224
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––––– LÊ NGỌC NƢƠNG CÁC NHÂN TẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIN CÁC DOANH NGHIP CÔNG NGHIP NHVA TNH THÁI NGUYÊN LUN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2018

LÊ NGỌC NƢƠNG - tueba.edu.vntueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/Luan an final - nuong.pdf · 5.2. Xây dựng mô hình phân tích SWOT của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––––––

LÊ NGỌC NƢƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ

VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––––––––––––

LÊ NGỌC NƢƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ

VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 9.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Gấm

THÁI NGUYÊN - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt

động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nêu trong

luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Những kết quả

nghiên cứu của luận án đã đƣợc tác giả công bố trên các tạp chí khoa học và không

trùng với bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Lê Ngọc Nƣơng

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và các thầy cô giáo

Khoa Quản lý - Luật Kinh tế - Trƣờng Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái

Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS. Nguyễn Thị Gấm - ngƣời

hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hƣớng để tôi hoàn thành Luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở Công Thƣơng, Sở Kế hoạch & Đầu tƣ,

Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên cùng các

chủ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi

thực hiện Luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn kịp thời động

viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, ngày tháng năm

Tác giả luận án

Lê Ngọc Nƣơng

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ x

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................................................. xii

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3

4. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 4

5. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 5

1.1. Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển doanh nghiệp

công nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................... 5

1.1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài .................................................................................. 5

1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................. 10

1.2. Tóm lƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp

nhỏ và vừa ...................................................................................................... 14

1.3. Đánh giá chung về kết quả của các công trình khoa học đã nghiên cứu ........... 16

1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................... 16

Tóm tắt chƣơng 1 ...................................................................................................... 18

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

NHỎ VÀ VỪA .............................................................................................. 19

2.1. Lý luận chung về doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa .................................. 19

2.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................. 19

2.1.2. Phân loại doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ............................................ 26

2.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ................. 27

iv

2.1.4. Vai trò của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế .......... 29

2.2. Lý luận chung về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa .......................................................................................... 33

2.2.1. Khái niệm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.......................... 33

2.2.2. Nội dung phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ........................... 35

2.2.3. Cơ sở lựa chọn các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển các doanh nghiệp

công nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................. 36

2.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ

và vừa ............................................................................................................. 38

2.3. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về phát triển các doanh nghiệp

công nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................. 45

2.3.1. Kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở một

số quốc gia ...................................................................................................... 45

2.3.2. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở một số

địa phƣơng trong nƣớc ................................................................................... 52

2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và

vừa tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................... 60

Tóm tắt chƣơng 2 ...................................................................................................... 63

Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 64

3.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 64

3.2. Khung phân tích về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển các doanh nghiệp

công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên .................................................... 64

3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển các

doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên ............................. 64

3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 65

3.3. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 66

3.4. Nghiên cứu định tính thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển doanh

nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên ........................................ 67

3.4.1. Mục đích .......................................................................................................... 68

3.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 68

v

3.4.3. Kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển

các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên ....................... 68

3.5. Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ ............................................................................. 73

3.5.1. Mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu ......................................... 73

3.5.2. Phƣơng pháp phân tích sơ bộ thang đo ........................................................... 74

3.5.3. Kết quả nghiên cứu định lƣợng sơ bộ ............................................................. 74

3.6. Bản khảo sát chính thức ..................................................................................... 75

3.7. Nghiên cứu định lƣợng chính thức ..................................................................... 77

3.7.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ...................................................................... 77

3.7.2. Phƣơng pháp phân tích thông tin .................................................................... 80

3.7.3. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ... 84

Tóm tắt chƣơng 3 ...................................................................................................... 88

Chƣơng 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT

TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................................ 89

4.1. Khái quát chung về tỉnh Thái Nguyên ............................................................... 89

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 89

4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên.............................................. 90

4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển doanh nghiệp công nghiệp

nhỏ và vừa trên địa bàn .................................................................................. 93

4.2. Thực trạng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên .. 95

4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa .... 95

4.2.2. Thực trạng tăng trƣởng doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh

Thái Nguyên .................................................................................................. 97

4.2.3. Sự chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ...................... 99

4.2.4. Sự tăng trƣởng về chất lƣợng của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa .... 101

4.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp

nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên nhìn từ phía doanh nghiệp ............................ 109

4.3.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .................................................. 109

4.3.2. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp ................................................... 123

4.4. Phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến phát triển doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 132

vi

4.4.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................... 132

4.4.2. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) ......... 134

4.4.3. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ............................................... 135

4.4.4. Kết quả CFA mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển các

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 136

4.4.5. Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu

trúc tuyến tính (SEM) ................................................................................... 139

4.5. Đánh giá chung về sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và

vừa tỉnh Thái Nguyên ................................................................................... 146

4.5.1. Những mặt đạt đƣợc trong phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ

và vừa tỉnh Thái Nguyên .............................................................................. 146

4.5.2. Những vấn đề còn tồn tại trong phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ

và vừa tỉnh Thái Nguyên .............................................................................. 147

4.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 148

Tóm tắt chƣơng 4 .................................................................................................... 150

Chƣơng 5: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2025,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 .................................................................... 151

5.1. Bối cảnh trong nƣớc và địa phƣơng đối với phát triển doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ vừa tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 151

5.2. Xây dựng mô hình phân tích SWOT của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và

vừa tỉnh Thái Nguyên ................................................................................... 152

5.3. Quan điểm và định hƣớng phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................... 154

5.3.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên ... 154

5.3.2. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh

Thái Nguyên ................................................................................................ 154

5.4. Một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................... 157

5.4.1. Hoàn thiện chính sách về khoa học công nghệ ............................................. 157

vii

5.4.2. Hoàn thiện chính sách nguồn nguyên liệu cho phát triển doanh nghiệp

công nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................... 159

5.4.3. Hoàn thiện các chính sách về lao động trong doanh nghiệp công nghiệp

nhỏ và vừa .................................................................................................... 160

5.4.4. Nâng cao năng lực quản lý của chủ DN và bộ máy quản lý trong DN ......... 161

5.4.5. Hoàn thiện chính sách tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp

nhỏ và vừa .................................................................................................... 163

5.5. Một số kiến nghị nhằm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................... 164

5.5.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách Chính sách của Nhà nƣớc ............... 164

5.5.2. Kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ của địa phƣơng trong phát triển

doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên ........................... 165

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 168

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA

TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................... 170

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 171

PHỤ LỤC

viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT

STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ tiếng Việt

1 BHXH Bảo hiểm xã hội

2 CBCNV Cán bộ công nhân viên

3 CCN Cụm công nghiệp

4 CN Công nghiệp

5 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

6 CNSX Công nghệ sản xuất

7 CP Chính phủ

8 CS Cộng sự

9 DN Doanh nghiệp

10 DNCB Doanh nghiệp chế biến

11 DNCN Doanh nghiệp công nghiệp

12 DNCNNVV Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

13 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

14 ĐP Địa phƣơng

15 GTGT Giá trị gia tăng

16 GTSX Giá trị sản xuất

17 HĐLĐ Hợp đồng lao động

18 HTX Hợp tác xã

19 KCN Khu công nghiệp

20 LĐ Lao động

21 MT Môi trƣờng

22 QHCT Quy hoạch chi tiết

23 SX Sản xuất

24 SXKD Sản xuất kinh doanh

25 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

26 TTHC Thủ tục hành chính

27 TW Trung ƣơng

28 VLXD Vật liệu xây dựng

ix

TIẾNG ANH

STT Từ

viết tắt Nghĩa đầy đủ tiếng Anh Nghĩa đầy đủ tiếng Việt

29 CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định

30 EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá

31 SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính

x

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................................ 15

Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại DNNVV ở một số nƣớc công nghiệp phát triển ................. 22

Bảng 2.2.Tiêu chí phân loại DNNVV ở một số nƣớc đang phát triển ............................... 23

Bảng 2.3. Tiêu thức phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số

56/2009/NĐ-CP ................................................................................................... 25

Bảng 3.1. Thang đo trình độ công nghệ sản xuất ................................................................. 68

Bảng 3.2. Thang đo trình độ công nghệ sản xuất sau điều chỉnh ....................................... 69

Bảng 3.3. Thang đo Chính sách của Nhà nƣớc .................................................................... 69

Bảng 3.4. Thang đo nguồn nguyên liệu ................................................................................ 70

Bảng 3.5. Thang đo lao động ................................................................................................. 70

Bảng 3.6. Thang đo lao động sau điều chỉnh ........................................................................ 71

Bảng 3.7. Thang đo năng lực quản lý .................................................................................... 71

Bảng 3.8. Thang đo chính sách hỗ trợ của địa phƣơng ....................................................... 72

Bảng 3.9. Thang đo tiếp cận tài chính ................................................................................... 72

Bảng 3.10. Thang đo sự phát triển của DNCNNVV ........................................................... 73

Bảng 3.11. Kết quả Cronbach’s Alpha các biến................................................................... 75

Bảng 3.12. Thang đo tổng hợp đã hiệu chỉnh để đƣa vào phân tích định lƣợng ............... 75

Bảng 3.13. Thang đo quãng Likert đo lƣờng mức độ đồng ý ............................................. 79

Bảng 4.1. Dân số và lao động Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2016 ................................... 92

Bảng 4.2. Tốc độ tăng trƣởng về số lƣợng các doanh nghiệp công nghiệp Thái

Nguyên từ năm 2014 đến 2016 .......................................................................... 97

Bảng 4.3. Cơ cấu và tăng trƣởng về số lƣợng các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên từ

năm 2014 đến năm 2016 ..................................................................................... 98

Bảng 4.4. Số lƣợng DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình

doanh nghiệp ................................................................................. 99

Bảng 4.5. Số DNCNNVV hoạch toán độc lập phân theo đơn vị hành chính ................. 100

Bảng 4.6. Tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ................... 102

xi

Bảng 4.7. Quy mô vốn kinh doanh bình quân của 1 DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên . 102

Bảng 4.8. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu thuần theo ngành công nghiệp của các

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014 đến năm 2016 ........................ 103

Bảng 4.9. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNCNNVV tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 ......................................................................... 104

Bảng 4.10. Tốc độ tăng trƣởng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp Thái

Nguyên phân theo ngành kinh tế ...................................................................... 105

Bảng 4.11. Tốc độ tăng trƣởng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và

vừa phân theo ngành kinh tế ............................................................................. 106

Bảng 4.12. Cơ cấu trình độ ngƣời lao động trong các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên

năm 2016 ............................................................................................................ 107

Bảng 4.13. Quy mô lao động bình quân của một DNCNNVV ........................................ 107

Bảng 4.14. Kết quả tạo việc làm cho ngƣời lao động tại các DNCNNVV tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 ......................................................................... 108

Bảng 4.15. Cơ cấu trình độ chủ DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên ...................................... 128

Bảng 4.16. Chƣơng trình khuyến công địa phƣơng đến năm 2020 ................................. 129

Bảng 4.17. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu ...................................................................... 133

Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến ...................................................... 134

Bảng 4.19. Tổng hợp kết quả phân tích CFA các biến ...................................................... 135

Bảng 4.20. Hệ số tin cậy tổng hợp, phƣơng sai trích của mô hình ................................... 137

Bảng 4.21. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm trong mô hình ..................... 138

Bảng 4.22. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô

hình lý thuyết ...................................................................................................... 140

Bảng 4.23. Kết quả ƣớc lƣợng bằng Bootstrap với N = 500............................................. 141

Bảng 4.24. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình lý thuyết ............................................. 142

Bảng 5.1. Kết quả phân tích SWOT cho doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh

Thái Nguyên ....................................................................................................... 152

xii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển DNCNNVV

tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................... 65

Sơ đồ 3.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 66

Sơ đồ 4.1. Kết quả CFA mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển các

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên .............................................................. 136

Sơ đồ 4.2. Kết quả kiểm định SEM mô hình lý thuyết ........................................... 139

Biểu đồ 4.1. Đánh giá chung của đối tƣợng nghiên cứu về nhân tố Chính sách của

Nhà nƣớc ................................................................................................ 114

Biểu đồ 4.2. Đánh giá chung của đối tƣợng nghiên cứu về nhân tố chính sách

hỗ trợ của địa phƣơng ............................................................................ 118

Biểu đồ 4.3. Đánh giá chung của đối tƣợng nghiên cứu về nhân tố nguồn

nguyên liệu ............................................................................................. 123

Biểu đồ 4.4. Đánh giá chung của đối tƣợng nghiên cứu về nhân tố trình độ công

nghệ sản xuất ......................................................................................... 125

Biểu đồ 4.5. Đánh giá chung của đối tƣợng nghiên cứu về nhân tố lao động ........ 126

Biểu đồ 4.6. Trình độ của chủ DNCNNVV qua 3 năm .......................................... 127

Biểu đồ 4.7. Đánh giá chung của đối tƣợng nghiên cứu về nhân tố năng lực

quản lý ................................................................................................... 130

Biểu đồ 4.8. Đánh giá chung của đối tƣợng nghiên cứu về nhân tố tiếp cận tài chính .. 132

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bất kỳ một quốc gia nào muốn đạt tới sự phát triển không thể không kể đến

vai trò của hệ thống doanh nghiệp. Bên cạnh những doanh nghiệp (DN) lớn vốn

thƣờng đƣợc xem nhƣ những đầu tàu phát triển của nền kinh tế, ngƣời ta ngày càng

quan tâm một số lƣợng đáng kể các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) mà vị trí

và vai trò của nó đã đƣợc khẳng định qua thực tế phát triển kinh tế của nhiều quốc

gia, nhiều nền kinh tế. Ở Việt Nam, sự phát triển của các DNNVV đã và đang tạo ra

động lực tăng trƣởng kinh tế và trở thành định hƣớng chiến lƣợc quan trọng trong

chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc.

Trong những năm vừa qua, quy mô các DNNVV trên cả nƣớc ngày càng tăng,

đặc biệt là nhóm DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp (DNCNNVV) đã

đóng góp một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Có thể khẳng định rằng

việc phát triển nhóm ngành này đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn mà nƣớc ta đang

xây dựng, đó là phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa song

song với mục tiêu CNH - HĐH đất nƣớc. Xuất phát từ thực tế đó, Nhà nƣớc luôn

khuyến khích và tạo thuận lợi cho các DNCNNVV phát huy tính chủ động, sáng

tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực,

mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác nhằm nâng cao hiệu

quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, phát triển sản xuất kinh

doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho ngƣời lao động.

Thái Nguyên là tỉnh nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc - một trong

những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng, có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý,

khí hậu thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng phong phú, nguồn nhân

lực dồi dào, chất lƣợng cao, cơ sở hạ tầng đang có những đầu tƣ phát triển lớn,... là

điều kiện để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp nói chung và các

DNCNNVV nói riêng. Sự phát triển của các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên trong những năm qua đã góp phần tạo ra GTSX ngành công nghiệp tăng

vƣợt bậc qua các năm. Trong đó, năm 2010, tổng GTSX ngành công nghiệp của cả

tỉnh (theo giá so sánh 2010) là 24.902,3 tỷ đồng, năm 2017 đạt 571.424,8 tỷ đồng,

2

tăng 18,9% so với ƣớc thực hiện năm 2016 (tăng gấp 23 lần so với năm 2010) và

tốc độ tăng trƣởng GTSX công nghiệp qua các giai đoạn 2006 - 2010 đạt

15,45%/năm, 2011 - 2016 đạt 76%/năm và bình quân 11 năm 2006 - 2016 đạt

46%/năm. Bên cạnh đó, sự phát triển của các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh đã giải

quyết việc làm cho 15.703 lao động, góp phần ổn định và đảm bảo an sinh xã hội. [9]

Sự phát triển của các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh chịu tác động của các

nhóm nhân tố khác nhau, những nhân tố có thể kiểm soát đƣợc hoặc vƣợt ngoài tầm

kiểm soát của DN có tác động rất lớn đến sự phát triển của DN. Vì thế, việc xác

định và phát huy ảnh hƣởng của những nhân tố có lợi cũng nhƣ hạn chế những bất

lợi từ các nhân tố nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho DNCNNVV phát triển

nhanh, bền vững và tăng cƣờng sức cạnh tranh trên thị trƣờng, tạo thêm nhiều việc

làm cho ngƣời lao động, đóng góp nhiều hơn nữa cho ngân sách nhà nƣớc là việc

làm cần thiết, trƣớc mắt trong tình hình hiện nay ở Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về phát triển DNCN, phát triển DNNVV cũng

nhƣ giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã

đƣợc một số nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Song cho đến nay, chƣa có công

trình nghiên cứu trực tiếp và toàn diện về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), vì thế,

nghiên cứu này mang ý nghĩa lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh

hưởng đến phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên”

để xác định, phân tích và lƣợng hóa mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố, từ đó đề xuất

một số giải pháp phù hợp nhằm phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên trong những

năm tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển các DNCNNVV trong quá trình

phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên, luận án đi sâu vào đánh giá các

nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của DNCNNVV. Từ đó, đề xuất các giải

3

pháp và kiến nghị nhằm phát triển loại hình DN này tại Thái Nguyên đến năm

2025, tầm nhìn đến năm 2030.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa và phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.

- Đánh giá thực trạng phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của các doanh

nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm tới.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án là các nhân tố ảnh hƣởng tới phát

triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên, trong đó, tập trung vào DNCN nhỏ và vừa

có số lao động từ 10 đến 300 ngƣời, bao gồm: Trình độ công nghệ sản xuất, chính

sách của Nhà nƣớc, nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản lý, chính sách hỗ

trợ của địa phƣơng và tiếp cận tài chính.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Luận án đƣợc nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi về thời gian: Luận án sử dụng nguồn số liệu thứ cấp trong khoảng

thời gian từ năm 2014 đến năm 2016. Giải pháp, kiến nghị của luận án đƣợc đề xuất

đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung phân tích, đánh giá và lƣợng hóa mức

độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự phát triển của các DNCNNVV tỉnh Thái

Nguyên. Các nhân tố đƣợc tập trung nghiên cứu chính bao gồm: Trình độ công nghệ

sản xuất, chính sách của Nhà nƣớc, nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản lý,

chính sách hỗ trợ của địa phƣơng và tiếp cận tài chính. Từ đó, đề xuất một số giải

pháp nhằm phát triển loại hình DN này tại tỉnh Thái Nguyên.

4

4. Những đóng góp mới của luận án

- Thứ nhất, luận án hoàn thiện một bƣớc cơ sở lý luận và thực tiễn về những

nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển DNCNNVV. Đó là trình độ công nghệ sản xuất,

Chính sách của Nhà nƣớc, nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản lý, chính

sách hỗ trợ của địa phƣơng và tiếp cận tài chính.

- Thứ hai, luận án là nghiên cứu đầu tiên sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính

(SEM) để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến phát triển DNCNNVV

tỉnh Thái Nguyên.

- Thứ ba, luận án góp phần bổ sung vào khung phân tích các nhân tố ảnh

hƣởng đến phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên một nhân tố mới, đó là nguồn

nguyên liệu.

- Thứ tư, luận án đã đánh giá mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến sự phát

triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Thông qua phân tích định lƣợng bằng mô

hình cấu trúc tuyến tính (SEM), luận án đã chứng minh đƣợc 7 nhân tố đƣợc đƣa

vào phân tích đều có ảnh hƣởng đến phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

Trong đó, nhân tố trình độ công nghệ sản xuất và tiếp cận tài chính là hai nhân tố có

ảnh hƣởng lớn nhất. Căn cứ vào quan điểm và mục tiêu phát triển DNCNNVV

trong thời gian tới, kết hợp với những vấn đề còn tồn tại trong phát triển

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên và kết quả phân tích mô hình SWOT các

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên, luận án đề xuất 05 nhóm giải pháp và 02 nhóm

khuyến nghị nhằm phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm

nhìn năm 2030.

5. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án đƣợc kết cấu thành 5 chƣơng với

những nội dung chính nhƣ sau:

Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu.

Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển

doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.

Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu.

Chƣơng 4: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển các doanh nghiệp

công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên.

Chƣơng 5: Giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

5

Chƣơng 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển doanh nghiệp

công nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về DNNVV nói chung và các nhân tố

ảnh hƣởng đến sự thành công, tăng trƣởng và phát triển của các DNCNNVV nói

riêng đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong các nghiên cứu đó, lý

thuyết về DNNVV nhƣ khái niệm, đặc điểm, vai trò của DNNVV đối với sự phát

triển kinh tế của mỗi quốc gia đƣợc trình bày khá chi tiết. Bên cạnh đó, bằng việc sử

dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, các nghiên cứu đã chứng minh mức

độ ảnh hƣởng của những nhân tố đến sự thành công, tăng trƣởng và phát triển của

các DNNVV ở mỗi không gian nghiên cứu khác nhau, cụ thể nhƣ sau:

1.1.1.1. Phương pháp phân tích nhân tố sử dụng mô hình hồi quy

Yang (2006) [101] đã tìm hiểu mức độ ảnh hƣởng của cách thức lãnh đạo và

định hƣớng kinh doanh đến sự phát triển của các DNNVV ở Đài Loan. Nghiên cứu

đƣợc thiết kế để phân tích ảnh hƣởng của định hƣớng kinh doanh, phong cách lãnh

đạo và kết quả của lãnh đạo trong hiệu quả hoạt động kinh doanh ở DNNVV. Trong

tổng số 423 phiếu đƣợc phát ra có 406 phiếu đƣợc sử dụng để phân tích, bằng việc

sử dụng mô hình hồi quy Logistic, nghiên cứu đã chỉ ra sự tƣơng quan giữa phong

cách lãnh đạo và định hƣớng kinh doanh của doanh nhân, phong cách lãnh đạo và

hiệu quả kinh doanh, giữa định hƣớng kinh doanh và hiệu quả kinh doanh,… Kết

quả cuối cùng đã chỉ ra phong cách lãnh đạo khác nhau có ảnh hƣởng khác nhau

đến hiệu quả kinh doanh của các DNNVV và DNNVV với định hướng kinh doanh

tốt sẽ có hiệu quả kinh doanh cao.

Saenz (2010) [93] với mục tiêu nghiên cứu là xác định mức độ ảnh hƣởng của

lập kế hoạch chiến lƣợc và việc tổ chức thực hiện có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến

doanh số bán hàng và năng suất lao động của nhân viên. 320 chủ doanh nghiệp ở

thành phố Torreon - Mexico đã đƣợc lựa chọn và mời tham gia vào cuộc điều tra,

kết quả là có 235 chủ doanh nghiệp nhận lời và tham gia vào cuộc điều tra (73,4%).

Bằng việc sử dụng phần mềm SPSS, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến

và mô hình ma trận SWOT để kiểm định sự tƣơng quan giữa các biến độc lập và

6

biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc trong nghiên cứu này là sự thành công trong kinh

doanh (đƣợc đo lƣờng bởi doanh số bán hàng và năng suất lao động) và biến độc

lập là kế hoạch chiến lƣợc và mức độ thực hiện kế hoạch. Kết quả cho thấy việc

thiếu hụt các kế hoạch chiến lược là nhân tố chính gây nên sự thất bại trong kinh

doanh của các DNNVV hay nói cách khác là các DNNVV mà có doanh số bán hàng

cao là những doanh nghiệp có kế hoạch đƣợc dự trù cẩn thận.

Cũng trong khoảng thời gian đó, Chittithaworn và cs (2011) [73] đã xác định

các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thành công của các DNNVV ở Thái Lan. Mục đích

của nghiên cứu là cung cấp sự hiểu biết về việc ngƣời ta bắt đầu kinh doanh nhƣ thế

nào thông qua các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thành công trong kinh doanh. Từ đó,

giúp giảm đi những rủi ro có thể gặp phải và tăng cơ hội thành công. Nghiên cứu

chỉ ra 8 nhân tố ảnh hƣởng đến sự thành công của các DNNVV. Đó là: (1) Bản chất

của DNNVV, (2) Kỹ năng quản lý, (4) Sản phẩm và dịch vụ, (5) Khách hàng và thị

trường, (6) Phương thức kinh doanh và hợp tác, (7) Nguồn lực và tài chính, (8)

Chiến lược và môi trường vĩ mô. Tất cả các giả thuyết đƣợc kiểm định bằng mô

hình hồi quy đa biến và 5 giả thuyết đƣợc chấp nhận. Kết quả chỉ ra rằng những

nhân tố có ảnh hƣởng đến sự thành công của các DNNVV ở Thái Lan là (1) Bản

chất của DNNVV, (5) Khách hàng và thị trường, (6) Phương thức kinh doanh và

hợp tác, (7) Nguồn lực và tài chính, (8) Chiến lược và môi trường vĩ mô.

Ghosh và cs (2011) [76] với công trình nghiên cứu kết hợp giữa việc phân tích

những nhân tố chìa khóa cho sự thành công của các DNNVV và những nhân tố cản

trở sự phát triển của các DNNVV - nghiên cứu so sánh giữa Singapore/Malaysia và

Australia/New Zealand. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra, so sánh những

nhân tố chìa khóa cho sự thành công và những vấn đề đang phải đối mặt của các

DNNVV ở Singapore, Malaysia, Australia và New Zealand. Một cuộc điều tra đƣợc

tiến hành cả ở Singapore và Australia. Ở Singapore, bảng hỏi đƣợc chuyển bằng

email cho 200 DNNVV là thành viên của Hiệp hội DNNVV, kết quả thu về đạt 152

phiếu (76%). Ở Australia và New Zealand, 250 phiếu điều tra đƣợc gửi bằng email

đến các DNNVV tại khắp các bang ở New Zealand, kết quả thu về 164 phiếu đạt

(65.6%). Kiểm định Z đƣợc sử dụng để kiểm định xem có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê giữa các DNNVV của Singapore và Australia về các nhân tố ảnh hƣởng và

cản trở sự phát triển của các DNNVV. Kết quả là với những nhân tố ảnh hƣởng đến

thành công của các DNNVV: Ở Singapore chỉ ra đƣợc 5 nhân tố chính là (1) Mối

7

quan hệ tốt với khách hàng, (2) Khả năng xác định và tập trung vào các hốc/ngách

thị trường, (3) Hệ thống phân phối và dịch vụ tốt, (4) Nguồn lực tài chính và (5) Hệ

thống quản lý tốt. Ở Australia, 4 nhân tố chính là (1) Mối quan hệ tốt với khách

hàng, (2) Giám đốc điều hành có tầm nhìn và có khả năng, (3) Hệ thống phân phối

và dịch vụ tốt và (4) Khả năng có thể xác định được hốc/ngách thị trường. Với

những nhân tố cản trở sự thành công của các doanh nghiệp, nhân tố chi phí kinh

doanh cao là cản trở quan trọng nhất cho sự đạt tới thành công của các DNNVV ở

cả Singapore và Australia, song mức độ ảnh hƣởng ở Singapore lớn hơn, bên cạnh

đó các ông chủ DNNVV ở Singapore cho rằng nhân tố thứ hai cản trở đó là sự

thiếu hụt công nhân, trong khi chủ doanh nghiệp ở Australia xếp nó vào vị trí thứ

10, yếu tố cản trở nữa là sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp. Ƣu điểm

lớn nhất của nghiên cứu này là đã chỉ ra đƣợc những yếu tố có ảnh hƣởng và cản trở

tới sự phát triển của các DNNVV, dựa trên những đặc điểm riêng biệt của từng

quốc gia, nghiên cứu đã tiến hành so sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các nhân tố

với từng quốc gia. Nhƣợc điểm lớn nhất của nghiên cứu này là chƣa sử dụng

phƣơng pháp và mô hình cụ thể để kiểm định các nhân tố có ảnh hƣởng và cản trở

đến sự phát triển của các DNNVV.

Tiếp đó, Kamunge và cs (2014) [83] đã sử dụng phƣơng pháp định lƣợng là

phân tích nhân tố khám phá (EFA) thông qua bảng hỏi với quy mô là 274 mẫu, thu

về đƣợc 161 phiếu hợp lệ, chiếm 58,76% và chọn ra đƣợc 5 nhân tố ảnh hƣởng đến

sự phát triển DNNVV là (1) Dịch vụ thông tin thị trường, (2) Nguồn lực tài chính,

(3) Khả năng quản lý, (4) Cơ sở hạ tầng và (5) Chính sách của Chính phủ, biến phụ

thuộc là hiệu suất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của nghiên cứu này

đƣợc thực hiện ở một thành phố nhỏ thuộc Kenya cho nên kết quả nghiên cứu khó

có thể nhân rộng ra các thành phố khác. Hơn nữa, nghiên cứu có đƣa ra các nhân tố

để tiến hành phân tích song chƣa đƣa ra đƣợc giải pháp dựa trên các nhân tố đó

nhằm giúp các doanh nghiệp định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh của mình.

Mashenece và cs (2014) [86] đã chỉ ra tiềm năng tăng trƣởng và phát triển của

các DNNVV ở bất kỳ đâu trên thế giới bao gồm cả Tanzania phụ thuộc vào môi

trƣờng kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, các DNNVV ở Tanzania đang phải đối mặt

với rất nhiều thách thức có thể gây trở ngại đến tiềm năng tăng trƣởng của họ. Mục

đích của nghiên cứu này là đánh giá các yếu tố cản trở đến sự tăng trƣởng của các

8

DNNVV ở Tanzania. Thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy đa biến đã chứng

minh đƣợc các biến nhƣ (1) Đào tạo kinh doanh không đầy đủ, (2) Thiếu vốn, (3)

Cạnh tranh, (4) Thiếu hiểu biết về môi trường văn hóa, (5) Quan liêu trong việc

đăng ký kinh doanh, (6) Thuế cao, (7) Rào cản/kiến thức về kỹ thuật, (8) Cơ sở hạ

tầng nghèo nàn và (9) Tham nhũng ảnh hƣởng đến tiềm năng phát triển của các

DNNVV. Các tài liệu có liên quan đã đƣợc nghiên cứu để chỉ ra mối liên hệ giữa

các biến này. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng (1) Đào tạo kinh doanh không đầy

đủ, (2) Thiếu vốn, (4) Thiếu hiểu biết về môi trường văn hóa là những trở ngại lớn

nhất. Nghiên cứu cũng đề nghị rằng những chƣơng trình đào tạo chiến lƣợc cần phải

đƣợc thiết kế và thực hiện để cung cấp cho các DNNVV với những kiến thức văn

hóa đầy đủ, kỹ năng và thái độ.

Mới đây, Bouazza và cs (2015) [71] đã thực hiện phân tích những yếu tố ảnh

hƣởng đến sự tăng trƣởng của các DNNVV ở Algeria với 3 mục tiêu chính: tìm hiểu

những tài liệu có liên quan và chỉ ra sự liên quan giữa nghiên cứu này với các

nghiên cứu trƣớc đây, xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến

sự tăng trƣởng của các DNNNVV ở Algeria và phân tích các yếu tố bên trong và

bên ngoài ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng của DNNVV ở Algeria. Để đạt đƣợc mục

đích nghiên cứu của mình, công trình đã sử dụng cách tiếp cận đa phƣơng pháp với

việc kết hợp cả phƣơng pháp định tính và định lƣợng. Phƣơng pháp định tính đƣợc

dùng để tìm hiểu và phân tích tổng quan tài liệu. Phƣơng pháp định lƣợng đƣợc sử

dụng để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các DNNVV thông

qua mô hình hồi quy đa biến. Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc là hiệu quả

hoạt động kinh doanh, đƣợc đo bằng doanh thu của DNNVV. Từ đó, chỉ ra đƣợc 2

nhóm yếu tố có ảnh hƣởng đến sự phát triển của DNNVV: Nhóm yếu tố bên ngoài

bao gồm hệ thống luật pháp, tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài, năng lực của

nguồn nhân lực và nhóm yếu tố bên trong bao gồm đặc điểm của chủ doanh nghiệp,

kỹ năng quản lý, công nghệ và tiếp thị.

Cũng trong khoảng thời gian đó, Abrar-ul-haq và cs (2015) [68] đã tập trung

phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các DNNVV ở Pakistan với

cỡ mẫu là 124 DNNVV. Thông qua việc sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và

mô hình hồi quy thông thƣờng, nghiên cứu đã chỉ ra 6 yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát

triển của các DNNVV. Đó là (1) Sự hỗ trợ của Chính phủ, (2) Kỹ năng quản lý, (3)

9

Công nghệ, (4) Marketing, (5) Tiếp cận nguồn tài chính và (6) Đào tạo. Trong đó,

có 3 yếu tố là (1) Sự hỗ trợ của Chính phủ, (2) Kỹ năng quản lý, (5) Tiếp cận nguồn

tài chính là các yếu tố quan trọng nhất. Sự thành công của nghiên cứu đã chỉ giúp

cho các nhà kinh doanh thấy đƣợc yếu tố đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển

của các DNNVV ở Pakistan và thông qua đó các nhà hoạch định chính sách có thể

tạo ra môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của các DNNVV ở Pakistan.

1.1.1.2. Các phương pháp khác

Ibrahim (2008) [81] trong nghiên cứu đƣợc thực hiện ở Nigeria đã kết hợp sử

dụng phƣơng pháp định tính (Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý DN) và định lƣợng

(thống kê mô tả, tỷ lệ phần trăm và Chi- square) để phân tích những nhân tố, vấn đề,

cản trở, khó khăn và thách thức mà các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp đang

phải đối mặt. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các DNCNNVV chịu ảnh hƣởng bởi

các yếu tố: Cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận tài chính, sự thiếu hụt nhân tài, những

vấn đề có liên quan đến chính sách của Chính phủ và môi trường kinh doanh.

Nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào đối tƣợng DNCNNVV và những nhân tố

chính cản trở sự phát triển của loại hình DN đó. Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu dựa

vào kết quả phỏng vấn chuyên gia cùng kỹ thuật định lƣợng đơn giản chƣa chứng

minh đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố tới sự phát triển DNCNNVV.

Ngoài ra, Olabisi và cs (2011) [91] với mục đích nghiên cứu là chỉ ra sự khác

biệt giữa các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu suất của các doanh nghiệp nhỏ trong các

doanh nghiệp chủ sở hữu là nam và các doanh nghiệp có chủ sở hữu là nữ. Phiếu

điều tra đƣợc phát ra với 50 doanh nghiệp nhỏ, không phân biệt loại hình. Các nhân

tố ở đây đƣợc đƣa ra là (1) Đặc tính cá nhân, (2) Mục đích và động lực, (3) Nguồn

lực, (4) Định hướng kinh doanh và (5) Nhân tố thuộc về môi trường. Phƣơng pháp

thống kê mô tả, tỷ lệ phần trăm và tần suất đƣợc sử dụng để phân tích. Kết quả chỉ

ra rằng các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu suất của các doanh nghiệp nhỏ ở doanh

nghiệp có chủ sở hữu là nam là khác hoàn toàn so với doanh nghiệp có chủ sỡ hữu

là nữ. Nhƣợc điểm lớn nhất của nghiên cứu này là chỉ thực hiện ở 1 bang của Nigeria

dẫn đến việc suy rộng kết quả ra tổng thể có thể chƣa chính xác, bên cạnh đó các câu

hỏi trong phiếu điều tra cần chi tiết hơn nữa để lấy đƣợc thông tin mô tả về các nhân

tố đƣợc chính xác hơn.

10

Nhƣ vậy, bằng việc kết hợp sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính (phỏng

vấn chuyên gia) và phân tích định lƣợng (trong đó, chủ yếu sử dụng mô hình hồi

quy đa biến), các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài đƣợc tổng quan ở trên đã đƣa

vào phân tích và chứng minh đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố tới kết quả

hoạt động, sự tăng trƣởng và phát triển của DNNVV. Trong đó, nổi bật lên là hai

nhóm nhân tố:

Nhóm nhân tố thứ nhất là nhóm nhân tố đến từ môi trƣờng bên ngoài nhƣ môi

trƣờng vĩ mô, chính sách của Chính phủ, thủ tục đăng ký kinh doanh, cơ sở hạ tầng,...

Nhóm nhân tố thứ hai là nhóm nhân tố bên trong DN nhƣ công nghệ, tài

chính, kỹ năng quản lý, trình độ nguồn nhân lực,...

Kết quả của các công trình này sẽ là nguồn tƣ liệu quý giá để tác giả tham

khảo, tìm ra “khoảng trống” nghiên cứu và xây dựng khung lý thuyết cho luận án

của mình.

1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về

DNNVV. Các công trình nghiên cứu đó đã luận giải về nội hàm của DNNVV trong

các lĩnh vực khác nhau, một số công trình đã quan tâm nghiên cứu chuyên sâu về

DNCNNVV. Về cơ bản, các tác giả khi nghiên cứu về DNNVV đều dựa trên cơ sở

Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Theo đó, các

DNNVV đƣợc đo bằng 02 tiêu chí chính là tổng nguồn vốn và số lao động bình quân

hàng năm. Bên cạnh đó, với các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, các công trình

đã tập trung phân tích về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các DNNVV ở

Việt Nam và ở các tỉnh thành trong cả nƣớc, cụ thể nhƣ sau:

1.1.2.1. Phương pháp phân tích nhân tố sử dụng mô hình hồi quy

Trịnh Đức Chiều (2010) [4] và các cộng sự đã tập trung vào cách tiếp cận

mang tính thực chứng và đánh giá tác động của chính sách dựa trên mô hình hồi

quy Binary Logistic. Trong đó, biến phụ thuộc là tốc độ tăng trƣởng doanh thu và

năng suất lao động, biến độc lập gồm 6 nhóm nhân tố: (1) Mặt bằng sản xuất, (2)

Thuế và phí, (3) Tín dụng, (4) Lao động, (5) Công nghệ, (6) Thị Trường, (7) Môi

trường kinh doanh. Kết quả là trong số 7 nhóm nhân tố đƣợc phân tích thì nhóm

nhân tố vốn, nhân tố lao động, nhân tố thị trƣờng và nhân tố môi trƣờng kinh doanh

có tác động quan trọng đối với khả năng tăng trƣởng doanh thu. Nhân tố công nghệ

có tác động quan trọng đến năng suất lao động.

11

Phát triển từ các nghiên cứu trƣớc đây, Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011)

[27] với mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả

hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV ở thành phố Cần Thơ. Phƣơng pháp

chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên đƣợc sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp

với cỡ mẫu điều tra là 389 DNNVV (> 13% tổng thể). Nghiên cứu sử dụng phần

mềm SPSS để hỗ trợ phân tích số liệu, sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả với các

chỉ tiêu nhƣ số trung bình, tỷ lệ, tần suất, độ lệch chuẩn đƣợc sử dụng để phân tích

thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV. Phân tích hồi quy tuyến

tính đa biến đƣợc sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt

động của DNNVV ở thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố

(1) Mức độ tiếp nhận của chính sách hỗ trợ của Chính phủ, (2) Trình độ học vấn

của chủ doanh nghiệp, (3) Quy mô doanh nghiệp, (4) Các mối quan hệ xã hội của

doanh nghiệp và (5) Tốc độ tăng doanh thu ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh

doanh của DNNVV ở TP. Cần Thơ.

Cũng trong cùng khoảng thời gian đó, Phan Thị Minh Lý (2011) [22] dựa trên

kết quả khảo sát 112 DNNVV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xác định và

lƣợng hóa tác động của bốn nhóm nhân tố đến hoạt động kinh doanh của các doanh

nghiệp nghiên cứu thông qua phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu đƣợc sử dụng để thu

thập số liệu thứ cấp và phƣơng pháp điều tra chọn mẫu đƣợc sử dụng để thu thập số

liệu sơ cấp. Để xác định và lƣợng hóa tác động ảnh hƣởng của các nhân tố đến hoạt

động kinh doanh của các DNNVV, phƣơng pháp phân tích nhân tố và hồi quy tuyến

tính bội đƣợc sử dụng. Kết quả là có 04 nhân tố đƣợc đem vào phân tích là (1)

Chính sách của địa phương,(2) Năng lực nội tại của doanh nghiệp, (3) Vốn và (4)

Chính sách vĩ mô. Kết quả đã xác định đƣợc cả 4 nhân tố này đều có tác động tích

cực đến hoạt động kinh doanh của các DNNVV nghiên cứu, trong đó nhân tố năng

lực nội tại của doanh nghiệp có tác động mạnh nhất đến kết quả hoạt động của

doanh nghiệp, kế theo là các nhóm nhân tố về chính sách của địa phƣơng, chính

sách vĩ mô và yếu tố vốn. Do vậy, các DNNVV nên ƣu tiên cải thiện các yếu tố nội

tại nhƣ hiện đại hóa trang thiết bị, tìm hiểu thông tin thị trƣờng, kịp thời nâng cao

trình độ lao động.

12

Gần đây nhất, Nguyễn Thanh Liêm (2016) [17] đã thực hiện nghiên cứu về các

yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng ở Sóc Trăng. Trong đó, bằng

việc sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy

đa biến đã tập trung phân tích 07 nhân tố chính có ảnh hƣởng đến sự phát triển của

DN xây dựng tỉnh Sóc Trăng. Kết quả cho thấy nhân tố kết nối thị trường có ảnh

hưởng mạnh nhất, tiếp theo là nhân tố công nghệ, kiến trúc xây dựng, môi trường

xây dựng, nguồn vốn, nguồn nhân lực và chính sách của Nhà nước là nhân tố ảnh

hƣởng ít nhất đến sự phát triển của DN xây dựng tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu đã chỉ

ra đƣợc nhân tố mới là “Kiến trúc xây dựng” - nhân tố đặc thù của loại hình DN xây

dựng và chứng minh đƣợc nhân tố đó có ảnh hƣởng tới sự phát triển của DN xây

dựng bằng phân tích định lƣợng.

1.1.2.2. Các phương pháp khác

Lê Văn Tâm (1995) [42] đã sử dụng phƣơng pháp truyền thống nhƣ so sánh,

phân tích, tổng hợp để phân tích quá trình phát triển các DNCNNVV ở Hà Nội. Với

kết cấu đƣợc chia làm 3 phần: Phần 1: Vai trò của các DNCNNV trong phát triển

kinh tế nhiều thành phần ở nƣớc ta, phần 2 là thực trạng phát triển của các

DNCNNVV ở Hà Nội, phần 3 là phƣơng hƣớng và biện pháp chủ yếu nhằm phát

triển các DNCNNVV ở Hà Nội. Đề tài nghiên cứu đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ

yếu là làm rõ khái niệm, vai trò, vị trí của DNNVV trong công nghiệp nƣớc ta và

trên địa bàn Hà Nội. Trình bày một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và phƣơng

pháp luận về phát triển và quản lý các DNVVN. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các

cách tiếp cận về phạm trù DNVVN, vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong

nền kinh tế nƣớc ta hiện nay, các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển, các vấn đề

tiếp tục nghiên cứu phát triển DNVVN. Trình bày khái quát thực trạng phát triển

các DNVVN ở nƣớc ta trong những năm qua. Kiến nghị một số vấn đề chủ yếu

nhằm thúc đẩy phát triển các DNCNVVN ở Hà Nội, các kiến nghị chủ yếu tập trung

vào việc hình thành hệ thống các cơ quan quản lý, hỗ trợ, hoàn thiện các chính sách

quản lý và chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các DNVVN, đào tạo và bồi

dƣỡng đội ngũ lao động cho các DNCNVVN ở Hà Nội.

Với phƣơng pháp nghiên cứu tƣơng tự, Phạm Văn Hồng (2007) [15] đã tiến

hành phân tích và đánh giá về sự phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế. Nghiên cứu đã phân tích và tổng kết những vấn đề lý luận chung về

13

DNNVV, nghiên cứu và phân tích thực trạng môi trƣờng kinh doanh phát triển

DNNVV ở Việt Nam cũng nhƣ đánh giá thực trạng các DNNVV trong thời gian

qua. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển DNNVV ở

Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể: Thứ nhất, đối với vấn đề chung về DNNVV,

nghiên cứu đã khái quát hóa các nội dung cơ bản của DNNVV, phân tích, đánh giá

và trả lời nhiều câu hỏi đặt ra trong khái niệm và các tiêu chí xác định DNNVV mà

Chính phủ đã ban hành. Thứ hai, nghiên cứu đã phân tích những cơ hội và thách

thức của các DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh những cơ

hội mà các DNNVV sẽ gặt hái đƣợc thì các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với

nhiều thách thức. Từ đó, phân tích một số yêu cầu đặt ra đối với Nhà nƣớc, các hiệp

hội và bản thân các DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ ba,

nghiên cứu đã đƣa ra những kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số nƣớc trên

thế giới, đặc biệt là những nƣớc có điều kiện tƣơng đồng với Việt Nam nhƣ Trung

Quốc, Thái Lan, Đài Loan,… Nghiên cứu đã đề cập và phân tích nhằm rút ra những

bài học phát triển DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, nghiên cứu đã đề cập đến thực trạng môi trƣờng thể chế phát triển DNNVV,

trong đó tổng kết và phân tích một số văn bản pháp luật và các chính sách có tác

động trực tiếp đến sự phát triển DNNVV,… Bên cạnh đó, thông qua các kết quả

khảo sát, điều tra, nghiên cứu đã đánh giá cụ thể về thực trạng DNNVV làm nền

tảng cho các đề xuất và các giải pháp cụ thể đối với Nhà nƣớc, các hiệp hội và các

DNNVV nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế.

Lê Quang Mạnh (2011) [23] với phƣơng pháp phân tích đa nhân tố dựa trên

nền tảng của hàm sản xuất Cobb - Douglas đã chứng minh đƣợc mục tiêu của

nghiên cứu phát huy vai trò của Nhà nƣớc trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

ở Việt Nam. Qua đó, nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ và bổ sung thêm các vấn

đề lý luận và thực tiễn trong việc phát triển DNNVV của Việt Nam: Thứ nhất, từ

việc tổng hợp các mô hình can thiệp của Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng,

14

nghiên cứu đã chứng minh vai trò của Nhà nƣớc trong phát triển DNNVV. Thứ hai,

bằng việc phân tích tính hiệu quả của những can thiệp từ Nhà nƣớc vào từng nhóm

yếu tố nêu trên, nghiên cứu đã nêu rõ thành tựu bƣớc đầu song hết sức quan trọng

của Nhà nƣớc ta trong thời gian qua là sự thay đổi căn bản vai trò của Nhà nƣớc

trong mối quan hệ với thị trƣờng, với cộng đồng doanh nghiệp, trong đó chiếm tỷ

trọng đa số là các DNNVV theo hƣớng tự do hóa môi trƣờng kinh doanh. Thứ ba,

nghiên cứu đã sử dụng mô hình phân tích đa nhân tố đƣợc phát triển dựa trên hàm

sản xuất Cobb - Douglas mở rộng để đánh giá cụ thể hiệu quả từng can thiệp của

Nhà nƣớc đến sự tăng trƣởng của khu vực DNNVV và rút ra kết luận: Môi trường

kinh doanh và khả năng tiếp cận nguồn vốn là những nhân tố tác động rõ nét nhất

đến sự tăng trƣởng của khu vực DNNVV Việt Nam.

Nhƣ vậy, bằng việc sử dụng những phƣơng pháp khác nhau, các công trình

nghiên cứu ở Việt Nam đã hệ thống hóa đƣợc những vấn đề lý luận về DNNVV,

bên cạnh đó đã chỉ đƣợc những nhân tố có ảnh hƣởng đến sự phát triển của các

DNNVV ở Việt Nam nhƣ: Môi trường kinh doanh, khả năng tiếp cận nguồn vốn,

lao động và trình độ lao động, trình độ công nghệ và trang thiết bị sản xuất, bộ máy

tổ chức và năng lực quản lý điều hành, chiến lược kinh doanh và phát triển, cơ chế

chính sách, yếu tố tiếp cận với các thông tin về tài chính, dịch vụ để xúc tiến đầu tư,

trình tự, thủ tục hành chính, quy chế trợ giúp DNNVV, cơ sở hạ tầng, chính sách

của địa phương, năng lực nội tại của doanh nghiệp,...

1.2. Tóm lƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp

nhỏ và vừa

Trên thế giới và ở Việt Nam những năm qua đã có một số công trình nghiên

cứu thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển DNNVV nói riêng và

hệ thống DN nói chung. Do việc nghiên cứu đƣợc thực hiện trong điều kiện thời

gian và không gian khác nhau nên các nhân tố trong mỗi mô hình đƣa ra có thể

trùng nhau hoặc không trùng nhau. Bảng 1.1 sẽ tóm lƣợc các nhân tố ảnh hƣởng

đến phát triển DNNVV từ các nghiên cứu trƣớc đây.

15

Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển doanh nghiệp

công nghiệp nhỏ và vừa

Biến độc lập có ảnh hƣởng Tác giả/ năm

Cách thức lãnh đạo Yang (2006)

Định hƣớng kinh doanh Yang (2006), Olabisi (2011)

Khả năng tiếp cận tài chính

Ibrahim (2008), Chittithaworn (2011), Ghosh

(2011), Kamunge (2014), Mashenece (2014),

Bouazza (2015), Abrar-ul-haq (2015), Trịnh Đức

Chiều (2010), Lê Quang Mạnh (2011), Bouazza

(2015)

Nguồn nhân lực

Ibrahim (2008), Olabisi (2011), Trịnh Đức Chiều

(2010), Bouazza (2015), Nguyễn Thanh Liêm

(2016)

Chính sách của Chính phủ

Ibrahim (2008), Kamunge (2014), Abrar-ul-haq

(2015), Trịnh Đức Chiều (2010), Bouazza (2015),

Nguyễn Quốc Nghi (2011), Phan Thị Minh Lý

(2011)

Môi trƣờng kinh doanh

Ibrahim (2008), Chittithaworn (2011), Olabisi

(2011), Trịnh Đức Chiều (2010), Lê Quang Mạnh

(2011), Mashenece (2014).

Chính sách hỗ trợ của địa

phƣơng

Ibrahim (2008), Phan Thị Minh Lý (2011), Trịnh

Đức Chiều (2010), Nguyễn Quốc Nghi (2011),

Kamunge (2014)

Khách hàng và Thị trƣờng

Chittithaworn (2011), Ghosh (2011), Bouazza

(2015), Kamunge (2014), Abrar-ul-haq (2015),

Trịnh Đức Chiều (2010), Nguyễn Thanh Liêm

(2016)

Hệ thống và kỹ năng quản lý Ghosh (2011), Abrar-ul-haq (2015), Bouazza

(2015), Kinyua (2014)

Đào tạo Mashenece (2014), Abrar-ul-haq (2015)

Trình độ công nghệ sản xuất Trịnh Đức Chiều (2010), Bouazza (2015), Abrar-ul-

haq (20, 15)

Đặc điểm của chủ DN Ghosh (2011), Olabisi (2011), Nguyễn Quốc Nghi

(2011), Bouazza (2015).

Bản chất của DNNVV Chittithaworn (2011)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

16

1.3. Đánh giá chung về kết quả của các công trình khoa học đã nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu mà các tác giả trình bày trên đây đều đã đề cập một

cách khái quát hay cụ thể về các vấn đề có liên quan đến các DNNVV ở các lĩnh

vực khác nhau nhƣ công nghiệp, thƣơng mại, nông nghiệp,… trong đó các tác giả

đã đề cập đến cơ sở lý luận về DNNVV nhƣ khái niệm, đặc điểm, vai trò của các

DNNVV, phân tích thực trạng hoạt động, phát triển của các DNNVV trong đó tập

trung phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động, sự thành

công, sự tăng trƣởng và phát triển của các DNNVV. Những nghiên cứu này đã tạo

ra một kênh thông tin giúp các nhà quản lý DNNVV có thể tập trung vào những

nhân tố đó để gợi ý những giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp.

Các công trình nƣớc ngoài sử dụng các phƣơng pháp định tính và chủ yếu

phƣơng pháp định lƣợng để phân tích các nhân tố có ảnh hƣởng đến sự phát triển

của các doanh nghiệp. Trong các công trình đó, các tác giả đã đƣa ra những tiêu chí

để phân loại DNNVV, vai trò của các DNNVV trong sự phát triển kinh tế của các

quốc gia khác nhau. Ngoài việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển

của các DNNVV, một số tác giả còn đề cập đến những nhân tố cản trở sự phát triển

của các DNNVV để từ đó gợi ý những giải pháp nhằm tác động và hạn chế sự ảnh

hƣởng của các nhân tố đến sự phát triển các DNNVV. Tuy nhiên, việc đƣa các

nhân tố ảnh hƣởng hay cản trở đến sự phát triển của các DNNVV trên thế giới vào

các DNNVV ở Việt Nam, đặc biệt là các DNCNNVV có phù hợp hay không còn

là vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu do đặc điểm và điều kiện về thời gian,

không gian nghiên cứu là khác nhau.

Các công trình nghiên cứu trong nƣớc đƣợc các tác giả đề cập đến chủ yếu sử

dụng các phƣơng pháp nhƣ phân tích thống kê, phƣơng pháp so sánh, phân tích tổng

hợp, mô hình ma trận SWOT để đánh giá, phân tích. Ngoài ra, phƣơng pháp định

lƣợng đƣợc sử dụng nhƣ mô hình hồi quy nhị biến, đa biến, mô hình sử dụng

phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (OLS),…Các công trình nghiên cứu này là

những tƣ liệu vô cùng quý giá để tác giả có thêm nhiều thông tin về các DNNVV và

các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các DNNVV.

1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài và trong nƣớc đã thực hiện phân tích

quá trình phát triển và các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của DNNVV nói

chung mà chƣa có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp về phát triển các DNNVV

trong lĩnh vực công nghiệp và các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các

17

DNCNNVV. Nếu có nghiên cứu thì nội dung vẫn còn chung chung, chƣa có sự

phân tích chuyên sâu về đặc điểm riêng của loại hình DNCNNVV so với DNNVV,

phân tích các nhân tố có ảnh hƣởng đến sự phát triển của các DNCNNVV mang

tính lý luận, phân tích thực trạng với phƣơng pháp nghiên cứu khá đơn giản.

Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển

DNNVV trong các lĩnh vực khác nhau sử dụng phƣơng pháp hồi quy nhị biến hoặc

phân tích nhân tố khám phá (EFA) kết hợp với mô hình hồi quy đa biến song đến

nay chƣa có công trình nghiên cứu nào phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến phát

triển DNCNNVV sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và

kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Nếu nhƣ

phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) chỉ dừng lại ở việc xây dựng và

phát triển các thang đo thì phƣơng pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) đã

chứng minh đƣợc sự chặt chẽ hơn khi khẳng định lại mô hình EFA (mô hình mà các

yếu tố cấu thành đã có sẵn qua nghiên cứu trƣớc đó hoặc mô hình lý thuyết đã đƣợc

xác định từ trƣớc).

Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội ở các quốc gia và

các tỉnh tại Việt Nam là khác nhau nên các nhân tố và mức độ ảnh hƣởng của các

nhân tố đối với sự phát triển của các DNCNNVV cũng khác nhau. Mặc dù các nhân

tố đƣợc đem vào phân tích là khá đa dạng, song đến nay chƣa có công trình nghiên

cứu nào đánh giá ảnh hƣởng của nhân tố nguồn nguyên liệu đến sự phát triển của

các DNCNNVV. Trong khi đây là nhân tố đầu vào quan trọng ảnh hƣởng lớn sản

lƣợng đầu ra, từ đó ảnh hƣởng đến đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sự

phát triển của DNCNNVV.

Trên cơ sở tiếp thu thành quả của những nghiên cứu trƣớc, tác giả sẽ tập trung

giải quyết các vấn đề chƣa đƣợc làm rõ để có một cái nhìn tổng quát, toàn diện nhất

về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên

thông qua việc sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm

định lại giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cùng với

việc bổ sung nhân tố mới là nguồn nguyên liệu vào phân tích nhằm hoàn thiện

đƣợc mục tiêu nghiên cứu của luận án đã đề ra và giải quyết đƣợc một phần thiếu

sót của những nghiên cứu trƣớc đây.

18

Tóm tắt chƣơng 1

Chƣơng 1 đã tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc

có liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển DNCNNVV. Thông qua việc

sử dụng kết hợp phƣơng pháp định tính và định lƣợng với không gian và thời gian

nghiên cứu khác nhau, các công trình nghiên cứu đƣợc tổng quan đã xác định và

chứng minh các nhân tố khác nhau ảnh hƣởng đến phát triển DNCNNVV. Trên cơ

sở đó, luận án rút ra bảng tổng hợp về các nhân tố ảnh hƣởng của các tác giả khác

nhau. Bên cạnh việc rút ra đánh giá chung, luận án đã chỉ ra “khe hở” của các

nghiên cứu trƣớc đây để góp phần bổ sung và hoàn thiện một cách toàn diện.

19

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

2.1. Lý luận chung về doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

2.1.1. Một số khái niệm

2.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp

Ngày nay, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nƣớc.

Doanh nghiệp tạo ra mọi loại của cải đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, tạo ra

việc làm, thu nhập cho hàng triệu ngƣời. Doanh nghiệp cũng là nơi trực tiếp triển

khai các thành quả của nghiên cứu thành hiện thực. Sự tăng trƣởng và phát triển của

nền kinh tế đất nƣớc phụ thuộc rất lớn vào sự lớn mạnh của hệ thống doanh nghiệp.

Theo Ngô Kim Thanh (2013): “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được

thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh, thực hiện các chức năng sản xuất,

mua bán hàng hóa hoặc làm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã

hội, thông qua hoạt động hữu ích đó mà kiếm lời”. [43]

Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2015 (26/11/2014): “Doanh nghiệp là tổ chức

có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định

của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Trong đó, kinh doanh là việc thực hiện

liên tục một hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tƣ từ sản xuất đến tiêu thụ sản

phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lời. [30]

2.1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp

Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất - một bộ phận

cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội, là ngành sản xuất có vai trò chủ đạo

trong nền kinh tế quốc dân hiện nay. Nó có nhiệm vụ khai thác nguồn tài nguyên

thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ, chế biến sản phẩm của công

nghiệp khai thác, của nông lâm ngƣ nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thoả

mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội và thực hiện các hoạt động dịch vụ sửa chữa

sản phẩm công nghiệp nhằm khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm đƣợc tiêu dùng

trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. [28]

20

Để thực hiện các hoạt động đó, dƣới tác động của phân công lao động xã hội,

trên cơ sở phát triển của khoa học công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân đã hình

thành lên hệ thống các ngành công nghiệp: khai thác, chế biến và dịch vụ sửa chữa.

Nhƣ vậy, doanh nghiệp công nghiệp trước hết là một bộ phận cấu thành của

hệ thống doanh nghiệp, là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở

giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục

đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của các

doanh nghiệp công nghiệp bao gồm khai thác, chế biến (hay còn gọi là sản xuất) và

dịch vụ sửa chữa.[21]

Xét trong tổng thể của quá trình tái sản xuất xã hội, hoạt động khai thác là hoạt

động khởi đầu của toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp. Hoạt động khai thác bao

gồm rất nhiều hoạt động nhƣ khai thác than, khai thác khoáng sản,…

Chế biến là hoạt động sử dụng các tác động cơ học, lý học, hóa học và sinh học

làm thay đổi hình thức, tính chất, kích thƣớc của các nguyên vật liệu nguyên thủy để

tạo ra các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến ra các sản phẩm cuối cùng để đƣa

vào sử dụng trong sản xuất hoặc sinh hoạt. Thông qua hoạt động chế biến, từ một

hoặc nhiều nguyên vật liệu có thể rạo ra một hoặc nhiều loại sản phẩm có giá trị sử

dụng khác nhau.

Sửa chữa là một loại hoạt động dịch vụ quan trọng, hoạt động dịch vụ sửa

chữa công nghiệp ra đời sau hoạt động khai thác và chế biến. Sự ra đời và phát triển

dịch vụ sửa chữa giữ vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất. [28]

2.1.1.3. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

* Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

a, Một số quan niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ngoài

DNNVV là khái niệm đƣợc biết đến trên thế giới từ những năm đầu của thế kỷ

XX và khu vực DNNVV đƣợc các nƣớc quan tâm phát triển từ những năm 50 của thế

kỷ XX. Trong các nghiên cứu hiện nay đang có nhiều quan niệm về DNNVV. Tùy

thuộc vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, trình độ phát triển và các quan niệm khác nhau

về vai trò của DNNVV mà các nƣớc cũng có các quan niệm không đồng nhất với nhau.

21

- Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới (WB) và IFC [75]:

Doanh nghiệp siêu nhỏ (Micro - enterprise): Là doanh nghiệp có quy mô lao

động dƣới 10 ngƣời với tổng tài sản có giá trị không quá 100 ngàn USD và tổng

doanh thu không quá 100 ngàn USD.

Doanh nghiệp nhỏ (Small-enterprise): Là doanh nghiệp có quy mô lao động

không quá 50 ngƣời với tổng tài sản có giá trị không quá 3 triệu USD và tổng doanh

thu không quá 3 triệu USD.

Doanh nghiệp vừa (Medium- enterprise): Là doanh nghiệp có quy mô lao

động không quá 300 ngƣời, tổng tài sản không quá 15 triệu USD và tổng doanh thu

không quá 15 triệu USD.

- Ở Hàn Quốc:

Trong lĩnh vực chế tạo, khai thác, xây dựng: Doanh nghiệp có dƣới 300 lao

động thƣờng xuyên và tổng vốn đầu tƣ dƣới 600.000 USD đƣợc coi là DNNVV.

Trong số này, doanh nghiệp nào có dƣới 20 lao động đƣợc coi là doanh nghiệp nhỏ.

Trong lĩnh vực thƣơng mại: Doanh nghiệp có dƣới 20 lao động thƣờng xuyên

và doanh thu dƣới 500.000 USD/năm (nếu là bán lẻ) và dƣới 250.000 USD/năm

(nếu là bán buôn) đƣợc coi là DNNVV. Trong số này, doanh nghiệp nào có dƣới 5

lao động thƣờng xuyên đƣợc coi là doanh nghiệp nhỏ. [80]

- Ở Thái Lan:

Doanh nghiệp có quy mô vừa có từ 50 đến 200 lao động, doanh nghiệp có quy

mô nhỏ có dƣới 50 lao động. Nhƣ vậy, Thái Lan chỉ quan tâm đến tiêu thức lao

động mà không quan tâm đến các tiêu thức khác nhƣ số vốn hoặc doanh thu.[83]

- Ở Nhật Bản:

Doanh nghiệp sản xuất: Doanh nghiệp có dƣới 300 lao động, vốn đầu tƣ dƣới

100 triệu Yên đƣợc coi là DNNVV. Trong số này, doanh nghiệp có dƣới 20 lao

động đƣợc coi là doanh nghiệp nhỏ.

Doanh nghiệp bán buôn: DNNVV là doanh nghiệp có dƣới 100 lao động và

vốn đầu tƣ dƣới 30 triệu Yên. Trong số này, doanh nghiệp có dƣới 20 lao động

đƣợc coi là doanh nghiệp nhỏ.

Doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ: DNNVV là doanh nghiệp có dƣới 50 lao

động và vốn đầu tƣ dƣới 10 triệu Yên. Doanh nghiệp có dƣới 20 lao động đƣợc coi

là doanh nghiệp nhỏ. [83]

22

- Ở Đài Loan:

Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: Doanh nghiệp có vốn dƣới 40 triệu

Đôla Đài Loan và số lao động thƣờng xuyên dƣới 300 ngƣời đƣợc coi là DNNVV.

Trong khai khoáng: Doanh nghiệp có vốn dƣới 40 triệu Đôla Đài Loan và số

lao động thƣờng xuyên dƣới 500 ngƣời đƣợc coi là DNNVV.

Trong lĩnh vực thƣơng mại, vận tải và dịch vụ khác: DNNVV là doanh nghiệp

có tổng doanh thu hàng năm dƣới 40 triệu Đô la Đài Loan, số lao động dƣới 50

ngƣời. [36]

Nhƣ vậy, trong thực tế việc xác định DNNVV ở các quốc gia phụ thuộc vào

từng giai đoạn phát triển kinh tế, tình hình việc làm của quốc gia đó,… Từ đó, dẫn

đến nhiều quan niệm khác nhau về DNNVV. Song chủ yếu đƣợc khái quát thành 3

loại quan niệm sau:

- Quan niệm thứ nhất cho rằng, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại DNNVV phải

gắn với đặc điểm của từng ngành và phải tính đến số lƣợng vốn và lao động đƣợc

thu hút vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Quan niệm thứ hai cho rằng, khi định nghĩa DNNVV ngoài việc quán triệt

các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành cần tính đến 3 yếu tố khác là: số lƣợng

vốn sản xuất - kinh doanh (hoặc mức vốn nộp), lao động thu hút và doanh thu.

- Quan niệm thứ ba cho rằng, phân loại và tiếp cận khái niệm về DNNVV phải

căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và số lƣợng lao động.

Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại DNNVV ở một số nƣớc công nghiệp phát triển

TÊN NƢỚC

TIÊU THỨC PHÂN LOẠI

Số lƣợng lao động

(ngƣời) Vốn Doanh thu

DN nhỏ DNNVV DN nhỏ DNNVV DN nhỏ DNNVV

1. Nhật Bản

- Ngành CB khoáng sản

- Bán buôn

- Bán lẻ

- Ngành CB hàng tiêu dùng

- Dịch vụ

-

-

-

< 20

< 5

< 300

< 100

< 50

-

-

-

100 tr Yên

30 tr Yên

10 tr Yên

-

-

-

-

-

-

2. Mỹ < 1000 < 3.5 tr USD

3. Canada < 50 < 500 < 2tr

USD

< 20tr

USD

(Nguồn: Trích từ Todd R. P. (2006))

23

Qua bảng 2.1 có thể thấy các nƣớc công nghiệp phát triển căn cứ vào ba yếu tố

để phân loại DNNVV. Đó là số lƣợng lao động, vốn và doanh thu. Song chủ yếu là

kết hợp 2 trong 3 tiêu chí. Nếu nhƣ Nhật Bản và Mỹ lấy tiêu chí là số lƣợng lao

động và vốn để phân loại DNNVV thì Canada lại lấy số lƣợng lao động và doanh

thu làm tiêu chí phân loại.

Bảng 2.2.Tiêu chí phân loại DNNVV ở một số nƣớc đang phát triển

Nƣớc Số lƣợng lao động (ngƣời)

Nhỏ Vừa và nhỏ

Thái Lan Dƣới 50 Dƣới 200

Malaysia - Dƣới 500

Philipines Dƣới 30 Dƣới 500

Indonesia - Dƣới 500

(Nguồn: Trích từ Phạm Văn Hồng (2007))

Qua bảng 2.2 có thể thấy với các nƣớc đang phát triển thì tiêu chí để phân loại

DNNVV là số lƣợng lao động nhƣng giới hạn số lao động lại khác nhau giữa các

quốc gia. Từ bảng 2.1 và 2.2, ta thấy đƣợc hầu hết các quốc gia đều lấy tiêu chí số

lao động bình quân làm cơ sở quan trọng để phân loại doanh nghiệp theo quy mô.

Điều này là hợp lý hơn so với việc lựa chọn các tiêu chí khác nhƣ doanh thu, vốn...

là các chỉ tiêu có thể lƣợng hóa đƣợc bằng giá trị tiền tệ. Các tiêu chí nhƣ doanh

thu, vốn tuy rất quan trọng nhƣng thƣờng xuyên chịu sự tác động bởi những biến

đổi của thị trƣờng, sự phát triển của nền kinh tế, tình trạng lạm phát,... nên thiếu sự

ổn định trong việc phân loại doanh nghiệp. Đây là lý do giải thích tại sao tiêu chí số

lao động bình quân đƣợc nhiều quốc gia lựa chọn, tiêu chí này thƣờng có tính ổn

định lâu dài về mặt thời gian, lại thể hiện đƣợc phần nào tính chất, đặc thù của

ngành, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia.

b, Quan niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở trong nước

Trƣớc năm 1988, một số địa phƣơng, tổ chức đã xác định DNNVV dựa trên

các tiêu chí khác nhau nhƣ: số lao động (dƣới 500 ngƣời), giá trị tài sản cố định

(dƣới 10 tỷ đồng), số dƣ vốn lƣu động (dƣới 8 tỷ đồng) và doanh thu hàng tháng

(dƣới 20 tỷ đồng). [1]

24

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, cần phân định DNNVV theo lĩnh vực: sản

xuất và dịch vụ. Trong lĩnh vực sản xuất, doanh nghiệp có số vốn dƣới 1 tỷ đồng, số

lao động dƣới 100 ngƣời là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp có từ 1 - 10 tỷ đồng

vốn và số lao động từ 100 đến 500 ngƣời là doanh nghiệp vừa.

Trong thƣơng mại, dịch vụ, doanh nghiệp có số vốn dƣới 500 triệu đồng và

dƣới 50 lao động là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp có số vốn từ 500 triệu đến 5 tỷ

đồng và có từ 50 đến 250 lao động là doanh nghiệp vừa.

Ngày 20/6/1998, Chính phủ đã có Công văn số 681/CP-KCN về việc định

hƣớng chiến lƣợc và chính sách phát triển các DNNVV. Theo công văn này thì

DNNVV là những doanh nghiệp có vốn đăng ký dƣới 5 tỷ đồng và lao động thƣờng

xuyên dƣới 200 ngƣời. Việc áp dụng một trong hai tiêu chí hoặc cả hai tiêu chí tùy

thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng, ngành, lĩnh vực. Đây có thể coi là

văn bản đầu tiên đƣa ra tiêu chí xác định DNNVV.

Ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ

giúp phát triển DNNVV. Theo quy định của Nghị định này, DNNVV là DN có số

vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng VND và lao động dưới 300 người. Đây là văn bản

pháp luật đầu tiên chính thức quy định về DNNVV, là cơ sở để các chính sách và

biện pháp hỗ trợ của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức trong và ngoài nƣớc thực

hiện các biện pháp hỗ trợ cho các DNNVV. Từ đó đến nay, khái niệm DNNVV

đƣợc hiểu và áp dụng thống nhất trong cả nƣớc. [1][5]

Ngày 30/6/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ

giúp phát triển DNNVV [6]. Theo đó:

DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp

luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng

nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của

doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).

Nhƣ vậy, Việt Nam đã kết hợp các tiêu chí về vốn và số lao động để phân loại

DNNVV. Hai tiêu chí này là hai tiêu chí cơ bản nhƣng trong thực tế có những loại

hình doanh nghiệp có số vốn rất lớn nhƣng lại cần ít lao động (lao động trình độ

cao) hoặc ngƣợc lại có những doanh nghiệp do đặc thù kinh doanh mà cần số lƣợng

25

lao động lớn song vốn lại ít mà áp vào tiêu chí trên sẽ không phù hợp. Vì vậy, việc

phân chia DNNVV ở các quốc gia và ở Việt Nam theo 2 tiêu chí trên theo các ngành

nghề có khác nhau theo từng thời kỳ và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của

từng nƣớc.

Bảng 2.3. Tiêu thức phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số

56/2009/NĐ-CP

Quy mô

Khu vực

DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa

Số

lao động

Tổng

nguồn vốn

Số

lao động

Tổng

nguồn vốn

Số

lao động

I. Nông lâm

nghiệp và thủy

sản

10 ngƣời trở xuống 20 tỷ đồng

trở xuống

Từ trên

10 ngƣời

đến 200

ngƣời

Từ trên 20

tỷ đồng đến

100 tỷ đồng

Từ trên

200 ngƣời

đến 300

ngƣời

II. Công nghiệp

và xây dựng 10 ngƣời trở xuống

20 tỷ đồng

trở xuống

Từ trên

10 ngƣời

đến 200

ngƣời

Từ trên 20

tỷ đồng đến

100 tỷ đồng

Từ trên

200 ngƣời

đến 300

ngƣời

III. Thƣơng

mại và dịch vụ 10 ngƣời trở xuống

10 tỷ đồng

trở xuống

Từ trên

10 ngƣời

đến 50

ngƣời

Từ trên 10

tỷ đồng đến

50 tỷ đồng

Từ trên 50

ngƣời đến

100 ngƣời.

(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, ngày 30/6/2009)

- Ngày 12/6/2017, Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa

(Luật số 04/2017/QH14), trong đó quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và

vừa nhƣ sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh

nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình

quân năm không quá 200 ngƣời và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

b) Tổng doanh thu của năm trƣớc liền kề không quá 300 tỷ đồng.

* Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Từ khái niệm doanh nghiệp công nghiệp, khái niệm DNNVV theo Nghị định

số 56/2009/NĐ-CP kết hợp với các tiêu chí phân loại DNNVV theo Luật hỗ trợ

doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể hiểu:

26

Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận cấu thành của hệ thống

doanh nghiệp, là cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp gồm các hoạt động

khai thác, chế biến và dịch vụ sửa chữa đã đăng ký kinh doanh theo quy định của

pháp luật có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200

người và tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm

trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

2.1.2. Phân loại doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

- Phân loại căn cứ vào công dụng kinh tế của sản phẩm

Xem xét công dụng kinh tế của sản phẩm là xem xét một cách tổng quát sản

phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất hay nhu cầu tiêu dùng cá

nhân. Theo tiêu thức trên, DNCNNVV đƣợc chia thành DNCNNVV sản xuất tƣ

liệu sản xuất và DNCNNVV sản xuất tƣ liệu tiêu dùng.

+ DNCNNVV sản xuất tƣ liệu sản xuất : Là những doanh nghiệp sản xuất các

sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất đƣợc xếp vào nhóm A là

nhóm công nghiệp nặng.

+ DNCNNVV sản xuất tƣ liệu tiêu dùng: Là những doanh nghiệp sản xuất sản

phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân đƣợc xếp vào nhóm B là

nhóm công nghiệp nhẹ.

- Phân loại căn cứ vào phương thức tác động đến đối tượng lao động

Theo tiêu thức này, các DNCNNVV đƣợc phân chia thành DNCNNVV khai

thác và DNCNNVV chế biến.

+ DNCNNVV khai thác: Bao gồm các doanh nghiệp mà đối tƣợng lao động là

tài nguyên thiên nhiên nhƣ doanh nghiệp khai thác dầu, sắt, cát, đá, sỏi, sản phẩm

của ngành khai thác là nguyên liệu.

+ DNCNNVV chế biến: Bao gồm các doanh nghiệp mà đối tƣợng lao động là

sản phẩm của ngành công ngiệp khai thác, ngành nông lâm, ngƣ nghiệp hay của các

doanh nghiệp khác nhƣ: Doanh nghiệp luyện kim có đối tƣợng lao động là quặng

sắt, quặng đồng… (là sản phẩm của ngành công nghiệp khai thác) hoặc doanh

nghiệp dệt có đối tƣợng lao động là bông nguyên sinh (là sản phẩm nông nghiệp)…

27

- Phân loại theo tính chất quy trình công nghệ

DNCNNVV đƣợc chia thành: DNCNNVV có quy trình công nghệ kỹ thuật

sản xuất đơn giản và DNCNNVV có quy trình kỹ thuật phức tạp.

+ DNCNNVV có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất đơn giản: là doanh

nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm không thể gián đoạn về

mặt kỹ thuật. Doanh nghiệp thuộc loại hình này thƣờng sản xuất ít mặt hàng, sản

phẩm sản xuất thƣờng chỉ có một, hai hoặc ba loại với khối lƣợng khá nhiều nhƣ:

Doanh nghiệp khai thác…

+ DNCNNVV có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất phức tạp: là doanh

nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm gồm nhiều giai đoạn có

thể gián đoạn về mặt kỹ thuật, các bộ phận sản xuất có thể bố trí tách rời nhau,

tƣơng đối độc lập với nhau, sản phẩm sản xuất ra trong doanh nghiệp có thể chỉ có

một loại cũng có thể có nhiều loại khác nhau. Nhà máy dệt (có một loại sản phẩm

duy nhất là vải), nhà máy cơ khí (có nhiều loại sản phẩm khác nhau).[28]

2.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Đặc điểm của các DNCNNVV xuất phát từ chính đặc điểm của ngành công

nghiệp và quy mô của doanh nghiệp. Cũng nhƣ các DNCNNVV trên thế giới, với

quy mô nhỏ, DNCNNVV Việt Nam cũng có những đặc điểm tƣơng tự nhƣ ở các

quốc gia khác [28].

- Trong các DNCNNVV, quá trình sản xuất chủ yếu là quá trình tác động trực

tiếp bằng phƣơng pháp cơ học, lý học, hoá học và quá trình sinh học của con ngƣời

thông qua một công nghệ sản xuất nhất định, làm thay đổi các đối tƣợng lao động

thành các sản phẩm thích ứng với nhu cầu của con ngƣời (khác với doanh nghiệp

sản xuất nông nghiệp quá trình sản xuất lại bằng phƣơng pháp sinh học là chủ yếu).

- Sau mỗi giai đoạn của quá trình công nghệ, các đối tƣợng lao động của các

DNCNNVV có sự thay đổi về hình dáng, kích thƣớc, tính chất. Trong các

DNCNNVV, từ một loại nguyên liệu sau quá trình sản xuất có thể tạo ra nhiều loại

sản phẩm có công dụng khác nhau (nếu so sánh với các doanh nghiệp nông nghiệp

thì đối tƣợng lao động của doanh nghiệp nông nghiệp bao gồm các động vật và thực

vật sau quá trình sản xuất chỉ có sự thay đổi về lƣợng là chủ yếu).

28

- Sản phẩm của các DNCNNVV có khả năng đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu của

sản xuất và đời sống. Các DNCNNVV là các doanh nghiệp có thể sản xuất các loại

tƣ liệu lao động, từ những công cụ, dụng cụ thủ công đơn giản tới hệ thống máy

móc có trình độ hiện đại.

Với đặc điểm về mặt kỹ thuật trong sản xuất của các DNCNNVV nêu trên,

trong quá trình phát triển, DNCNNVV luôn có điều kiện phát triển về kỹ thuật, tổ

chức sản xuất, dễ dàng tạo ra đƣợc một đội ngũ lao động có tính tổ chức, tính kỷ

luật cao, có tác phong “công nghiệp”, đồng thời, có điều kiện và cần thiết phải phân

công lao động ngày càng sâu, tạo điều kiện, tiền đề để phát triển nền sản xuất hàng

hóa ở trình độ và tính chất cao hơn so với doanh nghiệp ở các ngành khác.

Bên cạnh những đặc điểm riêng có của loại hình DNCN thì DNCNNVV cũng

có những đặc điểm tƣơng đồng với những đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam, cụ

thể [24][42]:

- DNCNNVV ở Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức

tổ chức doanh nghiệp nhƣ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp

nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ

phần,…Trong một thời gian dài, các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau

không đƣợc đối xử bình đẳng, bị phân biệt đối xử. Từ đó gây ảnh hƣởng đến cách

thức kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo ra điểm xuất phát về tiếp

cận nguồn lực không nhƣ nhau (trong vay vốn ngân hàng hay trong giao đất,…)[6].

- DNCNNVV bị hạn chế bởi nguồn vốn, tài nguyên, đất đai và công nghệ. Sự

hữu hạn về nguồn lực này là do nguồn gốc hình thành doanh nghiệp. Mặt khác còn

do sự hạn hẹp trong các quan hệ với thị trƣờng tài chính - tiền tệ, quá trình tự tích

luỹ thƣờng đóng vai trò quyết định của từng DNCNNVV. Nhận thức về vấn đề này

các quốc gia đang tích cực hỗ trợ các DNCNNVV để họ có thể tham gia tốt hơn

trong các tổ chức hỗ trợ để khắc phục sự hạn hẹp này.

- DNCNNVV có khối lƣợng sản phẩm hạn chế, chủ yếu dựa vào lao động thủ

công, các DNCNNVV thƣờng chỉ kinh doanh một vài sản phẩm dịch vụ phù hợp

với trình độ và kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp cũng nhƣ năng lực tài chính của

doanh nghiệp.

29

Vốn kinh doanh của các DNCNNVV chủ yếu là vốn tự có của chủ sở hữu

doanh nghiệp hoặc nguồn vốn vay mƣợn từ ngƣời thân, bạn bè, khả năng tiếp cận

các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng thấp.

- Các DNCNNVV có tính linh hoạt do mức đầu tƣ ban đầu thấp, sử dụng ít lao

động và tận dụng các nguồn lực tại chỗ. Do đó, các DNCNNVV có thể dễ dàng

chuyển đổi phƣơng án sản xuất, chuyển đổi mặt bằng kinh doanh, chuyển đổi loại

hình doanh nghiệp và thậm chí dễ dàng giải thể doanh nghiệp.

- Các DNCNNVV đƣợc thành lập và hoạt động chủ yếu dựa vào năng lực và

kinh nghiệm của bản thân chủ doanh nghiệp nên tổ chức bộ máy rất gọn nhẹ, các

quyết định trong quản lý cũng đƣợc thực hiện nhanh chóng. Xuất phát từ nguồn gốc

hình thành, tính chất, quy mô... chủ doanh nghiệp thƣờng nắm bắt, bao quát và quán

xuyến hầu hết các mặt của hoạt động kinh doanh.

- Các chủ DNCNNVV không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp

lớn trong việc thuê những ngƣời lao động có trình độ cao do hạn chế về tài chính.

Ngƣời lao động ít đƣợc đào tạo, kinh phí về đào tạo lại hạn hẹp. Bên cạnh đó, làm

việc ở khu vực này thƣờng không ổn định cho nên ngƣời lao động thƣờng không có

xu hƣớng gắn bó lâu dài. Các DNCNNVV có khả năng về công nghệ thấp do không

đủ năng lực tài chính cho việc nghiên cứu, triển khai. Vì vậy, họ thƣờng phải sử

dụng công nghệ cũ, lạc hậu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên chất

lƣợng sản phẩm chƣa cao.

2.1.4. Vai trò của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế

Trong cơ cấu của nền kinh tế có 3 ngành nghề chính: công nghiệp, nông

nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển của công nghiệp là thƣớc đo trình độ phát triển của

nền kinh tế. Trong thời kỳ quá độ xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

định hƣớng XHCN, Đảng và Nhà nƣớc đã xây dựng con đƣờng CNH - HĐH đất

nƣớc, theo đó phấn đấu đến năm 2020, nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công

nghiệp theo hƣớng hiện đại. Công nghiệp hóa là nấc thang mà bất kỳ quốc gia nào

muốn đạt tới trình độ một quốc gia phát triển đều phải trải qua và trong điều kiện

tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện nay, CNH phải gắn liền với HĐH.

Cùng với quá trình xây dựng đó, việc hình thành nên những DNCNNVV là tất

yếu của sự phát triển. DNCNNVV có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi

30

nƣớc, kể cả các nƣớc có trình độ phát triển cao. Trên thế giới, đặc biệt là những

quốc gia đang phát triển, DNCNNVV luôn là nền tảng của nền kinh tế. Trong xu

thế hội nhập và toàn cầu hoá nhƣ hiện nay, các nƣớc đều chú ý hỗ trợ các

DNCNNVV nhằm huy động tối đa các nguồn lực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp

lớn và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Những năm vừa qua ở nƣớc ta, công nghiệp đã có những đóng góp ngày càng

lớn vào sự phát triển chung của đất nƣớc. Công nghiệp là nhân tố cơ bản đảm bảo

sự tăng trƣởng nhanh và ổn định. Trong công nghiệp, tỷ trọng các DNNVV chiếm

tuyệt đại bộ phận. Vì vậy, vai trò và vị trí của công nghiệp đối với sự phát triển đất

nƣớc cũng nhƣ đối với việc giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - xã hội gắn liền với vai

trò và vị trí của các DNNVV.

Trong điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay, có thể khái quát lại vai trò của

DNCNNVV trên các mặt cụ thể sau:

a, Về khía cạnh kinh tế

- DNCNNVV góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Sự phát triển của các DNCNNVV nƣớc ta đã ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát

triển kinh tế thông qua việc tăng lên về số lƣợng doanh nghiệp và tạo ra giá trị sản

lƣợng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Việc ra đời của các DNCNNVV ở các vùng

nông thôn đã góp phần làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành

công nghiệp dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tốt hơn.

Quá trình phát triển các DNCNNVV cũng là quá trình cải tiến máy móc, thiết

bị, nâng cao năng lực sản xuất, chất lƣợng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu xã hội. Từ

đó, làm thay đổi công nghệ, giúp cho quá trình CNH - HĐH đất nƣớc diễn ra không

chỉ ở chiều rộng mà cả ở chiều sâu [2].

- DNCNNVV góp phần làm cho nền kinh tế phát triển ổn định, hiệu quả hơn

Quá trình phát triển DNCNNVV nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất

lƣợng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ, mở rộng các mối quan hệ

giữa cung ứng và tiêu thụ, từ đó phát triển nhiều ngành, nhiều nghề mới. Từ đó, cho

thấy vai trò quan trọng của DNCNNVV trong lƣu thông hàng hóa và cung cấp hàng

hóa, dịch vụ bổ sung cho các doanh nghiệp lớn.

31

DNCNNVV có quy mô đầu tƣ không lớn, dễ thay đổi công nghệ sản xuất

hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, đặc biệt là trong những giai đoạn khó khăn

của nền kinh tế. Theo ý kiến của chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch (2013) thì “Nền

kinh tế đất nƣớc trụ vững, tồn tại qua khó khăn phụ thuộc một phần không nhỏ vào

chính những doanh nghiệp nhỏ, những hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Thành phần kinh tế

này vẫn đang âm thầm đóng góp, gom nhặt từng chút giá trị kinh tế để tạo sự phát

triển bền vững của nền kinh tế”. [16]

- Các DNCNNVV tạo ra những điều kiện vật chất để thực hiện yêu cầu trang

bị và trang bị lại kỹ thuật cho các ngành kinh tế quốc dân

Các DNCNNVV bao gồm các doanh nghiệp thuộc nhóm công nghiệp nặng

(nhóm A) và các doanh nghiệp thuộc nhóm công nghiệp nhẹ (nhóm B). Sản phẩm

và khả năng phát triển của các DNCNNVV (cơ khí, điện năng, hóa chất,…) có ảnh

hƣởng rất lớn đến phạm vi và trình độ trang bị kỹ thuật của các ngành kinh tế quốc

dân. Bởi vì, DNCNNVV là nơi sản xuất và cung ứng các loại tƣ liệu sản xuất phục

vụ thực hiện nội dung của tiến bộ khoa học công nghệ. Vì vậy, việc phát triển các

DNNVV trong công nghiệp nặng sẽ tạo ra những tƣ liệu sản xuất quan trọng cho sự

phát triển của các ngành khác [28].

- Các DNCNNVV là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước và là khu

vực thu hút được nhiều vốn trong dân

Tại Việt Nam, nếu nhƣ doanh nghiệp lớn thƣờng chỉ hiện diện ở những trung

tâm kinh tế của đất nƣớc thì DNCNNVV lại có mặt ở khắp các địa phƣơng và đóng

góp quan trọng vào ngân sách, sản lƣợng và tạo công ăn việc làm cho mỗi địa

phƣơng. Ngoài ra, với đặc thù quy mô nhỏ, vốn đầu tƣ không nhiều, dễ thay đổi, dễ

thích nghi và phát triển dựa trên nguồn lực tự có là chính nên các DNCNNVV rất

có lợi thế trong việc khai thác vốn ở trong các tầng lớp dân cƣ vào phát triển sản

xuất và phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, những hộ sản xuất kinh doanh sẽ

dễ dàng hơn trong việc tự tìm cách xoay xở “vƣợt bão” để tồn tại. Chính từ những

quan điểm này nên một số chuyên gia nƣớc ngoài cho rằng, DNCNNVV có thể đƣợc

coi nhƣ “thanh giảm xóc” của nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn nhất [42].

32

b, Về xã hội

- DNCNNVV tạo ra nhiều việc làm với số vốn đầu tư cho 1 lao động thấp, góp

phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp

Các DNCNNVV thƣờng phân bố rải rác ở khắp địa phƣơng nên chúng có thể

đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tƣợng lao động, đặc

biệt là các lao động có trình độ tay nghề thấp ở các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế

khó khăn. Từ đó, giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tránh tình trạng di cƣ lao động từ

vùng nông thôn ra thành thị gây bất ổn về mặt xã hội.

Bên cạnh đó, các DNCNNVV có công nghệ đơn giản nên chi phí đào tạo nhân

công thấp, các doanh nghiệp này lại không đòi hỏi trình độ cao nên dễ thu hút một

lƣợng lớn nhân công đến làm việc [42].

- DNCNNVV có vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của dân cư,

góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội

Các DNCNNVV phát triển trong các ngành, vùng miền và địa phƣơng góp

phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, nâng cao thu nhập

cho dân cƣ khu vực đó thông qua việc khai thác và sử dụng có hiệu quả những tiềm

năng kinh tế của địa phƣơng nhƣ lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên,…Đây là

một trong những lý do cơ bản để Đảng và Nhà nƣớc ta đƣa ra các chủ trƣơng, chính

sách hỗ trợ phát triển DNNVV và DNCNNVV ở các vùng nông thôn.

Từ việc phát triển đó làm cho khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông

thôn bị thu hẹp, giúp xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội.

- DNCNNVV là “vườn ươm” cho các tài năng quản lý

Thực tế hiện nay cho thấy ngƣời lao động bắt đầu đi tìm việc thƣờng khó xin

vào các doanh nghiệp quy mô lớn do thiếu kinh nghiệm thì các DNCNNVV lại là

sự lựa chọn tối ƣu cho họ. Làm việc trong môi trƣờng của DNCNNVV sẽ giúp họ

có thêm kinh nghiệm và kỹ năng trong việc xử lý các tình huống trong kinh doanh,

trong giao tiếp, đàm phán, quan hệ với khách hàng, sử dụng thành thạo công nghệ

thông tin,… Đây chính là các kỹ năng cần thiết cho công việc ở các doanh nghiệp

lớn và việc đào tạo kỹ năng này cho ngƣời lao động cần thời gian thì các

DNCNNVV sẽ đảm nhiệm khâu này. Vì thế, những nhân viên đã từng làm việc ở

các DNCNNVV có kinh nghiệm sẽ dễ dàng đƣợc các doanh nghiệp lớn thu nhận.

33

Trong khi một số nhà quản lý DNNN đƣợc đào tạo trong cơ chế tập trung,

quan liêu bao cấp tỏ ra bất cập trƣớc đòi hỏi của nền kinh tế khi chuyển sang cơ chế

thị trƣờng và trƣớc yêu cầu về CNH - HĐH đất nƣớc thì quá trình phát triển khu

vực kinh tế ngoài quốc doanh đã xây dựng đƣợc một đội ngũ các nhà quản lý hoạt

động trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề của nền kinh tế với số lƣợng và

trình độ không ngừng tăng lên. Họ là những con ngƣời năng động, thông minh, luôn

phải phấn đấu vƣơn lên để khắc phục những hạn chế vốn có của DNCNNVV, kết

quả của quá trình phấn đấu đó đã hình thành đội ngũ những nhà quản trị, quản lý tài

năng. [42][46]

2.2. Lý luận chung về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa

2.2.1. Khái niệm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Phát triển là một phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang

diễn ra trên thế giới. Khái niệm phát triển lần đầu tiên đƣợc xuất hiện vào đầu thế

kỷ XX và nguồn gốc của sự phát triển là tính thống nhất và đấu tranh qua các mặt

đối lập trong bản thân sự vật và hiện tƣợng. Phát triển không chỉ là sự tăng giảm

đơn thuần về lƣợng mà bao hàm cả sự nhảy vọt về chất. Phát triển bao hàm sự phủ

định cái cũ và sự nảy sinh cái mới, sự lặp lại nhƣ cái cũ nhƣng trên cơ sở cao hơn.

Do đó, phát triển đƣợc hình dung nhƣ là hình xoáy ốc từ thấp đến cao [52].

Nhƣ vậy, có thể hiểu “Phát triển là khái niệm chỉ sự vận động của sự vật,

hiện tượng theo chiều hướng tiến lên, cái mới, cái tiến bộ ra đời thay thế cái

cũ, cái lạc hậu”.

Đến những năm 1930, khái niệm phát triển đƣợc gắn với kinh tế, lúc này

ngƣời ta sử dụng nó gần nhƣ đồng nhất với phát triển kinh tế. Sau chiến tranh thế

giới thứ hai, khi đã thành lập Liên hợp quốc, các chuyên gia của tổ chức quốc tế này

mới bắt đầu nêu ra lý thuyết về phát triển.

Nhà kinh tế học E.Wayne Nafziger trong tác phẩm “Kinh tế học của các nước

đang phát triển” cho rằng: Phát triển kinh tế là sự tăng trƣởng kinh tế kèm theo

những thay đổi về phân phối sản lƣợng và cơ cấu kinh tế.

Từ đó, có thể khái quát đƣợc: “Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế đi

kèm với sự tiến bộ của cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống” [20].

34

Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi nền kinh tế quốc dân bằng một sự gia

tăng sản xuất và nâng cao mức sống của dân cƣ. Đối với các nƣớc đang phát triển

thì phát triển kinh tế là quá trình nền kinh tế chậm phát triển thoát khỏi lạc hậu, đói

nghèo, thực hiện CNH - HĐH, là sự tăng trƣởng kinh tế gắn liền với sự thay đổi cơ

cấu kinh tế, thể chế kinh tế, văn hóa, pháp luật,…

Tăng trƣởng kinh tế là tiền đề và điều kiện tất yếu của phát triển kinh tế. Các

nhà kinh tế học cho rằng tăng trƣởng kinh tế là cơ sở cho sự phát triển kinh tế, phát

triển là mục đích của tăng trƣởng, không có tăng trƣởng sẽ không có phát triển. Phát

triển không chỉ bao gồm tăng trƣởng kinh tế mà còn phải bao gồm thu hẹp sự bất

bình đẳng, xóa bỏ nghèo đói, cải cách cơ cấu xã hội và thể chế quốc gia để đảm bảo

quyền lợi của đa số dân cƣ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, nâng cao

phúc lợi và trình độ văn hóa của đại đa số nhân dân. [52][53]

DNCNNVV là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, sự phát triển của

DNCNNVV nói riêng và các DN nói chung sẽ góp phần tạo ra sự phát triển kinh tế

của mỗi quốc gia. Khái niệm phát triển DN tuy đƣợc sử dụng trong khá nhiều công

trình nghiên cứu khác nhau song đến nay vẫn chƣa có khái niệm đồng nhất về phát

triển DN nói chung và phát triển DNCNNVV nói riêng.

Hiện nay, khái niệm phát triển DN thƣờng đƣợc nhận thức trƣớc hết đó là sự

tăng lên về số lƣợng doanh nghiệp. Phát triển DN theo nghĩa này là sự tăng lên, lớn

lên về số lƣợng của một tập hợp các DN, hệ thống các DN đƣợc phân định bởi địa

giới lãnh thổ. Phát triển DN theo nghĩa thông thƣờng đƣợc nhận thức đó là sự mở

rộng về quy mô DN. Bên cạnh đó, phát triển DN không chỉ phản ánh ở trạng thái số

lƣợng DN mà còn thể hiện ở sự thay đổi về chất của sự phát triển DN. Đó là sự phát

triển DN ở trạng thái số lƣợng DN tăng lên song song với chất lƣợng của sự tăng

trƣởng tăng lên thông qua sự chuyển dịch cơ cấu DN và mức độ đóng góp vào

nguồn thu ngân sách nhà nƣớc, tạo việc làm cũng nhƣ nâng cao thu nhập cho ngƣời

lao động trong DN.

Các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài nhƣ Muhammad Abrar-ul-haq (2015) cũng

nhƣ những nhà nghiên cứu trong nƣớc nhƣ Trịnh Đức Chiều (2010), Nguyễn Thanh

Liêm (2016) đều cho rằng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trƣởng và phát

35

triển DN. Bên cạnh đó, sự phát triển của doanh nghiệp không chỉ đƣợc đo bằng chỉ

tiêu hiệu quả tài chính nhƣ tốc độ tăng trƣởng doanh thu, tỷ suất lợi nhuận, năng

suất lao động,... mà còn thông qua các chỉ tiêu phi tài chính nhƣ sự đánh giá của chủ

doanh nghiệp, cán bộ quản lý về sự phát triển của doanh nghiệp.

Nhƣ vậy, xuất phát từ quan niệm phát triển DN nêu trên, theo quan điểm của

tác giả, khái niệm phát triển DNCNNVV đƣợc tiếp cận dƣới hai góc độ:

Theo quan điểm của triết học, phát triển DNCNNVV là sự gia tăng về số

lƣợng và sự biến đổi về chất lƣợng DNCNNVV.

Theo nội dung: Phát triển DNCNNVV bao gồm sự tăng trƣởng (gia tăng về số

lƣợng DN), chuyển dịch cơ cấu DN (cơ cấu DNCNNVV theo loại hình DN, ngành

nghề kinh doanh và đơn vị hành chính) và gia tăng chất lƣợng, hiệu quả (quy mô,

doanh thu của mỗi DN, lợi nhuận, đóng góp vào ngân sách Nhà nƣớc, tạo việc làm

và thu nhập của ngƣời lao động).

2.2.2. Nội dung phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Sự phát triển của DNCNNVV nói riêng và hệ thống DN nói chung hoạt động

trong nền kinh tế đƣợc xem xét trên hai góc độ là: Sự phát triển theo chiều rộng và

chiều sâu. Theo đó, sự phát triển theo chiều rộng của các DNCNNVV đƣợc hiểu là

sự phát triển về quy mô, sự phát triển các DNCNNVV theo địa giới hành chính và

sự phát triển của các DNCNNVV theo ngành trên một địa phƣơng, còn sự phát triển

theo chiều sâu của các DNCNNVV đƣợc hiểu theo nghĩa việc sử dụng tối ƣu các

nguồn lực để nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh và hiệu quả về xã

hội từ việc phát triển các DNCNNVV [20]. Khái quát lại, đánh giá sự phát triển của

DNCNNVV đƣợc thực hiện theo các khía cạnh sau:

2.2.2.1. Tăng trưởng doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Tăng trƣởng DNCNNVV là một trong những vấn đề cốt lõi của phát

triển DNCNNVV. Tăng trƣởng không đồng nghĩa với phát triển, tuy nhiên tăng

trƣởng lại là điều kiện cần, điều kiện tiên quyết cho phát triển. Mục tiêu hàng đầu

của tất cả các DN là tăng trƣởng và phát triển DN. Sự tăng trƣởng này đƣợc biểu hiện

ở quy mô và tốc độ tăng trƣởng. Tăng trƣởng DNCNNVV có thể biểu thị bằng số tuyệt

đối (quy mô tăng trƣởng) hoặc số tƣơng đối (tỷ lệ tăng trƣởng). Quy mô tăng trƣởng

36

phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trƣởng đƣợc sử dụng với ý nghĩa so

sánh tƣơng đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. [20]

2.2.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Xét trên khía cạnh tăng trƣởng và phát triển DN thì dạng cơ cấu ngành đƣợc

xem là quan trọng nhất, đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì nó phản ảnh sự

phát triển của khoa học công nghệ trong các DNCNNVV. Quá trình thay đổi của cơ

cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp

với môi trƣờng và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ thay đổi về số lƣợng các ngành, tỷ trọng của

mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí và tính chất mối quan hệ trong nội

bộ cơ cấu ngành. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành phản ánh xu thế công nghiệp hóa và

là dấu hiệu phản ánh mặt chất lƣợng của quá trình phát triển DNCNNVV. Trong

phạm vi phát triển DN, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành đƣợc biểu hiện

thông qua sự chuyển dịch trong nội bộ ngành công nghiệp theo xu hƣớng giảm dần

tỷ trọng DN khai khoáng song song với tỷ trọng DN chế biến tăng dần, quy hoạch

khu công nghiệp theo đặc thù cân đối giữa các khu vực địa lý,…[20]

2.2.2.3. Sự gia tăng về chất lượng của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Phát triển DNCNNVV nói riêng và phát triển DN nói chung là quá trình biến

đổi cả về lƣợng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai

vấn đề kinh tế và xã hội. Trong đó, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề

xã hội chính là mục đích cuối cùng của sự phát triển. Với phạm vi của DNCNNVV,

các vấn đề xã hội đƣợc quan tâm chủ yếu liên quan đến phúc lợi cho ngƣời lao động

trong DN. Vì vậy, phát triển DNCNNVV không chỉ quan tâm đến vấn đề tăng

trƣởng DN mà phải quan tâm đến việc cải thiện đời sống của ngƣời lao động trong

DN thông qua tạo việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn, hệ thống đãi ngộ đối

với ngƣời lao động nhƣ chế độ tiền lƣơng và mức độ đóng góp vào ngân sách Nhà

nƣớc của các DNCNNVV. [20]

2.2.3. Cơ sở lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các doanh nghiệp

công nghiệp nhỏ và vừa

Sự phát triển của hệ thống DNCNNVV ở các quốc gia trên thế giới nói chung

và ở Việt Nam nói riêng, về mặt lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn đều chịu tác động của

37

nhiều nhân tố khác nhau. Các nhân tố này tác động trên cả bình diện vĩ mô đối với

tất cả các doanh nghiệp và vi mô tới từng doanh nghiệp. Tác động của các nhân tố

này có thể theo hƣớng tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển đối với cả hệ

thống doanh nghiệp hoặc cũng có thể theo hƣớng ngƣợc lại, tức là có thể gây trở

ngại, cản trở hay kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp.

Dựa trên việc tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu có

liên quan về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển DNNNV, đặc biệt các công trình

nghiên cứu trọng tâm về DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp

(DNCNNVV) tại các quốc gia đang phát triển. Từ đó, các nhân tố tác động có thể

chia thành 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất, nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: Môi trƣờng kinh

doanh, sự Chính sách của Nhà nƣớc, hệ thống luật pháp, chính sách hỗ trợ của địa

phƣơng, mặt bằng sản xuất, khách hàng và thị trƣờng, nguồn nguyên liệu của DN.

Các nhân tố này thuộc về môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp, có đặc tính là không

nằm dƣới sự kiểm soát của doanh nghiệp, nó tác động liên tục đến hoạt động kinh

doanh của DN theo những xu hƣớng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả

năng thực hiện mục tiêu của DN. Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thƣờng xuyên

nắm bắt đƣợc các nhân tố này, xu hƣớng hoạt động và sự tác động của các nhân tố

đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh cũng nhƣ sự phát triển của DN.

Nhóm thứ hai, nhóm nhân tố nội tại, bên trong doanh nghiệp nhƣ trình độ công

nghệ sản xuất, tiếp cận tài chính, lao động, năng lực quản lý và chính sách

marketing của DN. Đây là nhóm nhân tố thuộc tiềm lực của DN mà DN có thể kiểm

soát đƣợc ở mức độ nhất định nào đó. Việc đánh giá đúng tiềm năng cho phép DN

xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh đúng đắn đồng thời tận dụng đƣợc các

cơ hội kinh doanh mang lại hiệu quả cao.

Dựa trên kết quả nghiên cứu của Ibrahim (2008), trong đó nhấn mạnh các

nhân tố chính ảnh hƣởng đến sự phát triển của DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp,

đó là cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận tài chính, sự thiếu hụt nhân tài, những vấn đề

có liên quan đến chính sách của Chính phủ và môi trường kinh doanh cùng với việc

kế thừa nghiên cứu của Trịnh Đức Chiều (2010), Phan Thị Minh Lý (2011), Abrar-

ul-haq và cs (2015) và đặc điểm của các DNCNNVV kết hợp với kết quả thảo luận

38

nhóm chuyên gia - nhà quản lý (Phụ lục 01). Các nhân tố đƣợc đem vào phân tích

trong nghiên cứu này là trình độ công nghệ sản xuất, chính sách của Nhà nƣớc,

nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản lý, chính sách hỗ trợ của địa phƣơng và

tiếp cận tài chính.

2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ

và vừa

2.2.4.1. Nhóm nhân tố bên ngoài

a, Chính sách của Nhà nước

Trong những năm vừa qua, Chính phủ đã thực hiện nhiều chƣơng trình hỗ trợ

DNNVV nói chung và DNCNNVV nói riêng trong việc tiếp cận tài chính, đăng ký

kinh doanh, hỗ trợ việc giải phóng, xây dựng mặt bằng sản xuất, nâng cao năng lực

công nghệ, mở rộng thị trƣờng, phát triển nguồn nhân lực,... Những chính sách đó

đã đóng góp vai trò to lớn cho sự phát triển của các DNCNNVV. [5][6]

Trong một nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC,

2003) dựa trên phản hồi của 45.000 DN ở các nƣớc đang phát triển đã cho thấy

những nhân tố hàng đầu gây cản trở đến quá trình phát triển doanh nghiệp chính là

môi trƣờng đầu tƣ không hấp dẫn nhƣ thuế cao, cơ sở hạ tầng nghèo nàn hay nguồn

cung điện không đầy đủ,...Tất cả những ảnh hƣởng tiêu cực kể trên đều liên quan

đến những chính sách từ phía Chính phủ.

Bên cạnh đó, môi trƣờng kinh doanh đƣợc nhìn nhận nhƣ là nhân tố tác động

đến sự phát triển DNCNNVV bao gồm các nhân tố nằm bên ngoài DN, định hƣớng

và ảnh hƣởng trực tiếp đến các hoạt động quản lý trong DN. Ở đây, Chính phủ góp

phần rất quan trọng trong việc tạo ra môi trƣờng chính trị, môi trƣờng đầu tƣ hấp

dẫn không những cho các DNCNNVV mà còn cả hệ thống DN nói chung. Trong

giai đoạn hiện nay, môi trƣờng kinh doanh ngày càng khó khăn đối với các

DNCNNVV khi phải đối mặt với tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính

với vai trò là một bộ phận trong chuỗi sản xuất (nhà thầu phụ) chịu ảnh hƣởng khá

nặng khi các DNCN lớn ngừng các hợp đồng làm thu hẹp thị trƣờng đối với

DNCNNVV. Chính vì thế, theo quan điểm của Lumpkin và Dess (1996), sự phát

triển của DNNVV bị ảnh hƣởng bởi chính môi trƣờng kinh doanh của nó, bên cạnh

đó Clement và cộng sự (2004) cũng nhấn mạnh rằng môi trƣờng kinh doanh không

ổn định gây hậu quả tiêu cực đến sự phát triển của DNNVV.

39

Davidsson (1989) đã đƣa ra quan điểm rằng những cản trở về chính sách thuế,

hệ thống pháp luật hay thủ tục rƣờm rà có thể gây cản trở sự phát triển của

DNNVV. Hệ thống luật pháp là một trong những nhân tố không thể tách rời trong

hoạt động kinh doanh. Đó là nhân tố thuộc kiến trúc thƣợng tầng xã hội, tạo lập

khuôn khổ pháp lý chung cho hoạt động kinh doanh bình thƣờng. Trong kinh doanh

nếu nắm bắt những yếu tố này thì sự đảm bảo thành công sẽ là rất lớn. Đặc biệt

trong hoạt động kinh doanh quốc tế nơi mà môi trƣờng pháp luật chính trị rất đa

dạng và phức tạp hơn nhiều thì việc nghiên cứu môi trƣờng chính trị pháp lý là rất

cần thiết.

Các DNCNNVV luôn phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, các

quy định của pháp luật, chính sách của nhà nƣớc trong quản lý kinh tế xã hội, các quy

định về quản lý đầu tƣ, phê duyệt, thanh tra hoạt động các doanh nghiệp, các quy định

của UBND tỉnh và các cơ quan quản lý trực thuộc tỉnh. Chính sách pháp luật phù hợp

sẽ tạo thuận lợi và đảm bảo quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, ngƣợc lại sẽ gây ra

những khó khăn trong quản lý và phát triển hệ thống DN của cơ quan nhà nƣớc có

thẩm quyền. Những chính sách của nhà nƣớc hay pháp luật tạo nên tính công bằng và

tạo nên môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa ngƣời lao động với ngƣời lao động,

giữa cá nhân với tổ chức và giữa các doanh nghiệp với nhau.

Nhƣ vậy, có thể thấy Chính phủ đóng vai trò là nhân tố chính ảnh hƣởng đến

sự phát triển của DNCNNVV, những cản trở đến từ Chính phủ có thể là nguyên

nhân gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của DNCNNVV, vai trò của Chính phủ

không chỉ trợ giúp các DNCNNVV mà còn tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn

nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ.

b, Chính sách hỗ trợ của địa phương

Chính sách hỗ trợ của địa phƣơng đối với các DNCNNVV chịu sự ảnh hƣởng

của chính sách chung của Chính phủ. Song trên thực tế khi triển khai thì các chính

sách đó lại bị lồng ghép với các chƣơng trình hành động khác. Điều này gây khó

khăn cho các DNCNNVV trong việc tiếp cận và hƣởng lợi từ các chính sách của

Chính phủ. Chính quyền các cấp ở địa phƣơng hiện vẫn khó khăn trong việc xây

40

dựng các chính sách đồng bộ, có hiệu quả đối với các DNCNNVV. Việc giải quyết

các thủ tục liên quan đến đầu tƣ, vay vốn của các cơ quan quản lý nhà nƣớc còn

chậm, nhiều bất cập. Vì thế, ảnh hƣởng lớn đến phát triển các DNCNNVV. [22]

Bên cạnh đó, mặt bằng sản xuất tại địa phƣơng cũng là một nhân tố quan trọng

đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Khoa học công nghệ tuy đã ngày càng phát triển

và làm cho yêu cầu về mặt bằng sản xuất giảm so với trƣớc song đây vẫn là nhân tố

không thể thiếu trong bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanh nào. Mặt bằng sản xuất

chính là yếu tố về đất đai bao gồm các điều kiện kèm theo khác có liên quan đến cơ

sở hạ tầng nhƣ hạ tầng giao thông, hệ thống cấp thoát nƣớc, cung cấp điện, hệ thống

xử lý môi trƣờng,… Mặc dù đã có nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp

nhƣng vấn đề mặt bằng sản xuất vẫn là vấn đề khó khăn cố hữu đối với các

DNCNNVV. Nguyên nhân chính chủ yếu là những khó khăn liên quan về mặt tài

chính hay khả năng chi trả, đặc biệt là đối với các DN mới thành lập. [4]

Ngoài những chính sách hỗ trợ cho các DNCNNVV ở địa phƣơng thì Hội

DNNVV cũng đóng vai trò quan trọng cho phát triển các DNNVV nói chung và các

DNCNNVV nói riêng. Những chƣơng trình mà Hội thực hiện nhƣ tổ chức các hoạt

động xúc tiến thƣơng mại, thực hiện vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh

nghiệp, giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức chính trị

xã hội trên địa bàn với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Nhƣ vậy, bên cạnh sự

hỗ trợ từ phía Chính phủ thì chính sách hỗ trợ của địa phƣơng đã thể hiện vai trò to

lớn trong việc hỗ trợ các DNCNNVV.

c, Nguồn nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu đƣợc sử dụng vào hoạt động sản xuất của DNCNNVV bao

gồm nhiều loại nguyên liệu nhƣ nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ... Chúng tham

gia một lần vào chu kỳ sản xuất và cấu thành thực thể sản phẩm. Nó là một trong

những yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu đƣợc đối với các DN sản xuất

công nghiệp. Bên cạnh đó, chi phí sử dụng nguyên vật liệu của các DNCNNVV

thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm.

Số lƣợng, chủng loại, cơ cấu, chất lƣợng, giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng bộ

của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu,

41

năng suất và chất lƣợng của sản phẩm do đó ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh

doanh và sự phát triển của DN.

Ngoài ra, chất lƣợng của công tác đảm bảo nguyên vật liệu cũng ảnh hƣởng rất

lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Nếu công tác tổ chức đảm bảo nguyên

vật liệu đƣợc tốt, tức là luôn đƣợc cung cấp đầy đủ, kịp thời và đồng bộ, đúng số

lƣợng, chất lƣợng, chủng loại các loại nguyên vật liệu cần thiết theo yêu cầu của sản

xuất kinh doanh, không để xảy ra tình trạng thiếu hay ứ đọng nguyên vật liệu, đồng

thời thực hiện việc tối thiểu hoá chi phí kinh doanh khi sử dụng nguyên vật liệu

giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Do đó, khi tiến hành

hoạt động sản xuất, ngoài việc đảm bảo các yếu tố nhƣ lao động, tƣ liệu lao động,

DN cần phải thực hiện tốt việc lập kế hoạch cung ứng nguồn nguyên liệu cho hoạt

động sản xuất của DN mình.

Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, nguồn nguyên liệu đƣợc nhập về

DNCNNVV từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ tự nhập khẩu, liên doanh liên kết, đối

lƣu vật tƣ... và tùy thuộc vào mỗi đặc thù của loại hình DNCNNVV mà nguyên liệu

của nó có những nét đặc trƣng riêng và các DNCNNVV cần phải đảm bảo chủ động

đƣợc nguồn nguyên liệu đầu vào để đạt đƣợc những lợi thế về thuế. Do đó, việc quy

hoạch vùng nguyên liệu tập trung không chỉ là bƣớc khởi đầu mà còn là vấn đề then

chốt có tính chất quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của DNCNNVV.

2.2.4.2. Nhóm nhân tố bên trong

a, Trình độ công nghệ sản xuất

Ngày nay, công nghệ đƣợc hiểu là “Các giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm

hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”

(Luật chuyển giao công nghệ 2017) bao gồm trang thiết bị, kỹ năng tay nghề, kinh

nghiệm của ngƣời lao động, các thông tin, dữ liệu, bí quyết sản xuất và cả yếu tố tổ

chức. Trình độ công nghệ sản xuất của DNCNNVV nói riêng và các DN nói chung

ảnh hƣởng lớn tới năng suất, chất lƣợng sản phẩm, mức độ tiết kiệm nguyên vật liệu

do đó, ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của DN. Hơn

nữa, chỉ có công nghệ hiện đại mới tạo ra đƣợc những sản phẩm cao cấp. Hiện nay,

công nghệ của DNCNNVV ở Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng còn

khá lạc hậu, để có thể cạnh tranh trên thị trƣờng cần có chính sách đổi mới công

42

nghệ theo hƣớng chủ yếu là tận dụng lợi thế của ngƣời đi trƣớc, tiếp thu những công

nghệ hiện đại của thế giới phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng. [4][68][71]

Drucker (1985) nhấn mạnh rằng công nghệ mới giúp cải thiện hiệu quả sản

xuất, tạo ra khối lƣợng sản phẩm nhiều hơn và là nguyên nhân tạo ra lợi nhuận cho

các DNNVV. Theo Morse và cộng sự (2007), nguồn lực công nghệ trong các

DNNVV giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí sản xuất, mở rộng thị phần

cả ở trong nƣớc và nƣớc ngoài. Tƣơng tự nhƣ quan điểm của 2 tác giả trên, Lee

(2001) nhấn mạnh rằng một doanh nghiệp nhỏ ứng dụng công nghệ mới vào quá

trình sản xuất có thể có sự phát triển nhanh hơn những doanh nghiệp tƣơng tự khác

không ứng dụng công nghệ mới. [71]

Nhƣ vậy, từ những quan điểm của các nhà nghiên cứu có thể khẳng định rằng

sự tăng trƣởng và phát triển của DNNVV nói chung và DNCNNVV nói riêng phụ

thuộc rất lớn vào trình độ công nghệ sản xuất mà DN đó đang áp dụng.

b, Lao động

Trong các nguồn lực thì nguồn lực con ngƣời là quan trọng nhất, có tính chất

quyết định trong sự tăng trƣởng và phát triển của các doanh nghiệp. Một doanh

nghiệp cho dù có nhiều lợi thế về tài nguyên vốn, máy móc kỹ thuật hiện đại nhƣng

không có những con ngƣời có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực thì

khó có khả năng có thể đạt đƣợc sự phát triển nhƣ mong muốn. Nguồn nhân lực với

yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ƣu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu

biết bồi dƣỡng, khai thác và sử dụng hợp lý còn các nguồn lực khác dù nhiều đến

đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy đƣợc tác dụng khi kết hợp với nguồn

nhân lực một cách có hiệu quả. Vì vậy, có thể nói lực lƣơng lao động và chất lƣợng

đội ngũ lao động là một tiêu chí để đánh giá sức mạnh của DN. [4][22]

Theo quan điểm của Hewitt và Wield (1992), nếu một doanh nghiệp có lực

lƣợng lao động có kỹ năng và đƣợc đào tạo tốt có thể tạo ra hiệu quả sản xuất kinh

doanh cao hơn. Ngoài ra theo nhấn mạnh của Lee (2001), nguồn nhân lực chính là

một trong những nhân tố quan trọng cho sự thành công của DNNVV và đặc biệt

Batra và Tan (2003) còn chỉ ra rằng lực lƣợng lao động có kỹ năng và đào tạo tốt sẽ

có khả năng học hỏi và đổi mới cao hơn. Cùng với đó Lee (2001), Batra và Tan

(2003) đã nhấn mạnh rằng lao động có trình độ thấp chính là cản trở chính cho sự

phát triển của DNNVV ở các nƣớc đang phát triển.

43

c, Năng lực quản lý

Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp thƣờng đƣợc đánh giá thông qua trình

độ của chủ DNCNNVV. Đây là nhân tố ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của các

DNCNNVV. Về cơ bản, trình độ tri thức hạn chế của chủ doanh nghiệp sẽ ảnh

hƣởng lớn đến chiến lƣợc phát triển, cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp. Hầu hết

chủ các DNCNNVV có kiến thức về công tác quản lý còn hạn chế, ít quan tâm đến

việc xây dựng chiến lƣợc phát triển dài hạn cũng nhƣ xây dựng cấu trúc tổ chức phù

hợp cho doanh nghiệp. Các quy trình quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính chƣa

đƣợc các chủ DNCNNVV quan tâm triển khai. Do đó, các DNCNNVV không quản

lý đƣợc công việc, không quản lý đƣợc tình trạng tài chính và hiệu quả hoạt động

của doanh nghiệp. Điều này ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của

DNCNNVV trong giai đoạn vừa qua [94].

Ngoài ra, kỹ năng quản lý của chủ DNCNNVV là một điều đáng lo ngại vì đội

ngũ chủ DNCNNVV cũng mới đƣợc hình thành từ những năm 90 trở lại đây, vì

vậy, họ còn thiếu kinh nghiệm về nhiều mặt, từ kỹ năng quản lý đến hiểu biết công

nghệ và thị trƣờng. Một bộ phận lớn chủ DNCNNVV và giám đốc tƣ nhân chƣa

đƣợc đào tạo bài bản về năng lực quản trị kinh doanh và kỹ năng quản lý, đặc biệt là

năng lực quản trị kinh doanh quốc tế. Từ đó dẫn đến khuynh hƣớng phổ biến là hoạt

động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lƣợc, thiếu kiến thức…

[68][71].

Bên cạnh đó, theo quan điểm của Olawale và Garwe (2010), năng lực quản lý

chính là kiến thức, kỹ năng và năng lực của chủ doanh nghiệp mà có thể giúp

DNNVV hoạt động hiệu quả hơn. Singh và cộng sự (2013) đã nhấn mạnh rằng kỹ

năng quản lý của chủ doanh nghiệp rất cần thiết cho sự tồn tại và sự tăng trƣởng của

doanh nghiệp. Ngoài ra, Aylin và cộng sự khẳng định rằng kỹ năng quản lý chính là

nhân tố then chốt cho sự phát triển của doanh nghiệp và nếu chủ doanh nghiệp thiếu

kỹ năng quản lý đấy chính là rào cản lớn cho sự phát triển và là nguyên nhân dẫn

đến hoạt động sản xuất kinh doanh bị thất bại.

d, Tiếp cận tài chính

Đây là yếu tố phản ánh toàn bộ sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp thông

qua khối lƣợng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào hoạt động kinh doanh

44

cũng nhƣ khả năng phân phối đầu tƣ có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng huy động

vốn của DN giúp thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng hơn. Trên

thực tế, hầu hết các DN đều sử dụng lƣợng vốn rất lớn nhƣng không phải là vốn tự

có mà là vốn vay từ bên ngoài. Do đó, khi đánh giá về khả năng huy động vốn của

DN phải tính đến các khoản huy động vốn từ các nguồn khác nhau nhƣ vay tín

dụng, thế chấp, tín chấp [4][68]. Bên cạnh đó, khó khăn trong việc tiếp cận các

nguồn vốn bên ngoài chính là cản trở chính cho sự phát triển của DNNVV và đó là

nguyên nhân gây thất bại trong kinh doanh của DN.

Theo quan điểm của Shah và cộng sự (2013), các tổ chức tài chính ngày càng

cẩn trọng hơn trong việc cung cấp các khoản tín dụng cho các DNNVV, do đó họ

luôn phải chịu những khoản lãi suất tƣơng đối cao, tài sản thế chấp cao và cần bảo

lãnh vay vốn. Krasniqi (2007) chỉ ra rằng chính sách vốn vay và yêu cầu tài sản thế

chấp gây cản trở việc tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV. Cùng quan

điểm với Berger và Udell (1998), Galindo và Schantiarelli (2003) cho rằng ở cả các

nƣớc phát triển và đang phát triển, các DNNVV đều gặp trở ngại trong việc tiếp cận

tín dụng từ bên ngoài, từ đó gây khó khăn cho hoạt động sản xuất cũng nhƣ cản trở

sự tăng trƣởng và phát triển của DN so với các DN lớn. Nghiên cứu đƣợc thực hiện

gần đây của Beck và cộng sự (2005) ở các nƣớc đang phát triển đã chứng minh rằng

DNNVV đã phải đối mặt với những cản trở về tài chính nhiều hơn so với những DN

lớn. Chính vì thế, vấn đề tiếp cận tài chính của DNNVV nói chung và DNCNNVV

nói riêng hiện nay vẫn còn rất đáng quan ngại và sự ảnh hƣởng của nó là rõ ràng đối

với các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

Nhƣ vậy, phân tích về mặt lý luận các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển

DNCNNVV đƣợc dựa trên cơ sở thực tiễn dữ liệu thu thập đƣợc, thông tin hiện có

về các nhân tố và các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện. Các nhân tố này tiếp tục đƣợc

đƣa vào phân tích định tính và định lƣợng. Từ đó, cho phép so sánh kết quả của

nghiên cứu này với những nghiên cứu đã từng đƣợc thực hiện trƣớc đây, đồng thời

khuyến nghị hỗ trợ đối với các DNCNNVV thông qua các chính sách có liên quan

nhƣ chính sách cải thiện môi trƣờng kinh doanh, hoàn thiện chính sách hỗ trợ của

địa phƣơng về mặt bằng sản xuất, thủ tục hành chính,...chính sách phát triển nguồn

nhân lực hay chính sách hỗ trợ về tài chính...

45

2.3. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về phát triển các doanh nghiệp

công nghiệp nhỏ và vừa

2.3.1. Kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở một

số quốc gia

Việt Nam là một đất nƣớc đang phát triển, sự phát triển của Việt Nam luôn đi

sau các quốc gia khác, chính vì thế để đạt đƣợc mục tiêu CNH - HĐH, đƣa đất nƣớc

trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại thì việc tham khảo và kế thừa

kinh nghiệm từ các quốc gia khác là rất cần thiết cho việc hoạch định chính sách về

các lĩnh vực nói chung và đối với khu vực DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp nói

riêng. Trong quá trình học hỏi đó có một số quốc gia rất đáng để Việt Nam học hỏi

nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…

2.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia có số lƣợng DNNVV lớn nhất trong số

quốc gia có nền kinh tế phát triển. Lịch sử phát triển kinh tế Nhật Bản cho thấy

đóng góp lớn lao của DNNVV đối với sự thịnh vƣợng của quốc gia này trong nhiều

năm qua và nó đƣợc gọi là xƣơng sống của nền kinh tế Nhật Bản khi chiếm 99,7%

số DN của cả nƣớc, trong đó phần lớn là các DNCNNVV (3,86 triệu DN), chỉ riêng

DNCNNVV đóng góp cho xã hội 70% số lao động và tạo ra hơn 50% giá trị gia

tăng cho nền kinh tế. [1] Tất cả các DNCN lớn tại Nhật đều có xuất phát điểm từ

những DNCN gia đình nhỏ. Phần lớn các sản phẩm ở các DNCN lớn đều là sự tổ hợp

của các bộ phận đƣợc sản xuất bởi các nhà thầu phụ, đó là các DNCNNVV. Kinh

nghiệm nổi bật nhất trong phát triển các DNCNNVV tại Nhật chính là việc hình

thành các nhà thầu phụ và các cụm công nghiệp tập trung. Do đó, các DNCNNVV

đóng vai trò chính trong việc phục hồi nền kinh tế địa phƣơng và tăng cơ hội việc làm

cho ngƣời lao động. [4]

Kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản vẫn là một nền kinh tế

nông nghiệp với hơn 70% dân số làm nghề nông, một nền kinh tế mất cân đối

nghiêm trọng về cơ cấu, lại bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Chủ trƣơng của

Chính phủ Nhật Bản là dựa vào các DNCNNVV để khôi phục nền kinh tế. Từ

những ngành công nghiệp thủ công truyền thống của hơn 500 vùng khác nhau, các

46

DNCNNVV Nhật Bản đã thực hiện thành công “tích lũy ban đầu” cho quá trình

CNH đất nƣớc làm tiền đề cho việc tăng trƣởng cao và ổn định của nền kinh tế Nhật

Bản trong cả một thời kỳ dài sau này. Thành quả của quá trình phát triển các

DNCNNVV đƣợc bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây:

Tăng cường chính sách hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền địa phương

Bài học kinh nghiệm đầu tiên và quan trọng nhất trong việc phát triển

DNCNNVV ở Nhật Bản là việc nhận thức sớm và đúng đắn vai trò của các

DNCNNVV trong nền kinh tế của Chính phủ Nhật Bản. Điều này là nguyên nhân

góp phần làm gia tăng tỷ trọng các DN loại hình này trong nền kinh tế và trong các

ngành nghề khác nhau ở Nhật Bản. Đó là quan hệ mật thiết, gắn bó giữa các

DNCNNVV với các DNCN lớn đã tạo nên nét cấu trúc độc đáo trong cơ cấu công

nghiệp Nhật Bản - cơ cấu hai tầng. Các DNCNNVV thƣờng xuyên có mối quan hệ

mật thiết, gắn bó với các DN lớn trong ngành. Chính sự phối hợp có hiệu quả giữa

các loại hình DN ở Nhật Bản đƣợc coi là động lực cho sự phát triển kinh tế và là “bí

mật” sức sống của các DN nói chung và DNCNNVV Nhật Bản nói riêng. Mô hình

này có thể phác hoạ nhƣ sau: Công ty lớn - công ty nhận gia công đầu tiên - công ty

nhận gia công thứ hai - công ty nhận gia công thứ ba - công ty nhận gia công thứ

tƣ… Sự phối hợp các loại hình DN cho phép tạo ra sản phẩm với chi phí đầu vào

thấp, chất lƣợng sản phẩm cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu phong phú và đa dạng trên

bất kỳ thị trƣờng nào của nền kinh tế.

Thành công của DNCNNVV trong sự đóng góp vào quá trình tăng trƣởng

kinh tế nhanh của Nhật Bản phải kể đến vai trò của Chính phủ trong việc thực hiện

hỗ trợ toàn diện đối với loại hình DN này. Thông qua các cơ hội hợp tác, Chính phủ

thực thi hỗ trợ tài chính và thiết lập các hệ thống tiếp cận cho DNCNNVV. Các

chính sách và các biện pháp mà Chính phủ Nhật Bản thực thi đối với các

DNCNNVV đã hình thành một “hệ thống xã hội đa phương”, thực hiện sự hỗ trợ

toàn diện, có hiệu quả cho các DN loại hình này trong việc vƣơn lên tự khẳng định

vai trò trong nền kinh tế. Hệ thống chính sách hỗ trợ các từ rất sớm ngay sau Chiến

tranh thế giới lần thứ hai và toàn diện trên khắp các mặt:

47

Nhóm chính sách tài chính: Nhằm hỗ trợ cho các công ty mới bắt đầu đi vào

hoạt động hoặc mở rộng sản xuất, tạo điều kiện cho các DNCNNVV tiếp cận đƣợc

vốn vay từ các Ngân hàng thuận lợi hơn.

Nhóm chính sách thuế: Ƣu đãi thuế đƣợc sử dụng để ủng hộ các DNCNNVV

trong các lĩnh vực đƣợc chỉ định ƣu tiên hoặc lĩnh vực phù hợp với các đặc tính đổi

mới, toàn cầu hóa.

Nhóm chính sách công nghiệp: Nhằm tối ƣu hóa cấu trúc ngành công nghiệp.

Một điều không kém phần quan trọng là chính phủ thiết lập chính sách cạnh tranh

nghiêm ngặt để bảo vệ doanh nghiệp nhỏ, chống lại hành vi cạnh tranh không công

bằng bởi các chủ thể kinh tế khác.

Nhóm chính sách khoa học & công nghệ: Khác với hỗ trợ tài chính và ƣu đãi

thuế cho sự phát triển công nghệ của các DNCNNVV, chính sách khoa học và công

nghệ là khung chính sách nhằm tiến hành hoạt động đổi mới các DNCNNVV.

Chính phủ Nhật coi việc khuyến khích và đầu tƣ nâng cao hiệu quả sử dụng khoa

học công nghệ là ƣu tiên hàng đầu, điều này lý giải vì sao DNCNNVV Nhật Bản

nằm trong top các quốc gia sử dụng và tiếp cận công nghệ tân tiến nhất thế giới.

Ngoài ra, Luật cơ bản về DNNVV mới đƣợc ban hành năm 1999 nhằm hỗ trợ

cho việc cải cách cơ cấu để tăng tính thích nghi của DNCNNVV với những thay đổi

của môi trƣờng kinh tế - xã hội, tạo tính thuận lợi cho việc tái cơ cấu DN. Các luật tạo

thuận lợi cho thành lập DN mới và hỗ trợ DNCNNVV đổi mới trong kinh doanh,

khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các DN mới, tăng nguồn cung ứng vốn rủi ro,

trợ giúp về công nghệ và đổi mới. Hệ thống hỗ trợ cũng đƣợc thiết lập nhằm hạn chế

sự phá sản của các DNCNNVV. [3]

- Tăng cường tiếp cận tài chính

Các DNCNNVV ở Nhật Bản đƣợc nhận hỗ trợ dƣới dạng các khoản cho vay

thông thƣờng với lãi suất cơ bản hoặc các khoản vay đặc biệt với những ƣu đãi theo

các mục tiêu chính sách và đƣợc áp dụng với các DN không đòi hỏi phải có thế

chấp hoặc bảo lãnh, hệ thống bảo lãnh tín dụng nhận bảo lãnh cho các DNCNNVV

vay vốn tại các thể chế tài chính tƣ nhân.

Bên cạnh đó, Chính phủ thực hiện củng cố và phát triển nguồn cung tài trợ cho

DNCNNVV bằng các biện pháp nhƣ: Chính phủ cho vay trực tiếp, chủ yếu là các

48

khoản vay dài hạn không có lãi hoặc lãi suất rất thấp để nâng cao trình độ công

nghệ, phƣơng tiện hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh. Cho vay thông qua các cơ

quan hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức tài chính công liên quan đến hỗ trợ phát

triển DNCNNVV nhƣ Hội đồng tài chính DNNVV, Hội đồng tài chính nhân dân,

Ngân hàng trung ƣơng của các hợp tác xã thƣơng mại và công nghiệp.[3][15]

- Nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động

Về sử dụng và quản lý nhân lực, DNCNNVV ở Nhật Bản thực hiện chế độ tuyển

dụng lâu dài, có thể suốt đời, lên lƣơng và tăng thƣởng theo thâm niên. Nếu nhƣ ở

nhiều nƣớc phƣơng Tây, chế độ này chủ yếu dựa vào năng lực và thành tích cá nhân,

thì ở Nhật Bản, hầu nhƣ không có trƣờng hợp cán bộ trẻ tuổi, ít tuổi nghề lại có chức

vụ và tiền lƣơng cao hơn ngƣời làm lâu năm. Hiện nay, các DN tại Nhật đã điều chỉnh

chế độ tiền lƣơng thâm niên bằng việc bổ sung thêm các yếu tố về hệ thống phẩm chất

công việc, thăng tiến có tính đến các yếu tố về khả năng và kết quả thực tế thực hiện

công việc

Đào tạo trong DN đƣợc áp dụng theo diện rộng, đa kỹ năng, chú ý vấn đề chất

lƣợng và mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng. Bên cạnh đó, DNCNNVV tại Nhật rất

chú trọng đến hiệu quả làm việc nhóm và khuyến khích nhân viên tham gia vào việc

ra quyết định quản trị. Với những đặc trƣng kể trên, các DN đã duy trì đƣợc hiệu quả

sản xuất rất cao thông qua sự hợp tác giúp đỡ và động viên lẫn nhau của những ngƣời

cùng làm công chứ không phải cạnh tranh giữa các thành viên riêng biệt.

Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành thành lập 9 trƣờng đại học trực

thuộc SMRJ (Tổ chức dành cho DNNVV và đổi mới khu vực) trong toàn quốc

nhằm hỗ trợ nguồn nhân lực cho các DNNVV nói chung và DNCNNVV nói riêng.

Trong đó, tập trung vào việc cải thiện khả năng quản lý và định hƣớng kinh doanh

cho các nhà quản lý với tổng số lƣợng ngƣời tham gia lên đến 560.000 kể từ khi

thành lập năm 1962 đến nay.

Nhƣ vậy, chính sách của Nhật Bản áp dụng cho các DNNVV nói chung và

DNCNNVV nói riêng rất kịp thời và chính xác. Dựa trên tình hình thực tế từng giai

đoạn, chính phủ đã đƣa ra những quyết sách hợp lý nhằm xác định rõ định hƣớng của

chính phủ Nhật Bản trong việc phát triển nền kinh tế, hỗ trợ sức mạnh nội tại, giúp

DNCNNVV cạnh tranh tốt trong nhiều điều kiện môi trƣờng kinh doanh biến động.

49

Từ đó, giúp các DNCNNVV Nhật Bản đã hình thành văn hóa kinh doanh, họ đã phát

huy bản sắc, tạo nên nét độc đáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu.

2.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa của

Hàn Quốc

Trong 30 năm qua, cũng giống nhƣ các nƣớc công nghiệp mới khác, các

DNCNNVV của Hàn Quốc đã góp phần to lớn vào sự tăng trƣởng và phát triển của

đất nƣớc, mang lại những thay đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội và công nghệ. Những

thành tựu đó là kết quả của việc đề ra những chính sách nhằm thực hiện chiến lƣợc

tăng cƣờng hỗ trợ, phù hợp với đặc tính của từng giai đoạn tăng trƣởng nhƣ: Tăng

cƣờng đào tạo nguồn nhân lực; Cải thiện cơ chế quản lý của Chính phủ cũng nhƣ

chính quyền địa phƣơng bằng việc đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ về mặt bằng và thuế,

hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho các DNCNNVV; Nâng cao trình độ công nghệ sản xuất,

năng lực quản lý của chủ DN và tăng cƣờng khả năng tiếp cận tài chính của các DN.

Cụ thể nhƣ sau:

- Về tăng cường sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và chính quyền địa phương

Chính phủ và chính quyền địa phƣơng tại Hàn Quốc đã thực hiện chính sách hỗ

trợ giúp liên kết chặt chẽ giữa các DNCNNVV với các tập đoàn lớn, các DNCNNVV

trở thành những DN vệ tinh cung cấp bán thành phẩm cho các tập đoàn lớn. Chính

phủ đã ban hành Luật Xúc tiến DN hỗ trợ, chỉ định một số ngành công nghiệp cũng

nhƣ một số sản phẩm trong các ngành công nghiệp này là sản phẩm phụ trợ. Luật yêu

cầu các DN lớn phải mua các sản phẩm đã chỉ định này từ bên ngoài chứ không

đƣợc tự sản xuất. Chính phủ Hàn Quốc tập trung đầu tƣ cải thiện những mặt yếu

kém của các DNCNNVV nhằm tăng tính cạnh tranh thông qua việc khuyến khích

các DN loại này đổi mới cơ cấu quản lý và vận hành.

Các DNCNNVV tại Hàn Quốc tập trung chủ yếu ở lĩnh vực chế tạo với tỷ lệ

trong xuất khẩu chiếm tới 89% [3]. Do vậy, để thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế hiện

nay, chính phủ Hàn Quốc đầu tƣ cho các DNCNNVV nhằm nâng cao năng lực cạnh

tranh, nhất là trong lĩnh vực chế tạo công nghệ cao. Gần đây, nhiều tập đoàn lớn của

Hàn Quốc đang hình thành văn hóa hợp tác, hỗ trợ các DNNVV. Điển hình tiêu

biểu là tập đoàn thép POSCO, tập đoàn này đặt ra quy chế cùng sở hữu thành quả

50

để lợi ích đƣợc chia sẻ đều đến các DNNVV là các đối tác của họ. Tiếp theo, các

tập đoàn khác nhƣ Samsung, Hyundai, LG, SK cũng đang hình thành các quỹ đầu

tƣ, hỗ trợ vốn cho DNCNNVV, thậm chí còn đầu tƣ phát triển công nghệ để

các DNCNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh.[15]

- Về nâng cao khả năng tiếp cận tài chính

Hàn Quốc đã tiến hành xây dựng hệ thống bảo lãnh tín dụng và đƣợc luật hóa

từ năm 1961 với mục tiêu là giảm nhẹ khó khăn tài chính cho các DNCNNVV. Cho

đến nay, hệ thống hỗ trợ tài chính cho DNCNNVV đƣợc phân theo ba kênh chính

gồm: Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc, Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ Hàn Quốc

và Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phƣơng. Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc đƣợc Chính

phủ thành lập từ năm 1976 với 50% vốn của Chính phủ, 30% vốn của ngân hàng

thƣơng mại và 20% của các định chế tài chính, đến nay, phần vốn của Chính phủ

chỉ chiếm 20%. Ngoài bảo lãnh tín dụng, quỹ này còn cung cấp các dịch vụ tƣ vấn,

đào tạo về quản lý đối với nhân lực của các DNCNNVV đƣợc quỹ bảo lãnh. Năm

1989, Hàn Quốc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ để triển khai thực hiện

Luật Hỗ trợ tài chính cho DN công nghệ mới, chuyên cung cấp các dịch vụ bảo lãnh

tín dụng đối với DN, đặc biệt ƣu tiên cho các DNCNNVV có triển vọng tốt, ứng

dụng công nghệ sạch nhƣng không đủ tài sản đảm bảo. [3]

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng thực hiện chính sách hoàn thuế đối với các

DNCNNVV. Chính sách này đƣợc thực hiện từ năm 1980, trong đó, tập trung vào

những DN đầu tƣ và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, bao gồm: hoàn lại 15%

chi phí đầu tƣ cho nghiên cứu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, miễn thuế

VAT, thuế trƣớc bạ đối với nhà cửa và đất đai phục vụ các mục tiêu nghiên cứu

phát triển.

- Về nâng cao năng lực quản lý và trình độ nguồn nhân lực

Sự phát triển nhanh chóng của DNCNNVV tại Hàn Quốc xuất phát một phần

nhờ việc xây dựng đƣợc triết lý kinh doanh tốt. Nếu nhƣ ngƣời phƣơng Tây phát

triển nhờ các phƣơng pháp quản trị mang tính đo lƣờng để phân tích và cải tiến

năng suất, ngƣời Nhật nổi tiếng với tính quy trình cao độ trong sản xuất nhằm tối ƣu

nguồn lực và thời gian nhƣ lý thuyết của Kaizen thì ngƣời Hàn biết kết hợp cả hai

51

yếu tố đó kèm theo việc chú trọng tối đa đến yếu tố con ngƣời. Văn hoá DN ở Hàn

Quốc với mục đích tạo ra quy tắc ứng xử cho CBCNV nhằm thúc đẩy DN thực hiện

đƣợc phƣơng thức kinh doanh "lấy con người làm trung tâm" và giúp cho năng lực

phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết hiệp đồng tập thể của DN trở nên phồn

vinh, tăng thêm sự gắn bó của CBCNV với DN, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát

triển DN. Bài học nhằm nâng cao năng lực quản lý và trình độ cho ngƣời lao động

bao gồm:

Thuyên chuyển nhiều công việc đối với một ngƣời. Là những cán bộ làm công

tác quản lý không chỉ cố định quản lý một lĩnh vực, mà phải đƣợc thay đổi, thuyên

chuyển đến các lĩnh vực có liên quan, thông qua quá trình thuyên chuyển đó, nhằm

giúp cán bộ đó học tập đƣợc nhiều chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng khác nhau, nhờ đó

mà họ tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm. Thông qua thuyên chuyển nhiều loại công

việc, sẽ giúp họ nắm đƣợc tri thức rộng hơn so với chỉ đơn thuần làm một việc lâu dài.

Thƣờng xuyên tổ chức đào tạo lại nghề nghiệp cho CBCNV. Căn cứ vào công

việc của từng ngƣời mà có những nội dung đào tạo khác nhau, trong đó bao gồm kỹ

năng chuyên môn, ngoại ngữ v.v... Nhiều DNCNNVV còn bỏ nhiều kinh phí để gửi

những CBCNV có nhiều triển vọng ra nƣớc ngoài học đại học, làm thạc sĩ, tiến sĩ.

Sau khi học xong, những ngƣời này trở về làm việc tại DN đều đƣợc giao những

cƣơng vị quan trọng.

Phần lớn các DNCNNVV Hàn Quốc đều áp dụng hình thức tổ chức quản lý

theo kiểu quân đội. Một mặt các DN thƣờng xuyên truyền bá ý thức phục tùng cấp

trên cho toàn thể CBCNV, luôn luôn bồi dƣỡng ý thức trách nhiệm cho từng ngƣời.

Mặt khác, các DN chú ý nâng cao năng lực chỉ đạo thống nhất cho cán bộ lãnh đạo.

Một số DN còn tổ chức huấn luyện dài, dã ngoại vào ban đêm ở những vùng núi

cho những CBCNV mới vào làm việc ở DN nhằm mục đích rèn luyện ý chí cho họ.

Ngoài ra, nhằm ổn định nguồn nhân lực cho DNCNNVV, Hội nghiên cứu

các DN nhỏ đƣợc thành lập năm 1978 với chức năng chủ yếu là đào tạo chủ

DN, cung cấp và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, các DNCNNVV đã thực

hiện các giải pháp hữu hiệu nhƣ ƣu tiên cho sinh viên các trƣờng đại học thực

tập tại DNCNNVV (có cộng thêm điểm), bổ sung vào chƣơng trình đào tạo các

môn học về DNCNNVV, khuyến khích DNCNNVV tăng cƣờng thu nhận

chuyên gia nƣớc ngoài.

52

- Về nâng cao trình độ công nghệ sản xuất

Hàn Quốc đã thực hiện lập kế hoạch phát triển khoa học - công nghệ song

hành với kế hoạch phát triển kinh tế bằng việc xây dựng các chính sách nhằm tự chủ

về công nghệ, đặt ƣu tiên hàng đầu cho chính sách “tạo ra và làm vững mạnh nền

tảng cơ bản khoa học - công nghệ”. Nền tảng cơ bản này, trƣớc hết đƣợc cho là

phải xây dựng hệ thống luật pháp và chính sách, chế độ cho phát triển khoa học -

công nghệ thích ứng trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc, thành lập các tổ

chức nghiên cứu và các cơ quan hỗ trợ hành chính liên quan tới khoa học - công

nghệ để hỗ trợ cho công nghệ công nghiệp.

Các DNCNNVV ở Hàn Quốc đã phối kết hợp với các trƣờng đại học và hệ

thống DN lớn trong nƣớc thực hiện nghiên cứu phát triển công nghệ công nghiệp ở

trình độ cao và cùng với đó, tiến hành đào tạo nguồn nhân lực cao cấp. Vì thế, các

DNCNNVV đã đảm bảo cho ngƣời lao động của DN mình có mức thu nhập trung

bình tƣơng đối cao so với các loại hình DN khác trong nƣớc và khu vực.

Nhƣ vậy, có thể thấy những nỗ lực trong việc hoàn thiện chính sách Chính

sách của Nhà nƣớc và triển khai thực hiện của chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ sự

chủ động từ các DNCNNVV ở Hàn Quốc trong tiếp cận tài chính, phát triển khoa

học công nghệ và nâng cao năng lực quản lý, trình độ của ngƣời lao động là những

điểm sáng trong phát triển DNCNNVV tại đây.

2.3.2. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở một số địa

phương trong nước

Thái Nguyên với mục tiêu trở thành một tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện

đại, là trung tâm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc về phát triển công nghiệp.

Vì vậy, DNCNNVV đƣợc xem nhƣ chìa khóa cho việc đạt đƣợc mục tiêu trên. Việc

kế thừa những kinh nghiệm về phát triển các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở

các quốc gia khác nhau và những kinh nghiệm, bài học về phát triển DNNVV trong

công nghiệp ở các tỉnh cũng rất quan trọng để từ đó có thể khuyến nghị những chính

sách phù hợp nhằm phát triển loại hình DN này. Một số tỉnh phía Bắc nhƣ Vĩnh

Phúc, Bắc Ninh hay Quảng Ninh,…đã có những chính sách phát triển loại hình DN

này rất đáng để Thái Nguyên học hỏi và kế thừa những kinh nghiệm.

53

2.3.2.1. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 60 km

về phía Bắc. Một trong những ƣu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà

Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt, thuận

tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp. Trong những năm vừa qua, các

DNNVV nói chung và DNCNNVV nói riêng đã có vai trò to lớn trong việc thu hút,

tạo việc làm cho lao động là ngƣời địa phƣơng, lao động nông thôn, góp phần đẩy

nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn

sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. DNCNNVV cũng góp phần thay đổi phƣơng thức

kinh doanh vùng nông thôn và là một trong những thành phần chủ yếu trong việc xây

dựng nông thôn mới, là nòng cốt để xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân. [62]

Vĩnh Phúc là một trong những địa phƣơng luôn quan tâm đến đầu tƣ quy

hoạch, phát triển hạ tầng giao thông, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo

hƣớng đồng bộ và hiện đại, cùng với đó ban hành các cơ chế, chính sách thông

thoáng nhằm thu hút đầu tƣ. Nhờ vậy, những năm trở lại đây, các DN, nhà đầu tƣ

luôn chọn Vĩnh Phúc làm “bến đỗ” không ngừng gia tăng, đƣa Vĩnh Phúc trở thành

điểm sáng về thu hút đầu tƣ, đặc biệt là thu hút các dự án FDI, đóng góp tích cực

vào phát triển KT-XH của tỉnh. Công nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm gần đây

phát triển nhanh, phát huy tốt các tiềm năng sẵn có của tỉnh, đặc biệt về vị trí địa lý

kinh tế, thị trƣờng, tiềm năng nguồn nhân lực...[62]

Sau khi tách tỉnh (năm 1997), Vĩnh Phúc bƣớc vào thực hiện nhiệm vụ phát

triển KT - XH trong điều kiện chồng chất khó khăn. Với xuất phát điểm là tỉnh

thuần nông, tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 50% giá trị GDP. Trên cơ sở những

thuận lợi, khó khăn, Vĩnh Phúc đã lựa chọn hƣớng đi đúng, lấy công nghiệp làm

mũi nhọn, phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp (KCN) để thu hút đầu tƣ.

Đặc biệt tập trung chú trọng phát triển các DNNVV.

Theo thống kê từ Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2015, toàn tỉnh có 709

DNCN, trong đó có 663 DNCNNVV (chiếm 93,5%). Cơ cấu DNCNNVV theo

ngành nghề đăng ký đã có sự chuyển biến theo hƣớng tăng DN trong lĩnh vực công

nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ và giảm trong lĩnh vực xây dựng. Trong sản xuất công

nghiệp, tỉnh coi trọng phát triển các DNCNNVV có lợi thế về tài nguyên ở địa

phƣơng, thu hút đƣợc nhiều lao động, vốn đầu tƣ ban đầu không quá lớn, thu hồi

54

vốn nhanh, đặc biệt, tập trung phát triển mạnh các DNNVV trong lĩnh vực cơ khí,

chế tạo.[57][62]

Thời gian vừa qua, sự phát triển vƣợt bậc của các DNCNNVV cả về số lƣợng

và chất lƣợng đã khẳng định tiềm năng của khu vực kinh tế đƣợc đánh giá là năng

động và hiệu quả, đóng góp đáng kể cho sự tăng trƣởng nền kinh tế của tỉnh, tiếp

tục duy trì là tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 3 miền Bắc và thứ 7 trên

cả nƣớc. Vĩnh Phúc đƣợc xem là một điểm sáng về phát triển công nghiệp ở các

tỉnh khu vực phía Bắc, là một Bình Dƣơng thứ hai toàn quốc về thu hút đầu tƣ.

Những thành tựu kể trên là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền

địa phƣơng trong cải cách thủ tục hành chính, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính

quyền địa phƣơng, hệ thống ngân hàng và các DNCNNVV trong toàn tỉnh trong

việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính, nâng cao trình

độ công nghệ sản xuất, tăng cƣờng năng lực quản lý và trình độ của ngƣời lao động

tại các DNCNNVV.

- Về Chính sách của Nhà nước và chính sách hỗ trợ của địa phương

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết số 04 ngày

14/01/2013 về phát triển DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020. Đây cũng là tỉnh

đầu tiên của cả nƣớc ra Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển DNNVV gắn với 3

quan điểm phát triển DNNVV đến năm 2020: Phát triển DNNVV là chiến lƣợc lâu

dài, đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng tâm trƣớc mắt, tạo bƣớc đột phá về chính

sách và giải pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, môi trƣờng sản xuất kinh doanh

thuận lợi cho DNNVV phát triển, khuyến khích thành lập các DN mới, nhất là các

DN sản xuất công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện để các DN hiện có phát triển.

Vĩnh Phúc không chỉ tập trung vào đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu mà

còn tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ngoài ra, tỉnh thành lập Ban Xúc

tiến và Hỗ trợ đầu tƣ (IPA Vinh Phuc) - cơ quan đầu mối về xúc tiến, hỗ trợ đầu tƣ,

thành lập Ban Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất cấp tỉnh để giải phóng mặt

bằng nhanh, tạo quỹ đất sạch cho các dự án. Ban này sẽ là đầu mối cho các nhà đầu

tƣ về giải quyết các thủ tục hành chính: Đối với thủ tục Thẩm tra cấp Giấy chứng

nhận đầu tƣ: giảm từ 25-30 ngày xuống còn 15 ngày (nhà đầu tƣ nhận kết quả trong

vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ); Đối với thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ:

55

giảm từ 15 ngày xuống còn 10 ngày (nhà đầu tƣ nhận kết quả trong vòng 10 ngày kể

từ ngày nộp hồ sơ). [64]

Nhân tố chính góp phần tạo ra sự phát triển của hệ thống DNCNNVV chính là

nhờ môi trƣờng kinh doanh tích cực đƣợc cải thiện. Hiện tại, các DNNVV nói

chung và DNCNNVV nói riêng khởi sự kinh doanh dễ dàng hơn nhiều so với trƣớc

đây. Thủ tục, thời gian và chi phí liên quan thành lập DN đƣợc cắt giảm, khuôn khổ

pháp lý cho hoạt động của DNNVV cũng ngày càng đƣợc hoàn thiện. Trên quan

điểm luôn đồng hành, tích cực hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các DN thời gian qua,

UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các đơn vị sở, ban, ngành của tỉnh tổ chức nhiều

hội nghị tiếp xúc DNCNNVV, tạo điều kiện thuận lợi cho DNCNNVV có điều kiện

gặp gỡ, đối thoại, trao đổi thông tin đến lãnh đạo UBND tỉnh cũng nhƣ lãnh đạo các

sở, ban, ngành đƣợc kịp thời. Thông qua đó, đã tạo niềm tin cho DNCNNVV vào hệ

thống chính trị của tỉnh, giúp các DN từng bƣớc khắc phục khó khăn, ổn định sản

xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-TW của Bộ Chính trị

(khóa XI) “Về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”; Kế hoạch số

38/KH-TU ngày 03/7/2012 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về thực hiện Nghị quyết 09/NQ-

TW do đó UBND tỉnh đã xây dựng chƣơng trình hành động thực hiện kế hoạch số

38/KH-TU để có các giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh

nhân trên địa bàn tỉnh. Song song với tổ chức các khóa tập huấn về tuyên truyền,

phổ biến pháp luật cho ngƣời sử dụng lao động, Hiệp hội DN tỉnh còn mở các lớp

đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ kế toán, kế toán trƣởng DN, đào tạo theo địa

chỉ và đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề. Thời gian qua, tỉnh đã dành hàng tỷ đồng

ngân sách địa phƣơng hỗ trợ DNCNNVV thông qua các chƣơng trình nhƣ: Truyền

nghề, tham gia hội chợ, triển lãm... Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc cần

định kỳ đƣợc bổ túc đầy đủ về luật pháp và nắm bắt các thông tin về khoa học công

nghệ, về thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế nhất là các mặt hàng đang và sẽ đƣợc sản

xuất trển địa bàn tỉnh.[62]

Đối với riêng các DNNVV công nghiệp hỗ trợ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban

hành Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND ngày 14/9/2012 quy định về hỗ trợ cho các

56

doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ khi đầu tƣ vào

các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể nhƣ sau:[63]

- Hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ dự án đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu

tƣ từ ngân sách tỉnh; Mức hỗ trợ không quá 200 triệu VNĐ; hỗ trợ kinh phí bố cáo

thành lập doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm.

- Hỗ trợ 100% số tiền doanh nghiệp đã nộp các khoản phí, lệ phí sau: phí thẩm

định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đối với dự án thuộc thẩm quyền thẩm

định của UBND cấp tỉnh; phí cấp quyền sử dụng đất; lệ phí cấp, cấp lại, gia hạn

giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam; lệ phí đăng ký cấp

mẫu dấu.

Tỉnh xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đƣờng giao thông, hệ thống cấp điện, cấp

nƣớc, thông tin liên lạc… đến hàng rào khu công nghiệp và áp dụng giá thuê đất ở

mức thấp nhất trong khung quy định của Nhà nƣớc, giúp doanh nghiệp giảm chi phí

sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.

- Về nâng cao khả năng tiếp cận tài chính

Hệ thống ngân hàng trên địa bàn Vĩnh Phúc thực hiện cải tiến thủ tục tạo điều

kiện thuận lợi cho các DNCNNVV trong việc vay vốn nhƣ nới rộng điều kiện thế

chấp, áp dụng mức lãi suất ƣu đãi cho những khoản vay dài hạn để đầu tƣ phát triển

công nghiệp, áp dụng huy động vốn ứng trƣớc đối với khách hàng để đầu tƣ hạ tầng

mà trƣớc tiên là đầu tƣ cho điện và nƣớc, giao thông.

Thực hiện chính sách miễn giảm thuế cho các DNCNNVV đầu tƣ đổi mới

công nghệ - thiết bị, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ,

miễn giảm cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lƣợng thay thế hàng nhập khẩu và

xuất khẩu trong một thời gian nhất định, dành một phần ngân sách hỗ trợ nghiên

cứu triển khai áp dụng công nghệ mới (từ 1-2% GDP), xây dựng chính sách ƣu đãi

thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động khoa học và công nghệ. Đối với các cán bộ

quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học kỹ thuật đầu đàn, công nhân có tay nghề

cao... đến tỉnh làm việc đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi về nhà ở, đất ở, phƣơng tiện đi

lại, phƣơng tiện làm việc, phụ cấp lƣơng,...

- Về các chính sách đối với nguồn nguyên liệu

Các DN trên địa bàn tỉnh đã xây dựng mối liên hệ giữa nông dân và công nhân

nhà máy, giữa trồng trọt và chế biến trong các tổ chức hợp tác nhằm điều hòa lợi ích

57

hợp lý giữa các phía, ƣu đãi phát triển ở các vùng sâu, vùng xa nhiều hơn ở các

vùng có điều kiện thuận lợi.

Khuyến khích ngƣời sản xuất nguyên liệu góp vốn (hoặc đóng cổ phần) với nhà

máy, các nhà máy có bộ phận nông vụ để lo về nguyên liệu. Từ đó, tạo đƣợc vùng

nguyên liệu ổn định vững chắc đảm bảo hoạt động hết công suất và có hiệu quả.

Nhƣ vậy, với những chính sách kịp thời và đúng đắn cùng với sự nỗ lực của hệ

thống ngân hàng và DNCNNVV trên địa bàn tỉnh, Vĩnh Phúc đã trở thành tỉnh có

sự thu hút đầu tƣ lớn với hàng loạt các DNCNNVV đƣợc thành lập, hoạt động và

phát triển hàng năm.

2.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng - một trong 8 tỉnh của vùng

kinh tế trọng điểm Bắc bộ, khu vực có mức tăng trƣởng kinh tế cao. Với mục tiêu

phấn đấu đƣa tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và là thành

phố trực thuộc Trung Ƣơng năm 2020. Ngay từ khi tái lập tỉnh, chủ trƣơng CNH,

HĐH đƣợc cụ thể bằng định hƣớng phát triển công nghiệp theo phƣơng thức khá

độc đáo: Khôi phục, đẩy mạnh phát triển làng nghề, đƣa sản xuất tiểu thủ công

nghiệp ra khỏi nhà ở, tạo lập hạ tầng thu hút đầu tƣ vào các khu, cụm công nghiệp,

cụm công nghiệp và làng nghề tranh thủ phát triển trƣớc, tạo đà, tạo hình ảnh để thu

hút đầu tƣ vào khu công nghiệp. Đến nay, công nghiệp Bắc Ninh đã thu đƣợc những

kết quả đáng ghi nhận, tạo ra sức bật cho phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao,

kinh tế đã chuyển dịch theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp (chiếm 74,3%

cơ cấu kinh tế của tỉnh), giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. [58][65]

Trong điều kiện của Bắc Ninh ƣu tiên tập trung phát triển mạnh về thu hút vốn

đầu tƣ nƣớc ngoài với nhiều dự án lớn, hệ thống các DNNVV rất quan trọng, đặc

biệt các DNCNNVV trở thành tiềm lực và sự phát triển bền vững trong nền kinh tế

tỉnh Bắc Ninh. Trong những năm qua, số lƣợng DN cũng nhƣ khả năng giải quyết

việc làm cho ngƣời lao động và đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nƣớc đã

chứng minh đƣợc điều này khi năm 2012, toàn tỉnh mới chỉ có 1.022 DNCNNVV,

các DN này đã giải quyết đƣợc 126.005 lao động cho địa phƣơng, tạo ra mức doanh

thu đạt 334.239.617 (triệu đồng). Qua 3 năm, đến năm 2015, số lƣợng DNCNNVV

tăng lên là 1.441 DN với số lƣợng lao động và doanh thu tăng gần gấp đôi đạt

203.349 lao động và 600.578.485 (triệu đồng).[66]

58

Để đạt đƣợc những thành quả trên phải kể đến vai trò lớn của chính quyền địa

phƣơng trong việc triển khai chính sách của Chính phủ cũng nhƣ xây dựng và thực

hiện chính sách ƣu đãi giành riêng cho hệ thống các DNCNNVV, sự phối hợp chặt

chẽ của DNCNNVV trên địa bàn tỉnh với hệ thống Ngân hàng và sự chủ động của

bản thân DN trong việc nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, năng lực quản lý và

trình độ của ngƣời lao động. Cụ thể nhƣ sau:

- Về việc xây dựng, thực thi chính sách hỗ trợ của địa phương

Trong cải cách thủ tục hành chính, UBND tỉnh ra Quyết định số 31/2006/QĐ-

UBND phê duyệt Chƣơng trình cải cách hành chính Nhà nƣớc giai đoạn 2006-2010

tỉnh Bắc Ninh, Kế hoạch số 757/KH-UBND ngày 29/6/2007 triển khai thực hiện Đề

án “Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn

2007-2010”. Theo đó, tất cả các quy định, trình tự và thủ tục đầu tƣ đều minh bạch,

rút ngắn thời gian thông qua quy trình thụ lý tạo thuận lợi cho chuyển nhƣợng tài sản

và quyền sử dụng đất của DNNVV. [66]

Trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện tốt đề án đơn giản hóa thủ tục đầu tƣ

và tăng cƣờng khả năng tiếp cận đất đai đối với DNCNNVV. Xây dựng quy chế

phối hợp trong quản lý DN sau đăng ký kinh doanh, các ngành thƣờng xuyên phối

hợp, thông tin về DN, từng ngành, cấp theo chức năng có trách nhiệm quản lý DN.

Hỗ trợ DNCNNVV xúc tiến thƣơng mại thông qua các hoạt động nhƣ: hỗ trợ

DN tham gia hội trợ, triển lãm (50% chi phí thuê gian hàng trong tỉnh, 100% chi phí

thuê gian hàng và vận chuyển). Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, sở hữu công nghiệp (5

triệu đồng/nhãn trong nƣớc, 10 triệu đồng/ nhãn nƣớc ngoài, 60 triệu đồng/ nhãn tập

thể trong nƣớc, 100 triệu đồng/ nhãn tập thể nƣớc ngoài, lập website của DN (5

triệu đồng/ DN).[65]

Song song với việc hỗ trợ các DN nói chung và DNCNNVV nói riêng, các

cấp, các ngành đã tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra DNCNNVV, uốn nắn, xử lý các

sai phạm để các DNCNNVV hoạt động đúng quy định của pháp luật. Tiến hành

điều tra khảo sát DN để hình thành cơ sở dữ liệu DN của toàn tỉnh, đã nối mạng

quốc gia về DN nhằm quản lý tốt hơn DN hoạt động theo Luật DN.

Ngoài ra, tỉnh đã triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách mới có hiệu quả

nhằm cải thiện môi trƣờng kinh doanh. Bên cạnh đó, tỉnh đã tiến hành rà soát, tổng

hợp, phân loại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo tiêu chí tại Nghị định

59

56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, cụ thể theo các lĩnh vực ngành

nghề nhƣ: Nông , lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và xây dựng, thƣơng mại và

dịch vụ, với số lao động và tổng nguồn vốn, để từ đó phân loại: DN siêu nhỏ, DN

nhỏ và DN vừa.

Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh xây dựng và triển khai mô

hình “Bác sỹ doanh nghiệp” nhằm tƣ vấn, trợ giúp DN, tham gia thúc đẩy việc giải

quyết kiến nghị, khó khăn của DN theo quy định. Đây là sáng kiến mới bổ sung vào

hệ thống cách thức hỗ trợ và giải quyết kiến nghị, khó khăn, vƣớng mắc cho DN,

nhất là DNCNNVV trên địa bàn tỉnh. Xây dựng chƣơng trình ứng dụng thông tin

trong quản lý DN, bao gồm: cơ sở dữ liệu, nối mạng thông tin giữa các cơ quan

chức năng, trƣớc hết là giữa Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục Thuế, Công an tỉnh, nối

mạng thông tin DN với Cục Phát triển DNNVV (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ), hỗ trợ

phát triển thƣơng mại điện tử.[66]

- Về tăng cường khả năng tiếp cận tài chính

Hiện nay, các DNCNNVV đã xây dựng kế hoạch huy động, khai thác và sử

dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng cũng nhƣ nguồn vốn của quỹ bảo lãnh tín

dụng nhằm giúp các DN đƣợc tiếp cận tốt hơn với các nguồn vốn tín dụng. Bên

cạnh đó, chính quyền địa phƣơng đẩy nhanh phê duyệt và triển khai tổ chức thực

hiện phối hợp với Ngân hàng Nhà nƣớc đối với cơ chế, chính sách khuyến khích

các Ngân hàng thƣơng mại tăng mức dƣ nợ tín dụng cho các DNCNNVV.

- Về nâng cao trình độ công nghệ sản xuất trong các DNCNNVV

Nhằm hỗ trợ quá trình đổi mới công nghệ ở khu vực làng nghề hƣớng tới một

nền công nghiệp xanh, bền vững và những xu thế mới về khởi nghiệp, phát triển

DN xã hội, phát triển DNCNNVV hỗ trợ và một số lĩnh vực khác, Quỹ Đầu tƣ phát

triển Bắc Ninh đƣợc thành lập với chức năng là một tổ chức tài chính nhà nƣớc của

tỉnh Bắc Ninh trong việc tiếp nhận vốn ngân sách, huy động vốn trung và dài hạn từ

các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc để cho vay, đầu tƣ vào dự án, DN phát

triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh và đến nay, Quỹ tiến hành bảo lãnh cho

132 DNCNNVV với số tiền 286,1 tỷ đồng. Ngoài ra, các DNCNNVV đƣợc đổi mới

công nghệ thông qua các chƣơng trình khuyến công, tiết kiệm năng lƣợng và sản

xuất sạch hơn (50% chi phí kiểm toán năng lƣợng, sản xuất sạch hơn) thông qua dự

án khoa học công nghệ hàng năm.

60

Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ

mới đối với các DNCNNVV nhƣ xây dựng báo cáo thống kê tổng hợp về chuyển

giao công nghệ, xây dựng quy định hƣớng dẫn nội dung và phƣơng thức hoạt động

của các tổ chức tƣ vấn chuyển giao công nghệ nhằm hình thành các tổ chức tƣ vấn

chuyển giao công nghệ hỗ trợ các DN tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ, xây

dựng cơ chế hỗ trợ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ để các

DNCNNVV có thể tiếp cận một cách có hiệu quả hơn nguồn thông tin sáng chế phục

vụ nhu cầu sản xuất và đổi mới công nghệ [66].

- Về nâng cao năng lực quản lý và trình độ cho người lao động

Các DNCNNVV tại tỉnh đã tập trung nâng cao năng lực quản trị cho các chủ

DN và bộ máy quản lý thông qua xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất

lƣợng cao cho các DNCNNVV, dạy nghề nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, đặc

biệt là lao động kỹ thuật. Ngoài ra, các DN tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo,

bồi dƣỡng đội ngũ doanh nhân nhằm trang bị các điều kiện cần thiết để thích ứng và

phát triển với nền KTTT theo định hƣớng XHCN. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch

sẽ tổ chức mở các lớp đào tạo khởi sự DN, các lớp quản trị DN nhằm giúp chủ DN

tiếp cận đƣợc những thông tin mới nhất về quản lý và phát triển DN.

Để phát triển nguồn nhân lực, Bắc Ninh tập trung trợ giúp DNCNNVV đào

tạo khởi sự, quản trị DN. Cụ thể, hỗ trợ DNCNNVV đào tạo lao động 1 triệu

đồng/lao động, đặc biệt còn hỗ trợ đào tạo giám đốc điều hành (CEO) cho Hiệp hội

DNNVV (50% chi phí), hỗ trợ truyền nghề, đãi ngộ nghệ nhân thợ giỏi ở làng nghề

(100% kinh phí), thu hút và hỗ trợ đầu tƣ nhiều trƣờng nghề (trên 40 trƣờng). Kết

nối thị trƣờng lao động, đào tạo lao động chất lƣợng cao,...

Tóm lại, sự nỗ lực của chính quyền địa phƣơng cùng sự chủ động từ phía các

DNCNNVV trong việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ ngƣời lao động cũng

nhƣ sự tích cực trong phát triển trình độ công nghệ sản xuất đã tạo điều kiện cho sự

phát triển của loại hình DN này tại địa phƣơng.

2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

tỉnh Thái Nguyên

Qua nghiên cứu về sự phát triển của các DNCNNVV ở một số quốc gia trên

thế giới và một số địa phƣơng trong nƣớc trong việc phát triển các DNCNNVV cho

thấy dù đối với các nền kinh tế phát triển hay đang phát triển thì vai trò của

DNNVV nói chung và DNCNNVV nói riêng là hết sức quan trọng. Chính phủ và

61

chính quyền địa phƣơng cần có những chính sách và bƣớc đi phù hợp nhằm trợ

giúp, tháo gỡ những khó khăn, bất lợi của hệ thống DN này. Trong đó, hỗ trợ và tạo

điều kiện để các DNCNNVV tiếp cận với nguồn vốn đƣợc coi là then chốt. Thái

Nguyên là một tỉnh công nghiệp nặng, có tiềm năng, thế mạnh về phát triển công

nghiệp khai khoáng, cơ khí, luyện kim và sản xuất vật liệu xây dựng, vì vậy số

lƣợng DNCNNVV ở Thái Nguyên khá lớn. Tuy vẫn đƣợc xem là "cái nôi" của

ngành công nghiệp nặng cả nƣớc, nhƣng thời gian gần đây chiến lƣợc phát triển

công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã có những thay đổi theo hƣớng dịch chuyển

dần từ công nghiệp luyện kim truyền thống sang công nghiệp công nghệ cao, công

nghiệp phụ trợ với giá trị đóng góp vƣợt trội hơn. Chính vì thế, việc học hỏi những

kinh nghiệm đi trƣớc từ nƣớc bạn và các tỉnh, từ đó vận dụng phù hợp với điều kiện

cụ thể của tỉnh và đặc điểm riêng có của DNCNNVV là rất cần thiết. Trong đó cần

đặc biệt chú ý:

- Đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và vị trí của DNCNNVV trong phát

triển kinh tế. Thực tế chỉ ra rằng, trong quá trình phát triển kinh tế, không chỉ có

DNCN lớn mà phải quan tâm phát triển DNCNNVV bởi hệ thống DN này có vai trò

hết sức quan trọng trong thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm.

- Thành lập tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DNCNNVV trên nhiều lĩnh vực.

Các tổ chức chuyên trách này hỗ trợ các DNCNNVV vƣợt qua các khó khăn về tài

chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trƣờng, chất lƣợng sản phẩm … theo hƣớng

khuyến khích DNCNNVV phát triển. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đƣợc

thực hiện nhất quán, linh hoạt, có hiệu quả và đƣợc thực hiện xuyên suốt quá trình

phát triển của hệ thống DN, từ khởi nghiệp, vƣợt qua khó khăn và tăng trƣởng.

Trong những chính sách đó, trợ giúp về tài chính đƣợc các quốc gia đặc biệt quan

tâm. Các hỗ trợ tài chính giúp DNCNNVV thuận lợi hơn khi tiếp cận nguồn tài

chính nhƣ: Tín dụng ngân hàng, các nguồn vốn ƣu đãi…. Trong hỗ trợ tài chính,

kinh nghiệm của các nƣớc là Nhà nƣớc cần thành lập ngân hàng, các tổ chức tài

chính, các định chế cho vay mà đối tƣợng phục vụ là các DNCNNVV để hỗ trợ

nguồn vốn với hình thức hỗ trợ linh hoạt, thống nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi

cho loại hình DN này phát triển.

- Nhà nƣớc cần có chính sách toàn diện nhằm định hƣớng, khuyến khích và hỗ

trợ phát triển các DNNVV theo ngành. Quản lý Nhà nƣớc đối với DNCNNVV phải

62

tuân thủ nguyên tắc quản lý bằng pháp luật, không can thiệp vào công việc của DN.

Lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía các DN nhằm tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc. Mặt

khác, địa phƣơng phải tích cực, chủ động triển khai vận dụng và phải có sự chỉ đạo

thống nhất các ban ngành nhằm thực hiện đúng, hiệu quả các chủ trƣơng chính sách.

Làm những việc nhà đầu tƣ và DN cần là phƣơng châm hành động thống nhất của

bộ máy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.

- Các DNCNNVV dễ bị tổn thƣơng trƣớc các biến động kinh tế, do vậy để

nâng cao khả năng thích ứng, các DNCNNVV cần liên kết với nhau và kết nối với

hệ thống các DN khác trong nền kinh tế. Kinh nghiệm cho thấy rằng Nhà nƣớc cần

quan tâm, tạo điều kiện nhằm phát triển các mối quan hệ thông qua các hình thức

hiệp hội, nghiệp đoàn, các hình thức nhƣ thầu phụ, nhà cung cấp... Hoạt động này,

một mặt tạo điều kiện cho các DNCNNVV tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực

quản lý, quy trình công nghệ cũng nhƣ bảo lãnh giúp DNCNNVV tiếp cận với các

nguồn lực phát triển.

- Tập trung nâng cao năng lực quản lý và trình độ ngƣời lao động thông qua các

kế hoạch chiến lƣợc trong việc đào tạo toàn diện cho cán bộ quản lý và ngƣời lao

động về kỹ năng, trình độ chuyên môn,…Có sự đánh giá thƣờng xuyên về kết quả

của các khóa đào tạo thông qua thực nghiệm thực tế tại DN.

- Xây dựng kế hoạch phát triển công nghệ tại DN thông qua các chƣơng trình

hợp tác với các trƣờng đại học, viện nghiên cứu. Cùng với sự hỗ trợ từ chính

quyền địa phƣơng, các DN cần tự chủ động trong việc dành kinh phí cho sự phát

triển khoa học công nghệ tại DN. Ngoài ra, trong Luật DNNVV (đã đƣợc thông

qua Dự thảo) cần xây dựng hệ thống điều khoản dành riêng nhằm ƣu đãi về khoa

học công nghệ trong các DNNVV.

63

Tóm tắt chƣơng 2

Chƣơng 2 đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về DNNVV, DNCNNVV

nhƣ khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế.

Thông qua đó, xây dựng khái niệm về DNCNNVV, sự phát triển DNCNNVV nhằm

sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Từ đó, mô hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hƣởng đến

sự phát triển các DNCNNVV đƣợc thiết lập dựa trên cơ sở tổng hợp các tài liệu

nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nƣớc. Đó là trình độ công nghệ sản xuất,

Chính sách của Nhà nƣớc, lao động, năng lực quản lý, chính sách hỗ trợ của địa

phƣơng, tiếp cận tài chính và một nhân tố mới đƣợc đƣa vào phân tích là nguồn

nguyên liệu.

Từ mô hình lý thuyết đó, các nhân tố sẽ đƣợc đem vào phân tích (định tính và

định lƣợng) nhằm xây dựng và kiểm định thang đo để chứng minh mức độ ảnh

hƣởng của từng nhân tố đối với sự phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

Cuối cùng, kết quả đó đƣợc sử dụng làm căn cứ để khuyến nghị những giải pháp

phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

64

Chƣơng 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Câu hỏi nghiên cứu

1. Nhân tố nào ảnh hƣởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp

nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên? Mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố nhƣ thế nào?

2. Thực trạng phát triển của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

Thái Nguyên trong thời gian qua ra sao? Thực trạng tác động của các nhân tố đến

phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên?

3. Nhằm phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

Thái Nguyên, giải pháp nào cần đƣợc thực thi trong những năm tới?

3.2. Khung phân tích về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển các doanh

nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các

doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên

Phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên là hƣớng đi đúng đắn và cần thiết

trong tiến trình CNH - HĐH, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang

tiến gần đến mục tiêu trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Đối với các

DNCNNVV, có thể thấy các DN này bị ảnh hƣởng bởi khá nhiều nhân tố khác nhau

và tùy từng mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng nhƣ không gian nghiên

cứu khác nhau, các tác giả có sự đánh giá không đồng nhất với nhau trong khi loại

hình DNCNNVV là loại hình DN đặc thù với những đặc điểm riêng có của lĩnh vực

công nghiệp (Chƣơng 2).

Nghiên cứu này dựa trên mô hình nghiên cứu của Umar Ibrahim (2008) kết

hợp đặc điểm của các DNCNNVV (Chƣơng 2) cùng với kết quả nghiên cứu của quá

trình thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu các chuyên gia – nhà quản lý (Phụ lục 1). Mô

hình nghiên cứu cùng giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển

các DNCNNVV ở Thái Nguyên đƣợc xây dựng, trong đó, sự phát triển các

DNCNNVV chịu ảnh hƣởng bởi 7 nhân tố: Trình độ công nghệ sản xuất, chính sách

của Nhà nước, lao động, năng lực quản lý, chính sách hỗ trợ của địa phương, tiếp

cận tài chính và một nhân tố mới đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu của luận án là

nguồn nguyên liệu.

65

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNCNNVV

tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Xây dựng của tác giả)

3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu

H1: Trình độ công nghệ sản xuất hiện đại có ảnh hƣởng thuận chiều đến phát

triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

H2: Chính sách của Nhà nƣớc có ảnh hƣởng thuận chiều đến phát triển các

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

H3: Nguồn nguyên liệu đầy đủ có ảnh hƣởng thuận chiều đến phát triển các

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

H4: Lao động có trình độ cao ảnh hƣởng thuận chiều đến phát triển các

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

H5: Bộ máy quản lý của DN có năng lực quản lý tốt ảnh hƣởng thuận chiều

đến phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

H6: Chính sách hỗ trợ của địa phƣơng có ảnh hƣởng thuận chiều đến phát

triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

H7: DN có thể tiếp cận đa dạng nguồn tài chính ảnh hƣởng thuận chiều đến

phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

CS hỗ trợ của ĐP

Giải pháp

Quan điểm

Định hƣớng

Nhân

tố bên

ngoài

Chính sách của NN

nƣơ nƣơ

Nguồn nguyên liệu

Lao động

Nhân

tố bên

trong

Trình độ CNSX

Năng lực quản lý

Tiếp cận tài chính

- Thực trạng

phát triển

DNCNNVV

- Thực trạng

các nhân tố

ảnh hƣởng

đến phát triển

DNCNNVV

- Phân tích

ảnh hƣởng

của các nhân

tố đến sự phát

triển

DNCNNVV

Bối

cảnh

66

3.3. Quy trình nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển DNCNNVV tỉnh

Thái Nguyên đƣợc thực hiện qua các bƣớc nhƣ sau:

Sơ đồ 3.2. Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Xây dựng của tác giả)

Quy trình nghiên cứu đƣợc chia làm 2 giai đoạn, gồm 07 bƣớc:

- Giai đoạn nghiên cứu định tính: Sau khi xác định mục tiêu nghiên cứu ở

bƣớc 1, khung lý thuyết về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các

DNCNNVV đƣợc thiết kế ở bƣớc 2 dựa trên việc kế thừa từ những công trình

nghiên cứu trƣớc đây và đặc điểm riêng của địa bàn nghiên cứu, từ đó xây dựng

đƣợc 7 giả thuyết. Bƣớc 3 tiến hành xây dựng thang đo, đây là bƣớc nghiên cứu

định tính đƣợc kết hợp thêm bởi vì yêu cầu khái niệm lý thuyết của các biến nghiên

cứu phải chặt chẽ, đầy đủ, phản ánh chính xác mục tiêu nghiên cứu. Nhiệm vụ trong

bƣớc 3 sẽ tiến hành thảo luận với nhiều đối tƣợng mà thực tế đang là những cán bộ

quản lý có liên quan am hiểu về DNCNNVV, những ngƣời đang thực hiện nhiệm

Mục tiêu

nghiên cứu

Nghiên cứu

định tính

xây dựng

thang đo

Tổng quan

lý thuyết

Hiệu chỉnh

thang đo

Bản khảo sát

câu hỏi

chính thức

Nghiên cứu

định lƣợng

sơ bộ

Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố

khẳng định (CFA) Kiểm định bằng mô

hình cấu trúc tuyến

tính (SEM)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Bƣớc 1

Bƣớc 4 Bƣớc 5

Bƣớc 6

Phân tích nhân

tố khám phá

(EFA)

Bƣớc 7

Bƣớc 3 Bƣớc 2

67

vụ lãnh đạo DNCNNVV có nghiên cứu, hiểu biết về DNCNNVV và những nhân tố

ảnh hƣởng đến sự phát triển của các DNCNNVV. Việc thảo luận này nhằm hiệu

chỉnh để đi đến nhất quán cách hiểu các câu hỏi trong thang đo. Giai đoạn nghiên

cứu định tính đƣợc kết thúc tại bƣớc 3, bản câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lƣợng

sơ bộ đƣợc hiệu chỉnh hoàn thành.

- Giai đoạn nghiên cứu định lƣợng: Đây là giai đoạn tiến hành khảo sát, thu

thập dữ liệu từ thực tế nhằm kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Đầu tiên

tiến hành nghiên cứu định lƣợng sơ bộ ở bƣớc 4 nhằm đánh giá thang đo với số mẫu

nhỏ (n>30) bằng các công cụ hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) nhằm sàng lọc các

biến quan sát có nội dùng trùng lặp, thừa hoặc không đạt độ tin cậy, thực hiện hoàn

chỉnh thang đo ở bƣớc 5 để xây dựng bản khảo sát chính thức. Sau khi thu thập dữ

liệu, bƣớc 6 sẽ tiến hành kiểm định thang đo và các giả thuyết nghiên cứu bằng

phân tích nhân tố khám phá (EFA) để chỉ ra những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát

triển các DNCNNVV ở Thái Nguyên, sau đó tiến hành kiểm định lại thang đo và

các giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để đánh giá độ

thích hợp, tính đơn hƣớng, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ, tính toán độ tin cậy tổng hợp

và phƣơng sai trích đƣợc để xem độ phù hợp của dữ liệu nghiên cứu. Mô hình nghiên

cứu sẽ đƣợc kiểm định bằng mô hình phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) nhằm đánh

giá độ phù hợp của dữ liệu với mô hình lý thuyết, tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến

sự phát triển của các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên và đánh giá lại độ tin cậy của mô

hình bằng phƣơng pháp Bootstrap. Trên cơ sở tác động của các thành phần trong mô

hình, bƣớc 7 trình bày phần thảo luận các hàm ý nghiên cứu của các nhân tố ảnh hƣởng

đến sự phát triển các DNCNNVV. Từ đó, đề xuất những giải pháp tác động vào những

nhân tố chính ảnh hƣởng đến sự phát triển các DNCNNVV.

3.4. Nghiên cứu định tính thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển

doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên

Tổng hợp lý thuyết về DNCNNVV và các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển

các DNCNNVV trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy các nhân tố ảnh hƣởng đến

phát triển các DNNVV nói chung, DNCNNVV nói riêng khá đa dạng. Do vậy, để

tránh những nhận định mang tính chủ quan, nghiên cứu này đã tiến hành thảo luận

với các chuyên gia - nhà quản lý nhằm mục tiêu:

68

- Xác định các nhân tố có ảnh hƣởng đến sự phát triển các DNCNNVV

tỉnh Thái Nguyên.

- Khám phá và xây dựng thang đo cho các thành phần của mô hình nghiên cứu.

3.4.1. Mục đích

Mục đích của việc thực hiện nghiên cứu này là để khám phá, điều chỉnh, bổ

sung mô hình nghiên cứu đề xuất (nếu có) và xây dựng thang đo lƣờng các nhân tố

ảnh hƣởng đến sự phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu

Công cụ thích hợp cho nghiên cứu này là thảo luận nhóm chuyên gia - nhà

quản lý. Đây là phƣơng pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các

chuyên gia – nhà quản lý có trình độ cao để họ xem xét, nhận định một vấn đề, một

sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ƣu cho vấn đề, sự kiện đó. Phƣơng pháp

này đƣợc sử dụng kết hợp với các phƣơng pháp định lƣợng khác nhằm chứng minh

chặt chẽ nhất vấn đề nghiên cứu.

Nhóm chuyên gia - nhà quản lý trong nghiên cứu này là những cán bộ quản lý

trong các cơ quan Nhà nƣớc và các cán bộ quản lý của DNCNNVV tại Thái

Nguyên - những ngƣời am hiểu về hoạt động của DNCNNVV, về quá trình phát

triển và đặc biệt là am hiểu về các nhân tố có tác động đến sự phát triển của

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

Thời gian tiến hành đƣợc thực hiện vào tháng 4 năm 2016 và 08 chuyên gia

(Phụ lục 2) đƣợc mời đến thảo luận nhằm xem xét, phát hiện mới về mô hình

nghiên cứu và các thang đo đƣợc sử dụng trong mô hình nghiên cứu.

3.4.3. Kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển

các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên

3.4.3.1. Trình độ công nghệ sản xuất

Bảng 3.1. Thang đo trình độ công nghệ sản xuất

Thang đo trƣớc điều chỉnh Mã hóa Nguồn

Trình độ công nghệ sản xuất TE

Kết quả

nghiên cứu

định tính và

nghiên cứu

của tác giả

1. DN thực hiện đầu tƣ đổi mới thiết bị công nghệ hàng năm TE1

2. DN đầu tƣ đào tạo nâng cao trình độ nhân lực và nghiên

cứu phát triển công nghệ, sản phẩm của doanh nghiệp TE2

3. DN trang bị đầy đủ thông tin phục vụ cho quá trình sản

xuất và quản lý TE3

4. DN xây dựng chiến lƣợc phát triển đổi mới sản phẩm TE4

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu của tác giả)

69

Thang đo nhân tố trình độ công nghệ sản xuất gồm 4 biến quan sát từ TE1 đến

TE4 đƣợc xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu của tác

giả. Kết quả thảo luận nhóm chuyên gia - nhà quản lý cho rằng biến TE2 nên điều

chỉnh lại văn phong cho dễ hiểu.

Bảng 3.2. Thang đo trình độ công nghệ sản xuất sau điều chỉnh

Thang đo sau điều chỉnh Mã hóa Nguồn

Trình độ công nghệ sản xuất TE

Kết quả

nghiên cứu

định tính và

nghiên cứu

của tác giả

1. DN thực hiện đầu tƣ đổi mới thiết bị công nghệ hàng năm TE1

2. DN đầu tƣ đào tạo nâng cao trình độ nhân lực nhằm ứng

dụng công nghệ mới TE2

3. DN trang bị đầy đủ thông tin phục vụ cho quá trình sản

xuất và quản lý TE3

4. DN xây dựng chiến lƣợc phát triển đổi mới sản phẩm TE4

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu của tác giả)

3.4.3.2. Chính sách của Nhà nước

Thang đo Chính sách của Nhà nước trong nghiên cứu này bao gồm 04 biến

quan sát (GO1 - GO4) đƣợc xây dựng dựa trên thang đo của Umar Ibrahim (2008)

và nghiên cứu định tính của tác giả.

Bảng 3.3. Thang đo Chính sách của Nhà nƣớc

Thang đo Mã hóa Nguồn

Chính sách của Nhà nƣớc GO

Umar

Ibrahim

(2008) &

Nghiên cứu

định tính của

tác giả

5. Hệ thống pháp luật đƣợc ban hành kịp thời nhằm hỗ trợ

DNCNNVV GO1

6. Chính phủ xây dựng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi

nhằm hỗ trợ DNCNNVV GO2

7. Chính phủ ban hành đầy đủ các chính sách, quy định rõ

ràng nhằm hỗ trợ các DNCNNVV GO3

8. Chính sách của Chính phủ đảm bảo hỗ trợ các

DNCNNVV đƣợc cạnh tranh công bằng GO4

(Nguồn: Trích từ Umar Ibrahim (2008) & Nghiên cứu định tính)

70

3.4.3.3. Nguồn nguyên liệu

Bảng 3.4. Thang đo nguồn nguyên liệu

Thang đo Mã hóa Nguồn

Nguồn nguyên liệu TN

Nghiên cứu định

tính của tác giả

9. DN có thể huy động đƣợc nguồn nguyên liệu bên

ngoài nếu cần TN1

10. DN không gặp khó khăn trong việc tiếp cận

nguồn nguyên liệu tại địa phƣơng TN2

11. Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đƣợc

gắn với vùng nguyên liệu tập trung TN3

12. Nguồn nguyên liệu có thể khai thác đƣợc đủ để

phục vụ cho nhu cầu sản xuất của DN TN4

(Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm chuyên gia - nhà quản lý)

Thang đo Nguồn nguyên liệu trong nghiên cứu này bao gồm 04 biến quan sát

từ TN1 đến TN4 đƣợc phát triển từ quá trình thảo luận và thống nhất của nhóm

chuyên gia - nhà quản lý.

3.4.3.4. Lao động

Bảng 3.5. Thang đo lao động

Thang đo trƣớc điều chỉnh Mã hóa Nguồn

Lao động LA

Trịnh Đức

Chiều

(2010)&

Nghiên cứu

định tính

của tác giả

13. Lao động trong DN có đủ điều kiện làm việc trong DN LA1

14. Ngƣời lao động trong DN có kỹ năng và năng lực làm

việc phù hợp LA2

15. Lao động đƣợc tuyển vào DN hàng năm có trình độ

ngày càng cao hơn LA3

16. Ngƣời lao động trong DN có cơ hội đƣợc cử đi đào tạo

hàng năm nhằm nâng cao trình độ LA4

17. Ngƣời lao động sau khi đƣợc đào tạo làm việc có hiệu

quả hơn LA5

(Nguồn: Trích từ Trịnh Đức Chiều (2010) & Nghiên cứu định tính)

71

Thang đo nhân tố lao động đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 5

biến quan sát từ LA1 đến LA5 đƣợc sử dụng của Trịnh Đức Chiều (2010) và kết

quả nghiên cứu định tính. Kết quả thảo luận nhóm chuyên gia - nhà quản lý cho

rằng nên loại biến LA1 do có sự trùng lặp về nội dung với biến LA2.

Bảng 3.6. Thang đo lao động sau điều chỉnh

Thang đo sau điều chỉnh Mã hóa Nguồn

Lao động LA

Trịnh Đức

Chiều

(2010)&

Nghiên cứu

định tính của

tác giả

13. Ngƣời lao động trong DN có kỹ năng và năng lực làm

việc phù hợp LA1

14. Lao động đƣợc tuyển vào DN hàng năm có trình độ

ngày càng cao hơn LA2

15. Ngƣời lao động trong DN có cơ hội đƣợc cử đi đào

tạo hàng năm nhằm nâng cao trình độ LA3

16. Ngƣời lao động sau khi đƣợc đào tạo làm việc có hiệu

quả hơn LA4

(Nguồn: Trích từ Trịnh Đức Chiều (2010 & Nghiên cứu định tính)

3.4.3.5. Năng lực quản lý

Bảng 3.7. Thang đo năng lực quản lý

Thang đo Mã hóa Nguồn

Năng lực quản lý QL Asma

Benzazoua

Bouazza

(2015) &

Nghiên cứu

định tính của

tác giả

17. Bộ máy quản lý của DN có đầy đủ kỹ năng quản lý

để điều hành DN QL1

18. Bộ máy quản lý của DN có đầy đủ trình độ để quản

lý, điều hành DN QL2

19. Hàng năm, cán bộ quản lý đều tham gia các chƣơng

trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý QL3

20. DN đƣợc tiếp cận những chƣơng trình đào tạo hỗ

trợ nâng cao năng lực quản lý QL4

(Nguồn: Trích từ Asma Benzazoua Bouazza & Nghiên cứu định tính)

Thang đo nhân tố năng lực quản lý gồm 4 biến quan sát từ QL1 đến QL4 đƣợc

xây dựng dựa trên thang đo của Asma Benzazoua Bouazza (2015) và kết quả của

quá trình nghiên cứu định tính.

72

3.4.3.6. Chính sách hỗ trợ của địa phương

Thang đo chính sách hỗ trợ của địa phương gồm 5 biến quan sát từ LO1 đến

LO5, trong đó 04 biến quan sát đƣợc xây dựng dựa trên thang đo của Muhammad

Abrar-ul-haq (2015) và Phan Thị Minh Lý (2011), biến LO5 là kết quả của quá

trình thảo luận chuyên gia, các chuyên gia - nhà quản lý cho rằng với điều kiện ở

Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên, vấn đề thủ tục hành chính vẫn có thể đƣợc xem nhƣ

là nhân tố có ảnh hƣởng đến sự phát triển của các DNCNNVV.

Bảng 3.8. Thang đo chính sách hỗ trợ của địa phƣơng

Thang đo Mã hóa Nguồn

Chính sách hỗ trợ của địa phƣơng LO Muhammad

Abrar-ul-haq

(2015) và Phan

Thị Minh Lý

(2011)

21. Hội DNNVV tỉnh có nhiều hỗ trợ tích cực cho DN LO1

22. DN dễ dàng tiếp cận mặt bằng sản xuất thuận lợi LO2

23. DN dễ dàng tiếp cận chính sách ƣu đãi về thuế LO3

24. DN đƣợc hoạt động trong hạ tầng cơ sở phát triển LO4

25. DN không gặp khó khăn gì về thủ tục hành chính tại

địa phƣơng LO5

Nghiên cứu

định tính của

tác giả

(Nguồn: Trích từ Phan Thị Minh Lý (2011), Muhammad Abrar-ul-haq (2015) &

Nghiên cứu định tính)

3.4.3.7. Tiếp cận tài chính

Thang đo nhân tố tiếp cận tài chính trong nghiên cứu này bao gồm 4 biến

quan sát từ FI1 đến FI4 đƣợc xây dựng dựa trên thang đo của Umar Ibrahim (2008).

Bảng 3.9. Thang đo tiếp cận tài chính

Thang đo Mã hóa Nguồn

Tiếp cận tài chính FI

Umar Ibrahim

(2008)

26. Tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài là giải pháp

tối ƣu cho hoạt động kinh doanh của DN FI1

27. DN có thể tiếp cận nguồn tài chính thay thế

bên ngoài nếu cần FI2

28. Nguồn tài chính hiện tại đủ để mở rộng hoạt

động kinh doanh FI3

29. Nguồn tài chính hiện tại đủ để duy trì hoạt

động kinh doanh FI4

(Nguồn: Trích từ Umar Ibrahim (2008))

73

3.4.3.8. Sự phát triển của DNCNNVV

Thang đo sự phát triển của các DNCNNVV đƣợc thảo luận với các chuyên gia

- nhà quản lý đều cho rằng sự phát triển của DNCNNVV phải đƣợc đánh giá trên

các khía cạnh khác nhau thay vì chỉ tập trung vào các chỉ tiêu tài chính. Sự phát

triển của các DNCNNVV theo nhƣ tổng quan tài liệu nghiên cứu thì tác giả có thể

tham khảo kết hợp các thang đo lƣờng sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại

Thái Nguyên.

Bảng 3.10. Thang đo sự phát triển của DNCNNVV

Thang đo Mã hóa Nguồn

Sự phát triển của DNCNNVV HL

Muhammad Abrar-

ul-haq (2015)

& Nghiên cứu định

tính của tác giả

30. Doanh thu của DN ngày càng tăng HL1

31. Tỷ suất lợi nhuận của DN ngày càng tăng HL2

32. Thu nhập của ngƣời lao động đƣợc cải thiện dần

qua các năm HL3

33. Nói chung, hoạt động kinh doanh của DN đang

phát triển HL4

(Nguồn: Trích từ Abrar-ul-haq Muhammad (2015) & Nghiên cứu định tính)

Thang đo nhân tố sự phát triển của DNCNNVV gồm 4 biến quan sát từ HL1

đến HL4 đƣợc xây dựng dựa trên thang đo của Muhammad Abrar-ul-haq (2015) và

kết quả nghiên cứu định tính. Thang đo này đƣợc các chuyên gia - nhà quản lý đánh

giá phù hợp và mang tính tổng quát nhất.

3.5. Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ

3.5.1. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu

Mục đích chính của nghiên cứu sơ bộ là để phát hiện và khắc phục các lỗi có

thể có trong thiết kế bảng câu hỏi trƣớc khi tiến hành khảo sát chính thức và thƣờng

để điều chỉnh và sửa đổi các câu hỏi nhằm giúp đảm bảo độ tin cậy và giá trị của

các thang đo. Ngoài ra, nghiên cứu sơ bộ đƣợc sử dụng để ƣớc tính tỷ lệ hồi đáp cho

các phiếu khảo sát và xác định cỡ mẫu của nghiên cứu chính. Do đó, nghiên cứu sơ

bộ đƣợc công nhận rộng rãi nhƣ là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của

các công cụ khảo sát [72].

Trong nghiên cứu sơ bộ, Green & ctg (1988) cho rằng đối tƣợng nghiên cứu

sơ bộ nên càng giống mẫu chính thức càng tốt. Tuy nhiên, phƣơng pháp chọn mẫu

74

thuận tiện cũng thƣờng đƣợc sử dụng để tạo ra một mẫu cho nghiên cứu sơ bộ [77]

với một kích thƣớc mẫu đề nghị từ 12 đến 30 hoặc từ 25 đến 100. Nhƣ vậy, trong

nghiên cứu sơ bộ để đảm bảo cho mẫu chính thức và có thể đáp ứng yêu cầu xử lý

của phần mềm SPSS 20.0 thì các đối tƣợng điều tra là các cán bộ quản lý của các

DNCNNVV và 45 phiếu khảo sát đƣợc gửi trực tiếp đến các cán bộ quản lý

DNCNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tháng 05 năm 2016.

3.5.2. Phương pháp phân tích sơ bộ thang đo

Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo đƣợc thực hiện thông qua phân tích

hệ số tin cậy - Cronbach’s Alpha thông qua phần mềm SPSS 20.0 để sàng lọc, loại

bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn (biến rác). Trong đó, Cronbach’s

Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một

khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) trong thang đo.

Hair & ctg (2010) và Kline (2005) cho rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ

>0.8 là thang đo tốt, từ 0.7 - 0.8 là sử dụng đƣợc. Song cũng có nhiều nhà nghiên

cứu (Nunally (1978), Peterson (1994), Slater (1995) đề nghị hệ số Cronbach’s

Alpha >0.6 là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang nghiên cứu là

mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu

Cronbach’s Alpha quá cao (>0.95) thì có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa ở

trong thang đo. Biến quan sát thừa là biến đo lƣờng một khái niệm hầu nhƣ trùng

với biến đo lƣờng khác, tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp cộng tuyến (collinearity) trong hồi

quy, khi đó biến thừa nên đƣợc loại bỏ. Mặt khác, Cronbach’s Alpha không cho biết

biến nào nên loại bỏ, biến nào nên giữ lại. Bởi vậy, bên cạnh hệ số Cronbach’s

Alpha, ngƣời ta còn sử dụng hệ số tƣơng quan biến tổng (iterm - total correlation)

và những biến nào có tƣơng quan biến tổng <0.3 sẽ bị loại bỏ [45].

3.5.3. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

Thông qua hỗ trợ từ Trung tâm khuyến công & tƣ vấn phát triển công nghiệp

và Trung tâm xúc tiến thƣơng mại Thái Nguyên, nghiên cứu thực hiện khảo sát sơ

bộ ở 20 DNCNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phỏng vấn 45 cán bộ quản lý

thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp đã giúp ích rất nhiều cho việc đánh giá và

hiệu chỉnh các khái niệm trong thang đo trƣớc khi tiến hành khảo sát chính thức. Kỹ

thuật kiểm định thang đo sơ bộ đƣợc dùng là hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.

Thang đo 7 nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các DNCNNVV tỉnh Thái

Nguyên: trình độ công nghệ sản xuất, Chính sách của Nhà nƣớc, nguồn nguyên liệu,

75

lao động, năng lực quản lý, chính sách hỗ trợ của địa phƣơng và tiếp cận tài chính

đều có hệ số Cronbach’s Alpha ở mức chấp nhận đƣợc (0.6 < Cronbach’s Alpha < 0.9)

với hệ số tƣơng quan biến tổng của các khái niệm nghiên cứu đều > 0.3 đạt yêu cầu.

Nhƣ vậy, các thang đo này tiếp tục đƣợc đƣa vào nghiên cứu định lƣợng chính thức.

Bảng 3.11. Kết quả Cronbach’s Alpha các biến

Biến quan sát Mã hóa Cronbach’s Alpha Ghi chú

Trình độ công nghệ sản xuất TE 0,891 Chấp nhận

Chính sách của Nhà nƣớc GO 0,825 Chấp nhận

Nguồn nguyên liệu TN 0,785 Chấp nhận

Lao động LA 0,873 Chấp nhận

Năng lực quản lý QL 0,901 Chấp nhận

Chính sách hỗ trợ của địa phƣơng LO 0,753 Chấp nhận

Tiếp cận tài chính FI 0,877 Chấp nhận

Sự phát triển của DNCNNVV HL 0,866 Chấp nhận

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

3.6. Bản khảo sát chính thức

Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu với các chuyên gia - nhà quản lý và đo lƣờng

độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha đã thống nhất xây dựng nên

bản khảo sát phục vụ cho nghiên cứu định lƣợng chính thức.

Bảng 3.12. Thang đo tổng hợp đã hiệu chỉnh để đƣa vào phân tích định lƣợng

Thang đo Mã hóa Câu hỏi Nguồn

Trình độ

công nghệ

sản xuất

TE1 DN thực hiện đầu tƣ đổi mới thiết bị công

nghệ hàng năm Kết quả

nghiên cứu

định tính và

nghiên cứu

của tác giả

TE2 DN đầu tƣ đào tạo nâng cao trình độ nhân

lực nhằm ứng dụng công nghệ mới

TE3 DN trang bị đầy đủ thông tin phục vụ cho

quá trình sản xuất và quản lý

TE4 DN xây dựng chiến lƣợc phát triển đổi mới

sản phẩm

Chính sách

của Nhà

nƣớc

GO1 Hệ thống pháp luật đƣợc ban hành kịp thời

nhằm hỗ trợ DNCNNVV Umar

Ibrahim

(2008)

& Nghiên

cứu định tính

của tác giả

GO2 Chính phủ xây dựng môi trƣờng kinh

doanh thuận lợi nhằm hỗ trợ DNCNNVV

GO3

Chính phủ ban hành đầy đủ các chính sách,

quy định rõ ràng nhằm hỗ trợ các

DNCNNVV

GO4 Chính sách của Chính phủ đảm bảo hỗ trợ

các DNCNNVV đƣợc cạnh tranh công bằng

76

Thang đo Mã hóa Câu hỏi Nguồn

Nguồn

nguyên liệu

TN1 DN có thể huy động đƣợc nguồn nguyên

liệu bên ngoài nếu cần

Nghiên cứu

định tính của

tác giả

TN2 DN không gặp khó khăn trong việc tiếp

cận nguồn nguyên liệu tại địa phƣơng

TN3 Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN

đƣợc gắn với vùng nguyên liệu tập trung

TN4 Nguồn nguyên liệu có thể khai thác đƣợc đủ

để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của DN

Lao động

LA1 Ngƣời lao động trong DN có kỹ năng và

năng lực làm việc phù hợp Trịnh Đức

Chiều

(2010)&

Nghiên cứu

định tính của

tác giả

LA2 Lao động đƣợc tuyển vào DN hàng năm có

trình độ ngày càng cao hơn

LA3

Ngƣời lao động trong DN có cơ hội đƣợc

cử đi đào tạo hàng năm nhằm nâng cao

trình độ

LA4 Ngƣời lao động sau khi đƣợc đào tạo làm

việc có hiệu quả hơn

Năng lực

quản lý

QL1 Bộ máy quản lý của DN có đầy đủ kỹ năng

quản lý để điều hành DN Trịnh Đức

Chiều

(2010)&

Nghiên cứu

định tính của

tác giả

QL2 Bộ máy quản lý của DN có đầy đủ trình độ

để quản lý, điều hành DN

QL3

Hàng năm, cán bộ quản lý đều tham gia

các chƣơng trình đào tạo nâng cao năng lực

quản lý

QL4 DN đƣợc tiếp cận những chƣơng trình đào

tạo hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý

Chính sách

hỗ trợ của

địa phƣơng

LO1 Hội DNNVV tỉnh có nhiều hỗ trợ tích cực

cho DN Muhammad

Abrar-ul-haq

(2015) và

Phan Thị

Minh Lý

(2011)

LO2 DN dễ dàng tiếp cận mặt bằng sản xuất

thuận lợi

LO3 DN dễ dàng tiếp cận chính sách ƣu đãi về

thuế

LO4 DN đƣợc hoạt động trong hạ tầng cơ sở

phát triển

LO5 DN không gặp khó khăn gì về thủ tục hành

chính tại địa phƣơng

Nghiên cứu

định tính của

tác giả

77

Thang đo Mã hóa Câu hỏi Nguồn

Tiếp cận tài

chính

FI1 Tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài là giải

pháp tối ƣu cho hoạt động kinh doanh của DN

Umar

Ibrahim

(2008)

FI2 DN có thể tiếp cận nguồn tài chính thay thế

bên ngoài nếu cần

FI3 Nguồn tài chính hiện tại đủ để mở rộng

hoạt động kinh doanh

FI4 Nguồn tài chính hiện tại đủ để duy trì hoạt

động kinh doanh

Sự phát

triển của

DNCNNVV

HL1 Doanh thu của DN ngày càng tăng Muhammad

Abrar-ul-haq

(2015)

& Nghiên

cứu định tính

của tác giả

HL2 Tỷ suất lợi nhuận của DN ngày càng tăng

HL3 Thu nhập của ngƣời lao động đƣợc cải

thiện dần qua các năm

HL4 Nói chung, hoạt động kinh doanh của DN

đang phát triển

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

3.7. Nghiên cứu định lƣợng chính thức

Sau khi tiến hành phân tích kết quả trong nghiên cứu định lƣợng sơ bộ, bản

câu hỏi đƣợc điều chỉnh và hoàn thiện để sử dụng trong nghiên cứu định lƣợng

chính thức. Mẫu nghiên cứu chính thức, phƣơng pháp thu thập thông tin và đối

tƣợng điều tra chính thức đƣợc xác định.

3.7.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, đề tài sử dụng nguồn số liệu sơ

cấp và nguồn số liệu thứ cấp.

3.7.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Thu thập thông tin về Luật, Nghị định, Thông tƣ, Chỉ thị của Chính phủ,

thông báo, công văn về DNNVV và DNCN.

- Thu thập thông tin từ các số liệu của cơ quan thống kê tỉnh Thái Nguyên.

- Thu thập thông tin từ các báo cáo tổng kết cuối năm, các báo cáo của UBND

Tỉnh Thái Nguyên và của các DN.

- Thu thập thông tin trên các website từ cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên.

- Bài báo, công bố liên quan đến đề tài ở nƣớc ngoài và trong nƣớc.

78

3.7.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Từ kết quả của các buổi phỏng vấn chuyên gia - nhà quản lý và kết quả nghiên

cứu định lƣợng sơ bộ sẽ tiến hành xây dựng bảng hỏi chính thức. Bảng hỏi đƣợc

xây dựng với nội dung đi sâu về những thông tin cơ bản của DNCNNVV,…Bên

cạnh đó, sẽ tập trung vào thông tin của đối tƣợng điều tra nhƣ giới tính, trình độ, độ

tuổi, thâm niên quản lý hay lĩnh vực hoạt động. Trong đó, đi sâu vào nội dung chính

là ý kiến, nhận định của ngƣời đƣợc phỏng vấn về những nhân tố ảnh hƣởng đến

phát triển DNCNNVV thông qua mức độ đồng ý của họ.

a, Mẫu nghiên cứu chính thức

Theo Zikmund (2003) quá trình lấy mẫu chủ yếu liên quan đến việc xác định

đối tƣợng nghiên cứu, xác định khung mẫu, lựa chọn một phƣơng pháp lấy mẫu,

xác định kích thƣớc mẫu và chọn các yếu tố mẫu.[102]

Với tổng số DNCNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến ngày 01/03/2017

là 299 doanh nghiệp. Nhƣ vậy, để đảm bảo số lƣợng mẫu nghiên cứu, tác giả sẽ sử

dụng phƣơng pháp điều tra tổng thể, tức là sẽ điều tra toàn bộ DNCNNVV và để

tránh trùng lặp hoặc mâu thuẫn trong cách trả lời, với 299 DNCNNVV trên địa bàn

tỉnh, mỗi DN tác giả lựa chọn phát 01 phiếu.

b, Đối tượng thu thập thông tin

Để đảm bảo đƣợc thông tin yêu cầu cho nghiên cứu, đối tƣợng điều tra là các

cán bộ quản lý DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên từ cấp trƣởng phòng trở lên vì chỉ có

cán bộ quản lý đang công tác trực tiếp tại các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên mới là

ngƣời am hiểu các khía cạnh trong hoạt động kinh doanh và hiểu đƣợc sự ảnh

hƣởng của các nhân tố đến phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

c, Thiết kế phiếu khảo sát

Bảng khảo sát đƣợc thiết kế làm hai phần.

- Phần đầu nhằm thu thập thông tin chung của các đối tƣợng khảo sát, phục vụ

cho công tác thống kê mô tả.

- Phần thứ hai đƣợc thiết kế nhằm thu thập ý kiến của các đối tƣợng khảo sát mức

độ đồng ý về các nhân tố trong mô hình ảnh hƣởng đến phát triển các DNCNNVV

Ba loại thang đo đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo quãng, thang

đo định danh và thang đo thứ tự.

79

- Dạng thang đo định danh nhằm mô tả đặc điểm mẫu (giới tính, cấp bậc, tuổi,

loại hình sở hữu,…).

- Dạng thang đo thứ tự nhằm sắp xếp đặc điểm mẫu (thâm niên công tác, quy

mô doanh nghiệp,…).

- Dạng thang đo quãng Likert năm điểm dùng để đo lƣờng mức độ đồng ý của

đối tƣợng nghiên cứu, biến thiên từ rất không đồng ý đến rất đồng ý.

Xác định khoảng đo bằng cách xác định giá trị khoảng nhƣ sau:

Giá trị khoảng cách =

= 0.8

Bảng 3.13. Thang đo quãng Likert đo lƣờng mức độ đồng ý

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

1 1,00 - 1,80 Rất không đồng ý

2 1,81 - 2,60 Không đồng ý

3 2,61 - 3,40 Không ý kiến

4 3,41 - 4,20 Đồng ý

5 4,21 - 5,00 Rất đồng ý

(Nguồn: Trích từ Nguyễn Đình Thọ, & Nguyễn Thị Mai Trang (2009) & Hoàng

Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008))

Trên sơ sở tham khảo ý kiến của những ngƣời đƣợc phỏng vấn trong giai đoạn

nghiên cứu định tính, nội dung các câu hỏi đƣợc xây dựng đơn giản, dễ hiểu nhƣng

vẫn đảm bảo đúng hàm ý của cơ sở lý thuyết. Trong giai đoạn thiết kế thang đo của

bản khảo sát, tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến về văn phong trong bản câu hỏi,

có hiện tƣợng trùng lặp trong bảng hỏi hay nội dung câu hỏi có dễ hiểu để từ đó xây

dựng và điều chỉnh cho phù hợp hơn.

d, Phương pháp và thời gian khảo sát

Để đảm bảo tỷ lệ hồi đáp cao, quá trình điều tra đƣợc tiến hành thông qua việc

điều tra trực tiếp tại DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên, thông qua các hội thảo của

Trung tâm Khuyến công và Phát triển Công nghiệp và Trung tâm Xúc tiến Thƣơng

mại Thái Nguyên, liên hệ trƣớc với đối tƣợng điều tra nhằm gửi phiếu điều tra trƣớc

khi tới trao đổi và thu hồi phiếu.

Phƣơng pháp điều tra bằng cách gửi và nhận phiếu trực tiếp tới các cán bộ

quản lý các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Thời gian tiến hành điều tra chính thức

từ tháng 06/2016 đến tháng 09/2016.

80

3.7.2. Phương pháp phân tích thông tin

Các nguồn thông tin sau khi đƣợc thu thập sẽ đƣợc phân tích, tổng hợp trên

phần mềm SPSS 20.0 và AMOS 20.0.

Luận án sử dụng các phƣơng pháp khác nhau để phân tích thông tin thu thập

đƣợc, bao gồm:

3.7.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt,

trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng

quát đối tƣợng nghiên cứu.

Phƣơng pháp này mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ

nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Các kỹ thuật cơ bản đƣợc sử

dụng nhƣ biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp

so sánh dữ liệu, biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu và thống

kê tóm tắt (dƣới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

3.7.2.2. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc dùng trong phân tích biến động chung các chỉ tiêu

kinh tế giữa hai kỳ phân tích đƣợc hiểu là sự biến động (sự thay đổi) của chỉ tiêu

(nhân tố) giữa thực hiện so với kế hoạch hoặc giữa thực hiện năm nay so với thực

hiện năm trƣớc hoặc giữa kế hoạch năm tới so với thực hiện năm nay…

Trong phạm vi luận án, phƣơng pháp này đƣợc dùng để so sánh số lƣợng

DNCNNVV qua các năm, sự biến động về số lƣợng lao động, kết quả hoạt động

kinh doanh của các DNCNNVV cũng nhƣ so sánh về mức độ đồng ý đối với các

câu hỏi trong điều tra sơ cấp,...

3.7.2.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

Phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis -

viết tắt là EFA) là tập hợp các kỹ thuật phân tích thống kê có liên hệ với nhau dùng

để rút gọn một tập K biến quan sát thành một tập F (F<K) các nhân tố có ý nghĩa hơn.

Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ của các nhân tố với các biến nguyên

thủy.[49]

Phƣơng pháp EFA thuộc nhóm các phƣơng pháp phân tích đa biến phụ thuộc

lẫn nhau vì các biến đƣợc đƣa vào phân tích không có biến độc lập và phụ thuộc mà

81

chúng cùng phụ thuộc lẫn nhau. Để chọn số lƣợng nhân tố, ba phƣơng pháp thƣờng

sử dụng là:

- Tiêu chí E = Eigenvalue

- Tiêu chí điểm uốn

- Xác định trƣớc số lƣợng nhân tố.

Để dễ dàng trong diễn giải kết quả EFA, ngƣời ta thƣờng dùng phƣơng pháp

xoay nhân tố để diễn giải kết quả, có thể xoay vuông góc hay không vuông góc. Để

xác định sự phù hợp khi dùng EFA, có thể dùng kiểm định Bartlert hoặc KMO

(Kaiser -Meyer-Olkin). KMO có giá trị từ 0,5 - 1, các biến có trọng số (factor

loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại và kiểm tra tổng phƣơng sai trích đƣợc (>=50%), hệ

số Eigenvalue >=1 đối với mỗi nhân tố mới đạt yêu cầu.

3.7.2.4. Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA - Confirmatory

Factor Analysis)

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) là phƣơng pháp nhằm xác định sự phù

hợp của số liệu nghiên cứu với mô hình lý thuyết. Trong phân tích nhân tố khám

phá (EFA), nhà nghiên cứu dựa vào số liệu nghiên cứu để tìm ra các yếu tố cấu

thành, trong khi CFA nhằm khẳng định mô hình các yếu tố cấu thành đã có sẵn qua

nghiên cứu trƣớc đó hoặc mô hình lý thuyết đã đƣợc xác định từ trƣớc. EFA có

nhiệm vụ khảo sát số liệu, giúp nhà nghiên cứu tìm ra một số yếu tố phù hợp đặc

trƣng cho số liệu. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) sử dụng thích hợp khi nhà

nghiên cứu có sẵn một số kiến thức về cấu trúc biến tiềm ẩn cơ sở. Trong đó mối

quan hệ hay giả thuyết (có đƣợc từ lý thuyết hay thực nghiệm) giữa biến quan sát

và nhân tố cơ sở đƣợc các nhà nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận trƣớc khi tiến

hành kiểm định thống kê. Nhƣ vậy, CFA là bƣớc tiếp theo của EFA nhằm kiểm

định xem có một mô hình lý thuyết có trƣớc làm nền tảng cho một tập hợp các

quan sát không. [14][45]

Phân tích nhân tố khẳng định có nhiều ƣu điểm hơn so với các phƣơng pháp

truyền thống nhƣ phƣơng pháp hệ số tƣơng quan, phƣơng pháp phân tích nhân tố

khám phá (EFA),...[Bagozzi & Foxali, 1996]. CFA cho phép kiểm định cấu trúc lý

thuyết của các thang đo cũng nhƣ mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu với

các khái niệm khác mà không bị chệch do sai số đo lƣờng [98].

82

Tiêu chuẩn để thực hiện CFA bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù

hợp chung và tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp theo các khía cạnh giá trị nội

dung. Trong đó, để đánh giá mức độ phù hợp chung của mô hình, tác giả sử dụng

các tiêu chuẩn: Chi-square (CMIN), Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do

(CMIN/df), chỉ số TLI (Tucker & Lewis Index), chỉ số CFI (Comparative Fit

Index), chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation). Mô hình đƣợc

coi là phù hợp khi kiểm định Chi-square có giá trị P ≥ 0.05. Tuy nhiên, Chi-square

có nhƣợc điểm là phụ thuộc vào kích thƣớc mẫu nghiên cứu. Nếu một mô hình nhận

các giá trị TLI, CFI, GFI ≥0.9 (Bentler & Bonett, 1980), CMIN/df ≤0.2 (một số

trƣờng hợp CMIN/df ≤0.3) (Carmines & McIver, 1981), RMSEA ≤0.08, nếu chỉ số

RMSEA ≤0.05 đƣợc xem là rất tốt [105] thì mô hình đƣợc xem là phù hợp với dữ

liệu thị trƣờng.

Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp của mô hình theo các khía cạnh giá

trị nội dung bao gồm:

- Độ tin cậy của thang đo đƣợc đánh giá thông qua hệ số tin cậy tổng hợp (c -

Composite reliability), tổng phƣơng sai trích (vc - Variance extracted), hệ số tin cậy

(Cronbach’s Alpha - α).

Theo Hair &ctg (2010), phƣơng sai trích (vc) (Fornell & Larcker, 1981),

phản ánh lƣợng biến thiên chung của các biến quan sát đƣợc giải thích bởi biến tiềm

ẩn và phƣơng sai trích của mỗi khái niệm nên vƣợt quá 0.5 [74] [78] [79].

Độ tin cậy tổng hợp (c) (Joreskog, 1971) đo lƣờng độ tin cậy của tập hợp các

biến quan sát đo lƣờng một khái niệm (nhân tố) [82].

Trong đó, i là trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ i; 1 - i2 là phƣơng sai

của sai số đo lƣờng biến quan sát thứ i, p là số biến quan sát của thang đo. Chỉ tiêu

c, vc phải đạt yêu cầu > 0.5.

Schumacker & Lomax (2006, 178) cho rằng trong CFA một vấn đề quan trọng

cần phải quan tâm khác là độ tin cậy của tập hợp các biến quan sát đo lƣờng một

83

khái niệm (nhân tố) [96] và nhƣ truyền thống, hệ số Cronbach’s Alpha vẫn thƣờng

đƣợc sử dụng, nó đo lƣờng tính kiên định nội tại xuyên suốt tập hợp các biến quan

sát của các câu trả lời. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp của mô hình bởi độ tin

cậy của thang đo là c > 0.5 hoặc vc > 0.5 hoặc α ≥ 0.6.

- Tính đơn hƣớng/đơn nguyên (Unidimensonality)

Tính đơn hƣớng/đơn nguyên của một thang đo thể hiện mỗi biến quan sát chỉ

đƣợc sử dụng để đo lƣờng duy nhất một khái niệm tiềm ẩn. Theo Steenkamp &

Trijp (1991), mức độ phù hợp của mô hình đo lƣờng với dữ liệu thị trƣờng cho

chúng ta điều kiện cần và đủ để kết luận tập các biến quan sát đạt đƣợc tính đơn

hƣớng, trừ khi sai số của tập các biến quan sát có tƣơng quan với nhau. [98]

- Giá trị hội tụ (Convergent validity)

Giá trị hội tu thể hiện giá trị đo lƣờng một khái niệm tƣơng quan chặt chẽ với

nhau sau những đo lƣờng đƣợc lặp lại. Theo Anderson & Gerbing (1998), thang đo

đƣợc coi là đạt giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều cao (> 0.5)

và có ý nghĩa thống kê, tức p < 0.05 [69].

- Giá trị phân biệt (Discriminant validity)

Giá trị phân biệt thể hiện sự khác biệt giữa các khái niệm trong mô hình nghiên

cứu và điều này xảy ra khi hệ số tƣơng quan giữa các khái niệm trên phạm vi tổng thể

đều khác biệt với 1 và có ý nghĩa thống kê [78] [79]. Trong đó, việc đánh giá tiêu

chuẩn này nếu đƣợc kiểm định theo từng cặp khái niệm sẽ có nhiều ƣu điểm hơn, vì hệ

số tƣơng quan sẽ thay đổi khi có sự tham gia của các khái niệm khác. Hơn nữa, trong

trƣờng hợp khái niệm kiểm định là bậc cao thì cách kiểm định này sẽ cho phép so sánh

hệ số tƣơng quan giữa hai khái niệm và hệ số tƣơng quan giữa hai thành phần của cùng

một khái niệm. Tuy nhiên, cũng có thể kiểm định giá trị phân biệt các khái niệm thông

qua mô hình tới hạn (Saturated model - mô hình trong đó các khái niệm nghiên cứu

đƣợc tự do quan hệ với nhau), song kiểm định theo cách này đòi hỏi kích thƣớc mẫu

phải lớn vì số tham số cần ƣớc lƣợng sẽ tăng cao.

- Giá trị liên hệ lý thuyết (Nomological validity)

Giá trị liên hệ lý thuyết thể hiện sự phù hợp giữa mô hình nghiên cứu với cơ

sở lý thuyết xây dựng nên mô hình. Theo Anderson & Gerbing (1988), giá trị liên

hệ lý thuyết đƣợc đánh giá trong mô hình lý thuyết [69].

84

3.7.2.5. Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu

trúc tuyến tính (SEM)

Hair & ctg (2010) cho rằng SEM là một phần mở rộng hoặc một sự kết hợp

độc đáo của một số kỹ thuật đa biến nhƣ phân tích hồi quy và phân tích đa yếu tố.

Mô hình SEM phối hợp đƣợc tất cả các kỹ thuật nhƣ hồi quy đa biến, phân tích

nhân tố và phân tích mối quan hệ hỗ tƣơng (giữa các phần tử trong sơ đồ mạng) để

cho phép kiểm tra mối quan hệ phức hợp trong mô hình. Khác với những kỹ thuật

thống kê khác chỉ cho phép ƣớc lƣợng mối quan hệ riêng phần của từng cặp nhân tố

(phần tử) trong mô hình cổ điển (mô hình đo lƣờng), SEM cho phép ƣớc lƣợng

đồng thời các phần tử trong tổng thể mô hình, ƣớc lƣợng mối quan hệ nhân quả

giữa các khái niệm tiềm ẩn (Latent Constructs) qua các chỉ số kết hợp cả đo lƣờng

và cấu trúc của mô hình lý thuyết, đo các mối quan hệ ổn định (recursive) và không

ổn định (non-recursive), đo các ảnh hƣởng trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp, kể cả sai số

đo và tƣơng quan phần dƣ. [78] [79]

Các tiêu chuẩn kiểm định đƣợc áp dụng trong SEM cũng tƣơng tự nhƣ trong

phân tích CFA. Với kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình SEM

cho phép linh động tìm kiếm mô hình phù hợp nhất trong các mô hình đề nghị.

SEM giả định các thành phần sai số ngẫu nhiên trong mô hình có phân phối chuẩn

đa biến. Với giả định này, cho phép dùng phƣơng pháp ML (Maximum Likelihood)

để ƣớc lƣợng các hệ số trong mô hình nếu dữ liệu nghiên cứu có phân phối chuẩn.

3.7.3. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Tiêu chí đánh giá về phát triển DNCNNVV đƣợc sử dụng với mục đích nhận

biết, phản ánh và đánh giá về mức độ phát triển, xu thế phát triển của hệ thống

DNCNNVV. Phát triển DNCNNVV là một phạm trù khá phức tạp, chính vì vậy,

không thể chỉ sử dụng một tiêu chí để đánh giá mà cần phải có một hệ thống các

tiêu chí để nhận biết, phản ánh và đánh giá.[55]

Xét trong phạm trù quản lý kinh tế của Nhà nƣớc, tiêu chí phản ánh sự phát

triển của DNCNNVV ở vùng lãnh thổ, địa phƣơng,... có những đặc điểm khác biệt so

với hệ thống DNCNNVV trong một nhóm công ty, tập đoàn hay tổng công ty,... [55]

Khái quát lại, đánh giá về phát triển DNCNNVV trên địa bàn tỉnh có thể sử

dụng 03 nhóm tiêu chí sau đây:

Nhóm thứ nhất, các tiêu chí về tăng trƣởng DNCNNVV nhƣ tăng trƣởng số

lƣợng DNCNNVV đang hoạt động trên địa bàn.[20]

85

Nhóm thứ hai, các tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu DNCNNVV nhƣ

số lƣợng và tỷ lệ DNCNNVV theo loại hình DN, ngành nghề kinh doanh và

DNCNNVV ở các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh.

Nhóm thứ ba, các tiêu chí phản ánh về sự gia tăng chất lƣợng đƣợc biểu hiện

thông qua sự tăng trƣởng về quy mô, doanh thu, lợi nhuận của DNCNNVV, mức độ

đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc và thu nhập của ngƣời lao động trong các

DNCNNVV.

3.7.3.1. Tiêu chí đánh giá tăng trưởng của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

a, Sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

- Số lƣợng DNCNNVV đang hoạt động là số lƣợng DN đang hoạt động tính

đến thời điểm nghiên cứu (Không tính các DN giải thể hoặc phá sản). [25]

- Tốc độ phát triển phản ánh tốc độ và xu hƣớng biến động của hiện tƣợng

nghiên cứu qua thời gian. Tốc độ phát triển là một số tƣơng đối, thƣờng đƣợc biểu

hiện bằng lần hoặc %. Tốc độ phát triển đƣợc tính bằng các công thức khác nhau

tùy từng mục đích nghiên cứu, bao gồm: [44]

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti): Phản ánh xu hƣớng và tốc độ biến động của

hiện tƣợng giữa hai thời gian liền nhau.

Công thức:

(i = 2, 3,…, n)

Trong đó:

ti: Tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1

yi-1: Mức độ của hiện tƣợng ở thời gian i - 1

yi : Mức độ của hiện tƣợng ở thời gian i

n : Tổng thời gian nghiên cứu (n thƣờng tính bằng năm).

+ Tốc độ phát triển định gốc (Ti): Phản ánh xu hƣớng và tốc độ biến động của

hiện tƣợng trong những khoảng thời gian dài. Chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng cách

so sánh mức độ của hiện tƣợng ở kỳ nghiên cứu với mức độ ở kỳ gốc.

Công thức :

(i = 2, 3,…, n)

Trong đó:

Ti : Tốc độ phát triển định gốc

yi là mức độ của hiện tƣợng thời gian i

y1 là mức độ đầu tiên của dãy số.

86

+ Tốc độ phát triển trung bình ( ) là trị số bình quân của các tốc độ phát triển

liên hoàn trong cả kỳ nghiên cứu.

Công thức: √ √∏

Trong đó: là tốc độ phát triển trung bình.

- Tốc độ tăng (hoặc giảm) phản ánh nhịp độ tăng (hoặc giảm) tƣơng đối trong

mức độ của hiện tƣợng giữa hai thời kỳ, tức là hiện tƣợng này đã tăng thêm (hoặc

giảm bớt) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %.

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn (ai): là tỷ số giữa lƣợng tăng (hoặc giảm)

liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn, nói cách khác, chỉ tiêu này phản ánh nhịp độ

tăng (hoặc giảm) tƣơng đối của hiện tƣợng giữa hai thời gian liền nhau.

Hệ số này có thể tính từ ti nhƣ sau:

ai = ti – 1 (lần)

hoặc tính bằng %:

ai = ti – 100 (%)

+ Tốc độ tăng (giảm) bình quân ( ): là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (hoặc

giảm) đại diện trong khoảng thời gian nghiên cứu. Hệ số này có thể tính từ t là:

= -1 (lần) hoặc = – 100 (%)

3.7.3.2. Chỉ tiêu đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

- Tỷ lệ DNCNNVV theo ngành kinh tế trong tổng số DNCNNVV

Tỷ lệ DNCNNVV

Theo ngành kinh tế =

Tổng số DNCNNVV theo ngành kinh tế * 100%

Tổng số DNCNNVV toàn tỉnh

- Tỷ lệ DNCNNVV theo loại hình trong tổng số DNCNNVV

Tỷ lệ DNCNNVV

theo loại hình =

Tổng số DNCNNVV theo loại hình * 100%

Tổng số DNCNNVV toàn tỉnh

- Tỷ lệ DNCNNVV ở các khu vực địa lý trong tổng số DNCNNVV

Tỷ lệ DNCNNVV

đơn vị hành chính =

Tổng số DNCNNVV ĐVHC * 100%

Tổng số DNCNNVV toàn tỉnh

3.7.3.3. Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp công nghiệp

nhỏ và vừa

- Quy mô vốn kinh doanh bình quân của 1 DNCNNVV hoạt động trên địa bàn

đƣợc xác định bằng công thức:

87

Quy mô vốn bình quân

một DN =

Tổng số vốn

Tổng số DNCNNVV

- Doanh thu thuần của DNCNNVV: Doanh thu thuần là chỉ tiêu phản ánh tổng

doanh thu bán hàng còn lại sau khi đã trừ đi các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế

xuất khẩu, các khoản giảm trừ phát sinh trong kỳ nhƣ chiết khấu thƣơng mại, giảm

giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại,…

- Lợi nhuận kinh doanh của DNCNNVV là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của

toàn bộ sản phẩm thặng dƣ. Nó phản ánh mức hiệu quả kinh doanh của DN trong

một thời kỳ nhất định (thƣờng tính là 1 năm).[44]

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí kinh doanh

Tổng lợi nhuận trƣớc thuế của DNCNNVV = Tổng doanh thu thuần - Tổng

giá thành hoàn toàn của sản phẩm bán.

Tổng lợi nhuận sau thuế của DNCNNVV = Lợi nhuận thuần trƣớc thuế - Thuế

thu nhập DN.

- Số lƣợng lao động trong các DNCNNVV là những ngƣời lao động đã đƣợc

ghi tên vào danh sách lao động của DN, do DN trực tiếp quản lý, sử dụng sức lao

động và trả lƣơng. [25] [44]

Chỉ tiêu số lƣợng lao động hiện có là chỉ tiêu phản ánh quy mô số lƣợng lao

động của DN hiện có tại một thời điểm nhất định (thƣờng là cuối kỳ).

Số lƣợng lao động hiện có cuối kỳ = Số lƣợng lao động có đầu kỳ + Số lƣợng

lao động tăng trong kỳ - Số lƣợng lao động giảm trong kỳ. [44]

- Quy mô lao động bình quân của một DN hoạt động trên địa bàn đƣợc xác định

bằng công thức:

Quy mô lao động bình quân một DN = Tổng số lao động

Tổng số DNCNNVV

- Thu nhập bình quân năm của 1 lao động trong các DNCNNVV hoạt động

trên địa bàn: Thu nhập của lao động trong các DNCNNVV bao gồm các khoản thu

nhập từ tiền lƣơng và các khoản có tính chất lƣợng; Thu nhập nhận từ quỹ BHXH

trả thay lƣơng do ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, thực hiện sinh đẻ có kế

hoạch; Thu nhập khác. [25]

Tiền lƣơng bình quân năm của 1 lao động

( )

=

Tổng quỹ lƣơng năm (F)

Số lao động có bình quân

( )

88

Tóm tắt chƣơng 3

Trong chƣơng này, quy trình nghiên cứu đƣợc thực hiện để xác định cách thức

tiến hành nhằm đạt đƣợc mục tiêu của luận án. Theo đó, quá trình nghiên cứu định

tính thông qua dàn ý thảo luận và phỏng vấn sâu nhằm xây dựng thang đo cho các

thành phần: Trình độ công nghệ sản xuất, Chính sách của Nhà nƣớc, nguồn nguyên

liệu, lao động, năng lực quản lý, chính sách hỗ trợ của địa phƣơng, tiếp cận tài

chính và sự phát triển của DNCNNVV. Trên cơ sở thang đo đƣợc tổng hợp, tiến

hành khảo sát sơ bộ gồm 45 mẫu, đồng thời sử dụng các công cụ kiểm định độ tin

cậy Cronbach’s Alpha để hiệu chỉnh thang đo. Kết quả cho thấy các thang đo đƣợc

đƣa vào phân tích sơ bộ đều đạt yêu cầu. Từ đây, bản khảo sát hoàn chỉnh đƣợc xây

dựng và đƣa vào trong giai đoạn nghiên cứu định lƣợng chính thức. Trong giai đoạn

này, phƣơng pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính

(SEM) đƣợc sử dụng nhằm đánh giá ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự phát triển các

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó, phƣơng pháp so sánh, thống kê mô tả

cũng đƣợc sử dụng nhằm phân tích sâu hơn về sự phát triển của DNCNNVV tỉnh

Thái Nguyên trong thời gian qua.

89

Chƣơng 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG

ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1. Khái quát chung về tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc với diện tích

352.664,0 ha. Trong đó, phía Tây giáp với các tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp

Bắc Kạn, phía Đông giáp Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam giáp Hà Nội. Dân số

toàn tỉnh là 1.238.785 ngƣời [9] cùng 8 dân tộc chủ yếu sinh sống là Kinh, Tày,

Nùng, Sán dìu, H’Mông, Sán chay, Hoa và Dao [37]. Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn

vị hành chính gồm 02 thành phố (Thái Nguyên, Sông Công), 01 thị xã Phổ Yên và

06 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng. [9] [37]

Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối vùng Việt Bắc với Hà Nội, các tỉnh

đồng bằng sông Hồng với các tỉnh khác trong cả nƣớc và quốc tế thông qua

đƣờng Quốc lộ 3, sân bay quốc tế Nội Bài, cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh,

cảng sông Đa Phúc và đƣờng sông đến Hải Phòng, đƣờng sắt Hà Nội - Thái

Nguyên và Thái Nguyên - Bắc Giang. [37]

4.1.1.1. Khí hậu

Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhƣng do địa hình nên

khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt: [60]

- Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai.

- Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lƣơng và phía Nam huyện Võ Nhai.

- Vùng ấm gồm: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ

Yên và các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Đại Từ.

Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25°C, chênh lệch giữa tháng nóng

nhất với tháng lạnh nhất là 13,7°C. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt,

mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lƣợng mƣa

trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp

nhất vào tháng 1. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển

ngành nông, lâm nghiệp và công nghiệp khai khoáng. [61]

90

4.1.1.2. Địa hình, địa chất

a, Địa hình:

Thái Nguyên có 04 nhóm cảnh quan hình thái địa hình khác nhau:

- Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng

- Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi

- Nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp

- Nhóm cảnh quan hình thái địa hình nhân tác

Nhƣ vậy, có thể thấy cảnh quan hình thái địa hình Thái Nguyên khá phong phú,

muốn khai thác, sử dụng trong phát triển công nghiệp phải tính đến đặc tính của từng

cảnh quan, đặc biệt là các kiểu cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích của

tỉnh.[61]

b, Địa chất

Trên địa bàn tỉnh có 35 hệ tầng, phức hệ địa chất với nhiều loại đá khác nhau.

Các hệ tầng này phần lớn có dạng tuyến và phân bố theo nhiều hƣớng khác nhau.

Phần lớn các hệ tầng nằm ở phía Bắc của tỉnh có hƣớng thiên về Đông Bắc - Tây

Nam, trong khi các hệ tầng phía Nam của tỉnh lại thiên về hƣớng Tây Bắc - Đông

Nam. Các hệ tầng có chứa đá vôi (các hệ tầng Đồng Đăng, Bắc Sơn) tập trung chủ

yếu ở vùng Đông Bắc của tỉnh, không thành khối liên tục mà xen kẽ với các tầng

khác nhau nhƣ: Sông Hiến, Lạng Sơn,...Vùng Tây Bắc của tỉnh (huyện Định Hoá)

có hệ tầng Phố Ngữ, chiếm tỷ lệ diện tích lớn với các loại đá phổ biến là phiến sét,

sét, sét silic, cát bột kết,...Chiếm diện tích lớn ở vùng phía Nam là các hệ tầng: Tam

Đảo, Nà Khuất, Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau.

Với điều kiện địa chất nhƣ vậy, Thái Nguyên có nhiều loại khoáng sản, cả nhiên

liệu, kim loại, phi kim loại. Mặc dù là tỉnh trung du miền núi nhƣng địa hình tỉnh Thái

Nguyên không phức tạp so với các tỉnh khác trong vùng. Đây cũng là một trong những

thuận lợi của tỉnh cho việc canh tác nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội nói

chung mà nhiều tỉnh trung du miền núi phía Bắc khác không có. [37] [61]

4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của vùng trung du miền

núi phía Bắc, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế, xã hội giữa vùng trung du miền núi Bắc

Bộ và vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn là trung tâm công

nghiệp quan trọng của cả nƣớc. Trong những năm vừa qua, tình hình phát triển kinh

91

tế - xã hội của tỉnh có những bƣớc tiến khả quan trong hoạt động sản xuất kinh

doanh. Một số ngành nghề trọng điểm đều có sự gia tăng về năng lực sản xuất, các

thành phần kinh tế đều có sự tăng trƣởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã

khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... [37]

4.1.2.1. Giao thông

Thái Nguyên có hệ thống đƣờng giao thông đa dạng gồm cả đƣờng bộ, đƣờng

thuỷ, đƣờng sắt, phân bố tƣơng đối hợp lý, đáp ứng về cơ bản yêu cầu giao thông

vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến đƣờng sắt

với tổng chiều dài 136,7 km, trong đó: Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên, tuyến Kép -

Lƣu Xá, tuyến Quán Triều - Núi Hồng. Ngoài ra, hệ thống đƣờng thủy với tổng

chiều dài các tuyến có thể khai thác của Thái Nguyên vào khoảng 430 km. Mặc dù,

chiều dài các tuyến giao thông thuỷ là khá lớn và tƣơng đối thuận tiện trong khai

thác, song vận tải thủy của Thái Nguyên còn chƣa phát triển, khối lƣợng hàng hóa

vận chuyển giảm mạnh qua các năm. [37]

4.1.2.2. Hệ thống giáo dục và đào tạo

Thái Nguyên hiện nay có 446 trƣờng học phổ thông với 6.293 lớp, 11.599 giáo

viên và có 191.626 học sinh. Trên địa bàn tỉnh tập trung nhiều trƣờng chuyên

nghiệp và dạy nghề với 9 trƣờng đại học, 12 trƣờng cao đẳng, 12 trƣờng trung học

chuyên nghiệp. Giáo viên đại học có 2.731 ngƣời, số sinh viên đại học trên 61.157

ngƣời. Đến nay 100% số xã, phƣờng đã đạt tiêu chuẩn đơn vị phổ cập giáo dục tiểu

học đúng độ tuổi theo tiêu chuẩn quốc gia, 80% số xã, phƣờng đạt chuẩn quốc gia

về phổ cập THCS. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh các trƣờng, lớp ở vùng nông thôn,

miền núi còn thiếu các phƣơng tiện dạy và học tập, tình trạng quá tải về nhu cầu học

tập tại các trƣờng trung học phổ thông vẫn còn tồn tại. [9]

4.1.2.3. Nguồn nhân lực

Dân số Thái Nguyên năm 2016 là 1.246.580 ngƣời, mật độ dân số là 353

ngƣời/km2, Thái Nguyên là một trong ba tỉnh miền núi phía Bắc có mật độ dân số

cao nhất trong vùng. Cơ cấu dân số thành thị năm 2010 là 25,95% và năm 2016 là

34,31% (còn lại là nông thôn). [9] [37]

Qua bảng 4.1 có thể thấy năm 2016, dân số trong độ tuổi lao động trong toàn

tỉnh có 764.300 ngƣời, chiếm 61,3% tổng dân số. Ƣớc tính có khoảng > 70% lao

động nông thôn làm nông nghiệp, còn lại đi lao động ở các khu công nghiệp và ở

các thành phố, song vẫn giữ hộ khẩu thƣờng trú ở nông thôn.

92

Tổng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo khu vực

kinh tế năm 2016 có 752.276 ngƣời. Trong đó, lao động làm việc trong khu vực

nông - lâm - thủy sản có 361.073 ngƣời (chiếm 48% tổng số), khu vực công nghiệp

- xây dựng 213.669 ngƣời (chiếm 28,4% tổng số) và khu vực dịch vụ 177.533 ngƣời

(chiếm 23,60% tổng số). [9]

Bảng 4.1. Dân số và lao động Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2016

ĐVT: người

TT Các chỉ tiêu 2005 2010 2013 2016

I Dân số 1.098.491 1.131.278 1.155.991 1.246.580

1 Dân số thành thị 263.869 293.557 344.210 427.730

2 Dân số nông thôn 834.622 837.721 811.781 818.850

3 Dân số nam 549.434 558.914 569.818 612.470

4 Dân số nữ 549.057 572.364 586.173 634.110

II LĐ trong độ tuổi 603.575 685.200 716.300 764.300

1 LĐ thành thị 131.880 154.900 181.200 224.500

2 LĐ nông thôn 471.695 530.400 535.100 539.800

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và tổng hợp của tác giả)

Ngoài ra, ta thấy dân số ở thành thị có xu hƣớng tăng nhanh trong khi dân số

sinh sống ở khu vực nông thôn ngày càng giảm, nguyên nhân là do tác động của quá

trình đô thị hóa đã và đang diễn ra ở khu vực nông thôn những năm vừa qua và dự

báo sẽ tiếp tục trong những năm tới.

Bên cạnh đó, xu thế già hóa dân số đang diễn ra ở Thái Nguyên khi mà tỷ lệ

dân số trên độ tuổi lao động có xu hƣớng ngày càng tăng, lực lƣợng lao động trong

độ tuổi có xu hƣớng giảm cũng là một điểm đáng chú ý trong quá trình xây dựng

định hƣớng phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng cho giai đoạn đến

2025, tầm nhìn 2030.[37]

4.1.2.4. Các khu, cụm công nghiệp

Thái Nguyên đã đƣợc Chính phủ phê duyệt 06 KCN với diện tích 1.420 ha.

Trong đó, có 4 KCN đi vào hoạt động bao gồm: Sông Công I, Điềm Thuỵ, Yên

Bình, Nam Phổ Yên với tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt trên 40%, thu hút

đƣợc 122 dự án (trong đó có 19 dự án FDI và còn lại là dự án trong nƣớc) với tổng

vốn đăng ký là 6,756 tỷ USD và gần 11.000 tỷ đồng.

93

+ KCN Sông Công I: Diện tích quy hoạch 195 ha. Chủ đầu tƣ hạ tầng: Công ty

phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên. Diện tích QHCT giai đoạn I là 69,37 ha (gồm

Khu A và Khu B), diện tích giai đoạn II là 99,21 ha. Trong những năm qua, KCN Sông

Công I đã thu hút đƣợc 73 dự án (9 dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, 64 dự án

đầu tƣ trong nƣớc) với tổng số vốn đầu tƣ đăng ký là 33,84 triệu USD và gần 7.000 tỷ

đồng. [37]

+ KCN Sông Công II: Diện tích quy hoạch 250 ha, đã lập QHCT là 180 ha và

đang thực hiện chuẩn bị đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

+ KCN Nam Phổ Yên: Diện tích quy hoạch đến 2020 là 120 ha. Trong đó,

diện tích thực tế đã thành lập và cấp GCNĐT là 80 ha bao gồm 03 khu. Khu CN

Nam Phổ Yên đã thu hút đƣợc 08 dự án (03 dự án nƣớc ngoài và 05 dự án trong

nƣớc) với tổng số vốn đầu tƣ đăng ký là 17,9 triệu USD và 819,67 tỷ đồng.

+ KCN Yên Bình: Diện tích lập quy hoạch là 400 ha. UBND tỉnh Thái

Nguyên đã ra Quyết định số 1564/QĐ-UBND, ngày 29/6/2015 về thành lập KCN

Yên Bình với diện tích 336 ha, chủ yếu phục vụ dự án Samsung và các dự án công

nghiệp hỗ trợ. Trong đó, đã thu hút đƣợc 09 dự án (03 dự án nƣớc ngoài và 06 dự án

trong nƣớc) với tổng số vốn đăng ký là 2.900 tỷ đồng và 6.413 tỷ USD.

+ KCN Điềm Thụy: Diện tích lập quy hoạch là 350 ha, trong đó có: phần diện

tích 180 ha do Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên thực hiện, phần còn

lại do công ty CP đầu tƣ APEC làm chủ đầu tƣ, đang triển khai bồi thƣờng giải

phóng mặt bằng và thi công các hạng mục hạ tầng kỹ thuật. Trong những năm qua,

KCN Điềm Thụy đã thu hút đƣợc 32 dự án (04 dự án trong nƣớc và 28 dự án FDI)

với tổng số vốn đầu tƣ đăng ký là 636,57 tỷ đồng và gần 300 triệu USD. [37]

+ KCN Quyết Thắng: Diện tích lập quy hoạch là 105 ha. Hiện nay, KCN này

đã hoàn thành quy hoạch chi tiết 1/500 và đang triển khai vận động, lựa chọn chủ

đầu tƣ hạ tầng.

4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển doanh nghiệp công nghiệp

nhỏ và vừa trên địa bàn

4.1.3.1. Thuận lợi

Thái Nguyên với tiềm năng to lớn về điều kiện tự nhiên nhƣ vị trí địa lý thuận

tiện, khí hậu, địa hình, tiềm năng khoáng sản, địa chất rất phù hợp cho việc phát

triển công nghiệp và hình thành các DNCNNVV. Nằm ở trung tâm vùng Việt Bắc,

sát kề vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với Hà Nội và nằm trong vùng Thủ đô...Với

vị thế nhƣ vậy, nếu khai thác tận dụng tốt sẽ đƣa Thái Nguyên trở thành trung tâm

94

vùng Trung du miền núi phía Bắc, nơi tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thông tin,

vốn...từ Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc cho các tỉnh trong vùng.

Thái Nguyên với hệ thống các trƣờng đại học kỹ thuật, trƣờng cao đẳng và dạy

nghề có cơ sở vật chất tốt cùng với đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học

đông đảo và chuyên môn cao sẽ tạo điều kiện để Thái Nguyên đƣa nhanh khoa học,

công nghệ vào sản xuất và đời sống. Với lợi thế đặc biệt này, khoa học và công nghệ

sẽ thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, trở thành lực lƣợng sản xuất

trực tiếp góp phần tạo ra tốc độ tăng trƣởng nhanh và nền kinh tế nhanh chóng đƣợc

tri thức hoá.

Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú với các loại tài nguyên khoáng sản

nhƣ quặng sắt, than mỡ, kim loại màu,... có thể thấy Thái Nguyên là tỉnh có điều

kiện đặc biệt trong việc phát triển công nghiệp với truyền thống công nghiệp nặng,

từ đó, tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của các loại hình DNCN nói chung,

DNCNNVV nói riêng.

Bên cạnh đó, Thái Nguyên có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển cây

rừng, vật nuôi phong phú, có lợi thế trong việc phát triển DNCN chế biến nông lâm

sản. Trong đó, DNCB lâm sản là thế mạnh của tỉnh. Do đó, việc bảo vệ, khôi phục và

phát triển vốn rừng nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên này là rất cần thiết.

Là cái nôi giáo dục của khu vực Trung du miền núi phía Bắc nói riêng và cả

nƣớc nói chung, Thái Nguyên có hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo đa dạng, cung

cấp nguồn nhân lực trình độ cao trong và ngoài tỉnh, hệ thống y tế nhƣ Bệnh viện đa

khoa và chuyên khoa khu vực, hệ thống bƣu chính viễn thông, ngân hàng phát triển

sớm hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển của các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh.

4.1.3.2. Khó khăn

Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đã đƣợc quan tâm đầu tƣ, nhƣ hệ thống giao

thông, xây dựng hạ tầng nông thôn... nhƣng vẫn chƣa hoàn chỉnh và đồng bộ, chất

lƣợng cung cấp dịch vụ chƣa đáp ứng yêu cầu, tạo ra sự phát triển không cân đối

giữa các vùng trong Tỉnh.

Quỹ đất nông nghiệp chiếm khá cao trong tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh.

Trong đó, chiếm lớn nhất là đất lâm nghiệp có rừng gây khó khăn trong công tác

quản lý khi tình trạng phá rừng, khai thác và vận chuyển khoáng sản trái phép vẫn

còn, đã ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng.

95

Lực lƣợng lao động có xu hƣớng già hóa khi dân số trên tuổi lao động tăng

cao trong khi lực lƣợng trong độ tuổi có xu hƣớng giảm xuống. Điều này đe dọa các

DNCNNVV trong công tác quản lý nguồn nhân lực, đặc biệt là quá trình tuyển

dụng ngƣời lao động.

Mặt bằng giá quốc tế về năng lƣợng, kim loại, nguyên vật liệu có xu hƣớng

giảm, cung vƣợt cầu dẫn đến gia tăng sức ép cạnh tranh lên các sản phẩm công

nghiệp sản xuất trong nƣớc, đòi hỏi việc phát triển phải dựa trên công nghệ hiện đại,

tiêu hao vật chất thấp. Điều này là một khó khăn lớn đối với việc đầu tƣ phát triển

công nghiệp trên địa bàn trong thời gian tới.

4.2. Thực trạng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh

Thái Nguyên

4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

DNCNNVV là một bộ phận cấu thành của hệ thống doanh nghiệp nói riêng

và của ngành công nghiệp nói chung. Do vậy, sự phát triển của các DNCNNVV

tỉnh Thái Nguyên gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp tỉnh. Ngành

công nghiệp Thái Nguyên đƣợc hình thành từ những năm đầu thập niên 60 của thế

kỷ XX với sự ra đời hai trung tâm công nghiệp nặng Việt Nam là khu gang thép

Thái Nguyên (đầu thập kỷ 60) - là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây

chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi

thép và cán thép và khu cơ khí Gò Đầm (đầu thập kỷ 70). Trải qua quá trình hơn

50 năm, công nghiệp Thái Nguyên đã có lúc thăng trầm do hậu quả của chiến

tranh, do sự thay đổi cơ chế quản lý,... nhƣng đến nay công nghiệp Thái Nguyên

đã có một cơ cấu tƣơng đối đầy đủ với sự có mặt của hầu hết các ngành công

nghiệp nhƣ: Luyện kim, cơ khí, hoá chất, khai thác và chế biến khoáng sản, điện

tử, công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản thực

phẩm,... Năm 1997 trên địa bàn tỉnh có 5.666 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công

nghiệp, trong đó quốc doanh TW 12, quốc doanh địa phƣơng 20 với các DN chủ

chốt nhƣ: Gang thép Thái Nguyên, Diezel Sông Công, Giấy Hoàng Văn Thụ,...

Đến năm 2005, số DN và cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã là 8.251

DN. Trong đó, DN sản xuất công nghiệp là 236 DN, cơ sở sản xuất công nghiệp là

8.015 cơ sở. Đến năm 2014, số DN và cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã

là 12.534, trong đó, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là 448, cơ sở sản xuất công

nghiệp là 12.086, năm 2016, Thái Nguyên đã có tới 498 DNCN, trong đó, số

DNCNNVV chiếm gần 2/3 với 299 DN đang hoạt động. [9] [37]

96

Lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp

của tỉnh năm 2010 là 20.255 ngƣời, năm 2015, số lao động chỉ có 20.045 ngƣời, giá

trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 12.141,2 tỷ đồng, tăng lên 24.902,3 tỷ đồng

năm 2010 và 477.485,0 tỷ đồng năm 2016. Nguyên nhân giá trị sản xuất công

nghiệp tăng nhanh đột biến từ năm 2013 đến năm 2014 và năm 2015 là do đóng góp

của Samsung vào tổng giá trị chung do hoạt động của Samsung kéo theo các

DNCNNVV đóng vai trò là vệ tinh làm cho tổng giá trị sản xuất của ngành công

nghiệp năm 2014 tăng gấp 7 lần so với năm 2013, năm 2015 tăng gấp gần 14 lần so

với năm 2013 và năm 2016 tăng gấp 18 lần so với năm 2013. [9]

Thái Nguyên xác định đầu tƣ phát triển khu công nghiệp là một trong những

trụ cột chính của hoạt động đầu tƣ phát triển kinh tế của tỉnh, trong những năm

qua, tỉnh đã chủ động nghiên cứu, phân tích, đánh giá những yếu tố thuận lợi và

khó khăn có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình hình thành, xây dựng và thu hút

đầu tƣ phát triển bền vững khu công nghiệp, đồng thời, tập trung vào những khâu

đột phá nhƣ cơ chế, chính sách, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu

hạ tầng khu công nghiệp, xúc tiến đầu tƣ và cải cách hành chính. Nhờ đó, tính đến

năm 2016, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có 06 khu công nghiệp với quy mô diện

tích đất tự nhiên 1.420 ha, bao gồm: Khu công nghiệp Sông Công 1 là 195 ha, khu

công nghiệp Sông Công 2 là 250 ha, khu công nghiệp Điềm Thụy là 350 ha, khu công

nghiệp Nam Phổ Yên là 120 ha, khu công nghiệp Yên Bình là 400 ha, khu công

nghiệp Quyết Thắng là 105 ha.

Cùng với đó, sự phát triển DNCN và DNCNNVV Thái Nguyên trong thời

gian qua đã dựa vào lợi thế các tiềm năng sẵn có của tỉnh nhƣ tài nguyên khoáng

sản, nguồn lao động dồi dào, sự đầu tƣ phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng kỹ

thuật....đã dần khắc phục đƣợc tình trạng manh mún, tản mạn của thời bao cấp,

trình độ quản lý của các DN đƣợc nâng lên rõ rệt, trang thiết bị đang từng bƣớc

đƣợc đổi mới, nhiều DN ứng dụng công nghệ cao, đầu tƣ thiết bị hiện đại đi vào

sản xuất, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm..... Trong giai đoạn hiện nay, Thái

Nguyên đƣợc đánh giá là một trong những địa phƣơng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc

ngoài dẫn đầu của cả nƣớc, những dự án đầu tƣ lớn của tập đoàn công nghệ cao

Samsung (Nhà máy SEVT sản xuất và lắp ráp điện thoại di động, nhà máy

SEMCO sản xuất, lắp ráp các bộ vi xử lý và mạch tích hợp...) và hàng chục nhà

đầu tƣ khác của các tập đoàn Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia... kết hợp

97

với việc một số dự án lớn, trọng điểm về công nghiệp đầu tƣ từ những năm trƣớc bắt

đầu đi vào sản xuất và có sản phẩm tiêu thụ, xuất khẩu (Khai thác chế biến khoáng

sản Núi Pháo, khai thác mỏ sắt Tiến Bộ, cán Thái Trung, nhiệt điện An Khánh...).

Cùng với việc hình thành các khu công nghiệp tập trung và các dự án đầu tƣ lớn thì

các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên đã đƣợc thành lập qua các năm tạo thành các

DNCNNVV vệ tinh, DNCNNVV hỗ trợ cung cấp các sản phẩm phụ kiện, thiết bị,...

phục vụ cho việc sản xuất của các tập đoàn, DN lớn.

Nhƣ vậy, những kết quả đạt đƣợc trong giai đoạn vừa qua là khả quan, song

so với tiềm năng của tỉnh thì chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, công nghiệp phát triển

bứt phá tăng trƣởng nhanh nhƣng chƣa bền vững, một số chuyên ngành sản xuất

truyền thống chuyển đổi chậm, khu vực công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công

nghiệp phát triển manh mún, cần có phƣơng án chuyển dịch quyết liệt theo hƣớng

công nghiệp hoá, hiện đại hoá. [9] [37]

4.2.2. Thực trạng tăng trưởng doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh

Thái Nguyên

4.2.2.1. Sự tăng trưởng về số lượng các doanh nghiệp công nghiệp qua các năm

Bảng 4.2. Tốc độ tăng trƣởng về số lƣợng các doanh nghiệp công nghiệp

Thái Nguyên từ năm 2014 đến 2016

Phân theo ngành kinh tế cấp II 2014 2015 2016

Tốc độ tăng trƣởng

(%)

2015 so

với 2014

2016 so

với 2015

Công nghiệp khai khoáng 33 38 38 15,2 0

Công nghiệp chế biến, chế tạo 371 399 422 7,5 5,8

Sản xuất và phân phối điện, khí

đốt hơi nƣớc, nƣớc nóng và điều

hòa không khí

33 29 24 -12,1 -17,2

Cung cấp nƣớc, hoạt động quản

lý và xử lý rác thải, nƣớc thải 11 13 14 18,2 7,7

Tổng số 448 479 498 6,9 4,0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên)

98

Trong số các DNCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì DNCN hoạt động trong

lĩnh vực chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 371 DN năm 2014 lên đến 422 DN

năm 2016 (chiếm 84,7%), số lƣợng các DNCN trên địa bàn tăng nhanh trong từng

giai đoạn. Nếu nhƣ năm 2014 số DNCN trên địa bàn có 448 DN thì đến 2016 số DN

này đã tăng lên thành 498 đơn vị. Công nghiệp khai khoáng trong giai đoạn trƣớc

năm 2010 phát triển rất mạnh, sau khi chấn chỉnh lại công tác quản lý tài nguyên

khoáng sản, sắp xếp lại các cơ sở khai thác mỏ, đến 2015 và 2016 đã thu gọn lại,

giảm xuống chỉ còn khoảng 38 DN (So với năm 2010 là 46 DN [9]). Công nghiệp

sản xuất, phân phối điện, khí đốt hơi nƣớc giảm dần từ 33 xuống còn 24 DN. [9]

4.2.2.2. Sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa phân theo

ngành kinh tế

Bảng 4.3. Cơ cấu và tăng trƣởng về số lƣợng các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên

từ năm 2014 đến năm 2016

Ngành kinh tế

Năm 2014 Năm 2015 2016 Tốc độ tăng

trƣởng (%)

Số

lƣợng

Tỷ lệ

(%)

Số

lƣợng

Tỷ lệ

(%)

Số

lƣợng

Tỷ

lệ

(%)

2015

so với

2014

2016 so

với

2015

Công nghiệp khai

khoáng 20 7,46 24 8,39 24 8,02 20 0

Công nghiệp chế

biến và chế tạo 226 84,33 243 84,96 259 86,6 7,5 6,6

Sản xuất và phân

phối điện, khí đốt hơi

nƣớc, nƣớc nóng và

điều hòa không khí

14 5,22 9 3,15 6 2,31 -35,7 -33,3

Cung cấp nƣớc, hoạt

động quản lý và xử

lý rác thải, nƣớc thải

8 2,99 10 3,50 10 3,86 25 0

Tổng số 268 100 286 100 299 100 6,7 4,5

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên & Tổng hợp của tác giả)

99

Cùng với xu hƣớng của các DNCN, các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên qua 3

năm cũng có sự chuyển dịch, trong đó có thể thấy số lƣợng các DNCNNVV trong

ngành chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 226 DN chiếm 84,33% năm 2014 tăng

lên 259 DN năm 2016 chiếm 86,6% trong tổng ngành. Ở đây ta thấy, số lƣợng DN

ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt hơi nƣớc, nƣớc nóng và điều hòa không

khí có sự dịch chuyển giảm từ 14 DN năm 2014 xuống còn 06 DN năm 2016,

nguyên nhân là do có sự giải thể của một số DN hoạt động kém hiệu quả. [9]

4.2.3. Sự chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

4.2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa theo loại hình

Bảng 4.4 đã thể hiện sự biến động về số lƣợng DNCNNVV theo loại hình DN.

Số lƣợng công ty TNHH chiếm lớn nhất trong tổng số DN (từ 33,2% năm 2014 đến

40,5% năm 2016), kế đến là công ty cổ phần, DN tƣ nhân và DN liên doanh trong

lĩnh vực công nghiệp theo thống kê chiếm số lƣợng ít nhất và không có sự biến

động qua 3 năm. Ở đây, ta thấy tỷ lệ các HTX công nghiệp giảm dần hàng năm do

sự giải thể của một số HTX dịch vụ điện sau khi bàn giao lƣới điện.

Bảng 4.4. Số lƣợng DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên phân

theo loại hình doanh nghiệp

Năm

Loại hình

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số

lƣợng

(DN)

Cơ cấu

(%)

Số

lƣợng

(DN)

Cơ cấu

(%)

Số

lƣợng

(DN)

Cơ cấu

(%)

Doanh nghiệp tƣ nhân 68 25,4 72 25,2 73 24,4

Công ty TNHH 89 33,2 105 36,7 121 40,5

Công ty cổ phần 79 29,5 80 28 82 27,4

DN liên doanh 1 0,4 1 0,3 1 0,3

HTX 31 11,5 28 9,8 22 7,4

Tổng số 268 100 286 100 299 100

(Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh Thái Nguyên & Tổng hợp của tác giả)

100

4.2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa theo đơn vị

hành chính

Bảng 4.5. Số DNCNNVV hoạch toán độc lập phân theo đơn vị hành chính

Năm

Địa bàn

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số

lƣợng

(DN)

Cơ cấu

(%)

Số

lƣợng

(DN)

Cơ cấu

(%)

Số

lƣợng

(DN)

Cơ cấu

(%)

TP Thái Nguyên 115 42,9 117 40,9 120 40,1

Thành phố Sông Công 45 16,8 43 15 44 14,7

Thị xã Phổ Yên 35 13,1 39 13,6 43 14,4

Huyện Định Hóa 5 1,9 7 2,5 7 2,4

Huyện Võ Nhai 2 0,7 5 1,8 4 1,3

Huyện Phú Lƣơng 11 4,1 13 4,6 14 4,7

Huyện Đồng Hỷ 29 10,8 26 9,1 27 9,0

Huyện Đại Từ 15 5,6 17 5,9 19 6,4

Huyện Phú Bình 11 4,1 19 6,6 21 7,0

Tổng số 268 100 286 100 299 100

(Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh Thái Nguyên & Tổng hợp của tác giả)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có một số khu vực công nghiệp tập trung nằm

ngoài thành phố Thái Nguyên nhƣ: Yên Bình, Sông Công, Đồng Hỷ - Võ Nhai, Đại

Từ. Khu Yên Bình với ƣu thế là các ngành sản xuất linh kiện, lắp ráp thiết bị điện,

điện tử (công nghiệp ứng dụng công nghệ cao) có giá trị sản xuất công nghiệp rất

lớn, trong tƣơng lai đây sẽ là một trong những khu công nghệ tập trung có giá trị

sản xuất lớn của Việt Nam, song chủ yếu là các DNCN có quy mô lớn và thuộc về

khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Khu Sông Công vẫn duy trì là một trong

những trung tâm công nghiệp cơ khí lớn của tỉnh với các hoạt động sản xuất chế tạo

động cơ diezel, hộp số, phụ tùng xe máy, ô tô, đúc chi tiết cơ khí, sản xuất dụng cụ

các loại, khu Đồng Hỷ - Võ Nhai chủ yếu tập trung cho sản xuất vật liệu xây dựng

và khai thác mỏ [37].

Qua bảng 4.5, ta thấy số lƣợng DNCNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có

sự điều chỉnh nhƣ sau: Năm 2016, các địa bàn có sự điều chỉnh số lƣợng DN tăng

so với năm 2015 là thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên,

101

huyện Phú Lƣơng, huyện Đồng Hỷ, huyện Đại Từ và huyện Phú Bình. Địa bàn có

sự điều chỉnh giảm so với năm 2015 là huyện Võ Nhai và địa bàn có số DN không

thay đổi là huyện Định Hóa. Nhìn chung, qua con số tổng có thể thấy tốc độ tăng

DN của giai đoạn 2014 - 2015 thấp hơn so với giai đoạn 2015 - 2016. [9] Có thể

thấy, hai huyện nghèo là Định Hóa và Võ Nhai vẫn là huyện có số lƣợng DN thấp

nhất trong toàn tỉnh - nơi tập trung chủ yếu các DNCNNVV khai khoáng.

Nhƣ vậy, sự dịch chuyển các DNCNNVV ở các đơn vị hành chính tỉnh Thái

Nguyên qua 3 năm đã theo định hƣớng phát triển chung của tỉnh và đƣợc dự báo

trong “Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2025,

tầm nhìn 2030” nhằm tạo thế cân bằng về nguồn lực, nguồn nguyên liệu giữa các

vùng trong tỉnh.

4.2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa theo ngành

kinh tế

Trong những năm qua, DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên chủ yếu vẫn là

DNNVV luyện kim, cán kéo thép, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu

xây dựng,... Đây là những loại hình DN sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, năng

lƣợng, gây nhiều bất lợi cho cơ sở hạ tầng và môi trƣờng. Chủ trƣơng của tỉnh sau

năm 2015 sẽ hạn chế phát triển những DNNVV trong những lĩnh vực này và từng

bƣớc chuyển dịch cơ cấu nội bộ DN theo hƣớng ƣu tiên phát triển các DNNVV công

nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến,

DNNVV công nghiệp công nghệ thông tin, DNNVV công nghiệp nhẹ sản xuất hàng

tiêu dùng và các DNNVV công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm gắn với

vùng nguyên liệu tập trung, gắn với xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao hiệu quả

đầu tƣ. [37]

4.2.4. Sự tăng trưởng về chất lượng của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

4.2.4.1. Sự tăng trưởng về tổng vốn và quy mô vốn kinh doanh bình quân

Sự biến động về tổng nguồn vốn của các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên qua 3 năm đƣợc thể hiện ở bảng 4.6. Qua đó, các DNCNNVV chế biến và

chế tạo có tổng nguồn vốn lớn nhất và tăng nhanh qua các năm. Nguồn vốn kinh

doanh thấp nhất năm 2016 thuộc về các DNCNNVV sản xuất và phân phối điện,

khí đốt hơi nƣớc, nƣớc nóng và điều hòa không khí.

102

Bảng 4.6. Tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

ĐVT: Tỷ đồng

Năm

Ngành

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Tốc độ tăng trƣởng

(%)

2015 so

với 2014

2016 so

với 2015

Công nghiệp khai khoáng 1.146 1.528,3 1.832,1 33,4 19,9

Công nghiệp chế biến và

chế tạo 13.718,2 21.419,2 25.838,4 56,1 20,6

Sản xuất và phân phối

điện, khí đốt hơi nƣớc,

nƣớc nóng và điều hòa

không khí

704,2 695,6 591,5 -1,2 -15

Cung cấp nƣớc, hoạt

động quản lý và xử lý

rác thải, nƣớc thải

186,4 367 781,2 96,9 112,9

Tổng 15.754,8 24.010,1 29.043,2 52,4 21

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên và tổng hợp của tác giả)

Bảng 4.7. Quy mô vốn kinh doanh bình quân của 1 DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên

ĐVT: Tỷ đồng

Năm

Ngành

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Tốc độ tăng trƣởng

(%)

2015 so với

2014

2016 so với

2015

Công nghiệp khai khoáng 57,3 63,7 76,3 11,2 19,8

Công nghiệp chế biến, chế tạo 60,7 88,1 99,8 45,1 13,2

Sản xuất và phân phối điện, khí

đốt hơi nƣớc, nƣớc nóng và

điều hòa không khí

50,3 77,3 98,5 53,7 27,6

Cung cấp nƣớc, hoạt động quản

lý và xử lý rác thải, nƣớc thải 23,3 36,7 78,1 57,5 112,8

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên và tổng hợp của tác giả)

Bên cạnh đó, quy mô vốn kinh doanh bình quân của 1 DNCNNVV tỉnh Thái

Nguyên tăng đều qua các năm, năm 2016, DNCNNVV chế biến, chế tạo có tốc độ

tăng và quy mô tăng nhanh phù hợp với chiến lƣợc phát triển DNCN và ngành công

nghiệp của tỉnh. Ở đây, có sự gia tăng đột biến của các DNCNNVV trong lĩnh vực

cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải do sự gia tăng về số

lƣợng DNCN và DNCNNVV kéo theo lƣợng lao động (trong và ngoài tỉnh) sinh

hoạt trên địa bàn tỉnh tăng cao.

103

4.2.4.2. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Qua bảng 4.4 và 4.8, ta có thể nhận thấy cùng với sự gia tăng về số lƣợng các

DNCNNVV trong lĩnh vực chế biến thì doanh thu của các DN cũng tăng, song tốc

độ tăng doanh thu của các DNCNNVV năm giai đoạn 2015 – 2016 không cao bằng

tốc độ tăng của năm 2014 - 2015 khi tỷ trọng DNCNNVV chế biến và chế tạo đạt từ

94,6% năm 2014 giảm xuống còn 89,9% năm 2015 và tƣơng tự nhƣ vậy với năm

2016. Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành trong giai đoạn 2011-2015 theo hƣớng gia

tăng tỷ trọng các ngành cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ thông tin và giảm dần tỷ

trọng các ngành công nghiệp truyền thống nhƣ luyện kim, sản xuất VLXD, khai

thác mỏ cũng đã đƣợc dự báo trong “Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn 2030” [9] [37].

Bảng 4.8. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu thuần theo ngành công nghiệp của các

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014 đến năm 2016

ĐVT: Tỷ đồng

Ngành công

nghiệp

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng

trƣởng (%)

Tổng số % Tổng số % Tổng số %

2015

so với

2014

2016 so

với

2015

Công nghiệp khai

khoáng 435,137 4,2 1.057,444 8,5 1.270,604 9,2 143,0 20,1

Công nghiệp chế

biến và chế tạo 9.802,303 94,6 11.146,073 89,9 12.392,837 89,9 13,7 11,1

Sản xuất và phân

phối điện, khí đốt

hơi nƣớc, nƣớc

nóng và điều hòa

không khí

60,281 0,6 64,507 0,5 50,773 0,4 7,0 -21,3

Cung cấp nƣớc,

hoạt động quản lý

và xử lý rác thải,

nƣớc thải

64,856 0,6 136,651 1,1 69,714 0,5 110,7 -49

Tổng số 10.362,577 100 12.404,675 100 13.783,928 100 19,7 11,1

(Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh Thái Nguyên & Tổng hợp của tác giả)

104

Đối với ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt hơi nƣớc, nƣớc nóng và

điều hòa không khí do có sự sụt giảm về số lƣợng các DN nên doanh thu năm 2016

của ngành cũng có sự sụt giảm. Ngành khai khoáng có sự tăng đột biến trong doanh

thu của năm 2015 so với năm 2014 khi tỷ trọng từ 4,2% năm 2014 tăng lên 8,5%

năm 2015 và 9,2 % năm 2016, nguyên nhân là do có sự thành lập mới của một số

DN tƣ nhân, công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực khai thác than và khoáng sản

làm tăng đáng kể doanh thu của ngành. Đối với ngành cung cấp nƣớc, hoạt động

quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải ta cũng nhận thấy có sự tăng đáng kể về doanh

thu của năm 2015 so với năm 2014 với tỷ trọng từ 0,6% năm 2014 tăng lên 1,1%

năm 2015, nguyên nhân là do có sự đóng góp khá lớn vào doanh thu của DN hoạt

động chuyên về xử lý rác thải mới đƣợc thành lập. [9]

Bảng 4.9. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNCNNVV

tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tốc độ

phát triển

(%)

2015

so với

2014

2016

so với

2015

Tổng doanh thu 10.362,577 12.404,675 13.783,928 119,7 111,1

Tổng chi phí 9.230,975 10.095,321 10.501,491 109,4 104,0

Lợi nhuận trƣớc thuế 1.131,602 2.309,354 3.282,437 204,1 142,1

Nộp ngân sách nhà nƣớc 392,820 486,984 586,376 124,0 120,4

Lợi nhuận sau thuế 738,782 1.822,370 2.696,061 246,7 147,9

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy tổng chi phí của các

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên có sự biến động tƣơng đồng với sự thay đổi về

doanh thu qua các năm và tốc độ tăng chi phí giai đoạn 2014 - 2015 cao hơn so với

tốc độ tăng giai đoạn 2015 - 2016, do giai đoạn năm 2014 có sự thành lập mới của các

DN cũng nhƣ việc đầu tƣ vào chi phí sản xuất nhằm đạt mức doanh thu cao. Thông qua

đó, ta thấy mức tăng về tổng nộp ngân sách Nhà nƣớc cũng nhƣ tổng lợi nhuận sau

thuế của DN.

105

4.2.4.3. Sự tăng trưởng về số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa

Qua bảng 4.10 và 4.11 ta thấy rằng: Qua 3 năm, số lƣợng lao động trong các

DNCN và DNCNNVV tăng lên nhanh chóng. Trong tổng số lao động của các

ngành kinh tế cấp II của tỉnh thì lao động trong ngành công nghiệp chế biến luôn

chiếm tỷ trọng cao nhất do số lƣợng DN hoạt động trong lĩnh vực này cũng chiếm

tỷ lệ lớn nhất. Cụ thể: Lao động trong DNCNNVV chế biến, chế tạo chiếm 84,9%

năm 2014, 87,6% năm 2015 và 87,6% năm 2016.

Bảng 4.10. Tốc độ tăng trƣởng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp

Thái Nguyên phân theo ngành kinh tế

ĐVT: Người

Ngành kinh tế 2014 2015 2016

Tốc độ tăng trƣởng (%)

(%)

2015

so với 2014

2016

so với 2015

Khai khoáng 3.768 3.479 3.379 -7,7 -2,9

Công nghiệp chế biến,

chế tạo

43.695 95.392 130.779 118,3 37,1

Sản xuất và phân phối

điện, khí đốt hơi nƣớc,

nƣớc nóng và điều hòa

không khí

1.809 2.055 1.844 13,6 -10,3

Cung cấp nƣớc, hoạt

động quản lý và xử lý

rác thải, nƣớc thải

1.233 1.426 1.611 15,7 13

Tổng số 50.505 102.352 137.613 102,7 34,5

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Ở đây ta thấy các con số có sự biến động liên tục qua 3 năm, nguyên nhân là

cuối năm 2012 - 2013, do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới

cũng nhƣ ở Việt Nam dẫn đến việc nhiều lao động bị rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Đến giai đoạn năm 2014 - 2015, qua bảng 4.10 có thể thấy số lƣợng lao động trong

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2015 tăng hơn 2 lần so với năm 2014,

nguyên nhân là do sự thành lập của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam

Thái Nguyên (SEVT) (thuộc loại hình DN lớn). Sự ra đời của tập đoàn SamSung

106

kéo theo sự thành lập và hoạt động của khá nhiều các DNCN phụ trợ, đó là những

DN vệ tinh mà chủ yếu là đối tƣợng DNCNNVV dẫn đến lƣợng lao động trong các

DNCNNVV tăng lên.

Bảng 4.11. Tốc độ tăng trƣởng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp

nhỏ và vừa phân theo ngành kinh tế

ĐVT: Người

Ngành kinh tế 2014 2015 2016

Tốc độ tăng trƣởng

(%)

2015 so

với 2014

2016 so

với 2015

Công nghiệp khai khoáng 1.529 1.100 1.045 -28,1 -5

Công nghiệp chế biến, chế tạo 12.083 13.403 13.757 10,9 2,6

Sản xuất và phân phối điện,

khí đốt hơi nƣớc, nƣớc nóng

và điều hòa không khí

308 364 348 18,2 4,4

Cung cấp nƣớc, hoạt động

quản lý và xử lý rác thải,

nƣớc thải

316 427 553 35,1 29,5

Tổng 14.236 15.294 15.703 7,4 2,7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2016 và tổng hợp của tác giả)

Bên cạnh đó, ta cũng thấy tỷ trọng các DNCNNVV khai khoáng có sự biến động

giảm trong giai đoạn năm 2014 - 2015, nguyên nhân là do có sự chấn chỉnh lại công tác

quản lý tài nguyên khoáng sản, sắp xếp lại các cơ sở và DN khai thác mỏ, đến 2015 đã

thu gọn lại, do đó lao động trong các DNCN khai khoáng giảm mạnh từ 3.768 ngƣời

năm 2014 xuống còn 3.479 ngƣời năm 2015 và 3.379 ngƣời năm 2016 (Bảng 4.10),

cùng với đó số lao động trong các DNCNNVV giảm từ 1.529 ngƣời năm 2014 xuống

còn 1.100 ngƣời năm 2015 và 1.045 ngƣời năm 2016. (Bảng 4.11) [9] [37]

Thông qua kết quả ở bảng 4.12, có thể thấy thực trạng trình độ ngƣời lao động

trong các DNCNNVV năm 2016, nhìn chung lực lƣợng lao động có trình độ đại học trở

lên chiếm thấp nhất (thấp nhất chiếm 6,4% trong ngành công nghiệp cung cấp nƣớc, hoạt

động quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải và cao nhất chiếm 9,7% trong ngành công

nghiệp chế biến, chế tạo), lực lƣợng lao động có trình độ cao đẳng nghề, cao đẳng

chuyên nghiệp và trung cấp nghề vẫn chiếm tỷ trọng lớn (từ 34,3% đến 45,7%).

107

Xét về tổng thể, lực lƣợng lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 9,5%,

trung cấp, cao đẳng chiếm số lƣợng đa số với 79,9% và lao động phổ thông chiếm

10,6%. Điều này tạo ra thách thức lớn cho chính quyền địa phƣơng trong việc đào

tạo nghề cho ngƣời lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

Bảng 4.12. Cơ cấu trình độ ngƣời lao động trong các DNCNNVV

tỉnh Thái Nguyên năm 2016

Ngành nghề Số

Lao động

phổ thông Trung cấp Cao đẳng

Đại học

trở lên

Số

lƣợng

(Ngƣời

)

Tỷ

lệ

(%)

Số lƣợng

(Ngƣời)

Tỷ lệ

(%)

Số

lƣợng

(Ngƣời

)

Tỷ lệ

(%)

Số

lƣợng

(Ngƣời

)

Tỷ lệ

(%)

Công nghiệp khai

khoáng 1.045 115 11,0 440 42,1 408 39,1 82 7,8

Công nghiệp chế

biến, chế tạo 13.757 1.444 10,5 5.750 41,8 5.228 38,0 1.335 9,7

Sản xuất và phân phối

điện, khí đốt hơi nƣớc,

nƣớc nóng và điều hòa

không khí

348 37 10,7 134 38,5 144 41,3 33 9,5

Cung cấp nƣớc, hoạt

động quản lý và xử lý

rác thải, nƣớc thải

553 75 13,6 253 45,7 190 34,3 35 6,4

Tổng 15.703 1.671 10,6 6.577 41,9 5.970 38 1.485 9,5

(Nguồn: Sở Lao động, thương binh và xã hội)

4.2.4.4. Quy mô lao động bình quân của một doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Bảng 4.13. Quy mô lao động bình quân của một DNCNNVV

ĐVT: Người

Ngành kinh tế 2014 2015 2016

Công nghiệp khai khoáng 76,5 45,8 43,5

Công nghiệp chế biến, chế tạo 53,5 55,2 53,1

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt hơi nƣớc,

nƣớc nóng và điều hòa không khí 22 40,4 58

Cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý

rác thải, nƣớc thải 39,5 42,7 55,3

Tổng 53,1 53,5 52,5

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên 2016 và tổng hợp của tác giả)

108

Kết quả ở bảng 4.13 cho thấy quy mô lao động bình quân của một

DNCNNVV phân theo ngành kinh tế. Nếu nhƣ các DN trong các lĩnh vực công

nghiệp đều có quy mô lao động tăng dần hàng năm thì các DN khai khoáng có quy

mô lao động giảm dần, đây là kết quả công tác chấn chỉnh, quy hoạch lại các DN

khai khoáng giai đoạn năm 2014 - 2015. Nhìn chung, quy mô lao động của một

DNCNNVV trên địa bàn tỉnh tăng đều qua các năm tạo việc làm cho số lƣợng lớn

lao động trong toàn tỉnh.

4.2.4.5. Kết quả tạo việc làm và thu nhập bình quân năm của 1 lao động tại các

doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Bảng 4.14. Kết quả tạo việc làm cho ngƣời lao động tại các DNCNNVV

tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

Tiêu chí ĐVT Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Tốc độ phát triển (%)

2015 so

với 2014

2016 so

với 2015

Giải quyết việc làm Ngƣời 8.292 9.634 11.921 116,2 123,7

Thu nhập bình

quân của lao động

Triệu

đồng/tháng 4,4 4,9 5,8 111,4 118,4

Lao động có việc

làm ổn định,

thƣờng xuyên

Lao động 7.792 8.959 11.325 115,0 126,4

(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)

Sự mở rộng về quy mô DNCNNVV nói riêng, DNCN nói chung và sự chuyển

dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp giải quyết cho số lƣợng lớn lao động trong và

ngoài tỉnh có việc làm với mức thu nhập trung bình và trung bình khá. Lƣợng việc

làm đƣợc tăng đều hàng năm góp phần giải quyết bài toán lớn cho chính quyền tỉnh

trong chiến lƣợc CNH - HĐH khi một bộ phận lao động nông thôn bị thu hồi đất,

không có việc làm. Qua bảng 4.14 có thể thấy các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên

trong 3 năm qua đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển xã hội khi giải quyết việc

làm cho 11.921 ngƣời năm 2016 với mức thu nhập bình quân 5,8 triệu đồng/ tháng.

Nhìn chung, tốc độ tăng thu nhập năm sau luôn cao hơn năm trƣớc đã thể hiện đƣợc

tính ƣu việt lớn của việc phát triển loại hình DN này tại địa phƣơng, góp phần ổn

định và an sinh xã hội.

109

4.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên nhìn từ phía doanh nghiệp

4.3.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

4.3.1.1. Chính sách của Nhà nước

Trong những năm qua, Chính phủ đã xây dựng và điều chỉnh nhiều chính sách

nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của các DNNVV nói chung và DNCNNVV nói riêng.

Cụ thể: Từ năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày

23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV, tiếp đó ngày 23/10/2006, Thủ tƣớng

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch phát

triển DNNVV 05 năm (giai đoạn 2006 - 2010) đề ra các giải pháp nhằm tạo lập môi

trƣờng đầu tƣ, kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV

trên cơ sở huy động các nguồn lực trong và ngoài nƣớc.

Ngoài ra, ngày 30/6/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP

về trợ giúp phát triển DNNVV (thay thế Nghị định 90/2001/NĐ-CP) quy định các

chính sách trợ giúp và quản lý nhà nƣớc về trợ giúp phát triển DNNVV. Theo đó,

Nhà nƣớc có chính sách trợ giúp DNNVV trong các lĩnh vực cụ thể nhƣ sau:

a, Trợ giúp về tài chính

- Nhà nƣớc khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV.

- Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành cơ chế khuyến khích và dành một số dự án hỗ

trợ kỹ thuật để tăng cƣờng năng lực cho các tổ chức tài chính phù hợp mở rộng tín

dụng cho các DNNVV, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với DNNVV,

cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tƣ vấn tài chính, quản lý đầu tƣ và các dịch vụ hỗ trợ

khác cho khách hàng là đối tƣợng DNNVV.

- Thông qua các chƣơng trình trợ giúp đào tạo, Nhà nƣớc hỗ trợ các DNNVV

nâng cao năng lực lập dự án, phƣơng án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ

chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của DNNVV.

- Thành lập Quỹ phát triển DNNVV với mục đích tài trợ các chƣơng trình

giúp nâng cao nâng lực cạnh tranh cho DNNVV, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi

mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trƣờng, đầu tƣ,

đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phát triển công nghiệp hỗ trợ và

nâng cao năng lực quản trị DN.

110

b, Mặt bằng sản xuất

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng dành quỹ đất và thực hiện các

biện pháp khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các DNNVV thuê

làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh hoặc di dời ra khỏi nội thành, nội thị để bảo đảm

cảnh quan môi trƣờng.

c, Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật

- Khuyến khích đầu tƣ đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị kỹ thuật và mở

rộng sản xuất của các DNNVV đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công

nghiệp hỗ trợ.

- Xây dựng chƣơng trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản

phẩm mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các DNNVV, hỗ trợ

đánh giá và lựa chọn công nghệ.

d, Xúc tiến mở rộng thị trường

Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến mở rộng

thị trƣờng cho DNNVV và dành một phần ngân sách xúc tiến thƣơng mại quốc gia

cho DNNVV.

e, Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực

Hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các

DNNVV, chủ yếu tập trung vào quản trị doanh nghiệp. Kế hoạch trợ giúp đào tạo

nguồn nhân lực cho các DNNVV đƣợc lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội hàng năm, 5 năm của các Bộ, ngành và địa phƣơng. Bên cạnh đó, Bộ Kế

hoạch và Đầu tƣ chủ trì, tổng hợp nhu cầu trợ giúp đào tạo cho các DNNVV làm cơ

sở để Bộ Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ trong kế hoạch ngân sách

hàng năm của các Bộ, ngành, địa phƣơng.

Tiếp đó, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ và phát

triển DN đến năm 2020 đã khẳng định 10 nguyên tắc và 5 nhóm giải pháp cần thực

hiện với mục tiêu Nhà nƣớc kiến tạo, lấy DN là đối tƣợng phục vụ, tạo mọi điều

kiện thuận lợi để ngƣời dân và DN khởi nghiệp, tự do kinh doanh trong những

ngành nghề mà pháp luật không cấm. Theo đó, kết quả triển khai Nghị quyết đã tạo

111

chuyển biến tích cực về tƣ tƣởng, nhận thức của bộ máy công quyền với tinh thần phục

vụ và hỗ trợ phát triển DN, từng bƣớc tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc của DN, cải

thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tƣ mở rộng

sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội.[57]

Ngoài ra, ngày 17 tháng 5 năm 2017, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Chỉ thị số

20/CT-TTg về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với DN trong đó

yêu cầu khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình

trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với DN,… nhằm tăng cƣờng các giải

pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DN nói chung và DNNVV nói riêng.

Với những chính sách hỗ trợ trên từ Chính phủ, môi trƣờng kinh doanh và

năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã đƣợc cải thiện đáng kể. Năm 2017, Việt Nam

đƣợc Ngân hàng Thế giới đánh giá tăng 14 bậc khi xếp hạng môi trƣờng kinh

doanh, đứng thứ 68/190 nền kinh tế, năng lực cạnh tranh quốc gia đƣợc Diễn đàn

kinh tế thế giới (WEF) đánh giá tăng 5 bậc, đứng thứ 55/137 quốc gia và vùng lãnh

thổ,… Môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh đƣợc cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho

DNNVV phát triển, nhất là các DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó,

số lƣợng DN thành lập mới tăng mạnh qua các năm khi chỉ trong năm 2017, Việt

Nam đã có trên 10.800 DN thành lập mới – con số cao nhất từ trƣớc tới nay.[57]

Ngoài ra, Luật chuyển giao công nghệ năm 2017 có hiệu lực từ 01/7/2018 có

thay đổi, chỉnh lý một số nội dung. Trong đó, có những nội dung quan trọng nhƣ

chính sách của Nhà nƣớc đối với chuyển giao công nghệ, các công nghệ cần khuyến

khích, hạn chế, cấm chuyển giao, thẩm định công nghệ trong các dự án đầu tƣ, các

biện pháp khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển thị trƣờng.

Trong lĩnh vực tài chính, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN)

hạ mặt bằng lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát, có biện pháp hỗ trợ,

đơn giản hóa thủ tục cho vay và tăng tín dụng đối với DNCNNVV, DNCNNVV sản

xuất hàng xuất khẩu, DNNVV công nghiệp hỗ trợ.

Năm 2017, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc Quốc hội thông qua và

có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 gồm 4 chƣơng 35 Điều. Theo đó, chính sách trợ

giúp DNNVV đƣợc cụ thể trong các lĩnh vực nhƣ sau: [62] [56]

112

a, Hỗ trợ tiếp cận tín dụng

- Xây dựng chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dƣ nợ cho vay đối với

DNNVV, khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với DNNVV dựa trên xếp

hạng tín nhiệm DN và biện pháp phù hợp khác, khuyến khích thành lập tổ chức tƣ

vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Hỗ trợ xây dựng phƣơng án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cƣờng năng

lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng

cao khả năng tiếp cận tín dụng.

b, Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng

cho DNNVV dựa trên tài sản bảo đảm hoặc phƣơng án sản xuất, kinh doanh khả thi

hoặc xếp hạng tín nhiệm của DNNVV.

c, Hỗ trợ thuế, kế toán

DNNVV đƣợc áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập DN thấp hơn

mức thuế suất thông thƣờng áp dụng cho DN theo quy định của pháp luật về thuế

thu nhập DN. DN siêu nhỏ đƣợc áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế

toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán.

d, Hỗ trợ mặt bằng sản xuất

Hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho DNNVV tại các KCN, khu công nghệ cao, cụm

công nghiệp trên địa bàn với hời gian hỗ trợ tối đa là 05 năm kể từ ngày ký hợp

đồng thuê mặt bằng.

e, Hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung

Hỗ trợ DNNVV nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn

thiện, làm chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tƣ vấn, tìm

kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát

triển tài sản trí tuệ của DN.

- Cơ sở ƣơm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung đƣợc hƣởng các hỗ trợ:

+ Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

theo quy định của pháp luật;

+ Miễn, giảm thuế thu nhập DN có thời hạn theo quy định của pháp luật về

thuế thu nhập DN.

113

f, Hỗ trợ mở rộng thị trường

Doanh nghiệp, tổ chức đầu tƣ, kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất

80% số DNNVV tham gia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam

đƣợc hƣởng các hỗ trợ sau:

- Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

theo quy định của pháp luật;

- Miễn, giảm thuế thu nhập DN có thời hạn theo quy định của pháp luật về

thuế thu nhập DN.

g, Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

DNNVV đƣợc miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân

sách nhà nƣớc về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề cho

lao động làm việc trong các DNNVV. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc tổ chức thực hiện các

chƣơng trình đào tạo trực tuyến, chƣơng trình đào tạo trên các phƣơng tiện thông tin

đại chúng khác cho DNNVV; hỗ trợ hoạt động đào tạo trực tiếp tại DNNVV trong

lĩnh vực sản xuất, chế biến.

Ngoài ra, Luật còn quy định rõ ràng về các chính sách hỗ trợ DNNVV chuyển

đổi từ hộ kinh doanh; Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; Hỗ trợ DNNVV tham

gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và thành lập Quỹ phát triển DNNVV nhằm trợ

giúp các DNNVV trên.

Nhìn chung, các điều khoản quy định trong Luật hỗ trợ DNNVV đã cụ thể và

chi tiết hơn so với Nghị định số 56/2009/NĐ-CP theo đối tƣợng và mục tiêu đối với

từng loại nhu cầu, vấn đề của DNNVV. Nhƣ vậy, việc xây dựng và ban hành Luật

Hỗ trợ DNNVV tại thời điểm hiện nay là hết sức cấp thiết góp phần đem lại hiệu

quả chung cho xã hội và tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc.

Trong thời gian vừa qua, việc triển khai thực hiện chính sách của Nhà nƣớc đối

với các DNNVV nói chung và DNCNNVV nói riêng đã tồn tại một số bất cập nhƣ

chính sách hỗ trợ DNNVV đƣợc quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP nhƣng

chịu sự điều chỉnh của các luật trong các ngành, lĩnh vực khác (nhƣ Luật Đất đai,

Luật Đầu tƣ, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Đấu thầu, Luật Khoa học và Công nghệ

năm 2013, các Luật về thuế…) dẫn đến hiệu lực thực thi của Nghị định số

56/2009/NĐ-CP chƣa cao.

Bên cạnh đó, các chính sách quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP mang

tính khuyến khích chung, chƣa cụ thể dẫn đến kết quả hỗ trợ còn hạn chế, chính

114

sách hỗ trợ chƣa đi vào cuộc sống. Điển hình là các chính sách hỗ trợ tài chính, mặt

bằng sản xuất, hỗ trợ mua sắm công, ƣơm tạo DN... [6]

Ngoài ra, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP quy định kế hoạch và chƣơng trình trợ

giúp phát triển DNNVV, song lại không quy định nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện,

chƣa tạo ra cơ chế hình thành nguồn kinh phí dành riêng hỗ trợ DNNVV mà chủ

yếu lồng ghép vào các chƣơng trình, chính sách hiện hành theo ngành, lĩnh vực.

Ngoài ra, biểu đồ 4.2 cho thấy sự đánh giá của cán bộ quản lý về nhân tố

Chính sách của Nhà nước có giá trị trung bình dao động trong khoảng từ 2.97 -

3.15, đạt mức trung bình. Cụ thể, ngƣời đƣợc hỏi đánh giá về quan điểm “Chính

phủ ban hành đầy đủ các chính sách, quy định rõ ràng nhằm hỗ trợ các

DNCNNVV” với mức điểm thấp nhất ( = 2,97) cho thấy rằng mặc dù trong những

năm vừa qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho DNNVV, song đối với

loại hình DN đặc thù là DNCNNVV có quy mô nhỏ, vốn ít dẫn đến việc mở rộng

thị trƣờng kinh doanh khá khó khăn. Khi Việt Nam đang trong giai đoạn tiệm cận

đến nền sản xuất công nghiệp theo hƣớng hiện đại nhằm thực hiện mục tiêu CNH -

HĐH đất nƣớc, trong thời gian tới, Chính phủ cần thể hiện rõ hơn nữa vai trò của

mình đối với lĩnh vực công nghiệp thông qua việc xây dựng chính sách cụ thể cho

các DNCNNVV để mở rộng phạm vi thụ hƣởng cho loại hình DN này. Bên cạnh

đó, những quan điểm khác đƣợc cán bộ quản lý đánh giá ở mức trung bình.

Biểu đồ 4.1. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về nhân tố Chính sách của

Nhà nước

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

3.01

3.15

2.97

3.06

Hệ thống pháp luật đƣợc

ban hành kịp thời nhằm hỗ

trợ DNCNNVV

Chính phủ xây dựng môi

trƣờng kinh doanh thuận lợi

nhằm hỗ trợ DNCNNVV

Chính phủ ban hành đầy đủ

các chính sách, quy định rõ

ràng nhằm hỗ trợ các

DNCNNVV

Chính sách của Chính phủ

đảm bảo hỗ trợ các

DNCNNVV đƣợc cạnh

tranh công bằng

115

4.3.1.2. Chính sách hỗ trợ của địa phương

Thái Nguyên là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công

nghiệp nói chung và các DNCNNVV nói riêng. Với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý

thuận tiện cùng hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng và các trƣờng đào tạo nghề

hàng năm đã cung cấp hàng trăm nghìn lao động cho Thái Nguyên và các tỉnh lân

cận. Chính vì vậy, những năm gần đây, Thái Nguyên thu hút đầu tƣ rất lớn từ trong

và ngoài nƣớc. Sự hỗ trợ mạnh mẽ và quyết liệt của chính quyền địa phƣơng trong

việc tạo môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, cải thiện thủ tục hành chính, xây

dựng chính sách ƣu đãi về thuế suất cũng nhƣ hạ tầng cơ sở,… góp phần tạo nên sự

phát triển của hệ thống DNCNNVV tại địa phƣơng. Cụ thể nhƣ sau:

Tập trung nâng cao chất lƣợng phục vụ trong giải quyết các thủ tục hành chính

nhƣ thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong việc tiếp nhận và trả kết quả

giải quyết TTHC tại gần 100% cơ quan hành chính nhà nƣớc trên địa bàn, giảm thời

gian đăng ký và cấp giấy đăng ký DN, minh bạch hóa thông qua các website về các

tài liệu, thông tin kế hoạch liên quan đến DN,... Đặc biệt, cải cách thủ tục hành

chính thuế đƣợc đánh giá rất cao khi giảm thời gian thanh tra thuế tại các DN (từ 8

giờ xuống còn 4,5 giờ đối với trung bình một cuộc thanh tra). Bên cạnh đó, UBND

tỉnh cũng đã ban hành các quyết định quy định về việc tiếp nhận, xử lý các vƣớng

mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về TTHC. Hàng năm, tỉnh tổ

chức lấy ý kiến thăm dò DNCNNVV về khó khăn, vƣớng mắc và kiến nghị trong

thực hiện TTHC liên quan đến hoạt động đầu tƣ và sản xuất kinh doanh của DN.

Qua đó, có thể đánh giá về mức độ hài lòng của DN về thực hiện TTHC, những khó

khăn cần tháo gỡ, đồng thời đánh giá đƣợc chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức

qua việc tiếp xúc và giải quyết công việc với các DN.

Bên cạnh những đột phá trong cải cách TTHC, việc xây dựng hạ tầng giao

thông hiện đại cũng là bƣớc đột phá quan trọng tạo điều kiện nhằm phát triển

DNCNNVV ở Thái Nguyên. Tuyến đƣờng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đi vào sử

dụng và các tuyến đƣờng vành đai, đƣờng gom nối các khu công nghiệp đã góp

phần kết nối mạng lƣới giao thông trong khu vực, đƣa Thái Nguyên trở thành vùng

kinh tế trọng điểm. Trong công tác hỗ trợ mặt bằng sản xuất, đối với những DN

116

thực hiện đầu tƣ các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm

sản và thực phẩm tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 đƣợc ngân sách tỉnh

hỗ trợ 30% chi phí bồi thƣờng giải phóng mặt bằng theo đơn giá bồi thƣờng, giải

phóng mặt bằng do UBND tỉnh ban hành tại thời điểm triển khai dự án, nhƣng tối

đa không quá 02 tỷ đồng/dự án.

Đặc biệt, quy chế xây dựng, tổ chức thực hiện, sử dụng và quản lý kinh phí

khuyến công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đƣợc xây dựng, theo đó, đối tƣợng

chính đƣợc hƣởng chính sách khuyến công là các DNCNNVV, HTX, tổ hợp tác, hộ

kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật trực tiếp đầu tƣ, sản

xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các DNCNNVV ở nông thôn (Huyện Võ

Nhai, huyện Định Hóa và các xã vào diện đầu tƣ của Chƣơng trình 135) sẽ đƣợc hỗ

trợ chi phí thành lập doanh nghiệp, không quá 10 triệu/doanh nghiệp, hỗ trợ 100%

các khoản phí thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng gian hàng, trang trí khi tham gia

các hội chợ triển lãm tại nƣớc ngoài cho các DNCNNVV ở nông thôn, chi hỗ trợ

100% chi phí vé máy bay cho các DNCNNVV nông thôn đi tham quan khảo sát,

học tập kinh nghiệm tại nƣớc ngoài, chi hỗ trợ tối đa 50% kinh phí (không quá 35

triệu đồng/cơ sở) cho các DNCNNVV ở nông thôn cho các lĩnh vực: lập dự án đầu

tƣ, marketing, quản lý sản xuất, tài chính, kế toán, nhân lực, thiết kế mẫu mã,...

Cùng với đó, trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh 15 HTX đƣợc hỗ trợ xây dựng

mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật từ

nguồn kinh phí của chƣơng trình khuyến công quốc gia và địa phƣơng. [37] [38]

Ngoài ra, chính quyền địa phƣơng đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác

khuyến công, đào tạo nghề, tập huấn, hỗ trợ hoạt động xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ

ứng dụng đổi mới thiết bị khoa học công nghệ, hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn

kỹ thuật, hỗ trợ đƣa các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh tham

gia các chƣơng trình hội chợ triển lãm... Năm 2016, hỗ trợ 350 triệu đồng cho 03

HTX chuyển giao máy móc thiết bị trong chế biến và bảo quản sản phẩm, 03 HTX

đƣợc hỗ trợ 105 triệu đồng xây dựng và đăng ký nhãn hiệu từ nguồn khuyến công quốc

gia. Bên cạnh đó, chủ động tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực cho các

DNCNNVV trên địa bàn tỉnh và triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ các đơn vị đƣa

117

hàng hóa vào các siêu thị, trung tâm thƣơng mại, hỗ trợ tham gia các chƣơng trình xúc

tiến thƣơng mại quốc gia và địa phƣơng với kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng. [37][38]

Hỗ trợ cho sự phát triển của các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh trong thời gian

qua có phần đóng góp khá lớn của Hiệp hội DNNVV tỉnh thông qua việc triển khai

các hoạt động hỗ trợ nhƣ mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức cho các đồng chí

lãnh đạo DN, thăm quan trao đổi kinh nghiệm hoạt động của các hội, lấy ý kiến của

các DN về dự thảo chính sách pháp luật, góp phần cải thiện môi trƣờng kinh doanh,

thu hút đầu tƣ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, với mục đích mở rộng kiến thức và hỗ

trợ lẫn nhau về vốn, Hiệp hội đã tiến hành ký thoả thuận hợp tác với các ngân hàng

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cùng với đó, Hiệp hội đã tuyên truyền tới các

DNCNNVV hỗ trợ kinh doanh với hình thức tiêu thụ sản phẩm của nhau (“Dùng

hàng cho nhau”), hỗ trợ về vốn trong kinh doanh giữa các DNCNNVV trong Hiệp

hội. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, Hiệp hội DNNVV tỉnh còn gặp một số

khó khăn xuất phát từ nguyên nhân căn bản từ việc Hiệp hội là một tổ chức xã hội

nghề nghiệp, vì thế kinh phí hoạt động hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của các

thành viên, chính quyền địa phƣơng hiện không có chính sách, chế độ hỗ trợ riêng

cho hoạt động của Hiệp hội, dẫn đến hiệu quả hoạt động của Hiệp hội chƣa thật sự

tƣơng xứng với tiềm năng.

Nhƣ vậy, bên cạnh những mặt tích cực, chính sách hỗ trợ của tỉnh vẫn còn

nhiều tồn tại, hạn chế nhƣ: Công tác kiểm tra, giám sát thực thi công vụ đối với cán

bộ, công chức chƣa thƣờng xuyên, liên tục, thực hiện công khai, minh bạch các hoạt

động công vụ chƣa triệt để, việc rà soát, bổ sung, công bố mới, sửa đổi các TTHC

còn chậm,... Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nƣớc chƣa đồng bộ

nhất là ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết TTHC, công khai TTHC, cung cấp

dịch vụ công trực tuyến..., đánh giá cán bộ công chức hàng năm còn mang tính hình

thức, chƣa sát với kết quả công việc đƣợc giao. [61] Bên cạnh đó, mức độ triển khai

chính sách hỗ trợ DNCNNVV ở địa phƣơng còn hạn chế khi công tác nắm bắt nhu

cầu và tình hình sản xuất kinh doanh của DNCNNVV còn yếu, tỉnh chƣa chủ động

xây dựng các chƣơng trình, chính sách trợ giúp DNCNNVV trên địa bàn, hầu hết

mới chỉ tham gia thực hiện các chƣơng trình do các Bộ, ngành chủ trì với mức độ

khiêm tốn.

118

Với nhân tố chính sách hỗ trợ của địa phƣơng, cán bộ quản lý ở DNCNNVV

tỉnh Thái Nguyên đánh giá mức điểm từ 3.70 - 3.95, đạt mức tốt. So với Chính sách

của Nhà nƣớc thì sự hỗ trợ của địa phƣơng đƣợc xem là gần gũi hơn với những đối

tƣợng thụ hƣởng - các DNCNNVV, trong đó họ đánh giá quan điểm “Hội DNNVV

tỉnh có nhiều hỗ trợ tích cực cho DN” với mức điểm thấp nhất ( = 3.70) cho thấy

rằng hoạt động của hội DNNVV ở tỉnh chƣa thực sự gây ấn tƣợng với các cán bộ

quản lý DNCNNVV, quan điểm “DN không gặp khó khăn gì về thủ tục hành chính tại

địa phương” với mức điểm cao nhất ( = 3.95). Từ kết quả đó cho thấy sự nỗ lực của

chính quyền địa phƣơng trong việc cải cách hành chính tại tỉnh đã đƣợc các cán bộ

quản lý DNCNNVV đánh giá cao, góp phần giải phóng bớt những thủ tục rƣờm rà, tạo

điều kiện cho các DNNVV, đặc biệt là DNCNNVV tiến hành hoạt động sản xuất kinh

doanh, đóng góp nguồn thu đáng kể vào ngân sách chung của tỉnh.

Biểu đồ 4.2. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về nhân tố chính sách

hỗ trợ của địa phương

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

4.3.1.3. Nguồn nguyên liệu

Nguyên liệu là một trong những yếu tố đầu vào đầu tiên và quan trọng cho bất

kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào từ sản xuất nông nghiệp cho đến hoạt động sản

xuất công nghiệp. Đối với đặc thù sản xuất công nghiệp, nguyên liệu là một yếu tố

trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, do vậy, chất lƣợng của nguyên liệu ảnh

hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm, ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh

doanh và sự phát triển của DNCNNVV. Thái Nguyên là tỉnh đƣợc thiên nhiên ƣu ái

với rất nhiều tài nguyên khoáng sản phục vụ cho công nghiệp khai khoáng, nguyên

3.7

3.78 3.81

3.85

3.95

Hội DNNVV tỉnh có

nhiều hỗ trợ tích cực

cho DN

DN dễ dàng tiếp cận

mặt bằng sản xuất

thuận lợi

DN dễ dàng tiếp cận

chính sách ƣu đãi về

thuế

DN đƣợc hoạt động

trong hạ tầng cơ sở

phát triển

DN không gặp khó

khăn gì về thủ tục hành

chính tại địa phƣơng

119

liệu cho công nghiệp chế biến cũng nhƣ thuận lợi trong việc sản xuất, phân phối điện,

nƣớc, khí đốt.

a, Tiềm năng khoáng sản phục vụ cho hoạt động của DNCNNVV khai khoáng, chế

biến, khoáng sản

Thái Nguyên là tỉnh nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc

vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng có tài nguyên khoáng sản rất phong phú về

chủng loại, đó là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công

nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tài nguyên khoáng sản của tỉnh có thể chia thành

04 nhóm: Nhóm nhiên liệu cháy (than), nhóm kim loại (sắt, chì, kẽm, wolfram,

thiếc,...), nhóm phi kim loại (caolanh, đất sét,...), nhóm vật liệu xây dựng (đá vôi,

cát, sỏi,...) [60]

Nhóm nhiên liệu cháy (than): Tỉnh Thái Nguyên có trữ lƣợng than lớn thứ hai

trong cả nƣớc với 25 mỏ và điểm khoáng sản với tổng trữ lƣợng 63,8 triệu tấn. Mỏ

có trữ lƣợng lớn là Khánh Hòa 46 triệu tấn, Núi Hồng 15,1 triệu tấn, mỏ Làng Cẩm

- Phấn Mễ có trữ lƣợng trên 3,5 triệu tấn than mỡ dùng luyện cốc và một số điểm

than nhỏ khác.

Nhóm kim loại: Gồm có quặng sắt đang đƣợc khai thác cho việc luyện thép

của Công ty Gang thép Thái Nguyên với trên 80 mỏ và điểm khoáng sản sắt, trong

đó có trên 50 mỏ và điểm khoáng đã đƣa vào quy hoạch với tổng trữ lƣợng còn lại

gần 34,6 triệu tấn. Ngoài ra, Thái Nguyên hiện có 17 mỏ Titan và điểm quặng với

trữ lƣợng và tài nguyên dự báo hơn chục triệu tấn, các mỏ có trữ lƣợng lớn là: Titan

Hữu Sào, Titan Cây Châm, mỗi mỏ có trữ lƣợng khoảng vài triệu tấn ilmenit…Kim

loại màu có thiếc, chì, kẽm, wolfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Hiện nay, thiếc

đã đƣợc khai thác và xuất khẩu. Mỏ wolfram tại huyện Đại Từ đã đƣợc công ty nƣớc

ngoài khảo sát thăm dò, là mỏ lớn có trữ lƣợng lớn tầm cỡ thế giới và hiện nay Chính

phủ đã cấp Giấy phép đầu tƣ cho dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi pháo

với vốn đầu tƣ 147 triệu USD. Chì, kẽm đã đƣợc điều tra, đánh giá, thăm dò và phát

hiện 9/42 mỏ và điểm khoáng sản với tổng trữ lƣợng chì - kẽm ƣớc khoảng trên 270

ngàn tấn kim loại. [60]

Nhóm vật liệu xây dựng: Khoáng sản vật liệu xây dựng là tiềm năng nguyên

liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây

120

dựng. Ngoài ra, trên địa bàn còn tìm thấy một vài nơi có vàng, đồng, thuỷ ngân trữ

lƣợng tuy không lớn, nhƣng có ý nghĩa về mặt kinh tế.

Nhóm khoáng sản phi kim loại: Thái Nguyên có các loại khoáng sản phi kim

loại nhƣ Đolomit, Barit, Photphorit....trong đó, đáng chú ý nhất là các mỏ Cao lanh

ở xã Phú Lạc, Đại Từ với trữ lƣợng hàng trăm triệu tấn.

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về

chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong phạm vi cả nƣớc nhƣ quặng sắt,

than (đặc biệt là than mỡ), quặng Titan, Wolfram … Điều này tạo cho Thái Nguyên

có một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các DNCNNVV luyện kim, khai

khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng…[37]

b, Tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử

lý rác thải, nước thải

Thái Nguyên là tỉnh có mạng lƣới sông suối khá dày đặc. Trong đó, có 02

sông chính là sông Công và sông Cầu cùng rất nhiều hệ thống sông ngòi nhỏ khác.

Sông Công là một chi lƣu của sông Cầu, có chiều dài 96km, diện tích lƣu vực

là 951km2. Đƣợc bắt nguồn từ vùng Đèo Khế, tỉnh Thái Nguyên, sông chảy theo

hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, chảy qua thị xã Sông Công rồi hội lƣu với sông Cầu

tại ranh giới của 3 xã Thuận Thành (huyện Phổ Yên), Trung Giã (huyện Sóc

Sơn, Hà Nội) và Hợp Thịnh (huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang). Dòng sông cũng

đƣợc ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nƣớc rộng khoảng 25km2,

chứa 175 triệu m3 nƣớc. [60]

Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lƣu vực 3.480 km2 bắt nguồn

từ Chợ Đồn - Bắc Kạn chảy theo hƣớng Bắc - Đông Nam. Hệ thống thuỷ nông sông

Cầu tƣới cho 24.000ha lúa 02 vụ của các Huyện Phú Bình (Thái Nguyên), Hiệp

Hoà, Tân Yên (Bắc Giang). Ngoài ra, Thái Nguyên còn có trữ lƣợng nƣớc ngầm

khá lớn nhƣng việc khai thác sử dụng còn hạn chế. [60]

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có các con sông nhỏ nhƣ sông Đu, sông

Nghinh Tƣờng, sông Chợ Chu cùng nhiều sông nhỏ thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng

và sông Lô và hệ thống hồ chứa nƣớc trong đó có Hồ Núi Cốc trên sông Công là hồ

lớn và quan trọng nhất trên địa bàn tỉnh.

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, các nhánh của các con sông chảy

qua địa bàn tỉnh có thể xây dựng các công trình thuỷ điện kết hợp với thuỷ lợi quy

121

mô nhỏ. Việc xây dựng các công trình này sẽ góp phần làm cho nông thôn vùng cao

phát triển nhanh tiểu thủ công nghiệp, chế biến quy mô nhỏ. Tuy nhiên đặc biệt cần

chú ý bảo vệ, khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn.

c, Nguồn nguyên liệu trong sản xuất và phân phối điện

Thái Nguyên hiện nay có 02 nguồn cấp điện chính đó là nguồn điện từ Trung

Quốc và Việt Nam, trong đó, phụ tải của tỉnh Thái Nguyên cơ bản đƣợc cấp điện từ

nguồn điện Trung Quốc. Nguồn điện Trung Quốc cấp cho hầu hết các trạm 110kV

của Thái Nguyên. Ngoài ra, Thái Nguyên hiện còn sử dụng cả nguồn điện từ các

nguồn nhƣ Thuỷ điện Thác Bà, Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn và cấp điện từ trạm

220kV Sóc Sơn qua đƣờng dây 110kV Sóc Sơn - Gò Đầm. Ngoài ra, trên địa bàn

tỉnh còn có nhà máy thuỷ điện Hồ Núi Cốc có công suất thiết kế 3x630 KW đƣợc

vận hành lần đầu tiên vào năm 2008. [37]

Nhƣ vậy, về cơ bản nguồn điện của Thái Nguyên vẫn bị phụ thuộc vào nguồn

điện của nƣớc ngoài và các nhà máy thủy điện lớn trong nƣớc, nguồn điện đƣợc sản

xuất trong tỉnh nhƣ Nhà máy Thủy điện Hồ Núi Cốc, Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn

- Vinacomin, Nhà máy Nhiệt điện An Khánh,...chƣa đủ để phục vụ nhu cầu sinh

hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

d, Nguồn nguyên liệu phục vụ cho các DNCNNVV chế biến

Thái Nguyên có tiềm năng lớn về phát triển ngành công nghiệp chế biến với

sự phát triển của các vùng nguyên liệu chè, gỗ và nguồn cây công nghiệp, cây ăn

quả và đàn gia súc phục vụ cho công nghiệp chế biến trái cây, chăn nuôi,...

Nguyên liệu cho chế biến chè: Với diện tích chè hơn 19.000 ha, trong đó có

khoảng 17.000 ha chè kinh doanh, Thái Nguyên có tiềm năng to lớn về phát triển

công nghiệp chế biến chè. Nguyên liệu chè thô đƣợc chế biến không chỉ phục vụ

cho thị trƣờng trong nƣớc mà còn phục vụ cho xuất khẩu ra nƣớc ngoài, chủ yếu

sang 3 thị trƣờng chính là Pakistan, Đài Loan và Nga với mức tăng trƣởng cao hàng

năm song chủ yếu vẫn chỉ xuất thô nên kim ngạch xuất khẩu chƣa cao. Để duy trì

nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến chè, hàng năm tỉnh đã tổ chức

trồng mới và trồng lại bình quân 1000 ha/năm bằng các giống chè mới có năng suất,

chất lƣợng cao cùng với đó tỉnh đã có chính sách hỗ trợ nông dân đầu tƣ thâm canh

trong đó có áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP). [60]

122

Nguyên liệu chế biến lâm sản: Hiện nay, tỉnh có diện tích rừng tự nhiên trên

73.400 ha và rừng trồng hơn 40.000 ha đã đến tuổi khai thác. Do đó, tiềm năng về

vùng nguyên liệu (gỗ, tre, nứa) tỉnh Thái Nguyên có nhiều, nhƣng hiện tại nguồn

nguyên liệu trên của tỉnh mới chỉ chế biến xuất giấy thô cho Đài Loan và một số

loại nguyên liệu thô khác. Nguồn nguyên liệu này không những đáp ứng nhu cầu

nguyên liệu cho các nhà máy hiện có mà còn là tiềm năng rất lớn cho việc chế biến

lâm sản tạo hàng hoá có giá trị cao, đƣa công nghiệp chế biến lâm sản trở thành mũi

nhọn kinh tế của ngành và đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội địa

phƣơng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy hiện nay việc phát triển công nghiệp

chế biến lâm sản đang gặp một số vấn đề nhƣ mất cân đối giữa chế biến và nguyên

liệu, các chính sách hỗ trợ về vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc các DNCNNVV chƣa tiếp

cận đƣợc, chủ yếu do DN tự đầu tƣ và vay từ các ngân hàng thƣơng mại có lãi suất

cao cũng nhƣ chƣa có sự gắn kết giữa công tác trồng rừng với chế biến lâm sản, quy

hoạch rừng tập trung.

Nguồn nguyên liệu chế biến trái cây xuất khẩu: Với diện tích đất đồi còn rất

lớn, đó là tiềm năng để phát triển hàng hoá về cây công nghiệp, cây ăn quả và phát

triển đàn gia súc…Ngoài ra, một số sản phẩm khác của Thái Nguyên có thể chế

biến để xuất khẩu nhƣ dƣợc liệu, thực phẩm chức năng, chế biến thịt gia súc, gia

cầm. Trong tƣơng lai, tỉnh có thể nghiên cứu chế biến một số loại quả nhƣ chuối,

na, bƣởi, nhãn, ổi, táo và một số sản phẩm nông nghiệp khác nhƣ dƣa chuột muối,

ớt, dầu gấc, bột gấc sấy khô, các sản phẩm từ quả Sachi... Hạn chế lớn nhất của

ngành chế biến trái cây xuất khẩu của tỉnh là chƣa chủ động đƣợc nguồn nguyên

liệu. Khi vào vụ cao điểm DN thƣờng phải nhập nguyên liệu với giá khá cao, nguồn

nguyên liệu nông sản Thái Nguyên tuy rộng lớn nhƣng thiếu tập trung, chất lƣợng

không đồng đều nên khó thu gom phục vụ chế biến xuất khẩu, cộng với thiếu những

giống cây có năng suất, chất lƣợng cao, sản lƣợng ổn định nên rất khó đƣa vào sản

xuất lớn...Chính vì vậy, trong tƣơng lai Thái Nguyên nên tập trung vào chuyên canh

một số loại cây, củ, quả và tập trung vào một số loại (chủ yếu là sấy khô) để xuất đi

Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... [61]

Từ kết quả điều tra trực tiếp tại các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh, các cán bộ

quản lý đều cho rằng hai vấn đề mấu chốt của các DNCN nói chung và DNCNNVV

nói riêng hiện nay ở Thái Nguyên là vấn đề về khoa học công nghệ và tài chính.

123

Các vấn đề còn lại nhƣ nguồn nguyên liệu, lao động, Chính sách của Nhà nƣớc và

chính sách của địa phƣơng,.. đều có vai trò quan trọng sau khi đã giải quyết đƣợc

hai vấn đề trên. Thông qua đánh giá qua biểu đồ 4.3, ngƣời đƣợc hỏi đánh giá nhân

tố nguồn nguyên liệu thể hiện ở mức độ đồng tình với giá trị trung bình chung dao

động từ = 3.11 đến = 3.15, đạt mức trung bình. Trong đó, quan điểm đƣợc các

nhà quản lý đánh giá cao nhất là “Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được gắn

với vùng nguyên liệu tập trung”. Từ đó, cho thấy sự đánh giá, ghi nhận của cán bộ

quản lý đối với chính sách quy hoạch vùng nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh tại

DNCNNVV của chính quyền tỉnh. Bên cạnh đó, sự đánh giá về quan điểm “DN

không gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu tại địa phương” là khá

thấp, cho thấy các DNCNNVV tại tỉnh Thái Nguyên gặp cản trở trong việc tiếp cận

nguồn nguyên liệu. Do đó, cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa từ phía DN, từ phía các cơ

quan quản lý Nhà nƣớc cũng nhƣ từ các cơ sở, DN cung cấp nguyên liệu phục vụ

cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNCNNVV, đặc biệt là DNCNNVV

chế biến - DN cung cấp giá trị sản xuất lớn trong các ngành công nghiệp nói chung.

Biểu đồ 4.3. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về nhân tố nguồn nguyên liệu

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

4.3.2. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp

4.3.2.1. Trình độ công nghệ sản xuất

Trình độ công nghệ sản xuất và trang thiết bị là yếu tố quan trọng để đánh giá

năng lực sản xuất kinh doanh của mỗi DN, là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp tới việc

đảm bảo và nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Nó cũng là yếu tố quyết định đến việc

hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, những yêu

cầu đƣợc đặt ra cho mỗi sản phẩm là hết sức khắt khe nhằm hƣớng tới bảo vệ ngƣời

3.12

3.11

3.15

3.14

DN có thể huy động đƣợc

nguồn nguyên liệu bên ngoài

nếu cần

DN không gặp khó khăn

trong việc tiếp cận nguồn

nguyên liệu tại địa phƣơng

Hoạt động sản xuất kinh

doanh của DN đƣợc gắn với

vùng nguyên liệu tập trung

Nguồn nguyên liệu có thể

khai thác đƣợc đủ để phục vụ

cho nhu cầu sản xuất của DN

124

tiêu dùng và môi trƣờng sinh thái thì những DN có công nghệ sản xuất lạc hậu,

không đáp ứng đƣợc nhu cầu của bạn hàng trong nƣớc và quốc tế khó có thể tồn tại

đƣợc. Công nghệ của các ngành công nghiệp Thái Nguyên đƣợc cụ thể nhƣ sau:

Ngành luyện kim: Thái Nguyên có truyền thống về ngành luyện kim đen và

luyện kim màu. Ngành luyện kim mặc dù gần đây đã đƣợc đầu tƣ chiều sâu, nâng

cao công suất và đã ứng dụng một số công nghệ tiên tiến nhƣ luyện thiếc bằng lò

điện, thiêu quặng kẽm, điện phân kẽm bằng lò lớp sôi, đúc thép liên tục, cán thép

bằng dây chuyền tự động...nhƣng nhìn chung, do quy mô công suất nhỏ nên về

tổng thể công nghệ thiết bị của ngành còn lạc hậu, sản phẩm không đa dạng,

trình độ chế biến tinh chƣa cao, chƣa có các sản phẩm cao cấp dùng cho công

nghiệp chế tạo máy, đóng tàu... [37]

Ngành khai thác: Công nghệ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hiện vẫn ở

trình độ lạc hậu, năng suất thấp, sử dụng nhiều lao động thủ công, gây tổn thất và

thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng. [37]

Ngành cơ khí: Thái Nguyên có năng lực đúc và rèn dập khá mạnh trong cả

nƣớc, là địa phƣơng duy nhất có thiết bị dập song động, có hệ thống nhiệt luyện liên

hoàn tƣơng đối hiện đại. Tuy nhiên, hiện trạng thiết bị của ngành phần lớn đã cũ,

lạc hậu, với đa số là các loại thiết bị vạn năng cấp chính xác loại trung bình (cấp 1

và 2) đƣợc nhập khẩu từ vài chục năm trƣớc nên tiêu hao năng lƣợng lớn, hiệu quả

sản xuất thấp. Gần đây, một số cơ sở cơ khí lớn trang bị máy gia công CNC nên

trình độ công nghệ đã tăng lên một bƣớc, những cơ sở có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sản

xuất dụng cụ y tế, cầm tay đƣợc đầu tƣ thiết bị nhập ngoại đồng bộ có trình độ công

nghệ khá, còn lại tổng thể trình độ công nghệ của ngành ở mức trung bình. [37]

Ngành hoá chất: Thái Nguyên là trung tâm sản xuất vật liệu nổ của cả nƣớc,

nhƣng trang thiết bị nhà xƣởng sản xuất ở mức quy mô nhỏ và lạc hậu nên chủng

loại sản phẩm ít, chủ yếu là pha trộn, chất lƣợng sản phẩm không cao.

Ngành sản xuất VLXD:Ngành này h iện đang là thế mạnh đƣợc đầu tƣ khá lớn

trong mấy năm trở lại đây. Các DN trong lĩnh vực sản xuất VLXD có dây chuyền

hiện đại đều là các DNCN có quy mô lớn của tỉnh, còn lại trên địa bàn tỉnh có 02

nhà máy xi măng lò đứng (Cao Ngạn, Lƣu Xá) đƣợc nhập và lắp đặt từ nhiều năm

trƣớc, thuộc loại công nghệ và thiết bị lạc hậu đều là những DNNVV, các nhà máy

125

sản xuất vật liệu khác: Gạch Ceramic của Công ty cổ phần Prime Phổ Yên, công

suất 12 triệu m2/năm, gạch ốp lát Việt - Ý khu công nghiệp Sông Công, công suất

02 triệu m2/năm, đƣợc đầu tƣ thiết bị đồng bộ, hiện đại nhập ngoại, đạt trình độ sản

xuất khá, hàng chục cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (Gạch không nung, gạch

tuynel, tấm lợp amiăng) có trình độ sản xuất ở mức thấp đến trung bình.

Ngành dệt may - da giày: Mấy năm trở lại đây, ngành này phát triển tƣơng đối

mạnh, nhiều cơ sở mới ra đời (hiện đã có trên chục cơ sở lớn và vừa) có trình độ công

nghệ khá và trang thiết bị nhập đồng bộ từ Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Ngành chế biến nông - lâm sản, thực phẩm và đồ uống: Có khá nhiều cơ sở lớn

sản xuất các loại sản phẩm: Sữa, chè, thịt gia súc gia cầm, rƣợu, bia, nƣớc giải khát...

đƣợc đầu tƣ thiết bị công nghệ sản xuất đồng bộ nhập từ Thụy Điển, Nhật Bản... [33]

Nhƣ vậy, trình độ công nghệ của một số ngành sản xuất chính trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên cơ bản ở mức trung bình khá, cùng với việc Việt Nam hội nhập ngày

càng rộng và sâu với đấu trƣờng khu vực và quốc tế thì vấn đề quan trọng hàng đầu

đối với các DNCN và đặc biệt là DNCNNVV thì yếu tố công nghệ đƣợc xem là yếu

tố then chốt trong việc cạnh tranh giành lấy những hợp đồng có giá trị lớn với yêu

cầu khắt khe của thị trƣờng.

Biểu đồ 4.4. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu

về nhân tố trình độ công nghệ sản xuất

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

Bên cạnh đó, thông qua kết quả nghiên cứu thực tế 271 DNCNNVV đƣợc

trình bày tại biểu đồ 4.1 có thể nhận thấy rằng đánh giá của cán bộ quản lý về trình

độ công nghệ sản xuất của đơn vị có giá trị trung bình từ mức điểm trung bình từ

3.28

3.22 3.22

3.34

DN thực hiện đầu tƣ

đổi mới thiết bị công

nghệ hàng năm

DN đầu tƣ đào tạo

nâng cao trình độ

nhân lực nhằm ứng

dụng công nghệ mới

DN trang bị đầy đủ thông tin

phục vụ cho quá trình sản xuất

và quản lý

DN xây dựng chiến lƣợc

phát triển đổi mới sản

phẩm

126

3.22 - 3.34, trong đó, họ thể hiện sự đồng tình thấp nhất với quan điểm “DN đầu tư

đào tạo nâng cao trình độ nhân lực nhằm ứng dụng công nghệ mới” và “DN trang

bị đầy đủ thông tin phục vụ cho quá trình sản xuất và quản lý” với mức điểm ( =

3.22) và quan điểm “DN xây dựng chiến lược phát triển đổi mới sản phẩm” đƣợc

đánh giá mức điểm cao nhất ( = 3.34). Từ kết quả đó cho thấy rõ ràng yếu tố công

nghệ luôn đƣợc coi là yếu tố then chốt cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các

DNCN nói chung và DNCNNVV nói riêng, song cán bộ quản lý khi đƣợc hỏi đều

đánh giá trình độ công nghệ sản xuất ở DN mình chƣa cao. Quan điểm “DN thực

hiện đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ hàng năm” chỉ đƣợc một số cán bộ quản lý

đồng tình tại các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

4.3.2.2. Lao động

Kết quả khảo sát cán bộ quản lý thể hiện ở biểu đồ 4.4 cho thấy ngƣời đƣợc

hỏi đánh giá nhân tố lao động thể hiện ở mức tốt với giá trị trung bình chung giao

động từ 3.85 đến 3.97. Trong đó, các cán bộ quản lý đánh giá mức độ đồng tình

thấp nhất về quan điểm “Người lao động trong DN có kỹ năng và năng lực làm việc

phù hợp” và “Người lao động sau khi được đào tạo làm việc có hiệu quả hơn”.

Điều này cho thấy thực trạng rằng mặc dù trình độ của ngƣời lao động đƣợc tuyển

dụng vào DN năm sau luôn cao hơn năm trƣớc song họ vẫn còn thiếu về kỹ năng và

năng lực phù hợp với đặc thù công việc trong các DNCNNVV. Ngoài ra, các chƣơng

trình đào tạo ngắn và dài hạn cho ngƣời lao động đã đƣợc các DNCNNVV thực sự

quan tâm song kết quả cho thấy hiệu quả chƣa xứng với kỳ vọng.

Biểu đồ 4.5. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về nhân tố lao động

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

3.85

3.9

3.97

3.85

Ngƣời lao động

trong DN có kỹ

năng và năng lực

làm việc phù hợp

Lao động đƣợc tuyển

vào DN hàng năm có

trình độ ngày càng cao

hơn

Ngƣời lao động trong

DN có cơ hội đƣợc cử

đi đào tạo hàng năm

nhằm nâng cao trình độ

Ngƣời lao động sau khi

đƣợc đào tạo làm việc

có hiệu quả hơn

127

Trong khi trình độ chuyên môn của ngƣời lao động và các cán bộ quản lý chịu

ảnh hƣởng rất lớn từ công tác đào tạo trong DN, song khi đƣợc hỏi, các chủ

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên cho rằng khó khăn thực sự đó là xác định đúng nhu

cầu đào tạo của DN và tổ chức đáp ứng các nhu cầu trên một cách hiệu quả vì

trong thực tế, việc tổ chức đáp ứng các nhu cầu đào tạo cho một DN không dễ

dàng do bị giới hạn về tài chính, bị eo hẹp về thời gian, nhiều DN không tìm ra

phƣơng án đáp ứng các nhu cầu đào tạo. Đây cũng là vấn đề đáng đƣợc quan tâm

trong các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

Đồng thời, quan điểm đƣợc các cán bộ quản lý đồng tình nhiều nhất là “Người lao

động trong DN có cơ hội được cử đi đào tạo hàng năm nhằm nâng cao trình độ”.

4.3.2.3. Năng lực quản lý

Năng lực quản lý điều hành là một tiêu chí để đánh giá trình độ quản lý của

chủ DN. Năng lực quản lý điều hành trong mỗi DN đƣợc thể hiện qua khả năng

quản lý điều hành của bộ máy quản lý DN cùng hệ thống các phòng ban chức năng,

trong đó giữ vai trò chủ yếu là chủ DN. Chủ doanh nghiệp giữ một vị trí vô cùng

quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của DN. Thực tế đã chứng minh, có những

DN điểm xuất phát thấp nhƣng nhờ ngƣời quản lý có năng lực, trình độ, biết nắm

bắt thời cơ đã lãnh đạo DN vƣợt qua những thách thức, khó khăn để đạt đƣợc thành

công nhƣng cũng có những DN có điểm xuất phát khá tốt với nguồn tài chính dồi

dào, thị trƣờng ổn định, song quản lý DN có năng lực yếu kém, trình độ hạn chế đã

làm cho DN làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản.

Biểu đồ 4.6. Trình độ của chủ DNCNNVV qua 3 năm

(Nguồn: Sở Lao động, thương binh và xã hội)

0 50 100 150 200 250 300 350

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học trở lên

Tổng số

Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014

128

Khi nói tới năng lực quản lý của chủ DN nói chung và chủ DNCNNVV nói

riêng thƣờng liên quan đến trình độ học vấn của chủ DN. Qua khảo sát có thể thấy

số lƣợng chủ DNCNNVV có trình độ học vấn đại học và trên đại học đã đƣợc tăng

dần qua các năm, từ 33,7% năm 2014 đến 41,1% năm 2016. Trình độ cao đẳng

chiếm nhiều nhất, chiếm thấp nhất là trình độ trung cấp và có xu hƣớng giảm dần

qua các năm.

Bảng 4.15. Cơ cấu trình độ chủ DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên

Trình độ

Năm

Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên

Tổng số Số lƣợng

(Ngƣời)

Tỷ lệ

(%)

Số lƣợng

(Ngƣời)

Tỷ lệ

(%)

Số lƣợng

(Ngƣời)

Tỷ lệ

(%)

Năm 2014 55 20,5 123 45,8 90 33,7 268

Năm 2015 54 19,5 126 44,5 106 36 286

Năm 2016 45 15,1 131 43,8 123 41,1 299

(Nguồn: Sở Lao động, Thương binh & Xã hội)

Trình độ học vấn thấp ảnh hƣởng khá lớn trong việc tiếp thu những tiến bộ của

khoa học kỹ thuật áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc khi

đƣa vào sử dụng máy móc, thiết bị mới thì các DNCNNVV đều phải tốn thêm một

khoản chi phí đào tạo để có thể vận hành đƣợc. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp

của chủ DNCNNVV, đặc biệt ở khu vực nông thôn cũng sẽ gián tiếp tạo thêm gánh

nặng hỗ trợ cho các hoạt động khuyến công khi thực hiện hỗ trợ, vì thông thƣờng

các chƣơng trình hỗ trợ trang thiết bị, máy móc cho chủ DN thƣờng kèm theo các

chƣơng trình khuyến công hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho ngƣời lao động và

chƣơng trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho chủ DN. [39]

Về phía cơ quan quản lý Nhà nƣớc, Trung tâm Khuyến công và tƣ vấn phát

triển công nghiệp trực thuộc Sở Công thƣơng hàng năm đều xây dựng các chƣơng

trình đào tạo nhằm hỗ trợ các DNCNNVV, đặc biệt là các chủ DNCNNVV ở nông

thôn với lộ trình thực hiện các chƣơng trình giai đoạn 2016 - 2020 đƣợc Trung tâm

xây dựng với mức kinh phí tăng dần hàng năm nhằm hỗ trợ về đào tạo cho các chủ

DN. Cụ thể là các chƣơng trình nâng cao năng lực quản lý, chƣơng trình phát triển

hoạt động tƣ vấn cung cấp thông tin cùng chƣơng trình nâng cao năng lực quản lý và

tổ chức thực hiện. [38]

129

Bảng 4.16. Chƣơng trình khuyến công địa phƣơng đến năm 2020

ĐVT: Triệu đồng

TT Tên chƣơng trình khuyến công Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

1 Chƣơng trình đào tạo nghề, truyền nghề

và phát triển nghề 1.500 1.650 1.800 1.950 2.100

2 Chƣơng trình nâng cao năng lực

quản lý 60 66 72 78 84

3

Chƣơng trình hỗ trợ xây dựng mô hình

trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công

nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật

2.000 2.200 2.400 2.600 2.800

4 Chƣơng trình phát triển sản phẩm

công nghiệp nông thôn tiêu biểu 700 770 840 910 980

5 Chƣơng trình phát triển hoạt động tƣ

vấn cung cấp thông tin 90 99 108 117 126

6

Chƣơng trình hỗ trợ liên doanh, liên

kết, hợp tác kinh tế phát triển các cụm,

điểm công nghiệp

480 528 576 624 672

7 Chƣơng trình nâng cao năng lực quản

lý và tổ chức thực hiện 100 110 120 130 140

8 Chƣơng trình khác 70 77 84 91 98

Tổng 5.000 5.500 6.000 6.500 7.000

(Nguồn: Phòng QLCN - Sở Công Thương Thái Nguyên)

Bên cạnh đó, kết quả điều tra trực tiếp các cán bộ quản lý tại các DNCNNVV

tỉnh Thái Nguyên cho thấy họ đánh giá mức độ đồng tình về các quan điểm đối với

nhân tố năng lực quản lý ở mức tốt với giá trị trung bình dao động từ 4.20 đến 4.23.

Trong đó, ngƣời trả lời đánh giá cao nhất ở quan điểm “Hàng năm, cán bộ quản lý

đều tham gia các chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý” và “DN được

tiếp cận những chương trình đào tạo hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý” đạt ( =

4.23). Bên cạnh đó, vai trò của trình độ chủ DN cũng nhƣ kỹ năng quản lý cũng

đƣợc họ đánh giá ở mức điểm tốt với = 4.20 và = 4.21.

130

Biểu đồ 4.7. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về nhân tố năng lực quản lý

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

So với các tiêu chí đánh giá khác thì tiêu chí này đƣợc sự đồng thuận khá cao từ

các cán bộ quản lý DN bởi họ đã ghi nhận sự cố gắng, sự quyết liệt từ chính quyền địa

phƣơng trong việc xây dựng các chƣơng trình khuyến công giúp các cán bộ quản lý có

thể đƣợc tiếp cận và tham gia các chƣơng trình khuyến công nhằm nâng cao năng lực

quản lý của mình (Bảng 4.16) và thông qua đó thể hiện vai trò của trình độ của chủ DN

cũng nhƣ năng lực quản lý đến sự tồn tại và phát triển của DNCNNVV.

4.3.2.4. Tiếp cận tài chính

Theo kết quả phân tích định tính, tất cả các chuyên gia đều cho rằng công

nghệ và tài chính là hai yếu tố có liên quan mật thiết với nhau và ảnh hƣởng rất lớn

tới sự tồn tại và phát triển của các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Bởi vì hiện nay,

công nghệ của DNCNNVV trên địa bàn tỉnh khá lạc hậu so với các nƣớc trên thế

giới, nhiều chủ DNCNNVV của tỉnh khi đƣợc hỏi đều cho rằng rất muốn đầu tƣ

thêm công nghệ để nâng cao năng suất và đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của

đối tác nƣớc ngoài, song cản trở thứ hai nữa đó là vấn đề tài chính.

Nghiên cứu thực tế cho thấy, khó khăn lớn nhất của các DNNVV nói chung và

DNCNNVV nói riêng tỉnh Thái Nguyên hiện nay là việc tiếp cận vốn vay. Hiện

nay, chỉ có khoảng 30% các DNCNNVV của tỉnh tiếp cận đƣợc nguồn vốn từ ngân

hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác. Bên cạnh đó,

những tiêu chí đƣợc vay vốn mà các NH đƣa ra cũng đang là rào cản lớn cho các

DNCNNVV. Theo nhận định của các Ngân hàng thƣơng mại (NHTM), dù áp trần

lãi suất cho vay nhƣng cũng không phải DN nào thuộc các lĩnh vực trên cũng có thể

4.2

4.21

4.23 4.23

Bộ máy quản lý của

DN có đầy đủ kỹ

năng quản lý để điều

hành DN

Bộ máy quản lý của

DN có đầy đủ trình độ

để quản lý, điều hành

Hàng năm, cán bộ quản lý

đều tham gia các chƣơng

trình đào tạo nâng cao

năng lực quản lý

DN đƣợc tiếp cận những

chƣơng trình đào tạo hỗ

trợ nâng cao năng lực quản

131

tiếp cận đƣợc dòng vốn tín dụng này. Bởi thực tế, không phải DN nào trong các đối

tƣợng này cũng dễ dàng đáp ứng đƣợc các điều kiện vay vốn mà các NHTM đặt ra.

Theo quy định của NHNN, những tiêu chí cụ thể khi áp dụng cho vay đó là: Các

khách hàng vay vốn phải đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính

minh bạch, lành mạnh, khách hàng vay có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài

liệu chứng minh mục đích vay vốn thuộc các ngành, lĩnh vực đƣợc ƣu tiên. Ngoài

ra, với tiêu chí các DNCNNVV phải có phƣơng án kinh doanh tốt, hiệu quả hoạt

động và phƣơng án trả nợ mà các ngân hàng đề ra thì phần lớn các DNCNNVV

hiện nay không đáp ứng đƣợc.

Theo kết quả cuộc khảo sát, đa phần DNCNNVV tại Thái Nguyên đều có quy

mô nhỏ, thƣờng mới đƣợc thành lập và là dạng công ty gia đình, xuất phát điểm từ

các hộ kinh doanh nhỏ lẻ nên chƣa có chiến lƣợc phát triển lâu dài, tiềm lực tài

chính yếu, cấu trúc đơn giản, ít chú ý tới công tác quản trị tài chính, nhân sự và đặc

biệt là không đáp ứng đƣợc về tài sản thế chấp nên DNNVV thƣờng gặp trở ngại

hơn là các công ty có quy mô lớn trong việc vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất

kinh doanh. Bên cạnh đó, dự án sản xuất kinh doanh kém thuyết phục nên không

đƣợc ngân hàng đánh giá cao trong quá trình duyệt vay vốn. DNCNNVV lại không

có một bộ phận kế toán hoặc lập kế hoạch chuyên nghiệp, đa phần việc tìm kiếm

nguồn tài trợ cho DN đều do chủ DN tự tìm hiểu.

Hơn nữa, khảo sát của Viện Phát triển Doanh nghiệp (Phòng Thƣơng mại và

Công nghiệp Việt Nam) cho thấy khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn xuất phát

từ thủ tục vay vốn, yêu cầu tài sản thế chấp và tỷ lệ lãi suất với 55% trở ngại là do

thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản cho các

DNNVV), 50% trở ngại yêu cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp,

ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp nhƣ hàng trong kho, các khoản

thu…) và 80% xuất phát từ tỷ lệ lãi suất chƣa phù hợp. [61]

Biểu đồ 4.8 thể hiện sự đánh giá cao mức độ ảnh hƣởng của nhân tố tiếp cận

tài chính đối với sự phát triển của các DNCNNVV. Kết quả khảo sát về nhân tố này

có giá trị trung bình chung dao động từ = 4.25 đến = 4.28, đạt ở mức rất tốt.

Nếu nhƣ các cán bộ quản lý cho rằng quan điểm “DN có thể tiếp cận nguồn tài

chính thay thế bên ngoài nếu cần” và “Nguồn tài chính hiện tại đủ để mở rộng hoạt

động kinh doanh” đạt = 4.25 ở mức thấp nhất thì quan điểm “Tiếp cận nguồn tài

132

chính bên ngoài là giải pháp tối ưu cho hoạt động kinh doanh của DN” đạt mức giá

trị trung bình cao nhất, thể hiện mức độ đồng tình lớn nhất. Từ đó, có thể thấy đối

với loại hình DNNVV nói chung và DNCNNVV nói riêng thì việc tiếp cận đƣợc

nguồn tài chính bên ngoài là vô cùng cần thiết nhằm duy trì và mở rộng hoạt động

sản xuất kinh doanh. Thông qua phỏng vấn trực tiếp có thể thấy các cán bộ quản lý

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên thể hiện sự quan tâm lớn đến vấn đề tiếp cận tài

chính của DN bởi chỉ khi DN tiếp cận đƣợc nhiều nguồn tài chính khác nhau cũng

nhƣ sự thông thoáng trong các thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng mới có thể

giúp các DN mạnh dạn hơn trong việc đầu tƣ đổi mới trình độ công nghệ, giúp

DNCNNVV tỉnh ký kết đƣợc những hợp đồng lớn từ trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài.

Biểu đồ 4.8. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về nhân tố tiếp cận tài chính

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

4.4. Phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến phát triển doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên

4.4.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu

Quá trình điều tra chính thức đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng

06 năm 2016 đến tháng 09 năm 2016. Với phƣơng pháp chọn mẫu tổng thể, 299

phiếu đƣợc phát ra và thu về 278 phiếu (đạt 93%). Trong số 278 phiếu thu về có 07

phiếu bị loại do không hợp lệ. Kết quả có 271 phiếu hợp lệ đƣợc sử dụng làm dữ

liệu cho nghiên cứu chính thức. Tỷ lệ hồi đáp trên 90% là khá cao do gọi điện trƣớc

sau đó đến trực tiếp phát và thu phiếu điều tra. Đối tƣợng phỏng vấn là các cán bộ

quản lý từ cấp trƣởng phòng trở lên của 299 DNCNNVV.

4.28

4.25 4.25

4.26

Tiếp cận nguồn tài chính

bên ngoài là giải pháp tối

ƣu cho hoạt động kinh

doanh của DN

DN có thể tiếp cận

nguồn tài chính thay

thế bên ngoài nếu

Nguồn tài chính hiện

tại đủ để mở rộng

hoạt động kinh doanh

Nguồn tài chính hiện tại đủ để

duy trì hoạt động kinh doanh

133

Bảng 4.17. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu

Đặc điểm mẫu Phân loại Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 153 56,5

Nữ 118 43,5

Cơ cấu nhóm tuổi

Từ 20 - 35 tuổi 37 13,7

Từ 36 - 45 tuổi 52 19,2

Từ 46 - 55 tuổi 96 35,4

Trên 55 tuổi 86 31,7

Trình độ học vấn

Trên Đại học 10 3,7

Đại học 114 42,1

Trung cấp - Cao đẳng 147 54,2

Thâm niên quản lý

Từ 1- 3 năm 51 18,8

Từ 3 - 5 năm 109 40,2

Trên 5 năm 111 41

Lĩnh vực hoạt động

Khai khoáng 21 7,7

Chế biến 239 88,2

Điện, khí đốt 04 1,5

Nƣớc, rác thải 07 2,6

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

Bảng 4.17 mô tả khái quát đặc điểm mẫu nghiên cứu. Qua đó, ta thấy tỷ trọng

cán bộ quản lý nam đƣợc phỏng vấn là 153 ngƣời (chiếm 56,5%) và cán bộ quản lý

nữ là 118 ngƣời (chiếm 43,5%).

Bên cạnh đó, vì đối tƣợng khảo sát của luận án là cán bộ quản lý cấp trƣởng

phòng trở lên. Vì vậy, số lƣợng ngƣời dƣới 45 khá thấp mà tập trung nhiều nhất vào

lứa tuổi từ 46 - 55 tuổi, kế đến là đối tƣợng > 55 tuổi. Số lƣợng cán bộ quản lý có

trình độ đại học và trên đại học chiếm số lƣợng khiêm tốn, số lƣợng cán bộ quản lý

có trình độ trung cấp và cao đẳng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số.

Ngoài ra, số lƣợng cán bộ có thâm niên quản lý trên 5 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất

(41%) và chủ yếu làm việc trong các DNCNNVV lĩnh vực chế biến, chế tạo (88,2%).

134

4.4.2. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến

Biến quan sát KMO Eigenvalue Phƣơng sai trích Ghi chú

Trình độ CNSX 0,755 2,887 72,174 Chấp nhận

Chính sách của Nhà

nƣớc 0,826 2,753 68,823 Chấp nhận

Nguồn nguyên liệu 0,803 2,769 69,228 Chấp nhận

Lao động 0,814 2,723 68,085 Chấp nhận

Năng lực quản lý 0,829 2,895 72,365 Chấp nhận

Chính sách hỗ trợ của

địa phƣơng lần 1 0,837 2,570 51,409

Loại biến

LO1

Chính sách hỗ trợ của

địa phƣơng lần 2 0,816 2,361 59,027 Chấp nhận

Tiếp cận tài chính 0,780 2,030 50,739 Chấp nhận

Sự phát triển của

DNCNNVV 0,838 3,017 75,437 Chấp nhận

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Trong phân tích này, phƣơng pháp trích yếu tố Principal Axis Factoring với

phép quay Promax đƣợc sử dụng với các điểm dừng khi trích các yếu tố có

Eigenvalue ≥ 1 do chúng phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn phƣơng pháp

Principal component với phép xoay Varimax và thang đo đƣợc chấp nhận khi tổng

phƣơng sai trích ≥ 50% [10].

Kết quả là các nhân tố đƣợc đem vào phân tích đều có hệ số tải nhân tố (factor

loading) > 0.5, ngoại trừ biến LO1 (“Hội DNNVV có nhiều hỗ trợ tích cực cho

DN”) bị loại do hệ số tải nhân tố < 0.5, hệ số KMO nằm trong khoảng từ 0 - 1, trị số

Eigenvalue > 1, tất cả các sig đều = 0.00 < 0.05 thể hiện việc phân tích nhân tố là

phù hợp. Bên cạnh đó, tất cả các phƣơng sai trích của các nhân tố đều > 50%. Nhƣ

vậy, việc tiến hành phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát

triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên đạt yêu cầu và có ý nghĩa thống kê.

135

Thông qua đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích

nhân tố khám phá (EFA), các thang đo của các khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu

cầu (ngoại trừ biến LO1 bị loại). Các thang đo sau khi phân tích sơ bộ sẽ đƣợc sử

dụng trong nghiên cứu chính thức thông qua phân tích nhân tố khẳng định CFA và

kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cầu trúc tuyến tính SEM trong phần

nghiên cứu chính thức. [48]

4.4.3. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã chỉ ra đƣợc 07 biến quan sát:

Trình độ công nghệ sản xuất, chính sách của Nhà nƣớc, nguồn nguyên liệu, lao

động, năng lực quản lý, chính sách hỗ trợ của địa phƣơng và tiếp cận tài chính. Phần

này sẽ đánh giá lại thang đo bằng phƣơng pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

và kiểm định độ tin cậy tổng hợp, phƣơng sai trích, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt,

tính đơn hƣớng với 271 phiếu hợp lệ đƣợc thu về khi phỏng vấn các cán bộ quản lý

DNCNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 4.19. Tổng hợp kết quả phân tích CFA các biến

Biến quan sát CMIN/DF TLI CFI RMSEA Ghi chú

Trình độ CNSX 0,650 1,002 1,000 0,000 Chấp nhận

Chính sách của Nhà

nƣớc 2,598 0,986 0,995 0,077 Chấp nhận

Nguồn nguyên liệu 1,856 0,993 0,999 0,056 Chấp nhận

Lao động 1,081 0,999 1,000 0,017 Chấp nhận

Năng lực quản lý 0,754 1,002 1,000 0,000 Chấp nhận

Chính sách hỗ trợ của

địa phƣơng 2,269 0,983 0,994 0,069 Chấp nhận

Tiếp cận tài chính 2,613 0,970 0,990 0,077 Chấp nhận

Sự phát triển của

DNCNNVV 0,438 1,004 1,000 0,000 Chấp nhận

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Nhƣ vậy, thông qua kết quả điều tra cán bộ quản lý trong DNCNNVV tỉnh

Thái Nguyên, thang đo trình độ công nghệ sản xuất, chính sách của Nhà nƣớc,

136

nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản lý, chính sách hỗ trợ của địa phƣơng và

tiếp cận tài chính đều có tính tƣơng thích cao với dữ liệu điều tra và đều đạt đƣợc

giá trị hội tụ, tính đơn hƣớng, đảm bảo giá trị độ tin cậy để đƣa vào các phân tích

tiếp theo.

4.4.4. Kết quả CFA mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên

Sơ đồ 4.1. Kết quả CFA mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)

Thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái

Nguyên gồm 7 thành phần bao gồm trình độ công nghệ sản xuất, chính sách của

Nhà nƣớc, nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản lý, chính sách hỗ trợ của địa

phƣơng và tiếp cận tài chính gồm 28 biến (Từ TE1- TE4, GO1 - GO4, TN1 - TN4,

LA1 - LA4, QL1 - QL4, LO2 - LO5, FI1 - FI4) đƣợc đƣa vào phân tích. Kết quả

cho thấy mô hình có độ phù hợp với dữ liệu với Chi - bình phƣơng = 679.795, bậc

tự do = 436, CMIN/df =1.559 <2, giá trị P =0.000. Các chỉ tiêu đo lƣờng khác cũng

đạt giá trị yêu cầu: TLI =0.950, CFI =0.956 > 0.9, RMSEA = 0.046 <0.05 [10] [45].

Tất cả các trọng số của các biến đều đạt > 0.5, các giá trị P = 0.000 nên có ý nghĩa

thống kê.

137

Bảng 4.20. Hệ số tin cậy tổng hợp, phƣơng sai trích của mô hình

Thành phần Số biến

quan sát

Cronbach’s

Alpha

Độ tin cậy

tổng hợp (c)

Phƣơng sai

trích

(vc)

Trình độ công nghệ sản xuất 4 0.906 0.909 0.719

Chính sách của Nhà nƣớc 4 0.895 0.898 0.689

Nguồn nguyên liệu 4 0.898 0.897 0.689

Lao động 4 0.890 0.894 0.681

Năng lực quản lý 4 0.891 0.893 0.677

Chính sách hỗ trợ của ĐP 4 0.851 0.852 0.591

Tiếp cận tài chính 4 0.801 0.803 0.508

Sự phát triển của DNCNNVV 4 0.922 0.925 0.756

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu)

Qua bảng 4.20, ta thấy kết quả kiểm định độ tin cậy đƣợc thể hiện thông qua

các chỉ tiêu độ tin cậy Cronbach’s Alpha, độ tin cậy tổng hợp và phƣơng sai trích.

Các thang đo đều có Cronbach’s Alpha > 0.8 (lớn nhất là thang đo sự phát

triển của DNCNNVV đạt 0.922, nhỏ nhất là thang đo tiếp cận tài chính đạt 0.801).

Các chỉ số độ tin cậy tổng hợp (c) [45] đều > 0.5 (lớn nhất là thang đo sự phát

triển của DNCNNVV đạt 0.925, nhỏ nhất là thang đo tiếp cận tài chính đạt 0.803).

Các chỉ số phƣơng sai trích (vc) [45] đều > 0.5 (lớn nhất là thang đo sự phát

triển của DNCNNVV đạt 0.756, nhỏ nhất là thang đo tiếp cận tài chính đạt 0.508).

Nhƣ vậy, thang đo các khái niệm đều có độ tin cậy đạt yêu cầu.

Bên cạnh đó, giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu đƣợc đánh giá

thông qua việc kiểm tra tƣơng quan giữa chúng trong mô hình phân tích nhân tố

khẳng định (CFA) các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển các DNCNNVV tỉnh

Thái Nguyên. Giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu sẽ đạt đƣợc nếu hệ số

tƣơng quan của các khái niệm nhỏ hơn 1 với điều kiện mô hình phù hợp tốt với dữ

liệu [89].

138

Bảng 4.21. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm trong mô hình

Estimate

(Ƣớc lƣợng) SE CR P-value

Sự phát triển

DNCNNVV

<--> Trình độ CNSX 0.533 0.041 11.5 0.0000

<--> Chính sách của

Nhà nƣớc 0.269 0.046 15.8 0.0000

<--> Nguồn nguyên liệu 0.333 0.045 14.8 0.0000

<--> Lao động 0.197 0.047 17.1 0.0000

<--> Năng lực quản lý 0.246 0.046 16.2 0.0000

<--> Chính sách hỗ trợ

của ĐP 0.162 0.047 17.7 0.0000

<--> Tiếp cận tài chính 0.081 0.048 19.3 0.0000

Trình độ CNSX

<--> Chính sách của

Nhà nƣớc 0.269 0.046 15.8 0.0000

<--> Nguồn nguyên liệu 0.327 0.045 14.9 0.0000

<--> Lao động 0.108 0.048 18.7 0.0000

<--> Năng lực quản lý 0.184 0.047 17.3 0.0000

<--> Chính sách hỗ trợ

của ĐP 0.044 0.048 20 0.0000

<--> Tiếp cận tài chính -0.062 0.048 22.2 0.0000

Chính sách của

Nhà nƣớc

<--> Nguồn nguyên liệu 0.074 0.048 19.4 0.0000

<--> Lao động -0.012 0.048 21.1 0.0000

<--> Năng lực quản lý 0.131 0.047 18.3 0.0000

<--> Chính sách hỗ trợ

của ĐP 0.104 0.048 18.8 0.0000

<--> Tiếp cận tài chính 0.012 0.048 20.6 0.0000

Nguồn nguyên liệu

<--> Lao động 0.174 0.047 17.5 0.0000

<--> Năng lực quản lý 0.131 0.047 18.3 0.0000

<--> Chính sách hỗ trợ

của ĐP 0.11 0.048 18.7 0.0000

<--> Tiếp cận tài chính -0.029 0.048 21.5 0.0000

Lao động

<--> Năng lực quản lý 0.046 0.048 19.9 0.0000

<--> Chính sách hỗ trợ

của ĐP 0.079 0.048 19.3 0.0000

<--> Tiếp cận tài chính 0.001 0.048 20.9 0.0000

Năng lực quản lý

<--> Chính sách hỗ trợ

của ĐP -0.006 0.048 21 0.0000

<--> Tiếp cận tài chính -0.04 0.048 21.7 0.0000

Chính sách hỗ trợ

của ĐP <--> Tiếp cận tài chính -0.089 0.048 22.8 0.0000

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

Ghi chú: SE = SQRT ((1- r2)/(n-2)); CR = (1 - r)/SE.

P-value = TDIST (|CR|), n-2, 2).

139

Bảng 4.21 trình bày kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm

trong mô hình tới hạn. Tất cả các hệ số tƣơng quan kèm với sai lệch chuẩn cho thấy

đều < 1 và có mức ý nghĩa P = 0.000. Do vậy, các khái niệm trong mô hình nghiên

cứu đều đạt giá trị phân biệt.

Nhƣ vậy, kết quả CFA mô hình tới hạn của các thang đo các nhân tố ảnh

hƣởng đến phát triển các DNCNNVV khẳng định tính đơn hƣớng, giá trị hội tụ, giá

trị phân biệt cũng nhƣ độ tin cậy và phù hợp với dữ liệu điều tra nghiên cứu.

4.4.5. Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu

trúc tuyến tính (SEM)

4.4.5.1. Kiểm định mô hình lý thuyết

Sơ đồ 4.2. Kết quả kiểm định SEM mô hình lý thuyết

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)

Kết quả cho thấy mô hình có độ phù hợp với dữ liệu, Chi - bình phƣơng =

679.795, bậc tự do = 436, CMIN/df =1.559 <2, giá trị P =0.000. Các chỉ tiêu đo

lƣờng khác cũng đạt giá trị yêu cầu: TLI =0.950, CFI =0.956 > 0.9, RMSEA =

0.046 <0.05 [10][45]. Tất cả các trọng số của các biến đều đạt > 0.5, các giá trị P =

0.000 nên có ý nghĩa thống kê. Chứng tỏ mô hình lý thuyết thích hợp với dữ liệu

điều tra nghiên cứu. Kết quả cho thấy các mối quan hệ đều có tác động cùng chiều

và trực tiếp lên sự phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

140

Bảng 4.22. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm

trong mô hình lý thuyết

Estimate S.E. C.R. P

Sự phát triển DNCNNVV

<--- Trình độ CNSX 0.356 0.049 7.343 ***

<--- Chính sách của

Nhà nƣớc 0.117 0.057 2.063 0.039

<--- Nguồn nguyên liệu 0.133 0.054 2.441 0.015

<--- Lao động 0.131 0.062 2.118 0.034

<--- Năng lực quản lý 0.172 0.07 2.472 0.013

<--- Chính sách hỗ trợ

của ĐP 0.14 0.066 2.133 0.033

<--- Tiếp cận tài chính 0.266 0.12 2.22 0.026

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

Bảng 4.22 cho thấy tất cả các mối quan hệ đƣợc giả thuyết trong mô hình

nghiên cứu đều đƣợc chứng minh bằng kiểm định mô hình SEM. Kết quả ƣớc lƣợng

các trọng số đều mang dấu + và có mức ý nghĩa thống kê. Điều đó chứng tỏ các

khái niệm trong mô hình lý thuyết: Trình độ công nghệ sản xuất, chính sách của Nhà

nƣớc, nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản lý, chính sách hỗ trợ của địa

phƣơng và tiếp cận tài chính đều có tác động cùng chiều đến sự phát triển của

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

4.4.5.2. Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap

Trong các phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng bằng phƣơng pháp lấy mẫu,

thông thƣờng phải chia mẫu ra làm hai mẫu con. Một nửa để ƣớc lƣợng các tham số

mô hình và một nửa dùng để đánh giá lại, cách khác là lặp lại nghiên cứu với một

mẫu khác. Hai cách này thƣờng không thực tế vì mô hình cấu trúc tuyến tính đòi hỏi

cỡ mẫu lớn nên việc làm này gây tốn kém thời gian và kinh phí [49][79], trong

những trƣờng hợp nhƣ vậy thì Bootstrap là phƣơng pháp phù hợp để thay thế [74].

Bootstrap là phƣơng pháp lấy mẫu lặp lại có thay thế trong đó mẫu ban đầu đóng

vai trò là đám đông.

141

Kiểm định Bootstrap đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng lại các tham số trong mô hình lý

thuyết đã đƣợc ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp ƣớc lƣợng tối ƣu (Maximum Likelihood).

Bảng 4.23. Kết quả ƣớc lƣợng bằng Bootstrap với N = 500

Parameter SE SE-

SE Mean Bias

SE-

Bias CR

Sự phát triển

của

DNCNNVV

<--- Trình độ CNSX 0.072 0.002 0.421 -0.001 0.003 -0.33

<--- Chính sách của

Nhà nƣớc 0.068 0.002 0.118 0.003 0.003 1

<--- Nguồn nguyên liệu 0.069 0.002 0.142 0.002 0.003 0.67

<--- Lao động 0.059 0.002 0.109 -0.004 0.003 -1.33

<--- Năng lực quản lý 0.064 0.002 0.135 0 0.003 0

<--- Chính sách hỗ trợ

của ĐP 0.06 0.002 0.113 -0.006 0.003 -2

<--- Tiếp cận tài chính 0.063 0.002 0.122 -0.004 0.003 -1.33

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

Ghi chú: SE: Sai lệch chuẩn, SE - SE: Sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn,

Mean: Giá trị ước lượng trung bình, Bias: Độ chệch, SE - Bias: Sai lệch chuẩn của

độ chệch, CR: Giá trị tới hạn.

Nghiên cứu này tác giả thực hiện Bootstrap bằng cách lẫy mẫu lặp lại với kích

thƣớc N = 500. Kết quả ƣớc lƣợng từ 500 mẫu đƣợc tính trung bình cùng với độ

chệch đƣợc thể hiện ở bảng 4.23 cho thấy độ chệch (Bias) và sai số lệch chuẩn của

độ chệch (SE- Bias) tuy xuất hiện nhƣng không lớn. Giá trị của CR < 2 nên có thể

khẳng định độ chệch rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% chứng

tỏ các ƣớc lƣợng trong mô hình là đáng tin cậy.

4.4.5.3. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Sau khi mô hình cấu trúc tổng thể đƣợc phân tích và kiểm định, bƣớc tiếp theo

là xem xét các giá trị ƣớc lƣợng để kiểm tra các mối quan hệ nhân quả.

Thông qua bảng 4.24, ta thấy nhân tố trình độ công nghệ sản xuất có ảnh

hƣởng mạnh nhất đến sự phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên (trọng số

chuẩn hóa là 0.356), thứ hai là nhân tố tiếp cận tài chính (trọng số chuẩn hóa là

0.266), nhân tố thứ ba là năng lực quản lý của chủ DN (trọng số chuẩn hóa là

0.172), thứ tƣ là nhân tố chính sách hỗ trợ của địa phƣơng với trọng số chuẩn hóa là

0.140, thứ năm là nhân tố nguồn nguyên liệu (trọng số chuẩn hóa là 0.133), sau đó

đến nhân tố lao động (trọng số chuẩn hóa là 0.131) và cuối cùng là nhân tố chính

142

sách của Nhà nƣớc (trọng số chuẩn hóa là 0.117) có ảnh hƣởng đến sự phát triển

của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Nhƣ vậy, tất cả các giả thuyết H1, H2, H3, H4,

H5, H6, H7 đều đƣợc chấp nhận trong mô hình nghiên cứu lý thuyết.

Bảng 4.24. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình lý thuyết

Giả

thuyết Tƣơng quan Estimate S.E. C.R. P

H1 Sự phát triển DNCNNVV <--- Trình độ CNSX 0.356 0.049 7.343 ***

H2 Sự phát triển DNCNNVV <--- Chính sách của

Nhà nƣớc 0.117 0.057 2.063 0.039

H3 Sự phát triển DNCNNVV <--- Nguồn nguyên liệu 0.133 0.054 2.441 0.015

H4 Sự phát triển DNCNNVV <--- Lao động 0.131 0.062 2.118 0.034

H5 Sự phát triển DNCNNVV <--- Năng lực quản lý 0.172 0.07 2.472 0.013

H6 Sự phát triển DNCNNVV <--- Chính sách hỗ trợ

của ĐP 0.140 0.066 2.133 0.033

H7 Sự phát triển DNCNNVV <--- Tiếp cận tài chính 0.266 0.12 2.22 0.026

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

Giả thuyết H1: Có mối tƣơng quan chặt chẽ giữa trình độ công nghệ sản xuất

với sự phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy

giả thuyết này đƣợc chấp nhận và đạt đƣợc = 0.356 với mức ý nghĩa P =0.000 <

0.05. Kết quả này khẳng định mối quan hệ tích cực giữa trình độ công nghệ sản xuất

và sự phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên tƣơng đồng với nghiên cứu của

Trịnh Đức Chiều & cộng sự (2010) và Asma Benzazoua Bouazza & cộng sự

(2015). Trong nghiên cứu của Trịnh Đức Chiều & cộng sự (2010), nhân tố trình độ

công nghệ sản xuất đƣợc đƣa vào phân tích với kết quả thể hiện nhân tố này có ảnh

hƣởng lớn đến năng suất lao động và từ đó, ảnh hƣởng đến sự phát triển của các

DNNVV ở Việt Nam. Nhƣ vậy, có thể thấy các nhà quản lý trong các DNCNNVV

ở Thái Nguyên nói riêng và DNNVV ở Việt Nam nói chung đánh giá cao vai trò

của nhân tố này đối với sự phát triển của DN mình. Đặc biệt, đối với loại hình

DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp với đặc thù vốn ít, gặp nhiều khó khăn trong

việc tiếp cận tài chính thì nhân tố trình độ công nghệ sản xuất hiện đang là rào cản

lớn nhất khi Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng bƣớc vào thị trƣờng

quốc tế với nhiều cam go và thách thức trong cạnh tranh với các đối thủ trong nƣớc

và nƣớc ngoài.

143

Giả thuyết H2: Có mối tƣơng quan dƣơng giữa chính sách của Nhà nƣớc và sự

phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả phân tích SEM cho thấy hệ

số hồi quy chuẩn hóa mang dấu + thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa chính sách

của Nhà nƣớc và sự phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên với mức ý nghĩa P

=0.039 < 0.05 và = 0.117 nghĩa là giả thuyết H2 đƣợc chấp nhận bởi dữ liệu thực

nghiệm. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày ở trên đồng nhất với 2 tác giả nghiên

cứu trƣớc là Arbiana Govori (2013) và Muhammad Abrar-ul-haq & cộng sự (2015),

thể hiện nhân tố chính sách của Nhà nƣớc đều có ảnh hƣởng đến sự phát triển

DNCNNVV. Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu của Muhammad Abrar-ul-haq và

cộng sự (2015), nhân tố chính sách của Nhà nƣớc có ảnh hƣởng mạnh thứ 3 trong

tổng số 6 nhân tố thì trong nghiên cứu này, nhân tố chính sách của Nhà nƣớc lại có

ảnh hƣởng ít nhất. Điều này có thể giải thích là mặc dù Chính phủ Việt Nam đã xây

dựng nhiều chính sách hỗ trợ cho các DNNVV và tạo ảnh hƣởng tích cực song chƣa

thực sự gây ấn tƣợng và đối với các cán bộ quản lý trong các DN này họ vẫn kỳ

vọng nhiều hơn nữa những hỗ trợ từ các chính sách của Chính phủ.

Giả thuyết H3: Nguồn nguyên liệu có tác động tích cực đến sự phát triển của

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Từ kết quả phân tích SEM cho thấy hệ số hồi quy

chuẩn hóa mang dấu + thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa nguồn nguyên liệu và

sự phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên với mức ý nghĩa P =0.015 < 0.05 và

= 0.133 nghĩa là giả thuyết H3 đƣợc chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm. Thang đo

nguồn nguyên liệu là thang đo mới đƣợc phát triển cho nghiên cứu này và kết quả

kiểm định cho thấy nó có ảnh hƣởng đến sự phát triển của các DNCNNVV tỉnh

Thái Nguyên (Ảnh hƣởng thứ 5 trong tổng số 7 nhân tố). Khác với những lĩnh vực

khác nhƣ thƣơng mại hay dịch vụ, rõ ràng ta thấy cả 04 loại hình DN trong lĩnh vực

công nghiệp nhƣ DNCNNVV khai khoáng, DNCNNVV chế biến, DNCNNVV sản

xuất và phân phối điện, khí đốt và DNCNNVV cung cấp nƣớc thì không thể không

kể đến vai trò của nhân tố nguồn nguyên liệu bởi đó là một yếu tố đầu vào quan

trọng quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ sự phát triển của

các DNCNNVV. Thực tế cho thấy, nhân tố nguồn nguyên liệu có đƣợc nhắc đến

nhƣ là một nhân tố đầu vào ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN

trong một vài công trình nghiên cứu (phân tích lý luận mà không qua kiểm chứng)

trƣớc đây, song thông qua kết quả chạy mô hình của nghiên cứu này thì lần đầu tiên

nhân tố nguồn nguyên liệu đƣợc đƣa vào phân tích định lƣợng và chứng minh đƣợc

có sự ảnh hƣởng đến sự phát triển của các DNNVV công nghiệp ở Thái Nguyên.

144

Giả thuyết H4: Có mối tƣơng quan dƣơng giữa lao động và sự phát triển của

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả phân tích SEM cho thấy hệ số hồi quy

chuẩn hóa mang dấu + thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa lao động và sự phát

triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên với mức ý nghĩa P =0.034 < 0.05 và =

0.131 nghĩa là giả thuyết H4 đƣợc chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm. Kết quả này

tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của Trịnh Đức Chiều & cộng sự (2010) cũng

nhƣ của Asma Benzazoua Bouazza & cộng sự (2015). Nghiên cứu này cũng chứng

minh ảnh hƣởng của nhân tố lao động đến sự phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái

Nguyên là không cao với hệ số = 0.131 (đứng thứ 6 trên 7 nhân tố). Nguyên nhân

là do phần lớn các cán bộ quản lý khi đƣợc điều tra đều là những ngƣời có độ tuổi

trung niên (trên 46 tuổi chiếm 67,1%), về cơ bản họ vẫn chƣa đánh giá cao vai trò

của nhân tố lao động đối với sự phát triển của DN mình. Tuy nhiên, kết quả này

đƣợc xem nhƣ một kênh thông tin giúp cho chủ DN và các nhà hoạch định chính

sách xem xét lại vai trò của nhân tố đó đối với loại hình DNNVV hoạt động trong

lĩnh vực công nghiệp để từ đó xây dựng chính sách đào tạo cho ngƣời lao động

nhằm nâng cao năng suất lao động và tạo tiền đề phát triển cho loại hình DN này.

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực quản lý với sự phát

triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy giả thuyết này

đƣợc chấp nhận với = 0.172 với mức ý nghĩa P =0.013 > 0.05. Kết quả này khẳng

định rằng khi nghiên cứu thực tế tại các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên thì các cán

bộ quản lý DNCNNVV có cùng quan điểm cho rằng nhân tố năng lực quản lý có

ảnh hƣởng tích cực đến sự phát triển của các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên, tƣơng

đồng với kết quả nghiên cứu của Asma Benzazoua Bouazza & cộng sự (2015) và

Muhammad Abrarul-haq (2015). Nếu nhƣ trong nghiên cứu của Muhammad

Abrarul-haq (2015), ông cho rằng nhân tố năng lực quản lý có ảnh hƣởng lớn nhất

đến sự phát triển của các DNNVV thì trong nghiên cứu này nhân tố năng lực quản

lý ảnh hƣởng thứ 3 trong tổng số 7 nhân tố đƣợc chứng minh. Nhƣ vậy, có thể thấy

các nhà quản lý đánh giá khá cao vai trò nhân tố năng lực quản lý của chủ DN đối

với sự tồn tại và phát triển của DNCNNVV. Đối với các DNCNNVV tỉnh Thái

Nguyên thì nhân tố này chỉ đƣợc xếp sau 2 nhân tố quan trọng bậc nhất đó là trình

độ công nghệ sản xuất và tiếp cận tài chính do đặc thù các DNCNNVV tỉnh Thái

Nguyên còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận tài chính nên việc đầu tƣ cho công

nghệ còn hạn chế dẫn đến khả năng cạnh tranh kém, cản trở lớn đến sự phát triển

của DN trong tƣơng lai.

145

Giả thuyết H6: Chính sách hỗ trợ của địa phƣơng có tác động tích cực đến sự

phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Từ kết quả phân tích SEM cho thấy

hệ số hồi quy chuẩn hóa mang dấu + thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa chính

sách của địa phƣơng và sự phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên với mức ý

nghĩa P =0.033 < 0.05 và = 0.140 nghĩa là giả thuyết H6 đƣợc chấp nhận bởi dữ

liệu thực nghiệm, tƣơng đồng với nghiên cứu của Phan Thị Minh Lý (2011) và

Muhammad Abrar-ul-haq (2015). Nếu nhƣ trong nghiên cứu của Phan Thị Minh Lý

(2011) cho rằng nhân tố chính sách hỗ trợ của địa phƣơng là nhân tố ảnh hƣởng thứ 2

trong tổng số 4 nhân tố thì trong nghiên cứu này, nhân tố chính sách hỗ trợ của địa

phƣơng có ảnh hƣởng thứ 4 trong tổng số 7 nhân tố. Ở đây, ta thấy đánh giá của các

cán bộ quản lý DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên về nhân tố chính sách hỗ trợ của địa

phƣơng cao hơn nhân tố Chính sách của Nhà nƣớc để thấy rằng đối với loại hình DN

này, những ƣu đãi từ địa phƣơng đƣợc nhìn nhận có ảnh hƣởng rõ ràng hơn đối với

các đối tƣợng thụ hƣởng (các DNCNNVV) so với những hỗ trợ từ phía Chính phủ.

Giả thuyết H7: Có mối quan hệ cùng chiều giữa tiếp cận tài chính với sự phát

triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy giả thuyết này

đƣợc chấp nhận và đạt đƣợc = 0.266 với mức ý nghĩa P =0.026 < 0.05. Kết quả

này khẳng định mối quan hệ tích cực giữa tiếp cận tài chính và sự phát triển của

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên tƣơng đồng với nghiên cứu của Trịnh Đức Chiều

(2010), Arbiana Govori (2013) và Asma Benzazoua Bouazza & cộng sự (2015).

Nếu nhƣ trong nghiên cứu của Arbiana Govori (2013), nhân tố tiếp cận tài chính có

ảnh hƣởng mạnh nhất đối với DNNVV thì trong nghiên cứu này nhân tố tiếp cận tài

chính là nhân tố ảnh hƣởng mạnh thứ 2 trong 7 nhân tố, đứng sau nhân tố trình độ

công nghệ sản xuất. Kết quả này hoàn toàn tƣơng đồng với kết quả phỏng vấn các

chuyên gia (Phụ lục 1). Đối với loại hình DNNVV, nhân tố tiếp cận tài chính đóng

vai trò rất quan trọng vì phần lớn họ đều thiếu vốn, khả năng huy động vốn kém,...

nhƣng riêng loại hình DNNVV lĩnh vực công nghiệp trong giai đoạn gần đây thì

nhân tố trình độ công nghệ sản xuất đƣợc đánh giá quan trọng hơn do tại Thái

Nguyên, các chính sách hỗ trợ về công nghệ cho các DNCNNVV cũng nhƣ sự chủ

động đầu tƣ về công nghệ của các DNCNNVV chƣa thực sự xứng với nhu cầu trong

khi công nghệ mà các DN tại tỉnh hiện đang sử dụng khá lạc hậu, do đó sẽ rất khó khăn

trong việc khai thác thị trƣờng mới cũng nhƣ cạnh tranh với những đối thủ là những

DN lớn từ trong nƣớc và ngoài nƣớc.

146

Nhƣ vậy, kết quả kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu bằng

mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đã thể hiện tất cả các giả thuyết H1, H2, H3, H4,

H5, H6, H7 đƣợc đem vào phân tích đều đƣợc chứng minh có ảnh hƣởng đến sự

phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Đó là trình độ công nghệ sản xuất,

chính sách của Nhà nƣớc, nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản lý, chính

sách hỗ trợ của địa phƣơng và tiếp cận tài chính. Trong đó, hai nhân tố ảnh hƣởng

mạnh nhất đó là trình độ công nghệ sản xuất và tiếp cận tài chính. Từ đó, giúp cho

các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các DNCNNVV có

định hƣớng để xây dựng các chính sách và giải pháp nhằm phát triển loại hình DN

này trong tƣơng lai.

4.5. Đánh giá chung về sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và

vừa tỉnh Thái Nguyên

4.5.1. Những mặt đạt được trong phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ

và vừa tỉnh Thái Nguyên

Số lƣợng và quy mô các DNCNNVV ngày càng tăng nhanh tạo nhiều việc làm

cho ngƣời lao động. Tính đến năm 2016, tổng số lao động trong các DNCNNVV

của tỉnh là 15.703 ngƣời, tạo điều kiện về việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động

tại địa phƣơng. [9]

Cơ cấu nội ngành công nghiệp đang chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng

các DNCNNVV chế biến, chế tạo đã tăng nhanh so với các DNCNNVV truyền

thống khác nhƣ luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản nhằm đảm bảo sự

chuyển dịch theo đúng quy hoạch phát triển công nghiệp đã xây dựng, đảm bảo xu

hƣớng phát triển DNCNNVV theo chiều sâu.

Doanh thu và lợi nhuận của các DNCNNVV ngày càng gia tăng, đóng góp

đáng kể vào ngân sách chung của tỉnh, trong đó phần lớn là sự góp phần của các

DNCNNVV hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.

Các chính sách của tỉnh đã đƣợc xây dựng kịp thời, các chƣơng trình khuyến

công hỗ trợ DNCNNVV, đặc biệt các DNCNNVV ở nông thôn đang phát huy vai

trò của mình với đối tƣợng thụ hƣởng đƣợc đa dạng cùng số lƣợng chƣơng trình,

mức hỗ trợ tăng dần qua các năm.

Trình độ của ngƣời lao động cũng nhƣ trình độ, kỹ năng của cán bộ quản lý

trong các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên đã đƣợc cải thiện dần qua các năm với tỷ

lệ ngày càng cao của trình độ đại học và tỷ lệ giảm dần hàng năm của trình độ cao

đẳng, trung cấp.

147

Các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên đã có vùng nguyên liệu tập trung hỗ trợ rất

lớn cho quá trình sản xuất sản phẩm với các DN đƣợc quy hoạch xây dựng ở những

vị trí phù hợp cùng lợi thế sẵn có về nguyên liệu.

Thái Nguyên đã hình thành thêm một số trung tâm công nghiệp lớn nhƣ KCN

Yên Bình, Điềm Thụy và Sông Công tạo tiền đề cho phân bố lại lực lƣợng sản xuất

công nghiệp theo vùng lãnh thổ và tham gia tích cực vào quá trình CNH - HĐH

chung của tỉnh. Số lƣợng lao động trong DNCNNVV đƣợc dịch chuyển dần sang khu

vực huyện Phổ Yên, Phú Bình tạo thế cân bằng hơn giữa các đơn vị hành chính trong

toàn tỉnh.

4.5.2. Những vấn đề còn tồn tại trong phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ

và vừa tỉnh Thái Nguyên

Chính phủ mặc dù đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ

cho các DNNVV và DNCN nói chung song hiện nay vẫn chƣa có chính sách cụ thể

cho từng loại hình DNNVV, các chính sách hỗ trợ cho đối tƣợng DNCNNVV hiện

nay còn chƣa rõ ràng và cụ thể. Nội dung nhiều chƣơng trình trợ giúp DNNVV còn

dàn trải, chƣa tập trung và chƣa gắn kết với nhau làm cho các DNNVV chƣa tiếp

cận hay nhận đƣợc sự hỗ trợ một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, cơ chế điều phối hoạt

động hỗ trợ DNNVV giữa các Bộ ngành, giữa Trung ƣơng và địa phƣơng cũng

chƣa hiệu quả. Ngoài ra, hệ thống cơ quan, tổ chức thực hiện hỗ trợ DNNVV từ

Trung ƣơng đến địa phƣơng chƣa đƣợc hình thành đầy đủ, nhất quán.

Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã có những chính sách

hỗ trợ đặc biệt đối với loại hình DNCNNVV, từ đó đƣợc ghi nhận và đánh giá cao

hơn bởi các cán bộ quản lý DN của tỉnh so với những chính sách hỗ trợ từ phía

Chính phủ, song vai trò của Hội DNNVV tại tỉnh vẫn còn mờ nhạt, hoạt động của

Hội DNNVV và Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng còn chƣa tƣơng

xứng với mục tiêu. Công tác nắm bắt nhu cầu và tình hình kinh doanh của các

DNCNNVV tỉnh còn yếu cũng nhƣ chƣa chủ động xây dựng các chƣơng trình hỗ

trợ DNCNNVV.

Nguồn nguyên liệu tại tỉnh chƣa đƣợc chủ động, thiếu tập trung và chất lƣợng

không đồng đều, chủ yếu dƣới dạng xuất thô, kim ngạch xuất khẩu chƣa cao, hiện

đang bị mất cân đối giữa chế biến và nguyên liệu.

Mức độ đầu tƣ theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị trong các

DNCNNVV nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển theo hƣớng CNH -

HĐH, chỉ những DNCN lớn, đầu tƣ mới và sản xuất hàng xuất khẩu đƣợc trang bị

148

đồng bộ, bằng thiết bị công nghệ hiện đại, còn lại đa số các DNCNNVV có trình độ

công nghệ ở mức trung bình, năng suất lao động thấp với sản phẩm không đa dạng,

trình độ chế biến tinh chƣa cao. Các DNCNNVV chƣa chủ động đầu tƣ nhằm nâng

cao trình độ nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt

động của các DN.

Cơ cấu nội ngành công nghiệp có sự chuyển dịch song tốc độ còn chậm khi

doanh thu của các DN ngành sản xuất kim loại và khai thác khoáng sản hiện vẫn

chiếm tỷ trọng cao, các DNCNNVV phụ trợ chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm

năng, đặc biệt là DNCNNVV chế biến, một số ngành sản xuất lớn của tỉnh gần nhƣ

100% nhập nguyên, phụ liệu, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất của DNCNNVV

còn hạn chế, manh mún.

Trình độ của ngƣời lao động trong các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh tuy đƣợc

nâng cao dần qua các năm song vẫn chƣa đạt ở mức cao. Tỷ trọng lao động đạt trình

độ đại học vẫn chiếm tỷ lệ thấp, trong khi lao động đạt trình độ trung cấp vẫn chiếm

ở mức cao. Kỹ năng và năng lực làm việc chƣa hoàn toàn phù hợp với lĩnh vực

DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp và lao động tại DN sau khi đƣợc đào tạo chƣa

thể hiện đƣợc hiệu quả làm việc.

Cán bộ quản lý trong các DNCNNVV tại tỉnh có trình độ khá, tuy nhiên kỹ

năng quản lý và trình độ nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cần thiết.

Phần lớn các DNCNNVV gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn đầu tƣ, mở

rộng sản xuất kinh doanh, việc huy động vốn kinh doanh của các DN gặp nhiều trở

ngại, khả năng thu hút vốn để đầu tƣ phát triển các dự án công nghiệp chế biến gắn

với xây dựng nông thôn mới của địa phƣơng còn nhiều hạn chế.

4.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên

4.5.3.1. Nguyên nhân bên ngoài

Thứ nhất, Nhà nƣớc chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát triển và cạnh tranh

dài hạn, cụ thể cho các DNNVV nói chung và DNNVV trong từng lĩnh vực nói

riêng, đặc biệt là các DNCNNVV.

Thứ hai, chính sách hỗ trợ các DNCNNVV còn chƣa cụ thể về mặt bằng sản

xuất, tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công…. Các chính sách mới

chỉ dừng lại ở những quy định mang tính khuyến khích và chung chung, chƣa có

những quy định hỗ trợ rõ ràng. Bên cạnh đó, sự phân tán quản lý và thực thi ở nhiều

bộ, ngành trong thực thi các chính sách liên quan khiến thủ tục tiếp cận hỗ trợ mang

nặng tính xin - cho, doanh nghiệp nhiều khi không có đủ lực để theo đến cùng.

149

Thứ ba, sự quan tâm và đầu tƣ của các địa phƣơng đối với công tác trợ giúp

phát triển DNNVV còn thấp trong khi nguồn ngân sách Trung ƣơng hạn chế.

Thứ tư, nguồn nguyên liệu phục vụ cho các DNCNNVV chế biến đang bị mất

cân đối, các chính sách hỗ trợ về vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc các DNCNNVV chƣa

tiếp cận đƣợc, chủ yếu do DN tự đầu tƣ và vay từ các ngân hàng thƣơng mại có lãi

suất cao cũng nhƣ chƣa có sự gắn kết giữa công tác trồng rừng với chế biến lâm

sản, quy hoạch rừng tập trung.

4.5.3.2. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Thứ nhất, các DNCNNVV gặp khó khăn trong việc huy động vốn và tiếp cận

vốn từ các tổ chức tín dụng nhƣ Ngân hàng hay Quỹ bảo lãnh tín dụng vì năng lực

quản lý còn hạn chế, phƣơng án kinh doanh và vay vốn xây dựng không bài bản,

tiềm lực tài chính yếu, dễ bị rủi ro.

Thứ hai, các DNCNNVV còn tƣ tƣởng trông chờ vào các chính sách ƣu đãi

của Nhà nƣớc mà chƣa biết tận dụng tốt những ƣu thế sẵn có của loại hình DN

mình. Ngoài ra, các chủ DN chƣa thay đổi tƣ duy nhận diện đối tác, tăng cƣờng liên

kết để tập hợp và sử dụng hiệu quả các nguồn lực về vốn, nhân lực và công nghệ

vào sự phát triển chung.

Thứ ba, cơ chế quản lý của các DNCNNVV chậm đƣợc đổi mới, dẫn tới thiếu

linh hoạt trong đầu tƣ theo chiều sâu nên nhiều loại sản phẩm khó giữ vững và chiếm

lĩnh đƣợc thị trƣờng...

Thứ tư, giới hạn về nguồn lực tài chính trong việc thực hiện các chƣơng trình

hỗ trợ đào tạo cho ngƣời lao động của UBND tỉnh. Bên cạnh đó, chủ DNCNNVV

chƣa thực sự quan tâm đến hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại DN

dẫn tới các chính sách hỗ trợ đào tạo cho ngƣời lao động chƣa xây dựng nhiều tại

các DNCNNVV.

Nhƣ vậy, trên đây là toàn bộ kết quả nghiên cứu thực tế khi phỏng vấn cán bộ

quản lý tại 299 DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở

cho việc xây dựng quan điểm, định hƣớng phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

Từ đó, kiến nghị những chính sách có liên quan nhằm phát triển loại hình DN này

trong giai đoạn tới.

150

Tóm tắt chƣơng 4

Chƣơng 4 đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các DNCNNVV

và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Thông

qua kết quả nghiên cứu thực tế tại 271 DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên bằng việc sử

dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến

tính (SEM) đã chứng minh đƣợc 07 nhân tố đƣợc tổng kết từ tổng quan tài liệu

nghiên cứu và điều kiện thực tế tại tỉnh Thái Nguyên đều có ảnh hƣởng đến phát

triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Đó là trình độ công nghệ sản xuất, chính

sách của Nhà nƣớc, nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản lý, chính sách hỗ

trợ của địa phƣơng và tiếp cận tài chính, trong đó nhân tố trình độ công nghệ sản

xuất và tiếp cận tài chính có ảnh hƣởng lớn nhất đến sự phát triển của các

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

Trên cơ sở phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên, luận án tổng kết những mặt đạt đƣợc và những

vấn đề còn tồn tại trong phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Đó sẽ là

căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm phát triển loại hình DN này tại Thái

Nguyên trong những năm tới.

151

Chƣơng 5

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ

VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

5.1. Bối cảnh trong nƣớc và địa phƣơng đối với phát triển doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ vừa tỉnh Thái Nguyên

Việt Nam là một đất nƣớc với dân số trên 85 triệu ngƣời có tốc độ tăng trƣởng

công nghiệp khá cao và ổn định nên thu nhập quốc dân bình quân đầu ngƣời của

Việt Nam đang tăng nhanh dẫn đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp

cũng tăng lên nhanh chóng (hàng tiêu dùng, thực phẩm, điện tử gia dụng và điện tử

công nghiệp, viễn thông...). Mặt khác, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều

kiện đẩy nhanh các hoạt động xuất, nhập khẩu của các DN hoạt động tại Việt Nam.

Trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam quyết tâm tạo ra môi trƣờng

đầu tƣ lành mạnh, thông thoáng theo nguyên tắc bình đẳng đầu tƣ trong nƣớc và

ngoài nƣớc đã tạo sự ổn định môi trƣờng đầu tƣ và kinh nghiệm kinh doanh của các

DN lớn trên thế giới tại thị trƣờng Việt Nam. Bên cạnh đó, Luật hỗ trợ DNNVV có

hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đã góp phần hoàn thiện, thống nhất

khung pháp lý và thực hiện hỗ trợ hệ thống DNNVV, theo đó, việc ban hành Luật

hỗ trợ DNNVV nhằm thể chế hóa các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, bảo đảm các

chủ thể thuộc các thành phần kinh tế đƣợc bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo

pháp luật, thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo của DN.

Thái Nguyên với vị trí đặc biệt là trung tâm kinh tế, văn hoá và đào tạo của

vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ, nơi tập trung nhiều tài nguyên khoáng sản quan

trọng cùng khả năng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. Vì thế, chính quyền địa

phƣơng tập trung phát triển mạnh DNCNNVV ở một số lĩnh vực nhƣ công nghệ

thông tin và điện tử, sản xuất vỉ, vi mạch bán dẫn, sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị

điện, chế tạo máy, gia công kim loại, cơ khí lắp ráp và các cơ sở công nghiệp hỗ trợ

ứng dụng công nghệ cao,... Đây đều là những sản phẩm có thể cung cấp cho thị

trƣờng trong và ngoài nƣớc, ƣu tiên đặc biệt cho xuất khẩu.

Bên cạnh đó, với sự nỗ lực hết mình trong cải cách hành chính, đầu tƣ xây

dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ,... Thái Nguyên đã tạo đƣợc sự đột biến

trong mời gọi đầu tƣ, trong đó đáng chú ý là sự có mặt của Tập đoàn Samsung với

Tổ hợp công nghiệp công nghệ cao có tổng mức đầu tƣ trên 6 tỷ USD, từ đó, kéo

152

theo hơn 50 dự án vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và trong nƣớc đƣợc triển

khai trên địa bàn tỉnh, tạo thành một chuỗi các dự án phụ trợ dần lấp đầy một số

KCN tập trung nhƣ Yên Bình, Điềm Thụy, Sông Công. Đến nay, tổng nguồn vốn

FDI đầu tƣ vào tỉnh đã vƣợt mức 7 tỷ USD, giúp Thái Nguyên lọt vào top 10 địa

phƣơng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nƣớc. Trong thời gian tới, Thái

Nguyên sẽ lựa chọn thu hút một số dự án lớn, trọng điểm nhằm kéo các dự án vệ

tinh vào tỉnh giống nhƣ Tập đoàn Samsung. Mặt khác, tiến hành đầu tƣ xây dựng

các khu, cụm công nghiệp chuyên sâu cho từng lĩnh vực, từng nhà đầu tƣ, quan tâm

phát triển các DNNVV trên cơ sở tận dụng sức lan tỏa của các nhà đầu tƣ lớn.

5.2. Xây dựng mô hình phân tích SWOT của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và

vừa tỉnh Thái Nguyên

Các giải pháp nhằm phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên đƣợc xây dựng

dựa trên việc kết hợp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các

DN và quan điểm, định hƣớng phát triển DNCNNVV tại tỉnh.

Bảng 5.1. Kết quả phân tích SWOT cho doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

tỉnh Thái Nguyên

Cơ hội (O) Thách thức (T)

- Hội nhập quốc tế sâu

rộng thu hút các tập đoàn

DNCN lớn, tạo cơ hội cho

sự hình thành và phát triển

các DNCNNVV với tƣ

cách là DN vệ tinh

- Thái Nguyên là tỉnh trung

tâm của khu vực trung du

miền núi phía Bắc với hệ

thống đƣờng cao tốc nối

Thái Nguyên - Hà Nội và

một số tỉnh trung miền núi

khác tạo thuận lợi cho hoạt

động giao thƣơng, vận

chuyển hàng hóa

- Thái Nguyên là tỉnh có

nguồn nguyên liệu dồi dào,

đặc biệt là trữ lƣợng

khoáng sản phục vụ cho

DNCNNVV khai khoáng,

chế biến

- Hội nhập quốc tế sâu

rộng dẫn đến cạnh tranh

ngày càng khốc liệt đặt ra

cho các chủ DN đứng

trƣớc áp lực đào tạo và tự

đào tạo nhằm nâng cao

trình độ, thích ứng với thị

trƣờng

- Nguồn tài nguyên khoáng

sản ngày càng cạn kiệt, thu

hẹp sự phát triển của

DNCNNVV khai khoáng

- Thị trƣờng quốc tế với

nhiều chế tài khắt khe đòi

hỏi các chủ DN có kiến

thức và kỹ năng xử lý các

tình huống phát sinh

- Trình độ công nghệ sản

xuất của các DN trong khu

vực và trên thế giới phát

triển nhanh chóng trong

153

- Thái Nguyên là một trong

những cái nôi đào tạo

nguồn nhân lực của cả

nƣớc , tập trung lực lƣợng

lao động dồi dào và chất

lƣợng cho các DNCNNVV

- Chính phủ ban hành Luật

DNNVV quy định về

nguyên tắc, nội dung,

nguồn lực hỗ trợ DNNVV

- Chính quyền địa phƣơng

xây dựng nhiều chính sách

hỗ trợ, tạo môi trƣờng đầu

tƣ thông thoáng cho DN

khi khung hành lang pháp

lý, hệ thống chính sách để

bảo đảm Luật KH&CN

đƣợc triển khai sâu rộng

vẫn còn nhiều bất cập.

Điểm mạnh (S) Chiến lƣợc SO Chiến lƣợc ST

- Lực lƣợng lao động dồi dào

với 15.703 lao động

- Trình độ của ngƣời lao động

và chủ DNCNNVV đƣợc cải

thiện qua các năm

- Cơ cấu nội ngành

DNCNNVV ngày càng

chuyển dịch theo hƣớng tích

cực

- Doanh thu và thu nhập của

ngƣời lao động tăng đáng kể

qua các năm đóng góp lớn

cho ngân sách Nhà nƣớc

Khuyến khích đầu tƣ mở

rộng, phát triển hệ thống

DNCNNVV, đặc biệt

nhóm ngành DNCNNVV

chế biến.

- Hoàn thiện khung pháp lý

hỗ trợ các DNCNNVV

- Mở rộng quy hoạch vùng

nguyên liệu nhằm phát

triển DNCNNVV chế biến.

Điểm yếu (W) Chiến lƣợc WO Chiến lƣợc WT

- Các DNCNNVV có quy mô

nhỏ, ít vốn, khó khăn trong

việc tiếp cận nguồn vốn ngân

hàng do thiếu tài sản thế chấp

theo quy định của ngân hàng

- Trình độ công nghệ sản

xuất chƣa đáp ứng đƣợc yêu

cầu phát triển theo hƣớng

CNH - HĐH.

- Công tác đào tạo trong các

DNCNNVV còn hạn chế.

- Chính sách thu hút đầu tƣ

cần tập trung vào những ƣu

đãi về thuế, tiếp cận vốn

ngân hàng.

- Đào tạo nguồn nhân lực

nhằm đẩy mạnh ứng dụng

công nghệ vào quá trình

sản xuất.

Xây dựng chiến lƣợc đào

tạo trong DNCNNVV bao

gồm tự đào tạo và đào tạo

cho các đối tƣợng cụ thể

(Cán bộ quản lý và ngƣời

lao động)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

154

Thông qua kết quả phân tích mô hình SWOT các DNCNNVV tỉnh Thái

Nguyên, 05 chiến lƣợc đƣợc đề xuất bao gồm: Hoàn thiện chính sách của Nhà

nƣớc; Khuyến khích đầu tƣ mở rộng các DNCNNVV; Xây dựng chiến lƣợc đào tạo

và tự đào tạo cho đối tƣợng cán bộ quản lý và ngƣời lao động; Mở rộng quy hoạch

vùng nguyên liệu nhằm phát triển DNCNNVV; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công

nghệ vào quá trình sản xuất.

5.3. Quan điểm và định hƣớng phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và

vừa tỉnh Thái Nguyên

5.3.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên

Quan điểm phát triển DNCNNVV nằm trong quan điểm chung về phát triển

công nghiệp của đất nƣớc và quan điểm phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên:

- Phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, ƣu

tiên tập trung phát triển mạnh DNCNNVV hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao nhƣ:

DNCNNVV công nghệ thông tin, DNCNNVV trong lĩnh vực điện tử và vi mạch

bán dẫn, DNCNNVV vật liệu mới, DNCNNVV chế biến gắn với vùng nguyên liệu

tập trung và gắn với xây dựng nông thôn mới, DNCNNVV hạ tầng (sản xuất và

phân phối điện, xử lý môi trƣờng và chất thải). [37]

- Phát triển DNCNNVV theo chiều sâu, chú trọng chất lƣợng tăng trƣởng để

đảm bảo tính bền vững, thân thiện với môi trƣờng và năng suất lao động cao.

- Phát triển DNCNNVV trên cơ sở phát huy nội lực và tranh thủ tối đa các

nguồn lực từ bên ngoài với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Khuyến khích

phát triển các loại hình doanh nghiệp dân doanh, DNCNNVV đầu tƣ nƣớc ngoài...

- Tập trung phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong DNCNNVV nhằm

nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ chủ DN, cán bộ quản lý trong DN và trình

độ, kỹ năng cho ngƣời lao động trong các DNCNNVV.

5.3.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên

Từ quan điểm, định hƣớng phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên và định

hƣớng phát triển chung của DNNVV, trong thời gian tới, các DNCNNVV trong

tỉnh cần tập trung phát triển một số nội dung nhƣ sau: [32] [33] [37]

5.3.2.1. Tập trung phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa theo chiều sâu,

chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nội bộ doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Phát triển DNCNNVV theo chiều sâu là điều kiện tất yếu trong điều kiện hiện

nay để thực hiện chiến lƣợc CNH - HĐH nền kinh tế. Đối với các DNCNNVV tỉnh

Thái Nguyên, phát triển theo chiều sâu là chiến lƣợc tồn tại và phát triển lâu dài

155

giúp DN nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành nhờ đó nâng cao

năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng.

Do vậy, trong thời gian tới, các DNCNNVV cần có sự chuyển dịch về cơ cấu

nội bộ theo thứ tự ƣu tiên thu hút đầu tƣ phát triển DNCNNVV sau: DNCNNVV hỗ

trợ sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử và vi mạch điện tử bán dẫn, chế tạo máy,

gia công kim loại và cơ khí lắp ráp, chế biến sâu khoáng sản, chế biến nông, lâm,

thủy sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng gắn với vùng nguyên liệu tập trung,

gắn với xây dựng nông thôn mới, công nghiệp chuyển giao và ứng dụng công nghệ

cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghiệp hạ tầng (sản xuất phân

phối điện, nƣớc và xử lý chất thải), công nghiệp hoá chất, sản xuất vật liệu xây

dựng, sản xuất kim loại và khai thác khoáng sản.

5.3.2.2. Tăng cường phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa phục vụ nông

nghiệp, nông thôn

Việc tăng cƣờng phát triển DNCNNVV ở khu vực nông thôn là định hƣớng

quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc, từ đó

giúp cho khu vực nông thôn tham gia có hiệu quả hơn vào quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế, rút ngắn khoảng cách nông thôn - thành thị.

Trong điều kiện ở Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng, việc phát

triển DNCNNVV ở khu vực nông thôn là mô hình thích hợp nhất để chuyển đổi cơ

cấu kinh tế nông thôn vì hiện nay ở Thái Nguyên 65,9% dân cƣ sống ở khu vực

nông thôn [1]. Quá trình phát triển trong những năm vừa qua đã tạo ra sự chênh lệch

nhất định về thu nhập cũng nhƣ trình độ phát triển nói chung giữa thành thị và nông

thôn. Trong khi đó, khu vực nông thôn lại là nơi tập trung nguồn nhân lực dồi dào

phục vụ nhu cầu lao động của các DNCNNVV.

Kinh nghiệm phát triển kinh tế ở nhiều nƣớc Châu Á, đặc biệt là các nƣớc

đông dân cho thấy chiến lƣợc phát triển kinh tế đi từ công nghiệp nông thôn là giải

pháp tối ƣu và có hiệu quả. Việc tập trung DNCNNVV ở khu vực nông thôn sẽ làm

tăng thu nhập cho dân cƣ nông thôn, giảm việc di cƣ ồ ạt từ nông thôn lên thành thị

góp phần ổn định xã hội.

Do vậy, việc chuyển các DNCNNVV sử dụng nhiều lao động và lao động có

trình độ không cao về khu vực nông thôn là việc cần thiết bởi vì nhóm ngành công

nghiệp nhẹ, chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng cần

phải gắn với vùng nguyên liệu tập trung và gắn với xây dựng nông thôn mới cần

đƣợc đặc biệt ƣu tiên phát triển làm cơ sở vững chắc để thực hiện công nghiệp hóa

156

nông nghiệp nông thôn, giúp chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ, giải quyết việc

làm và thu nhập, dần xóa bỏ khoảng cách giữa thành thị và nông thôn...

5.3.2.3. Tập trung phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa hỗ trợ

Từ thực trạng phát triển kinh tế ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên

nói riêng trong những năm vừa qua, có thể thấy, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ,

trong đó tập trung vào các DNCNNVV hỗ trợ có vai trò rất quan trọng để tái cấu

trúc nền công nghiệp nƣớc nhà cũng nhƣ tái cấu trúc nền kinh tế nói chung.

Nó sẽ giúp các ngành sản xuất chủ động đƣợc nguồn nguyên vật liệu đầu vào,

chủ động lựa chọn đƣợc nhà cung cấp, cắt giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành,

tăng năng lực cạnh tranh. Chƣa kể đến việc công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ giúp DN lựa

chọn đƣợc chiến lƣợc phát triển phù hợp với chuỗi giá trị gia tăng của ngành trong phạm

vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Ngoài ra, phát triển DNCNNVV còn tạo cơ hội và thúc

đẩy khối DN này phát triển mạnh mẽ, tạo nên mạng sản xuất kinh doanh đa dạng và rộng

khắp. Đây chính là nền tảng để phát triển một nền công nghiệp tự chủ, hiện đại.

Phát triển DNCNNVV hỗ trợ còn làm gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành

công nghiệp và quốc gia, bù đắp cho thế mạnh đang suy giảm của Việt Nam về giá

nhân công rẻ. Nhƣ vậy, theo định hƣớng đó trong thời gian tới Thái Nguyên là một

tỉnh có lợi thế về sản xuất công nghiệp cần tập trung phát triển mạnh loại hình DN

này, đặc biệt là DNNVV sản xuất sản phẩm cơ khí, hóa chất, điện tử viễn thông

phục vụ sản xuất công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp chung

của cả nƣớc và của tỉnh.

5.3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa theo hướng tăng

nhanh các nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gia tăng tỷ

trọng doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh

Thái Nguyên là tỉnh có nhiều cơ sở công nghiệp nặng nhƣ luyện kim đen,

luyện kim mầu, cơ khí chế tạo động cơ, phụ tùng máy động lực, khai khoáng. Phần

lớn các cơ sở công nghiệp này trình độ công nghệ chƣa tiên tiến, thậm chí lạc hậu,

có nhiều tác động xấu đến môi trƣờng nhƣng do trải qua nhiều năm hoạt động, đã

tạo dựng đƣợc một cơ sở vật chất tƣơng đối, cùng với đội ngũ công nhân có tay

nghề, đội ngũ chuyên gia kỹ thuật đông đảo..., có những điều kiện nhất định để tự

thân phát triển. Tuy nhiên, do một số cơ sở luyện kim, khai khoáng đã phát triển

đến ngƣỡng, nên trong nhóm ngành này cần ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ phát triển

các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất động cơ, các loại công cụ, dụng cụ,

phụ tùng máy. Đặc biệt cần khuyến khích đầu tƣ phát triển ngành công nghiệp hỗ

trợ ứng dụng công nghệ cao, một mặt để cung cấp cho các cơ sở lắp ráp máy móc

157

thiết bị hiện có và sẽ có, mặt khác cũng góp phần nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng

trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn và tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất

để phát triển nhóm ngành công nghiệp góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu nội

ngành công nghiệp.

Bên cạnh đó, để huy động vốn cho sự phát triển các DNCNNVV, khuyến

khích hình thành các công ty cổ phần và các DNCNNVV ngoài quốc doanh nhằm

tạo sự năng động, cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế.

5.4. Một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

tỉnh Thái Nguyên

Trên cơ sở phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển

DNCNNVV (Chƣơng 4), xuất phát từ quan điểm, định hƣớng phát triển

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên và các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

của phát triển DNCNNVV. Các giải pháp nhằm phát triển DNCNNVV tỉnh Thái

Nguyên bao gồm:

5.4.1. Hoàn thiện chính sách về khoa học công nghệ

Theo đánh giá của chuyên gia và cán bộ quản lý trong các DNCNNVV tỉnh

Thái Nguyên thì hiện nay phần lớn các DN đang gặp khó khăn trong nghiên cứu

khoa học, tiếp cận và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh

doanh do thiếu kinh phí. Nhƣ vậy, vấn đề về trình độ công nghệ sản xuất và tài

chính là hai vấn đề có mối quan hệ tƣơng hỗ, nếu DN giải quyết đƣợc vấn đề về

vốn, tài chính thì DN mới có điều kiện đầu tƣ, ứng dụng công nghệ mới hiện đại

hơn và khi DN có đƣợc dây truyền công nghệ hiện đại sẽ giúp nâng cao chất lƣợng

sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, đáp ứng đƣợc yêu cầu khắt khe từ bạn hàng quốc

tế và có khả năng thu hồi vốn nhanh, tái đầu tƣ cho hoạt động sản xuất tiếp theo.

Nhƣ vậy, để nâng cao trình độ công nghệ sản xuất đối với loại hình DN đặc thù đó

là DNCN quy mô nhỏ và vừa - là đối tƣợng DN rất cần áp dụng công nghệ hiện đại

nhƣng quy mô vốn không lớn cần phải có giải pháp tổng thể hỗ trợ cho các DN, bên

cạnh đó bản thân DN cũng cần không ngừng đổi mới, năng động để bắt kịp với xu

thế phát triển về công nghệ với các DN lớn của tỉnh, trên cả nƣớc và trong khu vực.

5.4.1.1. Về phía cơ quan Nhà nước

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các DNCNNVV đổi mới công nghệ, đặc

biệt là ngành công nghiệp trọng điểm. Thông qua sự hỗ trợ vốn ban đầu của Nhà

nƣớc, các DN chủ động thành lập quỹ phát triển KH&CN để có nguồn kinh phí đầu

tƣ cho hoạt động nghiên cứu, cải tiến đổi mới công nghệ, cuối năm các DNCNNVV

trích một phần lợi nhuận trƣớc thuế nhằm duy trì và phát triển quỹ. Từ đó, giúp cho

158

DN không quá khó khăn cũng nhƣ sẵn sàng hơn trong việc đầu tƣ, phát triển, ứng

dụng công nghệ mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

UBND Tỉnh cần kết nối đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên của các

trƣờng Đại học, cao đẳng, trung cấp nghề để đào tạo nghề trên địa bàn, tận dụng

hiệu quả năng lực hiện có về nghiên cứu và đào tạo. Đẩy mạnh hơn nữa sự liên kết

giữa các DN và các trƣờng đại học, viện nghiên cứu tạo nên sự giao thoa giữa tri

thức khoa học và thực tiễn hoạt động sản xuất. Chính phủ cần có những cơ chế

chính sách cụ thể nhằm liên kết 4 bên: DN, viện nghiên cứu, trƣờng đại học và các

quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Có thể thực hiện hỗ trợ tài chính cho các nhà khoa học, hỗ trợ

cơ sở vật chất cho các trƣờng đại học hoặc viện nghiên cứu và phải đòi hỏi các tổ

chức đƣợc hỗ trợ có những kết quả cụ thể trong quá trình hợp tác với DN.

Cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học công nghệ cho đội ngũ cán bộ kỹ

thuật và công nhân trong tỉnh, rà soát lại lực lƣợng cán bộ khoa học kỹ thuật đã qua

đào tạo cơ bản của tỉnh để có phƣơng án điều chỉnh hợp lý, khuyến khích tài năng

trẻ học tập sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng những thành quả công nghệ mới. Trẻ hóa

đội ngũ cán bộ quản lý ngành, tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lƣu với nƣớc

ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trƣờng, công nghệ...

Xây dựng chính sách về đổi mới công nghệ, hình thành doanh nghiệp khoa

học công nghệ, quỹ đầu tƣ mạo hiểm hay hình thức tín dụng tƣơng tự để giúp

DNCNNVV có thể vay vốn thực hiện các dự án R&D. Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng,

chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công

nghiệp, mua phát minh, bí quyết công nghệ…

Tiếp tục thực hiện chuyển giao công nghệ thông qua việc khuyến khích các

DNCNNVV trở thành các nhà thầu phụ tham gia vào một công đoạn sản xuất của

những DN lớn. Các DN lớn sẽ tiến hành chuyển giao các máy móc và bí quyết công

nghệ để các DNCNNVV thực hiện sản xuất một số bộ phận hay chi tiết của sản

phẩm. Khuyến khích DNCNNVV đầu tƣ đổi mới công nghệ, thiết bị kỹ thuật theo

chiến lƣợc phát triển và mở rộng sản xuất đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản

phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Tổ chức các hội chợ khoa học và công nghệ định kỳ ở tầm quốc gia và khu

vực, liên kết các Bộ ngành, các hiệp hội, các cơ quan địa phƣơng để tổ chức hội

chợ, vừa nhằm mục đích tuyên truyền phổ biến, vừa nhằm mục đích học hỏi, quảng

bá các đổi mới và sáng kiến.

159

5.4.1.2. Về phía các doanh nghiệp

Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh với nguồn lực của tỉnh

còn nhiều hạn chế, các DNCNNVV cần có phƣơng án đổi mới công nghệ một cách

thích hợp, lựa chọn đúng công nghệ cần đổi mới, sử dụng công nghệ nhiều tầng, kết

hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại (khuyến khích tiếp nhận công

nghệ hiện đại, kiên quyết ngăn chặn công nghệ lạc hậu du nhập), thông qua đổi mới

công nghệ giúp nâng cao chất lƣợng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo

thay thế hàng nhập khẩu.

Các DNCNNVV cần thƣờng xuyên bồi dƣỡng, nâng cao trình độ tiếp cận khoa

học - kỹ thuật mới cho cán bộ quản lý doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội

nhập và cạnh tranh, tổ chức đào tạo ngắn hạn cho lãnh đạo doanh nghiệp thuộc lĩnh

vực công nghệ cao về quản trị công nghệ.

5.4.2. Hoàn thiện chính sách nguồn nguyên liệu cho phát triển doanh nghiệp

công nghiệp nhỏ và vừa

5.4.2.1. Về phía cơ quan Nhà nước

Xây dựng chính sách và chƣơng trình dài hạn đầu tƣ phát triển vùng nguyên

liệu, tập trung thâm canh cao để tăng năng suất chất lƣợng nguyên liệu đầu vào và

hiệu quả đầu tƣ cho ngƣời nông dân. Cần xây dựng, hình thành mối liên kết giữa:

Cơ sở công nghiệp - nông nghiệp - nhà khoa học để nghiên cứu triển khai, đầu tƣ

khoa học công nghệ xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh phục vụ

công nghiệp chế biến, đầu ra cho nông sản hàng hóa.

Tăng cƣờng công tác điều tra, thăm dò tài nguyên để phát triển ngành khai

thác, chế biến bền vững, hiệu quả. Xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính, tín

dụng, kỹ thuật cho các DNCNNVV trong việc liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu,

ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, thu hái, sơ chế, bảo quản sau thu

hoạch trong đó đặc biệt khuyến khích ngƣời sản xuất nguyên liệu đóng góp cổ phần

bằng giá trị nguyên liệu với cơ sở chế biến. Từ đó, giúp họ có trách nhiệm hơn

trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu có chất lƣợng tốt phục vụ cho hoạt động sản

xuất của các DNCNNVV.

Nhà nƣớc tạo thuận lợi tối đa trong việc giao đất, giao rừng cho nông dân phục

vụ cho chế biến gỗ. Ngoài ra, hỗ trợ cho vay vốn ƣu đãi, không cần thế chấp đối với

các hộ tham gia xây dựng vùng nguyên liệu, có chính sách cụ thể điều hòa lợi ích

giữa hộ sản xuất nguyên liệu và DNNVV chế biến.

160

5.4.2.2. Về phía các doanh nghiệp

Các DNCNNVV tỉnh cần chủ động về nguồn nguyên liệu, tránh sự phụ thuộc

từ nguồn nguyên liệu nƣớc ngoài thông qua việc chủ động đổi mới công nghệ, nâng

cao chất lƣợng sản phẩm, đồng thời, tối ƣu hóa năng suất lao động và triển khai các

giải pháp tránh thất thoát lãng phí, giảm chi phí, giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh

cho sản phẩm. Bên cạnh đó, cần đa dạng hoá nguồn cung nguyên phụ liệu để tránh

những biến động bất thƣờng gây gián đoạn nguồn cung, ảnh hƣởng đến sản xuất

kinh doanh.

5.4.3. Hoàn thiện các chính sách về lao động trong doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia và các địa phƣơng trong nƣớc cho thấy, đào

tạo ngƣời lao động trong DNCNNVV luôn đƣợc chính phủ các nƣớc quan tâm và

thể hiện qua các chính sách, các chƣơng trình hỗ trợ phát triển. Để nâng cao trình độ

và năng suất của ngƣời lao động trong các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên có thể

thực hiện một số giải pháp sau:

5.4.3.1. Về phía cơ quan Nhà nước

Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao

để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, để làm đƣợc điều đó cần phải

nâng cao chất lƣợng cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo, đổi mới nội dung, phƣơng

pháp đào tạo, gắn nội dung đào tạo trong nhà trƣờng với hoạt động thực tiễn của các

DN, tăng cƣờng thu hút nhân tài trong và ngoài nƣớc phục vụ cho phát triển khoa

học - công nghệ.

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật với định

hƣớng thanh kiểm tra để làm tốt công tác quản lý nhà nƣớc, kịp thời uốn nắn, chấn

chỉnh những sai sót của DN, đồng thời phải xử lý nghiêm, kịp thời những hành vi vi

phạm pháp luật nhƣ vi phạm các quy định về an toàn - vệ sinh lao động, vi phạm

chính sách về tiền lƣơng, trốn tránh việc đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế, để nợ tồn đọng về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

kéo dài, ảnh hƣởng đến quyền lợi và việc thực hiện chính sách đối với ngƣời lao động.

5.4.3.2. Về phía các doanh nghiệp

Chủ DNCNNVV cần xây dựng chiến lƣợc kinh doanh trong đó cần quan tâm

đặc biệt tới việc xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, chủ

DNCNNVV cần thay đổi quan điểm về nguồn nhân lực theo hƣớng phải xuất phát từ

chiến lƣợc phát triển kinh doanh thể hiện qua các mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn,

từ đó bằng sự am hiểu của mình mà chọn đƣợc một chính sách nhân lực phù hợp.

161

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về hợp đồng lao động và các chế độ

phúc lợi xã hội. Việc các DNCNNVV thực hiện ký kết hợp đồng lao động có tác

dụng tích cực đến tâm lý của ngƣời lao động, từ đó mang lại hiệu quả đối với DN

giúp ngƣời lao động yên tâm làm việc cũng nhƣ gắn bó lâu dài với DN.

Các DNCNNVV cần tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động học tập, hỗ

trợ kinh phí, thời gian, bố trí ngƣời làm thay để ngƣời lao động toàn tâm, toàn ý cho

quá trình học tập. Khi lựa chọn hình thức đào tạo và phát triển, các DNCNNVV cần

cân nhắc về mục tiêu, đối tƣợng, kinh phí và giảng viên. Ngoài ra, DNCNNVV

cũng nên lựa chọn một số chƣơng trình đào tạo phù hợp trên thị trƣờng cho cán bộ

quản lý chủ chốt theo học. DN cũng cần khuyến khích nhân viên tự học và học qua

Internet, sẽ ít bị ảnh hƣởng tới thời gian làm việc.

Xây dựng chế độ tiền lƣơng, chính sách chăm sóc sức khỏe cho nhân viên một

cách hợp lý. Cần có chế độ thƣởng, phạt công khai, rõ ràng theo năng lực và thành

tích cá nhân nhằm tạo động lực cho nhân viên phát huy hết khả năng mà họ đang có.

Mặt khác, chủ DNCNNVV cần chú ý xây dựng văn hóa DN, tạo môi trƣờng

làm việc thân thiện và chuyên nghiệp. DN cần sáng tạo trong việc công nhận và

khen thƣởng nhân viên để họ cảm thấy hài lòng với công việc mình đang làm đồng

thời tạo động lực cho nhân viên phấn khởi làm việc. Để thu hút đƣợc nhân viên

giỏi, các DN cần phải có chiến lƣợc, từ thu hút, tuyển dụng, hội nhập đến cộng tác...

5.4.4. Nâng cao năng lực quản lý của chủ DN và bộ máy quản lý trong DN

Năng lực quản lý của chủ DN và bộ máy quản lý có vai trò rất quan trọng

trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh. Kinh

nghiệm của nhiều quốc gia và các tỉnh cho thấy, đào tạo cán bộ quản lý và chủ DN

trong DNCNNVV luôn đƣợc chính phủ các nƣớc quan tâm và thể hiện qua các

chính sách, các chƣơng trình hỗ trợ phát triển. Để nâng cao năng lực quản lý cho

chủ DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên có thể thực hiện một số giải pháp sau:

5.4.4.1. Về phía cơ quan Nhà nước

Chú trọng các chƣơng trình giáo dục đào tạo nhằm tạo nền tảng kiến thức quản lý

cho chủ DN ngay từ trong nhà trƣờng. Khuyến khích tăng cƣờng mối liên kết giữa nhà

trƣờng và DN, giữa DNCNNVV và doanh nghiệp quy mô lớn, các DN có vốn đầu tƣ

nƣớc ngoài trong các chƣơng trình đào tạo quản lý và quản trị kinh doanh.

Mở rộng và cung cấp thƣờng xuyên chƣơng trình đào tạo, tƣ vấn nâng cao

năng lực quản lý cho các chủ DNCNNVV. Các chƣơng trình này nên đƣợc tổ chức

đều đặn và rộng khắp cho những ngƣời mới khởi nghiệp và những ngƣời đang đảm

nhiệm vị trí quản lý. Phƣơng pháp và tài liệu học tập cần đƣợc đổi mới, cập nhật

162

những kiến thức hiện đại, phù hợp với bối cảnh và yêu cầu của hội nhập kinh tế

quốc tế.

Khuyến khích huy động các nguồn tài chính bổ sung vào nguồn quỹ phát triển

DNCNNVV. Các nguồn quỹ này đến từ sự đóng góp của các DNCNNVV, các tổ

chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ... cho đào tạo tài năng, đào

tạo các nhà quản lý, cho các nghiên cứu phát triển DNCNNVV.

Hoàn thiện các quy định pháp lý, các chính sách cho các DN, tổ chức cung cấp

dịch vụ đào tạo, tƣ vấn năng lực quản lý cho chủ DNCNNVV. Nhà nƣớc cần hoàn

thiện các chính sách vĩ mô nhằm khuyến khích phát triển DNNVV nói chung và đặc

biệt là DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng, hình thành quỹ phát triển

nguồn nhân lực, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chƣơng trình trợ giúp đào tạo nguồn

nhân lực và đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ DNCNNVV. Trong đó, Nhà nƣớc cần

hỗ trợ về kinh phí đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các DNCNNVV.

Tăng cƣờng hỗ trợ các kiến thức về hội nhập cho các chủ DNCNNVV. Mặc

dù Việt Nam đã là thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế nhƣng sự hiểu

biết của các DN về cơ chế hoạt động, các quy định, quy chế, quy tắc… của các tổ

chức quốc tế còn nhiều hạn chế. Do đó đòi hỏi Nhà nƣớc, các tổ chức, hiệp hội và

bản thân mỗi doanh nghiệp cần chủ động tích cực tìm hiểu những kiến thức về hội

nhập kinh tế quốc tế, hội nhập quốc tế.

Phát huy vai trò của các hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc tƣ

vấn hỗ trợ các DNCNNVV về nâng cao chất lƣợng nhân lực. Những năm qua, các

tổ chức hiệp hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đã phát huy tốt vai trò của mình, hỗ trợ

các DNCNNVV trên nhiều phƣơng diện nhất là hoạt động thƣơng mại, tìm kiếm thị

trƣờng. Tuy nhiên, sự hỗ trợ trong lĩnh vực nâng cao năng lực quản lý ở các

DNCNNVV còn nhiều hạn chế, vai trò của các tổ chức này chƣa đƣợc phát huy một

cách tối đa.

Các hoạt động đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm quản lý giữa các hội viên chƣa

đƣợc thực hiện hoặc thực hiện nhƣng không thƣờng xuyên, hiệu quả chƣa cao. Với

vai trò đại diện cho các DNCNNVV, các hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp

cần đứng ra tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các hội viên hoặc tổ chức các

hoạt động giao lƣu truyền đạt kinh nghiệm giữa các hội viên với nhau. Các hoạt

động này cần đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên, có tổ chức, doanh nghiệp nào

thiếu và cần trợ giúp về lĩnh vực gì thì đƣợc hƣớng dẫn, bổ sung kịp thời.

Tổ chức thăm quan, khảo sát thực tế theo chƣơng trình các khóa học, quan tâm

đến chất lƣợng, nội dung, đổi mới phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với nhu

163

cầu thực tế của các DNCNNVV nhƣ: kỹ năng bán hàng, phong cách lãnh đạo, tin

học ứng dụng, xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập dự án vay

vốn, tƣ vấn hành lang pháp lý và kiểm soát nội bộ, bồi dƣỡng nghiệp vụ kế toán, kỹ

thuật trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

5.4.4.2. Về phía các doanh nghiệp

Bản thân các chủ DNCNNVV cần tích cực, chủ động trong việc nâng cao trình

độ. Mỗi chủ DN phải ý thức đƣợc trách nhiệm, nghĩa vụ và những hạn chế của

chính bản thân mình để có kế hoạch khắc phục nhằm tự hoàn thiện bản thân. Cần

chủ động, tích cực học tập nâng cao trình độ có thể đƣợc thực hiện một cách đa

dạng thông qua các khóa đào tạo hoặc tham gia các buổi hội thảo, các khóa tập huấn

hoặc các buổi xúc tiến thƣơng mại, các buổi tham quan thực tế, học hỏi kinh

nghiệm lẫn nhau giữa các DNCNNVV cũng nhƣ học hỏi kinh nghiệm từ các DNCN

lớn trong tỉnh, cần duy trì và phát triển một khoản quỹ để chi cho các hoạt động đào

tạo và tự đào tạo trong DN. Trong thời gian qua, nhiều DNCNNVV của tỉnh đã có

những hoạt động tham quan thực tế học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong phạm vi

tỉnh, giữa các tỉnh và có các hoạt động xúc tiến thƣơng mại mang tầm khu vực và

quốc tế song vẫn còn nhiều hạn chế.

5.4.5. Hoàn thiện chính sách tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp

nhỏ và vừa

5.4.5.1. Về phía các ngân hàng

Trong quan hệ tín dụng, tài sản thế chấp có tính chất rất quan trọng trong việc

giải quyết nợ cho vay và đây cũng chính là trở ngại lớn nhất khi các DNCNNVV

tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng. Chính vì vậy, để giảm bớt khó khăn trong tiếp

cận vốn của DNCNNVV thì việc đảm bảo bằng tài sản có thể đƣợc thay bằng hiệu

quả của các phƣơng án kinh doanh, hoặc các NHTM có thể tiến hành cho vay thông

qua kết quả kinh doanh khả quan và giữ đƣợc uy tín trong việc trả nợ (hình thức vay tín

chấp). Để đảm bảo an toàn trong việc cấp tín dụng cho các DNCNNVV, các ngân hàng

phải xác định đƣợc DN nào có đủ điều kiện phát triển và có thể khai thác các thông tin

về DN từ các nguồn nhƣ Cơ quan thuế, Cục thống kê, Sở kế hoạch và đầu tƣ.

Các ngân hàng cần khách quan và tích cực trong công tác thẩm định, đánh giá

tình hình hoạt động và tài chính của DN khi xét duyệt cho vay nhằm tạo điều kiện

thuận lợi nhất cho DN tìm đến nguồn vốn tín dụng. Các NHTM cũng cần nâng cao

việc quản lý vốn vay, trợ giúp các DNCNNVV có đƣợc sổ sách đúng chuẩn mực

theo quy định và biết cách lập các dự án kinh doanh có hiệu quả.

164

Ngân hàng nên duy trì và áp dụng việc đánh giá và phân loại khách hàng một

cách chính xác. Đồng thời, cung cấp thông tin một cách công khai các thủ tục vay

vốn, lƣợng vốn còn có thể vay, tạo ra nhiều sản phẩm dành riêng cho loại hình

DNNVV và huy động các nguồn vốn dài hạn cho khu vực này.

5.4.5.2. Về phía các doanh nghiệp

Các DNCNNVV cần nâng cao nâng cao năng lực trong quản trị tài chính nhƣ:

khả năng xây dựng hệ thống kế toán tài chính theo chuẩn, quản lý dòng tiền, xác

định đƣợc cơ cấu tài chính phù hợp, nâng cao năng lực trong việc lập và thẩm định

các dự án đầu tƣ và kế hoạch kinh doanh: Xác định rõ cơ cấu vốn phù hợp phục vụ

nhu cầu đặt ra, nắm bắt đặc thù của các phƣơng pháp huy động vốn, hiểu rõ tính

chất của các khoản vay.

Các DNCNNVV cần xây dựng mối quan hệ tốt với các NHTM trên địa bàn tỉnh

nhằm hỗ trợ cho việc tiếp cận vốn của ngân hàng, mạnh dạn tham gia đối thoại, tháo gỡ

khó khăn và xây dựng quan hệ hợp tác giữa chính quyền, ngân hàng và Hội DNNVV.

Tham gia các hiệp hội, liên kết với các DNCNNVV hoặc các loại hình DN

khác thông qua các hội chợ, chƣơng trình khuyến công mà Trung tâm khuyến công

và tƣ vấn phát triển công nghiệp, Trung tâm Xúc tiến thƣơng mại - Sở Công thƣơng

tổ chức hoặc Hội DNNVV, Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh tổ chức nhằm tăng cƣờng mối

quan hệ hợp tác để tận dụng các nguồn lực, giảm các chi phí và tăng khả năng cạnh

tranh. Cần nhìn nhận và xác định đúng các khó khăn hiện tại về vốn, để có các giải

pháp rõ ràng, quyết đoán và mạnh mẽ trong việc xử lý khó khăn để từng bƣớc vực

dậy hoạt động kinh doanh của mình.

5.5. Một số kiến nghị nhằm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

tỉnh Thái Nguyên

5.5.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách Chính sách của Nhà nước

Đối với sự hỗ trợ của Chính phủ việc cần thực hiện trƣớc nhất là rà soát và

hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, chính sách theo nguyên tắc làm tốt chức năng

xây dựng chiến lƣợc, qui hoạch, cơ chế, chính sách để tạo ra môi trƣờng pháp lý

cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân và

cá nhân. Cụ thể:

Thực hiện công khai hóa, minh bạch hóa các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế,

chính sách trên từng ngành, lĩnh vực cụ thể, nhất là những ngành, lĩnh vực, địa bàn

mà tỉnh khuyến khích phát triển và xuất khẩu để tạo ra thế chủ động và tự chịu trách

nhiệm của các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ.

165

Rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp lý, liên quan đến hoạt động kinh tế và

thƣơng mại để sửa đổi bổ sung đáp ứng tiêu chuẩn rõ ràng, nhất quán, dễ hiểu, đƣợc

thực hiện giống nhau trong các cơ quan chức năng. Kiện toàn bộ máy pháp lý đủ

năng lực, tạo uy tín cho chính quyền địa phƣơng bằng việc nâng cao năng lực thực

thi pháp lý, quản lý dân chủ, có khả năng hợp tác, hỗ trợ các DN, nhà đầu tƣ trong điều

kiện mới.

Rà soát các chính sách ƣu đãi đầu tƣ, loại bỏ những chính sách không còn phù

hợp với hội nhập. Thay thế những hỗ trợ trực tiếp qua thuế và thƣởng xuất khẩu

bằng áp dụng ƣu đãi về giá thuê đất, mặt bằng xây dựng, cơ sở hạ tầng, đào tạo

nguồn nhân lực,.. Cần xây dựng và hoạch định chƣơng trình ƣu đãi đầu tƣ cho các

ngành, lĩnh vực có triển vọng cạnh tranh dài hạn.

Đơn giản hoá các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh

doanh, gia nhập thị trƣờng và các hoạt động của DNCNNVV. Tạo điều kiện tiếp

cận đất đai, mặt bằng sản xuất cho các DNCNNVV đặc biệt tại các địa phƣơng,

thông qua việc hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung.

Tăng cƣờng tầm ảnh hƣởng và hiệu quả hoạt động của quỹ phát triển DNNVV

và quỹ bảo lãnh tín dụng tại tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNCNNVV tiếp

cận các nguồn vốn, ƣu tiên các DN sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá trị gia tăng

cao. Nhà nƣớc cần tích cực hỗ trợ các hiệp hội DN triển khai các chƣơng trình xúc

tiến thƣơng mại trọng điểm. Rà soát, đổi mới quy trình cho vay theo hƣớng đơn

giản hóa thủ tục vay vốn, giảm bớt phiền hà cho khách hàng, bảo đảm an toàn vốn

vay và phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao năng lực thẩm định để rút ngắn

thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn tín dụng, nghiên cứu,

xây dựng các chƣơng trình vay vốn với lãi suất hợp lý, khuyến khích đa dạng hóa các

sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Hỗ trợ các DNCNNVV phát triển nguồn nhân lực thông qua Chƣơng trình đào

tạo cho DNNVV theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ và

Thông tƣ số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài

chính hƣớng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV. Tuy

nhiên, sự yếu kém về nguồn nhân lực vẫn là khó khăn hiện hữu đối với

DNCNNVV, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh thu hút nhân tài hiện nay.

5.5.2. Kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ của địa phương trong phát triển

doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm gần đây, mặc dù DNNVV nói chung và DNCNNVV nói

riêng ở tỉnh Thái Nguyên có sự phát triển nhanh về số lƣợng nhƣng quy mô nhỏ,

166

phân tán đi kèm với công nghệ kỹ thuật thủ công lạc hậu, thị trƣờng kinh doanh bó

hẹp, hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh, xúc tiến thƣơng mại còn hạn chế đồng

thời việc liên kết, hợp tác kinh doanh của các DN còn rất yếu kém nên phần lớn

không có khả năng tham gia sản xuất, kinh doanh ở những ngành nghề, lĩnh vực đòi

hỏi có nguồn vốn lớn và công nghệ tiên tiến. Nguyên nhân là các chính sách hỗ trợ

DNCNNVV còn thiếu và hạn chế. Vì thế, UBND tỉnh cần xem xét tích cực tạo điều

kiện hỗ trợ các DNCNNVV trên địa bàn đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi tạo điều

kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD của các DNCNNVV, cụ thể nhƣ:

Thƣờng xuyên rà soát, điều chỉnh, xây dựng mới các chính sách ƣu đãi đầu tƣ

cho phù hợp với từng thời kỳ, điều kiện cụ thể và có sức hấp dẫn cao, bám sát, giải

quyết kịp thời các vƣớng mắc phát sinh, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, công

trình trọng điểm, thúc đẩy giải ngân các dự án đầu tƣ.

Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ cho phát triển công

nghiệp, tiếp tục xây dựng các khu công nghiệp tập trung cho các DNCNNVV với các

ƣu đãi nhất định trong việc thuê mặt bằng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quan tâm đến việc hỗ trợ các DNCNNVV về vốn, công nghệ, thông tin, môi

trƣờng đầu tƣ... dành một khoản kinh phí thích đáng cho công tác hỗ trợ đầu tƣ và

phát triển các sản phẩm công nghiệp công nghệ mới, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực

nông thôn, nhất là tạo nghề mới, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu

lao động và thu nhập ở nông thôn.

Tiếp tục cải cách hành chính, duy trì có hiệu quả các công việc ở bộ phận một

cửa, một cửa liên thông của tỉnh, tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, bình đẳng,

thống nhất vì sự phát triển công nghiệp nói chung và DNCNNVV nói riêng của tỉnh.

Có cơ chế ƣu đãi đặc biệt (về vay vốn, hỗ trợ đầu tƣ, ƣu đãi thuê đất, thuế...)

đối với đầu tƣ phát triển: Công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp

chế biến nông, lâm sản, thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu tập trung, gắn với xây

dựng nông thôn mới và đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu tập trung.

Sở Công thƣơng phải đảm bảo sự kết nối với các Trung tâm nghiên cứu, các

ngành, cấp trên địa bàn nhằm xây dựng, hình thành mối liên kết giữa: DNCNNVV -

nhà khoa học để nghiên cứu triển khai, đầu tƣ khoa học công nghệ xây dựng vùng

nguyên liệu tập trung, chuyên canh phục vụ công nghiệp chế biến, đầu ra cho nông

sản hàng hóa.

167

Xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, kỹ thuật cho DNCNNVV

trong lĩnh vực chế biến: Liên kết xây dựng vùng nguyên liệu, ứng dụng các tiến bộ kỹ

thuật trong canh tác, thu hái, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch (khuyến khích ngƣời sản

xuất nguyên liệu đóng góp cổ phần bằng giá trị nguyên liệu với cơ sở chế biến).

Nhà nƣớc tạo thuận lợi tối đa trong việc giao đất, giao rừng và cho vay vốn ƣu

đãi, không cần thế chấp đối với các hộ tham gia xây dựng vùng nguyên liệu, có

chính sách cụ thể điều hòa lợi ích giữa ngƣời sản xuất nguyên liệu và DNCNNVV

hoạt động trong lĩnh vực chế biến.

Phải có sự phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc với

các cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có DNCN và DNCNNVV vì sự phát triển

chung của ngành. Công tác quản lý nhà nƣớc về công nghiệp trên địa bàn cần đƣợc

tập trung vào một đầu mối là Sở Công thƣơng. Trong đó, việc quản lý của phòng

Quản lý công nghiệp nên chuyên môn hóa rõ ràng theo từng mảng riêng biệt nhƣ

DNCN, cơ sở sản xuất, làng nghề. Trong mảng DNCN, nên chia ra theo quy mô của

DN lớn, nhỏ và vừa, siêu nhỏ, hàng năm sẽ có báo cáo tình hình hoạt động về từng

loại hình DN nói trên. Từ đó là cơ sở để Sở hoàn thiện hoạt động thống kê, đánh giá

tình hình phát triển công nghiệp nói chung, DNCN và DNCNNVV nói riêng nhằm

kịp thời phát hiện các vấn đề cần tháo gỡ.

168

KẾT LUẬN

Với mục tiêu xác định, phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến sự

phát triển của các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên nhằm đề xuất giải pháp phù hợp

và có tính khả thi trong những năm tới có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và

thực tiễn đối với tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh thành trong cả nƣớc nói

chung. Theo đó, luận án đã tập trung giải quyết đƣợc một số vấn đề nhƣ sau:

1. Luận án đã tổng quan đƣợc các công trình nghiên cứu có liên quan trong và

ngoài nƣớc về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển DNNVV, DNCNNVV, tiếp cận

theo hƣớng phƣơng pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Qua đó, luận án đã chỉ

ra đƣợc những nhân tố cơ bản ảnh hƣởng và cản trở tới sự phát triển của các

DNCNNVV, đồng thời đã chỉ ra “khoảng trống” nghiên cứu.

2. Luận án đã hệ thống hóa đƣợc một số vấn đề lý luận và thực tiễn về

DNCNNVV, sự phát triển DNCNNVV và các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển

DNCNNVV thông qua kết luận từ tổng quan tài liệu nghiên cứu. Luận án cũng chỉ ra

đƣợc kinh nghiệm phát triển DNCNNVV ở một số quốc gia trên thế giới (Nhật Bản,

Hàn Quốc) và các địa phƣơng ở Việt Nam (Bắc Ninh, Vĩnh Phúc). Từ đó, rút ra một số

bài học kinh nghiệm cơ bản cho phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên dựa trên việc

phát huy ảnh hƣởng của từng nhóm nhân tố.

3. Luận án đã làm rõ phƣơng pháp nghiên cứu, thể hiện qua các nội dung: xây

dựng câu hỏi nghiên cứu, khung phân tích, quy trình nghiên cứu, cách thức thu thập,

xử lý và tổng hợp thông tin, phƣơng pháp phân tích thông tin và hệ thống các chỉ

tiêu nghiên cứu. Đồng thời sử dụng hai phƣơng pháp phân tích định tính (Phỏng vấn

sâu chuyên gia – nhà quản lý) nhằm xây dựng, phát triển thang đo các nhân tố ảnh

hƣởng và phƣơng pháp định lƣợng (phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích

nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc

tuyến tính (SEM)) nhằm chứng minh mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố tới sự

phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Đó là các nhân tố trình độ công nghệ sản

xuất, Chính sách của Nhà nƣớc, nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản lý,

chính sách hỗ trợ của địa phƣơng và tiếp cận tài chính

169

4. Luận án đã tiến hành phân tích thực trạng phát triển các DNCNNVV tỉnh

Thái Nguyên theo các khía cạnh về quy mô, cơ cấu, nguồn lực tài chính trong

DNCNNVV và tác động xã hội của DNCNNVV. Luận án đã thực hiện phân tích

nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định và kiểm định đƣợc giả thuyết

nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Từ đó, lƣợng hóa đƣợc mức

độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên

là trình độ công nghệ sản xuất, Chính sách của Nhà nƣớc, nguồn nguyên liệu, lao

động, năng lực quản lý, chính sách hỗ trợ của địa phƣơng và tiếp cận tài chính.

Đồng thời, luận án đã chứng minh đƣợc trình độ công nghệ sản xuất và tiếp cận tài

chính là hai nhân tố có tác động mạnh nhất đến sự phát triển của DNCNNVV tỉnh

Thái Nguyên. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những mặt đạt đƣợc, những vấn đề

còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế làm căn cứ để xây dựng giải pháp

cho sự phát triển của hệ thống DN này đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

5. Trên cơ sở phân tích điều kiện thực tế của tỉnh kết hợp với quan điểm, định

hƣớng phát triển DNCNNVV và kết quả phân tích mô hình SWOT của các

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên, luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp bao gồm hoàn

thiện chính sách về khoa học công nghệ; chính sách nguồn nguyên liệu; chính sách về

lao động; Nâng cao năng lực quản lý của chủ DN và bộ máy quản lý trong DN; Hoàn

thiện chính sách tài chính và 2 nhóm kiến nghị đối với Chính phủ và chính quyền địa

phƣơng hỗ trợ cho sự phát triển của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp.

Bên cạnh những thành công, luận án vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhƣ chƣa

đƣa vào phân tích và chứng minh tổng hợp tất cả các nhân tố có ảnh hƣởng đến sự

phát triển DNCNNVV. Tác giả kỳ vọng hạn chế này sẽ đƣợc nghiên cứu ở luận án

tiếp theo.

170

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lê Ngọc Nƣơng, Đỗ Thái Hòa (2017), “Thực trạng và giải pháp phát triển các

doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học

Công nghệ ĐHTN, tháng 3, năm 2017, (Tập 163), số 03/2, trang 77-82, ISSN

1859-2171.

2. Lê Ngọc Nƣơng, Vũ Thị Quỳnh Anh (2017), “Nghiên cứu nhân tố ảnh hƣởng đến

sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Thái

Nguyên”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Tháng 11, Năm 2017 (Số 33), trang 60-63,

ISSN 0866-7120.

3. Lê Ngọc Nƣơng (2018), “Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh

vực công nghiệp và bài học cho tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái

Bình Dương, Tháng 12, Năm 2017 (Số 508), trang 22- 24, ISSN: 0868-3808.

171

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006), Các doanh nghiệp nhỏ và

vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2011), Sách trắng - Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam,

Hà Nội.

3. Nguyễn Thế Bính (2013), “Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển

doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội

nhập, 22 (12), tr 21-29.

4. Trịnh Đức Chiều (2010), Các nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình phát triển

doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam - Đánh giá định lượng qua điều tra của

Danida 2005 - 2009, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế

Trung Ƣơng, Bộ kế hoạch và đầu tƣ.

5. Chính phủ (2001), Nghị định số 90/2001/NĐ-CP Về trợ giúp phát triển

DNNVV, Hà Nội.

6. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ -CP Về trợ giúp phát triển DNNVV,

Hà Nội.

7. CIEM. DoE, ILSSA và UNU-WIDER (2012), Đặc điểm Môi trường kinh doanh

ở Việt Nam - Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2013, Hà Nội.

8. Creswell. J.W., (2008). Thiết kế nghiên cứu - cách tiếp cận định tính, định lượng

và theo các phương pháp hỗn hợp. Bản dịch của Fulbright, Chƣơng trình giảng

dạy kinh tế Fulbright.

9. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên

2016, Thái Nguyên.

10. Nguyễn Khánh Duy (2009), Bài giảng Thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính

(SEM) với phần mềm AMOS, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2004), Giáo trình Quản trị Kinh

doanh, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

12. Trần Trƣờng Giang (2010), Bài giảng quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ,

Trƣờng Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, Thái Nguyên.

13. Phạm Thị Lệ Hằng (2009), “Thực trạng hoạt động và biện pháp hỗ trợ pháp lý

nhằm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Dân chủ &

Pháp luật, 208 (7), tr. 20-24.

172

14. Nguyễn Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Khánh Duy (2009), Dự báo và

phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính, Nxb Thống Kê.

15. Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong

quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân,

Hà Nội.

16. Kỷ yếu Hội thảo (2006), “Tăng cƣờng hỗ trợ và hợp tác vì sự phát triển các

doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC”, Hà Nội

17. Nguyễn Thanh Liêm (2016), Nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển

doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và

vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại

học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

19. Võ Thị Hồng Loan (2011), “Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,

Đại học Đà Nẵng, 42 (1), tr. 151-158.

20. PGS. TS. Phạm Ngọc Linh, TS. Nguyễn Thị Kim Dung (2013), Giáo trình Kinh

tế phát triển, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Loan (2009), Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công

nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại

học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

22. Phan Thị Minh Lý (2011), “Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến

hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế”,

Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 43 (2), tr 151 - 157.

23. Lê Quang Mạnh (2011), Phát huy vai trò của Nhà nước trong phát triển doanh

nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc

dân, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Việt Nga (2013), Tác động của một số công cụ tài chính vĩ mô đến

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ

kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

25. PGS. TS. Nguyễn Công Nhự (2004), Giáo trình Thống kê công nghiệp, Nxb

Thống kê, Hà Nội.

26. PGS. TS. Đồng Xuân Ninh, ThS. Vũ Kim Dũng (2000), Bài giảng Những nội

dung cơ bản về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, Trƣờng Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội.

173

27. Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam (2011), “Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ”,

Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, tr. 122-129.

28. GS. TS. Nguyễn Đình Phan, GS. TS. Nguyễn Kế Tuấn (2007), Giáo trình Kinh

tế và quản lý công nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

29. Vƣơng Đức Hoàng Quân (2014), “Những thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ

và vừa”, Tạp chí phát triển KH&CN, 18(2), tr. 1-9.

30. Quốc hội (2015), Luật Doanh nghiệp 2015, Nxb Tài chính, Hà Nội.

31. Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/7/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020.

32. Quyết định số 879/QĐ-TTg, ngày 09/6/2014 Chính phủ đã phê duyệt Chiến lƣợc

phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

33. Quyết định số 880/QĐ-TTg, ngày 09/6/2014 Chính phủ đã phê duyệt Quy

hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030.

34. Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

35. Ramanathan, R., (2002). Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng, Bản dịch

tiếng Việt, Chƣơng trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.

36. Saunder, M., Philip Lewis, Adrian Thornhill., (2010), Phương pháp nghiên cứu

trong kinh doanh. (Nguyễn Văn Dung biên dịch), Nxb Tài Chính, Hà Nội.

37. Sở Công thƣơng (2016), Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016 -

2025, tầm nhìn 2030, Thái Nguyên.

38. Sở Công thƣơng (2016), Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020, Thái Nguyên.

39. Sở Công thƣơng (2016), Tài liệu tập huấn tuyên truyền về công tác khuyến công

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2016, Thái Nguyên.

40. Sở Kế hoạch đầu tƣ, Báo cáo kết quả công tác năm 2013, 2014, 2015 và phương

hướng, nhiệm vụ công tác năm 2014, 2015, 2016, Thái Nguyên

41. Sở Lao động, Thƣơng binh & Xã hội, Báo cáo điều tra về lao động và việc làm

năm 2013, 2014, 2015, Thái Nguyên

42. Lê Văn Tâm (1995), Phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở Hà

Nội, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số B95-20-40, Trƣờng Đại học kinh tế quốc

dân, Hà Nội.

174

43. Ngô Kim Thanh (2013), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Nxb Đại học Kinh

tế quốc dân, Hà Nội

44. PGS. TS. Trần Chí Thiện (2013), Giáo trình Nguyên lý Thống kê, Nxb Thống

kê, Hà Nội.

45. Nguyễn Đình Thọ, & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học

trong quản trị kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội.

46. Nguyễn Văn Toàn (2009), “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nƣớc ta trong

quá trình hội nhập kinh tế thế giới”, Tạp chí Lý luận chính trị, tr.60-64.

47. Nguyễn Văn Toàn (2009), “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời kỳ

hội nhập ở nƣớc ta”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (164), tr. 34-37.

48. Nguyễn Văn Thụy (2015), Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết

quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

49. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS, Nxb Hồng Đức.

50. Nguyễn Lê Trung (2009), “Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

phát triển”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 662 (2), tr. 26-28.

51. Nguyễn Văn Tuấn (2001) , “Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển doanh

nghiệp vừa và nhỏ thành phố Đà Nẵng (2001 - 2010)”, Đà Nẵng.

52. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

53. Từ điển thuật ngữ kinh tế học (2001), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

54. UBND tỉnh Thái Nguyên (2016), Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh

Thái Nguyên, Thái Nguyên.

55. PGS. TS. Trần Trọng Xuân (2016), Phát triển doanh nghiệp ở Tây Nguyên, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

56. Hoàng Hải Yến (2015), Tác động của quản trị tri thức và môi trường đạo đức

kinh doanh đến kết quả hoàn thành công việc của nhân viên ngân hàng, Luận

án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ

Chí Minh.

57. http://moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc (15h30’ ngày 05/8/2015).

58. http://www.bacninh.gov.vn/doanhnghiep (15h15’ ngày 12/7/2015).

59. http://bacninhbusiness.gov.vn/(15h15’ ngày 12/8/2015).

60. http://www.inas.gov.vn/ (9h15’ ngày 13/8/2015) .

61. http://www.thainguyen.gov.vn/ (9h30’ ngày 12/6/2016)

175

62. http://www.ncseif.gov.vn (15h25’ ngày 28/7/2016)

63. https://doithoaidoanhnghiep.vinhphuc.gov.vn (14h10’ ngày 04/03/2017)

64. http://baovinhphuc.com.vn (9h25’ ngày 04/03/2017)

65. http://congthuongbacninh.gov.vn/ (10h20’ ngày 06/04/2017)

66. http://ctk.bacninh.gov.vn/ (11h00’ ngày 06/04/2017)

67. http://baothainguyen.org.vn/ (14h25’ ngày 04/04/2017)

B. Tiếng Anh

68. Abrar ul haq M., Razani M. J., & Nurul M. G. I. (2015), “Factors Affecting

Small and Medium Enterprises (SMES) Development in Pakistan”, American-

Eurasian J. Agric. & Environ. Science, 15 (4), pp 546 - 552.

69. Anderson J. C., Gerbing. D.W. (1998), Structural Equation Modelling in

proactive: A review and recommended two-step approach, Psychological

Bulletin, 103 (3), 411-423.

70. Bolton R. N (1993), “Pretesting Questionaires: Content Analysis of Respondents’

Concurrent Verbal Protocols”, Marketing Science, 12(3), pp 280 -303.

71. Bouazza A. M. (2015), “Establishing the Factors Affecting the Growth of Small

and Medium-sized Enterprises in Algeria”, American International Journal of

Social Science, 4 (2), pp 101 - 115.

72. Calder B. J., Philips L.W & Tybout A.M. (1981), “Designing for research

application”, The Journal of Consumer Research, 8(2), pp 197 - 207.

73. Chittithaworn C. (2011), “Factors affecting business success of small & medium

enterprises (SMEs) in Thailand”, Asian Social Science, 7 (5), pp 180-190.

74. Fornell C. and Larcker D.F, (1981), Evaluating Structuaral Equation models

with unobserved variables and measurement error, Journal of Marketing

Research, 28(1), 39-50.

75. Govori A. (2013), “Factors affecting the Growth and Development of SMEs:

Experiences from Kosovo”, Mediterranean Journal of Social Sciences MCSER

Publishing Rome- Italy, 9 (4), pp 701-707.

76. Ghosh B. C., and Kwan C. (2010), An analysis of key success factors of SMEs:

A comparative study of Singapore/Malaysia and Australia/New Zealand, in

The 41 st ICSB World Conference Proceedings I, 215-252, Stockholm,

Sweden, June 16-19.

77. Green P., Tull. DS & Albaum G. (1988), Research for Marketing Decisions (5

ed.. New Jersey: Prentice Hall).

176

78. Hair J. J. F., Anderson R. E., Tatham R. L., & Black W. C. (1998), Multivariate

Data Analysis, Upper Saddle River Prentice Hall.

79. Hair J. J. F., Anderson R. E., Tatham R. L., & Black W. C. (2010), Multivariate

Data Analysis, (7th ed.): Peason Prentice Hall.

80. Ng S. H (2012), “The conceptual framework of the impact of key intangible

success factors on the enterprise success”, Interdisciplinary Journal of

Contemporary Research in Business, 7(4), pp408-416.

81. Ibrahim U. (2008), An analysis of strategic factors affecting the performance of

small and medium industries in Borno State of Nigeria, PhD Thesis, St

Clements University, Nigeria.

82. Joreskog K.G, (1971), “Statiscal analysis of sets of congeneric test”,

Psychrometrics, 36(2): 109-133.

83. Kamunge S. M., Njeru A., & Tirimba I. O. (2014), “Factors affecting the

performance of small and micro enterprises in Limuru Town market of

Kiambu County”, International Journal of Scientific and Research

Pubications, 12 (4), pp 1-20.

84. Kemayel L. (2015), “Success factors of Lebanese SMEs: An empirical study”,

Procedia - Social and Behavioral Sciences, 195, pp 1123 - 1128.

85. Likert R. (1961), New patterns of Management, New York: McGraw-Hill

86. Mashenece G. R., & Rumanyika J. (2014), “Business constraints and potential

growth of small and medium enterprises in Tanzania: A review”, Euro Journal

of Business and Management, 32 (6), pp 55-61.

87. Miles J. K. (2013), Exploring factors required for small business success in the

21 st Century, PhD Thesis, Walden University, The United State.

88. Najib T. (2005), Investigation of success factors for smaller engineering firms,

PhD thesis, Wayne State University, Michigan.

89. Nunnally J. C., & Bernstein I. H. (1994), Psychometric theory, (3rd ed.), New

York: McGraw-Hill.

90. Nwidag E. B. (2015), Management leadership and decision styles, and the

acceptance of cloud computing by small and medium enterprises in

manufacturing industry, PhD thesis, Capella University.

91. Olabisi S. Y, Olagbemi A. A., & Atere A. A. (2011), “Factors affecting small- scale

business performance in informal economy in Lagos State - Nigeria: A gendered

based analysis”, Journal of Business Venturing, 8(2), pp151-168.

177

92. Oyedele M. O (2014), “On Entrepreneurial Success of Small and Medium

Enterprises (SMEs): A Conceptual and Theoretical Framework”, Journal of

Economics and Sustainable Development, 16(5), pp 14-23.

93. Saenz D. J (2010), Strategic planning and implementation processes impacting

small business success in Mexico: A correlational study, PhD Thesis,

University of Phoenix, Mexico.

94. Sefiani Y. (2013), Factors fors success in SMEs: A perspective from Tangier,

PhD thesis, University of Gloucestershire.

95. Simon R. M. (2008), An investigation of Bass’ Leadership theory on

organizational performance of small and medium enterprises in Trinidad and

Tobago, PhD thesis, Nova Southeastern University.

96. Schumacker R.E., & Lomax R.G (1996), A Beginner’s Guide to Structural

Equation Modelling, Manwah, NJ: Lawrence Erlbaum Associates.

97. Steiger J. (1990), “Tests for comparing elements of a correlation matrix”,

Psychological Bulletin, (87), 245-251.

98. Steenkamp J.B.E.M., & Van Trijp, H.C.M., (1991), “The use of LISREL in

validating marketing constructs”, International Journal of Research in

Marketing, 8(4), 283-299.

99. Todd R. P. (2006), An empirical investigation of entrepreneurial orientation,

internationalization, and performance of small and medium-sized enterprises,

PhD thesis, Cleveland State University.

100. Wynne T. A., & Lyne C. (2003), “An empirical analysis of factors affecting

the growth of small-scale poultry enterprises in KwaZulu- Natal”, Development

Southern Africa, 20 (5), pp 563-578.

101. Yang W. C. (2006), The effect of leadership and entrepreneurial orientation of

small and medium enterprises on business performance in Taiwan, PhD thesis,

University of the Incarnate Word.

102. Zikmund W. (2003), Bussiness Research Methods, (7 ed..

Ohio:Thomson/South- Western, Mason).

PHỤ LỤC 01

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH KHÁM PHÁ THANG ĐO CÁC NHÂN TỐ

ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN

1.1. Giới thiệu

Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa (DNCNNVV) và những nhân tố ảnh

hƣởng đến phát triển các DNCNNVV nhƣ đã trình bày trong chƣơng 1 đang có những

thay đổi trong các nghiên cứu của các tác giả khác nhau cả ở trong nƣớc và nƣớc

ngoài. Mặt khác, không thể đƣa ra một mô hình nguyên mẫu, đã đƣợc khẳng định ở

các môi trƣờng kinh doanh khác nhau và trong những loại hình doanh nghiệp khác

nhau để kiểm định cho loại hình DNCNNVV. Do vậy, nghiên cứu định tính thông qua

thảo luận nhóm chuyên gia đƣợc thực hiện nhằm đề xuất một mô hình nghiên cứu cho

phù hợp với đặc thù của DNCNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của cuộc nghiên cứu nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung mô hình

các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển DNCNNVV.

1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Thảo luận nhóm chuyên gia là một trong các công cụ thích hợp cho đề tài nghiên

cứu này. Nhóm chuyên gia gồm có 08 ngƣời là những nhà nghiên cứu và nhà quản lý

của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các DNCNNVV đang làm việc tại Thái Nguyên

đƣợc mời đến để trao đổi, thảo luận về những vấn đề liên quan đến đề tài [8][10].

Cuộc thảo luận đƣợc thực hiện nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

- Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển các DNCNNVV

- Khám phá các tiêu chí đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển các

DNCNNVV và tiêu chí đo lƣờng sự phát triển của DNCNNVV.

1.4. Dàn bài thảo luận ý kiến chuyên gia

1.4.1. Tổng quan về DNCNNVV

1.4.1.1. Câu hỏi

1. Theo quý ông/bà thì nhân tố nào ảnh hƣởng đến sự phát triển của các

DNCNNVV? Các nhân tố có thể đƣợc đo lƣờng theo các tiêu chí nào?

Kính đề nghị quý ông/bà đánh giá mức độ đồng ý về các nhân tố ảnh hƣởng đến

phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên theo bảng sau:

STT Nhân tố Mức độ đồng ý

(Đồng ý/ Không đồng ý) Ghi chú

1 Môi trƣờng kinh doanh

2 Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ

3 Thủ tục kinh doanh

4 Hệ thống luật pháp

5 Mặt bằng sản xuất

6 Chính sách của địa phƣơng

7 Thị trƣờng

8 Tiếp cận tài chính

9 Đặc điểm của chủ DN

10 Lao động

11 Kỹ năng quản lý

12 Trình độ công nghệ sản xuất

13 Khách hàng

14 Nguồn nguyên liệu

2. Trong số các nhân tố đó, theo đánh giá của ông/bà thì nhân tố nào có ảnh

hƣởng mạnh nhất? Vì sao?

1.4.1.2. Kết quả

STT Nhân tố Mức độ đồng ý

(%) Ghi chú

1 Môi trƣờng kinh doanh 50

2 Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ 62.5 Chấp nhận

3 Thủ tục kinh doanh 37,5

4 Hệ thống luật pháp 50

5 Mặt bằng sản xuất 37,5

6 Chính sách của địa phƣơng 75 Chấp nhận

7 Thị trƣờng 37,5

8 Tiếp cận tài chính 87,5 Chấp nhận

9 Đặc điểm của chủ DN 37,5

10 Lao động 75 Chấp nhận

11 Kỹ năng quản lý 75 Chấp nhận

12 Trình độ công nghệ sản xuất 87,5 Chấp nhận

13 Khách hàng 25

14 Nguồn nguyên liệu 75 Chấp nhận

1.4.2. Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các DNCNNVV

1.4.2.1. Câu hỏi

Từ những nhân tố mà các chuyên gia đƣa ý kiến, nội dung tiếp theo của buổi

thảo luận sẽ nhằm xây dựng và phát triển thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến phát

triển các DNCNNVV.

- Theo ông/bà, trình độ công nghệ sản xuất bao gồm những nội dung nào? Ông

bà đánh giá ra sao về thang đo trình độ công nghệ sản xuất đã đƣợc xây dựng?

- Theo ông/bà, sự hỗ trợ từ Chính phủ bao gồm những nội dung nào? Ông bà

đánh giá ra sao về thang đo hỗ trợ từ Chính phủ đã đƣợc xây dựng?

- Theo ông/bà, nguồn nguyên liệu trong DN bao gồm những nội dung nào? Vai

trò của nó đối với sự phát triển của DNCNNVV? Ông/bà đánh giá ra sao về thang đo

nguồn nguyên liệu đã đƣợc xây dựng?

- Theo ông/bà, nhân tố lao động trong DN có thể đo lƣờng thông qua các tiêu

chí nào? Ông bà đánh giá ra sao về thang đo lao động đã đƣợc xây dựng?

- Theo ông/bà, năng lực quản lý của chủ DN có thể đƣợc đo lƣờng thông qua

tiêu chí nào? Ông/bà đánh giá ra sao về thang đo năng lực quản lý đã đƣợc xây dựng?

- Theo ông/bà, chính sách hỗ trợ của địa phƣơng bao gồm những nội dung nào?

Ông bà đánh giá ra sao về thang đo chính sách của địa phƣơng đã đƣợc xây dựng?

- Theo ông/bà, nhân tố tiếp cận tài chính trong DNCNNVV bao gồm những nội

dung nào? Ông bà đánh giá ra sao về thang đo tiếp cận tài chính đã đƣợc xây dựng?

- Theo ông/bà, sự phát triển của DNCNNVV có thể đƣợc đánh giá thông qua

tiêu chí nào? Ông bà đánh giá ra sao về thang đo sự phát triển của DNCNNVV đã

đƣợc xây dựng?

1.4.2.2. Kết quả nghiên cứu

Thang đo Mã

hóa Câu hỏi Nguồn Ý kiến

Trình độ

công nghệ

sản xuất

TE1 DN thực hiện đầu tƣ đổi mới thiết bị

công nghệ hàng năm

Kết quả

nghiên cứu

định tính và

nghiên cứu

của tác giả

Nhóm chuyên gia -

nhà quản lý cho

rằng biến TE2 nên

điều chỉnh lại văn

phong cho dễ hiểu.

TE2

DN đầu tƣ đào tạo nâng cao trình độ

nhân lực và nghiên cứu phát triển

công nghệ, sản phẩm của doanh

nghiệp

TE3 DN trang bị đầy đủ thông tin phục vụ

cho quá trình sản xuất và quản lý

TE4 DN xây dựng chiến lƣợc phát triển

đổi mới sản phẩm

Hỗ trợ từ

Chính phủ

GO1 Hệ thống pháp luật đƣợc ban hành kịp

thời nhằm hỗ trợ DNCNNVV

Umar Ibrahim

(2008) &

Nghiên cứu

định tính của

tác giả

Các chuyên gia

đều nhất trí với các

câu hỏi của thang

đo và không phát

triển gì thêm

GO2

Chính phủ xây dựng môi trƣờng kinh

doanh thuận lợi nhằm hỗ trợ

DNCNNVV

GO3

Chính phủ ban hành đầy đủ các chính

sách, quy định rõ ràng nhằm hỗ trợ

các DNCNNVV

GO4

Chính sách của Chính phủ đảm bảo

hỗ trợ các DNCNNVV đƣợc cạnh

tranh công bằng

Nguồn

nguyên liệu

TN1 DN có thể huy động đƣợc nguồn

nguyên liệu bên ngoài nếu cần

Nghiên cứu

định tính của

tác giả

Các chuyên gia

đều thống nhất các

câu hỏi trong

thang đo đã phản

ảnh đủ sự ảnh

hƣởng của nguồn

nguyên liệu tới sự

phát triển của

DNCNNVV tỉnh

Thái Nguyên

TN2 DN không gặp khó khăn trong việc tiếp

cận nguồn nguyên liệu tại địa phƣơng

TN3

Hoạt động sản xuất kinh doanh của

DN đƣợc gắn với vùng nguyên liệu

tập trung

TN4

Nguồn nguyên liệu có thể khai thác

đƣợc đủ để phục vụ cho nhu cầu sản

xuất của DN

Lao động LA1 Lao động trong DN có đủ điều kiện

làm việc trong DN

Trịnh Đức

Chiều

Các chuyên gia

cho rằng nên loại

Thang đo Mã

hóa Câu hỏi Nguồn Ý kiến

LA2 Ngƣời lao động trong DN có kỹ năng

và năng lực làm việc phù hợp

(2010)&

Nghiên cứu

định tính của

tác giả

biến LA1 do trùng

lặp với nội dung

của LA2 LA3

Lao động đƣợc tuyển vào DN hàng

năm có trình độ ngày càng cao hơn

LA4

Ngƣời lao động trong DN có cơ hội

đƣợc cử đi đào tạo hàng năm nhằm

nâng cao trình độ

LA5 Ngƣời lao động sau khi đƣợc đào tạo

làm việc có hiệu quả hơn

Năng lực

quản lý

QL1 Bộ máy quản lý của DN có đầy đủ kỹ

năng quản lý để điều hành DN

Trịnh Đức

Chiều

(2010)&

Nghiên cứu

định tính của

tác giả

Các chuyên gia

thay đổi một số

câu từ cho dễ hiểu

đối với đối tƣợng

điều tra

QL2 Bộ máy quản lý của DN có đầy đủ

trình độ để quản lý, điều hành DN

QL3

Hàng năm, cán bộ quản lý đều tham

gia các chƣơng trình đào tạo nâng cao

năng lực quản lý

QL4

DN đƣợc tiếp cận những chƣơng trình

đào tạo hỗ trợ nâng cao năng lực quản

Chính sách

hỗ trợ của

địa phƣơng

LO1 Hội DNNVV tỉnh có nhiều hỗ trợ tích

cực cho DN Muhammad

Abrar-ul-haq

(2015) và

Phan Thị

Minh Lý

(2011)

Các chuyên gia

cho rằng với điều

kiện nhƣ ở Thái

Nguyên và các

tỉnh khác thì khi

nói đến chính sách

hỗ trợ của địa

phƣơng cần thêm

nội dung câu hỏi

về thủ tục hành

chính, Nội dung

câu hỏi: “DN

không gặp khó

khăn gì về thủ tục

hành chính tại địa

phương”

LO2 DN dễ dàng tiếp cận mặt bằng sản

xuất thuận lợi

LO3 DN dễ dàng tiếp cận chính sách ƣu

đãi về thuế

LO4 DN đƣợc hoạt động trong hạ tầng cơ

sở phát triển

LO5

DN không gặp khó khăn gì về thủ tục

hành chính tại địa phƣơng

Nghiên cứu

định tính của

tác giả

Tiếp cận tài

chính FI1

Tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài là

giải pháp tối ƣu cho hoạt động kinh

Umar Ibrahim

(2008)

Các chuyên gia

đều nhất trí với các

Thang đo Mã

hóa Câu hỏi Nguồn Ý kiến

doanh của DN câu hỏi của thang

đo và không phát

triển gì thêm FI2 DN có thể tiếp cận nguồn tài chính

thay thế bên ngoài nếu cần

FI3 Nguồn tài chính hiện tại đủ để mở

rộng hoạt động kinh doanh

FI4 Nguồn tài chính hiện tại đủ để duy trì

hoạt động kinh doanh

Sự phát

triển của

DNCNNVV

HL1 Doanh thu của DN ngày càng tăng

Muhammad

Abrar-ul-haq

(2015)

& Nghiên cứu

định tính của

tác giả

Các chuyên gia

điều chỉnh câu hỏi

HL2 thành “Tỷ

suất lợi nhuận của

DN ngày càng

tăng” vì ngoài chỉ

tiêu doanh thu thì

để đo sự phát triển

của DNCNNVV

cần thêm chỉ tiêu

về tỷ suất lợi

nhuận của DN

HL2 Tỷ suất lợi nhuận của DN ngày càng

tăng

HL3 Thu nhập của ngƣời lao động đƣợc

cải thiện dần qua các năm

HL4

Nói chung, hoạt động kinh doanh của

DN đang phát triển

PHỤ LỤC 02

DANH SÁCH CHUYÊN GIA – NHÀ QUẢN LÝ THAM GIA PHỎNG VẤN SÂU

STT Họ và tên Đơn vị công tác Chức vụ Địa chỉ Email

1 Phan Bá Trƣờng Sở Công thƣơng Phó Giám đốc [email protected]

2 Nguyễn Xuân Tốt Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Chủ tịch [email protected]

3 ThS. Đinh Thị Thu Phòng QLCN - Sở Công thƣơng Trƣởng phòng [email protected]

4 Nguyễn Đình Hùng TT khuyến công & Tƣ vấn phát triển

CN – Sở Công thƣơng Giám đốc [email protected]

5 Đào Minh Sơn Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế

hoạch và đầu tƣ Trƣởng phòng

6 Bùi Anh Tuấn Phòng QLCN - Sở Công thƣơng Phó phòng [email protected]

7 Nguyễn Văn Khánh Công ty TNHH sản xuất cầu trục và

kết cấu công nghiệp VNC Giám đốc [email protected]

8 Chu Phƣơng Đông Công ty Cổ phần Luyện kim đen

Thái Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị [email protected]

PHỤ LỤC 03

PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỀ TÀI TIẾN SĨ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP

CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN

Kính chào quý Ông/Bà. Tôi là Lê Ngọc Nƣơng – Giảng viên Khoa Quản lý –

Luật Kinh tế - Đại học Kinh tế & QTKD – Đại học Thái Nguyên. Hiện nay tôi đang

thực hiện đề tài tiến sĩ: “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các doanh nghiệp

công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên”. Nhằm phục vụ cho việc tìm kiếm thông

tin thực hiện đề tài, tôi xây dựng phiếu điều tra các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và

vừa đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Để cung cấp thông tin, xin Ông/Bà làm theo

hƣớng dẫn của phỏng vấn viên và trả lời các câu hỏi. Mọi thông tin của doanh nghiệp

sẽ đƣợc giữ kín và khuyết danh. Tôi cam kết chỉ sử dụng những thông tin này cho mục

đích nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Doanh nghiệp và Ông/Bà!

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên doanh nghiệp (đăng kí kinh doanh):............................................................

2. Địa chỉ hiện tại:...................................................................................................

3. Điện thoại DN:....................................................................................................

4. Tên ngƣời trả lời:................................................................................................

5. E-mail ngƣời trả lời:............................................................................................

6. Chức vụ:

1 . Giám đốc

3. Trƣởng phòng

2. Trong ban giám đốc

4. Phó phòng

7. Độ tuổi:

1 . Từ 20 - 35 tuổi

2. Từ 36 - 45 tuổi

3. Từ 46 - 55 tuổi

4. Trên 55 tuổi

8. Trình độ học vấn

1 . Trên Đại học 2. Đại học 3. Trung cấp - cao đẳng

9. Thâm niên quản lý

1 . Từ 1 - 3 năm 2. Từ 3 - 5 năm 3. Trên 5 năm

10. Lĩnh vực hoạt động chính của Doanh nghiệp (DN) là gì? [Chọn một đáp án]

1. Khai khoáng

2. Chế biến, chế tạo

3. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt hơi nƣớc

4. Cung cấp nƣớc; hoạt động quản lý và xử lý rác

thải, nƣớc thải

B. NỘI DUNG CHÍNH

I. THÔNG TIN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC

DNCNNVV

Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị về những nhận định sau theo

thang điểm từ 1 đến 5 theo quy ƣớc:

1: Hoàn toàn không đồng ý → 5: Hoàn toàn đồng ý

Thang đo Mã

hóa 1 2 3 4 5

B1. Trình độ công nghệ sản xuất TE

1. DN thực hiện đầu tƣ đổi mới thiết bị công nghệ hàng

năm TE1

2. DN đầu tƣ đào tạo nâng cao trình độ nhân lực nhằm

ứng dụng công nghệ mới TE2

3. DN trang bị đầy đủ thông tin phục vụ cho quá trình sản

xuất và quản lý TE3

4. DN xây dựng chiến lƣợc phát triển đổi mới sản phẩm TE4

B2. Hỗ trợ từ Chính phủ GO

5. Hệ thống pháp luật đƣợc ban hành kịp thời nhằm hỗ

trợ DNCNNVV GO1

6. Chính phủ xây dựng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi

nhằm hỗ trợ DNCNNVV GO2

7. Chính phủ ban hành đầy đủ các chính sách, quy định

rõ ràng nhằm hỗ trợ các DNCNNVV GO3

8. Chính sách của Chính phủ đảm bảo hỗ trợ các

DNCNNVV đƣợc cạnh tranh công bằng GO4

B3. Nguồn nguyên liệu TN

9. DN có thể huy động đƣợc nguồn nguyên liệu bên

ngoài nếu cần TN1

10. DN không gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn

nguyên liệu tại địa phƣơng TN2

11. Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đƣợc gắn với

vùng nguyên liệu tập trung TN3

12. Nguồn nguyên liệu có thể khai thác đƣợc đủ để phục

vụ cho nhu cầu sản xuất của DN TN4

Thang đo Mã

hóa 1 2 3 4 5

B4. Lao động LA

13. Ngƣời lao động trong DN có kỹ năng và năng lực làm

việc phù hợp LA1

14. Lao động đƣợc tuyển vào DN hàng năm có trình độ

ngày càng cao hơn LA2

15. Ngƣời lao động trong DN có cơ hội đƣợc cử đi đào

tạo hàng năm nhằm nâng cao trình độ LA3

16. Ngƣời lao động sau khi đƣợc đào tạo làm việc có

hiệu quả hơn LA4

B5. Năng lực quản lý QL

17. Bộ máy quản lý của DN có đầy đủ kỹ năng quản lý

để điều hành DN QL1

18. Bộ máy quản lý của DN có đầy đủ trình độ để quản

lý, điều hành DN QL2

19. Hàng năm, cán bộ quản lý đều tham gia các chƣơng

trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý QL3

20. DN đƣợc tiếp cận những chƣơng trình đào tạo hỗ trợ

nâng cao năng lực quản lý QL4

B6. Chính sách hỗ trợ của địa phƣơng LO

21. Hội DNNVV tỉnh có nhiều hỗ trợ tích cực cho DN LO1

22. DN dễ dàng tiếp cận mặt bằng sản xuất thuận lợi LO2

23. DN dễ dàng tiếp cận chính sách ƣu đãi về thuế LO3

24. DN đƣợc hoạt động trong hạ tầng cơ sở phát triển LO4

25. DN không gặp khó khăn gì về thủ tục hành chính tại

địa phƣơng LO5

B7. Tiếp cận tài chính FI

26. Tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài là giải pháp tối ƣu

cho hoạt động kinh doanh của DN FI1

27. DN có thể tiếp cận nguồn tài chính thay thế bên ngoài

nếu cần FI2

28. Nguồn tài chính hiện tại đủ để mở rộng hoạt động

kinh doanh FI3

29. Nguồn tài chính hiện tại đủ để duy trì hoạt động kinh

doanh FI4

II. THÔNG TIN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DNCNNVV

Thang đo Mã

hóa 1 2 3 4 5

Sự phát triển của DNCNNVV HL

30. Doanh thu của DN ngày càng tăng HL1

31. Tỷ suất lợi nhuận của DN ngày càng tăng HL2

32. Thu nhập của ngƣời lao động đƣợc cải thiện dần

qua các năm HL3

33. Nói chung, hoạt động kinh doanh của DN đang

phát triển HL4

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

PHỤ LỤC 04

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH

LƢỢNG SƠ BỘ

1. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo trình độ công nghệ sản xuất

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.891 4

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item

Deleted

Corrected

Item-Total

Correlatio

n

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

DN thực hiện đầu tƣ đổi mới thiết bị

công nghệ hàng năm 12.11 12.810 .702 .888

DN đầu tƣ đào tạo nâng cao trình độ

nhân lực nhằm ứng dụng công nghệ

mới

11.89 12.339 .839 .827

DN trang bị đầy đủ thông tin phục vụ

cho quá trình sản xuất và quản lý 11.57 13.840 .803 .845

DN xây dựng chiến lƣợc phát triển

đổi mới sản phẩm 11.40 15.188 .730 .874

2. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo hỗ trợ từ Chính phủ

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.825 4

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlatio

n

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

Hệ thống pháp luật đƣợc ban hành kịp

thời nhằm hỗ trợ DNCNNVV 10.11 13.634 .589 .807

Chính phủ xây dựng môi trƣờng kinh

doanh thuận lợi nhằm hỗ trợ

DNCNNVV

10.00 13.176 .563 .821

Chính phủ ban hành đầy đủ các chính

sách, quy định rõ ràng nhằm hỗ trợ các

DNCNNVV

10.06 12.938 .719 .752

Chính sách của Chính phủ đảm bảo hỗ

trợ các DNCNNVV đƣợc cạnh tranh

công bằng

9.94 11.526 .746 .733

3. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo nguồn nguyên liệu

Cronbach's Alpha N of

Items

.785 4

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlatio

n

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

DN có thể huy động đƣợc nguồn

nguyên liệu bên ngoài nếu cần 12.29 9.916 .560 .748

DN không gặp khó khăn trong việc

tiếp cận nguồn nguyên liệu tại địa

phƣơng

12.29 9.916 .560 .748

Hoạt động sản xuất kinh doanh của

DN đƣợc gắn với vùng nguyên liệu tập

trung

12.26 8.844 .687 .681

Nguồn nguyên liệu có thể khai thác

đƣợc đủ để phục vụ cho nhu cầu sản

xuất của DN

12.29 9.916 .560 .748

4. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo lao động

Cronbach's Alpha N of

Items

.873 4

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance

if Item

Deleted

Corrected

Item-Total

Correlatio

n

Cronbac

h's Alpha

if Item

Deleted

Ngƣời lao động trong DN có kỹ năng và năng

lực làm việc phù hợp 12.37 3.534 .664 .873

Lao động đƣợc tuyển vào DN hàng năm có

trình độ ngày càng cao hơn 12.09 4.139 .687 .855

Ngƣời lao động trong DN có cơ hội đƣợc cử

đi đào tạo hàng năm nhằm nâng cao trình độ 12.23 3.476 .902 .768

Ngƣời lao động sau khi đƣợc đào tạo làm việc

có hiệu quả hơn 12.34 3.879 .698 .849

5. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo năng lực quản lý

Cronbach's

Alpha

N of Items

.901 4

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlatio

n

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

Bộ máy quản lý của DN có đầy đủ kỹ

năng quản lý để điều hành DN 11.74 6.138 .706 .898

Bộ máy quản lý của DN có đầy đủ trình

độ để quản lý, điều hành DN 11.29 5.857 .715 .897

Hàng năm, cán bộ quản lý đều tham gia

các chƣơng trình đào tạo nâng cao năng

lực quản lý

11.66 5.938 .792 .869

DN đƣợc tiếp cận những chƣơng trình

đào tạo hỗ trợ nâng cao năng lực quản

11.51 5.198 .914 .820

6. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo chính sách hỗ trợ của địa phƣơng

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.753 5

Scale

Mean if

Item

Deleted

Scale

Variance if

Item

Deleted

Corrected

Item-Total

Correlatio

n

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

Hội DNNVV tỉnh có nhiều hỗ trợ

tích cực cho DN 15.03 12.558 .478 .724

DN dễ dàng tiếp cận mặt bằng sản

xuất thuận lợi 14.89 12.398 .482 .722

DN dễ dàng tiếp cận chính sách ƣu

đãi về thuế 15.00 12.000 .475 .726

DN đƣợc hoạt động trong hạ tầng cơ

sở phát triển 15.14 10.655 .685 .645

DN không gặp khó khăn gì về thủ

tục hành chính tại địa phƣơng 15.37 11.770 .487 .722

7. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo tiếp cận tài chính

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.877 4

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

Tiếp cận nguồn tài chính bên

ngoài là giải pháp tối ƣu cho hoạt

động kinh doanh của DN

11.31 5.928 .747 .848

DN có thể tiếp cận nguồn tài

chính thay thế bên ngoài nếu cần

10.89 7.457 .740 .845

Nguồn tài chính hiện tại đủ để mở

rộng hoạt động kinh doanh

Nguồn tài chính hiện tại đủ để duy

trì hoạt động kinh doanh

11.00

11.11

7.588

6.457

.734

.772

.848

.828

8. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo sự phát triển của DNCNNVV

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.866 4

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

Doanh thu của DN ngày càng

tăng 11.54 9.314 .675 .845

Tỷ suất lợi nhuận của DN ngày

càng tăng 11.40 8.776 .831 .783

Thu nhập của ngƣời lao động

đƣợc cải thiện dần qua các

năm

11.63 9.123 .687 .840

Nói chung, hoạt động kinh

doanh của DN đang phát triển 11.63 9.182 .677 .844

PHỤ LỤC 05

1. Kiểm định EFA thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển các

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên

1.1. Kiểm định EFA thang đo trình độ công nghệ sản xuất

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .755

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 918.845

df 6

Sig. .000

Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

1 3.133 78.317 78.317 2.887 72.174 72.174

2 .482 12.040 90.357

3 .318 7.958 98.315

4 .067 1.685 100.000

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

1.2. Kiểm định EFA thang đo hỗ trợ từ Chính phủ

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .826

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 676.723

df 6

Sig. .000

Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative

%

Total % of Variance Cumulative

%

1 3.045 76.115 76.115 2.753 68.823 68.823

2 .479 11.984 88.100

3 .281 7.035 95.135

4 .195 4.865 100.000

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

1.3. Kiểm định EFA thang đo nguồn nguyên liệu

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .803

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 703.861

df 6

Sig. .000

Factor

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 3.066 76.644 76.644 2.769 69.228 69.228

2 .438 10.958 87.602

3 .336 8.398 96.000

4 .160 4.000 100.000

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

1.4. Kiểm định EFA thang đo lao động

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .814

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 661.201

df 6

Sig. .000

Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 3.021 75.535 75.535 2.723 68.085 68.085

2 .456 11.404 86.938

3 .344 8.591 95.529

4 .179 4.471 100.000

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

1.5. Kiểm định EFA thang đo năng lực quản lý

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .829

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 759.668

df 6

Sig. .000

Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 3.162 79.055 79.055 2.895 72.365 72.365

2 .390 9.745 88.800

3 .275 6.875 95.675

4 .173 4.325 100.000

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

1.6. Kiểm định EFA thang đo chính sách hỗ trợ của địa phương

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .816

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 449.648

df 6

Sig. .000

Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 2.770 69.251 69.251 2.361 59.027 59.027

2 .470 11.755 81.005

3 .412 10.308 91.314

4 .347 8.686 100.000

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

1.7. Kiểm định EFA thang đo tiếp cận tài chính

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .780

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 330.912

df 6

Sig. .000

Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 2.511 62.786 62.786 2.030 50.739 50.739

2 .593 14.834 77.620

3 .520 13.006 90.627

4 .375 9.373 100.000

1.8. Kiểm định EFA thang đo sự phát triển của DNCNNVV

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .838

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 871.056

df 6

Sig. .000

Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 3.248 81.203 81.203 3.017 75.437 75.437

2 .378 9.461 90.664

3 .245 6.123 96.787

4 .129 3.213 100.000

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

1.9. Kiểm định EFA tổng thể mô hình lý thuyết

Factor

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums

of Squared

Loadingsa

Total % of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

% Total

1 6.623 20.695 20.695 6.375 19.922 19.922 4.837

2 3.373 10.542 31.237 3.076 9.613 29.535 4.495

3 2.901 9.065 40.302 2.581 8.066 37.602 3.355

4 2.879 8.995 49.297 2.478 7.742 45.344 3.599

5 2.545 7.952 57.250 2.245 7.015 52.359 3.058

6 2.394 7.482 64.732 2.023 6.321 58.680 3.187

7 2.036 6.362 71.094 1.773 5.540 64.220 2.633

8 1.490 4.656 75.750 1.211 3.783 68.003 2.155

9 .664 2.075 77.825

10 .582 1.817 79.642

11 .558 1.743 81.385

12 .538 1.680 83.066

13 .493 1.539 84.605

14 .435 1.360 85.965

15 .411 1.286 87.251

16 .387 1.210 88.461

17 .374 1.169 89.630

18 .356 1.113 90.743

19 .335 1.046 91.789

20 .315 .986 92.774

21 .291 .909 93.683

22 .285 .890 94.574

23 .270 .844 95.418

24 .250 .782 96.200

25 .230 .719 96.919

26 .206 .643 97.563

27 .184 .576 98.138

28 .164 .513 98.651

29 .143 .447 99.099

30 .127 .397 99.496

31 .105 .327 99.823

32 .057 .177 100.000

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

a. When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance.

Factor

1 2 3 4 5 6 7 8

HL3 .990

HL2 .851

HL4 .818

HL1 .777

TE3 .956

TE4 .812

TE2 .811

TE1 .727

GO3 .904

GO1 .903

GO2 .748

GO4 .724

TN3 .902

TN4 .850

TN2 .812

TN1 .759

LA3 .965

LA4 .806

LA2 .805

LA1 .716

QL1 .912

QL3 .830

QL4 .813

QL2 .724

LO2 .806

LO4 .781

LO3 .762

LO5 .739

FI4 .783

FI3 .760

FI2 .677

FI1 .634

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 6 iterations.

2. Kết quả CFA thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển các DNCNNVV

tỉnh Thái Nguyên

2.1. Kết quả CFA thang đo trình độ công nghệ sản xuất

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

TE3 <--- Factor 1.000

TE4 <--- Factor .867 .029 29.489 ***

TE2 <--- Factor .745 .043 17.495 ***

TE1 <--- Factor .649 .047 13.786 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

TE3 <--- Factor 1.020

TE4 <--- Factor .902

TE2 <--- Factor .747

TE1 <--- Factor .652

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 9 .650 1 .420 .650

Saturated model 10 .000 0

Independence model 4 926.278 6 .000 154.380

RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI

Default model .009 .999 .988 .100

Saturated model .000 1.000

Independence model 1.029 .394 -.010 .236

Baseline Comparisons

Model NFI

Delta1

RFI

rho1

IFI

Delta2

TLI

rho2 CFI

Default model .999 .996 1.000 1.002 1.000

Saturated model 1.000

1.000

1.000

Independence model .000 .000 .000 .000 .000

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .000 .000 .149 .558

Independence model .754 .713 .795 .000

2.2. Kết quả CFA thang đo hỗ trợ từ Chính phủ

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

GO1 <--- Factor 1.000

GO3 <--- Factor 1.002 .050 20.210 ***

GO2 <--- Factor .875 .051 17.190 ***

GO4 <--- Factor .768 .056 13.765 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

GO1 <--- Factor .903

GO3 <--- Factor .889

GO2 <--- Factor .807

GO4 <--- Factor .705

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 8 5.196 2 .074 2.598

Saturated model 10 .000 0

Independence model 4 682.197 6 .000 113.700

RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI

Default model .022 .990 .950 .198

Saturated model .000 1.000

Independence model .824 .416 .027 .250

Baseline Comparisons

Model NFI

Delta1

RFI

rho1

IFI

Delta2

TLI

rho2 CFI

Default model .992 .977 .995 .986 .995

Saturated model 1.000

1.000

1.000

Independence model .000 .000 .000 .000 .000

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .077 .000 .161 .214

Independence model .646 .606 .687 .000

2.3. Kết quả CFA thang đo nguồn nguyên liệu

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

TN3 <--- Factor 1.000

TN4 <--- Factor .985 .047 20.833 ***

TN2 <--- Factor .793 .053 15.082 ***

TN1 <--- Factor .748 .054 13.757 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

TN3 <--- Factor .928

TN4 <--- Factor .902

TN2 <--- Factor .739

TN1 <--- Factor .698

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 9 1.856 1 .173 1.856

Saturated model 10 .000 0

Independence model 4 709.555 6 .000 118.259

RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI

Default model .011 .997 .966 .100

Saturated model .000 1.000

Independence model .924 .411 .019 .247

Baseline Comparisons

Model NFI

Delta1

RFI

rho1

IFI

Delta2

TLI

rho2 CFI

Default model .997 .984 .999 .993 .999

Saturated model 1.000

1.000

1.000

Independence model .000 .000 .000 .000 .000

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .056 .000 .183 .309

Independence model .659 .619 .700 .000

2.4. Kết quả CFA thang đo lao động

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

LA3 <--- Factor 1.000

LA4 <--- Factor .943 .050 18.720 ***

LA2 <--- Factor .890 .050 17.626 ***

LA1 <--- Factor .772 .053 14.466 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

LA3 <--- Factor .950

LA4 <--- Factor .824

LA2 <--- Factor .797

LA1 <--- Factor .711

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 8 2.161 2 .339 1.081

Saturated model 10 .000 0

Independence model 4 666.549 6 .000 111.092

RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI

Default model .014 .996 .980 .199

Saturated model .000 1.000

Independence model .624 .422 .036 .253

Baseline Comparisons

Model NFI

Delta1

RFI

rho1

IFI

Delta2

TLI

rho2 CFI

Default model .997 .990 1.000 .999 1.000

Saturated model 1.000

1.000

1.000

Independence model .000 .000 .000 .000 .000

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .017 .000 .123 .551

Independence model .639 .598 .680 .000

2.5. Kết quả CFA thang đo năng lực quản lý

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

QL1 <--- Factor 1.000

QL3 <--- Factor .959 .056 16.988 ***

QL4 <--- Factor .940 .056 16.765 ***

QL2 <--- Factor .896 .062 14.510 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

QL1 <--- Factor .892

QL3 <--- Factor .826

QL4 <--- Factor .819

QL2 <--- Factor .746

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 8 1.509 2 .470 .754

Saturated model 10 .000 0

Independence model 4 628.820 6 .000 104.803

RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI

Default model .009 .997 .986 .199

Saturated model .000 1.000

Independence model .573 .423 .038 .254

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .000 .000 .111 .665

Independence model .620 .580 .661 .000

2.6. Kết quả CFA thang đo chính sách hỗ trợ của địa phương

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

LO2 <--- Factor 1.000

LO4 <--- Factor .950 .075 12.639 ***

LO5 <--- Factor .795 .065 12.141 ***

LO3 <--- Factor .908 .075 12.066 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

LO2 <--- Factor .798

LO4 <--- Factor .781

LO5 <--- Factor .749

LO3 <--- Factor .744

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 8 4.538 2 .103 2.269

Saturated model 10 .000 0

Independence model 4 453.285 6 .000 75.548

RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI

Default model .023 .992 .958 .198

Saturated model .000 1.000

Independence model .623 .489 .148 .293

Baseline Comparisons

Model NFI

Delta1

RFI

rho1

IFI

Delta2

TLI

rho2 CFI

Default model .990 .970 .994 .983 .994

Saturated model 1.000

1.000

1.000

Independence model .000 .000 .000 .000 .000

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .069 .000 .155 .265

Independence model .525 .485 .567 .000

2.7. Kết quả CFA thang đo tiếp cận tài chính

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

FI4 <--- Factor 1.000

FI3 <--- Factor .998 .092 10.900 ***

FI2 <--- Factor .855 .087 9.887 ***

FI1 <--- Factor .820 .088 9.314 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

FI4 <--- Factor .795

FI3 <--- Factor .755

FI2 <--- Factor .663

FI1 <--- Factor .622

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 8 5.226 2 .073 2.613

Saturated model 10 .000 0

Independence model 4 333.589 6 .000 55.598

RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI

Default model .012 .990 .952 .198

Saturated model .000 1.000

Independence model .191 .566 .276 .339

Baseline Comparisons

Model NFI

Delta1

RFI

rho1

IFI

Delta2

TLI

rho2 CFI

Default model .984 .953 .990 .970 .990

Saturated model 1.000

1.000

1.000

Independence model .000 .000 .000 .000 .000

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .077 .000 .162 .212

Independence model .450 .409 .491 .000

2.8. Kết quả CFA thang đo sự phát triển của DNCNNVV

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

HL3 <--- Factor 1.000

HL2 <--- Factor .906 .035 25.546 ***

HL4 <--- Factor .930 .042 21.989 ***

HL1 <--- Factor .740 .043 17.079 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

HL3 <--- Factor .957

HL2 <--- Factor .898

HL4 <--- Factor .849

HL1 <--- Factor .758

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 8 .876 2 .645 .438

Saturated model 10 .000 0

Independence model 4 878.102 6 .000 146.350

RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI

Default model .006 .998 .992 .200

Saturated model .000 1.000

Independence model .833 .371 -.048 .223

Baseline Comparisons

Model NFI

Delta1

RFI

rho1

IFI

Delta2

TLI

rho2 CFI

Default model .999 .997 1.001 1.004 1.000

Saturated model 1.000

1.000

1.000

Independence model .000 .000 .000 .000 .000

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .000 .000 .095 .793

Independence model .734 .693 .775 .000

2.9. Kết quả CFA mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển các DNCNNVV

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

HL3 <--- 1 1.000

HL2 <--- 1 .926 .036 25.862 ***

HL4 <--- 1 .946 .043 21.937 ***

HL1 <--- 1 .751 .044 17.023 ***

TE3 <--- 2 1.000

TE4 <--- 2 .909 .027 33.572 ***

TE2 <--- 2 .784 .042 18.743 ***

TE1 <--- 2 .679 .048 14.224 ***

GO3 <--- 3 1.000

GO1 <--- 3 1.002 .050 20.124 ***

GO2 <--- 3 .887 .052 17.147 ***

GO4 <--- 3 .767 .057 13.490 ***

TN3 <--- 4 1.000

TN4 <--- 4 1.000 .046 21.692 ***

TN2 <--- 4 .827 .052 15.929 ***

TN1 <--- 4 .783 .054 14.568 ***

LA3 <--- 5 1.000

LA4 <--- 5 .948 .050 18.786 ***

LA2 <--- 5 .894 .051 17.682 ***

LA1 <--- 5 .776 .054 14.495 ***

QL1 <--- 6 1.000

QL3 <--- 6 .969 .057 16.993 ***

QL4 <--- 6 .947 .057 16.695 ***

QL2 <--- 6 .906 .062 14.548 ***

LO2 <--- 7 1.000

LO4 <--- 7 .954 .076 12.630 ***

LO3 <--- 7 .913 .076 12.080 ***

LO5 <--- 7 .800 .066 12.163 ***

FI4 <--- 8 1.000

FI3 <--- 8 .988 .091 10.901 ***

FI2 <--- 8 .859 .086 9.971 ***

FI1 <--- 8 .821 .088 9.362 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

HL3 <--- 1 .945

HL2 <--- 1 .908

HL4 <--- 1 .853

HL1 <--- 1 .761

TE3 <--- 2 .996

TE4 <--- 2 .924

TE2 <--- 2 .767

TE1 <--- 2 .665

GO3 <--- 3 .885

GO1 <--- 3 .902

GO2 <--- 3 .816

GO4 <--- 3 .702

TN3 <--- 4 .916

TN4 <--- 4 .904

TN2 <--- 4 .761

TN1 <--- 4 .721

LA3 <--- 5 .947

LA4 <--- 5 .826

LA2 <--- 5 .799

LA1 <--- 5 .712

QL1 <--- 6 .886

QL3 <--- 6 .830

QL4 <--- 6 .820

QL2 <--- 6 .750

LO2 <--- 7 .795

LO4 <--- 7 .781

LO3 <--- 7 .746

LO5 <--- 7 .751

FI4 <--- 8 .797

FI3 <--- 8 .749

FI2 <--- 8 .667

FI1 <--- 8 .624

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 92 679.795 436 .000 1.559

Saturated model 528 .000 0

Independence model 32 6079.659 496 .000 12.257

RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI

Default model .069 .869 .841 .717

Saturated model .000 1.000

Independence model .356 .342 .299 .321

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .046 .039 .052 .869

Independence model .204 .200 .209 .000

4. Kết quả SEM mô hình nghiên cứu

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

1 <--- 2 .356 .049 7.343 ***

1 <--- 3 .117 .057 2.063 .039

1 <--- 4 .133 .054 2.441 .015

1 <--- 5 .131 .062 2.118 .034

1 <--- 6 .172 .070 2.472 .013

1 <--- 7 .140 .066 2.133 .033

1 <--- 8 .266 .120 2.220 .026

HL3 <--- 1 1.000

HL2 <--- 1 .926 .036 25.862 ***

HL4 <--- 1 .946 .043 21.937 ***

HL1 <--- 1 .751 .044 17.023 ***

TE3 <--- 2 1.000

TE4 <--- 2 .909 .027 33.572 ***

TE2 <--- 2 .784 .042 18.743 ***

TE1 <--- 2 .679 .048 14.224 ***

GO3 <--- 3 1.000

Estimate S.E. C.R. P Label

GO1 <--- 3 1.002 .050 20.124 ***

GO2 <--- 3 .887 .052 17.147 ***

GO4 <--- 3 .767 .057 13.490 ***

TN3 <--- 4 1.000

TN4 <--- 4 1.000 .046 21.692 ***

TN2 <--- 4 .827 .052 15.929 ***

TN1 <--- 4 .783 .054 14.568 ***

LA3 <--- 5 1.000

LA4 <--- 5 .948 .050 18.786 ***

LA2 <--- 5 .894 .051 17.682 ***

LA1 <--- 5 .776 .054 14.495 ***

QL1 <--- 6 1.000

QL3 <--- 6 .969 .057 16.993 ***

QL4 <--- 6 .947 .057 16.695 ***

QL2 <--- 6 .906 .062 14.548 ***

LO2 <--- 7 1.000

LO4 <--- 7 .954 .076 12.630 ***

LO3 <--- 7 .913 .076 12.080 ***

LO5 <--- 7 .800 .066 12.163 ***

FI4 <--- 8 1.000

FI3 <--- 8 .988 .091 10.901 ***

FI2 <--- 8 .859 .086 9.971 ***

FI1 <--- 8 .821 .088 9.362 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Parameter SE SE-SE Mean Bias SE-Bias

1 <--- 2 .072 .002 .421 -.001 .003

1 <--- 3 .068 .002 .118 .003 .003

1 <--- 4 .069 .002 .142 .002 .003

1 <--- 5 .059 .002 .109 -.004 .003

1 <--- 6 .064 .002 .135 .000 .003

1 <--- 7 .060 .002 .113 -.006 .003

1 <--- 8 .063 .002 .122 -.004 .003

HL3 <--- 1 .016 .001 .946 .000 .001

HL2 <--- 1 .027 .001 .908 .000 .001

HL4 <--- 1 .039 .001 .852 -.002 .002

HL1 <--- 1 .043 .001 .766 .006 .002

TE3 <--- 2 .004 .000 .996 .000 .000

TE4 <--- 2 .023 .001 .924 .000 .001

TE2 <--- 2 .046 .001 .768 .001 .002

TE1 <--- 2 .058 .002 .667 .002 .003

GO3 <--- 3 .040 .001 .886 .001 .002

GO1 <--- 3 .045 .001 .903 .000 .002

GO2 <--- 3 .047 .001 .817 .001 .002

GO4 <--- 3 .070 .002 .701 -.001 .003

TN3 <--- 4 .032 .001 .915 -.001 .001

TN4 <--- 4 .032 .001 .903 -.001 .001

TN2 <--- 4 .057 .002 .757 -.004 .003

TN1 <--- 4 .061 .002 .719 -.002 .003

LA3 <--- 5 .035 .001 .949 .002 .002

LA4 <--- 5 .048 .002 .829 .004 .002

LA2 <--- 5 .052 .002 .801 .002 .002

LA1 <--- 5 .066 .002 .716 .004 .003

QL1 <--- 6 .035 .001 .891 .005 .002

QL3 <--- 6 .046 .001 .829 -.001 .002

QL4 <--- 6 .047 .001 .820 .000 .002

QL2 <--- 6 .060 .002 .746 -.003 .003

LO2 <--- 7 .049 .002 .795 .000 .002

LO4 <--- 7 .058 .002 .780 -.001 .003

LO3 <--- 7 .061 .002 .746 .000 .003

LO5 <--- 7 .054 .002 .749 -.001 .002

FI4 <--- 8 .081 .003 .792 -.005 .004

FI3 <--- 8 .091 .003 .746 -.003 .004

FI2 <--- 8 .091 .003 .678 .011 .004

FI1 <--- 8 .079 .002 .629 .005 .004