17
LỄ HỘI Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. Tổng quan Lễ hội là một kho tàng văn hoá, nơi lưu giữ những tín ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nơi phản ánh tâm thức con người Việt Nam một cách trung thực. Nhìn chung, lễ hội dân tộc Việt Nam gồm hai bộ phận: lễ hội truyền truyền thống cung đình và lễ hội dân gian. Với lễ hội dân gian, đây là nơi lưu giữ nhiều tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng của lễ hội dân gian Việt Nam được biểu hiện dưới nhiều dạng như thờ cúng thần hoàng, thờ mẫu, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng tổ nghề… Ngoài ra, các tín ngưỡng dân gian còn tiềm ẩn các trò diễn như tín ngưỡng thờ mặt trời, mặt trăng, thần nước… Sự tiềm ẩn đó khiến chúng ta khó nhận diện các tín ngưỡng cổ xưa ấy. Cùng với tín ngưỡng, nhiều lễ hội còn gắn với phật giáo, thiên chúa giáo. Lễ hội cung đình gắn liền với văn hóa cung đình của các triều đại phong kiến mà đỉnh cao và sự phong phú là các lễ hội cung đình triều Nguyễn như lễ tế Nam Giao, tế Xã tắc, Truyền lô… Lễ hội truyền thống còn lưu giữ nhiều sinh hoạt văn hoá văn nghệ đặc sắc. Nơi mở hội nhiều khi là những danh lam thắng cảnh, một môi trường giàu tính văn hoá. Chính địa điểm mở hội đáp ứng các tiêu chuẩn một điểm du lịch. Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương và Phú Thọ. Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ít vào mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi. Trong số các lễ hội Việt Nam thì phải kể đến những lễ hội chi phối hầu hết các gia đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan và tết Trung Thu. Gần đây một số lễ hội được nhà nước và nhân dân

LỄ HỘI- DI TÍCH LS

Embed Size (px)

DESCRIPTION

lh

Citation preview

Page 1: LỄ HỘI- DI TÍCH LS

LỄ HỘI

Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng.

Tổng quan

Lễ hội là một kho tàng văn hoá, nơi lưu giữ những tín ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nơi phản ánh tâm thức con người Việt Nam một cách trung thực. Nhìn chung, lễ hội dân tộc Việt Nam gồm hai bộ phận: lễ hội truyền truyền thống cung đình và lễ hội dân gian. Với lễ hội dân gian, đây là nơi lưu giữ nhiều tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng của lễ hội dân gian Việt Nam được biểu hiện dưới nhiều dạng như thờ cúng thần hoàng, thờ mẫu, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng tổ nghề… Ngoài ra, các tín ngưỡng dân gian còn tiềm ẩn các trò diễn như tín ngưỡng thờ mặt trời, mặt trăng, thần nước… Sự tiềm ẩn đó khiến chúng ta khó nhận diện các tín ngưỡng cổ xưa ấy. Cùng với tín ngưỡng, nhiều lễ hội còn gắn với phật giáo, thiên chúa giáo. Lễ hội cung đình gắn liền với văn hóa cung đình của các triều đại phong kiến mà đỉnh cao và sự phong phú là các lễ hội cung đình triều Nguyễn như lễ tế Nam Giao, tế Xã tắc, Truyền lô… Lễ hội truyền thống còn lưu giữ nhiều sinh hoạt văn hoá văn nghệ đặc sắc. Nơi mở hội nhiều khi là những danh lam thắng cảnh, một môi trường giàu tính văn hoá. Chính địa điểm mở hội đáp ứng các tiêu chuẩn một điểm du lịch.

Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương và Phú Thọ.

Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ít vào mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi. Trong số các lễ hội Việt Nam thì phải kể đến những lễ hội chi phối hầu hết các gia đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan và tết Trung Thu. Gần đây một số lễ hội được nhà nước và nhân dân quan tâm như: Lễ hội đền Hùng,Lễ hội đền Trần, Giáng Sinh, Phật đản.v.v.

  Với ngành Du lịch, lễ hội là một sản phẩm văn hoá đặc biệt. Ngành Du lịch cáng phát triển, càng gắn kết với lễ hội truyền thống. Tự thân ngành Du lịch trong bước đường phát triển của mình tự tìm đến với loại sản phẩm văn hoá đặc biệt này. Đưa khách đến với lễ hôi truyền thống là nhằm để giới thiệu đất nước, con người Việt Nam hôm qua, hôm nay là giới thiệu các giá trị về văn hoá, tín ngưỡng của lễ hội, tính dân tộc và tính phổ quát của lễ hội. Vì thế ngành Du lịch đứng trước một khó khăn, đồng thời cũng là một yêu cầu phải khai thác di sản văn hoá này sao cho khoa học, đúng với đặc trưng lễ hội.

Thực tế, ngành Du lịch Việt Nam đã chú trọng đến sản phẩm văn hoá đặc biệt này. Tuy nhiên, nếu giải quyết được một số vấn đề cấp thiết sẽ đưa lễ hội truyền thống trở thành sản phẩm du lịch đặc sản.

          Việc khai thác các lễ hội tuy đã được chú trọng nhưng các sản phẩm đã có về lễ hội chỉ dừng lại ở mức miêu tả mà chưa lý giải, giải thích. Trên thực tế, nhất là ở các địa phương, việc tìm hiểu các lễ hội truyền thống chưa được ngành Du lịch chú ý. Truyên truyền viên, hướng dẫn

Page 2: LỄ HỘI- DI TÍCH LS

viên cho du khách mà chưa am tường lễ hội nên chưa thể giới thiệu được cặn kẽ. Nguyên nhân này có thể từ nhiều phía, nhưng cái chính là nguyên nhân chủ quan của ngành Du lịch trong việc đào tào hướng dẫn viên.

          Trong di sản văn hoá của các thế hệ trước để lại, lễ hội dân tộc có tác dụng hữu hiệu với ngành Du lịch không chỉ hôm nay mà cả ngày mai ở cả hai mặt: giới thiệu đất nước, con  người và kinh doanh. Khai thác, giới thiệu những lễ hội dân tộc biến nó thành người bạn đồng hành trong cuộc sống hôm nay là công việc của ngành Du lịch. Về cả phương diện giới thiệu bản sắc văn hoá dân tộc lẫn phương diện kinh doanh, Ngành rất cần một thái độ khoa học, đúng hướng, sự hỗ trợ của các nhà văn hoá. Lễ hội dân tộc luôn có sức hấp dẫn và thu hút du khách. Bởi đó là thế giới tâm linh của con người.

Một số lễ hội lớn ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn, tiêu biểu như: hội Gióng (xứ Kinh Bắc), lễ hội đền Hùng (Xứ Đoài), lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Trần, phủ Dày,(xứ Sơn Nam), lễ hội Yên Tử, lễ hội bà chúa Xứ (An Giang), Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng)...

Danh sách một số lễ hội

Ngày âm lịch

ThángLễ hội truyền

thốngĐịa phương

Lần đầu tổ chức năm

Ghi chú

ngày 1 tháng 1 Tết Nguyên đán -

ngày 5 tháng 1 Lễ hội Đống ĐaHà Nội, quận Đống Đa

ngày 5-10

tháng 1 Hội vật Liễu ĐôiHà Nam, huyện Thanh Liêm

tại làng Liễu Đôi

ngày 6 tháng 1 hội Gióng Sóc Sơn Hà Nội, Sóc Sơn Nhà Tiền Lêngày 6-

16tháng 1 Lễ hội Cổ Loa Hà Nội, Đông Anh

ngày 6-1tháng 1-3

Lễ hội chùa Bái Đính

Ninh Bình, Gia Viễn Nhà Lý

ngày 7 tháng 1 Chợ Viềng Nam Định, Vụ Bảnngày 7 tháng 1 Lễ hội đầm Ô Loan Phú Yên, Ô Loan

ngày 9 tháng 1 Đại lễ Đức Chí TônTây Ninh, Đạo Cao Đài

ngày 10 tháng 1 Hội xuân Yên TửQuảng Ninh, núi Yên Tử

thế kỷ 14Thiền phái Trúc Lâm, đến hết tháng 3

ngày 12-13

tháng 1 Hội phết Hiền QuanPhú Thọ, huyện Tam Nông

gần đây

ngày 13 tháng 1 Hội LimBắc Ninh, huyện Tiên Du

ngày 6 tháng 1 Lễ hội chùa HươngHà Nội, huyện Mỹ Đức

ngày 15- tháng 1 Hội chùa Côn Sơn Hải Dương, huyện từ thế kỷ 14 tưởng nhớ sư Huyền

Page 3: LỄ HỘI- DI TÍCH LS

Ngày âm lịch

ThángLễ hội truyền

thốngĐịa phương

Lần đầu tổ chức năm

Ghi chú

22 Chí LinhQuang và Nguyễn Trãi

ngày 15 tháng 1 Lễ hội làm chayLong An, thị trấn Tầm Vu

ngày 15 tháng 1 Tết Nguyên tiêu -

ngày 17 tháng 1 Lễ hội chọi trâuVĩnh Phúc, huyện Lập Thạch

thế kỷ 2 trước CN

không tổ chức từ 1947-2002

ngày 18-19

tháng 1 Hội Xuân núi BàTây Ninh, Núi Bà Đen

ngày 10 tháng 2 Lễ hội đình Yên Phụ Hà Nội, Hồ Tây thế kỷ 17 khôi phục từ 2003ngày 10, 11, 12

tháng 2Lễ hội Miếu Mạch Lũng

Hà Nội, Đông Anh

ngày 19 tháng 2Lễ hội Quán Thế Âm

Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn

tháng 3 Tiết Thanh minh

tháng 3 Hội đua voi Tây Nguyênlớn nhất ở Đắc Lắc, bản Đôn

ngày 3 tháng 3 Tết Hàn thựcngày 5 tháng 3 Hội Phủ Giầy Nam Định, Vụ Bản thờ Mẫu Liễu Hạnh

tháng 3 và 7

Lễ hội Điện Hòn Chén

Thừa Thiên - Huế, huyện Hương Trà

thế kỷ 16 thờ Thiên Y A Na

ngày 5-7 tháng 3 Lễ hội Chùa Thầy Hà Tây, Quốc Oai

ngày 6 tháng 3 Lễ hội cố đô Hoa LưNinh Bình, huyện Hoa Lư

Nhà Lýtên cũ: Lễ hội Trường Yên

ngày 14-17

tháng 3 Lễ hội đền Thái ViNinh Bình, huyện Hoa Lư

Nhà Trần

ngày 9 tháng 3 Lễ hội Nam TrìHưng Yên, huyện Ân Thi

ngày 10 tháng 3 Giỗ tổ Hùng Vương Nhiều nơi Nhà Đinhlớn nhất tại Đền Hùng, Phú Thọ

ngày 10-15

tháng 3 Lễ hội đền MẫuHưng Yên, Phố Hiến

thờ Dương Quý Phi

ngày 01 tháng 4Lễ hội Làng cá Cát Bà

Hải Phòng, huyện Cát Hải, Thị trấn Cát Bà

ngày 6-10

tháng 4Hội Gióng Phù Đổng

Hà Nội, huyện Gia Lâm

ngày 15 tháng 4 Lễ Phật Đản - Phật giáo

ngày 15 tháng 4Lễ hội Chol Chnam Thmay

Nam Bộ Tết người Khmer

ngày 18-20

tháng 4 Lễ khao lề thế línhQuảng Ngãi, huyện Lý Sơn

Page 4: LỄ HỘI- DI TÍCH LS

Ngày âm lịch

ThángLễ hội truyền

thốngĐịa phương

Lần đầu tổ chức năm

Ghi chú

ngày 23-27

tháng 4Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ

An Giang, Châu Đốc

tại Miếu Bà Chúa Xứ, Núi Sam

ngày 5 tháng 5 Tết Đoan ngọ - Tết giết sâu bọ

ngày 7 tháng 7 Thất TịchNgày lễ tình nhân Đông phương

ngày 15 tháng 7Lễ Vu Lan, Tết Trung Nguyên

- báo hiếu cha mẹ

sau rằm tháng 7Lễ hội Nghinh Ông (Quan Thánh Đế Quân)

Phan Thiết (Bình Thuận)

của Người Hoa, tổ chức vào năm chẵn Tây Lịch

tháng 8 Lễ hội Katê Bình ThuậnLễ hội người Chăm, 1 tháng 7 theo lịch Chăm

ngày 9 tháng 8 Lễ hội chọi trâu Hải Phòng, Đồ Sơnngày 15 tháng 8 Tết Trung Thu - Tết thiếu nhingày 15-

20tháng 8 Hội Đền Kiếp Bạc

Hải Dương, huyện Chí Linh

thờ Trần Hưng Đạo

ngày 15 tháng 8 Hội Yến Diêu TrìTây Ninh, Tòa Thánh Tây Ninh

Đạo Cao Đài

ngày 16 tháng 8Lễ hội Nghinh Ông (Cá Voi)

Bình Thuận, Tiền Giang

ngày 27 tháng 8Lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực

Rạch Giá, Kiên Giang

ngày 13-15

tháng 9 Lễ hội Chùa Keo Thái Bình, Vũ Thư Nhà Lý

ngày 10tháng 10

Tết cơm mới Tết song thập

ngày 14-16

tháng 11

Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ

Ninh Bình, huyện Kim Sơn

Nhà Nguyễn

ngày 23tháng 12

Tiễn Ông Táo về trời

-

Một số hình ảnh :

Tết Nguyên đán

Page 5: LỄ HỘI- DI TÍCH LS

Đại lễ Vu Lan

Trung thu

Page 6: LỄ HỘI- DI TÍCH LS

Lễ hội Đền Hùng

Page 7: LỄ HỘI- DI TÍCH LS

l

Lễ hội đền Trần

Page 8: LỄ HỘI- DI TÍCH LS
Page 9: LỄ HỘI- DI TÍCH LS

DI TÍCH LỊCH SỬ

Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa có giá trị to lớn và là nguồn tài nguyên vô giá của đất nước.

Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hoá của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn (trị giá nhiều ngàn tỷ đồng) nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển.

Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:

Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng, Cổ Loa, cố đô Hoa Lư, chùa Thiên Mụ, Cột cờ...

Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu di tích lịch sử Kim Liên, đền Kiếp Bạc, Đền Mẫu Đợi, Lam Kinh, đền Đồng Nhân...

Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Bó...

Năm 2010, di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng. Các di tích này không những có giá trị lịch sử và văn hóa mà còn mang lại những giá trị lớn trên phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch.

Tình hình bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa: - Nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nói riêng ngày càng được nâng cao. Bảo vệ di tích, phát huy giá trị của di tích phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đấu tranh chống vi phạm đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Hàng ngàn di tích được xếp hạng và tu bổ trong mấy chục năm qua đã thể hiện những nỗ lực to lớn của toàn xã hội chăm lo và bảo vệ di tích. Về cơ bản hệ thống di tích của đất nước đã được bảo vệ, chăm sóc và tu bổ bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, do trải qua hàng chục năm chiến tranh, chúng ta chưa có nhiều điều kiện chăm lo, bảo vệ di tích nên đến nay, mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn còn nhiều

Page 10: LỄ HỘI- DI TÍCH LS

di tích bị vị phạm chưa được giải tỏa. Phần lớn các vi phạm này đã diễn ra từ nhiều chục năm nay nên việc giải quyết cần có quyết tâm và sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp.   Các di tích lớn, nhất là đối với các di tích sau khi được ghi vào danh mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đều trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Điều đó đưa đến kết quả nguồn thu từ bán vé tham quan tại di tích và những sản phẩm dịch vụ khác không ngừng tăng lên, tạo việc làm cho nhiều người lao động, góp phần biến đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Nhiều di tích có nguồn thu lớn như: di tích Cố đô Huế thu từ bán vé năm 2006 đã đạt mức 55 tỷ đồng, Vịnh Hạ Long 30 tỷ đồng; đền Ngọc Sơn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội, Di tích Cố đô Hoa Lư, Côn Sơn - Kiếp Bạc đã thu được 3 đến 4 tỷ đồng/năm...

Một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, tăng tính hấp dẫn của di tích nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan; tổ chức các hoạt động văn hoá tại di tích hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững là hết sức cần thiết. Nguồn tài nguyên di tích cũng sẽ bị cạn kiệt như những nguồn tài nguyên dầu mỏ, than đá... nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn. Bảo tồn và khai thác luôn là hai mặt của một vấn đề, nếu chỉ bảo tồn mà không chú ý tới khai thác sẽ gây lãng phí tài nguyên, hạn chế việc phát huy giá trị; nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn thì còn nguy hiểm hơn nữa, điều đó sẽ gây hủy hoại di tích, hủy hoại môi trường và những hậu quả to lớn khác cho toàn xã hội. Muốn vậy thì cần phải: - Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. - Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở...

Di tích có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại. Bảo vệ và phát huy giá trị của di tích là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng.

Một số di tích tiêu biểu

Cố đô Hoa Lư

Page 11: LỄ HỘI- DI TÍCH LS

Tạ Trường Du trong cung Diên Thọ Cửu Đình

Kỳ Đài

Page 12: LỄ HỘI- DI TÍCH LS

Lầu Thương Bạc

Lăng Khải Định

Page 13: LỄ HỘI- DI TÍCH LS

Khuê Văn Các – Văn Miếu Quốc Tử Giám

Hoàng thành Thăng Long

Thành Cổ Loa và Đền thờ An Dương Vương

Page 14: LỄ HỘI- DI TÍCH LS

Nguồn tham khảo

http://vi.wikipedia.org/wiki/Di_t%C3%ADch_l%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD#Di_t.C3.ADch_l.E1.BB.8Bch_s.E1.BB.AD_-_v.C4.83n_ho.C3.A1

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_h%E1%BB%99i_Vi%E1%BB%87t_Nam#H.C3.ACnh_.E1.BA.A3nh

http://www.vtr.org.vn/index.php?options=items&code=342

http://www.dsvh.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=365&c=61