4
Bài tổng quan Kiểm soát hen phế quản năm 2010 Control of asthma in 2010 A.B. Tonnel a , J. Schlatter a a Trường Đại học Y khoa Lille, Pháp TÓM TẮT Việc kiểm soát hen phế quản là một yếu tố then chốt trong quản lý điều trị những người bệnh hen vào năm 2010. Kiểm soát là đánh giá hoạt tính của bệnh hen trong một khoảng thời gian ngắn (một tuần đối với bảng câu hỏi ACQ, bốn tuần cho trắc nghiệm ACT). Kiểm soát này chủ yếu dựa vào định lượng các triệu chứng và sự thích ứng với cuộc sống hàng ngày, cũng có thể dựa trên đo lưu lượng đỉnh thở ra (PEF). Việc kiểm soát có thể được đánh giá là kiểm soát không thể chấp nhận, kiểm soát chấp nhận được hoặc kiểm soát hoàn toàn. Việc kiểm soát hoàn toàn dễ đạt hơn đối với hen nhẹ đến trung bình và bệnh hen ở trẻ em. Nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến kiểm soát bệnh hen : các yếu tố có liên quan đến chính người bệnh (đánh giá quá mức kiểm soát từ chính người bệnh, cảm nhận kém về tình trạng khó thở, tiếp tục hút thuốc lá và tuân thủ trị liệu kém). Các yếu tố có liên quan đến thầy thuốc (cần một chế độ điều trị đơn giản và giáo dục người bệnh) và kể cả các bệnh kèm theo (trào ngược dạ dày thực quản, mập phì, các chất gây ô nhiễm ...). Cuối cùng, ngay khi đạt được kiểm soát bệnh hen, điều cần thiết là phải thích ứng điều trị đối với tình trạng chính xác của người bệnh ; giảm liều hoặc tăng liều trở lại nếu thấy cần thiết. Trong mọi trường hợp, thầy thuốc phải tìm được liều lượng thấp nhất có hiệu quả. Tạp chí Hô hấp Pháp-Việt 2010;01(01):19-22. Hội Phổi Pháp-Việt (AFVP) 2010. Bản quyền riêng. . Từ khóa Hen phế quản Kiểm soát Câu hỏi đánh giá Giáo dục Chế độ điều trị Tác giả liên hệ GS.TS André-Bernard TONNEL Trường Đại học Y khoa Lille, 59037 - Lille, Pháp Địa chỉ e-mail : [email protected] THÔNG TIN BÀI VIẾT ABSTRACT The control of asthma is a key-element in the treatment of asthma patient in 2010. This control evaluates the activities of the patients in a short period of time (one week for ACQ questionnaire, forth weeks for ACT questionnaire). The control is based essentially on the quantification of symptoms and the adaptation of daily life, eventually also on the measure- ment of peak expiratory flow (PEF). It is considered inacceptable, acceptable or total. The total control is preferably required for mild or moderate asthma and in the children. There are many factors it might influence the control of asthma : the factors which are re- lated to the patients them-selves (surestimation of the control level by the patient himself, poor perception of dyspnea, persistent smoking, and bad observance), the factors related to the physicians (necessity of simply treatment schema and patient education), and the consid- eration of co-morbidity (gastro esophageal reflux, obesity, pollutants …). Finally, as soon as the control is obtained, it is indispensable to adapt the treatment to the precise status of the patient : decrease or reincrease of dose if necessary). In all cases, the physicians should find out a minimal efficacy dose. J Fran Viet Pneu 2010;01(01):19-22. Association Franco-Vietnamienne de Pneumologie (AFVP). All right reserved. Key-words Asthma Control Evaluation questionnaire Education Treatment scheme Xung đột quyền lợi : không Journal Franco-Vietnamien de Pneumologie Tạp chí Hô hấp Pháp-Việt 2010; 01(01): 19 Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp : Th.S Nguyễn Hoàng Thanh Phương

Kiểm soát hen phế quản năm 2010 - ASSOCIATION ... soat hen...Bài tổng quan Kiểm soát hen phế quản năm 2010 Control of asthma in 2010 A.B. Tonnela, J. Schlattera

Embed Size (px)

Citation preview

Bài tổng quan

Kiểm soát hen phế quản năm 2010 Control of asthma in 2010

A.B. Tonnela, J. Schlattera

a Trường Đại học Y khoa Lille, Pháp

TÓM TẮT

Việc kiểm soát hen phế quản là một yếu tố then chốt trong quản lý điều trị những người

bệnh hen vào năm 2010. Kiểm soát là đánh giá hoạt tính của bệnh hen trong một khoảng

thời gian ngắn (một tuần đối với bảng câu hỏi ACQ, bốn tuần cho trắc nghiệm ACT). Kiểm

soát này chủ yếu dựa vào định lượng các triệu chứng và sự thích ứng với cuộc sống hàng

ngày, cũng có thể dựa trên đo lưu lượng đỉnh thở ra (PEF). Việc kiểm soát có thể được đánh

giá là kiểm soát không thể chấp nhận, kiểm soát chấp nhận được hoặc kiểm soát hoàn toàn.

Việc kiểm soát hoàn toàn dễ đạt hơn đối với hen nhẹ đến trung bình và bệnh hen ở trẻ em.

Nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến kiểm soát bệnh hen : các yếu tố có liên quan đến chính

người bệnh (đánh giá quá mức kiểm soát từ chính người bệnh, cảm nhận kém về tình trạng

khó thở, tiếp tục hút thuốc lá và tuân thủ trị liệu kém). Các yếu tố có liên quan đến thầy

thuốc (cần một chế độ điều trị đơn giản và giáo dục người bệnh) và kể cả các bệnh kèm theo

(trào ngược dạ dày thực quản, mập phì, các chất gây ô nhiễm ...).

Cuối cùng, ngay khi đạt được kiểm soát bệnh hen, điều cần thiết là phải thích ứng điều trị đối

với tình trạng chính xác của người bệnh ; giảm liều hoặc tăng liều trở lại nếu thấy cần thiết.

Trong mọi trường hợp, thầy thuốc phải tìm được liều lượng thấp nhất có hiệu quả.

Tạp chí Hô hấp Pháp-Việt 2010;01(01):19-22.

Hội Phổi Pháp-Việt (AFVP) 2010. Bản quyền riêng.

.

Từ khóa

Hen phế quản Kiểm soát

Câu hỏi đánh giá Giáo dục Chế độ điều trị

Tác giả liên hệ

GS.TS André-Bernard TONNEL

Trường Đại học Y khoa Lille,

59037 - Lille, Pháp

Địa chỉ e-mail :

[email protected]

THÔNG TIN BÀI VIẾT

ABSTRACT

The control of asthma is a key-element in the treatment of asthma patient in 2010. This

control evaluates the activities of the patients in a short period of time (one week for ACQ

questionnaire, forth weeks for ACT questionnaire). The control is based essentially on the

quantification of symptoms and the adaptation of daily life, eventually also on the measure-

ment of peak expiratory flow (PEF). It is considered inacceptable, acceptable or total. The

total control is preferably required for mild or moderate asthma and in the children.

There are many factors it might influence the control of asthma : the factors which are re-

lated to the patients them-selves (surestimation of the control level by the patient himself,

poor perception of dyspnea, persistent smoking, and bad observance), the factors related to

the physicians (necessity of simply treatment schema and patient education), and the consid-

eration of co-morbidity (gastro esophageal reflux, obesity, pollutants …).

Finally, as soon as the control is obtained, it is indispensable to adapt the treatment to the

precise status of the patient : decrease or reincrease of dose if necessary). In all cases, the

physicians should find out a minimal efficacy dose.

J Fran Viet Pneu 2010;01(01):19-22.

Association Franco-Vietnamienne de Pneumologie (AFVP). All right reserved.

Key-words

Asthma

Control

Evaluation questionnaire

Education

Treatment scheme

Xung đột quyền lợi : không

Journal Franco-Vietnamien de Pneumologie

Tạp chí Hô hấp Pháp-Việt 2010; 01(01): 19

Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp : Th.S Nguyễn Hoàng Thanh Phương

A.B. Tonnel và cs. Kiểm soát hen phế quản năm 2010

MỞ ĐẦU

Tần suất mắc bệnh hen toàn bộ tiếp tục tăng trên toàn thế giới từ

hơn một thế hệ nay. Mặc dù hiện nay sự tăng trưởng này có vẻ ít

ấn tượng hơn, tuy rằng nó vẫn còn ở mức cao. Trong một nghiên

cứu gần đây, James [1] cho thấy rằng tần suất mắc bệnh toàn bộ

tăng lên từ 8% trong năm 1981 đến 19% trong 2005 - 2007,

trong khi tình trạng hút thuốc lá có thuyên giảm. Tần suất mắc

bệnh toàn bộ tăng lên liên quan chủ yếu đến nhóm tuổi từ 18 -

54. Do đó trong năm 2010 bệnh hen vẫn còn là một mối quan

tâm chính của Cơ quan Y tế và chứng tỏ lợi ích của quản lý điều

trị tối ưu kết hợp với sự cải biên điều trị thường xuyên. Trước

đây, dưới sự thúc đẩy của Tổ chức Khởi động Hen toàn cầu

(GINA) 2002 những khuyến cáo quốc tế đã tập trung vào việc

theo dõi độ nặng của bệnh hen, nhưng tiêu chí này đã không tính

đến tính thay đổi của bệnh, cũng không kể đến việc điều trị bệnh

đã áp dụng. Kể từ đó, một số tổ chức (Cơ quan Y tế Cấp cao ở

Pháp năm 2004, Tổ chức Khởi động Hen toàn cầu năm 2006 và

2008) đã nêu bật tầm quan trọng của kiểm soát bệnh hen để

hướng dẫn hành động của các thầy thuốc chuyên khoa [2, 3].

KIỂM SOÁT HEN PHẾ QUẢN

Định nghĩa

Kiểm soát bệnh hen đánh giá hoạt tính của bệnh trong một

khoảng thời gian ngắn (một tuần đến ba tháng). Sự kiểm soát

khác ở độ nặng của bệnh hen được đo lường trong một khoảng

thời gian dài hơn (6 - 12 tháng). Nó dường như có liên quan

nhiều hơn đến bệnh sử, tình trạng tăng phản ứng phế quản, và

tái cấu trúc phế quản. Thuật ngữ độ nặng của cơn hen tương ứng

với tình hình bệnh hen tại một thời điểm nhất định (ví dụ có 1 cơn

hen nặng).

Kiểm soát chủ yếu dựa vào việc định lượng các triệu chứng và sử

dụng trả lời bảng câu hỏi hợp chuẩn và được biên dịch như là

bảng câu hỏi ACQ5 [4] và trắc nghiệm ACT, đánh giá trong thời

gian 7 ngày, 5 đề mục lâm sàng (cho điểm từ 1 - 5, điểm số tối

đa là 25 điểm : khi điểm số ≥ 19, bệnh nhân được coi là kiểm

soát hen tốt) [5].

Để bổ sung, người ta có thể đánh giá kiểm soát tốt bằng thăm dò

chức năng hô hấp, nhất là đo lưu lượng đỉnh thở ra hoặc là đo

FEV1 (Forced expiratory volume in one second : thể tích thở ra

gắng sức trong giây đầu). Bảng câu hỏi ACQ6 bao gồm đo FEV1,

nhưng dữ liệu bổ sung này, hữu ích ở một số bệnh nhân, nhưng

rất khó đạt được trong thực hành lâm sàng hằng ngày. Các tiêu

chí sinh học cũng đã được đề xuất để xác nhận và/hoặc tăng

cường cho các các dữ liệu lâm sang : đó là chỉ số phần trăm của

bạch cầu đa nhân ái toan trong đàm khạc tự nhiên hoặc thường

hơn là trong đàm gây khạc (kỹ thuật đáng tin cậy nhưng khó

khăn áp dụng trong thực hành lâm sàng hàng ngày) và đo lượng

NO (nitric oxide) trong khí thở ra được thảo luận rất nhiều hiện nay.

Các tiêu chí của kiểm soát

Trong báo cáo của AFSSAPS và của ANAES 2004 kết hợp với

những khuyến cáo của Pháp và Canada, kiểm soát được phân

thành 3 cấp độ :

- Kiểm soát không thể chấp nhận, được xác định bởi sự không

thỏa mãn nhiều tiêu chí.

- Kiểm soát có thể chấp nhận là kiểm soát tối thiểu có được ở mọi

người bệnh hen.

- Kiểm soát tối ưu hoặc kiểm soát hoàn toàn tương ứng với :

hoặc là không có bất kỳ bất thường nào tương đương với “ Kiểm

soát hoàn toàn “ của GINA hoặc là có được cân đối tốt nhất giữa

mức kiểm soát và xuất hiện phản ứng phụ, nhưng cũng được

người bệnh chấp nhận. Sự cân đối này thực sự là một khái niệm

mơ hồ, nhưng khá phù hợp với những điều kiện thông thường của

thực hành y khoa.

Tình trạng kịch phát của hen phế quản là đặc trưng của thất bại

kiểm soát dựa trên sự xấu đi đáng kể của các triệu chứng, thường

trong hai ngày kế tiếp, chứng tỏ từ việc gia tăng điều trị hen cơ

bản đến lần khám bệnh không theo lịch hẹn, phải nhập viện cấp

cứu, ngay cả phải nằm viện. Những cơn hen cấp, số lượng cơn

hen, độ nặng của cơn hen thường đại diện nhưng yếu tố then

chốt để đánh giá tính hiệu quả của liệu pháp mới : nó được thiết

lập như tiêu chí chính trong các thử nghiệm lâm sàng. Phân tích

các điều kiện xuất hiện một cơn hen cấp đã được xác định: Tat-

tersfield [6] đã chứng minh rằng trước xảy ra đỉnh điểm cơn hen,

người bệnh than phiền có gia tăng dần dần của khó thở từ những

ngày trước đó, chính điều này chứng tỏ việc thực hiện tiếp theo

của kỹ thuật điều trị SMART (trị liệu phòng ngừa và cắt cơn trong

1 lần hít duy nhất) trong đó có sự kết hợp đồng thời liều cố định

formoterol và 200µg budesonide vừa điều trị phòng ngừa và điều

trị cắt cơn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát hen

Các yếu tố này được chia thành ba nhóm khác nhau : các yếu tố

không kiểm soát liên quan đến chính người bệnh, các yếu tố liên

quan đến các thầy thuốc điều trị cho người bệnh, hoặc các yếu tố

có liên quan các bệnh kèm theo.

Những yếu tố không kiểm soát có liên quan đến chính

người bệnh

Người bệnh thường có đánh giá quá mức về kiểm soát bệnh.

Trong một nghiên cứu tiến hành tại Pháp của Godard thay mặt

cho Hội hô hấp của Pháp [7], về câu hỏi do thầy thuốc đa khoa

đặt ra : " bệnh hen của bạn như thế nào? " có 53% trả lời RẤT

TỐT hoặc TỐT, 39% trả lời KHÁ TỐT và 8% trả lời XẤU. Trong

thực tế, 79% những người bệnh này có mức kiểm soát không thể

chấp nhận theo các tiêu chí thông thường !. Một nghiên cứu

tương tự được tiến hành tại Anh [8] và cũng đưa ra khác biệt này

giữa " cảm nhận chủ quan của người bệnh ” và các dữ liệu của

bảng câu hỏi ACQ6.

Yếu tố khó phát hiện khác là cảm nhận kém về khó thở trong khi

người ta biết tần suất khó thở này ở người bệnh hen (20 - 25%)

và các nguy cơ phát sinh do nằm viện, hen ác tính và tử vong (9).

Một tiếp cận sinh lý bệnh nhờ vào sự kích hoạt chọn lọc một vài

khu vực của não người (thùy đảo, chất xám ở xung quanh cống

Sylvius) dưới tác dụng của đau và khó thở làm tăng tính nhạy

cảm đặc biệt của các khu vực này ở người bệnh hen [10].

Một trở ngại khác là tuân trị kém (quên, không hiểu chế độ điều

trị hoặc kỹ thuật hít thuốc không tốt).

Điểm sau cùng có liên quan đến người bệnh : tiếp tục hút thuốc

lá (30% người bệnh hen hút thuốc lá) và phơi nhiễm các thuốc bị

cấm (heroin, cocaine ...) làm nặng thêm các triệu chứng và biểu

hiện các đợt kịch phát [11].

Những yếu tố không kiểm soát có liên quan đến thầy

thuốc

Một số sai lầm có khả năng là nguyên nhân :

1) Hướng chẩn đoán không đúng, đó là " giả hen " mà khi cho

Journal Franco-Vietnamien de Pneumologie

Tạp chí Hô hấp Pháp-Việt 2010; 01(01): 20

khám thầy thuốc chuyên khoa hô hấp thường cho phép điều

chỉnh.

2) Các thầy thuốc đa khoa và/hoặc chuyên khoa đánh giá quá

mức kiểm soát hen : điều này chứng tỏ cần phải thực hiện thăm

dò chức năng hô hấp cho tất cả người bệnh hen và lập lại trong

trường hợp cần thiết. Ngoài ra Cơ quan Y tế cấp cao ở Pháp cũng

đề xuất một sơ đồ những lần khám bệnh và thực hiện thăm dò

chức năng hô hấp trong quá trình theo dõi người bệnh hen đã

được kiểm soát phụ thuộc vào liều lượng corticoide hít cần thiết.

3) Yếu tố tế nhị hơn để nhận thức đối với thầy thuốc là khả năng

đề xuất cách điều trị thích hợp cho người bệnh điều này có nghĩa

điều trị " được chấp nhận ". Để đạt được mục tiêu này cần có hai

điều kiện : đơn giản hóa các sơ đồ điều trị và giáo dục tốt hơn

người bệnh hen thông qua một kế hoạch hành động bằng văn

bản và theo từng người bệnh.

Những yếu tố không kiểm soát có liên quan đến những

bệnh kèm theo

Chúng ta biết rất rõ có nhiều yếu tố không kiểm soát có liên quan

đến bệnh kèm theo. Bốn trong số các yếu tố này rất đáng được

đề cập đặc biệt : trào ngược dạ dày thực quản, mập phì, ô nhiễm

đô thị và sự hiện diện của một tình trạng dị ứng chưa rõ, các yếu

tố này đã là chủ đề của những công bố rất sáng tạo gần đây.

Trào ngược dạ dày thực quản

Sự kết hợp giữa trào ngược dạ dày thực quản và hen là phổ biến

nhưng mối quan hệ nhân quả thật khó chứng minh. Một nghiên

cứu gần đây đã được thực hiện dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Phổi

Hoa Kỳ thu thập được 412 người bệnh hen kiểm soát kém, 50%

trong số này được điều trị hệ thống thuốc ức chế bơm proton

(IPP), cụ thể là esomeprazole trong suốt 24 tuần, nhóm còn lại

dùng giả dược. Điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton không cho

phép kiểm soát hen trong nhóm điều trị IPP [12]. Do đó chúng ta

có thể kết luận rằng trào ngực dạ dày thực quản không triệu

chứng không phải là một nguyên nhân phổ biến của tình trạng

mất kiểm soát hen. Trong cùng lĩnh vực trào ngược dạ dày thực

quản, từ nay đã có nhất trí thỏa thuận không công nhận phẫu

thuật sửa chữa trào ngược với hy vọng cải thiện hen. Do đó phẫu

thuật trào ngược dạ dày thực quản chỉ còn dành riêng cho các chỉ

định tiêu hóa.

Mập phì

Mập phì làm tăng nguy cơ hen và làm hen nặng dễ xảy ra, đặc

biệt là ở trẻ em. Thời kỳ có biểu hiện tình trạng thừa cân quá mức

này. Các tác giả Hà Lan [13], trong quá trình theo dõi một nghiên

cứu đoàn hệ trên 3.700 trẻ em có chỉ số khối cơ thể cao, nhận

thấy có gia tăng đáng kể các triệu chứng bệnh hen và tình trạng

tăng phản ứng tính phế quản nếu chỉ số khối cơ thể vẫn còn cao

đến 6 - 7 tuổi. Ngược lại, nếu yếu tố nguy cơ này cao trong

những năm đầu tiên sau khi sinh nhưng trở về mức bình thường

trước 6 - 7 tuổi thì tiến triển theo chiều hướng hen nặng không

xảy ra.

Ô nhiễm đô thị

Rất nhiều nghiên cứu đã được dành cho chủ đề này: chúng ta

biết rằng hiện nay tình trạng ô nhiễm là một yếu tố dẫn đến mất

ổn định của những người bệnh hen: ở Luân Đôn, thực tế chỉ đi bộ

trong khu vực bị ô nhiễm (Phố Oxford) dẫn đến sự gia tăng các

triệu chứng và chức năng hô hấp (tụt giảm 5-8% của FVC và

FEV1), trong khi thực hiện cùng hoạt động thể lực trong công viên

Hyde, nằm cách xa hơn chỉ vài trăm mét đi bộ nhưng không có

hậu quả hô hấp về các điểm số triệu chứng hô hấp và các tiêu chí

chức năng [14].

Không hiểu biết về cơ địa dị ứng cơ bản

Người ta đã nhận thấy rằng các dị nguyên nấm và một dị nguyên

nghề nghiệp có khả năng làm mất ổn định bệnh hen.

Làm thế nào để kiểm soát tốt hơn các bệnh nhân ?

Quản lý quan niệm kiểm soát vẫn còn là một vấn đề khó giải

quyết đối với thầy thuốc.

1) Có cần phải nhắm đến kiểm soát hoàn toàn hoặc kiểm soát tối ưu (chấp nhận) hay không ?

Lựa chọn này phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu : cải thiện các

triệu chứng, chất lượng cuộc sống, các tiêu chí chức năng hô hấp

hoặc tăng phản ứng phế quản không đặc hiệu. Chắc chắn là thầy

thuốc nghiên cứu lâm sàng, trong mọi trường hợp, phải đạt được

đối với hai mục đầu tiên.

Lựa chọn phụ thuộc vào tuổi người bệnh, với mức độ đòi hỏi cao hơn ở trẻ em.

Hiện nay, trừ phi thực hiện các thử nghiệm lâm sàng, không cần

thiết phải sử dụng các tiêu chí sinh học và đo lường tình trạng

tăng phản ứng tính phế quản.

2) Khi đạt được kiểm soát, làm thế nào để tổ chức theo

dõi?

Trong mọi trường hợp, cần phải tìm ra LIỀU THẤP NHẤT CÓ HIỆU

QUẢ. Biện pháp này là cần thiết để hạn chế các tác dụng phụ của

thuốc, đặc biệt là các thuốc corticoides. Đối với các thuốc corti-

coides hít, chúng tôi đề xuất, nếu cho phép theo dõi, giảm liều

mỗi ba tháng, theo từng bước từ 25 - 50% so với liều lượng trước

đó.

Câu hỏi tiếp theo là thuốc điều trị thay thế: TĂNG BẬC hoặc GIẢM

BẬC ? [15, 16]. Ưu tiên của thầy thuốc lâm sàng sẽ thường giảm

bậc: sử dụng một liều mạnh ban đầu cho phép ổn định ngay

người bệnh. Nhưng đừng quên phải giảm liều lượng trong thời

gian tiếp theo. Sử dụng tăng bậc đòi hỏi mất nhiều thời gian hơn

và ít thoải mái đối với người bệnh theo phương cách tôn trọng

từng bước mỗi 3 tháng!. Cuối cùng, chúng ta cần phải nhớ lại vai

trò quan trọng của giáo dục người bệnh và thân nhân họ [17, 18].

KẾT LUẬN

Đối với mỗi người bệnh cần điều chỉnh điều trị phụ thuộc vào quá

trình diễn tiến bệnh của họ: đó chính là khái niệm của KIỂM SOÁT

bệnh hen. Khó khăn giữa KIỂM SOÁT HOÀN TOÀN hoặc KIỂM

SOÁT TỐI ƯU (CÓ THỂ CHẤP NHẬN) phụ thuộc vào độ nặng của

bậc hen: việc kiểm soát hoàn toàn dễ dàng đạt hơn đối hen nhẹ.

Đối diện với hen nặng, những yêu cầu đặt ra thì khiêm tốn hơn và

có xu hướng đề xuất mức kiểm soát có thể chấp nhận được.

Ngược lại nghiên cứu liều lượng thấp nhất có hiệu quả vẫn còn là

một nguyên tắc cần phải coi trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. James AL et al Changes in the prevalence of asthma in adults

since 1966. Eur Respir J 2010 ; 35 : 273 - 8.

2. Recommandations pour le suivi médical des patients asthmati-

ques adultes et adolescents. Presse Med 2005; 34 :319-26.

3. Global Initiative for Asthma Management and Prevention, GINA

2008. GuidelinesResources. asp. 2008.

Journal Franco-Vietnamien de Pneumologie

Tạp chí Hô hấp Pháp-Việt 2010; 01(01): 21

A.B. Tonnel và cs. Kiểm soát hen phế quản năm 2010

4. Juniper EF et al. Development and validation of a question-

naire to measure asthma control. Eur Respir J 1999 ; 14 :

902 - 7.

5. Nathan RA et al. Development of the asthma control test: a

survey for assessing asthma control. J Allergy Clin Immunol

2004 ; 113 : 59 - 65.

6. Tattersfield AE et al Exacerbations of asthma. A descriptive

study of 425 severe exacerbations. Am J Respir Crit Care Med

1999 ; 160 : 594 - 9.

7. Godard Ph et al. ER’Asthme, contrôle de l’asthme chez 16580

patients suivis en médecine générale Presse Med 2005 ;

34 : 1351 - 7.

8. Partridge MR Attitudes and actions of asthmatic patients on

regular maintenance therapy : the INSPIRE study. BMC Pul-

monary Medecine 2006 ; 6 : 13 - 22.

9. Magadle R et al. The risk of hospitalization and near fatal

asthma in relation to the perception of dyspnea. Chest

2002 ; 121 : 329 - 33.

10. von Leupoldt et al. Down-regulation of insular cortex re-

sponses to dyspnea and pain in asthma. Am J Respir Crit Care

Med 2009 ; 180 : 232 - 8.

11. Levine M et al The effects of cocaine and heroin use on intu-

bation rates and hospital utilization in patients with acute

asthma exacerbations Chest 2005 ; 128 : 1951 - 7.

12. The American Lung Association Asthma (ALAA) clinical Re-

search Centers Efficacy of esomeprazole for treatment of

poorly controlled asthma. N Engl J Med 2009 ; 360 : 1487 -

99.

13. Scholtens S et al. Overweight and changes in weight status

during childhood in relation to asthma symptoms at 8 years of

age. J Allergy Clin Immunol 2009 ; 123 : 1312 - 8.

14. McCreanor J et al. Respiratory effects of exposure to diesel

traffic in persons with asthma. N Engl J Med 2007 ; 357 :

2348 - 58.

15. Lemanske RF et al. Step-up therapy for children with uncon-

trolled asthma receiving inhaled corticosteroids. N Engl J

Med 2010 ; 362 : 975 - 85.

16. Powell H, Gibson PG. High dose versus low dose ICS as initial

starting dose for asthma in adults and children. Cochrane

Database Syst Rev 2004 ; 2 : CD04109.

17. Bateman ED et al. Overall asthma control : the relationship

between current control and future risk. J Allergy Clin Immu-

nol 2010 ; 125 : 600 - 8.

18. Boyd M et al. Interventions for educating children who are at

risk of asthma-related emergency department atten-

dance. Cochrane Database Syst Rev 2009 ; 15 : 001290.

Journal Franco-Vietnamien de Pneumologie

Tạp chí Hô hấp Pháp-Việt 2010; 01(01): 22

A.B. Tonnel và cs. Kiểm soát hen phế quản năm 2010