37
Chương trình Phát trin Doanh nghip Nhvà Va (SMEDP) PHÁT TRIN KINH TĐỊA PHƯƠNG (PTKTDP) HI THO CHIA SKINH NGHIM Phú Quc, Vit Nam Ngày 24-25/09/2008 MPI

LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

Chương trình Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (SMEDP)

PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG (PTKTDP) HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM

Phú Quốc, Việt Nam Ngày 24-25/09/2008

MPI

Page 2: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

2

Nội dung

Danh sách các từ viết tắt ....................................................................................................................31. Bối cảnh ..........................................................................................................................................42. Mục tiêu của hội thảo......................................................................................................................43. Phương pháp tiếp cận PTKTĐP của GTZ ......................................................................................54. Phương pháp tiếp cận PTKTĐP do Chương trình Phát triển DNNVV giới thiệu ở Việt Nam.........75. Ý kiến và trao đổi kinh nghiệm giữa các tỉnh về quá quá trình PTKTĐP nói chung và kết quả thảo luận .............................................................................................................................................86. Kết quả đạt được và bài học rút ra từ phương pháp tiếp cận PTKTĐP của Chương trình Phát triển DNNVV từ quan điểm của GTZ ..................................................................................................97. Phương pháp tiếp cận PTKTĐP ở Việt Nam so với các nước khác.............................................118. Đánh giá và kết hoạch rút lui đối với các công cụ và dịch vụ .......................................................12

(I) Cổng thông tin Doanh nghiệp và đầu tư ...................................................................................12(II) Phát triển kinh tế thông qua việc hình thành doanh nghiệp (CEFE)........................................13(III) Quản lý nội tại hiệu quả (GHK)...............................................................................................14(IV) Đối thoại Công-Tư (PPD) ......................................................................................................15(V) Xúc tiến đầu tư (IP) .................................................................................................................16

9. Thảo luận chung ...........................................................................................................................1610. Hoạch định cho tương lai - đề xuất từ bốn tỉnh cho giai đoạn từ nay tới năm 2010...................1811. Phụ lục ........................................................................................................................................20

(I) Chương trình hội thảo ..............................................................................................................20(II) Các bài trình bày......................................................................................................................22(III) Thành viên tham dự hội thảo..................................................................................................36

Page 3: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

3

Danh sách các từ viết tắt ASMED Cục Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (thuộc Bộ Kế hoạch và

Đầu tư) BMZ Bundesministerium für wirtschaftliche Zusammenarbeit und

Entwicklung (Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức) CEFE Những nền kinh tế dựa vào tiềm năng thông qua việc hình thành

các doanh nghiệp

DPI Sở Kế hoạch và Đầu tư

EU Liên minh Châu Âu

GDP Tổng sản phẩm quốc nội GHK Quản lý Nội tại Hiệu quả GTZ Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit GmbH

(Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức)

IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế

IP Xúc tiến đầu tư LCB Ban Điều phối Địa phương LED Phát triển Kinh tế Địa phương LRED Phát triển Kinh tế vùng và địa phương MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư

MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư

PACA Đánh giá Lợi thế Cạnh tranh có sự tham gia của nhiều đối tượng PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PPC Ủy ban Nhân dân tỉnh PPD Đối thoại Công-Tư

PSD Phát triển Khu vực Tư nhân

RED Phát triển Kinh tế Nông thôn SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa

SMEDEC Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa SMEDP Chương trình Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa SMEPC Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (thuộc VCCI)

UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc

USAID Tổ chức Phát triển Quốc tế Mỹ VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VNCI Dự án Năng lực Cạnh tranh Việt Nam (do USAID hỗ trợ)

Page 4: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

4

1. Bối cảnh Được sự tài trợ của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ), Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) đã triển khai Chương trình Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (DNNVV) nhằm tăng cường tính cạnh tranh của các DNNVV Việt Nam. Đối tác chính sách của Chương trình ở cấp quốc gia là Cục Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (ASMED), thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI). Các lĩnh vực can thiệp (các cấu phần) chính của chương trình là: (1) Cải thiện Môi trường Kinh doanh; (2) Hỗ trợ Phát triển Kinh tế Địa phương (PTKTĐP); (3) Phát triển Ngành hàng/Chuỗi giá trị được chọn và (4) Các dịch vụ Kỹ thuật trong Phân tích hư hỏng vật liệu và Quản lý Chất lượng. GTZ hiện đang triển khai phương pháp tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên, bao gồm các tổ chức nhà nước và tư nhân ở cấp quốc gia và ở 4 tỉnh được chọn: Hưng Yên, Quảng Nam, Đăk Lăk và An Giang. Cấu phần “Phát triển Kinh tế Địa phương” có mục tiêu sau: “Các bên tham gia thuộc khu vực nhà nước và tư nhân ở các tỉnh được chọn triển khai các chính sách và các hoạt động hỗ trợ cần thiết”. Chương trình bắt đầu tiến hành các hoạt động PTKTĐP đầu tiên vào tháng 6 năm 2005. Đối tác chính của Cấu phần PTKTĐP ở cấp quốc gia là Trung tâm Hỗ trợ Phát triển DNNVV (SMEPC), thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; ở cấp tỉnh, Ban ĐPĐP đã được thành lập dưới sự lãnh đạo của Sở Kế hoạch và Đầu tư ở 4 tỉnh nhằm ưu tiên hóa, điều phối và giám sát các can thiệp hỗ trợ. Để tạo điều kiện cho việc trao đổi kinh nghiệm giữa các tỉnh và ở cấp quốc gia. Trung tâm Hỗ trợ Phát triển DNNVV đã đề nghị tổ chức Hội thảo Trao đổi Kinh nghiệm giữa các tỉnh, mà được thực hiện lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2006. Dựa vào kết quả và những ý kiến đóng góp tích cực của các đối tác khác nhau, hội thảo này được tổ chức một năm một lần. Dựa vào những ý kiến của các đối tác, hội thảo về PTKTĐP gần đây nhất đã được tổ chức tại Phú Quốc vào tháng 9 năm 2008.

2. Mục tiêu của hội thảo Do Chương trình Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa sẽ kết thúc vào tháng 4 năm 2009, các mục tiêu của hội thảo như sau:

• Trao đổi kinh nghiệm giữa các tỉnh về các chủ đề chính và kinh nghiệm rút ra trong ba năm thực hiện chương trình;

• Phát triển các ý tưởng nhằm phát triển hơn nữa và thực hiện các phương pháp tiếp cận/công cụ thành công và thu thập các kết quả để chuẩn bị cho các chiến lược rút lui cho các sản phẩm/công cụ được chọn.

• Thu thập ý kiến của các đối tác để hệ thống hóa các sản phẩm và công cụ khác nhau trong cấu phần PTKTĐP.

Page 5: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

5

3. Phương pháp tiếp cận PTKTĐP của GTZ

Bà Becker đã nêu rõ đặc điểm của phương pháp tiếp cận PTKTĐP của GTZ, đó là không có “kế họach mẫu” mang tính chất cố định và chuẩn mực cho các dự án PTKTĐP và PTKTĐP cần phải được hiểu là quá trình thay đổi không ngừng, thu hút sự tham gia của các bên có liên quan. Các mục tiêu, khái niệm, các can thiệp hỗ trợ và các phương pháp tiếp cận có sự khác biệt tùy theo tình hình cụ thể của địa phương và trình độ chuyên môn của những người tham gia.

Một số yếu tố được coi là điều kiện tiên quyết cho quá trình PTKTĐP thành công là phải có một số lượng đủ các doanh nghiệp tư nhân và một số lượng tối thiều nhất định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất, như giáo dục, năng lượng, đường xá cũng cần phải phát triển thích hợp. Quá trình PTKTĐP thành công đòi hỏi phải có sự hiểu biết chung giữa các bên tham gia về những thách thức nổi bật và – bởi vì phương pháp tiếp cận PTKTĐP tức là phát triển và thay đổi – các bên tham gia cần phải có quyết tâm và thiện chí mang lại sự thay đổi. Điều này cũng chỉ có thể đạt được nếu các bên tham gia thuộc khu vực nhà nước và tư nhân tham gia vào đối thoại mang tính xây dựng. Ngoài ra, năng lực của các bên tham gia trong việc lãnh đạo và quản lý cũng là một yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công. Để đạt được tác động bền vững và cơ cấu ở các cấp khác nhau (cấp vi mô, cấp trung, cấp vĩ mô và cấp cao), GTZ đã phát triển một số công cụ can thiệp PTKTĐP, xem trong Slide 1 và 2 dưới đây:

Slide 1: Các công cụ can thiệp PTKTĐP ở cấp trung và cấp vi mô (các công cụ màu đỏ đã được Chương trình PTKTĐP áp dụng)

Page 6: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

6

Bà Becker đề nghị các đối tác thảo luận về việc làm thế nào để mở rộng quy mô các hoạt động thành công của chương trình và xây dựng chiến lược rút lui để có thể đảm bảo tính bền vững của các hoạt động này. Bà cũng đề nghị các đại biểu đánh giá

các phương pháp tiếp cận theo các tiêu chí khác nhau mà GTZ xây dựng dựa trên tầm quan trọng đối với việc PTKTĐP. Như có thể thấy từ bản sơ đồ các tiêu chí ở bên trái, các đại biểu đánh giá phương pháp tiếp cận của GTZ có mức độ minh bạch, có sự tham gia và định hướng thị trường cao. Các đối tác cũng đánh giá cao những hoạt động hỗ trợ của Chương trình trong việc tăng cường năng lực và hướng tới sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.

Slide 2: Các công cụ can thiệp PTKTĐP ở siêu cấp và cấp vĩ mô

Page 7: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

7

4. Phương pháp tiếp cận PTKTĐP do Chương trình Phát triển DNNVV giới thiệu ở Việt Nam

Theo quan điểm của ông Lothar Mahnke, chuyên gia tư vấn cấu phần PTKTĐP của Chương trình, văn bản ban đầu cần được chuẩn bị kỹ càng và diễn đàn đối thoại định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của cấu phần PTKTĐP. Bằng cách sử dụng PACA (Đánh giá Lợi thế Cạnh tranh với sự tham

gia của nhiều bên), một công cụ xác định lợi thế cạnh tranh của địa phương nhằm phát triển chiến lược, cùng với những hội thảo giới thiệu và nâng cao nhận thức về PTKTĐP cho đối tác địa phương ở các cấp tỉnh và huyện, việc triển khai các dự án sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn. Để minh họa các bước của phương pháp này và các kết quả khác nhau, ông Mahnke đã giải thích mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược và kinh nghiệm bằng các ví dụ từ 4 tỉnh. Chẳng hạn, mục tiêu chung của tỉnh Quảng Nam là cải thiện môi trường kinh doanh (PCI), tiếp cận với công nghệ và hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp trên phạm vi rộng. Để chứng minh điều đó thông qua tầm nhìn, ông đề cập đến tầm nhìn của tỉnh Đăk Lăk là “Đến năm 2015, tỉnh Đăk Lawk sẽ đạt được mức độ các chỉ số kinh tế chính ở mức trung bình và sẽ tăng GDP/đầu người lên 100%”. Ví dụ về mục tiêu, ông minh họa bằng các mục tiêu của tỉnh Hưng Yên, như phấn đấu nằm trong danh sách 10 địa phương đứng đầu về PCI, tăng thu nhập cho người dân và đóng góp vào ngành công nghiệp và dịch vụ để có thể đạt tốc độ phát triển nhanh hơn và bền vững. Thuật ngữ “bài học kinh nghiệm” được làm rõ với sự giúp đỡ của đại biểu tỉnh Quảng Nam, như sự khác biệt trong việc xây dựng kế họach phát triển giữa các huyện khác nhau cũng như dựa trên thế mạnh đặc thù của tỉnh. Ông kết luận, sau 3 năm thực hiện chương trình, những người tham gia đã thay đổi cách thức hợp tác của họ theo hướng bớt xã giao và hình thức hơn, và tương tác lẫn nhau nhiều hơn. Họ không chỉ biết lắng nghe mà còn biết chia sẻ và đón nhận những ý kiến đóng góp.

Slide 3: Chu trình triển khai PTKTĐP của dự án tại tỉnh

Page 8: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

8

5. Ý kiến và trao đổi kinh nghiệm giữa các tỉnh về quá quá trình PTKTĐP nói chung và kết quả thảo luận

Ông Lothar Mahnke và bà Phan Thu Hiền điều khiển “thảo luận bàn tròn” về quá trình PTKTĐP nói chung và kết quả đạt được. Các Trưởng Ban ĐPĐP đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và những “dấu ấn” của Chương trình tại mỗi tỉnh sau 3 năm triển khai. Bà Trần Thị Đẹp từ tỉnh An Giang đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của chương trình trong việc cải tiến các điều kiện khung về chính sách và hành chính ở tỉnh. Điều đáng chú ý là việc này đã góp phần làm

giảm thời gian đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp từ 30 xuống 10 ngày. Việc giới thiệu về PCI cũng rất có ý nghĩa vì nó giúp cho việc phân tích quản lý địa phương và dẫn tới việc giúp lãnh đạo tỉnh đưa ra các hoạt động hỗ trợ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh (ví dụ như đất đai, thuế). Hơn thế nữa, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của Chương trình Phát triển DNNVV đã góp phần lớn vào việc tăng cường năng lực cho các cán bộ chính quyền địa phương và khu vực tư nhân. Ông Trần Văn Tri từ tỉnh Quảng Nam đã đề cập đến tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về PTKTĐP mà Chương trình đã đạt được. Ông nhấn mạnh việc phát triển tầm nhìn chung là điều rất quan trọng. Nhờ sự hỗ trợ của GTZ, tỉnh Quảng Nam hiện đã biết cách tiếp cận và làm việc thành công với các tổ chức khác, cụ thể là khu vực tư nhân, đây là điểm mà ông Tri coi là một thành công lớn. Hưng Yên hài lòng về việc tỉnh đã thực hiện được hầu hết các hoạt động trong kế họach. Trong số những kết quả đạt được của Chương trình, đại diện của họ, ông Vũ Quang Triệu, đã đề cập đến sự thành công của cổng thông tin doanh nghiệp, mà theo ông, đã nâng cao tính minh bạch cho các thủ tục pháp lý của tỉnh, thực hiện hiệu quả các cuộc đối thoại Công-Tư, lồng ghép khu vực tư nhân với Ban ĐPĐP và phát triển tích cực chuỗi giá trị nhãn. Với tất cả những kết quả đó, Hưng Yên đã trở thành điểm đến, thu hút các nhà đầu tư hơn. Trả lời câu hỏi ông nghĩ gì về PTKTĐP ở tỉnh Đăk Lăk và vai trò của GTZ trong quá trình này, ông Đinh Xuân Hà đã đề cập đến việc lồng ghép các mục tiêu trong khuôn khổ Chương trình Phát triển DNNVV với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Ông cũng nói rằng cổng thông tin doanh nghiệp cải thiện đáng kể tính minh bạch cho tỉnh. Đăk Lăk đang tích cực triển khai công cụ PACA và các hoạt động khởi sự doanh nghiệp; Về vai trò của Ban ĐPĐP và tổ chức nào nên chỉ đạo Ban ĐPĐP, các quan điểm còn đang tranh cãi và sự khác biệt này liên quan đến đặc thù của mỗi địa phương. Trong khi tất cả các tỉnh xác nhận tính hữu ích của việc thành lập Ban ĐPĐP trong việc thu hút các tác nhân liên quan tham gia vào quá trình PTKTĐP, vẫn còn những ý kiến không thống nhất về việc tổ chức nào nên chỉ đạo Ban ĐPĐP và khu vực tư nhân sẽ được tham gia thế nào. Trong khi một số tỉnh đề nghị UBND tỉnh nên nắm vai trò chỉ đạo Ban ĐPĐP để có thể dễ dàng tiếp cận với các quỹ và các bên tham gia chính, các tỉnh khác thì lại cho rằng vai trò này nên để cho các Sở Kế hoạch và Đầu tư nắm. Tuy vậy, tất cả 4 tỉnh nhất trí rằng sự tham gia của Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình xây dựng cơ cấu Ban ĐPĐP là một ý tưởng hay và cần thiết.

Page 9: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

9

6. Kết quả đạt được và bài học rút ra từ phương pháp tiếp cận PTKTĐP của Chương trình Phát triển DNNVV từ quan điểm của GTZ

Trong bài trình bày về kết quả đạt được của cấu phần Phát triển Kinh tế Địa phương, bà Doris Becker đã đề cập đến các chỉ số chính và chuỗi tác động, bắt đầu từ mục tiêu mà được đề ra ngay từ khi bắt đầu thực hiện chương trình cho tới kết quả đạt được theo kế hoạch (tác động). Mục tiêu chung của cấu phần PTKTĐP là: Các bên tham gia thuộc khu vực nhà nước và tư nhân ở các tỉn được chọn thực hiện các chính sách và các hoạt động hỗ trợ cần thiết.

Theo đánh giá của chuyên gia tư vấn bên ngoài, cấu phần đang đi đúng hướng thông qua đánh giá tiến độ chương trình, mặc dù mức độ kết quả đạt được là khác nhau ở mỗi tỉnh, nhưng ở tất cả 4 tỉnh, số lượng công việc mới tăng không ngừng, do số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tăng. Tương ứng, trong năm 2007, đầu tư của khu vực tư nhân tăng khoảng 9,5% ở tỉnh Quảng Nam, gần 18,5% ở Đăk Lăk, khoảng 40% ở Hưng Yên và trên 100% ở tỉnh An Giang, so với năm 2006. Cơ cấu GDP chuyển dần sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Phương pháp tiếp cận định hướng theo quá trình, đa cấp, linh hoạt và có sự tham gia của nhiều bên với định hướng dài hạn đã được các đối tác đánh giá cao. Bảng 1: Cải tiến một vài chỉ số thành phần có sự tác động từ chương trình

Chí phí gia nhập thị trường

Tính minh bạch

Chi phí thời gian

Tính chủ động

Các dịch vụ hỗ trợ khu vực tư nhân

2005 2007 2005 2007 2005 2007 2005 2007 2005 2007

An Giang 6.36 7.76 4.1 6.93 4.64 6.93 5.61 7.71 4.18 7.74

Đăk Lăk 6.48 7.32 4.99 6.31 4.83 5.3 5.87 3.3 5.27 5.01

Hưng Yên 7.73 7.19 5.34 7.07 6.28 6.6 6.01 5.25 3.08 5.44

Quảng Nam 6.23 8.76 4.65 6.63 5.23 6.26 7.01 6.89 7.03 6.67

Page 10: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

10

Những kết quả đạt được của cấu phần PTKTĐP ở cấp tỉnh, dựa trên 4 chỉ số: Chỉ số 1: Diễn đàn doanh nghiệp diễn ra tối thiểu 2 lần 1 năm nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa lãnh đạo tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp

Thể thức mới về diễn đàn kinh doanh (Đối thoại Công-Tư) đã được thử nghiệm ở Hưng Yên vào năm 2007 và được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Sẽ được áp dụng tại Quảng Nam, An Giang và Hưng Yên vào năm nay.

Thể thức này đã được giới thiệu với hơn 20 hiệp hội doanh nghiệp vào tháng 6/2008 và được giới thiệu trong tờ rơi của cấu phần PTKTĐP.

VCCI sẽ cố gắng “thể chế hoá” đối thoại công-tư và công cụ đánh giá cho các hiệp hội doanh nghiệp.

Chỉ số 2: Bốn công cụ mới về xúc tiến đầu tư và khởi sự doanh nghiệp đang được ứng dụng

Phát triển các tài liệu xúc tiến đầu tư cho các tỉnh (Cổng thông tin doanh nghiệp, tờ rơi, CD-ROM, bài trình bày chuẩn mực về xúc tiến đầu tư) và tổ chức một số sự kiện, các chuyến du lịch xúc tiến đầu tư.

Mạng lưới các chuyên gia tư vấn PTKTĐP được phát triển (Các chuyên gia tư vấn PACA, các nhà quản lý về PTKTĐP).

GHK được SMEDEC thể chế hoá, tiềm năng cao ở tỉnh An Giang và Hưng Yên

Chương trình đào tạo CEFE được thực hiện rộng rãi ở cả 4 tỉnh. Điều tra về tác động của chương trình này nhằm tìm hiểu xem các đối tác địa phương có thể đảm bảo tính bền vững của công cụ này như thế nào đang được tiến hành.

Chỉ số 3: Ít nhất, 3 chỉ số liên quan đến các hoạt động kinh doanh được cải thiện ở mỗi tỉnh được chọn (PCI-USAID).

Ở cả 4 tỉnh, ít nhất 3 chỉ số thành phần PCI mà có tác động từ chương trình được cải thiện (Xem bảng 1).

Chỉ số 4: Các công cụ PTKTĐP đã được nhân rộng ra ít nhất 5 tỉnh nữa Các công cụ/sản phẩm như cơ cấu Ban ĐPĐP, mô hình Đối thoại Công-Tư,

Cổng thông tin doanh nghiệp và PACA được áp dụng bởi hơn 5 tỉnh khác (Nam Định, Quảng Bình, GTZ/IFAD Trà Vinh, Dự án Xóa đói Giảm nghèo GTZ tại Đăk Lăk, Hải Phòng). Được tài trợ bởi các nguồn riêng, các dự án khác của GTZ hay các tổ chức tài trợ khác.

6 lĩnh vực hỗ trợ của cấu phần PTKTĐP:

1. Diễn đàn đối thoại giữa khu vực nhà nước và tư nhân

2. Cải tiến các điều kiện khung về chính sách và hành chính

3. Xây dựng năng lực trong việc triển khác các công cụ PTKTĐP và các chủ đề liên quan đến PTKTĐP

4. Cơ cấu và chiến lược hỗ trợ đối với các lĩnh vực ưu tiên

5. Xúc tiến đầu tư và khởi sự doanh nghiệp

6. Phát triển các hiệp hội doanh nghiệp địa phương

Page 11: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

11

Theo ý kiến của Chương trình Phát triển DNNVV, 5 bài học kinh nghiệm có thể được rút ra trong quá trình triển khai tại 4 tỉnh là:

Việc hỗ trợ của chính quyền cấp tỉnh (UBND tỉnh) là rất quan trọng Các điều kiện khác nhau để PTKTĐP ở các tỉnh khác nhau cần có phương

pháp tiếp cận khác nhau và dẫn đến mức độ thực hiện khác nhau. Quá nhiều can thiệp hỗ trợ riêng rẽ có thể dẫn đến phương pháp tiếp cận

không hiệu quả và khó mà đạt được tác động mong đợi (ví dụ, trong ngành du lịch)

Các hiệp hội doanh nghiệp yếu rất hạn chế trong việc tham gia vào các dự án/điều phối các hoạt động giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Các chiến lược đặc biệt cần phải được đưa ra để tạo động lực và thu hút sự tham gia của các bên thuộc thành phần tư nhân.

PTKTĐP là một phương pháp tiếp cận đa ngành và đa cấp; nhưng chưa có “cơ quan sở hữu“ để tiếp nhận và nhân rộng những công cụ cũng như những bộ sản phẩm đã phát triển thành công tại các tỉnh của chương trình và chưa có được sự kết nối từ cấp tỉnh lên cấp quốc gia.

7. Phương pháp tiếp cận PTKTĐP ở Việt Nam so với các nước khác

Ông Lothar Mahnke đã có những so sánh về phương pháp tiếp cận PTKTĐP ở Việt Nam với các nước khác. Điểm mạnh của phương pháp tiếp cận PTKTĐP tại Việt Nam là: • Đồng bộ với quá trình phân quyền • Hiểu biết chung về PTKTĐP • Có sẵn văn bản ban đầu • Các chiến lược trước khi rút lui • Vận hành các Ban ĐPĐP

Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận PTKTĐP tại Việt Nam cũng có những điểm yếu sau: • Có quá ít sự tham gia của khu vực tư nhân (đặc biệt là ngay từ đầu) • Các hiệp hội doanh nghiệp còn yếu • Trao đổi thông tin giữa các tỉnh còn hạn chế • Với các Ban ĐPĐP và Ban điều hành chương trình, 4 tỉnh nằm rải rác trên cả

nước, làm cho việc thực hiện chương trình khó khăn hơn • Có nhiều thay đổi về nhân sự trong GTZ và đối tác • Hỗ trợ đối với chính sách quốc gia còn hạn chế • Quan hệ công chúng về phương pháp tiếp cận PTKTĐP còn hạn chế Ông Mahnke nhấn mạnh vai trò còn hạn chế của khu vực tư nhân, xem đó như là một trong những đặc điểm của Việt Nam. Ở các nước khác, các trưởng Ban ĐPĐP là từ một doanh nghiệp, nhưng điều này khó khả thi ở Việt Nam. Một vấn đề mà ông đề cập đến trong bối cảnh này là người Việt Nam thường thích sao chép các mô hình thành công từ nơi khác để phát triển và ứng dụng mô hình riêng của họ mà có

Page 12: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

12

Cổng thông tin Doanh nghiệp và đầu tư

• Cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư là công cụ phục vụ cải cách hành chính cho sự gia nhập thị trường

• Cổng thông tin tin học hoá các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và khắc dấu

• Cổng thông tin bao gồm cả dịch vụ một cửa cho doanh nghiệp gia nhập thị trường

• Cổng thông tin cũng được áp dụng cho việc đăng ký của các hộ kinh doanh và các dự án đầu tư

• Cổng thông tin cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến và một cơ sở dữ liệu doanh nghiệp hữu ích

• Cổng thông tin làm minh bạch hoá các thủ tục hành chính và tăng khả năng tiếp cận thông tin cho các doanh nghiệp

• Cổng thông tin tạo ra diễn đàn đối thoại trực tuyến giữa doanh chính quyền điạ phương và cộng đồng đoanh nghiệp

thể phù hợp với họ hơn là ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu các hoạt động chỉ là nhân rộng các phương pháp tiếp cận khác thì sẽ khó đạt được mục tiêu đặt ra.

8. Đánh giá và kết hoạch rút lui đối với các công cụ và dịch vụ (I) Cổng thông tin Doanh nghiệp và đầu tư

Mục tiêu chính của Cổng thông tin doanh nghiệp là (i) đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh và tiếp cận thị trường ở cấp tỉnh bằng cách giới thiệu đăng ký trực tuyến và các thủ tục được tự động hóa và tin học hóa đối với đăng ký kinh doanh, khắc dấu và đăng ký mã số thuế; (ii) cải thiện tính minh bạch thông tin và hỗ trợ tiếp cận với các thông tin doanh nghiệp quan trọng. Sau ba năm, Cổng thông tin doanh nghiệp đã được thực hiện thành công ở bốn tỉnh thuộc Chương trình. Cổng thông tin doanh nghiệp cũng đã được xây dựng ở 2 tỉnh Nam Định và Quảng Bình với nguồn hỗ trợ từ Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC). Cổng thông tin doanh nghiệp cũng sẽ được xây dựng ở các tỉnh khác như Hải Phòng, Kiên Giang, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Ninh Thuận và Hà Nam với nguồn tài trợ chủ yếu từ chính quyền địa phương. Việc chính quyền địa phương trả tiền cho sản phẩm này đã thực sự phản ánh tính hữu ích cũng như mức độ chấp nhận cao của chính quyền và những người sử dụng thuộc khối doanh nghiệp. Điều này cũng chứng tỏ tính bền vững của Cổng thông tin doanh nghiệp. Một chiến lược rút lui cho sự bền vững

của Cổng thông tin doanh nghiệp đã được đưa ra thảo luận với các tỉnh đặc biệt trong những dịp trao đổi kinh nghiệm. Một số tỉnh thông tin rằng họ đang hành động để bản thân Cổng thông tin doanh nghiệp trở thành một công cụ tạo ra thu nhập để có thể trang trải chi phí vận hành và bảo trì. Sau đây là những hoạt động được ưu tiên liên quan tới Cổng thông tin doanh nghiệp cho tới khi kết thúc Chương trình:

• Kế hoạch bền vững về tài chính cho Cổng thông tin doanh nghiệp ở bốn tỉnh đã được lựa chọn và thực hiện.

• Hoàn thiện về kỹ thuật đối với Cổng thông tin doanh nghiệp ở bốn tỉnh; • Năng lực đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại các tỉnh đã được nâng cao để họ có thể

vận hành tốt các cổng thông tin; • Phát triển hòan chỉnhh Cổng thông tin doanh nghiệp tại tỉnh Hưng Yên) để

có thể sử dụng với mục đích giới thiệu và minh họa cho các tỉnh khác.

Page 13: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

13

CEFE – Phát triển Kinh tế thông qua việc hình thành doanh nghiệp

• Chương trình đào tạo CEFE là một công

cụ cho doanh nghiệp và hoạt động xúc tiến khởi sự doanh nghiệp.

• CEFE là một bộ đầy đủ những công cụ đào tạo sử dụng phương pháp tiếp cận định hướng hành động và phương pháp học tập dựa trên kinh nghiệm nhằm phát triển và tăng cường quản lý doanh nghiệp và chuyên môn cá nhân cho rất nhiêu nhóm mục tiêu.

• CEFE được giới thiệu như một phương pháp tiếp cận tạo công ăn việc làm thông qua việc hỗ trợ hình thành doanh nghiệp mới và cải thiện hoạt động của những doanh nghiệp hiện có.

• CEFE tập trung vào những lĩnh vực như khởi sự doanh nghiệp, marketing, tài chính, sản xuất và quản lý tổ chức phục vụ cho những doanh nghiệp tiềm năng và doanh nghiệp hiện có

• Chiến dịch nâng cao nhận thức về Cổng thông tin doanh nghiệp (hướng vào cộng đồng doanh nghiệp và các cấp chính quyền của tỉnh).

(II) Phát triển kinh tế thông qua việc hình thành doanh nghiệp (CEFE)

CEFE đã được thực hiện ở bốn tỉnh được lựa chọn. Hơn 70 khóa đào tạo về CEFE đã được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 4/2006 đến tháng 7/2008, cho hơn 1800 học viên. Trọng tâm thảo luận giữa các thành viên từ bốn Liên minh HTX các tỉnh, đối tác địa phương chủ chốt của chương trình đối với việc thực hiện hoạt động đặc biệt này, là năng lực giảng dạy của đối tác địa phương, nhu cầu thực sự của các tỉnh đối với CEFE, tính bền vững tài chính của chương trình đào tạo, và những bài học rút ra chủ yếu sau ba năm thực hiện. Kết quả thảo luận chỉ ra rằng thậm chí đối với những khó khăn xuất hiện như sự suy giảm hỗ trợ tài chính từ SMEDP, đối tác địa phương vẫn có khả năng huy động tài trợ ở cấp tỉnh và

trang trải một phần chi phí bằng cách thu phí của những người tham gia. Liên quan tới năng lực giảng dạy, cả 4 tỉnh đều có các giảng viên địa phương. Nhóm làm việc cũng đưa ra rất nhiều hoạt động có thể tiến hành trong thời gian còn lại của chương trình: • Một cuộc điều tra sẽ

được tiến hành ở 4 tỉnh nhằm đánh giá tác động của các khóa đào tạo CEFE đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như đánh giá năng lực của các đối tác địa phương trong việc cung cấp dịch vụ ở cấp độ địa phương và tiềm năng đối với sự bền vững tài chính.

• Trao đổi kinh nghiệm, hội thảo về các bài học rút ra cho các giảng viên CEFE địa phương, dự kiến triển khai ở Dak Lak.

Page 14: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

14

(III) Quản lý nội tại hiệu quả (GHK)

Ngoài CEFE, GHK được Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (SMEDEC), thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường & Chất lượng. Nhóm mục tiêu là các công ty sản xuất và kinh doanh nhỏ và vừa. GHK cải thiện tính cạnh tranh của các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa bằng cách hỗ trợ họ áp dụng các biện pháp để có thể hoạt động hiệu quả hơn, giảm rác thải và tiêu dùng năng lượng, từ đó dẫn tới tác động môi trường tốt hơn và tăng cường năng lực của các công ty vượt qua những thử thách của sự thay đổi. Nhóm mục tiêu cũng như đối tác tổ chức ở địa phương các tỉnh đã xác nhận nhu cầu cao đối với chương trình đào tạo này và tính bền vững của nó sau khi chương trình kết thúc.

Nhóm làm việc đã đề xuất rất nhiều khóa đào tạo về GHK và các hoạt động khác để củng cố hoạt động trong lĩnh vực này:

• Quảng Nam: thêm 2 khóa GHK

• An Giang: thêm 2 khóa GHK

• Hưng Yên: 2 cuộc họp nhóm tư vấn

• Hoàn thành tất cả các nghiên cứu tình huống thu thập được từ các khóa đào tạo GHK

• Xây dựng sách hướng dẫn chuyên nghiệp để quảng bá các khóa học GHK

• Ghép nối giữa nội dung và thời lượng của các khóa đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

• Một cuộc hội thảo nhằm kết nối các giảng viên GHK với mạng lưới GHK quốc gia.

• Thiết lập kết nối với mạng lưới PREMA quốc tế với sự tham gia của Bà Hoàn vào hội thảo mạng lưới PREMA tại Ai Cập.

GHK- Quản lý nội tại hiệu quả • GHK là một chương trình trong một chuỗi

chương trình đào tạo với chủ đề quản lý môi trường mang lại lợi ích do Chương trình PREMA, một chương trình cũ của GTZ phát triển.

• GHK giới thiệu khái niệm Không-Sản phẩm-Đầu ra và sử dụng khái niệm này như một phương pháp tiếp cận để các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa có thể tiết kiệm chi phí sản xuất bằng cách giảm rất nhiều thứ lãng phí của doanh nghiệp

• Chương trình đào tạo hướng tới đạt được ba mục tiêu: tác động môi trường, tiết kiệm chi phí và quản lý sự thay đổi cho các doanh nghiệp

• GHK sẽ được giới thiệu như một dịch vụ đào tạo hoặc tư vấn cho các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa.

• Cho đến nay, hơn 64 nghiên cứu tình huống đã được áp dụng thành công trong các doanh nghiệp tiết kiệm hàng tỷ đồng cho các doanh nghiệp Nhỏ và Vừa.

Page 15: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

15

PPD là một trong những hoạt động chính trong cấu phần Phát triển Kinh tế Địa phương (LED). Cách tiếp cận PPD mới lần đầu tiên được thử nghiệm ở Hưng Yên và có kế hoạch được áp dụng ở các tỉnh khác. Hình thức mới của PPD được xây dựng lên bởi những đặc điểm như sau:

• Chuẩn bị Đối thoại thông qua các Hiệp hội: một số cuộc thảo luận trước với các thành viên hiệp hội cần được tiến hành để bầu ra “phát ngôn viên” cho cộng đồng doanh nghiệp, lựa chọn vấn đề/chủ đề chính cho cuộc hội thảo cũng như ý tưởng cho các giải pháp đứng từ quan điểm doanh nghiệp. Sự tham gia trong suốt quá trình chuẩn bị này của một luật sư để cố vấn pháp lý đóng vai trò khá quan trọng.

• Hình thức “thảo luận bàn tròn”: những cuộc thảo luận thực sự giữa khối nhà nước và tư nhân với sự điều tiết của một điều phối viên trung gian từ bên ngoài, có ghế trống cho những người tham gia thêm từ phía khán giả. Không rõ điều này hàm ý gì.

• Giám sát và Đánh giá: những bước tiếp theo sẽ được hình thành và tổng kết bởi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh. Hoạt động tiếp nối được các Sở thực hiện nhưng được chỉ đạo bởi Sở Kế hoạch & Đầu tư và hiệp hội phụ trách.

(IV) Đối thoại Công-Tư (PPD)

Nhóm đại diện từ bốn tỉnh thảo luận những thuận lợi của phương pháp PPD mới so với phương pháp truyền thống; tính bền vững của phương pháp sau khi chương trình kết thúc cũng được đưa ra thảo luận. Phương pháp này đã được thể chế hóa ở Hưng Yên và nhân ra ở cấp huyện. Điều này chủ yếu là nhờ tính làm chủ rất mạnh mẽ của Hiệp hội Doanh nghiệp và cũng bởi lý do Sở Kế hoạch

& Đầu tư đã tạo điều kiện thúc đẩy sự thay đổi này. Cuộc thảo luận cũng tập trung vào phương hướng để nâng cao năng lực của các hiệp hội để họ có thể nắm bắt được phương pháp này trong tương lai.

PPD – Đối thoại Công- Tư

• PPD là sự tiếp cận minh bạch nhằm giải quyết những vấn đề liên quan tới cộng đồng doanh nghiệp bằng cách tiến hành một cuộc đối thoại giữa khối nhà nước và tư nhân.

• Trái với cách tiếp cận chỉ thị từ trên xuống tryền thống trong đối thoại về công việc, hình thức đối thoại do SMEDP mang lại cho khối tư nhân một vị thế mạnh hơn.

Dialogue

Follow-up Preparation

Monitoring & Evaluation

• PPD tạo ra kết nối tốt hơn giữa các

doanh nghiệp thông qua một cuộc đối thoại mang tính xây dựng.

• Môi trường kinh doanh địa phương có thể được cải thiện đáng kể bằng một cuộc đối thoại thường kỳ với sự tiếp tục có hệ thống

Đối thoại

Chuẩn bị

Theo dõi & Đánh giá

HĐ Tiếp nối

Page 16: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

16

(V) Xúc tiến đầu tư (IP)

9. Thảo luận chung Trong buổi thảo luận chung (theo hình thức bể cá), Bà Doris Becker đã đặt một số câu hỏi đối với các đại biểu về ý kiến và nhận định của họ đối với hội thảo PTKTĐP. Đại diện đến từ dự án Sáng kiến Cạnh tranh VNCI nhấn mạnh sự cần thiết phải thêm chỉ số hạ tầng vào bộ chỉ số PCI với tư cách là một chỉ số quan trọng của PTKTĐP. Một số thành viên khác cũng nhất trí với ý kiến này. Đại diện này cũng bày tỏ sự ấn tượng đối với nỗ lực của các tỉnh trong việc ứng dụng PCI cũng như sự hài lòng đối với kết quả hội thảo.

Xúc tiến đầu tư Xúc tiến đầu tư (IP) là một trong sáu lĩnh vực hoạt động trong cấu phần Phát triển Kinh tế Địa phương ở cấp tỉnh và là một trong chức năng chính của Sở Kế hoạch & Đầu tư. Các hoạt động tập trung vào ba mảng chính: phát triển một chiến lược Phát triển Kinh tế Địa phương ở cấp tỉnh (bao gồm cả việc thực hiện các hoạt động được lựa chọn), cxây dựng năng lực cho nhân sự xúc tiến đầu tư của Sở Kế hoạch & Đầu tư, và hỗ trợ việc thành lập các Trung tâm Xúc tiến Đầu tư (IPC). Kết quả của lĩnh vực hoạt động xúc tiến đầu tư ở mỗi tỉnh có sự khác nhau. Ở Quảng Nam, tỉnh đã thanh công trong việc xây dựng Trung tâm xúc tiến đầu tư. Hưng Yên được đánh giá là tỉnh xây dựng được các tài liệu xúc tiến đầu tư rất có chất lượng (bao gồm cả đĩa CD) bằng nhiều thứ tiếng. Hưng Yên cũng thành công trong trong việc tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Riêng tỉnh An Giang đã tổ chức thành công hội thảo xúc tiến đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các đối tác địa phương đánh giá cao các hỗ trợ của Chương trình đối với việc nâng cao kỹ năng xúc tiến đầu tư. Cán bộ Sở Kế hoạch & Đầu tư và Ban quản lý Khu công nghiệp của bốn tỉnh đã được chuyên gia Đức và Philipines tập huấn áp dụng các công cụ cơ bản và nâng cao kiến thức về xúc tiến đầu tư.

Page 17: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

17

Đại diện đến từ Cục phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng bày tỏ sự hài lòng đối với cuộc hội thảo và nhấn mạnh rằng những kết quả thảo luận có thể sử dụng cho Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp. Đại diện đến từ dự án UNIDO tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên kết Cổng thông tin doanh nghiệp vào mạng lưới thông tin doanh nghiệp toàn quốc. Đại diện đến từ Bộ Công thương có kế hoạch đưa các kinh nghiệm thu được từ hội thảo vào các công việc của Bộ Công thương trong tương lai, ví dụ như hỗ trợ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các cuộc thi khởi nghiệp hoặc các công cụ khác như Đối thoại Công Tư, CEFE và PACA. Liên quan đến các tác động Phát triển kinh tế địa phương ở cấp tỉnh, Vị Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh An Giang nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệp hội doanh nghiệp đối với sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương, và phương pháp đối thoại công tư là cách tiếp cận tốt và nên được chủ trì bởi các hiệp hội doanh nghiệp. Bà Đẹp, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh An Giang cũng khẳng định rằng hiệp hội doanh nghiệp nên tổ chức các diễn đàn đối thoại này. Bà Đẹp cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cập nhật Cổng thông tin theo các quy định mới. Bà cũng đề nghị chỉ số PCI nên có thêm chỉ số về môi trường. Đại diện đến từ Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Đăk Lăk giải thích cách tiếp cận của họ trong việc tăng tính minh bạch ở cấp tỉnh bằng cách liên kết trang web của tỉnh với Cổng thông tin doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ còn có thêm nhiều nỗ lực trong việc liên kết với các chuỗi giá trị như việc kết hợp chuỗi giá trị cà phê với du lịch sinh thái và văn hoá. Trong thời gian còn lại của Chương trình, một số tỉnh đề nghị hỗ trợ tăng cường việc áp dụng cổng thông tin điện tử tại các huyện, kết nối cổng thông tin và các vấn đề có liên quan đến tính bền vững của Cổng thông tin. Ông. Lothar Mahnke cũng bày tỏ sự hài lòng đối với các kết quả các tỉnh đã đạt được. Ông Mahnke nhấn mạnh rằng trong thời gian còn lại, Chương trình nên tập

trung vào việc ghi chép lại các thực tiễn tốt và điều chỉnh các chiến lược Phát triển kinh tế địa phương ở cấp tỉnh trước bối cảnh các hỗ trợ của GTZ sẽ không còn nữa. Hoạt động củng cố mạng lưới chuyên gia tư vấn cũng cần phải được chú trọng để đảm bảo tính bền vững sau khi Chương trình kết thúc. Các tỉnh nhất trí rằng họ không thể tập trung vào toàn bộ các hoạt động đã được giới thiệu và đang triển khai do thời gian còn lại không đủ để thực hiện. Để đạt

được sự bền vững, các tỉnh phải tổng kết các kinh nghiệm tốt và chưa tốt và phải có tính thực tiễn trong việc đề ra các hoạt động sẽ triển khai trong thời gian còn lại. Tuy vậy các kế hoạch áp dụng nhân rộng các công cụ vẫn được đưa ra như phát hành các nội dung đã được hệ thống hoá ra các địa phương ngoài bốn tỉnh thí điểm hay áp dụng mô hình Ban điều phối địa phương rộng hơn ở cấp tỉnh, không giới hạn vào chương trình SME.

Page 18: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

18

10. Hoạch định cho tương lai - đề xuất từ bốn tỉnh cho giai đoạn từ nay tới năm 2010 Trong suốt buổi hội thảo, người tham gia từ bốn tỉnh nhìn lại những gì họ đã đạt được sau ba năm thực hiện chương trình và thảo luận trong các nhóm làm việc cấp tỉnh những gì họ cần tập trung trong hai năm tới.

Tỉnh Hưng Yên Hưng Yên sẽ tập trung vào năm ưu tiên: 1. Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững 2. Quản trị nguồn nhân lực 3. Phát triển doanh nghiệp: 4. Cải cách hành chính 5. Xúc tiến đầu tư

Tỉnh An Giang Cho đến năm 2010, An Giang có sáu ưu tiên sau:

1. Cải thiện sự tiếp cận với công nghệ 2. Cải thiện môi trường đầu tư 3. Tăng cường ngành du lịch (hợp tác

với khu vực Mekong) 4. Thúc đẩy thương mại mậu biên 5. Phát triển kinh doanh nông nghiệp

(xúc tiến chuỗi giá trị) 6. Hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp

“Vào năm 2010, các ngành kinh tế sẽ đóng góp vào GDP của Hưng Yên với cơ cấu như sau: nông nghiệp (32%), công nghiệp & xây dựng (47%), dịch vụ (21%.)”

Page 19: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

19

Tỉnh Quảng Nam Năm ưu tiên sau đã được đưa ra sau cuộc thảo luận của tỉnh Quảng Nam:

1. Quản trị nguồn nhân lực cho ngành du lịch

2. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững

3. Phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong mối liên kết với ngành du lịch

4. Xây dựng năng lực cho các hiệp hội doanh nghiệp

5. Xúc tiến đầu tư cho du lịch

Tỉnh Dak Lak: 1. Hoàn thành Cổng thông tin

doanh nghiệp 2. Xúc tiến đầu tư 3. Thực thi các kết quả của đối

thoại công tư hiệu quả hơn 4. Cải thiện năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh PCI: đưa ra các giải pháp và các kế hoạch hành động

5. Xúc tiến du lịch 6. Hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp 7. Duy trì và nhân rộng mô hình

thanh công của hai chuỗi giá trị cà phê và trái bơ

“Vào năm 2015, Dak Lak sẽ đạt mức trung bình quốc gia trong các chỉ số kinh tế chính và sẽ tăng GDP đầu người ở mức 100%.”

Dak Lak, Hội thảo chiến lược giữa kỳ, 2007

Page 20: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

20

11. Phụ lục

(I) Chương trình hội thảo

Thời gian Hoạt động Chịu trách nhiệm

Ngày 23/9: Các đại biểu tới Phú Quốc

Ngày 1: 24/09 MC: Lê Duy Bình

8.30-8.45 Khai mạc Bà Doris Becker – GTZ

8.45-9.15 Phần tự giới thiệu của các vị khách mời từ các

dự án, các tổ chức khác

9.15-10.15 Bài trình bày:

• Phương pháp tiếp cận PTKTĐP nói chung

của GTZ

• Phương pháp tiếp cận PTKTĐP của

Chương trình Phát triển DNNVV tại Việt

Nam

Bà Doris Becker

Ông Lothar Mahnke

10.15-10.30 Nghỉ giữa giờ

10.30-11.30 Thảo luận bàn tròn: Ý kiến của các tỉnh và

trao đổi kinh nghiệm về quá trình PTKTĐP

nói chung và kết quả đạt được

Do ông Lothar Mahnke và

chị Phan Thu Hiền điều

khiển thảo luận

11.30-11.45 Thảo luận chung và tổng kết MC

11.45-13.30 Ăn trưa

13.30-14h30 Bài trình bày: Những kết quả đã đạt được và

so với dự kiến

• Đánh giá kết quả đạt được của cấu phần

PTKTĐP dựa trên các chỉ số và kết quả

đánh giá tiến độ chương trình

• Kết quả và những gì chưa đạt được trong

quá trình PTKTĐP ở Việt Nam (so sánh

các chiến lược trung hạn) và bài học rút ra

Bà Doris Becker

Ông Lothar Mahnke

14.30-15.00 Bài trình bày: Quá trình PTKTĐP ở Việt Nam

so sánh với các nước khác

Ông Lothar Mahnke

Page 21: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

21

15.00-15.20 Nghỉ giữa giờ

15.20-16.00 Thảo luận nhóm: Định hướng phát triển kinh

tế địa phương của 4 tỉnh dự án trong tương lai

(tới 2010)

Điều hành thảo luận:

1. Tô Ngọc Anh

2. Phạm Thanh Tùng

3. Phạm Ngọc Trâm

4. Phan Thu Hiền

16h00-17h00 Trình bày kết quả thảo luận của các nhóm

17h00-17h15 Thảo luận chung MC

Ngày 2: 25/09 /MC: Ông Phạm Thanh Tùng

8h30-8h45 Tóm tắt kết quả ngày 1 và giới thiệu nội dung

ngày 2

MC

8.45-10.15 Thảo luận nhóm: đánh giá những hoạt động

cụ thể:

1. Cổng thông tin doanh nghiệp

2. Phương pháp đối thoại Công-Tư

3. Hỗ trợ khởi sự DN (bao gồm cả GHK)

4. Chiến lược Xúc tiến đầu tư

Điều hành thảo luận:

1. Lê Duy Bình

2. Nguyễn Hùng Quang

3. Huỳnh Thị Kim Hòan

4. Tô Ngọc Anh

10.15-10.35 Nghỉ giữa giờ

10.35-11.45 Trình bày kết quả thảo luận nhóm

Thảo luận chung

Đại diện các nhóm

11.45-12.00 Tổng kết MC

12.00-13.30 Ăn trưa

13.30-15.00 Thảo luận bàn tròn với các chủ đề:

• Chia sẻ thông tin sau 2 ngày tham dự hội

thảo

• Có thể thực hiện những hoạt động nào cho

đến tháng 4/2000?

• Chuẩn bị cho Hội thảo Kết thúc Chương

trình vào năm sau

Người phỏng vấn : bà Doris

Becker

15.00-15.30 Tổng kết và bế mạc GTZ

Page 22: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

22

(II) Các bài trình bày

Page 23: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

23

Page 24: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

24

Page 25: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

25

Page 26: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

26

Page 27: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

27

Page 28: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

28

6

Những điều cần nhớ

Hợp tác Ban Điều phối Địa phương

Hợp tác khu vực tư nhânHợp tác giữa các phòng banSo sánh điểm mạnh/điểm yếu Mục tiêu/Chiến lược của tỉnh

Văn bản làm cơ sở ban đầuCái gì cụ thể ở tỉnh

PACA Phương pháp và công cụ

Các hội thảo về PCI Điễn đàn đối thoại

Các hoạt động xúc tiến đầu tưCác tài liệu quảng cáo/trang Web Nâng cao nhận thứcCác chương trình đào tạo của InWEnt

Page 29: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

29

Page 30: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

30

Page 31: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

31

Page 32: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

32

Page 33: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

33

Page 34: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

34

Page 35: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

35

Page 36: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

36

(III) Thành viên tham dự hội thảo

Họ và tên Tỉnh Chức vụ Cơ quan 1 Trần Anh Nhật Hưng Yên Chủ tịch Liên minh HTX 2 Vũ Quang Triệu Hưng Yên Trưởng phòng Sở KHĐT 3 Nguyễn Đức Sơn Hưng Yên Phó giám đốc Sở công thương 4 Vũ Đức Sơn Hưng Yên Trưởng phòng Sở KHĐT 5 Đặng Đình Quân Hưng Yên Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh 6 Nguyễn Đỗ Chiến Quảng Nam Chủ tịch Liên minh HTX 7 Lê Trí Thanh Quảng Nam Giám đốc Sở Ngoại vụ 8 Trần Văn Tri Quảng Nam Giám đốc Sở KHĐT 9 Đòan Ngọc Minh Quảng Nam Trưởng phòng Sở KHĐT

10 Nguyễn Văn Trúc Quảng Nam Chủ tịch huyện Huyện Đại Lộc 11 Hùynh Thị Kính Quảng Nam Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch 12 Huỳnh Kim Hoàn TP HCM Tư vấn cao cấp SMEDEC 13 Kim Chi An Giang Phó chủ tịch Hiệp hội DN 14 Trần Thị Đẹp An Giang Phó giám đốc Sở KHĐT

Page 37: LED Ex Event Completed VIE nghi chia se kinh... · 2009-03-12 · định các nhà cung cấp dịch vụ. Mức độ cơ bản về cơ sở hạ tầng xã hội và vật chất,

37

15 Phan Thị Thúy Truyển An Giang Giám đốc Trung tâm xúc tiến ĐT 16 Bùi Thị Dung An Giang Trưởng phòng Sở Công thương 17 Lý Sở Tăng An Giang Chủ tịch LM HTX 18 Nguyễn Phương Lam Cần Thơ Chuyên viên VCCI Cần Thơ

19 Ydham Enoul Dak Lak Phó chủ tịch

tỉnh UBND tỉnh 20 Nguyễn Văn Khánh Dak Lak Trưởng phòng Sở công thương 21 Đinh Xuân Hà Dak Lak Trưởng phòng Sở KHĐT 22 Hùynh Ngọc Dương Dak Lak Phó giám đốc DAKTIP

23 Nguyễn Thiên Văn Dak Lak Giảng viên cao

cấp Liên minh HTX

24 Hùynh Ngọc Dũng An Giang Cán bộ chương

trình Chương trình

PTDNNVV Đức Việt

25 Lothar Mahnke LB Đức Chuyên gia tư vấn cao cấp Regionomica Co.

26 Hans-Georg Jonek Cần Thơ Chuyên gia

CIM VCCI Cần Thơ 27 Doris Becker Hà Nội Cố vấn trưởng SMEDP 28 Zoe Schmidt Hà Nội Thực tập sinh SMEDP

29 Lê Thị Thu Thủy Hà Nội Phụ trách văn

phòng SMEDP

30 Vũ Thị Thu Nga Hà Nội Cán bộ chương

trình SMEDP

31 Phan Thu Hiền Hà Nội Cán bộ chương

trình SMEDP

32 Lê Duy Bình Hà Nội Cán bộ chương

trình SMEDP

33 Tô Ngọc Anh Hà Nội Điều phối viên chương trình Chương trình SDC

34 Đỗ Xuân Quân Hà Nội Cán bộ chương

trình SMEDP

35 Âu Quốc Hiệu Hà Nội Cán bộ chương

trình SMEDP

36 Phạm Ngọc Trâm Hà Nội Cán bộ chương

trình SMEDP 37 Lê Thúy Quỳnh Hà Nội Phiên dịch 38 Nguyễn Thanh Lê Hà Nội Chuyên viên ASMED 39 Nguyễn Thị Lan Hà Nội Chuyên viên ASMED 40 Phạm Thanh Tùng Hà Nội Trưởng phòng Bộ công thương 41 Nguyễn Hùng Quang Hà Nội Giám đốc LEADCO

42 Lê Thu Hiền Hà Nội Phụ trách

chương trình VNCI

43 Tô Hải Nam Hà Nội Cán bộ chương

trình Dự án UNIDO-

ASMED

44 Phan Thanh Liêm Bình Thuận Trưởng phòng Trung tâm xúc tiến

đầu tư

45 Đào Minh Sơn Thái Nguyên Phó trưởng

phòng Sở KHĐT 46 Lê Thị Phương Anh Hà Nội Chuyên viên ASMED