112
Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường 1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và tiến hành làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường (Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội), các bạn đồng nghiệp, các nhà khoa học, các nhà quản lý.... Đặc biệt, tôi xin bày tlòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và Mô hình hóa môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia HàNội người đã trực tiếp hướng dẫn tôi làm Luận văn tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơntới TS. Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, ThS. Lê Hoàng Anh, Trưởng phòng Dữ liệu và Hệ thống thông tin (Trung tâm Quan trắc môi trường) là những người đã trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học đến khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Luận văn cũng tham gia trong một phần nghiên cứu của Đề tài Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát phát thải chất ô nhiễm từ các khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp lớn trên địa bàn các tỉnh sông Hồng”. Đồng thời, luận văn cũng tham khảo các Báo cáo, đề tài nghiên cứu từ các Bộ ngành, địa phương và Ban quản lý các khu công nghiệp các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ. Cuối cùng, sự ủng hộ của người thân, bạn bè luôn là động lực quan trọng trong quá trình thực hiện luận văn. Trong đó, Bố, Mẹ, anh, chị em trong gia đình luôn có sủng hộ đặc biệt để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của tôi đến tất mọi người. Học viên thực hiện

LỜI CẢM ƠN - hus.vnu.edu.vn (255).p… · Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà 7 K16 Cao học Môi trường DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đặc trưng

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và tiến hành làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được

sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường (Đại học Khoa học tự nhiên Hà

Nội), các bạn đồng nghiệp, các nhà khoa học, các nhà quản lý.... Đặc biệt, tôi xin bày tỏ

lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu

quan trắc và Mô hình hóa môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội người đã trực tiếp hướng dẫn tôi làm Luận văn tốt nghiệp này.

Bên cạnh đó, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS. Hoàng Dương Tùng, Phó

Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, ThS. Lê Hoàng Anh, Trưởng phòng Dữ liệu và

Hệ thống thông tin (Trung tâm Quan trắc môi trường) là những người đã trực tiếp tạo

điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

đến khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Luận văn cũng tham gia trong một phần nghiên cứu của Đề tài “Đề xuất giải

pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát phát thải chất ô nhiễm từ các khu công nghiệp

và cơ sở công nghiệp lớn trên địa bàn các tỉnh sông Hồng”. Đồng thời, luận văn cũng

tham khảo các Báo cáo, đề tài nghiên cứu từ các Bộ ngành, địa phương và Ban quản lý

các khu công nghiệp các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ.

Cuối cùng, sự ủng hộ của người thân, bạn bè luôn là động lực quan trọng trong

quá trình thực hiện luận văn. Trong đó, Bố, Mẹ, anh, chị em trong gia đình luôn có sự

ủng hộ đặc biệt để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của tôi đến tất mọi người.

Học viên thực hiện

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường2

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... 5

DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................................... 8

DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................... 9

DANH MỤC KHUNG ................................................................................................... 10

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 11

Chương 1 – TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN TRẠNG MÔI

TRƯỜNG CÁC KCN VIỆT NAM ................................................................................ 20

1.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển các KCN của Việt Nam.......... 20

1.2. Tổng quan về hiện trạng môi trường các KCN ................................................... 23

1.2.1. Nước thải ...................................................................................................... 23

1.2.2. Khí thải ......................................................................................................... 26

1.2.3. Chất thải rắn ................................................................................................. 29

1.3. Tổng quan hiện trạng quản lý môi trường trong các KCN .................................. 31

1.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT KCN................................ 31

1.3.2. Hệ thống quản lý môi trường KCN............................................................... 33

1.3.3. Quy hoạch KCN gắn với bảo vệ môi trường ................................................ 36

1.3.4. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong BVMT KCN ..................................... 38

Chương 2 – NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ MÔ HÌNH KCN, ĐÁNH

GIÁ MÔ HÌNH PHÙ HỢP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM .................................... 42

2.1. Nghiên cứu tổng quan một số mô hình KCN ...................................................... 42

2.1.1. Mô hình KCN cổ điển (KCN đa ngành) ....................................................... 42

2.1.2. Mô hình quản lý KCN chuyên ngành............................................................ 45

2.1.3. Mô hình KCN sinh thái ................................................................................. 48

2.2. Đánh giá sơ bộ mô hình khả thi trong điều kiện Việt Nam ................................. 50

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường3

Chương 3 – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KCN SÀI ĐỒNG B VỀ KHẢ NĂNG

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KCN SINH THÁI .................................................................. 58

3.1. Tổng quan về KCN Sài Đồng B .......................................................................... 58

3.2. Nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình KCNST tại KCN Sài Đồng B ............ 61

3.2.1. Tiềm năng thực hiện tái sử dụng, tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải ...... 62

3.2.2. Thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn ..................................................... 69

3.2.3. Xử lý chất thải............................................................................................... 70

3.2.4. Sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng .......................................................... 70

3.3. Nhận xét, đánh giá về mức độ phù hợp và khả năng triển khai áp dụng mô hình

KCNST tại KCN Sài Đồng B và mức độ khả thi khi áp dụng đối với các KCN đa

ngành khác đang hoạt động của Việt Nam ................................................................. 70

Chương 4 – NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG TIÊU CHÍ CHUYỂN ĐỔI KCN

ĐANG HOẠT ĐỘNG SANG MÔ HÌNH KCN SINH THÁI TRONG ĐIỀU KIỆN

VIỆT NAM VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN .................................................................... 72

4.1. Nghiên cứu đề xuất hệ thống tiêu chí chuyển đổi KCN đang hoạt động sang mô

hình KCNST trong điều kiện Việt Nam ..................................................................... 72

4.1.1. Xây dựng định hướng cho hệ thống trao đổi chất thải............................... 73

4.1.2. Cải thiện và nâng cao sự chấp hành quy định pháp luật về môi trường...... 74

4.1.3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN ......................................................... 74

4.1.4. Cải thiện công tác quản lý, xử lý chất thải tại các cơ sở sản xuất trong KCN

................................................................................................................................ 75

4.1.5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải ở quy mô KCN .......... 76

4.1.6. Xây dựng, vận hành hệ thống QLMT, phòng chống sự cố toàn KCN .......... 77

4.1.7. Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và đánh giá sự cải thiện chất lượng

môi trường xung quanh KCN.................................................................................. 77

4.2. Đề xuất lộ trình thực hiện .................................................................................... 82

Chương 5 – CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỆ

THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCNST............................................................... 83

5.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống QLMT KCNST............................................................ 83

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường4

5.1.1. Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức

quản lý tập trung..................................................................................................... 83

5.1.2. Tăng cường năng lực cán bộ quản lý bảo vệ môi trường KCNST ............... 87

5.1.3. Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị có liên quan ..................................... 87

5.2. Triển khai hiệu quả các công cụ QLMT KCNST................................................ 87

5.2.1. Công cụ pháp lý ............................................................................................ 87

5.2.2. Công cụ kỹ thuật ........................................................................................... 89

5.2.3. Công cụ giám sát .......................................................................................... 91

5.2.4. Công cụ kinh tế ............................................................................................. 92

5.2.5. Công cụ thông tin.......................................................................................... 92

5.3. Hệ thống quản lý chất thải của KCNST .............................................................. 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 95

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQL Ban quản lý

BVMT Bảo vệ môi trường

CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CO Cácbon mônôxít

CTR Chất thải rắn

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm trong nước

HmCn Hyđrô-cácbon

HTMT Hiện trạng môi trường

HST Hệ sinh thái

KCN Khu công nghiệp

KCNST Khu công nghiệp sinh thái

KCX Khu chế xuất

KHCN Khoa học công nghệ

KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư

KKT Khu kinh tế

KTTĐ Kinh tế trọng điểm

NOx Các Nitơ ôxít

NO2 Nitơ điôxít

Pb Chì

PM2,5 Bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm

PM10 Bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

QTMT Quan trắc môi trường

SO2 Sunfua điôxít

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường6

TCCP Tiêu chuẩn cho phép

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TB Trung bình

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

TSP Bụi lơ lửng tổng số

UBND Uỷ ban nhân dân

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Đặc trưng về thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước xử

lý)………………………………………………………………………………………23

Bảng 1.2. Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải

từ các KCN thuộc các tỉnh vùng KTTĐ Bắc bộ năm 2009……………………………23

Bảng 1.3. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm……………26

Bảng 1.4. Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong không khí từ các KCN thuộc các

tỉnh của vùng KTTĐ Bắc bộ năm 2009………………………………………………..27

Bảng 1.5. Ước tính lượng chất thải nguy hại phát sinh theo ngành sản xuất và theo số

lượng công nhân trong ngành sản xuất………………………………………………...29

Bảng 3.1. Danh sách các nhà máy trong KCN Sài Đồng B……………………………58

Bảng 3.2. Tải lượng ô nhiễm nước thải KCN Sài Đồng B…………………………….65

Bảng 3.3. Thống kê nguồn chất thải phát sinh trong KCN Sài Đồng B và khả năng trao

đổi chất thải……………………………………………………………………………68

Bảng 4.1. Các bước chuyển đổi từ KCN đa ngành sang KCNST……………………...76

Bảng 4.2. Bảng tiêu chí chuyển đổi sang KCNST danh cho các KCN đa ngành đang

hoạt động……………………………………………………………………………….78

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Tình hình phát triển KCN giai đoạn 1991 – 2008………………………..19

Biểu đồ 1.2. Số KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới giai đoạn 2006 – 2015 theo vùng

kinh tế và so sánh với số KCN đã thành lập giai đoạn 2006 – 2008…………………...22

Biểu đồ 1.3. Diễn biến COD trên các sông vùng KTTĐ Bắc bộ qua các năm………...25

Biểu đồ 1.4. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh một số KCN miền Bắc

từ năm 2006 – 2008…………………………………………………………………….28

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường

KCN………………………………………………………………………………….. .33

Hình 2.1. Mô hình quản lý nước thải KCN cổ điển……………………………………44

Hình 2.2. Mô hình quản lý nước thải KCN chuyên ngành…………………………….46

Hình 2.3. Thứ tự ưu tiên trong chiến lược quản lý chất thải…………………………...50

Hình 3.1. Sơ đồ các nhà máy trong KCN Sài Đồng B và vị trí cống thải của KCN…..60

Hình 3.2. Mô hình trao đổi chất thải tổng quát dự kiến đề xuất đối với KCN Sài Đồng

B………………………………………………………………………………………..67

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường10

DANH MỤC KHUNG

Khung 1.1. Một số hạn chế của Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT…………………..31

Khung 1.2. Một số điển hình của quy hoạch KCN thiếu cơ sở khoa học……………...36

Khung 1.3. Mục tiêu cụ thể của “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến

năm 2020” theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính

phủ……………………………………………………………………………………...38

Khung 1.4. Khởi công KCN sinh thái đầu tiên của Việt Nam – Vườn công nghiệp

Bourbon An Hòa……………………………………………………………………….40

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường11

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề tài

Xây dựng và phát triển các KCN tập trung đang là xu hướng chung của các nước

đang phát triển trên thế giới nhằm tạo bước chuyển biến vượt bậc trong nền kinh tế của

một quốc gia. Tại Việt Nam đầu tư cho phát triển công nghiệp để đẩy nhanh tốc độ

công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đang là mục tiêu chiến lược của quốc gia cho

đến năm 2020. Các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và

phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân.

Năm 2008, các KCN đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ USD (chiếm 38%

GDP cả nước); giá trị xuất khẩu đạt trên 16 tỷ USD (chiếm gần 26% tổng giá trị xuất

khẩu cả nước); nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho gần 1,2

triệu lao động [1]. Sự phát triển của các KCN ở Việt Nam bước đầu giải quyết hiệu quả

yêu cầu quy hoạch sử dụng đất và phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Bên cạnh

những lợi ích to lớn về mặt kinh tế và xã hội như đã nêu trên, trong quá trình hoạt động

của các KCN đã phát sinh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nước, không khí, chất thải

rắn, suy thoái môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên ... do các chất

thải tập trung với quy mô và thải lượng lớn, đặc biệt đối với các KCN đa ngành (chiếm

tỷ lệ hơn 90% trên tổng số KCN của Việt Nam hiện nay). Cho đến nay, mặc dù đã có

nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây

ra, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề môi trường cần phải giải quyết.

Có thể thấy rằng, việc phát triển mạnh các KCN tập trung đã gây ra hai mâu thuẫn

lớn và khó dung hòa đối với mục tiêu phát triển bền vững, được biểu diễn theo mô hình

sau đây:

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường12

Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu và đề xuất tổng thể 3 xu hướng chính nhằm

giải quyết triệt để 02 mâu thuẫn căn bản đó là:

Xu hướng thứ nhất: Tổ chức quản lý môi trường công nghiệp trên cơ sở gắn kết

chặt chẽ giữa trách nhiệm quản lý của Nhà nước với trách nhiệm tự nguyện của ngành

công nghiệp, các tổ chức xã hội, cộng đồng và người dân.

Xu hướng thứ hai: Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ như thể

chế năng lực trung tâm cho việc phục hồi, cải tạo, cải thiện môi trường và phòng ngừa ô

nhiễm, biến đổi môi trường hướng tới sự bền vững.

Xu hướng thứ ba: Phát hiện, thử nghiệm và khẳng định các mô hình tổ chức sản

xuất công nghiệp mới theo hướng khép kín tự nhiên và phát triển bền vững, mà trong

đó ví dụ điển hình là mô hình KCNST bảo đảm quá trình chuyển hoá vật chất hai chiều

và tiến tới không có phát thải.

Nhìn chung, hai xu hướng đầu đóng vai trò then chốt trong việc bảo đảm quản lý,

quan trắc và giám sát môi trường, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với kiểm soát, xử lý

triệt để ô nhiễm và phục hồi môi trường, mà điển hình là các biện pháp kỹ thuật xử lý ô

nhiễm cuối đường ống. Hướng thứ 3 là nhằm đạt được mục tiêu phát triển sạch đi từ

chiều sâu tổ chức sản xuất đến các hành vi tiêu dùng và thải bỏ theo hướng khép kín

bền vững tự nhiên. Trên thế giới cả 3 xu hướng trên đã được nghiên cứu và áp dụng

thành công.

Trong điều kiện của Việt Nam, với tốc độ phát triển công nghiệp như đã trình bày

ở trên, thì dự kiến khi đất nước cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường13

năm 2020, môi trường và tài nguyên thiên nhiên sẽ có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

Do đó, chúng ta cần phải xây dựng hệ thống quản lý môi trường KCN đi theo 3 xu

hướng chính về hoàn thiện quản lý – phát triển khoa học và công nghệ – phát triển mô

hình sản xuất mới, trong đó theo chính sách đã ban hành của Chính phủ, thì ngay từ bây

giờ chúng ta sẽ phải thực hiện quá trình công nghiệp hóa sạch, trong đó, việc nghiên

cứu và triển khai ứng dụng mô hình KCNST là rất quan trọng. Đặc biệt, trước hết phải

nghiên cứu đề xuất các tiêu chí cơ bản, đặc thù để chuyển đổi các KCN hiệu hữu đang

hoạt động sang mô hình KCNST sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của quá trình

công nghiệp hóa ở Việt Nam.

Đó cũng chính là lý do và tính cấp thiết của đề tài luận văn “Cơ sở khoa học xây

dựng mô hình quản lý môi trường các khu công nghiệp Việt Nam”

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc đề xuất mô hình QLMT KCN thích

hợp và khả thi đối với các KCN đa ngành (với điều kiện có sự tương thích về quy mô

và loại hình công nghiệp giữa các nhà máy trong KCN trên phương diện trao đổi chất

thải), phục vụ cho công tác quản lý thống nhất môi trường theo hướng bền vững và thân

thiện môi trường, hướng tới mô hình KCNST.

3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung cần được thực hiện bao gồm :

1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển các KCN ở Việt Nam.

2. Nghiên cứu, khảo sát , phân tích đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường các KCN

ở Việt Nam.

3. Khảo sát hiện trạng, phân tích đánh giá công tác QLMT trong các KCN.

- Hiện trạng công tác quản lý (hệ thống pháp lý, hệ thống tổ chức quản lý, các

công cụ quản lý môi trường,…);

- Những thuận lợi, khó khăn, những việc làm được và chưa làm được.

4. Nghiên cứu một số mô hình QLMT KCN, đánh giá mô hình phù hợp trong điều

kiện Việt Nam.

5. Nghiên cứu những luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ cho xây dựng hệ thống

QLMT KCN theo mô hình KCNST trong điều kiện Việt Nam.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường14

6. Nghiên cứu điển hình tại KCN Sài Đồng B (Hà Nội).

7. Nghiên cứu đề xuất hệ thống tiêu chí chuyển đổi các KCN đang hoạt động sang

mô hình KCNST.

8. Đề xuất một số biện pháp tổng hợp BVMT trong hệ thống QLMT đối với mô hình

KCNST.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các KCN tập trung theo mô hình cổ điển (KCN đa ngành)

đã được thành lập, xây dựng và đi vào hoạt động kể từ năm 1991.

Phạm vi về không gian nghiên cứu gồm các KCN có cơ sở hạ tầng khá ổn định ở

Việt Nam (thông qua việc tham khảo thông tin từ các Báo cáo, Đề tài đã có kết quả

đánh giá) và trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ (thông qua việc điều tra

thực tế), từ đó phân loại mức độ thân thiện môi trường và chọn ra một KCN phù hợp để

áp dụng thử nghiệm các tiêu chí, rút ra những kinh nghiệm và bổ sung các khuyến nghị

trước khi đưa vào thực hiện chính thức.

Tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình đối với KCN Sài Đồng với những đặc

trưng đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu đặt ra, cụ thể như sau:

- Được thành lập và đi vào hoạt động được 15 năm, đến nay tỷ lệ lấp đầy KCN là

100%. KCN Sài Đồng B đã hoạt động với thời gian đủ dài và ổn định, hoạt động tối đa

công suất.

- Là KCN hoạt động theo mô hình KCN đa ngành với nhiều loại hình sản xuất.

Trong đó, các nhà máy trong KCN có sự tương thích về quy mô cũng như khả năng trao

đổi chất thải với nhau.

- Hiện nay, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung nên vấn đề ô nhiễm môi

trường xung quanh do nước thải sản xuất của KCN đang là vấn đề bức xúc cần giải

quyết.

- KCN đang chuẩn bị triển khai giai đoạn 3 mở rộng thêm phân khu sản xuất và

các khu vực phụ trợ khác bao gồm cả việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung

của KCN. Điều này sẽ giúp cho KCN có khả năng điều chỉnh bổ sung hoặc chuyển đổi

một số nhà máy để đảm bảo tính tương thích về khả năng trao đổi chất thải.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường15

- Có sự tự nguyện trong việc tham gia nghiên cứu mô hình KCN thân thiện với

môi trường. Một số nhà máy trong KCN đang trong giai đoạn cải tiến, chuẩn bị đầu tư

thay thế áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu

Áp dụng các lý thuyết Quản lý môi trường

Các vấn đề sau đây được quan tâm : Lý thuyết về QLMT, hiện trạng thực tế của

các KCN, điều kiện quản lý của Việt Nam, công nghệ sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất

thải sản xuất, tái sinh và tái sử dụng chất thải; Trao đổi chất thải và trao đổi thông tin về

chất thải, sinh thái công nghiệp, mô hình hóa và QLMT KCN ... được sử dụng trong

việc nghiên cứu tìm kiếm các loại hình KCN, các mô hình QLMT và đề xuất biện pháp

QLMT KCN thích hợp.

Vấn đề QLMT KCN phải được nghiên cứu dựa trên thực tế hoạt động của các

KCN hiện có; áp dụng nguyên tắc về tính khách quan trong nghiên cứu khoa học và

nguyên tắc xem xét sự vật một cách toàn diện là một yêu cầu rất quan trọng để làm sáng tỏ

những nội dung cơ bản trong quản lý nhà nước về BVMT của một KCN. Việc điều chỉnh

những mối quan hệ xuất hiện trong quá trình quản lý nhà nước về BVMT KCN phải có

tính thống nhất, đồng bộ trong phạm vi toàn quốc. Hệ thống QLMT nói chung sẽ bao

gồm cơ cấu tổ chức và công cụ quản lý. Hoạt động của hệ thống QLMT nhằm giảm

thiểu, hạn chế và loại trừ các tác động xấu đến môi trường. Các chính sách môi trường

được đề xuất trên cơ sở các vấn đề cần giải quyết hiện tại cũng như định hướng phát

triển bền vững trong tương lai. Do đó, những thông tin về hiện trạng chất lượng môi

trường các KCN, hiện trạng hệ thống QLMT cho các KCN cũng như các văn bản pháp

lý hiện hành là cơ sở để xây dựng chính sách môi trường, chương trình hành động cũng

như thiết lập thứ tự ưu tiên trong việc phát triển hệ thống QLMT.

Xây dựng cơ sở kỹ thuật cho việc QLMT KCN: Các yếu tố của một hệ thống

QLMT có thể được sắp xếp theo chu trình gồm bốn giai đoạn: Kế hoạch, hành động,

đánh giá và điều chỉnh. Trong giai đoạn kế hoạch, các mục tiêu chiến lược môi trường

phải được xác định và những biện pháp thực hiện được xác định trong giai đoạn này để

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường16

có thể kết hợp hài hòa với tiến trình phát triển CN của đất nước. Những thông tin này

có thể thu thập được từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương và các BQL các KCN.

Mục tiêu hoạt động chính của hệ thống QLMT cho các KCN là giảm đến mức thấp nhất

các tác động đến môi trường tiến tới phát triển bền vững. Do đó, bên cạnh các Luật,

chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định … Các công cụ kỹ thuật cũng đóng vai trò

quan trọng, quyết định cho sự thành công của hệ thống. Sản xuất sạch được xem là một

trong những nội dung quan trọng của hệ thống QLMT cho các nhà máy [22] .

+ Trao đổi chất thải và trao đổi thông tin về chất thải là thành phần không thể

thiếu được khi phát triển các KCN theo nguyên tắc sinh thái CN (industrial ecology).

Các chất thải, sản phẩm phụ sinh ra từ nhà máy này có thể tái sử dụng làm nguyên liệu

hoặc thay thế một phần nguyên liệu cho nhà máy kia. Nhờ đó, vòng vật chất giữa các

nhà máy trong KCN được khép kín và lượng chất thải có thể giảm đến mức thấp nhất.

Hiện tại, một số nhà máy trong các KCN đã thực hiện việc tái sử dụng một phần chất

thải trong dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy hoặc bán cho một số nhà máy

khác để làm nguyên liệu. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ xảy ra do nhu cầu thực tế của

một số nhà máy và chưa trở thành một nội dung trong hệ thống quản lý. Nếu có thể xây

dựng được trung tâm trao đổi chất thải hoặc trung tâm trao đổi thông tin về chất thải

thì hoạt động này có thể được áp dụng rộng rãi hơn cho nhiều nhà máy và KCN. Để

đánh giá tính khả thi của việc áp dụng công cụ kỹ thuật này trong hệ thống quản lý,

những nội dung sau đây cần được nghiên cứu tại những cơ sở sản xuất và các KCN đã

lựa chọn trong những phần khảo sát của luận văn:

- Các loại hình CN hiện có;

- Các loại chất thải hiện có: thành phần và khối lượng;

- Khả năng tái sử dụng chất thải này làm nguyên liệu sản xuất;

- Nhu cầu thị trường của các thành phần chất thải này.

Các thông tin này có thể thu thập thông qua khảo sát thực tế và phỏng vấn trực

tiếp tại các cơ sở sản xuất nói trên, bằng cách phát phiếu câu hỏi phỏng vấn và thông

qua phiếu điều tra CN.

+ Hệ thống giám sát chất lượng môi trường cho các KCN cần được thiết lập để

có thể theo dõi, đo đạc, ghi nhận các diễn biến về lượng thải và chất lượng môi trường

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường17

của các nhà máy và KCN. Đây là cơ sở để áp dụng các hình thức thưởng, phạt một cách

công bằng và khuyến khích các DN thực hiện một cách nghiêm túc chính sách môi

trường đã đề ra.

Xây dựng các mô hình KCN tập trung : Trên cơ sở điều kiện địa hình, kinh tế –

xã hội, nhu cầu phát triển CN và BVMT, việc xây dựng các mô hình KCN tập trung

thích hợp cho từng khu vực được thực hiện với phương châm giảm thiểu các tác động

đến chất lượng cuộc sống và môi trường đồng thời mang lại lợi ích kinh tế thiết thực

cho địa phương. Dựa trên cơ sở khoa học đã xây dựng, việc nghiên cứu điển hình về

khả năng ứng dụng mô hình KCNST đã được thực hiện tại KCN Sài Đồng B (Hà Nội).

Kết quả của nghiên cứu điển hình này góp phần làm tăng tính thuyết phục của phương

pháp luận xây dựng mô hình KCNST.

Phương pháp nghiên cứu

Ứng với mỗi nội dung nghiên cứu có những phương pháp nghiên cứu cụ thể :

Phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi,

thường xuyên trong quá trình nghiên cứu khoa học.

Phương pháp so sánh là phương pháp được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khoa

học khác nhau. Khi áp dụng phương pháp này trong đề tài nghiên cứu cần phải thu thập

thông tin về những vấn đề liên quan đến QLMT KCN hiện nay ở khu vực và những qui

định hiện có của Nhà nước về QLMT KCN, từ đó phát hiện những điểm giống và khác

nhau, những mặt mạnh và yếu và những qui định, qui trình, tiêu chuẩn được các đối tượng

chấp nhận. Ngoài ra có thể tham khảo thêm những qui định và xu hướng QLMT của các

nước trên thế giới để điều chỉnh phù hợp với Việt Nam.

Phương pháp điều tra xã hội học để nắm thông tin thể hiện những quan niệm và

những phản ảnh về các vấn đề môi trường khác nhau mà đề tài đặt ra, đặc biệt là ý kiến

của các đối tượng liên quan, ví dụ : các nhà đầu tư CN, các nhà quản lý KCN, các nhà

QLMT, các nhà nghiên cứu v…v…

Phương pháp thống kê dùng để phân tích và xử lý số liệu.

Phương pháp điều tra khảo sát thực tế theo biểu mẫu thống nhất.

Phương pháp chuyên gia: để lấy ý kiến chuyên gia v…v...

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường18

Phương pháp nghiên cứu ứng với từng nội dung được trình bày tóm tắt như sau :

Đánh giá hiện trạng QLMT các KCN của Vùng KTTĐ Bắc bộ nói riêng và Việt

Nam nói chung: Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan tới sự phát triển của

KCN và Việt Nam, hiện trạng ô nhiễm và QLMT KCN ở Vùng KTTĐ Bắc bộ từ các

báo cáo khoa học, các văn bản, tài liệu của KCN và các cơ quan quản lý, cơ quan

nghiên cứu ... Khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp các vấn đề liên quan đến hoạt động

sản xuất, nhu cầu nguyên nhiên liệu, các vấn đề môi trường, … Phân tích ưu điểm và

những tồn tại cần nghiên cứu tiếp - tổng hợp và đánh giá. Các công cụ quản lý và văn

bản pháp lý về quản lý chất lượng môi trường của các KCN được tham khảo từ các Báo

cáo, đề tài nghiên cứu… và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Việc đánh giá chất lượng môi trường của các KCN trên được thực hiện chủ yếu

dựa trên các Báo cáo kết quả quan trắc, Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra môi trường

KCN, báo cáo từ các BQL các KCN, Sở TN&MT địa phương, Tổng cục Môi trường.

Các văn bản pháp lý liên quan đến QLMT và QLMT các KCN Việt Nam được

thu thập từ các cơ quan có chức năng như các Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường, Sở

TN&MT, Ban quản lý các KCN.... Mức độ áp dụng các văn bản này sẽ được đánh giá

từ phản ánh của các nhà quản lý và các bộ phận thực hiện công tác môi trường tại cơ sở

sản xuất. Sự phản hồi các đánh giá ban đầu sẽ có giá trị hơn thông qua trao đổi, thảo

luận giữa nhóm nghiên cứu và các nhà làm công tác quản lý. Ý kiến của các nhà quản

lý sẽ rất có ích cho việc xây dựng hệ thống QLMT cho các KCN sau này.

Tìm hiểu hệ thống quản lý môi trường KCN trên Thế giới: Mỗi mô hình KCN

có những đặc trưng riêng, do đó hệ thống QLMT áp dụng cho những KCN này cũng có

những đặc thù riêng. Các thông tin liên quan đến loại hình KCN và hệ thống QLMT

KCN của các nước được thu thập thông qua các tạp chí khoa học quốc tế, báo cáo khoa

học và sách đã được xuất bản. Các dạng mô hình KCN khác nhau và hệ thống QLMT

đối với những mô hình KCN này từ những nước đang được tham khảo để phát triển,

học tập những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm và rút ra bài học cho Việt Nam.

Xây dựng mô hình các hệ thống QLMT cho KCN: Với những mô hình KCN tập

trung đã thiết lập, sẽ xây dựng các mô hình hệ QLMT thích hợp cho từng loại KCN ở

hai cấp quản lý chính : (1) Quản lý cấp cơ sở sản xuất và (2) Quản lý cấp KCN. Với

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường19

mỗi cấp quản lý cần thể hiện vai trò của các cơ quan - bộ phận chức năng tham gia

QLMT của từng cơ sở sản xuất cũng như của KCN. Phương pháp chuyên gia, phân tích -

tổng hợp và dựa vào các tính chất đặc trưng của KCNST và điều kiện thực tế tại Việt Nam

được sử dụng để đề xuất hệ thống tiêu chí chuyển đổi các KCN đa ngành đang hoạt

động sang mô hình KCNST trong điều kiện Việt Nam.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường20

Chương 1 – TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÁC KCN VIỆT NAM

Cùng với việc thu thập, tổng hợp thông tin từ các Báo cáo, Đề tài nghiên cứu về

vấn đề môi trường các KCN ở Việt Nam, tác giả Luận văn đã tiến hành điều tra thực tế

thông qua việc đi khảo sát và phát phiếu điều tra thu thập thông tin đối với 35 KCN trên

địa bàn các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ. Kết quả thu được 27 KCN có thông tin thu

thập được về hiện trạng hoạt động, nguồn thải (nước thải, chất thải rắn) và tổ chức quản

lý môi trường của KCN. Dưới đây, sẽ là một số tổng hợp, đánh giá về tình hình phát

triển và hiện trạng môi trường các KCN ở Việt Nam nói chung và số liệu cụ thể đối với

các KCN thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ nói riêng.

1.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển các KCN của Việt Nam

Tính từ năm 1991 đến hết tháng 12/2008, trải qua 18 năm xây dựng và phát triển,

Việt Nam đã thành lập được 223 KCN với tổng diện tích tự nhiên đạt 57.264 ha, phân

bố trên 56/63 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, diện tích đất sử dụng

cho phát triển công nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch đạt gần 40.000 ha, chiếm

khoảng 65% diện tích đất quy hoạch các KCN.

112

65

131

179

139

22357.264

29.392

3002.360

11.964

26.986

42.986

0

50

100

150

200

250

1991 1995 2000 2005 2006 2007 2008

Số lượng KCN (khu) Diện tích KCN (ha)

0

10.000

20.000

30.000

40.000

50.000

60.000

Số lượng KCN

Diện tích KCN

Biểu đồ 1.1. Tình hình phát triển KCN giai đoạn 1991 - 2008

Nguồn: [7]

Trong số 223 KCN hiện nay của cả nước, có 171 KCN đã đi vào hoạt động, 52

KCN đang trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chủ yếu là các KCN mới thành

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường21

lập trong những năm gần đây. Tính chung cho toàn bộ các KCN cả nước thì tỷ lệ lấp

đầy chỉ đạt 46% với 17.107 ha đất công nghiệp đã cho thuê.

Năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về

thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với KCN, KCX và KKT,

trong đó quy định thống nhất hoạt động của KCN trên các lĩnh vực theo hướng đẩy

mạnh phân cấp quản lý cho Ban quản lý các KCN. Nghị định đã góp phần đổi mới sâu

sắc về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh cùng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

mạnh mẽ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Công tác quản lý Nhà nước về KCN cũng

như bản thân hoạt động của các KCN đã có những điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, năng

lực, chương trình hoạt động để thích nghi với điều kiện mới.

Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN cũng đã nảy sinh một số vấn đề như sự gia

tăng về số lượng không tỷ lệ thuận với tỷ lệ lấp đầy KCN. Qua khảo sát ở một số KCN,

cho thấy, các KCN do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập có cơ sở hạ tầng kỹ

thuật đồng bộ, thuận tiện, nhưng tốc độ lấp đầy chậm, không thu hút được các doanh

nghiệp vừa và nhỏ, bởi suất đầu tư cao, cho nên các doanh nghiệp Việt Nam với tài

chính có hạn rất khó thuê ở các KCN này. Các KCN do UBND cấp tỉnh quyết định

thành lập và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì có tốc độ lấp đầy nhanh nhưng

không thể thành lập nhiều do ngân sách địa phương hạn hẹp. Các KCN khác cho các

doanh nghiệp sản xuất thuê đất trước khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật nên suất đầu tư

thấp, có tốc độ triển khai xây dựng và lấp đầy nhanh nhưng lại gặp khó khăn trong quản

lý môi trường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ.

Số liệu về số lượng KCN thành lập mới và mở rộng năm 2008 cũng như những

năm trước cho thấy, mặc dù sự phân bố KCN đã được điều chỉnh theo hướng tạo điều

kiện cho một số địa bàn đặc biệt khó khăn ở Trung du miền núi phía Bắc (Yên Bái,

Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn...), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon

Tum, Lâm Đồng), Tây Nam Bộ (Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng…) nhằm phát triển

công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song các KCN vẫn tập trung ở 23 tỉnh,

thành phố thuộc 4 vùng KTTĐ (vùng KTTĐ Bắc bộ, vùng KTTĐ miền Trung, vùng

KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ vùng ĐBSCL). Đến cuối tháng 12/2008, với 167

KCN, tổng diện tích đất tự nhiên đạt 46.825 ha, các KCN thuộc 4 vùng KTTĐ chiếm

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường22

tới 74,9 % tổng số KCN và 81,8 % tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước [7].

Đồng Nai và Bình Dương là những địa phương có số lượng KCN lớn nhất trong cả

nước. Vùng KTTĐ Bắc bộ có 49 KCN với diện tích khoảng 10.114 ha, chiếm khoảng

22% tổng số KCN trên toàn quốc [2].

Ngày 21/8/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg

[4] phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng

đến năm 2020. Quy hoạch đã xác định sẽ hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai

trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN có quy

mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại

những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.

Kế hoạch đến năm 2015

- Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các KCN hiện có, thành lập mới một cách có chọn

lọc các KCN với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000 - 25.000 ha; nâng tổng diện

tích các KCN đến năm 2015 khoảng 65.000 - 70.000 ha. Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy các

KCN bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%.

- Xây dựng các công trình xử lý chất thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở

những khu vực tập trung các KCN tại các vùng KTTĐ.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN, phấn

đấu thu hút thêm khoảng 6.500 - 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng trên

36 - 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%.

Định hướng đến năm 2020

- Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây dựng

KCN.

- Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới KCN trên toàn lãnh thổ với tổng diện tích các

KCN đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020.

- Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các KCN đã được thành lập theo

hướng đồng bộ hoá.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường23

31

14

5

19

25

10

5

1

16

23 23

17

0

5

10

15

20

25

30

35

Đồng bằng

sông Hồng

Trung du miền

núi phía Bắc

Bắc Trung Bộ

và duyên hải

miền Trung

Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng

sông Cửu Long

Số KCN (khu)

Số lượng KCN ưu tiên thành lập mới theo quy hoạch

Số lượng KCN đã thành lập mới giai đoạn 2006-2008

Biểu đồ 1.2. Số KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới giai đoạn 2006 - 2015 theovùng kinh tế và so sánh với số KCN đã thành lập giai đoạn 2006 – 2008

Nguồn: [1]

Trong giai đoạn 2006-2008, các KCN được thành lập mới vẫn chủ yếu tập trung ở

vùng ĐBSH, Đông Nam Bộ và ĐBSCL (Biểu đồ 1.2). Trung du miền núi phía Bắc

trong giai đoạn này cũng có số lượng KCN thành lập mới khá nhiều đã đáp ứng yêu cầu

phát triển các KCN tại vùng có điều kiện khó khăn. Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ và Duyên

hải miền Trung cùng với Tây Nguyên vẫn là hai vùng có số lượng KCN thành lập mới

không nhiều. Điều này đã bộc lộ rõ sự phát triển KCN không cân đối giữa các vùng,

miền trên cả nước.

Theo các báo cáo thống kê cho thấy, các chỉ tiêu về phát triển KCN như tăng số

lượng và diện tích KCN đều đạt và vượt kế hoạch. Tuy nhiên, chỉ tiêu liên quan đến

công tác BVMT đó là 70% các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu

chuẩn thì còn xa so với con số thực tế (đến cuối năm 2009 mới có 43,3 % các KCN đã

đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung, nhiều công trình trong số đó

còn chưa xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn). Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của chính

các KCN, sự quản lý sát sao và sự hỗ trợ của các cấp để có thể đạt được chỉ tiêu này.

1.2. Tổng quan về hiện trạng môi trường các KCN

1.2.1. Nước thải

Thành phần nước thải các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở sản xuất

trong KCN (Bảng 1.1).

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường24

Bảng 1.1. Đặc trưng về thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước xử lý)

Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm chính Chất ô nhiễm phụ

Chế biến đồ hộp, thủy sản, rau

quả, đông lạnh

BOD, COD, pH, SS Màu, tổng P, N tổng

Chế biến nước uống có cồn,

bia, rượu

BOD, pH, SS, N, P TDS, màu, độ đục

Chế biến thịt BOD, pH, SS, độ đục NH4+, P, màu

Sản xuất bột ngọt BOD, SS, pH, NH4 Độ đục, NO3-, PO4

3-

Cơ khí COD, dầu mỡ, SS, CN-, Cr,

Ni

SS, Zn, Pb, Cd

Thuộc da BOD5, COD, SS, Cr, NH4+,

dầu mỡ, phenol, sunfua

N, P, tổng Coliform

Dệt nhuộm SS, BOD, kim loại nặng, dầu

mỡ

Màu, độ đục

Phân hóa học pH, độ axít, F, kim loại nặng Màu, SS, dầu mỡ, N, P

Sản xuất phân hóa học NH4+, NO3

-, urê pH, hợp chất hữu cơ

Sản xuất hóa chất hữu cơ, vô cơ pH, tổng chất rắn, SS, Cl-,

SO42-, pH

COD, phenol, F, Silicat, kim

loại nặng

Sản xuất giấy SS, BOD, COD, phenol,

lignin, tanin

pH, độ đục, độ màu

Nguồn: [10]

Thành phần nước thải của các KCN chủ yếu bao gồm các chất lơ lửng (SS), chất

hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất dinh dưỡng (biểu hiện bằng hàm

lượng tổng Nitơ và tổng Phốtpho) và kim loại nặng (Bảng 1.2).

Bảng 1.2. Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN thuộc các tỉnh của vùng KTTĐ Bắc bộ năm 2009

Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)

TT Địa phương

Lượng nước thải

(m3/ngày) TSS BOD COD Tổng N Tổng P

1 Hà Nội 36.577 8.047 5.011 11.668 2.122 2.926

2 Hải Phòng 14.026 3.086 1.922 4.474 814 1.122

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường25

Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)

TT Địa phương

Lượng nước thải

(m3/ngày) TSS BOD COD Tổng N Tổng P

3 Quảng Ninh 8.050 1.771 1.103 2.568 467 644

4 Hải Dương 23.806 5.237 3.261 7.594 1.381 1.904

5 Hưng Yên 12.350 2.717 1.692 3.940 716 988

6 Vĩnh Phúc 21.300 4.686 2.918 6.795 1.235 1.704

7 Bắc Ninh 38.946 8.568 5.336 12.424 2.259 3.116

Tổng lượng: 155.055 34.112 21.243 49.463 8.993 12.404

Nguồn: [1].

Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc nước thải

có được xử lý hay không. Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có trạm xử lý

nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, rất nhiều các KCN đã đi vào hoạt động mà

hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hạng mục này. Nhiều KCN đã có hệ

thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp trong KCN

còn thấp. Nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng

không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần

lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi trường đều có các thông số ô nhiễm cao

hơn nhiều lần so với QCVN.

Nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm tại các sông, hồ,

kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn. Những nơi tiếp nhận nước thải của các KCN đã bị ô

nhiễm nặng nề, nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4+, tổng N, tổng P đều cao hơn

QCVN nhiều lần (Biểu đồ 1.3).

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường26

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

S.Đuống-HNS. Cà Lồ- cầu

Gia Tân, HN

Sông Lạch

Tray - HP

Mương thoát

nước KCN

Nomura,HP

S.Sinh - QN S.Cầu - BN S.Ngũ Huyện

khê - BN

Mương tại

KCN Tiên

Sơn - BN

S.Sặt-Hải

Dương

S.Cà Lồ-

P.Yên,VPhúc

S.Bần-

Hưng Yên

S.Nhuệ

Vạn Phúc,HN

mg/l

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Năm 2008 QCVN 08:2008 (B1) QCVN 08:2008(A1)

Biểu đồ 1.3. Diễn biến COD trên các sông vùng KTTĐ Bắc bộ qua các năm

Nguồn: [11].

1.2.2. Khí thải

Theo số liệu báo cáo của các địa phương và khảo sát thực tế thì hiện nay nhiều cơ sở

sản xuất trong các KCN đã lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm khí trước khi xả thải ra môi

trường, mặt khác do diện tích xây dựng nhà xưởng tương đối rộng, nằm trong KCN, phần

nhiều tách biệt với khu dân cư nên tình trạng khiếu kiện về gây ô nhiễm môi trường do

khí thải tại các KCN chưa bức xúc như đối với vấn đề nước thải và chất thải rắn.

Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do hai nguồn: quá

trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn điểm) và sự rò rỉ chất

ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất (nguồn diện). Tuy nhiên, hiện nay, các cơ sở sản xuất

chủ yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ nguồn điểm. Ô nhiễm không khí do

nguồn diện và tác động gián tiếp từ khí thải, hầu như vẫn không được kiểm soát, lan

truyền ra ngoài khu vực sản xuất, có thể gây tác động đến sức khoẻ người dân sống gần

khu vực bị ảnh hưởng.

Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo từng

loại hình công nghệ. Rất khó xác định tất cả các loại khí gây ô nhiễm, nhưng có thể phân

loại theo từng nhóm ngành sản xuất chính tại các KCN như Bảng 1.3.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường27

Bảng 1.3. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm

Loại hình sản xuất công nghiệp Thành phần khí thải

Tất cả các ngành có lò hơi, lò sấy hay máy phát

điện đốt nhiên liệu nhằm cung cấp hơi, điện,

nhiệt cho quá trình sản xuất

Bụi, CO, SO2, NO2, CO2, VOCs, muội

khói,…

Nhóm ngành may mặc: phát sinh từ công đoạn

cắt may, giặt tẩy, sấy

Bụi, Clo, SO2

Nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống Bụi, H2S

Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại Bụi kim loại đặc thù, bụi Pb trong công

đoạn hàn chì, hơi hóa chất đặc thù, hơi dung

môi hữu cơ đặc thù, SO2, NO2

Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm nhựa, cao su SO2, hơi hữu cơ, dung môi cồn,…

Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, dinh dưỡng

động vật

Bụi, H2S, CH4, NH3

Chế biến thủy sản đông lạnh Bụi, NH3, H2S

Nhóm ngành sản xuất hóa chất như: Bụi, H2S, NH3, hơi hữu cơ, bụi, hơi hóa chất

đặc thù,… như:

- Ngành sản xuất sơn hoặc có sử dụng sơn - Dung môi hữu cơ bay hơi, bụi sơn

- Ngành cơ khí (công đoạn làm sạch bề mặt kim

loại)

- Hơi axit

- Ngành sản xuất hóa nông dược, hóa chất bảo vệ

thực vật, sản xuất phân bón

- H2S, NH3, lân hữu cơ, clo hữu cơ

Các phương tiện vận tải ra vào các công ty trong

các khu công nghiệp.Khí SO2, CO, NO2, VOCs, bụi,…

Nguồn: [7]

Theo đánh giá của Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009, Vùng KTTĐ Bắc bộ là

nơi có phát thải chất ô nhiễm môi trường không khí lớn thứ hai trên cả nước.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường28

Bảng 1.4. Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN thuộc các tỉnh của vùng KTTĐ Bắc bộ năm 2009

Thải lượng (kg/ngày)

TTĐịa phương

Bụi NO2 CO SO2

1 Hà Nội 5.231 9.817 1.514 93.857

2 Hải Phòng 2.006 3.765 581 35.991

3 Quảng Ninh 1.151 2.161 333 20.656

4 Hải Dương 3.404 6.390 986 61.086

5 Hưng Yên 1.766 3.315 511 31.690

6 Vĩnh Phúc 3.046 5.717 882 54.656

7 Bắc Ninh 5.569 10.453 1.612 99.935

Tổng lượng: 22.173 41.617 6.419 397.872

Nguồn: [1]

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động của các nhà máy thuộc

các KCN cũ, vận hành với công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm hoặc chưa được đầu tư hệ

thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài, vì vậy hầu hết các thông số

quan trắc như bụi, CO và SO2 không đạt QCVN. Các KCN mới với các cơ sở có đầu tư

công nghệ hiện đại và hệ thống quản lý tốt thường có hệ thống xử lý khí thải trước khi xả

ra môi trường nên thường ít gặp các vấn đề về ô nhiễm không khí hơn.

Tình trạng ô nhiễm bụi ở các KCN vùng KTTĐ Bắc bộ diễn ra khá phổ biến, đặc

biệt vào mùa khô và đối với các KCN đang trong quá trình xây dựng. Hàm lượng bụi lơ

lửng trong không khí xung quanh của các KCN qua các năm đều vượt QCVN.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường29

0

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

Nội Bài

- Hà Nội

Bắc

Thăng

Long

- Hà Nội

Nomura

-Hải

Phòng

Cái

Lân

- Quảng

Ninh

Tiên Sơn

- Bắc

Ninh

Quế Võ

- Bắc

Ninh

Bình

Xuyên

- Vĩnh

Phúc

Đại An

- Hải

Dương

Nam

Sách

- Hải

Dương

Phố Nối

A

- Hưng

Yên

2006

2007

2008

QCVN 05:2009

Biểu đồ 1.4. Hàm lượng bụi lơ lửng (mg/m3) trong không khí xung quanh một số khu công nghiệp miền Bắc từ năm 2006 - 2008

Nguồn: [12].

Theo đánh giá chung về nồng độ khí CO, SO2 và NO2 trong không khí xung quanh

các KCN hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép.

Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm không khí bên trong cơ sở sản xuất của các KCN đang

là vấn đề cần quan tâm. Một số loại hình sản xuất trong các KCN (như chế biến thuỷ sản,

sản xuất hoá chất…) đang gây ô nhiễm không khí tại chính các cơ sở sản xuất và tác

động không nhỏ đến sức khoẻ của người lao động bên trong và dân cư gần các cơ sở sản

xuất. Tuy nhiên, không có số liệu để đánh giá chính xác vấn đề này do hiện nay chưa có

đơn vị có thẩm quyền nào tiến hành quan trắc chất lượng môi trường không khí trong khu

vực sản xuất của các KCN. Vấn đề này chưa được quy định trong các văn bản pháp quy

về quản lý môi trường.

1.2.3. Chất thải rắn

Hoạt động sản xuất tại các KCN đã phát sinh một lượng không nhỏ chất thải rắn và

chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng chất thải rắn phát sinh tại mỗi KCN tùy thuộc

vào loại hình công nghiệp đầu tư, quy mô đầu tư và công suất của các cơ sở công nghiệp

trong KCN. Thêm vào đó, thành phần chất thải rắn của các KCN còn thay đổi theo giai

đoạn phát triển của KCN. Trong giai đoạn xây dựng KCN, chất thải rắn chủ yếu là phế

thải xây dựng. Thành phần chính là đất, đá, gạch, xi măng, sắt thép hư hỏng, bao bì và

phế thải xây dựng. Thực tế ở các KCN Việt Nam hiện nay, tỷ lệ các KCN đã lấp đầy

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường30

100% rất ít nên lượng chất thải xây dựng vẫn thường xuyên phát sinh và được thu gom

lẫn với chất thải công nghiệp.

Tổng lượng chất thải rắn trung bình của cả nước đã tăng từ 25.000 tấn/ngày (năm

1999) lên khoảng 30.000 tấn/ngày (năm 2005), trong đó lượng chất thải rắn từ hoạt

động công nghiệp cũng có xu hướng gia tăng, phần lớn tập trung tại các KCN ở vùng

KTTĐ Bắc bộ và vùng KTTĐ phía Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự mở

rộng của các KCN, lượng chất thải rắn từ các KCN đã tăng đáng kể, trong đó, lượng

chất thải rắn nguy hại gia tăng với mức độ khá cao. Tổng lượng chất thải nguy hại do

Công ty Môi trường đô thị URENCO Hà Nội thu gom trong 1 tháng (của năm 2009) là

khoảng 2.700 tấn/tháng, trong đó số lượng chất thải nguy hại có nguồn gốc từ các hoạt

động sản xuất công nghiệp (dầu thải, dung môi, bùn thải, dung dịch tẩy rửa, bao bì hóa

chất, giẻ dầu, pin, acquy, thùng phi... ) đã là 2.100 tấn/tháng. Điều đó chứng tỏ tỷ lệ

chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp (các ngành điện tử, sản xuất hóa

chất, lắp ráp thiết bị cao cấp...) cao hơn nhiều so với các ngành, lĩnh vực khác.

Bảng 1.5. Ước tính lượng chất thải nguy hại phát sinh theo ngành sản xuất và theosố lượng công nhân trong ngành sản xuất (kg/người/năm)

Lĩnh vực

Rác thải

Thực

phẩm

Dêt,

da

giầy

Gỗ và

chế

biến

gỗ

Giấy

& in

ấn

Hóa

chất

&

hóa

dầu

Phi

kim

loại

Kim

loại

bản

Sản

phẩm

kim

loại

Thiết

bị

vận

tải

Chất thải xử lý bề

mặt 0,2 0,2 0,3 0,3 0,3 0,2 0,1 40 10

Acid 0,3 1 0,1 1 50,2 5,1 401,7 50 99,9

Kiềm 100 1,4 3 6 200,6 50,2 100,4 50 10

Chất thải vô cơ 2 3,4 4 10 40,1 80,3 40,2 8 6

Chất thải phản ứng 0 0 0 4 8 0 2 2 2

Sơn/nhựa 0 8,6 20 20 20,1 10 0 20 10

Dung môi 2 2,3 2 5 7 0,1 1 5 3

Chất thối rữa 200 5 1 5 10 0 0 0 1

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường31

Lĩnh vực

Rác thải

Thực

phẩm

Dêt,

da

giầy

Gỗ và

chế

biến

gỗ

Giấy

& in

ấn

Hóa

chất

&

hóa

dầu

Phi

kim

loại

Kim

loại

bản

Sản

phẩm

kim

loại

Thiết

bị

vận

tải

Giẻ vải 0 69,2 0 0 10 0 0 0 0

Dầu/chất thải dính

dầu 10 38,2 10 10 80,2 10 60,2 30 59,9

Bao bì bẩn 2 1,3 2 2 20,1 1 2 3 2

Chất thải trơ 10 17,3 20 50,1 200,6 401,8 200,9 40 30

Hóa chất hữu cơ 0,2 0,1 0,1 0,2 2 0 0 0 0

Hóa chất thuốc trừ

sâu 0 0 0,1 0,1 10 0 0 0,1 0,2

Nguồn: [13]

Theo quy hoạch được duyệt, tất cả các KCN phải có khu vực phân loại và trung

chuyển chất thải rắn, tuy nhiên, rất ít KCN triển khai hạng mục này. Điều này đã khiến

cho công tác quản lý chất thải rắn ở các KCN gặp không ít khó khăn.

Do hầu hết các KCN chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn nên các

doanh nghiệp trong KCN thường ký hợp đồng với các Công ty môi trường đô thị tại

địa phương, hoặc một số doanh nghiệp có giấy phép hành nghề để thu gom và xử lý

chất thải rắn. Việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cũng do các doanh

nghiệp chủ động đăng ký với Sở TN&MT cấp tỉnh.

Hiện nay, chất thải nguy hại tại các KCN chưa được quản lý chặt chẽ do các quy

định liên quan chưa cụ thể. Nhiều cơ sở chưa tiến hành phân loại, không có kho lưu giữ

tạm thời theo quy định và chỉ một phần chất thải nguy hại được các đơn vị có chức

năng xử lý. Rất nhiều chất thải nguy hại được chôn lẫn với rác thải sinh hoạt, thậm chí

đổ ngay tại nhà máy, gây ô nhiễm môi trường.

1.3. Tổng quan hiện trạng quản lý môi trường trong các KCN

1.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT KCN

Rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành quy định nội dung quản

lý môi trường KCN. Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 về ban hành quy chế KCN,

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường32

KCX, khu công nghệ cao là văn bản đầu tiên tạo cơ sở điều chỉnh các hoạt động của

KCN như cấp phép đầu tư, thành lập BQL, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa

phương. Nghị định 36/CP cho phép thành lập BQL các KCN, KCX được nhìn nhận như

là đại diện được uỷ quyền của Bộ, ngành và địa phương để quản lý KCN.

Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT ngày 09/8/2002 của Bộ KH&CNMT về ban

hành quy chế bảo vệ môi trường KCN đã đề cập đến các quy định về ĐTM, cơ sở hạ

tầng bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý nước thải tập trung, trách nhiệm của các bên

quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Quyết định này đã góp phần nâng cao nhận thức

doanh nghiệp và thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường tại các KCN.

Tuy nhiên, Quyết định 62/QĐ-BKHCNMT vẫn còn một số vấn đề hạn chế như

chưa nhất quán trong các quy định và nội dung của quản lý tập trung, chưa coi KCN

như một thực thể độc lập có tổ chức, chưa có những quy định gắn với tổ chức, hỗ trợ

cho hoạt động của tổ chức, các quy định chưa sát với việc triển khai thực tế (Khung

1.1) .

Khung 1.1. Một số hạn chế của Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT

Tại nhiều KCN, doanh nghiệp dựa vào lý do công nghệ xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, tự thoả thuận với cơ quan quản lý để đấu nối riêng mà không kết nối chung vàohệ thống thu gom của KCN. Hậu quả là một KCN có nhiều đầu ra nước thải, không thể kiểm soát được và không dễ khắc phục khi chuyển đổi sang quản lý tập trung.

Thực tế đã cho thấy không đảm bảo rằng công nghệ xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường được duy trì liên tục trong thời gian dài, và doanh nghiệp không gian dối trong việc xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, như trường hợp VEDAN đã bị phát hiện. Kết nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung chính là một cách giám sát rất hiệu quả nhưngđã không trở thành quy định bắt buộc trong Quyết định này.

Nguồn: [5]

Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và tiếp đến là Nghị định 29/2008/NĐ-CP về KCN, KCX

và khu kinh tế đã quy định BQL các KCN, KCX và KKT có nhiệm vụ và quyền tổ chức

thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền

quyết định của UBND cấp tỉnh trong KCN, KKT.

Thực hiện Nghị định 21/2008/NĐ-CP và Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính

phủ, nhiều địa phương đã uỷ quyền một phần chức năng quản lý môi trường KCN từ Sở

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường33

TN&MT sang cho BQL các KCN. Tuy nhiên, diễn biến quá trình này đã phát sinh rất

nhiều vấn đề. BQL chưa thực sự triển khai được chức năng quyền hạn mới; bộ máy tổ

chức chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số BQL các KCN còn chưa có bộ phân

chuyên trách về môi trường; bộ máy nhân sự, kinh phí không được quy định rõ trong

các văn bản.

Nhìn chung, hiện chưa có sự thống nhất giữa các văn bản quy định về quản lý

môi trường đối với các KCN. Đến nay hầu hết các văn bản liên quan đến KCN đều tập

trung vào những vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, còn hành lang pháp lý về QLMT

KCN rất chậm được ban hành. Tại một số địa phương, vấn đề bảo vệ môi trường KCN

chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vi phạm môi trường diễn ra liên tục, nhiều năm

nhưng không được xử lý cương quyết.

Thực tiễn đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần điều chỉnh, cụ thể hơn trong các quy

định quản lý môi trường KCN. Ngày 15/7/2009, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư

08/2009/TT-BTNMT quy định quản lý và bảo vệ môi trường KKT, khu công nghệ cao,

KCN và CCN, thay thế cho Quy chế bảo vệ môi trường KCN ban hành theo Quyết định

62/QĐ-BKHCNMT và khắc phục các tồn tại đã nêu.

1.3.2. Hệ thống quản lý môi trường KCN

Theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, liên

quan đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ TN&MT (đối với các KCN và

các dự án trong KCN có quy mô lớn); UBND tỉnh (đối với KCN và các dự án trong

KCN có quy mô thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh), UBND huyện (đối với một số

dự án quy mô nhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù).

Bên cạnh đó, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý môi trường của các KCN còn

có: BQL các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN;

các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường34

Hình 1.1. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN

Thông tư 08/2009/TT-BTNMT [5] của Bộ TN&MT tập trung vào việc quy định

trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị và các vấn đề liên quan đến quản lý và bảo vệ

môi trường của các KCN, trong đó đặc biệt nâng cao trách nhiệm của BQL các KCN.

Theo đó, BQL các KCN chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác bảo vệ môi trường

tại KCN theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 4, khoản 1). Để

thực hiện nhiệm vụ này, BQL các KCN phải có tổ chức chuyên môn, cán bộ phụ trách

về bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007

của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về Bảo vệ môi trường tại cơ

quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

BQL các KCN thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường KCN

theo uỷ quyền như tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM; chủ trì

hoặc phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra các vi phạm về bảo vệ môi trường đối với

các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KCN; phối hợp với Bộ TN&MT, Sở TN&MT

thực hiện việc thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường trong KCN.

Sở TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường, chủ trì công

tác thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và các nội dung của

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường35

Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo thẩm quyền; chủ trì hoặc phối hợp với BQL

các KCN tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong KCN; phối hợp giải

quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường KCN...

Công ty Phát triển hạ tầng KCN có chức năng xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng

KCN; quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, các công trình thu gom,

phân loại và xử lý chất thải rắn theo đúng kỹ thuật; theo dõi, giám sát hoạt động xả thải

của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung

của KCN.

Thông tư 08/2009/TT-BTNMT đã tạo ra một bước tiến so với Quyết định

62/QĐ-BKHCNMT trong vấn đề giao trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan trong

quản lý môi trường KCN. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề mà Thông tư 08 chưa quy

định rõ ràng cũng như giải quyết triệt để được những hạn chế còn tồn tại.

Tồn tại lớn nhất trong vấn đề quản lý môi trường KCN đó là BQL các KCN

chưa đủ điều kiện thực hiện chức năng đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm chính quản lý

môi trường KCN, hệ thống quản lý môi trường KCN thiếu chủ thể quản lý thực sự chịu

trách nhiệm và giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh. Việc phân cấp không rõ

ràng giữa Sở TN&MT và BQL các KCN đã dẫn đến việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

giữa các đơn vị. Theo phân cấp, Sở TN&MT đóng vai trò là cơ quan quản lý, ban hành

các quy định, còn BQL chịu trách nhiệm thực hiện, đảm bảo chất thải đầu ra của KCN

đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hiện nay Sở TN&MT vẫn đang giữ vai trò của đơn vị thực

hiện. Đó là các chức năng về thẩm định và phê duyệt Báo cáo ĐTM của doanh nghiệp

trong KCN, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện các quy định của Luật BVMT

trong KCN như xử lý nội bộ doanh nghiệp, kết nối hệ thống, bao gồm cả việc quản lý

các bên liên quan trong xử lý chất thải KCN. Tại nhiều địa phương, BQL các KCN chỉ

thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KCN, chưa bao gồm quản lý môi trường

KCN. để BQL các KCN có thể có được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ thì cần có sự uỷ

quyền của UBND tỉnh, UBND huyện, trong một số trường hợp còn cần sự ủy quyền

của Bộ TN&MT và các bộ ngành khác [6].

Theo Thông tư 08/2009/TT-BTNMT, BQL các KCN chịu trách nhiệm trực tiếp

quản lý công tác BVMT. Tuy nhiên, hiện nay năng lực của BQL các KCN tại nhiều địa

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường36

phương chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số BQL các KCN còn chưa có bộ

phận chuyên trách về môi trường; bộ máy, nhân sự và kinh phí hoạt động không được

quy định rõ trong các văn bản.

Vấn đề trách nhiệm của các bên về BVMT bên trong KCN còn nhiều bất cập.

Hiện nay, doanh nghiệp trong KCN đang cùng lúc chịu sự quản lý của 3 đầu mối: BQL

các KCN chủ yếu chịu trách nhiệm về cấp phép đầu tư và thẩm định báo cáo ĐTM, Sở

TN&MT chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra môi trường, Chủ đầu tư xây dựng và kinh

doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN được giao trách nhiệm giám sát hoạt động BVMT

bên trong KCN, bao gồm các quan hệ mua bán cho thuê dịch vụ và các dịch vụ môi

trường. Thực tế, quan hệ giữa doanh nghiệp với 3 đầu mối trên còn thiếu các quy định

và chế tài cụ thể, dẫn đến việc lỏng lẻo trong việc bắt buộc doanh nghiệp thực hiện

trách nhiệm BVMT, trong nhiều trường hợp, khi xảy ra tranh chấp hay sự cố môi

trường liên quan, không rõ đầu mối để liên hệ hoặc hỗ trợ doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, Quy định quản lý môi trường nội bộ KCN chưa được phổ biến. Đây là

công cụ quan trọng trong quá trình quản lý KCN, thể hiện tính đặc thù của từng KCN,

phù hợp với cách thức và năng lực quản lý của từng KCN, của địa phương và loại hình

doanh nghiệp tại chỗ. Việc thực hiện quản lý môi trường trong hàng rào KCN (quy định

về các hoạt động bảo vệ môi trường trong KCN, trách nhiệm của các bên liên quan

trong KCN, công cụ kiểm tra, giám sát và xử lý các hoạt động...) đều thông qua quy

định này. Tuy nhiên, do tổ chức của BQL các KCN chưa hoàn thiện nên các quy định

này chưa được phổ biến cũng như áp dụng hiệu quả.

1.3.3. Quy hoạch KCN gắn với bảo vệ môi trường

Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến

năm 2020 được ban hành kèm theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ

tướng Chính phủ với mục tiêu hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò định

hướng sự phát triển công nghiệp quốc gia. Các KCN có quy mô hợp lý tạo điều kiện

phát triển công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ

trọng công nghiệp trong GDP thấp.

Quy hoạch KCN với cách thức tổ chức tốt chính là điều kiện để Bảo vệ môi

trường và phát triển bền vững (khai thác lợi thế tập trung các doanh nghiệp tạo ra các

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường37

lợi thế trong việc sử dụng nguồn lực, tiết kiệm tài nguyên đất đai, nguyên liệu khoáng

sản, năng lượng, xử lý chất thải...).

Quy hoạch phát triển các KCN của từng địa phương phải phù hợp với quy hoạch

tổng thể các KCN trên cả nước và quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát

triển KT-XH vùng, miền, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương để từ đó

có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong việc đầu tư phát triển các

KCN.

Các KCN cần được quy hoạch xây dựng đồng bộ với các khu thương mại, đô thị,

dịch vụ theo mô hình tổ hợp liên hoàn. Trong đó, phát triển KCN là trọng tâm, còn các

khu vệ tinh khác về thương mại, dịch vụ, đô thị mới là hết sức quan trọng, có vai trò tác

nhân thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái của các

KCN tại địa phương.

Mỗi KCN đều có quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về giao thông, cấp thoát

nước… đặc biệt là các công trình bảo vệ môi trường và phân khu chức năng hợp lý, lựa

chọn cơ cấu đầu tư trong các KCN theo hướng khuyến khích phát triển, thu hút các dự

án đầu tư có công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, phát sinh ít chất thải.

Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch phát triển các KCN hiện tại không tuân theo một

quy hoạch thống nhất, một số nơi thiếu cơ sở khoa học (Khung 1.2). Hầu hết các địa

phương đều có KCN riêng với các chức năng giống nhau, tạo ra sự cạnh tranh không

cần thiết. Nhiều KCN đã giảm mức đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN bao gồm cả

hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Việc lựa chọn địa điểm cho KCN

thường không tuân thủ theo những quy định liên quan. Quá trình thiết kế và thực hiện

các quy hoạch phát triển công nghiệp có nhiều đơn vị cùng tham gia, nhưng còn thiếu

sự điều phối chung và chịu trách nhiệm đến cuối cùng.

Khung 1.2. Một số điển hình của quy hoạch khu công nghiệp thiếu cơ sở khoa học

Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những dẫn chứng của việc quy hoạch KCN theo kiểu

phân tán, tạo thành vành đai công nghiệp bao vây tứ phía của thành phố. Hậu quả là khó giải

quyết các vấn đề môi trường trong tương lai, hiệu quả kinh tế của các KCN lại không cao.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường38

Việc xây dựng quy hoạch KCN trên LVS Thị Vải đã không được thực hiện một cách khoa học,

thiếu quan tâm đến vấn đề môi trường cho toàn lưu vực một cách tổng thể, là một trong những

nguyên nhân dẫn đến việc gây ô nhiễm nghiêm trọng cho sông Thị Vải.

Nguồn: Hội nghị quốc tế Môi trường ở Việt Nam và các biện pháp xử lý, Hà Nội,

26/10/2004

1.3.4. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong BVMT KCN

Tại các KCN đã triển khai xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập

trung tuy nhiên tỷ lệ còn thấp và hiệu quả chưa cao

Theo quy định, Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật

KCN có trách nhiệm xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Thực tế

hiện nay, công tác này chưa được thực hiện nghiêm túc tại nhiều KCN. Có tới 57%

KCN đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung (năm 2009). Trong 3

năm gần đây, mặc dù số KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung có tăng lên, nhưng

xét trên tổng số KCN, tỷ lệ KCN có hệ thống này tăng lên không đáng kể. Một số KCN

đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng lại hoạt động không hiệu quả, hoặc hoạt

động mang tính đối phó. Theo đánh giá sơ bộ thì chỉ 50% các hệ thống xử lý nước thải

tập trung hiện tại là đạt tiêu chuẩn. Nhiều KCN hiện còn tìm cách kéo dài hoặc trì hoãn

việc đầu tư cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường nói chung và hệ thống xử lý nước thải

tập trung nói riêng (KCN Sài Đồng B, KCN Yên Phong 1, KCN Châu Sơn...).

Tại các KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cũng xuất hiện

nhiều vấn đề dẫn đến việc vận hành hệ thống này không hiệu quả. Một số nơi, hệ thống

không đáp ứng được tổng lượng nước thải mà các doanh nghiệp trong KCN thải ra, do

thiết kế công suất không tương xứng hoặc do lượng xả thải của các doanh nghiệp vượt

mức cam kết. Theo quy định, nước thải của các doanh nghiệp trong KCN đều phải xử

lý sơ bộ đạt yêu cầu trước khi đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng nhiều

doanh nghiệp không tuân thủ việc xử lý nước thải cục bộ, gây khó khăn cho hệ thống

xử lý nước thải tập trung. Một số KCN lại không có đủ nước thải để hệ thống hoạt động

do nhiều doanh nghiệp trong KCN vẫn không chịu đấu nối nước thải vào hệ thống.

Điển hình là KCN Phố Nối B (Hải Dương), chỉ có lượng nước thải khoảng 500

m3/ngày, trong khi công suất xử lý của hệ thống là 10.800 m3/ngày; KCN Việt Hương

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường39

II, Bình Dương với tỷ lệ tương ứng là 300/2000; KCN Nomura, Hải Phòng với tỷ lệ

tương ứng là 300/2500.

Việc áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ thân thiện môi trường tại các

doanh nghiệp trong KCN còn chưa được chú trọng

Ngày 06/5/2002 Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về sản

xuất sạch hơn (Giai đoạn 1: Triển khai sản xuất sạch hơn trong các cơ sở công nghiệp)

ban hành kèm theo Quyết định số 1146/BKHCNMT-MTg của Bộ trưởng Bộ

KHCN&MT). Áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nước

ta là giải pháp hiệu quả về kinh tế và BVMT. Đến nay đã có hàng trăm cơ sở công

nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn.

Các cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn, tùy loại hình sản xuất, tình trạng thiết bị,

quản lý đã giảm tiêu thụ nguyên liệu 5-15%, giảm tiêu thụ nước 5-35%, giảm tiêu thụ

năng lượng 10-35%, giảm lượng nước thải 5-40%, giảm lượng khí thải 10-30%. Nếu

tiếp tục cải tiến phương thức quản lý và thay đổi cách sử dụng hợp lý trang thiết bị

trong sản xuất, sinh hoạt thì các cơ sở sản xuất ở Việt Nam còn có thể tiết kiệm thêm 5-

15% năng lượng tiêu thụ.

Ngày 07/9/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số

1419/QTTg phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm

2020” với mục tiêu sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất

công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên nhiên

vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện

chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.

Khung 1.3. Mục tiêu cụ thể của “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến

năm 2020” theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ

Giai đoạn từ nay đến năm 2015

- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn

trong công nghiệp;

- 25% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp

áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 5 – 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu,

nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm;

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường40

- 70% các Sở Công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất

sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

- 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn

trong công nghiệp;

- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp

áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 8 – 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu,

nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 90% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên

trách về sản xuất sạch hơn;

- 90% các Sở Công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất

sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, việc đầu tư đổi mới công nghệ tiên

tiến đối với các cơ sở công nghiệp cũng là một đòi hỏi cấp thiết. Để hỗ trợ cho các

doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/1999/NĐ-

CP ngày 18/9/1999 về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh

nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ.

Hiện nay, cùng với việc một số công nghệ thân thiện với môi trường đã được đầu

tư, ứng dụng vào nhiều KCN, vẫn còn hiện tượng nhiều KCN và doanh nghiệp chưa quan

tâm đúng mức đến việc đầu tư này, không ít doanh nghiệp trong KCN còn sử dụng các

công nghệ lạc hậu trong sản xuất, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Chưa triển khai mô hình KCNST

Nhận thấy những tác động đến tự nhiên và môi trường trong quá trình phát triển

KCN, từ đầu những năm 1990, trên thế giới đã xuất hiện và phổ biến khái niệm mô

hình KCNST. Mô hình này đã trở thành một hướng đi mới của các nước trên thế giới,

có tính khả thi cao nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Ở nước ta, KCNST là vấn đề khá mới, tuy nhiên KCN thân thiện môi trường,

như một tiếp cận ban đầu với mô hình KCNST, đã được nghiên cứu đề xuất thông qua

một số dự án. Cho đến tháng 10 năm 2009 đã có một KCNST đầu tiên được khởi công

xây dựng ở Việt Nam (Khung 1.4).

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường41

Khung 1.4. Khởi công KCN sinh thái đầu tiên của Việt Nam - Vườn công nghiệp Bourbon An Hòa

Tháng 10/2009, Vườn công nghiệp Bourbon An Hòa, mô hình KCNST đầu tiên của Việt Nam, đã được khởi công xây dựng tại xã An Hoà, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Dự án có vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng với diện tích 1.020 ha, trong đó 720 ha dành cho đất công nghiệp, 184 ha dành cho khu kho cảng và 76 ha dành cho dân dụng và tái định cư.

Điểm nổi bật của Vườn công nghiệp này sẽ là những khu vực xanh của hệ sinh thái tự nhiên. Ngoài 15% diện tích chung bắt buộc dành cho cây xanh, mỗi dự án xây dựng nhà máytại đây chỉ được sử dụng tối đa 70% đất xây dựng, 30% còn lại được dành cho thảm xanh. Thay vì trồng cây xanh mới, chủ đầu tư sẽ giữ lại hệ thống cây xanh tự nhiên và bảo tồn các hệ sinh thái xung quanh hiệu hữu KCN.

Các nhà máy trong Vườn công nghiệp sẽ phối hợp, trao đổi các loại sản phẩm phụ; tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ của nhau, theo hướng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Nhà máy xử lý nước thải của Vườn công nghiệp có công suất dự kiến 40.000 m3/ngày(trong đó, giai đoạn 1 có công suất thiết kế 20.000 m3/ngày). Nước thải sau khi xử lý sẽ đượcdẫn vào các dòng kênh nội bộ và đây sẽ là nơi nuôi trồng nhiều loại sinh vật.

Nguồn: [3]

Ngoài ra, còn phải kể đến hàng loạt nguyên nhân khác khiến cho công tác quản

lý và bảo vệ môi trường KCN chưa thực sự phát huy hiệu quả. Đó là các công cụ quản

lý môi trường KCN chưa thực sự phát huy hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám

sát môi trường KCN chưa làm rõ được hành vi, mức độ gây ô nhiễm của các doanh

nghiệp KCN, công tác giám sát nguồn thải từ các KCN chưa được triển khai. Mức phí

BVMT còn thấp hơn nhiều so với chi phí thu gom và xử lý chất thải, tỷ lệ doanh nghiệp

tham gia đóng phí còn thấp. Các chế tài xử phạt, cưỡng chế chưa đủ sức răn đe, mức xử

phạt thấp hơn nhiều chi phí khắc phục ô nhiễm dẫn đến nhiều doanh nghiệp chấp nhận

bị phạt và tiếp tục gây ô nhiễm. Thêm vào đó, vấn đề nhân lực thiếu và yếu cộng với

đầu tư tài chính đối với môi trường KCN không tương xứng cũng là cản trở không nhỏ

đối với công tác BVMT KCN.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường42

Chương 2 – NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ MÔ HÌNH KCN,ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH PHÙ HỢP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

2.1. Nghiên cứu tổng quan một số mô hình KCN

Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế về hiện trạng phát triển, các vấn đề về

môi trường và QLMT các KCN ở Việt Nam và học tập kinh nghiệm của các nước phát

triển, chúng ta không phủ nhận những bước chuyển biến tích cực trong hoạt động

BVMT và công tác QLMT KCN trong những năm qua, nhưng chúng ta cũng phải nhìn

nhận một thực tế rằng nếu chỉ theo tiến trình hiện tại, sự phát triển CN và KCN đã,

đang và sẽ gây tác động bất lợi, gây suy giảm chất lượng môi trường. Những dẫn chứng

trình bày trong chương trước ít nhiều thể hiện được nguyên nhân làm cho phát triển các

KCN luôn song hành với sự suy giảm chất lượng môi trường và hệ sinh thái. Việc xem

xét, tìm hiểu các mô hình KCN điển hình hiện nay sẽ là một trong những cơ sở cần thiết

để có những định hướng cho sự phát triển KCN bền vững ở nước ta trong thời gian

trước mắt cũng như trong tương lai.

2.1.1. Mô hình KCN cổ điển (KCN đa ngành)

KCN cổ điển là KCN cho phép xây dựng tất cả các loại hình CN (sạch, ít ô

nhiễm và ô nhiễm, trong đó nguyên tắc “xử lý cuối đường ống” được áp dụng trong hệ

thống quản lý chất thải nước thải, khí thải và chất thải rắn [13]).

Theo quy hoạch trước đây, KCN cổ điển còn được chia làm ba loại sau :

- KCN cổ điển với tất cả các loại hình CN;

- KCN cổ điển dành cho các loại CN sạch hoặc ít ô nhiễm;

- KCN cổ điển dành cho các loại CN ô nhiễm.

Với quy hoạch trên, các KCN sạch thường chỉ cho phép xây dựng các nhà máy

có công nghệ cao hoặc các nhà máy ít sinh ra các chất ô nhiễm. Các KCN này có thể

nằm trong thành phố hoặc đô thị lớn. Còn các KCN dành cho các loại CN ô nhiễm

thường nằm ở các vùng xa thành phố, vùng hạ lưu của các nguồn nước, .... Trong các

báo cáo nghiên cứu khả thi đã trình và được Thủ Tướng Chính Phủ xét duyệt, báo cáo

ĐTM, đã trình và được Bộ TN&MT xét duyệt, đều có ghi rõ loại hình KCN và các loại

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường43

CN được phép xây dựng. Tuy nhiên, khó khăn trong việc kêu gọi vốn đầu tư do khủng

hoảng kinh tế khu vực châu Á và thế giới vào thời kỳ 1995 - 2002, trong khi đó các

KCN ra đời tràn lan, làm cho việc lấp đầy các KCN càng trở nên khó khăn. Nhiều KCN

đã được duyệt từ nhiều năm trước vẫn còn bỏ trống hoặc chỉ có ít nhà máy với vốn đầu

tư chỉ vài trăm ngàn USD. Bên cạnh đó, áp lực phải hoàn vốn vay ban đầu để đền bù,

giải tỏa và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng do đến hạn phải trả ngân

hàng. Vì vậy, hầu hết các KCN đều đã nhận tất cả các loại hình CN, mặc dù trước đây

trong báo cáo khả thi chỉ nhận các loại hình CN sạch. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế

hoạch và Đầu tư năm 2009, số lượng các KCN cổ điển của Việt Nam chiếm khoảng

hơn 90% tổng số KCN đang hoạt động trên cả nước.

Trong các KCN cổ điển của Việt Nam, việc quản lý chất thải CN theo một

nguyên tắc duy nhất là “xử lý cuối đường ống” và gần như theo một mô hình thống

nhất như sau:

Nước thải :

KCN xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn với trạm xử lý tập trung cho

cả KCN. Các nhà máy phải xây dựng trạm xử lý cục bộ để XLNT của họ đạt đến một

tiêu chuẩn nào đó trước khi xả vào hệ thống thoát nước tập trung của KCN. Nước thải

sau khi xử lý tại trạm XLNT tập trung của KCN phải đạt theo tiêu chuẩn TCVN 1995

và 2001 (nay được thay thế bằng các QCVN 24:2009), tùy theo lưu lượng nước thải và

lưu lượng của nguồn tiếp nhận. Vốn đầu tư xây dựng các trạm xử lý cục bộ và chi phí

vận hành do các nhà máy chịu. Vốn đầu tư và chi phí vận hành hệ thống thoát nước tập

trung do công ty đầu tư và khai thác cơ sở hạ tầng chịu, các nhà máy phải trả phí dịch

vụ cơ sở hạ tầng trong đó có cả phí xử lý nước thải. Điển hình cho mô hình KCN này

có thể kể đến KCN Sài Đồng B.

Khí thải :

Các nhà máy phải tự xử lý khí thải của lò hơi, lò đốt và khí thải từ các dây

chuyền sản xuất đạt TCVN/QCVN. Vốn đầu tư và chi phí vận hành do các nhà máy

chịu.

Chất thải rắn :

CTR sinh hoạt trong các KCN do công ty đầu tư và khai thác hạ tầng ký hợp

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường44

đồng với Công ty Môi Trường Đô thị hoặc công ty công ích của quận, huyện thu gom

và đổ vào các bãi đổ rác hoặc bãi chôn lấp vệ sinh. Các loại phế liệu được bán cho các

công ty hoặc cơ sở thu mua phế liệu. Các loại chất thải nguy hại (kể cả độc hại) được

giao cho các công ty xử lý chất thải CN bằng các hợp đồng kinh tế. Việc giám sát này

hoàn toàn giao phó cho các Sở TN&MT với các thiết bị và nhân lực còn hạn chế. Quản

lý CTR công nghiệp đặc biệt là CTR nguy hại, đang là khâu “lỏng lẻo” nhất trong hệ

thống quản lý chất thải của KCN. Hệ thống giám sát chất lượng môi trường đang được

từng bước thực hiện, nhưng chưa chặt chẽ và liên tục.

Cho đến nay, do yếu tố kinh tế (yếu tố chính) và nhận thức chưa cao về môi

trường tất cả các KCN đều không xây dựng trạm XLNT và CTR ngay từ đầu, sau khi

KCN đã được lấp đầy hơn 50% diện tích thì mới xây dựng trạm XLNT. Vì vậy, các nhà

máy đều bị bắt buộc phải xây dựng trạm xử lý cục bộ ít nhất đạt tiêu chuẩn xả nước vào

nguồn loại B. Đây là điều không hấp dẫn các DN vừa và nhỏ, đôi lúc cả các DN lớn

muốn có chứng chỉ ISO 14000 cho các sản phẩm của mình. Hoặc nếu các nhà máy

không xây dựng trạm xử lý cục bộ thì lượng nước thải ô nhiễm của nhà máy sẽ qua

mạng lưới thoát nước tập trung của KCN và xả vào nguồn. Có những KCN sau 5-7 năm

hoạt động vẫn ở tình trạng này.

Một nguyên nhân khác bắt buộc các nhà máy phải có trạm XLNT cục bộ là do

tính “đa dạng” của các nhà máy trong KCN cổ điển, dẫn đến thành phần của các loại

nước thải cũng rất đa dạng. Công ty xây dựng cơ sở hạ tầng không thể xây dựng trạm

XLNT để xử lý tất cả các thành phần. Vì vậy, các nhà máy phải xử lý các thành phần

đặc biệt đến giới hạn cho phép.

Việc kiểm tra thành phần nước thải của các nhà máy khác nhau về sản phẩm,

nguyên liệu và công nghệ cũng là vấn đề khó khăn chưa giải quyết được. Với thực tế

hoạt động nói trên, KCN cổ điển đã thể hiện rõ các ưu nhược điểm và gần như đã hoàn

thành vai trò lịch sử của mình.

Ưu điểm của KCN cổ điển: được phép xây dựng nhiều loại hình CN.

Nhược điểm: nhận thức chưa cao về môi trường và tính đa dạng của KCN cổ

điển dẫn tới thành phần chất thải cũng đa dạng.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường45

Hình 2.1. Mô hình quản lý nước thải KCN cổ điển

2.1.2. Mô hình quản lý KCN chuyên ngành

Một trong những yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư vào các KCN là giá

thuê đất và phí phải trả cho các cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt

(điện, nước, giao thông, bưu chính viễn thông, xử lý nước thải, chất thải rắn, ...) phải

thấp. Giảm chi phí quản lý (xử lý) chất thải và quản lý chất lượng môi trường cũng góp

phần đáng kể trong việc giảm chi phí phục vụ cho các DN. Vì vậy, xây dựng các KCN

chuyên ngành cũng là một phương án làm tăng tính hấp dẫn đầu tư của các KCN với

các nhu cầu khác nhau.

KCN chuyên ngành là KCN chỉ cho phép xây dựng một loại hình CN hoặc vài

loại hình CN trong các khu vực riêng biệt, trong đó nguyên tắc “xử lý cuối đường ống”

được áp dụng trong hệ thống quản lý chất thải (nước thải, khí thải và CTR) [17].

Với quy hoạch này, KCN chuyên ngành chỉ cho phép xây dựng 01 loại hình

CN, ví dụ như dệt nhuộm, hoặc thuộc da, hoặc xi mạ, ... Hệ thống quản lý chất thải và

giám sát môi trường của KCN này sẽ tương tự như KCN cổ điển hiện hữu. Tuy nhiên,

với KCN chỉ có một loại hình sản xuất, các nhà máy không bị bắt buộc phải xây dựng

trạm XLNT cục bộ. Việc xử lý toàn bộ lượng nước thải sản xuất sẽ do trạm xử lý tập

trung của KCN giải quyết với công nghệ thống nhất. Việc hiện đại hóa và cập nhật công

nghệ xử lý mới nhất cũng dễ dàng thực hiện trên trạm xử lý thống nhất. Hơn nữa, với

KCN chỉ có một loại hình CN, công nghệ sản xuất, nhà xưởng, điện năng, nhiên liệu, ...

Trạm tập trung chất thải tái chế

Luyện thép

May mặc

Dệt nhuộm

Xi mạ

TRẠM XỬ LÝ TẬP TRUNG

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường46

thực hiện các chương trình “sản xuất sạch hơn” hoặc “công nghệ sạch” tương tự, làm

cho việc cung cấp các dịch vụ đồng nhất, giảm các chi phí xuống mức thấp nhất.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của KCN chuyên ngành là khả năng “trao đổi

chất thải” và khó chuyển từ KCN chuyên ngành sang KCNST. Một trong những lợi ích

của KCN chuyên ngành là phục vụ cho chương trình di dời các cơ sở CN ô nhiễm trong

nội thành vào các KCN tập trung.

Một mô hình “biến tấu” khác của KCN chuyên ngành là trong một KCN có thể

có nhiều ngành CN cùng hoạt động, nhưng mỗi một ngành ở một khu vực riêng biệt có

trạm xử lý nước thải riêng. Khi hình thành KCN chuyên ngành như vậy, nên lựa chọn

các ngành CN có thể sử dụng các loại chất thải của nhau làm nguyên liệu sản xuất và

nên thành lập trung tâm tái sử dụng, tái chế và tuần hoàn chất thải. Đây là giai đoạn đầu

của quá trình xây dựng KCNST. Việc xây dựng mô hình KCN chuyên ngành có thể

thực hiện theo các bước sau:

Bước 1- Xác định loại hình CN, thành phần và khối lượng chất thải phát sinh

- Xem xét định hướng chiến lược phát triển các loại hình CN trong tương lai, tại khu

vực dự kiến phát triển KCN, ở các vùng lân cận và trong cả nước;

- Xác định thành phần và khối lượng các loại chất thải phát sinh, mức độ gây ô nhiễm

và yêu cầu xử lý;

- Ước tính tải lượng ô nhiễm;

- Ước tính công suất trạm xử lý chất thải cần thiết khi KCN lấp đầy.

Bước 2- Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải

- Với thành phần và tải lượng chất thải phát sinh đã ước tính trong bước 1, lựa chọn

phương án công nghệ để xử lý chất thải (ưu tiên lựa chọn phương án tái sinh và tái

sử dụng chất thải).

- Tính toán và quy hoạch diện tích sản xuất và đất cần để xây dựng các công trình thu

gom và xử lý chất thải theo các hướng:

+ Tạo ra nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác (Trao đổi chất thải giữa nhà

máy này với nhà máy khác trong KCN);

+ Trả lại môi trường tự nhiên dưới dạng chất bổ trợ cho đất trồng, bổ cập nguồn

nước, tưới tiêu,…

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường47

+ Lựa chọn xử lý cuối đường ống và thải bỏ hợp vệ sinh theo quy định..

Bước 3 – Tổ hợp các phương án công nghệ

Vai trò của các cơ quan chức năng:

Những phân tích về vai trò của các cơ quan chức năng trong việc vận hành và

QLMT KCN chuyên ngành cũng phải được phân tích theo 3 phương diện: kinh tế,

chính sách và xã hội. Tuy nhiên, trong trường hợp này, vai trò của các cơ quan chức

năng và thể chế chính sách chủ yếu tập trung vào việc khuyến khích các doanh nghiệp

thuộc loại hình công nghiệp đã lựa chọn đầu tư vào KCN chuyên ngành, bảo đảm các

hệ thống xử lý chất thải của KCN hoạt động có hiệu quả (thực hiện chương trình giám

sát thường xuyên và định kỳ), không gây tác hại đến nguồn tiếp nhận chất thải sau xử

lý.

Hình 2.2. Mô hình quản lý nước thải KCN Chuyên Ngành

Ưu điểm của KCN chuyên ngành:

- Các nhà máy không bị bắt buộc phải xây dựng trạm xử lý nước thải cục bộ;

- Việc xử lý toàn bộ lượng nước thải sản xuất sẽ do trạm xử lý tập trung của KCN giải

quyết với công nghệ thống nhất;

- Việc hiện đại hóa và cập nhật công nghệ mới nhất cũng dễ dàng thực hiện trên trạm

xử lý thống nhất;

- Phục vụ cho chương trình di dời các cơ sở công nghiệp ô nhiễm trong nội thành vào

các KCN tập trung.

Nhược điểm:

- Khó khăn về vốn và tăng chi phí sản xuất;

- Trình độ quản lý thấp

Dệt nhuộm 1

Trạm xử lý tập trung

Dệt nhuộm 3

Dệt nhuộm 2

Nước thảiNước thảiNước thải

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường48

Mô hình này đã được triển khai thành công và bước đầu đưa lại những kết quả

khả quan tại KCN Hiệp Phước là nơi tập trung nhiều ngành CN gây ô nhiễm và các cơ

sở ô nhiễm bị di dời, do đó quản lý cơ sở hạ tầng đặc biệt là đảm bảo xử lý toàn bộ chất

thải phát sinh từ KCN là rất khó khăn. Để giảm chi phí quản lý đối với hệ thống xử lý

chất thải cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho các DN thực hiện xử lý chất thải ban quản

lý cơ sở hạ tầng KCN đã chia KCN làm ba khu: khu A (ít ô nhiễm), khu B (ô nhiễm: xi

mạ và dệt nhuộm), và khu C (ô nhiễm: thuộc da). Cũng chia theo khu vực như trên, hệ

thống xử lý nước thải tập trung cũng được xây dựng theo phân khu chức năng (khu A,

B và C)...

2.1.3. Mô hình KCN sinh thái

Mục đích của KCNST là nhằm xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhà

máy hoạt động độc lập nhưng kết hợp với nhau một cách tự nguyện, hình thành quan hệ

cộng sinh giữa các nhà máy với nhau và với môi trường [18]. Như vậy, các nhà máy

trong KCNST cố gắng đạt được những lợi ích kinh tế và hiệu quả BVMT chung thông

qua việc quản lý hiệu quả năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng [14]. Theo nghiên

cứu của trường Đại Học Cornell [15], một KCNST phải bao gồm các nhà máy cộng tác

với nhau trên cơ sở phối hợp:

- Trao đổi các loại sản phẩm phụ;

- Tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ tại nhà máy, với các nhà máy khác và

theo hướng bảo toàn tài nguyên thiên nhiên;

- Các nhà máy phấn đấu sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường (sản phẩm

sạch);

- Xử lý chất thải tập trung;

- Các loại hình CN phát triển trong KCN được quy hoạch theo định hướng BVMT

của KCNST;

- Kết hợp giữa phát triển CN với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu dân

cư,…) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất

thải).

Bên cạnh đó, khi xây dựng KCNST cần đạt [21]:

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường49

- Sự tương thích về loại hình công nghiệp theo nhu cầu nguyên vật liệu - năng lượng

và sản phẩm – phế phẩm – chất thải tạo thành.

- Sự tương thích về quy mô. Các nhà máy phải có quy mô sao cho có thể thực hiện

trao đổi vật chất theo nhu cầu sản xuất của từng nhà máy [23], nhờ đó giảm được

chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch, và gia tăng chất lượng của vật liệu trao đổi.

- Giảm khoảng cách (vật lý) giữa các nhà máy. Giảm khoảng cách giữa các nhà máy

sẽ giúp hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi, giảm chi phí vận

chuyển và chi phí vận hành đồng thời dễ dàng hơn trong việc truyền đạt và trao đổi

thông tin.

Phát triển KCNST mang lại những lợi ích chính sau đây:

- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài chính;

- Giảm chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, năng lượng, bảo hiểm và xử lý đồng thời

giảm được gánh nặng trách nhiệm pháp lý về mặt môi trường;

- Cải thiện hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và môi trường, tạo được ấn tượng

tốt đối với người tiêu dùng;

- Gia tăng thu nhập cho từng nhà máy nhờ giảm mức tiêu thụ nguyên liệu thô, giảm

chi phí xử lý chất thải đồng thời có thêm thu nhập từ nguồn phế phẩm/phế liệu hay

vật liệu thải bỏ của nhà máy.

Tại Việt Nam, mô hình KCNST đã được nghiên cứu triển khai ứng dụng dưới

khái niệm KCN thân thiện môi trường, mà cấp độ phát triển cuối cùng của KCN thân

thiện môi trường là KCNST. Cho đến nay có rất nhiều dự án, chương trình, hội thảo

được thực hiện liên quan đến việc áp dụng mô hình KCNST vào Việt Nam như: Dự án

sự nghiệp kinh tế phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường “Áp dụng các giải

pháp công nghệ và quản lý môi trường xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện

môi trường, áp dụng cho 5 khu công nghiệp miền Trung và miền Nam”; Dự án “Áp

dụng các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường xây dựng mô hình khu công

nghiệp thân thiện môi trường tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội”; Dự án

“Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường nhằm xây dựng và triển

khai mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường ở Vĩnh Phúc”; Nhiệm vụ trọng

điểm cấp nhà nước “Áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường xây dựng

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường50

mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường tại khu công nghiệp Đức Hòa I – Hạnh

Phúc, Long An” do Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC)– Hội bảo vệ thiên

nhiên và môi trường Việt Nam thực hiện trong giai đọan 2003-2007; Hội thảo chuyên

đề “Phát triển cụm công nghiệp sinh thái cho ngành chế biến tinh bột khoai mì tại Việt

Nam” trong khuôn khổ dự án Arrpet của Khoa Công nghệ và Quản lý Môi trường – Đại

học Văn Lang thực hiện tháng 8/2007… và gần đây nhất là việc khởi công xây dựng

Vườn công nghiệp Bourbon An Hòa (Tây Ninh).

2.2. Đánh giá sơ bộ mô hình khả thi trong điều kiện Việt Nam

Từ việc phân tích một số mô hình quản lý KCN hiện có, có thể đưa ra một số nhận

xét sau:

- Mô hình KCN cổ điển là mô hình điển hình của các KCN hiện nay của VKTTĐ

phía Bắc cũng như của Việt Nam, mô hình này không đảm bảo cho việc xây dựng

một hệ thống QLMT KCN thống nhất và bền vững.

- Mô hình KCN chuyên ngành là mô hình đã tiến hơn một bước so với mô hình KCN

cổ điển, tuy nhiên chỉ trong một số trường hợp nhất định, mô hình này mới phát huy

được những ưu điểm sẵn có.

Có thể thấy rằng, ở Việt Nam, công tác BVMT được bắt đầu bằng các giải pháp

xử lý cuối đường ống. Tuy nhiên, các giải pháp này cũng cho thấy những điểm bất lợi

và tính không hiệu quả như chỉ chuyển từ loại chất thải này sang loại chất thải khác,

phát sinh các loại sản phẩm phụ .... Do đó, dần dần các giải pháp khác, khắc phục được

những hạn chế của xử lý cuối đường ống, đã được phát triển và áp dụng. Trải qua kinh

nghiệm lâu dài trong lĩnh vực xử lý chất thải và BVMT, với điều kiện kinh tế phát triển

và công nghệ tiên tiến sẵn có, hiện nay, tại hầu hết các nước đã phát triển trên thế giới,

chiến lược bảo vệ môi trường và quản lý chất thải đều theo thứ tự ưu tiên (Hình 2.3):

(1) ngăn ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn (bằng cách áp dụng các giải

pháp Sản xuất sạch hơn), (2) tái sinh và tái sử dụng chất thải (trao đổi chất thải), (3) xử

lý hợp lý phần chất thải còn lại (không thể tái sinh, tái sử dụng) trước khi thải ra môi

trường và (4) thải bỏ hoặc chôn lấp các chất thải đã xử lý một cách hợp vệ sinh hoặc an

toàn.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường51

Hình 2.3. Thứ tự ưu tiên trong chiến lược quản lý chất thải. [12]

Ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh là chiến lược được ưa

chuộng nhất, vì không có chất thải có nghĩa là không có ô nhiễm và không tốn chi phí

xử lý và quản lý. Những nhà sản xuất có thể loại trừ hoặc ngăn chặn phát sinh chất thải

từ quy trình sản xuất bằng cách: quản lý tốt quy trình sản xuất (European Commission,

1997; Ramjeawon, 2000; Henningsson et al., 2001; Hyde et al., 2001), thay đổi nguyên

liệu ban đầu (Jorgenson and Wilcoxen, 1990; Chaan-Ming, 1995; Vigneswaran et al.,

1999), áp dụng công nghệ sản xuất mới (EUROPEAN, 1997), thay đổi đặc tính, thành

phần sản phẩm, …

Khi các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn không thể áp dụng

được, chất thải phải được tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ở những quy trình sản

xuất khác để tạo ra sản phẩm mới. Thông thường, tái sinh và tái sử dụng (trao đổi chất

thải) mang lại lợi ích kinh tế do ít năng lượng tiêu thụ để tạo ra sản phẩm mới từ

nguyên vật liệu tái sử dụng, và hạn chế suy thoái môi trường do ít khai thác tài nguyên

thiên nhiên làm nguyên liệu sản xuất [20].

Ngay cả khi áp dụng ngăn ngừa và giảm thiểu tại nguồn cũng như tái sinh và tái

sử dụng hay trao đổi chất thải, cuối cùng vẫn còn chất thải và phần chất thải này cần

phải xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải vào môi trường nhằm ngăn chặn và

hạn chế các rủi ro cho môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng.

Từ tài liệu tham khảo và thực tế ứng dụng tại các nước phát triển, chúng ta có

thể tìm thấy rằng trong một giới hạn nhất định, mỗi giải pháp nói trên đều đóng vai trò

quan trọng trong BVMT. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có những hạn chế nhất định.

Ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn (sản xuất sạch hơn)

Tái sinh và tái sử dụng chất thải (trao đổi chất thải)

Xử lý cuối đường ống

Thải bỏ hợp vệsinh

Giải pháp ít ưu tiên lựa chọn nhất

Giải pháp ưu tiên lựa chọn

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường52

Mặc dù sản xuất sạch hơn có thể khắc phục những nhược điểm của công nghệ xử lý

cuối đường ống, nhưng các giải pháp sản xuất sạch hơn không phải luôn luôn khả thi để

ứng dụng và đôi khi không thể xử lý hoàn toàn chất thải nếu không có sự hỗ trợ của

công nghệ xử lý cuối đường ống. Một cách tương tự, nếu chỉ áp dụng các phương án tái

sinh và tái sử dụng chất thải khó có thể giải quyết triệt để chất thải đã phát sinh. Hay

nói cách khác, sự kết hợp và tổ hợp của một vài hoặc tất cả các giải pháp nói trên theo

điều kiện kinh tế và công nghệ sẵn có được xem là chiến lược tốt nhất hay có thể nói là

duy nhất để khắc phục quá trình suy thoái môi trường đang diễn ra liên tục hiện nay.

Có thể thấy rằng, mô hình KCNST đã khắc phục và giải quyết được phần lớn

những vấn đề đặt ra đối với vấn đề quản lý và xử lý chất thải của KCN đã nêu ở trên.

Chính vì vậy, đây là mô hình phù hợp đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia

trên thế giới và có thể triển khai áp dụng phù hợp ở Việt Nam nếu được nghiên cứu

chuyên sâu với những điều kiện cụ thể.

Mô hình kỹ thuật xây dựng hệ sinh thái KCN không chất thải (hay gọi tắt

KCNST) gồm có bốn bước chính :

- Phân tích dòng vật liệu và năng lượng liên quan đến KCN nghiên cứu.

- Tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn.

- Xác định, phân tích và thiết kế các phương án thu hồi, tái sinh và tái sử dụng các

chất thải còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn. Những chất

thải không thể tái sinh, tái sử dụng tại nguồn, sẽ được tái sinh tái sử dụng ở

những nhà máy khác trong KCN hoặc bên ngoài KCN.

- Và bước cuối cùng đòi hỏi xác định phần chất thải còn lại cần xử lý hợp lý trước

khi thải vào môi trường xung quanh.

Công nghệ xử lý cuối đường ống rất hữu dụng trong việc xử lý hoàn toàn các

chất ô nhiễm còn lại này, sự tổ hợp của 4 bước nói trên hình thành một phương pháp có

tính hệ thống cho phép chúng ta phân tích và xây dựng mô hình kỹ thuật của KCNST.

Trong điều kiện kinh tế-xã hội và công nghệ hiện có của nước ta, với nhận thức về vấn

đề BVMT hiện tại của các nhà sản xuất cũng như thực tế khó khăn và hạn chế về tài

chính, việc áp dụng các giải pháp ngăn ngừa và xử lý chất thải theo thứ tự ưu tiên nói

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường53

trên sẽ ít khả thi. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, chiến lược quản lý chất thải

và BVMT của nước ta cuối cùng sẽ phải tiến tới mô hình nói trên. tuy nhiên, trong điều

kiện hiện tại, để khắc phục và hạn chế quá trình hủy hoại môi trường đang diễn ra hàng

ngày hàng giờ do chất thải CN đã và đang phát sinh, giải pháp tình thế có tính khả thi

nhất, dễ áp dụng nhất sẽ phải theo thứ tự ưu tiên khác với mô hình đã trình bày trong

hình 2.3: (1) tái sinh và tái sử dụng chất thải, (2) xử lý cuối đường ống, và (3) dần dần

tiến tới thực hiện ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn khi nhận thức về vấn đề

BVMT của các nhà sản xuất được nâng cao cũng như công nghệ sản xuất được cải tiến.

Dựa trên các tài liệu tham khảo hiện có cũng như kinh nghiệm của các nước,

chúng ta có thể thấy rõ nhiều ưu điểm của chiến lược BVMT thành công trên cơ sở áp

dụng mô hình KCNST giảm thiểu, tái sử dụng và tái sinh kết hợp với xử lý tập trung

triệt để các chất thải còn lại thay thế cho mô hình KCN cổ điển với duy nhất biện pháp

xử lý cuối đường ống.

Tuy nhiên, để áp dụng lý thuyết phát triển từ những nước phát triển trên thế giới

vào điều kiện của Việt Nam, chúng ta cần lưu ý những vấn đề chính sau đây : (1) mô

hình KCNST của các nước phát triển không thể áp dụng trực tiếp vào Việt Nam do sự

khác biệt về điều kiện kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm

của xây dựng mô hình KCNST hiện có của các nước khác và hiệu chỉnh cho phù hợp

với điều kiện của nước ta. (2) Nước ta đã có nhiều KCN đã hình thành và đi vào hoạt

động. Do đó, mô hình đề xuất phải có tính khả thi để áp dụng đối với KCN hiện có với

nhiều loại hình CN khác nhau. (3) Để xây dựng KCNST ở Việt Nam, chúng ta sẽ không

chỉ quan tâm đến công nghệ và lĩnh vực tối ưu hóa dòng vật chất mà còn xem xét đến

vai trò của các tổ chức và cơ quan chức năng liên quan cũng như sự tự nguyện của

KCN và các nhà máy trong KCN trong việc đưa mô hình lý thuyết vào thực tế.

Dựa trên thực tế vận hành KCNST Kalundborg, Jorgen Christensen [22] cho

rằng những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành quan hệ cộng sinh trong

KCN này là:

- Sự phù hợp giữa các ngành CN trên phương diện “trao đổi chất thải”;

- Khoảng cách (về vị trí địa lý) giữa các nhà máy không quá lớn;

- Mỗi nhà máy đều nắm được thông tin liên quan đến các nhà máy khác trong KCN;

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường54

- Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCNST là sự phát triển kinh tế bền

vững;

- Sự phối hợp giữa các nhà máy là trên tinh thần tự nguyện và phù hợp với quy định

của cơ quan chức năng.

Khi phát triển Dự án KCNST East Bay, San Franciso Bay, California, Lowe [19]

cũng cho rằng những đặc điểm chính hình thành KCNST này như sau:

- Thành phần chính của KCNST này là cơ sở thu hồi tài nguyên bao gồm tái sử dụng,

tái chế, tái sản xuất và sản xuất phân compost;

- Chiến lược lấp đầy KCN này là phát triển các cơ sở sản xuất, bao gồm cả các cơ sở

trực thuộc các KCN lân cận, sao cho có thể thực hiện chương trình trao đổi sản

phẩm phụ. Những cơ sở có khả năng tham gia vào chương trình này chủ yếu thuộc

nhóm sản xuất vật liệu và năng lượng có thể tái chế.

- Việc lựa chọn vị trí và quy hoạch phải bảo đảm duy trì sự phát triển kinh tế trong

giới hạn bảo đảm sự cân bằng với môi trường sinh thái. Sự phân bố các cơ sở sản

xuất trong KCN phải thể hiện được đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên.

- Khi thiết kế cơ sở hạ tầng và phân xưởng sản xuất phải xem xét tính hiệu quả về

năng lượng, sử dụng nguyên liệu và năng lượng có thể tái chế được, đồng thời ngăn

ngừa ô nhiễm.

- Chiến lược phát triển mạng lưới trao đổi sản phẩm phụ được xây dựng dựa trên cơ

sở khảo sát những nhà máy CN phù hợp với mục tiêu đề ra, các cơ sở sản xuất hiện

có vùng lân cận, nghiên cứu các báo cáo về những loại chất thải CN đã phát sinh và

tổ chức hội thảo với sự tham gia của tất cả những tổ chức này.

Dựa trên những nguyên tắc cơ bản về sinh thái CN và kinh nghiệm của các nước

đã phát triển hoặc đã có dự án phát triển KCNST, xem xét điều kiện của Việt Nam, thực

tế cho thấy rằng, không phải KCN nào trong số những KCN đang hoạt động hiện nay

cũng đủ điều kiện để chuyển đổi sang mô hình KCN thân thiện với môi trường hay

KCNST. Chính vì vậy, để xây dựng, chuyển đổi một KCN hiện hữu sang mô hình

KCNST cần phải có những điều kiện cần sau:

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường55

1. Phải có sự tự nguyện tham gia của các nhà máy và các thành phần khác (nông

nghiệp, nuôi trồng thủy sản,…), gọi chung là cơ sở trong KCN. Bản thân từng cơ sở

trong KCNST phấn đấu thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn.

2. Là KCN đa ngành

3. Sự tương thích về loại hình CN trên phương diện “trao đổi chất thải”.

4. Sự tương thích về quy mô.

5. Giảm khoảng cách (địa lý) giữa các cơ sở và tăng đến mức tối đa khả năng sử dụng

chung các cơ sở hạ tầng trong KCN.

6. Kết hợp giữa phát triển CN với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu dân

cư,…) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất

thải).

Sự tự nguyện tham gia của các cơ sở trong KCNST được thiết lập đóng vai trò

quan trọng, quyết định sự tồn tại ổn định và lâu dài của hệ thống. Vì các nhà máy trong

KCN liên kết với nhau trên cơ sở trao đổi nguyên vật liệu (bao gồm cả sản phẩm, phế

phẩm và chất thải) và năng lượng (nhiệt thừa, nhiên liệu,…) với nhau và với môi trường

tự nhiên, nên mỗi nhà máy là một “mắt xích” trong một “chuỗi” vật chất khép kín. Chỉ

cần một “mắt xích” nào bị phá vỡ (vì bất cứ lý do gì), toàn hệ thống sẽ bị phá vỡ theo

và có thể cần có thời gian dài mới có thể thiết lập lại. Không ai khác ngoài các cơ sở

sản xuất sẽ phải thực thi các phương án công nghệ để có thể hình thành mạng lưới trao

đổi vật chất trong KCN cũng như giảm đến mức thấp nhất sự tiêu thụ cũng như phát

sinh chất thải. Do đó, chỉ khi nào cơ sở sản xuất tự nguyện trở thành thành viên của

KCNST, họ mới nỗ lực duy trì vai trò “mắt xích” của mình vì sự tồn tại của cả hệ

thống. Không có sự tự nguyện tham gia của các cơ sở sản xuất, các giải pháp công nghệ

giảm thiểu chất thải tại nguồn cũng như trao đổi chất thải, cho dù đơn giản đến đâu đi

nữa, cũng trở nên ít khả thi.

KCN đa ngành với tính đa dạng của các loại hình CN trong KCN là yếu tố cần

thiết để thực hiện chương trình trao đổi chất thải. Nếu các nhà máy đầu tư vào KCN đều

sản xuất cùng một mặt hàng, hiển nhiên các nhà máy này sẽ có cùng nhu cầu nguyên,

nhiên liệu, năng lượng và tạo ra cùng loại sản phẩm, phế phẩm và chất thải. Do đó,

không nhà máy nào có nhu cầu hay có thể tái sử dụng phế phẩm của nhà máy khác. Tuy

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường56

nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc tập hợp càng nhiều loại hình CN trong

KCN càng tốt. Tính đa dạng của các loại hình CN là “điều kiện cần” để phát triển mô

hình KCNST, nhưng chưa phải là “điều kiện đủ”. Tính đa dạng này phải nằm trong

khuôn khổ của “sự tương thích về loại hình CN” sao cho mỗi nhà máy trong KCN

không chỉ đóng vai trò là cơ sở sản xuất ra sản phẩm mới cho thị trường mà còn là một

cơ sở tái sinh, tái chế chất thải, là một “mắt xích” góp phần khép kín dòng vật chất

trong hệ CN thân thiện môi trường đã phát triển.

Sự tương thích về quy mô là yếu tố nhằm bảo đảm toàn bộ phế phẩm, chất thải

phát sinh từ mỗi nhà máy trong KCN đều được một nhà máy khác trong cùng KCN tiêu

thụ. Nếu điều này không thể thực hiện được (ví dụ do không thể kêu gọi đầu tư), một cơ

sở tái chế tương ứng sẽ được xây dựng (như một “mắt xích” tự tạo) hoặc một cơ sở tái

chế sẵn có trong khu vực sẽ được thuyết phục tham gia hệ thống nhằm bảo đảm sự khép

dòng vật chất như đã thiết kế.

Giảm khoảng cách địa lý và tăng tối đa khả năng sử dụng chung cơ sở hạ tầng

trong KCN là một trong những điều kiện giúp giảm sự tiêu tốn nguồn tài nguyên và

năng lượng tiêu thụ, tăng hiệu quả sử dụng công trình nhờ đó giảm chi phí vận hành của

từng nhà máy đồng thời tăng mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở trong cùng KCN. Mua

chung nguyên liệu, sử dụng chung hệ thống vận chuyển nguyên, nhiên liệu và sản

phẩm, sử dụng chung hệ thống xử lý chất thải,… là những ví dụ điển hình cho việc sử

dụng chung cơ sở hạ tầng. Giảm khoảng cách địa lý sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và

nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển.

Trong một số trường hợp, cơ hội thực hiện trao đổi chất giữa các nhà máy trong

KCN rất ít. Khi đó, thực hiện trao đổi chất với các thành phần khác như vùng nông

nghiệp (dưới hình thức trả lại cho thiên nhiên nguồn tài nguyên đã khai thác ở dạng

chất bổ trợ cho đất trồng, tưới tiêu hoặc bổ cập nguồn nước,…), khu dân cư (cung cấp

gas làm nhiên liệu, cung cấp nhiệt,…),… là giải pháp tối ưu duy nhất để có thể hình

thành KCN không có chất thải và thân thiện môi trường.

Như vậy, có thể thấy rằng, mô hình KCNST là mô hình phát triển công nghiệp

bền vững, thân thiện với môi trường, hiện đang là mô hình được nhiều quốc gia trên thế

giới hướng tới xây dựng. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, cần có những đánh giá,

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường57

cân nhắc đối với các nhóm trường hợp để có thể xây dựng một hệ thống tiêu chí phù

hợp đối với các KCN quy hoạch xây dựng mới và hệ thống tiêu chí đối với các KCN

đang hoạt động chuyển đổi sang mô hình KCNST.

Trong phần tiếp theo của Luận văn, sẽ tiến hành nghiên cứu trường hợp điển

hình là KCN Sài Đồng B với những khả năng ứng dụng chuyển đổi sang mô hình

KCNST.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường58

Chương 3 – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KCN SÀI ĐỒNG B VỀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KCN SINH THÁI

3.1. Tổng quan về KCN Sài Đồng B

KCN Sài Đồng B được thành lập theo Quyết định số 151/TTg ngày 11/3/1996

của Thủ tướng Chính phủ, nằm trên địa bàn thị trấn Sài Đồng, quận Long Biên, thành

phố Hà Nội. KCN Sài Đồng B có tổng diện tích 97,11 ha, trong đó diện tích xây dựng

công nghiệp là 78,38 ha. Đến nay, tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 100% với tổng số doanh

nghiệp tham gia hoạt động sản xuất là 24 doanh nghiệp (trong đó có 7 liên doanh, 11

doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 6 doanh nghiệp trong nước, đầu tư chủ yếu tập

trung vào lĩnh vực sản xuất điện, điện tử, đồ gia dụng, các ngành công nghiệp chế biến

thực phẩm, đồ uống, thức ăn chăn nuôi…

Bảng 3.1. Danh sách các nhà máy trong KCN Sài Đồng B

STT KH Tên nhà máy Loại hình sản xuất

Các nhà máy trong lô A

1. A1 Công ty TNHH Orion - Hanel Sản xuất đèn hình (phá sản)

2. A2 Công ty TNHH Orion kim loạiSản xuất chi tiết máy phát thanh, truyền

hình bằng kim loại

3. A3 Công ty TNHH Jeawon - Ashin Sản xuất thiết bị điện

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường59

STT KH Tên nhà máy Loại hình sản xuất

4. A4Công ty TNHH điện tử Deawoo -

HanelSản xuất tivi , tủ lạnh

5. A5Công ty TNHH hệ thống dây Sumi –

Hanel 1

Sản xuất dây điện, điện tử và các sản

phẩm liên quan cho ngành sản xuất ô tô

và điện tử

6. A6Công ty TNHH khuôn đúc Tsukuba

VNĐúc kim loại, sản xuất khuôn đúc

7. A7 Công ty TNHH Pentax VNSản xuất thiết bị và dịch vụ ngành ảnh

(máy ảnh, phim,…)

Các nhà máy trong lô B

8. B1Công ty TNHH Discovery

DiamondsChế tạo đá quý, đồ trang sức

9. B2 Công ty TNHH Medicos France Sản xuất mỹ phẩm, hương liệu

10. B3 Công ty TNHH Zuellig Pharma Phân phối dược phẩm

11. B4 Công ty TNHH Hitech Sản xuất trang thiết bị y tế

12. B5 Công ty TNHH Wictor Vina Sản xuất keo và chất dính

13. B6 Công ty TNHH Newhope Sản xuất thức ăn gia súc

14. B7 Công ty TNHH Phúc Đầy Sản xuất nước uống

15. B8Công ty TNHH Công nghiệp Tân Á

(Dynapac)Sản xuất bìa cát tông

16. B9 Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa I

Sản xuất các mặt hàng từ nhựa; thiết bị

chiếu sáng, sưởi nóng, thiết bị phân phối

điện, phân phối nước; thiết bị vệ sinh.

17. B10 Nhà máy điện tử Hà Nội Sản xuất thiết bị gốc máy tính

18. B11Công ty hóa mỹ phẩm Sao Phương

Bắc

Sản xuất hóa mỹ phẩm, mỹ phẩm, nước

hoa,..

19. B12Công ty TNHH hệ thống dây Sumi –

Hanel II

Sản xuất dây điện, điện tử và các sản

phẩm liên quan tới các ngành sản xuất ô

tô và điện tử

20. B14Công ty TNHH DVTM & khí đốt

Gia ĐịnhSản xuất gas

21. B15 Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa II Sản xuất các mặt hàng từ nhựa; thiết bị

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường60

STT KH Tên nhà máy Loại hình sản xuất

chiếu sáng, sưởi nóng, thiết bị phân phối

điện, phân phối nước; thiết bị vệ sinh.

22. B16 Công ty TNHH Msa – Hapro Sản xuất và kinh doanh hàng may mặc

23. B17 Công ty TNHH Sin – Hanel Sản xuất khuôn mẫu

24. B18 Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa Sản xuất bánh kẹo

Hiện nay, KCN đang triển khai xây dựng giai đoạn 3 với việc mở rộng KCN, bổ

sung thêm một số phân khu sản xuất, các công trình phụ trợ khác như khu xử lý nước

thải tập trung và khu đô thị hỗ trợ cho KCN với tổng diện tích là 18,73 ha.

Hình 3.1. Sơ đồ các nhà máy trong KCN (khu A, khu B)

và vị trí cống thải của KCN (C1, C2)

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường61

3.2. Nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình KCNST tại KCN Sài Đồng B

Như đã thảo luận ở chương 2, các bước cơ bản để phát triển mô hình kỹ thuật

KCNST ở nước ta bao gồm (1) thực hiện tái sinh và tái sử dụng chất thải hay “chương

trình trao đổi chất thải”, (2) áp dụng các giải pháp xử lý cuối đường ống, và (3) dần dần

tiến tới thực hiện ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn khi nhận thức về vấn đề

BVMT của các nhà sản xuất được nâng cao cũng như công nghệ sản xuất được cải tiến.

Hay nói cách khác, để tiến tới phát triển KCNST tại Việt Nam, điều kiện cần là:

- Tăng cường thực hiện tái sử dụng, thu hồi và tái chế tại từng nhà máy cũng như giữa

các nhà máy với nhau và với môi trường ;

- Thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn bằng cách áp dụng các giải pháp Sản xuất

sạch hơn;

- Xử lý chất thải theo mục đích tái sử dụng và để xả thải vào môi trường một cách

hợp vệ sinh;

- Có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc bổ sung các chính sách khuyến

khích cơ sở sản xuất tham gia vào KCNST.

Do đó, để đánh giá tiềm năng phát triển mô hình KCNST áp dụng đối với KCN

Sài Đồng B, những điểm tích cực của các nội dung nêu trên sẽ được xem xét. Tất nhiên,

song song với những thuận lợi sẵn có trong thực tế, nhiều yếu tố bất lợi cũng đang tồn

tại. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của chương này, chúng tôi chỉ nhấn mạnh những điểm

thuận lợi sẵn có của KCN Sài Đồng B, để thấy rằng nếu phát huy tính tích cực của

những ưu điểm này một cách hiệu quả, chúng ta đã có cơ sở để tiến tới phát triển CN

bền vững. Đối với KCN Sài Đồng B, trong một chừng mực nào đó, những “điều kiện

cần” để tiến tới phát triển KCNST đã được hình thành và có thể đánh giá theo 4 nội

dung chính như sau:

- Tiềm năng thực hiện tái sử dụng, tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải;

- Thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn;

- Xử lý chất thải;

- Sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường62

3.2.1. Tiềm năng thực hiện tái sử dụng, tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải

Các nhóm ngành chính trong KCN Sài Đồng B bao gồm:

- Ngành công nghiệp điện tử và thiết bị thông tin:

+ Sản xuất tivi , tủ lạnh (Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel)

+ Sản xuất dây điện, điện tử và các sản phẩm liên quan cho ngành sản xuất ô tô

và điện tử (Công ty TNHH hệ thống dây Sumi – Hanel I, II).

+ Sản xuất thiết bị điện (Công ty TNHH Jeawon – Ashin)

+ Sản xuất thiết bị và dịch vụ ngành ảnh (Công ty TNHH Pentax VN)

+ Sản xuất chi tiết máy phát thanh, truyền hình bằng kim loại (Công ty TNHH

Orion kim loại)

- Sản xuất các mặt hàng từ nhựa; thiết bị chiếu sáng, sưởi nóng, thiết bị phân phối

điện, phân phối nước; thiết bị vệ sinh (Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa I, II),

- Sản xuất hóa mỹ phẩm, mỹ phẩm, nước hoa, hương liệu (Công ty hóa mỹ phẩm Sao

Phương Bắc, Công ty TNHH Medicos France)

- Sản xuất thức ăn gia súc (Công ty TNHH Newhope)

- Sản xuất bìa carton (Công ty TNHH Dynapac)

- Một số loại hình sản xuất khác.

Chất thải rắn CN của KCN Sài Đồng B: Hiện trạng xử lý và Tiềm năng thực

hiện trao đổi chất thải

Nguồn phát sinh chất thải rắn:

- Ngành công nghiệp điện tử và thiết bị thông tin: phát sinh chất thải rắn như thành

phần hữu cơ polyme, các kim loại bán dẫn. Trong đó chất thải tập trung chủ yếu là các

kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, crôm trong các bảng mạch, pin,… Thuỷ ngân từ chất

thải điện tử là nguồn ô nhiễm thuỷ ngân chính trong rác thải đô thị.

Theo số liệu điều tra sơ bộ một số công ty sản xuất và lắp ráp hàng điện tử trên địa

bàn thành phố Hà Nội cho thấy loại chất thải rắn phát sinh chủ yếu là bìa carton, xốp,

plastic, gỗ, giẻ lau, găng tay, bo mạch hỏng, linh kiện hỏng, chân linh kiện,....

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường63

- Sản xuất thức ăn gia súc (Công ty TNHH New Hope): Quy trình sản xuất thức ăn

gia súc với nguyên liệu đầu vào là ngũ cốc (gạo, ngô, khoai mì), bột cám, phụ phẩm của

nhà máy cồn, các loại thuốc dinh dưỡng, kháng sinh, sát trùng và xử lý nước cũng như

các chế phẩm chiết xuất từ thực vật, tôm cua, cá,…

Chất thải rắn phát sinh từ sản xuất thức ăn gia súc bao gồm các loại phế phẩm thải

ra trong quá trình sản xuất như vỏ bao bì, thùng carton. Ngoài ra có thể bao gồm

nguyên liệu sản xuất rơi vãi trong và ngoài nhà xưởng trong quá trình sản xuất. Các

chất thải rắn này nếu không được thu gom và xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường.

- Sản xuất bìa carton: Chất thải rắn sản xuất là các phế liệu giấy từ quá trình cắt,

những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, bao bì đựng mực in,… Ngoài ra, còn bao gồm

rác thải từ sinh hoạt của công nhân trong nhà máy.

- Sản xuất các mặt hàng từ nhựa: CTR phát sinh chủ yếu là từ các mặt hàng bị lỗi,

những phần thừa phát sinh trong quá trình sản xuất các sản phẩm nhựa. Ngoài ra còn

bao gồm CTR phát sinh từ sinh hoạt của công nhân.

Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý:

Đa số, các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hợp đồng với Công ty môi trường

đô thị trong việc thu gom và xử lý các chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại. Ngoài ra:

- Một số sản xuất tái sử dụng phế phẩm, phế liệu trong chính dây chuyền công nghệ

sản xuất của cơ sở mình (Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa, Công ty TNHH

Dynapac, Công ty TNHH khuôn đúc Tsukuba VN). Các loại phế phẩm có thể tái sử

dụng tại cơ sở sản xuất thường tập trung vào các loại phế liệu kim loại (sắt, thép,

đồng, nhôm), phoi kim loại, nhựa phế phẩm, bao bì giấy phế thải và bột giấy thu

hồi.

- Một số loại chất thải được các cơ sở tư nhân thu mua và tái chế bằng công nghệ thủ

công.

Những số liệu thống kê trên cho thấy, trong một chừng mực nào đó, hoạt động tái

sử dụng, tái sinh, tái chế đã tồn tại và đang diễn ra tại các cơ sở sản xuất trong KCN.

Tuy nhiên, do chưa được tổ chức một cách hệ thống nên mỗi cơ sở tự tìm “nơi tiếp

nhận” phế liệu của cơ sở mình. Đối tác có thể là các nhà máy khác trong cùng KCN,

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường64

nhưng đa phần là những người thu mua phế liệu hoặc những cơ sở tái chế bên ngoài

KCN.

Có thể thấy rằng, vấn đề xử lý chất thải rắn của KCN vẫn còn rất nhiều hạn chế:

- Hạn chế quá trình trao đổi chất thải giữa các nhà máy trong cùng KCN;

- Rủi ro trong quá trình vận chuyển chất thải từ KCN đến nơi tái chế bên ngoài KCN

cao hơn nhiều so với vận chuyển trong phạm vi KCN;

- Các cơ sở tái chế bên ngoài KCN thường là những cơ sở tư nhân, quy mô nhỏ, công

nghệ thủ công nên quá trình tái chế sẽ làm phát sinh nhiều sản phẩm phụ khác (đôi

khi, mức độ ô nhiễm môi trường của các sản phẩm phụ này còn cao hơn phế phẩm

đem tái chế).

Nước thải Công nghiệp của KCN Sài Đồng B: Hiện trạng xử lý và Tiềm năng

Trao đổi chất thải

Cũng tương tự như CTR công nghiệp, nước thải sản xuất phát sinh từ các nhà

máy thuộc KCN Sài Đồng B có thành phần rất khác nhau tùy theo loại hình công

nghiệp và công nghệ sản xuất. Cho đến nay, KCN Sài Đồng B không có hệ thống xử lý

nước thải tập trung. Các doanh nghiệp trong KCN đều tự xử lý nước thải và theo hệ

thống cống chung đổ ra kênh tiêu. Hệ thống cống chung này được thiết kế và xây dựng

thành 2 hệ thống thu gom thoát nước mưa và nước thải công nghiệp riêng biệt. Yêu cầu

đặt ra đối với các trạm xử lý nước thải riêng đều phải xử lý đạt QCVN 24: 2009 (cột B).

Trên thực tế, một số doanh nghiệp có lưu lượng nước thải lớn và ô nhiễm đều có hệ

thống xử lý đạt tiêu chuẩn như Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel có hệ thống xử

lý nước thải công suất 800 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, việc vận hành và xử lý đạt tiêu

chuẩn nước thải công nghiệp của các hệ thống này chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Theo kết quả điều tra, mỗi ngày KCN Sài Đồng B thải ra môi trường khoảng hơn

2.000m3 nước thải chưa qua xử lý. Nước thải từ KCN theo các hệ thống cống đổ ra

kênh Cầu Bây, từ đó hợp với sông Nghĩa Trụ, đổ ra hệ thống kê mương Bắc Hưng

Hải... Thông số ô nhiễm nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, ảnh hưởng

nghiêm trọng tới chất lượng nguồn tiếp nhận. Nước kênh Cầu Bây đã bị ô nhiễm khá

nặng.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường65

Theo kết quả nghiên cứu, tổng lưu lượng dòng thải của KCN Sài Đồng B vào

khoảng 2.680 m3/ngày.đêm. Theo đó, tải lượng ô nhiễm trong nước thải của KCN như

sau:

Bảng 3.2. Tải lượng ô nhiễm nước thải KCN Sài Đồng B

TT Thông số Giá trịTải lượng ô

nhiễm

Vượt TCCP(QCVN 24:2009

cột B)

1 BOD5 560 mg/l 1501.9144 kg 11,2 lần

2 COD 1.290 mg/l 2767.8137 kg 12,9 lần

3 TSS 190 mg/l 509.5781 kg 1,9 lần

4 Fe 15,1 mg/l 40.4981 kg 3,02 lần

5 Coliform5,5 x 106

MPN/100 ml1.4751*1015

MPN/100 ml1.100 lần

(Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra năm 2010, Tổng cục Môi trường, 2010)

Việc tái sử dụng nước thải sản xuất thường ít được nhà máy quan tâm vì những

lý do sau đây :

- Đặc tính nước thải sản xuất thường có lưu lượng lớn và chứa nồng độ chất nhiễm

bẩn cao;

- Việc hạn chế tiêu thụ nước cấp và phát sinh nước thải không mang lại lợi ích

đáng kể cho nhà máy, nhất là khi nhà sản xuất không phải trả phí xử lý nước thải;

- Khác với CTR, cơ hội để thực hiện tái sử dụng nước thải sản xuất ít hơn nhiều, nhất

là khi KCN không nằm gần vùng canh tác nông nghiệp hoặc chưa có cơ chế trao

đổi, tái sử dụng nước thải sản xuất với các khu vực lân cận KCN.

Mặc dù hiện tại chưa có hình thức tái sử dụng nước thải sản xuất của các nhà

máy trong KCN Sài Đồng B, nhưng điều này không hoàn toàn đồng nghĩa với “không

có khả năng thực hiện được”. Một trong những phương án khả thi là tái sử dụng nước

thải sau xử lý làm nước tưới cây trong khuôn viên nhà máy và KCN. Như vậy, với tổng

diện tích 47 ha, trong đó diện tích trồng cây xanh của toàn KCN Sài Đồng B chiếm

25%, tiêu chuẩn nước tưới cây rửa đường 8 m3/ ha.ngày, lượng nước thải tái sử dụng

được vào khoảng 100 m3/ngày. Trong trường hợp này, “quá trình trao đổi chất công

nghiệp”, không phải xảy ra giữa các cơ sở sản xuất trong cùng KCN, mà giữa cơ sở sản

xuất hay KCN với môi trường tự nhiên.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường66

Ngoài ra, nước thải sau khi qua xử lý đạt quy chuẩn thải (QCVN 24:2009 cột B)

còn có thể tái sử dụng cho các nhà máy khác khi có nhu cầu trong quy trình sản xuất. Ở

đây, theo tính toán sơ bộ, lượng nước thải có thể trao đổi, tái sử dụng trong hệ thống

khoảng 2.500 m3/ngày (chiếm khoảng 73,5% so với tổng lượng thải của KCN là 3.400

m3/ngày) (bảng 3.3).

Mô hình trao đổi chất thải dự kiến được xây dựng dựa trên những tiêu chí sau:

1. Tái sử dụng tối đa phế liệu, phế phẩm của nhà máy này làm nguyên liệu hay để thay

thế một phần nguyên liệu sản xuất cho nhà máy khác trong KCN.

2. Tái sử dụng tối đa phế liệu, phế phẩm của nhà máy trong KCN này làm nguyên liệu

hay để thay thế một phần nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất khác bên ngoài KCN và

môi trường tự nhiên.

3. Mô hình xây dựng không nhằm đạt được tính cân bằng vật chất giữa nhà máy cho

và nhà máy nhận phế liệu mà chủ yếu tập trung xây dựng mối liên hệ trao đổi chất thải

giữa các nhà máy.

4. Chương trình trao đổi chất thải phải mang lại lợi ích kinh tế và môi trường theo các

hướng: giảm khai thác nguồn tài nguyên mới, giảm sự tiêu tốn năng lượng để sơ chế

nguyên vật liệu, giảm lượng chất thải phải chôn lấp và giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi

trường do chất thải.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường67

Phế liệu, phế phẩm cung cấp cho Trung tâm Trao Đổi (thông tin) chất thảiPhế liệu, phế phẩm trao đổi với các cơ sở sản xuất

Hình 3.2. Mô hình trao đổi chất thải tổng quát dự kiến đề xuấtđối với KCN Sài Đồng B.

CTY CỔ PHẦN HANEL XỐP NHỰA I

TRUNG TÂM TRAO ĐỔI CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP

Khu liên hợp tái sinh, tái

chế chất thải

Bộ phận trao đổi thông tin về chất thải

CÁC CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN(Sắt thép phế liệu, phoi kim loại)

CÁC CTY HÓA CHẤT VÀ LIÊNQUAN ĐẾN HÓA CHẤT

CTY KHUÔN ĐÚCTSUKUBA

CTY TNHH PENTAX VN(Nhựa phế phẩm) CTY SIN – HANEL

(sản xuất khuôn mẫu)

CÁC CTY CƠ KHÍ LUYỆN KIM & GIA CÔNG CƠ KHÍ

(sắt, thép vụn, phoi kim loại, bao bì các loại)

CTY DYNAPAC

(mạt cưa, bao bì các loại)

CTY TNHH MSA – HAPRO

(vải vụn các loại, giấy, bao bì)

NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM & THỨC ĂN GIA SÚC

(bao bì phế phẩm, vỏ quả, chất thải hữu cơ dễ phân hủy …)

CTY TNHH CN

TÂN Á

CƠ SỞ LUYỆN

KIM

CƠ SỞ SX PHÂNCOMPOST

CÁC CƠ SỞ SX KHÁC

ĐẤT TRỒNG CÂY

- Nước thải sau xử lý sơ bộ hoặc xử lý triệt để

- Bùn trạm xử lý nước thải

Sắt th

ép

ph

ế liệ

u,

pho

iKL

Giấ

y v

ụn, cart

on

Sắt thép, phoi kim loại

Nhựa HDPE, PP

Nhựa PE, PVC

Gỗ v

ụn, m

ạt cư

a

Chất thải HC dễ phân hủy

Bùn thải, nước thải sau xử lý sơ bộ

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường68

Theo kết quả thu thập tài liệu và điều tra, tác giả thống kê nguồn chất thải của

các Công ty/Nhà máy trong KCN Sài Đồng B và đánh giá khả năng trao đổi chất thải cụ

thể như trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Thống kê nguồn chất thải phát sinh trong KCN Sài Đồng B và khả năng

trao đổi chất thải

STT Loại chất thải

Khối lượng/ Lưu lượng

Đánh giá mức độ trao đổi

Thành phần chất thải trao đổi

Công ty nhận chất thải

1. Chất thải rắn 536 tấn/tháng

Sắt thép phế liệu, phoi kim loại

Công ty khuônđúc Tsukuba

Giấy, bao bì phế phẩm

Công ty TNHHCN Tân Á

Nhựa phế phẩmCty cổ phần Hanel xốp nhựa II

1.1.Chất thải rắn CN khôngnguy hại

290tấn/tháng

250 tấn/tháng(86,2%)

Chất thải hữu cơ dễ phân hủy

Nhà máy sxphân compost

1.2.Chất thải rắn CN nguy hại

110tấn/tháng

30 tấn/tháng(27,2%)

Phế phẩm đèn hình,linh kiện điện tử, dầu mỡ, thùng đựnghóa chất

- Cty TNHHOrion kim loại

- Cty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel I,II

1.3.Chất thải sinh hoạt

136tấn/tháng

13,6 tấn/tháng (10%)

Bao bì, vỏ hộp, bao nilon

Cty cổ phần Hanel xốp nhựa I

1.4. Bùn thảiChưa cóthống kê

-Tái chế bùn làmphân compost, đónggạch

- Nhà máy sxphân compost

2. Nước thải3.400

m3/ngày2.500 m3/ngày

(73,5%)

Tái sử dụng để tưới cây, đường xá trong KCN và phục vụ các ngành sản xuất có nhu cầu khác

Tất cả các Công ty có quy trìnhsản xuất cần nước đạt QCVN 24:2009 cột B

2.1.Nước thải sản xuất

2.680m3 /ngày

2.2.Nước thải sinh hoạt

720 m3/ngày

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường69

Như vậy, tổng lượng chất thải rắn có khả năng trao đổi theo tính toán sơ bộ

khoảng 293.6 tấn/tháng, tức đạt tỷ lệ khoảng 54,8% (chưa kể nếu bổ sung sự trao đổi

bùn thải).

Có thể thấy rằng, mô hình KCNST được xây dựng với mục tiêu thực hiện thành

công quá trình trao đổi chất thải, tránh thất thoát ra bên ngoài, tức là KCN phải trao đổi

được chất thải rắn, nước thải, năng lượng… giữa các nhà máy với nhau để tiến tới

không phát thải. Như vậy, mức độ KCN có thể chuyển đổi sang KCNST hay không

cũng phải dựa vào tỷ lệ trao đổi chất thải nói trên. Xét theo khía cạnh này, KCN Sài

Đồng B đạt mức trên 50%. Điều này cho thấy tính khả thi trong việc chuyển đổi sang

mô hình KCNST của KCN Sài Đồng B là có thể thực hiện được.

Một cách tổng quát, mô hình trao đổi chất thải đối với KCN Sài Đồng B được đề

xuất như trình bày trong Hình 3.2. Trong mô hình này, Trung tâm trao đổi chất thải vừa

cung cấp các thông tin về phế phẩm cần trao đổi giữa các nhà máy trong KCN, vừa là

cơ sở tiếp nhận, sơ chế hoặc tái chế chất thải (nếu có yêu cầu) trước khi cung cấp cho

những nơi có nhu cầu. Sự có mặt của Trung tâm này sẽ mang lại những lợi ích thiết

thực như sau:

- Là nguồn cung cấp thông tin cập nhật, chính xác, dễ liên lạc giữa cơ sở có chất thải

và cơ sở cần chất thải;

- Là nhà máy sơ chế, tái chế chất thải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;

- Hạn chế rủi ro và giảm chi phí vận chuyển chất thải bên ngoài KCN;

- Là cầu nối giữa các cơ sở sản xuất trong KCN, nên Trung tâm trao đổi chất thải

đóng vai trò quan trọng quyết định sự hình thành và tồn tại của KCNST.

3.2.2. Thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn

Mặc dù chưa có nhà máy tự nghiên cứu thực hiện chương trình Sản xuất sạch

hơn, tuy nhiên việc một số nhà máy mới đầu tư công nghệ mới, công nghệ thân thiện

với môi trường (Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa I, Công ty TNHH khuôn đúc Tsukuba

VN) cũng là nền tảng cho việc nhân rộng chương trình sản xuất sạch hơn cho các nhà

máy khác trong KCN trong tương lai. Thêm vào đó, một số hướng tái sử dụng chất thải

cũng cho thấy giải pháp sản xuất sạch hơn bước đầu cũng đã được quan tâm áp dụng.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường70

Tất cả những điều kể trên sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc triển khai mô hình

KCN thân thiện với môi trường, hướng tới KCNST đối với KCN Sài Đồng B.

3.2.3. Xử lý chất thải

Một số cơ sở sản xuất trong KCN Sài Đồng B đã có trạm xử lý chất thải cục bộ

(nước thải và khí thải) như Công ty TNHH điện tử Deawoo – Hanel, Công ty TNHH

Công nghiệp Tân Á, Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa I. Đây là một trong những điều

kiện cần thiết để tăng cường việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng của KCN trong hoạt

động xử lý chất thải và BVMT, trong đó có việc xây dựng trung tâm trao đổi thông tin

về chất thải và khu liên hợp xử lý, tái chế chất thải của KCN.

3.2.4. Sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng

Sở TN&MT Hà Nội và BQL các KCN&KCX Hà Nội là các cơ quan quản lý nhà

nước chủ chốt về vấn đề BVMT tại các KCN của Hà Nội. Cùng với đó là hàng loạt các

văn bản quy phạm pháp luật cấp trung ương và địa phương được ban hành quy định về

bảo vệ và quản lý môi trường KCN, việc thực hiện báo cáo môi trường, chương trình

giám sát chất lượng môi trường hàng năm tại từng nhà máy trong KCN… hay việc các

quan chức năng yêu cầu việc triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của

KCN là những bằng chứng cụ thể về sự nỗ lực của các cơ quan quản lý KCN. Đây là

tiền đề bảo đảm sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo trong việc hỗ trợ (về mặt chính sách

khuyến khích, nhân lực và tài chính) để đưa mô hình KCNST theo thiết kế lý thuyết vào

thực tế ứng dụng trong tương lai.

3.3. Nhận xét, đánh giá về mức độ phù hợp và khả năng triển khai áp dụng mô

hình KCNST tại KCN Sài Đồng B và mức độ khả thi khi áp dụng đối với các KCN

đa ngành khác đang hoạt động của Việt Nam

Qua nghiên cứu trường hợp điển hình tại KCN Sài Đồng B, có thể thấy rằng, khả

năng ứng dụng việc chuyển đổi từ KCN cổ điển sang mô hình KCN thân thiện với môi

trường, hướng tới KCNST là có tính khả thi với điều kiện KCN phải tuân thủ chặt chẽ

và thực hiện đầy đủ các yêu cầu đặt ra trong quá trình chuyển đổi

Tổng quát lên đối với các KCN cổ điển đang hoạt động với mô hình tương tự

như KCN Sài Đồng B, có thể thấy được những khả năng sẵn có có thể tận dụng trong

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường71

quá trình chuyển đổi sang hình thức KCN thân thiện với môi trường, nền tảng của

KCNST.

Tuy nhiên, qua kết quả từ thực tế điều tra, khảo sát thu thập thông tin đối với

nghiên cứu điển hình của KCN Sài Đồng B cho thấy, việc chuyển đổi các KCN cổ điển

đang hoạt động của Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ Bắc bộ nói riêng sang mô hình

KCN thân thiện với môi trường hiện nay còn gặp phải rất nhiều khó khăn, đó là các vấn

đề như:

- Nhiều KCN đã hoạt động tối đa công suất, khó có khả năng thay đổi hoặc mở

rộng dẫn đến việc xây dựng một hệ thống mắt xích các nhà máy trong KCN có khả

năng trao đổi chất thải một cách tối ưu là rất khó khăn.

- Vấn đề ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường khó có

thể triển khai áp dụng rộng rãi đối với các nhà máy trong KCN do vấn đề đầu tư kinh

phí và nhận thức của các chủ nhà máy.

- Vai trò của các tổ chức, cơ quan chức năng liên quan cũng như sự tự nguyện

của KCN và các nhà máy trong KCN chưa được huy động triệt để, thiếu các chế tài quy

định có liên quan.

Chính vì vậy, để đảm bảo thành công, điều cần thiết là cần phải xây dựng một hệ

thống tiêu chí cụ thể, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và lộ trình thực hiện. Cụ thể

hơn là việc xây dựng nhóm tiêu chí cho các KCN đang hoạt động chuyển đổi sang

KCNST và nhóm tiêu chí cho các KCN mới đang trong quy hoạch sẽ triển khai xây

dựng. Và đặc biệt, cần đưa vai trò của các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý KCN trở

thành một trong những yếu tố thiết yếu trong quá trình triển khai thực hiện.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường72

Chương 4 – NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG TIÊU CHÍ CHUYỂN ĐỔI KCN ĐANG HOẠT ĐỘNG SANG MÔ HÌNH KCN SINH THÁI

TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Trong quá trình hoạt động, các KCN chắc chắn cần công tác QLMT nhằm đảm

bảo rằng các hoạt động đó là bền vững về kinh tế, xã hội, thể chế và môi trường. Điều

đó có nghĩa là dù ở đâu, dù ở mức độ này hay mức độ khác thì công tác QLMT KCN

vẫn là hết sức cần thiết. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, việc xây dựng những

mô hình bền vững trong quản lý môi trường KCN là một trong những trọng tâm cần

được quan tâm thấu đáo. Trên quan điểm đó UNEP [24] đã xác định những định hướng

về quản lý môi trường để giúp cho các KCN hiện hữu cải thiện hoạt động QLMT của

mình, bao gồm các định hướng sau đây:

(1). Đánh giá hiện trạng các vấn đề môi trường hiện hữu;

(2). Phát triển các mục tiêu thực hiện hệ thống QLMT;

(3). Hoạch định các dự án và hệ thống QLMT;

(4). Triển khai các dự án và hệ thống QLMT.

8 hành động để cải thiện môi trường cho các KCN là:

(1). Đảm bảo cam kết thực hiện hệ thống QLMT;

(2). Điều tra tác động hiện hữu;

(3). Xác lập một kế hoạch hành động về môi trường;

(4). Đạt được một “Trạng thái sạch” làm mô hình mẫu cho các công ty;

(5). Cung cấp các dịch vụ môi trường và thu hút các công ty tham gia;

(6). Khuyến khích các khởi xướng về môi trường của các công ty;

(7). Giám sát, báo cáo, công khai chất lượng môi trường;

(8). Kiểm tra và điều chỉnh các mục tiêu và kế hoạch hành động về môi trường.

4.1. Nghiên cứu đề xuất hệ thống tiêu chí chuyển đổi KCN đang hoạt động sang

mô hình KCNST trong điều kiện Việt Nam

Trong điều kiện phát triển công nghiệp của Việt Nam, việc đề xuất các tiêu chí

xây dựng mô hình hoạt động và quản lý cho các KCN đang trong giai đoạn quy hoạch

phát triển cũng như việc đề xuất mô hình hoạt động và quản lý cho các KCN hiện có

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường73

theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường là việc làm cấp thiết. Tuy nhiên, trong

phạm vi luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu, đề xuất hệ thống tiêu chí nhằm xây

dựng các KCNST trong điều kiện các KCN đang hoạt động chuyển đổi thành

KCNST. Hệ thống tiêu chí này đưa ra những yêu cầu cần thiết cho quá trình chuyển đổi

sang KCNST.

Đối với các KCN (dạng cổ điển) đang hoạt động, việc chuyển đổi sang KCNST

là rất khó khăn. Thực tế hoạt động của các KCN tại Vùng KTTĐ Bắc bộ cũng như tại

nhiều địa phương khác cho thấy: sự đầu tư CN tại các KCN không thống nhất, chủ yếu

là lấp đầy diện tích đất. Do vậy việc tổ chức trao đổi chất thải, xử lý ô nhiễm tập trung

đối với loại nước thải đặc trưng sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật ngay cả khi

được sự đồng thuận của các cơ sở sản xuất. Từ nguyên nhân trên, để thực hiện chuyển

đổi cần phải có quá trình từng bước và không phải KCN (cổ điển) nào cũng có thể

chuyển đổi sang KCNST. Đây là một thực tế đối với hiện trạng phát triển KCN của

Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từng bước là một cách tiếp cận phù hợp cho

phép các KCN được tiếp cận gần nhất đến với các biện pháp xử lý ô nhiễm hiện đại có

tính sinh thái cao, giảm thiểu được nguy cơ ô nhiễm môi trường đến mức có thể.

Cụ thể các tiêu chí xây dựng KCNST dành cho KCN đang hoạt động như sau:

4.1.1. Xây dựng định hướng cho hệ thống trao đổi chất thải

Đối với KCN cổ điển, đang hiện hữu, để có thể chuyển đổi sang hướng sinh thái

(KCNST) cần thực hiện ngay công tác kiểm toán chất thải (xây dựng một chương trình

riêng hay nằm trong khuôn khổ hệ thống QLMT cho KCN và cơ sở sản xuất). Qua đó,

xác định các chất thải chính của KCN và khả năng sử dụng các chất thải này cho mục

đích sản xuất. Hoạt động này rất quan trọng vì có tính quyết định đến toàn bộ tiến trình

thực hiện chuyển đổi sang KCNST. Với mục tiêu trao đổi chất thải (bao gồm: loại chất

chải, định lượng chất thải có thể trao đổi được, tiêu chuẩn về chất thải có thể trao đổi

được), các nhà quản lý sẽ đề ra những hướng phát triển cho KCN đang hoạt động như:

bổ sung thêm ngành nghề, cơ sở sản xuất; cho phép tăng hoặc buộc giảm lượng chất

thải, đầu tư vào hệ thống hạ tầng...

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường74

4.1.2. Cải thiện và nâng cao sự chấp hành quy định pháp luật về môi trường

Chấp hành pháp luật trong lĩnh vực môi trường được coi là một trong những vấn

đề hàng đầu trong quá trình cải thiện môi trường của Việt Nam. Do thiếu thông tin hay

hiểu biết sai về những quy định luật pháp trong lĩnh vực môi trường cũng như sự chủ ý

không tôn trọng quy định luật pháp về môi trường là nguyên nhân chính gây ra nhiều sự

cố môi trường trong hoạt động CN tại Việt Nam. Đối với KCN, chủ đầu tư cơ sở hạ

tầng cũng như các nhà đầu tư vào KCN cần hiểu rõ và chấp hành các quy định BVMT

của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, quy định BVMT (xử lý nước thải, khí thải đạt

TCVN...) không phải lúc nào cũng được tôn trọng. Với nhiều lý do khách quan, chủ

quan các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN, chủ đầu tư các cơ sở sản xuất trong KCN đã

không hay thực hiện rất chậm các yêu cầu BVMT trong KCN. Hiện tượng các KCN xả

nước thải không qua xử lý vào nguồn tiếp nhận do không có hệ thống xử lý nước thải

tập trung khá phổ biến tại Vùng KTTĐ Bắc bộ là một dẫn chứng về vấn đề nêu trên.

Do vậy sự hiểu biết và chấp hành luật pháp về BVMT, sự tự nguyện tham gia

chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN cũng như chủ đầu tư các cơ sở sản xuất trong KCN là

một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự chuyển đổi từ KCN cổ điển lên một

bước cao hơn trong quá trình tiến đến KCNST. Đây là tiêu chí tiên quyết đối với một

hoạt động BVMT tại KCN cũng như các cơ sở sản xuất trong KCN. Yêu cầu chính đối

với tiêu chí là: các cá nhân có trách nhiệm tại đơn vị quản lý cơ sở hạ tầng KCN, các cơ

sản xuất trong KCN phải hiểu rõ các quy định của pháp luật về BVMT, có ý thức, trách

nhiệm trong công tác BVMT, cụ thể được thể hiện ở việc cơ cấu bộ máy quản lý, các

hoạt động thiết thực trong thực tế sản xuất. Bên cạnh đó, lực lượng lao động trong KCN

(công nhân, kỹ sư...) cũng phải được học tập, thông tin, huấn luyện về các quy định,

biện pháp, phương án BVMT.

4.1.3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN

Đối với đa số các KCN đang hoạt động (dạng cổ điển), cơ sở hạ tầng kỹ thuật

nói chung cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật BVMT được quy hoạch, thiết kế còn thiếu

hay chưa hoàn chỉnh. Lý do có thể là do thời điềm xây dựng KCN chưa có vấn đề về

BVMT (ví dụ như KCN Sài Đồng B – Hà Nội) hay do chạy theo lợi ích về kinh tế

(giảm chi phí đầu tư, giảm diện tích đất dành cho công tác chức năng trong KCN, hạ giá

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường75

thuê đất, rút ngắn thời gian xây dựng...). Với những lý do trên, tất cả các kết cấu hạ tầng

kỹ thuật của đa số các KCN đều thể hiện sự bất hợp lý trong hoạt động BVMT KCN.

Như vậy, để có thể cải thiện được hiện trạng BVMT của các KCN cổ điển đang hoạt

động, việc nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN nhằm đáp ứng được các yêu

cầu như: thu gom, xử lý nước thải tập trung; tách nước mưa hay trao đổi chất thải, tăng

diện tích phủ xanh... là những yêu cầu bắt buộc. Nâng cấp hạ tầng cơ sở kỹ thuật KCN

có tính đến sự phù hợp với công tác BVMT, trao đổi chất thải là bước cần thực hiện đầu

tiên khi các KCN muốn cải thiện chất lượng môi trường và tiến đến mô hình KCNST.

4.1.4. Cải thiện công tác quản lý, xử lý chất thải tại các cơ sở sản xuất trong KCN

Hiện tại, đa số các cơ sở sản xuất trong các KCN tại vùng KTTĐPB đều có xử lý

cấp 1 với giải pháp xử lý sơ bộ cuối đường ống đạt yêu cầu trước khi đưa tới các hệ

thống xử lý chất thải tập trung của KCN. Chỉ một số rất ít các cơ sản xuất áp dụng giải

pháp sản xuất sạch hơn. Thực tế kiểm tra, thanh tra tại các KCN cho thấy, các cơ sở sản

xuất đang phải dành một khoản chi không nhỏ cho việc vận hành, bảo trì hệ thống xử lý

cuối đường ống. Do vậy có không ít cơ sở sản xuất vận hành hệ thống xử lý cuối đường

ống cầm chừng (đi đôi với hiệu quả xử lý giảm). Để giải quyết tình trạng trên, cách hiệu

quả nhất ờ quy mô cơ sở sản xuất là giảm thiểu phát thải (sản xuất sạch hơn). Giảm

thiểu phát thải sẽ làm giảm các chi phí vận hành, bảo trì những hệ thống xử lý cuối

đường ống, làm tiết kiệm cho chủ đầu tư.

Đối với công tác quản lý chất thải, có rất ít cơ sở sản xuất trong KCN có hệ

thống QLMT (EMS) theo khuôn mẫu của ISO 14000 hay Bộ TN&MT. Chỉ có một số

cơ sở sản xuất liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài hay một số doanh nghiệp Việt

Nam có sản xuất hàng xuất khẩu mới có hệ thống quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường.

Sự cải thiện công tác quản lý, xử lý chất thải tại các cơ sở sản xuất trong KCN có

vai trò rất quan trọng đối với KCN trong việc giảm phát thải ô nhiễm chung. Các bước

cải thiện quản lý, xử lý chất thải tại các cơ sở sản xuất gồm: hạn chế các biện pháp xử

lý cuối đường ống; tăng cường các giải pháp giảm thiều phát thải hay xoay vòng, tái sử

dụng nguyên nhiên liệu. Bên cạnh đó cũng cần định hướng cho cơ sở sản xuất xử lý

triệt để những chất thải không thể trao đổi cũng như chú ý đến sự phù hợp về chất thải

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường76

giữa các cơ sở sản xuất để có sự tham gia trao đổi chất thải chung trong nội bộ KCN

hay giữa các KCN với nhau.

4.1.5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải ở quy mô KCN

Quản lý, xử lý chất thải ở quy mô KCN bao gồm nhiều quy định về môi trường

cần được tuân thủ (như Luật BVMT, QCVN về môi trường, các cam kết về quản lý

theo các quy định quốc tế như: ISO 14000, ISO 9000, quy định của Ngân hàng Thế

giới...) hệ thống thu gom, xử lý nước thải, hệ thống thu gom, xử lý CTR-CTR công

nghiệp nguy hại... Đối với KCN (dạng cổ điển) đang hoạt động tại Việt Nam, công tác

quản lý, xử lý chất thải ở cấp 2 (ở quy mô KCN) chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt

động quản lý, xử lý chất thải chính ở quy mô KCN thường chỉ là quản lý nước thải (thu

gom và vận hành hệ thống xử lý) trong khi có rất nhiều vấn đề quản lý, xử lý chất thải

cần được thực hiện ở quy mô KCN hay nhiều KCN. Các vấn đề quản lý chất thải cần

được thực hiện ở quy mô KCN gồm: thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại, kiểm soát khí

thải và việc thải khí, trao đổi chất thải, XLNT tập trung... Hình thức quản lý, xử lý chất

thải ở quy mô KCN có tầm quan trọng của rất lớn vì đây là yếu tố đánh giá loại hình

KCN (KCNST hay KCN cổ điển).

Như đã nêu ở trên, việc chuyển đổi KCN đa ngành đang hoạt động sang KCNST

là quá trình rất khó khăn mà thực tế là không phải KCN đa ngành nào tại Việt Nam

cũng đủ điều kiện để chuyển đổi. Để cải thiện chất lượng môi trường cho các KCN

cũng như tạo điều kiện cho các KCN có khả năng tiếp cận đến mô hình KCNST, giải

pháp chuyển đổi từng bước là một hướng đi hợp lý. Các bước chuyển đổi được tóm tắt

trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Các bước chuyển đổi từ KCN đa ngành sang KCNST

Số mức

Mức thân thiện môi trường (các bước chuyển đổi)

Đặc trưng

0 Mức không kiểm soát

Có nhân sự quản lý môi trường nhưng không kiểm

soát được hoạt động phát thải cũng như xử lý chất

thải trong KCN.

1 Mức kiểm soát ô nhiễm

Kiểm soát được sự phát thải chất thải trong KCN

(kiểm toán môi trường). Đạt TCVN/QCVN về môi

trường là mục tiêu ở mức này.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường77

2 Mức Xanh (Green)

Đạt TCVN/QCVN về môi trường. Áp dụng sản xuất

sạch hơn. Xây dựng được hệ thống QLMT cho cơ sở

sản xuất và KCN.

3 Mức sinh thái

Giảm thiểu tối đa lượng phát thải ra môi trường.

Thực hiện trao đổi chất thải. Khuyến khích áp dụng

công nghệ xanh.

Các KCN đa ngành đang hoạt động dựa trên điều kiện thực tế về cơ sở hạ tầng,

hệ thống quản lý hiện có để hoạch định chính sách phát triển, chuyển đổi sang các bước

cao hơn. Dựa vào thực tế hoạt động, phát triển của các KCN hiện hữu tại Vùng KTTĐ

Bắc bộ cũng như ở các địa phương khác trên cả nước, có thể thấy khả năng đạt được

bước 2 (mô hình KCN xanh) là giới hạn cuối của hầu hết các KCN đang hiện hữu.

4.1.6. Xây dựng, vận hành hệ thống QLMT, phòng chống sự cố toàn KCN

Đối với các KCN đang hoạt động tại Vùng KTTĐ Bắc bộ cũng như trên cả

nước, chưa có hệ thống QLMT mà chỉ có hệ thống tổ chức quản lý về môi trường theo

phân cấp. Ở mức cơ sở sản xuất trong KCN, chỉ có một số ít cơ sở sản xuất trong KCN

có QLMT theo mô hình của ISO 14000 và 14002 nhằm phục vụ cho xuất khẩu hàng

hóa ra nước ngoài. Như vậy việc xây dựng, vận hành hệ thống QLMT cho KCN là hoàn

toàn tương tự giữa việc xây dựng mới KCNST và chuyển đổi KCN cổ điển sang

KCNST. Đối với KCN đang được chuyển đổi từ dạng cổ điển sang dạng sinh thái, hệ

thống QLMT là một tiêu chí quan trọng đánh dấu một sự nâng cấp, cải tổ toàn diện về

cung cách QLMT, một bước tiến (mô hình KCN xanh) trong quá trình chuyển đổi cũng

như là một sự cam kết mạnh mẽ cho quyết tâm chuyển đổi.

4.1.7. Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và đánh giá sự cải thiện chất lượng

môi trường xung quanh KCN

Hầu hết các KCN đang hoạt động chưa thực hiện chương trình quan trắc môi

trường định kỳ theo yêu cầu của Bộ TN&MT. Riêng đối với quá trình chuyển đổi sang

KCNST, các hoạt động quan trắc cần được quan tâm hơn vì đây là sự kiểm tra hiệu quả

các hoạt động chuyển đổi căn bản như: cơ sở hạ tầng, giải pháp xử lý ô nhiễm, hệ thống

chính sách... của toàn KCN và các cơ sở sản xuất trong KCN. Đặc biệt, trong điều kiện

phát triển hiện nay, việc triển khai xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát tự động lưu

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường78

lượng nước thải và một số thông số ô nhiễm chính tại đầu ra của các KCN là một trong

những công cụ quan trọng để quản lý và kiểm soát vấn đề ô nhiễm nước thải tại các

KCN. Sự cải thiện về chất lượng môi trường xung quanh là những dấu hiệu lạc quan,

đánh dấu sự thành công trong hoạt động chuyển đổi.

Bảng tiêu chí xây dựng KCNST là những chi tiết về các yêu cầu tích hợp công

tác BVMT trong mô hình KCNST. Trong thực tế xây dựng KCNST, các cơ quan, đơn

vị chức năng có thể dựa vào bảng này đề xuất kế hoạch thực hiện, kiểm tra quá trỉnh

xây dựng, hoạt động của KCNST.

Với đặc trưng riêng của việc nâng cấp, chuyển đổi sang mô hình KCNST, các

tiêu chí chuyển đổi sang KCNST dành cho KCN đa ngành đang hoạt động tập trung

vào những yêu cầu phục vụ cho công tác chuyển đổi cũng như những dấu hiệu đánh giá

mức chuyển đổi (Xem bảng 4.2).

Bảng 4.2. Bảng tiêu chí chuyển đổi sang KCNST dành cho KCN đa ngành đanghoạt động

STT Tiêu chí Yêu cầu/Hướng dẫn

Nhóm tiêu chí 1: Cải thiện/nâng cao sự chấp hành quy định pháp luật về môi trường

1.Thông tin, giáo dục về

quy định BVMT

Được thực hiện đối với tất cả các lao động trong KCN. Tập

trung vào các lãnh đạo KCN cũng như các chủ cơ sở sản

xuất.

2.

Tỷ lệ cơ sở sản xuất

thực thi các quy định

pháp luật về BVMT

Liên quan đến tiêu chí về xử lý chất thải tại các cơ sở sản

xuất. Cần đề ra lộ trình hành chính, kỹ thuật nhằm buộc

các cơ sở sản xuất từng bước thực hiện các quy định

BVMT Các lộ trình 1 hay 3 năm là những khoảng thời gian

phù hợp cho các cơ sở sản xuất.

Nhóm tiêu chí 2: Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN

3.Mục tiêu và kế hoạch

nâng cấp

Nâng cấp cở sở hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ chuyển đổi

sang mô hình KCNST. Mục tiêu cần rõ ràng, có các bước

tiến hành cụ thể về thời gian, kinh phí.

4.Nâng cấp cơ sở hạ tầng

kỹ thuật KCN

Tập trung nâng cấp, xây mới các công trình chức năng

BVMT chưa hoàn chỉnh hay còn thiếu. Tập trung vào hệ

thống xử lý nước thải tập trung. Hệ thống thu gom và trao

đổi chất thải.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường79

STT Tiêu chí Yêu cầu/Hướng dẫn

5.Quá trình thực hiện

nâng cấp

Cần bảo đảm yếu tố kỹ thuật và BVMT, hạn chế tối thiểu

những tác động có hại đến chất lượng môi trường xung

quanh.

Nhóm tiêu chí 3: Cải thiện công tác quản lý, xử lý chất thải tại các cơ sở sản xuất trong

KCN

6.

Các hệ thống xử lý chất

thải hiện có tại các cơ

sở sản xuất

Buộc tất cả các cơ sở sản xuất vận hành liên tục, hiệu quả

các hệ thống hiện có

7.

Hệ thống xử lý cuối

đường ống có kinh phí

thấp

Chỉ nên áp dụng với cơ sở sản xuất ít ô nhiễm có quy mô

nhỏ.

8.

Hệ thống xử lý cuối

đường ống có kinh phí

cao

Buộc các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nặng phải đầu tư,

Đưa ra lộ trình cụ thể và biện pháp chế tài phù hợp (liên

quan đến nhóm tiêu chí 1)

9.Giải pháp sản xuất sạch

hơn

Khuyến khích, hỗ trợ hay yêu cầu các cơ sở sản xuất phù

hợp thực hiện sản xuất sạch hơn. Đưa ra lộ trình thực hiện

(liên quan đến nhóm tiêu chí 1). Mục tiêu trên 70% các cơ

sở sản xuất trong KCN thực hiện Sản xuất sạch hơn là một

dấu hiệu cho thấy KCN đã thực hiện được sản xuất sạch

hơn.

10.Hệ thống QLMT cho

cơ sở sản xuất

Là một trong các tiêu chí xác định bước 2 của KCN trong

quá trình chuyển sang KCN thân thiện môi trường. Cần

khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất thực hiện QLMT

bằng nhiều biện pháp. Xây dựng thành phong trào. Nếu

thuận lợi thì đưa ra lộ trình thực hiện cho nhóm các cơ sở

sản xuất tham gia.

Nhóm tiêu chí 4: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý/xử lý chất thải ở quy mô KCN

11.

Các hệ thống thu gom,

xử lý chất thải chung

của KCN

Vận hành hiệu quả các hệ thống hiện có. Nâng cấp, xây

mới cho phù hợp với yêu cầu chuyển đổi sang KCNST

12. Đội ngũ quản lý

Cần được đào tạo, nâng cao chuyên môn, được huấn luyện

thường xuyên nhằm theo kịp được các tiến bộ kỹ thuật và

phát triển kinh tế.

13. Thực hiện kiểm toán Là tiêu chí đánh dấu vị trí của KCN (bước 1) trong các

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường80

STT Tiêu chí Yêu cầu/Hướng dẫn

môi trường bước chuyển đổi sang KCNST. Yêu cầu 100% các cơ sở

sản xuất được thực hiện kiểm toán chất thải. KCN quản lý

được tải lượng, loại hình chất thải.

14.Qui định áp dụng sản

xuất sạch hơn

Là một trong các tiêu chí xác định bước 2 trong quá trình

chuyển đổi sang KCNST. Yêu cầu có lớn hơn 70% các cơ

sản xuất trong KCN thực hiện sản xuất sạch hơn. Số cơ sở

sản xuất còn lại phải áp dụng các giải pháp khác và bảo

đảm đạt TCVN/QCVN.

15.Đạt TCVN/QCVN về

chất lượng môi trường

Là một trong các tiêu chí xác định bước 2 trong quá trình

chuyển đổi sang KCNST. Các cơ sở sản xuất trong KCN

và tại các điểm xả thải, các chất thải (nước thải, khí thải)

chung của KCN phải đạt các TCVN/QCVN về môi trường

tương ứng trong các lĩnh vực.

16.

Vai trò quản lý trao đổi

chất thải của KCN

Nếu có các điều kiện thuận lợi, KCN đạt được bước 3

trong quá trình chuyển đổi là mô hình KCNST. Ở bước

này, Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ

thuật KCN phải thực hiện tốt vai trò quản lý, giám sát, điều

phối hệ thống trao đổi chất thải trong KCN cũng như tham

gia vào sự trao đổi chất thải với các KCN khác.

17.Hệ thống trao đổi chất

thải

Về mặt kỹ thuật, hệ thống trao đổi chất thải hoạt động tốt,

không xảy ra sự cố nào. Nhóm chuyên gia quản lý hệ thống

cần có trình độ, khả năng phản ứng nhanh, xử lý chính xác

các sự cố trong hệ thống.

Nhóm tiêu chí 5: Xây dựng/vận hành hệ thống QLMT /phòng chống sự cố toàn KCN

18.Hệ thống QLMT cho

quy mô KCN

Là một trong các tiêu chí xác định bước 2 trong quá trình

chuyển đổi sang KCNST. Các vấn đề ưu tiên trong hệ

thống QLMT quy mô KCN là: chức năng kiểm tra, ra

quyết định về chính sách, mục tiêu BVMT cho KCN. Các

chính sách BVMT KCN cần được đổi mới phù hợp với

diễn biến kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương,

cũng như khu vực.

19.Nhân lực và năng lực

cho hệ thống QLMT

Yêu cầu có chuyên môn cao, nhóm quản lý có khả năng

phản ứng nhanh trong các vấn đề như sự cố, khiếu nại,

tranh chấp...

20. Hệ thống phòng ngừa Hệ thống được xây dựng, hoạt động dưới sự chỉ đạo chung

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường81

STT Tiêu chí Yêu cầu/Hướng dẫn

và ứng cứu sự cố trong

KCN

của BQL các KCN và có sự tham gia 100% các cơ sở sản

xuất trong KCN. Yêu cầu hệ thống có khả năng ứng cứu

những sự cố môi trường hay cháy nổ, thảm họa ở mức

thông thường hay trung bình. Hàng năm lực lượng tham

gia hệ thống có những buổi huấn luyện, diễn tập theo định

kỳ. 100% công nhân lao động trong KCN được huấn luyện

để tham gia ứng cứu sự cố phục vụ mục đích tự cứu và cứu

người, tài sản. Chỉ huy chung hệ thống phải là những cá

nhân có trách nhiệm cao nhất trong hệ thống quản lý KCN,

cơ sở sản xuất để cò quyết định huy động người, tài sản

tham gia ứng cứu một cách nhanh chóng.

Nhóm tiêu chí 6: Xây dựng hệ thống quan trắc và đánh giá sự cải thiện chất lượng môi

trường xung quanh KCN

21.Hệ thống quan trắc môi

trường

Cải thiện, nâng cấp hệ thống quan trắc đã có. Mở rộng

thêm các chỉ tiêu quan trắc. Nâng tần suất và phạm vi địa

lý quan trắc. Đầu tư vào hệ thống quan trắc tự động được

khuyến khích.

Nâng cao yêu cầu về độ tin cậy về quan trắc và phân tích

mẫu.

22.

Báo cáo quan trắc, đánh

giá tình hình môi

trường KCN và vùng bị

ảnh hưởng

Có nội dung chính xác, khách quan, được công bố rộng rãi,

có ý nghĩa cung cấp thông tin cho hệ thống QLMT

23.Đội ngũ chuyên môn,

thiết bịTin cậy, trình độ cao, luôn được huấn luyện, cập nhật.

Trong phạm vi Luận văn này, hệ thống tiêu chí xây dựng KCNST xây dựng cho

các KCN đang trong giai đoạn hoạt động được đề xuất dựa trên định nghĩa KCNST và

các vấn đề QLMT tại các KCN của Vùng KTTĐ Bắc bộ cũng như các địa phương khác

trên cả nước. Hệ thống tiêu chí này không chỉ đề cập đến yếu tố kỹ thuật mà còn chú

trọng đến các vấn đề chính sách, vấn đề giáo dục môi trường – những vấn đề về QLMT

đang được các cơ quan chức năng QLMT cấp Nhà nước và địa phương quan tâm. Hệ

thống tiêu chí xây dựng KCNST có 6 nhóm tiêu chí và bao gồm 23 tiêu chí nhỏ. Trong

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường82

xây dựng, hoạt động của KCNST, các cơ quan, đơn vị chức năng có thề dựa vào hệ

thống tiêu chí xây dựng này để thực hiện các công tác chức năng như quy hoạch, thiết

kế, xây dựng, lập kế hoạch hành động, kiểm tra...

4.2. Đề xuất lộ trình thực hiện

Để triển khai áp dụng thành công các tiêu chí chuyển đổi mô hình các KCN cổ

điển đang hoạt động sang mô hình KCN mới thân thiện với môi trường, hướng tới

KCNST, cần xây dựng lộ trình triển khai áp dụng cho từng giai đoạn cụ thể. Theo đó,

trong khuôn khổ luận văn, tác giả đề xuất lộ trình thực hiện việc chuyển đổi trong

khoảng thời gian là 12 năm, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1 (5 năm đầu tiên):

1. Đánh giá khả năng chuyển đổi (điều kiện cần) của KCN đa ngành đang hoạt

động.

2. Nâng cao nhận thức của các nhà máy/CSSX trong KCN kết hợp với việc ban

hành các văn bản QPPL quy định, yêu cầu các KCN, NM trong KCN tham gia-> có sự

đồng thuận.

Giai đoạn 2 (05 năm tiếp theo):

3. Thực hiện kiểm toán MT 100% các nhà máy trong KCN, đánh giá khả năng

trao đổi chất thải giữa các nhà máy trong KCN.

4. Xây dựng Trung tâm xử lý, trao đổi thông tin về chất thải của KCN.

5. Xây dựng hệ thống trao đổi chất thải của KCN và hệ thống xử lý chất thải đạt

quy chuẩn.

Giai đoạn 3 (02 năm cuối):

6. Tăng cường năng lực quản lý, giám sát hệ thống kết hợp với việc xây dựng

các văn bản QPPL điều chỉnh phù hợp.

Song song với đó, trong suốt quá trình triển khai thực hiện, cần thường xuyên

đánh giá kết quả, kịp thời có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực

tế của từng giai đoạn, đảm bảo duy trì hệ thống hoạt động với hiệu quả cao nhất.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường83

Chương 5 – CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCNST

Để có thể duy trì KCNST hoạt động ổn định và hiệu quả sau khi đã có những

bước chuyển đổi thành công từ mô hình KCN cổ điển sang mô hình KCNST, cần thiết

phải có những biện pháp tổng hợp BVMT trong hệ thống quản lý môi trường KCNST.

Từ những vấn đề đã đặt ra trong các chương trước, trong phạm vi chương này, chúng

tôi xin đề xuất một số biện pháp tổng hợp nhằm xây dựng và hoàn thiện một hệ thống

quản lý môi trường KCNST thống nhất tập trung vào 03 nội dung:

Cơ cấu tổ chức hệ thống QLMT KCNST

Các công cụ QLMT đối với KCNST

Hệ thống quản lý chất thải của KCNST

5.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống QLMT KCNST

Việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường đối với các KCNST

là một công việc rất quan trọng, trong đó bao gồm vấn đề phân cấp, phân công trách

nhiệm, năng lực quản lý và sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý có liên quan.

5.1.1. Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức quản

lý tập trung

Ban quản lý các khu công nghiệp cần được UBND các cấp (tỉnh, huyện), Bộ

TN&MT và các Bộ, ngành khác uỷ quyền để trở thành một chủ thể đầy đủ, có quyền và

chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý môi trường bên trong KCN và triển khai

các quy định bảo vệ môi trường liên quan.

Việc uỷ quyền đầy đủ này trước hết thể hiện ở mặt tổ chức. BQL các KCN cần

được tăng cường tổ chức chuyên trách về bảo vệ môi trường theo Nghị định số

81/2007/NĐ-CP bằng việc thành lập Phòng Quản lý môi trường trong bộ máy hoạt

động nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường

KCN của BQL các KCN và tạo cơ chế “một cửa” giúp các doanh nghiệp đầu tư trong

KCN thuận lợi hơn trong việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường .

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường84

Thứ hai, BQL các KCN cần được giao đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm liên

quan đến bảo vệ môi trường bên trong KCN với vai trò là đơn vị chủ trì thực hiện:

- Kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử các công trình xử lý chất thải của dự án

đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCNST và các dự án, cơ sở sản xuất

kinh doanh đầu tư vào KCNST trước khi đi vào hoạt động chính thức;

- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư xây

dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCNST và các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh

trong KCN theo cam kết của báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;

- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

KCN đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCNST và các cơ sở

sản xuất kinh doanh trong KCN;

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp

trong KCNST;

- Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các cơ sở

sản xuất, kinh doanh trong KCNST;

- Báo cáo định kỳ cho UBND và Sở TN&MT về hiện trạng môi trường của

KCN, kết quả quan trắc tuân thủ của KCN.

Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCNST chịu

trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo ĐTM của KCN; xây dựng kết

cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường KCNST, vận hành và đảm bảo hoạt động của

trung tâm thông tin trao đổi chất thải, hệ thống xử lý chất thải KCNST, tham gia ứng

cứu các sự cố môi trường trong KCN...

Triển khai mô hình kinh doanh dịch vụ môi trường với sự tham gia của các

doanh nghiệp bằng hình thức hợp đồng cung cấp dịch vụ và nghĩa vụ các bên và được

rằng buộc bởi những cơ chế và chế tài cụ thể.

Các nhà máy trong KCNST, chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo

quy định nội bộ của KCNST; thành lập Phòng Môi trường trong bộ máy hoạt động

nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả việc trao đổi thông tin thường xuyên,

phối hợp thực hiện các yêu cầu về BVMT KCNST cùng với Chủ đầu tư xây dựng và

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường85

kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCNST; định kỳ báo cáo tóm tắt về hiện trạng môi

trường của nhà máy đối với BQL các KCN.

Sở Tài nguyên và Môi trường, cần thực hiện đúng chức năng của đơn vị quản lý

nhà nước về môi trường, chịu trách nhiệm:

- Xây dựng, trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi

trường KCN trong phạm vi quyền hạn;

- Thẩm định, tổ chức thu phí bảo vệ môi trường của các KCN;

- Phối hợp và hỗ trợ BQL các KCN thực hiện các nhiệm vụ do BQL các KCN

chủ trì thực hiện.

Như vậy, căn cứ theo việc phân công trách nhiệm của các đơn vị có liên quan

trong QLMT KCNST, công tác QLMT KCNST được phân thành 2 cấp: quản lý cấp

nhà máy/doanh nghiệp trong KCN và quản lý cấp KCN. Chúng tôi đề xuất sơ đồ mô

hình QLMT tập trung cho KCNST như hình 5.1

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường86

bg§ nhµ m¸y a bg§ nhµ m¸y B

bg§ nhµ m¸y dbg§ nhµ m¸y C

khu c«ng nghiÖp

ubnd tØnh

bql c¸c kcnsë tn & MT

chñ ®Çu t­ kd kÕt cÊu h¹ tÇng

kü thuËt kcn

Hình 5.1. Sơ đồ đề xuất mô hình hệ thống QLMT KCNST

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường87

5.1.2. Tăng cường năng lực cán bộ quản lý bảo vệ môi trường KCNST

Tăng cường năng lực cho đội ngũ thực hiện tại các bộ phận chuyên môn về môi

trường của BQL các KCN, Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật

KCNST và các nhà máy trong KCN. Việc tăng cường này cần chú trọng đào tạo nâng

cao trình độ và tăng cường số lượng của đội ngũ cán bộ.

Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát, đảm bảo thi hành các quy định

về bảo vệ môi trường tại các KCNST.

5.1.3. Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị có liên quan

Tăng cường sự phối hợp giữa trung ương và địa phương (giữa Bộ TN&MT, Sở

TN&MT và BQL các KCN) trong việc triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường

KCN;

Tăng cường phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước có

liên quan gồm: Sở TN&MT, Cảnh sát môi trường, UBND quận, huyện (có KCN) với

BQL các KCN trong kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về

bảo vệ môi trường của các nhà máy trong KCN.

Tăng cường sự phối hợp hiệu quả, trao đổi thông tin thường xuyên giữa các nhà

máy trong KCN, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCNST

và BQL các KCN.

5.2. Triển khai hiệu quả các công cụ QLMT KCNST

5.2.1. Công cụ pháp lý

Cách tiếp cận mới trong QLMT KCNST là cách tiếp cận tổng hợp, mang tính hệ

thống và phòng ngừa. Những ý tưởng mới có tính tiến bộ trong QLMT được thế chế

hóa và cụ thể hóa bằng các hành động. Cơ sở khung QLMT KCNST cần có chính sách

môi trường rõ ràng, các cơ chế thích hợp như các quy định pháp luật về BVMT

KCNST, các công cụ kinh tế, các dịch vụ hỗ trợ về môi trường, chức năng kiểm toán và

các cơ chế cưỡng chế giúp đạt được các mục tiêu về môi trường.

Chính sách môi trường KCNST có thể được sử dụng như một động lực thúc đẩy

phát triển KCN gắn chặt với nhu cầu BVMT và thu hút đầu tư. Việc xây dựng chính

sách môi trường KCN nên bắt đầu từ nội bộ KCNST, một số quy định được xây dựng

xuất phát từ mục đích phục vụ cho các xí nghiệp trong KCN cũng có thể giúp xây dựng

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường88

chính sách môi trường chung cho KCNST. BQL các KCN và Chủ đầu tư kinh doanh

kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCNST đóng vai trò tích cực trong việc khuyến khích các xí

nghiệp trong KCN bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu chất thải.

Căn cứ theo đó, các chính sách môi trường kiến nghị xây dựng và áp dụng cho

KCN gồm :

- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến về môi trường;

- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý môi trường và kỹ thuật môi trường cho cán

bộ phụ trách môi trường trong KCNST;

- Giáo dục cộng đồng về môi trường trong và ngoài KCN;

- Hỗ trợ tài chính, thuế... đối với các KCN hướng tới thân thiện môi trường như

KCNST, KCN chuyên ngành ...

- Ủng hộ kiểm toán môi trường , tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu chất thải.

- Xây dựng “quy chế và tổ chức hoạt động của quỹ tái chế”.

Song song với đó, nhằm nâng cao hiệu quả của công cụ pháp lý trong quản lý

môi trường KCN, cần tập trung thực hiện các công việc sau đây:

1. Rà soát, điều chỉnh lại các văn bản đã ban hành liên quan đến việc phân cấp

quản lý môi trường KCNST nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng phân cấp và

phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể đối với các đơn vị trong hệ thống quản lý môi

trường các KCN. Trong đó đặc biệt chú ý đến việc:

- Kiến nghị rà soát, sửa đổi những quy định liên quan trong Luật Bảo vệ môi

trường về tổ chức thanh tra môi trường trong các KCN, về phân cấp quản lý môi trường

các KCN, cũng như một số vấn đề khác có liên quan;

- Các văn bản cần đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền và trách nhiệm trực tiếp

cho các BQL các KCN của cấp tỉnh; Sở TN&MT thực hiện tốt chức năng của đơn vị

quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, không can thiệp sâu vào hoạt động bên trong

của KCN; Phân định trách nhiệm quản lý nhà nước cụ thể giữa BQL các KCN và Sở

TN&MT;

- Các văn bản cần phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh

doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCNST với các doanh nghiệp đầu tư trong KCNST;

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường89

2. Phát triển các chính sách, văn bản cho phép và khuyến khích việc xây dựng

Quy định quản lý môi trường nội bộ KCNST

Việc ban hành Quy chế quản lý môi trường nội bộ KCNST là đặc biệt cần thiết.

Quy định này sẽ tạo cơ chế hoạt động riêng theo đặc thù của từng KCNST và xác định

rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia trong KCN. Trong đó, nhiều cơ chế,

ưu đãi và lợi ích của từng KCNST sẽ được quy định. Mỗi KCN có thể có những cơ chế

riêng, mang tính nội bộ như thỏa thuận giá xử lý nước thải (một giá, nhiều giá), nhưng

không được trái các quy định pháp luật hiện hành.

3. Tạo hành lang pháp lý hoàn thiện cho công tác bảo vệ môi trường KCNST

- Rà soát, hoàn thiện các văn bản liên quan đến các hướng dẫn kỹ thuật trong

hoạt động bảo vệ môi trường KCNST (hướng dẫn xử lý, vận hành trạm xử lý nước thải,

chế độ tự quan trắc, báo cáo, các QCVN có liên quan...);

- Sở TN&MT, BQL các KCN, Sở Công an của các tỉnh sớm ban hành quy chế

phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi

trường KCNST;

- Xây dựng các quy định cụ thể về an toàn lao động và bảo vệ môi trường đối

với KCN.

5.2.2. Công cụ kỹ thuật

Chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCNST cần xây dựng và

hoàn thiện các hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các hạng mục này cần được thiết kế

đúng và phù hợp điều kiện thực tế; xây dựng, lắp đặt đúng thiết kế; duy trì hoạt động ổn

định và hiệu quả trong suốt quá trình khai thác KCNST.

“Sản xuất sạch hơn là phương pháp sản xuất theo đó nguyên liệu và năng lượng

được sử dụng một cách hợp lý và phối hợp thành một quy trình khép kín. Do đó, việc

sản xuất và tiêu thụ cả hai loại nguyên liệu nguyên sinh và tái chế được kết hợp trong

quy trình sao cho bất kỳ ảnh hưởng nào đến môi trường đều không ảnh hưởng đến

công dụng chính của chúng” [9]. Sản xuất sạch được xem là một trong những nội dung

quan trọng của hệ thống QLMT cho các nhà máy (Modak và cộng sự, 1996) với những

ưu điểm như sau:

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường90

- Chi phí tiêu thụ nguyên liệu giảm:

+ Giảm tiêu thụ nguyên liệu, hóa chất

+ Giảm tiêu thụ nước

+ Giảm tiêu thụ năng lượng

+ Giảm thất thoát nguyên liệu trong quá trình vận chuyển và lưu kho.

- Chi phí xử lý chất thải giảm:

+ Năng lượng tiêu thụ trong quá trình xử lý chất thải giảm;

+ Số lượng hóa chất cần cho xử lý chất thải giảm;

+ Nhu cầu về thiết bị và nhân công giảm.

- Hiệu quả của quy trình được nâng cao:

+ Sản lượng tăng;

+ Thiết bị được tăng cường;

+ Nhu cầu về năng lượng cụ thể giảm;

+ Quản lý được cải tiến;

+ Giảm khả năng gây ô nhiễm.

- Chi phí loại bỏ chất thải giảm

+ Lượng rác nguyên liệu thải ra giảm;

+ Nhu cầu về kho chứa ít hơn nên có nhiều chỗ hơn cho sản xuất;

+ Rác nguyên liệu được phân loại và những chất thải nào ít gây ô nhiễm hơn có thể

được bán cho các ngành công nghiệp khác hoặc tái chế thành những nguyên liệu

hữu ích;

+ Nhu cầu về địa điểm và thải CTR giảm.

Ngoài ra, còn rất nhiều lợi ích khác khi áp dụng sản xuất sạch không dễ dàng đo

lường được bằng những chỉ tiêu kinh tế truyền thống như:

- Nghĩa vụ lâu dài đối với việc dọn rác nguyên liệu giảm;

- Rủi ro đối với sức khỏe người lao động giảm;

- Cải thiện hơn hình ảnh của công nghiệp và KCN đối với cộng đồng dân cư;

- Khả năng ứng dụng những công nghệ sản xuất sạch được thừa nhận;

- Tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư;

- Nâng cao mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng;

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường91

- Chất lượng sản phẩm được nâng cao.

Mặc dù sản xuất sạch mang lại nhiều lợi ích đáng kể như vậy nhưng thực tế áp

dụng chương trình sản xuất sạch vào các cơ sở sản xuất hiện nay ở nước ta hoàn toàn

không đơn giản. Chính vì vậy, cần sớm có những định hướng và biện pháp cụ thể nhằm

khắc phụ và cải thiện những khó khăn, bất cập hiện nay để sản xuất sạch có thể trở

thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho hệ thống quản lý. Các mô hình áp dụng chương trình

sản xuất sạch cho các nhà máy trong KCNST ở các nước khác đều là bài học tốt cho

Việt Nam.

5.2.3. Công cụ giám sát

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường

KCNST cần triển khai đồng bộ các giải pháp:

- BQL các KCN cần tăng cường công tác kiểm tra sau thẩm định báo cáo đánh

giá tác động môi trường, sau khi xác nhận bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường của

các dự án đầu tư trong KCNST;

- BQL các KCN chủ trì và phối hợp chặt chẽ với Sở TN&MT, Sở Công an

(Phòng Cảnh sát môi trường) tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm

các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong KCNST;

- Tăng cường hoạt động giám sát nguồn thải của các KCNST; tăng cường hệ

thống các trạm quan trắc liên tục, tự động tại các nguồn thải. Thường xuyên giám sát

hoạt động của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN thông qua lượng điện tiêu

thụ (lắp đặt đồng hồ điện có kẹp chì riêng), sổ nhật ký vận hành, hóa đơn, phiếu xuất

nhập hóa chất phục vụ hệ thống xử lý nước thải tập trung, lắp đặt thiết bị giám sát tự

động lưu lượng nước thải và một số thông số ô nhiễm chính.

- Chủ đầu tư và các doanh nghiệp trong KCNST thực hiện nghiêm túc việc tự

quan trắc theo đúng cam kết và tuân thủ chế độ báo cáo thường xuyên cho các cơ quan

có thẩm quyền theo quy định.

- Yêu cầu bắt buộc các trạm xử lý nước thải tập trung của các KCN phải lắp đặt hệ

thống quan trắc tự động giám sát chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường. Số

liệu được truyền tự động và liên tục về các cơ quan quản lý môi trường quốc gia và địa

phương.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường92

5.2.4. Công cụ kinh tế

Cần phát huy tối đa vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường KCNST

nhằm nâng cao hiệu quả cải thiện chất lượng môi trường với chi phí thấp nhất. Điều này

rất quan trọng đối với Việt Nam trong điều kiện còn thiếu hụt ngân sách cho công tác

bảo vệ môi trường.

Cần rà soát, đánh giá và điều chỉnh, hướng dẫn cụ thể đối với các quy định trong

việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn để đảm bảo tính khả thi

và hiệu quả.

Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các công cụ kinh tế còn thiếu như phí bảo vệ môi

trường đối với khí thải, giấy phép ô nhiễm, hệ thống ký quỹ và hoàn trả...

Quán triệt và triển khai hiệu quả Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày

31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường, đặc biệt trong việc áp dụng các mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp

luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp.

Tạo các nguồn vay ưu đãi (quỹ vay, đối tượng vay, các hình thức ưu đãi, các cơ

chế đặc biệt) cho các dự án đầu tư bảo vệ môi trường trong KCNST.

Ban hành khung giá dịch vụ môi trường làm cơ sở để áp dụng triển khai thống

nhất trên cả nước, tránh hình thức nâng giá, ép giá doanh nghiệp và ngược lại;

Địa phương ban hành các cơ chế phạt đối với hình thức vi phạm của doanh

nghiệp và thưởng đối với các sáng kiến tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường phù

hợp với các quy định hiện hành.

5.2.5. Công cụ thông tin

Khẩn trương tổ chức thực hiện việc công bố thông tin và dân chủ cơ sở liên quan

đến bảo vệ môi trường KCN theo các nội dung được quy định tại Điều 103, Điều 104

và Điều 105 Luật Bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác thông tin; đảm bảo thông tin; đảm bảo thông tin, số liệu về

môi trường KCN đầy đủ và cập nhật thường xuyên.

Công khai công tác bảo vệ môi trường của các KCN, các doanh nghiệp trong

KCN, cũng như các doanh nghiệp không nằm trong KCN trên các phương tiện thông tin

đại chúng (báo, đài, trang tin điện tử), nhằm tạo sức ép đối với các doanh nghiệp vi phạm,

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường93

gây ô nhiễm môi trường và động viên, khuyến khích những doanh nghiệp thực hiện tốt

công tác bảo vệ môi trường.

Xác lập cơ chế thông tin, tăng cường tuyên truyền phổ biến luật và quy chuẩn về

môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin môi trường các KCN.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về

bảo vệ môi trường đối với Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCNST

và các nhà máy trong KCN.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chỉ tiêu và mục tiêu bảo vệ môi trường của

KCNST và doanh nghiệp trong KCNST, các mô hình quản lý và công nghệ thân thiện

với môi trường, vấn đề áp dụng sản xuất sạch hơn, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi

trường và xử lý chất thải tại các KCNST.

5.3. Hệ thống quản lý chất thải của KCNST

Theo những phân tích, đánh giá từ các chương trước, đặc trưng cơ bản của

KCNST đó là khả năng trao đổi chất thải tuần hoàn khép kín giữa các nhà máy trong

KCN hoặc giữa nhà máy với một số đơn vị bên ngoài nhằm giảm thiểu tối đa lượng

chất thải phải xử lý và thải bỏ. Chính vì vậy, vấn đề tổ chức một hệ thống quản lý chất

thải cho KCNST cũng là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng khi vận hành các

KCNST.

Tương tự như hệ thống tổ chức quản lý môi trường nói chung, hệ thống quản lý

chất thải đối với KCNST cũng bao gồm 2 cấp: cấp nhà máy và cấp khu công nghiệp.

Đối với cấp nhà máy trong KCNST

Tất cả các nhà máy có nước thải phải xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn đầu vào của hệ

thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải của

KCN.

Các doanh nghiệp có phát sinh khí thải phải có hệ thống xử lý khí thải đạt

QCVN trước khi xả thải.

Phòng Môi trường trực thuộc nhà máy có trách nhiệm báo cáo Ban giám đốc nhà

máy về việc trao đổi thông tin và thực hiện việc trao đổi chất thải của nhà máy với các

đơn vị khác thông qua Trung tâm thông tin trao đổi chất thải của Chủ đầu tư xây dựng

và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCNST.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường94

Đối với cấp KCN

Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCNST là đơn vị

đầu mối – Trung tâm trao đổi thông tin về chất thải giữa các nhà máy trong KCN, là

trạm trung chuyển của việc trao đổi chất thải. Đồng thời, đơn vị này vẫn giữ vai trò

chính là đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải của KCN. Trong trường hợp, KCN

có phát sinh chất thải nguy hại không thể xử lý tại chỗ, Chủ đầu tư xây dựng và kinh

doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của KCNST cũng sẽ là đơn vị đầu mối đứng ra ký hợp

đồng với đơn vị bên ngoài có đủ chức năng xử lý chất thải nguy hại đạt TCVN/QCVN.

Sơ đồ được trình bày trong hình 5.1 cũng là mô hình đề xuất cho hệ thống quản lý chất

thải của KCNST.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hiện nay các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước thải, chất thải rắn và khí thải

tại các KCN đang là một trong những vấn đề bức xúc của Việt Nam. Một trong những

nguyên nhân chính đó là năng lực thực tế về quản lý môi trường của các mô hình KCN

cổ điển hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cũng như đã bộc lộ rất nhiều mặt

hạn chế. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ phải đặt ra nhu cầu cấp thiết về việc chuyển đổi

các KCN hiện hữu thành KCNST, đồng thời phải xây dựng lộ trình thực hiện đảm bảo

tính khả thi và hiệu quả.

Bằng việc hoàn thành các nội dung nghiên cứu đã đặt ra, luận văn này sẽ góp

phần vào các nỗ lực triển khai việc chuyển đổi các KCN hiện hữu (KCN đa ngành có sự

tương thích về quy mô và khả năng trao đổi chất thải giữa các nhà máy) sang mô hình

KCNST. Thông qua các kết quả nghiên cứu đã đạt được của luận văn, chúng tôi rút ra

được một số kết luận chính như sau:

1/- Để thiết kế xây dựng lộ trình thực thi mô hình KCNST, thì nhất thiết phải

thiết lập được bộ tiêu chí phù hợp về chuyển đổi các KCN đa ngành, có sự tương thích

về quy mô và khả năng trao đổi chất thải giữa các nhà máy sang mô hình KCNST. Luận

văn đã nghiên cứu và đề xuất ra bộ tiêu chí áp dụng này cho các KCN với các điều kiện

như đã trình bày ở trên.

2/- Để bảo đảm sự thành công và lợi ích cao nhất cho quá trình chuyển đổi các

KCN hiện hữu thành KCNST, phải thường xuyên phân tích, đánh giá và xác định mức

độ thành công và hiệu quả đạt được của từng bước chuyển đổi KCNST, đề ra kịp thời

các bước điều chỉnh phù hợp thực tiễn theo bộ tiêu chí đã đề xuất áp dụng.

3/- Sau khi thực hiện việc chuyển đổi thành công sang mô hình KCN thân thiện

với môi trường hoặc KCNST thì vấn đề hoàn thiện hệ thống quản lý với những biện

pháp BVMT phù hợp là một trong những yêu cầu quan trọng để mô hình KCNST hoạt

động đạt hiệu quả tốt nhất. Luận văn đã tổng hợp, đề xuất một số giải pháp chính về cơ

cấu tổ chức của hệ thống, các công cụ quản lý môi trường và hệ thống quản lý chất thải

của KCNST nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của KCNST.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường96

4/- Tuy việc áp dụng các kết quả nghiên cứu của luận văn vào thực tế sẽ còn gặp

nhiều khó khăn khác nhau, song có thể đánh giá là các kết quả này là khả thi, phù hợp

với tình hình thực tế của đa phần các KCN đang hoạt động tại vùng KTTĐ Bắc bộ và

các địa phương khác trên cả nước.

2. Kiến nghị

1/- Tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu của Luận văn nhằm phục vụ tốt hơn các

nhu cầu chuyển đổi KCNST đến năm 2020.

2/- Kiến nghị các cơ quan quản lý chức năng ủng hộ, hỗ trợ việc tổ chức triển

khai 01 mô hình thử nghiệm chuyển đổi KCNST vào thực tiễn nhằm đánh giá hiệu quả

và đúc rút các kinh nghiệm thực tế.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo môi trường quốc gia 2009 – Môi

trường khu công nghiệp Việt Nam.

2. Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân, Vũ Thanh Hưởng, Vũ Cương (2009), Vấn đề phát

triển bền vững các KCN ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu, Trường Đại học Kinh tế

Quốc dân.

3. Phan Thu Nga, Phạm Hồng Nhật (2007), “Xây dựng và phát triển khu công

nghiệp thân thiện môi trường ở Việt Nam – Những cơ hội và thách thức”, Hội thảo

chuyền đề: "Thực trạng đầu tư và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các

Khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh”.

4. Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định

hướng đến năm 2020.

5. Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT ngày 09/8/2002 của Bộ KHCN&MT về việc

ban hành Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

6. Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ TN&MT quy định quản

lý và bảo vệ môi trường KKT, khu công nghệ cao, KCN và cụm công nghiệp.

7. Tổng cục Môi trường (2009), Báo cáo tổng kết Dự án “Điều tra, khảo sát đánh

giá thực trạng quản lý môi trường tại các KCN, KCX và xây dựng cơ chế nhằm

quản lý có hiệu quả đối với loại hình kinh doanh dịch vụ này”

8. Trần Ngọc Hưng (2009), Xây dựng và phát triển KCN, KKT - kết quả đạt được

trong năm 2008 và định hướng điều hành hoạt động năm 2009. Báo cáo hội thảo,

Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

9. Trần Thị Mỹ Diệu, Nguyễn Trung Việt (2003), “Hướng đến phát triển KCNST.

Khu công nghiệp sinh thái/khái niệm cơ bản và kinh nghiệm của các nước trên thế

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường98

giới. Phương pháp luận xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Việt

Nam”, Hội thảo công nghiệp và môi trường.

10. Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (2008), Chương trình trình diễn kỹ thuật đánh

giá sản xuất sạch hơn tại 200 doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, Dự án

VIE/96/063, VIE/04/064.

11. Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (2006-2009), Báo cáo nhiệm vụ quan

trắc và phân tích môi trường công nghiệp tại một số KCN thuộc các tỉnh phía Bắc.

12. Trung tâm Quan trắc môi trường (2008, 2009, 2010), Báo cáo kết quả quan trắc

vùng KTTĐ Bắc Bộ.

13. Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (2006), Nghiên cứu giải pháp khắc phục

những tồn tại, xác định định hướng và lộ trình thực hiện chiến lược quản lý chất

thải rắn ở các đô thị và KCN ở Việt Nam đến 2020. Đề tài nghiên cứu cấp nhà

nước, Bộ Xây dựng.

Tài liệu tiếng anh

14. Agarwal A. and Strachan P. (2006), Literature review on eco-industrial

development initiatives around the world and the methods employed to evaluate

their performance/effectiveness, The Robert Gordon University, UK.

15. Anja-Katrin F. (2000), Eco-Industrial Parks – A strategy towards Industrial

Ecology in Developing and Newly Industrialised Countries - Pilot Project

Strengthening Environmental Technological Capability in Developing Countries

(ETC), Eschborn, Federal Republic of Germany.

16. Cohen-Rosenthal, Edward (1999), Handbook on Codes, Covenants, Conditions,

and Restrictions for Eco-Industrial Parks, Cornell Center for the Environment.

Cornell University, Ithaca, NY.

17. Cornell University Work and Environment Initiative (1995). Fairfield ecological

industrial park baseline study. Prepared for the City of Baltimore Development

Corporation. Ithaca (NY): Cornell University’s Center for the Environment.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường99

18. David Salversen (1996), “Designing Industrial Parks”, Urban Land, Canada.

19. Dieu, T.T.M. (2003), Greening food processing industry in Vienam: Putting

industrial ecology to work, PhD-Thesis Wageningen University, Nerherland.

20. Dion, J. (2001), “Integrating Brownfields and Eco-Industrial Development”,

Conference at the session titled: “Eco-Industrial Development: Improving the

Redevelopment Potential of Brownfields”, Brownfields.

21. Lowe, E. A. (2001), Eco-industrial Park Handbook for Asian Developing

Countries, Indigo Development, RPP International, Oakland, CA.

22. Mary Schlarb, M.P.S (2001), “Eco-Industrial Development: A Strategy for

Building Sustainable Communities”, Reviews of Economic Developing Literature

and Practise: No.8, Work and Environment Initiative, Cornell University, Ithaca,

NY.

23. Potts Carr Audra J (1998), Choctaw Eco-Industrial Park: an ecological approach

to industrial land-use planning and design, Landscape and Urban Planning.

24. Prasad Modak (1996), Environmental Services Industry. Environmental

Management Centre, India.

25. Jørgen Christensen (2005), The Industrial Symbiosis at Kalundborg, Denmark.

26. Sheila, A. M., Keith A. W., Robert A. C., Aarti S. and Richard C. L. (1996),

“Eco-Industrial Parks: A Case Study and Analysis of Economic, Environmental,

Technical, and Regulatory Issues, Final Report”, Project Number 6050 FR,

Planning and Evaluation U.S. Environmental Protection Agency, Washington, US.

27. UNEP (1997), Industrial pollution management series.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường100

PHẦN PHỤ LỤC

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường101

Phụ lục 1

TÌNH HÌNH PHÂN BỐ CÁC KCN TRÊN TOÀN QUỐC

Nguồn: Bộ KH&ĐT, Số liệu điều tra của TCMT, tháng 10/2009

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường102

Phụ lục 2DANH SÁCH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG

ĐIỂM PHÍA BẮC(Tính đến tháng 12/2009)

STT

KCN

STT

Tỉnh/TpTên Tỉnh/Tp.

Số

KCNTên KCN

Diện tích

quy hoạch

(ha)

Diện tích

sử dụng

(ha)

Diện tích

đã cho thuê

(ha)

Tỷ lệ

lấp đầy

(%)

1. 1 Tiên Sơn 410 281 259 91.91

2. 2 Quế Võ 755 504 257 50.9

3. 3 Quế Võ II 273 184

4. 4 VSIP Bắc Ninh 441 388 32 8.36

5. 5 Thuận thành II 250 150

6. 6 Yên Phong 351 221 104 47.25

7. 7 Nam Sơn-Hạp Lĩnh 403 241 1.92 1.92

8. 8 Thuận Thành III 140 105 5 4.76

9.

1 Bắc Ninh

9Đại Đồng - Hoàn

Sơn (GD1)272 189 120 63.21

10. 1 Nội Bài 114 76 76 100

11. 2 Thăng Long 274.8

12. 3Thạch Thất - Quốc

Oai150.78 150.78 150.78 100

13. 4 Bắc Thường Tín 388 388 38 10

14. 5 Nam Thăng Long 30.38 18 18 100

15. 6 Quang Minh II 266.3 266.3 71.901 27

16. 7 Quang Minh I 266 266 212.8 80

17. 8 Sài Đồng B 97,11 78,38 78,38 100

18. 9 Phú Nghĩa 170.1 170.1 102.06 60

19. 10 Phụng Hiệp 174.8 118 0 0

20.

2 Hà Nội

11 Hà Nội-Đài Tư 40 40 32 80

21. 1 Nam Sách 63 44 44 100

22. 2 Phúc Điền 86 59 59 100

23. 3Lương Điền-Cẩm

Điền205 124

24. 4 Lai Cách 132 91 0 0

25. 5 Việt Hòa-Kenmark 46 46 15.64 34

26. 6Đại An và Đại An mở

rộng604 389 103 26.47

27.

3 Hải Dương

7 Tàu thủy Lai Vu 212 137 137 100

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường103

STT

KCN

STT

Tỉnh/TpTên Tỉnh/Tp.

Số

KCNTên KCN

Diện tích

quy hoạch

(ha)

Diện tích

sử dụng

(ha)

Diện tích

đã cho thuê

(ha)

Tỷ lệ

lấp đầy

(%)

28. 8 Cộng Hòa 357 245 0 0

29. 9 Tân Trường 199 132 117.48 89

30. 1 Nomura-Hai Phong 153 123 118 96

31. 2 Đình Vũ 164 133 115 86

32. 3 An Dương 209

33. 4 Đồ Sơn 155 97 35 36

34. 5 Nam Cầu Kiền 263 34 7.5242 22.13

35.

4 Hải Phòng

6 Tràng Duệ 150 119 5 4.2

36. 1 Phố Nối A 390 274 211 77.01

37. 2 Phố Nối B 135 85 21 34.71

38. 3 Thăng Long II 220 132 15 11.36

39. 4 Minh Quang 325.43 195

40. 5 Minh Đức 198 119

41.

5 Hưng Yên

6

Cơ khí Năng Lượng

AGRIMECO Tân

Tạo

196.82 116

42. 1 Cái Lân 277 178 155 73.63

43. 2 Hải Yên 192.7 112 1 0.63

44.

6 Quảng Ninh

3 Việt Hưng 301 200 5 2.7

45. 1 Bình Xuyên I 271 176 97 55.41

46. 2 Kim Hoa 50 40 40 100

47. 3 Khai Quang 262 171 126 74.1

48. 4 Bình Xuyên II 485 303 34 11.22

49.

7 Vĩnh Phúc

5 Bá Thiện 327 226 129 56.95

Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư, TCMT tổng hợp, năm 2009

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường104

Phụ lục 3

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG KCN

1. THÔNG TIN CHUNG

Tên khu công nghiệp (KCN): ...................................................................................................

....................................................................................................................................................

Năm thành lập:...........................................................................................................................

Địa chỉ: ......................................................................................................................................

Điện thoại:……………………. Fax:…………………… Website: .........................................

Số lượng doanh nghiệp trong KCN: .........................................................................................

Loại hình sản xuất (đề nghị liệt kê theo từng doanh nghiệp trong KCN):

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Tổng diện tích KCN: .................................................................................................................

2. THÔNG TIN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

2.1. Trưởng Ban quản lý KCN:

- Họ và tên: ...........................................................................Năm sinh ……..……. Nam Nữ

2.1. Tổng số cán bộ: ................................................ Trong đó: Nam: ……………. Nữ: ………………..

2.2. Số cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường:……..……Trong đó:

Nam……..Nữ……….

2.3. Người liên hệ:

- Họ và tên:...........................................................................................................................................................

- Điện thoại:…………………………………………………….Fax:…………………………………...

E-mail: ...............................................................................................................................................................

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường105

3. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

3.1. Điều kiện làm việc (tính trung bình theo số liệu năm 2010)

Tháng 1 - 3 Tháng 4 - 6 Tháng 7 - 9 Tháng 10 - 12Số ngày làm việc trong 1 tháng(ngày/tháng)

Số giờ làm việc bìnhquân hàng ngày

3.2. Tiêu thụ vật chất cho sản xuất

3.2.1. Nước

Nguồn sử dụng cho sản xuất: (nước sông, nước ngầm..)

Nước sông Nước ngầm Nước cấp Khác …………….…………………

- Nước dùng cho sản xuất:…………………………m3/ngày (tháng)

- Nước dùng cho làm mát:…………………………m3/ngày (tháng)

- Nước dùng cho sinh hoạt: …….…………………m3/ngày (tháng)

- Nước cho mục đích khác: …….…………………m3/ngày (tháng)

Tổng: …….…………………m3/ngày (tháng)

- Nước tái sử dụng (tuần hoàn…):………………m3/ngày (tháng)

3.2.2. Điện: ……………………………kWh/ ngày (tháng)

3.2.3. Nhiên liệu sử dụng chủ yếu (dầu, than, khí đốt…): …….………lít (kg)/ngày(tháng)

....................................................................................................................................................

3.3. Các sản phẩm chính

a. tấn/tháng

(m3/tháng)

b.tấn/tháng

(m3/tháng)c. tấn/tháng

(m3/tháng)

d.tấn/tháng

(m3/tháng)

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường106

3.4. Các nguyên vật liệu thô

a. tấn/tháng

(m3/tháng)

b.tấn/tháng

(m3/tháng)c. tấn/tháng

(m3/tháng)

d.tấn/tháng

(m3/tháng)

3.5. Các loại hóa chất

a. tấn/tháng

(m3/tháng)

b.tấn/tháng

(m3/tháng)c. tấn/tháng

(m3/tháng)

d.tấn/tháng

(m3/tháng)

4. THÔNG TIN VỀ CÁC NGUỒN THẢI

4.1. Nước thải

4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải

Nguồn Tổng số (m3/ngày) Các đặc trưng của nước thải

Nơi xả nước thải

- sông/suối:

- khác:

a.

Nếu xả nước thải ra sông/ suối, xin hãy điền tên của sông/suối:

Nguồn Tổng số (m3/ngày) Các đặc trưng của nước thải

Nơi xả nước thải

- sông/suối:

- khác:

b.

Nếu xả nước thải ra sông/ suối, xin hãy điền tên của sông/suối:

c. Nguồn Tổng số (m3/ngày) Các đặc trưng của nước thải

Nơi xả nước thải

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường107

- sông/suối:

- khác:

Nếu xả nước thải ra sông/ suối, xin hãy điền tên của sông/suối:

4.1.2. Hệ thống xả nước thải

Hệ thống thu gom nước thải của KCN: Có Không

Hệ thống xả nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt: Thải chung Thải tách biệt

(Xin hãy mô tả mạng lưới xả nước thải bằng sơ đồ khối đơn giản)

Công trình xử lý nước thải: Có Không

Nếu có: Xin hãy mô tả mạng lưới xả nước thải bằng sơ đồ khối đơn giản và vui lòngtiếp tục trả lời các câu hỏi tiếp theo:

(Nếu có bản vẽ thiết kế hoặc bản vẽ sơ đồ hệ thống xử lý nước thải, xin vui lòng gửi kèm phiếu điều tra)

Quy mô hệ thống xử lý nước thải: Tập trung Không tập trung

Chú thích: - Tập trung: nước thải từ các nhà máy được thu gom tới 1 hệ thống xử lý nước thải cho toàn khu công nghiệp;

- Không tập trung: mỗi nhà máy có hệ thống xử lý nước thải riêng biệt.

Số lượng doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp riêngbiệt:…………………...…

Hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải:…………………………..…………………………...…(%)

Số lượng doanh nghiệp đấu nối vào khu xử lý nước thải tập trung của KCN:……………….…….

Hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung:……………………..………………………(%)

Đồng hồ đo lưu lượng nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận: Có Không

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường108

Độ dài cống thải từ khu xử lý nước thải tới nguồn tiếp nhận nước thải:…………..……..………m

4.1.3. Quan trắc nước thải

A. Hệ thống nước thải tập trung:

Hệ thống quan trắc nước thải: Có Không

Nếu có: Xin trả lời câu hỏi tiếp theo

Hệ thống quan trắc nước thải: Tự động , liên tục Thủ công

Nếu là hệ thống quan trắc tự động, liên tục:

- Các thông số quan trắc:………………………………………….…….……………………………

....................................................................................................................................................

Nếu là hệ thống quan trắc thủ công:

- Các thông số quan trắc:………………………………………….…….……………………………..

....................................................................................................................................................

- Tần suất quan trắc: ……………..……lần/tháng (năm)

B. Tự quan trắc nước thải:

Doanh nghiệp tự quan trắc nước thải: Có Không

Nếu có: Xin trả lời câu hỏi tiếp theo

Nếu là hệ thống quan trắc tự động, liên tục:

- Các thông số quan trắc:………………………………………….…….……………………………

....................................................................................................................................................

Nếu là hệ thống quan trắc thủ công:

- Các thông số quan trắc:………………………………………….…….……………………………

....................................................................................................................................................

(Nếu có nhiều doanh nghiệp tự quan trắc, xin vui lòng liệt kê chi tiết loại hình quantrắc, các thông số và tần suất quan trắc)

Doanh nghiệp 1: tên doanh nghiệp

Hệ thống quan trắc nước thải: Tự động , liên tục Thủ công

Nếu là hệ thống quan trắc tự động, liên tục:

- Các thông số quan trắc:………………………………………….…….……………………………

Nếu là hệ thống quan trắc thủ công:

- Các thông số quan trắc:………………………………………….…….……………………………

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường109

- Tần suất quan trắc: ……………..……lần/tháng (năm)

Doanh nghiệp 2: tên doanh nghiệp

Hệ thống quan trắc nước thải: Tự động , liên tục Thủ công

Nếu là hệ thống quan trắc tự động, liên tục:

- Các thông số quan trắc:………………………………………….…….……………………………

Nếu là hệ thống quan trắc thủ công:

- Các thông số quan trắc:………………………………………….…….…………………………………..

....................................................................................................................................................

Tần suất quan trắc: ……………..……lần/tháng (năm)

4.2. Khí thải

4.2.1. Nguồn phát sinh khí thải

Nguồn Lưu lượng (m3/giây) Các đặc trưng của khí thảia.

Nguồn Lưu lượng (m3/giây) Các đặc trưng của khí thảib.

Nguồn Lưu lượng (m3/giây) Các đặc trưng của khí thảic.

4.2.2. Hệ thống xả khí thải

Hệ thống xả khí thải (ống khói): Có Không

Số lượng hệ thống khí thải (ống khói): …………………..………

Chiều cao (độ dài) ống khói (ống xả khí thải): ………………..………m

Hệ thống xả khí thải (ống phóng): Có Không

Số lượng hệ thống khí thải (ống phóng): ………………..………

Chiều cao (độ dài) ống phóng (ống xả khí thải): ………………..………m

Chú thích: - Ống khói: là ống xả khí thải từ quá trình đốt

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường110

- Ống phóng: là ống xả khí thải từ quá trình khác (quá trình sản xuất sinh rahơi, xử lý nguyên vật liệu...)

Công trình xử lý khí thải: Có Không

Nếu có: Xin hãy mô tả hệ thống khí thải và xử lý khí thải bằng sơ đồ khối đơn giản (đối với với từng nhà máy hoặc phân xưởng sản xuất)

(nếu có bản vẽ thiết kế hoặc bản vẽ sơ đồ hệ thống khí thải và xử lý khí thải, xin vui lòng gửi kèm phiếu điều tra).

Số lượng doanh nghiệp có hệ thống xử lý khí thải: …………………..………

4.2.3. Quan trắc khí thải

Hệ thống quan trắc khí thải: Có Không

Nếu có: Xin trả lời câu hỏi tiếp theo

Lỗ lấy mẫu khí thải: Có Không

Sàn công tác phục vụ lấy mẫu khí thải: Có Không

- Các thông số quan trắc: ……………………………………………….……………………………

- Tần suất quan trắc: ……………..……lần/tháng (năm)

(Nếu có nhiều doanh nghiệp tự quan trắc, xin vui lòng liệt kê chi tiết các thông số vàtần suất quan trắc).

a. Doanh nghiệp 1: tên doanh nghiệp

- Các thông số quan trắc: ……………………………………………….……………………………

- Tần suất quan trắc: ……………..……lần/tháng (năm)

b. Doanh nghiệp 2: tên doanh nghiệp

- Các thông số quan trắc: ……………………………………………….……………………………

- Tần suất quan trắc: ……………..……lần/tháng (năm)

4.3. Chất thải rắn (CTR)

4.3.1. Nguồn phát sinh CTR

Nguồn Tổng số (m3/ngàyhoặc kg/ngày)

Các đặc trưng của CTRa.

Nguồn Tổng số (m3/ngàyhoặc kg/ngày)

Các đặc trưng của CTRb.

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường111

Nguồn Tổng số (m3/ngàyhoặc kg/ngày)

Các đặc trưng của CTRc.

4.3.2. Hệ thống thu gom và xử lý CTR

Phân loại CTR: Có Không

Hệ thống thu gom CTR: Có Không

Công trình xử lý CTR: Có Không

(nếu có bản vẽ thiết kế hoặc bản vẽ sơ đồ hệ thống xử lý CTR, xin vui lòng gửi kèmphiếu điều tra)

Phương pháp xử lý CTR: Tái sử dụng

Nơi chung chuyển, thu gom chuyển CTR đến nơikhác

Chôn lấp (mô tả địa điểm nơi chôn lấp)

Đốt

Khác (mô tả chi tiết hình thức xử lý)

4.3.3. Quan trắc CTR

Hệ thống quan trắc CTR: Có Không

Nếu có: Xin trả lời câu hỏi tiếp theo

- Các thông số quan trắc:……………………………………………….……………………………

- Tần suất quan trắc: ……………..……lần/năm

Hệ thống quan trắc nước rỉ rác (nếu xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp)

Có Không

- Các thông số quan trắc:……………………………………………….……………………………

- Tần suất quan trắc: ……………..……lần/năm

Hệ thống quan trắc khí thải từ lò đốt (nếu xử lý rác thải bằng phương pháp đốt)

Có Không

- Các thông số quan trắc:……………………………………………….……………………………

- Tần suất quan trắc: ……………..……lần/năm

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường112

5. Quản lý số liệu, báo cáo kết quả quan trắc môi trường

Bộ phận tiếp nhận và quản lý các báo cáo kết quả quan trắc môi

trường:………….………………..…………………………………….

Tần suất gửi báo cáo môi

trường:………………………………………….……………………..………………

6. Các giấy phép môi trường

- Quyết định phê duyệt ĐTM: Có Không

- Cam kết bảo vệ môi trường: Có Không

- Giấy phép xả nước thải: Có Không

- Giấy chứng nhận quản lý môi trường theo hệ thống ISO: Có Không

- Các giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường khác: ……………………..……………………….…

NGƯỜI ĐIỀN PHIẾU

(Ký và ghi rõ họ tên)