18
LINH KIỆN ĐIỆN T1.ĐIỆN TR: a.Khái nim: - Điện trlà phn tcó chức năng ngăn cản dòng điện trong mch,nếu mt vt dẫn điện tt thì điện trnhvà ngược li. Trong đó: U:hiệu điện thế trên điện tr(V) I: dòng điện chạy qua điện tr(A) R:điện tr(Ω) -Điện trdây dn là sphthuc vào tiết din và cht liu ca dây dẫn,và được tính theo công thc sau: Trong đó: R:điện trcó đơn vị là Ohm () ρ: điện trsut ca vt liu dây dn cản điện(Ωm) L:chiu dài ca dây dn(m) S:tiết din ca dây dn b.Ký hiu: Đơn vị của điện trđược đo bằng : Ω ,kΩ, MΩ 1MΩ= 1000kΩ=1000000Ω c.Cu to của điện tr: d.Cách đọc trscủa điện tr: đối với điện tr4 vch màu:3 vch giá trthì 2 vạch đầu là s,vch th3 là vạch mũ,còn vch cui cùng là sai scủa điện tr(minh ha bng hình vsau ) R=ρL/S R=U/I

LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

1.ĐIỆN TRỞ:

a.Khái niệm:

- Điện trở là phần tử có chức năng ngăn cản dòng điện trong mạch,nếu một vật dẫn điện tốt

thì điện trở nhỏ và ngược lại.

Trong đó: U:hiệu điện thế trên điện trở(V)

I: dòng điện chạy qua điện trở(A)

R:điện trở (Ω)

-Điện trở dây dẫn là sự phụ thuộc vào tiết diện và chất liệu của dây dẫn,và được tính theo

công thức sau:

Trong đó: R:điện trở có đơn vị là Ohm (Ω)

ρ: điện trở suất của vật liệu dây dẫn cản điện(Ωm)

L:chiều dài của dây dẫn(m)

S:tiết diện của dây dẫn

b.Ký hiệu:

Đơn vị của điện trở được đo bằng : Ω ,kΩ, MΩ

1MΩ= 1000kΩ=1000000Ω

c.Cấu tạo của điện trở:

d.Cách đọc trị số của điện trở:

đối với điện trở 4 vạch màu:3 vạch giá trị thì 2 vạch đầu là số,vạch thứ 3 là vạch mũ,còn

vạch cuối cùng là sai số của điện trở

(minh họa bằng hình vẽ sau )

R=ρL/S

R=U/I

R=U/I

Page 2: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

Đối với điện trở có 5,6 vạch:3 vạch đầu là đọc giá trị của điện trở,vạch thứ 4 là mũ.vạch thứ

5 là sai số.(hình minh họa sau)

Bảng giá trị của các màu khi đọc được trên điện trở:

Page 3: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

e.Ứng dụng của điện trở:

Điện trở có rất nhiều ứng dụng như: định thiên cho các cấu kiện bán

dẫn, điều khiển hệ số khuyếch đại, cố định hằng số thời gian, phối hợp

trở kháng, phân áp, tạo nhiệt … Tùy theo ứng dụng, yêu cầu cụ thể và

dựa vào đặc tính của các loại điện trở để lựa chọn thích hợp.ví dụ:

-Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp

- Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho

trước.

- Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động .

- Tham gia vào các mạch tạo dao động R C

f.một số hình ảnh điện trở trong thực tế :

Page 4: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

2.TỤ ĐIỆN

a.Định nghĩa:

+Tụ điện là linh kiện dùng để chứa điện tích. Một tụ điện lý tưởng có

điện tích ở bản cực tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt trên nó theo công

thức sau:

Page 5: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

b.Cấu tạo và ký hiệu của tụ điện :

+Cấu tạo:gồm một lớp vật liệu cách điện nằm giữa 2 bản cực là 2 tấm kim loại có diện tích

S

+Ký hiệu của tụ điện:

c.Một số hình ảnh của tụ điện trong thực tế :

Page 6: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

d.Cách đọc trị số trên tụ điện:

Có 2 cách ghi cơ bản:

- Ghi trực tiếp: cách ghi đầy đủ các tham số và đơn vị đo của chúng.

Cách này chỉ dùng cho các loại tụ điện có kích thước lớn.

Ví dụ: Trên thân một tụ mi ca có ghi: 5.000PF ± 20% 600V

- Cách ghi gián tiếp theo qui ước :

+ Ghi theo qui ước số: Cách ghi này thường gặp ở các tụ Pôlystylen

Ví dụ 1: Trên thân tụ có ghi 47/ 630: tức giá trị điện dung là 47 pF, điện

áp làm việc một chiều là 630 Vdc.

Ví dụ 2: Trên thân tụ có ghi 0.01/100: tức là giá trị điện dung là 0,01 μF

và điện áp làm việc một chiều là 100 Vdc.

+ Quy ước theo mã: Giống như điện trở: 123K/50V =12000 pF ± 10% và

điện áp làm việc lớn nhất 50 Vdc

+ Ghi theo quy ước màu:

- Loại có 4 vạch màu:

Page 7: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

Hai vạch đầu là số có nghĩa thực của nó

Vạch thứ ba là số nhân (đơn vị pF) hoặc số số 0 cần thêm vào

Vạch thứ tư chỉ điện áp làm việc.

- Loại có 5 vạch màu:

Ba vạch màu đầu giống như loai 4 vạch màu

Vạch màu thứ tư chỉ % dung sai

Vạch màu thứ 5 chỉ điện áp làm việc

+Với tụ hóa:giá trị được ghi trực tiếp lên thân tụ

Tụ hóa có trị số nằm trong (0,47µF-4700µF)

TCC 1 2 3 4

Page 8: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

Ví dụ:tụ ghi là 185uF 320V nghĩa là: điện dung của tụ là 185uF ,điện áp cực đại đưa vào tụ

là 320V

+Với tụ giấy,tụ gốm :

Lấy 2 chữ số đầu nhân vơi 10 mũ số thứ 3.

Ví dụ:trên hình ảnh tụ nghi là 470K 220V nghĩa là: giá trị =47.10^4=470000pF.điện áp cực

đại là 220V.

Chữ J hoặc K là chỉ sai số 5% hay 10%.Ngoài ra trên tụ còn nghi ra giá trị cực đại của điện

áp đưa vào.

3.Cuộn Cảm

Page 9: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

a.Định nghĩa:

Cuộn cảm là cấu kiện điện tử dùng để tạo thành phần cảm kháng trong mạch. Là linh kiện

tạo ra từ trường

b.Cấu tạo và ký hiệu của cuộn cảm:

+Cấu tạo: Cuộn cảm là dây dẫn có bọc lớp cách điện quấn nhiều vòng liên tiếp trên 1 cái

lõi(chồng lên nhau nhưng không chạm vào nhau).Lõi của cuộn cảm có thể là một ống

rỗng(lõi không khí),thép kỹ thuật,lõi Ferit.

+Ký hiệu:

L1:lõi không khí L3:lõi điều chỉnh được

L2:lõi Ferit L4:lõi thép kỹ thuật.

Page 10: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

c.Các tham số của cuộn cảm:

+Điện cảm của cuộn dây(L)

Điện cảm của cuộn dây được tính theo công thức:

Trong đó:

+cảm kháng của cuộn dây:

Trong đó:L điện cảm của cuộn dây(H)

F:tần số của dòng điện chạy qua cuộn dây (Hz)

+Hệ số phẩm chất của cuộn dây (Q)

Được xác định theo công thức:

Trong đó:Q: hệ số phẩm chất của cuộn dây

cảm kháng(Ω)

điện trở (Ω)

d.Cách đọc giá trị của cuộn cảm:

nhìn chung qui ước vòng màu trên cuộn cảm tương tự như trên điện trở

Qui ước:

-vòng màu thứ 1;chỉ số có ý nghĩa thứ nhất hoặc chấm thập phân

Page 11: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

-vòng màu thứ 2:chỉ số có ý nghĩa thứ 2 hoặc chấm thập phân

-vòng màu thứ 3:chỉ số 0 cần thêm vào

-vòng màu thứ 4:chỉ dung sai %

Trong tường hợp nay,đơn vị đo của điện cảm là µH.Thứ tự các vòng màu NGƯỢC với điện

trở

4.DIOD:

a.Cấu tạo và ký hiệu của diod bán dẫn:

+Cấu tạo :Diod được cấu tạo từ 2 lớp bán dẫn tiếp xúc nhau.

Diod có 2 cực là Anot(+) và Katot(-).

Nó chỉ cho dòng điện đi một chiều từ Anot Katot

+Ký hiệu một số diod:

b.Nguyên lý hoạt động của diod:

Khi đưa điện áp ngoài có cực dương vào anốt, âm vào catốt (UAK > 0) thì điốt sẽ dẫn điện

và trong mạch có dòng điện chạy qua vì lúc này tiếp xúc P-N được phân cực thuận.

Page 12: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

Khi điện áp ngoài có cực âm đưa vào anốt, cực dương đưa vào catốt (UAK < 0) điốt sẽ

khóa vì tiếp xúc P-N phân cực ngược, dòng điện ngược rất nhỏ (I0 ≈ 0) chạy qua

c.Phân loại diod:

+Diod chỉnh lưu:

Sử dụng tính dẫn điện một chiều để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều

+Diod ổn áp (Zener):

Người ta sử dụng chế độ đánh thủng về điện của chuyển tiếp P-N để ổn định điện áp.điện

áp đánh thủng của diod phụ thuộc vào bề dày của lớp tiếp xúc P-N,nghĩa là phụ thuộc vào

nồng độ tạp chất đưa vào bán dẫn.diod .ổn áp thường được chế tạo từ silic vì nó bảo đảm

được đặc tính kỹ thuật cần thiết

- Ứng dụng : Diốt ổn áp ổn định điện áp ở một giá trị nhất định ( do nhà chế tạo

định ) . Diốt ổn áp dùng cho các mạch điện cần ổn định điện áp một chiều .

+diod xung:

Ở chế độ xung, điốt được sử dụng như khóa điện tử gồm có hai

Page 13: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

trạng thái: "dẫn" khi điện trở của điốt rất nhỏ và "khóa" khi điện trở của nó rất

lớn. Yêu cầu thời gian chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác phải thật

nhanh. Thời gian chuyển trạng thái xác định tốc độ hoạt động của điốt và do

đó xác định tốc độ làm việc của thiết bị.

Các điốt xung có các loại điốt hợp kim, điốt mêza, điốt Sôtky. Trong đó điốt

Sốtky được dùng rộng rãi nhất. Điốt Sốtky sử dụng tiếp xúc bán dẫn - kim

loại. Trong điốt Sốtky không có quá trình nạp hoặc xả điện tích trong miền

nền. Do đó tốc độ làm việc chủ yếu của điốt Sốtky chỉ phụ thuộc vào điện

dung rào thế của tiếp xúc P- N rất nhỏ. Thời gian phục hồi chức năng ngắt của

điốt Sốtky có thể đạt tới 100psec. Điện áp phân cực thuận cho điôt Sôtky

khoảng UD = 0,4V, tần số làm việc cao đến 100 GHz.

+Diod xuyên hầm(tunen)

được chế tạo từ chất bán dẫn có

nồng độ tạp chất rất cao thông thường n = (1019 ÷ 1023)/cm3. Loại điốt

này có khả năng dẫn điện cả chiều thuận và chiều ngược.

- Ứng dụng : Diod đường hầm có tần số rất cao , đến hàng nghìn megahec .Diốt đường

hầm được dùng để khuếch đại , tạo sóng và chuyển mạch .

Page 14: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

+Diod biến dung(varicap):

Là loại điốt bán dẫn được sử dụng như một tụ

điện có trị số điện dung điều khiển được bằng điện áp. Nguyên lý làm

việc của điốt biến dung là dựa vào sự phụ thuộc của điện dung rào thế

của tiếp xúc P-N với điện áp ngược đặt vào nó.

- Ứng dụng : Dùng trong các khối cao tần để chọn tín hiệu hoặc điều chỉnh tần số tự

động.

+Diod cao tần:

Dùng để xử lý các tín hiệu cao tần như:

- Điốt tách sóng.

- Điốt trộn sóng.

- Điốt điều biến

Các điốt cao tần thường là loại điốt tiếp điểm.

+Diod phát sáng LED:

Ký hiệu :

- Ứng dụng : Diod phát sáng thường được dùng trong các phần tử chỉ thị ở các sơ đồ

bán dẫn , các thiết bị điện tử …

d.Một số hình ảnh diod thực tế:

Page 15: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

5.TRANSISTOR

a.Khái niệm:

là linh kiện điện tử được cấu tạo từ các chất bán dẫn dùng để khuếch đại tín hiệu.

b.Cấu tạo và ký hiệu của transistor:

+ Transistor cấu tạo gồm có 3 vùng : Vùng giữa của transistor là vùng cực gốc bazơ

( B ) , hai vùng bên là vùng cực phát hay emitơ ( E ) , và vùng còn lại là cực góp hay

colectơ ( C ) .

Trong transistor có hai lớp tiếp giáp PN . Khoảng cách của hai lớp tiếp giáp ( cũng có

nghĩa là bề dày của cực gốc )

+Transistor có 2 loại sau :

Transistor P-N-P (thuận)

Vùng giữa dẫn điện bằng electron , hai vùng bên dẫn điện bằng lỗ trống .

Page 16: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

Transistor N-P-N (ngược):

Vùng giữa dẫn điện bằng lỗ trống , hai vùng bên dẫn điện bằng electron

c.Nguyên lý hoạt động:

Xét hoạt động của transistorPNP theo sơ đồ :

Các điện tích ( lỗ trống ) truyền qua tiếp giáp EB

tạo nên dòng IE di chuyển đến vùng bazơ ( B ) trở

thành hạt thiểu số và tiếp tục khuyếch tán sâu vào

vùng bazơ hướng tới tiếp giáp BC .

Trên đường khuếch tán , một phần nhỏ lỗ trống tác

hợp với hạt đa số của bazơ ( điện tử ) tạo nên dòng điện cực bazơ ( IB ) . Do kết cấu

miền bazơ mỏng nên gần như toàn bộ các hạt khuyếch tán tới được bờ của miền BCvà bị

trường gia tốc do BC phân cực ngược cuốn tới miền colectơ tạo nên dòng điện

cực colectơ( Ic) .

Qua phân tích ta thấy :

Page 17: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan

IE = IC + IB

Do IB rất bé nên : IE ≈ IC

Mức độ hao hục dòng khuếch tán trong vùng bazơ , người ta định nghĩa hệ số truyền

đạt dòng điện α của transistor : α = IC / IE

Để đánh giá tác dụng điều khiển của dòng IB tới dòng colector IC , ta định nghĩa hệ số

khuếch đại dòng điện β của transistor : β = IC/ IB ;β có giá trị từ vài chục đến vài trăm.

Như vậy: transistor PNP hoạt động

khi VE > VB và VB>VC

Transistor NPN hoạt động được

khi cấp nguồn cho B :

VB>VE và VB<VC

d.Một số hình ảnh của transistor thực tế:

6.LED

là loại diod phát sáng.

Có các Led như 7 màu,1 màu… Led 7 dùng để hiển số .còn Led ma trận dùng thể hiện bất

kỳ cái gì mình muốn

Page 18: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ by Thanh Nhan