52
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HC CÔNG NGHĐỒNG NAI KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG MÔ TCHƯƠNG TRÌNH DY HC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HC NGÀNH CÔNG NGHKTHUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TĐồng nai - 2018

KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG

MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

Đồng nai - 2018

Page 2: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

MỤC LỤC

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...........................................................................................

1. THÔNG TIN CHUNG ................................................................................................ 1

1.1 Giới thiệu ............................................................................................................... 1

1.2 Thông tin chung ..................................................................................................... 1

2. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH .................................................................................. 1

2.1 Tầm nhìn – Sứ mạng – Triết lý giáo dục của Nhà trường ..................................... 2

2.2 Tầm nhìn – Sứ mạng Khoa Điện, Điện tử, Cơ khí và Xây dựng ........................... 2

2.3 Mục tiêu chương trình ............................................................................................ 2

3. CHUẨN ĐẦU RA ...................................................................................................... 2

4. VỊ TRÍ VIỆC LÀM ..................................................................................................... 5

5. THÔNG TIN TUYỂN SINH, QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TỐT

NGHIỆP .......................................................................................................................... 5

5.1 Thông tin tuyển sinh .............................................................................................. 5

5.2 Quy trình đào tạo ................................................................................................... 6

5.3 Điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp .................................................................. 6

6. ĐỘI NGŨ VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ GIẢNG DẠY ................................. 6

7. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP ........................................................ 9

8. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ............................................................. 11

8.1. Quy trình đánh giá .............................................................................................. 11

8.2 Một số Rubric đánh giá trong chương trình ......................................................... 12

9. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ............................................................................... 23

9.1 Khối lượng kiến thức toàn khóa .......................................................................... 23

9.2 Danh mục môn học .............................................................................................. 24

9.3. Ma trận tích hợp môn học – Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ....................... 28

9.4. Kế hoạch đào tạo ................................................................................................. 31

9.5 Sơ đồ cấu trúc chương trình đào tạo .................................................................... 35

9.6 Tóm tắt nội dung môn học ................................................................................... 36

10. SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH ................................................................................ 48

11. PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH ........................................................................... 49

Page 3: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

AUN-QA ASEAN University Network - Quality Assurance (Chuẩn

kiểm định chất lượng hệ thống các Trường đại học Đông Nam

Á)

CDIO Conceive – Design – Implement – Operate (Hình thành ý

tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành)

DNTU Dong Nai Technology University (Đại học Công nghệ Đồng

nai)

CTĐT Chương trình đào tạo

CĐR Chuẩn đầu ra

GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo

PO Program Objectives (Mục tiêu chương trình)

PTN Phòng thí nghiệm

KLTN Khóa luận tốt nghiệp

NCKH Nghiên cứu khoa học

GS, PGS Giáo sư, Phó giáo sư

TS Tiến sĩ

ThS Thạc sĩ

ĐH Đại học

GV Giảng viên

SV Sinh viên

Page 4: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

1

1. THÔNG TIN CHUNG

1.1 Giới thiệu

Chương trình dạy học của một chương trình đào tạo là hệ thống các môn học thể

hiện mục tiêu đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức, phạm vi

và cấu trúc nội dung đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết

quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của bậc đào tạo.

Chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử được thiết kế theo

hướng tiếp cận CDIO nhằm đào tạo sinh viên toàn diện cả về kiến thức chuyên môn, kỹ

năng và phẩm chất đạo đức, trong đó nhấn mạnh năng lực thực hành và ý thức trách

nhiệm xã hội, đảm bảo cho sinh viên được học tập chủ động và trải nghiệm thực tiễn.

Sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được các yều cầu về kiến thức, trình độ năng lực chuyên

môn của nhà tuyển dụng, xã hội.

Chương trình dạy học của chương trình đào tạo được thiết kế trên cơ sở tuân thủ

các quy định, hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo, của Trường Đại học Công nghệ

Đồng Nai, phù hợp định hướng phát triển kinh tế, công nghiệp, nhu cầu nguồn nhân lực,

thị trường lao động của địa phương, của vùng kinh tế, tham khảo các tiêu chuẩn về đảm

bảo chất lượng của quốc gia và quốc tế; tham khảo và đối sánh với các chương trình của

các Trường Đại học khác ở trong nước và quốc tế.

1.2 Thông tin chung

- Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

+ Tiếng Anh: Electric, Electronic Engineering Technology

- Mã số ngành đào tạo: 7510301

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Thời gian đào tạo: 04 năm - 12 học kỳ (tối đa 06 năm)

- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Bằng Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử

+ Tiếng anh: The Degree of Engineer Electrical-Electric Technology

- Đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

2. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu của chương trình đào tạo được xây dựng phù hợp với Tầm nhìn – Sứ

mạng – Triết lý giáo dục của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai; tương thích, phù hợp

với Tầm nhìn – Sứ mạng của Khoa điện, điện tử, cơ khí và xây dựng, nhằm bồi dương

con người và phát triển nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng đáp ứng nhu cầu phát

triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Page 5: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

2

2.1 Tầm nhìn – Sứ mạng – Triết lý giáo dục của Nhà trường

2.1.1 Tầm nhìn

Đến năm 2030, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai trở thành trường đại học ứng

dụng tiên tiến trong và ngoài khu vực, với môi trường giáo dục hiện đại, người học có đủ

năng lực cạnh tranh và thích ứng với nền kinh tế toàn cầu.

2.1.2 Sứ mạng

Trường Đại học Công nghệ Đồng nai là trường Đại học ứng dụng, đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

2.1.3 Triết lý giáo dục

Chuyên nghiệp, tận tâm, vươn tầm hội nhập.

2.2 Tầm nhìn – Sứ mạng Khoa Điện, Điện tử, Cơ khí và Xây dựng

2.2.1 Tầm nhìn

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là Ngành đào tạo theo định hướng ứng

dụng và chuyển giao công nghệ của Việt Nam và khu vực…

2.2.2 Sứ mạng

Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao theo các chương trình tiêu chuẩn quốc gia,

khu vực và quốc tế; thực hiện chuyển giao công nghệ để góp phần công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước.

2.3 Mục tiêu chương trình

Chương trình đào tạo được thiết kế với mục tiêu đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ

thuật điện, điện tử.

Từ mục tiêu chung, chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

sẽ trang bị cho người học bằng các mục tiêu cụ thể (viết tắt là PO) như sau:

PO1: Áp dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng cá nhân/ làm việc nhóm

để giải quyết các vấn đề có liên quan đến ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử;

PO2: Tham gia vào việc tự cập nhật kiến thức và công nghệ mới; giải quyết và

đánh giá các xu hướng mới của công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trên thế giới;

PO3: Có khả năng tham gia vào môi trường làm việc đa ngành và đa quốc gia;

PO4: Có thái độ tích cực trong việc phát triển tính tự giác, trách nhiệm cao đối

với các hoạt động chuyên ngành và xã hội.

3. CHUẨN ĐẦU RA

* Sinh viên tốt nghiệp kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử:

a. Có khả năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học tự nhiên trong các lĩnh

vực thuộc ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

b. Có kiến thức về chính trị, văn hóa, xã hội để rèn luyện bản thân

c. Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên

môn

Page 6: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

3

d. Có khả năng thực hiện kiểm tra, đo lường, phân tích và giải thích các lĩnh vực

thuộc chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

e. Có khả năng thiết kế, lắp đặt, vận hành hệ thống quy trình công nghệ ở quy mô

vừa và nhỏ

f. Có khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin chuyên môn bằng văn bản, bản

vẽ kỹ thuật, bằng các phần mềm ứng dụng chuyên ngành

g. Có các kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân

h. Hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp, biết cách làm việc trong các tổ chức công

nghiệp

i. Tôn trọng và bảo vệ các giá trị đạo đức nghề nghiệp

j. Có sức khỏe làm việc và phát triển Tổ quốc Việt Nam

k. Có ý thức học tập suốt đời

Chuẩn đầu ra CTĐT được tích hợp với mục tiêu của chương trình như [Bảng 1].

Bảng 1. Ma trận tích hợp mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình

Mục

tiêu

Chuẩn đầu ra chương trình

a b c D E f g h i j k

PO1 x x x X X x x

PO2 x x X X x x x x

PO3 x X X x x x x x

PO4 x x x x x

Chuẩn đầu ra đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển và đánh giá chương trình

đào tạo. Các chỉ báo đánh giá của từng chuẩn đầu ra được dùng làm tham chiếu để đánh

giá chuẩn đầu ra của chương trình [Bảng 2].

Bảng 2. Bảng các chỉ báo của chuẩn đầu ra

CĐR Chỉ báo Nội dung

a

a1

Có khả năng vận dụng phương trình vi phân, tích phân, hệ phương

trình tuyến tính để giải quyết các bài toán về mạch điện, điện tử và lựa

chọn các thiết bị thuộc chuyên ngành

a2 Có khả năng vận dụng kiến thức về thống kê, phân tích số liệu để tổ

chức thí nghiệm, tối ưu quá trình điều khiển

a3

Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ, nhiệt, điện trong việc tính

toán, vận hành các thiết bị và quy trình công nghệ thuộc Ngành Công

nghệ kỹ thuật điện, điện tử

a4 Có khả năng vận dụng các kiến thức vật lý để giải thích cấu tạo, tính

chất của vật chất và tính toán các bài toán cơ bản về điện, điện tử

b b1

Có khả năng nhận biết về nguyên lý, đường lối, tư tưởng, chính trị để

rèn luyện bản thân

b2 Có khả năng nhận biết pháp luật, văn hóa, xã hội để sống và làm việc

Page 7: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

4

CĐR Chỉ báo Nội dung

c

c1 Có khả năng trình bày và thuyết trình

c2 Có trình độ Tiếng Anh tối thiểu B1 hoặc tương đương

c3 Có trình độ Tin Học bằng B hoặc tương đương

d

d1 Có khả năng đo lường, điều chỉnh và điều khiển các thông số công

nghệ

d2 Có khả năng thu thập, phân tích và đánh giá kết quả thí nghiệm

d3 Có khả năng giải thích cấu tạo, nguyên lý làm việc các thiết bị điện,

điện tử

e

e1 Có khả năng thiết kế các thành phần cấu thành hệ thống điện, cung

cấp điện, máy điện, truyền động điện

e2

Có khả năng vận hành các hệ thống điện, mạng cung cấp điện, các hệ

thống truyền động điện, quản lý công tác vận hành các hệ thống Điện,

Điện tử

e3 Có khả năng thực hiện lắp đặt hệ thống cung cấp điện, bộ lập trình

PLC

f

f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ

f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng dụng chuyên ngành

f3 Có khả năng vẽ chi tiết thiết bị, sơ đồ quy trình công nghệ bằng phần

mềm chuyên dụng

g

g1 Kỹ năng làm việc theo nhóm

g2 Kỹ năng trao đổi phản biện các vấn đề kỹ thuật

g3 Kỹ năng lãnh đạo trong các doanh nghiệp

g4 Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống

h

h1 Ý thức chấp hành nội quy trong các doanh nghiệp

h2 Vận hành theo quy trình nhằm đạt được năng suất tối ưu trong các

doanh nghiệp công nghiệp

i

i1 Có nhận thức đúng đắn về các giá trị đạo đức liên quan đến nghề

nghiệp

i2 Tuân theo các chuẩn mực cao nhất về tính trung thực và chính trực

trong các mối quan hệ của mình

i3 Có kiến thức về sự phát triển bền vững môi trường và xã hội trong kỹ

thuật công nghệ;

i4 Có khả năng vận dụng kiến thức về các giá trị đạo đức để bảo vệ môi

trường và cộng đồng

j j1

Có ý thức rèn luyện sức khỏe để học tập, làm việc và góp phần xây

dựng và bảo vệ tổ quốc

j2 Có hiểu biết kiến thức cơ bản về quân sự và an ninh quốc phòng

k

k1 Có năng lực tự học, tự nghiên cứu

k2 Có khả năng tự định hướng phát triển nghề nghiệp

k3 Có ý thức trau dồi, nâng cao kiến thức của bản thân

Page 8: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

5

4. VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Kỹ sư điện, điện tử có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:

- Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy điện;

- Các công ty tư vấn, thiết kế và xây lắp điện, các công ty điện lực;

- Các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực

kỹ thuật điện, điện tử … ;

- Làm các công việc về kỹ thuật, quản lý chất lượng, quản lý vận hành dây chuyền

tự động hóa, hệ thống điện tại các đơn vị sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ

quan, các khu công nghiệp.

5. THÔNG TIN TUYỂN SINH, QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TỐT

NGHIỆP

5.1 Thông tin tuyển sinh

Căn cứ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thông báo, hướng dẫn của

Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (http://ts.dntu.edu.vn).

- Vùng tuyển sinh: tuyển sinh trong cả nước.

- Đối tượng tuyển sinh: Các thí sinh trên toàn quốc đã tốt nghiệp THPT, đã tham

gia kỳ thi THPT quốc gia theo quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức tuyển sinh:

- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đáp

ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD & ĐT quy định.

- Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ lớp 12. Tốt nghiệp THPT và tổng điểm

trung bình lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

- Tổ hợp xét tuyển:

• Khối A00: Toán, Lý, Hóa

• Khối A01: Toán, Lý, Anh

• Khối A04: Toán, Lý, Địa

• Khối A10: Toán, Lý, GDCD

Hình thức đăng ký xét tuyển:

- Xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2018: Thực hiện theo quy định và hướng dẫn

của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xét kết quả học bạ lớp 12: Có 3 cách:

• Đăng ký trực tiếp tại Trung tâm Tuyển sinh Trường

Đại học Công nghệ Đồng Nai

• Đăng ký trực tuyến: http://ts.dntu.edu.vn

Page 9: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

6

• Đăng ký gửi qua bưu điện: Mẫu phiếu đăng ký tải xuống tại website:

http://ts.dntu.edu.vn và gửi hồ sơ xét tuyển về địa chỉ của Trung tâm Tuyển sinh Trường

Đại học Công nghệ Đồng Nai.

5.2 Quy trình đào tạo

- Quy chế đào tạo sử dụng là quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ, tạo điều kiện để

sinh viên tích cực, chủ động thích ứng với quy trình đào tạo để đạt được những kết quả

tốt nhất trong học tập, rèn luyện.

- Chương trình đào tạo được thiết kế gồm 12 học kỳ tương ứng với 4 năm học, gồm

129 tín chỉ. Trong đó, thời gian học tập chính thức 4 năm, thời gian học tập tối thiểu 3

năm và thời gian học tập tối đa là 6 năm.

- Mỗi năm học được chia làm 3 học kỳ chính, mỗi học kỳ 15 tuần.

- Tất cả sinh viên đều phải tham gia thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp.

5.3 Điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp (trích từ điều 25 quy chế đào tạo theo học

chế tín chỉ)

Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được xét tốt nghiệp:

- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc

không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

- Tích lũy đủ số học phần quy định trong chương trình đào tạo;

- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2.00 trở lên;

- Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất;

- Có trình độ Tiếng Anh tối thiểu B1 (khung tham chiếu Châu Âu) hoặc các Chứng

chỉ ngoại ngữ tương đương theo quy định ở khung năng lực ngoại ngữ của Bộ GD & ĐT;

- Có trình độ Tin học bằng B hoặc tương đương;

- Sinh viên đã đủ điều kiện xét tốt nghiệp phải làm đơn nộp về khoa quản lý, khoa

lập danh sách và làm các thủ tục để trình hội đồng xét tốt nghiệp.

6. ĐỘI NGŨ VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ GIẢNG DẠY

a. Đội ngũ giảng viên

Hiện tại Khoa Công nghệ có 101 cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy trong đó có

02 Phó giáo sư, 07 tiến sĩ; tỉ lệ giảng viên có trình độ từ tiến sĩ trở lên là 9%; số cán bộ,

giảng viên có trình độ thạc sĩ 82%, trong đó có 05 giảng viên đang làm NCS trong và

ngoài nước (chiếm 6,1%). Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu còn có sự tham gia của

các giảng viên, các nhà nghiên cứu có uy tín đến từ các trường Đại học lớn trong nước

như trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật

Thành phố Hồ Chí Minh, ... các Doanh nghiệp như Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh

Đồng Nai, Tập đoàn Siemens…; các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,

Phillipines,… trong các khóa đào tạo, hội nghị/ hội thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm

tại Khoa Công nghệ. Đội ngũ giảng viên được đo lường, giám sát và làm căn cứ đổi mới

Page 10: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

7

chất lượng hoạt động đào tạo đáp ứng được các tiêu chuẩn về quy hoạch đội ngũ giảng

viên và được quy hoạch bài bản thông qua kế hoạch quy hoạch CBQL các giai đoạn của

Nhà Trường.

Khoa Công nghệ có đủ số lượng giảng viên đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ

để thực hiện chương trình đào tạo ở các chuyên ngành. Đội ngũ giảng viên ở các bộ môn

có cơ cấu hợp lý về trình độ và độ tuổi có đủ năng lực thực thiện nhiệm vụ chuyên môn

theo đúng qui định. Số lượng giảng viên quy đổi hiện nay của Khoa là 104 người. Số

lượng giảng viên quy đổi hiện nay của ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử là 23, tỉ

lệ quy đổi sinh viên chính qui trên giảng viên cơ hữu của ngành Công nghệ kỹ thuật điện,

điện tử là 20,52 sinh viên/ 1 giảng viên.

Trong 5 năm qua, khối lượng công việc, thời gian làm việc và định mức giờ chuẩn

của giảng viên được thực hiện căn cứ theo Quyết định số 64/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày

28 tháng 11 năm 2008 về việc ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên và

Thông tư số 47/2014/TT-BGD&ĐT ngày 31 tháng 12 năm 2014 về Quy định chế độ làm

việc đối với giảng viên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, giảng viên phải

đảm nhiệm khối lượng về giảng dạy là 900 giờ/năm, Nhà trường đã phối hợp với khoa

phân công các công việc phù hợp khối lượng giảng dạy cho giảng viên thể hiện qua bản

mô tả vị trí công việc của giảng viên. Đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học khối

lượng chuẩn giảng viên phải thực hiện là 600 giờ/năm. Để đảm bảo công tác nghiên cứu

khoa học được thực hiện một cách thống nhất và rõ ràng, Nhà trường đã ban hành Quy

chế hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Việc

nghiên cứu khoa học của giảng viên được thực hiện theo trình tự nhất định căn cứ trên

các Quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học đối với cán bộ, giảng viên hàng năm và

được sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình hiện tại của Trường. Đầu mỗi năm học

giảng viên phải tiến hành đăng ký đề tài theo quy định, đơn vị hỗ trợ là Viện Nghiên cứu

và Ứng dụng khoa học công nghệ. Để giảng viên thực hiện hiệu quả các đề tài nghiên

cứu khoa học dựa trên năng lực, tình hình thực tế, Nhà trường phân công phù hợp các

nhiệm vụ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường từ năm học 2013-2014 đến

2017-2018.

Thông qua việc ứng dụng thành tựu của nghiên cứu khoa học, cũng như tạo điều

kiện để cán bộ, giảng viên nâng cao trình độ, việc cải tiến chất lượng các hoạt động phục

vụ cộng đồng đang dần được nâng cao. Cùng với việc đối chiếu, so sánh vị trí công việc

của giảng viên đây là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực về hoạt động nghiên

cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng của cán bộ, giảng viên. Định kỳ mỗi

tháng và cuối mỗi năm học Khoa phối hợp với các đơn vị liên quan như phòng Thanh tra

- Quản lý sinh viên - Đảm bảo chất lượng giáo dục, Phòng Đào tạo - Khảo thí giám sát và

tiến hành thống kê định mức công việc của giảng viên theo quy định, đánh giá mức độ

Page 11: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

8

hoàn thành công việc của giảng viên, từ đó đảm bảo cho kết quả giảng dạy, nghiên cứu

khoa học và các hoạt động khác của giảng viên được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, giảng

viên tiến hành việc tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm và lập kế hoạch

công tác cho năm học tới thông qua Bản tự đánh giá công tác. Việc tự đánh giá được thực

hiện theo quy trình cụ thể, dựa trên minh chứng các hoạt động, các kết quả công việc

được giao và sự đánh giá sát sao của lãnh đạo Bộ môn, lãnh đạo Khoa và cuối cùng là

Hội đồng xét thi đua, khen thưởng của Nhà trường trên cơ sở thang điểm đánh giá theo

các tiêu chí nhất định đã được cán bộ, giảng viên và lãnh đạo Nhà trường thông qua theo

quy định. Việc làm thường niên này không chỉ giúp từng giảng viên đánh giá được năng

lực thực hiện nhiệm vụ của bản thân, từ đó có thể nhìn nhận ưu, nhược điểm mà tìm cách

phát huy hay khắc phục từ việc học hỏi đồng nghiệp, tự học tập nâng cao trình độ mà còn

giúp lãnh đạo có được cái nhìn tổng quan về tình hình năng lực của cán bộ, giảng viên,

qua đó đưa ra những chiến lược phát triển đội ngũ thích hợp và hiệu quả cao nhất.

Về cơ bản, toàn thể cán bộ, giảng viên trong Khoa đều hoàn thành nhiệm vụ được

giao, không có cán bộ nào bị thiếu giờ ảnh hưởng đến kết quả thi đua. Bên cạnh đó, có

nhiều cán bộ, giảng viên dạy vượt giờ chuẩn, giờ nghiên cứu khoa học so với tiêu

chuẩn. Các hoạt động cộng đồng chuyên môn được cán bộ, giảng viên tham gia tích

cực, có nhiều đóng góp, đáp ứng được cơ bản các mục tiêu đề ra. Giảng viên luôn cảm

thấy hài lòng, hào hứng với nhiệm vụ và công việc được giao, cố gắng góp sức mình

cho sự phát triển toàn diện của Khoa và của Nhà trường. Cụ thể, trong giai đoạn 2013 -

2018, cán bộ, giảng viên của Khoa Công nghệ đã thực hiện 10 đề tài cấp Cơ sở; có 70

bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước và quốc tế.

b. Cơ sở vật chất

Khoa Điện, điện tử, cơ khí và Xây dựng được bố trí 5 phòng làm việc trong đó: 2

phòng thuộc Nhà F - Khu thực hành công nghệ dành cho bộ môn làm việc; 3 phòng

thuộc Trung tâm tích hợp - Nhà G (1 phòng dùng cho các bộ môn làm việc trao đổi và

giải đáp thắc mắc sinh viên, 01 phòng dành cho Ban chủ nhiệm khoa, 01 phòng dành cho

Văn phòng khoa). Các phòng này được trang bị đầy đủ bàn làm việc, máy vi tính có kết

nối mạng internet, máy in, máy chiếu, hệ thống điện, điều hòa, quạt, mạng wifi toàn

trường … Các trang thiết bị và phòng làm việc này phù hợp và đáp ứng tốt nhất cho

giảng viên, CB, NV để có đủ điều kiện phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Diện tích phòng học đã đáp ứng đủ số lượng và các yêu cầu khác trong công tác đào

tạo của Khoa Điện, điện tử, cơ khí và Xây dựng, trong đó Trường có 110 phòng học với

tổng diện tích sử dụng là 7.770m2, 14 phòng học tiếng nước ngoài với tổng diện tích 506

m2, 10 phòng học máy tính với tổng diện tích 460 m2, trong đó có một số phòng được

kết nối hệ thống mạng và màn hình, máy chiếu phục vụ cho các lớp học online. Hệ thống

phòng thí nghiệm, thực hành phục vụ cho nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có 12

Page 12: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

9

phòng thí nghiệm công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, gồm các phòng thí nghiệm vi xử lý -

EPGA, điện tử công suất – đo lường điện, PLC - biến tần - cảm biến, đây là nơi sinh viên

ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử thực hành trong quá trình đào tạo, và diễn ra các

hoạt động NGHIÊN CỨU KHOA HỌC cho GIẢNG VIÊN và SINH VIÊN. Hệ thống

128 phòng thực hành, thí nghiệm triển khai một số nhiệm vụ sau: thực hiện các hoạt

động đào tạo của nhà trường, phối hợp với các bộ môn trong khoa, các đơn vị liên quan

tổ chức hướng dẫn thí nghiệm, thực hành về công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, tham gia

nghiên cứu khoa học, tổ chức sản xuất thực nghiệm, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất

được trang bị. Hiện nay, Khoa Công nghệ đang đề xuất một số thiết bị máy móc để đáp

ứng được nhu cầu đào tạo cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học khác.

Hệ thống phòng làm việc và các phòng chức năng có đủ các trang thiết bị phù hợp,

đáp ứng cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Các phòng học này đều được trang bị đầy

đủ bảng chống lóa, máy chiếu, lắp đặt thiết bị âm thanh, hệ thống chiếu sáng, hệ thống

phòng máy tính gắn máy lạnh góp phần đáp ứng tốt hơn cho công tác đào tạo, các trang

thiết bị thường được bổ sung định kỳ, hệ thống bàn học cũng định kỳ tu sửa hoặc thay

mới khi hư hỏng tạo môi trường tốt nhất cho sinh viên. Cùng với sự đổi mới chương

trình đào tạo, ngoài Trung tâm Thông tin - Thư viện với 13 phòng nghiên cứu tài liệu

chuyên sâu - phòng học nhóm, Nhà trường còn bố trí hệ thống các khu học tập, hệ thống

wifi một số khu vực trong khuôn viên Nhà trường giúp sinh viên có môi trường tự học và

làm việc nhóm tốt hơn, phát huy tối đa hiệu quả của công tác tự học, tự nghiên cứu trong

sinh viên. Công tác quản lý, sắp xếp cơ sở vật chất các phòng học được giao cho Phòng

Đào tạo – Khảo thí; Phòng thí nghiệm, thực thành giao cho các khoa quản lý và chuẩn bị

trước mỗi học kì và bố trí các lớp học phần trên cơ sở phòng học đã được phần mềm thực

hiện, sự phối hợp giữa các bộ phận được thực hiện qua hệ thống phần mềm quản lý đào

tạo giúp việc quản lý điều hành chặt chẽ nhanh chóng hiệu quả. Hàng năm, Nhà trường

tổ chức lấy ý kiến người học, giảng viên về cơ sở vật chất đáp ứng chương trình đào tạo,

nhu cầu học tập, nghiên cứu; khảo sát lấy ý kiến cựu sinh viên, các chuyên gia để có kế

hoạch hoàn chỉnh bổ sung các thiết bị cập nhật hiện đại đáp ứng tốt nhất cho quá trình

đào tạo

7. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

Phương pháp giảng dạy và học tập của Khoa Điện, điện tử, cơ khí và xây dựng là

tiếp cận giáo dục dựa trên chuẩn đầu ra, ở cấp độ chương trình, từ chuẩn đầu ra mong

đợi của chương trình đào tạo, thiết kế chuẩn đầu ra sinh viên, thiết kế chuẩn đầu ra môn

học. Dựa trên chuẩn đầu ra này xây dựng kế hoạch giảng dạy, tiến hành giảng dạy, đề

cương môn học, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập và các công cụ đánh giá.

Sau khi kết thúc môn học tiến hành đánh giá môn học và tiến đến đánh giá chương trình

để tiến hành cải tiến chuẩn đầu ra chương trình [Hình 1].

Page 13: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

10

Hình 1. Mô tả tiếp cận giáo dục dựa trên chuẩn đầu ra của Khoa điện, điện tử, cơ khí

và xây dựng

Danh sách chiến lược giảng dạy và phương pháp giảng dạy sử dụng trong chương

trình đào tạo được mô tả [bảng 4].

Bảng 4. Chiến lược và phương pháp giảng dạy

Chiến lược

giảng dạy

Mô tả Phương pháp giảng dạy

Giảng dạy

trực tiếp

Đa số các môn học lý thuyết được

dạy theo phương pháp thuyết trình

thuyết giảng, vấn đáp, đặt câu hỏi

gợi ý, giao bài tập về nhà cho sinh

viên và kiểm tra khả năng tự học của

sinh viên thông qua bài tập, thảo

luận, seminar.

• Thuyết giảng

• Bài học

• Câu hỏi gợi ý, chuẩn đoán

• Trình diễn mẫu

• Luyện tập & thực hành

Giảng dạy

gián tiếp

Một số học phần giảng dạy gián tiếp

không có sự can thiệp rõ ràng nào

của giảng viên, các môn học được

chọn lựa trong CTĐT của chuyên

ngành có thể được tiến hành theo

phương pháp dạy dựa trên dự án

hoặc giảng dạy dựa trên vấn đề,

người học được tạo điều kiện môi

trường tốt nhất cho hoạt động học

tập các học phần này. Các môn thực

tập doanh nghiệp, tham quan, đồ án

• Yêu cầu

• Giải quyết vấn đề

• Nghiên cứu tình huống

• Xây dựng ý tưởng

Page 14: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

11

môn học, khóa luận tốt nghiệp.

Học tập trải

nghiệm

Các môn học trong chương trình đào

tạo được thiết kế học tập trải nghiệm

như các môn khoa học cơ bản, cơ sở

ngành và chuyên ngành sinh viên

được trang bị học tập thực hành và

thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Các môn thực tập doanh nghiệp,

kiến tập chuyên môn, đồ án môn

học, khóa luận tốt nghiệp.

• Mô phỏng

• Hình ảnh tập trung

• Đóng vai

• Mô hình

• Trò chơi

• Thực tế

• Thí nghiệm

Giảng dạy

tương tác

Được thực hiện hầu hết trong các

môn học của chương trình đào tạo.

Sinh viên làm bài tập nhóm, thuyết

trình nhóm, làm thực nghiệm nhóm,

thực tập doanh nghiệp, tham quan

thực tế và khóa luận tốt nghiệp.

• Tranh luận

• Thảo luận

• Giải quyết vấn đề

• Học tập nhóm

• Tương tác, phản hồi

Học tập độc

lập

Hoạt động thực nghiệm, thiết kế

trong môn học khóa luận tốt nghiệp,

trình bày khóa luận, các đồ án thiết

kế, làm bài tập ở nhà, viết báo cáo

thí nghiệm, trình bày thí nghiệm và

học tập tự do.

• Phân công công việc cá nhân

• Dự án nghiên cứu, khóa luận

tốt nghiệp

Các phương pháp giảng dạy học tập dựa trên chuẩn đầu ra môn học và phù hợp

với mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điện,

điện tử. Chính sách của Đại học công nghệ Đồng nai là hỗ trợ tối đa về nguồn lực tài

chính phù hợp, giảng viên có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng sư phạm và khả năng

nghiên cứu tốt, thái độ phục vụ nhiệt tình, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo luôn được cải

tiến, trang thiết bị cập nhật theo năm học đáp ứng nhu cầu học tập hiện tại và tương lai,

chú trọng phát triển các kỹ năng mềm. Các phương pháp kiểm tra đánh giá đa dạng,

đảm bảo tính tương tác. Thời gian cho phép thực hiện được qui định trong kế hoạch học

tập và kiểm tra đánh giá của Đại học công nghệ Đồng nai.

8. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

8.1. Quy trình đánh giá

Phương pháp đánh giá sinh viên dựa trên chuẩn đầu ra môn học và chuẩn đầu ra

môn học phản ánh mức độ đạt được của chuẩn đầu ra chương trình. Việc đánh giá này

phải đảm bảo tính giá trị, tin tưởng và công bằng. Đánh giá sinh viên bao gồm thi đầu

Page 15: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

12

vào, khảo sát sinh viên về môn học giữa kỳ và đánh giá tổng thể cuối kỳ. Các phương

pháp đánh giá bao gồm: trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn, bài kiểm tra ngắn, bài khóa

luận, bài thi thực hành, tham quan doanh nghiệp, thực tập tốt nghiệp, đo lường trong

phòng thí nghiệm, bài trình bày, nghiên cứu tình huống, nghiên cứu dự án (PBL), trình

bày poster, viết bài tạp chí. Chuẩn đánh giá là các rubrics môn học gồm rubrics thang

điểm, rubrics phân tích và một số rubrics tổng hợp và đáp án môn học. Việc cho điểm,

phản hồi của giảng viên, sinh viên được thực hiện theo qui trình [Hình 2].

Hình 2. Quy trình giảng dạy, học tập và đánh giá sinh viên

8.2 Một số Rubric đánh giá trong chương trình

8.2.1 Rubric đánh giá nội dung đồ án học phần

Page 16: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

13

RUBRIC MÔN HỌC ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 1

HỆ ĐẠI HỌC – NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

Mã học phần: 3070041 Số tín chỉ: 2 (0LT, 2TH)

Loại hình đánh giá: Cuối kỳ

Chuẩn đầu ra Tiêu chí đánh giá Không đạt

(<4 điểm)

Trung bình

(4 - 6.9 điểm)

Khá

(7.0 - 8.4 điểm)

Giỏi

(8.5 - 10 điểm) Tỉ lệ

1. Ứng dụng các định

luật cơ bản để giải

thích sự ảnh hưởng

các yếu tố môi trường

lên công suất định

mức của các vật tư,

thiết bị điện như Máy

biến áp, thiết bị đóng

cắt, thiết bị bảo vệ, hệ

thống đo lường,

đường dây cung cấp

điện. Giải thích được

yêu cầu, các phạm vi

ứng dụng của các

phương pháp lựa chọn

vật tư thiết bị như

máy biết áp, thiết bị

đóng cắt, bảo vệ, đo

lường, dây dẫn.

- Giải thích các giá

trị của các thông số

tính toán được khi

thực hiện đề tài

được giao.

- Phân tích các

phương án về ưu

nhược điểm của

mỗi phương án.

- Lựa chọn được

phương án khả thi

nhất để thực hiện

- Không giải thích

các giá trị của các

thông số tính toán

được khi thực hiện

đề tài được giao.

- Không phân tích

các phương án về

ưu nhược điểm

của mỗi phương

án.

- Không lựa chọn

được phương án

khả thi nhất để

thực hiện

- Giải thích các giá

trị của các thông số

tính toán được khi

thực hiện đề tài

được giao.

- Không phân tích

các phương án về

ưu nhược điểm của

mỗi phương án.

- Không lựa chọn

được phương án

khả thi nhất để thực

hiện

- Giải thích các giá

trị của các thông số

tính toán được khi

thực hiện đề tài

được giao.

- Phân tích các

phương án về ưu

nhược điểm của mỗi

phương án.

- Không lựa chọn

được phương án khả

thi nhất để thực hiện

- Giải thích các giá trị

của các thông số tính

toán được khi thực

hiện đề tài được giao.

- Phân tích các

phương án về ưu

nhược điểm của mỗi

phương án.

- Lựa chọn được

phương án khả thi

nhất để thực hiện

100%

2. Vẽ và giải thích

nguyên lý hoạt động

của sơ đồ nối điện

chính, sơ đồ đi dây,

- Thiết kế được các

loại sơ đồ theo

đúng đề tài được

giao

Không thiết kế

được các loại sơ

đồ theo đúng đề tài

được giao

- Thiết kế được các

loại sơ đồ theo

đúng đề tài được

giao nhưng còn sơ

Thiết kế được các

loại sơ đồ theo đúng

đề tài được giao

nhưng còn thiếu.

- Thiết kế được các

loại sơ đồ theo đúng

đề tài được giao

- Giải thích được

100%

Page 17: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

14

mặt bằng của nhà

xưởng, sơ đồ hệ thống

chiếu sáng, hệ thống

nối đất, chống sét,

trạm biến áp cung

cấp, sơ đồ khối của

các hệ thống bảo vệ,

điều khiển, thông tin

trong mạng điện nhà

xưởng, tòa nhà.

- Giải thích được

nguyên lý hoạt

động của thiết bị,

vận hành của hệ

thống điện theo yêu

cầu

- Không giải thích

được nguyên lý

hoạt động của thiết

bị, vận hành của

hệ thống điện theo

yêu cầu

sài.

- Giải thích được

nguyên lý hoạt

động của thiết bị,

vận hành của hệ

thống điện theo yêu

cầu nhưng chưa

hoàn chỉnh, đầy đủ

- Giải thích được

nguyên lý hoạt động

của thiết bị, vận

hành của hệ thống

điện theo yêu cầu

nhưng chưa đầy đủ

nguyên lý hoạt động

của thiết bị, vận hành

của hệ thống điện

theo yêu cầu

3. Các biện pháp nâng

cao chất lượng điện

năng, giảm tổn thất

công suất, biện pháp

giảm dòng ngắn mạch

trong mạng điện phân

phối của nhà xưởng

Trình bày và chọn

lựa được các biện

pháp nâng cao chất

lượng điện năng,

giảm tổn thất công

suất, biện pháp

giảm dòng ngắn

mạch trong mạng

điện phân phối của

nhà xưởng

Không trình bày

và chọn lựa được

các biện pháp nâng

cao chất lượng

điện năng, giảm

tổn thất công suất,

biện pháp giảm

dòng ngắn mạch

trong mạng điện

phân phối của nhà

xưởng

Trình bày còn sơ

sài và chọn lựa

không được các

biện pháp nâng cao

chất lượng điện

năng, giảm tổn thất

công suất, biện

pháp giảm dòng

ngắn mạch trong

mạng điện phân

phối của nhà xưởng

- Trình bày và chọn

lựa được các biện

pháp nâng cao chất

lượng điện năng,

giảm tổn thất công

suất, biện pháp giảm

dòng ngắn mạch

trong mạng điện

phân phối của nhà

xưởng nhưng còn

một vài sai sót

Trình bày và chọn lựa

được các biện pháp

nâng cao chất lượng

điện năng, giảm tổn

thất công suất, biện

pháp giảm dòng ngắn

mạch trong mạng

điện phân phối của

nhà xưởng theo đúng

yêu cầu của đồ án

100%

4. Trình bày được

trình tự thao tác vận

hành mạng điện trong

bản thiết kế, các biện

pháp nâng cao chất

lượng điện năng,

giảm tổn thất công

suất.

Đưa ra được qui

trình thao tác vận

hành mạng điện

trong bản thiết kế,

các biện pháp nâng

cao chất lượng điện

năng, giảm tổn thất

công suất.

Không đưa ra

được qui trình thao

tác vận hành mạng

điện trong bản

thiết kế, các biện

pháp nâng cao chất

lượng điện năng,

giảm tổn thất công

suất.

Đưa ra được qui

trình thao tác vận

hành mạng điện

trong bản thiết kế,

các biện pháp nâng

cao chất lượng điện

năng, giảm tổn thất

công suất nhưng

còn nhiều sai sót

Đưa ra được qui

trình thao tác vận

hành mạng điện

trong bản thiết kế,

các biện pháp nâng

cao chất lượng điện

năng, giảm tổn thất

công suất nhưng còn

một vài thiếu sót.

Đưa ra được qui trình

thao tác vận hành

mạng điện trong bản

thiết kế, các biện

pháp nâng cao chất

lượng điện năng,

giảm tổn thất công

suất một cách hoàn

chỉnh

100%

Page 18: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

15

5. Có khả năng đọc,

hiểu, và tóm tắt tài

liệu kỹ thuật về Cung

cấp điện, Hệ thống

điện. Có khả năng

chọn tìm kiếm và

chọn lọc tài liệu tứ

internet.

Biết cách tìm

kiếm, chọn lọc,

đọc, hiểu, và tóm

tắt tài liệu kỹ thuật

về Cung cấp điện,

hệ thống điện từ

các nguồn như

internet, thư

viện….

Không biết cách

tìm kiếm, chọn

lọc, đọc, hiểu, và

tóm tắt tài liệu kỹ

thuật về Cung cấp

điện, hệ thống điện

từ các nguồn như

internet, thư

viện….

Biết cách tìm kiếm,

nhưng chưa chọn

lọc, đọc, hiểu, và

chưa tóm tắt tài liệu

kỹ thuật về Cung

cấp điện, hệ thống

điện từ các nguồn

như internet, thư

viện….

Biết cách tìm kiếm,

chọn lọc, đọc, hiểu,

và tóm tắt tài liệu kỹ

thuật về Cung cấp

điện, hệ thống điện

từ các nguồn như

internet, thư

viện….nhưng chưa

logic, khoa học

Biết cách tìm kiếm,

chọn lọc, đọc, hiểu,

và tóm tắt tài liệu kỹ

thuật về Cung cấp

điện, hệ thống điện từ

các nguồn như

internet, thư

viện….theo logic,

khoa học

100%

6. Có khả năng làm

việc trong các nhóm

để thảo luận và giải

quyết các vấn đề liên

quan đến bản thiết kế,

có khả năng thuyết

trình và dùng các

phần mềm CAD để hỗ

trợ tính toán và phân

tích trong bản thiết kế

Thể hiện được trách

nhiệm và kỹ năng

làm việc nhóm để

thảo luận và giải

quyết các vấn đề

liên quan đến bản

thiết kế, có khả

năng thuyết trình và

dùng các phần mềm

CAD để hỗ trợ tính

toán và phân tích

trong bản thiết kế.

Không thể hiện

được trách nhiệm

và kỹ năng làm

việc nhóm để thảo

luận và giải quyết

các vấn đề liên

quan đến bản thiết

kế, có khả năng

thuyết trình và

dùng các phần

mềm CAD để hỗ

trợ tính toán và

phân tích trong

bản thiết kế

Thể hiện được trách

nhiệm nhưng kỹ

năng làm việc

nhóm còn yếu trong

việc thảo luận và

giải quyết các vấn

đề liên quan đến

bản thiết kế, có khả

năng thuyết trình và

dùng các phần mềm

CAD để hỗ trợ tính

toán và phân tích

trong bản thiết kế

Thể hiện được trách

nhiệm và kỹ năng

làm việc nhóm còn

yếu trong việc thảo

luận và giải quyết

các vấn đề liên quan

đến bản thiết kế, có

khả năng thuyết

trình và dùng các

phần mềm CAD để

hỗ trợ tính toán và

phân tích trong bản

thiết kế nhưng cũng

còn một vài hạn chế

Thể hiện được trách

nhiệm và kỹ năng

làm việc nhóm còn

yếu trong việc thảo

luận và giải quyết các

vấn đề liên quan đến

bản thiết kế, có khả

năng thuyết trình và

dùng các phần mềm

CAD để hỗ trợ tính

toán và phân tích

trong bản thiết kế

100%

Page 19: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

16

8.2.2 Rubric đánh giá nội dung khóa luận tốt nghiệp

RUBRIC MÔN HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HỆ ĐẠI HỌC – NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

Học phần: Khóa luận tốt nghiệp

Mã học phần: 3070056 Số tín chỉ: 5 (1LT, 4TH)

Loại hình đánh giá: Cuối kỳ

Chuẩn đầu ra Mô tả Không đạt Trung bình Khá Giỏi Tỉ lệ

1. Phân tích, lựa

chọn phương án

thực hiện một đề

tài khoa học.

- Đưa ra các phương án

thực hiện đề tài được

giao.

- Phân tích các phương

án về ưu nhược điểm

của mỗi phương án.

- Lựa chọn được phương

án khả thi nhất để thực

hiện

- Không đưa ra các

phương án thực

hiện đề tài được

giao.

- Không phân tích

các phương án về

ưu nhược điểm của

mỗi phương án.

- Không lựa chọn

được phương án

khả thi nhất để thực

hiện

- Đưa ra các phương

án thực hiện đề tài

được giao.

- Không phân tích

các phương án về ưu

nhược điểm của mỗi

phương án.

- Không lựa chọn

được phương án khả

thi nhất để thực hiện

- Đưa ra các

phương án thực hiện

đề tài được giao.

- Phân tích các

phương án về ưu

nhược điểm của mỗi

phương án.

- Không lựa chọn

được phương án khả

thi nhất để thực hiện

- Đưa ra các phương

án thực hiện đề tài

được giao.

- Phân tích các

phương án về ưu

nhược điểm của mỗi

phương án.

- Lựa chọn được

phương án khả thi

nhất để thực hiện

20%

2. Thiết kế, lắp

đặt, vận hành hệ

thống điện, điện tử

ở quy mô vừa và

nhỏ theo đúng quy

trình công nghệ.

- Thiết kế được mô hình

theo đúng đề tài được

giao

- Lắp đặt mô hình theo

yêu cầu

- Vận hành mô hình,

mạch đúng đề tài yêu

cầu

- Không thiết kế

được mô hình theo

đúng đề tài được

giao

- Không lắp đặt mô

hình theo yêu cầu

- Không vận hành

mô hình, mạch

- Thiết kế được mô

hình theo đúng đề tài

được giao

- Lắp đặt mô hình sai

yêu cầu

- Vận hành mô hình,

mạch sai đề tài yêu

cầu

- Thiết kế được mô

hình theo đúng đề tài

được giao

- Lắp đặt mô hình

theo yêu cầu

- Vận hành mô hình,

mạch sai so với đề

tài yêu cầu

- Thiết kế được mô

hình theo đúng đề tài

được giao

- Lắp đặt mô hình

theo yêu cầu

- Vận hành mô hình,

mạch đúng đề tài

yêu cầu

30%

Page 20: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

17

đúng đề tài yêu cầu

3. Vẽ được chi tiết

thiết bị, sơ đồ

nguyên lý, sơ đồ

quy trình công

nghệ bằng phần

mềm chuyên dụng.

Sử dụng được phần mềm

chuyên dùng để vẽ chi

tiết thiết bị

Sử dụng được phần mềm

chuyên dùng để vẽ sơ đồ

nguyên lý

Sử dụng được phần mềm

chuyên dùng để vẽ sơ đồ

quy trình công nghệ

- Không sử dụng

được phần mềm

chuyên dùng để vẽ

chi tiết thiết bị

- Không sử dụng

được phần mềm

chuyên dùng để vẽ

sơ đồ nguyên lý

- Không sử dụng

được phần mềm

chuyên dùng để vẽ

sơ đồ quy trình

công nghệ

- Sử dụng được phần

mềm chuyên dùng để

vẽ chi tiết thiết bị

- Không sử dụng

được phần mềm

chuyên dùng để vẽ sơ

đồ nguyên lý

- Không sử dụng

được phần mềm

chuyên dùng để vẽ sơ

đồ quy trình công

nghệ

- Sử dụng được phần

mềm chuyên dùng

để vẽ chi tiết thiết bị

- Sử dụng được phần

mềm chuyên dùng

để vẽ sơ đồ nguyên

- Không sử dụng

được phần mềm

chuyên dùng để vẽ

sơ đồ quy trình công

nghệ

- Sử dụng được phần

mềm chuyên dùng

để vẽ chi tiết thiết bị

- Sử dụng được phần

mềm chuyên dùng

để vẽ sơ đồ nguyên

- Sử dụng được phần

mềm chuyên dùng

để vẽ sơ đồ quy trình

công nghệ

20%

4. Làm việc theo

nhóm, trao đổi

phản biện các vấn

đề kỹ thuật, giải

quyết vấn đề và xử

lý tình huống xảy

ra trong quá trình

thực hiện.

- Làm việc theo nhóm

- Trao đổi, phản biện, giải

quyết các vấn đề

- Không làm việc

nhóm

- Không trao đổi,

phản biện, giải quyết

các vấn đề

- Làm việc theo nhóm

- Trao đổi, phản biện,

không giải quyết các

vấn đề

- Làm việc theo

nhóm

- Trao đổi, phản biện,

giải quyết chưa hết

các vấn đề

- Làm việc theo

nhóm

- Trao đổi, phản biện,

giải quyết hết các vấn

đề

20%

5. Tự định hướng

phát triển nghề

nghiệp bản thân

Xác định hướng phát

triển nghề nghiệp của bản

thân

Không xác định

hướng phát triển

nghề nghiệp của bản

thân

Xác định chưa rõ ràng

hướng phát triển nghề

nghiệp của bản thân

Xác định hướng phát

triển nghề nghiệp của

bản thân rõ ràng

Xác định hướng phát

triển nghề nghiệp của

bản thân rõ ràng, lâu

dài

10%

Page 21: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

18

8.2.3 Rubric đánh giá nội dung thực tập tốt nghiệp

RUBRIC MÔN HỌC THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HỆ ĐẠI HỌC – NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

Môn học: Thực tập tốt nghiệp

Mã học phần: 3070163 Số tín chỉ: 5 (0LT, 5TH)

Loại hình đánh giá: Kiểm tra cuối kỳ

Chuẩn đầu ra Tiêu chí đánh giá Không đạt

(< 4 điểm)

Trung bình

(4-6.9 điểm)

Khá

(7-8.4 điểm)

Giỏi

(8.5-10 điểm) Tỉ lệ

1. Ý thức chấp hành nội

quy trong các doanh

nghiệp

- Làm việc đúng giờ

giấc quy định của

doanh nghiệp

- Trang phục đúng quy

định

- Tác phong nhanh

nhẹn

- Nghỉ quá nhiều

- Trang phục không

đúng

- Làm việc chậm trễ

- Làm việc không

đúng giờ giấc

- Trang phục đúng

quy định

- Làm theo hướng

dẫn nhưng không

nhiệt tình trong

công việc

- Làm việc đúng

giờ giấc quy định

- Trang phục đúng

quy định

- Làm đúng theo

hướng dẫn của

nhân viên tại công

ty

- Làm việc đúng

giờ giấc quy định

- Trang phục đúng

quy định

- Làm việc nhanh

nhẹn

70%

2. Áp dụng các kiến

thức và kỹ năng chuyên

ngành để vận hành theo

quy trình nhằm đạt

được năng suất tối ưu

trong các doanh nghiệp

công nghiệp

- Áp dụng kiến thức

chuyên môn để giải

quyết vấn đề

- Quan sát và làm theo

đúng hướng dẫn của

nhân viên về quy trình

vận hành

- Đưa ra những sáng

kiến trong quá trình làm

việc

- Không có kiến thức

về chuyên môn

- Làm không đúng

theo hướng dẫn của

nhân viên tại công ty

về quy trình vận hành

- Kiến thức chuyên

môn còn kém

- Làm đúng theo

hướng dẫn của

nhân viên về quy

trình vận hành

- Có kiến thức

chuyên môn khá

- Làm theo đúng

hướng dẫn của

nhân viên tại công

ty

- Có kiến thức

chuyên môn tốt

- Làm theo đúng

hướng dẫn của

nhân viên tại công

ty

- Có nhiều sáng

kiến trong quá

trình làm việc

Page 22: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

19

3. Tuân theo các chuẩn

mực cao nhất về tính

trung thực và chính trực

trong các mối quan hệ

với các nhân viên tại

trong doanh nghiệp

- Luôn trung thực về

lời nói và hành động

- Siêng năng, chăm

chỉ hoàn thành nhiệm

vụ được giao

- Trung thành

- Thân thiện

- Không trung thực về

lời nói và hành động

- Không siêng năng

làm việc

- Không thân thiện

- Trung thực về lời

nói và hành động

- Làm việc nhưng

không nhiệt tình

- Trung thực về lời

nói và hành động

- Hoàn thành nhiệm

vụ

- Trung thành

- Thân thiện

- Trung thực về lời

nói và hành động

- Hoàn thành

nhiệm vụ tốt

- Siêng năng, chăm

chỉ

- Trung thành

- Thân thiện

4. Có khả năng giao

tiếp hiệu quả với các

thành viên trong nhóm

và với nhân viên tại

doanh nghiệp

- Phối hợp tốt với các

thành viên trong nhóm

và với nhân viên tại

doanh nghiệp

- Tiếp thu nhanh vấn

đề

- Năng nổ trong công

việc

- Bất hòa với các

thành viên trong

nhóm

- Không phối hợp với

các nhân viên tại

doanh nghiệp

- Phối hợp với các

thành viên trong

nhóm và với nhân

viên tại doanh

nghiệp

- Tiếp thu được

vấn đề nhưng còn

chậm

- Phối hợp với các

thành viên trong

nhóm và với nhân

viên tại doanh

nghiệp

- Tiếp thu được

vấn đề

- Năng nổ trong

công việc

- Phối hợp với các

thành viên trong

nhóm và với nhân

viên tại doanh

nghiệp

- Tiếp thu nhanh

được vấn đề và giải

quyết tốt công việc

- Năng nổ trong

công việc

5. Viết báo cáo và trình

bày một bài thuyết trình

- Viết bài luận về công

ty chính xác, trung

thực, đầy đủ

- Hình thức trình bày

đúng font

- Nêu rõ các công việc

đã thực hiện tại công ty

- Thuyết trình đúng

giờ, âm thanh rõ

- Trả lời vấn đáp tốt

- Viết bài luận sai

lệch về công ty,

không trung thực

- Trình bày bài luận

không đúng font

- Viết bài luận về

công ty chính xác,

trung thực

- Hình thức trình

bày không đúng

font

- Thuyết trình

chưa tốt

- Trả lời vấn đáp

chưa tốt

- Viết bài luận về

công ty chính xác,

trung thực

- Hình thức trình

bày đúng font

- Thuyết trình khá

tốt

- Trả lời vấn đáp

chưa tốt

- Viết bài luận về

công ty chính xác,

trung thực, đầy đủ

- Hình thức trình

bày đúng font

- Thuyết trình tốt

- Trả lời vấn đáp

tốt

30%

Page 23: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

20

8.2.4 Rubric đánh giá nội dung đồ án chuyên ngành

RUBRIC MÔN HỌC ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH

HỆ ĐẠI HỌC – NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

Môn học: Đồ án chuyên ngành

Mã học phần: 3070040 Số tín chỉ: 3 (1LT, 2TH)

Loại hình đánh giá: Cuối kỳ

Chuẩn đầu ra Tiêu chí đánh giá Không đạt

(<4 điểm)

Trung bình

(4 - 6.9 điểm)

Khá

(7.0 - 8.4 điểm)

Giỏi

(8.5 - 10 điểm) Tỉ lệ

1. Áp dụng các kiến

thức chuyên ngành vào

một vấn đề chuyên

ngành công nghệ kỹ

thuật điện, điện tử.

- Đưa ra các phương

án thực hiện đề tài

được giao.

- Phân tích các

phương án về ưu

nhược điểm của mỗi

phương án.

- Lựa chọn được

phương án khả thi

nhất để thực hiện

- Không đưa ra các

phương án thực hiện

đề tài được giao.

- Không phân tích

các phương án về ưu

nhược điểm của mỗi

phương án.

- Không lựa chọn

được phương án khả

thi nhất để thực hiện

- Đưa ra các phương

án thực hiện đề tài

được giao.

- Không phân tích

các phương án về ưu

nhược điểm của mỗi

phương án.

- Không lựa chọn

được phương án khả

thi nhất để thực hiện

- Đưa ra các phương

án thực hiện đề tài

được giao.

- Phân tích các

phương án về ưu

nhược điểm của mỗi

phương án.

- Không lựa chọn

được phương án khả

thi nhất để thực hiện

- Đưa ra các

phương án thực

hiện đề tài được

giao.

- Phân tích các

phương án về ưu

nhược điểm của

mỗi phương án.

- Lựa chọn được

phương án khả thi

nhất để thực hiện

100%

Page 24: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

21

2. Thiết kế, lắp đặt,

vận hành hệ thống

điện, điện tử ở quy mô

vừa và nhỏ theo đúng

quy trình công nghệ.

- Thiết kế được mô

hình theo đúng đề tài

được giao

- Lắp đặt mô hình

theo yêu cầu

- Vận hành mô hình,

mạch đúng đề tài

yêu cầu

- Không thiết kế được

mô hình theo đúng đề

tài được giao

- Không lắp đặt mô

hình theo yêu cầu

- Không vận hành mô

hình, mạch đúng đề

tài yêu cầu

- Thiết kế được mô

hình theo đúng đề tài

được giao

- Lắp đặt mô hình

sai yêu cầu

- Vận hành mô hình,

mạch sai đề tài yêu

cầu

- Thiết kế được mô

hình theo đúng đề tài

được giao

- Lắp đặt mô hình

theo yêu cầu

- Vận hành mô hình,

mạch sai so với đề tài

yêu cầu

- Thiết kế được

mô hình theo đúng

đề tài được giao

- Lắp đặt mô hình

theo yêu cầu

- Vận hành mô

hình, mạch đúng

đề tài yêu cầu

100%

3. Vẽ được chi tiết

thiết bị, sơ đồ nguyên

lý, sơ đồ quy trình

công nghệ bằng phần

mềm chuyên dụng.

Sử dụng được phần

mềm chuyên dùng

để vẽ chi tiết thiết bị

Sử dụng được phần

mềm chuyên dùng

để vẽ sơ đồ nguyên

Sử dụng được phần

mềm chuyên dùng

để vẽ sơ đồ quy trình

công nghệ

- Không sử dụng

được phần mềm

chuyên dùng để vẽ

chi tiết thiết bị

- Không sử dụng

được phần mềm

chuyên dùng để vẽ sơ

đồ nguyên lý

- Không sử dụng

được phần mềm

chuyên dùng để vẽ sơ

đồ quy trình công

nghệ

- Sử dụng được phần

mềm chuyên dùng

để vẽ chi tiết thiết bị

- Không sử dụng

được phần mềm

chuyên dùng để vẽ

sơ đồ nguyên lý

- Không sử dụng

được phần mềm

chuyên dùng để vẽ

sơ đồ quy trình công

nghệ

- Sử dụng được phần

mềm chuyên dùng để

vẽ chi tiết thiết bị

- Sử dụng được phần

mềm chuyên dùng để

vẽ sơ đồ nguyên lý

- Không sử dụng

được phần mềm

chuyên dùng để vẽ sơ

đồ quy trình công

nghệ

- Sử dụng được

phần mềm chuyên

dùng để vẽ chi tiết

thiết bị

- Sử dụng được

phần mềm chuyên

dùng để vẽ sơ đồ

nguyên lý

- Sử dụng được

phần mềm chuyên

dùng để vẽ sơ đồ

quy trình công

nghệ

100%

4. Làm việc theo - Làm việc theo - Không làm việc - Làm việc theo - Làm việc theo nhóm - Làm việc theo 100%

Page 25: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

22

nhóm, trao đổi phản

biện các vấn đề kỹ

thuật, giải quyết vấn

đề và xử lý tình huống

xảy ra trong quá trình

thực hiện.

nhóm

- Trao đổi, phản biện,

giải quyết các vấn đề

nhóm

- Không trao đổi, phản

biện, giải quyết các

vấn đề

nhóm

- Trao đổi, phản biện,

không giải quyết các

vấn đề

- Trao đổi, phản biện,

giải quyết chưa hết

các vấn đề

nhóm

- Trao đổi, phản

biện, giải quyết hết

các vấn đề

5. Tự định hướng phát

triển nghề nghiệp bản

thân

Xác định hướng phát

triển nghề nghiệp của

bản thân

Không xác định

hướng phát triển nghề

nghiệp của bản thân

Xác định chưa rõ

ràng hướng phát triển

nghề nghiệp của bản

thân

Xác định hướng phát

triển nghề nghiệp của

bản thân rõ ràng

Xác định hướng

phát triển nghề

nghiệp của bản

thân rõ ràng, lâu dài

100%

Page 26: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

23

9. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Cấu trúc của chương trình đảm bảo sự sắp xếp hợp lý, cân bằng ở từng học

kỳ của năm học và từng khối kiến thức. Chương trình bố trí các môn học từ cơ

bản đến nâng cao nhằm đảm bảo kiến thức được liên tục, mức độ tăng dần và đủ

thời gian tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng, đạo đức, thái độ cần thiết để làm

việc. Đồng thời chương trình cũng được thiết kế bảo đảm tính chuyên sâu cho

từng lĩnh vực chuyên ngành và có khả năng mở rộng cho nhiều chuyên ngành

khác nhau.

Nội dung chương trình bao gồm các khối kiến thức giáo dục đại cương, cơ

sở ngành, chuyên ngành, tốt nghiệp có mức độ tăng dần được giảng dạy trong các

môn học, đồng thời giúp người học nâng cao thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng tin

học, ngoại ngữ, … rèn luyện được tác phong, kỹ luật, an toàn lao động khi làm

việc. Chương trình cũng đảm bảo tính linh hoạt giúp người học có thể chuyển đổi

sang các ngành học khác ở năm thứ nhất, năm thứ hai hoặc học cùng lúc nhiều

chương trình.

9.1 Khối lượng kiến thức toàn khóa

Tổng khối lượng chương trình: 129 tín chỉ (TC)

Trong đó bao gồm:

Khối kiến thức Giáo dục Đại cương

+ Lý thuyết: 33 tín chỉ

+ Thực hành: 1 tín chỉ

Khối kiến thức cơ sở ngành

+ Lý thuyết: 26 tín chỉ

+ Thực hành: 13 tín chỉ

Khối kiến thức chuyên ngành

+ Lý thuyết: 23 tín chỉ

+ Thực hành: 23 tín chỉ

Thực tập tốt nghiệp: 5 tín chỉ

+ Khóa luận tốt nghiệp: 5 tín chỉ

➢ Kiến thức giáo dục đại cương 34 tín chỉ

o Kiến thức lý luận chính trị 7 tín chỉ

o Kiến thức khoa học, xã hội – nhân văn 5 tín chỉ

o Kiến thức ngoại ngữ 9 tín chỉ

Page 27: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

24

o Kiến thức Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên 13 tín chỉ

o Giáo dục thể chất 3 tín chỉ

o Giáo dục quốc phòng – an ninh 8 tín chỉ

➢ Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 95 tín chỉ

o Kiến thức cơ sở ngành 39 tín chỉ

- Bắt buộc: 31 tín chỉ

- Tự chọn: 8 tín chỉ

o Kiến thức chuyên ngành 46 tín chỉ

- Bắt buộc: 24 tín chỉ

- Tự chọn: 22 tín chỉ

o Kỹ năng mềm 9 tín chỉ

o Thực tập tốt nghiệp và Khóa luận tốt nghiệp 10 tín chỉ

9.2 Danh mục môn học

TT Mã HP Khối KT/tên HP Số tín chỉ Ghi chú

A Khối kiến thức giáo dục đại cương 34

A1 Lý luận chính trị 7

1 0070049 Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa

Mác-Lênin 5(5,0,10)

2 0070113 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2(2,0,4)

A2 Khoa học xã hội 5

Học phần bắt buộc 5

3 0070051 Pháp luật đại cương 2(2,0,4)

4 0070005 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản

Việt Nam 3(3,0,6)

Học phần tự chọn 0

A3 Nhân văn - Nghệ thuật 0

A4 Ngoại ngữ 9

5 0070076 Tiếng Anh A1 3(2,1,6)

6 0070077 Tiếng Anh A2 3(2,1,6)

7 0070078 Tiếng Anh B1 3(2,1,6)

A5 Toán - Tin học - Khoa học tự nhiên –

Công nghệ - Môi trường 13

Page 28: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

25

Học phần bắt buộc 9

8 3070130 Thí nghiệm Vật lý 1(0,1,2)

9 0070092 Toán cao cấp A1 2(2,0,4)

10 0070097 Toán cao cấp A2 2(2,0,4)

11 0070115 Vật lý 1 2(2,0,4)

12 0070118 Vật lý 2 2(2,0,4)

Học phần tự chọn 4

13 0070030 Hàm Phức và phép biến đổi Laplace 2(2,0,4)

14 0070035 Logic học 2(2,0,4)

15 0070122 Toán cao cấp A3 2(2,0,4)

16 0070102 Xác suất thống kê 2(2,0,4)

A6 Giáo dục thể chất 3

17 0070024 Giáo dục thể chất 1 (*) 1(0,1,2)

18 0070025 Giáo dục thể chất 2 (*) 1(0,1,2)

19 0070026 Giáo dục thể chất 3 (*) 1(0,1,2)

A7 Giáo dục quốc phòng 8

20 0070007 Giáo dục quốc phòng - An ninh (HP1) (*) 3(3,0,6)

21 0070008 Giáo dục quốc phòng - An ninh (HP2) (*) 2(2,0,4)

22 0070009 Giáo dục quốc phòng - An ninh (HP3) (*) 3(3,0,6)

B Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 95

B1 Kiến thức cơ sở ngành 39

Học phần bắt buộc 31

23 3070005 An toàn lao động 1(1,0,2)

24 3070008 Autocad 2(0,2,4)

25 0470055 Kỹ thuật điện tử 3(2,1,6)

26 3070088 Lý thuyết điều khiển tự động 2(2,0,4)

Page 29: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

26

27 3070093 Mạch điện 1 3(3,0,6)

28 3070094 Mạch điện 2 2(2,0,4)

29 3070127 Thí nghiệm mạch điện 1(0,1,2)

30 3070174 Tin học ứng dụng chuyên ngành 2(1,1,4)

31 0570170 Vẽ kỹ thuật 2(2,0,4)

32 3070029 Điện tử cơ bản 2(1,1,4)

33 3070105 Nhập môn chuyên ngành 1(1,0,2)

34 0470025 Điện tử công suất 3(2,1,6)

35 3070097 Máy điện 3(3,0,6)

36 3070052 Khí cụ điện 2(1,1,4)

37 3070072 Kỹ thuật đo 2(1,1,4)

Học phần tự chọn 8

38 3070190 Vật liệu điện – điện tử 2(2,0,4)

39 3070061 Kỹ thuật cảm biến 2(1,1,4)

40 3070080 Kỹ thuật lập trình C 2(1,1,4)

41 0570083 Kỹ thuật số 2(1,1,4)

42 3070082 Kỹ thuật xung 2(1,1,4)

43 3070182 Trường Điện từ 2(2,0,4)

44 3070014 CAD trong kỹ thuật điện 2(1,1,4)

45 0670040 Kỹ thuật nhiệt 2(2,0,4)

B2 Kiến thức chuyên ngành 46

Học phần bắt buộc 24

46 3070022 Cung cấp điện 3(3,0,6)

47 3070048 Hệ thống điện 2(2,0,4)

48 3070107 PLC 2(2,0,4)

49 3070147 Thực hành PLC 1 3(0,3,6)

Page 30: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

27

50 3070148 Thực hành PLC 2 2(0,2,4)

51 3070156 Thực hành vận hành máy điện 1(0,1,2)

52 3070142 Thực hành điều khiển máy điện 2(0,2,4)

53 3070165 Tiếng Anh chuyên ngành 2(2,0,4)

54 3070033 Điều khiển máy điện 3(3,0,6)

55 3070041 Đồ án học phần 1 2(0,2,4)

56 0370044 Đồ án học phần 2 2(0,2,4)

Học phần tự chọn 22

57 3070011 Bảo vệ relay 3(2,1,6)

58 3070134 Thiết kế cung cấp điện 3(2,1,6)

59 3070120 SCADA 3(2,1,6)

60 3070062 Kỹ thuật cao áp 2(2,0,4)

61 3070063 Kỹ thuật chiếu sáng 2(1,1,4)

62 3070095 Mạng truyền thông công nghiệp 2(1,1,4)

63 3070101 Ngắn mạch và ổn định hệ thống 2(1,1,4)

64 3070102 Nhà máy điện và trạm biến áp 2(2,0,4)

65 3070135 Thiết kế hệ thống điện 3(2,1,6)

66 3070137 Thực hành cung cấp điện 2(0,2,4)

67 3070154 Thực hành vận hành hệ thống điện 2(0,2,4)

68 3070157 Thực hành vận hành nhà máy điện 2(0,2,4)

69 3070185 Truyền động điện 3(2,1,6)

70 3070177 Tính toán và sữa chữa máy điện 3(1,2,6)

71 3070188 Tự động hóa quá trình công nghệ 3(2,1,6)

72 3070027 Điện khí nén 3(1,2,6)

73 0470020 Điện tử công nghiệp 2(1,1,4)

74 0470041 Đo lường và điều khiển bằng máy tính 2(1,1,4)

Page 31: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

28

B3 Thực tập tốt nghiệp 5

75 3070163 Thực tập tốt nghiệp 5(0,5,10)

B4 Khóa luận tốt nghiệp hoặc học bổ sung 5

Khóa luận tốt nghiệp

(Dành cho sinh viên đủ điều kiện làm khóa

luận tốt nghiệp)

5

76 3070056 Khóa luận tốt nghiệp 5(1,4,10)

Học bổ sung

(Sinh viên không làm khóa luận tốt nghiệp

buộc phải học hai học phần sau)

5

77 3070040 Đồ án chuyên ngành điện 3(1,2,6)

78 3070025 Điện công nghệ 2(1,2,4)

B5 Kiến thức kỹ năng mềm 9

79 0070057 Phương pháp học đại học (*) 3(2,0,6)

80 0070033 Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình & làm việc

nhóm (*)

2(2,0,4)

81 0070031 Kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng

tạo (*)

2(2,0,4)

82 0070034

Kỹ năng phỏng vấn & hồ sơ xin việc (*)

2(2,0,4)

9.3. Ma trận tích hợp môn học – Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Khối kiến thức

Môn học

Chuẩn đầu ra chương trình

a b c d e f g h i j K

Đại

cương

Bắt

buộc

Những Nguyên lý cơ

bản của Chủ nghĩa

Mác-Lênin

X

Tư tưởng Hồ Chí

Minh

X

Đường lối cách

mạng của Đảng

Cộng Sản Việt Nam

X

Pháp luật đại cương X

Tiếng Anh A1 X

Tiếng Anh A2 X

Tiếng Anh B1 X

Toán cao cấp A1 X

Toán cao cấp A2 X

Vật lý 1 X

Vật lý 2 X

Page 32: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

29

Thí nghiệm Vật lý X

Giáo dục thể chất 1 X

Giáo dục thể chất 2 X

Giáo dục thể chất 3 X

Giáo dục quốc

phòng - An ninh

(HP1)

X

Giáo dục quốc

phòng - An ninh

(HP2)

X

Giáo dục quốc

phòng - An ninh

(HP3)

X

Tự

chọn

Hàm Phức và phép

biến đổi Laplace

X

Xác suất thống kê X

Logic học X

Toán cao cấp A3 X

Cơ sở

ngành

Bắt

buộc

An toàn lao động X X

Autocad X X

Kỹ thuật điện tử X

Lý thuyết điều khiển

tự động

X X X

Mạch điện 1 X

Mạch điện 2 X

Thí nghiệm mạch

điện

X

Tin học ứng dụng

chuyên ngành

X X X

Vẽ kỹ thuật X

Điện tử cơ bản X

Nhập môn chuyên

ngành

X X

Tiếng Anh chuyên

ngành

X

Máy điện X

Khí cụ điện X

Kỹ thuật đo X X

Tự

chọn

Vật liệu điện – điện

tử

X

Kỹ thuật cảm biến X

Kỹ thuật lập trình C X X

Kỹ thuật số X

Kỹ thuật xung X

Trường Điện từ X

CAD trong kỹ thuật X

Page 33: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

30

điện

Kỹ thuật nhiệt X

Chuyên

ngành

Bắt

buộc

Cung cấp điện X X

Hệ thống điện X X

PLC X X

Thực hành PLC 1 X X

Thực hành PLC 2 X X

Thực hành vận hành

máy điện

X

Thực hành điều

khiển máy điện

X

Điện tử công suất X

Điều khiển máy điện X

Đồ án học phần 1 X X

Đồ án học phần 2 X X

Thực tập tốt nghiệp X X

Tự

chọn

Bảo vệ relay X X

Thiết kế cung cấp

điện

X X

Kỹ thuật cao áp X

Kỹ thuật chiếu sáng X X

Mạng truyền thông

công nghiệp

X X

Ngắn mạch và ổn

định hệ thống

X

Nhà máy điện và

trạm biến áp

X

Thiết kế hệ thống

điện

X X

Thực hành cung cấp

điện

X X

Thực hành vận hành

hệ thống điện

X X

Thực hành vận hành

nhà máy điện

X X

Truyền động điện X

Tính toán và sữa

chữa máy điện

X

Tự động hóa quá

trình công nghệ

X X

Điện khí nén X

Điện tử công nghiệp X

Đo lường và điều

khiển bằng máy tính

X X

Điện công nghệ X

SCADA X X

Page 34: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

31

Khóa luận tốt nghiệp X X X X X

Đồ án chuyên

nghành

X X X X X

Kỹ

năng

mềm

Bắt

buộc

Phương pháp học

đại học

X X X

Kỹ năng giao tiếp,

thuyết trình & làm

việc nhóm

X

X X X

Kỹ năng giải quyết

vấn đề và tư duy

sáng tạo

X X

Kỹ năng phỏng vấn

& hồ sơ xin việc

X X

9.4. Kế hoạch đào tạo

Số

môn

học

học phần Tên học phần

Số

Tín chỉ

Học phần:

học trước (a)

tiên quyết (b)

song hành (c)

Ghi chú Hình

thức thi

kết thúc

Học kỳ 1 10

Học phần Bắt buộc 8

1 3070005 An toàn lao động 1(1,0,2) TL

2 3070105 Nhập môn chuyên 1(1,0,2) TL

3 0070092 Toán cao cấp A1 2(2,0,4) TN

4 0070115 Vật lý 1 2(2,0,4) TN

5 0570170 Vẽ kỹ thuật 2(2,0,4) TL

6 0070024 Giáo dục thể chất 1

(*) 1(0,1,2)

7 0070065 Tiếng Anh 1 (*) 3(3,0,6)

Học phần tự chọn 2

1 3070182 Trường điện từ 2(2,0,4) TL

2 3070190 Vật liệu điện – điện tử 2(1,1,4) TH

Học kỳ 2 11

Học phần Bắt buộc 9

1 3070052 Khí cụ điện 2(1,1,4) TH

2 3070093 Mạch điện 1 3(3,0,6) TL

3 0070097 Toán cao cấp A2 2(2,0,4) TN

4 0070118 Vật lý 2 2(2,0,4) TN

5 0070025 Giáo dục thể chất 2

(*) 1(0,1,2)

6 0070057 Phương pháp học đại

học (*) 3(2,0,6)

7 0070067 Tiếng Anh 2 (*) 3(3,0,6) 0070065(a)

Học phần tự chọn 2

1 0070035 Logic học 2(2,0,4) TN

Page 35: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

32

2 0070102 Toán cao cấp A3 2(2,0,4) TN

Học kỳ 3 11

Học phần Bắt buộc 9

1 3070072 Kỹ thuật đo 2(1,1,4) 3070093(a) TH

2 3070094 Mạch điện 2 2(2,0,4) 3070093(a) TL

3 3070097 Máy điện 3(3,0,6) 3070093(a) TL

4 0070051 Pháp luật đại cương 2(2,0,4) TN

5 0070007 Giáo dục quốc phòng

- An ninh (HP1) (*) 3(3,0,6)

6 0070008 Giáo dục quốc phòng

- An ninh (HP2) (*) 2(2,0,4)

7 0070009 Giáo dục quốc phòng

- An ninh (HP3) (*) 3(0,3,6)

8 0070026 Giáo dục thể chất 3

(*) 1(0,1,2)

9 0070070 Tiếng Anh 3 (*) 3(3,0,6) 0070067(a)

Học phần tự chọn 2

1 0070030 Hàm phức và phép

biến đổi Laplace 2(2,0,4)

TL

2 0070122 Xác suất thống kê 2(2,0,4) TN

Học kỳ 4 13

Học phần Bắt buộc 11

1 3070022 Cung cấp điện 3(3,0,6) 3070093(a) TL

2 3070029 Điện tử cơ bản 2(1,1,4) TH

3 3070033 Điều khiển máy điện 3(3,0,6) 3070097(a) TL

4 3070127 Thí nghiệm mạch điện 1(0,1,2) 3070093(a) TH

5 3070130 Thí nghiệm vật lý 1(0,1,2) TH

6 3070156 Thực hành vận hành

máy điện 1(0,1,2) 3070097(a)

TH

7 0070072 Tiếng Anh 4 (*) 3(3,0,6)

Học phần tự chọn 2

1 0670040 Kỹ thuật nhiệt 2(2,0,4) TL

2 3070082 Kỹ thuật xung 2(1,1,4) TH

Học kỳ 5 16

Học phần Bắt buộc 12

1 3070008 Autocad 2(0,2,4) 0570170(a) TH

2 0470025 Điện tử công suất 3(2,1,6) 3070029(a) TH

3 3070088 Lý thuyết điều khiển

tự động 2(2,0,4) TN

4 3070142 Thực hành điều khiển

máy điện 2(0,2,4) 3070033(a)

TH

5 0070076 Tiếng Anh A1 3(2,1,6) VĐ

6 0070033 Kỹ năng giao tiếp,

thuyết trình & làm 2(2,0,4) 0070057(a)

Page 36: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

33

việc nhóm (*)

Học phần tự chọn 4

1 3070014 CAD trong kỹ thuật

điện 2(1,1,4)

TH

2 3070061 Kỹ thuật cảm biến 2(1,1,4) TH

3 3070080 Kỹ thuật lập trình C 2(1,1,4) TH

4 0570083 Kỹ thuật số 2(1,1,4) TH

Học kỳ 6 14

Học phần Bắt buộc 12

1 3070048 Hệ thống điện 2(2,0,4) 3070093(a) TL

2 0470055 Kỹ thuật điện tử 3(2,1,6) 3070029(a) TH

3 3070107 PLC 2(2,0,4) 3070033(a) TN

4 0070077 Tiếng Anh A2 3(2,1,6) VĐ

5 3070165 Tiếng Anh chuyên 2(2,0,4) TL

Học phần tự chọn 2

1 0470020 Điện tử công nghiệp 2(1,1,4) 0470025(a) TH

2 3070102 Nhà máy điện và trạm

biến áp 2(2,0,4) 3070097(a)

TL

Học kỳ 7 15

Học phần Bắt buộc 11

1 0070049

Những Nguyên lý cơ

bản của Chủ nghĩa

Mác-Lênin

5(5,0,10)

TN

2 3070147 Thực hành PLC 1 3(0,3,6) 3070107(a) TH

3 0070078 Tiếng Anh B1 3(2,1,6) VĐ

Học phần tự chọn 4

1 0470041 Đo lường và điều

khiển bằng máy tính 2(1,1,4) 0470055(a)

TH

2 3070063 Kỹ thuật chiếu sáng 2(1,1,4) 3070022(a) TH

3 3070095 Mạng truyền thông

công nghiệp 2(1,1,4) 3070107(a)

TH

4 3070101 Ngắn mạch và ổn định

hệ thống 2(1,1,4) 3070048(a)

TH

Học kỳ 8 12

Học phần Bắt buộc 6

1 3070148 Thực hành PLC 2 2(0,2,4) 3070107(a) TH

2 3070174 Tin học ứng dụng

chuyên ngành 2(1,1,4)

TH

3 0070113 Tư tưởng Hồ Chí

Minh 2(2,0,4)

TN

4 0070031

Kỹ năng giải quyết

vấn đề và tư duy sáng

tạo (*)

2(2,0,4) 0070057(a);

0070033(a)

Page 37: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

34

Học phần tự chọn 6

1 3070011 Bảo vệ relay 3(2,1,6) 3070101(a) TH

2 3070134 Thiết kế cung cấp

điện 3(2,1,6) 3070022(a)

TH

3 3070177 Tính toán và sửa chữa

máy điện 3(1,2,6) 3070097(a)

TH

4 3070188 Tự động hóa quá trình

công nghệ 3(2,1,6) 3070107(a)

TH

Học kỳ 9 11

Học phần Bắt buộc 5

1 3070041 Đồ án học phần 1 2(0,2,4) TH

2 0070005

Đường lối cách mạng

của Đảng Cộng sản

Việt Nam

3(3,0,6)

TN

Học phần tự chọn 6

1 3070027 Điện khí nén 3(1,2,6) 3070033(a) TH

2 3070120 SCADA 3(2,1,6) 3070095(a) TH

3 3070135 Thiết kế hệ thống điện 3(2,1,6) 3070048(a) TH

4 3070185 Truyền động điện 3(2,1,6) 3070093(a) TH

Học kỳ 10 6

Học phần Bắt buộc 2

1 0370044 Đồ án học phần 2 2(0,2,4) 3070041(a) TH

2 0070034 Kỹ năng phỏng vấn &

hồ sơ xin việc (*) 2(2,0,4)

0070057(a);

0070031(a);

0070033(a)

Học phần tự chọn 4

1 3070062 Kỹ thuật cao áp 2(2,0,4) 3070048(a) TL

2 3070137 Thực hành cung cấp

điện 2(0,2,4) 3070022(a)

TH

3 3070154 Thực hành vận hành

hệ thống điện 2(0,2,4) 3070048(a)

TH

4 3070157 Thực hành vận hành

nhà máy điện 2(0,2,4) 3070102(a)

TH

Học kỳ 11 5

Học phần Bắt buộc 5

1 3070163 Thực tập tốt nghiệp 5(1,0,10) TH

Học kỳ 12 5

Học phần tự chọn 5

1 3070025 Điện công nghệ 2(1,1,4) TH

3070040 Đồ án chuyên 3(1,2,6) TH

2 3070056 Khóa luận tốt nghiệp 5(1,4,10) TH

Page 38: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

35

9.5 Sơ đồ cấu trúc chương trình đào tạo

Hình 3. Sơ đồ cấu trúc/ tiến trình giảng dạy CTĐT ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.

An toàn lao động Khí cụ điện Autocad Hệ thống điện Những Nguyên lý cơ

bản của Chủ nghĩa Mác-

Lênin

Thực hành PLC 2 Đồ án học phần 1 Đồ án học phần 2

3070005 3070052 3070008 3070048 70049 3070148 3070041 370044

1(1,0,2) 2(1,1,4) 2(0,2,4) 2(2,0,4) 5(5,0,10) 2(0,2,4) 2(0,2,4) 2(0,2,4)

Nhập môn chuyên

ngành

Mạch điện 1 Điện tử công suất Kỹ thuật điện tử Thực hành PLC 1 Tin học ứng dụng chuyên

ngành

Đường lối cách mạng

của ĐCS Việt Nam

Kỹ năng phỏng vấn &

HS xin việc (*)

3070105 3(3,0,6) 470025 470055 3070147 3070174 70005 70034

1(1,0,2) 70093 3(2,1,6) 3(2,1,6) 3(0,3,6) 2(1,1,4) 3(3,0,6) 2(2,0,4)

Toán cao cấp A1 Toán cao cấp A2 Lý thuyết điều khiển

tự động

PLC Tiếng Anh B1 Tư tưởng Hồ Chí Minh

70092 70097 3070088 3070107 70078 70113

2(2,0,4) 2(2,0,4) 2(2,0,4) 2(2,0,4) 3(2,1,6) 2(2,0,4)

Vật lý 1 Vật lý 2 Thực hành điều khiển

máy điện

Tiếng Anh A2 Kỹ năng giải quyết vấn

đề và tư duy sáng tạo (*)

70115 70118 3070142 3070165 70031

2(2,0,4) 2(2,0,4) 2(0,2,4) 3(2,1,6) 2(2,0,4)

Vẽ kỹ thuật Phương pháp học đại

học (*)

Tiếng Anh A1 Tiếng Anh chuyên

ngành

570170 7007 70076 3070165

2(2,0,4) 3(2,0,6) 3(2,1,6) 2(2,0,4)

Giáo dục thể chất 1

(*)

Giáo dục thể chất 2

(*)

Kỹ năng giao tiếp,

thuyết trình & làm

việc nhóm (*)

70024 7005 70033

1(0,1,2) 1(0,1,2) 2(2,0,4)

Tiếng Anh 1 (*) Tiếng Anh 2 (*)

70065 7007

3(3,0,6) 3(3,0,6)

CAD trong kỹ thuật

điện

Đo lường và điều khiển

bằng máy tính

Bảo vệ relay Điện khí nén Kỹ thuật cao áp

3070014 470041 3070011 3070027 3070062

2(1,1,4) 2(1,1,4) 3(2,1,6) 3(1,2,6) 2(2,0,4)

Kỹ thuật cảm biến Kỹ thuật chiếu sáng Thiết kế cung cấp điện SCADA Thực hành cung cấp

điện

3070061 3070063 3070134 3070120 3070137

2(1,1,4) 2(1,1,4) 3(2,1,6) 3(2,1,6) 2(0,2,4)

Trường điện từ Logic học Kỹ thuật lập trình C Điện tử công nghiệp Mạng truyền thông

công nghiệp

Tính toán và sửa chữa

máy điện

Thiết kế hệ thống điện Thực hành vận hành

hệ thống điện

3070182 70035 3070080 470020 3070095 3070177 3070135 30701542(2,0,4 ) 2(2,0,4) 2(1,1,4) 2(1,1,4) 2(1,1,4) 3(1,2,6) 3(2,1,6) 2(0,2,4)

Vật liệu điện-điện tử Toán cao cấp A3 Kỹ thuật số Nhà máy điện và trạm

biến áp

Ngắn mạch và ổn định

hệ thống

Tự động hóa quá trình

công nghệ

Truyền động điện Thực hành vận hành

nhà máy điện

3070190 70102 570083 3070102 3070101 3070188 3070185 3070157

2(1,1,4) 2(2,0,4 ) 2(1,1,4) 2(2,0,4) 2(1,1,4) 3(2,1,6) 3(2,1,6) 2(0,2,4)

HK7

15 TC

HK8

12 TC

HK9

11 TC

HK 10

6 TC

HK 11

5 TC

HK12

5 TC

HK1

10 TC

HK2

11 TC

HK3

11 TC

HK4

13 TC

HK5

16 TC

HK6

14 TC

Kỹ thuật đo

2(1,1,4)

3070072

3070094

2(2,0,4)

Cung cấp điện

3070022

3(3,0,6)

Máy điện

3070097

3(3,0,6)

Điện tử cơ bản

3070029

2(1,1,4)

Mạch điện 2

Giáo dục quốc phòng -

An ninh (HP1,2,3) (*)

8(5,3,16)

Điều khiển máy điện

3070033

3(3,0,6)

Thí nghiệm mạch điện

3070127

1(0,1,2)

Giáo dục thể chất 3 (*)

70026

1(0,1,2)

Thí nghiệm vật lý

SINH VIÊN SẼ PHẢI

CHỌN 1 TRONG 2

MÔN HỌC

SINH VIÊN SẼ PHẢI

CHỌN 1 TRONG 2

MÔN HỌC

SINH VIÊN SẼ PHẢI

CHỌN 1 TRONG 2

MÔN HỌC

SINH VIÊN

KHÔNG

LÀM KHÓA

LUẬN TỐT

NGHIỆP THÌ

HỌC 2 MÔN

LƯA CHỌN

Thực hành vận hành

máy điện

3070156

1(0,1,2)

3070127

1(0,1,2)

Tiếng Anh 3 (*)

70070

3(3,0,6)

Giáo dục thể chất 3 (*)

70026

1(0,1,2)

Tiếng Anh 4 (*)

70072

3(3,0,6)

SINH VIÊN SẼ PHẢI

CHỌN 1 TRONG 2

MÔN HỌCSINH VIÊN SẼ PHẢI

CHỌN 1 TRONG 2

MÔN HỌC

SINH VIÊN SẼ PHẢI

CHỌN 1 TRONG 2

MÔN HỌC

Kỹ thuật nhiệt

6700402(2,0,4)

Hàm phức và phép

biến đổi Laplace

700302(2,0,4)

Kỹ thuật xung

3070082

2(1,1,4)

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC /TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

THỰC

TẬP

TỐT

NGHIỆP

3070163

5(1,0,10)

Điện công

nghệ

3070025

2(1,1,4)

Đồ án chuyên

ngành

3070040

3(1,2,6)

SINH VIÊN SẼ PHẢI

CHỌN 2 TRONG 4

MÔN HỌC

SINH VIÊN SẼ PHẢI

CHỌN 2 TRONG 4

MÔN HỌC

SINH VIÊN SẼ PHẢI

CHỌN 2 TRONG 4

MÔN HỌC

Xác suất thống kê

70122

2(2,0,4)

KHÓA

LUẬN TỐT

NGHIỆP

SINH VIÊN SẼ PHẢI

CHỌN 2 TRONG 4

MÔN HỌC

Page 39: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

36

9.6 Tóm tắt nội dung môn học

9.6.1 Kiến thức giáo dục đại cương

1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin 5 TC

Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin cung cấp cho sinh viên

những kiến thức cơ bản về triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã

hội khoa học, học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức sản xuất tư

bản chủ nghĩa, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã

hội hiện thực và triển vọng.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 TC

Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 7 chương: chương 1 trình bày về cơ sở,

quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, từ chương 2 đến chương 7

trình bày những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh theo mục tiêu môn học.

3. Pháp luật đại cương 2 TC

Môn học giới thiệu những nét cơ bản trong hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tính thực tiễn của các bộ luật cơ bản trong đời sống xã

hội.

4. Đường lối cách mạng của Đảng CSVN 3 TC

Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 8 chương. Chương I: Sự ra đời của

Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, chương II:

Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), chương III: Đường lối kháng

chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975), chương IV: Đường

lối công nghiệp hoá, chương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị, chương VII:

Đường lối xây dựng văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội, chương VIII: Đường lối

đối ngoại. Nội dung chủ yếu của môn học là cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ

bản có hệ thống về đường lối của Đảng, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới.

5. Tiếng Anh 1 3 TC

Học phần này giúp sinh viên thực hành kỹ năng nghe, nói, đọc và viết ở trình độ sơ

cấp thông qua các bài học và bài tập thực tế, đơn giản, dễ hiểu, mang tính thực hành

cao.

1. Văn phạm; sử dụng được a, an, some, any, danh từ đếm được và không đếm được

2. Từ vựng: Vận dụng được từ vựng về chủ đề thức ăn, siêu thị

6. Tiếng Anh 2 3 TC

Học phần này giúp sinh viên thực hành kỹ năng nghe, nói, đọc và viết ở trình độ sơ

cấp

1. Văn phạm; sử dụng được cách so sánh, động từ trạng thái

Page 40: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

37

2. Từ vựng: Vận dụng được từ vựng về chủ đề (jobs, hobbies, sports), cụm từ (break,

bring)

3. Reading; biết cách đọc và tóm tắt trả lời câu hỏi

7. Tiếng Anh B1 3 TC

Học phần này giúp sinh viên thực hành kỹ năng nghe, nói trong bối cảnh phỏng vấn

xin việc bằng tiếng Anh.

8. Thí nghiệm vật lý 1 TC

Môn học Thí Nghiệm vật lý giúp cho sinh viên khảo sát, tính toán các thông số, thu

thập các dữ liệu thông tin cần thiết. Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường Vật lí phổ

biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm Vật lí đơn giản. Kĩ năng phân tích, xử lí các

thông tin và các dữ liệu thu được để giải thích được một số hiện tượng Vật lí đơn giản,

để giải các bài tập Vật lí đòi hỏi những suy luận lôgíc và những phép tính cơ bản cũng

như để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống. Kỹ năng đề xuất các dự án hoặc các

giả thuyết đơn giản về các mối quan hệ về bản chất của các hiện tượng hoặc sự vật Vật

lí. Có khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán hoặc giả

thuyết đã đề ra.

9. Toán cao cấp A1: 2 TC

Môn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về giới hạn, liên tục, phép

tính vi tích phân hàm một biến, nhiều biến, ứng dụng vào bài toán khảo sát hàm số,

cực trị, tính diện tích, thể tích các vật thể…,dành cho sinh viên các ngành công nghệ

thông tin và khối kỹ thuật

10. Toán cao cấp A2 2 TC

Môn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về ma trận, định thức, hệ

phương trình tuyến tính, không gian vector, dạng sóng tuyến tính và dạng toàn

phương, dành cho sinh viên các ngành công nghệ thông tin và khối kỹ thuật

11. Vật lý 1 2 TC

Nội dung môn học bao gồm:

Phần Cơ học: động học và động lực học chất điểm, động lực học hệ chất điểm và động

lực học vật rắn.

Phần Nhiệt học: phương trình trạng thái của khí lý tưởng, các nguyên lý cơ bản của

nhiệt động lực học.

Phần Điện học: trường tĩnh điện, từ trường, trường điện từ và sóng điện từ, vật liệu

điện và từ.

12. Vật lý 2 2 TC

Sóng ánh sáng, thuyết tương đối Einstein, Quang lượng tử, Cơ lượng tử, Nguyên tử-

phân tử, vật liệu quang laser, hạt nhân - hạt cơ bản.

Page 41: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

38

13. Hàm phức và toán tử Laplace: 2 TC

Số phức, hàm phức, phép biến đổi Laplace thuận, phép biến đổi Laplace ngược và các

ứng dụng.

14. Logic học 2 TC

Môn học này trình bày những vấn đề cơ bản của logic học. Những cơ sở lý luận

chung, những phương pháp nhận thức khoa học, phương pháp chứng minh, phương

pháp xác nhận giả thiết.

15. Toán cao cấp A3 2 TC

Môn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về tích phân đường, tích phân

mặt, ứng dụng, các dạng phương trình vi phân và lí thuyết chuỗi, dành cho sinh viên

các ngành công nghệ thông tin và khối kỹ thuật

16. Xác suất thống kê: 2 TC

Các kiến thức cơ bản về xác suất và thống kê toán học phục vụ cho việc xây dựng các

mô hình ngẫu nhiên trong công nghệ thông tin: Biến ngẫu nhiên và quá trình ngẫu

nhiên, ước lượng tham số và kiểm định giả thiết thống kê, mô hình Markov.

17. Giáo dục thể chất 1 1 TC

Trang bị cho sinh viên kiến thức môn bóng đá, kỹ thuật di chuyển và đá bóng bằng

lòng, kỹ thuật đá bóng bằng mu bàn chân, kỹ thuật đơ bóng.

18. Giáo dục thể chất 2: 1 TC

Trang bị cho sinh viên kiến thức môn bóng chuyền. Phổ biến các bài tập khởi động

chung và chuyên môn, kỹ thuật đệm bóng thấp tay, kỹ thuật phát bóng thấp tay (nữ);

cao tay (nam).

19. Giáo dục thể chất 3: 1 TC

Trang bị cho sinh viên kỹ thuật dẫn bóng, kỹ thuật ném biên và các điều luật trong

bóng đá, chiến thuật cơ bản trong bóng đá.

20. Giáo dục quốc phòng - An ninh (HP1) 3 TC

Học phần đề cập lý luận cơ bản của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm: những vấn

đề cơ bản Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và

bảo vệ Tổ quốc; các quan đểm của Đảng về chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng

vũ trang, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, các quan điểm của

Đảng về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an

ninh. Học phần giành thời lượng nhất định giới thiệu một số nội dung cơ bản về lịch

sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ

21. Giáo dục quốc phòng - An ninh (HP2) 2 TC

Học phần được lựa chọn những nội dung cơ bản nhiệm vụ công tác quốc phòng, an

ninh của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới, bao gồm: xây dựng lực lượng dân

Page 42: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

39

quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kỹ thuật

quốc phòng, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược “Diễn biến

hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Học

phần đề cập một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống

địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; xây dựng, bảo

vệ chủ quyền biên giới, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia, những vấn đề cơ bản về

đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

22. Giáo dục quốc phòng - An ninh (HP3) 3 TC

Học phần nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản vể bản đồ, địa hình

quân sự, các phương tiện chỉ huy để phục vụ cho nhiệm vụ học tập chiến thuật và chỉ

huy chiến đấu; tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí bộ binh

AK, CKC, RPD, RPK, B40, B41; đặc điểm tính năng, kỹ thuật sử dụng thuốc nổ;

phòng chống vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, vũ khí lửa; vết thương chiến tranh và

phương pháp xử lý; luyện tập đội hình lớp, khối. Nội dung gồm: đội ngũ đơn vị, sử

dụng bản đồ, địa hình quân sự, một số loại vũ khí bộ binh; thuốc nổ; phòng chống vũ

khí hủy diệt lớn; cấp cứu ban đầu các vết thương. Học phần giành thời gian giới thiệu

3 môn quân sự phối hợp để sinh viên tham gia hội thao điền kinh, thể thao quốc

phòng;

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

23. An toàn lao động 1 TC

Học phần bao gồm những nội dung như: Những vấn đề chung của công tác bảo hộ

lao động và kỹ thuật an toàn lao động, các phương pháp sơ cứu khẩn cấp, an toàn

điện, phòng chống cháy nổ, bảo vệ chống sét. Từ đó giúp cho sinh viên hiểu và vận

dụng trong môi trường lao động thực tiễn.

24. Autocad 2 TC

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bản vẽ kỹ thuật điện,

thực hành trực tiếp trên máy tính các lệnh vẽ và hiệu chỉnh của AutoCAD 2D; Vẽ

các bản vẽ thiết kế điện cho các công trình điện: nhà ở, cao ốc văn phòng, nhà

xưởng; Lập bảng dự toán vật tư, thiết bị.

25. Kỹ thuật điện tử 3 TC

Môn học này trang bị những kiến thức cơ bản về điện tử Cần Thiết cho sinh viên

chuyên . Môn học bao gồm 3 phần: Kỹ thuật số và Vi mạch: Hệ thống số đếm, cổng

logic cơ bản. Giới thiệu các họ vi mạch giải mã, hợp kênh, mạch đếm, mạch chuyển

đổi ADC, mạch chuyển đổi DAC. Kỹ thuật xung: Khái niệm cơ bản về kỹ thuật

xung, các mạch dao động tạo xung, các mạch biến đổi dạng xung. Vi điều khiển:

Page 43: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

40

khái niệm cơ bản về vi điều khiển, sơ đồ khối chức năng, giao tiếp với các ngoại vi,

ứng dụng tập lệnh của AT89C51 để viết các chương trình điều khiển đơn giản xuất

ra port.

26. Lý thuyết điều khiển tự động 2 TC

Môn học này mang nội dung cơ bản của lĩnh vực Điều Khiển Tự Động: Giới thiệu

các hệ thống tự động; trang bị cho sinh viên các phương pháp thiết lập một hệ thống

tự động; đánh giá sự ổn định và chất lượng của hệ thống điều khiển tự động; ổn định

hệ thống phi tuyến.

27. Mạch điện 1 3 TC

Đây là môn cơ sở trang bị cho sinh viên những kiến thức về các nguyên lý, những

định luật, định lí, biết phân tích các tác dụng của mỗi phần tử trong mạch điện và

những phương pháp giải các bài toán mạch điện. Trên hai cơ sở đó sinh viên áp

dụng vào các mạch điện trong thực tế.

28. Mạch điện 2 2 TC

Môn học này cung cấp cho sinh viên phương pháp phân tích và giải mạch điện trong

miền thời gian.Nội dung học phần bao gồm: Phân tích mạch trong miền thời gian,

Hàm truyền, Phần tử phi tuyến, Chuỗi Fourier, Đường dây dài.

29. Thí nghiệm mạch điện 1 TC

Môn học Thí Nghiệm Mạch Điện giúp cho sinh viên khảo sát, tính toán các thông

số, vẽ đặc tuyến và sinh viên nhận xét cho: Mạch xoay chiều một pha, mạch ba pha,

mạng hai cửa tuyến tính không nguồn, mạch cộng hưởng R – L – C, quá trình quá

độ mạch tuyến tính, mạch khuếch đại thuật toán, mạch phi tuyến. Giáo trình cũng đề

cập đến việc sử dụng TINA Pro 7.0 để hổ trợ cho việc khảo sát và mô phỏng cho:

Mạch Thevenin – Norton, các định lí mạch, nguyên lí truyền công suất cực đại của

mạng một cửa, đặc tuyến biên tần và pha tần, mạch lọc thụ động và mạch ba pha.

Giáo trình cũng có phần hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng TINA Pro 7.0, để

giúp sinh viên biết cách sử dụng các thiết bị và linh kiện trong Tina Pro 7.0 để vẽ và

mô phỏng mạch điện.

30. Tin học ứng dụng chuyên ngành 2 TC

Nôi dung học phần bao gồm cơ sở lý thuyết về ứng dụng Matlab trong khối ngành

kỹ thuật, trang bị cho sinh viên kỹ năng tính toán trên Matlab, kỹ năng lập trình trên

Matlab, kỹ năng áp dụng Matlab giải quyết các vấn đề của Kỹ Thuật Điện, Điện tử.

31. Vẽ kỹ thuật 2 TC

Page 44: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

41

Học phần Vẽ kỹ thuật cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương

pháp chiếu vuông góc để biểu diễn vật thể; nguyên tắc biểu diễn vật thể lên mặt

phẳng. Học phần còn cung cấp cho sinh viên những tiêu chuẩn và những qui ước có

liên quan đến bản vẽ chi tiết máy và bản vẽ lắp cũng như các sơ đồ cơ khí, điện

trong công nghiệp theo các tiêu chuẩn Việt nam và ISO.

32. Điện tử cơ bản 2 TC

Đây là môn học được dùng để giảng dạy trong , Điện tử. Môn học này bao gồm

phần linh kiện điện tử, khuếch đại thuật toán và mạch điện tử. Trong phần Linh kiện

điện tử sẽ trình bày cho sinh viên biết nguyên lý hoạt động của một số linh kiện

được ứng dụng nhiều trong công nghiệp như: Điện trở, Tụ điện, Cuộn cảm, Diod,

BJT, UJT, FET, Bộ khuếch đại thuật toán (Op-amp) và các tầng khuếch đại công

suất nhỏ, tầng khuếch đại công suất.

34. Điện tử công suất 3 TC

Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở lý thuyết phần công suất trong

các mạch chỉnh lưu, mạch lọc, mạch điều chỉnh điện áp xoay chiều, mạch nghịch

lưu trong lĩnh vực điều khiển nguồn một chiều và xoay chiều công suất lớn, nhằm

giúp sinh viên hiểu rõ nguyên lý hoạt động của các mạch điện trong dân dụng và

công nghiệp, có khả năng tính toán thiết kế các mạch cơ bản theo yêu cầu.

35. Máy điện 3 TC

Nội dung học phần là nội dung lý thuyết về cấu tạo, nguyên lý, các chế độ làm việc,

sơ đồ thay thế, giản đồ véc tơ, điều kiện vận hành của máy biến áp và các máy biến

áp đặc biệt; Cấu tạo, nguyên lý làm việc, quan hệ điện từ, mở máy và điều chỉnh tốc

độ động cơ, các động cơ đặc biệt của các máy điện không đồng bô, đồng bộ và một

chiều.

36. Khí cụ điện 2 TC

Các vấn đề cơ bản trong khí cụ điện bao gồm: Mạch từ, sự trao đổi năng lượng điện,

Hồ quang điện, chế độ phát nóng, tiếp xúc điện, một số lọai khí cụ điện. Sau khi học

xong môn học này sinh viên có khả năng: Nắm được những kiến thức cơ bản nhất

về cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của các lọai khí cụ điện dùng trong các

mạch điều khiển và bảo vệ, ứng dụng những khí khí cụ điện trong việc thiết kế mạch

điều khiển hệ thống.

37. Kỹ thuật đo 2 TC

Môn học giúp sinh viên có các khái niệm về đo lường, nắm vững các cơ cấu đo chỉ

thị kim và điện tử, nguyên lý hoạt động và sử dụng các dụng cụ đo điện để đo các

Page 45: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

42

đại lượng điện như: điện áp, dòng điện AC và DC, điện trở, điện dung, điện cảm và

hỗ cảm, công suất, điện năng tiêu thụ, hệ số công suất. Ngoài ra, còn giúp sinh viên

hiểu và sử dụng được dao động ký để đo dạng sóng tín hiệu và góc lệch pha giữa hai

tín hiệu. Đồng thời nhận biết và sử dụng được một số cảm biến như: nhiệt độ, độ

ẩm, ánh sáng, áp suất.

38. Vật liệu điện – điện tử 2 TC

Học phần Vật liệu trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguyên lý, cấu tạo, ứng

dụng cảu các loại Vật liệu bán dẫn, vật liệu điện, vật liệu điện môi.

39. Kỹ thuật cảm biến 2 TC

Môn học Kỹ thuật cảm biến cung cấp các kiến thức về cảm biến và ứng dụng của

các cảm biến. Môn này giới thiệu các loại cảm biến: quang, nhiệt, điện, âm thanh,

cảm biến hình ảnh; Kỹ thuật lắp ráp các mạch chuyển đổi sơ cấp từ đại lượng không

điện thành đại lượng điện; Kỹ thuật thiết kế mạch điều khiển ứng dụng cảm biến.

40. Kỹ thuật lập trình C 2 TC

Môn học này cung cấp cho người học khái quát ngôn ngữ C; kiểu dữ liệu cơ bản,

phép toán; cấu trúc điều kiện; cấu trúc lặp; hàm trong C; mảng và mẫu tin; chuỗi kí

tự; con trỏ và tham chiếu; tập tin trong C; lớp và lập trình hướng đối tượng.

41. Kỹ thuật số 2 TC

Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kĩ thuật số: các hệ thống

số đếm và phương pháp chuyển đổi, đại số Boole, hệ tổ hợp, hệ tuần tự các mạch

logic lập trình và vấn đề giao tiếp.

42. Kỹ thuật xung 2 TC

Giới thiệu các phương pháp tạo xung và biến đổi dạng xung: mạch RLC, mạch xén,

mạch ghim, mạch Schmitt trigger, dao động đa hài, dao động blocking.

43. Trường điện từ 2 TC

Nội dung học phần bao gồm các kiến thức về khái niệm và phương trình cơ bản của

trường điện từ, trường điện từ tĩnh, trường điện từ dừng, trường điện từ biến thiên,

bức xạ điện từ, ống dẫn sóng và hộp cộng hưởng.

44. CAD trong kỹ thuật điện 2 TC

Thiết kế trong quá trình sản suất công nghiệp. Thiết kế các thiết bị điện. Nguyên lý

cơ bản của phương pháp phần tử hữu hạn. Cấu trúc hệ thống tự động hoá thiết kế

theo phương pháp phần tử hữu hạn. Một số chương trình phân tích và thiết kế theo

phương pháp phần tử hữu hạn. CAD trong lĩnh vực năng lượng. Giới thiệu một số

chương trình phân tích lưới điện.

Page 46: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

43

45. Kỹ thuật nhiệt 2 TC

Kỹ thuật nhiệt là học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về các quy luật

biến đổi năng lượng mà chủ yếu là nhiệt năng và cơ năng, diễn ra trong các loại máy

nhiệt nói riêng và các hệ thống nhiệt động nói chung; đồng thời trang bị cho sinh

viên những kiến thức cơ bản về các quá trình trao đổi nhiệt trong thực tế.

46. Cung cấp điện 3 TC

Các khái niệm cơ bản về hệ thống cung cấp điện; Các phương pháp tính toán xác

định phụ tải, các dạng đồ thị trong cung cấp điện; Nguồn dự phòng, hệ thống chiếu

sáng; Trạm biến áp; Tính toán các dạng tổn thất điện, Tính ngắn mạch mạng điện;

Lựa chọn thiết bị mạng điện, nâng cao hệ số công suất; Phân tích yêu cầu kinh tế và

kỹ thuật trong cung cấp điện; Nối đất và chống sét.

47. Hệ thống điện 3 TC

Môn học bàn về các vấn đề cơ bản của hệ thống điện bao gồm những khái niệm cơ

bản, thông số đường dây tải điện, mô hình toán học các phần tử trong hệ thống. Môn

học cũng đề cập đến vấn đề cân bằng công suất thực và phản kháng, giải tích mạng

ở chế độ xác lập, các phương pháp điều chỉnh điện áp và giảm tổn thất điện năng

trong hệ thống.

48. PLC 2 TC

Môn học PLC giúp người học có được kiến thức cơ bản về cấu trúc PLC trong công

nghiệp. Người học sẽ được trang bị kiến thức cơ bản của PLC, các kỹ thuật ghép nối

PLC với thiết bị ngoại vi thông dụng, như các cảm biến, nút nhấn ngõ vào, các đèn

báo, relay ở ngõ ra … Người học cũng được học về cách viết chương trình điều

khiển PLC đơn giản như các sơ đồ mở máy động cơ, đảo chiều quay động cơ, các sơ

đồ điều khiển thông dụng ứng dụng có Timer và Counter.

49. Thực hành PLC 1 3 TC

Môn học PLC giúp người học có được kiến thức cơ bản về cấu trúc PLC trong công

nghiệp. Người học sẽ được trang bị kiến thức cơ bản của PLC, các kỹ thuật ghép nối

PLC với thiết bị ngoại vi thông dụng, như các cảm biến, nút nhấn ngõ vào, các đèn

báo, relay ở ngõ ra … Người học cũng được học về cách viết chương trình điều

khiển PLC đơn giản như các sơ đồ mở máy động cơ, đảo chiều quay động cơ, các sơ

đồ điều khiển thông dụng ứng dụng có Timer và Counter.

50. Thực hành PLC 2 2 TC

Môn học PLC giúp người học có được kiến thức cơ bản về cấu trúc PLC trong công

nghiệp. Người học sẽ được trang bị kiến thức cơ bản của PLC, các kỹ thuật ghép nối

Page 47: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

44

PLC với thiết bị ngoại vi thông dụng, như các cảm biến, nút nhấn ngõ vào, các đèn

báo, relay ở ngõ ra … Người học cũng được học về cách viết chương trình điều

khiển PLC đơn giản như các sơ đồ mở máy động cơ, đảo chiều quay động cơ, các sơ

đồ điều khiển thông dụng ứng dụng có Timer và Counter.

51. Thực hành vận hành máy điện 1 TC

Môn học Thực hành vận hành máy điện trang bị cho sinh viên những kiến thức, quy

trình và cách thức vận hành một hệ thống có các thiết bị là máy điện. Môn học cũng

trang bị khả năng đọc sự cố, dự báo khả năng sự cố của thiết bị trong hệ thống

52. Thực hành điều khiển máy điện 2 TC

Nội dung học phần trang bị cho sinh viên những kỹ năng như: Đọc hiểu và thiết kế

các mạch điều khiển động cơ từ đơn giản đến nâng cao; lắp đặt và sửa chữa các

mạch điều khiển thông dụng trong công nghiệp

53. Tiếng Anh chuyên ngành 2 TC

Trang bị cho sinh viên các kỹ năng đọc, hiểu về các tài liệu tiếng anh chuyên .

54. Điều khiển máy điện 3 TC

Môn học này cung cấp cho người học kiến thức về thiết kế các sơ đồ điều khiển mở

máy động cơ thường sử dụng trong trong nghiệp, dựa trên tư duy của điều khiển

logic. Đây là công cụ mạnh để người học có thể thiết kế các sơ đồ điều khiển mở

máy động cơ phức tạp sau này. Người học cũng được trang bị các kiến thức về mở

máy gián tiếp động cơ điện từ kinh điển đến hiện đại, và học cách phân tích các sơ

đồ điều khiển động cơ điện điển hình trong công nghiệp.

55. Đồ án học phần 1 2 TC

Đồ án môn học trang bị cho sinh viên kiến thức về thiết kế hệ thống điện cho một

nhà máy hoặc phân xưởng công nghiệp.

56. Đồ án học phần 2 2 TC

Đồ án môn học giúp sinh viên tham gia cụ thể công tác thiết kế hệ thống chiếu sáng

hoặc chống sét cho một phân xưởng, nhà máy cụ thể.

57. Bảo vệ relay 3 TC

Môn học cung cấp các kiến thức về hệ thống bảo vệ, bảo vệ quá dòng điện, bảo vệ

khoảng cách, bảo vệ so lệch, bảo vệ chống chạm đất, bảo vệ hệ thống điện công

nghiệp. Môn học còn giới thiệu các loại relay của nhiều hãng khác nhau, đặc tính

làm việc và phạm vi ứng dụng trong hệ thống điện cụ thể.

58. Thiết kế cung cấp điện 3 TC

Page 48: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

45

Môn học thiết kế cấp điện là môn học chuyên ngành tự chọn cho sinh viên ngành

cung cấp điện. Môn học cung cấp điện trang bị cho sinh viên những kỹ năng về thiết

kế cung cấp, gồm các loại phụ tải công nghiệp, dân dụng, sinh hoạt, dịch vụ...Môn

học được dựa trên các tiêu chuẩn về thiết kế cấp điện của Việt Nam, Châu Âu. Môn

học là nền tảng cho các sinh viên khi làm luận án tốt nghiệp về cung cấp điện.

59. SCADA 3 TC

Môn học này giúp cho sinh viên nắm rõ các khái niệm cơ bản về hệ SCADA, cấu

trúc tổng quát của hệ SCADA, các giao thức truyền thông trong hệ SCADA, chức

năng cơ bản của hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu, xây dựng một hệ thống SCADA

trong công nghiệp

60. Kỹ thuật cao áp 2 TC

Môn học cung cấp các kiến thức về quá điện áp trong hệ thống điện, quá trình lan

truyền sóng quá điện áp, các giải pháp chống quá điện áp tác động vào các thành

phần của hệ thống điện. Môn học cũng đề cập đến kỹ thuật đo lường cao áp, các

thiết bị sử dụng trong hệ thống cao áp.

61. Kỹ thuật chiếu sáng 2 TC

Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về kỹ thuật chiếu sáng, chọn nguồn

sáng nhân tạo, các dạng chiếu sáng, tính toán chiếu sáng cho các công trình nhà ở,

siêu thị, sân vận động, khu vui chơi giải trí…

62. Mạng truyền thông công nghiệp 2 TC

Cung cấp các kiến thức về các kỹ thuật trong vấn đề truyền thông trong công

nghiệp, biết được các thành phần quan trọng trong hệ thống truyền thông công

nghiệp, phân biệt được các hệ thống bus tiêu biểu hiện nay, lựa chọn ứng dụng các

mạng truyền thông công nghiệp vào sản xuất công nghiệp.

63. Ngắn mạch và ổn định hệ thống 2 TC

Đây là môn học cho sinh viên chuyên ngành hệ thống điện. Môn học cung cấp các

kiến thức về các loại ngắn mạch và cách xác định các đại lượng liên quan khi xảy ra

ngắn mạch trong hệ thống điện. Môn học cũng giới thiệu về vấn đề ổn định hệ thống

điện, mối liên hệ giữa ngắn mạch và ổn định hệ thống. Ngoài ra, môn học còn trang

bị các giải thuật và chương trình tính toán ngắn mạch, đánh giá ổn định hệ thống

điện.

64. Nhà máy điện và trạm biến áp 2 TC

Môn học Nhà máy điện và trạm biến áp giúp cho sinh viên nắm được mô hình tổng

quan của các loại nhà máy điện và trạm biến áp; nguyên lý làm việc, đặc điểm cấu

Page 49: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

46

tạo, đặc tính chế độ làm việc, vai trò, vị trí, chức năng của các loại thiết bị điện

chính trong nhà máy điện và trạm biến áp. Cách tính toán và chọn khí cụ điện, thiết

bị điện, dây dẫn, sơ đồ nối điện chính, nguồn dự phòng trong nhà máy điện và trạm

biến áp và nguyên tắc thực hiện sơ đồ đấu nối mạch nhị thứ.

65. Thiết kế hệ thống điện 3 TC

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những nguyên tắc thiết kế hệ thống điện, cũng

như nhiệm vụ và các phương pháp thiết kế hệ thống. Thiết kế hệ thống bao gồm các

phương pháp xác định nhu cầu điện, dự báo các chế độ tiêu thụ điện năng, chọn các

nguồn năng lượng, thiết kế đường dây, trạm, tính các thông số chế độ của hệ thống

và cuối cùng là bài toán tính toán - so sánh dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để

quyết định chọn phương án thiết kế tối ưu.

66. Thực hành cung cấp điện 2 TC

Môn học này dùng để giảng dạy cho sinh viên Đại học chuyên , điện tử nhằm trang

bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về việc lắp đặt, vận hành hệ thống điện chiếu

sáng sinh hoạt và phân xưởng.

67. Thực hành vận hành hệ thống điện 2 TC

Môn học nói đến các đặc tính làm việc của một máy phát điện, hàm chi phí của một

máy phát, điều độ công suất tối ưu giữa các máy phát trong cùng một nhà máy và

trong toàn hệ thống điện. Các kiến thức về qui trình vận hành máy phát điện, trạm

biến áp, đường dây trong hệ thống; điều động và dự trữ tổ máy. Môn học còn đề cập

đến kỹ thuật điều khiển máy phát trong hệ thống điện.

68. Thực hành vận hành nhà máy điện 2 TC

Môn học nói đến các đặc tính làm việc của một máy phát điện, trạm biến áp, lưới

truyền tải và phân phối, điều khiển tải và bù công suất phản kháng cho hệ thống Các

kiến thức về qui trình vận hành máy phát điện, trạm biến áp, đường dây trong hệ

thống; điều khiển và giám sát từ xa (SCADA). Môn học còn đề cập đến kỹ thuật

điều khiển máy phát, máy biến áp, bảo vệ Rơle trong hệ thống điện.

69. Truyền động điện 3 TC

Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về hệ thống truyền động điện

hiện đại bao gồm việc phân tích các đặc tính của các hệ truyền động điện có bộ biến

đổi điện tử công suất. Nghiên cứu các cấu trúc điều khiển mới của các hệ truyền

động động cơ xoay chiều đồng bộ và không đồng bộ.

70. Tính toán và sữa chữa máy điện 3 TC

Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức: Sơ lược vế cấu tạo máy biến

Page 50: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

47

áp, động cơ không đồng bộ một pha, ba pha, động cơ điện một chiều. Cách tính toán

dây quấn để sửa chữa máy biến áp một pha, động cơ không đồng bộ một pha, ba

pha, động cơ điện một chiều. Các hư hỏng thông thường của máy biến áp, các loại

động cơ điện không đồng bộ một pha, ba pha, động cơ điện một chiều.

71. Tự động hóa quá trình công nghệ 3 TC

Đây là môn học được dùng để giảng dạy trong , môn học này bao gồm các động cơ

đặc biệt trong hệ thống tự động, ứng dụng PLC trong hệ thống công nghiệp, cảm

biến công nghiệp, các hệ thống điều khiển tự động. Môn học cung cấp cho sinh viên

kiến thức về xây dựng và điều khiển hệ thống tự động hóa trong sản xuất công

nghiệp

72. Điện khí nén 3 TC

Môn học Điện khí nén trang bị cho sinh viên những kiến thức về công nghệ khí nén.

Nội dung của học phần này giới thiệu cấu tạo nguyên lý làm việc và ứng dụng của

các phần tử khí nén và điện khí nén, phương pháp tính toán khảo sát và thiết lập một

hệ thống khí nén và điện khí nén theo yêu cầu cụ thể.

73. Điện tử công nghiệp 2 TC

Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức về các mạch điện tử ứng dụng nhiều

trong công nghiệp, nó là sự kết hợp các kiến thức cơ sở chuyên và điện tử. Trang bị

cho sinh viên kiến thức về các mạch ổn áp nguồn DC – AC, mạch điều khiển tốc độ

động cơ DC – AC, các mạch cảm biến, . . trong công nghiệp, có khả năng phân tích

nguyên lý hoạt động và sửa chửa, thay thế linh kiện cho các mạch điện cơ bản.

74. Đo lường và điều khiển bằng máy tính 2 TC

Môn học Đo Lường và Điều Khiển Bằng Máy Tính giúp người học tìm hiểu kỹ

thuật ghép nối máy tính với thiết bị ngoại vi như máy in, chuột, bàn phím, màn hình,

và các Card giao tiếp ghi nhận các tín hiệu vật lý từ bên ngoài, đưa về máy tính …

và từ máy tính đưa ra những tín hiệu điều khiển cần thiết đáp ứng yêu cầu của đối

tượng bên ngoài. Người học cũng được trang bị các kỹ thuật trao đổi thông tin qua

các cổng truyền thông của máy tính như kỹ thuật trao đổi thông tin song song, nối

tiếp và trực tiếp khối nhớ (DMA).

75. Thực tập tốt nghiệp 5 TC

Học phần này là học phần sinh viên làm việc thực tế tại Doanh nghiệp. Sinh viên sẽ

được học tập tại doanh nghiệp các kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ

năng nghề nghiệp.

76. Khóa luận tốt nghiệp 5 TC

Page 51: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

48

Khóa luận tốt nghiệp là học phần giúp sinh viên khả năng đưa ra phương pháp, các

bước thực hiện một dự án thiết kế, hoàn thành dự án, đánh giá kết quả của dự án

thiết kế. Học phần khuyến khích sinh viên thực hiện các ý tưởng mới, mang tính đột

phá, phát hiện từ phân tích cơ bản đến thực hiện sản phẩm mới. Sau khi hoàn thành

dự án sinh viên sẽ được đánh giá và bảo vệ trước hội đồng xét duyệt.

77. Đồ án chuyên ngành 3 TC

Đồ án chuyên ngành giúp sinh viên khả năng đưa ra phương pháp, luận cứ, luận

chứng cho các vấn đề nêu ra. Tính toán các thông số của hệ thống điện. Thực hiện

thiết kế các loại hệ thống điện theo từng yêu cầu thực tế đúng với các tiêu chuẩn.

Sinh viên cũng có thể thực hiện tính toán, thiết kế rồi mô phỏng hay thực hiện hoá

sản phẩm dưới dạng mô hình thực. Môn học khuyến khích sinh viên thực hiện các ý

tưởng mới, mang tính đột phá, phát hiện từ phân tích cơ bản đến thực hiện sản phẩm

mới.

78. Điện công nghệ 2 TC

Môn học này giúp cho sinh viên nắm rõ nguyên lý của các thiết bị nhiệt ứng dụng

trong công nghệ nhiệt từ đơn giản như: điện trở, cảm ứng và điện môi … đến cao

cấp như: plasma, laser, chùm tia electron … Ngoài ra còn có các thiết bị gia công

điện hoá, điện vật lý, điện cơ điện động.

10. SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình dạy học của CTĐT Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử đã

được đối sánh về chuẩn đầu ra và về nội dung đào tạo với các trường đại học trong

nước và nước ngoài làm cơ sở đánh giá, cải tiến, phát triển chương trình đào tạo của

Nhà trường gồm có:

❖ Quốc tế

1. UNIVERSITY OF KENTUCKY

2. UNIVERSITY OF RHODE ISLAND

3. UNIVERSITY OF WISCONSIN – MILWAUKEE

❖ Việt nam

1. ĐH BK TP.HCM : 155 TC

2. ĐH CẦN THƠ : 161 TC

3. ĐH SPKT TPHCM: 154 TC

Trong quá trình đối sánh cho thấy các CTĐT chuyên ngành trong nước có số tín

chỉ không có sự khác biệt nhiều, phù hợp với yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

đồng thời cũng cho thấy CTĐT của Nhà trường phù hợp với chương trình đào tạo của

một số trường đại học quốc tế. Tuy nhiên, số tín chỉ các khối kiến thức có sự chênh

Page 52: KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, XÂY DỰNG · f1 Có khả năng trình bày bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ f2 Có khả năng sử dụng phần mềm ứng

49

lệch. Điều này phụ thuộc vào cách tiếp cận khi xây dựng chương trình, quy định và

mục tiêu chương trình theo mỗi quốc gia.

11. PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH

Bản mô tả chương trình dạy học của chương trình đào tạo Ngành Công nghệ kỹ

thuật điện, điện tử đã được kiểm tra, phê duyệt và ban hành theo đúng quy trình, quy

định của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai./.

KT. HIỆU TRƯỞNG