23
TRUNG TÂM HỢP TÁC PHÁT TRIỂN TÂY BẮC Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên truyền viên cấp xã

Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

  • Upload
    vumien

  • View
    222

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

TRUNG TÂM HỢP TÁC PHÁT TRIỂN TÂY BẮC

Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và

tuyên truyền viên cấp xã

Page 2: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

Lời nói đầu

Trong chiến lược cải cách tư pháp của Việt Nam (Nghị Quyết 49) hướng tới xây dựng mục tiêu nhà nước pháp

quyền của chính phủ Việt Nam các tổ chức phi chính phủ, công đoàn, đoàn thể ở các cấp đã tích cực tham gia các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về các quyền cơ bản, tiếp cận công lý cho người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế trong xã hội. Ngoài kiến thức về pháp luật thì các cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cần được trang bị kỹ năng, phương pháp, biết cách xây dựng vấn đề, xây dựng nội dung tư vấn pháp luật và tổ chức các hoạt động tư vấn pháp luật.

Với lí do đó, Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc và Chương trình tài trợ nhỏ của Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam đã phối hợp xây dựng cẩm nang “Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên truyền viên cấp xã”. Đối tượng sử dụng cẩm nang là cán bộ, tuyên truyền viên pháp lý cấp xã, họ có thể sử dụng những kỹ năng, phương pháp đã trình bày trong cẩm nang để huy động sự tham gia của người dân trong việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đạt hiệu quả tốt nhất.

MỤC LỤC

I. Tổng quan về phổ biến, giáo dục pháp luật 11. Khái niệm 12. Các hình thức 1II. Nguyên tắc học tập của người lớn 5III. Quy trình tiến hành tuyên truyền 121. Thu thập các thông tin về cộng đồng như 122. Đánh giá nhu cầu cộng đồng: 123. Lập kế hoạch và thiết kế tuyên truyền 134. Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền 135. Thực hiện tuyên truyền 156. Đánh giá tuyên truyền 16IV. Các phương pháp tuyên truyền có sự tham gia 171. Cấu trúc hình chóp 172. Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy có sự tham gia 182.1. Phá băng 182.2. Vận dụng trí não 182.3. Nghiên cứu tình huống 192.4. Bài tập xếp loại 192.5. Thảo luận trong nhóm nhỏ 202.6. Tranh luận 202.7. Đóng vai 222.8. “Ủng hộ - Chống đối” 22V. Một số kỹ năng hỗ trợ 241. Kỹ năng tuyên truyền miệng 241.1 Gây thiện cảm ban đầu cho người nghe 241.2. Tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng trong khi nói 251.3. Sử dụng kỹ năng trình bày trong tuyên truyền 271.4. Sử dụng phương pháp thuyết phục trong tuyên truyền miệng 282. Kỹ năng thuyết trình tích cực 292.1. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể - phi ngôn từ là: 302.2. Chuẩn bị một bài thuyết trình hiệu quả 31VI. Cách thức xây dựng đề cương tuyên truyền pháp luật có sự tham gia 37

Page 3: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

1 2

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

I. Tổng quan về phổ biến, giáo dục pháp luật1. Khái niệmCả cụm từ phổ biến, giáo dục pháp luật có hai nghĩa:- Nghĩa hẹp: Là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.- Nghĩa rộng: Là công tác, lĩnh vực, ngạch (theo nghĩa thông thường mà không phải nghĩa trong pháp luật về cán bộ công chức) phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

• Định hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;• Lập chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật;• Áp dụng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật;• Triển khai chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật;

Kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ lý luận… về phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Các hình thứcĐể đưa pháp luật đến với các tầng lớp nhân dân, công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào tình hình thực tế của địa phương và tùy thuộc vào đối tượng hưởng thụ.a) Phổ biến pháp luật trực tiếp (Tuyên truyền miệng)

b) Tuyên truyền thông qua mạng lưới truyền thanh cơ sở

Page 4: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

3 4

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

c) Phổ biến pháp luật qua các tài liệu tuyên truyền

d) Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở

e) Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động văn hóa truyền thống

Page 5: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

5 6

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

II. Nguyên tắc học tập của người lớn

Người lớn so với trẻ em, học tập nhiều hơn qua kinh nghiệm. Người lớn luôn hướng đến việc học thêm những điều họ cho là có ích cho việc thực thi những nhiệm vụ của mình, hoặc để giải quyết những vấn đề mà họ phải đối mặt trong đời sống (theo Melcolm Knơlé, một trong những nhà sáng lập các lý thuyết căn bản về đào tạo cho người lớn). Đây cũng là nguyên tắc chung đối với từ người dân thôn bản, nông dân cho đến cán bộ nhà nước và cán bộ hành chính, đến đại diện của tổ chức lớn hay các chính trị gia,vv…

Điều đó có nghĩa là bạn không thể bắt người lớn học mà chỉ có thể làm cho họ muốn học. Như vậy, bước đầu tiên là:

• Tạo động cơ, tạo ra một không khí làm cho mọi người muốn học.• Nhấn mạnh vào lợi ích. Việc học sẽ đem lại những gì cho họ.

Một số nguyên tắc học của người lớn:• Thông tin có ý nghĩa• Học qua làm• Học kinh nghiệm• Phản hồi• Khuyến khích• Môi trường học tập thoải mái, cởi mở• Sử dụng nhiều phương pháp tập huấn

Trong số các nguyên tắc chung, hai nguyên tắc quan trọng nhất là: Tạo điều kiện cho các học viên trao đổi kinh nghiệm (Học qua kinh nghiệm) và tạo cơ hội để học viên thu nhận những kinh nghiệm mới thông qua các bài tập thực hành trên lớp và

đào tạo tại chỗ (Học qua làm).

Hiệu quả học tập của người lớn khi học và dạy được thực hiện dựa trên:

◆ Kinh nghiệmPhương pháp học hiệu quả nhất chính là thường xuyên trao đổi kinh nghiệm. Học viên thảo luận về những kinh nghiệm trước kia của họ hoặc học hỏi những kinh nghiệm mới qua lý thuyết học trên lớp hay trên thực địa. Qua đó học viên có thể học hỏi lẫn nhau và giảng viên cũng học được rất nhiều từ chính các học viên của mình.

◆ Suy ngẫm Những kinh nghiệm cụ thể sẽ có giá trị nhất khi học viên dành thời gian suy nghĩ về những kinh nghiệm đó rồi rút ra những kết luận của bản thân. Từ đó, họ sẽ có được những bài học kinh nghiệm áp dụng cho những trường hợp tương tự trong tương lai.

◆ Nhu cầu trước mắtĐộng cơ học tập của học viên phụ thuộc vào việc đào tạo có đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công việc hay không (nhu cầu định hướng, hay công tác đào tạo lấy người học làm trung tâm).

◆ Tự chịu trách nhiệmNgười lớn là những người học độc lập. Người lớn truyền tải những thông tin dựa theo những giá trị cá nhân và kinh ng-hiệm của riêng mình. Họ dường như có thể chấp nhận một số điều để hoàn thiện hoạt động đào tạo một cách thành công,

Page 6: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

7 8

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

nhưng việc kiểm tra đào tạo lần cuối chính là liệu họ có thể áp dụng những gì học được vào trong công việc thực tế của mình. Học viên lớn tuổi tự thấy được trách nhiệm trong việc học tập của mình. Họ biết rõ họ cần gì và muốn học gì.

◆ Sự tham giaHọc viên cần tích cực tham gia học tập. Sự tham gia và thảo luận đầy đủ của thành viên trong nhóm và hiệu quả học tâp.

◆ Phản hồiHọc tập hiệu quả đòi hỏi những phản hồi đúng đắn nhưng vẫn có tính hỗ trợ.

◆ Sự cảm thôngSự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau giữa học viên và giảng viên là rất cần thiết cho quá trình học.

◆ Một bầu không khí an toànKhi một người thoải mái, vui vẻ anh ta sẽ học một cách dễ dàng hơn một người luôn cảm thấy sợ sệt và ngại ngùng căng thẳng hay tức giận.

◆ Một môi trường thoải máiViệc hoc tập không thể đạt kệt quả tối đa khi một người bị đói rét, mệt mỏi, ốm đau hay có vấn đề gì đó không thoải mái.

Vai trò và trách nhiệm của giảng viên

Các nguyên tắchọc tập của người lớn Nhiệm vụ của giảng viên

Thông tin có ý nghĩa - Tìm hiểu xem học viên đã biết những gì và đã có những kinh nghiệm nào.- Lựa chọn thông tin phù hợp với mức độ kiến thức và nhận thức của người học.

Page 7: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

9 10

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

- Đi từ cái đã biết đến cái chưa biết (đối với học viên).- Sử dụng nhiều ví dụ minh họa, so sánh tượng trưng, trường hợp thực tế.- Giải thích cả Tại sao và Cái gì.- Đảm bảo rằng thông tin đưa ra có tính thực tế và có thể áp dụng được khi người học trở về công việc thường xuyên của họ.

Học qua làm - Đặt câu hỏi để khuyến khích sự suy nghĩ và hứng thú - Sử dụng bài tập thực hành, cầm tay chỉ việc nếu có thể- Sử dụng công việc, dự án để giúp học viên học- Sử dụng các phương pháp tập huấn có thảo luận- Tạo cơ hội để học viên được xử lý những tình huống có thật trong công việc, cuộc sống- Đảm bảo ít nhất 50% thời gian tập huấn là dành cho học viên làm bài tập hoặc thực hành kỹ năng, kiến thức…

Học qua kinh nghiệm - Giúp cho học viên có thêm những kinh nghiệm mới khi đưa các phương pháp học như đóng vai, bắt chước, các trò chơi hay các chuyến đi thực địa vào chương trình của bạn.- Để cho học viên cơ hội tự đưa ra kinh nghiệm trước kia của bản thân hoặc chia sẻ cùng các thành viên khác trong một nhóm nhỏ.

- Lồng ghép kiến thức mới với những kiến thức trước đây của họ. Từ những gì họ đã biết, cùng phân tích rút ra bài học để đưa ra những thay đổi.

Ý kiến phản hồi - Nói học viên họ đang thực hiện tốt những gì?- Giải thích họ đang mắc những khuyết điểm gì và làm thế nào để khắc phục những thiếu sót đó để thực hiện công việc tốt hơn, tránh phê bình, chỉ trích.- Hướng dẫn học viên cùng nhau đưa ra những ý kiến phản hồi mang tính xây dựng.- Khuyến khích, động viên người học đặt câu hỏi.

Khuyến khích - Không làm cho học viên bị quá tải về thông tin ngay từ đầu- Liên tục giúp đỡ và động viên học viên.- Khi một học viên làm tốt một việc nào đó, tập huấn viên cần nói với anh ta điều đó.- Luôn đánh giá cao sự tiến bộ.- Hỏi học viên điều gì sẽ giúp họ học dễ dàng hơn.- Có phần thưởng nếu có thể

Bầu không khí an toàn, thoải mái

- Dành cho học viên đủ thời gian để tự giới thiệu bản thân khi bắt đầu đào tạo.- Đưa phương pháp “phá vỡ rào cản” hay các phương pháp phù hợp khác giúp học viên hiểu rõ về nhau

Page 8: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

11 12

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

- Đồng ý với các nguyên tắc khi bắt đầu đào tạo, đồng thời nhấn mạnh với học viên rằng tất cả các học viên đều có quyền được học và đừng ngại khi mắc khuyết điểm- Đảm bảo học viên được quan tâm đầy đủ về nơi ăn, chốn ở, phương tiên đi lại thuận tiện.

Sử dụng nhiều phương pháp tập huấn

- Kết hợp giải thích và biểu diễn- Sử dụng đồ dùng trực quan- Dùng ví dụ hoàn chỉnh để làm nổi bật những trọng tâm- Sử dụng bài tập tình huống, bài tập thực hành- Sử dụng thiết bị phù hợp

III. Quy trình tiến hành tuyên truyềnQuy trình thực hành tuyên truyền gồm năm bước,

1. Đánh giá nhu cầu tuyên truyền2. Thiết kế khóa tuyên truyền3. Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền4. Tiến hành tuyên truyền5. Đánh giá tuyên truyền

Đánh giá không chỉ để cải thiện bước 1 mà còn để cải thiệu cả ba bước kia, do vậy việc đánh giá diễn ra liên tục trong suốt khóa tuyên truyền đến sau tuyên truyền.Phân tích nhu cầu tuyên truyền1. Thu thập các thông tin về cộng đồng như- Dân số- Trình độ học vấn- Các vấn đề hiện đang nổi cộm của cộng đồng- Văn hóa, tập quán của cộng đồng- Thời điểm thuận lợi để thực hiện tuyên truyền hay tuyên truyền pháp luật.2. Đánh giá nhu cầu cộng đồng:- Thực hiện buổi đánh giá dưới các hình thức như: Làm việc, điều tra, khảo sát, phỏng vấn sâu hoặc nhóm để tìm ra những nhu cầu thực tế của người dân địa phương xoay quanh các vấn đề pháp luật. Nhu cầu: Cộng đồng đang có những vấn đề gì?

Page 9: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

13 14

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

- Có một vài vấn đề lưu ý khi đánh giá nhu cầu cộng đồng:• Các vấn đề trên ảnh hưởng lớn đến nhu cầu cộng đồng và có tầm quan trọng cao trong xã hội.• Cộng đồng đã được ai giúp đỡ giải quyết vấn đề này hay chưa?• Ai có ảnh hưởng nhất trong cộng đồng?• Cộng đồng thường chịu ảnh hưởng bởi văn hóa làng xã và người đứng đầu làng xã (Người trưởng thôn, bí thư xã, huyện, tỉnh…)

3. Lập kế hoạch và thiết kế tuyên truyềnCũng giống như bước phân tích nhu cầu, bước này đòi hỏi thu nhập nhiều thông tin, đặc biệt nếu bạn thiết kế một chương trình mới. Cần giành đủ thời gian cho phần lập kế hoạch. Người ta thường có xu hướng lướt qua việc lập kế hoạch để lao vào hành động.Thất bại trong việc lập kế hoạch có nghĩa là lập kế hoạch cho sự thất bại. Việc giành thời gian để lập một kế hoạch tốt sẽ gặt hái những thành công trong các bước tiếp theo.Những công việc cần làm ở bước này là:

• Xác định mục tiêu học tập của khóa tập huấn • Lựa chọn phương pháp tuyên truyền phù hợp• Lựa chọn tuyên truyền viên• Lựa chọn những phương tiện/ đồ dùng tuyên truyền• Lựa chọn nội dung tuyên truyền• Xác định cách đánh giá tuyên truyền• Xác định những vấn đề/ bài tập người học cần chuẩn bị trước khi đi học• Sắp xếp các hoạt động trong suốt khóa tuyên truyền

4. Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền Đây là bước kết hợp của hai bước trên để tạo ra một bộ tài liệu

dùng cho bước tiến hành tuyên truyền nhằm đạt được những mục đích học tập đề ra. Đây là bước tốn nhiều thời gian nhất của quy trình, đặc biệt nếu ta chuẩn bị khoá học lần đầu tiên và khi sửa đổi tài liệu gốc cho phù hợp với thực tế địa phương. Bước này luôn tốn nhiều thời gian hơn bước tiến hành tuyên truyền, trừ khi khóa học đã được tiến hành nhiền lần.Những tài liệu tuyên truyền cần chuẩn bị gồm có:

• Thời gian biểu của khóa học;• Kế hoạch của từng bài học;• Tài liệu cho học viên: Sách giáo khoa, tài liệu phát tay, tài liệu tham khảo;• Đồ dùng/ phương tiện nghe nhìn cho tuyên truyền: Máy chiếu, phim, giấy…;• Phiếu đánh giá khóa học.• Những hoạt động quan trọng khác cần phải thực hiện ở bước này:• Đọc tài liệu để cập nhật thông tin liên quan đến nội dung tuyên truyền; • Xem xét các tài liệu sẵn có, lựa chọn hoặc thay đổi;• Bàn luận với các tuyên truyền viên;• Sắp xếp các bài học/học phần của khóa tuyên truyền theo một thứ tự lôgic. Với những khóa tập tuyên truyền thực hiện lần đầu tiên, cần thử một vài cách sắp xếp trước khi kết luận một cách tối ưu;• Tổ chức vấn đề hậu cần chu đáo: tìm và đặt phòng học, thư mời học viên…;• Thử sử dụng các tài liệu, phương tiện tuyên truyền mới: Phim, video… trước khi tiến hành tuyên truyền.

Page 10: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

15 16

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

5. Thực hiện tuyên truyền

Bước này được thực hiện khi (hy vọng rằng) tất cả các công việc trên đều trôi chảy. Nếu việc lập kế hoạch và chuẩn bị tài liệu tuyên truyền được làm tốt thì cơ hội cho thành công của khóa tuyên truyền sẽ tăng lên rất nhiều.Với xu hướng sử dụng các phương pháp tuyên truyền chủ động, vai trò của người tuyên truyền viên trở nên lớn hơn vượt qua vai trò là người trình bày. Một số việc trong rất nhiều việc của một tuyên truyền viên là: Hướng dẫn, động viên, khuyến khích, lãnh đạo, điều phối, quản lý, đánh giá tuyên truyền.

6. Đánh giá tuyên truyền

Bước này cực kỳ quan trọng trong quy trình tuyên truyền. Các vấn đề hay khu vực cần đánh giá trong một tuyên truyền là trong đó:(i) Các yếu tố đầu vào bao gồm nội dung khóa học; phương pháp tuyên truyền, tài liệu sử dụng trong khóa học;(ii) Kết quả đầu ra được chia thành bốn mức độ để đánh giá. Mức độ thấp nhất là đánh giá phản ứng tức thời của học viên về lớp học xem họ thích hay không thích. Mức độ tiếp theo là đánh giá kết quả học tập của học viên tại lớp học xem họ đã thu được kiến thức gì hay học thêm được kỹ năng nào hoặc có gì thay đổi về mặt thái độ. Mức độ đánh giá thứ ba là đánh giá khả năng áp dụng kiến thức khóa học vào công việc thực tiễn. Ở mức độ này việc đánh giá diễn ra một thời gian sau khi khóa học kết thúc và hoc viên có cơ hội áp dụng những điều đã học vào công việc của mình. Mức độ đánh giá cao nhất là đánh giá ảnh hưởng của tuyên truyền. Mức độ này người ta đánh giá xem việc áp dụng những điều đã học vào công việc thực tế của học viên đã tạo ra những tác động nào đến đối tượng làm việc của họ.(iii) Môi trường học tập bao gồm địa điểm học: Việc ăn nghỉ của học viên và tuyên truyền viên và các vấn đề hậu cần khác.

Có nhiều phương pháp để đánh giá tuyên truyền ở các mức độ khác nhau:Quan sát, phiếu đánh giá, bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn, nói chuyện thân mật…

Page 11: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

17 18

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

IV. Các phương pháp tuyên truyền có sự tham gia1. Cấu trúc hình chóp

Cấu trúc học hình chóp

2. Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy có sự tham gia2.1. Phá băng Phá băng là các hoạt động được sử dụng nhằm giúp những học viên trong cùng một lớp làm quen với nhau. Việc tuyên truyền sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu Học viên năng động khi làm việc với nhau, biết nhau và cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với Giảng viên. Đây cũng có thể được coi là một công cụ giúp Giảng viên làm cho Học viên tham gia và tích cực trong các hoạt động, giúp họ suy nghĩ sáng tạo hơn, băn khoăn với những gì mà họ biết và tin tưởng, bày tỏ ý kiến của mình, giới thiệu tài liệu chi tiết.Hoạt động phá băng dùng để:

1. Làm cho mọi người cảm thấy lanh lợi hơn và thư giãn hơn2. Khuyến khích mọi người đưa ra nhận xét3. Trò chơi4. Tạo sự tập trung5. Giúp mọi người làm quen với nhau6. Giúp mợi người phải di chuyển nhằm tránh buồn ngủ trong giờ học7. Mọi người phải động não suy nghĩ

2.2. Vận dụng trí nãoTrong quá trình vận dụng trí não, người dạy mời những người

Bài giảng

Tỷ lệ ghi nhớ trung bình

5%

10%

20%

30%

50%

75%

90%

Đọc

Nghe nhìn

Thuyết minh

Thảo luận theo nhóm

Thực hành

Giảng lại cho người khác/ Sử dụng nhanh

Page 12: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

19 20

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

tham gia suy nghĩ về các đề xuất khác nhau thật nhiều tới mức có thể được và ghi lại mọi đề xuất đó kể cả nếu như một số đề xuất tỏ ra không phù hợp hoặc sai lầm. Nếu như các câu trả lời cho thấy rằng câu hỏi là không rõ ràng thì cần đặt lại câu hỏi. Người hướng dẫn không phải lo lắng về các xung đột hệ tư tưởng và nên chấp nhận mọi đề xuất được đưa ra. Sau đó, các khía cạnh chủ yếu có thể được chọn ra và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.Ví dụ: Sắp tới, Chính phủ sẽ loại bỏ toàn bộ hình phạt tử hình trong luật hình sự. Hãy nêu ý kiến của anh/chị về vấn đề này thế nào?2.3. Nghiên cứu tình huốngTrong quá trình nghiên cứu tình huống, người dạy mời những người tham gia khác nhau đọc về các tình tiết và sau đó tìm ra vấn đề liên quan. Những người tham gia được yêu cầu chuẩn bị câu trả lời và phải thuyết trình đáp án của nhóm mình.Nghiên cứu tình huống thường có thể được thực hiện bằng cách chia những người tham gia thành hai hoặc ba nhóm.Nghiên cứu tình huống thường dựa trên các hiện tượng và tình huống có thật, nhưng cũng có thể dựa trên các giả thuyết.

2.4. Bài tập xếp loạiBài tập xếp loại được đưa ra nhằm xác định sự lựa chọn. Giảng viên có thể hoặc là sử dụng danh sách những vấn đề mà Học viên động não hoặc đưa cho Học viên danh sách những vấn đề để Học viên xếp loại. Giảng viên chỉ nên sử dụng từ 5 đến 10 lựa chọn. Chẳng hạn như, một trong những hoạt động là yêu cầu Học viên xếp loại một vài tội phạm từ nghiêm trọng nhất cho đến ít nghiêm trọng nhất, Giảng viên chỉ nên yêu cầu Học viên xếp các vấn đề hay các lựa chọn từ 1 đến 5, hay từ 1 đến 10, trong đó 1 là quan trọng nhất, và 5 hoặc 10 là ít quan trọng

nhất. Sau đó, Giảng viên có thể yêu cầu Học viên: (a) Đưa ra lý do cho sự sắp xếp đó, (b) Lắng nghe ý kiến phản biện của người khác và (c) Xem lại sự sắp xếp của mình sau khi nghe ý kiến của những người khác.

2.5. Thảo luận trong nhóm nhỏ

Giảng viên nên hướng dẫn Học viên sắp xếp trong nhóm – bao gồm thời gian chuẩn bị thảo luận hoặc chuẩn bị cho tranh luận hay đóng vai và nhóm sẽ làm việc như thế nào (ví dụ như chọn trưởng nhóm, chọn người trình bày những gì họ thảo luận trước các Học viên khác). Các nhóm nên đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm có cơ hội nói và bày tỏ quan điểm của mình trong thời gian thảo luận.

2.6. Tranh luậnHoạt động tranh luận nên đề cập đến những vấn đề đang được tranh luận và mọi người có ý kiến khác nhau. Vấn đề đạo đức trong pháp luật là đề tài hay thường thấy nhất. Một trong những vấn đề này là về nạo thai, mại đâm, hợp pháp hóa ma túy, hình phạt tử hình… mà một số người trong nhóm sẽ ủng hộ và số còn lại thì không.Học viên có thể được chia thành hai nhóm hay những nhóm nhỏ để chuẩn bị sẵn sàng các ý kiến tranh luận cho bên của họ.

Page 13: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

21 22

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

Cả nhóm sẽ giúp những người được chọn đứng ra thay mặt nhóm tranh luận. Sau đó, cuộc tranh luận bắt đầu và các Học viên biểu quyết ủng hộ hay chống đối đề tài.

Giảng viên nên theo những bước sau đây khi tiến hành hoạt động tranh luận.Bước 1: Đưa đề tài tranh luận cho các nhóm Học viên và chọn những nhóm tranh luận Ủng hộ và Chống đốiBước 2: Học viên tập hợp theo nhóm và chuẩn bị ý kiến tranh luận và chọn hai người trình bày ý kiến tranh luận của nhóm. Một người sẽ là người trình bày chính để đưa ra các ý kiến tra-nh luận của nhóm, người còn lại sẽ phản biện các ý kiến tranh luận của nhóm còn lại.Bước 3: Cho phép người trình bày chính của nhóm Chống đối trình bày trước các ý kiến tranh luận trong khoảng thời gian giới hạn (thông thường là 5 phút)Bước 4: Cho phép người trình bày chính của nhóm Chống đối trình bày trước các ý kiến tranh luận trong khoảng thời gian giới hạn đã thỏa thuận trước (thông thường là 5 phút)Bước 5: Cho phép người trình bày ý kiến phản biện Ủng hộ hoặc Chống đối Đề tài phản biện ngắn gọn ý kiến của bên kia trong khoảng thời gian cho phép (thông thường là 1 phút cho mỗi bên)Bước 6: Yêu cầu tất cả các học viên biểu quyết chọn tranh luận

của bên nào là hay nhất và chọn bên chiến thắng trong cuộc tranh luận.

2.7. Đóng vaiTrong phương pháp đóng vai này, người tham gia được yêu cầu tự nhập vai vào một tình huống cụ thể (ví dụ như làm Trưởng thôn, Chủ tịch xã…) Thông thường các vai diễn có hình thức yêu cầu người tham gia đưa ra một quyết định, giải quyết một xung đột hay tìm ra một kết luận.

Người tham gia cần diễn vai theo cách mà họ nhận thức vai đó và có thể thêm một chút sáng tạo nếu họ cho là thích hợp. Họ cần được nhận một tình huống mở với cơ hội tạo ra kịch bản và thể hiện bản thân trong quá trình đó. Mặc dù người dạy tạo ra không khí cho vai diễn nhưng người dạy cần chấp nhận những gì mà người tham gia thực hiện. Một vai thường cung cấp thông tin về các kinh nghiệm của người tham gia trong tình huống đó. Người quan sát và người tham gia khác được yêu cầu phân tích vai diễn và thảo luận về những gì đã diễn ra trong quá trình đó.

2.8. “Ủng hộ - Chống đối” Phương pháp này yêu cầu Học viên tranh luận và bảo vệ quan

Page 14: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

23 24

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

điểm của mình, hoặc vị trí của mình đề tài mà người đó chọn. Giảng viên nên chọn đề tài có nhiều tranh cãi để Học viên có thể trình bày nhiều quan điểm khác nhau.Ví dụ: Giảng viên có thể hỏi Học viên là ai ủng hộ, và ai chống đối hình phạt tử hình. Sau đó, Học viên sẽ chọn đứng sau một trong những bảng có đề chữ “Ủng hộ”, “Chống đối” hay “ Không quyết định được”, và sẽ trình bày ý kiến của mình về hình phạt tử hình.Hoạt động này có thể xảy ra theo trình tự sau đây:Bước 1: Chuẩn bị các bảng hiệu ghi những tiêu đề như: “Ủng hộ”, “Chống đối” hay “Không quyết định được” hoặc những tiêu đề khác phù hợpBước 2: Giới thiệu đề tài tranh cãi mà Giảng viên sẽ yêu cầu học viên phải đứng đúng chỗ (ví dụ: Hình phạt tử hình, hợp pháp hóa ma túy hoặc mại dâm…). Nói với học viên rằng họ có thể thay đổi vị trí của mình sau khi nghe những ý kiến tranh luận.Bước 3: Yêu cầu học viên đứng sau những tấm bảng để sẵn thể hiện quan điểm của họBước 4: Yêu cầu Học viên giải thích sự lựa chọn của họ bằng cách đưa ra một tranh luận đơn giản – Hoặc Giảng viên/ Báo cáo viên có thể cho các Học viện đứng sau mỗi bảng bày tỏ quan điểm của họ.Bước 5: Cho phép học viên thay đổi vị trí của mình và yêu cầu Học viên đưa ra lý do sự thay đổi đó.Bước 6: Kiểm tra ý kiến và vị trí của Học viên bằng cách đưa ra những câu hỏi.Bước 7: Tổng kết lại tranh luận và đưa ra kết luận. “Đứng đúng chỗ” không chỉ dạy Học viên kỹ năng tranh luận mà còn giúp họ làm rõ các giá trị.Có rất nhiều phương pháp giảng dạy bên cạnh phương pháp

phổ biến là sử dụng bài giảng. Bài giảng tỏ ra có hiệu quả khi được phối hợp cùng các trình bày thị giác. Tuy nhiên, các phương pháp giảng dạy thành công nhất lại là các bài tập có tính tương tác, đặc biệt là các bài tập dựa vào việc học tập dựa trên kinh nghiệm.

V. Một số kỹ năng hỗ trợ1. Kỹ năng tuyên truyền miệngTrước khi tổ chức tuyên truyền miệng về pháp luật, báo cáo viên, tuyên truyền viên cần chú ý đến quy mô và đối tượng của tuyên truyền. Quy mô tuyên truyền miệng rất đa dạng, có thể là tại một hội nghị lớn, trong một nhóm người, thậm chí là cho một người. Đối tượng tuyên truyền miệng là nông dân nhưng có thể phân nhỏ ra từng nhóm đối tượng là cựu chiến binh, người cao tuổi, thanh thiếu niên, phụ nữ… để báo cáo viên, tuyên truyền viên có cách trình bầy, diễn đạt phù hợp với các nhóm đối tượng trong đối tượng là nông dân.Theo 3 tiêu chí chính: đối tượng, quy mô và môi trường, người nói cần lưu ý nghiên cứu tâm lý người nghe để có cách thức truyền đạt phù hợp.1.1 Gây thiện cảm ban đầu cho người nghe

Page 15: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

25 26

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

Giữa người nói và người nghe, nhất là lần đầu bao giờ cũng có hàng rào tâm lý ngăn cách. Vì vậy việc gây thiện cảm ban đầu rất quan trọng. Thiện cảm ban đầu thuộc cả về nhân thân và biểu hiện của người nói khi bước lên bục tuyên truyền. Thiện cảm ban đầu tạo ra sự hứng thú, say mê của người nghe, củng cố được niềm tin về vấn đề đang tuyên truyền. Danh tiếng, phẩm chất đạo đức, học hàm, học vị chức vụ của người nói làm cho người nghe háo hức chờ đón buổi tuyên truyền. Dáng vẻ bề ngoài, y phục, nét mặt, cử chỉ, phong thái, lời giao tiếp ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc gây thiện cảm cho người nghe. Người nghe thường rất chú ý đến cử chỉ, lời nói, phong thái của người nói; nếu người nói có lời nói, cử chỉ, thiếu tế nhị, tự mãn nhất là đối với người nghe cao tuổi thì rất dễ gây ác cảm của người nghe. Đầu tóc bù xù, lúng túng trong việc sắp xếp tài liệu, ấp úng trong truyền đạt cũng gây nên cảm giác khó chịu cho người nghe. Ngược lại, người nói tươi cười bao quát toàn thể người nghe, có lời chào chúc tụng, có câu mở đầu phù hợp, công bố thời gian làm việc rõ ràng, thoải mái sẽ gây được thiện cảm ban đầu cho người nghe.

1.2. Tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng trong khi nóiNghệ thuật tuyên truyền miệng là tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng bằng giọng nói, điệu bộ, ngôn ngữ. Giọng nói phải rõ ràng, mạch lạc, nhưng truyền cảm. Hết sức tránh lối nói đều đều. Giọng nói, âm lượng phải thay đổi theo nội dung, phải nhấn mạnh vào những điểm quan trọng.

Trong một câu cần có từ, cụm từ được nhấn, điệu bộ có tác dụng kích thích sự chú ý của người nghe. Động tác, điệu bộ cần phải phù hợp với nội dung và giọng nói để tạo hiệu quả tuyên truyền của lời nói. Sắc thái có tác dụng truyền cảm rất lớn. Vẻ mặt của người nói cần thay đổi theo diễn biến của nội dung. Người nói đưa ra số liệu, sự kiện để minh họa, đặt câu hỏi để tăng thêm sự chú ý của người nghe.Người nói cũng cần phát huy vai trò thông tin, truyền cảm của ngôn từ bằng cách sử dụng chính xác, đúng mức thuật ngữ pháp lý, thuật ngữ chuyên ngành. Việc sử dụng hợp lý, chính xác ý tứ, hình ảnh trong kinh điển, thơ văn, ca dao, dân ca vào buổi tuyên truyền pháp luật cũng làm tăng thêm tính hấp dẫn, thuyết phục đối tượng là nông dân. Trên cơ sở nguyên lý chung về tuyên truyền miệng, cần nói những nội dung pháp luật, chính sách cụ thể, thiết thực với người nghe. Vấn đề cơ bản là sao cho buổi tuyên truyền miệng pháp luật phúc đáp được những băn khoăn, thắc mắc của họ. Do vậy, bên cạnh việc tuyên truyền cho đông đảo người nghe,

Page 16: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

27 28

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

cần có cách thức tiếp cận được những băn khoăn, thắc mắc của từng người cụ thể, trên cơ sở đó mà vận động, tuyên truyền để người dân tin vào pháp luật và tự nguyện chấp hành pháp luật. Kinh nghiệm cho thấy, ở một số nơi có đặt hộp thư hẹn ngày tiếp nhận các yêu cầu pháp lý của dân, từ đó trực tiếp hoặc qua hệ thống loa truyền thanh giải đáp theo từng vấn đề là kinh nghiệm quý cần được nhân rộng.Như vậy, báo cáo viên, tuyên truyền viên là những cán bộ đòi hỏi phải có trình độ, hiểu biết pháp luật, đồng thời phải tận tâm, tận tình với công việc của mình. Họ không phải là những người “ thuyết giáo” mà là những cán bộ công tác dân vận thực sự , sống, suy nghĩ cùng người dân, vận động người dân chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

1.3. Sử dụng kỹ năng trình bày trong tuyên truyềnTrong tuyên truyền, trình bày như thế nào để hấp dẫn người nghe là cả một vấn đề. Vì những vấn đề chuyển tải tới dân thường là những vấn đề về chính sách và pháp luật cho nên người trình bày phải hết sức linh hoạt để tạo nên sự hấp dẫn cho người nghe. Thông thường sử dụng những cách như sau:- Sử dụng giọng nói: Nói phải rõ ràng, chậm rãi và truyền cảm. Khi trình bày âm lượng nên có sự thay đổi theo nội dung, nhấn mạnh vào những điểm quan trọng, tránh việc trình bầy đều đều sẽ gây cho người nghe hết sức buồn ngủ.- Sử dụng đôi mắt: Khi trình bày, TTV phải nhìn vào người nghe cố gắng quan sát khắp hội trường, quan sát học viên để theo dõi thái độ của họ đối với phần mình đang trình bày. Không nên nhìn vào bài viết hoặc nhìn nơi khác.- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể (phi ngôn từ): TTV hay luôn mỉm cười, điều này giúp bạn bớt căng thẳng và tạo sự thoải mái giữa TTV và người nghe. Đôi khi TTV có thể sử dụng tay để diễn

tả. Tránh việc đứng hoặc ngồi im một chỗ nhưng cũng không nên liên tục rảo bước khắp phòng.- Để người nghe cùng tham gia: Đây là cách tốt nhất để cho bớt nặng nề, đồng thời khiến người nghe phải tập trung lắng nghe hơn.- Sử dụng giáo cụ trực quan: Hình vẽ, máy, đèn chiếu…

1.4. Sử dụng phương pháp thuyết phục trong tuyên truyền miệngCó 3 phương pháp tuyên truyền là thuyết phục, nêu gương và ám thị. Tuy tuyên truyền miệng pháp luật chủ yếu dùng phương pháp thuyết phục với 3 bộ phận cấu thành là chưng minh, giải thích và phân tích.- Chứng minh là cách thuyết phục chủ yếu dựa và các dẫn chứng xác thực để làm sáng tỏ và xác nhận tính đúng đắn của vấn đề. Các dẫn chứng đưa ra gồm số liệu, sự kiện, hiện tượng, nhân chứng, danh ngôn, kinh điển. Các dẫn chứng này phải chính xác.- Giải thích là việc dùng lý lẽ để giảng giải giúp người nghe hiểu rõ và hiểu vấn đề. Lập luận trong khi giải thích phải chặt chẽ, chính xác, mạch lạc, cụ thể, không ngụy biện.- Phân tích là mổ xẻ vấn đề nhằm tìm được đặc điểm, bản chất, điểm mạnh, điểm yếu, điểm tốt, điểm xấu, sự phù hợp, không

Page 17: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

29 30

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

phù hợp… của vấn đề. Việc phân tích phải dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn cuộc sống, không được cường điệu hóa mặt này, hạ thấp mặt kia, tô hồng hoặc bôi đen sự việc. Sau khi phân tích phải có kết luận, đánh giá, hướng người nghe vào định hướng tư duy, suy nghĩ đúng đắn, không làm cho người nghe hoài nghi, dao động, hoang mang.

2. Kỹ năng thuyết trình tích cựcThuyết trình là phương pháp hữa ích khi cần cung cấp những thông tin mới đối với tất cả hoặc số đông người tham gia. Nó cũng có thể được sử dụng để giúp người tham gia có cái nhìn tổng quan về bài học trước khi đi vào từng phần hoặc từng hoạt động cụ thể. Đây cũng là cách tốt nhất để hệ thống lại những kiến thức hoặc kinh nghiệm đã được giới thiệu hay trao đổi trong giờ học.Phương pháp thuyết trình có ưu điểm là cung cấp thông tin cho nhiều người cùng lúc, tốn ít thời gian và dễ tổ chức thực hiện. Do vậy, với các lớp tập huấn hoặc hội thảo đông người tham dự, các thông tin hoặc khái niệm mới nên được cùng cấp bằng phương pháp thuyết trình.Tuy vậy, thuyết trình cũng có nhiều nhược điểm. Nổi bật nhất là do đặc điểm giao thiệp một chiều nên người tham dự phải nghe một cách thụ động, dẫn đến mệt mỏi hoặc mất trập trung, nhất là khi phần trình bầy dài quá 15 phút. Để khắc khục nhược điểm này, người truyết trình cần hạn chế nói trong vòng tối đa 15 phút, đưa ra các thông tin ngắn gọn với cấu trúc chặt chẽ, và sử dụng các hình thức minh họa sáng tạo để kích thích người nghe sử dụng các giác quan khác nhau trong quá trình học. Ngoài ra, việt kết hợp sử dụng thuyết trình với thảo luận nhóm, tranh luận, bài tập… sau đó cũng có thể giúp người nghe trở nên tích cực hơn.

Nội dung nói gì chưa quan trọng bằng việc họ cảm nhận thông qua bạn nói như thế nào. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể có thể được sử dụng để làm cho bài thuyết giảng thú vị và hay hơn.

2.1. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể - phi ngôn từ là:

Giọng nói: Tốc độ chậm vừa phải, phát âm rõ ràng và khi nói phải phân nhịp, khi nói phải có ngữ điệu lúc trầm, lúc bổng, lúc cao, lúc thấp… Khi nói phải có điểm dừng để ngắt câu.Dáng điệu, cử chỉ: Phù hợp với ngữ cảnh nói. Dáng điệu, cử chỉ có tác dụng minh họa cho nội dung phát biểu.Trang phục: Thể hiện địa vị xã hội, trình độ hiểu biết, do vậy khi thuyết trình, người trình bày nên ăn mặc lịch sự, trang trọng phù hợp với hoàn cảnh buổi tuyên truyền. Nguyên tắc là: Hãy mặc đẹp hơn thính giả một bậc.Mặt: Biểu lộ cảm xúc như vui, buồn, tức giận. Khi thuyết trình, người trình bày nên luôn nở nụ cười, tạo sự thoải mái và thiện cảm với người nghe.Mắt: Cửa sổ tâm hồn, ảnh mắt biểu lộ yêu thương, tức giận, suy tư, lo lắng… Vì vậy trong thuyết trình. Ánh mắt luôn nhìn bao quát và quan sát khán thính giả. Khi thuyết trình, khi dưng nói thì ánh mắt cũng dùng theo.

Page 18: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

31 32

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

Tay: Khi thuyết trình không nên đút tay trong túi quần hoặc chắp tay sau hông. Như vậy tạo cảm giác mất lịch sự với khán thính giả. Khi thuyết trình tay nên minh họa theo nội dung thuyết trình. Ví dụ: khi nói Tôi tên là Hoa thì đồng thời tay cũng chỉ vào người thuyết trình. Tay nên di chuyển từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài và khoảng cách từ thắt lưng cho đến cằm là phù hợp, tránh tình trạng vung tay quá trán.Động chạm: Để tăng sự chia sẻ, tăng sự bộc bạch và sự chấp thuận giữa người chấp thuận và người nghe. Công nhân họ thường e dè, ngại ngùng khi họp chỗ đông người, nên họ rất ngại phát biểu hoặc trình bầy ý kiến. Người thuyết trình thay vì đứng trên bục giảng yêu cầu người nghe phát biểu mà có thể di chuyển đến gần người nghe để kêu gọi, vỗ nhẹ vào vai hoặc dắt một người nào đó lên phát biểu.Di chuyển: Tránh đứng im một chỗ trong suốt thời gian thuyết trình vì như vậy sẽ làm người nghe buồn ngủ. Nên di chuyển lúc lên lúc xuống nhưng không nên đi quá nhanh hoặc quá đơn điệu. Việc di chuyển sẽ khuyến người nghe tập trung quan sát và lắng nghe hơn.

2.2. Chuẩn bị một bài thuyết trình hiệu quảPhần chuẩn bị cho một bài học sử dụng phương pháp thuyết trình gồm có những việc sau:- Xác định mục tiêu và kết quả cần đạt được sau phần thuyết trình- Xác định mục tiêu và kết quả cần đạt được sau phần thuyết trình và trả lời câu hỏi: Sau phần thuyết trình, người nghe sẽ có được những thông tin/kiến thức gì và ở mức độ như thế nào? Họ sẽ có thay đổi gì?

a. Thu thập, lựa chọn và sắp xếp thông tin

Sau khi đã xác định được mục tiêu, cần tiến hành thu thập thông tin để phần thuyết trình cần đạt được mục tiêu đề ra. Để thu thập, xác định các thông tin cần thiết cho phần thuyết trình, tập huấn viên có thể sử dụng những câu hỏi sau:- Để đạt được mục tiêu, người nghe cần được cung cấp những thông tin gì?- Để biết được nội dung này, người nghe cần được biết những thông tin chi tiết nào?Trong phần thu thập thông tin, điều quan trọng trước tiên là liệt kê tất cả các thông tin có liên quan tới mục tiêu/chủ đề. Cố gắng không hạn chế ý tưởng trong những khung định sẵn.Sau khi đã thu thập tất cả các thông tin có liên quan đến phần thuyết trình, việc tiếp theo là lựa chọn và sắp xếp những thông tin cần thiết sẽ sử dụng trong bài thuyết trình, việc lựa chọn thông tin có thể dựa trên một trong những tiêu chí sau:- Phục vụ cho việc đạt được mục tiêu phần thuyết trình.- Phù hợp với người tham gia: người thuyết trình cần cân nhắc và phân loại những thông tin đã thu thập thành các nhóm.- Thông tin nào bắt buộc người tham gia phải biết: bắt buộc phải có, không thể bỏ được.- Thông tin nào nên biết: không cần nói dài.- Thông tin nào biết thì tốt, không biết cũng được: không bắt buộc phải nói.- Thông tin nào người tham gia đã biết: không nên nói nữa.- Thời gian dành cho phần thuyết trình.Sau khi lựa chọn thông tin, tập huấn viên cần sắp xếp các thông tin đã lựa chọn theo một trật tự nào đó trong bài thuyết trình. Thông thường mỗi bài thuyết trình đều có phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết thúc. Các thông tin trong phần nội dung chính có thể sắp xếp theo một trong các cách sau: theo thời gian các việc nên hoặc đã xảy ra, theo mức độ quan trọng,

Page 19: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

33 34

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

theo mô hình, theo vị trí địa lý, theo logic: vấn đề và hậu quả - nguyên nhân – cách khắc phục – kế hoạch hoạt động, theo quy trình kỹ thuật, theo các mức độ: mục đích – mục tiêu – kết quả - hoạt động – kế hoạch – kinh phí…

b. Phân phối thời gian cho từng phần thuyết trìnhĐể phân phối thời gian cho từng phần thuyết trình, hãy trả lời câu hỏi “nội dung này/phần này cần bao nhiêu thời gian?” sau đó căn cứ vào thời gian cần thiết cho từng phần và quỹ thời gian cho phép để tiến hành phân chia thời gian chi tiết cho từng hoạt động cụ thể.Đôi khi, tập huấn viên sẽ phải điều chỉnh lại phần nội dung thuyết trình do thấy không đủ hoặc có thừa thời gian. Các điều chỉnh thường thấy là giảm bớt những phần ít quan trọng hoặc tăng thêm thời gian cho những phần quan trọng. Lưu ý dành đủ thời gian để trao đổi hoặc hỏi đáp sau một phần thuyết trình.

c. Chuẩn bị tài liệu và giáo cụGiáo cụ trực quan là phần không thể thiếu để thuyết trình hiệu quả.Các loại phương tiện hỗ trợ tuyên truyền thường được sử dụng trong tuyên truyền là:

Bảng, bút dạ/Bảng đen, phấn Phim, ảnhBản đồ Băng dính hai mặtTranh vẽ Băng dính giấyMàn chiếu Mô hìnhMáy chiếu Áp phích 2.3. Cấu trúc một bài thuyết trìnhCấu trúc của một bài thuyết trình có thể minh họa như sau

Giống như một cái đinh.Phần đầu nhọn chính là phần mở đầu. Phần thân bài dài, hình chữ nhật là thân đinh. Phần kết bài như mũ đinh.Nội dung chính của phần mở bài

• Thu hút sự chú ý của thính giả• Giới thiệu khái quát mục tiêu• Giới thiệu lịch trình làm việc• Chỉ ra các lợi ích bài thuyết trình

Các cách tạo sự chú ý• Ví dụ, minh họa, mẩu chuyện• Các câu/tình huống gây sốc• Số thống kê, câu hỏi, trích dẫn• Cảm tưởng của bản thân• Hài hước hoặc liên tưởng• Kết hợp nhiều cách

Thân bài• Lựa chọn nội dung quan trọng• Chia thành các phần dễ tiếp thu• Sắp xếp theo thứ tự lôgic• Lựa chọn thời gian cho từng nội dung

2.4. Những việc nên làm khi thuyết trình5 Điều Nên1. Hãy thực hiện một số điệu bộ nhằm thu hút sự chú ý của thính giả

Page 20: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

35 36

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

Một cử chỉ liên quan chủ đề của bài nói cũng giúp cho người nghe hình dung được sơ lược về đề tài bạn sắp đề cập. Thường thì bạn có thể đưa nó vào sau bài diễn thuyết. Một bài nói về tầm quan trọng của thể dục chẳng hạn thì có thể được bắt đầu bằng những cú nhảy bật hoặc ráng hết sức bình sinh để đập một vật gì đó nếu như bạn sắp đề cập đến tình trạng ngược đãi trẻ em.2. Đưa ra một thông báo hoặc thống kê theo cách làm cho người khác phải giật mình.“Các viên chức của chính phủ Mỹ đã giết chết 23 công dân của mình!” có thể được sử dụng để mở đầu một bài diễn văn chống hình phạt xử tử tội phạm. Kiểu mào đầu này có thể tạo ra một không khí nôn nao, chờ đợi háo hức của những người tham dự đối với những lý lẽ bạn sắp đưa ra nhằm làm rõ hơn nhận định của mình.3. Hãy bông đùa một chút và dĩ nhiên là có liên quan đến chủ đềKhông phải ai cũng thích sự hài hước và sẽ hơi mạo hiểm nếu bạn hoàn toàn không biết gì về người nghe, nhưng thực sự sẽ không có cái gì có thể đánh gục khán giả của bạn hiệu quả bằng những tiếng cười thỏa mái.4. Đưa ra những trích dẫn phù hợpNgoài việc trình bày cho mọi người hiểu về chủ đề, bạn cũng có thể tạo ra sự tín nhiệm từ phía người nghe bằng cách chứng minh rằng bạn nắm rõ về đề tài mình nói đến mức có thể tìm ra những trích dẫn vô cùng phù hợp.5. Thuật lại một câu chuyện có liên quan.Hầu hết mọi người chỉ diễn thuyết một vài lần trong đời nhưng chúng ta lại kể chuyện hàng ngày. Kể ra một câu chuyện nào đó có thể là cách thỏa mái và tự nhiên để tạo đà cho phần còn lại của bài diễn văn.

5 điều Nên Tránh1. Bắt đầu bằng câu: “Xin chào, tên tôi là…”Câu nói mà người nghe sẽ ghi nhớ nhất chính là câu đầu tiên và câu cuối cùng mà bạn thốt ra. Thế nên đừng ném đi cơ hội tạo ra một điều gì đó thực sự ý nghĩa khi mở đầu bài diễn văn.2. Mở đầu một cách sai lầm.Tránh những câu xin lỗi hay những cách nói thăm dò, chúng có thể làm cho người nghe nghi ngờ độ tin cậy của bạn. Một số những cụm từ nên tránh đó là: “À, chúng ta bắt đầu từ đây” hay “Chúng ta nên bắt đầu từ đâu nhỉ?” hoặc “Các bạn ở phía sau có nghe tôi nói rõ không ạ?”3. Dùng những câu hỏi cường điệu, hoa mỹ.Điều này có thể tạo nên những phút lúng túng. Bởi vì người nghe không biết người diễn thuyết có thực sự mong đợi câu trả lời hay không và kết quả là nó dễ dẫn đến sự tự tin của bạn bị giảm dần.4. Đi quá xa chủ đềBạn muốn sáng tạo và đổi mới trong cách thu hút sự chú ý của thính giả, tuy nhiên phần mở đầu của bạn phải phù hợp với phong cách của bạn cũng như với giọng điệu phần còn lại của bài diễn văn.5. Không biết cách đi lên bục thuyết trìnhNhững nơi để thuyết trình hay báo cáo thường rất đông người và không có gì làm cho sự tin cậy của thính giả đối với bạn giảm đi bằng những việc đại loại như vấp té trên đường, bước lên trước người nghe. Hãy nhớ là chuyện này xảy ra hàng năm với những người nổi tiếng đó nhé!Sau khi nghe thuyết trình, tham dự viên có thể đặt các câu hỏi để làm rõ hơn về các thông tin mà họ vừa nhận được qua phần thuyết trình. Tập huấn viên cũng có thể đưa ra câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu của tham dự viên cũng như mức độ đạt mục

Page 21: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

37 38

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

tiêu phần thuyết trình.

VI. Cách thức xây dựng đề cương tuyên truyền pháp luật có sự tham giaKhác với trường hợp diễn thuyết khá dễ quản lý về mặt thời gian bởi vì người diễn thuyết có thể bắt đầu và kết thúc khi nào họ muốn. Phương pháp học tương tác đòi hỏi việc quản lý thời gian cẩn thận hơn bởi vì có rất nhiều người làm việc cùng nhau. Để bảo đảm thời gian được quản lý tốt, điều quan trọng là cần phải có giáo án hiệu quả trước khi dạy và sau đó cố gắng bám theo giáo án. Tất nhiên, không phải tất cả các giáo án đều chính xác, và Giảng viên/Báo cáo viên có thể thay đổi giáo án khi thấy cần thiết. Giáo án chỉ đơn giản là hướng dẫn cách giảng dạy một bài học.Bước 1: Nêu rõ chủ để của bài họcChủ đề bài học càng cụ thể, rõ ràng càng tốt vì như vậy sẽ giúp bạn đạt được mục đích dễ dàng hơn. Hình vẽ sau sẽ giúp bạn xây dựng được chủ đề bài giảng phù hợp với nhu cầu của cộng đồng hơn.Vòng tròn trong cùng: Phải biết chính là phần nội dung mà cộng đồng cần biết thông qua buổi tập huấn hoặc tuyên truyền. Ví dụ: Vấn đề hôn nhân và gia đình nhưng không phải tập huấn cả Luật hôn nhân gia đình mà sau khi đánh giá nhu cầu thấy rằng vấn đề kết hôn của người dân chưa đúng pháp luật. Do vậy thay vì chủ đề là Hôn nhân gia đình thì trong trường hợp này phải xác định chủ đề tập huấn là Kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn.

Bước 2: Đưa ra mục tiêu cho bài học – Nói rõ học viên có thể đạt được những gì về kiến thức, kỹ năng, và giá trị sau khi học xong bài đó.

Mục tiêu đào tạo là gì?Mục tiêu đào tạo là một mục tiêu tổng thể của một sự kiện đạo tạo được xây dựng một cách chung hơn. Đào tạo có hiệu quả được tổ chức theo nhu cầu. Ví dụ như nhu cầu nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân trong xã, hay nhu cầu nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ quản lý. Việc xây dựng mục tiêu Đào tạo trong những trường hợp như vậy bắt nguồn trực tiếp từ nhu cầu đào tạo. Thông thường, mục tiêu đào tạo rất ngắn gọn.>> Mục tiêu học tập là gì?Trái lại muc tiêu học tập là yếu tố chủ chốt do giảng viên xây dựng. Mục tiêu học tập chính xác hơn nhiều và đi vào chi tiết hơn nhiều so với mục tiêu đào tạo. Mục tiêu học tập là những gì học viên cần đạt được sau khóa học. Đó chính là kiến thức, kỹ năng, và khả năng nhận thức. Những mục tiêu đề ra như vậy chính là yêu cầu về chất lượng, kết quả chương trình bài giảng chứ không đơn thuần là quá trình xây dụng chương trình bài giảng.Xác định mục tiêu có thể dựa vào hình vẽ dưới đây:

Kiến thức

Kỹ năng

Thái độ

Page 22: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

39 40

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

Nhìn vào hình vẽ bên thấy rằng mục tiêu trước mắt thông qua một hoặc hai khóa tập huấn không phải là Thái độ hay Kỹ năng tập trung chủ yếu về vấn đề Kiến thức.Khi viết mục tiêu của bài học, các bạn dùng cấu trúc câu: Sau bài học, học viên sẽ có thể làm cái gì… Hoặc có thể viết: Sau bài học học viên đã…(thực hành làm gì).“Sau chương trình bài giảng/ chương trình đào tạo, học viên sẽ có thể…”

• Gợi ý một số động từ thường được sử dụng khi xây dựng muc tiêu học tập của học viên (Kiến thức, kỹ năng nhận thức)

Các động từ về kiến thứcÁp dụngTranh luậnPhân côngTiêu chuẩnPhân loạiSo sánhKết luận Đối chiếuQuyết định

Xác địnhChứng minhXây dựng Thăm dòPhân biệtThảo luậnNhận raĐánh giáGiám sát

Xem xétGiải thíchLàm rõMinh họaLàm sáng tỏChỉ rõLiệt kêNêu tênChuẩn bị

Nêu rõ Xếp loạiNhắc nhởNhắc lạiTrả lờiLựa chọnChỉ raTóm tắt

Các động từ về kỹ năngĐiều chỉnhThực thiTiếp cận Tập hợpXây dựngCó thểThay đổiChọn lọcKết nốiGiàn dựngKiểm soát

Điều phốiTruyền tảiBao hàmGiải thíchPhát triểnLàm rõTìm thấyHướng dẫnGiải quyếtLiệu kêQuản lý

Duy trìĐảm bảoHình thànhKhuyến khíchDi chuyểnHoạt độngTổ chứcThực hiệnChuẩn bịGiải quyếtTiến hành

ĐọcGiảmĐời điQuyết địnhLựa chọnThành lập DừngPhân loạiChuyểnSử dụngViết

Các động từ về khả năng nhận thức

Chấp nhậnTán thànhĐồng ýThông quaCố gắngTham dự TránhCân nhắcĐương đầuLựa chọnTuân theo

Làm theoCảm thôngHợp tácPhê bìnhThảo luậnQuyết địnhBào chữaCống hiếnTranh cãiLàm theoGây ảnh hưởng

Khởi xướngXúc tiếnPhản đốiGia nhậpĐánh giáBiện hộPhản đối Quan sátTheo đuổiCa ngợiƯa thích

Theo đuổiChất vấnKiến nghịTừ chốiYêu cầu Chống lạiĐề caoTìm kiếmChia sẻủng hộtình nguyện

Page 23: Kỹ năng tuyên truyền Pháp luật dành cho cán bộ và tuyên ...northwest.com.vn/files/tuyentruyen-phapluat-casi.pdf · Quy trình tiến hành tuyên truyền 12 1. Thu

41

Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc

Bước 3: Đưa ra nội dung bài học: Các vấn đề cần phải đề cập đến trong bài học liên quan đến kiến thức, kỹ năng:Sau khi xác định mục tiêu của bài học, tập huấn viên sẽ thiết kế các hoạt động học tập để đạt được (các) mục tiêu đó. Các hoạt động học tập được thiết kế sẽ diễn ra liên tục trong quá trình bài học.Một chương trình học bao gồm rất nhiều yếu tố. Sau đây là những yếu tố cần thiết nhất:

• Chủ đề học tập• Mục tiêu • Thời gian• Phương pháp• Vận dụng (Dụng cụ trực quan, bảng biểu và tài liệu phát tay)• Người thực hiện

Bước 4: Đánh giá khóa họcTập huấn viên có thể sử dụng câu hỏi hoặc phương pháp đánh giá kiểm tra người học.Có thể đánh giá chương trình giảng dạy theo những câu hỏi sau:

• Chương trình bài giảng có hợp lý không? (Chủ đề, hoạt động, các phương pháp có phù hợp hay không?...)• Chường trình có phù hợp với học viên hay không? (Có gây hứng thú, có cung cấp những nội dung cần thiết cho cộng đồng, có những bài tập, hay có những tài liệu phát tay hay không?...)• Chương trình giảng dạy có phù hợp với giảng viên hay không? (Có rõ ràng, linh hoạt không? Có cần hỗ trợ gì không?...)