89
Kho sát Nhu cu Đào To ca các TChc Xã Hi Dân S: Phát Trin TChc và Huy Động sTham gia ca Cng Đồng Xây Dng Chính Sách Vit Nam DÁn “Nâng Cao Năng Lc Cho Các TChc Xã Hi Dân STham Gia Vào Quá Trình Xây Dng Chính Sách Vit Nam” HÀ NI, THÁNG 11 NăM 2008

Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

Khảo sát Nhu cầu Đào Tạocủa các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự:

Phát Triển Tổ Chức và Huy Động sự Tham gia củaCộng Đồng Xây Dựng Chính Sách ở Việt Nam

Dự Án “Nâng Cao Năng Lực Cho Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự

Tham Gia Vào Quá Trình Xây Dựng Chính Sách ở Việt Nam”

HÀ NộI, THÁNG 11 NăM 2008

Page 2: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

Báo cáo được Quỹ Châu Á hoàn thành với sự đóng góp của TS. Nguyễn Thị Thu, tư vấn độc lập; TS. Vương Thị Hanh và Ngô Thu Hà, Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao Năng lực cho Phụ nữ (CEPEW); GS. Lê Thạc Cán và Nguyễn Đức Tùng, Viện Môi trường và Phát triển Bền vững (VESDI); và Đặng Thanh Thảo và Dương Thị Nga, Viện Nghiên cứu Xã hội (ISS).

Page 3: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

i

Mục lục

Tóm tắt báo cáo ................................................................................................................................. iv Phần 1. Giới thiệu................................................................................................................................1 Phần 2. Bối cảnh. ................................................................................................................................3

1. Môi trường chính sách liên quan đến các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam ................................... 3 2. Nhu cầu hỗ trợ và nâng cao năng lực của các tổ chức XHDS tại Việt Nam ........................................ 7

Phần 3. Phương pháp khảo sát đánh giá ...................................................................................10 1. Mục tiêu ........................................................................................................................................................... 10 2. Đối tượng, phạm vi khảo sát đánh giá....................................................................................................... 10

2.1. Đối tượng khảo sát và đánh giá .......................................................................................................... 10 2.2. Phạm vi đánh giá khảo sát ................................................................................................................... 11

3. Phương thức và công cụ khảo sát đánh giá............................................................................................. 11 Phần 4. Kết quả khảo sát và đánh giá .........................................................................................13

1. Thực trạng tổ chức và trình độ của các VNGO trong việc củng cố và phát triển tổ chức ............... 13 1.1. Về cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức ................................................................................................. 13 1.2. Mục tiêu và lĩnh vực hoạt động của các VNGOs: ............................................................................ 15 1.3. Thực trạng nguồn nhân lực của các VNGO ..................................................................................... 16

2. Thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ các VNGO và công tác đào tạo nâng cao năng lực cho các VNGO ........................................................................................................................................................... 18

2.1.Thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ các VNGO ....................................................................... 18 2.2. Công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các VNGO ......................................... 20

3. Thực trạng năng lực của các VNGO trong công tác vận động chính sách và huy động cộng đồng tham gia xây dựng chính sách......................................................................................................................... 22

3.1. VNGOs với việc tham gia vận động chính sách .............................................................................. 22 3.2. Ý kiến của các VNGO nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động chính sách ...................... 28 3.3. Một số khoá tập huấn về phát triển tổ chức và vận động chính sách đã thực hiện.................. 29

4. Nhu cầu đào tạo của các VNGO ............................................................................................................... 30 4.1. Nhu cầu đào tạo - chủ đề đào tạo....................................................................................................... 30 4.2. Ý kiến của các VNGO về công tác tổ chức đào tạo ........................................................................ 31

5. Đánh giá chung về năng lực và công tác nâng cao năng lực của các VNGO tham gia khảo sát.. 32 5.1. Về năng lực và nâng cao năng lực trong lĩnh vực củng cố và phát triển tổ chức ..................... 32 5.2. Về năng lực và nâng cao năng lực trong lĩnh vực vận động chính sách ................................... 34 5.3. Đề xuất nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức VNGO trong công tác PTTC và VĐCS ... 35

Phụ lục .................................................................................................................................................43 Phụ lục 1: Tài liệu tham khảo .......................................................................................................................... 43 Phụ lục 2: Danh sách cán bộ và VNGO tham gia điền phiếu điều tra và phỏng vấn. .......................... 45 Phụ lục 3: Phiếu khảo sát Dự án “Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam” ................................................................................................. 51 Phụ lục 4: Một số khóa học có cán bộ của VNGO tham gia...................................................................... 61 Phụ lục 5: Các tổ chức/cá nhân đào tạo tiềm năng..................................................................................... 63 Phụ lục 6: Danh sách các VNGO đăng ký theo Nghị định 81 ................................................................... 72 Phụ lục 7: Danh sách các mạng lưới VNGO hiện có .................................................................................. 80

Bảng Bảng 1: Lịch sử của tổ chức và hiện trạng sử dụng trang web.................................................13 Bảng 2: Lĩnh vực hoạt động của các VNGO............................................................................15 Bảng 3: Số lượng và độ tuổi của cán bộ trong các VNGO.......................................................16 Bảng 4: Trình độ chuyên môn của cán bộ trong các VNGO....................................................17 Bảng 5: Trình độ chuyên môn của cán bộ lãnh đạo tham gia khảo sát ....................................17

Page 4: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

ii

Bảng 6: Độ tuổi và kinh nghiệm làm việc trong tổ chức VNGO của cán bộ lãnh đạo tham gia khảo sát .....................................................................................................................................17 Bảng 7: Sự quan tâm của các VNGO đến công tác vận động chính sách ................................23 Bảng 8: Nhu cầu đào tạo của các VNGO trong khuôn khổ nghiên cứu...................................30 Bảng 9: Kế hoạch đào tạo.........................................................................................................41

Page 5: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

iii

Các từ viết tắt

CDG Nhóm Hợp tác Phát triển

CIFPEN Nhóm các Tổ chức Xã hội Dân sự vì An ninh Lương thực và Giảm nghèo

GENCOMNET Nhóm Giới và Phát triển Cộng đồng

INGO Tổ chức phi chính phủ quốc tế

LHHVN Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

MFWG Nhóm Công tác Tài chính Vi mô Việt Nam

PTCĐ Phát triển cộng đồng

PTTC Phát triển tổ chức

TOT Đào tạo huấn luyện viên

VĐCS Vận động chính sách

VNGO Tổ chức phi chính phủ Việt Nam

VNGOG Nhóm các tổ chức phi chính phủ Việt Nam

VNWP Mạng lưới Cộng tác vì Nước của Việt Nam

VRN Mạng lưới về Sông ngòi và Phát triển Bền vững Việt Nam

XĐGN Xoá đói giảm nghèo

XHDS Xã hội dân sự

Page 6: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

iv

Tóm tắt báo cáo

Trong những năm gần đây, số lượng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO) đang ngày càng tăng, tạo ra bộ mặt mới cho xã hội dân sự ở Việt Nam. Các tổ chức này có thế mạnh là hiểu rõ nhu cầu của cộng đồng tại địa phương và có khả năng tiến hành các giải pháp phù hợp với cộng đồng, từ đó góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững của Việt Nam, tăng cường chất lượng các dịch vụ công đến những vùng sâu vùng xa nơi Nhà nước chưa có điều kiện với tới. Tuy nhiên, thiếu khuôn khổ pháp lý hỗ trợ, thiếu nguồn tài chính bền vững, và hạn chế về năng lực tổ chức là những yếu tố kìm hãm sự phát triển của khu vực phi lợi nhuận, phi chính phủ này. Do đó tiếng nói của người dân đối với những chính sách và quyết định ảnh hưởng tới quyền lợi của họ chưa đến được với các cơ quan hoạch định chính sách.

Nhận thức được vai trò to lớn cũng như những khó khăn thách thức của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, Quỹ Châu Á phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) và một số tổ chức liên quan khác thực hiện dự án “Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam” trong thời gian 3 năm nhằm hướng tới 3 mục tiêu: (i) Tăng cường kỹ năng quản trị nội bộ các tổ chức phi chính phủ và xây dựng mạng lưới liên kết các tổ chức này; (ii) Xây dựng năng lực cho các tổ chức phi chính phủ về kỹ năng huy động cộng đồng tham gia hiệu quả trong quá trình xây dựng chính sách và ra quyết định; và (iii) Tăng cường sự liên kết giữa các tổ chức phi chính phủ với Quốc hội.

Báo cáo đánh giá khảo sát này là một trong những hoạt động đầu tiên do Quỹ Châu Á tiến hành phối hợp với ba tổ chức tại Việt Nam (Viện nghiên cứu xã hội – ISS; Viện Môi trường và Phát triển bền vững – VESDI; và Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao năng lực cho phụ nữ – CEPEW) làm tiền đề cho việc xây dựng chương trình đào tạo trong khuôn khổ dự án cho các VNGO về lĩnh vực quản trị nội bộ và vận động chính sách. Báo cáo được chia làm bốn phần. Phần 1 giới thiệu chung. Phần 2 nêu ra bối cảnh bao gồm môi trường chính sách liên quan đến các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam và nhu cầu hỗ trợ nâng cao năng lực của các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam. Phần 3 giới thiệu phương pháp khảo sát với đối tượng khảo sát được lựa chọn từ hai loại hình tổ chức xã hội dân sự là các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam thành lập theo Nghị định 81 và các tổ chức Hội thành lập theo Nghị định 88. Phương pháp khảo sát áp dụng là thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn, sử dụng bảng câu hỏi, và phỏng vấn trực tiếp. Phần 4 tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá và đưa ra các kiến nghị.

Kết quả đánh giá khẳng định những thông tin đã được dự đoán trước và cũng cung cấp một số thông tin mới hữu ích cho hoạt động đào tạo tiếp theo của dự án. Dưới đây là một số kết quả đáng chú ý:

1) Thực trạng tổ chức và trình độ của các VNGO trong việc củng cố và phát triển tổ chức:

• Hầu hết các VNGO đang trong tình trạng khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Khoảng 80% số tổ chức khảo sát phải đi thuê văn phòng, số tổ chức còn lại dùng nhà riêng để hoạt động bởi không có kinh phí để thuê nhà.

• Số lượng các VNGO mới thành lập trong vòng 10 năm trở lại đây chiếm 68,2% trong tổng số tổ chức khảo sát (55/79), phản ánh sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các tổ chức VNGO trong những năm gần đây.

Page 7: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

v

• Số tổ chức VNGO chưa có trang web riêng chiếm tới 64,5% (51/79), trong đó 13/51 tổ chức thành lập trên 10 năm, 22/51 tổ chức thành lập từ 6-10 năm và 16/51 tổ chức mới thành lập 5 năm trở lại đây, cho thấy việc đã hoặc chưa sử dụng trang web riêng không phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm của tổ chức.

• Các tổ chức cùng lúc có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 80% số tổ chức được khảo sát (61/76) hoạt động từ 3 đến 11 lĩnh vực, trong đó đại đa số tập trung vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo (XĐGN) và phát triển cộng đồng (PTCĐ) chiếm 72,3% (55/76), môi trường và tài nguyên 63,1% (48/76), và nông lâm thuỷ sản 53,9% (41/76). Công tác vận động chính sách đã được các VNGO rất quan tâm, thể hiện ở việc có tới 42,1% số tổ chức đã có hoạt động về lĩnh vực này.

• Đội ngũ nhân sự trong các VNGOs khá dồi dào và đang được trẻ hóa với số cán bộ dưới 30 tuổi chiếm 45,2%, trình độ chuyên môn và bằng cấp học vị khá cao với 88,9% có bằng đại học trở lên.

• Tuy nhiên, độ tuổi của đội ngũ lãnh đạo trong các VNGO khá cao (68% trên 50 tuổi), trong đó có 16/51 người ở độ tuổi từ 70 trở lên, cho thấy sự cần thiết phải có động tác chuẩn bị để đào tạo bồi dưỡng một đội ngũ lãnh đạo kế cận trong những năm tới.

2) Thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ các VNGO và công tác đào tạo nâng cao năng lực cho các VNGO

• Lãnh đạo các VNGO cho rằng nhiệm vụ vận động và tìm kiếm tài trợ là một nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng rất thách thức đối với đại đa số các VNGO hiện nay, bằng chứng là 50% lãnh đạo được phỏng vấn cho rằng họ mới hoàn thành nhiệm vụ này ở mức độ 3 (tức là hoàn thành hơn một nửa nhiệm vụ), và chỉ khoảng 30% đánh giá ở mức độ 4 (có thể hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ nhưng mất nhiều thời gian) và mức độ 5 – mức độ cao nhất chỉ chiếm 20% (có thể hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu đặt ra).

• Trong khi đó, thách thức đối với các cán bộ dự án lại nằm ở nhiệm vụ viết đề xuất dự án với khoảng 40% cán bộ được hỏi cho rằng mình chỉ hoàn thành nhiệm vụ này ở mức độ 1 hoặc 2 (tức là không thể hoàn thành bất kỳ một phần nào của công việc hoặc chỉ hoàn thành một nửa nhiệm vụ).

• Mặc dù nhận thức rất rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, các VNGO vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc cử cán bộ đi tham dự các khóa tập huấn, phần vì nguồn tài chính hạn chế, phần vì công việc nhiều, địa bàn hoạt động ở nơi vùng sâu vùng xa. Trên 30% số tổ chức được khảo sát trả lời rằng chưa được tham gia bất kỳ khoá học nào, tập trung ở các VNGO mới thành lập và ở các VNGO khảo sát tại TP.Huế và TP.Hồ Chí Minh. Trong số các tổ chức đã từng được tham gia các khoá học, trên 70% số tổ chức trả lời chưa được tham gia các khoá học về lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách.

3) Thực trạng năng lực của các VNGO trong công tác vận động chính sách và huy động cộng đồng tham gia xây dựng chính sách

• Vận động chính sách tuy nhìn từ góc độ lý luận còn là một khái niệm khá mới mẻ song trên thực tế đã tồn tại từ khá lâu như một biểu hiện tất yếu của xã hội. 68,3% số tổ chức được hỏi trả lời có quan tâm đến công tác vận động chính sách, và trên thực tế, đã có những VNGO chính thức tham gia vào việc xây dựng các luật, quy định quan

Page 8: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

vi

trọng của nhà nước và phản ánh ý kiến của các cộng đồng nhân dân về các dự thảo luật, các quy định này.

• Một số khóa tập huấn về phát triển tổ chức và vận động chính sách được thực hiện với các mục tiêu cụ thể, nội dung đào tạo đáp ứng cả về mặt kiến thức cũng như kỹ năng để có thể áp dụng trong thực tế, và phương pháp đào tạo lấy học viên làm trung tâm. Tuy nhiên, điểm hạn chế của các khóa tập huấn này là nội dung và tài liệu đào tạo chưa được chuẩn hóa, hình thức trình bày còn sơ sài chưa thu hút được học viên, các khóa học còn thiên nhiều về lý thuyết, các mô hình nghiên cứu điển hình nếu có cũng đều của nước ngoài, và đặc biệt là sau tập huấn không có nguồn lực cho hoạt động tiếp theo để áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế.

4) Nhu cầu đào tạo của các VNGO

• Nhu cầu đào tạo của các VNGO rất lớn. Chỉ trong khuôn khổ của 79 VNGO được khảo sát đã có 1.370 lượt người có nhu cầu tham gia các khoá học ở cả 5 nội dung. Trong đó lĩnh vực về phát triển tổ chức và đào tạo huấn luyện viên cho phát triển tổ chức có nhu cầu cao nhất chiếm 47,5% (651/1370), tiếp theo là lĩnh vực về đào tạo huấn luyện viên cho kỹ năng huy động sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng chính sách chiếm 41,1%, chứng tỏ các VNGO có nguyện vọng sau khoá học có thể đào tạo lại cho đồng nghiệp trong tổ chức hoặc cho các tổ chức khác khi có nhu cầu.

• Về công tác tổ chức đào tạo, các VNGO có ý kiến như sau: nội dung nên được kết cấu logic theo từng phần và phân chia các phần theo từng đợt tập huấn; phân chia lãnh đạo và cán bộ học riêng từng lớp; khóa học dành cho lãnh đạo thời gian ngắn từ 1- 2 ngày/đợt là tối đa, vì lãnh đạo bận nhiều việc không thể tham gia lâu hơn, trong khi đối với cán bộ, thời gian học tối đa là 4 ngày/đợt; về phương pháp đào tạo, nên dành nhiều thời gian cho thực hành, thông qua làm bài tập và thảo luận nhóm, với các mô hình nghiên cứu điển hình gần gũi với người học, cộng thêm hỗ trợ kinh phí sau tập huấn cho hoạt động tiếp theo để áp dụng kiến thức vào thực tế; mỗi lớp học không nên quá 30 học viên.

Căn cứ vào kết quả của hoạt động đánh giá nhu cầu đào tạo, nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức VNGO trong công tác phát triển tổ chức và vận động chính sách như sau: tạo ra môi trường chính sách thuận lợi để tăng cường tổ chức VNGO và nâng cao năng lực cho các VNGO thông qua đào tạo. Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất một chương trình đào tạo về lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách trong khuôn khổ của dự án cho giai đoạn tiếp theo.

Page 9: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

1

Phần 1. Giới thiệu

Nhiều thập kỷ qua, nhà nước phổ biến thông tin, chính sách, cung cấp các dịch vụ kinh tế xã hội cơ bản, cũng như tham vấn ý kiến công chúng qua hệ thống các tổ chức chính trị xã hội thuộc Mặt trận Tổ quốc như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, và Liên đoàn Lao động. Mặc dù hệ thống các tổ chức chính trị xã hội vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền và phổ biến thông tin, chính sách và cung cấp các dịch vụ đến đông đảo người dân, các tổ chức này chưa thực sự hiệu quả trong việc tăng trách nhiệm giải trình về quản trị nhà nước. Các tổ chức này cũng chưa thực sự năng động trong việc tham vấn và tập hợp ý kiến người dân trong quá trình hoạch định và xây dựng chính sách trong bối cảnh phát triển kinh tế nhanh kéo theo các thay đổi về xã hội tại Việt Nam.

Số lượng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO) trong nước tuy còn ít nhưng đang ngày càng tăng. Hiểu rõ nhu cầu của cộng đồng tại địa phương và tiến hành các giải pháp phù hợp với cộng đồng là thế mạnh của họ. Tuy nhiên, thiếu khuôn khổ pháp lý hỗ trợ, thiếu nguồn tài chính bền vững, và hạn chế về năng lực tổ chức là những yếu tố kìm hãm sự phát triển của khu vực phi lợi nhuận, phi chính phủ hiện nay. Do đó họ chưa có tiếng nói trong quá trình xây dựng chính sách. Một số tổ chức phi chính phủ Việt Nam khác có kinh nghiệm hơn đã bắt đầu cộng tác với những cộng sự cùng chí hướng từ các tổ chức quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội, để huy động kinh nghiệm, kiến thức, và có cách tiếp cận chính thức để đưa những phản biện và phân tích chính sách đa chiều đóng góp vào quá trình xây dựng cơ chế và chính sách của chính phủ. Tuy nhiên những nỗ lực này vẫn còn ít, mang tính chất ngắn hạn và vẫn còn cá biệt.

Các đánh giá từ trước đến nay về xã hội dân sự (XHDS) tại Việt Nam do các tổ chức tiến hành, cho thấy xã hội dân sự có tiềm năng tổ chức sự tham gia của các cá nhân vào công cuộc phát triển vì một xã hội tốt đẹp hơn. Nhưng sự manh mún của XHDS hiện nay là một bất lợi hạn chế khả năng đóng góp và tham gia của họ. Điều này chỉ có thể được cải thiện nếu xã hội rộng mở hơn với các tổ chức XHDS, và bản thân các tổ chức và các nhóm cần liên kết với nhau một cách mạnh mẽ hơn và cần có sự phân công lao động rõ ràng hơn để từng nhóm có thể tập trung vào những lĩnh vực mà nhóm có thể hoạt động hiệu quả nhất. Đồng thời, các nhóm cần tiếp tục để tăng cường hơn nữa vai trò và trách nhiệm của hội viên của mình1. Trong bối cảnh Việt Nam, với mạng lưới các tổ chức quần chúng rộng khắp có vai trò mạnh mẽ trong quá trình xây dựng và ra quyết định chính sách, cần nghiên cứu và đề xuất cơ chế hợp tác, phối hợp và liên kết hiệu quả giữa các tổ chức XHDS và các tổ chức quần chúng vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Nhận thức được vai trò to lớn cũng như những khó khăn thách thức của các tổ chức XHDS Việt Nam, Quỹ Châu Á đang phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) và một số tổ chức liên quan khác thực hiện dự án “ Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam” trong thời gian 3 năm nhằm hướng tới 3 mục tiêu: (i) Tăng cường kỹ năng quản trị nội bộ các tổ chức phi chính phủ và xây dựng mạng lưới liên kết các tổ chức này; (ii) Xây dựng năng lực cho các tổ chức phi chính phủ về kỹ năng huy động cộng đồng tham gia hiệu quả trong quá trình xây dựng chính sách và ra quyết định; và (iii) Tăng cường sự liên kết giữa các tổ chức phi chính phủ với Quốc hội. 1 Nordlund, Irene và Đặng Ngọc Dinh. “Đánh giá ban đầu về xã hội dân sự tại Việt Nam.” CIVICUS, VIDS, SNV, và UNDP (Tháng 3 năm 2006).

Page 10: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

2

Để đạt được các mục tiêu trên, Quỹ Châu Á sẽ tiến hành những hoạt động sau:

• Thiết lập một hệ thống dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam và đánh giá nhu cầu nâng cao kỹ năng quản trị nội bộ và kỹ năng vận động chính sách, huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc hoạch định chính sách ở Việt Nam của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam.

• Hỗ trợ và tăng cường hợp tác, liên kết các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam.

• Tổ chức các lớp tập huấn cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về kỹ năng quản trị nội bộ và huy động sự tham gia của cộng đồng và vận động chính sách cho một số tổ chức phi chính phủ Việt Nam được lựa chọn.

• Hỗ trợ trao đổi thông tin và hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và Quốc hội trong việc xây dựng chính sách.

• Lồng ghép các thông tin về sự tham gia của người dân và vai trò của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong quá trình soạn thảo luật vào các chương trình đào tạo của Quốc hội.

Báo cáo đánh giá khảo sát này là một trong những hoạt động đầu tiên do Quỹ Châu Á tiến hành phối hợp với ba tổ chức tại Việt Nam (Viện Nghiên cứu Xã hội – ISS; Viện Môi trường và Phát triển bền vững – VESDI; và Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao Năng lực cho Phụ nữ – CEPEW). Kết quả khảo sát và đánh giá này sẽ được dùng làm cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo trong khuôn khổ dự án cho các VNGO về lĩnh vực quản trị nội bộ và vận động chính sách. Kết quả khảo sát được trình bày trong phần 4 bao gồm: đánh giá thực trạng năng lực của tổ chức trong việc củng cố phát triển tổ chức cũng như năng lực vận động chính sách, khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ thông qua việc xác định chức năng nhiệm vụ và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân để qua đó xác định những kiến thức kỹ năng thiếu hụt cần bổ sung. Phần 5 đưa ra những đánh giá chung về năng lực và công tác đào tạo nâng cao năng lực, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách. Phần 6 nêu lên những đề xuất làm thế nào để nâng cao năng lực cho các tổ chức VNGO trong lĩnh vực quản trị nội bộ và vận động chính sách. Những đề xuất trong phần này bao gồm: tạo ra môi trường, thể chế thuận lợi để tăng cường củng cố các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, đề xuất một chương trình đào tạo về lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách trong khuôn khổ của dự án cho giai đoạn tiếp theo.

Page 11: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

3

Phần 2. Bối cảnh

1. Môi trường chính sách liên quan đến các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam

Từ cuối những năm 1986, quyết định đi theo con đường phát triển và tăng trưởng theo định hướng thị trường của Việt Nam đã dẫn tới một số cải cách về thể chế và môi trường pháp lý liên quan đến phát triển kinh tế và khu vực kinh tế tư nhân. Giai đoạn phát triển mới của Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu đòi hỏi những bước cải cách thể chế mạnh hơn nữa để tăng cường đổi mới đưa ra các giải pháp đúng đắn để tận dụng các cơ hội và đối đầu với thách thức nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Một xã hội muốn phát triển được phải dựa vào sự phát triển của ba khu vực Xã Hội Dân Sự (XHDS), khu vực Nhà Nước, và khu vực thị trường.2 Nếu xã hội dân sự được phát triển trong mối quan hệ hài hòa với nhà nước và thị trường thì sẽ làm tăng sức mạnh quốc gia.3

Xã hội dân sự hiện đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Khái niệm "xã hội dân sự” xuất hiện khá sớm ở Châu Âu. Các định nghĩa phổ biến về "xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình4. Chính vì vậy những đặc điểm cơ bản nổi bật của các tổ chức XHDS là (i) được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, (ii) không nằm trong hệ thống bộ máy nhà nước, và (iii) hoạt động không vì mục đích lợi nhuận5.

Theo đó, XHDS được tạo lập bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những tổ chức truyền thông, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức với 3 hình thức cơ bản sau: (i) Các hội là các tổ chức XHDS có thành viên (Hội có thể thành lập nhằm mục tiêu phục vụ cho xã hội hoặc trực tiếp phục vụ cho lợi ích của các thành viên), (ii) Các quĩ là các tổ chức XHDS không có thành viên được quản lý bởi hội đồng quản trị do người sáng lập chỉ định (Quĩ chủ động hoạt động theo điều lệ và chiến lược, kế hoạch đặt ra. Các quĩ thường là các tổ chức có chức năng cung cấp các nguồn tài trợ theo mục tiêu đặt ra), và (iii) Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) là loại hình các tổ chức xã hội dân sự chủ yếu cung cấp dịch vụ công, vận động tài trợ và có thể làm các dịch vụ để có các khoản thu nhập cho hoạt động của mình (Các tổ chức này không có thành viên, thường được thành lập bởi một hoặc một nhóm các cá nhân có mục tiêu phục vụ xã hội6.)

Vai trò của các tổ chức XHDS là cùng với nhà nước giải quyết những vấn đề chung của xã hội thể hiện ở cả 3 khía cạnh: xã hội, kinh tế và chính trị, mà cụ thể là tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân vào tổ chức của mình, cùng tham gia giải quyết các vấn đề của xã hội; tổ chức cung cấp, chuyển giao công nghệ, phổ biến kiến thức quản lý, kỹ thuật cho cộng đồng thông qua việc tổ chức các dịch vụ tới vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn mà các tổ chức vì lợi nhuận không muốn triển khai, nhà nước chưa đủ điều kiện để với tới; là cầu nối giữa Đảng, nhà nước với người dân thông qua việc khuyến khích sự tham gia của người dân

2 Đoàn Thanh Liêm. “Xã hội Dân sự: Đối tác và Đối trọng của Nhà nước.” Đàn Chim Việt (28 tháng 8 năm 2008). 3 Lê Bạch Dương. “Xã hội Dân sự khỏe, Nhà nước khỏe.” Xa lộ Tin tức (23 tháng 4 năm 2008). 4 Bùi Quang Dũng. “Xã hội Dân sự - Khái niệm và các vấn đề”. Tạp chí Triết học (15 tháng 4 năm 2007). 5 Nguyễn Mạnh Cường. “Sổ tay hướng dẫn thành lập và quản trị các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.” 2008. 6 Nguyễn Mạnh Cường. “Sổ tay hướng dẫn thành lập và quản trị các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.” 2008.

Page 12: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

4

vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách phát triển đất nước, giám sát việc thực hiện và thực hiện phản biện xã hội7.

Thực tiễn cho thấy, các tổ chức XHDS ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất sớm. Tuy nhiên, chỉ từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới 1986, cùng với sự đổi mới về kinh tế là sự phát triển trong lĩnh vực xã hội, đặc biệt từ nửa đầu thập niên 1990 đến nay các tổ chức xã hội dân sự không ngừng gia tăng về sức mạnh và tổ chức. Ở Việt Nam, cho đến nay, mặc dù các văn kiện Đảng và Nhà nước chưa trực tiếp nêu khái niệm “xã hội dân sự” hay “xã hội công dân”, song trên thực tế, ở mức độ nhất định, Đảng và Nhà nước đã bước đầu chú ý đến việc xây dựng các thể chế và cơ sở pháp lý của xã hội dân sự. Ngay từ giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, hàng loạt những chính sách của Đảng và nhà nước đã khuyến khích sự ra đời của các loại hình tổ chức. Nghị quyết 8B-NQ/HNTW (khoá VI) Đảng đã nêu rõ: "trong giai đoạn mới cần thành lập các hội đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề nghiệp và đời sống nhân dân, hoạt động theo hướng ích nước lợi nhà, tương thân tương ái. Các tổ chức này được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự trang trải về tài chính trong khuôn khổ pháp luật".

Nghị quyết Đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định: "mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân tham gia các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp, văn hoá, hữu nghị, từ thiện, nhân đạo" và "hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động không vì lợi nhuận mà vì nhu cầu và lợi ích của nhân dân. Những tổ chức này được nhà nước uỷ quyền thực hiện một số nhiệm vụ cung ứng một số dịch vụ công với sự giám sát của cộng đồng. Thông qua đó nhà nước có thể tập trung sức lực để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng hơn". Thực hiện chủ trương của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy tạo điều kiện cho các loại hình tổ chức của dân ra đời: Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, Nghị định 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ, Nghị định 81/2003/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật khoa học công nghệ, Nghị định 25/CP ngày 1/5/2001 của Chính phủ ban hành quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội, Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, Nghị định số 53/NĐ-CP ngày 25/5/2006 về việc khuyến khích các tổ chức dịch vụ ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, văn hoá, khoa học, thể dục thể thao. Kết quả là nhiều tổ chức xã hội mới đã hình thành, bên cạnh các tổ chức quần chúng và hội nghề nghiệp, các tổ chức mới đã xuất hiện dưới hình thức phi chính phủ và nhóm cộng đồng.

Các tổ chức XHDS đề cập trong báo cáo này là các tổ chức đăng ký hoạt động, dưới ba dạng: tổ chức phi chính phủ theo Nghị định 81/2002, các hội theo Nghị định 88/2002, và quĩ phi chính phủ theo Nghị định 148/2007 (xin xem chi tiết dưới đây).8

A. Các tổ chức xã hội dân sự theo Nghị định 81/TTg-2002

Các tổ chức XHDS ở Việt Nam được thành lập và hoạt động theo Nghị định 81/2002/NĐ-CP, là loại hình tổ chức phi chính phủ, không có thành viên, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Theo dữ liệu hiện có, có 222 tổ chức đăng ký dưới dạng này tại Việt Nam (xem thêm Phụ lục 6: Danh sách các VNGO đăng ký theo Nghị định 81). Vì mục tiêu phục vụ cho xã hội và cộng đồng, nên theo quy định hiện hành, các tổ chức này được hưởng một số các ưu đãi của nhà nước như sau: 7 Nguyễn Ngọc Lâm. “Hoạt động của các tổ chức nhân dân ở Việt Nam.” SIDA (Tháng 8 năm 2008). 8 Nguyễn Mạnh Cường. “Sổ tay hướng dẫn thành lập và quản trị các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.” 2008.

Page 13: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

5

• Miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản thu lấy từ ký kết các hợp đồng khoa học công nghệ, từ việc thực hiện đề tài dự án.

• Không chịu thuế nhập khẩu đối với việc nhập khẩu máy móc thiết bị tài liệu mà trong nước không làm được.

• Ưu đãi tín dụng khi vay đầu tư khoa học và công nghệ từ Quĩ hỗ trợ phát triển.

• Ưu đãi tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA).

• Được hưởng mức ưu đãi cao nhất về tiền thuê đất và mức thấp nhất về thuế sử dụng đất theo pháp luật qui định.

• Có quyền tiếp cận các nguồn tài trợ phi chính phủ và tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế và các mạng lưới quốc tế.

• Ngoài ra nếu các tổ chức này thuộc các hội như hội luật gia, hội vật lý và toán học, hay dưới LHHVN, đều được hưởng các quyền lợi như các hội và thông qua hội như quyền tư vấn phản biện và giám định xã hội đối với các chính sách và dự án phát triển của nhà nước theo Quyết định 22/TTG/2002. Quyết định này cho phép LHHVN được tư vấn phản biện và giám định xã hội các dự án và các chính sách của nhà nước, cho nên các tổ chức thành viên của LHHVN dưới dạng các đơn vị này cũng được hưởng các quyền theo quyết định này.

Trên thực tế các tổ chức XHDS thành lập dưới dạng này đã có khả năng tiếp cận qui mô lớn các nguồn tài trợ nước ngoài, và không phải nộp thuế đối với các hoạt động phi lợi nhuận, bên cạnh đó có nhiều điều kiện ưu đãi khác hẳn so với doanh nghiệp.

B. Các hội thành lập theo Nghị định 88/2002/NĐ-CP

Các hoạt động của hội chủ yếu trên cơ sở Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Thông tư số 01/2004/TT-BNV ngày 15/1/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Theo các văn bản này, hội là các tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan. Hội có thể có các tên gọi khác nhau: Liên hiệp, Tổng hội, Liên đoàn, Hiệp hội, Câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật. Các hội thành lập theo nghị định này có các quyền lợi sau:

• Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội và hội viên.

• Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội; hoà giải tranh chấp trong nội bộ hội.

• Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.

Page 14: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

6

• Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của hội theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân. Các hội có thể liên kết với các hội khác và dưới sự hỗ trợ của LHHVN để tiến hành các đề tài nghiên cứu và phản biện xã hội đa ngành.

• Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo qui định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động.

• Được gây quĩ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.

• Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

• Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh được gia nhập làm hội viên của các hội quốc tế và khu vực theo quy định tại Nghị định số 20/2002/NĐ-CP ngày 20/02/2002 của Chính phủ về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Theo số liệu năm 2007 – 2008 do Vụ Tổ chức Phi chính phủ, Bộ Nội vụ, cung cấp, cho đến nay, chính phủ đã cho phép thành lập 389 Hội có phạm vi toàn quốc (bao gồm các Hội nghề nghiệp và Hội nhân đạo từ thiện), và hơn 6.500 Hội có phạm vi hoạt động tại địa phương (chưa kể hàng vạn hội được thành lập hoạt động tại các xã phường, thị trấn, huyện).

C. Các quĩ phi chính phủ thành lập theo Nghị định 148/ND-CP/2007

Quỹ là tổ chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân do một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức tự nguyện dành một khoản tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua hợp đồng, hiến tặng, di chúc, nhằm mục đích hỗ trợ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận; quĩ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận Điều lệ. Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, hiện nay có hàng ngàn tổ chức đăng ký hoạt động dưới dạng này tại Việt Nam (tuy nhiên không có số liệu cụ thể cung cấp khi tiến hành khảo sát này). Quyền lợi của các quĩ thành lập theo Nghị định 148/ND-CP/2007 cụ thể như sau:

• Vận động quyên góp, vận động tài trợ cho quĩ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước theo đúng tôn chỉ, mục đích của quĩ và theo quy định của pháp luật.

• Thực hiện tài trợ đúng theo sự ủy quyền của cá nhân, tổ chức đã uỷ quyền và đúng tôn chỉ, mục đích của quĩ.

• Được tổ chức các dịch vụ và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản quĩ.

• Các doanh nghiệp tài trợ cho quĩ đều được khấu trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp, theo đó nhà nước khuyến khích khu vực thị trường thúc đẩy hoạt động từ thiện, xã hội và phi lợi nhuận.

Cùng với những chính sách tạo điều kiện cho các tổ chức VNGO ra đời và hoạt động với số lượng lớn, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích sự tham gia của người dân

Page 15: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

7

cũng như tổ chức xã hội vào các hoạt động phát triển của cộng đồng. Nghị định dân chủ ở cơ sở năm 1998 và được sửa đổi bổ sung thành Pháp lệnh Dân chủ cơ sở năm 2003 đã thực sự khuyến khích và tạo cơ hội cho người dân và các tổ chức xã hội tham gia ngày càng nhiều vào quá trình ra quyết định ở cấp cơ sở. Nhờ có pháp lệnh này, người dân đã tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước ở cấp cơ sở.

Chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 đã bắt đầu khuyến khích sự tham dự của người dân trong mọi mặt đời sống kinh tế chính trị và xã hội. Khẩu hiệu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, và dân kiểm tra" đã dần dần có tác động đến hệ thống kinh tế chính trị xã hội ở từng cấp độ khác nhau. Các cơ hội cho người dân thông qua các tổ chức xã hội dân sự tham gia cung cấp dịch vụ công và phản biện chính sách dần dần được mở ra. Quyết định 22/TTG/2002 cho phép LHHVN được quyền tư vấn phản biện và giám định xã hội các dự án và các chính sách của Nhà nước, các tổ chức thành viên của LHHVN cũng được hưởng các quyền theo quyết định này9.

Trong việc chuyển tải kiến thức và kỹ thuật (ví dụ: cách làm ăn mới) đến người dân, các tổ chức XHDS và một số Hội đã có những hoạt động rất gần gũi dân. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động của các hội này mới giới hạn trong chừng mực nhất định, trong khi họ có nhiều tiềm năng trí tuệ, khả năng tổ chức quản lý điều hành, có nhiều mối quan hệ đối nội và đối ngoại trong nước và quốc tế. Vì vậy, cần tranh thủ cũng như tạo điều kiện khuyến khích sự tham gia của họ vào công cuộc phát triển ngay từ cấp cộng đồng. Điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các thành viên, đặc biệt là lãnh đạo cấp xã, phường, thị trấn phải quan tâm đúng mức, đúng tầm mới đạt được yêu cầu mong đợi, mà trước tiên là đổi mới tư duy về sự tham gia và đóng góp một cách tích cực và hiệu quả của các tổ chức XHDS.

2. Nhu cầu hỗ trợ và nâng cao năng lực của các tổ chức XHDS tại Việt Nam

Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về các tổ chức XHDS ở Việt Nam nhằm giúp người dân Việt Nam hiểu biết thêm về XHDS ở Việt Nam cũng như làm rõ vai trò, vị trí, cơ chế chính sách nhằm phát huy hơn nữa tính tích cực của người dân, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một trong những nghiên cứu đó phải kể đến nghiên cứu ”Đánh giá ban đầu về XHDS ở Việt Nam” do CIVICUS hợp tác cùng với Viện Những vấn đề Phát triển (VIDS), một tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, thực hiện trong năm 2006. Báo cáo nghiên cứu này đã chỉ ra một thực trạng của các tổ chức XHDS tại Việt Nam trên 4 bình diện: cấu trúc của XHDS, môi trường kinh tế - xã hội đối với XHDS, các giá trị của XHDS, và tác động của các hoạt động XHDS. Báo cáo cũng chỉ ra rằng XHDS là khái niệm rất mới đối với Việt Nam, nhưng nội hàm của vấn đề đã tồn tại, phát triển và có những ảnh hưởng tích cực đối với đời sống chính trị, xã hội nước ta. XHDS Việt Nam có cấu trúc xã hội rộng nhưng không sâu, môi trường pháp lý để XHDS phát triển đã được xác lập nhưng những yếu tố khích lệ, phát huy sự tham gia của xã hội dân sự đến xã hội còn yếu. Tuy nhiên, những giá trị mà xã hội dân sự mang lại là rất lớn, như vận động chính sách cho người nghèo, tham gia vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, bình đẳng giới, xoá mù chữ, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế cho người dân, bảo vệ môi trường, giám sát xã hội, v.v.

Song song với công trình nghiên cứu đánh giá ban đầu này, một hội thảo “Tăng cường năng lực và đẩy mạnh sự tham gia của các VNGO vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam” cũng đã được tổ chức vào ngày 9/11/2006 nhằm xác định những thách thức mà các

9 Nguyễn Mạnh Cường. “Sổ tay hướng dẫn thành lập và quản trị các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.” 2008.

Page 16: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

8

VNGO đang phải đối mặt và thảo luận các phương thức để các bên liên quan hỗ trợ tạo dựng môi trường thuận lợi cho các VNGO và mạng lưới của họ, đồng thời tăng cường năng lực của các tổ chức này. Hội nghị đồng thuận rằng các VNGO đóng vai trò quan trọng như những lực lượng hoạt động tăng cường cho Chính phủ và thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ.

Nghiên cứu mới đây do Bùi Thế Cường và Thaveeporn Vasavakul (tháng 11 năm 2008) thực hiện cho Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thuỵ Sỹ (SDC), tên tạm dịch là “Cơ chế chính thức cho đối thoại giữa các cơ quan Nhà nước, Quốc hội, và các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam”, đã chỉ ra rằng các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam không thoả mãn được các tiêu chí của các tổ chức phi chính phủ trong khái niệm của xã hội dân sự. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhận thấy vai trò tiềm năng của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam và coi những điểm còn thiếu sót này là cơ sở để thoả hiệp giữa các tổ chức xã hội dân sự với Nhà nước, cũng như giữa các tổ chức xã hội dân sự với nhau. Nghiên cứu lý luận rằng việc ứng dụng khuôn khổ pháp lý chính là nền tảng cho việc hiện thực hoá cơ chế đối thoại, mà điều này lại phụ thuộc chủ yếu vào việc các cơ quan Chính phủ và Quốc hội nhìn nhận về các tổ chức xã hội dân sự và vai trò của các tổ chức này như thế nào, cũng như việc các tổ chức xã hội dân sự tận dung cơ chế sẵn có cho mục đích đối thoại ra sao. Nghiên cứu cho biết các cơ quan Chính phủ về cơ bản vẫn chưa sử dung triệt để cơ chế đối thoại trong trao đổi với các tổ chức xã hội dân sự. Trong khi đó, các tổ chức xã hội dân sự hiện vẫn còn yếu về năng lực nội tại cũng như khả năng kết nối với các tổ chức/mạng lưới có cùng mối quan tâm để tăng cường tiếng nói của mình. Báo cáo đưa ra năm nhóm vấn đề chủ yếu trong cơ chế đối thoại giữa các cơ quan Chính phủ, Quốc hội, và các tổ chức xã hội dân sự, cũng là những khoảng trống cho các đề xuất hỗ trợ của SDC.

Một nghiên cứu đáng chú ý nữa của nhóm nghiên cứu Ben Kerkvliet, Nguyễn Quang A, và Bạch Tân Sinh thực hiện cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh (DFID) (tháng 12 năm 2008) có tựa đề (tạm dịch) là “Các hình thức cam kết/hợp tác giữa các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ hợp tác giữa các nhóm xã hội dân sự và cơ quan Nhà nước tiến triển theo thời gian nhờ sự cải thiện của môi trường chính trị và pháp luật nói chung. Càng ngày việc thành lập và đạt được tư cách pháp nhân càng trở nên dễ dàng hơn đối với các tổ chức. Thông qua quá trình hợp tác cởi mở, các nhóm dân sự và chính quyền phát triển các mối quan hệ đem lại hiệu quả cao, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ. Lĩnh vực này thường bao gồm việc các tổ chức xã hội dân sự hỗ trợ tiến hành các chương trình của Nhà nước nhằm đem lại lợi ích cho người dân, cung cấp các dịch vụ công mà Nhà nước chưa có cơ hội hoặc không có điều kiện cung cấp, vận động chính sách, và giám sát các hoạt động của Nhà nước. Báo cáo nghiên cứu đưa ra các đề xuất nhằm phát triển hợp tác giữa khối Nhà nước và khối xã hội dân sự, tập trung vào 3 nhóm sau: (i) cải thiện môi trường thể chế và điều tiết, (ii) phổ biến quan hệ hợp tác và các hoạt động của khối xã hội dân sự, và (iii) tăng cường hợp tác giữa khối Nhà nước và khối xã hội dân sự qua bốn hình thức cụ thể là cung cấp dịch vụ, hoạch định luật pháp và chính sách, giám sát và tăng cường chịu trách nhiệm, và định hướng các mối quan tâm của người dân.

Điểm mạnh của các VNGO là có đội ngũ nhân viên nhiệt tình và kinh nghiệm đa lĩnh vực, phương pháp làm việc có sự tham gia, tiềm năng đóng góp của các VNGO còn rất lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó các VNGO còn gặp nhiều thách thức, đó là thiếu khuôn khổ pháp lý toàn diện, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính, trong khi đó bản thân hoạt động của hầu hết các VNGO chưa có bản sắc, vai trò rõ rệt, và có ảnh hưởng rõ nét trong xã hội. Tầm nhìn, chiến lược tham gia, và định hướng tương lai của các tổ chức cũng vẫn còn mơ hồ. Từ những thực trạng nêu trên, một số khuyến nghị cũng đã đề xuất với các bên liên quan như sau: về phía nhà nước cần cải thiện môi trường xã hội chính trị để củng cố XHDS, đảm bảo sự bình

Page 17: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

9

đẳng hơn đối với các tổ chức XHDS, giữa các tổ chức quần chúng với các tổ chức VNGO và khuyến khích các VNGO tham gia nhiều hơn nữa vào việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đối với các nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO) nên hỗ trợ việc thiết lập mạng lưới VNGO và tận dụng các VNGO nhiều hơn nữa để thực hiện các chương trình phát triển thông qua việc nâng cao năng lực và phát triển tổ chức thông qua đào tạo và đánh giá nhu cầu của tổ chức và đối thoại với các tổ chức VNGO.

Các tổ chức XHDS nên tích cực hơn trong việc tăng cường giải trình, minh bạch và tính hợp pháp với tư cách là đại diện của nhân dân, tận dụng các cơ hội sẵn có để thiết lập mạng lưới và hợp tác tốt hơn giữa các tổ chức và với các nhà tài trợ, các INGO, xây dựng mối liên kết cụ thể với cộng đồng ở cấp cơ sở. Nói một cách khác, để phát huy vai trò của mình cùng với sự hỗ trợ của chính phủ, nhà tài trợ và các INGO, VNGO cần phải tăng cường năng lực tổng thể nội bộ của tổ chức, xây dựng những chiến lược dài hạn với tầm nhìn rõ ràng hơn, chú trọng tập trung vào phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

Việc thành lập Viện Nghiên cứu Xã hội (ISS) năm 2008 là điều kiện thuận lợi để tăng cường năng lực cho các VNGO, qua đó các nhà tài trợ và các INGO có thể cung cấp tài chính và kỹ thuật nhằm hỗ trợ cho việc tăng cường năng lực cho các VNGO. Các tổ chức này trước hết cần tăng cường năng lực về quản trị điều hành nội bộ để có thể tiến hành các hoạt động hiệu quả trong những lĩnh vực của mình và về lâu dài có đủ khả năng tham gia vào quá trình hoạch định chính sách ở Việt Nam.

Khảo sát đánh giá này được thực hiện với sự hợp tác và hỗ trợ của Viện ISS và một số tổ chức phi chính phủ khác, nhằm xác định nhu cầu đào tạo của các tổ chức XHDS, đồng thời cung cấp một số thông tin và dữ liệu ban đầu về các tổ chức XHDS tại Việt Nam, các mạng lưới VNGO hiện có đang hoạt động với mục đích phát triển của Việt Nam.

Đánh giá chú trọng đến nhu cầu đào tạo từ phía các VNGO liên quan đến phát triển tổ chức và vận động chính sách. Dựa trên các thông tin và dữ liệu cơ bản ban đầu này, ISS sẽ tiếp tục tiến hành thu thập thêm thông tin số liệu cần thiết khác để có thể có một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh hơn về các tổ chức XHDS tại Việt Nam. Đặc biệt, ISS sẽ tiến hành xây dựng một danh mục các tổ chức VNGO đang hoạt động tích cực và hiệu quả trong các lĩnh vực như đã đăng ký. Việc xây dựng danh mục này tạo điều kiện cho các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực liên quan trao đổi thông tin kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết của các tổ chức ở khu vực tư nhân và nhà nước về các hoạt động và đóng góp của các tổ chức VNGO, và khuyến khích sự hợp tác trong tương lai.

Page 18: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

10

Phần 3. Phương pháp khảo sát đánh giá

1. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát: Khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo làm cơ sở để phát triển chương trình nâng cao năng lực cho cán bộ và tổ chức VNGOs tham gia vào quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể: (i) Tìm hiểu tổ chức và hoạt động của các VNGO; (ii) Đánh giá thực trạng năng lực của các VNGO về phát triển tổ chức và huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng chính sách; (iii) Đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ của các cán bộ trong các VNGO nói chung và tham gia vào quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam nói riêng; (iv) Xác định nhu cầu đào tạo của các VNGO về phát triển tổ chức và huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam; (v) Đề xuất chương trình đào tạo cho các VNGO về phát triển tổ chức và kỹ năng huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam.

2. Đối tượng, phạm vi khảo sát đánh giá

2.1. Đối tượng khảo sát và đánh giá

Việc lựa chọn đối tượng khảo sát đã được nhóm đánh giá phân tích, thảo luận, và lựa chọn kỹ càng nhằm xác định đối tượng tổ chức và đối tượng cá nhân trong tổ chức để tiến hành khảo sát, từ đó đạt được các mục tiêu như đã nêu ở trên với thời gian và kinh phí có hạn.

Về tổ chức: Dựa vào danh sách các tổ chức XHDS đăng ký theo ba loại hình như đã nêu ở phần 2.1., nhóm đánh giá thống nhất chọn các tổ chức đăng ký hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến: giáo dục, đào tạo và y tế; khoa học và công nghệ; môi trường và tài nguyên; kinh tế xã hội (theo Nghị định 53/2006/NĐ/CP). Theo đó, khảo sát tập trung vào 2 loại hình tổ chức XHDS, bao gồm: (i) Các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam thành lập theo Nghị định 81 (trước đây là Nghị định 35). Các tổ chức này chủ yếu cung cấp dịch vụ công, vận động tài trợ. Hầu hết các tổ chức thuộc nhóm này mới ra đời còn non trẻ so với các nhóm XHDS khác vì vậy rất cần được quan tâm, đặc biệt là nâng cao năng lực thông qua đào tạo, liên kết mạng lưới để có thể đáp ứng được vai trò trong tình hình mới. Đây cũng là một lý do các tổ chức này được lựa chọn để tiến hành khảo sát; và (ii) Một số tổ chức Hội thành lập theo Nghị định 88, chỉ tập trung vào một số Hội đảm bảo các tiêu chí đã nêu trên và đặc biệt có hoạt động gần giống tổ chức phi chính phủ.

Dựa trên danh sách các Hội và các VNGO đã thu thập được, nhóm đã lựa chọn ra 110 tổ chức và tiến hành gửi công văn đề nghị hợp tác kèm theo phiếu điều tra. Các tổ chức được lựa chọn có văn phòng đóng tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, Huế, TP HCM và một số tỉnh như: Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Cạn và Thái Nguyên (Danh sách các đơn vị tham gia khảo sát và phỏng vấn trong phụ lục 2).

Với mỗi tổ chức, nhóm khảo sát tiến hành phỏng vấn trực tiếp cá nhân 01 cán bộ lãnh đạo và 01 cán bộ phụ trách chương trình/ dự án. Phỏng vấn trực tiếp được tiến hành tại: Tp Hà Nội đại diện cho khu vực phía Bắc, Tp. Huế đại diện cho khu vực miền Trung, và Tp. Hồ Chí Minh đại diện cho khu vực phía Nam cùng với các đơn vị có phản hồi khi khảo sát qua bảng hỏi.

Page 19: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

11

2.2. Phạm vi đánh giá khảo sát

Để làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo cho các tổ chức VNGO, nhóm đánh giá tập trung khảo sát thu thập, phân tích thông tin liên quan đến năng lực của tổ chức cũng như năng lực cá nhân (lãnh đạo, nhân viên) của các tổ chức VNGO trong lĩnh vực củng cố phát triển tổ chức và vận động chính sách, bao gồm:

Thực trạng năng lực của các VNGO trong việc củng cố và phát triển tổ chức: Khảo sát tập trung vào các khía cạnh liên quan đến cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị và đặc biệt là nguồn tài chính để đảm bảo cho các VNGO hoạt động một cách chuyên nghiệp. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu về kỹ năng xây dựng chiến lược, sứ mệnh, tầm nhìn, chức năng nhiệm vụ, đối tượng can thiệp và các hoạt động can thiệp chủ yếu của tổ chức cho đến nay.

Thực trạng năng lực của các VNGO trong lĩnh vực vận động chính sách: Khảo sát về mức độ quan tâm của các VNGO với công tác vận động chính sách, các lĩnh vực và hình thức vận động chính sách hiện nay của các VNGO; những cơ sở pháp lý hiện nay để các VNGO tham gia hoạt động hoạch định chính sách ở Việt Nam; hiện trạng xây dựng mạng lưới và cách thức hoạt động của các mạng lưới VNGO trong hoạt động vận động chính sách.

Nhu cầu đào tạo của các NGO về lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách: Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nâng cao năng lực của các VNGO nói chung và lĩnh vực phát triển tổ chức, vận động chính sách nói riêng. Xác định nhu cầu đào tạo từ phía các tổ chức VNGO đối với lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách.

3. Phương thức và công cụ khảo sát đánh giá

Các phương pháp sau được nhóm nghiên cứu sử dụng:

Thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn: Nhóm nghiên cứu đã thu thập các báo cáo nghiên cứu về XHDS Việt Nam, các báo cáo về hoạt động vận động chính sách từ các nhóm, mạng lưới VNGO, danh sách các VNGO và các Hội hiện có từ các Liên hiệp hội, Hội, Bộ, Ngành, tỉnh, các tài liệu hướng dẫn, các tài liệu đào tạo liên quan, các tài liệu tham khảo trên Internet liên quan đến nội dung khảo sát.

Bảng câu hỏi (phiếu điều tra): Bộ bảng hỏi được xây dựng căn cứ vào mục tiêu và nội dung cần khảo sát và thu thập thông tin, ngoài ra tham khảo một số mẫu bảng hỏi từ một số nghiên cứu khảo sát nhu cầu đào tạo của hợp phần nâng cao năng lực cho các VNGO thuộc dự án “Nâng cao hiệu quả hợp tác và học hỏi các tổ chức phi chính phủ Việt Nam – ENABLE“. Bảng câu hỏi được xây dựng cho 2 nhóm đối tượng: (i) năng lực của tổ chức: sử dụng mẫu phiếu số 1 điều tra về năng lực tổ chức của các VNGO; (ii) năng lực cá nhân: sử dụng mẫu phiếu số 2 điều tra năng lực của cán bộ lãnh đạo, cán bộ dự án trong các VNGO. Phiếu điều tra gửi tới 110 tổ chức đã được lựa chọn tham gia khảo sát. Tuy nhiên chỉ có 79 tổ chức phản hồi ý kiến bằng phiếu (phỏng vấn trực tiếp được tiến hành với các cán bộ và lãnh đạo của 79 tổ chức này), 31 tổ chức còn lại không có sự phản hồi, mặc dù nhóm nghiên cứu đã cố gắng liên hệ (nội dung các mẫu phiếu trong bộ bảng hỏi tại phụ lục 3).

Phỏng vấn: Phỏng vấn được tiến hành tại 79 tổ chức với 2 nhóm đối tượng: Cán bộ lãnh đạo và cán bộ chương trình/dự án của các tổ chức (nội dung hướng dẫn phỏng vấn trong phụ lục 3). Tại 79 tổ chức, nhóm phỏng vấn 75 Giám đốc/Phó Giám đốc các Trung tâm, Viện trưởng/ Viện phó các Viện và Chủ tịch/Phó chủ tịch các Hội, và 56 cán bộ phụ trách chương trình và

Page 20: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

12

dự án. Thông tin thu thập từ cán bộ lãnh đạo bao gồm năng lực của tổ chức cũng như những thách thức liên quan đến việc củng cố, phát triển tổ chức và tiến hành hoạt động vận động chính sách ở Việt Nam. Kết hợp với việc tìm hiểu thông tin về tổ chức, nhóm cán bộ lãnh đạo còn được phỏng vấn sâu về năng lực cá nhân họ với tư cách là lãnh đạo của tổ chức. Thông tin thu thập từ nhóm cán bộ bao gồm: năng lực cá nhân thực thi công việc nói chung và đặc biệt trong việc huy động người dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách tại các địa bàn dự án cũng như nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực trong lĩnh vực này. (Danh sách các tổ chức và cán bộ trả lời phỏng vấn trong phụ lục 2).

Page 21: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

13

Phần 4. Kết quả khảo sát và đánh giá

1. Thực trạng tổ chức và trình độ của các VNGO trong việc củng cố và phát triển tổ chức

1.1. Về cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức

Cơ sở vật chất và trang thiết bị là một trong những yếu tố cần thiết đối với bất kỳ tổ chức nào, đặc biệt là với các VNGO trong khuôn khổ nghiên cứu đang hoạt động về lĩnh vực giáo dục đào tạo, môi trường, xóa đói giảm nghèo (XĐGN), và phát triển cộng đồng (PTCĐ). Một nhận xét chung nhất là hầu hết các VNGO đang trong tình trạng khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Nghiên cứu chưa có thống kê đầy đủ về số lượng trang thiết bị cần thiết cũng như diện tích sử dụng cho văn phòng hoạt động. Tuy nhiên qua khảo sát nhận thấy, chưa có tổ chức nào mua được văn phòng riêng (ngoài Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Năng lực Phụ nữ Dân tộc - TEW). Trong số các VNGO khảo sát ước khoảng 80% số tổ chức phải đi thuê văn phòng, số tổ chức còn lại dùng nhà riêng để hoạt động bởi không có kinh phí để thuê nhà. Do phải đi thuê trong khi nguồn kinh phí có hạn, các tổ chức này phải làm việc trong không gian tương đối chật chội. Bất chấp điều kiện khó khăn đó, các VNGO đã rất cố gắng đầu tư những trang thiết bị thiết yếu như máy vi tính kết nối mạng, điện thoại, máy fax và bàn ghế làm việc phục vụ cho hoạt động của tổ chức. Tất cả các tổ chức tham gia khảo sát và phỏng vấn đều có máy tính và kết nối internet (có địa chỉ thư điện tử).

Về thông tin liên lạc giữa các tổ chức XHDS, mặc dù hầu hết các tổ chức công bố thông tin về các hoạt động của mình, nhưng những trao đổi và liên lạc giữa các tổ chức vẫn chưa thực sự phát triển. Trên thực tế đã có sự hợp tác giữa các tổ chức XHDS về những vấn đề quan tâm chung (ví dụ: về bình đẳng giới và về phòng chống bạo lực trong gia đình). Tuy nhiên các liên lạc và trao đổi thường xuyên của các tổ chức này vẫn ở mức thấp. Hình thức trao đổi thông tin qua e-mail, websites vẫn còn rất hạn chế và ít được sử dụng, trừ khi có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (ví dụ: Mạng lưới giới và Phát triển Cộng đồng - GENCOMNET). Các hoạt động trao đổi thông tin và hợp tác diễn ra thường không được duy trì thường xuyên sau khi kết thúc hỗ trợ từ bên ngoài. Thực trạng này đến nay chưa được cải thiện.

Tuy số lượng các VNGO được lựa chọn nghiên cứu hoàn toàn ngẫu nhiên và chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với số lượng VNGOs hiện có nhưng số liệu bảng 1 dưới đây, cho chúng ta thấy số lượng các VNGO mới thành lập trong vòng 10 năm trở lại đây chiếm 68,2% trong tổng số tổ chức khảo sát (55/79). Kết quả này phản ánh một thực tế trong những năm gần đây số lượng các tổ chức VNGO gia tăng mạnh mẽ và điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nhận định của một số nghiên cứu trước đây.

Bảng 1: Lịch sử của tổ chức và hiện trạng sử dụng trang web

Đơn vị tính: %

Thời gian thành lập (năm)

Hiện trạng sử dụng trang Web

Số tổ chức khảo sát 1-5 6-10 > 10 Chưa có

79 34,1 34,1 31,8 64,5 35,5

Page 22: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

14

Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 1 cũng cho thấy, số tổ chức VNGO đã xây dựng trang web riêng mới chỉ chiếm 35,5% (28/79), trong khi các VNGO chưa có trang Web riêng chiếm tới 64,5% (51/79). Số liệu khảo sát cũng chỉ ra trong số 51 tổ chức chưa xây dựng trang Web riêng có 13/51 tổ chức thành lập trên 10 năm, 22/51 tổ chức thành lập từ 6-10 năm và 16/51 tổ chức mới thành lập 5 năm trở lại đây. Điều này cho thấy việc đã hoặc chưa sử dụng trang web riêng không phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm của tổ chức. Có nhiều lý do đưa ra về việc chưa có trang web, trong đó chủ yếu là do thiếu kinh phí, một số tổ chức cho rằng vì chưa có nhu cầu, một số tổ chức khác đưa ra lý do mới thành lập nên chưa có hoạt động, chưa có thông tin.

Trong số các VNGO khảo sát ước tính chỉ có khoảng 70% số tổ chức đã thiết kế tờ rơi giới thiệu về tổ chức. Thực tế, những tổ chức chưa có tờ rơi đồng thời cũng nằm trong số những tổ chức chưa thiết kế được trang web riêng, hay nói cách khác, số tổ chức này chưa có hoạt động hoặc mới thành lập. Nhóm khảo sát nhận thấy, công tác truyền thông thông qua việc xây dựng trang web, thiết kế tờ rơi, v.v. để giới thiệu tổ chức, báo cáo kết quả hoạt động cũng như chia sẻ thông tin với các tổ chức khác chưa được các VNGO quan tâm đúng mức.

Về cơ cấu tổ chức, các VNGO tham gia khảo sát được tổ chức theo 2 mô hình sau:

A) Mô hình có phòng ban: bao gồm Ban giám đốc, dưới là các phòng, ban hoặc bộ phận. Mỗi phòng, ban, bộ phận được bố trí sắp xếp từ 2 - 10 cán bộ tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận được giao. Các VNGO theo mô hình này có từ 2 - 5 phòng ban, trong đó 2 phòng không thể thiếu được trong cơ cấu tổ chức là phòng hành chính kế toán và phòng quản lý chương trình dự án. Ngoài 2 phòng ban trên, một số VNGO thành lập thêm các phòng ban chức năng khác nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ và các hoạt động nghiên cứu, can thiệp của từng tổ chức (sơ đồ 1).

B) Mô hình không có phòng ban: Bao gồm Ban giám đốc (có khi chỉ có 01 giám đốc, không có phó) và bên dưới là các cán bộ chuyên môn theo dõi phụ trách từng lĩnh vực. Cơ cấu tổ chức theo mô hình này tập trung ở hầu hết các VNGO có quy mô nhỏ chưa phân định thành nhiều chức năng riêng rẽ. Với mô hình này một cán bộ có thể đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau (sơ đồ 2).

BAN GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN TRUYỀN THÔNG

PHÒNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRINH

DỰ ÁN

PHÒNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT

TRIỂN

PHÒNG HÀNH CHÍNH KẾ TOÁN

PHÒNG…

SƠ ĐỒ 1

Page 23: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

15

1.2. Mục tiêu và lĩnh vực hoạt động của các VNGOs:

Trả lời câu hỏi “Tổ chức của ông (bà) hoạt động trong những lĩnh vực nào sau đây?” với 11 lĩnh vực được gợi ý, kết quả có 76/79 tổ chức phản hồi ý kiến (3 tổ chức không có ý kiến).

Bảng 2: Lĩnh vực hoạt động của các VNGO

Lĩnh vực hoạt động

Số tổ chức

Số lĩnh vực hoạt động

Số tổ chức

1. Giáo dục đào tạo 37 1 lĩnh vực 5 2. Khoa học và chuyển giao công nghệ 36 2 lĩnh vực 11 3. Nông lâm thuỷ sản 41 3 lĩnh vực 13 4. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em 22 4 lĩnh vực 18 5. Vận động chính sách 32 5 lĩnh vực 7 6. Y tế, chăm sóc sức khoẻ, người khuyết tật/HIV/AIDS

21 6 lĩnh vực 4

7. Môi trường, tài nguyên 48 7 lĩnh vực 9 8. Dân số và gia đình 10 8 lĩnh vực 6 9. XĐGN và PTCĐ 55 9 lĩnh vực 0 10. Giới 28 10 lĩnh vực 2 11. Việc làm 9 11 lĩnh vực 1 Không có ý kiến 3

Tổng 79

Từ kết quả tổng hợp tại bảng 2 cho thấy các VNGO hoạt động trên phạm vi rộng bao trùm từ kinh tế, xã hội, môi trường đến vận động chính sách. Mỗi tổ chức cùng lúc có thể hoạt động nhiều lĩnh vực khác nhau, chính vì vậy việc phân nhóm các tổ chức VNGOs trong khuôn khổ nghiên cứu theo lĩnh vực hoạt động gặp khó khăn. Tên gọi của các tổ chức thể hiện sự đa dạng. Có tới 80% số tổ chức (61/76) hoạt động từ 3 đến 11 lĩnh vực, trong đó có 1 tổ chức - Viện Tài chính Vi mô và PTCĐ - hoạt động cả 11 lĩnh vực và 2 tổ chức - Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo PTCĐ và Tổ chức Phát triển Giáo dục Miền núi - hoạt động trên 10 lĩnh vực đăng ký. Kết quả phản hồi từ các tổ chức còn cho thấy đại đa số các tổ chức tập trung vào lĩnh vực XĐGN và PTCĐ chiếm 72,3% (55/76), tiếp theo là lĩnh vực môi trường và tài nguyên 63,1% (48/76), lĩnh vực nông lâm thuỷ sản 53,9% (41/76), trong khi đó số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực việc làm chiếm tỷ lệ thấp nhất 11,8% (9/76).

Công tác vận động chính sách đã được các VNGO rất quan tâm, thể hiện ở việc có tới 32/76, chiếm 42,1% số tổ chức đã có hoạt động về lĩnh vực này. Khi trả lời phỏng vấn một số lãnh đạo cho rằng đây là hoạt động không thể thiếu được trong 3 nhiệm vụ chủ yếu của bất kỳ tổ chức VNGO nào, đó là: cung cấp dịch vụ, tăng cường năng lực, xây dựng mạng lưới và vận

BAN GIÁM ĐỐC

CÁN BỘ PHỤ TRÁCH......

CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN

CÁN BỘ TRUYỀN THÔNG VÀ ĐÀO

TẠO

CÁN BỘ HÀNH CHÍNH, KẾ TOÁN

SƠ ĐỒ 2

Page 24: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

16

động chính sách (đánh giá về hiệu quả hoạt động vận động chính sách của các tổ chức VNGO sẽ được đề cập ở phần sau.) Khảo sát cho thấy, một số tổ chức đăng ký hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhưng trên thực tế có lĩnh vực chưa bao giờ hoạt động.

Hình thức hoạt động của các VNGO cũng rất đa dạng từ nghiên cứu, tư vấn, giáo dục, giám sát, phản biện xã hội đến can thiệp. Nhưng nhìn chung mô hình tổ chức các viện nghiêng về nghiên cứu và tư vấn, trong khi đó các Trung tâm nghiêng về các hoạt động can thiệp cấp cộng đồng.

Trên thực tế, sau khi đăng ký hoạt động một số VNGO chưa hoặc chưa biết cách xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh cho tổ chức của mình, do đó kể từ khi thành lập những tổ chức này chưa có bất kỳ hoạt động nào hoặc có hoạt động nhưng chưa hiệu quả và chưa tìm kiếm được nhà tài trợ. Bên cạnh đó các VNGO có tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng thường hoạt động hiệu quả và có khả năng thu hút được các nguồn lực từ các nhà tài trợ rất lớn. Ví dụ như: Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), Trung tâm Tổ chức Phát triển Giáo dục Miền núi (HEDO), Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển (COHED), Trung tâm Phát triển Nông thôn Miền Trung (CRD - Huế). Hầu hết các tổ chức này đã xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, và chiến lược rõ ràng ngay từ khi thành lập.

Qua trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các VNGO, cho dù tổ chức đó hoạt động ở lĩnh vực nào, dưới hình thức nào, thì các VNGO đều có sứ mệnh chung là hỗ trợ phát triển cộng đồng, đặc biệt ưu tiên các nhóm đối tượng là người nghèo, phụ nữ, trẻ em và những nhóm người bị thiệt thòi trong xã hội để họ có cơ hội phát triển vươn lên. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau các VNGO luôn dành sự ưu tiên cho cấp cơ sở và xây dựng các mối quan hệ hoạt động trực tiếp với những thành phần xã hội mà họ hỗ trợ.

1.3. Thực trạng nguồn nhân lực của các VNGO

Phải khẳng định rằng nguồn nhân lực chính là trọng tâm của sự phát triển bởi con người vừa là động lực của sự phát triển vừa là mục tiêu của sự phát triển. Tuy nhiên khi nói đến nguồn nhân lực không chỉ là số lượng mà còn biểu hiện ở chất lượng (trình độ chuyên môn, năng lực thực hiện) của đội ngũ cán bộ trong một tổ chức cụ thể.

Bảng 3: Số lượng và độ tuổi của cán bộ trong các VNGO

Độ tuổi

Số tổ chức khảo sát

Tổng

Nữ

Nam

<30

30-50

>50

79 969 502

(51,8%)

467 (48,2%)

438 (45,2%)

301 (31%)

230 (23,8%)

Số liệu từ bảng 3 cho thấy: Đội ngũ nhân sự trong các VNGOs khá dồi dào. Bình quân khoảng 12 người/tổ chức (969/79). Trong đó tổ chức có số lượng cán bộ nhiều nhất là 72 người và tổ chức có số lượng cán bộ ít nhất là 01 người (và thường là lãnh đạo của tổ chức). Ngoài ra mỗi tổ chức đều huy động một đội ngũ cộng tác viên từ 10-30 người là những chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ các học viện, trường đại học hoặc cán bộ nhà nước, cán bộ nghiên cứu đã nghỉ hưu.

Page 25: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

17

Đội ngũ nhân sự trong các VNGO đang được trẻ hoá. Số cán bộ dưới 30 tuổi chiếm 45,2%, trong khi đó số cán bộ có độ tuổi >50 chỉ chiếm 23,8%, số cán bộ còn lại có độ tuổi từ 30-50 chiếm 31,6%.

Bảng 4: Trình độ chuyên môn của cán bộ trong các VNGO

Trình độ chuyên môn Tổng số

Giáo sư/Phó Giáo sư

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng/Trung cấp

969 62 (6,4%) 82 (8,4%) 147 (15%) 573 (59,1%) 105 (11,1%)

Kết quả bảng 4 cho thấy các VNGO đã thu hút được đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn, bằng cấp học vị khá cao. Hầu hết đội ngũ cán bộ có trình độ từ đại học trở lên chiếm 88,9%, trong đó tỷ lệ giáo sư/phó giáo sư (GS/PGS) chiếm 6,4%, tiến sĩ 8,4% và thạc sĩ 15,0%.

Nhóm nghiên cứu chưa có điều kiện thu thập thông tin về toàn bộ đội ngũ lãnh đạo của các VNGO. Tuy nhiên với dữ liệu khảo sát thu được qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp từ 75 cán bộ lãnh đạo đại diện cho 79 tổ chức tham gia nghiên cứu (bảng 5) cho thấy 100% số lãnh đạo được hỏi đều có trình độ từ đại học trở lên, trong đó 17,3% có học hàm GS-PGS; 21,3% có học vị tiến sĩ và 24,0 % có học vị thạc sĩ, còn lại là đại học. Trong số lãnh đạo tham gia phỏng vấn, nữ chiếm 37,3%, con số này khá cao so với tỷ lệ lãnh đạo nữ trong các cơ quan nhà nước hiện nay. Phần lớn cán bộ lãnh đạo của VNGO trong khuôn khổ khảo sát là những viên chức về hưu, một số khác là những người đã từng làm việc cho các tổ chức INGO hoặc các nhà tài trợ nước ngoài khác (nhóm lãnh đạo này thường trẻ hơn rất nhiều).

Bảng 5: Trình độ chuyên môn của cán bộ lãnh đạo tham gia khảo sát

Cán bộ lãnh đạo tham gia khảo sát

Trình độ chuyên môn

Tổng Nữ Nam GS/PGS Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học

75 28 (37,3%) 47 (62,7%) 13 (17,3%) 16 (21,3%) 18 (24%) 27 (37,7%)

Bảng 6: Độ tuổi và kinh nghiệm làm việc trong tổ chức VNGO của cán bộ lãnh đạo tham gia khảo sát

Độ tuổi Số năm giữ vị trí (năm) Kinh nghiệm làm việc trong tổ chức VNGO (năm)

Tổng

30- 50 >50 1-2 3-5 >5 1-2 3-5 >5

75 24 (32%) 51 (68%)

19 (25,3%)

16 (21,3%)

40 (53,4%)

9 (12%)

15 (20%)

51 (68%)

Kết quả khảo sát cũng cho thấy độ tuổi của đội ngũ lãnh đạo trong các VNGO rất cao. Không có người nào dưới 30 tuổi, số lãnh đạo ở độ tuổi từ 30-50 chỉ chiếm 32,0%, trong khi đó tập trung nhất vẫn là độ tuổi trên 50 chiếm 68%. Đặc biệt, trong số này có tới 16/51 người ở độ tuổi từ 70 trở lên. Hầu hết lãnh đạo của các VNGO đã có thời gian làm việc lâu năm trong các tổ chức XHDS và nắm giữ các cương vị lãnh đạo. Điều này chứng tỏ khả năng vận hành và

Page 26: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

18

phát triển tổ chức là thế mạnh của các VNGO hiện nay, nhưng đồng thời cũng cho thấy sự cần thiết phải có động tác chuẩn bị để đào tạo bồi dưỡng một đội ngũ kế cận trong những năm tới.

Kết quả khảo sát trên phản ánh tiềm năng nhân sự trong các VNGO khá dồi dào cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt đội ngũ cán bộ đã và đang được trẻ hoá. Đại đa số cán bộ lãnh đạo đạt được học hàm, học vị và bằng cấp chuyên môn cao, trong số đó nhiều người đã có kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý từ khi còn ở các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên nhân sự của các VNGO thường xuyên biến động. Họ có thể chuyển đến làm việc cho các INGO hoặc các công ty nước ngoài khác có mức lương hấp dẫn hơn, hoặc các cơ quan nhà nước sau khi họ đã tích luỹ được kinh nghiệm và có cơ hội tham gia đào tạo từ các VNGO. Do vậy, thu hút và giữ chân cán bộ trẻ và có năng lực vào các tổ chức VNGO hiện tại vẫn là điều hết sức khó khăn.

Nhìn chung các VNGO mới thành lập (<5 năm) với nhân sự lãnh đạo là những viên chức nhà nước nghỉ hưu chưa có kinh nghiệm trong một tổ chức phi chính phủ thường đối mặt với nhiều thách thức hơn về việc xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng tương lai của tổ chức cũng như quản trị tài chính và nhân sự. Dự án cần lưu ý điểm này khi xem xét lựa chọn đối tượng đào tạo và nên tập trung vào các cán bộ của các VNGO mới thành lập để hỗ trợ nâng cao năng lực cho họ trong các lĩnh vực nêu trên.

2. Thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ các VNGO và công tác đào tạo nâng cao năng lực cho các VNGO

2.1.Thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ các VNGO

Để xem xét năng lực cá nhân của lãnh đạo và cán bộ dự án, việc đầu tiên là phân tích nhiệm vụ và khả năng thực thi nhiệm vụ đó ở mức độ nào. Trong phiếu điều tra và nội dung phỏng vấn có phần đề nghị các đối tượng liệt kê những nhiệm vụ chính và tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc của mình với từng nhiệm vụ theo 5 mức độ:

1. Không thể hoàn thành bất kỳ một phần nào của công việc. 2. Chỉ hoàn thành một nửa nhiệm vụ (50%). 3. Hoàn thành hơn một nửa nhiệm vụ (>50%). 4. Có thể hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ nhưng mất nhiều thời gian. 5. Có thể hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu đặt ra.

Tiếc rằng chỉ có 25% số người được hỏi (43/129) phản hồi về câu hỏi này do các lý do sau: số lượng cán bộ trả lời câu hỏi về tự đánh giá năng lực của mình thông qua phiếu điều tra cũng chiếm tỷ lệ thấp, thường bỏ trống; việc tự đánh giá năng lực của mình trước một người khác (qua phỏng vấn) là điều “tế nhị“ không dễ trả lời. Đây cũng chính là một hạn chế của nghiên cứu để có thể xác định một cách chính xác năng lực của cán bộ.

Tuy nhiên một số nhiệm vụ của cán bộ có thể mô tả dựa trên những thông tin thu được như sau:

Nhiệm vụ của lãnh đạo:

1. Quản lý và điều hành cơ quan, bao gồm: - Xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động; - Quản lý nhân sự và xây dựng đội ngũ; - Quản lý tài chính; - Khai thác nguồn tài trợ các dự án, chương trình cho tổ chức; và

Page 27: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

19

- Tham gia các hoạt động giám sát, tư vấn, phản biện xã hội. 2. Vận động tài trợ 3. Liên kết mạng lưới trong nước và quốc tế 4. Tổ chức sự kiện 5. Tham gia đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức 6. Nghiên cứu khoa học và công nghệ

Có 3 nhiệm vụ chính và cũng là công việc mà cán bộ lãnh đạo VNGO phải thực hiện thường xuyên, đó là: (i) Quản lý và điều hành đơn vị, bao gồm xây dựng chiến lược, mục tiêu và kế hoạch hoạt động của toàn đơn vị; tìm việc làm cho tổ chức, quản lý nhân sự và xây dựng đội ngũ; quản lý tài chính; (ii) Quan hệ đối nội, đối ngoại và vận động tài trợ; và (iii) Liên kết mạng lưới trong nước và quốc tế. Ngoài ra tuỳ theo từng lĩnh vực hoạt động của tổ chức, cán bộ lãnh đạo còn thực hiện thêm một số nhiệm vụ khác như: tổ chức sự kiện, đào tạo giáo dục, và nghiên cứu khoa học.

Dựa trên một số phản hồi thu được cho thấy, 100% ý kiến đánh giá về nhiệm vụ quản lý và điều hành cơ quan đã đạt được ở mức độ 4 và 5. Trong khi đó về nhiệm vụ vận động và tìm kiếm tài trợ, có 50% cho rằng chỉ ở mức độ 3, khoảng 30% đánh giá ở mức độ 4 và mức độ 5 chỉ chiếm 20%. Các lãnh đạo cho rằng đây là một nhiệm vụ rất quan trọng và cũng là một thách thức đối với đại đa số các VNGO hiện nay. Về liên kết mạng lưới trong nước và quốc tế có 40% đánh giá chỉ ở mức độ 1 và 2, số còn lại đánh giá ở mức độ 4 và 5. Các nhiệm vụ khác như đào tạo giáo dục, nghiên cứu khoa học, và tổ chức sự kiện đều được đánh giá ở mức độ 5.

Nhiệm vụ của cán bộ dự án:

1. Quản lý chương trình dự án, bao gồm: - Viết đề xuất dự án; - Lập kế hoạch và tổ chức triển khai dự án; - Theo dõi giám sát đánh giá các hoạt động của dự án tại các địa bàn dự án; và - Báo cáo tiến độ dự án.

2. Tham gia đào tạo và tổ chức đào tạo 3. Xây dựng tài liệu truyền thông 4. Thực hiện nhiệm vụ do thủ trưởng tổ chức giao

Nhiệm vụ chính của cán bộ dự án là quản lý chương trình dự án cụ thể được giao, bao gồm hàng loạt các hoạt động. Ngoài ra, tuỳ theo mục tiêu, lĩnh vực hoạt động của từng tổ chức và đặc biệt là năng lực của từng cán bộ, các cán bộ dự án còn có thể đảm nhận thêm các nhiệm vụ như: tổ chức khoá đào tạo và tham gia đào tạo, xây dựng tài liệu để phổ biến tuyên truyền cho cấp cơ sở.

Theo kết quả tự đánh giá năng lực của các cán bộ dự án có gần 60% trả lời hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ 3 trở lên, khoảng 40% số còn lại chỉ ở mức độ 1, 2 và tập trung vào nhiệm vụ viết đề xuất dự án. Như vậy, có thể thấy trong chu trình quản lý dự án, bước viết đề xuất dự án đang là một thách thức với cán bộ. Trên thực tế, có nhiều đề xuất của các VNGO gửi lên nhà tài trợ không đáp ứng yêu cầu đề ra hoặc các đề xuất dự án tham gia không đạt chất lượng và họ không thắng thầu.

Dựa vào việc tự đánh giá năng lực của lãnh đạo và cán bộ, nhóm đánh giá có một số nhận xét sau:

Khả năng quản lý điều hành tổ chức của lãnh đạo tương đối ổn so với tình hình chung hiện nay. Tuy nhiên năng lực vận động và tìm kiếm tài trợ đang là vấn đề thách thức đối với các

Page 28: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

20

VNGO nói chung. Một số tổ chức có nhận xét trong những năm tới việc vận động và tìm kiếm kinh phí cho hoạt động của các tổ chức sẽ khó khăn hơn rất nhiều do các tổ chức quần chúng ngày càng mở rộng vai trò giám sát và phản biện xã hội. Quá trình cải cách và sắp xếp lại một số tổ chức của nhà nước hiện nay, thành lập một loạt các tổ chức đảm nhiệm các phần việc mà trước đây hầu hết do các tổ chức XHDS tiến hành (ví dụ việc thành lập Tổng cục Môi trường, kéo theo việc thành lập hoặc mở rộng các tổ chức về tư vấn và đào tạo trực thuộc Tổng cục).

Đối với cán bộ quản lý dự án, năng lực thực thi nhiệm vụ còn nhiều bất cập bởi cơ hội tham gia đào tạo về lĩnh vực phát triển nói chung và quản lý dự án nói riêng còn hạn chế, trong khi đó bản thân họ chưa được đào tạo về vấn đề này ở bậc đại học.

Cũng phải nhận thấy rằng trong hoàn cảnh phải tự quản và tự chủ về mặt tài chính, cộng thêm việc hoạt động trong bối cảnh thiếu sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, đặc biệt là sự hỗ trợ về mặt tài chính bền vững, như hiện nay của Việt Nam, việc hạn chế về năng lực của các VNGO là điều dễ hiểu.

2.2. Công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các VNGO

Khi được hỏi về hoạt động nâng cao năng lực nói chung cho cán bộ, hầu hết các VNGO đều cho rằng việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ vẫn là công việc thường xuyên của các VNGO, bởi theo họ ngoài nguồn lực tài chính ra, nguồn lực con người với những kiến thức, kỹ năng, và kinh nghiệm chính là yếu tố tạo nên sự thành công để duy trì và phát triển tổ chức. Tuy nhiên, một mặt do nguồn tài chính hạn chế, mặt khác công việc lại nhiều, địa bàn hoạt động ở nơi vùng sâu vùng xa, việc cử cán bộ đi tham dự các khoá tập huấn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy các tổ chức VNGO sử dụng hình thức tự đào tạo thông qua công việc là chủ yếu. Các cán bộ phải tự mình vươn lên học hỏi dưới sự hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm của những cán bộ có kinh nghiệm hơn trong tổ chức. Tuy nhiên khi có cơ hội tổ chức sẵn sàng cử cán bộ tham gia các khoá học. Qua thu thập ý kiến phản hồi thông tin từ các VNGO tham gia khảo sát có tới 25 chủ đề/lĩnh vực đào tạo đã được tổ chức (phụ lục 4). Điều này cho thấy cán bộ các VNGO đã được tham gia nhiều khoá học với chủ đề đào tạo rất đa dạng, từ những lĩnh vực chuyên môn phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu can thiệp đến các chủ đề tập trung vào các kỹ năng mềm. Đặc biệt, hai lĩnh vực về phát triển tổ chức và vận động chính sách bước đầu cũng đã được đưa vào chương trình đào tạo.

Đại đa số các khoá đào tạo được tổ chức bởi các nhóm, mạng lưới phi chính phủ Việt Nam như: Nhóm hợp tác Phát triển (CDG), Nhóm các Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam (VNGOG), Nhóm Các Tổ chức Xã hội Dân sự vì An ninh lương thực và Giảm nghèo (CIFPEN), Mạng Giới và Phát triển Cộng đồng (GENCOMNET), đặc biệt các tổ chức như: Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao Năng lực cho Phụ nữ (CEPEW), Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC), Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Nhân Vùng cao (CHESH) cũng đã có khả năng tự tổ chức các khoá học cho cán bộ của tổ chức mình và còn mời thêm các tổ chức khác tham gia.

Tuy nhiên, số lượng cán bộ trong từng tổ chức được tham gia chưa nhiều. Mặt khác quá trình thuyên chuyển nhân sự trong từng tổ chức dẫn đến thiếu hụt cán bộ đã được đào tạo, trong khi đó những người mới lại chưa có cơ hội đào tạo. Chính vì vậy mà nhu cầu đào tạo nói chung và đào tạo về lĩnh vực phát triển tổ chức, vận động chính sách nói riêng được các tổ chức đề xuất với số lượng rất lớn (xem bảng 9).

Page 29: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

21

Khảo sát đã phản ánh một thực tế rằng số tổ chức VNGO chưa có cơ hội tham gia đào tạo chiếm khoảng gần 1/3 trong số các tổ chức khảo sát. Con số này hầu hết tập trung ở những tổ chức mới thành lập hoặc chưa tham gia liên kết mạng lưới VNGO. Kết quả khảo sát cũng cho thấy các tổ chức VNGO ở khu vực TP Hồ Chí Minh và Huế chưa có cơ hội được tham gia đào tạo về 2 lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách. Họ cho rằng các lĩnh vực này còn quá mới đối với họ (trừ Trung tâm Phát triển Nông thôn Huế - CRD).

Trong những năm gần đây đã có nhiều hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức VNGO về nâng cao năng lực phát triển và thực hiện dự án thông qua việc tạo cơ hội cho các tổ chức này tiếp cận tốt hơn các nguồn thông tin, tham gia các khoá đào tạo nâng cao năng lực phù hợp, cải thiện cơ chế hoạt động phối hợp giữa các tổ chức để các tổ chức này có thể đại diện và hỗ trợ tốt hơn cho những người dân nghèo vùng nông thôn.

Một trong những tổ chức có nhiều hoạt động nâng cao năng lực cho các tổ chức XHDS phải kể đến là Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN). Đây là một tổ chức tập hợp các tổ chức XHDS lớn nhất trong cả nước, chiếm 1/3 các tổ chức XHDS trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Hiện nay LHHVN đang phối hợp với UNDP triển khai dự án "Nâng cao năng lực cho Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam" trong thời gian 3 năm 2008-2010. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao năng lực giúp LHHVN đại diện tốt hơn cho lợi ích của các tổ chức thành viên trong việc đóng góp vào công tác hoạch định chính sách của Chính phủ, củng cố cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ của LHHVN, làm cầu nối hiệu quả trong điều hòa, phối hợp hoạt động của các tổ chức thành viên, xây dựng mối quan hệ bền vững giữa các thành viên với Chính phủ và với các tổ chức quốc tế. Đây là nguồn hỗ trợ quan trọng để tăng cường năng lực cho các tổ chức VNGO và XHDS ở Việt Nam.

Một dự án khác với tên gọi “Nâng cao hiệu quả hợp tác và học hỏi của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam” (ENABLE) cũng do LHHVN phối hợp với Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam thực hiện trong 3 năm (2008-2010). Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường năng lực cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam để họ có thể đại diện tốt hơn cho người dân nghèo vùng nông thôn và tham gia hiệu quả hơn vào các chương trình XĐGN. Ngoài các VNGO trực thuộc LHHVN, các VNGO khác cũng được hưởng lợi từ dự án này. Địa bàn hoạt động của dự án là Hà Nội và 5 tỉnh, bao gồm: Hoà Bình, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và Thanh Hoá. Để thực hiện được mục tiêu trên, dự án đã thiết kế 4 hợp phần: (i) tăng cường tiếp cận và sử dụng thông tin; (ii) thực hiện các chương trình đào tạo/tập huấn cho các thành viên của các VNGO; (iii) hỗ trợ các hoạt động học hỏi, chia sẻ thông tin thông qua các nhóm chuyên đề; và (iv) hỗ trợ các VNGO trong hoạt động vận động chính sách. Nội dung học tập trong các chương trình đào tạo rất đa dạng, tập trung nhất vào các lĩnh vực củng cố và phát triển tổ chức, quản lý và thực hiện dự án, vận động chính sách và một số chủ đề khác dựa trên nhu cầu của các VNGO (Enable). Điều đặc biệt là phương pháp đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành tại các địa bàn dự án. Hình thức đào tạo phong phú từ tập huấn tại hiện trường, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ngay sau khoá tập huấn, chia sẻ nội bộ trong tổ chức sau khoá tập huấn tham quan, đến tập huấn cho các tập huấn viên để về tập huấn lại cho các đối tượng khác mà tổ chức đó quan tâm.

Vai trò của các mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong việc tự nâng cao năng lực cho các thành viên trong mạng lưới thông qua các hội thảo chuyên đề, tổ chức các khoá tập huấn, và tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cần phải được ghi nhận. Cho đến nay, đã có khoảng trên 10 mạng lưới của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam được thành lập như: VNGOG, CIFPEN, GENCOMNET, CDG, VNWP, MFWG, VRN, v.v. và mới đây nữa là nhóm các tổ chức XHDS Việt Nam hoạt động về biến đổi khí hậu (xem thêm danh sách các

Page 30: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

22

mạng lưới hiện có trong phụ lục 7). Ngoài các khoá tập huấn tập trung vào các lĩnh vực hoạt động chuyên môn của các thành viên trong mạng lưới, mấy năm gần đây các mạng đã rất quan tâm đến việc trang bị cho các thành viên về lĩnh vực phát triển tổ chức (PTTC) và vận động chính sách (VĐCS).

Như đã trình bày ở trên, việc nâng cao năng lực cho các tổ chức XHDS nói chung và các tổ chức VNGO nói riêng đã và đang được cộng đồng các tổ chức XHDS rất quan tâm, đặc biệt có sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam. Cho đến nay chưa có khảo sát nào đưa ra một con số cụ thể đã có bao nhiêu khoá học, bao nhiêu người của bao nhiêu VNGO được tham gia tập huấn về PTTC cũng như VĐCS. Tuy nhiên phải thừa nhận một thực tế rằng số lượng các VNGO được tiếp cận với hai lĩnh vực đào tạo trên chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với hàng ngàn VNGO hiện có từ trung ương đến địa phương trong cả nước. Số liệu khảo sát 79 tổ chức cho thấy, có đến trên 30% số tổ chức được hỏi trả lời rằng chưa được tham gia bất kỳ khoá học nào, tập trung ở các VNGO mới thành lập và ở các VNGO khảo sát tại TP. Huế và TP. Hồ Chí Minh. Trong số các tổ chức đã từng được tham gia các khoá học, trên 70% số tổ chức trả lời chưa được tham gia các khoá học về lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách.

Rõ ràng rằng đại đa số các VNGO được thành lập đang vận hành tổ chức của mình theo kinh nghiệm là chủ yếu. Như vậy việc nâng cao năng lực cho các VNGO trong lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách là rất cần thiết và nên có nhiều chương trình nâng cao năng lực để các VNGO có nhiều cơ hội được tham gia.

3. Thực trạng năng lực của các VNGO trong công tác vận động chính sách và huy động cộng đồng tham gia xây dựng chính sách

3.1. VNGOs với việc tham gia vận động chính sách

Vận động chính sách là một trong những hoạt động đang diễn ra sôi động ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động này đã trở thành một thực tiễn trong quá trình hình thành và hoạch định chính sách, chuẩn bị và ban hành pháp luật của Nhà nước. Một số nước đã công nhận vận động hành lang là một hoạt động công khai, được chính quyền thừa nhận và có luật điều chỉnh.

Ở Việt Nam, vận động chính sách từ góc độ lý luận vẫn đang còn là một khái niệm hết sức mới mẻ. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, nhiều hoạt động mang tính chất vận động chính thức hoặc không chính thức nhằm tác động đến việc ban hành các văn bản, chính sách, quyết định của Nhà nước theo một chiều hướng nào đó đã được tiến hành từ rất lâu, nếu như không muốn nói là đã tồn tại như một biểu hiện tất yếu của xã hội.

Trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta, để đáp ứng đòi hỏi của tiến trình hội nhập cũng như yêu cầu của xã hội, việc cung cấp một cách đầy đủ, toàn diện những ý kiến, kiến nghị, tâm tư nguyện vọng của cử tri ở mọi tầng lớp, mọi giới, mọi ngành đến với các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động lập pháp cũng đã trở thành một vấn đề thực sự cần thiết. Có thể nói rằng tác động của hoạt động này thực sự có vai trò giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp có thêm những căn cứ thực tiễn để xem xét, quyết định trên cương vị, chức trách, nhiệm vụ, và thẩm quyền của mình. Nhiều hoạt động tư vấn, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội lâu nay đã làm tốt vai trò này, góp phần

Page 31: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

23

tích cực vào tiến trình ban hành các văn bản pháp luật của Nhà nước cũng như đưa nó vào thực thi có hiệu quả trong đời sống xã hội.10

Trong những năm gần đây, các tổ chức VNGO đã phát triển không ngừng về số lượng cũng như từng bước khẳng định vai trò đóng góp hiệu quả vào công cuộc phát triển của đất nước. Thông qua nhiều cách thức khác nhau, các tổ chức VNGO đã cung cấp cho Nhà nước những thông tin, những tín hiệu phản hồi dựa trên những luận cứ khoa học cho những chính sách không thực tế, gây nguy hại cho phát triển kinh tế và môi trường. Thực tế cho thấy sự tham gia của các tổ chức đó trong việc giám định và phản biện đã giúp chính phủ nhận thức được những thiếu sót và sai lầm để thay đổi quyết định kịp thời, tránh được hậu quả đáng tiếc.11

Tuy nhiên hiện nay nhận thức của xã hội về hoạt động vận động chính sách chưa toàn diện và đầy đủ. Đã đến lúc phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về công tác vận động chính sách trong bối cảnh Việt Nam. Đây thật sự là một nhu cầu cần thiết và khách quan ảnh hưởng đến quá trình hội nhập và phát triển. Chúng ta cần khắc phục một tâm lý cho rằng vận động chính sách là gắn với tiêu cực và điều quan trọng là chúng ta cần chuẩn bị tích cực để xây dựng một đạo luật. Đạo luật này, một khi được Quốc hội ban hành, sẽ là công cụ quan trọng tích cực thúc đẩy sự nghiệp đổi mới ở nước ta.

Mặt khác cũng phải thừa nhận rằng không phải tổ chức nào trong XHDS cũng có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm và mối quan tâm về hoạt động vận động chính sách. Kết quả sau đây cho chúng ta một cách nhìn về hoạt động vận động chính sách của các VNGO trong khuôn khổ khảo sát đánh giá này.

Bảng 7: Sự quan tâm của các VNGO đến công tác vận động chính sách

Sự quan tâm đến VĐCS Số tổ chức khảo sát Có quan tâm Chưa quan tâm Không có ý kiến

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 79 100 54 68,3 9 11,5 16 20,2

Trong nội dung phỏng vấn, với câu hỏi “Tổ chức của ông (bà) có quan tâm đến công tác vận động chính sách không? nếu có thì ở lĩnh vực nào? bằng hình thức gì? ở cấp nào?”, có 54 tổ chức chiếm 68,3% trả lời có quan tâm, 9 tổ chức (11,5%) trả lời chưa quan tâm, và 16 tổ chức không có ý kiến (20,2%). Trên thực tế đã có những VNGO chính thức tham gia vào việc xây dựng các luật, quy định quan trọng của nhà nước và phản ánh ý kiến của các cộng đồng nhân dân về các dự thảo luật, các quy định này. Trong số các VNGO khảo sát, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) được xem là một trong các tổ chức hoạt động rất hiệu quả trong công tác vận động chính sách. Bằng chứng là nhóm Công tác về sự tham gia của người dân (PPWG) mà SRD với vai trò trưởng nhóm đã chủ động tham gia vào tiến trình xây dựng Nghị định 151/2007/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của Tổ Hợp tác của Chính phủ một cách hệ thống từ khi bắt đầu nghiên cứu chính sách cho tới khi Nghị định được ban hành và đưa vào thực thi. Một số tổ chức trong khuôn khổ nghiên cứu này là thành viên của nhóm Hợp tác phát triển (CDG) cũng đã tham gia cùng với nhóm trong việc tập hợp ý kiến, thông tin, tư liệu thông qua việc can thiệp ở cấp cộng đồng để đóng góp ý kiến cho một số chính sách của nhà nước liên quan đến XĐGN và PTCĐ gửi đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để trình lên Quốc hội.

10 Lê Bạch Dương. “Xã hội Dân sự khoẻ, Nhà nước khoẻ.” Xa lộ Tin tức (23 tháng 4 năm 2008). 11 Lê Bạch Dương. “Xã hội Dân sự khoẻ, Nhà nước khoẻ.” Xa lộ Tin tức (23 tháng 4 năm 2008).

Page 32: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

24

Xa hơn nữa, nhóm CDG đã tổ chức được hai cuộc hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về công tác vận động chính sách”, mời các mạng lưới khác và các nhà hoạch định chính sách liên quan tham dự. Một số tổ chức cho biết thường xuyên được mời đóng góp ý kiến hay tư vấn cho việc soạn thảo các văn bản luật, chính sách như Luật người cao tuổi, Luật bảo vệ môi trường, thực hiện nghiên cứu về “bạo lực gia đình - mức độ, nguyên nhân và giải pháp” theo lời mời của Ủy ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng luật phòng chống bạo lực gia đình, thu thập ý kiến đóng góp cho dự thảo luật về Hội. Ngoài ra Mạng Giới và Phát triển Cộng đồng (GENCOMNET) được thành lập với một trong các mục tiêu chính là ảnh hưởng chính sách góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng giới và quyền phụ nữ. Gencomnet đã có những hoạt động vận động chính sách tích cực như xây dựng báo cáo độc lập về việc thực hiện CEDAW của Việt Nam và đưa ra những đề xuất cụ thể với chính phủ nhằm thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam, tổ chức những cuộc hội thảo mời các NGO đóng góp ý kiến xây dựng luật bình đẳng giới và luật phòng chống bạo lực gia đình, gửi biên bản góp ý tới ban soạn thảo luật của Quốc hội, và gửi ý kiến đóng góp xây dựng nghị định hướng dẫn thi hành luật tới cơ quan có trách nhiệm.

GENCOMNET và nỗ lực bình đẳng giới ở Việt Nam

Mạng Giới và Phát triển Cộng đồng (GENCOMNET) là mạng tự nguyện của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, các nhà nghiên cứu, quản lý và hoạt động thực tiễn, hợp tác trên các lĩnh vực hoạt động vì bình đẳng và công bằng giới, góp phần xây dựng và thực hiện các chính sách bình đẳng giới của nhà nước.

Với mục tiêu góp phần ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng và thực thi chính sách vì một xã hội bình đẳng, công bằng giới, và quyền phụ nữ được bảo vệ, GENCOMNET tập trung vào hai hoạt động là (i) vận động nhằm đẩy mạnh thực thi công ước chống mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) ở Việt Nam, và (ii) vận động nhằm góp phần xây dựng luật bình đẳng giới và luật phòng chống bạo lực gia đình và xây dựng nghị định hướng dẫn thực thi hai luật trên.

Việt Nam tham gia công ước CEDAW ngày 29/7/1980 và Hội đồng Nhà nước (nay là Quốc hội) đã phê chuẩn công ước này vào ngày 27/11/1981. Theo qui định 4 năm/lần, Việt Nam có báo cáo về tình hình thực hiện CEDAW của nước mình. GENCOMNET đóng vai trò là đầu mối tập hợp một số NGOs lần đầu tiên xây dựng báo cáo độc lập của NGOs nhìn nhận việc thực hiện công ước CEDAW của chính phủ và đưa ra những kiến nghị với chính phủ về thực hiện CEDAW. Báo cáo này đã được Uỷ ban CEDAW của Liên hiệp quốc hoan nghênh; đồng thời nhiều khuyến nghị đã được Uỷ ban đề cập trong bản kết luận và khuyến nghị đối với Việt Nam.

Trong chuỗi hoạt động góp phần vận động chính sách xây dựng luật Bình đẳng giới và luật Phòng chống bạo lực gia đình, GENCOMNET đã cử chuyên gia tham gia vào quá trình xây dựng luật và các cuộc họp tham vấn xây dựng nghị định hướng dẫn luật. Ngoài ra, GENCOMNET còn tổ chức hội thảo (phối hợp với Quốc hội) để vận động hành lanh, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của các NGOs trong thực hiện dự án phòng chống bạo lực gia đình, và hội thảo để NGOs góp ý dự thảo luật, nghị định hướng dẫn luật về Bình đẳng giới và luật Phòng chống bạo lực gia đình. Các biên bản góp ý được tổng hợp và gửi cho ban soạn thảo luật để cân nhắc sửa đổi những điểm cần thiết. Cuộc họp với đại biểu Quốc hội do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) tổ chức với chủ đề “Tiếng nói người trong cuộc” là một ví dụ. Trong hội thảo này CSAGA đã mời một số nạn nhân bạo lực gia đình phát biểu tình trạng bạo lực gia đình của mình, những khó khăn của nạn nhân. Cuộc họp đã có tác động đối với các đại biểu Quốc hội trong quá

Page 33: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

25

trình xem xét thông qua luật Bình đẳng giới, đặc biệt thông qua chương “Cơ sở hỗ trợ nạn nhân”.

Tuy nhiên số lượng các VNGO nêu trên còn ít, phần lớn các VNGO mới chỉ dừng ở việc lồng ghép vào các lĩnh vực hoạt động dự án và chủ yếu ở cấp xã với hình thức kiến nghị đề xuất trong báo cáo hoặc trong các buổi tổng kết đánh giá kết quả thực hiện dự án. Trong khi đó, sự phản hồi thông tin từ cấp có thẩm quyền có chấp nhận hay không thì không thể biết được. Một số VNGO đã có chương trình vận động chính sách một cách hệ thống ở cấp cơ sở nhưng tác động để hiệu chỉnh chính sách ở cấp này lại có nhiều hạn chế, bởi cấp huyện và thậm chí là cấp tỉnh cũng chỉ là cấp thực hiện chính sách; họ chỉ có thể phản ánh tiếng nói của cộng đồng lên cấp có thẩm quyền.

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam & dự án Tam Đảo II

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người quan tâm, cống hiến, hoặc hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên và môi trường, được thành lập theo Quyết định số 299/CT ngày 23/11/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với mục đích tập hợp và huy động cá nhân và tổ chức xã hội ở Việt Nam tham gia các hoạt động phục vụ cho việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường, góp phần vào sự phát triển lâu bền của đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và bảo vệ môi trường khu vực và thế giới.

Một trong các hoạt động trọng tâm của Hội là phản biện xã hội về môi trường, đặc biệt đối với các vấn đề môi trường bức xúc. Phản biện ý tưởng dự án “Tam Đảo II” là một ví dụ được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. “Tam Đảo II” là ý tưởng quy hoạch xây dựng Khu du lịch sinh thái tại 300 ha rừng lùn trên tổng diện tích từ 500 đến 600 ha khu Tam Đảo II, thuộc vườn quốc gia Tam Đảo, do công ty Vietnam Partner LLC và Belt Collin Hawaii Ltd. đề xuất bao gồm một loạt các công trình như villa, khách sạn, nhà nghỉ, sòng bài, chuồng ngựa, đường mới mở, cáp treo, v.v.

Nhận thấy việc tiến hành dự án “Tam Đảo II” chắc chắn sẽ gây ra những tác động xấu đến toàn bộ diện tích còn lại của vườn quốc gia, đến các hệ sinh thái, các loài, các nguồn gen, trong đó có hệ sinh thái đất ngập nước trên núi cao duy nhất của Việt Nam, Hội đã lên tiếng nhằm mục đích ngăn chặn việc thực thi dự án này.

Ngày 23/11/2006 Hội đã gửi Công văn đầu tiên số 241/HMTg cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT), và Bộ Xây dựng. Hội cũng tổ chức một đoàn công tác gồm 15 chuyên gia tới làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 10/12/2006 nhằm phản biện kết quả của hai nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của dự án do UBND tỉnh hợp đồng với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện, đồng thời khuyến cáo tỉnh không nên dựa vào kết quả của hai nghiên cứu này vì chúng quá đơn giản, dễ dãi, mang tính minh họa dựa trên những lập luận không chính xác, thời gian quan trắc quá ngắn ngủi và thậm chí có khả năng xác định sai khu vực điều tra.

Ngày 25/4/2007, Văn phòng Chính phủ đã phản hồi qua Công văn số 2213/VPCP - NN (về việc kiểm tra ngăn chặn việc tác động làm thay đổi điều kiện tự nhiên của khu bảo vệ nghiêm ngặt vườn quốc gia Tam Đảo), truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng “Giao Bộ NN&PTNT chủ trì cùng Bộ TN&MT kiểm tra thực tế việc chuẩn bị và triển khai Dự án Khu du lịch sinh thái Tam Đảo 2 tại vườn quốc gia Tam Đảo, báo cáo đề xuất biện pháp xử lý lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/5/2007”.

Page 34: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

26

Ngày 17/5/2007, Hội lại có Công văn thứ hai gửi Văn phòng chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng, cùng với UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên với nội dung chính Phản đối dự án Tam Đảo II.

Ngày 25/9/2007 tại Khách sạn Công đoàn Việt Nam, 14 Trần Bình Trọng, Hà Nội, 85 khách mời đã đến dự cuộc Hội thảo các vấn đề môi trường liên quan đến ý tưởng Dự án “Tam Đảo 2” do Hội tổ chức với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida) để nghe các báo cáo tổng quan về vườn quốc gia Tam Đảo, bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề môi trường liên quan đến ý tưởng Dự án Tam Đảo II, và đồng thuận về các tác hại trước mắt và lâu dài liên quan đến đa dạng sinh học, môi trường, các vấn đề văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, và vi phạm pháp luật hiện hành.

Công tác phản biện của Hội đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của giới truyền thông. Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội, 24 cơ quan truyền thông đã đăng tin, bài, bình luận về “Tam Đảo II” như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Hà Nội, Báo Nhân dân, Báo Lao động, Báo Tiền phong, Báo Thanh niên, Báo Khoa học và Đời sống, mạng Thanh tra Chính phủ, mạng Việt Nam Net, Mạng Bộ Tài nguyên và Môi trường, v.v.

Ngày 2/10/2007, Hội đã gửi công văn số 203/HMTg lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng để kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các ngành, các địa phương liên quan không tiếp tục theo đuổi ý tưởng Dự án Tam Đảo II. Đến nay dự án “Tam Đảo II” đã không được thực hiện.

Một số tổ chức trả lời chưa quan tâm đến công tác VĐCS đã đưa ra một số lý do sau:

• Do khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, cơ chế tham gia của các VNGOs vào việc hoạch định chính sách chưa được xác định. Họ nghi ngờ những phản biện tham vấn còn mang tính hình thức, ví dụ: về cấm người bán hàng rong, nhiều ý kiến đóng góp không đồng ý nhưng nhà nước vẫn không thay đổi. Thêm vào đó là những ý kiến đóng góp của một số tổ chức gửi lên đại biểu quốc hội, người lãnh đạo song không có ý kiến phản hồi đồng ý hay không.

• Họ đang chú tâm vào tìm kiếm tài trợ để thực thi các hoạt động can thiệp hỗ trợ người dân mà Nhà nước chưa có điều kiện quan tâm.

• Đội ngũ cán bộ chưa đủ năng lực cả kiến thức lẫn kỹ năng về công tác VĐCS, tuy rằng họ rất biết vai trò, trách nhiệm của mình là một cầu nối quan trọng nhằm truyền tải tiếng nói từ địa phương đến các nhà hoạch định chính sách các cấp. Ngoài ra một số các VNGO ở TP. HCM và Huế được khảo sát đều ngại tham gia vận động chính sách vì không muốn “đụng” đến chính quyền địa phuơng.

Viện Môi trường và Phát triển Bền vững với Dự thảo Luật Du lịch

Viện Môi trường và Phát triển Bền vững được thành lập năm 1995 là một cơ sở khoa học và công nghệ trực thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam với 3 nhiệm vụ: (i) tiến hành các hoạt động giáo dục và đào tạo, nghiên cứu triển khai; (ii) tư vấn khoa học và công nghệ về môi trường và phát triển bền vững; và (iii) làm phản biện xã hội các chương trình, dự án phát triển của nhà nước và các doanh nghiệp.

Được sự đồng ý của Tổng cục Du lịch, từ tháng 10/2004 đến tháng 8/2005 Viện Môi trường và Phát triển Bền vững đã thực hiện dự án phản biện xã hội: “Nâng cao nhận thức và tăng

Page 35: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

27

cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình soạn thảo Luật Du lịch của Việt Nam”. Các hoạt động của dự án đều có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của Vụ Pháp chế, Tổng cục Du lịch và các Sở Thương mại Du lịch của các địa phương nơi tiến hành tham vấn ý kiến.

Ngày 18 tháng 12 năm 2004, Viện đã tổ chức Hội thảo “Góp ý kiến xây dựng Luật Du lịch” vào bản dự thảo số VI với hơn 50 đại biểu tham dự, thu thập được rất nhiều ý kiến đóng góp cụ thể cho việc xây dựng Luật Du lịch, tập trung vào vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và đảm bảo phát triển bền vững.

Từ tháng 1/2005 đến tháng 5/2005, Viện đã tổ chức 4 cuộc hội thảo cấp tỉnh và thành phố (Ninh Bình, Quảng Bình, Hồ Chí Minh và Tiền Giang) và các cuộc khảo sát và phỏng vấn trực tiếp ở 5 xã, là các địa phương đã và đang có các hoạt động du lịch ở các tỉnh Ninh Bình, Quảng Bình và Tiền Giang, được thực hiện theo Dự thảo VII/5, xem xét chủ yếu khía cạnh tài nguyên - môi trường du lịch và phát triển bền vững. Đối tượng tham dự các hội thảo và đợt khảo sát, phỏng vấn bao gồm các nhà quản lý ở trung ương và địa phương, các nhà khoa học có liên quan đến tài nguyên và môi trường du lịch, các doanh nghiệp, các cộng đồng dân cư trực tiếp hưởng lợi từ hoạt động du lịch cũng như cộng đồng tham gia gián tiếp.

Sau mỗi đợt hội thảo và khảo sát, các ý kiến đóng góp được các chuyên gia của Viện tổng hợp thành văn bản và gửi tới Vụ Pháp chế (Ban soạn thảo). Báo cáo tổng kết toàn bộ ý kiến đóng góp cuối cùng cũng đã được gửi tới Tổng cục Du lịch, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội, Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu Khoa học – Văn phòng Quốc hội, và Đoàn Đại biểu Quốc hội Quảng Bình và Ninh Bình. Một số ý kiến đóng góp đã được tiếp thu, ngày 11/6/2005 tại kỳ họp Quốc hội khóa XI, Luật Du lịch đã được ban hành.

Các ví dụ điển hình nêu ở trên cho thấy các bước tiến hành mà một số tổ chức VNGO vận động các cộng đồng hoặc rộng rãi công chúng tham gia trong quá trình xây dựng chính sách và ra quyết định chính sách. Qua đó, các tổ chức đều đã tập hợp được ý kiến và tiến hành các bước quan trọng trong quá trình vận động chính sách là: phân tích các vấn đề cần vận động liên quan đến quyết định hay chính sách sắp được ban hành; có chiến lược hoặc kế hoạch vận động, huy động được sự tham gia của cộng đồng, công chúng, và của các nhà khoa học; kiên trì tiến hành các bước thực hiện cần thiết để đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, qua các ví dụ điển hình trên cũng cho thấy các tổ chức chưa có các đánh giá tác động chính sách sau đó cũng như các kế hoạch tiếp tục theo dõi và giám sát việc thực thi các chính sách để có kế hoạch vận động hay phản hồi tiếp theo. Nói cách khác, việc vận động chính sách nêu trên vẫn chưa được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, và rộng rãi.

Luật pháp hiện nay cũng tạo điều kiện hơn cho công chúng tham gia đóng góp và tham gia xây dựng chính sách luật pháp. Hiện nay, có nhiều kênh để tiếp nhận các thông tin đóng góp, phản hồi về xây dựng luật pháp và chính sách. Đáng chú ý là trang thông tin trực tuyến của Văn phòng Quốc hội: http:\\duthaoonline.quochoi.vn. Hiện nay, tất cả các dự thảo luật Quốc Hội đang xem xét đều được đưa lên trang thông tin này để lấy ý kiến nhân dân. Trang thông tin cũng cung cấp các thông tin quan trọng như quy trình lập pháp, chương trình xây dựng pháp luật, v.v.. Ngoài ra còn có các trang thông tin trực tuyến khác, ví dụ của Bộ Tư pháp: http://www.moj.gov.vn, công chúng có thể tham gia và đóng góp ý kiến. Cho đến nay nhiều tổ chức, đặc biệt là các tổ chức xã hội, chưa quan tâm đến việc tập hợp hay huy động sự tham gia của công chúng, hoặc chưa có phương pháp và kỹ năng để có thể huy động sự tham gia hiệu quả của cộng đồng và công chúng vào quá trình xây dựng pháp luật và chính sách nên chưa tận dụng được những cơ hội.

Page 36: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

28

Thực tế qua khảo sát, các khoá đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức VNGO mới chỉ tập trung vào kiến thức kỹ năng quản lý thực thi chương trình dự án. Một vài năm gần đây, công tác vận động chính sách mới được quan tâm, nhưng các khoá học về lĩnh vực này chưa nhiều và cũng chỉ có một số lãnh đạo tổ chức được tham dự. Đặc biệt kỹ năng huy động người dân và cộng đồng tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và ra quyết định gần như chưa thấy xuất hiện trong chương trình đào tạo của những dự án nâng cao năng lực.

3.2. Ý kiến của các VNGO nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động chính sách

Đối với câu hỏi ”Theo ông (bà) để tổ chức của mình tham gia vào hoạt động vận động chính sách một cách hiệu quả cần có những điều kiện gì?”, rất nhiều ý kiến phản hồi bao gồm cả những tổ chức đã và chưa quan tâm. Các ý kiến đưa ra tập trung vào những điểm sau đây:

Về phía Nhà nước :

• Cần phải nâng cao trách nhiệm, thể chế hoá và khuyến khích việc tham gia của các VNGO vào quá trình lập chính sách.

• Trong quá trình phân bổ cơ cấu vốn, nên quan tâm tạo điều kiện về tài chính để hỗ trợ các VNGO hoạt động.

Về phía địa phương nơi địa bàn hoạt động:

• Ủng hộ tích cực và tạo mọi điều kiện trong việc tổ chức triển khai hoạt động tại các địa bàn cơ sở, thông qua việc thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các mạng lưới các tổ chức cộng đồng (CBO), nơi tập hợp những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chính sách, quyết định.

Về phía các VNGO:

• Đội ngũ cán bộ phải nắm vững một cách toàn diện và đầy đủ về VĐCS, bao gồm: khái niệm về VĐCS, quy trình xây dựng và quyết định chính sách, hình thức tham gia và đặc biệt là kỹ năng phân tích chính sách và VĐCS, v.v. thông qua chương trình đào tạo một cách bài bản về lý thuyết cũng như thực hành.

• Các VNGO phải hiểu biết thấu đáo về những chính sách của nhà nước và địa phương khi những chính sách này đang chuẩn bị hay đã ban hành, từ đó mới xác định mục tiêu, đối tượng, và thông điệp VĐCS cụ thể.

• Phải xây dựng được mô hình thành công thông qua sự can thiệp của cộng đồng bằng những dự án để có những bằng chứng xác đáng.

• Bản thân các VNGO phải chủ động trong việc tổ chức hội thảo góp ý mời các bên liên quan tham dự, đặc biệt với sự hiện diện của những người hoạch định chính sách.

• Dựa trên các chính sách hiện hành của nhà nước để xây dựng các mạng lưới của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước thành từng nhóm và liên kết các nhóm hình thành mạng lưới có cùng lĩnh vực hoạt động hoặc có cùng một địa bàn (theo vùng) can thiệp để có tiếng nói mạnh mẽ hơn. Nhiều bài học kinh nghiệm từ các VNGO đã chỉ ra rằng công tác vận động chính sách sẽ không hiệu quả nếu chỉ thực hiện bởi một tổ chức riêng lẻ.

Page 37: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

29

3.3. Một số khoá tập huấn về phát triển tổ chức và vận động chính sách đã thực hiện

Trong quá trình khảo sát nhu cầu đào tạo về lĩnh vực PTTC và VĐCS, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập một số thông tin về các khoá học đã thực hiện về hai lĩnh vực nêu trên. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy số lượng các khoá học về PTTC phi chính phủ còn hạn chế, trong khi đó số lượng các khoá học về VĐCS đang được sự chú ý của các VNGO và các Nhà tài trợ quốc tế. Qua khảo sát, cho đến nay các khóa học sau đã được tổ chức cho các VNGO:

• Khoá học về ”Phát triển thể chế và tăng cường tổ chức – ID/OS” do nhóm CDG thực hiện, Tổ chức Bánh mì cho Thế giới (BfdW) tài trợ.

• Khoá học “Phát triển tổ chức và vận động chính sách trong bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên” do Quỹ môi trường SIDA tổ chức.

• Khoá tập huấn “Phương pháp vận động chính sách và vai trò của các VNGO trong VĐCS” do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển (CDA) thực hiện với sự tài trợ của Action Aid Việt Nam.

• Khoá tập huấn về “Phương pháp vận động chính sách” do CISDOMA thực hiện với sự tài trợ của tổ chức CARE.

• Khoá học về “Xây dựng mạng lưới - vận động chính sách” do nhóm HAVAG tổ chức dưới sự tài trợ của USAID và Health Policy Initiative.

• Khoá tập huấn ”Quyền phụ nữ và trẻ em, vận động chính sách áp dụng chuẩn mực quốc tế về quyền con người và luật pháp quốc gia” do CEPEW tổ chức.

• Khoá học về “Kỹ năng vận động chính sách cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trẻ em khu vực phía Bắc Việt Nam” do ISS phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thuỵ Điển tổ chức.

Chi tiết về các khóa học mô tả trong phụ lục 5 của báo cáo này. Qua tìm hiểu kỹ nội dung của các khoá học cũng như trao đổi với các tổ chức đã tham gia, nhóm đánh giá có nhận xét chung là các khoá học đều đã xác định được mục tiêu, nội dung kết cấu chương trình và phương pháp đào tạo để đạt được mục tiêu đề ra. Nội dung đào tạo đã đáp ứng cả về mặt kiến thức cũng như kỹ năng để có thể áp dụng trong thực tế. Các khóa học đã áp dụng phương pháp đào tạo lấy học viên làm trung tâm thông qua hàng loạt phương pháp giảng dạy tích cực thu hút sự tham gia của học viên vào trong quá trình đào tạo. Số lượng học viên và thành phần tham dự phù hợp với mục đích cũng như tính hiệu quả của khoá học. Sau mỗi buổi học và kết thúc khoá học, các khóa học này đều có đánh giá từ phía học viên và nhà tổ chức để rút kinh nghiệm.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn một số hạn chế, đó là: Nội dung và tài liệu đào tạo chưa được chuẩn hoá. Mỗi chuyên gia đào tạo soạn theo sự hiểu biết riêng của mình. Một số khái niệm, định nghĩa chưa được đồng nhất do có sự khác nhau trong việc sử dụng tài liệu phát cho học viên: có khoá học sử dụng tài liệu dịch, khoá học khác sử dụng tài liệu tự biên soạn của giảng viên. Đặc biệt kỹ năng huy động sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng chính sách và ra quyết định chưa có khoá học nào trên đây đề cập. Các tài liệu sử dụng trong các khóa tập huấn hình thức trình bày còn sơ sài, đơn giản chưa thu hút được người đọc. Thêm vào đó, do thời gian tập huấn ngắn, nội dung cần truyền tải nhiều hoặc có thể do kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên hạn chế, các khóa còn nghiêng về lý thuyết

Page 38: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

30

nhiều. Đặc biệt là chưa sử dụng mô hình nghiên cứu điển hình (case study) để làm bài học và chia sẻ kinh nghiệm, hoặc có nhưng lại sử dụng bài học kinh nghiệm của nước ngoài.

Hạn chế chung là sau tập huấn về VĐCS không có nguồn lực cho hoạt động tiếp theo để áp dụng kiến thức, kỹ năng vào một hoạt động VĐCS cụ thể nào đó, do vậy những kiến thức và kỹ năng được đào tạo không được áp dụng và mai một theo thời gian.

4. Nhu cầu đào tạo của các VNGO

4.1. Nhu cầu đào tạo - chủ đề đào tạo

Trong khuôn khổ mục tiêu dự án, việc nâng cao năng lực thông qua hoạt động đào tạo tập trung vào lĩnh vực phát triển tổ chức và kỹ năng huy động sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng chính sách, có lấy thêm ý kiến về quản lý dự án và chủ đề khác có liên quan.

Nhìn chung nhu cầu đào tạo của các VNGO còn rất lớn. Số liệu từ bảng 8 cho thấy chỉ trong khuôn khổ của 79 VNGO được khảo sát đã có 1.370 lượt người có nhu cầu tham gia với 5 loại hình khoá học. Trong đó lĩnh vực về PTTC và TOT-PTTC có nhu cầu cao nhất chiếm 47,5% (651/1370), tiếp theo là lĩnh vực về TOT- kỹ năng huy động sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng chính sách chiếm 41,1%, nhu cầu về quản lý dự án chiếm 11,4%. Số cán bộ lãnh đạo có nhu cầu đào tạo chiếm 22,5%, cán bộ dự án 77,5%.

Tổng hợp nhu cầu đào tạo của các VNGO được thể hiện trong bảng 8.

Bảng 8: Nhu cầu đào tạo của các VNGO trong khuôn khổ nghiên cứu

Số lượng (lượt người) Lãnh đạo Cán bộ dự án TT Khoá học/chủ đề đào tạo Tổng S.L % SL %

1 Phát triển tổ chức 371 107 29 264 71

2 TOT - Phát triển tổ chức 280 64 22,8 216 77,2

Sub- tổng 651 171 26,2 480 73,8

3 Kỹ năng huy động sự tham gia của cộng đồng xây dựng chính sách 268 45 16,8 223 83,2

4

TOT- kỹ năng huy động sự tham gia của cộng đồng xây dựng chính sách và ra quyết định

296 57 19,3 239 80,7

Sub- tổng 564 102 18,1 462 81,9

5 Quản lý dự án 155 35 22,6 120 77,4

Tổng 1370 308 22,5 1.062 77,5

Trong số 79 tổ chức được khảo sát, Hội làm vườn - Trang trại tỉnh Thanh Hoá và Hội làm vườn Việt Nam (VACVINA) Chi nhánh miền Nam không những đề xuất nhu cầu đào tạo cho cán bộ tại văn phòng tỉnh hội và chi nhánh mà họ còn mong muốn đào tạo cho mạng lưới thành viên trực thuộc. Cụ thể: VACVINA - Chi nhánh TP.HCM đề xuất được tham gia đào tạo 180 lượt người cho 18 tỉnh hội phía Nam. Hội làm vườn – Trang trại tỉnh Thanh Hoá có

Page 39: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

31

công văn xin đề xuất được tham gia đào tạo với 130 lượt người cho 23 chi hội cấp huyện. Điều này phản ánh một thực tế về nhu cầu nâng cao năng lực ở địa phương rất lớn.

Kết quả cũng cho thấy số lượt người có nhu cầu tham gia khoá học đào tạo huấn luyện viên về phát triển tổ chức và huy động sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng chính sách cũng khá cao, chiếm 42% (576/1370). Điều này chứng tỏ các VNGO có nguyện vọng sau khoá học có thể đào tạo lại cho đồng nghiệp trong tổ chức hoặc cho các tổ chức khác khi có nhu cầu.

Tuy khóa học về quản lý dự án so với các khoá học khác chỉ chiếm 11,3% (155/1370), nhưng nhu cầu này tập trung ở những VNGO mới thành lập hoặc chưa bao giờ được tham gia khoá học nào kể từ khi thành lập. Các tổ chức này còn cho rằng một trong những lý do khó tìm kiếm nguồn tài trợ là hạn chế về kỹ năng viết đề xuất dự án.

Ngoài ra một số nhu cầu đào tạo khác cũng được đề xuất như: Quản lý sự thay đổi, kỹ năng tư vấn, tiếp cận dựa trên quyền, kỹ năng thực hiện đánh giá nhanh nông thôn (PRA), tin học (khai thác mạng), phương pháp nghiên cứu khoa học, v.v.

4.2. Ý kiến của các VNGO về công tác tổ chức đào tạo

Tổng hợp ý kiến từ các VNGO về cách thức tổ chức đào tạo như sau:

• Về nội dung: nên kết cấu logic theo từng phần và phân chia các phần theo từng đợt tập huấn.

• Đối tượng đào tạo: phân chia lãnh đạo và cán bộ học riêng từng lớp.

• Thời gian đào tạo: Khóa học dành cho lãnh đạo thời gian ngắn từ 1- 2 ngày/đợt là tối đa, vì lãnh đạo bận nhiều việc không thể tham gia lâu hơn. Đối với cán bộ, thời gian học tối đa là 4 ngày/đợt.

• Địa điểm đào tạo: chia theo khu vực: Bắc, Trung, Nam để dễ dàng cho việc đi lại, chọn nghiên cứu điểm và giảm chi phí không cần thiết.

• Phương pháp đào tạo: dành nhiều thời gian cho thực hành, thông qua làm bài tập, thảo luận nhóm. Đặc biệt là phải tìm kiếm lựa chọn và xây dựng những mô hình nghiên cứu điển hình (case study), nơi hoạt động thành công từng lĩnh vực để đưa vào chương trình học tập. Sau tập huấn nên hỗ trợ kinh phí cho hoạt động tiếp theo về phân tích đánh giá một chính sách nào đó để vận dụng, củng cố lý thuyết và kĩ năng đã được học, đồng thời đưa ra được những kiến nghị cụ thể về hoàn thiện chính sách được đánh giá và phân tích.

• Tài liệu và giảng viên: không nên sử dụng tài liệu dịch. Các giảng viên nên biên soạn lại, việt hoá, và trình bày kết cấu chương trình logic để học viên dễ dàng theo dõi. Nên lựa chọn giảng viên có kinh nghiệm về khu vực XHDS, đặc biệt là với tổ chức VNGO.

• Về công tác tổ chức đào tạo: Mỗi lớp học không nên quá 30 người. Đối với lớp học kỹ năng chỉ nên giới hạn 25 người/lớp để có điều kiện thực hành và theo dõi. Kế hoạch đào tạo tổng thể cũng như kế hoạch đào tạo hàng năm/quý nên thiết kế cụ thể và gửi cho các VNGO nghiên cứu trước để bổ trí sắp xếp và đăng ký cho phù hợp với thời gian, thời điểm phù hợp với từng VNGO. Mỗi lớp học nên có một cán bộ quản lý điều phối để đảm bảo việc triển khai khoá học đạt mục tiêu.

Page 40: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

32

5. Đánh giá chung về năng lực và công tác nâng cao năng lực của các VNGO tham gia khảo sát

5.1. Về năng lực và nâng cao năng lực trong lĩnh vực củng cố và phát triển tổ chức

5.1.1. Mặt tích cực:

• Trong hoàn cảnh phải tự tìm kiếm các nguồn lực, tự trang trải mọi chi phí bằng lao động của mình nhưng các VNGO đang tham gia tích cực, thực hiện các chương trình dự án trong nhiều lĩnh vực nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường, xúc tiến phát triển bền vững, hỗ trợ cộng đồng XĐGN và phát triển, đặc biệt là những cộng đồng vùng sâu vùng xa và các vùng đặc biệt khó khăn.

• Dù có lịch sử hoạt động lâu hay mới thành lập, các VNGO đã xây dựng được mục tiêu, xác định các lĩnh vực hoạt động và đi đúng với mục tiêu đặt ra. Các hoạt động đều xuất phát từ nhu cầu của xã hội, đặc biệt là của cộng đồng, do vậy đáp ứng được lợi ích của các nhóm đối tượng hợp tác góp phần thúc đẩy phát triển và công bằng xã hội.

• Nguồn nhân lực của các VNGO có trình độ chuyên môn cao và khả năng thực thi các nhiệm vụ được giao. Đội ngũ lãnh đạo không những chỉ giỏi về năng lực chuyên môn mà còn có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý điều hành tổ chức. Đội ngũ cán bộ của các VNGO có tuổi đời còn rất trẻ, tâm huyết với sự nghiệp phát triển đất nước, đặc biệt là của nhân dân vùng xa và khát khao được cống hiến “vì lợi ích phát triển cộng đồng nghèo”. Cán bộ trẻ tuy chưa có kinh nghiệm nhiều về phát triển nhưng biết vươn lên học hỏi, tự đào tạo để nâng cao năng lực thông qua công việc, sẵn sàng đi tới các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó các VNGO cũng đã huy động và tập hợp được một đội ngũ đông đảo các chuyên gia và cộng tác viên vào trong các hoạt động của tổ chức.

• Các VNGO đã chủ động và tích cực tìm kiếm các nguồn kinh phí để duy trì và phát triển tổ chức, mặt khác chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ bằng việc tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập trong và ngoài nước, khuyến khích lương thưởng, tạo môi trường làm việc bình đẳng, v.v.

5.1.2. Mặt hạn chế:

• Thách thức lớn nhất đối với hầu hết các VNGO là nguồn tài chính hạn chế và không ổn định: 100% số tổ chức được hỏi đều cho rằng thách thức lớn nhất hiện nay của họ chính là nguồn tài chính hạn chế. Điều này cũng đã được nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra. Suy cho cùng, tài chính là xương sống cho sự phát triển của bất kỳ tổ chức nào, không có nguồn tài chính sẽ đồng nghĩa với sự tan rã của tổ chức. Hầu hết các VNGOs hiện nay hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tài trợ mà chủ yếu vẫn là nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài, nhưng các nguồn tài trợ này, đến nay cũng khó tìm kiếm và không ổn định, nếu có thì nguồn này cũng hạn hẹp. Trong khi đó cơ cấu tài trợ của Nhà nước chưa có sự quan tâm đến các VNGO. Chính nguồn tài chính hạn hẹp dẫn đến tình trạng khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn, đội ngũ nhân viên luôn trong tình trạng biến động do môi truờng lao động cạnh tranh hiện tại.

• Một số tổ chức chưa xây dựng được kế hoạch và chiến lược phát triển tổ chức dài hạn. Nhiều VNGO hiện nay chỉ xây dựng được kế hoạch ngắn hạn nhằm thực hiện những

Page 41: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

33

chương trình/dự án trong khuôn khổ của nhà tài trợ. Thông thường, những nhà tài trợ chỉ cam kết tài trợ trong vòng từ 1-5 năm (tối đa là 5 năm).

• Một số VNGO đăng ký các lĩnh vực hoạt động rất rộng, nhưng trong thực tế các lĩnh vực này vẫn chưa có hoạt động gì mà đang trong tình trạng chờ cơ hội có thể đến. Một số tổ chức kể từ khi thành lập chưa tìm được một chương trình dự án nào mà đang hoạt động theo dạng tư vấn cá nhân (độc lập).

• Đội ngũ cán bộ thường xuyên biến động và đặc biệt khó tuyển dụng được những cán bộ có kinh nghiệm và năng động. Đây là một trong những thách thức mà hầu hết các VNGO đang phải đối mặt kể cả những VNGO có tiềm năng tài chính mạnh. Một số lãnh đạo VNGO được hỏi đã phàn nàn rằng: trong điều kiện hiện nay việc duy trì đội ngũ cán bộ làm việc ổn định và lâu dài tại các VNGO là điều không thể. Một số cán bộ sau khi đã có kinh nghiệm hoạt động về phát triển từ các VNGO có xu hướng tìm đến các tổ chức khác có thu nhập và điều kiện làm việc tốt hơn, trong đó có các INGO. Hiện tại có gần 600 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (INGO) đang hoạt động tại Việt Nam với nguồn tài chính ổn định hơn là nơi thu hút nhân sự có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc với cộng đồng từ xã hội và các VNGO. Điều này đã gây không ít khó khăn trong việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của tổ chức do phải đào tạo lại từ đầu cho những nhân viên mới.

• Trong 79 tổ chức khảo sát có 4 tổ chức chỉ có 01 giám đốc không có nhân viên và chỉ hoạt động theo kiểu tư vấn độc lập, tuy rằng trong thủ tục để ra quyết định thành lập, nguồn nhân sự có ghi tới 5-10 người.

• Hầu hết đội ngũ lãnh đạo của các VNGO hiện nay đều ở độ tuổi cao, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có lỗ hổng về nhân sự kế cận nếu không có kế hoạch bồi dưỡng ngay từ bây giờ.

• Các tổ chức VNGO mới thành lập và các VNGO trực thuộc địa phương ít có cơ hội được tham dự các khoá đào tạo cũng như tham gia vào các mạng lưới. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng lực vận hành của một tổ chức thông qua việc trao đổi và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, cũng như điều phối và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hướng tới mục tiêu phát triển chung.

• Chưa có chương trình đào tạo hệ thống cho nguồn nhân lực của tổ chức XHDS nói chung và cho các VNGO nói riêng từ phía cơ quan bảo trợ cũng như từ phía Nhà nước. Việc nâng cao năng lực thông qua đào tạo về lĩnh vực PTTC còn hoàn toàn phụ thuộc vào ý tưởng cũng như nguồn kinh phí từ phía Nhà tài trợ, song nội dung và thời gian học ngắn, lại chỉ học một lần nên chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm để ứng dụng thành công những kỹ năng được học và kinh nghiệm được chia sẻ. Mặt khác số lượng các VNGO và số người tham gia không đáng kể, chỉ giới hạn trong các mạng lưới hiện có.

• Việc xây dựng và giới thiệu mô hình nghiên cứu điển hình trong các khoá học về PTTC chưa được chuẩn bị để thiết kế vào chương trình đào tạo vì vậy đã làm hạn chế đến kết quả học tập cũng như ứng dụng vào trong thực tiễn.

• Sự hợp tác và liên kết giữa các VNGO còn yếu và chưa hiệu quả. Mặc dù cho đến nay chưa có nghiên cứu khảo sát về các hình thức liên kết hợp tác của các tổ chức VNGO, hiện đã có trên 10 nhóm mạng liên kết đang hoạt động. Cũng phải thừa nhận rằng một

Page 42: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

34

số hoạt động của các nhóm đã đem lại những lợi ích cho các thành viên thông qua việc chia sẻ thông tin, đóng góp ý kiến về một số chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động, tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho các tổ chức thành viên, tổ chức các buổi gặp gỡ các nhà tài trợ để thiết lập mối quan hệ giữa nhà tài trợ với nhóm và với các tổ chức thành viên. Tuy nhiên theo đánh giá của một số lãnh đạo của VNGO, hình thức và nội dung hoạt động của các nhóm này chưa thật sự hiệu quả và cần phải có sự đổi mới. Cũng theo họ, một số mạng lưới còn mang tính hình thức vì vậy đã có những thành viên sau một thời gian tham gia đã xin rút khỏi mạng lưới. Liên quan đến vấn đề này, trong báo cáo của Hội đồng giám đốc nhóm Hợp tác phát triển (CDG) nhân dịp lễ kỷ niệm 10 năm thành lập nhóm đã nêu lên những hạn chế của nhóm, đó là thiếu kinh nghiệm tổ chức và thúc đẩy hoạt động của nhóm, một số hoạt động của nhóm chưa thật sự hấp dẫn và thoả mãn nhu cầu của các tổ chức thành viên, nhất là nhu cầu nâng cao năng lực và nâng cấp hoạt động hợp tác. Trong số 14 tổ chức thành viên của nhóm đã có 3 tổ chức xin ra khỏi nhóm.

5.2. Về năng lực và nâng cao năng lực trong lĩnh vực vận động chính sách

5.2.1. Mặt tích cực:

• Công tác VĐCS đã và đang được các VNGO quan tâm và xem như là một trong những mảng hoạt động không thể thiếu của tổ chức, đã và đang đóng góp tích cực vào tiến trình ban hành các văn bản pháp luật của Nhà nước cũng như đưa các văn bản này vào thực thi có hiệu quả trong đời sống xã hội. Những đóng góp bước đầu của các VNGO trong khuôn khổ nghiên cứu chính là nền tảng để thúc đẩy hơn nữa việc bổ sung hoàn thiện khung pháp lý về sự tham gia của VNGO trong công tác VĐCS.

• Một số tổ chức VNGO bước đầu đã liên kết mạng lưới và thông qua các mạng lưới này để tạo dựng hình ảnh của tổ chức, liên kết để phục vụ cho việc kêu gọi tìm kiếm tài trợ, tạo ra liên minh trong những hoạt động vận động chính sách, nâng cao năng lực của các tổ chức thành viên thông qua các khoá tập huấn và hội thảo chia sẻ kinh nghiệm.

• Kể từ năm 2005 trở lại đây, các VNGO đã rất quan tâm đến việc nâng cao năng lực về củng cố tổ chức, phát triển thể chế và vận động chính sách. Bằng chứng là ngoài các khoá tập huấn về chuyên môn đã xuất hiện ngày càng nhiều các khoá học tập trung vào lĩnh vực phát triển thể chế, tăng cường tổ chức, và vận động chính sách như đã mô tả trong phần 3.3 và phụ lục 4 (Một số khoá học cán bộ của VNGO đã tham gia).

• Trong số các VNGO khảo sát đã phát hiện một số chuyên gia có thể đảm đương được công tác đào tạo huấn luyện về đa dạng các chủ đề, đặc biệt là lĩnh vực phát triển tổ chức và VĐCS (xem thêm phụ lục 5).

5.2.2. Mặt hạn chế:

• Một số luật và văn bản pháp quy gần đây đã mở ra cơ hội thảo luận công khai và ghi nhận vai trò to lớn của VNGO đối với công cuộc phát triển của Việt Nam, đặc biệt là đã thừa nhận quyền giám sát, phản biện và tư vấn xã hội với các chính sách của các tổ chức nhà nước ở các cấp, các ngành, tuy nhiên việc tham gia của VNGOs trong quá trình lập chính sách không được thể chế hoá một cách có hệ thống. Bên cạnh đó xã hội còn chưa hiểu biết nhiều về các tổ chức này vì vậy nhiều VNGO đã gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn thông tin hoặc tiếp cận với cộng đồng ở những giai đoạn đầu triển khai dự án. Một cán bộ dự án khi được hỏi đã cho chúng tôi biết trong một lần đến một bộ chuyên ngành để tìm hiểu thông tin phục vụ cho nghiên cứu nhưng

Page 43: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

35

không nhận được sự ủng hộ của Bộ này. Sự không ủng hộ này còn thể hiện ở chỗ không có sự công bằng trong việc đấu thầu giao nhận dự án hoặc đề tài nghiên cứu. Một số người cho rằng các quan chức nhà nước trong các cơ quan của nhà nước thường dành những ưu tiên cho các đơn vị, tổ chức thuộc khu vực nhà nước hơn là cho các VNGO.

• Hầu hết các tổ chức VNGO trong khuôn khổ khảo sát chưa xây dựng được chiến lược, hoặc kế hoạch VĐCS một cách hệ thống. Số VNGO tham gia có hiệu quả vào tư vấn, giám sát, phản biện xã hội ở cấp cao còn ít. Hoạt động VĐCS của phần lớn VNGO mới chỉ được lồng ghép vào các hoạt động chương trình dự án can thiệp và tập trung chủ yếu ở cấp cơ sở (xã). Hình thức VĐCS mới chỉ dừng lại ở đề xuất trong các báo cáo đánh giá tổng kết dự án hoặc tham gia đóng góp ý kiến trong các buổi hội thảo. Việc có xem xét, thay đổi điều chỉnh hay không từ cấp có thẩm quyền không được phản hồi.

• Đội ngũ cán bộ trong các VNGO thiếu kiến thức và kỹ năng về công tác VĐCS, đặc biệt là đối với các VNGO mới thành lập. Cụ thể, việc các tổ chức này thiếu sự liên minh, liên kết các tổ chức có cùng lĩnh vực hoạt động trên cùng một địa bàn can thiệp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác VĐCS không hiệu quả. Thiếu kinh phí cho vận động chính sách cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Điều này làm cho các cán bộ đã tham gia một số khóa tập huấn về kiến thức và kỹ năng VĐCS nhưng chưa có cơ hội áp dụng vào hoạt động VĐCS cụ thể nào đó, nên kiến thức dần bị mai một.

5.3. Đề xuất nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức VNGO trong công tác PTTC và VĐCS

Từ những kết quả khảo sát và đánh giá ban đầu về những điểm mạnh và những hạn chế như trình bày ở trên, việc nâng cao năng lực cho các cá nhân và các tổ chức VNGO phải hướng tới việc vừa tạo ra các khả năng (thông qua đào tạo) vừa phải tạo ra một môi trường thể chế, củng cố vị thế xã hội để các cá nhân và tổ chức thể hiện hết khả năng của mình. Trên cơ sở đặt vấn đề như vậy, một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức VNGO như sau:

5.3.1. Tạo môi trường chính sách thuận lợi để tăng cường tổ chức VNGO

Về phía Nhà nước cần sớm bổ sung hoàn chỉnh khung pháp lý để tạo ra môi trường thuận lợi, rõ ràng, hỗ trợ các tổ chức VNGO hình thành, phát triển và đóng góp hiệu quả. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo ra cơ chế hỗ trợ tài chính bền vững, thông qua việc phân bổ cơ cấu nguồn vốn của chính phủ để giao một số dịch vụ công, các đề tài dự án cho các tổ chức VNGO một cách bình đẳng với các cơ quan của nhà nước. Nhà nước cũng cần tạo ra cơ chế đối thoại và hợp tác giữa các tổ chức XHDS với chính phủ và cả khu vực tư nhân, hợp thức hóa việc mở rộng mạng lưới liên kết hợp tác phát triển giữa các VNGO với nhau và giữa các VNGO với các tổ chức quốc tế.

Nhà tài trợ, ngoài việc hợp tác với từng VNGO riêng lẻ như trước đây, nên hỗ trợ các VNGO hình thành các mạng lưới và thông qua các mạng lưới này phân bổ và sử dụng các nguồn lực, đặc biệt là nguồn tài chính để đạt được những mục tiêu cụ thể một cách hiệu quả và bền vững. Trên cơ sở này vị thế của từng tổ chức nằm trong mạng lưới sẽ được nâng cao và các hoạt động phát triển sẽ bền vững hơn. Bên cạnh đó các Nhà tài trợ nên có sự cam kết hỗ trợ lâu dài đối với các VNGO để có thể xây dựng chiến lược dài hơn.

Page 44: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

36

Về phía các tổ chức VNGO: Bản thân từng tổ chức VNGO, kể cả những tổ chức đã có vị thế và chưa xác định được vị thế, phải bắt đầu và thường xuyên xem xét, rà soát lại mô hình của tổ chức thông qua việc phân tích đánh giá lại các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, cũng như các yếu tố bên trong (nội bộ) tổ chức. Chỉ có dựa trên cơ sở phân tích đánh giá này mới đưa ra được những cải thiện phù hợp nhằm duy trì và phát triển tổ chức trong một môi trường năng động và có sức cạnh tranh.

Các tổ chức VNGO không thể hoạt động một cách độc lập “mạnh ai nấy làm” như hiện nay. Thay vào đó, các tổ chức cần chủ động và tích cực tham gia kết nối xây dựng mạng lưới trong từng lĩnh vực và mục tiêu chung nhằm trao đổi kinh nghiệm và bổ sung cho kho tàng kinh nghiệm về phát triển tổ chức cũng như triển khai dự án ngày một phong phú, tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

Cần tiến hành một nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động của các mạng lưới VNGO hiện có để từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm cải tiến và đổi mới hình thức, nội dung hoạt động hiệu quả hơn. Những thành công từ những liên kết liên minh của các mạng lưới các INGO đang hoạt động tại Việt Nam có thể là những bài học kinh nghiệm mà các mạng lưới VNGO cần phải tham khảo và học hỏi.

5.3.2. Nâng cao năng lực cho các VNGO thông qua đào tạo

Điều đầu tiên cần khẳng định là sẽ không có một chương trình đào tạo chung cho tất cả các VNGO bởi tuỳ thuộc vào năng lực thực thi nhiệm vụ của các cán bộ trong từng tổ chức, tuỳ thuộc vào loại hình tổ chức, cũng như tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động và thời điểm mà các VNGO sẽ có nhu cầu đào tạo khác nhau. Điều này phản ánh một thực tế rằng cần phải tiến hành nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo trước khi triển khai bất kỳ một dự án/chương trình nâng cao năng lực hướng tới các VNGO. Việc xem xét tham khảo những nghiên cứu khác cũng là điều rất cần thiết.

Thực tế cho thấy cán bộ các VNGO không thể tham gia học tập theo kiểu chính quy trường lớp bài bản. Hình thức đào tạo ngắn hạn thông qua các khoá tập huấn với lượng thời gian không quá 5 ngày là phù hợp nhất.

Trong một chương trình đào tạo, ngoài thiết kế các khoá học nhằm cung cấp kiến thức kỹ năng về một lĩnh vực nào đó nên thiết kế các khoá tập huấn dành cho huấn luyện viên (TOT). Khoá học này nhằm đào tạo một đội ngũ giảng viên có khả năng đào tạo lại cho đồng nghiệp hoặc cho các tổ chức cộng đồng nơi can thiệp các hoạt động phát triển. Chỉ có như vậy mới đẩy nhanh và mở rộng phạm vi ứng dụng kết quả sau các khoá đào tạo.

Nội dung đào tạo đối với các VNGO rất đa dạng và tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng tổ chức. Tuy nhiên qua nghiên cứu khảo sát và kết hợp với tham khảo thêm một số nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo từ các dự án nâng cao năng lực các VNGO hiện nay, một số nội dung/lĩnh vực đào tạo nên được thiết kế cho từng nhóm VNGO như sau:

Đối với các VNGO mới thành lập và các VNGO trực thuộc địa phương:

Chương trình đào tạo ban đầu tập trung vào các nội dung/chủ đề sau: (i) Phát triển thể chế và tăng cường tổ chức; (ii) Kỹ năng viết đề xuất và quản lý chương trình dự án; và (iii) Kỹ năng mềm (giao tiếp, trình bày, điều hành hội thảo, truyền thông). Ngoài ra tuỳ theo lĩnh vực hoạt động và nhu cầu cụ thể của các VNGO sẽ thiết kế thêm những khoá học về các lĩnh vực chuyên môn như: Bảo vệ môi trường, sinh kế bền vững và XĐGN, bảo vệ chăm sóc trẻ em, HIV/AIDS, bình đẳng giới, v.v.

Page 45: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

37

Đối với các VNGO đã có lịch sử hình thành lâu và đang hoạt động hiệu quả:

Việc bổ sung các khoá đào tạo nên tập trung vào: (i) Xây dựng mạng lưới và vận động chính sách; (ii) Phát triển thể chế và tăng cường tổ chức; và (iii) Đào tạo giảng viên (TOT).

Trong các khoá học về lĩnh vực phát triển tổ chức, vận động chính sách, viết đề xuất và quản lý dự án, nên thiết kế nội dung và dành thời gian cho việc chia sẻ học tập kinh nghiệm từ những mô hình nghiên cứu điển hình về thực tiễn hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực nêu trên. Điều này có nghĩa là phải đầu tư xây dựng hoặc lựa chọn những mô hình thành công từ các VNGO với đa dạng các lĩnh vực hoạt động như: môi trường, xoá đói giảm nghèo, xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, v.v. Các mô hình này sẽ được đưa vào trong các khoá học như những trường hợp nghiên cứu điển hình để chia sẻ kinh nghiệm.

Về lựa chọn giảng viên: Thực tế chỉ ra rằng giảng viên là người Việt Nam hiện đang làm việc trong các tổ chức VNGO hoặc INGO tại Việt Nam có nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực phát triển sẽ là hiệu quả nhất bởi các lý do sau: (i) Có nhiều kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam; (ii) Hiểu được phong tục tập quán của người Việt Nam, dễ dàng trong việc gần gũi trao đổi thoả thuận chia sẻ với học viên; và (iii) Không mất nhiều thời gian cho việc phiên dịch lại trong khi thời lượng đào tạo cho một khoá học hạn chế. Phụ lục 5 trong tài liệu này đã cung cấp một số thông tin về các tổ chức/cá nhân đào tạo tiềm năng nhằm giúp các Nhà tổ chức đào tạo tham khảo trong quá trình lựa chọn giảng viên cho các khoá học tương ứng.

Phân loại đối tượng học viên: nên chia thành hai nhóm học riêng: (i) nhóm đối tượng lãnh đạo, và (ii) nhóm đối tượng cán bộ. Việc phân chia đối tượng học trong các khoá học riêng biệt sẽ dễ dàng cho việc bố trí thời gian học, mặt khác tạo điều kiện cho các cán bộ có cơ hội tham gia phát biểu ý kiến mà không e ngại khi có mặt của lãnh đạo. Dù là đối tượng lãnh đạo hay cán bộ nên được phân nhóm các học viên từ các VNGO có cùng lĩnh vực hoạt động chủ chốt vào cùng 1 khóa học. Việc này sẽ tạo điều kiện dễ dàng trong việc chia sẻ kinh nghiệm giữa các học viên với nhau và giữa các học viên với mô hình nghiên cứu điển hình đã được bố trí cùng lĩnh vực hoạt động như nêu ở trên.

Thời gian học không nên quá 5 ngày/khoá học, đặc biệt với nhóm đối tượng là lãnh đạo chỉ nên thiết kế 2 ngày/khoá học là phù hợp. Nếu nội dung đào tạo nhiều nên chia nhỏ thành nhiều khoá học và học theo từng đợt.

Tài liệu đào tạo phải được chuẩn hoá bằng cách mời những tổ chức hoặc chuyên gia có kinh nghiệm cho từng lĩnh vực. Trước khi biên soạn tài liệu nên thống nhất nội dung, kết cấu và hình thức trình bày để hoàn chỉnh một bộ tài liệu đồng nhất. Lưu ý rằng các mô hình nghiên cứu điển hình nên được tài liệu hoá và đưa vào bộ tài liệu đào tạo để giới thiệu chia sẻ. Trong quá trình đào tạo nên lấy ý kiến đóng góp của học viên để bổ sung chỉnh sửa và hoàn thiện. Hy vọng sau khi kết thúc dự án, các tài liệu này sẽ được in ấn và cung cấp cho các tổ chức quan tâm để tham khảo.

5.3.3. Đề xuất chương trình đào trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam” do Quỹ Châu Á tài trợ.

Xuất phát từ mục tiêu của dự án nhằm tăng cường kỹ năng quản trị nội bộ và năng lực huy động cộng đồng tham gia trong quá trình xây dựng chính sách, căn cứ vào nhu cầu cũng như những đóng góp ý kiến từ các VNGO được khảo sát, chương trình đào tạo sẽ tập trung vào 2 lĩnh vực sau đây: (i) quản trị tổ chức phi chính phủ Việt Nam (phát triển tổ chức) và (ii) kỹ năng vận động chính sách và huy động cộng đồng tham gia vào quá trình xây dựng chính sách.

Page 46: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

38

Ngoài ra để thúc đẩy và nhân rộng chương trình đào tạo, khoá học TOT sẽ được thiết kế nhằm tổ chức đào tạo lại các lĩnh vực nêu trên xuống tận các tổ chức cộng đồng hoặc các tổ chức có nhu cầu.

Nội dung chi tiết cho từng lĩnh vực/khoá đào tạo được gợi ý như sau:

Khóa học về phát triển tổ chức, bao gồm các chủ đề sau:

Chủ đề 1: Tổng quan chung về tổ chức XHDS ở Việt Nam

• Khái niệm, cấu trúc và vai trò của XHDS;

• Hiện trạng của các tổ chức XHDS (tập trung vào các tổ chức VNGO); và

• Các văn bản liên quan đến hoạt động của các tổ chức XHDS.

Chủ đề 2: Những kỹ năng phát triển và vận hành tổ chức VNGO

• Phân tích tổ chức;

• Phát triển sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của tổ chức;

• Quản trị nhân sự (quản lý nhân sự và xây dựng đội ngũ);

• Xây dựng văn hoá tổ chức;

• Quản trị tài chính;

• Vận động tài trợ (bao gồm cả viết đề xuất dự án); và

• Kỹ năng lãnh đạo.

Gợi ý: Căn cứ vào nhu cầu và đối tượng của từng khoá học, có thể tham khảo tài liệu “Hướng dẫn tăng cường năng lực tổ chức” dành cho các tổ chức XHDS của Ngân hàng Thế giới (WB) để lựa chọn và kết cấu thêm vào chủ đề 2 một số nội dung sau. Lập ngân sách Hướng dẫn lập ngân sách với trọng tâm tập trung vào: mục đích của việc lập ngân sách, chuẩn bị ngân sách, các cấu phần ngân sách, và lập ngân sách.

Giám sát & Đánh giá Hướng dẫn rà soát và đánh giá tiến độ trong việc đạt được các mục tiêu, xác định các vấn đề và chiến lược và điều chỉnh kế hoạch Xây dựng Dự án Hướng dẫn xây dựng và thực hiện một dự án và các câu hỏi chính cần hỏi trong quá trình xây dựng và thực hiện.

Hệ thống Tài chính Hướng dẫn thiết lập một hệ thống tài chính minh bạch và rõ ràng để xây dựng tính bền vững tài chính Huy động Nguồn lực Hướng dẫn huy động các nguồn lực, chủ yếu là nội lực, để tăng cường năng lực tổ chức và mang lại lợi ích cho cộng đồng

Viết Đề xuất xin tài trợ Hướng dẫn xây dựng và viết một đề xuất, bao gồm các yếu tố chính để giúp dự án thành công Báo cáo lên các Nhà tài trợ Hướng dẫn duy trì và tăng cường quan hệ với các nhà tài trợ sau khi đã được tài trợ

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (WB)

Page 47: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

39

Khóa học về kỹ năng vận động chính sách và huy động cộng đồng tham gia xây dựng chính sách, bao gồm các chủ đề sau:

Chủ đề 1: Những khái niệm cơ bản về vận động chính sách

• Khái niệm và vai trò của các VNGO trong việc vận động chính sách ở Việt Nam;

• Những văn bản liên quan đến sự tham gia của các VNGO vào quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam;

• Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng chính sách ở Việt Nam hiện nay và vai trò của VNGO; và

• Các hình thức tham gia xây dựng chính sách.

Chủ đề 2: Kỹ năng vận động chính sách

• Kỹ năng xác định vấn đề và xây dựng mục tiêu;

• Kỹ năng phân tích quá trình hoạch định chính sách;

• Phân tích các bên liên quan đến VĐCS;

• Xây dựng thông điệp VĐCS;

• Xây dựng chương trình hành động về VĐCS;

• Thực hiện và giám sát đánh giá; và

• Xây dựng đồng minh trong quá trình vận động chính sách.

Chủ đề 3: Kỹ năng huy động cộng đồng tham gia trong quá trình xây dựng chính sách và ra quyết định

• Vai trò của người dân và những văn bản pháp lý quy định sự tham gia của người dân;

• Mức độ tham gia và các hình thái tham gia của người dân;

• Làm thế nào để huy động và khuyến khích người dân tham gia;

• Xây dựng các tổ chức của cộng đồng (CBO); và

• Kỹ năng xây dựng và truyền tải thông điệp đến người dân (Tổ chức cuộc họp dân, chuẩn bị và thuyết trình trước cộng đồng, kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi, nhận phản hồi, giải quyết xung đột, v.v.).

Khoá đào tạo huấn luyện viên (TOT)

Chủ đề 1: Phương pháp tập huấn cùng tham gia

• Đặc điểm học tập của học viên là người lớn tuổi;

Page 48: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

40

• Nguyên tắc học tập và giảng dạy;

• Chu trình học tập của học viên là người lớn;

• Các phương pháp giảng dạy; và

• Lập kế hoạch bài giảng.

Chủ đề 2: Kỹ thuật chuẩn bị bài giảng và thực hành giảng dạy về phát triển tổ chức

Chủ đề 3: Kỹ thuật chuẩn bị bài giảng và thực hành giảng dạy về vận động chính sách và huy động cộng đồng tham gia xây dựng chính sách

Chủ đề 4: Cách thức tổ chức khoá học

• Xác định nhu cầu người học và xây dựng mục tiêu khoá học;

• Xây dựng chương trình tập huấn;

• Lập kế hoạch tập huấn;

• Bố trí lớp học và chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lớp học; và

• Đánh giá kết quả học tập và viết báo cáo về khoá học.

Trên đây chỉ là sự gợi ý, việc thiết kế các nội dung học tập còn tuỳ vào việc đánh giá nhu cầu người học trong từng khóa học. Khi tiến hành các khoá học dự án nên nêu mục tiêu cụ thể cần đạt được cho mỗi khoá học. Những giảng viên được mời sẽ căn cứ vào mục tiêu khoá học, nhu cầu người học, và dựa vào chuyên môn và kinh nghiệm, để xác định được những nội dung cần tập huấn.

Chương trình khung được đề xuất và thể hiện ở bảng 9.

Page 49: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

41

Bảng 9: Kế hoạch đào tạo

Dự án " Nâng cao năng lực cho các tổ chức XHDS tham gia vào quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam"

TT Tên khoá học/chủ đề đào tạo Mục tiêu khoá học Đối tượng

Tổng số

học viên

Thời gian

Số ngày mỗi khoá

Địa điểm đào tạo

Giảng viên

Dự kiến Kinh phí

Ghi chú

I Phát triển thể chế và tăng cường tổ chức

1 Hai khoá đầu tiên 50 Tháng 9/2009

3 TP. HCM

Các VNGO khu vực miền Nam

2 Khoá thứ ba 25 Tháng 10/2009

3 Huế Các VNGO khu vực miền Trung

3 Hai khoá cuối cùng

Sau khoá học, học viên có thể: 1. Nắm vững khái niệm và hiện trạng của các tổ chức XHDS. 2. Phân tích tổ chức, phân tích thể chế để tìm ra các giải pháp cải thiện 3. Xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của tổ chức 4. Xây dựng đội ngũ nhân sự trong tổ chức. 5. Vận động tài trợ

Cán bộ lãnh đạo, cán bộ kế cận, cán bộ dự án

80 Tháng 11/2009

3 Hà Nội Các VNGO khu vực phía Bắc

II Vận động chính sách và huy động cộng đồng tham gia xây dựng chính sách

1

5 khoá đào tạo ở miền Bắc

Sau khoá học, học viên có thể: 1.Hiểu được vai trò của VNGO trong công tác VĐCS 2. Nắm vững khái niệm và quy trình VĐCS. 3. Hiểu được lợi ích của việc thiết

Cán bộ lãnh đạo, cán bộ kế cận, cán

125 Tháng 9-

10/2009

2 Chưa xác định

Các VNGO khu vực phía Bắc

Page 50: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

42

2

3 khoá đào tạo ở miền Trung

75 Tháng 10-

11/2009

2 Chưa xác định

Các VNGO khu vực miền Trung

3

3 khoá đào tạo ở miền Nam

lập mạng lưới VĐCS 4. Phân tích được chính sách để tìm ra giải pháp vận động. 5. Xây dựng được thông điệp vận động 6. Thực hiện được các kỹ thuật huy động cộng đồng tham gia xây dựng chính sách 7. Xây dựng kế hoạch vận động dựa trên mục tiêu xác định liên quan đến một lĩnh vực hoạt động của tổ chức, mạng lưới. 8. Thành lập mạng lưới, ra mắt ban vận động

bộ dự án

75 Tháng 11-

12/2009

2 Chưa xác định

Các VNGO khu vực phía Nam

III Đào tạo huấn luyện viên (TOT) 1 Khoá thứ nhất (PTTC) Cán bộ đào

tạo tiềm năng

26 Tháng 7/2009

9 Hà Nội Cán bộ từ các VNGO ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam

2 Khoá thứ hai (VĐCS)

Sau khoá học, học viên có thể: 1.Nắm vững được đặc điểm và chu trình học tập trải nghiệm của người học. 2.Thực hiện một số phương pháp tập huấn có sự tham gia 3. Chuẩn bị bài giảng và kế hoạch giảng dạy về PTTC và VĐCS. 4.Tổ chức các khoá tập huấn lại cho các tổ chức cộng đồng

Cán bộ đào tạo tiềm năng

25 Tháng 7/2009

10 Hà Nội Cán bộ từ các VNGO ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam

Page 51: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

43

Phụ lục

Phụ lục 1: Tài liệu tham khảo

Báo cáo kết quả khảo sát nhu cầu nâng cao năng lực của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam. Dự án nâng cao hiệu quả hợp tác và học hỏi của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (Enable). Tháng 2/2008.

Ben Kerkvliet, Nguyen Quang A, and Bach Tan Sinh. Forms of Engagement between State Agencies & Civil Society Organizations in Vietnam. Study report for DFID. Hanoi. December 2008.

Bùi Quang Dũng. Xã hội dân sự - Khái niệm và các vấn đề. 15/4/2007 (http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Van-Hoa/Xa_hoi_dan_su_khai_niem_va_cac_van_de/)

Bùi Thế Cường and Thaveeporn Vasavakul. Support for An Official Mechanism for Dialogue between Vietnamese Government Agencies/the National Assembly and Civil Society Organizations in Vietnam. Study report for SDC. Hanoi. November 2008.

Đỗ Thị Vân. Báo cáo tổng hợp đề tài: Nghiên cứu năng lực của các NGO trong hệ thống Liên hiệp hội tham gia công tác bảo vệ môi trường. Hà Nội. 2004.

Đoàn Thanh Liêm. Xã hội Dân sự: Đối tác và Đối trọng của Nhà nước. Đàn Chim Việt. 28 tháng 8 năm 2008.

Gita Sabharwal and Than Thi Thien Huong. Civil Society in VietNam: Moving from the Margins to the Mainstream. July 2005. (http://www.iss.org.vn/upload/file/Civil%20Society%20in%20Vietnam.doc)

Irene Norlund and Dang Ngoc Dinh. An Initial Assessment of Civil Society in VietNam. March 2006. (www.vids.org.vn/vn/.../20065222515_CSI_VN_Final_report.pdf)

Nguyễn Mạnh Cường. Sổ tay hướng dẫn thành lập và quản trị các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. 2008.

Nguyễn Mạnh Cường. Xây dựng năng lực và tăng cường sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. 9/11/2006. (http://lerap.org/en/node/552)

Nguyễn Ngọc Lâm. Hoạt động của các tổ chức nhân dân ở Việt Nam. 2006. (http://caicachhanhchinh.gov.vn/Uploads/News/2643/attachs/vi.bai%207.doc)

Nguyễn Ngọc Lâm. Một số vấn đề về xã hội dân sự và tổ chức nhân dân Việt Nam. Tài liệu tham khảo cho học viên khóa tập huấn “Phát triển tổ chức và vận động chính sách” do Quỹ môi trường Sida tổ chức tại Đà Nẵng, tháng 8/2008.

Nguyễn Thị Bích Điệp. Tổng quan về Khung pháp lý cho các Tổ chức xã hội dân sự. Bài tham luận tại Hội thảo nhóm công tác về sự tham gia của người dân (PPWG). Hà Nội. 5/2007.

Page 52: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

44

Tài liệu tập huấn về phát triển tổ chức và vận động chính sách do các VNGO trong khuôn khổ khảo sát cung cấp.

Vũ Thị Bích Hợp. Triển vọng và khó khăn đối với các tổ chức phi chính phủ Việt Nam. 11/2006. (http://lerap.org/en/node/553)

World Bank. Hướng dẫn tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự. Các hướng dẫn do Yumi Sera và Susan Beaudry cung cấp, 2007. Ban Phát triển Xã hội – Ngân hàng Thế giới (www.worldbank.org/smallgrantsprogram)

Page 53: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

45

Phụ lục 2: Danh sách cán bộ và VNGO tham gia điền phiếu điều tra và phỏng vấn.

TT Tên tổ chức Họ và tên Chức danh Địa chỉ liên lạc

1 Trung tâm hỗ trợ các chương trình phát triển xã hội

Lê Quốc Hùng Giám đốc

Phạm Hải Bình Quản lý dự án

Số 2, ngõ Hào Nam, Đống Đa , Hà Nội Tel : 04.35121704 Fax: 04. 3121690 [email protected]

2 Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng

Trần Tuấn

Giám đốc

Số 39, ngõ 255 Phố Vọng, Hai bà Trưng Hà Nội Tel : 04. 6.280350/51/52 Fax: 04.6280200 [email protected]

3 Trung tâm công nghệ, môi trường và phát triển cộng đồng

Bùi Thị An Giám đốc

Trần Thị Hương Chánh văn phòng

112 Ngõ 68, Nguyên Hồng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội 7736787 Fax: (04)7736948 [email protected]

4 Trung tâm hỗ trợ năng lực và hợp tác cộng đồng

Nguyễn Hải Đồng

Chánh văn phòng

Lương Việt Anh Cán bộ chương trình

Nguyễn Thị Hương Cán bộ chương trình

Phòng 606 – Toà nhà ICC – 71 Nguyễn Chí Thanh, HN Tel: 275.8151 Fax: 875.8209 E: [email protected]; [email protected]

5 Trung tâm hỗ trợ phát triển Nguyễn Thị Hồng Hà Giám đốc

Vũ Thị Thu Hà

Cán bộ chương trình

P 801, số 15, ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh, P. Láng Hạ, Đống Đa, HN Tel: 0437730802 [email protected]

6 Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên nước

Hoàng Thị Tú Oanh

Cán bộ chương trình

P 801, số 15, ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh, P. Láng Hạ, Đống Đa, HN 04.7730828 Fax: 04. 8564846 [email protected]

7 Trung tâm phát triển cộng đồng bền vững

Ngô Thị Lan Phương Giám đốc

Nguyễn Minh Thọ Cán bộ truyền thông

103-104 nhà J, Khách sạn La Thành, 218, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Tel : 04. 8325229 Fax: 04. 8325819 [email protected]

8 Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển

Nguyễn Kim Thuý P. Giám đốc

Thân Nguyên Phương Hải Cán bộ chương trình

Số 19, A26 Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội 04.7565929/7565874 [email protected]

9 Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền

Trần Công Khánh Giám đốc

Trần Công Dũng

P. Giám đốc

Số 9, Vũ Hữu Lợi, Hà Nội Tel:04.9423043 [email protected] [email protected]

10 Viện tư vấn phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi Trần Thị Minh Châu Giám đốc

Nguyễn Thị Thanh Nhã Cán bộ dự án

Số 58 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 04.7843681/7843678 [email protected]

11 Viện sức khỏe sinh sản và gia đình Nguyễn Thị Hoài Đức Giám đốc

Phạm Thị Bích Ngọc Cán bộ nghiên cứu

Số 63/35 Cát Linh, Hà Nội Tel: 04.8234288/7333613 [email protected]

12 Trung tâm hỗ trợ vì phát triển phụ nữ và trẻ em Bùi Thị Kim Giám đốc

Bùi Thị Kim Thành Chánh văn phòng

P0610, Tòa nhà cao tầng 151a Nguyễn Đức Cảnh, Quận Hoàng Mai, Hà Nội Tel: 04.6621132 0903256209 [email protected]

13 Trung tâm hỗ trợ giáo dục không chính quy và phát triển cộng đông Nguyễn Thị Vân Giám đốc

Nguyễn Văn Hùng Cán bộ dự án

P109, số 187 Đường Giảng Võ, Hà Nội Tel: 04.5142366 [email protected]

Page 54: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

46

14 Trung tâm phòng chống STDS/HIV/AIDS Trần Thị Nga Giám đốc

Lê Thu Hằng Cán bộ dự án

Số 90B Ngõ Núi Trúc, Phố Giang Văn Minh, Hà Nội Tel: 04.7365474 [email protected]

15 Trung tâm trợ giúp pháp lý Dương Thành Mai Giám đốc

Nguyễn Thị Nga Tư vấn luật

Số 4, Nguyễn Thượng Hiền, Hà nội Tel: 04.9427071 lacvietnam@gmail/com

16 Trung tâm tư vấn phát hiện sớm và chăm sóc trẻ em tàn tật Sao Mai

Đỗ Thuý Lan Giám đốc

Nguyễn Thị Tú Anh Cán bộ chương trình

Khu cơ quan nội chính, Vũ Trọng Phụng,HNoi Tel: 04.5572569 [email protected]

17 Trung tâm phát triển cộng đồng bền vững Lê Thị Hoài Phương Giám đốc

Đỗ Thị Ánh Quản lý dự án

Số 312 Phố Vọng, HN Tel:04.6281768/88 [email protected]

18 Trung tâm huy động cộng đồng VN phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Thị Hoàng Oanh P. Giám đốc

Phạm Thị Hạnh Vân

Trợ lý giám đốc

Số19, Trung tâm Thương mại, Khu đô thị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội Tel: 04. 2851425 Fax: 04.6335401 [email protected]

19 Trung tâm nghiên cứu, giáo dục môi trường và phát triển

Nguyễn Hữu Ninh

Giám đốc

Số 24 Ngõ 279 Giảng Võ, Hà Nội 8.515213/5120632 Fax: 04515213 [email protected]

20 Viện kinh tế sinh thái Hà Chu Chử Viện Trưởng

Hoàng Lan Anh Cán bộ dự án

Tầng 4, số 9/84 Ngọc Khánh, Ba Đình Hà Nội Tel: 04. 7711103 / Fax: 7711102 [email protected]

21 Trung tâm nghiên cứu Sinh thái-Nhân văn vùng cao

Trần Ngọc Thanh Chánh văn phòng

Lê Văn Ka Nghiên cứu viên

A4 Phạm Huy Thông-Làng Khoa học Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel: 04. 7.715690 - 7717367 Fax: 04. 7715691

22 Trung tâm nghiên cứu và phát triển dân số, xã hội và môi trường

Đặng Nghĩa Phấn Giám đốc

Luyện Thị Hay Cán bộ chương trình

9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội 8.228972 Fax: 8228972 [email protected]

23 Trung tâm giáo dục và truyền thông môi trường

Nguyễn Nguyên Cương Giám đốc

Phạm Thị Hồng Phương Cán bộ dự án

Số 20, Ngõ Yên Thế, phường Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội 7474562 Fax: 7474562 E:

24 Trung tâm đa dạng và an toàn sinh học

Lê Trần Chấn Giám đốc

Trần Thuý Vân Thư ký dự án

Nhà 76, hẻm 26/15, ngõ Thái Thịnh II, phường Thịnh Quang, Đống Đa, HN Tel: 04. 8536908 Fax: 08043982 [email protected]

25 Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học

Trịnh Tam Kiệt

Thành viên hội đồng sáng lập

144 đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội(Viện Vi sinh và Công nghệ Sinh học, ĐHQG) Tel: 04. 7547748

26 Trung tâm phát triển xã hội và môi trường vùng

Đặng Đình Long

Giám đốc

Tầng 6, nhà 59 ,Láng Hạ,Hà Nội Tel: 04. 5147656/7 Fax: 04.5147688 E: [email protected] [email protected]

27 Trung tâm môi trường và phát triển nguồn lực cộng đồng Lê Thị Vân Huệ Phụ trách văn phòng

Số nhà 43, ngõ 121, đường Thái Hà, Hà Nội Tel/Fax: 8570539 [email protected] [email protected]

28 Trung tâm phát triển nông thôn bền vững Vũ Thị Bích Hợp Giám đốc

Phạm Thị Bích Ngọc Cán bộ dự án

Nhà 6, ngõ 1, phố Lê Văn Hưu, p. Ngô Thị Nhậm, HBT, Hà Nội Tel : 04.9436678 Fax: 9436449 [email protected]

29 Trung tâm công nghệ môi trường Nguyễn Thế Thịnh

P. Giám đốc

439 A9 Phan Văn Trị, phường 5, quận Gò vấp, TP HCM Tel : 08 9850540 [email protected]

Page 55: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

47

30 Viện nước và công nghệ môi trường

Lâm Minh Triết Viện trưởng

Đoàn Thị Ngọc Linh Cán bộ chương trình

C17, Cư xá Lam Sơn, Đường Nguyễn Oanh, Quận Gò vấp, TP HCM Tel : 08.9844443 [email protected]

31 Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý

Từ Lê Chánh văn phòng

Trần Thị Vinh Phó ban

38 Bà Triệu, tầng 5, Hoàn Kiếm, Hà Nội 9.346246-9348151 Fax: (84-4)9348852 [email protected]

32 Trung tâm nghiên cứu và phát triển năng lực phụ nữ dân tộc

Trần Ngọc Thanh

Cán bộ chương trình

A4 Phạm Huy Thông Làng khoa học Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel : 04. 7717834/7715690 Fax: (04)7714469 [email protected]

33 Trung tâm giáo dục truyền thông và phát triển cộng đồng

Nguyễn Công Chiến Giám đốc

Lý Thị Hà Phương Kế toán

507B, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội Tel: 04. 7564569 0988242693

34 Trung tâm NC kiến thức bản địa và Phát triển

Phạm Văn Dũng P. Giám đốc

Phạm Văn Dũng

Cán bộ chương trình

A4 Phạm Huy Thông, Ngọc Khánh, Hà Nội (04)7715690 [email protected] [email protected]

35 Viện nghiên cứu sinh thái và chính sách xã hội

Phạm Văn Dũng P. Viện trưởng

Trần Thanh Toàn Cán bộ dự án

Số A4 Phạm Huy Thông, Ngọc Khánh, BĐình, Hà Nội Tel: 04.7717367. Fax: 04.7715691 Email: [email protected]

36 Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam

Võ Thế Lưu Tổng thư ký

Trần Thị Hương Văn thư

Số 82, Ngọc Khánh, Hà Nội ĐT: 04.7712914 Fax: 04.7712103. Mail: [email protected]

37 Trung tâm lâm nghiệp cộng đồng Lê Hồng Phúc

Giám đốc

18 Phố Doãn Kế Thiện, phường Mai Dịch, Hà Nội Tel: 04.8348910/ 8362234 Fax: 04.7843678 [email protected]

38 Trung tâm huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật VACVINA

Nguyễn Văn Lan

Giám đốc

Phố Ngụy Như Kon Tum, Phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 04 858 1175/ 858 1177 Fax: 04 858 1176 [email protected]

39 Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn

Phạm Văn Thành Giám đốc

Nguyễn Đức Thịnh

Trưởng bộ phận

28 Phố Phạm Tuấn Tài, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 04 7930380 Fax: 04 793 0306 09132 09430 [email protected]; [email protected] Website: ccrd.com.vn

40 Trung tâm Vì sự Phát triển bền vững Miền núi

Lương Thị Trường

Giám đốc

Số 4 Tran Quang Dieu - O Cho Dua - Dong Da – Hanoi Tel: 84-4.5130487 Fax: 84-4.5130835 [email protected]

41 Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng

Nguyễn Thị Thu Huệ

Giám đốc

Phòng 1605, Tầng 16, Khu B, Tòa nhà M3-M4 91A Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, Tel: 04 275 2106 Fax: 04 275 2107 Email: [email protected] Web: www.mcdvietnam.org

42

Trung tâm tư vấn chuyển giao khoa học kỹ thuật & Công nghệ giống cây nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá.

Nguyễn Đăng Thiêm

Giám đốc

Đỗ Công ưng

Cán bộ chương trình

Số 6 Đường Hạc Thành, Phường Tân Sơn, Thành phố Thanh Hoá, Tel: 0373726237 DĐ0912652457 Fax: 0373850281

43 Trung tâm Hỗ trợ các tổ chức xã hội và phát triển cộng đồng

Bùi Thị Vân

P. Giám đốc

Số nhà G 12- Ngõ 39 Phố Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà nội Tel: 04 773 0135 Email: [email protected]

44 Hội làm vườn và trang trại tỉnh Thanh Hoá

Lôi Xuân Len Chủ tịch Hội Số 47, Đường Mai An Tiêm, P. Lam Sơn

TP. Thanh Hoa

Page 56: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

48

Chu Thị Hằng P. chủ tịch Hội

Tel: 037 752797 Fax:037 850935 [email protected]

45 Trung tâm Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nông lâm nghiệp

Lê Văn An Giám đốc

Nguyễn Thị Lộc P. Giám đốc

102 Phùng Hưng, TP. Huế Tel:: (84) (0) 54 538405; 525049/ Fax: (84) (0) 54 524923/ Email: [email protected] Website: www.vuf.org.vn

46 Trung tâm nghiên cứu- tư vấn công tác xã hội và phát triển cộng đồng

Đỗ Văn Bình Giám đốc

Chu Dũng

Trưởng nhóm huấn luyện

273/51 Nguyễn Văn Đậu Phường 11, Quận Bình Thạnh TP Hồ Chí Minh Tel: 08.8413010 Fax: 08.5152488 Email: [email protected]

47 Viện nghiên cứu phát triển nông thôn và miền núi

Hoàng Văn Hiện

Viện trưởng 114 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội Điện thoại: 04. 7552594; Fax: 04. 7552594 Email: [email protected]

48 Trung tâm KHKT Lâm nghiệp Ngỗ Đức Minh Giám đốc Tel: 04. 8572337

49 Trung tâm môi trường và PT lâm nghiệp bên vững

Trần Văn Mão Giám đốc

Đỗ Thế Bảo Trưởng bộ phận

Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai – Hà Tây Tel: 034. 840267

50 Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng

Nguyễn Duy Thông

Giám đốc

46 ngõ 41, P. Đông tác – Kim Liên – Đống Đa – Hà Nội 04. 8520146 Fax: 04.8520146 Email: [email protected]

51 Trung tâm phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn

Phạm Đình Tam

Giám đốc

Địa chỉ: 703 Tập thể Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT , ngõ 106 Hoàng Quốc Việt Điện thoại: 04.2690877; Fax: 04.2690877 Email: [email protected]

52 Trung tâm tư vấn và hỗ trợ dự án phát triển nông thôn

Vũ Thị Ngọc Lan Giám đốc

Lưu Phương Chi Cán bộ dự án

512 E3 Lê Thanh Nghị, Hà Nội Tel: 04.8682440 [email protected]

53 Viện tài chính vi mô và phát triển cộng đồng

Định Thị Minh Thái Giám đốc

Nguyễn Thị Diễm Phương Cán bộ chương trình

số 15/22, ngõ 324, Thuỵ khuê, Tây Hồ Hà Nội Tel/Fax:7590344 Email: [email protected] Web: microfinanceinstitute. org

54 Trung tâm Huy động cộng đồng phòng chống HIV/AIDS- Chi nhánh phía Nam

Phạm Thanh Vân Trưởng chi nhánh

Nguyễn Thị Kim Dung

Cán bộ chương trình

54/3 Lê Quang Định, P14, Bình Thạnh Tel: 08.5510219 [email protected]

55 Trung tâm môi trường và phát triển cộng đồng

Dương Thị Tơ Phó Giám đốc

Mai thị Thu Huệ Cán bộ dự án

Lê Trường Giang Cán bộ dự án

Nguyễn Thị Ánh Hằng Cán bộ dự án

Số 23, ngõ 1104, Đê La Thành, phường Ngọc Hà, Hà Nội Tel: 2662719 Fax: 2662720 Email: [email protected]

56 Trung tâm nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng và phát triển

Trần Lan Anh

Điều phối viên

tầng 5, toà nhà 100, Lò Đúc, Hà Nội Tel: 9721452 Fax: 9721459 maihoa@cohed. org.vn

57 Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng cao

Vũ Thị Hiền

Giám đốc

P. 803, toà nhà 11 tầng, ngõ 130, Đốc Ngữ, Hà Nội Tel: 7623816 Fax: 047623817 [email protected]

58 Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ phát triển cộng đồng

Đặng Ngọc Dinh

Giám đốc

Nhà 8, ngõ 33/97 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội 5132717 – F: 5132716 [email protected] [email protected]

59 Trung tâm nghiên cứu sức khoẻ gia đình và phát triển cộng đồng

Phạm Quế Anh P. Giám đốc

Số 12/31, ngõ 131, Thái Hà, Hà Nội Tel: 04.5372258. Cefacom@fpt. Org.vn

60 Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng

Nguyễn Hồng Hải Giám đốc Số 21, Ngõ 53, Phố Linh Lang, Phường Cống

Vị, quận Ba Đình, Hà Nội

Page 57: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

49

Hoàng Ngọc Liên Trưởng phòng HC

7665355/7662963 Fax: (84-4)7660443 [email protected]

61 Trung tâm hỗ trợ năng lực cộng đồng

Nguyễn Hồng Tiến Giám đốc

Phan Minh Tuấn Cán bộ chương trình

P 830 K1 Khu đô thị mới Việt Hưng, Long Biên, HN Tel: 04. 8.711.468 [email protected]

62 Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung

Hoàng Mạnh Quân Giám đốc

Lê Văn Lân

Trưởng phòng

102 Phùng Hưng, Huế Tel: 054.529749/40 054. 530000 [email protected] Website: http://www.crdhue.com.vn

63 Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học nhiệt đới

Nguyễn Thơ

Giám đốc

29/2G đường D2, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Tel: 08-8996331 Email:[email protected]

64 Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Hoàng Văn Hiển Giám đốc

Phan Thị Hoàng My Cán bộ chương trình

Số 77, Đường Nguyễn Huệ, TP Huế Tel: 054 832788. Website: www.csshhue.huecity.vn

65 Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn quản lý tài nguyên Ngô Thị Thuận Giám đốc

Hà Huy Anh Cán bộ dự án

Số 35, Yết Kiêu TP. Huế DT: 054 539229. Website: www.corenam.org.vn

66 Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam Nguyễn Thiện P. Chủ Tịch Số 88, Đường Trường Chinh, Hà Nội

Tel: 04.8687750/8689501

67 Trung tâm y tế công cộng và phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Bích Vân Giám đốc

Nguyễn Đức Thắng Cán bộ chương trình

Số 648A, Đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội ĐT: 04.7168808 Fax: 04.2581426 [email protected]

68 Tổ chức phát triển giáo dục miền núi Trịnh Ngọc Trình Giám đốc

Lê Đức Khải Cán bộ chương trình

Vũ Thị Thu Hà Trưởng phòng HC

Số 4 Trịnh Hoài Đức Tel: 04. 7345292 [email protected] www.vietnam. org

69 Trung tâm phát triển nông thôn

Trần Văn Long

Giám đốc

Số 39, Ngõ 255, Phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel: 04 6288946/47 Fax: 04 6288945 Email: [email protected] Web: http://www.crp.org.vn/vn

70 Trung tâm tư vấn đầu tư nghiên cứu phát triển nông thôn Việt Nam

Lê Doãn Diên Giám đốc

Số 97, Ngõ 192 Lê Trọng Tấn, Hà Nội ĐT/Fax: 04.5665873 [email protected]

71 Viện tâm lý và giáo dục pháp luật Nguyễn Khắc Hùng Viện trưởng

Đặng Kim Oanh Trưởng phòng

Số 628, Điện Biên Phủ, Phường 22, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 08. 5123466 [email protected]

72 Trung tâm phát triển tài nguyên và môi trường

Đỗ Hồng Phấn Giám đốc

Số 3, Võ Văn Dũng, phưòng Ô chợ dừa, Hà Nội ĐT: 04.5114173 Redeen @hn.vnn.vn

73 Trung tâm tài nguyên đất và môi trường

Đào Châu Thu Giám đốc

Số 9, Lê Văn Hưu, Hà Nội ĐT: 04.9718938. Fax: 04. 9724757. [email protected]

74 Trung tâm nghiên cứu phát triển xã hội

Lâm Thị Thu Sửu Giám đốc

S ố 2/33, Nguyễn Trường Tộ, TP. Hu ế ĐT: 0543.837714 Email: [email protected] www.csrd.huecity.vn

75 Trung tâm tư vấn phát triển nông nghiệp bền vững

Hoàng Tấn Minh Giám đốc

Võ Hiếu Lê P. Giám đốc

64/29C, Lê Quang Định, Hồ Chí Minh Tel: 08.2588652. 0903.873.358

76 Trung tâm tư vấn phát triển nghề vườn và vật nuôi

Võ Mai Giám đốc 58, Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP. Hồ Chí Minh.

Tel/fax: 08.8296098.

Page 58: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

50

Email: [email protected]

77 Hội làm vườn Việt Nam- Chi nhánh miền Nam

Võ Mai Trưởng chi nhánh

58, Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP. Hồ Chí Minh. Tel/fax: 08.8296098. Email: [email protected]

78 Trung tâm bồi dưỡng kiến thức quản lý doanh nghiệp nhỏ

Phạm Gia Thiệu Giám đốc

Bùi Thị Việt Chính Trợ lý đào tạo

Số 11, ngõ 38, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội ĐT/Fax: 04.8525641

79 Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực

Phạm Thuý Anh Giám đốc

Nguyễn Thị Hải Hạnh

Điều phối chương trình

Nhà L, Khách sạn La Thành, 218 Đội Cấn Hà Nội ĐT: 04. 7622318 Fax: 04. 7622297 Email: office@cndvietnam

Page 59: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

51

Phụ lục 3: Phiếu khảo sát Dự án “Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam”

Mẫu số 1: PhiÕu kh¶o s¸t nhu cÇu ®µo t¹o (dµnh cho tæ chøc) I. Th«ng tin chung:

1.Tªn tæ chøc vµ c¬ quan mµ tæ chøc trùc thuéc : ……………………………………………..

2.Lo¹i h×nh tæ chøc: Héi ViÖn Trung t©m

3. N¨m thµnh lËp : ……………………………………………………………………………………

4.§Þa chØ cña c¬ quan: .....................................................

...........................................

§T:.................................................F

ax:......................................

Email:..........................................................................................

1. C¬ quan ®· cã trang web riªng cña m×nh ch-a?

§Þa chØ trang web

:..............................................

......

Ch-a cã

V× thiÕu kinh phÝ

V× thiÕu c¸n bé tin häc

V× ch-a cã nhu cÇu

Kh¸c: (ghi cô thÓ) …………………………..

……………………………………….

6. Nh÷ng lÜnh vùc ho¹t ®éng cña tæ chøc :

- Gi¸o dôc, ®µo t¹o, d¹y

nghÒ

-Y tÕ, ch¨m sãc søc khoÎ,

khuyÕt tËt

-Khoa häc vµ chuyÓn giao

c«ng nghÖ

-M«i tr-êng vµ tµi nguyªn

thiªn nhiªn.

- N«ng, l©m, thuû s¶n,

khuyÕn n«ng

- D©n sè vµ gia ®×nh

Page 60: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

52

- B¶o vÖ vµ ch¨m sãc trÎ

em.

- Xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo vµ

PTC§

- Giíi.

- ViÖc lµm

- VËn ®éng chÝnh

s¸ch.

- Kh¸c ( ghi cô

thÓ)...........................

7. NhiÖm vô cña tæ chøc:

......................................................................................

..................................................................

Page 61: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

53

Tæng N÷ Nam Ghi chó

8. Sè l-îng c¸n bé hiÖn cã

9. Sè céng t¸c viªn

10. §é tuæi :

<30

31-50

>50

11. Tr×nh ®é, b»ng cÊp chuyªn m«n

GS –PGS. TS

TS

Th.S

§¹i häc

Cao ®¼ng, trung cÊp

12. Sè phßng, ban hiÖn cã

12.1 ………..…………………

12.2……………………………

12.3………………………………..

12.4………………………………

12.5…………………………………

…………………………………….

Ghi râ tªn, phßng

ban

II. C¸c khãa ®µo t¹o/tËp huÊn mµ c¸n bé c¬ quan ®· tham dù

TT Tªn khãa häc Khi nµo Thêi gian bao l©u

C¬ quan ®µo t¹o

1

2

3

4

5

6

7

III. Nh÷ng kho¸ häc nµo d-íi ®©y c¬ quan mong muèn ®-îc ®µo t¹o/tËp huÊn thªm ®Ó c¸n bé thùc hiÖn tèt h¬n nhiÖm vô cña m×nh trong c¬ quan.

TT Tªn kho¸ häc §èi t-îng tham gia Sè ng-êi

tham gia 1

Ph¸t triÓn tæ chøc

L·nh ®¹o tæ chøc

Tr-ëng, phã bé phËn

C¸n bé ch-¬ng tr×nh (dù

Page 62: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

54

¸n)

Page 63: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

55

2

§µo t¹o huÊn luyÖn viªn (TOT) vÒ ph¸t triÓn tæ chøc.

L·nh ®¹o tæ chøc

Tr-ëng, phã bé phËn

C¸n bé ch-¬ng tr×nh (dù

¸n)

3

Huy ®éng sù tham gia cña céng ®ång trong qóa tr×nh x©y dùng chÝnh s¸ch vµ ra quyÕt ®Þnh.

L·nh ®¹o tæ chøc

Tr-ëng, phã bé phËn

C¸n bé ch-¬ng tr×nh (dù

¸n)

4.

§µo t¹o huÊn luyÖn viªn (TOT) vÒ huy ®éng sù tham gia cña céng ®ång trong qóa tr×nh x©y dùng chÝnh s¸ch vµ ra quyÕt ®Þnh

L·nh ®¹o tæ chøc

Tr-ëng, phã bé phËn

C¸n bé ch-¬ng tr×nh( dù

¸n)

5

X©y dùng vµ qu¶n lý dù ¸n

L·nh ®¹o tæ chøc

Tr-ëng, phã bé phËn

C¸n bé ch-¬ng tr×nh (dù

¸n)

6

Kh¸c : (ghi cô thÓ)…………

L·nh ®¹o tæ chøc

Tr-ëng, phã bé phËn

C¸n bé ch-¬ng tr×nh (dù

¸n)

7

…………………………………………….

L·nh ®¹o tæ chøc

Tr-ëng, phã bé phËn

C¸n bé ch-¬ng tr×nh (dù

¸n)

8

………………………………………………..

L·nh ®¹o tæ chøc

Tr-ëng, phã bé phËn

C¸n bé ch-¬ng tr×nh (dù

¸n)

IV. C¬ quan cã thÓ cho biÕt nh÷ng néi dung/chñ ®Ò ®µo t¹o nµo cÇn ®-a vµo träng c¸c kho¸ häc sau?

1. Ph¸t triÓn tæ chøc

Néi dung 1: Tæng quan chung vÒ XHDS ë VN vµ c¸c v¨n b¶n ph¸p lý liªn quan ®Õn ho¹t ®énXHDS ë VN

- Kh¸i niÖm, vai trß vµ hiÖn trang vÒ c¸c CSOs ë ViÖt nam. - C¸c v¨n b¶n liªn quan ®Õn ho¹t ®éng cña CSOs ë ViÖt Nam

Page 64: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

56

XHDS Néi dung 2: Kü n¨ng ph¸t triÓn chiÕn l-îc,môc tiªu vµ c¸c ho¹t ®éng cña tæ chøc - Ph¸t triÓn cÊu tróc tæ

- Ph¸t triÓn chiÕn l-îc,

- X©y dùng môc ®Ých, môc

vµ c¸c ho¹t ®éng.

Néi dung 3: Kü n¨ng vËn hµnh c¸c tæ chøc CSOs hiÖu qu¶ vµ bÒn v÷ng. - Qu¶n trÞ tæ chøc.

- Qu¶n trÞ nh©n sù

- Qu¶n trÞ tµi chÝnh.

- Kü n¨ng vËn ®éng tµi tr

- Kü n¨ng l·nh ®¹o

Nh÷ng néi dung kh¸c (ghi cô thÓ) ......................................................................................

2. Huy ®éng sù tham gia cña céng ®ång trong qu¸ tr×nh x©y dùng chÝnh s¸ch vµ ra quyÕt ®Þnh

Néi dung 1: Tæng quan chung vÒ XHDS ë VN vµ c¸c v¨n b¶n ph¸p lý liªn quan ®Õn ho¹t ®énXHDS ë VN.

-Kh¸i niÖm, vai trß vµ hiÖn tr¹ng vÒ c¸c CSOs ë VN.

- C¸c v¨n b¶n liªn quan ®Õn ho¹t ®éng cña CSOs ë VN

Néi dung 2: Kü n¨ng huy ®éng vµ khuyÕn khÝch céng ®ång tham gia vµ ñng hé chÝnh s¸ch.

- Vai trß tham gia vµ nh÷ng v¨n b¶n ph¸p lý vÒ sù tham gia cña ng-êi d©n.

- Møc ®é tham gia vµ c¸c h×nh th¸I tham gia cña ng-êi d©n.

- Lµm thÕ nµo ®Ó huy ®éng vµ khuyÕn khÝch ng-êi d©n tham gia.

- C¸c nh©n tè chñ yÕu ®Ó ñng hé chÝnh s¸ch.

- Kü n¨ng x©y dùng vµ truyÒn t¶I th«ng ®iÖp ®Õn ng-êi d©n.

- Kü n¨ng vËn ®éng chÝnh s¸ch ë c¬ së

- Mét sè kü n¨ng khuyÕn khÝch sù tham gia cña ng-êi d©n. (thuyÕt tr×nh tr-íc céng ®ång, h×nh thµnh c¸c tæ chøc cña céng ®ång, l¾ng nghe, quan s¸t, gi¶I quyÕt vÊn ®Ò, ®-a vµ nhËn ph¶n håi, gi¶I quyÕt m©u thuÉn…)

Nh÷ng néi dung kh¸c (ghi cô thÓ) ......................................................................................

Ngµy .........

th¸ng n¨m 2008 Thay mÆt c¬ quan

Page 65: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

57

Mẫu số 2: PhiÕu kh¶o s¸t nhu cÇu ®µo t¹o (dµnh cho c¸ nh©n) I. Th«ng tin chung:

1. Hä vµ tªn :

....................................................

........Nam N÷

2. Tuæi: ......................

3. C¬ quan c«ng t¸c: ...........................................................................................................

4. VÞ trÝ c«ng t¸c hiÖn nay:

5.Thêi gian gi÷ vÞ trÝ nµy:

Tõ 1-2 n¨m

Tõ 3 -5 n¨m

> 5 n¨m

6. B»ng cÊp, häc vÞ cao nhÊt:

Gi¸o s-, phã GS

TiÕn sÜ

Th¹c sÜ

§¹i häc

Cao ®¼ng, trung cÊp

Chuyªn ngµnh ( ghi cô thÓ)………………...................................

..................................

......

7. Kinh nghiÖm lµm viÖc trong c¸c tæ chøc XHDS : Tõ 1-2 n¨m

Tõ 3 -5 n¨m

> 5 n¨m

II.Anh (chÞ) h·y liÖt kª nh÷ng nhiÖm vô chÝnh (theo TOR) vµ tù ®¸nh gi¸ møc ®é hoµn thµnh c«ng viÖc cña m×nh b»ng c¸ch vßng trßn vµo con sè t-¬ng øng ( xem ë phÇn ghi chó)

TT LiÖt kª nh÷ng nhiÖm vô chÝnh Møc ®é thµnh th¹o Ghi chó

Page 66: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

58

1.

1

2

3

4

5

2.

1

2

3

4

5

3.

1

2

3

4

5

4.

1

2

3

4

5

5.

1

2

3

4

5

§iÓm sè t-¬ng øng víi møc ®é c«ng viÖc: 1.Kh«ng thÓ hoµn thµnh bÊt cø mét phÇn nµo cña c«ng viÖc 2. ChØ hoµn thµnh mét nöa nhiÖm vô (50%) 3.Hoµn thµnh h¬n mét nöa nhiÖm vô (>50%) 4.Cã thÓ hoµn thµnh toµn bé nhiÖm vô nh-ng mÊt nhiÒu thêi gian 5. Cã thÓ hoµn thµnh nhiÖm vô theo tiªu chuÈn

III. Nh÷ng khãa ®µo t¹o/tËp huÊn liªn quan ®Õn nhiÖm vô hiÖn nay mµ anh (chÞ) ®· tõng tham dù

TT Tªn khãa häc Khi nµo Thêi gian bao l©u

C¬ quan tæ chøc ®µo t¹o

1

2

3

4

5

IV. Nh÷ng kho¸ häc nµo d-íi ®©y anh chÞ mong muèn ®-îc ®µo t¹o/tËp huÊn thªm ®Ó thùc hiÖn tèt h¬n nhiÖm vô cña m×nh trong c¬ quan.

TT Tªn kho¸ häc

1 Ph¸t triiÓn tæ chøc

2 Huy ®éng sù tham gia cña céng ®ång trong qóa tr×nh x©y dùng chÝnh s¸ch vµ ra quyÕt ®Þnh

3 §µo t¹o huÊn luyÖn viªn (TOT) vÒ ph¸t triÓn tæ chøc XHDS

4 §µo t¹o huÊn luyÖn viªn (TOT) vÒ huy ®éng sù tham gia cña céng ®ång trong qóa tr×nh x©y dùng chÝnh s¸ch vµ ra quyÕt ®Þnh.

5 X©y dùng vµ qu¶n lý dù ¸n

Page 67: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

59

6 Kh¸c:(ghi cô thÓ)…………………………………………………………………..

Ngµy ......... th¸ng n¨m 2008

KÝ tªn

Page 68: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

60

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Nhóm đối tượng Nội dung/câu hỏi phỏng vấn 1. Tổ chức

I. Về củng cố và phát triển tổ chức - Cơ cầu tổ chức - Nguồn tài chính – Vận động tài trợ. - Nguồn nhân lực (số lượng và chất lượng). - Chế độ khuyến khích nhân viên: lương, thưởng, học tập nâng cao. - Khuôn khổ pháp lý từ trung ương đến địa phương - Sử dụng trang web, internet. - Xây dựng mạng lưới: tham gia vào những mạng lưới nào? có hiểu biết về những tổ chức tương tự khác cũng đang có những hoạt động như của tổ chức mình không? - Kết quả thực hiện các chương trình/ dự án/hoạt động trong 5 năm trở lại đây 2. Hoạt động vận động chính sách: - Lĩnh vực/ hình thức/ câp độ - Kết quả đạt được/ tồn tại. - Nếu chưa, tại sao? - Những kiến nghị để hoạtđộng VĐCS hiệu quả 3. Về hoạt động nâng cao năng lực của tổ chức: - Đánh giá chung về những hoạt động nâng cao năng lực của tổ chức: Chiến lược/ kế hoạch/ hình thức (tập huấn, tham quan, hội họp, sử dụng trang web, tham gia nhóm chuyên đề để chia sẻ kinh nghiệm...) - Đánh giá chung về những điểm mạnh cũng như tồn tại của những khoá tập huấn mà tổ chức đã cử cán bộ tham gia (nội dung, phương pháp, thời gian, tài liệu đào tạo...) - Đánh giá các khoá học về phát triển tổ chức/ huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình ra quyết định ( nếu đã được tham gia): nội dung, phương pháp, thời gian, tài liệu đào tạo...), nếu chưa được tham gia, vì sao? 4.Những điểm mạnh cũng như khó khăn thách thức hiện nay mà tổ chức đang phải đối mặt. 5..Nhu cầu nâng cao năng lực tổ chức: - Chủ đề, đối tương, số lượng - Các giải pháp can thiệp bằng đào tạo. - Các giải pháp can thiệp ngoài đào tạo. 6. Những kiến nghị từ tổ chức

2. Lãnh đạo - Tuổi, năm kinh nghiệm làm việc trong các tổ chức XHDS, số năm giữ vị trí. - Nhiệm vụ được giao, khả năng thực thi nhiệm vụ - Chia sẻ những kinh nghiệm với tư cách là lãnh đạo - Những điểm mạnh và khó khăn về năng lực lãnh đạo, quản lý phát triển tổ chức. - Người lãnh đạo cần phải nâng cao nhũng kiến thức kỹ năng nào? - Nhu cầu đào tạo để thực thi nhiệm vụ cá nhân

3. Cán bộ chương trình/dự án

- Tuổi, năm kinh nghiệm làm việc trong các tổ chức XHDS, số năm giữ vị trí. - Nhiệm vụ được giao, khả năng thực thi nhiệm vụ - Chia sẻ những kinh nghiệm với tư cách là cán bộ quan rlý dự án . -Mức độ hài lòng với công việc hiện tại: nhiệm vụ được giao, lương bổng, thưởng, cơ hội học tập nâng cao năng lực. - Mức độ thoả mãn với các khoá tập huấn đã được tham dự - Nhu cầu nâng cao năng lực cá nhân: các khoá học/ chủ đề cần được học tập; thể chế, sự động viên khuyến khích của tổ chức

Page 69: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

61

Phụ lục 4: Một số khóa học có cán bộ của VNGO tham gia TT Tên khoá học/chủ đề Thời gian

học Cơ quan tổ chức

đào tạo 1 Quản lý và phát triển tổ chức phi

chính phủ Việt Nam - 4 ngày

- 5 ngày. - 5 ngày

- Nhóm CDG phối hợp với SNV, - Tổ chức OCD. - Nhóm VNGO - Quỹ môi trường SIDA (SEF)

2 Quản lý nguồn nhân lực 3 ngày - Dự án nâng cao năng lực cho các tổ chức phi chính phủ VN (VNCB)

3 Quản lý tài chính 3 ngày - LHHVN - Dự án VNCB

4 Vận động tài trợ

4 ngày - CDG

5 Phương pháp vận động chính sách

- 3 ngày - 4 ngày - 5 ngày - 5 ngày - 3 ngày - 3 ngày - 3 ngày

- Nhóm CIFPEN - Dự án VEDEM do CISDOMA phối hợp với Care - VICOMC phối hợp với BrfW - Quỹ môi trường SIDA (SEF). - CEPEW phối hợp với IWRAW - ISS phối hợp với Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển

6 Vận động hành lang 4 ng ày - BOO - Hà Lan 7 Phân tích chính sách 3 ngày

- Dự án EDEM

8 Quản lý dự án (viết đề xuất dự án, giám sát đánh giá dự án)

5 ngày - Dự án VNCB - Inwent - LHHVN. - CEPEW, RaFH, VICOMC

9 Kỹ năng viết báo cáo bằng CEDAW

4 ngày - Gencomnet

10 Phương pháp nghiên cứu - 3 ngày

- 7 ngày

- Nhóm CDG - Nhóm VNGOG - RaFH

11 Đánh giá nhu cầu phát triển cộng đồng

3 ngày - Inwent - Dự án VNCB

12 Tiếp cận dựa trên quyền 3 ngày - Dự án VNCB 13 Kỹ năng truyền thông thay đổi

hành vi 3 ngày - Nhóm CDG

14 Kỹ năng tổ chức chiến dịch truyền thông

4 ngày - Gencomnet

15 Kỹ năng thuyết trình 5 ngày - Nhóm CDG 16 Kỹ năng điều hành hội thảo 3 ngày - Dự án VNCB 17 Tập huấn cho tập huấn viên 10 ngày

6 ngày

- Dự án CECE M - Dự án Enable (LHHVN) - Dự án giáo dục Việt-Bỉ

18 Bình đẳng giới và thực hiện Công ước CEDAW

- 5 ngày - 2 ngày

- VNGOG - CEPEW, Gencomnet phối hợp với

Page 70: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

62

IWRAW 19 Chống bạo hành phụ nữ, trẻ em

5 ngày - VNGOG

20 Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em

4 ngày - RaFH

21 Quyền sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục

5 ngày - CGFED

22 Quyền trẻ em 3 ngày - DWC 23 Mối liên quan giữa HIV và các

chất gây nghiện bất hợp pháp 3 ngày - Tổ chức FHI tại Việt Nam

24 Đánh giá môi trường chiến lược 5 ngày - Viện môi trường tài nguyên 25 Nông nghiệp vùng cao 5 ngày - CHESH

Page 71: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

63

Phụ lục 5: Các tổ chức/cá nhân đào tạo tiềm năng

1. Khoá học về” Phát triển thể chế và tăng cường tổ chức –ID/OS” do nhóm CDG thực hiện, Tổ chức Bánh mì cho Thế giới (BfdW) là cơ quan tài trợ.

- Thời gian học 4 ngày, từ 18-21/12/2006 tại Hà Nội.

- Đối tượng: cán bộ chương trình/dự án của các tổ chức thành viên nhóm CDG.

- Nội dung tập huấn:

(i) Khái niệm về ID/OS, khung chương trình ID/OS

(ii) Phân tích thể chế, phân tích tổ chức

(iii) Quá trình thay đổi tổ chức, thay đổi thể chế

(iv) Lập kế hoạch chiến lược

(v) Quản lý các quá trình thay đổi

(vi) Các kế hoạch và cam kết tiếp theo

- Phương pháp tập huấn: Thuyết trình, thảo luận nhóm, bài tập.

- Giảng viên: Nhóm tư vấn của Tổ chức Phát triển Hà Lan tại Việt Nam (SNV).(Nguyễn Thị Kiều Viễn và Chiranjibi Tiwarri).

2. Khoá học “Phát triển tổ chức và vận động chính sách trong bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên” do Quỹ môi trường SIDA tổ chức.

- Thời gian học 5 ngày, từ 2-6/8/2008 tại Thành phố Đà Nẵng.

- Đối tượng: là các chủ dự án nhận tài trợ từ Quỹ Môi trường Sida.

- Nội dung tập huấn được chia làm 2 phần:

+ Phần I: Phát triển tổ chức thực hiện trong 2 ngày đầu: (i) Một số vấn đề về XHDS và các tổ chức nhân dân của Việt Nam; (ii) Nguồn nhân lực cho các tổ chức XHDS; (iii) Giới thiệu 7 yếu tố mắt xích tạo nên sự thành công của một tổ chức; (iv) Giới thiệu công cụ cho kế hoạch cải tiến hiệu quả hoạt động của tổ chức; và (v) Kinh nghiệm của Ấn Độ về phát triển tổ chức.

+ Phần II: Vận động chính sách, thực hiện trong 3 ngày còn lại (i) Thế nào là vận động chính sách; (ii) Các hình thức vận động chính sách và vai trò của người vận động; (iii) Những điều kiện cơ bản của vận động chính sách; (iv) Hệ thống chính trị xã hội Việt Nam và các bước cơ bản trong quá trình xây dựng chính sách; (v) Quy trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương; (vi) Sáu bước vận động chính sách; (vii) Kinh nghiệm Ấn Độ về vận động chính sách; (viii) Xây dựng mạng lưới trong vận động chính sách và chia sẻ kinh nghiệm về VĐCS ở địa phương; và (ix) Lập kế hoạch VĐCS.

- Phương pháp tập huấn: Thuyết trình, thảo luận nhóm, nghiên cứu điểm.

Page 72: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

64

- Giảng viên: - Nhóm tư vấn của Quỹ Môi trường SIDA;Vụ phi chính phủ, Bộ Nội vụ; Giám đốc của các VNGO: Viện Tư vấn phát triển, Trung tâm Con người và Thiên nhiên.

3. Khoá tập huấn “Phương pháp vận động chính sách và vai trò của các VNGO trong VĐCS” do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển (CDA) thực hiện với sự tài trợ của Action Aid Việt Nam.

- Mục tiêu khoá học: Sau khoá tập huấn, học viên có thể: (i) hiểu rõ vai trò của VNGO trong công tác VĐCS; (ii) có sự hiểu biết căn bản về các bước trong công tác VĐCS; (iii) có khả năng chọn 1 vấn đề, phân tích chọn chiến lược để chuẩn bị cho việc lập kế hoạch cụ thể; và (iv) có cơ hội chia sẻ học hỏi kinh nghiệm.

- Thời gian học: 3 ngày, từ 19-21/7/2007 tại Hà Nội.

- Đối tượng: 30 học viên là những cán bộ lãnh đạo và cán bộ dự án của các VNGO trong nhóm CIFPEN

- Nội dung khoá học bao gồm: (i) Vai trò tổ chức VNGO trong vận động chính sách; (ii) Thế nào là vận động chính sách; và (iii) Lập kế hoạch vận động chính sách.

- Phương pháp tập huấn: Thực hành là chủ yếu thông qua làm bài tập theo nhóm.

- Giảng viên: cán bộ Đại sứ quán Thuỵ Sĩ ( bà Hoàng My Lan).

4. Khoá tập huấn về “Phương pháp vận động chính sách” do CISDOMA thực hiện với sự tài trợ của tổ chức CARE.

- Mục tiêu khoá học: sau khoá học, học viên có thể (i) Hiểu được khái niệm vận động và mối quan hệ của nó với các chiến lược truyền thông khác; (ii) Nhận biết được các phương pháp và kỹ thuật chủ yếu trong vận động; (iii) Hiểu được vai trò của phân tích chính sách để tìm ra giải pháp vận động; (iv) Xây dựng được thông điệp vận động chính sách trên cơ sở các dữ liệu cần có; (v) Hiểu được lợi ích của việc thiết lập mạng lưới vận động; (vi) Xác định được các yếu tố cần thiết để xây dựng kế hoạch vận động; và (vii) Xây dựng một kế hoạch vận động dựa trên một mục tiêu xác định liên quan đến XĐGN.

- Thời gian: 3 ngày , từ 27-29/4/2005 tại Hà Nội.

- Đối tượng: Các cán bộ lãnh đạo và cán bộ dự án trong các VNGO thành viên của mạng CIFPEN.

- Nội dung khoá học: (i) Vận động từ nhiều hướng tiếp cận; (ii) Phương pháp và kỹ thuật vận động; (iii) Xã hội dân sự ở Việt Nam; (iv) Đói nghèo ở Việt Nam; (v) Phân tích chính sách và xác định mục tiêu vận động; (vi) Soạn thảo và truyền tải thông điệp; (vii) Thiết lập mạng lưới vận động; và (viii) Lập kế hoạch vận động.

- Phương pháp tập huấn: Thuyết trình kết hợp động não, thảo luận nhóm, làm bài tập.

- Giảng viên: Trung tâm Xã hội học (T.S. Bùi Phương Đình)

5. Khoá học về ”Xây dựng mạng lưới - vận động chính sách” do nhóm HAVAG tổ chức dưới sự tài trợ của USAID và Health Policy Initiative.

Page 73: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

65

- Thời gian học 5 ngày, từ 2-6/1/2007 tại Hà Nội.

- Đối tượng: cho cán bộ của 18 tổ chức VNGOs và 20 nhóm tự lực (NTL).

- Nội dung tập huấn được chia làm 17 chủ đề (bài)

Bài 1: Mạng lưới vận động chính sách

Bài 2: Giao tiếp truyền thông hiệu quả: hiểu biết lẫn nhau

Bài 3: Hợp tác không cạnh tranh: xây dựng nhóm hành động

Bài 4: Sáu bước ra quyết định: đạt được sự đồng thuận của nhóm

Bài 5: Thông báo nhiệm vụ của nhóm: tạo ra một mục đích chung

Bài 6: Nhóm tạo thành một khối duy nhất: quản lý mạng lưới

Bài 7: Quá trình hoạch định chính sách: quản lý hành động

Bài 8: Ra quyết định về HIV/AIDS: phân tích môi trường chính sách

Bài 9: Đưa ra các vấn đề chính sách ưu tiên: Tạo ra sự hài hoà tốt nhất

Bài 10: Thế nào là vận động chính sách?

Bài 11: Các vấn đề, mục đích và các mục tiêu: xây dựng tổ chức

Bài 12: Các đối tác vận động chính sách

Bài 13: Các thông điệp vận động chính sách

Bài 14: Các phương pháp thu thập dữ liệu

Bài 15: Huy động nguồn lực: kêu gọi tài trợ

Bài 16: Xây dựng kế hoạch vận động chính sách

Bài 17: Theo dõi và đánh giá

- Phương pháp tập huấn: Thuyết trình, thảo luận nhóm

- Giảng viên: - Bs. Nguyễn Văn Khoát – Giám đốc VICOMC.

-TS. Võ Đình Vinh, Phó vụ trưởng Vụ Sức khoẻ, Ban khoa giáo TW

- Ths. Trương Quang Tiến

- Ths. Vũ Thế Trường

6. Khoá tập huấn ”Quyền phụ nữ và trẻ em, vận động chính sách áp dụng chuẩn mực quốc tế về quyền con người và luật pháp quốc gia” do CEPEW tổ chức.

- Thời gian học: 6 ngày, từ 4-9/7/2007 tại Hà Nội.

Page 74: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

66

- Đối tượng: Lãnh đạo và cán bộ các tổ chức thực hiện dự án ”phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em” do DANIDA tài trợ.

- Nội dung tập huấn: chia làm 2 phần:

+ Phần I: Hệ thống và chuẩn mực quốc tế về quyền con người liên quan đến phụ nữ và trẻ em được thực hiên trong 3 ngày đầu.

+ Phần II: Vận động để thúc đẩy quyền phụ nữ và trẻ em thông qua chuẩn mực quốc tế: (i) Xác định bối cảnh VĐCS; (ii) Kết cấu khung của một chiến dịch VĐCS; (iii) Tìm kiếm sự thật và tập hợp tư liệu về các chủ đề/vấn đề/vi phạm; (iv) Xác định chuẩn mực và nghĩa vụ quốc gia, sử dụng điều ước quốc tế về quyền con người để thúc đẩy quyền phụ nữ và và quyền trẻ em; (v) Đánh giá hành động, sáng kiến và thiếu hụt hiện nay của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ; (vi) Xây dựng khuyến nghị và chiến lược vận động; (vii) Xây dựng kế hoạch hành động; và (viii) Hướng tới các nhóm đối tượng mục tiêu.

- Phương pháp tập huấn: Thuyết trình, thảo luận nhóm.

- Giảng viên: Chuyên gia về quyền phụ nữ và trẻ em đến từ Philippines và Ấn Độ; Giám đốc CEPEW.

7. Khoá học về “Kỹ năng vận động chính sách cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trẻ em khu vực phía Bắc Việt Nam” do ISS phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thuỵ Điển tổ chức.

- Thời gian học 3 ngày, từ 10-12/12/2008 tại Hà Nội.

- Đối tượng: cán bộ các tổ chức Hỗ trợ trẻ em.

- Nội dung tập huấn:

(i) Khái niệm và vai trò của các tổ chức XHDS.

(ii) Khái niệm về VĐCS, chu trình VĐCS.

(iii) Xác định vấn đề, xây dựng mục tiêu VĐCS.

(iv) Phân tích quá trình hoạch định chính sách.

(v) Xây dựng thông điệp.

(vi) Xây dựng chương trình hành động về VĐCS

(vii) Hình thành mạng lưới các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, gia đình và bảo vệ trẻ em, ra mắt ban vận động.

- Phương pháp tập huấn: Thuyết trình, thảo luận nhóm, nghiên cứu điển hình

- Giảng viên: Chuyên gia nước ngoài từ Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thuỵ Điển.

Các tổ chức tiềm năng

1. Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng đồng (CECEM)

Page 75: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

67

CECEM có trụ sở đóng tại số 53 Lê Văn Hưu - Hà Nội. Đây là tổ chức phi chính phủ Việt Nam, thành lập năm 2003 trực thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á. CECEM có xuất xứ từ Dự án Đào tạo do các tổ chức phi chính phủ quốc tế thành lập từ năm 1995 trực thuộc Oxfam Anh. Sứ mệnh của CECEM là tăng cường hiệu quả các chương trình phát triển ở Việt Nam thông qua đào tạo và tư vấn về phương pháp tập huấn, quản lý dự án, và quản lý cơ quan.

Hiện tại CECEM cung cấp hai loại dịch vụ: tập huấn và tư vấn ở 3 lĩnh vực:

- Phương pháp tập huấn và truyền thông (bao gồm tập huấn cho tập huấn viên, đánh giá nhu cầu đào tạo, kỹ năng điều hành hội thảo, kỹ năng trình bày hiệu quả, truyền thông thay đổi hành vi, và kỹ năng giao tiếp).

- Quản lý dự án/chương trình (bao gồm phân tích nhu cầu phát triển của cộng đồng, thiết kế, lập kế hoạch và viết đề nghị dự án, giám sát và đánh giá dự án, đánh giá tác động dự án, và viết báo cáo dự án).

- Quản lý tổ chức/cơ quan (bao gồm chiến lược cải cách và phát triển tổ chức, quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực, quản lý con người trong công việc, kỹ năng lãnh đạo, và xây dựng nhóm làm).

Đối tượng học viên của CECEM là những cán bộ phát triển từ các tổ chức quốc tế và phi chính phủ quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong nước, các đoàn thể và cơ quan nhà nước. Thời gian đào tạo của từng khoá học tuỳ thuộc vào lĩnh vực đào tạo, dao động từ 2-12 ngày/ khoá, trong đó khoá học đào tạo giảng viên nguồn (tiểu giáo viên - huấn luyện viên –TOT) có thời gian dài nhất là 12 ngày (nghiên cứu thêm trong phụ lục ...).

Như vậy CECEM là một địa chỉ có thể lựa chọn tham gia vào biên soạn và giảng dạy về vận động chính sách, đào tạo tiểu giáo viên và quản lý dự án.

2. Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD)

RTCCD có trụ sở đóng tại số 39, ngõ 255 Phố Vọng, Hai Bà Trưng - Hà Nội. Đây cũng là một tổ chức phi chính Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và phát triển cộng đồng, bắt đầu hoạt động từ năm 1998, trực thuộc LHHVN. Dịch vụ đào tạo tập trung vào 3 lĩnh vực :

- Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (bao gồm nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em, dự phòng và kiểm soát tự kỉ, dự phòng và kiểm soát trầm cảm dựa vào cộng đồng, thường thức chăm sóc sức khoẻ tâm thần, phòng chống tự tử, v.v.)

- Quản lý dự án phát triển cộng đồng (bao gồm phương pháp nghiên cứu trong các dự án phát triển cộng đồng, viết đề nghị dự án, giám sát đánh giá dự án phát triển cộng đồng, viết báo cáo dự án, v.v.)

- Tập huấn giảng viên (bao gồm kỹ năng trình bày, các phương pháp tập huấn và truyền thông, kỹ năng phát triển bài giảng, kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ trong quá trình trình bày và giảng dạy, v.v.)

Đối tượng học viên tham gia các khoá học do RTCCD tổ chức là những cán bộ dự án nhà nước, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, đối tác địa phương, cán bộ công tác xã hội, cán bộ y tế cơ sở, giáo viên và cha mẹ có nhu cầu (nghiên cứu thêm trong phụ lục ...).

Page 76: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

68

RTCCD có thể là một địa chỉ để xem xét lựa chọn tham gia vào 2 lĩnh vực: đào tạo tiểu giáo viên và quản lý dự án.

3. Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao Năng lực cho Phụ nữ (CEPEW)

CEPEW là một tổ chức phi chính phủ trực thuộc Hội Khuyến khích và Hỗ trợ Giáo dục Việt Nam (Hội khuyến học VN), hoạt động từ năm 1997, có trụ sở đóng tại số 113 D1, TrungTự, Đống Đa, Hà Nội.

CEPEW hoạt động dịch vụ dưới 2 hình thức:

- Can thiệp thông qua việc triển khai thực hiện các dự án cấp cộng đồng nhằm cải thiện mức sống cho phụ nữ;

- Tư vấn thông qua việc cung cấp các khoá tập huấn xây dựng năng lực cho phụ nữ và trẻ em gái, biên soạn và xuất bản các tài liệu học tập cho cộng đồng và đánh giá các dự án liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, v.v.

Đội ngũ cán bộ và cộng tác viên của CEPEW có nhiều kinh nghiệm trong huấn luyện, quản lý và thực hiện các chương trình/dự án. CEPEW đã tổ chức thành công nhiều khoá tập huấn cho huấn luyện viên (TOT) về các lĩnh vực như: TOT về giới trong chương trình xoá đói giảm nghèo, TOT về giới và kỹ năng lãnh đạo, TOT về giới và thực hiện quy chế dân chủ ở cấp cơ sở. CEPEW cũng có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo về vận động chính sách quyền phụ nữ và trẻ em. Bằng chứng là tổ chức này đã phối hợp với DANIDA với tư cách là nhà tổ chức và trực tiếp giảng dạy khoá học “Quyền phụ nữ và trẻ em, vận động chính sách áp dụng chuẩn mực quốc tế về quyền con người và pháp luật quốc gia”. Ngoài ra CEPEW đã tham gia biên soạn trên 20 tài liệu, sách hướng dẫn, trong đó có sách hướng dẫn “Giúp người lao động xa nhà được an toàn”, “Tập huấn kinh doanh nhỏ”, “Kỹ năng lãnh đạo và quản lý”, “Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em” với sự hợp tác và tài trợ của Quỹ Châu Á.

4. Viện Nghiên cứu Xã hội (ISS)

ISS là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam được thành lập đầu năm 2008 trực thuộc LHHVN. Với chức năng nghiên cứu, đào tạo và thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ về các lĩnh vực xã hội, đặc biệt liên quan đến XHDS, ISS đã quy tụ được những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về khu vực XHDS. Ngay từ khi mới thành lập, ISS đã tham gia biên soạn “Sổ tay hướng dẫn thành lập và quản trị các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam” với sự tài trợ của Quỹ Châu Á. Thời gian gần đây, trong 3 ngày 10-12/12/2008 ISS đã phối hợp với Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thuỵ Điển tổ chức khoá học về “Kỹ năng vận động chính sách cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trẻ em khu vực phía Bắc Việt Nam”. Hiện nay ISS là đơn vị được giao tổ chức thực hiện dự án “Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam” do Quỹ Châu Á tài trợ.

Các cá nhân đào tạo tiềm năng:

1. G.S. Đặng Ngọc Dinh

GS.Đặng Ngọc Dinh, nguyên viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển (VIDS), đã từng tham gia với tư cách là điều phối viên trong đề tài nghiên cứu có nhan đề "Đánh giá ban đầu về Xã hội dân sự ở Việt Nam". Hiện nay GS. Dinh là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng (CECODES) và chủ trì nghiên cứu đề tài về “Sự tham gia của các tổ chức XHDS giải quyết xung đột về sử dụng đất và ô nhiễm môi trường tại các vùng nông

Page 77: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

69

thôn và đô thị”. Qua trao đổi trực tiếp với GS. Dinh, ông sẵn sàng tham gia với tư cách là giảng viên khoá học về phát triển tổ chức XHDS ở Việt Nam.

2. T.S. Bùi Phương Đình

TS. Bùi Phương Đình công tác tại Trung tâm Xã hội học, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. TS. Đình đã tham gia biên soạn tài liệu đào tạo và giảng dạy cho khoá học về “Phương pháp vận động chính sách” do CISDOMA thực hiện với sự tài trợ của tổ chức CARE. Ngoài ra TS. Đình còn tham gia giảng dạy về vận động chính sách cho cán bộ ban ngành đoàn thể ở các tỉnh Hà Nam, Bắc Ninh, Hà Tây trong dự án “Nâng cao nhận thức về quyền sử dụng đất” của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Dự án Phát triển Nông thôn (RDP) với sự tài trợ của Đại sứ quán Anh. Đặc biệt, ông đã tham gia giảng dạy về kỹ năng vận động chính sách cho các tổ chức cộng đồng (CBO) tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình trong dự án “Xây dựng và nâng cao năng lực cho các tổ chức cộng đồng“.

TS. Đình là một giảng viên tiềm năng về lĩnh vực vận động chính sách và huy động cộng đồng tham gia xây dựng chính sách.

3. Thạc sĩ Vũ Thị Bích Hợp

Ths. Vũ Bích Hợp hiện là giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD). Ths. Hợp đã được mời tham gia hướng dẫn các khoá tập huấn về “Quản lý dự án” cho các chi nhánh địa phương của LHHVN và cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam. Ngoài ra bà Hợp đã tham gia hướng dẫn các khoá tập huấn về “Huy động và phát triển nguồn lực“ cho đại diện của 15 tổ chức VNGO trong nhóm CDG.

4. Bác sĩ Đặng Xuân Khoát

Bác sĩ Đặng Xuân Khoát hiện là giám đốc Trung tâm Huy động Cộng đồng Việt Nam phòng chống HIV/AIDS (VICOMC). Là người đứng đầu một tổ chức có bề dày lịch sử hình thành và phát triển trên 15 năm, ông Khoát vừa có kiến thức lý luận vừa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về vận động chính sách thông qua nghiên cứu và can thiệp cấp cộng đồng trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS của VICOMC. Bằng chứng là ông đã từng tham dự rất nhiều Hội nghị về vận động chính sách trong phòng chống HIV/AIDS. Ngoài ra Bs Khoát đã từng tham gia biên soạn tài liệu và giảng dạy các khoá tập huấn vận động chính sách trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS do VICOMC tổ chức cho 14 thành viên nhóm CDG và Nhóm tự lực.

Các tổ chức tiềm năng xây dựng mô hình nghiên cứu điển hình

1. Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

SRD là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam, thành lập năm 2006 trực thuộc LHHVN. SRD có lịch sử từ một tổ chức phi chính phủ quốc tế CIDSE vì vậy được thừa hưởng một đội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cho các tổ chức phi chính phủ. SRD hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và sinh kế bền vững với 3 mục đích chính là: (i) Trợ giúp kỹ thuật để sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp; (ii) Tăng cường vai trò của cộng đồng trong sản xuất nông nghiệp và sinh kế; và (iii) Hỗ trợ nâng cao năng lực của các tổ chức cộng đồng (CBO) nhằm tăng cường sự tham gia của người dân vào việc quản lý tại địa phương. Thông qua các hoạt động can thiệp tại cộng đồng, SRD tuyên truyền và vận động cho sự thay đổi chính sách hướng tới người nghèo. Mặc dù mới được thành lập nhưng SRD đã tham gia tích cực và là thành viên của các mạng

Page 78: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

70

lưới: CDG, CIFPEN, và Gencomnet. Hiện nay SRD đang là trưởng nhóm Công tác về sự tham gia của người dân (PPWG) bao gồm 100 tổ chức như: UNDP, WB, các nhà tài trợ song phương, các tổ chức phi chính phủ. Nhóm PPWG đang xúc tiến việc thực hiện Nghị định dân chủ cơ sở và tuyên truyền cho môi trường và khung pháp lý tốt hơn cho các tổ chức XHDS tại Việt Nam. Một trong những thành quả của SRD với tư cách là trưởng nhóm PPWG là cùng với các bên liên quan đóng góp ý kiến vào dự thảo cuối cùng về Nghị định Tổ Hợp tác (CG) do Bộ Nông nghiệp và PTNT soạn thảo trước khi trình lên Thủ tướng phê duyệt.

Với những đóng góp hiệu quả và năng lực hiện có của SRD, dự án có thể xem xét để lựa chọn xây dựng mô hình nghiên cứu điển hình về cả lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách cũng như mời bà Hợp với tư cách lãnh đạo tổ chức tham gia hướng dẫn các khoá học với những lĩnh vực nêu trên.

2. Trung tâm nghiên cứu - tư vấn công tác xã hội và PTCĐ (SDRC)

SDRC là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam thuộc sự quản lý của địa phương (Sở Khoa học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh), có trụ sở tại 273/51 Nguyễn Văn Đậu Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. SDRC có lịch sử hình thành và phát triển gần 20 năm, bắt đầu là ”Phòng nghiên cứu công tác xã hội” (1989) dưới sự bảo trợ của Hội Tâm lý Giáo dục học TP. Hồ Chí Minh, đến năm 2001 được Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh cấp phép hoạt động độc lập theo Nghị định 35/1993 với tên gọi SDRC. Mục đích của SDRC: (i) Thực hiện các dự án phát triển và công tác xã hội; và (ii) Nâng cao năng lực cho các cá nhân, tổ chức và cộng đồng đang hoạt động trong các dự án phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội. Ngoài việc tham gia các đề tài nghiên cứu và can thiệp bằng các dự án ở cấp cộng đồng, SDRC đã thực hiện hàng trăm khoá tập huấn về lĩnh vực công tác xã hội, các chủ đề liên quan đến trẻ em, đặc biệt là các khoá học về quản lý dự án phát triển, kỹ năng viết đề xuất dự án, đào tạo tiểu giáo viên, v.v.

Trao đổi với giám đốc Bình, SDRC sẵn sàng tham gia với tư cách là giảng viên trong những khóa tập huấn về đào tạo tiểu giáo viên, viết đề xuất dự án, và quản lý dự án. Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu cho rằng đây là tổ chức tiềm năng về đào tạo ở phía Nam, đồng thời có thể lựa chọn xây dựng mô hình nghiên cứu điển hình về phát triển tổ chức VNGO địa phương.

3. Trung tâm phát triển nông thôn Huế

CRD Huế được thành lập năm 1995 trực thuộc Trường Đại học Nông lâm Huế, có trụ sở tại 102, Phùng Hưng TP.Huế. Đây là một tổ chức VNGO ra đời sớm nhất tại khu vực miền Trung. Mục đích của CRD nhằm góp phần vào công cuộc phát triển nông thôn và XĐGN với các nhiệm vụ: (i) Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp; (ii) Tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn về PTNT và các lĩnh vực có liên quan; và (iii) Tổ chức nghiên cứu về các lĩnh vực phát triển và triển khai các hoạt động về PTCĐ. Trong 13 năm hoạt động CRD đã hợp tác với nhiều tổ chức trong và ngoài nước để tổ chức triển khai các dự án can thiệp cấp cộng đồng và thực hiện các chương trình đào tạo như: ICCO - Hà Lan, Plan, UNDP, Bộ Kế hoạch Đầu tư, WB, ADB. Mặc dù ở xa TW nhưng CRD Huế đã tích cực tham gia các mạng lưới phi chính phủ của Việt Nam như CDG và Gencomnet. Công tác vận động chính sách, đặc biệt là huy động người dân tham gia xây dựng chính sách và ra quyết định đang được CRD quan tâm và đã có những thành công ban đầu trong việc đóng góp ý kiến và thay đổi bổ xung điều chỉnh những quyết định từ phía địa phương nơi can thiệp dự án. Trong tháng 12/2008 này, CRD Huế phối hợp với dự án Hợp tác nghiên cứu

Page 79: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

71

phát triển nông thôn bền vững Việt Nam (RD - Việt) tổ chức hội thảo “Trao đổi giữa nhà hoạch định chính sách và cán bộ nghiên cứu phát triển về vấn đề Tam Nông”.

Xét trên khía cạnh năng lực đào tạo, CRD Huế có đầy đủ thế mạnh để có thể trở thành đơn vị tổ chức đào tạo tại khu vực miền Trung. Xét về năng lực phát triển tổ chức và hoạt động vận động chính sách của một VNGO, có thể xem xét lựa chọn xây dựng CRD Huế thành mô hình nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực phát triển nông thôn và XĐGN ở khu vực miền Trung.

Page 80: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

72

Phụ lục 6: Danh sách các VNGO đăng ký theo Nghị định 81

TT Tên đơn vị Địa chỉ I CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM (Cập nhật tháng 01 năm 2008)

1 Viện quản trị doanh nghiệp 11/41 Linh Lang, Hà Nội

Tel/Fax: 8346737 2 Viện nghiên cứu công nghệ và phát triển 35 Điện Biên Phủ, Hà Nội

8233821 ; Fax: 8232467;[email protected] 3 Trung tâm phát triển nhân lực Số nhà 17 ngõ 32A, phố Hào Nam, p. Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội

Tel : 8515490 ; Fax:045621366 ;[email protected] 4 Trung tâm hỗ trợ các chương trình phát triển

xã hội Số 2 tập thể nhạc viện Quốc gia HN, Ngõ 45 đường Hào Nam,Hà Nội Tel : 04. 5121704;[email protected]

5 Trung tâm tư vấn đầu tư nghiên cứu phát triển nông thôn Việt Nam

97 Ngõ 192 Lê Trọng Tấn, Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội Tel: 04. 5630166; Fax: 045630166

6 Trung tâm nghiên cứu công trình cổ 44B Tăng Bạt Hổ, Phường Phạm Đình Hổ, Hà Nội Tel: 04.9.717977;Fax:049717988; [email protected]

7 Trung tâm nghiên cứu, tư vấn đầu tư 15 Phạm Đình Hổ, Hà Nội Tel: 04. 9.722012 ;Fax: 9.715746; 8513457 (NR Huỳnh)

8 Trung tâm nghiên cứu phòng chống ung thư 8 Lý Đạo Thành, p Tràng Tiền, Q. Hoàn Kiếm, HN Tel: 04. 9.722012 ;Fax: 9.715746; 8513457 (NR Huỳnh)

9 Viện nghiên cứu đào tạo và tư vấn khoa học công nghệ

201AB Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Tel: 04. 7.222233;Fax: 7.222277; C Nhung: 9761106 NR

10 Trung tâm nghiên cứu, giáo dục môi trường và phát triển

Số 24 Ngõ 279 Giảng Võ, Hà Nội Tel : 04.8.515213/5120632 ; Fax: 04515213; [email protected]

11 Viện nghiên cứu và hỗ trợ phát triển giáo dục

Số 11, ngõ 1, Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, Hà Nội Tel: 04. 8686099 -9.721327; Fax: 049715755;Chị Nga: 0903248682

12 Viện kinh tế sinh thái

Tầng 4, số 9/84 Ngọc Khánh, Ba Đình Hà Nội Tel: 04.7711103 F 7711102; [email protected]

13 Trung tâm tư vấn và triển khai công nghệ năng lượng

Ao, số 18, đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 04.7912147 - 7.564341; [email protected]

14 Trung tâm huy động cộng đồng VN phòng chống HIV/AIDS

Số19, Trung tâm Thương mại, Khu đô thị Định Công, Hoàng Mai, HN Tel: 04.2851425; Fax: 04.6335401; [email protected]

15 Viện địa kỹ thuật 38 Bích Câu, P. Quốc Tử Giám, Q. Đống Đa, Hà Nội Tel: 04.2141917; Fax: 8347863/(04)5564528

16 Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng 57 ngõ 97, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội Tel: 04.8.358047; Fax: 048359896; [email protected]

17 Viện nghiên cứu hợp tác kỹ thuật Châu á-Thái Bình Dương

33/ 97 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04.2118300/7730782;Fax: (04) 7730783;[email protected];

18 Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường

Ông Lê Quang Báu, Nhà 31 Thi Sách, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel:04.8.562502-Fax: 04.9718022; 8549819 CQ

19 Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về khoáng sản

Số 14, ngõ 186 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Tel: 04.8.434151; Fax: (04)8434151; [email protected]

20 Trung tâm nghiên cứu thị trường và phát triển

48 Nghi Tàm, Hà Nội Tel: 04.7171188

21 Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học

28B Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội Tel: 04.8.439149/8.232161

22 Trung tâm nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học

Số 21, ngách 55/13 Đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội (247/21 cũ) Tel: 04.7537501/02 -8454408 ;Fax: 8454408 ; [email protected]; [email protected]

23 Trung tâm nghiên cứu tiềm năng của con người

Viện Vật lý, Phòng 107, số 10 Đào Tấn, Hà Nội Tel :04.8.328249 ;[email protected]; [email protected]

24 Trung tâm nghiên cứu Khoa học tổ chức, quản lý

Số 12, Ngõ 260, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Tel :04.2123441 ;Fax: 2730650 ; [email protected]

25 Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng

Số 39, ngõ 255 Phố Vọng, q. Hai bà Trưng Hà Nội Tel :04.6.280350/51/52 ;Fax: 04.6280200 ;[email protected]

26 Trung tâm nghiên cứu năng lượng và Môi trường

466, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội Tel :04.7733686 ;[email protected]

27 Trung tâm công nghệ hoá học và môi trường

140/ 2 Trần Huy Liệu, Phường 15 Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh Tel:08-8.440321/Fax: 8440321;[email protected]

28 Trung tâm nghiên cứu Sinh thái-Nhân văn A4 Phạm Huy Thông-Làng Khoa học Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Page 81: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

73

vùng cao Tel: 04.7.715690 – 7717367; Fax: 7715691 29 Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý 38 Bà Triệu, tầng 5, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel:04.9.346246-9348151 ;Fax: (84-4)9348852 ;[email protected] 30 Trung tâm nghiên cứu và triển khai công

nghệ môi trường Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, số 16+36, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội , 444A đường Cộng Hoà, phường 12, Quận Tân Bình, HCM Tel :08.7540818 (HN);08-8. 122698

31 Trung tâm công nghệ, môi trường và phát triển cộng đồng

112 Ngõ 68, Nguyên Hồng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Tel:04.7736787 ;Fax: (04)7736948 ; [email protected]

32 Trung tâm nghiên cứu kiến thức bản địa và phát triển

A4 Phạm Huy Thông, Ngọc Khánh, BĐình, Hà Nội Tel : (052)684227 -684453 ; (04)7715690 ;[email protected] [email protected]

33 Trung tâm nghiên cứu và phát triển dân số, xã hội và môi trường

9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội Tel :04.8.228972 ;Fax: 8228972 ;[email protected]

34 Trung tâm nghiên cứu và phát triển năng lực phụ nữ dân tộc

A4 Phạm Huy Thông Làng khoa học Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel :04.7717834/7715690 ;Fax: (04)7714469 ;[email protected]

35 Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông 30 Lê Quý Đôn, Phường 7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh Tel :(08)9326273 ;E:[email protected]

36 Trung tâm phát triển kinh tế-xã hội cộng đồng

4/2A Tập thể Quận uỷ Đống Đa, quận Đống Đa, Hà Nội Tel :04.7750819

37 Trung tâm truyền thông hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ

203-D1, Khu Vĩnh Phúc, Phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội Tel:04.7610550; 0983248838;[email protected]

38 Viện đào tạo cộng nghệ và quản lý quốc tế 266 Đội Cấn, Q Ba Đình, Hà Nội Tel:04.7.626511 ;Fax: 7626259 ;Email: [email protected]

39 Viện phát triển tri thức kinh doanh và công nghệ

04 Ngõ 18, Phố Nguyên Hồng, Hà Nội Tel :04.8.359898

40 Trung tâm công nghệ bảo quản và môi trường

67A Phó Đức Chính, Ba Đình, Hà Nội Tel:04.7152484 ;Fax: (04) 7152484 ;[email protected]

41 Trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ, nguồn lợi thuỷ sinh và môi trường

7A Ngõ 190 Phố Lê Lai, Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng Tel :031.836005/765511;Fax: 84-31-836812

42 Trung tâm nghiên cứu phát triển Kinh tế và Công nghệ

Phòng 107 nhà A khu 7,2 ha Vĩnh Phúc I, phường Vĩnh Phúc, HN Tel:04.7614964 ;Fax: 7614963 ;[email protected]

43 Viện nghiên cứu phát triển xã hội 19.1 Toà nhà VIMECO, đường Phạm Hùng Hà Nội Tel :04.7820058 F: 7820059;[email protected]

44 Liên hiệp KH-KT Công trình

Km13 đường 32, nhà C1 khu công nghiệp Từ Liêm, Hà Nội Tel:04.7659660;[email protected]

45 Trung tâm bảo vệ sức khoẻ cây trồng & vật nuôi

P. 309, nhà B trường ĐH Nông Nghiệp I, Hà Nội Tel:04.8.766491;[email protected]

46 Trung tâm địa lý môi trường ứng dụng Đ/c mới: 597 Hoàng Hoa Thám, Phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, HN Tel;04.7611.229 – 7564159 Fax: 04.836.1192;DĐ: 0912.097.619

47 Trung tâm dân số, môi trường và phát triển Số 58, Ngõ 162, P. Nguyễn Văn Cừ, P. Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội Tel:04.8724509;Fax: 8724508

48 Trung tâm nghiên cứu quyền trẻ em 14, ngõ 415 Đường Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel:04.7.716210

49 Trung tâm giáo dục thiên nhiên N5, Ì1, ngõ 192 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội Tel:04.7753685;Fax: 7753685; [email protected]

50 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ in

Lô 18, khu A, tập thể Cầu Giấy, đường Trần Duy Hưng, Hà Nội Tel:04.5567337;Fax: 5567338; [email protected]

51 Trung tâm nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng và phát triển

Tầng 5, toà nhà 100, Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel:04.9721452;Fax : 9721459;[email protected]

52 Trung tâm KH-CN Khí tượng, Thuỷ văn và Môi trường

48A ngách 42 ngõ 291 Lạc Long Quân, Hà Nội Tel:04.7591001 - F:.9362974;[email protected] [email protected]

53 Trung tâm giáo dục và truyền thông môi trường

Số 20, Ngõ Yên Thế, phường Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội Tel:04.7474562;Fax: 7474562;E:

54 Trung tâm tư vấn đầu tư và Phát triển Công nghệ

Nhà A16, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội Tel:04.047730088;Fax: 047.564 390;[email protected]

55 Trung tâm nghiên cứu và tư vấn tài chính P 108, nhà A25, TT Nghĩa Tân, P. Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội Tel:04.6281232 ;Fax: 6281229 ;[email protected] Tel :089235118 ;Fax: 088408243 ;[email protected]

56 Viện kỹ thuật tài nguyên nước và môi trường 1091 đường Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh Tel:089235118;Fax: 088408243;[email protected]

57 Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển các sản phẩm trí tuệ

19/89 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội Tel :04.5376340

58 Trung tâm hỗ trợ công nghệ và môi trường nông thôn

TT năng lượng mới ĐH bách khoa HN 01 Đại Cồ Việt, P. Bách khoa, HN Tel:04.8684450

59 Trung tâm đa dạng và an toàn sinh học Nhà 76, hẻm 26/15, ngõ Thái Thịnh II, phường Thịnh Quang, Đống Đa, HN Tel:04.8536908/Fax08043982

60 Trung tâm phát triển sức khoẻ cộng đồng ánh sáng

Số 4, toà nhà A2, đường Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội Tel:04.8474726;Fax: (048474580);E: [email protected];[email protected]

61 Trung tâm giáo dục truyền thông và phát triển cộng đồng

507B, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội Tel;04.7564569; 0988242693

Page 82: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

74

62 Viện nghiên cứu kinh tế và quản trị kinh doanh

392/8/64 Cao Thắng, phường 12, quận 10, TP. Hồ Chí Minh Tel:088654547;Fax: 088654547

63 Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc

53 A Hàng Bài, Hà Nội Tel:04.9347084(CQ);9128404(Cô Ngọc) ;Email: hnchuong2003

64 Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học 144 đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội(Viện Vi sinh và Công nghệ Sinh học, ĐHQG) Tel :04.7547748;

65 Trung tâm nghiên cứu, tư vấn tài nguyên và môi trường Biển

Số 1 Phạm Ngũ Lão, TP. Hải Phòng Tel:031760606/920181;031921181(chú Hoạch);031822441(NR)

66 Trung tâm KH-CN Mỏ và Luyện kim Nhà B, tầng 5 trường CĐ Du lịch, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội Tel:04.7554572

67 Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng cao P. 803, toà nhà 11 tầng, ngõ 130, Đốc Ngữ, Hà Nội Tel:04.7623816;Fax: 047623817;[email protected]

68 Viện công nghệ và quản trị - Khu công nghiệp Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh (216 Cộng Hoà, phường 12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Tel:066.8 15416 -F: 815416;08. 8117033/ 034;Fax: 08. 8117034 [email protected];[email protected]

69 Trung tâm phát triển kỹ năng con người Tâm Việt

Tầng 4, nhà B, số 347, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Tel:04.7628758 ;Fax: 7628758 ;[email protected]

70 Viện những vấn đề phát triển

Số 1, 6/16 phố Đội Nhân, P. Vĩnh phúc, Ba Đình, Hà Nội Tel:04.7617033;E: [email protected]

71 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tư vấn môi sinh – y học

Nhà số 3, ngõ 613, đ.Hồng Hà, Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel:04.8248120, 9325463;Fax: 8248120;[email protected]

72 Trung tâm hành động vì sự phát triển Phòng 108-D8, Tập thể Trung Tự, p. Trung tự, Đống Đa, Hà Nội Tel:04.8522621;Fax: (84-4)8522621;[email protected]

73 Trung tâm phát triển xã hội và môi trường vùng

Tầng 6, nhà 59 Láng Hạ,Hà Nội Tel:04.5147656/7;Fax: 04.5147688;E: [email protected]; [email protected]

74. Trung tâm phát triển kiến thức bản địa 59 Hoàng Cầu, Hà Nội Tel:04.5116055;Fax: 5116066;E: [email protected]

74. Trung tâm KH-CN môi trường và phát triển 33b An Trạch, Quốc Tử Giám, Hà Nội Tel/fax: 84.48439481;E: [email protected]

75 Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ phát triển cộng đồng

Số 21, Ngõ 53, Phố Linh Lang, Phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội Tel:04.7665355/7662963;Fax: (84-4)7660443;[email protected]

76 Viện đào tạo nghiên cứu về tổ chức và hành chính

B14, TT Học Viện Hành chính QG, tổ 61, Trung kính, Cầu Giấy, HN Tel:04.7820151;Fax: (04) 7820163

77 Trung tâm hỗ trợ năng lực và hợp tác cộng đồng

Phòng 606 – Toà nhà ICC – 71 Nguyễn Chí Thanh, HN Tel: 04.275.8151;Fax: 875.8209;E: [email protected]; [email protected]

78 Trung tâm nghiên cứu và phát triển sức khoẻ cộng đồng

109 G2, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội Tel:04.5736417;Fax: 04.5736417;E: [email protected]

79 Trung tâm môi trường và phát triển nguồn lực cộng đồng

Số nhà 43, ngõ 121, đường Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội Tel/Fax: 8570539;[email protected];[email protected]

80 Trung tâm phát triển công nghệ tài nguyên và môi trường

số 33, p. Quang Trung, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel:04.8263626

81 Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực Nhà L, Khách sạn La Thành, 218 Đội Cấn, HN Tel:04.7622318

82 Trung tâm nghiên cứu và phát hiện sớm ung thư

Số 2, Ngõ 93 đường Trung Kính, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 7844932;E: [email protected]

83 Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền

108 E3, chung cư Vĩnh phúc, p. Cống vị, Ba Đình, Hà Nội Tel:04.7540602/7613682;Fax: 7540602;[email protected]

84 Viện đào tạo và phát triển nhân lực Số 217 Võ thị Sáu, P7, Q3, TP. Hồ Chí Minh Tel:08.9320017

85 Trung tâm địa môi trường và tổ chức lãnh thổ

Tổ 2, số nhà 331, ngõ 192 đường Lê Trọng Tấn, Định Công, Hà Nội Tel:04.6406792; [email protected]

86 Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chăn nuôi Thái Sinh

Khu Môncada, xã Tản Lĩnh, huyện Ba vì, T. Hà Tây Tel :034.881015 ;[email protected]

87 Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ Hoá – Sinh

68 Vân Hồ III, q. Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel;04.9.745126/9.761106;Fax: 7222277;E: [email protected]

88 Viện nghiên cứu, đào tạo về hội nhập và phát triển Hải Phòng

17 Trần Hưng Đạo, Hải Phòng Tel:031.745855;031.745363

89 Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ và môi trường đô thị

119 tổ 5, p. Láng Hạ, q. Đống Đa, Hà Nội Tel:04.7761353;Fax: 047761353

90 Trung tâm phát triển bền vững Số 20 ngõ 1, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội Tel:04.2129161 –F: 2816016

91 Trung tâm cơ điện nông nghiệp và ngành nghề nông thôn

phòng 101, nhà D6, p. Phương Mai, Đống Đa, HN Tel:04.8689889;0913213325

92 Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hoá

51 Trần Hưng Đạo,Hà Nội Tel:04.9454347;[email protected]

93 Trung tâm hỗ trợ phát triển cộng đồng Nhà số 75D, phố Thuỵ Khuê, Q Tây Hồ, Hà Nội Tel:04.8.430.162

94 Trung tâm hỗ trợ phát triển nông thôn và các sản phẩm từ cây thuốc

Số nhà 42E, phố Võ Thị Sáu, quận HBT, Hà Nội Tel:04.6250759;Fax: 7761846;E: [email protected]

Page 83: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

75

95 Trung tâm nghiên cứu sức khoẻ gia đình và phát triển cộng đồng

Số 12/31, ngõ 131, phố Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội Tel:04.5372258

96 Viện sở hữu trí tuệ

12 Phạm Huy Thông, Hà Nội Tel:04.7710569

97 Trung tâm KH-CN Rau quả

Số 26, ngõ 106/5, đường Hoàng Quốc Việt, p. Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội Tel:04.7562083;0904126494;[email protected]

98 Trung tâm hỗ trợ phát triển

P 801, số 15, ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh, P. Láng Hạ, Đống Đa, HN Tel:04.7730802

99 Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ sức khoẻ cộng đồng

56 Đường S7, Phường Tây Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh Tel:08.4356825/Fax: (84-8)4326849;[email protected]

100 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học và môi trường

Số 9. phố Nghĩa Tân, Cầu giấy, Hà Nội Tel:04.7563859;fax: 7566461

101 Trung tâm xúc tiến phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường

Nhà số 5, phố Cầu Tiên, quận Hoàng Mai, Hà Nội Tel:04.6414098;E: [email protected]

102 Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo và chuyển giao công nghệ

Nhà số 7, ngách 99/4, Nguyễn Chí Thanh, ĐĐ, Hà Nội Tel:04.7736522;0913022478(Lh E.Hà);Fax: 7762893

103 Trung tâm phát triển kinh tế xã hội và môi trường cộng đồng

65D Tô Hiến Thành, Hà Nội Tel: 9746356/9746357;Fax: 9746358

104 Viện nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững

Nhà 40, phố Liên Trì, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: 9422738/Fax: 9422409

105 Trung tâm phát triển cộng đồng và trẻ em Số 55, Ngõ 443/116, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh xuân, HN Lhệ A. Đoàn: 9144717/0913015663

106 Trung tâm ứng dụng vật lý y sinh và kỹ thuật môi trường

Số 18, đường Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Đô, q. Cầu Giấy, Hà Nội Tel:04.7910347

107 Viện địa lý sinh thái môi trường (IEGE) Số 343/28 Tô Hiến Thành, P.12, q. 10, Hồ Chí Minh Tel:08. 8631992;fax: (848)9144.610

108 Trung tâm con người và thiên nhiên Nhà 3, Ngách 55, Ngõ 61, Đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 04.5564001

109 Trung tâm tư vấn và bảo vệ môi trường Số 4, Ngõ 199, phố Thuỵ Khuê, q. Tây Hồ, Hà Nội Tel:04.9434007;[email protected]

110 Trung tâm ứng dụng công nghệ và thiết kế công trình viễn thông tin học

B13 TThọc viện hành chính quốc gia, p. Yên Hoà, q. Cầu Giấy, HN Tel:04.8361752

111 Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển

p. 404, toà nhà seaprodex, 20 Láng hạ, Hà Nội Tel:04.7763435/7763942;Fax: 7763942; [email protected]

112 Viện nghiên cứu và phát triển tin học ứng dụng

Số nhà 5A, Ngõ Phan Huy Chú, q. Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel:04.8253591;E: [email protected]

113 Trung tâm tư vấn và trị liệu tâm lý Nhà số 3, lô 4B, đường Trung Yên 1, khu Đô Thị Trung Yên, Cầu Giấy, HN Tel:04.7831288

114 Trung tâm hỗ trợ nguồn lực phát triển 423 Nguyễn Khang, Phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội Tel:04.7840601;Fax: 7840930

115 Trung tâm nghiên cứu phương pháp giảng dạy và đào tạo ngoại ngữ

P 508, số 12 Đào Tấn, P Cống vị, q. Ba Đình, Hà Nội Tel:04.2730633/7624464

116 Trung tâm phát triển nông thôn bền vững Nhà 6, ngõ 1, phố Lê Văn Hưu, p. Ngô Thị Nhậm, HBT, Hà Nội Tel :04.9436678 ;Fax: 9436449 ;[email protected]

117 Viện nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao

Nhà số 52 phố Hoa Bằng, tổ 15 Yên Hoà, Cầu giấy, Hà Nội Tel:04.8.341.838

118 Trung tâm nghiên cứu và đào tạo về sức khoẻ môi trường

Số 298, phố Lê Trọng Tấn, p. Khương Mai, q. Thanh Xuân, Hà Nội Tel:04.8533267 F:5743641;[email protected]

119 Trung tâm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên

51 Đường Trung Yên 9, Cầu Giấy, Hà Nội Tel:04.7843370;[email protected]

120 Trung tâm hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững

P524, A1,15-17 Ngọc Khánh, Hà Nội Tel:04.8465142

121 Trung tâm đào tạo và tư vấn chăm sóc sức khoẻ theo yêu cầu

Số 347 đường đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội Tel:04.5142890;Fax: 04.5142890

122 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển các phương pháp điều trị y học Phương đông

166 Minh Khai, Hà Nội Tel:04. 2002115, (2081080);Fax: 04. 5115661; [email protected]

123 Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn hoá và khoa học công nghệ

Số 95B, ngõ 850, ngách 4, Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội Tel:04.7756596

124 Trung tâm phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường

Số 15, ngõ 71/61 Đường Trần Duy Hưng, Hà Nội Tel:04. 7913454 ;Fax: 04. 7913451 ;[email protected]

125 Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên nước

P 801, số 15, ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh, P. Láng Hạ, Đống Đa, HN Tel :04.7730828;Fax: 04. 8564846;[email protected]

126 Viện khoa học và công nghệ Phương Nam 133/4 Nguyễn Chí Thanh, Phường 9, Q 5, TP. HCM Tel:08. 8555840;

127 Trung tâm nghiên cứu triển khai lương thực thực phẩm an toàn

136 Lê Thanh Nghị, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel:04. 8683942;Fax: 04.8683941

128 Trung tâm KH-CN phát triển nông nghệp và miền núi

P214 tầng 2 toà nhà Quốc phòng, Mỹ Đình 1, tổ 34, Cầu Diễn, Hà Nội Tel:04.7643174;0983232203;[email protected]

129 Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ tiêu chuẩn, chất lượng

Tầng 2, nhà 214/22 Tôn Thất Tùng, Hà Nội Tel :04. 5745627 ;Fax: 04. 5745627 ;[email protected]

130 Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển Nhà 16, tổ 87 phường Ô chợ Dừa, HN Tel :04.513.2808 F:513.2809 ;[email protected]

131 Trung tâm phát triển cộng đồng bền vững 103-104 nhà J, Khách sạn La Thành, 218, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Tel :04. 8325229 ;Fax: 04. 8325819 ;[email protected]

Page 84: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

76

132 Viện nghiên cứu định cư

số 26, p. Lê Ngọc Hân, p. Phạm Đình Hổ, HBT, Hà Nội Tel:04.9784654 - Fax:6418574;[email protected]

133 Trung tâm phát triển Truyền thông và Giới Số 4, ngõ 8A, Hoàng Ngọc Phách, Hà Nội Tel:04.2127830 – 2127832;[email protected]

134 Trung tâm phát triển y tế công cộng Phòng 1106CT5ĐN2, khu đô thị mới Định Công, Hà Nội Tel/Fax: (04)6406212;[email protected]

135 Trung tâm giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội

Số 33A, Tập thể trung ương Đoàn, Phường Quan Hoa, Cầu Giấy, HN Tel:04.8220491;[email protected]

136 Trung tâm nâng cao sức khoẻ cộng đồng P201, B1, khu đoàn ngoại giao Vạn phúc, 298 Kim Mã, Hà Nội Tel04.7261714;Fax: 7261714;[email protected]

137 Trung tâm thúc đẩy tiến bộ xã hội Số 40 đường Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội Tel:04.7673030/7673016;Fax: 7673030

138 Trung tâm tư vấn hỗ trợ phát triển địa phương

16 Nguyễn Văn Tố, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel;04.9233744 – 8.260176;[email protected]

139 Trung tâm hỗ trợ trẻ em nghèo, khuyết tật Số 69/3, tổ 79 Phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội Tel;04.2178113;E: [email protected]

140 Trung tâm hành động vì sự phát triển đô thị (Action For The City)

Bảo tàng Lịch sử, số 1, Phạm Ngũ Lão, Hà Nội Tel:04.2700184;E: [email protected]

141 Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng bền vững

Số 14/116 phố Nhân Hoà, Thanh Xuân, Hà Nội Tel:04.8587782, 5574495;[email protected]

142 Trung tâm nghiên cứu và trợ giúp phát triển cộng đồng

Số 5, ngõ 201, đường Nguyễn Khang, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội Tel:04.2751962 ;Fax: 7840581 ;[email protected]

143 Trung tâm Phổ biến tri thức và hỗ trợ cộng đồng

18 Tống Duy Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel:04.9289550, 9289549;E:[email protected]

144 Trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học tổ chức và quản lý

126/68 Khu tập thể Bộ tư lệnh Lăng X2, Phan Kế Bính, Cống Vị, HN Tel:04.7624464 ;Fax: 7624465 ;E:[email protected]

145 Trung tâm hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi

381 Đinh Tiên Hoàng, phường Yên Thịnh, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái Tel :029)851897/0913251077 ;E:[email protected]

146 Viện khoa học môi trường và sức khoẻ cộng đồng

Số 18, N8B, Trung Hoà, Nhân Chính, Hà Nội Tel:04.5569391

147 Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Văn hoá-Du lịch

Căn hộ số 022A, khu chung cư Mỹ Thuận, phường 16, quận 8, TP. HC Minh Tel:(08).2606255;[email protected]

148 Trung tâm công nghệ thực phẩm và công nghiệp môi trường

Phòng 59-60, C1, khu đô thị Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội Tel:04.6414108

149 Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ

38, phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel:04.8268726, 8689808

150 Trung tâm đào tạo, tư vấn và thông tin kinh tế

P 207, 607 Khách sạn Thể thao, Làng sinh viên Haseenco, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội Tel:04.5571875/876;Fax: 5571874;E: [email protected]

151 Trung tâm tư vấn tài chính và đào tạo kinh doanh Chứng khoán

Phòng 501, toà nhà Hacisco, ngõ 107, Nguyễn Chí Thanh, HN Tel:(04) 5540695; 7730842 (Liên Hương)

152 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phát triển thương hiệu Việt

102A, Huỳnh Văn Bánh, phường 15, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh Tel:(08) 9127596;Fax: (08) 5172017

153 Viện tài nguyên nước và môi trường Đông Nam Á

P 2101, nhà M3-M4, dãy B, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội Tel:(04) 2752535 (581)/2752581

154 Trung tâm khoa học thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp

Số 56, ngách 19/9, phố Kim Đồng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội Tel:04.2188041 Fax: 6648053;E: [email protected]; [email protected]

155 Trung tâm truyền thông Việt Net Số 4, Láng Hạ, P. Thành Công, Ba Đình, Hà Nội Tel:04.9782235;Fax: 7724498

156 Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ kim loại quý hiếm

Nhà C1 (Văn phòng xí nghiệp vật liệu chịu lửa), 18 Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Tel:04.7911024l;Fax: 7911024;tlhung@ims. vast.ac.vn

157 Trung tâm hỗ trợ phát triển nông thôn đồng bằng sông Hồng

15A đường Hồng Quang, Tp. Hải Dương, Hải Dương Tel:0320.3851732;Fax: 032. 843865;[email protected]

158 Viện nghiên cứu quản trị công ty đại chúng V:2, HCM: 1, HD: 1

Nhà H6, Ngõ 28 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội Tel:04.2583389, 2923888;Fax: 2583383;[email protected]

159 Trung tâm phát triển Sáng tạo A18, Nơ12, khu đô thị mới Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội Tel:04.6406059;E: [email protected]

160 Trung tâm nghiên cứu và tư vấn sức khoẻ sinh sản

16D, Luỹ Bán Bích, P. Tân Thới Hoà, Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh Tel:08.858.6296; [email protected]

161 Trung tâm nâng cao chất lượng cuộc sống Số 33, Đô Đốc Chấn, P. Sơn Kỳ, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh Tel:08-8498904 -F: 8498904; E: [email protected]

162 Trung tâm hỗ trợ phát triển nguồn lực 220 Đường Láng, Hà Nội Tel:04.2.910528; [email protected]

163 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới và môi trường

37 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội Tel:04.7847199;E: [email protected]

164 Trung tâm hỗ trợ xúc tiến thương mại và đầu tư công nghệ

Số 71/30/6 Hoàng Văn Thái, quận Thanh Xuân, Hà Nội Tel:04.5659133;Fax: (04) 5659134

165 Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng

Nhà 8, ngõ 33/97 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội Tel:04.5132717 – F: 5132716;[email protected];[email protected]

166 Trung tâm ứng dụng cơ-điện tử và công nghệ bảo vệ môi trường

18 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel:04.8268431;Fax: 8268431

Page 85: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

77

167 Trung tâm ứng dụng kỹ thuật sinh học Nhà số 1, ngõ 11, đường Tôn Đức Thắng, P. Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, T. Vĩnh Phúc Tel:0211.860535;Fax: 0211. 845293 ;[email protected]

168 Trung tâm công nghệ khí sinh học Số 52, hẻm 172/46/20 âu cơ, tổ 13, cụm 3, P. Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội Tel:04.7197672;Fax: 7197672;E: [email protected]

169 Trung tâm tư vấn và hỗ trợ phát triển cộng đồng

11 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội Tel:04.2401951;[email protected]

170 Trung tâm hỗ trợ phát triển thuỷ sản 48, ngõ 409, Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel:04.7710886;Fax: 7710886;[email protected]

171 Trung tâm tham vấn và hỗ trợ tâm lý-Giáo dục phát triển cộng đồng

38 Bích Câu, Phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, HN Tel:04.7167005;[email protected]

172 Viện Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học công nghệ tự động “OMEGA”

105, Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội Tel:04.2416048;Fax: 2416049;E: [email protected]

173 Trung tâm KH-CN thực phẩm

102A, Huỳnh Văn Bánh, phường 15, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh Tel:08. 9127596;Fax: 08.5172017

174 Trung tâm hỗ trợ năng lực cộng đồng P 830 K1 Khu đô thị mới Việt Hưng, Long Biên, HN Tel: 04.8.711.468/[email protected]

II Danh s¸ch c¸c ®¬n vÞ trùc thuéc Héi nghiªn cøu khoa häc §«ng Nam ¸ - ViÖt Nam

175 Viện phát triển Quốc tế

Số 2, ngách 19, ngõ Thống nhất, phố Đại La, Hà Nội Tel: 04. 8. 692794

176 Trung t©m giao l-u v¨n hãa ®«ng nam ¸

TÇng 2 Kh¸ch s¹n B¶o S¬n, Sè 2, L¸ng Trung, §èng §a, HN §iÖn tho¹i: 8. 353536.

177 Trung t©m Nghiªn cøu vµ hîp t¸c ph¸t triÓn miÒn nói

P. 904 ViÖn KHXH & NVQG – 01 LiÔu Giai - Hµ Néi §iÖn tho¹i: 2730483 /M¸y lÎ 4904

178 ViÖn nghiªn cøu hç trî ph¸t triÓn n«ng th«n

Phßng 202, sè 70 ®-êng Vâ ThÞ S¸u - Ph-êng Thanh Nhµn - Hµ Néi §iÖn tho¹i: 6.250287 ; Mobile: 0903222990

179 Trung t©m Nghiªn cøu chuyÓn giao c«ng nghÖ thÝch hîp quy m« võa vµ nhá

503 – D2 – Gi¶ng Vâ - Hµ Néi Tel: 8353123

180 Trung t©m V¨n hãa - ng«n ng÷ ®«ng t©y

Nhµ N 11, ngâ 370, CÇu GiÊy, Hµ Néi §iÖn tho¹i: 04.2671117 - Fax: 04. 2671117

181 Trung t©m tiÒn sö ®«ng nam ¸

96/203 Hoµng Quèc ViÖt, CÇu GiÊy, Hµ Néi §iÖn tho¹i: 7.561641 - Fax: 7.562994.

182 ViÖn nghiªn cøu kinh tÕ chuyÓn ®æi

P 388, 27 LÝ Th-êng KiÖt, Hµ N«Þ §T: 9345001 ; fax: 9345002

183 ViÖn nghiªn cøu ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi vµ qu¶n lÝ doanh nghiÖp

- §Þa chØ ®¨ng kÝ: 63 – 65 Ng« Th× NhËm – Hµ Néi - §iÖn tho¹i: 7.540338; 8361176

184 ViÖn t- vÊn ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi n«ng th«n vµ miÒn nói

Tæ 40 §-êng NguyÔn Khang, Ph-êng Yªn Hßa, QuËn CÇu GiÊy, Hµ Néi §iÖn tho¹i: 7.843681 - Fax: 7.843678.

185 Trung t©m Nghiªn cøu - ph¸t triÓn nh©n lùc ViÖt Nam - ®«ng nam ¸

351 Hai Bµ Tr-ng, quËn Lª Ch©n, Tp. H¶i Phßng. §iÖn tho¹i: 031.950202; Fax: 031. 950258

186 ViÖn chiÕn l-îc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ViÖt Nam - §«ng nam ¸

Phßng 518, nhµ CT3 A, Khu §« thÞ míi Mü §×nh II – Tõ Liªm – Hµ Néi §iÖn tho¹i: 5.532453; 0903246659.

187 ViÖn hîp t¸c nghiªn cøu asean

- §Þa chØ: 91 NguyÔn ChÝ Thanh - P9 - Q5 - TPHå ChÝ Minh - §iÖn tho¹i: 08. 8305782 - 08 .8305783

188 Trung t©m Th«ng tin kinh tÕ vµ hîp t¸c ph¸t triÓn khu vùc

Sè 7 §éi Nh©n, Ph-êng VÜnh Phóc, QuËn Ba §×nh, Hµ Néi §iÖn tho¹i: 8.328031; 7615558

189 ViÖn nghiªn cøu ch©u ¸ 58 Ph¹m Ngäc Th¹ch, Ph-êng 6, QuËn 3 ,TP Hå ChÝ Minh. §iÖn tho¹i: (08) 8204587; - Fax: 8204588

190 Trung t©m C«ng nghÖ sinh häc ®«ng nam ¸

Nhµ 8 ngâ 191/32 §-êng L¹c Long Qu©n, CÇu GiÊy, Hµ Néi §iÖn tho¹i: 8361530 ; 7912633 - Fax: 7564483

191 Trung t©m Nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn E-asean

- §Þa chØ ®¨ng kÝ: Nhµ sè 3 ngâ 211 phè Kh-¬ng Trung, Thanh Xu©n, Hµ Néi - §iÖn tho¹i: 04. 5680979 - Fax: 04. 5680979

192 ViÖn nghiªn cøu c«ng nghÖ th«ng tin ®«ng nam ¸

- §Þa chØ ®¨ng kÝ: P30 – B20 ph-êng NghÜa T©n – CÇu GiÊy – Hµ Néi - §iÖn tho¹i:

193 ViÖn nghiªn cøu ph¸t triÓn vµ ®µo t¹o nh©n lùc ®«ng nam ¸

100 NguyÔn V¨n Nghi, Ph-êng 5, QuËn Gß VÊp, TP. HCM §iÖn tho¹i: (08) 9856320 - Fax: 08. 9856320

194 ViÖn nghiªn cøu tµi chÝnh ®Çu t- & hîp t¸c th-¬ng m¹i § n ¸

Nhµ D, 68 Phan §×nh Phïng, Hµ Néi §iÖn tho¹i: 7342181; Fax: 8431812; Email: [email protected]

195 ViÖn nghiªn cøu gi¸o dôc quèc tÕ

Nhµ 32 ngâ 370 ®-êng CÇu GiÊy, ph-êng DÞch Väng, Hµ Néi §iÖn tho¹i: (04) 2670918 ; 7545367 - Fax: (04) 2670918 Email: [email protected]

196 ViÖn nghiªn cøu v¨n ho¸ ph-¬ng Phßng 2 – C4 – tËp thÓ Khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n QG

Page 86: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

78

®«ng

- Mobile: 0913237271

197 Trung t©m ®µo t¹o vµ chuyÓn giao c«ng nghÖ

Sè 8, Bïi Ngäc D-¬ng, Hai Bµ Tr-ng , Hµ Néi §iÖn tho¹i: 6274466; 6253747 - Fax:

198 viÖn nghiªn cøu gi¸o dôc vµ ®µo t¹o h-íng nghiÖp §NA (inurev)

Nhµ A 02, tr-êng §HDL Ph-¬ng §«ng, 228 Minh Khai, Hµ Néi §iÖn tho¹i: 04.8518348; 04. 5650982 ;

199 Trung t©m Nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn céng ®ång

104 Hoµng Quèc ViÖt, CÇu GiÊy, Hµ Néi - §iÖn tho¹i: (04) 7553356; - Fax: 04. 7553688

200 viÖn kinh tÕ ®« thÞ n«ng th«n (inurev)

Phßng 132 sè 127 phè Lß §óc – Hai Bµ Tr-ng - HN §iÖn tho¹i: 04.9724803; Fax: 04. 9724803 ; Email: [email protected]

201 viÖn kinh tÕ du lÞch ®«ng nam ¸ (inseatour)

159 Quan Nh©n, ph-êng Nh©n ChÝnh, Thanh Xu©n, HN §iÖn tho¹i: 04.5586835; Fax: 5587843

202 trung t©m nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn v¨n ho¸ l¹c viÖt

Sè 1718/3D, ph-êng An Phó §«ng, quËn 12, TP. Hå chÝ Minh §iÖn tho¹i: 08. 7195417

203 trung t©m nghiªn cøu ®µo t¹o h-íng nghiÖp vµ gi¸o dôc truyÒn thèng (CVE)

Nhµ thi ®Êu Hai Bµ Tr-ng, ngâ 104, phè NguyÔn An Ninh, QuËn Hoµng Mai, HN §iÖn tho¹i: 04.6625681/ 6625532

204 Trung t©m ®µo t¹o ph¸t triÓn céng ®ång

Sè 34, ngâ 132, Kh-¬ng Trung, Thanh Xu©n, Hµ Néi - §iÖn tho¹i: 5681013 ; Fax: 5681014; E-mail: [email protected]

205 Trung t©m Hç trî céng ®ång ph¸t triÓn bÒn v÷ng

Sè 6 ngâ 64 Lª Träng TÊn (Sè 5 NguyÔn ViÕt Xu©n - Hµ Néi) §iÖn tho¹i: 8.523090 - 091213935

206 Trung t© m n©ng cao n¨ng lùc céng ®ång

Phßng 1203, nhµ 17T2 Khu ®« thÞ míi Trung Hßa Nh©n chÝnh, §-êng TrÇn Duy H-ng §iÖn tho¹i: 2510624 - §T/Fax: 2510626 - Email: [email protected]

207 Trung t©m gi¸o dôc h-íng nghiÖp vµ pt c«ng nghÖ allianz

169 NguyÔn Ngäc Vò, QuËn CÇu GiÊy, Hµ Néi 23/167 T©y S¬n (Trung t©m Allianz) §iÖn tho¹i: 04. 5565152 - Fax: 04. 7323480

208 Trung t©m hç trî ph¸t triÓn 64/1 Tam Ch©u, khu phè 5, Ph-êng Tam phó, quËn Thñ §øc , TP. Hå ChÝ Minh. §iÖn tho¹i: 08. 2822508

209 Trung t©m hç trî ®µo t¹o h-íng nghiÖp ®«ng nam ¸

54 Vò Träng Phông – Thanh Xu©n – Hµ Néi §iÖn tho¹i/Fax: 04. 5571967

210 Trung t©m hç trî c¸c tæ chøc x· héi vµ ph¸t triÓn céng ®ång

Phßng 510/A1 sè 17 Ngäc Kh¸nh – Ba §×nh – Hµ Néi §iÖn tho¹i/Fax: 04. 7262014 : 7262015

211 Trung t©m th«ng tin vµ ph¸t triÓn céng ®ång

69 Bµ TriÖu – Hµ Néi §iÖn tho¹i/Fax: 04. 9431834 ; 9433559 ; Fax: 9433556

212 trung t©m hè trî nh©n ®¹o vµ ph¸t triÓn

- §T: 9171786; ; Fax: 7911373

213 Trung t©m t- vÊn ph¸t triÓn v¨n ho¸ b¶n ®Þa vµ ®« thÞ VN

TÇng 2, nhµ V¨n ho¸ cÇu GiÊy – Sè 26 NguyÔn Phong S»c, ph-êng DÞch Väng, CÇu GiÊy, Hµ Néi §iÖn Tho¹i: (04) 7911867 ; Fax: (04) 7911866

214 Trung t©m søc khoÎ sinh s¶n céng ®ång

Sè 2, tÇng 1, nhµ A4 – Lµng Quèc tÕ Th¨ng Long, ph-êng DÞch Väng, Hµ Néi §iÖn Tho¹i: 7545169 ; 7910285

215 Trung t©m t- vÊn qu¶n lý bÒn v÷ng tµi nguyªn vµ ph¸t triÓn v¨n ho¸ céng ®ång ®«ng nam ¸

Sè nhµ 88, phè V-¬ng Thõa Vò, P. Kh-¬ng Trung, Thanh Xu©n, H Néi §iÖn Tho¹i: 8537020 ; fax: 5681021

216 Trung t©m Nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn kinh dÞch

507 B, ®-êng L¹c Long Qu©n, QuËn T©y Hå, TP. Hµ Néi. §iÖn tho¹i: 04. 7534499; Fax: 04. 7580656

117 viÖn Nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn doanh nh©n - doanh nghiÖp

Sè 389, L¹c Long Qu©n, ph-êng NghÜa §«, quËn CÇu GiÊy, TP. Hµ Néi. §iÖn tho¹i: 04. 8339174 ; Fax: 04.83339174

218 trung t©m ®µo t¹o t- vÊn h-íng nghiÖp céng ®ång

129 ®-êng NguyÔn Tr·i, Thanh Xu©n, TP. Hµ Néi. §iÖn tho¹i: 04. 5582077

219 Trung t©m Nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn kinh tÕ – x· héi céng ®ång

Sè 33 ngâ 178 Th¸i Hµ, QuËn §èng §a, TP. Hµ Néi. §iÖn tho¹i: 04. 5372869; Fax: 04. 5371929

220 Trung t©m Nghiªn cøu lý häc ®«ng ph-¬ng

A 75/6E/33 ®-êng B¹ch §»ng, Ph-êng 2, QuËn T©n B×nh, Tp. Hå ChÝ Minh. §iÖn tho¹i: 08. 8486362; Fax: 08. 8486362

221 Trung t©m ph¸t triÓn khoa häc kinh tÕ – x· héi vµ céng ®ång

197 Quan Nh©n, ph-êng Nh©n ChÝnh, quËn Thanh Xu©n, Hµ Néi. §iÖn tho¹i: 04. 5588029

222 Trung t©m Nghiªn cøu ph¸t triÓn gi¸o dôc h-íng nghiÖp ®«ng nam ¸

144 B – Lª Hång Phong – Tp. Vinh – NghÖ An §iÖn tho¹i: 038. 589222; Fax: 038. 589222 ; Email: [email protected]

Page 87: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

79

Page 88: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

80

Phụ lục 7: Danh sách các mạng lưới VNGO hiện có STT Tên nhóm/ mạng lưới Địa chỉ Liên lạc

1 Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam - Vietnam Microfinance Working Group (MFWG)

Address: 88/64 Nguyen Luong Bang Street, Dong Da District, Hanoi, Vietnam Tel: +84 (4) 5131853 – 5132246; Fax: +84 (4) 5132246 Email: [email protected]

Trần Ngọc Thịnh

2 Nhóm tổ chức phi chính phủ Việt Nam - The Vietnamese non-govemental organization Group (VNGO)

Add: P 109 TT Bộ Giáo dục Đào tạo 187 Giảng Võ, Đống Đa, Hn Tel/Fax: 04 514 2366 Email: [email protected]

Nguyễn Thị Vân

3 Mạng giới và phát triển cộng đồng - Gender and Community Development Network (GENCOMNET)

113 D1, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội - Tel/fax:84-4-5726789 E-mail: [email protected] Web: http://www.gencomnet.org/

Vương Thị Hanh Trưởng nhóm

4 Mạng lưới về sông ngòi và phát triển bền vững Việt Nam - Vietnam Network on Rivers and Sustainable Development (VRN)

P801, Tòa nhà HACISCO, Số 15 Ngõ 107, Nguyễn Chí Thanh, HN Tel/Fax: 04 773 9491; Email: [email protected] [email protected]

Hoàng Thị Tú Oanh

5 Nhóm các tổ chức xã hội dân sự vì an ninh lương thực và giảm nghèo - Civil Society Inclusion in Food security and Poverty Elimination Network (CIFPEN)

Số 58, Tổ 40, Nguyễn Khang, Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 04. 7843681 ; Fax: 04. 7843678 CIFPEN - Email: [email protected]; [email protected] Web: http://www.cifpen.org/default.asp?page=contact

Phạm Văn Thành - Trưởng nhóm

6 Mạng lưới Cộng tác vì nước của Việt Nam - Vietnam Water Partnership (VNWP)

165/2 Chua Boc – Dong Da – Hanoi Tel/Fax: +84 4 5635648/5634809 Email: [email protected] Web: http://www.vnwp.org

Nguyễn Thị Nguyệt - Deputy Director of VNWP secretariat

Page 89: Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo ủ ổChức Xã Hội Dân Sự€¦ · Khảo sát Nhu cầu Đào Tạo của các TổChức Xã Hội Dân Sự: • Phát Triển TổChức

81

7 Nhóm Hợp tác phát triển (CDG) Số 2 ngõ 45 Hào Nam - Đống Đa - Hà Nội Teli: (84-4)5121754; Fax: (84-4)5121690 Email: [email protected]

Lê Quốc Hùng

8 Nhóm Công tác về sự tham gia của người dân (PPWG)

Nhà 6, ngõ 1, phố Lê Văn Hưu, p. Ngô Thị Nhậm, HBT, Hà Nội Tel :04.9436678

Vũ Thị Bích Hợp