8
Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế cua một số nước trên thế giới Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Đặc điểm thị trường du lịch quốc tế. Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành đặc biệt của thị trường hàng hoá bao gồm toàn bộ những mối quan hệ và cơ chế kinh tế có liên quan tới thì gian, điều kiện và phạm vi thực hiện dịch vụ và đáp ứng các nhu cầu xã hội về du lịch. Nói đến thị trường du lịch quốc tế là nói đến sản xuất trao đổi sản phẩm, dịch vụ du lịch, là đối thoại giữa người sản xuất và người tiêu dùng trong đó người tiêu dùng được thoả mãn nhu caàu của mình về các sản phẩm hay dịch vụ du lịch, còn người sản xuất thông qua tiếp xúc với khách hàng mà định hướng hoạt động kinh doanh của mình sao cho thu được hiệu quả kinh tế tối đa. Nói một cách chi tiết và đầy đủ hơn thì thị trường du lịch quốc tế là lĩnh vực cụ thể trong lưu thông hàng hoá, dịch vụ du lịch, là tổng hợp các điều kiện thực hiện các sản phẩm hàng hoá đó về kinh tế (gồm các yếu tố nhờ cung cấp giá cả...) kỹ thuật và tâm lý xã hội. Mỗi yếu tố đều có vai trò nhất định trong việc cấu thành thị trường du lịch. Thị trường du lịch quốc tế mang tính độc lập tương đối so với thị trường hàng hoá nói chung vì nó thực hiện dịch vụ hàng hoá của ngành du lịch. Do sản phẩm của du lịch quốc tế không thể vận chuyển từ nơi này đến nới khác nên trên thị trường không có sự chuyển dịch của hàng hoá khách du lịch muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch phải tới nơi có sản phẩm, một số hàng hoá cảu tiêu dùng và sẩn xuất chúng diễn ra đồng thời tại một địa điểm. Thị trường du lịch quốc tế cũng như các thị trường hàng hoá thông thường đều chịu sự chi phối của cácqui luật kinh tế như qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật giá cả, nhưng do có những đặc điểm riêng biệt nên thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với các thị trường hàng hoá khác. Thị trường du lịch là tập hợp của cung, cầu về sản phẩm du lịch (trong đó chủ yếu là dịch vụ) và các mối quan hệ để xác định giá cả giữa chúng. Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế cua một số nước trên thế giới 1/8

Kinh Nghiệm Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Quốc Tế Cua Một Số Nước Trên Thế Giới (1)

  • Upload
    dien-vy

  • View
    220

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kinh Nghiệm Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Quốc Tế Cua Một Số Nước Trên Thế Giới (1)

Kinh nghiệm phát triển hoạtđộng du lịch quốc tế cua một

số nước trên thế giớiBởi:

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Đặc điểm thị trường du lịch quốc tế.

Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành đặc biệt của thị trường hàng hoá bao gồmtoàn bộ những mối quan hệ và cơ chế kinh tế có liên quan tới thì gian, điều kiện và phạmvi thực hiện dịch vụ và đáp ứng các nhu cầu xã hội về du lịch.

Nói đến thị trường du lịch quốc tế là nói đến sản xuất trao đổi sản phẩm, dịch vụ du lịch,là đối thoại giữa người sản xuất và người tiêu dùng trong đó người tiêu dùng được thoảmãn nhu caàu của mình về các sản phẩm hay dịch vụ du lịch, còn người sản xuất thôngqua tiếp xúc với khách hàng mà định hướng hoạt động kinh doanh của mình sao cho thuđược hiệu quả kinh tế tối đa. Nói một cách chi tiết và đầy đủ hơn thì thị trường du lịchquốc tế là lĩnh vực cụ thể trong lưu thông hàng hoá, dịch vụ du lịch, là tổng hợp cácđiều kiện thực hiện các sản phẩm hàng hoá đó về kinh tế (gồm các yếu tố nhờ cung cấpgiá cả...) kỹ thuật và tâm lý xã hội. Mỗi yếu tố đều có vai trò nhất định trong việc cấuthành thị trường du lịch. Thị trường du lịch quốc tế mang tính độc lập tương đối so vớithị trường hàng hoá nói chung vì nó thực hiện dịch vụ hàng hoá của ngành du lịch.

Do sản phẩm của du lịch quốc tế không thể vận chuyển từ nơi này đến nới khác nêntrên thị trường không có sự chuyển dịch của hàng hoá khách du lịch muốn tiêu dùng sảnphẩm du lịch phải tới nơi có sản phẩm, một số hàng hoá cảu tiêu dùng và sẩn xuất chúngdiễn ra đồng thời tại một địa điểm.

Thị trường du lịch quốc tế cũng như các thị trường hàng hoá thông thường đều chịu sựchi phối của cácqui luật kinh tế như qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật giácả, nhưng do có những đặc điểm riêng biệt nên thị trường du lịch xuất hiện muộn hơnso với các thị trường hàng hoá khác. Thị trường du lịch là tập hợp của cung, cầu về sảnphẩm du lịch (trong đó chủ yếu là dịch vụ) và các mối quan hệ để xác định giá cả giữachúng.

Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế cua một số nước trên thế giới

1/8

www.princexml.com
Prince - Non-commercial License
This document was created with Prince, a great way of getting web content onto paper.
Page 2: Kinh Nghiệm Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Quốc Tế Cua Một Số Nước Trên Thế Giới (1)

Một đặc điểm tiếp theo của thị trường du lịch quốc tế đó là thị trường du lịch quốc tếchịu sự tác động của các điều kiện về kinh tế, điều kiện về giao thông, không khí hoàbình ổn định trong nước độ an toàn đối với khách. Tính ổn định của thị trường du lịch bịảnh hưởng rất lớn bới các điều kiện trên. Cụ thể là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảngchâu á gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nước châu á đã làm cho người ta ít đi du lịchnước ngoài hơn. Người châu Âu chỉ thích đi du lịch các nước trong châu Âu và ngườichâu á không muốn đi du lịch ở các nước ngoài châu á với lý do tiết kiệm chi phí. NgườiMỹ sẽ ít đi du lịch ở các nước đạo hồi hơn vì lo ngại tình trạng khủng bố của phong tràoHồi giáo quá khích. Vì lý do đó thị trường du lịch Mỹ la tinh và vùng Caribe sẽ được lờinhờ thu hút được du khách Hoa Kỳ đến thăm do sự thuận tiện về mặt địa lý, tương đồngvới văn hoá Mỹ và tình hình chính trị khá ổn định.

Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế của một số nước trên thếgiới.

Du lịch được người ta ví như một ngành công nghiệp không khói. Ngành du lịch đã vàđang góp phần tích cực trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Ngành du lịch gópphần tăng thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác cùngphát triển... Chúng ta có thể tổng hợp một số kinh nghiệm quản lý, kinh doanh du lịch ởmột số nước như sau:

Coi trọng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch.

Kinh nghiệm của "Cường quốc" Du lịch trên thế giới cho thấy, muốn phát triển du lịchtrở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu thì phải đặt nó trong chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của quốc gia. Chiến lược ưu tiên phát triển du lịch này phải thôngqua một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực để thựchiện, đưa du lịch phát triển với tốc độ cao và vững chắc. Hệ thống cơ chế chính sáchphải xuất phát từ những đặc trưng của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liênngành, liên vùng, xã hội hoá cao, mang tính toàn cầu hoá, khu vực hoá. Du lịch càngphát triển thì tính chất xã hội hoá của nó càng cao, sự liên ngành và phạm vi hoạt độngcuả nó càng rộng rãi. Ngoài ra, cơ chế và các chính sách phát triển du lịch phải thíchứng với điều kiện lịch sử, tận dụng được thời cơ và vận hội ở từng thời điểm.

Trong hệ thống chính sách thì chính sách ổn định chính trị ,kinh tế trong nước là chínhsách cơ bản, quyết định hàng đầu cho việc phát triển du lịch. Chẳng hạn ở ấn Độ, sự thấtbại của "Năm du lịch ấn Độ 1991" trước hết là do bất ổn định của tình hình chính trị vàkinh tế trong nước với sự kiện thủ tướng Rajiv Gandhi bị ám sát, tiếp đến xung đột phephái, tình trạng lộn xộn ở một số bang, thêm vào đó là hạ tầng cơ sở yếu kém đưa đếnhậu quả là số khách quốc tế tới thăm giảm 30% so với năm trước.

Thường thì ở các nước có du lịch phát triển, ngành du lịch được hình thành trên cơ sởtận dụng được những lợi thế so sánh, nhưng thời gian đầu sức mạnh của nó thể hiện

Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế cua một số nước trên thế giới

2/8

Page 3: Kinh Nghiệm Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Quốc Tế Cua Một Số Nước Trên Thế Giới (1)

nhiều ở xu thế phát triển chứ chưa ở thực lực. Trên cơ sở xác định như vậy, các nướcnày có sự ưu tiên để thúc đẩy du lịch phát triển tạo thế cho ngành du lịch, sau khi đạtđến độ phát triển nhất định, nó sẽ mang lại tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả chínhtrị, văn hoá xã hội cũng phát triển. Du lịch muốn phát triển phải dựa trên cơ sở nguồntài nguyên du lịch. Song nguồn tài nguyên ấy, lúc đầu tồn tại phần nhiều ở dạng tiềmnămg. Muốn tiềm năng du lịch biến thành khả năng, thành sản phẩm du lịch, nhất thiếtphải có sự ưu tiên đầu tư cho nó, bao gồm: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dulịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, ưu tiêncho việc chuyên môn hoá, hiện đại hoá trong ngành du lịch... Đây là những nội dung cơbản trong việc ưu tiên phát triển ngành du lịch hiện nay.

Tổ chức Du lịch Thế giới, trong một báo năm 1987, đã nhận xét: Kinh tế du lịch ở mộtsố nước phát triển mạnh, không phải là sự ngẫu nhiên, đột xuất mà do nhà nước đã quantâm, đặt ra mục tiêu đưa Du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng trong quốc sáchcủa mình.

Nước Pháp đã trở thành một trong những điểm du lịch số 1 trên thế giới, năm 1996 thuhút 61,5 triệu lượt khách nước ngoài đến du lịch, phục vụ 230 triệu lượt người Pháp đidu lịch các vùng trong nước, tổng thu nhập du lịch chiếm 10% GDP cả nước; du lịchnước Pháp đã tạo ra 2 triệu việc làm cho xã hội. Sở dĩ nước Pháp đạt được kết quả nhưvậy là do từ khâu xây dựng kế hoạch đến chính sách ưu tiên phát triển du lịch đã tậptrung vào các mục tiêu rất cụ thể: an toàn du lịch cao, vệ sinh môi trường tốt, chiến lượctiếp thị quảng cáo năng động, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao đáp ứng thịhiếu... đủ sức cạnh tranh với các nước châu âu khác như ý, Tây Ban Nha...

Du lịch của Indonesia có bước tiến nhảy vọt trong vòng 10 năm (1985-1995) vì có mộtsố chiến lược phát triển du lịch rất toàn diện, gồm 10 điểm: Đẩy mạnh công tác tiếp thị,tăng cường khuyến mại sản phẩm du lịch ra nước ngoài; giao thông thuận tiện đến cácđiểm du lịch; đa dạng hoá sản phẩm du lịch; chú trọng đến phát triển du lịch phù hợp vớicác đối tượng khách hàng; kiện toàn mói quan hệ giữa Nghành du lịch với giao thôngvận tải, an ninh quốc gia; giáo dục đào tạo, quản lý lực lượng làm du lịch; khuyến khíchtư nhân đầu tư phát triển du lịch; phát triển du lịch đồng bộ; giáo dục mọi người dânhiểu rõ tầm quan trọng của du lịch. Nhờ đặt kế hoạch phát triển du lịch trong chiến lượcquốc gia nên có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế, văn hoá.Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa du lịch của Indonesia trong nhữngnăm gần đây đạt được những thành tựu đáng kể. Du lịch Indonesia đã đem lại nguồn thungoại tệ lớn cho quốc gia, khoảng 3-4 tỷ USD mỗi năm. Indonesia đã đề ra và đang thựchiện kế hoạch khuyến khích phát triển du lịch 1993-2003 với tên gọi là "Thập kỷ du lịchIndonesia". Chính sách du lịch được hướng vào thị trường các nước có tiềm năng lớn,đặc biệt là Nhật Bản, Đài Loan, austalia và các nước ASEAN.

Singapo cũng có bước tiến dài trên con đường phát triển du lịch. Với nỗ lực của Cụcxúc tiến du lịch Sangapore (STPB), của các cơ quan hữu quan Chính phủ và các danh

Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế cua một số nước trên thế giới

3/8

Page 4: Kinh Nghiệm Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Quốc Tế Cua Một Số Nước Trên Thế Giới (1)

nghiệp, Singapore được dự kiến xây dựng thành một thủ đô của du lịch, một bức tranhsinh động và hấp dẫn của nghành công nghiệp trong tương lai không xa. Viễn cảnhtương lai đó sẽ được thực hiện qua 6 định hướng chiến lược:

- Xác định lại vị trí của ngành du lịch.

- Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Phát triển du lịch như một nghành công nghiệp.

- Quy hoạch không gian phát triển du lịch.

- Hợp tác cùng có lợi.

- Phấn đấu xây dựng một cường quốc du lịch.

Về tổng thể, 6 định hướng chiến lược đó hình thành một mô hình kiến trúc tầm chiếnlược, một phác thể để phát triển du lịch trong thế kỷ 21.

Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

Bất cứ lĩnh vực nào muốn phát triển đều phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sởvật chất kỹ thuật. Đối với du lịch cũng vậy, muốn phát triển, trước tiên các phương tiệngiao thông, thông tin liên lạc phải rất hiện đại. Hiện nay, ở nhiều nước, công nghệ thôngtin du lịch đang được ứng dụng phổ biến, như ở Mỹ, lao động trong các cơ sở thông tindu lịch chiếm 37% lao động của ngành du lịch, ở Anh chiếm 35%, ở Pháp chiếm 35,1%,ở Đức chiếm 30%.

Các nước trong vùng Đông Nam á, như Indonesia, trong vòng 10 năm (1985-1994) sốlượng du khách quốc tế tăng bình quân 20,5% /năm do nhiều nguyên nhân, trong đó cónguyên nhân rất quan trọng là: Nhà nước trung ương và địa phương đã chú trọng đầu tưvào xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển du lịch. Các nước khác như Singapore,Thái Lan, Malaysia... cũng đều có cả một quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhờvậy mà du lịch của họ đạt nhiều kết quả.

Trong xây dựng cơ sở vật chất chuyên nghành, ngoài việc chú trọng xây dựng kháchsạn phải chú ý xây dựng cơ sở vui chơi, giải trí, các khu du lịch và các quần thể du lịch(như Trung Hoa Cẩm Tú của Trung Quốc, Trung tâm giải trí ở Cao Nguyên GentingMalaysia, Thế giới thiên đàng Địa ngục của Singapore...) để giữ khách lưu lại lâu hơn,tăng nguồn thu và tăng khả năng hấp dẫn khách đến nhiều lần. Các nguồn vốn để thựchiện chủ yếu là liên doanh với nước ngoài, vốn vay và huy động trong dân.

Để đảm bảo cân đối trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phải coi trọng côngtác quy hoạch là công tác hàng đầu, gắn qui hoạch du lịch với quy hoạch kinh tế xã hội

Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế cua một số nước trên thế giới

4/8

Page 5: Kinh Nghiệm Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Quốc Tế Cua Một Số Nước Trên Thế Giới (1)

của cả nước và của từng địa phương. Đồng thời với quy hoạch phải lo dự án đầu tư đểthực hiện đồng bộ. Malaysia và Singapore có kinh nghiệm về quy hoạch và tổ chức quảnlý thực hiện quy hoạch. ở đây trên cơ sở quy hoạch kinh tế - xã hội chung, họ tiến hànhquy hoạch từng vùng, trong quy hoạch từng vùng, từng khu vực thường là quy hoạch cảkhông gian (mô hình) và làm dự án cụ thể. Từ đó mới đề ra chính sách để dầu tư (đấuthầu, cho thuê trọn, cổ phần). Do vậy, những khu công nghiệp mới, các thành phố đềugắn với các điểm du lịch. Đảm bảo được tính đồng bộ trong quy hoạch xây dựng.

Thực tiễn của các nước có Ngành du lịch phát triển lâu năm, cũng như một số nước cóNgành du lịch mới phát triển mạnh đều có sự ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật dulịch. Hàn Quốc coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nên đã đầu tư vào xây dựng kháchsạn. Năm 1990, Hàn Quốc có 399 khách sạn lớn với tổng số với 40 nghìn buồng, thu hút2,9 triệu lượt khách nước ngoài, doanh thu từ du lịch 3,43 tỷ USD; năm 1991 đưa thêm195 khách sạn mới với 18 nghìn buồng vào hoạt động.

Malaysia là cường quốc du lịch ở Đông Nam á cũng thực hiện ưu tiên đầu tư rất lớn chodu lịch, tạo ra nhiều bãi biển đẹp, cung cấp nhiều thực phẩm phong phú và các món ănngon. Chính phủ Malaysia mạnh dạn đầu tư các khoản tiền lớn vào việc trùng tu, tôntạo các di tích lịch sử, tận dụng địa hình nhiều đảo cùng các danh lam thắng cảnh khác,hoàn thành sân bay mới... Hiện nay, Malaysia có 80 nghìn buồng khách sạn, với tốc độtăng buồng khách sạn hàng năm trên 10%.

ở Trung Quốc 10 năm trở lại đây, Nhà nước và chính quyền địa phương ở các tỉnh, thànhphố đều rất quan tâm đầu tư các công viên, nâng cấp giao thông vận tải, thông tin liênlạc đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 450 nghìn buồng khách sạnvới tốc độ tăng trưởng buồng khách sạn trên 5%/ năm.

Nhiều nước khác trong khu vực cũng đang tích cực đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuậtvà cơ sở hạ tầng để phát triển Ngành du lịch.

Chiến lược sản phẩm du lịch

Các nước đều chú trọng thực hiện chiến lược sản phẩm đặc thù, chất lượng tốt, giá thànhhạ để nâng cao sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh. Chiến lược sản phẩm như vậy, đặcbiệt là chiến lược sản phẩm du lịch, phụ thuộc vào công tác quản lý hệ thống doanhnghiệp, đào tạo cơ sở vật chất kỹ thuật.

Hệ thống doanh nghiệp du lịch nước ngoài bao gồm các hãng, công ty du lịch (lữ hành),doanh nghiệp khách sạn và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác, hoạt động chuyênmôn hóa theo ngành nghề. Trong quản lý doanh nghiệp, kinh nghiệm đáng chú ý củanước ngoài là phân loại doanh nghiệp và phân hạng khách sạn để nâng cao chất lượngsản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Trong quá trình hoạt động đã hình thành các Hiệp hộidu lịch, Hiệp hội khách sạn hoặc Hiệp hội hỗn hợp nhiều loại hình doanh nghiệp trong

Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế cua một số nước trên thế giới

5/8

Page 6: Kinh Nghiệm Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Quốc Tế Cua Một Số Nước Trên Thế Giới (1)

phạm vi quốc gia, khu vực hoặc trên toàn thế giới, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Ví dụ,Hiệp hội Du lịch Hàn Quốc thành lập từ năm 1963, nay có 2.939 hội viên (2.389 hãnglữ hành, 480 khách sạn); Hiệp hội Du lịch Châu á Thái Bình Dương (PATA) thành lậpnăm 1951 bao gồm các thành viên là 2000 tổ chức lữ hành, 95 cơ quan du lịch quốcgia và địa phương, 65 hãng hàng không và tàu biển, 557 khách sạn, 434 đại lý du lịch;ngoài ra còn có 16.000 hãng lữ hành, khách sạn là thành viên của 79 chi hội thuộc trên40 quốc gia trên thế giới . . .

Các quốc gia, các địa phương dựa vào những lợi thế so sánh để tạo nên những sản phẩmđộc đáo, đa dạng, hấp dẫn khách đến du lịch và du khách với các sản phẩm du lịch độcđáo nên đã thu hút só lượng khách quốc tế ngày một đông. Tại Băngkok (Thái Lan) cócác cửa hàng miễn thuế bán các sản phẩm truyền thống giá rẻ, chất lượng cao, các mặthàng xa xỉ phẩm của các nước nổi tiếng, các loại quần áo hợp mốt của các nhà thiết kếcó tên tuổi, nhằm thu hút khách du lịch. Tư tưởng chỉ đạo hoạt động du lịch của TháiLan là: Luôn tìm cách thoả mãn nhu cầu của khách hàng về vật chất, tinh thần và tâmlý. Khẩu hiệu phục vụ khách hàng là gây ấn tượng tốt cho khách ngay từ bước chân đầutiên đến Thái Lan và làm cho khách hài lòng đến điểm cuối cùng; 80% số người nướcngoài vào Thái Lan chỉ cần ghi tên là xong, không phải cần nhiều thủ tục phiền hà.

ở Trung Quốc, Ngành du lịch đã đưa ra những sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng nhằmthu hút du khách, mỗi năm có một chủ đề riêng: Năm 1993 là "Năm du lịch phong cảnh",năm 1994 là "Năm du lịch văn vật - lịch sử", năm 1995 là "Năm du lịch phong tục tậpquán các dân tộc", năm 1996 "Năm du lịch nghỉ mát", năm 1997 là "Năm du lịch đónHồng Kông trở về với Trung Quốc". Kết quả năm 1996 số khách du lịch đến TrungQuốc lên 26 triệu lượt, tăng 11,5% so với năm 1995, được xếp hàng thứ 5 trên thế giới(năm 1990 xếp thứ 12), thu nhập ngoại tệ đạt 10,5 tỷ USD.

4. Tăng cường tiếp xúc tiếp thị du lịch

Mục đích của xúc tiến là tăng cường quảng cáo trong du lịch nhằm giới thiệu, hìnhthành, định hướng các sản phẩm du lịch của đất nước đối với du khách, xúc tiến, tuyêntruyền quảng cáo là một chi phí nhưng rất cần thiết trong du lịch, hiệu quả rất lớn, khólượng hoá. Tổ chức du lịch thế giới chẳng những quan tâm đến số thu nhập ngoại tệ dodu lịch mang lại, sự tiến bộ của giao thông- vận chuyển, thông tin liên lạc ... mà còn theodõi sát ngân sách chi cho xúc tiến của các thành viên, khuyến khích các nước đẩy mạnhxúc tiến du lịch.

Xúc tiến du lịch được các nước rất chú ý, nhà nước tài trợ kinh phí rất lớn và cho thựchiện nhiều biện pháp hữu hiệu. Nhiều nước có Cơ quan Xúc tiến du lịch với các tên gọikhác nhau như: Malaysia, Singapore có Cục xúc tiến du lịch, Hàn Quốc có Liên đoànDu lịch Quốc gia.

Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế cua một số nước trên thế giới

6/8

Page 7: Kinh Nghiệm Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Quốc Tế Cua Một Số Nước Trên Thế Giới (1)

Theo tổ chức Du lịch Thế giới: Ngân sách xúc tiến du lịch của các nước hàng năm đềutăng. Ngân sách du lịch của 84 nước là hội viên tổ chức du lịch Thế giới vào đầu thậpkỷ 80 đã lên tới 2000 triệu USD/ năm (2 tỷ) 43 nước báo cáo con số cụ thể về tổng sốngân sách chi cho xúc tiến năm 1991 là 1,312 tỷ USD, năm 1992 là 1,416 tỷ. Năm 1992,Tây Ban Nha chi 85 triệu USD cho xúc tiến, Pháp 72 triệu, Anh 60 triệu, úc 51 triệu,Mêhico 34 triệu. Để chuẩn bị cho năm du lịch 1994 cho tuyên truyền quảng cáo; Chínhphủ Singapore đã chi 100 triệu USD cho giai đoạn 1996 - 2000 để phát động chiến dịchxây dựng Singapore thành thủ đô du lịch. Theo các nhà phân tích quốc tế thì 1 USD bỏra cho tuyên truyền quảng cáo du lịch sẽ thu về bình quân 500 USD; tuy nhiên tuỳ theocác yếu tố văn hoá, lịch sử, khí hậu, thắng cảnh, ăn uống... chỉ số này chỉ có sự khácnhau giữa các vùng. Ví dụ, vùng Châu á - Thái Bình Dương nếu có 1 USD bỏ ra choquảng cáo du lịch sẽ chỉ thu được 150 USD, nhưng ở Châu Âu lại lên đến 635 USD.

Nếu xúc tiến du lịch bị xem nhẹ, lơ là sẽ đưa đến tình trạng kinh doanh giảm sút. Trongvòng 10 năm liên tiếp (1975-1985) nước Pháp có số khách quốc tế đến du lịch đứnghàng thứ hai thế giới (sau Mỹ). Năm 1985 đạt số lượng cao nhất 28 triệu lượt khách, thunhập 10,150 tỷ USD. Nhưng 1986 bị tụt xuống còn 9,5 tỷ USD, đứng thứ 4 sau Mỹ, TâyBan Nha và Italia. Một trong những nguyên nhân chính đưa tới giảm sút thu nhập là sựyếu kém trong xúc tiến du lịch. Năm 1992, nước Pháp trở lại chiếm vị trí hàng đầu, đón43 triệu lượt và thu 103 tỷ France. Bộ trưởng Giao thông, Thiết bị, nhà ở và du lịch Phápđánh giá nguyên nhân thắng lợi đầu tiên là nhờ đẩy mạnh xúc tiến du lịch. Ngay từ năm1987, Ngành du lịch Pháp đã thực hiện chiến lược thống nhất các hoạt động xúc tiến dulịch cả nước trong một tổ chức gọi là Ngôi nhà nước Pháp ( " Maison de la France " ),trực thuộc Bộ Giao thông, Thiết bị, Nhà ở và Du lịch. Nhiệm vụ của tổ chức này là tạora một hình ảnh nước Pháp tiêu biểu, quảng bá du lịch, đưa sản phẩm du lịch của nướcPháp ra nước ngoài đủ mạnh để tác động vào du khách. Ngân sách hoạt động cho ngôinhà chung từ 2 nguồn: 50% do nhà nước cấp, 50% do tư nhân đóng góp.

Các nước du lịch phát triển đều đặt đại diện du lịch quốc gia, dưới hình thức văn phònghay Đại diện du lịch ở nước ngoài để làm công tác xúc tiến, quảng bá, nghiên cứu thịtrường thu hút khách vào nước mình, coi đây là phương tiện quan trọng xúc tiến quốctế. Theo điều tra của Tổ chức du lịch thế giới thì hiện nay chỉ cóa khoảng 14% số nướckhông có Văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở nước ngoài, nhưng họ giao chức năngnày cho Sứ quán đảm nhiệm. Lào là nước du lịch chưa phát triển, nhưng do thấy đượcvai trò quan trọng của Văn phòng du lịch quốc gia nên đã đặt văn phòng du lịch Lào tạiBăngkok. Có nước đặt văn phòng du lịch quốc gia riêng biệt, có nước đặt trong Đại sứquán với tên gọi đại diện. Pháp hiện nay có 39 văn phòng du lịch ở nước ngoài, ý có30, Tây Ban Nha 28, úc 24, Hàn Quốc 18, Mehico 16, Nhật Bản 16, New Sealand 15,Đức 14 văn phòng và 10 đại diện, Mỹ 12, các nước ASEAN: Indonesia 10, Malaysia 15,Thái Lan 13 văn phòng và 12 đại diện, Singapore 16 văn phòng và 8 đại diện... Số nhânviên làm ở các văn phòng du lịch quốc gia ở nước ngoài của các nước tương đối nhiều:úc có 172 nhân viên, Pháp có 186, Hy Lạp 128, ý 110, Tây Ban Nha 185...

Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế cua một số nước trên thế giới

7/8

Page 8: Kinh Nghiệm Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Quốc Tế Cua Một Số Nước Trên Thế Giới (1)

Hội chợ, hội nghị du lịch quốc tế và các sự kiện trong nước như liên hoan nghệ thuật,Olympic, các sự kiện thể thao... là một trong những hình thức xúc tiến, quảng cáo du lịchhiệu quả nhất. Nhật Bản tổ chức hội nghị du lịch quốc tế 2 năm một lần, có hàng nghìnđại biểu từ gần 100 nước tham gia. Nhiều nước cử lãnh đạo cao cấp nhất của Ngành dulịch dẫn đầu đoàn tham gia Hội nghị và tổ chức triển lãm sản phẩm du lịch của nướcmình. Các nước ASEAN có kế hoạch chung cùng tổ chức hội nghị, hội thảo và sự kiệnthể thao, văn hoá của thế giới. Singapore là một trong 10 nước đứng đầu Châu á về việctổ chức các sự kiện (hội thảo, hội nghị, triển lãm quốc tế...)

Nhằm thu hút khách du lịch quốc tế, các nước ASEAN đang tăng nỗ lực hướng vào loạikhách quay trở lại hai hoặc nhiều lần. Hiện nay, các nước ASEAN đang phát động quảngbá các điểm du lịch và mời chào các loại hình du lịch mới hơn, gồm cả các chươngtrình trọn gói theo mùa đặc thù; đồng thời cũng có những bước đi nhằm đa dạng hoásản phẩm du lịch như kết hợp du lịch sinh thái với việc tham quan các khu nhân tạo.Hầu hết các nước ASEAN đều thực hiện "Năm du lịch", để tập trung vào việc quảng bá,giới thiệu rộng rãi những điểm du lịch, nêu bật văn hoá, lịch sử và nghệ thuật của mộtquốc gia cụ thể. Thái Lan đã tiên phong trong việc này năm 1997. Philipin phát động"Lễ hội Philipin" năm 1988. Indonesia khởi xướng "Năm du lịch Indonesia" năm 1991,và lấy thập kỷ 90 là: "Thập kỷ du lịch Indonesia". Malaysia cũng phát động " ăm du lịchMalaysia" đã khiến cho quan chức du lịch nước này tiếp tục tuyên bố năm 1997 là "Nămdu lịch Malaysia". Tuy nhiên mới gia nhập ASEAN nhưng Lào đang tích cực chuẩn bị"Năm du lịch Lào" vào năm 1990.

5. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đảm bảo phát triểnbền vững.

Hầu hết các nước trong quá trình phát triển du lịch đều chú ý bảo vệ môi trường tự nhiênvà xã hội, tăng cường quản lý, khai thác tính đặc thù của dân tộc. Bởi vậy, trong quátrình phát triển du lịch, Việt Nam cần chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoádân tộc, nét đẹp truyền thống, cảnh quan và môi trường; quản lý môi trường theo phápluật. Thái Lan hiện đang phải điều chỉnh định hướng phát triển du lịch đã đề ra trongnhững năm 1980, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và hoạt động Sextour, màlành mạnh dần hoạt động du lịch.

Trong phát triển du lịch hiện nay đặt ra nhiều vấn đề không thể xem nhẹ: ô nhiễm môitrường, rác thải, tắc nghẽn giao thông ... Giữa du lịch và môi trường có mối quan hệnhân quả. Du lịch là một ngành rất nhạy cảm với môi trường, chịu ảnh hưởng rất lớn củamôi trường ô nhiễm, tác động, hạn chế đến khả năng phát triển. ở Sip, sau 10 năm vùngthiên nhiên đẹp đẽ biến mất bởi tiếng ồn ào, huyên náo của các sàn nhảy disco, kháchsạn, nhà hàng... Trong công viên quốc gia Ambosdi Kênia các chú báo Gêpa buộc phảithay đổi thời gian săn mồi ban ngày để tránh các đoàn xe chở khách du lịch. Tại LuânĐôn, hè đường được thiết kế xây dựng từ thế kỷ 13 hư hỏng nặng do khách tham quandu lịch với 17 ngàn người/ngày dẫm lên.

Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế cua một số nước trên thế giới

8/8