46
TRÍCH QUY CHẾ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ ÁP DỤNG CHO CỬ NHÂN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ CHƯƠNG 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Tín chỉ Tín chỉ học tập là đơn vị quy chuẩn dùng để lượng hóa khối lượng kiến thức và khối lượng học tập, giảng dạy trong quá trình đào tạo. Tín chỉ học tập cũng là đơn vị để đo lường tiến độ và đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên số lượng tín chỉ đã tích lũy được. Mỗi tín chỉ được quy định tương đương 15 giờ học lý thuyết, kiểm tra, giao và hướng dẫn đề thảo luận, thực hành trên lớp ; hoặc tương đương 30-45 giờ thực hiện bài tập, thảo luận, thực hành. Để hoàn thành khối lượng 1 tín chỉ, sinh viên cần thêm từ 15-45 giờ chuẩn bị, tự học (ngoài giờ lên lớp). 2. Học phần Học phần là bộ phận kiến thức tương đối trọn vẹn có khối lượng từ 1 đến 4 tín chỉ (TC) được tổ chức giảng dạy và học tập trong 1 học kỳ. Mỗi học phần gồm 2 nhóm số. - Nhóm số thứ nhất để chỉ số tiết giảng lý thuyết; kiểm tra giữa học phần; giao và hướng dẫn đề thảo luận cho các nhóm sinh viên trên lớp - Nhóm số thứ hai để chỉ số tiết thảo luận của các nhóm trên lớp hoạch thực hành ở phòng thực hành chuyên dụng

LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

TRÍCH QUY CHẾ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUYTHEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ ÁP DỤNG CHO CỬ NHÂN ĐÀO TẠO

QUỐC TẾ

CHƯƠNG 1NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Tín chỉTín chỉ học tập là đơn vị quy chuẩn dùng để lượng hóa khối lượng

kiến thức và khối lượng học tập, giảng dạy trong quá trình đào tạo. Tín chỉ học tập cũng là đơn vị để đo lường tiến độ và đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên số lượng tín chỉ đã tích lũy được.

Mỗi tín chỉ được quy định tương đương 15 giờ học lý thuyết, kiểm tra, giao và hướng dẫn đề thảo luận, thực hành trên lớp ; hoặc tương đương 30-45 giờ thực hiện bài tập, thảo luận, thực hành. Để hoàn thành khối lượng 1 tín chỉ, sinh viên cần thêm từ 15-45 giờ chuẩn bị, tự học (ngoài giờ lên lớp).

2. Học phầnHọc phần là bộ phận kiến thức tương đối trọn vẹn có khối lượng từ 1

đến 4 tín chỉ (TC) được tổ chức giảng dạy và học tập trong 1 học kỳ. Mỗi học phần gồm 2 nhóm số.

- Nhóm số thứ nhất để chỉ số tiết giảng lý thuyết; kiểm tra giữa học phần; giao và hướng dẫn đề thảo luận cho các nhóm sinh viên trên lớp

- Nhóm số thứ hai để chỉ số tiết thảo luận của các nhóm trên lớp hoạch thực hành ở phòng thực hành chuyên dụng

Vd: Môn kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ) có cơ cấu: 36,9. Tức là số tiết giảng lý thuyết trên lớp là 36 tiết, số tiết các nhóm sinh viên phải tổ chức thảo luận trên lớp là 9.

(Mỗi tiết học được tính là 50 phút).

Page 2: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

CHƯƠNG IITỔ CHỨC ĐÀO TẠO

1. Thời gian hoạt động giảng dạy. Thời gian hoạt động giảng dạy của trường được tính cụ thể:

Giờ mùa hè (01/4 - 31/10) Giờ mùa đông (01/11-31/3)

Tiết 123: 6h45- 9h30 Tiết 123: 7h00- 9h45

Tiết 45: 9h40-11h25 Tiết 45: 9h55-11h40

Tiết 678: 13h00-15h45 Tiết 678: 13h00-15h45

Tiết 910: 15h55-17h40 Tiết 910: 15h55-17h40

Mỗi năm học gồm 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ, học kỳ chính gồm 15 tuần học (trừ học kỳ đầu của khóa học) và 3 tuần thi; học kỳ phụ gồm 4-6 tuần học và thi.

Thời gian đào tạo một khóa tùy thuộc vào từng loại hình đào tạo như thông báo tuyển sinh.

2. Kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học phần.

- Đánh giá học phần: Với mỗi học phần, điểm đánh giá kết quả được xác định qua 3 điểm

thành phần (thang điểm 10):+ Điểm chuyên cần: Điểm chuyên cần được xác định căn cứ vào tỷ lệ tham gia các giờ học lý thuyết, thảo luận và sinh hoạt nhóm; ý thức thái độ chất lượng tham gia các nội dung trên toàn học phần. Nếu sinh viên vắng mặt trên 40% số tiết quy định của học phần thì sẽ bị điểm 0. Hệ số quan trọng của điểm chuyên cần trong điểm học phần là 0.1+ Điểm thực hành (Hệ số quan trọng là 0.3): Được tích hợp từ các bộ

phận:∙ Điểm kiểm tra: được xác định thông qua điểm trung bình

các bài kiểm tra giữa học phần (Học phần từ 2TC trở xuống kiểm tra 1 lần/HP; học phần 3 TC trở lên kiểm tra 2 lần/HP).

∙ Điểm đổi mới phương pháp học tập: là điểm thảo luận theo nhóm trên lớp (Riêng giờ thực hành, thảo luận các môn ngoại ngữ do bộ môn thiết kế chương trình lồng ghép theo bài, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo mỗi

Page 3: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

sinh viên đều có điểm thực hành theo quy định). Đề tài thảo luận do trưởng bộ môn xác định cho từng lớp; tổ chức lớp thảo luận và phân công đề thảo luận cho mỗi nhóm do giáo viên giảng dạy quy định.

∙ Điểm tiểu luận, đề án môn học (nếu có).+ Điểm thi hết học phần (Hệ số 0.6).

- Cách tính điểm thành phần, điểm học phần:

Điểm đánh giá thành phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), được làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm học phần là tổng hợp điểm của tất cả các điểm thành phần của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:

a) Loại đạt: A (8,5-10)

B+(8,0-8,4)

B (7,0-7,9)

C+(6,5-6,9)

C (5,5-6,4)

D+(5,0-5,4)

D (4,0-4,9)

b) Loại không đạt: F (dưới 4,0) Kém

Việc xếp loại ở mức điểm F ngoài những trường hợp như đã nêu ở trên, còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi, có quyết định phải nhận mức điểm F.

Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau:

I Chưa đủ dữ liệu đánh giá.

X Chưa nhận được kết quả thi hết học phần.

Việc xếp loại theo mức điểm I được áp dụng cho các trường hợp sau đây:

a) Trong thời gian học hoặc trong thời gian thi hết học phần, sinh viên bị ốm hoặc tai nạn không thể dự kiểm tra hoặc thi, nhưng phải được trưởng khoa cho phép;

Page 4: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

b) Sinh viên không thể dự kiểm tra giữa học phần hoặc thi vì những lý do khách quan, bất khả kháng được trưởng khoa chấp thuận.

Trừ các trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quy định, trước khi bắt đầu học kỳ mới kế tiếp, sinh viên nhận mức điểm I phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận còn nợ để được chuyển điểm. Trường hợp sinh viên chưa trả nợ và chưa chuyển điểm nhưng không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học thì vẫn được học tiếp ở các học kỳ kế tiếp.

Việc xếp loại theo mức điểm X được áp dụng đối với những học phần mà phòng Đào tạo của trường chưa nhận được báo cáo kết quả học tập của sinh viên từ bộ môn chuyển lên.

Cách tính điểm trung bình chung

Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, mức điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như sau:

A tương ứng với 4,0

B+ tương ứng với 3,5

B tương ứng với 3,0

C+ tương ứng với 2,5

C tương ứng với 2,0

D+ tương ứng với 1,5

D tương ứng với 1,0

F tương ứng với 0,0

Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

Trong đó:

M là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy

mi là điểm học phần thứ i

M=∑i=1

N

mi ni

∑i=1

N

ni

Page 5: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

ni là số tín chỉ của học phần thứ i

N là tổng số học phần đăng ký và được duyệt của học kỳ hoặc từ đầu khóa học đến thời điểm xét.

Điểm trung bình chung học kỳ được tính theo điểm học phần đã đăng ký học được duyệt ở học kỳ đó, bao gồm cả học phần không được dự thi hoặc vắng thi không có lý do. Điểm trung bình chung tích lũy được tính theo điểm cao nhất của học phần.

- Tổ chức kỳ thi hết học phần:Trường chỉ tổ chức một kỳ thi chính sau khi kết thúc HP và nếu có

điều kiện tổ chức thêm 1 kỳ thi lại sau khi kết thúc kỳ thi chính. Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi nếu không có lý do chính đáng coi

như đã dự thi 1 lần và phải nhận điểm 0. Nếu sinh viên có lý do chính đáng và được trưởng khoa cho phép (trước khi tiến hành môn thi) sẽ được dự thi ở kỳ thi lại và điểm thi kết thúc học phần sẽ được tính là thi lần đầu.

Sinh viên phải thi lại trong kỳ thi lại nếu điểm học phần không đạt. Trước kỳ thi lại 1 tuần, sinh viên phải đăng ký thi lại theo mẫu phiếu từ giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời, sinh viên phải mua tem thi lại hoặc tem cải thiện từ giáo viên chủ nhiệm và nộp lại cho cán bộ coi thi.

Khi đi thi, sinh viên phải trình thẻ sinh viên để được dự thi (Khi thi lại phải trình thẻ sinh viên, chứng minh thư nhân dân, tem dự thi).

3. Điều kiện được dự thi hết học phần.

Sinh viên đủ điều kiện dự thi hết học phần nếu không rơi vào 1 trong các trường hợp sau.

- Bị 0 điểm chuyên cần hoặc 0 điểm đổi mới phương pháp học tập.- Không thực hiện đúng nghĩa vụ học phí theo quy định.

Page 6: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

TRÍCH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC SINH VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Công tác sinh viên là một trong những công tác trọng tâm của Nhà

trường, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo con

người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề

nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình

thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng

yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA SINH VIÊN

Nhiệm vụ của sinh viên

1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước, điều lệ trường đại học, các quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và

các nội quy, quy định của Nhà trường.

2. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy chế về đào tạo, về

khảo thí và quản lý sinh viên; tuân thủ chương trình, kế hoạch đào tạo của

nhà trường; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện đạo

đức, lối sống đáp ứng yêu cầu đào tạo đạt chuẩn đầu ra và đáp ứng nhu cầu

xã hội.

3. Tôn trọng giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của nhà

trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực

hiện tốt nếp sống văn hóa học đường.

4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản; hành động góp phần bảo vệ, xây dựng và

phát huy truyền thống của Trường.

5. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khoẻ đầu khóa và khám

sức khoẻ định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của Nhà trường.

6. Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.

7. Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội

vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của Nhà trường.

Page 7: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà

nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do

nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành

phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.

9. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các

hoạt động khác của sinh viên; kịp thời báo cáo nhà trường hoặc các cơ quan

có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập,

thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác

của sinh viên, cán bộ, nhà giáo trong Nhà trường.

10. Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông,

phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong Nhà trường, gia đình và cộng

đồng.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp

luật và của Nhà trường.

Quyền của sinh viên

1. Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các

điều kiện trúng tuyển theo quy định tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

và của Nhà trường.

2. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp các thông tin cá

nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của Nhà trường; được phổ biến

nội quy, quy chế đào tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của Nhà nước

có liên quan đến sinh viên.

3. Được tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện,

bao gồm:

a) Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ

các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể

thao;

Page 8: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

b) Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các

môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ;

c) Chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ hiện hành của Nhà nước;

d) Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi

sinh viên ở nước ngoài, học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo

quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

e) Được tạo điều kiện hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt

Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nếu đảm bảo các yêu cầu

theo quy định; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã

hội có liên quan trong và ngoài Nhà trường theo quy định của pháp luật; các

hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào

tạo của Nhà trường;

f) Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của Nhà trường (bao gồm

các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ

sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt,…)

g) Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ

nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy

chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường; được nghỉ hè,

nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.

4. Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng khuyến

khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ;

được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải

trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định

của Nhà nước.

5. Được kiến nghị với Nhà trường thông qua các kênh trực tiếp hoặc đại

diện của lớp sinh viên về các giải pháp góp phần xây dựng Nhà trường; được

đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có

liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của sinh viên.

Page 9: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

6. Được xếp tiếp nhận vào khu nội trú và ưu tiên khi sắp xếp vào ở khu

nội trú theo quy định.

7. Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt

nghiệp, chứng chỉ, bảng điểm học tập và rèn luyện, các giấy tờ liên quan và

giải quyết các thủ tục hành chính khác.

Các hành vi sinh viên không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ

quản lý, viên chức, nhân viên, người học của nhà trường và người khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử như: quay cóp, mang tài liệu

vào phòng thi, xin điểm; học, thi, thực tập hộ người khác hoặc nhờ người

khác học, thi, thực tập; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, khóa luận tốt

nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.

3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong trường học; say rượu, bia khi đến lớp;

nói tục, chửi bậy; viết, vẽ bậy, vứt rác không đúng nơi quy định.

4. Tổ chức hoặc tham gia tụ tập đông người, biểu tình, khiếu kiện trái

pháp luật; tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh, trật tự an toàn trong trường

hoặc ngoài xã hội.

5.Vi phạm các quy định của Luật giao thông. Tổ chức hoặc tham gia đua

xe, cổ vũ đua xe trái phép.

6. Tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.

7. Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi

kéo người khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma tuý, các loại dược phẩm,

hóa chất cấm sử dụng; các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và

các loại hoá chất, các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức,

tham gia, truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo

trong nhà trường và các hành vi vi phạm đạo đức khác.

Page 10: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

8. Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp

luật; tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa Nhà trường

khi chưa được Hiệu trưởng cho phép.

9. Đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục,

bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước,

xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của

cá nhân trên mạng Internet.

10. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật khác.

NỘI DUNG CÔNG TÁC SINH VIÊN

Tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền

1. Giáo dục tư tưởng chính trị

a) Giáo dục, tuyên truyền để sinh viên nắm vững và thực hiện đúng chủ

trương, đường lối của Đảng, hình thành bản lĩnh chính trị, yêu tổ quốc Việt

Nam xã hội chủ nghĩa, cảnh giác và biết phê phán những luận điểm xuyên

tạc, hành động chống phá Đảng và Nhà nước;

b) Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ

chức chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động rèn luyện

của sinh viên. Tạo môi trường để sinh viên rèn luyện phấn đấu, được xét

kết nạp vào Đảng.

2. Giáo dục đạo đức, lối sống

a) Giáo dục, tuyên truyền cho sinh viên những giá trị, truyền thống đạo

đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, những chuẩn mực đạo đức chung của xã

hội và đạo đức nghề nghiệp; biết phê phán những hành vi không phù hợp

với chuẩn mực đạo đức;

b) Định hướng, giáo dục lối sống lành mạnh, văn minh, tiến bộ phù

hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; giáo dục ý thức trách nhiệm

của cá nhân sinh viên đối với tập thể và cộng đồng.

3. Giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật

Page 11: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

a) Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp

luật, thói quen sống và làm việc theo pháp luật;

b) Nội dung giáo dục pháp luật đối với sinh viên tập trung vào các

quy chế, quy định về học tập và rèn luyện; pháp luật về phòng chống tội

phạm, tệ nạn xã hội; đảm bảo trật tự an toàn giao thông và các Luật khác

có liên quan.

4. Giáo dục kỹ năng: Theo chuẩn đầu ra từng chuyên ngành.

5. Giáo dục thể chất:

a) Giáo dục, hướng dẫn sinh viên về kỹ thuật, phương pháp luyện tập và

tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động thể dục, thể thao theo quy định

của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho sinh viên về ăn uống

đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, sinh hoạt điều độ, không

lạm dụng rượu, bia, sử dụng chất kích thích, gây nghiện; kiến thức và kỹ

năng chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch, bệnh, tai nạn thương tích,…;

Tổ chức và triển khai hoạt động của Trạm Y tế Trường theo quy định của

Bộ Giáo dục & Đào tạo.

6. Giáo dục thẩm mỹ

a) Giáo dục kiến thức, kỹ năng để sinh viên biết yêu và cảm thụ cái đẹp

trong tự nhiên, cuộc sống xã hội và trong nghệ thuật.

b) Hình thành năng lực phán đoán và đánh giá thẩm mỹ; hình thành thị

hiếu, lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn; hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật,

lòng ham muốn và khả năng chuyển tải cái đẹp vào đời sống học tập, lao

động và ứng xử. Có thái độ phê phán cái xấu, phản thẩm mỹ trong tâm

hồn, trong hành vi ứng xử, hình dáng, trang phục,...

Công tác quản lý sinh viên

1. Công tác hành chính

Page 12: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

a) Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ

Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường, sắp xếp bố trí sinh viên vào các lớp hành

chính; chỉ định Ban cán sự lớp lâm thời (lớp trưởng, lớp phó); làm thẻ sinh

viên, thẻ thư viện cho sinh viên;

b) Thống kê, tổng hợp dữ liệu và quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến

sinh viên; giải quyết các công việc hành chính có liên quan đến sinh viên.

c) Tổ chức phát bằng tốt nghiệp, hồ sơ tốt nghiệp theo quy định cho sinh

viên.

2. Công tác khen thưởng và kỷ luật

a) Theo dõi, đánh giá ý thức học tập;

b) Phát động, tổ chức các phong trào thi đua trong sinh viên; tổ chức

đánh giá, bình bầu và khen thưởng cho tập thể, cá nhân sinh viên đạt thành

tích cao trong học tập và rèn luyện; tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa

học, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động

khuyến khích học tập khác;

c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định

về học tập đối với sinh viên;

d) Tham mưu, theo dõi và tổng hợp việc xử lý kỷ luật sinh viên vi phạm

theo quy định.

3. Công tác sinh viên nội trú, ngoại trú

Tổ chức thực hiện các nội dung, biện pháp công tác sinh viên nội trú,

ngoại trú theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học

a) Ban hành nội quy, quy định, xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra,

giám sát việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật của

Đảng, Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng

chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong sinh viên. Phối hợp với công an địa

phương thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trường học;

Page 13: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

b) Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo an toàn cho các

hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên. Theo dõi, nắm bắt diễn biến tư

tưởng, hành vi của sinh viên để có sự định hướng, giáo dục; phối hợp ngăn

chặn việc kích động, lôi kéo sinh viên tham gia các hoạt động chống phá

Đảng, Nhà nước, tham gia các tệ nạn xã hội, truyền đạo trái phép và các hành

vi vi phạm pháp luật; phối hợp xử lý các vụ việc về an ninh, trật tự trường

học và các vụ việc liên quan đến sinh viên ở trong và ngoài Trường.

Hỗ trợ và dịch vụ sinh viên

1. Tư vấn học tập

Tư vấn, hỗ trợ sinh viên xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập phù

hợp với mục tiêu và năng lực; cung cấp thông tin về chương trình đào tạo,

hướng dẫn sinh viên tiếp cận các nguồn lực (về học thuật, tài chính, kỹ

thuật...) nhằm nâng cao khả năng, học tập hiệu quả.

2. Công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm

Tổ chức thực hiện các nội dung, biện pháp công tác tư vấn hướng

nghiệp, việc làm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe

a) Tư vấn, hỗ trợ sinh viên khi gặp phải các vấn đề về tâm lý - xã hội;

phối hợp tổ chức các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe để có sự hỗ trợ, can

thiệp cần thiết khi sinh viên gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến thể chất và

tinh thần;

b) Tổ chức khám sức khỏe đầu vào và định kỳ cho sinh viên; tư vấn, tổ

chức cho sinh viên thực hiện Luật bảo hiểm y tế; sơ, cấp cứu, khám chữa

bệnh ban đầu cho sinh viên.

4. Hỗ trợ tài chính

Phối hợp với các tổ chức, cá nhân hảo tâm xây dựng, quản lý các quỹ

học bổng; tổ chức trao học bổng tài trợ cho sinh viên xuất sắc, sinh viên có

hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Page 14: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

5. Hỗ trợ đặc biệt

Triển khai dịch vụ công tác xã hội trong trường học, tạo điều kiện giúp

đỡ sinh viên khuyết tật, sinh viên diện chính sách, có hoàn cảnh đặc biệt

khó khăn.

6. Tổ chức, quản lý các dịch vụ sinh viên

Tổ chức dịch vụ cho sinh viên như: internet, điện thoại, nhà ăn, căng

tin, trông giữ xe, sân chơi, bãi tập, thiết chế văn hóa,...

Ban cán sự lớp

1. Ban cán sự lớp hành chính:

- Cơ cấu của BCS lớp hành chính: Gồm 01 lớp trưởng, 01 lớp phó và

3÷4 tổ trưởng (trong đó lớp trưởng, lớp phó kiêm tổ trưởng).

- Tiêu chuẩn của thành viên BCS: Các thành viên tham gia BCS phải có

kết quả học tập và rèn luyện từ trung bình trở lên, có năng lực tổ chức quản

lý, nhiệt tình và có trách nhiệm đối với tập thể, được tập thể lớp tín nhiệm.

- Nhiệm vụ của các thành viên BCS:

+ Lớp trưởng: Phụ trách chung các vấn đề có liên quan đến lớp hành

chính, đảm bảo mối liên hệ giữa các thành viên trong lớp; truyền đạt thông

tin từ khoa và các cấp quản lý trong trường đến các thành viên trong lớp; đại

diện cho tập thể lớp trong việc tham gia các cuộc họp do khoa và trường tổ

chức; phản ánh các ý kiến và các vấn đề phát sinh trong lớp đến các bộ phận

quản lý trong nhà trường; triệu tập và chủ trì các cuộc họp lớp theo quy định;

thực hiện các nhiệm vụ khác do Khoa giao.

+ Lớp phó: Giúp lớp trưởng và trực tiếp phụ trách các hoạt động phong

trào, đời sống của lớp; thực hiện các công việc hành chính có liên quan của

lớp (học phí, học bổng, xét trợ cấp thường xuyên và đột xuất...); hỗ trợ lớp

trưởng đảm bảo mối liên hệ giữa các thành viên trong lớp và truyền đạt các

thông tin có liên quan; thay mặt lớp trưởng trong trường hợp vắng mặt; thực

hiện các nhiệm vụ khác do Khoa giao.

Page 15: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

+ Tổ trưởng: Giúp lớp trưởng trong theo dõi, đôn đốc sinh viên thuộc tổ

trong quá trình học tập, rèn luyện theo học chế tín chỉ; truyền đạt thông tin

của khoa, lớp đến tổ viên; tham gia hội đồng xét điểm rèn luyện của lớp hành

chính (Lưu ý: Đảm bảo mỗi tổ trưởng theo dõi, đôn đốc 15÷20 tổ viên).

- Quy trình bổ nhiệm BCS:

+ Đối với BCS năm thứ nhất: Trưởng khoa chuyên ngành ra quyết định

bổ nhiệm các thành viên của BCS trên cơ sở xem xét hồ sơ nhập học và năng

lực của sinh viên.

+ Đối với BCS từ năm thứ hai trở đi: Vào đầu mỗi năm học, tập thể lớp

họp và bỏ phiếu tín nhiệm, đề nghị danh sách các thành viên trong BCS.

Trưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể lớp

và kết quả học tập, rèn luyện, năng lực của sinh viên theo tiêu chuẩn đối với

BCS lớp đã quy định tại khoản 1 điều này.

2. Ban cán sự học phần:

- Cơ cấu của BCS học phần: BCS học phần được tổ chức theo lớp học

phần. Số lượng cán sự 1 lớp học phần được xác định theo nguyên tắc lấy tổng

số sinh viên của lớp học phần chia cho 120, nếu còn dư cộng thêm 1 nhưng

đảm bảo tối thiểu 1 lớp học phần có 2 cán sự, trong đó chỉ rõ chức danh Cán

sự 1 và cán sự 2, 3...

- Tiêu chuẩn của các thành viên cán sự học phần: Có kết quả học tập và

rèn luyện từ khá trở lên, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong tham gia

quản lý lớp học phần, lớp thảo luận theo quy định của Nhà trường.

- Nhiệm vụ của cán sự học phần:

+ Đại diện cho các sinh viên lớp học phần giải quyết các công việc có

liên quan trong quá trình học tập học phần; đầu mối truyền đạt các thông tin

về quản lý, giảng dạy của giảng viên đối với lớp học phần; đại diện cho lớp

xử lý các vi phạm của sinh viên trong lớp, đôn đốc sinh viên trong lớp chấp

hành các nội quy, quy chế giờ học, giờ thảo luận, tự học; kiểm tra, phát hiện

Page 16: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

và báo cáo với giáo viên và chuyên viên quản lý lớp học phần về các trường

hợp tiêu cực trong học tập như nghỉ học không lý do, học hộ, điểm danh hộ,

kiểm tra hộ...;

+ Quản lý và thực hiện các quy định về ghi và nộp “Phiếu theo dõi

giảng dạy - học tập lớp học phần”.

Chú ý: Cán sự 1 thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, cán sự 2, 3 có nhiệm

vụ hỗ trợ cán sự 1 trong quản lý lớp học phần. Khi cán sự 1 nghỉ học có lý do

chính đáng phải bàn giao công việc cho cán sự 2, 3 quản lý lớp học phần theo

đúng quy định.

- Quy trình bổ nhiệm và phân công cán sự học phần: Trưởng phòng

Quản lý Đào tạo ra quyết định bổ nhiệm các thành viên cán sự học phần trên

cơ sở xem xét kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên các học kỳ trước theo

nguyên tắc đảm bảo sự tham gia rộng rãi của sinh viên, mỗi sinh viên trong

một học kỳ chỉ đảm nhiệm vai trò cán sự tối đa 02 học phần và khi lớp học

phần được tách thành các lớp thảo luận (nếu có) thì mỗi lớp thảo luận tối

thiểu có 1 cán sự học phần.

3. Quyền lợi và trách nhiệm BCS lớp hành chính, BCS lớp học phần:

- Tham gia các BCS là nghĩa vụ của mỗi sinh viên đủ điều kiện quy định

và được tín nhiệm của tập thể, của quản lý nhà trường, đồng thời là cơ hội

cho sinh viên rèn luyện các tố chất của quản lý và hoạt động tập thể.

- Các thành viên BCS có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

trên và được hưởng quyền lợi quy định trong Quy chế công tác sinh viên,

Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện và các quy định khác của Nhà trường.

- Các thành viên BCS thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm, thiếu gương

mẫu, vi phạm nội quy, quy chế, không hoàn thành nhiệm vụ làm ảnh hưởng

xấu đến tập thể lớp hành chính, lớp học phần đều bị xử lý miễn nhiệm hoặc

kỷ luật theo quy chế.

Page 17: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm

1. Những sinh viên có hành vi vi phạm thì tuỳ tính chất, mức độ, hậu

quả của hành vi vi phạm có thể được nhắc nhở, phê bình hoặc phải chịu một

trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách: Áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu

nhưng ở mức độ nhẹ;

b) Cảnh cáo: Áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm

hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường

xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;

c) Đình chỉ học tập có thời hạn: Áp dụng đối với những sinh viên đang

trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm

trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị

xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Hiệu

trưởng căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập

theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo

thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

d) Buộc thôi học: Áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình

chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có

tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến Nhà

trường và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.

2. Hình thức kỷ luật của sinh viên từ cảnh cáo trở lên phải được lưu vào

hồ sơ sinh viên. Trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập có thời

hạn và buộc thôi học, nhà trường gửi thông báo cho địa phương và gia đình

sinh viên biết để phối hợp quản lý, giáo dục.

3. Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định tại

Phụ lục kèm theo Quy định này.

Trình tự, thủ tục và hồ sơ xét kỷ luật

1. Thủ tục xét kỷ luật:

Page 18: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

a) Sinh viên có hành vi vi phạm phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận

hình thức kỷ luật. Trong trường hợp sinh viên không chấp hành làm bản tự

kiểm điểm thì Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên vẫn họp để xử lý

trên cơ sở các chứng cứ thu thập được;

b) Chuyên viên quản lý sinh viên khoa hoặc cố vấn học tập chủ trì họp

với tập thể lớp sinh viên, phân tích và đề nghị hình thức kỷ luật gửi lên khoa

(có biên bản kèm theo);

c) Hội đồng khen thưởng kỷ luật cấp Khoa họp xem xét, đề nghị hình

thức kỷ luật lên Hội đồng khen thưởng và kỷ luật cấp trường; Trưởng khoa

thừa lệnh Hiệu trưởng ký quyết định kỉ luật sinh viên đối với hình thức Khiển

trách;

d) Hội đồng khen thưởng và kỷ luật cấp trường tổ chức họp để xét kỷ

luật, kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật, đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định

kỷ luật đối với các hình thức kỷ luật cao hơn mức Khiển trách.

Trường hợp sinh viên vi phạm kỷ luật đã được mời mà không đến dự

(nếu không có lý do chính đáng), không có bản tự kiểm điểm thì Hội đồng

vẫn tiến hành họp và xét thêm khuyết điểm thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.

2. Hồ sơ xử lý kỷ luật của sinh viên:

a) Bản tự kiểm điểm (nếu có);

b) Biên bản của tập thể lớp hành chính họp kiểm điểm sinh viên có hành

vi vi phạm;

c) Biên bản họp Hội đồng khen thưởng kỷ luật cấp Khoa;

d) Các tài liệu có liên quan.

Page 19: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ NỘI DUNG VI PHẠM VÀ KHUNG XỬ LÝ KỶ LUẬT SINH VIÊN(Kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TT Nội dung vi phạm

Số lần vi phạm và hình thức xử lý (Số lần tính trong cả khóa học)

Ghi chú

Khiển trách

Cảnh cáo

Đình chỉ có thời hạn

Buộc thôi học

1. Đến muộn giờ học, giờ thực tập; Mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học, giờ thực

Tùy mức độ xử lý từ nhắc nhở đến cảnh cáo

2. Nghỉ học không phép hoặc quá phép:

- Nghỉ học không phép hoặc quá phép liên tục từ 1-10 ngày

Khoa nhắc nhở sinh viên lần 1

Page 20: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

- Nghỉ học không phép hoặc quá phép liên tục từ 10-20 ngày

Khoa nhắc nhở sinh viên lần 2 và báo về gia đình sinh viên

- Nghỉ học không phép hoặc quá phép liên tục 30 ngày

- Nghỉ học không phép hoặc quá phép liên tục 30 - 60 ngày

- Nghỉ học không phép hoặc quá phép liên tục 60 - 90 ngày

- Nghỉ học không phép hoặc quá phép liên tục 90 - 120 ngày

3.Vô lễ với thầy, cô giáo vàCBVC nhà trường

Tùy theo mứcđộ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học

4. Học thay hoặc nhờ người khác học thay.

-Lần 1: Đình chỉ HT 1 kỳ;-Lần 2: Đình

chỉ HT 1 năm;

Lần 3

Page 21: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

5.

Thi, kiểm tra thay, hoặc nhờ thi, kiểm tra thay; làm thay, nhờ làm hoặc sao chép tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt

Lần 1 Lần 2

6. Tổ chức học, thi, kiểm tra thay; tổ chức làm thay tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp

Lần 1Tùy theo mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

7. Mang tài liệu vào phòng thi, đưa đề thi ra ngoài nhờ làm thay, ném tài liệu vào phòng thi, vẽ bậy vào bài thi; bỏ thi không có lý do chính đáng và các hình thức gian lận khác trong học tập, thi, kiểm tra

Xử lý theo quy chế đào tạo

8. Cố tình chậm nộp hoặc không nộp học phí, bảo hiểm y tế theo quy định của nhà trường mà không có lý do chính đáng.

Tùy theo mức độ, xử lý từ nhắc nhở, khiển trách đến buộc thôi học

Page 22: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

9.Làm hư hỏng tài sản trong KTX và các tài sản khác của trường

Tùy mức độ xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học và phải bồi thường thiệt hại

10.Uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp.

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4

11. Hút thuốc lá trong giờ học, phòng họp, phòng thí nghiệm và nơi cấm hút thuốc theo quy định

Từ lần 3 trở lên, xử lý từ khiển trách đến cảnhcáo

12. Đánh bạc dưới mọi hình thức

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Tùy mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật

13.Tàng trữ, lưu hành, truy cập, sử dụng sản phẩm văn hóa đồi trụy hoặc tham gia các hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo trái phép

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Nếu nghiêmtrọng giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của phápluật

Page 23: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

14. Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, lôi kéo người khác sử dụng ma túy

Lần 1Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

15. Sử dụng ma túy Xử lý theo quy định về xử lý sinh viên liên quan đến ma túy.

16. Chứa chấp, môi giới mại dâm Lần 1 Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

17.

18. Lấy cắp tài sản, chứa chấp, tiêu thụ tài sản do lấy cắp mà có

Tùy theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, giao chocơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

19. Chứa chấp, buôn bán vũ khí, chất nổ và hàng cấm theo quy định của Nhà nước.

Lần 1 Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

Page 24: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

20. Đưa phần tử xấu vàotrong trường, KTX gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trong nhà trường.

Tùy theo mức độxử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi

học

21. Đánh nhau, tổ chức hoặc tham gia tổ chức đánh nhau

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

22.Kích động, lôi kéo người khác biểu tình, viết truyền đơn, áp phích trái pháp luật

Lần 1 Lần 2 Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của

23.Tham gia biểu tình, tụ tập đông người, khiếu kiện trái quy định của phápluật

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

Page 25: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

24.Đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Intenet.

Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

25. Có hành động quấy rối, dâm ô, xâm phạm nhân phẩm, đời tư của người khác

Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo

26. Vi phạm các quy định về an toàn giao thông

Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học

27. Các vi phạm khác Tùy theo mức độ, nhà trường xem xét, nhắc nhở, phê bình, trừ điểm rèn luyện hoặc xử lý kỷ luật từ khiển trách đến buộc thôi học.

Page 26: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

PHỤ LỤC 2Chương trình đào tạo năm thứ nhất và thứ hai hệ Cử nhân quốc tế

TT TÊN HỌC PHẦN TT TÊN HỌC PHẦN

Học kỳ 1 Học kỳ 2

1 Tiếng Anh 1/ Pháp 1 1 Tiếng Anh 2/ Pháp 2

2 Tin học đại cương 2 Kinh tế vi mô 1

3 Phương pháp nghiên cứu khoa học 3 Lý thuyết xác suất và thống kê

toán

4 Toán cao cấp 1 4 Marketing căn bản

5 Pháp luật đại cương 5 Nhập môn tài chính tiền tệ

Chọn 1 trong 2 môn sau

1 Lịch sử các học thuyết kinh tế

2 Xã hội học đại cương

Học kỳ 3

1 Tiếng Anh 3/ Pháp 3 1 Tiếng Anh 4/Pháp 4

2 Kinh tế vĩ mô 1 2 Quản trị tài chính

3 Quản trị học 3 Ngoại ngữ 2 giao tiếp

4 Quản trị marketing 1 4 Quản trị nhân lực căn bản

5 Nguyên lý kế toán 5 Quản trị chiến lược

5 Luật kinh tế 1 6 Quản trị nhóm làm việc

Chọn 1 trong 2 môn sau Chọn 1 trong 2 môn sau

1 Tâm lý quản trị kinh doanh 1 Thương mại điện tử căn bản

2 Kinh tế doanh nghiệp 2 Kế toán ngân hàng

PHỤ LỤC 3

Page 27: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

Các mẫu đơn, giấy chứng nhận dùng cho sinh viên

(Sinh viên có thể tải các mẫu đơn, giấy chứng nhận này từ website hoặc liên hệ với giáo viên chủ nhiệm: http://dtqt.tmu.edu.vn)

1. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận sinh viên.

2. Đơn xin làm lại Thẻ sinh viên.

3. Đơn xin tạm trú.

4. Giấy xác nhận vay vốn ngân hàng

Page 28: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN SINH VIÊN

Kính gửi:- Ban Giám hiệu

- Ban chủ nhiệm khoa ........................................

Tên em là: ..........................................................................................................

Ngày tháng năm sinh:.......................................Số CMTND:.............................

Hiện là sinh viên lớp:................... Mã sinh viên:...............................................

Em làm đơn này kính đề nghị nhà trường cấp giấy chứng nhận sinh viên với lý do:...................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

Em xin cam đoan sử dụng giấy chứng nhận sinh viên đúng theo lý do đã trình bày như trên.

Hà Nội, ngày tháng năm 201…

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ghi chú: Mẫu này chỉ dùng cho sinh viên khi cần xin cấp xác nhận sinh viên vì những lý do khác nhau, ngoại trừ xin xác nhận đi học, đi làm thêm, đi tìm hiểu thực tế do khoa quản lý trực tiếp xác nhận hoặc cấp Giấy giới thiệu).

Page 29: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN LÀM LẠI THẺ SINH VIÊN

Kính gửi: Phòng Công tác Sinh viên

Tên em là: ………………...........................…………………….......................

Ngày sinh:……………...........................……....................................................

Lớp: ....................................................................................................................

Mã sinh viên:......................................................................................................

Em viết đơn này xin được cấp lại thẻ sinh viên lần thứ: ...................................

lý do:…………………………………………………………...........................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

Hà Nội, ngày tháng năm 201…

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Page 30: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN TẠM TRÚ

Kính gửi:Công an Phường (xã): ……………………………………

Tên tôi là: …………………..........…………….................................................

Sinh ngày:…………… Tại: ……………….......................................................

Hộ khẩu thường trú:............................................................................................

Sinh viên lớp:.....................................................................................................

Khoa: .................................................................................................................

Số CMTND: ………………..............................................................................

Do Công an:………………………………... cấp ngày: ……….......................

Hiện đang tạm trú tại nhà Ông (bà):...................................................................

Số nhà:……… Tổ:…………Phường (xã): ……………….….. Quận (huyện): ……………….…………...................................................................................

Để thực hiện đúng các quy định của nhà nước về quản lý nhân khẩu, tôi làm

đơn này kính đề nghị Công an Phường (xã) cấp đăng kí tạm trú cho tôi tại địa

chỉ trên trong thời hạn: …… tháng, kể từ ngày………….đến ngày………..…

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 201…

Xác nhận của Trường đại học Thương mại Người làm đơn

Em:…………………………….....…………. (Ký và ghi rõ họ tên)Sinh ngày: ……………………………….…..

Hiện là sinh viên lớp:.......... Khoa:.................

TL. HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA

“Mẫu này chỉ dùng cho sinh viên khi Công an xã (Phường) nơi đăng ký tạm trú không có mẫu giấy chứng nhận đăng ký tạm trú riêng”.

Page 31: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể

TRƯỜNG ĐẠI HỌCTHƯƠNG MẠI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬNHọ và tên sinh viên: ……………………………………….…………………………..

Ngày sinh: ……/…..../………. Giới tính: Nam Nữ

CMND số: ………………. ngày cấp ..…./….../…..…. Nơi cấp: ……..……………...

Mã trường theo học (mã quy ước trong tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN): TMA

Tên trường: Đại học Thương mại

Ngành học: ………………………………………………………….…………………

Hệ đào tạo (Đại học, Cao đắng, dạy nghề): Đại học

Khoá: 20….. – 20 …… Loại hình đào tạo: Liên kết quốc tế

Lớp: ……………………………. Số thẻ HSSV: ……………………………………..

Khoa: ……………………………………………………………………………….….

Ngày nhập học: …..../….../20…....Thời gian ra trường (tháng/ năm):….../….../20......

(Thời gian học tại trường: ………………… tháng)

- Số tiền học phí hàng tháng/năm: …………………… đồng

Thuộc diện: - Không miễn giảm

- Giảm học phí

- Miễn học phí

Thuộc đối tượng: - Mồ côi

- Không mồ côi

- Trong thời gian theo học tại trường, anh (chị) ………………….….. không

bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.

- Học sinh, sinh viên sau khi nhận tiền vay, nộp tiền học phí cho trường Đại

học Thương mại vào tài khoản: Trường Đại học Thương mại Số tài khoản:

945-01-004 tại Kho bạc Từ liêm – Hà Nội

Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20…TL.HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA ĐTQT

Page 32: LỜI MỞ ĐẦUdangkydtqt.tmu.edu.vn/Download/Quy định học tập... · Web viewTrưởng khoa ra quyết định bổ nhiệm BCS trên cơ sở đề nghị của tập thể