50
- 1 - STAY TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN GIAO THÔNG CHO MỌI NGƢỜI

Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người (vi-vietnam)

Citation preview

Page 1: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 1 -

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN

AN TOÀN GIAO THÔNG CHO MỌI NGƢỜI

Page 2: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 2 -

Page 3: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 3 -

NGUYỄN QUANG SÁNG

SỔ TAY

TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN GIAO

THÔNG CHO MỌI NGƢỜI

NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ

HÀ NỘI – 2015

Page 4: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 4 -

LỜI GIỚI THIỆU

An toàn giao thông đang là vấn đề nóng với toàn xã hội

Việt Nam, vấn đề này cần cả xã hội chung tay vào cuộc để giảm

thiểu tai nạn giao thông.

Vì theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia,

mỗi năm có hàng chục nghìn người chết vì tai nạn giao thông và

hàng vài chục nghìn người bị thương mỗi năm, gây thiệt hại về

người, tài sản, sức khỏe dẫn đến nhiều gia đình li tán, nhiều trẻ

mồ côi, nhiều người già cô đơn không nơi nương tựa vì tai nạn

giao thông.

Tai nạn giao thông không chừa một ai, không tránh một ai.

Để giảm thiểu tai nạn giao thông chỉ có một con đường duy nhất

là phải nâng cao ý thức thực hiện An toàn Giao thông và kỹ năng

khi tham gia giao thông để tránh rủi ro cho bản thân, gia đình và

xã hội, đó là con đường ngắn nhất để giảm thiểu tại nạn giao

thông trên một địa bàn, trên một khu vực, trên toàn quốc gia.

Với tinh thần đó, với ý nghĩa đó tác giả muốn đóng góp

một chút kiến thức nhỏ bé vào việc nâng cao ý thức về An toàn

giao thông qua cuốn sách “Sổ tay tuyên truyền an toàn giao

thông cho mọi ngƣời”.

Trân trọng cảm ơn!

Page 5: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 5 -

Chƣơng I

NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT ĐỐI VỚI NGƢỜI ĐIỀU

KHIỂN XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY, XE ĐẠP ĐIỆN

, XE MÁY ĐIỆN

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Điều kiện và trách nhiệm của ngƣời điều khiển mô tô, xe

gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện.

Người điều khiển mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông

đường bộ phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Đủ độ tuổi: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy

có dung tích xi lanh dưới 50cm3 và xe máy điện; Người đủ 18

tuổi trở lên được học lấy giấy phép lái xe ô tô, mô tô hai bánh, xe

mô tô ba bánh có các dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên và các

loại xe có kết cấu tương tự.

- Có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe được điều

khiển.

- Có giấy phép lái xe hạng A1 để lái xe mô tô 2 bánh có dung

tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175 cm3, giấy phép lái xe hạng

A2 để lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở

lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

- Có Bằng B1 mới được điều khiển các xe có nhỏ hơn 9 chỗ

ngồi không kinh doanh vận tải.

- Có Bằng B2 mới được điều khiển các xe có nhỏ hơn 9 chỗ

ngồi kinh doanh vận tải.

- Với các loại phương tiện giao thông khác thì người lái xe

phải có bằng lái xe tương ứng theo luật định.

Page 6: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 6 -

Trách nhiệm của người điều khiển ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe

đạp máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông:

- Hiểu và chấp hành Luật Giao thông đường bộ và các quy

định của pháp luật hiện hành.

- Có những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để lái xe an toàn.

- Thực hiện các biện pháp phòng, tránh tai nạn giao thông và

giảm ùn tắc giao thông,…

- Phải đội mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe gắn máy.

2. Đội mũ bảo hiểm.

Quy định về mũ bảo hiểm:

Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên

trong vỏ mũ ( đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng

yêu cầu theo quy định.

Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN được gắn dấu

hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Khi chọn mua mũ bảo hiểm, nên mua các loại mũ đã được

kiểm tra, thử nghiệm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng(thường có

dán tem CR trên mũ). Chỉ có mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng

và khi đội mũ phải cài quai đúng quy cách mới có tác dụng bảo

vệ cho người đi mô tô, xe gán máy khi chẳng may gặp tai nạn

rủi ro.

Tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm:

Mở dây quai mũ sang hai bên, đội mũ lên đầu và kiểm tra

xem mũ có vùa đầu hay không bằng cách xoay đi xoay lại.

Luôn cài quai mũ, vì nếu đội mũ mà không cài quai thì mũ sẽ

không có tác dụng bảo vệ. Không nên cài qúa chật hoặc quá

Page 7: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 7 -

lỏng. Sau khi cài, hãy thử nhét hai ngón tay xuống dưới cằm,

nếu nhét được 1 hoặc 2 ngón tay là vừa.

Quy định xử phạt:

Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, quy định:

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”, hoặc

“đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài qoai

đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ bị phạt

tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Chở người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội “mũ

bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm

cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ

trường hợp chở người bị bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi,

áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, bị phạt tiền từ

100.000 đồng đến 200.000 đồng.

3. Không lái xe sau khi uống rƣợu bia:

Lái xe sau khi uống rượu bia, là một trong những nguyên nhân

chính gây ra tai nạn giao thông.

Rượu, bia làm giảm khả năng tập trung, nhận biết và làm

chậm phản xạ để xử lý các tình huống nguy hiểm bất ngờ xảy ra

trên đường. Người lái xe bị ảnh hưởng về rượu, bia cũng thường

có khuynh hướng đi quá tốc độ quy định, vượt ẩu hoặc không

chấp hành biển báo hiệu và đèn tín hiệu giao thông. Họ cũng gặp

khó khăn khi điều khiển xe trên đường, đặc biệt là trong các

trường hợp đêm tối, hạn chế về tầm nhìn, đường không bằng

phẳng.

Theo Luật Giao thông đường bộ, nghiêm cấm người điều

khiển mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá

50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25miligam/1lits khí thở.

Page 8: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 8 -

Quy định xử phạt :

Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định:

Thứ nhất: Đối với xe ô tô và các loại xe tƣơng tự xe ô tô.

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ

cồn nhưng chưa đến mức vi phạm thuộc hai trường hợp sau đây thì

bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, nếu gây tai nạn

giao thông bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ

cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt

quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ

7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy

phép lái xe 02 tháng

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ

cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4

miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000

đồng , bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng

Thứ hai: Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện).

Page 9: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 9 -

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ

cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt

quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 500.000

đồng đến 1.000.000 đồng. Nếu gây tai nạn bị tước quyền sử dụng

Giấy phép lái xe 02 tháng

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ

cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4

miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000

đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng.

Thứ ba: Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng (xe máy thi

công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng

khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh ).

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ

cồn nhưng chưa tới mức vi phạm nhưng chưa thuộc hai trường hợp

sau thì bi phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng bị tước

quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng

chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều

khiển xe máy chuyên dùng) 01 tháng.

Page 10: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 10 -

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ

cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt

quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ

1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy

phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến

thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy

chuyên dùng) 01 tháng, nếu gây tai nạn thì bị tước hai tháng.

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ

cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4

miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000

đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy

kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường

bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 02 tháng.

4. Tuân thủ quy định tốc độ về lái xe an toàn:

Quy định tốc độ

Lái xe dưới tốc độ quy định giúp cho người điều khiển có đủ

thời gian để phản ứng và dừng xe lại an toàn khi gặp nguy hiểm.

Khi người điều khiển mô tô, xe gắn máy nhìn thấy nguy hiểm có

thể xảy ra, hãy giảm tốc độ và chuẩn bị dừng xe.

Tốc độ tối đa cho phép mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao

thông trên đƣờng bộ.

Page 11: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 11 -

Loại

phƣơng tiện

Tốc độ tối đa (km/h)

Trong khu vực

đông dân cư

Ngoài khu vực

đông dân cư

Ô tô 50 Tùy loại xe

Mô tô 40 60

Xe gắn máy 40 50

Quy định xử phạt :

Theo nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định :

- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy

định từ 05km/h đến dưới 10km/h bị phạt tiền từ 100.000 đồng

đến 200.000 đồng.

- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy

định từ 10km/h đến 20km/h bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến

1.000.000 đồng

- Người điền khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy

định trên 20km/h bị tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

bị tước quyền sử dụng Giấy Phép lái xe 01 tháng. (Phạt đối với ô

tô)

Khoảng cách an toàn :

Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường

bộ, người lái xe phải giữu một khoảng cách an toàn đối với xe

chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự li tối thiểu

giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển

báo.

Page 12: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 12 -

Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có

địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải giữ khoảng cách an

toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên ghi trên biển

báo hoặc quy định.

Ứng với quy định tốc độ tối đa cho phép, khi tham gia giao

thông trên đường bộ bộ để đảm bảo an toàn thì người điều khiển

ô tô, mô tô, xe gắn máy phải giữ một khoảng cách tối thiểu an

toàn so với xe chạy liền trước là 30cm.( Cự ly giữa các xe tầm 2-

3 giây xe chạy, Ví dụ chạy với tộc độ 60km/h cự ly tầm 20m đến

30m là dc khi người mệt hoặc..xe…thì duy trì cự ly xa hơn để dễ

nhớ có thể duy trì khoảng cách giữa các xe bằng một nửa tốc độ

xe chạy.Ví dụ: Xe chạy 40km/h khi cần 20km/h – 60km/h –

30km /h.)

5. Không chở quá số ngƣời quy định:

Luật Giao thông đường bộ quy định:

Người điều khiển mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một

người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

- Chở người đi cấp cứu;

- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

- Trẻ em dưới 14 tuổi.

6. Sử dụng điện thoại di động:

Nghe điện thoại, nhắn tin thấm chí là check Mail, lướt web,

facebook…trên các thiết bị di động trong khi điều khiển phương

tiện khiến người lái xe hoàn toàn mất tập trung, nếu gặp tính

huống bất ngờ, người lái xe sẽ không thể phản xạ, xử lí kịp thời,

dẫn đến tai nạn xảy ra.

Quy định xử phạt:

Theo Nghị định 171/2003/NĐ-CP, quy định :

Page 13: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 13 -

Người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sử dụng điện

thoại di động bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.

7. Xe mô tô xe gắn máy đi vào đƣờng cao tốc:

Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, quy định:

Người điều khiển xe mô tô, xe gán máy đi vào đường cao tốc,

trừ xe phục vụ việc quản lí, bảo trì đường cao tốc bị phạt tiền từ

200.000 đồng đến 400.000 đồng.

8. Khi vƣợt qua đƣờng sắt:

Chú ý quan sát an toàn khi qua nơi đường bộ giao nhau với

đường sắt; chỉ vượt qua đường sắt khi chắc chắn không có tàu

đang đi tới.

II. MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀ KINH NGHIỆM ĐIỀU KHIỂN

MÔ TÔ, XE GẮN MÁY.

1. Kiểm tra xe trƣớc khi khởi hành:

Cần kiểm tra các bộ phận an toàn của xe mô tô, xe gắn máy

trước khi khởi hành như sau :

Bánh xe:

Kiểm tra độ mòn của lốp( nếu có vật cứng đâm vào, lốp phải

được loại bỏ).

Kiểm tra áp lực hơi.

Đèn, còi:

Kiểm tra các đèn xi nhan, đèn hậu, đèn phanh, đèn pha có sáng

không?

Kiểm tra còi, âm lượng còi.

Phanh:

Page 14: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 14 -

Đối với phanh cơ thì kiểm tra vỏ và ruột phanh có bị sờn gẫy

hay thiếu dầu không. Cần điều chỉnh sao cho cự li tự do của cần

phanh khoảng 20 đến 25mm.

Đối với phanh dầu thì kiểm tra mức dầu phanh. Kiểm tra xem

phanh có hoạt động tốt khi phanh cũng như khi nhả.

Gƣơng chiếu hậu:

Kiểm tra phạm vi quan sát được trên gương chiếu hậu.

2. Tƣ thế ngồi lái xe:

Mắt: Luôn nhìn thẳng hướng về phía trước, giữ tầm nhìn càng

rộng càng tốt để có thể nhanh chóng phát hiện ra mọi nguy hiểm.

Vai: Để vai buông lỏng tự nhiên.

Khuỷu tay: Để gập khuỷu tay và hai cánh tay song song với

nhau. Thả lỏng khuỷu tay. Tuyệt đối không được để thẳng khuỷu

tay vì sẽ khó điều khiển tay lái trong một số trường hợp nguy

hiểm.

Đầu gối: Để đầu gối thẳng ra phía trước sao cho má trong của

đùi khép nhẹ vào yên xe. Nếu là xe có bình xăng ở phía trước thì

nên kẹp chặt đầu gối vào bình xăng. Việc này sẽ giúp thống nhất

người lái xe và thành một khối để thuận tiện cho việc điều khiển.

Chân: Luôn đặt ở vị trí tự nhiên.

3. Xuất phát và dừng xe

Xuất phát:

Luôn luôn nhấn phanh sau hoặc bóp phanh trước khi chưa sẵn

sàng để chạy. Việc này giúp phòng tránh những sự cố bất ngờ và

để xe không bị trôi.

Quy trình thực hiện các thao tác khi xuất phát:

Page 15: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 15 -

+ Khởi động máy (Cần đạp - phanh tay; Để - phanh chân).

+ Vào số (Trong khi chân phải chống đất, tay phải bóp phanh).

+ Tăng ga.

Trường hợp có người ngồi sau thì cần kiểm tra xem đã sẵn sàng

chưa. Nhắc người ngồi sau nếu có động tác bất thường làm ảnh

hưởng đến khả năng điều khiển thì :

Dừng xe:

Quy trình thực hiện các thao tác khi dừng:

+ Phanh từ từ (cả hai phanh).

+ Khi dừng hẳn: chân trái chống đất, chân phải giữ phanh, tay

phải nắm lấy tay ga.

4. Kỹ thuật phanh:

Giảm hết ga thật nhanh.

Sử dụng đồng thời cả hai phanh(phanh trước và phanh sau)

với lực phanh tăng dần đều.

Khi phanh cần giữ người ổn định, giữ tay lái luôn ở vị trí cân

bằng.

Một số điểm cần lƣu ý:

+ Không được phanh quá mạnh ngay từ đầu vì sẽ làm khóa

bánh xe dẫn tới đổ xe.

+ Khi đang chạy trong đường vòng: cần phải phanh nhẹ hơn vì

xe rất dễ bị đổ. Để đảm bảo an toàn, cần giảm tốc độ và quan sát

kỹ trước khi vào đường vòng.

+ Lưu ý khi phanh xe tay ga: Với thói quen thuận tay phải, rất

nhiều người điều khiển xe quen thực hiện thao tác bóp phanh bên

Page 16: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 16 -

phải(phanh trước). Vì vậy bánh trước bị bó cứng, xe bị trượt, đổ

xe và gây tai nạn.

5. Đi từ đƣờng nhánh ra đƣờng chính an toàn:

Kiểm tra an toàn phía sau và hai bên bằng cách quan sát qua

gương chiếu hậu và quay đầu nhìn qua vai.

Bật xi nhan báo hiệu hướng rẽ cho các phương tiện khác biết.

Giảm dần tốc độ.

Dừng lại tại nơi đường giao nhau nếu cần thiết để xác nhận

an toàn phía sau, hai bên hướng đi đến, chủ động nhường

đường cho các xe đi trên đường chính và đường ưu tiên.

6. Chuyển hƣớng an toàn nơi giao nhau:

Kiểm tra an toàn phía sau và hai bên bằng cách quan sát qua

gương chiếu hậu và quay đầu nhìn qua vai.

Bật xi nhan báo hiệu hướng rẽ cho các phương tiện khác biết.

Giảm dần tốc độ.

Dừng lại tại nơi đường giao nhau nếu cần thiết để xác nhận

an toàn phía sau, hai bên hướng đi đến, chủ động nhường

đường cho các xe đi trên đường chính và đường ưu tiên.

7. Kỹ thuật vƣợt xe:

Để phòng tránh va chạm khi vượt xe khác, chúng ta làm theo

những cách sau đây:

1. Duy trì tốc độ ở phía sau xe định vượt.

2. Kiểm tra an toàn phía trước, phải đảm bảo đủ điều kiện an

toàn.

3. Kiểm tra an toàn phía sau.

Page 17: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 17 -

4. Báo hiệu xin vượt.

5. Tránh sang bên trái.

6. Tăng tốc độ để vượt xe bạn định vượt.

7. Dùng còi để báo hiệu cho xe bị vượt biết là bạn đang vượt.

8. Sau khi vượt xe, xin đường bên phải, chuyển hướng về bên

phải và trở lại tốc độ ban đầu.

Một số điểm cần lƣu ý:

+ Chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước,

không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe

chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên

phải.

+ Không được vượt xe trong các trường hợp sau: trên vị trí hẹp

có một làn xe; đường vòng; đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn

chế; nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với

đường sắt; khi điều kiện thời tiết hoặc đường không đảm bảo an

toàn cho việc vượt; xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu

tiên đi làm nhiệm vụ.

8. Kỹ thuật lái xe lên dốc và xuống dốc an toàn:

Lái xe lên dốc:

Đối với dốc vừa:

Tăng tốc độ vừa phải để vượt dốc.

Đối với dốc đứng:

Trả số về theo tốc độ bạn nghĩ có thể đưa bạn lên đến đỉnh dốc.

Cố gắng tránh việc chuyển đổi số giữa dốc. Nếu tốc độ ban đầu

giảm giữa chừng, về số trước khi xe có bất cứ dấu hiệu chết máy

nào.

Page 18: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 18 -

Những điểm lưu ý khi lái xe lên dốc:

- Phán đoán để trả số về thích hợp. Một vài lần kinh nghiệm

lên dốc sẽ hướng dẫn cho bạn.

- Phán đoán và điều chỉnh tay ga và số phù hợp

- .Khi bạn gần lên tới đỉnh dốc .

- Cẩn thận với các phương tiện khác đi ngược chiều khi bạn lên

tới đỉnh dốc.

Lái xe xuống dốc:

Đối với dốc vừa:

Trả tay ga về, sử dụng hơi nén giảm của của động cơ để giảm

tốc độ.

Phanh trước và sau chỉ sử dụng để hỗ trợ và những khi thật

cần thiết.

Nếu cần thiết, sử dụng phanh trước thật nhẹ nhàng.

Đối với dốc đứng:

Trả về số thấp nhất khi bắt đầu xuống dốc. Điều này sẽ

làm cho phanh động cơ có hiệu quả hơn.

Những điểm lưu ý khi lái xe xuống dốc:

- Sử dụng cùng một số đối với cùng một độ dốc khi lên và

xuống.

- Cách tốt nhất là không nên chuyển số giữa dốc. Tuy nhiên,

khi thật cần thiết xin trả số về trước khi xe bạn tăng tốc quá

nhanh.

- Điều chỉnh số và phanh thích hợp khi lên và xuống dốc.

Page 19: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 19 -

- Khi xuống dốc sử dụng phanh phải thật cẩn thận. Nếu sử

dụng phanh không cẩn thận có thể xảy ra tai nạn.

9. Kinh nghiệm lái xe ban đêm an toàn:

Mẹo quan sát khi trời tối:

Tầm nhìn hạn chế là khó khăn lớn đầu tiên mà người nào

cũng gặp khi lái xe mô tô, gắn máy vào buổi tối. Do đó, bạn cần

biết cách quan sát đường và những người tham gia giao thông

khác trong điều kiện thiếu ánh sáng. Để làm được điều này, bạn

nên tránh nhìn thẳng vào đèn pha của các xe khác đi ngược chiều

vì thói quen này có thể khiến bạn bị lóa mắt và trong giây lát có

thể không quan sát được các chướng ngại vật trước mắt dễ dẫn tới

tai nạn.

Đèn pha của hầu hết các loại xe máy đều có phạm vi phát

sáng hẹp. Vì vậy, việc quan sát chướng ngại vật trên đường

khoiong hề dễ dàng. Do đó, vì sự an toàn của chính mình bạn nên

giảm tốc độ, tập trung quan sát dường để dễ dàng xử lí tình huống

khi bất ngờ có vật cản.

Sử dụng đồ có màu phản quang:

Bên cạnh đèn pha, xi nhan, những đường viền phản quang

trên xe và trên trang phục của bạn cũng cần thiết để giúp người

đối diện nhìn thấy bạn rõ hơn trong đêm tối. Điều này sẽ hạn chế

đáng kể các trường hợp nguy hiểm khi đèn xe không thật sáng.

Nối đuôi xe trƣớc:

Một trong những mẹo thường được sử dụng lái xe ban đêm là

bám đuôi xe trước. Bằng những cách quan sát đèn tín hiệu của xe

trước, bạn có thể đoán được đoạn đường nào có ổ gà hoặc chướng

ngại vật. Tuy nhiên, khi dung mẹo này bạn nên đi chậm và có

khoảng cách an toàn với xe phía trước để có thể kịp thời phanh

khi xảy ra tình huống bất ngờ.

Page 20: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 20 -

Chuyển làn chậm rãi:

Do tầm nhìn hạn chế nên bạn cần tránh chuyển làn đường một

cách đột ngột. Khi muốn thay đổi lan đường bạn nên giảm tốc độ,

xi nhan và chuyển làn chậm rãi. Điều này sẽ giúp bạn báo hiệu

cho người khác xử lí tình huống đồng thời cho phép mắt mình

làm quen với điều kiện ánh sáng thay đổi. Sau khi sang làn đường

mới, bạn nên đợi một vài phút rồi hãy tiếp tục tăng ga.

Bình tĩnh trƣớc mọi tình huống:

Lái mô tô, xe gắn máy dễ bị kích động hơn lái xe ô tô. Bên

cạnh đó, buổi tối thường là thời điểm khá nhạy cảm khi mà nhiều

người lên xe sau khi đã uống rượu, bia hoặc lượng testosterone

trong cơ thể bắt đầu sản sinh hormone kích thích khiến họ lái

nhanh hơn. Do vậy, nếu có bị người khác khiêu khích, bạn cũng

nên giữ bình tĩnh và tránh phản ứng tiêu cực bằng cách tăng ga

hay lượn lách vì điều đó sẽ gây nguy hiểm cho bạn và những

người xung quanh.

10. Cách lái xe an toàn trời mƣa bão, gió lớn:

Tốt nhất là đi chậm:

Thông thường, đang đi mà gặp mưa, phần lớn mọi người đều

có xu hướng chạy xe nhanh hơn hoặc đột ngột rẽ vào trú mưa. Vì

thế nguy cơ xảy ra va chạm mỗi khi trời mưa thường cao hơn

bình thường.

Để tránh tai nạn đáng tiếc, lái xe cần cho xe chạy chậm, quan

sát kĩ trước khi chuyển hướng,cả qua gương chiếu hậu và trực

tiếp quan sát trước sau.

Cẩn thận với áo mƣa:

Một trong những nguyên nhân gây cản trở tầm nhìn và gây tai

nạn là chiêc áo mưa. Nhiều trường hợp mặc áo mưa sẽ giảm khả

năng quan sát hai bên cũng như qua gương chiếu hậu nên các

Page 21: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 21 -

chuyên gia khuyên người lái mô tô, xe gắn máy nên mặc áo mưa

rời, giúp bạn dễ điều khiển xe, mở rộng tầm quan sát.

Đừng ngồi sai tƣ thế:

Nhiều lái xe, nhất là những người trẻ tuổi, khi gặp trời mưa

thường co hai chân để lên gờ động cơ xe hoặc thậm chí đưa cả hai

chân lên phần giá đỡ hàng ở phái trước xe để tránh nước mưa làm

ướt, bẩn chân hay giày dép.

Tuy nhiên đây là tư thế lái rất nguy hiểm vừa khiến người lái

thăng bằng kém hơn, đồng thời, không kịp đưa chân xuống bàn

đạp phanh khi gặp tính huống bất ngờ. Lái xe cần luôn tự nhủ:

”Bẩn hay tai nạn?” để có lựa chọn sáng suốt nhất khi gặp trời

mưa.

Phanh sớm:

Người lái mô tô, xe gắn máy cần lưu ý khi trời mưa, quãng

đường từ khi phanh đến khi xe dừng hẳn có thể tăng gấp đôi so

với bình thường nên lái xe cần phanh sớm hơn bình thường.

Phanh sớm hơn sẽ giúp bạn tránh được những cú phanh gấp,

xe không bị trượt bánh vì đường trơn mưa.

Khi đƣờng ngập nƣớc, gió lớn:

- Cố gắng tìm những cung đường cao và ít ngập để đi dù có

phải đi vòng, xa hơn bình thường.

- Cố gắng không đi sát vào lề đường quá vì sau một thời gian

mưa to, đây chính là những chỗ nước miệng cống thoát nước

ngập sâu hơn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Nếu có thể thì hãy

cố gắng đi ở giữa làn đường để hạn chế nước ngập.

- Duy trì khoảng cách thích hợp đối với các xe đi trước, không

nên chạy song song với xe ô tô, đặc biệt là xe buýt, xe tải và các

xe cỡ lớn vì bạn dễ bị ngã do sức mạnh của các sóng nước do các

xe này tạo ra.

Page 22: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 22 -

- Cố gắng giữ đều ga khi đi trên đường ngập bởi việc rồ ga và

phanh gấp sẽ khiến xe bạn dễ chết máy hơn. Bạn cũng đừng cố

vượt khi chưa nhìn chắc chắn về tầm nhìn cũng như khả năng

tăng tốc của xe mình.

- Tránh các khu vực hút gió như giữa các khu nhà cao tầng

đồng thời tránh xa các cây to đề phòng bật gốc.

III. KỸ NĂNG LÁI XE

1. Tỉnh táo nhận biết các dấu hiệu

Điều khiển mô tô, xe gắn máy là bạn đang rơi vào hoàn cảnh

vừa chủ động vừa bị động, vì thế hãy tỉnh táo quan sát,lắng nghe

những dấu hiệu giao thông như xi nhan,đèn tín hiệu, còi…để

phản ứng kịp thời với bất cứ tinh huống nào trên đường.

2. Vƣợt xe khác khi cần thiết:

Phần lớn mọi người cho rằng đi tốc độ chậm, không nên vượt

xe khác, đặc biệt là xe to như ô tô tải, container..là an toàn. Tuy

nhiên, thực tế trong nhiều trường hợp, nên vượt những xe to này

khi có đủ khoảng trống và thời gian đủ để chủ động tay ga, nếu

không rất dễ bị động bởi những tình huống bất ngờ như xe phía

trước phanh gấp, rẽ sang hai bên.

3. Quan sát rộng

Quan sát rộngđặc biệt cần thiết khi bạn di chuyển trên những

con đường nhỏ, hẹp nhiều đoạn cắt trong khu dân cư. Luôn sẵn

sàng phanh bất cứ lúc nào bằng cách đặt 1 hoặc 2 ngón tay trên

tay phanh làm đểm tựa phản ứng.

4. Tốc độ phù hợp

Đi với tốc độ phù hợp để bạn làm chủ các tình huống trên

đường đồng thời không vi phạm luật giao thông, đặc biệt chỉ tăng

tốc khi nhận thấy khoảng trống phía trước mặt là đủ để phanh nếu

có tình huống bất ngờ.

Page 23: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 23 -

5. Đi đúng cấp số

Rất nhiều người đặc biệt là phụ nữ chỉ đi ở 1 cấp số, điều khiển

xe số như xe ga. Hãy lên, xuống phù hợp với tốc độ di chuyển để

đảm bảo an toàn cho bạn và độ bền của xe. Nếu di chuyển ở

đường núi nhiều đèo dốc, sử dụng cấp số thấp và ghi nhớ nguyên

tắc “ lên số nào, xuống số đó”. Bởi khi lên dốc, số thấp sẽ giúp

mô men lực lớn, còn khi xuống dốc số thấp sẽ ghì xe không chạy

theo quán tính, gọi là phanh động cơ.

6. Quan sát bánh xe ô tô trong tầm mắt

Điều này đặc biệt cần thiết khi bạn lưu thông trên đường quốc

lộ. Khi bạn đang bám đuôi một chiếc ô tô hoặc gặp tại ngã tư,

quan sát bánh xe của ô tô là điều cần thiết để đưa ra quyết định

hợp lí bới bánh xe sẽ là bộ phận phản ứng đầu tiên trên xe khi gặp

ổ gà hay rẽ sang hai bên.

7. Di chuyển theo nhóm

Trên những cung đường “ phượt”, an toàn nhất là di chuyển

theo nhóm hàng 1, hàng 2, tùy thuộc vào độ rộng của đường. Mỗi

người cần nghiêm khắc tuân thủ vị trì của mình trong nhóm, điều

khiển xe sao cho không vào vùng điểm mù của người phía trước

và đảm bảo quan sát thấy người phía sau trong gương chiếu hậu.

8. Vào cua đúng cách

Giảm tốc độ, trả về số thấp, quan sát mặt đường khi vào cua,

đặc biệt không được ngắt côn. Khi góc cua đủ rộng, tốc độ cao

gần nghiêng người theo xe, hạ thấp đầu gối để mở rộng trọng tâm

người và xe, khi đó xe sẽ vào cua an toàn. Rát nhiều người theo

phản xạ tự nhiên nghiêng người sang phía trước người lái với xe

khi vào cua, đây là một sai lầm bới khi đó người và xe không

cùng một phương chuyển động, cộng với tốc độ cao, xe mất trọng

tâm rất dễ ngã.

9. Sử dụng phanh đúng cách

Page 24: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 24 -

Kết hợp cả phanh trước và phanh sau, với lực phanh trước

bằng 60-70% so với phanh sau, nhấp phanh sau chậm hơn phanh

trước một chút để đảm bảo xe chuyển trọng tâm dần từ trước rấu

mà không gây ra hiện tượng rê bánh sau sang hai bên hoặc chúi

mũi về trước. Hạn chế sử dụng phanh khi trời mưa, đường trơn

ướt, thay vào đó đi với số thấp và tốc độ vừa phải.

Page 25: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 25 -

Chƣơng II

QUY TẮC GIAO THÔNG ĐỐI VỚI NGƢỜI LÁI XE

I. Quy tắc chung

Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của

mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành

hệ thống báo hiệu đường bộ.

Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi

hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

1. Hệ thống báo hiệu đƣờng bộ:

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao

thông,biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ,

rào chắn.

2. Hiệu lệnh của ngƣời điều khiển giao thông quy định nhƣ

sau:

+ Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao

thông ở các hướng dừng lại.

+ Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham

gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao

thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và

bên trái của người điều khiển giao thông được đi.

+ Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia

giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông

phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều

khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía

bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng;

Page 26: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 26 -

người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao

thông.

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định nhƣ sau:

+ Tín hiệu xanh là được đi;

+ Tín hiệu đỏ là cấm đi;

+ Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường

hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín

hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý

quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

4. Biển báo hiệu đƣờng bộ gồm năm nhóm, quy định nhƣ

sau:

+ Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

+ Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm

có thể xảy ra;

+ Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

+ Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

+ Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển

báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

5. Chấp hành báo hiệu đƣờng bộ:

+ Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ

dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

Page 27: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 27 -

+ Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao

thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

+ Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì

người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu

tạm thời.

+ Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều

khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường

cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

+ Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người

điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn

của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ,

nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua

đường bảo đảm an toàn.

6. Sử dụng làn đƣờng

+ Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được

phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương

tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn

đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín

hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

+ Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ

phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy

chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ

thấp hơn phải đi về bên phải.

7. Vƣợt xe:

Khi vƣợt, các xe phải vƣợt về bên trái, trừ các trƣờng hợp sau

đây thì đƣợc phép vƣợt bên phải:

Page 28: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 28 -

+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

+ Khi xe điện đang chạy giữa đường;

+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể

vượt bên trái được.

Không đƣợc vƣợt xe khi có một trong các trƣờng hợp sau

đây:

+ Trên cầu hẹp có một làn xe;

+ Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

+ Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với

đường sắt;

+ Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn

cho việc vượt;

+ Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm

nhiệm vụ.

8. Lùi xe:

+ Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín

hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

+ Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường

dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường

bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất,

trong hầm đường bộ, đường cao tốc.

9. Chuyển hƣớng xe:

Page 29: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 29 -

+ Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải

giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

+ Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe

máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ,

người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ,

nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển

hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho

người và phương tiện khác.

+ Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy

chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi

có biển báo cho phép quay đầu xe.

+ Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ

qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm

đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức

với đường sắt,đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn

bị che khuất.

10. Tránh xe đi ngƣợc chiều

Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt,

hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc

độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.

11. Các trƣờng hợp nhƣờng đƣờng khi tránh nhau quy định

nhƣ sau:

+ Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì

xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường

cho xe kia đi;

+ Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;

Page 30: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 30 -

+ Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường

cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

+ Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn

chiếu xa.

12. Dừng xe, đỗ xe trên đƣờng bộ:

+ Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

+ Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên

ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không

có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải

theo chiều đi của mình;

+ Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc

quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị

trí đó.

+ Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện

pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt

ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để

người điều khiển phương tiện khác biết;

+ Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi

chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

+ Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị

trí lái;

+ Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

13. Ngƣời điều khiển phƣơng tiện không đƣợc dừng xe, đỗ xe

tại các vị trí sau đây:

Page 31: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 31 -

+ Bên trái đường một chiều;

+ Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che

khuất;

+ Trên cầu, gầm cầu vượt;

+ Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

+ Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường

+ Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép

đường giao nhau;

+ Nơi dừng của xe buýt;

+ Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ

quan, tổ chức;

+ Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

+ Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

+ Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

14. Dừng xe, đỗ xe:

+ Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải

theo chiều đi của mình;bánh xe gần nhất không được cách xa lề

đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho

giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị

trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

+ Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện,trên miệng

cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế,

Page 32: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 32 -

chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để

phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.

15. Xếp hàng hóa trên phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ:

+ Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn,

không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt

đường và không cản trở việc điều khiển xe.

+ Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày

phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có

đèn đỏ báo hiệu.

16. Trƣờng hợp chở ngƣời trên xe ô tô chở hàng:

+ Chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực

hiện nhiệm vụ khẩn cấp; chở cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ

trang nhân dân đi làm nhiệm vụ; chở người bị nạn đi cấp cứu.

+ Chở công nhân duy tu, bảo dưỡng đường bộ; chở người đi

thực hành lái xe trên xe tập lái; chở người diễu hành theo đoàn,

phải có thùng cố định, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông.

17. Quyền ƣu tiên của một số loại xe:

+ Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi

qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

+ Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ

+ Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có

xe cảnh sát dẫn đường

+ Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu

Page 33: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 33 -

+ Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch

bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy

định của pháp luật;

+ Đoàn xe tang.

+ Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia

giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát

lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe

được quyền ưu tiên.

18. Qua phà, qua cầu phao:

+ Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng trật tự, đúng

nơi quy định, không làm cản trở giao thông.

+ Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người

phải xuống xe, trừ người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên

dùng, người bệnh, người già yếu và người khuyết tật.

+ Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải xuống phà trước, xe thô

sơ, người đi bộ xuống phà sau; khi lên bến, người đi bộ lên trước,

các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người

điều khiển giao thông.

19. Nhƣờng đƣờng tại nơi đƣờng giao nhau:

+ Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng

xuyến, phải nhƣờng đƣờng cho xe đi đến từ bên phải

+ Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến,

phải nhƣờng đƣờng cho xe đi bên trái

+ Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường

ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường

Page 34: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 34 -

không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi

trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

20. Đi trên đoạn đƣờng bộ giao nhau cùng mức với đƣờng

sắt, cầu đƣờng bộ đi chung với đƣờng sắt:

+ Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu

đường bộ đi chung với đường sắt,phương tiện giao thông đường

sắt được quyền ưu tiên đi trước.

+ Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có

đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mau đỏ đã bật

sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông

đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét

tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo

hiệu ngừng mới được đi qua.

21. Giao thông trên đƣờng cao tốc:

+ Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên

đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy

định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:

+ Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải

nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới

cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn

đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi

vào làn đường của đường cao tốc.

+ Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn

đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe

chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc.

+ Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề

đường;

Page 35: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 35 -

+ Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối

thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.

+ Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc

phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe

phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì

phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

+ Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe

máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được

đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ

việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

22. Giao thông trong hầm đƣờng bộ:

+ Người điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ ngoài

việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn

phải thực hiện các quy định sau đây:

+ Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải

bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;

+ Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.

23. Xe kéo xe và xe kéo rơ moóc:

+ Một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy

chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải bảo

đảm các quy định sau đây:

+ Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe

đó phải còn hiệu lực;

+ Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an

toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu

lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng;

Page 36: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 36 -

+ Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có

biển báo hiệu.

+ Xe kéo rơ moóc phải có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng

lượng của rơ moóc hoặc phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ

moóc.

24. Không đƣợc thực hiện các hành vi sau đây:

+ Xe kéo rơ moóc, xe kéo sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc

hoặc xe khác;

+ Chở người trên xe được kéo;

+ Kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô.

II. QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH

CHÍNH CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƢỜI THAM GIA GIAO

THÔNG

A. Điều kiện của ngƣời lái xe tham gia giao thông

Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định:

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy

định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều

khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành

trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy

tờ sau:

a) Đăng ký xe;

Page 37: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 37 -

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định

tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi

trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ

giới.

B. Một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông.

Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 nghiêm cấm các

hành vi sau đây:

1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu,

cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát

nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao

thông đường bộ.

2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái

phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường;

để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu

nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép

đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp

cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình

đường bộ.

3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu

chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông

đường bộ.

5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm

thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

Page 38: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 38 -

6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách,

đánh võng.

7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ

thể có chất ma túy.

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên

đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ

cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít

khí thở.

9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy

định.

Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ

không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông

đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ

điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.

11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành

đường, vượt ẩu.

12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ

đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu

đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ

theo quy định của Luật này.

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản

xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây

mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Page 39: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 39 -

14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép

hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng

nguy hiểm, động vật hoang dã.

15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép

hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống

khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở

quá tải, quá số người quy định.

16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều

kiện kinh doanh theo quy định.

17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn

giao thông.

19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn

và người gây tai nạn.

20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe

dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai

nạn giao thông.

21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân

hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ

giới, xe máy chuyên dùng.

23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác

gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông

đường bộ.

C. Quy định về xử phạt hành chính khi vi phạm một số lỗi

cơ bản trong tham gia giao thông theo quy định hiện hành

Page 40: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 40 -

1. Lỗi vƣợt quá tốc độ

Khoản 11 điều 8 Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành

vi: “Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành

đường, vượt ẩu”. Nếu người tham gia giao thông vi phạm quy

định trên sẽ bị xử phạt. Cụ thể

- Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm

2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao

thông đường bộ và đường sắt quy định: Xử phạt người điều

khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi

phạm lỗi vượt quá tốc độ khi tham gia giao thông như sau:

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người

điều khiển xe vi phạm hành vi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ

quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người

điều khiển xe vi phạm hành vi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ

quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người

điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi: Điều khiển xe

chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người

điều khiển xe vi phạm hành vi : Điều khiển xe chạy quá tốc độ

quy định trên 35 km/h;

- Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013

quy định Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe

gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và

các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy lỗi vượt quá tốc độ

như sau:

Page 41: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 41 -

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với vi phạm

sau đây:Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến

dưới 10 km/h;

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với vi phạm

sau đây: Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn

đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người

điều khiển xe: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h

đến 20 km/h;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người

điều khiển xe vi phạm hành vi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ

quy định trên 20 km/h;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người

điều khiển xe vi phạm hành vi: Điều khiển xe thành nhóm từ 2

(hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

2. Lỗi sử dụng rƣợu, bia khi tham gia giao thông.

Khoản 8, Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi:

“Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường

mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô,

xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50

miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở” Mọi

hành vi vi phạm quy định trên sẽ bị xử phạt. Cụ thể:

- Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm

2013 quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô

và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người

điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu

Page 42: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 42 -

hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam

đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến

0,4 miligam/1 lít khí thở;

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người

điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu

hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80

miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4

miligam/1 lít khí thở;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với

người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà

trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100

mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc Không

chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của

người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ.

- Điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm

2013 quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô

tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và

các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông

đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người

điều khiển xe có hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu

hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80

miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4

miligam/1 lít khí thở;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với

người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà

trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100

mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

3. Lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Page 43: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 43 -

Khoản 2 điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người

điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh,

xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”

Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm d vầ

điểm đ khoản 4, điều 8 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13

tháng 11 năm 2013:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong

các hành vi vi phạm sau đây:

Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm

cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi

mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao

thông trên đường bộ;

Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi

mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe

máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người

bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi

phạm pháp luật;

4. Lỗi vi phạm về độ tuổi và lỗi thiếu giấy tờ xe khi tham

gia giao thông.

Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm

2013 quy định xử phạt đối với các vi phạm về lỗi thiếu giấy tờ

khi tham gia giao thông như sau:

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều

khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe

tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe

tương tự xe ô tô.

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một

trong các hành vi vi phạm sau đây:

Page 44: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 44 -

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự

xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc

không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự

của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự

xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo

Giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái

xe.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một

trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy

phép lái xe;

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy

đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy

chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối

với loại xe có quy định phải kiểm định).

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một

trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có

dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự

xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo

hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

Page 45: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 45 -

c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự

xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06

(sáu) tháng.

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người

điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy

phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái

xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản

7 Điều này.

6. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với

người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo

và các loại xe tương tự xe ô tô.

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với

người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở

lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một

trong các hành vi sau đây:

a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang

điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe

không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực

hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều

này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép

lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị

tẩy xóa.

Page 46: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 46 -

Mục lục Trang

Chƣơng I

NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU

KHIỂN XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY, XE ĐẠP ĐIỆN, XE MÁY

ĐIỆN 5

I. QUY ĐỊNH CHUNG 5

1. Điều kiện và trách nhiệm của người điều khiển mô tô, xe gắn

máy, xe đạp điện, xe máy điện. 5

2.Đội mũ bảo hiểm. 6

3.Không lái xe sau khi uống rượu bia. 7

4.Tuân thủ quy định tốc độ về lái xe an toàn 10

5.Không chở quá số người quy định 12

6.Sử dụng điện thoại di động 12

7.Xe mô tô xe gắn máy đi được vào đường cao tốc 13

8.Khi vượt qua đường sắt 13

II. MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀ KINH NGHIỆM ĐIỀU KHIỂN

MÔ TÔ, XE GẮN MÁY 13

1. Kiểm tra xe trước khi khởi hành. 13

2. Tư thế ngồi lái xe. 14

3. Xuất phát và dừng xe. 14

4. Kỹ thuật phanh 15

5. Đi từ đường nhánh ra đường chính an toàn 16

Page 47: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 47 -

6. Chuyển hướng an toàn nơi giao nhau 16

7. Kỹ thuật vượt xe 16

8. Kỹ thuật lái xe lên dốc, xuống dốc an toàn 17

9. Kinh nghiệm lái xe ban đêm an toàn 19

10. Cách lái xe an toàn trời mưa bão, gió lớn 20

III.KỸ NĂNG, KỸ SẢO KHI LÁI XE 22

1. Tỉnh táo nhận biết các dấu hiệu 22

2. Vượt xe khác khi cần thiết 22

3. Quan sát rộng 22

4. Tốc độ phù hợp 22

5. Đi đúng cấp số 23

6. Quan sát bánh xe ô tô trong tầm mắt 23

7. Di chuyển theo nhóm 23

8. Vào cua đúng cách 23

9. Sử dụng phanh đúng cách 23

Chƣơng II

QUY TẮC GIAO THÔNG ĐỐI VỚI NGƢỜI LÁI XE 25

I. Quy tắc chung 25

1. Hệ thống các biển báo đường bộ 25

2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau: 26

Page 48: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 48 -

4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

5. Chấp hành báo hiệu đường bộ

6. Sử dụng làn đường 27

7. Vượt xe

8. Chuyển hướng xe 28

9. Tránh xe đi ngược chiều

10. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như

sau:

11. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ 29

12. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại

các vị trí sau đây:

13. Dừng xe, đỗ xe 30

14. Xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ 31

15. Trường hợp chở người trên xe ô tô chở hang 32

16. Quyền ưu tiên của một số loại xe 32

17. Qua phà, qua cầu phao 32

18. Nhường đường tại nơi đường giao nhau 33

19. Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt,

cầu đường bộ đi chung với đường sắt 33

20. Giao thông trên đường cao tốc 34

21. Giao thông trong hầm đường bộ 34

22. Xe kéo xe và xe kéo rơ moóc 35

Page 49: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 49 -

23. Không được thực hiện các hành vi sau đây: 35

II. QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH CƠ

BẢN ĐỐI VỚI NGƢỜI THAM GIA GIAO THÔNG 36

A. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông. 36

B. Một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông. 37

C. Quy định về xử phạt hành chính khi vi phạm một số lỗi cơ bản

trong tham gia giao thông theo quy định hiện hành 39

1. Lỗi vượt quá tốc độ 40

2. Lỗi sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. 41

3. Lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. 42

4. Lỗi vi phạm về độ tuổi và lỗi thiếu giấy tờ xe khi tham gia

giao thông. 43

Tài liệu tham khảo

1. Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

2. Cẩm nang lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn

3. Nghị định 171/2013/NĐ –CP của chính phủ quy định về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

4. Tài liệu trên các website.

5.Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THCS.

6. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THPT.

Page 50: Sổ Tay Tuyên Truyền an Toàn Giao Thông Cho Mọi Người

- 50 -

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN GIAO THÔNG CHO MỌI NGƢỜI

Bùi Thị Luyện(Tuyển chọn và biên soạn)

NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ

Số 9 - Ngõ 26 - Phố Hoàng Cầu - Q.Đống Đa - TP.Hà Nội

VPGD: Số 45 TT2 KĐT Văn Phú - Q.Hà Đông - TP.Hà Nội

ĐT: (04). 66860751 - (04). 66860752

Email: [email protected]

Website: nxbdantri.com.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản:

BÙI THỊ HƢƠNG

Chịu trách nhiệm bản thảo:

NGUYỄN PHAN HÁCH

Biên tập:

Vẽ bìa:

Sửa bản in:

Trình bày sách:

Chế bản:

Trần Phƣơng

Minh Đức

Nhƣ Quỳnh

Hoàng Nhất

Lê Quốc Huy

Liên kết xuất bản:

Công ty TNHH Thƣơng Mại-Du lịch và Giáo Dục Hồng Châu.

Địa chỉ: 28B, Lê Chân, phạm Ngũ Lão, Tp.Hải Dương.

VPGD: Số 3, Nhà A2, Đền Lừ 2, Phường Hoàng Văn Thụ, Q.Hoàng Mai, HN.

Điện thoại: 04.3632.1388 Fax: 04.3632.1388. Di động: 0913.574.777

In 10.000 cuốn, khổ tại Xí nghiệp In Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc

Địa chỉ: 128, Đại La, Hà Nội.

Số xác nhận đăng ký xuất bản số:2855-2015/CXBIPH/19-99/DT

Quyết định xuất bản số:2855-19/QĐXB/NXBDT của Nhà Xuất Bản Dân Trí ngày

19/10/2015

Mã ISBN: 978-604-88-2138-8

In xong, nộp lưu chiểu năm 2015