54
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM XÁC ĐỊNH VÀ RÈN LUYỆN HTHỐNG KĨ NĂNG HC TP CHO HC SINH TRONG DY HC PHẦN “ĐIỆN HỌC”, VẬT LÍ 11 Chuyên ngành : Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số : 62140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HUẾ - NĂM 2015

XÁC ĐỊNH VÀ RÈN LUYỆN HỆ THỐNG KĨ NĂNG HỌC TẬP CHO

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

XÁC ĐỊNH VÀ RÈN LUYỆN HỆ THỐNG KĨ NĂNG

HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC

PHẦN “ĐIỆN HỌC”, VẬT LÍ 11

Chuyên ngành : Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí

Mã số : 62140111

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HUẾ - NĂM 2015

Công trình được hoàn thành tại: Trường ĐHSP – Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học:

Phản biện 1:……………………………………………………

Phản biện 2:……………………………………………………

Phản biện 3:……………………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp

tại:………………………………..………………….……

Vào hồi……….giờ..........ngày............tháng..........năm.........................

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:………………………...........………………

…………………………………………………………......….....………………

……………………………………..…………...……..…………………………

1

MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài

Bước sang thế kỷ XXI, Ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đang đẩy mạnh

đổi mới PP dạy học. Vấn đề này đã được xác định từ Nghị quyết 29 Hội nghị Ban

chấp hành Trung ương 8 khóa XI. Định hướng đổi mới giáo dục, đổi mới chương

trình sách giáo khoa sau năm 2015 phải hướng đến việc phát triển năng lực cho HS.

Thực trạng giáo dục trong nước cho thấy, việc rèn luyện KN học tập chưa được GV

quan tâm đúng mức. Để dần khắc phục những hạn chế trên, có nhiều nhà nghiên

cứu quan tâm đến việc xác định KN học tập của HS. Tuy nhiên, trong các đề tài đã

được thực hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ về HTKN học tập,

các biện pháp rèn luyện cũng như các chuẩn đánh giá HTKN học tập của HS. Điện

học là một phần quan trọng trong Chương trình Vật lí phổ thông. Các kiến thức về

Điện học rất đa dạng và phong phú, là cơ sở của nhiều ứng dụng trong thực tiễn

cuộc sống. Các kiến thức thường dài, trừu tượng khó tiếp thu đối với HS. Vì những

lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Xác định và rèn luyện hệ thống

kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần “Điện học”, Vật lí 11” để

nghiên cứu sâu hơn các vấn đề đã đặt ra.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định được HTKN học tập của HS, xây

dựng được các biện pháp rèn luyện HTKN học tập này cho HS và xây dựng được

thang đo mức độ thành thạo KN của HS thông qua các hành vi cá nhân, góp phần

đổi mới PP dạy học, nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT.

3. Giả thuyết khoa học

Nếu xác định được HTKN học tập, xây dựng được các biện pháp rèn luyện

HTKN học tập cho HS và vận dụng được vào quá trình dạy học phần “Điện học”,

Vật lí lớp 11 thì sẽ rèn luyện được HTKN học tập cho HS một cách toàn diện. Từ

đó, chất lượng, kết quả học tập của HS sẽ được nâng cao.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xác định HTKN học tập

và tổ chức rèn luyện HTKN học tập cho HS. Xác định HTKN học tập của HS

- Xây dựng được thang đo mức độ thành thạo KN của HS thông qua các

hành vi cá nhân. Xây dựng các biện pháp rèn luyện HTKN học tập cho HS

- Xây dựng qui trình thiết kế bài dạy học theo hướng sử dụng các biện pháp

2

đã được xây dựng theo hướng rèn luyện HTKN học tập cho HS

- Xây dựng tiến trình dạy học của một số bài học cụ thể trong phần “Điện

học”, Vật lí lớp và tiến hành TNSP tại các trường THPT để đánh giá kết quả.

5. Đóng góp mới của luận án

- Đề tài đã phân tích, làm rõ và chính xác hóa định nghĩa về KN học tập và

HTKN học tập; xác định được HTKN học tập bao gồm ba nhóm KN với 09 KN

chính và 29 KN bộ phận;

- Xây dựng được thang đo gồm 5 mức độ thành thạo KN của HS thông qua

các hành vi cá nhân sau quá trình rèn luyện; Xây dựng được sáu biện pháp rèn

luyện HTKN học tập cho HS; Xây dựng được qui trình thiết kế bài dạy học theo

hướng tổ chức rèn luyện HTKN học tập cho HS và qui trình phối hợp giữa các

biện pháp rèn luyện và các PP dạy học.

- Thiết kế được sáu tiến trình dạy học trong phần “Điện học”, Vật lí lớp 11

theo hướng tổ chức rèn luyện HTKN học tập cho HS và đã được tiến hành áp

dụng tại các trường THPT; Làm cơ sở để GV phổ thông có thể vận dụng vào các

phần khác nhau trong quá trình dạy học vật lí phổ thông.

NỘI DUNG

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài

Hoover và Patton cho rằng KN học tập bao gồm các năng lực liên quan đến

thu thập, ghi chép, tổ chức, tổng hợp, ghi nhớ và sử dụng thông tin. Trong nghiên

cứu của Lenz, Ellis và Scanlon đã xác định KN học tập bao gồm một loạt các chiến

lược được sử dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào mục đích và điều kiện học tập

thực tế của HS. Mendezabal đã khẳng định vai trò tích cực của KN học tập trong quá

trình học tập của HS. Demir, Kilinc, Dogan có quan điểm rằng HS không thể thành

công ngay cả khi học dành nhiều thời gian để tham gia học tập. Về phân loại HTKN

học tập, dựa vào những căn cứ khác nhau như công việc cần thực hiện, các hoạt

động cụ thể, các nhiệm vụ học tập... mà các nhà nghiên cứu đã có những phân loại

khác nhau, nổi bật hơn hết là các công trình của các tác giả Zimmerman & Martinez-

Pons, 1996; Pintrich, 2000; Schunk, 2000; Maribeth Gettinger và Jill công bố năm

2002. Pressley, Woloshyn, Zimmerman & Kitsantas đã chỉ ra rằng KN nói chung

phát triển bắt đầu từ nguồn gốc xã hội và cuối cùng chuyển sang nguồn nội lực.

Trong nghiên cứu của Mokhtari & Reichard đã thiết kế 30 chiến lược học tập. Để

3

đánh giá được mức độ thành thục của KN cần phải xem xét thông qua các biểu hiện

bên ngoài của HS. Phân loại mức độ hành vi của lĩnh vực KN của Dave. R.H.

(1970), phân loại của Dreyfus.

1.2. Các kết quả nghiên cứu ở trong nước

Đặng Thành Hưng cho rằng “KN là một dạng hành động được thực hiện tự

giác dựa trên tri thức về công việc và khả năng vận động và những điều kiện sinh

học – tâm lý khác của cá nhân như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá

nhân...để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành

công theo chuẩn hay quy trình”. Theo Nguyễn Thị Thanh , “KN học tập là việc thực

hiện có hiệu quả nhũng hành động và kỹ thuật học tập trên cơ sở vận dụng kiến

thức và kinh nghiệm học tập đã có một cách linh hoạt và những tình huống khác

nhau nhằm đạt được mục tiêu học tập đã xác định”. Theo Lê Công Triêm, HTKN

học tập được chia làm ba nhóm: nhóm KN nhận thức học tập, nhóm KN giao tiếp

học tập và nhóm KN quản lý học tập. Theo Vũ trọng Rỹ, KN học tập của HS được

chia thành bốn nhóm: nhóm KN nhận thức, nhóm KN thực hành, nhóm KN tổ chức

và nhóm KN kiểm tra đánh giá. Nguyễn Thị Thu Ba đã phân loại HTKN học tập

thành ba nhóm, bao gồm: Nhóm KN lập kế hoạch học tập. Nhóm KN thực hiện kế

hoạch trong đó có các KN tiếp cận thông tin, xử lí thông tin, vận dụng thông tin.

Nhóm KN tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. Nguyễn Văn Hoan, Nguyễn Duân

trong quá trình nghiên cứu đã đề xuất được qui trình rèn luyện KN học tập cho HS

bao gồm bốn giai đoạn: giai đoạn một, giới thiệu KN và các thao tác của KN; giai

đoạn hai, lấy ví dụ minh họa cho KN vừa được giới thiệu; giai đoạn ba, tiến hành tổ

chức rèn luyện cho HS KN được giới thiệu trong quá trình học tập; giai đoạn bốn,

GV kiểm tra việc HS thực hiện KN và điều chỉnh hoạt động thực hiện KN của HS

nếu có sai sót. Võ Lê Phương Dung, Đỗ Văn Năng, Nguyễn Thanh Hải, Phạm Thị

Phú… đã có những công trình nghiên cứu rèn luyện các KN riêng biệt cho HS.

Chương II: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH VÀ RÈN LUYỆN HỆ

THỐNG KĨ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

2.1. Hoạt động học tập của học sinh

2.1.1. Hoạt động học tập

Hoạt động học tập là hoạt động mang tính chất cá nhân, chịu sự ảnh hưởng

của các điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong đó, người học thực hiện những

thao tác tư duy và thao tác chân tay nhằm tự biến đổi bản thân, nhằm tiếp thu những

kiến thức và rèn luyện KN phục vụ nhu cầu và mục đích của bản thân.

4

2.1.2. Năng lực học tập

Năng lực học tập của HS là khả năng tự tìm tòi, nhận thức và vận dụng

kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao. Năng lực học

tập của HS trong học tập môn Vật lí là khả năng thực hiện hoạt động học tập

chuyên môn vật lí với chất lượng cao.

2.1.3. Các nhiệm vụ học tập của học sinh

Nhiệm vụ thứ nhất: Nhận thức nội dung học tập.

Nhiệm vụ thứ hai: Giao tiếp và quan hệ xã hội trong học tập

Nhiệm vụ thứ ba: Tổ chức vận dụng kiến thức, quản lí việc học

2.2. Kĩ năng, hệ thống kĩ năng học tập

KN học tập là một dạng hành động, bao gồm các thao tác học tập của HS

trong việc thực hiện hoạt động học tập nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập một

cách có hiệu quả trên cơ sở của việc sử dụng hiểu biết vốn có trong những điều

kiện học tập cụ thể. HTKN học tập là tập hợp những KN học tập riêng biệt có mối

quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn trong quá trình tham gia hoạt động học tập

của HS, góp phần giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ học tập của HS.

2.3. Phân loại kĩ năng học tập

2.3.1. Nhóm kĩ năng nhận thức học tập

Nhận thức nội dung học tập bao gồm các hoạt động tìm kiếm, tích lũy, lưu

giữ thông tin liên quan đến nhiệm vụ học tập; so sánh, đánh giá, lựa chọn, xử lí

các thông tin thu thập được để biến chúng thành kiến thức của bản thân, vận dụng

chúng để thực hiện những nhiệm vụ học tập cụ thể.

2.3.2. Nhóm kĩ năng giao tiếp học tập

Trong tổng thể hoạt động dạy và học, HS không đơn độc mà còn có các mối

quan hệ xã hội. Trong mối quan hệ này HS cần phải giao tiếp để trao đổi, tranh luận,

bảo vệ ý kiến, trình bày ý tưởng, tham gia phối hợp... với các HS khác và với GV.

2.3.3. Nhóm kĩ năng quản lí học tập

Nhờ có hoạt động quản lí mà người học nó thể nắm được những gì mình đã

được học, biết được mục tiêu tiếp theo cần phải đạt được, có khả năng lựa chọn

phương tiện, PP cũng như xây dựng môi trường học tập phù hợp với bản thân, có

khả năng kiểm tra đánh giá hoạt động học của mình để có sự điều chỉnh...Để có

thể quản lí tốt hoạt động học của bản thân, người học cần có các KN cơ bản như :

5

KN tổ chức môi trường học tập; KN tổ chức hoạt động học tập và KN kiểm tra

đánh giá hoạt động học tập.

Hệ thống K

NH

T

Nhóm

KN

giao tiếp học tậpN

hóm K

N nhận thứ

c học tậpN

hóm K

N quản lí học tập

KN

thu

thập

thông

tin

KN

đọc

KN

nghe giảng

KN

ghi chép

KN

ghi nhớ

KN

xử

thông

tin

KN

so sánh

KN

phân tích, tổng hợp

KN

TQ

TL

& K

QN

D

KN

lập sơ đồ, biểu

bảng

KN

vận

dụng

thông

tin

KN

vận dụng KT

KN

đào sâu kiến thức

KN

giải bài tập

KN

thực hành thí

nghiệm

KN

giải thích hiện

tượ

ng vật lí

KN

sử

dụng

ngôn

ngữ

trong

giao

tiếp

KN

viết, trình bày bc cá

nhân về HT

KN

phát biểu ý kiến khi

tham gia T

Đ-T

L

KN

kết hợp hành vi nn

và phi nn

KN

GT

thông

qua

các

h.thức

tươ

ng

tác

KN

phê bình và tự phê

bình trong HT

KN

thể hiện sự thân

thiện với Đ

TG

T

KN

làm việc nhóm

KN

sử

dụng

CN

trong

giao

tiếp

KN

sử dụng các phần

mềm

p.vụ HT

KN

khai thác tài nguyên

từ m

ạng iternet

KN

tham gia học tập

trực tuyến

KN

tổ

chức

môi

trườ

ng

học tập

KN

chuẩn bị, sử dụng

và bảo quản phươ

ng

tiện, điều kiện học tập

KN

lưu trữ

hồ sơ cá

nhân

KN

tổ

chức

hoạt

động

học tập

KN

quản lí thời gian,

lập kế hoạch học tập

KN

thực hiện kế hoạch

học tập

KN

kiểm

tra, đánh

giá

KN

ôn tập, luyện tập

KN

chuẩn bị và thực

hiện kiểm tra

KN

kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập

2.4. Các mức độ thành thạo KN của HS thông qua các hành vi cá nhân

Mức độ Đặc điểm về hành vi

1

(Kinh

- Chủ quan với các nhận định của bản thân

- Coi thường các quy luật của sự vận động khách quan

đồ

2.1

. Hệ th

ốn

g kĩ n

ăng

họ

c tập

6

nghiệm) - Thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tùy tiện, không có PP và

định hướng cụ thể, thường xuyên gặp sai sót

- Gặp khó khăn trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập tương tự

và vận dụng kiến thức vào thực tiễn

2

(Học

việc)

- Nhận biết được KN cần sử dụng

- Sử dụng từng KN đơn lẻ để thực hiện nhiệm vụ học tập theo một

số bước nhất định của quy trình đã được GV hướng dẫn

- Thể hiện thái độ tích cực, chủ động trong việc xác định và sử dụng

KN cũng như tiếp tục rèn luyện KN

3

(Có

năng

lực)

- Nắm vững từng KN học tập, áp dụng các KN một cách thành thạo;

- Thực hiện nhiệm vụ học tập nhanh chóng, hiệu quả

- Thao tác độc lập, chính xác dựa trên năng lực của bản thân

- Bước đầu phối hợp nhiều KN để thực hiện nhiệm vụ học tập

- Có khả năng lập kế hoạch nhỏ, xác định mục tiêu và triển khai

công việc theo kế hoạch để thực hiện mục tiêu đã xác định

4

(Tích

hợp)

- Phối kết hợp nhiều KN để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc nhiều

nhiệm vụ khác nhau

- Tích cực tham gia học tập, thu được sự tiến bộ rõ rệt trong nhận thức

- Có ý thức kĩ luật cao trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch

- Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá năng lực của bản thân để điều

chỉnh những hạn chế và phát huy những mặt tích cực

5

(Kĩ

xảo)

- Các KN được phối hợp, thao tác chính xác, tự nhiên và hiệu quả

- Phát hiện vấn đề, phản ứng nhanh chóng và hoàn thành tốt nhiệm

vụ học tập trong thời gian ngắn

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá bản thân

- Tích cực và chủ động tham gia hoạt động học tập

Bảng 2.1. Mức độ thành thạo KN của HS thông qua các hành vi cá nhân

2.5. Một số biện pháp rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho HS

2.5.1. Biện pháp 1: Tăng cường hoạt động nhóm, hoạt động tập thể của HS

Mô tả biện pháp: Biện pháp này muốn khẳng định vai trò của người GV. Vai

trò của người GV lúc này là: Thiết kế kế hoạch dạy học cụ thể về mặt nội dung, PP,

phương tiện và hình thức tổ chức, biến ý đồ dạy học GV trở thành nhiệm vụ học

tập tự giác của HS, điều khiển về các hoạt động học, kiểm tra đánh giá và điều

khiển cả về mặt tâm lí của HS.

Mục tiêu của biện pháp: Biện pháp này hướng đến việc rèn luyện nhóm

7

KN giao tiếp học tập và nhóm KN quản lí học tập cho HS.

Cách thức thực hiện: Trong việc thiết kế các bài dạy học cần lưu ý:

- Mục tiêu dạy học được xác định là hệ thống kiến thức, KN, kĩ xảo, mục

tiêu phát triển là dạy PP. Mục tiêu về thái độ, hiệu quả đạt được. Các tiêu chuẩn

của mục tiêu phải phù hợp với thực tế, phải thực hiện được, đo được;

- Xác định trình độ ban đầu của HS về nhiều mặt trong đó chú ý đến khả

năng tự học của HS đang ở mức độ nào;

- GV phải xác định được nội dung dạy học. GV có thể thay đổi thứ tự dạy

học các kiến thức so với thiết kế chương trình ban đầu;

- Xác định cách kiểm tra đánh giá.

Từ những lưu ý trên, khi thực hiện biện pháp này, GV phải thực hiện tốt các

công việc sau đây:

- Việc thiết kế bài dạy học phải chuyển đổi vị trí trung tâm sang HS. GV trở

thành người định hướng, tạo điều kiện cho HS tự học.

- Bài thiết kế không phải luôn có sự thống nhất mà nó phải phụ thuộc vào

PP, thời gian dạy học, số lượng HS, mức độ hướng dẫn của GV cho HS;

Hình thức dạy học truyền thống lấy GV làm trung tâm của lớp học đã thể

hiện nhiều thiếu sót. Hai hình thức tổ chức dạy học được đề xuất là tổ chức dạy

học theo nhóm và tổ chức dạy học theo hình thức seminar.

2.5.2. Biện pháp 2: Dạy phương pháp tự học cho học sinh

Mô tả biện pháp: Sử dụng KN học tập trong hoạt động học tập là cách thức

thực hiện các thao tác học tập của HS trong việc thực hiện những hành động học

tập nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách có hiệu quả trên cơ sở của việc

sử dụng năng lực vốn có kết hợp với điều kiện học tập cụ thể. GV không chỉ dạy

cho HS kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho HS cách học.

Mục tiêu của biện pháp: Bước đầu rèn luyện cho HS HTKN học tập để

HS có thể tham gia vào quá trình tự học.

Cách thức thực hiện: Một số biện pháp cơ bản để dạy cách học cho HS là:

thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học; xây dựng động cơ học tập cho HS; xây dựng hệ

thống câu hỏi của GV và hướng dẫn HS đặt câu hỏi; học tập trực tuyến.

Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học

Tài liệu hướng dẫn tự học cho HS phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tài liệu hướng dẫn là nguồn tri thức cơ bản đối với HS;

8

- Tài liệu hướng dẫn tự học phải có mục tiêu rõ ràng;

- Sau khi đã xây dựng tài liệu hướng dẫn. GV hướng dẫn HS làm việc với tài

liệu hướng dẫn tự học trên lớp và ngoài giờ lên lớp;

- Vai trò của GV là thiết kế, ủy thác, điều khiển và thể chế hóa;

- Đối với ngoài giờ lên lớp.

- Đối với trong giờ lên lớp.

Xây dựng động cơ học tập cho HS

Động cơ học tập quyết định đến kết quả học tập của HS. HS phổ thông có

nhiều chuyển biến về tâm lý nên GV cần nắm vững các đặc điểm này để xây dựng

động cơ học tập phù hợp. GV phải làm HS ý thức được năng lực của bản thân, có

sự tự tin và tự nỗ lực, làm cho HS thấy được ý nghĩa của nhiệm vụ học tập. GV

quan tâm, đặt ra các yêu cầu cao nhưng vừa sức để HS có thể nổ lực hoàn thành.

Xây dựng hệ thống câu hỏi của GV và hướng dẫn HS đặt câu hỏi

GV xây dựng một hệ thống câu hỏi nhằm hướng dẫn, định hướng HS tự lực

tìm hiểu, xây dựng kiến thức cho bản thân. Muốn thực hiện được điều đó trong quá

trình dạy học người GV cần lưu ý:

- Hệ thống câu hỏi của GV phải có tính hệ thống, logic, phù hợp với đối

tượng HS, luôn đặt HS vào trạng thái có nhu cầu trong việc trả lời câu hỏi;

- Hệ thống câu hỏi của GV ngoài việc định hướng còn phải kích thích được

tính khám phá, suy luận để từ đó HS đặt ra những câu hỏi, những nhiệm vụ nhỏ

cho bản thân;

- GV phải luôn lắng nghe những ý kiến từ HS, tạo ra bầu không khí học tập

thân thiện, bình đẳng, khuyến khích HS trình bày những quan điển cá nhân.

Học tập trực tuyến

Để tham gia những lớp học này HS phải thật sự chủ động, tích cực trong việc

học tập. Do đó, bước đầu xây dựng cho HS khả năng học tập trực tuyến thì GV có

thể thực hiện những công việc sau đây:

- Giao nhiệm vụ học tập cho cá nhân hoặc tập thể thông qua thư điện tử.

- Xây dựng diễn đàn học tập.

- Yêu cầu HS khai thác những tài nguyên học tập từ mạng internet

2.5.3. Biện pháp 3: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập đa dạng

Mô tả biện pháp: Bài tập vật lí có vai tròng rất quan trọng trong quá trình

dạy học. Nó là công cụ để GV thực hiện các chức năng giáo dục, giáo dưỡng và

9

phát triển trong dạy học. Bài tập vật lí là phương tiện không thể thiếu trong quá

trình dạy học vật lí nhằm tổ chức rèn luyện KN học tập cho HS.

Mục tiêu của biện pháp: Tổ chức rèn luyện nhóm KN nhận thức học tập cho HS.

Cách thức thực hiện: Để hệ thống bài tập phong phú góp phần thực hiện

mục tiêu trên thì bài tập vật lí được xây dựng phải thỏa mãn một số yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính hệ thống và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục;

- Góp phần phát triển tư duy tích cực và sáng tạo.

- Rèn luyện được KN thực hành, bồi dưỡng tính linh hoạt của tư duy trong

việc đề xuất phương án thực hành hay các giải pháp khác nhau trong đo đạc,...

GV có thể sử dụng bài tập vật lí trong những giai đoạn khác nhau của quá

trình dạy học vật lí nhằm tối đa hóa hiệu quả của bài tập vật lí trong việc rèn

nhóm KN nhận thức nội dung học tập cho HS.

- Bài tập vật lí trong bài học xây dựng kiến thức mới.

- Bài tập vật lí trong bài học luyện tập giải bài tập vật lí.

- Bài tập vật lí trong bài học thực hành vật lí.

2.5.4. Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động thực hành, sử dụng thí nghiệm

Mô tả biện pháp: Trong dạy học vật lí, GV phải chú trọng đến việc xây

dựng, rèn luyện KN thực hành cho HS. Việc rèn luyện HTKN học tập thông qua

các hoạt động thực hành tạo điều kiện cho HS có thể ghi nhớ và vận dụng kiến thức

một cách có hệ thống và ghi nhớ kiến thức lâu dài, giúp HS chủ động trong việc

tiếp cận các phương tiện kĩ thuật, phương tiện sản xuất hiện đại trong đời sống sinh

hoạt và sản xuất sau này, có thái độ đúng đắn trong học tập và lao động sản xuất.

Mục tiêu của biện pháp: biện pháp này được thực hiện để tiến hành rèn

luyện nhóm KN nhận thức nội dung học tập của HS thông qua việc tăng cường sử

dụng các hoạt động thực hành, thí nghiệm trong quá trình dạy học bộ môn Vật lí.

Cách thức thực hiện: Để việc thực hành thí nghiệm diễn ra hiệu quả, kết

quả thí nghiệm là chính xác HS phải nắm được một số yêu cầu nhất định:

- Nắm được kiến thức cần tiến hành thí nghiệm, thực hành;

- Nắm được nguyên tắc cấu tạo, hoạt động của các dụng cụ thí nghiệm;

- Nắm được các kiến thức toán học, vật lí cơ bản để thu thập và xử lý số liệu;

- Nắm được qui trình thực hiện, đặc điểm của từng loại thí nghiệm khác nhau.

Để thực hiện biện pháp này cần có sự tiến hành đồng bộ, phối hợp giữa nhà

trường, GV và cả HS. Nhà trường tổ chức các lớp học nhằm nâng cao năng lực

10

thực hành của GV. GV đầu tư công sức để tổ chức nhiều hoạt động thực hành, thí

nghiệm trong quá trình dạy học. Tạo điều kiện thuận lợi giúp cho HS được tham

gia vào quá trình tiến hành các hoạt động thực hành, thí nghiệm. Một số hình thức

nhằm tăng cường hoạt động thực hành sử dụng thí nghiệm được đề xuất là:

GV tăng cường sử dụng các thí nghiệm biểu diễn trong quá trình dạy học,

tạo điều kiện để HS có thể tham gia trực tiếp vào các thí nghiệm trong giờ học, cho

phép HS đề xuất những phương án tương tự theo sự định hướng, hướng dẫn của GV.

GV lồng ghép các bài tập thực hành, thí nghiệm dạng viết vào hoạt động kiểm tra

đánh giá. GV sử dụng thời gian hợp lý trong các giờ học để đưa ra các nhiệm vụ

mang tính chất chế tạo, thiết kế cho cá nhân HS hoặc nhóm HS thực hiện.

Xây dựng và tổ chức hoạt động phòng học bộ môn. Phòng học bộ môn

tạo ra môi trường tương tác giữa các HS với nhau, giữa HS và các PTHĐ.

Ứng dụng các phần mềm dạy học vào dạy học vật lí.

2.5.5. Biện pháp 5: Xây dựng, thực hiện và quản lí kế hoạch học tập của mỗi HS

Mô tả biện pháp: Lập kế hoạch học tập là quá trình xác định mục tiêu, nhiệm

vụ, thời gian, địa điểm, phương tiện, PP thực hiện để đạt được kết quả tốt nhất.

Trong quá trình dạy học, GV thông qua các hoạt động cụ thể tổ chức rèn luyện cho

HS khả năng lập kế hoạch, thực hiện và quản lí kế hoạch của bản thân.

Mục tiêu của biện pháp: biện pháp này hướng đến việc xây dựng các bước

để xây dựng, thực hiện và quản lí kế hoạch học tập của HS, thông qua các hoạt

động đó mà GV tổ chức rèn luyện nhóm KN quản lí học tập cho HS.

Cách thức thực hiện: Muốn thực hiện biện pháp này, trước hết GV phải là

người làm mẫu để HS có thể noi theo. Trước khi bắt đầu quá trình học tập, GV

cần phải xây dựng và thông báo cho HS về kế hoạch học tập, đó là kế hoạch của

cả năm học, của từng học kỳ hoặc kế hoạch của từng bài học trong đó có sự xác

định rõ ràng về thời gian thực hiện, địa điểm, những kết quả phải đạt được, các

tiêu chí đánh giá kết quả, hình thức kiểm tra đánh giá.

Trong giai đoạn đầu tiên, HS chưa có những KN cụ thể để có thể lập một kế

hoạch làm việc lớn nên GV chỉ yêu cầu HS lập những kế hoạch nhỏ. Trong những

kế hoạch này GV yêu cầu HS phải thực hiện những yêu cầu sau đây:

- Xác định nhiệm vụ học tập

- Xác định nội dung các công việc cần phải tiến hành.

- Xác định PP thực hiện từng công việc.

11

- Kiểm tra đánh giá.

Khi thực hiện được những yêu cầu trên thì HS sẽ xây dựng được một kế

hoạch học tập cụ thể và chi tiết. Từ việc hoàn thiện được những kế hoạch nhỏ, HS

tiếp tục phát triển đến việc xây dựng và thực hiện những kế hoạch lớn hơn.

2.5.6. Biện pháp 6: Thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

Mô tả biện pháp: HTKN học tập đa dạng nên nếu trong quá trình đánh giá tiến

hành chia nhỏ để đánh giá từng KN riêng lẻ thì mỗi HS có thể nằm ở cả năm mức độ. Do

đó, trong quá trình đánh giá, GV không đánh giá từng KN riêng lẻ mà sẽ đánh giá một

cách tổng quát toàn bộ HTKN học tập của HS. GV có thể đánh giá được kết quả học tập

của HS ở cả mặt kiến thức và KN thông qua việc sử dụng các bài kiểm tra thông thường,

các bài kiểm tra đặc biệt và đánh giá thông qua toàn bộ quá trình.

Mục tiêu của biện pháp: Hoạt động kiểm tra đánh giá này thúc đẩy HS

tham gia tích cực vào hoạt động học tập từ đó góp phần rèn luyện HTKN học tập

của bản thân. Bên cạch đó, biện pháp này còn hướng đến việc rèn luyện cho HS

những KN cơ bản nhằm có thể tự kiểm tra, tự đánh giá bản thân.

Cách thức thực hiện:

Đánh giá thông qua bài kiểm tra thông thường: Các bài kiểm tra dạng

này thường chỉ đánh giá được chủ yếu về mặt kiến thức của HS. Để có thể đánh giá

kiến thức một cách tổng quát, GV có thể sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách

quan. Để có thể tăng cường khả năng đánh giá về mặt KN của HS, GV có thể kết

hợp bài kiểm tra trắc nghiệm với kiểm tra tự luận.

Đánh giá thông qua các bài kiểm tra đặc biệt: Các bài kiểm tra đặc

biệt có thể là các phiếu điều tra, các dự án, các nhiệm vụ cụ thể mà GV giao cho

HS hoặc một nhóm HS thực hiện. Các bài kiểm tra này thường mang tính chất

khám phá, thiết kế và chế tạo. HS phải tự xây dựng kế hoạch thực hiện, xác định

mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân và tiến hành thực hiện kế

hoạch. Những bài kiểm tra như thế này giúp HS rèn luyện HTKN học tập của bản

thân đồng thời phát triển khả năng tư duy.

Đáng giá thông qua toàn bộ quá trình: Để đánh giá kết quả kết quả rèn

luyện, GV cần thay đổi hình thức đánh giá sao cho có thể đánh giá toàn bộ quá

trình. Biện pháp được đưa ra là thay đổi thang điểm trong quá trình đánh giá.

Thang điểm được thay đổi với sự đóng góp của nhiều thành phần cấu thành: hoạt

động tại lớp; hoạt động nhóm; hoạt động kiểm tra.

12

2.6. Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng rèn luyện hệ thống kĩ năng

học tập cho học sinh trong dạy học phần “Điện học”, Vật lí lớp 11

2.6.1. Một số yêu cầu cơ bản

- Xác định kiến thức để lựa chọn các KN tương ứng cần rèn luyện;

- Xác định HS về năng lực và trình độ;

- Xác định KN học tập phải được rèn luyện;

- Xác định mức độ thành thạo KN học tập của HS sau quá trình rèn luyện;

- Dạy học theo hướng rèn luyện HTKN học tập cho HS phải đảm bảo HS

tích cực tham gia học tập đối với bộ môn Vật lí;

- Sau mỗi quá trình rèn luyện HTKN học tập cho HS cần có các biện pháp

kiểm tra đánh giá phù hợp nhằm xác định mức độ thành thạo KN của HS, phát

hiện những thiếu sót để có thể đưa ra những biện pháp khắc phục.

2.6.2. Qui trình thiết kế tiến trình dạy học theo hướng rèn luyện hệ

thống kĩ năng học tập cho học sinh

13

2.6.3. Qui trình phối hợp PP dạy học với các biện pháp rèn luyện

HTKN học tập và sử dụng các biện pháp rèn luyện HTKN học tập

Chương III: TỔ CHỨC RÈN LUYỆN HỆ THỐNG KĨ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC

SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC”, VẬT LÍ LỚP 11

3.1. Đặc điểm nội dung phần “Điện học”, Vật lí lớp 11

Nội dung kiến thức phần “Điện học”, Vật lí lớp 11 được phân phối vào học kì 1

của năm học và chiếm khoảng 50% nội dung chương trình của Vật lí lớp 11. Nội dung

kiến thức phần “Điện học” tương đối phức tạp với nhiều nội dung kiến thức khó, trong

khi đó khả năng ứng dụng các kiến thức này vào thực tiễn là rất cao. Các kiến thức của

phần có đầy đủ các dạng: lý thuyết, bài tập, thực hành, thí nghiệm điều này dẫn đến sự

thuận lợi cho việc tổ chức rèn luyện HTKN học tập cho HS.

14

3.2. Định hướng tổ chức rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học

sinh trong dạy học phần “Điện học”

3.2.1. Mục đích của việc rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học

sinh trong dạy học phần “Điện học”, Vật lí lớp 11

Sử dụng các biện pháp cụ thể nhằm rèn luyện HTKN học tập cho HS một

cách toàn điện. Đảm bảo HS có khả năng sử dụng hệ thống này cho việc học tập

trong nội dung chương trình phần “Điện học”. Bên cạnh việc rèn luyện HTKN

học tập cho HS thì một mục tiêu cơ bản là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập

của HS trong phần kiến thức này về cả kiến thức, KN và thái độ, góp phần vào

việc phát triển và hoàn thiện nhân cách cho HS.

3.2.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức rèn luyện hệ thống

kĩ năng học tập cho học sinh

- Lựa chọn kiến thức, KN và biện pháp cẩn thận, tránh việc ôm đồm dẫn

đến lạm dụng việc rèn luyện một cách máy móc nhưng không hiệu quả.

- Tổ chức rèn luyện HTKN học tập cho HS cần có kế hoạch và sự chuẩn bị

công phu, chu đáo về mặt kiến thức, con người, cũng như cơ sở vật chất.

- Không tổ chức và đánh giá kết quả rèn luyện cho từng kĩ năng riêng lẻ mà

phải tổ chức rèn luyện và đánh giá một cách tổng hợp

3.2.3. Phân tích bài học và định hướng sử dụng các biện pháp rèn luyện hệ

thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy phần “Điện học”, Vật lí lớp 11

3.3. Thiết kế tiến trình dạy cụ thể học phần “Điện học”, Vật lí lớp 11

Bài 13. Định luật Ôm đối với toàn mạch

I. Mục tiêu

I.1. Kiến thức

Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch; Thiết lập được biểu thức

biểu thị định luật Ôm đối với toàn mạch; Nêu được mối liên hệ giữa suất điện

động của nguồn điện và độ giảm thế ở mạch ngoài và ở mạch trong; Giải thích

được hiện tượng đoản mạch là gì và giải thích được ảnh hưởng của điện trở trong

của nguồn điện đối với cường độ dòng điện khi đoản mạch; Vận dụng được định

luật Ôm để tính các đại lượng liên quan và tính được hiệu suất của nguồn điện

15

I.2. Kĩ năng

a. Các KN được rèn luyện: KN thu thập thông tin, KN xử lý thông tin, KN

vận dụng thông tin, KN sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, KN giao tiếp thông qua

các hình thức tương tác.

b. Các biện pháp được sử dụng để rèn luyện

Biện pháp 1: Thúc đẩy hoạt động nhóm, hoạt động tập thể của học sinh

Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động thực hành, sử dụng thí nghiệm

c. Kết quả rèn luyện

- Biết cách đọc sách, ghi chép, xử lý những thông tin thu được để có thể tự

chiếm lĩnh kiến thức; Xác định và sử dụng được các dụng cụ thí nghiệm cơ bản

trong việc khảo sát mối liên hệ I và U

- Nhận thức được các con đường hình thành định luật,

- Vận dụng được kiến thức để giải các bài tập về định luật Ôm và xác định các

kiến thức liên quan, vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế

- Phát triển KN phát biểu trình bày ý kiến của bản thân trước tập thể và KN

làm việc theo nhóm; Biết cách kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của bản thân.

I.3. Thái độ

- Tích cực học tập, trao đổi, thảo luận với các HS khác và GV

- Tích cực vận dụng kiến thức

II. Chuẩn bị

II.1. GV

- Xem lại các kiến thức liên quan, chuẩn bị đoạn phim thí nghiệm, quay lại thí

nghiệm về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế ở mạch ngoài, xây

dựng một thí nghiệm ảo tương ứng về mối liên hệ này. GV chuẩn bị những dụng cụ

thí nghiệm để có thể vừa giới thiệu các dụng cụ này trên đoạn phim thí nghiệm;

- Soạn giáo án, kiểm tra các thiết bị cần thiết phục vụ cho việc tổ chức dạy

học, kiểm tra các dụng cụ trình chiếu, các chương trình hỗ trợ.

II.2. Học sinh

- Ôn tập định luật Jun – Len –Xơ

- Ôn tập khái niệm dòng điện

- Ôn tập định luật bảo toàn năng lượng

III. Tổ chức hoạt động dạy học

16

III.1. Sơ đồ cấu trúc bài giảng

III.2. Các hoạt động cụ thể

Hoạt động 1 (7 phút). GV tổ chức ôn tập kiến thức cũ, nêu mục đích bài

học. Trong hoạt động này, thay vì kiểm tra bài cũ của HS, GV tiến hành ôn luyện

lại các kiến thức cũ liên quan đến bài học mới.

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Lưu ý

HS trả lời câu hỏi của GV

- Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của

các hạt mang điện

- Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng

cho sự mạnh hay yếu của dòng điện và được xác

định bằng lượng điện tích chuyển qua tiết diện

thẳng của dây dẫn trong một đơn vị thời gian

- Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự

mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng

khác hoặc chuyển từ vật này sang vật khác

nêu mục đích

của bài học

yêu cầu HS

nhắc lại về khái

niệm dòng điện,

cường độ dòng

điện và định luật

bảo toàn năng

lượng

Các biểu

thức, ghi

lại bên

góc nhỏ

của bảng

(Rèn

luyện KN

thu thập

thông tin)

GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức liên quan phục vụ cho nội dung bài

học mới. Trong khi nhắc lại kiến thức này, các công thức được ghi vào một góc

HS quan sát thí nghiệm

thực và ảo

Xác định mối liên

hệ định tính giữa I

và UN

HS đọc SGK, đề suất

phương án hình thành

định luật

Phân nhóm HS, Xây dựng

định luật theo phương án

đã chọn

Sử dụng kết quả TN, suy

luận logic toán học và tư

duy vật lý

Sử dụng định luật Jun-Len-

xơ và định luật bảo toàn và

chuyển hóa năng lượng

Định luật Ôm đối với toàn mạch

Vận dụng

17

nhỏ của bảng. Việc ghi các công thức này giúp những HS chưa nắm được kiến

thức cũ có thể nhớ lại và vận dụng vào việc hình thành kiến thức mới. Nó còn

giúp thuận lợi cho việc HS so sánh định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật

Ôm đối với đoạn mạch ở phần sau.

Hoạt động 2 (12 phút). Tìm hiểu định luật Ôm đối với toàn mạch

GV hỏi HS về các thiết bị đơn giản trong đời sống hàng ngày như đèn pin,

quạt điện… Từ đó, GV yêu cầu HS phân tích các thành phần cấu tạo chính yếu

như: pin, dây dẫn, quạt, bóng đèn, công tắc, ổ cắm…

GV cho HS nhóm các thành phần tương tự lại với nhau và yêu cầu HS cho

biết chức năng cơ bản của nó.

Ví dụ: GV: Theo các em chức năng của bóng đèn, quạt điện là gì?

HS: Chiếu sáng, làm mát, vật tiêu thụ điện…

GV: Để chiếu sáng thì bóng đèn đã biến điện năng thành quang năng,

để làm mát thì quạt đã biến điện năng thành cơ năng… nên các thiết bị này được

gọi là vật tiêu thụ điện năng.

Pin, ổ cắm điện(có điện) đóng vai trò là nguồn điện; Dây dẫn đóng vai trò

liên kết, nối nguồn điện và vật tiêu thụ điện để tạo thành mạch điện; Công tắc, rơ-

le, át-tô-mát đóng vai trò đóng, ngắt mạch điện.

GV yêu cầu HS cho biết lúc nào thì các thiết bị điện này có thể hoạt động,

lúc nào không hoạt động. Từ đấy, HS nhận biết được thế nào là mạch kín, mạch

hở. Từ hoạt động này, GV yêu cầu giới thiệu lại kí hiệu của các dụng cụ và vẽ

hình lên bảng. Bên cạnh hoạt động này, GV tiến hành trình chiếu đoạn phim thí

nghiệm đã được quay lại từ thí nghiệm thật, giới thiếu các dụng cụ, nhắc lại cách

sử dụng vôn kê và ampe kế. GV cho HS nhận xét mối liên hệ giữa cường độ dòng

điện và hiệu điện thế của mạch ngoài.

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Lưu ý

Tiến hành đọc

sách

HS quan sát

Yêu cầu HS đọc phần đầu và xác

định thế nào là toàn mạch. Yêu cầu

HS vẽ hình, giới thiệu các kí hiệu,

xác định chiều dòng điện chạy

trong mạch

Phân tích cho HS các vấn đề

GV phân tích hình vẽ

trên bảng. Chú ý đến

chiều dòng điện và

mạch kín, hở.

18

phim thí nghiệm

và nhận xét về

mối liện hệ giữa

I và UN

Phát biểu

những cách để

xác định mối

quan hệ

giữa I và UN

HS làm việc

theo các yêu cầu

của GV

HS làm việc

theo các yêu cầu

của GV

liên quan: Hiệu điện thế mạch

ngoài và suất điện động của nguồn

điện

Giới thiệu về thí nghiệm về

mối liên hệ giữa I và UN

Yêu cầu HS nhận xét mối liên

hệ

UN=U0 – aI = e – aI

Theo các em có xác định mối

liên hệ trên bằng những cách nào?

Chia nhóm HS theo 2 cách xác

định mối liên hệ. Yêu cầu HS sử

dụng sách giáo khoa, dụng cụ thí

nghiệm và kiến thức đã có để hình

thành:

e = RN.I + r.I

từ đó suy ra : N

IR + r

e

GV yêu cầu học sinh so sánh

định luật Ôm đối với đoạn mạch và

toàn mạch

(Sử dụng biện pháp 4 –

Rèn luyện KN xử lí và

KN vận dụng thông tin)

Thí nghiệm trên lớp chỉ

trình bày cho HS quan

sát thông qua đoạn

phim nên cần nhắc lại

cách sử dụng các thiết

bị đo.

(Sử dụng kết hợp biện

pháp 1 và 4 – Rèn luyện

KN thu thập, xử lý, vận

dụng thông tin, KN sử

dụng ngôn ngữ trong

giao tiếp và KN giao

tiếp thông qua các hình

thức tương tác)

Yêu cầu học sinh phát

biểu khái niệm về suất

điện động và định luật

ôm đối với toàn mạch

HS giải câu C2 Yêu cầu HS vận dụng kiến

thức giải câu C2

Hoạt động 3: (10 phút) Kiểm chứng định luật Ôm thông qua định luật bảo

toàn và chuyển hóa năng lượng

Ở đầu bài học, GV cho HS nhắc lại các kiến thức cũ. Từ thí nghiệm đã được

quan sát, GV yêu cầu HS nhận xét vật tiêu thụ điện trong thí nghiệm là gì? Ở đây,

HS sẽ nhận ra vật tiêu thụ điện chính là điện trở. Từ đó, HS kết hợp giữa kiến

thức cũ và kiến thức mới để kiểm chứng định luật ôm đối với toàn mạch.

Do có hai nhóm HS làm theo hai cách khác nhau nên có thể lấy kết quả của

nhóm này nhằm kiểm chức kết quả của nhóm kia và ngược lại.

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Lưu ý

Tiến hành kiểm tra Yêu cầu HS của nhóm thí Sử dụng kết hợp

19

kết quả thu được của

nhóm khác

Đại diện nhóm tiến

hành thực hiện việc

kiểm tra trước tập thể

Các nhóm nhận xét

các kết quả thu được

nghiệm kiểm chứng lại kết quả

của nhóm làm theo định luật bảo

toàn năng lượng và ngược lại

Các em có nhận xét gì về kết

quả mà mỗi nhóm thu được?

Giải thích lại, chỉ ra điểm sai,

đưa ra kết luận, phát biểu định

luật Ôm cho toàn mạch

biện pháp 1 và 4 –

Rèn luyện KN thu

thập, xử lý, vận dụng

thông tin, KN sử dụng

ngôn ngữ trong giao

tiếp và KN giao tiếp

thông qua các hình

thức tương tác

Hoạt động 4: (7 phút) Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch

Hiện tượng đoản mạch là một hiện tượng HS có thể đã thấy trong thực tế.

Do đó, GV có thể hỏi HS về nguyên nhân của việc cháy, nổ điện, về pin để lâu thì

bị hư. Đây là các hiện tượng thực tế mà HS chưa giải thích được. Điều này thúc

đẩy HS có nhu cầu tìm hiểu để giải thích hiện tượng.

Từ công thức định luật Ôm đối với toàn mạch đã được xây dựng, GV định

hướng cho HS nếu RN = 0 thì cường độ dòng điện trong mạch sẽ như thế nào?

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Lưu ý

Đọc SGK,

phát biểu

Nêu các biện

pháp khắc phục

Yêu cầu HS đọc SGK

Yêu cầu HS nêu hiện tượng đoản mach?

Yêu cầu HS nêu các biện pháp khắc phục

GV phân tích, nhận xét, rút ra kết luận

Giải thích các hiện

tượng đoản mạch

thường gặp trong

thực tế cuộc sống

Hoạt động 5: (6 phút) Tìm hiểu hiệu suất của nguồn điện

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Lưu ý

Nhắc lại khái niệm hiệu suất và

xác định hiệu suất của nguồn điện

ó ích

àn phâ

c

to n

A UIt UH

A It

HS làm các câu C5

C5: IR

( )

U RH

I R r R r

GV yêu cầu HS nhắc lại về

hiệu suất từ đó yêu cầu HS xác

định hiệu suất của nguồn điện

GV yêu cầu HS vận dụng

kiến thức để làm các câu C5

Hoạt động 6 (3 phút) Nhắc lại kiến thức vừa học, giao bài tập về nhà cho HS

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Lưu ý

Ghi lại yêu cầu cầu

của GV

Đề nghị HS làm tất cả các bài tâp trong SGK

và SBT để chuẩn bị cho tiết BT tiếp theo.

20

Hoạt động 7: Rút kinh nghiệm: Đây là công việc của GV sau mỗi tiết học

nhằm ghi chép những thuận lợi, khó khăn và đề xuất biện pháp khắc phục.

Chương IV: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm lần 1 nhằm đánh giá tính hợp lí của qui trình tổ chức

rèn luyện HTKN học tập cho HS. Kiểm tra tính hiệu quả của bài dạy học được

thiết kế theo hướng rèn luyện HTKN học tập cho HS. Phát hiện những thiếu sót,

hạn chế để khắc phục, chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm lần 2.

Thực nghiệm sư phạm lần 2 nhằm kiểm tra tính đúng đắng của giả thiết

khoa học mà đề tài đã đề xuất.

4.2. Phạm vi, đối tượng thực nghiệm sư phạm

Tiến hành TNSP thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nội dung thực nghiệm

là các bài học thuộc phần “Điện học”, Vật lí lớp 11. Đối tượng TN là các HS lớp

11 và các GV giảng dạy Vật lí tại các trường THPT nói trên.

4.3. Thực nghiệm sư phạm

4.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm

Thực nghiệm lần 1 được thực hiện tại các trưởng THPT Phan Đăng Lưu,

THPT Đặng Huy Trứ với tổng số 353 HS.

Thực nghiệm lần 1 được thực hiện tại các trưởng THPT Phan Đăng Lưu,

THPT Đặng Huy Trứ và THPT Thuận An với tổng số 755 HS.

4.3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

Để tổ chức TN được thuận lợi, chúng tôi tiến hành các công việc: lựa chọn GV

giảng dạy, chuẩn bị tài liệu, bài giảng và hướng dẫn GV thực hiện, thống nhất phương

án thực hiện. Tiến hành quan sát, thu tập số liệu để phân tích, đánh giá kết quả TN.

4.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Trình độ nhận thức của học sinh

Tác dụng của các biện pháp rèn luyện trong việc rèn luyện hệ thống

KNHT của học sinh được thể hiện thông qua các vấn đề sau:

Tính hiệu quả của tiến trình dạy học trong việc kết hợp các phương pháp

dạy học và các biện pháp rèn luyện hệ thống KNHT cho HS.

21

4.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm lần 1 đã cho thấy tính khả thi của tiến tình dạy học

theo hương tổ chức rèn luyện HTKN học tập cho HS. Cần có một số thay đổi để

đảm bảo cho việc tiến hành thực nghiệm sư phạm lần 2.

Thực nghiệm sư phạm lần 2:

Về mặt định tính: Trước TNSP, các HS ở cả lớp TN và lớp Đc đều có

trình độ như nhau và được đánh giá ở mức độ kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau quá

trình rèn luyện các kết quả đã cho thấy:

Nhóm KN Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Nhận

thức HT

Mức độ có năng lực

(Một số ít HS có mức độ tích hợp)

Mức độ kinh nghiệm

(Một số ít HS có mức độ học việc)

Giao tiếp

HT

Mức độ học việc

(Nhiều HS có mức độ có năng lực,

một số HS đạt mức độ tích hợp)

Mức độ kinh nghiệm

(Một số ít HS có mức độ học việc)

Quản lí

HT

Mức độ học việc Mức độ kinh nghiệm

Về mặt định lượng:

Tổng hợp cả 3 bài kiểm tra chúng tôi đã thu được các bảng số liệu sau đây:

Bảng Phân phối tần suất lũy tích % HS đạt điểm Xi trở xuống

Nhóm Số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 0 0 0.09 0.97 3.43 15.22 33.33 56.38 78.89 93.14 100

ĐC 0 0.53 3.28 8.33 18.17 37.68 55.14 71.72 86.35 95.48 100

Biểu đồ 4.8. Phân bố tần suất lũy tích HS đạt điểm Xi

22

Các tham số kiểm định thống kê

- Điểm trung bình các bài kiểm tra tổng hợp của nhóm thực nghiệm và đối

chứng lần lượt là: 1 27.19; 6,23X X

- Phương sai: S12= 2.28 ; S2

2 = 3,49 - Độ lệch chuẩn: s1=1,51 ; s2 = 1,89

- Kiểm chứng phương sai 1,53F , với n1=1137; n2=1128; Fα=1,35.

Vậy F > Fα nêu sự khác biệt về phương sai ở trên là có ý nghĩa.

Giả thiết H0 : Sự khác biệt giá trị của 1 2;X X là không có ý nghĩa

Giả thiết H1: Giá trị 1 2X X là có ý nghĩa

Đại lượng kiểm định 13.44t với N=2160,8 và α=0,05 ta có tα= 1,96.

Do đó, t > tα, Chấp nhận đối giả thiết H1, bác bỏ giả thiết H0.

Như vậy: Kết quả học tập của lớp TN tốt hơn kết quả học tập của lớp đối

chứng với mức ý nghĩa α=0.05 kiểm định hai phía.

KẾT LUẬN

1. Về mặt cơ sở lý luận luận án đã chỉ ra rằng học tập cũng là một quá trình

nhận thức của HS trong việc tiếp nhận, hình thành kiến thức và phát triển nhân

cách. KN là một dạng hành động, bao gồm các thao tác giúp cho các hoạt động

diễn ra một cách có hiệu quả dựa trên cơ sở của việc vận dụng năng lực vốn có và

điều kiện hiện tại. KN được rèn luyện tạo cho con người khả năng thực hiện hành

động hiệu quả trong những tình huống khác nhau. KN học tập là một dạng hành

động, bao gồm các thao tác học tập của HS trong việc thực hiện hoạt động học tập

nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách có hiệu quả trên cơ sở của việc sử

dụng hiểu biết vốn có trong những điều kiện học tập cụ thể. HTKN học tập là tập

hợp những KN học tập riêng biệt có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn

trong quá trình tham gia hoạt động học tập của HS, góp phần giải quyết hiệu quả

các nhiệm vụ học tập của HS.. Với sự hỗ trợ của hệ thống các KN này, HS có khả

năng nắm bắt một cách nhanh chóng kiến thức cần chiếm lĩnh, có khả năng đào sâu

kiến thức và áp dụng kiến thức được lĩnh hội vào thực tế cuộc sống.

2. Có nhiều cách phân loại các KN học tập tùy theo quan điểm nghiên cứu

của từng cá nhân. Trong nghiên cứu này, với việc phân tích các nhiệm vụ học tập

của HS, HTKN học tập được phân loại thành ba nhóm cơ bản: Nhóm KN nhận

thức học tập bao gồm các KN tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin và vận dụng

thông tin; Nhóm KN giao tiếp học tập bao gồm các KN sử dụng ngôn ngữ trong

giao tiếp, KN giao tiếp thông qua các hình thức tương tác và giao tiếp thông qua

23

các hình thức tương tác; Nhóm KN quản lí học tập bao gồm KN tổ chức môi

trường học tập, KN tổ chức hoạt động học tập và KN kiểm tra đánh giá.

3. KN chỉ được biểu hiện thông qua các hoạt động nhằm giải quyết các

nhiệm vụ cụ thể. Nếu không thông qua các hoạt động này thì KN sẽ không được

biểu hiện ra bên ngoài. Do đó, GV phải vật chất hóa các sự biểu hiện của các KN,

tạo ra các môi trường, các nhiệm vụ khác nhau để HS có thể biểu hiện mức độ

thành thạo trong việc sử dụng KN. Để phù hợp với điều kiện cụ thể hiện tại, các

nhiệm vụ học tập của HS và cách phân loại HTKN học tập như trên, luận án đã xây

dựng một thang đo mới gồm năm mức độ biểu hiện của KN học tập thông qua các

hành vi bên ngoài trong quá trình học tập của HS: Mức độ kinh nghiệm, học việc,

có năng lực, tích hợp và kĩ xảo.

4. Về mặc thực tiễn, việc nghiên cứu chương trình SGK phần “Điện học”,

Vật lí lớp 11 đã chỉ ra rằng đây là một nội dung khó với nhiều kiến thức trừu

tượng cao. Các kiến thức này là cơ sở cho việc vận dụng những kiền thức vật lí từ

vào thực tế cuộc sống đơn giản đến phức tạp. Ở cả hai chương trình chuẩn và

nâng cao, nội dung kiến thức phần điện học đều chiếm 50% tổng số tiết của

chương trình, điều đó cho thấy vai trò quan trọng của nội dung này. Các nội dung

còn lại mỗi nội dung chiếm khoảng 25% thời lượng của chương trình. Trong phần

“Điện học” có đầy đủ các dạng khác nhau của quá trình tổ chức hoạt động nhận

thức, từ lý thuyết, thực hành cho đến bài tập. Đây là yếu tố quan trọng giúp GV

có thể tổ chức rèn luyện hệ thống KNHT cho HS nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao

cho giờ học. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các phương án trong việc tổ chức rèn

luyện hệ thống KNHT cho HS trong dạy học phần “Điện học”, Vật lí lớp 11 ở tất

cả các bài học. Đây là một tài liệu tham khảo dành cho GV trong việc nghiên cứu

tổ chức rèn luyện hệ thống KNHT cho HS trong dạy học nội dung kiến thức này

cũng như những nội dung kiến thức tương tự.

5. Để thuận tiện trong việc thiết kế bài dạy học theo hướng tổ chức rèn

luyện HTKN học tập cho HS cũng như việc phối hợp những PP dạy học hiện nay

với các biện pháp tổ chức rèn luyện đã xây dựng, luận án đã xây dưng được hai

qui trình về hai vấn đề này và có hai sơ đồ để tóm lượt và làm rõ hai qui trình này.

Với những cơ sở lý thuyết đã được xây dựng, luận án đã thiết kế được 6 giáo án

cụ thể của phần “Điện học”, Vật lí lớp 11. Trong đó có 2 giáo án được trình bày ở

chương III và 4 giáo án được trình bày ở phần Phụ lục.

24

6. Tiến trình dạy học được thiết kế theo hướng tổ chức rèn luyện HTKN học

tập cho HS với các qui trình đã xây dựng có tính khả thi cao, có thể ứng dụng vào

hoạt động giảng dạy tại các trường phổ thống. Đồng thời nó cũng phù hợp với

định hướng phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước trong việc chú trọng đến

việc phát triển năng lực cho HS. Các bài dạy học đã được thiết kế và kiểm nghiệm

cho thấy phù hợp với các điều kiện thực tế, đảm bảo các yêu cầu sư phạm về nội

dung kiến thức, thời gian thực hiện và kích thích được hứng thú học tập của HS.

7. Các GV phối hợp thực hiện và các GV khác trong tổ bộ môn đã cho rằng

đây là là một PP tốt và có nhu cầu trong việc tiếp nhận các kiến thức về việc kết hợp

giữa tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động rèn luyện hệ thống KNHT cho HS.

8. Các kết quả thống kê đã cho thấy sau quá trình rèn luyện các HS ở lớp

TN có HTKN học tập ở mức độ cao hơn so với các HS ở lớp ĐC. Chất lượng và

kết quả học tập của HS thông qua điểm số các bài kiểm tra ở lớp TN đều tốt hơn

các HS ở các lớp ĐC.

9. Kết quả của TNSP đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học

mà đã đề ra là: “Nếu xác định được HTKN học tập, xây dựng được các biện pháp

rèn luyện HTKN học tập cho HS và vận dụng được vào quá trình dạy học phần

“Điện học”, Vật lí lớp 11 thì sẽ rèn luyện được HTKN học tập cho HS một cách

toàn diện. Từ đó, chất lượng, kết quả học tập của HS sẽ được nâng cao.”

25

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Rèn luyện kĩ năng học tập trong dạy học Vật lí cho học sinh trung học phổ

thông, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt 10/2011. Tr. 120,110)

2. Xác định và rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học

chương “Dòng điện không đổi”, Vật lí lớp 11 nâng cao. Tạp chí khoa học – Đại học

Huế. Tập 76ª, số 7/2012. Tr.131-138

3. Training Learning Skills to Students for Innovation of Teaching Methods.

Proceedings of the 6th International Conference on Educational Reform (ICER 2013):

ASEAN Education in the 21st Century © Mahasarakham University, 2013. p. 373 –

378.

4. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh trong dạy học Vật lí. Kỉ yếu hội nghị

sau đại học lần thứ nhất, NXB Đại học Huế (10/2013). Tr. 560-562.

5. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Vật lí của học sinh thông qua việc sử

dụng các bài tập có nội dung sáng tạo. Kỉ yếu hội nghị sau đại học lần thứ hai. NXB

Đại học Huế (10/2014). Tr. 155-158.

6. Rèn luyện kĩ năng thực hành – thí nghiệm cho học sinh với việc nâng cao chất

lượng học tập vật lí tại các trường trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt

7/2015. Tr. 151 - 153)

26

HUE UNIVERSITY

HUE UNIVERSITY OF EDUCATION

IDENTIFYING AND TRAINING THE SYSTEM

OF LEARNING SKILLS FOR STUDENTS IN

TEACHING THE PART "ELECTRICITY ",

PHYSICS GRADE 11TH

Speciality: theory and methods of teaching physics

Code: 62140111

SUMMARY DISSERTATION OF EDUCATION

HUE - 2016

27

INTRODUCTION

1. Rationale

Entering the twenty-first century, the Sector of Education and Training of our

country is promoting to innovate in the teaching methods. This issue has been

identified from Statement of the 8th session of 11th Central Committee of

Communist Party of Vietnam. The orientation of education reform, the renewal of

program and textbook after 2015 must focus on developing the capacity for

students. The reality of education in the country shows that the training the learning

skills for student is not concerned enough by the teachers. To gradually overcome

these limitations, many education researchers are interested in determining the

learning skills of students. However, there is no research define the comprehensive

system of learning skills, the training measures and the assessment standards of

learning skills of students . Electricity is an important part of physics program at

high schools. The knowledge of Electricity varies and abundant, it is the basis of

many applications in real life. The knowledge is often complex, abstract and

difficult to understand for students. For these reasons, I decided to choose the topic:

"Identifying and training the system of learning skills for students in teaching

the part "Electricity ", Physics grade 11th

" to further study the posed problems.

2. Objective of the study

The aims of the research are to identify the system of learning skills, to build

the measures to train the system of learning skills and to build the scale of

proficiency skills through personal behavior, to contribute innovating the teaching

methods, improving the quality of teaching physics at high schools.

3. The scientific hypothesis

If the system of learning skills is identified, the measures to train the system

of learning skills for students are built and applied in to the process of teaching the

part "Electricity", Physics grade 11th, the system of learning skills of students will

be trained comprehensively. Since then, the quality, the learning results of student

will be improve.

4. The research tasks

- Researching on the theoretical basis and reality of identifying the system

of learning skills and the organizing to train that system of skills for students.

Defining the system of learning skills of students

28

- Developing the proficiency scale of student skills through personal behavior.

Constructing the measures to train the system of learning skills for students

- Building the design process the lessons towards using measures in order to train

the system of learning skills for students

- Constructing some lesson plans specific in the part "Electricity", Physics grade 11

and conducting experimental pedagogy in high schools to evaluate the results.

5. New contribution of the thesis

- Analyzing, clarifying and amending of the definition of the learning skill

and the system of learning skills; identifying the learning skills system includes

three groups of skill with 09 main skills and 29 detail skills;

- Developing a scale of 5 levels of proficiency of skills of students through

personal behavior after learning process; building six measures to train the system

of learning skills for student ; Constructing the design process the lessons towards

using measures in order to train the system of learning skills for students and

collaboration process between training measures and teaching methods.

- Designing six lesson plans in teaching the part "Electricity", Physics

grade 11 towards organizing to train the system of learning skills for student

which were applied in high schools; This is a basis for teachers at high schools to

apply in different parts of teaching physics process.

CONTENTS

CHAPTER I. OVERVIEW OF STUDY PROBLEM

1.2. The result of studies abroad

Patton and Hoover Patton supposed that the learning skills including the

competences which relating to the collecting, writing, organizing, synthesizing,

remembering and using information. The learning skills were identified in study by

Lenz, Ellis and Scanlon included a range of strategies to be used in a flexible way

depending on the purpose and the actual learning conditions of students. Mendezabal

has confirmed the positive role of learning skills in the learning process of students.

According to Demir, kilinc and Dogan, students were not able to be successful even

they spend much time to participate in learning. About classifying the system of

learning skills, based on the various grounds like the assignments need to be performed,

the specific activities or the learning task ... the researchers had various way to classify,

stands out as the studies by Zimmerman and Martinez-Pons, 1996; Pintrich, 2000;

29

Schunk, 2000; Maribeth, Gettinger and Jill published in 2002. Pressley, Woloshyn,

Zimmerman and Kitsantas pointed out that skills develop generally starting from social

origin and finally switching to internal resources. In the study by Mokhtari and

Reichard, they have designed 30 learning strategies. To assess the level of proficiency

of the skills we have to look through the outer manifestation of the students.

1.3. The result of studies in our country

Dang Thanh Hung supposed: "Skill is a form of action that is implemented

automatically based on knowledge of the work, the motility and the biological -

psychological condition of the individual as requirement, emotional, willpower,

individual positiveness ... to achieve the result as the expected purposes or expected

criteria, or level of success as the process or the standards. According to Nguyen

Thi Thanh: " The learning skill is the implementing effectively the actions and

learning techniques based on applying knowledge and learning experiences in a

flexible way into different situations in order to achieve the identified learning

objectives". According to Le Cong Triem, the learning skills system is divided into

three groups: the group of learning cognitive skills,the group of learning

communication skills and the group of learning management skills. According to

Vu Trong Ry, the learning skills of students are divided into four groups: the group

of cognitive skills, the group of practice skills, the group of organization skills and

the group of assessment skills. Nguyen Thi Thu Ba has classified the system of

learning skills into three groups, including: the group of skills to create the learning

plan; the group of skills to make the learning plan including access to information,

process information and apply information, and the group of self-examination skills,

assess, learn from experience. Nguyen Van Hoan, Nguyen Duan have proposed the

process to train the learning skills for students including four phases: phase 1 to

introduce skills and the manipulation of each skill; Phase 2 to give example

illustrating skills has been introduced; Phase 3 to conduct the organization of

training for students the introduced skills in the learning process; phase 4 the teacher

supervise the students when they are performing skills and adjusting skills activities

undertaken by the students. Studies by Vo Le Phuong Dung, Do Van Nang, Nguyen

Thanh Hai, Pham Thi Phu ... have trained some specific skills for students.

30

Chapter II: THE RATIONALE OF THE IDENTIFYING AND TRAINING THE

SYSTEM OF LEARNING SKILLS FOR STUDENTS IN TEACHING PHYSICS

2.1. The learning activities of students

2.1.1. The learning activities

The learning activities are identifiable individual activities that are influenced

by the conditions of economic, culture and society. In it, students perform thinking

manipulations and limb manipulations to transform themselves in order to achieve the

knowledge and practice skills to serve the requirement and purposes of themselves.

2.1.2. The learning capacity

the learning capacity of the students is the ability to explore, realize and

apply knowledge to new situations or similar with high quality. The learning

capacity of students in learning Physics is the ability to perform activities of

professional learning physics with high quality.

2.1.3. The learning tasks of students

The first task: cognize the learning contents.

The second task: Communicate and create social relations in learning

The third task: Organize applying knowledge, manage learning

2.6. Skills, the system of learning skills

The learning skill is a form of action, including the learning manipulation of

students in the implementation of learning activities to solve the learning task

effectively basis on using knowledge inherent in the specific learning conditions.

The learning skills system is a set of separate learning skills that have a intimate

relationship and be able to interact mutually in the processes involving the learning

activities of students, contributing to solve effectively the learning task of students.

2.3. Classification of the learning skills

2.3.1. The group of cognitive learning skills

Cognizing the learning content of students includes searching activities,

accumulation and storage of information relevant to the task of learning;

comparing, evaluating, selecting, process the collected information to turn them

into their own knowledge, applying them to perform the specific learning task.

2.3.2. The group of learning communication skills

In teaching and learning activities, students are not alone, they also have social

relationships. In that relationship the students have to communicate to exchange, debate,

defend ideas, present ideas, to coordinate ... with other students and with teachers.

31

2.3.3. The group of learning management skills

Because of the management activities, students are able to control what they

have learned, be able to define the next aims to be achieved, be able to choose the

means, methods and be able to construct a learning environment consistent with

themselves, be able to check and assess their learning activities to adjust .... In

order to manage their own learning activities, students should have the basic

skills, such as the skill to organize the learning environment; the skill to organize

the learning activities and the skill to assess learning activities.

2.1

. the sy

stem

of lea

rnin

g skills

32

2.4. The skill proficiency levels of students shown in personal behavior

Level Characteristics of students' behavior

1

(experience)

- Subjective in judgments with their own

- Disregard for the movement laws of the objective

- Perform the duties arbitrary, non method or detail-oriented, make

mistakes frequently

- Have difficulty in solving similar tasks and learning to apply

knowledge into the real life

2

(Apprentice)

- Identify the skills needed to use

- Use the single skill to perform learning tasks in some certain steps

of the process that was instructed

- Demonstrate a positive attitude, proactive in identifying and using

skills as well as continues to practice skills

3

(Having

ability)

- Master each specific learning skills, applied the skills competently;

- Perform the learning tasks quickly, efficiently

- Operate Independently and accurately based on their own capacities

- To initially combine of the skills to perform learning tasks

- Ability to create a small plan, define goals and implement work as

planned to achieve the goals

4

(Integrating)

- Collaborate multiple skills to perform a task or different tasks

- Participate actively in the study and obtain significant progress in

awareness

- Have sense of discipline in the planning and implementation of

the plan

- Inspect and assess their own capacity regularly to regulate the

limited and promote the upsides

5

(Artifice)

- The skills are coordinated and operate accurately, naturally and

effectively

- Detect the problems, react quickly and fulfill well the learning

task in a short time

- Inspect and assess themselves regularly

- Engage in learning positively and actively

Table 2.1. The skill proficiency levels of students shown in personal behavior

2.5. Some measures of training the system of learning skills for students

2.5.1. Measure 1: Strengthen group activities, collective activities of students

33

Describe the measure: This measure to assert the role of the teacher. That

are: Designing the specific lesson plan on contents, methods, means and forms of

organization, making the intention of teaching of the teacher becomes the task of

learning of students, controlling of learning activities, inspecting, assessing and

controlling both in terms psychology of students.

The aims of the measure: This measure aims to train the group of learning

communication skills and the group of learning management skills for students.

Method: In the design of lesson plan should be noted:

- Mục tiêu dạy học được xác định là hệ thống kiến thức, KN, kĩ xảo, mục

tiêu phát triển là dạy PP. Mục tiêu về thái độ, hiệu quả đạt được. Các tiêu chuẩn

của mục tiêu phải phù hợp với thực tế, phải thực hiện được, đo được; The aim of

teaching is identified as system knowledge, skills, artifice, development goals is

to teach the method. The aim about the attitude, the effect achieved. These

standards of the aim have to conform to reality, be possible of realization and be

measurable;

- Determining the initial ability of the students in many aspects in which

focus on the level of self-learning ability of students;

- Teachers must determine the content of teaching. Teachers can change the

order of the knowledge in teaching compared to the original program design;

- Determine the way to inspect and assess.

From the notes above, when implementing this measure, teachers have to

implement well the following tasks:

- In lesson plan, teachers have to put students in the center location.

Teachers become people-oriented, enabling for students self - learning.

- The lesson plan is not always having the consistency but it should depend

on the method, teaching time, the number of students, the level of instruction of

the teacher;

The form of traditional teaching with the teacher-centered has shown some

shortcomings. Two forms of proposed teaching are group organizational learning

and organizational learning in the form of seminars.

2.5.2. Measure 2: Teaching self-learning method for students

Describe the measure: Using the learning skills in learning activities is the

way to implement the learning manipulations of students in implementing the

34

learning activities to address the learning tasks effectively base on using the

inherent capabilities combined with specific learning conditions. Teachers do not

only teach students knowledge, but more importantly teach them the way to learn.

The aims of the measure: Starting to train the system of learning skills for

students so they will able to participate in the self - learning.

Method: Some basic measures to teach students the way to learn are: design

the document to guide self - learning; build the learning motive for students; building

a system of teachers' questions and guide students to ask questions; and online

learning.

Design the document to guide self - learning

The self-learning guide for students has to have the following requirements:

- Document is the basic source of knowledge for students;

- The self-learning guide must have the clear objectives;

- After design the guiding document, teachers guide students to work with

the document in classroom and outside of class;

- The role of the teacher is to design, fiduciary, control and institutionalize;

- For outside class.

- For in the class.

Build the learning motive for students

The learning motive decides the learning outcomes of students. High school

students have multiple phase shift in mentality so the teachers have to master

these traits to build suitable learning motive. Teachers have to make students

aware of their own ability, confidence and self-effort, to make students see the

meaning of the learning task. Teachers pay intention, set high but moderate power

requirements so students are able to complete.

Building a system of teachers' questions and guide students to ask

questions

Teachers build a system of questions to guide and orient for students to build

knowledge for themselves. In order to do that, the teacher should note:

- The system of teacher's questions has to be systematic, logical, consistent

with the students, always put the students into a state want to answer these

questions;

- The system of teacher's questions does not only orient but also stimulus

35

students to explore, inference from which students pose questions and small tasks

for themselves;

- Teachers have to always listen to the opinions of students, create learning

atmosphere of friendliness, equality, and encourage students to present the

personal opinion.

Oline learning.

To join these classes, students have to truly be proactive, positive in learning.

Therefore, initially building the online learning abilities for students, the teachers are

able to perform the following tasks:

- Assign the tasks of learning to individuals or collectively via email.

- Develop learning forums.

- Ask students to exploit the learning resources from the internet.

2.5.3. Measure 3: Constructing and using the system of diversity problems

Describe the measure: The system of physics problems plays an important

role in the teaching process. It is a tool for teachers to perform the functions of

education in teaching. The system of physics problems is a indispensable means

in the process of teaching physics to organize training the learning skills for

students.

The aims of the measure: Organizing training the group of cognitive learning

skills for students.

Method: In order to make the system of problems be ample and contributing

to the aims above, the physics problems which are built have to satisfy a number of

requirements:

- Ensure systematic and contribute to the goals of education;

- Develop positive thinking and creativity.

- Be able to train the practice skills, foster the flexibility of thinking in

proposing practice solutions or different solutions in measurement,,...

- Teachers may use the physics problems in the different stages of the

process of teaching physics in order to maximize the effectiveness of physics

problems in training the group of skills about learning contents cognitive for

students.

- Physics problems in the lessons of building new knowledge.

- Physics problems in the lessons of training to solve physics problems.

36

- Physics problems in practice physics lesson.

2.5.4. Measure 4: Strengthening practice activities, using the experiments

Describe the measure: In teaching physics, teachers have to focus

constantly on building and training the practice skills for students. Training the

system of learning skills for students by practice activities enables students are able

to remember and apply knowledge systematically and remember knowledge for

long-term, helps students proactive in accessing technical facilities, modern

manufacturing facilities in daily life and in the future, have the right attitude in

learning and productive labor.

The aims of the measure: This measure is taken to conduct training the group

of skills about learning contents cognitive for students by the increased using of

practice activities, experiments in the teaching process of Physics subject.

Method: In order to practice experiment effectively, the results of

experiment are accurate, students have to know a number of requirements:

- Understand the necessary knowledge to conduct the experiment;

- Understand the principles of the structure and operation of the equipment;

- Understand the knowledge to collect and process data;

- Understand the process of implementation, the characteristics of each

different kind of experiment.

To implement this measure, it is necessary to be carried out synchronously,

coordinatively between schools, teachers and students. The school has to organize

classes and guidance to improve teachers' practice ability. Teachers have to invest

a lot of effort to organize practice and experiments activities in the teaching

process. Teachers have to create favorable conditions to help students involved in

the process of carrying out practice and experiments activities. Some form to

strengthen the practice actions using experiments for student proposed are:

Teachers increase using of the performing experiments in the process of

teaching, facilitating students to participate directly in the experiments in class, and

allowing students to propose a similar plan under orientation and guidance of

teachers. Teachers integrate practice problems in written assessment. Teachers use a

reasonable time in the classes to provide identifiable tasks fabrication, design for each

student or groups of students.

Developing and organizing the department room activities. the

37

department room activities create the interaction environment among students and

between students and the modern equipments.

Applying of teaching software in teaching physics.

2.5.5. Measure 5: Create, implement and manage learning plan of each student

Describe the measure: Planning of learning is the process to identify the

aims, tasks, time, place, means, the implement methods to achieve the best results. In

the process of teaching, via specific activities teachers organize of training students

ability to plan, implement and manage their own plans.

The aims of the measure: This measure aims to build the steps to build,

implement and manage the learning plan of the students, via such activities that

teachers organize of training the group of learning manager skills for students.

Method: In order to implement this measure, first of all teachers have to be

the model for the students. Before the beginning of the learning process, teachers

need to build and inform students about learning plan including the plan of the

school year, each semester or the plan of each lesson, in which definite clearly of

execution time, place and the result to be achieved, the criteria for evaluating the

results, assessment forms.

In the early time, students do not have the specific skills to be able to

establish a large working plan, so teachers ask students to create the small plans.

In these plans the teachers ask students to perform the following requirements:

- Identifying the learning task

- Determining the contents of the work to be carried out.

- Identifying the methods of performing each job.

- Inspecting and assessing.

After done with the above requirements, the students will develop a specific

and detailed learning plan. Since the completion of the small plan, students

continue to develop to be able to develop and implement of a larger plan.

2.5.6. Measure 6: Changing the forms of assessment of learning outcomes of

students

Describe the measure: The system of the learning skills is diverse so if we

conduct subdivided to assess each skills, each student may lie in all five levels. Therefore,

in the assessment process, teachers don't evaluate each skills but evaluate the whole

system of learning skills of students. Teachers are able to assess the learning outcomes of

38

students in all aspects of knowledge and skills by using of conventional tests, special tests

and evaluation via the entire process.

The aims of the measure This assessment activity promotes students to

participate in learning activities thereby contributing to train the system of their

learning skills. Besides that, this measure aims at training students some basic

skills that can self-examination, self-evaluation.

Method:

Assessing via the conventional tests: The tests of this type usually only

assess focusing on knowledge of students. To be able to assess comprehensively

knowledge, the teacher may use the multiple-choice questions. In order to enhance

the ability of evaluating the skills of students, teachers may incorporate multiple

choice questions with essay test.

Assessing via special tests: The special tests may be the questionnaire,

the project, the specific tasks that the teacher assigned to the student or a group of

student to perform. The nature of these tests are discovery, design and fabrication.

Students have to develop the implementation plan, identify the goals, tasks and

responsibilities of each individual and carried out the plan. This kind of tests

helps students practice the system of learning skills and develop thinking ability.

Assessing via the entire process: To evaluate the training results,

teachers need to change the evaluation form so that is able to assess the entire

process. The measure for this problem is to change the scale of the assessment

process. The scale is changed with the contribution of the many components such

as: activities in class; group activities; test activities.

2.6. Designing the lesson plans toward training the system of learning

skills for students

2.6.1. Some basic requirements

- Identify the knowledge to choose the respective skills need to be trained;

- Identify the ability and qualifications of students;

- Identify learning skills must be trained;

- Identify the proficiency level of learning skills of students after training

process;

- Teaching toward training the system of learning skills for students should

be ensure students participate actively in learning Physics subject;

39

Study the textbooks and

reference

Determine of the content

knowledge and the

objectives of lesson c

Determine

characteristics of

students

Identify the group of

skills need to be trained

Determine the achieve

required level of skill

Identify training

measures

Determine teaching

methods

Identify the plan to

coordinate

Identify means of support

Expected the process of

teaching

Prepare lesson plans

- After each process of training the system of learning skills for students, it

is necessary to take measures to check and assess appropriately to determine the

skill proficiency level of students and discover the shortcomings to propose the

remedial measures.

2.5.2. The process of designing the teaching process toward training the

system of learning skills for students

3.3.3. The process of combination the teaching methods and measures

of training the system of learning skills and using the measures of training

the system of learning skills

40

Chapter III: ORGANIZING OF TRAINING THE SYSTEM OF LEARNING

SKILLS FOR STUDENTS IN TEACHING THE PART "ELECTRICITY",

PHYSICS GRADE 11th

3.1. Characteristics of the part "Electricity" from the grade 11 physics

textbook at high school

The contents knowledge of the part "Electricity", Physics grade 11 is distributed

in semester 1 of the school year and accounted for about 50% of the contents of Physics

grade 11 program. The contents knowledge of the part "Electricity" is relatively

complex with many difficult knowledge contents, while the ability to apply this

knowledge into practice is very high. The knowledge of this part is full of: theory,

Identifying the

appropriate methods and

measures

Determining of the

content knowledge and

the objectives of lesson

Identifying the group of skills and

the training measures

Identifying the available

teaching methods

Conducting in

collaboration

Evaluating of results, lessons learned

equipment Characteristics of

Students

Expected the activities of

teachers and students

the objectives of

lesson The level of

maturation of skills

Content

Notes:

Condition

Process

41

exercises, practice and experiment that facilitate the organization of training the system

of learning skills for students.

3.2. Orienting of organizing to train the learning skills system for

students in teaching the part "Electricity"

3.2.1. The aims of the training the system of learning skills for students

in teaching the part "Electricity", Physics grade 11

Using the specific measures to train the system of learning skills for

students comprehensively. Ensure students have the ability to use this system for

learning the contents of the part "Electricity". Besides, one basic aim is to

complete the learning mission of student in this part about the knowledge, skills

and attitudes, contribute on developing and perfecting personality for the student.

3.2.2. Some basic principles in organizing to train the system of

learning skills for students

- Select of knowledge, skills and methods carefully, avoid being greed leads

to abuse practice mechanically but no efficiently

- It is necessary to plan and prepare meticulously and thoughtful in terms of

knowledge, people, and infrastructure in order to organize of training the system

of learning skills for students.

- Do not organize and evaluate the training results for each skill but train

and evaluate comprehensively.

3.3. Designing some lesson plans of the part "Electricity", Physics grade 11th

Unit 13. Ohm's Law for the entire circuit

I. Aims

I.1. Knowledge

Be able to speak Ohm's law for the entire circuit; Be able to set up the

expressions denote Ohm's law for the entire circuit; Be able to show the relation

between the emf of battery and the drop of potential in external circuit and in the

battery; Be able to explain what the short circuit is and the influence of the

resistor in the battery supply for the current when a short circuit; Be able to apply

Ohm's law to calculate the quantities involved and the efficiency of the battery

I.2. Skills

42

a. The trained skills are information gathering skill, information

processing skill, information applying skill, using communication language skill,

and interpersonal skill via interactive forms.

b. The training measures

Measure 1: Strengthen group activities, collective activities of students

Measure 4: Strengthening practice activities, using the experiments

c. The training result

- Knowing the way to read, record, process the collected information to be

able to achieve the knowledge; Identify and use the basic laboratory instruments

for investigating the relationship between I and U

- Knowing the ways to build the physics laws,

- Be able to apply the knowledge to solve the problems about Ohm's laws

and identify the related knowledge, apply knowledge to explain the phenomenon

of reality

- Developing the skill present the individual opinions in front of the

collective and teamwork; Know how to check the level of achieving knowledge

of themselves.

I.3. The attitude

- Learning actively, exchange and discuss with teachers and other students

- Applying knowledge actively

II. Preparation

II.1. Teachers

- Review the relevant knowledge, prepare a experiment video, record the

experiment on the relationship between amperage and voltage in the external circuit,

build a virtual experiments corresponding to this relationship. Teacher prepares the

laboratory instruments to be able to introduce these instruments on experimental video;

- Prepare lesson plans, check the equipments necessary to serve the

organization of teaching, check the presentation tools, the program supports.

II.2. Students

- Review of Joule-Lenz's laws

- Review of electric current concepts

- Review the energy conservation law

43

III. Organization of teaching activities

III.1. The structure of the Lectures

III.2. The specific activities

Activity 1 (7 mins). Teacher help students review the previous knowledge

and introduce the purpose of the lesson. In this activity, instead of checking the

previous lesson, teacher conduct to review the old knowledge relating to new

lessons.

Students’ activities Teacher’ activities Notes

Students answer questions from

teachers

- Current is the flow of electric charge

- In a circuit, the current is the amount

of charge passing a given point per unit

time

- Energy can be neither created nor be

destroyed, but it transforms from one

form to another

introduce the purpose

of the lesson

ask the students to

repeat the concepts of

electric current,

amperage and the

energy conservation

law

Expression,

take notes on

the small

corner of the

table

(Train the

collecting

information

skill)

The teacher asks students to repeat the relevant knowledge to serve new

lesson content. While reiterating this knowledge, the expression is written on a

Students observe the real

and virtual experiments

Determining the

quantitative

relationship

between I and UN

Students read textbooks,

propose a plan to build

the law

Grouping students,

Construction the law

under the chosen plan

Using the experiment

results, logical

deduction and physics

thinking

Using Joule-Lenz's law

and energy conservation

law

Ohm's Law for the entire circuit

Applying

44

small corner of the table. It helps students who are not able to remember the old

knowledge can recollect them and apply to build the new knowledge. It also helps

to facilitate for the students to compare the Ohm's law for the entire circuit and

the Ohm's law for the different kinds of circuit in the following section.

Activity 2 (12 mins). Study the Ohm's law for the entire circuit

The teacher asks students about simple devices in everyday life such as

flashlights, electric fans ... Since then, teachers ask students to analyze the main

constituents as: batteries, wires, fans, bulbs, switches, sockets ...

Teacher lets students grouping the similar ingredients together and indicate

its basic functions.

Example: Teacher: What are the function of lamp and electric fans?

Students: lighting, cooling, electricity consumption ...

Teacher: To light the lamp has transformed the electric energy into

solar energy, to cool the fan has transformed the electric energy into mechanical

energy... so these devices are called electricity consumption object.

Batteries, power outlet (power available) act as the power source; The

conductors act as the link, connecting the power source and power consumption

materials to form circuits; Switches, relays, ... act as the electric circuit breakers.

The teacher asks students to tell when will the power devices be able to work.

From there, students recognize what is the closed circuit, the opened circuit. From

this activity, the teacher asks students to introduce the symbols of these instruments

and drawing on the blackboard. Besides this activity, the teacher conduct show the

clips recording the real experiments, introducing the instruments, remind the way to

use a voltmeter and ammeter. Teacher asks students to comment about the

relationship between amperage and voltage of the external circuit.

Students’

activities Teacher’ activities Notes

conduct

reading

Ask students to read the first part

and determine what the entire

circuit is. Ask students to draw a

picture, introducing symbols,

determine the way electricity

Teachers analyze the

figures on the table.

Attention to the direction

electron and closed circuit

or opened circuit.

45

Students

observe the

clip about the

experiments

and to

comment on

the link

between the I

and the UN

Indicate the

way to

determine the

relationship

Between I

and UN

Students

work

following the

requirements

of teachers

Students

work

following the

requirements

of teachers

flows in circuit

Analysis for student the

related issues: external voltage

and power output circuit of power

Introduce about the

experiments on the relationship

between the I and the UN

Ask students to comment the

relationship

UN=U0 – aI = e – aI

What are the ways to

determine the relationship above?

Divide students into two

groups to define that relationship.

Ask students to use textbooks,

laboratory equipment and

existing knowledge to build:

e = RN.I + r.I

thence inferred: N

IR + r

e

The teacher asks students to

compare Ohm's laws for the

circuit and for the entire circuit

(Use the measure 4 -

training the processing

information skill and the

applying information skill)

In class students are only

observed the experiment

via video. So teacher

should reintroduce the

way of using the

equipment.

(Using a combination of

meaure 1 and 4 - Training

the skills of collecting,

processing, applying

information, the skills of

using language in

communication and the

skills of communicating

through interactive forms)

Ask the students to tell the

concept of electric power

and the Ohm's laws for the

entire circuit

Students

solve the

question C2

Ask students to apply their

knowledge to solve the question

C2

Activity 3: (10 mins) Verify Ohm's law through the conservation law

At the beginning of the lesson, the teacher asks the students tell about the

old knowledge. From the observed experiment, teacher asks students to define the

electricity consumption object in the circuit? In this case, the electricity

46

consumption object is resistive. From there, students combine old knowledge and

new knowledge to verify the Ohm's law for the entire circuit.

Because there are two groups of students to follow two different ways so we can

take the results of this group in order to verify the results of the other group and vice versa.

Students’

activities Teacher’ activities Notes

Inspecting the

results obtained by

other groups

Representatives of

the group carried

out the inspection in

front of class

The group reviews

the results obtained

Ask the students of this

group to verify the results of

the other group and vice versa

What can you comment on

the results obtained by each

group?

Explain again, pointing out

inaccuracies, concludes, state

Ohm's law for the entire

circuit

Using a combination of

meaure 1 and 4 - Training

the skills of collecting,

processing, applying

information, the skills of

using language in

communication and the

skills of communicating

through interactive forms

Activity 4: (7 mins) Study the short circuit

A short circuit is a phenomenon that students may have seen in the real life.

Thus, teachers may ask students about the causes of the electricity explosion,

electricity fire, the phenomenon batteries damaged due to time. These are the

actual phenomenon that students have not been able to explain yet. This motivates

students wishing to learn to explain phenomena.

From Ohm's law formulas for the entire circuit, teacher asks students when

RN = 0, What is the amperage in the circuit?

Students’ activities Teacher’ activities Notes

Reading textbooks,

answer

Indicate the

corrective measures

Ask students to read textbooks

Ask the students what is a short circuit?

Ask students to state the corrective measures

Teachers analyze, comment, draw

conclusions

Explain the

common

short circuit

in real life

Activity 5: (6 mins) Study about the performance of batteries

Students’ activities Teacher’ activities Notes

47

Recalling the concept of

performance and determine the

performance of the power supply

ó ích

àn phâ

c

to n

A UIt UH

A It

Students solve the question C5:

IR

( )

U RH

I R r R r

The teacher asks students to

recall the performance then

asks students to determine the

performance of the power

supply

Teacher asks students to

apply the knowledge to solve

the question C5...

Activity 6 (3 mins) Recalling knowledge learning, assigning the homework to

students

Students’ activities Teacher’ activities Notes

Take notes the

requirements of

teachers

Suggest students do all the exercises in

textbooks and workbooks to prepare for the

next lesson.

Activity 7: To learn from experience: This is the job of the teacher after

each lesson to take notes of the advantages, disadvantages and propose the

remedial measures.

Chapter IV: EXPERIMENTAL PEDAGOGY

4.1. Aims of the experimental pedagogy

The aims of experimental pedagogy round 1 are to test the reasonableness

of the process to train the learning skills for students. Check the efficiency of all

lesson plans designed to train the system of learning skills for students. Detect

shortcomings and limitations to overcome, prepared for the round 2.

The aim of the second round of experimental pedagogy is to test the

hypothesis of the thesis.

4.2. The scope and subject of experimental pedagogy

The experimental pedagogy is conducted in the province of Thua Thien Hue.

The content of experimental are lessons of the part "Electricity" from the grade 11

physics text book. Subjects were the grade 11 students and teachers of Physics at

the high schools above.

4.3. Experimental pedagogy

4.3.1. Experimental Sampling

48

The 1st Experiments were conducted on 353 students of high schools Phan

Dang Luu and Dang Huy Tru.

The 2nd Experiments were conducted on 755 students of high schools Phan

Dang Luu, Dang Huy Tru and Thuan An.

4.3.2. Conducting experimental pedagogy

In order to organize experimental pedagogy favorably, we conducted the

following works: selected teachers, prepared documents, lectures and guided the

teachers the implementation and decided the implementation plans. Conducting to

observe, collect data to analyze, evaluate the experimental results.

4.4. The criteria of evaluating the experimental pedagogy results

The students' awareness level

The effects of the measures in training the system of learning skills for

students

The effectiveness of the teaching process in combining of teaching

methods and the measures to train the system of learning skills.

4.5. The result of experimental pedagogy

The first round of experimental pedagogy has shown the feasibility of the

process of teaching in order to train the system of learning skills for students.

There are some points that need to be changed to ensure the second round of

pedagogical experiment conducted successfully.

The second round of experimental pedagogy:

Qualitative: Before experimental pedagogy, the students in the

experimental classes and the control classes are qualified equally and are rated at

level of experience. However, after that, the results showed:

Group of skill Experimental classes Control classes

Cognitive

learning

Having ability level (Just

some students are in the

integrating level)

Experience level (Just some

students are in the apprentice

level)

Learning

communication

Apprentice level (many

students are in the having

ability level, some students

are in the integrating level)

Experience level

(Just some students are in the

apprentice level)

learning

management

Apprentice level Experience level

49

Quantitatively:

Combining the three tests we have obtained the following tables:

Table Distribution Cumulative % incidence of students scoring at Xi or lower

Group % incidence of students scoring at Xi or lower

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

EG 0 0 0.09 0.97 3.43 15.22 33.33 56.38 78.89 93.14 100

CG 0 0.53 3.28 8.33 18.17 37.68 55.14 71.72 86.35 95.48 100

0

20

40

60

80

100

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

EG

CG

4.8. Distribution Cumulative % incidence of students scoring at Xi

The parametric test statistics

- GPA synthetic tests of experimental and control groups respectively:

1 27.19; 6,23X X

- Variance: S12= 2.28 ; S2

2 = 3,49 - Standard deviation: s1=1,51 ; s2 = 1,89

- Verify variance 1,53F , với n1=1137; n2=1128; Fα=1,35.

Because F > Fα so the difference in variances above is significant.

Hypothesis H0 : The difference between 1 2;X X is not significant.

Hypothesis H1: The value 1 2X X is significant.

The quantity of testing t ≈ 13.44 where N = 2160.8 and α = 0.05, tα = 1.96.

Therefore, t> tα, H0 is rejected, H1 hypothesis is confirmed.

Thus: Learning outcomes of Experimental group is better than the the

control group with the level of significance α = 0:05 two ways testing.

CONCLUSION

10. In terms of the rationale, this thesis has shown that learning is a

cognitive process of students in the reception and formation of knowledge and

personality development. Skills is a form of action, including manipulations to

help the action takes place effectively on the basis of applying of the inherent

capacity and the current conditions. The training skills make people have the

50

ability to perform actions effectively in different situations. The learning skill is a

form of action, including the learning manipulation of students in the

implementation of learning activities to solve the learning task effectively basis

on using knowledge inherent in the specific learning conditions. The learning

skills system is a set of separate learning skills that have a intimate relationship

and be able to interact mutually in the processes involving the learning activities

of students, contributing to solve effectively the learning task of students... With

the support of these skills, students are able to grasp quickly the knowledge

necessary to achieve, likely to deepen knowledge and apply of knowledge learned

into real life.

11. There are many classifications of learning skills, depending on the

study perspective. In this study,we analyzed the learning mission of students,

learning skills system is classified into three basic groups: Group of learning

cognitive skills including skills in information finding, information processing

and information applying; Group of learning communication skills including the

skills of using language in communication, the skills of communicating via

interactive forms and the skills of using information technology in

communication; Group learning management skills including the skills of

organizing learning environment, the skills of organizing learning activities and

the assessment skills.

12. Skills only be expressed through the activities to solve specific tasks.

If it is not through activities, the skills will not be manifested externally. Therefore,

teachers have to materializing the manifestation of skills, create environmental,

different tasks to students may exhibit the proficiency in using of skills. In order to

conform with current specific conditions, the students' learning tasks and the way

to classify the system of skills above, we built a new scale of five levels of

expression of learning skills through external behavior in the learning process of

students: the level of experience, apprentice, having ability, integrating and artifice.

13. In terms of the practice, studying about the program and the physics 11

textbook, part "Electricity", has shown that this content is difficult with highly

abstract knowledge. This knowledge is the basis for the application of physics

knowledge in real life from the simple to the complex. The content knowledge of the

part "Electricity" accounted for 50% of the program, that suggests an important role

51

of this content. The remaining contents, each content accounts for 25% of the program

duration. In the part "Electricity", it is full of different types of the processes of

organizing the awareness activities, from theory, practice until problem solving. These

are important factors that may help teacher to organize training the system of learning

skills for students but still bring efficiency to the lessons. The research results have

shown the plans to organize training the system of learning skills for students in

teaching the part "Electricity", Physics 11 in all the lessons. This is a reference for

teachers in studying of organizing training the system of learning skills for student in

teaching this knowledge as well as knowledge of similar content.

14. Follow the theoretical basis of this thesis, we design 6 specific lesson

plans of the part "Electricity", Physics 11, two of them are presented in chapter

III and the rest are presented in the appendix.

15. The process of teaching that is designed to organize training the

system of learning skills for students is high feasibility, may be applied to

teaching in high schools. At the same time it is also suitable for educational

development orientation of the Communist Party and State in focusing on

capacity development for students. The lesson plans have been designed and

tested to show compliance with the actual conditions, ensuring the requirements

of pedagogical content knowledge, implementation time and stimulate the interest

of student in learning .

16. The teachers coordinated implementation experimental pedagogy and

other teachers in the department has said that this is a good method and they wanted

to receive the knowledge of combining between organizing the awareness activities

and training the system of learning skills for student.

8. The statistical results showed that after the training process the students in the

experimental group have the system of learning skills at a higher level than students in

the control group. Quality and learning outcomes of the students passed the test scores

in the experimental group are better than students in the control group.

9. The results of experimental pedagogy has confirmed the correctness of the

scientific hypothesis of this thesis, that is: "If the system of learning skills is

identified, the measures to train the system of learning skills for students are built

and applied in to the process of teaching the part "Electricity", Physics grade 11th,

52

the system of learning skills of students will be trained comprehensively. Since

then, the quality, the learning results of student will be improve."