32
Bài 1: SỬ DỤNG ÊTÔ BÀN I. Mục tiêu của bài: Học xong bài học này người học có khả năng: - Mô tả được công dụng và các kiểu êtô - Trình bày đầy đủ, đúng trình tự, nội dung và yêu cầu kỹ thuật của các bước khi sử dụng êtô. - Hình thàn được kỹ năng sử dụng êtô hỗ trợ cho công việc swar chữa cơ khí thuộc phạm vi nghề Công nghệ ôtô. II. Đồ dùng và thiết bị dạy học - Êtô song song - Bàn chải sắt - Vịt dầu III. Nội dung 1. Trình tự các bước sử dụng êtô a. Đứng ở vị trí thích hợp Đặt chân phải trên đường tâm của êtô, đứng thẳng người sao cho tay phải khi duỗi thẳng có thể chạm vào má kẹp của êtô. b. Mở má kẹp của êtô - Nắm chặt đầu dưới của tay quay bằng tay phải và quay ngược chiều kim đồng hồ. - Mở má kẹp của êtô một khoảng rộng hơn vật kẹp. c. Kẹp chặt vật - Cầm vật kẹp bằng tay trái rồi đặt vào giữa hai má kẹp sao cho vật kẹp nằm trên mặt phẳng nằm ngang và cao hơn má kẹp khoảng 10mm. - Quay tay quay theo chiều kim đồng hồ bằng tay phải để kẹp vật kẹp lại. - Kiểm tra, hiệu chỉnh cho vật kẹp ở đúng vị trí sau đó dùng cả hai tay quay tay quay để kẹp chặt vật. d. Tháo vật kẹp - Cầm tay quay bàng cả hai tay rồi quay từ từ nới lỏng má kẹp ra một chút sao cho vật kẹp không bị rơi. - Cầm vật kẹp bằng tay trái. - Nắm chặt đầu tay quay bằng tay phải rồi quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. - 1 -

KỸ THUẬT NGUỘI

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KỸ THUẬT NGUỘI

Bài 1: SỬ DỤNG ÊTÔ BÀNI. Mục tiêu của bài:Học xong bài học này người học có khả năng:- Mô tả được công dụng và các kiểu êtô- Trình bày đầy đủ, đúng trình tự, nội dung và yêu cầu kỹ thuật của các bước khi sử

dụng êtô.- Hình thàn được kỹ năng sử dụng êtô hỗ trợ cho công việc swar chữa cơ khí thuộc

phạm vi nghề Công nghệ ôtô.II. Đồ dùng và thiết bị dạy học- Êtô song song- Bàn chải sắt- Vịt dầuIII. Nội dung1. Trình tự các bước sử dụng êtô a. Đứng ở vị trí thích hợpĐặt chân phải trên đường tâm của êtô, đứng thẳng người sao cho tay phải khi duỗi thẳng có thể chạm vào má kẹp của êtô. b. Mở má kẹp của êtô- Nắm chặt đầu dưới của tay quay bằng tay phải và quay ngược chiều kim đồng hồ.- Mở má kẹp của êtô một khoảng rộng hơn vật kẹp.c. Kẹp chặt vật- Cầm vật kẹp bằng tay trái rồi đặt vào giữa hai má kẹp sao cho vật kẹp nằm trên mặt

phẳng nằm ngang và cao hơn má kẹp khoảng 10mm.- Quay tay quay theo chiều kim đồng hồ bằng tay phải để kẹp vật kẹp lại.- Kiểm tra, hiệu chỉnh cho vật kẹp ở đúng vị trí sau đó dùng cả hai tay quay tay quay

để kẹp chặt vật.d. Tháo vật kẹp- Cầm tay quay bàng cả hai tay rồi quay từ từ nới lỏng má kẹp ra một chút sao cho vật

kẹp không bị rơi.- Cầm vật kẹp bằng tay trái.- Nắm chặt đầu tay quay bằng tay phải rồi quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.- Đặt vật lên bàn làm việc.e. Bảo dưỡng êtô- Làm sạch êtô bằng bàn chải ( chổi lông).- Tra dầu vào những chỗ cần thiết.f. Đóng các má kẹp lại- Dùng tay phải vặn tay quay theo chiều kim đồng hồ để đóng má kẹp lại.- Để hai má kẹp cách nhau một khoảng nhỏ ( không để hai má kẹp tiếp xúc với nhau)

và đặt tay quay thẳng xuống phía dưới.2. Công dụng của êtôÊtô là dụng cụ dùng để cố định vật làm tại một điểm, cỡ của êtô được thể hiện bằng chiều dài kẹp của êtô.

- 1 -

Page 2: KỸ THUẬT NGUỘI

3. Các kiểu êtô- Êtô bàn song song: Loại êtô này được sử dụng thông dụng nhất, nó được dùng để

kẹp nhiều loại vật kẹp trong nghề nguội, đặc biệt là trong quá trình giũa.- Êtô chân: Loại này được dùng chủ yếu trong các việc cần chịu lực lớn, chẳng hạn

như: đánh búa, chặt đứt…- Êtô bàn (nhỏ): Loại này chỉ thích hợp với các vật kẹp nhỏ.

BÀI 2: ĐÁNH BÚA

I. Mục tiêu của bàiHọc xong bài học này người học có khả năng:- Mô tả được các kiểu búa và kiểu đánh búa- Trình bày đầy đủ, đúng trình tự, nội dung và yêu cầu kỹ thuật của các bước đánh

búa.- Đạt được kỹ năng đánh búa tay.II. Đồ dùng và thiết bị dạy học- Êtô bàn song song- Búa tay- ĐeIII. Nội dung1. Các kiểu búa- Búa tay- Búa tạ- Búa gò- Búa dùng trong nghề mộc- Búa đồng- Búa nhựa- Búa gỗ2. Thực hiện trình tự đánh búaa. Đứng đúng vị trí- Cầm đầu mút của cán búa bằng tay phải- Đặt đầu kia của búa chống vào cạnh bên trái của êtô và đứng ở vị trí đó (đứng cách

mép trái của êtô một khoảng bằng chiều dài cán búa).- Giữ nguyên chân trái, xoay người về phía phải, châ phải chách chân trái một bước

về phía sau. Đường thẳng nối hai chân làm với chạnh bàn một góc khoảng 800).b. Tư thế đứng khi đánh búa- Đặt đầu búa lên mặt đe (bề mặt đánh).- Để tay trái trên hông.- Mắt luôn nhìn vào vật làm khi đánh búa

- 2 -

Page 3: KỸ THUẬT NGUỘI

c. Giơ búa- Duỗi thẳng khuỷu tay.- Vung búa nhẹ nhàng.- Không dùng hết sức mạnh để giơ búa.d. Đánh búa.- Đánh búa xuống trong khi nhìn vào đe.- Nắm chặt cán búa trong khi đánh.- Lắc mạnh cổ tay phần cuối của hành trình.e. Làm lại động tác giơ búa và đánh búa- Kiểm tra đầu búa tránh tuột búa- Kẹp chặt đe- Làm sạch mồ hôi ở tay và cán búa3. Các kiểu đánh búa- Đánh mạnh: Duỗi thẳng khuỷu tay khi giơ búa lên- Đánh vừa phải: Giữ khuỷu tay chống vào cạnh người, chỉ đánh búa bằng cẳng tay.- Đánh nhẹ: chỉ dùng cổ tay để đánh búa.

BÀI 3: VẠCH DẤU

I. Mục tiêu của bàiHọc xong bài học này người học có khả năng:- Phân biệt và chọn lọc được các loại dụng cụ liên quan công việc vạch dấu.- Vạch dấu đạt được yêu cầu của công việc lắp ráp hoặc swar chữa thuộc phạm vi

nghề cơ khíII. Đồ dùng và thiết bị dạy học- Vạch dấu- Thước lá (300mm)- Đá mài- Bàn nguội- Khối KL có tiết diện vuôngIII. Nội dung1. Khái niệmLấy dấu là dùng dụng cụ vạch trên chi tiết các đường vạch dấu để xác định rõ vị trí các bề mặt, các kích thước cần gia công theo các yêu cầu cho trong bản vẽ chi tiết cần chế tạo.2. Vạch dấu trên mặt phẳngB1: Chuẩn bị vạch dấu- Mài đầu mũi vạch cho nhọn bằng đá mài- Lau bề mặt vạch dấu bằng giẻ sạch- Quét một lớp bột màu lên bề mặt vạch dấuB2: Lấy dấu trên bề mặt

- 3 -

Page 4: KỸ THUẬT NGUỘI

Dùng cạnh của phôi làm mặt chuẩn, đặt khối thép vuông lên trên.Chống đầu thước lá vào khối thép.Lấy dấu ở cả hai cạnh phôi, các dấu cách nhau 5mm.B3: Vạch dấu các đường thẳng- Đặt mũi vạch lên vạch dấu phía bên trái- Hiệu chỉnh cho trước, mũi vạch và vạch dấu bên phải thẳng hàng- Ép thước xuống bằng tay trái, không cho thước di chuyển- Để mũi vạch nghiêng một góc khoảng 150 so với phương thẳng đứng, kéo mũi vạch

từ trái sang phải đồng thời luôn tì sát mũi vạch vào cạnh thước.- Vạch dấu rõ ràng chỉ bằng một lần vạch

BÀI 4: VẬN HÀNH MÁY MÀI 2 ĐÁ VÀ MÀI PHẲNG MẶT ĐÁ

I. Mục tiêu của bàiHọc xong bài học này người học có khả năng:- Thực hiện được các nội dung kiểm tra máy mài trước khi vận hành- Vận hành được máy mài 2 đá để hỗ trợ công việc sửa chữa cơ khí thược phạm vi

nghề Công nghệ ôtô.II. Đồ dùng và thiết bị dạy học- Mỏ lết- Kính bảo hộ- Giẻ lau- Nước- Mũi sửa đáIII. Nội dung1. Trình tự vận hành máy mài 2 đáa. Chuẩn bị- Lau kính bảo vệ bằng giẻ lau sạch- Đổ đầy nước làm mát- Đeo kính bảo hộb. Kiểm tra an toàn- Quay đá bằng tay, kiểm tra xem có các vết xước hoặc nứt không.- Kiểm tra, đảm bảo khe hở giữa bệ tì và đá không lớn quá 3mm.- Kiểm tra đảm bảo khe hở giữa kính bảo vệ và đá không lớn quá 10mm.c. Bắt đầu chạy máy- Không đứng đối diện với đá mài.- Bật công tắc nguồn, chờ cho đá quay đủ tốc độ tiêu chuẩn. Nếu có nhiều tiếng ồ

hoặc rung thì phải tắt máy kiểm tra.2. Mài phẳng mặt đá- Cầm mũi sửa đá bằng cả hai tay và tì vào bệ tì.

- 4 -

Page 5: KỸ THUẬT NGUỘI

- Đẩy mũi sửa đá cho chạm vào mặt đá.- Di chuyển mũi sửa đá nhẹ nhàng sang trái và phải, mài đá cho đến hết các vết lõm

và mặt đá bằng phẳng.

BÀI 5: MÀI ĐỤC

I. Mục tiêu của bàiHọc xong bài học này người học có khả năng:- Mài được đục kim loại trên máy mài 2 đá theo đúng trình tự- Góc cắt, lưỡi cắt của đục đạt thông số kỹ thuật chuẩn.- Sử dụng máy mài đúng quy trình và an toàn.- Hình thành dược kỹ năng mài đụcII. Đồ dùng và thiết bị dạy học- Đục bằng- Thước đo góc- Kính bảo hộIII. Nội dung1. Mài đầu đục- Cầm đục chắc chắn bằng hai tay và tỳ vào bệ tỳ.- Giữ tâm đục vuông góc với mặt mài của đá.- Di chuyển đục nhẹ nhàng sang phải và trái đến khi mài hết những vết mòn hoặc mẻ

ở đầu đục, đồng thời đảm bảo đầu đục vuông góc với thân đục.2. Mài lưỡi đục- Cầm đục chắc chắn bằng hai tay và tì vào bệ tì. Đẩy đục chạm nhẹ vào đá mài sao

cho đảm bảo đúng góc của lưỡi đục.- Kiểm tra góc và đường thẳng của lưỡi đục ( lưỡi cắt của đục).- Trong quá trình mài thỉnh thoảng làm nguội đục bằng nước tránh đục bị giảm độ

cứng.

BÀI 6: KỸ THUẬT ĐỤC CƠ BẢN

I. Mục tiêu của bàiHọc xong bài học này người học có khả năng:- Trình bày đúng và đầy đủ trình tự các bước thực hiện công việc đục.- Tiến hành đục đạt kỹ năng cơ bản nhằm hỗ trợ công việc sửa chữa cơ khí thuộc

phạm vi nghề .II. Đồ dùng và thiết bị dạy học- Phôi đục- Êtô song song

- 5 -

Page 6: KỸ THUẬT NGUỘI

- Búa tay- Đe- Đục bằngIII.Nội dung1. Trình tự các bước thực hiện trước khi đụca. Kẹp chắc đe- Kẹp đe chắc chắn vào giữa êtôb. Cầm búa và đục- Cầm chắc đục bằng tay trái, để nhô phần cán đục một chút ra khỏi tay.- Cầm búa tại phần cuối của cán búa bằng tay phảic. Đứng đúng vị trí- Đứng về phía trái êtô, cách êtô một khoảng bằng chiều dài cán búa.- Xoay người sang phải, chân phải bước lùi về phía sau và cách chân trái khoảng ½

bước chân. Đường thẳng nối hai chân làm với cạnh bàn một góc khoảng 800

d. Tư thế đứng khi đục- Đặt đầu búa lên đầu đục, duỗi cánh tay cho thoải mái, điều chỉnh chân đứng cho phù

hợp.- Mắt luôn nhìn vào đầu đục2. Tiến hành đục- Vung búa vừa phải khi đánh búa.- Đường đánh búa xuống phải trùng với đường tâm của đục.- Lần đánh búa đầu tiên dùng lực vừa phải, chỉ dùng lực đánh mạng khi chắc chắn

đánh búa vào chính giữa của đầu đục.- Nếu đầu đục bị toè, cần phải mài hết phần toè.

BÀI 7: ĐỤC KIM LOẠI

I. Mục tiêu bài họcHọc xong bài học này người học có khả năng:- Chọn được loại êtô, đục theo yêu cầu công việc.- Đục kim loại theo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật và thời gian.- Hình thành kỹ năng đục cơ bảnII. Đồ dùng và trang thiết bị dạy học- Thép tấm - Êtô- Gỗ đệm- Búa tay- Đục bằngIII. Nội dung1. Trình tự các bước tiến hành trước khi đục

- 6 -

Page 7: KỸ THUẬT NGUỘI

a. Cách nắm giữ dụng cụ khi đụcKhi đục, cách nắm giữ dụng cụ có vai trò quan trọng.

+ Búa cầm trên tay ở khoảng cách 15 – 30 mm kể từ đầu chuôi+ Đục được giữ bằng các ngón tay ở khoảng cách 20 – 25 mm so với mặt đầu cán đục. Đục được giữ ở vị trí cần đục và nghiêng một góc 30 – 350 so với bề mặt cần đục, lưỡi cắt dọc theo đường vạch dấu. Nếu góc nghiêng nhỏ, đục dễ bị trượt trên bề mặt gia công , còn góc nghiêng lớn đục quá dễ làm kim loại bị gấp, không bằng phẳng.b. Tư thế đứng của người thợ khi đục

Người đứng thẳng, không cúi nghiêng, chân trái đứng lên phía trước và tạo thành góc 700 so với má êtô, chân phải lui về phía sau tạo thành góc 450 so với đường tâm của êtô.c. Tư thế vung búa khi đục

Tư thế vung búa khi đục có ảnh hưởng tới chất lượng đục:- Tư thế lực tác động là từ cổ tay- Tư thế lực tác động từ khuỷu tay- Tư thế lực tác động là lớn nhất của cả vai, khuỷu tay và cổ tay.

Năng suất khi đục phụ thuộc vào chiều dày của mỗi lớp kim loại bóc đi. Chiều dày này phụ thuộc vào lực đánh búa của người thợ, trọng lượng búa, độ cứng của chi tiết cần gia công

Để nâng cao năng suất và giảm khả năng sinh ra sai hỏng khi đục cần chú ý:- Chia lớp kim loại cần đục ra làm hai bước: đục thô và đục tinh+ Bước đục thô có chiều dày 1,5 ÷ 2mm+ Bước đục tinh có chiều dày 0,5÷1mm- Khi đục bề mặt có chiều rộng lớn nên dùng đục có lưỡi cắt lớn để đục lớp kim loại

giữa các rãnh đã có trước đó.- Khi đục các kim loại giòn (đồng, vàng, gang đúc…) ở các mép chạnh dễ bị sứt, mẻ;

khi đó nên đục cẩn thận, nhẹ nhàng từ mép cạnh vào bên trong bề mặt- Khi đuc các kim loại mềm (đồng đỏ, thép mềm cần chú ý thường xuyên lau sạch

lưỡi đục bằng dẻ thấm dầu hoặc nước sạch để tránh phoi kim loại dính bết vào lưỡi đục.

- Khi đục gần hết lớp kim loại, lực tác động vào đục nên giảm dần.d. Kẹp phôi lên êtô

Khi đục chi tiết kẹp trên ê tô, nên kẹp sao cho lớp kim loại bóc đi song với mặt trên của má êtô, đục được gá nghiêng 1 góc 300. Sau khi bóc đi lớp kim loại đầu tiên, chi tiết được kẹp lại cao hơn má đề 1,5 ÷ 2mm và đục lớp kim loại tiếp theo và cứ tuần tự làm như vậy cho đến khi chạm đường vạch dấu.2. Tiến hành đục.

Khi đục theo đường vạch dấu , trên phía mặt đối diện của phôi được vát cạnh một góc 45 độ để dễ gá đặt đục và ngăn ngừa khả năng sứt mẻ cạnh của chi tiết làm từ vật liệu giòn. Chi tiết được kẹp trên êtô sao cho nhìn thầy rõ đường vạch dấu. Khi đục, ban đầu để đục nằm ngang sau đó mới đưa đục nghiêng đi một góc theo quy định. Chiều dày lớp kim loại bóc đi 1 ÷ 1,5mm, riêng lớp cuối cùng 0,5mm.

- 7 -

Page 8: KỸ THUẬT NGUỘI

3. Biện pháp đảm bảo an toàn.- Búa dùng khi đục phải tra vào cán chắc chắn đầu búa không bị sứt mẻ.- Không dùng đục cùn, tù và phần lưỡi cắt của đục bị sứt mẻ.- Khi đục chi tiết kẹp bằng ê tô lắp trên bàn nguội cần có lưỡi kim loại che chắn bảo

vệ để cần có lưỡi kim loại che chắn bảo vệ đề phòng mảnh kim loại có thể văng ra trong quá trình thao tác.

BÀI 8: KỸ THUẬT GIŨA CƠ BẢN

I. Mục tiêu của bài học.Học xong bài học này người học có khả năng:- Mô tả, nhận dạng và trình bày được công dụng của từng loại giũa- Trình bày được trình tự các bước giũa cơ bản.- Có được các kỹ năng cơ bản về giũa.II. Đồ dùng và thiết bị dạy học

- Thép tấm ( 30 x 30) - Ê tô song song- Giũa dẹt- Bàn trải

III. Nội dung 1. Các loại giũa và công dụnga. Giũa lưỡi cắt đơn: h/92

Loại này chỉ có các rãnh chạy thẳng theo một hướng và được dùng để giũa các loại thép thường và nhựab. Giũa lưỡi cắt kép:

Loại này được dùng phổ biến trong ngành công nghiệpc. Giũa lưỡi cắt thô: Loại này được dùng để giũa các loại vật liệu mềm như: gỗ, da,

chì…d. Giũa có lưỡi cắt hình bán nguyệt: Loại này dùng để giũa các loại kim loại mềm như:

chì, nhôm.2. Độ nhám của lưỡi cắtCó 4 loại giũa: - Giũa thô- Giũa trung bình- Giũa mịn- Giũa rất mịnCác loại giũa được phân biệt bằng độ nhám và kích cỡ khác nhau của chúng.3. Hình dáng mặt cắt ngang của giũa- Giũa dẹt

- 8 -

Page 9: KỸ THUẬT NGUỘI

- Giũa bán nguyệt- Giũa tròn- Giũa vuông- Giũa tam giác- Giũa elíph/934. Trình tự các bước giũa cơ bảna. Kẹp chặt phôi vào êtôĐặt phôi vào giữa êtô và cao hơn má kẹp êtô khoảng 10mm rồi kẹp chặt lạib. Lắp cán giũa- Lắp nhẹ nhàng cán giũa vào đầu nhọn của chuôi giũa.- Kiểm tra, hiệu chỉnh cho cán giũa và chuôi giũa thẳng hàng.- Gõ cán giũa vào một bề mặt cứng cho đến khi chặt.c. Cầm cán giũa- Đặt đầu mút của cán giũa vào giữa lòng bàn tay phải.- Cầm cán giũa bằng cách đặt ngón cái lên trên cán giũa còn các ngón khác nắm chặt

ở phía dưới.d. Vị trí đứng thích hợp- Đặt đầu giũa lên giữa phôi - Xoay người sang phải.- Chân trái bước sang một bước.e. Tư thế đứng khi giũa- Khi giũa, chi tiết được kẹp trên êtô, chiều cao êtô cần chọn để vị trí của tay khi làm việc tạo thành góc vuông 900 so với cánh tay kể từ vai ( h4.4a). Thân của người thợ tạo thành góc 450 so với cạnh của má ê tô( H4.4b)- Bàn chân trái đặt cách cạnh của bàn nguội một khoảng 150÷200 mm góc bàn chân hướng về bàn nguội khoảng 300, chân phải tạo góc 750 (H4.4c) mặt hướng về hướng chuyển động của giũa khi thao tác . - Tay phải người thợ nắm cán giũa, ngón cái đặt trên cán dọc theo chiều dài của giũa ; tay trái tỳ nhẹ trên mặt giũa, khi đẩy giũa, tỳ khi đẩy phải đều.5. Thao tác giũa- Mắt luôn nhìn vào phôi- Đầu gối trái hơi co trong khi di chuyển trọng tâm về phía trước, dùng khuỷu tay phải

từ cạnh sườn đẩy giũa về phía trước trên mặt phẳng nằm ngang.- Sử dụng trọng lượng của cơ thể như hình vẽ- Sử dụng toàn bộ chiều dài của giũa.- Kéo giũa về trong khi vẫn giữ cho giũa nằm ngang (không đẩy xuống dưới)- Tốc độ đẩy giũa vào khoảng 30 ÷ 40 lần /phút là phù hợp.- Dùng bàn chải chải dọc theo các rãnh trên mặt giũa.

- 9 -

Page 10: KỸ THUẬT NGUỘI

BÀI 9: DŨA MẶT PHẲNG

I. Mục tiêu của bài học.Học xong bài học này người học có khả năng:- Trình bày được các phương pháp giũa- Mô tả đầy đủ và đúng trình tự các bước khi giũa một mặt phẳng.- Giũa được mặt phẳng tương đối phẳng để hỗ trợ cho công việc sửa chữa thuộc phạm

vi nghề Công nghệ ô tôII. Đồ dùng và thiết bị dạy học- Thép tấm ( 30 x 30)- Ê tô song song- Bàn máp- Thước lá- Bột màu- Phấn - Bàn trải- Giũa:+ Vuông 350, thô+Dẹt 250, trung bình.+ Dẹt 200, mịn.III.Nội dung 1. Các phương pháp giũaa. Giũa dọcĐẩy giũa thẳng về phía trước sao cho đường tâm của giũa luôn trùng với hướng chuyển độngb. Giũa chéo:Đẩy giũa về phía trước đồng thời trượt sang bên phải là một phương pháp tốt cho giũa thô, bởi vì lượng kim loại bị cắt rộng hơnc. Giũa ngang:Cầm hai đầu của giũa và đẩy sao cho đường tâm của giũa luon vuông góc với hướng chuyển động.2. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật của các bước giũa mặt phẳngB1: Làm sạch các vảy sắtLàm sạch các vảy sắt bằng các góc cạnh của giũa thô.B2: Giũa thô- Giũa mặt phẳng ngang bằng cách ấn giũa xuống mặt phôi.- Kiểm tra mặt phẳng bằng thước lá hoặc ke vuông.- Đánh dấu những khu vực cao.- Giũa những phần cao.B3: Giũa phẳng- Dùng toàn bộ bề mặt của giũa, đẩy giũa theo chiều dọc.- Kiểm tra mặt phẳng bằng thước lá hoặc ke vuông.

- 10 -

Page 11: KỸ THUẬT NGUỘI

B5: Kiểm tra- Quét một lớp bột màu đỏ lên mặt bàn máp.- Chà, xát mặt phẳng giũa lên trên mặt bàn máp có bột màu, kiểm tra bột màu bám

vào mặt phẳng giũaB6: Giũa lần cuối- Dùng lưỡi cắt của giũa mịn.- Đặt các ngón tay lên trên lưỡi cắt, giũa những phần không phẳng trên bề mặt.- Tiếp tục giũa những phần cao cho đến khi chà mặt phẳng giũa xuống mặt bàn máp

có bột màu thấy bột màu dính đều trên mặt phẳng giũa là được3. Những sai sót khi giũa, cách khắc phụca. Sai sót phế phẩm khi giũa- Kích thước không đạt- Độ nhám bề mặt không đạt yêu cầu.- Bề mặt gia công không bằng phẳng- Bề mặt có vị trí tương quan không phù hợp so với các bề mặt khác…b. Cách khắc phục Để ngăn ngừa những sai sót, phế phẩm kể trên cần phải tìm rõ nguyên nhân sinh ra để loại trừ, phải tổ chức tốt chỗ làm việc; người thợ cần chịu khó, kiên nhẫn, tay nghề thành thạo. Khi gia công tinh phải thao tác cẩn thận, cần phải có những dụng cụ gia công, dưỡng mẫu thích hợp.

BÀI 10: VẬN HÀNH MÁY KHOAN BÀN

I. Mục tiêu của bàiHọc xong bài học này người học có khả năng:- Mô tả đúng và đầy đủ trình tự các bước khi vận hành máy khoan bàn- Vận hành máy khoan bnà thành thạo và an toàn- Vệ sinh, và bảo dưỡng máy khoan II. Đồ dùng và trang thiết bị dạy học- Chi tiết khoan- Máy khoan bànIII. Nội dung1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật của các bước khi vận hành máy khoana. Thay đỏi số vòng quay của trục chính- Mở nắp che day đai- Nới lỏng vít khoá- Điều chỉnh đòn bảy căng dây đai để nới lỏng đai.- Di chuyển dây đai đến rãnh puly mong muốn.- Khi di chuyển dây đai, đầu tiên tháo dây đai từ rãnh puly có đườgn kính lớn hơn,

khi lắp vaà thì lắp dây đai vào rãnh puly có đường kính nhỏ hơn trước.Cẩn thận tránh bị kẹt tay vào giữa pu-li và dây đai.

- 11 -

Page 12: KỸ THUẬT NGUỘI

- Kéo đòn bẩy căng đai về phía trong lòng, căng dây đai hết cỡ sau đó vặn chặt khoá đòn bẩy căng đai lại.

- Lắp nắp che dây đai lại.b. Di chuyển bàn khoan lên và xuống- Nới lỏng khoá hãm.- Quay tay quay điều chỉnh bàn lên xuống theo chiều kim đồng hồ để đưa bàn lên cao.- Quay tay quay điều chỉnh bàn lên xuống ngược chiề kim đồng hồ để hạ thấp bàn

xuống.- Đặt bàn ở chiều cao thích hợp rồi siết khoá hãm lại.c. Di chuyển bàn sang phải và trái- Nới lỏng khoá hãm.- Đẩy bàn sang phải hoặc trái bằng tay.- Quay bàn đến đúng vị trí rồi siết khoá hãm lại.d. Di chuyển trụcchính lên và xuống- Đứng phía trước của máy, cầm tay quay điề chỉnh trục chính lên xuống.- Quay tay quay để đièu chỉnh trục chính lên xuống.2. Vệ sinh và bảo dưỡng máy khoan

BÀI 11: MÀI MŨI KHOAN

I. Mục tiêu của bài:Học xong bài này người học có khả năng :

- Mô tả được các góc, các lưỡi cắt của mũi khoan.- Trình bày được trình tự các bước mài mũi khoan.- Mài được mũi khoan kim loại đạt các thông số kỹ thuật cơ bản của mũi khoan để hỗ

trợ cho công việc sửa chữaII.Đồ dùng và trang thiết bị dạy học

- Mũi khoan- Dưỡng kiểm hoặc thước đo độ

III.Nội dung1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật của các bước thực hiện mài mũi khoan kim loại

a. Mài lưỡi cắt chính- Giữ lưỡi cắt chính ngang bằng với tay trái cầm gần đầu mũi khoa còn tay phải cầm

chuôi mũi khoan.- Quay mũi khoan đi một góc khoẳng 590 so với mặt đám ( HV).- Mài nhẹ nhàng, xoay và nâng lên.- Với lưỡi cắt chính còn lại mài tương tự.b. Kiểm traKiểm tra các thông số sau:+ Góc đầu (2)

- 12 -

Page 13: KỸ THUẬT NGUỘI

+ Chiều dài lưỡi cắt chính.+ Góc thoát.+ Góc nghiêng lưỡi cắt ngang.c. Mài mỏng lưỡi cắt ngang- Giữ đầu mũi khoan tạo một góc so với đường chu vi của đá.- Không mài lưỡi cắt chính thấp hơn.- Mài hai phía của lưỡi cắt ngang đều nhau- Với mũi khoan, nơi có chiều dày lưỡi cắt ngang lớn, trở lực khoan sẽ cao do vậy

chiều dày lưỡi cắt ngang lên đợc mài bớt.2. Thực hiện mài mũi khoan

BÀI 12: KHOAN LỖI. Mục tiêu của bài học

Học xong bài học này người học có khả năng:- Trình bày đúng và đầy đủ các bước tiến hành khoan lỗ.- Chọn được mũi khoan và khoan lỗ đúng theo yêu cầu của công việc sửa chữa các

chi tiết cơ khí II. Đồ dùng và trang thiết bị dạy học- Thép tấm- Giẻ lau- Dầu bôi trơn- Mũi khoan- Chìa khoá bầu cặp- Giá đỡ phôi- Êtô khoan- Ke vuông- Mũi vạch- Chấm dấu- Búa nguội- Thước cặpIII.Nội dung1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật của các bước khoan lỗa. Lấy dấu và chấm dấu tâmb. Kẹp vật lên êtôc. Lắp mũi khoan lên bầu cặp- Kiểm tra đường kính mũi khoa bằng thước cặp.- Lau sạch chuôi và lắp mũi khoan vào bầu cặp.- Vặn chặt bầu cặp bằng chìa khoá.- Quay thử trục chính và kiểm tra độ đồng tâm của mũi khoand. Thay đổi tốc độ trục chính

- 13 -

Page 14: KỸ THUẬT NGUỘI

e. Điều chỉnh vị trí của bàn máy khoan- Đặt êtô khoan trên bàn khoan.- Quay tay quay di chuyển bàn máy đi lên sao cho bề mặt phôi cách đầu mũi khoan

khoảng 20mm.- Siết khoá hãm, cố định bàn máy ở vị trí làm việc.- Điều chỉnh chiều sâu thích hợp của mũi khoan bằng đai ốc chặn.f. Điều chỉnh mũi khoan vào vị trí khoan- Điêuè chỉnh tâm mũi khoan vào dấu chấm tâm.- Giữ êtô bằng tay trái và ấn nhẹ mũi khoan, khoan thử sau đó nâng mũi khoan lên và

kiểm tra vị trí.2. Khoan lỗ- Ấn đều mũi khoan.- Cho dầu bôi trơn.- Thỉnh thoảng dừng trục chính, cắt bỏ phoi dây.- Giảm lực ấn khi lõ khoan gần thủng3. Chú ý- Không được dùng găng tay trong quá trình khoan, găng tay có thể bị quấn vào mũi

khoan gây tai nạn.- Khi khoan những lỗ có đường kính lớn, trở lực cắt sẽ cao do vậy êtô cần được bắt

chặt với bàn máy khoan bằng bulông để chống xoay.- Luôn đeo kính bảo hộ trong khi khoan.

BÀI 13: CẮT KIM LOẠI BẰNG CƯA TAYI. Mục tiêu bài học

Học xong bài này người học có khả năng:- Trình bày được cấu tạo và công dụng của cưa tay và cách lắp lưỡi cưa tay- Trình bày đúng các bước và yêu cầu kỹ thuật cưa cắt kim loại bằng cưa tay.- Cắt các thanh thép bằng cưa tay đạt các yêu cầu kỹ thuật cắt.II. Đồ dùng và thiết bị dạy học- Thép thanh- Êtô- Khung cưa tay- Lưỡi cưa- Vịt dầuIII. Nội dung1. Các loại khung và lưỡi cưa taya. Các kiểu khung cưa- Khung cưa cố định chiều dài- Khung cưa có thể thay đổi chiều dàiHình 3.65/100b. Các kiểu lưỡi cưahình 3.66/100

- 14 -

Page 15: KỸ THUẬT NGUỘI

2. Trình tự cắt bằng cưa taya. Tư thế đứng của người thợ khi cưaKhoảng cách giữa êtô và người thợ khoảng 200mm. Khi thao tác, người thợ đứng thẳng, chếch một góc 450 so với đường tâm của êtô (h 6.5/110), chân phải tạo với chân trái một góc khoảng 60÷700. Người thợ dùng cả hai tay giữ cưa, tay phải giữ chặt tay nắm của khung cưa trong lòng bàn tay (h 6.6a), tay trái đặt ở phần cuối của khung cưa (h 6.6c). Áp lực lưỡi cắt lên bề mặt cần cưa thực hiện bằng tay trái, còn tay phải thực hiện chuyển động đẩy lưỡi cưa đi lại đều.Quá trình cắt bao gồm hai hành trình: hành trình cắt khi lưỡi cưa đẩy về phía trước và hành trình không cắt khi lưỡi cưa đẩy lùi về phía người thợ. Ở hành trình lùi về, không được ấn lưỡi cưa xuống bề mặt gia công vì làm lưỡi cưa bị cùn, mòn, gãy lưỡi cắt; ở hành trình cắt cần đẩy lưỡi cưa đi đều, thẳng để miệng cắt được thẳng.b. Lắp lưỡi cưa vào khung cưa- Lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao cho răng cưa hướng về phía đai ốc hình con bướm (

tai hồng).- Vặn tai hồng để kéo căng lưỡi cưa.c. Kẹp phôi vào êtô- Đặt phôi vào êtô sao cho vị trí cắt cách mép êtô khoảng 10mm.- Hiệu chỉnh phôi cho ngang bằng rồi kẹp chặt êtô lại.d. Tạo điểm bắt đầu cắt- Đặt điểm đầu của tay cưa vào chỗ lõm của lòng bàn tay phải. Nắm chặt tay cưa bằng

cách đặt ngón cái lên trên còn các ngón khác nắm ở phía dưới caủa tay cưa.- Đặt móng tay cái vào vị trí cắt theo phương thẳng đứng.- Đặt lưỡi cưa sát vào móng tay, đẩy và kéo cưa chậm.e. Cắt phôi- Cầm cưa chắc chắn bằng cả hai tay.- Ép cưa xuống và đẩy thẳng về phía trước.- Đẩy hết chiều dài của lưỡi cưa.- khi kéo cưa về không dùng lực ép xuống.- Tra dầu một lần trong khi cắt.- Khi cắt gần đứt dùng tay trái đỡ phôi tránh rơi vào chân.3. Thực hành cắt kim loại bằng cưa taya. Cắt thép tròn- Đầu tiên đặt cưa ngang bằng rồi cắt- Tiếp sau đó đặt cưa hướng xuống dưới về phía trước và cắt.- Cuối cùng đặt cưa hướng xuống dưới về phía người cắt và cắt.- tiếp tục cắt theo trình tự trên (như hv) cho đến đứt.b. Cắt thép thanh- Đầu tiên để cưa hướng xuống dưới về phía trước rồi cắt- Tiếp theo để cưa hướng xuống dưới về phía người cắt và cắt- Cuối cùng đặt cưa ngang bằng và cắt- Tiếp tục cắt theo trình tự trên cho đến đứt

- 15 -

Page 16: KỸ THUẬT NGUỘI

BÀI 14: CẮT REN TRONG, CẮT REN NGOÀI BẰNG BÀN REN VÀ TARÔI. Mục tiêu của bài

Học xong bài này người học có khả năng:- Trình bày được cấu tạo, công dung, cách sử dụng các loại bàn ren, taroo và phương

pháp cắt ren.- Chọn đúng dụng cụ, chuẩn bị phôi và thực hiện cắt ren đúng trình tự, đảm bảo yêu

cầu kỹ thuật, an toàn.- Cắt được ren trong cho những lỗ ren bị chờn ren trên thân động cơII. Đồ dùng và trang thiết bị dạy học- Thép tấm đã khoan lỗ và gia công giũa- Mũi tarô- Tay quay tarô- Ke vuông- Êtô bàn- Phôi thép tròn- Bàn ren- Tay quay bàn ren- Giũa- Đai ốc kiểm traIII. Nội dung1. Cắt ren bằng tarôa. Kẹp chặt phôi vào êtôĐặt phôi vào giữa êtô, mặt phôi cao hơn má kẹp êtô khoảng 5 mm rồi kẹp chặt lại.b. Lắp mũi ta rô vào tay quay- Sử dụng một tay quay có chiều dài phù hợp với đường kính của mũi ta rô.- Vặn tay quay để kẹp chặt mũi ta rô trong tay quay ta rô.c. Đặt ta rô vào lỗ- Đứng trước ê tô, chân bước rộng.- Cầm phần giữa của tay quay bằng tay phải.- Đặt mũi ta rô và lỗ theo chiều thẳng đứng.- Dùng hai tay giữ cho tay quay thăng bằng.- Xoay từ 2 đến 3 lần đồng thời ấn ép xuống.d. Hiệu chỉnh độ nghiêng của mũi ta rô- Kiểm tra sự thẳng đứng của mũi ta rô bằng một ke vuông ở hai vị trí vuông góc với

nhau.- Chỉnh lại mũi ta rô cho thẳng đứng nếu cần thiết.- Làm lại hai thao tác trêne. Cắt ren- Dùng lực của hai tay để quay tay quay đồng thời giữ cho tay quay thăng bằng.- Tra dầu khi cần thiết.- Khi cắt ren, đầu tiên quay một cung dài, sau đó quay ngược trở lại một phần trước

khi tiếp tục quay để cắt tiếp ren.

- 16 -

Page 17: KỸ THUẬT NGUỘI

f. Tháo mũi ta rô- Dùng hai tay để giữ tay quay thăng bằng, quay tay quay theo chiều gược chiều với

chiều khi cắt ren một cách nhẹ nhàng, tránh không làm mũi ta rô bị lệch vẹo…- Khi tháo ra gần hết, dùng tay trái để cầm mũi ta rô tránh bị rơi.- Sau khi sử dụng làm sạch mũi ta rô bằng bàn chải.2. Cắt ren bằng bàn rena. Lắp bàn ren vào tay quay- Xoay vít điều chỉnh để mở rộng đường kính lỗ lắp bàn ren.- Đặt bàn ren vào tay quay với mặt trước ở bên trên.- Hiệu chỉnh cho vít ở tay quay trùng với lỗ ở bàn ren rồi vặn chặt lại.b. Kẹp phôi vào êtôĐặt phôi vào giữa ê tô và thẳng đứng rồi kẹp chặt ê tô lạic. Bắt đầu ren- Quay bàn ren sao cho mặt trước của bàn ren quay xuống dưới, đặt mặt bànn ren

thăng bằng trên đầu phôi (mặt bàn ren vuông góc với đường sinh của phôi).- Bắt đầu cắt ren bằng cách quay tay quay đồng thời ép xuống dưới. Kiểm tra độ

vuông góc của bàn ren.- Tháo tay quay ra và làm lại bước kẹp phôi vào êtô và bước bắt đầu ren.d. Cắt ren- Ấn đều hai tay và giữ cho tay quay luôn thăng bằng.- Khi cắt ren, đầu tiên quay một cung dài sau đó quay ngược trở lại một phần, rồi lại

quay tiếp, cứ như thế cắt ren cho đến chiều dài xác định.- Lau sạch phôi và tra dầu khi cần thiết.e. Tháo bàn renQuay tay quay nhẹ nhàng với chiều ngược chiều cắt ren, khi gần ra hết cần chú ý tránh rơi.f. Kiểm tra renDùng đai ốc kiểm tra vặn vào ren vừa cắt để kiểm tra reng. Làm lại động tác

- Nếu ren bị chặt, nới lỏng bàn ren, điều chỉnh vít rồi cắt lại ren.- Làm lại các bước cắt ren, tháo bàn ren và kiểm tra ren.

3. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục Những yếu tố gây ảnh hưởng tới quá trình cắt ren.

- Bàn ren bị mòn sẽ không cắt được ren đảm bảo các kích thước kỹ thuật.- Răng cắt bị mẻ.- Quá trình cắt không có thao tác quay bàn ren trở lại.- Lựa chọn đường kính của bàn ren không thích hợp .- Bàn ren khi cắt nghiêng một góc so với trục của phôi.- Khi cắt không dùng dầu bôi trơn.* Tay quay bàn ren- Dùng một tay quay bàn ren sao cho phù hợp ( khít) với đường kính ngoài của bàn

ren.

- 17 -

Page 18: KỸ THUẬT NGUỘI

* Ghi chú. - Đường kính của bàn ren có thể điều chỉnh được bằng vít điều chỉnh, khi đó cho

phép dùng cùng một bàn ren để cắt ren thô và ren tinh.- Phía trước của bàn ren là phía có vát cạnh nhiều hơn, và ở đó thường ghi đường

kính danh nghĩa của bàn ren.- Khi cắt ren đầu thứ hai của cùng một thanh thép ( cắt ren hai đầu), tốt nhất nên đặt

một đai ốc xẻ trên phần cuối của ren đã cắt rồi kẹp chúng vào êtô để bảo vệ phần ren đã cắt.

BÀI 15: NẮN, UỐN KIM LOẠII. Mục tiêu bài họcHọc xong bài này người học có khả năng:- Chọn đúng dụng cụ uốn, nắn thích hợp cho từng công việc cụ thể.- Uốn, nắn các loại thép có tiết diện tròn, rỗng thường dùng trong chế taoh ô tô theo

đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn.- Sử dụng và bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, an toàn.I. Đồ dùng và trang thiết bị dạy hoc

II. Nội dung1. Kỹ thuật nắn thẳngChi tiết cong vênh có thể kiểm tra bằng mắt hoặc đặt chi tiết lên bàn phẳng để đánh giá mức độ cong vênh qua khe hở giữa chi tiết và mặt bàn. Dùng phấn đánh dấu những chỗ cong vênh trên chi tiết.Khi nắn thẳng cần xác định chỗ nào trên chi tiết cần dùng búa gõ, búa gõ phải chính xác, đúng vị trí, đều trên chiều dài đường cong và giảm dần từ chỗ cong lớn nhất đến chỗ cong nhỏ nhất. Chi tiết sau khi nắn được kiểm tra độ thẳng bằng thước kiểm, bàn phẳng.a. Nắn thẳng tấm kim loại: Công việc được thực hiện theo thứ tự sau: dùng phấn đánh

dấu chỗ cong vênh, đặt chi tiết lên đe hoặc bàn nắn, hướng chỗ cong lên trên, tay trái giữ một đầu chi tiết, tay phải dùng búa đánh vào chỗ lồi trên chi tiết. Chi tiết càng dày, độ cong vênh càng nhiều, lực đánh của búa càng lớn và giảm dần khi độ cong của chi tiết giảm.

Khi nắn các dải, băng kim loại có thể lật lên lật xuống các mặt để nắn. Độ thẳng sau khi nắn được kiểm tra bằng mắt, chính xác hơn thì dùng bàn lấy dấu phẳng để kiểm tra khe sáng hoặc đặt thước kiểm lên bề mặt chi tiếtNhững sai sót, phế phẩm thường thấy khi nắn thẳng là do xác định vị trí để đánh búa không chính xác, lực đánh búa không đều, đánh búa không đúng vị trí, để lại hiều vết lõm, sây sát trên bề mặt chi tiết.

- 18 -

Page 19: KỸ THUẬT NGUỘI

b. Nắn tấm kim loại mỏng: trước khi nắn cần tiến hành kiểm tra và đánh dấu độ cong vênh. Sau đó đặt chi tiết lên bàn năn, tay trái giữ chi tiết, tay phải dùng búa đánh từ cạnh bên đến chỗ lồi cao. Lự đánh búa giảm dần khi độ cong vênh giảm (h5.1b).

Nắn các tấm kim loại mỏng hơn, cỏ thể dùng búa gỗ (vồ) để nắn (5.2a), với các lá kim loại rất mỏng, còn dùng bàn phẳng để là, vuốt phẳng (h5.2b)c. Nắn phôi cán tròn, ngắn: Phôi các loại trục thường được nắn theo hai cách + Nắn bằng búa tay trên bàn nắn, ngắm độ thẳng bằng mắt+ Nắn trên máy ép, phôi được gá trên hai khối V, phần cong lồi hướng lên trên và dùng máy ép xuống.d. Nắn chi tiết sau khi tôi: Sau khi tôi chi tiết dễ bị cong vênh do thay đổi nhiệt độ đột

ngột ( khi nung và nhúng chi tiết vào nước hoặc dầu). Tuỳ theo từng loại chi tiết để chọn biện pháp nắn thẳng sau khi tôi: với chi tiết chính xác, không được để lại vết sau khi nắn, lúc đó phải dùng các loại búa nắn tưd vật liệu mềm ( đồng, chì…). Với chi tiết dễ bị kéo giãn, nên dùng búa nặng 200- 600g, đầu búa được tôi hoặc dùng búa nắn đầu vát (h5.3).

Các chi tiết có chiều dày lớn hơn 5mm, nếu chỉ tôi lớp bề mặt, khi đó chỉ lớp kim loại chiều sâu 1 -2mm có độ cứng cao, còn trong lõi vẫn dẻo, có thể dùng búa nắn như cách nắn thông thường.Các chi tiết mỏng (<5mm) thường đợc tôi thể tích toàn bộ chi tiết, khi đó không dùng búa gõ vào chỗ lồi lên mà ngược lại gõ vào chỗ lõm, kết quả là các thớ kim loại chỗ lõm bị kéo căng ra theo tác dụng của búa, còn thớ kim loại chỗ lồi nén lại làm chi tiết trở lại thẳng.Hình 5.4 trình bày cách nắn thước góc, nếu sau khi tôi, góc nhỏ hơn 900, khi đó búa cần tác dụng vào đỉnh của góc bên trong (h 5.4a); nếu góc lớn hơn 900 , búa cần tác dụng vào đỉnh phía bên ngoài (h5.4b), nhờ đó sẽ kéo thước góc dần trở về góc đúng (900)Trong trường hợp tấm chi tiết sau nhiệt luyện bị cong vênh theo cả mặt phẳng và mặt bên, khi đó trước hết nắn theo mặt phẳng trước rồi sau đó mới nứn mặt bên.2. Uốn kim loạia. Xác định kích thước của phôi khi uốnViệc xác định các kích thước của phôi trước khi uốn dựa trên sự tương ứng giữa chiều dài của phôi và chiều dài lớp trung hoà của chi tiết uốn.Xác định vị trí của lớp trung hoà có thể dựa theo các bảng tra trong cá sổ tay chuyên ngành. Để đơn giản trong tính toán và thuận tiện cho sử dụng, trong điều kiện làm việc ở nhà máy có thể dùng phương pháp tính toán theo các sơ đồ cụ thể.- Độ dài của phôi để uốn góc (h 5.16): được xác định bằng tổng chiều dài của các

đoạn thẳng và phần cong tạo thành góc qua trị số hiệu chỉnh α theo công thức:L = L1 + L2 + α

b. Mômen uốn và lực uốn

- 19 -

Page 20: KỸ THUẬT NGUỘI

Giá trị của mômen uốn và lực khi uốn được xác định từ điều kiện cân bằng mômen của nó với mômen nội lực, trong đó mômen nội lực bao gồm mômen sinh ra từ các ứng suất pháp tuyến trong vùng biến dạng (kéo và nén).Để xác định mômen nội lực cần phải biết sự phân bố ứng suất theo tiết diện ngang và trị số ứng suất lớn nhất đối với mức độ biến dạng đã cho.Trong các tài liệu chuyên ngành có các bảng đưa ra các sơ đồ phân bố ứg suất thực tế được xây dựng từ các lý thuyết biến dạng dẻo có tính đến các điều kiện thực tế của quá trình uốn.c. Phương pháp uốn ốngUốn ống có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp: Uốn trên những đồ gá, uốn nằm giữa hai con lăn (h5.18a), uốn trên các máy uốn chuyên dùng ( h5.18b), uốn trên các khuôn dập (h 5.18c và d).

BÀI 16: CẠO – RÀ KIM LOẠII. Mục tiêu bài họcHọc xong bài này gười học có khả năng:- Trình bày được cấu tạo, công dụng, cách sử dụng các loại dao cạo và phương pháp

mài sửa dao cạo.- Chọn đúng dụng cụ và cạo được mặt phẳng, mặt cong đúng trình tự, đảm bảo yêu

cầu kỹ thuật và an toàn.- Xác định được các dạng sai hỏng thường gặp và cách khắc phục.II. Đồ dùng và trang thiết bị dạy học

III. Nội dung 1. Khái niệm a. KN về phương pháp cạoCạo là phương pháp gia công tinh bề mặt kim loại dùng dụng cụ là dao cạo để bóc đi lớp kim loại rất mỏng làm cho bề mặt đạt độ chính xác và độ nhẵn bóng bề mặt cao.Cạo dùng để gia công các mặt phẳng, mặt định hình như cạo bề mặt dẫn hướng, sống trượt của máy công cụ, cạo bề mặt của các dụng cụ dùng để kiểm tra, đo lường, cạo bề mặt cong trên gối đỡ… Bề mặt phẳng sau khi cạo không những đạt được độ phửng cao mà trên bề mặt đã cạo có thể giữ được lớp dầu bôi trơn, giảm được hiện tượng ăn mòn khi hai bề mặt tiếp xúc của hai chi tiết có chuyển động tương đối với nhau.Bề mặt gia công bằng phương pháp cạo có thể đạt độ chính xác từ , 0,01 – 0,005 mm, cạo bóc đi một lớp kim loại rất mỏng 0,002 – 0,005mm, lượng dư để lại cho cạo thường nhỏ, phụ thuộc vào kích thước chiều dài, chiều rộng của mặt phẳng hoặc đường kính và chiều dài của bề mặt trụ cần cạo. Bề mặt trước khi cạo thường được gia công nguội hoặc dùng các phương pháp gia công cắt gọt khác ( phay, bào, tiện…).b. Rà

- 20 -

Page 21: KỸ THUẬT NGUỘI

Rà bề mặt là bôi bột nghiền mịn lên bề mặt của hai chi tiết sẽ lắp ghép với nhau khi sử dụng, cho chúng tiếp xúc và chuyển động tương đối với nhau. Trong quá trình chuyển động, bột rà mịn sẽ rà, sửa cho hai bề mặt bảo đảm tiếp xúc đều, kín khít.

2. Kỹ thuật cạo ràChất lượng và năng suất khi cạo phụ thuộc nhiều vào bề mặt trước khi cạo. Thông thường bề mựt này được gia công trước đó bằng phay, bào đối với mặt phẳng. Lỗ trước khi cạo thường được khoan, khoét, doa. Độ không phẳng của bề mặt trước khi cạo được kiểm tra bằng khe sáng không lớn hơn 0,1mm với các chi tiết có chiều dài đến 500mm, từ 0,2 – 0,3mm với chi tiết có chiều dài lớn hơn.3. Cạo mặt phẳngTrước khi cạo phẳng, trên bề mặt bàn kiểm phẳng, người ta xoa một lớp sơn màu mỏng ( h 11.4a). Bề mặt cần cạo được làm sạch bằng bàn chải và dẻ mềm, sau đó đặt bề mặt đó thật cẩn thận trên bề mặat bàn kiểm phẳng và đẩy nhẹ. Sau 2 -3 vòng chuyển động trên bàn kiểm phẳng ( h11.4b), chi tiết được nhấc ra, bề mặt có độ phẳng là bề mặt có các điểm dính sơn phân bố đều, còn bề mặt chưa phẳng có số điểm dính sơn phân bố không đều ( h 11.4c).Năng suất khi cạo phụ thuộc nhiều vào việc gá đặt chi tiết trước khi cạo . Chi tiết phải được gá đặt chắac chắn, kẹp chặt, ở vị trí dễ thao tác, dề kiểm tra. H 11.5 là một đồ gá để ga đặt chi tiết trước khi cạo, chi tiết rãnh măng cá A cần cạo được gá đặt trên tấm 1 và kẹp chặt nhờ cơ cấu đòn kẹp kiểu ren vít 2. Thân 3 là cơ cấu có thể quay trong mặt phẳng thẳng đứng và được cố định bằng vít 4. Tấm 1 có thể quay trong mặt phẳng nằm ngang cùng với đế 5. Nhờ cách gá đặt như vậy có thể tạo được vị trí thuận lợi cho người công nhân khi thao tác.Với các chi tiết lớn, nặng cần cạo, trước hết cố định chi tiết đó lên sàn, bệ, dùng bàn kiểm phẳng phủ sơn đẩy trượt trên bề mặt cần cạo.Quá trình cạo bắt đầu bằng việc dùng dao cạo hớt đi lớp kim loại cao nhất ( các vết có dính sơn). Khi cạo, tay phải nắm vào chuôi dao cạo, tay trái tỳ lên thân dao cạo ( h 11.6). Dao cạo đặt nghiêng một góc 25 – 30 0 so với bề mặt gia công.Khi cạo bằng dao cạo phẳng thường dùng cách cạo đẩy, còn khi cạo dao cạo đầu cong thường dùng cách cạo kéo.Để nâng cao chất lượng bề mặt, khi cạo chia ra nhiều lần cạo: cạo thô, cạo bán tinh và cạo tinh. Khi cạo thô dùng dao cạo có chiều rộng 20 – 30mm, hành trình cạo 10-15mm, mỗi hành trình cạo bóc đi lớp phoi dày 0,02 – 0,05mm. Cạo bán tinh dùng dao cạo rộng 12 – 15mm, hành trình cạo 5 – 10mm, mỗi hành trình cạo bóc đi lớp phoi dày 0,01 – 0,02mm. Cạo tinh dùng khi cần gia công chi tiết rất chính xác, dùng dạo rộng 5 – 12mm, hành trình cạo 3 – 5mm ( vết cạo rất nhỏ), lượng phoi bóc đi nhỏ hơn 0,01mm.Bề mặt sau khi cạo đạt yêu cầu là bề mặt không có vết xước, vết lõm sâu của dao cạo, bề mặt phải có vân đều và nhỏ. Độ phẳng của bề mặt sau khi cạo được đánh giá qua số điểm (vết) dính sơn trong một diện tích hình vuông kích thước 25 x 25mm (khung vuông kiểm tra) (H 11.6c).

- 21 -

Page 22: KỸ THUẬT NGUỘI

4. Cạo các bề mặt định hình, bề mặt cong ( ví dụ: bề mặt gối dỡ) thực hiện theo cách sau ( h 11.7a):

dùng cổ trục hoặc trục kiểm có dùng đường kính được bôi lên một lớp sơn màu mỏng và lắp lên gối đỡ, ấn cho quay trên ổ và lấy trục ra, sau đó tìm những điểm cao dính sơn để cạo bằng dao cạo ba cạnh ( h 11.7b).

Dùng tay phải cầm vào chuôi dao cạo 2 và quay đi khi cạo, tay trái 3 ấn dao cạo vào bề mặt gia công, dao cạo đặt hơi nghiêng so với bề mặt cần cạo để cạo bề mặt vào phần giữa của lưỡi cắt. Bề mặt sau khi cạo được kiểm tra bằng dưỡng lưới làm từ xenlulô.

BÀI 16: GIA CÔNG CHI TIẾT BẰNG DOA TAYMục đích: Hình thành kỹ năng sử dụng doa tay.Vật liệu: Thép tấm ( 16 x 64 x 72mm) đã khoan lỗ.Thiết bị, dụng cụ: - Mũi doa tay

- Tay quay; - Ke vuông.

16.1. Kẹp phôi vào êtôĐặt phôi vào giữa êtô, hiệu chỉnh phôi cho ngang bằng, mặt trên của phôi cao hơn

má kẹp của êtô khoảng 5mm. Kẹp chặt phôi16.2. Đặt mũi doa vào lỗ

Giữ mũi doa cho thẳng đứng, dùng cả hai tay quay theo chiều kim đồng hồ.16.3. Kiểm tra độ vuông góc của mũi doa.

Dùng ke vuông để kiểm tra độ vuông góc của mũi doa so với bề mặt phôi ở hai vị trí vuông góc với nhau.16.4. Doa lỗ

- Tác dụng đều lực ở hai tay.- Chỉ quay theo chiều kim đồng hồ - Tra dầu khi doa.- Quay chậm.- Quay đều trong quá trình doa.- Thường xuyên giữ cho tay quay thăng bằng.

16.5. Tháo mũi doa- Vừa xoay tay quay theo chiều kim đồng hồ vừa kéo mũi doa lên trên và ra ngoài.-Làm sạch mũi doa bằng bàn trải

* Các thông số của doa tay- Doa tay

+ Doa tay là một loại dụng cụ được sử dụng ở nguyên công cuối cùng khi gia công các lỗ yêu cầu độ bóng và độ chính xác.

+ Chuôi của mũi doa hình vuông và được thiết kế phù hợp với tay quay + Phần lưỡi cắt của mũi doa được chốt côn khoảng 10 ở đầu nút

- Các bộ phận của mũi doa.- Chuẩn bị lỗ để doa.

- 22 -

Page 23: KỸ THUẬT NGUỘI

+ Nếu lượng kim loại cắt đi là quá nhiều, lực cắt sẽ lớn, hiện tượng bị mẻ mũi doa hoặc bề mặt lỗ không nhẵn sẽ xaỷ ra.

+ Nếu lượng kim loại cắt đi ít, mũi doa sẽ trượt trong lỗ, phải dừng doa.- Các tiêu chuẩn về lượng dư kim loại cắt khi doa

16.6. Chốt côn.Đường kính danh nghĩa của chốt côn được thể hiện bằng đường kính của đầu nhỏ

hơn (d)

- 23 -