn sẽ cần tuyên bố

Page 230: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thật chính xác bạn mong đợi nhữngkết quả như thế nào. Chẳng hạnnhư nhóm thiểu số phải lớn tớimức nào hay hăng hái tới đâu trướckhi họ được cho phép ngăn chặnmong muốn của đa số? Những câutrả lời như “đủ lớn và khá hăng hái”sẽ không đạt tiêu chuẩn; bạn phảituyên bố các chi tiết với sự chuẩnxác của toán học. Những chi tiếtnhư thế cấu thành một lý thuyếtquy phạm, đối ngược với một lýthuyết tích cực; chúng mô tả điều gìđược mong đợi chứ không phải điềusẽ xảy ra.

Cuối cùng, bạn có thể so sánhnhững dự đoán dựa trên lý thuyết

Page 231: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tích cực của mình về kết quả thựctế với những tiêu chuẩn của kết quảđược mong đợi, được tuyên bố cẩnthận trong lý thuyết quy phạm củabạn, và cố gắng chứng minh mộtđiều gì đó về tần suất trùng hợp củachúng. Một lần nữa, bạn sẽ cần tớirất nhiều lý thuyết, có lẽ là dướidạng toán học hợp lý.

Lý thuyết tích cực của nhữngnhóm gây sức ép vẫn còn nằm tronggiai đoạn tương đối trứng nước.Trong vòng 15 năm trở lại đây, mộtsố bài viết có vẻ muốn thử sức trướcvấn đề này; rất nhiều bài viết haynhưng không có bài viết chính thứcnào. Thậm chí nếu chúng ta có được

Page 232: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

sự xa xỉ (mà hiện tại chưa thểmường tượng ra) về một lý thuyếttích cực được phát triển toàn diệnvà kiểm chứng hoàn hảo thì chúngta vẫn cần một lý thuyết quy phạmriêng để cho thấy liệu hệ thống củachúng ta có được ưa chuộng haykhông. Chúng ta luôn quay về mộtđiểm: Cần có một triết lý đạo đứcđể phân biệt cái đúng và cái sai.

Bây giờ việc ưa chuộng nền dânchủ, hay nền dân chủ có giới hạn,hay một số biến tấu của nền dânchủ, đã là một triết lý, ít nhất là mộttriết lý sơ đẳng, và là thứ triết lýkhá toàn vẹn cho một số người. Tuynhiên, nó không phải là dạng triết

Page 233: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

lý mang tính hệ quả; nó đánh giáhệ thống chính trị bằng một tiêuchuẩn độc đoán sử dụng chính giátrị bản chất (“dân chủ là điều tốt”)chứ không phải bằng những hệ quảcủa chế độ dân chủ đối với hạnhphúc của nhân loại. Chương trìnhnghiên cứu tôi vừa phác họa có thểđược tóm tắt như sau: xác địnhnhững hệ quả của nền dân chủ, vàsau đó quyết định liệu những hệquả ấy (trái với bản thân ý tưởngcủa nền dân chủ) có chấp nhậnđược hay không.

Phần lớn các triết lý hiện diệntrong những bài diễn thuyết chínhtrị đều có chủ trương vô hệ quả. Bất

Page 234: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cứ tuyên bố về “quyền lợi” nào xuấthiện trước những ưu tiên của chúngta đều nằm trong những quy địnhcụ thể như là một sự đối lập vớinhững hệ quả của những quy địnhđó. Cả hai phe trong cuộc tranhluận về việc nạo phá thai – dù vớimục đích thúc đẩy “quyền đượcsống” hay “quyền được lựa chọn” –đều là những điều vượt quá cáingưỡng của chủ nghĩa hệ quả.

Kinh tế học không hề phản báctriết lý về quyền lợi. Nhưng các hệquả cũng có ảnh hưởng và việc cânnhắc chúng theo một cách có hệthống là điều nên làm. Vì những hệquả chúng ta quan tâm liên quan

Page 235: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tới hạnh phúc của nhân loại, nên sẽlà tiện lợi để tin rằng hạnh phúc làthứ đong đếm được, ít nhất là vềmặt nguyên tắc. Chẳng hạn như,chúng ta biết điều đó là gì khi màJack hạnh phúc hơn Jill. Rất nhiềunhà kinh tế học nhạo báng nhữngso sánh như thế. Họ tranh luậnrằng hạnh phúc của Jack và Jill lànhững thứ hoàn toàn khác nhau vàkhông thể dùng chúng để so sánhvới nhau. Nhưng vì lợi ích của việctiếp tục cuộc thảo luận này, hãytạm gác sự hoài nghi ấy sang mộtbên.

Nếu hạnh phúc là thứ cân đongđo đếm được thì sẽ rất dễ để liệt kê

Page 236: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

một danh sách các triết lý mangtính hệ quả (hay trong thuật ngữkinh tế, gọi là các tiêu chuẩn mangtính quy phạm). Một là, đi tìm điềutốt đẹp nhất cho người bất hạnhnhất. Nếu có thể đặt hạnh phúcngang hàng với thu nhập, điều nàycó nghĩa là một thế giới toàn nhữngngười trung lưu sẽ tốt đẹp hơn mộtthế giới gồm một số người giàu vàmột số người nghèo. Nhưng nócũng có nghĩa là người ta chấp nhậnsự bất công, chỉ cần nó đem lại lợiích cả cho những người ở dưới đáyxã hội. Một xã hội với các mức thunhập khác nhau là nơi mà ngay cảnhững người nghèo nhất cũng có đủ

Page 237: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cơm ăn được ưa chuộng hơn một xãhội mà tất cả chúng ta đều đói nhưnhau.

Một tiêu chuẩn quy phạm kháclà, tối đa hóa tổng hạnh phúc củaloài người. Bây giờ hành trang triếtlý của chúng ta nặng hơn một chút,vì chúng ta được yêu cầu không chỉso sánh hạnh phúc của Jack và Jill,mà còn phân cho mỗi loại một consố. Một hệ thống phân cho Jack 4đơn vị hạnh phúc và Jill 10 đơn vị(để tổng số là 14) tốt hơn một hệthống phân cho Jack 6 và Jill 7 (đểtổng số là 13).

Một khi bạn đã chấp nhận khả

Page 238: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

năng định lượng bằng con số, việctăng tối đa tổng số sẽ chẳng còn gìđặc biệt nữa. Một tiêu chuẩn quyphạm khác là tối đa hóa tích số củahạnh phúc của con người. Điều nàysẽ xoay ngược một số đánh giá. Bâygiờ một hệ thống phân cho Jack 4đơn vị hạnh phúc và Jill 10 đơn vị(để tích số là 40) sẽ lép vế so vớimột hệ thống phân cho Jack 6 vàJill 7 (để tích số là 42).

Dù giá trị của chúng có là gì, mỗitiêu chuẩn này mang một vị thế mơhồ, đối lập với - chẳng hạn như -một câu vô nghĩa muôn thuở là “tìmkiếm điều tốt đẹp nhất cho con sốlớn nhất”. (Khi bạn so sánh phân

Page 239: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phối thu nhập 40 nghìn đô-la chotất cả mọi người với 100 nghìn đô-lacho 3/4 và 25 nghìn cho số còn lại,điều nào tuân theo phương châm“tìm kiếm điều tốt đẹp nhất chocon số lớn nhất”? Câu trả lời củabạn cũng sẽ như của tôi thôi.)Chúng cũng hoàn toàn trừu tượngvà chỉ có thể áp dụng được trongnhững ví dụ mang tính phi thực tếcao. Nhưng như tôi đã nói, nếuchúng ta không thể hiểu những vídụ mang tính phi thực tế cao, chúngta đừng hy vọng hiểu được thế giới.

Vấn đề là với tất cả các tiêuchuẩn này thì việc lựa chọn giữachúng dường như rất độc đoán. Ai

Page 240: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

có thể nói liệu tối đa hóa tổng sốhạnh phúc là điều nên làm hơn tốiđa hóa tích số hạnh phúc? Tôi biếttới hai cách tiếp cận để vượt qua trởngại này.

Một cách là bắt đầu viết ra mộtsố yêu cầu hợp lý mà một tiêuchuẩn quy phạm cần thỏa mãn. Vídụ, chúng ta có thể yêu cầu bất cứkhi nào có cơ hội cải thiện tìnhhình cho tất cả mọi người thì tiêuchuẩn quy phạm của chúng ta phảichứng tỏ được điều đó; việc này sẽloại bỏ những thứ như “luôn cốgắng làm cho người bất hạnh nhấtcàng bất hạnh càng tốt” hay “giảmthiểu tổng hạnh phúc của loài

Page 241: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người”. Chúng ta có thể yêu cầurằng tiêu chuẩn quy phạm củachúng ta đối với tất cả mọi người lànhư nhau; chúng ta không nên chophép mình quan tâm tới đời sốngcủa người da trắng hay của phụ nữhơn đời sống của người da đen hayđàn ông.

Một khi chúng ta đã đồng tìnhvới những yêu cầu này, việc lêndanh sách tất cả các tiêu chuẩn quyphạm đạt yêu cầu trở thành mộtphép toán thuần túy. Không may làngay cả khi những yêu cầu khôngthể bàn cãi đã được sàng lọc, kếtquả thường gặp nhất là không tiêuchuẩn quy phạm nào thỏa mãn

Page 242: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cùng một lúc tất cả tất cả các yêucầu đó. Điều này chuyển trọng tâmcủa cuộc tranh luận sang: Bạn sẵnsàng loại bỏ những tiêu chuẩn hợplý nào? Liệu chúng ta quan tâmnhiều hay ít về tính cân bằng giữacác cá nhân hơn là quan tâm tớiviệc phê chuẩn mỗi cơ hội cải thiệncuộc sống của tất cả mọi người?Toán học dạy chúng ta về sự thỏahiệp; nó cho ta biết rằng nếu chúngta muốn một tiêu chuẩn với một sốđặc điểm nhất định nào đó thìchúng ta phải sẵn sàng rũ bỏ cácđặc điểm khác.

Mặc dù cách tiếp cận này khônggiải quyết được vấn đề, nó đưa cuộc

Page 243: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tranh luận lên một bậc cao hơn.Chúng ta không có cơ sở rõ ràng đểưu tiên cách tiếp cận tổng số hạnhphúc so với tích số hạnh phúc,nhưng dường như chúng ta có ưutiên bản năng sâu sắc về các yêucầu như sự cân bằng. Một cái nhìnrõ ràng về các ưu tiên, cộng với mộtsố học thuyết thuần túy sẽ quyếtđịnh tiêu chuẩn quy phạm màchúng ta buộc phải chọn.

Có một cách tiếp cận thứ hai đốivới vấn đề này, được giới thiệu lầnđầu tiên bởi nhà kinh tế học JohnHarsanyi nhưng lại gắn nhiều vớitên tuổi của triết gia John Rawls,người dùng nó làm cơ sở cho công

Page 244: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trình bất hủ về thuyết công lý củaông. Trong quan điểm của Rawlshay của Harsanyi, chúng ta phảihình dung bản thân mình đằng saumột lớp màn ngu dốt, nơi chúng takhông biết tới cả danh tính củachính mình. Sau lớp màn này,chúng ta biết rằng số phận chúng tađược dành cho cuộc đời của một aiđó, nhưng tất cả các sinh vật trêntrái đất đều có khả năng như nhau.Theo Rawls, một xã hội công bằngchính là nơi chúng ta sẽ chọn đượcsinh ra nếu bị buộc phải lựa chọnđằng sau lớp màn.

Những người ủng hộ Rawlstranh luận rằng nếu chúng ta tước

Page 245: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đi tất cả tri thức của mỗi cá nhân,chúng ta sẽ đều đồng tình rằng thếgiới sẽ nên như thế nào. Các quansát về các hành vi thực tế thậm chícó thể giúp chúng ta đoán trướcchúng ta sẽ đồng tình về nhữngkhía cạnh nào. Chúng ta biết rằngkhi người ta có thể bảo hiểm trướcnguy cơ bị bệnh hiểm nghèo, họthường sẽ làm điều đó. Sẽ là có lýđể suy luận rằng nếu chúng ta cóthể bảo hiểm cho nguy cơ thiểunăng bẩm sinh hay việc bị tậtnguyền hay kém may mắn, chúngta cũng sẽ làm điều đó. Đằng saulớp màn, những dạng bảo hiểm nhưthế sẽ tồn tại: chúng ta có thể đồng

Page 246: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tình rằng những người sinh ra đã cónăng khiếu và khỏe mạnh sẽ chiasẻ thu nhập của mình với nhữngngười khác. Bởi vì chúng ta đềumuốn kí những hợp đồng như thếđằng sau lớp màn, những người ủnghộ Rawls tranh luận rằng điều nàyphải được bắt buộc trong cuộc sống.

Bản thân Rawls còn tiến xa hơn.Ông tin rằng sau khi tán đồng vềmột số quyền cơ bản nhất định,chúng ta sẽ nỗ lực tập trung vàoviệc cải thiện đời sống của ít nhấtmột người hạnh phúc. Xét ở phươngdiện cực đoan nhất, điều này cónghĩa là chúng ta sẽ ưa chuộng mộtthế giới trong đó tất cả mọi người

Page 247: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tồn tại toàn là những tỉ phú và mộtsinh linh tội nghiệp chết vì đói.

Những người chấp nhận môhình lớp màn khác có những mongđợi khác nhau về những gì chúng tađã đồng tình. Harsanyi đưa ra mộttranh luận – chỉ có điều nó hơiphức tạp quá để thuật lại tại đây –minh họa rằng dưới những điềukiện hợp lý nhất định, chúng ta sẽbị buộc phải đồng ý với công thứctổng số hạnh phúc. Tôi rất yêuthích tranh luận này bởi tôi tựkhám phá ra nó và trong vài ngày đãtin nó là nguồn gốc. Trong nhữngngày đó, tôi chia sẻ điều này với cácbạn bè của mình.. Một số người

Page 248: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thấy nó là một sự thông minh tuyệtvời và một số cho đó là ý tưởnghoàn toàn ngu ngốc. Cuối cùng, mộtđồng nghiệp có học vấn cao hơn củachúng tôi là William Thomsonthông báo rằng luận điểm đó đãđược Harsanyi tìm ra vài thập kỉtrước và từ đó đến nay đã được sửdụng rộng rãi.

Tiêu chuẩn lớp màn dường nhưkhông đủ để giải quyết một số vấnđề đạo đức nghiêm trọng, bởi nóthất bại trong việc chỉ rõ ai là ngườiđứng sau lớp màn. Câu trả lời thôngthường sẽ là “tất cả mọi người”,nhưng có những trường hợp “tất cảmọi người” mơ hồ hơn cái tên của

Page 249: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nó. Người ta có nên coi việc chophép giết hải cẩu để làm áo khoáclà được phép hay không? Tôi có thểđưa ra một câu trả lời nếu tôi biếttôi sẽ sinh ra là bất kì một ai đó;nhưng câu trả lời sẽ khác rất nhiềunếu khi tôi sinh ra làm một chú hảicẩu. Việc nạo phá thai có hợp pháphay không? Câu trả lời của tôi đằngsau lớp màn có thể phụ thuộc vàoviệc liệu “thai nhi bị phá” có phải làmột trong danh tính người ta phâncho tôi hay không. Để quyết địnhxem liệu những thai nhi có đứngsau lớp màn cùng với chúng ta haykhông, thì chúng ta phải tự hỏi xemliệu chúng có được coi là con người

Page 250: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hoàn thiện hay không. Điều này đốivới tôi, dường như lại đưa chúng taquay trở lại với câu hỏi mà chúng tađang tìm lời giải đáp.

Tôi tin rằng những tranh luận từnhững đặc tính cơ bản hay từ đằngsau lớp màn có thể giúp ích rấtnhiều trong việc làm sáng tỏ suynghĩ của chúng ta và cũng cảnh báochúng ta về những điều không nhấtquán còn ẩn giấu. Tuy vậy, tôi ngờrằng việc lựa chọn tiêu chuẩn quyphạm sẽ hoàn toàn dựa vào thịhiếu. Và thực tế, đó là nguồn gốccủa một nghịch lý đầy hấp dẫn.

Hãy để tôi minh họa nghịch lý ấy

Page 251: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trong trường hợp cực đoan đến độnó gần như là thứ phù phiếm. Giảsử chúng ta đồng ý soạn một chínhsách dựa vào tiêu chuẩn quy phạmmà tiêu chuẩn đó yêu cầu chúng tatối đa hóa đời sống của những ngườibất hạnh nhất thế giới. Lần theomột cuộc tìm kiếm lớn, chúng tađịnh vị được sinh linh bất hạnh đóvà hỏi anh ta rằng chúng ta có thểlàm gì để khiến anh hạnh phúchơn. Anh ta trả lời rằng anh thíchsống trong một thế giới nơi tiêuchuẩn quy phạm không liên quantới sự hạnh phúc của người bấthạnh nhất.

Với ưu tiên này, việc áp dụng

Page 252: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tiêu chuẩn quy phạm một cáchnhất quán sẽ là điều hoàn toàn bấtkhả thi. Cách duy nhất để áp dụngnó là rũ bỏ nó.

Ngoài ra, giả sử chúng ta đã đồngtình với việc tăng tối ta tổng sốhạnh phúc của loài người và pháthiện ra rằng chúng ta có thể tăngtổng số hạnh phúc bằng cách đồngý không tăng tối đa tổng số hạnhphúc. Mục tiêu của chúng ta mộtlần nữa lại mâu thuẫn với chínhmình.

Trong những hoàn cảnh khácnhau, chúng ta có thể chứng minhvề mặt toán học rằng hầu hết các

Page 253: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tiêu chuẩn quy phạm sẽ phải vướngvào những nghịch lý như thế này.Nếu chúng ta loại trừ những ứng cửviên oái ăm này, sự lựa chọn giữacác tiêu chuẩn quy phạm sẽ tự độngthu lại còn một con số, được xử lýđược trước khi chúng ta bắt đầu quátrình triết lý.

Đây có lẽ là nghịch lý tuyệt nhất.Đôi lúc người ta khăng khăng rằnghành vi đạo đức là vấn đề thuộc vềthị hiếu cá nhân và lý thuyết thuầntúy chỉ có thể đóng góp rất ít chocuộc thảo luận. Thực tế, đó chính làvì hành vi đạo đức là vấn đề thuộcvề thị hiếu cá nhân mà lý thuyếtthuần túy có thể khai thác các

Page 254: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nghịch lý có khả năng loại trừ mộtloạt những tiêu chuẩn quy phạmkhông thể áp dụng được.

Nếu bạn trưng cầu ý kiến củacác nhà kinh tế học, bạn có lẽ sẽtìm ra ưu tiên rõ ràng dành cho mộttiêu chuẩn quy phạm mà tôi chưatrình bày. Tiêu chuẩn này mang cáitên ghê gớm đến mức dễ đánh lừangười ta: hiệu quả kinh tế hay phântích lợi ích – chi phí. Tôi nghĩ nóđáng được bàn tới trong một chươngriêng.

Page 255: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 7. Tại saothuế lại xấu?Logic của tính hiệu quả

Vào một ngày lộng gió ở NewOrleans, tờ đô-la tôi đang cầm bỗngbị tuột khỏi tay. Trong khi nó đangbay tới miệng cống để rồi biến mấtmãi mãi, tôi bắt đầu với tay ra đểchộp lấy nó. David Friedman –người bạn đồng hành, đồng nghiệpvà tạm thời còn là thiên thần trôngcoi linh hồn tôi − đã giữ tay tôi lại.Tôi vừa mới lập luận rằng hiệu quảkinh tế chính là kim chỉ nam chohành động của mỗi cá nhân. Đánh

Page 256: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

giá theo tiêu chuẩn này thì sự canthiệp của David đã giúp tôi khỏiphạm phải một hành động trái đạolý một cách vô thức.

Giả sử rằng sự hợp đạo lý củamột hành động có thể được đánhgiá qua sự đóng góp của nó vào hiệuquả kinh tế nghe có vẻ cũng bấthợp lý chẳng kém gì giả sử rằng giátrị thẩm mỹ của một pho tượng cóthể được đánh giá thông qua tínhhữu dụng của nó khi được dùng làmvật chặn cửa vậy. Nếu đó là cũngphản ứng của bạn, thì có lẽ mộtphần vì tôi vẫn chưa nói cho bạnbiết các nhà kinh tế học muốn nóigì khi họ bàn về tính hiệu quả.

Page 257: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chẳng hạn, nếu bạn không thấyrằng việc cứu lại tờ đô la đó làkhông hiệu quả, vậy thì bạn và tôiđang sử dụng từ “hiệu quả” theonhững cách khác nhau.

Tôi sẽ nói thêm về tờ đô-la đó ởđoạn sau trong chương này, nhưngtrước hết tôi muốn giải thích hiệuquả là gì và tại sao các nhà kinh tếhọc lại quá chú tâm đến nó nhưvậy. Tôi sẽ bắt đầu bằng việc giảithích tại sao các loại thuế đều xấu.

Khía cạnh hiển nhiên nhất chothấy thuế là xấu nằm ở chỗ chẳngvui vẻ gì khi phải nộp thuế. Nhưnglý do này cũng chưa được thuyết

Page 258: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phục cho lắm; ai đó cũng có thể lậpluận rằng thuế là tốt vì thật là thíchthú khi được thu thuế của kẻ khác.Mỗi đồng đô-la thuế nộp đi là mộtđô la thuế được thu về, cho đến naythì các tính toán cho thấy mặt tốtđã hoàn toàn triệt tiêu được mặtxấu.

Hãy cho phép tôi trình bày cụthể hơn. Giả sử nhân viên thu thuếthu của bạn 1 đô-la và trao nó chobà nội tôi coi như là một phần trongsố tiền bảo hiểm xã hội của bà. Vìtôi quan tâm đến bà nội tôi hơn làquan tâm tới bạn nên tôi sẽ có xuhướng ủng hộ cách thu xếp này.Bạn và những ông bạn của bạn,

Page 259: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những người chưa từng biết mặt bànội tôi, chắc chắn sẽ có quan điểmkhác hẳn. Nhưng trong khoa họckinh tế, không gì có thể chỉ ra xemliệu giữa bạn và bà nội tôi ai xứngđáng hơn ai. Một người quan sátkhách quan chắc hẳn sẽ im lặng khiphải bày tỏ ý kiến xem quá trìnhchuyển đổi đó là đáng ước ao haykhông.

Do đó, rất đáng chú ý khi cácnhà kinh tế học đều đồng tình rằngthuế rõ ràng là xấu ở một điểm. Nóingắn gọn, thuế là xấu vì người ta cóthể trốn thuế. Và những vụ trốnthuế này gây ra những tổn thất kinhtế mà chẳng mối lợi nào thu về có

Page 260: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thể bù đắp được.

Hầu như mọi thứ bạn mua đềulà một món hời, theo nghĩa bạnmua được nó với mức giá thấp hơnmức cao nhất mà bạn sẵn sàng trả.Giống như chiều nay tôi vừa mớimua được một chiếc áo sơ-mi vớigiá 20 đô-la mà tôi vẫn sẽ vui lòngbỏ ra 24 đô-la để mua. Tôi thưc sưcam thây la khi bước chân ra khỏicửa hàng tôi đã lời thêm được 4 đô-la so với khi bước chân vào. Mộtđiều tuyệt hơn nữa là, khoản lời 4đô-la này của tôi chẳng làm ai thiệthại gì, vậy là không chỉ riêng tôi màcả thế giới này đã lời thêm 4 đô-la.Khoản 4 đô-la được lợi này chính là

Page 261: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thứ các nhà kinh tế học gọi làkhoản “thặng dư tiêu dùng”.

Nếu thuế bán hàng đẩy giá củachiếc áo sơ-mi đó lên 23 đô-la, thì 3đô-la tôi mất đi cũng chính là 3 đô-la cơ quan thuế thu về. Nhưng nếuthuế bán hàng tiếp tục tăng và đẩygiá áo lên tới 25 đô-la thì một điềuhoàn toàn khác biệt sẽ xảy ra. Đểtrốn thuế, tôi có thể chọn cáchkhông mua chiếc áo nữa. Giờ thì 4đô-la thặng dư của người tiêu dùngdành cho tôi chỉ đơn giản là khôngcòn nữa. Tôi bị mất đi 4 đô-la, đồngthời cũng chẳng có thêm ai đượchưởng lợi trong chuyện này cả.

Page 262: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Tất nhiên, sẽ vẫn có người nàođó mua chiếc áo với giá 25 đô-la, vàthiệt hại của những người đó sẽđược bù lại bởi khoản thu về của cơquan thuế (hay bất cứ ai đượchưởng lợi từ khoản thuế đó).Nhưng mất mát của tôi, cũng nhưnhững khoản mất mát tương tự củanhững người như tôi, là thứ mà cácnhà kinh tế học gọi là khoản tổnthất vô ích. Nó không được bù lạibởi cơ quan thuế hay bất kỳ ai cả.

Thuế hầu như luôn đem đếnnhiều tác hại hơn là lợi ích. Để thuvề một đô-la, bạn cần phải lấy đimột đô-la của ai đó; và điều đó hầunhư không thể tránh khỏi, trong

Page 263: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quá trình đó bạn đã ngăn cản quyếtđịnh mua một chiếc áo sơ-mi, hayxây một ngôi nhà, hoặc làm việcthêm giờ của một người nào đó. Khimột chính sách đem đến nhiều táchại hơn lợi ích – có nghĩa là khi nótạo ra những khoản tổn thất vô ích– thì chúng ta gọi đó là sự thiếuhiệu quả, và có xu hướng cho rằngnó sai trái.

Loại thuế duy nhất tránh đượchoàn toàn việc tạo ra các khoản tổnthất vô ích là thuế đầu người, theođó mỗi người phải trả một khoảnthuế cố định được xác định trướcmà không phụ thuộc vào thu nhập,tài sản, các hoạt động mua bán, hay

Page 264: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bất cứ thứ gì khác mà anh ta ítnhiều nắm quyền kiểm soát. Vềmặt lý thuyết, các nhà kinh tế họcyêu thích thuế đầu người, mặc dùtrên thực tế chúng ta phải thừanhận rằng đây là một giải pháp quákhắc nghiệt để giải quyết vấn đề vềtính không hiệu quả.

Điều này có nghĩa là nếu chúngra đặt ra bất kỳ hình thức chínhquyền nào đi nữa, và nếu chúng takhông sẵn sàng chấp nhận cung cấptài chính cho chính quyền đó hoàntoàn bằng thuế đầu người một cáchcực đoan, thì tất yếu chúng ta phảichấp nhận một lượng tổn thất vôích nhất định. Tuy vậy, khoản tổn

Page 265: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thất vô ích phát sinh từ các chínhsách thuế khác nhau có thể daođộng cực kỳ lớn về quy mô tổn thất.Khi một chính sách làm phát sinhkhoản tổn thất vô ích quá lớn, cácnhà kinh tế học thường phải tìmkiếm một giải pháp thay thế.

Cách thức phân tích này – đánhgiá những gì mà mỗi cá nhân đượcvà mất, là đặc trưng của các nhàkinh tế học. Chẳng hạn, khi đượcyêu cầu ước lượng mức thuế đánhvào xe hơi nước ngoài, các nhà phântích chính sách không chuyên vềkinh tế thường có xu hướng bànluận đến những tác động tới côngăn việc làm trong ngành công

Page 266: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nghiệp xe hơi nội địa, tới lợi nhuậncủa General Motors, thậm chí tớithâm hụt thương mại và ngân sáchcủa chính phủ. Một vấn đề đặt ravới cách phân tích này là nó chẳnghề cung cấp được tiêu chí nào đểlượng giá mặt lợi so với mặt hại.(Liệu mức tăng 4% về công ăn việclàm cho công nhân sản xuất xe hơicó đáng để làm tăng giá xe hơi lên3% không? Và còn khoản tiền 1 tỷđô la thâm hụt thương mại thìsao?). Nó thậm chí còn không cungcấp được một tiêu chí nào để xácđịnh một hệ quả nhất định là tíchcực hay tiêu cực (Việc tăng sảnlượng xe hơi sản xuất trong nước –

Page 267: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

kèm theo sự tiêu hao các nguồn lựcquý giá – là điều tích cực hay tiêucực đây?). Các nhà kinh tế học tưduy theo cách hoàn toàn khác.Chúng tôi chỉ xem xét tới ảnhhưởng tới các cá thể (tất nhiên, bởivì các cá nhân bị ảnh hưởng bởi lợinhuận của ngành công nghiệp xehơi và mức thâm hụt của chính phủ,chúng ta có thể vẫn phải cân nhắctới những yếu tố đại loại như vậy,nhưng chỉ như một bước trunggian). Với mỗi cá thể trong nềnkinh tế, chúng tôi đặt câu hỏi:Người này sẽ có lợi hay bị thiệt hạitừ mức thuế suất này, và baonhiêu? Những khoản lợi nhuận và

Page 268: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thiệt hại bao gồm các thay đổi vềgiá trị thặng dư của người tiêu dùng,thay đổi về mức lợi nhuận của cácnhà sản xuất, những khoản thunhập mà chính phủ có được từ thuế,và bất cứ điều gì khác mang các giátrị cá thể. Chúng tôi gộp tất cả cáckhoản lợi nhuận của những ngườithắng cuộc cũng như tổng thiệt hạicủa những kẻ thua cuộc. Nếu nhữngngười thắng cuộc kiếm được nhiềuhơn so với những gì những ngườithua cuộc mất đi, chúng tôi sẽ coichính sách đó là đáng hoan nghênh.Nếu những người thua cuộc mấtnhiều hơn so với những gì bênthắng cuộc thu về, chúng tôi gọi

Page 269: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mức chênh lệch đó là tổn thất vôích, tuyên bố rằng chính sách nàykhông hiệu quả, và lấy lượng tổnthất vô ích ra làm thước đo cho mứcđộ kém hấp dẫn của nó.

Điều quan trọng ở đây là khôngphạm phải sai lầm truyền thốngcủa những người không phải là nhàkinh tế học khi nhấn mạnh quámức vào những gì thuần túy vậtchất. Khi chúng tôi nói sẽ xem xéttới mọi thứ mà con người coi là cógiá trị, chúng tôi đã thực sự làm nhưvậy.

Giả sử tập đoàn Exxon có đượcquyền khoan thăm dò tại một khu

Page 270: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

vực hẻo lánh, nơi nhìn chung mọingười đều nhất trí rằng việc khaithác sẽ chỉ gây ra những ảnh hưởngkhông đáng kể tới môi trường theonghĩa truyền thống. Tuy thế, mộtnhóm hoạt động cho Quyền bảo tồntài nguyên, cho rằng sự thanh thảncủa cá nhân họ bị đe dọa bởi nhậnthức về việc dầu mỏ đang bị hút lênkhỏi nơi nó đang nằm bình lặngtrong lòng đất, và đệ đơn kiệnnhằm ngăn chặn hành động củaExxon. Ai sẽ giành thắng lợi xéttheo logic hiệu quả kinh tế mộtcách lạnh lùng?

Xét trên lập luận về hiệu quảkinh tế thuần túy, chúng ta vẫn

Page 271: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chưa có đầy đủ dữ liệu để bàn luận.Nếu Exxon tiến hành khảo sát,người chiến thắng sẽ là các cổ đôngcủa Exxon, những người này sẽnhận thấy giá trị cổ tức của mìnhtăng lên; hoặc có thể là người laođộng địa phương, những ngườinhận thấy mức lương cũng như cáctriển vọng về việc làm đột nhiêntăng lên; và có thể là các lái xe,những người có thể nhận thấy giáxăng giảm xuống. Thất bại thuộc vềcác nhà hoạt động cho Quyền bảotồn tài nguyên, họ sẽ khó có thểngủ ngon giấc. Các tiêu chí về hiệuquả yêu cầu chúng ta phải đo đạctất cả những cái được và mất theo

Page 272: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quan điểm tự nguyện chi trả vàphải đối chiếu tổng số cái thu về vàcái mất đi.

Có thể ước đoán rằng một cổđông trông chờ kiếm được 50 đô-lanhờ dự án có thể đồng ý bỏ ra tới 50đô-la nếu cần để đạt tới một phánquyết có lợi cho Exxon. Nó đượctính tương đương với 50 phiếu đồngthuận cho việc khoan thăm dò. Phíacương quyết chống đối có thể đồngý trả tới 3.000 đô-la để ngăn chặnphán quyết đó. Nó được tính tươngđương với 3.000 phiếu chống.

Một người thất nghiệp sinh sốngtại địa phương mong có thể kiếm

Page 273: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

được 30 nghìn đô-la nhờ làm việccho Exxon nếu thỏa thuận đượcthông qua, anh ta cũng sẽ bỏ phiếután thành − tuy nhiên sẽ thấp hơncái giá 30 nghìn đô-la. Anh ta sẵnsàng chi trả phần nào để có đượccông việc đó, nhưng chắc chắn anhta sẽ không thể đồng ý chi trả bằngtoàn bộ số lương anh ta mong nhậnđược. Mặc dù vậy, có lẽ anh ta sẽđồng ý bỏ ra tới 10 nghìn đô-la để cóđược công việc (nói cách khác, anhta có thể sẵn sàng chấp nhận côngviệc với mức lương không dưới 20nghìn đô-la). Như vậy có thêm 10nghìn phiếu thuận nữa cho việckhoan thăm dò.

Page 274: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Về nguyên tắc, bất kỳ ai quantâm đến kết quả đầu ra đều đượcphép đưa ra một con số bầu chọn tỷlệ thuận với khả năng chi trả củamình để nhận được kết quả nhưmong đợi. Một quyết định mang lạihiệu quả sẽ thu được nhiều phiếubầu chọn nhất.

Tôi xin dùng cuộc chiến giữaExxon và những người phản đối đểchỉ ra điểm mấu chốt tại sao cácnhà kinh tế học phải lấy làm tiếcmà thừa nhận rằng họ không đủkhả năng. Một quyết định khôngđem lại lợi ích luôn luôn triệt tiêucơ hội khiến tất cả mọi người vui vẻhơn. Giả sử tổng số tiền có thể chi

Page 275: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ra cho việc khoan thăm dò là 10triệu đô-la, và tổng số tiền chi ra đểchống lại hoạt động thăm dò là 5triệu đô-la, nhưng phán quyết củaquan tòa (một phán quyết khônghiệu quả) không cho phép tiếnhành khoan thăm dò. Vậy thì mộtphán quyết khác có thể khiến chocả hai phía hài lòng hơn là: Chophép tiến hành khoan thăm dò,nhưng buộc các bên thăm dò phảitrả tổng cộng 7,5 triệu đô-la cho bênphản đối hoạt động thăm dò để xoadịu nỗi thất vọng của họ.

Theo như phán quyết thay thế,các nhà thăm dò sẽ thu về 10 triệuđô-la lợi nhuận để bù lại cho khoản

Page 276: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mặc cả trị giá 7,5 triệu đô-la, trongkhi những người phản đối hoạtđộng thăm dò được trả 7,5 triệu đô-la để bù đắp cho khoản tiền 5 triệuđô-la đã bỏ ra. Trên thực tế, vềnguyên tắc, số tiền thu về và sốphải trả có thể được dàn xếp saocho mỗi nhà thăm dò sẽ phải trảđúng 75% khoản thu nhập từ hoạtđộng liên quan đến thăm dò khaithác, và mỗi người phản đối hoạtđộng thăm dò sẽ nhận được chínhxác 150% của những gì đã bỏ ra chohoạt động liên quan đến thăm dòkhai thác. Nếu tổ chức một cuộctrưng cầu dân ý, với các lựa chọnduy nhất giữa phán quyết trên và

Page 277: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phán quyết thực tế của quan tòađưa ra, việc bỏ phiếu lật lại quantòa là điều tất yếu.

Trong một cuộc bầu chọn giữahai phương án, bất cứ phương ánnào mà cuối cùng lại nhận được 0phiếu bầu về mình thì thường bị coilà mắc sai sót nghiêm trọng. Và bấtcứ một phương án nào không cótính hiệu quả về mặt kinh tế cũngsẽ không nhận được phiếu nào đểcạnh tranh với một lựa chọn kháchợp lý hơn.

Một cuộc tranh cãi không hiệuquả luôn luôn không tốt songkhông có nghĩa là một lý luận hiệu

Page 278: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quả luôn luôn tốt. Nhưng vì hiệuquả là sự thay thế duy nhất cho sựthiếu hiệu quả, do đó các nhà kinhtế học có xu hướng ưu ái nó hơn.

Có hai điều trái ngược rõ rệttrong cách lý luận này, trong đó mộtđiều hoàn toàn chẳng liên quan gìđến vấn đề và điều còn lại là sựthật. Thứ nhất, một vị quan tòa vớitrình độ có hạn không thể đoánđịnh được một người lao động cóthể tự nguyện chi trả bao nhiêu vìcông việc của anh ta, càng khôngthể đoán được những người hoạtđộng vì Quyền bảo tồn tài nguyêncó thể chấp nhận bao nhiêu để bảotồn một giếng dầu ở nguyên trạng

Page 279: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thái tự nhiên của nó. Điều đó cóphần đúng nhưng lại hoàn toànchẳng liên quan gì. Các vị quan tòa,đồng thời là người trần mắt thịt, đôikhi cũng bị lên án do đã chệchhướng mục tiêu của họ. Điều đókhông giúp họ giảm nhẹ tráchnhiệm phải lựa chọn giữa các mụcđích một cách thích đáng. Câu hỏikhông phải là “Liệu các chính sáchcó nên luôn có hiệu quả không?”,mà là “Nói chung, chúng ta có nêncố gắng nghĩ ra các chính sách cóhiệu quả, nỗ lực hết sức có thể vớinhững hiểu biết có hạn mà chúngta nắm trong tay?”

Đối với một ứng cử viên thì việc

Page 280: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bị thua trong một cuộc bầu cử nàođó không nhất thiết phải bị coi làsai lầm nghiêm trọng, ngay cả khi100% phiếu bầu thuộc về một lựachọn khác – người thậm chí cònkhông nằm trong cuộc đua chính.Trong ví dụ của tôi, vị quan tòa cóthể cho phép việc khoan thăm dòhoặc ngăn cấm nó. Việc cho phépthăm dò và đồng thời ra phán quyếtyêu cầu một mớ bòng bong chi phíphụ có thể không phải là một lựachọn. Nên chăng cần loại bỏ vị tríbên phản đối thăm dò chỉ bởi nó lépvế hơn một kế hoạch thậm chí vẫnchưa được xem xét? Và nếu việc nàyloại bỏ được lập luận chống lại sự

Page 281: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thiếu hiệu quả, thì ta còn lại gì cholập luận về sự hiệu quả?

Những câu hỏi như vậy làm rốitrí rất nhiều nhà kinh tế học vàhình thành một lý do khiến hầu hếtchúng ta còn miễn cưỡng trong việcchấp nhận khái niệm hiệu quảthuần túy làm viễn cảnh cho lợi íchtối ưu. Thế nên tôi nghĩ sẽ là hoàntoàn công bằng khi phát biểu rằngnói chung rất nhiều nhà kinh tế họcnhất trí cho rằng tính hiệu quả nênnắm giữ vai trò đáng kể trong việcthiết lập chính sách xã hội.

Lập luận về tính hiệu quả buộccác nhà kinh tế học nhìn các cuộc

Page 282: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tranh luận thông thường bằng conmắt bất thường. Hãy cùng xem xétcuộc tranh cãi thường niên về lựclượng quốc phòng. Khi so sánh giữachế độ quân dịch bắt buộc và quântình nguyện, các nhà bình luậnthường cho rằng ưu điểm của chếđộ quân dịch là chi phí thấp hơn.Quan điểm như vậy là sai lầm. Tiềnlương trả cho các binh sĩ tìnhnguyện là rút ra từ túi tiền củanhững người đóng thuế và chảy vàotúi các quân nhân. Số tiền lươngnày không bị mất đi; chúng chỉ đơngiản được chuyển từ bộ phận nàytrong xã hội sang một bộ phậnkhác. Theo cách tính của các nhà

Page 283: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

kinh tế, những chuyển đổi kiểu nàykhông phải là các chi phí thực tế.

Chi phí duy trì quân đội đúngbằng giá trị của các cơ hội mà cácthanh niên đã bỏ qua khi họ trởthành quân nhân. Giá trị của các cơhội này được tính bằng những gì màbinh sĩ sẵn sàng chi trả để có đượcchúng. Khi một thợ cơ khí hoặc mộtsinh viên hay một gã vô công rồinghề trên bãi biển gia nhập quânđội, anh ta đã mất đi cơ hội sửachữa xe hơi, hay theo đuổi việc họchành, hoặc bắt được một con sónglớn. Những cơ hội này thực sự tanbiến; thế giới trở nên có ít thợ sửaxe hơn, ít sinh viên hơn, hoặc ít vui

Page 284: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

vẻ hơn. Trong tính toán của nhàkinh tế học, đó là cái giá duy nhấtphải trả.

Thử tưởng tượng một thanh niêncó thể đòi hỏi 30 nghìn đô-la choviệc anh ta tình nguyện đi lính. Nếuanh này bị gọi đi lính nghĩa vụ vàkhông được trả một đồng nào tức làanh ta đã thiệt mất sự tự do đánggiá 30 nghìn đô-la. Nếu anh này đilính nghĩa vụ và được trả 18 nghìnđô-la thì anh ta vẫn thiệt 12 nghìnđô-la và những người đóng thuế đểtrả lương cho anh ta bị thiệt 18nghìn đô-la; tổng số tiền vẫn là 30nghìn đô-la. Nếu chúng ta thuêchính người thanh niên đó gia nhập

Page 285: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

lực lượng gồm hoàn toàn quân tìnhnguyện thì những người đóng thuếcũng vẫn phải đóng góp 30 nghìnđô-la; tổng số vẫn không có gì thayđổi so với trước.

Cách tốt nhất để nhìn nhận sựvô lý của luận điệu cho rằng chế độquân dịch ít tốn kém hơn đó là thửtưởng tượng chính cậu thanh niênđó bị đánh thuế 30 nghìn đô-la rồisau đó trao lại cho anh ta với danhnghĩa lương bổng nhờ gia nhậpquân đội. Chắc chắn đề xuất nàycũng không khác gì chế độ quândịch dù hiểu theo cách nào đi nữa.Nếu các tính toán chỉ cho bạn thấykhoản tiền lương trả cho binh lính

Page 286: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

luôn tốn kém hơn việc gọi họ điquân dịch, thì ví dụ trên sẽ cho bạnthấy bạn cần có một hệ thống sổsách kế toán mới.

Giờ hãy xoay qua một tranh cãithường gặp khác: sự gia tăng chitiêu cho nghị viện. Sự gia tăng nàytạo ra hai tác động. Thứ nhất, nóphân phối lại đầu vào bằng cáchkhiến cho các nghị sĩ trở nên giàucó hơn thông qua những khoản chicủa những người đóng thuế. Thứhai, nó thu hút được tầng lớp ưu túhơn trong số các ứng viên trongtương lai. Thông thường quan điểmphi kinh tế học cho rằng tác độngthứ nhất là bất lợi còn tác động thứ

Page 287: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hai có lợi. Nhưng nếu chúng tanghiêm túc nhìn nhận về mặt hiệuquả, hiệu ứng thứ nhất không gâyra tác động, còn hiệu ứng thứ hai cóthể xem như có hại.

Có thể sẽ xuất hiện một ngườithợ cơ khí khác thế chỗ người thợcũ, nhưng khi đó xã hội lại mất đibất cứ một người làm nghề nàokhác mà người thợ cơ khí mới nàyđã có thể trở thành.

Thực vậy, tác động thứ hai rấtkhó đoán định được. Mức lương caohơn chỉ bảo đảm rằng các cuộctranh cử trong tương lai sẽ càng trởnên khốc liệt hơn. Cái giá phải trả

Page 288: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cho việc tham gia vào các chiến dịchdai dẳng có thể làm tan biến tất cảlợi ích của mức lương cao hơn. Thựctế, điều này có thể khiến cho việcthu hút các ứng viên có phẩm chấttốt trở nên vừa dễ dàng hơn lại vừakhó khăn hơn. Nhưng để tiện lậpluận, tôi xin giả thiết rằng mứclương cao hơn thực sự có sức hấpdẫn mạnh đối với các ứng viên tốt.

Đối với tác động đầu tiên, theologic hiệu quả, nó đòi hỏi chúng tacó quan điểm trung lập khi nhìnnhận các trao đổi thuần túy củadòng thu nhập đầu vào khi ngườihưởng lợi là một nghị sĩ quốc hội.Còn tác động thứ hai, hãy luôn nhớ

Page 289: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

rằng những nghị sĩ tân tiến phảiđến từ hàng ngũ những nghềnghiệp khác, vì thế nếu chúng tathu hút một tầng lớp công nhânviên chức có năng lực tốt hơn, thìcũng phải chấp nhận một đội ngũcác quan tòa, luật sư, bác sĩ hoặccác nhà kinh tế học kém cỏi hơn.Cái giá thật sự cho một nghị sĩ giỏikhông phải mức lương của ông tamà chính là cơ hội đã bị bỏ qua đểsử dụng tài năng xuất chúng củaông ta vào các lĩnh vực khác. Liệucái giá đó có phù hợp với lợi ích thuđược? Tôi không có ý kiến gì vềđiều này.

Lý luận dựa trên tính hiệu quả

Page 290: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

dẫn tới sự căm ghét của các nhàkinh tế học đối với lạm phát. Lạmphát gây tốn kém cho những ngườicó thu nhập danh định không thayđổi; song nó cũng mang lại lợi íchvừa đúng bằng lượng đó cho nhữngngười phải trả cho các khoản thunhập danh định được ấn định ấy.Một cuộc lạm phát ngoài mong đợicó thể là ân huệ đối với người đi vaybởi anh ta có thể trả cho khoản vaycủa mình bằng những đồng đô-lalạm phát; điều này − cũng với mứcđộ đúng như vậy − đồng thời thậtđối với người cho vay được trả lạitiền. Các tác động này thường đượcđề cập đến với danh nghĩa là hậu

Page 291: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quả chủ yếu của lạm phát, chúng tựtriệt tiêu lẫn nhau và hoàn toànkhông gây ra một tác động thực tếnào về mặt hiệu quả.

Cái giá thực sự về mặt kinh tếcủa lạm phát, cũng tương tự như chiphí kinh tế thực tế của thuế, ở chỗnó khiến cho mọi người phải cónhững hành động tốn kém để tránhxa nó, và các động thái này chẳngđem lại lợi ích cho ai cả. Vào thờiđiểm xảy ra lạm phát, mọi ngườithường ít giữ tiền mặt hơn, bởi tiềnmặt mất giá ngay cả khi chúng vẫnnằm yên trong túi họ. Điều này chỉcàng khiến cho việc mua một chiếcáo thun lót ngay khi nảy ra ý định,

Page 292: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

muốn bắt một chiếc taxi trong mộtđêm mưa bão bất chợt, hay trải quamột ngày mà không cần phải lượnqua máy ATM trở nên khó khănhơn. Các cửa hàng bán lẻ giữ lại íttiền mặt trong ngăn kéo hơn vànhanh hết tiền trả lại hơn. Cáchãng sản xuất lớn giữ lại ít tiền mặttrong tay hơn khi gặp phải cáctrường hợp khẩn cấp ngoài ý muốnvà buộc phải đối phó với tình trạngkhẩn cấp đó bằng các giao dịch tàichính đắt đỏ. Những thiệt hại nàyđều là những mất mát không trảnổi − chúng mất đi mà không cómột khoản thu nào bù đắp lại. Cóthể chúng có vẻ không đáng kể so

Page 293: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

với toàn bộ hệ thống lớn, nhưng ướctính tổng thiệt hại không được bùđắp do lạm phát gây ra cũng lên tớikhoảng 15 tỷ đô-la mỗi năm đối vớinước Mỹ, tức là 60 đô-la trên mỗingười dân Mỹ − một con số hầunhư không đáng lưu tâm, nhưngcũng không hoàn toàn nhỏ chútnào.

Khi xảy ra lạm phát nghiêmtrọng, những thiệt hại không đượcbù đắp có thể trở thành khổng lồ.Trong cuộc siêu lạm phát xảy ra tạiHungary năm 1948, công nhân đượctrả lương ba lần mỗi ngày và vợ/chồng họ cả ngày chỉ làm một việcchạy qua chạy lại giữa nơi làm việc

Page 294: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

và ngân hàng, cố gắng gửi tiền đượctrả trước khi chúng trở nên vô giátrị. Trong thời kỳ lạm phát phi mã ởnước Đức sau Chiến tranh thế giớithứ nhất, John Maynard Keynes ghilại được rằng các thực khách thườnggọi thêm bia từ sớm vào mỗi tốitrước khi giá cả tăng lên. Phảithưởng thức bia không còn lạnh cóthể là một tổn thất đằng sau lạmphát.

Các nhà viết kịch bản và các cưdân sống trong khu vực trường đàotạo điện ảnh ở Hollywood định kỳlại khám phá thêm khả năng tiềmtàng trên sân khấu của một đồngđô-la bị đốt cháy. Một cảnh điển

Page 295: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hình tiếp sau ngọn đuốc là một lờibình luận sôi nổi − thốt ra từ miệngmột nhân vật đầy thiện cảm trênmàn hình hay từ một biểu tượngvăn hóa chín chắn trong trường họcrằng một đồng đô-la chỉ là một tờgiấy không hơn không kém. Bạnkhông thể ăn nó, bạn cũng khôngthể uống nó được, và bạn càngkhông thể yêu thích nó. Và thế giớicũng chẳng hề tồi tệ hơn khi nóbiến mất.

Những khán giả tinh tế thườngcảm thấy khó chịu với lập luận kiểunày; họ cảm thấy phần nào đó là sailầm kinh khủng nhưng lại khôngthể xác định chính xác đâu là điểm

Page 296: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

sai lầm chết người. Thực tế, chínhsự khó chịu của họ mới là chỗ sailầm nghiêm trọng. Người phát ngônđó hoàn toàn có lý. Khi bạn bỏ ra cảbuổi tối để đốt cháy tiền bạc, toànbộ thế giới xét trên tổng thể vẫnhoàn toàn giàu có nguyên vẹn nhưnó vốn có.

Tôi xin đưa ra giả thiết rằng cómột nguồn khả dĩ để cho cảm xúcsai lầm của khán giả cho rằng có gìđó không đúng. Vị khán giả đã nhậnthức đúng đắn − về cuối buổi diễnđó, kẻ đem đốt tiền đã trở nênnghèo hơn so với lúc đầu. Nếu anhta nghèo đi, đồng thời anh ta là mộtphần trong thế giới này, thế chẳng

Page 297: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phải cả thế giới cũng nghèo đi haysao?

Câu trả lời là không, bởi vì sẽ cóngười nào đó trở nên giàu có hơn.Tất cả những gì chúng ta cần làm làtìm xem ai là người đó.

Chìa khóa của điều bí ẩn nằm ởsự quan sát/ nhận xét thấy nguồncung tiền xác định mức độ chungcho giá cả. Khi nguồn cung tiềntăng lên, giá cả cũng tăng theo, vàkhi nguồn cung đó giảm, giá cả sẽhạ xuống. Khi một đồng đô-la bị đốtthành tro, nguồn cung tiền sẽ giảmđi chút ít, giá cả trong toàn bộ nềnkinh tế cũng giảm theo. Nếu như

Page 298: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chỉ duy nhất một đồng đô-la bị đốtcháy, việc giá cả giảm đi hầu nhưkhông thể nhận thấy được, nhưngchắc chắn nó có giảm. Những ngườihưởng lợi từ điều này là nhữngngười đang có tiền trong tay đúngvào thời điểm tờ đô-la bị đốt cháy.Bởi khi giá cả giảm, đồng tiền trongtúi họ cũng được tăng giá trị.

Việc giảm giá nhẹ hầu nhưkhông nhận thấy tạo ra một chútgia tăng của cải không đáng kể chomỗi người trong số hàng triệu conngười đang giữ tiền trong túi vàothời điểm có sự đổi thay. Nhiềutriệu của một lần tăng tài sản nhỏkhông đáng kể có thể gộp thành

Page 299: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

một điều đáng kể. Trong trường hợpnày, chúng gộp thành vừa đúng mộtđô-la. Xét cho cùng, chúng ta đềubiết tổng giá trị của tất cả hàng hóathực sự trên thế giới không hề thayđổi và chúng ta cũng biết ngườiphát ngôn trên đã mất đi một đô-la,như vậy chúng ta được phép kếtluận chính xác một đô-la đã đượcthu về ở nơi nào khác.

Đôi khi, một vài người kỳ quặctheo chủ nghĩa nhân đạo lại gomgóp tài sản của mình rồi đem hiếncho Ngân sách Liên bang. Kết quảkhiến cho dòng tiền hoặc mức thuếtrong tương lai giảm xuống: Hàngtriệu người đóng thuế ở Mỹ được

Page 300: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hưởng lợi, mỗi người trong số đóđược giảm nhẹ một chút gánh nặngthuế khóa. Nhưng chúng ta cũngkhông thể biết được có phải tất cảđều được hưởng lợi như nhau.Những người thuộc nhóm phải chịumức thuế thu nhập cao nhất − haynói chung, những người Mỹ giàu cónhất – sẽ được hưởng phần lớnmón quà.

Một cách làm khác là nhà từthiện có thể chuyển tài sản củamình thành tiền mặt và, thay vìtặng chúng vào Ngân quỹ thì lạiđem đốt chúng đi. Về bản chất kếtquả thu được cũng giống như trên.Một chút lợi nhuận tăng thêm cho

Page 301: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hàng triệu công dân Mỹ (lần nàydưới dạng giá cả giảm chứ khôngphải do giảm mức đánh thuế), vàtổng cộng tất cả mức lợi nhuận đócũng đúng bằng với số tiền mà nhàtừ thiện đốt đi. Trong trường hợptiền bị đốt đi, mức hưởng lợi tỷ lệkhông phải với mức nộp thuế củabạn mà theo lượng tiền mặt bạnđang nắm giữ đúng vào thời điểmtiền bị đốt cháy. Điều này dườngnhư vẫn có lợi hơn cho những ngườigiàu có, nhưng hiển nhiên cũng ítđột biến hơn. Vì thế, nếu như bạnđang cân nhắc việc ghi nhận Ngânquỹ Liên Bang vào di chúc củamình, đồng thời nếu bạn là một

Page 302: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người ưa thích sự công bằng thìthay vào đó, hãy thử cân nhắc đếnchuyện đốt bỏ tiền bạc xem sao.

Giờ đây hãy qua lại với tờ đô-lađã bị cơn gió ở New Orleans cuốn đi.Tôi biết nếu cứ để đồng đô-la bay đimất, rồi nó sẽ rơi xuống một nơi màchẳng ai có thể tìm thấy – điều nàycũng giống như nó đã bị đốt bỏ. Vậylựa chọn của tôi nên là gì?

Trong kịch bản hợp lý nhất,Ngân quỹ Liên bang sẽ giảm lượngtiền cho vay, như vậy phần tiềnnghĩa vụ và gánh nặng đóng thuếtrong tương lai cũng giảm đi. Vớibất cứ trường hợp nào, trừ khi phần

Page 303: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quyên góp khiến chính phủ phảixem xét lại kế hoạch chi tiêu, nếukhông món quà dành tặng Ngânsách chắc chắn sẽ khiến mức thuếgiảm xuống bằng cách này hay cáchkhác.

Điều này có thể đáng ghi nhận,tuy nhiên khi bạn tặng tiền chongười giữ tiền, giành thắng lợi lớnnhất trong tất cả mọi người thườngthường là lớp người hay qua lại đóđây với những chiếc cặp chứa vàitriệu đô-la.

Lựa chọn thứ nhất là hôn tạmbiệt đồng đô-la. Trên bảng cán cânchi phí - lợi nhuận sẽ ghi nhận: tôi

Page 304: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mất đi một đô-la, phần còn lại củathế giới nhận được một đô-la nhờgiá cả giảm xuống, và toàn bộ thếgiới, xét một cách tổng thể, khônghề giàu hơn hay nghèo đi so vớitrước đó. Kết quả xét về lợi ích kinhtế: Không có gì cả.

Lựa chọn thứ hai là chộp lấyđồng đô-la, một nỗ lực đáng giákhoảng ba xu. (Ở đây, ba xu là sốtiền mà tôi sẵn lòng trả cho anhbạn David để cậu ta tóm lấy tờ đô-lahộ tôi thay vì tự tôi phải làm việcđó). Cán cân chi phí - lợi nhuận lúcnày: Tôi mất đi ba xu, phần còn lạicủa thế giới không nhận được màcũng chẳng thiệt hại gì, và cả thế

Page 305: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

giới nói chung (bao gồm cả tôi) sẽnghèo đi ba xu. Kết quả xét về hiệuquả kinh tế: Một sự suy giảm.

Chỉ bằng một phép tính thuầntúy ích kỷ cá nhân, đánh mất mộtđô-la sẽ thiệt hơn so với việc giữ lấynó. Nhưng nếu tôi cứ để tờ đô-la đóbay đi, thiệt hại của tôi sẽ được bùlại khi những người khác được lợi.Nếu tôi giữ nó lại, phần thiệt hạicủa tôi (thực tế nhỏ hơn) sẽ khôngcó gì để bù lại. Nguyên lý về tínhhiệu quả thôi thúc tôi để mặc đồngđô-la bay đi.

Hay lẽ nào lại thế? Tôi xin phépchỉ ra sự khác biệt giữa hai đề xuất

Page 306: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hoàn toàn khác biệt này. Đối vớimột đề xuất, hiệu quả kinh tế làmột cân nhắc quan trọng khi giảiquyết các vấn đề thuộc chính sáchcông. Với đề xuất kia, hiệu quả kinhtế là điều cần cân nhắc chủ chốtmỗi khi giải quyết các vấn đề thuộcứng xử của mỗi cá nhân. Các nhàkinh tế học thường chỉ bảo vệ chođề xuất thứ nhất mà thôi. Giốngnhư hầu hết mọi người, các nhàkinh tế học thường lớn tiếng mỗikhi họ chỉ trích chính phủ, nhưnglại hết sức e dè khi chỉ trích lẫnnhau.

Tiêu chí hiệu quả đối với mọingười đều như nhau. Chi phí thiệt

Page 307: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hại luôn là thiệt hại, cho dù với bấtkỳ ai phải hứng chịu điều đó. Trongkhuôn khổ một chính sách công,đây là đặc trưng nổi bật. Nhưngtrong các giao dịch riêng của chúngta, sẽ thật kỳ quặc nếu cứ khăngkhăng cho rằng chúng ta có thể xửsự theo kiểu những mối bận tâmcủa bản thân không hề nặng gánhhơn so với những người hoàn toànxa lạ.

Có những thời điểm − ví nhưngày hôm đó tại New Orleans − tôicho rằng quy luật hiệu quả đã hoàntoàn thất bại trong việc chỉ dẫn chotôi nên xử sự ra sao. Nhưng cũng cólúc nó giúp ích cho tôi khá tốt. Khi

Page 308: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đám cỏ nhà tôi trở nên rậm rạpvượt quá mong muốn của nhữngngười hàng xóm, tôi đã tự hỏi bảnthân xem có nên hành động phụctùng theo đúng nguyên tắc đạo đứckhông. Khi đó, tôi đã nghĩ mình sẽmất bao nhiêu nếu như đám cỏđược xén tỉa, và thực tế nhữngngười hàng xóm cảm thấy đau khổđến mức nào. Nếu như tôi phải phímất 30 đô-la công sức để giữ lại 20đô-la tương ứng với sự đau khổ củahàng xóm, thì tôi sẽ tự pha chomình một ly nước chanh và chẳngthèm lo lắng nữa. Còn nếu tôi chorằng với công sức đáng giá 30 đô-la,tôi có thể giữ lại cho những người

Page 309: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

láng giềng 50 đô-la giá trị của sựđau khổ, thì tôi sẽ còn cảm thấymình đúng là một gã khốn cho tớikhi tôi xén gọn gàng đám cỏ.

Đó là một tính toán có ích, nógiúp tôi đi đến kết luận có vẻ đúngđắn. Tôi cũng không hoàn toàn chắcchắn về điểm này. Mỗi khi tôi phảicân nhắc có nên chạy xe hoặc dùngbình xịt khí aerosol, quả thật tôi cóquan tâm đến tác hại tôi có thể gâyra cho những người khác khi làmgiảm chất lượng không khí. Tôihoàn toàn không để tâm đến tổnthương tâm lý mình có thể gây racho những người tự cảm thấy bị xúcphạm mỗi khi nghĩ đến việc tôi mở

Page 310: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

máy động cơ hay dùng bình xịt. Tôinhận thấy thật khó để biện hộ mộtcách hợp lý cho cách phân biệt này.Nếu việc tôi lái xe khiến người kháckhông vui, nghĩa là tôi đã khiến thếgiới thành một nơi ít hạnh phúchơn theo cách nào đó không liênquan tới chuyện tại sao việc tôi láixe khiến cho anh cảm thấy bấthạnh. Nguyên lý chặt chẽ về tínhhiệu quả sẽ trả lời thế này, nếu tôisửa soạn ở nhà thay vì hủy hoạiphổi người khác tương ứng 10 đô-latổn hại, thì tôi nên chuẩn bị tưtưởng ngồi nhà hơn là gây ra tổnthương đáng giá 10 đô-la cho thầnkinh nhạy cảm của ai đó.

Page 311: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Tôi cũng đoán chừng cho dù lýluận đạo đức chưa hoàn chỉnh, dùsao những cân nhắc về mặt hiệuquả vẫn giữ một vai trò quan trọng.Nhưng chuyến đi gần đây của tôi tớiBoston đã làm rạn nứt phần nàoniềm tin đó.

Tôi bay từ Denver cùng vợ, giá vékhứ hồi của chúng tôi chỉ dưới2.500 đô-la. Tôi đã đưa ra một sốlựa chọn khác cho phía nhà xuấtbản nơi sẽ thanh toán hóa đơn này,nhưng ông ta cứ khăng khăng dùthế nào chúng tôi cũng phải đến.Dù vậy, tôi tự nhủ nếu tôi phảithanh toán tiền vé theo cách củamình, có lẽ tôi đã hủy chuyến đi.

Page 312: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Điều này đã khiến tôi lâm vàomột tình thế tiến thoái lưỡng nan:Giả sử bạn sẵn sàng tiêu tốn 300đô-la để đi đến Boston rồi quay trởvề. Hãng hàng không chỉ cần 200đô-la để cung cấp dịch vụ vậnchuyển. Thế nhưng, do có một thếlực độc quyền quy mô lớn, hãnghàng không đòi tới 1.000 đô-la chotấm vé. Vậy bạn có nên bay haykhông?

Nếu bạn chỉ quan tâm đến hiệuquả thuần túy, hiển nhiên bạn sẽbay.

Nếu bạn bay, bạn sẽ thiệt mất700 đô-la (phần chênh lệch giữa số

Page 313: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tiền bạn trả so với giá trị thực củachuyến bay), trong khi chủ sở hữuhãng hàng không có thêm 800 đô-la(phần chênh lệch giữa khoản thuvề và chi phí cho chuyến bay củabạn). Như vậy, có một khoản thunhập chính xác 100 đô-la và tiêu chívề hiệu quả chỉ ra chuyến bay làmột hoạt động có lợi.

Thế nhưng tôi chắc chắn mìnhsẽ không mua tấm vé đó và cũngkhông kém phần chắc chắn tôichẳng thấy băn khoăn về điều đóchút nào. Tôi dám chắc mình vẫn sẽrút ra một kết luận như vậy bất kểchủ hãng hàng không trông chờ thuđược nhiều bao nhiêu, hay tôi chịu

Page 314: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thiệt ít bao nhiêu chăng nữa. Vì lẽđó, cho dù tôi vẫn tin tưởng rằngtính hiệu quả thường là kim chỉnam đúng đắn cho các chính sáchcủa chính phủ, và cũng thường địnhhướng đúng cho hành vi của mỗi cánhân, nhưng giờ đây tôi cho rằngchúng ta cần có một tiêu chí khônngoan hơn trước khi nhận biết nhưthế nào là tốt. Tôi tin có lúc mìnhnên hành động sao cho hiệu quả, vàcó những lúc không cần làm nhưvậy. Có điều tôi vẫn chưa hình dungra quy luật để nhận biết đâu là thờiđiểm thích hợp cho mỗi cách hàngxử.

Tôi đã nhặt lại tờ đô-la mà chẳng

Page 315: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hề quan tâm chút nào đến tác độngcủa việc đó lên mặt bằng giá chung.Mặc dù tôi không hiểu tại sao, songtôi chẳng cảm thấy tội lỗi chút nào.

Page 316: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 8. Tại saogiá cả là điều tốt?

Smith so với Darwin

Gần đây, tôi có tham dự một bữatiệc kết hợp với buổi diễn thuyếtcủa một người học rộng biết nhiều– một nhà vật lý học xuất chúng.Chủ đề của bài diễn thuyết là sựtương đồng giữa thuyết tiến hóa củaDarwin – thúc đẩy sự tiến bộ vềmặt sinh học của các giống loàibằng cách cho phép chỉ những convật khỏe nhất tồn tại, và thuyết Bàntay vô hình của thị trường, thúc đẩysự tiến bộ về mặt kinh tế của loài

Page 317: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người chúng ta bằng cách loại bỏ tấtcả trừ những nhà sản xuất hiệu quảnhất.

Tôi ngờ rằng ông ta không biếtnhiều về sinh học. Và tôi chắc chắnrằng ông ta cũng không biết nhiềuvề kinh tế. Vì thế, sự so sánh củaông ta, dù rất quen thuộc, đã mắcsai lầm cực kỳ nghiêm trọng.

Trong ngành sinh học, chẳng cócái gì tương tự như thuyết Bàn tayvô hình. Sự tồn tại của kẻ mạnhnhất là thứ gì đó hoàn toàn khácbiệt. Cũng chẳng có gì trong thuyếttiến hóa lại hứa hẹn hay thể hiệntính hiệu quả kỳ diệu của thị trường

Page 318: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cạnh tranh.

Chim thiên đường đực có nhữngcái đuôi dài đến nực cười. Quá trìnhtiến hóa đã gieo tai ương cho chúngbằng những chiếc lông đuôi dài màvô dụng trong bất cứ mục đích thựctế nào, và trên thực tế, dài đến nỗigây khó khăn cho việc di chuyển.Cơ thể chúng dành nguồn dinhdưỡng quý giá để phát triển và duytrì cái đuôi này, tăng nhu cầu thứcăn, đồng thời khiến chúng dễ dàngtrở thành con mồi béo bở hơn.

Làm sao một loài vật thiệt thòinhư vậy có thể trụ được qua quátrình chọn lọc tự nhiên? Thực ra,

Page 319: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

học thuyết Darwin đòi hỏi chúng taphải đặt ra câu hỏi phức tạp hơnnhiều: Làm sao một điều bất lợinhư vậy lại có thể là kết quả củaquá trình chọn lọc tự nhiên?

Đáng ngạc nhiên là các nhà sinhvật học đã có câu trả lời. Chim đựcganh đua để giành giật chim cái, vàchim cái thì luôn muốn bạn đời cókhả năng làm cha của những chúchim con khỏe mạnh. Bằng cáchphát triển cái đuôi dài hơn đuôi củađối thủ, chim đực thể hiện sự sungsức, rằng nó kiếm ăn tốt, và có lẽ lànó đủ cường tráng để tồn tại, ngaycả khi phải vác trên mình vật trởngại lố bịch là cái đuôi dài. Đó cũng

Page 320: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chính là những phẩm chất mà chimcái muốn chim con được thừahưởng, vì vậy, nó tìm kiếm bạn đờisở hữu những phẩm chất này. Đuôidài là lợi thế sinh sản, và vì thế,được quá trình chọn lọc tự nhiên“ban thưởng”.

Bây giờ chúng ta hãy tưởngtượng một chút: Do lo ngại về cạnhtranh leo thang, chim thiên đườngđực đã tổ chức một hội nghị hòabình. Một vài con chim với nhữngcái đuôi khẳng khiu hơn đã đưa rađề nghị cực đoan: “tước bỏ quyềnthừa kế” chung, bằng cách đồngloạt nhất trí loại bỏ những cái lôngkhông cần thiết ngay lập tức và

Page 321: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

vĩnh viễn. Quyết định của chúngnhấn mạnh những lợi thế của việctránh bị cáo ăn thịt nhưng lại xemnhẹ nguy cơ chim cái sẽ bỏ đi.

Chú chim đứng ở bục hiện giờ làchủ sở hữu của một cái đuôi đặcbiệt đồ sộ (nó phải cần tới ba trợ tágiúp đỡ thì mới có thể bước lên sânkhấu). Nó vội vàng bác bỏ đề nghịcủa phe cực đoan và đưa ra mộtthỏa hiệp vĩ đại: “Mỗi chú chimthiên đường sẽ cắt đi một nửa chiềudài đuôi. Như vậy sẽ không còn lýdo nào để phản đối nữa. Những cáiđuôi dài nhất vẫn sẽ dài nhất.Những chú chim thiên đường hấpdẫn nhất vẫn sẽ thu hút chim cái

Page 322: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhất. Đồng thời, chúng ta sẽ đượchưởng lợi từ việc giảm bớt chi phíbảo dưỡng, cải thiện động lực, vàhạn chế việc rơi vào tầm ngắm của‘các bạn’ cáo”.

Điều đáng chú ý của đề xuất nàylà không những nó có lợi cho loàichim thiên đường về mặt duy trìnòi giống; mà thực ra nó còn làmlợi cho mỗi và mọi cá thể chim.Những chú chim thiên đường cóđuôi khẳng khiu không khoái ýtưởng này bằng các chú chim khác,nhưng dầu sao chăng nữa thì đềxuất của chúng cũng chẳng có cơhội được chấp thuận. Thỏa hiệp làtrò chơi trong đó tất cả những người

Page 323: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chơi đều chiến thắng. Chỉ có cácbạn cáo có lẽ sẽ phản đối mà thôi.

Đối với chim thiên đường, sựthật chẳng vui vẻ gì là một thỏahiệp như thế chẳng bao giờ có thểđược áp dụng. Cho tới khi đề xuấtnày được đưa ra, tán đồng và ápdụng, những con chim thiên đường“vô liêm sỉ” (và giống đực nàokhông vô liêm sỉ trong những việcnhư thế?) sẽ lập mưu để tránh bịcắt. Bất cứ chú chim nào nghi ngờnạn gian lận sẽ phải ăn gian đểkhông bị lép vế trước đối thủ. Bất cứchú chim nào không nghi ngờ nạngian lận vẫn sẽ có khả năng ăngian, hy vọng có được lợi thế một

Page 324: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cách thiếu ngay thẳng so với nhữngchú chim thật thà khác.

Nhà kinh tế học sẽ miêu tả kếtcục này là không hiệu quả bởi để cóđược một thay đổi được tất cả tánđồng, người ta phải hy sinh một cơhội nào đó. Kết quả của các quátrình sinh học thường không mangtính hiệu quả, chỉ đơn giản là vìchẳng có lý do gì để chúng nên cóhiệu quả. Kết quả của các quá trìnhkinh tế cũng có thể là không hiệuquả, nhưng thường thì chúng cóhiệu quả rõ rệt, vì thế chúng ta mớicó chuyện để nói.

Cách tốt nhất để đánh giá đúng

Page 325: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tính hiệu quả kỳ diệu của thị trườngcạnh tranh là xem xét những ví dụvề các kết quả không hiệu quả. Mộtví dụ là, chúng ta hãy đặt ra giảthuyết hơi bi quan là sinh viênchẳng học được gì hữu ích từ trườngđại học. Tuy nhiên, nhà tuyển dụngvẫn thích tuyển những sinh viên tốtnghiệp đại học, vì xét về tổng thể,sinh viên tốt nghiệp đại học thôngminh hơn những người không quatrường lớp đại học. Học đại họckhông khiến họ thông minh hơn;mà chính trí thông minh đã giúp họvượt qua chuỗi ngày đại học. Có lẽvì thế mà khi nhà tuyển dụng chẳngcó cách nào khác để phân biệt giữa

Page 326: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người thông minh và người không-thông-minh-cho-lắm, thì họ sẽ sẵnlòng trả lương cao hơn cho nhữngngười có học vấn cao hơn.

Trong ví dụ này, sinh viên giốngnhư những chú chim thiên đường,nhà tuyển dụng giống như chimthiên đường cái, và tìm kiếm tấmbằng đại học giống như là mọc mộtcái đuôi dài: Đó quả là cái giá quáđắt phải trả để đạt được một thứ vôdụng nhưng lại là biểu tượng củanhững phẩm chất bên trong củabạn. Giả sử tất cả sinh viên đềuđồng tình với việc giảm thời gianhọc đại học xuống còn một nửa sovới hiện tại: Những sinh viên đang

Page 327: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

học khóa học bốn năm sẽ chỉ phảihọc hai năm; những sinh viên dànhtám năm để học Tiến sĩ sẽ chỉ phảihọc bốn năm để có bằng cử nhân.Nếu kế hoạch này được áp dụng thìviệc xếp thứ hạng sinh viên của nhàtuyển dụng sẽ không thay đổi, vàmỗi sinh viên sẽ tiết kiệm được mộtnửa tiền học phí (cũng như có cơhội gia nhập lực lượng lao động sớmhơn). Tất cả các sinh viên đều đượchưởng lợi và không ai mất gì cả.

Nhưng sinh viên đại học, cũnggiống như chim thiên đường đực,vốn có tài bịp bợm trứ danh, và giaokèo bị phá sản bởi mỗi sinh viênquyết định vi phạm các điều khoản

Page 328: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

và giành lợi thế so với các sinh viênkhác. Kết quả là tình trạng khônghiệu quả lại trở về nguyên trạng.

Có vô vàn ví dụ, cả trong thế giớiđộng vật lẫn chuyện của loài người.Hãy xem xét một quần thể gia súcgặm cỏ ở một khu vực cấm. Nếuchúng đều đồng tình gặm ít cỏ hơntrong năm nay, cỏ sẽ mọc lại nhanhhơn và cả đàn gia súc sẽ có nhiều cỏđể gặm hơn trong tương lai. Có lẽmỗi con bò và trâu đều nhất trírằng thỏa hiệp này cũng đáng đểthực hiện. Ấy vậy mà con vật nàocũng ăn gian, ăn thêm một chút sovới phần của mình năm nay và antâm nghĩ rằng phần ăn thêm của

Page 329: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

riêng nó sẽ tác động không đáng kểđến mùa cỏ sang năm. Nhưng thanôi, đàn gia súc rất đông và nhữngtác động không đáng kể đó được gộplại. Sang năm, cả đàn gia súc đềuphải chịu đói.

Hành vi hợp lý không phải làvắc-xin phòng chống tính khônghiệu quả. Trong các ví dụ của chúngta, mỗi cá nhân hành động một cáchrất hợp lý – chú chim đực nuôi đuôidài, sinh viên đại học kéo dài thờigian học, con bò ăn nhiều hơn mộtchút so với những gì nó hứa hẹn.Nếu lý trí không thể cứu vãn chúngta thì điều gì có thể đây? Đáng chúý – đáng kinh ngạc – kỳ diệu thay –

Page 330: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

là có một câu trả lời. Dưới nhữngđiều kiện khá chung chung, khihàng hóa được sản xuất và trao đổitrên thị trường cạnh tranh tự dotrong đó người ta giao dịch theo giáthị trường thì hoạt động kinh tế dẫntới những kết cục không hiệu quả.Thực tế này là những gì nhà kinh tếhọc có trong đầu khi họ nói vềthuyết Bàn tay vô hình.

Vào thế kỷ XVIII, Adam Smithmô tả một diễn viên thực tế, người“chỉ kiếm lợi cho riêng mình” tuynhiên lại bị dẫn dắt bởi “một bàntay vô hình đẩy đến một kết cụckhông giống ý định của anh ta mộtchút nào”, kết cục đó là sự thịnh

Page 331: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

vượng của xã hội, mà các nhà kinhtế học gọi là tính hiệu quả. Phép ẩndụ này tồn tại và trụ vững trước vôsố cách hiểu sai. Người ta nói rằngSmith đang diễn tả một tư tưởngtôn giáo, niềm tin rằng Thượng đếcai quản mọi việc của chúng ta.Người ta nhắc đến nó nhiều hơn –gần đây nhất là nhà vật lý học bạntôi – rằng Smith có ý kiểu như:Tính lý trí cá nhân, cùng với sức éptàn nhẫn của quá trình chọn lọc tựnhiên (trên thị trường cũng nhưtrong bầu sinh quyển) nhất thiếtphải đóng góp cho xã hội và sự tiếnbộ của các giống loài.

Nhưng nếu Smith có ý như vậy

Page 332: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thì ông đã sai lầm. Bất cứ chú chimthiên đường nào cũng có thể nóicho bạn biết vì sao. Điều Smithmuốn nói là một cái gì đó tinh vihơn nhiều, và đáng chú ý hơnnhiều: Tính lý trí của cá nhân, cùngvới sự cạnh tranh và giá cả, sẽ dẫntới những kết cục hiệu quả cao; đólà những kết cục trong đó tất cả cáccơ hội đều được tận dụng để cảithiện lợi ích của tất cả mọi người.Điều này vẫn đúng, cho dù tính lýtrí của cá nhân và sự cạnh tranh sẽhiếm khi dẫn tới những kết cục tốtđẹp như thế nếu thiếu đi yếu tố giácả.

Thuyết Bàn tay vô hình không rõ

Page 333: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ràng đến thế, nhưng nó đúng.Những năm 1950, các nhà kinh tếhọc Gerard Debreu và LionelMcKenzie, làm việc độc lập, đãchuyển thành công thuyết nàythành một tuyên bố toán học thuầntúy và chứng minh nó một cách kỹcàng. Thành tựu của họ là một trongnhững kỳ tích của kinh tế học hiệnđại.

Với công thức hiện đại, ThuyếtBàn tay vô hình giờ mang cái tênhiện đại. Nó được gọi là Thuyết Cơbản Đầu tiên của Kinh tế Phúc lợi,và nó có thể được diễn giải mộtcách súc tích: Các thị trường cạnhtranh luôn phân phối nguồn lực

Page 334: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

một cách hiệu quả. Còn có ThuyếtCơ bản Thứ hai của Kinh tế Phúc lợiliên quan tới thực tế nói rằng có rấtnhiều cách để phân phối nguồn lựcmột cách hiệu quả. Thuyết Cơ bảnThứ hai nói rằng: Dù bạn muốn đạtđược cách phân phối hiệu quả nàotrong vô vàn cách phân phối, bạnluôn có thể đạt được bằng cáchphân phối lại thu nhập trực tiếptheo cách thích hợp, và sau đó, đểcác thị trường cạnh tranh hoạt độngtự do.

Đặc trưng then chốt trong cáccông thức và bằng chứng về cácThuyết này là sự tồn tại của giá cảthị trường. Thiếu đi giá cả thì chẳng

Page 335: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

còn lý do nào để mong đợi nhữngkết quả hiệu quả. Tôi không thấygiá cả có tương đồng gì với nguồngốc các loài, và kết luận rằng quátrình tiến hoá sinh học chỉ có vẻgiống với kinh tế học về thị trườngmà thôi.

Tôi không kỳ vọng có thể giảithích được đầy đủ tại sao ThuyếtBàn tay vô hình chắc chắn là đúng.Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tôi có thểcung cấp “chút mắm chút muối”nhằm làm sáng tỏ vai trò cốt yếucủa giá cả. Những đoạn tiếp sau đâysẽ khá “hóc”, nhưng chỉ cần để ýmột chút thì bạn sẽ thấy chúngcũng dễ hiểu thôi. Phần thưởng cho

Page 336: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bạn là chút kiến thức đại cương vềmột trong những thành tựu tri thứcvĩ đại nhất của nhân loại.

Giả sử tôi bổ nhiệm bạn là ngườiđứng đầu nền nông nghiệp nướcMỹ. Đã có quyết định rằng năm naynước Mỹ sẽ sản xuất 1.000 giạ lúamỳ, và công việc của bạn là đảmbảo chúng được sản xuất với chi phíthấp nhất.

Lo ngại lớn nhất của bạn là vềtổng chi phí cho tất cả các cánhđồng lúa mỳ trên toàn nước Mỹ.Nhưng để đạt được mục tiêu, bạnphải xem xét tới những quan điểmkhác nhau về chi phí, thứ mà chúng

Page 337: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tôi gọi là chi phí biên của sản xuấtlúa mỳ tại bất cứ trang trại nào.

Chi phí biên là chi phí phụ trộisẽ xuất hiện khi người nông dântrồng thêm một giạ lúa mỳ. Cái đókhông giống với chi phí trung bìnhtrên mỗi giạ lúa của người nôngdân, vì chi phí biên có khuynhhướng chênh lệch giữa các giạ lúa.Diện tích đất sản xuất của ngườinông dân là có hạn, và ép khoảnhđất này sản xuất ra hai giạ lúa mỳcó thể đắt gấp đôi so với việc bắtđất sản xuất một giạ lúa mỳ. Nóimột cách cụ thể, chẳng hạn việctrồng một giạ lúa mỳ đòi hỏi nôngdân Brown phải bỏ ra 1 đô-la chi

Page 338: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phí, trong khi trồng hai giạ cần tới 3đô-la và 3 giạ cần tới 7 đô-la. Nếunông dân Brown trồng 1 giạ, chi phícủa anh ta chỉ là 1 đô-la, và chi phíbiên là 2 đô-la mỗi giạ (vì trồngthêm một giạ sẽ làm tăng chi phícủa anh ta thêm 2 đô-la, từ 1 đô-lathành 3 đô-la). Nếu anh ta trồng 2giạ, chi phí biên của anh ta sẽ là 4đô-la (vì giạ thứ ba sẽ làm tăng chiphí từ 3 đô-la lên tới 7 đô-la).

Bây giờ hãy trở lại với vấn đềlãnh đạo của bạn: Sản xuất 1.000giạ với chi phí càng thấp càng tốt.Giả sử chi phí biên của nông dânBrown là 4 đô-la mỗi giạ, trong khichi phí biên của nông dân Smith là

Page 339: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

9 đô-la mỗi giạ. Vậy thì bạn có thểlàm một điều khôn ngoan là: đềnghị nông dân Smith trồng ít đi mộtgiạ (giảm chi phí của anh nàykhoảng 9 đô-la) và đề nghị nôngdân Brown trồng thêm một giạ(tăng chi phí của anh này thêm 4đô-la). Tổng số nông dân vẫn chỉtrồng tổng lượng lúa mỳ như trước,nhưng tổng chi phí lại giảm đi 5 đô-la.

Bây giờ nông dân Smith đã sảnxuất ít lúa mỳ hơn, chi phí biên củaanh ta không còn ở mức cao là 9 đô-la một giạ nữa; có lẽ nó giảm xuốngcòn 7 đô-la một giạ. Nông dânBrown giờ sản xuất nhiều hơn, vì

Page 340: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

vậy, chi phí biên của anh ta tănglên, chẳng hạn là 5 đô-la một giạ.Sử dụng lại ý tưởng thông minh củamình, bạn có thể tiết kiệm 2 đô-lanữa bằng cách giảm một giạ nữa từnông dân Smith và tăng một lượngtương tự từ nông dân Brown.

Bạn có thể tiếp tục trò chơi nàycho tới khi nông dân Smith vàBrown đều có chi phí biên tươngđương nhau; tại thời điểm đó, việcsử dụng phương pháp này sẽ khôngđem lại lợi ích gì nữa. Bước tiếptheo là tìm kiếm một cặp nông dânkhác với chi phí biên khác nhau vàlại áp dụng trò chơi này với họ.Tổng chi phí sản xuất sẽ không

Page 341: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

được giảm thiểu cho tới khi bạn tậndụng được tất cả các cơ hội, tại thờiđiểm đó, chi phí sản xuất biên củanông dân này cũng bằng với nôngdân khác.

Điều này rất đáng nhấn mạnh:Tính hiệu quả trong việc sản xuấtlúa mỳ đòi hỏi tất cả những ngườinông dân phải có chi phí biên nhưnhau.

Bây giờ hãy gạt vấn đề tính hiệuquả sang một bên và nhìn nhậnnhững lựa chọn của mỗi nông dânvới mong muốn tối đa hóa lợinhuận của mình. Tại trang trại củanông dân Jones, chi phí sản xuất

Page 342: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

biên là 1 đô-la nếu anh này trồng 1giạ, 2 đô-la nếu trồng 2 giạ, 3 đô-lanếu trồng 3 giạ, và 4 đô-la nếutrồng 4 giạ. Giá lúa mỳ hiện tại là 3đô-la một giạ.

Nông dân Jones hiện đang trồngmột giạ lúa mỳ trên khu đất và đangnghĩ tới việc mở rộng sản xuất. Anhta nhận ra rằng nếu anh ta trồnggiạ thứ hai thì anh ta có thể bán ravới giá 3 đô-la trong khi chỉ phảichịu chi phí biên là 1 đô-la. Nghe cóvẻ bùi tai, vì thế anh ta trồng giạthứ hai. Anh ta có nên trồng giạ thứba không? Nếu anh ta trồng, anh tacó thể bán với giá 3 đô-la trong khichỉ phải chịu chi phí biên là 2 đô-la.

Page 343: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Một lần nữa, đây là bước đi khônngoan. Với 3 giạ lúa mỳ trồng trênkhu đất, nếu trồng giạ thứ tư thì chiphí biên là 3 đô-la, không cao hơngiá bán của lúa mỳ. Vì thế nông dânJones ngừng trồng khi anh ta có 3giạ lúa mỳ trên khu đất và chịu chiphí biên là 3 đô-la.

Cũng như nông dân Jones, mỗinông dân tiếp tục trồng cho tới khichi phí biên của anh ta lên tới 3 đô-la một giạ (giá thị trường của lúamỳ), và sau đó ngừng lại. Một sốtrang trại sẽ phình ra còn các trangtrại khác sẽ co lại (ở trang trại củaSmith, chi phí biên chưa đạt mức 3đô-la một giạ cho tới khi có 7 giạ

Page 344: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

được trồng trên khu đất, vì thế anhta trồng 7 giạ), nhưng tại mỗi trangtrại chi phí biên luôn bằng với giáthị trường.

Giờ thì điều đáng chú ý là: Mỗinông dân, vì phải tìm cách để tối đahóa lợi nhuận cho riêng mình –hay, theo lời của Adam Smith, chủđịnh làm lợi cho bản thân mình –tiếp tục trồng cho tới khi chi phíbiên của anh ta bằng với giá thịtrường. Vì giá thị trường chung là 3đô-la một giạ, nên nông dân sẽ tiếptục trồng cho tới khi họ đạt đến chiphí biên đó. Nhưng điều này – sựngang bằng của chi phí biên ởnhững trang trại khác nhau – chính

Page 345: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

là yếu tố giảm thiểu chi phí sảnxuất lúa mỳ toàn quốc.

Cần nhấn mạnh một điều rằngchẳng nông dân nào đoái hoài tớiviệc giảm thiểu tổng chi phí sảnxuất lúa mỳ của tất cả mọi người –đó là “kết cục không giống ý địnhcủa anh ta chút nào”. Ấy vậy mà anhta bị dẫn dắt tới kết cục này cứ nhưlà có một bàn tay vô hình dẫnđường vậy.

Hãy chú ý đến vai trò then chốtcủa tính một giá mà tất cả nông dânđang đối mặt trên thị trường. Khiđeo đuổi lợi ích cá nhân, mỗi nôngdân tiếp tục trồng cho tới khi chi

Page 346: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phí biên ngang bằng giá cả. Chỉ khitất cả nông dân đều bán cùng mộtgiá, họ mới có thể đạt tới chi phíbiên như nhau. Chỉ vì sự quân bìnhchi phí biên đảm bảo rằng các vụlúa mỳ của cả nền kinh tế được sảnxuất rẻ tới mức tối thiểu.

Ngày nay, nền kinh tế không chỉcó một thị trường lúa mỳ, và hoạtđộng kinh tế không chỉ là sản xuất.Ý chính của Thuyết Cơ bản Đầu tiêncủa Kinh tế Phúc lợi là: Ngay cả khichúng ta xem xét tổng thể cả nềnkinh tế, với rất nhiều hàng hóa vàhoạt động, tất cả chúng tương tácvới nhau theo những cách phức tạp,thì sự tồn tại của thị trường cạnh

Page 347: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tranh và giá cả thị trường vẫn lànhững gì cần có để đảm bảo kếtquả hiệu quả.

Thế giới đầy rẫy những thứkhông hiệu quả, và trong mắt củanhững người nghiệp dư, nó dườngnhư là kết quả của “sự cạnh tranhgay gắt” hay “thị trường náo loạn”.Nhưng Thuyết Bàn tay vô hình chothấy khi chúng ta đi tìm nguồn gốccủa sự không hiệu quả, chúng tanên tìm kiếm những hàng hóa chưađược định giá, điều này cũng cónghĩa là chúng ta nên tìm kiếmnhững hàng hóa chưa được sở hữu.

Hãy xem xét tình trạng ô nhiễm

Page 348: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hiện nay. Một nhà máy thải khí độchại, gây khó chịu cho những ngườidân xung quanh. Điều này có thểhoặc không thể không có hiệu quả.Nhà máy được một chút lợi (nhữngchủ nhà máy, những người đã đútlót để được sản xuất, và có lẽ cảnhững người tác động đến nó mộtcách ít trực tiếp hơn) trong khi gâytác hại cho những người khác(người dân xung quanh). Trongnguyên tắc này, chúng ta có thể đolường tất cả những lợi ích và mấtmát theo đơn vị tiền (chẳng hạn,bằng việc hỏi những người dânxung quanh xem họ sẽ sẵn lòng trảbao nhiêu tiền để loại bỏ nhà máy,

Page 349: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hoặc, nhà máy sẽ phải đưa cho họbao nhiêu tiền để họ yêu quý nó?Xét cho cùng, có khi nhà máy lại cólợi nhiều hơn có hại, trong trườnghợp này thì sự hiện diện của nó,cùng với nạn ô nhiễm lại mang tínhhiệu quả. Nhưng ngược lại, cũng rấtcó thể là nó có hại nhiều hơn có lợi.Nếu vậy thì sự tồn tại của nó làkhông hiệu quả.

Nguồn gốc sâu xa của tính khônghiệu quả này là gì? Một vài ngườicho rằng đó là kết quả của chủnghĩa tư bản thị trường lũng đoạnvà sự đeo đuổi lợi nhuận mù quáng.Thực ra, đó là hậu quả của sự thiếuhụt tư bản thị trường: Không có một

Page 350: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thị trường nào dành cho không khícả.

Giả sử một ai đó sở hữu bầukhông khí xung quanh nhà máy vàcó thể tính giá sử dụng không khí.Nhà máy sẽ phải trả tiền cho quyềnđược gây ô nhiễm, trong khi các cưdân lại phải trả tiền cho quyềnđược hít thở bầu không khí tronglành. Điều này gây cản trở đến việcnhà máy tiếp tục gây ô nhiễm.Thậm chí nếu không khí thuộcquyền sở hữu của chủ nhà máy thìsự cản trở này vẫn còn đó, bởi vì khigây ô nhiễm, ông ta bỏ lỡ cơ hội bánkhông khí sạch cho người dân! Dùcho ai là người sở hữu không khí đi

Page 351: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chăng nữa – chủ nhà máy, một vàingười dân xung quanh, hay một“chủ của không khí” vắng mặt – thìnhà máy vẫn có khả năng ngừnggây ô nhiễm. Trên thực tế, khôngkhó để chỉ ra rằng nhà máy sẽ tiếptục gây ô nhiễm khi, và chỉ khi, đólà kết cục có hiệu quả.

Không điều nào trong số nhữngđiều kể trên có ý định ám chỉ rằngviệc tổ chức và duy trì một thịtrường không khí là việc dễ dàng,hay đó là cách thực tế để xử lý vấnđề ô nhiễm. Điều được minh họa ởđây là: Sự không hiệu quả nảy sinhtừ những thị trường không tồn tại.Bất cứ nơi nào có sự không hiệu

Page 352: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quả thì có thể đoán chắc rằng mộtthị trường không tồn tại đang lẩnkhuất (hay, chính xác hơn, thất bạitrong việc lẩn khuất) đâu đây.

Tỷ lệ săn voi châu Phi lấy ngàđang ở mức quá cao, và những convật vĩ đại này có thể rơi vào nguy cơtuyệt chủng. Trong khi một giảipháp đơn giản có lẽ không đủ đểgiải quyết vấn đề này, nó có mộtnguyên nhân đơn giản: Không ai sởhữu loài voi. Một chủ sở hữu – haybất cứ chủ sở hữu nào – cũng sẽmuốn đảm bảo rằng có đủ voi tồntại để anh ta duy trì kinh doanh.Nhu cầu thịt bò lớn hơn rất nhiềuso với nhu cầu ngà voi, nhưng gia

Page 353: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

súc không bị nạn tuyệt chủng đedọa. Lời giải cho sự khác biệt là giasúc được người ta sở hữu.

Tương tự như vậy, các công tygiấy có thừa động cơ để trồng lạinhững khu rừng họ sở hữu, vànhững khu rừng này không phải đốimặt với nguy cơ biến mất khỏi tráiđất. Các nhà môi trường học quantâm tới nguy cơ này đề cao việc táichế giấy sao cho ít cây bị chặt hơn.Oái ăm thay, các công ty phản ứngvới nhu cầu cây thấp hơn bằng cáchduy trì các cánh rừng nhỏ hơn. Bằngchứng cho thấy việc tái chế khiếnthế giới có ít cây hơn.

Page 354: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Roy Romer, thống đốc bangColorado (và là cha của một nhàkinh tế học xuất chúng), gần đây đãkhoái chí phát biểu về các máy thổilá. Ông kể về một lần đi bộ vào mộtngày mùa thu và ngắm mỗi chủ giađình tại Denver thổi lá sang sânhàng xóm. Ông kết luận rằng vấnđề nằm ở chỗ có quá nhiều thịtrường – tất cả chúng ta sẽ khákhẩm hơn nếu không ai mua máythổi lá. Có lẽ con trai của ngài thốngđốc đã có thể nói với ông rằng cóquá ít thị trường: Nếu có một cáchtính tiền hàng xóm vì dùng sân nhàbạn làm thùng rác, vấn đề sẽ tanbiến.

Page 355: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Vị thống đốc chuẩn bị phát hiệnra một điều gì đó: hai thị trườngkhông tồn tại có khi lại tốt hơn mộtthị trường không tồn tại. Chúng tabiết được từ Adam Smith rằng sẽ làtốt nhất nếu ta có thị trường cho tấtcả mọi thứ. Nhưng với thực tế làkhông có thị trường dành cho sân-kiêm-thùng-rác, nên có thể sẽ là tốthơn nếu cũng loại trừ thị trườngdành cho máy thổi lá.

Mặt khác, với tôi, miêu tả của vịthống đốc có vẻ không đúng. Tạikhu tôi sống, không ai thổi lá sangbãi cỏ nhà hàng xóm. Hay nếu bạnlàm như vậy thì có nghĩa là bạnkhông định nhờ vả gì anh ta, chẳng

Page 356: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hạn như lấy giùm thư khi bạn đi xa.Thực ra, có cái gì đó giống như mộtthị trường, với một cái giá phải trảcho việc vi phạm những luật bấtthành văn. Thậm chí nếu không cóbất cứ tổ chức chính thức nào, cácthị trường vẫn có xu hướng pháttriển, chính xác là vì chúng lànhững công cụ mạnh để cải thiệnphúc lợi cho tất cả mọi người.

Ngày nay, loài người ở khắp mọinơi buộc phải trân trọng sự cânbằng sinh thái hết sức tinh tế củathiên nhiên, nơi mỗi sinh vật đượcthiết kế một cách diệu kỳ để giữ vàomỗi vị trí độc đáo, và nơi mỗi khuvực tương tác với tổng thể bằng sự

Page 357: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phức tạp đầy thú vị. Chúng ta hãycùng giữ chút trân trọng dành chocấu trúc tinh vi không kém của thịtrường, yếu tố thường xuyên giànhđược những chiến công mà ngay cảthiên nhiên cũng không dám thử.

Page 358: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 9. Thuốcmen và kẹo, tàuhỏa và tia lửa

Kinh tế học trong phòng xửán

Bridgman làm kẹo từ bếp nhàmình ở London. Ông khá hòa hợpvới hàng xóm láng giềng, trong đócó bác sĩ Sturges, người sống vàhành nghề y tại một ngôi nhà gầnđó.

Năm 1879, bác sĩ Sturges xâymột phòng khám ở cuối vườn, ngay

Page 359: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

gần với bếp của Bridgman. Chỉ saukhi việc thi công hoàn thành, vị bácsĩ mới nhận ra rằng máy làm kẹocủa Bridgman rất ầm ĩ – ầm đếnnỗi không thể sử dụng phòng khámđược. Sturges đâm đơn kiện hòngđóng cửa công việc kinh doanh củaBridgman.

Các thẩm phán sau khi nghe vềvụ kiện cho rằng họ đang quyếtđịnh không chỉ đơn giản là số phậncủa Sturges và Bridgman. Họ cũngđang quyết định – hay ít ra là họ tinvậy – giữa dịch vụ khám chữa bệnhvà kẹo sô-cô-la. Nếu họ chấp thuậnkiến nghị của bác sĩ Sturges, ôngnày sẽ có thể khám cho nhiều bệnh

Page 360: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhân hơn và với hiệu quả cao hơn:mặt trái của một quyết định nhưthế sẽ là sự biến mất các loại kẹocủa Bridgman trên thị trường. Nếuhọ nghiêng về phía Bridgman, kẹocủa ông này sẽ tồn tại trong khi dịchvụ khám bệnh của Sturges biếnmất.

Các thẩm phán xử Sturges thắngkiện. Ông được ban quyền vô điềukiện đòi hỏi Bridgman ngừng sửdụng máy làm kẹo. Để biện chứngcho quyết định của mình, các thẩmphán xem xét một cách dứt khoáttác động của việc sản xuất các loạihàng hóa và dịch vụ khác nhau.Nhưng họ đã sai lầm. Bất chấp

Page 361: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những quan niệm cố hữu của họ,trên thực tế chúng không có chútquyền lực nào để tác động tới việcsản xuất kẹo hay chăm sóc sứckhỏe.

Hãy xem xét một ví dụ đơn giản.Giả sử Bridgman kiếm 100 đô-lamỗi tuần từ việc kinh doanh kẹo, vàSturges kiếm 200 đô-la mỗi tuần từviệc mở phòng khám. Nếu tòanghiêng về phía Sturges, quyết địnhđóng cửa phòng khám củaBridgman, thì khu dân cư sẽ cónhiều dịch vụ y tế hơn nhưng lại ítkẹo hơn.

Mặt khác, tòa cũng có thể

Page 362: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nghiêng về phía Bridgman, chophép ông này gây tiếng ồn. Nhưngtrò chơi không dừng ở đây. Sau khithua kiện, Sturges đưa ra một thỏathuận: “Tôi sẽ trả ông 150 đô-la mỗituần nếu ông tắt máy làm kẹo”.Việc này đem lại cho Bridgmanthêm 50 đô-la một tuần so vớinhững gì ông kiếm được từ việckinh doanh và để lại cho Sturges 50đô-la lợi nhuận thực – không phải200 đô-la, nhưng vẫn hơn là con số0 tròn trĩnh nếu phòng khám củaông ta bị đóng cửa. Cả hai bên đềucó lợi, thỏa hiệp thống nhất,Bridgman ngừng sản xuất, và khudân cư vẫn có nhiều dịch vụ y tế

Page 363: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hơn và ít kẹo hơn.

Nói cách khác, Bridgman vẫn sẽngừng sản xuất dù cho quyết địnhcủa tòa là gì. Quyết định của toàkhông có tác động gì tới trường hợpnày.

Cũng ví dụ đó, nhưng trongtrường hợp ngược lại. Giả sửBridgman kiếm 200 đô-la mỗi tuầntừ công việc kinh doanh kẹo, vàSturges kiếm 100 đô-la mỗi tuần từhoạt động của phòng khám. Nếu tòaxử Sturges thua kiện thì Bridgmansẽ tiếp tục sản được xuất kẹo vàSturges ngừng khám bệnh.

Page 364: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Mặt khác nếu tòa xử Sturgesthắng kiện, thì Bridgman buộc phảingừng công việc kinh doanh của củamình lại. Và giờ thì chính Bridgmanlại là người đưa ra một thỏa thuận:“Tôi sẽ trả ông 150 đô-la mỗi tuầnnếu ông để tôi tiếp tục kinh doanh”.Điều này đem lại cho Sturges thêm50 đô-la so với những gì ông kiếmđược từ việc khám bệnh mỗi tuần;và vẫn đem lại cho Bridgman lợinhuận dương; vì thế, thoả thuậnnày được cả hai bên đồng tình. Thỏathuận diễn ra, Bridgman vẫn tiếptục sản xuất kẹo và Sturges vẫnkhông hành nghề y.

Trong ví dụ này, cũng như ví dụ

Page 365: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trước đó, quyết định của tòa khôngcó tác động tới việc liệu Sturges cómở phòng khám hay không, vàkhông có tác động tới việc liệuBridgman có tiếp tục vận hành máymóc hay không. Các nhà kinh tế họcthích thú với quan sát này khi nóirằng quyết định của tòa “chẳng cónghĩ lý gì”.

Bridgman và Sturges có thểkhông đồng tình với phát ngôn này,vì quyết định của tòa có ý nghĩaquan trọng đối với họ. Trong ví dụđầu tiên, quyết định Sturges thắngkiện, để ông này tiếp tục hoạt độngphòng khám và bỏ mặc sự tồn tạicủa Brigdman, trong khi đó quyết

Page 366: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

định Sturges thua kiện có thể khiếnông này vẫn tiếp tục được mở phòngkhám nhưng sẽ trả cho Bridgman150 đô-la một tuần. Trong ví dụ thứhai, quyết định Sturges thua kiệnkhiến ông này phải đóng cửa phòngkhám và luôn nguyền rủa Bridgmanvì tiếng ồn của máy móc, trong khiđó nếu quyết định Sturges thắngkiện thì sẽ dẫn tới việc ông này vẫnđóng cửa phòng khám nhưng lại vuivẻ vì được nhận séc hàng tuần từông hàng xóm.

Nói một cách chính xác hơn,chúng ta nên nói rằng quyết địnhcủa các thẩm phán chỉ có ý nghĩađối với Sturges và Bridgman mà

Page 367: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

không có ý nghĩa đối với bất kỳ aikhác. Quyết định này không ảnhhưởng tới sự phân bố của các tiềmlực kinh tế. Tức là nó không ảnhhưởng tới số lượng hay trang thiếtbị của hoạt động sản xuất. Các nhàkinh tế học thường lo ngại về sựphân phối tiềm lực kinh tế hơn làviệc dịch chuyển thu nhập giữa cáccá nhân. Chúng tôi đã hé lộ tiêu chícủa mình khi nói rằng các ý kiếncủa tòa án không có “nghĩa lý” gì.

Xung đột giữa Sturges vàBridgman là xung đột giữa việc ainên kiểm soát tiềm lực kinh tế.Tiềm lực trong vấn đề này là môitrường xung quanh phòng khám của

Page 368: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Sturges, và Sturges muốn sử dụnglàm môi trường lý tưởng để suyngẫm, còn Bridgman muốn sử dụnglàm nơi thải tiếng ồn. Tòa có thểban quyền kiểm soát cho một tronghai bên, và có thể bảo vệ quyền đóbằng nhiều cách. Họ có thể banhành lệnh cho phép Sturges đơnphương quyết định sự phân phốicủa không khí; trong trường hợpnày Sturges được bảo vệ bởi quyềntài sản. Cách khác là họ có thể yêucầu Bridgman bồi thường choSturges vì đã gây thiệt hại cho việchành nghề y của ông này; như thếlà Sturges được bảo vệ bởi tráchnhiệm pháp lý cá nhân. Bất cứ

Page 369: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quyết định nào cũng nghiêng vềphía Sturges; và cũng có những lựachọn tương tự nếu tòa muốnnghiêng về phía Bridgman.

Nhưng dù ai kiểm soát tiềm lựckinh tế, và cho dù quyền kiểm soátđược bảo vệ như thế nào, thì ngườiđó sẽ tìm kiếm lợi thế cho riêngmình bằng cách hướng tiềm lực ấyvào cách sử dụng đem lại lợi nhuậncao nhất, cho dù cách sử dụng đó làdo bản thân anh ta hay do hàngxóm. Tòa không thể tác động tới lợinhuận của bất cứ bên kinh doanhnào, và vì thế, không thể kiểm soátcách tiềm năng được sử dụng.

Page 370: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Quan sát gây sửng sốt về sự vôdụng của các thẩm phán này đượcGiáo sư Ronald Coase của trườngĐại học Luật Chicago đưa ra vàonăm 1961. Nó xuất hiện như là mộtbức màn bí mật được hé mở cho cácnhà kinh tế học, các nhà luật học vàhọc giả nói chung. Nó cũng đánhdấu sự ra đời của chuyên ngành hànlâm mới: phân tích kinh tế về luậtpháp.

Để tôn vinh Coase, quan sát củaông được đặt tên là Định lý Coase.Nó áp dụng bất cứ khi nào các bênxung đột có thể thương lượng, đểtiến tới thỏa thuận chung, và để tựtin rằng các điều kiện của họ được

Page 371: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thi hành. Trong những hoàn cảnhnày, Định lý Coase nói rằng sự phânphối của quyền tài sản, hay lựachọn luật trách nhiệm pháp lý, haykhái quát hơn là bất cứ cách phânphối quyền lợi nào (một cách sắpxếp bao gồm quyền lợi của cả haibên và các luật trách nhiệm pháplý) không ảnh hưởng tới sự phânphối cuối cùng của tiềm lực kinh tế.Khi đó, các quyết định của thẩmphám chẳng có nghĩa lý gì hết.

Tuy vậy, có rất nhiều trường hợpmà trong đó Định lý Coase không ápdụng được, vì thương lượng hoặc làbất khả kháng hoặc là quá đắt đỏ.Điều này có thể xảy ra, chẳng hạn,

Page 372: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nếu số lượng các bên liên quantrong xung đột là rất nhiều.

Nếu chỉ có một nông dân liênquan tới vụ việc thì Định lý Coasetrả lời “Không” và “Không chútnào”. Hệt như trường hợp củaSturges và Bridgman, quyết địnhcủa tòa án là khởi đầu của quá trìnhra quyết định, chứ không phải kếtthúc. Nếu tòa án phán quyết rằngngười nông dân có thể ra lệnh chotàu hỏa chạy trên đất trồng trọt củamột nông dân, ngành đường sắt vẫncó thể gợi ý việc mua lại quyền-đi-lại. Nếu tòa phán quyết rằng tàuhỏa có thể chạy trên mặt đất nhưngnông dân này phải được bồi thường,

Page 373: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ngành đường sắt có thể hoặc ngừngviệc chạy tàu, hoặc chạy ít đi, hoặclắp đặt các thiết bị kiểm soát-tialửa, hoặc tiếp tục vận hàng và trảphí tổn, hoặc gợi ý cho người nôngdân một mức phí cố định để di dờicây trồng của mình sao cho khôngcó thiệt hại nào xảy ra. Nếu tòaphán quyết rằng người nông dânkhông có quyền truy đòi hợp phápnào, anh ta có thể gợi ý trả tiền chongành đường sắt để ngừng việcchạy tàu, hay chạy ít hơn, hay lắpđặt các thiết bị kiểm soát tia lửa,hay anh ta có thể tiếp tục công việcvà chịu thiệt hại, hoặc anh ta có thểdi dời cây trồng. Định lý Coase cho

Page 374: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ta biết rằng bất cứ giải pháp nàođược thiết lập sau phán quyết ủnghộ ngành đường sắt cũng sẽ đượcthiết lập sau phán quyết ủng hộngười nông dân, và ngược lại. Điềuduy nhất tòa án thực sự quyết địnhlà ai sẽ trả ai.

Nhưng khi nhiều nông dân bịảnh hưởng, chứ không chỉ một cánhân, thì tình hình trở nên phức tạphơn. Sắp xếp một cuộc thươnglượng giữa 100 cá nhân đòi hỏinhững vấn đề hậu cần phức tạp. Vànhiều trở ngại sẽ nảy sinh. Thậmchí khi đã đạt tới một thoả thuận cólợi cho tất cả mọi người, bất cứngười nông dân nào cũng có thể đe

Page 375: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

dọa “phá bĩnh” và từ chối ký trừ khianh ta được một phần lợi ích của tấtcả mọi người. Nếu một vài nôngdân sử dụng chiêu bài này, mọichuyện sẽ đi vào bế tắc.

Vì vậy, trong trường hợp này,quyết định của tòa trở nên có tácđộng. Dù tòa có xử như thế nào thìcác thương lượng sau đó sẽ khó màđảo ngược quyết định của tòa. Nếungành đường sắt phải chịu tráchnhiệm trước thiệt hại mùa màng,họ có thể chạy ít chuyến hơn haylắp đặt các thiết bị chống tia lửa,nhưng sẽ khó mà có thể thỏa thuậnvới tất cả nông dân để họ di dời câytrồng. Nếu ngành đường sắt không

Page 376: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bị truy cứu trách nhiệm, người nôngdân có thể di dời cây trồng nhưngkhó mà có thể tập hợp nhau lại đểmua các thiết bị chống tia lửa từđường sắt.

Coase xem xét kỹ lưỡng ví dụ nàyvà đặt ra câu hỏi: Giả sử tòa muốnkhuyến khích việc phân phối tiềmlực kinh tế một cách hiệu quả, vậythì tòa nên phán quyết như thếnào?

Trước năm 1961, các nhà kinh tếhọc sẽ đồng loạt trả lời: “Truy cứutrách nhiệm ngành đường sắt”. Lậpluận là thế này: Vì ngành đường sắtgây ra tia lửa, và tia lửa gây thiệt

Page 377: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hại, do vậy cần phải buộc ngànhđường tính đến những thiệt hại đókhi họ quyết định chạy một đoàntàu. Nếu chạy một đoàn tàu đem lạicho ngành đường sắt lợi nhuận trịgiá 100 đô-la, trong khi gây ra thiệthại mùa màng trị giá 200 đô-la, thìviệc chạy tàu không mang lại hiệuquả kinh tế. Làm thế nào để chúngta có thể thuyết phục ngành đườngsắt dừng chạy những đoàn tàu nhưthế? Hãy bắt họ trả 200 đô-la chiphí.

Coase phân tích lập luận này vàtuyên bố nó sai. Nó sai chính xác làở chỗ “tia lửa gây thiệt hại”. Trênthực tế, điều gây ra thiệt hại là sự

Page 378: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hiện diện đồng thời của tia lửa vàcây trồng ở cùng một nơi. Xét vềđiều này, chẳng có lý chút nào khinói rằng “tia lửa gây thiệt hại” hơnlà nói rằng “cây trồng gây thiệt hại”.Nếu loại trừ tia lửa hoặc cây trồng,vấn đề sẽ không còn nữa.

Quay trở lại việc tàu hỏa đem lạicho ngành đường sắt lợi nhuận trịgiá 100 đô-la, và những tia lửa củatàu khi tiếp xúc với cây trồng củangười nông dân sẽ khiến họ bị thualỗ 200 đô-la. Giả sử với chi phí 10đô-la, người nông dân có thể di dờicây trồng tới một địa điểm khác haylắp đặt thiết bị ngăn chặn tia lửa.Khi ngành đường sắt bị truy cứu

Page 379: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trách nhiệm, người nông dân −được bồi thường toàn bộ thiệt hạido tia lửa gây ra − sẽ chọn việckhông thực hiện các biện phápphòng ngừa đó nữa. Ngành đườngsắt thấy tàu không đem lại lợinhuận và ngừng chạy tàu. Chủ sởhữu ngành đường sắt – và thế giới– nghèo đi 100 đô-la.

Nhưng nếu ngành đường sắtkhông bị truy cứu trách nhiệm, mọichuyện sẽ khác. Tàu sẽ tiếp tụcchạy. Người nông dân, không cóquyền truy đòi nào khác, sẽ bảo vệmùa màng của họ bằng số tiền đầutư 10 đô-la. Người nông dân – vàthế giới – sẽ nghèo đi 10 đô-la.

Page 380: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Trong trường hợp này, một kếtcục có hiệu quả kinh tế – tổn thất10 đô-la thay vì 100 đô-la – sẽ chỉđạt được nếu ngành đường sắtkhông bị truy cứu trách nhiệm.Bằng cách đảo ngược các con số, tôicó thể dễ dàng đưa ra một ví dụ chothấy kết quả có hiệu quả sẽ chỉ đạtđược nếu ngành đường sắt bị truycứu trách nhiệm.

Và vì vậy, chúng ta đến với mặttrái của Định lý Coase. Khi hoàncảnh ngăn cản thương lượng, thì cácquyền lợi – trách nhiệm pháp lý,quyền tài sản… trở nên có ý nghĩa.Hơn thế nữa, phương thuốc truyềnthống của các nhà kinh tế học cho

Page 381: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tính hiệu quả – khiến mỗi cá nhânchịu trách nhiệm hoàn toàn trướcphí tổn gây ra đối với người khác –là vô nghĩa. Phương thuốc truyềnthống khiến chúng ta tin tưởng mùquáng rằng một trong hai bên liênquan trong cuộc xung đột có thể sởhữu giải pháp hiệu quả, và tráchnhiệm pháp lý sai lệch có thể loạitrừ động lực để thực thi giải phápđó.

Một số nhà máy gây ô nhiễmbầu không khí, hủy hoại sức khỏevà niềm vui của dân cư trong khuvực. Có nên cho phép người dânkiện vì những thiệt hại này haykhông? Nếu chúng ta trả lời không,

Page 382: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thì nhà máy sẽ không có động lựcnào để chuyển sang dùng nhiênliệu sạch hơn, hay lắp đặt trangthiết bị kiểm soát ô nhiễm, haygiảm sản lượng, hoặc di dời. Nếuchúng ta trả lời có, thì người dânkhông có động lực nào để thực hiệncác biện pháp như dùng sơn chốngô nhiễm, hay quay cửa nhà. Bất cứgiải pháp nào trong số này đều cóthể là giải pháp hữu hiệu nhất. Lýthuyết kinh tế không hé lộ liệu việcnhà máy kiểm soát khí thải hay việcdân cư quay cửa nhà theo hướngngược chiều gió sẽ rẻ hơn. Quyếtđịnh của tòa có ý nghĩa, và quyếtđịnh có hiệu quả dựa vào đặc điểm

Page 383: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

của từng vụ.

Vậy thì, tòa làm được gì? Phầnnhiều tùy thuộc vào mục tiêu củacác thẩm phán. Nếu mục tiêu củahọ là cái gì đó ngoài tính hiệu quảkinh tế − nếu mục tiêu ban đầu củahọ bao gồm công lý, hay công bằng,hay một tiêu chuẩn pháp lý trừutượng – thì phân tích kinh tế cótương đối ít để đóng góp. Nhưngnếu mục tiêu là tính hiệu quả kinhtế, thì còn nhiều điều cần học từphân tích của Coase và những trithức nảy sinh từ đó. Các thẩm phánthường thẳng thắn bộc lộ sự quantâm tới các hệ quả kinh tế của hànhđộng của họ, và các nhà kinh tế học

Page 384: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tin rằng những cân nhắc đó đã đóngvai trò chủ chốt trong sự phát triểncủa luật công. Còn bây giờ, tôi sẽtưởng tượng một thẩm phán, ngườichia sẻ những lo ngại này, và hỏixem chúng ta có thể đưa ra lờikhuyên nào cho ông ấy.

Đầu tiên, chúng ta có thể đưa racam đoan: Nếu ông đang xử một vụtrong đó các bên có thể thươnglượng và thi hành hợp đồng, thìquyết định của ông không có ýnghĩa gì hết và ông sẽ không thểsai. Những thương lượng về sau sẽdẫn tới sự phân phối không hiệuquả của tiềm lực kinh tế và hoàntoàn không phụ thuộc vào quyết

Page 385: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

định của ông.

Thứ hai, xin cẩn trọng: Đừng cốxử một vụ kiện bằng cách quyếtđịnh ai có lỗi. Ngay cả khi ông nghĩrằng ông có thể luận giải cho ýniệm ấy, không có lý do gì cho thấynó sẽ dẫn tới một quyết định hữuích. Chi phí của tổn thất phải dobên có thể ngăn chặn tổn thất vớichi phí thấp hơn gánh chịu, khôngnhất thiết là bên sẽ bị gán cái máclà “thủ phạm” bằng những cáchnghĩ sai lệch thông thường.

Thứ ba, xin chia buồn: Có lẽ sẽrất khó cho ông để biết ai là ngườicó thể ngăn chặn tổn thất với chi

Page 386: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phí thấp hơn. Giả sử ông tuyên bốtrước tòa rằng ngành đường sắt sẽphải chịu trách nhiệm về tổn thấtdo tia lửa gây ra trừ phi người nôngdân có thể ngăn chặn tổn thất vớichi phí thấp, trong trường hợp đóngành đường sắt không phải chịutrách nhiệm nào cả. Vậy ông cómong người nông dân thú nhậnrằng họ có thể ngăn chặn tổn thấtvới chi phí thấp hay không? Tấtnhiên họ sẽ không dại gì thú nhận,và trừ phi ông là chuyên gia trongcả lĩnh vực nông nghiệp lẫn ngànhđường sắt, còn nếu không, ông khómà biết nơi nào để truy cứu tráchnhiệm.

Page 387: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Thứ tư, một gợi ý: Cố gắng tạođiều kiện để các bên thỏa thuận vớinhau. Nếu họ có thể thoả thuận thìchúng ta sẽ quay trở lại với hoàncảnh mà chúng ta không thể saiđược.

Tôi xin được mở rộng gợi ý hơnmột chút bằng một ví dụ. Ví dụ nàykhông vờ tính tới tất cả những gì cóthể thứ yếu trong thế giới thực; nóbị lột trần để minh họa một luậnđiểm.

Công nhân khai thác than bị rấtnhiều chấn thương liên quan tớicông việc. Số lượng và mức độ củanhững chấn thương này có thể được

Page 388: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

giảm bớt nếu chủ khai thác lắp đặtcác thiết bị an toàn. Theo Định lýCoase, quyết định về việc liệu cónên lắp đặt những hệ thống nhưthế không phụ thuộc vào việc liệuchủ khai thác có phải chịu tráchnhiệm trước những tai nạn củacông nhân hay không.

Nếu có thể lắp một chiếc máyvới giá 5.000 đô-la để ngăn chặn chiphí y tế trị giá 8.000 đô-la, ngườichủ bị yêu cầu trả những chi phí ytế đó sẽ lắp đặt máy. Nếu chủkhông phải trả chi phí, thì ông tavẫn sẽ lắp máy, vì nhân viên củaông ta gợi ý sẽ trả ông ta khoảng7.000 đô-la để làm việc đó. (Trên

Page 389: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thực tế, cách thức để có được khoảntiền này là chấp nhận mức lươngthấp hơn.)

Vì thế, từ quan điểm tìm ra đủ sốthiết bị an toàn để lắp đặt, thẩmphán không thể quyết định sai dùông ta có phán quyết thế nào đichăng nữa.

Tuy nhiên, có một cách khác đểngăn tai nạn: Công nhân khai thácthan có thể chú ý hơn khi làm việcdưới lòng đất. Nếu họ phải chịutrách nhiệm về chi phí y tế của bảnthân, họ sẽ có động lực để làm nhưvậy. Nếu chủ phải chịu trách nhiệmvề chi phí y tế, động lực này đã bị

Page 390: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

giảm bớt đáng kể. Tuy nhiên, Địnhlý Coase một lần nữa lại thể hiệnvai trò ở đây: Chủ khai thác có thểgợi ý tăng lương cho công nhân đểđổi lấy hành vi cẩn trọng của họ.Mức độ cẩn trọng cuối cùng sẽ hoàntoàn bằng với mức độ cẩn trọng khibản thân công nhân phải chịu tráchnhiệm.

Nhưng còn một nút rối nữa: Giảsử chủ khai thác phải chịu tráchnhiệm. Ông ta tăng lương cho mỗicông nhân thêm 10 đô-la một ngàyđể đổi lấy việc họ phải chú ý hơnkhi ở trong hầm mỏ. Công nhânchấp nhận khoản tiền, chui xuốnglòng đất tối tăm nơi người chủ

Page 391: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

không bao giờ phải đặt chân vào, vàtiếp tục đùa cợt nhau cứ như thể họchưa từng thỏa thuận. Khi đó, ôngchủ không phải là người khônngoan hơn.

Trong trường hợp này, hợp đồngkhông được thực thi bởi sự lơ là củacông nhân, điều đó chứng minhrằng Định lý của Coase là sai. Côngnhân mỏ có hành vi khác, và bấtcẩn hơn – khi ai đó trả tiền phí y tếcho họ.

Hãy đặt chúng ta vào địa vị củathẩm phán. Ông ta không biết liệuthiết bị an toàn có hữu ích tươngxứng với chi phí bỏ ra hay không,

Page 392: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bởi vì ông không có kinh nghiệmtrong ngành mỏ và không có cáchnào hay ho để ước lượng được là nósẽ ngăn chặn bao nhiêu tai nạn.Ông ta không biết liệu việc côngnhân mỏ cẩn trọng hơn có hữu íchtương xứng với chi phí hay không, vìcùng một lý do (và cũng vì ông takhông có cách nào để ước lượng sốtiền tương xứng với chi phí của mộtcông nhân luôn cẩn trọng trongcông việc). Nhưng ông ta biết mộtđiều: Nếu công nhân phải gánhchịu chi phí y tế thì mọi thứ đều làcó thể. Họ sẽ tự nguyện lựa chọncẩn trọng nếu cẩn trọng có hiệuquả, và họ sẽ trả tiền để chủ khai

Page 393: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thác lắp đặt thiết bị an toàn nếuthiết bị đó hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu chi phí bị đặt lênvai chủ khai thác, sẽ chỉ có một nửamọi thứ là có thể. Vẫn sẽ đúng là sẽcó thiết bị an toàn nếu thiết bị antoàn có hiệu quả. Nhưng sẽ khôngthể có sự cẩn trọng, bởi sự cẩntrọng đòi hỏi phải có một hợp đồngcó hiệu lực, và nó đòi hỏi người chủquan sát phải hành vi của nhânviên, và đó là điều bất khả kháng.

Bài học trong ví dụ đơn giản nàylà để công nhân mỏ gánh chịu chiphí tai nạn, sao cho tất cả cácphương cách hữu ích tương xứng

Page 394: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

với chi phí để ngăn chặn tai nạn cóthể được áp dụng. Bài học lớn hơnlà các thẩm phán nên giao tráchnhiệm theo cách tối đa hóa các cơhội cho các thương lượng sau khi xửán. Vì các thẩm phán không phải làngười “biết tuốt”, họ nên đưa ra cácphán quyết có thể dễ dàng đảongược bằng thỏa hiệp giữa các bêntham gia. Sau cùng, chính các bêntham gia mới là người biết nhiềunhất về chi phí và hậu quả củahành động của chính họ.

Tôi xin được kết thúc bằng mộtví dụ cuối cùng để củng cố cùng mộtluận điểm. Bệnh nhân đôi khi mắcbệnh AIDS qua truyền máu. Khi

Page 395: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

điều này xảy ra, có nên cho họquyền kiện bác sĩ hay không?

Có ít nhất hai cách để giảm nguycơ mắc bệnh AIDS. Một là, tìmkiếm nguồn cung cấp máu tốt nhất.Hai là bệnh nhân – người ít nhất cóthể vẫn chưa nhiễm bệnh sau khitruyền máu, nhưng vẫn phải đốimặt với những nguy cơ khác – thựchiện lối sống lành mạnh.

Nếu các bác sĩ phải chịu tráchnhiệm, họ sẽ cẩn trọng với việcchọn nguồn cung cấp máu. Khôngmay, một bệnh nhân vừa đượctruyền máu biết rằng nếu anh tamắc bệnh AIDS tại một bữa tiệc sa

Page 396: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đọa sau khi truyền máu, anh ta cóthể đổ lỗi cho bác sĩ và nhận khoảntiền lớn. Vì thế mà có thể anh ta lạiăn chơi xa đoạ hơn là trong trườnghợp ngược lại. Xu hướng này có thểđược bồi lại: Theo nguyên tắc, bác sĩcó thể đưa cho bệnh nhân một độngcơ tài chính để bệnh nhân sốngđiều độ hơn. (Giảm giá 50 đô-la khitruyền máu cho những bệnh nhânđồng ý ở nhà vào đêm thứ bảy!)Nhưng nếu bác sĩ không thể quansát lối sống của bệnh nhân, giảipháp này là phi thực tiễn. Kết quảlà tiệc tùng vẫn quá nhiều.

Mặt khác, nếu bệnh nhân phảichịu trách nhiệm, họ sẽ cẩn thận

Page 397: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hơn khi vui chơi, nhưng các bác sĩlại không có động cơ nào để tìmkiếm nguồn cung cấp máu tốt nhất.Ở đây, một lần nữa, có ít nhất mộtgiải pháp về nguyên tắc: Bệnh nhâncó thể đề nghị trả thêm tiền chomáu an toàn đến 99%, hơn là 98%,để không bị mắc bệnh AIDS. Khôngmay là điều này không thể giảmnhẹ nguy cơ mắc AIDS nếu bác sĩbỏ túi số tiền đó, dùng loại máu cóđộ an toàn chỉ 98%, và bày tỏ sựthương cảm sâu sắc nhất khi bệnhnhân không may mắc bệnh.

Điều này có nghĩa là mỗi tráchnhiệm pháp lý đều có sai lầm theocách riêng của nó. Tòa án, khi thiếu

Page 398: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đi diễm phúc có được chuỗi triết lýbất tận về cái lợi và hại, phải lựachọn bên này hoặc bên kia. Cả tôivà Giáo sư Coase, hay bất cứ nhàkinh tế học nào khác đều biết đâulà quyết định đúng đắn, và khôngđiều gì trong kinh tế học có thểquyết định trường hợp này. Nhưngnhững gì Coase mang tới cuộc thảoluận là một cách hoàn toàn mới đểcân bằng các vấn đề. Tòa án khôngthể biết liệu có đáng để nâng cấpchất lượng máu từ 98%không−AIDS lên 99% hay không;họ không thể biết chi phí liên quanvà họ không thể biết bệnh nhânđánh giá 1% phụ thêm của sự yên

Page 399: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tâm đó là bao nhiêu. Họ không thểbiết liệu có đáng để bệnh nhân phảichịu trách nhiệm để họ ngừng việcquan hệ tình dục bừa bãi haykhông.

Gợi ý ở đây là tòa án không nêncố ước lượng những chi phí và lợiích như thế. Thay vào đó, chúngđược hé lộ tốt nhất qua nhữngthương lượng giữa bệnh nhân vàbác sĩ. Câu hỏi đúng đắn để tòa xemxét sẽ là: Quyết định truy cứu tráchnhiệm nào sẽ ít can thiệp vàonhững thương lượng này nhất?Không phải lúc nào chúng ta cũngbiết câu trả lời, nhưng tìm ra câuhỏi đúng ít ra cũng là có tiến bộ.

Page 400: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học
Page 401: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

III. ĐỌC TIN TỨCNHƯ THẾ NÀO?

Chương 10. Chọnphe nào trong cuộc

chiến chống matúy?

Tờ Atlantic Monthly sai lầmnhư thế nào?

Richard J. Dennis là cố vấn cấp

Page 402: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cao của Trung tâm Chính sách Matúy tại Washington, D.C. Ông ta cònlà thương nhân, chủ sở hữu mộtphần Chicago White Sox và tổngbiên tập của một ấn phẩm đượcxuất bản hàng quý. Và ông ta chínhlà tác giả của quan điểm đối lậpquan trọng về phân tích chi phí - lợiích kém cỏi nhất từng xuất hiệntrên báo chí. Tôi biết được tất cảnhững điều này qua số báo tháng 11năm 1990 của tờ Atlantic Monthly,trong đó có bài viết của Dennis vớitựa đề “Bài toán kinh tế cho việchợp pháp hóa việc sử dụng ma túy”.Những mối quan hệ và sự nghiệpcủa ông ta được đăng trên mục

Page 403: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

“Những người đóng góp” trên trangnhất của tạp chí. Triển lãm quánquân của sự mù quáng về kinh tếcủa ông ta được trưng bày trongchính bài báo đó.

Dennis kết luận rằng lợi ích củaviệc hợp pháp hóa sẽ lớn hơn rấtnhiều chi phí, và tôi không hề nghingờ rằng kết luận của ông ta làđúng đắn. Nhưng ông tiến tới kếtluận đó chỉ bằng cách tính chi phínhư lợi ích, tính lợi ích như chi phí,bỏ qua một loạt các yếu tố quantrọng ở mỗi bên bảng kế toán, vàtính trùng một số mà ông sực nhớra.

Page 404: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Sai lầm lớn tới mức này cầnđược biết tới một cách rộng rãi hơn.Chúng ta thường học hỏi từ lỗi lầmcủa người khác, vì vậy, việc pháthiện nhiều lỗi lầm đến vậy cùngmột chỗ thật là may mắn. Còn cáchnào để thông thạo các nguyên tắcphân tích chi phí - lợi ích tốt hơnviệc phân tích một công trình màchỉ một mình nó đã đi ngược lại tấtcả các nguyên tắc đó?

Ví dụ:

Nguyên tắc 1: Doanh thu thuếkhông phải là lợi ích thực, và giảmdoanh thu thuế không phải là lợiích thực. Ngài Dennis ước tính rằng

Page 405: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nếu ma túy được hợp pháp hóa và bịđánh thuế, chính phủ có thể kiếmđược ít nhất là 12,5 tỉ đô-la doanhthu mỗi năm, và ông ta tính toánrằng doanh thu đó cũng tươngđương như lợi ích của việc hợp pháphóa. Nhưng doanh thu thuế thựcchất chỉ là chuyển tiền từ túi ngườinày vào túi người khác. Xét từ quanđiểm của toàn xã hội – quan điểmmà phân tích chi phí - lợi ích đòi hỏi– chúng chẳng có lợi cũng chẳng cóhại. Sẽ chẳng ích gì khi tính toánchúng, và chúng không bao giờ nênbị trừ hay cộng vào bất cứ bên nàocủa bảng kế toán.

Nếu doanh thu thuế đại diện

Page 406: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cho lợi ích thực của xã hội, thì nó sẽtheo đuổi con đường đến với sự giàucó để cho chính phủ đánh thuế mỗihoạt động ở mức cao nhất có thể.Sau khi doanh thu được phân phốilại, nó có thể được đánh thuế mộtlần nữa để vẫn đem lại nhiều củacải hơn nữa. Không ai từng đóngthuế sẽ gặp khó khăn trong việcmoi móc bất cập trong chương trìnhnày: Bất cứ thứ gì nhân viên thuthuế thu về cũng chính là những gìngười đóng thuế mất đi.

Nếu chính phủ yêu cầu tất cảmọi người tại các số nhà chẵn trảmột đô-la cho các số nhà lẻ, sẽkhông ai tranh cãi rằng nguồn lực

Page 407: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

của xã hội có thêm một khoản tăngthực. Nếu chính phủ định ra mứcthuế là một đô-la đối với mỗi ngườitrong số 100 triệu người dân Mỹsống tại số nhà chẵn và phân phốikhoản tiền thu được, doanh thu củachính phủ sẽ tăng thêm 100 triệuđô-la mà không có thêm lợi ích thựcnào cho xã hội.

Tất nhiên, điều này giả địnhrằng chính phủ có phân phối lại thunhập – hoặc là trực tiếp (chẳng hạnnhư qua các khoản an sinh xã hội)hay gián tiếp (chẳng hạn như bằngcách xây dựng một bưu điện cungcấp những dịch vụ có giá trị). Nếuchính phủ chọn việc dùng 100 triệu

Page 408: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đô-la đó trong doanh thu mới tìmđược vào một dự án lãng phí nào đóthay vì phân phối nó, thì xã hội sẽ bịnghèo đi. Nhưng sự nghèo đi nàynên thuộc về bản thân dự án lãngphí đó, chứ không phải chế độ thuếcung cấp vốn cho nó. Một mìnhdoanh thu vốn không phải là lợi íchthực cũng không phải là chi phíthực.

Trường hợp của Dennis căn cứvào nhiều quan sát là nếu ma tuýđược hợp pháp hoá thì chúng ta cóthể đánh thuế; có rất nhiều cáchoạt động sẵn có khác để đánhthuế. Nếu tồn tại thứ gọi là lợi íchxã hội đối với việc hợp pháp hóa thì

Page 409: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chắc hẳn nó phải nằm ở một chỗnào đó.

Nguyên tắc 2: Một chi phí là chiphí, cho dù ai phải gánh nó đi nữa.Tại thời điểm này, ngài Dennis đãđếm 12,5 tỉ đô-la trong những lợiích không tồn tại của hợp pháp hóama tuý. Ông còn nhét thêm 28 tỉ đô-la mỗi năm tiết kiệm được từ chiphí chính phủ trong việc bắt giữ,truy tố và bỏ tù những kẻ vi phạmluật buôn bán chất gây nghiện. Saukhi đã ước tính dôi thái quá nhữnglợi ích của doanh thu thuế, (mà nếuđược tính đúng, là 0, chứ khôngphải 12,5 tỉ đô-la), giờ ông đảo taylái sang hướng mới bằng cách ước

Page 410: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tính dôi thái quá chi phí của việc thihành luật.

28 tỉ đô-la của ngài Dennis là chiphí trực tiếp bằng tiền mặt củachính phủ. Nhưng ông đã quên tínhthêm chi phí của việc ngồi tù màbản thân các tù nhân phải chịu. Vàitrăm nghìn người trong số họ bịcướp đi cơ hội có công ăn việc làm,chăm sóc gia đình, hay thả bướctrên bãi biển. Việc hợp pháp hóa sẽkhông tước đi những cơ hội đó. Lợiích đó ít nhất cũng đủ lớn bằngnhững gì ngài Dennis nghĩ rằng cáccơ quan thi hành luật có thể tiếtkiệm.

Page 411: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Bây giờ một số hoặc tất cả các lợiích này có thể dồn về một vài đặcđiểm khá vô vị hoặc những đặcđiểm mà một vài người trong chúngta có thể coi là không đáng. Nhưngdù gì chúng vẫn là lợi ích, và phảiđược tính là lợi ích. Phân tích chiphí - lợi ích không đưa ra sự khácbiệt về mặt đạo đức nào cả; nó đơngiản là gộp tất cả những gì tốt đẹpnảy sinh từ một hành động và đốingược nó với điều xấu. Nếu một kẻbuôn ma túy không vui hay trở nênvô dụng khi ở trong tù, thì nhữngmất mát của anh ta ở phương diệnđó cũng là những chi phí xã hội nhưmức lương của quản ngục và chi phí

Page 412: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

xây dựng nhà tù. Viễn cảnh loại trừnhững chi phí đó là lợi ích chínhđáng của việc hợp pháp hóa.

Làm thế nào để chúng ta có thểtính được giá trị tiền bạc so với sựtự do tiềm năng của tù nhân? Vềnguyên tắc, cần một con số đúng đểsử dụng, được quyết định bởi sự sẵnsàng trả tiền của tù nhân: Đó làlượng tiền anh ta sẽ sẵn sàng trả đểtránh phải nhận án tù. Trên thực tế,chúng ta có thể ước chừng con sốnày bằng thu nhập của tù nhân nếuđược tự do. (Đây có thể là cách ướcchừng chưa thật hiệu quả nhưng làcách tốt nhất hiện nay). Thu nhậpđó, nếu tính của tất cả các tù nhân

Page 413: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

liên quan tới ma túy, chắc chắn cóthể lên tới hàng tỉ đô-la. Chúng tanên thêm vào đó chi phí khi ngườisử dụng ma túy phải gánh chịu đểtránh bị phát hiện, truy cứu và nhậntội, mà ngài Dennis cũng đã bỏ qua.

Nguyên tắc 3: Một hàng hóa làmột hàng hóa, cho dù ai sở hữu nóđi chăng nữa. Ngài Dennis tin rằngviệc sử dụng ma túy dẫn lối cho tộiác và cụ thể là phải chịu tráchnhiệm với 6 tỉ đô-la thất thoát dotrộm cắp hàng năm. Nhưng việctrộm cắp tài sản cũng không hềchấm dứt. Khi một chiếc tivi bịchuyển từ nhà này sang nhà khác,nó vẫn là một nguồn giải trí hữu ích

Page 414: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

như nó muôn đời như vậy. Điều nàyđúng ngay cả khi người hưởng thụnhững dịch vụ ấy là kẻ trộm hayngười buôn bán tài sản trộm cắp.

Nạn trộm cắp cũng có chi phí xãhội. Một là giá trị của thời gian vànăng lượng của tên trộm, mà nếukhông thì đã có thể được dùng vàomột số công việc khác. (Nếu tôidành cả buổi chiều nghĩ kế ăn cắpxe đạp của bạn, cuối cùng chúng tachỉ có một chiếc xe đạp; nếu tôidành cùng buổi chiều đó lắp rápmột cái xe đạp, cuối cùng chúng tasẽ có hai chiếc.) Nhưng chi phí nàycó lẽ là ít hơn rất nhiều so với giá trịcủa tài sản bị ăn cắp.

Page 415: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Một tên trộm kém cỏi nhất tạiMỹ phải thêm công sức đáng giá100 đô-la mỗi lần hắn ta ăn trộm100 đô-la. Nếu chi phí của hắn tadưới 100 đô-la, những người khácthậm chí còn kém hơn hắn ta sẽthấy nghề ăn trộm có lãi, và quyếtđịnh bước vào nghề này. Khi đó,hắn ta sẽ không còn là tên trộmkém nhất nước Mỹ nữa. Nếu chi phícủa hắn ta cao hơn 100 đô-la, hắn tasẽ không làm kẻ trộm được bao lâu.

Nhưng đó chỉ mô tả về tên trộmkém nhất. Vì các tên trộm khác cừhơn, nên chúng chắc hẳn phải ăntrộm được tài sản đáng giá 100 đô-la với công sức dưới 100 đô-la. Hậu

Page 416: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quả là giá trị của tài sản bị trộm gầnnhư lúc nào cũng vượt quá mức chiphí ăn trộm nó.

Mặt khác, chúng ta còn chưatính toán tất cả các chi phí xã hộicủa nạn trộm cắp. Các chi phí khácnảy sinh từ nỗ lực của nạn nhântrong việc bảo vệ mình bằng cáchmua chuông chống trộm, thuê cảnhsát và nhân viên an ninh, tránh đilại trong những khu vực nguy hiểm.Khi những yếu tố này được tính tới,chi phí xã hội của tội ác có thể caohơn hoặc thấp hơn giá trị của tàisản bị trộm. Vì thế, 6 tỉ đô-la củaDennis có thể là ước tính quá caohoặc quá thấp lợi ích của việc giảm

Page 417: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tội ác nhờ hợp pháp hóa ma túy; dựđoán của riêng tôi là dự đoán đó quácao. Trong bất cứ hiện tượng nào,con số 6 tỉ đô-la ngày hôm nay hoàntoàn không thích đáng trong tínhtoán chính xác.

Để tóm tắt trường hợp này từđầu tới giờ, Dennis tính nhữngkhoản sau đây là lợi ích hàng nămcủa việc hợp pháp hóa ma túy: 12,5tỉ đô-la doanh thu thuế (tính dư12,5 tỉ đô-la), 28 tỉ đô-la tiết kiệmcho chi phí thi hành luật (tính dưlớn, vì nó bỏ qua giá trị tự do của tùnhân), và 6 tỉ đô-la phòng ngừatrộm cắp (ước lượng hoàn toànngẫu nhiên vì nó tính toán dựa trên

Page 418: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

giá trị của tài sản bị đánh cắp nhưngkhông liên quan gì tới chi phí thựcsự của hành vi trộm cắp). Ông cònthêm vào 3,75 tỉ đô-la tiết kiệm từchi phí quân sự để chống lại nhữngtrùm ma túy ở Colombia, với tổnglợi ích hàng năm lên tới 50,25 tỉ đô-la.

Sau khi hoàn thành khảo sát lợiích, ngài Dennis chuyển hướng khảnăng phân tích của mình sang việctính toán chi phí. Tại đây, ngài tamào đầu ngay bằng cách đi ngượclại nguyên tắc quan trọng nhất trênđời:

Nguyên tắc 4: Tiêu dùng tự

Page 419: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nguyện là điều tốt. Ngài Dennisnhận ra rằng hợp pháp hóa sẽ dẫntới giá ma túy thấp hơn và tăng sửdụng ma túy. Ông tính toán rằngđây là chi phí của hợp pháp hóa.Nhưng những tên nghiện có thểtăng mức tiêu thụ do giá giảm lạiđược hưởng lợi, chứ không hề phảichịu tổn thất.

Tất nhiên, điều này giả địnhrằng người ta biết cái gì là tốt nhấtcho mình, và ai đó có thể tranh luậnrằng trong trường hợp như ma túy,điều này không phải lúc nào cũngđúng. Nhưng tất cả các cơ chế lýthuyết vốn được thiết lập để chứngminh cho những tính toán chi phí-

Page 420: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

lợi ích dựa nhiều vào giả định này;hậu quả là, phân tích là bất khảkháng nếu thiếu nó. Hoặc là chúngta chấp nhận giả định này hoặc làchúng ta bị buộc phải đánh giá cácchính sách dựa vào một cái gì đóngoài cơ sở chi phí-lợi ích.

Vì ngài Dennis muốn thực hiệnnhững tính toán chi phí-lợi ích,chúng ta hãy chấp nhận giả địnhđược yêu cầu này và ước tính lợi íchcủa việc hợp pháp hóa.

Khi bạn đói bụng đến mức sẵnsàng trả 15 đô-la cho một chiếcbánh pizza và có thể mua một cáivới giá thị trường là 10 đô-la, các

Page 421: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhà kinh tế học nói rằng thặng dưtiêu dùng của bạn là 5 đô-la. Bạnkiếm được thặng dư tiêu dùng vớihầu như tất cả những thứ bạn mua;lượng tối đa bạn sẵn sàng trả hầunhư lúc nào cũng vượt quá số tiềnthực bạn trả trên thị trường. Trongmột nền kinh tế cạnh tranh, tất cảcác lợi ích do thị trường đem lạithường xuất hiện dưới dạng thặngdư tiêu dùng. Trong hầu như bất cứphân tích chi phí-lợi ích nào, thặngdư tiêu dùng là một trong nhữngnguồn lợi chính.

Khi giá pizza giảm từ 10 đô-laxuống còn 8 đô-la, thặng dư tiêudùng của bạn tăng vì hai lý do. Thứ

Page 422: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhất, bạn có thêm thặng dư tiêudùng trị giá 2 đô-la với mỗi chiếcpizza bạn mua, chỉ vì giá cả thấphơn. Thứ hai, bạn có lẽ sẽ muanhiều pizza hơn, và vì vậy, có thêmcơ hội kiếm thặng dư. (Một sốngười thậm chí có thể nhắm mắtnhắm mũi mà ăn để kiếm đượcthặng dư trong khi trước đó họkhông có gì).

Điều đầu tiên – lợi thế của giáthấp hơn – không phải là lợi ích xãhội thực. Việc trả 8 đô-la thay vì 10đô-la cho một chiếc pizza là rất tốtcho người tiêu dùng, nhưng ngườilàm pizza có lẽ có quan điểm khác.Những gì người tiêu dùng thu được

Page 423: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

từ giá cả thấp hơn sẽ bù vào lượngmất mát tương đương của người sảnxuất. Giá cả thấp hơn và bản thânnó không ảnh hưởng tới sự cânbằng giữa chi phí và lợi ích khi lợiích của cả người tiêu dùng lẫn nhàsản xuất được tính tới.

Tuy nhiên, nguồn thứ hai củathặng dư tăng – thực tế là người taăn và thích ăn pizza hơn trước – lànguồn lợi xã hội thực và phải đượctính là lợi ích. Nếu chính phủ thayđổi chính sách và khiến giá pizzagiảm đi 2 đô-la, một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng trong phântích chính sách sẽ là ước tính mứctăng trong thặng dư tiêu dùng từ

Page 424: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

việc tăng lượng tiêu thụ pizza.

Ma túy cũng như vậy. Vì mụcđích của cuộc tranh luận, chúng tahãy chấp nhận những con số trongbài viết của ông Dennis: 30 triệungười sử dụng hiện hành, tiêu tổngsố 100 tỉ đô-la hàng năm, và thêm7,5 triệu người sử dụng sau hợppháp hóa khiến giá cả giảm xuốngcòn 1/8 mức hiện tại. Một phéptính số học nhỏ cũng cho thấy rằngnhững người sử dụng mới sẽ tiêutổng cộng là khoảng 3 tỉ đô-la vàonhững loại ma túy mới với giá thấp.Cũng sẽ là hợp lý để suy luận từnhững con số này rằng tổng giá trịcủa các loại thuốc này – lượng tiền

Page 425: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những người sử dụng mới sẵn sàngtrả nếu cần – là khoảng 10 tỉ đô-la.

Vì vậy, hợp pháp hóa sẽ đem lạilợi ích thực cho người sử dụng mớikhoảng 7 tỉ đô-la mỗi năm. Thậmchí con số ước tính đó không baogồm lợi ích cho người sử dụng hiệnhành, những người chắc chắn sẽtăng mức tiêu thụ của chính mình.

Thay vì 7 tỉ đô-la lợi ích mànhững con số của chính ông hàm ý,ông Dennis tính lượng ma túy đượcsử dụng nhiều hơn là 25 tỉ đô-la chiphí. Tại sao là 25 tỉ đô-la? Đó là ướctính của ông về chi phí y tế tư nhânvà thu nhập cá nhân mất đi do

Page 426: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người sử dụng mới tiêu thụ ma túy.(Ít nhất giờ đây việc ông Dennis bắtđầu quan tâm tới thu nhập cá nhânbị mất mát là điều ấm lòng. Thờithu nhập cá nhân còn bị đánh thuế,điều này dường như chẳng làm ôngmảy may đoái hoài.)

Trong bất cứ trường hợp nào, 7 tỉđô-la gia tăng trong thặng dư tiêudùng đã là tổng chi phí y tế và thấtthu nhập. Bất cứ thiệt hại nào nhưthế lẽ ra sẽ được phản ánh trong sựsẵn sàng của người ta khi muathuốc và cũng sẽ được tính tới trongphép tính ban đầu. Tuy nhiên, ôngDennis, sẽ để chúng ta liệt kênhững chi phí cá nhân này vào một

Page 427: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhóm khác, vì vậy mà vi phạmthêm một nguyên tắc nữa:

Nguyên tắc 5: Đừng tính trùnglặp

“Kinh tế học của hợp pháp hóama túy” là một trong những mônhọc chi phí-lợi ích tồi nhất từ trướctới giờ. Tác giả của nó (chắc hẳn cónét tương đồng với các biên tập viêncủa tờ Atlantic) đã thất bại trongviệc nắm vững hai siêu nguyên lý cơbản mà từ đó tất cả các nguyên lýkhác tuân theo:

Chỉ các cá nhân mới quan trọng

Page 428: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Tất cả các cá nhân có tầm quantrọng như nhau

Đây là những luật lệ của trò chơichi phí-lợi ích. Bạn không cần phảituân theo chúng, nhưng nếu bạnkhông làm như vậy, bạn đã chơi tròkhác mất rồi.

Nếu ông Dennis nhớ rằng chỉ cáccá nhân mới quan trọng, ông ta hẳnđã không mắc phải lỗi lầm sơ đẳnglà coi doanh thu chính phủ là điềutốt. Chính phủ không phải là một cáthể, vì vậy không tính đến chínhphủ. Doanh thu chính phủ phân

Page 429: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phối tới các cá nhân là điều tốtnhưng nó bị bù trừ với lượng thuếthu từ các cá nhân, mà đây là điềutệ hại như thế. Bạn có thể tính cảhai (trong trường hợp chúng loạitrừ lẫn nhau) hay, đơn giản hơn,bạn không tính được yếu tố nàohết.

Dù bạn có đã nghe được gì, cácnhà kinh tế học hoàn toàn thờ ơ đốivới những điều “có lợi cho đấtnước”, “có lợi cho nền kinh tế” hay“có lợi cho General Motors”. Nếu lợinhuận của General Motors tăngthêm 100 triệu đô-la, các nhà kinhtế học sẽ hài lòng vì bản thân cácông chủ của General Motors giàu

Page 430: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hơn tới 100 triệu đô-la. NếuGeneral Motors đóng cửa trong khicác ông chủ mải mê ngồi thiền, tìmkiếm cõi tĩnh tâm siêu việt mà tổnggiá trị của họ là 100 triệu đô-la, cácnhà kinh tế học cũng hài lòng hệtnhư vậy.

Liệu người dân Mỹ có nên làmviệc chăm chỉ hơn và đầu tư nhiềuhơn vào sản lượng công nghiệp haykhông? Câu trả lời của nhà kinh tếhọc là: Chỉ khi nó làm người tahạnh phúc hơn. Các phát thanhviên báo cáo mức tăng trưởng kinhtế cứ như thể đó là lợi ích mà khôngcó chút chi phí bù trừ nào. Tăngtrưởng có lợi cho các cá nhân, vì nó

Page 431: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cho phép họ tăng tiêu dùng tươnglai. Các điều kiện đem lại tăngtrưởng áp đặt chi phí vào cá nhân,những người phải làm việc vất vảhơn và tiêu dùng ít hơn trong hiệntại. Sự trao đổi này có đáng không?Câu trả lời tùy thuộc hoàn toàn vàonhững ưu tiên của chính các cánhân. Những gì “có lợi cho nền kinhtế” không phải là một trong nhữnggì nhà kinh tế học xem xét.

Nếu Richard J. Dennis quan tâmtới các cá nhân, hơn là những thựcthể trừu tượng như nền kinh tế haychính phủ, ông ta lẽ ra sẽ khôngmắc phải lỗi tính mỗi chi phí chínhphủ khi tính toán chi phí thi hành

Page 432: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

luật. (Chi phí chính phủ là chi phíthực, nhưng là duy nhất vì các hóađơn cuối cùng được trả bởi các cánhân đóng thuế). Ông ta lẽ ra đãkhông bỏ qua chi phí của các cánhân dành thời gian để ngồi tù,những cá nhân dành nguồn lực đểbảo vệ bản thân trước tội ác, vànhững kẻ nghiện ngập dành nguồnlực để tránh bị bắt.

Vì tất cả các cá nhân đều quantrọng, và vì các cá nhân khác nhaucó lợi ích đối nghịch nhau, nênchúng ta cần một quy định để cânnhắc ưu tiên của người này vớingười kia. Nếu chúng ta được gọilên để quyết định xem có nên mở

Page 433: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

rộng ngành công nghiệp khai thácgỗ hay không, và nếu Jack coi trọngnhững tờ báo trong khi Jill coi trọngcây rừng, chúng ta cần một cách đểso sánh lợi ích tiềm năng của Jackvới mất mát tiềm năng của Jill. Córất nhiều quan điểm có thể bảo vệđược về mặt lý thuyết ở đây, vàlogic của phân tích chi phí-lợi ích(mà đâu đó tôi gọi một cái tên kháclà “logic của tính hiệu quả”) lựachọn mơ hồ giữa chúng. Vị trí củanó được nêu lên trong siêu nguyênlý thứ hai của chúng ta: Tất cả cáccá nhân đều có tầm quan trọng nhưnhau, sức mạnh của sự ưa thích củahọ được đo bằng sự sẵn sàng chi

Page 434: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trả. Nếu Jack coi một cái cây trongnhà máy cưa đáng giá 100 đô-la vàJill coi một cái cây còn sống trongrừng đáng giá 200 đô-la, thì chúngta tuyên bố lợi ích của việc đốn câylà 100 đô-la và chi phí là 200 đô-la.Chúng ta không đi sâu vào giá trịđạo đức của Jack hay của Jill.

Về nguyên tắc, nếu chúng tahình dung được thay đổi trongchính sách (chẳng hạn, từ việc cấmma túy tới khoan dung), chúng ta cóthể mường tượng ra cuộc thínghiệm sau đây. Hãy xếp nhữngngười ủng hộ hoàn cảnh hiện tạithành một hàng và hỏi mỗi ngườitrong số họ: “Bạn sẽ sẵn sàng trả

Page 435: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bao nhiêu để ngăn chặn sự thay đổichính sách này?”. Gộp các phản hồilại, và bạn đã tính được tổng chi phícủa việc thay đổi chính sách. Giờxếp những người ủng hộ việc thayđổi thành một hàng và hỏi mỗingười trong số họ, “Bạn sẽ sẵngsàng trả bao nhiêu để chứng kiếnsự thay đổi của chính sách này?” −tổng phản hồi của họ là tổng lợi ích.

Việc chúng ta khăng khăng coicác cá nhân như nhau có một sốhàm ý đáng chú ý. Một gợi ý là thayđổi giá cả không bao giờ là điều xấucũng chẳng phải là điều tốt. Bất cứnhững gì người mua được lợi, lànhững gì người bán chịu thiệt. Thay

Page 436: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đổi giá cả thường được gây ra bởinhững thay đổi trong công nghệ haytrong môi trường hợp pháp, điều cóthể cùng lúc ảnh hưởng chi phí sảnxuất hay mức độ tiêu dùng theonhững cách có thể tốt hoặc xấu.Nhưng một thay đổi giá cả trong vàvề chính nó không phải là thứ tốtcũng chẳng phải là thứ xấu.

Vào năm 1992, nhiều tỷ lệ lãisuất giảm đột biến. Tờ New YorkTimes đăng bài đặc biệt về sự pháttriển vĩ đại đó: Người vay giờ gặpthuận lợi trong việc mua ô tô, muanhà, và trang thiết bị làm vốn. Nhưmột lời nhắn gửi nho nhỏ, bài báothừa nhận rằng bức tranh không

Page 437: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mấy sáng sủa đối với người cho vay;nó gọi vấn đề này là “hiệu ứng phụ”không may mắn.

Nhưng tỷ lệ lãi suất cũng nhưgiá cả. Đối với mỗi người vay lại cómột người cho vay, và mỗi đô-la vaylà mỗi đô-la cho vay. Tất cả các lợithế của tỷ lệ lãi suất thấp được bùtrừ chính xác bởi những bất lợi củanó. Người vay và người cho vay cótầm quan trọng ngang nhau.

Khi chúng ta tiến hành phân tíchchi phí-lợi ích, chúng ta tự hứa vớibản thân mình là phải đối xử với tấtcả mọi người công bằng. Người muangang hàng với người bán, và những

Page 438: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người bán ma túy, trộm và nhữngkẻ nghiện ngang hàng với cảnh sát,người buôn chứng khoán, các ôngchủ tại Chicago White Fox, và các vịthánh.

Nếu nhớ được rằng, mọi cá nhânđều có quyền bình đẳng và quantrọng như nhau. Lẽ ra ông Dennisđã phải coi quãng thời gian tiếp xúcvới tù nhân như một chi phí và tậndụng việc phỏng vấn những ngườitự nguyện như là một lợi ích. Ôngấy có lẽ đã nhận ra rằng việc thayđổi doanh thu thông qua thuế hoặctù nhân sẽ không tạo ra hoặc làmtiêu tan sự giàu có; nó chỉ chuyểnđổi sự giàu có giữa các cá nhân và

Page 439: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tất cả những người mà ưu tiên củahọ đều quan trọng.

Có thể, ông Dennis không chấpnhận hoàn toàn học thuyết triếthọc hoặc nguyên tắc chính trị vềviệc đối xử công bằng với mọi cánhân. Không nhà kinh tế học nàophủ nhận quyền này của ông và rấtnhiều các nhà kinh tế học sẽ thôngcảm với ông về quan điểm đó. Tuynhiên, nếu đó là quan điểm củaDennis, nó cho thấy ông ấy đánhgiá các chính sách về một số vấn đềcao hơn một nền tảng về chi phí-lợinhuận. Hơn thế nữa, phận sự củaDennis là phải nói cho chúng tôi vềnền tảng của sự lựa chọn đó là gì.

Page 440: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Lập ra một danh sát những thứDennis sẵn sàng cân nhắc về chiphí, và một danh sách khác vềnhững thứ mà ông sẵn sàng cânnhắn về lợi nhuận, sẽ không tạohiệu ứng xấu đối với độc giả muốnbiết liệu định kiến triết học của tácgiả có phù hợp với chính bản thânanh ta không. Bất kỳ nhà phân tíchchính sách nào cũng nên công bốtrước về tiêu chuẩn đạo đức củaDennis, và sau đó đưa ra đánh giáphù hợp với tiêu chuẩn đó.

Rất nhiều nhà kinh tế, dànhnhiều thời gian để áp dụng tiêuchuẩn chi phí-lợi nhuận như là kimchỉ nam cho chính sách. Đôi khi,

Page 441: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

việc hướng đạo của chiếc kiêm chỉnam này gây khó khăn cho chúngtôi. Hãy thử nghiên cứu một chínhsách có thể làm Rockefeller kiếmđược một khoản lời 1.000 đô-la từchi phí 900 đô-la từ một người khókhăn, tiêu chuẩn chi phí.

Tuy nhiên, khi một nhà kinh tếhọc phải đối mặt với việc hoạchđịnh chính sách. Một trong nhữngbản năng đầu tiên của người nàychính là phân tích chi phí và lợi íchsao cho phù hợp với hai siêunguyên tắc. Có ít nhất hai lý do đểgiải thích bản năng này của nhàphân tích.

Page 442: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Đầu tiên, nếu tiêu chuẩn về chiphí và lợi ích được áp dụng một cáchthống nhất, hầu hết mọi người đềucó thể được nhiều hơn mất cho dùcó rất nhiều quyết định chính sáchđược đưa ra. Điều này tương đối ổnđịnh cho dù việc áp dụng bất kỳ tiêuchuẩn cụ thể nào cũng có thể gâynguy hại đối với người tốt theonhững cách bất công. Khi chúng tacấm đốn cây để chuyển 200 đô-lacho Jill với chi phí bị mất của Jacklà 100 đô-la, Jack vẫn có thể cảmthấy hài lòng vì biết rằng chúng tasẽ ở bên và bênh vực anh ấy trongnhững cuộc tranh luận trong tươnglai – nơi lợi ích của anh ấy có thể

Page 443: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

lớn hơn. Chúng tôi – những ngườiđược định hướng bởi tiêu chuẩn chiphí-lợi ích, sẽ phản đối bạn, khi bạncó ít cơ hội thua và nhiều cơ hộithắng, công bằng mà nói, chúng tôicó thể sẽ làm nhiều việc có lợi chobạn nhiều hơn là những việc có hại.

Thứ hai, các nhà kinh tế học họcthích tiêu chuẩn chi phí-lợi nhuậnvì họ được trang bị kỹ năng để ápdụng nó. Lý thuyết kinh tế cho phépchúng tôi luận ra các tác động củaviệc hỗ trợ tiêu chuẩn, mà khôngcần phải đưa ra những phép tính cụthể. Ví dụ, chúng tôi biết nguyênnhân về mặt lý thuyết khi quyền sởhữu được định rõ và các thị trường

Page 444: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đều mang tính cạnh tranh, giá thịtrường sẽ đẩy lợi nhuận lớn hơn chiphí. Trong những trường hợp này,chúng tôi có thể tự tin phỏng đoánrằng kiểm soát giá là một việc gâytác động xấu đối với thị trường,ngay cả khi không tính được rõ bấtkỳ chi phí hay lợi nhuận nào.

Chúng tôi thích tiêu chuẩn chiphí-lợi nhuận vì chúng tôi cho rằngviệc áp dụng nó khiến cho hầu nhưtất cả mọi người khá hơn về lâu dài,và vì nó dễ áp dụng. Nói cách khác,lợi nhuận phải cao và chi phí phảithấp. Lý do đưa ra có thể hơi vòngvèo nhưng tiêu chuẩn chi phí-lợi íchtự nó đã cho thấy tính hiệu quả.

Page 445: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học
Page 446: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 11.Chuyện hoang

đường về thâm hụtVới Lauren J. Feinstone

Với tốc độ 1 đô-la một giây, sẽmất hơn 100 nghìn năm để trả hếtnợ quốc gia. Những thực tế đó gâykích động dư luận, nhưng khônglàm sáng tỏ điều gì. Không may làchúng có mặt trong những cuộcthảo luận của công chúng. Kết quảlà sự hiểu biết của công chúng vềnợ và thâm hụt gần như là khôngtồn tại. Thay vào đó là một kho

Page 447: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

niềm tin vô căn cứ – xin được gọi làhuyền thoại – được lặp đi lặp lạiđều đều mà không hề bị chỉ tríchtrong hội trường Nghị vị và trên cácbản tin mỗi tối. Những chuyệnhoang đường này vừa được lantruyền rộng rãi lại vừa biện minhđược. Tuy nhiên, một số nguyên tắccơ bản, dễ nắm bắt lại đủ để làmsáng tỏ trí tuệ.

Những chuyện hoang đường vềthâm hụt ẩn dưới ba quan niệm sailầm lớn. Một là những số liệu đượcbáo cáo chính thức và phân tíchrộng rãi, thực sự phản ánh bất cứnhững gì liên quan tới hiện thực củanền kinh tế. Một sai lầm nữa là

Page 448: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thâm hụt ngân sách của chính phủrõ ràng khiến lãi suất tăng cao quanhững cơ chế đơn giản mà người tanghĩ họ có thể hiểu được. Thứ ba làmột số nhóm nhất định có thể địnhdạng được (“các thế hệ tương lai”,khu vực tư nhân nói chung, ngànhxuất khẩu nói riêng) rõ ràng vàkhông hề mơ hồ bị tổn thương bởithâm hụt.

Mỗi quan niệm sai lầm lớn nàynảy sinh từ một vài chuyện hoangđường được thêm thắt khác màchúng ta sẽ mổ xẻ lần lượt. Trướckhi làm điều đó, chúng tôi muốn kểlại một truyện ngụ ngôn để làmsáng tỏ mọi vấn đề quan trọng, liên

Page 449: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quan tới khoản nợ của chính phủ.Sau đó chúng ta sẽ quay trở lại vớicác quan niệm sai lầm lớn và nhữngchuyện hoang đường ẩn sau chúng.

MỘT TRUYỆN NGỤ NGÔN

Giả sử bạn thuê một nhân viênmua sắm để mua trang phục chobạn. Nhân viên này được quyềnthay mặt bạn ra một số quyết định.Đầu tiên, anh ta phải quyết địnhdành bao nhiêu tiền cho nhữngngăn khác nhau của tủ quần áo. Thứhai, anh ta phải quyết định làm thếnào để chi trả cho các khoản muasắm đó.

Page 450: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Để tập trung vào bước thứ haicủa quyết định, chúng ta hãy giảđịnh nhân viên của bạn đã quyếtđịnh dành 100 đô-la để mua quầnáo. Có ba cách tìm nguồn vốn màanh ta có thể áp dụng. Thứ nhất,anh ta có thể rút 100 đô-la từ tàikhoản của bạn và dùng nó để trảthẳng cho các khoản mua sắm. Thứhai, anh ta có thể dùng thẻ tín dụngcủa bạn để mua và trả nợ sau mộtnăm. Trong trường hợp này, hóađơn tín dụng phải trả năm sau sẽ là110 đô-la bao gồm 100 đô-la gốc và10 đô-la lãi suất (giả sử lãi suấthàng năm là 10%).

Cũng có lựa chọn thứ ba – nhân

Page 451: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

viên có thể dùng thẻ tín dụng củabạn để trả tiền mà không bao giờ cóý định trả lượng tiền gốc. Trongtrường hợp này, hóa đơn của bạn sẽlà 10 đô-la lãi suất mỗi năm, đến vôcùng, và nhân viên của bạn sẽ rút10 đô-la mỗi năm từ tài khoản củabạn để trả số tiền lãi đó.

Bây giờ câu hỏi là, bạn sẽ chọncách trả tiền nào? Để nghiên cứuvấn đề này, hãy xem xét vị thế tàichính của bạn sau một năm với cả 3lựa chọn trên.

Chúng ta đã giả định mức lãisuất hiện hành là 10% và sẽ giảđịnh rằng 1.000 đô-la trong tài

Page 452: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

khoản của bạn cũng có được mức lãisuất như thế. Điều này có nghĩa lànếu không mua một chiếc quần hayáo nào, tài khoản của bạn sẽ tăngtới 1.100 đô-la giờ này năm sau. Bấtcứ lựa chọn nào trong 3 cách mànhân viên của bạn sử dụng sẽ mộtphần nào đó lẹm vào 1.100 đô-lanày; chúng ta hãy xem lẹm baonhiêu.

Phương án A lấy đi 100 đô-la từtài khoản của bạn ngày hôm nay,giảm từ 1.000 đô-la xuống còn 900đô-la. Một năm sau 900 đô-la đó sẽkiếm được 90 đô-la lãi suất, và tàikhoản của bạn sẽ là 990 đô-la. Đâysẽ là 110 đô-la ít hơn khoản tiền

Page 453: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

1.100 đô-la bạn sẽ có nếu bạnkhông mua bộ quần áo nào. Vậy 110đô-la kia biến đi đâu? Chính xác là100 đô-la đi vào việc mua sắm; 10đô-la còn lại là lãi suất bị mất doviệc trả tiền cho quần áo tại thờiđiểm mua.

Trong phương án B, bạn khôngtrả khoản tiền nào cho tới năm sau.Tại thời điểm đó, tài khoản của bạnsẽ là 1.100

đô-la (cũng như là không muasắm gì, vì không có đồng nào bị rútra cả). Từ đây, nhân viên của bạn sẽrút 110 đô-la để trả cước tín dụng(100 đô-la gốc và 10 đô-la lãi suất),

Page 454: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

để lại số tiền chính xác là 990 đô-la.

Nói cách khác, phương án A và Bcuối cùng giảm tài khoản của bạn đimột lượng tiền như nhau. Trong bấtcứ trường hợp nào, quần áo tiêu tốncủa bạn 110 đô-la tại thời điểm cuốinăm thứ nhất. Trong phương án Abạn bỏ lỡ 10 đô-la tiền lãi kiếmđược, trong khi với phương án B,bạn kiếm được 10 đô-la tiền lãi vàgửi nó cho công ty thẻ tín dụng.

Còn lại là phương án C, theo đócác khoản mua sắm được tính vàothẻ tín dụng nhưng không bao giờđược chi trả – một chính sách“thâm hụt mãi mãi”. Sau một năm,

Page 455: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tài khoản của bạn sẽ như thế nàotheo phương án này? Từ số tiền(sau một năm) là 1.100 đô-la, nhânviên của bạn sẽ rút 10 đô-la để trảlãi suất cho năm đầu tiên. Bạn còn1.090 đô-la tiền mặt – có đúng nhưvậy không nhỉ? Biết là mình sẽ luônphải trả 10 đô-la một năm, bạn sẽ bịbuộc phải dành riêng một quỹ đểtrả cho khoản này. Bạn cần baonhiêu tiền trong quỹ đó? Chính xáclà 100 đô-la, vì nó sẽ luôn đẻ ra sốtiền lãi là 10 đô-la mỗi năm, và đó làsố tiền bạn cần để thực hiện nghĩavụ của mình.

Nói cách khác, tài khoản của bạncòn 1.090 đô-la, nhưng trong tài

Page 456: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

khoản này có 100 đô-la bạn khôngdám rút. Điều này để lại cho bạn990 đô-la có thể sử dụng được –chính là những gì bạn sẽ có trongphương án A và B.

Vì thế, những câu hỏi về tàichính có thể phó mặc cho nhânviên mua sắm của bạn, và bạnkhông cần bận tâm tới quyết địnhcủa anh ta. Đúng là nếu nhân viênđẩy bạn vào tình cảnh nợ nần, bạnsẽ chịu trách nhiệm trả lãi. Điềunày cũng đúng là qua việc tài trợbằng thâm hụt ngân sách, anh tacho phép tài sản của bạn sinhnhững khoản lãi suất mà đáng ra đãcó thể bị mất. Khi bạn mang nợ, chi

Page 457: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phí và lợi ích tự triệt tiêu lẫn nhaumột cách chính xác. Những chuyệnnhư liệu có nên cho phép thâm hụt– và nếu có, trong bao lâu – khôngcó hậu quả nào cả.

Tất nhiên, các vấn đề khác cóhậu quả. Cụ thể là quyết định dành100 đô-la vào quần áo – điều chúngta mặc định trong suốt cuộc thảoluận này – có ý nghĩa đối với bạn,thậm chí nếu phương thức chi trảkhông có tác động gì. Nếu bạn xemmột khoản ngân sách 100 đô-la đểmua quần áo là quá hoang phí hoặcquá keo kiệt, bạn có thể sẽ khônghài lòng, và quyết định sa thải nhânviên mua sắm.

Page 458: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Cũng theo cách đó, bạn có thểrất khó chịu với chi tiêu của chínhphủ hoặc nhiều hoặc ít hơn nhữnggì bạn muốn trong các chương trìnhkhác nhau. Nhưng một khi mức độchi tiêu này đã được chọn, sẽ chỉ cóba cách để các nhân viên Bộ Tàichính có thể dùng để chi tiêu chonó. Họ có thể thu thuế bạn ngàyhôm nay. Họ có thể vay tiền và trảsau (cùng với lãi suất) tại một thờiđiểm cố định trong tương lai, đánhthuế bạn đủ để hoàn thành nghĩavụ đó. Hoặc họ có thể vay tiền vàđáo hạn khoản nợ này mãi mãi,định kỳ đánh thuế bạn đủ để trảtiền lãi. Cũng như chính phủ, nhân

Page 459: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

viên mua sắm gợi ý rằng phươngpháp nào được lựa chọn cũng khôngcó nhiều khác biệt.

Giờ đây, câu chuyện này, khôngnghi ngờ gì nữa, trở nên quá đơngiản, bởi một số lí do. Nếu bạnchuẩn bị ra đi trong vòng 6 thángtới, và nếu không quan tâm tới khốilượng tài sản bạn để lại, thì bạn cóthể kiếm lời bằng cách nợ nhữngkhoản khổng lồ với kì hạn mộtnăm. (Mặt khác, nếu bạn coi tài sảncủa người thừa kế như của chínhmình, mọi chuyện lại trở về nhưcũ.) Cũng có trường hợp, các cánhân ưu tiên giữa việc đóng thuếbây giờ và đóng thuế sau này nếu

Page 460: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

họ mong đợi trách nhiệm thuế củahọ (ví dụ như thu nhập của họ) thayđổi đáng kể giữa hai giai đoạn.

Nhưng phép tương đồng này vẫnrất mạnh mẽ, nó gợi ý rằng nếuthâm hụt có “vấn đề”, thì vấn đề củachúng khá tinh vi. Nó chứng tỏ rằngthâm hụt, trong bản thân chúng,không hơn cũng chẳng kém hệthống thuế. Nó cũng cho thấy điềuchúng ta nên lo ngại chính của làmức độ và các khoản chi tiêu chínhphủ, hơn là cách tài trợ cho cáckhoản chi tiêu đó. Đây là những chủđề chúng ta sẽ còn quay trở lại.

NHỮNG CHUYỆN HOANG

Page 461: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ĐƯỜNG VỀ Ý NGHĨA CỦA CÁCCON SỐ

Các thống kê chính thức của chitiêu chính phủ (và hệ quả là thâmhụt ngân sách của chính phủ) nảysinh từ mớ hỗn độn các số liệu đượctập hợp một cách tùy tiện mà khôngcó lý thuyết nào để chứng minh.Những số liệu này bao gồm mứctiêu dùng tài nguyên thực của chínhphủ (chẳng hạn như chi phí chogiáo dục hay quân đội), phân phốithu nhập (như an sinh xã hội) vàtrả lãi suất cho các khoản nợ trongquá khứ. Kết quả của việc tổng hợpcác quả táo, lê và cam này (và sauđó trừ đi thu nhập thuế để tính

Page 462: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thâm hụt) không có ý nghĩa kinh tếquan trọng, cho dù nó có vẻ lànguồn gốc quan trọng trong xã hộicủa chúng ta. Các cơ quan chínhphủ thử ước tính nó, các tờ báotrịnh trọng báo cáo về nó, và các họcgiả đau đầu nhức óc vì nó. Dườngnhư không ai trong số họ đặt câuhỏi những con số này có ý nghĩa gì.Đây là một số câu chuyện hoangđường về cách tính toán vô nghĩanày.

Câu chuyện hoang đường số 1:Lãi suất phải trả cho khoản nợtrong quá khứ là gánh nặng. Cáckhoản lãi suất phải trả cho cáckhoản nợ trong quá khứ được tính

Page 463: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đến trong thống kê thâm hụt, ngầmcho thấy rằng chúng tăng gánhnặng cho người đóng thuế. Truyệnngụ ngôn về nhân viên mua sắmcho thấy đây là nhận định sai. Cáckhoản lãi suất phải trả cho khoảnnợ trong quá khứ được bù đắp hoàntoàn bởi lãi suất kiếm được khichúng ta hoãn việc đóng thuế. Đâylà điểm mấu chốt. Nợ chính phủcho phép chúng ta trì hoãn việcđóng thuế, cũng như thẻ tín dụngcho phép người mua quần áo hoãntrả tiền. Điều này cho phép ngườiđóng thuế kiếm lãi suất từ chính tàisản của họ trong thời gian dài hơn,và điều này hoàn toàn triệt tiêu

Page 464: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

“gánh nặng” của việc cuối cùng phảitrả lãi cho nợ chính phủ.

Suy ra, lãi suất của các khoản nợtrong quá khứ không nên được tínhđến trong bất cứ thống kê có ýnghĩa nào của chi tiêu chính phủhay thâm hụt ngân sách chính phủ.Nhưng nó luôn được tính đến, vàkết quả là tất cả các loại báo cáo từnhỏ tới lớn của thâm hụt đều bịđánh giá cao một cách khủng khiếp.

Câu chuyện hoang đường số 2:Một đô-la chi tiêu là một đô-la haophí. Như thế, một đô-la dùng vàoviệc xây một văn phòng chính phủ(sử dụng thép, kính, công nhân,

Page 465: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

v.v…) tương đương với một đô-la dochính sách an sinh xã hội cung cấp(khiến một người giàu lên và mộtngười nghèo đi mà không thực sựtiêu dùng bất cứ thứ gì). Rõ ràngđiều này là sai, và bất cứ con số nàođược rút ra từ việc nguỵ tạo rằngđây là điều đúng đều rất khả nghi.

Câu chuyện hoang đường số 3:Lạm phát không có tác động gì.Lạm phát là lợi ích khổng lồ đối vớibất cứ con nợ nào, bao gồm cảchính phủ. Nếu chính phủ nợ 1nghìn tỷ đô-la và lạm phát ở mức10% mỗi năm, thì trong vòng mộtnăm giá trị thật của nợ chính phủ sẽđược giảm đi 10% của 1 nghìn tỷ

Page 466: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

(hay 100 tỷ đô-la). 100 tỷ đô-la đó làdoanh thu của chính phủ, chắc chắny hệt như 100 tỷ đô-la kiếm đượcnhờ doanh thu từ thuế, và nó phảiđược tính như vậy. Nhưng lại khôngphải như vậy. Sau khi điều chỉnh lạicho doanh thu bị hao phí này, giáosư Robert Barro của trường Đại họcHarvard phát hiện ra rằng chínhphủ liên bang có khoản thặng dưmới vào năm 1979 và thâm hụt hàngnăm dưới 10 tỷ đô-la trong hai nămđầu dưới chính quyền Reagan!

Câu chuyện hoang đường số 4:Lời hứa gió bay. Giả sử một tổngthống mới hứa hẹn sẽ tăng chi tiêuchính phủ dành cho đường cao tốc,

Page 467: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

giáo dục, và các dạng cơ sở hạ tầngkhác. Ngay cả trước khi chươngtrình này bắt đầu, lời hứa của tổngthống về chi tiêu trong tương lai đãlà một dạng nợ (hệt như dạng nợnếu tôi hứa ngày hôm nay rằng tôisẽ gửi tấm séc 100 đô-la cho bạntuần tới) và có lẽ nên được tính tớitrong việc tính toán thâm hụt hiệnhành. Nhưng không phải như vậy.

Vấn đề tính toán trở nên khóước lượng hơn khi có những lo ngạichính đáng về sự thành thực củatổng thống hoặc khả năng thựchiện của ông. Nếu tôi hứa sẽ gửibạn tấm séc 100 đô-la vào thứ batuần sau và không ai trong chúng ta

Page 468: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chắc chắn rằng liệu bạn có nên tintôi có nợ ai không?

Lời hứa lớn nhất và nổi bật nhấtcủa chính phủ là tiếp tục chươngtrình an sinh xã hội. Cho dù lời hứanày có được tính là một khoản nợhay không tạo ra sự khác biệt lớntrong cách tính toán thâm hụt.Laurence Kotlikoff, tác giả gần đâycủa cuốn Kế toán tổng quát, diễngiải như sau: Theo hệ thống kế toáncủa chính phủ, tiền do công nhân vàchủ trả cho an sinh xã hội được coilà thuế, và lợi ích mà hệ thống trảcho người nghỉ hưu được coi là phânphối lại thu nhập. Cũng sẽ là chínhđáng tương đương tương tự nếu

Page 469: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thông qua một hệ thống kế toántrong đó tiền do công nhân và chủđược trả tính bằng các khoản chovay của chính phủ và lợi ích trả chongười nghỉ hưu là việc trả lại nhữngkhoản nợ đó.

Theo hệ thống kế toán của chínhphủ, khoản nợ quốc gia chưa thanhtoán hiện vào khoảng 3 đến 4 nghìntỷ. Theo cách tính khác, nợ chưathanh toán lên gần tới 10 nghìn tỷ.Lý do duy nhất để sử dụng một hệthống kế toán này thay vì một hệthống khác là có một nơi nào đótrong màn sương mù của lịch sử,một kế toán viên nào đó làm mộtđiều tương tự như việc tung đồng

Page 470: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

xu. Bao nhiêu ý nghĩa kinh tế có thểẩn dưới một con số với giá trị phụthuộc vào một lựa chọn hoàn toànngẫu nhiên giữa những phươngpháp kế toán chính đáng như nhau?

NHỮNG CHUYỆN HOANGĐƯỜNG VỀ TỶ LỆ LÃI SUẤT

Trong cuộc tranh luận trongchiến dịch tranh cử tổng thống đầutiên năm 1984, Walter Mondale đưara tuyên bố rằng “tất cả mọi người,tất cả các nhà kinh tế, tất cả cácthương gia” đều đồng tình rằngthâm hụt ảnh hưởng tới tỷ lệ lãisuất. Tuyên bố đó, cụ thể là liênquan tới các nhà kinh tế, còn xa mới

Page 471: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trở thành sự thật.

Thâm hụt có ảnh hưởng tới tỷ lệlãi suất hay không? Chúng ta khôngbiết. Ông Mondale có lý do hùnghồn nào để nghĩ rằng thâm hụt ảnhhưởng tới tỷ lệ lãi suất hay không?Gần như chắc chắn là không. Dùvậy, một niềm tin không chắc chắnvề sức mạnh của thâm hụt sẽ đặt lạiông ta vào chính giữa xu hướng chủđạo của giới cử tri.

Một niềm tin vào sức mạnh củathâm hụt đối với tỷ lệ lãi suất dườngnhư đã thâm căn cố đế trong tâm lýngười Mỹ, được củng cố bởi hai luậncứ sai lầm chính. Thực tế cho thấy

Page 472: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

các luận cứ này sụp đổ trước nhậnđịnh kỹ lưỡng không được kiểmchứng − thâm hụt không tác độngtới lãi suất. Nó có nghĩa là ôngMondale (cũng như bao ngườikhác) thất bại trong việc bảo vệluận cứ của mình. Quả thật, ông tađã thất bại trong việc đưa ra bất cứlý do nào để nghi ngờ mối quan hệgiữa thâm hụt và tỷ lệ lãi suất,ngoài lời kêu gọi không thể biệnminh được tới quyền lực của tất cảcác ‘nhà kinh tế’”. Hãy phân tíchnhững luận cứ về thâm hụt và tỷ lệlãi suất.

Câu chuyện hoang đường số 5:Thần thoại “Goliath”. Theo lý

Page 473: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thuyết này, quốc gia bao gồm các“David” nhỏ, cạnh tranh với“Goliath” của chính phủ liên bang,kẻ thường chi tiêu 200 tỷ đô-la mànếu không có nó, các David đã cóthể dùng để mua ô tô và mua nhà.Sự cạnh tranh để có một lượng cungtiền hạn hẹp này làm tăng tỷ lệ lãisuất tới mức David thậm chí khôngcó đủ tiền mua một chiếc súng caosu.

Phép tương đương này hoàn toànvô cơ sở. Chính phủ không chi tiêutiền bằng cách vay tiền; tiền chínhphủ vay ngay lập tức có thể được cáccá nhân vay. Giả sử chính phủquyết định vay 1 đô-la để mua một

Page 474: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cái kẹp giấy để dùng ở Lầu NămGóc. Họ tác động tới khoản vay nàybằng cách bán trái phiếu cho Jack,người rút 1 đô-la từ tài khoản ngânhàng để mua trái phiếu. Đồng đô-lanày ngay lập tức được dùng để muakẹp giấy từ Jill, người gửi tiền vàongân hàng. Giờ đúng là ngân hàngcủa Jack có ít đi 1 đô-la trong tàikhoản ký gửi, nhưng ngân hàng củaJill có thêm 1 đô-la. Tổng số đô-lamà các ngân hàng có để cho Davidvay bằng chính với tổng số tiềntrước khi chính phủ bắt đầu vaytiền. Goliath không chi tiêu mộtđồng đô-la nào; anh ta chỉ di chuyểnmột chút.

Page 475: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Quan sát chủ chốt ở đây là chínhphủ không vay tiền mà không có lýdo; họ vay tiền để tiêu. Việc chi tiêukhôi phục lại số tiền mà việc vaytiền có vẻ như đã “sử dụng hết”. Sailầm thường gặp là nhận ra việc vaytiền chứ không phải việc tiêu tiền.

Câu chuyện hoang đường số 6:Chuyện hoang đường về Dick vàJane. Luận cứ sai lầm này nói rằng:“Nếu chính phủ muốn tăng lượngtiền vay, họ phải khuyến khíchngười ta cho vay. Điều này đồngnghĩa với việc trả lãi suất cao hơn.Như vậy, tất cả những người khácphải tăng lãi suất để giữ khả năngcạnh tranh”.

Page 476: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Khái niệm sai lầm ẩn sau luậncứ này là nếu Dick muốn Jane choanh ta vay 1 đô-la với mức lãi suấthiện hành là 10%, và trong trườnghợp cô ấy chần chừ, Dick phải gợi ýmức lãi suất cao hơn để Jane thayđổi ý định.

Không phải như vậy. Còn mộtcách khác để thay đổi ý định củaJane. Dick có thể gợi ý cho Jane vay1 đô-la với mức lãi suất 10%, và đổilại cô cho anh vay một khoản y hệt.Quả thật, Dick có thể thuyết phụcJane cho anh vay bất cứ khoản tiềnnào – chỉ cần anh này cho cô vaymột khoản tương đương, với cùngmột mức lãi suất – chứ không phải

Page 477: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tăng mức lãi suất.

Ví dụ này không mỹ miều nhưthế. Bất cứ khi nào chính phủ muốnvay 1 đô-la, họ đồng thời cho vay 1đô-la, hệt như những gì Dick làm.Suy cho cùng, tại sao chính phủ vaytiền? Họ vay tiền để tránh tăngthuế cho bạn tại thời điểm hiện tại–thực tế là, cho bạn vay lại lượngthuế mà họ thường thu.

Không giống như vay từ một cánhân, nợ chính phủ luôn đi kèm vớilượng vay ngầm cho người đóngthuế. Chính phủ, cũng như Dick,vay từ dân (hay Jane), trong khiđồng thời cho vay một khoản y hệt

Page 478: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

với mức lãi suất y chang. Cũng nhưDick và Jane, chính phủ và dânchúng có thể tiếp tục tại bất cứ mứcđộ nào mà không ảnh hưởng tới tỷlệ lãi suất.

NHỮNG CHUYỆN HOANGĐƯỜNG VỀ GÁNH NẶNG NỢ NẦN

Tuyển tập những chuyện hoangđường cuối cùng liên quan tớinhững người chịu gánh nặng của nợchính phủ. Việc nợ chính phủ làmột gánh nặng theo bất cứ nghĩanào còn chưa rõ ràng, vì thế có vẻkhông cần thiết phải nghiên cứunhững điều này quá sâu sắc. Nhưngchỉ ra những sai lầm trong những

Page 479: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

luận cứ này là bài tập hướng dẫn vàminh họa một số điểm quan trọng.

Câu chuyện hoang đường số 7:Thế hệ sau sẽ thừa kế nợ nần củachúng ta. Thế hệ sau của chúng tasẽ không những thừa kế nợ nần màcả các tài khoản tiết kiệm củachúng ta nữa, bao gồm nhữngkhoản tiền phụ trội mà chúng tatiết kiệm được nhờ việc trả tiềnthuế thấp hơn trong hiện tại. Trướckhi ngày đó tới, cả nợ nần lẫn tiềntiết kiệm đều tăng lên nhờ vào sựtích tụ lãi suất. Nếu chúng ta trả 1đô-la tiền nợ ngày hôm nay, chúngta thực sự có thể giúp con cháuchúng ta không phải trả 2 đô-la tiền

Page 480: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nợ ngày mai, nhưng chỉ với chi phítriệt tiêu sự ưu đãi − bằng cách lấyra đồng đô-la đó từ tài khoản tiếtkiệm − chúng ta giảm thừa kế củachúng đi 2 đô-la.

Câu chuyện hoang đường số 8:Chuyện hoang đường về sự chènép. Người ta tranh luận rằng chovay chính phủ sử dụng tiềm lựckinh tế mà lẽ ra những tiềm lực đósẽ được sử dụng tốt hơn bởi khu vựctư nhân. Điều này tương tự với dạngchuyện hoang đường về Goliath, trừchi tiết là câu chuyện này liên quantới những tiềm lực hữu hình chứkhông phải là tiền. Nó sai vì cho vaychính phủ không chi tiêu cái gì hết.

Page 481: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Cái tiêu dùng tiềm lực là chi tiêuchính phủ. Nếu chính phủ mua mộttriệu tấn thép, thì một triệu tấnthép ít hơn con số đó sẽ là những gìkhu vực tư nhân có thể mua. Điềusẽ đúng cho dù thép được mua bởithu nhập từ thuế hay quỹ cho vay.Gánh nặng đối với khu vực tư nhânđược tính toán chính xác bằngnhững gì chính phủ tiêu dùng,không phải bằng cách họ có đượcnhững tiềm năng này.

Câu chuyện hoang đường số 9:Thâm hụt làm tổn thương vị thếthương mại của chúng ta. Nhiềutranh luận sai lầm đã được đưa rađể ủng hộ một lý luận cho rằng

Page 482: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thâm hụt là điều bất lợi cho ngànhcông nghiệp xuất khẩu nội địa. Tấtcả các tranh cãi này phát triển theocách này hoặc cách khác từ cặp luậnđiểm cho rằng thâm hụt ảnh hưởngtới tỷ lệ lãi suất và rằng đến lượt nóảnh hưởng tới giá trị của đồng đô-la.Như chúng ta đã tranh luận nhiềulần, mối liên hệ giữa thâm hụt và tỷlệ lãi suất là rất mỏng manh. Việctìm hiểu sự liên kết giữa tỷ lệ lãisuất và tỷ giá hối đoái sẽ khiếnchúng ta đi quá sâu. Chúng ta hạnchế bản thân trong quan sát rằngmột chuỗi suy luận cũng chỉ mạnhnhư mắt xích yếu nhất của nó.

Những ai được công chúng chú ý

Page 483: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tới sẽ thấy việc sở hữu khả nănggây kích động đám đông là điều hữuích. Vì thế không phải là ngạc nhiênkhi các câu chuyện hoang đường vềthâm hụt tìm được đường đến vớicông chúng, đều có xu hướng phóngđại cả về kích cỡ lẫn tầm quantrọng. Sẽ là quan trọng để vạch trầnnhững câu chuyện hoang đường ấyvà để xoa dịu sự cuồng loạn ngấpnghé mà đôi lúc chúng được sinh ra.Cũng sẽ là quan trọng để không bịcuốn vào tư tưởng sai lầm về sự đầyđủ.

Mỗi luận cứ mà chúng ta đưa ratrong chương này giả định lượng chitiêu chính phủ là cố định. Không

Page 484: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nghi ngờ gì, mức tiêu dùng cao làbất lợi, trong chính những cách đổlỗi cho các khoản thâm hụt lớn.

Thật vậy, có thể trường hợp tácđộng bất lợi nhất của thâm hụt làphân tán sự chú ý của chúng ta khỏitiêu chí kinh tế cấp bách nhất, đó làtìm một cơ chế nào đó để kiểm soáttiêu dùng liên bang. Nếu chúng tathất bại trước thứ thách này, nỗi ámảnh của chúng ta về ngân sách cânbằng sẽ không đủ để cứu chúng takhỏi các hậu quả của nó.

Page 485: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 12. Tỉnhtáo và tức giậnSự thông thái giả tạo của

những trang Op-Ed

Dường như ai cũng đồng tìnhrằng Đại Suy thoái là điều tồi tệ.Tại sao lại như vậy?

Có hai điểm bất lợi khi bạn phảisống trong thời kỳ suy thoái. Một là,nó làm giảm lượng tiêu dùng trongcuộc đời bạn. Thứ hai, nó buộc bạnphải áp dụng mẫu hình tiêu dùngthấp hơn, luân phiên giữa yến tiệcvà đói kém thay vì trải đều những

Page 486: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thăng trầm trong suốt cuộc đời.

Bất lợi thứ hai khá quan trọng.Các bằng chứng cho thấy con ngườimuốn dàn trải đều tiêu dùng củamình trong điều kiện cho phép.Nếu lương tháng của bạn là 4.000đô-la, sẽ là hãn hữu khi bạn tiêusạch số tiền đó trong một ngày vàrồi húp súp gà trừ bữa trong cảtháng còn lại. Nếu cam chịu sốngtrong túp lều tranh 40 năm đầu đời,có lẽ bạn sẽ tích cóp đủ để tậnhưởng cuộc sống trong một biệt thựsuốt 40 năm cuối đời, nhưng rất ítngười trong chúng ta làm được nhưthế.

Page 487: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Người ta dễ đương đầu vớinhững bất hạnh với liều lượng nhỏhơn là một viên thuốc đắng khổnglồ. Nhận định này là điểm mấu chốtđể giải thích tại sao các cuộc ĐạiSuy thoái bị “thất sủng”, và tôi đãcho rằng đáng lẽ đây là điều gâytranh cãi cho tới khi tôi đọc đượcbức thư gửi tới tờ New York Timescủa Felix Rohatyn, người hoàn toànkhông nghĩ như vậy.

Rohatyn là một chuyên gia tàichính xuất chúng, Chủ tịch Hộiđồng Cứu trợ Thành phố, và mộtthành viên trong nhóm cố vấn củaTổng thống Bill Clinton. Thư củaông đáng được đăng toàn văn ở đây:

Page 488: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

“Kính gửi Tổng Biên tập

Tôi thật sự sửng sốt và phẫn nộtrước [một bài xã luận trước đó củaTimes] ủng hộ vay chính phủ như làmột giải pháp hữu hiệu để bảo lãnhcác tổ chức chuyên nhận tiết kiệmcho vay đang lâm vào tình trạng phásản. Vay có thể là giải pháp có lợi vềchính trị, tuy nhiên, lại là giải phápsai lầm xét từ góc độ kinh tế và đạođức. Cách đơn giản nhất và gây ítthiệt hại nhất để cứu vãn tình thếsai lầm này là thanh toán khoản lỗ130 tỷ đô-la bằng cách tạm thờităng thuế thu nhập trong vòng bađến bốn năm tới.

Page 489: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Vấn đề kinh tế khá đơn giản:

(1) Việc vay nợ sẽ biến 130 tỷ đô-la thiệt hại thành 500 tỷ đô-la thiệthại rải rác trong vòng 20 tới 30năm. Nó sẽ duy trì sức ép tới thịtrường tín dụng và đẩy lãi suất lêncao. Nó sẽ gây thiệt hại từ 10 đến 15tỷ đô-la hàng năm vào chi phí lãisuất trong thâm hụt ngân sách Liênbang, khi chi phí lãi suất chiếmphần lớn nhất trong toàn chi phíLiên bang, chỉ đứng sau quốcphòng. Nó sẽ đòi hỏi lượng vốnnước ngoài cao và rót vào liên tục.Nó sẽ gạt đi các chương trình quốcnội đang thiếu hụt vốn trầm trọng.

Page 490: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

(2) Việc tạm thời thu thêm thuếtrong khoảng thời gian từ ba đếnbốn năm sẽ giúp loại trừ 300 đến400 tỷ đô-la chi phí lãi suất và gópphần giảm tỷ lệ lãi suất và chi phívốn. Đây sẽ là động lực giúp kinh tếtăng trưởng. Thuế sẽ không tácđộng kinh tế tiêu cực nào vì việcbảo lãnh cơ bản là một chươngtrình dịch chuyển từ người đóngthuế sang người gửi tiền.

(3) Một nguyên tắc kinh tế cơbản biện chứng việc vay nợ chỉ đểtrả cho các tài sản sinh lời. Khôngcó gì đối lập với khái niệm đó hơnviệc vay nợ để chi trả cho các thualỗ đã xảy ra.

Page 491: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Vấn đề đạo đức thậm chí cònđơn giản hơn. Các khoản vay nợ làgánh nặng cho các thế hệ sau khiphải trả giá cho sự xuẩn ngốc củachúng ta và cũng là gánh nặng chonhững người dân Mỹ với thu nhậpthấp hơn do chi phí lãi suất. Thuếthu nhập dồn gánh nặng vào đúngnơi phải đỡ nó: vào thế hệ hiện tạivà những cá nhân có thu nhập caohơn.

Trong di sản gây tổn thất củanhững năm 1980, nạn đầu cơ tháiquá và vay nợ sẽ đóng vai trò nổibật. Không may là, việc quý báo ủnghộ vay nợ để bảo lãnh các khoảntiết kiệm và các khoản nợ, đồng

Page 492: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thời với sự ủng hộ việc sử dụng tráiphiếu giá trị thấp, lại nhất quán vớicái di sản ấy. Tiếng nói của quý báo,với rất nhiều người trong chúng ta,là tiếng nói của lý lẽ. Tuy nhiên,điều đó đòi hỏi sự ủng hộ cách lýluận trong tài chính Chính phủ vàtài chính tư. Vay nợ thái quá khôngphải là điều có lý.

― FELIX G. ROHATYN

New York, tháng 6 năm 1990”

Tôi thường xuyên đọc tờ NewYork Times để “săn” những bức thưphản bội/ lật tẩy sự ngu dốt tột bậcvề kinh tế. Và tôi lưu chúng trong

Page 493: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

một tập với cái nhãn mác khiếmnhã “Tỉnh táo và Tức giận”. Tôidung Tập Tỉnh táo và Tức giận đểsoạn câu hỏi cho bài thi, bằng cáchsao chép một lá thư và yêu cầu cácsinh viên phát hiện các điểm sailầm. Mặc dù các sinh viên ganh đuanhau khá quyết liệt để giành vinhquang, nhưng lá thư của Rohatynquả là một giải thưởng khó có thểgiành được. Không may là thời gianthi của chúng tôi không đủ dài chomột sinh viên dốc sức để xứng vớitầm cỡ của tài liệu mà ông Rohatyncung cấp. Nếu có bao giờ tôi sửdụng lá thư của ông trong một bàithi, tôi sẽ phải rút gọn câu hỏi bằng

Page 494: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cách yêu cầu sinh viên cô đọngphân tích của họ thành, chẳng hạnnhư, một lỗi cơ bản từ mỗi đoạnvăn.

Có lẽ tôi cũng sẽ yêu cầu các emtập trung phân tích vào các lỗi tinhvi hơn, bỏ qua những lỗi hiển nhiêntới mức đáng hổ thẹn nếu đề cậptới. Điều này sẽ miễn cho các emkhỏi bình luận về lý luận số (1) củaông Rohatyn, mà ông quả quyếtrằng vay nợ sẽ biến 130 tỷ đô-lathiệt hại thành “500 tỷ đô-la rải ráctrong hơn 20 năm hoặc 30 năm”.Nếu các sinh viên đại học năm haicoi 1 đô-la được trả 20 năm sautương đương với 1 đô-la được trả

Page 495: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hôm nay, chúng ta thường khuyênhọ không nên học kinh tế nữa. Nếucác sinh viên đó thực sự trungthành với cách tính đó, Rohatynnên vui lòng cho tôi vay 200 tỷ đô-la ngày hôm nay, chấp nhận thu lại300 tỷ đô-la sau 20 năm nữa, và coinhư mình lời 100 tỷ đô-la. Tôi sẽ rấtvui được giao kèo với ông.

Nghe lời dặn dò của tôi và bỏ quaphần này và một số lỗi sơ đẳngkhông kém, sinh viên sẽ có thểchuyển thẳng sang luận điểm (2)với sự khẳng định “thuế sẽ khôngcó tác động kinh tế tiêu cực nào vìviệc bảo lãnh về cơ bản là mộtchương trình dịch chuyển”, cứ như

Page 496: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thể việc tạm thời tăng thuế thunhập không phải là động lực để tạmhoãn việc kinh doanh đang sinh lờitrong vài năm.

Luận điểm này sẽ dẫn sinh viêntới phần yêu thích của tôi trong bứcthư, luận điểm số (3), nơi ôngRohatyn đã phát minh ra một“nguyên tắc kinh tế cơ bản” trái vớinhững nguyên tắc cơ bản của kinhtế: Không bao giờ vay để thanhtoán các thiệt hại đã xảy ra. Tôinghĩ có lẽ điều này có nghĩa là nếunhà bạn chẳng may bị cháy trụi thìbạn cũng không nên vay thế chấpđể mua một căn nhà mới; tốt hơn làdựng tạm căn nhà bằng một hộp bìa

Page 497: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cứng mà tá túc cho tới khi bạn tiếtkiệm đủ tiền mặt để mua một cănnhà mới.

Đây là một nguyên tắc cơ bảncủa kinh tế học mà các nhà kinh tếhọc thực ra đã nghe nói tới: Cốgắng, trong giới hạn hợp lý, để dàntrải mức tiêu dùng. Nếu bạn tiêu2.000 đô-la cho kỳ nghỉ tại đảoHawaii, thì đừng ép mình phải giảmchi phí tháng sau đi 2.000 đô-la đểbù vào khoản tiền đó; thay vào đóhãy giảm dần dần các chi phí củabạn mỗi tháng nhưng trong nhiềutháng. Làm tương tự nếu bạn bị mấtví, hay nếu bạn bị yêu cầu bảo lãnhcác tổ chức chuyên nhận tiết kiệm

Page 498: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cho vay. Vận rủi dễ gánh nhất nếuđược chia thành từng lượng nhỏ.Trải nỗi đau theo thời gian; cố gắngkhông gồng mình chịu đòn một lúc.

Nguyên tắc Rohatyn, khẳng địnhđiều ngược lại, gợi ý rằng ĐạiKhủng hoảng có lẽ là ý tưởng tuyệtvời. Năng suất giảm sút trongnhững năm 1930, đó là “tổn thất đãxảy ra” và trong trường hợp đó ôngRohatyn sẽ bắt chúng ta gánh chịutất cả thiệt hại như là một liềuthuốc đắng khổng lồ. Nhưng nếubạn trò chuyện với những ngườisống trong thời Đại Khủng hoảng,bạn sẽ thấy hầu hết mọi người đềumong muốn dàn trải sự mất mát,

Page 499: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cắt giảm dần tiêu chuẩn sống trongkhoảng thời gian dài. Nếu người takhông thích vận rủi tập trung dồnvào một vài năm bằng thói đỏngđảnh của các chu kỳ kinh tế, thì tạisao họ lại thích hơn nếu nó bị ápđặt bởi sắc lệnh của chính phủ?

Thật may là người ta có thể và sẽbảo vệ mình khỏi Kế hoạch củaRohatyn. Chính xác là vì họ thà dàntrải mức tiêu dùng, họ sẽ vay nhiềuhơn nữa (hay tương đương là tiếtkiệm ít hơn) để qua được giai đoạnthuế cao tạm thời mà Rohatyn môtả. Kết quả sẽ gần như là chínhchính phủ mới là người đứng ra vaynợ.

Page 500: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Vì thế nếu luận điểm (2) củaRohatyn là đúng thì kế hoạch củaông về cơ bản là vô hiệu quả. Sự từchối vay nợ của chính phủ sẽ bị triệttiêu bởi việc người ta tự vay nợ.Nhưng không hẳn là thế. Các cánhân vay tiền với tỷ lệ lãi suất caohơn khi chính phủ vay tiền. Vì vậyđề xuất của ông Rohatyn kết cục làthế này: Thà để mọi người tự bươnchải vay nợ lấy với lãi suất cao cònhơn là để chính phủ tự vay nợ chomình với lãi suất thấp.

Điều hay hơi tồi tệ. Nhưngkhông may là luận điểm (2) củaRohatyn là sai, và nó kiến kế hoạchcủa ông không chỉ tồi tệ mà còn tai

Page 501: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hại. Tăng thuế tạm thời sẽ cản trởcác hoạt động năng suất, tăng tỷ lệlãi suất và khiến người ta không thểdàn trải những tác động khôngmong muốn của “những tổn thất đãxảy ra” bằng cách vay nợ nhưthuyết kinh tế này tuyên bố là họnên làm như vậy.

Kế hoạch Rohatyn là công thứccho một cuộc khủng hoảng nghiêmtrọng, biện chứng bằng một nguyêntắc mới được phát minh, và ngụ ýrằng các cuộc khủng hoảng là thứngười ta mong muốn. Như vậy nónhất quán từ bên trong, mà khôngcó vẻ thoải mái lắm.

Page 502: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Giờ tôi đã mở tập Tỉnh táo vàTức giận, tôi xin được chia sẻ mộtbức thư yêu thích nữa của tôi.

“Kính gửi Tổng Biên tập

Mặc dù tiêu dùng của cá nhân vàcác loại hình kinh doanh là bộ phậnquan trọng của nền kinh tế Mỹ,nhưng sẽ là sai lầm nếu đánh giáthấp tiêu dùng Chính phủ trong vaitrò là động lực chèo lái nền kinh tế.

Với vị thế thuận lợi là một giảngviên đại học và một nhà khoa học,tôi có thể thấy rằng cuộc khủnghoảng trong các trường đại học, vàtrong nghiên cứu khoa học, gắn

Page 503: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chặt với việc cắt giảm các chươngtrình Chính phủ. Nhiều người bị sathải, việc tuyển dụng mới ngừngtrệ, và các quỹ học bổng bị đe dọa.

Nếu tiêu dùng Chính phủ tronglĩnh vực của chúng ta được khôiphục lại như mức cũ, chúng ta cóthể mở lại các chương trình xâydựng và đổi mới, giúp tạo công ănviệc làm cho ngành xây dựng vàtăng sức chứa cho giảng dạy vànghiên cứu. Sinh viên có học bổngsẽ lại có tiền để mua những gì họcần, góp phần vào hoạt động kinhtế.

Chúng ta có quỹ để tuyển nhân

Page 504: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

sự cho nghiên cứu khoa học và muasắm thiết bị, điều này sẽ không chỉđưa những nỗ lực khoa học củachúng ta tiến xa mà còn đẩy mạnhnền kinh tế.

Tôi chắc chắn rằng các công dânMỹ khác có thể thấy nhiều ví dụtrong những lĩnh vực của chính họ,trong đó việc cắt giảm của cácchương trình Chính phủ đã trực tiếpdẫn tới suy thoái kinh tế. Chính phủkhông cần phải ngồi đó bất lực nhìnnền kinh tế nước nhà trượt dốc.Chính phủ là một phần chủ chốt củanền kinh tế, và những chính sáchcăn cơ thái quá của họ đã góp phầnđẩy chúng ta vào mớ bòng bong

Page 505: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

này.

Nếu những cắt giảm chúng ta đãcó được nhanh chóng đảo ngược, thìđây có thể chính là liều thuốc kíchthích chúng ta cần để vực lại nềnkinh tế.

― RONALD BRESLOW

New York, 18 tháng 12 năm1991”

Giáo sư Breslow là giáo sư hóahọc giảng dạy tại trường Đại họcColumbia và từng đoạt Huy chươngQuốc gia về Khoa học. Là một nhàkhoa học có năng lực, ông chắc

Page 506: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chắn hiểu rõ định luật bảo toànnăng lượng. Bạn có thể chuyểnnăng lượng từ nơi này sang nơikhác, nhưng bạn không thể bỗngdưng mà tạo ra chúng. Đó là lý dotại sao chúng ta không bao giờ cónhững cỗ máy chuyển động vĩnhcửu.

Kinh tế học cũng có định luậtbảo toàn của riêng nó. Bạn có thể dichuyển nguồn lực từ nơi này sangnơi khác, nhưng ngay cả chính phủcũng không thể bỗng dưng tạo rachúng. Vì định luật vật lý học khôngcho phép động cơ chuyển động vĩnhcửu, nên định luật của kinh tế họccũng không cho phép có khái niệm

Page 507: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ăn trưa miễn phí. Chính phủ có thểchuyển các tiềm năng thành phòngthí nghiệm và trang thiết bị tạitrường Đại học Columbia, nhưngcũng chính những tiềm lực đó vìthế mà không thể cấp cho nhữngmục đích khác được.

Nếu chính phủ dành 1 đô-la đểtuyển một trợ lý nghiên cứu đã tốtnghiệp đại học cho Giáo sưBreslow, đồng đô-la đến từ một nơinào đó. Trường hợp đơn giản và dễhiểu nhất là khi đồng đô-la đó đếntừ việc tăng mức thuế của một ai đó– chẳng hạn như của John Doe. Kếtquả là John mua ít đi hai thanhkẹo. Sinh viên tốt nghiệp đại học có

Page 508: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhiều việc làm hơn nhưng cũng vìthế mà ít việc cho người bán kẹohơn.

Giáo sư Breslow không nghi ngờgì hoàn toàn có thể gợi ý một loạtcác viễn cảnh khác. Có lẽ khi thuếcủa John tăng lên, anh ta khôngmua ít kẹo đi nhưng thay vào đó tàikhoản tiết kiệm của anh ta ít đi 1đô-la. Như thế ngân hàng của Johnbị bớt đi 1 đô-la khi cho Mary Joevay, người mà giờ đây phải giảmtiêu dùng của chính mình. Marythôi không mua một dụng cụ đánhtrứng nữa, hay tạm hoãn việc mua ôtô, và các nhà sản xuất dụng cụđánh trứng hay ô tô tuyển dụng ít

Page 509: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhân viên hơn.

Việc này không loại trừ các khảnăng khác. Tôi chắc rằng nếu muốnbảo vệ quan điểm của mình, Giáosư Breslow có thể liệt kê một tá cáccách khác để chính phủ có đượcđồng đô-la trên và một tá phản ứngkhả dĩ khác của các công dân.Nhưng mỗi cách này đều phải đưalại một kết quả chung là ở đâu đótrong nền kinh tế người ta tiêu ít đi1 đô-la. Sẽ dễ để huyễn hoặc bảnthân về điều này, vì những tác độnggián tiếp của việc tăng thu nhậpchính phủ đôi lúc rất tinh vi. Tươngtự, cũng sẽ dễ để huyễn hoặc bảnthân về động cơ chuyển động vĩnh

Page 510: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cửu. Tất cả những gì bạn phải làmlà kiểm tra những phần được lựachọn trong khi bỏ qua những phầnkhác. Khi xem xét riêng lẻ, ổ cắmđiện trên tường nhà bạn dường nhưsinh ra năng lượng. Trên thực tế,những gì phát ra từ nhà máy điệnkhông nhiều hơn những gì đi vàomột chút nào.

Có một sự khác biệt quan trọnggiữa một động cơ chuyển động vĩnhcửu và một bữa ăn trưa miễn phí.Nếu tôi, với tư cách là một nhà kinhtế, phải thiết kế một chiếc máychuyển động vĩnh cửu, thì tờ NewYork Times có lẽ sẽ tham khảo ýkiến một chuyên gia (như Giáo sư

Page 511: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Breslow chẳng hạn), trước khi trântrọng nghiên cứu đề án của tôi. Khigiáo sư Breslow, với tư cách là mộtnhà khoa học vật lý xuất chúng,thiết kế một bữa trưa miễn phí nhưthế, tờ Times sẽ đón nhận như giátrị bề ngoài của nó. Nói cách khác,tờ Times nhận ra rằng những khẳngđịnh về hóa học hay vật lý nên tuântheo quy tắc của một số hiểu biết cơbản về lĩnh vực đó, nhưng họ thấtbại trong việc nhận ra rằng điềutương tự cũng sẽ đúng trong kinh tếhọc. Thất bại này là biểu hiện củatình trạng thất học trong kinh tếvốn rộng khắp và khiến tôi vừabuồn vừa tức giận.

Page 512: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Rõ ràng là theo rất nhiều môhình kinh tế, tiêu dùng chính phủcó thể kích thích tổng sản lượng vàcông ăn việc làm. Không mô hìnhnào nhất quán với phân tích đơngiản đến thái quá của Giáo sưBreslow, bao gồm không gì ngoàiviệc ngang nhiên lờ tịt các nguồngây quỹ của chính phủ. Những môhình đơn giản nhất mà bất cứ nhàkinh tế học nào cũng sẽ tán thànhnghe tương tự như thế này: Chínhphủ tiêu dùng hoang phí cho nhữngdự án tạm thời, gây khó khăn chokinh tế ngắn hạn, mà người ta vượtqua bằng cách vay nợ. Việc này đẩytỷ lệ lãi suất lên cao, khiến việc giữ

Page 513: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tiền không còn hấp dẫn (vì tiền làtài sản không sinh lãi), vì thế ngườita từ bỏ tiền bằng cách mua hànghóa. Điều này lại đẩy giá cả lên cao,và khiến nhà sản xuất mở rộng sảnxuất, dẫn tới việc gia tăng công ănviệc làm.

Tôi sẵn lòng đặt cược rằng đâykhông phải là những gì Giáo sưBreslow có trong đầu.

Kích cỡ tập Tỉnh táo và Tức giậncủa tôi dao động với thời gian tôidành vào việc lược bớt những tàiliệu lỗi thời và cập nhật với tờTimes. Một số bài hay đến nỗikhông bao giờ vứt bỏ được, chẳng

Page 514: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hạn như bài Op-Ed của bình luậnviên đài Ira Eisenberg, người cổ xúyviệc cho người ăn xin trên đườngphố phiếu mua hàng từ các loạihình kinh doanh địa phương thay vìcho tiền mặt. Ông này giải thíchrằng phiếu mua hàng “không thểđem đổi cho đồ uống có cồn haythuốc lá, chưa tính tới các loạithuốc bất hợp pháp”. Tại saokhông?

Tờ New York Times không phảilà nguồn tin duy nhất của tập tàiliệu. Tôi có trước mặt mình là lá thưgửi tới Wall Street Journal củaRichard C. Leone từ Cơ quan Quảnlý Cảng New York và New Jersey.

Page 515: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Ông Leone giải thích tại sao sân bayKennedy và La Guardia không thểtư nhân hóa: Giá trị của chúng thừasức vượt quá con số 2,2 tỷ đô-la,nhưng không người mua nào sẵnsàng trả từng ấy tiền. Ông Leone đãtiến xa trong đời đối với một ngườitin tưởng rằng giá trị của một tàisản có thể khác với số tiền ai đó sẵnlòng chi trả cho nó.

Tôi có một bài viết của AnnLanders về các nhà sản xuất quầnbó, những người chủ ý tạo ra cácsản phẩm tự phá hủy sau một tuầnthay vì một năm vì “chất nylon no-run, mà họ biết sản xuất, sẽ chỉthọc gậy bánh xe cho việc kinh

Page 516: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

doanh của họ mà thôi”. Ann kếtluận rằng số phận của bà và các độcgiả của bà “bị phó mặc trong tay củamột âm mưu hám lợi cho bảnthân”. Không rõ là bà Ann đang ámchỉ lợi ích của ai. Không thể là củanhà sản xuất. Với những chi tiếtnhư bà miêu tả, một nhà sản xuấttư lợi sẽ chuyển từ việc bán loạinylon một tuần với giá 1 đô-la sangviệc bán loại nylon một năm với giá52 đô-la, làm hài lòng khách hàng(người trả 52 đô-la một năm trongbất cứ trường hợp nào nhưng khôngphải đến cửa hàng nhiều lần), duytrì doanh thu, và – vì anh ta sảnxuất ít đi 98% nylon – cắt giảm chi

Page 517: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phí đáng kể.

Tôi có một bài viết Op-Ed từ tờChicago Sun-Times kêu gọi một dựluật bảo vệ các họa sĩ bằng cách chophép họ thu tiền bản quyền tác giảkhi các bức tranh của họ được bánlại và thu lợi nhuận. Tác giả bài viếtlờ đi câu hỏi rằng đề xuất của ôngnày sẽ ảnh hưởng tới giá cả của tácphẩm gốc như thế nào. Tôi xin đượcđiền vào chỗ trống cho ông ta. Nếungười mua gốc biết là sẽ phải trả100 đô-la tiền bản quyền khi bánlại, thì sự sẵn sàng của người đó khitrả tiền cho bức tranh gốc – và tứclà số tiền họa sĩ thu về – sẽ bị giảmđi khoảng 100 đô-la. Những gì

Page 518: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người họa sĩ lời từ tiền bản quyền,họ mất trong giá bán của tác phẩmgốc.

Thực ra, tình hình còn tồi tệhơn. Một số họa sĩ có sự nghiệp lâmvào thất bại không lường trước.Những họa sĩ này chấp nhận bị épgiá khi bán tác phẩm gốc nhưngkhông bao giờ thu tiền bản quyềnđể bù lại khoản lỗ đó. Các nghệ sĩkhác tiến xa hơn mong đợi; tiền bảnquyền của họ cao hơn hẳn mức đềnbù cho mức giá ép mà khi họ bántác phẩm gốc. Vì vậy kế hoạch củatác giả bài Op-Ed là đơn thuốc đểkhiến các họa sĩ không thành côngnghèo đi và các họa sĩ thành công

Page 519: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

giàu lên.

Tôi gửi một bức thư tới kêu gọiviệc kiểm soát giá dầu thô như làmột cách gián tiếp để kiểm soát giáxăng dầu. Nhưng khi giá dầu thôđược pháp luật kiểm soát, giá xăngdầu tại các trạm lại tăng lên, chứkhông giảm xuống. Sự kiểm soát tạimức có số lượng lớn khiến bên tinhchế dầu cung cấp ít xăng dầu hơn.Cung giảm khiến người tiêu dùngđưa giá xăng dầu lên cao.

Mấy năm trước, một đợt sươnggiá khiến giá cam tăng cao đến nỗingười trồng cam kiếm lời cao hơnbình thường. Một nhà bình luận đã

Page 520: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

kiếm cho mình một chỗ trong tậpTỉnh táo và Tức giận bằng cách gợi ýrằng giá cả tăng dữ dội cho thấy khảnăng độc quyền của người trồngcam. Thực ra nó cho thấy điềungược lại. Sự kiện này xác minhrằng người trồng cam có thể tăngthu nhập bằng cách chặt cây. Nếuhọ đã có thể phối hợp hành độngnhư thế, đáng lẽ họ đã không phảichờ đợi sương giá.

Khi tình hình chính trị bất ổn tạivùng Trung Đông, tập Tỉnh táo vàTức giận đảm bảo sẽ dầy lên. Mộtchút gián đoạn trong lưu lượng dầucũng luôn châm ngòi cho núi lửathư từ và bài xã luận giải thích cách

Page 521: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

các công ty dầu của Mỹ, bằng cáchsử dụng sức mạnh độc quyền củamình, có thể tăng giá cao đến nỗilợi nhuận của họ tăng lên. Xin hãybịt tai bịt mắt trước câu hỏi đau đáurằng làm sao có thể có độc quyềnđược trong một ngành công nghiệpbao gồm những Exxon, Gulf, Mobil,Atlantic Richfield, Shell, Getty,Marathon và rất nhiều tên tuổikhác. Thay vào đó hãy tìm hiểulogic bên trong. Nếu việc hạn chếcung có thể làm tăng lợi nhuận,ngành công nghiệp độc quyền vềdầu sẽ không chờ tới khi chính trịbất ổn rồi mới hạn chế cung. Bạn cóthể nói rằng các công ty kiếm lời từ

Page 522: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

các khủng hoảng chính trị hoặc bạncó thể nói rằng họ thông đồng vớinhau để hành động như các nhà độcquyền, nhưng bạn không thể tuyênbố cả hai điều mà vẫn nhất quánđược.

Độc quyền sai lầm là một trongnhững đề tài “đến hẹn lại lên” trongtập Tỉnh táo và Tức giận. “Tỷ lệ lãisuất thấp có lợi cho nền kinh tế” làmột chủ đề thường được nhắc tớibởi những người thất bại trong việcnhận ra rằng để có một người vaytiền vui vẻ, phải có một người chovay u sầu, nếu không thì cái thứđược coi là “có lợi cho nền kinh tế”sẽ không có gì hơn là cái gì có lợi

Page 523: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cho các cá nhân nó bao gồm.

Mỗi Lễ Tạ ơn, tôi có thể yên chítìm được những bài xã luận hô hàongười dân Mỹ ăn ít thịt đi sao chonhững gì họ hy sinh sẽ đến được vớinhững người thiếu ăn. Sự thật, thanôi, tinh vi hơn thế rất nhiều. Khingười ta ăn ít thịt đi, chăn nuôi giasúc không còn thu được lợi nhuậnnhư trước, và ngành công nghiệpchăn nuôi gia súc co hẹp lại. Nhưthế thì ít nhất thóc lúa vốn dànhcho vật nuôi giờ sẽ sẵn cho người,phải không? Hoàn toàn sai. Nghềnông cũng co lại.

Một tập bao gồm các bức thư và

Page 524: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bài xã luận tuyên bố rằng một phầnnào đó của luật pháp là một “chiếnthắng” chỉ vì chính xác là nhóm đómất mát nhiều nhất từ dự luật đó.Luật “Nghỉ phép gia đình” yêu cầunhà tuyển dụng thực hiện chế độnghỉ phép đẻ dài lê thê được hoannghênh là một chiến thắng cho cácnữ nhân viên, nhưng dường như sẽhơi kỳ cục để dán cái mác “ngườichiến thắng” cho những người màdự luật này có tác động mạnh mẽnhất khiến họ trở nên không tuyểndụng được. Khi một quyết định củatòa tạo điều kiện cho các bà mẹ đẻthuê hủy hợp đồng và giữ con củahọ lại, các cây bút xã luận vội vàng

Page 525: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hoan nghênh chiến thắng cho cácbà mẹ đẻ thuê tương lai. Nó là“chiến thắng” khiến các hợp đồngđẻ thay chỉ còn nước thành “đồ cổ”.Ô tô có phải là chiến thắng chongười làm roi xe ngựa hay không?

James K. Glassman viết một bàitrong tờ The New Republic đểchứng minh rằng cổ phiếu là loạihình đầu tư có lợi hơn bất động sản.Ông tính toán rằng “nếu bạn muamột căn nhà trị giá 200 nghìn đô-laở Foggy Bottom [một vùng ởWashington D.C.] vào năm 1979, nóđã có thể đáng giá 310 nghìn [mườinăm sau]. Nhưng nếu bạn mua cổphiếu trị giá 200 nghìn vào năm

Page 526: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

1979, chúng sẽ đáng giá 556 nghìnđô-la [mười năm sau] – và bạn còncó 68 nghìn tiền lãi cổ phần”.

Ờ thì đúng, nhưng nếu bạn đãmua căn nhà thì bạn đã có một nơiđể sống trong vòng 10 năm, trongkhi nếu bạn mua cổ phiếu bạn sẽphải trả tiền thuê nhà cho chủ nhà.Điều này khiến cho so sánh củaGlassman trở nên vô nghĩa. Tất cảnhững gì ông ấy trình bày là nếubạn so sánh tất cả các lợi ích củaviệc sở hữu cổ phiếu với một vài lợiích của việc sở hữu bất động sản,thì cổ phiếu sẽ vượt trội. Có gì ghêgớm đâu.

Page 527: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Bài viết của Glassman giành mộtvị trí trang trọng trong Tập Tỉnh táovà Tức giận của tôi vì kết luận củaông này hoàn toàn trái với sự thật.Ông giải thích rằng “cổ phiếu tănggiá nhanh hơn bất động sản; chúngđã và sẽ luôn như vậy. Lý do là vìmột cổ phần của cổ phiếu là mộtphần của một công ty trong đónhững cái đầu đang sản sinh giá trị.Bất động sản chỉ nằm im một chỗ”.Sự thật là cổ phiếu tăng giá nhanhhơn nhà cửa chính là vì nhà khôngchỉ ngồi đó; nó cung cấp nơi trúngụ, hơi ấm, và nơi chứa đồ mỗingày bạn sở hữu nó. Cổ phiếu cầnphải tăng giá nhanh hơn để bù vào

Page 528: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đặc điểm là chúng không cung cấpdòng dịch vụ nào có thể so sánhđược. Nếu cổ phiếu và bất động sảntăng giá trị với cùng mức độ, chẳngai sẽ sở hữu cổ phiếu nữa.

Tôi sẽ kết thúc với một bài viếtcủa George F. Will Ông Will tinrằng lãi suất của nợ quốc gia tượngtrưng cho “sự dịch chuyển của cải từsức lao động sang vốn không có tiềnlệ trong lịch sử nước Mỹ. Doanh thuthuế đang được thu từ những ngườiMỹ trung bình và chuyển chonhững người mua trái phiếu củachính phủ Mỹ - người mua ởBeverly Hills, Lake Forest, ShakerHeights và Grosse Point, và Tokyo

Page 529: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

và Riyadh”.

Thật rối trí khi biết rằng còn cómột người Mỹ có học thức tin rằnglãi suất của các khoản vay nợ là mộtdạng quà. Chắc hẳn ông Will bịchoáng ngợp trước lòng hảo tâm củacác nhân viên ngân hàng Mỹ, nhữngngười hết sức hào phóng cung cấptiền cho các chủ tài khoản. Họ gầnnhư hào phóng bằng các chủ hộ giađình, những người nhân đức quyêngóp những khoản thế chấp lớn hàngtháng.

Và tại sao lại dừng ở đó? Trướckhi ông Will xuất hiện, các nhàkinh tế học đã nghĩ rằng lãi suất là

Page 530: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cái giá của việc sử dụng tài sản củamột ai đó. Nếu những khoản tiềnđó là quà, thì cũng tương tự nhưviệc trả tiền nhà cho chủ nhà, trảtiền học cho trường, và vé vào cửamỗi công viên hay rạp hát.

Ông Will nghĩ rằng người muatrái phiếu giàu lên bằng cách chochính phủ vay. Nhưng nếu họkhông cho chính phủ vay, họ cũngsẽ cho vay tài sản ở một nơi khác –có thể là cho những công nhân đangvật lộn để sống qua thời kì thuế caomà ông Will miêu tả là sẽ giảm nợquốc gia xuống.

Khác với Shakespeare, không chỉ

Page 531: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

độc có kẻ ngốc là người thể hiện sựtỉnh táo và tức giận. Tập tài liệu củatôi đầy ắp những đóng góp từ các cánhân thể hiện là những người biếtsuy nghĩ, sự sáng suốt của họ làmhọ thất bại ít nhất một lần trướccông chúng. Sẽ rất cám dỗ để mộtnhà kinh tế học nhận xét rằngnhững thất bại đó phải được tôntrọng, vì chúng không bị phạt nặng.Phần lớn độc giả giở trang Op-Ed rađể tìm sự tiêu khiển, không phải sựkhai sáng, và động cơ của người viếtlà cung cấp những gì độc giả củaanh ta yêu cầu.

Page 532: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 13. Cáccon số thống kê lừabịp như thế nào?

Thất nghiệp cũng có thể tốtcho bạn

Vào ngày mà tôi chuyển đếnWashington D.C., tôi đã hỏi lái xetaxi rằng nơi nào tôi có thể dừng đểmua thực phẩm. “Magruder’s!”, anhta trả lời dứt khoát. “Chỗ đó hếtsảy. Dường như lần nào tới đó, tôicũng mua được hàng khuyến mại”.

Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc

Page 533: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

với sự ngây ngô đáng yêu của ngườitiêu dùng tại Washington. (Trongtuần đó, chúng tôi đã xin cô giữ trẻlời khuyên về nơi nào mua giầy trẻem tốt nhất và nhận được một tràngnhững lời khen ngợi về một cửahàng nơi mà “họ còn đo chân lũ trẻnữa!”. Cho tới ngày hôm nay, tôikhông tin rằng mình từng bước vàomột cửa hàng tạp hóa nào ở tronghay ngoài Washington mà không cómột món đồ nào đó được khuyếnmại.

Tôi bị cuốn hút vào các mặt hàngkhuyến mại. Khi chuối rẻ, tôi muachuối. Khi táo rẻ, tôi chuyển sangmua táo.

Page 534: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Vì các mặt hàng khuyến mại liêntục thay đổi nên hầu như tôi khôngbao giờ sợ bước vào một cửa hàngtạp hóa mà phải mua cùng một mặthàng tôi đã mua tuần trước với giákhuyến mại. Tuần này, tôi mua mộtpound táo với giá khuyến mại là 59xu. Tuần sau, giá táo tăng lên 65 xumột pound, vì vậy, thay vì mua táothì tôi lại mua một pound chuốiđang khuyến mại với giá 39 xu.Tuần tiếp sau, giá chuối tăng lên 49xu nhưng táo lại giảm giá, vì vậy tôiquay trở lại mua táo.

Nếu tôi muốn thuyết phục anhchàng tài xế taxi không mua hàng ởMagruder’s nữa thì tôi có thể tranh

Page 535: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

luận thế này: “Giá cả ở Magruderthật không khó mà kiểm soát được.Mỗi lần tôi tới đó, những thứ tôimua từ một tuần trước đều tănggiá”. Nếu tôi thực sự muốn gây ấntượng, tôi có thể chứng minh bằngcách đưa ra một vài con số phầntrăm tăng lên. “Đầu tiên tôi muatáo, và sau đó giá táo tăng 10%. Sauđó tôi mua chuối, và rồi giá chuốităng lại 25%. Thế tức là giá đã tăngtới 35% trong có 2 tuần!”

Đương nhiên, cách tính toán nàyđã bỏ qua một thực tế là sau đợttăng giá 35% này, tôi vẫn mua táogiảm giá 59 xu một pound như tôiđã mua hai tuần trước.

Page 536: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Cách tính đó có điểm tương đồngvới cách chính phủ báo cáo thống kêlạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng thểhiện sự thay đổi trong giá cả khôngphải của giỏ hàng hóa mua ngàyhôm nay mà là hàng hóa từng mua.Giỏ hàng hóa này thường phản ánhthái quá những hàng hóa từng đượckhuyến mại trong quá khứ và phảnánh không đúng những hàng hóađược khuyến mại ngày hôm nay.Kết quả là nó cường điệu hóa lượnggiá tăng cao nhất và khiến cho thayđổi tổng thể trông có vẻ tồi tệ hơnthực tế.

Vài năm trước, giá vé máy baycòn thấp và giá máy tính xách tay

Page 537: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thì cao. Người ta bay nhiều nhưngdùng ít máy tính xách tay. Ngày nay,vé máy bay đắt hơn còn giá máytính lại rẻ hơn rất nhiều. Một chỉ sốnhư CPI chú trọng nhiều tới sự giatăng của giá vé máy bay nhưng hầunhư không đoái hoài gì đến sự trượtgiá máy vi tính. Khi bạn trả tiền chové máy bay năm nay nhiều hơn sovới năm ngoái thì chỉ số giá tiêudùng phản ánh thay đổi đó. Khi bạnmua một chiếc máy vi tính mà bạnkhông đủ tiền mua vào năm ngoái,chỉ số giá lại bỏ qua thay đổi đó. Vìnăm ngoái bạn không mua chiếcmáy vi tính nào, cho nên chiếc máytính của bạn không được tính vào

Page 538: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đó.

Trong vòng gần ba thập kỷ trởlại đây, lạm phát luôn là vấn đềnghiêm trọng đối với các quốc gia.Việc chỉnh sửa các vấn đề về đolường không làm được gì nhiều đểthay đổi tình trạng đó. Nhưngkhông phải là không có ý nghĩa gìnếu lạm phát là 3% hay 4% hay 5%.Các khoản tiền an sinh xã hộichẳng hạn, chúng luôn tuân theonhững thay đổi trong CPI. Nhìnchung, một người có thu nhập tănghàng năm tương ứng với CPI sẽthấy khả năng tiêu dùng của mìnhtăng lên hàng năm, bởi vì CPI luônkhiến lạm phát trở nên nghiêm

Page 539: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trọng hơn so với bản chất của nó.

Nghe có vẻ như đó là một lời phêbình đối với Văn phòng Thống kêLao động, cơ quan tính toán CPI,nhưng sự thật không phải vậy.Trong một thế giới mà đủ loại giá cảdao động độc lập với nhau, khôngcó cách nào để xây dựng một chỉ sốduy nhất có ý nghĩa mà khôngphiến diện theo cách này hay cáchkhác. Thực ra, chính phủ Mỹ đã đưara một số phương pháp đo lườngkhác nhau đối với lạm phát, mỗiphương pháp lại có sự thiên vị riêngcủa nó, và các nhà kinh tế học đã rấtcẩn trọng khi lựa chọn chỉ số đúngcho mục đích đúng. Giới truyền

Page 540: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thông liên tục sử dụng mỗi CPI, cólẽ bởi vì nó phục vụ mục đích khiếnmọi thứ trở nên ảm đạm của họ.Nghề báo là một nghệ thuật u sầu.

Nói đúng ra thì các thống kêkhông bao giờ nói dối, nhưng sựthật mà chúng kể thường bị hiểuxuyên tạc đi. Đó là trường hợp cụthể của thống kê kinh tế. Tôi xinđược trình bày một số ví dụ nữa.

Trước và sau khi ngụ ởWashington, tôi đã từng sống ởRochester (New York), nơi mà trongnhiều năm, Star Market vàWegman’s là hai mạng lưới bánhàng kỳ phùng địch thủ. (Star

Page 541: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Market giờ đã lụi tàn. Wegman’stiếp tục là niềm tự hào củaRochester và được coi là có đủ lý dođể chuyển lên New York, bất chấpquyết định không giải thích đượccủa họ gần đây khi ngừng bán phómát làm bằng sữa kèm lá hẹ). StarMarket từng đăng quảng cáo thếnày: “Chúng tôi đã tính toán nhữnggì một người mua hàng bình thườngcủa Star mua tuần trước, và cùngmột giỏ hàng hóa đó nếu mua tạiWegman’s sẽ đắt hơn tới 3%”. Tôitin là họ đăng sự thật. Tôi cũng tinlà người mua hàng bình thường củaWegman’s cũng có thể phải trả đắthơn 3% nếu mua giỏ hàng của anh

Page 542: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ta tại Star.

Những tính toán của Star phiếndiện hệt như CPI. Vào một ngàyđược định trước, Star tình cờ giảmgiá lớn đối với chuối trong khiWegman khuyến mại lớn đối vớitáo. Vì vậy, người mua hàng ở Starmua rất nhiều chuối và người muahàng ở Wegman mua rất nhiều táo.Tất nhiên giỏ hàng được mua ở Starsẽ đắt hơn nếu mua ở Wegman vàgiỏ hàng được mua ở Wegman sẽđắt hơn nếu mua ở Star. Chừng nàomức giá của cả hai cửa hàng đượctính toán thành một con số trungbình có thể so sánh được, và chừngnào giá các mặt hàng đơn lẻ giữa

Page 543: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hai cửa hàng có sự chênh lệch, thìđó mới chính xác là những gì mộtngười mong chờ. Đó không phải làlý do để chọn cửa hàng này thay vìcửa hàng kia.

Các nhà báo thích sử dụng tỷ lệthất nghiệp để phản ánh tình hìnhchung của toàn bộ nền kinh tế.Những cuộc thảo luận xung quanhvấn đề này thường bỏ qua một thựctế rằng đôi khi thất nghiệp là điềumà người ta mong muốn. Không cóviệc làm hay theo đuổi niềm đammê riêng thường được coi là mộtđiều tốt đẹp; nhưng khi bị gán chocái tên “thất nghiệp”, bỗng dưng nóbị coi là điều tồi tệ.

Page 544: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Tất nhiên, thất nghiệp có thểđồng hành với những điều tồi tệ,chẳng hạn như thu nhập giảm, vàđây cũng chính là những điều màcác phóng viên nghĩ đến khi họ chorằng thất nghiệp là điều khôngmong đợi. Nhưng điều đáng nhớ làlợi ích từ nạn thất nghiệp giúp giảmbớt những chi phí xã hội. Khi bạn bịmất công việc trong dây chuyền sảnxuất đồng bộ với thu nhập 50 nghìnđô-la một năm và dành thời giankiếm 0 đô-la ở bờ biển, sẽ là cườngđiệu nếu nói rằng bạn đã mất côngviệc trị giá 50 nghìn đô-la một năm.

Điều hiển nhiên là chúng ta đềuchưa sử dụng hết năng lực so với tổ

Page 545: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tiên của chúng ta 100 năm trước,những người đã đổ mồ hôi trongcông xưởng bóc lột nhân công tàn tệ80 giờ một tuần. Rất ít người trongchúng ta muốn đổi lấy vị trí của họ.Điều này chính là lời cảnh báo thíchđáng rằng tỷ lệ thất nghiệp khôngphải là thước đo chính xác cho sựthịnh vượng của một nền kinh tế.

Chúng ta, những con người củathế kỷ XX, làm việc ít hơn thế hệcha ông vì chúng ta sung túc hơn họkhi xưa. Khi công ăn việc làm giảmxuống, điều đó có thể có nghĩa làmọi thứ khả quan hơn. Khi thunhập tăng, các gia đình có thể quyếtđịnh rằng họ xoay xở được với một

Page 546: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người đi làm thay vì hai. Nhữngnhân viên bám lấy công việc khôngmong muốn trong thời điểm khókhăn lại có thể bỏ công việc đó khitình hình cải thiện, hoặc nhờ vào sựcải thiện trong các nguồn thu nhậpkhác của họ hoặc vì một tinh thầnlạc quan mới rằng sẽ có những côngviệc tốt hơn cho những ai dành thờigian đi săn lùng chúng.

Trong nền kinh tế toàn cầu, nạnthất nghiệp có thể là dấu hiệu chothấy tình hình đang tồi đi hay tìnhhình đang khởi sắc. Điều tương tựcũng đúng ở mức độ cá nhân. Trongkhi Peter chọn làm việc 80 giờ mộttuần để giàu lên thì Paul lại chọn

Page 547: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

làm việc 3 giờ một tuần và sốngthoải mái nhờ vào những cách khác.Ai có thể khẳng định lựa chọn nàokhôn ngoan hơn? Tôi không thể tìmthấy gì trong kinh tế học, đạo đứchay những linh cảm cá nhân nóirằng chúng ta nên ủng hộ bên nàyhơn bên kia. Thất nghiệp, hay côngăn việc làm ở mức thấp, có thể làlựa chọn tự nguyện và là một lựachọn tốt.

Sẽ là dễ dàng cho những ngườiquan sát sai lầm khi tự thuyết phụcbản thân rằng Peter phải chắc hẳnphải khôn ngoan hơn hay khá giảhơn Paul, bởi thu nhập của Peternhãn tiền hơn sự thư giãn của Paul.

Page 548: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Một nhà quan sát ngây thơ có thểtranh cãi rằng sự công bằng đòi hỏichúng ta phải giải quyết sự khácbiệt trong thu nhập bằng cáchchuyển một phần thu nhập củaPeter cho Paul. Nhưng cũng chínhđiều đó sẽ yêu cầu chúng ta giảiquyết sự khác biệt trong “thư giãn”bằng cách chuyển một phần “thưgiãn” của Paul cho Peter. Nếu sựcông bằng ra lệnh rằng phải đánhthuế Peter để trả cho Paul, nó cũngra lệnh rằng phải cưỡng bách Paulcắt cỏ cho sân nhà Peter hay sao?

Vì họ quên rằng thành quả củasức lao động chứ không phải bảnthân sức lao động mới là cái người

Page 549: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ta mong muốn. Các phóng viêndường như muôn đời chịu cảnh mắcsai lầm nực cười khi luôn gợi ý rằngcác thảm họa của thiên nhiên có thểlà những cơ hội phát triển đángđược đón nhận bởi chúng buộcngười ta làm việc. Khi bão Andrewtàn phá Nam Florida vào năm 1992,gợi ý này đã rất có tiếng vang. Theocác phát thanh viên, sự phá hủyhàng loạt ẩn chứa những lợi ích bíẩn tiếp nối bởi những hoạt động sôisục để khôi phục hiện trạng banđầu. Tôi phân vân liệu họ có ápdụng quan điểm này cho cuộc sốngcủa chính họ hay không, chẳng hạnnhư, bằng cách định kì đục tường

Page 550: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phòng khách sao cho họ có thể biếnbản thân thành thợ trát vữa.

Xây nhà không phải là điều tốtđẹp. Có nhà là điều tốt đẹp. Việc sởhữu một ngôi nhà có thể xứng vớicông sức xây nhà, nhưng càng phảixây dựng ít thì càng tốt cho bạn.Một cộng đồng kết thúc với nguồntài sản vật chất bằng với khi nó bắtđầu sau hàng tháng tiêu tốn côngsức ngoài dự kiến xét về tổng thểkhông thể nào sung túc hơn trướcđược.

Chúng ta sẽ dễ bị lừa bởi mộtthực tế là chúng ta quan sát một sốthứ nhất định mà không phải

Page 551: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những thứ khác. Khi tôi vào mộtnhà hàng và yêu cầu được ngồi ởbàn không hút thuốc lá, họ thườngnói với tôi rằng tôi sẽ có chỗ nhanhhơn nếu ngồi ở bàn hút thuốc.Trong một thời gian, điều này khiếntôi tin là khu vực hút thuốc lá nóichung là bớt đông hơn, và điều nàydường như là một bài toán kinh tếthú vị. Khi tôi đưa câu đố này ratrong bữa trưa, bạn tôi tên là MarkBils, với tư duy rõ ràng hơn, chỉ rarằng các nhà hàng không có lý do gìđể nói với tôi về số lần khi thời gianchờ đợi để ngồi ở bàn không hútthuốc là ngắn hơn. Đoán chừng làcó rất nhiều người hút thuốc lá nghĩ

Page 552: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

rằng khu vực không hút thuốc luônvắng hơn khu vực hút thuốc lá.

Bạn và bác sĩ của bạn có lẽ sẽ cónhững quan điểm khác nhau vềkích cỡ trung bình của lượng ngườitrong phòng chờ. Có lẽ đó là vì bạnnhận biết về người ta rõ hơn khi họho về phía bạn và trong phòngkhông còn ghế trống. Khả năng caohơn là bạn và bác sĩ của bạn đangtính toán những thứ khác nhau.

Bác sĩ của bạn tính toán lượngngười suốt ngày. Bạn tính toán chỉkhi bạn là một bệnh nhân. Và khinào bạn là bệnh nhân? Có lẽ là tạinhững thời điểm đông đúc nhất.

Page 553: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Làm sao mà tôi biết? Vì có nhiềungười ở đó tại những thời điểmđông đúc nhất – đó chính là điềukhiến nó đông đúc. Nếu bác sĩ nóivới tôi rằng sáng nay có 3 ngườitrong phòng chờ và chiều có 25người, và nếu tôi phải đoán bạn đãở đó lúc mấy giờ, tôi sẽ nói tỷ lệ là25 ăn 3 là bạn ở đó vào buổi chiều.

Lúc nào cũng có rất nhiều ngườiquan sát một đám đông. Không ai ởđó để quan sát chân không. Bác sĩbiết hôm nay ông ta có 28 bệnhnhân, hay trung bình 14 người trongnửa ngày. Trong số 28 người, chỉ có3 người tin là kích cỡ một đám đôngđiển hình là 3, nhưng 25 người tin

Page 554: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

con số đó là 25. Ước tính thời gianchờ đợi trung bình của một bệnhnhân đảm bảo là sẽ bị chệch lêncao.

Những thống kê nạn thất nghiệptính toán không chỉ số người khôngcó việc làm mà cả thời gian thấtnghiệp trung bình. Thường thìnhững dữ liệu này được thu thậpbằng cách khảo sát những ngườithất nghiệp vào một ngày địnhtrước, hỏi họ xem họ không có việcbao lâu rồi, và tính trung bình phảnhồi của họ. Số liệu của kết quả đảmbảo là sẽ bị chệch lên vì cùng một lýdo căn bản là phần lớn bệnh nhânđánh giá quá cao số lượng người

Page 555: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trong phòng chờ.

Những người thất nghiệp trongthời gian dài rất có khả năng là vẫnthất nghiệp vào ngày người thăm dòý kiến tới. Những người thất nghiệptrong thời gian ngắn rất ít có khảnăng là vẫn thất nghiệp vào ngàyđó. Vì vậy trong một mẫu giới hạnvào một ngày hoặc một tuần cụ thể,bạn chắc chắn sẽ bắt gặp một sốlượng lớn và dễ gây nhầm lẫn củanhững người thất nghiệp lâu dài.

Các số liệu thống kê dường nhưcho thấy rằng sự thịnh vượng chungtrong những năm 1980 được “hộtống” bởi hố ngăn cách khá rộng

Page 556: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

giữa kẻ giàu và người nghèo. Có vẻnhư là khi kẻ giàu giàu lên, ngườinghèo vẫn giậm chân tại chỗ. Tôikhông biết liệu những thống kê nàycó phản ánh thực trạng kinh tếtiềm ẩn nào hay không. Nhưng đâylà một số lý do chúng có thể khôngđược phản ánh.

Đầu tiên, mức thuế thu nhập bịcắt giảm đột biến trong những năm1980. Việc cắt giảm thuế có tácđộng thực rất quan trọng, nhưngchúng cũng có tác động ảo cũngkhông kém phần quan trọng nữa.Khi mức thuế giảm, người ta dànhít công sức vào việc che giấu thunhập hơn. Chỉ với lý do đó, thu

Page 557: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhập trên báo cáo tăng lên. Nhữngngười ở phía thấp của cán cân thunhập thường báo cáo phần lớn thunhập của họ trong bất cứ trườnghợp nào, vừa bởi vì họ thuộc nhómđóng thuế thấp và cũng vì thu nhậpcủa họ chủ yếu tới từ những nguồnkhá dễ nhận biết như là tiền lương.Vì thế, chúng ta không thấy nhiềuthay đổi trong báo cáo thu nhập ởphía những người có thu nhập thấp.Những người thuộc nhóm thu nhậpcao có lý do về cả động cơ lẫn cơ hộiđể quanh co hơn, nhưng họ ít làmđiều đó hơn khi mức thuế của họgiảm xuống. Thu nhập ở mức cao cóvẻ tăng lên, và hố ngăn cách có vẻ

Page 558: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

rộng ra.

Thứ hai, sự đổ vỡ của các giađình đem lại ảo giác về mặt thốngkê của sự nghèo khó. Một gia đìnhvới hai người đi làm, mỗi ngườikiếm 25 nghìn đô-la một năm đượctính là một gia đình trung lưu vớitổng thu nhập 50 nghìn đô-la. Khigia đình này tan vỡ, gia đình trunglưu đó biến mất và hai gia đình 25nghìn đô-la nổi lên thế chỗ nó.

Thứ ba, và tôi nghĩ là thú vị nhất,là sự cách biệt ngày càng tăng giữacác mức thu nhập hàng năm khôngcần phải liên quan tới sự cách biệtngày càng tăng trong mức thu nhập

Page 559: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cả đời. Vì người ta thường di chuyểnrất nhiều trong phân phối thunhập. (Tại Mỹ, nếu bạn hoặc làthuộc 1/5 nhóm đứng đầu hoặcđứng cuối trong phân phối thunhập, bạn sẽ có cơ hội hơn cho dùbạn không ở đó sau 8 năm nữa).Mức gia tăng lớn trong thu nhậpcao cùng với mức giảm nhỏ trongthu nhập thấp có thể sẽ tốt cho tấtcả mọi người nếu chúng ta đềudành một số thời gian gần cả haiđầu của cán cân thu nhập.

Giả sử ban đầu chúng ta đều cómức thu nhập 50 nghìn đô-la, vàkhông có sự bất công nào hết. Bâygiờ một thay đổi trong môi trường

Page 560: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

kinh tế khiến một nửa trong chúngta có số thu nhập giảm xuống còn40 nghìn đô-la trong khi nửa kiatăng lên tới 100 nghìn. Bạn có thểnghĩ rằng một nửa số hộ gia đìnhnghèo hơn trước và nửa kia giàulên. Nhưng nếu chúng ta thay phiênnhau, sao cho một nửa trong sốchúng ta kiếm 40 nghìn đô-la trongnhững năm chẵn và 100 nghìn đô-latrong những năm lẻ trong khinhững người khác làm ngược lại, thìtất cả chúng ta đều có mức thunhập trung bình 70 nghìn đô-la mộtnăm và chúng ta đều thắng.

Viễn cảnh thu nhập di động cựcđoan đó, tất nhiên, là khá phi thực

Page 561: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tế. Cách công thức hóa thôngthường về “người giàu và ngườinghèo” cố hữu vị trí của họ trongcuộc sống khá là phi thực tế theohướng đối ngược. Phần lớn mọingười có những năm tốt và năm tệ.Trong một năm nào đó, nhữngngười có thu nhập hiện tại cao cókhả năng là đang có một trongnhững năm đẹp nhất trong cuộc đờihọ và những người với thu nhậphiện tại thấp có khả năng là đang cómột trong những năm xấu nhất.Khoảng cách giữa thu nhập hàngnăm cao nhất và thấp nhất làkhoảng cách giữa một năm đẹpnhất của một người với một năm

Page 562: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

xấu nhất của một người khác.Nhưng khó mà biết là ai – ngoàimột phóng viên săn lùng một câuchuyện mùi mẫn – sẽ muốn đưa raso sánh đó. So sánh đúng là so sánhgiữa thu nhập của hai người, mỗingười tính trung bình trong rấtnhiều năm. Tôi không biết nhữngthay đổi của những năm 1980 ảnhhưởng tới so sánh đó như thế nào.Tôi chỉ biết rằng không có gì trongnhững thống kê thu nhập hàng nămcó thể cho chúng ta câu trả lời.

Một cách để tạo ra ấn tượng giảvề những hố ngăn cách thu nhậpđang nới rộng là chỉ ra rằng rấtnhiều người có thu nhập cao gần

Page 563: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đây được lợi hơn và rất nhiều ngườicó thu nhập thấp gần đây chịu thiệtđi. Tất cả những điều này cho thấyrằng người ta có những năm tốt vànhững năm tồi. Tất nhiên, nhữngngười gần như dẫn đầu gần đây đềulợi hơn: Phần nhiều, họ có nhữngnăm tốt bất thường và vì thế kháhơn năm ngoái. Họ có thể cũng kháhơn năm sau, khi mọi thứ gần vớimức bình thường hơn.

Hãy tưởng tượng một đoànngười sống nay đây mai đó, đi langthang một cách ngẫu nhiên trêntriền núi. Hãy chụp một kiểu ảnhcủa đoàn người này. Những người ởgần đỉnh núi tại thời điểm chụp ảnh

Page 564: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

có khả năng là đã đi từ dưới lên mớivừa đây. Những người gần chân núicó lẽ vừa mới đi xuống. Điều nàycho thấy, chúng ta hoàn toàn khôngrút ra được một kết luận nào vềviệc liệu chênh lệch độ cao giữanhững người ở bên trên và bên dướiđang tăng lên theo thời gian.

Có một bài học tổng quát ở đây,đó là sẽ là sai lầm khi đánh giá tìnhhình chung của một người trên cơsở là tình hình hiện tại. Để tranhluận rằng, chẳng hạn, người giàkhông bằng những người còn lạitrong chúng ta – ví dụ như, vì họgặp phải nhiều vấn đề về sức khỏehơn – chính là đã bỏ qua thực tế

Page 565: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

rằng chúng ta thay phiên nhautrong việc có thời tuổi trẻ và lúc vềgià. Vợ tôi và tôi thay phiên việc giữtrẻ với một vài gia đình hàng xóm.Có những đêm, bạn chúng tôikhông ở trong thành phố trong khichúng tôi trông một nhóm trẻ con 5tuổi. Bạn chúng tôi không cảm thấylà họ may mắn hơn, vì họ biết mìnhsẽ được gì trong những đợt cuốituần ở tương lai họ sẽ phải làmđiều đó.

Điều này khiến một chính sáchchung nhằm phân phối thu nhập từngười trẻ cho người già là điềukhông thể. Nếu một chính sách nhưthế có tác động trong suốt cuộc đời

Page 566: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bạn, bạn sẽ thiệt thòi khi còn trẻ vàlợi hơn khi về già, có nghĩa là khôngcó lợi ích thực sự nào. Việc chuyểnthu nhập từ thế hệ này sang thế hệkhác lại là có thể. Nhưng một nhàquan sát tinh ý sẽ để ý thấy rằngthu nhập đang được chuyển từnhững người hiện còn trẻ chonhững người hiện đã già, và điều đótrong quan điểm của vòng đời màchúng ta đều chia sẻ, nhóm đầutiên không bắt đầu với tuổi trẻ trờiphú.

Thực ra, chúng ta không thực sựchia sẻ một vòng đời, vì tai nạn vàbệnh tật xen vào và lấy đi nhữngnăm tháng tuổi già của chúng ta.

Page 567: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Điều này có nghĩa là những ngườitrẻ tuổi thực ra lại thiệt thòi hơn sovới người già. Những người trẻ tuổichỉ có một xác suất sống trọn đời;còn những người già đã được đảmbảo điều này. Chuyển từ người trẻtới người già có xu hướng phóng đạisự bất công tiềm ẩn.

Một quan điểm tương tự được ápdụng cho lệnh cấm hiện nay về nghỉhưu bắt buộc. Các công ty dườngnhư tin rằng họ thể tăng tính hiệuquả với chính sách nghỉ hưu bắtbuộc (nếu họ không tin vào điềunày, thì đã không phải cấm chínhsách này); nếu quan điểm của họ làđúng, thì lệnh cấm vĩnh viễn trong

Page 568: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nghỉ hưu bắt buộc sẽ giảm thunhập trung bình cả đời. (Suy chocùng, tổn thất hiệu quả sẽ phải đổlên đầu một ai đó; có thể nó cónghĩa là lương của những người trẻsẽ giảm xuống). Lệnh cấm nghỉ hưubắt buộc được chào đón như là mộtlợi ích cho người già; hợp lý hơn, nóchỉ có lợi cho những ai giờ đã già màkhông phải trải qua thời trẻ –những đứa trẻ mới sinh ra đã 67tuổi như tôi thường đọc trongnhững tờ báo của siêu thị.

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)là thước đo được nhắc tới nhiềunhất trong việc đánh giá tình hìnhkinh tế nói chung. Nhưng nó cũng

Page 569: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

có một số khiếm khuyết. Nó tínhgiá trị của toàn bộ hàng hóa và dịchvụ được sản xuất trong nền kinh tế,nhưng lại không phải là giá trị thờigian nằm thư giãn trên bãi biển.

Nó cũng có một số khiếmkhuyết ít rõ ràng hơn. Thứ nhất, nókhông thực sự tính giá trị của toànbộ hàng hóa và dịch vụ được sảnxuất trong nền kinh tế. Rất nhiềuhàng hóa và dịch vụ được sản xuấttrong hộ gia đình. Dù bạn có tự rửabát hay trả tiền cho người giúp việcrửa bát, lợi ích thực là một ngăn tủđầy bát đũa sạch. Nếu bạn trả tiềncho người giúp việc, GNP sẽ phảnánh lợi ích này; nếu bạn tự rửa, nó

Page 570: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

sẽ không phản ánh.

Trong những thời kì ít tự do hơn,một ví dụ tiêu biểu trong sách đểminh họa luận điểm này, là mộtngười đàn ông kết hôn với ngườigiúp việc của mình. Với tư cách làmột người giúp việc, cô gái kiếmđược 25 nghìn đô-la một năm nhờvào việc cọ sàn nhà, rửa chén bát, vàgiặt đồ. Khi trở thành một người vợ,cô kiếm được 0 đô-la mỗi năm vàlàm những việc y chang như trước.Dù không có gì thay đổi, mức GNPcho thấy đã giảm đi 25 nghìn đô-la.

Quan điểm này đặc biệt quantrọng khi GNP được so sánh giữa

Page 571: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

các quốc gia. Tại những nước kémphát triển hơn, sản lượng từ các hộgia đình thường nhiều hơn và kếtquả là sự chênh lệch lớn hơn giữacon số GNP được báo cáo và sảnlượng thực tế. Khi bạn đọc là GNPcủa Mỹ cao hơn của Mali 100 lần,hãy nhớ rằng những người ở Mali tựtrồng thức ăn và tự làm quần áo vàkhông được công trạng gì trong sổthu nhập quốc gia. Họ nghèo hơnchúng ta rất nhiều nhưng khôngnghèo như số liệu thống kê phảnánh.

Một khiếm khuyết nữa là sảnlượng hàng hóa và dịch vụ gia tăngcó thể là điều hay cũng có thể là

Page 572: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

điều dở. Đợt bùng nổ xây dựng tạora hàng nghìn ngôi nhà mới khangtrang đẹp đẽ là một điều hay; nóthay thế hàng nghìn ngôi nhà cũ bịphá hủy bởi cơn bão bao gồm việcchạy càng nhanh càng tốt chỉ để trúvào một nơi. GNP coi hai con số đónhư nhau.

Người ta nói rằng các con sốkhông nói dối, nhưng những kẻ nóidối biết tính toán. Có lẽ một vấn đềnghiêm trọng hơn là những ngườithật thà tính toán một cách bất cẩn.Liều thuốc giải độc là chú ý cẩnthận tới những thứ đang được tínhtoán, và xem nó khác với những gìbạn sẽ thực sự muốn tính toán nếu

Page 573: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bạn có thể.

Chỉ số giá tiêu dùng tính giá cảcủa một giỏ hàng hóa nhất định nàođó; đó không giống với thu nhậpcần thiết để duy trì một mức độhạnh phúc nhất định. Tỷ lệ thấtnghiệp tính số người không làmviệc; nó không giống với số lượngngười không hạnh phúc. Thống kêthu nhập hàng năm tính sự phânphối thu nhập hiện tại. GNP tínhgiá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụđược trao đổi trên thị trường; nókhông giống với giá trị của tất cảhàng hóa và dịch vụ được sản xuất,hay những thứ được yêu thích.

Page 574: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Một số khiếm khuyết này lànhững vấn đề đơn giản trong việctính toán, như khi GNP bỏ qua sảnlượng gia đình. Các khiếm khuyếtkhác tinh vi hơn, như khi hố ngăncách thu nhập có vẻ như bị phóngđại vì những người với mức thunhập hiện tại cao hoặc thấp bấtthường khó mà ở mãi tại những vịtrí cực đoan đó.

Qua đào tạo, các nhà kinh tế họcrất nhạy cảm với các vấn đề về sailầm trong tính toán và thống kê.Bằng bản năng được bồi dưỡng,chúng tôi sửa những sai lầm đóbằng toàn bộ khả năng của mình.

Page 575: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 14. Sai lầmcủa chính sách

Chúng ta có cần thêm nhữngngười mù chữ không?

Đam mê lớn nhất của một nhàkinh tế học không phải là thay đổithế giới mà là thấu hiểu nó. Dù vậy,mỗi trái tim con người vẫn ẩn giấumột khao khát bí mật muốn cảithiện môi trường xung quanh. Hãytìm hiểu thật kỹ một nhà kinh tếhọc và bạn sẽ tìm thấy trong họmột nhà cải cách.

Đối với các nhà kinh tế, chính

Page 576: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

sách là một sai lầm, nhưng là mộtsai lầm “thơm ngon”, và chúng tatận hưởng nó như thể ta đang đắmmình trong ly kem trái cây mát lịmhoặc một chuyện tình dại khờ, vẫyvùng trong hương vị quyến rũ vàđầy nguy hiểm của chúng, nhưnglại không nhận ra mình đang ngậptrong nguy hiểm và tỏ ra khinh bỉcác đồng nghiệp, những người rơivào cám dỗ như thế. Chúng takhẳng định chắc nịch rằng chínhsách là thứ không đáng để chúng tachú ý.

Mặc dù các nhà kinh tế học quantâm đến tất cả mọi khía cạnh củacác vấn đề, nhưng thực tế luôn có

Page 577: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

một số quan điểm mà chúng taquan tâm nhất. Tư duy kinh tế tậptrung vào tầm quan trọng của độngcơ, lợi nhuận thương mại và sứcmạnh của quyền sở hữu tài sản. Nósủng ái cách tư duy rằng những thịtrường hoàn hảo sẽ đem lại kết quảđáng mơ ước và đề cao khả năng tạora kết quả đáng mơ ước thông quaviệc cải thiện để thị trường hoànhảo hơn.

Khi có quan điểm cho rằngchúng ta nên trợ cấp cho nhữngngành công nghiệp liên quan đếnquân sự để đề phòng trường hợpchiến tranh xảy ra, thì ngay lập tứccác nhà kinh tế học sẽ cảm thấy

Page 578: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hoài nghi quan điểm này. Trongnhững điều kiện bình thường, cácdoanh nhân cũng có khả năng dựđoán nguy cơ chiến tranh chính xácnhư các quan chức chính phủ. Nếuxác suất xảy ra chiến tranh trong 5năm là 1/3, điều đó có nghĩa là khảnăng một nhà máy trở thành mộtnhà máy sản xuất xe tăng là 1/3, vàđó quả là một công việc mang lại lợinhuận. Thế thì tại sao triển vọng đókhông tạo ra được động cơ đủ mạnhđể khuyến khích các nhà máy tiếptục hoạt động?

Dĩ nhiên những nhà máy nhưthế sẽ ít hơn khi nguy cơ xảy rachiến tranh chỉ là 1/3 so với khi nó

Page 579: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

là 1/2, và tất nhiên đó là kết quả màmột chính phủ khôn ngoan sẽ lựachọn. Việc đầu tư sẽ chỉ hợp lý khichúng ta chỉ dành một nguồn lựckhông đáng kể cho việc đề phòngmột tình huống ít có khả năng xảyra.

Tuy nhiên, động cơ về lợi nhuậncủa việc sản xuất xe tăng của cácnhà máy chỉ có thể có được nếuchính phủ không làm theo tiền lệ vàkhông áp đặt kiểm soát giá trongthời kỳ chiến tranh. Đối với vấn đềvề sự sẵn sàng phòng thủ quốcphòng, các vấn đề phát sinh khôngphải từ sự can thiệp quá ít vào thịtrường (hình thức trợ cấp) mà là từ

Page 580: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

việc can thiệp quá nhiều (hình thứckiểm soát). Phương thức hữu hiệunhất để tạo ra sự sẵn sàng quân sựđó là thay đổi chính sách về bảođảm quyền tự do đối với việc kiểmsoát giá cả.

Khi các nhà phê bình chê baichất lượng ô tô được sản xuất tạiMỹ, các nhà kinh tế học sẽ khônghiểu tại sao các nhà phê bình lạiphải làm ầm ĩ lên như thế. Trongngành công nghiệp ô tô, chắc chắnsẽ có một ai đó giữ vị trí ngườichuyên sản xuất ô tô chất lượngthấp. Vậy thì tại sao đó lại khôngphải là người Mỹ?

Page 581: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Có nhiều thị trường ô tô khácnhau trên đồ thị giá cả/chất lượng.Không có thành công đặc biệt nàotrên phía cao hơn của đồ thị cũngnhư không có sự xấu hổ nào trongthành công ở phần thấp của đồ thị.Tôi thà thành lập một chuỗi siêu thịKmart còn hơn là xây dựng một cửahàng thời trang cao cấp chỉ với mộtđại lý bán lẻ.

Chất lượng không nhất thiếtphải tương quan với lợi nhuận. Đểcó được chất lượng cao đòi hỏi phảicó chi phí sản xuất cao. Một sốngười tiêu dùng muốn trả nhiềuhơn để có được những sản phẩm cóchất lượng cao hơn với chi phí sản

Page 582: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

xuất tốn kém hơn; nhưng cũng cónhững người chỉ muốn mua nhữngsản phẩm rẻ tiền hơn – chi phí sảnxuất thấp hơn nên giá thành cũngdễ chịu hơn. Dù bạn kinh doanh,phục vụ nhu cầu của khách hàng ởbất kỳ thị trường nào cũng đều vinhquang cả.

Nếu chất lượng xe ô tô của Mỹthật sự thấp hơn so với xe ô tô củacác đối tác Nhật Bản, thì tất nhiênnó cũng có những lý do nhất định.Một là việc mỗi loại hình sản xuấttập trung tại một khu vực nhất địnhđều đem lại lợi nhuận, không quantrọng sản xuất ở đâu, và rằng sự cốtrong lịch sử đã đặt các nhà máy

Page 583: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chất lượng thấp tập trung ở Mỹ.Thứ hai là người Mỹ sản xuất ô tôchất lượng thấp vì công nhân chấtlượng cao của họ đều đã làm việctrong những ngành công nghiệpkhác có năng suất cao hơn; chấtlượng ô tô Mỹ cao hơn có thể đồngnghĩa với dịch vụ ngân hàng sẽnghèo nàn hơn. Thứ ba là côngnhân Mỹ, vốn giàu có hơn đối tácNhật, có lý do để ngần ngại khi bỏra nhiều công sức như vậy mà chỉnhận cùng một mức lương. Việcđiều chỉnh ưu tiên của bạn để manglại thu nhập tốt hơn không có gì bấtthường hay đáng hổ thẹn cả.

Phản ứng thông thường trước

Page 584: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những điều này là mọi người sẽ chorằng các nhà sản xuất có thể hysinh chất lượng và sử dụng chi phíthấp, nhưng các nhà sản xuất Mỹhy sinh chất lượng mà không giảmchi phí: Sản xuất một chiếc xe ô tôMỹ sang trọng mất cùng mộtkhoảng thời gian để sản xuất mộtchiếc xe Nhật tương tự với chấtlượng bảo trì tốt hơn. Có hai luậnđiểm phản bác điều này. Thứ nhất,thời gian làm việc không phản ánhchính xác tổng chi phí. Nếu một giờlao động của một nhân viên ởDetroit đem lại sản lượng thấp hơnmột nhân viên ở Tokyo, điều này cóthể là vì có thể do Detroit khôn

Page 585: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ngoan giảm chi phí trong việc đàotạo hoặc lập ra các phương phápphối hợp các mặt khác nhau của cáchoạt động sản xuất. Thứ hai, thờigian làm việc được tính toán khôngphản ánh đúng số giờ làm thật sự.Nếu công nhân Detroit dành 15phút mỗi giờ để uống cà phê thì chỉcòn ba phần tư thời gian được dànhcho việc sản xuất xe như nhữngđánh giá của các thống kê ngây thơ.

Các nhà kinh tế học không bị tácđộng bởi những điệp khúc về sựthất vọng của mọi người vì họ nhậnra lợi nhuận từ thương mại. Mộtsản phẩm sản xuất từ Detroit; mộtsản phẩm khác từ Tokyo. Khi bạn

Page 586: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mua một chiếc Ford Escort hayLexus, xuất xứ của chiếc xe khôngphải là điều bạn quan tâm hàngđầu. Thương mại tách rời lựa chọntiêu dùng và lựa chọn sản xuất.Chúng ta có thể sản xuất nhữngchiếc xe rẻ tiền và lái những chiếcxe đắt tiền, nếu sản xuất xe rẻmang lại nhiều lợi nhuận chochúng ta.

Khi “Chương trình DavidBrinkley” dành cả tiếng đồng hồthuyết trình về “vấn đề” mù chữ,thì câu hỏi đầu tiên mà nhà kinh tếhọc đặt ra là: Vấn đề nào? Dĩ nhiên,việc biết đọc, biết viết là điều quantrọng, nhưng điều đó không có

Page 587: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nghĩa là chúng ta có rất ít nhữngngười không biết đọc, biết viết. Trithức rất tốn kém và càng tốn kémhơn khi ta phổ cập nó đến những bộphận dân chúng không muốn tiếpthu. Sẽ đến lúc chúng ta phải đưa raquyết định rằng nguồn chi phí đổvào chương trình xóa mù chữ nênđược sử dụng vào mục đích khác thìtốt hơn.

Bạn sẽ nghĩ − hoặc ít nhất tôi sẽnghĩ – nếu một nhà báo cho rằngmột con số về vấn đề nào đó là sai,ông ta sẽ nên tự thấy nghĩa vụ đưara con số mà mình cho là đúng.Không vị khách mời nào củaBrinkley, và không ai trong số

Page 588: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những khách mời thường xuyên,thấy mình cần nói lên điều đó. Giảsử nếu họ đã nói với chúng ta vềlượng phổ cập đọc viết mà họ cho làhợp lý, họ có thể tiếp tục cho chúngta biết điều gì khiến họ nghĩ rằngchúng ta có quá ít chứ không phảiquá nhiều những người không biếtđọc biết viết.

Một nhà kinh tế học có thểnghiêng về việc áp dụng tiêu chíhiệu quả: Chúng ta nên khuyếnkhích việc phổ cập giáo dục cho đếnkhi chi phí bổ sung bắt đầu vượtquá lợi ích bổ sung. Một nhà báo cóquyền phản đối quan điểm đónhưng nếu làm vậy, anh ta buộc

Page 589: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phải đưa ra một nhận định khác.Nếu hiệu quả là kim chỉ nam củachúng ta, thì khi đó chúng ta có thểluôn trông mong rằng thị trường đãcung cấp gần đủ tri thức rồi. Nhữngngười biết đọc hưởng gần như toànbộ lợi ích, qua mức lương cao hơnvà sự thỏa mãn về khả năng đượchọc tập ở trình độ cao hơn cảGeorge F. Will và Sam Donaldson.Những lợi ích đó mang lại nhữngđộng lực vàng khiến họ tham giabất kỳ chương trình nâng cao trìnhđộ bản thân với chi phí hợp lý nào.

Bây giờ, lập luận đó dễ dàng bịbác bỏ theo nhiều hướng. Thôngthường người ta sẽ tranh luận rằng

Page 590: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những công dân có học vấn cao sẽbỏ phiếu bầu cử khôn ngoan hơn(mặc dù tôi chưa đọc bất cứ nghiêncứu nào về điều này) và do đó đemlại lợi ích cho những người xungquanh nhiều hơn những gì họ đemlại cho bản thân. Hoặc họ cũng cóthể tranh luận rằng những ngườimù chữ, do không biết chữ, khôngnhận thức được những khả năng cóthể xảy ra trong cuộc sống và do đóthường có lựa chọn sai lầm màchương trình xóa mù chữ có thểkhắc phục một cách hữu hiệu. Hoặchọ sẽ phản biện tằng có thể dochương trình phúc lợi xã hội khiếnnhiều người không thiết nghĩ đến

Page 591: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

việc xóa mù chữ nữa.

Để điều tra xem liệu chúng ta cóvấp phải vấn đề về phổ cập giáo dụchay không, ông Brinkley có lẽ nênbắt đầu bằng việc hỏi xem có bằngchứng nào chứng minh rằng nhữngnhận định trên hoặc có thể lànhững đánh giá khác bóp méo đángkể xu hướng tự nhiên của thị trườnglà tìm ra kết luận hiệu quả nhấthay không. Nếu quả thật có nhữngbằng chứng đó, chúng ta cần phảicó phương pháp chữa trị phi thịtrường. Bây giờ là điểm then chốtcủa toàn bộ vấn đề: Làm thế nào đểbiết khi nào những phương pháp đóđi quá đà? Làm thế nào chúng ta

Page 592: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đong đếm được những lợi ích củaviệc phổ cập giáo dục, làm thế nàochúng ta xác định chi phí cung cấptri thức, và làm thế nào chúng taxác định liệu mình đang có quánhiều hay quá ít những ngườikhông biết đọc, biết viết? Nhóm củaBrinkley đã hoàn toàn né tránh câuhỏi chủ đạo đó. Nếu họ là người cóhọc, tri thức của họ dùng để làm gì?

Cứ bốn năm một lần, Phản hồitrước nhu cầu truyền thông vềmạng truyền hình miễn phí cho cácứng cử viên tổng thống, các nhàkinh tế học nhận thấy rằng có haiđề xuất khá riêng biệt được ghép lạithành một. Đề xuất đầu tiên là

Page 593: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mạng truyền hình nên dành nhiềuthời gian hơn cho các thông điệpchính trị và ít thời gian hơn cho cáclựa chọn khác. Đề xuất thứ hai lànên đánh thuế các mạng truyềnhình nặng hơn.

Tiền thuế thu nhập có thể dùngđể mua thời lượng phát sóng. Nếumột ứng cử viên tổng thống có thểmua trước thời lượng một tập củachương trình “Kết hôn và Có Con”,thì chi phí xã hội sẽ là khán giả bịmất đi một tập của chương trình“Kết hôn và Có Con”. Chí phí đókhông đổi dù được chi trả bởi côngchúng hoặc do chủ sở hữu mạngtruyền hình. “Chúng ta nên mua gì

Page 594: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

với số tiền thuế của mình?” khônghề giống với với câu hỏi “Ai phảinộp thuế?”

Tôi xin giải thích việc này bằngmột cách khác. Giả sử chúng tađồng ý thiết lập mạng lưới phátsóng cung cấp thời lượng miễn phícó giá trị tương đương một triệu đô-la, sau đó đánh thuế một triệu đô-lavà sử dụng khoản đó vào quảng cáocho chiến dịch tranh cử. Bây giờ,chúng ta thay đổi ý định và quyếtđịnh rằng chúng ta thà xem chươngtrình “Kết hôn và Có Con” còn hơn,hoặc vì chúng ta biết rằng kế hoạchquảng cáo của các ứng cử viênchẳng có chút thông tin nào hoặc vì

Page 595: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tập phim tuần này rất hấp dẫn vớitình tiết khi Al bỏ rơi Peg vì chú chócủa gia đình. Lý do khiến chúng taưa chuộng chiến dịch quảng cáohơn Al và Peg có thể đã thay đổi,nhưng dù lý do khiến chúng tamuốn đánh thuế mạng truyềnthông một triệu đô-la có lẽ vẫnnguyên vẹn. Tại sao chúng ta lạimuốn quyết định việc đánh thuếdựa trên một việc không liên quanchẳng hạn như chương trình chúngta ưa chuộng?

Các nhà kinh tế học sửng sốt khicác nhà phê bình trên báo gợi ý rằngchính phủ liên bang, những ngườinắm trong tay số lượng bất động

Page 596: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

sản lớn nhất sau khủng hoảng tiềngửi và cho vay, chỉ nên bán ra mộtsố lượng hạn chế để duy trì mức giácao. Mức giá cao dồn thu nhậpngười dân vào túi của chính phủ.Nhưng chính phủ không bao giờthiếu những cơ chế để thực hiệnnhững sự chuyển đổi trên. Vậy tạisao chính phủ lại áp dụng cơ chếmới với tác động chính là làm tồnđọng nguồn lực quý giá?

Các nhà kinh tế học rất nhạycảm với hiệu quả của nhữngkhuyến khích ưu đãi. Khi LuậtQuyền Công dân đánh thuế đối vớinhững doanh nghiệp có 25 nhânviên trở lên, ta sẽ thấy rất nhiều

Page 597: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

doanh nghiệp thu nhỏ lại còn vừađúng 24 người. Chúng ta rất nhạycảm về vấn đề cân đối. Tại sao cùngmột Luật Quyền Công dân cấm tôiphân biệt chủng tộc khi lựa chọnnhân viên nhưng lại cho phép tôiphân biệt chủng tộc khi chọn ngườichủ? Nếu tôi từ chối một lời mờilàm việc, tôi có phải chứng minhrằng động cơ của tôi đối với việc đókhông hề xuất phát từ sự phânbiệt? Chúng ta cũng rất nhạy cảmvới các lập luận. Tại sao tôi cóquyền chọn vợ theo sắc tộc nhưnglại không được chọn thư ký theocách tương tự?

Các nhà kinh tế học nhạy cảm

Page 598: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

với tầm quan trọng của những hợpđồng có tính khả thi. Chính mộtnhà kinh tế học đã nói với tôi rằngông thà sống trong một thế giới nơiquyền lực xuất phát từ nòng súnghơn là sống trong thế giới nơiquyền lực xuất phát từ cơ bắp. Ta cóthể đồng ý nộp súng, nhưng khôngthể nộp nắm đấm được.

Các nhà kinh tế học rất nhạycảm với những vấn đề nảy sinh khingười ta không thể gặt hái thànhquả từ sức lao động của mình. Bạncó thể bỏ ra hàng năm trời để pháttriển một nỗ lực cải tiến, để rồichứng kiến nhu cầu dành cho sảnphẩm của bạn tụt xuống đến con số

Page 599: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

không tròn trĩnh chỉ vì đối thủ cạnhtranh đã nhanh chân cải tiến mộtchút xíu từ thiết kế của chính bạn.Hậu quả là, bạn sẽ không sẵn sàngđầu tư ngần ấy năm công sức từđiểm khởi đầu, và cả thiết kế củabạn lẫn cải tiến của đối thủ đềukhông bao giờ được phát triển. Thậttrớ trêu khi giải pháp có thể là trợcấp cho nhà sáng chế ngay từ đầuđể không có nguy cơ bị hẫng taytrên, hoặc đánh thuế nhà sáng chế,sao cho bạn có ít đối thủ lăm le bênmình hơn.

Có rất nhiều cách nẫng tay trêncông sức của bạn. Tôi bị hấp dẫn bởicách xây dựng thị trường giống như

Page 600: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hồi kết của các bộ phim. Người xemmong muốn hai điều: họ muốn mộtkết thúc có hậu và bất ngờ. Có mộtvài chi tiết buồn trong đoạn kết vẫnlà sự tối ưu nhằm duy trì mức độhấp dẫn. Dù thế, phim có kết thúckhông có hậu vẫn chỉ chiếm thiểusố.

Bản thân người giám đốc sảnxuất phim có kết thúc không có hậulại có nguy cơ bị lỗ ngắn hạn vì tinđồn bộ phim “không làm vừa lòngkhán giả”. Đúng là có những lợi íchdài hạn như người xem thường dễtính đối với những bộ phim tiếp sauđó. Không may là thành quả lại rơivào tay những giám đốc sản xuất

Page 601: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phim khác, vì người xem phimthường chỉ nhớ rằng kẻ giết ngườicó bắt kịp nữ anh hùng tại tầnghầm, mà không nhớ rằng nhữngcảnh như vậy chỉ xảy ra trongnhững bộ phim của những đạo diễnnhất định. Chính vì thế, chẳng đạodiễn nào muốn chịu bỏ chi phí đểrồi đối thủ lại được hưởng lợi.

Một giải pháp cho nhà làm phimlà hiển thị tên họ thật nổi bật đểngười xem biết đến đạo diễn của bộphim. Tuy nhiên, người xem có thểcố tình lơ là không để ý khi tên đạodiễn được chiếu trên màn hình.

Một đồng nghiệp của tôi tin rằng

Page 602: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

các công ty chở rác tốn rất nhiềutiền để xử lý những hạt xốp thườngđược sử dụng làm nguyên liệu đónggói. Nếu đó là xe chở rác tư nhân(như những gì chúng ta có trongcộng đồng) thì chắc chắn các vấn đềxã hội như thế sẽ không nảy sinh.Công ty chở rác sẽ tính thêm tiềnkhi thu nhặt hạt xốp, và người ta sẽchỉ vứt chúng khi thật cần thiết.(Họ cũng sẽ gây áp lực thích đángđể yêu cầu công ty vận chuyển tìmvật liệu đóng gói khác). Nhưngđồng nghiệp của tôi lại lập luậnrằng giải pháp đó không thực tế vìbạn có thể dễ dàng giấu hạt xốptrong thùng rác và các công ty thu

Page 603: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

rác sẽ phải tốn rất nhiều chi phínếu muốn phát hiện hành vi củabạn. Vì vậy, anh ta nghĩ cách tốtnhất giải quyết vần đề là đánh thuếhạt xốp.

Tôi không chắc đó là giải phápđúng đắn vì một số lý do. Thứ nhất,dường như công ty thu rác có thểthúc đẩy sự trung thực bằng cáchkiểm tra xác suất hạt xốp trongthùng rác của bạn mỗi năm một lầnvà phạt 100 nghìn đô-la nếu có viphạm. Việc kiểm soát sẽ rẻ hơn vàviệc vi phạm cũng vì thế mà ít xảyra hơn. Thứ hai, theo đề nghị củađồng nghiệp tôi, người dân sẽ phảitrả hai lần chi phí bỏ rác – một lần

Page 604: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cho thuế hạt xốp và một lần chongười thu rác – điều có thể dẫn tớikết quả là người ta quyết định xảrác ít hơn lượng rác tối đa mà ngườita có thể xả. Đề nghị này có thể bịđược thực hiện, với sự trợ cấp củachính phủ đối với các công ty thurác, và và một phần thuế hạt xốpnếu bạn muốn.

Giống như mỗi chủ đề chúng tôitừng thảo luận, tôi và người đồngnghiệp đó đã đi đến kết luận khácnhau về hạt xốp. Nhưng chúng tôilại có rất nhiều điểm chung. Chúngtôi thống nhất rằng nhận thức sailầm về việc có quá nhiều hay quá íthạt xốp đều tồn tại, và cả hai đều có

Page 605: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thể rất tốn kém. Chúng tôi nhất trírằng một thị trường hoạt động hoànhảo sẽ mang lại kết quả tốt nhất cóthể, và chúng tôi định nghĩa “tốtnhất có thể” bằng các tiêu chí vềtính hiệu quả. Chúng tôi đồng ýrằng thị trường có thể thất bại khimột bên đối tác che giấu thông tin,hoặc khi hợp đồng không được thựcthi. Tôi và đồng nghiệp chưa bao giờbỏ phiếu cho cùng một ứng củ viên,nhưng tôi tin chắc rằng cốt lõi quanđiểm của tôi giống với quan điểmcủa anh ấy hơn 99% những người cócùng ý kiến như tôi.

Chúng tôi đều tiếp cận thế giớiquan với tư cách là nhà kinh tế, và

Page 606: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

khi từ bỏ tư cách đó, chúng tôi lại bịtính cách lôi kéo từ một khoa họcthuần túy sang phân tích chínhsách. Nhà kinh tế học nào dễ dãi vớiphân tích chính sách sẽ trở thànhmiếng mồi ngon cho những sai lầmquyến rũ và nguy hiểm của việcthiết lập chính sách. Trong mỗi bữatrưa, tôi và các đồng nghiệp đều tựsáng tạo ra một thế giới tốt đẹphơn. Và chúng tôi thường sẽ sànglọc xong các đề xuất trước khi móntráng miệng được dọn ra. Trongchương tới, tôi sẽ đề cập đến vài đềxuất khiêm tốn đó.

Page 607: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 15. Một vàiđề xuất khiêm tốn:ngày tàn của chếđộ lưỡng đảng

Khi lái xe dọc vùng Tây BắcWashington, D.C., tôi không khỏichú ý đến sự phồn thịnh của khuvực này. Ngồi kế bên tôi, Jim Kahn,tự hỏi làm thế nào thành phố nàycó thể tích lũy được ngần ấy của cảitrong khi vốn nó được coi là khuvực không tạo ra nhiều sản phẩm.Tôi liền hấp tấp đưa ra câu trả lờicay độc: Đa phần của cải là do ăn

Page 608: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trộm, một phần thông qua thuếtrực tiếp và phần còn lại là thôngqua đóng góp chính trị hình thànhcánh tay thu tiền và mạng lưới bảovệ rộng khắp.

Nhưng Jim nhanh hơn cả tôi khithấy rằng theo lý thuyết kinh tế, lậpluận của tôi chưa đủ giễu cợt. Trongthời kỳ mà sự cạnh tranh giữa cácđảng phái, tất cả của cải bất chínhthu được đều được sử dụng để muacác phiếu bầu của dân chúng. NếuĐảng Cộng hòa cầm quyền, bỏ túi100 tỷ đô-la mỗi năm, thì khi cầmquyền các đảng viên Dân chủ cũngcó thể bắt chước y như vậy, nhưngđề dành một tỷ mỗi năm để tặng

Page 609: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cho các cử tri lớn. Không nghi ngờgì nữa, chiến lược này giúp họ muađược sự bỏ phiếu của các đại cử tritrong lần vận động tranh cử sau đóđồng thời vẫn bỏ túi được 99 tỷ đô-la. Nhưng sau đó, Đảng Cộng hòa sẽtrả đũa bằng cách tặng cho các cửtri 2 tỷ đô-la và chỉ bỏ túi 98 tỷ đô-lamỗi năm. Kinh nghiệm sự cạnhtranh cho chúng ta biết rằng cuộcgiằng co này giữa hai đảng chỉ kếtthúc khi lợi nhuận hoàn toàn khôngcòn tồn tại.

Khi một ngành công nghiệp bịhai công ty siêu lợi nhuận chi phối,theo lý thuyết, nếu hai công ty nàykhông cạnh tranh với nhau về giá

Page 610: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cả thì điều tất yếu là họ sẽ cấu kếtvới nhau. Trong trường hợp củaĐảng Dân chủ và Cộng hòa, sựthông đồng giữa hai đảng là hoàntoàn công khai. Đó gọi là chế độlưỡng đảng.

Khi các nhà lập pháp của ĐảngCộng hòa và Dân chủ gặp nhau để“tiến tới thỏa hiệp”, họ đang làmmột việc mà có thể tống bất cứdoanh nghiệp tư nhân nào khôngnằm dưới sự quản lý của chínhquyền vào tù. Chúng ta không chophép Chủ tịch của hai hãng hàngkhông United Airlines và AmericanAirlines thỏa hiệp về giá vé. Vậy tạisao chúng ta lại cho phép các nhà

Page 611: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

lãnh đạo chủ đạo và thứ yếu củaQuốc hội tiến tới thỏa hiệp về chínhsách thuế?

Adam Smith đã nhận định rằng:“Những người buôn bán cùng mộtsản phẩm ít khi gặp nhau, dù chỉ đểvui chơi hay tiêu khiển, nhưng lạithường thông đồng với nhau để tạora sự vững mạnh trước cộng đồng,hoặc tìm ra phương kế tăng giá”.Điều này chính là nền tảng cho sựra đời của luật chống độc quyềnnhằm ngăn chặn những âm mưu vàphương kế như vậy lộng hành. KhiChủ tịch của United Airlines gặpChủ tịch của American Airlines,chúng ta không cho phép ông ta đề

Page 612: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nghị rằng: “Tôi sẽ không nẫng taytrên khách hàng trên tuyến bay từChicago đến Los Angeles miễn làông cũng hứa sẽ không nẫng taytrên của tôi khách hàng trên tuyếnbay từ New York đến Denver”. Tuynhiên, ta lại cho phép lãnh đạoĐảng Cộng hòa đưa ra những lờimời chào Đảng Dân chủ kiểu như:“Tôi sẽ viện trợ nhà ở cho các cử triở thành thị của anh nếu anh hỗ trợcác chương trình nông nghiệp chonông dân ở vùng của tôi”. Khi bạngiàu có nhờ điều hành một công tyhàng không, tôi đoán rằng đó là vìbạn có tài năng phi thường trongviệc cung cấp dịch vụ hàng không.

Page 613: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Khi người ta làm giàu bằng chínhtrị, tôi miễn cưỡng cho rằng họ cótài năng phi thường trong việc điềuhành chính phủ. Nhưng kinh tế họclại đưa ra một cách giải thích kháccho vấn đề này: đó là do sự thiếuvắng của dự luật chống độc quyềnchính trị.

Tôi cho rằng mọi thỏa hiệpchính trị – thực chất là tất cả cuộcthảo luận giữa các ứng cử viên hoặccác nhà quản lý của các bên cạnhtranh – phải hoàn toàn tuân theoquy định “chống độc quyền” củaClayton và Sherman trong việc điềuchỉnh các hoạt động của doanhnghiệp tư nhân tại Mỹ. Tôi cho rằng

Page 614: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

luật chống độc quyền chính trị sẽmang lại lợi ích cho các cử tri giốngnhư những gì luật chống độc quyềnkinh tế đem lại cho người tiêudùng. Một khi sự phồn thịnh củavùng Tây Bắc Washington bị suygiảm do hệ quả cuộc chiến giá cảtrong chính trị, các chính trị gia cóthể bị buộc phải cạnh tranh bằngthực tài lãnh đạo của mình.

Hãy tưởng tượng bạn đã đínhhôn và chuẩn bị cưới. Để giữ hônước, bạn từ chối những lời cầu hônkhác. Nhưng trong trường hợp xấunhất, có thể bạn sẽ bị bỏ mặc lễcưới. Khi đó, bạn có thể trông cậyvào pháp luật nếu lời hứa bị vi

Page 615: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phạm?

Bạn bỏ phiếu trong một cuộcbầu cử tổng thống. Bạn bỏ qua cácứng cử viên khác và bầu cho mộtứng viên vì lời tuyên bố của ông ta:“Nếu được bầu, tôi sẽ không banhành thêm thuế mới”. Nếu ứng cửviên đó thắng cử và sau đó thôngqua quyết định tăng thuế cao nhấttừ trước đến nay, bạn sẽ cầu cứu ai?

Dĩ nhiên, bạn thề sẽ không baogiờ bỏ phiếu cho ứng cử viên đónữa, cũng như bạn thề sẽ khôngbao giờ gặp lại người đã bỏ rơi bạntrong đám cưới kia nữa. Nhưng tạisao lời hứa đó không có hiệu lực

Page 616: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trước pháp luật? Tại sao những cửtri bị phản bội không thể đâm đơnkiện ứng cử viên đã thất hứa vớihọ?

Kinh nghiệm của chúng tôi chothấy các ứng cử viên có thể sẽ hoannghênh việc áp dụng luật bảo đảmthực hiện lời hứa. Khả năng đưa ranhững lời hứa ràng buộc về mặtpháp lý thường là sẽ đem đến chomọi người cơ hội nhiều hơn là gánhnặng. Người ta sẽ cho bạn vay thếchấp để mua nhà bởi vì người tabiết bạn chịu sự ràng buộc pháp lýlà phải trả khoản vay đó. Bạn sẽkhông thể mua nhà trả góp nếu tòaán từ chối bảo đảm thực thi lời hứa

Page 617: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

của bạn.

Các nhà kinh tế học biết rằngtrong nhiều trường hợp, chính phủcó thể được lợi nếu lời hứa của họcó hiệu lực pháp lý. Lý thuyết và cảthực tiễn đều cho thấy nếu lạmphát không xảy ra như dự kiến,tổng sản lượng có thể sẽ sụt giảm.Nếu một chính phủ ngay từ đầucam kết không theo đuổi các chínhsách lạm phát, chính phủ đó có thểtránh được những kỳ vọng tốn kém.

Những gì đúng trong kinh doanhtư nhân cũng sẽ đúng trong chínhtrị. Chúng ta sẽ không bỏ phiếu choứng cử viên nếu ta nghi ngờ lời

Page 618: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tuyên bố không-thu-thuế của họ; vàtất nhiên ta sẽ tin tưởng vào lờituyên thệ không-thu-thuế của ứngcử viên hơn nếu lời tuyên thệ đómang giá trị pháp lý.

Đồng nghiệp của tôi là AlanStockman cho rằng các ứng cử viênnên được phép đưa ra những lời hứacó hiệu lực pháp lý. Sẽ thật khinhxuất nếu chúng ta buộc các chínhtrị gia phải chịu trách nhiệm về tấtcả các cam kết của họ khi trả lời cáccâu hỏi bất ngờ trong thời giantranh cử. Do đó, chúng ta nên giớihạn các nội dung cam kết mà ứngcử viên tuyên bố là có hiệu lực pháplý.

Page 619: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Bạn có thể phản bác rằng chúngta không nên bắt ứng cử viên bámsát vào những chính sách mà có thểtrong một số trường hợp nhất định,chúng thật sự không thích hợp.Chúng tôi xin trả lời rằng chúng tôiđã làm điều đó rồi. Sẽ có nhữngtrường hợp trong đó quyền tự dongôn luận hay quyền xét xử của bồithẩm đoàn hoặc việc phân chiaquyền hạn có thể không khônngoan, nhưng chúng tôi đã sẵn sàngchấp nhận kết cục đó miễn là đảmbảo được những quyền tự do nhấtđịnh. Việc cho phép các chính trị giađưa ra cam kết thực sự, sẽ gây nêntranh cãi về việc chúng ta cần thêm

Page 620: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những những những cam kết quantrọng nào để khẳng định rằng việctừ bỏ tính linh hoạt là đúng.

Những lời cam kết của các chínhtrị gia cũng gần giống với việc sửađổi Hiến pháp tạm thời, chúng chỉcó hiệu lực trong nhiệm kỳ củachính trị gia đó. Những cam kết đóchỉ có hiệu lực đối với một chính trịgia, chính vì thế, ví dụ khi một tổngthống đưa ra cam kết sẽ phủ quyếtbất cứ đề nghị tăng thuế nào, thìcam kết đó của ông ta vẫn có thể sẽbị phủ quyết bởi người khác. Nhữnghạn chế của quyền lựa chọn chínhsách có thể ít hạn chế hơn các điềukhoản của hiến pháp Mỹ, rất nhiều

Page 621: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trong số những điều khoản đó đượcđánh giá rất cao.

Ở đây còn rất nhiều vấn đề màchúng ta cần sắp xếp lại. Nếu mộttổng thống bội ước, không thựchiện cam kết về việc phủ quyết mọiđề nghị tăng thuế, liệu chúng ta cócòn tin vào lời phản biện cũng nhưlời hứa tôn trọng cam kết ban đầusau đó, và rồi tự động phủ quyếtmọi dự luật thuế mới của ông ta?Hoặc liệu chúng ta có chấp nhậnviệc ông vi phạm lời hứa và sau đóbuộc ông chịu trách nhiệm pháp lýthông qua việc tố tụng hay không?Chúng ta có nên lập điều khoản giảithoát, theo đó nếu một quan chức

Page 622: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhận ra rằng mình đã sai, có thểđược giải thoát khỏi trách nhiệmpháp lý bằng cách từ chức?

Tôi hoàn toàn ủng hộ đề nghịcủa Stockman. Phần 10 Điều 1 củaHiến Pháp bảo vệ quyền cá nhânkhi tham gia các hợp đồng luật cóthể thi hành (enforceablecontracts). Tại sao tại Mỹ chỉ cácchính trị gia mới bị phủ nhận quyềntự do cơ bản đó?

Cơn ác mộng mà người Mỹ luônphải đối mặt đó là: Các bị cáo saukhi được bảo lãnh lại gây ra nhữngvụ giết người kinh hoàng trong khichờ xét xử. Người thẩm phán ký

Page 623: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quyết định thả bị bàn tán trong báogiới và đôi khi tại bàn bỏ phiếu. Cácchính trị gia chê bai sự khoan dungcủa hệ thống tư pháp và đòi hỏi cáctiêu chuẩn phê duyệt bảo lãnh khắtkhe hơn.

Ở đây, ta có hai vấn đề cần giảiquyết. Đầu tiên là quyết định nênlàm thế nào khi cân bằng giữa antoàn cộng đồng và quyền lợi của bịcáo. Chúng ta cần hiểu rõ tính cáchtù nhân như thế nào trước khi sẵnsàng chấp nhận rủi ro để giải phónghắn ta trước ngày xét xử? Một ngườibiết suy nghĩ sẽ khó có thể đưa ramột câu trả lời nhanh chóng. Thôngthường, chúng ta xem xét và giải

Page 624: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quyết những thỏa hiệp khó khăn đótrong khuôn khổ pháp lý.

Vấn đề thứ hai là khi cơ quan lậppháp đã thống nhất và đưa ra tiêuchuẩn cho việc bảo lãnh, điều đó cónghĩa là các thẩm phán phải tuântheo tiêu chuẩn đó. Chúng ta có thểgiao việc này cho cơ quan giám sát,nhưng thông thường các cơ quangiám sát không hiểu rõ thông tin vềcác bị cáo bằng thẩm phán. Do đó,người ta không dám chắc rằng liệucác thẩm phán đã thật sự sử dụngtất cả thông tin trong khả năng củamình hay chưa.

Lý thuyết kinh tế dạy ta rằng khi

Page 625: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chúng ta không thể giám sát ngườira quyết định, ít nhất cũng cần thểhiện sự khuyến khích, động viên vàcho họ thấy động lực để thực hiệncông việc của mình. Các thẩm phánsẽ có được động lực để thực hiệnđúng đắn công việc của mình khi họphải chịu trách nhiệm trước nhữngthiệt hại hình sự mà bị cáo do họthả gây ra.

Trách nhiệm cá nhân ít nhấtcũng sẽ tạo ra động lực đúng đắntrong hành động của các thẩm phántheo hướng: họ sẽ không muốn thảnhững bị cáo họ cho là nguy hiểmnhất. Nhưng vấn đề là khi phải chịutrách nhiệm cá nhân, họ sẽ lại

Page 626: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

không muốn thả bất cứ bị cáo nàonữa. Vì thế, tôi đề nghị rằng nêntrao thưởng cho các thẩm phán dướidạng tiền thưởng mỗi khi họ thả bịcáo một cách đúng đắn.

Việc thẩm phán sẽ thả nhiềuhay ít bị cáo hơn phụ thuộc nhiềuvào lượng tiền thưởng - điều đãđược điều chỉnh để thể hiện nguyệnvọng của cơ quan lập pháp. Sự hữuích trong đề nghị của tôi không phảilà nó tác động lên số lượng bị cáođược thả mà tác động lên điều màcăn cứ vào đó, các bị cáo sẽ được thảra. Dù chúng ta muốn thả 1% hay99% bị cáo, thì điều quan trọng làchúng ta không được phép chọn

Page 627: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ngẫu nhiên các bị cáo để thả. Chúngta muốn các thẩm phán phải suynghĩ đến các khoản chi phí màquyết định của họ có thể tạo ra,cũng như trách nhiệm cá nhân củabản thân họ.

Tôi không đề xuất nên nghiêmkhắc hơn hay nên khoan hồng hơnđối với các bị cáo mà chỉ mongchúng ta hiểu được bản chất của sựthỏa hiệp. Điều hữu ích thứ haitrong đề nghị của tôi là đó là nó việckhuyến khích mọi người rõ ràngtrong việc thả các bị cáo. Thông quanhững tranh cãi về việc điều chỉnhmức tiền thưởng, các cơ quan lậppháp cần có chính kiến rõ ràng giữa

Page 628: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những vấn đề cơ bản của sự an toàncủa xã hội và sự tự do của các bị cáo.Thay vì che giấu quan điểm củamình, họ sẽ phải đối mặt với nhữngngười bỏ phiếu và bảo vệ quanđiểm của mình, và người bỏ phiếucó thể dựa vào đó để chấp nhậnhoặc phản đối quan điểm đó.

Bạn có thể phản đối rằng khôngnên đơn giản hóa vấn đề phức tạpbằng cách yêu cầu các cơ quan lậppháp phải tự cam kết về một con sốbị cáo được thả nhất định nào đó.Tôi xin đáp rằng thật ra họ đã camkết về một con số rồi bởi trên thựctế, mạng lưới pháp luật hiện hànhquyết định con số nhất định đó

Page 629: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bằng cách lựa chọn một điểm nhấtđịnh trong thước đo sự tính nghiêmminh và sự khoan hồng. Không ainói cho chúng ta biết điểm đó làđiểm nào và con số đó là bao nhiêu.Tại sao người ta lại sự phức tạp củavấn đề để bào chữa cho những lựachọn ngu ngốc trong quá khứ?

Đề nghị của tôi sẽ buộc các thẩmphán phải cẩn trọng hơn và các cơquan lập pháp thẳng thắn hơn. Đócũng chính là hai ưu điểm trong đềnghị của tôi và tôi cũng nhận thấyđề nghị đó không có nhược điểm gì,do đó chúng ta có thể thông qua đềxuất đó ngay lập tức.

Page 630: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Ví dụ, bạn mua một cuộn băngvideo phản cảm nhưng hoàn toànhợp pháp. Sáu tháng sau, một luậtmới về cấm mua bán băng đĩa phảncảm như vậy được ban hành. Khiđó, một công tố viên năng nổ sẽtruy tố bạn về vi phạm luật lệ.

Vấn đề rắc rối của bạn là hiếnpháp không không có những quyđịnh rõ ràng về những trường hợpnhư thế. Bạn có quyền được biếthậu quả hành động của mình khibạn thực hiện điều đó. Do đó, ĐiềuI trong hiến pháp tuyệt đối bảo vệbạn trước những tố tụng có hiệu lựchồi tố như vậy. Bất cứ tòa án nàocũng sẽ ngay lập tức bỏ qua tố tụng

Page 631: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

của công tố viên năng nổ đó.

Bạn mua một tài sản với dòng cổtức bị đánh thuế 25%. Sáu thángsau, luật mới ban hành quy địnhtăng mức thuế của dòng cổ tức đólên 35%. Một nhân viên của sở thuếnhiệt tình đến thu tiền thuế từ bạn.

Bạn đến tòa án thuế, lập luậnrằng bạn có quyền được biết hậuquả của hành động mình ngay khibạn thực hiện điều đó. Vì bạn đầutư dưới thỏa thuận đóng thuế cổ tức25%, nên bạn yêu cầu sẽ chỉ phảitrả ngần ấy. Thẩm phán thấy rằnglập luận của bạn hợp lý và trả lạitiền cho bạn.

Page 632: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Tôi muốn biết liệu có sự khácbiệt nào giữa hai trường hợp này.Trường hợp thứ nhất là bạn mua tàisản với nhận thức rằng mức thuế cóthể thay đổi và trường hợp thứ hailà bạn mua băng video với nhậnthức rằng luật hình sự có thể thayđổi. Vì vậy, tôi không chắc có sựkhác biệt nào ở đây.

Sự khác biệt mà mọi người khónhận thấy đó là việc tăng thuế bấtngờ là nhằm thu doanh thu chochính phủ, trong khi việc tố tụng cóhiệu lực hồi tố không phục vụ mụcđích nào. Luật mới có thể ngănchặn việc mua băng video bằngcách quy định những chế tài phạt

Page 633: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cho những vi phạm trong tương lai.Sức răn đe của luật mới không phụthuộc vào việc trừng phạt nhữngngười bất tuân trước đó.

Nhưng trên thực tế, việc truy tốcó hiệu lực hồi tố phục vụ mục đíchngăn chặn những hành vi có thể trởthành tội hình sự trong tương lai.Những người đưa ra luật chốngbăng đĩa có lẽ rất vui khi doanh thucác hàng băng đĩa giảm mạnh ngaycả trước khi bộ luật mới ra đời.

Tôi hỏi ý kiến của một người bạncủa tôi là giáo sư luật rằng liệu ôngcó giải thích được rõ nguyên lý triếthọc của việc không tán đồng những

Page 634: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

truy tố có hiệu lực hồi tố nhưng lạicho phép tăng mức thuế hay không.Ông nói với tôi rằng tôi đặt ra câuhỏi đó là vì tôi hiểu sai vấn đề:“Anh muốn phân biệt hai vấn đềnày dựa trên lý thuyết pháp luật –nhưng vấn đề là không hề có lýthuyết pháp luật”. Ông bảo tôi đừngphí thời gian moi móc tính nhấtquán từ luật pháp.

Với thói quen của một luật sư,tôi bỏ ngoài tai những gì ông ấy nói.Tôi cảm thấy rằng lược bỏ Hiếnpháp là điều khôn ngoan đồng thờiluật về thuế cũng nên được nớilỏng. Nhưng tôi nghĩ chúng ta nênsuy xét nghiêm túc xem cảm nhận

Page 635: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đó của tôi có hợp lý hay không. Bấtcứ lời phản biện nào cũng đều cóthể có ảnh hưởng đến việc thi hànhchính sách. Và nếu ta không xemxét nghiêm túc vấn đề, hệ quả củaviệc thi hành chính sách còn lớnhơn.

Thỉnh thoảng, tôi lại đọc đượcmột bài tạp chí gợi ý rằng nên đểchính nạn nhân trừng phạt kẻ đãgây ra tội với mình. Tôi nghĩ một hệthống như thế sẽ thiên về hướngkhoan hồng. Nạn nhân thường cảmthấy rằng dù làm thế nào thì mấtmát của họ cũng không thể lấy lạiđược và cũng không cảm thấy thoảimái khi trừng phạt kẻ gây ra tội ác

Page 636: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chỉ vì mục đích trả thù. Tất nhiên,họ cũng có thể cảm thấy căm ghétkẻ gây án đến mức không chấpnhận những hình phạt nhẹ nhàngchẳng hạn như bắt tội phạm laođộng khổ sai nhưng vẫn trả lươngcho hắn ta.

Nếu điều này được chấp nhận,nó sẽ làm giảm tính răn đe và việcphạm tội sẽ tăng lên. Tuy nhiên,vẫn có một giải pháp cho sự thiếuhoàn hảo của đề xuất này.

Tôi cho rằng nếu có tồn tại thịtrường trong đó có các doanhnghiệp thực hiện dịch vụ trừng phạttội phạm, khi đó người ta sẽ

Page 637: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhượng quyền xử phạt tội phạmcho các công ty nổi danh là khôngnương tay với tội phạm và thườngxuyên quảng bá rằng họ đã thựchiện nhiều việc như vậy trước đó.Hợp đồng với công ty đó có thể mặcđịnh là không thể thu hồi, để bọntội phạm biết rằng chúng không cókhả năng được người bị hại ân xá.

Có một lợi ích của hình thứcnhượng quyền này là công ty xửphạt sẽ có động lực để buộc tù nhânlàm việc năng suất hết sức có thể -sau đó, công ty sẽ được hưởng toànbộ thành quả của các tù nhân này.

Tôi không đảm bảo hệ thống này

Page 638: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

sẽ mang lại sự công bằng tốt hơnhiện tại, mặc dù suy nghĩ thiên vềhình thức nhượng quyền thị trườngcủa tôi tán thành nó. Tôi khá chắcchắn rằng, nếu áp dụng đề xuấtthông thường là cho phép nạn nhânthực hiện công lý, thì chúng ta cũngnên cho phép chuyển nhượngquyền trừng phạt.

Khi Jonathon Swift chủ trươngsử dụng các em bé như một nguồnthực phẩm, ông đặt tiêu đề bài luậncủa mình là “Một đề xuất khiêmtốn” và không có ý định xem xét nónghiêm túc. Mặc dù các đề xuấttrong chương này có vẻ lạc đề giốngnhư nội dung bài luận của Swift

Page 639: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

không liên quan đến tiêu đề, nhưngtôi rất muốn chúng được xem xétnghiêm túc. Tăng cường cạnh tranh,hợp đồng có thể thi hành, ưu đãithích hợp, chú ý đến tính nhấtquán, và vận hành thị trường nóichung luôn tốt cho chúng ta, và tôitin rằng chúng ta luôn cần tìm tòinhững điều mới có thể áp dụng chothị trường.

Không có gì trong lý thuyết kinhtế cho thấy hiện tại các tổ chứcchính trị đã gần đạt được mức tốiưu, dù theo nghĩa nào đi nữa. Nếucác đề xuất chính sách tốt nhấtnghe có vẻ kỳ lạ, thì đó có lẽ là dochúng ta chưa quen nhìn thấy các

Page 640: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chính sách tốt bao giờ.

Mỗi đề xuất đều có những lỗhổng riêng và không có gì có thểphủ nhận điều đó. Chúng ta cần cómột số tiêu chuẩn nhất định để xácđịnh sai sót của những đề xuất đó.Ban đầu, để có thể áp dụng các đềxuất mới, chúng ta cần rất nhiềuphân tích. Nhưng cuối cùng, mọingười sẽ nhận ra rằng không gì cóthể thay thế sự thử nghiệm liềulĩnh.

Page 641: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

IV. THỊ TRƯỜNGVẬN HÀNH NHƯ

THẾ NÀO?

Chương 16. Tại saobỏng ngô ở rạp

chiếu phim đắt hơnbình thường? Và tạisao những câu trả

Page 642: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

lời được coi là hiểnnhiên có thể lại là

sai?“Họ trả lương để anh suy nghĩ

về những thứ như thế sao?” Ngườibạn đồng hành ngồi kế bên tôi trênmáy bay không hỏi thằng thừngnhư thế, nhưng dù cố che giấu, tháiđộ của anh cũng cho thấy suy nghĩđó. Anh ta muốn tiếp tục hỏi: “Anhthật sự là người duy nhất trên đấtMỹ không biết trả lời câu hỏi đó à?Hay là tất cả các nhà kinh tế họcđều cứng nhắc như vậy?”

Page 643: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Tôi luôn lười suy nghĩ về nhữngvấn đề có tính tuần hoàn của kinhtế học hiện tại, một vấn đề làm cácnhà kinh tế học học danh tiếng trăntrở và nâng bước những sự nghiệpvĩ đại. Người bạn đồng hành có chúttò mò về các phương trình và sơ đồtôi phác thảo trên giấy. Tôi có cảmgiác tốt nhất là mình nên ba hoa vềthuyết điện nguyên tử của hệ mặttrời, nhưng thay vào đó tôi lại chọnviệc nói sự thật. Tôi đang tìm hiểubí ẩn tại sao bỏng ngô tại rạp chiếuphim lại đắt đến thế.

Thật ra tôi không chắc chắn100% rằng bỏng ngô lại đắt đến thếtrong rạp chiếu phim. Tôi đoán là

Page 644: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

một bịch bỏng ngô trong rạp có mứcgiá là 3 đô-la, và chủ rạp phim sẽthu được tiền lời rất lớn so với sốvốn đáng kể mà họ bỏ ra. Có thể tôisuy nghĩ quá đơn giản; có thể cácchủ rạp phim còn phải trả nhiều chiphí ẩn để điều hành những quầybán hàng như thế này mà khán giảđến xem phim không nhận biết hếtđược. Mặc dù vậy, người ta vẫnchưa đưa ra được do rõ ràng tại saogiá bỏng ngô ở rạp chiếu phim lạicao hơn nhiều so với giá tại các cửahàng bánh kẹo, nơi bạn có thể muacùng một bịch bỏng ngô với giá chỉbằng 1/3. Do đó, việc giả định rằngtiền lãi từ bỏng ngô tại các rạp

Page 645: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chiếu phim là kếch xù và đi tìm lờigiải thích cho vấn đề đó là một bàitoán đáng để tìm hiểu.

Dĩ nhiên, người bạn đồng hànhcủa tôi đã có câu trả lời cho vấn đềđó. Bỏng ngô đắt là vì, tại rạp chiếuphim, chủ rạp là người sở hữu độcquyền các quầy bán bỏng ngô. Nếutrên phố cũng chỉ có một cửa hàngbánh kẹo, và nếu đó là nơi duy nhấtbạn có thể mua bỏng ngô thì giámột gói bỏng ngô cũng sẽ là 3 đô-la.Khi bạn ở trong rạp chiếu phim, sựđộc quyền bán bỏng ngô ở đó cũnggiống như tại tiệm bánh kẹo duynhất trên phố.

Page 646: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Như người bạn đồng hành rấtmuốn nói với tôi, bạn không cầnđến kiến thức kinh tế để lý giải mộtcâu chuyện đơn giản đến thế. Tôicũng rất muốn nói với anh ta rằng -anh ta không phải là người duynhất kiềm chế bản thân vì phép lịchsự - anh không cần bất cứ kiến thứckinh tế nào để hiểu ra logic của vấnđề. Bởi vì câu chuyện đó không hợplý chút nào.

Khi bạn bước vào rạp chiếuphim, chủ rạp là người độc quyềntrong rất nhiều thứ. Ví dụ, ông ta lànhà độc quyền trong việc cung cấpphòng vệ sinh. Vậy tại sao ông takhông bắt bạn phải trả giá độc

Page 647: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quyền để sử dụng phòng vệ sinh?Tại sao lại không tính tiền để đượcđi từ rạp chiếu phim ra sảnh ngoài,từ sảnh ngoài vào sảnh trong, rồiqua hai cửa để vào phòng chiếuphim, và tính tiền cả ghế ngồi xemphim nữa?

Dĩ nhiên, câu trả lời là phí phòngvệ sinh sẽ khiến người xem phimcảm thấy phản cảm. Và khi đó, đểgiữ khách, chủ rạp buộc phải bán vévới giá rẻ hơn. Tất nhiên, số tiềnthu được từ phòng vệ sinh sẽ bị thấtthoát trong tiền bán vé với mức giárẻ hơn và thế là mọi thứ coi như xôihỏng bỏng không.

Page 648: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Đối với bỏng ngô cũng thế. Khitôi đi xem phim và mua bỏng ngô,tôi không quan tâm đến việc trả 1đô-la để mua bỏng ngô và 7 đô-la đểmua vé xem phim hay 3 đô-la đểmua bỏng ngô và 5 đô-la để mua véxem phim. Vào cuối ngày, chủ rạpvẫn thu được 8 đô-la từ tôi dù dướibất cứ cách tính tiền nào.

Cách tính này khiến ta nghĩ rằngchủ rạp muốn tính giá bỏng ngô thếnào cũng được. Nhưng nó bỏ quamột điều, và chính điều đó phảnbác lại ý kiến cho rằng bỏng ngônên rẻ và vé xem phim đắt: Nếubỏng ngô rẻ, tôi sẽ sẵn sàng muahai gói thay vì một gói. Điều đó tốt

Page 649: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cho chủ rạp, bởi vì nếu tôi chịu trả 8đô-la cho vé xem phim cộng một góibỏng ngô, tôi có thể sẵn lòng trả 10đô-la cho một vé xem phim cộng vớihai gói bỏng ngô. Chủ rạp có thểtăng thêm hai đô-la vào giá xemphim và giảm giá bỏng ngô.

Hãy để tôi giải thích lại. Bỏngngô càng rẻ, tôi sẽ càng mua nhiều.Tôi mua càng nhiều bỏng ngô thìtôi càng thích xem phim. Tôi càngthích xem phim thì tôi càng sẵnlòng trả tiền để xem phim ở rạp(tính cả tiền vé cộng bỏng ngô). Tôicàng sẵn lòng trả tiền để xem phimở rạp, chủ rạp càng kiếm đượcnhiều lợi nhuận.

Page 650: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Với một vài lập luận như thế,không khó để thiết lập quan điểmrằng chiến lược tốt nhất cho chủrạp là bán bỏng ngô bằng với chi phísản xuất, không kiếm đồng lời nàohết. Điều này sẽ khiến tôi muanhiều bỏng ngô hơn, khiến tôi vuivẻ và khiến tôi sẵn lòng trả giá caongất ngưởng để mua vé xem phim.

Điều này khiến tôi quay trở lạicâu hỏi: Tại sao bỏng ngô ở rạpchiếu phim lại đắt đến vậy?

Dĩ nhiên, câu trả lời có thể là vìchủ rạp không hiểu nhiều về kinhtế học để nhận ra rằng chiến lượcđịnh giá của ông chưa tối ưu. Nhưng

Page 651: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cũng có thể cá cược rằng các chủrạp hiểu rõ về cách vận hành mộtrạp chiếu phim để sinh lời hơn cácnhà kinh tế học học. Do đó câu hỏithích hợp sẽ là: Các chủ rạp chiếuphim biết rõ điều gì về cách địnhgiá bỏng ngô mà tôi không đề cậpđến trong phân tích của mình?

Tôi tin rằng ông ta biết điều này:có một số khán giả xem phim thíchbỏng ngô hơn những người khác.Bỏng ngô rẻ sẽ thu hút nhữngngười thích bỏng ngô và khiến họsẵn lòng trả tiền vé xem phim cao.Nhưng thu được lợi từ những ngườisẵn lòng trả tiền vé cao chỉ vì thíchbỏng ngô này, chủ rạp cần tăng giá

Page 652: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

vé cao đến mức những có thể đẩynhững người đến rạp chỉ vì thíchxem phim đi. Nếu có nhiều ngườikhông thích bỏng ngô đến xemphim, chiến lược kinh doanh này cóthể đem lại kết quả trái ngược vớimong đợi.

Trực giác tỉnh táo của người bạnđồng hành của tôi lại hoàn toànngược lại, mục đích bán bỏng ngôđắt không phải là để moi được thậtnhiều tiền từ khách hàng. Nếu chỉvì mục đích đó, các chủ ngân hàngcó thể thay đổi chính sách, bánbỏng ngô rẻ và vé xem phim đắt.Thực ra, mục đích bán bỏng ngô vớigiá cao là để thu những khoản

Page 653: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

doanh thu khác nhau từ những đốitượng khách hàng khác nhau.Những người thích bỏng ngô sẽ trảnhiều tiền hơn cho sở thích của họ.

Thực chất, giá bỏng ngô cao chỉhợp lý nếu người thích bỏng ngôthật sự chịu bỏ nhiều tiền hơnnhững người khác cho buổi tối củamình tại rạp chiếu phim. Nếu mọiviệc không diễn ra như vậy, vànhững người mê phim nhưng khôngmê bỏng ngô sẵn sàng trả 15 đô-lacho vé xem phim, thì tốt hơn hếtchủ rạp nên giảm giá bỏng ngô vàtăng giá vé. Như thế, mọi khán giảđều có động lực để mua vé với giácao − một số người vào rạp là để

Page 654: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

xem phim, và một số người chỉ đểthưởng thức bỏng ngô. Thậm chí,tốt hơn hết ta nên bán bỏng ngôthấp hơn giá gốc. Giá vé nên tănglên 15 đô-la để khai thác triệt đểngười mê phim; nhưng với mức giánày, người mê bỏng ngô cần lý dođặc biệt để đến rạp chiếu phim.

Mục tiêu của chủ rạp không phảilà đưa ra một mức giá cao đồng loạtmà là mức giá phù hợp với từngkhán giả. Khi bạn mua ô tô, ngườibán thường hỏi: “Bạn muốn loại xetầm giá bao nhiêu?” (Bản thân tôiluôn trả lời “0”.) Cái anh ta thật sựmuốn hỏi là: “Bạn sẵn sàng trả mứcgiá cao nhất là bao nhiêu?” hay

Page 655: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

theo cách nói của nhà kinh tế: “Mứcgiá cao nhất bạn có thể trả là baonhiêu?” Nếu anh ta có được câu trảlời thật lòng từ khách hàng, anh sẽtính giá cho khách dựa trên mức đó.Nhưng nếu không, anh ta sẽ hỏihan bạn về những loại xe khác bạnđang tìm kiếm, nghề nghiệp và sốlượng thành viên trong gia đình bạnnhằm ước tính mức giá cao nhấtbạn có thể trả. Và rồi anh ta sẽ cốgắng hết sức để bán hàng cho bạn.

Đối với một người bán hàng,thiên đường là khi các khách hàngsẽ trả đúng mức giá mà họ đưa ra từđầu và không kém một xu. Nhưngtrên thực tế, người bán sẽ đưa ra

Page 656: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

một mức giá cao hơn trung bìnhmột chút cho những người sẵn sàngtrả nhiều tiền và thấp hơn mứctrung bình một chút để phòngtrường hợp khách hàng sẽ bỏ đi.

Tôi vừa mới mua xe và đượchưởng thêm dịch vụ kèm theo mộtđuôi cá sau với mức giá mà tôi tinrằng cao hơn giá gốc rất nhiều. Nếumọi người đều lấy đuôi cá sau thì sẽkhông có vấn đề gì. Vấn đề là liệubạn sẽ 20 nghìn đô-la cho chiếc xevà 3 nghìn đô-la cho chiếc đuôi cásau hay 22 nghìn đô-la cho chiếc xevà 1.000 đô-la cho chiếc đuôi cásau. Nhưng nếu nhà sản xuất tinrằng những người thích chiếc đuôi

Page 657: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cá sau xe sẽ sẵn sàng trả 23 nghìnđô-la cho chiếc xe mà hầu hết mọingười nghĩ rằng nó chỉ đáng giá 20nghìn đô-la, thì có thể chiến lượcgiá cả của họ là hợp lý.

Xu hướng thời trang cũng nhưthị hiếu của người tiêu dùng thayđổi theo thời gian, và có thể đếnmột lúc nào đó, những người có thunhập thấp sẽ thích các đuôi cá sauxe và người thu nhập cao thì lạikhông. Nếu có một lúc nào như thế,tôi mong rằng chiếc đuôi cá sau sẽđược bán với giá âm: 20 nghìn đô-lacho một chiếc xe, 18 nghìn đô nếumua kèm chiếc đuôi cá. Giống nhưbỏng ngô tại rạp chiếu phim, chiếc

Page 658: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đuôi cá giúp người bán đưa ra đượcgiá thích hợp cho từng khách hàng.

Rạp chiếu phim thuộc ngànhkinh doanh không phải chỉ để chiếuphim hay chỉ để bán bỏng ngô màbao gồm cả hai lựa chọn trên chokhách hàng. Giống như bất kỳngười bán hàng nào, chủ rạp muốntính giá cao nhất cho những ai sẵnsàng trả. Mức giá vé rẻ và bỏng ngôđắt, chủ rạp sẽ thu được nhiều tiềntừ những người ăn nhiều bỏng ngô.Cách thức kinh doanh này có hiệuquả – nhưng chỉ vì những ngườisẵng sàng trả giá cao cũng chính lànhững người thích ăn bỏng ngô.Nếu những người thích ăn bỏng ngô

Page 659: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

lại thuộc nhóm thu nhập thấp,những người cần lý do đặc biệt đểđến rạp chiếu phim, khi đó lẽ rabỏng ngô phải nên được phát miễnphí và bạn sẽ được giảm giá nếuđồng ý ăn ít nhất một gói bỏng ngô.

Khi bạn mua một máy ảnhPolaroid hoặc một vé vào cửa côngviên Disneyland, điều đó có nghĩa làbạn mới chỉ bắt đầu cho “hànhtrình” chi tiêu của mình mà thôi. Đểhưởng lợi từ việc chi tiêu ban đầu,bạn phải mua thêm phim Polaroidhoặc vé tham gia các trò chơi tạiDisneyland. Nếu mọi khách hàngđều giống nhau, người bán sẽ cungcấp phim hoặc vé trò chơi ở mức giá

Page 660: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

có thể tối đa hóa lợi nhuận từ máyảnh hoặc vé vào cổng. Lý do duynhất khiến phim Polaroid đắt là domột số khách hàng sẵn lòng trảnhiều hơn những người khác. Bánphim giá cao sẽ giúp hãng này kiếmlợi nhuận nhiều hơn từ nhữngkhách hàng “nặng ký”, và Polaroidhiểu rằng khách hàng “nặng ký”nhất sẽ chi nhiều nhất.

Tại sao siêu thị cho đăng phiếugiảm giá trên báo? Hiển nhiênngười bạn đồng hành của tôi trênmáy bay sẽ đưa ra lời giải thích nhưsau: Để thu hút khách hàng bằng cơhội khuyến mãi. Nhưng tại sao mộtphiếu giảm 50 xu cho một chai

Page 661: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nước tẩy lại hấp dẫn hơn một mẫuquảng cáo giá nước tẩy giảm 50 xumột chai? Lời giải thích “hiểnnhiên” ở đây hóa ra lại thành sai.

Phiếu giảm giá không được sửdụng để thu hút khách hàng nóichung mà là để thu hút một lớp đốitượng khách hàng nhất định - cụthể là những người sẽ mua hàng ởnơi không có chương trình giảm giá.Phiếu giảm giá chỉ phát huy tácdụng khi ở trong tay đúng đốitượng: Nhất định đó là trường hợpcủa những người thu thập phiếugiảm giá, họ sẽ nhạy cảm về giá cảhơn. Hầu hết các nhà kinh tế họctin rằng mối liên quan nằm ở chỗ

Page 662: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

một số người có nhiều thời gianrảnh rỗi hơn những người khác.Những người này vừa dễ là ngườithích thu thập phiếu giảm giá vừasẽ là những người săn hàng khuyếnmãi. Mối liên quan đó hoàn toànđúng, nhưng một người thu thậpphiếu giảm giá sẽ có nhiều khảnăng bỏ đi hơn một người khôngthu thập phiếu giảm giá nếu giá cảkhông hợp lý.

Cũng nên nhấn mạnh rằngphiếu khuyến mãi sẽ mất giá trịnếu tất cả mọi người đều thu thậpphiếu.

Có một số nhóm, như sinh viên

Page 663: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hoặc người cao tuổi, rất nhạy cảmvới giá cả. Trong những trường hợpnhư vậy, người bán thường đưa rakhuyến mãi trực tiếp cho nhómngười này. Tuy nhiên, có một nhậnxét cho rằng việc khuyến mãi chongười già - những người thườngsống khá sung túc, là một điều kỳlạ. Lời nhận xét bỏ qua trường hợplà sự nhạy cảm với giá cả khôngphải là một hàm số duy nhất củathu nhập. Hầu hết người già đã lànhững người đã nghỉ hưu và cónhiều thời gian để tìm kiếm hàngkhuyến mãi còn con cái của họ, mặcdù không sung túc bằng, lại thườngbận rộn và sẵn sàng trả nhiều tiền

Page 664: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hơn để tiết kiệm thời gian.

Bạn mua cuốn sách này bìa cứnghay bìa mềm? Có thể bạn sẽ ngạcnhiên khi biết rằng giá thành sảnxuất hai loại bìa gần như bằngnhau. Bằng cách tính giá bìa cứngcao hơn, người bán đã tính giáthành khác nhau cho các lớp kháchhàng khác nhau. Như trong nhữngví dụ trên, chiến lược chỉ thànhcông khi những người mua sách bìamềm là những người muốn tiếtkiệm chi phí cho cuốn sách họ mua.Vấn đề chỉ là những người yêu sáchnhất định sẽ mua bìa cứng vì họmuốn giữ sách lâu hơn.

Page 665: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Một số nhà kinh tế học có thóiquen thu thập chứng cứ về sự khácbiệt giá cả. (Phân biệt giá cả làthuật ngữ kinh tế để chỉ việc bánmột sản phẩm với giá khác nhau.)Các hãng hàng không tính giá khácnhau tùy thuộc vào việc bạn có ởqua đêm ngày thứ Bảy hay không,khách sạn tính giá khác nhau phụthuộc vào việc bạn có đặt phòngtrước hay không, các văn phòng chothuê xe tính giá khác nhau tùythuộc vào việc bạn có là khách quenhay không, bác sĩ tính giá khácnhau tùy theo tình trạng thu nhậpvà bảo hiểm của bạn, và trường đạihọc tính giá khác nhau tùy theo

Page 666: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

điểm số và thu nhập gia đình bạn.Bất cứ quà tặng khuyến mãi nào màchỉ dành cho một nhóm khách hàng(chẳng hạn như tem thương mạihay vận chuyển miễn phí) đều cóthể là một hình thức phân biệt giácả, giống như chính sách “10 xu mộtmiếng, 3 miếng 25 xu”. Xăng phachì bán được ít hơn xăng không chìmặc dù cả hai gần bằng giá nhau, vàhai mức giá khác nhau cho món salát tùy thuộc vào việc bạn gọi cảmột bữa ăn hay chỉ món sa lát. Tómlại, sự phân biệt giá cả rất phổ biến.

Tuy nhiên, vẫn có những lý dovề mặt lý thuyết để tin rằng việckhác biệt giá cả không phải là điều

Page 667: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phổ biến, và có những ẩn số nằmtrong đó. Để đánh giá vấn đề, hãycùng quay trở lại với các bộ phim.

Tôi đã tranh luận rằng một góibỏng ngô giá 3 đô-la chỉ hợp lý khinó cũng nằm trong trường hợpphân biệt giá cả. Người thích bỏngngô thích đi xem phim sẽ bị các chủrạp tính giá cao hơn. Nhưng nếunhư vậy, tại sao người yêu thíchbỏng ngô lại không đơn giản là tớimột rạp chiếu phim khác?

Giả sử người bạn đồng hành củatôi trên máy bay không phản đốichuyện này; anh ấy sẽ bảo rằng đếnnơi khác không phải là giải pháp bởi

Page 668: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

vì ở đâu cũng thế. Nhưng thật khóđể hiểu cách tính tiền như vậy cóthể duy trì được. Theo lập luận củaanh ấy, mỗi rạp chiếu phim đều thuđược rất nhiều lợi nhuận từ bỏngngô. Một rạp hát bán 2,5 đô-la thayvì 3 đô-la một gói bỏng ngô sẽ thuhút được nhiều hơn người thíchbỏng ngô đến rạp và do đó lại bù lạiđược số tiền mất đi do giảm giá bánbỏng ngô. Những rạp khác mấtkhách sẽ buộc phải giảm giá bỏngngô. Vậy tại sao ta không thấychiến tranh giá bán bỏng ngô nổ ra?

Vì những rạp chiếu phim hiệntại không đủ khả năng để cạnhtranh giảm giá, và vì lợi nhuận lớn

Page 669: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

từ bỏng ngô nên nhiều rạp hát sẽmọc lên. Những rạp mới sẽ đưa ramức giá khuyến mãi và cuộc chiếngiá cả sẽ bắt đầu.

Do đó, sự phân biệt giá cả cầnthêm một yếu tố. Việc phân biệt giácả chỉ có hiệu quả khi người bán cóđược sự độc quyền về sản phẩm củamình. (Chủ rạp cần có độc quyềntrong lĩnh vực kinh doanh rạp chiếuphim, không chỉ trong thị trườngbỏng ngô, để thực hiện chính sáchphân biệt giá cả.) Nếu cửa hàng tạphóa của Wegman có thể giảm 50 xumột chai nước tẩy cho những ngườithu thập phiếu khuyến mãi mà vẫncó lời, thì cửa hàng cũng có thể

Page 670: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

giảm giá cho tất cả mọi người. Nếuđối thủ của Wegman, Tops, quảngcáo rằng “khách hàng có thể muamọi sản phẩm của chúng tôi vớimức giá thấp hơn 10 xu so với ở cửahàng Wegman mà không cần phiếugiảm giá”, họ có thể giành hếtnhững khách hàng không săn lùngkhuyến mãi của Wegman và thuđược nhiều hơn 40 xu so vớiWegman cho mỗi lượt bán. Đểgiành lại khách hàng cao cấp khôngthu thập phiếu giảm giá, Wegmanbuộc phải giảm 20 xu trên mỗi mặthàng. Top lại tiếp tục giảm giá thấphơn. Nếu thật sự có sự cạnh tranhvề giá cả, quá trình này phải tiếp

Page 671: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tục cho đến khi tất cả khách hàngdù mua ở đâu cũng sẽ chỉ phải trảmột mức giá như nhau.

Một ví dụ về ngành công nghiệpcạnh tranh hoàn hảo thường dùngtrong sách vở là trồng lúa mì.Không người trồng lúa mì nào cóthể điều khiển thị trường cũng nhưkhông ai có thể chiếm lĩnh phầnlớn thị phần của ngành. Đây chínhlà lý do vì sao người trồng lúa mìkhông giảm giá cho người cao tuổi.Nếu mọi nhà nông đều tính 1 đô-lamột giạ lúa mì cho người cao tuổivà 2 đô-la cho những người khác, tôisẽ mở một trang trại lúa mì và bán1,9 đô-la một giạ lúa mì cho tất cả

Page 672: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mọi người. Cho những nông trạikhác bán cho khách hàng cao tuổi,tôi sẽ giành hết những nhóm kháchcòn lại.

Khách hàng cao tuổi không đượcgiảm giá lúa mì là vì xung quanh họcó quá nhiều kẻ cơ hội như tôi.Phân biệt giá cả chỉ có thể thànhcông khi không có sự cạnh tranhnào.

Nếu phân biệt giá cả chỉ khả thiđối với kinh doanh độc quyền, vànếu nó quá thông dụng như nhiềuví dụ nói trên, thì điều đó có nghĩalà kinh doanh độc quyền có ở khắpmọi nơi. Nhưng hầu hết các nhà

Page 673: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

kinh tế học – bao gồm cả bạn bècủa tôi – đều không tin vào kết luậnđó.

Từ sự hoài nghi đó, người ta thửnghiệm một trò chơi mới, trong đóngười ta sẽ đi tìm những ví dụ vềphân biệt giá cả và phản biệnchúng. Mục đích của trò chơi là đểtranh luận một cách thuyết phụcrằng một sản phẩm được bán ở haigiá khác nhau thì không còn là mộtsản phẩm mà trở thành hai sảnphẩm hoàn toàn khác biệt. Nếumuốn bán sản phẩm ở hai giá khácnhau đòi hỏi người kinh doanh phảicó sự độc quyền về sản phẩm đó,nhưng nếu chúng được coi là hai

Page 674: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

sản phẩm thì nếu được bán ở haigiá khác nhau cũng là chuyện bìnhthường.

Có rất nhiều trường hợp rất đơngiản. Món sa lát sẽ đắt hơn nếu bạnkhông mua nguyên một bữa ăn.Nhưng những người không muanguyên một bữa ăn lại thường muanhiều sa lát hơn. Món sa lát có hailoại giá, nhưng giá mỗi cây đậuxanh và miếng cà rốt trong các mónđó là như nhau. Vì thế ở đây khôngcó sự phân biệt giá cả.

Cũng có một số ví dụ khác khóhơn một chút. Bác sĩ tính chi phíchữa bệnh đối với bệnh nhân giàu

Page 675: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

có cao hơn bệnh nhân nghèo. Đâycó phải là sự phân biệt giá cả haykhông? Câu trả lời là có. Nhưng cólẽ bệnh nhân giàu có cũng thườngđòi hỏi nhiều thời gian của bác sĩhơn, đòi hỏi phục vụ bất cứ thờiđiểm nào và thường kiện bác sĩ khicó sai sót xảy ra. Nếu vậy thì rõràng bệnh nhân giàu có thật sự muamột mức dịch vụ hoàn toàn khác sovới bệnh nhân nghèo, và không cógì ngạc nhiên khi dịch vụ tốt hơn thìsẽ có mức phí cao hơn.

Còn những phiếu giảm giá ở siêuthị thì sao? Trường hợp phân biệtgiá cả thường xảy ra là người thuthập phiếu khuyến mãi sẽ phá giá

Page 676: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

vì họ có nhiều thời gian rảnh hơnđể săn hàng giảm giá. Khi tôi viếtmột cuốn sách dạy về lý thuyếtkinh tế cho các trường đại học, tôiđã dẫn ra ví dụ này. Một nhà nghiêncứu đã đề nghị tôi đưa ra một ví dụhấp dẫn hơn: Vì người sưu tầmphiếu giảm giá có nhiều thời gianrảnh, họ có khuynh hướng muahàng vào ban ngày, khi cửa hàngvắng khách và quầy tính tiền vắngngười. Người ít săn lùng hàngkhuyến mãi thường mua hàng trênđường về nhà sau giờ làm việc, khicó nhiều người xếp hàng và tất cảmọi người đều đang căng thẳng,mệt mỏi, dễ nổi nóng. Do đó, cửa

Page 677: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hàng sẽ phải tốn nhiều chi phí đểphục vụ những người đó hơn nhữngngười sưu tầm phiếu giảm giá. Họtrả nhiều hơn không vì sự phân biệtgiá cả mà là vì họ mua hàng tạinhững thời điểm không thuận tiệncho cửa hàng.

Tôi hoan nghênh tinh thần củacâu chuyện này, mặc dù tôi khôngtin là nó đúng. Nếu cửa hàng tạphóa thật sự muốn tính thêm chi phícho những ai mua hàng trongkhoảng thời gian 5-7 giờ chiều, tôicảm thấy họ chỉ cần thêm phí phụtrội cho mọi mặt hàng mua ở thờiđiểm đó. Mặt khác, tôi cũng cảmthấy không thoải mái với sự phân

Page 678: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

biệt giá cả vì nó ẩn chứa một cấp độđộc quyền mà tôi vẫn chưa tìm rachứng cớ để chứng minh.

Xăng pha chì và xăng không phachì cũng gần giống nhau từ cáchnhìn của nhà sản xuất bởi vì giá gốccủa chúng gần bằng nhau. Dù vậychúng được bán với hai giá khác xanhau. Tại sao đây lại có thể được coilà sự phân biệt giá cả, điều đòi hỏisự độc quyền, trong khi có đến batrạm xăng trong một giao lộ?

Nhà kinh tế học John Lott vaRussell Roberts gần đây đã đưa racâu trả lời khéo léo khi họ nhậnthấy rằng xăng pha chì thường sử

Page 679: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

dụng cho xe cũ với thùng xăng tohơn. Khi bán 30 galông xăng phachì, người quản lý trạm cần ghi lạimột phiếu bán hàng, viết lên giấythẻ tín dụng, và sau đó mới đổ xăng.Để bán được 30 galông xăng khôngpha chì, anh ta phải ghi lại trong haiđến ba quyển sổ, lặp lại hai hoặc balần. Các mức giá khác nhau – kếtquả của chi phí bán lẻ khác nhau -không góp phần tạo nên sự phânbiệt giá cả và các mức giá đó hoàntoàn có thể được duy trì trong thịtrường cạnh tranh.

Trong chuyến đi New York gầnđây, tôi đến thăm Taos Pueblo, mộtlàng của người da đỏ chào đón và

Page 680: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

rất hiếu khách đối với khách dulịch. Vé vào cổng là 5 đô-la một xe ôtô và thêm 5 đô-la cho một máychụp hình. Bạn mang máy ảnh càngnhiều, bạn phải trả càng nhiều. Vậyliệu dây có phải là sự phân biệt giácả không? Có thể, vì những ngườimang nhiều máy ảnh thường háohức không bỏ sót điểm tham quannào. Mặt khác, khách tham quan cómáy ảnh sẽ thường đến nhiều nơi,tìm hiểu các chi tiết nhiều hơn.Những khách hàng tìm hiểu nhiềuđiều như thế thường được coi là đòihỏi nhiều sự hiếu khách hơn và dođó sẽ phải trả nhiều tiền hơn vìđiều đó.

Page 681: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Các hãng taxi đôi khi cũng tínhmức giá khác cho các cặp đôi đicùng nhau và giá cao hơn cho haingười không quen biết nhau cócùng điểm đến. Nếu ủng hộ sự phânbiệt giá cả này, chúng ta sẽ cho rằngcặp đôi thường dễ lựa chọn cácphương tiện khác hơn hai người lạđi cùng nhau. Có thể người đi theocặp thích phiêu lưu hơn, hoặc họthường là những người dân bản địavà hiểu rõ về lựa chọn của họ. Nếuphản đối rằng đây không phải là sựphân biệt giá cả, ta sẽ cho rằng việcphục vụ hai người xa lạ đi cùngnhau hoàn toàn tốn kém hơn mộtcặp đôi. Đối với vấn đề này, tôi chưa

Page 682: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

có có lập luận nào thỏa đáng, nhưngtôi sẽ tìm hiểu thêm.

Và cuối cùng lại một lần nữa, tạisao bỏng ngô đắt đến thế trong rạpchiếu phim? Nếu đó là sự phân biệtgiá cả, vậy thì sự kinh doanh độcquyền nằm ở đâu trong đó? Rạpchiếu phim có thể nắm chút độcquyền, ít nhất là khi một số rạpchiếu khai trương những bộ phimđược yêu thích. Nhưng điều này vẫnchưa giải thích được vì sao giá bỏngngô cao là chuyện bình thường.

Hai nhà kinh tế học Luis Locayvà Alvaro Rodriguez gần đây đã đưara một câu trả lời xuất sắc cho câu

Page 683: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hỏi kinh điển này, và tôi nghĩ nókhá hợp lý. Chúng ta đi xem phimtheo nhóm. Người thích bỏng ngôthường đi với những người khôngmê bỏng ngô. Lập luận thôngthường sẽ cho rằng nếu bạn có sựphân biệt giá cả đối với nhữngngười người thích bỏng ngô, chắcchắn bạn sẽ đánh mất họ chonhững rạp chiếu khác. Câu trả lờicủa Locat và Rodriguez là nhữngngười thích bỏng ngô không thể bỏđi rạp khác bởi vì họ sẽ phải tách rakhỏi nhóm của họ. Nếu rạp khácbán bỏng ngô rẻ nhưng giá vé cao,những người không mê bỏng ngô sẽkhông rời khỏi rạp chiếu phim của

Page 684: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bạn. Locay và Rodiguez xây dựngmột lập luận hoàn thiện dựa trênnhững ví dụ thuyết phục về cáchthức các nhóm ra quyết định, chủrạp có một mức độ độc quyền đốivới người thích bỏng ngô khi họ đivới những người không mê bỏngngô, và có thể dựa trên điều đó đểtính giá bỏng ngô cao.

Tôi thích câu chuyện đó, nhưngnó vẫn còn có nhiều lỗ hổng. Câuchuyện đó vẫn chưa cho tôi biết tạisao những người thích bỏng ngôkhông đưa ra thỏa thuận với bạncủa họ: Chúng ta hãy đến nơi bánbỏng ngô rẻ, và thỉnh thoảng, mìnhsẽ trả tiền vé cho các bạn.

Page 685: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Có nhiều những ví dụ kháckhiến tôi phải suy nghĩ nhiều hơn.Những nhà hàng ở Canada gần biêngiới với Mỹ đôi khi chấp nhận tiềnMỹ với tỷ giá đổi tiền cao hơn tỷ giáthị trường. Đây là một trường hợpphân biệt giá cả có lợi cho ngườiMỹ. Thật thế ư? Nếu đúng như vậy,tại sao người Mỹ lại nhạy cảm vềgiá cả hơn người Canada? Còn nếukhông đúng như vậy thì có lời giảithích nào cho vấn đề này không? Cóphải là vì người Mỹ có đòi hỏi phụcvụ ít hơn người Canada không?

Công viên Disneyland giảm giávé cho cổ đông của họ. Vậy có phảicổ đông của công viên Disneyland

Page 686: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhạy cảm với giá cả hơn nhữngngười khác không?

Ở Mỹ, các khách sạn thườngđịnh giá phòng không theo số lượngngười ở trong phòng. Ở Anh, cáckhách sạn định giá phòng chokhách dựa trên số lượng phòng họthuê. Vậy trường hợp nào ở trên làsự phân biệt giá cả? Trong cả haitrường hợp này, đâu là sự độc quyềnvà điều gì khiến một nhóm dukhách nhạy cảm về giá cả hơnnhững người khác. Nếu không phảilà phân biệt giá cả, vậy điều gìkhiến giá hai nơi khác nhau? Và tạisao doanh thu trong ngành này ởhai quốc gia lại khác nhau thế?

Page 687: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học
Page 688: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 17. Kếtbạn và thông đồng

Trò chơi tình ái

Vào thế kỷ X trước CôngNguyên, nữ hoàng của vương quốcSheba (gần Yemen hiện nay) độcquyền trong việc vận chuyển gia vị,nhựa cây mật và nhựa hương bằngđường biển đến Địa Trung Hải. Khivua Solomon của Israel đe dọa lấnchiếm thị trường của bà, sách xưaghi lại rằng “bà đến Jerusalem, vớimột đoàn người lớn, với đàn lạc đàchở đầy gia vị, và rất nhiều vàng vàđá quý” nhằm mở đầu một cuộc

Page 689: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thương lượng. 28 thế kỷ sau, nhàkinh tế học hiện đại đầu tiên, AdamSmith, nhận thấy rằng “nhữngngười bán cùng một mặt hàng ít khigặp gỡ nhau, nhưng cuộc tròchuyện giữa họ thường nhằm mụcđích chống lại cộng đồng, hoặcnhững kế sách nhằm tăng giáthành”.

Sự thông đồng, giống như tìnhdục, luôn có yếu tố cổ điển và có ởkhắp mọi nơi. Nó xảy ra hiển nhiênkhi hai công ty tiếng tăm cùngnhắm đến một mục đích.

Trong vấn đề tình dục và hônnhân, đàn ông đấu tranh giành phụ

Page 690: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nữ và phụ nữ đấu tranh giành đànông. Nhưng cách mà đàn ông đấutranh khác phụ nữ ở chỗ đàn ôngthường có xu hướng kiếm nhiềuphụ nữ. Nguyên nhân sâu xa mộtphần có lẽ do đặc điểm sinh lý (đócó thể là chiến lược duy trì nòigiống tốt bằng cách phán tán giốngrộng rãi nếu giống được tái tạo mỗingày, và cũng tốt khi chú tâm vàomột người bạn đời nếu bạn có thểsinh con hơn một lần mỗi năm), vàcó lẽ do điều kiện xã hội. Dĩ nhiêncó những người không theo quyluật đó, nhưng thường có chút sựthật trong nhận định rằng “mộtngười đàn bà tìm một người đàn

Page 691: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ông để lấp đầy tất cả các nhu cầucủa họ, trong khi đó đàn ông tìmmỗi người đàn bà đáp ứng một nhucầu duy nhất”.

Trong xã hội đa thê, hầu hết đànông đều lấy nhiều vợ. Đàn ông khiđược kích thích mạnh, có thể sẽtưởng tượng rằng cuộc sống của họsẽ tốt hơn khi ở trong xã hội nhưthế, nhưng nếu đối mặt với sự thật,nhiều kẻ hay mơ mộng sẽ thấtvọng. Nếu một người đàn ông có 4vợ, sẽ có 3 người đàn ông kháckhông có vợ. Bạn có thể đổi luậthôn nhân, nhưng bạn không thể đổiquy luật số học.

Page 692: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Trong thế giới mà một người đànông đấu tranh giành bốn người phụnữ, cuộc chiến giành phụ nữ sẽcăng thẳng. Thậm chí, người thắngcuộc cũng phải trả giá đắt cho chiếnthắng của mình. Phụ nữ sẽ maymắn gấp đôi: Họ có nhiều lựa chọnhơn, và những người cầu hôn họ,mỗi người đều cố gắng nổi bậttrong đám đông, sẽ chu đáo và tôntrọng hơn. Trong buổi hẹn, phụ nữthường sẽ chọn nhà hàng và đànông sẽ trả tiền. Đàn ông đã có vợ sẽlàm nhiều việc nhà hơn để giữ vợ.

Có lẽ, nếu chế độ đa thê là hợppháp thì hầu hết mọi người kể cảphụ nữ sẽ vẫn khăng khăng muốn

Page 693: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chế độ một vợ một chồng và chúngta sẽ thành đôi như cách thức hiệntại. Hôm nay, khi vợ tôi và tôi tranhcãi xem ai sẽ là người phải rửa bát,chúng tôi khởi đầu với tư cách khábình đẳng. Nếu chế độ đa thê là hợppháp, vợ tôi có thể gợi ý rằng cô ấymuốn bỏ tôi để làm vợ Alan vàCindy ở cuối phố - và tôi có thểnhượng bộ và rửa bát cho cô ấy.Người vợ sẽ có quyền quyết địnhnhững vấn đề lớn nhỏ trong hônnhân: có bao nhiêu con, sống ởthành phố nào, ai nấu bữa tối, vàvào những buổi tối yên bình trước tivi, ai là người giữ bộ điều khiển.

Đàn ông trong xã hội đa thê

Page 694: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

giống như người buôn gia vị luônphải chống lại sự lấn chiếm của cácđối thủ cạnh tranh. Những người đibuôn sẽ đồng ý thỏa thuận phânchia vùng. Trước kia ở nhiều vùng,đàn ông cũng làm như thế. Bằngphong tục và pháp luật, họ thựchiện giao ước chỉ dành sự ân cầncủa họ cho một người phụ nữ thôi.Có nhiều trường hợp gian lận tronghợp đồng đó, nhưng đó chỉ là dựđoán theo lý thuyết của kinh tế màthôi.

Thực chất, bộ luật chống đa thêlà ví dụ về lý thuyết cácten. Lúcđầu, nhà sản xuất cạnh tranh nhau,đồng mưu trong việc chống lại cộng

Page 695: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đồng hoặc, cụ thể hơn, chống lạikhách hàng của họ. Họ đồng ý rằngmỗi công ty sẽ giới hạn sản xuất đểnâng giá bán. Nhưng giá cao sẽ tạođiều kiện cho gian lận, có nghĩa làmỗi công ty sẽ tìm cách sản xuấtnhiều hơn số lượng cho phép trongthỏa thuận. Cuối cùng, giao ước bịphá bỏ và chỉ có thể duy trì nếu nócó hiệu lực pháp lý, và thậm chínhư vậy vi phạm vẫn có thể xảy ra.

Câu chuyện được đề cập đếntrong mọi cuốn sách kinh tế đócũng chính là câu chuyện của đànông trong thị trường tình ái. Banđầu là cạnh tranh quyết liệt, họ kếthợp với nhau nhằm chống lại

Page 696: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

“khách hàng” − những người phụnữ họ sẽ hỏi cưới. Âm mưu bao gồmthỏa thuận trong đó mỗi người đànông sẽ giới hạn hoạt động tình áicủa mình để nâng cao giá trị củacánh đàn ông nói chung. Nhưng địavị được cải thiện của đàn ông sẽ lạitạo điều kiện cho gian lận, nghĩa làmỗi người đàn ông sẽ lại cố giànhđược nhiều phụ nữ hơn mức chophép trong thỏa thuận. Giao ước chỉtồn tại khi bị ràng buộc về pháp lý,và thậm chí khi đó vi phạm vẫn xảyra.

Những thỏa thuận đó ít thay đổitrong suốt 3.000 năm nay, nhưngchúng được thay đổi và trở nên

Page 697: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mánh khóe hơn trong quan hệ côngchúng. Năm 1991, tập đoàn Overlap,bao gồm MIT và các trường đại họcIvy League bị phát hiện đã thôngđồng với nhau để giữ giá học phícao và hỗ trợ tài chính thấp. Tuynhiên, lời biện minh của Overlapcũng khá sáng tạo, họ nói rằng mụcđích của họ là không để việc hỗ trợtài chính ảnh hưởng đến sinh viêntrong quá trình chọn trường. Nếuba công ty sản xuất xe hơi bị pháthiện thông đồng với nhau để giữ giábán cao, có lẽ khi đó họ sẽ khôngnghĩ đến việc biện minh rằng họlàm như vậy để ngăn khách hàng bịvấn đề tài chính tác động đến quyết

Page 698: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

định chọn xe của mình.

Cũng giống như lời biện minhcủa Overlap rằng thỏa thuận sẽ vìlợi ích khách hàng của họ, đàn ôngbiện hộ rằng luật chống đa thê là đểbảo vệ phụ nữ. Nhưng bộ luật cấmđàn ông cưới nhiều hơn một vợcũng giống như bộ luật cấm công tytuyển dụng nhiều hơn một côngnhân. Tôi nghĩ nếu thật sự có luậtnhư thế, các công ty sẽ biện minhrằng như thế là để bảo vệ nhânviên. Ai sẽ tin họ?

Lý thuyết cho thấy rằng khi mộtcơ cấu vận hành có sẵn, bất cứnhóm đối thủ cạnh tranh nào cũng

Page 699: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cố thông đồng với nhau. Quan sátcho thấy sự thông đồng không giớihạn trong bất kỳ giới tính nào. Vìđàn ông âm mưu chống lại phụ nữ,nên phụ nữ cũng làm thế.

Khi các công ty phát hiện ra mộtcách mới nhưng tốn kém để nângcấp sản phẩm, họ có thể âm mưugiữ kín phát minh đó. Những âmmưu như thế thường dựa trên thamvọng của những công ty thấy lợinhuận khổng lồ khi trở thành ngườiphát minh duy nhất trên thị trường.Hy vọng lớn nhất để duy trì thỏathuận ban đầu đó là ban hành luậtcấm phát minh, và chúng ta cầnnguồn lực đáng kể để vận động

Page 700: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hành lang cho bộ luật này.

Công nghệ hiện đại cho phépphụ nữ có nhiều lựa chọn sáng tạonhưng tốn kém để hấp dẫn đàn ông.Những phát minh đó bao gồm từphương pháp tránh thai mới chođến tạo ngực silicon. Cái giá phảitrả không chỉ là tiền bạc mà còn làvấn đề rủi ro về sức khỏe.

Ngăn những sản phẩm đó tungra thị trường sẽ có lợi cho phụ nữ.Nhưng việc đó cũng giống nhưFord, General Motors (GM) vàChrysler đồng ý giấu kín công nghệxe hơi mới để có thể phục vụ kháchhàng tốt hơn. Trong những trường

Page 701: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hợp bình thường, một trong ba “đạigia” sẽ tự hỏi công ty nào sẽ phá vỡthỏa thuận trước. Nhưng nếu họ cóthể tìm ra được cách nào đó để cấmcông nghệ đó được áp dụng, cáccông ty xe hơi sẽ ngủ ngon giấc hơn.

Cũng giống như thế, phụ nữkhông thể thỏa thuận với nhau đểcùng tránh những phương pháptránh thai nguy hiểm hoặc phẫuthuật thẩm mỹ. Hy vọng duy nhấtđể có thể duy trì các thỏa thuận đólà cấm những sản phẩm đó, các tổchức của phụ nữ đã cố gắng rấtnhiều trong việc này.

Thật khó có thể lý giải tại sao ta

Page 702: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đấu tranh cho phụ nữ quyền đượcphá thai mà lại cấm họ thay đổikích thước bộ ngực của mình. Nếuphụ nữ đủ thông minh, sáng suốt đểcân nhắc những rủi ro về sức khỏe(không kể đến những khía cạnhquan trọng khác) về phá thai, thì tacó thể hy vọng rằng họ đủ sức cânnhắc rủi ro về túi silicon hoặc côngcụ ngừa thai sử dụng kích thích tố.

Lý thuyết về thỏa thuận chothấy những nhà bảo vệ quyền phụnữ nói đúng và sự phản đối hùnghồn của tôi là sai. Nhà sản xuất cóthể hưởng lợi từ luật hạn chế sángtạo. Hãng GM có thể tự quyết địnhsử dụng công nghệ ô tô mới hay

Page 703: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

không nhưng vẫn muốn công nghệđó bị cấm - không phải để bảo vệ họvới chính họ mà là bảo vệ họ với đốithủ cạnh tranh. GM sẽ rất vui nếuhọ là nhà sáng chế duy nhất; còntrong thực tại cạnh tranh, họ khôngphải là những nhà sáng chế duynhất do đó, họ thà để các phát minhsáng chế biến mất còn hơn.

Và đối với phụ nữ cũng thế. Phụnữ sẽ rất hài lòng nếu họ được cấytúi silicon với điều kiện việc cấyngực chỉ được cho phép thực hiệntại Mỹ. Nếu việc cấy túi ngực hợppháp thì khi đó các đối tác kháctrong thỏa thuận cũng sẽ làm thế -và khi đó họ sẽ muốn thà cấm luôn

Page 704: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

việc đó còn hơn.

Lập luận hợp lý nhất để làm chocông nghệ mới trở nên hợp pháp làgiải thích rằng việc áp dụng côngnghệ mới không phải do chúng cólợi cho nhà sản xuất mà là vì chúngcó ích cho người tiêu dùng. Tươngtự, lập luận hợp lý nhất cho việchợp pháp hóa công nghệ cấy túingực là giải thích rằng việc cấy túingực không phải là để giải thoátphụ nữ mà là để thỏa mãn đàn ông.Lập luận đúng theo thuyết kinh tếlà lập luận sai nhất về mặt chínhtrị.

Có thể sau khi tiến hành một

Page 705: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phân tích về chi phí và lợi ích, ngườita sẽ kết luận rằng công nghệ cấytúi ngực nên được hợp pháp hóa bởivì những lợi ích mà nó mang lại chođàn ông nhiều hơn nhiều so vớinhững phí tổn đối với phụ nữ. Thậmchí phân tích đó còn có thể kết luậnrằng lợi ích đối với phụ nữ (ví dụnhư sự tự tin và cơ hội tuyển dụng)vốn đã lớn hơn rất nhiều so với chiphí mà họ phải bỏ ra. Nhưng cũngsẽ có người lập luận hùng hồn rằngluật cấm công nghệ cấy túi ngực sẽbảo vệ phụ nữ khỏi sự cạnh tranhcó hại và cũng tốt hơn cho cả đànông.

Khi những người bán thịt ở

Page 706: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chicago muốn dành thời gian chogia đình vào buổi tối, họ thuyếtphục chính quyền ra luật cấm bánthịt sau 6 giờ tối. (Điều luật đó vừađược bãi bỏ.) Một thỏa thuận đơngiản giữa những người bán thịt sẽmời gọi sự gian lận vì sự cám dỗkhông cưỡng lại được khi trở thànhtiệm thịt duy nhất mở cửa vào buổitối.

Một người quan sát ngây thơ cóthể nghĩ rằng những người bán thịtsẽ không được lợi từ luật hạn chếlựa chọn giờ mở cửa của họ – cũngnhư nghĩ rằng đàn ông sẽ khôngđược lợi từ lệnh cấm cưới nhiều vợ,hoặc cấm phụ nữ quyền giải phẫu

Page 707: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thẩm mỹ. Nhưng một thỏa thuận cólợi cho cả đôi bên thì cần được ápdụng.

Vào đầu thế kỷ XX ở TrungQuốc, hàng hóa được vận chuyểnbằng xe kéo được điều khiển bởimột nhóm sáu người đàn ông; họ sẽđược trả hậu hĩnh nếu đưa hàngđến tận nơi. Vì mọi người đều nghĩrằng sức kéo của năm người còn lạimới quyết định thành công của côngviệc nên họ bắt đầu lảng tránh côngviệc. Nếu tất cả mọi người còn lạitrong nhóm đều kéo thật tình, thìdù thế nào cuối cùng cả đội cũng sẽđến đích, vậy tại sao mình phải kéomạnh làm gì? Nếu không ai kéo

Page 708: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mạnh, dù thế nào cuối cùng cả độicũng sẽ không thể đến đích, vậy tạisao mình phải kéo mạnh làm gì?Mỗi người trong nhóm đều tínhtoán thiệt hơn, họ trốn việc, do đóhàng đến muộn và không ai đượctrả lương.

Những người thợ kéo nhanhchóng rút ra một cơ chế khắc phụctình huống đáng tiếc trên. Sáungười thợ cùng thuê một người thứbảy quất roi vào họ.

Việc buộc chính phủ trở thànhngười áp dụng luật không khác gìthuê một người quất roi vào mình.(Mặc dù vậy có sự khác nhau đáng

Page 709: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

kể giữa thợ kéo và người bán thịt:Khi người thợ kéo cùng hiệp lực kéomạnh hơn, họ không làm ảnhhưởng đến ai nhưng khi người bánthịt thông đồng đóng cửa sớm, họ sẽchống lại cộng đồng.)

Ai cũng có thể giành chiến thắngtrong trò chơi kết bạn. Nhưng ngaycả khi đó, vẫn có bất đồng về việcphân chia quyền lợi. Khi có nhiềuthứ trong tay, không gì ngạc nhiênkhi ta liên minh, rồi lại chia rẽ, vàlại dựa vào chính quyền để phục hồinó. Những câu chuyện này nuôidưỡng những hành vi chiến lược.Trong những câu chuyện đó có cảnhững câu chuyện mà nhiều người

Page 710: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tin rằng trong đó mọi chiến lượcđều là công bằng.

Page 711: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 18. Sựnguyền rủa của

người thắng và sựrầu rĩ của kẻ thua

Tại sao cuộc sống lại đầy rẫynhững thất vọng?

Lý thuyết kinh tế dự đoán rằngbạn sẽ không ưa thích cuốn sáchnày nhiều như bạn nghĩ. Đây là mộttrường hợp đặc biệt của một mệnhđề khái quát hơn: Hầu hết mọi việctrên đời hóa ra lại không tuyệt nhưbạn nghĩ. Trong khi các nhà tâm lý

Page 712: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

học, nhà thơ và nhà triết họcthường lưu tâm tới hiện tượng này,hiếm ai nhận ra rằng nó là hệ quảtất yếu của việc đưa ra quyết địnhdựa trên lý trí.

Chọn một cuốn sách là một quátrình chứa đầy rủi ro và sự khôngchắc chắn. May mắn thay, kinhnghiệm đọc sách cả đời của bạn cóthể là một chỉ dẫn có giá trị hướngdẫn bạn. Nó cho phép bạn hìnhthành vài dự đoán về chất lượng củamỗi cuốn sách. Những dự đoán đóđôi khi sai lệch hoàn toàn, nhưngxét ở mức trung bình thì chúng vẫnhơn hẳn những dự đoán ngẫunhiên.

Page 713: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Một vài cuốn sách hay hơn bạnnghĩ trong khi một số khác lại tồi tệhơn, nhưng nó không giống nhưviệc bạn luôn lặp lại một sai lầmnào đó. Nếu bạn luôn đánh giá quácao hoặc quá thấp chất lượng củacác cuốn sách, thì cuối cùng một lúcnào đó bạn cũng sẽ phát hiện rathành kiến của riêng mình và sửachữa nó. Vì vậy, việc giả định rằngkhi bạn lấy một cuốn sách từ trêngiá sách của cửa hàng, khả năng nótệ hơn mong đợi của bạn cũngngang bằng với khả năng nó hayhơn rất nhiều so với mong đợi củabạn là hoàn toàn hợp lý.

Điều này có nghĩa là nếu bạn

Page 714: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chọn ngẫu nhiên một cuốn sách từtrên giá sách, nó có thể hay hơn sựmong đợi của bạn cũng như có thểkhông. Nhưng thông thường bạn sẽkhông chọn sách một cách ngẫunhiên. Bạn là một người tiêu dùngcó lý trí, bạn chọn nó vì nó là mộttrong số ít những cuốn sách mà bạnhy vọng sẽ là những cuốn hay nhấttrong cửa hàng. Tuy nhiên, điều đócũng có thể có nghĩa là nó là mộttrong những cuốn sách mà bạn đãđánh giá quá cao chất lượng so vớithực tế. Trong những tình huốngđó, bạn sẽ cảm thấy thất vọng khiđọc nó.

Tính logic của sự thất vọng có

Page 715: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thể xảy ra này tác động đến mọikhía cạnh trong cuộc sống – nhữngđiều mà ta phải luôn phải lựa chọn.Thậm chí, ngay cả khi những đánhgiá của bạn về tổng thể rất kháchquan, thì những quyết định về cáchoạt động mà bạn lựa chọn đểtham gia lại thường rất chủ quan.Bạn có thể đánh giá về người bạnđời tiềm năng của mình ở mứctrung bình, nhưng nếu có mộtngười được coi là một nửa hoàn hảothì thông thường nếu họ có mắc sailầm, bạn cũng sẽ bỏ qua.

Việc đánh giá này càng trở nênkhó khăn hơn nếu bạn mua mộtmón đồ tại phiên đấu giá. Khi bạn

Page 716: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trả giá cao hơn, bạn có thể chắcchắn một điều rằng: Không ai trongcăn phòng nghĩ rằng vật đó có giátrị như bạn nghĩ. Lối suy nghĩ đóám chỉ rằng bạn có thể đã đánh giácao hơn giá trị thật của món đồ. Cácnhà kinh tế học gọi hiện tượng đó làsự nguyền rủa của người thắng.

Hãy tưởng tượng rằng bạn làmột nhà đầu tư bất động sản tinhtường, tham gia phiên bỏ thầu kínmột lô đất. Sự đánh giá chuyênnghiệp sẽ cho bạn thấy nếu muađược mảnh đất với giá 50 nghìn đô-la, bạn có thể thu được một mónhời lớn. Bạn có thể nghĩ rằng dù thếnào, mình sẽ vui mừng khi giành

Page 717: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

được khu đất trong cuộc đấu giá với50 nghìn đô-la. Nhưng nếu bạngiành chiến thắng với số tiền đó,bạn sẽ nghĩ rằng chính những phánđoán chuyên nghiệp của các đối thủđã khiến họ có những đánh giáthiếu lạc quan hơn so với bạn. Trừkhi bạn hoàn toàn chắc chắn rằngcác thông tin của mình chuẩn xáchơn tất cả mọi người, còn nếukhông bạn sẽ có xu hướng bănkhoăn rằng: xét cho cùng, liệu 50nghìn đô-la có thật sự là món hờihay không.

Khi bạn đang phân vân xem nênbỏ thầu bao nhiêu cho một mảnhđất, câu hỏi cần đặt ra không phải

Page 718: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

là: “Với tất cả những thông tin màtôi có, liệu tôi có vui mừng khôngkhi mua mảnh đất này với giá 50nghìn đô-la?”. Thay vào đó, bạn nêntự hỏi: “Với tất cả những thông tinmà tôi có, và với giả thiết rằngkhông nhà đầu tư nào sẵn sàng trả50 nghìn đô-la, liệu tôi có vui khi bỏra 50 nghìn đô-la để sở hữu nókhông?”. Đây là hai câu hỏi hoàntoàn khác nhau. Những ngườithường xuyên mua hàng tại cáccuộc đấu giá sẽ phải học cách đánhgiá sự khác biệt đó và điều chỉnhmức giá mình đưa ra sao cho thậtphù hợp.

Tuy nhiên, có những trường hợp

Page 719: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

khi sự nguyền rủa của người thắngkhông phải là vấn đề. Một số ngườitham gia đấu giá khá chắc chắn vềsố tiền họ sẵn sàng bỏ ra để muamột món đồ mà không cần quantâm đến việc người khác biết gì haynghĩ gì. Nếu bạn đang đấu giá mộtcái chân cắm nến bằng đồng, và bạnđã kiểm tra nó kỹ càng, biết cách sửdụng nó và không quan tâm đếnviệc nó có hấp dẫn người khác haykhông cũng như chắc chắn rằng sẽkhông bao giờ muốn bán lại nó thìviệc mua cái chân cắm nến với giámột nghìn đô-la là một món hời bấtchấp các đối thủ nghĩ gì. Trongnhững trường hợp như vậy, sự

Page 720: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nguyền rủa của người thắng sẽkhông xuất hiện. Sự thất vọng vẫncó thể xuất hiện nhưng đó là lúc cáichân cắm nến thực tế không phùhợp với bệ lò sưởi như bạn nghĩ vàkhông có khả năng sự thất vọng tạora một sự nguyền rủa thực sự củangười thắng. Sau cùng, cũng có thểcái chân cắm nến trông đẹp hơnbạn tưởng, và thực tế là sự chiếnthắng của bạn trong cuộc đấu giákhông ảnh hưởng đến việc làmgiảm khả năng này.

Sự tồn tại hoặc không tồn tại lờinguyền rủa của người thắng chínhlà nỗi lo sát sườn đối với người mua– những người phải từ bỏ nó trong

Page 721: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chiến lược đấu giá của mình. Vì thế,nó là sự lo lắng gián tiếp của ngườibán – những người quan tâm nhiềuđến thái độ của người mua. Nhưngvai trò của người bán không bị giớihạn trong việc hy vọng rằng ngườimua sẽ trả giá cao. Người bán cũnglà một người chơi có chiến lượctrong cuộc đấu giá. Anh ta chỉ thựchiện duy nhất một bước song lại làbước quan trọng nhất: đặt ra luật lệcủa cuộc đấu giá.

Có rất nhiều loại đấu giá. Phổbiến nhất là những phiên đấu giáthông thường kiểu Anh, nơi ngườimua liên tục đưa ra những mức giácao hơn và kết thúc khi chỉ còn một

Page 722: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người duy nhất đưa ra giá. Bên cạnhđó là phiên đấu giá kiểu Hà Lan, nơimột người mua sẽ đề xuất một mứcgiá thật cao, sau đó mọi người lầnlượt đưa ra những mức giá thấp dầncho đến khi anh ta được đề nghịmua. Cũng có hình thức bỏ thầu kínsử dụng giá thứ nhất, nơi mỗi ngườimua đưa ra mức giá được bọc trongmột phong bì, và sau đó, tất cả cácphong bì này sẽ được mở ra đồngthời và ai trả giá cao hơn sẽ có đượcmón đồ. Có phiên bỏ thầu kín sửdụng mức giá thứ hai, nơi người trảgiá cao hơn sẽ có được món đồnhưng chỉ phải trả số tiền bằngmức giá mà người trả cao thứ hai

Page 723: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đưa ra. Ngoài ra, còn có phiên bỏthầu kín sử dụng mức giá thứ ba,thứ tư, thứ năm, và vẫn có nhiềukhả năng kỳ lạ hơn. Trong cuộc đấugiá Glum Losers (kẻ thua cuộc rầurĩ), người trả giá cao nhất sẽ cóđược đồ vật miễn phí trong khinhững người khác phải phải trả tiềncho món đồ của người đó.

Người bán có thể lựa chọn giữanhững luật lệ này hoặc luật lệ khácmà anh ta muốn. Thông thường,mục tiêu của anh ta sẽ là đẩy giá lênmức cao nhất. Nhưng trên thực tế,anh ta hiếm khi có đủ thông tin cầnthiết để đạt được mục tiêu đó. Nếuhai người mua đều sẵn sàng đưa ra

Page 724: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mức giá rất cao thì một buổi đấu giákiểu Anh có thể buộc họ phải cạnhtranh với nhau, đẩy giá lên càng caocàng tốt. Và nếu chỉ một người sẵnsàng trả giá cao, buổi đấu giá kiểuAnh sẽ là tai họa cho người bán: Tấtcả mọi người sẽ bỏ cuộc sớm vàngười ra giá cao tiềm năng đó cóđược món hời tuyệt vời.

Vậy thực tế, buổi đấu giá kiểuAnh có lợi cho người bán không?Câu trả lời là “có” nếu ở đó có haingười trả giá cao và “không” nếu chỉcó một người. Bởi vì người muathường không tiết lộ chiến lược trảgiá của mình trước phiên đấu giá. Vìvậy, người bán không bao giờ biết

Page 725: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

được chắc chắn liệu tổ chức đấu giákiểu Anh phù hợp hơn hay đấu giákiểu Hà Lan phù hợp hơn.

Thậm chí, việc quyết định giữabỏ thầu kín sử dụng mức giá đầutiên hay mức giá thứ hai cũng gâynhiều khó khăn cho người bán.Trong phiên bỏ thầu kín sử dụngmức giá đầu tiên, anh ấy thu đượcmức giá cao trong khi trong phiênbỏ thầu kín sử dụng mức giá thứhai, anh ấy chỉ thu được số tiền củangười trả giá cao thứ hai. Ngoài ra,người mua thường sẽ trả giá hàophóng hơn trong phiên bỏ thầu kínsử dụng mức giá thứ hai. Thậm chí,họ còn đưa ra giá cao hơn nữa trong

Page 726: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phiên bỏ thầu kín sử dụng mức giáthứ ba. Vậy điều gì là tốt nhất chongười bán? Một lần nữa câu, trả lờilại phụ thuộc vào những người cómặt trong phiên đấu giá và chiếnlược của người mua.

Bởi chỉ có được một lượng thôngtin hạn chế, người bán không còncách nào khác là phải chọn ra luậtnào đó có khả năng đẩy giá lên mứccao nhất trong mọi phiên đấu giá.Nhưng anh ta có thể hy vọng chọnđược một luật có thể làm tối đa hóamức giá trung bình tại nhiều cuộcđấu giá. Tại một số phiên đấu giá,luật đấu giá kiểu Anh có thể manglại những mức giá cao nhất, trong

Page 727: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

khi tại một số phiên đấu giá khác,luật đấu giá kiểu Hà Lan lại có thểlàm được điều đó. Vậy nếu tínhtrung bình thì luật nào có thể sinhra mức giá cao nhất?

Tại thời điểm này, lý thuyết kinhtế sẽ dẫn đến một thông báo một sựthật đáng ngạc nhiên. Trong một sốgiả định hợp lý nhất định (về nhữngđiều mà trong phần tiếp theo tôi sẽnói nhiều hơn) và là những thực tếchính xác, tất cả những luật đấu giámà tôi vừa nêu ra sẽ mang lạinguồn thu trung bình như nhau chongười bán tại tất cả các cuộc đấugiá. Nếu tôi thường áp dụng hìnhthức đấu giá kiểu Anh, trong khi

Page 728: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bạn áp dụng hình thức đấu giá kiểuHà Lan, anh trai bạn áp dụng kiểuthầu kín sử dụng mức giá đầu tiên,chị bạn áp dụng kiểu thầu kín vớigiá thứ hai, và ông bác Fester ápdụng hình thức đấu giá GlumLosers, và nếu tất cả chúng ta đềubán hàng với chất lượng như nhau,thì sau một thời gian dài, chúng tađều có được kết quả tốt như nhau.

Kết quả này xảy ra tương tự vớihầu hết các luật đấu giá khác, trênthực tế là tương tự đối với tất cả cácluật mà bạn có thể hình dung ra –những luật không tính chi phí vàocửa phiên đấu giá hoặc những khuvực tương tự.

Page 729: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Tôi chưa nói với bạn rằng làmthế nào tôi biết được người bánphải sử dụng nhiều luật khác nhauvà tất cả đều tốt như nhau, vì cácluận cứ mà tôi tìm được hoàn toànthuộc về vấn đề chuyên môn và tôivẫn chưa tìm ra được cách nào để cóthể diễn đạt nó một cách đơn giảnvà dễ hiểu nhất. (Có lẽ điều nàycũng có nghĩa tôi vẫn chưa có đủkiến thức và hiểu biết về vấn đềnày). Nhưng dù thế nào tôi cũngvẫn khẳng những luận cứ của tôi làđúng.

Một kết quả giống như thế nàychính là một niềm vui lớn đối vớimột nhà lý luận. Đó là một điều

Page 730: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đáng ngạc nhiên nhưng cũng rất rõràng. Chúng ta không cần phải nóibất cứ điều gì hay giới thiệu về chấtlượng. Chúng ta cũng không cần tạocác danh mục dài và rối rắm (“Đấugiá kiểu Anh ưu việt hơn theo bấtkỳ 7 điều kiện nào sau đây trong khiđấu giá kiểu Hà Lan lại ưu việt hơntheo bất kỳ 6 điều kiện khácsau…”). Chúng ta có thể đưa ra kếtluận không quá 5 từ: “Mọi luật lệđều tốt” và chúng ta có thể chứngminh điều này một cách rõ ràng vớibất kỳ ai có kiến thức về vi phân dùchưa tốt nghiệp đại học. Học thuyếttốt nhất là học thuyết mà bất kỳ aicũng có thể nhận ra nó. Nếu học

Page 731: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thuyết không làm được gì hơn ngoàiviệc xác minh những gì chúng ta đãbiết, thì nó không còn cần thiếtnữa.

Thế nhưng… nó bị xáo trộn trongtrường hợp những người phụ tráchbuổi đấu giá thể hiện sự thiên vị rõrệt đối với một số luật lệ. Gia súc vànô lệ thường được đem bán trongcác buổi đấu giá kiểu Anh, hoatuylíp trong các buổi bán đấu giá HàLan và quyền khai thác dầu mỏtrong các buổi bỏ thầu kín. Nếu mọiluật lệ đều tốt cho người bán, vậythì tại sao họ vẫn phải thiên về mộtquy định nào đó.

Page 732: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Một nhà kinh tế học có thể sẽcảm thấy hấp dẫn với câu trả lờirằng bởi những người điều khiểncuộc đấu giá không phải là nhữngnhà kinh tế, và vì vậy, họ dườngnhư không được cập nhật nhữngthông tin mới nhất. Không chỉnhiều nhà thầu không muốn đặtmua tờ báo Journal of EconomicTheory, mà kiến thức vi phân củahọ cũng tồi tệ đến nỗi họ khó có thểgiữ sự cân bằng trong lĩnh vực củamình mặc dù có cố gắng thật sự.Nhưng sự lôi kéo của các nhà kinhtế học là cách phản đối hữu hiệunhất. Giả định rằng những ngườibán đấu giá để kiếm sống biết họ

Page 733: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đang làm gì là hoàn toàn hợp lý vànếu có sự khác nhau giữa hành vicủa họ với các quy định của nhà lýluận kinh tế thì đó là vì nhà lý luậnđang thiếu một cái gì đó. Công việccủa các nhà kinh tế học như chúngtôi không phải là hướng dẫn cácnhà bán đấu giá cách điều hànhcông việc kinh doanh của mình. Giảđịnh trên cũng cho rằng các nhà bánđấu giá biết rõ họ cần điều hànhcông việc kinh doanh của mình nhưthế nào và chỉ ra tại sao các chiếnlược của họ lại đúng.

Một mặt, chúng tôi có một luậnđiểm cho rằng: trong một số giảđịnh hợp lý nhất định, việc lựa chọn

Page 734: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

luật lệ đấu giá không phải là điềuquan trọng. Mặt khác, chúng tôinắm được hành vi của những ngườiđiều khiển đấu giá từ đó chúng tôisuy ra rằng việc lựa chọn luật lệđấu giá là vấn đề cần quan tâm lớn.Chính vì vậy, kết luận không thểkhác được là những “giả định hợplý” luôn không được sử dụng. Vìvậy, đã đến lúc phải dứt khoát vềviệc những giả định đó là gì.

Giả định quan trọng nhất làkhông có lời nguyền rủa của ngườichiến thắng. Chính xác hơn, luận cứgiả định rằng một người trả giá sẽgiữ nguyên lập trường về giá trị củamón đồ ngay cả khi anh ấy biết

Page 735: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

rằng có một người khác không cùngý kiến với anh ấy. Nếu bạn đang trảgiá cho một bức tranh của Van Goghđể mang về treo trên tường nhà,bạn có thể sẵn sàng bỏ ra 50 triệuđô-la mà không cần quan tâm đếnviệc những người khác đang nghĩ gì;nếu bạn định trả giá bức tranh trênđể có thể thu lời sau khi bán lại nó,có khả năng bạn sẽ cảm thấy chánnản và thất vọng khi biết rằngkhông ai trong số những người trảgiá khác trong phòng trả hơn 10triệu đô-la. Các luật lệ đấu giá sẽ cógiá trị ở trường hợp đầu tiên chứkhông phải trong trường hợp thứhai.

Page 736: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Thực tế, khi những người trả giáquan tâm đến ý kiến của nhữngngười khác, thì các nhà bán đấu giánên chọn phương thức đấu giá kiểuAnh. Bước vào phiên đấu giá, có thểchỉ có một người mua sẵn sàng hétgiá trên 10 triệu đô-la. Khi nhữngngười khác quan sát thấy việc anhnày định trả giá lên cao, họ có thểsuy luận rằng anh này biết điều gìđó và quyết định giành quyền muabức tranh với anh ta. Nhưng cáccuộc bỏ thầu kín thì không có việcnày. Còn đối với cuộc đấu giá kiểuHà Lan ‒ vào thời điểm người trảgiá cao cho thấy mong muốn củamình, phiên đấu giá sẽ kết thúc.

Page 737: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Các cuộc đấu giá kiểu Anh làthông dụng nhất và được coi là hìnhthức được ưa chuộng nhất của cácnhà bán đấu giá. Về mặt lý thuyết,lý do duy nhất có thể giải thích điềunày đó là những người trả giá khácsẽ phản hồi đối với thông tin về sốtiền những người khác đưa ra. Điềunày có nghĩa những người trả giá làđối tượng “nguyền rủa của ngườichiến thắng”. Vì vậy, mặc dù banđầu lời nguyền chỉ được coi là mangtính lý thuyết, thì sau đó sự phổbiến của các phiên đấu giá kiểu Anhđã cho thấy nó là hiện tượng phổbiến.

Một giả định quan trọng khác là

Page 738: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những người mua không có đủ tàisản để theo đến kết quả cuối cùngcủa phiên đấu giá. Giả định này rấtquan trọng bởi khi thiếu nó, ngườimua sẽ trả giá dè dặt hơn, điều nàysẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trìnhphân tích. Trong trường hợp đó,người bán cần chọn phương phápbỏ thầu kín hơn là đấu giá kiểuAnh. Vì người mua không muốnthất bại và vì bỏ thầu kín chỉ manglại cho họ một cơ hội để giànhchiến thắng, nên họ có xu hướngnâng giá bỏ thầu, và điều đó sẽ cólợi cho người bán.

Một giả định đáng ngờ trong lýthuyết chuẩn là số lượng người trả

Page 739: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

giá không thay đổi khi bạn thay đổicác luật lệ đấu giá. Thực tế, đấu giákiểu Hà Lan sẽ thu hút được nhiềutầng lớp khách hàng hơn đấu giákiểu Anh. Một số nhà lý luận tươnglai sẽ thu được danh tiếng bằng việcchỉ ra cách kết hợp tác động này vàocác phân tích.

Để thâm nhập sâu hơn vào lĩnhvực này, tôi sẽ chọn một cách để lýgiải một vấn đề mà người bán haygặp phải. Người bán thường biếtnhiều về hàng hóa của mình hơn làngười mua và có thể giành được uytín vì sự chân thật bằng cách tiết lộnhững gì họ biết về mặt hàng củamình là tốt hay xấu. Vậy liệu rằng

Page 740: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

sự trung thực có lợi hay không?

Honest John tổ chức các cuộcđấu giá ô tô đã qua sử dụng dựa trêncơ sở hợp lý. Anh ấy luôn ghi điểmkhi tiết lộ mọi thứ về chiếc xe màanh ấy bán. Nếu chiếc xe bị chảydầu hoặc nó đã từng bị tai nạn,John sẽ nói cho bạn biết. Mọi ngườitrả giá thấp hơn khi John tiết lộchiếc xe chỉ là vật vô giá trị song sẽtrả giá cao hơn vào thời điểm khácvì họ biết rằng nếu John thấy chiếcxe này không gặp vấn đề gì, anh ấysẽ nói với họ.

John kiếm ít hơn từ những chiếcxe ít giá trị nếu anh ấy tâng bốc về

Page 741: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nó song lại kiếm được nhiều hơn từnhững chiếc xe tốt. Những tác độngnày không ảnh hưởng đến việcJohn sẽ giàu hơn hay nghèo đi sovới đối thủ của mình, Silent Sam, ởthị trấn bên cạnh, một người khôngbao giờ tiết lộ điều gì về hàng hóacủa mình. Vì vậy, chúng tôi khôngthấy phải tranh cãi nào có lợi cho sựtrung thực của Honest John. SongJohn có một ưu điểm vượt trội hơnSam: Chính sách của anh ấy phầnnào làm nhẹ bớt sự nguyền rủa củakẻ thắng và do đó, làm cho ngườimua có thêm lý do để trả giá cao. Vềlâu dài, John chắc chắn sẽ thànhcông hơn Sam.

Page 742: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Nói cách khác, sự nguyền rủacủa người thắng ban đầu là vấn đềcủa người mua song sẽ trở thànhvấn đề của người bán vì người muabảo vệ nói bằng cách điều chỉnh giámua xuống. Vì vậy, ý tưởng tốt ởđây là người bán giúp người muatránh những chỉ trích. Tiền đề củaviệc buôn bán trung thực có thể làmột chiếc bùa linh nghiệm.

Kết luận “trung thực là hànhđộng tốt nhất” sẽ không làm bà củabạn ngạc nhiên bằng kết luận “cuộcsống đầy những thứ chán chường”.Giống như những nhà bán đấu giá,những người bà có vốn sống tựnhiên mà những nhà kinh tế học

Page 743: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phải cố gắng mới có được.

Page 744: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 19. Nhữngý tưởng về lãi suất

Ngồi ghế bành mà dự đoán

Mỗi nghề đều có những trở ngạiriêng. Bác sĩ phải nhận những cúđiện khẩn cấp lúc nửa đêm. Các nhàtoán học mất hàng tháng trời bế tắckhông tìm ra lời giải cho các bàitoán của mình. Các nhà thơ nhăntrán không biết tấm séc tiếp theocủa mình sẽ đến từ đâu. Và các nhàkinh tế học thường được yêu cầu dựđoán tỷ lệ lãi suất.

Một đồng nghiệp của tôi thường

Page 745: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

xử lý câu hỏi khó khăn nhất nàytheo cách của một người khônngoan, đó là im lặng để tạo hiệuứng, và rồi cất lời: “Tôi nghĩ rằngchúng có lẽ sẽ có những dao động”.

Nếu tôi có thể dự đoán tỷ lệ lãisuất trong tương lai, tôi cũng sẽkhông chia sẻ nó trong cuốn sáchnày. Nhưng tôi biết một chút ít vềviệc tỷ lệ lãi suất trong tương lai sẽđược quyết định như thế nào, và tôisẵn lòng chia sẻ những điều đó vớicác bạn.

Tôi nên bắt đầu bằng việc làm rõmột điều chưa được làm sáng tỏtrong cụm từ tỷ lệ lãi suất. Khi các

Page 746: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhà kinh tế học nói về tỷ lệ lãi suất,họ sẽ tự động điều chỉnh lạm phát.Nếu bạn cho vay với lãi suất 8%trong thời điểm lạm phát 3%, điềuđó có nghĩa là khả năng mua củabạn tăng thêm mỗi năm không phảilà 8% mà là 5%; 3 xu đầu tiên bạnkiếm được từ mỗi đô-la chỉ là đểduy trì giá trị thực của số tiền gốc.Tỷ lệ được công bố là 8% là tỷ lệ lãisuất danh nghĩa; tỷ lệ sau khi đãtính lạm phát 5% là tỷ lệ lãi suấtthực tế. Lãi suất thực tế được tínhbằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệlạm phát.

Thực tế, chỉ có lãi suất thực tếmới là có lợi ích thực. Một khoản

Page 747: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đầu tư thu về 10% trong thời kỳ lạmphát 7% không hơn cũng chẳng kémgì một khoản đầu tư đem lại 3%trong thời kỳ lạm phát 0%. Trong cảhai trường hợp lãi suất thực tế đềulà 3%. Những người thất bại trongviệc tập trung vào lãi suất thực tếphạm sai lầm là tiết kiệm quánhiều tiền. Một lần, tôi biết mộtngười phụ nữ đã đột ngột tăng sốtiền tiết kiệm của mình khi bà tínhtoán rằng một đô-la tiết kiệm với lãisuất danh nghĩa 10% sẽ lớn lênthành 20 đô-la trong 30 năm. Bàkhông nhận ra rằng với lãi suấtthực tế là 3%, 20 đô-la đó sẽ chỉđáng giá khoảng 2,5 lần số đô-la

Page 748: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ngày hôm nay. Việc đánh đổi giữatiêu dùng hiện tại và tương lai làvấn đề của sở thích cá nhân, nhưngtốt nhất là nên hiểu những đặcđiểm của thương mại.

Khi nói đến tỷ lệ lãi suất, tôimuốn nói lãi suất thực tế. Ở đây, tôimuốn quay lại với câu hỏi về cáchquyết định tỷ lệ lãi suất.

Tôi xin được bắt đầu bằng cáchloại bỏ một quan niệm sai lầm. Dùbạn từng được nghe điều gì đi nữa,thì tỷ lệ lãi suất cũng không phải làgiá trị của tiền bạc. Hầu hết chúngta đều từng đi vay để có tiền. Ngườita vay để mua ô tô, mua nhà, đi học

Page 749: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đại học, và để phục vụ lối sốngphung phí. Những khoản vay ngânhàng được thể hiện dưới hình thứccác đồng đô-la, sau đó những đồngđô-la đó được tiêu dùng và gửi trởlại vào hệ thống ngân hàng chỉtrong vài giờ. Nhưng chiếc ô tô màbạn mua với khoản vay ngân hàngsẽ ở bên bạn nhiều năm.

Tỷ lệ lãi suất là cái giá của tiêudùng và tiêu dùng đề cập đến hànghóa, dịch vụ hữu hình, chứ khôngphải những thứ trừu tượng nhưtiền. Chính xác hơn, tỷ lệ lãi suất làcái giá của tiêu dùng hiện hành, đốilập với tiêu dùng tương lai. Nếu bạnmong chờ rằng sang năm bạn sẽ

Page 750: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhận được một khoản thừa kế, bạncó thể chờ tới khi đó để mua mộtchiếc ô tô mới trị giá 20 nghìn đô-la,hoặc ngay hôm nay bạn có thể vayngân hang với lãi suất 10% để muaô tô và trả 22 nghìn đô-la sau mộtnăm. Khoản tiền 2.000 đô-la bạntrả thêm là cái giá của việc sở hữuchiếc ô tô ngay ngày hôm nay thayvì một năm sau.

Phân tích đó có thể không khiếnbạn ngạc nhiên, nhưng hệ quả củanó thật sự rất đáng quan tâm. Vì tỷlệ lãi suất là cái giá của hàng hóatiêu dùng hữu hình, nó – ít nhất làtheo ước tính đầu tiên – được quyếtđịnh bằng cung và cầu cho các sản

Page 751: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phẩm tiêu dùng hữu hình. Từ việcđọc các trang báo tài chính, bạn cóthể nghĩ rằng tỷ lệ lãi suất đượcquyết định bởi các chủ ngân hàngtrung tâm, người kiểm soát nguồncung tiền. Nhưng các chủ ngân hàngtrung tâm không sản xuất ô tô hayxây nhà, và họ không thể kiểm soátmong muốn của mọi người đối với ôtô hay nhà cửa. Sẽ cần phải có mộtkhả năng vượt quá khả năng hiểubiết của loài người để thay đổi giáthị trường mà không cần thay đổicung và cầu.

Điều duy nhất chúng ta chắcchắn đó là điều mà cung tiền tệ cóthể ảnh hưởng đến là lạm phát. Khi

Page 752: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cung tiền tệ tăng nhanh, giá cả cũngtăng nhanh để phản ứng lại. Nếu sựgia tăng nhanh của tiền khiến lạmphát tăng, thì lãi suất danh nghĩacũng phải tăng nhanh, vì lãi suấtdanh nghĩa chính là lãi suất thực tế(không đổi) cộng với tỷ lệ lạm phát(giờ tăng lên). Vì vậy, sự gia tăngcủa tiền ảnh hưởng tới lãi suất danhnghĩa, nhưng nó ảnh hưởng đếnchúng theo hướng ngược lại nhữnggì các tờ báo về tài chính thường đềcập. Bơm đầy tiền vào nền kinh tếvà lãi suất danh nghĩa tăng lên sátvới lạm phát để giữ lãi suất thực tếkhông đổi, chứ không phải là giảmxuống, giống như một phóng viên

Page 753: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

điển hình của Wall Street Journalmong đợi.

Những sự kiện lớn được kết nốivới những chuyển biến của tỷ lệ lãisuất thông qua những lựa chọn củangười tiêu dùng bình thường. Tintốt của điều này là nếu bạn là mộtngười tiêu dùng bình thường, bạnsẽ có đầy đủ những hiểu biết cầnthiết để biết được tỷ lệ lãi suấtphản ứng như thế nào trước nhữngsự kiện lớn.

Giả sử, tổng thống và Quốc hộiphê chuẩn việc chi 20 tỷ đô-la trongnăm cho một chiếc trực thăng tấncông loại mới mà không để phục vụ

Page 754: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mục đích gì. 20 tỷ đô-la của thép,sức lao động, chất xám của các kỹsư, và các nguồn lực khác vào việcchế tạo chiếc trực thăng phải đến từmột nơi nào đó, vì vậy chúng ta cóthể chắc chắn rằng khi đầu tưnhững nguồn lực, tiền vào chiếctrực thăng đó thì số lượng ô tô, dụngcụ nhà bếp hay máy tính cá nhân sẽít hơn. Trên thực tế, giá trị 20 tỷ đô-la của những tiềm năng kinh tế đócó thể sản xuất ra 20 tỷ đô-la sảnphẩm, vì sản lượng tiềm năng chínhlà điều đem lại giá trị cho nguồnlực. Vì vậy, khi tiềm năng kinh tế bịchuyển vào việc lắp ráp một chiếctrực thăng, tổng giá trị của tất cả

Page 755: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hàng hóa tiêu dùng sẵn có phảigiảm đi 20 tỷ đô-la.

Khi có ít hàng hóa sẵn có hơn,tính trung bình người dân sẽ có íthàng hóa hơn; đây không phải làquy luật kinh tế mà là quy luật củasố học đơn giản. Khi giá trị của hànghóa sẵn có giảm đi 20 tỷ đô-la trongmột đất nước với 250 triệu người,một công dân trung bình sẽ phảitiêu ít hơn dự định 80 đô-la.

Nhìn chung, nếu cung hàng hóagiảm, giá cả của nó sẽ tăng cho tớikhi người tiêu dùng không có nhucầu nhiều hơn mức sẵn có của hànghóa. Trong trường hợp này, “hàng

Page 756: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hóa” là mức tiêu dùng hiện hành vàgiá cả là tỷ lệ lãi suất. Khi tỷ lệ lãisuất tăng, những người thườngxuyên tiết kiệm sẽ chọn việc tiếtkiệm nhiều hơn và những ngườithường xuyên đi vay tiền vay ít đi.Cả hai nhóm sẽ giảm mức tiêudùng tương ứng. Tỷ lệ lãi suất tiếptục tăng cho tới khi một người dânquyết định tiêu ít đi 80 đô-la trongnăm so với kế hoạch ban đầu củaanh ta.

Khi muốn biết một hệ thống vũkhí mới ảnh hưởng tới tỷ lệ lãi suấtnhư thế nào, tôi bắt đầu từ việcquan sát rằng tôi sống trong một giađình 3 thành viên, và rằng những

Page 757: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hộ gia đình như của tôi sẽ tiêudùng, tính trung bình, 240 đô-la íthơn trong năm nay so với kế hoạchban đầu của chúng tôi. Tôi tự hỏi lãisuất sẽ phải tăng cao bao nhiêu đểtác động lại điều đó, và tôi đưa nóvào ngay vấn đề của cá nhân giađình tôi: Tỷ lệ lãi suất sẽ phải caobao nhiêu để gia đình tôi cắt giảmchi tiêu đi 240 đô-la? Nếu tôi trả lờitrung thực, và nếu gia đình tôi thựcsự là một gia đình điển hình, thì tôicó thể sẽ dự đoán khá chính xác.

Một vụ mùa không thành côngtrị giá 20 tỷ đô-la hay một thiên taihủy diệt một lượng của cải vật chấttương đương với 20 tỷ đô-la sẽ tạo

Page 758: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ra những phân tích và những câutrả lời như nhau.

Đó thực sự là tất cả những gì cầnbiết để hiểu về tỷ lệ lãi suất. Tỷ lệlãi suất phải là điều gì đó cần thiếtđể thuyết phục một gia đình trungbình tiêu thụ một lượng hàng hóatrung bình có sẵn. Nếu cung hànghóa giảm, như khi chính phủ lãngphí nguồn lực, tỷ lệ lãi suất phảităng lên. Nếu cung hàng hóa tăng,như khi có một vụ mùa bội thu khácthường, tỷ lệ lãi suất sẽ phải giảm.

Tôi xin được đưa ra một ví dụ đểminh họa rằng cung có thể thay đổithay vì cầu. Giả sử, một hộ gia đình

Page 759: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trung bình tìm được một lý do đểlạc quan hơn vào tương lai. Có thểnhững phát triển mới trong côngnghệ báo hiệu rằng năng suất sẽcao hơn, hay những thay đổi thờitiết báo hiệu những vụ mùa bội thuhơn, hay một chính quyền mới hứahẹn những chính sách được nhiềungười kỳ vọng là có thể mở ra mộtkỷ nguyên phồn thịnh.

Nói chung, những người mongđợi thu nhập của mình tăng lêntrong tương lai sẽ phản ứng bằngcách muốn tiêu dùng nhiều hơntrong hiện tại. Và bạn sẽ cảm thấyphải chắt chiu và tiết kiệm khi bạnnghĩ rằng mình sẽ nghèo khó suốt

Page 760: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đời, chứ không phải khi bạn nghĩmình đang đứng bên bờ của mộtbước đột phá tài chính. Nếu hômnay bạn trúng sổ số, với điều kiện làbạn sẽ nhận được khoản tiền 200nghìn đô-la sau một năm nữa, thìkhả năng lớn là thói quen mua sắmcủa bạn sẽ thay đổi rất lâu trước khitờ séc đến tay bạn.

Vì vậy, khi tương lai sáng sủahơn, tất cả mọi người sẽ quyết địnhtiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại.Nhưng có một trở ngại: hiện tạikhông còn gì hơn để tiêu dùng.Trong một giai đoạn nhất định, chỉcó một số lượng ô tô nhất định, mộtsố lượng nhà nhất định, một số

Page 761: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

lượng kem nhất định, và một sốlượng ghế nhất định tại rạp hát.Việc tất cả mọi người tiêu dùngnhiều hơn sẽ là điều không thể xảyra, và trên thực tế một gia đìnhtrung bình cuối cùng phải tiêu dùngmột lượng trung bình, như đã đượcđịnh trước.

Vậy điều gì thuyết phục người tatừ bỏ các kế hoạch tiêu dùng mới?Câu trả lời là tỷ lệ lãi suất phải tănglên. Bằng cách tăng lên, tỷ lệ lãisuất thuyết phục người ta tiêu ít đi,và nó tiếp tục tăng cho tới khinhững kế hoạch tiêu dùng ban đầucủa một gia đình bình thường đượckhôi phục.

Page 762: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Khi một thế hệ máy tính mớiđược tung ra, tôi kỳ vọng năng suấtsẽ tăng lên, tương lai sẽ sáng sủahơn, và tỷ lệ lãi suất tăng lên. Vậynó sẽ tăng bao nhiêu? Như mọi khi,tôi cố gắng đưa ra câu hỏi này bằngcách nghĩ về chính gia đình mình.Đầu tiên, tôi tự hỏi thu nhập tươnglai của chúng tôi sẽ lên tới baonhiêu. Sau đó, tôi sẽ có khả năngtăng mức tiêu dùng hiện tại củamình lên bao nhiêu. Nếu câu trả lờilà 100 đô-la, tôi thắc mắc tỷ lệ lãisuất sẽ phải tăng bao nhiêu đểthuyết phục tôi cắt giảm tiêu dùngđi 100 đô-la.

Giờ đây, dĩ nhiên câu trả lời cho

Page 763: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tất cả các câu hỏi đó mang tính suyđoán cao, và sự xác đáng của chúngtùy thuộc vào tính cách của tôi. Suyđoán của tôi chắc chắn là khôngchính xác. Nhưng việc đón nhậnmột câu hỏi dường như liên quantới những lực lượng vừa bí ẩn vừavô hình (“công nghệ ảnh hưởng tớitỷ lệ lãi suất như thế nào?”) vàchuyển nó thành một câu hỏi vềhành vi của những người như tôi làmột việc rất tao nhã.

Tất nhiên, có những nhà kinh tếhọc không hài lòng với cách đánhgiá đó và muốn tiến xa hơn, bằngcách đưa ra những thống kê kỹ càngvề cách người ta phản ứng trước

Page 764: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những phát triển tương tự trongquá khứ, và tìm ra những kỹ năngđể biến những nhận định về quákhứ thành dự đoán cho tương lai.Các nhà kinh tế học đó chắc chắnsẽ có những dự đoán chính xác hơnđáng kể so với những gì tôi có thểđưa ra khi đang ngồi trên chiếc ghếbành của mình, cố gắng tưởngtượng mình sẽ phản ứng như thếnào trong những trường hợp đó.

Một lần, một giáo sư tài chínhnổi tiếng giảng cho một nhóm cácnhà đầu tư thành công về hành vicủa thị trường. Bài phát biểu củaông tô đưa ra một tầm nhìn uyênthâm về cách thế giới vận hành

Page 765: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhưng lại gần như không đưa rađược các lời khuyên đầu tư thực tế.Khán giả, những người đến nghe vìmục đích tạo ra nhiều của cải hơnchứ không phải vì đón nhận tri thứcbắt đầu rì rầm. Khi vị giáo sư chophép mọi người đặt câu hỏi, câu hỏiđầu tiên được đưa ra mang tính tiêucực thái quá: “Nếu ông giỏi đến vậy,tại sao ông không giàu?” Vị giáo sư(người thực ra giàu nhất trong cảcăn phòng, nhưng đó lại là chuyệnkhác), trả lời: “Nếu ông giàu đếnvậy, tại sao ông không giỏi?”

Các nhà kinh tế học nghiên cứutỷ lệ lãi suất vì tỷ lệ lãi suất là hiệntượng xã hội rộng rãi và họ khát

Page 766: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

khao tìm hiểu tất cả mọi thứ về xãhội loài người. Tôi hy vọng mộtphần nào đó cuốn sách này của tôiđã truyền đạt một cái gì đó là khiếnđộc giả cảm nhận được niềm vuituyệt đối của sự hiểu biết. Dù thế,một số độc giả chắc hẳn vẫn tự hỏiliệu những phân tích này có thể dẫntới cả tri thức và của cải hay không.Tôi xin được cố gắng giải thích câuhỏi này.

Harry Truman từng nói chínhquyền của ông cần một nhà kinh tếhọc “một mặt”, bởi các nhà kinh tếhọc xung quanh ông đều không thểhoàn thành một câu nói mà khôngthêm cụm từ “mặt khác”. Harry

Page 767: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Truman sẽ không thích hướng đicủa những cuộc thảo luận như thếnày. Mặt khác, Harry tôn trọng sựthật, và tôi sẽ thật lòng tới hết mứccó thể.

Tôi nghĩ rằng bạn sẽ không cầnđến nhiều lý thuyết hơn những gìtôi đã trình bày ở đây để có thể bắtđầu ước tính tỷ lệ lãi suất ví dụ nhưphản ứng trước một vụ mùa bội thuhay một thiên tai, trước một chínhsách hoang phí hay sáng suốt củachính phủ, hay trước các tin tốt vàxấu về tương lai.

Tuy nhiên, chỉ với kiến thức đóbạn sẽ không giàu lên được. Sự

Page 768: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thống nhất giữa các nhà kinh tế họcđó là tỷ lệ lãi suất có thể điều chỉnhcho phù hợp với các thông tin mớigần như chỉ trong nháy mắt. Khitổng thống thông báo về dự án tênlửa mới, bạn có thể bắt đầu lý luận:“Hãy xem; điều này có nghĩa là sẽcó ít hàng hóa tiêu dùng hơn, vìthế…” nhưng cho tới lúc bạn nóiđến dấu chấm phẩy, tỷ lệ lãi suất đãhoàn thành việc điều chỉnh lên cao.Một khi tin tức đến được với bạn,thì cũng đã quá muộn để tận dụngnó.

Nhưng còn có một mặt thứ ba.Chỉ còn một khả năng duy nhất đólà bạn có chút kiến thức, tài năng

Page 769: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hay bản năng khiến bạn thôngminh hơn người khác khi dự đoántổng thống chuẩn bị tuyên bố gìtrong buổi họp báo ngày mai, hayliệu cơn bão đang hướng tới bờ biểnsẽ tan trước khi nó tiến vào đấtliền, hay khi nào IBM sẽ phát triểncông nghệ gắn máy tính trực tiếpvào não bạn. Nếu bạn được chúaphù hộ tới vậy, và nếu bạn có hiểubiết cơ bản về những chuyển biếncủa tỷ lệ lãi suất, thì bạn có thểthực sự phỏng đoán chính xác cácdiễn biến kinh tế và bạn có lẽ cóthể trở nên giàu có.

Nếu bạn trở nên giàu có, tôi sẽrất vui nếu được nghe tin đó. Hãy

Page 770: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

gửi cho tôi một bức thư ngắn. Tôi sẽđắm mình trong chiếc ghế bành đãsờn của mình và suy nghĩ về mọithứ.

Page 771: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 20. Nhữngbước đi ngẫu nhiênvà giá chứng khoán

Ngòi nổ cho các nhà đầu tư

Khi tôi còn trẻ và lần đầu tiênbiết được rằng giá chứng khoán đitheo những bước đi ngẫu nhiên, tôiđã có chút ngờ vực. Điều đó chẳngphải cũng giống như việc IBM cóthể thay thế các nhân viên chủ chốtcủa tập đoàn bằng những em bé 8tuổi thiệt thòi trong xã hội hay sao?Câu hỏi của tôi bắt nguồn từ sự kémhiểu biết ngây thơ và ngốc nghếch.

Page 772: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Tuy nhiên, sau này tôi đã học hỏithêm được rất nhiều điều. Mộttrong số đó là “bước đi ngẫu nhiên”không phải là một lý thuyết về giácả; nó là lý thuyết về sự thay đổi giácả. Chỉ riêng việc phân biệt đượcđiều đó đã là cả một thế giới khácbiệt.

Quan niệm hoàn toàn sai lầmban đầu của tôi có thể gợi ra mộtvòng quay rulet như hình ảnh trungtâm. Hôm nay viên bi dừng ở ô số10, thì giá cổ phiếu sẽ là 10 đô-la.Hôm sau, viên bi dừng ở ô số 8, vàgiá cổ phiếu giảm xuống còn 8 đô-la, hay nó dừng ở ô 20 và các cổđông sẽ hốt bạc. Bị mờ mắt bởi

Page 773: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quan điểm sai lầm đó, tôi không thểhiểu được tại sao lại là sai lầm nếuIBM bổ nhiệm một vị chủ tịch tậpđoàn quan tâm tới búp bê giấynhiều hơn là các trang quyết toán.Nếu số phận đã định đoạt giá cổphiếu là 20 đô-la, thì nó sẽ như vậymà.

Hình ảnh đúng cũng gợi ra mộtvòng quay rulet, nhưng theo mộtcách khác hoàn toàn. Vòng quayđược đánh dấu bằng những con sốcả dương lẫn âm. Mỗi ngày, vòngquay sẽ quay, và điểm dừng của nósẽ quyết định không phải giá cổphiếu của ngày hôm nay, mà là sựchênh lệch giữa giá cổ phiếu hôm

Page 774: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

qua và giá cổ phiếu hôm nay. Nếugiá cổ phiếu hiện hành là 10 đô-lavà viên bi dừng ở ô -2, thì giá cổphiếu sẽ giảm xuống còn 8 đô-la;ngược lại, nếu viên bi dừng ở ô số 5,thì giá cổ phiếu sẽ tăng tới 15 đô-la.

Với “bước đi ngẫu nhiên” thì mỗithay đổi là vĩnh viễn. Mức giá cổphiếu của ngày hôm nay là tổng củatất cả những thay đổi (dương vàâm) đã từng xảy ra, và mỗi một sựthay đổi đó sẽ được quyết định bằngmột lần quay khác nhau của vòngquay. Nếu lần quay ngày hôm naycó kết quả là -15, thì toàn bộ giá cốphiếu trong tương lai sẽ giảm đi 15đô-la so với việc nếu lần quay ngày

Page 775: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hôm nay là 0. Tác động của vòngquay hoàn toàn không bị giảm đi vìdòng thời gian.

Khi IBM đưa bà Grundy mới họchết cấp ba vào Ban giám đốc, vòngquay dừng ở ô số -20 và giá cổ phiếugiảm từ 25 đô-la xuống còn 5 đô-la.Nhưng mọi thay đổi của giá cổphiếu trong tương lai vẫn tiếp tụcđúng theo số phận ban đầu củachúng. Nếu 1/4 số ô trên vòng quaylà +.25, thì giá cổ phiếu sẽ tăngthêm 25 xu trong 1/4 của toàn bộ sốngày trong tương lai; nếu 3/8 số ôđược đánh dấu -.20, thì giá cổ phiếusẽ giảm đi 20 xu trong 3/8 của toànbộ số thời gian trong tương lai.

Page 776: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Những con số đó không thay đổi. Sựthay đổi duy nhất là giá cổ phiếu sẽthấp hơn so với mức giá 20 đô-latrước đây.

Bạn có thể phản đối rằng việcgiảm đi 20 đô-la là việc chưa từngxảy ra và rõ ràng không xuất phát từvòng quay rulet thông thường. Tôixin đáp lại là vòng quay rulet rấtlớn, với rất nhiều ô, và chỉ mộttrong số những ô đó được đánh dấu-20. Đó là lý do tại sao việc đókhông xuất hiện thường xuyên.Nhưng ô đó vẫn luôn tồn tại; bởivẫn luôn có một khả năng tương tựdù rất nhỏ là IBM sẽ làm một điềugì đó thật ngốc nghếch.

Page 777: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Điều đó lại dẫn tôi đến mộtnhận thức sai lầm nữa. Tôi đã hiểusai từ ngẫu nhiên là “không liênquan tới bất cứ thứ gì khác trên thếgiới”, đó là lý do tại sao tôi đã nghĩrằng thuyết bước đi ngẫu nhiênkhông thừa nhận rằng hành độngcủa IBM có thể gây ảnh hưởng tớigiá cổ phiếu của họ. Nhưng một sựkiện ngẫu nhiên có thể tương quanmột cách hoàn hảo với một sự kiệnkhác. Những sai lầm lớn của các tậpđoàn ập đến ngẫu nhiên, và sự thayđổi giá cổ phiếu tương ứng cũngđến cùng với chúng.

Các nhà kinh tế học tin rằng giácổ phiếu trên thị trường hoạt động

Page 778: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

rất giống với những bước đi ngẫunhiên trong phần lớn thời gian. Đólà, chúng ta tin rằng sự thay đổi giácả (chứ không chỉ là giá cả) luôn cónhững đặc tính thống kê giống nhưmột loạt các con số được sinh ra từvòng quay rulet. Nếu giá cả mangtính ngẫu nhiên, như tôi từng sailầm mà tin vào điều đó, thì giá cảcủa ngày hôm nay sẽ không thể lànhà dự báo cho giá cả của ngày mai.Vì sự thay đổi giá cả mang tínhngẫu nhiên, nên điều ngược lạicũng đúng. Giá cả của ngày hômnay là nhà dự báo chính xác nhất cóthể cho giá cả của ngày mai. Giá cảcủa ngày mai chính là giá cả của

Page 779: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ngày hôm nay, cộng thêm mộtlượng điều chỉnh ngẫu nhiên(thường là nhỏ).

Hãy tưởng tượng ra một trò chơimay rủi đơn giản. Khởi đầu với 100đô-la và vòng trong rulet bắt đầuquay – vòng quay với cả những consố dương và âm – lặp đi lặp lạinhiều lần. Nếu bạn quay vào ô 5,bạn sẽ nhận được 5 đô-la. Nếu bạnquay phải ô -2, bạn sẽ phải trả 2 đô-la cho nhà cái. Sự cân bằng tuântheo bước đi ngẫu nhiên. Với mỗibước đi ngẫu nhiên, hiện tại chínhlà nhà dự báo xuất sắc cho tươnglai. Nếu cán cân đang khôngnghiêng về phía bạn sau 10 vòng

Page 780: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quay, thì có khả năng là nó sẽ vẫnthế sau vòng quay thứ 11.

Nhưng trong khi giá trị hiện tạicủa bước đi ngẫu nhiên có thể báohiệu nhiều về tương lai, thì giá trịquá khứ của nó lại chẳng có thêmtác dụng nào cả. Một khi tôi đã nhìnvào vòng quay và số tiền dư hiện tạicủa bạn, tôi sẽ biết tất cả những gìmà một người bằng xương bằng thịtcó thể biết về vận mệnh khả dĩ củabạn. Bạn có thể có một câu chuyệnthú vị để kể về việc bạn đã giàu lên(hay nghèo đi) như thế nào nămphút trước, nhưng việc lắng nghecâu chuyện đó không nói thêmđược điều gì chính xác hơn những

Page 781: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

dự đoán của tôi.

Giá thị trường chứng khoán cũngtương tự như vậy. Giá cổ phiếu hiệnhành của IBM chính là nhà dự báoxuất sắc cho giá cổ phiếu tương laicủa nó. Nhưng quá trình lịch sử đểdẫn tới giá cả hiện hành lại chẳnghề liên quan chút nào.

Các nhà bình luận báo cáo rằngbởi vì gần đây một cổ phiếu cụ thểnào đó, hay toàn bộ thị trường, đãtrượt dốc, nên có khả năng nó sẽtrải qua quá trình “điều chỉnh” lêntrong tương lai gần. Cũng có thể vìgần đây nó trượt dốc, nên khả nănglà nó sẽ tiếp tục đi xuống trong

Page 782: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tương lai gần. Hay vì gần đây nó đãtăng cao, có khả năng nó sẽ giảmnhanh chóng hay tăng cao hơn nữa.Nhưng nếu giá cổ phiếu cũng giốngnhư những bước đi ngẫu nhiên, nhưcác nhà kinh tế học vẫn tin như thế,thì những thay đổi của giá cả tươnglai khá độc lập với lịch sử của nó.Giá cả hiện hành dự báo cho giá cảtương lai. Dù các nhà bình luận nóithế nào thì những thay đổi giá cảtrong quá khứ vẫn không thể dựđoán được điều gì.

Những người chơi chứng khoánthích tin rằng họ sành điệu hơnnhững người chơi tại sòng bạc. Ấyvậy mà chỉ người chơi rulet ngây

Page 783: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thơ nhất mới nảy ra ý tưởng rằngbởi vì số tiền dư của anh ta liên tụcgiảm sau vài vòng gần đây, nên giờđã đến lúc nó “điều chỉnh” theohướng đi lên. Những con bạc từngtrải biết được họ nên kỳ vọng điềugì vào những bước đi ngẫu nhiên.

Khi còn trẻ, tôi đã dung dưỡngrất nhiều nhận thức sai lầm (khôngphải tất cả đều liên quan tới tàichính). Một nhận thức sai lầm nữalà với sự hiện diện của bước đi ngẫunhiên, sẽ không có vai trò nào đượcdành cho chiến lược đầu tư cả. Tôikhông biết mình có được ý tưởngnày từ đâu, mà chỉ biết rằng có lẽtôi đã biết được chiến lược không

Page 784: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đóng vai trò nào trong trò chơi xổ sốngẫu nhiên và tôi cho là do một sốđặc tính huyền bí của từ ngẫunhiên. Dù trong bất cứ trường hợpnào, tôi cũng đã sai.

Thứ nhất là, các cổ phiếu khácnhau được gắn với các vòng quayrulet khác nhau. Một vài cổ phiếutăng như dự đoán (vòng quay củachúng có cùng một con số ở hầu hếtcác ô mà viên bi có thể rơi vào),trong khi các cổ phiếu khác daođộng mạnh (vòng quay của chúngcó rất nhiều con số khác nhau, mộtvài con số quá lớn theo cả hướngdương lẫn âm). Việc lựa chọn vòngquay đúng là vấn đề về sở thích và

Page 785: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cách đánh giá.

Thứ hai, và thú vị hơn là, cùngmột vòng quay có thể kiểm soátđược nhiều hơn một cổ phiếu. Thờitiết hàng ngày cũng giống như sựquay tròn của vòng quay rulet vậy.Đôi khi viên bi dừng ở ô có ghi“mưa nhiều hơn”, và thế là Các loạiô tăng thêm 5 điểm và Toàn bộ cácgiỏ picnic giảm đi 5 điểm. Nhữnglần khác viên bi dừng ở một ô có ghi“nắng to hơn”, nơi Các loại ô giảmđi 10 điểm và Toàn bộ các giỏ Picnictăng thêm 10 điểm. Một nhà đầu tưsành sỏi, người mua cổ phiếu của cảCác loại ô lẫn Toàn bộ các giỏ picniccó thể bảo vệ mình khỏi những sự

Page 786: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thay đổi bất thường, bởi thua lỗ củatài sản này sẽ được bù lại bằng lợinhuận của tài sản kia. Việc đa dạnghóa một cách cẩn trọng có thể tạora những danh mục đầu tư mangtính rủi ro thấp mà tính trung bìnhcó thể lời hơn bất cứ một tài sản rủiro thấp đơn lẻ nào.

Trong tình huống điển hình thìngay cả cách đa dạng hóa tuyệtnhất cũng không hoàn hảo. Vòngquay có một ô đánh dấu “động đất”,và khi viên bi dừng ở đây thì cả Cácloại ô và Toàn bộ các giỏ picnic đềugiảm. Mặt khác, đó chính là nhữngthời điểm khi cổ phiếu của dịch vụchăm sóc nhà cửa của Mỹ tăng giá,

Page 787: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

và nhà đầu tư chiến lược có thểmuốn thêm một vài loại cổ phiếucủa Mỹ vào danh mục đầu tư củamình như là một dạng bảo hiểmđộng đất.

Nếu giá tài sản hoạt động theocách mà các nhà kinh tế học vẫntin, thì điều mà các nhà đầu tư nêntập trung vào nhiều nhất khôngphải là chọn những tài sản đúng màlà xây dựng danh mục đầu tư đúng.Câu hỏi “Liệu Các loại ô có đángmua hay không?” là vô nghĩa trừphi nó nằm trong một danh mụcđầu tư. Cùng với Toàn bộ các giỏpicnic, Các loại ô có thể tạo nênmột danh mục đầu tư đa dạng tuyệt

Page 788: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

vời. Khi liên kết với Áo mưa quốctế, Các loại ô lại tạo nên một danhmục đầu tư với rất nhiều rủi rokhông cần thiết, sẽ gặp thảm họanếu viên bi dừng ở ô “mặt trời”.

Để kiếm được lợi nhuận lớn, bạnphải chấp nhận rủi ro. (Bài học nàycó mặt rộng khắp, vươn cả ra ngoàilĩnh vực tài chính). Bí quyết ở đây làkhông được chấp nhận rủi ro nhiềuhơn mức cần thiết. Phương pháp làđa dạng hóa, bằng cách thừa nhậnrằng tài sản có xu hướng di chuyểnngược chiều nhau và bằng cách sửdụng thông tin này một cách khônngoan. Điều đó rất khác với tậpquán truyền thống là “chọn người

Page 789: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thắng”, mà các nhà kinh tế học tinlà hiếm có khả năng. Nhưng nó đòihỏi ít sự hiểu biết hơn. Dù có haykhông có những bước đi ngẫu nhiênthì thị trường tài chính vẫn tiếp tụcthưởng cho sự chăm chỉ, tài năng vàđôi lúc cả may mắn nữa.

Chiến lược có vai trò rất quantrọng. Nhưng không may là các cốvấn tài chính không phải lúc nàocũng phân biệt được chiến lược vớisự mê tín. Chẳng hạn như họ thamgia vào một lễ nghi kỳ quái gọi làtrung bình hóa chi phí, mà sẽ có ýnghĩa đối với cháu chắt của bạngiống như những màn ma thuật củaphù thủy Salem đối với bạn vậy.

Page 790: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

“Ý tưởng” trung bình hóa chi phílà mua một tài sản với một lượngvốn cố định trong những khoảngthời gian đều đặn – chẳng hạn,dành 1.000 đô-la để mua cổ phiếucủa General Motors hàng thángtrong vòng một năm. Theo đó, có ýkiến tranh luận rằng, bạn mua íthơn khi giá tăng cao (chỉ 50 cổphiếu khi giá là 20 đô-la), và nhiềuhơn khi giá hạ xuống (100 cổ phiếukhi giá giảm xuống còn 10 đô-la).

“Mua nhiều hơn khi giá thấp”nghe có vẻ hấp dẫn một cách đángngờ, nhưng điều đó cũng gợi ý rằngchúng ta nên dừng lại để xem xétcâu hỏi “Thấp so với cái gì?” Một

Page 791: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mức giá hấp dẫn không phải khi nóthấp so với trước đó, mà khi nó thấpso với tương lai được kỳ vọng.Không may là, bước đi ngẫu nhiênkhông bao giờ thấp đột biến khi sosánh với tương lai được kỳ vọng.Mức giá có khả năng hạ xuống còn 1đô-la khi nó khởi đầu với giá 10 đô-la cũng giống như khi nó khởi đầuvới giá 100 đô-la. Liệu một ngườichơi rulet khôn ngoan có bao giờ tinrằng anh ta có thể cải thiện vậnmay của mình bằng cách đặt cượcnhiều hơn khi số tiền dư chỉ cònchút ít hay không?

Giá cổ phiếu hiện hành thấp dựbáo giá cổ phiếu tương lai sẽ thấp.

Page 792: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Nếu giá cả ngày hôm nay thấp, thìđó là một lý do tuyệt vời để muanhiều hơn (vì rẻ) và cũng là lý dotuyệt vời để mua ít hơn (vì có thểnó sẽ duy trì ở mức thấp). Hai lý donày triệt tiêu lẫn nhau và do đó,khiến việc “mua nhiều hơn khi giáthấp” không hấp dẫn hơn là mấy sovới việc “mua nhiều hơn khi giácao”.

Trung bình hóa chi phí là mộtchiến lược tồi để vô hiệu hóa bướcđi ngẫu nhiên. Hãy tưởng tượng bạnbước vào một sòng bạc nơi 10 vòngquay rulet giống hệt nhau có thểđược quay đồng thời với nhau. Bạncó 55 nghìn đô-la để đặt cược. Bạn

Page 793: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

có thể, nếu bạn chọn, đặt cược1.000 đô-la cho vòng quay đầu tiên,2.000 đô-la cho vòng quay thứ hai,3.000 đô-la cho vòng quay thứ ba,và cứ như thế. (Tổng cộng lên tới 55nghìn đô-la). Nhưng đó là cáchmang tính rủi ro cao không cầnthiết; hơn 1/3 tiền đặt cược của bạnphụ thuộc vào vòng quay thứ chínhoặc mười. Chiến lược mang tínhrủi ro thấp là đặt cược 5.500 đô-lavào mỗi vòng quay, sao cho khôngvòng quay nào quan trọng hơn bấtcứ vòng quay nào khác.

Hãy để tiền trên thị trườngchứng khoán trong 10 tháng cũnggiống như tiền đánh cược vào

Page 794: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những vòng quay của 10 bánh xerulet vậy. Nếu bạn trung bình hóachi phí, thêm 1.000 đô-la vào vốnđầu tư mỗi tháng, thì sau đó bạn có1.000 đô-la phụ thuộc vào vòngquay đầu tiên, 2.000 đô-la ở vòngquay thứ hai, 3.000 đô-la ở vòngquay thứ ba, và cứ như thế. Nhưngchúng ta vừa mới thống nhất vớinhau rằng đây là một sai lầm lớn.Người cá cược khôn ngoan đặt cược5.500 đô-la cho mỗi vòng quay. Xétở khía cạnh chiến lược đầu tư, điềunày có nghĩa là bạn nên đầu tư5.500 đô-la trong tháng đầu tiên;sau đó điều chỉnh số tiền đầu tư lênhay xuống nếu cần thiết sao cho cổ

Page 795: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phiếu của bạn luôn đáng giá 5.500đô-la. (Nếu giá trị cổ phiếu giảmxuống còn 5.000 đô-la, thì bạn nênđầu tư thêm 500 đô-la; nếu nó tănglên 6.000 đô-la, thì bạn nên bán đimột lượng cổ phiếu trị giá 500 đô-la).

Với bất cứ chiến lược nào, bạn có5.500 đô-la rủi ro trong một tháng.Bất cứ chiến lược nào cũng kỳ vọngđem lại lợi nhuận. Nhưng trungbình hóa chi phí cho thấy một yếutố nữa mang rủi ro không cần thiết.Nếu trong vòng 10 tháng, giá cổphiếu tăng trong 6 tháng và giảmxuống cùng một lượng trong 4tháng còn lại, thì nhà đầu tư với

Page 796: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

lượng vốn không đổi là 5.500 đô-lachắc chắn sẽ là người thắng cuộc.Người trung bình hóa chi phí −người đầu tư ít hơn trong nhữngtháng đầu so với những tháng sau −sẽ phải lo lắng xem 6 tháng nào làtốt và 6 tháng nào không tốt. Nếunhững tháng tốt là những tháng đầuthì người trung bình hóa chi phí làkẻ thua cuộc.

Lo lắng về việc liệu cổ phiếu củabạn có tăng giá hay không là mộtphần việc của nhà đầu tư. Ngượclại, lo lắng khi nào chúng sẽ tăngthì có thể dễ tránh được. Trungbình hóa chi phí là cách tốt để gâyra tình trạng mất ngủ không cần

Page 797: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thiết.

Cho tới tận bây giờ, việc phảnđối sự trung bình hóa chi phí của tôivẫn luôn dựa vào giả thuyết bước đingẫu nhiên. Nhưng ngay cả khi giácổ phiếu không tuân theo bước đingẫu nhiên, thì tôi cũng không thểtưởng tượng ra bất cứ niềm tin nàovề sự biến động của giá cả có thểbiện minh cho sự trung bình hóachi phí. Giả sử niềm tin của bạncũng ngây thơ như niềm tin của tôithời trẻ rằng giá cổ phiếu (đối lậpvới sự thay đổi giá cả) dao độngmột cách ngẫu nhiên theo nhữngvòng quay của một bánh xe rulettưởng tượng. Trong trường hợp đó,

Page 798: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mục tiêu của bạn không nên là muathật nhiều cổ phiếu khi giá thấp vàít đi khi giá cao, mà bạn nên muathật nhiều cổ phiếu khi giá thấp vàkhông chút nào khi giá cao.

Lần sau, khi ai đó khuyên bạnnên trung bình hóa chi phí, hãy hỏixem anh ta thấy thế nào về sự biếnđộng của giá cổ phiếu. Đừng dễdàng chấp nhận một câu trả lời vônghĩa như “chúng dao động”; hãyhỏi xem chính xác là chúng daođộng như thế nào. Chúng có phải lànhững bước đi ngẫu nhiên, mà sựthay đổi giá cả được quyết định mộtcách ngẫu nhiên mỗi ngày không?Chúng có tuân theo một xu hướng,

Page 799: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

và trệch khỏi xu hướng đó một cáchngẫu nhiên mỗi ngày hay không?Có phải chúng được lựa chọn mộtcách ngẫu nhiên từ các vòng quayrulet khác nhau vào những ngàykhác nhau, và nếu vậy thì thủ tụcchọn lựa vòng quay của ngày là gì?Có khả năng là những câu hỏi nàyhoàn toàn mới mẻ đối với anh ta.Trong trường hợp đó, rót dầu nóngvào mũi bạn vẫn còn tốt hơn lànghe theo lời khuyên đầu tư củangười đó. Nếu anh ta có câu trả lờithì chắc chắn nó sẽ không hề nhấtquán với lời khuyên trung bình hóachi phí của anh ta.

Hiện nay, bậc thầy về trung bình

Page 800: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hóa chi phí dường như là BobBrinker, phụ trách chuyên mụcMoneytalk (Bàn chuyện tiền nong)trên đài phát thanh, một nguồn vôtận của những điều vô vị chưa đượckhai thác. Hãy xin lời khuyên củangài Brinker, và ngài ấy sẽ nói vớibạn về trung bình hóa chi phí. Tôicó xu hướng nhìn nhận việc nàytheo sách Khải huyền, như là mộtdấu hiệu hiển nhiên rằng nền vănminh phương Tây đã lụi tàn quámức có thể phục hồi. Lời khuyênbạn nhận được từ Moneytalk sẽkhông qua nổi năm phút kiểm tragắt gao, dù thế nó vẫn được thốt ratừ miệng một nhà tiên tri hàng

Page 801: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tuần, đều đặn và không vấp phảimột lời phản đối nào. Nếu ngàiBrinker dành chút thời gian kiểmchứng lời khuyên của mình trongmột vài ví dụ về những con số đơngiản thì ngài ấy sẽ biết được điều làsai. Có lẽ ngài ấy đã không thực sựtôn trọng thính giả khi nói điều đó.

Thuyết bước đi ngẫu nhiên ngụ ýrằng bạn không bao giờ có thể cảithiện cơ hội của mình bằng mộtchiến lược phụ thuộc vào nghiêncứu sự biến động của giá cả trongquá khứ. Tuy nhiên, thuyết nàykhông đề cập tới những lợi ích cóthể sinh ra từ việc nghiên cứu cácyếu tố khả biến khác.

Page 802: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Về nguyên tắc, một “vòng quayrulet” có thể quyết định cả thời tiếtlẫn giá cả của Các loại ô, với mộtkhoảng thời gian trễ giữa chúng.Đầu tiên trời tối dần; rồi 24 giờ sauđó, giá cổ phiếu của Các loại ô cóphản ứng. Một nhà đầu tư sành sỏi,người nhận ra kiểu mẫu này, có thểkiếm được cả gia tài. Bằng cáchquan sát các yếu tố khả biến chứkhông phải là giá cả trong quá khứ,bạn có thể đánh bại bước đi ngẫuhứng.

Sau khi gieo hy vọng rằng cácnhà đầu tư có thể hốt bạc vô tậnbằng cách quan sát những mốitương quan đơn giản, tôi xin lỗi khi

Page 803: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phải thông báo rằng các nhà kinh tếhọc cho rằng đó một viễn cảnh cókhả năng rất thấp. Sẽ rất có lý khikỳ vọng rằng nhiều nhà đầu tư sẽnhận ra mối quan hệ giữa thời tiếtvà giá cổ phiếu của Các loại ô. Chỉkhi thời tiết thay đổi thì những nhàđầu tư đó mới đổ xô mua cổ phiếu,và, trong khi cạnh tranh với nhau,họ đẩy giá lên gần như ngay lập tức.Việc tăng giá trong tương lai đượcdự đoán xảy ra trong hiện tại chứkhông phải trong tương lai, và nhàđầu tư điển hình không thể muabất kỳ cổ phiếu nào trong khi vẫncòn thời gian để thu được lãi.

Không phần nào trong câu

Page 804: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chuyện này đòi hỏi tất cả hoặcthậm chí phần lớn các nhà đầu tưbiết về bí mật này. Nó đòi hỏi chỉmột số lượng nhỏ các nhà đầu tư đủlinh lợi để phát hiện cơ hội kiếm lờivà khai thác nó một cách triệt để.

Giả thuyết thị trường hoạt độngtheo cách này được gọi là giả thuyếtthị trường hiệu quả. Theo giảthuyết thị trường hiệu quả, khôngcó chiến lược đầu tư nào dựa trênviệc sử dụng những thông tin đượcđăng tải rộng khắp lại có thể đánhbại thị trường.

Thuyết thị trường hiệu quả vàthuyết bước đi ngẫu nhiên có liên

Page 805: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quan mật thiết với nhau, và chúngthường bị nhầm sang nhau. Dù vậy,hai thuyết này lại khá khác nhau.Thuyết bước đi ngẫu nhiên chỉ chothấy bạn không thể giàu lên bằngcách quan sát giá cả trong quá khứ;còn thuyết thị trường hiệu quả chothấy bạn không thể giàu lên bằngcách quan sát bất cứ thông tin đăngtải rộng khắp nào.

Có một bằng chứng thực nghiệmrất tốt cho thuyết bước đi ngẫunhiên, mô tả hầu hết những biếnđộng của giá cổ phiếu trong thờigian dài. Trong suốt hơn 25 năm,các tạp chí kinh tế và tài chính trànngập những bài viết về những cố

Page 806: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

gắng không thành công trong việcbác bỏ thuyết bước đi ngẫu nhiên.Số đông các nhà kinh tế học tìmthấy bằng chứng bị chôn vùi này, vàtrong số đông này có cả nhữngngười thông minh, đa nghi, vàkhông dễ bị “lòe”.

Ngược lại, thuyết thị trường hiệuquả − khẳng định tất cả các thôngtin đại chúng có sẵn − lại khó kiểmchứng hơn rất nhiều. Tuy nhiên,nhiều phép thử khác nhau đã đạtthành công. Chẳng hạn, có khánhiều tư liệu có giá trị xác nhậnthuyết này, đó là thông tin về lượnggiao dịch trong quá khứ không cógiá trị gì trong việc dự báo giá cả

Page 807: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tương lai. Một ví dụ nữa, LaurenFeinstone (nhà kinh tế học và cũnglà bạn đời của tôi) đã nghiên cứunhững kiểu mẫu thống kê của sựthay đổi giá tài sản; từ đó cô ấy suyluận rằng (được đăng tải trênJournal of Applied Econometrics)tất cả thông tin mới về tài sản đượchợp nhất một cách đầy đủ với giá cảchỉ trong vòng 30 giây sau khi tinđược tung ra.

Điều ngạc nhiên là rất ít thôngtin trong số này thâm nhập đượcvào thông báo của bản tin tài chính.Khi giá cổ phiếu bắt đầu giảm saukhi vừa tăng, các phát thanh viênthông báo rằng sự sụt giảm là do

Page 808: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

việc “chốt lời”. Khi chỉ số trung bìnhcủa Dow-Jones bắt đầu tiến tớingưỡng cao trước, chúng ta lại đượcnghe về những nỗ lực của nó đểchọc thủng “vùng kháng cự” và ngheđược dự đoán rằng nếu nó thànhcông trong việc chọc thủng vùngkháng cự, thì nó sẽ tiếp tục tăngtrong một giai đoạn gọi là “làm sạchthuyền” – trừ phi, tất nhiên, xuấthiện hiện tượng chốt lời.

Mục “Đi trước thị trường” của tờWall Street Journal là nguồn thôngtin không pha tạp nhất cho loạiphân tích này. Các nhà kinh tế họccó cùng ý kiến về mục “Đi trước thịtrường” rằng nhiều người cho rằng

Page 809: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nó giống như mục lá số tử vi. Họthấy chúng thú vị, và họ tự nhủrằng chúng chỉ phục vụ cho mụcđích giải trí mà thôi. Nhưng trongthâm tâm, họ phân vân không biếtbao nhiêu bạn đọc coi chúng lànghiêm túc, và họ rùng mình.

Page 810: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 21. Mùa xeIowa

Một điều về cái đẹp là niềm vuivĩnh hằng, và không gì đẹp bằngmột luận điểm súc tích và khôngvết xước. Một vài cách lập luận cóthể thay đổi cách chúng ta nhìnnhận thế giới.

Tôi tìm được một trong nhữngluận điểm tuyệt vời nhất mà tôibiết trong khi tôi đảo qua một cuốnsách giáo khoa do anh bạn DavidFriedman của tôi viết. Mặc dù luậnđiểm có thể chưa hẳn là nguyêngốc, nhưng phiên bản của David quá

Page 811: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

rõ ràng, quá chuẩn xác, không thểchối cãi được, và quá ngạc nhiên tớithú vị, đến nỗi tôi không thể cưỡnglại việc phải chia sẻ nó với các sinhviên, họ hàng, và những người quenbiết tại các buổi tiệc cocktail trongbất cứ dịp nào. Luận điểm liên quantới thương mại quốc tế, nhưng sựhấp dẫn của nó không nằm ở chủ đềchính mà ở sức cuốn hút không thểcưỡng lại của nó.

Theo quan sát của David thì cóhai công nghệ sản xuất ô tô ở Mỹ.Một là sản xuất tại Detroit, và mộtcông nghệ nữa là “trồng” tại Iowa.Chắc ai cũng đã biết về công nghệđầu tiên, vì vậy, tôi xin được nói với

Page 812: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bạn về công nghệ thứ hai. Đầu tiênbạn “gieo hạt” − chính là nhữngnguyên liệu cấu thành nên chiếc ôtô. Bạn chờ đợi vài tháng cho tới khilúa mì chín vàng. Sau đó, bạn thuhoạch lúa mì, chất lên tàu, và láitàu về hướng đông băng qua TháiBình Dương. Sau vài tháng, con tàuxuất hiện trở lại và mang theo rấtnhiều những chiếc Toyota.

Thương mại quốc tế không gìkhác hơn là một dạng công nghệ.Thực tế có một nơi được gọi là NhậtBản, có những con người và nhàmáy, chẳng liên quan mấy tới sựtồn tại của người Mỹ. Để phân tíchcác chính sách thương mại, chúng

Page 813: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ta cũng nên giả sử rằng Nhật Bản làmột cỗ máy khổng lồ với cơ chếhoạt động đầy bí ẩn có thể biến lúamì thành ô tô.

Bất cứ chính sách nào được thiếtkế nhằm thiên vị công nghệ đầutiên của Mỹ hơn công nghệ thứ hailà chính sách được thiết kế nhằmthiên vị những nhà sản xuất ô tô tạiDetroit hơn những nhà sản xuất ôtô tại Iowa. Việc đánh thuế ô tô haycấm “nhập khẩu” ô tô cũng chính làđánh thuế ô tô hay cấm ô tô đượctrồng tại Iowa. Nếu bạn muốn bảovệ các nhà sản xuất ô tô Detroitkhỏi sự cạnh tranh, thì bạn phải gâytổn hại tới những nông dân Iowa, vì

Page 814: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những nông dân Iowa chính là đốithủ cạnh tranh.

Nhiệm vụ sản xuất ra một đoànxe nhất định có thể được phân bổgiữa Detroit và Iowa theo nhiềucách. Một hệ thống giá cả có tínhcạnh tranh sẽ chọn lọc sự phânphối bằng cách tối thiểu hóa tổngchi phí sản xuất. Việc sản xuất tấtcả ô tô chỉ ở Detroit sẽ tốn kém quámức cần thiết, việc “trồng” tất cả ôtô chỉ ở Iowa cũng sẽ tốn kém quámức cần thiết, và sẽ là tốn kém quámức cần thiết nếu sử dụng cả haiquá trình sản xuất vào bất cứ thứ gìngoài tỉ lệ tự nhiên được tạo nênnhờ kết quả của sự cạnh tranh.

Page 815: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Điều này có nghĩa là việc bảo trợDetroit quan trọng hơn việc chỉchuyển thu nhập từ những ngườinông dân sang những công nhânsản xuất ô tô. Nó cũng làm tăngtổng chi phí cung cấp cho người dânMỹ một lượng ô tô nhất định. Năngsuất mất đi mà không được bù lạibằng lợi lộc gì; nó làm cả quốc gianghèo đi.

Có rất nhiều cuộc thảo luận vềviệc cải thiện năng suất của ngànhsản xuất ô tô tại Mỹ. Khi bạn có haicách để sản xuất ô tô thì con đườngdẫn tới năng suất là sử dụng cả haivới sự cân đối tối ưu. Điều cuốicùng bạn nên muốn làm là cố tình

Page 816: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

làm thui chột một trong nhữngcông nghệ sản xuất của bạn. Sẽ làhoàn toàn mê tín khi nghĩ rằng mộtchiếc Camry được “trồng” tại Iowaít “mang vẻ Mỹ” hơn một chiếcTaurus sản xuất tại Detroit. Cácchính sách có gốc rễ từ mê tínthường không đạt kết quả ngọtngào.

Vào năm 1817, David Ricardo –nhà kinh tế học đầu tiên suy nghĩmột cách đúng đắn, cho dù khôngphải với ngôn ngữ của toán họcthuần túy – đã đặt nền móng chotoàn bộ những suy nghĩ tương lai vềthương mại quốc tế. Sau 150 nămbồi đắp, học thuyết của ông đã trở

Page 817: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nên phức tạp hơn nhiều nhưng nềntảng của nó vẫn được thiết lập chắcchắn như bất cứ điều gì trong kinhtế học. Lý thuyết thương mại dựđoán điều đầu tiên là nếu bạn bảotrợ cho các nhà sản xuất Mỹ trongmột ngành công nghiệp khỏi sựcạnh tranh của nước ngoài thì bạnphải gây thiệt hại cho các nhà sảnxuất Mỹ trong các ngành côngnghiệp khác. Dự đoán thứ hai lànếu bạn bảo trợ cho các nhà sảnxuất Mỹ trong một ngành côngnghiệp khỏi sự cạnh tranh nướcngoài thì phải trả giá bằng hiệuquả kinh tế giảm sút. Thường thìcác sách giáo khoa chứng minh vấn

Page 818: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đề này thông qua các biểu đồ, côngthức và một mớ lý luận rắc rối. Câuchuyện nhỏ mà tôi học được từDavid Friedman khiến cho vấn đềnhư thế trở nên rõ như ban ngàybằng một phép ẩn dụ đầy sứcthuyết phục. Đó chính là đỉnh caocủa kinh tế học.

Page 819: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

V. NHỮNG CẠMBẪY KHOA HỌC

Chương 22.Einstein có đáng tin

hay không?Kinh tế học của phương

pháp khoa học

Năm 1915, Albert Einstein côngbố thuyết tương đối rộng và một sốđiều đằng sau nó. Thuyết này “dự

Page 820: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đoán” hiện tượng lệch quỹ đạo củasao Thủy vốn được quan sát từ lâunhưng chưa từng được giải thích.Nó cũng dự đoán một điều mới lạvà đáng ngạc nhiên, liên quan tớicách ánh sáng bị bẻ cong do trườngtrọng lực của mặt trời. Năm 1979,một cuộc thám hiểm do ArthurEddington dẫn đầu đã chứng thựcdự đoán ánh sáng bị bẻ cong vàkhiến Einstein trở thành nhân vậtnổi tiếng thế giới.

Cả lý giải về quỹ đạo sao Thủy vàdự đoán thành công về ánh sáng bịbẻ cong đều là những sự chứng thựcngoạn mục cho học thuyết củaEinstein. Nhưng chỉ có sự kiện ánh

Page 821: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

sáng bị bẻ cong – vì đó là điềukhông ai ngờ tới – mới trở thànhtâm điểm chú ý và xuất hiện trêntrang nhất các báo.

Hãy mường tượng rằngEddington đã thực hiện cuộc thámhiểm vào năm 1900 thay vì năm1919. Sự thật về hiện tượng ánhsáng bị bẻ cong đã có thể được xácminh – và cũng đầy bí hiểm – nhưquỹ đạo sao Thủy, trước công trìnhnghiên cứu của Einstein rất lâu.Einstein đã có thể đánh mất hiệuứng tâm lý đến từ việc dự đoán điềukhông ai ngờ tới. Có lẽ ông sẽkhông bao giờ thiết lập được vị thếcủa mình trong lòng công chúng và

Page 822: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trong thói quen “chải chuốt” của cảmột thế hệ các nhà vật lý thời ấy.Hãy tạm đặt chủ đề vinh quang cánhân của Einstein sang một bên,chúng ta có thể hỏi, số phận củabản thân thuyết tương đối sẽ thếnào? Liệu giới khoa học có chậmtôn vinh nó hơn không? Và nếuđúng như vậy thì phản ứng đó cóhợp lý không?

Ngược lại, chúng ta có thể tưởngtượng rằng hiện tượng lệch quỹ đạocủa sao Thủy không được ai chú ýcho tới khi Einstein đưa ra dự đoán,và rằng các quan sát sau đó đã xácnhận cho dự đoán này. Liệu hiệuứng tâm lý của một dự đoán đáng

Page 823: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ngạc nhiên thứ hai có thể củng cốthuyết tương đối một cách chắcchắn hơn không? Và lẽ ra nó có nênnhư vậy không?

Trong vòng ít nhất 400 năm, cácnhà khoa học và triết học đã tranhcãi một cách chủ quan về công laocủa việc giải thích những điều đãđược biết tới (như quỹ đạo saoThủy) và đưa ra những dự đoánđáng ngạc nhiên (như hiện tượngánh sáng bị bẻ cong). RenéDescartes và Francis Bacon đã từngđề cập tới vấn đề này, và ngày nay,nó được tranh luận sôi nổi trên cáctờ tạp chí hàn lâm.

Page 824: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Tất nhiên một lý giải mới về mộtthực tế cũ, và một dự đoán thànhcông về một thực tế mới, đều nêngóp phần vào lợi ích của một họcthuyết. Trường hợp xuất chúng vềmặt tâm lý hơn − dự đoán mớithành công − đôi lúc được gọi làbằng chứng mới lạ cho học thuyết.Câu hỏi đặt ra là, liệu bằng chứngmới lạ có nên góp phần đáng kể cholợi ích của học thuyết hơn bằngchứng không mới lạ không? Hay,nói một cách cô đọng hơn, tính mớilạ có quan trọng không?

Phe “tính mới lạ không quantrọng” tranh luận rằng một họcthuyết nên được đánh giá dựa trên

Page 825: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

giá trị của chính nó, độc lập với việcnó đã được khám phá như thế nào.Ở đây chúng ta có học thuyết A,thỏa mãn các điều kiện X, Y và Z.Chúng ta hãy lần lượt đánh giá. Tạisao phải câu nệ liệu nhà nghiên cứucó biết về X, Y và Z trước khi ôngphát minh ra học thuyết A haykhông? Tại sao trạng thái trí tuệcủa nhà nghiên cứu lại có một sựliên quan nào đó hơn tới cách chảiđầu của ông ta?

Hãy xem xét một trường hợp đơngiản. Trong đống bít tất trong ngănkéo bên trái của bạn, một nửa là tấtđen. Trong đống tất trong ngăn kéobên phải của bạn, không có chiếc

Page 826: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tất nào màu đen. Nếu bạn chọn mộtchiếc tất từ ngăn kéo bên trái, xácsuất nhặt phải tất đen là baonhiêu? Chắc chắn là một nửa. Bâygiờ giả sử trong khi bị bịt mắt, bạnvới một ngăn kéo ngẫu nhiên vànhặt ra một chiếc tất. Người bạnđời của bạn, người nãy giờ vẫn theodõi bạn, thông báo với bạn rằng bạnđã mở ngăn kéo bên trái. Xác xuấtnhặt được tất đen là bao nhiêu?Vẫn là một nửa. Toàn bộ vấn đề làchiếc tất đến từ đâu, chứ khôngphải là những gì bạn biết khi bạnnhặt nó.

Nhà khoa học phải lựa chọn giữacác thuyết khả dĩ cũng có giống với

Page 827: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

người chọn tất. Trong ngăn kéo bêntrái ông ta là những thuyết thỏamãn một loạt điều kiện nhất định,và một nửa số học thuyết này làđúng. Trong ngăn kéo bên phải ônglà những học thuyết không thỏamãn điều kiện, và không học thuyếtnào đúng cả. Giáo sư Smith bắt đầubằng cách tìm hiểu tất cả các điềukiện, và sau đó, xây dựng một họcthuyết thỏa mãn chúng. Sau đó,Giáo sư Smith lựa chọn một họcthuyết từ ngăn kéo bên trái. Họcthuyết đó đúng với xác suất là mộtnửa. Giáo sư Jones xây dựng họcthuyết dựa vào sự thay đổi của cácđiều kiện, và đưa ra một dự đoán

Page 828: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

mới lạ. Ông lựa chọn trong khi bị bịtmắt từ một ngăn kéo được chọnmột cách ngẫu nhiên. Khi biết rằnghọc thuyết của mình thỏa mãn cácđiều kiện, Giáo sư Jones mới biếtrằng mình đã chọn từ ngăn kéo bêntrái. Học thuyết của ông đúng vớixác suất là một nửa, hệt như củaGiáo sư Smith.

Tất nhiên, tất và học thuyết làhai phạm trù hoàn toàn khác nhau,nhưng cả hai đều tuân theo nhữngquy luật cơ bản của xác suất. Nếuviệc lựa chọn học thuyết khoa họckhông khác gì mấy với việc lựa chọntất thì luận điểm này là đúng vàchứng tỏ rằng tính mới lạ chẳng hề

Page 829: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quan trọng.

Mặc dù trường hợp phản báctính mới lạ có vẻ đơn giản và chặtchẽ, nhưng rất nhiều nhà khoa họcnhìn nó với con mắt đầy hoài nghi.Họ tranh luận rằng bất cứ ai cũngcó thể dựa vào những điều kiện cósẵn và chế ra một vài loại họcthuyết để “giải thích” cho chúng,sao cho một dự đoán mới lạ lại làdấu ấn đích thực của thành tựukhoa học thiên tài. Họ có linh tínhrằng tính mới lạ rất quan trọng, vàthử thách đặt ra là phải giải thíchđược tại sao.

Nếu tính mới lạ thực sự có một

Page 830: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

vai trò nào đó thì chắc hẳn là vì việcxây dựng học thuyết khoa học sẽkhác với việc chọn tất khi bị bịt mắt.Tất nhiên, ai cũng có thể liệt kênhững điểm khác biệt rõ ràng giữahai hoạt động – một hoạt động diễnra trong phòng thí nghiệm và hoạtđộng còn lại diễn ra trong phòngngủ; một được chính phủ hỗ trợ vàhoạt động còn lại thì không –nhưng việc xác định sự khác biệtcăn bản khiến cho tính mới lạ trởnên quan trọng lại gian nan đếnngạc nhiên.

Những thập kỷ gần đây, cuộctranh luận về tính mới lạ hầu nhưbị bó hẹp hoàn toàn trong khuôn

Page 831: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

khổ của các tạp chí triết học. Nhưngvấn đề liên quan rõ ràng nhất là,chúng ta nên rút ra điều gì từ hiệntrạng thiếu thông tin? Đây là vấnđề mà các nhà kinh tế học đã biếtđược vài điều.

Ngay cả trong bối cảnh đơn giảnnhất, dự đoán mới lạ cũng là cơ cấuhợp lý để hé lộ thông tin. Giả sửmột vài nhà khoa học vốn dĩ tài giỏihơn những người khác, và việc biếtai là ai là điều bất khả thi. Các nhàkhoa học tài năng vừa dễ xây dựngnhững học thuyết đúng vừa dễthành công với những dự đoán mớilạ của mình. Khi Giáo sư Jones đưara dự đoán mới lạ, ông đã hé lộ một

Page 832: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

điều – ít nhất theo nghĩa xác suất –về tài năng của mình. Người dựđoán thành công thường rất tài giỏi,vì thế thường xây dựng được họcthuyết đúng. Chúng ta tin tưởnghọc thuyết của Jones hơn là họcthuyết của Smith không phải vì ảnhhưởng trực tiếp của dự đoán mới lạ,mà vì thành công của dự đoán mớilạ của ông cho chúng ta biết điều gìđó về Jones.

Câu chuyện của chúng ta vẫnchưa đến hồi kết. Chúng ta vẫnchưa nói gì về lý do tại sao ngay từđầu Giáo sư Jones đã cố gắng đưara dự đoán mới lạ, trong khi Giáo sưSmith thì không. Giáo sư Jones đã

Page 833: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hé lộ điều gì đó về sự tự tin vào khảnăng của mình chưa – và Giáo sưSmith đã để lộ chút nghi ngờ bảnthân nào chưa? Nếu câu trả lời làrồi thì đó có thể là lý do nữa để đặtniềm tin vào Giáo sư Jones chứkhông phải là Giáo sư Smith. Nóicách khác, chúng ta được quyền rútra kết luận không chỉ từ thành côngcủa dự đoán mới lạ mà còn từ sựsẵn sàng mạo hiểm ban đầu để đưara dự đoán mới lạ của giáo sư Jones.

Để đưa ra một ví dụ cụ thể, hãytưởng tượng các nhà khoa học luônthành công khi đưa ra dự đoán mớilạ một cách thành công kiếm đượcđều đặn 100 nghìn đô-la mỗi năm,

Page 834: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những người đưa ra dự đoán mới lạnhưng không thành công kiếm được20 nghìn đô-la, và những ngườikhông bao giờ đưa ra dự đoán mớilạ kiếm được 50 nghìn đô-la. Ngườiđưa ra dự đoán mới lạ treo thu nhập“nghìn cân” của mình lên “sợi tóc”.Bởi vì ông sẵn sàng đánh cược chotài năng của chính mình, nên cũngsẽ là có lý nếu những người kháccũng đánh cược theo bằng cách tinvào học thuyết của ông. Cũng nhưthế, nhà khoa học chọn việc bỏ túi50 nghìn đô-la và bỏ chạy khiếnchúng ta phải đặt ra câu hỏi rằngliệu chúng ta có bị yêu cầu đặt niềmtin vào ông ta nhiều hơn những gì

Page 835: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ông ta tin vào chính mình haykhông.

Những kết luận mà chúng ta cóthể rút ra dựa vào những động cơđặc biệt Jones và Smith trả lời là gì.Bây giờ, chúng ta đã thực sự đứngtrên miền đất của nhà kinh tế học.Chúng ta cần một học thuyết có thểdự đoán cấu trúc tưởng thưởng đốivới các nhóm nhà khoa học khácnhau, phản ứng của cá nhân các nhàkhoa học đối với cấu trúc tưởngthưởng, và những suy luận một nhàquan sát có thể rút ra từ nhữngphản ứng này.

Một học thuyết cực kì thỏa mãn

Page 836: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

sẽ xét tới sự cạnh tranh giữa cácnhà khoa học, giữa các viện nghiêncứu, và giữa người bảo trợ và ngườihưởng lợi của khoa học. Mâu thuẫnvề lợi ích đó tạo điều kiện cho sự rađời của cấu trúc lương cung cấp cáchình thức tưởng thưởng phong phúcho các chiến lược nghiên cứu khácnhau và các mức độ thành côngkhác nhau. Không may thay, việchiểu rõ hệ quả của một học thuyếtnhư thế có vẻ là nhiệm vụ nặng nề.

Vì vậy chúng ta lùi về giải quyếtmột vấn đề dễ hơn. Hãy tưởngtượng một ông trùm khoa học quốcgia, được giao nhiệm vụ thiết kếmột hệ thống thúc đẩy các nhà

Page 837: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

khoa học hành xử có hiệu quả.Chúng ta có thể hi vọng rằng hệthống mà ông này tung ra khôngkhác quá nhiều so với hệ thốngthực ra sẽ nảy sinh từ cạnh tranh.Sau cùng, chúng ta biết rất nhiềucác ví dụ khác trong kinh tế học nơicác thế lực cạnh tranh cho ra đờinhững tác động có hiệu quả. Vì thế,chúng ta hãy nghĩ về những gì ôngtrùm nên làm, với hi vọng rằng việcđiều tra của chúng ta sẽ gặt háithành quả gần như những gì chúngta thực ra quan sát trong thế giớithực. Thậm chí nếu những hi vọngđó tiêu tan, nỗ lực của chúng tacũng không hoàn toàn lãng phí;

Page 838: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chúng ta luôn có thể làm chân cốvấn cho các ông trùm tương lai.

Ông trùm có thể ra lệnh cho cácnhà khoa học khác hoặc là “quansát trước”, nghiên cứu tất cả các dữliệu trước khi họ học thuyết hóa,hoặc là “học thuyết hóa trước”, thửsức đưa ra dự đoán mới lạ và sau đóloại trừ các học thuyết này nếunhững dự đoán đó là sai.

Học thuyết hóa trước là lựa chọnlãng phí, vì các nhà khoa học cốnghiến năng lực vào việc xây dựngnhững học thuyết – ít nhất đôi lúc– cuối cùng bị các điều kiện bác bỏ.Bằng cách thu thập dữ liệu từ trước,

Page 839: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

các nhà khoa học có thể tránh khỏinhững sai lầm như thế và có nhiềuthời gian hơn để tạo ra những họcthuyết tốt. Vì thế người ta có thểmong chờ một ông trùm tiết kiệmsẽ ra lệnh cho mọi người nghiêncứu trước. Nhưng việc nghiên cứutrước cũng có mặt trái của nó: Rấtnhiều học thuyết (có khả năng làđầy mâu thuẫn) được tạo dựng, vàkhông có cách nào để phân biệt đâulà học thuyết hứa hẹn nhất. Khi ôngtrùm muốn xây một chiếc cầu, ôngbị choáng ngợp bởi một biển các họcthuyết phủ nhận lẫn nhau về việcxây cầu và không biết phải theohướng nào.

Page 840: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Khi các nhà khoa học học thuyếthóa trước, rất nhiều học thuyết cuốicùng bị chứng cứ bác bỏ, và nhữnghọc thuyết còn lại đã qua được bàikiểm tra xác nhận rằng đề xuất củahọ xuất chúng hơn trung bình. Ôngtrùm có lý do để tin tưởng hơn vàonhững học thuyết đó, và khi xây cầuông ta có thêm lý do để tin rằng cầusẽ không sập.

Vậy thì sự thỏa hiệp sẽ là nhưthế này: Nếu các nhà khoa học họcthuyết hóa trước, công trình của họsẽ trở nên tốn kém, quá ít họcthuyết tồn tại, và số cầu được xây làkhông đủ. Nếu các nhà khoa họcnghiên cứu trước, sẽ không có cách

Page 841: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nào phân biệt học thuyết tốt và họcthuyết tồi và quá nhiều nhữngchiếc cầu chất lượng kém được xâyvà rồi chẳng mấy chốc thì sập.

Một ông trùm được enlightenedcó thể sẽ tìm hướng đi ở giữa sựlãng phí của việc học thuyết hóatrước và sự lãng phí luân phiên củaviệc nghiên cứu trước. Có thể cáchtốt nhất là phân bổ một số nhàkhoa học làm người học thuyết hóavà những người khác làm nhà quansát. Nhưng đâu là cơ sở hợp lý đểquyết định ai nên được phân vàonhóm nào?

Một câu trả lời tiềm năng xuất

Page 842: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hiện nếu chúng ta giả định rằng cácnhà khoa học có thông tin mật vềnăng lực, sự chuẩn bị và động lựccủa chính họ cho dự án hiện tại.Một số nhà khoa học tự tin hơn vàoviệc tạo ra các học thuyết tốt hơncác nhà khoa học khác, và sự tự tincủa họ xuất phát từ, ít nhất là đôilúc, những đánh giá tốt.

Để đơn giản hóa càng nhiềucàng tốt, hãy giả định rằng các nhàkhoa học hoặc là giỏi hoặc kém, nơi“giỏi” đơn giản có nghĩa là “dễ đưara một học thuyết đúng hơn” và“kém” có nghĩa ngược lại. Cũng giảđịnh (một lần nữa, vì mục đích đơngiản hóa) rằng tất cả các nhà khoa

Page 843: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

học biết mình thuộc dạng nào. (Đâylà phép gần đúng đầu tiên với giảđịnh thực tế hơn là một số nhà khoahọc có một số thông tin về dạng củamình.)

Trong những hoàn cảnh này,một trong những mục tiêu chínhcủa ông trùm phải là phân biệt giữacác nhà khoa học giỏi và kém.Thông tin này đáng giá đối với ôngvì hai lý do khá rõ ràng. Đầu tiên,nếu ông ta có thể nhận dạng cácnhà khoa học giỏi, ông ta có thể trảlương trung bình cho họ cao hơnmức lương trả cho các nhà khoa họctồi; điều này khuyến khích nhiềungười tài năng trở thành nhà khoa

Page 844: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

học từ ban đầu, trong khi hạn chếnhững người mà tài năng của họthuộc về nơi khác.

Làm thế nào để ông trùm quyếtđịnh ai giỏi ai kém? Phương phápđơn giản nhất là hỏi. Không may là,vì ông định trao mức lương cho cácnhà khoa học giỏi cao hơn các nhàkhoa học tồi, ông trùm có thểkhông tự tin là tất cả mọi người sẽthành thật trả lời một câu hỏi thẳngthắn như thế. Thay vào đó, ông phảitìm ra cách thưởng cho nhữngngười nói thật.

Đây là một giải pháp, tương tựnhư những gì tôi đã gợi ý. Ông trùm

Page 845: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

lập ra hai viện nghiên cứu riêngbiệt: Viện Nghiên cứu và Viện HọcThuyết Hóa. Tại Nghiên cứu, tất cảcác nhà khoa học luôn nghiên cứutrước và tất cả được trả 50 nghìnđô-la một năm. Tại Học ThuyếtHóa, tất cả các nhà khoa học họcthuyết hóa trước. Những người cóhọc thuyết sau này được khẳng địnhsẽ được trả 100 nghìn đô-la mỗinăm; những người có học thuyếtsau này bị bác bỏ được trả 20 nghìnđô-la.

Nếu các mức lương này được lựachọn đúng, thì các nhà khoa họcgiỏi – những người tự tin vào khảnăng đưa ra các dự đoán thành công

Page 846: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

– sẽ nhận việc tại Học Thuyết Hóa,nơi họ mong chờ mức thưởng cao.Các nhà khoa học tồi, những ngườibiết dự đoán mới lại của họ thườngthất bại, chấp nhận mức lương đảmbảo là 50 nghìn đô-la tại Nghiêncứu. Điều đáng kể về giải pháp nàylà các nhà khoa học hé lộ thông tincó ích cho ông trùm một cách tựnguyện, cho dù họ ban đầu khônghề có lý do nào để làm như vậy.

Tất nhiên, một số nhà khoa họcgiỏi không gặp may trong chươngtrình này và cuối cùng chỉ kiếmđược 20 nghìn đô-la một năm.Nhưng các nhà khoa học giỏi tínhtrung bình có thể kiếm nhiều hơn

Page 847: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

các nhà khoc học kém, và tínhtương đối thì nhiều người trong sốhọ được cuốn hút vào sự nghiệpkhoa học hơn. Hơn thế nữa, ôngtrùm biết phải tìm lời khuyên nơinào khi ông muốn xây một chiếccầu. Đóng góp của các nhà khoa họctại Nghiên cứu được công nhận mộtcách lịch sự nhưng không bao giờđược áp dụng.

Chương trình này, vì thế, mangmột số đặc điểm khá hấp dẫn. Nócũng có một số đặc điểm gây bốirối. Một điều là các nha khoa họcgiỏi lãng phí thời gian và công sứcbằng cách học thuyết hóa trước.Nếu họ nghiên cứu trước họ có thể

Page 848: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tránh khỏi một số ngõ cụt. Khôngmay là, việc nghiên cứu trước sẽkhiến sự nghiệp của họ bớt mạohiểm hơn, và các nhà khoa học kémsẽ bắt đầu xâm nhập vào hàng ngũcủa họ. Chỉ có khả năng về một họcthuyết bị bác bỏ mới có thể khiếncác nhà khoa học kém tránh xa HọcThuyết Hóa. Bằng cách bắt buộc cácnhà khoa học giỏi phải lãng phí, ôngtrùm có thể xui khiến các nhà khoahọc tồi hé lộ bản thân. Thông tinnày đáng với sự lãng phí kia.

Một đặc điểm kì quặc khác là cácnhà khoa học kém được trả 50nghìn đô-la hàng năm ngay cả khihọc thuyết của họ được biết trước là

Page 849: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

sẽ không đem lại giá trị xã hội nào.Điều này cũng là cần thiết để ngănchặn các nhà khoa học kém bắt đầugiả danh các nhà khoa học giỏi,trước sự kinh hoàng của ông trùm.

Đáng để chú ý rằng nếu nghiêncứu khoa học bị phó mặc cho khuvực tư nhân, không công ty nào sẽchọn việc tuyển dụng các nhà khoahọc kém, người đưa ra những họcthuyết vô dụng. Ấy vậy mà việc cónhững công ty như thế lại rất quantrọng về mặt xã hội để ngăn chặncác nhà khoa học kém mang cáimác của các nhà khoa học giỏi. Vìvậy học thuyết này gợi ý rằng chínhphủ phải đóng vai trò chủ chốt

Page 850: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trong việc tổ chức các hoạt độngkhoa học – vì chỉ có chính phủ mớisẵn sàng cung cấp vốn cho nhữngnghiên cứu không có chút giá trị xãhội nào!

Mô hình này thực tế như thếnào? Nó rõ ràng có một số đặc điểmcó thể nhận dạng được từ thế giớithực của nghiên cứu khoa học.Trong thế giới thực, nơi các việnnghiên cứu “cấp cao” nơi lươngbổng phụ thuộc nhiều vào kết quảnghiên cứu, và các viện nghiên cứu“cấp thấp” nơi tất cả mọi ngườiđược đối xử khá công bằng. Các nhàkhoa học, trên diện rộng, quyếtđịnh tham gia vào loại viện nghiên

Page 851: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cứu nào dựa trên kì vọng về nănglực của chính họ. Học thuyết cũnghàm ý rằng rất nhiều nhà khoa họckém được trả lương cao một cáchhợp lý vì đưa ra những nghiên cứuhoàn toàn vô dụng, và rằng có lẽ cónhiều nhà khoa học kém hơnnhững gì một ông trùm nhân từmong muốn; với những ai quenthuộc với cấu trúc của khoa họchiện đại, những hàm ý này nghe cóvẻ hợp lý.

Mô hình nhà khoa học giỏi/kémkhông phải là luận điểm duy nhấtđể biện chứng cho dự đoán mới lạ.Tuy thế tôi ngờ rằng đó là luậnđiểm duy nhất từng được trình bày

Page 852: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chi tiết tới vậy. Sẽ là tốt nếu các họcthuyết khác cũng được trình bày chitiết như thế để chúng ta có thểnghiêm túc thảo luận giá trị củachúng. Vì một lý do nào đó cuộctranh luận về tính mới lạ đã kéo dàihơn 400 năm mà không bên liênquan nào thấy cần phải trình bày cụthể mô hình về biểu hiện khoa họccủa mình. Hãy cẩn thận với các nhàtư tương vĩ đại, những người quảngcáo về kết luận của mình mà khônghé lộ giả thuyết. Tôi thích kinh tếhọc vì nó đòi hỏi tiêu chuẩn caohơn.

Page 853: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 23. Bóngbầu dục mới và cải

tiếnCác nhà kinh tế học đã sai

lầm như thế nào?

Trước đây, có một nhà kinh tếhọc muốn tìm hiểu về môn bóngbầu dục. Ông biết luật chơi nhưngkhông thật sự thấu hiểu môn thểthao này. Vì vậy, ông quyết địnhquan sát các huấn luyện viên tàigiỏi và học hỏi từ họ.

Mỗi khi quan sát một trận bóng

Page 854: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bầu dục, nhà kinh tế học lại cầnmẫn ghi lại tất cả những lối chơiđược thực hiện và tất cả những điềukiện xung quanh có khả năng liênquan. Mỗi đêm, ông lại thực hiệncác phép thống kê hết sức phức tạpđể tìm ra những lối chơi ẩn trongdữ liệu. Cuối cùng công sức của ôngcũng được đền bù xứng đáng. Ôngphát hiện ra rằng “thủ quân”thường ném bóng về phía cầu thủbắt bóng, rằng cầu thủ bắt bóngthường chạy về hướng cột gôn củađội đối phương, và rằng các bànthắng vào phút cuối thường đượcthực hiện bởi những đội đang kémchỉ một hoặc hai điểm.

Page 855: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Vào một ngày, vị Chủ tịch Liênđoàn Bóng đá Quốc gia cảm thấy longại về hiện tượng đá bóng bổng.Ông ngày càng tin rằng các đội chơiđã lạm dụng lối chơi bóng trênkhông, và rằng hành vi của họ ảnhhưởng rất lớn tới trận đấu. (Lý dochính xác về niềm tin của ông nàychưa từng được lý giải, nhưng bảnthân ông khá là chắc chắn về điềunày). Vị chủ tịch bị ám ảnh bởimong muốn cần phải ngăn chặnhiện tượng chơi bóng trên không vàđã triệu tập các trợ tá để tìm ra cáchđương đầu với vấn đề này.

Một trong những trợ tá của ông,là một thạc sĩ MBA vừa mới ra

Page 856: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trường, hồ hởi giới thiệu rằng anhta đã tham dự vài khóa học của mộtnhà kinh tế học là chuyên gia kỳcựu về môn thể thao này và làngười đã phát triển những mô hìnhthống kê chi tiết để dự đoán hành vicủa các đội. Anh ta đề xuất là hãy đểnhà kinh tế học này nghiên cứu lýdo khiến các đội chơi bóng trênkhông.

Vị chủ tịch đã vời nhà kinh tếhọc đến. Sau đó, nhà kinh tế học ravề với tờ séc trả thù lao trước vàđược ủy thác tìm ra nguyên nhâncủa hiện tượng chơi bóng trênkhông. Nhiều giờ sau (ông đượctính thù lao theo giờ), lời giải đáp

Page 857: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đã sẵn sàng. Núi báo cáo in từ máytính đã dẹp tan mọi nghi ngờ: Hiệntượng chơi bóng trên không hầunhư luôn xảy ra trong lần chơi thứtư.

Nhưng nhà kinh tế học được đàotạo theo phương pháp khoa học vàbiết rằng mô tả quá khứ không gâyấn tượng sâu sắc bằng đưa ra dựđoán tương lai. Vì vậy, trước khi gặpgỡ vị chủ tịch, ông đã kiểm chứngmô hình của mình bằng một thửnghiệm gắt gao. Ông chú tâm vàomột số trận đấu và dự đoán trướcrằng tất cả những pha chơi bóngtrên sẽ diễn ra trong lần chơi thứtư. Khi những dự đoán của ông được

Page 858: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chứng minh là chính xác, ông biết làông đã có một khám phá khoa họcxác thực.

Tuy nhiên, vị chủ tịch không trảtiền cho khoa học thuần túy. Kiếnthức chỉ nhằm mục đích làm hàilòng một triết gia, còn vị chủ tịch lạicó một vấn đề thực tế cần phải giảiquyết. Mục tiêu của ông không phảilà hiểu về hiện tượng chơi bóngtrên không mà là “nhổ rễ” nó.

Vì vậy, vị chủ tịch đề nghị nhàkinh tế học quay trở lại bàn máytính để hệ thống thành một kếhoạch hành động hoàn chỉnh. Saumột vài lần khởi đầu sai lầm, nhà

Page 859: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

kinh tế học đã nảy ra một sángkiến. Nếu các đội chỉ có ba lần chơithì sao nhỉ?

Để kiểm chứng ý tưởng củamình, nhà kinh tế học đã viết mộtchương trình máy tính mô phỏnghoạt động của các đội trong mộttrận đấu chỉ có ba lần chơi. Chươngtrình được viết ra bao hàm đầy đủtất cả những hiểu biết của nhà kinhtế học về việc các đội chơi bóng trênkhông. Hết lần mô phỏng này đếnlần mô phỏng khác đều khẳng địnhcho dự đoán của ông: Vì chơi bóngtrên không chỉ diễn ra trong lầnchơi thứ tư, nên sẽ không ai chơibóng trên không trong một trận đấu

Page 860: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

không có lần chơi thứ tư.

Vị chủ tịch thật sự ấn tượngtrước sức nặng của các chứng cớ vàtổ chức một cuộc họp báo để thôngbáo một thay đổi trong luật chơibóng bầu dục. Từ giờ trở đi, chỉ cóba lần chơi là được thừa nhận. Vịchủ tịch cũng tự tin thông báo rằngviệc lạm dụng chơi bóng trên khôngsẽ lùi vào dĩ vãng. Nhưng thực tếhoàn toàn ngược lại. Các đội bắtđầu chơi bóng trên không trong lầnchơi thứ ba, và vị chủ tịch khôngnghe theo các nhà kinh tế học nữa.

Người hùng của chúng ta nằmtrong số các nhà phân tích chính

Page 861: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

sách của thế kỉ XX. Trong nhữngnăm sau Chiến tranh thế giới thứhai, các nhà kinh tế học đã phải họcmôn thống kê. Một môn học mớicủa kinh tế định lượng giúp ta pháthiện những kiểu mẫu ẩn sâu trongdữ liệu kinh tế và kiểm chứng xemnhững kiểu mẫu này có khả nănglặp lại nhiều không. Các nhà kinhtế học đã mổ xẻ hành vi tiêu dùng,các quyết định đầu tư, sản lượngnông nghiệp, nguồn cung cấp laođộng, việc kinh doanh tài chính, vàtất cả những gì họ có thể nghĩ ra. Vàcông trình thành công ngoài sứctưởng tượng. Các dữ liệu hé lộ sựmột sự tương phản nổi bật được

Page 862: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

dùng để dự đoán tương lai với độchính xác khá cao.

Một người Mỹ hiện đại cảm thấykhó có thể tưởng tượng ra được mộtthời mà các dự đoán kinh tế vĩ môlại thường rất chính xác. Nhưngthực tế, thời hoàng kim ngắn ngủiđó đã từng tồn tại. Câu hỏi hiểnnhiên đặt ra là, có điều gì đó khôngổn?

Sai lầm xuất hiện khi chính phủbắt đầu coi trọng nhà kinh tế, vàđiều đó đã dần dần phá hoại mọithứ. Hãy cùng dõi theo dấu châncủa một nhà kinh tế học cụ thể,từng là cố vấn cho Liên đoàn Bóng

Page 863: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đá Quốc gia, và giờ được chính phủMỹ thuê để giúp thiết lập chínhsách kinh tế.

Mục tiêu là nhằm kích cầu sảnlượng nông nghiệp. Người anh hùngcủa chúng ta được giao nhiệm vụphân tích thị trường ngũ cốc vàthiết kế chính sách nhằm đưanhiều ngũ cốc hơn đến gia đìnhtrung lưu ở Mỹ.

Nhiệm vụ đầu tiên là xác địnhthực trạng lượng tiêu dùng ngũ cốc.Sau nhiều tháng miệt mài nghiêncứu dữ liệu, nhà kinh tế học tìm ramức độ thường xuyên thống kê màông đang tìm kiếm. Một gia đình

Page 864: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trung bình mua hai hộp ngũ cốcmỗi tháng. Hành vi này nhất quánmột cách đáng ngạc nhiên. Chẳnghạn, những thay đổi nhỏ trong thunhập sau thuế hầu như không ảnhhưởng gì tới doanh thu ngũ cốc.

Là nhà khoa học theo chủ nghĩahoài nghi, nhà kinh tế học đã khôngchỉ dựa vào những dữ liệu cũ. Thayvào đó, ông chứng thực những dựđoán của mình. Ông dự đoán rằngtrong vòng vài tháng tới, các giađình sẽ tiếp tục mua khoảng haihộp ngũ cốc mỗi tháng, bất chấpnhững thay đổi nhỏ bất thườngtrong thu nhập. Dự đoán của ôngđược chứng thực nhiều lần. Những

Page 865: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

cảm xúc trong niềm hân hoan chiếnthắng đã gợi lại cái ngày vinh quangthời trẻ khi ông lần đầu tiên pháthiện ra mối quan hệ giữa lần chơithứ tư và chơi bóng trên không.

Cấp trên của nhà kinh tế học hàilòng về những phát hiện của ông, vàcòn hài lòng hơn khi ông dùng nólàm cơ sở của kế hoạch chính sách:Chính phủ sẽ cung cấp cho mỗi giađình Mỹ hai hộp ngũ cốc mỗi tháng.Việc cấp vốn cho chương trình nàysẽ đòi hỏi một mức tăng thuế nhỏ,nhưng như chúng ta đã biết, mứctăng thuế nhỏ không làm ảnhhưởng tới doanh thu ngũ cốc. Vìvậy, các gia đình sẽ tiếp tục mua hai

Page 866: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hộp ngũ cốc mỗi tháng tại cửa hàngtạp hóa. Cùng với hai hộp ngũ cốcchính phủ cấp cho, họ sẽ tiêu thụtổng cộng bốn hộp, hay nói cáchkhác, gấp hai lần lượng tiêu thụtrước đây của họ.

Nhưng một điều kỳ lạ đã xảy ra.Khi chính phủ bắt đầu phát khôngngũ cốc, người tiêu dùng lại phảnứng giống như các cầu thủ bóng bầudục chỉ có ba lần chơi để đưa bóngtiến về phía phần sân đội bạn được10 yards: Họ lập tức thay đổi chiếnthuật. Ngay khi người ta nhận rarằng chính phủ phân phát ngũ cốctới tận cửa thì họ cũng ngừng muangũ cốc tại các cửa hàng tạp hóa.

Page 867: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Vị anh hùng kinh tế của chúng takhông phải là nhân vật hư cấu, màlà một điển hình đích thực cho thếhệ ông. Trong những năm 1950 và1960, con đường sự nghiệp của ôngtrải đầy vinh quang và danh tiếng.Mới chỉ 20 năm trước, Robert E.Lucas, Jr. (hiện đang công tác tạitrường Đại học Chicago) đã đưa racảnh báo được công nhận rộngkhắp rằng con người thường phảnứng lại những thay đổi trong chínhsách, và rằng nhận định đơn giảnnày khiến cho những phân tích vềchính sách trong quá khứ trở thànhvô giá trị. Ngay cả bây giờ, sinh viênhọc môn kinh tế đầu tiên được dạy

Page 868: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

rằng khi chính phủ phát không ngũcốc thì người dân vẫn tiếp tục muangũ cốc như trước đó. (Dĩ nhiên,sách giáo khoa trình bày giả định đónghiêng về khía cạnh đại số nhiềuhơn là theo trường hợp ngũ cốc cụthể, nhằm bảo đảm rằng sinh viênsẽ không hiểu được vấn đề là gì.)

Nhưng không may cho các nhàphân tích chính sách, con ngườikhông đơn giản là những “ngườimáy”. Họ là những cầu thủ chiếnlược trong một trận đấu phức tạpmà luật chơi là do chính sách củachính phủ đặt ra. Những hành vi màcác nhà kinh tế học quan sát được −quyết định mua xe hoặc mua nhà,

Page 869: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nghỉ việc hoặc nhận việc mới,mướn thêm thợ hoặc xây nhà máymới − là những mảng nhỏ của chiếnlược. Một khi luật chơi đã ổn định,chúng ta có thể hy vọng rằng cácchiến lược không thay đổi nhiều, vàta có thể ngoại suy dựa vào nhữngnhận định trong quá khứ. Nhưngkhi luật chơi thay đổi thì mọi dựđoán đều sai hết cả.

Nhà kinh tế học của chúngta/người hùng lẽ ra nên dành ítcông sức cho việc thống kê và dànhnhiều thời gian hơn cho lý thuyếtđơn thuần. Nếu áp dụng đúng lýthuyết môn bóng bầu dục − nóirằng mỗi đội đều cố gắng ghi nhiều

Page 870: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

điểm hơn đội kia − thì có lẽ ông đãdự đoán đúng cách các cầu thủ phảnứng lại với luật chơi mới. Nếu ápdụng lý thuyết “ngũ cốc” − nói rằngcác gia đình lựa chọn đồ ăn dựa trêncơ sở sở thích, sự thuận tiện, giá cảvà những yếu tố khác − thì ông đãcó thể đoán được rằng người dân sẽchẳng ăn nhiều hơn ngay cả khichính phủ phát không đồ ăn cho họ.

Dĩ nhiên sẽ có một số lý thuyếtsai, và các nhà kinh tế học tánthành những lý thuyết đó thì sẽ dựđoán tình hình không chính xác.Nhưng một nhà kinh tế học theomột lý thuyết thì ít nhất cũng sẽ cómột cơ hội dự đoán đúng. Còn một

Page 871: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhà kinh tế học chỉ dựa vào số liệuthống kê ngoại suy thì không có cơhội nào hết.

Lĩnh vực mà kinh tế vĩ mô dựđoán sai nhiều nhất là mối quan hệgiữa việc làm và lạm phát. Từ nhiềunăm nay, có nhiều chứng cớ đángtin cậy cho thấy mối tương quanchặt chẽ giữa hai yếu tố này: Khilượng người thất nghiệp giảm thìlạm phát tăng, và ngược lại. Vàonhững năm 1960, nhận định này đãđược kiểm chứng qua thử nghiệmthống kê nghiêm ngặt và được thừanhận rộng rãi như là một chân lýkhoa học hiển nhiên. Lấy chân lý ấylàm nền tảng của chính sách, các

Page 872: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhà chính trị cố gắng điều chỉnhlạm phát nhằm giảm lượng ngườithất nghiệp. Nhưng kết quả thuđược lại hoàn toàn trái ngược vớimong đợi: một thập kỷ trì trệ − lạmphát cao và tỷ lệ những người cóviệc làm thấp cùng ập tới một lúc.Sau đó, vào thập niên 1980, lạmphát giảm đáng kể, và sau một thờikỳ suy thoái trầm trọng ban đầu, cơhội việc làm lại “nở rộ” chưa từngthấy. Những thống kê chuẩn mựcdường như đã chống lại chúng ta.

Điều gì đã thay đổi? Thật khó cóthể trả lời câu hỏi đó nếu ta khôngviện tới lý thuyết về cách tỷ lệ lạmphát ảnh hưởng quyết định tuyển

Page 873: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

dụng cá nhân như thế nào. Năm1971, Robert Lucas đưa ra ví dụ đầutiên về lý thuyết đó.

Hãy tưởng tượng rằng WillieWorker hiện đang thất nghiệpkhông phải vì không có cơ hội việclàm nào, mà bởi những cơ hội đókhông hấp dẫn nên anh ta thà chịuthất nghiệp còn hơn. Mức lương đềnghị cao nhất mà Willie nhận đượclà 10 nghìn đô-la một năm, chỉ vừađủ trang trải các chi phí thiết yếucho anh. Nếu mức lương đề nghị là15 nghìn đô-la, Willie sẽ nhận côngviệc đó ngay lập tức.

Một đêm, trong khi Willie đang

Page 874: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ngủ thì một cuộc lạm phát nghiêmtrọng xảy ra khiến giá cả và lươngbổng tăng gấp đôi. Nhà tuyển dụngtăng mức lương từ 10 nghìn lên 20nghìn đô-la. Nhưng như thế vẫnchưa đủ. Trong thế giới mà giá cảmọi thứ đều đã tăng gấp đôi, Williekhông muốn nhận công việc nào cómức lương dưới 30 nghìn đô-la. Anhta vẫn thất nghiệp.

Bây giờ tôi sẽ thay đổi câuchuyện một chút nhé. Buổi sángsau cái đêm cuộc lạm phát nghiêmtrọng đó xảy ra, Willie bị đánh thứcbởi cú điện từ nhà tuyển dụng gọiđến để mời đi làm với mức lương 20nghìn đô-la. Vào thời điểm đó,

Page 875: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Willie chưa đọc báo và không hềbiết gì về việc giá cả đã leo thanggấp đôi. Thế là anh ta vui vẻ nhậnlời. Chỉ đến khi trên đường về nhà,dừng lại siêu thị để mua đồ bằngnhững đồng lương đầu tiên củamình, Willie mới nhận ra sự thậtphũ phàng và bắt đầu viết đơn xinthôi việc.

Câu chuyện hư cấu được cáchđiệu hóa cao độ này phản ánhnhững khía cạnh quan trọng có khảnăng phát sinh trong thực tế. Cáicách mà lạm phát có làm tăng cơhội việc làm là lừa gạt mọi người.Lạm phát khiến cơ hội việc làm trởnên hấp dẫn hơn so với thực chất và

Page 876: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

dụ dỗ người lao động nhận côngviệc mà chắc chắn họ sẽ từ chốinếu họ biết rõ hơn về tình hìnhkinh tế.

Chúng ta có thể kể câu chuyệnhay hơn từ quan điểm của nhàtuyển dụng. Giả sử bạn có một tiệmbán kem, bán một cây kem ốc quếvới giá 1 đô-la. Nếu bạn bán với giá2 đô-la một cây kem, bạn sẽ mởrộng được hoạt động của mình,nhưng bạn đã học hỏi được qua thửnghiệm rằng mức giá 2 đô-la caohơn những gì khách hàng sẵn sàngtrả.

Nếu giá cả và lương bổng – bao

Page 877: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

gồm tất cả những chi phí của bạn −tăng gấp đôi thì bạn có thể bán kemvới giá 2 đô-la, nhưng 2 đô-la đó cógiá trị cũng chỉ tương đương 1 đô-lacủa ngày hôm qua. Bạn vẫn nhưtrước đó mà thôi.

Nhưng giả sử giá cả và lươngbổng tăng gấp đôi mà bạn không hềbiết gì. Bạn chỉ nhận thấy kháchhàng bỗng dưng sẵn sàng trả thêmtiền để mua một cây kem ốc quế.(Bạn nhận ra khi khách đến muađông hơn, vì cây kem giá 1 đô-la củacửa hàng bạn đã trở thành giá hờivới những khách hàng kiếm đượcmức lương gấp đôi hàng tháng.)Bạn mở rộng hoạt động và thuê

Page 878: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thêm nhiều nhân viên mới. Nhưngngay cả khi bạn đã nhận ra sai lầmcủa mình, thì việc mở rộng hoạtđộng cũng không hủy bỏ được: tủlạnh mới đã được lắp đặt, chỗ để xemới đã được xây và có thể bạn vẫnmuốn giữ lại ít nhất một trong sốnhững nhân viên mới thuê.

Câu chuyện của Lucas khôngngụ ý rằng lạm phát mang lại côngviệc cho con người, mà chính lạmphát bất ngờ mang lại công việc chocon người. Trong câu chuyện củaông, lạm phát tiên liệu được khôngảnh hưởng đến hành vi của bất cứai. Lịch sử kinh tế vĩ mô hiện đại(được cách điệu hóa ở mức cao) sẽ

Page 879: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

giải thích thế này: Lạm phát đánhlừa người lao động chấp nhận làmnhiều công việc hơn và đánh lừangười sử dụng lao động tuyển nhiềunhân viên hơn. Tất cả các chính phủđều nhận ra rằng lạm phát thườngđi song song với tỷ lệ tuyển dụngcao và quyết định tận dụng mốiquan hệ này để kiểm soát tỷ lệ lạmphát một cách có hệ thống. Ngườilao động và người sử dụng lao độngnhanh chóng nhận ra ý định củachính phủ và không bị lừa phỉnhnữa. Mối tương quan giữa lạm phátvà thất nghiệp bị phá vỡ chỉ bởichính phủ muốn lợi dụng nó.

Để tôi chỉ ra cụ thể sự giống

Page 880: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhau này nhé. Trong suốt lịch sửmôn bóng bầu dục, không hề có sựkhác nhau giữa lần chơi thứ tư vàlần chơi cuối cùng. Nếu nhà kinh tếhọc A quả quyết rằng “đội bóngchơi bóng trên không ở lần chơi thứtư” và nhà kinh tế học B lại quảquyết rằng “đội bóng chỉ chơi bóngtrên không ở lần chơi cuối cùng” thìkhông có dữ liệu nào trong quá khứcó thể phân biệt được hai giả thuyếtcủa họ. Bất cứ dữ liệu nào thừanhận giả thuyết của nhà kinh tế họcA cũng sẽ thừa nhận giả thuyết củanhà kinh tế học B, và ngược lại. Cảhai lý thuyết đều sẽ dự đoán chínhxác cho đến khi luật chơi thay đổi.

Page 881: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Nhưng sau khi luật chơi thay đổi,khi lần chơi cuối cùng trở thành lầnchơi thứ ba thay vì lần chơi thứ tư,thì một giả thuyết sẽ đúng và giảthuyết còn lại trở thành sai hoàntoàn.

Trong suốt lịch sử ngành ngũcốc, không có sự khác biệt nào giữamua và tiêu thụ ngũ cốc. Nếu nhàkinh tế học A quả quyết rằng “mỗigia đình mua hai hộp ngũ cốc mỗitháng” và nhà kinh tế học B quảquyết rằng “mỗi gia đình tiêu thụhai hộp ngũ cốc mỗi tháng”, thìkhông có dữ liệu nào trước đâyphân biệt được hai giả thuyết đó.Những dữ liệu nào thừa nhận giả

Page 882: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thuyết của nhà kinh tế học A cũngsẽ thừa nhận giả thuyết của nhàkinh tế học B, và ngược lại. Cả hailý thuyết đó đều sẽ dự đoán chínhxác cho đến khi luật chơi thay đổi.Nhưng sau khi luật chơi thay đổi,khi chính phủ phát không hai hộpngũ cốc cho mỗi gia đình hàngtháng, thì một giả thuyết sẽ đúng vàgiả thuyết còn lại trở thành saihoàn toàn.

Trong suốt hai thập kỷ sauChiến tranh thế giới thứ hai, tỷ lệlạm phát biến động không ngờ.Không có sự khác nhau giữa lạmphát và lạm phát bất ngờ. Nếu nhàkinh tế học A quả quyết rằng lạm

Page 883: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phát mang lại công việc cho conngười và nhà kinh tế học B quảquyết rằng lạm phát bất ngờ manglại công việc cho con người, thìkhông có dữ liệu nào trong quá khứphân biệt được hai giả thuyết đó.Dữ liệu nào thừa nhận giả thuyếtcủa nhà kinh tế học A cũng sẽ thừanhận giả thuyết của nhà kinh tế họcB, và ngược lại. Cả hai giả thuyếtđều sẽ dự đoán đúng cho đến khiluật chơi thay đổi. Nhưng sau khiluật chơi thay đổi, khi chính phủbắt đầu kiểm soát tỷ lệ lạm pháttheo cách có hệ thống và có thể dựđoán được, thì một giả thuyết sẽđúngvà giả thuyết còn lại trở thành

Page 884: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

sai hoàn toàn.

Nếu dựa vào quá khứ để dự đoánhành vi của con người trong mộtmôi trường cố định thì rất dễ;nhưng dự đoán hành vi của conngười trong một môi trường luônthay đổi mới khó. Vào mùa hè ởNew York, tôi sẽ mang ô đi làm khibầu trời buổi sáng trở nên âm u.Nếu bạn quan sát tôi một thời gian,có thể bạn sẽ nhận ra thói quen đóvà đoán được khi nào tôi sẽ mang ô.Nhưng ở Colorado vào mùa hè, tôikhông bao giờ mang ô đi làm bởi vìtôi biết chắc rằng cơn mưa chớpnhoáng vào buổi chiều sẽ dứt trước5 giờ chiều khi tôi tan tầm. Nếu tôi

Page 885: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chuyển đến Colorado thì mọi dựđoán của bạn đều sai hết.

Một nhà kinh tế học thấu hiểuđược tại sao các đội chơi bóng trênkhông sẽ biết chuyện gì xảy ra khiluật chơi thay đổi; một nhà kinh tếhọc thấu hiểu được tại sao ngườitiêu dùng mua ngũ cốc sẽ biếtchuyện gì xảy ra khi bạn được cungcấp ngũ cốc miễn phí; một nhà kinhtế học thấu hiểu được tại sao ngườita chấp nhận một việc làm nào đósẽ biết chuyện gì xảy ra khi ta cốkiểm soát tỷ lệ lạm phát; và mộtnhà kinh tế học thấu hiểu được tạisao tôi mang ô sẽ biết chuyện gìxảy ra khi tôi chuyển đến sa mạc.

Page 886: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Để hiểu được hành vi, các nhà kinhtế học phải biết kể chuyện − nhữngcâu chuyện như là chuyện về ngườilao động thất nghiệp hay người bánkem − và dành thật nhiều thời gianđắn đo xem câu chuyện có hợp lýhay không, và làm thế nào để họ cóthể kể những câu chuyện hay hơn.

Nhiều nhà kinh tế học vẫnkhông cảm thấy hài lòng với câuchuyện của Lucas và đặt những câuhỏi khó nhằn như “Tại sao chủ tiệmkem không tìm hiểu về tỷ lệ lạmphát từ tờ Wall Street Journal trướckhi anh ta bắt đầu một dự án mởrộng hoành tráng?” Lucas và nhữngngười khác đã đáp lại bằng cách

Page 887: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

phát triển câu chuyện lên một bậc,và đồng thời sẵn sàng tiếp nhậnnhững câu chuyện “cạnh tranh” lại.

Nhưng mặc cho số phận của bấtcứ câu chuyện nhất định nào có rasao đi nữa thì Lucas đã thay đổivĩnh viễn kinh tế vĩ mô khi ôngkhẳng định rằng nhà kinh tế học vĩmô phải có một câu chuyện nào đóđể kể và phải kể đủ chi tiết đểkhiếm khuyết của các câu chuyện lộrõ. Vào năm 1971, Lucas bắt đầuviết “Kỳ vọng và sự trung lập củađồng tiền” bằng cách miêu tảnhững tiểu tiết của một xã hội nhântạo, bao gồm tuổi thọ của các cưdân, tuổi nghỉ hưu, và chính xác họ

Page 888: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quan sát được bao nhiêu từ đời sốngriêng tư của nhau. Với những đặcđiểm chính xác đó, ông có thể theodấu mỗi hệ quả khi nguồn cungtiền tăng lên. Trong thế giới củaLucas, một sự thay đổi ngẫu nhiêntrong nguồn tiền tệ cũng khiến lạmphát và việc làm gia tăng. Cũngcùng sự thay đổi đó, khi nó xảy rakhông phải do ngẫu nhiên mà dochính sách của chính phủ, thì sẽ lạikhiến lạm phát tăng nhưng việclàm vẫn không đổi.

Theo lời kể, khi Lucas nộp bàiviết cho một tờ báo kinh tế nổitiếng, họ đã từ chối đăng với lý dobài viết thú vị nhưng không liên

Page 889: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

quan đến kinh tế vĩ mô. Ngày nay,bài viết ấy trở thành khuôn mẫucủa kinh tế vĩ mô. Một số nhà kinhtế học thích câu chuyện đó và mộtsố khác ghét nó, nhưng đa số họđều đồng tình rằng hy vọng lớnnhất của chúng ta là kể và mổ xẻnhững câu chuyện rõ ràng và đủđơn giản về thế giới để hiểu, nhưngcũng đủ rối rắm để thể hiện mốiquan hệ với thế giới chúng ta đangsống. Đó là hướng tiến bộ từ lýthuyết kinh tế vĩ mô cũ, và cũng rấtcần thiết nữa.

Kinh tế vĩ mô vẫn chưa thànhcông với vai trò là một môn khoahọc dự đoán. Nhưng kinh tế vĩ mô

Page 890: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hiện đại, xuất hiện mới 20 nămnay, kiên quyết không phạm sailầm của người đi trước, và sẽ nhìntương lai bằng sự tự tin nóng vộicủa tuổi trẻ.

Page 891: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

VI. NHỮNG CẠMBẪY TÔN GIÁO

Chương 24. Tại saotôi không phải lànhà môi trường

học?Khoa học kinh tế học so với

đạo sinh thái học

Khi mới bốn tuổi, con gái tôi đã

Page 892: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

kiếm được tấm bằng thứ hai. Khimới hai tuổi, con bé đã tốt nghiệpvới tấm bằng giỏi nhất có thể củaLớp Tập đi tại nhà trẻ ở Colorado.Hai năm sau, con bé hoàn thànhmột khóa học tại trường mẫu giáocủa Trung tâm Cộng đồng Do Thái,nơi nó được nhận vào khi chúng tôitrở lại bang New York.

Trong buổi lễ tốt nghiệp mangtên “Những người bạn của Trái đất”,tôi được nghe các cháu bốn và nămtuổi thuyết giảng về tầm quantrọng của nguồn năng lượng antoàn, giao thông công cộng và táichế. Câu thần chú lặp đi lặp lại là“Đặc ân đi kèm trách nhiệm” tức là

Page 893: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

“Đặc ân được sống trên hành tinhnày phải đi cùng với trách nhiệmchăm sóc nó”. Tất nhiên, ThomasJefferson cho rằng sống trên Tráiđất là quyền lợi không thể chuyểnnhượng hơn là một đặc ân, tuynhiên, ông này chưa từng tới trườngmẫu giáo.

Tôi được nghe những điều nàyqua con gái tôi từ trước và đã quenvới ý nghĩ rằng đôi lúc con bé cầnđược “tẩy não” một chút. Nhưng khitôi lắng nghe lũ trẻ thậm chí cònchưa biết đọc học vẹt và nhắc đinhắc lại điều này, tôi quyết định làđã đến lúc phải có lời với giáo viên.Cô giáo muốn biết tôi phản đối

Page 894: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những điểm cụ thể nào trong sáchgiáo lý. Tôi cảm thấy khó chịu. Tôitừ chối trả lời. Khi chủ nghĩa môitrường ngày càng hóa thân thànhthứ tôn giáo nhà nước bừa bãi, thìnhững người ngoại đạo chúng tacàng như bị gai đâm khi nghe ngườita nói khéo rằng chúng ta đang mắcphải thứ bệnh quái dị nào đó.

Chủ nghĩa môi trường ngây ngôcủa trường mẫu giáo mà con gái tôitheo học là một hỗn hợp những thứbị nhồi nhét bởi những huyền thoại,mê tín và lễ nghi rất giống vớinhững dạng ít tiếng vang nhất củaChủ nghĩa trào lưu chính thốngtrong tôn giáo. Thuốc giải độc cho

Page 895: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tôn giáo tồi là khoa học tốt. Thuốcgiải cho thuật chiêm tinh là phươngpháp khoa học, thuốc giải cho chủnghĩa sáng tạo ngây thơ là sinh họctiến hóa, và thuốc giải cho chủnghĩa môi trường ngây ngô là kinhtế học.

Kinh tế học là môn khoa học củanhững ưu tiên luôn cạnh tranh vớinhau. Chủ nghĩa môi trường vượtlên khỏi khoa học khi nó nâng vấnđề của ưu tiên lên vấn đề của đạođức. Một đề xuất để lắp đường ởkhu thiên nhiên và xây một bãi đỗxe là cơ hội cho xung đột giữanhững người ưu tiên khu thiênnhiên và những người ưu tiên việc

Page 896: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đỗ xe thuận tiện. Trong cuộc vật lộnnảy sinh từ đó, mỗi bên đều cố ápđặt ưu tiên của mình bằng cách giậtdây hệ thống chính trị và kinh tế. Vìmột bên phải thắng và một bênphải thua, cuộc đấu rất khốc liệt vàthường khá cay đắng. Tất cả nhữngđiều này đều lường trước được.

Nhưng trong 25 năm kể từ NgàyTrái đất đầu tiên (22-4-1970), mộtyếu tố mới và xấu xí đã xuất hiệndưới dạng niềm tin của một bênrằng những ưu tiên của họ là Đúngvà của phía kia là Sai. Khoa học củaKinh tế học tránh xa thái độ đạođức như thế; tôn giáo của chủ nghĩamôi trường tung hô nó.

Page 897: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Kinh tế học buộc chúng ta đốiđầu với sự cân đối căn bản. Xungđột nảy sinh vì mỗi bên đều muốnphân phối nguồn lực theo nhữngcách khác nhau. Jack muốn rừng gỗcủa anh với phí tổn đổ lên bãi đỗ xecủa Jill và Jill muốn bãi đỗ xe của côvới phí tổn đổ lên rừng gỗ của Jack.Công thức đó trung lập về mặt đạođức và nên là lời cảnh báo đề phòngviệc gắn tước hiệu đạo đức cao quýcho bất cứ ai trong Jack và Jill.

Sự cân đối còn sâu sắc hơn. Cácnhà môi trường học tuyên bố rằngkhu thiên nhiên nên được quyền ưutiên trước bãi đỗ xe vì quyết địnhxây dựng là “không thể hủy bỏ

Page 898: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

được”. Tất nhiên họ nói đúng,nhưng họ bỏ qua thực tế là quyếtđịnh không xây dựng cũng khôngthể hủy bỏ được y hệt. Trừ phichúng ta xây dựng ngày hôm nay, cơhội đỗ xe của tôi ngày mai sẽ bị mấtvì theo luật không thể hủy bỏ, bảnthân ngày mai cũng sẽ bị mất. Khảnăng đỗ xe trong tương lai xa hơn cóthể hoàn toàn không đủ để thay thếcho cơ hội bị mất đi đó.

Một biến tấu của kiểu cách củacác nhà môi trường học là chúng takhông nợ bản thân mình lựa chọnthiên nhiên mà là nợ các thế hệtương lai. Nhưng chúng ta có lý donào để nghĩ rằng các thế hệ tương

Page 899: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

lai sẽ ưa chuộng việc thừa kế thiênnhiên hơn là thừa kế lợi nhuận từbãi đỗ xe hay không? Đó là mộttrong những câu hỏi đầu tiên sẽđược đưa ra trong bất cứ cuộc điềutra khoa học trung thực nào.

Một biến tấu khác là nhà pháttriển bãi đỗ xe được động viên bởilợi nhuận chứ không phải là ưutiên. Có hai phản hồi cho luận điểmnày. Đầu tiên, lợi nhuận của nhàphát triển được tạo ra từ ưu tiên củakhách hàng; xung đột cuối cùngkhông nằm ở nhà phát triển mà ởnhững người ưu tiên việc đỗ xe. Thứhai, hàm ý của luận điểm là sự ưutiên dành cho lợi nhuận theo một

Page 900: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nghĩa nào đó nhỏ mọn về mặt đạođức đối với ưu tiên dành cho thiênnhiên, điều chính là vị thế mà tranhluận này được tạo ra để né tránh.

Tôi có cảm tưởng là tranh luậnvề “tính không thể hủy bỏ”, tranhluận về “thế hệ tương lai”, và tranhluận về “sự ưu tiên chứ không phảilợi nhuận” đều dựa vào những điểmkhác biệt sai lầm mà đều khuấtphục trước những xem xét trungthực. Vậy thì tại sao một số nhà môitrường học lại lặp đi lặp lại nhữngtranh luận đó? Có lẽ việc xem xéttrung thực đơn giản không nằmtrong của chương trình của họ.Trong rất nhiều trường hợp, họ bắt

Page 901: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đầu với định đề rằng họ đứng trênvị thế đạo đức cao, và kết luận rằngvì thế họ được phép tuyên truyền trítuệ một cách dối trá, chỉ cần nóphục vụ mục đích cao hơn của chiếnthắng của phe ủng hộ chiến dịchnày.

Dấu ấn của khoa học là việc hếtlòng đi theo những luận điểm chotới kết luận logic của chúng; dấu ấncủa một số dạng tôn giáo là việclướt qua logic, sau đó là cú rút quânvội vã nếu nó đi theo hướng khôngngờ tới. Các nhà môi trường học cóthể dẫn chứng hàng chồng thống kêvề sự quan trọng của cây cối và sauđó nhảy bổ vào kết luận là tái chế

Page 902: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

giấy là ý tưởng hay. Nhưng kết luậnngược lại cũng có lý y như vậy. Tôichắc chắn rằng nếu chúng ta tìm racách tái chế thịt bò, số lượng gia súcsẽ giảm xuống, bạn bên ăn thậtnhiều thịt bò. Tái chế giấy triệt tiêuđộng lực cho các công ty giấy trồngnhiều cây hơn và có thể khiến rừngco lại. Nếu bạn muốn những cánhrừng lớn, chiến thuật tốt nhất cóthể là sử dụng giấy càng lãng phícàng tốt – hoặc vận động hành langđể trợ cấp cho ngành công nghiệpkhai thác gỗ. Hãy đề cập điều nàyvới nhà môi trường học. Kinhnghiệm của riêng tôi là bạn sẽ đượcchứng kiến một điều tương đương

Page 903: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

với một nụ cười ban phước của mộtnhà truyền giáo bối rối trước mộtthử thách bất chợt, nhưng rất chắcchắn về kho tri thức Thiên Khải củamình.

Điều này gợi ý rằng các nhà môitrường học – ít nhất là những ngườitôi từng gặp – không hề có hứngthú đích thực vào việc duy trì sốlượng cây. Nếu họ có, họ đã tìmhiểu nghiêm túc về những tác độnglâu dài của tái chế rồi. Tôi nghi rằnghọ không muốn làm như vậy vì longại thực sự của họ chính là bảnthân quá trình tái chế, chứ khôngphải các hậu quả của nó. Nhu cầutiềm ẩn để hi sinh, và để bắt buộc

Page 904: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

những người khác hi sinh, là sự bốcđồng tín ngưỡng về mặt nền tảng.

Các nhà môi trường học có thểkêu gọi việc cấm sử dụng thuốc trừsâu gây ung thư. Họ chọn việc bỏqua hậu quả khi thuốc trừ sâu bịcấm, rau quả sẽ trở nên đắt đỏ hơn,người ta sẽ ăn ít đi, và tỷ lệ ung thưsẽ từ đó mà tăng lên. Nếu họ thựcsự muốn giảm tỷ lệ ung thư, họ nênđặt hiệu ứng này lên bàn cân nữa.

Chủ nghĩa môi trường học cómặt khải huyền của nó. Nạn tuyệtchủng của các loài, như chúng tađược thông báo, để lại những hậuquả hoàn toàn không ngờ tới, khiến

Page 905: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chúng quá nguy hiểm đến mứckhông thể mạo hiểm. Nhưng sựkhông ngờ tới là con dai hai lưỡi.Một bài học từ kinh tế học là chúngta biết càng ít thì việc thí nghiệmcàng có ích hơn. Nếu chúng ta hoàntoàn mù tịt về tác động của nạntuyệt chủng, chúng ta có thể rút rarất nhiều tri thức quý giá bằng cáchxóa tên một số loài để xem điều gìsẽ xảy ra. Tôi nghi ngờ là các nhàkhoa học thực sự là hoàn toàn mùtịt trong lĩnh vực này; điều khiến tôiquan tâm là sự sẵn sàng của nhàmôi trường học lấy cớ là hoàn toànkhông biết gì khi nó phục vụ mụcđích của họ và rút lui khi phải chạm

Page 906: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

trán với hậu quả không lường trướccủa chính vị thế của mình.

Vào tháng 10 năm 1992 một loàikhỉ hoàn toàn mới được tìm ra ởrừng nhiệt đới Amazon và đượcchào hàng trong giới truyền thôngnhư là một trường hợp chứng tỏ tạisao chúng ta cần bảo tồn rừng nhiệtđới. Phản hồi của chính tôi có phầnđi theo hướng ngược lại. Tôi sốngrất lâu mà không biết chút gì về conkhỉ này và chưa từng nhớ nhung gìnó. Việc phát hiện ra nó chẳng làmcuộc sống của tôi phong phú hơnphần nào, và nếu nó chẳng may bịtuyệt chủng mà không được pháthiện, tôi ngờ rằng tôi sẽ bỏ lỡ

Page 907: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

nhiều.

Có những loài khác tôi quan tâmnhiều hơn, có lẽ vì tôi có những kỉniệm đẹp về chúng từ vườn báchthú hoặc từ những trang sách tuổithơ. Sư tử chẳng hạn. Tôi sẽ rất tiếcnếu sư tử biến mất, đến mức là tôicó thể trả tới 50 đô-la mỗi năm đểbảo tồn chúng. Tôi không nghĩ tôisẽ trả nhiều hơn thế. Nếu sư tử có ýnghĩa ít hơn đối với bạn, tôi chấpnhận sự khác biệt giữa chúng ta vàsẽ không gán cho bạn là kẻ có tội.Nếu chúng có ý nghĩa với bạn nhiềuhơn, tôi hi vọng bạn cũng sẽ giangtay ra với chúng.

Page 908: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Trong hoàn cảnh chính trị hiệnhành, người ta thường coi nó là tiềnđề rằng chính phủ Mỹ nên chăm locho phúc lợi của người dân Mỹtrước; người ta cũng thường coi nólà tiền đề rằng ô nhiễm không khíluôn luôn và dù ở bất cứ đâu là điềuxấu. Như thế, bạn có thể đã mongchờ một điệp khúc tán đồng khitrưởng ban kinh tế của Ngân hàngThế giới gợi ý rằng việc di dời cáckhu công nghiệp gây ô nhiễm nặngtới các nước ở Thế giới Thứ ba có lẽsẽ là điều tốt. Đối với phần lớn cácnhà kinh tế, đây là cơ hội rõ ràng đểkhiến không chỉ người Mỹ mà tất cảmọi người hưởng lợi. Những người

Page 909: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ở các nước giàu có thể hi sinh mộtphần thu nhập cho thứ xa xỉ phẩmlà không khí sạch hơn; những ngườiở các nước nghèo hơn vui mừng hítthở không khí thứ phẩm để đổi lấycó hội cải thiện thu nhập. Nhưngkhi quan sát của nhà kinh tế học tạingân hàng lọt vào tai giới truyềnthông, nhiều thành viên trong cộngđồng môi trường “phát rồ”. Với họ,nạn ô nhiễm là một dạng tội lỗi. Sứmạng của họ không phải là cảithiện phúc lợi, mà là cứu rỗi linhhồn của chúng ta.

Có một quy luật ở đây. Gợi ý mộtgiải pháp thực sự cho một vấn đềmôi trường là cách rất tồi để gây ấn

Page 910: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tượng với một nhà môi trường học,trừ phi giải pháp của bạn chẳngmay tang bốc vị thế đạo đức cao quýcủa ông ta. Trợ cấp cho việc đốn cây,sử dụng thuốc trừ sâu, lập kế hoạchtuyệt chủng, và xuất khẩu nạn ônhiễm sang Mexico đều nằm ngoàigiáo lý; trợ cấp cho giao thông côngcộng, sử dụng các nguồn xúc tác,tiêu chuẩn kinh tế nhiên liệu có kếhoạch, và ngành xuất khẩu từ Tâybắc Thái bình dương là một phầncủa chủ nghĩa không thể sụp đổ. Cácgiải pháp dường như nằm trongmột nhóm này hay nhóm kháckhông tuân theo giá trị thực sự củachúng mà theo sự nhất quán của

Page 911: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chúng với giáo lý của nhà môitrường học.

Trong những tuần cuối cùng củachiến dịch tranh cử năm 1992,George Bush, tranh cử với tư cách làứng cử viên của một chính phủ ítcan thiệp hơn, đã ký một dự luật vớitiếng vang lớn ra lệnh về loại vòihoa sen bạn được phép mua. Hiệphội Bảo vệ Quyền Tự do của ngườidân Mỹ (ACLU) không tỏ rõ vị thếtrong vấn đề này. Tôi phỏng đoánrằng nếu đạo luật này đề cập cụ thểvề các sách kinh được cho phép thayvì những vòi hoa sen được chophép, thì ngay cả một ông Bush dễsai khiến cũng sẽ phản đối – và nếu

Page 912: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ông này không nói gì, chúng ta cũngsẽ nghe đủ từ ACLU. Nhưng khôngdấu vết nào trong khoa học củakinh tế học gợi ý bất cứ sự khác biệtcăn bản nào giữa ưu tiên dành choCuốn sách Cầu nguyện Chung vàưu tiên dành cho một chiếc vòi hoasen xả nước mạnh. Hoàn toàn tráingược; cách suy nghĩ thiên về kinhtế buộc chúng ta phải nhận ra rằngkhông có sự khác biệt căn bản nàohết.

Những người đề xướng luật vòihoa sen tranh luận rằng một đạoluật phản đối những vòi hoa sen xaxỉ giống với đạo luật phản đối xả ráchơn là luật phản đối theo tôn giáo

Page 913: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thiểu số – nó được lập ra để ngănngừa những cá nhân ích kỉ đổ chiphí thực lên vai người khác. Nếu đólà luận điểm khuyến khích ôngBush, thì – không phải lần đầu tiêntrong đời ông – ông đã rơi vào cáibẫy của kinh tế học.

Có những lý do kinh tế thuyếtphục để cấm việc xả rác và các xâmphạm khác (dù thậm chí điều nàycũng dễ bị làm quá – bước vào mộtsiêu thị đông người là xâm phạmđến tất các các khách hàng khác,nhưng rất ít người trong chúng tatin là điều này nên bị cấm). Nhưngở phần lớn các vùng tại Mỹ, sử dụngnước không phải là xâm phạm vì lý

Page 914: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

do đơn giản là bạn trả tiền chonước. Đúng là việc tắm xa xỉ củabạn gây hại cho những người muakhác bằng cách đẩy giá nước lên caonhưng cũng đúng là việc tắm củabạn giúp người bán bằng với việclàm hại người mua. Bạn sẽ muốnhạn chế sử dụng nước chỉ khi bạnquan tâm tới người mua nhiều hơnngười bán – trong trường hợp đó cónhững tranh luận hay không kémvề việc hạn chế việc tiêu dùng tấtcả mọi thứ – bao gồm vòi hoa sentiết kiệm năng lượng.

Giống như những hệ tư tưởng épbuộc khác, chủ nghĩa môi trườngđặc biệt nhằm vào trẻ em. Sau khi

Page 915: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

con gái tôi chuyển lên trường mầmnon, các giáo viên dạy nó bảo tồnnguồn lực bằng cách rửa cốc giấythay vì vứt đi. Tôi đã giải thích chonó rằng thời gian cũng là nguồn lựcquý giá, và việc hi sinh một vài cáicốc để tiết kiệm thời gian có thể làviệc đáng làm. Các giáo viên dạy nórằng giao thông công cộng rất tốt vìnó tiết kiệm năng lượng. Tôi đã giảithích cho nó rằng việc hi sinh mộtchút năng lượng để đổi lấy sự thoảimái của một chiếc xe riêng có thể làđiều đáng làm. Các giáo viên dạy nótái sử dụng giấy để thiên nhiênkhông bị chuyển thành bãi rác thải.Tôi đã giải thích cho nó rằng việc hi

Page 916: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

sinh một phần thiên nhiên để đổilấy sự xa xỉ khi không phải phânloại rác của mình có lẽ là điều đánglàm. Trong mỗi trường hợp, cái đầumới năm tuổi của nó không gặp trởngại gì trong việc nắm bắt vấn đề.Tôi sợ rằng sau vài năm bị truyềngiáo nữa, nó sẽ trở nên kém hiểubiết hệt như giáo viên của nó vậy.

Trong cuộc thâm nhập vào đầuóc trẻ thơ, thủ đoạn đáng lên ánnhất của những kẻ quá khích củamôi trường là gán mỗi thử thách đốivới sự chính thống của họ với trậnđấu giữa cái Tốt và cái Xấu. Phimhoạt hình mỗi sáng thứ bảy miêu tảnhững kẻ gây ô nhiễm môi trường

Page 917: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tai quái gây ô nhiễm chỉ vì muốngây ô nhiễm, không phải vì việc gâyô nhiễm là phó phẩm cần thiết củamột hoạt động có lợi nào đó. Điềunày kéo dài một lời nói dối đángchê. Truyền thống chính trị Mỹkhông thương tiếc những kẻ tiến xabằng cách bôi nhọ đối thủ của mình.Truyền thống đó nên được giữ vữngvới độ khẩn cấp đặc biệt khi mụctiêu là trẻ em. Suy cho cùng thìchẳng lẽ các nhà môi trường họckhông có chút lương tâm nàochăng?

Kinh tế học theo nghĩa hẹp nhấtlà môn khoa học khách quan.Nhưng kinh tế học cũng là cách

Page 918: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thức suy nghĩ, với mức độ ảnhhưởng tới những người thực hànhnó và vượt lên khỏi nhu cầu logichình thức. Với sự đa dạng của sởthích của loài người làm chủ đềchính, nguyên tắc của kinh tế học làmảnh đất màu mỡ cho sự phát triểncủa những giá trị đạo đức như sựkhoan dung và thuyết đa nguyên.

Theo kinh nghiệm của tôi, cácnhà kinh tế học rất phi thườngtrong việc đón nhận các ưu tiên, lốisống và tư tưởng khác. Những tưtưởng cổ hủ như “đạo đức làm việc”và “lối sống chắt chiu” là hoàn toànxa lạ trong kho từ vựng của kinh tếhọc. Công việc của chúng tôi là hiểu

Page 919: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

hành vi ứng xử của con người, vàhiểu biết không xa tôn trọng là mấyđâu.

Sau buổi chạm trán ngày tốtnghiệp của chúng tôi, tôi gửi cho côgiáo con gái tôi một lá thư giải thíchtại sao tôi đã từ chối lời mời thamgia vào một cuộc tranh luận về lýtưởng ngày ấy. Một số quan điểmtrong lá thư này mang tính cá nhânnhiều hơn là chuyên nghiệp. Nhưngsau cùng lá thư là lời biện hộ cho sựkhoan dung mà các nhà kinh tế họcthường xuyên cho và nhận lại. Vìvậy tôi sẽ nuông chiều bản thânbằng cách đăng lại nó ở đây, như làmột ví dụ về cách suy nghĩ theo

Page 920: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chiều hướng kinh tế đã định hìnhcho suy nghĩ của một nhà kinh tếhọc như thế nào.

“Rebbeca thân mến:

Khi chúng tôi còn sống ởColorado, Cayley là đứa trẻ Do Tháiduy nhất trong lớp. Cũng có một sốcháu bé Hồi giáo khác. Đôi lúc, vàđặc biệt là vào dịp Giáng sinh, cácgiáo viên quên đi sự đa dạng này vàđưa ra những nhận xét chỉ hợp vớicác cháu theo đạo Thiên Chúa.Những lời này khá hiếm, và đượcđối đáp dễ dàng ở nhà với nhữnggiải thích rằng những người khácnhau tin vào những điều khác nhau,

Page 921: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

vì thế ban đầu chúng tôi quyết địnhkhông nói gì. Chúng tôi thay đổi ýđịnh khi chúng tôi tình cờ ngheđược một giáo viên nói với mộtnhóm các cháu rằng nếu Santakhông tới nhà, điều đó có nghĩa làcác cháu là những đứa trẻ hư; điềunày được nói trong tầm nghe củamột đứa trẻ Hồi giáo và nó chắcchắn sẽ không được Santa ghéthăm. Tại thời điểm đó, chúng tôiquyết định chia sẻ lo ngại của mìnhvới các giáo viên. Họ thực sự hối lỗivà về sau không còn sự kiện nàonữa. Tôi không nghi ngờ gì rằng cácgiáo viên là những người tốt vàtrung thực và không có ý định

Page 922: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

truyền giáo, chỉ có chút ngây thơxuất xứ từ cách giáo dục hạn hẹp.

Có lẽ phần nào sự ngây thơ chânthật là những gì ẩn dưới những vấnđề chúng tôi gặp phải tại JCC nămnay. Cũng như việc giáo viên củaCayley ở Colorado hoàn toàn mù tịtvề sự thật là có sự đa dạng trongtôn giáo, có lẽ các giáo viên củaCayley tại JCC cũng hoàn toàn mùtịt về sự thật là có sự đa dạng trongchính trị.

Tôi xin được làm rõ sự đa dạngđó. Chúng tôi không phải là các nhàmôi trường học. Chúng tôi kịch liệtphản đối các nhà môi trường học.

Page 923: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chúng tôi coi chủ nghĩa môi trườnglà một dạng kích động hàng loạt cóhọ hàng với chủ nghĩa Hồi giáochính thống hay Chiến tranh matúy. Chúng tôi không tái chế. Chúngtôi dạy con gái mình không tái sửdụng. Chúng tôi dạy cháu rằngnhững người cố thuyết phục cháutái sử dụng, hoặc những người cố épcháu tái sử dụng, đang xâm phạmvào quyền lợi của cháu.

Đoạn văn vừa rồi có mục đíchthực hiện cùng mục đích với việctuyên bố với các giáo viên ởColorado của Cayley chúng tôikhông theo đạo Thiên chúa. Một sốngười trong số họ chưa từng biết

Page 924: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

bất cứ ai không theo đạo Thiênchúa, nhưng họ điều chỉnh khánhanh.

Một khi các giáo viên Coloradohiểu rằng chúng tôi và một số giađình khác không tuân thủ niềm tinmà họ đang truyền bá, họ ngay lậptức xin lỗi và dừng lại. Không ai hỏitôi bất đồng quan điểm với điều cụthể nào trong Thiên chúa giáo; đơngiản là họ nhận ra rằng họ khó màthay đổi quan điểm của chúng tôi vềvấn đề đó, và không được lợi lộc gìnếu cố gắng thay đổi quan điểm củachúng tôi về vấn đề đó, và rõ ràng làkhông được lợi lộc gì khi khắc sâuvào tâm trí con tôi những tư tưởng

Page 925: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

đối ngược.

Tôi tương phản điều này vớiphản ứng của bà khi tôi trao đổi vớibà tại lễ tốt nghiệp mẫu giáo. Bàmuốn biết tôi bất đồng chính xác ởđiểm nào với những gì bà dạy congái tôi nói. Tôi từ chối quyền đượchỏi câu hỏi đó của bà. Toàn bộchương trình của chủ nghĩa môitrường xa lạ với chúng tôi như họcthuyết của Thiên chúa giáo. Tôikhông định tham gia vào cuộc tranhluận tín ngưỡng chi tiết với các giáoviên tại Colorado và họ cũng sẽkhông táo bạo tới mức bắt tôi làmđiều đó. Tôi chỉ đơn giản nói họ bỏqua hoàn toàn vấn đề này, họ nhận

Page 926: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

ra sự chính đáng của thỉnh cầu củatôi, và chủ đề chấm dứt.

Tôi nhận thấy tình trạng hiệnnay nghiêm trọng hơn nhiều so vớinhững gì chúng tôi vấp phải tạiColorado vì vài lý do. Thứ nhất, tạiColorado chúng tôi phải đương đầuvới một số lời nhận xét đây đó,trong khi tại JCC chúng tôi luônphải đương đầu với nỗ lực mangtính hệ thống để khắc sâu một chủnghĩa và nói trắng ra là để mớm lờicho trẻ nhỏ. Thứ hai, tôi không cảmnhận được từ phía bà bất cứ sự côngnhận nào rằng trên thế giới có thểcó những người không cùng chungtư tưởng với bà. Thứ ba, nói thẳng là

Page 927: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

tôi lo con gái tôi sẽ trở thành nhàmôi trường học nhiều hơn là trởthành người theo đạo Thiên chúa.Thứ tư, hiện tại chúng tôi khônggặp phải đe dọa nào rằng chúng tôibị áp đặt đạo Thiên chúa bởi các bạochúa nhỏ nhen; nhưng không thểnói điều tương tự về chủ nghĩa môitrường học được. Chính quyền tạihạt của tôi chưa từng thử gửi TânKinh ước cho tôi, nhưng họ từng gửitôi một thùng đựng rác tái chế.

Mặc dù tôi đã thề sẽ không bướcvào một cuộc thảo luận về vấn đềnày, tôi xin được phản hồi một câuhỏi bà dường như cho là rất quantrọng trong cuộc thảo luận của

Page 928: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

chúng ta: Tôi có đồng tình rằng đặcquyền đi kèm với trách nhiệm haykhông? Câu trả lời là không. Tôi tinlà trách nhiệm xuất hiện như mộtngười chấp nhận nó một cách tựnguyện. Tôi cũng tin rằng với sựvắng bóng của các hợp đồng giấytrắng mực đen, những người thuyếtgiảng người khác về “trách nhiệm”gần như đều là những người chẳngra gì. Tôi bảo con gái tôi coi chừngnhững người như thế – ngay cả khihọ là những giáo viên mẫu giáo màlẽ ra được yêu quý rất nhiều.

Bạn chân thành của bà, StevenLandsburg”

Page 929: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Mục lụcEbook miễn phí tại :

www.Sachvui.Com

Một cách nhìn nhận khác vềkinh tế học

Lời giới thiệu

I. CUỘC SỐNG LÀ GÌ? - Chương1. Sức mạnh của thưởng phạt

Chương 2. Những câu đố hợp lý

Chương 3. Sự thật hay hậu quả?

Chương 4. Nguyên lý thờ ơ

Page 930: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 5. Trò chơi điện tử củacuộc sống

II. TỐT VÀ XẤU - Chương 6. Cáiđúng trong cái sai

Chương 7. Tại sao thuế lại xấu?

Chương 8. Tại sao giá cả là điềutốt?

Chương 9. Thuốc men và kẹo,tàu hỏa và tia lửa

III. ĐỌC TIN TỨC NHƯ THẾNÀO? - Chương 10. Chọn phe nàotrong cuộc chiến chống ma túy?

Chương 11. Chuyện hoang đường

Page 931: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

về thâm hụt

Chương 12. Tỉnh táo và tức giận

Chương 13. Các con số thống kêlừa bịp như thế nào?

Chương 14. Sai lầm của chínhsách

Chương 15. Một vài đề xuấtkhiêm tốn: ngày tàn của chế độlưỡng đảng

IV. THỊ TRƯỜNG VẬN HÀNHNHƯ THẾ NÀO? - Chương 16. Tạisao bỏng ngô ở rạp chiếu phim đắthơn bình thường? Và tại sao nhữngcâu trả lời được coi là hiển nhiên có

Page 932: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

thể lại là sai?

Chương 17. Kết bạn và thôngđồng

Chương 18. Sự nguyền rủa củangười thắng và sự rầu rĩ của kẻ thua

Chương 19. Những ý tưởng về lãisuất

Chương 20. Những bước đi ngẫunhiên và giá chứng khoán

Chương 21. Mùa xe Iowa

V. NHỮNG CẠM BẪY KHOAHỌC - Chương 22. Einstein có đángtin hay không?

Page 933: Một cách nhìn - sachvui.com · rằng kinh tế học đã trở nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học

Chương 23. Bóng bầu dục mới vàcải tiến

VI. NHỮNG CẠM BẪY TÔNGIÁO - Chương 24. Tại sao tôikhông phải là nhà môi trường học?