38
Khoa Kinh Tế - QTKD Kinh Tế Nông Nghip Đại Cương Tác gi: Nguyn Minh Châu Biên mc: sdms Gii Thiu TRƯỜNG ĐẠI HC AN GIANG KHOA KINH TQTKD Giáo trình KINH TNÔNG NGHIP ĐẠI CƯƠNG Người biên son: Nguyn Minh Châu Ging viên Trường ĐẠI HC AN GIANG LƯU HÀNH NI BNăm 2002 Chương I: Nhng Vn Đề Chung Ca Kinh Tế Noâng Nghip i.Đặc Đim Ca Nn Kinh Tế Nông Nghip Trong nông nghip, rung đất không chlà nn móng, là địa bàn trên đó din ra các quá trình sn xut như đối vi công nghip và nhiu lĩnh vc khác, mà còn là tư liu sn xut chyếu, đặc bit

KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

Khoa Kinh Tế - QTKD

Kinh Tế Nông Nghiệp Đại Cương

Tác giả: Nguyễn Minh Châu

Biên mục: sdms

Giới Thiệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA KINH TẾ QTKD

Giáo trình

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG Người biên soạn:

Nguyễn Minh Châu Giảng viên Trường ĐẠI HỌC AN GIANG

LƯU HÀNH NỘI BỘ Năm 2002

Chương I: Những Vấn Đề Chung Của Kinh Tế Noâng Nghiệp

i.Đặc Điểm Của Nền Kinh Tế Nông Nghiệp

Trong nông nghiệp, ruộng đất không chỉ là nền móng, là địa bàn trên đó diễn ra các quá trình sản xuất như đối với công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác, mà còn là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt

Page 2: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

không thể thay thế được. Ruộng đất là tư liệu sản xuất vì đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu tư liệu lao động. Là tư liệu sản xuất đặc biệt vì ruộng đất không giống các tư liệu sản xuất khác ở chỗ: giới hạn về số lượng diện tích, không đồng nhất về chất lương giữa các thửa đất, nếu được sử dụng hợp lý thì độ phì nhiêu của đất không ngừng tăng lên. Vì vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và đặc tính riêng có của ruộng đất nên không có một tư liệu sản xuất thông thường nào khác có thể thay thế được. Do đó, việc bảo tồn quỹ đất và không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất là vấn đề sống còn của sản xuất nông nghiệp.

• Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cây trồng và vật nuôi, những cơ thể sống phát sinh phát triển theo những quy luật sinh học nhất định. Sinh vật nông nghiệp lại sinh sống trong môi trường tự nhiên, đất, nước, thời tiết, khí hậu cũng tồn tại và tác động vào sinh vật theo những quy luật tự nhiên vốn rất đa dạng và phức tạp.Đặc tính tự nhiên của sinh và môi trường của nó là hai yếu tố có mối quan hệ hữu cơ trong việc tạo ra tính di truyền và biến dị của sinh vật. Trong hai tính đó, di truyền là mặt bản chất của sinh vật. Trong một số nền nông nghiệp, có lúc đã quá nhấn mạnh khả năng biến dị bởi tác động của kỹ thuật được áp đặt với sự chủ quan của con người nên đã thất bại. Cách sử lý đúng quy luật và mang lại hiệu quả cho sản xuất nông ngjhiệp là phải xuất phát từ mặt bản chất của sinh vật và môi trường sống của nó để chọn giải pháp kỹ thuật và công nghệ thích hợp. Vì thế công nghệ sinh học ngay trong thời đại khoa học - công nghệ ngày nay vẫn giữ vai trò trung tâm, là cái cốt lõi chi phối và điều khiển các quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp.

• Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính khu vực. Sản xuất nông nghiệp diễn ra trên địa bàn rộng lớn vì ruộng đất – tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trải rộng trên phần lớn lãnh thổ quốc gia nói riêng và trên hành tinh của chúng ta nói chung. Sản xuất nông nghiệp mang tính khu vực vì sinh vật - đối tượng của sản xuất được phân bố một cách rất tự nhiên theo đặc tính của sinh vật và môi trường của nó - đất, nước, thời tiết, khí hậu - vốn không giống nhau giữa các vùng lãnh thổ. Vì thế, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học luôn là cơ sở xuất phát cho mỗi tiến trình tổ chức sản xuất nông nghiệp trên cùng lãnh thổ nhất định.

• Yêu cầu của việc sử dụng sức lao động và tư liệu sản xuất trong nông nghiệp có tính thời vụ vì nhiều chu kỳ sản xuất không thể bố trí liên tục và ngay trong một chu kỳ sản xuất nhất định thì thời gian lao động cũng không trùng khớp với thời gian sản xuất. Vì thế chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp, đa dạng hoá trong kỹ năng lao động và đa dạng hoá trong trang bị cộng cụ lao động là những đặc trưng quan trọng của nông nghiệp.

• Nông nghiệp gắn với nông thôn và nông dân. Nông thôn không chỉ là địa bàn của sản xuất nông nghiệp, trên đó hàm chứa các yếu tố tự nhiên và sự kết hợp các yếu tố đó của sản xuất, mà còn là môi trường cảnh quan, văn hoá đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc đi liền với yếu tố nguồn nhân lực và đời sống của nông dân. Nông dân sống và làm việc trong từng gia đình - tế bào của xã hội, của cộng đồng nông thôn. Gia đình nông dân là nơi tập hợp những người có quan hệ gia tộc – hôn nhân và quyết thống, không chỉ là nơi sinh sống, là đơn vị tiêu dùng như nhiều gia đình ở đô thị, mà còn là đơn vị sản xuất – đơn vị kinh tế hộ nông dân. Nông nghiệp gắn với nông thôn, nông dân, cho chúng ta môt cảm nhận đầy đủ về sự gắn kết giữa kinh tế, xã hội và môi trường trong tổng hòa nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Vì thế không thể chỉ nhìn nhận nông nghiệp đơn thuần về khía cạnh kinh tế, mặc dù đóng góp về kinh tế không nhỏ, mà còn phải nhìn nhận nông nghiệp ở khía cạnh xã hội và môi trường, mặc dù khó tính được bằng tiền nhưng thật vô giá.

Page 3: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

II.Vai Trò Kinh Tế Nông Nghiệp

1) Nông nghiệp đối với sự phát triển của xã hội loài người Nông nghiệp là ngành sản xuất có đầu tiên và trải qua một thời kỳ dài là cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Từ khi nổ ra cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỹ XVIII, rồi cách mạng khoa học kỹ thuật vào giữa thế kỹ XX, đã tạo ra sự phát triển mới hết sức lớn lao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, theo đó nhiều ngành sản xuất mới đã ra đời và phát triển lớn mạnh: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ… Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng ở nhiều quốc gia và trên cả hành tinh của chúng ta. Nông nghiệp có vai trò quan trọng đó vì những lẽ sau đây:

Ø Nông nghiệp sản xuất và cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho đời sống của con người, như: lương thực, thực phẩm và những sản phẩm tiêu dùng khác có gốc nguyên liệu từ nông sản. Không có những sản phẩm thiết yếu đó con người không thể tồn tại và phát triển được, vì như Ăng ghen đã khẳng định “trước hết con người cần phải có ăn, uống và ở, mặc, trước khi lo đến chuyện làm chính trị, tôn giáo…Xã hội càng phát triển với quy mô dân số và chất lượng cuộc sống cao hơn, nhu cầu về những sản phẩm thiết yếu đó càng lớn cả về số lượng, chủng loại đa dạng và chất lượng cao”.

• Nông nghiệp gắn với các vấn đề xã hội và môi trường – cái không thể thiếu được cho một xã hội văn minh và sự trường tồn của hành tinh chúng ta.

• Nông nghiệp đóng góp một khối lượng đáng kể vào tổng giá trị sản phẩm của nhiều quốc gia (GDP) với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế trong thương mại quốc tế. Điều này càng trở nên quan trọng trong xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế.

• Xã hội nông thôn vốn rất rộng lớn và là một bộ phận hợp thành rất quan trọng của thị trường hàng công nghệ và dịch vụ.

2) Nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì thế nông nghiệp càng có vai trò quan trọng.

• Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và hàng hoá xuất khẩu. Giá trị sản phẩm nông nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổng giá trị sản phẩm trong nước (GDP) . Theo số liệu thống kê năm 1999 bộ phận cấu thành này là 25,4%. Giá trị nông sản xuất khẩu chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu với 9 trong 15 mặt hàng xuất chủ yếu của toàn bộ nền kinh tế (gạo, cà phê, cao su, trà, đậu phộng, hạt điều, rau quả và hải sản).

• Nông nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận lớn lao động và dân cư cả nước. Trong đó chủ yếu và trực tiếp là lao động nông thôn với một quy mô dân số còn rất lớn - khoảng trên 58 triệu người, bằng 76,5% so với cả nước (tính tại thời điểm 1/14/1999). Giải quyết tình trạng thiếu việc làm và nghèo đói ở nông thôn hiện nay rõ ràng là một trọng trách của việc phát triển nông nghiệp.

• Nông nghiệp là nguồn cung cấp sức lao động cho nhiều mặt hoạt động kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

• Nông nghiệp nông thôn là thị trường rộng lớn của hàng hoá công nghiệp, dịch vụ và hàng nông sản của bản thân nông nghiệp. Nông nghiệp phát triển vững mạnh sẽ thúc đẩy thương mại phát triển, góp phần kích cầu để ngăn chặn tình trạng giảm phát của nền kinh tế.

• Nông nghiệp gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội, với bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường tự nhiên - cái không thể thiếu trong việc xây dựng một nông thôn văn minh, một đội ngũ nông dân có trí thức.

Page 4: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

• Với vai trò quan trọng như vậy, nên trong đường lối cách mạng Việt Nam, Đảng và Bác Hồ luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp đã đi đầu trong đổi mới và đã góp phần to lớn vào sự thành công của đổi mới. Nông nghiệp đã và sẽ là một trong những lĩnh vực quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

III.Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Thách Thức Đối Với Nông Nghiệp Nam Bộ

1. Thuận lợi Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ tư (khoá VIII) đã đề ra những nội dung và giải pháp cụ thể phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH-HĐH, hợp tác hoá, dân chủ hoá. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động ở nông thôn… Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản. Phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động của các cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn…

Nội dung Nghị quyết được triển khai trên phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn Nam Bộ và nông nghiệp- nông thôn sẽ có bước phát triển mới.

Với vị trí địa lý kinh tế tương đối thuận lợi, đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Đảng ta, mối quan hệ của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới về nhiều mặt, trước hết là về kinh tế thương mại ngày càng mở rộng, tạo ra khả năng hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo điều điện tiếp thu các thành tựu khoa học - công nghệ nước ta, các kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh doanh để đưa nông nghiệp nước ta, nông nghiệp Nam Bộ tiến nhanh hơn trên con đường CNH-HĐH.

Tuy nhiên, những thuận lợi khách quan, qua nhân tố tác động từ bên ngoài, không thể tự phát huy tác dụng nếu không khơi dậy được động lực nội sinh, các nguồn lực của bản thân nông nghiệp và nông thôn.

Tài nguyên thiên nhiên: đất đai, mặt nước, khí hậu, cây trồng, vật nuôi nhiệt đới cũng như lao động nông nghiệp của ta còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết…Đó chính là dư địa còn tiềm ẩn cho phép chúng ta , với tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ và khoa học quản lý có thể nâng cao tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của ta lên tầm cao mới.

Về chiều rộng, chúng ta còn tiềm năng mở rộng diện tích trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn trái, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, đa dạng hoá sản phẩm, phát triển nông nghiệp toàn diện. Về chiều sâu, chúng ta còn tiềm năng để tăng vụ, thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tỷ suất nông sản hàng hoá, giảm giá thành nông sản…Chúng ta còn nhiều tiềm năng để chuyển dịnh cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn, xây dựng một nền nông nghiệp bền vững về kinh tế và môi trường sinh thái.

Thành tựu to lớn về sản xuất lương thực trong gần 15 năm đổi mới, trong đó có phần đóng góp có tính chất quyết định của ĐBSCL, là bệ phóng để nông nghiệp nước ta cũng như nông nghiệp Nam Bộ tăng tốc để đi lên CNH-HĐH. Đủ lương thực và có dự trữ là tiền dề cơ bản để đa dạng hoá cây trồng, phát triển chăn nuôi, nghề rừng, nghề cá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ thuần nông sang cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và dịch vụ, tăng thêm các mặt hàng xuất khẩu từ nông nghiệp và nông thôn, tạo ra nhiều ngoại tệ phục vụ nhu cầu CNH-HĐH đất nước.

Thể chế tổ chức quản lý nông nghiệp đã và đang có sự chuyển dịch sang quỹ đạo của nền kinh tế thị trường trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Theo đường lối đổi mới quản lý kinh tế của Đảng, trên 11 triệu hộ nông dân của cả nước (trong đó có trên 3 triệu hộ nông dân Nam Bộ) đã trở thành những đơn vị tự chủ sản xuất, là lực lượng chủ lực của sản xuất

Page 5: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

nông, lâm, ngư nghiệp, có tiềm năng to lớn, có khả năng dung nạp, thương phẩm hoá, xã hội hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, trên cơ sở hợp tác, liên kết với các hình thức tổ chức hợp tác và tổ chức doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông, công nghiệp, dịch vụ.

Kinh tế hợp tác và kinh tế quốc doanh trong thời gian tới với các phương thức và nội dung hoạt động thích hợp nhằm phát huy tiềm năng của kinh tế hộ nông dân, sẽ góp phần thúc đẩy nông nghiệp cả nước cũng như khu vực Nam Bộ tiến lên những tầm cao mới.

2. Khó khăn và thử thách đối với nông nghiệp Khó khăn về đất đai.

Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp. Quỹ đất nông nghiệp của nước ta có 7,3 triệu ha, trong đó có 5,52 triệu ha cây hàng năm và 1,24 triệu ha cây lâu năm. Đất nông nghiệp bình quân nhân khẩu cả nước là 1.034m2, bình quân lao động nông nghiệp là 1.983m2. Ở Nam Bộ, đất trồng cây hàng năm là 2,9 triệu ha, chiếm 52% diện tích trồng cây hàng năm của cả nước, diện tích trồng cây lâu năm khoảng 1 triệu ha, chiếm 67% của cả nước .

Tuy nhiên đất đai Nam Bộ đang có xu thế bị thoái hoá nghiêm trọng. Vùng đồi núi thì bị xói mòn và bạc màu, vùng đồng bằng thì bị xâm nhập mặn, nhiễm phèn và bị chai cứng trên diện rộng.

So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, diện tích đất nông nghiệp cũng như lâm nghiệp tính theo đầu người ở nước ta quá thấp. Trong 15-20 năm tới, với mức độ tăng dân số và số đất nông nghiệp mất đi do sử dụng vào mục đích công nghiệp, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người sẽ còn giảm xuống mức thấp hơn. Do đó quan hệ đất đai - dân số lao động trong nông nghiệp của ta là một khó khăn, thách thức nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng mất cân đối này, đòi hỏi nông nghiệp phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ trên đất thuộc, đồng thời với việc khai thác đất mới ở vùng đất trống đồi trọc và đẩy mạnh CNH nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động dư thừa. Đó là con đường tất yếu để phát triển nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, hạn chế việc phá rừng.

Khó khăn về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của nông nghiệp nông thôn nhìn chung còn yếu kém có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển nông nghiệp theo hướng sản phẩm hàng hoá. Hệ thống các công trình thuỷ lợi thời gian qua tuy có được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hiện nay nhiều hạng mục công trình đang xuống cấp, hiệu quả khai thác thấp. Đồng ruộng manh mún, hạn chế việc đầu tư thâm canh và hạn chế việc sử dụng máy móc có hiệu quả. Mạng lưới giao thông nông thôn còn kém phát triển, ảnh hưởng nhiều đến lưu thông vật tư, nông sản hàng hoá. Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp tuy gần đây có được tăng cường (mạng lưới điện, máy móc cơ khí, cơ sở chế biến, kho tàng…) nhưng còn ở mức rất thấp, còn xa mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra của CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.

Suy giảm môi trường sinh thái

Hiểm hoạ của sự suy giảm môi trường sinh thái, đã và đang được cảnh báo đối với nông nghiệp nước ta qua các vụ thiên tai, lũ lụt, xói mòn, lở đất, hạn hán, sâu bệnh, ô nhiễm đất, nước, không khí…Trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng về tần số xuất hiện cũng như về quy mô tác hại…Đó là hậu quả trực tiếp của tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức:Phá rừng bừa bãi, lấp ao hồ, ngăn dòng chảy, sử dụng quá liều lượng, không đúng kỹ thuật phân hoá học, thuốc trừ sâu, phát triển công nghiệp không kèm theo các biện pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

Về thị trường nông thôn.

Page 6: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

Thị trường nông nghiệp và nông thôn đang hình thành nhưng phát triển còn chậm, còn nhiều mặt yếu kém, chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

Thị trường hàng hoá đầu vào của sản xuất nông nghiệp (lao động, đất đai, vốn, vật tư, thiết bị kỹ thuật…) và đầu ra của nông nghiệp (sản phẩm hàng hoá ) còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách thông suốt về giá cả, chất lượng…Trong thị trường nội địa, sức mua của cư dân nông thôn về tư liệu sản xuất cũng như hàng tiêu dùng còn thấp vì thu nhập còn ít, chưa trở thành đối tác tiêu thụ nhiều sản phẩm của công nghiệp phục vụ yêu cầu HĐH nông nghiệp.

Tiếp cận và đi đến hoà nhập vào thị trường nông sản của khu vực và thế giới trong xu thế quốc tế hoá thương mại là một thách thức lớn đối với nông nghiệp của ta đầu thế kỷ 21.

IV.Định Hướng Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn Nước Ta Qua Thế Kỷ 21

Việt Nam là nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á có đặc điểm đất ít, người đông. Năm 1995, số dân nước ta là 73,962 triệu người, trong đó dân số nông nghiệp là 58,342 triệu người, chiếm 79,5% dân số cả nước. Cũng vào thời điểm trên, diện tích canh tác ở Việt Nam là 6,985 triệu ha, bình quân diện tích canh tác trên nhân khẩu nông nghiệp là 1400m2. Lao động nông nghiệp có 26,110 triệu người, chiếm 71% lao động xã hội.

Từ cuối những năm 80 đến cuối những năm 90, nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển rõ rệt về nhiều mặt, từ tổ chức lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ đến các chỉ số phát triển nông nghiệp.

Do tổ chức sản xuất nông nghiệp được đổi mới và khoa học công nghệ được tăng cường, trong 10 năm (1989-1998), sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,3%/năm, sản lượng lương thực bình quân đạt 23.08 triệu tấn/năm (mỗi năm tăng bình quân trên 1 triệu tấn, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng dân số). Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng �ang tục trong 10 năm qua, từ năm 1997, Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Rau quả, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu đều tăng về sản lượng, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Về chăn nuôi, trong thời gian trên, các đàn gia súc, sản lượng thịt, trứng, sữa đều tăng. Thuỷ hải sản nuôi trồng, khai thác cũng đều tăng về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 10 năm gần đây bình quân tăng mỗi năm 20% đã đạt và vượt 11 tỷ USD

Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp Việt Nam còn tồn tại và phát sinh một số vấn đề, ảnh hưởng đến nông nghiệp nước ta trong thế kỷ 21:

Quỹ rừng, quỹ đất, quỹ nước, quỹ gien của nông nghiệp Việt Nam đang bị thu hẹp đến thời hạn thấp, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp.

• Rừng nhiệt đới đang suy giảm nhanh về số lượng và chất lượng. Diện tích rừng chỉ còn chiếm 27,7% diện tích tự nhiên, thấp xa so với độ an toàn của môi trường sinh thái. • Đất nông nghiệp và đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm, do dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh, dẫn đến sự thiếu hụt tư liệu cơ bản để phát triển sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất đai bị xói mòn, thoái hoá do việc phá rừng gây ra cũng đang ngày càng tăng lên. • Quỹ nước dư thừa ở nhiều vào mùa mưa nhưng lại thiếu hụt vào mùa khô (nhất là vùng đồi núi). • Quỹ gien thực vật và động vật nước ta cũng đang bị đe doạ giảm tính đa dạng sinh học, do khai thác có tính huỷ diệt nguồn tài nguyên (đốt phá rừng, săn bắt động vật, khai thác thuỷ sản bằng chất nổ, bằng điện, chất độc).

Page 7: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở một số địa phương do chất thải công nghiệp, do sử dụng bừa bãi phân hoá học, hoá chất trừ sâu, diệt cỏ, gây ô nhiễm đất canh tác, nguồn nước mặt, nước ngầm và để dư lượng chất độc hại trong nông sản thực phẩm.

Đói nghèo đang còn tồn tại ở nhiều vùng miền núi cũng như vùng nông thôn đồng bằng. Khi người dân chưa có đủ việc làm, không có thu nhập để mua lương thực, rơi vào tình trạng nghèo đói thì dễ dẫn đến kết cục là họ sẽ phá rừng, khai thác lâm sản bừa bãi.

Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam đầu thế kỷ 21.

Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra mục tiêu chiến lược về CNH-HĐH đất nước là: từ nay (1996) đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất… Trong cơ cấu kinh tế, tuy nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, song công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GNP và trong lao động xã hội. Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản… Hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm �ang hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực cho xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá…

Nước ta là một nước đang phát triển, nông nghiệp mới bắt đầu có sự chuyển dịch từ sản xuất tự cấp tự túc lên sản xuất �ang hóa. Là nước đi sau, chúng ta có thuận lợi là có điều kiện tham khảo kinh nghiệm của những nước đi trước trong khu vực và trên thế giới về con đường phát triển nông nghiệp trong thời đại hiện nay, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm tốt, tránh được những sai lầm của các nước đi trước trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp.

Bước vào thế kỷ 21, nông nghiệp Việt Nam phải phát triển theo con đường nào để thu hút được hiệu quả kinh tế- xã hội tối ưu, với tốc độ nhanh trong điều kiện điểm xuất phát thấp và cơ sở vật chất kỹ thuật hạn chế, trình độ sản xuất nông sản �ang hoá chưa cao?

Qua đúc kết kinh nghiệm bản �ang trong nửa sau của thế kỷ 20 và tham khảo kinh nghiệm một số nước trong khu vực và thế giới, chúng ta có thể khẳng định con đường phát triển nông nghiệp Việt Nam từ thế kỷ 20 bước vào thế kỷ 21 là: nông nghiệp sản xuất �ang hoá trên cơ sở CNH-HĐH với mức độ phù hợp yêu cầu của nông nghiệp bền vững.

Trên con đường tiến lên CNH-HĐH đất nước và nông nghiệp, nông thôn, giữa hai khuynh hướng nông nghiệp CNH và nông nghiệp hữu cơ, chúng ta nên chọn hướng nào?

Nông nghiệp CNH.

Nông nghiệp CNH là nền nông nghiệp của Mỹ, nhiều nước Tây Âu và cả Nhật Bản. Đặc trưng cơ bản của nông nghiệp CNH là sản xuất lớn. Sản xuất lớn được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu về quy mô của trang trại và tính chất của �ang hoá.

Nông nghiệp CNH sử dụng nhiều máy móc và vật tư nông nghiệp. Ngoài máy móc và phân khoáng là chủ yếu, phải kể tới các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, các chất kích thích sinh trưởng, các thiết bị, nhà kính…Đối với chăn nuôi CNH thì cần chuồng trại, thiết bị hiện đại, thức ăn tổng hợp, thuốc thú y…

Nông nghiệp CNH đạt năng suất cây trồng và chăn nuôi cao. Các nước công nghiệp phát triển có nền nông nghiệp CNH đều đạt năng suất cây trồng và chăn nuôi cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới.

Page 8: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

Nông nghiệp CNH có năng suất lao động sống cao. Được trang bị đầy đủ máy móc và năng lượng, nông nghiệp CNH đã đạt năng suất lao động cao, rất cao. Khái niệm ngày công không còn với nông nghiệp CNH mà thời gian sản xuất trong nền nông nghiệp CNH tính bằng giờ, bằng phút.

Nông nghiệp CNH tiêu tốn nhiều năng lượng. Máy móc, phân khoáng, thuốc trừ sâu bệnh…đều được sản xuất trong các nhà máy và các nhà máy này đều cần năng lượng để vận hành, chủ yếu là năng lượng than đá, dầu khí.

Nông nghiệp hữu cơ.

Trước khuynh hướng nông nghiệp CNH ngày càng tăng, từ cuối những năm 60, ở các nước công nghiệp phát triển đã xuất hiện những trường phái nông nghiệp mới: nông nghiệp sinh học, do những kết quả không tốt của nông nghiệp CNH và những nông sản chất lượng kém mà nền nông nghiệp này tạo ra.

Rồi từ những năm 80, các khuynh hướng nông nghiệp sinh học (ở Mỹ và Tây Âu) đều được gọi với cái tên chung là nông nghiệp hữu cơ, để đối lập với nông nghiệp CNH (còn được hiểu là nông nghiệp hoá học).

Các trường phái nông nghiệp mới điều phê phán những mặt tiêu cực của nông nghiệp CNH. Sai lầm của nông nghiệp CNH là đã coi những cây trồng và những gia súc là những cái máy để sản xuất các nông sản và đã đối xử với chúng như những cái máy, không coi trọng các quy luật sinh học bình thường của chúng. Nhiều sản phẩm của nông nghiệp CNH có hại cho sức khoẻ con người do hàm lượng chất hoá học trong đó quá cao. Nông nghiệp CNH là nền nông nghiệp nhằm sản xuất chạy theo số lượng lớn chứ không sản xuất ra sản phẩm chất lượng tốt, không phục vụ sức khoẻ con người.

Còn nông nghiệp sinh học (nông nghiệp hữu cơ) xuất phát từ luận điểm: hoạt động nông nghiệp vận dụng các cơ thể sinh vật để sản xuất ra lươnng thực, thực phẩm và các thứ cần �ang khác. Còn sinh vật sinh trưởng và phát triển theo những quy luật sinh học mà khoa học không ngừng tìm hiểu nên khi hành động, con người phải cân nhắc, thận trọng.

Toàn bộ lý luận và kỹ thuật cụ thể của nông nghiệp sinh học dựa vào phương châm: coi trọng các quy luật sống, tạo điều kiện cho các quy luật này phát huy tác dụng, không biến cây trồng và gia súc thành những cổ máy, bắt chúng phải sống trong điều kiện nhân tạo ngày càng cao và phức tạp.

Ngoài các yếu tố vũ trụ như bức xạ mặt trời và các yếu tố thời tiết (mưa, nắng, gió, các mùa…), đối tượng chủ yếu của sản xuất nông nghiệp là đất, cây trồng và gia súc. Đối với cả ba đối tượng này, nông nghiệp sinh học điều coi trọng “tính chất sống” của chúng và chủ trương bằng mọi cách tăng cường “hoạt động sống” của chúng.

Kỹ thuật cụ thể của nông nghiệp hữu cơ (đối lập với kỹ thuật của nông nghiệp CNH) chủ yếu như sau:

- Về phân bón, chỉ dùng phân hữu cơ: phân chuồng, phân rác ủ, phân xanh (cây họ đậu và một số cây họ khác), bùn ao, bùn sông, các phế liệu của các lò mổ súc vật, rác các đô thị…Còn phân khoáng thì chỉ dùng những loại khó tiêu như phốt phát tự nhiên, bột đá, bột các loài tảo biển nhiều Ca… bón thẳng hoặc ủ với phân rác. Tuyệt đối không �ang phân hoá học dẽ tiêu có đạm, có lân, có kali, nhất là phân đạm vì �ang phân đạm rất có hại cho hoạt động của vi sinh vật trong đất và cho cây. Vì: đạm (N) sẽ do hoạt động của các loại vi sinh vật trong đất cố định N của không khí cung cấp, lân (P) do phốt phát tự nhiên và bột đá cung cấp, còn kali (K) do phân hữu cơ, bột đá cung cấp.

Page 9: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

- Không �ang thuốc hoá học trừ sâu bệnh mà phát huy khả năng tự đề kháng, sức chống chịu của cây trồng kết hợp bón phân thích hợp và luân canh chu đáo. Áp dụng phòng trừ sinh học và làm vệ sinh đồng ruộng. Nếu cần �ang thuốc trừ sâu thì �ang loại thuốc thảo mộc. Còn làm đất thì phải làm cho đất có cấu tượng tốt. Luân canh hợp lý trong các trường hợp cụ thể, chú ý giữa cây hoà thảo (như lúa, bắp) và cây họ đậu. Về chăn nuôi thì gia súc phải nuôi thả tự do, bò bê phải có bãi chăn.

Nhờ có kỹ thuật mà nông nghiệp hữu cơ sử dụng nên chất lượng nông sản của nông nghiệp hữu cơ (cả cây trồng và gia súc) điều hơn hẳn so với nông sản của nông nghiệp CNH, nhất là giá trị sinh học, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, nên dù có bán giá cao hơn vẫn được người tiêu �ang ưa chuộng. Năng suất các trang trại hữu cơ nói chung kém năng suất các trang trại CNH, nhưng do sản phẩm bán được giá cao hơn nên các trại hữu cơ vẫn tồn tại được. Nông nghiệp hữu cơ phát triển chậm, nhưng có xu hướng phát triển khá nhanh trong những năm gần đây ở nhiều nước công nghiệp phát triển và ở cả một số nước đang phát triển ở châu Á

Giữa hai hướng nông nghiệp CNH vì số lượng sản phẩm và nông nghiệp hữu cơ vì chất lượng sản phẩm, chúng ta nên chọn hướng nào để sang thế kỷ 21? Rõ �ang là ta không thể CNH nông nghiệp theo kiểu phương Tây vì nước ta nghèo, vốn ít và làm như vậy sẽ giảm chất lượng sản phẩm. Ta cũng không thể trở lại với nông nghiệp hữu cơ trước năm 1945 đã tồn tại ở nước ta từ �ang nghìn năm trước, vì làm như vậy sản lượng nông nghiệp sẽ giảm nhanh và sẽ ảnh hưởng đến an toàn lương thực của cả nước.

Thực tiễn nông nghiệp nước ta qua đổi mới có thể cho thấy hướng nên theo.Từ trước đến nay, nông nghiệp nước ta vẫn sử dụng một khối lượng phân hữu cơ đáng kể : phân chuồng, phân rác, phân bắc, nước giải, phân xanh tự nhiên, các loại cây hoang dại, rơm rạ, các tàn dư cây trồng được vùi khi làm đất. Chúng ta sử dụng lượng phân hoá học tính bình quân mới khoảng 80-100 kg NPK/ha, còn kém xa các nước có nông nghiệp CNH (từ 400-800 kg/ha). Để phòng trừ sâu bệnh, ở nước ta có nơi vẫn sử dụng thuốc thảo mộc: nước lá xoan, lá đắng, nước điếu, nước cọng thuốc lào ngâm. Phong trào phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM được hướng dẫn thực hiện ở nhiều nơi đã có hiệu quả khá tốt và tiết kiệm cho nông dân �ang tỷ đồng chi phí về thuốc trừ sâu.

Việc làm đất ở nước ta không sợ quá sâu, chỉ trên dưới 10cm với cày tay do trâu bò cày kéo và 10-15cm với máy kéo. Ở nước ta cũng có tập quán trồng trọt không làm đất ở ĐBSCL đã rạch �ang trên rạ lúa nổi và gieo vào đấy đỗ đậu, ngô hay cao lương để cho hạt mọc và cả vụ chỉ tưới nước vài lần. Cây con phát triển lại được rạ che phủ mặt đất giữ ẩm và chống cỏ. ĐBSCL còn có kinh nghiệm sạ lúa khô, sạ lúa ước hay sạ ngầm trên ruộng còn nước. Sạ lúa thẳng ở miền Nam từ Trung Trung bộ trở vào với cả hai vụ lúa đông xuân và hè thu đã được Viện lúa quốc tế cho là điển hình tiến bộ vì đã giảm được công làm mạ và công cấy, và Viện cũng cho đây là một tiêu chí để sản xuất giống lúa mới và xây dựng công nghệ trồng lúa ở thế kỷ 21…

Tất cả những gì đã làm để bổ sung cho nông nhgiệp hữu cơ cổ truyền. Là do chúng ta đã tiếp thu một số điểm phù hợp với nền nông nghiệp nước ta của nông nghiệp CNH (�ang phân hoá học và thuốc trừ sâu bệnh vừa phải và sử dụng hợp lý một số giống mới và phương thức canh tác mới…). Do đó đã hình thành và phát triển nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại hoá.

Chúng ta phấn đấu để nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại hoá trở thành bền vững. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về môi trường ở Rio de Janerio (Brazil) tháng 06/1992 đã đề ra các quan điểm phát triển bền vững và nông nghiệp bền vững. Đa số các nhà khoa học nông nghiệp thế giới hiểu nông nghiệp bền vững bao hàm cả sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi cùng các yếu tố sinh thái, kinh tế, xã hội theo quan điểm: tồn tại và có hiểu quả lâu dài.

Nông nghiệp bền vững là gì? Định nghĩa có tính tổng hợp và khái quát là định nghĩa của Tổ chức thế giới về sinh thái và phát triển :“ Sự phát triển bền vững và nông nghiệp bền vững khai thác tốt

Page 10: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

các tài nguyên thiên nhiên để phục vụ lợi ích của thế hệ ngày nay mà không trở ngại cho các thế hệ mai sau”.

Theo định nghĩa này thì nông nghiệp nước ta với cây lúa nước, một số cây trồng vùng lúa và một số hoạt động nông nghiệp khác: chăn nuôi, nghề phụ… đã bền vững từ hơn 4000 năm nay, từ khi các vua �ang dựng nước cho đến ngày nay. Và nền nông nghiệp bền vững lâu đời ấy chỉ là nền nông nghiệp hữu cơ.

Phấn đấu thực hiện nền nông nghiệp hữu cơ bền vững ở mọi vùng của đất nước là yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH. Ở đồng bằng thì chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ để khai thác diện tích tự nhiên hẹp với thu nhập cao nhất mà vẫn bảo vệ nó. Ruộng xấu chuyển thành vườn quả, ruộng sâu chuyển thành ao nuôi cá với bờ to và ụ đắp lên để trồng cây ăn quả. Ở vùng đồi núi thì thực hiện các mô hình sản xuất mới, nông, lâm, ngư kết hợp và tạo ra những vùng sản xuất mới.

Chỉ một nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại hoá phát triển hài hoà và bền vững mới là cơ sở cho việc thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Để thực hiện mục tiêu chiến lược do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra: “Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”, trong các chương trình và lĩnh vực phát triển của Nhà nước có 11 chương trình kinh tế- xã hội, trong đó số1 là Chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn với mục tiêu là:

“ Phát triển nông nghiệp toàn diện hướng vào bảo đảm an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình huống, tăng nhanh nguồn thực phẩm và rau quả, cải thiện chất lượng bữa ăn, giảm suy dinh dưỡng.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có hiệu quả. Trên cơ sở bảo đảm vững chắc nhu cầu lương thực, chủ yếu là lúa, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế biển, đảo, kinh tế rừng, khai thác có hiệu quả tiềm năng của nền nông nghiệp sinh thái, tăng nhanh sản lượng hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, mở rộng thị trường nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân. Đẩy mạnh việc xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội”.

Những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của nông nghiệp 10 năm tới.

Ngày 15/06/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị quuyết về một số chủ trương chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, trong 10 năm tới, những ngành sản xuất �ang hoá quan trọng của nông nghiệp nước ta cần phát triển theo định hướng sau:

• Về sản xuất lương thực: lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh. Mức sản lúa ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm, trong đó lúa gạo để ăn và dự trữ khoảng 25 triệu tấn/năm. Giữ ổn định khoảng 4 triệu ha đất có điều kiện tưới tiêu chủ động để sản xuất lúa. Cây màu lương thực chủ yếu là ngô, cần phát triển đạt mức 5-6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu để làm thức ăn chăn nuôi.

• Về cây công nghiệp ngắn ngày : Không xây dựng �ang các nhà máy đường mới, phát triển mạnh các loại cây có dầu như lạc (đậu phụng), đậu tương (đậu nành), vừng (mè), hướng dương…để cung cấp dầu ăn, các loại cây có sợi như bông, dâu tằm gắn với ngành ươm tơ, dệt lụa phát triển thuốc lá nguyên liệu để giảm lượng thuốc lá nhập khẩu.

• Những cây công nghiệp lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao là: cà phê với mức 400.000 ha cà phê với hiện có, tập trung phát triển cà phê chè, sản lượng cà phê trong tương lai giữ mức khoảng 600.000 tấn/năm. Phát triển mạnh cây điều ở miền Trung, tăng diện tích lên 500.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn nhân điều/năm. Hồ tiêu là cây

Page 11: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

lâu năm có hiệu quả kinh tế cao, cần nâng diện tích lên 50.000 ha, sản lượng 100.000 tấn/năm. Tập trung thâm canh 400.000 ha cao su hiện có, mở rộng vườn cây cao su để đạt 600.000 tấn cao su mủ khô/năm. Bên cạnh đó phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su, gỗ cao su. Chè là cây dài ngày chủ lực ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cần mở rộng 100.000 ha với công nghệ thâm canh để đạt sản lượng 100.000 tấn chè các loại/năm.

• Về rau, hoa quả và cây cảnh, ngoài các loại rau truyền thống, phát triển các loại rau cao cấp mới như: các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn, nấm dược liệu…là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trường tiêu thụ, tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả có khả năng xuất khẩu: vải, nhãn, dứa, thanh long…

• Về lâm nghiệp: ngoài việc bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh, trồng rừng phòng hộ, cần phát triển rừng sản xuất. Cụ thể: phát triển các loại tre, trúc, keo, �ang�, các loại bạch đàn…làm nguyên liệu phát triển ngành giấy. Tiếp tục phát triển các ngành sản xuất ván gỗ nhân tạo gồm ván ghép thành, ván dăm, ván sợi…Phát triển các loại quế, hồi…,các loại cây gỗ quý hiếm như giáng hương, sao, lim, lát, pơmu, tếch…các loại cây đặc sản, cây lấy gỗ làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công, mỹ nghệ.

• Về chăn nuôi: phát triển đàn lợn phù hợp nhu cầu thị trường tiêu �ang trong nước, một số vùng nuôi lợn chất lượng cao để xuất khẩu, phát triển đàn bò thịt theo hướng bò Zêbu có năng suất cao, phấn đấu trong 10 năm tới có 200.000 con bò sữa, trong đó có 100.000 con bò cái vắt sữa với sản lượng 300.000 tấn sữa tươi/năm. Phát triển đàn gia cầm chủ yếu là gà vịt.

• Về thuỷ sản: Cùng với việc phát triển đánh bắt xa bờ, tập trung đầu tư phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản. Tôm là ngành chủ lực trong ngành nuôi trồng thuỷ sản gồm tôm nước lợ (tôm sú, tôm he) và tôm nước ngọt (tôm càng xanh). Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 100.000 ha, sản lượng 300.000 tấn/năm. Đồng thời phát triển mạnh nuôi trồng các loại cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn và các loại đặc sản khác.

Theo định hướng trên, nền nông nghiệp Việt Nam đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia, đủ nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời nâng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 8-9 tỷ USD/năm. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có chủ trương, chính sách để tăng khả năng tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. Cụ thể, nhanh chóng ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Khoa học công nghệ phải phục vụ mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững, nâng cao năng xuất , chất lượng �ang hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều mặt �ang mới, quý hiếm, trái vụ để nâng cao sức cạnh tranh.

Trong thập kỹ tới, phải đưa trình độ khoa học công nghệ của nhiều ngành trong nông nghiệp Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực, nâng mức đóng góp của khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của nông nghiệp từ 30% hiện nay lên trên 50%. Về giống, đảm bảo trên 70% giống được dùng trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Về tưới tiêu nước và cơ giới hoá, đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm… cơ giới hoá khâu làm đất trên 70% khâu gieo hạt cây ngắn ngày.

Chính phủ đã ban hành một số chính sánh tài chính:

• Cụ thể: thuế thu nhập cao đối với hộ nông dân làm kinh tế trang trại được thực hiện theo Nghị quyết số 03/2000 NQ-CP ngày 02/02/2000 của chính phủ về kinh tế trang trại. • Miễn thu thuế buôn chuyến về �ang hoá nông sản với cây lâm nghiệp trồng được như cây nguyên liệu sản xuất giấy, gỗ, các loại cây đặc sản, quế, hồi, thảo quả, bời lời… • Không thu thuế tài nguyên và được lưu �ang� tự do, xem xét thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm nông nghiệp để có sự điều chỉnh cần thiết.

Page 12: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

• Với thuế sử dụng đất nông nghiệp, ngoài diện miễn giảm theo chính sách đã ban hành, kể từ năm 2001 còn được xét miễn giảm khi gặp rủi ro về thị trường giá cả. • Về đầu tư tín dụng bảo hiểm, Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển chợ bán buôn �ang nông sản, chợ nông thôn, lập Quỹ bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho hộ nông dân, các chủ trang trại, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX vay đủ vốn phát triển sản xuất-kinh doanh trong điều kiện khó đảm bảo về thế chấp, khuyến khích lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành �ang. Các ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, rau quả, thuỷ sản, gỗ được lập quỹ này. Quỹ ngành �ang nào thì sử dụng để bảo hiểm ngành �ang đó. Nhà nước sẽ tài trợ cho quỹ bảo hiểm đối với một số ngành �ang đặc biệt. • Về quản lý nhà nước về tiêu thụ nông sản �ang hoá, cần xem xét lại việc phân công cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về tiêu thụ và xuất khẩu nông sản giữa Bộ thương mại với Bộ NN-PTNT, Bộ thuỷ sản và UBND các tỉnh, thành phố thuộc TW để nâng cao trách nhiệm của từng Bộ và các địa phương về lĩnh vực này. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ thập kỷ 80 đến nay đã có những thay đổi rõ rệt, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Nông nghiệp nông thôn đang từng bước chuyển từ nền kinh tế thuần nông, độc canh , tự cung tự cấp, mang nặng tính tự nhiên sang nền kinh tế nông nghiệp nhiều thành phần, phát huy các lợi thế và tiềm lực kinh tế của từng địa phương và vùng sinh thái để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phù hợp với phương hướng và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Trong quá trình vận động và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế thực sự năng động và có hiệu quả, góp phần làm tăng sản lượng cây trồng, vật nuôi và tăng thu nhập của người lao động. Tuy vậy, nhìn trên toàn cục, sự chuyển biến cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn so với yêu cầu của một quá trình phát triển nền sản xuất �ang hoá cao thì diễn ra còn chậm, chưa đồng đều và rộng khắp, vẫn còn mang tính tự phát từng vùng, từng địa bàn.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đảm bảo cho quá trình phát triển ổn định và bền vững là vấn đề lớn và phức tạp, cần phải giải quyết nhiều vấn đề cả lý luận và thực tiễn.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được coi như một bộ phận cấu thành trong chiến lược kinh tế-xã hội quốc gia, do đó nó thu hút không ít sự lưu tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là giới lãnh đạo ở những vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước như ĐBSCL, đồng bằng �ang Hồng. Bởi vì, để hội nhập vào công cuộc CNH-HĐH của cả nước, trước hết phải thực hiện CNH-HĐH nền nông nghiệp, mà trong đó nội dung cốt lõi của bước đi ban đầu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn kiểu mới.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang là một đòi hỏi bức xúc, bởi việc thực hiện CNH-HĐH của đất nước ta đang xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp với lực lượng sản xuất vốn vĩ lạc hậu và gần 80% dân cư lao động nông nghiệp. Đặc trưng này cũng phản ảnh tính khó khăn phức tạp của quá trình chuyển đổi đó, vì vậy cũng được coi như xác lập lại trật tự kinh tế mới trong nông nghiệp. Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn kiểu mới là một tiến trình đồng bộ gồm: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp, đồng thời với việc hình thành các loại hình kinh tế mới ở nông thôn theo cơ chế kinh tế thị trường.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình CNH-HĐH đất nước, vì nó là nhân tố tạo thế ổn định cho quá trình đó. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng là quá trình thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và đi xa hơn nữa. Đây là giải pháp tối ưu làm giảm sự cách biệt về đời sống kinh tế, văn hoá, dân trí giữa thành thị và nông thôn để tiến tới dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Page 13: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một bộ phận hữu cơ của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng CNH-HĐH đất nước. Do vậy, khi nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, không thể tách rời nó với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên tổng thể. Điều đó cũng có ý nghĩa là quá trình này cần có sự hỗ trợ đầy hiệu lực của cơ chế vận hành thích ứng ở tầm vĩ mô và vi mô.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn kiểu mới, ngoài việc lựa chọn các bước đi và phương pháp thích hợp có tính nguyên tắc, cũng cần có những bước đi và phương pháp đặc thù gắn với đặc điểm kinh tế theo vùng và lãnh thổ.

Một vấn đề cần đề cập nữa là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn kiểu mới sẽ khó trở thành hiện thực nếu thiếu những tiền đề thiết yếu như:

• Xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, mở rộng hệ thống giao �ang�, hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi , điện khí hoá nông thôn đi trước một bước, tạo nền cho quá trình chuyển dịch.

• Tạo nguồn hỗ trợ đầu tư để khai thác mọi nguồn lực và phát huy các thế mạnh kinh tế nông nghiệp của vùng và lãnh thổ.

• Đào tạo nhân lực có tri thức cần thiết cho nông thôn, nhân tố quyết định thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Tóm lại: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một quá trình thống nhất giữa các khâu từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, cũng là quá trình giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tại nông thôn, và từ đó nông thôn nước ta sẽ chuyển dịch từ một nông thôn với nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Muốn vậy, cần phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phải từng bước hiện đại hoá, cơ giới hoá, phát triển giao �ang�, �ang� tin và áp dụng các thành tựu của cách mạng sinh học. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn cần phát triển công nghiệp bao gồm công nghiệp chế biến, nông, lâm, thuỷ sản, phát triển các ngành nghề truyền thống và các hoạt động dịch vụ.

Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH.

Cơ cấu kinh tế là tổng hoà các mối quan hệ hợp thành nền kinh tế được xem xét với nhiều góc độ: cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế mở, cơ cấu tích luỹ và tiêu �ang, cơ cấu thành thị và nông thôn…trong đó quan trọng nhất là cơ cấu ngành xét cả tầm vĩ mô và vi mô.

Nội dung chính của cơ cấu kinh tế là xác định các bộ phận hợp thành và quản lý tỷ lệ giữa các bộ phận đó, đồng thời chỉ ra xu hướng phát triển giữa các bộ phận và như vậy xác định cơ cấu kinh tế đã bao hàm cả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cũng như cơ cấu kinh tế nói chung, nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn bao gồm: cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu kỹ thuật…Nó tồn tại và phát triển gắn liền với tổng thể các quan hệ kinh tế nhất định. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vận động và thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động ở từng thời kỳ.

Như vậy, có thể hiểu nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là xác định tỷ lệ hợp lý giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong các điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội cả về mặt định tính và định lượng.

Page 14: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Mỗi nhân tố đều có vai trò, vị trí và tác động nhất định tới cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Có những nhân tố tác động tích cực, có những nhân tố tác động tiêu cực, có những nhân tố vào thời điểm này, vùng này được coi là năng động, nhưng vào thời điểm khác, vùng khác được coi là trí tuệ cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn cho phép chúng ta tìm ra được các lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi địa phương, từ đó mà đề xuất được phương pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn hợp lý, hài hoà thích hợp nhất với tác động của các nhân tố ở mỗi vùng kinh tế.

Một số giải pháp mang tính định hướng chiến lược để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn:

• Phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn (�ang� qua việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu chủng loại cây trồng vật nuôi, cải tạo vườn tạp, ao chuồng, nông lâm kết hợp…)

• Tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp (và tiểu thủ công nghiệp), xây dựng và dịch vụ (tạo nguồn vốn từ nhà nước địa phương và nhân dân để phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển và hiện đại hoá các ngành nghề truyền thống và ngành nghề mới).

• Thay đổi cơ cấu dân số nông thôn , thành thị (bao gồm cả việc thực hiện “ly nông bất ly hương”, quy hoạch xây dựng các tụ điểm kinh tế nông thôn…).

• Có chính sách thích hợp thúc đẩy kinh tế hộ và kinh tế hợp tác phát triển (thúc đẩy phát triển kinh tế hộ sản xuất �ang hoá, phát triển kinh tế trang trại, phát triển kinh tế hợp tác kiểu mới gắn bó và hỗ trợ kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển bảo đảm đầu vào và cả đầu ra).

• Các giải pháp kinh tế: o Hỗ trợ vốn ban đầu bằng con đường tín dụng. o Phát huy vai trò các tổ chức khuyến nông. o Sử dụng hình thức cho vay vật tư, thiết bị trả chậm…

Chương II: Các Nguồn Lực Cơ Bản Của Sản Xuất Nông Nghiệp I.Quỹ Đất Nông Nghiệp

1.Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Quỹ Đất Nông Nghiệp

Quỹ đất đai thông thường được hiểu là toàn bộ diện tích các lục địa của trái đất. Quỹ đất đai được con người sử dụng cho nhiều mục tiêu kinh tế, xã hội khác nhau, trong đó, diện tích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp (cũng được gọi là ruộng đất) được coi là phần trọng yếu nhất.

Xét về lịch sử ra đời, khái niệm ruộng đất có sau khái niệm đất đai. Trong thời kỳ nguyên thuỷ, đất đai là kho dự trữ và cung cấp lương thực thực phẩm của loài người. Khi con người chỉ sống dựa vào hoạt động săn bắt và hái lượm thì chưa có khái niệm “ruộng đất”. Khái niệm ruộng đất gắn liền với sự ra đời của ngành trồng trọt - lĩnh vực đầu tiên của sản xuất nông nghiệp ngày nay. So với đất đai sử dụng cho các mục đích khác, ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm sau:

Ruộng đất là một tư liệu sản xuất đặc biệt, bởi nó vừa có tính chất của đối tượng lao động, vừa có tính chất của tư liệu lao động. Nhìn dưới góc độ lao động con người tác động vào ruộng đất để làm ruộng đất ngày càng tốt hơn, thì ruộng đất là đối tượng lao động. Nhìn dưới góc độ con người thông qua ruộng đất để truyền dẫn tác động của mình vào các đối tượng sinh vật nhằm tạo ra

Page 15: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

nông sản, thì ruộng đất là tư liệu lao động. Ruộng đất mang cả tính chất của đối tượng lao động và tính chất của tư liệu lao động nên là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt của nông nghiệp.

Đặc điểm của tư liệu sản xuất ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp

® Ruộng đất được sử dụng qua nhiều chu kỳ sản xuất nông nghiệp và có giá trị lớn nên được coi là một loại tài sản cố định. Loại tài sản cố định này có sự khác biệt so với các loại tài sản cố định thông thường khác ở chỗ:

• Ruộng đất không chiu ảnh hưởng của qui luật hao mòn vô hình, hơn nữa giá trị của nó lại có xu hướng tăng lên. Sở dĩ như vậy là vì: (1)- Quá trình phát triển nông nghiệp luôn gắn với việc cải tạo, bồi dưỡng đất đai làm chất lượng đất tăng lên và giá trị của nó cũng tăng lên;(2)- Nhu cầu sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng (kéo theo yêu cầu tăng năng suất và tăng diện tích canh tác) nhưng quỹ ruộng đất ngày càng giảm do việc chuyển đất nông nghiệp thành đất sử dụng cho các mục tiêu kinh tế xã hội khác;(3)- Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhu cầu về đất đai ngày càng tăng, trong khi quỹ đất đai không những bị giới hạn (bởi biện tích các lục địa, bởi lãnh thổ quốc gia), mà còn có xu hướng giảm diện tích do nước ở các đại dương dâng cao (hậu quả của quá trình trái đất nóng dần lên).

• Nhìn chung, các tài sản cố định thông thường khi đã qua sử dụng, dù có được sửa chữa hay hiện đại hoá thì sức sản xuất cũng kém dần đi. Tuy nhiên, với ruộng đất, nếu được sử dụng hợp lý, thì sức sản xuất ngày càng tăng. Sức sản xuất của ruộng đất được biểu hiện ở độ màu mỡ (hay còn gọi là độ phì nhiêu) của đất.Việc sử dụng hợp lý ruộng đất thể hiện ở việc kết hợp gữa khai thác, bảo vệ và bồi dưỡng đất.

® Ruộng đất có vị trí cố định trên bề mặt trái đất, gắn bó chặt chẽ với nguồn nước, khí hậu và hệ động thực vật đặc trưng. Vì vậy, người ta không thể chuyển một diện tích đất nông nghiệp nào đó từ nơi này đến nơi khác giống như vận chuyển một cổ máy. Muốn sử dụng một thửa ruộng cho sản xuất nông nghiệp thì buộc người ta phải chuyển các yếu tố sản xuất đến vị trí của thửa ruộng đó (mà không thể làm ngược lại).Đặc điểm này cùng với tính chất không đồng đều về độ màu mỡ của ruộng đất là một trong những yếu tố qui định tính khu vực của sản xuất nông nghiệp.

2.Vai Trò Của Ruộng Đất Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

Đất đai là yếu tố tiền đề để tổ chức mọi quá trình sản xuất xã hội. Trong sản xuất nông nghiệp, vai trò của đất đai còn quan trọng hơn nữa bởi vì để tạo ra một đơn vị giá trị trong nông nghiệp thường phải sử dụng diện tích đất lớn hơn các ngành sản xuất khác. (*)

(*):Nông nghiệp Mỹ đứng hàng đầu thế giới về năng suất cây trồng nhưng tại thời điểm 1995, vẫn phải sử dụng 21% diện tích tự nhiên cho sản suất nông nghiệp mà chỉ tạo ra 2% GDP. (Nguồn: Ngân hàng Thế Giới - “Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi” - NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội,1998, trang 284). Hơn nữa, trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chưa thể thay thế được. Điều này cần được hiểu là, hiện nay loài người chưa có tư liệu sản xuất nào có thể thay thế ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp trên qui mô rộng lớn.

Page 16: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

ruộng đất không chỉ đóng vai trò là địa bàn tổ chức sản xuất mà còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng. Người ta có thể thay thế cái cày chìa vôi bằng máy cày, có thể thay thế cái liềm bằng máy gặt nhưng chưa thể dùng thứ gì để thay thế vai trò của ruộng đất trên phạm vi nền nông nghiệp thế giới. (*)

(*): Hiện nay, các nền nông nghiệp tiên tiến như Mỹ, Hà Lan, Ixraen, … đang phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp trong dung dịch (mô hình thuỷ canh - Hydroponic). Đây là biểu hiện cao nhất mô hình nông nghiệp công nghiệp hoá. Đơn giản nhất là trồng rau trong hộp. Phức tạp nhất là trồng cây trong nhà kính ở chế độ tự động hoá. Tuy nhiên, sản phẩm của những mô hình này vẫn còn chiềm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản phẩm nông nghiệp của các nước kể trên. [Nguồn: Nguyễn Điền, Nguyễn Vũ Hạnh, Nguyễn Thu Hằng: “Nông nghiệp thế giới bước vào thế kỷ XXI”, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, trang 512]

3.Cơ Cấu Quỹ Đất Đai Và Các Chỉ Số Đánh Giá Tình Hình Sử Dụng Ruộng Đất

1. Quỹ �ất �ai: Quỹ đất đai là tổng thể các loại đất mà con người có thể bố trí sử dụng vào các mục đích khác nhau. Có nhiều cách phân loại quỹ đất đai, nhưng các nhà kinh tế thường phân chia thành các loại như sau:

• Đất nông nghiệp: bao gồm đất canh tác cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đồng cỏ dùng cho chăn nuôi, các diện tích mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp.

• Đất lâm nghiệp(đất rừng): là những diện tích được che phủ bởi cây rừng. • Đất có khả năng nông - lâm nghiệp: là những diện tích đất hoang hoá, đất trống, đồi

trọc,…Trong tương lai, với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người có thể khai thác để sử dụng cho sản xuất nông - lâm - thuỷ sản.

• Đất phi nông nghiệp, bao gồm đất chuyên dùng (khu dân cư, khu công nghiệp, nghĩa trang, diện tích dùng cho giao thông và thuỷ lợi,…), và các loại đất khác (đất sa mạc, đảo hoang,…).

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu �ánh giá tình hình sử dụng ruộng �ất: a. Đánh giá về qui mô đất nông nghiệp, người ta thường sử dụng 3 chỉ tiêu: (a1)- Tổng diện tích đất nông nghiệp; (a2) - Diện tích đất nông nghiệp bình quân lao động; (a3) - Diện tích đất nông nghiệp bình quân nhân khẩu.

b. Đánh giá về mặt bố trí sử dụng, người ta thường dùng chỉ tiêu cơ cấu diện tích (có thể tính cho diện tích canh tác hoặc diện tích gieo trồng). Chỉ tiêu này được tính bằng phần trăm diện tích đất nông nghiệp dùng cho các mục đích trên tổng diện tích đất nông nghiệp.

c. Đánh giá việc tận dụng đất nông nghiệp trong ngành trồng trọt, người ta dùng chỉ tiêu hệ số sử dụng ruộng đất. Hệ số sử dụng ruộng đất được tính bằng tỷ số giữ diện tích gieo trồng trong một năm và diện tích canh tác. Diện tích canh tác của một thửa ruộng chính là diện tích tự nhiên của thửa ruộng đó. Nếu trong 1 năm người ta trồng 1,2 hoặc 3 vụ rau trên 1 ha thì diện tích gieo trồng tương ứng là 1,2 hoặc 3 ha.

d. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

d1 - Năng suất cây trồng (được tính bằng tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị diện tích (thường là 1 ha) trong 1 vụ).

d2 - Năng suất ruộng đất: chỉ tiêu này được tính dưới 2 hình thức:

Page 17: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

• Hình thức hiện vật: được tính bằng tổng khối lượng nông sản (cùng loại) trên một đơn vị diện tích canh tác trong 1 năm. Chỉ tiêu này được dùng để so sánh việc sử dụng đất theo từng loại cây trồng, vật nuôi.

• Hình thức giá trị: Được tính bằng tổng giá trị sản lượng hay tổng thu nhập trên một diện tích canh tác trong một năm. Đây là chỉ tiêu tổng hợp về sức sản xuất của đất.

d3 - Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên một diện tích gieo trồng (hoặc một đơn vị diện tích canh tác). Lợi nhuận thường được tính bằng tổng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích trừ đi tổng chi phí trên diện tích đó. Đối với các doanh nghiệp, trong tổng chi phí có cả lương; nhưng đối với các nông hộ, lao động gia đình thường không được tính trong tổng chi phí (các nông hộ thường coi lợi nhuận chính là thu nhập). Tỷ suất lợi nhuận được tính bằng phần trăm của lợi nhuận so với chi phí hoặc so với doanh thu (đôi khi là so với giá trị sản lượng) .

e. Đánh giá ruộng đất về mặt kinh tế:

Để có cơ sở tính các loại thuế và quản lý sử dụng ruộng đất có hiệu quả, cần phải xác định được giá trị kinh tế của ruộng đất. Hiện nay đang phổ biến một số phương pháp xác định giá trị kinh tế của ruộng đất như sau:

+ Cách đánh giá của FAO (Tổ chức Nông - Lương của Liên hợp quốc):

Cách đánh giá của FAO dựa vào thang điểm 100 để chia ruộng đất thành 5 hạng (từ đất rất tốt đến đất rất xấu), trên cơ sở cho điểm các đặc trưng về độ dày tầng đất, độ dày tầng canh tác, thành phần cơ giới của đất, hàm lượng dinh dưỡng trong đất,…

+ Cách đánh giá kinh tế ruộng đất của Việt Nam:

Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp (ban hành tháng 7/1993) đã xác định 5 căn cứ để xác định hạng đất là: chất đất, vị trí, địa hình, khí hậu - thời tiết và điều kiện tưới tiêu. Đồng thời, theo luật thuế này, việc xác định hạng đất còn căn cứ vào năng suất cây trồng trong vòng 5 năm gần nhất. Tiếp theo, Nghị định 73/CP của Chính phủ, ban hành tháng 10/1993, qui định chi tiết việc phân hạng đất theo phương pháp cho điểm. Đối với đất trồng cây hàng năm và nuôi trồng thuỷ sản thì được phân thành 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được phân thành 5 hạng (hạng 1 là cao nhất). (*)

(*): Theo hướng dẫn của Nghị định này thì với đất lúa 2 vụ, đất hạng 1 là đất có năng xuất trên 5,5 tấn/ha; Hạng 2 có năng suất từ 4,5-5,5 tấn/ha; hạng 3 đạt từ 3,5-dưới 4,5 tấn/ha; hạng 4 đạt từ 2,7-dưới 3,5 tấn/ha; hạng 5 đạt từ 2-dưới 2,7 tấn/ha; hạng 6 đạt dưới 2 tấn/ha. Trong việc xác định giá trị ruộng đất bằng tiền, đã có nhiều quan điểm và cách tính khác nhau, đặc biệt đáng chú ý là tính cách dựa vào học thuyết Mác về giá cả đất đai dưới chủ nghĩa tư bàn. Theo cách tính này, giá trị kinh tế một đơn vị ruộng đất được tính bằng tổng giá trị sản phẩm thặng dư (của tất cả các loại hình sản xuất trên 1 đơn vị diện tích, trong 1 đơn vị thời gian) nhân với Hệ số tư bản hoá, sau đó cộng với chi phí khai khẩn. Cách tính này phức tạp và không phổ biến trong kinh tế thị trường.

Một cách tính giá trị kinh tế đất thường gặp hiện nay trên thế giới là người ta dùng phương pháp “Tư bản hoá thu nhập”. Cách tính cụ thể như sau:

• Ước lượng thu nhập ròng (hay còn gọi là lãi ròng) có được từ sản lượng tiềm năng dài hạn của ruộng đất bằng công thức: Tổng doanh thu - Tổng chi phí;

• Chọn tỷ lệ tư bản hoá (hay lãi xuất đấu tư, hoăc tỷ lệ chiết khấu). Tỷ lệ tư bản hoá có thể là lãi suất thực (lãi suất danh nghĩa trừ đi mức lạm phát dự đoán). Để đơn giản, người ta có thể dùng lãi suất ngân hàng được công bố như là lãi suất danh nghĩa;

• Tỷ số giữa lãi ròng (thu nhập ròng) và tỷ lệ tư bản hoá chính là giá tượng trưng của một diện tích ruộng đất: Giá 1 ha đất = [lãi ròng bình quân năm/ha ] / [tỷ lệ tư bản hoá];

Page 18: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

• Cánh tính trên đây sẽ cho một mức giá tương trưng của 1 ha đất nông nghiệp. Giữa giá đó và giá thực tế sang nhượng đất vẫn có sự chênh lệch đáng kể. Người ta đã đề xuất những nguyên lý điều chỉnh theo các nhân tố: vị trí đất, mục đích sử dụng đất của người mua, khoảng cách đến thị trường trung tâm, áp lực đô thị hoá,…

Nguồn: Ronad D.Kay, William M.Edwards: “Farm

Management”, NXB McGraw-hill.

4.Tình Hình Sử Dụng Ruộng Đất Ở Việt Nam

4.1 Quỹ đất đai của Việt Nam

Diện tích

(triệu ha) Tỷ trọn so với diện tích tự nhiên (%)

Tổng diện tích tự nhiên 33.100 100

I. Đất nông nghiệp 7.843 23.7

1.Đất trồng cây hàng năm 5.668 17.1

2.Đất trồng cây lâu năm 1.533 4.6

3.Đồng cỏ dùng cho chăn nuôi 0.200 0.6

4.Mặt nước sản xuất nông nghiệp 0.442 1.3

II. Đất lâm nghiệp 11.153 33.7

III. Đất có khả năng nông-lâm nghiệp 11.622 35.1

1. Đất có khả năng nông nghiệp 2.011 6.1

2.Dất có khả năng lâm nghiệp 9.611 29.0

IV. Đất phi nông nghiệp 2.482 7.5

1. Đất chuyên canh 1.851 5.6

2. Sông suối 0.321 1.0

3.Đất khác 0.310 0.9

Nguồn: Tổng cục Thống kê: Số liệu thống kê nông - lâm nghiệp - thuỷ sản Việt Nam 1990 - 1998 và dự báo năm 2000, NXB. Thống kê, Hà Nội, 1999

Page 19: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

Theo số liệu thống kê trên đây, tổng diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam là 18,996 triệu ha, chiếm 57% diện tích tự nhiên [bao gồm (mục I) - Đất nông nghiệp - thuỷ sản và (mục II) - Đất lâm nghiệp. Đất có khả năng khai thác cho sản xuất nông nghiệp là 11,622 triệu ha, chiếm 35% diện tích. Trong số này, phần nhiều là đất trống, đối núi trọc đang cần được phủ xanh. Năm 1998, diện tích đất nông nghiệp bình quân trên nhân khẩu của Việt Nam là 0,12 ha, đứng thứ 159 trên thế giới. Diện tích canh tác bình quân nhân khẩu giữa các vùng cũng rất chênh lệch. Ở miền Bắc, bình quân là 0,086 ha trên một nhân khẩu, ở miền Nam là 0,133 ha.

Chủng loại đất nông nghiệp của Việt Nam tương đối phong phú với ba nhóm đất chủ yếu: (1)- Đất đỏ ở miền núi, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chiếm 54% đất tổng diện tích đất tự nhiên; (2)- Đất đen và đất xám tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với khoảng 2,5 triệu ha, chiếm 7,6%; (3)- Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, chiếm 9%. Độ phì nhiêu của đất nông nghiệp ở Việt Nam tương đối cao.

4.2. Một số chính sách ruộng đất ở Việt Nam:

Ở Việt Nam hiện nay, đất đai được xác định thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao quyền sử dụng cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân theo định hướng chung về phát triển kinh tế xã hội.

Từ năm 1954 đến 1980, đại đa số nông dân góp ruộng đất vào làm ăn tập thể. Mô hình này giai đoạn đầu đã có những biểu hiện tích cực về khai thác tiềm năng đất đai, nhưng càng về sau càng bọc lộ nhược điểm về việc khai thác sức sản xuất của ruộng đất. Để khắc phục tình trạng này, năm 1981, Ban Bí thư đã ban hành chỉ thị 100 về khoán sản phẩm trong nông nghiệp.

Thực hiện chỉ thị này, các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất đã giao đất cho nông dân sử dụng trong một vài năm. Chủ trương này là một bước tiến trên con đường khai thác hiệu quả và sử dụng hợp lý sức sản xuất của đất. Tuy nhiên, do thời gian giao đất còn ngắn nên đã cản trở nhiệt tình đầu tư thâm canh của nông dân.

Để giải quyết cơ bản những vướng mắc trong việc sử dụng ruộng đất, Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị (tháng 4/1988) đã chủ trương trao quyền tự chủ kinh doanh và quyền sử dụng đất lâu dài cho nông hộ. Tiếp theo, Luật đất đai được ban hành năm 1988 và được sửa đổi, bổ sung vào tháng 7/1993 đã tạo cơ sở pháp lý về việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông hộ bao gồm: quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, thế chấp, cho thuê. Nhờ đó, người sử dụng đất đã thực sự an tâm đầu tư cải tạo, bồi dưỡng và khai thác có hiệu quả đất đai.

Tính đến đấu năm 1998, khoảng 86% đất canh tác nông nghiệp và 10% đất lâm nghiệp đã được phân phối. Nhiều diện tích hoang hoá đã được khai thác hiệu quả, đặc biệt là thành tựu khai phá Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Các diên tích ven biển cũng được khai thác để trồng lúa, trồng rừng ngập măn và nuôi thuỷ sản.

4.3. Tình hình sử dụng ruộng đất ở Việt Nam những năm sau đổi mới:

Những chính sách đất đai ngày càng thông thoáng và phù hợp đã thúc đẩy việc khai hoang, phục hoá để tăng diện tích canh tác. Người sử dụng đất đã tích cực đấu tư cải tạo và bồi bổ đất bằng tăng cường đấu tư thuỷ lợi, giao thông, ngăn mặn, rửa chua,… Đó là động lực mạnh mẽ để khai thác sức sản xuất của ruộng đất, góp phần quan trọng vào sự tăng tưởng của nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1989-2000. Quá trình tích tụ ruộng đất đang diễn ra mạnh mẽ ở Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ là một trong những yếu tố quan trọng hình thành các đơn vị sản xuất nông nghiệp qui mô lớn theo dạng hình trang trại hiệu quả cao (*)

(*): Năm 1985, hệ số sử dụng ruộng đất (tính cho cây hàng năm) là 1,24 thì năm 1997 đã đạt 1,7. Bình quân giai đoạn 1989-1994 năng suất đất tăng 2,3%/năm. Năm 1994, cả nước đã có 113.747 hộ có qui mô đất nông nghiệp trên 3 ha. Theo báo cáo ban đấu, năm 1999, Việt Nam có khoảng

Page 20: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

trên 100 ngàn trang trại, Phổ biến ở Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên đây còn tồn tại những mặt hạn chế trong tổ chức sử dụng ruộng đất. Hệ số sử dụng ruộng đất tuy có tăng lên nhưng còn ở mức thấp. Quá trình tích tụ ruộng đất cũng làm cho một bộ phận nông dân trở thành không đất và thiếu đất, trong đó không ít hộ thực sự cần có đất sinh hoạt. Tình trạng bóc lột đất và làm thoái hoá đất diễn ra trên diện tích rộng. Diện tích canh tác đang giảm mạnh do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá,…Tình trạng phá rừng làm rẫy, tình trạng khai thác rừng bừa bãi đã diễn ra rất trầm trọng làm cho diện tích đất trống, đồi trọc tăng nhanh là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng lũ thường xuyên và sức tàn phá lớn những năm 90. (*)

(*): Năm 1998, độ che phủ mới đạt khoảng 33%. Năm 1994, cả nước có 109.116 hộ không có đất và 2.367.600 hộ thiếu đất (diện tích dưới 0,2 ha). Theo điều tra của ĐH. Kinh tế quốc dân, năm 1998, số hộ nông dân không có đất ở Đồng bằng sông Cửu Long là 5,69%;số hộ thiếu đất là 9,95%. Năm 1987 diện tích đất canh tác bình quân nhân khẩu là 0,14 ha thì năm 1998 chỉ còn khoảng 0,12 ha,… Từ 1978 đến 1994, qui mô đất nông nghiệp bình quân một nông hộ giảm 41%.

5.Phương Hướng Giải Quyết Vấn Đề Ruộng Đất Ở Việt Nam Trong Những Năm Sắp Tới

Những năm sắp tới, để cải thiện tình hình trên đây, Nhà nước có chủ trương đẩy nhanh tiến độ làm thủ tục giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các đơn vị sản xuất nông nghiệp, tiến hành qui hoạch tổng thể quỹ ruộng đất để làm cơ sở bố trí, điều chỉng thuế sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với từng vùng, từng điều kiện cụ thể. Việc giao đất lâm nghiệp cho các nông hộ trồng rừng, quản lý và khai thác theo kế hoạch nếu được quan tâm đúng mức sẽ là hướng hiệu quả để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và khai thác tiềm năng đất đai.

Bên cạnh đó, Nhà nước còn khuyến khích và tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng cây ăn trái, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Những tiến bộ khoa học - công nghệ được áp dụng để bảo vệ và tăng độ phì nhiêu cho đất sẽ là giải pháp đáng được coi trọng hàng đầu.

II.Vốn Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

1.Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Vốn Trong Nông Nghiệp

Theo Ronald D.Kay (Đại học Quản trị Texaz) và William M.Edwards (Đại học Lowa), vốn trong sản xuất nông nghiệp là tiền đầu tư mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Vốn là một loại nguồn lực mà tự thân nó không trực tiếp sinh ra nông sản, nhưng nó được sử dụng để mua hoặc thuê các nguồn lục trực tiếp làm ra nông sản. Đó là số tiền dùng mua hoặc thuê ruộng đất, đầu tư hệ thống giao thông, thuỷ lợi, vườn cây ăn trái, tiền mua máy móc thiết bị, nông cụ, tiền mua vật tư (phân bón, nông dược, thức ăn gia súc,…). Ngoài ra, vốn của một doanh nghiệp nông nghiệp còn bao gồm cả thù lao lao động (tiền lương, tiền thuê lao động) và tiền trả cho các dịch vụ khác. Như vậy, vốn trong sản xuất nông nghiệp chính là biểu hiện về mặt giá trị của toàn bộ các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp.(*)

(*): Ở Việt Nam, khái niệm thông thường về vốn trong sản xuất nông nghiệp có những khác biệt nhất định so với khái niệm trên đây. Thứ nhất, các nông hộ (và rất nhiều nhà kinh tế ) thường không tính chi phí lao động của bản thân gia đình họ vào vốn. Thứ hai, giá trị của đại đa số diện tích đất canh tác ở Việt Nam không được hạch toán vào vốn sản xuất. Chỉ một số đất canh tác sau

Page 21: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

khi sang nhượng được một số đơn vị sản xuất hoạch toán vào vốn. Có tình hình đó là do quan hệ thị trường ở Việt Nam chưa phát triển, đất đai chưa được đánh giá về mặt kinh tế và do trình độ tổ chức sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn thấp kém. Vốn trong sản xuất nông nghiệp cũng được phân thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định trong nông nghiệp ngoài giá trị máy móc, nhà kho, sân phơi, hệ thống giao thông, giá trị đất đai,… (giống như những ngành kinh tế khác), còn bao gồm giá trị vườn cây ăn trái; giá trị các đàn súc vật: súc vật kéo, súc vật sinh sản, đại gia súc cho sữa,… Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền giá trị các yếu tố đầu tư như: nhiên liệu, phân bón, nông dược, thức ăn gia súc, tiền thuê nhân công,…

So với sản xuất công nghiệp và dịch vụ, vốn trong nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau đây:

• Mặc dù quá trình sản xuất nông nghiệp diễn ra liên tục nhưng nhu cầu vốn đầu tư thì có tính thời điểm. Vốn trong sản xuất nông nghiệp được phân bổ theo từng thời điểm, phù hợp với yêu cầu thời vụ của sản xuất • Đầu tư vốn trong nông nghiệp chịu rủi ro cao vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, sâu bệnh - những yếu tố mà con người rất khó kiểm soát. • Trong nông nghiệp, tốc độ thu hồi vốn chậm hơn bởi chu kỳ kinh doanh thường kéo dài, lợi nhuận thấp và tính rủi ro cao. • Đầu tư vốn trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển có lãi suất thấp hơn các ngành kinh tế khác. Luận điểm này được hiểu là, ngay cả khi không bị ảnh hưởng của thiên tai thì tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nông nghiệp cũng thường thấp hơn công nghiệp và dịch vụ. Những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là: (1)- Sản xuất nông nghiệp gắn với nông dân - tầng lớp có tính bảo thủ cao. Phần đông nông dân có xu hướng tiếp tục di trì sản xuất, bất kể tình trạng không thu được lợi nhuận hay thậm chí bị thua lỗ. (2)- Do trình độ của lao động nông nghiệp và tiềm lực vốn thua kém, chu kỳ kinh doanh dài, nên nông dân rất khó khăn trong việc chuyển sang lĩnh vực sản xuất khác.

2.Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Tình Hình Sử Dụng Vốn Trong Nông Nghiệp

Người ta thường dùng các chỉ tiêu như: tốc độ quay vòng vốn, tỷ lệ khấu hao tài sản cố định, chỉ số bảo toàn vốn, tổng mức chu chuyển vốn, thời gian thu hồi vốn, mức độ đấu tư vốn trên 1 đơn vị diện tích hoặc trên 1 lao động nông nghiệp.

1 Chỉ tiêu �ánh giá qui mô vốn nông nghiệp: • Tổng số vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp; • Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế.

2. Chỉ tiêu �ánh giá tình hình phân bổ vốn nông nghiệp • Số vốn đầu tư trong các lĩnh vực: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, thuỷ sản. Qui mô vốn còn thể hiện ở chỉ tiêu vốn cố định và vốn lưu động trong sản xuất nông nghiệp; • Cơ cấu vốn: phản ánh tỷ lệ vốn đầu tư cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản trong tổng vốn đầu tư trong sản xuất nông nghiệp (tổng vốn của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản). Cơ cấu vốn còn thể hiện ở tỷ lệ vốn cố định và vốn lưu động trong tổng vốn.

3. Chỉ tiêu �ánh giá mức �ộ �ầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp • Mức đầu tư vốn bình quân cho:1 diện tích canh tác, 1 diện tích gieo trồng, 1 đầu gia súc,…

Page 22: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

• Mức đầu tư vốn cố định và vốn lưu động bình quân cho 1 diện tích canh tác, 1 diện tích gieo trồng, 1 đầu gia súc,…

4. Chỉ tiêu �ánh giá hiệu quả sử dụng vốn nông nghiệp • Hiệu quả sử dụng vốn cố định (hoặc vốn lưu động): chỉ tiêu này được tính bằng cách chia doanh thu cho vốn cố định (hoặc vốn lưu động); • Vòng quay vốn: được tính bằng cách chia doanh thu cho tổng vốn đầu tư; • Doanh lợi vốn trong sản xuất nông nghiệp (hay là tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư): được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng cho tổng vốn đầu tư. Nếu phân tích trong phạm vi nông hộ, người ta thường dùng chỉ tiêu “tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư”. Chỉ tiêu này được tính bằng cách chia thu nhập của nông hộ cho tổng vốn đầu tư (trong đó không tính chi phí cơ hội về lao động gia đình).

3.Vốn Trong Nông Nghiệp Việt Nam

1. Vốn tích luỹ từ bản thân khu vực nông nghiệp nông thôn: Thời kỳ từ 1990 đến 1999, mức để dành gộp (chưa trừ khấu hao tài sản cố định) trong khu vực nông nghiệp tăng nhanh. Tuy nhiên lượng tiền để dành được ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 20% của cả nền kinh tế. Trước 1992, tiền để dành trong khu vực nông thôn chủ yếu hình thành từ bên ngoài (từ thành thị, các khoảng trợ cấp, từ nước ngoài). Từ 1993 đến nay, nguồn tiền để dành có nguồn gốc từ sản xuất nông nghiệp và càc ngành kinh tế nông thôn khác đã tăng lên và chiếm tỷ trọng đáng kể. Các vùng nông thôn Việt Nam có tỷ lệ để dành khác nhau. Năm 1995, vùng có tỷ lệ để dành trên GDP cao nhất là Đông Nam Bộ (16,2%) và vùng có tỷ lệ để dành thấp nhất là Tây Nguyên (4,4%).(*)

(*): Theo số liệu của tổng cục Thống kê, năm 1995 tỷ lệ để dành nội bộ khu vực nông nghiệp - nông thôn của các vùng như sau: miền núi và Trung du Bắc Bộ: 7,4%; Đồng bằng sông Hồng: 12,5%; Bắc Trung Bộ: 7,9%; Duyên hải Trung Bộ: 9,3%; Tây Nguyên: 4,4%; Đông Nam Bộ: 16,2%; Đồng bằng sông Cửu Long: 10,6%. Các nông hộ khác nhau, tỷ lệ để dành/GDP cũng khác nhau: hộ độc canh cây lương thực: 4-8% GDP; hộ kết hợp nông nghiệp và ngành nghề và ngành nghề: 12-17%, hộ trồng cây công nghiệp, cây ăn trái, mô hình VAC: 18-20%, hộ đánh cá và chế biến là 50%. [Nguồn: Trung tâm tư vấn đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn VACVINA: Nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn CNH-HĐH, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997]. Nguồn để dành chính là nguồn vốn tự có để đầu tư tái sản xuất mở rộng cho khu vực nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Nếu kỳ vọng một tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực nông nghiệp là 5%/năm thì nguồn vốn tự để dành này không đáp ứng được yêu cầu phát triển. Năm 1994, kết quả điều tra giàu - nghèo cho thấy 92,3% nông hộ thiếu vốn đấu tư, với mức thiếu vốn đầu tư, với mức thiếu hụt từ 1,5-2 triệu đồng. Ngay cả những năm nông nghiệp được mùa thì việc đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất vẫn trông chờ chủ yếu vào các nguồn khác.

2. Vốn �ầu tư của ngân sách cho nông nghiệp: Trước năm 1988: Vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn ngân sách tái đầu tư. Với ngân sách được cấp phát tràn lan, bất hợp lý. Những lĩnh vực chủ yếu được cấp phát ngân sách là khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới, nông trường quốc doanh, trạm trại kỹ thuật, thuỷ lợi, giao thông nông thôn. (*)

(*): Ngân sách đầu tư bình quân 1 năm cho nông nghiệp nông thôn giai đoạn 1976-1980: 704 tỷ đồng; giai đoạn 1981-1985: 732 tỷ đồng. Giai đoạn 1986-1988, do khủng hoảng kinh tế nên mức đầu tư còn 59 tỷ đồng (giá cố định năm 1989). Vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn trước 1988

Page 23: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

chiếm tỷ trọng từ 25-30%, trong khi nông nghiệp đóng góp gần 50% GDP. Thực tế này đã không diễn ra theo đúng chủ trương “Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”. Sự cấp phát ngân sách bất hợp lý, đơn cử, nông trường quốc doanh bình quân 40% tổng đầu tư ngân sách, trong khi đầu tư cho khoa học kỹ thuật nông nghiệp chỉ vào khoảng 1,5%. [Nguồn: Tổng cục thống kê] Thời kỳ từ 1988 đến 2000: đầu tư ngân sách cho nông nghiệp nông thôn đã có sự đổi mới quan trọng. Tỷ lệ dành cho nông nghiệp nông thôn bình quân năm tăng nhanh và cơ cấu ưu tiên hợp lý. Riêng năm 2000, dự kiến vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp khoảng 22.755 tỷ đồng. Chuyển biến quan trọng nhất của giai đoạn này là việc tăng tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu khoa học và thuỷ lợi, đồng thời với việc giảm tỷ lệ đầu tư cho các nông trường quốc doanh. Bên cạnh đó, việc đầu tư ngân sách trong thời kỳ này đã gắn kết với các chính sách xã hội. Nhà nước đã dành một khoảng ngân sách lớn cho quỹ “Xoá đói giảm nghèo” (tập trung chủ yếu cho khu vực nông thôn, miền núi), quỹ khuyến nông, chương trình giải quyết việc làm,… Những động thái đó đã góp phần mang lại thành tựu nổi bật của sản xuất nông nghiệp.(*)

(*): Đầu tư ngân sách cho nông nghiệp nông thôn những năm 1990-1996 (tính theo giá trị tiền tệ năm 1989, đơn vị: tỷ đồng).

1990 1996

Tổng đầu tư cho nông nghiệp 418 3.044

I. Ngành nông nghiệp 409 2.384

1. Khai hoang, kinh tế mới 29 81

2. Nông trường quốc doanh 55 205

3. Chăn nuôi 17 213

4. Thuỷ lợi 300 1738

5. Nghiên cứu khoa học 8 144

II. Lâm nghiệp 6,5 498

III. Thuỷ sản 2,5 162

3.Nguồn tín dụng nông nghiệp nông thôn: a. Nguồn tính dụng chính thức :

Trước năm 1988, Việt Nam chưa có ngân hàng thương mại. Nguồn vốn tính dụng được bơm vào khu vực nông nghiệp nông thôn qua hệ thống Ngân hàng Nhà nước, bình quân là 68,3 tỷ đồng/năm; chủ yếu phục vụ các tổ chức kinh tế quốc doanh (63,4%) và tiếp thêm vốn cho khu vực kinh tế tập thể (7,6%).

Sau 1988, hệ thống ngân hàng đã có những cải tổ quan trọng:

• Các HTX tín dụng mới đã hình thành theo Pháp lệnh ngân hàng năm 1990. • Ngân hàng thương mại được hình thành theo quyết định số 05/NH-QĐ, ngày 7/1/1991. • Các ngân hàng chuyên doanh nông nghiệp được thành lập. • Từ tháng 7/1993, các quỹ tín dụng nhân dân cũng được phép hoạt động. • Năm 1995, Ngân hàng người nghèo được thành lập.

Page 24: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

Sự phát triển đa dạng các loại định chế tài chính đã tạo một bước ngoặt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Hình thức cho vay đã dần dần có sự chuyển biến thuận lợi cho nông dân (từ chổ yêu cầu phải thuế chấp, các định chế tài chính cho phép nông dân dùng tín chấp để vay vốn sản xuất; lãi xuất ngày càng giảm; lượng vốn vay theo các dự án tăng lên,…).

Với những đổi mới đó, tình trạng thiếu vốn cho sản xuất nông nghiệp đã được cài thiện nhiều. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống tín dụng chính thức còn có hạn chế là lượng vốn cho vay theo từng dự án chưa nhiều, thủ tục còn phiền hà, thời hạn cho vay ngắn. (*)

(*):Theo Đặng Văn Quang: “Tính riêng hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến cuối năm 1997, cả nước có 3,3 triệu nông hộ dư nợ vay với tổng vốn 13.000 tỷ đồng. [Nguồn: Tạp chí Phát triển kinh tế, số 92 (6/1998)]. Theo Giáo sư Lâm Quang Huyên, nông nghiệp - nông thôn hiện nay không lo thiếu vốn, chỉ sợ không có dự án tốt. Gần đây, Ngân hàng Nhà nước có chỉ thị 04/1999/CT-NHNN (23/8/1999) yêu cầu các ngân hàng thương mại tiếp tục ưu tiên cho vay vốn đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các dự án nuôi tôm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, chế biến nông sản,… với lãi suất hợp lý. Tính đến cuối tháng 7/1999, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp - nông thôn tại 30 tỉnh (từ Đà Nẵng trở vào) đạt 21.120,8 tỷ đồng, trong d0ó Đồng bằng sông Cửu Long dư nợ là 11.940 tỷ đồng. [nguồn: Đại học kinh tế TP.HCM: “Kỷ yếu hội thảo Điều tiết hợp lý tài chính khu vực nông nghiệp, tháng 10/1999]

b. Nguồn tín dụng không chính thức:

Sự thiếu hụt của vốn tự tích luỹ trong nông hộ, sự hạn chế của nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tín dụng chính thức đã để lại những khoảng trống về nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp cần đượpc bù đắp. Nguồn tính dụng không chính thức trong nông thôn đã tồn tại từ lâu và lấp vào khoảng trống đó.

Nguồn tín dụng không chính thức trong khu vực nông nghiệp nông thôn tồn tại dưới các hình thức: thị trường tự do (trong đó không ít trường hợp cho vay nặng lãi); bà con họ hàng hỗ trợ vốn cho nhau; nhóm nông hộ tương trợ vốn làm nhà; tổ chức xã hội (thanh niên, phụ nữ) hỗ trợ vốn sản xuất,… Đa số các hình thức tín dụng này có lãi suất cao hơn lãi suất của hệ thống tín dụng chính thức, trong đó thị trường tự do có lãi suất cao nhất. (*)

(*): Thị trường tự do là hình thức tín dụng không chính thức phổ biến nhất trong nông thôn hiện nay (2000). Trên thị trường tín dụng tự do, có nhiều hình thức tính dụng với nhiều mức lãi suất. Hình thức vay nóng thường có lãi suất từ 3-5%/tháng, cá biệt ở một vài vùng nông thôn lãi suất 7%/tháng. Hình thức cho vay bằng hiện vật (vay phân bón, vay lúa,…) là hình thức có lãi suất cao, có nơi lên tới 10%/tháng. [Nguồn điều tra của đề tài “Kinh tế trang trại Nam Bộ” - ĐH. Kinh tế TP.HCM, 3/2000]. Tuy nhiên, nguồn tín dụng không chính thức có những ưu điểm nhất định như: điều kiện cho vay đơn giản; đáp ứng nhanh nhu cầu thời vụ; một số loại hình còn cho phép trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau giữa những người sản xuất,… Chính vì những ưu điểm này mà nguồn tín dụng không chính thức còn tồn tại.

4. Nguồn vốn nước ngoài: a. Nguồn viện trợ và cho vay ưu đãi:

Từ khi triển khai quá trình đổi mới kinh tế, Việt Nam đã được nhiều Chính Phủ và các tổ chức tài chính tiền tệ trên thế giới giúp đỡ về vốn không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi theo các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn. Có thể kể đến: Chương trình của EC viện trợ người hồi hương tự nguyện (triển khai từ năm 1991); Các Dự án tài trợ khôi phục nông nghiệp Việt Nam của Ngân

Page 25: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Á châu (ADB); Tài trợ của quỹ phát triển pháp (CFD); Tài trợ của Chính phủ nhật Bản, Đan Mạch, Thuỷ Điển, v,v,… Đây là nguồn vốn bổ sung rất quan trọng cho việc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp những năm qua.

Có thể kể đến Chương trình của EC viện trợ người hồi hương tự nguyện triển khai từ năm 1991, với số tiền 32.8 triệu USD; Dự án khôi phục nông nghiệp Việt Nam do Ngân hàng thế giới tài trợ 52 triệu USD; Dự án tài trợ 80 triệu USD với lãi suất thấp của ADB với 10 năm ân hạn và hoàn trả trong 40 năm; Quỹ phát triển Pháp (CFD) cho vay 100 triệu USD, ân hạn 10 năm, hoàn trả trong 22 năm với lãi suất 3,9 %/năm; v,v,… Đây là nguồn vốn bổ sung rất quan trọng cho việc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp những năm qua. Tính đến tháng 12/1998, khu vực nông nghiệp nông thôn Việt Nam đang triển khai 89 dự án ODA với số vốn cam kết là 2.548,5 triệu USD. (*)

(*):Tính đến tháng 12/1998, khu vực nông nghiệp nông thôn Việt Nam đang triển khai 89 dự án ODA với số vốn cam kết là 2.548,5 triệu USD. Trong đó, các lĩnh vực trọng tâm của sự tài trợ với số dự án và tổng số vốn cam kết (triệu USD) là: Thuỷ lợi và nguồn nước : 13 788,4

Khai thác tài nguyên, môi trường : 33 621,5

· Cơ sở hạ tầng nông thôn : 3 360,4

· Nông nghiệp nói chung : 15 313,6

· Phát triển nông thôn lồng ghép : 18 228,6

· Tín dụng nông thôn : 5 207,5

[Nguồn: “Thúc đẩy phát triển nông nthôn Việt Nam: từ viễn cảnh tới hành động” - Báo cáo cho nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, 12/1998 - WB, Chính phủ Việt Nam, ADB, UNDP, FAO, CIDA, NGO, trang 73].

b. Đầu tư nước ngoài vào khu vực nông nghiệp (FDI):

Từ 1988 đến 1997, toàn ngành nông nghiệp đã thu hút được 316 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký khoảng 1,527 tỷ USD. Các dự án này chủ yếu tập trung vào ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,với 233 dự án đầu tư và khoảng 1,196 tỷ USD. Ngành thuỷ sản chỉ thu hút được 83 dự án với số vốn đăng ký khoảng 332 triệu USD. Nhìn chung, do nhiều nguyên nhân nên khu vực nông nghiệp của Việt Nam chưa hấp dẫn các nhà đấu tư nước ngoài. Số dự án đầu tư vào nông nghiệp chiếm khoảng 10% tổng số dự án đầu tư vào Việt Nam với vốn đăng ký chiếm khoảng 2% tổng vốn FDI.

4.Phương Hướng Giải Quyết Vấn Đề Vốn Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Của Việt Nam Những Năm Sắp Tới

Trong bất kỳ quá trình phát triển nào, năng lực nội sinh bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất. Từ luận điểm này cho thấy, những năm tới đây, nguồn vốn tích luỹ từ sản xuất nông nghiệp để tái đấu tư cho sản xuất là nguồn vốn quan trọng nhất trong nông nghiệp. Để gia tăng nguồn vốn này, các giải pháp cơ bản thường được khuyến nghị là: (1)- Tăng sản lượng và doanh thu trong khu vực nông nghiệp; (2)- Giảm chi phí sản xuất nông nghiệp; (3)- Thực hành tiết kiệm trong cư dân nông thôn.

Để góp phần giải quyến vấn đề vốn cho sản xuất nông nghiệp, vai trò của Nhà nước thường được nhấn mạnh ở các nước đang phát triển. Chính phủ có thể hỗ trợ trực tiếp cho khu vực nông nghiệp bằng nguồn ngân sách tái đầu tư thông qua các hình thức: (1)- Tăng ngân sách đầu tư xây

Page 26: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

dựng các công trình thuỷ lợi và giao thông quan trọng; (2)- Tăng ngân sách dành cho các quỹ khuyến nông, quỹ giải quyết việc làm, quỹ xoá đói giảm nghèo,… (3)- Tăng ngân sách đầu tư cho các dịch vụ công cộng ở nông thôn như y tế, giáo dục, thông tin,…

Bên cạnh đó, Chính phủ có thể ban hành các chính sách điều tiết thu nhập hợp lý trong khu vực nông nghiệp - nông thôn phù hợp với từng điều kiện, thời kỳ phát triển (miễn thuế sử dụng đất trong trường hợp thiên tai, miễn - giảm thuế cho các dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giảm thuế giá trị gia tăng đối với các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp,…). Một giải pháp quan trọng để điều tiết thu nhập hợp lý cho khu vực nông nghiệp là ban hành chính sách giá cả vĩ mô (tiền lương, lãi suất, tỷ giá hối đoái) để điều chỉnh cánh kéo giá giữa hàng nông sản và các hàng hoá dịch vụ khác.

Đối với hệ thống tín dụng chính thức, Chính phủ có thể tác động bằng các chính sách cải tổ bộ máy, gia tăng năng lực, giảm bớt phiền hà, ban hành khung lãi suất,…(*)

(*): Vấn đề lãi suất tín dụng là vấn đề rất phức tạp, không phải cứ hạ lãi suất cho vay một cách đơn thuần là hổ trợ cho khu vực nông nghiệp. theo Frank Ellis, trợ cấp cho nông nghiệp bằng chính sách tín dụng cho lãi suất thấp gây ra các tác động tiêu cực (đối với cả 3 đối tượng: người gửi tiền, tổ chức tín dụng và cho vay): thứ nhất, người gửi tiền (phần đông là nông hộ) bị thiệt thòi; thứ hai, các tổ chức tín dụng khó trang trải chi phí kinh doanh; thứ 3, lãi suất thấp làm lượng cầu lớn hơn cung sẽ dẫn đền tình trạng thiên vị cho các tầng lớp giàu và có thế lực, đồng thời với việc các nông hộ nghèo bị xem nhẹ. [Nguồn: Frank Ellis: Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội,1995, trang 216-217]. Bên cạnh đó, kinh nghiệm những năm 90 cho thấy, với tổng vốn cam kết tài trợ cho nông nghiệp Việt Nam tính đến năm 1998 là 2,5 tỷ USD (khoảng 35.000 tỷ VND), nếu tính bình quân cho mỗi năm thì lớn hơn nguồn đầu tư ngân sách bình quân hàng năm của nhà nước cho khu vực nông nghiệp - nông thôn (năm 1996 khoảng 3000 tỷ đồng). Do dó, việc tăng cường thu hút viện trợ và vốn FDI để bổ sung vốn sản xuất cho khu vực nông nghiệp - nông thôn là một giải phát rất quan trọng trong những năm tới. Giải pháp này có thể thực hiện được bằng việc tăng cường các mối ban giao, cải thiện hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh; thưc hiện các cải cách sâu rộng hơn nữa trong khu vực nông nghiệp - nông thôn.

III.Lao Động Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

1. Khái niệm và đặc điểm nguồn lao động nông nghiệp Nguồn lao động nông nghiệp là một yếu tố sản xuất quan trọng được hợp thành bởi toàn bộ những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp

Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm những người hội đủ các yếu tố thể chất và tâm lý trong độ tuổi lao động (từ 16-60 đối với Nam giới và từ 16-55 đối với Nữ giới) và một bộ phận dân cư ngoài tuổi lao động. Nguồn lao động trong nông nghiệp được thể hiện ở chất lượng và số lượng. Lao động nông nghiệp nhiều hay ít nói lên nguồn lực lớn hay nhỏ. Chất lượng lao động (được thể hiện ở sức khoẻ, tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm,…) cao hay thấp nói lên nguồn lao động nông nghiệp mạnh hay yếu.

Nguồn lao động nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau:

a) Việc sử dụng nguồn lao động trong nông nghiệp có tính thời vụ. Quá trình sản xuất nông nghiệp thì diễn ra liên tục nhưng lao động thì không phải và không cần thiết lúc nào cũng tham gia vào quá trình đó. Đặc điểm này làm nẩy sinh vấn đề thất nghiệp bán phần của lao động nông nghiệp, đòi hỏi phải có sự đa dạng hoá ngành nghề trong nông nghiệp nông thôn để tận dụng lao động nông nhàn.

Page 27: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

b) Xu hướng biến động nguồn lao động nông nghiệp diễn ra theo hai giai đoạn: (1)- Giai đoạn bắt đầu công nghiệp hoá, năng suất lao động nông nghiệp tăng chậm nên vẫn cần một lực lượng lao động lớn để sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, giai đoạn này ngành công nghiệp và dịch vụ còn non kém nên sức thu hút lao động nông nghiệp chưa cao trong khi tốc độ tăng tự nhiên về nhân khẩu trong khu vực nông nghiệp nông thôn còn lớn. Do đó, xu hướng chung là nhân khẩu và lao động nông nghiệp tăng cả tương đối và tuyệt đối. (2)- Giai đoạn nền kinh tế phát triển cao, công nghiệp và dịch vụ tăng triển mạnh tạo ra sức thu hút lớn về lao động. Trong giai đoạn này, nhờ quá trình CNH-HĐH năng suất lao động nông nghiệp tăng nhanh nên yêu cầu về số lượng lao động giảm mạnh. Bên cạnh đó, tốc độ tăng tự nhiên về dân số và lao động trong khu vực nông nghiệp-nông thôn cũng giảm dần. những quá trình đó tất yếu dẫn đến xu thế lao động nông nghiệp ngày càng giảm cả về tương đối và tuyệt đối. (*)

(*): Từ 1899-1937, nông nghiệp Mỹ mới từng bước được cơ giới hoá, tốc độ tăng năng suất lao động ở mức 0,8-1,2%/năm, trong khi năng suất lao động công nghiệp tăng 2-8%/năm, số lượng lao động nông nghiệp giảm không đáng kể. Từ 1948- 1958, nền nông nghiệp Mỹ được CNH-HĐH ở trình độ cao, năng suất lao động nông nghiệp tăng 2 lần, lao động nông nghiệp giảm 22% nhưng sản lượng nông nghiệp vẫn tăng 22%. (nguồn: Nguyễn Điền, Vũ Hạnh, Nguyễn Thu Hằng: Nông nghiệp thế giới bước vào thế kỷ 21, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, trang 245). c) Chất lượng lao động nông nghiệp trong các nước đang phát triển thường thấp hơn so với chất lượng lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, chất lượng lao động nông nghiệp ngày càng tăng do sự phát triển kinh tế dẫn đến những cải thiện về đời sống vật chất, y tế, giáo dục; và đặc biệt là tác động trực tiếp của tiến bộ khoa học công nghệ. Sự gia tăng về chất lượng chính là nhân tố quyết định, quá trình chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác.

2. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình lao động nông nghiệp

2.1. Chỉ tiêu �ánh giá quy mô lao �ộng nông nghiệp: a) Tổng số lao động nông nghiệp;

b) Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội.

2.2. Chỉ tiêu �ánh giá chất lượng lao �ộng nông nghiệp: a) Tình trạng sức khoẻ cúa lao động;

b) Trình độ văn hoá của lao động

c) Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, khoa học, kỹ thuật;

d) Ngoài ra, chất lượng lao động nông nghiệp còn thể hiện ở kinh nghiệm sản xuất (thường biểu hiện bằng thời gian tham gia sản xuất nông nghiệp), các yếu tố thể chất, yếu tố tâm lý,…;

e) Ý thức lao động;

2.3. Chỉ tiêu �ánh giá tình hình phân bổ lao �ộng nông nghiệp: a) Số lao động trong các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Trong nền nông nghiệp phát triển cao sẽ có sự phân công lao động giữa trồng trọt và chăn nuôi, khi đó cần có thêm chỉ tiêu tổng lao động ngành trồng trọt và tổng lao động ngành chăn nuôi.

b) Cơ cấu lao động nông nghiệp: phản ánh tỷ lệ lao động các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản trong tổng lao động nông nghiệp (tổng lao động của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản).

2.4. Chỉ tiêu �ánh giá mức �ộ trang bị cho lao �ộng nông nghiệp:

Page 28: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

a) Mức tiêu thụ điện năng tính bình quân cho một lao động nông nghiệp sử dụng;

b) Số lượng máy móc, công cụ bình quân trang bị cho một lao động.

c) Giá trị máy móc thiết bị bình quân trên 1 lao dộng nông nghiệp.

2.5. Chỉ tiêu �ánh giá tình hình sử dụng lao �ộng nông nghiệp: a) Số lao động có việc làm thường xuyên, số lao động thiếu việc làm, số lao động bị thất nghiệp;

b) Tỷ lệ thất nghiệp trong nông thôn, tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong nông thôn;

c) Số lượng lao động đảm nhận canh tác 1 ha canh tác;

d) Số ngày công lao động đầu tư cho 1 ha canh tác;

e) Năng suất lao động nông nghiệp: được đo bằng số sản phẩm, dịch vụ do 1 lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời gian (thường là 1 năm). Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất về lao động nông nghiệp. Nó phản ánh tính hiệu quả và trình độ của một nền nông nghiệp;

f) Ngoài ra, người ta còn dùng chỉ số tốc độ tăng năng suất lao động trong nông nghiệp để phản ánh trình độ phát triển của nông nghiệp.

3. Tình hình phân bố và sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở Việt Nam

3.1. Nguồn lao �ộng nông nghiệp của Việt Nam Theo tổng điều tra tháng 04/1999, Việt Nam có 58,36 triệu người sống trong khu vực nông thôn, chiếm 76,5% tổng số dân. Khu vực nông nghiệp có khoảng 11,3 triệu nông hộ với 28 triệu lao động, chiếm 66% tổng lao động của nền kinh tế, và chiếm 82% lao động ở nông thôn. Trong nông nghiệp lao động nữ chiếm 51%.

Đặc điểm nổi bật của lao động nông nghiệp Việt Nam là sự cần cù, chịu khó, có tinh thần tương trợ cao trong những hoàn cảnh đặc biệt (lũ lụt, hạn hán, cứu đói,…), có tinh thần tìm tòi sáng tạo trong sản xuất. Bên cạnh đó, lao động nông nghiệp Việt Nam có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong canh tác lúa, trồng cây ăn trái và nuôi thuỷ sản.

Tuy nhiên, trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật của lao động nông nghiệp Việt nam còn thấp. Sự tiết kiệm thái hoá ở nông thôn Việt Nam còn phổ biến, dẫn đến sự kiềm hảm nhu cầu và hạn chế đầu tư. Tâm lý ngại buôn bán, coi trọng sự tích trữ, sự bảo thủ và tâm lý sợ rủi ro,…đã cản trở nhất định sự vươn lên của các nông hộ .

3.2. Tình hình sử dùng nguồn lao �ộng nông nghiệp. Mặc dù chất lượng nguồn lao động chưa cao nhưng trong khoảng 10 năm trở lại đây, năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam có tăng lên nhờ những thành tựu khoa học kỹ thuật và trang bị máy móc được cải thiện. Ngành nghề ở nhiều vùng nông thôn đã bước đầu đa dạng, góp phần phá vỡ thế độc canh, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nông dân

Tuy nhiên, hiện nay lao động nông nghiệp còn có tình trạng thất nghiệp. Trên một nửa số nông nghiệp thiếu việc làm. Có tình hình đó là do sự phát triển ngành nghề ở nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu việc làm. Mức đầu tư lao động cho một số vùng nông nghiệp đã đạt mức tới hạn, Mặt khác, sản xuất nông nghiệp hiện được xếp vào một trong bốn lĩnh vực nguy hiểm nhất của nền kinh tế (gồm nông nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ, công nghiệp dệt).

Phân bố lao động không đều giữa các vùng nông nghiệp, dẫn đến tình trạng nơi thì rất nhiều lao động thất nghiệp (như 2 vùng đồng bằng châu thổ và duyên hải miền Trung), nơi lại thiếu lao động trầm trọng (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Bắc). (*)

Page 29: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

(*) Bình quân diện tích canh tác/lao động trên năm 1998 của các vùng nông nghiệp lớn như sau: Vùng Đông Bắc: 0,2217 ha, Đồng Bằng Sông Hồng: 0,1346 ha, Bắc Trung Bộ: 0,1897 ha, Duyên hải Miền Trung: 0,2111 ha, Tây Bắc: 0,3761 ha, Tây Nguyên: 0,6939 ha, Đông Nam Bộ: 0,6758 ha và ĐBSCL: 0,4119 ha (Nguồn Tổng cục Thống kê : số liệu thống kê nông-lâm nghiệp-thuỷ sản Việt Nam 1990-1998 và dự báo năm 2000, NXB Thống kê, Hà Nội, 1999). Phân bố lao động giữa các ngành nông nghiệp cũng mất cân đối. Lao động chủ yếu tập trung ở ngành trồng trọt, trong đó lao động sản xuất lương thực chiếm tỷ trọng rất cao. Quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị là một xu thế lớn của Việt Nam trong thập kỷ 90. Năng suất lao động trong nông nghiệp tuy có tăng những năm qua nhưng hiện còn ở mức thấp hơn nhiều so với năng suất lao động nông nghiệp thế giới. Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghèo đói và kém cải thiện đời sống tinh thần trong nông thôn. (*)

(*) Năm 1989, dân thành thị chiếm tỷ lệ 19,4%. Năm 1999, tỷ lệ này là 23,5%. Năng suất lao động trong nông nghiệp tuy có tăng những năm qua nhưng hiện còn ở mức thấp hơn nhiều so với năng suất lao động nông nghiệp thế giới. Trong 2 năm 1997-1998, gần 80% người nghèo của Việt Nam thuộc khu vực nông nghiệp. Hơn 1/2 thu thập của 60% các hộ nghèo nhất có nguồn gốc từ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là dưới hình thức tự tạo việc làm. Hiện tượng suy dinh dưỡng của trẻ em ở nông thôn năm 1998 là 47% (theo bộ y tế). Chỉ có khoảng 42% nhân khẩu nông nghiệp được tiếp cận nguồn nước an toàn. (Nguồn: Liên hợp quốc tại Việt Nam Hướng tới tương lai- Báo cáo đánh giá chung về tình hình Việt Nam 12/1999.

4. Phương hướng giải quyết vấn đề nguồn lao động trong nông nghiệp Việt Nam những năm tới Theo khuyến cáo của Liên hợp quốc (trong tài liệu: “Hướng tới tương lai”- đã trích dẫn) những năm sắp tới, tình hình phân bố và sử dụng lao động nông nghiệp chỉ có thể được cải thiện khi Chính phủ quan tâm giải quyết thấu đáo các vấn đề cơ bản sau:

• Ưu tiên hàng đầu cho việc giáo dục phổ thông và đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực nông nghiệp nông thôn;

• Xây dựng một chiến lược phát triển vĩ mô về việc làm ở nông thôn bao gồm các yếu tố: (1)- ban hành luật và các chính sách nhất quán để hổ trợ cho nông hộ; (2)- tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng; (3)- tăng cường tín dụng và đào tạo nghề cho nông dân; (4)- khuyến khích đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn.

• Thúc đẩy thị trường lao động nông nghiệp bằng cách: (1)- thiết lập cầu thông tin giữa cung và cầu lao động nông nghiệp; (2)- thiết lập hệ thống tạo việc làm từ TW đến làng xã.

• Mở rộng hệ thống bảo hiểm cho lao động nông nghiệp, cải thiện vị thế và điều kiện làm việc cho lao động nữ, đặc biệt trong những lĩnh vực nhiều nguy hiểm như phun thuốc sâu, đánh bắt hải sản. Cần từng bước giải quyết vấn đề lao động trẻ em.

Ngoài những vấn đề mà Liên hợp quốc đã khuyến cáo trên đây, việc tăng cường máy móc thiết bị cho nông nghiệp trong quá trình CNH-HĐH cần phải có những hình thức và bước đi phù hợp để không tạo ra mâu thuẩn giữa việc tăng cường trang bị máy móc và sự gia tăng tình trạng thất nghiệp trong nông thôn. Một trông những lối thoát của tình hình này là phát triển ngành nghề ở nông thôn, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc phát triển “công nghiệp hương trấn” và thực hiện khẩu hiệu “ly nông bất ly hương” là những bài học quý cho Việt Nam.

Page 30: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

IV.Khoa Học Công Nghệ Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

1.Khái Niệm, Nội Dung Và Đặc Điểm Của Khoa Học, Công Nghệ Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

1 Khái niệm: • Theo khái niệm chung, khoa học là hệ thống tri thức gồm những quy luật về tự nhiên, xã hội và tư duy, được tích luỹ trong quá trình thực hiện trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán và học thuyết. Từ đó có hiểu, khoa học nông nghiệp là một hệ thống tri thức về các quy lực của tự nhiên, môi trường sinh thái, các quy luật sinh trưởng phát triển của các đối tượng sản xuất nông nghiệp, nói một cách khác, khoa học là những tri thức về nguồn lực và các quy luật về kinh tế, xã hội trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. • Công nghệ trong nông nghiệp là tập hợp các công cụ, phương pháp dùng để biến đổi các nguồn lực sản xuất thành những nông sản và dịch vụ. Công nghệ trong nông nghiệp được hính thành trên cả hai khía cạnh: phần cứng và phần mềm. Phần cứng bao gồm các máy móc, thiết bị, phương tiện, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phần mềm là các kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, công thức, kiến thức liên quan đến các quá trình sản xuất. • Khoa học và công nghệ trong hoá tình sản xuất nông nghiệp ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Nếu như chức năng của khoa học là khám phá các quy luật thì chức năng của công nghệ là ứng dụng các nguyên lý, các quy luật khoa học và thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động khoa học thường đòi hỏi thời gian dài hơn các hoạt động công nghệ. Nếu như các tri thức khoa học là tài sản chung, có thể phổ biến rộng rãi thì công nghệ là một loại hàng hoá gắn vời yếu tố sở hữu và có giá cả tương ứng. • Trong hoạt động sản xuất và nghiên cứu khoa học nông nghiệp, con người ngày càng nhận thức sâu sắc thêm về đất, nước, thời tiết, khí hậu, đặc điểm và các quy luật phát triển của cây trồng vật nuôi; nhưng quy luật vận động, có mối quan hệ tương tác qua lại giữa các yếu tố của sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, con người đã tìm ra những phương tiện mới, cách thức mới để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đó chính là quá trình tiến bộ khoa học- công nghệ nông nghiệp.(*) (*): Khoa học- công nghệ trong nghiệp gắn liền 2 thời kỳ lớn: thời kỳ nông nghiệp truyền thống và thời kỳ nông nghiệp hiện đại: 1. Thời kỳ nông nghiệp truyền thống( trước thế kỷ 19): sản xuất nông nghiệp phát triển chậm chạp, năng suất lao động thấp, loài người không giải quyết nạn đói thường xuyên:

▪ Giai đoạn săn bắn hái lượm: con người với những hiểu biết còn nông cạn và “ công cụ” chính là đôi bàn tay chỉ biết duy trì sự tồn tại bằng cách chiếm đoạt những sản vật của thiên nhiên;

▪ Giai đoạn du canh: với những hiểu biết tích luỹ được, loài người đã tiến hành những hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nhưng công cụ còn thô sơ, hình thành du canh, du mục là phổ biến;

▪ Giai đoạn nông nghiệp gắn với thành tự khai mỏ: kỹ nghệ luyện kim là tiền tệ cho một cuộc cách mạng về nông cụ. Nhờ đó năng suất nông nghiệp tăng nhanh.

1. Thời kỳ cuối thế kỷ 19 đến nay: khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh; nền nông nghiệp dựa váo máy móc vá khoa học hiện đại:

▪ Giai đoạn trước 1950: cách mạng nông nghiệp tạo ra máy móc thiết bị nông nghiệp, ứng dụng các tri thức về thực vật học, di truyền học, di sinh học và ứng dụngcông nghệ khoa học vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ vào đó năng suất nông nghiệp tăng nhanh, lao động nông nghiệp giảm xuống.

Page 31: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

▪ giai đoạn 1950-1960; khoa học công nghệ tiếp tục tác động vào quá trình cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá song tác động lớn nhất là 2 khía cạch sau:(1) Phát triển công nghệ về thuốc trừ sâu;(2) Công nghệ sinh học ứng dụng vào quá trình chọn giống, lai giống, tạo ra cuộc cách mạng xanh ở một số nước.

▪ Giai đoạn 1961-1970; Đây là giai đoạn đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ tạo giống, công nghệ hoá học vào nông nghiệp tạo ra cuộc cách mạng xanh ở nhiều nước và đưa loài người tới chỗ lần đầu tiên có đủ khả năng giải quyết vấn đề lương thực toàn cầu.

▪Giai đoạn 1971- 1990; Cách mạng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp ở mức cao và tác động toàn diện cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, điện khí hoá và sinh học hoá; nổi bật là nhiều hệ thống tự động hoá ra đời, phân vi lượng được phổ biến, công nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi. Đây là giai đoạn công nghiệp hoá nông nghiệp với đầy đủ ý nghĩa.

▪ Giai đoạn 1991 đến nay: Trước những dấu hiệu cạn kiệt tài nguyên, khoa học công nghệ hướng vào nghiên cứu môi sinh, hệ sinh thái; phát triển công nghệ sạch, công nghệ bảo vệ tài nguyên, công nghệ tái tạo sinh thái,…qua đó nông nghiệp sạch xuất hiện với việc thiết lập các yếu tố bền vững. Đây là thời kỳ quá độ từ cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ II sang cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ III.

[Nguồn; Nguyễn Chí Hải, “ một số vấn đề về việc phát triển khoa học công nghệ trong quá trình công ghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế, 1998]

2. Nội dung.

a. Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp: “Công nghệ sinh học là việc áp dụng các nguyên lý khoa học và kỹ thuật vào việc xử lý các vật liệu bằng các tác nhân sinh y học, nhằm cung cấp sản phẩm hàng hoá và dịch vụ”

Những công nghệ sinh học chủ yếu hiện nay là: công nghệ tái tổ hợp ADN ( kỹ thuật di truyền), công nghệ xử lý sinh học, công nghệ tế bào, công nghệ kỹ thuật protein. Công nghệ sinh học tác động đến nhiều lĩnh vực như: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, năng lượng sinh tố, y tế, công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm môi trường, và hàng loạt các hoạt động mang lại sự phát triển bền vững.

Công nghệ sinh học trong nông nghiệp tác động vào quá trình giống mới, cung cấp phân vi sinh, bảo tồn quỹ gien trong nông nghiệp, xử lý sinh khối nông nghiệp, nghiên cứu và ứng dụng các mô hình nông nghiệp sạch,…(*)

(*): Công nghệ sinh học dựa trên các thao tác chủ yếu là: nuôi cấy mô, cấy truyền phôi, truyền chất liệu di truyền không có hoạt động giới tính, sản xuất vacxin, chữa bệnh bằng phương pháp sinh học, lên men và các dạng sử dụng sinh khối khác nhau .Cấu thành các công nghệ sinh học gồm: · Công nghệ AND tái tổ hợp ( kỹ thuật di truyền): là kỹ thuật đưa AND lại có chứa những gen cần thiết vào cơ thể sống nhằm tạo ra những cơ thể có khả năng sản xuất ra men, hooc-mon, protein;

· Công nghệ xử lý sinh học: Nếu đổi các cơ chất nguyên liệu thành sản phẩm nhờ quá trình lên men vi sinh, tạo ra các chất kháng sinh, axit-amin, enzym, và các chất hoá học đặc biệt khác;

· Công nghệ tế bào lai sản xuất các kháng thể có tính đặc biệt cao;

· Công nghệ kỹ thuật protein: biến đổi hoá học các protein để tạo ra trạng thái của các phân tử tự nhiên, tạo ra các protein trị liệu và những công cụ sinh hoá quan trọng trong công nghệ tái tổ hợp.

Page 32: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

Nguồn: Bộ khoa học công nghệ và môi trường, trung tân thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia: “ tổng luận: Công nghệ sinh học: triển vọng và ứng dụng” – S ố 1 (71)/1994.

b. Thuỷ lợi hoá nông thôn: Thuỷ lợi chính là một cuộc cách mạng chinh phục thiên nhiên trên cơ sở nhận thức quy luật về thời tiết, thuỷ văn và các quy luật thiên nhiên khác. Đó chính là quá trình thực hiện tổng hợp các giải pháp để làm chủ các nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các giải pháp thường được áp dụng trong hoá trình thuỷ lợi hoá là: xây dựng hồ chứa nước, đào kênh mương tưới tiêu; nạo vét, khai thông dòng chảy; trồng rừng đồng bộ;đắp bê ngăn lũ hoặc ngăn mặn,… quá trình thuỷ lợi hoá chính là quá trình gia tăng về số lượng, chất lượng các công trình kể trên theo qui hoạch khoa học và tăng cường sự t ương hỗ giữa các giải pháp.

c. Cơ giới hoá nông nghịêp: Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế sức người, sức súc vật và những công cụ thủ công bằng phương tiện cơ giới. Nội dung chủ yếu của cơ giới hoá nông nghiệp là: trang bị những máy móc thiết bị phù hợp; đồng bộ hoá hệ thống máy móc và hệ thống công cụ; kết hợp trang bị với xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng tương ứng; kết hợp việc trang bị với việc đào tạo và nâng cao trình độ người lao động.

d. Điện khí hóa nông nhiệp nông thôn: Điện khí nông nghiệp nông thôn là việc đưa năng lượng vào, phục vụ rộng rãi sản xuất và đời sống cư dân nông thôn. Nội dung của điện khí hoá nông nghiệp nông thôn là các quá trình: đưa mạng lưới quốc gia đến mọi vùng nông nghiệp, về mọi vùng nông thôn; tăng cường khai thác mọi nguồn thiên nhiên để sản xuất điện phục vụ các vùng hẻo lánh xa xôi; tận dụng chất đốt sẵn có của từng vùng để phát triển điện năng tại chỗ.

e. Hoá học hoá nông nghiệp: Hoá học hoá nông nghiệp là quá trình áp dụng các thành tựu của công nghệ hoá học vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nội dung của hoá học hoá sản xuất nông nghiệp là: phát triển các ngành công nghiệp hoá học phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân bón , nông dược,…; nâng cao hiệu lực của vật tư hoá học phục vụ trong sản xuất nông nghiệp; tăng khối luợng vật tư hoá học sử dụng trong sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý vừa đảm bảo tăng năng suất, chất lượng trong nông sản, vừa bảo vệ và cải thiện được hệ sinh thái trong nông nghiệp.

1.2. Đặc �iểm của khoa học công nghệ trong nông nghiệp: • Trung tâm của khoa học công nghệ trong nông nghiệp là phát triển khoa sinh vật học, sinh thái học và ứng dụng những thành tựu của công nghệ sinh học và sản xuất nông nghiệp. Sự phát triển của các công nghệ khác trước tiên phải nhằm mục tiêu phục vụ sự phát triển của lĩnh vực trung tâm này. • Khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp nhằm vào 2 mục tiêu chính là: (1) khai thác hiệu quả tài nguyên nông nghiệp;(2) bảo vệ và bồi dưỡng 2 nguồn tài nguyên nông nghiệp vì sự phát triển bền vững. • Những điều kiện đặc thù của từng vùng nông nghiệp là những tiền đề quan trọng đối với sự phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. • Phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phải hài hoà mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động ( cùng với quá trình này là sự giải phóng lao động trong nông nghiệp) là vấn đề giải quyết việc làm trong nông thôn.

Page 33: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

2.Vai Trò Của Khoa Học- Công Nghệ Trong Nông Nghiệp

Khoa học- công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp thông qua những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của quá trình ứng dụng công nghệ sinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giới hóc, điện khí hoá, hoá học hoá.

1. Vai trò của công nghệ sinh học �ối với sản xuất nông nghiệp: • Thực hiện cuộc cách mạng về giống; tạo ra những giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu; những giống cây trồng chống chịu thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ; những giống ngắn ngày, những giống cố định đạm, những giống có hiệu quả quang hợp cao, những giống ít cần phân bón… để tăng nâng suất, chất lượng nông sản. • Tăng tốc độ nhân giống cây trồng vật nuôi bằng phương phát nuôi cấy mô, nuôi cấy phôi. • Có vai trò trong việc khai hoang, thuần hoá các vùng đất khắc nghiệt bằng cách tạo ra giống phù hợp, ví dụ: giống lúa chịu phèn và chịu khô hạn. • Tạo cơ sở cho nền nông nghiệp bền vững nhằm giảm bớt nguy cơ sâu bệnhvà thúc đẩy các tài nguyên di truyền thông qua quá trình kiểm soát sinh học các vật gây bệnh cho cây trồng như dùng vi khuẩn virus diệt côn trùng. • Cung cấp các loại vacxin và thuốc chữa bệnh cho vật nuôi. Tham gia vào công nghiệp chế biến thức ăn cho gia súc. • Tham gia vào chế biến thức ăn bằng cách việc ứng dụng các quy trình lên men vi sinh vật; chế biến sữa chua, phomat, bánh mì, tương, rượu vang, bia, chế biến tinh bột bằng enzym, sử dụng các chất chống oi thiêu,… • Xử lý các sinh khối nông nghiệp để tạo năng lượng và bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp: sử dụng các loại vi khuẩn đã được biến dị di truyền để biến đổi các sinh khối thành etanol và các dạng năng lượng với chi phí thấp. • Trực tiếp giảm chi phí sản xuất bằng việc tạo ra các giống cây trồng cần ít phân bón, có khả năng kháng sâu bệnh; bằng việc tái vòng sinh khối. • Với những tiềm năng to lớn đó, công nghệ sinh học được thế giới coi là một công nghệ mũi nhọn từ những năm 80.

2 Vai trò của thuỷ lợi hoá nông nghiệp: • Thuỷ lợi hoá là điều kiện tiền đề để khai hoang, tăng vụ. • Thuỷ lợi hoá là cơ sở để tăng nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi. • Thuỷ lợi hoá có quan hệ hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn. • Thuỷ lợi hoá có tương hỗ với sự phát triển ngành thuỷ sản.

3 Vai trò của cơ giới hoá nông nghiệp: • Cơ giới hoá nông nghiệp quyết định việc giảm nhẹ, tiết kiệm chi phí lao động, tăng năng suất lao động nông nghiệp. • Nó là yếu tố chính trong việc giải quyết vấn đề thời vụ và tăng khả năng ứng phó với thiên tai, sâu bệnh. • ơ giới hoá còn tác động gián tiếp đến sản xuất nông nghiệp thông qua tác động vào quá trình điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá,… • Với những vai trò đó, cơ giới hoá chính là động lực chủ yếu đưa sản xuất nông nghiệp tới nền sản xuất hiện đại với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Page 34: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

4 Vai trò của �iện khí hoá nông nghiệp nông thôn: • Cung cấp năng lượng vận hành máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống cư dân nông thôn. • Cung cấp năng lượng để chiếu sáng, sưởi ấm, sấy khô, ấp trứng, khử độc tiêu diệt các sinh vật gây hại cho sản xuất nông nghiệp và đời sống cư dân nông thôn. • Là điều kiện để đơn giản hoá, hiện đại hoá máy móc thiết bị nông nghiệp.

5 Vai trò của hóa học hóa nông nghiệp: • Hoá học hoá nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng vật nuôi. • Đây chính là nhân tố trực tiếp tăng độ phì nhiêu của đất. • Là nhân tố trực tiếp chống lại sự xâm hại mùa màng của sâu bệnh. Thủy lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, háo học hoá và ứng dụng công nghệ sinh học không phải là quá trình biệt lập mà chúng có mối quan hệ tương hỗ lẫn với nhau, tạo thành nguồn lực tổng hợp tác động vào sản xuất nông nghiệp trên tất cả lĩnh vực:

• Hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình khai hoang, phục hoá và là tiền đề để tăng vụ. • Là động lực của quá trình tăng suất cây trồng,vật nuôi. • Là nhân tố quyết định việc nâng cao chất lượng nông sản. • Là nhân tố quan trọng trong việc rút ngắn chu kỳ sản xuất nông nghiệp. • Là nhân tố quyết định quá trình giảm nhẹ hao phí và tăng nâng suất lao động. • Tác động tổng hợp của khoa học công nghệ làm tăng hiệu quả kinh doanh nông nghiệp. Những tác động trên đây được tích luỹ ngày càng mạnh mẽ và đến một mức độ nhất định sẽ tạo ra sự chuyển hoá có tính cách mạng trong sản xuất nông nghiệp: biến một nền nông nghiệp cổ truyền, lạc hậu thành một nền nông nghiệp văn minh, hiện đại. Đặc trưng của quá trình chuyển đổi đó như sau:

• Chuyển nền nông nghiệp với cơ sở hạ tầng lạc hậu, phân tán thành một nền nông nghiệp có hệ thống cơ sở hạ tầng quy mô lớn, đồng bộ và hiện đại. • Chuyển nền nông nghiệp dựa vào công cụ thủ công trên cơ sở kinh nghiệm thành một nền nông nghiệp được trang bị hiện đại. • Chuyển nền nông nghiệp có tính tự cung tự túc, nông sản hàng hoá chủ yếu ở dạng thô, thành nền nông nghiệp hàng hóa phát triển cao, trong đó hầu hết khi đến thị trường tiêu thụ đã được chế biến, nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh. • Chuyển nền nông nghiệp có tính độc canh cao, thành nền nông nghiệp phát triển đa dạng trên cơ sở kết chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp. • Chuyển nền nông nghiệp có tính chiếm dụng cao về lao động xã hội, thành nền nông nghiệp có năng suất lao động cao, một người có thể nuôi sống nhiều người.

3.Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Tình Hình Khoa Học, Công Nghệ Trong Nông Nghiệp.

1. Các chỉ tiêu �ánh giá mức �ộ ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp:

a. Chỉ tiêu �ánh giá về mức �ô ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp: • Phần trăm diện tích sử dụng giống mới, ( hoặc tỷ lệ đàn gia xúc, gia cầm áp dụng giống mới). • Khối lượng phân vi sinh bón trên 1 ha.

Page 35: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

• Khối lượng nông sản được chế biến bằng công nghệ sinh học,…

b. Chỉ tiêu �ánh giá mức �ộ thuỷ lợi hoá: • Tổng diện tích được tưới tiêu chủ động. • Tổng diện tích được ngăn mặn. • Tổng diển tích được rửa chua,…( cả số tương đối và tuyệt đối).

c. Chỉ tiêu �ánh giá về mức �ộ cơ giới hoá: • Số lượng máy móc thiết bị/1 diện tích ( hoặc diện tích canh tác do 1 máy móc thiết bị đảm nhận). • Công suất máy móc /1 diện tích. • Phần trăm diện tích được cơ giới hoá trong tổng diện tích canh tác.

d. Chỉ tiêu �ánh giá mức hoá học hoá nông nghịêp- nông thôn: • Tổng mức điện năng tiêu thụ/1 diện tích/ năm (tháng) • Tổng mức điện năng tiêu thụ/nông hộ/ năm( tháng). e. Chỉ tiêu đánh giá mức hoá học hoá nông nghiệp:

• Số lượng phân bón( hoặc phân bón qui chuẩn) sử dụng/ha/vụ(năm). • Số lượng( hoặc trị giá) nông dược sử dụng/ha/vụ(năm).

2 Chỉ tiêu �ánh giá hiệu quả của khoa học công nghệ trong nông nghiệp: Khoa học công nghệ là chìa khoá để phát triển nông nghiệp nhưng đòi hỏi phải có chi phí nghiên cứu- triển khai và ứng dụng. Chính vì vậy, khi phát triển khoa học trong nông nghiệp cần phải tính toán đến hiệu quả kinh tế của nó. Hiệu quả của tiến bộ khoa học công nghệ nói chung là mối tương quan giữa chi phí và lợi ích.

a. Đứng về lợi ích xã hội, hiệu quả này phải �ược xem xét trên khía cạnh như:

• Khối lượng sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ tăng lên bao nhiêu so với chưa áp dụng khoa học, công nghệ mới.

• Giá trị nông sản và dịch vụ tăng lên bao nhiêu so với khi chưa áp dụng khoa học, công nghệ mới.

• Việc ứng dụng khoa học, công nghệ mới đã tăng kim ngạch xuất khẩu bao nhiêu (hoặc tiết kiệm bao nhiêu ngoại tệ nhờ thay thế được nông sản nhập khẩu).

• Mức độ sử dụng và cải thiện các nguồn tài nguyên( lao động, đất, môi trường sinh thái). • V.v…

Trong các chỉ tiêu trên, cần phải so sánh( nếu có thể được) giữa những hiệu quả đạt được và những chi phí xã hội để nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.

b. Đứng về mặt lợi ích người sản xuất: Hiệu quả của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ chỉ là đơn giản là tương quan giữa chi phí cho việc ứng dụng này và lợi dụng mang lại. Trên giác độ này, hiệu quả sản xuất kinh doanh được lượng hoá bằng 2 chỉ tiêu sau:

· Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích do áp dụng khoa học, công nghệ mới:

Ggt = G1- G0

Page 36: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

· Lợi nhận gia tăng trên 1 đơn vị diện tích:

Pgt = P1- P0

Trong đó:

• Ggt và Pgt lần lượt là giá trị gia tăng và lợi nhận gia tăng trên một đơn vị diện tích do áp dụng khoa học, công nghệ mới.

• G0 vá P0 lần lượt là giá trị và lợi nhuận gia tăng trên một đơn vị diện tích khi không áp dụng khoa học, công nghệ mới.

• G1 và P1 lần lượt là giá trị và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích áp dụng khoa học công nghệ mới.

• Lợi nhuận của một quá trình sản xuất =[ sản xuất x giá nông sản (hoặc dịch vụ)] – [chi phí trung gian + chi phí gia trị gia tăng].

Cần lưu ý rằng, trong chi phí của quá trình sản xuất đã có tính chi phí tiếp nhận công nghệ mới. Các chỉ tiêu kinh tế hiệu quả trên đây là những chỉ tiêu tổng hợp. Nó là tổng của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Cả hai loại hiệu quả này đều tính theo các công thức nêu trên. Xét về tính chất:

• Hiệu quả phân phối được quyết định bởi các yếu tố giá cả sàn phẩm, cơ cấu chi phí và giá trị từng khoản chi phí

• Hiệu quả kỹ thuật do sự áp dụng khoa học công nghệ mới tạo ra (được tính theo giá cố định), trong đó có sự so sánh kết quả của năm áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và năm trước đó (chưa áp dụng). (Nếu ngay năm đầu tiên người ta áp dụng khoa học, công nghệ mới thì để tính được hiệu quả kỹ thuật phải so sánh với một quá trình sản xuất khác có những điều kiện tương tự nhưng không áp dụng khoa học công nghệ mới).

3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng �ến sự phát triển và khả năng áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp: • Chính sách phát triển khoa học công nghệ của nhà nước: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách đầu tư và định hướng ưu tiên nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến trực tiếp đến khoa học công nghệ trong nông nghiệp. • Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Việc rút kinh nghiệm, triển khai nghiên cứu phát triển, vận dụng kết quả nghiên cứu của nước ngoài là yếu tố quyết định sự phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp. • Tính kỹ thuật và tính kinh tế của công nghệ: Về mặt kỹ thuật, công nghệ càng phức tạp, càng đồ sộ thì càng ít được áp dụng. Về mặt kinh tế, hiệu quả của khoa học công nghệ cáng cao thì khoa học công nghệ càng được ứng dụng rộng rãi. • Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp: Tính rũi ro cao, vốn hạn hẹp, chu kỳ kinh doanh dài, tâm lý bảo thủ,… là những cản bẩy thường thấy cho quá trình ứng dụng khoa học công nghệ. • Khả năng đầu tư và trình độ của nông hộ: Tiềm lực vốn của nông hộ càng lớn; trình độ của nông hộ càng cao thì khoa học công nghệ càng được ứng dụng nhiều. • Những biến động về giá nông sản và hiệu quả phân phối: Giá nông sản cáng cao thì người ta càng quan tâm đến ứng dụng khoa học công nghệ để mở rộng sản xuất. Hiệu quả phân phối càng lớn thì hiệu quả kinhtế càng tăng là nhân tố kích thích gián tiếp đến việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ.

Page 37: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

4.Tình Hình Khoa Học Công Nghệ Trong Nông Nghiệp

5.Hướng Giải Quyết Vấn Đề Khoa Học Công Nghệ Trong Nông Nghiệp Việt Nam Những Năm Tới

1. Về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp: • Về mặt quan điểm, coi việc phát triển công nghệ sinh học là ngành công nghệ ưu tiên số một trong những công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp. • Thực hiện cuộc cách mạng về giống mới: tạo những giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, những giống cây trồng ngắn ngày để thích ứng với tính đột biến của thời tiết, những giống ít cần phân bón, những giống năng suất cao chất lượng tốt. Về mặt chủng loại. Coi trọng tâm ưu tiên là giống cây công nghiệp, cây ăn trái , giống gia súc, gia cầm , thuỷ sản. • Phát triển công nghệ nhân giống cây trồng vật nuôi để tăng tốc độ nhân giống và chủ dộng nguồn giống thuần chủng. • Phát triển công nghệ kiểm soát sinh học các thực thể gây bệnh cho cây trồng vật nuôi để giảm thiểu tác nhân gây bệnh dịch , tác nhân phá hại mùa màng (đồng thời làm giảm được một cách hợp lý việc lạm dụng hoá chất gây ô nhiễm và ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản). • Phát triển công nghệ sinh học phục vụ chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm; phát triển công nghệ xử lý các sinh khối nông nghiệp.

2. Về thuỷ lợi hoá nông nghiệp • Hoàn tất huy hoạch thuỷ lợi làm cơ sở để tính toán phương thức đầu tư và duyệt xét thứ tự ưu tiên cho các công trình. • Ưu tiên đầu tư ngân sách , khoa học – công nghệ cho những hạng mục công trình trọng điểm; tranh thủ viện trợ và đầu tư nước ngoài cho công cuộc trị thuỷ. • Coi trọng việc trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là thực hiện thành công dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. • Quan tâm đến “các dự án thuỷ lợi thích ứng”, (một trong những dạng này là công trình thuỷ lợi cho phép” chung sống với lũ lụt”. • Tiếp tục thực hiện chủ trương “ nhà nước và nhân cùng làm” khuyến khích tư nhân bỏ vốn làm thuỷ lợi theo hướng kinh doanh dịch vụ tưới tiêu.

3. Về cơ giới hoá nông nghiệp: • Cơ giới hoá phù hợp với điều kiện về vốn, điều kiện tự nhiên , trình độ lao động, đặc điểm của từng nghành, từng vùng nông nghiệp. • Cơ giới có sự kết hợp yêu cầu đồng bộ và sự ưu tiên cho những khâu quan trọng nhất của các quá trình sản xuất nông nghiệp. • Cơ giới hoá có sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và những công nghệ truyền thống, kết hợp tính chuyên môn hoá cao và tính đa năng của máy móc thiết bị. • Cơ giới hoá nông nghiệp có sự kết hợp chặt chẽ giữa tăng cường giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế của nông nghiệp nông thôn. • Cơ giới hóa nông nghiệp gắn với việc đa dạng hóa các ngành nghề ở nông thôn nói riêng và sự phát triển các ngành kinh tế quốc dân nói chung để giải quyết việc làm ở nông thôn.

4. Điện khí hoá nông nghiệp nông thôn • Hoàn chỉnh huy hoạch tổng thể lưới điện nông thôn

Page 38: KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG te nong...Title Microsoft Word - KINH TE NONG NGHIEP DAI CUONG.doc Author thu Created Date 6/19/2007 8:52:18 AM

• Điện khí hoá gắn với ưu tiên phát triển theo ngành,theo vùng, theo các lĩnh vực và các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp. Trước mắt, xem xét ưu tiên cho chăn nuôi, chế biến nông sản , chống úng, chống hạn…… • Tận dụng những khả năng sẵn có của từng vùng để phát triển nhiệt điện, thuỷ điện , điện mặt trời, đặt biệt là những vùng sâu , vùng xa. • Giảm bớt phí điện năng trong truyền tải để hạ giá điện ở nông thôn, nâng cao khả năng tiếp cận năng luợng điện cho nông hộ.

5. Hoá học hoá nông nghiệp • Đa dạng hoá chủng loại , tăng cường chất lượng vật tư hoá học cho nông nghiệp bằng việc tận dụng khả năng sản xuất trong nước và thông qua xuất khẩu. • Tăng cường khâu vận chuyển và bảo quản vật tư hoá học để đảm chất lượng và chống ô nhiễm môi trường. • Xây dựng qui trình chuẩn về sử dụng phân bón, nông dược cho từng loại đất, từng loại cây trồng, từng điều kiện thời tiết khác nhau và phổ biến qui trình này tới các nông hộ. • Kết hợp các loại phân bón nông dược theo những tỷ lệ hợp lý để tăng hiệu lực, giảm chi phí và chống ô nhiễm môi trường. • Từng bước chuyển từ nền nông nghiệp thâm dụng vật tư hoá sang nông nghiệp sử dụng hợp lý vật tư hoá học - nền nông nghiệp sạch phát triển bền vững.