75
BY TTRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NI NGUYN VĂN THẮNG MÃ SINH VIÊN: 1101486 NGHIÊN CU TNG HP VÀ THTÁC DNG KHÁNG KHUN MT SDN CHT MI CA 2,3-DIHYDROBENZO [4,5]IMIDAZO[2,1-b]THIAZOL KHÓA LUN TT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NI - 2016

KLTN 2016 - Thang

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KLTN 2016 - Thang

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN THẮNG

MÃ SINH VIÊN: 1101486

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ

THỬ TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN

MỘT SỐ DẪN CHẤT MỚI CỦA

2,3-DIHYDROBENZO

[4,5]IMIDAZO[2,1-b]THIAZOL

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2016

Page 2: KLTN 2016 - Thang

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN THẮNG

MÃ SINH VIÊN: 1101486

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ

THỬ TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN

MỘT SỐ DẪN CHẤT MỚI CỦA

2,3-DIHYDROBENZO

[4,5]IMIDAZO[2,1-b]THIAZOL

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:

PGS.TS. Nguyễn Đình Luyện

Nơi thực hiện:

1. Bộ môn Công nghiệp Dược

2. Trường Đại học Dược Hà Nội

HÀ NỘI - 2016

Page 3: KLTN 2016 - Thang

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.

Nguyễn Đình Luyện - người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, cho tôi những lơi khuyên

quý báu va tao moi điêu kiên giup đơ tôi trong quá trình nghiên cưu và hoàn thành

khóa luận tốt nghiệp nay.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Công Nghiệp Dược đăc

biêt la TS. Nguyễn Văn Hải, ThS. Nguyễn Văn Giang va CN. Phan Tiên Thanh

thuộc phòng thí nghiệm Tông hơp Hoa Dươc, bộ môn Công Nghiệp Dược, Trường

Đại Học Dược Hà Nội đa tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện khóa luận tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các

cá nhân đơn vị trong và ngoài trường. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến bộ môn Vi

sinh – Sinh học, Trường Đại Học Dược Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chiến, ThS.

Phạm Thị Hiền, ThS. Ngô Quang Trung – Viện Công Nghệ Dược Phẩm Quốc Gia,

TS. Mạc Đình Hùng – Phòng thí nghiệm Hóa Dược, khoa Hóa Học, Đại học Khoa

Học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đồng thời tôi xin cảm ơn toàn thể các thầy

cô trong trường Đai hoc Dươc Ha Nôi.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cam ơn chân thành đên gia đình và bạn bè - những

người luôn giúp đỡ, động viên, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt

quãng thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận này.

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Văn Thắng

Page 4: KLTN 2016 - Thang

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ..................................................................................... 2

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ 2-MERCAPTOBENZIMIDAZOL .................... 2

1.1.1. Cấu tạo của khung 2-mercaptobenzimidazol ............................................ 2

1.1.2. Tính chất hóa lý của 2MBI ........................................................................ 2

1.2. TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DẪN CHẤT 2MBI ....................... 3

1.2.1. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm ........................................................... 3

1.2.2. Các tác dụng khác của các dẫn chất 2MBI ................................................ 7

1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP DẪN CHẤT KHUNG 2MBI ............. 11

1.3.1. Tổng hợp 2MBI và các dẫn chất N,S-alkyl hóa ...................................... 11

1.3.2. Tổng hợp các dẫn chất 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol ...... 14

1.3.2.1. Phản ứng tạo khung 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol... 14

1.3.2.2. Phản ứng tạo dẫn chất 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol

......................................................................................................................... 16

1.4. LỰA CHỌN HƯỚNG TỔNG HỢP VÀ THỬ TÁC DỤNG SINH HỌC

CHO ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 16

CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 18

2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ .................................................................... 18

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 19

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 20

2.3.1. Tổng hợp hóa học .................................................................................... 20

2.3.2. Xác định độ tinh khiết ............................................................................. 20

2.3.3. Xác định cấu trúc ..................................................................................... 20

Page 5: KLTN 2016 - Thang

2.3.4. Thử tác dụng kháng khuẩn ...................................................................... 21

2.3.4.1. Giống vi sinh vật kiểm định ............................................................... 21

2.3.4.2. Môi trường thử nghiệm ...................................................................... 21

2.3.4.3. Mẫu kháng sinh chuẩn ....................................................................... 22

2.3.4.4. Phương pháp tiến hành ...................................................................... 22

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................ 24

3.1. TỔNG HỢP HÓA HỌC ................................................................................. 24

3.1.1. Tổng hợp các chất trung gian ................................................................... 24

3.1.1.1. Tổng hợp 2MBI (II) ........................................................................... 24

3.1.1.2. Tổng hợp 2, 3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol (III) ........... 25

3.1.2. Tổng hợp các sản phẩm IV, V, VI ........................................................... 26

3.1.2.1. Tổng hợp 7-nitro-2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol (IV) 26

3.1.2.2. Tổng hợp 6,7-dinitro-2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol

(V) ................................................................................................................... 27

3.1.2.3. Tổng hợp 7-amino-2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol (VI)

......................................................................................................................... 28

3.2. KIỂM TRA ĐỘ TINH KHIẾT ....................................................................... 30

3.3. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA CÁC CHẤT TỔNG HỢP ĐƯỢC ............... 31

3.3.1. Kết quả phân tích phổ hồng ngoại (IR) .................................................... 31

3.3.2. Kết quả phân tích phổ khối lượng (MS) ................................................... 32

3.3.3. Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) ........................... 33

3.4. THỬ TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN ........................................................... 34

3.5. BÀN LUẬN .................................................................................................... 36

3.5.1. Về tổng hợp hóa học ................................................................................. 36

3.5.1.1. Phản ứng tổng hợp 2MBI ................................................................... 36

3.5.1.2. Tổng hợp 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol .................... 36

3.5.1.3. Tổng hợp chất IV ............................................................................... 38

3.5.1.4. Tổng hợp chất V ................................................................................ 38

3.5.1.5. Tổng hợp chất VI ............................................................................... 39

3.5.2. Về cấu trúc sản phẩm ............................................................................... 39

Page 6: KLTN 2016 - Thang

3.5.3. Về thử tác dụng kháng khuẩn ................................................................... 42

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................... 44

Page 7: KLTN 2016 - Thang

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

µM Micromol

1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy (Phổ cộng

hưởng từ hạt nhân proton)

CH2Cl2 Dicloromethan

CHCl3 Cloroform

CTCT Công thức cấu tạo

CTPT Công thức phân tử

DMF N,N- dimethylformamid

DMSO Dimethyl sulfoxid

EtOH Ethanol

GI50 Growth inhibition of 50% (Nồng độ ức chế 50% sự phát triển)

HT-29 Dòng tế bào ung thư đại tràng người

IC50 Half maximal inhibitory concentration (Nồng độ ức chế 50%)

IR Infrared Spectroscopy (Phổ hồng ngoại)

m Khối lượng

MeOH Methanol

MIC Minimum inhibitory concentration (Nồng độ ức chế tối thiểu)

MS Mass Spectroscopy (Phổ khối lượng phân tử)

NOESY Nuclear Overhauser Effect Spectroscopy (Phổ tương tác của các

proton gần nhau trong không gian)

Rf Retention factor (Hệ số lưu giữ)

SKLM Sắc ký lớp mỏng

TEA Triethanolamin

to Nhiệt độ

tonc Nhiệt độ nóng chảy

Page 8: KLTN 2016 - Thang

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Đường kính vòng vô khuẩn của các chất 1a– 1f ......................................... 3

Bảng 1.2 Nồng độ ức chế tối thiểu của các hợp chất 1a-1j ........................................ 5

Bảng 1.3 Đường kính vòng vô khuẩn của các hợp chất 2a-2h ................................... 6

Bảng 1.4 Kết quả thử hoạt tính chống kí sinh trùng của các dẫn chất 5a-f ................ 9

Bảng 2.1 Danh mục các hóa chất.............................................................................. 18

Bảng 2.2 Danh mục các dụng cụ, thiết bị ................................................................. 19

Bảng 2.3 Môi trường thử nghiệm kháng khuẩn ........................................................ 22

Bảng 3.1 Kết quả tổng hợp hóa học ......................................................................... 30

Bảng 3.2 Giá trị Rf và nhiệt độ nóng chảy (tonc) của các chất .................................. 30

Bảng 3.3 Kết quả phân tích phổ hồng ngoại (IR) ..................................................... 31

Bảng 3.4 Kết quả phân tích phổ khối lượng của các sản phẩm ................................ 32

Bảng 3.5 Kết quả phân tích phổ 1H-NMR của các chất ........................................... 33

Bảng 3.6 Kết quả thử tác dụng kháng khuẩn ............................................................ 34

Bảng 3.7 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn chất III theo Nai SeangThaing ......... 42

Page 9: KLTN 2016 - Thang

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 CTCT của phân tử 2-mercaptobenzimidazol (2MBI) ................................. 2

Hình 1.2 Sự đồng phân hóa của 2MBI ....................................................................... 2

Hình 1.3 CTCT các dẫn chất theo nghiên cứu của Krunal G. Desai và cộng sự ....... 3

Hình 1.4 Sơ đồ tổng hợp các dẫn chất theo nghiên cứu của Sidram A. Nevade và

các cộng sự .................................................................................................................. 6

Hình 1.5 CTCT các dẫn chất theo nghiên cứu của M. S. Vedula và cộng sự ............ 7

Hình 1.6 CTCT dẫn chất của 2MBI theo nghiên cứu của Pu Xiang và các cộng sự . 8

Hình 1.7. CTCT dẫn chất của 2MBI theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn Hải và

cộng sự ........................................................................................................................ 8

Hình 1.8 CTCT các dẫn chất của 2MBI theo nghiên cứu của Ulf K. Junggren và

cộng sự ...................................................................................................................... 10

Hình 1.9 CTCT của các dẫn chất 2MBI theo nghiên cứu của Y. C. Sung và cộng sự

................................................................................................................................... 11

Hình 1.10 Sơ đồ tổng hợp khung 2MBI theo Allan và Deacon từ o-phenylendiamin

và kali ethylxantat ..................................................................................................... 12

Hình 1.11 Sơ đồ tổng hợp khung 2MBI của Allan và Deacon từ o-phenylendiamin,

kali hydroxyd và carbon disulfid............................................................................... 12

Hình 1.12 Sơ đồ tổng hợp 2MBI theo H. Thakuria và cộng sự ............................... 12

Hình 1.13 Sơ đồ tổng hợp 2MBI từ o-phenylendiamin và thiophosgen hoặc thioure

................................................................................................................................... 13

Hình 1.14 Cơ chế phản ứng tổng hợp 2MBI theo D. Harrison và cộng sự .............. 13

Hình 1.15 Sơ đồ tổng hợp 2MBI và dẫn chất theo S. S. Rao và cộng sự ................ 13

Hình 1.16 Phản ứng tạo khung 2MBI từ arylcarbamothioyl cyanid và o-cloroanilin

................................................................................................................................... 14

Hình 1.17 Sơ đồ tổng hợp 2MBI từ benzimidazol và lưu huỳnh ............................. 14

Hình 1.18 Sơ đồ phản ứng tạo khung 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol

................................................................................................................................... 14

Page 10: KLTN 2016 - Thang

Hình 1.19 Cơ chế phản ứng tạo ra dẫn chất chứa khung 2,3-

dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol theo Ki-Whan Chi và cộng sự ................. 15

Hình 1.20 Sơ đồ phản ứng tổng hợp dẫn chất chứa khung 2,3-

dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol theo Anelia Ts. Mavrova và cộng sự ....... 15

Hình 1.21 Sơ đồ tổng hợp 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol theo Nai

SeangThaing .............................................................................................................. 16

Hình 3.1 Sơ đồ tổng hợp của các chất IV, V, VI ..................................................... 24

Hình 3.2 Sơ đồ tổng hợp 2MBI ................................................................................ 25

Hình 3.3 Tổng hợp 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol ............................ 25

Hình 3.4 Sơ đồ tổng hợp chất IV ............................................................................. 26

Hình 3.5 Sơ đồ tổng hợp chất V ............................................................................... 27

Hình 3.6 Sơ đồ tổng hợp chất VI ............................................................................. 28

Hình 3.7 Kết quả đo phổ NOESY hợp chất IV ........................................................ 34

Page 11: KLTN 2016 - Thang

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Benzimidazol là một trong những khung hóa học với nhiều dẫn chất có nhiều

hoạt tính sinh học đáng chú ý. Một trong những nhóm dẫn chất quan trọng của khung

benzimidazol đó là 2-mercaptobenzimidazol. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho

thấy tác dụng sinh học đa dạng và rất triển vọng như kháng khuẩn, kháng nấm [11],

[28], gây độc tế bào ung thư [2], [34], [35], chống viêm [15], [23], giảm đau [15], ức

chế bơm H+/K+-ATPase [18], [19],… Trên lâm sàng, rất nhiều hợp chất đã được ứng

dụng vào điều trị và đã cho thấy tác dụng tốt như: triclabendazol (trị sán), omeprazol

(giảm acid dạ dày), lansoprazol (giảm acid dạ dày),…

Chính vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp các hợp chất mới của 2-

mercaptobenzimidazol là một hướng nghiên cứu có tiềm năng lớn trong việc tìm ra

các phân tử có hoạt tính sinh học cao phát triển làm thuốc. Mặt khác việc nghiên cứu

các hợp chất N,S dialkyl hóa mà tiêu biểu là 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-

b]thiazol đã cho thấy nhiều kết quả triển vọng [3]. Mặt khác chúng tôi nhận thấy các

dẫn chất nitro thường có hoạt tinh sinh học tốt như metronidazol,

nitrofurantoin,…Trên cơ sở đó, để góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu về

tổng hợp và thử tác dụng sinh học của nhóm dẫn chất quan trọng này, chúng tôi đã

thực hiện đề tài “Nghiên cứu tổng hợp và thử tác dụng kháng khuẩn một số dẫn

chất mới của 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol” với các mục tiêu sau:

1. Tổng hợp được một số dẫn chất mới của 2,3-

dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol;

2. Thử tác dụng kháng khuẩn của một số dẫn chất 2,3-

dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol tổng hợp được.

Page 12: KLTN 2016 - Thang

2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ 2-MERCAPTOBENZIMIDAZOL

1.1.1. Cấu tạo của khung 2-mercaptobenzimidazol

2-Mercaptobenzimidazol (tên khoa học 1H-benzo[d]imidazol-2-thiol hoặc 2-

sulfanylbenzimidazol) là dẫn chất của benzimidazol, cấu tạo bởi khung benzimidazol

liên kết với nhóm thiol (SH) ở vị trí số 2 (xem hình 1.1)

Hình 1.1 CTCT của phân tử 2-mercaptobenzimidazol (2MBI)

Công thức phân tử: C7H6N2S.

Khối lượng phân tử: 150,2 đvC [25].

1.1.2. Tính chất hóa lý của 2MBI

Trong phân tử có nhóm thioamid (-N-C=S), nên nó được xem như là một hợp

chất thioamid, có khả năng phản ứng thế ở nguyên tử nitơ hoặc lưu huỳnh. Nó được

tồn tại ở 2 dạng đồng phân hỗ biến là thiol và thion, được biểu diễn dưới đây [7]:

Hình 1.2 Sự đồng phân hóa của 2MBI

Một số tính chất lý học của 2MBI:

- Độ tan [21]:

Kém tan trong nước: S < 0,1 g/100 mL ở 23,5oC.

Tan tốt trong DMSO: S ≥ 10 g/100 mL ở 23,5oC

Tan trong aceton: S=1-5 g/100 mL ở 23,5oC,

Tan trong ethanol: S=0,1-1 g/100 mL ethanol 95% ở 23,5oC

- Nhiệt độ nóng chảy: 300-305oC [25].

- Cảm quan: Tinh thể hình phiến mỏng, có màu vàng nhạt hoặc màu trắng [25].

Page 13: KLTN 2016 - Thang

3

1.2. TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DẪN CHẤT 2MBI

1.2.1. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm

Năm 2006, Krunal G. Desai và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp và

thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm một số dẫn chất của 2MBI với β-lactam thông

qua cầu nối CO-NH có công thức cấu tạo như sau:

Hình 1.3 CTCT các dẫn chất theo nghiên cứu của Krunal G. Desai và cộng sự

Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn được trình bày trong bảng 1.1. Kết quả cho

thấy rằng tất cả các hợp chất tổng hợp được thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh.

Các hợp chất 1a, 1i và 1j cho thấy hoạt tính kháng khuẩn tốt hơn rõ rệt so với các hợp

chất 1b-h. Trong đó, các hợp chất 1i và 1j thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đáng chú

ý trên Escherichia coli (ATCC 6538) khi so sánh với kháng sinh streptomycin.

Bảng 1.1 Đường kính vòng vô khuẩn của các chất 1a– 1f

Hợp chất

Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

Vi khuẩn Gram (+) Vi khuẩn Gram (-)

Bacills substilis

(ATCC 6633)

Staphylococcus aureus

(ATCC 6538)

Escherchia coli

(ATCC 6538)

1a + + + + + + +

1b + + + + + +

1c - - -

1d + + + + + +

1e + + + + + +

Page 14: KLTN 2016 - Thang

4

1f - - -

1g + + + + + +

1h + + + + + +

1i + + + + + + + +

1j + + + + +

Streptomycin + + + + + + + + + + + +

Đường kính vòng vô khuẩn (-) 6mm; (+) 6-15 mm; (+ +) 15-20 mm; (+ + +) 20-25

mm; (+ + + +) 25-30 mm

Mặt khác, các hợp chất 1a và 1i cho thấy hoạt tính mạnh trên Bacillus subtilis

(ATCC 6633) và Staphylococcus aureus (ATCC 6538) khi so sánh với streptomycin.

Hoạt tính kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩn Gram dương của 1c, 1e và 1j yếu hơn

70% so với chất đối chiếu; tương tự với hoạt tính trên chủng vi khuẩn Gram âm của

1c và 1f. Nhìn chung, các hợp chất 1b, 1d, 1e, 1g và 1h cho thấy hoạt tính kháng

khuẩn trung bình trên các vi sinh vật được thử nghiệm.

Hoạt tính kháng nấm của các hợp chất đã tổng hợp được 1a-j được thử ở 4

nồng độ khác nhau (50, 100, 150, 200 µg/mL). Nồng độ ức chế tối thiểu của

fluconazole là (+ + + +) ở ≤ 50 µg / mL đối với tất cả các vi nấm.

Kết quả thử hoạt tính kháng nấm được trình bày ở bảng 1.2. Các hợp chất 1c

và 1f cho thấy hoạt tính tốt hơn các hợp chất còn lại khi thử trên Candida krusei (100

µg/mL) và Aspergillus niger (100 µg/mL). Các hợp chất 1e và 1j thể hiện hoạt tính

kháng nấm yếu khi thử trên Candida albicans và Aspergillus niger với MIC là 200

µg/mL. Nhìn chung, các hợp chất 1b, 1d, 1g và 1h cho thấy hoạt tính kháng nấm

trung bình trước tất cả các chủng vi nấm (150 µg/ml). Các hợp chất 1c, 1f và 1j cho

thấy hoạt tính trung bình trên Candida albicans (150 µg/mL), 1e, 1f và 1j cho thấy

hoạt tính trung bình với Candida krusei (150 µg/mL). Hợp chất 1c và 1e có hoạt tính

kháng nấm trung bình trên Aspergillus niger (150 µg/mL). Từ dữ liệu thu được có

thể thấy rằng một số hợp chất có hoạt tính kháng nấm đáng chú ý, tuy nhiên không

có hợp chất nào vượt trội so với các chất chuẩn dùng để so sánh trong thử nghiệm

này [11].

Page 15: KLTN 2016 - Thang

5

Bảng 1.2 Nồng độ ức chế tối thiểu của các hợp chất 1a-1j

Hợp chất

Nồng độ ức chế tối thiểu (µg/mL)

Candida albicans

(ATCC 64550)

Candida krusei

(ATCC 14243) Aspergillus niger

1a - - -

1b + + + + + +

1c + + + + + + +

1d + + + + + +

1e + + + + +

1f + + + + + + +

1g + + + + + +

1h + + + + + +

1i - - -

1j + + + + +

Flucanozole + + + + + + + + + + + +

Nồng độ ức chế tối thiểu: 50 µg/mL = + + + +, 100 µg/mL = + + +, 150 µg/mL =

+ +, 200 µg/mL = +

Năm 2013, Sidram A. Nevade và cộng sự đã tổng hợp và thử hoạt tính kháng

khuẩn một số dẫn chất của 2MBI theo sơ đồ sau:

Page 16: KLTN 2016 - Thang

6

Hình 1.4 Sơ đồ tổng hợp các dẫn chất của 2MBI theo nghiên cứu của Sidram A.

Nevade và cộng sự

Hoạt tính kháng khuẩn kháng nấm được thử nghiệm bằng phương pháp khuếch

tán trên thạch. Kết quả (bảng 1.3) cho thấy các hợp chất 2a, 2c, 2e thể hiện hoạt tính

khá tốt trên S. aureus và E. coli, trong khi các hợp chất 2b, 2f, 2g chỉ có hoạt tính

trung bình trên các chủng sinh vật tương tự. Các hợp chất đã tổng hợp cũng được thử

hoạt tính kháng nấm với Candida albicans, trong đó 2c, 2b, 2d cho thấy khả năng ức

chế khá tốt, trong đó 2a thể hiện hoạt tính kháng nấm với C. albicans tốt nhất khi so

sánh với ketoconazole [28].

Bảng 1.3 Đường kính vòng vô khuẩn của các hợp chất 2a-2h

Hợp chất Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

E. Coli S. Aureus C. Albicans

2a 15 13 18

2b 13 11 12

2c 17 16 14

2d 12 13 16

2e 13 17 09

Page 17: KLTN 2016 - Thang

7

2f 10 08 11

2g 08 11 12

2h 12 07 10

S 24 25 -

K - - 20

B - - -

S – Ampicillin chuẩn; B – mẫu trắng (DMSO); K – Ketoconazole

Hoạt tính yếu: 6-8 mm; Hoạt tính trung bình: 9-11 mm; Hoạt tính tốt: 12-15 mm

1.2.2. Các tác dụng khác của các dẫn chất 2MBI

1.2.2.1. Tác dụng gây độc tế bào ung thư

Năm 2003, M. S. Vedula và cộng sự đã nghiên cứu tổng hợp một số dẫn chất

styrylsulfon của 2MBI. Các dẫn chất tổng hợp được đem thử in-vitro trên các dòng

tế bào ung thư khác nhau.

Hình 1.5 CTCT các dẫn chất theo nghiên cứu của M. S. Vedula và cộng sự

Kết quả cho thấy hoạt tính khá mạnh của các dẫn chất khi thế halogen ở vị trí

para trên nhân thơm. Đặc biệt là dẫn chất 3d (R=R1= R3= H, R2= Br) với nhóm bromo

ở vị trí para trên nhân phenyl cho gía trị GI50 trung bình trên các dòng tế bào ung thư

được thử nghiệm là 8,5 µM và có hoạt tính tốt trên các dòng tế bào ung thư vú (MCF-

7), ung thư thần kinh (U-251), ung thư buồng trứng (PA1) và ung thư thận (A-498),

với giá trị GI50 lần lượt là 2,0; 0,35; 5,0; 3,0 µM. Hợp chất 3h cho giá trị GI50 < 5 µM

đối với nhiều dòng tế bào ung thư và có cả tác dụng ức chế dòng tế bào ung thư vú

kháng doxorubicin (MCF7/ADR) [34].

Page 18: KLTN 2016 - Thang

8

Năm 2012, Pu Xiang và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu một số dẫn chất

có chứa khung benzothiazole, benzimidazole và benzoxazole trong đó có dẫn chất

của 2MBI như hình 1.6. Chất này có khả năng ức chế tốt sự phát triển của tế bào ung

thư đại tràng HCT-116 với giá trị IC50 là 3,69 µM [35].

Hình 1.6 CTCT dẫn chất của 2MBI theo nghiên cứu của Pu Xiang và các cộng sự

Năm 2014, TS. Nguyễn Văn Hải và cộng sự đã nghiên cứu tổng hợp và thử tác

dụng gây độc tế bào ung thư của 2 dẫn chất 2MBI (xem hình 1.7).

Hình 1.7. CTCT dẫn chất của 2MBI theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn Hải và

cộng sự

Các chất thử (20 µL) pha trong DMSO 10% được đưa vào các giếng của khay

96 giếng để có nồng độ: 100; 20; 4 và 0,8 µg/mL. Chất đối chứng là ellipticin, sử

dụng ở các nồng độ: 10; 2; 0,4 và 0,08 µg/mL. Kết quả cho thấy 2 mẫu nghiên cứu

4a, 4b có hoạt tính khá mạnh trên dòng tế bào ung thư phổi (LU-1) với giá trị IC50

lần lượt là 10,80 và 10,65 µg/mL và dòng tế bào ung thư vú (MCF7) với giá trị IC50

lần lượt là 9,11 và 7,59 µg/mL [2].

1.2.2.2. Tác dụng chống ký sinh trùng

Trong lâm sàng, triclabendazol là dẫn chất của 2MBI đã được sử dụng rộng

Page 19: KLTN 2016 - Thang

9

rãi để làm thuốc điều trị sán lá gan, sán lá phổi [31].

Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu khác vẫn tiếp tục tìm kiếm các dẫn chất

2MBI có tác dụng chống ký sinh trùng. Năm 2002, J. Valder, R. Cedillo và cộng sự

đã tổng hợp và nghiên cứu tác dụng chống lại các sinh vật đơn bào Giardia lamblia,

Entamoeba histolytica và sán Trichinella spiralis của 18 dẫn chất benzimidazol, trong

đó có 6 dẫn chất của 2MBI:

Hình 1.7 CTCT các dẫn chất 2MBI theo nghiên cứu của J. Valder và cộng sự

Bảng 1.4 Kết quả thử hoạt tính chống kí sinh trùng của các dẫn chất 5a-f

Chất IC50(µM) % giảm khả năng sống sót của

T. spiralis* G. lamblia E. histolytica

5a 0,040 0,133 11

5b 0,045 0,393 -

5c 0,081 0,005 13

5d 0,005 0,192 15

5e 0.078 0,055 23

5f 0,227 0,356 17

Albendazol 0,037 56,33 34

Metronidazol 1,22 0,350 --

Chú thích:

* : % giảm khả năng sống sót của ấu trùng T. spiralis sau 3 ngày của thời kì ủ

bệnh với nồng độ 3nM.

- : không quan sát thấy sự giảm.

-- : không xác định được.

Kết quả đã cho thấy rằng tất cả 6 chất này đều có hoạt tính tốt hơn metronidazol

khi thử trên sinh vật đơn bào trong thử nghiệm. Khi thử trên G. lamblia, chất 5d có

Page 20: KLTN 2016 - Thang

10

tác dụng tốt hơn metronidazol 244 lần và albendazol 7,4 lần. Kết quả thử các chất 5a,

5b cho thấy tác dụng tương đương với albendazol. Điều này đã lưu ý về ảnh hưởng

của nhóm 2-mercapto trong các chất 5a, 5c và 5e, cho thấy rằng mức độ tác dụng như

nhau khi thế ở vị trí 5 và 6. Đối với E. histolytica, chất 5e có tác dụng hơn

metronidazol 70 lần. Ngược lại với tác dụng chống đơn bào, tác dụng chống giun sán

của các chất này chỉ ở mức trung bình, không có chất nào có tác dụng chống lại T.

spiralis tương đương albendazol. Tuy nhiên không có chất nào có tác dụng ức chế sự

tổng hợp tubulin [22].

1.2.2.3. Tác dụng ức chế bơm proton H+/K+-ATPase, chống bài tiết dịch vị và

chống viêm loét dạ dày

Các dẫn chất của 2MBI vẫn được biết tới với nhiều thuốc sử dụng trong điều

trị với tác dụng ức chế bài tiết dịch vị, ức chế bơm proton H+/K+-ATPase và chống

loét dạ dày như: omerprazol, lansoprazol, pantoprazol, rabeprazol,…

Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu khác vẫn tiếp tục tìm kiếm các dẫn

chất của 2MBI có tác dụng ức chế bơm proton H+/K+-ATPase, chống bài tiết dịch vị

và chống viêm loét dạ dày. Năm 1981, Ulf K. Junggren và các cộng sự đã tổng hợp

một số dẫn chất 2MBI có công thức cấu tạo như sau:

Hình 1.8 CTCT các dẫn chất của 2MBI theo nghiên cứu của Ulf K. Junggren và

cộng sự

Page 21: KLTN 2016 - Thang

11

Tất cả các dẫn chất này đều có tác dụng chống bài tiết dịch vị, trong đó có một

số dẫn chất nêu trên là có tác dụng khá mạnh (hiệu lực ức chế 95-100%) [19].

Năm 2001, Y. C. Sung và cộng sự đã tổng hợp và thử tác dụng ức chế bơm

proton H+/K+-ATPase của các hợp chất có chứa khung benzimidazol trong đó có một

số dẫn chất của 2MBI có công thức cấu tạo như sau:

Hình 1.9 CTCT của các dẫn chất 2MBI theo nghiên cứu của Y. C. Sung và cộng sự

Các hợp chất tổng hợp được thử nghiệm lâm sàng trên chuột để xác định tác

dụng của chúng đối với sự tiết acid dạ dày. Kết quả của thử nghiệm này cho thấy các

hợp chất này có tác dụng gần như tương đương với omeprazole [18].

Ngoài ra, trong nhiều năm gần đây, có rất nhiều các nghiên cứu đã cho thấy

tác dụng sinh học đa dạng của các dẫn chất 2MBI như điều trị rối loạn hệ thần kinh

trung ương (trầm cảm) [4], kháng histamin [26], chống dị ứng [17], [27], chống oxy

hóa [6], [9], chống viêm [15], [23], giảm đau [15]. Điều này cho thấy, dẫn chất của

2MBI là một nhóm chất có tác dụng sinh học đa dạng, cần được tiếp tục đi sâu nghiên

cứu để tìm kiếm các hợp chất mới có tiềm năng ứng dụng làm thuốc.

1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP DẪN CHẤT KHUNG 2MBI

1.3.1. Tổng hợp 2MBI và các dẫn chất N,S-alkyl hóa

1.3.1.1. Tổng hợp khung 2MBI

1.3.1.1.1. Tổng hợp từ o-phenylendiamin

Năm 1950, J. A. VanAllan và B. D. Deacon đã nghiên cứu tổng hợp 2MBI từ

o-phenylendiamin và kali ethylxantat trong hỗn hợp dung môi ethanol – nước:

Page 22: KLTN 2016 - Thang

12

Hình 1.10 Sơ đồ tổng hợp khung 2MBI theo Allan và Deacon từ o-phenylendiamin

và kali ethylxantat

Hiệu suất phản ứng khoảng 84-86,5%, kali ethylxantat có thể được thay bằng

hỗn hợp kali hydroxyd và carbon disulfid với hiệu suất đạt được tương đương. Sản

phẩm được kết tinh lại trong ethanol 95% thu được khoảng 90% sản phẩm với nhiệt

độ nóng chảy không đổi [33].

Hình 1.11 Sơ đồ tổng hợp khung 2MBI của Allan và Deacon từ o-phenylendiamin,

kali hydroxyd và carbon disulfid

Năm 2008, H. Thakuria và cộng sự nghiên cứu tổng hợp 2MBI và dẫn chất

thông qua phản ứng giữa o-phenylendiamin hoặc dẫn chất với amoni thiocyanat, xúc

tác là amoni clorid. Các chất phản ứng và xúc tác được nghiền ở nhiệt độ phòng cho

đến khi đồng nhất, sau đó hỗn hợp được nung nóng ở 140oC trong 1-3 giờ. Sau khi

phản ứng kết thúc, hỗn hợp phản ứng được rửa với nước lạnh và sản phẩm được kết

tinh lại trong ethanol [32].

Hình 1.12 Sơ đồ tổng hợp 2MBI theo H. Thakuria và cộng sự

Khung 2MBI còn có thể được tổng hợp từ o-phenylendiamin bằng phản ứng

với thiophosgen trong dung môi cloroform [30] hoặc bằng phản ứng đun chảy với

thioure [13].

Page 23: KLTN 2016 - Thang

13

Hình 1.13 Sơ đồ tổng hợp 2MBI từ o-phenylendiamin và thiophosgen hoặc thioure

1.3.1.1.2. Tổng hợp từ các dẫn chất khác của benzimidazol

Năm 1965, D. Harrison và J. T. Ralph đưa ra quy trình tổng hợp 2MBI bằng

phản ứng giữa 2-clorobenzimidazol và thioure, tiến hành hồi lưu trong dung môi

ethanol [16].

Hình 1.14 Cơ chế phản ứng tổng hợp 2MBI theo D. Harrison và cộng sự

Năm 2013, S.S. Rao và cộng sự nghiên cứu tổng hợp các dẫn chất của 2MBI,

theo đó, khung 2MBI có thể được tạo thành theo sơ đồ sau [29]:

Hình 1.15 Sơ đồ tổng hợp 2MBI và dẫn chất theo S. S. Rao và cộng sự

Khung 2MBI cũng có thể tạo ra từ phản ứng giữa o-phenylendiamin và dẫn

chất arylcarbamothiol cyanid trong dung môi DMF/TEA hoặc EtOH/TEA hoặc thu

được từ phản ứng đi từ nguyên liệu ban đầu là dẫn chất arylcarbamothioyl cyanid và

o-cloroanilin trong dioxan/TEA [12].

Page 24: KLTN 2016 - Thang

14

Hình 1.16 Sơ đồ phản ứng tạo khung 2MBI từ arylcarbamothioyl cyanid và o-

cloroanilin

1.3.1.1.3. Tổng hợp từ benzimidazol và lưu huỳnh

Khung 2MBI có thể được tổng hợp bằng cách đun chảy benzimidazol với lưu

huỳnh [14].

Hình 1.17 Sơ đồ tổng hợp 2MBI từ benzimidazol và lưu huỳnh

1.3.2. Tổng hợp các dẫn chất 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol

1.3.2.1. Phản ứng tạo khung 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol

Phản ứng được tiến hành dựa trên phản ứng N,S-dialkyl hóa giữa 2-

mercaptobenzimidazol và dẫn xuất 1,2-dihaloethyl. Phản ứng xảy ra theo cơ chế ái

nhân lưỡng phân tử SN2 trong đó có khả năng ái nhân của –SH lớn hơn –NH [5].

Hình 1.18 Sơ đồ phản ứng tạo khung 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol

Năm 2002, Ki-Whan Chi và cộng sự đã nghiên cứu một số phản ứng giữa

perfluoro-2-methyl-2-pentene với tác nhân 1,3-binucleophilic. Trong đó đã tạo ra một

số dẫn chất chứa khung 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol [10].

Page 25: KLTN 2016 - Thang

15

Hình 1.19 Cơ chế phản ứng tạo ra dẫn chất chứa khung 2,3-

dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol theo Ki-Whan Chi và cộng sự

Ngoài ra, năm 2005, Anelia Ts. Mavrova và cộng sự đã nghiên cứu phản ứng

giữa dẫn chất của o-phenylendiamin với acid cloroacetic. Phản ứng xảy ra theo cơ

chế giai đoạn N-alkyl hóa trước rồi giai đoạn S-acyl hóa sau tạo ra sản phẩm [24].

Hình 1.20 Sơ đồ phản ứng tổng hợp dẫn chất chứa khung 2,3-

dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol theo Anelia Ts. Mavrova và cộng sự

Năm 2015, tác giả Nai SeangThaing đã nghiên cứu phản ứng giữa 2MBI với

1,2-dicloroethan trong dung môi isopropanol. Sản phẩm thu được có cảm quan là

tinh thể màu trắng hoặc hơi vàng với hiệu suất 30,51% [3].

Page 26: KLTN 2016 - Thang

16

Hình 1.21 Sơ đồ tổng hợp 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol theo Nai

SeangThaing

1.3.2.2. Phản ứng tạo dẫn chất 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol

Phản ứng nitro hóa

Nitro hóa là quá trình thế H của hợp chất hữu cơ bằng nhóm nitro (-NO2). Phản

ứng có thể chạy theo các cơ chế như thế ái điện tử (SE) hay thế gốc tác nhân (SR), phụ

thuộc vào bản chất các chất được nitro hóa và điều kiện phản ứng. Có nhiều tác nhân

có thể được sử dụng như dung dịch acid nitric, hỗn hợp sulfonitric, acylnitrat,…[1].

Phản ứng khử hóa

Tùy vào khả năng phản ứng của hợp chất đem khử, có thể sử dụng nhiều tác

nhân khử hóa khác nhau có thể được sử dụng như kim loại trong môi trường acid,

kiềm, hỗn hống kim loại, kim loại kiềm trong alcol,…[1].

Phản ứng khử hóa được sử dụng trong thực nghiệm

Tác nhân được sử dụng là Na2S2, với sơ đồ phản ứng như sau [8]:

1.4. LỰA CHỌN HƯỚNG TỔNG HỢP VÀ THỬ TÁC DỤNG SINH HỌC

CHO ĐỀ TÀI

Theo tài liệu tham khảo [3], chúng tôi nhận thấy một số dẫn chất 2,3-

dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol có tác dụng sinh học khá triển vọng như

kháng khuẩn, kháng nấm. Mặc dù vậy, các dẫn chất khung 2,3-

dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol chưa được nghiên cứu sâu. Bên cạnh đó,

chúng tôi thấy rằng các dẫn chất có chứa nhóm nitro trong phân tử thường có tác dụng

sinh học tốt. Hơn thế chúng tôi chưa tìm thấy bấy kỳ nghiên cứu nào thực hiện nitro

hóa 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol, đây là một hướng biến đổi mới trên

Page 27: KLTN 2016 - Thang

17

khung dẫn chất này. Để tiếp nối các nghiên cứu đó, chúng tôi dự kiến tổng hợp một

số dẫn chất nitro hóa mới của 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol và thử

hoạt tính kháng khuẩn của các dẫn chất này.

Page 28: KLTN 2016 - Thang

18

CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ

Để thực hiện khóa luận này chúng tôi đã sử dụng một số hóa chất, thiết bị và

dụng cụ của Phòng thí nghiệm Tổng hợp Hóa dược, Bộ môn Công nghiệp Dược,

Trường Đại học Dược Hà Nội (xem bảng 2.1, bảng 2.2).

Bảng 2.1 Danh mục các hóa chất

STT Tên hóa chất Xuất xứ

1 Acid hydrocloric đặc (37%) Trung Quốc

2 Acid sulfuric đặc (98%) Trung Quốc

3 Acid nitric đặc (68-70%) Trung Quốc

4 Natri sulfid Trung Quốc

5 Cloroform Trung Quốc

6 Carbon disulfid Trung Quốc

7 Dicloroethan Trung Quốc

9 Ethanol Trung Quốc

10 Isopropanol Trung Quốc

11 Kali carbonat Trung Quốc

12 Kali hydroxyd Trung Quốc

13 Methanol Trung Quốc

14 Natri hydrocarbonat Trung Quốc

15 Natri sulfat Trung Quốc

16 Nước cất ĐH Dược HN

17 o-Phenylendiamin Đức

18 Than hoạt Nhật

Page 29: KLTN 2016 - Thang

19

Bảng 2.2 Danh mục các dụng cụ, thiết bị

TT Tên máy móc, dụng cụ Xuất xứ

1 Bản mỏng silicagel 60 F254 Merck Đức

2 Bình cầu 1 cổ 50 mL, 100 mL, 250 mL Đức

3 Bình cầu 2 cổ 50 mL, 100 mL, 250 mL Đức

4 Bình chiết 50 mL, 100 mL, 250 mL Trung Quốc

5 Bình sắc ký Trung Quốc

6 Hệ thống lọc hút chân không Trung Quốc

7 Đèn tử ngoại (soi ban mỏng sắc ký) bước sóng 254 nm &

366 nm Đức

8 Hệ thống sinh hàn hồi lưu Đức

9 Máy cất quay chân không Buchi R210 Thụy Sỹ

10 Máy đo nhiệt độ nóng chảy EZ-Melt Mỹ

11 Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân Bruker AV-

500MHz Mỹ

12 Máy đo phổ hồng ngoại Jasco FT/IR-6700 Nhật

13 Máy đo phổ khối lượng LC/MS/MS - Agilent 1290/6460 Mỹ

14 Máy khuấy từ gia nhiệt IKA Mỹ

15 Tủ sấy Memmert Đức

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu tổng hợp một số dẫn chất mới của 2,3-

dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol theo sơ đồ 3.1.

- Kiểm tra độ tinh khiết.

- Xác định cấu trúc của các dẫn chất tổng hợp được.

- Thử hoạt tính kháng khuẩn của hợp chất IV, V, VI.

Page 30: KLTN 2016 - Thang

20

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Tổng hợp hóa học

Sử dụng các phương pháp thực nghiệm cơ bản trong hóa học hữu cơ để tổng hợp

các chất dự kiến: phản ứng ngưng tụ, S-alkyl hóa, N-alkyl hóa, phản ứng nitro

hóa, phản ứng khử hóa. (xem hình 3.1)

Sử dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng (SKLM) với bản mỏng silicagel 60 F254

Merck 70-230 mesh và hệ dung môi thích hợp; quan sát dưới đèn tử ngoại ở bước

sóng 254 nm để theo dõi tiến triển của phản ứng.

Sử dụng phương pháp chiết, kết tinh, kết tủa để xử lý phản ứng, tinh chế sản phẩm.

2.3.2. Xác định độ tinh khiết

Sử dụng phương pháp đo nhiệt độ nóng chảy bằng máy đo nhiệt độ nóng chảy

EZ-Melt.

Sử dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng (SKLM) với bản mỏng silicagel 60 F254

Merck 70-230 mesh và hệ dung môi thích hợp; quan sát dưới đèn tử ngoại ở bước

sóng 254 nm.

2.3.3. Xác định cấu trúc

Cấu trúc của các dẫn chất tổng hợp được được xác định bằng các phương pháp

phổ: phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lượng phân tử (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân

(NMR).

Phổ hồng ngoại (IR)

Được ghi tại phòng Phân tích, Kiểm nghiệm và Đánh giá tương đương sinh học –

Viện Công Nghệ Dược Phẩm Quốc Gia, trên máy Jasco FT/IR-6700 với kỹ thuật viên

nén KBr trong vùng 4000-400 cm-1. Mẫu rắn được phân tán trong KBr đã sấy khô với

tỷ lệ khoảng 1:200 rồi ép dưới dạng viên nén dưới áp lực cao có hút chân không để

loại bỏ hơi ẩm.

Phổ khối lượng phân tử (MS)

Được ghi theo phương pháp ESI trên máy sắc ký lỏng khối phổ Agilent 1290/6460

tại Phòng Phân tích, Kiểm nghiệm và Đánh giá tương đương sinh học – Viện Công

Nghệ Dược Phẩm Quốc Gia.

Page 31: KLTN 2016 - Thang

21

- Chế độ đo: ESI-MS dương và ESI-MS âm.

- Dung môi: methanol.

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)

Được ghi trên máy Brucker AV-500MHz tại Phòng thí nghiệm Hóa Dược – Khoa

Hóa học - Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG Hà Nội.

- Dung môi đo: MeOD, CDCl3

- Chất chuẩn: Tetramethylsilan (TMS)

2.3.4. Thử tác dụng kháng khuẩn

Thử hoạt tính kháng khuẩn được thực hiện tại bộ môn Vi sinh – Sinh học,

Trường Đại học Dược Hà Nội, theo phương pháp khuếch tán trên thạch.

2.3.4.1. Giống vi sinh vật kiểm định

Hoạt tính kháng khuẩn được thực hiện với 5 vi khuẩn Gram (+) và 4 vi khuẩn

Gram (-) sau:

+ Vi khuẩn Gram (+):

- Staphylococcus aureus ATCC 1128 (S. aureu)

- Bacillus pumilus ATCC 10241 (B. pumilus)

- Bacillus subtilis ATCC 6633 (B. subtilis)

- Bacillus cereus ATCC 9946 (B. cereus)

- Sarcina lutea ATCC 9341 (S. lutea)

+ Vi khuẩn Gram (-):

- Escherichia coli ATCC 25922 (E. coli)

- Proteus mirabilis BV 108 (P. mirabilis)

- Shigella flexneri DT 112 (S. flexneri)

- Salmonella typhi DT 220 (S. typhi)

2.3.4.2. Môi trường thử nghiệm

Page 32: KLTN 2016 - Thang

22

Bảng 2.3 Môi trường thử nghiệm kháng khuẩn

Canh thang Thach thương

- NaCl 0,5%

- Cao thịt 0,3%

- Pepton 0,5%

- Nước cất vừa đủ 100 mL.

- NaCl 0,5%

- Cao thịt 0,3%

- Thạch 1,6%

- Pepton 0,5%

- Nước cất vừa đủ 100 mL.

2.3.4.3. Mẫu kháng sinh chuẩn

- Benzathin penicillin: 20 IU/mL đối với vi khuẩn Gram (+).

- Streptomycin: 20 IU/mL đối với vi khuẩn Gram (-).

2.3.4.4. Phương pháp tiến hành

Nguyên tắc:

Mẫu thử (có chứa hoạt chất thử) được đặt lên lớp thạch dinh dưỡng đã cấy

VSV kiểm định (vi khuẩn), hoạt chất từ mẫu thử khuếch tán vào môi trường thạch sẽ

ức chế sự phát triển của VSV kiểm định tạo thành vòng vô khuẩn.

Tiến hành:

- Mẫu thử được pha vào dung môi thích hợp (methanol, H2O) với nồng độ cho

các mẫu như sau: IV: 100 g/mL, V: 100 g/mL, VI: 100 g/mL. Các khoanh

giấy lọc vô trùng và đã được sấy khô được tẩm với 3 lần với dung dịch mẫu

thử, sau mỗi lần tẩm các khoanh giấy lọc có chứa mẫu thử đều được sấy <

60oC đến khô hết dung môi.

- Chuẩn bị môi trường cà cấy VSV kiểm định

Vi khuẩn kiểm định được cấy vào môi trường canh thang, rồi nuôi cấy cho

phát triển trong tủ ấm 37oC trong thời gian 18-24 giờ đến nồng độ 107 tế

bào/mL (kiểm tra bằng pha loãng và dãy dung dịch chuẩn). Môi trường thạch

thường vô trùng (tiệt trùng 118oC/30 phút) được làm lạnh về 45-50oC và được

Page 33: KLTN 2016 - Thang

23

cấy giống VSV kiểm định vào với tỷ lệ 2,5mL/100mL. Lắc tròn để VSV kiểm

định phân tán đều trong môi trường thạch thường, rồi đổ vào đĩa petri vô trùng

với thể tích 20mL/đĩa và để cho thạch đông lại.

- Đặt mẫu thử và chứng: Khoanh giấy lọc đã được tẩm chất thử và xử lý như

trên được đặt lên bề mặt môi trường thạch thường chứa VSV kiểm định theo

sơ đồ định sẵn.

- Ủ các đĩa petri có mẫu thử được đặt như trên trong tủ ấm ở 37oC trong 18-24h,

rồi sau đó lấy ra đọc kết quả, đo đường kính vòng vô khuẩn nếu có (thước kẹp

Panmer độ chính xác 0,02mm).

- Đánh giá kết quả: Dựa trên đường kính vòng vô khuẩn và được đánh vòng vô

khuẩn được đánh giá theo công thức:

2

1 1

( )

1

n n

i i

i i

D D D

D sn n

D : Đường kính trung bình vòng vô khuẩn

Di : Đường kính vòng vô khuẩn thứ i

s: Độ lệch thực nghiệm chuẩn có hiệu chỉnh

n: Số thí nghiệm làm song song (n= 3)

Page 34: KLTN 2016 - Thang

24

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. TỔNG HỢP HÓA HỌC

Thông qua các tài liệu tham khảo và dựa vào điều kiện của phòng thí nghiệm,

các hóa chất cho phép, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp một số dẫn chất của 2,3-

dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol đi từ nguyên liệu ban đầu là o-

phenylendiamin theo sơ đồ như sau:

Hình 3.1 Sơ đồ tổng hợp của các chất IV, V, VI

3.1.1. Tổng hợp các chất trung gian

3.1.1.1. Tổng hợp 2MBI (II)

Sơ đồ phản ứng

Page 35: KLTN 2016 - Thang

25

Hình 3.2 Sơ đồ tổng hợp 2MBI

Tiến hành phản ứng [33]

Cho vào bình cầu hỗn hợp gồm có: 9,72g (0,09 mol) o-phenylendiamin và

5,04g (0,09 mol) KOH, 98 mL ethanol, 17 mL nước cất. Sau đó nhỏ từ từ 5,55 mL

(0,09 mol) carbon disulfid vào bình cầu. Tiến hành đun hồi lưu trong khoảng thời

gian 3 giờ.

Phản ứng kết thúc, thêm vào hỗn hợp phản ứng 1,2g than hoạt, tiếp tục đun

trong 10 phút, lọc nóng và nhanh hỗn hợp bằng phễu lọc Buchner, rửa lại 2 lần bằng

ethanol nóng. Thêm 65 mL nước nóng (60- 70oC), acid hóa bằng HCl 5M đến pH 6-

7 để xuất hiện tủa, tiếp tục khuấy 1 giờ. Lọc lấy tủa, rửa lại 3 lần bằng nước cất, kết

tinh lại trong ethanol 50%. Lọc tủa, sấy sản phẩm khô ở 70- 80 oC.

Kết quả

- Cảm quan: Tinh thể hình phiến mỏng, màu trắng ánh bạc.

- Khối lượng: 11,2 g

- Hiệu suất: 90,20 %

- Rf = 0,30 (hệ dung môi cloroform: methanol = 9:1).

- To nc = 300oC – 304oC [25].

3.1.1.2. Tổng hợp 2, 3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol (III)

Sơ đồ phản ứng

Hình 3.3 Tổng hợp 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol

Page 36: KLTN 2016 - Thang

26

Tiến hành phản ứng [3]:

Cho 6,8g (0,08 mol) NaHCO3 và 50 mL isopropanol vào bình cầu 100 mL,

thêm 9,4g (0,1 mol) của 1,2-dicloroethan, đun sôi hồi lưu khoảng 1 giờ. Hòa tan trong

cốc có mỏ hỗn hợp gồm: 2,5g (0,016mol) II trong 45 mL isopropanol và 8 mL KOH

20%. Chuyển hỗn hợp vào bình nhỏ giọt và nhỏ rất từ từ vào hỗn hợp phản ứng ở

trên. Thời gian đun sôi thêm khoảng 5 giờ.

Khi phản ứng kết thúc, đổ hỗn hợp phản ứng vào bình một cổ và cất gần kiệt

dung môi isopropanol. Hòa tan hỗn hợp còn lại trong 200 mL cloroform. Rửa lại 3

lần bằng KOH 15% và kiểm tra pH dịch rửa để đạt khoảng 10-11, sau đó rửa thêm

3 lần bằng nước cất 50 mL/lần, kiểm tra pH nước rửa đạt khoảng 6-7. Làm khan dịch

chiết bằng Na2SO4 khan, rồi lọc lấy dịch và cất quay chân không đến khô, thu hồi

dung môi.

Kết tinh lại sản phẩm trong hỗn hợp methanol : nước (tỷ lệ thể tích 1:1). Lọc

lấy tinh thể và sấy khô trong tủ sấy nhiệt độ 70- 80 oC.

Kết quả

- Cảm quan: Bột màu trắng hoặc trắng hơi vàng

- Khối lượng : 0,91g

- Hiệu suất : 30,51%

- Rf = 0,76 (Khai triển trong hệ dung môi cloroform : methanol = 9 :1)

- T0 nc = 108- 111oC.

3.1.2. Tổng hợp các sản phẩm IV, V, VI

3.1.2.1. Tổng hợp 7-nitro-2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol (IV)

Sơ đồ phản ứng

Hình 3.4 Sơ đồ tổng hợp chất IV

Page 37: KLTN 2016 - Thang

27

Tiến hành phản ứng

Hòa tan 1,00g (5,7 mmol) III với 5 mL H2SO4 đặc trong bình cầu dung tích 50

mL. Làm lạnh bên ngoài bình cầu bằng nước đá. Sau khi hòa tan và làm lạnh 5-10

phút, tiến hành nhỏ giọt rất từ từ 1,5 mL dung dịch HNO3 40% (11,9 mmol) và kiểm

soát nhiệt độ khối phản ứng 0-3oC.

Kết thúc phản ứng, đổ hỗn hợp phản ứng vào cốc có mỏ chứa 10mL nước cất

lạnh, tiếp làm lạnh bên ngoài cốc có mỏ bằng nước đá, khuấy đều và thêm từ từ dung

dịch Na2CO3 bão hòa tới pH 8-9, xuất hiện kết tủa vàng nhạt. Để yên khoảng 30 phút.

Lọc lấy tủa, kết tinh lại trong methanol 50%. Lọc thu lấy sản phẩm, sấy khô sản phẩm

ở nhiệt độ 60-70 oC

Kết quả

- Cảm quan: Bột màu vàng nhạt

- Khối lượng : 0,67g

- Hiệu suất : 51,03%

- Rf = 0,65 (hệ dung môi cloroform : methanol = 9 :1)

- T0 nc = 220oC (phân hủy)

3.1.2.2. Tổng hợp 6,7-dinitro-2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol (V)

Sơ đồ tổng hợp

Hình 3.5 Sơ đồ tổng hợp chất V

Tiến hành phản ứng

Hòa tan 1,00g (5,7 mmol) III với 5 mL H2SO4 đặc trong bình cầu dung tích 50

mL. Làm lạnh bên ngoài bình cầu bằng nước đá. Sau khi hòa tan và làm lạnh 5-10

Page 38: KLTN 2016 - Thang

28

phút, tiến hành nhỏ giọt rất từ từ 2 mL hỗn hợp sulfonitric (tỷ lệ mol H2SO4: HNO3

= 1,5: 2,2) và kiểm soát nhiệt độ khối phản ứng 0-3oC.

Kết thúc phản ứng, đổ hỗn hợp phản ứng vào cốc có mỏ chứa 10mL nước cất

lạnh. Tiếp tục làm lạnh bên ngoài cốc có mỏ bằng nước đá, khuấy đều và thêm từ từ

dung dịch Na2CO3 bão hòa tới pH 8-9, xuất hiện kết tủa vàng sẫm. Để yên khoảng 30

phút. Lọc lấy tủa, kết tinh lại trong methanol 50%. Lọc thu lấy sản phẩm, sấy khô sản

phẩm ở nhiệt độ 60-70 oC

Kết quả

- Cảm quan: Bột màu vàng sẫm

- Khối lượng : 0,14g

- Hiệu suất : 9,27%

- Rf = 0,57 (hệ dung môi cloroform : methanol = 9 :1)

- T0 nc = 250oC (phân hủy)

3.1.2.3. Tổng hợp 7-amino-2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol (VI)

Sơ đồ phản ứng

Hình 3.6 Sơ đồ tổng hợp chất VI

Tiến hành phản ứng

Hòa tan 1g (4,5 mmol) IV với 20 mL ethanol trong bình cầu 2 cổ dung tích 250ml.

Đun hồi lưu hỗn hợp trong bình cầu lên 60-70oC. Dung dịch nóng chứa 40g (0,17

mol) Na2S.9H2O, 3,5g lưu huỳnh và 23mL nước cất được nhỏ từ từ vào hỗn hợp trong

bình cầu. Theo dõi phản ứng bằng sắc ký lớp mỏng hệ dung môi cloroform : methanol

= 9 :1.

Sau khi kết thúc phản ứng, để nguội thêm dung dịch HCl đến pH= 1, khuấy đều.

Lọc hút chân không lấy dịch. Trung hòa dung dịch thu được bằng NaOH 10% đến

Page 39: KLTN 2016 - Thang

29

pH= 7. Chiết dung dịch với CHCl3 3 lần, mỗi lần 50ml. Gộp dịch chiết, làm khan với

Na2SO4 khan, cất quay kiệt đến cắn. Cắn thu được rửa với diethyl ether 3 lần, mỗi lần

10mL, thu sản phẩm

Kết quả

- Cảm quan: Bột màu nâu

- Khối lượng : 0,32g

- Hiệu suất 37,02%

- Rf = 0,38 (hệ dung môi cloroform : methanol = 9 :1)

- T0 nc = 222oC (phân hủy)

Page 40: KLTN 2016 - Thang

30

Như vậy, 3 dẫn chất của 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol đã được

tổng hợp. Dưới đây là bảng tóm tắt kết quả tổng hợp hóa học:

Bảng 3.1 Kết quả tổng hợp hóa học

Chất CTPT Cảm quan Hiệu Suất

IV

Bột màu vàng nhạt 51,03%

V

Bột màu vàng sẫm 9,27%

VI

Bột màu nâu 37,02%

3.2. KIỂM TRA ĐỘ TINH KHIẾT

Các chất sau khi được tổng hợp, tiến hành kiểm tra độ tinh khiết bằng sắc ký

lớp mỏng (SKLM) và đo nhiệt độ nóng chảy.

SKLM được tiến hành trên bản nhôm tráng sẵn silicagel Merck 70-230 mesh,

sử dụng dung môi hòa tan là ethanol hay aceton, hệ dung môi khai triển: cloroform:

methanol (9: 1), soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng λ= 254nm để quan sát vết sắc ký.

Đo nhiệt độ nóng chảy bằng máy đo nhiệt độ nóng chảy EZ-Melt: 3 chất sau

khi tinh chế đều có dạng chất rắn, được sấy khô và đo nhiệt độ nóng chảy để xác định

khoảng nhiệt độ nóng chảy của từng chất.

Bảng 3.2 Giá trị Rf và nhiệt độ nóng chảy (tonc) của các chất

Chất t 0nc Rf Hệ dung môi khai triển

IV 220oC (phân hủy) 0,65 Cloroform : methanol= 9 : 1

V 250oC (phân hủy) 0,57 Cloroform : methanol= 9 : 1

VI 222oC (phân hủy) 0,38 Cloroform : methanol= 9 : 1

Nhận xét: Với hệ dung môi triển khai, các chất tổng hợp được cho một vết gọn, rõ,

Page 41: KLTN 2016 - Thang

31

không có vết phụ, giá trị Rf của sản phẩm và nguyên liệu khác biệt trên bản sắc ký.

Như vậy, có thể kết luận sơ bộ là các chất tổng hợp được khá tinh khiết.

3.3. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA CÁC CHẤT TỔNG HỢP ĐƯỢC

Để xác định cấu trúc của các chất tổng hợp được, tiến hành phân tích phổ hồng

ngoại (IR), phổ khối lượng phân tử (MS) và phổ cộng hưởng từ (NMR).

3.3.1. Kết quả phân tích phổ hồng ngoại (IR)

Thông qua việc phân tích phổ IR của các chất tổng hợp, nhận biết được các

dải hấp phụ đặc trưng của dao động hóa trị (ν), dao động biến dạng (δ) của các nhóm

chức và các liên kết điển hình có trong cấu trúc phân tử của chúng như =C-H thơm,

C-N no, C=N, C=C thơm. Ngoài ra với các nhóm thế khác nhau, mỗi chất lại có

những pic đặc trưng riêng. Từ đó xác định được bộ khung của phân tử. Phổ đồ của

các chất được trình bày ở các phụ lục 1, 7, 11. Kết quả phân tích phổ hồng ngoại (IR)

của 3 chất IV, V, VI được ghi trong bảng 3.3.

Bảng 3.3 Kết quả phân tích phổ hồng ngoại (IR)

CTCT Nhóm chức

Đỉnh hấp thụ đặc

trưng

ν (cm-1)

Phụ

lục

=C-H thơm 3097,36

1

C-H no 2853,41; 2925,36

C=N 1615,57

C=C thơm 1589,30

N=O 1459,73; 1331,12

=C-H thơm 3097,36; 3019,74

7

C-H no 2853,41; 2926,57

C=N 1616,90

C=C thơm 1540,36

N=O 1446,71; 1346,07

C-H no 2926,57 11

Page 42: KLTN 2016 - Thang

32

C=C thơm 1492,63; 1593,28

C=N 1627,02

N-H 3300,69; 3382,05

Nhận xét: Qua bảng nhận thấy kết quả phân tích phổ IR phù hợp với cấu trúc dự kiến

của các chất dự kiến.

3.3.2. Kết quả phân tích phổ khối lượng (MS)

Phổ khối lượng được trình bày ở phụ lục 2, 8, 12. Kết quả phân tích phổ khối

lượng được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.4 Kết quả phân tích phổ khối lượng của các sản phẩm

CTCT CTPT

KLPT

dự

kiến

m/z Tỷ lệ

(%)

Chú

thích

Phụ

lục

C9H7N3O2S 221,23

221,85 33,67 [M+H]+

2

243,83 100,00 [M+Na]+

C9H6N4O4S 266,23 266,87 100,00 [M+H]+ 8

C9H9N3S 191,25

191,90 100,00 [M+H]+

12

213,87 12,26 [M+Na]+

Nhận xét: Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy các chất tổng hợp được đều có

các pic phân tử và có giá trị phổ khối lượng phù hợp với khối lượng phân tử của các

chất dự kiến.

Page 43: KLTN 2016 - Thang

33

3.3.3. Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)

3.3.3.1. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H-NMR)

Phổ 1H-NMR của các chất được trình bày từ phụ lục 11 đến 27. Kết quả biện

giải phổ được trình bày trong bảng 9.

Bảng 3.5 Kết quả phân tích phổ 1H-NMR của các chất

CTCT Kết quả phân tích Phụ

lục

IV

1H-NMR (500MHz, CDCl3+MeOD),

(ppm):

3,92 (2H, t, J= 7,0 Hz, H-2’);

4,30 (2H, t, J= 7,0 Hz, H-3’);

7,19 (1H, d, J= 8,5 Hz, H-7);

8,01 (1H, d, J= 8,5 Hz, H-6);

8,29 (1H, s, H-4)

3, 4, 5

V

1H-NMR (500MHz, CDCl3), (ppm):

4,09 (2H, t, J= 7,0 Hz, H-2’);

4,47 (2H, t, J=7,0 Hz, H-3’);

7,81 (1H, s, H-4);

8,07 (1H, s, H-7).

9, 10

VI

1H-NMR (500MHz, D2O), (ppm):

3,88 (2H, t, J= 7,0 Hz, H-2’)

4,21 (2H, t, J= 7,0 Hz, H-3’)

6,58 (1H, dd, J1= 2,0 Hz, J2= 8,5 Hz, H-6)

6,94 (1H, d, J= 2,0 Hz, H-4)

6,97 (1H, d, J= 8,5 Hz, H-7)

13, 14,

15

Ghi chú: δ: Độ chuyển dịch hóa học được lấy theo giá trị trung bình (ppm),

s: singlet, d: doublet, dd: doublet doublet, t: triplet, m: multiplet.

Nhận xét: Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân trên, nhận thấy sự có mặt

của các tín hiệu proton phù hợp với công thức cấu tạo của các chất dự kiến.

3.3.3.2. Phổ cộng hưởng từ NOESY

Page 44: KLTN 2016 - Thang

34

Phổ NOESY được trình bày ở phụ lục 6. Kết quả được trình bày ở hình 3.7

Hình 3.7 Kết quả đo phổ NOESY hợp chất IV

3.4. THỬ TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN

Dựa vào một số nghiên cứu về tác dụng sinh học của các dẫn chất 2MBI, chúng

tôi tiến hành thử hoạt tính kháng khuẩn của 3 chất: IV, V, VI thực hiện tại bộ môn

Vi sinh - Sinh học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

Kết quả thử tác dụng kháng khuẩn của các chất IV, V, VI được ghi lại trong

bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6 Kết quả thử tác dụng kháng khuẩn

Bắt

màu Vi khuẩn Kết quả IV V VI MC

Gr(+) S. aureus D ± s 13,00 ±

0,00

15,70 ±

0,10

12,80 ±

0,21

15,83 ±

0,15

Page 45: KLTN 2016 - Thang

35

B. cereus D ± s - - - 15,00 ±

0,00

B. pumilus D ± s 12,70 ±

1,84

11,23 ±

0,79

12,35

±2,33

15,84 ±

1,64

B. subtilis D ± s 16,10 ±

0,00

12,40 ±

0,42

11,68 ±

0,00

8,46 ±

0,00

S. lutea D ± s 11,61 ±

0,52

13,52 ±

0,40

17,30 ±

0,38

11,00 ±

0,40

Gr(-)

E. coli D ± s 9,63 ±

0,75

13,91 ±

0,45

14,07 ±

0,81

15,61 ±

0,77

P.mirabilis D ± s 9,78

±1,38

9,13 ±

1,03

8,60 ±

0,00

9,35 ±

0,49

S. typhi D ± s 10,74 ±

3,12

11,73 ±

1,51

9,41 ±

2,38

17,31 ±

0,27

S. flexneri D ± s 9,02 ±

1,13

12,63 ±

1,75

10,80 ±

1,56

17,80 ±

0,85

MC: mẫu chứng

Kết luận:

Sau khi đã thử tác dụng kháng khuẩn của 3 hợp chất IV, V, VI với nồng độ

100 µg/ mL , cho thấy kết quả như sau:

- Tất cả đều không có hoạt tính kháng khuẩn với B. cereus.

- Các mẫu đều có tác dụng trên 8 mẫu còn lại, cụ thể:

o Cả 3 dẫn chất đều thể hiện hoạt tính mạnh trên các chủng vi khuẩn S.

aureus, B. subtilis, S. lutea, P.mirabilis.

o Cả 3 dẫn chất đều thể hiện hoạt tính trung bình trên các chủng vi khuẩn

B. pumilus, S. typhi, S. flexneri.

o Trên chủng vi khuẩn E. coli: dẫn chất IV thể hiện hoạt tính trung bình,

các dẫn chất V, VI thể hiện hoạt tính mạnh.

Page 46: KLTN 2016 - Thang

36

3.5. BÀN LUẬN

3.5.1. Về tổng hợp hóa học

3.5.1.1. Phản ứng tổng hợp 2MBI

Phản ứng tạo 2MBI bằng cách ngưng tụ o-phenylendiamin và carbondisulfid

đã được nhiều tác giả trước đây thực hiện tương đối dễ dàng với hiệu suất khá cao.

Trong khóa luận này chúng tôi đã thực hiện phản ứng này và cho hiệu suất khá cao

(90,20%). Sản phẩm thu được ít tạp, dễ tinh chế.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng đóng vòng:

Tỷ lệ mol của CS2 và KOH sử dụng:

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy phản ứng xảy ra tốt nhất khi

sử dụng tỷ lệ mol giữa 3 chất là o-phenylendiamin: CS2: KOH (1: 1: 1). Khi thay đổi

đều làm giảm hiệu suất phản ứng.

Nhiệt độ phản ứng:

Nhiệt độ phản ứng có ảnh hưởng đến hiệu suất và thời gian phản ứng, trong

đó chúng tôi đã tìm ra nhiệt độ tốt nhất cho phản ứng ở khoảng 90°C. Nếu nhiệt độ

thấp, phản ứng diễn ra chậm và không hoàn toàn. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ tạo ra nhiều

tạp do phản ứng oxy hóa amin, do đó làm giảm hiệu suất phản ứng.

Lượng than hoạt sử dụng, nhiệt độ và thời gian tẩy màu:

Thường trong quá trình tẩy màu lượng than hoạt sử dụng tốt nhất là 5- 10% so

với lượng sản phẩm, phải lọc lấy sản phẩm khoảng nhiệt độ tốt nhất là 60 oC và thời

gian là 10 phút. Việc giảm hoặc tăng lượng than hoạt, nhiệt độ và thời gian sẽ làm

giảm hiệu suất phản ứng.

3.5.1.2. Tổng hợp 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol

Đây là phản ứng akyl hóa, phản ứng xảy ra theo cơ chế ái nhân lưỡng phân tử

SN2 trong đó có khả năng ái nhân của –SH lớn hơn –NH (xem hình 3.7).

Page 47: KLTN 2016 - Thang

37

Hình 3.7 Cơ chế tạo dẫn chất III từ II

Một số yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng tạo ra chất III:

Tỷ lệ mol II : dicloroethan

Tỷ lệ mol này có vai trò quan trọng để nâng cao tính chọn lọc của phản ứng

và độ tinh khiết của sản phẩm III. Trong đó, chúng tôi đã dùng tỷ lệ II : dicloroethan

= 1:6. Trên thực nghiệm cho thấy nếu dùng lượng dư hoặc vừa đủ II trên SKLM quan

sát thấy xuất hiện nhiều vết của sản phẩm phụ (xem hình 3.8).

Hình 3.8 Các sản phẩm phụ có thể có trong phản ứng tổng hợp III

Thứ tự nạp liệu

Page 48: KLTN 2016 - Thang

38

Cách thực hiện phản ứng cũng rất quan trọng. Cần nhỏ giọt dung dịch II (trong

isopropanol/ aceton) vào tác nhân dicloroethan. Nếu nhỏ giọt dung dịch II quá nhanh

thì các sản phẩm phụ cũng dễ tạo ra do lượng cục bộ của II trong khối phản ứng.

3.5.1.3. Tổng hợp chất IV

Phản ứng nitro hóa tạo dẫn xuất mononitro chỉ thu được một đồng phân duy

nhất như dự kiến mặc dù cấu trúc là bất đối xứng. Điều này có thể giải thích là do

trong quá trình phản ứng, trước khi nhỏ tác nhân phản ứng là dung dịch HNO3 40%

vào thì nguyên liệu III đã được hòa tan bằng H2SO4 đặc. Do vậy, nguyên tử N đã

được proton hóa giúp định hướng sự tấn công của ion NO2+ vào vị trí như dự kiến.

Hình 3.9 Cơ chế phản ứng tạo dẫn chất IV

3.5.1.4. Tổng hợp chất V

Phản ứng nitro hóa tạo dẫn xuất dinitro chỉ thu được một đồng phân duy nhất

như dự kiến mặc dù cấu trúc là bất đối xứng. Điều này giải thích tương tự như phản

ứng tạo ra chất IV. Cơ chế phản ứng diễn ra theo 2 giai đoạn như sau:

Hình 3.10 Cơ chế phản ứng tạo dẫn chất V

Trước khi cho tác nhân phản ứng vào hỗn hợp phản ứng, III được hòa tan với

H2SO4 đặc, cả 2 nguyên tử N đều bị proton hóa và giúp định hướng cho NO2+ tấn

công vào phân tử.

Theo nghiên cứu của Zygmunt Kazimierczuk và David Shugar [20] về phản

ứng nitro hóa tương tự được thực hiện trên phân tử benzimidazol. Phản ứng xảy ra

theo sơ đồ sau:

Page 49: KLTN 2016 - Thang

39

Hình 3.11 Phản ứng nitro hóa benzimidazol theo nghiên cứu của Zygmunt

Kazimierczuk và David Shugar

Theo đó nếu giai đoạn mononitro hóa đầu tạo ra hỗn hợp 2 đồng phân thì giai

đoạn nitro hóa tiếp theo sẽ tạo ra sản phẩm cuối cùng là hỗn hợp dinitro. Nếu quá

trình mononitro chỉ tạo ra 1 dẫn xuất mononitro hóa duy nhất thì sau khi được nitro

hóa lần 2 thì sẽ chỉ tạo ra một dẫn xuất dinitro duy nhất (xem hình 3.11) [20].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở giai đoạn tạo dẫn chất mononitro cũng thu

được sản phẩm duy nhất, hoàn toàn phù hợp với các kết quả phân tích phổ của chúng

tôi. Nên cũng có thể kết luận rằng phản ứng dinitro hóa chỉ tạo ra một dẫn chất duy

nhất.

3.5.1.5. Tổng hợp chất VI

Phản ứng tổng hợp chất VI xảy ra theo sơ đồ sau [1], [8]:

Phản ứng xảy ra tương đối dễ dàng với hiệu suất 37,02%.

Quá trình xử lý khối phản ứng có sinh ra khí hydro sulfid, có mùi khó chịu và

độc hại, cần được xử lý bằng các biện pháp thích hợp. Trong nghiên cứu, chúng tôi

đã sử dụng dung dịch NaOH loãng để thu hồi xử lý khí này.

3.5.2. Về cấu trúc sản phẩm

Các hợp chất II, III

Page 50: KLTN 2016 - Thang

40

Đây là các hợp chất đã được tổng hợp trước đây, cấu trúc của chúng đã được

xác định. Trong khóa luận này, chúng tôi chỉ tiến hành chạy SKLM, xác định Rf và

đo nhiệt độ nóng chảy để khẳng định lại các chất.

Các hợp chất IV, V, VI là các chất mới chưa từng được tổng hợp trước đây, vì

vậy chúng tôi tiến hành đo phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lượng (MS), và phổ cộng

hưởng từ hạt nhân (NMR) để xác định cấu trúc của chúng.

Hợp chất IV

Trên phổ IR quan sát thấy các đỉnh hấp thụ đặc trưng cho nhân benzimidazol

(C=Cthơm tại 1589,30 cm-1; C-Hthơm tại 3097,36 cm-1 ). Đồng thời nhận thấy từ phổ

các nhóm đặc trưng khác của chất IV: N=O (1459,73 cm-1; 1331,12 cm-1) C-H no

(2853,41 cm-1; 2925,36 cm-1), C=N (1615,57 cm-1).

Phổ khối lượng của chất này cho pic phân tử m/z là 221,85 ([M+H]+), 243,73

([M+Na]+) phù hợp với KLPT (221,23) và CTPT của IV (C9H7N3O2S).

Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton của cho thấy IV có cấu

trúc đúng như dự kiến. Trong đó hydro nhóm S–CH2-C có độ chuyển dịch hóa học δ

là 3,92 ppm ở dạng triplet (t) với hằng số J= 7,0 Hz, hydro nhóm N-CH2-C cho δ phù

hợp tại 4,30 ppm dạng triplet với hằng số J= 7,0 Hz. Các hydro thơm nhân

benzimidazol xuất hiện tại trường đặc trưng 7,19 ppm (H-7) ở dạng doublet với hằng

số J= 7,0 Hz, 8,01 ppm (H-6) ở dạng doublet với hằng số = 7,0 Hz và 8,29 (H-4) ở

dạng singlet.

Kết quả phân tích phổ NOESY của chất IV chỉ ra nguyên tử H-7 có tương tác

không gian với nguyên tử H-3’. Chứng tỏ nhóm NO2 phải ở vị trí 5, đúng như công

thức cấu tạo dự kiến.

Từ kết quả phân tích các phổ trên chúng tôi xác định được cấu trúc IV đúng

như dự kiến.

Hợp chất V

Page 51: KLTN 2016 - Thang

41

Trên phổ IR quan sát thấy các đỉnh hấp thụ đặc trưng cho nhân benzimidazol

(C=Cthơm tại 1540,36 cm-1; C-Hthơm tại 3097,36 cm-1 và 3019,74 cm-1). Đồng thời nhận

thấy từ phổ các nhóm đặc trưng khác của chất V là: N=O (1446,71 cm-1; 1324,98 cm-

1) C-H no (2853,41 cm-1, 2926,57 cm-1), C=N (1616,90 cm-1)

Phổ khối lượng của chất này cho pic phân tử m/z là 266,87 ([M+H]+) phù hợp

với KLPT (266,23) và CTPT của V (C9H6N4O4S).

Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton cho thấy V có cấu trúc

đúng như dự kiến. Trong đó hydro nhóm S–CH2-C có độ chuyển dịch hóa học δ là

4,09 ppm ở dạng triplet (t) với hằng số J= 7,0 Hz, hydro nhóm N-CH2-C cho δ phù

hợp tại 4,47 ppm dạng triplet với hằng số J= 7,0 Hz, các hydro thơm nhân

benzimidazol xuất hiện tại trường đặc trưng 8,07 ppm (H-7) ở dạng singlet và 7,81

ppm (H-4) ở dạng singlet.

Từ kết quả phân tích các phổ trên chúng tôi xác định được cấu trúc V đúng

như dự kiến.

Hợp chất VI

Trên phổ IR quan sát thấy các đỉnh hấp thụ đặc trưng cho nhân benzimidazol

(C=Cthơm tại 1492,63 cm-1 và 1593,28 cm-1). Đồng thời nhận thấy từ phổ các nhóm

đặc trưng khác của chất VI là: N-H (3382,05 cm-1, 3300,69 cm-1), C-H no (2926,57

cm-1), C=N (1627,02 cm-1)

Phổ khối lượng của chất này cho pic phân tử m/z là 191,90 ([M+H]+), 213,87

([M+Na]+ phù hợp với KLPT (191,25) và CTPT của VI (C9H9N3S).

Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton của chất VI chỉ ra VI có

cấu trúc đúng như dự kiến. Trong đó hydro nhóm S–CH2-C có độ chuyển dịch hóa

học δ là 3,88 ppm ở dạng triplet (t), hydro nhóm N-CH2-C cho δ phù hợp tại 4,21

ppm dạng triplet. Hydro thơm của nhân benzimidazol H-6 xuất hiện tại trường đặc

trưng 6,58 ppm ở dạng double doublet với 2 hằng số tương tác spin-spin là 2,0 Hz và

Page 52: KLTN 2016 - Thang

42

8,5 Hz. H-4 tương tác meta với H-6 nên cho tín hiệu doublet tại 6,94 ppm với hằng

số J= 2,0 Hz. H-7 tương tác ortho với H-6 nên cho tín hiệu doublet tại 6,97 ppm với

hằng số J= 8,5 Hz.

Từ kết quả phân tích các phổ trên chúng tôi xác định được cấu trúc VI đúng

như dự kiến.

3.5.3. Về thử tác dụng kháng khuẩn

Năm 2015, tác giả Nai SeangThaing nghiên cứu và thử hoạt tính kháng khuẩn

của một số dẫn chất 2MBI [3]. Hoạt tính kháng khuẩn được đánh giá bằng đường

kính vòng vô khuẩn ở nồng độ thích hợp. Trong khóa luận này, tác giả đã thử hoạt

tính kháng khuẩn của 2 hợp chất II, III. Kết quả được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.7 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn chất III theo Nai SeangThaing

Bắt màu Vi khuẩn Kết quả III MC

Gr(+)

B. cereus D ± s - 14,51 ± 1,36

B. subtilis D ± s - 13,06 ± 1,24

B. pumilus D ± s - 16,2 ± 0,75

S. aureus D ± s - 16,47 ± 0,99

S. lutea D ± s - 13,43 ± 0,92

Gr(-) E. coli D ± s - 15,52 ± 0,67

P.mirabilis D ± s - 13,62 ± 4,33

S. flexneri D ± s - 16,22 ± 0,50

S. typhi D ± s 7,48 ± 0,19 17,44 ± 0,57

MC: Mẫu chứng

Kết quả thử nghiệm cho thấy hợp chất III không có tác dụng trên 8/9 chủng vi

khuẩn kiểm định, và thể hiện hoạt tính trung bình với chủng vi khuẩn còn lại (S.

typhi). Từ các giá trị đường kính vòng vô khuẩn của 3 hợp chất IV, V, VI (xem bảng

3.7), chúng tôi có một số nhận định sau:

Page 53: KLTN 2016 - Thang

43

- Vai trò của nhóm nitro: các dẫn chất chứa nhóm thế nitro (IV, V) thể hiện hoạt

tính trên hầu hết các chủng vi khuẩn kiểm định (trừ B. cereus) với hoạt lực

tương đối tốt. So sánh với hoạt tính kháng khuẩn của hợp chất III trong thử

nghiệm của tác giả Nai SaengThaing, chúng tôi sơ bộ kết luận rằng nhóm nitro

có vai trò quan trọng, giúp tạo ra và tăng cường hoạt tính kháng khuẩn.

- Vai trò của nhóm amino: tương tự như với dẫn chất chứa nhóm nitro, hợp chất

VI với nhóm thế amino ở vị trí số 7 cũng thể hiện hoạt tính tương đối tốt trên

hầu hết chủng vi khuẩn kiểm đinh (trừ B. cereus). Cũng so sánh với thử nghiệm

của tác giả Nai SaengThaing, chúng tôi sơ bộ kết luận rằng nhóm amino có

vai trò quan trọng, giúp tạo ra và tăng cường hoạt tính kháng khuẩn.

- Việc gắn nhóm thế hút điện tử mạnh hay đẩy điện tử trên nhân thơm không

tạo ra tác dụng kháng khuẩn cho khung dẫn chất trên chủng B. cereus.

- Nhóm thế hút điện tử mạnh (-NO2) hay đẩy điện tử (-NH2) đều tạo ra dẫn chất

có tác dụng kháng khuẩn tốt đối với 8/9 chủng vi sinh vật kiểm định, nên chúng

tôi đề xuất tổng hợp và thử tác dụng sinh học trên các dẫn chất của khung 2,3-

dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol với các nhóm thể hút và đẩy điện tử

khác.

Page 54: KLTN 2016 - Thang

44

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu đã trình bày trên đây, chúng tôi rút ra một số kết

luận sau:

1. Đã tổng hợp được 3 dẫn chất nitro hóa của 2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-

b]thiazol là 7-nitro-2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol (IV); 6,7-dinitro-

2,3-dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol (V); 7-amino-2,3-

dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol (VI). Cấu trúc của các sản phẩm được xác

định bằng phương pháp phân tích các phổ IR, MS, NMR.

2. Đã thử tác dụng kháng khuẩn của 3 dẫn chất tổng hợp được ở nồng độ 100

µg/mL cho kết quả:

- Cả 3 dẫn chất đều thể hiện hoạt tính mạnh trên các chủng vi khuẩn S.

aureus, B. subtilis, S. lutea, P.mirabilis.

- Cả 3 dẫn chất đều thể hiện hoạt tính trung bình trên các chủng vi khuẩn

B. pumilus, S. typhi, S. flexneri.

- Trên chủng vi khuẩn E. coli: dẫn chất IV thể hiện hoạt tính trung bình,

các dẫn chất V, VI thể hiện hoạt tính mạnh.

- Tất cả đêu không có hoạt tính kháng khuẩn với B. cereus.

ĐỀ XUẤT

Dựa trên kết quả đã đạt được đồng thời tiếp tục phát triển kết quả nghiên cứu

trong khóa luận, góp phần vào quá trình nghiên cứu về tổng hợp và thử tác dụng sinh

học của các dẫn chất 2-mercaptobenzimidazol, chúng tôi xin được đưa ra một số đề

xuất sau:

1. Tiếp tục nghiên cứu tổng hợp các dẫn chất 2,3-

dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol với các nhóm thế đẩy điện tử khác,

nhóm thế hút điện tử ở vị trí số 5 và các vị trí khác.

2. Tiếp tục nghiên cứu các hoạt tính sinh học khác của các 3 dẫn chất 2,3-

dihydrobenzo[4,5]imidazo[2,1-b]thiazol như kháng nấm, gây độc tế bào ung

thư, kháng virus, diệt kí sinh trùng.

Page 55: KLTN 2016 - Thang

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Hải, Bùi Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Hân, Nguyễn Văn Giang,

Nguyễn Đình Luyện (2014), "Tổng hợp và thử tác dụng sinh học một số dẫn

chất mới của 2-mercaptobenzimidazol", tạp chí Dược học.

2. Nguyễn Đình Luyện (2009), Kỹ thuật hóa dược I, Trường Đại học Dược Hà

Nội.

3. Nai SeangThaing (2015), Nghiên cứu tổng hợp và thử tác dụng sinh học của

một số dẫn chất N,S-dialkyl hóa của 2- mercaptobenzimidazol, Khóa luận tốt

nghiệp dược sĩ đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

Tiếng Anh

4. Akula, G., et al (2011), "Synthesis of 3-(1H-benzimidazol-2-yl amino) 2-

phenyl-1, 3-thiazolidin-4-one as potential CNS depressant", Int. J. Pharm.

Tech. Res. 3, pp. 360-364.

5. Al-Rashood, K. A., and Abdel-Aziz, H. A. (2010), "Thiazolo [3, 2-a]

benzimidazoles: synthetic strategies, chemical transformations and biological

activities", Molecules. 15(6), pp. 3775-3815.

6. Ateş-Alagöz, Z., Kuş, C., and Çoban, T. (2005), "Synthesis and antioxidant

properties of novel benzimidazoles containing substituted indole or 1, 1, 4, 4-

tetramethyl-1, 2, 3, 4-tetrahydro-naphthalene fragments", Journal of enzyme

inhibition and medicinal chemistry. 20(4), pp. 325-331.

7. Balestrero, R. S., Forkey, D. M., and Russell, J. G. (1986), "15N NMR:

Iminothiol‐thioamide tautomerism of 2‐mercaptobenzazoles and 1‐methyl‐2‐

mercaptoimidazole", Magnetic resonance in chemistry. 24(8), pp. 651-655.

8. Bhave, R. R., and Sharma, M. M. (1981), "Kinetics of two‐phase reduction of

aromatic nitro compounds by aqueous solutions of sodium sulphides", Journal

of Chemical Technology and Biotechnology. 31(1), pp. 93-102.

Page 56: KLTN 2016 - Thang

9. Can-Eke, B., et al (1998), "A study on the antioxidant capacities of some

benzimidazoles in rat tissues", Chemico-biological interactions. 113(1), pp.

65-77.

10. Chi, K. W., et al (2002), "Synthesis of novel heterocycles containing

perfluoroalkyl groups: Reaction of perfluoro-2-methyl-2-pentene with 1, 3-

binucleophilic reagents", BULLETIN-KOREAN CHEMICAL SOCIETY.

23(7), pp. 1017-1020.

11. Desai, K. G., and Desai, K. R. (2006), "Green route for the heterocyclization

of 2-mercaptobenzimidazole into β-lactum segment derivatives containing–

CONH–bridge with benzimidazole: Screening in vitro antimicrobial activity

with various microorganisms", Bioorganic & medicinal chemistry. 14(24), pp.

8271-8279.

12. El‐Gaby, M. S., et al (2002), "Reactivity of cyanothioformamides and 3‐(4‐

bromophenyl)‐5‐imino‐4‐oxazolidinethione toward ortho‐substituted

nucleophiles", Heteroatom Chemistry. 13(7), pp. 611-616.

13. Elderfield, P. (1961), Heterocyclic Compounds, vol 5, J. Wiley & Sons, New

York, pp.225.

14. Giner-Sorolla, A., Thom, E., and Bendich, A. (1964), "Studies on the Thiation

of Purines1", The Journal of Organic Chemistry. 29(11), pp. 3209-3212.

15. Goud, V. M., and et al (2011), "Synthesis, antimicrobial and pharmacological

evaluation of substituted novel benzimidazoles", Der Pharma Chemica. 3(1),

pp. 446-452.

16. Harrison, D., and Ralph, J. T. (1965), "574. Nucleophilic substitution

reactions of-2-chlorobenzimidazoles. Part II. Formation of benzimidazoline-

2-thiones and related compounds", Journal of the Chemical Society

(Resumed), pp. 3132-3135.

17. Iemura, R., et al (1986), "Synthesis of 2-(4-substituted-1-piperazinyl)

benzimidazoles as H1-antihistaminic agents", Journal of medicinal chemistry.

29(7), pp. 1178-1183.

Page 57: KLTN 2016 - Thang

18. Jo, S. U., et al (2001), "Synthesis and SAR of Benzimidazole Derivatives

Containing Oxycyclic Pyridine as a Gastric H+/K+-ATPase Inhibitors",

Bulletin of the Korean Chemical Society. 22(11), pp. 1217-1223.

19. Junggren, U. K., and Sjostrand, S. E. (1981), “Gastric acid secretion inhibiting

substituted 2-(2-benzimidazolyl)-pyridines, pharmaceutical preparations

containing same, and method for inhibiting gastric acid secretion”, editor,

Google Patents.

20. Kazimierczuk, Z., and Shugar, D. (1989), "Preparation and properties of the

5, 6-and 4, 6 (5, 7)-dinitro derivatives of benzimidazole and their 1-β-D-

ribofuranosides", Nucleosides & nucleotides. 8(8), pp. 1379-1385.

21. Keith L. H., and Walters D. B. (1992), National Toxicology Program's

Chemical Solubility Compendium, Lewis Publishers, Chelsea, pp.260.

22. Kumar, P. S., and Sahoo, J. (2014), "Anthelmintic Evaluation of Some Novel

Synthesized 1, 2, 4-Triazole Moiety Clubbed with Benzimidazole Ring",

Oriental Journal of Chemistry. 30(1), pp. 211-217.

23. Lazer, E. S., Matteo, M. R., and Possanza, G. J. (1987), "Benzimidazole

derivatives with atypical antiinflammatory activity", Journal of medicinal

chemistry. 30(4), pp. 726-729.

24. Mavrova, A. T., et al (2005), "Synthesis and antitrichinellosis activity of some

2-substituted-[1, 3] thiazolo [3, 2-a] benzimidazol-3 (2H)-ones", Bioorganic

& medicinal chemistry. 13(19), pp. 5550-5559.

25. Michael Ash and Irene Ash (2004), Handbook of Preservatives, Synapse Info

Resources, pp.446.

26. Mor, M., et al (2004), "Synthesis, biological activity, QSAR and QSPR study

of 2-aminobenzimidazole derivatives as potent H 3-antagonists", Bioorganic

& medicinal chemistry. 12(4), pp. 663-674.

27. Nakano, H., et al (1999), "Synthesis of benzimidazole derivatives as

antiallergic agents with 5-lipoxygenase inhibiting action", Chemical &

pharmaceutical bulletin. 47(11), pp. 1573-1578.

Page 58: KLTN 2016 - Thang

28. Nevade, S. A., Lokapure, S. G., and Kalyane, N. V. (2013), "Synthesis and

Pharmacological Evaluation of Some Novel 2-Mercapto Benzimidazole

Derivatives", Journal of the Korean Chemical Society. 57(6), pp. 755-760.

29. Rao, S. S., Dubey, P. K., and Kumari, Y. B. (2013), "A Green and Simple

synthesis of N-substituted-2-mercapto benzimidazoles", Indian Journal of

Chemistry. 52, pp. 1210-1213.

30. Sharma, S. (1986), "The Chemistry of Thiophosgene", Sulfur reports. 5(1),

pp. 1-87.

31. Sean C Sweetman (2009), Martindale The Complete Drug Reference, 36,

Pharmaceutical Press, London, pp.959.

32. Thakuria, H., and Das, G. (2008), "An expeditious one-pot solvent-free

synthesis of benzimidazole derivatives", Arkivoc. 15, pp. 321-328.

33. VanAllan J. A., and Deacon B. D. (1950), "2-mercaptobenzimidazol",

Organic Syntheses(30), pp. 56.

34. Vedula, M. S., et al (2003), "New styryl sulfones as anticancer agents",

European journal of medicinal chemistry. 38(9), pp. 811-824.

35. Xiang, P., et al (2012), "Novel benzothiazole, benzimidazole and benzoxazole

derivatives as potential antitumor agents: synthesis and preliminary in vitro

biological evaluation", Molecules. 17(1), pp. 873-883.

Page 59: KLTN 2016 - Thang

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Phổ hồng ngoại IR của chất IV

Phụ lục 2 Phổ MS-positive chất IV

Phụ lục 3 Phổ 1H-NMR chất IV

Phụ lục 4 Phổ 1H-NMR giãn rộng chất IV

Phụ lục 5 Phổ 1H-NMR giãn rộng chất IV

Phụ lục 6 Phổ NOESY-NMR chất IV

Phụ lục 7 Phổ hồng ngoại IR chất V

Phụ lục 8 Phổ MS-positive chất V

Phụ lục 9 Phổ 1H-NMR của chất V

Phụ lục 10 Phổ 1H-NMR của chất V

Phụ lục 11 Phổ hồng ngoại IR chất VI

Phụ lục 12 Phổ MS-positive chất VI

Phụ lục 13 Phổ 1H-NMR của chất VI

Phụ lục 14 Phổ 1H-NMR giãn rộng chất VI

Phụ lục 15 Phổ 1H-NMR giãn rộng chất VI

Page 60: KLTN 2016 - Thang
Page 61: KLTN 2016 - Thang

Phụ lục 1: Phổ hồng ngoại IR của chất IV

Page 62: KLTN 2016 - Thang

Phụ lục 2: Phổ MS-positive chất IV

Page 63: KLTN 2016 - Thang

Phụ lục 3: Phổ 1H-NMR chất IV

Page 64: KLTN 2016 - Thang

Phụ lục 4: Phổ 1H-NMR giãn rộng chất IV

Page 65: KLTN 2016 - Thang

Phụ lục 5: Phổ 1H-NMR giãn rộng chất IV

Page 66: KLTN 2016 - Thang

Phụ lục 6: Phổ NOESY-NMR chất IV

Page 67: KLTN 2016 - Thang

Phụ lục 7: Phổ hồng ngoại IR của chất V

Page 68: KLTN 2016 - Thang

Phụ lục 8: Phổ MS-positive chất V

Page 69: KLTN 2016 - Thang

Phụ lục 9: Phổ 1H-NMR chất V

Page 70: KLTN 2016 - Thang

Phụ lục 10: Phổ 1H-NMR giãn rộng chất V

Page 71: KLTN 2016 - Thang

Phụ lục 11: Phổ hồng ngoại IR của chất VI

Page 72: KLTN 2016 - Thang

Phụ lục 12: Phổ MS-positive chất V

Page 73: KLTN 2016 - Thang

Phụ lục 13: Phổ 1H-NMR chất VI

Page 74: KLTN 2016 - Thang

Phụ lục 14: Phổ 1H-NMR giãn rộng chất VI

Page 75: KLTN 2016 - Thang

Phụ lục 15: Phổ 1H-NMR giãn rộng chất VI