17
Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất Giáo viên hướng dẫn: Ts. Lam Mỹ Lan Sinh viên thực hiện: Lê Nhật An 4097866 Trịnh Minh Cường 4097873 Nguyễn Đặng Trung Tín 3083147

Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

  • Upload
    tracy

  • View
    74

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất. Giáo viên hướng dẫn : Ts. Lam Mỹ Lan Sinh viên thực hiện : Lê Nhật An4097866 Trịnh Minh Cường4097873 Nguyễn Đặng Trung Tín3083147. 1. Đặc điểm phân bố v à môi trường sống. - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

Page 1: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

Giáo viên hướng dẫn: Ts. Lam Mỹ Lan

Sinh viên thực hiện:Lê Nhật An 4097866Trịnh Minh Cường 4097873Nguyễn Đặng Trung Tín 3083147

Page 2: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

1. Đặc điểm phân bố và môi trường sống

• Cá bống tượng là loài đặc trưng cho vùng nhiệt đới, phân bố rộng rãi ở các nước thuộc Đông nam Châu Á như Lào, Campuchia, Thái lan và Việt Nam...ở VN cá được tìm thấy ở các lưu vực thuộc hệ thống sông Mekong, sông Vàm cỏ và sông Đồng Nai.

• Cá bống tượng có tập tính sống đáy, hoạt động nhiều về đêm, ban ngày thường vùi mình xuống bùn, đặc biệt khi gặp nguy hiểm chúng có thể chúi xuống sâu đến 1m ở lớp bùn đáy và có thể sống ở đó hàng chục giờ.Trong ao, cá ưa sống ẩn ở ven bờ, những nơi có hang hốc, rong cỏ và thực vật thuỷ sinh làm giá đỡ.

• Cá có thể chịu đựng được với môi trường nước phèn nhẹ và có thể sống trong nước lợ có nồng độ muối 15%o,có thể sống được trong môi trường có nhiệt độ từ 15 - 41oC.

Page 3: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

2. Đặc điểm về dinh dưỡng

• là loài cá dữ điển hình

• thức ăn chủ yếu là động vật như tôm, tép, cá nhỏ, cua, ốc...

• khác với cá lóc, cá bống tượng không chủ động bắt mồi mà chỉ rình mồi.

• Ngoài ra, khi nuôi trong lồng bè, ao... cá có thể sử dụng tốt các thức ăn chế biến

Page 4: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

3. Biện pháp kỹ thuật nuôi cá thâm canh trong ao đất

Page 5: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

a. Chuẩn bị ao nuôi• Gần nguồn cung cấp nước, nước ra vào

thường xuyên, điều kiện thay nước dễ dàng

• Chất lượng nước tốt, không bị nhiễm phèn, nhiễm bẩn từ nước sinh hoạt, khu công nghiệp

• Ao phải thoáng mát, gần nhà để tiện việc chăm sóc và bảo vệ

• Đối với những ao đã nuôi rồi nên vét lớp bùn đáy ao và tiến hành cải tạo theo đúng qui trình.

Page 6: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

CHẤT LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG CHO NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG

CÁC YẾU TỐ MỨC ĐỘ

Nhiệt độ 26-32 C

PH 7.0-8.5

Oxy hoà tan >3mg/1lít

NH3 (Amoniac) < 0.02 mg/lít

Nitrite < 0.1 mg/lít

H2 S < 0.02 mg/lít

Dầu thô < 0.05 mg/lít

Độ cứng (CaCO3) 100 - 200 mg/lít

Carbonic 15 - 30 mg/lít

Độ mặn <15 %o

Page 7: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

b. Chọn và thả giống • Nguồn giống: Giống nhân tạo từ các cơ sở sản xuất

giống và giống tự nhiên từ các điểm thu gom

Kích cỡ giống nhân tạo: 3 – 5 cm, chọn cá khỏe, đồng đều, có màu sắc sáng, không có mầm bệnh.

Khi mua giống về, trước khi thả, nên sát trùng cho cá để phòng bệnh ngoại ký sinh bằng cách tắm cá trong dung dịch nước muối 2 - 3% trong 5 phút.

Page 8: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

Đặc điểm của hai nguồn giống này là:

Giống tự nhiên Giống nhân tạo

- Số lượng hạn chế nên thời gian thả kéo dài.- Cá lớn nhưng kích cỡ không đều, cá dễ phân đàn.- Cá dễ bị xây xát do đánh bắt.- Giá rẻ hơn.

- Cung cấp đủ giống với số lượng lớn một lần- Cá nhỏ nhưng kích cỡ đồng đều- Cá không bị xây xát do đánh bắt- Giá cao hơn

Page 9: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

Thả giống:

Mật độ thả nuôi thường 10 – 15 con/m2.

Giống thường được vận chuyển lúc trời mát.

Tùy theo sự chênh lệch nhiệt độ giữa bao đựng cá và nhiệt độ nước ao mà ngâm bao đựng cá trong nước với khoảng thời gian thích hợp.

Page 10: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

c. Cho ăn • Lượng thức ăn hàng ngày từ 5 - 7% trong

lượng thân, cho cá ăn 2 lần/ ngày vào lúc sáng sớm và chiều tối. Nên cho cá ăn trong sàn để dễ quan sát tình trạng sức khoẻ của cá đồng thời điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá.

• Có thể sử dụng thức ăn tự chế biến cho bống tượng ăn với công thức: 60-70% cá, cua,ốc…cắt nhỏ trộn với 25-35% cám mịn, 5% rau xanh vắt cục cho vào sàn để cá ăn với lượng cho ăn từ 7-10% trọng lượng thân.

• Thức ăn hàng ngày được trộn thêm Premix 1-2% và chất dẫn dụ, để cá bắt mồi tích cực.

Page 11: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

c. Cho ăn (tt)• Để chủ động nguồn thức ăn tươi sống, có

thể nuôi cá rô phi sẻ, cá trôi, cá trắm…cho đẻ hoặc tép rong, tép bò... để lấy làm mồi cho cá bống tượng ăn.

• Để có1kg cá thương phẩm Bống Tượng cần tiêu tốn 8 kg ốc bươu vàng, cá tạp đủ loại.

• Với năng suất 20 tấn/1ha ta cần 160 tấn cá tạp, giá 1kg cá tạp 6.000 đồng thì giá thành chi phí thức ăn là: 48.000 đồng/ 1kg sản phẩm.

• Nếu tạo được nguồn thức ăn bằng cách nuôi cá mồi thì giảm được chi phí này rất nhiều.

Page 12: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

d. Chăm sóc và quản lý • Trong quá trình nuôi đã nêu trên, nên duy trì

nguồn nước ao luôn sạch, thức ăn nên nấu chín, hoặc rửa sạch bằng dung dịch muối ăn khi cho mồi là cá nuôi . Khi chế biến thức ăn nên lưu ý kích cỡ thức ăn sao cho vừa miệng cá. Sau 3-4 tháng nuôi, cá đã lớn đạt trọng lượng từ 40-70g/ con (dài từ 10-12cm) thì không xay hay băm nhỏ thức ăn nữa.

• Hằng ngày thường xuyên theo dõi hoạt động của cá. Khi cá có biểu hiện bất thường thì nên xem xét cẩn thận lại toàn bộ quá trình chăm sóc quản lý, kiểm tra bằng cách bắt vài con (5 đến 10 con) để quan sát và kiểm tra lại các khâu để xác định  chính xác các nguyên nhân và có biện pháp xử lý đúng và kịp thời những biểu hiện bất thường của cá.

Page 13: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

• Bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe, nấm thuỷ mi…thường xảy ra trên cá bống tượng nên hàng ngày nên theo dõi hoạt động của cá để kịp thời xử lý khi có dấu hiệu bất thường xảy ra, thường xuyên vệ sinh dụng cụ cho ăn và thu hồi thức ăn dư thừa để tránh ô nhiễm nguồn nước nuôi, đồng thời thường xuyên thay nước theo thuỷ triều để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho ao.

• Trong giai đoạn chuyển mùa nên tích cực phòng bệnh cho cá bằng cách treo túi vôi ở nơi lấy nước vào và nơi cho ăn.  Sau 8 - 10 tháng nuôi cá đạt 500 - 600 g/con thì thu hoạch.

d. Chăm sóc và quản lý(tt)

Page 14: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

• Sử dụng máy quạt oxy để duy trì nền đáy ao tốt, không chỉ là làm cho chất thải gom lại ở giữa ao trong suốt vụ nuôi, hoặc có điều kiện thì hút chất thải gom lại ở giữa ao theo định kỳ còn giúp loại bỏ nguy cơ tích tụ hữu cơ và mầm bệnh ở đáy ao- mà đây lại là một trong những tác nhân làm cho tỉ lệ sống thấp do cá bị bệnh.

d. Chăm sóc và quản lý(tt)

Page 15: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

e. Thu hoạch

• Thu tỉa thì dùng lọp, thả mồi bắt. • Thu cuối vụ thì tát cạn, cá bống tượng thường

lặn sâu vào đáy bùn có khi đến 1m, khó bắt. Cần tát cạn vào chiều mát, mò bắt sơ bộ cá bống tượng có ở ao, sau đó dùng chuối cây trang ao cho bằng, cho nước vào 5cm, nửa đêm và gần sáng cá bống tượng ngóc nằm ở mặt bùn, dùng đèn soi bắt. Có nơi còn dùng dòng nước chảy bắt cá vào đêm. (theo KỸ THUẬT NUÔI THỦY ĐẶC SẢN  NƯỚC NGỌT - KS DƯƠNG TẤN LỘC - NXB TP. HCM )

Page 16: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

Danh sách tài liệu tham khảo

• Website: vndgkhktnn.vietnamgateway.org, agriviet.com, chonongnghiep.com,

• Bước đầu tìm hiểu sản xuất giống cá bóng tượng-Ng T Kim Duyên (LV1985)

• Điều tra hiện trạng nuôi cá bống tượng trong ao đất tại tỉnh Hậu

Giang-Nguyễn văn Nhu (LV2008) • Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống

của cá bống tượng giai đoạn giống - Tiêu Minh Luân(LVCH 150/2010)

• Khảo sát một số khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá bống tượng ở vùng nước lợ tỉnh Cà mau - Trần Quốc Lộc(LV2008)

Page 17: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất

Cám ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!