27
ĐỀ XUT DÁN CHƯƠNG TRÌNH CNG ĐNG RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH Ngày đề xut: 10/05/2020 DANH SÁCH TI LIU ĐỀ XUT DÁN: (Dấu * là những tài liệu bt buc) Tài liệu (x) 1. Đề xut dán * x 2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng li * x 4. Hình ảnh đại din ca Tchc/Dán (2-3 hình) * x 5. Báo cáo dự án tương tự trước đây (Phlc 4) x 6. Báo cáo dự án thử nghim 7. Hình ảnh liên quan (File đính kèm) x 8. Video clip gii thiu dán https://www.youtube.com/watch?v=8GtqheWxcBs&feature=youtu.be x 9. Thư cam kết htrca cộng đồng hưởng li (File đính kèm) x 10. Khác Cch thc gi Đ xut d n: Hn gửi đề xut dán: 17h30 ngày 26/08/2020 Email: [email protected]

ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

ĐỀ XUẤT DỰ ÁN

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG ĐÔNG RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH

Ngày đề xuất: 10/05/2020

DANH SÁCH TAI LIÊU ĐỀ XUẤT DỰ ÁN:

(Dấu * là những tài liệu bắt buộc)

Tài liệu (x)

1. Đề xuất dự án * x

2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x

3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng lợi * x

4. Hình ảnh đại diện của Tổ chức/Dự án (2-3 hình) * x

5. Báo cáo dự án tương tự trước đây (Phụ lục 4) x

6. Báo cáo dự án thử nghiệm

7. Hình ảnh liên quan (File đính kèm) x

8. Video clip giới thiệu dự án https://www.youtube.com/watch?v=8GtqheWxcBs&feature=youtu.be

x

9. Thư cam kết hỗ trợ của cộng đồng hưởng lợi (File đính kèm) x

10. Khác

Cach thưc gưi Đê xuât dư an:

● Hạn gửi đề xuất dự án: 17h30 ngày 26/08/2020

● Email: [email protected]

Page 2: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

Phần I – Thông tin tổ chưc chủ quản dư an

1. Tên tổ chưc: Trung Tâm Nghiên Cưu và Phat Triển Nông Thôn

Đại học An Giang

2. Năm thành lập: 2003

3. Địa chỉ: Số 18 Ung Văn Khiêm, Phường Đông Xuyên, TP. Long Xuyên,

An Giang

4. Website của tổ chưc

(Nếu có) http://rcrd.agu.edu.vn/

5. Đường dẫn trên trang

thông tin trên

www.philoinhuan.org

Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Thôn đã trở thành

đối tác với LIN vào năm 2018

6. Người đại diện: Ths. Nguyễn Văn Thái

7. Vị trí/Chưc danh: Giảng viên, Trợ lý Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Quốc tế,

Trung tâm Nghiên cứu và PTNT

8. Số điện thoại: +84986946486

9. Địa chỉ email: [email protected]

10. Nhiệm vụ/ Mục tiêu của tổ chưc?

• Thực hiện các hoạt động tiếp cận nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực phát triển nông

thôn, nông nghiệp bền vững, quản lý môi trường, nghiên cứu về giới, nước và biến đổi khí hậu;

• Tư vấn chính sách cho sự phát triển kinh tế xã hội của các cộng đồng ở khu vực đồng bằng

sông Cửu Long;

• Cung cấp các khóa đào tạo về các lĩnh vực phát triển nông thôn, giới và phát triển cộng đồng,

nông nghiệp bền vững, quản lý môi trường, nước và biến đổi khí hậu;

• Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ liên quan đến phát triển nông thôn, quản lý môi

trường, nước và biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long;

• Xây dựng quan hệ đối tác với các tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế, các trường đại

học, tổ chức phi chính phủ và các cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu do tổ chức đề

ra.

• Thúc đẩy nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững ở khu vực sông Mê Kông.

Page 3: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

11. Kinh nghiệm hoạt động của tổ chưc liên quan đến dư an đê xuât?

Vui lòng xem bảng danh sách các dự án đã thực hiện được đính kèm ở phần phụ lục 4.

Phần II – Dư an đê xuât tài trợ

A. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

1. Tên dư an: Nước Sạch, Hệ thống Rửa Tay và Chiến dịch Hành động phòng dịch

COVID-19 cho Trường Học Người Dân Tộc Khmer

(WASH and Action Campaign Against COVID-19 for Khmer Schools)

2. Ngày bắt đầu: 11/2020

3. Ngày kết thúc: 11/2021

4. Địa bàn thưc hiện

dư an: Xã An Cư, Huyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang

5. Dư an giải quyết

cac vân đê:

(Xin vui lòng đánh dấu

vào các mục tiêu mà dự

án đang hướng tới/giải

quyết. Dự án có thể

hướng tới/giải quyết

nhiều mục tiêu)

Mục tiêu 6: Đảm bảo nguồn nước sạch và điêu kiện vệ sinh

Mục tiêu 12: Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm

Mục tiêu 13: Thích ứng biến đổi khí hậu

☐ Mục tiêu 14: Bảo vệ sự sống dưới nước

☐ Mục tiêu 15: Bảo vệ sự sống trên mặt đất

6. Tóm tắt dư an

(Vui lòng tóm tắt các nội dung chính của dự án bao gồm: cộng đồng mà dự án hướng tới, thách

thức mà cộng đồng đang gặp phải, hoạt động của dự án, kết quả .v.v.)

Dự án hướng tới cộng đồng người dân tộc Khmer nghèo thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, cụ thể là

các em học sinh ở hai trường học THCS Trần Đại Nghĩa và Tiểu học D An Cư thuộc xã An Cư, huyện

Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là hai điểm trường học với hơn 76% là học sinh người dân tộc Khmer

và là một trong những trường học chiếm đa số học sinh Khmer trên toàn địa bàn xã An Cư. Qua khảo

Page 4: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

sát và đánh giá nhu cầu cộng đồng cho thấy giáo viên và học sinh người dân tộc Khmer đang đối mặt

với thách thức trong việc tiếp cận nguồn nước uống sạch và điều kiện vệ sinh đảm bảo sức khỏe. Do

đó, dự án sẽ thiết kế, cung cấp hệ thống lọc nước uống sạch, an toàn cùng với hệ thống rửa tay cho học

sinh và giáo viên tại điểm trường. Điều này trở nên cấp thiết hơn trong tình hình diễn biến của đại dịch

COVID-19 đang trong thời điểm rất phức tạp như hiện nay. Hơn nữa, dự án còn mang ý nghĩa tích cực

trong việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm an ninh nguồn tài nguyên nước cộng đồng thông

qua việc tái sử dụng nguồn nước từ hệ thống nước rửa tay. Đồng thời dự án còn thực hiện các hoạt

động nâng cao năng lực cộng đồng, cụ thể như: chia sẻ kiến thức về cách sử dụng và quản lý nguồn tài

nguyên nước, các biện pháp phòng chống dịch bệnh thông qua việc rửa tay đúng cách. Kết quả mong

đợi của dự án sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em và giáo viên, cải thiện quyền cơ bản

của con người (tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh) và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên tại hai

điểm trường.

B. LÝ DO THỰC HIÊN DỰ ÁN

7. Mô tả cộng đồng mà dư an hướng đến (Cộng đồng bao gồm người hưởng lợi trực tiếp và

người hưởng lợi gián tiếp ví dụ như gia đình của người hưởng lợi trực tiếp, người dân sống

xung quanh khu vực dự án, chính quyền địa phương, v.v. Cần nêu rõ Họ là ai? Số lượng? Độ

tuổi? Nơi sinh sống của họ? Tổ chức của bạn có thuộc về cộng đồng này không?)

An Cư là xã đặc thù miền núi thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Dân số toàn xã phần lớn là người

dân tộc với 2.526 hộ với tổng số nhân khẩu: 9.183 người, trong đó hộ dân tộc khmer chiếm 73.5%, hộ

nghèo toàn xã là 391 hộ nghèo, 62 hộ cận nghèo, tình trạng dân trí còn hạn chế (Báo cáo UBND xã An

Cư, 2019). Sinh kế chính của người dân tại vùng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, làm thuê

làm mướn và mua bán nhỏ.

Dự án sẽ được thực hiện tại xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Địa bàn xã có khoảng cách

32,6 km từ Thành phố Châu Đốc. Phần lớn dân số với 73.5% là người dân tộc Khmer với điều kiện và

mức sống còn hạn chế về cơ sở hạ tầng, giáo dục và các dịch vụ cơ bản về tiếp cận nguồn nước sạch và

y tế (Báo cáo UBND xã An Cư, 2019). Trên địa bàn xã An Cư có 8 trường học (01 trường Trung học

cơ sở, 4 trường Tiểu học và 03 trường mẫu giáo, mầm non). Phần lớn các điểm trường học tại xã An Cư

đang trong tình trạng thiếu tiếp cận nguồn nước sạch để uống và hệ thống rửa tay (Phỏng vấn sâu, 2020).

Riêng đối với trường THCS Trần Đại Nghĩa và trường tiểu học D An Cư, với điều kiện đặc thù trường

học được xây dựng ở vị trí có địa hình núi cao, khó đi lại và cách xa các hệ thống chợ, và khu trung tâm

hành chính. Do vậy, nhóm đối tượng gồm trẻ em và giáo viên tại 02 điểm trường học này đang đối mặt

với thách thức tiếp cận nguồn nước sạch để uống và vấn đề về ý thức thực hành vệ sinh cá nhân so với

các điểm trường học khác trên địa bàn xã An Cư.

Theo kết quả khảo sát tiền trạm và trao đổi với nhà trường, hiện tại số liệu ghi nhận là 571 người (527

học sinh: 401 học sinh người Khmer và 44 giáo viên) thuộc trường THCS Trần Đại Nghĩa và 349 người

(311 học sinh: học sinh người Khmer và 38 giáo viên) thuộc trường Tiểu học D An Cư. Độ tuổi học sinh

Page 5: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

tiểu học tại trường Tiểu học D An Cư từ 07 – 11 tuổi và nhóm độ tuổi học sinh cấp 2 của trường THCS

Trần Đại Nghĩa trong khoảng từ 12 – 15 tuổi. Trong dự án, học sinh và giáo viên tại 2 điểm trường học

này được xác định là nhóm đối tượng hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp bao gồm những phụ huynh, gia

đình và cộng đồng sống xung quanh trường học. Phần lớn, nhóm đối tượng dự án là những cư dân sinh

sống, học tập và làm việc trong địa bàn xã An Cư.

8. Mô tả vân đê/thach thưc mà cộng đồng nói trên đang đối diện (Mô tả thách thức cụ thể

mà cộng đồng đang gặp phải. Nêu các nguyên nhân chính dẫn đến thách thức này. Thách

thức này gây hậu quả như thế nào, tại sao cần giải quyết? Nếu không giải quyết sẽ dẫn đến

hậu quả gì? Vui lòng gửi kết quả khảo sát đánh giá nhu cầu cộng đồng)

Thach thưc của cộng đồng/đối tượng hưởng lợi là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới thach thưc đó?

Hiện trạng nghèo đói và tình trạng leo thang về mức nghèo ở nhiều nước đang phát triển, bao gồm Việt

Nam. Cụ thể, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 4% điểm năm 2014 xuống còn 9,8% năm 2016

(Nguyen, 2018); tuy nhiên hiện vẫn còn khoảng 9 triệu người vẫn đang sống trong tình trạng cực kỳ

nghèo khổ (World Bank, 2019). Trong số đó, dân tộc thiểu số và đặc biệt là những cộng đồng sống ở

khu vực miền núi chiếm 72% người nghèo ở Việt Nam (Nguyen, 2018). Điều này đã đặt ra các câu hỏi

đối với nhiều nhà nghiên cứu, học giả, cán bộ công tác phát triển và các nhà hoạch định chính sách về

tính liên quan giữa vấn đề nghèo đói và sự khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên, quyền sở hữu và cách

tiếp cận. An Giang là một trong những tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), Việt

Nam có nguồn tài nguyên nước tương đối dồi dào, nhưng sự khan hiếm và cách thức để khai thác hiệu

quả về nguồn tài nguyên nước vẫn còn là thách thức lớn của vùng. Giống như ở nhiều vùng khác của

ĐBSCL, việc tiếp cận với nước sạch vẫn là một thách thức đáng kể ở xã An Cư, huyện Tịnh Biên do

đặc thù của vùng là địa hình cao và đồi núi.

Không đủ khả năng tiếp cận với nước uống an toàn và thỏa đáng không chỉ có những ảnh hưởng lớn về

sức khỏe, mà còn ảnh hưởng đến các khía cạnh kinh tế và xã hội đối với cộng đồng. Trong năm 2018,

khô hạn kết hợp với hạn mặn kéo dài đã gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng; vì vậy khoảng 45.000

người thuộc hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên phải đi tìm nguồn nước sinh hoạt xa nhà (Vietnam

News, 2018). Trong số đó, có nhiều trường hợp của phụ nữ và trẻ em gái có trách nhiệm truyền thống

đối với các nhiệm vụ đi lấy nước xa nhà phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt trong gia đình (UNICEF,

2005). Thậm chí vấn đề này còn có thể dẫn đến việc trẻ em đi học thường phải gánh chịu tình trạng thiếu

nước và bỏ lỡ gần như hàng giờ học được dạy ở trường mỗi ngày vì họ phải lấy nước xa nhà, cần thiết

để dọn dẹp lớp học, nước uống cho giáo viên và học sinh cũng như các mục đích sử dụng khác ở trường

(UNICEF, 2005). Tại các điểm trường học, do việc thiếu nước sạch để uống, phần lớn các học sinh và

giáo viên tự trang bị nước uống từ nhà đến trường học và nước máy tại trường (Phỏng vấn sâu, 2019).

Trẻ em gái tại cộng đồng cũng có tham gia các hoạt động đi lấy nước xa nhà phục vụ cho việc ăn uống

Page 6: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

và sinh hoạt gia đình; và điều này cũng có thể dẫn đến việc nghỉ học. Đôi khi nước được lấy từ các nguồn

không an toàn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do vậy, dự án được thực hiện nhằm giải quyết

tình trạng thiếu và nhu cầu sử dụng nước sạch, an toàn của trường học thông qua xây dựng mô hình lọc

nước uống an toàn cho học sinh và giáo viên của trường THCS Trần Đại Nghĩa và trường Tiểu học D An

Cư.

Thực tế, nhóm dự án của Trung tâm Nghiên cứu và PTNT đã triển khai những hoạt động hội thảo tập

huấn trong việc tăng cường sự tham gia, năng lực cộng đồng và trao quyền cho phụ nữ trong dự án năm

2018-2019 dưới sự tài trợ của tổ chức LIN trong Chương trình Rút ngắn Khoảng Cách. Trong các hoạt

động dự án này, nhóm cũng đã làm việc trực tiếp với chính quyền địa phương, cụ thể là Hội Liên Hiệp

Phụ nữ xã An Cư, cán bộ quản lý và các học sinh thuộc 02 điểm trường nêu trên về vấn đề sử dụng và

quản lý nguồn nước cộng đồng. Kết quả còn cho thấy, hiện trạng sử dụng bình nước (20 lít) được bán tại

các đại lý và chợ nông thôn đang còn là sự lựa chọn của học sinh và giáo viên tại trường học. Tuy nhiên,

chưa có nhiều nghiên cứu minh chứng rằng nguồn nước từ các dịch vụ này đảm bảo đủ vệ sinh và an

toàn dùng để uống. Đồng thời, kết quả khảo sát và đánh giá nhu cầu cộng đồng cho thấy rằng hạn chế

khả năng tiếp cận được nước sạch tại cộng đồng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng lâu dài đến nhận

thức bảo vệ sức khỏe con người và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước. Do vậy, nhu cầu sử dụng

và tiếp cận được nguồn nước sạch, an toàn để uống nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe tại 02 điểm trường

học này là vấn đề quan trọng; và hệ thống lọc nước uống là rất cấp thiết.

Hơn nữa, dự án sẽ thiết kế hệ thống vệ sinh và rửa tay cho học sinh và giáo viên tại trường. Điều này

trở nên quan trọng và cấp thiết hơn, trong khi thế giới và cả nước đang thực hiện các chương trình phòng

chống sự lây nhiễm của dịch bệnh COVID-19 thông qua việc thay đổi nhận thức và hành vi thực hành

rửa tay với xà phòng nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Quan trọng hơn nữa, dự án còn

mang lại những cơ hội về giáo dục và chia sẻ kiến thức về cách sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên

nước thông qua việc tái sử dụng nước rửa tay để chăm sóc cây trồng trong khuôn viên trường học. Vì

vậy, nhóm dự án đề xuất giải quyết các vấn đề nêu trên bằng cách lắp đặt hệ thống cung cấp nước uống

an toàn, hệ thống nước rửa tay và tái sử dụng nước tại trường học nhằm tạo điều kiện và môi trường học

tập tốt cho học sinh, cũng như tăng cường năng lực và trao quyền cho cộng đồng về việc quản lý và

đảm bảo an ninh nguồn tài nguyên nước một cách hiệu quả và bền vững nhất.

Phương thưc Tổ Chưc sư dụng để xac định thach thưc và nguyên nhân

Dự án sẽ áp dụng các phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia nhằm giúp thu hút các bên liên quan,

bao gồm các tổ chức địa phương, bộ phận quản trị trường học, giáo viên, học sinh và người dân có liên

quan trong việc lập kế hoạch và thực hiện dự án. Trước tiên, nhóm dự án sẽ phối hợp với Đại diện Hội

Liên Hiệp Phụ nữ và cán bộ chuyên môn môi trường thuộc UBND xã An Cư đến trao đổi và làm việc

với hiệu trưởng nhà trường, giáo viên nhằm xác định các tiêu chí lựa chọn ưu tiên và thiết kế sơ bộ các

hệ thống lọc và rửa tay. Đồng thời, các nhóm cùng thảo luận với nhau về những thuận lợi và trở ngại

Page 7: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

khi vận hành hệ thống lọc nước và rửa tay tại trường học. Thứ hai, nhóm dự án, nhà trường và đại diện

UBND xã An Cư tiếp tục thảo luận, khảo sát, phân tích và đề xuất chọn địa điểm thiết lập hệ thống

nước sạch và rửa tay tại trường học. Về hoạt động giám sát, các đại diện tổ chức địa phương sẽ được

đề cử tham gia vào việc giám sát việc thực thi hệ thống lọc nước và rửa tay cùng với nhóm dự án và

nhà trường nhằm mục đích minh bạch, công khai với sự tham gia của bên thứ ba trong quá trình thực

hiện dự án.

Hơn nữa, nhóm dự án và những đối tượng thụ hưởng sẽ cùng nhau thảo luận và thiết kế nội dung chia

sẻ với các tổ chức liên quan về những chức năng, phương pháp sử dụng, vận hành và bảo quản các trang

thiết bị lọc nước và rửa tay. Đồng thời, nhóm cũng hướng dẫn cho các đối tượng hưởng lợi, đặc biệt là

học sinh về cách thực hành vệ sinh an toàn khi rửa tay nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính mình và mọi

người xung quanh, đặc biệt là trong thời điểm tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn ra nghiêm

trọng ở khắp mọi nơi.

Nhóm dự án cũng mong muốn sẽ trao đổi thêm với nhà trường về việc lồng ghép giáo dục các chủ đề

về thực hành sử dụng nguồn tài nguyên nước tiết kiệm và hiệu quả thông qua hệ thống rửa tay và tái sử

dụng nguồn nước này cho trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường học. Đồng thời, tăng

cường thêm các kiến thức về giữ gìn vệ sinh và an toàn trong việc thực hành sử dụng nước sạch để uống

và rửa tay.

MỤC C: MÔ TẢ DỰ ÁN

Sư dụng khung logic bên dưới để mô tả Mục tiêu dài hạn - Mục tiêu ngắn hạn - Kết quả

mong đợi - Hoạt động. (Vui lòng kiểm tra tính tương quan giữa các mục này với nhau và giữa

các mục này với vấn đề/thách thức mô tả ở câu 8, ví dụ khi thực hiện hết các hoạt động đề xuất

có đạt được các kết quả mong đợi không? Các kết quả mong đợi này khi đạt được có dẫn đến

mục tiêu ngắn hạn đạt được hay không? Mục tiêu ngắn hạn đạt được có giải quyết được vấn đề

đặt ra ban đầu hay không?)

9. MỤC TIÊU DAI HẠN:

(Mục tiêu lớn mà dự án muốn đóng góp, giải quyết được những tác động tiêu cực mà vấn đề

ban đầu gây ra. VD: Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân thuộc 4 ấp A, B,

C, D xã AP)

Chất lượng cuộc sống của trẻ em và giáo viên tại hai điểm trường học thuộc xã An Cư được cải

thiện thông qua việc thực thi sáng kiến về cấp nước sạch và thực hành vệ sinh, và tăng cường sự

tham gia của cộng đồng trong các nỗ lực bảo đảm quyền cơ bản của con người và sử dụng bền

vững nguồn tài nguyên.

Page 8: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

10. MỤC TIÊU NGẮN HẠN:

Sáng kiến về việc xây dựng hệ thống cấp nước sạch và rửa tay tại trường hợp được thực hiện

nhằm giải quyết được các mục tiêu ngắn hạn, cụ thể như sau:

• Cung cấp hệ thống lọc nước sạch (dùng để uống) và hệ thống rửa tay trong trường học. • Nâng cao kiến thức, thái độ, hành vi trong trường học về việc sử dụng nước sạch và thực

hành vệ sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, đặc biệt trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-

19. • Cải thiện quyền cơ bản của con người, đặc biệt là trẻ em trong việc tiếp cận nguồn nước

sạch tại môi trường học đường. • Tăng cường năng lực cộng đồng về việc sử dụng và quản lý bền vững và hiệu quả nguồn

tài nguyên nước thông qua việc tái sử dụng nguồn nước từ hê thống rửa tay cho trồng cây

xanh trong khuôn viên trường học.

11. KẾT QUẢ MONG ĐỢI:

Dự án được xây dựng và thực hiện với các kết quả mong đợi như sau:

• 100% học sinh và giáo viên trường học tiếp cận được nguồn nước sạch và an toán dùng

để uống theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam (QCVN 6-1: 2010/BYT);

• 90% kiến thức – thái độ - hành vi của học sinh và giáo viên được nâng cao trong việc

thực hành vệ sinh và an toàn thông qua hệ thống rửa tay tại trường học;

• 80% học sinh và giáo viên được tăng cường và củng cố thêm các kiến thức về sử dụng

tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên nước cộng đồng thông qua mô hình tái sử dụng

nước rửa tay cho chăm sóc cây trồng trong khuôn viên trường học.

• 70% cán bộ địa phương (bộ phận quản trị trường học, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và

cán bộ chuyên môn về môi trường) được cải thiện về năng lực tham gia và làm việc với

cộng đồng trong lĩnh vực sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên nước bền vững.

12. HOẠT ĐÔNG (Những việc cần làm để tạo ra thay đổi. VD: Chuẩn bị mặt bằng xây

dựng công trình, yêu cầu các cấp chính quyền liên quan thẩm định dự án cấp nước)

Page 9: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

MÔ TẢ HOẠT ĐÔNG THỜI GIAN

NGƯỜI PHỤ TRÁCH

(Chi tiết xem hồ sơ nhân

sự và CV đính kèm)

Thực địa và làm việc với cộng

đồng thụ hưởng lần 1 Tháng 11/2020

Nguyễn Văn Thái

Lê Trí Thích

Phạm Trần Lan Phương

Nguyễn Minh Đăng

Thực địa lần 2 (thảo luận các

tiêu chí chọn điểm và thiết lập

hệ thống nước)

Tháng 12/2020

Nguyễn Văn Thái

Lê Trí Thích

Phạm Trần Lan Phương

Nguyễn Minh Đăng

Thiết kế hệ thống lọc nước và

rửa tay + thu thập mẫu nước

máy tại trường học

Tháng 01/2021

Lê Trí Thích

Nguyễn Văn Thái

Cán bộ nhà trường

Nhóm tình nguyện viên

Chuyển giao trang thiết bị Tháng 01/2021 Lê Trí Thích

Cán bộ nhà trường

Tiến hành xây dựng hệ thống lọc

nước, vệ sinh rửa tay và tái sử

dụng nước

Biên soạn tài liệu tập huấn về

thực hành vệ sinh rửa tay cho

học sinh

Tháng 02-03/2021

Lê Trí Thích

Nguyễn Văn Thái

Nguyễn Thị Vững Vàng

(Cán bộ thuộc Trung tâm

Y tế Dự phòng tỉnh An

Giang)

Cán bộ nhà trường

Nhóm tình nguyện viên

Báo cáo giữa kỳ Tháng 04/2021 Nguyễn Văn Thái

Lê Trí Thích

Hoàn tất xây dựng hệ thống lọc

nước Tháng 05/2021

Lê Trí Thích

Nguyễn Văn Thái

Cán bộ nhà trường

Nhóm tình nguyện viên

Tổ chức hội thảo tập huấn +

thực hiện phiếu khảo sát đánh

giá trước và sau khi can thiệp

Tháng 06-07/2021

Nguyễn Văn Thái

Nguyễn Thị Vững Vàng

Lê Trí Thích

Phạm Trần Lan Phương

Nguyễn Minh Đăng

Page 10: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

Tiến hành việc bàn giao hệ

thống lọc nước và rửa tay, chia

sẻ cách sử dụng và vận hành

Tháng 08/2021

Nguyễn Văn Thái

Lê Trí Thích

Phạm Trần Lan Phương

Nguyễn Minh Đăng

Viết báo cáo tổng kết dự án Tháng 09-10/2021 Nguyễn Văn Thái

Lê Trí Thích

13. Mô tả sư tham gia của cộng đồng đối tượng hưởng lợi mục tiêu trong dư an bằng cach

đanh dâu vào mưc độ tham gia tương ưng theo thang tham gia dưới đây.

Mức 1 (Thấp nhất): Cộng đồng được điều khiển hoàn toàn bởi tổ chức

Mức 2: Cộng đồng tham gia theo dạng hình thức, không có nhiều tác động

Mức 3: Cộng đồng được giao việc bằng thông báo

Mức 4: Cộng đồng được hỏi ý kiến tư vấn và được thông báo

Mức 5: Tổ chức bên ngoài khởi xướng hoạt động và cùng quyết định với cộng đồng

Mức 6: Cộng đồng khởi xướng hoạt động và cùng quyết định với tổ chức bên ngoài x

Mức 7 (Cao nhất): Cộng đồng tự khởi xướng hoạt động, tự quyết định và tự tiến hành

hoạt động đó

Giải trình sư lưa chọn:

Thông qua các hoạt động trong dự án năm 2018-2019 tại xã An Cư, lãnh đạo địa phương và nhà trường

đã nhận thấy nhu cầu cấp thiết trong việc tiếp cận nguồn nước sạch, an toàn cho học sinh và giáo viên

tại các trường nông thôn người dân tộc Khmer nhằm bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng sống.

Cộng đồng đã tự đề xuất và khởi xướng ý tưởng về việc cung cấp hệ thống lọc nước đến với nhóm

nghiên của của Trung tâm Nghiên cứu và PTNT và mong muốn hợp tác trong việc tìm kiếm các nguồn

tài trợ để có những giải pháp tức thời, hiệu quả và bền vững nhằm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của

cộng đồng. Do vậy, cộng đồng đã có sự nhất trí cao và cam kết hỗ trợ (kèm thư hỗ trợ) cho nhóm Trung

tâm Nghiên cứu và PTNT nộp xin đề xuất dự án “Nước Sạch, Hệ thống Rửa Tay và Chiến dịch Hành

động phòng dịch COVID-19 cho Trường học Người Dân Tộc Khmer” trong Chương trình Rút Ngắn

Khoảng Cách 2020.

Page 11: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

14. Mô tả hoạt động cụ thể mà đối tượng hưởng lợi tham gia vào dư an theo mưc độ tham

Dự án sử dụng phương pháp tiếp cận và có sự tham gia của cộng đồng trong các giai đoạn dự

án. Nhóm dự án và cộng đồng thụ hưởng sẽ cùng nhau tham gia xuyên suốt trong quy trình

chu kỳ dự án. Cụ thể như sau:

1. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CÔNG ĐÔNG

Nhóm dự án và cộng đồng:

- Thảo luận nhóm (cán bộ nhà trường + Đại

diện lãnh đạo địa phương)

- Phân tích cây vấn đề

- Phỏng vấn sâu cá nhân

- Trò chuyện và phát họa tranh ảnh cùng học

sinh.

CHU KỲ

DỰ ÁN

2. THIẾT KẾ VA QUY HOẠCH

Nhóm dự án và cộng đồng:

- Khảo sát mặt bằng, đường nước cấp

và đường điện.

- Thảo luận nhóm lựa chọn địa điểm và phương án thi công lắp đặt cho

từng điểm trường.

- Thu thập và phân tích mẫu nước

Nhóm dự án: Thiết kế hệ thống lọc

nước uống và hệ thống rửa tay dựa trên

kết quả khảo sát được thống nhất.

3. THỰC THI

Nhóm dự án: Thi công lắp đặt chính, phụ trách các hạng

mục chính của hệ thống lọc, rửa tay.

Cộng đồng: hỗ trợ lắp đặt và thực hiện các việc liên quan

gồm:

- Kết nối và thiết kế đường nước cấp và đường điện đến

hệ thống lọc nước, và đường nước tưới đến các cây

xanh trong khuôn viên trường.

- Tham gia các buổi hướng dẫn vận hành, thao tác bão

trì, thực hành vận hành máy đến khi thành thạo.

- Tất cả giáo viên, học sinh tham gia tập huấn và thực

hành rửa tay sạch (phiếu khảo sát lần 1 về thực hành

rửa tay của học sinh được thực hiện tại trường học).

4. THEO DÕI VA GIÁM SÁT

Cộng đồng, nhóm dự án và đại diện lãnh đạo xã

An Cư (Hội LHPN):

- Giám sát quá trình lắp đặt hệ thống lọc và rửa

tay.

- Theo dõi và ghi nhận sự thực hành rửa tay

của học sinh.

- Xây dựng và tập huấn quy trình hướng dẫn sử

dụng, vận hành và bảo trì hệ thống cấp nước

tại trường học.

5. ĐÁNH GIÁ VA PHẢN HÔI

Nhóm dự án và cộng đồng:

- Tổng hợp số liệu thực hành rửa

tạy tại điểm trường.

- Trò chuyện và phát họa tranh ảnh cùng học sinh về hệ thống lọc

nước và hệ thống rửa tay.

- Ghi nhận phát biểu cảm nghỉ

của học sinh về những hoạt động

đã tham gia trong dự án.

Nhóm dự án:

- Phỏng vấn sâu cá nhân.

- Phân tích số liệu và báo cáo

- Thực hiện phiếu khảo sát lần 2

về thực hành rửa tay của học sinh

tại trường học.

Sơ đồ 1: Mức độ tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong các chu kỳ dự án

Page 12: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

15. Mô tả sư hợp tac với cac bên liên quan tiêm năng để thưc hiện dư an

Sáng kiến về xây dựng hệ thống cấp nước sạch và vệ sinh được thực hiện tại xã An Cư với sự

tham gia của các đối tác như sau: 1. Trung tâm Nghiên cưu và Phat triển Nông thôn (RCRD), Đại học An Giang: đảm nhận vai

trò tổ chức các hoạt động tập huấn và chia sẻ cộng đồng về việc thiết kế, chọn điểm xây dựng hệ

thống nước sạch và rửa tay. Ngoài ra, RCRD cũng đảm nhận hoạt động nâng cao năng lực cộng

đồng về việc cung cấp kiến thức và thay đổi hành vi vệ sinh trong học đường. 2. Khoa Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường, Đại học An Giang: đảm nhận vai trò thảo luận

nhóm, thi công xây dựng, sử dụng, vận hành, duy trì và bảo quản hệ thống cấp nước và vệ sinh.

3. Trung tâm Y tế dư phòng TP. Long Xuyên An Giang: đảm nhận vai trò thảo luận với cộng

đồng thụ hưởng trong việc thiết kế, biên soạn tài liệu tập huấn về vệ sinh, nước sạch, thực hành

rửa tay cho học sinh.

4. Chính quyên địa phương (Hội Liên Hiệp Phụ nữ xã An Cư và can bộ chuyên môn vê môi

trường và xây dưng): đảm nhận các hoạt động điều phối và đồng tổ chức các buổi thảo luận và

tập huấn cộng đồng trong sử dụng và quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước.

5. Trường học (cộng đồng thụ hưởng dư an): tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai các

hoạt động dự án; đồng thời chỉ đạo, huy động và sinh hoạt với các giáo viên và học sinh trường

trong việc tham gia vào giai đoạn dự án: thiết kế, lập kế hoạch, thi công, sử dụng, duy trì và bảo

quản các hệ thống nước và vệ sinh. 6. Nhóm tình nguyện viên: dự án đã có sẵn nhóm sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường và

Phát triển Nông thôn tham gia và hỗ trợ các hoạt động: thu thập và phân tích mẫu nước, thi công

công trình xây dựng hệ thống cấp nước và rửa tay, và các hoạt động tập huấn cộng đồng.

7. Doanh nghiệp/công ty câp nước tư nhân: đây là đối tác tiềm năng có thể giúp tài trợ và đồng

tài trợ nguồn quỹ xây dựng hệ thống lọc nước và vệ sinh cho các cộng đồng địa phương. Nhóm

dự án dự kiến đề xuất với nhà trường và chính quyền địa phương thông qua thảo luận cộng đồng

nhằm huy động sự tham gia của đối tác này vào các hoạt động dự án; đồng thời sẽ phát triển

mạng lưới với tổ chức này nhằm huy động nguồn lực tài chính để nhân rộng mô hình trong và

ngoài cộng đồng xã An Cư.

8. Cac tổ chưc dân sư và phi chính phủ: đây cũng là đối tác tiềm năng có thể giúp thực hiện các

chương trình vận động và cùng xây dựng các diễn đàn cộng đồng, điều này cũng góp phần đóng

góp và tác động đến các chương trình và chính sách của chính phủ trong lĩnh vực nước sạch và

vệ sinh. 9. Cac tổ chưc từ thiện: đối tác có thể hỗ trợ dự án trong huy động về nguồn lực tài chính và con

người trong việc thực thi và nhân rộng mô hình cấp nước sạch và vệ sinh trong trường học.

Page 13: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

16. Mô tả tính sang tạo của dư an (Dự án có ý tưởng/phương pháp/hoạt động khác biệt hoặc

cải tiến gì so với các dự án tương tự trước đây) (Nếu có)

Dự án có ý tưởng sáng tạo về quy trình xử lý và tái sử dụng nước theo một vòng tuần hoàn. Sáng

kiến này vừa mang lại ý nghĩa về việc cung cấp nước sạch cộng đồng và vừa có tính hiệu quả về

mặt kinh tế và môi trường. Giá trị kinh tế được thể hiện thông qua việc tái sử dụng nguồn nước

thải từ hệ thống rửa tay sang nguồn nước tưới cho cây xanh trong khuôn viên trường học. Đồng

thời, sáng kiến cũng góp phần nâng cao nhận thức về việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước

và bảo vệ môi trường sinh thái trong tương lai.

(Chi tiết xin vui lòng xem ở Phụ lục 2)

17. Mô tả kinh phí của dư an

Tổng kinh phí dự án (VNĐ): 132.056.000

Nhu cầu tài trợ từ chương trình: 119.836.000

Kinh phí từ tổ chức (đã có): 12.220.000

Nhu cầu tài trợ khác (chưa có):

18. Ngân sach chi tiết (Yêu cầu thực hiện trong file đính kèm hồ sơ dự án)

File đính kèm: 3. RNKC_DOT 2.2020_Mau du tru ngan sach (File excel)

(Lưu ý: Tổ chức đang xin tài trợ từ nhiều nơi khác nhau sẽ được ưu tiên, tổ chức có thể quy đổi

giá trị các tài sản như nhân lực, địa điểm, cơ sở vật chất vận động được thành tiền để cho thấy

mức độ đóng góp dễ dàng hơn.)

Page 14: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

MỤC D: QUẢN LÝ DỰ ÁN

19. Nhân sư quản lý dư an (Dự án vui lòng cung cấp thông tin ít nhất 2 thành viên đại diện của

dự án. Trong đó bắt buộc phải có quản lý dự án và kế toán dự án)

Nguồn lực nhân sự tham gia dự án với số lượng 19 người bao gồm:

1. Trung tâm Nghiên cưu và PTNT và Khoa Kỹ Thuật – Môi trường, Đại học An Giang

(13 người)

• Ths. Nguyễn Văn Thái, chuyên ngành Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng. Giảng viên và

nghiên cứu viên của Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Thôn (RCRD) và đảm nhận

vị trí: trợ lý nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế, Đại học An Giang – Đại học Quốc gia

TP.HCM. Ths. Nguyễn Văn Thái đã có những kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh

vực thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (dân tộc Khmer và Chăm) và trẻ em

gái trong các dự án trước đó về quản lý tài nguyên nước và khả năng thích ứng của cộng đồng

với biến đối khí hậu. Ths. Nguyễn Văn Thái đảm nhận vai trò là trưởng nhóm trong dự án.

• Ths. Lê Trí Thích, chuyên ngành về Kỹ Thuật và Công Nghệ Môi Trường. Nghiên cứu viên

thuộc Khoa Kỹ Thuật và Công Nghệ Môi trường, Đại học An Giang – Đại học Quốc gia

TP.HCM. Ths. Lê Trí Thích có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế trong việc xây

dựng và thiết lập các hệ thống lọc nước uống trong cộng đồng. Ths. Lê Trí Thích sẽ đảm nhận

hướng dẫn, thiếp lập hệ thống lọc và tập huấn cộng đồng trong sử dụng, vận hành và quản lý

nước và khắc phục các sự cố liên quan đến nước. Ths. Lê Trí Thích sẽ giữ vai trò điều phối

viên dự án.

• Ths. Phạm Trần Lan Phương, chuyên ngành Quản trị tài nguyên nước. Trợ lý Nghiên cứu

của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông thôn. Ths. Phạm Trần Lan Phương – thành

viên dự án đảm nhận vai trò hỗ trợ tập huấn cộng đồng.

• CN. Nguyễn Minh Đăng, chuyên ngành Trồng trọt và Phát triển nông thôn. Trợ lý Nghiên

cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông thôn. CN. Nguyễn Minh Đăng – thành

viên dự án đảm nhận vai trò kế toán và quản lý tài chính dự án.

• Ts. Nguyễn Văn Kiền, chuyên ngành Xã hội học và Quản lý Môi trường. Giảng viên Đại học

An Giang và Giảng viên danh dự cấp cao, Khoa Môi trường & Xã hội Fenner, Đại học Quốc

gia Úc. Ts. Nguyễn Văn Kiền giữ vai trò cố vấn dự án.

• Tình nguyện viên (8 người): sinh viên ngành kỹ thuật môi trường và Phát triển nông thôn của

Đại học An Giang. Nhóm tình nguyện viên sẽ tham gia các hoạt động hỗ trợ dự án.

2. Trung tâm Y tế dư phòng TP. Long Xuyên An Giang (1 người)

• CN. Nguyễn Thị Vững Vàng, chuyên ngành Y tế công cộng, đảm nhận vai trò biên soạn tài

liệu tập huấn, hướng dẫn rửa tay sạch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

3. UBND xã An Cư, huyện Tịnh Biên, An Giang (3 người)

• Ông Tống Hoài Ân – Phó Chủ tịch xã An Cư (đại diện lãnh đạo xã): đảm nhận vai trò chỉ đạo

và quản lý chung các hoạt động làm việc với cộng đồng.

Page 15: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

• Bà Lương Thị Hoàng Kim – Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ xã An Cư: đảm nhận vai trò hỗ

trợ và tạo điều kiện khi dự án triển khai các hoạt động tại trường học. Cán bộ tham gia trực

tiếp cùng với nhóm dự án.

• Bà Nguyễn Thị Kim Trinh – Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ xã An Cư: tham gia hỗ trợ

và phối hợp với cán bộ dự án trong các hoạt động tổ chức hội thảo tập huấn.

4. Trường học (2 người)

• Ông Vi Kiến Phát – Hiệu trưởng trường Tiểu học D An Cư (đại diện nhà trường): đảm nhận

vai trò chỉ đạo và quản lý chung các hoạt động thiết lập hệ thống lọc nước và hội thảo tập

huấn giữa nhóm dự án và cán bộ giáo viên và học sinh trường học.

• Ông Nguyễn Bình Nghị - Hiệu trưởng trường THCS Trần Đại Nghĩa (đại diện nhà trường):

đảm nhận vai trò chỉ đạo và quản lý chung các hoạt động thiết lập hệ thống lọc nước và hội

thảo tập huấn giữa nhóm dự án và cán bộ giáo viên và học sinh trường học.

20. Mô tả đanh gia rủi ro dư an và biện phap đê ra khắc phục (Những rủi ro ở đây có thể

hiểu là những dự đoán/ mô phỏng về những điều kiện tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến

dự án và làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai dự án theo như kế hoạch

Cac rủi ro Mô tả rủi ro Biện phap khắc phục

Thiếu sư cam kết

thưc hiện dư an từ

nhóm hưởng lợi và

cac bên liên quan

Cam kết của các bên liên quan

là tiên quyết để hoàn thành các

mục tiêu dự án đề ra

- Xác nhận sự cam kết của cộng đồng

thụ hưởng được thực hiện trước khi

triển khai dự án;

- Tham vấn cho nhóm hưởng lợi và

các bên liên quan được thực hiện

trong giai đoạn chuẩn bị dự án; trong

đó các bên liên quan cần thể hiện rõ

quyền lợi và sự sở hữu của họ. Tư vấn

sẽ được tiếp tục thực hiện trong suốt

các giai đoạn dự án nhằm tăng cường

quyền sở hữu và sự cam kết này.

Rào cản vê ngôn

ngữ

Ngôn ngữ giao tiếp và truyền

tải nội dung và mục tiêu dự án

là rất quan trọng và cần thiết

khi triển khai thực hiện dự án

trong cộng đồng dân tộc

Khmer

Nhóm tình nguyện viên dự án được

chọn có khả năng giao tiếp thành thạo

với cộng đồng hưởng lợi bằng tiếng

mẹ đẻ của dân tộc Khmer.

Thiếu năng lưc

quản lý và kỹ

thuật của cộng

đồng thụ hưởng

Việc thiếu năng lực của các đối

tác địa phương cũng có thể là

một trong những vấn đề khó

khăn và gây ảnh hưởng lớn đến

sự thành công của dự án

Cộng đồng hưởng lợi gồm cán bộ nhà

trường và địa phương sẽ được mời

tham gia trực tiếp và hướng dẫn chi

tiết trong các giai đoạn từ việc lập kế

hoạch, thiết kế, quản lý và điều hành

các hoạt động dự án.

Page 16: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

Thiếu cac điêu

kiện vê phương

tiện đi lại cho

nhóm hưởng lợi

đến tham dư cac

khóa tập huân và

hội thảo

Hạn chế về tài chính cho việc

đi lại của đối tượng tham gia

trực tiếp trong dự án cũng ảnh

hưởng đến các kết quả và thành

công của dự án

Các khóa tập huấn sẽ diễn ra tại

trường học – nơi cộng đồng thụ

hưởng làm việc và học tập.

Ảnh hưởng của

dịch COVID-19

Diễn biến của dịch COVID-19

có thể ảnh hưởng đến hoạt

động dự án (tập huấn và hội

thảo kết thúc bàn giao sản

phẩm dự án cho cộng đồng)

Các dự kiến về thay đổi hình thức tập

huấn trực tiếp sang trực tuyến hoặc

chia nhỏ số lượng người tham dự các

buổi tập huấn theo quy định giãn cách

xã hội của chính phủ ban hành.

21. Mô tả tính lan tỏa và bên vững của dư an (Dự án nâng cao năng lực/nhận thức cho cộng

đồng như thế nào để khi dự án kết thúc, họ vẫn có thể tiếp tục giải quyết thách thức đang đối

mặt? Mô hình dự án có thể nhân rộng hay không?)

Dự án gồm một chuỗi các hoạt động với mục tiêu góp phần cản thiện sức khỏe cộng đồng và bảo

vệ hệ sinh thái môi trường từ cung cấp nước uống sạch, giáo dục hành vi rửa tay và sử dụng

nguồn tài nguyên hợp lý. Cụ thể hơn, các hoạt động này sẽ giúp nâng cao nhận thức của học sinh

về vấn đề vệ sinh và nước sạch, đồng thời tạo được thói quen rửa tay thường xuyên cho học sinh;

từ đó những học sinh này sẽ là nhân tố truyền đạt thông điệp đến gia đình và cộng đồng mình.

Điều này trở nên rất quan trọng trong phòng chống bệnh tật, nhất là thời điểm sự lây nhiễm của

dịch COVID-19 còn đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Kết quả dự án có tính ứng dụng thực

tế cao thông qua thiết kế đơn giản về hệ thống lọc nước, rửa tay và tái sử dụng nước; và đây được

xem làmột hình mẫu thiết thực để các Trường học, đơn vị và cộng đồng các xã lân cận có thể áp

dụng. Hơn nữa, dự án còn là tiền đề cho các hoạt động sau này như tuyên truyền về vệ sinh, nước

sạch, biện pháp phòng chống bệnh tật, việc sử dụng tài nguyên hợp lý; đó là điều rất cần thiết cho

một xã hội phát triển bền vững.

Page 17: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

Phần III – Khac

CÓ KHÔNG

1. Tổ chức bạn có mong muốn Ban tổ chức chia

sẻ thông tin này với các nhà tài trợ tiềm năng

khác, và chia sẻ nội dung tóm tắt của dự án

trên trang http://www.philoinhuan.org/

và/hoặc trang http://linnarrowthegap.org/

không?

x ☐

2. Bạn có tham gia Buổi hướng dẫn quy trình

dành cho 6 dự án vào vòng trong không? x ☐

Page 18: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

PHỤ LỤC 1: Bản đồ hành chính huyện Tịnh Biên, An Giang

Điểm dư an

Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Tịnh Biên, An Giang và điểm dự án

Page 19: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

PHỤ LỤC 2: Thông tin mô tả thiết kế hệ thống lọc nước uống và rưa tay

1. Hệ thống lọc nước uống an toàn

Hình 2. Sơ đồ thiết kế hệ thống lọc nước uống an toàn Thuyết minh quy trình:

Công nghệ lọc nước được sử dụng tại trường là công nghệ lọc thẩm thấu ngược thường gọi là RO.

Nước từ bồn chứa (có thể trực tiếp ) được bơm hút đẩy vào bộ lọc cặn đầu nguồn nhằm lọc cặn

bã với kích thước lớn lớn hơn 5 Micro sau đó nước được đưa qua 3 cột xử lý nước Comporsite.

Cột 1 là cột xử lý nước có tác dụng lọc tạp chất, cặn bã.

Cột 2 cột lọc cacbon dùng để khử mùi vị, màu sắc, thuốc trừ sâu, kim loại ...

Cột 3 cột làm mềm nước với thành phần là cát đỡ, hạt ion các loại. Sau đó nước được đẩy qua thiết

bị lọc 1 micro vào bồn chứa tinh, tại đây nước được oxy hóa kim loại. Bơm cao áp hút nước từ

bồn chứa tinh đẩy qua hệ thống lọc tạp chất 1 micro và màng lọc chính RO với nguyên lý thẩm

thấu ngược, các khoe lọc 0.001 micro loại bỏ tất cả các tạp chất ô nhiễm dạng vết, kim loại nặng…

Nước sau khi qua màng lọc RO được đẩy qua thiết bị xử lý tiệt trùng cấp UV, đến điểm chứa nước

tinh khiết thành phẩm. Nước hoàn toàn đạt tiêu chuẩn nước ăn uống QCVN 6-1:2010 của

BYT.

Ưu điểm:

- Đây là công nghệ lọc nước tiên tiến và hiệu quả nhất tính đến thời điểm hiện tại. Công nghệ lọc

nước RO ứng dụng quy trình thẩm thấu ngược với màng lọc có kích thước cực nhỏ 0,1 - 0,5

Page 20: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

nanomet cho ra chất lượng nước tinh khiết. Nước sau khi qua lọc uống được ngay, nước có vị

ngon, ngọt, tinh khiết vô trùng.

Khuyết điểm:

- Công nghệ lọc nước RO trong quá trình loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn có hại,... cũng sẽ vô tình loại

bỏ hoàn toàn khoáng chất có trong nước. Nếu sử dụng về lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe, có thể

khắc phục bằng cách bổ sung các lõi tái tạo khoáng chất đã mất đi.

- Lượng nước thải ra của sản phẩm cũng tương đương với lượng nước tinh khiết được lọc sạch,

gây lãng phí nước, có thể sử dụng nước thải này vào việc tưới cây hay lau nhà, rửa chân tay,... để

tiết kiệm nước.

- Phải dùng điện mới có thể hoạt động.

2. Hệ thống nước rưa tay và trình tư rưa tay sạch

Nước rửa tay được dẫn từ bồn chứa nước sạch, các thiết bị rửa tay được đặt ở nơi thuận tiện cho

học sinh thực hành thường xuyên. Tất cả các vật tư được làm bằng inox nhằm đảm bảo tuổi thọ

của sản phẩm và điều kiện vệ sinh. Nước sau rửa tay sẽ chảy về bể thu gom. Do nước sau rửa tay

có độ kiềm cao, không thích hợp để tưới cây trực tiếp. Do đó, cần chỉnh pH về giá trị trung tính

bằng axit như: giấm, HCl loãng… để cây không bị ảnh hưởng. Khi đó nước được dẫn đến các cây

xanh trong khuân viên trường.

Page 21: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

Hình 3. Sơ đồ thiết kế hệ thống nước rửa tay và tái sử dụng nước trồng cây

Thu

gom

Chậu rửa tay

Page 22: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

Cac bước rưa tay thường quy bao gồm: • Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào

nhau.

• Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.

• Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.

• Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng

bàn tay).

• Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).

• Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước

chảy đến cổ tay và làm khô tay.

Chú ý: Rửa tay ít nhất trong 30 giây, mỗi thao tác lặp lại ít nhất 5 lần.

Page 23: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

Trang 1/27

PHỤ LỤC 3: Khung Logic dư an: Nước Sạch và Hệ thống Rưa Tay Cho Trường Học Người

Dân Tộc Khmer

TÓM TẮT CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA GIẢ ĐỊNH CHÍNH

Mục đích

Chất lượng cuộc sống

của học sinh và giáo viên

tại hai điểm trường học thuộc xã An Cư được cải

thiện thông qua mô hình

cấp nước sạch, an toàn và những nỗ lực hành động

trong sử dụng, quản lý

hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước

- Các chỉ số về chất lượng cuộc sống được cải thiện.

- Nguồn nước sạch dùng để uống

luôn sẵn có tại môi trường học

đường - Số lượng trẻ em gái bỏ học đi

lấy nước xa nhà và các bệnh liên

quan đến thiếu nước sạch giảm so với trước dự án

- Công tác bảo đảm an ninh

nguồn tài nguyên nước tại cộng đồng được cải thiện.

- Báo cáo kết quả đánh giá năm học của trường hàng năm.

- Các báo cáo thống kê về sức khỏe

quốc gia;

- Các báo cáo về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cấp tỉnh,

huyện và xã (trạm y tế);

- Các báo cáo của UNICEF về nước và vệ sinh môi trường (WASH);

- Các báo cáo của WHO về nước và

vệ sinh môi trường (WASH); - Các báo cáo trong nước về bảo

đảm an ninh nguồn nước.

- Phỏng vấn và khảo sát tại trường

học.

- Tình hình chính trị ổn định;

- Không xảy ra các thiên tai tự nhiên;

- Các chính sách môi

trường của Chính phủ không có sự thay

đổi lớn.

Mục tiêu

Khả năng tiếp cận nguồn

nước sạch và an toàn ở

hai trường học THCS

Trần Đại Nghĩa và Tiểu

học D An Cư được cải

thiện. Kiến thức-thái độ-

hành vi về sử dụng và

thực hành vệ sinh phòng

chống dịch COVID-19

được cải thiện và nâng

cao.

- 100 % học sinh và giáo viên

trường học tiếp cận được nước

sạch; - 100 % học sinh và giáo viên

trường học tiếp cận được hệ

thống rửa tay;

- 90 % học sinh và giáo viên

được nâng cao hiểu biết và thay

đổi hành vi vệ sinh để nâng cao

sức khỏe;

- 80% học sinh và giáo viên

tham gia vào các hoạt động về sử

dụng và quản lý tài nguyên nước

tăng cao hơn so với trước;

- Môi trường trong khuôn viên

trường được cải thiện rõ rệt hơn

các trường lân cận trong và

ngoài xã An Cư.

- So sánh tình trạng đầu và cuối

kỳ dự án

- Báo cáo giám sát và đánh giá

dự án;

- Báo cáo và đánh giá của nhà

trường;

- Báo cáo tiến độ dự án định kỳ;

- Báo cáo đánh giá bên ngoài.

- Khảo sát, phỏng vấn và quan sát

trực tiếp.

- Tình hình chính trị

ổn định;

- Không xảy ra các

thiên tai tự nhiên;

- Nguồn ngân sách tài

trợ được tiếp nhận

đúng hạn.

- Các chương trình của nhà trường không có sự thay đổi

lớn; - Bộ phận quản trị nhà

trường điều phối và

hợp tác tốt với nhóm

dự án và nội bộ các

phòng ban trường học.

KẾT QUẢ 1

- Tỷ lệ % học sinh và giáo viên tại 02 trường học được tiếp cận

- Báo cáo tiến độ dự án định kỳ; - Trường học và các tổ chức liên quan tích

Page 24: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

Trang 2/27

Tăng cường được khả năng tiếp cận, sử dụng

nguồn tài nguyên nước

uống một cách bền vững

và sử dụng nguồn nước sạch an toàn (dùng để uống)

- Học sinh và nhà trường được

sở hữu và vận hành hệ thống

cung cấp nước sạch sau khi

hoàn tất việc thi công xây dựng; - Ban giám hiệu trường, giáo

viên và học sinh cam kết thực

hành việc duy trì và bảo quản hệ thống cấp nước sạch.

- Báo cáo kết quả khảo sát và ghi nhận công trình thi công;

- Các hình ảnh/video clip được ghi

nhận.

cực tham gia và hỗ trợ các hoạt động dự án;

- Nguồn ngân sách tài

trợ được quản lý và tiếp nhận đúng hạn.

KẾT QUẢ 2

Cải thiện được khả năng tiếp cận các dịch

vụ vệ sinh cơ bản và

nâng cao sự thay đổi

kiến thức, thái độ và hành vi vệ sinh rửa tay

với xà phòng

- 01 hệ thống nước rửa tay được thiết lập tại trường học;

- 01 hệ thống tái sử dụng nước

rửa tay phục vụ chăm sóc cây trồng trong khuôn viên trường

học được thiếp lập;

- Học sinh và nhà trường hình

thành thói quen vệ sinh rửa tay với xà phòng bảo vệ sức khỏe

và phòng chống dịch COVID-

19.

- Báo cáo giám sát và đánh giá dự án;

- Báo cáo tiến độ dự án định kỳ; - Báo cáo kiểm toán kỹ thuật;

- Báo cáo kết quả ghi nhận thực

địa;

- Báo cáo tư vấn. - Các hình ảnh/video clip được

ghi nhận.

- Trường học và các tổ chức liên quan tích cực tham gia và hỗ trợ các hoạt động dự án;

- Nguồn ngân sách tài trợ được quản lý và

tiếp nhận đúng hạn.

KẾT QUẢ 3

Tăng cường được năng

lực cho cộng đồng thụ hưởng (nhà trường,

chính quyền địa

phương, học sinh và giáo viên…) thông qua

các hoạt động dự án

như: lập kế hoạch, thiết kế, khảo sát thực địa,

giám sát và quản lý hệ

thống cấp nước.

- % người tham gia (và được

tập huấn) vào dự án và các buổi

tập huấn chia sẻ cách sử dụng và quản lý tài nguyên nước; - Kế hoạch về sử dụng, quản lý và đảm bảo an ninh nguồn tài nguyên nước thông qua hệ thống cấp nước và rửa tay được thiết lập và chia sẻ tính thiết thực và ứng dụng cao cho các xã lân cận trong vùng.

- Báo cáo giám sát và đánh giá dự án;

- Báo cáo tiến độ dự án định kỳ;

- Phiếu khảo sát lấy ý kiến người tham gia dự án;

- Các hình ảnh/video clip được

ghi nhận.

- Nguồn ngân sách tài

trợ được quản lý và

tiếp nhận đúng hạn. - Trường học và các tổ chức liên quan tích cực tham gia và hỗ trợ các hoạt động dự án;

- Nhà trường cam kết

tạo điều kiện để học

sinh và giáo viên tham gia vào các hoat

động dự án.

Hoạt động 1.1 + 2.1: Thiết kế sơ đồ và lập kế hoạch chọn điểm xây dựng hệ thống cung cấp nước và vệ sinh rửa tay

- Thảo luận nhóm cộng đồng với sự tham gia của các bên liên quan (nhà trường, chính quyền địa phương, giáo viên và học sinh…) được thực hiện tại điểm dự án.

- Báo cáo tiến độ dự án định kỳ;

- Phiếu khảo sát lấy ý kiến người tham gia dự án;

- Các hình ảnh/video clip được

ghi nhận.

- Tình hình chính trị

và an ninh địa

phương ổn định;

- Nguồn ngân sách tài trợ được quản lý

và tiếp nhận đúng

hạn.

- Đảm bảo sẵn có nguồn nhân lực thực

hiện dự án.

Hoạt động 1.2 + 2.2: Lấy mẫu và phân tích chất lượng nguồn nước sẵn có tại địa phương

Các mẫu nước được thu thập tại điểm cung ứng nước tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc gia (QCVN 02- 2009/BYT).

- Các báo cáo về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cấp tỉnh, huyện;

- Các báo cáo của,UNICEF về nước và vệ sinh môi trường

(WASH);

Page 25: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

Trang 3/27

- Các báo cáo của WHO về nước và vệ sinh môi

trường (WASH);

Hoạt động 1.3 + 2.3: Xây dựng hệ thống cấp nước, rửa tay và tái sử dụng nước (tưới cây) Lấy mẫu và phân tích chất lượng nước sau hệ thống lọc.

01 hệ thống cấp nước sạch để uống;

01 hệ thống nước rửa tay với xà

phòng và 01 hệ thống tái sử

dụng nước tưới cây được thiết lập tại trường học.

Các mẫu nước được thu tuân

thủ theo các tiêu chuẩn quốc gia

(QCVN 6-1:2010/BYT).

- Báo cáo giám sát và đánh giá dự án;

- Báo cáo tiến độ dự án định kỳ; - Báo cáo kiểm toán kỹ thuật;

- Báo cáo kết quả ghi nhận thực

địa; - Báo cáo tư vấn.

- Hồ sơ sử dụng công

nghệ hệ thống cấp nước;

- Các hình ảnh/video clip được ghi nhận.

Hoạt động 1.4 + 2.4: Tập huấn và giáo dục truyền thông về sử dụng hiệu quả nước sạch và thực hành vệ sinh

838 học sinh và 82 giáo viên tại 02 điểm trường học được truyền thông về việc sự dụng hiệu quả nguồn nước (mô hình tái sử dụng nước tưới cây) và thực hành vệ sinh rửa tay với xà phòng.

- Báo cáo tiến độ dự án định kỳ;

- Danh sách người tham dự;

- Biên bản báo cáo;

- Các hình ảnh/video clip được ghi nhận.

Hoạt động 3.1: Xây dựng quy trình hướng dẫn về lập kế hoạch, thiết kế, xậy dựng, vận hành và bảo trì hệ thống cấp nước cho cộng đồng thụ hưởng

Kế hoạch xây dựng quy trình hướng dẫn về lập kế hoạch, thiết kế, xậy dựng, vận hành và bảo trì hệ thống cấp nước được thiết lập.

- Báo cáo giám sát và đánh giá dự án;

- Báo cáo tiến độ dự án định kỳ; - Các bên liên quan sẳn sàng tham dự tập huấn;

- Đảm bảo sẵn có

nguồn nhân lực thực

hiện dự án.

Hoạt động 3.2: Tập

huấn chia sẻ cách sử

dụng, quản lý tài nguyên

nước và vận hành hệ

thống cấp nước

Tập huấn và chia sẻ việc sử

dụng, quản lý nước và vận hành

hệ thống cấp nước được thực

hiện tại trường học.

- Báo cáo giám sát và đánh giá

dự án;

- Báo cáo tiến độ dự án định kỳ;

- Hồ sơ/danh sách số người tham

dự tập huấn được ghi nhận;

- Phiếu khảo sát lấy ý kiến người

tham dự tập huấn;

- Các hình ảnh/video clip được

ghi nhận.

Page 26: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

Trang 4/27

PHỤ LỤC 4: Danh sach cac dư an vê quản lý tài nguyên nước liên quan

STT Tên dư an Thời gian và tiến Nguồn tài trợ Người phụ trach

độ thưc hiện & Vai trò

1

Trao quyền cho phụ nữ dân tộc

trong dự án cung cấp nước sạch

nông thôn tại vùng ĐBSCL, Việt

Nam thông qua hội thảo và tập

huấn về nâng cao nhận thức giới

và lãnh đạo cho phụ nữ

2018-2019

Hoàn thành Narrowing the Gap

Ths. Nguyễn Văn Thái

Trưởng nhóm dự án

(Project leader)

2 Nghiên cứu kiến thức về giới và

khả năng tự phục hồi của cộng

đồng đối với các thiệt hại do lũ

lụt: Nghiên cứu trường hợp tại

Thành phố Cần Thơ (Việt Nam)

và Thành phố Cebu (Philippines)

2019-2021

Đang thực hiện

Asia-Pacific Network for

Global Change Research

Ths. Nguyễn Văn Thái

Trưởng nhóm dự án

(Project leader)

3

Nghiên cứu về Đồng bằng 2019-2024

Đang thực hiện

UK Research and Innovation

Hubs (UKRI) and NERC –

Science of the Environment

Ths. Nguyễn Văn Thái Nhà khoa học (Co-

investigator): phụ trách hợp

phần số 2 trong dự án.

4

Nhân rộng hệ thống canh tác nông nghiệp sinh thái tôm-lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2020-2021 Đang thực hiện

The Rufford Foundation

Ths. Nguyễn Văn Thái Trưởng nhóm điều phối hợp phần về quản trị nguồn tài nguyên nước

5

Phát triển hệ thống nông nghiệp sử dụng lợi ích nước lũ nhằm tăng tính chống chịu cho sinh kế nông nghiệp vùng lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2019-2020 Đang thực hiện

DUPC2: IHE Delft Partnership Program for Water and Development

Ths. Nguyễn Văn Thái Trưởng nhóm điều phối hợp phần về phân tích mối tương quan Giới-Nước-GIS

6 Vai trò của giới và những mối

quan quan hệ: Sự tham gia của

phụ nữ dân tộc trong quản lý

nước ở xã Ô Lâm – huyện Tri

Tôn – tỉnh An Giang

2017-2018

Hoàn thành

The Southeast Asian

Regional Center for Graduate

Study and Research in

Agriculture (SEARCA)

Ths. Nguyễn Văn Thái

Trưởng nhóm dự án

(Project leader)

7

Cung cấp nước uống sinh hoạt: sự

tham gia và tăng cường năng lực

của phụ nữ dân tộc Khmer trong

quản lý nguồn nước tại huyện

Tịnh Biên, An Giang

2017

Hoàn thành

Direct Aid Program -

Australian General Consulate

in Vietnam

Ths. Nguyễn Văn Thái

Trưởng nhóm dự án

(Project leader)

Page 27: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG RÚT NGẮN …...2. Ngân sách chi tiết (File đính kèm) * x 3. Khảo sát đánh giá nhu cầu đối tượng hưởng

Trang 5/27

8 Quản lý nguồn tài nguyên nước

trong cộng đồng vùng ĐBSCL

2015-2017

Hoàn thành

The United States Agency

for International

Development (USAID)

Ths. Nguyễn Văn Thái

Thành viên chính dự án

9 Xây dựng khả năng thích ứng với các nguồn gây ngập lụt tại ĐNA

và ĐA thông qua phương pháp

tiếp cận dựa vào động đồng có

ứng dụng công nghệ

(REMATCH)

2017-2018

Hoàn thành

The Natural Environment

Research Council (NERC)

Ths. Nguyễn Văn Thái

Điều phối dự án

PHỤ LỤC 5: Thư cam kết ủng hộ của cộng đồng tham gia (Chi tiết xin vui lòng xem file đính kèm: 4. Thư cam kết hổ trợ)

Tài liệu tham khảo

Báo cáo UBND xã An Cư. (2019). Tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH & ANQP năm 2018 & Phương hướng

nhiệm vụ năm 2019. UBND xã An Cư.

Nguyen, D. (2018). 9 triệu người Việt Nam vẫn sống trong cảnh nghèo đói cùng cực: Báo cáo (9 million ietnamese

people still living in extreme poverty: report). VN Express International. Retrieved from

https://e.vnexpress.net/news/news/9-million-vietnamese-people-still-living-in-extreme-poverty-report-

3733087.html

UNICEF. (2005). Thiếu nước và vệ sinh an toàn trong trường học gây nguy hiểm cho chất lượng giáo dục (Lack of

safe water and sanitation in schools jeopardizes quality education) [Press release]. Retrieved from

https://www.unicef.org/media/media_24898.html

Vietnam News. (2018). Xâm nhập mặn tạo ra tình trạng thiếu nước ở An Giang (Saltwater intrusion creates water shortage

in An Giang). Vietnam News. Retrieved from https://vietnamnews.vn//about-us.html

World Bank. (2019). Cơ hội tốt hơn cho tình trạng nghèo đói và chia sẻ thịnh vượng chung ở Việt Nam (Better

Opportunities for all Vietnam Poverty and Shared Prosperity Update), 62. Retrieved from

http://documents.albankaldawli.org/curated/ar/263641585719751419/pdf/Vietnam-Poverty-And-Shared-

Prosperity-Update-Better-Opportunities-for-All.pdf