349
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S“Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài trong bi cảnh văn hóa Nam Bộ”

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

“Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao

Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ”

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

1

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các bảng biểu .................................................................................... 3

Danh mục các hình vẽ ........................................................................................ 4

Danh mục các sơ đồ ........................................................................................... 5

Dẫn luận ..................................................................................................................... 6

1. Lý do và mục tiêu thực hiện đề tài ................................................................. 6

2. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu ................................................... 8

3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài................................................................ 9

4. Những đóng góp mới của luận án ................................................................ 10

5. Bố cục của luận án ........................................................................................ 11

Chƣơng 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU

VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐẠO CAO ĐÀI Ở NAM BỘ

1.1. Những vấn đề lý luận ....................................................................................... 12

1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 12

1.1.2. Quan điểm tiếp cận của đề tài ................................................................ 21

1.1.3. Lý thuyết nghiên cứu .............................................................................. 24

1.1.4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 31

1.2. Tổng quan về đạo Cao Đài ở Nam Bộ ............................................................ 38

1.2.1. Bối cảnh văn hóa Nam Bộ trước khi đạo Cao Đài ra đời ....................... 38

1.2.2. Đạo Cao Đài ở Nam Bộ .......................................................................... 45

Chƣơng 2

ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO

CỦA TÍN ĐỒ CAO ĐÀI Ở NAM BỘ

2.1. Đức tin của tín đồ Cao Đài .............................................................................. 60

2.1.1. Tin về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người .................................. 60

2.1.2. Tin vào thời mạt kiếp ............................................................................. 66

2.1.3. Tin vào sự giải thoát và sự đọa đày ........................................................ 68

2.2. Sự thờ phụng của đạo Cao Đài ....................................................................... 74

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

2

2.2.1. Thờ phụng tại Đền thánh ........................................................................ 75

2.2.2. Thờ phụng tại Thánh thất ....................................................................... 78

2.2.3. Thờ phụng tại tư gia ............................................................................... 79

2.3. Tổ chức của đạo Cao Đài ................................................................................. 79

2.3.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 79

2.3.2. Chức năng của tổ chức tôn giáo ............................................................. 94

2.4. Nghi lễ của đạo Cao Đài.................................................................................. 97

2.4.1. Nghi lễ Thiên đạo .................................................................................. 98

2.4.2. Nghi lễ Thế đạo ................................................................................... 112

2.4.3. Chức năng của nghi lễ .......................................................................... 122

Chƣơng 3

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRONG VĂN HÓA NAM BỘ

VÀ ẢNH HƢỞNG SẮC THÁI CỦA VĂN HÓA NAM BỘ

3.1. Sắc thái tôn giáo Cao Đài trong văn hóa Nam Bộ ....................................... 142

3.1.1. Văn hóa vật chất ................................................................................... 142

3.1.2. Văn hóa tinh thần ................................................................................. 162

3.1.3. Văn hóa xã hội ...................................................................................... 174

3.2. Đạo Cao Đài ảnh hƣởng sắc thái của văn hóa Nam Bộ .............................. 186

3.2.1. Sự hỗn dung văn hóa ............................................................................ 187

3.2.2. Yếu tố thoáng, mở trong văn hóa ......................................................... 195

3.2.3. Giữ gìn văn hóa truyền thống ............................................................... 206

Kết luận .................................................................................................................. 216

Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 221

Chú thích ................................................................................................................ 236

Phụ lục 1: Quyết định công nhận các chi phái Cao Đài......................................... 247

Phụ lục 2: Trích các cuộc phỏng vấn ..................................................................... 257

Phụ lục 3: Trích nhật ký điền dã ............................................................................ 280

Hình ảnh sinh hoạt tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài ......................................... 300

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT Nội dung Số trang

1 Số tín đồ theo đạo Cao Đài được thống kê từ năm 1928 đến

năm 1995

50

2 Số tín đồ có sớ cầu đạo và cơ sở thờ tự của Cao Đài ở Nam Bộ 51

3 Số tín đồ, chức sắc, chức việc và cơ sở thờ tự của các chi phái

vào năm 2007

53

4 Số liệu thống kê đạo Cao Đài ở các tỉnh, thành phố 54

5 Đối phẩm với bậc tu trong đạo 81

6 Đối phẩm với bậc tu trong Hiệp Thiên đài 88

7 Đối phẩm với bậc tu giữa Cửu Trùng Đài và Phước thiện 173

8 Đối phẩm với bậc tu giữa Cửu Trùng Đài và Ban Pháp Chánh 174

9 So sách Ban hành lễ của đạo Cao Đài và Ban tế tự ở Đình thần

Nam Bộ

203

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT Nội dung Số trang

1 Cách bắt ấn Tý 98

2 Cách cắm nhang từ trên nhìn xuống 99

3 Cách cắm nhang từ bên phải sang 99

4 Cách để hai bàn tay khi lạy 100

5 Tòa thánh Cao Đài 140

6 Bàn thờ trong gia đình của tín đồ Minh Chơn Lý 145

7 Thiên bàn của Tây Ninh, Ban Chỉnh Đạo 149

8 Thiên bàn của Tiên Thiên, Truyền giáo 149

9 Thiên nhãn do ông Ngô Minh Chiêu vẽ 188

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

5

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

STT Nội dung Số trang

1 Thiên đường trong giáo lý Cao Đài 67

2 Cách sắp xếp trên bàn thờ Cao Đài 72

3 Chữ Vương trên Thiên bàn 74

4 Sơ đồ Cửu Trùng Đài 74

5 Sơ đồ Hiệp Thiên đài 75

6 Sơ đồ Cửu Trùng Đài sau năm 1930 85

7 Cơ cấu tổ chức của cơ quan Hiệp Thiên Đài 86

8 Sơ đồ tiến hành Đại lễ tại Đền thánh và Thánh thất 96

9 Bàn thờ của phái Minh Chơn Lý 144

10 Sơ đồ chữ Thập trên bàn thờ Chiếu Minh 146

11 Sơ đồ chữ Vương trên Thiên bàn của Chiếu Minh 146

12 Sơ đồ bàn cơ trong gia đình 147

13 Sơ đồ bàn cơ trong Đàn 147

14 Sơ đồ chung của Bàn thờ Chiếu Minh 147

15 Cách sắp đặt các đồ vật trên Thiên bàn 148

16 Hình thức quán đàn tại Đền thánh Tây Ninh 165

17 Sơ đồ tổ chức của cơ quan Phước thiện 173

18 Thiết lập bàn thờ theo cách của ông Ngô Văn Chiêu 188

19 Cách thờ tự trong gia đình tín đồ Cao Đài ở Đồng Nai 191

20 Thân tộc của gia đình Chức việc ở quận 8, TP.HCM 195

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

6

DẪN LUẬN

1. Lý do và mục tiêu thực hiện đề tài

Nam Bộ là đồng bằng lớn và trù phú ở Việt Nam với diện tích trên

67.000km2. Đây là vùng địa lý có nhiều nét đặc biệt và xã hội mang tính chất mở,

thoáng hơn so với các vùng khác trong cả nước.

Trong lịch sử khẩn hoang, Nam Bộ được xem là vùng đất mới của người

Việt, đầy thách thức với người đi khai hoang, vì là vùng đất hoang vu. Khai phá

đất Nam Bộ là quá trình lao động vất vả và lâu dài của nhiều thế hệ nối tiếp nhau.

Các lưu dân như người Việt là chủ yếu và sau đó là người Khmer, Hoa, Chăm

cùng cư dân bản địa như S’tiêng, Châuro đã đổ mồ hôi, xương máu khai phá vùng

Nam Bộ và biến nó trở thành một trong những vùng trù phú của đất nước như

ngày nay.

Trong quá trình cộng cư, các tộc người ở Nam Bộ cùng hội tụ, cùng chịu sự

chi phối bởi môi trường địa lý – lịch sử, cùng cảnh ngộ, thân phận, trải qua những

khó khăn vất vả trong quá trình chinh phục vùng đất hoang vu… nên họ đã cố kết

với nhau, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Trong quá trình cố kết tộc

người, yếu tố tâm linh được “chia sẻ”, kết quả là hệ thống tôn giáo tín ngưỡng của

cư dân Nam Bộ luôn nằm trong sự đan xen lẫn nhau, dần dần dẫn đến sự biến đổi

so với yếu tố ban đầu mà các lưu dân mang đến. Sự biến đổi đó đã bổ trợ sự

khiếm khuyết của nhau trong quá trình tồn tại và phát triển, nhờ đó, hệ thống tôn

giáo tín ngưỡng của các cư dân Nam Bộ dần có những điểm chung, bên cạnh

những yếu tố riêng biệt của từng tộc người. Những điểm chung nói trên là kết quả

hoà đồng tôn giáo rất đặc trưng của khu vực Nam Bộ.

Đạo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ra đời tại khu vực Nam Bộ vào

nửa đầu thế kỷ XX cũng bắt nguồn từ yếu tố hoà đồng tôn giáo đó.

Khi đạo Cao Đài ra đời, Nam Bộ đã trở thành vùng đất màu mỡ:

“Ruộng đồng mặc sức chim bay

Biển hồ lai láng mặc bầy cá đua”

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

7

Nam Bộ cũng đã trở thành nơi quần tụ của nhiều tộc người, tạo nên một

vùng văn hóa hỗn dung đặc sắc và ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng “cứu thế” của

đạo Cao Đài.

Đạo Cao Đài ra đời trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ đã được hình thành và

phát triển hàng trăm năm, nên tôn giáo này đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa Nam

Bộ biến thành cái riêng mang tính đặc thù trong tôn giáo của mình như xây dựng

đức tin theo Tam giáo, giáo lý dựa trên nền tảng của các tôn giáo có trước, tổ chức

tôn giáo được sắp đặt theo cơ cấu nhà nước,… và được giải thích theo giáo lý Cao

Đài. Chính điều này, tạo nên sự mới mẻ của một tôn giáo mới, nhưng lại gần gũi

với tín ngưỡng truyền thống của cư dân Nam Bộ, do đó đạo Cao Đài đã thu hút

được nhiều người, đặc biệt là người Việt Nam Bộ tham gia và trở thành tín đồ của

Đạo.

Trên thực tế, sự mới mẻ của đạo Cao Đài vẫn không nằm ngoài bối cảnh

chung của văn hóa Nam Bộ, nó chỉ tích hợp từ những thành tố văn hóa đã có

trước, rồi sắp xếp lại và điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới, nhằm

mục đích thu hút sự chú ý của người dân Nam Bộ lúc bấy giờ. Kết quả là đạo Cao

Đài khi vừa thành lập (năm 1926) đã nhanh chóng phát triển và trở thành một

trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông ở khu vực Nam Bộ.

Đạo Cao Đài đã có những điều chỉnh như thế nào về đức tin, về giáo lý, về

cơ cấu tổ chức, cách hành đạo… để tạo nên sự mới mẻ ở Nam Bộ và trở thành một

trong những tôn giáo có đông tín đồ người Việt tin theo? Nghiên cứu vấn đề này

sẽ lý giải được vai trò tôn giáo trong đời sống của cư dân Nam Bộ và góp phần

tìm ra những yếu tố đặc trưng trong văn hóa Nam Bộ cũng như tính cách của

người Việt Nam Bộ. Hơn nữa, bản thân tác giải luận án là người “trong cuộc”, là

một tín đồ Cao Đài nên tương đối hiểu rõ về tôn giáo này và có hướng tiếp cận dễ

dàng hơn.

Vì lý do trên, chúng tôi chọn “Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài

trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ” làm đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên

ngành Dân tộc học. Với đề tài này, chúng tôi hướng đến giải quyết các mục tiêu

sau:

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

8

- Tìm hiểu chức năng tôn giáo trong đời sống của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ.

- Tìm hiểu những đóng góp về mặt văn hóa của đạo Cao Đài đối với văn

hóa Nam Bộ qua đời sống tôn giáo của tín đồ.

- Tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa Nam Bộ đối với việc hình thành và phát

triển đạo Cao Đài, cũng như đối với đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài.

- Tìm hiểu một số quan điểm lý thuyết về văn hóa trong nghiên cứu Nhân

học như thuyết Chức năng, các lý thuyết liên quan đến vùng văn hóa, Cấu trúc…

2. Đối tƣợng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về đời sống tôn giáo của tín đồ

đạo Cao Đài, do đó đối tượng nghiên cứu là những tín đồ theo đạo Cao Đài, chủ

yếu là tín đồ người Việt. Vấn đề nghiên cứu của đề tài là những hoạt động trong

đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài người Việt như đức tin, thờ phụng, tổ chức,

nghi lễ.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được giới hạn trong phạm vi Nam Bộ, vì khu

vực này là điểm xuất phát của đạo Cao Đài; hầu hết các Toà thánh, Tổ đình,

Thánh thất của các chi phái trong đạo đều hình thành tại đây. Hơn nữa, Nam Bộ là

vùng văn hóa - lịch sử có nhiều điểm đặc biệt về quá trình tộc người, giao lưu tiếp

biến văn hóa và là nơi ra đời nhiều tôn giáo mới so với các vùng khác ở Việt Nam.

Vì vậy, Nam Bộ là nơi tốt nhất để nghiên cứu và giải quyết những vấn đề đã được

đặt ra cho đề tài này.

- Giới hạn thời gian:

+ Thời gian nghiên cứu: mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về văn

hóa Nam Bộ và ảnh hưởng của văn hóa Nam Bộ trong đời sống tôn giáo của tín

đồ Cao Đài, nên thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 1926 đến năm 2008 (Năm

1926 là năm đánh dấu sự ra đời của đạo Cao Đài. Khi tôn giáo này ra đời đã luôn

bồi đắp, tích tụ sắc thái của văn hóa Nam Bộ qua thời gian và phát triển dần. Năm

2008 là mốc thời gian tạm giới hạn của đề tài nghiên cứu).

+ Thời gian khảo sát: Đề tài được khảo sát trong thời gian 4 năm, từ năm

2004 đến năm 2008 (Năm 2004, khảo sát để xây dựng đề cương nghiên cứu. Từ

năm 2005 đến năm 2008, khảo sát, nghiên cứu để hoàn thành đề tài).

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

9

3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài, các phương pháp được thực hiện gồm Quan sát –

Tham dự, Phỏng vấn sâu, So sánh đối chiếu, Thu thập và xử lý thông tin bằng

hình ảnh và Nghiên cứu lịch sử (xét hai phương diện: đồng đại và lịch đại).

- Quan sát – tham dự là phương pháp đặc thù chuyên biệt của ngành Nhân

học, đòi hỏi người nghiên cứu phải tham dự, quan sát, cùng sinh sống và khảo sát

tại cộng đồng mà mình nghiên cứu trong thời gian dài. Khi nghiên cứu đề tài này,

chúng tôi đã thực hiện điền dã dài ngày tại các tỉnh, thành như Tây Ninh, Bến Tre,

Long An, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh. Trong thời gian điền

dã, các lễ hội của Cao Đài như vía Đức Chí tôn, Diêu Trì Kim Mẫu, lễ Khai đạo,

Hôn phối, Tang lễ, cúng Cửu, Nhập môn, Quì hương,… được tổ chức tại Đền

thánh, các Thánh thất, tư gia của tín đồ,… chúng tôi đều tham gia. Mục đích sử

dụng phương pháp này nhằm hướng đến yếu tố tự mình quan sát, cảm nhận và

nắm bắt thông tin trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Các thông tin này được ghi

lại dưới hình thức Nhật ký điền dã.

- Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin từ các thành viên trong

cộng đồng bằng các cuộc đối thoại có chủ định. Trong quá trình điền dã, phương

pháp này được dùng để phỏng vấn chức sắc, chức việc và tín đồ của đạo Cao Đài.

Thông qua các cuộc phỏng vấn, người được nghiên cứu có thể hiểu và làm rõ

được các nguyên tắc hành đạo, các suy nghĩ, cũng như biết được thân thế, sự

nghiệp, ước vọng, niềm tin của tín đồ đạo Cao Đài ở Nam Bộ. Thông tin có được

từ các cuộc phỏng vấn có tính khách quan cho đề tài, dùng để phân tích và minh

chứng cho những nhận định trong đề tài bằng hình thức trích dẫn nội dung phỏng

vấn (đưa quan điểm của tín đồ, của người được nghiên cứu vào nội dung khoa

học) bên cạnh ý kiến, nhận định của chúng tôi.

- So sánh đối chiếu là phương pháp được thực hiện trong quá trình điền dã

nhằm so sánh các hoạt động tôn giáo diễn ra trong đời sống tín đồ Cao Đài với các

nhóm cư dân khác để nhận biết những nét tương đồng và dị biệt trong bối cảnh

chung của một vùng văn hóa. Đây được xem là phương pháp có hiệu quả về việc

so sánh và giải thích các hoạt động tôn giáo đang diễn ra ở cộng đồng tín đồ.

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

10

- Thu thập và xử lý thông tin bằng hình ảnh là phương pháp ghi nhận

thông tin bằng các thiết bị kỹ thuật như máy ảnh, máy quay phim, các bản vẽ…

Các thông tin này được phân tích, lý giải nhằm minh chứng cho các nhận định của

chúng tôi về hoạt động tôn giáo của tín đồ Cao Đài Nam Bộ.

- Nghiên cứu lịch sử (đồng đại và lịch đại) là một trong những phương

pháp nghiên cứu, phân tích các dạng tài liệu thư tịch, tư liệu điền dã để tìm hiểu

các sự kiện đã diễn ra theo thời gian lịch sử nhằm tìm hiểu cội nguồn, những bước

tiến triển, các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển đạo Cao Đài trong

không gian cụ thể là Nam Bộ. Phương pháp này giúp phân tích, lý giải những tư

liệu thu thập được trong điền dã Dân tộc học.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp emic, etic khi trình bày nội

dung khoa học của luận án. Sử dụng emic là đưa tiếng nói của người trong cuộc,

người được phỏng vấn, dưới dạng trích dẫn đóng trong khung vào nội dung để

chứng minh cho các nhận định trong luận án. Etic là quan điểm của người nghiên

cứu bày tỏ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với những nhận định của người trong

cuộc. Sử dụng phương pháp này nhằm có sự so sánh, đối chiếu những nhận định

của tác giả với ý kiến của đối tượng nghiên cứu trong luận án.

4. Những đóng góp mới của luận án

Dưới góc độ nghiên cứu Dân tộc học về đời sống tôn giáo của cộng đồng tín

đồ Cao Đài, luận án thể hiện một số đóng góp mới như:

- Tập hợp các nguồn tư liệu (tư liệu thành văn, tư liệu điền dã) thành hệ

thống để phân tích, làm rõ quá trình ra đời, phát triển và phân hóa của đạo Cao

Đài ở Nam Bộ một cách dễ hiểu so với những công trình đã công bố trước đây.

Miêu tả tỉ mỉ các nghi lễ, cơ cấu tổ chức, cách hành đạo của tín đồ Cao Đài nhằm

tìm ra những chức năng của nó trong đời sống tôn giáo của tín đồ.

- Công bố nhiều tư liệu mới, chủ yếu là tư liệu điền dã của tác giả về các

hoạt động của đạo Cao Đài.

- Các thông tin được sơ đồ hóa dưới dạng bảng, bản vẽ và hình ảnh cụ thể.

- Dùng tư liệu điền dã Dân tộc học để chứng minh đạo Cao Đài ảnh hưởng

nhiều yếu tố của văn hóa Nam Bộ và cũng chứng minh đạo Cao Đài đã có những

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

11

đóng góp không nhỏ trong việc góp phần tạo nên sắc thái đặc trưng cho văn hóa

Nam Bộ từ nửa sau thế kỷ XX.

- Nội dung nghiên cứu về đạo Cao Đài góp phần bổ sung lý thuyết về tôn

giáo, tôn giáo bản địa và các lý thuyết liên quan đến vùng văn hóa của ngành Dân

Tộc học, Nhân học.

5. Bố cục của luận án

Ngoài phần dẫn luận, luận án gồm ba chương:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận của việc nghiên cứu và tổng quan về đạo

Cao Đài ở Nam Bộ. Nội dung trình bày những tiền đề lý luận cho việc nghiên cứu,

trong đó làm rõ các khái niệm liên quan như tôn giáo, phân loại tôn giáo, đời sống

tôn giáo; và đưa ra các hướng nghiên cứu, các lý thuyết để áp dụng cho việc phân

tích, giải quyết vấn đề; ngoài ra, trong luận án còn trình bày bối cảnh văn hóa

Nam Bộ và quá trình hình thành phát triển của đạo Cao Đài ở Nam Bộ.

- Chương 2: Đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ. Nội dung hệ

thống hóa thông tin về đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ với các nội

dung được trình bày như đức tin, thờ phụng, tổ chức tôn giáo, lễ nghi và giải thích

về mục đích, nhu cầu và chức năng tôn giáo trong đời sống của tín đồ đạo Cao

Đài.

- Chương 3: Đóng góp của đạo Cao Đài trong văn hóa Nam Bộ và ảnh

hưởng sắc thái của văn hóa Nam Bộ. Nội dung trình bày đạo Cao Đài góp phần

làm đa dạng đặc trưng cho văn hóa Nam Bộ và phân tích đạo Cao Đài đã ảnh

hưởng nhiều từ văn hóa Nam Bộ, qua đó chứng minh văn hóa Nam Bộ có những

ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành và phát triển đạo Cao Đài.

- Kết luận: Đúc kết các kết quả nghiên cứu từ ba chương và nêu những nhận

xét tổng kết của luận án.

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

12

Chƣơng 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU

VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐẠO CAO ĐÀI Ở NAM BỘ

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1.1. Khái niệm

Nghiên cứu đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ, chúng tôi

trình bày một số khái niệm liên quan đến đề tài như Tôn giáo, cách phân loại tôn

giáo và đời sống tôn giáo, nhằm định hướng cho việc tiếp cận, nghiên cứu và giải

quyết vấn đề liên quan đến đề tài.

* Tôn giáo

Do luận án thuộc lĩnh vực Nhân học tôn giáo nên chúng tôi trình bày khái

niệm tôn giáo theo quan điểm Dân Tộc học và Nhân học là cơ sở lý luận để thực

hiện đề tài.

Tôn giáo là một khái niệm phức tạp với nhiều cách định nghĩa khác nhau.

E.B. Tylor cho rằng tôn giáo là “niềm tin vào các thực thể tinh thần” [194:22];

còn E. Durkheim thì cho “Tôn giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của những

niềm tin và những thực hành liên quan đến những điều thiêng liêng, nghĩa là sự

tách biệt, cấm đoán, những niềm tin và thực hành gắn bó tất cả những ai gia nhập

vào một cộng đồng đạo đức, được gọi là Giáo hội” [66:60]. Anthony F.C. Wallace

xem “Tôn giáo là tập hợp những nghi lễ, đã được biện minh bằng thần thoại,

động viên sức mạnh siêu nhiên nhằm mục đích đem lại biến đổi hoặc đề phòng

biến đổi cho con người và tình trạng tự nhiên” [29:276]. Theo Max Weber thì

“Tôn giáo đặc biệt tác động đến cộng đồng. Tôn giáo gắn kết những thế lực siêu

nhiên. Quy định các mối quan hệ giữa các thế lực của chúng với những con người

tạo thành lĩnh vực của những hoạt động tôn giáo” [176:68]. Clifford Geertz đưa

ra định nghĩa “Tôn giáo là một hệ thống các biểu tượng có tác dụng tạo ra những

trạng thái mạnh mẽ, lan tỏa, kéo dài và những động cơ trong những con người

bằng cách trình bày có hệ thống những quan niệm về một trật tự tồn tại chung và

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

13

che phủ những quan niệm này bằng một thực tế tỏa ra rằng những tình trạng và

những động cơ dường như là hiện thực duy nhất” [194:23]. Theo định nghĩa này,

Clifford Geertz quan niệm tôn giáo như là sự truyền thông, trong đó những biểu

tượng của tôn giáo sẽ chứa đựng những tín ngưỡng tổng hợp mà cộng đồng quan

niệm về thế giới siêu linh. Cùng quan điểm với Clifford Geertz, Meford Spiro cho

rằng “Tôn giáo là một thiết chế bao gồm sự tương tác mang tính hình mẫu văn

hóa với những siêu linh được mặc nhận bởi văn hóa”. Nhưng Rohin Horton lại

không đồng ý với quan điểm “tôn giáo là biểu tượng” của C. Geertz và M. Spiro,

khi cho rằng “Tôn giáo là một sự mở rộng lĩnh vực những quan hệ của con người

ra bên ngoài những hạn chế của xã hội loài người đơn thuần, trong đó con người

nhìn nhận mình như một sinh vật trong mối quan hệ phụ thuộc với tính phi nhân”

[194:23]. Theo định nghĩa này, R. Horton nhìn tôn giáo cùng quan điểm với E.

Durkheim, cùng cho rằng tôn giáo như một sự mở rộng các quan hệ phức tạp của

con người trong xã hội. F.Engels cũng cùng quan điểm này khi cho rằng “Tôn

giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hư ảo về thế giới bên ngoài

nhằm đền bù cho những bất lực của con người trong cuộc sống hàng ngày”

[2:437-438]. Trong khi đó K.Marx lại cho rằng “Tôn giáo là tiếng thở dài của

chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó

là tinh thần của những trật tự không có tin thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân

dân” [110:33]. Quan điểm của K.Marx, xem tôn giáo như là sự cứu rỗi (một trái

tim, một tinh thần) của những con người đang sống trong sự khủng hoảng, không

mang nghĩa của sự phê phán tôn giáo. Tại Việt Nam, nhà Dân tộc học Đặng

Nghiêm Vạn cho rằng tôn giáo ra đời để phản ánh một cách hư ảo về thế giới bên

ngoài khi nói “Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang

tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách

siêu thực (hay hư ảo) với con người, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng

như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào từng

thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý – văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung

từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác

nhau của từng cộng đồng xã hội/tôn giáo khác nhau” [176:167].

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

14

Từ các định nghĩa trên cho thấy tôn giáo là sản phẩm của con người. Con

người sáng tạo ra tôn giáo rồi chịu sự chi phối của tôn giáo tác động lại trong cuộc

sống. Tôn giáo ra đời nhằm lý giải những hiện tượng “kỳ lạ” xảy ra xung quanh

cuộc sống con người, phản ảnh hiện tượng xã hội và cũng là một nơi cứu rỗi của

con người trong xã hội bằng một thế giới siêu thoát (thế giới bên kia).

Khi ý niệm về một thế giới bên kia ra đời cũng là lúc tôn giáo được hình

thành. Do vậy, các nhà khoa học khi định nghĩa về tôn giáo thường nhấn mạnh

đến “tính thiêng liêng”, một “niềm tin về tính siêu thực” về một “thế giới vô

hình”. Niềm tin siêu thực ấy là chỗ dựa tinh thần của con người khi gặp khủng

hoảng trong cuộc sống và đây cũng là yếu tố để tôn giáo ra đời, tồn tại và phát

triển trong xã hội loài người.

Khi nghiên cứu về tôn giáo, các nhà khoa học thường xem tôn giáo gắn liền

với 3 yếu tố: niềm tin, nghi lễ và những người thực hành nghi lễ tôn giáo. Trong

luận án này, để nghiên cứu đạo Cao Đài, chúng tôi cũng kế thừa, vận dụng nội

dung các khái niệm trên và cũng dựa vào ba yếu tố: niềm tin, nghi lễ, và những

người thực hành nghi lễ tôn giáo.

- Niềm tin tôn giáo là tin vào yếu tố “thiêng” liên quan đến thế giới vô

hình, đến những siêu linh do con người tưởng tượng và sáng tạo ra. Đây là niềm

tin siêu lý, không dựa vào lý tính và thực nghiệm, niềm tin được cảm nhận, hoặc

theo truyền thống kinh nghiệm để dần khẳng định tính vững chắc của nó [167:94-

95]. Niềm tin này có thể dựa vào huyền thoại để tạo nên những vị thần như thần

sáng tạo, thần sấm, thần sét, thần mưa… hay loại hình tôtem nào đó để rồi dẫn

đến việc tôn sùng, tín ngưỡng, chiêm bái. Niềm tin cũng có thể dựa trên triết lý

“đối lập” về cuộc sống hiện tại bằng “một thế giới bên kia”. Nhìn chung, niềm tin

tôn giáo là niềm tin vào thế giới hư ảo, siêu thực với các đấng siêu linh có khả

năng chi phối cuộc sống của con người trần thế. Đây là niềm tin không cần thực

nghiệm và niềm tin trong đạo Cao Đài cũng được thể hiện như trên.

- Nghi lễ tôn giáo là những hành vi của con người nhằm biểu hiện niềm tin

tôn giáo của mình. Bất cứ một tôn giáo nào, dù sơ khai hay phát triển, đều có

những hành vi liên quan đến niềm tin, mà nghi lễ là một trong những hành vi quan

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

15

trọng đó. Nghi lễ được thực hiện với tư cách cá nhân hay dưới hình thức cộng

đồng.

Nghi lễ tôn giáo được thực hành thường gắn liền với một thực thể siêu linh

hay một thế giới vô hình nào đó liên quan đến niềm tin tôn giáo hoặc do tôn giáo

qui định và thường biểu hiện chức năng tâm lý trong đời sống của tín đồ. Nghi lễ

có thể dùng để giải tỏa những nỗi bất an của con người ở cuộc sống trần tục, cũng

có thể đưa con người đến gần hơn với thế lực siêu nhiên mà họ tin tưởng

[176:130].

Nghi lễ được thực hiện theo nhiều cách như tuân thủ theo chu kỳ thời gian

(được tổ chức theo năm, tháng của Dương lịch hoặc Âm lịch), theo chu kỳ đời

người (nghi lễ vòng đời) hoặc những nghi lễ riêng lẻ do từng tôn giáo qui định.

Nghi lễ cũng là hình thức giúp tăng cường sức mạnh của cộng đồng (Rite of

intensification), như nhận định của nhà nhân nhọc William A. Haviland khi cho

rằng “Nghi lễ được thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng hay biến cố lớn nào đó

của cộng đồng cư dân, mục đích để giúp cho mọi thành viên trong cộng đồng đó

gắn bó với nhau hơn” [236:358]; hoặc nghi lễ còn mang mục đích đánh dấu sự

chuyển đổi của thời gian và chuyển đổi vị thế của con người trong xã hội như

nghiên cứu của Anorld Van Gennep với tiêu đề Rites of Passage (các nghi lễ

chuyển đổi). Ngoài ra, nghi lễ được thực hiện còn phản ánh thực tại của xã hội,

nơi con người đang sinh sống.

Nghi lễ được thực hiện thường biểu hiện qua các yếu tố như:

+ Tạo bối cảnh: để mở đầu cho nghi lễ là một trong số hoạt động liên quan

đến việc nhập lễ (valoriation) hoặc thiêng liêng hóa (sacralization) đối với các

hiện vật tôn giáo nhằm làm thay đổi chức năng thông thường hàng ngày của nó.

+ Nghi thức hưởng thụ phong phú (liên quan đến thực phẩm và đồ uống):

chuẩn bị nhiều đồ ăn, thức uống dưới hình thức bữa tiệc nhằm thể hiện sự hưởng

thụ phong phú mang tính phồn thịnh.

- Gắn liền với nghi lễ tôn giáo là những người thực hành nghi lễ. Những

người này có thể được chia thành ba hình thức: người hành lễ chuyên nghiệp,

người hành lễ bán chuyên nghiệp và người hành lễ thông thường [29:300].

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

16

+ Người hành lễ chuyên nghiệp là những người có tri thức, kỹ thuật và

năng lực tôn giáo. Họ được đào tạo hoặc tu luyện trong tôn giáo. Họ có chức năng

chuyên môn về tôn giáo, nắm rõ những nguyên tắc, giáo luật và điều lệ của tôn

giáo. Họ có thể là mục sư, linh mục, nhà sư, người chủ lễ… trong các tôn giáo

đương thời.

+ Người hành lễ bán chuyên nghiệp là những người được tin rằng họ có

mối quan hệ trung gian giữa thế giới trần tục với thế giới thần linh. Thông qua họ,

thần linh có thể tiếp xúc được với con người trần tục; thần linh có thể chữa bệnh,

ban bùa, phép bình an cho người trần tục. Những người này thường được gọi là

shaman. Shaman có thể là thầy phù thủy, thầy mo, thầy cúng, bà đồng, bà bóng…

Họ được gọi là những người hành lễ bán chuyên nghiệp vì khi kết thúc những

buổi lễ, họ lại trở thành những con người bình thường trong cuộc sống.

+ Người hành lễ thông thường là những người chưa hoặc không có chức

phận tôn giáo, nhưng lại có niềm tin và thực hành nghi lễ tôn giáo. Họ có thể là tín

đồ hoặc người dân bình thường, chưa được đào tạo sâu về chuyên môn trong tôn

giáo như những người hành lễ chuyên nghiệp, hoặc cũng không thể trở thành

những người trung gian cho thế giới thần linh như những vị shaman. Người hành

lễ thông thường chỉ dựa vào niềm tin tôn giáo mà hành lễ hàng ngày hoặc theo chu

kỳ thời gian. Họ vẫn giữ cuộc sống đời thường như những con người bình thường

khác trong xã hội.

Như vậy, những người thực hành nghi lễ kể trên là những người có vai trò

gìn giữ và phát triển tôn giáo trong xã hội, thông qua họ mà tôn giáo phát triển và

gắn chặt với cộng đồng xã hội. Điều này cũng được thấy rõ trong đạo Cao Đài.

Từ những phân tích trên cho thấy, tôn giáo là sản phẩm của con người, do

con người sáng tạo ra nhằm làm chỗ dựa về tinh thần khi gặp những khủng hoảng

trong cuộc sống.

* Cách phân loại tôn giáo

Theo nhiều nguồn tài liệu thư tịch, hiện nay có nhiều cách phân loại tôn

giáo. Trong khoa học Mác-xít, tôn giáo được chia thành hai loại: Tôn giáo của chế

độ tiền giai cấp (công xã thị tộc) và Tôn giáo của những xã hội có giai cấp. X.A.

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

17

Tôcarev cho rằng, trong xã hội có giai cấp, tôn giáo là công cụ tư tưởng của ách

áp bức giai cấp, là sự biện hộ cho bất bình đẳng xã hội; còn trong xã hội tiền giai

cấp, tôn giáo là sự phản ánh về tư tưởng, trình độ phát triển nhất định của nền sản

xuất vật chất và thể hiện sự bất lực của người nguyên thủy trước hoàn cảnh tự

nhiên và xã hội quanh họ [232:18]. Robert N. Bellah phân loại tôn giáo theo loại

hình tiến hóa về thời gian. Ông phân tôn giáo thành các loại: Tôn giáo nguyên

thủy, Tôn giáo tiền sử, Tôn giáo lịch sử, Tôn giáo cận đại, Tôn giáo hiện đại

[66:275-307].

- Tôn giáo nguyên thủy chỉ là những đặc trưng của “thế giới thần thoại”.

Hành động của tôn giáo nguyên thủy là sự tham gia đồng nhất của cộng đồng cùng

hóa thân thành các nhân vật thần thoại để tái dựng lại thế giới thần thoại.

- Tôn giáo tiền sử là sự tiến hóa của tôn giáo nguyên thủy. Những nhân vật

thần thoại lúc này được đặc trưng hóa một cách rạch ròi, được nhìn nhận là có vai

trò trong việc cai quản thế giới tự nhiên và xã hội của con người một cách chủ

động. Hành động của tôn giáo tiền sử là hình thái cúng tế dành cho các vị thần,

thánh, được nhân cách hóa từ những nhân vật thần thoại trong loại hình tôn giáo

trước.

- Tôn giáo lịch sử được biểu hiện rất khác nhau ở mỗi cộng đồng tộc người.

Trong triết lý của tôn giáo lịch sử có xuất hiện thế giới siêu nhiên cao hơn thế giới

trần tục và nắm quyền cai quản thế giới trần tục. Nơi đó có “giáo chủ” vượt ra

ngoài vòng sinh tử và là người sáng tạo, cai quản vũ trụ. Hành động trong tôn giáo

lịch sử sẽ mang tính “cứu rỗi” con người, qua đó lại xuất hiện những tổ chức tôn

giáo tách biệt với các tổ chức xã hội thông thường. Tổ chức tôn giáo nhằm hướng

con người đến với phương thức cứu rỗi trong tôn giáo. Tùy thuộc vào từng tôn

giáo mà có các tổ chức và hành động tôn giáo khác nhau.

- Tôn giáo cận đại là sự phân hóa của tôn giáo lịch sử. Nội dung tập trung

vào mối quan hệ trực tiếp giữa các cá nhân với các thực thể siêu việt. Một số loại

hình lễ nghi trong tôn giáo lịch sử bị loại bỏ vì cho rằng “mê tín”, hoặc chuyển thể

thành một hình thức khác giống như lễ “tưởng niệm”. Sau tôn giáo cận đại sẽ là

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

18

tôn giáo hiện đại và Robert N. Bellah cho rằng tôn giáo hiện đại vẫn đang nằm

trong “bước chuyển” nên chưa thể xác định rõ ràng.

Nếu Robert N. Bellah phân loại tôn giáo theo thời gian, một số nhà nghiên

cứu khác [65][176][232] lại phân loại tôn giáo theo không gian. Theo đó, tôn giáo

được phân thành: Tôn giáo dân tộc, Tôn giáo khu vực, Tôn giáo thế giới, Tôn giáo

bản địa.

- Tôn giáo dân tộc là những tôn giáo được hình thành trong xã hội có giai

cấp, trong khuôn khổ của những quốc gia nhất định và những cộng đồng nhất

định, không vượt ra ngoài khuôn khổ đó thì được xem (một cách qui ước) là tôn

giáo dân tộc. Các tôn giáo dân tộc có thể kể đến như Đạo giáo, Nho giáo (ở Trung

Quốc), Shinto giáo (ở Nhật), Do Thái giáo (ở người Do Thái)…[232:20-21].

- Tôn giáo khu vực là các tôn giáo có nội dung mang tính phổ quát, không

gắn chặt với một quốc gia cụ thể, với các vị thần cụ thể, các nghi thức cụ thể của

cộng đồng tộc người, dân tộc hay địa phương nhất định. Các tôn giáo này được

phổ biến bằng con đường chiến tranh hay hòa bình, được các quốc gia đã bị lệ

thuộc trực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay không tự giác tiếp nhận, rồi trên nền tảng

tôn giáo truyền thống biến đổi thành tôn giáo của riêng quốc gia đó [176:49].

- Tôn giáo thế giới là những tôn giáo có phạm vi phát triển vượt ra ngoài

quốc gia, nơi nó ra đời và được nhiều cộng đồng tộc người chấp nhận. Hiện nay,

các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Islam, Tin Lành được xem là tôn giáo thế

giới vì nó phát triển rộng khắp trên thế giới và được nhiều tộc người khác nhau

chấp nhận.

- Tôn giáo bản địa (Chú thích – CT:1) là tôn giáo mang sắc thái địa

phương, xuất hiện trong một bối cảnh môi trường thiên nhiên và môi trường xã

hội tại chỗ, một thời điểm lịch sử nhất định, của một dân tộc cụ thể và mang dấu

ấn kinh tế-văn hóa-xã hội của dân tộc đó. Tôn giáo bản địa chỉ của riêng một bộ

phận cư dân trong dân tộc, tại một vùng đất cụ thể, không lan rộng trên quy mô

toàn lãnh thổ. Nội dung của khái niệm tôn giáo Tôn giáo bản địa rất gần với khái

niệm Tôn giáo dân tộc, có thể là một nhưng có khi là hai. Tôn giáo dân tộc (ví dụ

đạo Shinto của Nhật Bản) phổ biến toàn thể một dân tộc với tâm thức chung,

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

19

nhưng Tôn giáo bản địa (có thể gọi là tôn giáo địa phương) chỉ của một bộ phận

cư dân trong dân tộc đó, tại một vùng đất cụ thể, không lan rộng trên quy mô toàn

lãnh thổ và không phải tất cả hoặc hầu hết mọi người trong dân tộc đó đều theo

như Tôn giáo dân tộc.

Tại Nam Bộ, Tôn giáo bản địa chủ yếu là của người Việt, do một bộ phận

người Việt sáng tạo ra và mang tính hỗn dung (syncretisme) do ảnh hưởng giáo lý

cũng như sắc thái văn hóa, tâm lý của các tôn giáo khác và các dân tộc khác… Sự

hỗn dung trong tôn giáo bản địa ở Nam Bộ như là đạo Cao Đài cũng có gốc rễ sâu

xa và chịu sự chi phối, tác động trực tiếp của những tiền đề kinh tế-văn hóa-xã hội

và lịch sử của vùng đất Nam bộ.

Ngoài ra, một số tài liệu khác [53][54][65] còn phân tôn giáo thành các

dạng như: tôn giáo hỗn hợp, tôn giáo mới… Trong đó:

- Tôn giáo hỗn hợp là tôn giáo xây dựng giáo lý và cả cơ cấu của mình dựa

trên khuôn mẫu của nhiều tôn giáo đã có từ trước, có thể là vì chịu ảnh hưởng xã

hội của các tôn giáo kia, cũng có thể vì muốn dễ thu hút tín đồ mới trong quần

chúng tín đồ các tôn giáo cũ đã mang thói quen tín ngưỡng không dễ sửa bỏ

[54:648].

- Tôn giáo mới, gọi chung là “đạo lạ”, “đạo mới”, “tạp giáo”… là các tôn

giáo xuất hiện từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX trở lại đây, trong đó có nhiều tôn giáo

bị ghi vào “danh sách đen” của chính quyền nhiều nước vì được coi là thủ phạm

của các hoạt động gây bất ổn cho xã hội. Tôn giáo mới có thể chia thành bốn loại

dựa trên tính đặc thù hoạt động của nó là: Phong trào thờ cúng, Phong trào thánh

linh mới giáng lâm, Phong trào tà giáo đương đại và Phong trào tu luyện thân

tâm [54:648-650].

Tóm lại, theo các nguồn tài liệu thư tịch, tôn giáo hiện nay được chia thành

nhiều loại hình khác. Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở Việt Nam và

nước ngoài, đạo Cao Đài ở Nam Bộ mà chúng tôi chọn để nghiên cứu cho luận án

tiến sĩ thuộc loại hình Tôn giáo bản địa.

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

20

* Đời sống tôn giáo

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Đời sống có nghĩa là toàn

bộ những hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của con người, của xã hội hay toàn

bộ những điều kiện sinh hoạt của con người, của xã hội [177:348]. Trong quyển

Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, xuất bản năm 1994, Đời sống có nghĩa là

hoạt động về một mặt nào đó của một xã hội, cá nhân [118:319]. Như vậy, đời

sống tôn giáo có thể hiểu là những hoạt động liên quan đến tôn giáo của con

người, của xã hội. Những hoạt động này có thể bao gồm: hoạt động tôn giáo, hoạt

động tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, hội đoàn tôn giáo… Theo pháp lệnh tín

ngưỡng, tôn giáo của Quốc hội Việt Nam ban hành 2004 [17:8-9], thì:

- Hoạt động tôn giáo có nghĩa là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo

luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo.

- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm

và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh,

biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu

biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

- Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo

lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được nhà nước công

nhận.

- Hội đoàn tôn giáo là hình thức tập hợp tín đồ do tổ chức tôn giáo lập ra

nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo.

Ngoài ra, theo Từ điển Bách khoa về tôn giáo (Encyclopedia of Religion),

“đời sống tôn giáo bao hàm toàn bộ các quan hệ nội bộ của tôn giáo và các quan

hệ giữa tôn giáo với xã hội”.

Như vậy có thể hiểu, đời sống tôn giáo bao gồm những hoạt động cũng

như các mối quan hệ trong tôn giáo của con người, của xã hội. Do đó, khi nghiên

cứu về đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài ở Nam Bộ, chúng tôi chỉ xét đến

các khía cạnh liên quan đến hoạt động tôn giáo, cũng như các mối quan hệ trong

tôn giáo của tín đồ Cao Đài qua các vấn đề như đức tin tôn giáo, phụng thờ trong

tôn giáo, tổ chức tôn giáo và các nghi lễ tôn giáo của đạo Cao Đài. Trong vấn đề

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

21

hoạt động tôn giáo, đạo Cao Đài giai đoạn trước năm 1975 còn có những khía

cạnh khác như việc xây dựng và phát triển quân đội, hệ thống phát thanh, trường

học, sự xung đột giữa các chi phái…, chúng tôi không đề cập đến trong luận án

này, vì không thuộc phạm vi nghiên cứu.

1.1.2. Quan điểm tiếp cận của đề tài

Chúng tôi nhận thức, tôn giáo là một thành tố của văn hóa, bởi tôn giáo là

sản phẩm của con người, do con người sáng tạo nên. Do đó, khi nghiên cứu về đời

sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ, chúng tôi chú trọng đến các hướng tiếp cận

sau:

* Bối cảnh văn hóa

Bối cảnh văn hóa là nhân tố quan trọng cho việc hình thành và phát triển

tôn giáo, đặc biệt chúng tôi quan tâm đến bối cảnh biến đổi văn hóa của tộc người,

vì ngoài yếu tố phát triển nội tại do ảnh hưởng văn hóa trong khu vực, trong xã hội

hiện đại còn có sự tác động của nhiều yếu tố khác như sự thay đổi về môi trường

sống (gồm môi trường tự nhiên và xã hội) của tộc người, sự tiếp xúc giữa các tộc

người khác nhau thông qua hôn nhân, buôn bán, lao động, di cư, truyền đạo…

Những biến đổi này có thể xét trên hai tính chất của văn hóa là tính truyền thống –

hiện đại và tính cộng sinh văn hóa. Trong đó, tính truyền thống – hiện đại được

dựa trên cơ sở tích lũy, lưu truyền và tái tạo những giá trị của văn hóa trong cộng

đồng. Một nền văn hóa không bao giờ tồn tại trong sự bất biến, mà luôn trải qua

những biến đổi, nhất là trong thời kỳ hòa nhập vào hệ thống xã hội hiện đại, khi

các dân tộc không còn sống riêng biệt và khi quan hệ sản xuất hàng hóa, lối sống

đô thị và sự thay đổi về quan hệ giáo dục không ngừng tác động vào các đặc điểm

truyền thống tộc người. Do đó, nghiên cứu tôn giáo cần chú trọng đến sự biến đổi

của bối cảnh văn hóa, nhất là chú trọng đến khía cạnh truyền thống – hiện đại

trong văn hóa, nghĩa là nghiên cứu văn hóa truyền thống trong sự biến đổi, đổi

mới của nó. Quy luật của sự vận động, biến đổi sẽ bảo đảm cho văn hóa tồn tại

liên tục, không ngưng đọng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng quan tâm đến tính cộng

sinh văn hóa. Sự cộng sinh văn hóa phổ biến nhất là cộng sinh giữa hai yếu tố văn

hóa nội sinh và văn hóa ngoại sinh [75:110]. Trong lịch sử phát triển của tộc

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

22

người bao giờ cũng có quá trình hoạt động nội tại của văn hóa, được gọi là văn

hóa bản địa- tức là yếu tố nội sinh, ngoài ra còn có yếu tố do tiếp nhận và ảnh

hưởng từ bên ngoài, gọi là ngoại sinh. Khi các yếu tố văn hóa ngoại sinh hòa nhập

với các yếu tố văn hóa nội sinh và lâu dần yếu tố ngoại sinh sẽ có xu hướng nội

sinh hóa. Nói khác đi, đó là yếu tố ngoại sinh được nội sinh hóa. Trong quá trình

phát triển văn hóa tộc người, yếu tố nội sinh luôn đóng vai trò chủ đạo, nó củng cố

nền tảng bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc đó. Trên nền tảng văn hóa nội

sinh, yếu tố văn hóa ngoại sinh du nhập vào sẽ được sàng lọc, chọn lựa để làm

phong phú thêm cho nền văn hóa bản địa.

Trong tôn giáo cũng vậy, sự biến đổi về mặt văn hóa cũng dẫn đến sự biến

đổi về mặt tôn giáo. Ví dụ một tôn giáo cũng sẽ có những biểu hiện niềm tin, hành

vi tôn giáo khác nhau khi nó được truyền sang những nền văn hóa khác. Nguyên

nhân của sự biến đổi văn hóa là do “sự thẩm thấu” qua bức màn văn hóa bản địa

và bị chi phối bởi yếu tố bản địa trong văn hóa tộc người. Trong lịch sử tôn giáo,

mỗi tộc người sẽ có cách biểu hiện niềm tin tôn giáo theo hành vi văn hóa của

mình. Đạo Bàni ở người Chăm miền Trung Việt Nam là một ví dụ. Khi đạo Islam

được truyền bá vào người Chăm miền Trung, một thời gian sau nó bị chi phối bởi

những yếu tố bản địa để trở thành một đạo Bàni khác xa so với đạo Bà La môn

hoặc Islam chính thống; hay như đạo Phật xuất phát từ Ấn Độ khi truyền sang

Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á cũng bị biến đổi rất nhiều,

sự biến đổi đó gọi là “bản địa hóa” mà một trong những nguyên nhân chính là do

văn hóa bản địa của tộc người chi phối. Theo quan niệm của các nhà khoa học thì

tôn giáo sẽ khác nhau ở mỗi giai đoạn lịch sử, ở mỗi vùng, mỗi dân tộc, mỗi quốc

gia… kể cả tôn giáo có cùng nguồn gốc xuất phát. Nguyên nhân của sự khác nhau

đó là do sự chi phối của nhiều yếu tố, từ yếu tố văn hóa của cộng đồng- xã hội đến

yếu tố tự nhiên, yếu tố của không gian và thời gian.

Từ những phân tích trên, quan điểm của chúng tôi khi nghiên cứu về đời

sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ là luôn tìm hiểu ở trạng thái động. Do

bởi, động thái văn hóa là quá trình chuyển đổi văn hóa, trong đó có yếu tố văn hóa

truyền thống bền vững được giữ lại, có yếu tố mất đi, có yếu tố được tái tạo, có

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

23

yếu tố biến đổi, cách tân v.v… Nghiên cứu dưới góc độ này, chúng tôi muốn lý

giải những hiện tượng biến đổi về yếu tố văn hóa trong đạo Cao Đài và qua đó

nhấn mạnh đến yếu tố thích nghi của tín đồ Cao Đài trong khu vực.

* Nhu cầu tôn giáo của con người

Theo các quan điểm đã phân tích, tôn giáo ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu

tinh thần của con người trong xã hội. Trong xã hội nguyên thủy, con người yếu

đuối trước sức mạnh thiên nhiên, cũng như bất lực trong quan hệ xã hội, thường

phải cầu viện vào những hình thái tôn giáo như tôtem, ma thuật (phép màu, bùa,

yểm…), đạo phù thủy hay shaman giáo, để cầu cứu thần linh giúp họ tăng thêm

sức mạnh, vượt qua những khó khăn, cũng như chiến thắng những bệnh tật, thiên

tai và kẻ thù. Đến xã hội có giai cấp, mỗi dân tộc, tộc người, tổ chức xã hội, văn

hóa, cộng đồng huyết thống, cá nhân… vẫn cầu viện đến thần linh, đến các thế lực

siêu nhiên phù trợ cho cộng đồng được phát triển, cho cá nhân được che chở,

chống lại thiên tai và những bất công, rủi may trong cuộc sống [176:169]. Như

vậy, tôn giáo ra đời chính là chỗ dựa tinh thần khi con người gặp những khủng

hoảng không thể giải quyết được trong cuộc sống hàng ngày. Nhu cầu này không

phải ngẫu nhiên có, mà do điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội tạo nên.

Từ nhận định trên, chúng tôi cố gắng tìm hiểu nhu cầu của người dân Nam

Bộ ở đầu thế kỷ XX về sự ra đời của một tôn giáo mới như đạo Cao Đài nói riêng

và các tôn giáo khác nói chung.

* Quan điểm giới trong tổ chức tôn giáo

Giới là khái niệm được dùng để chỉ địa vị và vai trò của con người mang

giới tính khác nhau trong xã hội theo qui định của nền văn hóa [195:108]. Mỗi nền

văn hóa khác nhau sẽ có những qui định khác nhau về vai trò và địa vị cụ thể của

nam và nữ trong xã hội. Sự khác nhau là do văn hóa trong xã hội đó qui định. Văn

hóa còn qui định đến sự khác biệt giới trong cấu trúc xã hội của các tôn giáo trên

thế giới. Các nhà khoa học đã chứng minh, ở những nơi có sự bình đẳng về giới

thì vai trò của phụ nữ ngang với nam giới trong việc thực hiện những nghi lễ tôn

giáo. Ở những xã hội theo chế độ phụ hệ, coi trọng nam giới, thì vai trò của người

phụ nữ trong cấu trúc xã hội tôn giáo bị hạn chế [195:124]. Trong xã hội Islam,

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

24

phụ nữ rất hạn chế về việc thực hành tôn giáo. Họ không được đến Thánh đường

hành lễ như nam giới, chỉ hành lễ tại nhà; nếu đến Thánh đường cũng không thể

đứng hành lễ ở những vị trí trang trọng như nam giới. Họ không được quyền nắm

giữ chức vụ trong tôn giáo. Hoặc trong các tôn giáo lớn khác như Công giáo, Phật

giáo, Tin lành… vai trò của phụ nữ không thể sánh ngang với nam giới. Họ cũng

không có những chức danh tôn giáo như nam giới. Nguyên nhân của vấn đề này là

do qui định của xã hội, trong đó có sự chi phối từ yếu tố văn hóa.

Cao Đài là một tôn giáo được ra đời trong xã hội hiện đại, vậy yếu tố giới

trong tổ chức tôn giáo như thế nào, ở mức độ nào? Chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu,

lý giải các hiện tượng giới trong đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ.

1.1.3. Lý thuyết nghiên cứu

Từ việc xác định các hướng tiếp cận nêu trên, trong quá trình nghiên cứu,

chúng tôi vận dụng một số lý thuyết sau:

* Các lý thuyết liên quan đến vùng văn hóa

Vùng văn hóa là một khái niệm được đưa ra nhằm nghiên cứu sự tương

đồng văn hóa và đặc trưng văn hóa của vùng, qua đó có thể phân biệt văn hóa của

vùng này với vùng khác. Hiện nay, có nhiều trường phái lý thuyết về vùng văn

hóa, trong đó có thể kể đến các trường phái của các nhà Nhân học Tây Âu với

thuyết “Khuyếch tán văn hóa”, Bắc Mỹ với thuyết mang tên “vùng văn hóa

(culture area)” và Xô Viết với tên “khu vực văn hóa – lịch sử” hay “vùng lịch sử –

dân tộc học”.

- Trường phái Tây Âu

Thuyết Khuyếch tán văn hóa được bắt nguồn từ các công trình nghiên cứu

của các học giả Âu – Mỹ khi đề cập đến các cụm từ thiên di, lan tỏa, mô phỏng…

nhằm giải thích cho các hiện tượng tương đồng văn hóa. Đến thập niên cuối thế kỷ

XIX đầu thế kỷ XX, thuyết Khuyếch tán văn hóa được phát triển và hình thành

nên những trường phái như trường phái Văn hóa- lịch sử ở Đức và Áo, trường

phái truyền bá văn hóa ở Anh,… Nội dung của lý thuyết này giải thích sự phát

triển của các nền văn minh, văn hóa không phải là sự tiến hóa độc lập, mà cơ bản

hoặc thậm chí chỉ bằng những sự vay mượn các thành tựu văn hóa hay bằng các

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

25

cuộc thiên di của các dân tộc. Tuy nhiên, lý thuyết này có những hạn chế khi phủ

nhận vai trò hoạt động của con người, mà nhấn mạnh đến khía cạnh tinh thần và

tôn giáo nên mạng nặng tính duy tâm [131:19-28].

- Trường phái Bắc Mỹ

Các thuyết liên quan đến vùng văn hóa do các nhà Nhân học Bắc Mỹ đưa

ra cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nhằm mục đích chống lại thuyết tiến hóa

(CT:2) của E.B. Tylor và L.H. Morgan; và cũng nhằm phê phán thuyết khuyếch

tán văn hóa (CT:3) của các nhà nghiên cứu phương Tây. Những người đặt nền

tảng cho việc nghiên cứu vùng văn hóa có thể kể đến như Franz Boas, C.L.

Wissler…

Franz Boas phân tích, văn hóa của mỗi dân tộc được hình thành trong quá

trình lịch sử, gắn liền với môi trường xã hội nhất định và trong điều kiện địa lý cụ

thể [182]. Ông cũng nêu lên lý thuyết về sự biến đổi văn hóa khi nhận thấy đời

sống xã hội của các dân tộc thường xuyên vay mượn từ các xã hội lân cận hơn là

sáng tạo một cách độc lập. Sự biến đổi văn hóa là mối quan hệ qua lại giữa các xã

hội khác nhau và chính mối liên hệ này đã tạo điều kiện cho sự giao lưu và thích

nghi văn hóa. Ông đã tập trung mối quan tâm của mình vào các mô hình vay

mượn văn hóa theo thời gian và xem đó là một hình thức nghiên cứu về vùng văn

hóa, trong đó bao gồm nhiều loại hình văn hóa dẫn đến sự tương đồng, gần gũi

với nhau trong vùng như nghi lễ, phong tục tập quán, phong cách âm nhạc,

phương pháp làm đồ gốm…

C.L. Wissler đã từng nghiên cứu ở khu vực Bắc Mỹ và đưa ra khái niệm

vùng văn hóa khi chia khu vực lãnh thổ cư trú của người Da đỏ (Indian) thành 8

vùng. C.L. Wissler nhận định mang tính nguyên tắc là nghiên cứu các vùng văn

hóa nhất thiết phải bắt đầu từ việc phân tích một tổ hợp các yếu tố văn hóa, không

thể nhìn nhận riêng rẽ từng yếu tố một, chúng hợp thành một thể thống nhất không

thể chia cắt, đó chính là kết quả của quá trình lâu dài nhóm cư dân ấy thích ứng

với những điều kiện của môi trường sinh thái. Theo Wissler, tổ hợp văn hóa là tập

hợp những yếu tố văn hóa đặt trưng, gắn với trung tâm của vùng văn hóa [130:28-

31].

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

26

Như vậy, với trường phái Bắc Mỹ, các nhà lý thuyết rất xem trọng đến yếu

tố giao lưu tiếp biến văn hóa (acculturation) giữa các tộc người trong cùng khu

vực và đặc biệt là sự chi phối của môi trường, lịch sử đến việc hình thành các giá

trị văn hóa tộc người.

- Trường phái Xô Viết

Học giả tiêu biểu cho trường phái này là Trêbôcxarốp và Trêbôcxarôpva,

hai nhà khoa học này đã đưa ra thuyết khu vực văn hóa – lịch sử với nội dung:

“Khu vực văn hóa – lịch sử (vùng lịch sử – dân tộc học) là một vùng mà ở đó sinh

sống những tộc người. Trong quá trình lịch sử lâu dài, giữa họ có những giao lưu,

ảnh hưởng khăng khít với nhau, từ đó hình thành nên những yếu tố văn hóa chung

thể hiện trong văn hóa vật chất, cũng như văn hóa tinh thần” [130:40]. Nội dung

này nhấn mạnh đến yếu tố giao lưu và ảnh hưởng lâu dài giữa các tộc người trong

một khu vực để tạo nên sự thống nhất cơ bản của vùng văn hóa. Sự thống nhất đó

được biểu hiện qua các đặc trưng văn hóa như nhà cửa, trang phục, ăn uống,

phương tiện đi lại, lễ nghi, phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, các sáng tác tuyền

miệng…

Như vậy, với các lý thuyết liên quan đến vùng văn hóa, chúng tôi có thể vận

dụng để giải thích hiện tượng tương đồng văn hóa, biến đổi văn hóa, quan điểm

giới và kể cả vấn đề không gian và thời gian trong tôn giáo Cao Đài mà chúng tôi

đã nêu trong các hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài.

* Lý thuyết chức năng

Thuyết chức năng xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ XX gắn liền với tên tuổi của

Bronislaw Malinowski (1884-1942) và sau đó là Arthur Reginald Radcliffe Brown

(1881 – 1955).

B. Maliknowski đã trải qua thời gian 6 năm (từ 1914 đến 1920) để nghiên

cứu đời sống của dân đảo Trobriand và đã viết nhiều tác phẩm về các tập tục của

người dân ở đây. Ông là người đặt nền tảng cho thuyết chức năng. Còn Radcliffe-

Brown là người có tầm ảnh hưởng trong việc phát triển lý thuyết này. Quan điểm

của Malinowski và Radcliffe Brown là không xem những tập tục của các xã hội có

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

27

quy mô nhỏ như là những tàn dư của một thời kỳ trước đó, mà phải giải thích theo

chức năng hiện thời của chúng.

Có ba định nghĩa khác nhau về khái niệm chức năng mà các nhà lý thuyết

chức năng đưa ra [223:28]:

1. Định nghĩa thứ nhất hiểu “chức năng” theo một nghĩa có vẻ toán học. Mọi

tập tục đều có tương quan với tất cả những tập tục khác trong cộng đồng, vì vậy

mỗi tập tục quy định tình trạng của những tập tục kia.

2. Định nghĩa thứ hai, do Malinowski sử dụng, được rút ra từ sinh học. Chức

năng của các tập tục là để thỏa mãn những nhu cầu sinh học chủ yếu của cá nhân

thông qua phương tiện văn hóa.

3. Định nghĩa thứ ba do Radcliffe-Brown lấy từ quan điểm của Durkheim.

Chức năng của mỗi tập tục là vai trò mà nó nắm giữ trong việc duy trì sự toàn vẹn

của hệ thống xã hội.

Từ các định nghĩa trên cho thấy, B. Malinowski chú trọng đến chức năng của

văn hóa. Theo ông, để giải thích các tập tục phải dựa vào chức năng hiện có của

chúng và điều này sẽ làm cho việc kiểm chứng được dễ dàng và khoa học hơn.

Ông đưa ra hai ví dụ về chức năng trong tập tục của người dân đảo Trobriand là

khi đóng thuyền đi biển, người thợ đóng thuyền thường đọc những lời thần chú

trong quá trình hoàn thành chiếc thuyền; hoặc họ luôn thực hiện những nghi lễ

“bùa phép” khi đi đánh bắt ngoài biển khơi. Còn lúc đánh cá ở ven hồ hoặc tại

vùng biển cạn, ít nguy hiểm đến tính mạng thì họ sẽ không có những nghi lễ liên

quan đến “bùa phép”. Giải thích cho hai trường hợp này, Malinowski cho rằng,

việc “đọc thần chú” và “làm bùa phép” là nhằm trấn an tâm lý của con người. Khi

đọc thần chú, người thợ sẽ có được sự tự tin để hoàn thành con thuyền; cũng như

khi làm bùa phép thì người đánh cá sẽ an tâm hơn khi đối mặt với biển cả [216].

Do đó, những tập tục xuất hiện trong đời sống cộng đồng đều gắn liền với một

chức năng nào đó về mặt tâm lý của con người và những tập tục xuất hiện theo

nguyên tắc của nó. Malinowski còn cho rằng, tìm những nguyên tắc khi cộng đồng

thực hiện những tập tục cũng quan trọng không kém việc quan sát cộng đồng thực

hiện tập tục đó. Vì vậy, ông đã xây dựng lý thuyết trên nguyên tắc sinh học có

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

28

quan hệ chặt chẽ với việc nghiên cứu các phương thức nhằm thỏa mãn những nhu

cầu cuộc sống của con người trong ăn, ở, sinh hoạt. Từ chức năng được dùng ở

đây theo nghĩa là “thỏa mãn nhu cầu sinh học chủ yếu (của cá nhân) thông qua

những phương tiện của văn hóa”. Ông lập luận, văn hóa “là cách thức hữu hiệu và

bền vững hơn để thỏa mãn những nhu cầu sinh học bẩm sinh của con người”

[223:31] và điều này tạo ra một bản sắc riêng biệt của tộc người. Do đó, thuyết

chức năng là nền tảng xem văn hóa là một hệ thống cân bằng, vì vậy mà

Malinowski lập luận, bất kỳ văn hóa nào trong tiến trình phát triển cũng đều tạo ra

một hệ thống cân bằng, ổn định, trong đó mỗi bộ phận đều thực hiện chức năng

của nó. Nếu triệt tiêu một yếu tố nào đó trong văn hóa thì toàn bộ hệ thống văn

hóa tộc người sẽ lâm vào tình trạng suy thoái và hủy hoại. Do đó, ông thường lên

án sự can thiệp thô bạo của các quan chức thực dân vào cuộc sống của cư dân bản

địa. Sự can thiệp đó chứng tỏ sự thiếu hiểu biết về những giá trị của các nền văn

hóa. Ông nhấn mạnh truyền thống theo cách nhìn sinh học là hình thức thích nghi

của tập thể cộng đồng đối với môi trường của nó. Tiêu diệt truyền thống kéo theo

tổ chức xã hội sẽ mất đi, đó là điều không thể tránh khỏi [223:34].

Khác với Malinowski, A.Radchiffe Brown quan tâm đến chức năng văn hóa

theo hướng cấu trúc. Ông dựa trên quan điểm của Durkheim khi cho rằng xã hội là

một thực thể đặc biệt không đồng nhất với cá thể. Bất kỳ một hệ thống nào cũng

được xác định bằng các đơn vị (yếu tố) cấu thành nó và các quan hệ giữa chúng.

Do vậy, chức năng của một tập tục là sự đóng góp của nó vào đời sống liên tục

của “cơ thể xã hội”. Radchiffe Brown định nghĩa sự thống nhất chức năng là “một

tình trạng trong đó tất cả mọi thành phần của một hệ thống xã hội cùng làm việc

với nhau ở một mức độ hài hòa hoặc thống nhất nội bộ (để tiếp tục như một hệ

thống), tức là không tạo ra những xung đột kéo dài mà không giải quyết hoặc điều

chỉnh được” [223:37].

Mục đích của Radchiffe Brown là không giải thích sự đa dạng của xã hội loài

người mà là khám phá những quy luật của hành vi xã hội. Khám phá bằng cách

quan sát trong những loại xã hội nhất định sẽ tìm thấy có một số quan hệ xã hội

đặc trưng nào đó. Theo ông, không phải mọi tập tục đều nhất thiết cần có một

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

29

chức năng tích cực và một số hệ thống xã hội có thể cao hơn những hệ thống xã

hội khác do mức độ tích hợp (integration) của nó. Radcliffe Brown thừa nhận, ý

tưởng thống nhất chức năng của một hệ thống xã hội là một giả thuyết và sự đối

nghịch hay đối kháng giữa các nhóm bên trong xã hội là một tính chất vốn có của

mọi hệ thống xã hội. Ông cũng nhận định, khi cơ cấu của một cơ thể động vật hiển

thị một cách trực tiếp, thì cơ cấu xã hội không thể thấy trực tiếp được, mà phải suy

luận từ việc quan sát những điều lặp đi lặp lại trong các hành động của những

người tham dự. Theo ông, trong một hệ thống xã hội, một tập tục hay thể chế có

thể được thay thế bởi một cái khác mà chính hệ thống xã hội không bị tan vỡ. Các

xã hội có thể thay đổi theo cách mà các cơ thể động vật thường không thay đổi

được.

Tuy nhiên trong những thập niên gần đây, thuyết chức năng đã bị phê phán

như cho rằng quan điểm của B. Malinowski là không sáng tỏ khi cho rằng thể chế

xã hội chỉ dựa trên những nhu cầu, do đó không thể có cái nhìn rõ hơn về đời sống

xã hội [6:93].

Theo chúng tôi quan niệm, thuyết chức năng nêu trên có giá trị để giải thích

cho nhu cầu về một tôn giáo trong đời sống con người và đến nay nếu tiếp cận tôn

giáo dưới hình thức nhu cầu của một xã hội, của cộng đồng tộc người thì thuyết

chức năng vẫn giữ được giá trị khoa học của nó. Trong trường hợp đạo Cao Đài

thì chúng tôi có thể vận dụng lý thuyết này để giải thích về các chức năng trong

đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài.

* Nghi lễ chuyển đổi (Rites of passage)

Nghi lễ chuyển đổi là một phần trong thuyết cấu trúc, do nhà Dân tộc học

người Pháp Arnold Van Gennep (1873-1975) đưa ra vào thế kỷ XX, sau đó được

phát triển vào thập niên 60 của thế kỷ XX bởi các nhà Nhân học Mary Douglar,

Victor Turner.

Nghi lễ chuyển đổi là nghi lễ đánh dấu sự thay đổi vị thế xã hội của con

người. Nghi lễ chuyển đổi thường đi kèm với những lễ nghi xung quanh những sự

kiện liên quan đến đời người như việc ra đời của một đứa trẻ, tuổi vào đời, hôn lễ,

thượng thọ… Không giống với khái niệm chu kỳ đời người (circle life) thường

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

30

dùng để chỉ về chu kỳ sinh học (sinh ra - trưởng thành - kết hôn – già yếu - chết)

[20:130], nghi lễ chuyển đổi là nghi lễ được tiến hành như một sự tiếp nhận khi

một cá nhân được chuyển từ vị thế xã hội này sang một vị thế xã hội khác.

Theo Van Gennep, nghi lễ chuyển đổi có ba hình thức và ông sử dụng hai

nhóm thuật ngữ tương đương để chỉ cho ba hình thức là: cách ly (separation),

chuyển tiếp (transition) và tái hội nhập (incorporation); hoặc tương ứng với ba

hình thức trước ngưỡng (preliminal), trong ngưỡng (liminal) và sau ngưỡng

(postliminal) (CT:4).

Đưa ra lý thuyết này, Van Gennep muốn nhấn mạnh đến vai trò văn hóa,

bằng cách thông qua những lễ nghi văn hóa mà vai trò và địa vị của con người

được xác lập ở vị thế khác trước (có thể là cao hơn) trong xã hội, và cũng nhằm

đánh dấu bước phát triển của con người về vị trí xã hội theo qui định của mỗi nền

văn hóa.

Nghi lễ chuyển đổi gồm nhiều loại hình khác nhau tùy thuộc vào qui định

của mỗi nền văn hóa. Nó có thể dựa trên nhiều yếu tố như sự phát triển về mặt

sinh học của con người bằng việc đánh dấu những bước đi đầu đời, những lời nói

đầu tiên của đứa trẻ, hoặc đánh dấu sự trưởng thành của cô gái qua các biểu hiện

về mặt sinh học như việc có kinh nguyệt lần đầu tiên, mang thai lần đầu tiên hay

sinh con lần đầu tiên…; cũng có thể dựa trên nghi lễ của tôn giáo bằng các lễ rửa

tội, nhập môn, tẩy uế cơ thể, thăng chức giáo phẩm…; hay dựa vào lễ nghi của

phong tục - tập quán như đầy tháng, thôi nôi, thành nhân, hỏi cưới, mừng thọ,

hoặc cũng có thể dựa vào một số loại nghi lễ khác do nền văn hóa đó qui định như

cắt tóc lần đầu tiên, tốt nghiệp, thăng chức…

Nghi lễ chuyển đổi không chỉ diễn ra một lần trong đời mà có thể diễn ra

nhiều lần, nhiều nội dung khác nhau, nhằm đánh dấu sự thay đổi vị thế của con

người trong xã hội.

Như vậy, nghi lễ chuyển đổi đề cập đến loại hình sinh hoạt văn hóa được

thực hiện nhằm đánh dấu sự chuyển đổi vị thế của con người trong xã hội cũng

như trong tôn giáo. Tùy theo qui định của mỗi nền văn hóa mà nghi lễ chuyển đổi

được tiến hành dưới những hình thức khác nhau.

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

31

Trong đạo Cao Đài, nghi lễ chuyển đổi cũng được áp dụng khá rõ nét trên

mọi đối tượng. Từ tín đồ bình thường đến chức sắc cao cấp trong đạo đều phải trải

qua những nghi lễ liên quan đến việc chuyển đổi vị thế của mình. Do đó, chúng tôi

muốn vận dụng khái niệm này để nghiên cứu về đời sống tôn giáo của tín đồ đạo

Cao Đài ở Nam Bộ.

Ngoài ra, khi nghiên cứu về đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài, chúng

tôi còn vận dụng thêm quan điểm lý thuyết của nhà nhân học William A. Haviland

về việc tăng cường sức mạnh của cộng đồng trong nghi lễ tôn giáo. (Rites of

intensification). Theo quan điểm của W.A. Haviland, nghi lễ được thực hiện nhằm

giúp cộng đồng tôn giáo gắn chặt nhau hơn, giúp con người vượt qua những

khủng hoảng trong cuộc sống và giảm đi những căng thẳng, gây cấn khi phải đối

mặt với những khó khăn. Nguyên nhân là cộng đồng có cùng một niềm tin tôn

giáo, nên cùng tham gia trong nghi lễ, cùng chia sẻ tâm thức tôn giáo và cùng thể

hiện sự cộng cảm, từ đó thể hiện “chất keo” gắn kết cộng đồng, tạo nên tính thống

nhất và sức mạnh của cộng đồng [75:176-177].

Trong đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài, nghi lễ được thực hiện khá

nhiều và sức mạnh của cộng đồng cũng luôn biểu hiện thông qua những buổi thực

hiện nghi lễ này.

1.1.4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đạo Cao Đài chính thức ra đời vào năm 1926, sau đó nhanh chóng phát triển

thành một tôn giáo có số lượng tín đồ đông ở khu vực Nam Bộ. Từ quá trình ra

đời, tồn tại, phát triển đến quá trình phân hóa, đạo Cao Đài luôn chịu sự ảnh

hưởng bởi yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội và tư tưởng của thời cuộc tại khu vực

Nam Bộ. Chính vì vậy, từ lâu đạo Cao Đài đã trở thành đề tài được nhiều nhà

nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, kể cả những người trong đạo. Đến nay,

các công trình nghiên cứu về đạo Cao Đài dưới nhiều góc độ như lịch sử, văn hóa,

tư tưởng, chính trị… đã được công bố. Tuy nhiên, do nghiên cứu ở những quan

điểm và cách tiếp cận khác nhau, nên các lý giải, đánh giá về sự ra đời, về những

hoạt động của đạo Cao Đài ở khu vực Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung

trong các công trình này cũng khác nhau. Từ những kết quả đã được nghiên cứu,

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

32

công bố về đạo Cao Đài, chúng tôi tạm thời phân thành các nhóm công trình

nghiên cứu như:

* Các công trình nghiên cứu về lịch sử của Đạo

Các công trình nghiên cứu về lịch sử đạo Cao Đài có thể kể đến như Cái án

Cao Đài của Đào Trinh Nhất viết vào năm 1929. Đào Trinh Nhất là người thông

thạo chữ Hán, nên được chức sắc Tòa thánh Tây Ninh tin tưởng giao nhiệm vụ

dịch kinh sách Cao Đài ra tiếng Hán. Trong quá trình làm việc tại Tòa thánh Tây

Ninh, ông đã viết Cái án Cao Đài, với nội dung trình bày về quá trình ra đời, giáo

lý, cách thức hành đạo của Cao Đài. Ông Đào Trinh Nhất đã phân tích điều kiện

xã hội ở Nam Bộ lúc bấy giờ và miêu tả các hoạt động cơ bút của các vị công

chức để dẫn đến sự ra đời của đạo Cao Đài. Theo ông Đào Trinh Nhất, đạo Cao

Đài là một tà giáo, không có những chính kiến rõ ràng, luôn biểu hiện sự hỗn tạp

trong giáo lý, cách hành đạo, cũng như cơ cấu tổ chức. Do đó, ông cho rằng, đạo

Cao Đài sẽ “ngăn trở sự tiến hóa, có hại cho sinh hoạt dân gian và đào sâu hố phân

cách giữa giai cấp này với giai cấp kia” [90:155].

Sau khi Cái án Cao Đài ra đời, ông Băng Thanh, một chức sắc cao cấp của

đạo Cao Đài, đã viết quyển Cải án Cao Đài vào khoảng năm 1930 nhằm phản

biện lại quan điểm của ông Đào Trinh Nhất. Ông Băng Thanh cho rằng sự tổng

hợp giáo lý mà đạo Cao Đài thể hiện là một khía cạnh đạo đức, một ý nghĩa sâu xa

của đạo Cao Đài. Ông viết “Đạo Phật ví như mặt Nhựt, đạo Tiên cũng như mặt

Nguyệt, đạo Nho cũng như Ngũ Tinh, bộ Nhựt – Nguyệt – Tinh, ba cái đó ở trên

đời, thiếu một cũng không đặng. Nho để trị phần đời, Tiên để trị phần xác thân,

còn Phật để trị về phần cốt tủy. Đó là cái ý cao thượng của Thượng đế đã sắp đặt

trong nền đạo Cao Đài vậy” [120:8-27].

Ngoài hai tác phẩm trên, năm 1930, ông Nguyễn Trung Hậu, chức sắc cao

cấp của đạo Cao Đài, viết quyển Đại đạo căn nguyên. Nội dung trình bày chi tiết

về lịch sử hình thành đạo Cao Đài. Tác giả không đưa quan điểm của mình vào

trong bài viết, chỉ miêu thuật chi tiết những sự kiện đã diễn ra trong đạo, từ việc

thu nhận đệ tử đến việc trình Tờ Khai đạo lên Chính phủ Nam kỳ, tường thuật về

Ngày khai đạo, sự kiện quỷ phá trong ngày khai đạo… Đây có thể được xem là

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

33

công trình lịch sử chi tiết của đạo Cao Đài từ khi manh nha hình thành đến khi dời

cơ sở thờ tự về xây dựng Tòa thánh Tây Ninh vào năm 1927.

Từ năm 1948 đến năm 1949, Gabriel Gobron, một nhà văn người Pháp và

cũng là tín đồ của đạo Cao Đài, đã xuất bản hai ấn phẩm liên quan đến lịch sử đạo

Cao Đài tại Paris là Lịch sử đạo Cao Đài (Histoire du Caodaisme) và Lịch sử và

triết học đạo Cao Đài (Histoire et Philosophie du Caodaisme). Trong hai tác phẩm

này, G. Gobron đã phân tích khá rõ vai trò của Thần linh học trong việc hình

thành và phát triển đạo Cao Đài. Ngoài ra, ông còn chú trọng giới thiệu giáo lý,

luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội của tôn giáo này. Trong phần triết lý, ông viết

“đạo Cao Đài có giá trị liên kết các phần tử, liên kết những người đang sống của

thời hiện tại trong tất cả các địa phương, với những người đã chết của thời quá

khứ, và chuẩn bị cho kiếp tái sinh tương lai” [203].

Năm 1963, Huệ Lương, một chức sắc của đạo Cao Đài, cũng viết một công

trình với tên Đại đạo tam kỳ phổ độ (Cao Đài giáo) – Sơ giản. Đây cũng được

xem là công trình lịch sử của đạo, tuy tác giả sử dụng từ sơ giản để chỉ cho công

trình của mình, nhưng nội dung của nó lại chi tiết, trình bày hệ thống về quá trình

hình thành và phát triển đạo Cao Đài ở khu vực Nam Bộ. Ngoài ra, tác giả còn

trình bày hệ thống giáo lý, lễ nghi, cũng như cách tổ chức của đạo Cao Đài.

Từ năm 1967 đến năm 1972, Đồng Tân, một tín đồ của đạo Cao Đài, đã viết

hai quyển sách về lịch sử của đạo, đó là Lịch sử Cao Đài – Đại đạo tam kỳ phổ độ

- phần vô vi (1967) và Lịch sử Cao Đài – Đại đạo tam kỳ phổ độ - phần phổ độ

(1972). Hai công trình này được xem là nguồn sử đạo chi tiết và có giá trị về mặt

tài liệu, vì những bài Thánh giáo của đạo Cao Đài được trích nguyên văn, giúp

người đọc thấy rõ bối cảnh xã hội của đạo Cao Đài lúc bấy giờ. Các công trình

này còn nêu rõ những mâu thuẫn trong nội bộ chức sắc của đạo Cao Đài từ năm

1927 đến năm 1934 để dẫn đến việc ra đời các chi phái trong đạo.

Năm 1970, R.B. Smith có bài “Giới thiệu về đạo Cao Đài” (An introduction

to Caodaism) in trong tạp chí School of Oriental and African stuties số XXXIII.

Bài viết mang tính giới thiệu về một tôn giáo mới ở Nam Bộ của Việt Nam, đề cập

đến quá trình hình thành và phát triển của đạo Cao Đài, trong đó nhấn mạnh đến

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

34

vai trò sáng lập của ông Ngô Văn Chiêu và những vị phò loan khác [229:337-

338].

Năm 1995, công trình Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài do Đặng Nghiêm

Vạn chủ biên đã giới thiệu một cách đầy đủ và chi tiết về đạo Cao Đài ở Nam Bộ.

Công trình tập trung giới thiệu các vấn đề chính yếu như lịch sử đạo Cao Đài, sinh

hoạt và sức sống của đạo Cao Đài, cơ cấu tổ chức và lễ nghi của đạo… Trong

phần lịch sử của đạo Cao Đài, công trình nêu lên rất nhiều sự kiện liên quan đến

những nhân vật chủ chốt của đạo như ông Ngô Văn Chiêu, ông Phạm Công Tắc,

ông Lê Văn Trung… và chia lịch sử của đạo ra từng giai đoạn cụ thể; mỗi giai

đoạn gắn liền với những sự kiện trong đạo, tạo nên một hệ thống các sự kiện rõ

ràng, minh bạch trong lịch sử tôn giáo Cao Đài.

Năm 1996, quyển Lịch sử đạo Cao Đài – thời kỳ tiềm ẩn (1920 – 1926) của

Lê Anh Dũng được xuất bản, giới thiệu những tiền đề hình thành đạo Cao Đài ở

Nam Bộ. Công trình này nghiên cứu về lịch sử của Đạo, nêu lên những nguyên

nhân dẫn đến việc hình thành đạo và những nhân vật có vai trò quan trọng trong

quá trình xây dựng nền đạo Cao Đài ở thời kỳ đầu.

Năm 2004, Nguyễn Thanh Xuân bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Khoa

học Lịch sử với đề tài Quá trình ra đời và phát triển của đạo Cao Đài từ năm

1926 đến năm 1975. Đây là một công trình chuyên khảo về lịch sử đạo Cao Đài

với các nội dung như quá trình ra đời và phát triển của đạo Cao Đài từ năm 1926

đến năm 1975 và ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống chính trị của đất

nước. Qua nội dung của công trình, tác giả đã phân tích khái quát về dân cư, địa

lý, văn hóa tín ngưỡng của vùng đất Nam Bộ, những chính sách khai thác thuộc

địa của thực dân Pháp, những bế tắc trong cuộc sống của cư dân Nam Bộ lúc bấy

giờ và xem đây là nhân tố quan trọng để hình thành nên đạo Cao Đài ở Nam Bộ.

Tác giả còn phân tích những mâu thuẫn trong nội bộ chức sắc Cao Đài và xem đó

như là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc hình thành các chi phái của đạo trong quá

trình phát triển.

Năm 2005, cũng tác giả Nguyễn Thanh Xuân đã tái bản có bổ sung quyển

sách Một số tôn giáo Việt Nam, trong đó có phần giới thiệu về đạo Cao Đài, giới

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

35

thiệu về nguồn gốc ra đời, quá trình phát triển, giáo lý, lễ nghi và cách tổ chức

giáo hội của Đạo.

* Các công trình nghiên cứu về tư tưởng, chính trị của đạo

Các công trình này có thể kể đến như Đạo Cao Đài và chính trị, của Phạm

Kỳ Chưởng viết vào năm 1973 có nội dung đề cập đến việc hình thành và phát

triển quân đội Cao Đài từ thập niên 30 đến năm 1954 và trình bày các giai đoạn

phát triển của đạo Cao Đài trong lịch sử. Cùng nội dung này, năm 1974, tác giả

Jayne S. Werner làm luận án tiến sĩ với tiêu đề Đạo Cao Đài: Đời sống chính trị

của một phong trào tôn giáo hỗn dung của người Việt (The Cao Đài: The Politics

of a Vietnamese Syncretic Religious Movement) và sau đó, năm 1981, dựa trên

nội dung của luận án tiến sĩ này, bà viết ra quyển sách Chính trị nông dân và giáo

phái tôn giáo: Nông dân và chức sắc trong đạo Cao Đài ở Việt Nam (Peasant

Politics and Religious Sectarianism: Peasant and priest in the Cao Dai in Viet

Nam). Trong công trình này, bà Werner xem đạo Cao Đài là phong trào nông dân

lớn nhất Việt Nam thời thuộc Pháp, đã thu hút hàng vạn tín đồ là nông dân tham

gia và có tầm ảnh hưởng đáng kể đến nền chính trị ở Nam Bộ lúc bấy giờ. Bà viết

“Đạo Cao Đài có một điều mới mẽ cho mọi người. Sự khéo léo kết hợp truyền

thống Tam giáo và sự diễn giải rõ ràng, chính xác truyền thống Tam giáo, không

những tạo ra sức hút văn hóa mãnh liệt mà còn đưa ra nguồn sinh lực mới”

[235:55]. Công trình của bà Werner có thể xem là công trình chuyên sâu về yếu tố

chính trị của đạo Cao Đài trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

Năm 1975, một công trình với tên là Vị thế Cao Đài Tây Ninh trong quốc sử

(lịch sử chính trị và quân sự từ năm 1937 – 1954) của Trần Văn Rạng, một chức

sắc của đạo Cao Đài, được xuất bản. Công trình này giới thiệu về lịch sử hình

thành và phát triển đạo Cao Đài ở Việt Nam, trong đó phân tích cơ cấu tổ chức

của chi phái Tây Ninh và đề cập đến việc xây dựng quân đội Cao Đài của ông

Nguyễn Quang Vinh, Giáo sư, Tổng tư lệnh quân đội Cao Đài lúc bấy giờ. Đây là

công trình nhấn mạnh vị thế chính trị của đạo Cao Đài ở Nam Bộ từ năm 1937 đến

năm 1954.

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

36

Năm 1993, trong tác phẩm Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ

XIX đến Cách mạng tháng tám, tập II phần “Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó

trước các nhiệm vụ lịch sử”, Trần Văn Giàu đã dành hơn 40 trang để giới thiệu về

đạo Cao Đài ở Nam Bộ và nêu ra các ý kiến xem đạo Cao Đài như một phong trào

tôn giáo mới mang màu sắc chính trị ở Nam Bộ. Quan điểm này cũng gần giống

với quan điểm của bà Werner, khi Trần Văn Giàu viết “Trong một điều kiện cụ

thể nào đó, đạo Cao Đài tuy là một tôn giáo vẫn, không nhiều thì ít, không trực

tiếp thì gián tiếp, mang màu sắc và tính cách chính trị không làm cho dân sợ mà

càng làm cho nhiều người chú ý đi theo” [52:216]. Có thể xem đây là chuyên khảo

nhằm phân tích, đánh giá tư tưởng của đạo Cao Đài và nêu ra những lý do để đạo

Cao Đài phát triển ở Nam Bộ vào nửa đầu thế kỷ XX.

Năm 2001, Phan Văn Hoàng viết quyển Cao Triều Phát – Nghĩa khí Nam

Bộ. Nội dung giới thiệu về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của ông Cao Triều

Phát, Chưởng quản Hội thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo Hậu Giang, Chủ tịch Hội

Cao Đài cứu quốc thống nhất mười hai chi phái, Giáo tông Hội thánh duy nhất

Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Thông qua các sử liệu về ông Cao Triều Phát,

tác giả đã công bố những tư liệu về phong trào chính trị của các chi phái Cao Đài,

với các tổ chức chính trị yêu nước của tín đồ Cao Đài Minh Chơn Đạo trong giai

đoạn kháng chiến chống Pháp. Nhìn chung, đây là tác phẩm có giá trị về mặt sử

liệu, liên quan đến hoạt động chính trị của các chi phái Cao Đài, trong đó nổi bật

là chi phái Minh Chơn Đạo.

* Các công trình nghiên cứu về văn hóa của đạo

Năm 1929, G. Coulet, học giả người Pháp, đã cho xuất bản quyển sách Thờ

cúng và tôn giáo ở các xứ Việt Nam trong Đông Dương [197] (Cultes et Religions

de l’Indochine An-namite), trong đó đề cập đến đạo Cao Đài. Tác giả đã phân tích

bối cảnh văn hóa – xã hội Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và cho

thấy đây là một xã hội hỗn dung và con người Nam Bộ có tính khoan dung tôn

giáo. Do đó, khi đạo Cao Đài của người Việt ra đời đã dung hòa tính hỗn dung

truyền thống của dân tộc, nên trong giáo lý, tư tưởng và cách hành đạo của Cao

Đài luôn biểu hiện tính dung hòa tôn giáo, và đặc biệt là yếu tố tam giáo truyền

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

37

thống của dân tộc được biểu hiện rất rõ nét trong đạo Cao Đài. G. Coulet còn phân

tích tinh thần hỗn dung tôn giáo của người Việt đã dẫn đến sự pha trộn trong văn

hóa tín ngưỡng của đạo Cao Đài, bằng chứng là thuật chiêu hồn của phương Tây

và thuật cầu cơ của phương Đông được hội tụ trong đạo Cao Đài.

Năm 1975, Đinh Văn Khá viết luận văn cao học tại Trường Đại học Văn

Khoa Sài Gòn với tiêu đề Đại lễ vía đức Chí Tôn trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

(Tòa Thánh Tây Ninh). Nội dung đề cập chi tiết đến cách thức tiến hành đại lễ vía

Đức Chí Tôn ở Tòa thánh Tây Ninh, trong đó phân tích rất rõ về vấn đề lễ nghi, lễ

nhạc, học trò lễ… Cùng nội dung này, năm 1997, Lê Ngọc Hòa viết luận văn cao

học về Lễ hội Cao Đài Tây Ninh; và năm 2006, Nguyễn Mạnh Tiến viết luận văn

cao học về Lễ hội Cao Đài nhìn từ góc độ văn hóa.

Năm 2008, Huỳnh Thị Phương Trang viết luận án tiến sĩ Đạo Cao Đài hiện

nay và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người

Việt ở Nam Bộ… Công trình này tập trung nghiên cứu về tổ chức tôn giáo của chi

phái Tây Ninh và nêu lên những biến đổi của tổ chức tôn giáo này trong giai đoạn

hiện nay. Tác giả đã dùng phương pháp định tính (điều tra bảng hỏi) để nghiên

cứu và giải thích, minh chứng những ảnh hưởng của đạo Cao Đài đến đời sống

tinh thần của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ. Đây là công trình nghiên cứu công

phu, có nội dung phong phú và có những nhận xét, đánh giá khoa học về đạo Cao

Đài cũng như về những đóng góp của đạo Cao Đài ở khu vực Nam Bộ.

Tóm lại, nghiên cứu về đạo Cao Đài ở Nam Bộ đến hiện nay đã có không ít

công trình được công bố. Nội dung của những công trình này đề cập đến nhiều

vấn đề như lịch sử, tư tưởng chính trị, văn hóa… Nhưng, nghiên cứu về đời sống

tôn giáo của tín đồ Cao Đài, đặc biệt là giải mã những chức năng của nghi lễ, tổ

chức, hội đoàn tôn giáo… liên quan đến đời sống tín đồ thì đến nay vẫn chưa có

công trình nào thực hiện; hoặc tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa Nam Bộ với đời

sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập

một cách rõ ràng. Do đó, đề tài của chúng tôi một mặt kế thừa những công trình đã

công bố, mặt khác chúng tôi phải tự đi nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát, phỏng

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

38

vấn… để có những nguồn tư liệu mới nhằm thực hiện tốt mục tiêu đặt ra của đề

tài.

1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẠO CAO ĐÀI Ở NAM BỘ

1.2.1. Bối cảnh văn hóa Nam Bộ trƣớc khi đạo Cao Đài ra đời

Nam Bộ với diện tích trên 67.000km2, có 19 tỉnh thành (CT:5), là khu vực

được người Việt khai phá cách đây hơn 300 năm. Đây là vùng đất tụ cư của nhiều

thành phần tộc người, chủ yếu là người Việt, sau đó là người Khmer, Hoa, Chăm

và các cư dân bản địa như S’tiêng, Châuro… ngoài ra nơi đây cũng có những

người phương Tây sinh sống nên cũng là nơi hội tụ của nhiều dòng văn hóa khác

nhau. Do đó, có thể nói văn hóa Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ

XX là văn hóa của sự pha trộn, giao lưu văn hóa các tộc người và các dòng văn

hóa Đông-Tây, thể hiện những đặc trưng như:

* Nam Bộ là một vùng văn hóa

Nói Nam Bộ là vùng văn hóa do bởi đây là khu vực có sự tương đồng về

môi trường địa lý tự nhiên. Địa bàn Nam Bộ hiện nay là khu vực nằm trên thềm

phù sa cũ và mới, thuộc khu vực của hai con sông Đồng Nai và Cửu Long cùng

phụ lưu các con sông trên cũng như hệ thống kênh rạch chằng chịt (có tới

57.000km đường kênh rạch [35:313]) và là một vùng đồng bằng châu thổ phì

nhiêu.

Khu vực Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Theo cứ liệu khảo cổ học,

cách đây khoảng 4.000 năm, vùng đất Nam Bộ đã có sự hiện diện của cư dân chủ

nhân văn hóa Đồng Nai. Sau đó khoảng đầu thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII, có sự

hiện diện của cư dân của văn hóa Phù Nam, nhưng đến thế kỷ thứ VIII vùng đất

Nam Bộ trở thành hoang vu. Đến khoảng thế kỷ XIII, cư dân Khmer ở Campuchia

đến khai phá. Họ chọn những rẻo đất cao trên các giồng dọc các triền sông Tiền,

sông Hậu để trồng lúa và hoa màu [35:314]. Nhưng để biến Nam Bộ từ vùng đất

hoang vu, lầy trũng thành vùng đồng bằng trù phú thì phải nói đến công lao chủ

yếu của người Việt.

Từ thế kỷ XVI, người Việt đã có mặt ở Nam Bộ, họ là những cư dân chủ yếu

từ miền Trung vào với nguồn gốc xã hội khác nhau. Một số người là tù nhân bị

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

39

nhà nước phong kiến đưa vào khai hoang đồn điền. Một số người là giang hồ, dân

nghèo đi biệt xứ tha phương, tìm đến đây để cư trú. Nhưng chủ yếu họ là binh

lính, quan lại được đưa vào đây để bảo vệ, khai phá vùng đất mới, rồi ở lại

[178:269].

Người Hoa cũng góp phần trong việc khai khẩn và phát triển vùng đất Nam

Bộ. Năm 1672, Mạc Cửu dẫn theo một đoàn gồm 400 người đến khai phá vùng

đất Hà Tiên. Năm 1679, Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên được chúa

Nguyễn cho vào định cư vùng Mỹ Tho và Biên Hòa. Những người Hoa này được

gọi là người Minh Hương, về sau họ nhập vào bộ phận người Việt ở Nam Bộ. Từ

thế kỷ XVIII kéo dài cho đến năm 1954, người Hoa vẫn có nhiều đợt di cư đến

Nam Bộ để sinh sống.

Người Chăm đến định cư ở Nam Bộ vào khoảng thế kỷ XIX. Họ được xem

là cư dân hồi hương từ Campuchia về cư trú ở vùng An Giang, Tây Ninh, Đồng

Nai, Sài Gòn…

Khai phá đất Nam Bộ là quá trình lao động vất vả và lâu dài của nhiều thế hệ

cư dân nối tiếp nhau. Lưu dân người Việt, Khmer, Hoa, Chăm và các tộc người

bản địa như S’tiêng, Châuro… đã đổ mồ hôi, xương máu để biến vùng đất hoang

vu này trở thành vùng đồng bằng phì nhiêu như ngày nay. Trong quá trình cộng cư

tại khu vực có sự tương đồng về môi trường địa lý – lịch sử, cùng cảnh nghèo khó,

thân phận tha phương cầu thực, trải qua những khó khăn vất vả trong quá trình

khẩn hoang, cũng như qua các cuộc hôn nhân giữa các tộc người… nên các dân

tộc có nguồc gốc khác nhau đã cố kết với nhau, cùng cưu mang, đùm bọc lẫn nhau

trong cuộc sống, từ đó dẫn đến quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa lẫn nhau giữa

các tộc người.

Cũng chính do quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa ấy mà tín ngưỡng tôn

giáo của cư dân Nam Bộ cũng dần biến đổi so với nguồn gốc ban đầu mà các lưu

dân mang đến, như Phật giáo Bắc truyền và đạo Minh Sư là những ví dụ điển

hình.

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

40

Phật giáo Bắc truyền được truyền vào Việt Nam từ rất sớm (khoảng TK I

SCN) và có quá trình gắn bó với dân tộc Việt, góp phần quan trọng trong việc

hình thành tâm lý, lối sống và phong tục tập quán của người Việt.

Khi truyền vào Nam Bộ, để phù hợp với hoàn cảnh khẩn hoang nên Phật

giáo Bắc truyền đã có nhiều thay đổi. Các nhà sư Phật giáo Bắc truyền vào Nam

Bộ cùng với những người khẩn hoang đã tạo dựng các ngôi chùa thành các trung

tâm Phật học để truyền đạt tư tưởng giáo lý Phật giáo uyên thâm. Nhưng bên cạnh

đó, yếu tố tín ngưỡng dân gian vẫn được lồng vào trong tư tưởng Phật giáo Nam

Bộ. Tại Nam Bộ vẫn có không ít nhà sư không chỉ đảm nhận vai trò của một vị sư

tôn giáo, phổ độ chúng sanh mà còn kiêm cả việc đuổi tà, trị quỷ bằng việc luyện

bùa phép, roi thần để cứu chúng sanh [52:229]… hoặc việc sự xuất hiện một bộ

phận “nhà sư miệt vườn”, học thuộc vài cuốn kinh để đi tụng cầu siêu trong các

đám tang [179:37] cũng là một yếu tố mới lạ trong tôn giáo này ở Nam Bộ.

Bên cạnh đó, đạo Minh Sư cũng có những biến đổi khi được truyền vào

Nam Bộ. Thoạt đầu đạo Minh Sư chỉ là một hội kín ở Nam Bộ do các cựu thần và

thương nhân nhà Minh đem vào, sau đó, tôn giáo này phát triển và phân hóa thành

các Tông như Tông Đức kế, Tông Phổ tế và Tông Hoằng tế và từ đó chia ra thành

4 chi, gồm Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiên và Minh Tân. Bốn chi này hợp với

chi Minh sư trở thành Ngũ chi minh đạo ở Việt Nam. Tôn giáo này có mối quan

hệ đặc biệt với đạo Cao Đài ra đời sau này.

Về Phật giáo, chính tại Nam Bộ đã khởi phát hệ phái Phật giáo Nam truyền

và hệ phái Khất sĩ của người Việt, trong khi đó ở miền Trung rất hiếm và ở miền

Bắc không có hai hệ phái này. Đây cũng là một sắc thái độc đáo trong đời sống tín

ngưỡng tôn giáo của người Việt Nam Bộ.

Ngoài ra, Nam Bộ còn là nơi phát sinh ra nhiều tôn giáo bản địa như Bửu

Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo, Cao Đài… Các tôn giáo này ra đời

trong hoàn cảnh xã hội đương thời tại Nam Bộ, thể hiện sự hỗn dung văn hóa

trong khu vực và mang tính cứu thế cho một bộ phận không nhỏ cư dân Nam Bộ

lúc bấy giờ.

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

41

Như vậy, sự biến đổi và phát sinh những yếu tố mới trong tôn giáo ở Nam

Bộ có thể được xem là sắc thái đặc trưng trong quá trình tồn tại đan xen giữa các

tộc người. Nhờ đó, hệ thống tôn giáo của cư dân Nam Bộ dần có những điểm

chung, bên cạnh những sắc thái tôn giáo riêng của từng dân tộc. Điểm chung nói

trên là kết quả hoà đồng tôn giáo đặc sắc của khu vực Nam Bộ và là yếu tố biểu

trưng của một vùng văn hóa.

Đề cập đến Nam Bộ như là một vùng văn hóa qua phân tích trên, trong đó

yếu tố đặc trưng của vùng văn hóa mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là yếu tố hội

nhập văn hóa thông qua quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người. Sự

hội nhập văn hóa này biểu hiện ngay từ buổi đầu định cư của các tộc người. Họ

hội nhập với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Hội nhập là một nhu cầu nhất thiết

của lưu dân nhằm đối phó lại thiên nhiên mới và tạo nên tính cộng đồng ổn định

trong xã hội. Do đó có thể khẳng định, việc hội nhập văn hóa đã được người dân

Nam Bộ chấp nhận từ những ngày đầu khai phá và có thể từ đó đã trở thành tính

cách đặc trưng của người Nam Bộ và cũng tạo thành một nền văn hóa thống nhất

trong đa dạng của các tộc người ở vùng văn hóa.

* Nam Bộ là nơi sớm tiếp xúc văn hóa phương Tây

Thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta vào năm 1858. Năm

1862, ba tỉnh miền Đông rơi vào tay Pháp và đến năm 1867 toàn bộ khu vực lục

tỉnh Nam Kỳ đều nằm dưới quyền kiểm soát của người Pháp. Nhưng không phải

đến khi người Pháp đặt chân xâm lược nước ta thì cư dân Nam Bộ nói riêng và cư

dân cả nước nói chung mới tiếp xúc văn hóa phương Tây mà trước đó, người Việt

đã giao thương với người phương Tây. Riêng cư dân Nam Bộ đã tiếp xúc văn hóa

phương Tây vào khoảng thế kỷ XVIII, khi các nhà truyền giáo, thương buôn đến

hoạt động tại khu vực này. Lúc Nam Kỳ lục tỉnh trở thành thuộc địa của Pháp thì

văn hóa phương Tây đã ít nhiều ảnh hưởng đến người dân Nam Bộ. Lúc ấy, để

phục vụ cho chính sách mở rộng thuộc địa, thực dân Pháp đã cố gắng tạo ra thiết

chế văn hóa mới theo kiểu phương Tây dưới hình thức cưỡng bức về mặt chính trị.

Nhưng, sự đối kháng về chính trị dẫn đến sự đối kháng về văn hóa, nên các nhà

Nho yêu nước và đại bộ phận nhân dân đã quyết liệt phản đối văn hóa Pháp. Tuy

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

42

nhiên, với quyết tâm xây dựng thiết chế văn hóa mới của thực dân Pháp, cùng với

việc phân biệt sự khác nhau giữa thực dân xâm lược và văn hóa, nên cư dân Nam

Bộ đã dần tiếp thu, giao lưu tiếp biến và hội nhập với văn hóa Pháp, văn hóa

phương Tây.

Sự giao lưu, hội nhập văn hóa phương Tây ở Nam Bộ trong suốt quá trình

phát triển được thể hiện qua các lĩnh vực như chữ viết, giáo dục, truyền thông,…

- Về chữ viết, các giáo sĩ người Bồ Đào Nha đã dựa trên cách ký âm của

Alexande de Rhodes và sự giúp sức của nhiều người Việt theo đạo Công giáo đã

tạo ra chữ Quốc ngữ dưới hình thức Latinh hóa nhằm thay thế chữ Hán, chữ Nôm

truyền thống của dân tộc. Do sự cưỡng bách của thực dân Pháp dưới nhiều hình

thức, nên chữ Quốc ngữ đã dần dần ảnh hưởng đến diễn trình văn hóa giáo dục

của dân tộc Việt Nam.

- Về giáo dục, trước khi thực dân Pháp đến xâm chiếm Việt Nam, Nho học

chiếm vai trò chủ đạo. Sau khi đã đặt được nền móng đô hộ, thực dân Pháp dần

thay đổi hệ thống giáo dục Nho học. Ở Nam Bộ, thực dân Pháp mở trường Pháp -

Việt vào tháng 9 năm 1861, sau đó mở tiếp trường Thông ngôn vào tháng 7 năm

1864. Tháng 3 năm 1879, thực dân Pháp cho mở Sở học chính Nam kỳ, là mốc mở

đầu cho chương trình giáo dục Pháp - Việt ở Sài Gòn. Việc mở trường học nhằm

đào tạo đội ngũ trí thức Tây học mới để xây dựng đội ngũ quan lại, công chức cho

chính quyền thuộc địa. Sau này, một bộ phận quan lại, công chức chính quyền

Pháp như Ngô Văn Chiêu, Lê Văn Trung, Nguyễn Văn Ca, Nguyễn Ngọc Tương,

Lê Bá Trang… đã gầy dựng và phát triển đạo Cao Đài ở Nam Bộ.

- Về truyền thông đặc biệt là báo chí, người Pháp đã cho xuất bản những tờ

báo đầu tiên ở Nam Bộ như Nam Kỳ viễn chinh công báo (Le bulletin offieciel

L’expedition de la Cochinchine) và Xã Công báo (Le bulletin des communes) vào

năm 1861, Sài Gòn thời báo (Le Courrier de Saigon) xuất bản số đầu tiên vào năm

1862… Người Pháp dùng những tờ báo này phục vụ cho công cuộc khai hóa

thuộc địa, nhưng cũng chính từ phương tiện truyền thông này, trí thức yêu nước

Nam Bộ đã học hỏi người Pháp, đã dùng báo chí để tuyên truyền tư tưởng dân chủ

tiến bộ phục vụ cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Tiêu biểu cho những

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

43

nhà báo yêu nước tiến bộ lúc bấy giờ là Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh… Họ

đã đăng toàn văn Tuyên ngôn Đảng Cộng sản trên báo Tiếng chuông rè để truyền

bá thức tỉnh dân chúng. Những tín đồ theo đạo Cao Đài cũng dùng báo chí để

tuyên truyền tôn giáo của mình, như những bài viết của Nguyễn Phan Long đăng

trên tờ báo Tiếng vọng Annam (L’Echo Annamite).

- Cơ cấu tổ chức hành chính ở Nam Bộ cũng được thay đổi. Năm 1832, khi

Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt qua đời, vua Minh Mạng bãi bỏ Gia Định

thành, tổ chức lại thành các tỉnh, gồm Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh

Long, An Giang, Hà Tiên và kể từ đó xuất hiện tên Nam kỳ lục tỉnh. Đứng đầu

mỗi tỉnh là Quan chủ tỉnh. Khi toàn xứ Nam kỳ rơi vào tay Pháp, chính quyền

Pháp đã chia Nam kỳ thành các địa hạt (Inspection), rồi đến các hạt

(Arrondissement), đứng đầu các hạt là các quan Tham biện. Sau năm 1899, Liên

Bang Đông Dương được thành lập, gồm 5 xứ: Bắc kỳ (Tonkin), Trung kỳ

(Annam), Nam kỳ (Cochinchine), Cao Miên (Cambodge) và Lào (Laos), trong đó

Nam kỳ là xứ thuộc địa trực trị của Pháp, số còn lại được đặt dưới quyền bảo hộ

của Pháp. Từ đó, cơ cấu hành chính của Nam kỳ được phân bố lại, trong đó người

đứng đầu là Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine), rồi đến Thanh

tra chính trị và hành chính (Inspecteur des Affaires politiques et administratives),

Chủ tỉnh (Administrateur – chef de province) và Chủ quận. Ngoài Chủ quận, các

chức vụ trên đều do người Pháp nắm giữ. Chủ quận do người Việt đảm nhận và

mang các chức danh của triều đình phong kiến như Quan huyện, Quan phủ, Quan

đốc phủ sứ…

Trong xã hội, các giai tầng xã hội xuất hiện và có sự phân hóa sâu sắc với

những tầng lớp như địa chủ phong kiến, tư sản, tư sản mại bản, tư sản dân tộc,

tiểu tư sản, công nhân, nông dân,… trong đó giai tầng thấp nhất và bị áp bức, bóc

lột nhiều nhất trong xã hội là nông dân và công nhân. Từ sự phân hóa này đã tạo

ra mâu thuẫn trong xã hội Nam Bộ lúc bấy giờ và sự thua thiệt bao giờ cũng rơi

vào giai tầng thấp. Thêm vào đó là nỗi nhục của người dân mất nước đã khiến

nhiều sĩ phu và người dân lao động đứng lên đấu tranh để giành quyền sống, nên

hàng loạt cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

44

như khởi nghĩa của Trần Văn Thành, Trần Văn Chất, Nguyễn Trung Trực, Phan

Xích Long… nhưng tất cả đều thất bại. Vì vậy, trong giai đoạn này, cuộc sống của

người dân, đặc biệt là nông dân nghèo Nam Bộ rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm

trọng. Họ luôn tìm kiếm những chỗ mới cho cuộc sống của họ, và một trong

những chỗ dựa tinh thần của họ lúc bấy giờ là các tôn giáo và kết quả là hàng loạt

tôn giáo ra đời ở Nam Bộ.

Bên cạnh những yếu tố vừa nêu, Nam Bộ còn xuất hiện thêm Thuật chiêu

hồn. Đây là một loại hình nói về cách thông công giữa người đang sống với người

đã chết, giống với hình thức cầu cơ mà người Trung Quốc truyền sang Việt Nam

thông qua đạo Minh Sư, chỉ khác nhau về cách thức thực hiện. Trong quá trình tìm

hiểu, chúng tôi biết được hai hình thức này như sau:

- Về hình thức cầu cơ, muốn tiếp xúc được các đấng thiêng liêng, người cầu

cơ phải sắp bàn thờ thật trang nghiêm, đốt nhang đèn để cúng bái; cần phải có

ngọc cơ (Hình – H:42), mâm đựng cát hoặc bàn kiếng. Số người tham gia trong

buổi cầu cơ ít nhất phải 5 người, trong đó 2 người làm đồng tử (người đồng âm,

người đồng dương), 1 pháp đàn, 1 đọc giả, 1 điển ký. Hai đồng tử có nhiệm vụ

cầm ngọc cơ; pháp đàn đứng chứng đàn, đọc kinh cầu đấng thiêng liêng nhập đàn.

Khi đấng thiêng liêng nhập vào hai đồng tử thì sử dụng ngọc cơ để viết chữ trên

mâm cát hoặc trên bàn kiếng có đổ rượu lên trên. Đọc giả đứng ngay tại bàn cơ,

đọc to những chữ được viết ra để người làm điển ký nghi lại.

- Về thuật chiêu hồn, Người thực hiện thuật chiêu hồn dùng một cái bàn nhỏ

kê cao một chân để cho cái bàn bị khập khiểng. Hai người ngồi đối diện đặt tay

trên mặt bàn. Một người ngồi ngoài để ghi ký tự khi bàn chuyển động, gõ chân

xuống nền đất. Những người thực hiện thuật chiêu hồn có qui ước là gõ chữ theo

mẫu tự Latinh. Ví dụ, gõ một nhịp là chữ A, hai nhịp liên tục là chữ B, ba nhịp là

chữ C… sau đó các ký tự được ghép lại để trở thành chữ hoàn chỉnh, rồi ghép các

chữ lại để trở thành câu. Hình thức thực hiện như trên trong đạo Cao Đài gọi là

Xây bàn. Việc xây bàn thường tổ chức vào ban đêm ở ngoài trời. Người muốn xây

bàn sau khi đã chuẩn bị xong mọi thứ liền khấn nguyện, yêu cầu vong linh nhập

bàn, sau đó họ giữ cho không gian thanh tịnh và chờ đợi vong nhập. Khi vong

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

45

nhập, bàn tự nhiên sẽ gõ theo nhịp để người đứng ngoài ghi ký tự và ghép chữ.

Người tham dự có thể nêu câu hỏi để vong linh trả lời.

Việc xây bàn theo kiểu này xuất hiện đầu tiên ở tiểu bang New York, Mỹ vào

năm 1847 [109]. Sau đó, lan rộng và trở thành phong trào thu hút giới học thuật ở

châu Âu nghiên cứu về linh hồn của những người đã chết. Những việc nghiên cứu

này về sau trở thành môn khoa học, gọi là Thần linh học (Spiritism). Đến cuối thế

kỷ XIX đầu XX, phong trào Thần linh học khởi lên rầm rộ và sôi nổi ở khắp các

nước Âu, Mỹ, nhất là ở Anh và Pháp. Ở Việt Nam, đặc biệt là Nam Bộ, phong

trào Thần linh học được truyền bá trước tiên vào giới trí thức bằng con đường báo

chí và sách vở.

Chính nhờ hình thức xây bàn này mà về sau một bộ phận công chức người

Việt như Phạm Công Tắc (H:3), Cao Quỳnh Cư (H:4), Cao Hoài Sang (H:5)…

cùng với những người say mê thuật cầu cơ như Ngô Văn Chiêu (H:1), Vương

Quan Kỳ, Võ Văn Sang, Lý Trọng Quí… đã dùng nó để làm cơ sở sáng lập nên

đạo Cao Đài ở Nam Bộ.

Từ những phân tích trên cho thấy, đến nửa đầu thế kỷ XX, Nam Bộ đã là một

nơi hội tụ của nhiều dòng văn hóa, từ văn hóa truyền thống của từng tộc người đến

văn hóa phương Tây. Tất cả những yếu tố này trộn lẫn vào nhau làm cho văn hóa

Nam Bộ trở nên đa dạng, phong phú, từ đó hình thành nên sắc thái văn hóa hỗn

dung đặc sắc của Nam Bộ.

1.2.2. Đạo Cao Đài ở Nam Bộ

* Quá trình hình thành đạo Cao Đài

Cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế

kỷ XX càng trở nên trầm trọng với các sự kiện đàn áp chính trị của chính quyền

thuộc địa, cảnh lầm than do đói kém, dịch bệnh diễn ra liên tục trong đời sống

nông dân… Người dân tìm cách bám víu vào các tổ chức tôn giáo như Phật giáo

hoặc các tôn giáo bản địa để có chỗ dựa tinh thần. Chính vì thế, tôn giáo ở Nam

Bộ là một trong những nơi cứu cánh mà họ tìm đến. Cầu cơ tiếp xúc các đấng siêu

linh nhằm bàn luận thời cuộc, đàm đạo thơ văn, xin thuốc chữa bệnh, xin tiên

đoán vận mệnh đất nước trong tương lai… là phong trào tôn giáo, tâm linh ưa

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

46

thích của một bộ phận không nhỏ cư dân Nam Bộ lúc bấy giờ. Giới nhân sĩ, trí

thức yêu nước cũng dựa vào hình thức cầu cơ để qui tụ lực lượng và che mắt

chính quyền thuộc địa cho hoạt động chính trị của họ. Do đó, vào khoảng đầu thế

kỷ XX, phong trào cơ bút đã phát triển mạnh mẽ trong các cơ sở tôn giáo ở Nam

Bộ và trở thành một trong những hoạt động không thể thiếu trong đời sống tâm

linh của một bộ phận không nhỏ cư dân Nam Bộ.

Phong trào cơ bút ở Nam Bộ được bắt nguồn từ Trung Quốc mà tiêu biểu là

bắt nguồn từ đạo Minh Sư. Theo các tài liệu thư tịch, đạo Minh Sư là tôn giáo ra

đời vào khoảng năm 618 – 907 dưới thời nhà Đường của Trung Quốc. Đạo Minh

sư gắn liền với phái Thiền tông do Bồ Đề Đạt Ma, vị Tổ sư đời thứ 28 của Thiền

tông Ấn Độ và là vị Tổ sư đời thứ nhất của Thiền tông Trung Quốc, truyền dạy tại

Trung Quốc. Đến đời Lục tổ Huệ Năng, Thiền tông Trung Quốc được chia thành

hai hệ phái. Hệ phái truyền giáo về phía Bắc sang các tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây, Hà

Bắc… đến các nước Hàn Quốc và Nhật Bản, gọi là Bắc thiền tông. Hệ phái truyền

giáo về phía Nam từ Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tây đến Vân

Nam… gọi là Nam thiền tông. Khi Lục tổ Huệ Năng qua đời, Thiền tông bị đình

trệ. Sau đó, Mã Công Đạo Nhất và Bạch Ngọc Cư Sĩ gầy dựng lại Hệ phái Nam

Thiền tông và trở thành hai vị Tổ thứ bảy của phái Thiền tông. Đến cuối đời nhà

Châu (năm 955), Phật đường Nam Thiền tông bị đình trệ do triều đình ra lệnh phá

hủy chùa chiền, am viện. Khi nhà Minh bị Mãn Thanh lật đổ, các quan thần của

nhà Minh lập nên hai nhóm: quan võ lập nên Thiên Địa Hội; quan văn lập nên

Minh Sư đạo dựa trên nền tảng của hệ phái Nam Thiền tông để trở thành những

Hội kín núp dưới hình thức tôn giáo nhằm hoạt động chính trị với mục đích “bài

Thanh phục Minh”.

Mục đích của các quan thần nhà Minh bất thành nên đã tìm đường lánh nạn

sang Việt Nam và được chúa Nguyễn cho cư trú ở vùng đất Nam Bộ. Từ đó, đạo

Minh Sư và Thiên Địa Hội có mặt ở tại đây [89].

Tại Nam Bộ, đạo Minh Sư gắn liền với tên tuổi của các vị như Đại lão sư

Ngô Đạo Chương, Thái Lão sư Trần Đạo Minh, Thái Lão sư Vương Đạo Thâm…

Sau thời gian phát triển, đạo Minh Sư ở Nam Bộ chia thành ba Tông [71]:

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

47

- Tông Đức Kế do Thái Lão Vương Đạo Thâm lãnh đạo, có các chùa như

Quảng Nam đường, Khánh Nam đường (Bình Thạnh), Nam Nhã đường (Bình

Thủy- Cần Thơ), Mỹ Nam đường (Mỹ Tho), Vạn Bửu đường (Gò Công), Nam

Tông đường (Hội An), Hòa Nam đường (Đà Nẵng).

- Tông Phổ Tế do Thái Lão sư Trần Đạo Quang lãnh đạo, có các chùa như

Linh Quang đường (Hóc Môn), Long Hoa đường (Cai Lậy), Phổ Hòa đường (Mỹ

Tho)...

- Tông Hoằng Tế do Thái Lão sư Lâm Đạo Ngươn (thường gọi là Lâm

Xương Quang) lãnh đạo, có các chùa như Quang Âm đường (Thâm nhiên Long

An), Quang Âm đường (TX Tân An) , Trọng Văn đường (Bình Điền).

Từ ba Tông này sau đó lại chia ra thành 4 chi khác nhau, gồm: Minh Đường,

Minh Lý, Minh Thiện, Minh Tân [89].

- Minh Đường do Ngô Đạo Chánh truyền lại cho Thái Lão sư Lê Đạo Long

(Lê Văn Tiểng) tại chùa Vĩnh Nguyên Tự ở Cần Giuộc, Long An.

- Minh Lý do Âu Minh Chánh (tên tục là Âu Kiệt Lâm) lập ra. Ngôi thờ tự

của phái này đặt tại Tam Tông Miếu ở khu vực Bàn Cờ, đường Cao Thắng.

- Minh Thiện do ông Trần Hiển Vinh lập ra tại Chùa Ông ở Thủ Dầu Một.

- Minh Tân do Lê Minh Khá lập nên. Cơ sở thờ tự đặt tại Tam giáo điện

Minh Tân ở Bến Vân Đồn, quận 4.

Bốn chi này hiệp với chi Minh Sư trở thành Ngũ chi Minh Đạo (CT:6). Tôn

giáo này thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và Diêu Trì Kim Mẫu tại chánh Điện;

thường xuyên tổ chức cầu cơ để tiếp xúc với các đấng Thiêng liêng.

Ở các đình, miếu đặc biệt là tại các chùa của Minh Sư thường xuyên tổ chức

cầu cơ, tiếp điển với các đấng thiêng liêng, các vong linh quá vãng để tìm hiểu thế

sự, vận mệnh quốc gia hoặc để xin toa thuốc chữa bệnh.

Tại Sài Gòn, nhóm cầu cơ mà sau này có vai trò quan trọng trong việc gầy

dựng nền đạo Cao Đài ở Nam Bộ là nhóm của ông Ngô Văn Chiêu và ông Vương

Quan Kỳ, còn gọi là nhóm Chiêu - Kỳ. Tài liệu của đạo Cao Đài cho rằng ông Ngô

Văn Chiêu là người có công đầu trong việc gầy dựng nền đạo Cao Đài ở Nam Bộ.

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

48

Theo tài liệu, ông Ngô Văn Chiêu học trường Pháp (tốt nghiệp bằng Thành

Chung của Trường Chasseloup Laubat Sàigòn – sau đổi thành trường Jean Jacques

Rousseau và nay là trường Lê Quí Đôn), làm công chức thời Pháp thuộc, là người

rất say mê thuật cầu cơ. Qua những buổi cầu cơ, ông Chiêu đã đặt niềm tin vào

“thế giới siêu linh”, một thế giới “hư ảo” mà nội dung tôn giáo đề cập.

Thế giới hư ảo đó là nơi tồn tại của các đấng siêu linh, trong đó “Cao Đài

Tiên Ông” giáng đàn vào năm 1919 tại Tân An đã trở thành một trong những đấng

siêu linh quan trọng trong “thế giới hư ảo” của đạo Cao Đài. Đấng “Cao Đài Tiên

Ông” xuất hiện khi ông Chiêu cùng những người bạn tổ chức cầu cơ tại Tân An.

Sau đó, đấng siêu linh này thường xuyên xuất hiện trong những buổi cầu cơ của

ông Chiêu tại Hà Tiên và Phú Quốc. Năm 1921, thông qua những buổi cầu cơ tại

Phú Quốc, Đấng “Cao Đài Tiên Ông” đã nhận ông Chiêu làm đệ tử, khuyên ông

ăn chay trường và tu luyện tâm pháp. Cũng trong năm này, ông Chiêu tạo hình

tượng “Thiên nhãn” (Mắt trời) làm biểu tượng thờ cúng và đã cụ thể hóa “thế giới

hư ảo” bằng cảnh “Bồng Lai” khi cho rằng mình đã được “Tiên ông” tưởng

thưởng cho công phu tu hành bằng việc cho thấy “Tiên cảnh” (thế giới của sự giải

thoát). Cuối năm 1924 đầu năm 1925, khi làm việc ở Dinh Thống Đốc Nam Kỳ tại

Sài Gòn, ông Chiêu đã cùng ông Vương Quan Kỳ (người làm cùng sở), Đoàn Văn

Bản (Đốc học Trường Cầu Kho), Nguyễn Văn Hoài, Võ Văn Sang, Lý Trọng Quí

lập thành nhóm tu theo đạo Cao Đài tại Sài Gòn. Nhóm tu này do ông Chiêu đứng

đầu và là người hướng dẫn.

Bên cạnh nhóm ông Chiêu, giữa năm 1925 tại Sài Gòn, một nhóm người cổ

vũ tu theo đạo Cao Đài là các ông Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài

Sang. Họ là những người đồng thanh khí (cùng yêu âm nhạc, sính thơ văn và đều

tin có thế giới siêu hình hiện hữu) và là đồng hương, bạn học, đồng nghiệp nên

thường qua lại chơi thân với nhau, thường xuyên tổ chức hội họp đàm đạo thơ văn

và thế sự. Họ đến với đạo Cao Đài cũng xuất phát từ sự say mê tiếp xúc với “thế

giới siêu linh” như nhóm của ông Chiêu, nhưng dưới một hình thức khác là “xây

bàn”.

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

49

Theo các tài liệu ghi chép, năm 1925, bằng hình thức xây bàn, các Phạm

Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang đã trò chuyện được với chơn linh của

cụ Cao Quỳnh Tuân (thân phụ của ông Cao Quỳnh Cư), Vương Thị Lễ (cháu của

ông Vương Quan Kỳ), chơn linh của các thi sĩ và các bậc tiên thánh như thi sĩ

Huỳnh Thiên Kiều (hiệu là Quí Cao), Đức Nhàn Âm Đạo Trưởng, Thanh Sơn Đại

Sĩ (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm), Đại tiên Lê Văn Duyệt… để cùng làm thơ,

họa phú. Các ông Cư, Tắc, Sang còn tiếp xúc được với Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu

vị Tiên nương, đặc biệt tiếp xúc được với chơn linh của “Cao Đài Tiên Ông” dưới

danh xưng ban đầu là AĂÂ. Cũng giống như ông Chiêu, Cao Đài Tiên Ông đã

nhận các ông Cư, Tắc, Sang làm đệ tử để truyền đạo; sau đó có thêm sự tham gia

của ông Lê Văn Trung, Trương Hữu Đức, Nguyễn Trung Hậu… Trong số các vị

này, ông Lê Văn Trung là người có uy tín trong chính quyền thuộc địa bấy giờ.

Ông nguyên là Thượng nghị viện Đông Dương (Membre du Conseil Supérieur de

L’Indochine), được chính phủ Pháp thưởng Đệ ngũ đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh

(Chevalier de l’ordre National de la Légion d’honneur) và được cử vào Hội Đồng

Tư Vấn (Conseil Privé) năm 1912.

Cuối năm 1925, nhóm ông Cư, Tắc, Trung… hiệp với nhóm ông Chiêu, Kỳ,

Bản… để hình thành nên nhóm tu theo đạo Cao Đài ở Sài Gòn, và bắt đầu công

cuộc truyền bá tôn giáo mới.

Như vậy đến năm 1925, đạo Cao Đài đã bắt đầu được hình thành và phổ

truyền bởi nhóm cơ bút Chiêu – Kỳ. Nhưng trước đó, đạo Cao Đài đã có một quá

trình manh nha bằng việc tin tưởng vào các đấng siêu linh của ông Ngô Văn

Chiêu. Nhận xét về ông Ngô Văn Chiêu, tác giả R.B. Smith cho rằng, “ông Chiêu

dù được giáo dục bởi nền giáo dục Pháp, nhưng lại không bị ảnh hưởng bởi nó mà

vẫn giữ được tín ngưỡng và văn hóa của người Việt Nam” [229:338]. Chính do

vẫn giữ được văn hóa và tín ngưỡng truyền thống nên ông Chiêu đã tham dự vào

nhiều đàn cơ cầu Tiên ở Thủ Dầu Một, Cái Khế… và cũng tự mình cùng với

những người bạn lập thành nhiều nhóm cầu cơ ở Tân An, Hà Tiên, Phú Quốc, Sài

Gòn… Trong những lần cầu cơ ấy, niềm tin vào các đấng siêu nhiên trong ông

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

50

càng lên cao, nhất là việc cầu thuốc chữa bệnh cho mẹ (CT:7) và cho người dân.

Niềm tin đó là cơ sở để hình thành nên nền tảng của đạo Cao Đài.

Xét về quá trình gầy dựng đạo Cao Đài của ông Ngô Văn Chiêu, người ta

thấy rằng con đường tu đạo của ông đều bắt nguồn từ việc cầu cơ thỉnh Tiên như:

- Đàn cơ vào năm 1902 tại Thủ Dầu Một, một đấng siêu linh nhập đàn cho

ông bài thi khuyên tu hành.

- Năm 1919, trong đàn cơ tại nhà ông ở Tân An, đấng siêu linh lại khen ông

thông minh và xưng danh với ông là Cao Đài Tiên Ông.

- Năm 1921 tại chùa Quan Âm ở Phú Quốc, đấng siêu linh ấy lại buộc ông

phải ăn chay trường ba năm, bắt đầu công việc học đạo và chỉ vẽ cách thờ tự. Lúc

này danh xưng đầy đủ là “Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát” về một đấng

siêu linh thường xuyên giáng đàn khuyên và dạy ông được tiết lộ.

Như vậy, đến lúc này cơ sở căn bản của một tôn giáo đã được hình thành

trong bản thân của ông Ngô Văn Chiêu bằng việc tin tưởng vào các đấng siêu linh.

Theo nhận xét của Nguyễn Duy Hinh trong quyển Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài

do nhà xuất bản Khoa học xã hội – Hà Nội ấn hành năm 1995, thì không chỉ đến

lúc này (năm 1921) ông Chiêu mới bắt đầu tu hành mà trước đó (năm 1919) việc

tu hành của ông Chiêu theo Cao Đài đã được bắt đầu bằng việc lập nhóm cầu cơ

tại Tân An. Tại đây, ông Chiêu đã biết đến danh Cao Đài, nhưng không hiểu đó là

gì và luôn cầu cơ để hỏi thì chỉ được hai câu thơ:

“Cao Đài ứng hóa theo dòng chúng sanh

Đố ai có biết cái danh Cao Đài”

Nhóm cầu cơ ở Tân An được ông Nguyễn Duy Hinh xem là nhóm tu đầu

tiên của ông Chiêu và mang tính chất tổ chức đầu tiên của đạo Cao Đài. Nhóm tu

thứ hai của ông Chiêu là khi ông lập nhóm cầu cơ ở Phú Quốc cùng với việc khởi

đầu ăn chay trường và luyện đạo. Lúc này đạo Cao Đài đã có đấng tối cao (Cao

Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát), có biểu tượng thiêng liêng (Thiên nhãn), bỏ

kinh điển cũ (không tụng kinh Minh Thánh nữa), đưa ra tiên cảnh Bồng Lai làm

mục tiêu tu hành. Theo ông Hinh, như vậy đạo Cao Đài đã tương đối hoàn chỉnh

những yếu tố cơ bản của một tôn giáo, nhưng chưa hoàn thiện. Khi ông Chiêu về

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

51

lại Sài Gòn thì lập nên nhóm tu thứ ba gồm ông Kỳ, ông Bản, ông Hoài, ông Sang.

Nhóm tu này có điện thờ, đàn cơ riêng, không phụ thuộc vào các đền chùa như

trước. Đàn cơ Cầu Kho biểu trưng cho sự tồn tại như một thực thể tôn giáo độc lập

của đạo Cao Đài [174:101-105].

Qua phân tích của ông Hinh cho thấy, đạo Cao Đài đã bắt đầu xuất hiện từ

năm 1919, đến năm 1925 nó đã trở thành một thực thể tôn giáo độc lập với đầy đủ

những yếu tố cơ bản của một tôn giáo. Điều đó, chứng tỏ ông Ngô Văn Chiêu có

vai trò rất lớn trong việc gầy dựng mối đạo mới tại Nam Bộ vào nửa đầu thế kỷ

XX bằng việc tiếp xúc các đấng thiêng liêng qua cơ bút.

Việc tổ chức lễ khai đạo tại chùa Từ Lâm, Tây Ninh vào năm 1926 chỉ là

một hình thức nhằm hợp thức hóa đạo Cao Đài với chính quyền thuộc địa lúc bấy

giờ và cũng nhằm mục đích công bố với cư dân rằng có một tôn giáo mới xuất

hiện tại Nam Bộ.

Như vậy, từ cuối năm 1925 đến năm 1926, tại Nam Bộ có một tôn giáo mới

mang tên Cao Đài ra đời. Tôn giáo này được hình thành với đầy đủ những yếu tố

như:

- Về niềm tin tôn giáo: những người khởi xướng cho việc hình thành đạo

Cao Đài đều tin tưởng vào một thế giới siêu thực; một thế giới tồn tại bởi các siêu

linh, nơi đó có sự tồn tại của các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật… và vong hồn của

những người quá vãng, đó là cảnh “Bồng Lai”, một thế giới hoàn toàn khác thế

giới trần tục. Do tin tưởng sự tồn tại của thế giới siêu thực đó mà những người

như Ngô Văn Chiêu, Vương Quan Kỳ, Đoàn Văn Bản, Cao Hoài Sang, Phạm

Công Tắc, Lê Văn Trung… đều là những bậc trí thức, có địa vị cao trong xã hội

lúc bấy giờ, đã tìm cách tiếp xúc bằng các hình thức khác nhau như cầu cơ, xây

bàn. Thông qua những lần tiếp xúc với thế giới siêu linh, những người này lại

càng củng cố niềm tin của mình về sự tồn tại của các “chơn linh siêu việt” ở thế

giới bên kia. Những nhân vật như Diêu Trì Kim Mẫu, Cửu Vị Tiên Nương, Ngọc

Hoàng Thượng Đế, Lữ Đồng Tân, Bạch Hạt Đồng Tử… là những nhân vật tưởng

như không thật, vốn chỉ được biết đến trong các truyện thần tiên của Trung Quốc

thì nay lại xuất hiện, trò chuyện với các ông Cư, Tắc, Sang,.. thông qua thuật xây

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

52

bàn hoặc cầu cơ. Điều này đã làm cho các ông này “ngây ngất” và tin tưởng tuyệt

đối vào sự tồn tại của thế giới siêu linh. Lại thêm những vong hồn quá vãng là

cha, cháu, bạn của các ông Cao Quỳnh Cư, Vương Quan Kỳ, Nguyễn Trung Hậu

quay trở về cùng tâm sự, đàm đạo thơ văn… lại một lần nữa củng cố niềm tin tôn

giáo của những người này.

Tất cả những điều trên nói lên rằng, niềm tin về một thế giới bên kia cùng

với sự tồn tại của các chơn linh siêu việt đã được củng cố ngay từ buổi đầu khi

đạo Cao Đài có những yếu tố manh nha hình thành trong bối cảnh thế giới cũng

quan tâm nghiên cứu về linh hồn. Đây chính là niềm tin để dẫn đến sự ra đời của

một tôn giáo.

- Về nghi lễ tôn giáo: lễ nghi tôn giáo được thực hành nhằm dâng niềm tin

tôn giáo lên các đấng siêu linh mà họ tôn thờ. Đấng siêu linh được tôn thờ chính là

“Cao Đài Tiên Ông”; biểu tượng tôn giáo được sử dụng để chiêm bái cho lễ nghi

tôn giáo là hình tượng “Thiên nhãn” (mắt Trời).

Khi có đấng siêu linh và biểu tượng tôn giáo, ông Chiêu đã lập bàn thờ

trong nhà và bắt đầu hành lễ. Mỗi ngày ông hành lễ bốn lần theo bốn thời: Tý,

Ngọ, Mẹo, Dậu. Kinh sách được dùng trong hành lễ là các bài Cửu Thiên, Nhụy

Châu trích từ kinh sách của đạo Minh Sư. Lễ vật dùng để cúng là hoa, trà, rượu,

quả.

Việc thờ cúng và hành lễ này được ông duy trì và truyền lại cho các ông

Vương Quan Kỳ, Đoàn Văn Bản, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Lê Văn

Trung… nhằm mục đích biểu hiện niềm tin tôn giáo của mình.

- Chức sắc tôn giáo: Mặc dù các ông Ngô Văn Chiêu, Phạm Công Tắc, Cao

Hoài Sang, Lê Văn Trung… trong những buổi đầu chưa có những chức phận tôn

giáo rõ ràng, nhưng họ lại chính là những người đang thực hiện hành vi tôn giáo.

Ông Ngô Văn Chiêu trở thành người hành lễ chuyên nghiệp khi được giao trọng

trách phải ăn chay trường, luyện đạo để giữ tâm pháp và truyền thụ cách thờ cúng

và hành lễ cho những người khác. Các ông còn lại giữ vai trò buổi đầu như là

những người hành lễ thông thường, phải học tập từ ông Chiêu và nhất nhất phải

xem ông Chiêu là anh cả.

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

53

* Quá trình phát triển đạo Cao Đài

Việc phát triển đạo Cao Đài diễn ra khá mạnh mẽ từ năm 1926, được đánh

dấu bằng lễ khai đạo tại chùa Từ Lâm, Tây Ninh. Lễ khai đạo được xem là sự ra

mắt chính thức của tôn giáo này. Đây là bước khởi đầu để đạo Cao Đài phát triển.

Chỉ sau lễ khai Đạo một năm (từ năm 1925 đến 1926), đạo Cao Đài đã có vị

thế trong xã hội Nam Bộ, bằng chứng là số người tham gia vào đạo mỗi lúc một

đông. Số người nhập môn theo đạo mỗi ngày đếm có từ 90 đến 100 người [113].

Giải thích việc người dân Nam Bộ theo Cao Đài, trong sách Tôn giáo, Nguyễn An

Ninh viết “Dân đã mê muội trong tôn giáo, mà các tôn giáo, các đạo lý của nước

nhà đều suy sụp, làm sao mà không theo đạo Cao Đài được. Không từng thấy,

không suy ra, gặp đạo Cao Đài có màu mới mẽ, mà lại dễ dàng cho tâm trí như

ngựa quen đường cũ. Đạo Cao Đài là cái nhà cũ của dân mê tín mà sơn lại mới;

mọi vật cũ ngày xưa, nay đều mang một cái tên mới; coi nó mới mà lại có quen”

[52:187] vì vậy nhiều người dân đã theo Cao Đài.

Trần Văn Giàu cũng đồng quan điểm khi cho rằng “nhân dân khốn khổ mà

chưa giác ngộ cách mạng lại càng chìm sâu vào mê tín dị đoan thì tất phải trông

mong vào sự giải thoát ở đời sau, đi vào đường tôn giáo. Mà theo đạo nào bây

giờ?... Bây giờ có đạo mới, đạo Cao Đài, may ra có lối thoát? Người ta hy vọng;

người ta vào đạo Cao Đài. Nó mới mà cũ, mới về tổ chức, về tên tuổi, mà cũ về

nội dung, phương tiện, dễ theo” [52:187]. Chính những yếu tố “mới mà cũ” đã

làm cho người dân cảm thấy có sự mới mẽ trong tôn giáo Cao Đài, nhưng lại

không quá xa lạ với cuộc sống tâm linh đời thường của họ nên đã thu hút được

đông đảo người dân tham gia. Theo các tài liệu nghiên cứu về đạo Cao Đài

[179:63-64], chỉ sau một năm truyền đạo, số người tin và theo đạo Cao Đài lên

đến 50.000 người vào năm 1926. Số tín đồ tiếp tục tăng lên như sau:

Bảng 1: Số tín đồ theo đạo Cao Đài được thống kê

từ năm 1928 đến năm 1995

STT Năm Số tín đồ (ngƣời)

1 1928 150.000

2 1931 350.000

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

54

3 1935 1.000.000

4 1975 2.820.000

5 1995 2.000.000

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các nguồn khác nhau đã được công bố)

Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ vào tháng 12 năm 2004, số tín

đồ của đạo Cao Đài là 2.471.351 người, trong đó đạo hữu 2.434.429 người; chức

sắc là 11.030 người, chức việc 20.039 người và cơ sở thờ tự gồm 1.205 cơ sở. Số

người có sớ cầu đạo chính thức là 1.043.119 người. Đây là những người có tên

trong sổ đạo, do các Hội thánh của Cao Đài nắm giữ. Số người này được phân bố

khắp các tỉnh thành ở Nam Bộ.

Bảng 2: Số tín đồ có sớ cầu đạo

và cơ sở thờ tự của Cao Đài ở Nam Bộ

TT

Tên tỉnh,

thành phố Chức sắc Chức việc Đạo hữu

Cơ sở

thờ tự

1 An Giang 163 681 73829 45

2 Bà Rịa - Vũng Tàu 191 345 9147 19

3 Bạc Liêu 30 342 7813 25

4 Bến Tre 1076 1535 45000 134

5 Bình Dương 131 85 3739 18

6 Bình Phước 6 42 1911 5

7 Cà Mau 479 816 42730 59

8 Cần Thơ 152 347 17407 28

9 Đồng Nai 28 459 11117 28

10 Đồng Tháp 493 1259 55273 54

11 TP. Hồ Chí Minh 567 1476 47427 88

12 Kiên Giang 285 327 14410 49

13 Long An 739 200 98000 119

14 Tây Ninh 2976 6140 390416 110

15 Tiền Giang 1514 1332 41176 93

16 Hậu Giang 26 90 11636 19

17 Sóc Trăng 194 274 10096 29

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

55

18 Trà Vinh 337 569 27119 44

19 Vĩnh Long 511 861 22872 49

Tổng cộng 9898 17180 931.118 1015

(Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ tháng 12/2004)

Trong quá trình phát triển, đạo Cao Đài đã có sự phân hóa để hình thành

nên các chi phái trong đạo. Việc dẫn đến sự chia rẽ là do mâu thuẫn nội bộ chức

sắc lãnh đạo. Khởi đầu là sự mâu thuẫn giữa ông Ngô Văn Chiêu với các ông Lê

Văn Trung, Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư… đã dẫn đến việc ông Chiêu không

tiếp tục theo con đường phổ độ mà trở lại con đường “tu kỹ” của mình để sau đó

hình thành nên phái Chiếu Minh tại Cần Thơ vào năm 1926. Tiếp theo là mâu

thuẫn giữa các ông Nguyễn Hữu Chính, Lê Văn Lịch (chức sắc cao cấp trong đạo)

với các ông Lê Văn Trung, Phạm Công Tắc, Lê Bá Trang… dẫn đến việc ông

Chính tách riêng lập nên phái Cao Đài Tiên Thiên tại Tiền Giang 1930. Ông

Nguyễn Văn Ca (chức sắc trong đạo) tách ra lập nên phái Cao Đài Minh Chơn Lý

tại Mỹ Tho năm 1932. Ông Trần Đạo Quang lập nên phái Minh Chơn Đạo năm

1934 tại Bạc Liêu. Ông Lê Bá Trang, Nguyễn Ngọc Tương lập nên phái Ban

Chỉnh Đạo tại Bến Tre vào năm 1934. Ông Tô Bửu Tài, Trương Minh Tòng lập

nên Cao Đài Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý vào năm 1936…

Hiện nay, đạo Cao Đài có 9 chi phái được nhà nước công nhận tư cách pháp

nhân như:

- Phái Tiên Thiên ra đời vào năm 1930 tại Tiền Giang, phát triển mạnh ở

Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Long An… được Nhà nước công

nhận tư cách pháp nhân vào ngày 27/11/1995, theo Quyết định số 51 QĐ/TGCP

(Phụ lục – PL:1, Quyết định – QĐ:5).

- Phái Minh Chơn Lý được hình thành vào cuối năm 1931 tại Mỹ Tho, sau

đó phát triển ở Tiền Giang, Long An, Rạch Giá,… được Nhà nước công nhận tư

cách pháp nhân vào ngày 14/3/2000, theo Quyết định số 16/2000/QĐ-TGCP

(PL:1, QĐ:7).

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

56

- Phái Minh Chơn Đạo ra đời vào năm 1934 tại Cà Mau, sau đó phát triển ra

Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng,… được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân

vào ngày 2/8/1996, theo Quyết định số 39 QĐ/TGCP (PL:1, QĐ:2).

- Phái Ban Chỉnh Đạo hình thành vào năm 1934 tại Bến Tre, sau đó phát

triển ra Long An, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long… được Nhà nước

công nhận tư cách pháp nhân vào ngày 8/8/1997, theo Quyết định số 26

QĐ/TGCP (PL:1, QĐ:4).

- Phái Chiếu Minh Long Châu được hình thành từ năm 1954 tại Cần Thơ và

phát triển chủ yếu ở khu vực Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Long An…. được

Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân vào ngày 27/7/1996, theo Quyết định số

1562/QĐ.CT.HC.96 (PL:1, QĐ:1).

- Phái Bạch Y Liên Đoàn ra đời vào năm 1936 tại Rạch Giá. Địa bàn phát

triển của chi phái này là Kiên Giang và được Nhà nước công nhận tư cách pháp

nhân vào ngày 8/7/1998, theo Quyết định số 60/TB-UB (PL:1, QĐ:6).

- Phái Tây Ninh hình thành từ năm 1935, phát triển mạnh ở Tây Ninh, Tiền

Giang, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh,… được Nhà nước công nhận tư cách

pháp nhân vào ngày 27/9/1997, theo Quyết định số 10 QĐ/TGCP (PL:1, QĐ:3).

- Phái Cầu Kho - Tam Quan được hình thành từ năm 1937, phát triển ở Bình

Định, Phú Yên, TP. Hồ Chí Minh,… được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân

vào ngày 28/4/2000, theo Quyết định số 199/2000/ QĐ-TGCP (PL:1, QĐ:9).

- Truyền giáo Cao Đài được hình thành từ năm 1938, phát triển ở Quảng

Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh,… được Nhà

nước công nhận tư cách pháp nhân vào ngày 24/9/1996, theo Quyết định số 40

QĐ/TGCP (PL:1, QĐ:8).

Số lượng tín đồ của các chi phái hiện nay được thống kê như sau:

Bảng 3: Số tín đồ, chức sắc, chức việc

và cơ sở thờ tự của các chi phái vào năm 2007

TT Tên chi phái Chức

sắc

Chức

việc Tín đồ

Họ

đạo

Ban Cai

quản

Ban

trị sự

1 Tây Ninh 2.357 15.154 1.312.000 371 371 1.113

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

57

2 Ban Chỉnh 4.275 2.270 807.260 201 201 600

3 Tiên Thiên 1.443 1.750 41.523 115 113 94

4 Truyền Giáo 660 4.211 49.809 62 66 259

5 Minh Chơn Đạo 859 1.484 31.386 49 49 49

6 Cầu Kho 263 244 9.466 28 40 38

7 Chơn Lý 2.072 180 5.950 28 28 0

8

Chiếu Minh

Long Châu 67 182 4.191 18 16 17

9 Bạch Y 104 172 4.200 14 14 14

10 Nhỏ lẻ, độc lập 997 189 7.542 30 30 10

TỔNG CỘNG 13.097 25.836 2.273.327 916 928 2.194

(Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ - tháng 12/2007)

Trong đó, Tây Ninh là chi phái có số lượng tín đồ đông nhất, sau đến là Ban

Chỉnh Đạo, Tiên Thiên, Truyền giáo, Minh Chơn đạo… Các chi phái còn lại số

lượng tín đồ không nhiều.

Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ vào năm 2004, tín đồ của các chi

phái Cao Đài phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ (xem bảng 4).

Bảng 4: Số liệu thống kê đạo Cao Đài ở các tỉnh, thành phố

TT Tên tỉnh,

thành phố

Chức

sắc

Chức

việc

Đạo hữu Cở sở

thờ tự

Tổng số

tín đồ

1 Tây Ninh 2.976 6.140 390.416 110 399.532

2 Long An 739 200 98.000 119 98.939

3 An Giang 163 681 73.829 45 74.673

4 Đồng Tháp 493 1.259 55.273 54 57.025

5 TP. Hồ Chí Minh 567 1.476 47.427 88 49.470

6 Bến Tre 1.076 1.535 45.000 134 47.611

7 Cà Mau 479 816 42.730 59 44.025

8 Tiền Giang 1.514 1.332 41.176 93 44.022

9 Trà Vinh 337 569 27.119 44 28.025

10 Vĩnh Long 511 861 22.872 49 24.244

11 Bình Định 485 748 18.402 36 19.635

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

58

12 Cần Thơ 152 347 17.407 28 17.906

13 Kiên Giang 285 327 14.410 49 15.022

14 Lâm Đồng 128 395 12.936 14 13.459

15 Quảng Nam 120 900 11.336 23 12.356

16 Hậu Giang 26 90 11.636 19 11.752

17 Đồng Nai 28 459 11.117 28 11.604

18 Sóc Trăng 194 274 10.096 29 10.564

19 Bà Rịa - Vũng Tàu 191 345 9.147 19 9.683

20 Khánh Hòa 146 278 8.434 26 8.858

21 Bạc Liêu 30 342 7.813 25 8.185

22 Đà Nẵng 52 219 6.465 6 6.736

23 Quảng Ngãi 62 234 4.901 28 5.197

24 Đắc Lắc 64 284 4.485 8 4.833

25 Bình Thuận 14 66 4.080 10 4.160

26 Bình Dương 131 85 3.739 18 3.955

27 Gia Lai 17 214 3.007 9 3.238

28 Phú Yên 15 113 3.010 15 3.138

29 Bình Phước 6 42 1.911 5 1.959

30 Ninh Thuận 12 110 1.348 6 1.470

31 Hà Tây 2 16 522 1 540

32 Kon Tum 4 31 304 4 339

33 Hà Nội 9 19 300 1 328

34 Thừa Thiên Huế 0 8 238 1 246

35 Quảng Ninh 0 16 222 1 238

36 Hải Phòng 2 8 142 1 152

37 Đắc Nông 0

TỔNG CỘNG 11.030 20.839 1.011.250 1.205 10.43.119

(Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ - tháng 12/2004)

Trong đó, số tín đồ đông nhất tập trung ở Tây Ninh với trên 399 ngàn

người, tiếp theo là Long An, An Giang, Đồng Tháp và TP. Hồ Chí Minh. Đây là

các tỉnh thuộc khu vực Nam Bộ. Các tỉnh ngoài khu vực Nam Bộ, số lượng tín đồ

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

59

đạo Cao Đài không nhiều. Nhìn chung, số lượng tín đồ Cao Đài chỉ tập trung đông

ở 19 tỉnh, thành thuộc khu vực Nam Bộ. Điều này có thể khẳng định, đạo Cao Đài

chỉ phát triển mạnh ở khu vực Nam Bộ, nơi nó được phát sinh; còn ở những khu

vực khác như miền Trung, miền Bắc Việt Nam, đạo Cao Đài gần như không phát

triển.

Như vậy, từ nguồn số liệu nêu trên, cùng với những yếu tố cấu thành tôn giáo

của đạo Cao Đài, chúng tôi xem đây là tôn giáo bản địa của Nam Bộ, vì cơ bản

đáp ứng được một số điều kiện liên quan đến thuật ngữ Tôn giáo bản địa như đạo

Cao Đài ra đời dựa trên nhu cầu cấp thiết của một bộ phận dân cư trong một khu

vực nhất định và phát triển chủ yếu trong địa phương nơi nó hình thành.

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

60

Chƣơng 2

ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO

CỦA TÍN ĐỒ CAO ĐÀI Ở NAM BỘ

2.1. ĐỨC TIN CỦA TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

Đức tin của tín đồ đạo Cao Đài được dựa trên nền tảng giáo lý của đạo; và

giáo lý được hình thành từ cơ bút, gọi là Thánh giáo. Nội dung của Thánh giáo nói

về lý do hình thành đạo Cao Đài, tôn chỉ hoạt động và các nguyên tắc hành đạo để

tín đồ theo đó thực hiện. Qua phân tích giáo lý của đạo Cao Đài, chúng tôi nhận

thấy, đức tin của tín đồ được biểu hiện như sau:

2.1.1. Tin về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con ngƣời

* Sự xuất hiện vũ trụ

Giải thích về nguồn gốc vũ trụ, giáo lý Cao Đài dựa trên nền tảng triết học

phương Đông để đưa ra quan điểm của mình về vũ trụ. Theo đó, vũ trụ khởi thủy

từ một khối hỗn mang, gọi là Thái cực, từ Thái cực sinh Lưỡng nghi, rồi sinh Tứ

tượng, hình thành nên Bát quái và từ đó sinh ra vạn vật trong trời đất.

Theo Đại Thừa Chơn giáo [5:145-149], trước khi có trời đất thì vũ trụ chỉ

là một khối khí hỗn độn, mờ mịt, lặng lẽ, vô vi, được gọi là Tiên thiên hư vô chi

khí. Trong khí hư vô ấy, xuất hiện một vòng đại quang minh, gọi là Thái cực hay

vô cực, là vòng tròn hư vô. Trong vòng tròn hư vô ấy tự khắc sinh ra một tâm

điểm. Từ tâm điểm đó phóng ra một vầng quang minh để phân định vũ trụ thành

hai loại khí. Khí thanh nhẹ bay lên trên, gọi là khí dương hay Nghi dương ( ).

Nhiều khí dương ngưng tụ lại thành Trời, gọi là Cơ hay là Càn ( ). Khí trược

nặng hạ xuống, gọi là khí âm hay là Nghi âm ( ). Nhiều khí âm ngưng lại thành

Đất, gọi là Ngẫu hay là Khôn ( ). Năng lực của khí âm dương vần quanh, đùn

đẩy nhau trong không gian. Khí âm do nặng nên đứng một chỗ. Khí dương nhẹ

hơn nên bao trùm, di động. Năng lực của Thái cực mới vận hành khí dương hiệp

cùng khí âm (Cơ Ngẫu hợp lại), nên bắt đầu sanh hóa ra muôn loài vạn vật. Từ đó,

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

61

muôn loài vạn vật cứ sanh hóa mãi mãi. Một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn

vật…

Tuy nhiên, để có được muôn loài vạn vật ấy, Thái cực còn phải chuyển hóa

nhiều lần nữa. Như, sau khi sanh hai khí âm, dương và hai khí này hiệp nhất để

phát khởi thế giới; trong đó khí âm của Khôn lấy một phần khí dương của Càn nên

Càn mất một phần khí dương để thay vào khí âm và biến thành Ly ( ). Ly là lửa,

gọi là Thái dương hay là Mặt trời. Khôn khi lấy được khí dương thì biến thành

Khảm ( ). Khảm là nước, gọi là Thái âm hay là Mặt trăng. Bốn quẻ Càn, Khôn,

Ly, Khảm lúc thăng, lúc giáng, lúc mất khí âm lúc thêm khí dương mà sanh ra các

quẻ khác như Đoài ( ) là Đầm lầy; Cấn ( ) là Núi non; Tốn ( ) là Gió; Chấn

( ) là Sấm. Nguyên nhân để sinh ra nước, lửa, núi, sông, cây, cỏ, đầm lầy… là do

sự thăng giáng của hai khí âm, dương. Sự tồn tại và phát triển của các loại vật này

cũng do hai loại khí âm, dương hợp lại mà thành. Do đó, khi khái quát về sự ra đời

và phát triển của vũ trụ, giáo lý Cao Đài thường đề cập đến công thức:

- Hỗn ngươn (vô vi) sinh Thái cực (vô cực)

- Thái cực sinh Lưỡng nghi

- Lưỡng nghi sinh Tứ tượng

- Tứ tượng sinh Bát quái

Từ Bát quái, muôn loài vạn vật tiếp tục sinh sôi nẩy nở…

Đây là quan điểm của Đạo giáo, hoàn toàn không mới ở Việt Nam nói

chung và Nam Bộ nói riêng, bởi vì Đạo giáo xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm với

các phái Thần tiên, Phù chú, Phong thủy, Bói toán… và đã phát triển mạnh mẽ

vào thời tự chủ (từ thế kỷ thứ X). Giới trí thức phong kiến chú ý đến Đạo giáo bởi

tư tưởng triết học Lão – Trang, còn người dân bình thường thì quan tâm đến bởi

yếu tố Thần tiên, Đồng cốt, Phương thuật…(CT:1). Chính yếu tố Thần tiên, Đồng

cốt, Phương thuật và tư tưởng Lão – Trang đã ảnh hưởng đến tư tưởng Vũ trụ

quan trong đạo Cao Đài. Đây là quan điểm hoàn toàn không mới đối với người

Việt nhưng cái mới trong quan điểm này là sự xuất hiện của Đấng tạo hóa (Đức

Chí Tôn hay Ngọc Hoàng Thượng đế), làm chủ và điều hành quá trình tạo hóa của

vạn vật. Các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần đều được phân cấp và có nhiệm vụ, vai

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

62

trò rõ ràng trong việc tạo dựng Càn khôn. Họ lại là những người thừa hành mệnh

lệnh của Thượng đế (Đấng tạo hóa). Đây chính là cái hay và chủ đích của những

người tạo nên giáo lý Cao Đài.

Giáo lý của Cao Đài luôn hướng đến mục đích qui nguyên tam giáo, hiệp

nhất ngũ chi để giải thích cho sự tạo tác vũ trụ và hình thành tư tưởng đại đồng

tôn giáo. Tam giáo bao gồm Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo là các tôn giáo có

ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của cộng đồng người Việt và đã trở

thành hệ tam giáo đồng nguyên trong tư tưởng văn hóa Việt. Khi giải thích cho

quan điểm tam giáo đồng nguyên (CT:1) hoặc qui tam giáo của mình, Thánh giáo

của đạo Cao Đài cho rằng các tôn giáo trước không còn đủ khả năng cứu rỗi nhân

loại (CT:8) nên đạo Cao Đài phải ra đời để cứu độ chúng sanh. Nhưng đạo Cao

Đài không phải là một tôn giáo mới hoàn toàn mà sẽ chọn lựa, qui hợp những gì

“tinh tú” nhất của các tôn giáo trước còn sử dụng được để đưa vào trong tôn giáo

của mình nhằm thống nhất giáo lý. Chính vì thế mà yếu tố Tam thanh trong Đạo

giáo của người Việt gồm Thượng thanh, Ngọc thanh, Thái thanh với các vị thần

tối thượng là Nguyên Thủy Thiên tôn, Lĩnh Bảo Đạo quân, Thái Thượng Lão quân

(CT:1) đã được đạo Cao Đài chuyển hóa thành tam giáo gồm Phật giáo, Đạo giáo,

Nho giáo. Ý tưởng này còn được biểu hiện trong câu khấn của tín đồ dành cho

Đức Chí tôn (Ngọc Hoàng Thượng đế) là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha

Tát. Trong đó:

- Cao Đài chỉ về Nho giáo, có nghĩa là cái Đài cao rất mực (Thái-cực) ngôi

của Đấng Chúa tể càn khôn mà Nho giáo sùng bái dưới biểu tượng Thượng đế.

- Tiên Ông chỉ về một vị Đại giác Kim Tiên trong Đạo giáo.

- Đại Bồ Tát Ma Ha Tát chỉ về phẩm vị của một vị Phật trong Phật giáo.

Từ tư tưởng qui nguyên Tam giáo ấy, đạo Cao Đài đã xây dựng nên một

quan điểm nữa là Hiệp ngũ chi, nghĩa là gộp 5 nhánh đạo về một mối.

Năm nhánh đạo đó là Phật đạo, Tiên đạo, Thánh đạo, Thần đạo và Nhân

đạo (CT:9). Trong đó, Phật vì thương đời mà tìm cơ giải khổ; Tiên vì thương đời

mà bày cơ thoát khổ; Thánh vì thương đời mà dạy cơ thọ khổ, Thần vì thương đời

mà lập cơ thắng khổ; Nhơn vì thương đời mà đạt cơ tùng khổ.

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

63

Đạo Cao Đài chọn các đấng đại diện cho Ngũ chi đạo kể trên để qui

nguyên trong việc thờ tự của mình là:

- Đức Phật Thích Ca đại diện Phật đạo

- Đức Lý Thái Bạch đại diện Tiên đạo

- Đức Chúa Jêsu đại diện Thánh đạo

- Đức Khương Thượng (Khương Tử Nha) đại diện Thần đạo

- 7 cái ngai (1 Giáo Tông, 3 Chưởng Pháp, 3 Đầu Sư) đại diện Nhơn đạo

Nói về Ngũ chi hiệp nhất, Thánh giáo của đạo Cao Đài giải thích, các tôn

giáo trước đều do Thượng đế lập nên. Tùy theo mỗi vùng mà lập nên mỗi đạo cho

hợp với phong tục tập quán của từng dân tộc, nhưng nay thế giới đã đại đồng, do

đó cần thiết phải hiệp nhất (CT:10), tức là các tôn giáo có trên thế giới về một

mối. Còn Ngọc Hoàng Thượng đế, tín đồ Cao Đài gọi là đấng tối cao hay Chúa tể

của Càn khôn thế giới, là đấng cai quản các tôn giáo ấy. Người ta cho rằng, vì

muốn hiệp nhất các tôn giáo và có đủ quyền năng để thuyết phục và cai quản các

tôn giáo khác, Ngọc Hoàng Thượng đế đã không giáng trần làm người phàm tục

như các đấng Giáo chủ trước mà dùng huyền diệu thiêng liêng của mình để điều

hành, cai quản tôn giáo của mình. Trong cùng quan điểm này, người ta tin rằng

Ngọc Hoàng Thượng đế chỉ có dùng huyền diệu mới có thể thu phục được các tôn

giáo khác, chứ nếu thân mang xác phàm, Người sẽ không đủ khả năng hợp nhất

Tam giáo, Ngũ chi đạo. Vì vậy, Giáo chủ của đạo Cao Đài là một Giáo chủ vô vi,

không có xác phàm như các tôn giáo có trước. Chính từ yếu tố này mà đạo Cao

Đài mang sắc thái mới mẽ hơn so với các tôn giáo khác.

Như vậy, tư tưởng về vũ trụ quan của đạo Cao Đài là sự tổng hợp của các

giáo lý có trước và từ đó đã tạo nên một thế giới thần linh có sự “phân tầng” theo

vũ trụ quan ấy; trong đó chịu trách nhiệm cao nhất ở “xã hội” này là Ngọc Hoàng

Thượng đế, kế đến là các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần. Với sự phân tầng ấy, vũ trụ

quan (thế giới siêu linh) của đạo Cao Đài là một xã hội thiêng liêng có thứ bậc.

Các đấng giáo chủ, đại trí, đại giác của những tôn giáo trước như Thích ca, Khổng

tử, Lão tử, Jêsu… đều là những bậc thừa hành mệnh lệnh của Thượng đế hoặc là

chiếc thân của Thượng đế xuống trần để gầy dựng tôn giáo nhằm cứu rỗi nhân loại

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

64

thoát khỏi sự đau khổ ở thế giới trần tục. Tín đồ Cao Đài tin rằng, đến khi đạo Cao

Đài ra đời, các tôn giáo đã hết vai trò cứu rỗi nhân sinh, nên các đấng giáo chủ ấy

được qui về đạo Cao Đài để hợp nhất trong việc giải thoát nhân loại lần cuối cùng.

* Sự ra đời của con người

Về nguồn gốc ra đời của con người, giáo lý Cao Đài có điểm mới so với

các tôn giáo trước, đặc biệt là so với Phật giáo và Công giáo. Phật giáo không giải

thích về sự phát khởi của con người trong vũ trụ mà chỉ nói đến sự hình thành con

người như con người được hình thành phải có ba yếu tố căn bản và tập hợp nhiều

điều kiện nhân duyên khác nhau. Ba yếu tố căn bản đó là người mẹ trong thời kỳ

có thể thụ thai, cha mẹ có sự gần gũi và có sự hiện diện của Gandhabha (Kiết sinh

thức). Ngoài ba yếu tố này, con người còn bị chi phối bởi các điều kiện nhân

duyên cần thiết như vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc,

danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái

duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,

não cùng sanh khởi. Còn Công giáo cho rằng con người do Thượng đế tạo ra.

Giáo lý Cao Đài không giải thích như trên mà cho rằng con người có sự tiến hóa

của nó.

Theo giáo lý Cao Đài, khi Trời, Đất được tạo lập xong thì thảo mộc được

hình thành do hai khí âm, dương tạo dựng. Thảo mộc nhờ hai khí này mà phát

triển đơm hoa, kết trái, thành hạt. Từ hạt lại sản sinh thêm để duy trì nòi giống và

lai tạo để hình thành nên nhiều dạng thảo mộc khác nhau. Nhưng vì thảo mộc là

sản phẩm do Trời, Đất tạo thành nên có một phần hồn. Phần hồn này do Thượng

đế, người chủ quản ngôi Thái cực, nắm giữ. Thảo mộc tiến hóa mãi, muôn vạn

kiếp mới bước sang loài cầm thú. Loài cầm thú đã được ban hai phần hồn. Cầm

thú cũng luôn tiến hóa; tiến hóa đến muôn vạn kiếp thì trở thành người. Khi thành

người, con người có đầy đủ ba hồn và bảy vía. Đây được xem là sản phẩm tối cao

trong muôn loài vạn vật mà Thượng đế tạo thành và cai quản trong trời đất. Để

được trở thành người, muông thú phải trải qua công phu khổ hạnh, muôn đắng

ngàn cay, mãn kiếp này sang vạn kiếp sau mới tạo thành [5:165]. Tuy nhiên,

những con thú mới thành người thì khờ khạo, ngu ngây, tính tình độc hiểm.

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

65

Nhưng khi con người biết xả thân giúp đời thì chuyển kiếp đôi ba chục lần cũng

trở nên minh mẫn, khôn ngoan; và cứ xả thân giúp đời -> tiến hóa mãi, chuyển

kiếp mãi thì trở thành người khôn ngoan, nắm bắt được mọi lẽ trong trời, đất. Khi

muốn đạt đến phẩm vị Tiên, Phật… thì con người phải nhất tâm khổ hạnh, xả thân

vì đời, không cầu danh lợi… mới mong đạt đến; bởi vì Phật, Tiên, Thánh… là

những phẩm vị trên loài người, sống gần với Thượng đế.

Khi trình bày về quá trình tiến hóa từ thảo mộc đến con người, giáo lý Cao

Đài dùng gốc và ngọn để phân định ra các dấu hiệu nhận biết. Gốc được xem là

nơi khởi nguồn của sự tinh túy, là cái đầu điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.

Ngọn là những yếu tố được sinh ra từ gốc, do gốc điều khiển. Do đó, thảo mộc

không bì được với muông thú và không thể sánh ngang với muông thú là do gốc

(cái đầu) của nó nằm dưới đất, ngọn đưa lên trời. Điều này có nghĩa là sự tinh túy

do khí âm quản lý, nên trí khôn của thảo mộc gần như không có. Đến khi thảo

mộc phát triển thành muông thú. Lúc đó, gốc (cái đầu) của muông thú nằm ngang

với cơ thể, tiếp giáp được với khí âm và dương nên trí khôn phát triển hơn và

chơn hồn được hình thành thêm. Nhưng vì đầu ngang với cơ thể, nên muông thú

không phân biệt được phải trái, trắng đen, giết hại lẫn nhau… do đó, không thể so

sánh được với con người. Con người do cái gốc (cái đầu) nằm trên cùng của cơ

thể nên tiếp xúc khí dương nhiều hơn và trở nên thông minh hơn tất cả muôn loài,

biết phân biệt phải trái, trắng đen, biết đâu là việc tốt, việc lành… do đó, chơn hồn

cũng được hình thành nhiều hơn muông thú. Nhưng khi con người trở nên quá

khôn ngoan lại bắt đầu sinh ra lòng tà, dục vọng, ham tài, hám sắc… cho nên khi

chết lại quay trở về với kiếp thú. Đó là luật nhân quả trong Nhân sinh quan của

giáo lý Cao Đài.

Như vậy, theo cách lý giải trên, nguồn gốc của con người không phải do sự

tạo tác của đấng siêu linh mà do quá trình tu luyện tạo nên. Vì vậy, để trở thành

các bậc đại trí, đại giác trong thế giới siêu sinh, con người cũng phải tiếp tục tu

hành. Tu hành là cơ chế phát triển của con người; và quan niệm này đã chi phối

hành vi trong đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài.

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

66

2.1.2. Tin vào thời mạt kiếp

Thời kỳ mạt kiếp còn gọi là thời kỳ mạt pháp được đề cập rất nhiều trong

các tôn giáo nói chung và tôn giáo bản địa ở Nam Bộ nói riêng với các cụm từ như

Tận thế, Ngày phán xét cuối cùng, Hội Long hoa… Đạo Cao Đài cũng đề cập đến

thời kỳ mạt kiếp bằng sự phân chia các thời kỳ trong việc cứu rỗi nhân loại. Theo

giáo lý của Cao Đài, từ khi xuất hiện loài người cho đến hiện nay đã trải qua hai

lần cứu rỗi là nhứt kỳ phổ độ, nhị kỳ phổ độ.

* Nhất kỳ phổ độ

Nhất kỳ phổ độ [71] hay là thời kỳ thượng nguơn. Đây là thời kỳ con người

mới được khai sinh nên còn giữ được bản tánh thiện lương của Thượng đế ban

cho, nên có cuộc sống hòa hiệp, tương thân tương ái. Nhưng càng về sau, con

người trở nên u mê, xuất hiện lòng tà làm mất dần bản tính lương thiện, trở nên

xấu xa độc ác và khi chết bị đọa đày khổ ải rất thương tâm. Theo đạo Cao Đài,

Thượng đế mở lòng hiếu sinh, đại từ đại bi, khai đạo để phổ hóa chúng sanh quay

về nẻo phải, nên người đã lập nên các tôn giáo khác nhau nhằm cứu rỗi nhân loại.

Theo quan niệm của đạo Cao Đài, các tôn giáo xuất hiện trong thời kỳ này là:

+ Phật giáo do Đức Nhiên Đăng Cổ Phật mở đạo ở Ấn Độ

+ Đạo giáo do Đức Thái Thượng Đạo Tổ (Thái Thượng Lão Quân) mở đạo

ở Trung Quốc

+ Nho giáo do Vua Phục Hy mở đạo cũng ở Trung Quốc

Ngoài ra còn có Do Thái giáo do Thánh Moise mở đạo ở nước Do Thái.

Thời kỳ này thuộc thời Thái cổ của nhơn loại. Con người lúc bấy giờ chưa có chữ

viết rõ ràng nên kinh sách được lưu lại bằng truyền khẩu. Đến khi con người phát

minh ra chữ viết, những câu chuyện truyền khẩu được ghi chép lại, do đó đôi chỗ

trở nên mơ hồ, không rõ ràng, vì vậy mà thất truyền chơn giáo.

* Nhị kỳ phổ độ

Nhị kỳ phổ độ [71] hay là thời kỳ trung nguơn. Thời kỳ này xuất hiện là do

thời kỳ thứ nhất bị thất lạc chơn truyền, không thể tiếp tục cứu rỗi nhân loại được

nữa. Hơn nữa, trình độ tiến hóa của nhơn loại bước vào giai đoạn phát triển mạnh.

Con người có xu hướng tranh giành quyền lực, lãnh thổ, tranh giành quyền lợi cá

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

67

nhân mà mất hết nhân tính. Do đó, Thượng đế một lần nữa mở lòng từ bi, để các

đấng Phật, Tiên, Thánh, Thần giáng trần nhằm chấn hưng các mối đạo đã mở

trước đó và cũng để thích hợp với đà tiến hóa của nhơn loại nhằm đủ sức kềm giữ

tâm tánh của nhơn loại, đem nhơn loại trở về con đường đạo đức. Do đó, vào thời

kỳ này các vị Phật, Tiên, Thánh giáng trần như:

+ Đức Phật Thích Ca giáng sinh ở Ấn Độ nhằm chấn hưng Phật giáo trong

thời kỳ thứ nhất và xây dựng hệ thống giáo lý phong phú, thiết thực để giải khổ

cho nhơn loại.

+ Đức Lão Tử giáng sinh ở Trung Hoa cũng nhằm chấn hưng Đạo giáo.

+ Đức Khổng Tử giáng sinh để chấn hưng Nho giáo.

+ Đức Chúa Jêsu giáng sinh để chấn hưng Do Thái giáo thành Công giáo.

Đến nay là thời kỳ mạt kiếp, con người sẽ bị tận diệt để xây dựng một thế

giới mới, nên mới diễn ra tam kỳ phổ độ, nhằm cứu rỗi lần cuối cùng cho nhân

loại. Nếu không tu hành, con người sẽ bị tận diệt; còn tu hành tinh tấn sẽ được cứu

rỗi. Ngày tận diệt đó sẽ bắt đầu bằng ngày Hội, gọi là Hội Long hoa, trong đó Đức

Phật Di Lặc sẽ làm chủ ngày Hội này để phân định kẻ tốt người xấu. Con người

muốn được cứu rỗi trong thời kỳ này, thì không thể tu theo các tôn giáo của Nhất

kỳ phổ độ hay Nhị kỳ phổ độ mà phải theo Tam kỳ phổ độ, nghĩa là theo đạo Cao

Đài. Vì vậy, tín đồ Cao Đài cho rằng, đạo Cao Đài chính là tôn giáo duy nhất có

thể cứu rỗi nhân sinh trong thời mạt kiếp, thời này được gọi là Tam kỳ phổ độ.

* Tam kỳ phổ độ

Tam kỳ phổ độ hay còn gọi là thời kỳ hạ ngươn, chính là giai đoạn của thời

kỳ mạt kiếp. Giáo lý Cao Đài cho rằng vào thời kỳ này, trình độ tiến hóa về trí

thức, khoa học và tinh thần của nhơn loại đạt tới đỉnh siêu phàm; giáo lý của các

tôn giáo trong thời Nhị kỳ phổ độ không còn đủ sức kềm chế tâm lý của nhơn loại

nên thế gian trở thành một trường tranh đấu quyết liệt, mạnh được yếu thua, khôn

còn dại mất, các loại vũ khí giết người hàng loạt được chế tạo, kẻ bạo tàn núp

dưới hai chữ nhân nghĩa để dối gạt nhơn sanh. Do đó, Thượng đế không nỡ ngồi

yên nhìn đám con cái thương yêu của mình chém giết lẫn nhau, đi đến cơ tận diệt,

nên người lại một lần nữa và cũng là lần cuối cùng mở đạo để cứu độ nhơn loại

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

68

trước khi xảy ra cuộc Tận thế nhằm chuyển nhơn loại qua thời kỳ Thượng nguơn

Thánh đức mới. Vì vậy, lần cứu độ này được gọi là Tam kỳ phổ độ do chính

Thượng đế đích thân mở đạo. Người không giáng trần để mang xác phàm mà

dùng huyền diệu thiêng liêng, sử dụng cơ bút để mở đạo. Đạo này do chính

Thượng đế làm chủ để qui tam giáo, hiệp ngũ chi nhằm gom tất cả các tôn giáo đã

có từ trước vào làm một, tạo ra một đạo duy nhất để cứu rỗi nhân loại lần cuối

cùng. Điều này cũng được trình bày khá rõ trong Thánh giáo của đạo Cao Đài

(CT:11).

Đây có thể nói là “tham vọng” mà đạo Cao Đài ra đời ở Nam Bộ vào đầu

thế kỷ XX muốn đạt đến.

Như vậy, quan điểm về thời kỳ mạt kiếp không phải mới trong tôn giáo,

nhưng đạo Cao Đài muốn nhấn mạnh yếu tố mạt kiếp này không ngoài mục đích

nhằm phát triển tôn giáo của mình. Đây chính là chủ đích của những người xây

dựng giáo lý Cao Đài nhằm thu hút và định hướng hành vi của tín đồ trong tôn

giáo.

2.1.3. Tin vào sự giải thoát và sự đọa đày

* Tin vào sự giải thoát

Sự giải thoát chính là sự định hướng cho hành vi của tín đồ trong việc tiếp

cận, học đạo và hành đạo trong tôn giáo.

Giáo lý Cao Đài cũng phân định thế giới quan thành ba cõi như các tôn

giáo khác, là Thiên đường, Địa ngục và Trần gian. Con người sinh sống tại Trần

gian, đích đến của sự giải thoát là Thiên đường.

Thiên đường của đạo Cao Đài là nơi ngự của Thượng đế, người khai sinh

và nắm giữ vũ trụ. Người đứng ở Ngôi Thái cực và trở thành đấng tối cao, mà đạo

Cao Đài gọi là Đức Chí Tôn. Do đó, Thiên đường là cõi Trời, là cõi Thiêng liêng

hằng sống. Nơi đó chỉ toàn là an vui, hạnh phúc, tốt lành [71]. Thiên đường của

đạo Cao Đài được chia 4 lớp:

- Lớp cao nhất có 3 từng trời. Từng trời thứ nhất gọi là Thái cực, nơi đây có

tòa Bạch Ngọc kinh, nơi Thượng đế ngự trị. Từng thứ hai gọi là Ngôi dương và

từng thứ ba là Ngôi âm. Mỗi từng do một vị Thiên đế chưởng quản. Thiên đế là

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

69

chiết thân của Thượng đế. Ba từng trời này hợp lại gọi là Tam Thiên vị (ba ngôi

Trời).

- Lớp thứ hai có 33 từng trời. Mỗi từng trời cũng do một vị Thiên đế

chưởng quản. 33 từng trời này hiệp với 3 từng trời trên gọi là Tam thập lục thiên

(36 từng Trời).

- Lớp thứ ba có 3 từng trời với các tên gọi như Hư vô thiên do Đức Nhiên

Đăng Cổ Phật chưởng quản; Hội Nguơn thiên và Hỗn Nguơn thiên do Đức Di Lặc

chưởng quản. 3 từng trời hiệp lại gọi là Cõi Niết Bàn.

- Lớp thứ tư có 9 từng trời với các tên gọi từ trên xuống như Tạo Hóa thiên

do Phật Mẫu cai quản và cai quản chung cả 9 từng trời này; Phi Tưởng thiên do

Đức Từ Hàng Bồ Tát cai quản; Hạo Nhiên thiên do Đức Chuẩn Đề Bồ Tát và Phổ

Hiền Bồ Tát cai quản; và tiếp theo là Kim thiên, Xích thiên, Huỳnh thiên, Thanh

thiên. Hai từng trời thấp nhất không rõ tên gọi, chỉ biết một từng có vườn Đào tiên

của Phật Mẫu do Nhị nương trong Diêu Trì Cung cai quản và từng còn lại có vườn

Ngạn Uyển do Nhất nương cai quản. Chín từng trời này gọi là Cửu Trùng Thiên,

nếu cộng với 3 từng ở lớp thứ ba sẽ trở thành 12 từng trời và được gọi là Thập nhị

Khai thiên.

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

70

Sơ đồ 1: Thiên đường trong giáo lý Cao Đài

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

Người tu hành đắc đạo sẽ được lên Thiên đường, nhưng ứng với công phu

tu hành của từng người mà được vào từng cõi riêng trên Thiên đường. Công phu

càng cao thì sự thành đạo càng lớn và sẽ được vào những cõi thiêng liêng cao hơn.

Quan điểm giải thoát ở cõi Thiên đường như trên hoàn toàn không mới đối

với tôn giáo khác; nhưng cái mới ở đây là Thiên đường được chia thành 4 bậc,

Ngôi dương Ngôi Thái cực Ngôi âm

33 từng Trời

Hỗn Nguơn thiên

Hội Ngươn thiên

Hư Vô thiên

Tạo Hóa thiên

Phi Tưởng thiên

Hạo Nhiên thiên

Kim thiên

Xích thiên

Huỳnh thiên

Thanh thiên

Vườn Đào tiên

Vườn Ngạn Uyển

Tam

thập

lục

thiê

n

Cõi

Niế

t B

àn

Cử

u t

hiê

n K

hai

hóa

Thập

nhị

khai

thiê

n

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

71

gồm: Tam Thiên vị, Tam thập lục thiên, Cõi Niết Bàn, Cửu thiên khai hóa. Trong

mỗi bậc trên được chia thành nhiều cấp nhỏ hơn. Mỗi cấp ứng với bậc công phu tu

hành của tín đồ. Công phu tu hành càng cao, sự giải thoát của tín đồ ứng vào cấp

bậc giải thoát càng cao; được đứng vào bậc giải thoát cao, yếu tố luân hồi và sự

tận diệt càng giảm. Có thể nói, đây là sự phân định có chủ đích của những người

tạo ra giáo lý Cao Đài, giúp cho tín đồ Cao Đài dễ hình dung, dễ định hướng cho

hành vi tu đạo của mình.

Như vậy, việc cụ thể hóa từng cấp bậc trong thế giới giải thoát của đạo Cao

Đài là một yếu tố mới so với các tôn giáo khác. Sự phân chia cấp này cũng nhằm

tạo ra một triết lý dễ hiểu cho tín đồ, mà đa phần là người nông dân, ở Nam Bộ.

Qua đó, việc phân định cấp bậc cũng nhằm định hướng sự cố gắng trong hoạt

động tôn giáo của tín đồ Cao Đài.

* Sự đọa đày

Cũng giống với tín đồ của các tôn giáo khác, tín đồ đạo Cao Đài cũng tin

vào sự đọa đày của linh hồn, nơi đọa đày đó được gọi là địa ngục.

Giáo lý của đạo Cao Đài cho rằng địa ngục là nơi tối tăm, trái ngược với

cõi Thiên đường, nơi dùng để đọa đày những kẻ bất lương, tàn ác; nơi ô trược, đau

khổ nhất trong thế giới quan của tôn giáo. Trong kinh Sám hối mà đạo Cao Đài

thỉnh về từ Minh Lý đạo có vạch ra các tội mà con người phạm phải bị đày xuống

địa ngục để chịu các hình phạt. Qua kinh Sám hối này cho thấy địa ngục có 10

từng, được khái quát bằng các tranh vẽ, gọi là Thập điện diêm vương, do 10 vị

Vương (vua) quản lý như:

- Nhứt điện do Tần Quảng Vương quản lý và có nhiệm vụ xét xử các tội

nhân.

- Nhị điện do Sở Giang Vương quản lý, xử phạt những người mắc tội loạn

luân, thừa cơ ăn cắp, ăn trộm.

- Tam điện do Tống Đế Vương quản lý, xử phạt kẻ giết người cướp của,

gian dâm, đốt nhà người khác, săn bắn thú rừng.

- Tứ điện do Ngũ Quan Vương quản lý, xử phạt kẻ đo gian, đong thiếu, cho

vay cắt cổ.

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

72

- Ngũ điện do Diêm La Vương quản lý, xử phạt kẻ hủy hoại lúa gạo, cơm

cháo, con bất hiếu với cha mẹ.

- Lục điện do Biện Thành Vương quản lý, xử phạt kẻ đầu cơ, tích trữ, buôn

bán ép giá, gian xảo, ngược ngang, chưởi gió, mắng mưa, kêu tên thần thánh…

- Thất điện do Thái Sơn Vương quản lý, xử phạt kẻ bán thuốc phá thai, đàn

bà ngoại tình, nói tục.

- Bát điện do Bình Đẳng Vương quản lý, xử phạt kẻ bất hiếu, chứa xâu, trù

ếm người khác, làm uế trược chỗ thờ tự, phơi đồ không kiêng cữ.

- Cửu điện do Đô Thị Vương quản lý, xử phạt kẻ bớt xén tiền công quả, xúi

giục vợ chồng người phân chia, hãm hiếp, dụ dỗ trẻ thơ, viết thơ huê tình…

- Thập điện do Chuyển Luân Vương quản lý, xử phạt kẻ không kính trọng

người lớn tuổi, xúi người kiện cáo…

Quản lý chung Thập điện là Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Quan điểm Địa ngục như trên xuất phát từ Kinh Sám hối do chức sắc Cao

Đài thỉnh về từ Minh Lý đạo. Nhưng khi đọc Thánh giáo của đạo Cao Đài, chúng

tôi lại thấy cách giải thích khác khi cho rằng Địa ngục không nằm trong lòng đất

và cũng không có các Điện như trong Kinh Sám hối đề cập, mà Địa ngục nằm ở

một quả địa cầu khác. Quả địa cầu đó là cõi ô trược, do khí âm lấn át nên rất đen

tối, u minh, đó cũng là nơi dùng để đọa đày những linh hồn phạm tội (CT:12).

Phỏng vấn tín đồ Cao Đài thì được biết, đạo Cao Đài quan niệm địa ngục

hiện nay không còn nữa, vì khi đạo Cao Đài ra đời cũng là lúc cửa địa ngục được

đóng lại, giải thoát các vong hồn và ân xá kỳ ba.

H: Còn một việc này con muốn hỏi bác, khi đọc trong kinh sám hối thì có nói đến

địa ngục và miêu tả địa ngục như thế này; nhưng khi đọc trong Thánh giáo

thì thấy miêu tả địa ngục lại khác, như vậy là thế nào?

TL: Tại vì thời kỳ này là thời kỳ Chí tôn khai đạo. Chí tôn nói là đóng địa ngục,

mở tầng thiên, nên thời kỳ này không còn ma quỷ nữa. Thời kỳ trước thì ma

quỷ hiện hình, thời kỳ này thì không còn nữa. Cho nên thời kỳ này, khi mà

con người ta phạm tội lỗi thì không còn xuống địa ngục, vì đóng địa ngục

rồi, những chơn hồn đó thì hiện nay được giao cho Thất nương và Địa Tạng

vương Bồ tát quản lý để mà giáo hóa, chứ hồi trước là phải xuống địa ngục

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

73

để rồi phải xay, phải cưa, thì đến nay không còn nữa, vì thời kỳ nó khác; cho

nên Đức Chí tôn nói là thời kỳ đại ân xá, nên nói là đóng địa ngục, mở tầng

thiên; mở để con người ta thức tỉnh những lầm lỗi của mình, rồi mình tu

hành ăn năn sám hối để về Thượng đế, không phải như ngày xưa. Ngày xưa

bị cưa, bị xẻ; còn bây giờ thì không còn. Do đó, thời kỳ này là thời kỳ đại ân

xá kỳ ba............

H: Lúc nảy bác nói là địa ngục bị đóng, như vậy thì khi bị mất đi sẽ không còn

xuống địa ngục nữa?

TL: Đúng rồi, không còn ở địa ngục mà chỉ ở lừng chừng rồi các đấng sẽ độ trì cho

mình. Như về mặt khoa học, thì mình thấy có nhiều quả địa cầu. Đức Chí tôn

có nói quả địa cầu mình ở đây là quả địa cầu 68, mà trong cái 72 quả địa cầu,

những quả địa cầu từ 69 đến 72 thì hiện nay còn u u minh minh, không có

con người sáng suốt thông minh sinh sống. Ví dụ, một thường dân ở địa cầu

67 sẽ như là ông vua ở địa cầu 68, 4 địa cầu còn lại là u u minh minh; do đó,

khi chết sẽ đến các địa cầu này. Địa cầu này không phải là địa ngục mà mình

chỉ ở đó để các đấng độ trì hướng dẫn, mình phải tự tu hành, học hỏi để từ đó

mình đi lên, không còn bị cưa xẻ như trước nữa, với lại về triết lý của đạo

Cao Đài, khi con người tội tình gì đó còn có tòa án lương tâm của mình xét

xử, chứ không có ai xét xử cho mình, thí dụ mình làm chuyện gì ở nơi trần

gian này tốt, thì mình sẽ được các đấng ghi chép cho chúng ta làm chuyện đó

tốt, còn nếu chúng ta làm chuyện gì mà nó ác tâm, không được tốt đẹp thì

lương tâm chúng ta phán xét, tòa án phán xét chúng ta. Điều đó cũng có thể

nói là Minh cảnh đài, là một tấm kiếng mà rọi để thấy những lai lịch chúng ta

như thế nào. Cho nên đạo Cao Đài hiện nay có cái hay đó, bởi vì Thầy ngự

trong đó mà. Tất cả đều có đấng Chí tôn. Mình muốn cái gì, làm cái gì thì

Chí tôn đã biết rồi. Khi ta làm gì sai trái thì luật quả báo đều nhan nhãn

trước mắt, không có sai chạy.

(Trích phỏng vấn số: 4, PL: 2)

Như vậy, tín đồ Cao Đài khi mất đi sẽ được lên Thiên đường nhận sự phán

xét của các đấng thiêng liêng, nếu có công tu hành, tùy theo quả phước sẽ được

siêu thăng, nếu gây tội lỗi sẽ bị đày xuống trần gian để trả báo.

H: Còn địa ngục thì anh thấy trong Cao Đài có giống với các tôn giáo khác không?

TL: Điều này thì trước đây có. Trong Phật giáo, kể cả trong Thiên chúa cũng vậy,

vẫn có địa ngục mà. Cái này trước đây là có. Nhưng từ ngày Đại Đạo Tam

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

74

Kỳ Phổ Độ khai ra, tức là mở đạo Cao Đài ra đến nay là 84 năm, thì khi mở

đạo thì Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã chỉ đạo xuống dưới Diêm Vương

này, tức là ở Thập điện này, các vị coi thập điện này đã khóa cửa địa ngục,

đóng cửa địa ngục, bởi vì trong kinh có nói “đóng địa ngục mở tầng thiên”

mà. Thành thử cho nên không còn địa ngục ở cõi Diêm vương nữa, nhưng

mà bên Phật giáo vẫn duy trì, vẫn nói là còn; nhưng mà đã không còn nữa

rồi. Tại vì sau khi anh đã thác đi, đã qui thiên rồi, thì linh hồn anh về trên và

sau đó sẽ ra toàn tam giáo để phán xét tội lỗi. Thì khi mà anh có tội thì đưa

anh trở xuống trần gian này để đầu thai làm kiếp con người, tiếp tục trả ở

kiếp trần gian này thôi chứ không còn về địa ngục để chịu tội nữa. Còn nếu

anh tạo phước nhiều thì anh sẽ trở lên trên để anh tu hành học đạo tiếp và trở

thành Thần, Thánh, Tiên, Phật. Bởi vì Thần, Thánh, Tiên, Phật cũng là người

phàm mà ra.

H: Tôi hỏi lại nhé, nếu không được thì xuống lại làm người?

TL: Đúng rồi, xuống làm người để trả lại căn nghiệp của mình đã tạo ra. Khi mình

tạo căn nghiệp như thế nào thì mình sẽ lãnh hậu quả mình làm như thế đó.

Tức là phải trở về trần gian này thôi chứ không có xuống kia nữa. Cửa địa

ngục này đóng lại rồi. Bởi vì Đức Chí tôn, Ngọc Hoàng Thượng đế đã đại ân

xá rồi. Khi ngài mở đạo Cao Đài ra.

(Trích phỏng vấn số: 3, PL:2)

Điều này cho thấy, mặc dù có những giải thích khác nhau nhưng nguyên

tắc chung về sự đọa đày thì đạo Cao Đài vẫn không vượt ra khỏi lý giải của các

tôn giáo khác. Sự trừng phạt những kẻ ác là điều răn đe nhằm hướng con người

đến cái thiện, lìa cái ác.

Tóm lại, nền tảng đức tin của đạo Cao Đài là dựa trên giáo lý của đạo. Tín

đồ Cao Đài tin về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người, tin vào một thế giới

siêu linh, tin vào thời kỳ mạt kiếp, tin vào sự giải thoát… Từ đó, hướng tín đồ đến

các hoạt động trong đời sống tôn giáo của họ như phụng thờ, tổ chức tôn giáo,

nghi lễ…

2.2. SỰ THỜ PHỤNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

Việc thờ phụng của tín đồ Cao Đài được biểu hiện rõ nét qua các cơ sở thờ

tự của đạo. Hiện nay, các cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài được chia thành ba dạng ở

ba nơi: Đền thánh, Thánh thất và Tư gia.

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

75

2.2.1. Thờ phụng tại Đền thánh

Đền thánh là nơi thờ Thượng đế được đặt trong khuôn viên của Tòa thánh.

Mô hình chung của Đền thánh được cấu trúc thành ba phần: Bát Quái đài, Cửu

Trùng đài và Hiệp Thiên đài.

* Bát Quái đài: là một đài cao được xây tám cạnh đều nhau theo hình

tượng của Bát Quái đồ nhằm tượng trưng cho quá trình tạo dựng vũ trụ. Bát Quái

đài là nơi thờ Đức Chí Tôn, và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, dưới quyền chưởng

quản của Đức Chí Tôn Thượng đế" [71]. Cách thờ tự được sắp xếp theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Cách sắp xếp trên bàn thờ Cao Đài

Đức Chí Tôn

Lão Tử Thích Ca Khổng Tử

Quan Âm Lý Thái Bạch Quan Thánh

Chúa Jêsu

Khương Thái Công

Ngai Giáo tông

3 Ngai Chưởng pháp

3 Ngai Đầu sư

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

Trong đó, Đức Chí Tôn, Giáo chủ của đạo Cao Đài, được thờ ở Bát Quái

đài dưới hình tượng Thiên nhãn (mắt Trời), được đặt trên quả Càn khôn (quả cầu

được sơn màu xanh có đường kính 3,3m, vẽ cung Bắc đẩu và 3.072 vì tinh tú).

Thiên nhãn được vẽ nằm ngay trên sao Bắc đẩu, ý nói Đức Chí Tôn là chúa tể Càn

khôn vũ trụ (H:39).

Phía dưới quả càn khôn là long vị các giáo chủ của các tôn giáo. Từ trong

nhìn ra, hàng đầu tiên là tam vị giáo chủ của ba đạo gồm Phật Thích Ca (Phật

giáo) ở giữa, Lão Tử (Đạo giáo) bên phải và Khổng Tử (Nho giáo) bên trái. Ba vị

này đại diện cho ba tôn giáo ở phương Đông, và cũng đại diện cho các tôn giáo đã

ra đời cứu rỗi nhân loại kể từ thời khai thiên lập địa. Giáo lý đạo Cao Đài xem họ

xuất thế nhằm để phát triển ba tôn giáo nói trên, do đó họ được thờ nhằm mang ý

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

76

nghĩa đại diện của ba tôn giáo (Nho, Phật, Đạo) trong thời kỳ phát triển và cũng

mang ý nghĩa qui nguyên tam giáo của đạo Cao Đài.

Dưới long vị Tam giáo là thờ Tam trấn, gồm ba long vị: Lý Thái Bạch ở

giữa, Quán Âm Bồ Tát bên phải và Quan Thánh Đế Quân bên trái. Ba vị này có

nhiệm vụ bảo vệ và phát triển nền Đạo của Đức Chí Tôn và thay mặt ba đấng giáo

chủ trong Tam giáo cầm quyền tam giáo trong đạo Cao Đài. Trong đó, Lý Thái

Bạch được gọi là Nhất trấn Oai nghiêm, thay mặt cho Lão Tử cầm quyền Tiên

giáo (Đạo giáo); Quán Thế Âm Bồ Tát gọi là Nhị trấn Oai Nghiêm, thay mặt cho

Thích Ca cầm quyền Phật giáo; Quan Thánh Đế Quân gọi là Tam trấn Oai

nghiêm, thay mặt cho Khổng Tử cầm quyền Nho giáo. Ba vị này còn là những

người đại diện cho Bi (thương xót – Quan Âm), Trí (sáng suốt – Lý Thái Bạch) và

Dũng (ý chí mạnh mẽ – Quan Thánh) trong tư tưởng của đạo Cao Đài.

Dưới long vị của Lý Thái Bạch là long vị của Jêsu, đại diện cho Thánh

Đạo; dưới nữa là long vị của Khương Tử Nha, đại diện cho Thần Đạo; sau đến

Bảy cái ngai được sắp theo ba hàng, đại diện cho Nhơn Đạo.

Với cách sắp xếp thờ tự như trên, vô hình chung cho thấy cơ cấu tổ chức tại

Bát Quái đài như sau:

- Cao nhất là Đức Chí Tôn, giáo chủ, người cầm giềng mối đạo của Cao

Đài.

- Tiếp đến là giáo chủ của ba tôn giáo, gồm Thích Ca, Lão Tử, Khổng tử.

- Sau đó là Lý Thái Bạch, Quan Âm, Quan Thánh, Chúa Jêsu, Khương Tử

Nha và vị trí của các vị tại thế đang điều hành tổ chức tôn giáo Cao Đài.

Xét về ý nghĩa, cách tổ chức như trên biểu hiện ý nghĩa là Tam giáo qui

nguyên, Ngũ chi hiệp nhất. Trong đó, Tam giáo là Phật giáo (Thích Ca), Đạo giáo

(Lão Tử) và Nho giáo (Khổng Tử); Ngũ chi là Phật đạo (Thích Ca), Tiên Đạo (Lý

Thái Bạch), Thánh Đạo (Chú Jêsu), Thần Đạo (Khương Tử Nha), Nhơn Đạo (bảy

cái ngai).

Sau các Long vị trên là đến Thiên bàn (Bàn thờ Trời). Trên Thiên bàn đặt

các vật phẩm theo mô hình chữ Vương (王) như sau:

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

77

Sơ đồ 3: Chữ Vương trên Thiên bàn

2 1 3

4 5 6 7 8

9 10 11

Trong đó:

Số 1 là đèn thái cực Số 5, 6, 7 là ba ly rượu trắng

Số 2 là dĩa trái cây Số 8 là ly nước trắng

Số 3 là bình hoa Số 9 và 11 là hai cây đèn

Số 4 là ly nước trà Số 10 là lư nhang

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

+ Các chức sắc liễu đạo được thờ trên bàn thờ nằm dưới Thiên bàn.

* Cửu Trùng đài: Trong kiến trúc của Đền thánh, Cửu Trùng đài là phần

nối liền với Bát Quái đài. Nơi đây được chia thành 9 bậc, biểu thị cho 9 phẩm tu

của Cửu Trùng đài.

Cách bày trí của Cửu Trùng đài: sau bàn thờ của các chức sắc liễu đạo là

bảy cái ngai được sơn son, thiếp vàng của bảy vị chức sắc cao cấp Cửu Trùng đài.

Đầu tiên là ngai của Giáo tông, sau đến ba ngai của Chưởng pháp, rồi đến ba ngai

của Đầu sư. Sau ba ngai của Đầu sư là Bàn Nội nghi. Trên Bàn Nội nghi đặt các

vật phẩm như mâm để sớ (1), đĩa trái cây (2), bình bông (3), lư trầm (4), lư hương

(5), đôi đèn (6,7). Sau Bàn Nội nghi là khoảng trống để tín đồ quì hành lễ.

Sơ đồ 4: Sơ đồ Cửu Trùng Đài

Ngai Giáo tông

Ngai Thượng Chưởng pháp Ngai Thái Chưởng pháp Ngai Ngọc Chưởng pháp

Ngai Thượng Đầu sư Ngai Thái Đầu sư Ngai Ngọc Đầu sư

(1)

(2) (4)

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

78

(3)

(6) (5)

(7)

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

* Hiệp Thiên đài: được xây dựng nối liền với Cửu Trùng đài. Nơi đây có

hai lầu được xây cao lên, gọi là lầu chuông, lầu trống. Nhìn từ trong ra, lầu bên

phải dùng để treo cái chuông lớn, gọi là Bạch Ngọc Chung đài. Lầu bên trái dùng

để treo cái trống, gọi là Lôi Âm Cổ đài. Giữa hai lâu là Tịnh tâm điện, bên trong

đặt bàn thời Hộ pháp, tượng Hộ pháp và bài vị của Thập nhị thời quân (H:41). Sau

tượng Hộ pháp là chữ Khí (氣) bằng Hán tự. Dưới tượng Hộ pháp đặt bàn thờ Hộ

pháp. Trên bàn thờ có vật phẩm như trái cây (1), bình hoa (2), hai ly nước (gồm

nước trà và nước trắng – 3,4), ba ly rượu (5,6,7), lư hương (8), hai cây đèn (9,10).

Bên trái bàn thờ Hộ pháp treo cây phướn Thượng phẩm (上品), bên phải treo cây

phướn Thượng sanh (上生).

Sơ đồ 5: Sơ đồ Hiệp Thiên đài

Lôi Âm Cổ đài Tịnh tâm điện Bạch Ngọc Chung đài

Tượng Hộ pháp

Phướn Thượng phẩm

(1) (2)

(3) (5) (6) (7) (4)

(9) (8) (10)

Phướn Thượng sanh

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

2.2.2. Thờ phụng tại Thánh thất

Mô hình của Thánh thất cũng giống với Tòa thành, gồm ba đài, nhưng cấu

trúc và cách thờ tự gọn hơn.

* Bát Quái đài của Thánh thất không đặt quả Càn khôn. Thiên nhãn được

được vẽ hoặc in trên giấy, được đóng khung, lộng kính cẩn thận. Bài vị của Tam

giáo, Tam trấn được sắp xếp theo thứ tự như ở Đền thánh, nhưng không chạm

khắc cầu kỳ.

* Cửu Trùng đài không đặt bảy ngai, chỉ đặt bàn Nội nghi

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

79

* Hiệp Thiên đài không đặt tượng Hộ pháp, chỉ để chữ Khí (氣)

2.2.3. Thờ phụng tại tƣ gia

Trong gia đình của tín đồ chỉ đặt bàn thờ, gọi là Thiên bàn, không có bàn

thờ Hộ pháp. Thiên bàn được đặt tại nơi trang trọng nhất trong nhà (H:43-47).

Thiên bàn cũng được sắp xếp theo mô hình Thiên bàn chung của Đền thánh.

Nhưng, bức Thiên nhãn thì tùy theo mỗi chi phái mà cách bố trí khác nhau. Bức

Thiên nhãn của Tây Ninh có vẽ thêm Tam giáo, Tam trấn; của Ban Chỉnh đạo chỉ

có Tam giáo; của Tiên Thiên và Truyền giáo Cao Đài không có Tam giáo, Tam

trấn (H:45-46). Thiên bàn trong gia đình được che rèm cẩn thận để giữ không gian

tôn nghiêm, khi hành lễ rèm mới được vén lên.

Ngoài các nơi thờ tự như trên, chi phái Tây Ninh còn có thêm Điện Thờ

Phật Mẫu, là nơi thờ Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu vị Tiên Nương (H:40). Tại Tòa

thánh, Điện Thờ Phật Mẫu được đặt trong Báo Ân Từ; còn ở các Thánh thất, điện

Thờ Phật Mẫu được xây dựng riêng có qui mô ngang với Thánh thất. Ý nghĩa của

điện Thờ Phật Mẫu là thờ Mẹ; còn Đền thánh hay Thánh thất là thờ Cha. Ở các chi

phái khác, không có điện thờ Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu vị Tiên Nương, nhưng có

xây dựng Báo Ân Từ dùng để thờ các vị tiền bối có công với đạo và các vị nhân sĩ

có công với nhân loại.

Nhìn chung, cách thờ phụng của đạo Cao Đài được biểu hiện qua ba nơi:

Đền thánh, Thánh thất và Tư gia. Hình thức thờ phụng ở ba nơi này tuy có khác

nhau về qui mô, nhưng biểu trưng và ý nghĩa đều giống nhau, đều hướng đến một

đấng tối cao duy nhất, Ngọc Hoàng Thượng đế, và luôn biểu hiện Tam giáo qui

nguyên, Ngũ chi hiệp nhất, hai yếu tố cốt lõi trong giáo lý Cao Đài.

2.3. TỔ CHỨC CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

2.3.1. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của đạo Cao Đài được hình thành trước khi tổ chức lễ ra

mắt Đạo tại Chùa Từ Lâm vào tháng 11 năm 1926. Sau đó, Tân luật và Pháp

Chánh truyền (đây được xem là hai bộ luật của đạo) được ban hành thì cơ cấu này

dần được hoàn thiện. Cơ cấu tổ chức của đạo Cao Đài theo hình thức Tam Đài:

Bát Quái đài, Cửu Trùng đài và Hiệp Thiên đài.

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

80

* Bát Quái đài

Đây là cơ quan thiêng liêng của đạo Cao Đài, nơi thờ Đức Chí Tôn và các

đấng thiêng liêng trong đạo. Các đấng này đại diện cho thế lực ở cõi vô hình mà

tín đồ Cao Đài tin tưởng, hướng đến để chiêm bái, cầu nguyện.

Như đã trình bày, thế giới thiêng liêng trong đạo Cao Đài được chia thành

nhiều thứ bậc, trong đó cao nhất là Ngọc Hoàng Thượng đế, các bậc thiêng liêng

còn lại giữ các nhiệm vụ như Tam giáo, Tam trấn, hoặc đại diện cho các chi trong

đạo như Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo.

Như vậy, cơ cấu tổ chức tại Bát Quái Đài gồm những cá thể thuộc về phần

Thiêng liêng, là những đấng siêu linh ở cõi vô hình, không có xác thân tại thế.

Trong đó, đứng đầu là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, sau đến các vị giáo chủ của

các tôn giáo khác nhau. Đây được xem là cơ quan cao nhất của đạo Cao Đài.

* Cửu Trùng đài

Cửu Trùng Đài là cơ quan hữu hình, được cầm quyền bởi những người còn

đang tại thế. Cơ quan này được lập sau lễ khai đạo, có nhiệm vụ tiếp nhận, phổ độ

và dìu dắt chúng sanh trở về với Thượng đế. Do đó, đây là cơ quan duy nhất trong

đạo Cao Đài được chia thành hai phái (lưỡng phái) gồm nam phái và nữ phái.

Trong cơ quan này, nam phái được chia thành 9 bậc, gọi là cửu phẩm Thần Tiên.

Người đứng đầu là Giáo tông, sau đến Chưởng pháp, Đầu sư, Phối sư, Giáo sư,

Giáo hữu, Lễ sanh, Chánh – Phó trị sự và Đạo hữu. Chức phẩm nam phái ở cơ

quan này được chia thành bốn hạng, gồm: chức sắc, hạng người đức hạnh, chức

việc, đạo hữu.

- Chức sắc, gồm những người giữ từ chức vị Giáo hữu đến Giáo tông. Số

lượng của chức sắc là 3.115 người, trong đó có 1 Giáo tông, 3 Chưởng pháp, 3

Đầu sư, 36 Phối sư, 72 Giáo sư, 3.000 Giáo hữu.

+ Giáo tông là người giữ chức vụ cao nhất ở Cửu Trùng Đài, được xem là

“anh cả” trong đạo, có quyền thay mặt Chí Tôn để dìu dắt tín đồ trong đường đạo

và đường đời; là người có quyền “thông công” cùng Tam Thập Lục Thiên (36 cõi

trời) và Thất thập nhị địa giới (72 thế giới) để cứu rỗi chúng sanh.

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

81

+ Chưởng pháp là phẩm vị thấp hơn Giáo tông, 3 người nắm giữ. Ba người

này sẽ đại diện cho ba tôn giáo là Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo, gọi là ba chi

tương ứng với các tên biểu là Thái (Phật giáo), Thượng (Đạo giáo), Ngọc (Nho

giáo) với ba màu tiêu biểu là Vàng (Phật giáo), Xanh (Đạo giáo) và Đỏ (Nho

giáo). Chưởng pháp có quyền xem xét luật lệ trước khi thi hành. Luật lệ này có

khi của Giáo tông truyền xuống, cũng có khi của Đầu sư dâng lên. Nếu hai bên

(Giáo tông và Chưởng pháp hoặc Đầu sư và Chưởng pháp) không đồng ý, phải

dâng lên cho Hộ pháp để cầu Thượng đế sửa lại. Chưởng pháp cũng giữ quyền

xem xét kinh điển trước khi phát hành. Ba vị Chưởng pháp đều có con dấu riêng.

Văn kiện, kinh sách của đạo muốn được ban hành phải đủ 3 con dấu ấy. Chưởng

pháp còn giữ nhiệm vụ can gián, sửa lỗi Giáo tông và có quyền đề xuất “truất phế”

chức Giáo tông.

+ Đầu sư: cũng gồm ba chi: Thái, Thượng, Ngọc và cũng do ba người nắm

giữ. Đầu sư có nhiệm vụ giữ quyền lập luật và ban hành luật của đạo, nhưng phải

thông qua Chưởng pháp và Giáo tông phê chuẩn. Đầu sư có quyền xin hủy bỏ luật

nếu đó là điều trái với lợi ích của tín đồ. Ba vị này cũng có ba con dấu riêng. Khi

ban hành luật, ba vị phải cùng đóng dấu trên đó.

+ Phối sư: cũng gồm ba chi: Thái, Thượng, Ngọc, nhưng số người đảm nhận

lên đến 36 người (bao gồm mỗi chi 12 người). Trong mỗi chi chọn ra một người

đứng đầu gọi là Chánh phối sư. Ba chi có 3 Chánh phối sư. Ba vị này có thể thay

quyền cho Đầu sư để hành đạo, nhưng không có quyền xin hủy bỏ luật lệ. Phối sư

là những người thừa lệnh từ Chánh phối sư để hành đạo.

+ Giáo sư: cũng gồm 3 chi: Thái, Thượng, Ngọc, tổng số người được giao

giữ phẩm này là 72 người (mỗi chi có 24 vị). Giáo sư có nhiệm vụ dạy dỗ tín đồ

trong đường đạo và đường đời. Đây là những người giữ sổ bộ của tín đồ, thực hiện

các lễ nghi liên quan đến đời người của tín đồ. Giáo sư có quyền cầu xin giảm bớt

luật lệ liên quan đến lợi ích của tín đồ.

+ Giáo hữu: cũng gồm ba chi: Thái, Thượng, Ngọc và số lượng là 3.000

người, chia đều làm ba chi. Giáo hữu có nhiệm vụ phổ biến chơn truyền của đạo

và có quyền xin giảm luật lệ của đạo.

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

82

Các phẩm trên được liệt vào hàng chức sắc của Cửu Trùng Đài. Những

người giữ phẩm này phải là người có đức độ, hết lòng vì đạo, không còn vướng

bận chuyện gia đình và xã hội, phải phế đời hành đạo.

- Hạng người đức hạnh, là những người giữ phẩm Lễ sanh. Lễ sanh không

giới hạn số lượng người và cũng được phân theo ba chi như trên. Lễ sanh có

nhiệm vụ dạy tín đồ nghi lễ, cúng tế và lãnh trách nhiệm thượng tượng (lập bàn

thờ trong gia đình tín đồ), khai đàn cho những tín đồ mới nhập môn. Tín đồ muốn

bước vào hàng chức sắc phải qua hàng Lễ sanh. Do đó, Lễ sanh là phẩm “đệm”

quan trọng trước khi tín đồ đứng vào hàng ngũ chức sắc.

- Chức việc: phẩm này được hình thành sau khi chơn linh Đức Lý Thái Bạch

nắm chức Giáo tông của đạo Cao Đài, gồm 2 chức vị: Chánh Trị sự và Phó Trị sự

[140]. Phẩm vị này không chia theo chi như các phẩm thuộc hàng chức sắc mà

được phân bổ ở các địa phương nhằm giúp đỡ các vị chức sắc trong việc dạy đạo

cho tín đồ.

- Chánh trị sự có nhiệm vụ chăm sóc, giúp khó, trợ nghèo, giúp đỡ sự sinh

hoạt của tín đồ trong một xóm, một làng; phải xem tín đồ như em ruột, có quyền

phân xử những việc nhỏ liên quan đến đạo xảy ra trong địa phận của mình, không

có quyền đối với tín đồ ngoài địa phận mình quản lý. Chánh trị sự phải nghe theo

lịnh của Giáo hữu và Lễ sanh.

- Phó Trị sự có nhiệm vụ giúp Chánh Trị sự dìu dắt, dạy dỗ tín đồ trong địa

phận mình quản lý, không có quyền phân xử những việc bất hòa giữa các tín đồ.

Phó Trị sự còn có nhiệm vụ tuyển chọn những tín đồ làm công quả, tiến cử lên

Chánh Trị sự để được phân công giúp đỡ người cô thế, bịnh tật, bị tai nạn trong

địa phận mình quản lý và phải thực hiện những công việc do Chánh Trị sự giao

phó.

- Đạo hữu, gồm những người không có chức vị trong Đạo. Đây là những

giáo dân bình thường nên không hạn định về số lượng mà càng nhiều càng tốt.

Đối với nữ phái, phẩm bậc chỉ gồm 7 phẩm, từ đạo hữu đến Đầu sư, không

được quyền giữ chức Chưởng pháp và Giáo tông. Giải thích cho điều này, trong

Pháp Chánh truyền (chú giải) nêu rõ:

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

83

- Ông Phạm Công Tắc thắc mắc:

“Thưa Thầy, Thầy đã nói con cũng đồng con, nam nữ vốn như nhau mà Thầy

truất quyền của nữ phái không cho lên địa vị của Chưởng pháp và Giáo tông thì

con e mất lẽ công bình chăng?”

- Lời thắc mắc ấy được giải thích:

“Thiên địa hữu âm dương, dương thạnh tắc sanh, âm thạnh tắc tử, cả Càn Khôn

Thế Giới nhờ dương thạnh mới bền vững; cả chúng sanh sống bởi dương quang,

ngày nào mà dương quang đã tuyệt, âm khí lẫy lừng, ấy là ngày Càn Khôn Thế

Giới phải chịu trong hắc ám mà bị tiêu diệt. Nam ấy dương, nữ ấy âm, nếu Thầy

cho nữ phái cầm quyền Giáo tông làm chủ nền Đạo thì là Thầy cho âm thắng

dương, nền Đạo ắt bị tiêu tàn ám muội”.

- Ông Phạm Công Tắc lại thắc mắc

“Thầy truất quyền Giáo tông nữ phái thì đã đành, song quyền Chưởng pháp thì

tưởng dầu ban cho cũng chẳng hại”.

- Lời thắc mắc được giải thích:

“Chưởng pháp cũng là Giáo tông, mà còn trọng hệ hơn, là vì người thay mặt

cho Hộ pháp nơi Cửu Trùng Đài. Thầy đã chẳng cho ngồi địa vị Giáo tông thì lẽ

nào cho ngồi địa vị Hộ pháp con. Bởi chịu phận rủi sanh, nên cam phận thiệt

thòi, lẽ Thiên cơ đã định, Thầy chỉ dạy con để dạ thương yêu bênh vực thay Thầy

kẻo tội nghiệp” [4 :235-236].

Theo lời đối thoại trên, nữ phái không được giữ phẩm Giáo tông và Chưởng

pháp vì đây là hai phẩm quan trọng để đạo Cao Đài phát triển (Dương phải luôn

vượt Âm). Nữ phái chỉ có thể giữ các phẩm từ Đầu sư trở xuống. Chức phẩm của

nữ phái cũng ngang quyền với nam phái. Đầu sư nữ phái đồng quyền với Đầu sư

nam phái và cùng tùng lệnh Chưởng pháp và Giáo tông. Do đó, Phối sư nam phái

cũng chịu dưới quyền Đầu sư nữ phái và khi gặp ở đại điện Phối sư nam phái phải

đảnh lễ trước. Đầu sư nữ phái chỉ quản lý chức sắc, chức việc và tín đồ nữ phái.

Đầu sư nam phái cũng không được can thiệp bên nữ phái.

Chức sắc nữ phái không phân theo chi và số lượng cũng không được qui

định rõ ràng như bên nam phái.

Điều đặc biệt trong tổ chức ở Cửu Trùng Đài là quyền hành của Nam phái

và nữ phái ngang nhau. Nam phái lo phận sự bên nam; nữ phái lo phận sự bên nữ.

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

84

Như vậy, điều này rất khác so với các tôn giáo có trước ở Nam Bộ như Phật

giáo, Công giáo, và một số tôn giáo bản địa như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu

Nghĩa... Trong các tôn giáo này, nữ phái gần như không có chức phận trong cơ

cấu tổ chức Giáo hội, nhưng với đạo Cao Đài, nữ phái đã có chức phận và quyền

hành rõ ràng trong tổ chức tôn giáo, tuy vẫn còn ở mức độ hạn chế nhất định.

Do đây là cơ quan phổ độ, chịu trách nhiệm dìu dắt chúng sanh nên nhiệm

vụ của từng phẩm vị được phân định rõ ràng. Chức vụ cũng được ứng với từng

bậc tu trong đạo như sau:

Bảng 5: Đối phẩm với bậc tu trong đạo

STT Phẩm vị Bậc tu (đối Phẩm)

1 Giáo tông Thiên tiên

2 Chưởng pháp Nhơn tiên

3 Đầu sư Địa tiên

4 Phối sư Thiên thánh

5 Giáo sư Nhơn thánh

6 Giáo hữu Địa thánh

7 Lễ sanh Thiên thần

8 Chánh-Phó trị sự Nhơn thần

9 Đạo hữu Địa thần

Trong đó, bậc tu cao nhất của Cửu Trùng Đài là Thiên tiên, ứng với phẩm

Giáo tông. Người tu hành trong đạo muốn đạt được phẩm vị cao đó phải bắt đầu

từ đạo hữu, và phải luôn nhờ sự dẫn dắt, hướng dẫn tu hành của những người có

phẩm vị trên mình, bên cạnh việc tự mình cố gắng.

Từ năm 1930 trở đi, nội bộ của đạo Cao Đài bắt đầu có sự xung đột. Một số

nhân vật chủ chốt có xu hướng ly khai, do đó chức sắc của Cao Đài ở Tây Ninh

ban hành Sáu đạo nghị định, trong đó Đạo nghị định thứ ba điều thứ hai có nội

dung phân quyền quản lý cho các chức sắc nắm các cơ sở đạo từ địa phương đến

Trung ương. Nội dung Đạo nghị định này rõ [135]:

Điều thứ nhứt: - Chánh Phối Sư Nam Phái, hành chánh riêng nam; Chánh

Phối sư Nữ Phái, hành chánh về nữ, Nam Nữ phân quyền.

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

85

Điều thứ hai: - Chức sắc hành chánh các nơi, chia quyền theo đẳng cấp như

vầy:

- Phối sư, phải ở tại Tòa Thánh.

- Giáo sư làm đầu một tỉnh.

- Giáo hữu làm đầu một họ.

- Lễ sanh làm đầu một quận.

- Chánh Trị sự làm đầu một làng.

- Phó Trị sự làm đầu một xóm cùng Thông Sự.

Điều thứ ba: - Cả chức sắc có địa phận đặc biệt, chẳng đặng qua khỏi ranh đất

trách nhậm của mình, mà gây điều ganh lẫn.

Điều thứ tư: - Cả chức sắc phải tùng lịnh Hội Thánh, chẳng đặng tư chuyên

mà cải sửa Chơn Truyền của Đạo.

Điều thứ năm: - Những chức sắc phạm tội về Nghị Định này, phải bị giải ra

Tòa Tam Giáo.

Điều thứ sáu: - Nghị định nầy sẽ ban hành từ ngày Rằm tháng 10 năm Canh

Ngọ.

Theo Đạo nghị định này, cơ cấu tổ chức của cơ quan Cửu Trùng Đài trở

nên chặt chẽ hơn từ Trung ương đến địa phương. Đây được xem là sự lớn mạnh

của tổ chức nhằm phổ độ tôn giáo trong toàn xã hội và cũng nhằm hướng đến mục

đích quản lý chặt chẽ tín đồ theo chiều dọc. Đứng đầu cơ quan Trung ương là các

chức sắc có phẩm vị từ Phối sư trở lên. Từ Giáo sư xuống đến Phó trị sự được chia

về phân nhậm tại cơ sở với mức độ qui định khá rõ ràng. Trong đó, Giáo sư đứng

đầu một tỉnh, Giáo hữu đứng đầu một Họ (Tộc đạo), Lễ sanh đứng đầu một quận,

Chánh trị sự đứng đầu một làng, Phó trị sự đứng đầu một xóm.

Theo qui định của đạo Cao Đài lúc bấy giờ, nhiều xóm đạo ở gần nhau

được gộp vào thành một làng, gọi là Hương đạo hoặc Xã đạo. Đây là đơn vị nhỏ

nhất trong tổ chức của đạo Cao Đài tại địa phương. Nhiều Hương đạo gộp lại

thành Họ đạo hay Tộc đạo. Tộc đạo có qui định rõ ràng về số lượng tín đồ. Để có

thể thành lập được Tộc đạo, Tân luật của đạo Cao Đài qui định phải có đủ 500 tín

đồ trở lên. Người đứng đầu Tộc đạo phải là người giữ phẩm vị Lễ sanh trở lên, và

có quyền xây dựng một Thánh thất [4]. Nhiều Tộc đạo gần nhau sẽ được thành lập

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

86

một Châu đạo. Chức sắc cai quản Châu đạo là Giáo hữu. Trên Châu đạo là Trấn

đạo, do Giáo sư đứng đầu.

Với cơ cấu như vậy, sau năm 1930, Cửu Trùng Đài đã trở thành một cơ

quan hành chính quản lý tín đồ xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.

Ngay tại Tòa thánh, cơ quan Cửu Trùng Đài cũng có những tổ chức nhằm

củng cố và phát triển hơn nữa cơ cấu hành đạo của mình, như việc ra đời Cửu viện

(gồm 9 viện) với các tên gọi như Hộ viện, Lương viện, Công viện, Học viện, Y

viện, Nông viện, Hòa viện, Lại viện, Lễ viện.

Chức năng của các viện này gồm:

- Hộ viện: Quản lý sản nghiệp và tài chính của Đạo, lo về thu xuất tiền bạc

do các nơi cúng hiến, lập kế hoạch thu xuất mỗi năm để trình Hội Thánh.

- Lương viện: Chăm lo về lương thực, tiếp thu, phân phối, nấu nướng

(Phòng trù), chăm lo chức sắc và tín đồ hiến thân làm công quả nơi các cơ quan tại

Tòa thánh.

- Công viện: Tạo tác, tu sửa Thánh Thất, dinh thự, đường sá, hệ thống điện

nước, phát triển các ngành công nghiệp nhằm đem lợi ích cho Hội Thánh.

- Học viện: Phụ trách việc giáo dục và đào tạo, giáo dục thanh thiếu niên

trong Đạo, huấn luyện Ban Trị sự và chức sắc để có đủ khả năng về đạo đức và trí

thức để hành đạo.

- Y viện: Phụ trách việc trị bệnh và phòng bệnh, cung cấp thuốc đông y và

Tây y, chăm sóc các nhà dưỡng lão, cô nhi viện, tổ chức cứu tế ở vùng bị Thiên

tai.

- Nông viện: Phụ trách trồng tỉa, khai phá ruộng rẫy, trồng các cây lương

thực, lập đồn điền trồng cây công nghiệp, lập các nhà máy chế biến thực phẩm.

- Hòa viện: Xem xét giữ gìn sự công bằng giữa chức sắc, chức việc và đạo

hữu, có quyền hòa giải sự tranh tụng cá nhân, cảnh cáo hay răn phạt các tội nhẹ.

Trường hợp tội nặng, Hòa Viện phải chuyển lên Hội Công đồng hay Tòa Tam

giáo.

- Lại viện: Lập hồ sơ cá nhân chức sắc, lo việc cầu phong và cầu thăng,

nghiên cứu và đề nghị bổ nhiệm hay thuyên chuyển chức sắc hành đạo ở các địa

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

87

phương. Lại Viện có nhiệm vụ lưu trữ, tiếp chuyển hay ban hành các văn thư,

Huấn lịnh của Hội Thánh, tiếp nhận giấy tờ từ các địa phương gởi về.

- Lễ viện: Sắp đặt việc thờ phượng, các nghi thức cúng kiếng, tế lễ trong

Đạo, lo việc Hôn, Tang. Lễ Viện đứng ra tổ chức các buổi lễ lớn trong Đạo, lo sắp

đặt kho sách, in ấn kinh sách của Đạo.

Quản lý các viện này là các Chánh Phối sư. Cửu Trùng Đài có hai phái:

Nam phái và Nữ phái, nên Cửu viện cũng được chia thành hai.

- Cửu viện của Nam phái sẽ do ba Chánh Phối sư Nam phái đảm trách.

+ Thái Chánh Phối sư quản lý ba viện: Hộ viện, Lương viện, Công viện

+ Thượng Chánh Phối sư quản lý ba viện: Học viện, Nông viện, Y viện

+ Ngọc Chánh Phối sư quản lý ba viện: Hòa viện, Lại viện, Lễ viện.

- Cửu viện dành cho Nữ phái chỉ do một Chánh Phối sư nữ đảm trách.

Các Chánh Phối sư đều có văn phòng riêng. Chánh Phối sư là Tổng quản

văn phòng, giúp việc là các Phối sư, đứng đầu các viện, được gọi là Thượng

thống. Các nhân viên khác giữ các nhiệm vụ như Phụ thống (Giáo sư phụ trách),

Quản văn phòng, Thư ký…

Như vậy, cơ cấu tổ chức của Cửu Trùng Đài sau năm 1930 được tổ chức

theo mô hình sau:

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

88

Sơ đồ 6: Sơ đồ Cửu Trùng Đài sau năm 1930

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

* Hiệp Thiên đài

Hiệp Thiên đài là cơ quan tư pháp của đạo Cao Đài, có nhiệm vụ quản lý

và bảo vệ luật pháp của Đạo, lập ra các tòa tam giáo để xử những người vi phạm

luật Đạo.

Đứng đầu Hiệp Thiên đài là Hộ pháp. Bên cạnh Hộ pháp có hai vị: Thượng

sanh và Thượng phẩm. Giúp việc cho ba vị này là Thập nhị thời quân (12 người),

được chia thành ba chi: chi Pháp, chi Đạo và chi Thế, theo sơ đồ sau:

GIÁO TÔNG

NỮ PHÁI NAM PHÁI

Thái

Chưởng pháp

Thượng

Chưởng pháp

Ngọc

Chưởng pháp

Thái

Đầu sư

Thượng

Đầu sư

Ngọc

Đầu sư

Thái

C. Phối sư

Thượng

C. Phối sư

Ngọc

C. Phối sư

Chưởng pháp

Đầu sư

C. Phối sư

Thượng thống Cửu viện (Phối sư)

Khâm Trấn đạo (Giáo sư)

Khâm Châu đạo (Giáo hữu)

Đầu Tộc đạo (Lễ sanh)

Ban Trị sự

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

89

Sơ đồ 7: Cơ cấu tổ chức của cơ quan Hiệp Thiên Đài

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

Nhiệm vụ của các chi này được phân định như sau:

- Chi Pháp có nhiệm vụ bảo vệ và gìn giữ luật pháp của đạo, có thể xử phạt

tín đồ, từ đạo hữu đến chức sắc, vi phạm luật đạo. Đứng đầu chi Pháp là Hộ pháp,

dưới Hộ pháp có bốn vị thời quân gồm Bảo pháp, Hiến pháp, Khai pháp, Tiếp

pháp. Nhiệm vụ của những người này như sau:

+ Tiếp pháp tiếp đơn kiện, có quyền đơn kiện, xem xét có nên xử hay

không; nếu không xử sẽ bỏ qua hoặc trả lại cho đương sự, nếu xử sẽ tiếp tục dâng

đơn kiện lên cho Khai pháp định đoạt.

+ Khai pháp tiếp đơn kiện từ Tiếp pháp, xem xét mức độ nghiêm trọng của

đơn kiện, nếu giải quyết được sẽ giải quyết, nếu không sẽ trình cho Hộ pháp để

Hộ pháp họp các chức sắc của Hiệp Thiên Đài xem xét ra quyết định, sau đó

chuyển bản quyết định đến Hiến Pháp.

+ Hiến pháp tiếp nhận các bản án từ Khai pháp, sau đó thẩm định, khi đủ

chứng cớ sẽ dâng lên cho Bảo Pháp. Những văn kiện khi đã đưa đến Hiến pháp

đều phải bí mật.

Hộ Pháp

(Chi pháp)

Thƣợng phẩm

(Chi đạo)

Thƣợng sanh

(Chi thế)

Khai pháp

Hiến pháp

Bảo pháp

Tiếp pháp

Khai thế

Hiến thế

Bảo thế

Tiếp thế

Khai đạo

Hiến đạo

Bảo đạo

Tiếp đạo

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

90

+ Bảo pháp giữ bí mật của văn kiện, chiếu theo luật Đạo để định án, sau đó

dâng lên cho Hộ pháp để Hộ pháp phân xử. Bảo pháp được xem là Chánh văn

phòng của Hộ pháp.

+ Hộ pháp có quyền cao nhất trong cơ quan Hiệp Thiên Đài, nắm cơ mầu

nhiệm của Đạo và nắm luật của Đời; có quyền xét xử các chức sắc Thiên phong và

tín đồ khi những người này phạm luật đạo. Hộ pháp cũng có quyền cầu xin ban

thưởng cho chức sắc, tín đồ có công hành đạo.

- Chi Đạo có chức năng tiếp nhận và xử lý cáo trạng, xem xét các tình tiết

liên quan đến cáo trạng, nếu thấy oan uổng, hay chưa cấu thành tội sẽ trình lên cấp

cao để xem lại. Đứng đầu chi Đạo là Thưởng phẩm, dưới Thượng phẩm gồm bốn

vị thời quân: Bảo đạo, Hiến đạo, Khai đạo, Tiếp đạo.Nhiệm vụ của những người

này như sau:

+ Tiếp đạo tiếp cáo trạng, sau đó phải xem xét cáo trạng, nếu có oan khúc

cần bênh vực sẽ dâng lên cho Khai đạo.

+ Khai đạo khi tiếp cáo trạng sẽ xem xét, nếu đáng cứu xét sẽ đệ đơn qua

Tòa tam giáo nơi Cửu Trùng Đài để xin đình án, sau đó trình đơn lên Hộ pháp để

nhóm họp đại hội chức sắc Hiệp Thiên Đài nhằm xem xét lại. Khai đạo giữ vai trò

bào chữa trong đại hội này, sau đó được lịnh của Đại hội sẽ dâng thư lên Hiến

đạo.

+ Hiến đạo khi nhận thư của Khai đạo sẽ tìm hiểu sự việc, sau đó trình

công văn cho Bảo đạo. Công văn này phải tuyệt đối bảo mật.

+ Bảo đạo giữ bí mật công văn, sau đó xét theo điều luật của đạo để có ý

kiến giảm án rồi trình lên cho Thượng phẩm.

+ Thượng phẩm: giữ vai trò luật sư, vì là người nắm luật nên có khả năng

bào chữa cho chức sắc và tín đồ khi phạm luật. Thượng phẩm sẽ trực tiếp làm việc

với Hộ pháp để xem xét công và tội để ra án quyết.

- Chi Thế có nhiệm vụ tiếp nhận, xem xét, trình báo lên cấp trên những cáo

trạng của người ngoài đạo hay tín đồ kiện cáo những vị chức sắc, bất kể là phẩm

nào. Đứng đầu chi Thế là Thượng sanh, dưới Thượng sanh có bốn vị thời quân:

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

91

Bảo thế, Hiến thế, Khai thế, Tiếp thế. Nhiệm vụ của các vị này được phân định

sau:

+ Tiếp thế tiếp nhận trạng cáo của người ngoài đạo hoặc của tín đồ thưa

kiện chức sắc Thiên phong (bất cứ phẩm vị nào); sau đó trình lên cho Khai thế.

+ Khai thế tiếp nhận cáo trạng từ Tiếp thế, xem xét nguyên do, nếu thấy

đáng phải xử lý sẽ trình báo qua Cửu Trùng Đài và dâng thư lên Hộ pháp để nhóm

họp chức sắc Hiệp Thiên Đài định đoạt, sau đó sẽ trình công văn lên Hiến thế.

+ Hiến thế tiếp nhận công văn, lập tức tra xét chứng cớ, dâng lên cho Bảo

thế. Công văn này hoàn toàn bí mật.

+ Bảo thế giữ bí mật ấy, chiếu theo luật đạo để ra án quyết, sau đó dâng lên

cho Thượng sanh để người qua Tòa tam giáo buộc tội.

+ Thượng sanh giữ vai trò phổ độ chơn truyền nên có quyền trị tội (thi

hành án phạt) đối với tín đồ.

Ba chi này hoạt động tương đối độc lập, theo nguyên tắc bảo mật, kiểm tra

và giám sát lẫn nhau nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của Đạo.

Từ những tư liệu trên cho thấy, Hiệp Thiên đài là cơ quan giữ gìn và thực

thi luật đạo. Chức sắc của cơ quan này đều do Thiên phong và do nam giới nắm

giữ.

Ngoài các phẩm nêu trên, tại các Họ đạo có thêm chức Thông sự. Thông sự

là chức phẩm do Đức Lý Giáo tông khuyên Hộ pháp lập thành ở địa phương.

Thông sự là người cùng cấp với Phó trị sự, nắm quyền luật lệ; là người của Hiệp

Thiên đài. Thông sự chịu dưới quyền Chánh Trị sự, nhưng lại có quyền sửa lỗi

Chánh Trị sự.

Bảng đối phẩm của Hiệp Thiên đài với Cửu Trùng đài như sau:

Bảng 6: Đối phẩm với bậc tu trong Hiệp Thiên đài

STT Phẩm vị của

Cửu Trùng Đài

Phẩm vị của

Hiệp Thiên Đài

Bậc tu

(đối Phẩm)

1 Giáo tông Hộ pháp Thiên tiên

2 Chưởng pháp Thượng phẩm/Thượng sanh Nhơn tiên

3 Đầu sư Thập nhị thời quân Địa tiên

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

92

4 Phối sư Thiên thánh

5 Giáo sư Nhơn thánh

6 Giáo hữu Địa thánh

7 Lễ sanh Thiên thần

8 Chánh-Phó trị sự Thông sự Nhơn thần

9 Đạo hữu Địa thần

Tóm lại: cơ cấu tổ chức của đạo Cao Đài gồm ba cơ quan chính, gọi là Tam

đài. Ba cơ quan này biểu hiện cho ba yếu tố của con người: Bát Quái đài biểu hiện

phần vô vi, tượng trưng cho linh hồn; Cửu Trùng đài biểu hiện phần đời, tượng

trưng cho phần xác; Hiệp Thiên đài là phần bán hữu hình, thuộc về nửa đời nửa

đạo, tượng trưng cho chơn thần. Ba đài này hợp lại trở thành cơ thể hoàn chỉnh

của con người nói chung và của đạo Cao Đài nói riêng. Ngoài ra, Tam đài còn

biểu hiện cho ba cơ quan có quyền hành cao nhất trong đạo là Lập pháp (Bát Quái

đài), Tư pháp (Hiệp Thiên đài) và Hành pháp (Cửu Trùng Đài). Với ba quyền đó,

tổ chức của đạo Cao Đài có thể xem là tổ chức mang mô hình của một nhà nước.

Từ ba tổ chức này, chức sắc Cao Đài còn lập thêm các Hội như Hội Nhơn

sanh, Hội Thánh và Thượng hội.

- Hội Nhơn sanh: Có nhiệm vụ giáo hóa nhơn sanh, phổ độ và dìu dắt

nhơn sanh theo luật đạo; sửa cải, thêm bớt luật lệ; lập kế hoạch phát triển

đạo…[71]. Hội Nhơn sanh họp vào ngày Rằm tháng giêng hàng năm tại Tòa

thánh. Thành phần gồm đại diện chức sắc, chức việc. Chủ trì Hội Nhơn sanh gồm:

+ Thượng Chánh Phối sư làm Nghị trưởng

+ Nữ Chánh Phối sư làm Phó Nghị trưởng

+ Lễ sanh, Chánh-Phó trị sự là Nghị viên

- Hội thánh: Có nhiệm vụ thảo luận về các vấn đề do Hội Nhơn sanh dâng

lên hoặc của Thượng hội đưa xuống để đưa ra kết luận; lo về việc phổ độ chúng

sanh, xem xét tài chính của đạo,…[71]. Hội thánh họp vào ngày Rằm tháng Bảy

hàng năm tại Tòa thánh. Thành phần tham dự gồm những người đại diện giữ phẩm

Giáo hữu trở lên. Thành phần chủ trì trong Hội thánh gồm:

+ Thái Chánh phối sư làm Nghị trưởng

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

93

+ Nữ Chánh phối sư làm Phó Nghị trưởng

+ Phối sư, Giáo sư, Giáo hữu nam nữ làm Nghị viên

- Thượng hội: Có nhiệm vụ xem xét và phê chuẩn các điều do Hội Nhơn

sanh và Hội thánh đưa ra và bàn đến những điều cấp bách trong đạo [71]. Thượng

hội họp vào dịp Noel hàng năm tại Tòa thánh. Thành phần tham dự gồm Giáo

tông, Hộ pháp, Thượng phẩm, Thượng sanh, 3 Chưởng pháp, 3 Đầu sư nam và 1

Đầu sư nữ và có thêm 1 vị Phối sư hoặc Giáo sư. Trong đó, Giáo tông làm Nghị

trưởng; Hộ pháp làm Phó Nghị trưởng; các thành viên còn lại là Nghị viên.

Khi ba Hội đã cùng thống nhất một vấn đề, vấn đề đó được xem là tối

thượng, không còn sửa đổi, nên có tên là Quyền Vạn linh là quyền thống nhất từ

đại diện của ba hội trên.

Bên cạnh các Hội nêu trên, đạo Cao Đài còn có một tổ chức khác gọi là

Tòa tam giáo. Đây là tòa án của đạo Cao Đài để xử các chức sắc, chức việc và đạo

hữu vi phạm luật đạo. Nắm quyền xử án là những người giữ phẩm vị cao cấp của

các chi ở Cửu Trùng đài. Tòa này chỉ mở trong trường hợp có người phạm pháp

nghiêm trọng. Tòa được xử ba cấp:

- Cấp thứ nhất là cấp tam giáo Cửu Trùng Đài. Thành phần chủ tọa của cấp

này gồm:

+ Giáo tông làm chủ tọa

+ Ba vị Chưởng pháp làm Nghị án

+ Vị Đầu sư cùng chi với bị can buộc tội

+ Một chức sắc của Hiệp Thiên đài làm trạng sư (luật sư)

Sau khi tuyên án, người phạm pháp cảm thấy còn uất ức sẽ đưa lên tòa tam

giáo Hiệp Thiên đài.

- Tòa tam giáo Hiệp Thiên đài là cấp thứ hai để phân xử. Thành phần chủ

tọa của cấp này gồm:

+ Hộ pháp hoặc một vị Thời quân chi pháp làm chủ tọa

+ Hai chức sắc Cửu Trùng Đài là Giáo sư hoặc Phối sư làm Nghị án

+ Một vị Thời quân chi Thế buộc tội

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

94

+ Một chức sắc Cửu Trùng đài đồng phẩm với bị cáo và do bị cáo

chọn làm biện hộ

+ Một vị Thời quân chi Đạo làm trạng sư

+ Một chức sắc tiểu cấp ở Hiệp Thiên đài ghi án

Trong trường hợp sau khi bị buộc tội, người phạm pháp vẫn còn uất ức thì

mới đưa tiếp lên tòa tam giáo Bát Quái đài.

- Tòa tam giáo Bát Quái đài là cấp thứ ba để phân xử. Đây là tòa tam giáo

thuộc phần thiêng liêng. Nơi đây sẽ do Đức Chí Tôn và Tam Trấn Oai nghiêm

cầm quyền tam giáo nghị án. Đây là tòa án tối cao trong đạo Cao Đài.

Hình phạt dành cho những người phạm tội được dựa trên 15 khung hình

phạt do Đức Lý Giáo tông ban hành vào năm 1930. Trong đó, tội nặng nhất là trục

xuất khỏi đạo.

Như vậy, tổ chức của đạo Cao Đài giống với tổ chức của một nhà nước

mục đích nhằm duy trì và phát triển đạo.

2.3.2. Chức năng của tổ chức tôn giáo

Từ những phân tích trên cho thấy chức năng của tổ chức đạo Cao Đài như

sau:

* Chức năng thực hành nghi lễ

Chúng tôi nhận thấy, trong nghi lễ tôn giáo, vai trò và chức năng của các vị

chức sắc trong từng tổ chức rất quan trọng. Họ được phân công giữ nhiệm vụ rất

cụ thể trong việc thực hành nghi lễ:

- Chức sắc và chức việc Cửu trùng đài giữ nhiệm vụ thực hành nghi lễ.

Người chủ lễ (chứng đàn) tại Thánh thất phải có phẩm vị từ Lễ sanh trở lên, còn

chủ lễ tại Đền thánh phải là người giữ phẩm vị từ Giáo sư trở lên. Trong các ngày

Đại lễ, chứng đàn là người giữ phẩm vị cao nhất trong Ban hành lễ tại cơ sở.

Những người còn lại có nhiệm vụ thực hành và phục vụ như dâng lễ, tiếp lễ, đọc

sớ…

- Chức sắc Hiệp thiên đài giữ vai trò giám đàn, kiểm soát hành vi của các

tín đồ khi thực hành nghi lễ.

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

95

Khi hành lễ, từ đạo hữu đến chức việc, chức sắc, tùy theo từng phẩm vị mà

mặc lễ phục trang nghiêm. Lễ phục của chức sắc bao gồm hai bộ : đại phục và tiểu

phục (xem phần lễ phục ở chương 3); còn chức việc và đạo hữu chỉ một bộ. Khi

hành lễ, tùy theo tính chất của từng buổi lễ mà tín đồ Cao Đài mặt lễ phục phù

hợp. Việc mặc lễ phục nhằm thể hiện sự tôn kính của tín đồ đối với các đấng

thiêng liêng của họ và cũng nhằm biểu hiện bậc công phu tu tiến mà họ đạt được

đối với toàn thể tín đồ.

* Chức năng duy trì hoạt động và phát triển tôn giáo

Có thể khẳng định, tôn giáo phát triển là nhờ vào hệ thống tổ chức. Do đó,

ngay từ khi đạo Cao Đài ra đời, hệ thống tổ chức đã được sắp đặt và dần hoàn

thiện với cơ cấu Tam đài, lưỡng phái; trong đó chú trọng đến hai cơ quan hữu

hình đài là Cửu Trùng đài và Hiệp Thiên đài. Đây là cơ cấu được tổ chức theo mô

hình nhà nước. Hiệp Thiên đài như cơ quan tư pháp của đạo; Cửu Trùng đài như

cơ quan hành pháp; ngoài ra còn có các Hội như Hội nhân sanh, Thượng hội, Hội

thánh có chức năng như Quốc hội; Hệ thống Cửu viện có chức năng như các bộ,

ngành; Ngoài ra còn có các Tòa Tam giáo giữ vai trò như viện kiểm soát, tòa án

trong một nhà nước.

Hệ thống tổ chức được phân cấp từ trung ương đến địa phương (xem sơ đồ

6), trong đó cấp Hội thánh tương ứng với cấp trung ương, người đứng đầu Hội

thánh là Giáo tông; cấp Khâm trấn đạo tương ứng với một vùng, người đứng đầu

là Giáo sư; cấp Khâm Châu đạo tương ứng với một tỉnh, người đứng đầu là Giáo

hữu; cấp Đầu tộc đạo tương ứng với một huyện, người đứng đầu là Lễ sanh; cấp

Ban trị sự tương ứng với một xã, người đứng đầu là Chánh trị sự.

Như vậy, với việc phân cấp như trên, đạo Cao Đài đã tạo cho mình một hệ

thống tổ chức khá phức tạp trong việc quản lý, duy trì và phát triển tín đồ từ cơ sở

đến cấp trung ương. Mỗi tín đồ trong tổ chức tôn giáo đều phải cố gắng hoàn

thành nhiệm vụ của mình. Chính sự cố gắng ấy, tín đồ của đạo Cao Đài sẽ có

những bước thăng tiến về địa vị và có được quyền lực cá nhân trong tổ chức.

- Sự thăng tiến của tín đồ trong tổ chức tôn giáo: Sự thăng tiến được biểu

hiện qua từng cấp bậc trong hệ thống tổ chức của đạo Cao Đài. Một cá nhân muốn

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

96

đứng vào cấp bậc cao trong hệ thống tổ chức phải trải qua những bước thăng tiến

của mình, nghĩa là phải đi từ thấp đến cao, phải luôn nỗ lực không ngừng trên con

đường hành đạo. Từ đạo hữu bình thường muốn lên phẩm Thông sự hoặc Phó Trị

sự phải trải qua 5 năm công nghiệp trong đường đạo, với những qui định như giữ

trai kỳ (ăn chay ít nhất 10 ngày trong tháng), công quả, tu đạo và đặc biệt phải giữ

đức hạnh, có uy tín trong cộng đồng tín đồ.

Từ Phó Trị sự lên Chánh Trị sự cũng phải trải qua 5 năm công nghiệp và

muốn thăng tiến lên những phẩm vị cao hơn nữa, tín đồ của đạo Cao Đài phải

không ngừng cố gắng trên con đường tu hành của mình. Chính sự nỗ lực đó là

những nấc thang để tín đồ thăng tiến. Sự thăng tiến của tín đồ sẽ dần đưa họ đứng

vào hàng ngũ tổ chức của đạo Cao Đài. Do đó, một tín đồ được giữ một phẩm vị

nào đó trong tổ chức của đạo Cao Đài là một minh chứng khẳng định cho sự thăng

tiến của họ trên con đường tu hành; phẩm vị càng cao đồng nghĩa với việc khẳng

định sự thăng tiến càng lớn.

- Quyền lực của cá nhân trong tổ chức tôn giáo: Sự thăng tiến của tín đồ

trong tổ chức tôn giáo cũng đồng nghĩa với việc thăng tiến về mặt quyền lực. Hệ

thống tổ chức của đạo Cao Đài phân chia cấp bậc và quyền hạn của từng phẩm vị.

Người giữ phẩm vị càng cao sẽ có quyền hành càng lớn. Do đó, khi tín đồ đạt

được một phẩm vị nào đó thì quyền lực của phẩm vị đó sẽ do họ nắm giữ. Ví dụ,

Thông sự sẽ nắm quyền về mặt tư pháp của một địa phương; Chánh Trị sự nắm

quyền làm chủ một Hương đạo (cấp địa phương), Lễ sanh nắm quyền làm chủ một

Họ đạo…. Khi làm chủ một địa vị nào, họ toàn quyền điều phối công việc ở đó,

cốt để nền đạo phát triển.

Chính vì thế có thể khẳng định, cơ cấu tổ chức của đạo Cao Đài cũng chính

là cơ cấu tổ chức quyền lực, trong đó từng cá nhân theo địa vị của mình sẽ thể

hiện những quyền lực khác nhau. Mục đích của việc thể hiện quyền lực cá nhân

trong tổ chức tôn giáo là nhằm chức năng quản lý, duy trì và phát triển tôn giáo

của họ.

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

97

Như vậy, sự thăng tiến của tín đồ sẽ gắn liền với quyền lực và nhờ có

quyền lực mà các cá nhân trong tổ chức có thể duy trì phát triển tôn giáo Cao Đài

ở Nam Bộ trong suốt những năm qua.

* Chức năng giới trong tổ chức: Đạo Cao Đài khác với các tôn giáo trước

là trong tổ chức tôn giáo có sự tham gia của nữ giới. Nữ giới được xem trọng và

quyền hành gần như tương đương với nam giới. Nam giới, giữ phẩm nhỏ hơn hoặc

thọ phẩm sau nữ giới, vẫn phải phục tùng hoặc khiêm nhường trước nữ giới. Điều

này chứng tỏ, yếu tố phân biệt giới trong đạo Cao Đài đã có sự chuyển biến theo

xu hướng bình đẳng, nhưng vẫn chưa thật triệt để. Cụ thể, nữ giới vẫn không thể

nắm giữ quyền Giáo tông hoặc Chưởng pháp ở Cửu Trùng Đài. Tại cơ quan Hiệp

Thiện Đài, không có chức sắc là nữ giới. Nguyên nhân, theo giải thích của đạo

Cao Đài là Dương phải luôn vượt Âm thì đạo mới phát triển. Nhưng thực chất,

trong xã hội Nam Bộ, mặc dù phụ nữ có phần được xem trọng, nhưng tư tưởng

"trọng nam" vẫn chiếm vị trí đáng kể trong hệ tư tưởng xã hội. Do đó, mặc dù

trong hệ thống tín ngưỡng dân gian Nam Bộ, vai trò của Thánh Mẫu và Nữ thần

được đề cao, được thờ phụng ở nhiều nơi, nhưng trong cơ cấu xã hội, đặc biệt là

trong các tổ chức tôn giáo, vị trí của nữ giới vẫn không thể ngang bằng nam giới,

và đạo Cao Đài dù cố gắng thực hiện yếu tố "bình đẳng giới" trong cơ cấu tổ chức

tôn giáo của mình, nhưng vẫn không thể vượt qua hệ tư tưởng này. Do đó, nữ giới

vẫn chỉ giữ vị trí nhất định trong tổ chức tôn giáo của đạo Cao Đài.

Như vậy, tổ chức tôn giáo của đạo Cao Đài đã chứa đựng những chức năng

quan trọng của nó nhằm duy trì sự ổn định xã hội trong tôn giáo Cao Đài như quan

điểm mà R. Brown đã nhận định là duy trì sự toàn vẹn của hệ thống xã hội. Điểm

đặc biệt trong tổ chức tôn giáo của đạo Cao Đài so với các tôn giáo khác là đã xem

trọng vai trò nữ giới, mặc dù không triệt để như nam giới.

2.4. NGHI LỄ CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

Nghi lễ của đạo Cao Đài được chia thành hai phần: Nghi lễ Thiên đạo và

nghi lễ Thế đạo. Trong đó, nghi lễ Thiên đạo được thực hiện nhằm biểu thị niềm

tin của tín đồ đối với các đấng thiêng liêng được thờ tự cũng như biểu hiện sự

thăng cấp trong hàng giáo phẩm của tín đồ; còn nghi lễ Thế đạo được thực hiện

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

98

dành cho những con người tại thế, nhằm hướng họ đến sự hoàn thiện trong đời

sống của tín đồ.

2.4.1. Nghi lễ Thiên đạo

* Việc thực hành nghi lễ dành cho các đấng thiêng liêng

Trong thế giới thần linh của đạo Cao Đài, mỗi đấng thiêng liêng đều có địa

vị và vai trò nhất định, được tín đồ chiêm bái với những loại hình nghi lễ khác

nhau tùy theo vai trò và địa vị của các đấng thiêng liêng này. Nếu các đấng có địa

vị và vai trò quan trọng sẽ được tín đồ chiêm bái bằng nghi thức Đại lễ, còn những

vị khác được chiêm bái với nghi thức Tiểu lễ.

Đại lễ được tổ chức rất long trọng với nhiều nghi thức khác nhau. Có thể

miêu tả một cách chung nhất về cách tiến hành đại lễ trong đạo Cao Đài như sau:

+ Cách tiến hành đại lễ

Đại lễ chỉ được tổ chức tại Đền thánh hoặc Thánh thất. Nếu ở Đền thánh,

đại lễ được tổ chức vào đúng 0 giờ (giờ Tý); còn tổ chức tại Thánh thất vào đúng

12 giờ (giờ Ngọ). Đây được xem là những giờ thiêng trong 24 giờ của ngày, gọi là

giờ Hoàng đạo. Người ta quan niệm vào giờ này, các đấng thần linh thường đi lại

ở thế giới trần gian và cũng là giờ để rước các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật giáng

đàn (PL:3, Nhật ký điền dã – NKĐD số:2).

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

99

Đại lễ được tổ chức theo sơ đồ phân bố sau:

Sơ đồ 8: Sơ đồ tiến hành Đại lễ tại Đền thánh và Thánh thất

Chú thích:

Chức sắc nam

Chức sắc nữ Tín đồ hầu lễ

Chức việc hầu đàn Ba cặp Lễ sĩ

Chức sắc Hiệp Thiên đài Đường dâng lễ của Lễ sĩ

Chức việc hầu trống và hầu chuông Hầu lễ bàn Hộ pháp

Ban nhạc lễ và Ban đồng nhi

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

THIÊN BÀN

BÀN NỘI NGHI

BÀN NGOẠI

NGHI

BÀN HỘ PHÁP

2

LÔI ÂM CỔ ĐÀI BẠCH NGỌC

CHUNG ĐÀI

1

3 4

5 6 7

8

9

7

8

9

a b

Bát Quái đài

Cửu Trùng đài

Hiệp Thiên đài

c c c c

1

2

3 4 5

6

a b

c

7 8 9

d d

d

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

100

Trước giờ hành lễ, chức sắc, chức việc và đạo hữu mặc lễ phục chỉnh tề, tụ

tập về Tòa thánh hoặc Thánh thất. Ban Lễ sĩ gồm 6 người mặc áo dài màu xanh da

trời, đội mão trắng, mang giày vải, chia thành 3 cặp bước vào chánh điện (Cửu

Trùng đài) (H:57). Các Ban như Ban nhạc, Đồng nhi, Lễ vụ… làm nhiệm vụ kiểm

đàn (kiểm tra lại nhang, đèn, nước cúng, rượu, trái cây…, kinh, nhạc cụ…). Một

chức việc đứng tại Lôi Âm Cổ đài (ở Hiệp Thiên Đài) đánh lên 3 tiếng trống, và

ngâm 4 câu kệ:

Lôi Âm Thánh Cổ triệt hư không

Truyền tấu Càn khôn Thế giới thông

Đạo pháp đương kim dương Chánh giáo

Linh quan chiếu diệu Ngọc Kim Cung.

Dứt mỗi câu đánh một tiếng trống lớn, đến hết câu thứ tư đánh một tiếng

trống lớn và gõ 12 gõ từ lớn xuống nhỏ lên mặt trống; sau đó đánh liền 3 hồi

trống; mỗi hồi 12 chập; mỗi chập 12 dùi. Lúc đầu đánh chậm, sau thúc liên hồi và

cuối cùng là 3 dùi chậm, trong đó có 2 dùi liền nhau, sau đến một dùi.

Một chức việc khác đứng bên Bạch Ngọc Chung đài sau khi nghe dứt tiếng

trống liền đánh chuông. Cũng giống như bên trống, lúc đầu đánh 3 tiếng chuông,

sau đó ngâm 4 câu kệ:

Thần Chung thinh hướng phóng Phong Đô

Địa Tạng khai môn phóng xá cô

Tam kỳ vận chuyển kim quan hiện

Sám hối âm hồn xuất u đồ.

Dứt mỗi câu đánh một tiếng chuông lớn; đến câu cuối cùng đánh một tiếng

chuông lớn và gõ 12 tiếng nhỏ dần lên chuông; sau đó đánh tiếp 3 hồi chuông

giống bên đánh trống và cũng kết thúc bằng 3 tiếng chuông.

Sau đó, chức sắc, chức việc, đạo hữu theo thứ tự phẩm vị, lớn trước, nhỏ

sau, nam bên trái, nữ bên phải xếp thành hàng dài, trật tự, im lặng đi vào Chánh

điện và đứng xoay mặt vào nhau (H:51). Hai vị chức sắc (một nam, một nữ) lãnh

nhiệm vụ chứng đàn xá một xá rồi bước vào đứng trước bàn Nội nghi, (bàn hương

án được đặt phía trước bàn thờ chính ở Bát Quái Đài), theo thứ tự nam bên trái, nữ

bên phải. Hai chức việc hầu lễ cũng xá một xá rồi bước vào đứng trước bàn Ngoại

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

101

nghi (đặt ở bậc thấp nhất của Cửu Trùng Đài). Tiếp theo, vị hầu chuông khắc 3

tiếng chuông lớn làm hiệu. Chức sắc, chức việc, đạo hữu đồng xá một xá, bước

vào ngay giữa Chánh điện và xoay người đứng hướng mặt lên Bửu điện (nơi thờ

Đức Chí Tôn ở Bát Quái Đài). Chức sắc Hiệp Thiên Đài đứng trước bàn thờ Hộ

pháp, tay bắt ấn Tý, chắp ngang ngực, nhìn thẳng vào Chánh điện (đứng hầu như

thế trong suốt buổi lễ).

Hình vẽ 1: Cách bắt ấn Tý

Cách thực hiện như trên được gọi là nghi thức nhập đàn. Tất cả tín đồ phải

thực hiện đúng theo thứ tự, không được sai trái. Sau khi tín đồ đứng trang nghiêm

trong chánh điện, Ban nhạc lễ đánh khúc Nhạc tấu Quân thiên nhằm nghinh tiếp

Đức Chí Tôn và các đấng thiêng liêng giáng đàn. Khi dứt nhạc, Lễ sĩ bước vào

đứng trước vị chức việc ở bàn Ngoại nghi. Trong đó, hai Lễ sĩ, một người cầm bó

nhang 5 cây chưa đốt; một người cầm lư trầm cũng chưa đốt, đứng đầu hàng, sau

đến hai Lễ sĩ cầm đèn rồi hai Lễ sĩ cầm đài. Chức việc hầu chuông khắc liền 3

tiếng, mọi người đồng xá ba xá rồi quì.

Chức việc ở bàn Ngoại nghi tiếp lấy bó nhang (5 cây) đưa lên hai ngọn đèn

(chụm lại với nhau) của hai Lễ sĩ đốt, sau đó xá ba xá rồi đưa cho một Lễ sĩ cầm

đài; tiếp đến đốt lư trầm, cũng xá ba xá, đưa cho Lễ sĩ cầm đài còn lại. Bốn lễ sĩ

(hai cầm đèn và hai cầm đài), đứng dậy, lui ra, xoay người hướng vào Bửu điện.

Sau đó, điệu trống nổi lên; bốn Lễ sĩ đứng thành hai hàng dọc, hai Lễ sĩ cầm đèn

đứng trước, hai Lễ sĩ cầm đài đứng sau; nghe theo điệu trống, bốn Lễ sĩ từ từ bước

lên bàn Nội nghi; khi bước, hai tay cầm lễ vật đưa lên ngang ngực, chân đi theo

hình chữ Tâm (心) – một cách đi lễ đặc trưng của đạo Cao Đài. Đến bàn Nội nghi,

bốn Lễ sĩ xếp thành hàng ngang, sau đó hai Lễ sĩ cầm đèn lùi lại, đứng sau hai Lễ

Bước 1 -> bước 2 -> bước 3 –> bước 4

(Hình vẽ: Huỳnh Ngọc Thu)

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

102

sĩ cầm đài thành hai hàng dọc, rồi xoay người đối diện với nhau, cùng quì xuống

trước mặt vị chức sắc chứng đàn, trao bó nhang cho nam chức sắc chứng đàn, lư

trầm được vị nữ chức sắc tiếp lễ đón lấy và cầm quì bên cạnh vị chức sắc nam.

Lúc này, chức việc hầu chuông khắc chuông, vị chức sắc hai tay cầm bó

nhang đưa lên giữa trán niệm Nam mô Phật, sau đó đưa qua trán bên trái niệm

Nam mô Pháp và đưa qua trán bên phải niệm Nam mô Tăng; rồi đưa xuống ngay

ngực niệm:

Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát

Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát

Nam mô Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

Nam mô Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân

Nam mô chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần (CT:14)

Trong câu niệm đều phải cúi đầu. Chức sắc, chức việc, đạo hữu hai tay bắt

ấn Tý và cùng làm theo vị chức sắc chứng đàn. Sau đó, Ban Đồng nhi tụng kinh

Niệm hương. Trong suốt thời gian tụng kinh, vị chức sắc phải hai tay cầm bó

nhang dâng lên ngang trán của mình. Khi kết thúc bài Niệm hương, hai vị Tiếp lễ,

một người cấm bó nhang, một người cầm lư trầm tiến lên Thiên bàn để cắm

nhang. Nhang được cắm thành hai hàng, hàng trong 3 cây, hàng ngoài hai cây,

theo vị trí sau:

Hình vẽ 2: Cách cắm nhang từ trên nhìn xuống

Hình vẽ 3: Cách cắm nhang từ bên phải sang

(Hình vẽ: Huỳnh Ngọc Thu)

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

103

Sau đó, bốn vị Lễ sĩ trở về vị trí cũ.

Nghi thức như trên gọi là dâng hương. Kết thúc nghi thức này, người hầu

chuông khắc một tiếng chuông lớn để toàn thể tín đồ cúi lạy. Khi lạy, hai bàn tay

bắt ấn Tý đưa lên trán rồi từ từ hạ xuống, xòe ra úp xuống đất. Ngón tay cái của

bàn tay phải đè lên ngón tay cái của bàn tay trái, đầu cúi xuống, trán đụng hai bàn

tay, sau đó đầu gật 4 gật; mỗi gật niệm câu Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát

Ma Ha Tát.

Hình vẽ 4: Cách để hai bàn tay khi lạy

Sau khi lạy xong, quì lại thẳng lưng, hai tay bắt ấn Tý đưa về ngang ngực

và tiếp tục nghe tiếng chuông để lạy tiếp. Tín đồ lạy ba lần như vậy, sau đó Ban

Đồng nhi tụng bài Khai kinh, rồi đến bài Ngọc Hoàng Bửu Cáo. Kết thúc bài kinh

này, toàn thể tín đồ tiếp tục lạy ba lạy như trên và nghe tiếp bài Phật giáo Bửu

cáo. Kết thúc bài này, tín đồ cũng lạy ba lạy, nhưng mỗi lạy chỉ gật 3 gật, trong

mỗi gật niệm câu Nam mô Nhiên Đăng Cổ Phật Đại Bồ Tát Ma Ha Tát (ở Truyền

giáo Cao Đài thì niệm Nam mô Nhiên Đăng Cổ Phật xiển giáo Thiên tôn). Tiếp

tục nghe tiếp bài Tiên giáo bửu cáo và cũng lạy ba lạy, chín gật, nhưng niệm câu

Nam mô Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn; rồi đến bài Thánh

giáo bửu cáo cũng lạy ba lạy, chín gật và niệm câu Nam mô Khổng Thánh Tiên Sư

Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn. Trên đây gọi là nghi thức tụng kinh.

Tiếp theo là nghi thức dâng hoa – quả, rượu và trà, cũng có thể gọi là nghi

thức dâng cúng phẩm. Hai Lễ sĩ sắp đặt một bình hoa nhỏ đủ năm màu và một dĩa

trái cây. Bốn Lễ sĩ đăng đàn đến quì trước bàn Ngoại nghi. Chức việc ở bàn Ngoại

nghi chỉnh sửa hoa, quả cho ngay ngắn, cầm bình hoa xá ba xá rồi đưa cho Lễ sĩ

cầm đài, sau đó cầm dĩa trái cây cũng xá ba xa rồi đưa cho Lễ sĩ cầm đài còn lại.

Bốn Lễ sĩ đứng lên xếp thành hai hàng dọc như trước và tiếp tục đi lễ để dâng hoa,

Bước 1 -> bước 2

(Hình vẽ: Huỳnh Ngọc Thu)

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

104

quả. Trong lúc Lễ sĩ dâng hoa, quả, Ban Đồng nhi tụng bài Dâng hoa. Khi hoa,

quả được dâng đến bàn Nội nghi, Lễ sĩ quì xuống, nam chức sắc chứng đàn tiếp

lấy bình hoa xá ba xá rồi đưa lên trán cầu nguyện; nữ chức sắc chứng đàn tiếp lấy

dĩa trái cây và cũng xá ba xá rồi đưa lên trán cầu nguyện. Lời cầu nguyện với đại ý

là “Con xin dâng hình hài của con lên cho Đức Chí Tôn tùy phương sử dụng”. Tín

đồ quì dưới cũng đưa hai tay bắt ấn Tý lên trán cầu nguyện như trên. Sau khi cầu

nguyện, hai vị Tiếp lễ nhận lấy hoa và quả đem đặt trên Thiên bàn. Bốn Lễ sĩ

đứng lên quay về vị trí cũ. Sau đó, toàn thể tín đồ quì lạy một lạy và bốn gật; mỗi

gật niệm một câu Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ha Ma Tát. Tiếp đến là

lễ dâng rượu. Nghi thức giống với dâng hoa, quả và cách lạy cũng như trên, nhưng

Ban Đồng nhi đọc bài Dâng rượu. Chức sắc nam nhận rượu từ Lễ sĩ; Chức sắc nữ

tiếp rượu từ chức sắc nam, xá ba xá rồi cùng đưa lên trán cầu nguyện như trên và

giao lại cho Tiếp lễ dâng lên Thiên bàn. Lễ dâng trà cũng có nghi thức giống với

lễ dâng rượu. Đồng nhi đọc bài Dâng trà; Chức sắc nam tiếp nước trắng; Chức sắc

nữ tiếp nước trà; sau đó xá ba xá rồi đưa lên trán cầu nguyện và Tiếp lễ dâng lên

Thiên bàn.

Tiếp theo là nghi thức dâng sớ và cầu nguyện. Sớ được để sẵn trên bàn Nội

nghi. Trong nội dung của sớ, bên cạnh việc xưng tụng công đức của Đức Chí Tôn

còn có yếu tố cầu xin như:

“Quảng bố hồng ân, xá tội chúng sanh thoát ly nghiệp chướng, qui hiệp đại đồng,

hòa bình thế giới, Đại Đạo hoằng khai, phổ hóa quần linh, hồi đầu hướng thiện,

nhập vi môn đệ, vĩnh sùng chánh giáo, tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, lập công

bồi đức, giải quả tiền khiên, hậu hưởng thái bình, Nghiêu thiên Thuấn nhựt, phong

điều võ thuận, quốc thới dân khương, an cư lạc nghiệp” (CT:15).

Hai Lễ sĩ cầm đèn đi đến bàn Nội nghi (đi thường) lấy sớ, quay về quì

trước mặt chức sắc chứng đàn. Chức sắc nhận sớ, xá ba xá rồi đưa lên trán cầu

nguyện; sau đó mở sớ đưa cho vị Chức việc có nhiệm vụ đọc sớ quì kế bên. Vị

chức việc mở sớ đọc lớn. Vị chức sắc nam hai tay cầm bao sớ cung kính nâng lên

ngang trán trong suốt thời gian đọc sớ. Khi đọc xong, sớ được đưa lại cho chức

sắc chứng đàn bỏ vào bao, cầm sớ xá ba xá. Hai Lễ sĩ cầm đèn chụm lại cho chức

sắc đốt sớ. Sớ cháy được khoảng 1/3 thì bỏ vào trong thố đốt sớ do vị Tiếp lễ cầm

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

105

sẵn. Vị Tiếp lễ bưng thố đựng sớ đang cháy để trên bàn Nội nghi. Sau đó, Lễ sĩ và

chức việc đọc sớ trở về chỗ cũ.

Sau đó, toàn thể tín đồ sẽ nghe theo chuông để lạy. Sau khi lạy, Đồng nhi

tụng Ngũ nguyện gồm 5 câu:

Nam mô nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai

Nam mô nhì nguyện phổ độ chúng sanh

Nam mô tam nguyện xá tội đệ tử

Nam mô tứ nguyện thiên hạ thái bình

Nam mô ngũ nguyệt Thánh thất an ninh

Dứt Ngũ nguyện, nghe theo chuông, tất cả tín đồ đồng lạy 3 lạy, 12 gật và

niệm danh hiệu Đức Chí Tôn. Sau đó, theo chuông làm hiệu, mọi người đứng dậy

xá ba xá rồi xoay ra sau theo hướng bên trái đối diện với Bàn thờ Hộ pháp xá một

xá, lui về xếp thành hai hàng, nam bên trái, nữ bên phải như lúc đầu.

Sau nghi thức cầu ngũ nguyện là nghi thức bãi đàn. Chức sắc Hiệp Thiên

Đài đứng trước Bàn Hộ pháp trong suốt thời gian hành lễ, đến lúc này đi thẳng

đến bàn Nội nghi, xá ba xá, quì xuống, lấy dấu Tam bảo và khấn giống chức sắc

chứng đàn, cầu nguyện Đức Chí Tôn, lạy 3 lạy, 12 gật, niệm danh hiệu Đức Chí

Tôn, rồi quay lại xá một xá ở Bàn Hộ pháp, xong về chỗ cũ.

Tiếp đến, Ban Đồng nhi, Lễ sĩ, Tiếp lễ, Kiểm đàn và các chức sắc, chức

việc, đạo hữu lúc đầu không có chỗ quì đều lần lượt theo thứ bậc vào hành lễ Đức

Chí Tôn giống như chức sắc Hiệp Thiên Đài đã làm.

Sau cùng, chức việc hầu chuông tại Bạch Ngọc Chung Đài đánh 3 tiếng

chuông lớn, đọc bài kệ gồm 3 câu:

Đàn tràn viên mãn, chức sắc qui nguyên, vĩnh mộc từ ân, phong điều vũ thuận.

Thiên phong hải chúng, Quốc thái dân an, hồi hướng đàn trường, tận thâu pháp

giới.

Án dà ra đế dạ ta bà ha.

Đọc dứt mỗi câu, đánh một tiếng chuông lớn. Kết thúc tiếng chuông, Ban

nhạc nổi lên, nam nữ đối diện xá một xá, xong hai tay tiếp tục bắt ấn Tý để ngang

ngực. Chức sắc từ bên trong bước ra trước theo hai hàng nam, nữ; những người

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

106

khác nối theo, tay vẫn bắt ấn Tý cho đến khi ra khỏi Chánh điện. Buổi đại lễ kết

thúc.

Đại lễ thường dành cho các bậc thiêng liêng có địa vị cao trong đạo Cao

Đài như Đức Chí Tôn, Phật Thích Ca, Diêu Trì Kim Mẫu, Quan Thánh Đế Quân,

Quan Âm Bồ Tát, Thái Thượng Lão Quân. Ngoài những vị trên, các vị còn lại với

các ngày vía của chư Phật, Tiên, Thánh, Thần, hoặc các bậc có công khai đạo…

đều được tổ chức theo hình thức tiểu lễ.

+ Cách thức tổ chức tiểu lễ

Thời gian và cách thức giống với Đại lễ, nhưng có một số chi tiết được

giảm bớt như:

- Không thiết bàn Ngoại nghi

- Không có chức việc hầu lễ ở bàn Ngoại nghi.

- Bốn Lễ sĩ lúc dâng hương, dâng hoa quả, dâng trà đi bước bình thường

(không đi chữ Tâm).

Các chi tiết còn lại đều phải tuân thủ giống với Đại lễ.

Ngoài hai hình thức lễ trên, tại Đền thánh và các Thánh thất hàng ngày đều

phải làm lễ Tứ thời do chức sắc, chức việc và đạo hữu thường trực thực hiện. Tứ

thời là bốn thời Hoàng đạo được định sẵn trong ngày, gồm: Tý (0 giờ), Ngọ

(12giờ), Mẹo (6giờ), Dậu (18giờ).

Lễ cúng Tứ thời đơn giản hơn nhiều so với Đại lễ và Tiểu lễ. Đến giờ lễ, vị

Chức việc lên Bạch Ngọc Chung Đài đánh 3 tiếng chuông, rồi đọc bài kệ 3 câu

sau:

Văn chung khấu hướng huệ trưởng càn khôn

Pháp giới chúng sanh đồng đăng bỉ ngạn

Án dà ra đế dạ ta bà ha

Dứt mỗi câu kệ, đánh một tiếng chuông. Sau đó, chức sắc, chức việc, đạo

hữu nam nữ đồng vào Chánh điện, xếp thành hai hàng, nam trái, nữ phải đối diện

nhau. Hai tay bắt ấn Tý đưa ngang ngực. Chức việc hầu chuông đọc tiếp bài kệ 3

câu sau:

Nhứt vi u ám tất giai văn

Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

107

Án dà ra đế dạ ta bà ha

Dứt mỗi câu, đánh một tiếng chuông. Sau đó, vị chức việc hầu chuông ở

Chánh điện gõ 3 tiếng chuông. Chức sắc đến đạo hữu nam nữ đồng xá một xá

bước vào giữa Chánh điện, tay bắt ấn Tý nhìn thẳng lên Thiên bàn. Theo nhịp

chuông, xá 3 xá rồi quì xuống và làm theo trình tự như trong đại lễ. Trong lễ Tứ

thời không có Lễ sĩ, không có Tiếp lễ và cũng không có hình thức dâng hương,

hoa quả, trà rượu. Tất cả những vật phẩm ấy đều để sẵn trên Thiên bàn. Chức sắc,

chức việc, đạo hữu chỉ quì nghe đọc kinh và lạy theo trình tự.

Các bài kinh đọc trong lễ Tứ thời giống với kinh của Đại lễ và Tiểu lễ. Đến

phần dâng Tam bảo sẽ tùy theo giờ để dâng. Giờ Tý và Ngọ dâng rượu, đọc bài

Dâng rượu; giờ Mẹo và Dậu dâng trà, đọc bài Dâng trà.

Dâng xong Tam bảo, Đồng nhi đọc Ngũ nguyện. Chức sắc, chức việc, đạo

hữu lạy xong và theo trình tự như trong Đại lễ về xếp hai hàng như lúc đầu chờ kệ

chuông bãi đàn.

Chuông bãi đàn được thực hiện giống với chuông Đại lễ, sau đó chức sắc,

chức việc, đạo hữu theo hai hàng nam nữ từ trong đi ra khỏi Chánh điện.

Tín đồ làm lễ Tứ thời tại Thiên bàn gia đình cũng thực hiện giống như Tứ

thời tại Đền thánh hoặc Thánh thất. Các bài kinh, nghi thức quì lạy, nghi thức bãi

đàn… đều thực hiện như đã thực hiện tại Đền thánh và Thánh thất. Nhưng không

đọc bài kệ chuông. Chuông được sử dụng được đặt trên Thiên bàn. Người chứng

đàn là chủ gia đình. Tất cả những người tham gia cúng đều có thể đọc kinh, không

có Đồng nhi và cũng không có nhạc lễ.

Trong quá trình quan sát, chúng tôi nhận thấy cách thức tổ chức nghi lễ tôn

giáo của tín đồ đạo Cao Đài tương đối giống với nghi thức cúng đình truyền thống

của người dân Nam Bộ, phải chăng nghi lễ tôn giáo của đạo Cao Đài được mô

phỏng theo nghi thức cúng đình ở Nam Bộ?

* Việc thực hiện nghi lễ thăng giáo phẩm

Theo cơ cấu tổ chức của đạo Cao Đài, giáo phẩm được chia thành 2 bộ

phận: Cửu Trùng đài và Hiệp Thiên đài.

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

108

+ Giáo phẩm Cửu Trùng đài

Giáo phẩm Cửu Trùng đài được phân chia thứ bậc (xem sơ đồ 6) từ thấp

đến cao, gồm: Phó Trị sự, Chánh trị sự, Lễ sanh, Giáo hữu, Giáo sư, Đầu sư,

Chưởng pháp, Giáo tông.

Người muốn giữ các phẩm này ngoại trừ Thượng Đế giáng cơ ban thưởng,

nếu không phải theo trình tự bỏ thăm, gọi là công cử như sau:

- Tín đồ muốn lên Phó Trị sự phải được toàn thể tín đồ sở tại công cử. Phó

Trị sự lên Chánh Trị sự phải được toàn thể Phó Trị sự sở tại công cử.

- Chánh, Phó trị sự hoặc Thông sự muốn lên Lễ sanh phải do toàn thể tín

đồ sở tại cùng nhau công cử, sau đó đưa về Tòa thánh thi lại, nếu đậu sẽ được lãnh

phẩm.

- Người đang giữ phẩm Lễ sanh muốn lên Giáo hữu phải nhờ đến toàn thể

Lễ sanh trong đạo cùng công cử.

- Người đang giữ phẩm Giáo hữu muốn lên Giáo sư phải nhờ đến 3.000 vị

Giáo sư công cử.

- Người đang giữ phẩm Giáo sư muốn lên Phối sư phải nhờ đến 72 vị Giáo

sư cùng công cử.

- Người đang giữ phẩm Phối sư muốn lên Đầu sư phải nhờ đến 36 vị Phối

sư cùng nhau công cử.

- Người đang giữ phẩm Đầu sư muốn lên phẩm Chưởng pháp phải nhờ 3 vị

Đầu sư cùng công cử.

- Người muốn giữ chức Giáo tông phải được toàn thể tín đồ đồng lựa chọn

một trong sáu người đang giữ phẩm Chưởng pháp và Đầu sư.

Điều kiện để những người được công cử lên chức vụ mới phải là người

luôn hoàn thành nhiệm vụ, có đạo đức tốt, hành đạo tích cực, luôn được tín đồ yêu

mến; và điều quan trọng là chức vụ cần được công cử phải là chức vụ chưa có

người đảm nhận, đang bị khuyết.

Giáo phẩm của nữ phái cũng tuân thủ theo nguyên tắc công cử trên, nhưng

người làm nhiệm vụ công cử phải là nữ giới.

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

109

+ Giáo phẩm Hiệp Thiên đài

Giáo phẩm của Hiệp Thiên đài (xem sơ đồ 7) gồm Hộ pháp, Thượng phẩm,

Thượng sanh và Thập nhị thời quân.

Khác với giáo phẩm Cửu Trùng đài, giáo phẩm Hiệp Thiên đài được chia

thành 2 loại.

- Tiếp pháp, Tiếp đạo, Tiếp thế, Hộ pháp, Thượng phẩm, Thượng sanh là

những giáo phẩm không qua luật công cử, do Thiên phong (do Thượng đế phong

tặng) lập thành.

- Thông sự phải chịu luật công cử như giáo phẩm Cửu Trùng đài. Thông sự

sẽ do toàn thể tín đồ trong Ban Trị sự địa phương công cử. Tín đồ địa phương lựa

chọn người có đức hạnh, uy tín trong cộng đồng, hết lòng vì đạo… để đề xuất giữ

phẩm này. Phẩm này cả nam giới và nữ giới đều có thể đảm nhận.

*

Sau khi đã chọn được người thích hợp đảm nhận phẩm vị trong cơ cấu tổ

chức, chức sắc và tín đồ trong đạo tiến hành lễ phong phẩm vị. Xin trích một đoạn

Thánh giáo vào đêm 22 rạng sáng ngày 23 tháng 4 năm 1926 về việc Thiên phong

phẩm vị cho các chức sắc cao cấp trong đạo Cao Đài ở thời kỳ đầu thành lập như

sau:

Ba con nghe dạy cuộc sắp Thiên-Phong:

Các con có vui không?

Ðạo phát trễ một ngày là một ngày hại nhơn-sanh. Thầy nôn nóng nhưng mà

Thiên-cơ chẳng nghịch đặng, nên phổ-thông trắc-trở,vậy thì ba con (Trung, Cư,

Tắc) cứ sắp đặt thế này:

Trung nghe, Con dời bài vị của Lý-Bạch để dưới tượng Thầy; con dọn dẹp

trong hết, để một cái ghế, kế một bên tran thờ; rồi để trên một cái ghế lớn đặng

làm ngôi Giáo Tông; ba cái nữa để sắp hàng theo ở dưới, đặng làm ngôi cho

ba vị Ðầu-Sư. Con phải bao bốn cái ghế ấy cho tinh khiết, con đem Thiên-phục

Giáo-Tông mà để nơi ghế ở trên. Còn bộ Thượng-Thanh thì để giữa; bộ Ngọc-

Thanh bên Hữu, còn ghế bên tả con phải viết một miếng giấy đề chữ "THÁI"

cho lớn mà dán lên chỗ dựa.

Ngay chỗ bàn ngự của Thầy, phải để một cái ghế, trước ngôi ba vị Ðầu-Sư,

vọng một bài vị, biểu Lịch viết như vầy:

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

110

"CỬU THIÊN CẢM ỨNG LÔI THINH PHỔ HOÁ THIÊN TÔN" lại vẽ thêm

một lá buà "KIM QUANG TIÊN" để thông ngay ở giữa, ai ai ngó vào cũng đều

thấy đặng.

Bàn Thầy giáng cơ thì để trước vọng Ngũ-Lôi, khi giáng cơ rồi thì dời đi cho

trống chỗ đặng nhị vị Ðầu-Sư quỳ mà thề.

Con lại để thêm một cái bàn giữa bên cửa sổ, đằng trước ngó vô.

Cư, nghe dặn: Con biểu Tắc tắm rửa sạch sẽ (xông hương cho nó) biểu nó lựa

một bộ quần áo tây cho sạch sẽ, ăn mặc như thường đội nón...

Cười…

Ðáng lẽ nó phải sắm khôi, giáp như hát bội, mà mắc nó nghèo, Thầy không

biểu.

Bắt nó đứng trên, ngó mặt ngay ngôi Giáo-Tông, lấy chín tấc vải điều đắp mặt

nó lạị.

Lịch, con viết một lá phù (Giáng-Ma-Xữ) đưa cho nó cầm.

Các con, phải cho thanh tịnh kể từ ngày nay, diệt tận phàm tâm chớ nhơ một

điểm, thì ngày ấy thề mới đặng.

Cư, khi đem Ba bộ Thiên-Phục đến vọng trên ba cái ngai thì con phải chắp bút

bằng nhang như mọi lần đặng Thầy trấn trong ba bộ Thiên- Phục và ba ngai

ấy, rồi mới kêu hai vị Ðầu-Sư đến quỳ trước Bửu-Ngai của nó, đặng Thầy vẽ

phù vào mình, khi hai vị Ðầu-Sư vái rồi,phải đến trước Bửu-Ðiện của Thầy mà

làm lễ (mười hai lạy) và trước ngôi Giáo-Tông (chín lạy) rồi biểu Giãng xướng

lên: "Phục vị" thì hai người leo lên ngồi.

Cả hết thảy Môn-Ðệ phân làm ba ban, đều quỳ xuống biểu Tắc leo lên bàn, con

chấp bút bằng nhang, đến bàn Ngũ-Lôi đặng Thầy triệu nó đến rồi mới tới

trước mặt Tắc đặng Thầy trục xuất chơn-thần nó ra: nhớ biểu Hậu. Ðức xông

hương tay của chúng nó, như em có giựt mình té thì đỡ.

Rồi biểu hai vị Ðầu-Sư xuống ngai, quỳ đến trước mặt Ngũ-Lôi, hai tay chấp

trên đầu quì ngay bùa (Kim-Quang-Tiên) mà thề như vầy:

" Tôi là Lê Văn Trung tự Thiên Ân là Thượng-Trung-Nhựt và Lê Văn Lịch tự

Thiên Ân là Ngọc-Lich-Nguyệt, thề Hoàng-Thiên, Hậu-Thổ, trước Bửu-Pháp

Ngũ-Lôi rằng làm trọn Thiên-đạo mà dìu-dắt cả mấy em chúng tôi đều là Môn-

Ðệ của Cao-Ðài Ngọc-Ðế; nhứt nhứt do lịnh Thầy phân định, chẳng dám

chuyên quyền mà lập thành tả đạo; như ngày sau hữu tội thì thề có Ngư-Lôi tru

diệt".

Ðến bàn Hộ Pháp cũng quỳ xuống,vái y vậy đều câu sau như vầy:

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

111

"Như ngày sau phạm Thiên-Ðiều, thề có Hộ-Pháp đọa Tam-đồ bất năng thoát

tục" .

Rồi mới biểu Giảng-xướng lại nữa "Phục-Vị" thì nhị Ðầu-Sư trở lại ngồi trên

ngai, chư Môn-đệ đều đến lạy mỗi người hai lạy.

Tới phiên các Môn-đệ, từng người đến bàn Ngũ-Lôi mà thề rằng:

" Tên gì?....... Họ gì?...... Thề rằng: Từ đây biết một Ðạo Cao- Ðài Ngọc-Ðế,

chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư Môn-đệ, gìn luật lệ Cao-Ðài, như sau có

lòng hai thì Thiên-tru, Ðịa-lục".

Tới trước bàn Hộ-Pháp, cũng thề như vậy, rồi mới đến lạy nhị vị Ðầu-Sư [4:19-

22].

Theo đoạn Thánh giáo trên, trong tháng 4 năm 1926, các ông Lê Văn

Trung, Lê Văn Lịch và Phạm Công Tắc được Thiên phong giữ chức Đầu sư và Hộ

pháp của đạo Cao Đài bằng nghi lễ rất cầu kỳ và mang tính huyền bí của tôn giáo.

Trong quá trình điền dã, chúng tôi biết việc phong phẩm vị trong hệ thống

tổ chức của đạo Cao Đài được chia thành hai cấp: cầu phong và cầu thăng.

- Cầu phong là hình thức phong phẩm từ hàng chức việc (Thông sự, Phó

Trị sự, Chánh Trị sự) và đạo hữu lên Lễ sanh.

- Cầu thăng là hình thức phong phẩm vị cho hàng chức sắc.

Khi một vị trong hàng chức việc có đầy đủ phẩm hạnh và được cộng đồng

tín đồ tin yêu, đồng tâm công cử, thì lễ cầu phong được diễn ra. Nếu vị chức việc

là Phó trị sự lên Chánh trị sự, lễ cầu phong sẽ được diễn ra tại Thánh thất, trước

bàn thờ Đức Chí tôn và bàn thờ Hộ pháp. Trong lễ này có hình thức minh thệ

(giống với minh thệ của ông Lê Văn Trung và ông Lê Văn Lịch đã thề trước đây)

nhằm khẳng định lại đức tin của người được công cử vào phẩm vị mới và khẳng

định người đó sẽ hết lòng vì đạo trong cương vị và vai trò mới của mình.

Nếu Chánh Trị sự hoặc Thông sự cầu phong lên Lễ sanh sẽ phức tạp hơn.

Lễ cầu phong được diễn ra tại Đền thánh (cơ sở Trung ương của đạo). Trong lễ

này có hình thức nhận sắc thái – nghĩa là nhận mình sẽ được đứng vào chi nào

trong ba chi Thái, Thượng, Ngọc của đạo Cao Đài. Hình thức nhận sắc thái được

diễn ra trước cung đạo tại bàn thờ Đức Chí Tôn. Trên cung đạo đặt một cái chung

lớn, cao quá đầu người, bên trong bỏ các quả cầu nhỏ; mỗi quả có một màu, gồm

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

112

ba màu: xanh (màu biểu của chi Thượng), đỏ (màu biểu của chi Ngọc), vàng (màu

biểu của chi Thái). Người được cầu phong đến trước Cung đạo, cầu Đức Chí Tôn,

rồi đưa tay trái vào chung lớn nhặt một quả cầu. Quả cầu có màu gì, người đó sẽ

được đứng vào chi có màu biểu tương ứng. Tên của người cầu phong sẽ được ghi

vào sổ bộ.

Kết thúc nghi thức nhận sắc thái, những người cầu phong trở về địa

phương, may lễ phục và chờ đến ngày làm lễ minh thệ và trấn thần áo mão. Đến

ngày hành lễ minh thệ (khoảng từ 2 đến 3 tháng sau ngày nhận sắc thái), người

cầu phong mang lễ phục đến Đền thánh, cầu Đức Chí tôn; chức sắc Hiệp Thiên

đài làm lễ trấn thần (CT:22) áo mão. Sau đó, người cầu phong mặc lễ phục đã trấn

thần, đến trước bàn thờ Đức Chí tôn và bàn thờ Hộ pháp làm lễ minh thệ. Chức

sắc Hiệp Thiên đài chịu trách nhiệm hướng dẫn lễ; người cầu phong chỉ làm theo

những gì chức sắc Hiệp Thiên đài hướng dẫn.

Đối với cầu thăng, nghĩa là tín đồ bước vào hàng chức sắc; lễ này vẫn được

tổ chức tại Đền thánh, gồm các lễ như trấn thần áo mão, minh thệ,… nhưng

không có hình thức nhận sắc thái.

Riêng chức phẩm của Hiệp Thiên đài, theo qui định của đạo Cao Đài,

không được thực hiện theo hình thức cầu phong và cầu thăng. Chức phẩm trong hệ

thống này đều do thiên phong; do sự chọn lựa của các đấng thiêng liêng trong đạo,

do đó không theo luật công cử. Tín đồ được lựa chọn vào vị trí trong Hiệp Thiên

đài chỉ thực hiện lễ trấn thần áo mão và minh thệ.

Như vậy, tùy theo cấp bậc, cơ cấu tổ chức trong đạo Cao Đài, tín đồ được

tiến hành nghi lễ thăng giáo phẩm khác nhau; có nghi lễ cầu kỳ phức tạp, nhưng

cũng có nghi lễ đơn giản; có nghi lễ hoàn toàn thế tục, nhưng cũng có nghi lễ

mang tính huyền bí, thiêng liêng.

2.4.2. Nghi lễ Thế đạo

Nghi lễ Thế đạo của đạo Cao Đài diễn ra theo vòng đời người như sinh

trưởng, lập gia đình, già, ốm đau, chết.

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

113

* Lễ sinh nhật

Khi đứa trẻ được sinh ra sau 3 ngày, gia đình sẽ thực hiện nghi thức này.

Cha của đứa trẻ báo với Ban Quản cai quản họ đạo tại địa phương để chuẩn bị làm

lễ Sinh nhật và đặt tên cho trẻ. Lễ được tổ chức ngay trong gia đình của đứa trẻ

nếu gia đình đó có đặt Thiên bàn, nếu không sẽ được tổ chức tại Thiên bàn nhà

hàng xóm hoặc tại cơ sở Đạo.

Tùy theo thời gian thuận tiện của gia đình và Ban Cai quản mà chọn giờ

hành lễ, thường sẽ tổ chức vào một trong các giờ như Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Sau khi

thống nhất được ngày giờ hành lễ, Ban Cai quản và gia đình đứa trẻ sắp đặt lễ vật

Tam bảo (hoa, quả, trà rượu) lên Thiên bàn. Đứa trẻ được tắm rửa sạch sẽ, xức

dầu thơm, mặc đồ đẹp.

Đến giờ hành lễ, Chủ lễ (chức sắc trong Ban Cai quản), người thân trong

gia đình đứa trẻ, đạo hữu đến dự… bận lễ phục chỉnh tề theo trình tự của Tiểu lễ

mà vào quì trước Thiên bàn. Người nhà bế đứa trẻ quì sau vị chức sắc chứng đàn.

Đồng nhi hoặc những người hầu đàn tụng kinh Đức Chí Tôn (kinh tứ thời), dâng

Tam bảo, sau đến kinh Sinh nhật và cầu Ngũ nguyện. Buổi lễ Sinh nhật kết thúc,

gia đình báo tên, tuổi của đứa trẻ để Ban Cai quản ghi vào sổ Bộ sinh.

Theo giáo lý Cao Đài, lễ Sinh nhật mang ý nghĩa là ngày đầu tiên của linh

hồn chịu cuộc đổi dời, từ kiếp Thiêng liêng ra kiếp phàm trần, mượn cảnh thế gian

làm trường tiến hóa [3:36], nên phải tổ chức lễ này để cầu Đức Chí Tôn và các

đấng Thiêng liêng phù hộ cho đứa trẻ mạnh khỏe, ngoan hiền, đức độ trong quá

trình phát triển.

* Lễ tắm thánh

Lễ diễn ra khi đứa trẻ được 1 đến 2 tháng tuổi, mang ý nghĩa nhằm đem ân

điển thiêng liêng truyền vào cơ thể của đứa trẻ, giúp nó phát triển dễ dàng cả về

tâm linh lẫn thể chất theo chiều hướng tốt đẹp [102], bên cạnh đó cũng đánh dấu

sự khởi đầu trở thành tín đồ Cao Đài (nhưng chưa chính thức) của đứa trẻ.

Lễ được thực hiện theo trình tự sau:

- Khi đã thực hiện xong lễ sinh nhật và đến thời gian qui định, cha mẹ của

đứa trẻ đến trình báo với Ban Cai quản để xin làm Lễ tắm thánh. Lễ này được cử

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

114

hành vào ngày Sóc Vọng (ngày mùng 1 hoặc 15 âm lịch hàng tháng) tại Thánh

thất do Ban Cai quản và những người đại diện trong gia đình chủ trì. Đến ngày qui

định, đứa trẻ được tắm sạch sẽ, xức dầu thơm, mặc đồ đẹp và được gia đình đưa

đến Thánh thất để chuẩn bị làm lễ.

- Lễ được thực hiện giống nghi thức lễ sinh nhật. Trong buổi lễ, đứa trẻ

được cha hoặc mẹ bồng quì sau vị chức sắc chứng đàn. Ban Đồng nhi tụng kinh

Đức Chí Tôn, dâng Tam bửu và đọc kinh Tắm thánh nhằm cầu Đức Chí Tôn ban

phước lành cho đứa trẻ. Sau đó, vị chức sắc chứng đàn lễ làm phép rưới nước

Thánh Maha (CT:18) lên đầu đứa trẻ. Ông cầm bình nước đến trước đứa trẻ, dùng

mắt trái theo tâm ý vẽ chữ Tăng (僧) trên nê huyền cung (trên thóp) của đứa trẻ,

rồi lấy ngón tay cái của bàn tay trái ấn vào chữ vừa vẽ, gọi là ấn Ngũ hành sơn và

niệm câu chú úm ma ni bát ni hồng, rồi khấn câu “Đây là con cái thiêng liêng của

Thầy, xin Thầy gìn giữ cho trong sạch vậy hoài”. Sau đó, ông cầm bình nước có

cắm một nhành liễu, lấy nhành liễu nhỏ một giọt nước trên đầu đứa trẻ và niệm

Nam mô Phật, nhỏ tiếp giọt thứ hai niệm Nam mô Pháp, tiếp giọt thứ ba niệm

Nam mô Tăng; sau cùng niệm câu Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha

Tát. Ý nghĩa của việc tắm nước thánh (rưới nước) là ban ân điển của Thượng Đế

và tẩy trược Chơn thần để đứa trẻ được sáng dạ, học hành mau tấn tới. Sau đó,

chức sắc trở về quì trước Thiên bàn, Đồng nhi đọc ngũ nguyện và bãi đàn.

- Sau nghi lễ này, đứa trẻ sẽ được xem là tín đồ về mặt pháp lý. Đứa trẻ được

Ban Quản trị ghi tên vào Sổ bộ để theo dõi và được cấp giấy chứng nhận, gọi là

“Giấy Tắm Thánh”. Cha mẹ của đứa trẻ giữ giấy này đến khi nó trưởng thành. Khi

có Giấy tắm thánh, đứa trẻ được hội nhập với cộng đồng như là một tín đồ của

Đạo (nhưng chưa chính thức), được tín đồ trong đạo chăm sóc, dạy bảo, bồi

dưỡng đức tin.

* Lễ nhập môn

Nếu lễ Tắm thánh đánh dấu bước khởi đầu nhập đạo của đứa trẻ, thì lễ

nhập môn xác nhận đứa trẻ đó chính thức trở thành tín đồ của đạo Cao Đài. Lễ

nhập môn diễn ra khi đứa trẻ bước vào tuổi 18. Sở dĩ có lễ này vì đạo Cao Đài qui

định sự tự nguyện của mọi tín đồ. Khi đứa trẻ còn nhỏ chỉ làm lễ Tắm thánh để

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

115

được hưởng ân điển của thiêng liêng nhằm phát triển về thể chất và tinh thần. Lễ

này do cha mẹ áp đặt, đứa trẻ chưa biết, nên không thể xem là tín đồ chính thức

của đạo. Khi đến tuổi 18, trở thành người có đủ trí khôn, đủ nhận thức và đủ khả

năng chịu trách nhiệm về các hành vi của mình nên người đó sẽ được tiến hành

làm lễ nhập môn theo sở nguyện và trở thành tín đồ chính thức của đạo Cao Đài.

Lễ nhập môn gồm các giai đoạn sau:

- Giai đoạn chuẩn bị: giai đoạn này diễn ra trước lễ nhập môn vài tháng,

người nhập môn phải tự nguyện ăn chay, ít nhất 6 ngày trong một tháng, theo các

ngày qui định như mùng 1, 8, 14, 15, 23, 30 âm lịch hàng tháng, gọi là thọ lục

trai; sau đó sẽ học thuộc kinh Tứ thời và tự tìm cho mình hai người trong đạo

hướng dẫn cách hành lễ khi cúng, gọi là hai người dẫn tiến. Sau khi thọ lục trai,

học thuộc kinh và thông thạo cách hành lễ, hai người dẫn tiến sẽ trình với Ban Cai

quản về tinh thần học đạo của người xin nhập môn và chọn ngày làm lễ nhập môn.

Khi đã chọn được ngày, người xin nhập môn phải may lễ phục, gồm một bộ áo dài

trắng, có thêm khăn đóng đen (nếu là nam giới), để mặc trong buổi lễ và sẽ thường

xuyên sử dụng sau này.

- Lễ nhập môn: Đến ngày làm lễ, người nhập môn sẽ đi cùng với hai người

dẫn tiến đến quì trước Thiên bàn ở Thánh thất (H:77-78). Hình thức lễ giống với

lễ Tắm thánh. Sau khi Đồng nhi tụng xong kinh Tứ thời, dâng Tam bửu, sẽ đọc

tiếp kinh Nhập môn, sau đó người nhập môn phải đọc lời Minh thệ trước Thượng

Đế, với nội dung “Tên… họ… thề rằng: từ đây biết một đạo Cao Đài Ngọc Đế,

chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư môn đệ, gìn luật lệ Cao Đài, như sau có

lòng hai thì Thiên tru Địa lục” [4:17]. Sau đó, Đồng nhi đọc ngũ nguyện và bãi

đàn.

Sau lễ Nhập môn, người nhập môn đem Giấy tắm thánh nộp lại Ban Cai

quản và được cấp một giấy khác có tên là Sớ cầu đạo thiệt thọ, được ghi tên vào

Sổ Bộ Đạo Chính thức. Từ đây, người này chính thức trở thành tín đồ của đạo Cao

Đài và phải nghiêm túc thực hiện các điều luật của đạo, như ăn chay 6 ngày trong

tháng, sau tăng lên 10 ngày, có thể tăng lên trường trai; phải tụng kinh, cúng tứ

thời và đặc biệt phải thực hiện công việc hành đạo, nghĩa là cùng với những tín đồ

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

116

khác tham gia vào các lễ cúng trong cộng đồng như đám tang, cúng tuần, cầu

siêu… và hàng tháng đến ngày Sóc Vọng phải về hành lễ tại Thánh thất.

* Lễ hôn phối

Để lễ hôn phối được diễn ra theo đúng qui định của đạo, người làm lễ phải

thực hiện các công việc sau:

- Tám ngày trước lễ hôn phối, chủ hôn nhà trai phải dán bố cáo nơi Thánh

thất sở tại, gọi là Bát nhựt trình, nhằm thông báo những người trong đạo biết về

mối lương duyên của đôi nam nữ, tránh những điều kiện tụng hoặc phản đối xảy

ra khi làm lễ hôn phối. Trong thời gian này, đôi nam nữ phải học cách hành lễ hôn

phối, cách ứng xử trong cuộc sống vợ chồng và cách nuôi dạy con cái sao cho hợp

với lẽ đạo. Những điều này do người trong Ban Cai quản hướng dẫn. Song song

với những việc này, đôi nam nữ cùng với gia đình hai bên lo chuẩn bị lễ cưới tại

gia đình như mua sắm lễ vật, làm giấy hôn thú, mời khách, chuẩn bị tiệc đãi

khách…

- Đến ngày lễ hôn phối, đôi nam nữ cùng hai bên gia đình, dòng họ tập

trung về Thánh thất để làm lễ trước sự chứng kiến của đông đảo tín đồ trong đạo.

Lễ hôn phối diễn ra dưới sự chủ lễ của vị chức sắc trong Ban Cai quản. Đôi nam

nữ mặc đồ lễ (nam mặc bộ áo dài trắng đội khăng đóng đen; nữ mặc bộ đồ dài

trắng, tóc bới cao cho gọn) hoặc cũng có thể mặc đồ cưới (nam mặc đồ vécton, nữ

mặc áo dài cưới), quì trước Thiên bàn phía sau người chủ lễ (H:79-80). Sau khi

làm lễ Đức Chí Tôn (Ngọc Hoàng Thượng Đế), Ban đồng nhi tụng kinh hôn phối

và vị chủ lễ làm Phép hôn phối (CT:19) cho hai người, sau đó nhắc lại những điều

đạo đức cần phải giữ gìn trong cuộc sống vợ chồng cho hai người nghe như sau:

“Đức Chí Tôn chứng cho hai em kết thành giai ngẫu, nương náu nhau trọn nghĩa

trọn tình, đạo vợ chồng giữ vẹn trăm năm, dầu giàu có không sai, dầu khó hèn

không phụ, vì vợ chồng chính là dây mối cho mọi việc tốt lành ở tương lai.

Xưa nay có vợ hiền mới giúp chồng nên anh hùng, có chồng hiền lương mới dạy nên

vợ tiết hạnh. Ban đầu chỉ là vợ chồng trong gia đình, mà kết quả là bổn phận làm

cha mẹ. Vợ chồng tuy khác hai tên nhưng mà cùng một đạo lý. Đã là tín đồ của Đại

Đạo, vợ phải xứng đáng vợ, chồng phải xứng đáng chồng, mới là con nhà đạo đức”

(PL:3, NKĐD số:3).

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

117

Kết thúc lễ hôn phối, về phần tôn giáo, hai người này được xem như vợ

chồng. Sau đó, hai người cùng với gia đình và dòng họ trở về làm lễ cưới theo

phong tục.

* Tang lễ

+ Các nghi thức trong tang lễ

Tang lễ của đạo Cao Đài được tổ chức theo phẩm vị. Mỗi phẩm vị có hình

thức tang lễ khác nhau. Trước khi bước vào tang lễ chính thức, tất cả tín đồ Cao

Đài đều phải qua bước Cầu hồn khi hấp hối hoặc khi đã qua đời.

- Nghi thức cầu hồn: Khi tín đồ đang còn hấp hối, chức sắc và gia quyến

liền thiết lễ Đức Chí Tôn, không nhất thiết phải trùng với giờ cúng Tứ thời. Nếu

không trùng với giờ cúng Tứ thời thì sẽ dâng đủ Tam bửu (hoa, trà, rượu), nếu

trùng, sẽ tùy theo thời mà dâng bửu như Tỵ – Ngọ dâng rượu, Mẹo – Dậu dâng

trà. Khi cúng xong, vị chức sắc khấn cầu Đức Chí Tôn ban ân cho linh hồn người

đang hấp hối được nhẹ nhàng siêu thăng, sau đó lấy hai cây đèn cầy (nến) đốt

cháy, xá ba xá trước Thiên bàn, đưa hai cây đèn cho hai chức việc, rồi tay bắt ấn

Tý để ngang ngực, cùng hai chức việc cầm cây đèn đến đứng ngay đầu giường

người đang hấp hối, Đồng nhi và Đạo hữu xếp thành hai hàng đứng hai bên

giường. Vị chức sắc định thần, mắt hướng về nê huyền cung của người đang hấp

hối mà nói rằng “Tôi vâng lệnh Đức Chí Tôn đến tụng kinh cho vong hồn…..(tên

và phẩm vị của người đang hấp hối) nhẹ nhàng siêu thăng. Do vậy……(tên và

phẩm vị của người đang hấp hối) hãy định thần nghe và cầu nguyện Đức Chí Tôn

ban ân lành cho”. Sau đó, Đồng nhi tụng kinh Cầu hồn khi hấp hối, rồi niệm danh

hiệu Đức Chí Tôn ba lần. Hai vị chức việc cầm đèn quay trở lại Thiên bàn xá ba

xá, xong tắt đèn. Hai cây đèn này tượng trưng cho ánh sáng Nhật, Nguyệt, gọi là

Lưỡng nghi quan có tác dụng dẫn dắt chơn hồn vào cõi Thiêng liêng của Thượng

Đế, nên sau khi tắt sẽ được cất đi dùng trong các lễ sau, không vứt bỏ.

Nếu tín đồ đó tắt thở trước khi làm Lễ Cầu hồn, việc hành lễ tại Thiên bàn

vẫn được diễn ra, nhưng khi đến bên giường của người chết, Đồng nhi sẽ đọc kinh

Cầu hồn khi đã chết (H:88).

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

118

Sau khi tín đồ đã tắt hơi và đã được thực hiện xong lễ Cầu hồn, tùy theo

phẩm vị của tín đồ mà thực hiện nghi thức tang lễ. Đạo Cao Đài có qui định nghi

thức tang lễ của tín đồ như sau [147]:

- Tang lễ chức sắc giữ phẩm Giáo tông, Hộ pháp, Chưởng pháp, Thượng

sanh, Thượng phẩm. Đây là chức sắc đã phế đời hành đạo, túc trực tại Tòa thánh

nên có nơi ở riêng, gọi là Biệt điện. Nghi lễ được tổ chức theo hàng Tiên vị. Tại

Đền thánh, Báo Ân Từ, các Thánh thất đều phải treo cờ rũ. Thi thể được liệm ngồi

theo lối kiết già trong Liên đài (hình trụ bát giác) (H:82-83), được di chuyển bằng

xe Long Mã (H:85), không làm Tuần cửu và hành pháp độ thăng.

Sau khi vị chức sắc tắt thở tại Biệt điện, nếu giữ phẩm vị Giáo tông, Hộ

pháp, thì tại Đền thánh sẽ đánh lên 6 hồi chuông, trống; còn giữ phẩm vị Chưởng

Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh thì sẽ đánh 5 hồi, nhằm báo cho toàn thể tín đồ

biết. Sau đó, một chức sắc đứng đầu Lễ viện đến dâng sớ tại Đền Thánh. Ở Biệt

điện, các chức sắc bày một bàn linh bên trên có lễ vật gồm hoa, quả, trà rượu và di

ảnh; bày thêm dàn bát bửu và 2 tàng, 2 lọng ở bàn linh. Chức sắc của các cơ quan

luân phiên đứng hầu bên bàn linh.

Sau 24 giờ qui thiên, thi thể được đưa vào liệm trong Liên đài. Đồng nhi

tụng kinh Tẩm liệm; chức sắc Lễ viện làm lễ phát tang. Khăn tang màu đỏ, gọi là

Kiết tang (H:84). Chức sắc, chức việc, đạo hữu, Đồng nhi luân phiên túc trực bên

Liên đài và tụng kinh Di lặc.

Sau khi đặt thi thể vào Liên đài để tại Biệt điện một đêm, đến sáng hôm sau

Liên đài sẽ được di chuyển vào Báo Ân Từ. Đi trước là Đồng nhi cầm đạo kỳ và

bảng Đại đạo, sau đến là chức sắc Hiệp Thiên Đài cầm phướn Thượng sanh, tiếp

theo là đoàn múa long mã đến dàn Hương án, bát bửu, 2 tàng, 2 lọng, 2 Lễ sĩ theo

hầu, rồi tràng hoa,… sau đến Liên đài; có hai vị chức sắc cao cấp hầu bên Liên đài

và các đạo tỳ đi hai bên. Đi sau cùng là tang quyến, thân bằng cố hữu, chức sắc

Thiên phong, chức việc, đạo hữu…

Liên Đài được di đến Báo Ân Từ. Trong Báo Ân Từ đánh lên 6 hoặc 5 hồi

chuông tùy theo phẩm vị. Liên đài được đặt trong Báo Ân Từ một đêm. Tại đây

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

119

diễn ra các lễ như dâng tam bửu, cầu siêu… Chức sắc, chức việc, đạo hữu và

Đồng nhi nam nữ luân phiên tụng kinh Di Lặc.

Sau một đêm, Liên đài được di đến Đền thánh. Nếu là Liên đài của Giáo

tông, Chưởng pháp sẽ được để trước 7 cái Ngai (để chính giữa). Nếu là Liên đài

của Hộ pháp, Thượng phẩm, Thượng sanh để nơi Hiệp Thiên Đài, cũng ở chính

giữa. Nghi thức lễ giống như tại Báo Ân Từ.

Sau một đêm tại Đền thánh, Liên đài được di chuyển đến Cửu Trùng Thiên

(được xây dựng trước Đền thánh theo hình Bát quái có chín bậc từ dưới lên). Liên

đài được đặt tại đây một đêm; cách hành lễ cũng giống như ở Báo Ân Từ và tại

Đền thánh. Sau đó, Liên đài được đưa đến Bửu tháp. Đến Bửu tháp, đại diện chức

sắc Hội thánh đọc điếu văn, tang quyến đáp từ rồi đưa Liên đài nhập Bửu tháp.

Đồng nhi tụng kinh Hạ huyệt và Chú Vãng sanh, sau đó niệm danh hiệu Đức Chí

Tôn 3 lần và kết thúc tang lễ.

- Tang lễ chức sắc giữ phẩm vị Đầu sư, Tiên tử, Thập nhị Thời quân:

Đây cũng là những vị phế đời hành đạo tại Tòa thánh nên cũng có Biệt điện riêng.

Tang lễ cũng được cử hành theo hàng Tiên vị, gồm 4 ngày 4 đêm (Biệt điện một

đêm, Báo Ân Từ một đêm, Đền thánh một đêm, Cửu Trùng Thiên một đêm). Đền

thánh, Báo Ân Từ và các cơ sở đạo đều phải treo cờ rũ trong thời gian diễn ra tang

lễ.

Vị chức sắc sau khi tắt thở, tại Đền thánh đánh lên 5 hồi chuông, trống.

Chức sắc Lễ viện dâng sớ tại Đền thánh. Sau đó bày một bàn linh giống với bàn

linh của hàng Nhơn tiên, nhưng chỉ có 1 tàng, 2 lọng. Chức sắc cũng luân phiên

hầu tại bàn linh. Sau 24 giờ qui thiên, thi thể vị chức sắc cũng sẽ được liệm theo

lối kiết già vào Liên đài. Cách hành lễ sau đó giống với phẩm nhơn Tiên kể trên.

Sau một đêm tại Biệt điện, Liên đài được di vào Báo Ân Từ, rồi đến Đền

thánh, ra Cửu Trùng Thiên và nhập Bửu tháp. Nghi thức di Liên đài và cách hành

lễ tại các nơi kể trên đều theo đúng trình tự tang lễ của hàng Tiên vị (giống như

các phẩm nhơn Tiên đã kể), nhưng có một đều khác là đối với hàng nhơn Tiên, tín

đồ phải để tang cho đến ngày Lễ Đại tường; còn đối với các phẩm vị này, tín đồ

chỉ để tang đến khi Liên đài nhập Bửu tháp.

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

120

- Tang lễ chức sắc giữ phẩm vị Chánh phối sư, Phối sư: Các vị này được

tổ chức theo tang lễ hàng Thánh vị. Thi thể vị chức sắc được liệm trong quan tài

và được chôn dưới mộ (không liệm trong Liên Đài và đưa vào Bửu tháp). Ngoại

trừ Chánh Phối sư, Bàn linh của các vị còn lại không có dàn bát bửu. Quan tài

không được đưa ra Cửu Trùng Thiên. Khi di quan, quan tài được đặt trên Thuyền

bát nhã (không để trên xe Long Mã) (H:87). Không treo cờ rũ, tín đồ không để

tang.

Sau khi vị chức sắc tắt thở, tại Đền thánh đổ lên 4 hồi chuông, chức sắc

dâng sớ. Lễ phát tang diễn ra tại Báo Ân Từ, sau đó làm lễ cầu siêu và đưa đi an

táng.

- Tang lễ chức sắc giữ phẩm vị Giáo sư được tổ chức giống với chức sắc

Phối sư. Nhưng khi người đó tắt thở, tại Đền thánh chỉ đánh 3 hồi chuông trống,

có dâng sớ. Bàn Hương án ngoài các vật phẩm cần thiết, có thêm 2 lọng.

Quan tài được di chuyển bằng Thuyền Bát nhã đến Báo Ân Từ (H:87). Tại

đây sẽ làm lễ phát tang, cầu siêu, sau đó di chuyển đến Đền thánh, tiến hành pháp

độ thăng (pháp trợ lực để chơn hồn nhanh siêu thoát), tuyên dương công nghiệp.

Sau cùng dùng Thuyền Bát Nhã đưa đi an táng.

- Tang lễ của Giáo hữu được tổ chức giống với phẩm Giáo sư, nhưng chỉ

đánh 1 hồi chuông tại Đền thánh sau khi tắt thở; cũng tuyên dương công nghiệp,

làm pháp độ thăng (H:81) tại Đền thánh rồi di chuyển bằng Thuyền Bát Nhã để đi

an táng.

- Tang lễ của Lễ sanh cũng được tổ chức giống với Giáo hữu, nhưng quan

tài được đặt tại Khách đình (nhà khách) hoặc tại tư gia. Ở Đền thánh cũng đánh 1

hồi chuông, có chức sắc dâng sớ. Nhưng khi di quan, bàn Hương án chỉ có một

lọng che, phướn Thượng sanh dẫn đường (các phẩm trên đều là phướn Thượng

phẩm). Linh cửu không được đưa vào Báo Ân Từ và Đền thánh, chỉ đưa Linh vị

(bài vị) vào bái Đức Chí Tôn và Phật Mẫu rồi đưa đi an táng.

- Tang lễ chức việc và đạo hữu giữ trường trai hoặc thập trai (ăn chay

trường hoặc 10 ngày) được tổ chức giống tang lễ của Lễ sanh, nhưng khi tắt hơi,

tại Đền thánh hoặc Thánh thất chỉ gõ 9 tiếng (đối với nữ), 7 tiếng (đối với nam).

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

121

Có người dâng sớ tại Đền thánh, Thánh thất hoặc tư gia. Ở bàn Hương án không

có Lễ sĩ hầu. Phải có chức sắc làm Pháp độ thăng và cắt dây oan nghiệt (do

những người này còn vướng việc phàm trần) (H:81). Di chuyển Linh cửu bằng

Thuyền Bát Nhã (H:87), đưa Linh vị vào lễ bái Đức Chí Tôn và Phật Mẫu sau đó

đưa đi an táng.

- Tang lễ đạo hữu giữ lục trai (ăn chay 6 ngày)… được tổ chức giống với

chức việc giữ thập trai, nhưng không được làm pháp; vẫn dùng Thuyền Bát Nhã

để đưa Linh cửu; Linh vị được đưa vào bái lạy Đức Chí Tôn và Phật Mẫu rồi đưa

đi an táng.

+ Các nghi lễ sau an táng

Sau khi an táng, tùy theo từng phẩm vị của người đã mất, tín đồ Cao Đài

còn thực hiện thêm các nghi lễ sau:

- Lễ Tuần cửu: Sau lễ an táng, đến lễ Tuần cửu. Lễ này chỉ dành cho

những người giữ phẩm vị từ Chánh phối sư trở xuống. Lễ Tuần cửu được tổ chức

9 ngày một lần tính từ ngày mất và tổ chức 9 lần như vậy. Lần thứ nhất gọi là nhất

cửu, đến nhị cửu… đến lần thứ 9 gọi là chung cửu. Tuần cửu thứ nhất và Tuần cửu

cuối cùng được tổ chức tại Đền thánh hoặc Thánh thất. Các Tuần cửu còn lại được

tổ chức tại Thiên bàn gia đình. Lễ Tuần cửu giống với lễ cúng Tứ thời, nhưng bàn

Hương án của người đã mất cũng phải đặt tại nơi hành lễ, giống như chơn hồn của

người ấy đang quì lạy Đức Chí Tôn (H:90). Trong giờ lễ, Đồng nhi sau khi tụng

kinh Tứ thời, dâng tam bửu, sẽ tùy theo thứ tự của Tuần cửu mà tụng bài kinh cho

phù hợp. Có 9 bài kinh cúng cửu theo thứ tự tên gọi như Kinh đệ nhất cửu, Kinh

đệ nhị cửu… đến Kinh đệ cửu cửu. Mỗi bài sẽ được tụng 3 lần trong Tuần cửu

tương ứng.

Ý nghĩa của việc cúng cửu là sau mỗi Tuần cửu, Chơn hồn của người chết

sẽ được đưa lên một từng trời (ứng với chín từng trời – Cửu Trùng Thiên như đã

trình bày); đến Tuần cửu thứ 9 thì Chơn hồn đã được lên đến từng trời Tạo Hóa

thiên do Phật Mẫu cai quản. Sau đó, Chơn hồn tiếp tục tu hành để được đến những

từng Trời cao hơn.

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

122

- Lễ Tiểu tường: Lễ này được tổ chức dành cho tất cả các tín đồ, bất kỳ giữ

phẩm vị nào. Lễ này diễn ra sau ngày lễ chung cửu 200 ngày, được xem là ngày

giỗ đầu tiên dành cho người đã khuất. Lễ được tổ chức tại Đền thánh hoặc Thánh

thất. Nghi thức giống với cúng cửu, nhưng phải đọc bài kinh Tiểu tường.

Lễ Tiểu tường có mục đích đưa chơn hồn người chết lên từng Trời thứ 10

là Hư Vô Thiên, bái kiến Đức Nhiên Đăng Cổ Phật, đến Ngọc Hư Cung, ra trước

Tòa Tam Giáo để cây Cân Công bình thiêng liêng cân tội phước và các đấng

Thiêng liêng theo đó định tội phước cho chơn hồn (có thể siêu thăng hay bị tái

kiếp trả quả) [71].

- Lễ Đại tường: Lễ này cũng dành cho tất cả tín đồ của đạo và được tổ

chức như lễ Tiểu tường, nhưng đọc kinh Đại tường. Lễ này diễn ra sau ngày lễ

Tiểu tường 300 ngày. Đây là lễ mãn tang, được tổ chức tại Đền thánh hoặc Thánh

thất. Lễ mang mục đích đưa chơn hồn lên từng Trời thứ 12, Hỗn Nguơn Thiên, bái

kiến Đức Di Lạc Vương Phật, Giáo chủ Hội Long Hoa [71].

Như vậy, thời gian lễ tang của tín đồ Cao Đài tính từ khi tắt thở đến lúc

mãn tang là 581 ngày, trong đó 81 ngày dành cho lễ cúng Cửu, 200 ngày sau là lễ

Tiểu tường và 300 ngày sau là lễ Đại tường. Sau lễ Đại tường, hàng năm đến ngày

mất, gia quyến của người chết sẽ làm lễ cầu siêu tại Thiên bàn trong gia đình hoặc

tại Thánh thất.

2.4.3. Chức năng của nghi lễ

Qua các nghi lễ (Thiên đạo và Thế đạo) của đạo Cao Đài có thể nhận thấy

các chức năng sau:

* Chức năng thể hiện giáo lý tôn giáo

Bất kỳ một tôn giáo nào khi ra đời cũng đều xây dựng cho mình một hệ

thống giáo lý nhằm giải thích về các hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người, sau

đó vạch ra các phương cách tu hành để tín đồ thực hiện. Hệ thống giáo lý tôn giáo

có thể được biểu hiện dưới nhiều cách, nhưng cách biểu hiện dễ cảm nhận nhất và

phổ quát nhất là thực hiện nghi lễ. Nghi lễ là mối quan hệ của các thực thể ở thế

giới bên kia với cuộc sống trần tục của cộng đồng và cá nhân, nghi lễ làm cho nội

dung giáo lý tôn giáo trở nên sống động và phổ quát [176:121-122]. Nghi lễ của

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

123

đạo Cao Đài cũng vậy, quan điểm giáo lý của đạo Cao Đài được “phơi bày” rõ

ràng qua cách thực hiện nghi lễ của tín đồ, đặc biệt là quan điểm về nhân sinh

quan và vũ trụ quan của tôn giáo này.

- Trước khi vào lễ chính thức, toàn thể tín đồ có biểu tượng như một khối

hỗn mang, chưa có trật tự rõ ràng. Nam, nữ tự do đi lại, trao đổi, chuyện trò,

nhưng khi có hiệu lịnh bằng một hồi chuông, nam – nữ phân biệt theo trình tự,

nam bên trái, nữ bên phải, tất cả nghiêm trang, xếp thành hàng ngay ngắn, bước

vào chánh điện. Như vậy, khối hỗn mang ban đầu đã được phân thành hai, gọi là

Lưỡng nghi. Khi vào chánh điện, một chức sắc nam và một chức sắc nữ trở hành

hai vị chứng đàn quan trọng trong buổi lễ; đây chính là biểu tượng âm dương rõ

nét nhất trong buổi lễ này.

- Trong nghi thức dâng hương, việc đốt nhang và dâng lên bàn thờ chính là

nghi thức biểu hiện triết lý nhân sinh quan và vũ trụ quan của đạo. Bó nhang được

đốt bởi hai ngọn đèn chụm lại nhằm biểu hiện triết lý âm dương hòa hợp; bởi hai

ngọn đèn này là hai luồng ánh sáng Nhật – Nguyệt, gọi là Lưỡng nghi quang, biểu

hiện cho Ngày – Đêm, Âm – Dương. Ngọn lửa trong nghi thức đốt nhang được

xem là Thái cực; từ ngọn lửa đó phân ra hai ngọn đèn là Lưỡng nghi; hai ngọn đèn

này hợp lại để sinh ra Tứ tượng, chính là bốn Lễ sĩ dâng hương; bốn Lễ sĩ này

dâng hương lên Bát Quái đài; nơi đó lại có hai vị chức sắc– một nam và một nữ -

tiếp lễ cắm vào lư nhang trên bàn thờ theo hàng, gọi là Án tam tài (3 cây nhang ở

hàng trong) và Tượng ngũ khí (2 cây nhang ở hàng ngoài). Như vậy, từ Bát Quái

sinh ra Tam tài và Ngũ khí, chính là sinh ra vạn vật trong trời đất. Người làm chủ

trong Bát Quái để điều hành Trời Đất chính là Ngọc Hoàng Thượng đế.

- Trong cách lạy của đạo Cao Đài cũng thể hiện quan điểm này. Thánh

ngôn hiệp tuyển của đạo giải thích về cách lạy:

“- Lạy là gì?

- Là tỏ ra bề ngoài, lễ kỉnh trong lòng.

- Chắp hai tay lại là tại sao?

- Tả là Nhựt, hữu là Nguyệt, vị chi Âm-Dương; Âm-Dương hiệp nhứt phát

khởi Càn-Khôn, sanh sanh hóa hóa. Tức là Ðạo.” [4 :15]

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

124

Như vậy, cách lạy của tín đồ Cao Đài cũng biểu hiện triết lý hòa hợp âm

dương của đạo. Ngoài ra, một vị chức sắc tại Thánh thất Sài Gòn cho biết thêm,

cách lạy của tín đồ Cao Đài còn biểu hiện yếu tố Thiên, Địa, Nhân hợp nhất. Khi

lạy, hai tay chắp vào nhau đưa lên ngang trán -> ngầm chỉ Thiên; khi áp hai tay

xuống đất -> ngầm chỉ Địa; hai tay chắp lại, rút về để ngang ngực -> ngầm chỉ

Nhân. Khi Thiên, Địa, Nhân hiệp nhất cũng là lúc con người thành đạo, trở về với

Thượng đế, nên cách lạy của tín đồ Cao Đài nhằm biểu hiện triết lý Tam tài mà tín

đồ muốn hướng đến (PL:3, NKĐD số:2).

- Trong nghi thức dâng cúng phẩm, yếu tố nhân sinh quan và vũ trụ quan

càng được khẳng định. Theo giải thích của các chức sắc trong đạo Cao Đài, hoa và

dĩa trái cây được đặt trên bàn thờ theo hai vị trí khác nhau. Từ trong nhìn ra, hoa

được đặt bên trái; trái cây được đặt bên phải. Hoa và trái cây là hai vật tượng

trưng cho sự sinh sôi nẩy nở của bốn mùa trong trời đất. Bốn mùa này luôn xoay

vần, tạo nên khí hậu ôn hòa, muôn loài vạn vật sinh trưởng, cây cỏ tốt tươi, đơm

hoa kết trái. Khi dâng cúng hai ly nước (nước trà và nước trắng) là biểu hiện cho

Âm Dương hoà hợp, tạo ra cuộc sống của muôn loài vạn vật. Chúng tôi quan sát,

sau mỗi lần cúng, vị chức sắc chứng đàn thường lấy hai chén nước này hoà chung

vào nhau để uống với niềm tin là tinh thần sẽ được minh mẫn, sức khỏe tráng

kiện. Rượu khi dâng được rót vào ba cái ly. Lượng rượu trong mỗi ly là 3 phân

(tức bằng 1/3 ly), tượng trưng cho 3 bậc công phu tu hành của tín đồ là Hạ thừa,

Trung thừa, Thượng thừa, và cũng tượng trưng cho 3 đẳng cấp của nhân loại là

Hạ lưu, Trung lưu, Thượng lưu. Tổng số rượu trong ba ly là 9 phân, mang ý nghĩa

của Cửu thiên khai hóa, tượng trưng cho các vị Tiên, Phật. Rượu mang ý nghĩa

tượng trưng cho Khí (Hư vô chi khí) để tạo ra sự sống của muôi loài. Số 3 của ba

ly rượu tượng trưng cho 3 cõi thế giới là Hạ giới, Trung giới và Thượng giới. Khi

tín đồ dâng ba ly rượu cùng với nước trà, hoa là tượng trưng cho Tinh, Khí, Thần.

Đây là ba báu vật của con người, gọi là Tam bảo, dâng ba báu vật này lên nhằm

ngụ ý là toàn tâm, toàn ý hướng về Thượng đế.

Như vậy, nghi thức trong đại lễ của đạo Cao Đài không phải là những hành

vi đơn thuần vô nghĩa, trái lại nó chứa đựng và giải thích cả hệ thống tư tưởng về

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

125

vấn đề nhân sinh quan và vũ trụ quan theo quan điểm của đạo Cao Đài. Điều này

chứng tỏ giáo lý của đạo Cao Đài đã được thể hiện qua nghi lễ một cách sống

động, giúp tín đồ khi thực hiện dễ hiểu, dễ hình dung về quan điểm giáo lý của tôn

giáo mình.

* Chức năng thể hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ

Niềm tin tôn giáo được thể hiện qua các yếu tố như tin vào lực lượng siêu

nhiên, tin vào sự tồn tại của một thế giới khác ngoài thế giới trần tục – thế giới mà

linh hồn của con người sẽ đi đến sau cái chết. Trong các buổi đại lễ của đạo Cao

Đài, hai niềm tin này được thể hiện rất rõ.

- Tin vào lực lượng siêu nhiên: Lực lượng siêu nhiên của đạo Cao Đài được

xây dựng theo hệ thống có thứ bậc bởi tư tưởng Tam giáo qui nguyên, ngũ chi

hiệp nhất.

Chính niềm tin này đã chi phối rất lớn đến hoạt động tôn giáo của tín đồ.

Họ tham dự lễ với lòng thành kính hướng về các bậc thiêng liêng trong đạo. Quan

sát các buổi đại lễ, chúng tôi nhận thấy hành động của tín đồ luôn tuân theo một

nguyên tắc chuẩn mực trong niềm tin của họ. Khi lần đầu ngỏ lời tham dự buổi đại

lễ tại Thánh thất Sài Gòn, vị Giáo sư đầu Họ đạo (người đứng đầu trong Thánh

thất) đã cử một vị Lễ sanh giảng giải sơ lược cho chúng tôi về qui trình của buổi

đại lễ. Vị Lễ sanh ấy chỉ cho chúng tôi những việc nên làm và không nên làm

trong buổi lễ; và luôn lặp đi, lặp lại những cụm từ như “nếu phạm những điều này

sẽ bất kính với bề trên”, “sẽ bị đại tội”, hay “làm mất sự trang nghiêm của buổi lễ”

(PL:3, NKĐD số:2).

Lúc đầu, chúng tôi chưa hình dung hết các hành động mà tín đồ sẽ thực

hiện trong buổi lễ để tránh những sai phạm, nên chưa cảm nhận được hết tính

quan trọng, sự trang nghiêm và lòng kính cẩn mà tín đồ dành cho các bậc thiêng

liêng của họ. Nhưng khi tham dự vào, chúng tôi mới thật sự nhận biết hết vẻ thành

kính ấy. Chánh điện của Thánh thất sạch sẽ, gọn gàng; tất cả đồ vật trong chánh

điện được sắp xếp trật tự, ngay ngắn và trở nên thiêng liêng hóa. Tín đồ không

một ai được phép đi ngang qua trước mặt bàn thờ, ngoại trừ những người có sự

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

126

vụ. Tín đồ đến hành lễ phải bận lễ phục theo phẩm vị của mình và tuyệt đối không

tạo ra tiếng ồn khi đã đứng trong chánh điện (H:51).

Buổi đại lễ bắt đầu bằng hồi trống dài, cũng là lúc tín đồ an vị ngay tại vị

trí của mình. Lúc ấy, họ bắt đầu chờ đón sự hiện diện của các bậc thiêng liêng

trong đạo. Khi Nhạc tấu quân thiêng trổi lên, chính là lúc tín đồ tin các vị thiêng

liêng trong đạo của họ giáng đàn. Lúc ấy, không chỉ những người đứng trong

chánh điện phải trang nghiêm mà những người đang làm các sự vụ khác như phục

vụ dưới bếp, tiếp khách, giữ xe, trật tự viên… cũng tỏ ra trang trọng trong thời

khắc ấy. Họ đứng nghiêm trang, tay bắt ấn tý, chắp ngang ngực, mặt hướng về nơi

chánh điện. Những biểu hiện này cho thấy, niềm tin về sự hiện diện của các đấng

vô hình trong tâm trí họ là có thật và không cần phải chứng minh điều đó. Họ

không dám xao lãng trong thời khắc này vì sợ phạm tội với các đấng thiêng liêng

của họ. Cũng vì niềm tin siêu lý ấy mà tín đồ Cao Đài đã tạo ra bầu không khí

trang nghiêm trong buổi đại lễ. Khi được hỏi “bậc thiêng liêng nào sẽ giáng đàn

trong buổi đại lễ này?”, tất cả chức sắc và hầu hết tín đồ đều cho rằng, có một

đoàn xa giá cờ lộng; Ngọc Hoàng Thượng đế và các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần

ngồi trên những xa giá đó giáng đàn. Trong đó, Thượng đế là đấng tối cao và vào

ngày đại lễ, đấng tối cao và các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần đều giáng đàn ban

phúc và tín đồ phải thực hiện phải nghiêm túc đón nhận các điều phúc đó (PL:3,

NKĐD số:2). Vì vậy, tín đồ khắp nơi đều về Đền thánh hay Thánh thất để hành lễ,

nhận các điều phúc do các đấng thiêng liêng ban xuống. Chúng tôi quan sát vào

các ngày đại lễ như đại lễ vía Đức Chí Tôn, Đức Diêu Trì Kim Mẫu… chánh điện

của Đền thánh Tây Ninh, Điện Báo Ân Từ, hoặc tại các Thánh thất lớn ở TP. Hồ

Chí Minh như Thánh thất Sài Gòn, Thánh thất Bình Thạnh (chi phái Tây Ninh),

Thánh thất Đô Thành (chi phái Ban Chỉnh Đạo), Thánh thất Từ Vân, Thánh thất

Trung Minh (chi phái Truyền Giáo Cao Đài)… đều không còn chỗ để tín đồ quì

lạy, họ phải ngồi rộng ra khoảng sân trước đền Thánh hay trước đền Báo Ân Từ,

hoặc đứng dọc hai bên hành lang các Thánh thất để hành lễ. Trong lần tham dự lễ

Rằm tháng 10 năm 2006 tại Thánh thất Trung Minh, chúng tôi có dịp trò chuyện

với một nữ tín đồ khoảng 45 tuổi làm nghề bán vải tại Đồng Nai. Quan điểm của

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

127

nữ tín đồ này là tất cả những ai là tín đồ của đạo Cao Đài, đến ngày đại lễ (CT:16)

đều phải về Thánh thất hoặc Đền thánh hành lễ, nhằm biểu hiện niềm tin của mình

đối với các đấng thiêng liêng trong đạo và để nhận ân đức của Thượng đế (PL:3,

NKĐD số:1).

Bản thân nữ tín đồ này, đến ngày đại lễ cũng đóng cửa sạp để cùng các

thành viên trong gia đình đến Thánh thất hành lễ. Không chỉ riêng nữ tín đồ này,

hầu hết các tín đồ khác trong đạo Cao Đài cũng có suy nghĩ như vậy và thực hiện

giống với nữ tín đồ này. Nếu vì lý do nào đó không thể đến được Thánh thất trong

các ngày đại lễ, họ luôn cảm thấy bất an và tội lỗi. Mẹ của bạn chúng tôi là tín đồ

của Cao Đài Tây Ninh, vì sức khỏe yếu, nên trong năm 2007 bà không thể đến

hành lễ Đức Chí Tôn tại Thánh thất Sài Gòn. Qua ngày hành lễ, bà luôn tự cảm

thấy bất an trong lòng, hay tâm sự với con cháu về việc vắng mặt của mình. Vì

vậy, đến năm 2008, dù sức khỏe vẫn không khá hơn, nhưng bạn chúng tôi vẫn đưa

bà đến Thánh thất hành lễ. Sau buổi lễ, thấy bà thỏa mái hơn. Bạn chúng tôi cho

rằng, bà như trút đi một gánh nặng tâm sự vì đã hoàn thành bổn phận của một tín

đồ. Tuy nhiên, không phải tín đồ nào của đạo Cao Đài suy nghĩ và hành động như

bà. Chúng tôi biết nhiều tín đồ thuộc chi phái Truyền Giáo Cao Đài cũng không

thường xuyên đi lễ tại Thánh thất vào những ngày lễ trọng, nhưng họ có cách giải

thích khác. Họ cho rằng niềm tin đối với Thượng đế và các đấng thiêng liêng

trong đạo là có thật và không thay đổi; nhưng vì lý do kinh tế, không thể làm khác

được, họ sẽ hành lễ và sám hối vào dịp cuối năm (CT:17).

H: Con thấy quì hương lâu quá, đọc bài kinh Sám hối dài tới mấy chục trang, vừa

đọc vừa quì như vậy bác có thấy mệt không?

TL: Mệt chứ, nhưng mà không sao cả, mỗi năm có một lần thôi thì mệt chút nhưng

an tâm con.

H: An tâm là sao hả bác?

TL: Thì sau khi quì hương rồi, mình cảm thấy nhẹ nhỏm cả người, vì mình tin rằng

đã được giảm tội của mình trong một năm qua. Nhưng mà có giảm hay

không thì mình cũng không biết được, cứ tin như vậy đi cho chắc. Hơn nữa

con biết không ? mình trong bài kinh sám hối đó thì có những điều phải nhắc

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

128

mình, tránh làm điều dữ mà nên làm điều lành đó con. Thí dụ như đọc trong

kinh sám hối có những câu như :

"Thấy trên đường miểng bát, miểng chai,

hoặc là đinh nhọn chông gai.

Mau tay lượm lấy đoái hoài kẻ sau.

Ấy là phước khỏi hao, khỏi tốn.

Chớ có đâu mòn vốn hao tiền".

Đó con thấy những câu như vậy có hay không. Đọc thuộc những câu như

vậy, tự nhiên mình làm theo, rồi làm theo như vậy thì đã có công quả rồi đó.

Rồi có những câu răn mình sợ lắm, nếu đọc kỹ rồi con sẽ thấy sợ vì làm điều

gì tội lỗi cũng đều có hình phạt thích đáng dưới âm phủ hết đó. Do đó, dự lễ

quì hương cũng là lúc để nhắc nhở mình trong cuộc sống vậy mà.

(Trích phỏng vấn số: 5, PL :2)

Ngoài việc tin có sự hiện diện của các đấng thiêng liêng trong đạo, tín đồ

còn tin có sự hiện diện linh hồn của tổ tiên cũng như các loại ma quỷ. Do đó,

trước khi hành lễ, một chức việc hầu chuông đã dóng hồi chuông dài và đọc lên

bốn câu kệ với hàm nghĩa thỉnh cầu Địa Tạng Vương Bồ Tát (người cai quản địa

ngục) mở cửa Phong đô (cửa Địa ngục) để các linh hồn có dịp về hầu Thượng đế

cầu mong sự xá tội của Người. Sau buổi lễ, chức sắc hầu chuông cũng đọc những

câu kệ để yêu cầu các linh hồn về lại vị trí cũ. Một chức sắc cao cấp của Thánh

thất Trung Minh giải thích, không phải tín đồ nào của đạo Cao Đài sau khi chết

cũng được lên Thiên đàng; mà có khi linh hồn phải bị đày xuống địa ngục vì khi

còn sống phạm nhiều tội lỗi. Đến các ngày đại lễ là cơ hội để các linh hồn hay ma

quỷ xin Thượng đế ân xá hầu mong giảm tội. Chính vì vậy, trong các ngày này tín

đồ đều phải thực hiện nghi thức xin mở cửa Phong đô. Chúng tôi quan sát trong

các ngày đại lễ, sau nghi thức cúng tại chánh điện của Thánh thất, chức sắc Cao

Đài thường thực hiện thêm nghi thức cúng gia tiên và các vong hồn tại bàn thờ

báo ân. Mục đích của việc thực hiện nghi thức này nhằm dâng cúng phẩm vật cho

các linh hồn quay về dương gian hành lễ Đức Chí Tôn, đây cũng là hình thức báo

ân của những người đang sống đối với tổ tiên, ông bà.

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

129

Như vậy, thông qua các ngày đại lễ, có thể cảm nhận được, tín đồ Cao Đài

có niềm tin sâu sắc về các đấng thiêng liêng cũng như các linh hồn đang tồn tại ở

một thế giới khác ngoài thế giới trần tục của con người. Niềm tin đó đã chi phối

đến các hành vi tôn giáo của họ trong các ngày lễ như dâng hương, cách đi lễ,

dâng cúng phẩm (hoa, trà, rượu), xưng tụng công đức, cúng gia tiên… Những

hành vi này đều hướng đến mục đích tỏ rõ niềm tin của tín đồ đối với các bậc

thiêng liêng trong tôn giáo của họ.

- Tin vào sự tồn tại của thế giới khác. Tín đồ Cao Đài tin có sự hiện diện

của các đấng thiêng liêng, ắt hẳn họ cũng tin vào sự hiện hữu của một thế giới

khác – nơi mà các đấng thiêng liêng cũng như các linh hồn đang tồn tại.

Như đã trình bày, tín đồ đạo Cao Đài tin thế giới được chia thành 3 cõi;

Thiên đường, Hạ giới và Địa ngục. Hạ giới là nơi con người đang sống. Thiên

đường và Địa ngục là hai cõi đối lập nhau. Thiên đường dành cho các bậc thiêng

liêng trong đạo và các linh hồn đã tu hành đắc đạo. Địa ngục là nơi đọa đày các

linh hồn lúc trên dương thế đã phạm nhiều tội ác. Trong các ngày lễ của Cao Đài,

chúng tôi nhận thấy có hai nghi thức liên quan đến thế giới vô hình này: Nghi thức

xin mở cửa Phong đô và nghi thức Nhạc tấu quân thiên. Hai nghi thức này được

thực hiện với mức độ trang nghiêm khác nhau. Nghi thức mở cửa Phong đô được

thực hiện trước. Lúc ấy, chức sắc, tín đồ của đạo Cao Đài vẫn chưa an vị trong

chánh điện; sự nghiêm trang dành cho nghi thức này chưa cao so với nghi thức

Nhạc tấu quân thiên. Khi thắc mắc về vấn đề này, chức sắc của thánh thất Trung

Minh cho rằng, việc dóng hồi chuông để xin mở cửa Phong đô là thực hiện một

quyền năng mà Thượng đế ban cho, nhằm dành cơ hội chuộc lỗi cho các vong hồn

đang bị đọa đày. Đây là đặc ân lớn trong thời kỳ ân xá cuối cùng mà Thượng đế

ban cho các linh hồn ở Địa ngục cũng như đang vất vưởng, không nơi nương tựa

tại trần gian, do đó nghi thức này không thể trang trọng. Còn nghi thức Nhạc tấu

quân thiên hoàn toàn ngược lại với nghi thức mở cửa phong đô. Nghi thức này

được thực hiện giống với nghi thức "nghinh thân tiếp giá" (đón Vua) của thời

phong kiến. Đây là nghi thức đón rước các bậc thiêng liêng tối cao trong đạo. Họ

đến từ thế giới tốt lành nhằm ban phước cho con người ở trần gian, nên sự tôn

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

130

nghiêm được đặt lên hàng đầu. Tất cả chức sắc và tín đồ đều toàn tâm, toàn ý

hướng về nghi thức này, do đó sự tôn nghiêm được bộc lộ rất rõ.

Chính niềm tin về sự tồn tại của hai thế giới đối nghịch nhau ở cõi vô hình

như trên đã chi phối đến các hành vi tôn giáo cũng như cách suy nghĩ của tín đồ.

Không tín đồ nào muốn mình sau khi qua đời bị đày xuống địa ngục, do đó họ

luôn tìm cách điều chỉnh hành vi tôn giáo cũng như các hành vi khác trong cuộc

sống để phù hợp với giáo lý của đạo. Không phải ngẫu nhiên mà mẹ của bạn

chúng tôi cảm thấy bất an khi không thể tham dự ngày vía Đức Chí Tôn vào năm

2007. Bà bất an vì cảm thấy chưa hoàn thành bổn phận của tín đồ, chưa thực hiện

đúng giáo điều mà tôn giáo đặt ra. Như vậy, bà sợ khi qua đời sẽ bị đày xuống địa

ngục. Chị bán hàng ở Đồng Nai và gia đình mà chúng tôi đề cập cũng vậy, chị bỏ

ngày làm việc để thực hiện bằng được niềm tin của mình mà điều đó cũng nhằm

hướng đến mục đích hoàn thành nhiệm vụ của tín đồ. Những người vì công việc

không đến được trong ngày lễ cũng có hành vi tôn giáo khác để bù đắp như dự

nghi thức sám hối cuối năm. Chúng tôi đã hơn 4 lần tham dự lễ Sám hối chung

niên được tổ chức vào đêm 23 tháng Chạp hàng năm của tín đồ Truyền giáo Cao

Đài tại Đồng Nai. Buổi lễ này rất đông người tham dự. Họ phải quỳ trong thời

gian khá dài (hơn hai giờ) để sám hối tội lỗi của mình gây ra trong năm. Do thời

gian quỳ sám hối dài, nên tín đồ gọi là Lễ Quỳ hương. Sau buổi lễ, mặc dù rất mệt,

nhưng mọi người vẫn cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, yên tâm vì dường như đã rủ

bỏ được các lỗi lầm đã phạm phải trong năm.

H: (sau hơn một tiếng đồng quì hương); Bác thấy có mệt không ?

TL: Không, bình thường mà, chỉ có quì một cây nhang thì mệt cái gì.

H: Sao bài kinh này dài mà mình đọc chậm vậy bác, mình không đọc nhanh lên

một chút được sao ?

TL: Trời đất, đã quì sám hối rồi mà còn sợ mệt thì quì làm gì. Bài kinh họ qui

định phải đọc theo giọng đó thì mình phải đọc cho đúng chứ, đọc nhanh

hơn làm sao mà được, ai chứng cho mình. Mình phải đọc chậm rãi như thế

mới được con.

H: Sau khi quì hương xong rồi, bác cảm thấy sao?

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

131

TL: Thấy nhẹ cả người đi, như vậy là viên mãn trong một năm rồi đó. Bây giờ

trở đi thì sẽ cố gắng làm lành thêm một chút, mình cứ nhủ trong lòng vậy

đó. Sau khi quì hương xong là kết thúc một năm, mình lại chuẩn bị bước

vào năm mới. Mà nghĩ cũng hay hén, đạo mình cũng hay ghê, sắp ngày qui

hương đúng ngay dịp đưa ông Táo cuối năm, lúc nhà cửa dọn dẹp sạch sẽ

rồi, mình quì hương xong thì cũng thanh thản về đưa ông Táo. Bác thấy

điều này hay ghê.

(Trích gỡ phỏng vấn số:5, PL:2 )

Như vậy, với niềm tin tôn giáo và đặc biệt là niềm tin về sự tồn tại của thế

giới vô hình đã tác động không nhỏ đến hành vi của tín đồ. Họ luôn tự điều chỉnh

bản thân để phù hợp với điều luật của đạo. Sự điều chỉnh này phần nào giúp cho

đời sống xã hội trong cộng đồng tín đồ nói riêng và toàn xã hội nói chung trở nên

ổn định hơn, tốt đẹp hơn.

* Chức năng phản ảnh đời sống trần tục

Quan sát toàn bộ các buổi lễ, quan niệm chúng tôi là chưa vội đặt niềm tin

vào sự tồn tại của thế giới vô hình, cũng như sự tồn tại và chi phối của các đấng

thiêng liêng đối với con người; nhưng chúng tôi tin các hành vi tôn giáo mà tín đồ

thể hiện trong nghi lễ là những hành vi phản ảnh thực tại đời sống xã hội ở thế

giới trần tục.

Đạo Cao Đài ra đời trong bối cảnh xã hội Nam Bộ nói riêng và cả nước nói

chung rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc. Chế độ vương quyền phong

kiến đã tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam vẫn chưa kết thúc, nhưng lại xuất hiện

thêm một tổ chức xã hội mới theo kiểu thực dân do người Pháp lãnh đạo. Hai tổ

chức này đang trong giai đoạn giằng xé, tranh giành quyền lãnh đạo. Trong khi đó,

tư tưởng của người Việt Nam Bộ lúc bấy giờ vẫn đang chịu sự chi phối bởi hệ tư

tưởng phong kiến; vai trò vương quyền vẫn được đề cao trong tâm thức của họ.

Do đó, tổ chức xã hội trong thế giới thần linh của đạo Cao Đài cũng được xây

dựng trên ý thức hệ phong kiến đó; có vua, có các vị quan tướng. Trong xã hội

Nam Bộ lúc bấy giờ, niềm tin tôn giáo được tập hợp trên hệ tư tưởng đan xen của

ba tôn giáo truyền thống ở Việt Nam là Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo; bên

cạnh đó là sự phát triển của đạo Minh sư do người Hoa đem đến vào khoảng thế

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

132

kỷ XVIII. Ba tôn giáo truyền thống này đang mất dần vai trò cứu rỗi nhân sinh ở

Nam Bộ; trong khi đó đạo Minh sư là Hội kín, không thể cứu rỗi, phổ độ chúng

sinh, nhưng lại được quan tâm vì có hình thức cầu cơ, giao tiếp với các đấng

thiêng liêng ở cõi vô hình. Một trong những bậc thiêng liêng quan trọng được biết

đến trong đạo Minh Sư là Ngọc Hoàng Thượng đế - đấng tối cao của Càn khôn,

tạo nên và làm chủ các quyền năng trong vũ trụ của đạo Cao Đài.

Từ các yếu tố trên đã tác động đến việc xây dựng một xã hội tâm linh trong

tôn giáo của chức sắc Cao Đài. Ý thức hệ phong kiến vẫn đang tồn tại trong xã hội

là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống xã hội tâm linh của đạo; trong đó

Ngọc Hoàng Thượng đế được biết đến như một đấng toàn năng của vũ trụ, chắc

chắn sẽ nắm vai trò làm chủ xã hội tâm linh đó. Sự dung hòa của ba tôn giáo

truyền thống có mặt ở Nam Bộ là nhân tố quan trọng giúp cho xã hội tâm linh của

đạo Cao Đài trở nên hoàn hảo hơn theo ý muốn của chức sắc trong đạo. Bên cạnh

đó, xã hội Nam Bộ được xem là xã hội thoáng, mở dễ tiếp thu những yếu tố văn

hóa mới, nên cũng đã tác động đến xã hội tâm linh của đạo Cao Đài. Do đó, người

ta thấy xã hội tâm linh của đạo Cao Đài là xã hội phong kiến truyền thống và

mang yếu tố dung hòa của văn hóa Nam Bộ bởi việc xuất hiện của đức Jêsu bên

cạnh Phật Thích Ca, Lão Tử và Khổng Tử.

Như vậy, có thể khẳng định, xã hội tâm linh của đạo Cao Đài chính là kết

quả của sự phản ánh xã hội Nam Bộ lúc bấy giờ. Do phản ánh lại xã hội trần tục

như vậy nên những hành vi trong nghi lễ của tín đồ Cao Đài liên quan đến các

đấng thiêng liêng cũng chính là hành vi mà con người phải ứng xử trong đời sống

xã hội nơi trần thế.

Quan sát và phân tích các buổi lễ, chúng tôi nhận thấy đây là hành vi ứng

xử của con người trong một xã hội có thứ bậc, có sự phân tầng; người ở tầng lớp

thấp luôn chịu sự chi phối của những người thuộc tầng lớp cao. Trong đạo Cao

Đài, các đấng thiêng liêng thuộc tầng lớp cao; tín đồ thuộc tầng lớp thấp hơn. Các

hành vi tôn giáo của tín đồ trong các buổi lễ là hành vi ứng xử của tầng lớp thấp

đối với tầng lớp cao hơn trong xã hội. Tín đồ luôn kiêng dè, luôn sợ phạm tội với

bề trên. Khi có sự hiện diện của bề trên, tất cả tín đồ phải trang nghiêm, chỉnh tề

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

133

từ trang phục đến hành vi, cử chỉ, nếu không sẽ bị “quở phạt, trách mắng, bị phạm

trọng tội…” như lời của vị Lễ sanh đã nói với chúng tôi tại Thánh thất Sài Gòn.

Khi các bậc thiêng liêng đã an vị, mọi hành vi tiếp theo của tín đồ là biểu hiện sự

đón rước (dâng hương, khai kinh), chúc tụng (đọc các bài kinh chúc tụng công

đức) và thết đãi (dâng cúng phẩm); cuối cùng là cầu xin (dâng sớ) và tiễn đưa (bãi

đàn).

Rõ ràng, những hành vi trên là hành vi xã hội mà con người thường sử

dụng để ứng xử với nhau. Những người cùng đẳng cấp sẽ có cùng hành vi, cùng

lời nói, cùng cách chào, cùng trang phục… nhưng khi tiếp đãi đấng bề trên thì

hành vi đó sẽ thay đổi như kính trọng trong đón rước, chu đáo trong thết đãi, trang

trọng trong cầu xin… Tất cả những nhiều này hoàn toàn có thể nhìn thấy và nhận

biết được trong đời sống xã hội thực tại của con người. Do đó có thể khẳng định,

nghi lễ tôn giáo đã phản ảnh lại đời sống trần tục của tín đồ.

* Chức năng thể hiện sức mạnh của cộng đồng

Nghi lễ tôn giáo thường được tổ chức với sự tham gia của đông đảo tín đồ

trong cùng đạo, do bởi họ có chung niềm tin, chung hệ tư tưởng và cùng hướng về

các đấng thiêng liêng trong tôn giáo của họ. Chính những điểm chung này đã làm

cho các tín đồ gắn chặt nhau hơn trong cuộc sống cộng đồng, bất chấp sự khác

biệt về chủng tộc, cũng như văn hóa; chính sự gắn chặt ấy đã tạo nên sức mạnh

của cộng đồng tôn giáo. Sức mạnh này được bộc lộ rõ nét qua việc thực hiện nghi

lễ tôn giáo của họ.

Quan sát các buổi lễ tại bất kỳ Đền thánh, Thánh thất nào ở Nam Bộ, chúng

tôi cũng nhận thấy sự tham dự đông đảo của tín đồ. Họ gồm nhiều thành phần với

nhiều độ tuổi khác nhau. Họ là nhà giáo, người buôn bán, nông dân, giám đốc, học

sinh, sinh viên… Khi tham dự cùng buổi lễ, tùy theo tuổi tác và giới tính mà gọi

nhau là huynh, đệ hoặc tỷ, muội (cách gọi theo quy định của đạo Cao Đài). Tất cả

họ đều khoác trên mình bộ áo dài trắng, khăn đóng đen (đối với nam, nữ giới

không đội khăn đóng), không phân biệt được giai tầng, hay công việc của họ, nếu

như chúng tôi không hỏi. Trong các câu chuyện diễn ra trước buổi lễ, họ chỉ xoay

quanh chủ đề là đạo và việc hành đạo của họ, ít đề cập đến công việc ngoài đời.

Page 135: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

134

Chính điểm chung này đã làm cho các tín đồ của đạo Cao Đài có sự gắn kết. Họ

nói chuyện với nhau như những người thân trong gia đình. Có thể họ không biết

tên của nhau, nhưng lại chào hỏi và nói chuyện với nhau một cách thân tình. Tôi

đã nhiều lần quan sát các cuộc nói chuyện trước buổi lễ của các tín đồ Cao Đài.

Có những người nói chuyện với nhau rất thân mật về công việc hành đạo, ăn chay,

hoặc trao đổi về vấn đề “công phu” (cách tu hành của tín đồ) trong suốt thời gian

chờ đến giờ hành lễ; nhưng có khi lại không biết người nói chuyên với mình đang

sống ở đâu và đang làm nghề gì! Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, một chức

việc khoảng trên 40 tuổi ở Bà Rịa – Vũng Tàu đi lễ tại Thánh thất Trung Minh cho

rằng, vấn đề giai tầng và nghề nghiệp của tín đồ Cao Đài không quan trọng. Họ

làm nghề gì và thuộc giai tầng nào là do sự sắp đặt của Thượng đế và do luật nhân

quả của họ. Khi về Thánh thất, nghĩa là về mái nhà chung, về với Cha chung, nên

nghề nghiệp và giai tầng không quan trọng nữa; lúc đó chỉ xem nhau như anh, em;

và dìu dắt nhau trên đường đạo để cùng được về với Thượng đế (PL:3, NKĐD

số:1).

Như vậy, tín đồ đến với buổi lễ không phải để “khoe” sự giàu sang hay địa

vị của mình trong xã hội, họ đến vì cùng một tư tưởng, đó là tôn giáo. Vì thế, tín

đồ đạo Cao Đài đã tạo ra khối đoàn kết trong cộng đồng. Họ sẵn lòng giúp đỡ lẫn

nhau và xem đó như trách nhiệm của bản thân. Sự giúp đỡ mà chúng tôi ghi nhận

được ngay trong buổi lễ là sự đóng góp công quả. Tại bất kỳ Thánh thất nào ở

Nam Bộ cũng đều có bàn ghi nhận công quả. Thư ký của Ban Cai quản Thánh thất

làm nhiệm vụ ghi nhận công đức của tín đồ. Tín đồ đến hành lễ, không ai bảo ai,

tự nguyện đến bàn đóng góp công quả của mình từ 20 ngàn, 50 ngàn, nhưng cũng

có người đóng hơn 1 triệu đồng. Tại Thánh thất Trung Minh trong lần đại lễ

Khánh thành Thánh thất (được xây dựng trở lại) vào năm 2006, có tín đồ đóng

góp đến 50 triệu đồng. Số tiền đóng góp đó được sử dụng vào nhiều mục đích như

trùng tu Thánh thất, mua trang thiết bị cần thiết cho Thánh thất, dùng để đãi cơm

cho khách trong những ngày đại lễ; và phần lớn số tiền công quả được dùng để

giúp đỡ cộng đồng. Không chỉ giúp cho những gia đình nghèo trong đạo mà còn

giúp cho những gia đình nghèo ở những vùng bị thiên tai. Việc đóng góp công quả

Page 136: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

135

của tín đồ được xem như một hành động chia sẻ khó khăn trong cộng đồng tôn

giáo mà mỗi tín đồ đều cảm thấy mình có bổn phận thực hiện. Nữ tín đồ ở Đồng

Nai cho rằng, việc đóng góp công quả là hoàn toàn tự nguyện, tùy theo khả năng

mỗi gia đình mà đóng nhiều hay ít. Gia đình cô thường đóng từ 200 ngàn đến 300

ngàn cho mỗi lần về Thánh thất. Chúng tôi hỏi “Có khi nào cô thắc mắc số tiền

này được dùng vào việc gì không?”. Cô lập tức trả lời ngay là không và giải thích

cô biết nó được sử dụng vào việc gì. Cô liệt kê ra hàng loạt các việc cần phải sử

dụng số tiền công quả này như bữa ăn trưa trong các ngày lễ, nhang đèn, trái cây

hoặc các vật dụng sử dụng trong Thánh thất… sẽ phải cần đến số tiền công quả

này (PL:3, NKĐD số:1).

Chúng tôi đã có dịp hai lần tham dự buổi quyên góp để xây dựng Thánh

thất. Lần đầu vào năm 1994, lúc ấy chúng tôi còn là sinh viên, được một người

bạn mời cùng tham gia buổi lễ tại Thánh thất Liên Hoa Cửu Cung ở Thủ Đức. Sau

buổi lễ, Ban Cai quản Thánh thất họp với toàn thể tín đồ về kế hoạch xây dựng

Đền thờ Phật Mẫu. Khi Ban Cai quản trình bày xong kế hoạch và dự trù kinh phí

(lúc ấy khoảng trên 300 triệu đồng), đồng loạt tín đồ đều đăng ký đóng góp.

Người đăng ký vài trăm ngàn, kẻ đăng ký vài triệu đồng. Chỉ sau một buổi quyên

góp ấy, số tiền đã được gần một nửa. Hiện nay, Đền thờ Phật Mẫu của Liên Hoa

Cửu Cung là một trong những đền thờ lớn nhất tại Thủ Đức. Năm 2006, nhân dịp

Lễ Hôn phối của một đôi vợ chồng được tổ chức tại Thánh thất Trung Bảo, Đồng

Nai, Ban Cai quản cũng tổ chức đợt khuyên góp để trùng tu lại Thánh thất. Tín đồ

ở đây là những nông dân nghèo, nên kinh tế của họ không mấy khá giả. Trong

buổi khuyên góp, Ban Cai quản đưa ra số tiền 30 triệu đồng cần phải có để hoàn

thành bản vẽ và xin giấy phép xây dựng. Sau khi khuyên góp đợt đầu (thời gian

kéo dài khoảng 30 phút), số tiền thu được hơn 10 triệu. Ban Cai quản công bố số

tiền và tiếp tục khuyên góp đợt 2; cũng vẫn tín đồ ấy tiếp tục đóng góp và số tiền

được công bố lần nữa vẫn thiếu 4 triệu; đến đợt khuyên góp lần thứ 3, số tiền dư

ra 2 triệu. Quan sát việc đóng góp này, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều tín đồ vì

gia cảnh khó khăn nên đã suy nghĩ đắn đo khi đăng ký số tiền đóng góp lần thứ

nhất. Nhưng lần thứ hai, họ đóng góp nhiều hơn. Một tín đồ khoảng trên 60 tuổi

Page 137: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

136

ngồi cạnh tôi nói “Thôi kệ, mình ráng một chút để có chỗ đẹp mà thờ Thầy và để

dành cho con cháu mình sau này”, bà lại đăng ký đóng thêm 500 ngàn nữa (lần

khuyên góp trước bà chỉ đóng 200 ngàn đồng). Với tinh thần như vậy, Thánh thất

Trung Bảo hiện nay đã xây xong Điện Báo Ân Từ, ngôi Tam bảo và đang trong

giai đoạn trang trí; dự kiến đến cuối năm 2009 sẽ khánh thành, với tổng kinh phí

trên 1,5 tỷ đồng (PL:3, NKĐD số:4).

Sức mạnh của cộng đồng tín đồ không chỉ biểu hiện qua sự đóng góp vật

chất mà còn biểu hiện qua sự giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Trong một lần

tham dự lễ Hạ Ngươn (ngày 15/10 âm lịch năm 2007) tại Thánh thất Sài Gòn,

chúng tôi tình cờ nghe được cuộc đối thoại giữa hai tín đồ nam với nhau (chúng

tôi không biết tên của hai người này).

- Người A hỏi: sao anh đến trễ vậy?

- Người B : tối qua có người trong đạo mình vừa mất, tôi phải đến đó sắp

xếp công việc, tội nghiệp cho gia đình này.

- Người A: tội nghiệp như thế nào?

- Người B: ông này bị bệnh ung thư nằm bệnh viện, bà vợ lo chăm sóc ở

bệnh viện, sức khỏe yếu, tuổi cao, nên chăm cho ông được 2 tháng

thì chịu không nổi nên ngã bệnh, chết; vừa đưa xác về nhà liệm

xong thì ông hay tin và cũng chết luôn, do đó trong nhà hiện có hai

quan tài, tôi phải đến sắp xếp công việc rồi mới đến đây.

- Người A: phải trình báo với Ban Cai quản chứ?

- Người B: tôi có điện cho Trưởng Ban rồi và có đưa người xuống lo làm

lễ cầu hồn lúc đêm, sau lễ này sẽ cử người xuống tiến hành tang lễ.

- Người A: nhà ở đâu?

- Người B: ở quận 8 gần đây.

- Người A: như vậy tôi cũng đi xuống dưới, người cùng đạo mà, cùng góp

sức cầu siêu thì sẽ được mau thăng (thuật ngữ trong đạo Cao Đài ý

chỉ là sẽ nhanh về với Thượng đế”)

(PL:3, NKĐD số:2)

Chúng tôi không có dịp tham dự tang lễ này, nhưng chúng tôi tin người A

sẽ đến để cùng các vị đồng đạo của ông ấy hành lễ trong đám tang, bởi vì đây là

bổn phận của tín đồ Cao Đài. Cách đây hơn 10 năm (khoảng năm 1995), gần nhà

Page 138: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

137

chúng tôi (tại Đồng Nai) có một tín đồ Cao Đài thuộc phái Truyền Giáo qua đời.

Khu vực này không có chức sắc để hành lễ, nên một đạo hữu trong xóm đã bỏ

công lên tận Thánh thất Trung Minh mời các vị chức sắc xuống giúp. Các vị chức

sắc ấy đã không ngại đường xa, trời tối, chạy xe máy đến cử hành tang lễ. Hết ba

ngày hành lễ, họ quay về Thành phố mà không nhận tiền thù lao, kể cả tiền xăng

xe đi đường họ cũng tự bỏ ra. Quan niệm của tín đồ Cao Đài, việc chức sắc và tín

đồ Cao Đài hành lễ bằng kinh phí của bản thân là việc nên làm và có tính bắt

buộc. Họ xem việc làm này như bổn phận của tất cả tín đồ nhằm thể hiện tình

đoàn kết trong cộng đồng tôn giáo và xem đây là công quả trong hoạt động tôn

giáo của họ.

Như vậy, sức mạnh của cộng đồng tôn giáo luôn chứa đựng trong mỗi tín

đồ, nó chờ có dịp qui tụ để bộc lộ và những buổi thực hiện nghi lễ chính là dịp tốt

nhất để qui tụ và bộc lộ sức mạnh đó. Thông qua các buổi lễ, cộng đồng tín đồ sẽ

biểu hiện sức mạnh của mình bằng việc thực hiện những điều có ích cho cộng

đồng xã hội và cho tôn giáo mà họ đang theo.

* Chức năng chuyển đổi vị thế xã hội của tín đồ trong tôn giáo

Chức năng này được biểu hiện rõ nét nhất qua nghi lễ thăng giáo phẩm và

các nghi lễ Thế đạo.

Quan sát và phân tích các nghi lễ này, chúng tôi nhận thấy có 3 sự thể hiện.

Đó là hội nhập, ngưỡng và phân ly theo hình thức chuyển đổi vị thế xã hội của

con người mà A.Van Gennep đưa ra.

+ Giai đoạn hội nhập: giai đoạn này được đánh dấu bằng các nghi lễ như

Sinh nhật, Tắm thánh, Nhập môn và các nghi lễ phong phẩm vị, bởi vì để có thể

hội nhập vào trong cộng đồng tín đồ hoặc trong các tổ chức tôn giáo, tín đồ phải

bước qua những nghi lễ này. Nếu nghi lễ Sinh nhật và Tắm thánh là bước khởi

đầu đưa đứa trẻ đến với cộng đồng tín đồ Cao Đài bằng hình thức quì lạy trước

Thượng đế, được ghi tên vào sổ bộ đạo, thì lễ Nhập môn, lễ phong giáo phẩm là lễ

khẳng định sự chính thức hội nhập của một người vào trong cộng đồng tín đồ và

trong tổ chức tôn giáo. Các nghi lễ này cũng là hình thức đánh dấu sự chuyển đổi

vị thế của con người trong cộng đồng tôn giáo của họ. Ví dụ, một đứa trẻ ngoại

Page 139: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

138

đạo, sau lễ Nhập môn, nó sẽ chính thức trở thành tín đồ của đạo. Vị thế xã hội của

nó mặc nhiên chuyển đổi giữa đời và đạo; hoặc sau lễ phong giáo phẩm, vị thế của

tín đồ trở nên quan trọng hơn trong tổ chức tôn giáo. Họ mặc nhiên gánh vác

những trọng trách trong sứ mệnh tôn giáo của họ như phổ truyền tôn giáo, dìu dắt

chúng sanh, duy trì, phát triển nền đạo…

Tuy nhiên, bên cạnh việc đưa con người hội nhập vào cộng đồng tôn giáo,

các nghi lễ trên cũng đánh một bước chuyển quan trọng của con người là đưa họ

vào giai đoạn ngưỡng.

+ Giai đoạn ngưỡng: là giai đoạn đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu

không ngừng trong cuộc sống cộng đồng tôn giáo của họ. Sau lễ Tắm thánh, đứa

trẻ luôn chịu sự dò xét của cộng đồng tín đồ; bản thân của nó cũng nỗ lực học đạo,

bằng cách tập ăn chay, học thuộc kinh sách, tham gia các buổi lễ… Khi trở thành

tín đồ chính thức, việc thực hành tôn giáo của tín đồ trở nên thường xuyên hơn và

luôn chịu sự giám sát của cả cộng đồng tôn giáo tại địa phương. Sự nỗ lực hành

đạo của họ lúc này trở nên chăm chỉ hơn bằng các hành động như tham gia các

buổi lễ tôn giáo, tham gia làm công quả, lo bồi công, luyện đức để xứng đáng trở

thành tín đồ ưu tú trong đạo. Mục đích của sự cố gắng này là hướng đến sự hội

nhập cao hơn trong tổ chức tôn giáo, cũng như mong muốn sự giải thoát cho bản

thân ở thế giới siêu linh của tôn giáo.

Trong suốt thời gian nghiên cứu của mình, chúng tôi đã từng tiếp xúc và

quan sát các chức việc hành đạo. Họ luôn cố gắng, tận tụy với việc đạo của họ,

không quản ngại khó khăn khi nhận nhiệm vụ tôn giáo. Họ bỏ tiền của gia đình,

bản thân, thậm chí bỏ cả công việc mưu sinh để tham gia làm công quả, hành đạo

nhằm đạt đến mục đích tôn giáo mà họ theo đuổi. Chúng tôi quan sát một chức

việc với phẩm Thông sự, nhà ở Quận 8. Ông này đã dành gần hết thời gian của

mình vào các hoạt động tôn giáo tại Thánh thất Sài Gòn ở Quận 5, mặc dù, gia

đình của ông vẫn còn 2 con nhỏ đang đi học. Quan điểm của ông là đang cố gắng

“phế đời hành đạo” nhằm đạt được những vị thế cao hơn trong tổ chức tôn giáo.

Vị trí mà ông đang hướng đến là phẩm Lễ sanh của đạo. Từ Thông sự đến Lễ sanh

phải trải qua 10 năm công quả, hành đạo và phải được tín đồ tin yêu công cử. Sự

Page 140: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

139

cố gắng của ông đến nay đã được 2 năm. 8 năm còn lại là khoảng thời gian không

ngắn, cần sự cố gắng không ngừng của bản thân ông. Theo chúng tôi, đây chính là

giai đoạn ngưỡng quan trọng mà ông phải cố gắng đạt đến vị thế mới trong tổ

chức tôn giáo. Các chức sắc của Cao Đài cũng vậy, để đạt được vị thế mới, họ

phải thật sự phế đời hành đạo; thực hành tu đạo tại Thánh thất hoặc Tòa thánh,

phải làm tròn bổn phận được giao và không ngừng bồi công, luyện đức để vượt

qua giai đoạn ngưỡng nhằm chuyển đổi vị thế của mình.

Giai đoạn ngưỡng là giai đoạn quan trọng nhất trong việc chuyển đổi vị thế

xã hội của con người. Có những người sẽ không vượt qua nổi và như vậy họ mãi

mãi vẫn ở vị thế cũ của mình. Trong đạo Cao Đài, số người không vượt qua được

giai đoạn ngưỡng này rất nhiều. Có người suốt đời chỉ là một tín đồ bình thường,

do không thể “trường trai, tuyệt dục”, không thể “ly gia, cắt ái”, không thể “hiến

thân hành đạo” nên vị thế của họ trong tổ chức tôn giáo vẫn không thay đổi.

Nhưng khi đã vượt qua, vị thế tôn giáo của họ sẽ cao hơn, họ được cộng đồng xem

trọng và mặc nhiên trở thành những người giữ sứ mệnh quan trọng của tôn giáo.

Việc giữ một vị thế cao hơn trong xã hội tôn giáo cũng được đánh dấu bằng

một nghi lễ đời người. Nghi lễ này cũng được xem là nghi thức đánh dấu sự phân

ly của vị thế cũ.

+ Giai đoạn phân ly: là giai đoạn nói đến sự rời bỏ vị thế cũ để chuyển

sang vị thế mới với nhiệm vụ mới trong tôn giáo. Trong đạo Cao Đài, sự phân ly

này nhằm nói lên sự kiện tín đồ đã vượt qua giai đoạn ngưỡng. Lúc ấy, cộng đồng

tín đồ tiến hành lễ để đưa một tín đồ rời bỏ vị thế cũ, bước vào vị thế mới bằng

hình thức minh thệ trước bàn thờ Đức Chí Tôn và Hộ pháp. Giai đoạn phân ly này

càng được nhận rõ hơn khi quan sát lễ tang của tín đồ Cao Đài. Trong lễ tang của

tín đồ Cao Đài có rất nhiều nghi thức phân ly, như phép độ thăng, cắt dây oan

nghiệt, cầu siêu, cầu thăng… Mục đích của việc dùng các nghi thức này là đưa

linh hồn của tín đồ rời bỏ vị thế cũ ở cõi trần tục đến với vị thế mới ở cõi thiêng

liêng. Quan niệm của đạo Cao Đài cũng giống với các tôn giáo khác, chết không

phải là hết mà về một thế giới khác, thế giới đó có thể là Thiên đường, nhưng

cũng có thể là địa ngục. Khi con người tham gia vào tôn giáo, mục đích cuối cùng

Page 141: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

140

của họ là muốn giải thoát linh hồn, nghĩa là lên Thiên đường. Do đó, nghi thức

tang lễ của đạo Cao Đài luôn hướng đến mục đích đưa chơn hồn rời vị thế cũ ở

trần gian để đến với vị thế mới nơi Thiên đường.

Như vậy, từ những phân tích trên cho thấy, chức năng của nghi lễ Thế đạo

trong đạo Cao Đài là hình thức nhằm chuyển đổi vị thế của tín đồ trong xã hội tôn

giáo. Tuy chia ra thành ba hình thức, hội nhập, ngưỡng và phân ly, để thấy được

sự cố gắng chuyển đổi vị thế xã hội tôn giáo của tín đồ; nhưng nghi lễ diễn ra sẽ

khó phân định rạch ròi, nghi lễ nào là hội nhập, ngưỡng, hay phân ly. Do bởi, nghi

lễ đời người được diễn ra đều hướng đến ba yếu tố ấy. Nó đánh dấu sự phân ly vị

thế cũ, đưa con người vào vị thế mới và tạo giai đoạn ngưỡng mới buộc con người

phải tiếp tục vượt qua. Do đó, chúng tôi chỉ có thể khẳng định, một trong những

chức năng của nghi lễ đời người là đánh dấu sự chuyển đổi vị thế xã hội của con

người trong đời sống tôn giáo của họ.

Như vậy, qua lý thuyết Nhân học tôn giáo mà chúng tôi nêu ra ở Chương 1,

thì chức năng của nghi lễ tôn giáo trong đời sống hiện đại không chỉ là chỗ dựa

tinh thần cho tín đồ như nhận định của B. Malinowski mà còn biểu hiện nhiều yếu

khác như thể hiện giáo lý, niềm tin của tín đồ, sức mạnh của cộng đồng, thay đổi

địa vị xã hội của tín đồ.

Tóm lại: đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài ở Nam Bộ được đánh

dấu bằng chuỗi những hoạt động liên quan đến tôn giáo của họ như đức tin tôn

giáo, thờ phụng, tổ chức tôn giáo, nghi lễ.

- Về đức tin: Tín đồ đạo Cao Đài có đức tin tôn giáo giống với tín đồ của

các tôn giáo khác là tin vào các đấng thiêng liêng vô hình trong việc tạo dựng Càn

khôn thế giới và sự ra đời của con người; tin vào thời kỳ mạt kiếp và sự giải thoát

của con người ở thế giới trần tục.

- Về thờ phụng: Chính những đức tin đó đã đưa con người đến việc thực

hiện hành vi tôn giáo của họ, đó là việc phụng thờ các đấng siêu linh. Các đấng

siêu linh trong đạo Cao Đài được phụng thờ ở nơi trang trọng nhất tại Đền thánh,

Thánh thất và Tư gia.

Page 142: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

141

- Về tổ chức: để có thể duy trì đức tin và phát triển tôn giáo, tín đồ đạo Cao

Đài đã hình thành nên tổ chức tôn giáo khá chặt chẽ, theo mô hình nhà nước, gồm

các tổ chức với các chức năng như lập pháp, tư pháp, hành pháp, quốc hội, tòa

án… và quản lý từ trung ương đến địa phương. Cơ cấu tổ chức của đạo Cao Đài,

bên cạnh chức năng duy trì và phát triển tôn giáo, còn có chức năng khẳng định sự

thăng tiến trong việc tu hành và quyền lực của cá nhân. Chính chức năng này là

một trong những động lực thúc đẩy tín đồ nỗ lực trên con đường hành đạo. Sự nỗ

lực thăng tiến đó được đánh dấu bằng những nghi lễ liên quan đến đời người nhằm

đánh dấu sự chuyển đổi vị thế trong cộng đồng xã hội tôn giáo của tín đồ.

- Về nghi lễ: nhằm biểu hiện niềm tin của mình, tín đồ Cao Đài đã thực hiện

các nghi lễ tôn giáo long trọng để chiêm bái và cầu xin sự ban phúc, cứu rỗi của

các đấng siêu linh ấy. Quan sát các nghi lễ của đạo Cao Đài, chúng tôi nhận thấy

nghi lễ không chỉ thể hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ mà còn biểu hiện các chức

năng khác như biểu hiện giáo lý tôn giáo, phản ánh đời sống trần tục và thể hiện

sức mạnh cộng đồng… Ngoài ra, nghi lễ Thế đạo còn biểu hiện sự chuyển đổi vị

thế của tín đồ trong cộng đồng tôn giáo của họ.

Page 143: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

142

Chƣơng 3

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRONG VĂN HÓA NAM BỘ

VÀ ẢNH HƢỞNG SẮC THÁI CỦA VĂN HÓA NAM BỘ

3.1. SẮC THÁI TÔN GIÁO CAO ĐÀI TRONG VĂN HÓA NAM BỘ

Năm 1926, đạo Cao Đài chính thức ra đời. Từ đó, vùng đất Nam Bộ có

thêm một tôn giáo mới, tôn giáo Cao Đài. Trong quá trình phát triển, đạo Cao Đài

đã phân hóa thành nhiều chi phái. Tín đồ của mỗi chi phái có đời sống tôn giáo

tương đối khác nhau. Sự khác nhau đó đã góp phần làm phong thú thêm cho văn

hóa Nam Bộ qua các yếu tố như văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã

hội. Trong đó [75:103]:

- Văn hóa vật chất là tổng hòa các sản phẩm vật chất, hữu hình do lao động

của con người tạo nên trong xã hội nhất định, ví dụ: cơ sở tôn giáo, nhà ở, trang

phục, ẩm thực, công cụ lao động…

- Văn hóa tinh thần hội tụ những khía cạnh về tôn giáo tín ngưỡng, phong

tục tập quán, các loại hình sâu khấu, văn học, nghệ thuật, lễ hội…

- Văn hóa xã hội bao gồm những ứng xử trong gia đình, cộng đồng, xã hội,

các thiết chế văn hóa, đời sống pháp luật, tổ chức chính trị…

3.1.1. Văn hóa vật chất

Văn hóa vật chất mà đạo Cao Đài đóng góp cho văn hóa Nam Bộ có thể kể

đến các cơ sở thờ tự, lễ phục, ẩm thực…

* Về cơ sở thờ tự

Như đã trình bày, cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài được biết đến qua ba cơ sở

chính: Đền thánh, Thánh thất và tại tư gia.

- Đền thánh là cơ sở thờ tự cao nhất của đạo Cao Đài, tín đồ gọi là Đền

thánh, Tổ đình hoặc Tòa thánh Trung ương. Đây là cơ sở được xây dựng đồ sộ,

nguy nga, dùng để thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các đấng Giáo chủ của Tam

giáo, Ngũ chi đạo, cũng như các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần (riêng Tổ đình Chiếu

Minh Tam Thanh chỉ thờ Ngọc Hoàng Thượng đế qua hình tượng Thiên nhãn); và

là nơi đặt các cơ quan Trung ương của đạo để điều hành toàn bộ các hoạt động

Page 144: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

143

truyền giáo. Ngày Khai đạo, Đền thánh Cao Đài được đặt tại chùa Từ Lâm (Gò

Kén, Tây Ninh), nhưng sau đó Hòa thượng Như Nhãn (Trụ trì chùa Từ Lâm) cùng

tín đồ Phật giáo không đồng tình, đã đòi lại chùa, vì thế Đền thánh được dời về

làng Long Thành, nay thuộc xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây

Ninh, cách thị xã Tây Ninh 5 km về hướng Đông Nam. Tại đây, Đền thánh được

khởi công xây dựng với mô hình hoàn toàn mới lạ so với các đình, chùa đã có

trước tại Nam Bộ. Kích thước Đền thánh được dự kiến gồm: 135m chiều dài, 27m

chiều ngang, chia thành ba phần: Bát Quái đài sẽ xây trên nền cao 9m, mỗi cạnh

dài 27m; Cửu Trùng đài xây nối liền theo với 81m chiều dài và 27m chiều ngang;

Hiệp Thiên đài sẽ xây nối theo Cửu Trùng đài trên nền đất hình vuông mỗi cạnh

27m. Chiều cao của Bát Quái đài là 30m, Cửu Trùng đài 25m và Hiệp Thiên đài

36m [71]. Nhưng vì đạo Cao Đài mới thành lập, nhân lực và tài lực không nhiều,

do đó khi xây dựng, kích thước được điều chỉnh lại. Chiều ngang của Đền thánh

(kể cả 2 hành lang) là 22m, trong đó 15,40m lọt lòng của Chánh điện, 2,40m lọt

lòng của hành lang. Chiều dài của Đền thánh là 97,50m. Chiều cao của Hiệp

Thiên đài (tính chiều cao nhất của lầu chuông và trồng) là 28,20m, Cửu Trùng đài

17m (tới đỉnh địa cầu của Nghinh Phong đài), Bát Quái đài 19m, theo sơ đồ sau:

Mặt cắt của Tòa thánh Cao Đài

1 2 3 4 5 6 7 8 9

1

2: Đ

ạo h

ữu

3: C

hứ

c việc

4: L

ễ sanh

việc

5: G

iáo h

ữu

6: G

iáo sư

7: P

hố

i sư

8: Đ

ầu sư

9: B

ảy n

gai

Cu

ng đ

ạo

Hiệp Thiên đài Cửu Trùng đài Bát Quái đài

Mặt bằng của Tòa thánh Cao Đài

(Hình vẽ:Huỳnh Ngọc Thu)

Hình vẽ 5: Tòa thánh Cao Đài

28

,20m

19

m 17

m

97,50m

Page 145: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

144

Cửa chính của Đền thánh có 5 cấp bao lơn, mỗi cấp cao 16cm. Bên trong

Cửu Trùng đài có 9 cấp, mỗi cấp cao 19cm. Bát quái đài có 12 cấp, mỗi cấp cao

10cm. Xung quanh Đền thánh có 112 cây cột tròn để chống đỡ mái hiên nơi hành

lang. Mặt tiền có 6 cây cột, trong đó 2 cột quấn rồng đỏ và 4 cột quấn hoa sen.

Cửu Trùng đài có 18 cột quấn rồng xanh được chia thành hai hàng. Bát quái đài có

8 cột quấn rồng vàng đứng theo các góc của hình bát quái.

Trên đây là mô hình chung, được xem là mô hình chuẩn của Đền thánh Cao

Đài. Mô hình này được chức sắc Cao Đài phác thảo dựa trên Thánh giáo của Đức

Lý Thái Bạch đưa ra ngày 28-2-1927 (27-1 Đinh Mão) và chỉnh sửa theo Thánh

giáo của Ngọc Hoàng Thượng đế ngày 8-3-1927 (7-2 Đinh Mão).

Đền thánh Tây Ninh là Đền thánh đầu tiên của đạo Cao Đài được xây dựng

theo đúng mô hình trên (H:33). Từ năm 1930 về sau, nội bộ chức sắc Cao Đài xảy

ra mâu thuẫn và diễn ra sự phân hóa, dẫn đến việc hình thành các chi phái. Mỗi

chi phái sau khi hình thành đều xây dựng cho mình một Đền thánh riêng như Đền

thánh Thiên Thai và sau này là Châu Minh của Tiên Thiên (H:36), Đền thánh

Định Tường của Minh Chơn Lý, Đền thánh Ngọc Kinh của Bạch Y Liên Đoàn

Chơn Lý (H:38), Đền thánh Ngọc Sắc của Minh Chơn Đạo, Tổ đình Chiếu Minh

Tam Thanh của Chiếu Minh (H:34)... Ngoại trừ Tổ đình của Chiếu Minh được xây

dựng theo lối riêng (không theo Tam đài), các Đền thánh còn lại đều xây theo mô

hình Tam đài, nhưng kích thước và kiểu cách khác nhau, không tuân thủ theo qui

cách đề ra vào năm 1927. Điều này, tạo nên sự đa dạng đáng kể về kiểu dáng của

các Đền thánh Cao Đài và góp phần không nhỏ vào việc làm phong phú thêm cho

các cơ sở thờ tự ở Nam Bộ. Đặc biệt, sự xuất hiện Đền thánh Tây Ninh, cơ sở thờ

tự uy nghi vào loại bậc nhất của đạo Cao Đài, đã góp phần làm nổi bật yếu tố hỗn

dung văn hóa của Nam Bộ.

Phân tích kiến trúc Đền thánh Tây Ninh, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự

tổng hòa các yếu tố văn hóa Đông – Tây, Kim – Cổ (H:33). Đền thánh Tây Ninh

được khởi công xây dựng vào năm 1931, hoàn thành vào năm 1947 và làm lễ

khánh thành vào năm 1955.

Page 146: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

145

Đền thánh nằm trong khuôn viên được xem là Thánh địa (Tòa thánh) của

đạo Cao Đài, nơi được gọi là Lục long phò ẩn. Khuôn viên Tòa thánh rộng khoảng

1km2 có tường bao quanh và 12 cổng ra vào được xây dựng theo kiểu tam quan

của chùa Phật. Cổng chính, gọi là chính môn, nằm ở hướng Tây đối diện với Đền

thánh, được xây dựng bề thế. Trên nóc cổng trang trí đôi rồng cùng chầu vào bình

Bát vu, hai bên bình Bát vu có thêm cây Phất trần và quyển kinh Xuân thu. Bình

Bát vu là báu vật của Phật giáo, Phất trần là báu vật của Đạo giáo và Kinh Xuân

thu là của Nho giáo. Từ cổng chính nhìn thẳng vào trong sẽ thấy Đền thánh được

xây dựng uy nghi với hai gác cao, gọi là Bạch Ngọc Chung đài và Lôi Âm Cổ đài

(nơi đặt chuông và trống). Ở giữa hai đài ấy, nhìn thấy tượng Đức Di Lặc ngồi

trên Tòa sen được đặt trên mình Hỗ. Ý nói, Đức Di Lặc là chủ Hội Long Hoa; Hỗ

là biểu tượng của năm khai đạo (năm Bính Dần). Nhìn thẳng vào mặt trước của

Đền thánh sẽ thấy nhiều biểu tượng như Thiên nhãn, ông Thiện, ông Ác, bó hoa,

tượng ông Lê Văn Trung, tượng bà Lâm Hương Thanh… Nhìn trên nóc Cửu

Trùng Đài sẽ thấy một đài cao, gọi là Nghinh Phong đài, phía trên Nghinh Phong

đài là nửa quả địa cầu úp xuống, trên đó vẽ các lục địa và đại dương của địa cầu,

tượng trưng cho cõi trần của nhân loại. Trên nửa quả địa cầu là tượng Long Mã

(linh thú đầu rồng, mình ngựa có vảy rồng, biểu tượng cho sự thái bình thịnh trị)

cõng Hà Đồ chạy về hướng Tây, nhưng mặt nhìn về hướng Đông. Ý nói đạo xuất

phát từ hướng Đông, truyền sang hướng Tây, nhưng gốc của đạo vẫn là hướng

đông, do đó Long Mã quay đầu về hướng Đông. Từ Nghinh Phong đài nhìn thằng

về phía Đông sẽ là Bát Quái đài. Trên nóc Bát Quái đài có đắp một tòa sen, bên

trên có tượng của Tam vị Phật, gồm: Brahma Phật đứng trên lưng thiên nga, mặt

nhìn về hướng Tây; Civa Phật đứng trên mình con rắn bảy đầu (thất đầu xà), mặt

nhìn về hướng Bắc; Chrishna Phật đứng trên mình giao long, mặt nhìn về hướng

Nam. Đây là các vị Phật được xác lập trên tàn dư của đạo Bà la môn. Bên trong

Đền thánh là cách trang trí các bàn thờ và cách thờ tự (như đã trình bày ở chương

2)… bên trong Hiệp Thiên đài có bức họa lớn được vẽ trên vách ngăn của Tịnh

tâm điện với tên Tam thánh ký hòa ước. Tam thánh gồm:

Page 147: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

146

- Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mặc triều phục của Việt Nam, tay cầm

bút lông viết chữ Thiên thượng, Thiên hạ, Bác ái công bình bằng chữ Hán.

- Victor Hugo, đại văn hào của Pháp mặc triều phục của nước Pháp, tay

cầm lông ngỗng viết câu “Dieu et Humanité – amour et justice” (Thượng đế và

Nhân loại, Tình thương và Công lý, mang ý nghĩa giống với câu trên của Nguyễn

Bỉnh Khiêm).

- Tôn Trung Sơn, nhà cách mạng Trung Quốc, mặc Hán phục, tay cầm

nghiên mực để hai vị trên viết. Bức họa có ý nghĩa giao kết giữa Trời và Người.

Cả ba vị thánh đều được vẽ đứng trên mây, nghiên mực và bia đá để viết

đều tỏa hào quang. Ba vị này được đạo Cao Đài xem là thiên sứ hướng đạo cho

nhân loại để thực hành Đệ Tam Thiên Nhân Hòa Ước. Xung quanh Đền thánh

được trang trí hoa sen, ngó sen, búp sen và các hình tượng có nội dung miêu tả về

ngư, tiều, canh, mục hoặc các câu chuyện về thập nhị tứ hiếu, Bá Nha Tử Kỳ…

Nhìn toàn bộ kiến trúc Đền thánh Tây Ninh là sự kết hợp theo chủ nghĩa “chiết

trung” giữa kiến trúc phương Tây và phương Đông, giữa kiến trúc Pháp và kiến

trúc đình, chùa truyền thống ở Nam Bộ. Do đó, kiến trúc của Đền thánh Tây Ninh

được xem là phong cách kiến trúc hỗn dung đặc sắc ở khu vực này, do người Việt

Nam Bộ tạo thành. Đền thánh nói riêng và Tòa thánh Tây Ninh từ xưa tới nay là

một trong những điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Nam Bộ.

Như vậy, sự xuất hiện Đền thánh Tây Ninh nói riêng và các Đền thánh Cao

Đài nói chung đã tạo nên nét đặc thù, độc đáo góp phần làm phong phú thêm cho

văn hóa Nam Bộ.

- Thánh thất: là cơ sở thờ tự ở cấp địa phương. Theo qui định của đạo Cao

Đài, khu vực nào có trên 500 tín đồ sẽ được lập Họ đạo và xây dựng cơ sở thờ tự

cho Họ đạo, gọi là Thánh thất (chi phái Tiên Thiên gọi là Thánh tịnh, Chiếu Minh

gọi là Đàn cơ). Ngoại trừ Đàn cơ của Chiếu Minh chỉ thờ Ngọc Hoàng Thượng

đế, Thánh thất của các chi phái còn lại đều thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Giáo chủ

của các tôn giáo và các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần. Thánh thất được xây dựa trên

khuôn mẫu của Đền thánh, nhưng có qui mô nhỏ hơn; cũng xây Tam đài, nhưng

không có Nghinh Phong đài, không đắp hình rồng lên các cột, không có tượng Hộ

Page 148: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

147

pháp ở Hiệp Thiên đài. Phía sau Thánh thất xây thêm Hậu điện để thờ Cửu huyền

thất tổ chung và làm văn phòng cho Đầu Họ đạo, Ban Trị sự.

Theo quan sát của chúng tôi, mô hình Thánh thất của các chi phái rất khác

nhau, kể cả các Thánh thất trong cùng một chi phái cũng không giống nhau về

kiểu dáng và cách trang trí nội, ngoại thất. Các Thánh thất của Tây Ninh được

xem là đúng khuôn mẫu của Đền thánh về thiết kế, cách bày trí, nhưng cũng khác

nhau về kích thước; có Thánh thất lớn, nhưng cũng có Thánh thất nhỏ, không có

sự chuẩn mực về qui mô. Sự khác nhau này có thể do kinh phí. Họ đạo nào có tín

đồ khá giả sẽ xây dựng Thánh thất lớn, nếu không sẽ tùy vào sự đóng góp của tín

đồ trong Họ đạo mà xây dựng Thánh thất cho phù hợp. Như vậy, sự xuất hiện và

đa dạng hình dáng của các Thánh thất đạo Cao Đài cũng là yếu tố quan trọng góp

phần làm phong phú văn hóa Nam Bộ.

- Thờ tại tư gia: Đa số tín đồ đạo Cao Đài đều lập bàn thờ trong gia đình,

gọi là Thiên bàn, để thờ Ngọc Hoàng Thượng đế (H:43-47). Tùy theo tín đồ của

mỗi chi phái mà Thiên bàn được thiết lập có qui cách khác nhau. Thiên bàn của tín

đồ Minh Chơn lý (H:43) và Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi (H:46) hoàn toàn khác

biệt so với Thiên bàn của các chi phái khác như Tây Ninh, Minh Chơn Đạo, Tiên

Thiên, Cao Đài Truyền Giáo...

+ Thiên bàn Minh Chơn Lý

Tín đồ của chi phái này có cách bày trí Thiên bàn theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 9: Bàn thờ của phái Minh Chơn Lý

(0)

(1)

(2) (3)

(17) (4) (5) (6) (16)

(7) (8) (20) (9) (10)

(18) (11) (12) (13) (14) (15) (19)

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

Page 149: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

148

Hình vẽ 6: Bàn thờ trong gia đình của tín đồ Minh Chơn Lý

(Hình vẽ: Huỳnh Ngọc Thu)

Tín đồ không thờ Thiên nhãn mà thờ Tâm nhãn (0); không thờ Tam giáo,

Tam trấn mà thờ Thập ngũ linh đăng (15 ngọn đèn) (từ số 1->15). Trên bàn thờ

chỉ có hoa (16), trái cây (17), hai cây đèn (18,19) và lư nhang (20), không cúng

nước, rượu như các chi phái khác.

+ Thiên bàn của Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi

Tín đồ chi phái này chỉ thờ Thiên nhãn (Tổ đình cũng thờ Thiên nhãn,

không có quả Càn khôn), được sắp xếp với trật tự khác xa so với các chi phái còn

lại.

Thiên nhãn của Chiếu Minh không có Tam giáo, Tam trấn. Dưới Thiên

nhãn là chữ Thập (十), gọi là Thập tự Tam thanh. Bên trong chữ Thập có các chữ

như Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn, Ngọc thanh,

Thượng thanh, Chơn thanh, Cao Đài, Thái Bạch, Thổ Thần, Tiên Ông. Các chữ

này được viết bằng Hán tự và được sắp xếp như sau:

Page 150: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

149

Sơ đồ 10: chữ Thập trên bàn thờ Chiếu Minh

Huyền Khung

Cao Thượng

Đế Ngọc

Hoàng Đại

Thiên Tôn

Ngọc Thanh

Thượng Thanh

Chơn Thanh

Cao Đài

Thái Bạch

Thổ Thần

Tiên Ông

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

Dưới chữ Thập là hình ông Ngô Văn Chiêu, hai bên là hai câu liễn bằng

Hán tự có nội dung Pháp luân thường chuyển (bên trái) và Phật nhật tăng huy

(bên phải). Dưới hình ông Ngô Văn Chiêu là Thiên bàn, trên đặt các vật như đèn

Thái cực (1), trái cây (2), hoa (3), trà (4), ba ly rượu (5,6,7), nước trắng (8), cặp

đèn (9,10), lư nhang (11), được bày theo sơ đồ chữ Vương (王).

Sơ đồ 11: Chữ Vương trên Thiên bàn của Chiếu Minh

(2) (1) (3)

(9) (11) (10)

(4) (5)(6)(7) (8)

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

Dưới Thiên bàn là Bàn cơ, trên có vật gồm hình đức Phật (1), cây đèn (2),

lư trầm (3), dĩa trái cây (4), bình hoa (5) (ở Tổ đình hoặc Đàn cơ có đặt thêm bài

vị với ba chữ Thập Địa Tiên (6)) và được bày theo sơ đồ sau:

Page 151: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

150

Sơ đồ 12: Sơ đồ bàn cơ trong gia đình

(1)

(4) (2) (5)

(3)

Sơ đồ 13: Sơ đồ bàn cơ trong Đàn

(6) (1)

(4) (2) (5)

(3)

Sơ đồ 14: Sơ đồ chung của Bàn thờ Chiếu Minh

Thiên nhãn

Câu liễn Thập tự Tam thanh Câu liễn

Hình Ngô Văn Chiêu

Dĩa trái cây Đèn Thái cực Bình hoa

Cây đèn Lư nhang Cây đèn

Ly nước trà Ba ly rượu Ly nước trắng

Dĩa trái cây Bài vị/Bức tượng Phật Bình hoa

Cây đèn

Lư trầm

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

Đối diện với Thiên Bàn có Bàn Hộ pháp, trên đó có lư nhang và khung

hình, bên trong có chữ Thập (十) màu vàng được vẽ trên nền giấy đỏ (ở Tổ đình

hoặc Đàn cơ, trên chữ Thập viết thêm 5 chữ Cao Thượng Thần Tiên Đàn).

+ Thiên bàn của các chi phái khác

Các chi phái còn lại đều có chung mô hình bài trí Thiên bàn. Trên Thiên

bàn chỉ đặt 12 đồ vật, tượng trưng cho Thập nhị khai thiên (CT:25) và được xếp

theo hình chữ “Chủ” (主) như sau:

Page 152: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

151

Sơ đồ 15: Cách sắp đặt các đồ vật trên Thiên bàn

1

3 2 4

5 6 7 8 9

10 11 12

Số 1: nơi đặt Thiên Nhãn Số 6, 7, 8: ba ly rượu trắng

Số 2: đèn thái cực Số 9: ly nước trắng

Số 3: dĩa trái cây Số 10 và 12: hai cây đèn

Số 4: bình hoa Số 11: lư nhang

Số 5: ly nước trà

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ Thiên bàn của từng chi phái vẫn phát hiện một số

tiểu tiết khác nhau, như trên bức Thiên nhãn, ngoài Thiên nhãn và Nhật, Nguyệt,

Tinh, thì bức Thiên nhãn của Tây Ninh còn in hình Tam giáo, Tam trấn; Thiên

nhãn của Tiên Thiên in ba hàng chữ Hán theo chiều dọc gồm: Quan Âm Bồ Tát,

Thái Bạch Kim Tinh, Quan Thánh Đế Quân (Tam trấn) và phía trên Thiên nhãn in

dòng Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ bằng chữ Hán; Thiên nhãn của Ban Chỉnh Đạo chỉ

in ba dòng chữ Tam trấn bằng Quốc ngữ. Cách sắp đặt các đồ vật trên Thiên bàn

cũng khác nhau ở một số chi phái, như Thiên bàn Tây Ninh, Ban Chỉnh Đạo sắp

ba ly rượu theo hàng ngang (hình chữ nhất); Thiên bàn của Tiên Thiên, Truyền

giáo lại sắp ba ly rượu theo hình chữ Phẩm (品)và có thêm bàn cơ phía trước

Thiên bàn (xem hình vẽ).

Page 153: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

152

Như vậy, với hình thức thờ tự đa dạng như trên (đa dạng qua các cấp bậc

thờ tự và đa dạng qua từng chi phái) đã góp phần làm phong phú thêm cho các mô

hình thờ tự ở Nam Bộ nói riêng và văn hóa Nam Bộ nói chung từ nửa sau thế kỷ

XX.

* Lễ phục

Lễ phục của tín đồ Cao Đài được xem là đa dạng so với lễ phục của các tôn

giáo khác ở Nam Bộ. Tùy theo mỗi chi, mỗi phẩm vị và cơ cấu tổ chức mà tín đồ

Cao Đài có lễ phục khác nhau được qui định khá rõ trong Pháp chánh truyền của

đạo như sau:

Lễ phục của chức sắc và chức việc nam phái Cửu Trùng đài

Chức sắc và chức việc nam phái Cửu Trùng đài gồm các phẩm từ Giáo

tông xuống đến Phó trị sự. Mỗi phẩm vị đều được qui định lễ phục riêng.

- Lễ phục Giáo tông gồm hai bộ đại phục và tiểu phục.

+ Đại phục (áo và quần dài) được may bằng vải màu trắng. Trên áo có thêu

hoa sen vàng từ trên tới dưới. Hai bên cổ áo, mỗi bên thêu ba cổ pháp là Long tu

phiến, Thư hùng kiếm và Phất chủ. Đây là cổ pháp của Hộ pháp, Thượng phẩm,

Thượng sanh dùng để trị tín đồ. Mão của đại phục có màu vàng, cao năm tầng

theo hình Bát Quái (5 tầng nghĩa là Ngũ chi Đại đạo), được ráp theo hình tròn, bịt

kín ở giữa; trên chót mão có chữ "Vạn" (卍); giữa chữ Vạn có hình Thiên nhãn

Hình vẽ 7: Thiên bàn của Tây

Ninhvà Ban Chỉnh đạo

(Hình vẽ: Huỳnh Ngọc Thu)

Hình vẽ 8: Thiên bàn của Tiên

Thiên và Truyền giáo

(Hình vẽ: Huỳnh Ngọc Thu)

Page 154: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

153

được bao quanh bởi một vòng Minh khí. Nơi ngạch mão có chạm ba cổ pháp

giống với cổ pháp trên cổ áo. Đi kèm với bộ đại phục là cây gậy có chiều dài

0,9m. Trên đầu gậy khắc chữ “Vạn” có hình Thiên nhãn giống biểu tượng trên

mão. Người mặc đại phục Giáo tông phải đi giày vải, tai cầm gậy. Đại phục được

sử dụng vào các ngày lễ lớn tại Đền thánh.

+ Tiểu phục cũng được may bằng vải trắng. Trên áo có thêu các cung Bát

quái bằng màu vàng (H:2). Cung khảm ( ) được thêu ngay Đơn điền; cung Cấn

( ) bên tay phải; Cung Chấn ( ) bên tay trái; Cung Đoài ( ) bên vai phải;

Cung Tốn ( ) bên vai trái; Cung Ly ( ) ngay trái tim; Cung Khôn ( ) ngay

giữa lưng. Mão của tiểu phục là mão Hiệp chưởng màu trắng, có chiều cao “ba tấc

ba phân ba ly” (0, 333m) được may giáp mối tạo ra phía trước một ngạnh, phía

sau một ngạnh để khi hiệp lại có một đường xếp (nghĩa là âm dương tương hiệp).

Bên trái của mão có đính hai sợi dây vải thòng xuống, một mí dài một mí ngắn

(mí dài bề ngang 0.03m, bề dài 0.3m). Trên mão, trước trán thêu cung Càn ( ).

Đi kèm với tiểu phục là Giày vô ưu được may bằng vải trắng, trước mũi có thêu

chữ Tịch Đạo Nam Nữ. Bộ tiểu phục được sử dụng thường xuyên trong các ngày

lễ tại Đền thánh.

- Lễ phục Chưởng pháp cũng gồm hai bộ. Chưởng pháp ở các chi có lễ

phục khác nhau.

+ Lễ phục của Chưởng pháp chi Thái gồm hai bộ: Đại phục được may bằng

vải vàng có thêu các cung Bát quái giống tiểu phục của Giáo tông. Bên ngoài có

choàng thêm tấm khăn màu đỏ, gọi là Bá Nạp Quang (giống áo Cà sa của Phật

giáo). Mão của Chưởng pháp giống mão tiểu phục Giáo tông. Đi kèm với bộ đại

phục là bình Bát vu (của Phật giáo) và đôi giày vô ưu màu vàng giống giày tiểu

phục Giáo tông, nhưng phía trước mũi giày thêu chữ “Thích”. Bộ Tiểu phục cũng

được may bằng vải vàng giống đại phục, nhưng không có Bá Nạp Quang; không

có mão mà thay bằng khăn đóng màu vàng xếp chín lớp theo chữ “Nhứt” (一).

+ Lễ phục của Chưởng pháp chi Thượng gồm hai bộ: Đại phục được may

bằng vải màu trắng. Trên áo phía trước ngực và sau lưng có thêu hình Thiên nhãn

được bao bọc bởi một vòng Minh khí. Mão của đại phục cũng màu trắng giống với

Page 155: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

154

mão tiểu phục Giáo tông. Đi kèm với đại phục là cây phất chủ và đôi giày vô ưu

màu trắng. Phía trước giày có thêu chữ “Đạo”. Bộ tiểu phục cũng màu trắng giống

đại phục, nhưng không có mão mà thay bằng khăn đóng trắng chín lớp chữ

“Nhứt”. Sở dĩ lễ phục của Thượng Chưởng pháp có màu trắng, không phải màu

xanh theo màu biểu của chi Thượng, là vì Thượng Chưởng pháp có quyền thay thế

Giáo tông để giải quyết việc đạo tại Tòa thánh khi Giáo tông đi vắng. Do đó, lễ

phục của Thượng Chưởng pháp có màu gần giống với Tiểu phục Giáo tông.

+ Lễ phục của Ngọc Chưởng pháp gồm hai bộ: Đại phục được may bằng

vải đỏ. Trên áo phía trước ngực và sau lưng có thêu hình Thiên nhãn giống với đại

phục của Thượng Chưởng pháp. Mão của Ngọc Chưởng pháp là mão Văn Đằng

màu đỏ (H:7). Trên mão ngay trước trán có thêu hình Thiên nhãn được bao bọc

bởi vòng Minh khí. Đi kèm với bộ đại phục là bộ kinh Xuân thu và giày vô ưu màu

đỏ, trước mũi giày thêu “Nho”. Bộ tiểu phục giống đại phục, nhưng không có mão

mà thay bằng khăn đóng màu hồng chín lớp chữ “Nhứt”.

- Lễ phục Đầu sư cũng gồm hai bộ Đại phục và tiểu phục và cũng tùy theo

chi mà có lễ phục khác nhau.

+ Lễ phục của Thái đầu sư gồm hai bộ: Đại phục được may bằng vải vàng.

Trên áo phía trước ngực và sau lưng có thêu sáu chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

được bao quanh bởi ba vòng vô vi, ngay giữa có một chữ Thái. Áo có chín dải,

bên ngoài choàng tấm Bá Nạp Quang màu đỏ giống lễ phục của Thái Chưởng

Pháp. Mão của Đầu sư có màu vàng gọi là Bát Quái Mạo. Chung quanh mão có

thêu đủ tám cung của Bát quái. Đi kèm với bộ đại phục là giày vô ưu màu đen,

trước mũi có thêu chữ "Thái" (H:11). Bộ tiểu phục cũng có màu vàng và được

may giống với đại phục, nhưng không sử dụng mão mà thay bằng khăn đóng vàng

chín lớp chữ Nhứt.

+ Lễ phục của Thượng Đầu sư có hai bộ: Đại phục được may bằng vải

xanh da trời. Trên áo phía trước ngực và sau lưng có thêu sáu chữ Đại Đạo Tam

Kỳ Phổ Độ giống lễ phục Thái Đầu sư, song ngay giữa thêu chữ "Thượng". Áo

cũng chín dải, không choàng Bá Nạp Quang. Mão giống mão Thái Đầu Sư nhưng

có màu xanh da trời. Giày vẫn là giày vô ưu màu đen, nhưng trước mũi có thêu

Page 156: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

155

chữ "Thượng". Tiểu phục giống với đại phục, nhưng không dùng mão mà dùng

khăn đóng màu xanh da trời chín lớp theo chữ Nhứt.

+ Lễ phục của Ngọc Đầu sư cũng có hai bộ: Đại phục được may bằng vải

đỏ. Trên áo cũng thêu sáu chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ giống với các bộ lễ phục

của đầu sư khác, nhưng ngay giữa thêu chữ "Ngọc". Áo cũng chín dải, không

choàng Bá Nạp Quang. Mão giống các mão Đầu sư khác, song có màu hồng. Giày

vẫn là giày vô ưu màu đen, trước mũi thêu chữ "Ngọc" (H:6). Bộ Tiểu phục giống

đại phục nhưng không sử dụng mão mà thay bằng khăn đóng đỏ chín lớp chữ

Nhứt.

- Lễ phục của Phối sư cũng có hai bộ: Đại phục và tiểu phục và cũng tùy

theo mỗi chi mà lễ phục có màu sắc khác nhau. Chi Thái thì lễ phục màu vàng; chi

Thượng màu xanh da trời (H:14); chi Ngọc màu đỏ. Áo của Phối sư phía trước

ngực và sau lưng có thêu hình Thiên nhãn được bao bọc bởi vòng vô vi. Áo có ba

dải, riêng áo của Chánh phối sư là chín dải. Áo của Phối sư chi Thái có thêm Bá

Nạp Quang màu đỏ. Mão của Phối sư có hình Bát quái giống mão Đầu sư và cũng

có màu ứng với từng chi, gọi là Bát quái mão (H:29-30). Giày của Phối sư cũng là

giày vô ưu màu đen, trên mũi giày không thêu chữ. Bộ tiểu phục của Phối sư

giống đại phục, nhưng không dùng mão mà sử dụng khăn đóng chín lớp chữ Nhứt.

Khăn đóng có màu ứng với từng chi.

- Lễ phục Giáo sư cũng có hai bộ Đại phục và Tiểu phục. Màu sắc của lễ

phục cũng phụ thuộc vào từng chi (H:15). Áo của Giáo sư có ba dải, phía trước

ngực và sau lưng có thêu hình Thiên nhãn được bao bọc bởi vòng vô vi. Mão của

Giáo sư gọi là Thiên Ngươn Mạo Bát Quái (H:26), có thêu chữ Bát Quái chung

quanh, trên chót mão có Minh châu lý. Giáo Sư không đi giày. Riêng lễ phục của

Thái Giáo sư có choàng bên ngoài một tiểu Bá Nạp Quang và đội mão Hiệp

chưởng, hai bên có thêu hình Thiên nhãn (H:24). Bộ tiểu phục của Giáo sư chỉ

khác bộ đại phục ở việc thay mão bằng khăn đóng. Khăn đóng của Giáo sư có bảy

lớp theo hình chữ “Nhơn” (人) có màu sắc tùy theo từng chi (H:17).

- Lễ phục của Giáo hữu chỉ có một bộ, tùy theo từng chi mà có màu sắc

khác nhau. Áo của Giáo hữu có ba dải, hoàn toàn trơn, không thêu vật gì. Mão của

Page 157: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

156

Giáo hữu gọi là Ngưỡng Thiên Mạo (H:16,28), có chiều cao 0.15m, phía trước

trán thêu hình Thiên nhãn được bao quanh ba vòng vô vi. Mão có màu sắc tùy

theo từng chi. Giáo hữu không đội khăn đóng.

- Lễ phục của Lễ sanh giống với Giáo hữu và cũng tùy theo từng chi mà có

màu sắc khác nhau (H:13). Mão của Lễ sanh gọi là Khôi Khoa Mạo có màu trắng,

không phân biệt chi. Trên mão, ngay trước trán có thêu hình Thiên nhãn được bao

quanh một vòng Minh khí. Lễ sanh không đi giày.

- Lễ phục của Chánh Trị sự giống với Lễ sanh, song toàn màu trắng, nịt

ngang lưng một sợi dây bằng vải trắng, bề ngang 0.05m. Áo cổ trịt có viền chỉ kim

tuyến vàng. Vai trái gắn ba sắc Đạo (vàng, xanh, đỏ) chiều ngang là 0,06m và

chiều dài là 0,10m. Chánh Trị sự không đội mão, chỉ đội khăn đóng đen bảy lớp

chữ Nhân. Trên khăn đóng ngay giữa trán có thêu Cổ pháp của Hiệp Thiên đài.

- Lễ phục của Phó Trị sự giống với Chánh Trị sự, song cổ trịt viền chỉ kim

tuyến trắng; không có nịt ngang lưng. Áo có một dải. Vai trái có gắn ba sắc Đạo,

chiều ngang 0,03m, chiều dài 0,05m. Đầu bịt khăn đen bảy lớp chữ Nhân.

Lễ phục chức sắc và chức việc nữ phái

- Lễ phục Đầu sư chỉ một bộ màu trắng có thêu hoa sen. Áo chín dải. Đầu

đội Ni kim cô màu trắng có thêu hoa sen. Trên Ni kim cô choàng tấm vải mỏng

màu vàng phủ trọn đầu, chiều dài “ba thước ba tất ba phân” (3,333m), gọi là mão

Phương thiên (H:12). Mão được bao quanh đầu bằng một Kim cô màu vàng. Trên

mão Thiên phương phía trước trán có thêu hình Thiên nhãn được bao quanh bởi

một vòng Minh khí. Bộ lễ phục này đi kèm với giày vô ưu màu trắng, phía trước

mũi thêu chữ “Hương”.

- Lễ phục Phối sư cũng một bộ. Áo Phối sư cũng chín dải, màu trắng, có

thêu hoa sen giống Đầu sư. Phía trước ngực áo thêu hình Thiên nhãn được bao

quanh bởi vòng minh khí. Đầu đội Ni kim cô, không có mão Phương thiên. Kèm

với lễ phục là giày vô ưu có thêu chữ “Hương” phía trước mũi.

- Lễ phục Giáo sư cũng một bộ toàn trắng. Áo ba dải, trắng trơn. Đầu đội

Ni kim cô dài tới gót chân. Không đi giày.

Page 158: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

157

- Lễ phục Giáo hữu giống Giáo sư, song trên đầu không đội Ni kim cô, chỉ

gắn một hoa sen nở, giữa hoa sen có hình Thiên nhãn. Không đi giày.

- Lễ phục Lễ sanh giống Giáo hữu, nhưng trên đầu thì choàng ngang một

đoạn vải mỏng cột ra sau ót, thả một mí dài một mí ngắn và gắn thêm một hoa sen

nở trơn, không có Thiên nhãn (H:21).

- Lễ phục Chánh trị sự: Chánh Trị sự mặc áo cổ trịt viền chỉ kim tuyến

vàng, có thêm một sợi vải trắng để nịt ngang lưng. Vai trái có gắn ba sắc Đạo

(vàng, xanh, đỏ). Đầu để trần, chân không đi giày (H:19).

- Lễ phục Phó Trị sự giống Chánh Trị sự, viền chỉ kim tuyến trắng, không

nịt ngang lưng. Vai trái có gắn ba sắc Đạo. Đầu trần, chân không đi giày (H:20).

Lễ phục của chức sắc Hiệp Thiên đài

Chức sắc Hiệp Thiên đài gồm các phẩm từ Hộ pháp xuống đến Thông sự.

Mỗi phẩm có lễ phục khác nhau.

- Lễ phục Hộ pháp gồm hai bộ: Đại phục và Tiểu phục.

+ Đại phục: người mặc áo giáp, ngoài giáp choàng mãng bào, đầu đội Kim

khôi toàn bằng vàng, trên Kim khôi có thể Tam sơn (giống như cái chỉa ba ngạnh)

mang ý nghĩa Chưởng quản tam thiên ở Tây phương cực lạc. Tay phải cầm Gián

ma xử (nghĩa là Đời chế Đạo); tay trái cầm xâu chuỗi "từ-bi" (nghĩa là lấy Đạo

chế Đời). Ngang lưng cột dây lịnh sắc có ba màu Đạo (nghĩa là Chưởng quản tam

giáo nơi mình, nắm trọn Thể pháp và Bí pháp đặng qui nhứt). Mối dây lịnh sắc

được buộc ngay giữa bụng. Chân đi hia, trên chót mũi hia có thêu chữ "Pháp"

(法). Bộ đại phục được mặc khi ngự trên ngai (H:3).

+ Tiểu phục toàn màu vàng (màu Đạo), đầu đội Hổn ngươn mạo cũng màu

vàng, chiều cao một tấc (10cm) ngay trước trán chính giữa có thêu ba Cổ pháp

Tam giáo (Bình bát vu, cây Phất chủ và bộ sách Xuân thu), ngay trên ba Cổ pháp

có chữ "Pháp" (法). Lưng thắt dây lịnh sắc như Đại phục. Bộ Tiểu phục được mặc

khi ngồi ở Tòa Tam giáo.

- Lễ phục của Thượng phẩm cũng gồm hai bộ: Đại phục và Tiểu phục.

Page 159: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

158

+ Đại phục được may bằng vải trắng, ngoài mặc áo lá màu xanh có viền

chỉ kim tuyến bạc. Đầu để trần. Lưng buộc dây lịnh sắc giống Hộ pháp song mối

dây phải thả bên phải. Tay phải cầm Long tu phiến (là cây quạt kết đủ 36 lông cò

trắng) trên đầu quạt ngay giữa có Phất chủ (mang ý nghĩa quạt đưa các chơn hồn

vào Tam thập lục thiên); tay trái cầm xâu chuỗi Từ bi (nghĩa là dâng Đạo cho Hộ

pháp). Chân đi giày vô ưu màu trắng, trước mũi giày có thêu chữ "Đạo" (道). Bộ

Đại phục được mặc khi ngự trên ngai (H:4).

+ Tiểu phục cũng được may bằng vải trắng, lưng cột dây lịnh sắc giống Đại

phục. Đầu đội Hổn ngươn mạo màu trắng giống của Hộ pháp, ngay giữa trán có

thêu chữ "Long tu phiến" ngay trên hình Long tu phiến có chữ "Đạo" (道). Bộ tiểu

phục được mặc khi đến Tòa Tam giáo.

- Lễ phục của Thượng sanh cũng gồm hai bộ: Tiểu phục và Đại phục.

+ Đại phục giống với đại phục của Thượng phẩm, nhưng đầu bịt "Thanh-

cân" (nghĩa là một bao đảnh xanh), lưng mang dây Thần thông (nghĩa là một

đường lụa đỏ) và nịt dây lịnh sắc giống của Hộ pháp và Thượng phẩm, song mối

dây phải thả về bên trái. Nơi thắt lưng đeo Thư hùng kiếm (nghĩa là tạo thế và

chuyển thế); tay phải cầm cây Phất chủ (nghĩa là đưa thế vào cho Hộ pháp); tay

trái cầm xâu chuỗi "Từ bi" (nghĩa là dâng Đạo cho Nhơn sanh); chân đi giày vô ưu

màu trắng, trước mũi có thêu chữ "Thế" (世). Bộ Đại phục được mặc khi ngự trên

ngai (H.5).

+ Tiểu phục giống với tiểu phục của Thượng phẩm, nhưng ngay chính giữa

trước mão có thêu Thư hùng kiếm và Phất chủ; ngay trên hình Thư hùng kiếm và

Phất chủ có thêu chữ "Thế" (世); lưng thắt dây lịnh sắc như Đại phục. Bộ Tiểu

phục được mặc khi đến Tòa Tam giáo.

- Lễ phục của Thập nhị thời quân cũng gồm hai bộ: Đại phục và Tiểu phục.

+ Đại phục được may bằng vải màu trắng, cổ trịt viền chỉ Kim tuyến bạc.

Đầu đội mão quạ cũng bằng vải màu trắng; lưng nịt dây lịnh sắc thả mối theo chi

Page 160: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

159

mình (Pháp ở giữa; Đạo ở bên phải; Thế ở bên trái); chân đi giày vô ưu màu trắng.

Bộ Đại phục được mặc khi cử hành đại lễ.

+ Tiểu phục cũng được may toàn vải màu trắng. Lưng nịt dây lịnh sắc như

Đại phục. Đầu đội mão giống Tiểu phục của Hộ pháp, Thượng phẩm và Thượng

sanh, nhưng có thêu Cổ pháp theo từng chi (chi Pháp là Phất chủ, Bình Bát vu,

sách Xuân thu; Chi Đạo là Long Tu phiến; Chi Thế là Thư hùng kiếm và Phất

chủ). Bộ Tiểu phục được mặc khi hành sự.

- Lễ phục của Thông sự chỉ một bộ, nhưng của nam và nữ khác nhau.

+ Lễ phục nam giới là bộ áo dài toàn trắng, hai bên cổ áo có thêu ba cổ

pháp của Đạo (Bình bát vu, Phất chủ và bộ Xuân thu), giống Hộ pháp, nịt ngang

lưng sợi dây cứng vải trắng, chiều bề ngang 5cm, đầu đội khăn đóng đen bảy lớp

chữ Nhân, giữa có thêu ba cổ pháp như Chánh Trị sự.

+ Lễ phục nữ giới cũng toàn trắng, hai bên cổ áo có thêu cổ pháp của đạo,

cũng nịt ngang lưng bằng sợi dây vải trắng cứng, chiều ngang 3cm; không đội

khăn đóng (H:18).

Trên đây là lễ phục của chức sắc, chức việc trong đạo Cao Đài. Đối với tín

đồ bình thường của đạo, lễ phục chỉ một bộ áo dài trắng, nam giới đội thêm khăn

đóng đen, nữ giới đầu để trần.

Ở Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý và Minh

Chơn Lý, lễ phục của chức sắc và chức việc không theo khuôn mẫu trên.

- Lễ phục của tín đồ Chiếu Minh Tam Thanh chỉ một bộ áo dài trắng có

thêu các cung Bát quái giống tiểu phục của Giáo tông, đầu đội khăn đóng trắng

trơn (tín đồ Chiếu Minh tại Cần Thơ) hoặc một bộ áo dài trắng trơn, đội khăn

đóng đen (tín đồ Chiếu Minh tại Phú Lâm, quận 6 TP. Hồ Chí Minh). Khi luyện

đạo, tín đồ Chiếu Minh có thêm tấm khăn choàng vuông màu trắng, khoét lỗ tròn

ở giữa để trùm qua đầu.

- Lễ phục của tín đồ Bạch Y chỉ là bộ áo dài trắng trơn.

- Lễ phục của tín đồ Minh Chơn Lý cũng là bộ áo dài trắng, tay rộng, viền

đỏ, choàng Bá Nạp Quang, đầu đội mão (H:22,23).

Page 161: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

160

Nhìn chung, lễ phục của tín đồ Cao Đài rất đa dạng, không chỉ đa dạng

trong từng chi phái mà còn đa dạng ở từng cấp bậc, phẩm vị của mỗi tín đồ. Nhìn

vào lễ phục, tín đồ Cao Đài có thể biết được tín đồ đó đang giữ phẩm vị nào thuộc

cơ quan nào trong đạo Cao Đài. Sự đa dạng về lễ phục của đạo Cao Đài cũng là

nhân tố quan trọng góp phần làm phong phú văn hóa vật chất ở Nam Bộ.

* Ẩm thực

Tín đồ Cao Đài đa phần là người Việt cư trú lâu đời tại vùng đất Nam Bộ

nên ẩm thực của họ không có nhiều dị biệt so với người Việt Nam Bộ chung. Ẩm

thực của tín đồ Cao Đài vẫn chứa đựng những yếu tố kế thừa văn hóa truyền thống

của tổ tiên di cư đến và mang thêm sắc thái của miền quê mới với hoàn cảnh địa lý

tự nhiên mới.

Trong quá trình tiếp xúc với điều kiện môi sinh và thổ nhưỡng lạ, lưu dân

người Việt lâu dần hình thành nên thói quen ăn uống mang tính đặc thù của khu

vực, với các thức ăn được lấy từ ao hồ, sông ngòi, biển cả như cá, tôm, nghêu, sò,

cua ghẹ… và rừng rậm như các loại rau rừng, thú rừng… Cách chế biến các loại

món ăn mang đậm tính truyền thống của tộc người như luộc, xào, nấu canh, và đặc

biệt là món nướng phù hợp với tính di động của người đi khai hoang. Thức uống

gồm nước tự nhiên được lấy từ sông, hồ hoặc nước mưa, ngoài ra còn có rượu, trà

và nước dừa cũng là những thức uống thích ứng với môi trường sinh thái. Tín đồ

Cao Đài vẫn thuộc vào mẫu số chung về vấn đề ẩm thực này, tuy nhiên trong đời

sống tôn giáo của họ có một số đặc trưng về ẩm thực như cách ăn chay.

Ăn chay trong đạo Cao Đài nhằm hướng đến các mục đích như [71]:

- Giữ được Ngũ giới cấm: Đây là giới luật quan trọng của đạo gồm không

sát sanh, không tửu nhục, không tà dâm, không du đạo, không vọng ngữ. Do ăn

chay không ăn thịt động vật, không giết hại chúng, vì thế tránh được sát sanh.

Không ăn thịt ắt hẳn sẽ không dùng rượu nhiều nên có thể tránh được tửu nhục,

tránh được tà dâm, tránh được tham, sân, si và cũng tránh nói dối, lường gạt người

khác để đem lợi ích về cho mình (tránh vọng ngữ).

- Thanh lọc bản thể và giữ tinh khiết cho chơn thần: Các thức chay gồm

rau, đậu, ngũ cốc… các vật này nhờ vào không khí, ánh sáng mặt trời, chất

Page 162: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

161

khoáng trong lòng đất mà sinh trưởng nên có tác dụng bổ dưỡng cơ thể người và

bổ dưỡng chơn thần, vì cơ thể và chơn thần có thể hấp thu được ánh sáng và

dưỡng khí từ các thức chay này.

- Luyện tập Bi, Trí, Dũng: Ăn chay không giết hại động vật là Bi. Biết động

vật sẽ tiến hóa thành nên không giết là Trí. Ăn chay có thể khước từ được cám dỗ

của rượu thịt, của dục vọng… là Dũng.

- Tránh luân hồi quả báo: Ăn chay sẽ không giết hại động vật nên không

trả nợ sát sanh, do đó có thể tránh được luân hồi quả báo. Khi ăn chay, con người

hủy diệt thảo mộc, nhưng sẽ trả lại cho thảo mộc bằng chính xác thân của họ, nên

cũng không còn quả báo.

Vì những mục đích trên, nên thức ăn chay của tín đồ Cao Đài chỉ là thảo

mộc như rau cải, hoa quả, đậu hũ, tương chao, các loại nấm… giống với cách ăn

chay của tín đồ Phật giáo Bắc truyền ở Nam Bộ, nhưng thay vì tín đồ Phật giáo

không dùng ngũ vị tân (5 loại thảo mộc có vị cay nồng và mùi hôi, gồm hành, hẹ,

tỏi, kiệu, nén); thì tín đồ Cao Đài vẫn dùng các loại cây này. Ngoài ra, tín đồ Cao

Đài còn có thể hút thuốc, ăn trầu, nhưng không được khuyến khích vì cho rằng có

hại cho sức khỏe. Tín đồ Cao Đài có thể dùng bơ, sữa động vật và trứng gia cầm

không trống (trứng không được thụ tinh) để chế biến thức ăn chay, vì tín đồ Cao

Đài quan niệm “việc ăn chay không nên quá khắt khe, nhất là đối với những tín đồ

khi đau ốm, cần nhanh chóng phục hồi sức khỏe để lo công quả, nên việc dùng

thêm các loại bơ, sữa động vật và các loại trứng không trống là điều có thể thông

cảm được vì không phạm giới sát sanh” [71].

Thức ăn chay của tín đồ Cao Đài trong ngày thường được chế biến đơn

giản, nhưng trong các ngày lễ, tết lại rất cầu kỳ. Các món ăn thường thấy trong các

ngày này là gỏi, ra gu, trộn, canh khổ qua dồn nhân, đậu hũ dồn nhân… Trong đó,

gỏi được làm từ ngó sen, cà rốt, đậu hũ, nấm rơm… ăn với bánh phồng chay. Ra

gu được nấu với các loại củ như cà rốt, cải trắng, khoai lang, khoai tây, nấm các

loại, đậu hũ… ăn với bánh mì. Trộn được làm từ phù chúc cọng (luộc xé như thịt

gà xé phay), trộn với rau răm, hành củ, muối tiêu chanh. Canh khổ qua được nấu

từ trái khổ qua mổ bỏ ruột và dồn nhân vào trong (nhân được làm từ nấm mèo,

Page 163: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

162

bún tàu, đậu hũ… bằm nhuyễn, trộn đều)… Trong các bữa tiệc, còn có thêm món

lẫu chay, bún xào chay…

Trong những năm gần đây, thức ăn chay của tín đồ Cao Đài còn đa dạng

hơn với việc xuất hiện các món chay công nghiệp được nhập từ Đài Loan, như gà

chay nguyên con, heo quay chay, vịt tiềm chay, thịt bò chay, thịt heo chay…

Những món ăn này được tín đồ Cao Đài mua về từ các siêu thị, chế biến lại dùng

để đãi tiệc.

Ngoài các thức ăn trên, tín đồ Cao Đài còn làm thêm các loại bánh chay

trong dịp lễ, tết như bánh tét chay, bánh ít chay và các loại mứt như khổ qua, dừa,

bí…

Nói về món chay của đạo Cao Đài, người Nam Bộ đều có ấn tượng về sự

khéo léo của nữ tín đồ Cao Đài. Từ những năm 30-40 của thế kỷ XX một số chức

sắc nữ tín đồ Cao Đài đã biên soạn, xuất bản quyển sách dạy nấu món chay, trong

đó nhiều món khéo léo như vịt tiềm chay, các loại bánh mứt hết sức tinh xảo, đẹp

như bánh bươm bướm, các loại bánh có hình dáng trái cây nhân đậu xanh rất khéo

léo. Nhiều nơi ở Nam Bộ đã bắt chước cách nấu của tín đồ Cao Đài Tây Ninh.

Nhìn chung, ẩm thực của tín đồ Cao Đài về khía cạnh tôn giáo vẫn có

những yếu tố đặc trưng thể hiện qua hình thức, cách chế biến… điều này đã làm

phong phú thêm cho văn hóa ẩm thực của Nam Bộ.

3.1.2. Văn hóa tinh thần

Một số yếu tố văn hóa tinh thần mà đạo Cao Đài góp vào làm đa dạng cho

văn hóa Nam Bộ được biểu hiện như Đề cao vai trò của Ngọc Hoàng Thượng đế,

Hệ thống hóa tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo theo kiểu riêng, vấn

đề lễ hội của đạo Cao Đài và Âm nhạc – thơ văn Cao Đài…

* Đề cao vài trò của Ngọc Hoàng Thượng đế

Trước khi đạo Cao Đài ra đời, Ngọc Hoàng Thượng đế ở khu vực Nam Bộ

được người dân đã được người dân tôn kính, gọi là “ông Trời”. Ông Trời dưới tên

gọi Ngọc Hoàng Thượng đế được thờ trong một số ngôi chùa cổ, nhưng vai trò

của ông Trời trong thế giới thần linh của cư dân Nam Bộ chưa thật rõ ràng, chưa

có vai trò độc tôn, mà chỉ được biết đến như là một đấng chung chung qua các câu

Page 164: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

163

nói thông thường mà người Việt Nam Bộ thường nói như “Trời cao có mắt”, “lưới

Trời lồng lộng”, “người tính không bằng Trời tính”, “Trời kêu ai nấy dạ”… Ngay

trong đạo Minh sư, vai trò của Ngọc Hoàng Thượng đế cũng không thật rõ ràng.

Nhưng, khi đạo Cao Đài ra đời, Ngọc Hoàng Thượng đế được nâng lên với vị trí

độc tôn trong vô cùng quan trọng trong vũ trụ, là người tạo dựng Càn khôn vũ trụ,

đứng đầu trong tất cả các vị thần linh. Các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần đều đứng ở

vị trí sau Ngọc Hoàng Thượng đế và phải tùng lịnh Ngọc Hoàng Thượng đế.

Trong kinh Thiên đạo của Cao Đài có bài Ngọc Hoàng Thượng đế, đọc

toàn bộ bài kinh này, ta thấy vai trò của Ngọc Hoàng Thượng đế rất lớn. Người là

Đại La Thiên đế (vua của bầu trời), là Thái Cực Thánh hoàng (vua của ngôi Thái

cực), chịu trách nhiệm hóa dục quần sanh (tạo ra và dưỡng dục muôn loài), thống

ngự vạn vật (chúa của muôn loài, thống trị muôn loài), làm chủ Tiên thiên, Hậu

thiên, chủ của Phật, Tiên, Thánh, Thần (vi Thánh, Thần, Tiên, Phật chi chủ), và là

người đại thánh, đại nguyện, đại tạo, đại bi…

Đọc Thánh giáo của Cao Đài cũng đề cập đến vai trò bậc nhất trong vũ trụ

của Ngọc Hoàng Thượng đế như:

“Thầy đã nói với các con rằng: Khi chưa có chi trong Càn khôn Thế giới thì

khí Hư Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực.

Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng, Tứ

Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hoá vô cùng mới lập ra Càn khôn Thế

giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là: vật chất, thảo mộc, côn

trùng, thú cầm, gọi là chúng sanh.

Các con đủ hiểu rằng, chi chi hữu sanh cũng do bởi chơn linh Thầy mà ra. Hễ

có sống ắt có Thầy, Thầy là cha của sự sống, vì vậy mà lòng háo sanh của

Thầy vô cùng tận" [4:152-153].

Hoặc:

"Khai Thiên Địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy. Thầy đã nói một chơn

thần mà biến Càn khôn Thế giới và cả nhơn loại.

Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy.

Các con là chư Phật, chư Phật là các con.

Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Page 165: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

164

Thầy khai Bát Quái mà tác thành Càn khôn Thế giới nên mới gọi là PHÁP,

Pháp có mới sanh ra Càn khôn Vạn vật, rồi mới có người, nên gọi là TĂNG.

Thầy là PHẬT chủ cả PHÁP và TĂNG lập thành các Đạo mà phục hồi các

con hiệp một cùng Thầy. "

Bởi vậy, một chơn thần Thầy mà sanh hóa thêm chư Phật, chư Tiên, chư

Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn loại trong Càn khôn Thế giới, nên chi: Các

con là Thầy, Thầy là các con [4:52-53] ".

Qua các tư liệu trên cho thấy Ngọc Hoàng Thượng đế trong đạo Cao Đài là

người giữ vị trí tuyệt đối trong vũ trụ vì làm chủ ngôi Thái cực mà Thái cực chỉ có

một; người bất diệt, toàn tri, toàn năng, toàn mỹ (biết được tất cả, làm được tất cả

và hoàn hảo nhất), là cha của muôn loài vạn vật (đấng Đại từ phụ).

Như vậy, qua Đạo Cao Đài, Ngọc Hoàng Thượng đế ở Nam Bộ có vai trò

rõ ràng trong thế giới thần linh; là người có quyền lực cao nhất trong vũ trụ, đứng

trên tất cả các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần và là người có vai trò cứu độ nhân sanh

thoát khỏi luân hồi.

Điều này chứng tỏ, sự xuất hiện của đạo Cao Đài đã làm phong phú thêm

cho văn hóa tâm linh của người Việt Nam Bộ bằng hình thức xây dựng Ngọc

Hoàng Thượng đế thành một vị Chúa tể được tôn vinh bậc nhất trong vũng trụ và

được thờ ở nơi tôn nghiêm trang trọng nhất trong đạo Cao Đài.

* Hệ thống hóa tư tưởng Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo theo kiểu

riêng

Khi đạo Cao Đài ra đời và đưa ra học thuyết Tam giáo qui nguyên, Ngũ Chi

hiệp nhất, thì tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đã được hệ thống hóa

trong giáo lý Cao Đài.

- Về tư tưởng Phật giáo: Đạo Cao Đài không xem Phật giáo là tôn giáo độc

lập, tách biệt so với các tôn giáo khác mà xem Phật giáo ra đời là do Thiên ý (ý

trời), nhằm cùng với các tôn giáo có trước cứu rỗi nhân loại trong hai thời kỳ:

Nhứt kỳ phổ độ và Nhị kỳ phổ độ. Sự xuất hiện các vị Phật là do chiết thân của

Thượng đế xuống phàm để hóa độ chúng sanh. Tùy theo mỗi nước, mỗi tộc người,

tùy theo hoàn cảnh địa lý, lịch sử mà chiết thân của Thượng đế xuống phàm với

các vai trò khác nhau. Đến thời mạt kiết này, vai trò cứu rỗi nhân loại của Phật

Page 166: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

165

giáo cũng như các tôn giáo khác đã hết, nên Thượng đế tự mình lập ra tôn giáo

mới và cũng nhằm qui tụ các tôn giáo đã ra đời trước đó về một mối. Vì vậy, Phật

giáo có mặt trong đạo Cao Đài, nhưng dưới hình tướng khác trong tổ chức tôn

giáo. Đó là chi Thái trong cơ quan Cửu Trùng đài. Tư tưởng giải thoát của Phật

giáo trong đạo Cao Đài vẫn là cõi Niết bàn, nhưng không nằm tách biệt mà gắn

liền với Thiên đường Cao Đài. Niết bàn trong Cao Đài không phải là cõi giải thoát

cao nhất, mà ở đó tín đồ vẫn phải tiếp tục tu hành để được giải thoát lên những cõi

cao hơn (xem sơ đồ 1). Các vị Phật trong Phật giáo cũng được sắp xếp có thứ bậc

trong đạo Cao Đài và được phân công nhiệm vụ cụ thể trong vai trò cứu rỗi nhân

loại lần thứ ba. Như vậy, đạo Cao Đài đã hệ thống hóa tư tưởng của Phật giáo theo

cách riêng của mình nhằm hướng đến mục đích qui Tam giáo và phát triển tín đồ

ở Nam Bộ.

- Về tư tưởng Nho giáo: Giống như Phật giáo, Cao Đài cũng gộp Nho giáo

vào trong tổ chức tôn giáo của mình dưới hình thức chi Ngọc trong Cửu Trùng

đài. Tư tưởng Nho giáo được biểu hiện trong đạo Cao Đài qua yếu tố “quân thần”,

xem Ngọc Hoàng Thượng đế là một vị vua tối thượng, Chúa tể Càn khôn, những

vị khác phải nhất nhất tùng lệnh. Trong cơ cấu tổ chức cũng mang yếu tố thể chế

chính trị phong kiến đặc quyền, kể cả tổ chức hệ thống thần linh cũng như tổ chức

giáo hội tôn giáo. Cách sắp xếp các vật phẩm trên bàn thờ Cao Đài cũng luôn

hướng đến yếu tố độc tôn và quyền lực của Thượng đế. Dù ở chi phái nào, tín đồ

Cao Đài khi sắp bàn thờ cũng thể hiện cho được chữ chủ (主) hoặc chữ vương

(王) nhằm tôn trọng và đề cao người có quyền lực cao nhất trong trời đất là Ngọc

Hoàng Thượng đế. Như vậy, mặc dù tư tưởng Nho giáo đã trở nên hạn chế trong

xã hội Nam Bộ, nhưng trong đạo Cao Đài, tư tưởng này vẫn còn vai trò quan trọng

được tín đồ thể hiện rõ qua hệ thống tổ chức và tư tưởng hành đạo của họ. Điều

này chứng tỏ, đạo Cao Đài trong một chừng mực nào đó đã hệ thống hóa trở lại tư

tưởng Nho giáo ở Nam Bộ.

- Về Đạo giáo: Cũng giống như Phật giáo và Nho giáo, Đạo giáo cũng là

một chi (chi Thượng) trong tổ chức Cửu Trùng đài. Phải nói, tư tưởng Đạo giáo

ảnh hưởng rất lớn đến việc truyền bá và phát triển đạo Cao Đài ở Nam Bộ. Ngay

Page 167: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

166

khi ra đời, tín đồ Cao Đài đã dùng hình thức cầu Phật, tỉnh Tiên của Đạo giáo để

thu hút tín đồ. Trong quá trình truyền đạo, chức sắc Cao Đài đã dùng yếu tố ma

thuật của Đạo giáo để chữa bệnh dưới các hình thức như phù nhang, uống nước

Thánh… Trong quá trình tu đạo, chức sắc Cao Đài luôn thực hiện yếu tố tọa thiền,

vận dụng tư tưởng Đạo giáo để tu Tiên. Tìm hiểu cách tu tâm pháp của tín đồ

Chiếu Minh, cách luyện Châu của tín đồ Truyền giáo, cách nhập Tịnh của tín đồ

Tiên Thiên, cách Tọa thiền của chức sắc Tây Ninh, Ban Chỉnh Đạo, Minh Chơn

Đạo… cho thấy đều dựa trên tư tưởng vô vi, chuyển hóa Càn Khôn, luyện Thiên –

Địa – Nhân hợp nhất của Đạo giáo để hướng đến việc thành đạo. Trong các buổi

lễ Thiên đạo và Thế đạo của Cao Đài đều xuất hiện các bí pháp Đạo giáo như

trấn, yếm, bùa, chú, tẩy uế… Việc thực hiện các bí pháp này gần như trở nên phổ

biến trong tất cả nghi lễ của đạo Cao Đài. Người thực hiện các bí pháp đều phải

học qua trường lớp, mỗi cấp bậc, phẩm vị được học bí pháp khác nhau. Người ở

phẩm vị nào chỉ được thực hiện bí pháp của phẩm vị đó, không học vượt và không

thực hiện vượt bí pháp vì không đủ thẩm quyền sẽ không đem lại hiệu quả trong bí

pháp (PL:2, gỡ băng số 4). Như vậy, tư tưởng Đạo giáo trước đây chỉ tồn tại âm

thầm trong dân gian thì nay đã được đạo Cao Đài đưa vào trong tôn giáo và phát

triển lên thành những nghi thức trong nghi lễ cũng như tiến hành trong đường lối

tu đạo, qua đó cho thấy, đạo Cao Đài đã phần nào hệ thống hóa tư tưởng Đạo giáo

ở Nam Bộ trong giáo lý của mình.

Tóm lại, sự ra đời và phát triển của đạo Cao Đài đã phần nào làm đa dạng

thêm tư tưởng vốn có của Tam giáo truyền thống ở Nam Bộ và đã góp phần làm

phong phú thêm cho văn hóa tâm linh ở khu vực này.

* Lễ hội

Lễ hội của đạo Cao Đài hiện nay rất phong phú, mỗi năm có hơn 10 lễ hội

lớn nhỏ khác nhau, có thể liệt kê như sau:

Các ngày đại lễ

Đại lễ của đạo Cao Đài gồm: vía Đức Chí Tôn (Ngọc Hoàng Thượng đế),

vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu, kỷ niệm ngày Khai đạo và ngày vía các đấng thiêng

liêng trong đạo.

Page 168: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

167

- Đại lễ vía Đức Chí Tôn

Đại lễ này được tổ chức vào ngày 9 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Đây

được xem là ngày lễ trọng đại nhất trong năm của tín đồ Cao Đài. Trong ngày này,

tín đồ Cao Đài tham dự rất đông. Chúng tôi từng tham dự lễ này tại Thánh thất

Trung Minh (năm 2005), tại Đền thánh Tây Ninh (năm 2006) và tại Thánh thất

Trung Bảo (năm 2007). Trong đó, Đền thánh Tây Ninh được xem là nơi tổ chức

lớn nhất. Trong ngày này, ngoài phần lễ, phần hội được tổ chức rất công phu,

không chỉ thu hút tín đồ tham dự mà khách thập phương cũng đến tham quan,

chiêm bái đông đảo.

Tại Tòa thành Tây Ninh trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng,

hàng chục Ban Cai quản của các Thánh thất thuộc chi phái này đã qui tụ về Tòa

thánh. Họ dựng những gian trưng bày với nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến

thành tựu phát triển của đạo, cũng như liên quan đến những nhân vật đạo đức, các

bậc thiêng liêng trong đạo, những câu chuyện huyền thoại trong lịch sử dân tộc

Việt, Hoa… Như, gian trưng bày thể hiện những nhân vật trong Thập nhị tử hiếu

của Trung Quốc để khuyên dạy tín đồ; gian trưng bày về Thần nông; gian trưng

bày sự tích Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân; gian trưng bày về quá trình xây

Tòa thánh, hoặc trưng bày về thành tựu của một số Thánh thất địa phương… Đến

khoảng 15 giờ ngày mùng 8 tháng Giêng, hàng trăm xe ca từ 16 đến 45 chỗ ngồi

chở đông đảo tín đồ về Tòa thánh. Tín đồ trong lễ phục được Ban hành lễ của Tòa

thánh sắp xếp chỗ nghỉ, dùng cơm tại Khách trai đường. Đến đúng 18 giờ, tất cả

tín đồ, chức sắc đều tụ tập vào chánh điện của Đền thánh để hành lễ Đức Chí Tôn;

sau đó quay về chuẩn bị cho buổi đại lễ vào lúc 0 giờ.

Đến khoảng 23 giờ ngày mùng 8, hàng ngàn tín đồ trong trang phục đại lễ

qui tụ hai bên hành lang của Đền thánh, trong đó nam bên trái, nữ bên phải đứng

xếp hàng ngay ngắn theo chức phẩm và theo từng chi của đạo. Đến giờ hành lễ,

chức sắc Hiệp Thiên Đài cầm cờ đạo và phướn Thượng sanh (上生) tiếp dẫn tín đồ

theo thứ tự từng chi vào chánh diện (H:53-55). Chi Thái (mặc áo vàng) đi trước,

sau đến chi Thượng (áo xanh) và chi Ngọc (áo Đỏ). Bên nữ cũng có chức sắc Hiệp

Thiên Đài tiếp dẫn tín đồ vào chánh điện. Khi vào chánh điện, tín đồ được dẫn

Page 169: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

168

theo hình thức Quán đàn; tín đồ nam đi một vòng từ trái qua phải quanh chánh

điện; nữ tín đồ đi ngược lại từ phải qua trái quanh chánh điện (đây là bí pháp hành

đại lễ của Đền thánh) (xem sơ đồ).

Sơ đồ 16: Hình thức quán đàn tại Đền thánh Tây Ninh

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

Kết thúc quán đàn, tín đồ nam và nữ đứng đối diện nhau, tiếp tục thực hiện

nghi thức nhập đàn. Những tín đồ khác không có chỗ đứng trong chánh điện, thì

đứng hành lễ ở sân trước Đền thánh.

Buổi vía Đức Chí Tôn diễn ra suốt hơn 2 giờ đồng hồ. Sau đó, tín đồ về

nghỉ tại Khách trai đường, chờ đến sáng hôm sau tham dự ngày hội phía trước

Đền thánh.

Trong ngày hội có sự tham gia của đại diện Ban tôn giáo Chính phủ, đại

diện Chính quyền địa phương. Các gian trưng bày được khai trương để khách và

tín đồ tham quan (H:60,61), cùng đó là biểu diễn múa Tứ linh (long, lân, qui,

phụng) (H:62), biểu diễn ca múa dân tộc với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật

người Hoa, người Khmer và người Chăm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Phần hội diễn ra suốt ngày mùng 9 tháng Giêng. Theo quan sát của chúng

tôi, khách thập phương đến tham dự rất đông cùng với đông đảo tín đồ; họ xem

đây như dịp du xuân đầu năm.

Ở các chi phái khác, các Đền thánh khác, trong ngày vía Đức Chí Tôn, chỉ

chú trọng phần lễ, ít quan tâm đến phần hội. Trong phần lễ, hình thức Quán đàn

cũng không xuất hiện như ở Đền thánh Tây Ninh. Họ chỉ thực hiện nghi thức nhập

đàn đơn giản, sau đó bước vào phần lễ. Trao đổi với chúng tôi về sự khác biệt này,

chức sắc của Cơ Quan Phổ Thông Giáo lý cho rằng, mỗi chi phái có bí pháp nhập

Bát

quái

đài

Bàn

nội n

ghi

Bàn

ngoại n

ghi

Thờ

Hộ p

háp

Đường đi của tín đồ nam

Đường đi của tín đồ nữ

Page 170: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

169

đàn khác nhau do Đức Chí Tôn truyền dạy; chi phái Tây Ninh có bí pháp Quán

đàn, còn các chi phái khác sẽ có bí pháp khác, được thể hiện dưới hình thức khác

(không nói ra được (!)). Còn về phần hội, do chi phái Tây Ninh được xem là chi

phái lớn và luôn xem mình là chi phái gốc của đạo Cao Đài nên rất chú trọng đến

hình thức để “khẳng định mình” và cũng nhằm mục đích quảng bá tôn giáo. Các

chi phái khác vẫn có phần hội, có sự tham gia của các cấp chính quyền, nhưng

không tổ chức lớn, chủ yếu diễn ra trong hội trường, dưới hình thức hội họp nhằm

ôn lại truyền thống đạo; không có diễn xướng, trưng bày.

- Đại lễ vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Đại lễ này diễn ra vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm và đây cũng là

ngày Trung thu. Diêu Trì Kim Mẫu là Phật Mẫu của đạo Cao Đài, tín đồ gọi là

Mẹ. Việc Đức Phật Mẫu xuất hiện và được thờ phụng trọng thể trong đạo Cao Đài

có thể được xem là sự tiếp nối tư tưởng kính trọng và thờ phụng Thánh Mẫu của

cộng đồng cư dân Nam Bộ. Trong văn hóa Nam Bộ, yếu tố Nữ thần và Thánh

Mẫu chiếm vai trò quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng dân gian. Bằng chứng là

các vị Thánh Mẫu như Linh Sơn Thánh Mẫu, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Mẫu Thiên,

Mẫu Địa, cũng như các vị Nữ thần như Ngũ Hành Nương Nương, Cửu vị Tiên

Nương,… đã xuất hiện lâu đời trong hệ thống thờ tự của cư dân Nam Bộ. Đạo Cao

Đài đã tiếp thu yếu tố này, và chọn Phật Mẫu hay còn gọi là Diêu Trì Kim Mẫu

như là một biểu trưng nhằm dung hòa tín ngưỡng truyền thống tại Nam Bộ để thu

hút tín đồ và cũng nhằm để giải thích cho triết lý Âm-Dương của đạo.

Đạo Cao Đài giải thích về sự xuất hiện của Diêu Trì Kim Mẫu như sau:

Khi chưa có trời đất, còn trong thời kỳ hỗn mang hay hồng mông, trong vũ trụ chỉ

có một chất khí hỗn độn, mờ mờ mịt mịt, lặng lẽ vô vi, nhưng vô cùng huyền diệu,

gọi là khí hư vô (còn gọi là Tiên Thiên hư vô chi khí).

Khí hư vô ấy lần lần ngưng kết rồi nổ ra một tiếng thật lớn, sanh ra một khối Đại

Linh Quang, cũng gọi là Thái Cực, trọn lành trọn tốt, toàn tri toàn năng, thiên biến

vạn hóa, vô tận vô cùng.

Vũ trụ từ đây bắt đầu có ngôi Thái cực duy nhứt, là Đại hồn của một Đấng duy

nhứt được gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế mà chúng ta (tín đồ Cao Đài) thường

gọi là Đức Chí Tôn.

Page 171: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

170

Đức Chí Tôn phân Thái cực ra Lưỡng nghi: Dương quang và Âm quang. Đức Chí

Tôn chưởng quản khí Dương quang, còn khí Âm quang chưa có người chưởng

quản, vì Càn khôn vũ trụ lúc bấy giờ chỉ có một mình Đức Chí Tôn. Đức Chí Tôn

mới hóa thân ra Đức Phật Mẫu để chưởng quản khí Âm quang.

Vậy, nguồn gốc của Đức Phật Mẫu là hóa thân đầu tiên của Đức Chí Tôn để làm

chủ khí Âm quang, cầm phân nửa quyền lực của Đức Chí Tôn và luôn luôn tùng

theo mạng lịnh của Đức Chí Tôn.

Vũ trụ tới đây đã có 2 khối khí vĩ đại và có 2 Đấng đầu tiên cầm quyền Càn khôn

vũ trụ là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.

Sau đó, Đức Phật Mẫu vâng lịnh Đức Chí Tôn, thâu lằn sanh quang của ngôi Thái

cực, đem Âm quang phối hợp với Dương quang để tạo ra các từng Trời, các quả

Tinh cầu và các Địa cầu, tạo thành Càn khôn vũ trụ.

Tiếp theo, Đức Phật Mẫu tạo hóa ra Vạn linh nơi cõi Thiêng liêng vô hình. (Vạn

linh gồm đủ Bát hồn: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn,

Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn).

Đức Phật Mẫu lại cho Vạn linh đầu kiếp xuống các Địa cầu tạo thành Vạn vật, tức

là Chúng sanh. (gồm: Kim thạch, Thảo mộc, Thú cầm, Nhơn loại).

Như thế, một con người nơi cõi phàm trần, ngoài hai Đấng CHA MẸ chung thiêng

liêng, còn có thêm hai vị cha mẹ phàm trần nữa.

Tóm lại, toàn cả chúng sanh trong càn khôn vũ trụ hay toàn cả Vạn linh, đều là con

cái của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, dầu cho đó là những vị Phật cao siêu như

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di-Lạc, Đức Lão Tử, Đức Khổng Tử, Đức Chúa

Jêsu, vv...Tất cả đều là con cái của Đức Chí Tôn và Phật Mẫu.

Đức Phật Mẫu ngự tại Cung Diêu Trì, ở từng trời Tạo hóa thiên, từng thứ 9 trong

Cửu Trùng Thiên, nên gọi là Đức Diêu Trì Kim Mẫu [71].

Chính quan niệm trên mà Đức Diêu Trì Kim Mẫu xuất hiện trong đạo Cao

Đài và được tổ chức đại lễ vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Đây là ngày

nhằm nhớ lại sự tích Hội yến bàn đào mà các ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công

Tắc, Cao Hoài Sang tổ chức để tiếp rước Đức Diêu Trì và Cửu Vị Tiên Nương

giáng đàn dạy đạo. Theo Huệ Lương (Trần Văn Quế), cháu của ông Cao Quỳnh

Cư, thuật lại theo lối văn kể trong quyển Đại đạo truy nguyên, đại ý vào đêm 14

rạng sáng 15 tháng 8 năm 1925, ba ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao

Hoài Sang theo lịnh đức AĂÂ (Ngọc Hoàng Thượng đế) phải dọn nhà cửa sạch

sẽ, tinh khiết để đón Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu vị Tiên Nương giáng đàn. Các ông

Page 172: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

171

chuẩn bị bàn tiệc, gồm hoa, trà và các loại trái cây tươi (H:64). Đúng 0 giờ ngày

15 tháng 8, các ông dùng Ngọc cơ để cầu Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu vị Tiên

nương. Khi giáng đàn, các vị tiên này, mỗi người cho một bài thơ, rồi khuyên các

ông nên tu hành theo Đức Cao Đài.

Từ sự tích trên, hàng năm cứ đến ngày này, tín đồ đạo Cao Đài lại tổ chức

Hội yếu bàn đào và cũng là ngày vía Đức Diêu Trì với hình thức đại lễ. Đối với

chi phái Tây Ninh, đại lễ Diêu Trì được tổ chức tại đền Phật Mẫu. Tòa thánh Tây

Ninh tổ chức tại Báo Ân Từ (H:63). Các chi phái khác tổ chức ngày vía trong điện

thờ Đức Chí Tôn, vì không có đền Phật Mẫu riêng.

Khi tham dự ngày lễ này tại Đền thánh Tây Ninh (năm 2006), chúng tôi nhận

thấy không khí của lễ hội tại đây rất náo nhiệt, không khác so với ngày vía Đức

Chí Tôn. Nghi thức đại lễ cũng trang nghiêm và số lượng tín đồ cũng đông đảo.

Lễ chính diễn ra lúc 00 giờ ngày 15 tháng 8, nhưng trước đó Ban Cai quản

các Thánh thất cũng đã hội tụ về, cũng dựng gian trưng bày với nhiều chủ đề liên

quan đến đạo và văn hóa dân tộc.

Đặc biệt ở phần Hội diễn ra suốt ngày 15 là các cuộc thi nấu ăn, trưng bày hoa

quả giữa Ban Cai quản các Thánh thất (H:67-73). Lúc này, tài khéo léo của những

nghệ nhân trong đạo được phổ diễn thông qua những sản phẩm thi tài của họ. Các

loại bánh mứt, các mâm trái cây đủ loại, đủ dạng, đủ màu sắc được trưng bày khắp

nơi, từ chánh điện đến các gian hàng được đặt tại sân của điện Báo Ân Từ. Người

đi tham quan, chiêm ngưỡng đông đúc (H:66). Có thể nói, đây đúng là ngày Hội

yến bàn đào mà tín đồ Cao Đài thể hiện nhằm dâng lên cho đấng thiêng liêng tối

cao của họ.

Ở các chi phái khác, ngày vía này được tổ chức ngay trong điện Thánh, nên

không có phần hội như ở Tây Ninh.

- Kỷ niệm ngày Khai đạo

Đại lễ Khai đạo được tổ chức ngay tại đền Thánh vào ngày 15 tháng 10 Âm

lịch hàng năm. Đây là ngày lễ đánh dấu sự xuất hiện công khai của đạo Cao Đài

trước công chúng. Tại Đền thánh Tây Ninh, đại lễ này diễn ra long trọng, không

khác so với ngày vía Đức Chí Tôn; chỉ khác phần Hội. Kỷ niệm ngày Khai đạo,

Page 173: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

172

phần hội chỉ tổ chức dưới hình thức hội họp của các Ban chức sắc trong đạo cùng

Chính quyền địa phương nhằm ôn lại các chặng đường hình thành và phát triển

của đạo. Ở các chi phái khác, ngày lễ này cũng chỉ chú trọng đến phần lễ.

- Ngày vía các đấng thiêng liêng trong đạo

Ngoài 3 ngày đại lễ quan trọng trên, đạo Cao Đài còn có những ngày đại lễ

khác như vía Thái Thượng Lão Quân (15-2 Âm lịch), vía Quan Âm Bồ Tát (19-2

Âm lịch), vía Phật Thích Ca (8-4 Âm lịch), vía Quan Thánh Đế Quân (24-6 Âm

lịch), vía Khổng tử (27-8 Âm lịch), vía Jêsu (25-12 Dương lịch). Những vị này là

các đấng thiêng liêng thuộc các tôn giáo khác được đạo Cao Đài tôn vinh, đưa vào

hệ thống thờ tự của đạo. Theo đức tín của đạo Cao Đài, mỗi vị đều giữ một trọng

trách trong đạo và được tín đồ tổ chức đại lễ dành cho họ. Đại lễ dành cho các vị

này, toàn đạo chỉ chú trọng phần lễ, không tổ chức phần hội; tín đồ cũng không

nhất thiết phải qui tụ đông về Tòa thánh như trong ba ngày đại lễ kể trên, họ chỉ đi

lễ tại Thánh thất, nơi mình cư ngụ.

Tóm lại, lễ hội của đạo Cao Đài là những ngày vía quan trọng, trong đó quan

trọng nhất là vía Đức Chí Tôn, Đức Diêu Trì và ngày Khai đạo; trong ba ngày

này, tại Tòa thánh Tây Ninh tổ chức rất long trọng cả phần lễ lẫn phần hội, thu hút

đông lượng khách đến tham quan, chiêm bái. Các chi phái còn lại chỉ chú trọng

phần lễ, ít quan tâm đến phần hội. Riêng hai phái Minh Chơn Lý và Chiếu Minh

Tam Thanh Vô Vi gần như không tổ chức các ngày vía như trên. Tín đồ Minh

Chơn Lý không chú trọng các ngày vía vì cho rằng phí phạm, không hợp với lẽ

Trời. Tín đồ Chiếu Minh Tam Thanh do thực hiện tu kỹ, nên cũng không tổ chức

lễ lớn và cũng không tổ chức nhiều lễ như các phái khác. Một năm chỉ tổ chức

một lễ vào ngày 13 tháng 3 âm lịch. Đây là ngày vía đức Ngô Văn Chiêu. Hình

thức lễ đơn giản, số lượng tín đồ tham dự không nhiều.

Các ngày tiểu lễ

Đạo Cao Đài có hai ngày tiểu lễ là mùng 1 Tết Nguyên đán và 23 tháng

Chạp Âm lịch. Theo truyến thống của người Việt, mùng 1 Tết là ngày dành cho

ông bà và ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa ông Táo. Đạo Cao Đài cũng làm lễ

Page 174: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

173

trong hai ngày này tại Đền thánh và Thánh thất, cũng hướng đến mục đích đó,

nhưng với tên gọi khác là đón rước chư Thần, Tiên, Thánh, Phật.

Hai ngày này được tổ chức theo hình thức tiểu lễ, nên không qui tụ đông

chức sắc và tín đồ, chỉ những người sống gần Tòa thánh hoặc Thánh thất mới đến

dự. Hình thức lễ diễn ra đơn giản, không chú trọng đến phần hội.

Nhìn chung, Cao Đài là một trong những tôn giáo mới ra đời ở Nam Bộ,

nhưng lễ hội lại rất đa dạng và đã góp phần không nhỏ trong việc làm phong phú

thêm cho văn hóa Nam Bộ.

* Âm nhạc, thơ văn

Ngoài các vấn đề vừa nêu, âm nhạc và thơ văn của đạo Cao Đài cũng góp

phần làm sống lại văn hóa truyền thống dân tộc ở Nam Bộ.

- Về âm nhạc: âm nhạc là một trong những yếu tố không thể thiếu trong

nghi lễ của đạo Cao Đài. Nhạc lễ của đạo được giao cho ông Cao Quỳnh Cư và

Cao Quỳnh Diêu sưu tập để sử dụng trong các ngày vía, ngày Sóc vọng (mùng

Một, Rằm hàng tháng) và trong dịp tế lễ các vong linh quá vãng. Vốn là những

người yêu âm nhạc, am tường âm luật, hai ông đã khôi phục lại nhạc cung đình,

kết hợp với các bản nhạc lễ của Nam Bộ thành bộ nhạc Cao Đài, gọi là nhạc

Thánh đường, gồm 7 bài: Xàng xê, Ngũ đối thường, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long

ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc. Nhạc cụ dùng để đánh các bài này là những nhạc cụ

truyền thống của người Việt như đàn tranh, đàn cò, đàn bầu, trống, kèn…

Nhận xét về âm nhạc Cao Đài, Trần Văn Khê, Giáo sư âm nhạc, cho rằng

“Nhạc trong đạo Cao Đài đều xuất phát từ nhạc dân gian Việt Nam, từ truyền

thống Việt Nam đưa vào, không phải từ phương xa đến, không phải từ nước ngoài

tới, mà từ dân gian… Âm nhạc trong Cao Đài là âm nhạc trong phong cách nhạc

lễ miền Nam, không phải miền Trung hay miền Bắc, tức là âm nhạc Cao Đài dựa

vào âm nhạc truyền thống dân gian miền Nam một cách rõ ràng…” (CT:26).

Như vậy, âm nhạc của đạo Cao Đài đã tích hợp truyền thống âm nhạc vốn

có của người Việt Nam Bộ để xây dựng thành bộ nhạc lễ cho riêng mình nhằm

phục vụ lễ nghi trong tôn giáo của mình.

Page 175: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

174

- Về thơ văn: Thơ văn của đạo Cao Đài rất phong phú được viết dưới dạng

Kinh, Thánh giáo, Thánh ngôn… gồm nhiều thể loại như văn xuôi, thơ, phú, vè…

Đặc biệt về thơ, thơ của đạo Cao Đài được biết qua các bài kinh của Thiên đạo và

Thế đạo, gồm các thể loại như thất ngôn bát cú, song thất lục bát, lục bát, thất

ngôn tứ tuyệt… Các bài kinh này được tín đồ đọc lên theo làn điệu hát ru như

Nam ai, Nam xuân, với giọng du dương, trầm bổng, êm ả, nhẹ nhàng. Nhận xét về

điều này, Trần Văn Khê cho rằng “Lời hát ru đã thể hiện ngay trong bài Niệm

hương của đạo Cao Đài. Bài hát ru của bà mẹ Việt Nam là ầu ơ… ơ dí dầu… Cấu

trúc là hò… xự… xang… xê… cống… Thang âm mà tôi thấy trong kinh Cao Đài

là đạo… gốc… bởi… lòng thành… tín… hiệp… Cấu trúc cũng là hò… hự…

xang… xê… cống..” (CT:26).

Như vậy, thơ văn của đạo Cao Đài cũng là một phần thơ văn truyền thống

của người Việt được hun đút từ bao đời nay và được thể hiện lại một cách phong

phú trong đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ.

3.1.3. Văn hóa xã hội

Văn hóa xã hội mà đạo Cao Đài mang đến cho văn hóa Nam Bộ được biểu

hiện qua các yếu tố như sự đa dạng trong tổ chức tôn giáo, các phong trào thống

nhất Cao Đài và vấn đề báo chí Cao Đài…

* Sự đa dạng trong tổ chức tôn giáo

Sau khi có sự phân hóa, tổ chức của đạo Cao Đài trở nên phong phú hơn

nhiều. Mỗi chi phái, bên cạnh các tổ chức truyền thống, đã xây dựng thêm các tổ

chức khác nhau nhằm khẳng định con đường tu đạo theo hướng độc lập, không

phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, hiện nay cơ cấu tổ chức của đạo Cao Đài ở Nam Bộ

rất đa dạng được biểu hiện qua từng chi phái như sau:

Chi phái Tây Ninh

Tây Ninh được xem là chi phái lớn trong đạo Cao Đài, nên trên nguyên tắc

Tam Đài, Lưỡng phái và Cửu viện như đã nêu, chi phái này còn mở rộng thêm

một số cơ quan để quản lý, điều hành tín đồ và các hoạt động trong đạo như Thập

nhị Bảo quân, Cơ quan Phước thiện, Bộ Pháp chánh, Ban Thế đạo…, Trong đó:

Page 176: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

175

1) Thập nhị Bảo Quân: được xem là Hàn Lâm viện của đạo Cao Đài, gồm

12 vị Bảo quân, với các Thánh danh như Bảo Huyền Linh quân, Bảo Thiên Văn

quân, Bảo Địa Lý quân, Bảo Học quân, Bảo Cô quân, Bảo Sanh quân, Bảo Y

quân, Bảo Văn Pháp quân, Bảo Sĩ quân, Bảo Nông quân, Bảo Công quân, Bảo

Thương quân (CT:27).

Các vị này đều nằm dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của Giáo tông và Hộ

pháp và có phẩm vị ngang với Phối sư của Cửu Trùng Đài. Phẩm vị của những

người này là do Đức Chí Tôn hoặc các vị thiêng liêng giáng cơ phong thưởng,

giống với phẩm vị Thập Nhị Thời quân, không do cầu thăng hay công cử như

chức sắc Cửu Trùng Đài.

2) Cơ quan Phước thiện: Có nhiệm vụ của làm những việc phước và những

việc thiện để giúp những người đang bị đau khổ trong cuộc sống (CT :28).

Chức sắc trong cơ quan này được lập thành 12 cấp, gọi là Thập nhị đẳng

cấp thiêng liêng, bao gồm từ dưới lên như Minh đức, Tân dân, Thính thiện, Hành

thiện, Giáo thiện, Chí thiện, Đạo nhơn, Chơn nhơn, Hiền nhơn, Thánh nhơn, Tiên

tử, Phật tử (CT:29). Trong đó phẩm vị từ Minh đức đến Chơn nhơn sẽ lo về phần

phước thiện, cứu khổ, ban vui cho chúng sanh. Các phẩm vị này dựa theo công

nghiệp hành đạo mà xét phong. Từ phẩm vị Hiền nhơn trở lên sẽ ở cơ quan Hiệp

Thiên Đài để bảo tồn chơn pháp (CT:30).

Trong Hội thánh Phước thiện cũng có Cửu viện như Cửu viện của Hội

thánh Cửu Trùng Đài. Cửu viện của Phước thiện gồm Hòa viện, Lại viện, Lễ viện,

Học viện, Y viện, Nông viện, Hộ viện, Lương viện, Công viện. Dưới Cửu viện còn

có các tổ chức nhỏ như Trấn đạo, Châu đạo, Tộc đạo. Ở Cơ quan Phước thiện

cũng chia lưỡng phái, gồm Nam phái và Nữ phái như Cửu Trùng Đài và có sơ đồ

tổ chức như sau:

Page 177: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

176

Sơ đồ 17: Sơ đồ tổ chức của cơ quan Phước thiện

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

Khi xét đối phẩm với cơ quan Cửu Trùng Đài, cho thấy như sau:

Bảng 7: Đối phẩm với bậc tu giữa Cửu Trùng Đài và Phước thiện

STT Phẩm vị của

Cửu Trùng Đài

Phẩm vị của

Phƣớc thiện

Bậc tu

(đối Phẩm)

1 Giáo tông Phật tử Thiên tiên

Thống Quản cơ quan Phƣớc thiện

(Thời quân chi Đạo)

Nữ phái

Chơn nhơn

(chưởng quản Nữ phái)

Chơn nhơn

(chưởng quản Nam phái)

Phó Chưởng quản 1

Cửu viện PT Nữ phái Cửu viện PT Nam phái

Đạo nhơn

(Trấn đạo)

Chí thiện

(Trấn châu)

Giáo thiện

(Trấn châu)

Hành thiện

(Bàn Cai quản)

Nam phái

Phó Chưởng quản 2 Phó Chưởng quản 1 Phó Chưởng quản 2

Thính thiện, Tân dân, Minh Đức

(Chủ sở và Đạo sở)

Đạo nhơn

(Trấn đạo)

Chí thiện

(Trấn châu)

Giáo thiện

(Trấn châu)

Hành thiện

(Bàn Cai quản)

Thính thiện, Tân dân, Minh Đức

(Chủ sở và Đạo sở)

Page 178: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

177

2 Chưởng pháp Nhơn tiên

3 Đầu sư Tiên tử Địa tiên

4 Phối sư Thánh nhơn, Hiền nhơn Thiên thánh

5 Giáo sư Chơn nhơn, Đạo nhơn Nhơn thánh

6 Giáo hữu Chí thiện Địa thánh

7 Lễ sanh Giáo thiện Thiên thần

8 Chánh-Phó trị sự Hành thiện, Thính thiện Nhơn thần

9 Đạo hữu Tân dân, Minh đức Địa thần

Điều này chứng tỏ, Cơ quan Phước thiện chính là "Cửu Trùng Đài" thứ hai

của Cao Đài Tây Ninh dưới quyền quản lý của Hiệp Thiên Đài. Thông qua Cơ

quan Phước thiện, Hiệp Thiên Đài đã mở rộng quyền quản lý của mình trong đạo.

3) Bộ Pháp chánh (CT:31): Đây là cơ quan trông coi pháp luật về việc

hành chánh của đạo. Bộ Pháp chánh có quyền lập các Tòa đạo từ Trung ương đến

địa phương và bổ nhiệm chức sắc Hiệp Thiên Đài dưới quyền Thập Nhị Thời quân

đi hành đạo về pháp chánh ở các địa phương [71]. Chức vị trong cơ quan này

được phân định từ thấp đến cao như Luật sự, Sĩ tải, Truyền trạng, Thừa sử, Giám

đạo, Cải trạng, Chưởng ấn và Tiếp Dẫn Đạo nhơn (CT :32).

Các vị này thuộc cơ quan Hiệp Thiên Đài và chịu sự quản lý trực tiếp của

Chi pháp, có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra nội bộ của đạo. Công phu tu hành của

những vị này được đối phẩm như sau:

Bảng 8: Đối phẩm với bậc tu giữa Cửu Trùng Đài và Ban Pháp Chánh

STT Phẩm vị của

Cửu Trùng Đài

Phẩm vị của

Ban Pháp chánh

Bậc tu

(đối Phẩm)

1 Giáo tông Thiên tiên

2 Chưởng pháp Nhơn tiên

3 Đầu sư Địa tiên

4 Phối sư Tiến Dẫn Đạo nhơn,

Chưởng ấn

Thiên thánh

5 Giáo sư Cải trạng, Giám đạo Nhơn thánh

6 Giáo hữu Thừa sử, Truyền trạng Địa thánh

Page 179: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

178

7 Lễ sanh Sĩ tải Thiên thần

8 Chánh-Phó trị sự Luật sự Nhơn thần

9 Đạo hữu Địa thần

4) Ban Thế đạo (CT:33): được lập ra nhằm tạo điều kiện cho những người

tài giỏi chưa vào cửa đạo có nơi lập công hành đạo. Đây là nơi để người đời có

đạo tâm tham gia sinh hoạt đạo. Ban này gồm có 4 phẩm là Hiền tài, Quốc sĩ, Đại

phu và Phu tử (CT:34).

Các phẩm vị này đều có sự tham gia của nam và nữ.

Ban Thế đạo có văn phòng riêng, dưới sự chỉ đạo của Thượng sanh. Đứng

đầu văn phòng là Tổng quản nhiệm. Dưới Tổng quản có 2 phó và 1 thư ký và 8

người làm trưởng các ban như Giáo lý, Văn hóa, Xã hội, Thanh tra, Quốc chính,

Kế hoạch – Tổ chức, Kinh tài.

Ngoài các tổ chức nêu trên, chi phái Tây Ninh còn một số tổ chức khác như

Đoàn hướng đạo Cao Đài nhằm qui tụ các thanh niên trong đạo để sinh hoạt và

phát triển đạo trong giới trẻ; Đại đạo thanh niên hội qui tụ các thanh niên trong

đạo để cùng sinh hoạt, giúp đỡ lẫn nhau trong việc đạo và đời.

Chi phái Ban Chỉnh Đạo

Ban Chỉnh Đạo được thành lập do hai chức sắc cao cấp của Tây Ninh là

ông Nguyễn Ngọc Tương và Lê Bá Trang, nên cơ cấu tổ chức của Ban Chỉnh Đạo

về cơ bản không khác với Tây Ninh. Chức sắc của Ban Chỉnh Đạo vẫn theo đúng

với Tân Luật và Pháp Chánh Truyền để tổ chức Hội thánh và các cơ sở đạo. Ban

Chỉnh Đạo vẫn có Tam Đài, Lưỡng phái, Ba hội (Thượng hội, Hội thánh và Hội

Nhơn sanh), nhưng khác ở một số điểm sau:

- Luật công cử phẩm vị: do lệnh bế cơ và năm 1927, nên khi lập Ban Chỉnh

Đạo, ông Nguyễn Ngọc Tương đã không sử dụng cơ bút, do đó phẩm vị của các

chức sắc, chức việc trong Ban Chỉnh Đạo đều dựa vào luật công cử mà hình

thành, không có việc phong phẩm bằng quyền thiêng liêng như ở Tây Ninh.

- Cơ quan chuyên môn: không có danh từ Cửu viện nhưng có các ban với

các chức năng giống Cửu viện, như:

Page 180: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

179

+ Ban Hành chánh – Lễ nghi – Hòa giải (Nội – Lễ – Hòa), đứng đầu là

Ngọc Chánh Phối sư.

+ Ban Giao tế – Giáo huấn – Phước thiện (Ngoại – Học – Phước), đứng

đầu là Thượng Chánh Phối sư.

+ Ban Kiến thiết – Tài lương (Hộ – Công – Nông), đứng đầu là Thái Chánh

Phối sư.

Đối với nữ phái có Cơ quan hành đạo nữ phái với chức năng là Nội – Lễ –

Học – Hộ do Chánh Phối sư nữ đứng đầu.

Ban Chỉnh Đạo không hề có các cơ quan cũng như nhân sự của các tổ chức

như Cơ quan Phước thiện, Bộ Pháp chánh, Ban thế đạo…

Chi phái Tiên Thiên

Giống với Ban Chỉnh Đạo, chức sắc lập đạo của Tiên Thiên cũng xuất phát

từ Tòa thánh Tây Ninh, nên cơ cấu tổ chức về cơ bản vẫn mang một mô hình

chung của Cao Đài là Tam đài, Lưỡng phái, Ba hội. Đặc biệt là giống một số

phẩm vị trong Thập nhị Bảo quân và trong Bộ Pháp chánh. Tuy nhiên, về chi tiết

vẫn có một số điểm khác biệt như:

- Hệ thống chức sắc: xuất hiện một số tên gọi khác như Thất hiền, Thất

thánh vào năm 1939.

- Cấp hành chính: được chia thành bốn cấp với các tên gọi như Trấn đạo,

Tỉnh đạo, Quận đạo, Xã đạo; còn ở Tây Ninh thì dùng các từ Trấn, Châu, Tộc,

Hương…

Chi phái Minh Chơn Lý

Minh Chơn Lý sau khi tách khỏi Tòa thánh Tây Ninh, cơ cấu tổ chức gần

như thay đổi hoàn toàn.

- Về cách tổ chức chung: Không có Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài và Hiệp

Thiên Đài; trong đó Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài lại trở thành phẩm vị.

Minh Chơn lý không thờ Thiên nhãn mà thờ Tâm nhãn. Dưới tâm nhãn chỉ có 4

bài vị, gọi là Tứ thánh gồm Phật Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử, Jêsu; dưới Tứ

thánh là Ngai của 15 ngọn đèn (thập ngũ linh đăng). Thập ngũ linh đăng có hai

ban:

Page 181: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

180

+ Ban Thập ngũ linh đăng Tòa thánh, gồm 14 người giữ phẩm vị và một

ngôi vô vi (thuộc phần thiêng liêng) như 1 ngôi vị độc nhất (vô vi), 2 vị Quyền

Chưởng quản (Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài), 3 vị Đầu sư, 4 vị Tứ Bửu, 5 vị

Ngũ hành.

+ Ban Quyền Thập ngũ linh đăng ở Tiểu Tòa thánh gồm 12 vị, trong đó 3

vị Quyền Đầu sư, 4 vị Quyền Tứ Bửu, 5 vị Quyền Ngũ hành (CT:35).

Riêng nữ phái có 5 vị Dầu sư lo công việc liên quan đến hành đạo của nữ.

- Cơ cấu hành chính có ba ban. Cao nhất là Hội đồng Chưởng quản – cấp

Tòa thánh (CT:36), kế tiếp là Ban Cai quản Tiểu Tòa thánh (CT:37) và cuối cùng

là Ban Cai quản và Nghi lễ ở Thánh thất (CT:38).

Các chi phái khác

- Chi phái Chiếu Minh: Chiếu Minh được chia thành hai bộ phận là Chiếu

Minh Tam Thanh vô vi và Chiếu Minh Long Châu.

+ Chiếu Minh Tam Thanh vô vi có tính chất tu hành khép kín nên không tổ

chức Hội thánh như các chi phái khác. Cơ cấu tổ chức của nhánh này gồm hai bộ

phận; cao nhất là Tổ đình, dưới Tổ đình là các Đàn tu. Trong tổ đình có Ban Quản

trị tổ đình, gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Thư ký, Thủ quỹ. Ở các Đàn tu

không có chức vụ rõ ràng. Không có hệ thống chức sắc, chức việc. Tín đồ nhập

môn là đồng đạo, gọi nhau anh em (người nhập môn trước là anh). Không chủ

trương phổ độ chơn truyền.

+ Chiếu Minh Long Châu theo mô hình tổ chức của Tòa thánh Tây Ninh

nhằm mục đích phổ độ chơn truyền nên cũng lập Tam đài, Lưỡng phái, Ba hội.

Không có chức Giáo tông và Hộ pháp mà thay vào đó chức vị Chưởng quản như

Chưởng quản Cửu Trùng Đài và Chưởng quản Hiệp Thiên Đài. Hệ thống chức sắc

tương đối giống các chi phái khác.

- Các chi phái còn lại ở Nam Bộ như Minh Chơn Đạo, Bạch Y Liên Đoàn

Chơn Lý có cơ cấu nhân sự và tổ chức giống với Chiếu Minh Long Châu; cũng

theo hình thức Tam đài, Lưỡng phái, Ba hội; cũng không có phẩm Giáo tông và

Hộ pháp mà thay vào đó Chưởng quản Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài; không

có các tổ chức như Phước thiện, Bộ Pháp chánh, Ban Thế đạo…

Page 182: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

181

Như vậy, cơ cấu tổ chức của đạo Cao Đài về nguyên tắc chung ở các chi

phái giống nhau, nhưng để thể hiện tính độc lập của người sáng lập chi phái nên

đã có sự thêm, bớt một số tổ chức, phẩm vị và điều đó đã tạo nên sự đa dạng trong

cơ cấu tổ chức của đạo Cao Đài ở Nam Bộ.

* Các phong trào thống nhất Cao Đài

Sau khi thành lập vào năm 1926 và hoạt động được thời gian ngắn thì nội

bộ chức sắc đạo của Cao Đài bắt đầu mâu thuẫn, dẫn đến chia rẽ. Ngay khi bắt đầu

chia rẽ liền xuất hiện các phong trào kêu gọi thống nhất Cao Đài.

Người khởi đầu cho phong trào hợp nhất Cao Đài là ông Trần Văn Quế

(chức sắc Cao Đài Tiên Thiên) đứng ra vận động thống nhất các chi phái vào năm

1936 tại Thánh thất Cầu Kho. Ông Trần Văn Quế cùng các chức sắc Cầu Kho như

Vương Quan Kỳ, Đoàn Văn Bản đã vận động các chi phái hợp nhất và được một

số chi phái như Minh Chơn Lý, Minh Chơn Đạo, Chơn Lý Tầm Nguyên (nhánh

của Minh Chơn Lý) hưởng ứng. Để làm cơ sở cho việc thống nhất đạo Cao Đài,

ông Trần Văn Quế cùng các chức sắc lập nên tổ chức có tên Cao Đài Đại Đạo

Liên Đoàn do Đốc phủ Nguyễn Văn Kiên (Cao Đài Minh Chơn Lý) làm Hội

trưởng, ông Cao Triều Phát (Cao Đài Minh Chơn Đạo) và ông Đoàn Văn Bản

(Cao Đài Cầu Kho Tam Quan) làm Phó Hội trưởng. Trụ sở đặc tại Thánh thất Cầu

Kho. Nhưng do thiếu nhân lực nên tổ chức này hoạt động không thành công, chỉ

thu hút được một vài Thánh thất ở vùng Sài Gòn tham gia. Năm 1937 ông Trần

Văn Quế cùng với ông Nguyễn Phan Long, Đoàn Văn Bản chấn chỉnh lại tổ chức

này và đổi tên thành Liên Hoà Tổng Hội. Tổ chức do ông Nguyễn Phan Long làm

Hội trưởng, ông Đoàn Văn Bản và ông Trần Quang Nghiêm làm Phó Hội trưởng,

ông Trần Văn Quế làm Tổng Thư ký.

Từ năm 1937 đến năm 1940, lãnh đạo của Liên Hòa Tổng Hội đã tổ chức

12 kỳ đại hội, gọi là Thập nhị long vân đại hội ở các nơi như Sài Gòn, Cà Mau,

Bạc Liêu, Bến Tre… Trong các kỳ đại hội có sự tham gia đông đảo chức sắc lớn ở

các chi phái. Đặc biệt trong kỳ đại hội thứ tư được tổ chức tại Thánh tịnh Ngọc

Minh Đài ở Khánh Hội (Sài Gòn), chức sắc tham dự đã phân công những người có

uy tín như Nguyễn Phan Long, Trần Văn Quế, Vương Quan Kỳ… làm sứ giả đi

Page 183: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

182

hoà giải những bất đồng giữa các chức sắc đứng đầu các chi phái. Nhưng, sự việc

cũng không thành vì do quan điểm khác nhau giữa các ông Phạm Công Tắc,

Nguyễn Văn Ca, Nguyễn Ngọc Tương… Đến năm 1940, tổ chức này không còn

hoạt động.

Sau năm 1945, ông Trần Quang Vinh, người lãnh đạo tạm thời của Cao Đài

Tây Ninh, có xu hướng thân Pháp, đã dùng quân đội trấn áp một số chi phái khác.

Điều này tạo ra sự bất bình của chức sắc và tín đồ trong toàn thể đạo Cao Đài, nên

ngày 24 tháng 6 năm 1945, ông Cao Triều Phát chủ trì Hội nghị của những người

đứng đầu các chi phái Cao Đài tại Tam giáo điện Minh Tân ở Sài Gòn (221, Quai

de la Marne, nay là Bến Vân Đồn, Quận 4) để thống nhất tôn chỉ các chi phái chỉ

hoạt động thuần túy về tôn giáo và đạo đức; không được lạm dụng danh xưng Cao

Đài cho các tổ chức chính trị và quân sự; và thành lập “Cao Đài hiệp nhất 11

phái” (không có Cao Đài Tây Ninh). Hội nghị đã bầu ông Cao Triều Phát làm Chủ

tịch Hội Cao Đài Hiệp Nhất. Năm 1947 tại Đồng Tháp, ông Cao Triều Phát triệu

tập chức sắc để thành lập Hội thánh Duy Nhất nhằm thống nhất đạo Cao Đài ở

Nam Bộ. Hội thánh này có đại diện chức sắc của 12 chi phái và hoạt động theo

đúng Pháp Chánh Truyền và Tân Luật. Hội thánh do hai ông Cao Triều Phát

(Chưởng quản Cửu Trùng Đài) và Phạm Hồng Tiên (Chưởng quản Hiệp Thiên

Đài) cùng 15 chức sắc đại diện cho 12 chi phái đứng ra lãnh đạo.

Hội thánh Duy Nhất đã hoạt động thành công cả hai phương diện.

- Về mặt cứu nước: Hội thánh đã vận động tín đồ, chức sắc các chi phái tích

cực tham gia các hoạt động yêu nước.

- Về mặt tôn giáo: Hội thánh đã triển khai các chương trình giáo lý hạnh

đường, sưu tập Thánh giáo của Cao Đài Tây Ninh và các chi phái khác để in ấn

phát hành, nghiên cứu ban hành nghi tiết cúng đàn và các lễ nghi khác trên cơ sở

tuân theo Pháp Chánh Truyền và Tân Luật nhưng có bổ sung nghi lễ của các chi

phái khác để dung hòa [179:131].

Năm 1954, ông Cao Triều Phát cùng một số chức sắc như Đầu sư Nguyễn

Hiền Ngô, Phối sư Nguyễn Văn Khoan, Giáo sư Nguyễn Văn Khảm… tập kết ra

Bắc, nên Hội thánh Duy Nhất cũng được chuyển ra hoạt động tại Thánh thất Thủ

Page 184: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

183

đô ở Hà Nội. Ngày 24 tháng 1 năm 1955, Hội thánh Duy Nhất được tổ chức ra

mắt tại Thánh thất Thủ đô. Trong lễ ra mắt này, ông Cao Triều Phát được bầu làm

Giáo tông của Hội thánh.

Ở miền Nam, Hội thánh Duy Nhất bị giải thể và được thay thế bằng các tổ

chức Liên giao như Liên giao I được thành lập năm 1955 và Liên giao II được

thành lập năm 1972. Tổ chức Liên giao ra đời cũng nhằm mục đích hợp nhất các

chi phái của Cao Đài. Đến năm 1975, tổ chức Liên giao giải tán.

Bên cạnh việc tồn tại Hội thánh Duy Nhất ở miền Tây Nam Bộ từ năm

1947 đến năm 1954 của nhóm ông Cao Triều Phát, ở khu vực Đông Nam Bộ cũng

xuất hiện một tổ chức với tên gọi Cao Đài Duy Nhất.

Tháng 5 năm 1951, ông Nguyễn Bửu Tài, chức sắc của Cao Đài Tiên

Thiên, cùng chức sắc của Liên Hoà Tổng Hội trước đây như Phan Khắc Sửu, Phan

Trường Mạnh, Trần Văn Quế… lập nên tổ chức Cao Đài Duy Nhất tại Sài Gòn và

lấy Tam giáo điện Minh Tân làm trụ sở. Tổ chức này ra đời nhằm 3 mục đích:

- Dùng cơ bút tiếp điển các đấng thiêng liêng để được dạy đạo.

- Làm trung gian liên lạc với các chi phái để bàn việc thống nhất đạo Cao

Đài.

- Lấy trung dung phổ hóa nhơn sanh, khuyến khích tín đồ thực thi nhân đạo

[179:133].

Do lực lượng của tổ chức này không đủ nên khi thực hiện không đem lại

hiệu quả như mong đợi. Đến năm 1953, tổ chức này đổi tên thành Cao Đài Thống

Nhất với sự tham gia của một số nhân vật có tên tuổi trong đạo như Nguyễn Bửu

Tài (Cao Đài Tiên Thiên), Tô Bửu Tài (Cao Đài Bạch Y), Nguyễn Văn Tự (Cao

Đài Chiếu Minh Long Châu), Nguyễn Văn Ca (Cao Đài Minh Chơn Lý), Nguyễn

Hữu Phước (Cao Đài Cầu Kho Tam Quan), Lương Vĩnh Thuật (Truyền giáo Cao

Đài), cùng với nhóm Liên Hoà Tổng Hội như Nguyễn Phan Long, Trần Văn Quế,

Phan Khắc Sửu… đã làm cho hoạt động của tổ chức này trở nên sôi nổi hơn. Tổ

chức này đã lập ra Ủy ban liên lạc chi phái để thiết lập mối liên hệ với các chi

phái khác trong đạo và lập nên Tổ chức Thanh niên đạo đức nhằm hướng đạo cho

thanh niên tín đồ. Những cố gắng của tổ chức này lúc đầu đem lại hiệu quả, nhưng

Page 185: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

184

càng về sau kết quả đạt được không nhiều. Năm 1956, tổ chức này đổi tên thành

Ban vận động Cao Đài thống nhất, nhưng cũng không đạt hiệu quả, đến năm 1962

đổi thành Giáo hội Cao Đài thống nhất, sau đó đổi iếp thành Ban phổ thông giáo

lý và chuyển hướng hoạt động nhằm thống nhất Cao Đài bằng con đường phổ

truyền giáo lý. Tháng 4 năm 1968, tổ chức này đổi tên thành Cơ quan phổ thông

giáo lý. Đến nay, tổ chức này vẫn còn hoạt động, trụ sở đặt tại số 171B đường

Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận I, TP. Hồ Chí Minh.

Như vậy, song song với việc hoạt độc lập của các chi phái, đạo Cao Đài ở

Nam Bộ còn có các phong trào, các tổ chức nhằm kêu gọi thống nhất các chi phái.

Tuy không đạt kết quả như mong muốn, nhưng việc xuất hiện các phong trào này

cũng đã góp phần làm phong phú thêm cho tổ chức xã hội tôn giáo Cao Đài ở

Nam Bộ.

* Vấn đề báo chí Cao Đài

Ngay sau khi thành lập, chức sắc Cao Đài đã chú trọng đến việc truyền bá

tôn giáo của mình. Một trong những hình thức quan trọng để truyền bá tôn giáo

mà đạo Cao Đài sử dụng lúc bấy giờ là báo chí. Chúng tôi đã thống kê (mặc dù

chưa đầy đủ) về hoạt động báo chí của đạo Cao Đài ở Nam Bộ từ năm 1928 đến

nay như sau:

Năm 1928, thông tin về đạo Cao Đài đã được đăng trên tờ L’Action

Indochinoise. Đây là tờ báo tiếng Pháp do Nguyễn Thế Phương làm Giám đốc và

đặt tòa soạn tại 106 Rue des Marins (nay là Trần Hưng Đạo B). Tờ báo này ra đời

đầu năm 1928 đến cuối năm 1928 bị đình bản vì lý do chính trị.

Năm 1930, ông Nguyễn Văn Ca sáng lập tờ Revue Caodaiste cũng bằng

tiếng Pháp. Tờ báo do Nguyễn Trung Hậu làm chủ bút và tòa soạn được đặt tại

Thánh thất Cầu Kho. Nội dung của tờ báo tuyên truyền cổ động cho đạo Cao Đài,

đăng giáo lý và các bài Thánh giáo của đạo. Tờ báo này hoạt động được 23 số

trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1930 đến đầu năm 1933 thì bị thực dân

Pháp đình bản.

Năm 1935, ông Nguyễn Văn Ca lại sáng lập ra tờ Nguyện san Đuốc Chơn

Lý. Tòa soạn đặt tại Tân An, sau chuyển về Mỹ Tho. Nội dung của tờ Nguyệt san

Page 186: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

185

này đăng toàn bộ tư tưởng của Minh Chơn Lý, các bài Thánh giáo của Minh Chơn

Lý và giải thích lý do ra đời của Cao Đài Minh Chơn Lý. Tờ Nguyệt san này phát

hành được 44 số, từ tháng 7 năm 1935 đến đầu năm 1941 thì đình bản.

Năm 1936, ông Lê Thế Vĩnh (chức sắc Cao Đài Tây Ninh) cho ra đời tờ

Bán Nguyệt san của Cao Đài với tên Đại đạo. Tờ Bán Nguyệt san này có tòa soạn

tại số 156 Espagne (nay là Lê Thánh Tôn) và phát hành được 10 số, từ tháng 6

năm 1936 đến tháng 10 năm 1937. Năm 1945, tờ Đại đạo được ông Nguyễn Văn

Hợi khôi phục lại, nhưng chỉ hoạt động được một số, sau đó bị đình bản. Năm

1953, ông Trần Quang Vinh khôi phục lại tờ Nguyệt san này và phát hành được 9

số đến tháng 8 năm 1954 thì đình bản. Năm 1963, Hội thánh Tây Ninh tiếp tục

khôi phục lại tờ Đại đạo và chuyển từ Bán Nguyệt san thành Nguyệt san, phát

hành được 13 số. Đến tháng 9 năm 1965, tờ Nguyệt san này bị đình bản. Nội dung

của tờ Nguyệt san này là đăng tư tưởng của đạo Cao Đài, chủ yếu của Tây Ninh

và có những bài đã kích sự phân hóa và thành lập các chi phái mới trong đạo Cao

Đài.

Năm 1938, tổ chức Liên Hòa Tổng Hội do ông Nguyễn Văn Tường chủ

xướng cũng cho ra đời tờ báo Đại đồng. Tờ báo này xuất bản không định kỳ và

tồn tại được 20 số từ tháng 10 năm 1938 đến tháng 1 năm 1941. Nội dung của tờ

Đại đồng tập trung kêu gọi sự thống của các chi phái trong Cao Đài.

Cũng trong năm 1938, chi phái Tiên Thiên do ông Lê Kim Tỵ khởi xướng

đã cho ra đời tờ Tiên Thiên tuyên bố. Tòa soạn đặt tại Gia Định và phát hành được

19 số từ tháng 8 năm 1938 đến tháng 5 năm 1940. Nội dung đăng tải những tư

tưởng và phương châm hành đạo của chi phái Tiên Thiên.

Năm 1947, ông Nguyễn Ngọc Thơ (chức sắc của Tây Ninh) sáng lập ra tờ

Nguyệt san có tên Cao Đài giáo lý. Tòa soạn đặt tại số 62 Huỳnh Quang Tiên, Sài

Gòn và phát hành được 11 số, từ tháng 2 năm 1947 đến tháng 5 năm 1948.

Năm 1948, tổ chức Cao Đài cứu quốc mười hai phái hợp nhất cho ra đời tờ

báo có tên Đường sáng do Cao Hải Để làm chủ nhiệm. Tờ báo có nội dung kêu

gọi tín đồ Cao Đài yêu nước đứng lên cứu nước. Tờ báo chỉ phát hành được 3 số,

đến tháng 9 năm 1948 thì bị đình bản.

Page 187: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

186

Năm 1953, ông Trần Nguyên Lượng cho ra đời tờ Nguyệt san Đạo đời tại

số 122-126 Général Marchand (nay là Nguyễn Cư Trinh). Tờ báo phát hành được

7 số và bị đình bản vào tháng 4 năm 1954.

Năm 1954, Hội thánh Truyền giáo Cao Đài Trung Việt phát hành Nguyệt

san Nhân sinh do ông Trần Luyện phụ trách. Tòa soạn đặt tại số 130 Général

Marchand (nay là Nguyễn Cư Trinh) và phát hành được 9 số, đến tháng 5 năm

1955 bị đình bản. Năm 1964, ông Trần Văn Quế khôi phục lại tờ Nguyệt san này

và đặt tòa soạn tại số 380/18 Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Tờ Nguyệt

san này phát hành được 19 số, bị đình bản vào tháng 12 năm 1964.

Năm 1965, Cơ Quan phổ thông giáo lý phát hành Nguyệt san Cao Đài giáo

lý. Tòa soạn đặt tại số 165E Cống Quỳnh. Nội dung đăng tải giáo lý Cao Đài của

các chi phái. Tờ Nguyệt san này phát hành được 95 số, đến tháng 3 năm 1975 thì

đình bản.

Hiện nay, các chi phái của đạo Cao Đài tuy không chính thức phát hành

những tờ báo hoặc nguyệt san hay bán nguyệt san cho riêng mình, nhưng vẫn có

các dạng “kỷ yếu” hoặc “thông báo” mang tính sinh hoạt đạo trong cộng đồng để

tuyên truyền tư tưởng tôn giáo và chia sẽ kinh nghiệm hành đạo lẫn nhau trong tín

đồ. Các dạng “kỷ yếu” hoặc “thông báo” này không phát hành thường xuyên, chỉ

xuất hiện vào các dịp lễ lớn, hoặc nhân dịp đầu năm và dưới dạng nội bộ như tờ

Sống đạo của Hội thánh Truyền giáo Cao Đài được phát hành vào dịp xuân là một

ví dụ.

Như vậy, sự ra đời và hoạt động của các tờ báo trong đạo Cao Đài trước

năm 1975 và những dạng “kỷ yếu”, “thông báo” của các chi phái Cao Đài hiện

nay đã góp phần làm phong phú thêm cho hoạt động báo chí của khu vực Nam Bộ,

và vô hình chung cũng góp phần làm phong phú thêm cho văn hóa của khu vực

này.

3.2. ĐẠO CAO ĐÀI ẢNH HƢỞNG SẮC THÁI CỦA VĂN HÓA NAM BỘ

Là một trong các tôn giáo bản địa ra đời, phát triển tại Nam Bộ, nhưng nếu

các tôn giáo khác như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Hòa

Hảo, tuy vẫn mang dấu ấn văn hóa Nam Bộ nhưng không kết thành hệ thống, thì

Page 188: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

187

đạo Cao Đài lại thể hiện cả hệ thống những sắc thái đậm nét của văn hóa Nam Bộ

như tính hỗn dung, thoáng, mở trong văn hóa và luôn tôn trọng các giá trị văn

hóa truyền thống của dân tộc. Nếu chưa hiểu hết văn hóa Nam Bộ, người ta sẽ

khó nhận ra những yếu tố văn hóa Cao Đài ảnh hưởng từ văn hóa Nam Bộ mà sẽ

chỉ thấy Cao Đài là một tôn giáo bao quát sự hỗn dung văn hóa Đông Tây chung

chung. Chính sắc thái của văn hóa Nam Bộ đã ảnh hưởng đến đạo Cao Đài, tạo

thành nét đặc trưng của tôn giáo này. Chúng tôi muốn phân tích những sắc thái ấy

ảnh hưởng đến tôn giáo Cao Đài qua các yếu tố sau:

3.2.1. Sự hỗn dung văn hóa

Hỗn dung là thuật ngữ ghép được dùng giữa hai từ hỗn hợp và dung hòa.

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Hỗn hợp có nghĩa là hòa lẫn,

trộn lẫn vào nhau và Dung hòa có nghĩa là làm cho có sự nhân nhượng lẫn nhau

để đạt được những điểm chung, không còn đối lập nhau nữa [177:266-462]. Như

vậy, hỗn dung văn hóa có thể hiểu là hòa lẫn, trộn lẫn các yếu tố văn hóa với

nhau để hình thành nên điểm chung, không đối lập nhau. Nếu hiểu như vậy thì

văn hóa Nam Bộ chính là văn hóa hỗn dung, vì như đã phân tích, văn hóa Nam Bộ

được hình thành bởi các dòng giao lưu văn hóa giữa các tộc người trong cùng khu

vực. Hỗn dung trong văn hóa Nam Bộ là kết quả của quá trình giao lưu tiếp biến

văn hóa của các tộc người ở đây. Chính sự hỗn dung này đã ảnh hưởng sâu sắc

đến đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài qua các yếu tố:

* Hỗn dung văn hóa về đức tin trong đời sống tín đồ

Như đã phân tích ở chương 2, tín đồ đạo Cao Đài tin tưởng vào các thế lực

siêu nhiên trong tôn giáo của họ. Họ tin Ngọc Hoàng Thượng đế và Diêu Trì Kim

Mẫu đã tạo ra và làm chủ Càn khôn thế giới, chi phối toàn bộ thế giới. Họ tin có

sự khởi nguồn của vũ trụ, của con người và của vạn vật; tin có sự luân hồi, quả

báo; tin có sự giải thoát, sự trừng phạt kẻ xấu, cái ác và sự đọa đày…

Qua phân tích đức tin này, chúng tôi nhận thấy nó gần như không xuất phát

từ sự sáng tạo của tín đồ Cao Đài mà chủ yếu dựa vào sự dung hòa từ các tôn giáo

trước. Đạo Minh sư xuất hiện ở Nam Bộ như một hội kín chính trị, kinh tế được

nấp dưới yếu tố tôn giáo. Hoạt động của đạo Minh sư ở Nam Bộ trở nên mạnh mẽ

Page 189: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

188

vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, gắn liền với sự khủng hoảng chính trị ở Nam

Bộ lúc bấy giờ. Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, chống chính quyền phong kiến

bị đàn áp dã man. Thời kỳ này, người dân đối đầu với dịch bệnh, thiên tai, đói

khổ, rơi vào cảnh cùng cực. Trong tình trạng xã hội nhiễu nhương, con người mất

niềm tin vào cuộc sống đương thời nên việc cầu cơ tiếp xúc các đấng thiêng liêng

trong đạo Minh sư diễn ra thường xuyên. Nhiều người dân dựa vào cơ bút để biết

được thế sự, dự đoán tương lai và đặc biệt là cầu thuốc chữa bệnh. Không chỉ có

thường dân, nhiều trí thức, nhân sĩ yêu nước, quan lại phong kiến cũng quan tâm

đến thuật cầu cơ. Một trong những căn nguyên đạo Cao Đài ra đời đã bắt nguồn từ

thuật cầu cơ ấy.

Ông Ngô Văn Chiêu, người đầu tiên khởi xướng đạo Cao Đài, rất tin vào

thuật cầu cơ của đạo Minh sư. Ông không chỉ tham gia cầu cơ chung mà còn lập

ra các nhóm cầu cơ cho riêng mình ở Tân An, Hà Tiên và Phú Quốc. Thông qua

các buổi cầu cơ, ông dần dần thấm nhuần tư tưởng của đạo Minh sư và hình thành

nên đức tin về sự khởi nguồn của vũ trụ, tin tưởng vai trò tạo dựng và làm chủ

Càn khôn của Ngọc Hoàng Thượng đế. Ông tuyệt đối tin tưởng vào Ngọc Hoàng

Thượng đế và thờ phụng Người với vị trí cao nhất là đấng giáo chủ.

Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không chỉ có đạo Minh sư, mà

còn có Phật giáo, Công giáo, Đạo giáo. Người ta cho rằng các vị Thần, Thánh,

Tiên, Phật trong Đạo giáo, Phật giáo và Công giáo cũng thường xuyên giáng đàn

trong các buổi cầu cơ. Mỗi khi giáng đàn, các đấng thiêng liêng họ luôn tự xưng

mình thừa lệnh Thượng đế để thi hành nhiệm vụ giáo đạo, cứu rỗi chúng sanh, xây

dựng nền tôn giáo mới ở phương Nam. Từ những sự kiện đó, tín đồ Cao Đài dần

hình thành cho mình một hệ thống thần linh có thứ bậc ở cõi thiêng liêng, trong đó

đứng đầu là Ngọc Hoàng Thượng đế.

Việc tiếp thu tư tưởng của đạo Minh sư thấm nhuần cùng với hệ thống giáo

lý của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và Công giáo ở Nam Bộ, tín đồ đạo Cao Đài

đã tạo ra một thế giới gồm ba cõi; Thiên đường, Trần gian và Địa ngục. Ba cõi

này đã được nhắc đến trong giáo lý của các tôn giáo trước. Trong đó, Địa ngục

theo cách lý giải trong Kinh sám hối của đạo Cao Đài hoàn toàn lấy từ khuôn mẫu

Page 190: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

189

Địa ngục của đạo Minh sư và Phật giáo, cũng gồm Thập điện diêm vương, cũng

phân định các tội ác sẽ bị hành xử tại các Điện, điều này rất quen thuộc đối với

tâm thức người dân Nam Bộ. Mặc dù về sau, đạo Cao Đài đính chính về Địa ngục

như “đóng cửa Địa ngục” để tạo nên sự mới mẽ, nhưng vẫn không thoát khỏi

khuôn mẫu có trước, vẫn đề cập đến sự đọa đày, trừng phạt ở một thế giới khác.

Trong các nghi lễ tôn giáo của đạo Cao Đài mà chúng tôi đã phân tích vẫn tồn tại

các nghi thức đề cập đến sự hiện hữu của Địa ngục như nghi thức đánh chuông ở

Bạch Ngọc kinh với những câu kệ nhắc đến các từ Phong đô (Địa ngục), Địa Tạng

khai môn (Địa Tạng mở cửa Địa ngục)… Đây hoàn toàn là tư tưởng của Phật giáo

trong tâm thức người dân Nam Bộ về Địa ngục mà đạo Cao Đài đã tiếp thu.

Thiên đường trong đạo Cao Đài cũng là sự tiếp nhận từ tư tưởng của các

tôn giáo trước, trong đó rõ nét nhất là tiếp thu từ giáo lý Công giáo. Thiên đường

của Công giáo là miền cực lạc, có cổng Thiên đường, có các Thiên thần… là nơi

hưởng phước của con chiên ngoan đạo… Tín đồ đạo Cao Đài tạo ra Thiên đường

của mình cũng dựa trên quan điểm đó, cũng là miền cực lạc, nơi giải thoát, sự vĩnh

hằng… Làm chủ Thiên đường trong Công giáo là Đức Chúa trời, thì với đạo Cao

Đài là Ngọc Hoàng Thượng đế. Hai đấng này được tín đồ Cao Đài xem như một,

nhưng cái khác trong Thiên đường của đạo Cao Đài là có sự hiện diện các đấng

giáo chủ của các tôn giáo và được chia thành các thứ bậc, mỗi người giữ một tầng

trời nhất định với vai trò, nhiệm vụ cụ thể, và biểu mẫu chung vẫn là miền cực lạc

mà tín đồ hướng đến.

Việc phân định các thức bậc và vai trò của các vị thiêng liêng ở cõi vô hình

được xem là sự mới mẽ của đạo Cao Đài, nhưng thực chất, tư tưởng này cũng

không mới bởi được tiếp thu từ hệ tư tưởng Nho gia vốn khá phổ biến tại Nam Bộ.

Tín đồ Cao Đài dùng kiến thức Nho học để xây dựng xã hội vô hình theo thứ bậc

nhằm tạo ra sự phân cấp có bước chuyển trong con đường tu đạo của họ.

Sự khởi nguồn của vũ trụ, con người và vạn vật theo thuyết Âm – Dương,

Ngũ – Hành cũng không phải do tín đồ Cao Đài nghĩ ra, mà là thành quả tiếp thu

hệ tư tưởng của Đạo giáo vốn rất phổ biến tại Nam Bộ.

Page 191: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

190

Rõ ràng, dù cố gắng tạo ra sự mới mẽ cho tôn giáo của mình, nhưng tín đồ

Cao Đài vẫn không thoát khỏi yếu tố chung của văn hóa Nam Bộ đã kết tụ trên

300 trăm năm qua, đó là sự hỗn dung văn hóa. Nếu đức tin của các tôn giáo như

Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo tại Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng hòa

lẫn vào nhau, hình thành nên nguyên tắc tam giáo đồng nguyên, thì đức tin của tín

đồ đạo Cao Đài ở Nam Bộ đã mở rộng từ nguyên tắc đó, tức là không những chỉ

có tam giáo mà còn có sự hiện diện của Công giáo và sau này lại có thêm những

tín ngưỡng, tôn giáo khác.

Sự hỗn dung trong đức tin của đạo Cao Đài không xuất hiện ngay khi đạo

manh nha hình thành mà nó được bồi đắp dần trong quá trình phát triển của đạo.

Khi ông Ngô Văn Chiêu khởi xướng đạo Cao Đài và nhóm ông Phạm Công Tắc,

Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang tin và tu hành theo đạo Cao Đài, đức tin về thế

giới vô hình, sự giải thoát hoàn toàn không rõ ràng; Chỉ là sự xuất hiện của các

đấng siêu linh qua các buổi cầu cơ, chấp bút, xây bàn. Một số thông tin rời rạc về

Thiên đường, Địa ngục và sự tạo tác vũ trụ được nhắc đến trong Thánh giáo,

nhưng chưa trở thành một hệ thống giáo lý hoàn chỉnh. Đến khi tín đồ tuyên bố

mở đạo và đặc biệt, khi Tân luật, Pháp chánh truyền của đạo được công bố, đức

tin của đạo Cao Đài dần trở thành hệ thống hoàn chỉnh. Đọc toàn bộ Thánh giáo

của đạo Cao Đài từ năm 1925 đến gần cuối năm 1926, chúng tôi cảm thấy có sự

“dò dẫm”, chọn lựa trong việc xây dựng hệ thống giáo lý và đức tin của đạo Cao

Đài. Nội dung Thánh giáo từ cuối năm 1926 đến năm 1927 mới thật sự ổn định về

mặt giáo lý và đức tin.

Như vậy, sự hội tụ, hỗn dung và bồi đắp văn hóa – ảnh hưởng bởi đặc trưng

văn hóa Nam Bộ - đã dần dần được hình thành trong hệ thống đức tin của đạo Cao

Đài, nó gắn liền với sự phát triển của đạo qua thời gian.

* Hỗn dung văn hóa qua cách thờ tự

Cách thờ tự của đạo Cao Đài cho đến hiện nay cũng là kết quả của sự hỗn

dung và bối đắp văn hóa Nam Bộ như đã nêu trên. Khi vừa khởi xướng và tu hành

theo đạo Cao Đài tại Phú Quốc, ông Ngô Văn Chiêu chỉ tôn thờ một biểu tượng

duy nhất là Mắt trái, gọi là Thiên nhãn. Nhưng khi hành đạo tại Sài Gòn vào năm

Page 192: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

191

1924, cách thờ tự của ông Chiêu dần thay đổi, nhất là khi ông Chiêu truyền dạy

cách thờ tự của mình cho ông Vương Quan Kỳ. Tại số nhà 80 đường La Grandière

(nay là đường Lý Tự Trọng), ông Kỳ đã nhận biểu tượng Thiên nhãn do tự tay ông

Chiêu vẽ để thiết lập bàn thờ. Tấm Thiên nhãn này có kích thước 18cm x 24cm,

trong đó hình Thiên Nhãn được vẽ bằng mực xanh phía trên cùng, ở giữa có thập

tự bằng viền đỏ, không có chữ, phía dưới viết chữ Cao Đài Tiên ông [112:85]

(xem sơ đồ).

Hình vẽ 9: Thiên nhãn do ông Ngô Minh Chiêu vẽ

Về cách bày bàn thờ như sau (xem sơ đồ thiết lập bàn thờ)

Sơ đồ 18: Thiết lập bàn thờ theo cách của ông Ngô Văn Chiêu

(Hình vẽ: Huỳnh Ngọc Thu)

Như vậy, trong quá trình tu đạo, bản thân ông Chiêu cũng đã dần tự hoàn

thiện cách thờ của mình, đi từ đơn giản đến phức tạp.

Khi nhóm của các ông Cư, Tắc, Sang gia nhập cùng với nhóm của ông

Chiêu để hình hành đạo Cao Đài, việc thờ tự bắt đầu có sự thay đổi. Các ông Cư,

Tắc, Sang sửa đổi cách thờ tự của ông Chiêu vì các ông này cho rằng để phù hợp

với hệ thống giáo lý của đạo, đó là việc đưa các đấng giáo chủ của các tôn giáo có

CAO ĐÀI TIÊN ÔNG

Hình Thiên

nhãn

nhang

Trái

cây Bình

hoa Đèn thái

cực

3 ly rượu

Nước

trà Đèn Nước

trắng Đèn

Page 193: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

192

trước vào hệ thống thờ tự của Cao Đài, hình thành nên một hệ thống thần linh có

thứ bậc trên bàn thờ, với vai trò như Tam giáo, Tam trấn. Trong hệ thống này bao

gồm Phật Thích Ca, Quan Âm Bồ Tát, Chúa Jêsu, Lão Tử, Khổng Tử, Quan

Thánh Đế Quân, Lý Thái Bạch, Khương Tử Nha… là hệ thống thờ tự chủ đích của

tín đồ Cao Đài, đồng thời thể hiện yếu tố dung hòa văn hóa của cư dân Nam Bộ.

Những nhân vật thần thánh trên được cư dân Nam Bộ biết đến với vai trò

làm chủ một mối đạo như Thích Ca của Phật giáo; Chúa Jêsu của Công giáo; Lão

tử của Đạo giáo; Khổng tử của Nho giáo; ngoài ra còn có Quán Thế Âm Bồ Tát

giữ vai trò cứu khổ cứu nạn; Quan Thánh Đế Quân, biểu tượng của nhân vật trung

liệt, được cư dân Nam Bộ thờ ở chùa, đình và được nâng lên vai trò thần độ mệnh

cho gia chủ, được thờ trong các gia đình người Việt ở Nam Bộ.

Sự xuất hiện của các bậc Thần, Thánh, Tiên, Phật trong hệ thống thờ tự của

Cao Đài phải chăng là hình thức để thu hút cư dân Nam Bộ gia nhập đạo, bởi qua

đó tín đồ Cao Đài sẽ không cảm thấy quá xa lạ với những tín ngưỡng từ xưa đến

nay họ vẫn thờ tự trong gia đình. Trong quá trình khảo sát điền dã tại Đồng Nai,

chúng tôi đã tiếp xúc nghiên cứu một gia đình ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu

trong thời gian dài. Chúng tôi được biết, gia đình này thờ Quan Thánh Đế Quân và

Mẹ sanh (người Hoa gọi là Kim Hoa nương nương hay Huệ Phước phu nhân) đã

hơn 10 năm. Lý do ông bà chủ nhà thờ Quan Thánh và Mẹ sanh là mỗi lần đi xem

bói, đều được các vị thầy bói cho biết hai vị này là thần bổn mệnh của gia chủ

(Quan Thánh là thần bổn mệnh của ông chủ hộ và Mẹ sanh là thần bổn mệnh của

bà chủ hộ), luôn theo sát gia chủ để phù hộ trong công việc cũng như độ trì theo

đạo.

H: Như vậy là chú và cô ở nhà có đạo từ rất sớm phải không?

TL: Phải rồi, nhưng hồi đó còn nhỏ, nên không quan tâm.Cũng không ăn chay,

không sinh hoạt đạo và chỉ thờ ông bà thôi. Lúc chú đi kinh tế mới ở Tây

Ninh có người tới xem bói nói là chú có người độ, hỏi ai độ thì họ nói là

Quan Công theo độ chú. Lúc đó chú không tin, nên cũng không thờ gì hết.

Cô đi coi bói thì nói là có Mẹ sanh độ, nhưng cũng không tin để thờ, chỉ biết

vậy thôi. Nhưng thầy bói nói là chú không được ăn thịt chó, không được ăn

Page 194: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

193

thịt trâu, vì điều đó sẽ bị ông phạt. Chú cũng không tin, nhưng sau nghĩ lại

thì thấy đúng.

H: Đúng là sao hả chú?

TL: Chú kể cho nghe, lúc chú 30 tuổi, còn ở ngoài Quảng Nam. Hồi đó chú là thủ

môn cho đội bóng của xã. Bữa đó đi đá bóng, chú chụp bóng xong rồi bị gãy

chân. Sau nghĩ lại mới tin là ông phạt, vì đêm trước đó chú ăn thịt chó. Bây

giờ nghĩ lại thì mới tin như thế thôi, không biết có đúng không?

H: Vậy chú thờ Quan Công và Mẹ sanh khi nào?

TL: Khi chú đến định cư ở Đồng Nai này, lúc đó khoảng năm 1990. Làm ăn thất

bại, buôn bán không được nên chú mới nhớ tới lời của thầy bói trước đây mà

thỉnh tượng về thờ.

(Trích phỏng vấn số 2, PL:2)

Đến năm 1994, gia đình này theo đạo Cao Đài và thờ Thiên nhãn, bàn thờ

Quan thánh và Mẹ sanh được cất đi, không thờ nữa. Giải thích cho việc này, họ

cho rằng đã thờ Thiên nhãn thì không cần thiết phải có bàn thờ Quan Thánh và Mẹ

sanh, vì hai vị này là người của Thượng đế, thừa lệnh Thượng đế làm thần bổn

mệnh cho gia đình họ, do đó chỉ cần thờ Thượng đế là đương nhiên đã thờ Quan

Thánh và Mẹ Sanh.

H: Vậy chú thờ Thầy khi nào?

TL: Vào khoảng đầu năm 1994. Lúc đó cha chú ở ngoài quê bị mất, chú về quê

làm đám tang. Thấy đám tang của cha mình tốt quá, toàn đạo đều tới lo lắng,

giúp đỡ suốt trong mấy ngày đám tang, nên chú nghĩ đạo mình tốt thật, vì

vậy chú quyết định sinh hoạt đạo trở lại. Sau đám tang của cha chú, chú đến

Thánh thất ngoài đó bày tỏ nguyện vọng và mọi người ở đó rất đồng tình. Họ

cho chú thỉnh Thánh tượng và đưa thêm mấy quyển kinh nữa bảo về nhà

đóng bàn thờ để thờ. Chú cầm Thánh tượng và mấy quyển kinh vào đây. Sau

đó lên Sài Gòn mua một cái chuông, một cái mỏ về đóng bàn thờ thờ cho tới

bây giờ luôn đó.

H: Thế tại sao chú lại dẹp bỏ bàn thờ Quan Thánh và Mẹ sanh đi?

TL: Trong đạo Cao Đài, Quan Thánh đứng hàng tam trấn, Mẹ sanh cũng được xem

là người ở Diêu Trì Cung, do khi thờ Thượng đế thì không cần phải thờ

Quan Thánh nữa, nên phải cất bàn thờ Quan Thánh và Mẹ sanh.

H: Cháu vẫn chưa hiểu, như vậy chú không sợ phật lòng Đức Quan Thánh sao?

Page 195: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

194

TL: Làm sao mà phật lòng được, vì Đức Quan Thánh là đệ tử của Thầy. Đã thờ

Thầy là thờ chung luôn rồi, nên không phải thờ thêm Đức Quan Thánh nữa,

nếu thờ nữa thì sẽ phạm tội với Thầy đó.

(Trích phỏng vấn số 2, PL :2)

Khi chúng tôi quan sát về cách thờ tự trong gia đình này, hình của Quan

Thánh và Mẹ sanh vẫn được treo trên bức tường đối diện với bàn thờ Thiên nhãn

(xem sơ đồ).

Sơ đồ 19: Cách thờ tự trong gia đình tín đồ Cao Đài ở Đồng Nai

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

Giải thích cho vấn đề này, chủ gia đình cho rằng treo như vậy nhằm mục

đích biểu thị các vị ấy cùng chầu về Thượng đế.

H: Sao chú không cất luôn tượng của Đức Quan Thánh và mẹ sanh đi mà còn treo

ở đó.

TL: À, để chú giải thích cho nghe nhé. Chú treo ở đó là nhằm mục đích để Đức

Quan Thánh và Mẹ sanh cùng hầu vào Thầy. Đó là lẽ đạo đấy cháu. Cháu

thấy đó. Chú treo hình Đức Quan thánh bên trái, Mẹ sanh bên phải còn ở

giữa treo hình Đức Ngô Minh Chiêu. Ý là để ba người này cùng chầu vào

Thượng đế, vì tất cả là đệ tử của Thượng đế mà.

(Trích phỏng vấn số 2, PL:2)

Một gia đình khác cũng ở Đồng Nai có thờ Thiên nhãn và bức tường đối

diện lại treo hình của Chúa Jêsu và Phật Thích Ca. Gia đình này theo Cao Đài từ

thời ông bà, nhưng họ vẫn tin đức Chúa và đức Phật nên vẫn treo hình.

Điều này chứng tỏ, trong đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài từ lâu

đã hình thành nên tín ngưỡng hỗn dung và đã được biểu hiện rõ qua cách thờ tự

trong gia đình. Mặc dù qui định của đạo Cao Đài là hợp nhất các vị Thần, Thánh,

Tiên, Phật để qui tụ về một mối, nhằm đề cao vai trò tối thượng của Ngọc Hoàng

Th

ờ T

hiê

n

nh

ãn

Cửa chính vào nhà

Hình Quan Thánh

Hình Ngô Minh Chiêu

Hình Mẹ Sanh

Page 196: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

195

Thượng đế trong tôn giáo, nhưng trong tâm thức của tín đồ Cao Đài Nam Bộ thì

các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật này vẫn còn giữ vai trò nhất định trong đời sống

tâm linh của họ, do đó họ không cất đi mà vẫn treo những hình này trong gia đình

và giải thích theo giáo lý Cao Đài.

* Hỗn dung văn hóa trong lễ phục của tín đồ Cao Đài

Lễ phục của đạo Cao Đài được phân thành 4 màu chủ đạo, gồm trắng,

xanh, đỏ và vàng. Màu trắng dành cho các tín đồ bình thường, nữ tín đồ và chức

sắc Hiệp Thiên Đài; còn các màu sắc còn lại là của các chức sắc Cửu Trùng đài,

trong đó, màu xanh tượng trưng cho Đạo giáo, màu đỏ tượng trưng cho Nho giáo

và màu vàng tượng trưng cho Phật giáo. Nhìn vào lễ phục của chức sắc Cửu

Trùng đài, có thể dễ dàng phân định các chi mà tín đồ đang theo trong đạo; và

cũng chỉ thông qua màu sắc thấy rõ tính hỗn dung tôn giáo trong đạo Cao Đài.

Không chỉ hỗn dung về mặt tôn giáo, lễ phục của đạo Cao Đài còn hỗn

dung từ các loại hình diễn xướng sân khấu ở Nam Bộ như hát bội, cải lương…

Các bộ đại lễ của chức sắc cao cấp trong đạo Cao Đài được may theo mô thức “áo

– mão – cân – đai” của vua, quan. Đây là loại trang phục của văn hóa Hán, Việt

cổ, thể hiện sự chuẩn mực của văn hóa Nho giáo nhằm khẳng định quyền lực và

phân biệt ngôi thứ trong hệ thống tổ chức Cao Đài.

Như vậy, lễ phục của đạo Cao Đài cũng là kết quả của dự hỗn dung văn

hóa Nam Bộ.

Từ những phân tích trên cho thấy đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài là

sự tiếp thu, cải biên từ các lớp văn hóa có trước để tạo nên sự mới mẽ, nhưng vẫn

thể hiện tính hỗn dung của văn hóa vùng Nam Bộ. Yếu tố vùng đã chi phối đến

việc tiếp thu và biến đổi các thành tố văn hóa trong đạo Cao Đài, làm cho nó thể

hiện sắc thái đa văn hóa, đây cũng là yếu tố đặc trưng của văn hóa Nam Bộ.

3.2.2. Yếu tố thoáng, mở trong văn hóa

Khi nói đến văn hóa Nam Bộ, nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng văn hóa

Nam Bộ là thoáng, mở. Sự thoáng, mở trong văn hóa được hiểu như là sự dung

hòa, không câu nệ hình thức, không cứng nhắc bởi những nguyên tắc đề ra… Yếu

Page 197: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

196

tố này được tín đồ đạo Cao Đài tiếp thu và biểu hiện trong đời sống tôn giáo của

họ, cụ thể qua các yếu tố như:

* Yếu tố thoáng, mở trong văn hóa qua cách hành đạo

Chức sắc và tín đồ Cao Đài hành đạo với tình yêu thương nhằm hướng đến

tôn chỉ “tốt đạo, đẹp đời”, nên gần như không có sự phân biệt giai tầng, đẳng cấp

trong xã hội. Khi một gia đình tín đồ có việc xảy ra như tang, tế… thì toàn thể tín

đồ trong cộng đồng họ đạo đều đến dự, cùng lo sắp xếp công việc, cùng cầu

nguyện, bất kể gia đình đó gần hay xa, nghèo hay giàu. Trong chương 2, chúng tôi

đã nêu lên vài ví dụ minh chứng cho sự kiện này, trong đó việc đám tang của một

tín đồ ở Đồng Nai nhưng lại qui tụ được số lượng đông chức sắc, tín đồ từ Thành

phố Hồ Chí Minh đến hành lễ và cầu nguyện là một minh chứng rõ ràng. Tìm hiểu

về thân thế của người đã khuất này, chúng tôi được biết, bà chỉ là một tín đồ bình

thường vốn theo đạo Cao Đài từ khi còn rất nhỏ ở miền Trung. Bà vào Đồng Nai

từ năm 1990 cùng 2 người con (một trai, một gái) đã lập gia đình. Bà sống với

người con gái, gia đình này theo Phật giáo (trong nhà có bàn thờ Phật, chồng của

cô ấy là tín đồ sùng đạo Phật, có công rất lớn trong việc xây dựng chùa Vĩnh

Phước tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai; con cái trong gia đình cô này

đều theo Phật giáo). Con trai của người mất sống gần nhà chị mình, hành nghề

thầy lang, theo đạo Cao Đài từ nhỏ, nhưng khi vào Đồng Nai thì gần như không

còn sinh hoạt với Cao Đài. Bản thân của người phụ nữ quá cố, từ khi vào Đồng

Nai đến khi mất cũng không sinh hoạt thường xuyên đạo Cao Đài. Dù vậy, khi bà

mất, tín đồ Cao Đài xung quanh biết được, cùng với nguyện vọng của người con

trai là muốn cử hành tang lễ theo nghi thức Cao Đài, nên một tín đồ không thân

thích với gia đình đã tình nguyện lên Thánh thất Trung Minh ở Thành phố Hồ Chí

Minh để thay mặt gia đình bày tỏ nguyện vọng với Ban Cai quản Thánh thất và đã

được Ban Cai quản nhiệt tình ủng hộ, qui tụ chức sắc và tín đồ đến Đồng Nai ngay

trong đêm để cử hành tang lễ cho người quá vãng tại gia đình của người con gái.

Tang lẽ được diễn ra với đầy đủ nghi thức dành cho một tín Cao Đài, không có sự

phân biệt nào. Cảm động với những hành vi này, người con trai và con gái của bà,

sau tang lễ, đã theo và trở lại sinh hoạt với cộng đồng tín đồ Cao Đài tại Đồng

Page 198: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

197

Nai. Đến khi người con trai qua đời, tang lễ của ông cũng được các chức sắc Cao

Đài thực hiện với đầy đủ nghi thức như tang lễ của mẹ ông. Một trong số những

người con trai của ông hiện nay trở thành người hiến thân, phục vụ cho đạo Cao

Đài tại Thánh thất Trung Bảo ở Long Khánh, Đồng Nai.

Câu chuyện khác mà chúng tôi đã chứng kiến trong thời gian điền dã dài

ngày tại xã Khánh Hậu, TX. Tân An, tỉnh Long An vào năm 2005. Một gia đình

tín đồ Cao Đài thực hiện lễ tuần cửu cho cha mình. Chúng tôi đã tham gia 4 trong

số 9 tuần cửu của gia đình này. Chúng tôi cảm nhận được sự tương tế giúp đỡ của

bổn đạo khi chức việc và tín đồ trong cộng đồng Cao Đài tập hợp đông đảo ở đây.

Tuần cửu nào cũng có trên 20 người trong họ đạo tham dự cầu nguyện, mặc dù chỉ

có một người con gái trong số 6 người con trong gia đình này theo đạo cha, gia

nhập Cao Đài.

Qua hai câu chuyện trên, chúng tôi cảm nhận được tính thoáng trong cộng

đồng tín đồ Cao Đài. Họ không rời bỏ bất kỳ ai, nếu người đó cần đến. Họ gần

như không phân biệt đối xử, mặc dù nhiều người mà họ giúp đỡ khi còn tại thế, vì

một lý do gì đó đã không thực hiện nghiêm túc vai trò của một tín đồ Cao Đài

ngoan đạo.

* Yếu tố thoáng, mở trong văn hóa qua lễ nhập môn

Tính thoáng, mở trong đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài còn biểu hiện

qua nguyên tắc nhập môn của đạo. Đạo Cao Đài gần như không bắt buộc con cái

và gia quyến của tín đồ phải theo đạo, mà dựa trên sự tự nguyện của mỗi cá nhân.

Vì thế, đạo Cao Đài đã đưa ra nguyên tắc, người nhập môn phải ở tuổi 18. Nguyên

tắc này được dựa trên tính tự nguyện, vì ở tuổi ấy, con người có đầy đủ trí tuệ, tự

chịu trách nhiệm với mọi quyết định của bản thân, không phải chịu sự bắt buộc

của người khác.

H: Tại sao lại phải đợi đến 18 tuổi?

TL: Vì luật của đạo nó vậy, yêu cầu tính tự nguyện của người nhập môn. Đến 18

tuổi được xem là đã trưởng thành, có ý thức cho hành vi của mình, lúc đó

quyết định trở thành người Cao Đài hay không là do người đó, không phải lệ

thuộc vào ai, vì ở tuổi này phải chịu mọi quyết định của mình.

(Trích phỏng vấn số 4, PL:2)

Page 199: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

198

H: Trong bốn người con của anh, người nào có làm lễ Tắm Thánh?

TL: Tất cả những đứa này đều có làm lễ Tắm Thánh hết, nhưng chưa có đứa nào

nhập môn. Hai đứa lớn này thì đi ở riêng nên chưa có nhập môn. Hai đứa này

còn nhỏ thì chưa nhập môn.

H: Bốn người đều Tắm Thánh hết?

TL: Ừ, còn nhỏ là tôi cho Tắm Thánh hết, có giấy Tắm Thánh, ghi vô sổ bộ đạo

rồi.

H: Nhưng chưa ai nhập môn?

TL: Ừ, chưa ai nhập môn.

H: Anh có dự định là cho hai đứa con lớn của anh sau này nhập môn không?

TL: Hướng của mình là dẫn tụi nó đi vào con người đạo, nhưng tùy theo căn duyên

của tụi nó.

(Trích phỏng vấn số 3, PL:2)

Qua khảo sát của chúng tôi, không phải gia đình tín đồ Cao Đài nào cũng

có đầy đủ con cái theo đạo. Chúng tôi đã từng vẽ nhiều sơ đồ thân tộc của các gia

đình tín đồ Cao Đài; qua đó nhận thấy có rất nhiều gia đình, kể cả gia đình chức

sắc, chức việc cũng có những thành viên không theo đạo Cao Đài, thậm chí có

theo đạo nhưng cũng không thuộc chung một chi phái. Ví dụ:

Sơ đồ 20: Thân tộc của gia đình Chức việc ở quận 8, TP.HCM

(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)

3 4

5 7 6

9

8

2 1

10 11 12 13 14

15 16

Ego

B P

B B

T P T

P P

K K

K K

Chú thích:

- B: Cao Đài Ban Chỉnh đạo

- P: Phật giáo

- T: Cao Đài Tây Ninh

- K: Không nhập môn theo Cao Đài

Page 200: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

199

Trên đây là sơ đồ thân tộc của một Thông sự (Ego) ở đường Phạm Thế

Hiển, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. Qua khảo sát, chúng tôi được biết:

- Người số 1 (ông nội của Ego): theo Cao Đài Ban Chỉnh đạo

- Người số 2 (bà nội của Ego): theo đạo Phật

- Người số 3 (cha Ego): theo Cao Đài Ban Chỉnh đạo, phẩm vị Lễ sanh

- Người số 4 (mẹ Ego): theo Cao Đài Ban Chỉnh đạo

- Người số 5, 6 (anh trai và chị gái Ego): không theo đạo Cao Đài

- Người số 7 (vợ Ego): theo đạo Phật

- Người số 8 (em Ego): theo Cao Đài Tây Ninh

- Ego: giữ phẩm Thông sự của Cao Đài Tây Ninh

- Người số 9, 10, 11, 13 (con Ego): đều đã làm lễ tắm thánh, trong đó 9 và

10 còn nhỏ (số 9: 10 tuổi; số 10: 15 tuổi), chưa quyết định có trở thành tín đồ hay

không. Số 11 và 13 đã lớn (26 và 28 tuổi) lập gia đình với những người ngoài đạo

Cao Đài (số 12 và 14 đều theo Phật giáo) và không làm lễ nhập môn theo Cao Đài.

Từ gia đình trên cho thấy, dù có người bản thân là chức sắc, chức việc của

đạo Cao Đài, nhưng con cháu của vẫn có người không theo đạo Cao Đài. Ví dụ,

người số 3, giữ phẩm Lễ sanh của Cao Đài Ban Chỉnh đạo, nhưng bốn người con

của ông ấy, chỉ có hai người (Ego và số 8) theo đạo Cao Đài (Cao Đài Tây Ninh).

Bản thân Ego là Thông sự, nhưng hai người con trưởng thành của ông ấy lại

không theo đạo Cao Đài, hai người còn lại chưa quyết định.

Giải thích về việc không theo đạo của con cháu trong gia đình, Ego cho

rằng, đạo Cao Đài ra đời nhằm ân xá nhân loại ở kỳ ba, trong gia đình chỉ cần một

người tu cũng đủ để cứu chơn linh của Cửu huyền, thất tổ (ông bà tổ tiên).

H: Vậy thì trong gia đình thì mới chính thức một mình anh là có đạo thôi?

TL: Ừ, riêng gia đình cá nhân của tôi đó; chứ còn bà già cũng có, cha cũng có.

Nhưng mà nó có một cái vậy nè, một người mà hành đạo, công quả đó thì có

thể cứu được Cửu huyền, chứ không phải đơn giản. Các rằm lớn của một

năm đó, tức là gồm có Thượng ngươn, Trung ngươn và Hạ ngươn đều có

dâng sớ Cửu huyền. Sớ sẽ ghi tên ông bà tổ tiên của mình gì đó đã qui thiên

rồi, thì mình muốn cứu độ những người này thì mình ghi tên vô. Sớ này sau

đó đưa chung vào sớ cầu xin Đức Chí tôn đó để cứu cửu huyền, đốt chung.

Page 201: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

200

Bởi vì trên đó cũng có những cơ cấu ở Bạch Ngọc Kinh trển. Mình hiểu nôm

na vậy đi. Cho nên bây giờ trong một kiếng họ, trong một gia đình, không

nhất thiết là toàn bộ, nếu toàn bộ thì quá quí, nhưng mà có 1, 2, 3 gì đó mà

đã làm công quả và đường Đại đạo để lo việc lập công bồi đức, rồi phổ độ

nhân sanh thì mình cũng sẽ cứu được chơn linh Cửu huyền thất tổ của mình.

Chứ bây giờ ở mặt thế gian này cứu bằng tiền cứu đâu có nổi, chỉ cứu linh

hồn thôi. Giờ mình phải lo phần đó.

(Trích phỏng vấn số 3, PL:2)

Nghiên cứu khía cạnh này, chúng tôi mới nhận thấy được tính thoáng mở

của đạo Cao Đài rất phù hợp với đức tính của người dân Nam Bộ, dù trong tôn

giáo, người ta cũng không câu nệ, đòi hỏi tuyệt đối sự tham gia tôn giáo của mọi

thành viên trong gia đình. Chính vì quan điểm đó mà trong đạo Cao Đài không

nhất thiết tất cả thành viên trong gia đình phải theo đạo Cao Đài mà chỉ một vài

người gắng công tu hành cũng có thể chấp nhận được, ngay cả những người cùng

trong một gia đình nhưng theo những chi phái khác nhau của Cao Đài thì tín đồ

cũng không cho đó là sự phân hóa gay gắt mà chỉ cho đó là do “Thiên ý” của

Thượng đế. Khi giải thích việc cha mẹ theo Cao Đài Ban Chỉnh đạo, bản thân

(Ego) và em Ego theo Cao Đài Tây Ninh, Ego cho rằng không có sự phân biệt

giữa hai phái, các phái chỉ khác về tên gọi, còn phương châm, nguyên tắc hành

đạo… đều là một; mỗi chi phái là một con đường để đưa tín đồ về với Thượng đế.

H: Ngày xưa ba mẹ anh có theo đạo không?

TL: Ông già cũng có, bà già cũng có. Nói chung là ở bên ngoại, kể cả ông bà ngoại

và ông nội thì gốc là đạo Cao Đài. Nhưng bà nội thì là Phật giáo. Mấy ông

bác của tôi là trụ trì mấy chùa lớn ở thành phố này đó. Chùa Giác Lâm, Chùa

Giác Hải, Chùa Giác Long, Chùa Giác Phước; 4 chùa lớn. Còn bên ông nội

với ông bà ngoại thì Cao Đài hết, nhưng mà lại theo Cao Đài Ban Chỉnh Đạo

Bến Tre. Riêng mình tôi là lọt về Cao Đài Tây Ninh. Nó cũng có những may

duyên, không thể hiểu nổi vậy đó. Nói chung là Cao Đài tới ba mươi mấy chi

phái, nhưng tôn chỉ chung thì vẫn vậy, giống như nhau. Chuyện mà những vị

tách rời nhau chẳng qua là những vị đó có những bất đồng gì đó trong nội bộ

này kia kia nọ, đó thuộc về các tiền bối mà, mình không hiểu nỗi những

chuyện đó.

(trích phỏng vấn số 3, PL:2)

Page 202: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

201

Với tư tưởng như trên, rõ ràng việc nhập môn theo đạo Cao Đài của con em

gia đình tín đồ không bắt buộc mà dựa trên tính tự nguyện, đây là tính chất

thoáng, mở rất phù hợp với tính cách của cư dân Nam Bộ và văn hóa Nam Bộ.

Có trường hợp cha mẹ theo đạo Cao Đài qua đời đã lâu, con cái đến tuổi về

già mới xin nhập môn, như trường hợp của cặp vợ chồng ở khu vực Bảy Hiền,

quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Cha mẹ của ông là tín đồ sùng đạo Cao

Đài, được cộng đồng quí mến, nhưng ông cùng vợ và con cháu trong nhà đều

không nhập môn theo đạo. Hàng năm, gia đình ông vẫn tổ chức lễ cầu siêu cho

cha mẹ tại Thánh thất Trung Hiền ở Tân Bình. Đầu năm 2008, hai vợ chồng ông

xin nhập môn và được Ban Cai quản Thánh thất đồng ý tổ chức lễ nhập môn vào

ngày Rằm tháng 4 âm lịch năm 2008. Ông tâm sự, sở dĩ xin nhập môn vào đạo

Cao Đài vì muốn có một chỗ dựa tinh thần khi về già và cũng muốn sau khi qua

đời được cộng đồng tín đồ quan tâm, tổ chức tang lễ, cầu siêu như họ đã từng thực

hiện các nghi thức tang lễ cho cha mẹ ông.

Điều này chứng tỏ cộng đồng tín đồ Cao Đài luôn mở rộng vòng tay để đón

nhận những người tình nguyện đến với họ.

Đạo Cao Đài không chỉ đón nhận những con người hiện hữu mà còn đón

nhận cả linh hồn của người quá vãng. Tại Thánh thất Trung Bảo ở Đồng Nai từng

làm lễ nhập môn cho những người đã mất, gọi là “qui y vong” với phương châm

“độ sanh không được thì độ tử” (nghĩa là lúc còn sống không độ được, thì khi qua

đời rồi vẫn có thể độ). Đó là trường hợp chúng tôi nghe được trong thời gian điền

dã. Theo những người chứng kiến kể lại, người quá vãng về báo mộng với con

mình là muốn xin nhập môn theo đạo Cao Đài, người con đến trình với Ban Cai

quản Thánh thất và được Ban Cai quản đồng ý tổ chức nhập môn cho người đã

mất ấy bằng cách cho người con ôm di ảnh của mẹ quì trước bàn thờ chánh điện

và thực hiện những nghi lễ nhập môn thay cho mẹ mình. Hoặc một trường hợp

khác mà chúng tôi nghe được lời kể từ người dân phường Khánh Hậu (thị xã Tân

An, Long An). Tại phường Khánh Hậu có Lăng Nguyễn Huỳnh Đức, một vị

tướng của Tả quân Lê Văn Duyệt. Trong một lần cầu cơ tại Thánh tịnh Tam thanh

Page 203: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

202

Bửu điện của phái Tiên Thiên trước năm 1975, ông Nguyễn Huỳnh Đức giáng cơ,

cho biết mình đã nhập môn theo đạo Cao Đài… Điều này cho thấy đạo Cao Đài

chấp nhận tín đồ dưới mọi hình tướng (hữu hình và vô hình) đến với tôn giáo của

mình. Vì vậy, có thể nói trong đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài luôn biểu hiện

tính chất thoáng, mở của văn hóa Nam Bộ.

* Yếu tố thoáng, mở trong văn hóa qua lễ hôn phối

Lễ hôn phối của tín đồ Cao Đài cũng thể hiện tính chất thoáng, mở mà

chúng tôi cảm nhận được. Nguyên tắc của đạo Cao Đài được ghi rõ trong Tân luật,

tín đồ chỉ được phép kết hôn với những người trong cùng đạo và phải thực hiện lễ

hôn phối tại Thánh thất hoặc Đền thánh. Thế nhưng qua khảo sát của chúng tôi, tín

đồ của đạo Cao Đài gần như không tuân thủ nguyên tắc này, đặc biệt là ở những

khu vực xa trung tâm của đạo (xa Tòa thánh). Việc kết hôn với người ngoài đạo là

hiện tượng phổ biến đối với tín đồ ở xa trung tâm đạo, và cũng gần như họ không

thực hiện nghi lễ hôn phối tại Thánh thất. Thánh thất Trung Bảo ở Đồng Nai được

xây dựng hơn 20 năm qua, nhưng đến nay chỉ mới thực hiện được 2 lễ hôn phối

của những người cùng đạo Cao Đài. Con số thực hiện lễ hôn phối tại các Thánh

thất khác ở Nam Bộ cũng không nhiều so với số lượng kết hôn thực tế trong cộng

đồng tín đồ của đạo, như Thánh thất Trung Minh ở TP. Hồ Chí Minh cũng chỉ

thực hiện từ 1 đến 2 lễ hôn phối trong một năm. Ngay tại Tòa thánh Tây Ninh

cũng chỉ thực hiện khoảng 5 lễ hôn phối trong một năm cho cả hai vợ chồng đều

là tín đồ Cao Đài (CT:23), trong khi đó số lượng tín đồ đạo Cao Đài ở Tây Ninh

chiếm đến 80% dân số của tỉnh Tây. Các nguyên nhân để giải thích cho vấn đề

này như sau:

+ Thứ nhất: Thánh thất không thực hiện lễ hôn phối trong trường hợp tín

đồ kết hôn với người ngoài đạo. Muốn thực hiện được lễ hôn phối, hai người đều

phải cùng là tín đồ của đạo; nhưng đạo Cao Đài không bắt buộc nhập môn cho tất

cả mọi thành viên trong gia đình tín đồ, vì vậy, khi một trong hai người không

phải là tín đồ Cao Đài sẽ không thực hiện được lễ hôn phối tại Đền thánh hoặc

Thánh thất mà thực hiện ở nhà riêng trước bàn thờ gia tiên (không thực hiện trước

Thiên bàn).

Page 204: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

203

H: Chú thử ví dụ xem có những điều gì mà tín đồ ít thực hiện theo nguyên tắc của

đạo nhất?

TL: Ừ, cái lễ hôn phối là ít tín đồ tuân thủ theo nhất, vì cháu biết không? Cái này

hơi khó thực hiện, nay họ không muốn thực hiện.

H: Khó là thế nào hả chú?

TL: Thì muốn làm được lễ hôn phối thì phải hai đứa phải là người trong đạo. Cháu

biết rồi đó, ở vùng này tụi nó lấy người ngoài đạo nhiều lắm thì làm sao thực

hiện được lễ hôn phối. Mình cũng có khuyên nhủ nên kiếm người trong đạo,

nhưng nói thì nói vậy thôi. Vợ chồng có số, đâu có ép buộc được, chúng nó

thương ở đâu thì gả ở đó, cũng là số trời mình đâu có cưỡng lại được.

(Trích phỏng vấn số 2, PL:2)

H: Vậy trong đạo có bắt buộc phải lấy người trong đạo không bác?

TL: Có chứ, nhưng cũng không khắt khe như bên đạo Thiên Chúa đâu. Hiện nay

tụi nó lấy lung tung cả, không cùng đạo cũng được. Luật đạo thì như vậy,

nhưng bác nghĩ, vợ chồng là duyên số, không thể cưỡng ép được đâu. Mà

duyên số thì do Thượng đế sắp đặt rồi, nên cứ mặt kệ chúng nó thôi, chứ

mình ngăn cản thì cũng không được, hơn nữa ngăn cản, tụi nó thương quá

làm bậy thì mình lại mang tội lớn đó. Như con trai của bác, lúc đầu bác cũng

có khuyên là nên kiếm người trong đạo mà lấy. Nó cũng dạ dạ, rồi sau đó đi

làm cho Đài Loan, quen với mấy đứa công nhân trong đó, rồi yêu; sau đó về

biểu cha mẹ đi cưới. Đó như vậy đó, không đi thì không được vì tụi nó yêu

nhau quá rồi, hai đứa cứ bám riết lấy nhau mà. Hiện nay, tụi nó có một đứa

con rồi, tôi làm nhà ở phía trước kia để tụi nó ở đó.

(Trích phỏng vấn số 1, PL:2)

+ Thứ hai: ý thức thực hiện lễ hôn phối của đại đa số tín đồ ở xa trung tâm

đạo không cao. Nhiều người chú trọng đến nghi thức làm lễ gia tiên trong gia đình

hơn là làm lễ hôn phối tại Thánh thất. Do đó, số tín đồ làm lễ hôn phối ở Thánh

thất không nhiều so với thực tế kết hôn của tín đồ.

Khi trao đổi về việc tuân thủ các nguyên tắc trong hôn lễ của tín đồ, đa số

chức sắc Cao Đài ở các Thánh thất đều cho rằng đây là ý thức cá nhân của tín đồ,

nếu các cá nhân đó tuân thủ sẽ tốt cho bản thân họ; còn không, chức sắc của đạo

cũng không thể có những hình thức cấm đoán, vì bên cạnh luật đạo còn luật đời;

Luật đạo dựa trên ý thức và sự tự nguyện của tín đồ, luật đời dựa trên hệ thống

Page 205: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

204

pháp luật của Nhà nước. Tín đồ có thể không tuân thủ theo luật đạo, nhưng họ

phải tuân thủ theo luật đời. Khi đã làm đúng luật đời, luật đạo không thể can thiệp.

Tín đồ chỉ chịu trách nhiệm với bản thân và với các đấng thiêng liêng khi họ trăm

tuổi.

H: Chú làm trong Ban trị sự của Thánh thất, chú thấy tín đồ có tuân thủ theo hết

nguyên tắc của đạo không?

TL: Cái này khó nói lắm vì ý thức của mỗi người mà. Có những nguyên tắc được

đặt ra rành rành như thế, nhưng họ vẫn không thực hiện thì mình cũng chịu

thôi. Như chú nói lúc đầu, cái gì cũng có duyên số, tùy theo sự sắp đặt của

Thượng đế, nên mình cũng không thể cưỡng ép họ được, họ không thực hiện

thì mình cũng chỉ khuyên răn, nhắc nhở thôi, đâu có chế tài hay đặt hình phạt

gì với họ được, vì là tín đồ của Thầy, cùng anh em với mình mà.

H: Chú thử ví dụ xem có những điều gì mà tín đồ ít thực hiện theo nguyên tắc của

đạo nhất?

TL: Ừ, cái lễ hôn phối là ít tín đồ tuân thủ theo nhất, vì cháu biết không? Cái này

hơi khó thực hiện, nay họ không muốn thực hiện.

……….

……….

H: Những người không thực hiện theo nguyên tắc của đạo, mình có hình thức kỷ

luật nào không hả chú?

TL: Làm gì có, họ không thực hiện đúng nguyên tắc của đạo thì mình cũng chỉ

nhắc nhở thôi, nếu có tội thì họ trực tiếp chịu tội với Thầy, chứ họ đâu có

chịu tội với mình đâu mà mình kỷ luật họ. Trong việc đạo nó khác với việc

đời, nếu việc đời mình làm không đúng luật thì sẽ bị nhà nước xử lý ngay,

còn trong việc đạo thì họ tự vấn lương tâm, rồi sẽ do Thượng đế quyết định.

Mình đâu có quyền mà xử phạt họ.

(Trích phỏng vấn số 2, PL:2)

Đối với các tín đồ không thực hiện theo đúng nguyên tắc của đạo, trong nội

bộ đạo có cách nhìn nhận khác. Nguyên tắc của đạo Cao Đài, nếu thực hiện đúng

luật đạo sẽ rất tốt, nếu không vẫn được cộng đồng chấp nhận cuộc hôn lễ này, do

đó tín đồ xin “chế” để giảm bớt những lễ nghi trong hôn nhân của họ. Theo họ,

hôn lễ được tổ chức tại nhà, trước bàn thờ gia tiên là quan trọng, không thể giảm

được, nên xin giảm lễ hôn phối tại Thánh thất.

Page 206: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

205

H: Theo bác thì có nên yêu cầu họ phải nghiêm túc thực hiện đúng luật đạo không?

TL: Nếu được thì đó là lý tưởng, nhưng bác nghĩ cũng không cần thiết lắm đâu.

Như bác nói lúc nãy, mỗi người có một cái duyên phận, khi họ đạt tới duyên

phận nhất định thì họ sẽ nghiêm chỉnh thực hành luật đạo, còn chưa thì cứ

thế mà sống. Bác nghĩ cũng không có gì xấu xa khi thực hiện các nghi lễ

truyền thống của dân tộc cả. Nhưng có hạn chế được thì càng tốt, để dần đi

vào đúng luật đạo. Như gia đình của bác đây, bác là Giáo sư của đạo, nghiêm

chỉnh thực hiện luật đạo, con gái bác là Lễ sanh, nó có cũng thực hiện khá

nghiêm chỉnh, nhưng còn đứa con trai thì nó vẫn là theo ý nó. Nó con, bên

vợ nó không có đạo, rồi thì cũng làm đầy tháng, cũng thôi nôi. Bác cũng

chấp nhận chứ sao bây giờ. Mình thấy điều đó là sai với luật đạo, nhưng nghĩ

lại thì cũng không hại gì, hơn nữa tụi nó không phải là chức sắc của đạo nên

thôi để nó muốn làm gì thì làm, miễn đừng phạm pháp là được.

(Trích phỏng vấn số 1, PL:2)

Thực tế, tín đồ Cao Đài thường ít quan tâm đến việc đôi vợ chồng có làm lễ

hôn phối ở Thánh thất hay không, họ cũng ít quan tâm đến việc đôi hôn phối có

phải là người cùng đạo hay không; nếu đôi vợ chồng kết hôn cùng đạo Cao Đài sẽ

được cộng đồng tín đồ trân trọng, khuyến khích; nếu không, họ vẫn “thản nhiên”

tham dự hôn lễ. Khi dự hôn lễ của tín đồ Cao Đài, chúng tôi cảm nhận gần như

không có sự phân biệt đối xử giữa một hôn lễ được thực hiện theo nghi thức đạo

và một hôn lễ không thực hiện theo nghi thức đạo. Nếu so đạo Cao Đài với Công

giáo, tín đồ Công giáo khắt khe hơn nếu cặp vợ chồng đó không cùng đạo, hoặc

không làm lễ kết hôn tại Nhà thờ. Tín đồ Công giáo có thể sẽ không tham dự hôn

lễ của những cặp vợ chồng không tuân thủ nguyên tắc của Công giáo trong phép

hôn phối (PL:3, NKĐD số: 3).

Từ những phân tích tư liệu trên cho thấy, tín đồ đạo Cao Đài thường biểu

hiện quan niệm thoáng, mở trong đời sống tôn giáo của họ. Họ thông cảm, bỏ qua

những trường hợp không tuân thủ nguyên tắc do tôn giáo đặt ra và xem việc tuân

thủ nguyên tắc tôn giáo trong đời sống như là một ý thức tự giác của mỗi tín đồ,

không ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ giữa các cá nhân trong cộng đồng tín đồ.

Page 207: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

206

3.2.3. Giữ gìn văn hóa truyền thống

Người Việt ở Nam Bộ tuy sống giữa các dòng giao lưu văn hóa, nhưng vẫn

luôn xem trọng và giữ được văn hóa truyền thống của tộc người mình, điều đó đã

tạo nên một bản sắc văn hóa riêng của người Việt ở Nam Bộ. Bản sắc ấy được

biểu hiện qua các yếu tố như tôn trọng nghi lễ truyền thống, tín ngưỡng dân gian,

lễ hội dân gian, sự hành thiện… Trong đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở

Nam Bộ, bản sắc này cũng được thể hiện một cách đầy đủ như:

* Giữ gìn văn hóa truyền thống trong nghi lễ

Nghi lễ truyền thống của người Việt ở Nam Bộ được biểu hiện qua các

hình thức như cúng đình, lễ - tết… và các yếu tố này cũng được biểu hiện khá đầy

đủ trong đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài.

- Nghi thức cúng đình: Khi phân tích các nghi lễ tôn giáo của đạo Cao Đài,

đặc biệt là đại lễ, chúng tôi cảm nhận có sự mô phỏng theo đại lễ Kỳ yên ở các

đình thần Nam Bộ.

Chúng tôi so sánh Ban hành lễ trong đại lễ Cao Đài với Ban tế tự trong đại

lễ Kỳ yên ở Đình thần Nam Bộ, thấy có sự tương đồng đáng kể như sau:

Bảng 9: So sách Ban hành lễ của đạo Cao Đài

và Ban tế tự ở Đình thần Nam Bộ

Ban hành lễ

của đạo Cao Đài

Ban tế tự

ở Đình thần Nam Bộ

Chức sắc chứng đàn Chánh niệm hương (Chánh bái)

Chánh tế

Chức việc tiếp lễ Bồi tế

Chức việc và Ban lễ vụ Đông hiến, Tây hiến

Thị lập

Lính hầu

Chức việc hầu chuông và trống Chấp sự viên

Chức việc hầu lễ tại bàn Ngoại nghi Thầy lễ

Lễ sĩ Học trò lễ (Lễ sanh)

Ban Đồng nhi, đồng nữ Đào thài

Ban nhạc lễ Ban nhạc lễ

Page 208: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

207

Nhiệm vụ của từng thành viên trong hai Ban này gần giống nhau. Chức sắc

Chứng đàn bên đạo Cao Đài giữ vai trò Chánh bái như Chánh niệm hương ở Đình

Thần; Lễ sĩ của đạo Cao Đài (trong giai đoạn đầu lập đạo, Ban Lễ sĩ của Cao Đài

cũng có tên là Lễ sanh như ở Đình thần) cũng có 6 người, trong đó 2 người xướng

lễ và 4 người dâng lễ giống với Học trò lễ của Đình; còn Ban đồng nhi, Ban nhạc

lễ cũng có nhiệm vụ không khác so với Đào thài, Ban nhạc lễ bên Đình.

Tiến hành lễ cũng có sự tương đồng về hình thức, nhưng khác nhau về thời

gian. Lễ cúng đình truyền thống ở Nam Bộ thường diễn ra 3 ngày, còn đại lễ của

Cao Đài chỉ diễn ra trong 2 giờ, nhưng các nghi thức kiểm đàn, nhập đàn, đọc

kinh, dâng hương, dâng lễ vật, dâng sớ… của đạo Cao Đài cũng tương tự nghi

thức soát lễ vật, tuần hương, dâng rượu, đọc văn tế, hiến quả phẩm, đốt văn tế…

trong lễ Kỳ yên ở Đình thần.

Nguyên nhân của sự tương đồng này có lẽ do tâm thức văn hóa truyền

thống của người Việt Nam Bộ được chuyển tải vào trong đời sống tôn giáo của tín

đồ Cao Đài.

Không chỉ sự tương đồng về nghi lễ, tín đồ Cao Đài cũng thực hiện nghi

thức cúng đình trong đời sống tôn giáo của họ. Tại xã Khánh Hậu, Long An đến

ngày lễ Kỳ Yên, tín đồ Cao Đài cũng như những thường dân khác, đều nhiệt tình

tham dự và đóng góp tiền của, xem đó như bổn phận trong đời sống tâm linh của

họ.

- Các nghi lễ truyền thống khác: Bên cạnh nghi thức cúng đình, tín đồ Cao

Đài vẫn tôn trọng, gìn giữ và thực hiện các nghi lễ truyền thống khác trong gia

đình như Tết đoan ngọ (mùng 5 tháng 5), đưa ông Táo (23 tháng Chạp), đón ông

bà (30 tháng Chạp), Tết nguyên đán, cúng đưa ông bà (mùng 3 tháng Giêng)… và

nghi lễ đời người như đầy tháng, thôi nôi, hôn lễ, tang lễ, giỗ… Cao Đài Minh

Chơn Lý mặc dù theo nguyên tắc “giải mê, phá tục” (không mê tín dị đoan và đả

phá các tục lệ), nhưng nhiều tín đồ của chi phái này vẫn thực hiện các nghi thức

trên trong đời sống của họ. Họ vẫn xem trọng những nghi lễ truyền thống của dân

tộc. Trao đổi về vấn đề này, chức sắc Minh Chơn Lý cho rằng, đó là ý thức của

từng tín đồ, mặc dù luật đạo đã được ban hành khá rõ trong quyển “Luật Bình

Page 209: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

208

quân” của chi phái và giải thích lý do “giải mê, phá tục”, nhưng sự cảm nhận và

thực hiện của tín đồ hoàn toàn khác. Chi phái không có hình thức chế tài về việc

này, chỉ có khuyến khích tín đồ thực hiện theo luật đạo; còn tín đồ thực hiện

nguyên tắc của đạo đến mức nào là do ý thức của mỗi người. Đây cũng là tâm

thức độc đáo của tín đồ Cao Đài, họ lưu giữ những phong tục truyền thống vốn đã

trở thành văn hóa của dân tộc, do đó chức sắc Cao Đài Minh Chơn Lý cũng đành

phải chấp nhận dù không muốn.

H: Như vậy có nghĩa là những tục lệ của cha ông mình để lại thì nay bỏ hết hả bác?

TL: Ừ, không cần thiết phải giữ lại làm gì, vì đó là mê tín. Ví dụ như tết đưa ông

Táo, Tết mùng năm tháng 5... những cái đó là ở bên Tàu, không phải bên ta, nên

không cần theo. Đầy tháng, thôi nôi... cũng không phải bên ta nên nhất thiết là

không cần thực hiện làm gì.

H: Nhưng sao cháu thấy có nhiều gia đình theo Minh Chơn Lý mà vẫn thực hiện

những điều đó vậy Bác?

TL: Thì đó, họ vẫn còn mê muội trong cuộc sống của mình, quên đi lời Thầy dạy

nên đã làm theo cho khổ thân.

H: Như vậy mình có khuyên răn, hay có hình thức xử phạt không? Vì họ làm như

thế là phạm luật đạo rồi?

TL: Biết rằng họ phạm luật đạo rồi, nhưng cũng chỉ nhắc nhở họ thôi, chứ xử phạt

gì, vì họ là người của Thượng đế mà, có xử phạt thì ổng xử chứ mình làm gì có

quyền.

H: Quan điểm của bác về những người đó như thế nào?

TL: Thì cũng bình thường thôi, mình cũng không khắt khe gì với họ, hơn nữa cũng

là người cùng đạo; mà là người cùng đạo thì mỗi người có một cái duyên, người

này có duyên tốt thì làm tốt điều Thầy dạy, còn duyên chưa tốt, bị thế lực xấu

kêu réo, rủ rê thế thôi. Tất cả đều có duyên số và có sự sắp đặt của Thầy cả cháu

à.

(Trích phỏng vấn số 1, PL:2)

Đối với tín đồ các chi phái khác, nghi lễ truyền thống luôn được xem trọng

và được thực hiện khá đầy đủ trong đời sống tôn giáo của họ.

Page 210: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

209

* Giữ gìn văn hóa truyền thống trong tín ngưỡng dân gian

Tín ngưỡng dân gian của người Việt ở Nam Bộ khá nhiều như thờ Thần

thành hoàng, thờ ông Táo, ông Địa, Thần tài, xin xăm, cầu an, cúng Cửu huyền

thất tổ… Tín đồ Cao Đài cũng thực hiện các tín ngưỡng này như:

- Thờ Thần thành hoàng: tín đồ Cao Đài không chỉ tin vào các đấng siêu

linh trong tôn giáo của mình mà còn tin và thờ các vị Thần thành hoàng. Trong

khuôn viên của Thánh tịnh Tam Thanh thuộc phái Tiên Thiên ở phường Khánh

Hậu (thị xã Tân An, Long An) có miều thờ Thần thành hoàng. Đây là ngôi miếu

nhỏ được xây dựng vào năm Quí Dậu (1993), nhưng rất được tín đồ Cao Đài xem

trọng và hành lễ trọng thể. Tương truyền, vị Thần thành hoàng này mang họ

Phạm, có tước hiệu Văn Minh hầu, là con rể và cũng là võ quan của Đức Tiền

quân Nguyễn Huỳnh Đức (một võ quan của Tả quân lê Văn Duyệt). Ông Phạm

từng giáng cơ, tự xưng là Thần thành hoàng và cho biết đã trở thành tín đồ Cao

Đài. Gia tộc của ông đã hiến đất để xây dựng Thánh tịnh Tam Thanh, nên miếu

của ông được xây dựng và thờ trong khuôn viên của Thánh tịnh này. Phía trước

ngôi miếu có dòng chữ “Thành hoàng miếu”, bên trong chánh điện có dòng chữ

“Thành hoàng bổn cảnh” bằng chữ Hán và được bài trí rất đẹp. Cứ 3 năm đáo lệ

một lần, đến ngày 7 tháng 2 âm lịch, toàn thể tín đồ Cao Đài Tiên Thiên thuộc

Thánh tịnh Tam Thanh và con cháu họ Phạm tổ chức cúng vị Thần thành hoàng

tại ngôi miếu này rất trọng thể. Nghi lễ cúng có Ban nhạc Cao Đài, có Hội đồng

nhi và Lễ sĩ thực hiện nghi thức “hương đăng” và dâng cúng thức chay (CT:24).

- Thờ ông Táo, ông Địa và thần Tài: Qua khảo sát của chúng tôi ở khu vực

Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh, hầu hết các gia

đình tín đồ Cao Đài ở đây đều thờ những vị này và thực hiện các nghi thức cúng

kiếng liên quan đến các hình thức thờ tự này. Họ cho rằng, thực hiện các nghi lễ

và thờ tự này không vi phạm luật đạo và cũng không ảnh hưởng đến đức tin tôn

giáo của họ. Họ thực hiện do truyền thống ông bà để lại, hoặc do mục đích cầu an,

cầu may mắn trong cuộc sống và trong công việc. Ngay cả chức sắc trong đạo Cao

Đài Minh Chơn Lý cũng phải thừa nhận là đạo Cao Đài ra đời chỉ hơn 80 năm,

Page 211: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

210

còn văn hóa dân tộc đã bốn ngàn năm, nên không thể không kế thừa những tín

ngưỡng truyền thống của dân tộc.

H: Rõ ràng, trong Luật Bình quân nói rất rõ là giải mê, phá tục, nhưng khi đến một

số nhà của tín đồ Minh Chơn Lý, cháu vẫn thấy họ có thờ ông Địa, ông Thần

tài, còn thờ cả ông Táo nữa, như vậy thì có sao không?

TL:.............thì trong đạo cũng vậy, luật là như vậy, nhưng người tín đồ vẫn không

thể hiểu hết được. Hơn nữa họ cũng không thể bỏ đi truyền thống của cha

ông trước đây đã ăn sâu vào trong tư tưởng của họ rồi. Cháu thấy đó, đạo ra

đời chỉ mới có hơn 80 năm, còn văn hóa dân tộc thì có tới 4 ngàn năm, làm

sao mà trong thời gian ngắn lại có thể loại bỏ được hết những nếp nghĩ

truyền thống của dân tộc được. Hơn nữa, tín đồ Cao Đài đâu phải sống tách

biệt, mà vẫn sống trong cùng cộng đồng với những người không có đạo. Tín

đồ Cao Đài thì ít, mà người không có đạo Cao Đài thì nhiều, nên việc ảnh

hưởng và làm theo những truyền thống dân tộc là đều tất nhiên, không thể

trách khỏi được rồi.

(Trích phỏng vấn số 1, PL:2)

Chúng tôi từng đặt câu hỏi “việc thờ Thiên nhãn (thờ Ngọc Hoàng Thượng

Đế) trong gia đình và đi lễ tại Thánh thất cũng đảm bảo được việc cầu an, cầu

may mắn cho gia đình, nhưng tại sao phải thờ thêm những vị thần khác?”. Đa số

những người được hỏi đều không trả lời rõ ràng mà chỉ cho rằng, thờ theo sự cảm

nhận của bản thân, hoặc bắt chước hàng xóm, hay thờ do theo tín ngưỡng cha mẹ

để lại. Họ cũng khẳng định rất tin tưởng vào việc thờ cúng của họ, vì tin nên mới

thờ trong gia đình… Theo họ, điều này không ảnh hưởng đến niềm tin vào tôn

giáo Cao Đài. Một số chức sắc Cao Đài cũng có những ý kiến thoáng, phù hợp với

tính cách và quan điểm của con người và văn hóa Nam Bộ, khi cho rằng đây là

truyền thống tốt đẹp của ông cha để lại.

TL: Mình thờ là truyền thống của cha ông để lại. Đạo Cao Đài là đạo thâu toàn bộ

tinh hoa của các tôn giáo cũng như văn hóa dân tộc nên không có sự phân

biệt. Do đó, cháu thấy tín đồ Cao Đài gần như là vẫn giữ nguyên các phong

tục truyền thống cha ông để lại, không bỏ đi những điều tốt đẹp, những lễ

nghĩa liêm sĩ mà còn bổ sung thêm cho nó trở nên phong phú hơn. Còn việc

thờ ông Địa và ông Thần tài thì đây là văn hóa dân gian mà người Việt ở

Page 212: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

211

phương Nam này đều thờ. Thờ ông Địa là thờ chỗ đất đai mình ở cho nó yên

ổn, còn thờ ông Thần tài thì trong nhà chú có cô bán hàng ngoài chợ nên thờ

để ổng phù hộ. Đây cũng là điều tốt thôi, vì mình có đức tin thì sẽ có người

phù hộ cho mình mà. Chú thấy những điều tốt đẹp thì mình phải giữ, không

kiêng mà sợ. Cháu không biết chứ trước đây, nhà chú còn để cả hình tượng

của chúa Jesus và Phật Thích Ca nữa đó, nhưng sau này sửa nhà rồi những

bức hình nó hư nên thôi không để nữa.

(Trích phỏng vấn số 2, PL:2)

- Cầu an, cúng Cửu huyền thất tổ, cúng sao, xin xăm là những hình thức

thường xuyên xuất hiện trong đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ.

Trong dịp lễ, tết, đặc biệt là Tết Nguyên đán và các ngày Rằm (Rằm tháng Giêng,

tháng Bảy và tháng Mười) tại các Thánh thất đều có hình thức dâng sớ cầu an cho

gia đạo. Xin xăm thường diễn ra trong 3 ngày Tết cổ truyền, cúng sao giải hạn

thường vào ngày Rằm tháng Giêng. Ngoài các hình thức, xin xăm, cúng sao giải

hạn, dâng sớ cầu bình an,… (PL:2, trích phỏng vấn số:5) tín đồ Cao Đài sau các

buổi lễ dành cho Đức Chí Tôn, thường tổ chức lễ cúng dành cho Cửu huyền thất

tổ, chiến sĩ trận vong, cô hồn quá vãng… nhằm mục đích cầu siêu để họ nhanh

được siêu thoát.

Như vậy, tín ngưỡng dân gian vẫn giữ vai trò nhất định trong đời sống tôn

giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ. Tín đồ Cao Đài không những không đả phá

các tín ngưỡng này mà còn tham gia thực hiện. Do đó có thể khẳng định, đời sống

tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ rất phong phú.

* Giữ gìn văn hóa truyền thống trong lễ hội dân gian

Trong các lễ hội dân gian của người Việt ở Nam Bộ thường có các trò chơi,

thi thố tài năng của cá nhân, cộng đồng, hoặc trưng bày những thành tựu lao động.

Hình thức này có từ thời Pháp thuộc. Trong lễ hội dân gian của người Việt, lễ

thường đi đôi với hội; hội thường diễn ra những hình thức thi thố tài năng. Trong

các lễ hội của người Việt ở Nam Bộ mà tín đồ Cao Đài thể hiện, lễ hội Trung thu

được tổ chức trọng thể nhất.

Ngày Trung thu cũng là ngày vía của Đức Diêu Trì Kim Mẫu, nên tại Tòa

thánh và các Thánh thất Cao Đài, bên cạnh việc tổ chức lễ Hội yến Diêu Trì còn

Page 213: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

212

có thêm hình thức hội đi kèm. Đó là việc thi tài nữ công của các nữ tín đồ bằng

hình thức làm bánh, chưng trái cây… Đây là cuộc thi được bắt nguồn từ hình thức

tổ chức hội chợ, đấu xảo của cư dân Nam Bộ trước đây.

Tại Tòa thánh Tây Ninh vào ngày 14 tháng 8 âm lịch, nữ tín đồ của các Họ

đạo đều thi đua trổ tài làm bánh, chưng hoa quả với đủ dạng, trong đó phổ biến

nhất là dạng tứ linh (Long, Lân, Qui, Phụng), phổ biến nhất là Long và Phụng.

Đây là hai con vật trong truyền thuyết được tín đồ xem trọng như là biểu trưng của

tôn giáo (Rồng biểu hiện Dương và Phụng biểu hiện Âm). Ngoài ra, người ta còn

chưng trái cây hình Đức Diêu Trì Kim Mẫu cùng chín cô tiên cưỡi trên mình chim

phụng. Tại các Thánh thất ở Đồng bằng sông Cửu Long, vào ngày lễ Diêu Trì đều

làm các loại bánh truyền thống như bánh qui, bánh thuẫn, rau câu và đặc biệt là

bánh phục linh, một loại bánh truyền thống của dân Nam Bộ, để dâng cúng.

Sau buổi thi tài nữ công của nữ tín đồ, chức sắc Cao Đài sẽ có những lời

chúc mừng ngày lễ Trung thu với toàn thể tín đồ, sau đó nhắc lại những điều mà

Đức Diêu Trì Kim Mẫu giáng cơ, khuyên nhủ về công dung, ngôn hạnh và cách

cư xử trong đời sống xã hội cho nữ tín đồ trong Họ đạo tuân thủ. Các chức sắc

cũng phát quà Trung thu cho các em nhỏ (CT:24) như truyền thống lễ tết Trung

thu (tết nhi đồng) của Nam Bộ.

* Giữ gìn văn hóa truyền thống qua Thuyền Bát nhã và nghi thức di linh

cữu

Thuyền Bát nhã là phương tiện đưa linh cữu khá đặc trưng của tín đồ Cao

Đài (H:87). Theo triết lý của Cao Đài, Thuyền Bát nhã là chiếc thuyền trí tuệ, do

pháp nhiệm của Phật tạo nên để rước chơn hồn đến miền Cực lạc.

Thuyền Bát nhã được đóng bằng gỗ, mang hình dáng của con rồng, chính

giữa mình được cất lên căn nhà làm nơi để quan tài. Chiếc thuyền được đặt trên cộ

xe bốn bánh để tiện cho việc di chuyển. Thuyền Bát nhã được điều khiển bởi Ban

nhà thuyền, gồm những nhân viên lãnh các phận sự như Tổng lái, Tổng mũi, Tổng

thương, Tổng khậu và 12 Bá trạo. Trong đó, Tổng lái tượng trưng cho Bát Quái

Đài; Tổng thương tượng trưng cho Cửu Trùng Đài; Tổng mũi tượng trưng cho

Hiệp Thiên Đài; Tổng khậu tượng trưng cho nhơn sanh, tức chơn hồn của người

Page 214: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

213

chết; 12 Bá trạo tượng trưng cho Thập Nhị Địa chi. Khi di linh cữu, 12 vị trong

ban Bá trạo có những động tác chèo thuyền ngụ ý đưa chơn hồn về miền cực lạc.

Thông qua Thuyền Bát nhã và những nghi thức đưa linh cữu, chúng tôi có

thể nhận thấy văn hóa sông nước của vùng Nam Bộ, đặc biệt là Tây Nam Bộ,

được tái hiện khá rõ nét trong văn hóa Cao Đài. Kiến trúc của Thuyền Bát nhã

chức đựng nhiều yếu tố của kiến trúc đình chùa Nam Bộ với mái ngói vuốt cong

theo lối kiến trúc cổ truyền của người Việt; các hoạt tiết sen, rồng cũng xuất hiện

trong kiến trúc của Thuyền Bát nhã. Đặc biệt, nghi thức chèo thuyền bá trạo trong

văn hóa miền biển và loại hình hát bội truyền thống (H:94-95) được tín đồ Cao

Đài đưa vào trong nghi thức di linh cữu có thể được xem là cách giữ gìn văn hóa

truyền thống đặc sắc trong nghi thức tang ma của đạo Cao Đài.

* Giữ gìn văn hóa truyền thống qua sự hành thiện

Tính tương thân, tương ái của cư dân Nam Bộ được bộc lộ từ quá trình khai

hoang lập ấp, nhờ đó mà các tộc người ở đây đã vượt qua những khó khăn ban đầu

để xây dựng Nam Bộ trở thành vùng đất trù phú. Ngày nay, cư dân Nam Bộ cũng

luôn phát huy tinh thần ấy, trọng việc nghĩa, thương người nghèo khó, hiến đất cất

trường học, xây nhà tình nghĩa, làm cầu, làm đường…

Khi các tôn giáo ra đời tại Nam Bộ, sự tương thân này được các tôn giáo

phát huy bằng các cuộc hành thiện của chức sắc, tín đồ qua các hình thức như

chữa bệnh, phát thuốc, cứu trợ…

Tín đồ của đạo Cao Đài đa phần là cư dân gốc Nam Bộ, nên cũng biểu hiện

mạnh mẽ tính hành thiện này trong đời sống tôn giáo của họ như:

- Hành đạo: Như đã phân tích ở chương 2, việc hành đạo của tín đồ Cao

Đài là phát tâm tự nguyện nhằm xây công, bồi đức cho bản thân nên việc hành đạo

đều mang tính công đức, tương thân, tương ái, ít suy tính thiệt hơn.

H: Bác nói công quả phải có cái nền là sao hả Bác?

TL: Ý nói là công quả nhìn về mặt làm từ thiện xã hội. Ví dụ không phải vô chùa

mà làm công quả mà ta thấy bên ngoài người ta nghèo khổ thì giúp người ta,

hay là mình thấy cái cầu, con đường nó hư, mình động tâm mình sửa lại cho

nó trơn tru để giúp cho người ta, đó cũng là lòng tự nguyện của mình. Cái đó

là không vụ lợi, tôi làm nhưng không lấy tiền mà chủ yếu là phục vụ cho lý

Page 215: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

214

tưởng của mình, cho nhân sanh và mình thực hiện cho lý tưởng tốt đẹp của

mình; công quả là lấy công sức của mình làm cái gì đó cho tốt đẹp, nhưng

không phải vô chùa mà mình làm ngoài xã hội, thì thực hiện đều đó là nền

móng.

(Trích phỏng vấn số 4, PL:2)

Tín đồ Cao Đài có thể bỏ cả công việc, tiền tài của mình để tham gia hành

đạo như lễ tang, cầu siêu, thượng tượng… ở một địa bàn xa xôi nào đó. Những

câu chuyện mà chúng tôi đã nêu ra ở chương 2 là các minh chứng cho việc xả thân

hành thiện của tín đồ Cao Đài.

- Cứu trợ: là hành động thường xuyên mà tín đồ Cao Đài thực hiện trong

cuộc sống của họ. Việc cứu trợ thường do Ban Cải quản của Thánh thất chủ

xướng, tín đồ cùng nhau đóng góp tiền của và tham gia các đợt cứu trợ. Thánh thất

Sài Gòn là một trong những nơi thường xuyên tổ chức các đợt cứu trợ cho các

đồng bào nghèo ở khu vực Tây Nam Bộ. Theo Ban Cai quản của Thánh thất này,

hàng năm có từ 2 đến 3 đợt cứu trợ. Số tiền cứu trợ mỗi đợt lên đến vài trăm triệu.

Trong tổ chức của đạo Cao Đài có thành lập Ban Phước Thiện chuyên chăm lo

việc cứu trợ và hành phước của tín đồ.

- Phòng thuốc phước thiện: Đây là công việc chủ yếu trong việc hành thiện

của tín đồ Cao Đài. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các Thánh thất,

Thánh tịnh của đạo Cao Đài, đặc biệt là các Thánh tịnh thuộc phái Tiên Thiên và

Thánh thất của Minh Chơn Đạo đều có phòng thuốc phước thiện. Thuốc dùng làm

phước thiện là thuốc Nam, do tín đồ tự nguyện đóng góp. Ban Phước thiện của

Thánh thất chịu trách nhiệm bảo quản, phân loại thuốc và bốc thuốc cho dân.

Thuốc được phát miễn phí vào một ngày nhất định trong tuần. Đến ngày phát

thuốc, người dân đến phòng thuốc, khai bệnh và chờ nhận thuốc để uống trong

suốt một tuần. Công việc này được diễn ra thường xuyên tại các Thánh thất và

Thánh tịnh của đạo Cao Đài ở khu vực Nam Bộ. Một số Thánh thất còn có “trạm

xá”, gồm giường bệnh cho bệnh nhận ở xa lưu trú chữa bệnh hoặc dùng để bệnh

nhân nằm châm cứu, dưỡng bệnh tạm từ một đến hai ngày.

Page 216: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

215

Như vậy, công tác hành thiện là đặc tính chung của cư dân Nam Bộ, trong

đó có tín đồ Cao Đài, nhằm hướng đến sự tương trợ lẫn nhau mà người dân Nam

Bộ đã xây dựng và phát triển hàng trăm năm qua.

Từ việc phân tích các tư liệu trên cho thấy, văn hóa Nam Bộ đã ảnh hưởng

đáng kể đến đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài. Có thể khẳng định, đạo Cao

Đài tuy cố gắng tạo ra những cái mới so với các tôn giáo khác nhằm gây sự chú ý

để thu hút đông tín đồ, nhưng về cơ bản vẫn không vượt ra khỏi bối cảnh chung

của văn hóa Nam Bộ và luôn chịu sự chi phối của văn hóa Nam Bộ. Sắc thái văn

hóa Nam Bộ luôn bao trùm lên trên đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài qua

các yếu tố đã phân tích như tính hỗn dung văn hóa, tính thoáng mở, tính tôn trọng

văn hóa truyền thống của dân tộc… Các yếu tố này tuy được chúng tôi phân thành

các mục mang tính riêng rẽ để khắc họa rõ sắc thái văn hóa Nam Bộ trong qua

trình phân tích tư liệu, nhưng thực tế thì không thể phân biệt một cách rạch ròi

như trên. Tính hỗn dung của văn hóa Nam Bộ cũng luôn chứa đựng sự thoáng, mở

và tôn trọng văn hóa truyền thống của tín đồ Cao Đài; hay sự tôn trọng văn hóa

truyền thống của tín đồ Cao Đài cũng chứa các yếu tố hỗn dung, thoáng mở của

văn hóa Nam Bộ.

Như vậy, việc phân tích sắc thái văn hóa Nam Bộ dưới các yếu tố hỗn

dung, thoáng, mở, tôn trọng văn hóa truyền thống trong đời sống tôn giáo của tín

đồ đạo Cao Đài chỉ mang tính tương đối nhằm chứng minh sự ảnh của văn hóa

Nam Bộ đến đạo Cao Đài.

Page 217: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

216

KẾT LUẬN

1. Đạo Cao Đài ra đời tại Nam Bộ khi vùng đất này đã và đang được khai

phá và trở nên trù phú với nhiều tộc người sinh sống. Giữa các tộc người này đã

diễn ra quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa lâu đời và đã tạo nên vùng văn hóa

Nam Bộ với những sắc thái văn hóa hỗn dung. Trong giai đoạn đạo Cao Đài hình

thành cũng là thời kỳ Nam Bộ trở thành thuộc địa của Pháp nên văn hóa Pháp nói

riêng và văn hóa phương Tây nói chung cũng có những ảnh hưởng nhất định đến

văn hóa Nam Bộ khiến nơi đây diễn ra sự giao lưu văn hóa giữa những dòng văn

hóa Đông – Tây. Trong lúc này, phong trào Thông linh học bắt nguồn từ phương

Tây đã xuất hiện tại Nam Bộ phù hợp với phong trào cơ bút từ lâu đã có ở đây, tạo

nên sự đa dạng trong cách “tiếp xúc” thần linh của cư dân lúc bấy giờ. Thêm vào

đó, người dân Nam Bộ trong thời gian này phải chịu cảnh lầm than, đói khổ; các

phong trào khởi nghĩa bị đàn áp, xã hội nhiễu nhương, người dân cảm thấy bế tắc,

mất hết niềm tin vào cuộc sống hiện tại. Trong bối cảnh ấy, đạo Cao Đài cũng như

một số tôn giáo bản địa khác ra đời và nhanh chóng trở thành một trong những

chỗ dựa tinh thần cho một bộ phận cư dân Nam Bộ lúc bấy giờ.

2. Trong quá trình phát triển, nội bộ của đạo Cao Đài nảy sinh mâu thuẫn

và bắt đầu có sự phân hóa, chia rẽ chi phái. Mỗi chi phái của đạo ra đời và phát

triển tập trung ở một vài tỉnh, thành của khu vực Nam Bộ, nhưng đạo Cao Đài gần

như không phát triển ở miền Trung và miền Bắc. Cho đến nay đã hơn 80 năm tồn

tại và phát triển, tín đồ của đạo Cao Đài cũng chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh,

thành Nam Bộ. Một số tỉnh ở miền Trung tuy có tín đồ Cao Đài hiện diện, nhưng

số lượng không đáng kể. Nguyên nhân của vấn đề này cần tiếp tục tìm hiểu,

nhưng rõ ràng tôn giáo này ra đời trong bối cảnh xã hội Nam Bộ và trụ được ở

một bộ phận cư dân không nhỏ ở Nam Bộ có lẽ do phù hợp với văn hóa và tâm lý

của người dân nơi vùng đất này.

Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy một trong những lý do có thể

kiến giải vì sao tín đồ Cao Đài chỉ phổ biến chủ yếu ở Nam Bộ mà không phát

Page 218: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

217

triển ở miền Trung và đặc biệt là miền Bắc vì cư dân miền Bắc và sau đó là miền

Trung đã có nền tảng văn hóa truyền thống lâu đời, đã hình thành vững vàng

những định chế chính trị, xã hội, văn hóa. Trong khi đó lưu dân đi khẩn hoang

Nam Bộ phải trải nghiệm cuộc sống mới trong bối cảnh xã hội, kinh tế hầu như

chưa có gì, ngoài “hành trang văn hóa truyền thống” đem theo nhưng luôn phải

thích nghi, biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh sống mới, người dân Nam Bộ

luôn ý thức tìm kiếm cho mình một mô thức văn hóa mới và phải chăng một trong

muôn vàn những mô hình trải nghiệm đó của mô thức văn hóa chung là các tôn

giáo bản địa, trong đó có đạo Cao Đài. Đạo Cao Đài hình thành bởi tầng lớp trí

thức Tây học trên nền tảng Nho học, được sự ủng hộ của một bộ phận điền chủ

giàu có ở Nam Bộ, hơn ai hết, các tầng lớp này muốn xác lập một tôn giáo tập hợp

đông đủ các sắc thái đời sống tinh thần đa dạng, đa văn hóa của cư dân Nam Bộ,

chính vì thế tính hỗn dung mới được thể hiện trong tôn giáo này.

3. Cũng gống như tín đồ của các tôn giáo khác, tín đồ của đạo Cao Đài xây

dựng cho mình đức tin tôn giáo. Từ đức tin đó, tín đồ Cao Đài đã có những hoạt

động tôn giáo liên quan như thờ phụng các đấng thiêng liêng trong tôn giáo, xây

dựng các tổ chức tôn giáo, thực hiện các nghi lễ tôn giáo…

- Đức tin tôn giáo: đạo Cao Đài được dựa trên nền tảng giáo lý của Phật

giáo, Công giáo, Nho giáo và Đạo giáo để xây dựng đức tin tôn giáo của mình.

Tín đồ Cao Đài tin các đấng siêu nhiên như Ngọc Hoàng Thượng đế, các vị Phật,

Tiên, Thánh, Thần… Đây là các đấng siêu nhiên đã xuất hiện trong các tôn giáo

trước, được tín đồ Cao Đài nhắc lại trong tôn giáo mình. Tín đồ Cao Đài tin vào

sự khởi nguồn của vũ trụ, tin vào nguồn gốc ra đời của con người, tin vào sự giải

thoát, sự đọa đày, tin vào ngày tận thế… mặc dù đức tin này đã được tín đồ Cao

Đài xây dựng thêm nhiều yếu tố mới mẻ và có vẻ hiện đại, nhưng nếu xét kỹ vẫn

không vượt ra khỏi tư tưởng, triết lý của các tôn giáo trước, như giải thích về

nguồn gốc vũ trụ là kết quả dựa trên tư tưởng của Đạo giáo; tin vào giải thoát, đọa

đày là dựa vào tư tưởng của Phật giáo, Công giáo; ngày tận thế trong đạo Cao Đài

cũng là ý tưởng đã có từ các tôn giáo trước đó.

Page 219: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

218

- Tổ chức tôn giáo: Cũng dựa trên nền tảng tư tưởng của Nho giáo để xây

dựng nên tổ chức xã hội tôn giáo có thứ bậc trong Cao Đài. Thứ bậc không chỉ ở

tổ chức hiện tại mà còn thứ bậc ở tổ chức vô hình. Tính vương quyền được đề cao

với vai trò làm chủ và độc tôn của Ngọc Hoàng Thượng đế. Các vị Phật, Tiên,

Thánh, Thần của các tôn giáo trước đều được nhắc đến trong tổ chức tôn giáo của

Cao Đài, nhưng được sắp xếp với các thứ bậc khác nhau với từng vai trò và nhiệm

vụ cụ thể.

- Nghi lễ tôn giáo: Tìm hiểu nghi lễ của đạo Cao Đài, dễ dàng nhận thấy sự

hỗn dung của nó. Yếu tố Tam giáo và tín ngưỡng dân gian truyền thống luôn được

biểu hiện qua các nghi thức hành lễ của đạo. Từ bí pháp thực hiện nghi lễ đến cách

sắp xếp chỗ quì lạy của tín đồ, cách lấy dấu tam bảo, nghi thức đọc kinh, cầu

nguyện, dâng tam bảo… là sự pha trộn của nhiều tôn giáo tín ngưỡng đã tồn tại

phổ biến ở Nam Bộ.

Bên cạnh đó, các chức năng quan trọng trong đời sống tôn giáo của tín đồ

Cao Đài cũng được biểu hiện qua tổ chức tôn giáo và nghi lễ như:

- Chức năng của tổ chức tôn giáo: Tổ chức tôn giáo không chỉ có chức

năng quản lý, duy trì và phát triển tôn giáo mà còn có chức năng chuyển đổi vị thế

xã hội của cá nhân (sự thăng tiến trong tôn giáo) và khẳng định quyền lực của cá

nhân. Khi tín đồ bước vào vị trí cao trong tổ chức tôn giáo cũng là lúc vị thế của

họ trong cộng đồng tôn giáo thay đổi; và khi thăng tiến lên phẩm cao hơn thì

quyền lực của cá nhân được mở rộng. Do các chức năng này mà tín đồ Cao Đài có

nhiều người đã cố gắng tu hành, cố gắng làm công quả, cố gắng tích đức hành

thiện để từng bước đạt được những phẩm vị cao trong tổ chức tôn giáo Cao Đài.

- Chức năng của nghi lễ: Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy việc

thực hiện nghi lễ của tín đồ Cao Đài luôn biểu hiện các chức năng như tái hiện lại

giáo lý tôn giáo qua các nghi thức trong buổi lễ; thể hiện niềm tin của tín đồ về sự

hiện diện của các đấng thiêng liêng trong tôn giáo của họ; và đặc biệt thể hiện

chức năng sức mạnh của cộng đồng và phản ánh đời sống trần tục của con người.

Ngoài ra, nghi lễ Thế đạo còn thể hiện chức năng chuyển đổi vị thế của cá nhân

trong xã hội tôn giáo.

Page 220: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

219

Nếu đối chiếu với các lý thuyết Nhân học tôn giáo đã nêu ở chương 1, qua

nghiên cứu vấn đề này cho thấy, trong xã hội hiện đại, tôn giáo không chỉ thể hiện

mỗi chức năng là chỗ dựa tinh thần cho tín đồ khi họ gặp những khủng hoảng

trong cuộc số như nhận định của B. Malinowski mà còn biểu hiện nhiều chức

năng khác nhau nhằm biểu hiện niềm tin tôn giáo; duy trì sự ổn định, phát triển xã

hội và sức mạnh của cộng đồng tôn giáo trong xã hội.

4. Khi tìm hiểu về đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài tại Nam Bộ, chúng

tôi nhận thấy, quan điểm lý thuyết liên quan đến Vùng văn hóa được biểu hiện khá

rõ nét, đặc biệt là các yếu tố hỗn dung, giao lưu – tiếp biến văn hóa cũng như tính

chiết trung của văn hóa Nam Bộ. Cụ thể, đạo Cao Đài tính hỗn dung văn hóa của

Nam Bộ. Khi tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi nhận thấy, tất cả những hoạt động tôn

giáo của tín đồ Cao Đài đều bắt nguồn và có sự đan xen, chồng chéo của văn hóa

Nam Bộ. Đây là yếu tố đặc trưng của văn hóa Nam Bộ được tín đồ biểu hiện rõ

nét nhất trong đời sống tôn giáo của mình qua các yếu tố như đức tin, cách thờ tự,

lễ phục… Trong đó, đức tin được biểu hiện bởi sự dung hòa từ các tôn giáo và tín

ngưỡng dân gian đã có trước đó ở Nam Bộ; cách thờ tự biểu hiện yếu tố dung hòa

Tam giáo rõ nét; và lễ phục là sự kết hợp từ trang phục truyền thống của người

Việt với trang phục diễn xướng. Ngoài tính hỗn dung văn hóa, tín đồ Cao Đài còn

biểu hiện yếu tố thoáng, mở của văn hóa Nam Bộ trong đời sống tôn giáo của họ

qua các hình thức như cách hành đạo, lễ nhập môn, lễ hôn phối… Tín đồ Cao Đài

không câu nệ bởi các nguyên tắc cứng nhắc của giáo lý trong các hành xử tôn giáo

của họ. Họ ít quan tâm đến việc ai là người giữ đúng nguyên tắc của đạo và ai

không. Họ chỉ dựa trên tình làng, nghĩa xóm để đối xử với nhau và luôn xả thân

giúp đỡ mỗi khi được nhờ đến. Ngoài ra, trong đời sống tôn giáo của tín đồ Cao

Đài còn biểu hiện sự tôn trọng văn hóa truyền thống của dân tộc qua các hoạt

động như thực hiện các lễ nghi truyền thống, các tín ngưỡng dân gian, hành thiện

để cứu đời… Đây là những yếu tố truyền thống được người Việt nói chung và

người Việt Nam Bộ nói riêng thể hiện từ bao đời nay và tín đồ Cao Đài vẫn luôn

biểu hiện nó trong đời sống tôn giáo của họ.

Page 221: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

220

Bên cạnh đó, tính thích nghi để tồn tại và phát triển của đạo Cao Đài cũng

được biểu hiện rõ nét. Những hoạt động trong đời sống tôn giáo của tín đồ Cao

Đài luôn hướng đến sự hòa hợp và gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc trong các

hoạt động tôn giáo. Những hành xử của tín đồ luôn tôn trọng văn hóa truyền

thống, mặc dù có những hành xử đôi lúc đi ngược lại với qui định của tôn giáo.

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đi đến kết luận:

- Đạo Cao Đài là tôn giáo bản địa do người Việt ở Nam Bộ sáng tạo nên từ

nền tảng của các tôn giáo đã có trước đó tại Nam Bộ.

- Đại Cao Đài ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh và chỗ dựa tinh thần

của một bộ phận cư dân Nam Bộ vào nửa đầu thế kỷ XX khi người dân gặp những

khủng hoảng trong cuộc sống hiện tại bởi yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội.

- Đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài thể tính hỗn dung văn hóa khu vực rõ

nét và biểu hiện các chức năng quan trọng liên quan đến đời sống thực tại của tín

đồ, như tăng cường sức mạnh, phản ánh đời sống trần tục… và luôn biểu hiện yếu

tố thoáng, mở trong hành xử tôn giáo.

- Đạo Cao Đài đã góp phần làm phong phú thêm, đa dạn cho văn hóa Nam

Bộ và được xem là tôn giáo bản địa của Nam Bộ vì phát triển chủ yếu ở khu vực

này và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Nam Bộ.

Tóm lại, nghiên cứu về đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài đã giúp

chúng tôi phần nào hiểu được bối cảnh văn hóa Nam Bộ sau nữa đầu thế kỷ XX,

và củng cố thêm một số lý thuyết liên quan đến việc nghiên cứu văn hóa trong

ngành Nhân học. Tuy nhiên, các kết luận trên chỉ phản ánh một phần về đời sống

tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ, vì năng lực nghiên cứu và thời gian khảo

sát của chúng tôi có hạn nên còn nhiều vấn đề khác như đặc trưng văn hóa của

từng chi phái, các bí pháp hành đạo, nguyên tắc tu đạo của tín đồ từng chi phái…

vẫn còn cần phải tiếp tục nghiên cứu.

Page 222: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

221

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* TÁC GIẢNG TRONG NƢỚC

1. 1995. Hồ Chí Minh Toàn Tập, in lần 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. 1995. C. Mác – Ph. Anghen toàn tập, tập 20, NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

3. 1995. Kinh tận độ, Hội thánh Truyền giáo ban hành.

4. 1995. Thánh ngôn hiệp tuyển, Pháp chánh truyền, Tân luật, Hội thánh

Truyền giáo Cao Đài tái bản

5. 2004. Đại thừa Chơn giáo, Tổ đình Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi tái bản.

6. 2006. Một số vấn đề phương pháp và lý thuyết trong nhân học, NXB Đại

học Quốc gia TP.HCM

7. Phan An (chủ biên). 1994. Những vấn đề dân tộc, tôn giáo ở miền Nam,

NXB TP. HCM

8. Đào Duy Anh. 1982. Việt Nam văn hóa sử cương, NXB TP. HCM

9. Nguyễn Thị Tâm Anh. 2004. Mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh và ngoại

sinh trong giao lưu tiếp biến văn hóa Việt – Khmer”, tài liệu đánh máy

10. Toan Ánh. 1969. Nếp cũ – Con người Việt Nam, NXB Nam Chi Tùng

Thư, Sài Gòn

11. Toan Ánh. 1969. Nếp cũ – Hội hè đình đám, quyển thượng, NXB Nam Chi

Tùng Thư, Sài Gòn

12. Toan Ánh. 1992. Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam, quyển hạ, NXB TP.

HCM, 1992

13. Toan Ánh. 1995. Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, NXB Tổng

hợp Đồng Tháp

14. Ban Tôn giáo chính phủ. 1992. Các văn bản của Nhà nước về hoạt động

tôn giáo (lưu hành nội bộ), Hà Nội,

15. Ban Tôn giáo chính phủ. 1993. Một số tôn giáo ở Việt Nam, Hà Nội

16. Ban Tôn giáo Chính phủ. 2005. Tài liệu phổ biến Pháp lệnh Tín ngưỡng –

tôn giáo, NXB Tôn giáo.

17. Ban Tôn giáo Chính phủ. 2007. Văn bản pháp luật Việt Nam về tín

ngưỡng, tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội

18. Ban Cai quản Điện thờ Phật mẫu San Jose. 2001. Tiểu sử và lời thuyết

đạo của đức Thượng sanh Cao Hoài Sang, ấn hành lần thứ nhứt tại Hoa

Kỳ, http://www. caodaism. org/home. htm

Page 223: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

222

19. Ban Cai quản Thánh Đức Tổ Đình Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.

2003. Lịch sử Quan phủ Ngô Minh Chiêu, Cần Thơ tái bản.

20. Bộ môn Nhân học. 2006. Biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng

người Chăm và Khmer tại TP. Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia

TP.HCM

21. Bộ môn Nhân học. 2006. Một số vấn đề phương pháp và lý thuyết trong

nhân học, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM

22. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp. 1991. Văn hóa Chăm, NXB

Khoa học xã hội,

23. Dƣơng Biểu. 1933. “Điều tra về phong trào tôn giáo xứ Nam kỳ”, Báo Phụ

nữ Tân Văn, số 198 – 202, từ ngày 4/5

24. Nguyễn Xuân Bính. 1999. Văn hóa dân gian: những lĩnh vực nghiên cứu

tuyển chọn và biên tập, NXB KHXH

25. Nguyễn Công Bình (chủ biên). 1990. Văn hóa cư dân Đồng bằng sông

Cửu Long, NXH KHXH

26. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đƣờng. 1990. văn hóa và cư

dân Đồng bằng sông Cửu Long, NXB KHXH,

27. Trần Văn Bình (chủ biên) . 1996. Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa

ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị – Quốc gia

28. Nguyễn Đức Từ Chi. 2003. Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người,

NXB Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội.

29. Vũ Minh Chi. 2004. Nhân học văn hóa – con người với thiên nhiên, xã hội

và thế giới siêu nhiên, (sách tham khảo), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Huệ Chƣơng. 1929, Phu Thê Yếu Luận, Tòa-Thánh Tây-Ninh ấn hành,

http://www. personal. usyd. edu. au/~cdao/booksv

31. Huệ Chƣơng. 1929. Đại đạo truy nguyên & phu thê yếu luận, tác giả giữ

bản quyền, in tại nhà in Võ Văn Vân, http://www. caodaism. org/home.

htm

32. Phạm Kỳ Chƣởng. 1973, Đạo Cao Đài và chính trị, Luận văn tốt nghiệp

Học viện Quốc gia – Hành chính, Sài Gòn

33. Cơ quan phổ thông giáo Lý. 2005. Lịch sử đạo Cao Đài (quyển 1) – Khai

đạo, từ khởi nguyên đến khai minh, NXB Tôn giáo.

34. Trần Thanh Danh. Cao Đài xuất thế, Giám Đạo Hiệp Thiên Đài Tòa

Thánh Tây Ninh biên soạn, http://www. personal. usyd. edu.

au/~cdao/booksv

35. Chu Xuân Diên.2005. Cở sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội

Page 224: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

223

36. Cao Quỳnh Diêu. 1970, Lễ nhạc nguyên giáp triết lý, tài liệu đánh máy

lưu giữ tại Tòa Thánh Tây Ninh, http://www. personal. usyd. edu.

au/~cdao/booksv

37. Nguyễn Văn Diệu. 1992. “Về các vị thần bảo vệ cộng đồng và các đạo

giáo ở miền Nam Việt Nam”, trong kỷ yếu Hội thảo khoa học Các Đạo

giáo ở miền Nam Việt Nam, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, ngày

12/12

38. Lê Anh Dũng. 1994, Con đường tam giáo Việt Nam, NXB TP. HCM

39. Lê Anh Dũng. 1995, Tìm hiểu kinh cúng tứ thời, NXB Thuận Hóa

40. Lê Anh Dũng. 1996. Lịch sử đạo Cao Đài – thời kỳ tiềm ản (1920 – 1926.

NXB Thuận Hóa

41. Lê Anh Dũng. 2001. Góp phần nghiên cứu Cao Đài, tài liệu trên

http://thienlybuutoa. org/Books

42. Lê Anh Dũng. 2004. Đất Nam kỳ – tiền đề văn hóa mở đạo Cao Đài, tài

liệu internet http://www. vae. org. vn/news_detail. asp?id=353

43. Lê Anh Dũng. 2005. Nghiên cứu văn hóa cao đài - Tư tưởng Tam giáo của

Cao Đài trong tâm thức người Việt, tài liệu trên http://thienlybuutoa.

org/Books

44. Phạm Tấn Đãi. 1961. Giải thích nội tâm và ngoại tâm đền thánh Cao Đài

Tây Ninh, sao lục y nguyên bản, Hội thánh giữ bản quyề, http://www.

caodaism. org/home. htm

45. Đinh Văn Đệ. 1992. “Đại đạo tam kỳ phổ độ”, trong kỷ yếu Hội thảo khoa

học Các Đạo giáo ở miền Nam Việt Nam, Viện nghiên cứu Phật học Việt

Nam, ngày 12/12

46. Đinh Văn Đệ. 1997. Nói chuyện Cao Đài, NXB Thuận Hóa,

47. Nguyễn Thị Đức. 1998. Văn hóa trang phục – từ truyền thống đến hiện

đại, NXB KHXH

48. Mạc Đƣờng (chủ biên). 1991. Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu

Long, NXB KHXH

49. Mạc Đƣờng (chủ biên). 1995. Làng xã châu Á và ở Việt Nam, NXB TP.

HCM

50. Nguyễn Đăng Duy. 1997. Văn hóa tâm linh Nam bộ, NXB KHXH

51. Thiền Giang. 1967. Lược sử cơ bút đạo Cao Đài, Hồn quê xuất bản, Sài

Gòn

52. Trần Văn Giàu. 1993. Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ TK XIX

đến Cách Mạng Tháng Tám, tập II “Ý thức hệ Tư sản và sự thất bại của nó

trước nhiệm vụ lịch sử”, NXB TP. HCM.

53. Mai Thanh Hải. 1988. Tôn giáo thế giới và Việt Nam, NXB CAND

Page 225: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

224

54. Mai Thanh Hải. 2006. Từ điển tín ngưỡng – tôn giáo thế giới và Việt

Nam, NXB Văn hóa – Thông tin.

55. Đinh Văn Hạnh. 1994. “Cái gốc của mấy tôn giáo ở Đồng bằng sông Cửu

Long”, trong Tạp chí Dân tộc học và Thời đại, Hội Dân tộc học Việt Nam,

Hà Nội, số 11 và 12

56. Nguyễn Văn Hầu. 1957. Việt Nam tam giáo sử, Phạm Văn Tươi xuất bản,

Sài Gòn

57. Nguyễn Trung Hậu. 1930, Đạo Đạo căn nguyên, tài liệu lưu giữ tại Toà

Thánh Tây Ninh, http://www. personal. usyd. edu. au/~cdao/booksv

58. Nguyễn Trung Hậu. 1963. Thiên đạo, nhà sách Minh Tâm xuất bản,

http://www. caodaism. org/home. htm

59. Nguyễn Trung Hậu. 2001. Đại đạo chơn lý yếu luận, Hội thánh giữ bản

quyền, http://www. caodaism. org/home. htm

60. Hƣơng Hiếu. 1995. Đạo sử, quyển 1 và 2, Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh

giữ bản quyền, Thánh Thất Tộc Đạo Westminster CA – USA ấn hành năm

Ất Hợi

61. Nguyễn Hữu Hiếu. 2004. Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ, NXB Trẻ.

62. Lê Ngọc Hòa. 1997. Lễ hội Cao Đài Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ Khoa học

xã hội Nhân văn, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

63. Nguyễn Đức Hòa. 1980, Phạm Môn sử lược, Hồi ký, Tòa Thánh Tây Ninh

ấn hành

64. Hội Dân tộc học Việt Nam, Bảo Tàng Dân tộc học Việt Nam, Bộ môn

Nhân học, Khoa Lịch sử, Đại học KHXH&NVHN. 2005. Hợp tuyển tính

dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á, Hà Nội (419).

65. Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam.

2005. Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 4 (T - Z). Nhà xuất bản Từ điển

bách khoa. Hà Nội

66. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. 2006. Những vấn đề Nhân học tôn giáo,

Tạp chí Xưa & Nay, NXB Đà Nẵng.

67. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. 2004. Tìm hiểu đặc trưng di sản văn

hóa văn nghệ dân gian Nam bộ, NXB Khoa học xã hội

68. Nguyễn Văn Hồng. 1999. Giới thiệu Tòa thánh Tây Ninh, Tòa thánh Tây

Ninh ấn hành, http://www. personal. usyd. edu. au/~cdao/tusachdd. htm

69. Nguyễn Văn Hồng. 2000. Giải nghĩa kinh thiên đạo & thế đạo, xuất bản

lần thứ nhứt tại Hoa Kỳ, http://www. caodaism. org/home. htm

70. Nguyễn Văn Hồng. 2003. Bước đầu học đạo - dành cho tân tín đồ Cao-

Đài, Tòa thánh Tây Ninh, http://www. personal. usyd. edu.

au/~cdao/booksv

Page 226: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

225

71. Nguyễn Văn Hồng. 2003. Cao đài từ điển (giáo lý - triết lý - danh nhân

thành ngữ - điển tích), tác giả giữ bản quyền, http://www. caodaism.

org/home. htm

72. Bửu Kế. 1999. Từ điển Hán Việt từ nguyên, NXB Thuận hóa.

73. Đinh Văn Khá. 1975. Đại lễ vía đức Chí Tôn trong Đại đạo tam kỳ phổ độ

(Tòa Thánh Tây Ninh), tiểu luận Cao học Nhân văn, Viện Đại học Sài Gòn,

Trường Đại học Văn Khoa,

74. Đinh Gia Khánh. 1993. Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn

hóa Đông Nam Á, NXB KHXH

75. Khoa Nhân học. 2008. Nhân học đại cương, NXB Đại học Quốc gia

76. Nguyễn Văn Kinh. 1970. Giảng đạo yếu ngôn, Hội thánh giữ bản quyền,

http://www. caodaism. org/home. htm

77. Nguyễn Văn Kinh. 1970. Hội lý xiển chơn luận (luỡng trùng thiên địa

pháp), Hội thánh giữ bản quyền, http://www. caodaism. org/home. htm

78. Nguyễn Bá Lăng. 1972. Kiến trúc Phật giáo Việt Nam, Đại học Vạn Hạnh

79. Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh, Thạch Phƣơng. 1992. Văn

hóa dân gian người Việt ở Nam bộ, NXB KHXH, Hà Nội

80. Ngô Văn Lệ. 2003. Một số vấn đề về văn hóa tộc người ở Nam bộ và Đông

Nam Á, NXB Đại học Quốc gia,

81. Ngô Văn Lệ. 2004. Tộc người và văn hóa tộc người, NXB Đại học Quốc

gia TP. HCM.

82. Huỳnh Lứa (chủ biên). 1987. Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ, NXB

TP. HCM

83. Đặng Văn Lung. 1991. Tam tòa Thánh Mẫu, NXB Văn hóa Dân tộc

84. Huệ Lƣơng. 1963, Đại đạo tam kỳ phổ độ (Cao Đài giáo) – Sơ giản, S,

http://www. personal. usyd. edu. au/~cdao/booksv

85. Huệ Lƣơng. 2000. Chơn lý tam giáo qua Tam Kỳ Phổ Độ, tài liệu đánh

máy đang lưu giữ tại Tòa Thánh Tây Ninh¸http://www. personal. usyd. edu.

au/~cdao/books

86. Lê Hƣơng Muội (Sƣu tầm). 2000. Nghi lễ tóm lược, Tòa Thánh Tây Ninh

ấn hành, http://www. personal. usyd. edu. au/~cdao/booksv

87. Sơn Nam. 1971. Miền Nam đầu thế kỷ XX – Thiên Đại hội và cuộc Minh

Tân, NXB Phù Sa, Sài Gòn

88. Sơn Nam. 1994. Lịch sử khẩn hoang miền Nam, NXB Văn Nghệ TP. HCM

89. Huệ Nhẫn. 2004. Ngũ Chi Đại Đạo, trang web

http://community.vietfun.com/showthread.php?t=300645

90. Đào Trinh Nhất.1929. Cái án Cao Đài, Imprimerie Commerciale, Sai Gòn

Page 227: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

226

91. Nguyễn Xuân Nghĩa. 1985. “Vài nhận xét về các phong trào tôn giáo cứu

thế ở Đồng bằng sông Cửu Long (từ cuối thế kỷ XIX đến trước năm

1975)”, tạp chí Dân tộc học, số 2

92. Trần Duy Nghĩa . 1974. Chánh trị đạo, http://www. caodaism. org/home.

htm

93. Đức Nguyên. 1995. Đạo Cao Đài & các tôn giáo lớn trên thế giới, tài liệu

lưu giữ tại Tòa Thánh Tây Ninh, http://www. personal. usyd. edu.

au/~cdao/booksv

94. Hòa Nhân. 1967. Bốn mươi năm lược sử Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (đạo

Cao Đài), tài liệu đánh máy, http://www. personal. usyd. edu.

au/~cdao/booksv

95. Nhiều tác Giả. 2000. Văn hóa Nam bộ trong không gian xã hội Đông Nam

Á, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM

96. Phan Hữu Phƣớc. 1952. Chơn lý diệu ngôn (luật tam thể), tác giả giữ bản

quyền, http://www. caodaism. org/home. htm

97. Thạch Phƣơng. 1992. Văn hóa dân gian người Việt ở Nam bộ, NXB

KHXH

98. Lƣơng Hồng Quang. 1997. Văn hóa cộng đồng làng vùng Đồng bằng

sông Cửu Long thập kỷ 80 – 90 (qua trường hợp Bình Phú Cai Lậy Tiền

Giang), Hà Nội

99. Võ Kim Quyên. 1973. Tôn giáo và đời sống hiện đại, tập 1, 2, NXB

KHXH

100. Trần Văn Rạng. 1970. Đại đạo sử cương, quyển 1, 2, 3, 4, http://www.

personal. usyd. edu. au/~cdao/booksv

101. Trần Văn Rạng. 1971. Đại đạo bí sử, Tòa Thánh Tây Ninh ấn hành năm

Ất Mão, http://www. personal. usyd. edu. au/~cdao/booksv

102. Trần Văn Rạng. 1974. Giáo dục văn hóa đạo Cao Đài, Tòa Thánh Tây

Ninh ấn hành năm Ất Mão, http://www. personal. usyd. edu.

au/~cdao/booksv

103. Trần Văn Rạng. 1974. Lý giải quả Càn khôn (bát quái Cao Đài), Tòa

Thánh Tây Ninh ấn hành năm Ất Mão, http://www. personal. usyd. edu.

au/~cdao/booksv

104. Trần Văn Rạng. 1974. Mười hai đệ tử đầu tiên của đạo Cao Đài, Tòa

Thánh Tây Ninh ấn hành năm Ất Mão, http://www. personal. usyd. edu.

au/~cdao/booksv

105. Trần Văn Rạng. 1974. Chân dung hộ-pháp Phạm Công Tắc, Tòa Thánh

Tây Ninh ấn hành năm Ất Mão, http://www. personal. usyd. edu.

au/~cdao/booksv

Page 228: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

227

106. Trần Văn Rạng. 1974. Chân dung Quyền Giáo tông Lê Văn Trung, Tòa

Thánh Tây Ninh ấn hành năm Ất Mão, http://www. personal. usyd. edu.

au/~cdao/booksv

107. Trần Văn Rạng. 1975. Vị thế Cao Đài Tây Ninh trong quốc sử (lịch sử

chính trị và quân sự từ 1937 – 1954), Tiểu luận Cao học sư, Viện Đại học

Sài Gòn, Trường Đại học Văn Khoa

108. Nguyễn Minh San. 1994. Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, NXB Văn

hóa Dân tộc, Hà Nội

109. Nhàn Cƣ Đạo Sĩ. 2006. Lịch sử thần linh học, tài liệu trên trang web

www.personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv

110. Nguyễn Đức Sự (chủ biên). 1999. C. Mác, Ph. Ăng-ghen về vấn đề tôn

giáo, NXB KHXH

111. Phạm Công Tắc. 1969. Phương tu đại đạo (Hiệp Thiên đài), tác giả giữ

bản quyền, http://www. caodaism. org/home. htm

112. Đồng Tân. 1967. Lịch sử Cao Đài – phần vô vi, Cao Hiên xuất bản.

113. Đồng Tân. 1972. Lịch sử Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ – Phần Phổ Độ, Cao

Hiên, Sài Gòn.

114. Đồng Tân. 1974. Tìm hiểu căn bản triết học Cao Đài, Cao Hiên xuất bản,

http://www. caodai. org. au/html/library_v. htm

115. Đồng Tân. 1980. Tổng quan Cao Đài, Cao Hiên xuất bản, http://www.

caodai. org. au/html/library_v. htm

116. Đồng Tân. 1998. Cao Đài giáo dưới sự thể hiện ban đầu – từ 1921 đến

1927, Cao Hiên hải ngoại xuất bản, http://www. caodai. org.

au/html/library_v. htm

117. Đồng Tân. 1998. Tìm hiểu đạo Cao Đài, Cao Hiên hải ngoại xuất bản,

http://www. caodai. org. au/html/library_v. htm

118. Văn Tân (chủ biên). 1994. Từ điển tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội

119. Nguyễn Thành Tất. 1969. Luật lệ của ba hội lập quyền vạn linh & nội

luật Tòa thánh, Hội thánh giữ bản quyền, http://www. caodaism. org/home.

htm

120. Băng Thanh. 1930. Cải án Cao Đài, S. Xưa và Nay.

121. Cao Tự Thanh. 1996. Nho giáo ở Gia Định, NXB TP. HCM

122. Ngọc Mỹ Thanh. 1960. Cẩm nang Hành Chánh Đạo, Tòa thánh Tây Ninh,

http://www. personal. usyd. edu. au/~cdao/booksv/pccs. htm

123. Ngọc Trƣờng Thanh. 1996. Tìm hiểu đạo Cao Đài, tài liệu đánh máy

Page 229: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

228

124. Thƣợng Lý Thanh. 1970. Thiên bàn thờ tại gia, Toà thánh Tây Ninh ấn

hành năm Canh Tuất, http://www-personal. usyd. edu. au/~cdao/tusachdd.

htm

125. Nguyễn Long Thành. 1971. Con đường của người đệ tử Cao Đài, Tòa

thánh Tây Ninh ấn hành, http://www. personal. usyd. edu. au/~cdao/booksv

126. Nguyễn Long Thành. 1972. Đời sống của tính đồ Cao Đài, Tòa thánh Tây

Ninh ấn hành, http://www. personal. usyd. edu. au/~cdao/booksv

127. Nguyễn Long Thành. 1974. Nhìn lại 50 năm lịch sử đạo Cao Đài, Tòa

thánh Tây Ninh ấn hành, http://www. personal. usyd. edu. au/~cdao/booksv

128. Nguyễn Phƣơng Thảo. 1997. Văn hóa dân gian Nam bộ – những phát

thảo, Tập tiểu luận, in lần 2

129. Trƣơng Thìn. 2005. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, bài trừ mê tín dị đoan,

NXB Văn hóa – Thông tin.

130. Ngô Đức Thịnh (chủ biên). 1993. Vùng văn hóa và phân vùng văn hóa ở

Việt Nam của chủ biên, NXB KHXH – Hà Nội,

131. Ngô Đức Thịnh. 2004. Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam,

NXB Trẻ.

132. Đặng Thu. 1994. “Di dân của người Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX”, tạp

chí Nghiên cứu Lịch Sử, Viện Sử học, Hà Nội,

133. Đỗ Lai Thúy. 2006. Theo vết chân những người khổng lồ - tân Guylivo

phiêu lưu ký về các lý thuyết văn hóa, NXB Văn hóa Thông tin – Tạp chí

Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hà Nội

134. Nguyễn Mạnh Tiến . 2006. Lễ hội Cao Đài nhìn từ góc độ văn hóa, Luận

văn Cao học Văn hóa học, Trường Đại học KHXH&NV Tp. HCM

135. Tòa thánh Tây Ninh. 1957. Bát đạo nghị định của đức Lý Giáo tông, Hội

thánh giữ bản quyền, http://www. caodaism. org/home. htm

136. Tòa thánh Tây Ninh. 1969. Luật lệ của ba hội lập quyền vạn linh & nội

luật Tòa thánh, ấn hành ngày 11-08

137. Tòa thánh Tây Ninh. 1969. Đạo luật, Hội thánh giữ bản quyền,

http://www. caodaism. org/home. htm

138. Tòa thánh Tây Ninh. 1970. Lời thuyết đạo của đức Hộ Pháp, quyển nhứt

(từ năm Bính Tuất - Đinh Hợi (1946-1947)), Hội thánh giữ bản quyền,

http://www. caodaism. org/home. htm

139. Tòa thánh Tây Ninh. 1972. Tân luật, Hội thánh giữ bản quyền, in tại nhà

in trung tâm giáo hóa thiếu nhi Thủ Đức, http://www. caodaism. org/home.

htm

Page 230: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

229

140. Tòa thánh Tây Ninh. 1972. Pháp chánh truyền, Hội thánh giữ bản quyền,

in tại nhà in Trung tâm giáo hóa thiếu nhi Thủ Đức, http://www. caodaism.

org/home. htm

141. Tòa thánh Tây Ninh. 1973. Tiểu sử đức Quyền Giáo tông Thượng Trung

Nhựt (Lê Văn Trung), Hội thánh giữ bản quyền, http://www. caodaism.

org/home. htm

142. Tòa thánh Tây Ninh. 1973. Lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp, quyển nhì

(năm Mậu Tý (1948)), Hội thánh giữ bản quyền, http://www. caodaism.

org/home. htm

143. Tòa thánh Tây Ninh. 1973. Tiểu Sử đức quyền Giáo Tông Thượng Trung

Nhựt (Lê Văn Trung), in lần thứ nhứt năm Quý Sửu

144. Toà Thánh Tây Ninh.1973. Thánh ngôn hiệp tuyển, quyển 1

145. Tòa thánh Tây Ninh. 1974. Lời thuyết đạo của đức Hộ Pháp, quyển ba

(năm Canh Dần (1949-1950)), Hội thánh giữ bản quyền, http://www.

caodaism. org/home. htm

146. Tòa thánh Tây Ninh. 1975. Kinh thiên-đạo và thế-đạo, Hội thánh giữ bản

quyền, http://www. caodaism. org/home. htm

147. Tòa thánh Tây Ninh. 1976. Quan hôn tang lễ, Hội thánh giữ bản quyền,

http://www. caodaism. org/home. htm

148. Tòa thánh Tây Ninh. 2001. Ban thế đạo – qui điều và nội luận, Ban thế

đạo Hải ngoại, tán bản lần hai tại Hoa Kỳ, http://www. personal. usyd. edu.

au/~cdao/booksv/qdvnlbtd. htm

149. Tòa thánh Tây Ninh. 2005. Lời thuyết đạo của đức Hộ Pháp, quyển năm

(năm nhâm thìn (1952)), Hội thánh giữ bản quyền, http://www. caodaism.

org/home. htm

150. Tòa thánh Tây Ninh. 2005. Lời thuyết đạo của đức Hộ Pháp, quyển sáu

(năm Quý Tỵ - Giáp Ngọ – Ất Mùi (1953 - 1954 - 1955)), Hội thánh giữ

bản quyền, http://www. caodaism. org/home. htm

151. Tòa thánh Tây Ninh. 2005. Lời thuyết đạo của đức Hộ Pháp, “con đường

thiêng liêng hằng sống” (năm Mậu Tý và Kỷ Sửu (1948-1949)), Hội thánh

giữ bản quyền, http://www. caodaism. org/home. htm

152. Tòa thánh Tây Ninh. 2005. Lời thuyết đạo của đức Hộ Pháp, “Bí pháp”

(năm Kỷ Sửu (1949)), Hội thánh giữ bản quyền, http://www. caodaism.

org/home. htm

153. Tòa thánh Tây Ninh. 2006. Hạnh đường tài liệu - huấn luyện chức việc

bàn trị sự nam nữ, (khóa canh tuất 1970), Hội thánh giữ bản quyền,

http://www. caodaism. org/home. htm

154. Tòa thánh Tây Ninh. 2006. Hiến pháp Hiệp thiên đài, Hội thánh giữ bản

quyền, http://www. caodaism. org/home. htm

Page 231: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

230

155. Tòa thánh Tây Ninh. 2006. Quyền tư pháp và nội trị đạo, Hội thánh giữ

bản quyền, http://www. caodaism. org/home. htm

156. Lê Anh Trà (chủ biên). 1984. Mấy đặc điểm văn hóa Đồng bằng sông

Cửu Long, Viện Văn hóa xuất bản, Hà nội

157. Huỳnh Thị Phƣơng Trang. 2008. Đạo Cao Đài hiện nay và ảnh hưởng

của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt ở Nam

bộ, Luận án Tiến sĩ Triết học, Trường Đại học KHXH&NV Tp. HCM

158. Trƣơng Văn Tràng . 1963. Trên đường tấn hóa, nhà sách Minh Tâm xuất

bản, http://www. caodaism. org/home. htm

159. Trƣơng Văn Tràng . 1970. Giáo lý, Tác giả giữ bản quyền, http://www.

caodaism. org/home. htm

160. Huỳnh Ngọc Trảng . 1992. “Tổng quan về văn hóa Nam bộ”, tạp chí Khoa

học xã hội, số 11

161. Chu Quang Trứ. 1996. Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn

giáo Việt Nam, NXB Thuận Hóa

162. Lê Văn Trung. 1970. Phương châm hành đạo, Hội thánh giữ bản quyền,

http://www. caodaism. org/home. htm

163. Lý Chánh Trung. 1973. Tôn giáo và dân tộc, S Lửa Thiêng

164. Nguyễn Văn Trung. 1993. Một số hiểu biết về tôn giáo – tôn giáo ở Việt

Nam, NXB Quân đội nhân dân

165. Hồ Xuân Trƣơng. 1994. Văn hóa khái niệm và thực tiễn, NXB KHXH

166. Dã Trung Tử (Sƣu tập). 2001, Lược sử khai nguyên Cao-Đài-giáo, Tư-

liệu tu-học Lưu-hành nội-bộ tại Tòa Thánh Tây Ninh, http://www.

personal. usyd. edu. au/~cdao/booksv

167. Dã Trung Tử (Sƣu tập). 2001, Sự thông công giữa con người với thế giới

siêu linh và hiện tượng cơ bút, Tư liệu tu học Lưu hành nội bộ tại Tòa

Thánh Tây Ninh, http://www. personal. usyd. edu. au/~cdao/booksv

168. Dã Trung Tử (Sƣu tập). 2002. Chơn-lý con người theo nhân-sinh-quan

của đại đạo tam kỳ phổ độ (Cao-Đài giáo), Tư-liệu tu-học Lưu-hành nội-

bộ tại Tòa Thánh Tây Ninh, http://www. personal. usyd. edu.

au/~cdao/booksv

169. Ngô Chơn Tuệ. 2008. Góp phần tìm hiểu sự ra đời của đạo Cao Đài, luận

văn Cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học

KHXH&NV Tp. HCM

170. Phan Lạc Tuyên. 1991. “Ảnh hưởng của một số Đạo giáo trong nông dân

vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, tạp chí Khoa học xã hội, Viện Khoa học

xã hội tại TP. HCM, số 9

Page 232: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

231

171. Phan Lạc Tuyên. 1992. “Những Đạo giáo ở Nam bộ”, trong kỷ yếu Hội

thảo khoa học Các giáo phái Phật giáo ở miền Nam Việt Nam, Viện nghiên

cứu Phật học Việt Nam, tháng 9

172. Phan Lạc Tuyên. 1992. “Các đạo giáo và nông dân ở Đồng bằng Nam

bộ”, trong kỷ yếu Hội thảo khoa học Các Đạo giáo ở miền Nam Việt Nam,

Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, ngày 12/12

173. Phan Thị Yến Tuyết. 1992. Văn hóa vật chất của các dân tộc ở Đồng bằn

sông Cửu Long, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử TPHCM

174. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên). 1995. Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,

175. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên). 1996. Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam

hiện nay, NXB KHXH

176. Đặng Nghiêm Vạn. 2005. Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt

Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

177. Viện Ngôn Ngữ học. 2001. Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung

tâm Từ điển học

178. Trần Quốc Vƣợng (chủ biên). 2005. Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo

dụ, Hà Nội,

179. Nguyễn Thanh Xuân. 2004. Quá trình hình thành và phát triển đạo Cao

Đài từ năm 1926 đến năm 1975, luận án Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Hà Nội.

180. Nguyễn Thanh Xuân. 2005. Một số tôn giáo ở Việt Nam, NXB Tôn giáo.

181. Huệ Ý. 2000. Tìm hiểu ý nghĩa 2 chữ "Cao-Đài", tài liệu http://www.

thienlybuutoa. org/Uni/Giaoly/YNghiaCaoDai. htm

* TÁC GIẢ NƢỚC NGOÀI

182. 2004. Franz Boas, dẫn theo Encarta encyclopedia standard

183. Aiken, Warren R. 1997. Palace of the Most High. [Article] Journal of

Religion and Psychical Research. 1997. 20: (1 Ja) 35-40.

184. Algar, Liza. 2003. Looking into the Divine Eye With a second film version

of Graham Greene's The Quiet American set to open, Vietnam's Cao Dai

Great Temple is the subject of renewed interest [Article]. The Globe and

Mail, 1 February 2003.

185. Arjomand, Said Amir, [Editor]. 1993. The political dimensions of

religion. [Book] Albany : State Univ of New York Pr, 1993. xi, 293 p.

186. Belik, A. A. 2000. Văn hóa học – những lý thuyết Nhân học văn hóa, Tạp

chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội.

187. Bellah, Robert N. 2006. “Sự tiến hóa của trong giáo”, Hội Khoa học lịch

sử Việt Nam,

Page 233: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

232

188. Biederman, Patricia Ward. 2006. Cao Dai Fuses Great Faiths of the

World [Article]. Los Angeles Times. January 7, 2006 http://www. latimes.

com/features/religion/la-me-beliefs7jan07,1,4606201.story?coll=la-news-

religion&ctrack=1&cset=true

189. Blagov, Sergei. 1999. Caodaism: Global Ambition vs Persecution. A paper

presented at CESNUR 99 conference, Bryn Athyn, Pennsylvania.

http://www. cesnur. org/testi/bryn/br_blagov. htm

190. Blagov, Sergei. 2001. Caodaism : Vietnamese traditionalism and its leap

into modernity. Huntington, N. Y. :Nova Science Publishers.

191. Blagov, Sergei. 2001. Honest mistakes : the life and death of Trình Minh

Thế (1922-1955), South Vietnam's alternative leader. Huntington, N. Y.

:Nova Science Publishers.

192. Blagov, Sergei. 2003. Culture and Thought -- Arts: Scapegoating the CIA -

-- Hollywood Attacks America in Graham Greene Remake [Article] The

Asian Wall Street Journal , 21 February 2003

193. Boas, F. 1921. Primitive Minds (Trí óc của người Nguyên Thủy), Ngô

Phương Lan dịch.

194. Bowie, Fiona. 2000. The Anthropology of Religion, Blackwell publishers,

195. Brown & Benchmark. 2000. Nhân học văn hóa – hiểu ta và người, Đại

học bang Utah

196. Burkholder, J Lawrence. 1955. There is hope for Indochina. [Article]

Theology Today. 1955. 12: 180-188.

197. Coulet. G.1929. Cultes et Religions de l’Indochine An-namite, Saigon.

198. Davey, Lucy A. (trans.). 1992. Phap-Chanh-Truyen = The Religious

Constitution of Caodaism: Religious Constitutional Laws / explained and

annotated by His Holiness Ho- Phap Pham Cong Tac, translated from

French to English by Lucy Davey with foreword by Professor Eric J.

Sharpe and introduction to English translation by Professor Garry W.

Trompf. Caodaist Association of Australia, NSW Chapter: Wiley Park,

NSW, Australia. http://www. personal. usyd. edu. au/~cdao/phapct. htm

199. Durkheim, Emile. 2006. “Định nghĩa hiện tượng tôn giáo về tôn giáo”,

Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Những vấn đề Nhân học tôn giáo, Tạp chí

Xưa & Nay, NXB Đà Nẵng

200. Emerson, Eva. 2005. On the Trail of a New World Religion. Newsroom,

USC Public Relations. http://www. usc. edu/uscnews/stories/10973. html

201. Evans, Grant. 2001. Bức khảm văn hóa châu Á – tiếp cận Nhân học, sách

dịch từ tiếng Anh, NXB Văn hóa Dân tộc.

Page 234: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

233

202. Gobron, Gabriel. 1948. Lịch sử đạo Cao Đài (Histoire du Caodaisme).

1925 - 1937), Paris: Dervy, người dịch Nguyễn Văn Hồng, http://www.

personal. usyd. edu. au/~cdao/booksv

203. Gobron, Gabriel. 1949. Lịch sử và triết lý của đạo Cao Đài (Histoire et

Philosophie du Caodaisme), Paris: Dervy, người dịch Nguyễn Văn Hồng,

http://www. personal. usyd. edu. au/~cdao/booksv

204. Gobron, Gabriel. 1950. History and Philosophy of Caodaism: Reformed

Buddhism, Vietnamese Spiritism, new religion in Eurasia /translated from

French to English by Pham, Xuan Thai. Tu-Hai: Saigon, Vietnam.

205. Hartney Chris. 1999. Institutionalising Spiritism and Esoteric: The Case

of the Cao Dai. A paper presented at CESNUR 99 conference, Bryn Athyn,

Pennsylvania. http://www. cesnur. org/testi/bryn/br_hartney. htm

206. Hartney, Chris. 2000. A Gift to Australia: Caodaism and the Fisrt

Caodaist Temple of Australia. [ CaoDai Temple of N. S. W]: Wiley Park,

NSW Australia. http://www. personal. usyd. edu. au/~cdao/gifttoaust. htm

207. Hartney, Chris & Dao, Cong-Tam (trans. ). 2004. The Divine Path to

Eternal Life: Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống. Sydney Centre for

Studies in Caodaism: Sydney, NSW - Australia. http://www. personal.

usyd. edu. au/~cdao/hpser1. htm

208. Hartney, Chris. 2004. A strange peace : Dao Cao Dai and its

manifestation in Sydney. Thesis (Ph. D. )--Dept. of Studies in Religion,

Faculty of Arts, University of Sydney

209. Hartney, Christopher. 2003. Open temple, open eyes: viewing Caodaism.

Australian Religion Studies Review, v. 16, no. 1, Autumn 2003: 37-48.

210. Hernandez M. Leslie. 2003. Couple builds CaoDai temple in home for

daily prayer. [Article] Associated Press Newswires , 13 February 2003

211. Hesselgrave, David J, [Editor]. 1978. Dynamic religious movements :

case studies of rapidly growing religious movements around the world.

[Book] Grand Rapids : Baker Book House, 1978. 326 p

212. Kottak, Conrad Phillip. 2006. Hình ảnh nhân loại học – lược khảo nhập

môn Nhân chủng học văn hóa, sách dịch từ tiếng Anh, NXB Văn hóa

Thông tin.

213. Kroeber A.L. and Kluckhohn. 1952. Culture, a critical review of concept

and definitions, Vintage Books, A Division of Random House, New York,

214. Kroeber, A. L,. 1948. Anthropology: Race, Language, Culture,

Psychology, Prehistory. New York and Burlingame: Harcourt, Brace &

World, Inc

215. Lang, Graeme. 2004. Cultural Intrusions and Religious Syncretism:

The Case of Caodaism in Vietnam Working Papers Series, No. 65, July

Page 235: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

234

2004 - Southeast Asia Research Centre, City University of Hong Kong.

http://www. cityu. edu. hk/searc/WP65_04_Lang. pdf

216. Malinowski, B. . 1922. Argonauts of the Western Pacific: an account of

native enterprise and adventure in the archipelagoes of Melanesian New

Guinea, London: Routledge.

217. Oliver, Victor L. 1972. Caodaism : a Vietnamese example of sectarian

development, Ph. D. thesis, Syracuse University.

218. Oliver, Victor L. 1974. Development of Caodai sectarianism. [Article]

Religion.

219. Oliver, Victor L. 1974. Caodaism : a Vietnamese socio-religious

movement. [Essay] Dynamic religious movements. Grand Rapids : Baker

Book House, 1978. 273-296

220. Oliver, Victor L. 1976. Caodai spiritism : a study of religion in

Vietnamese society / pref. by Pierre Rondot. Leiden: Brill.

221. Rambo, A Terry. 1982. Vietnam : searching for integration. [Essay]

Religions and societies. Berlin : Walter de Gruyter, 1982. 407-444.

222. Richley H. Crapo. 1993. Cultural Anthropology, The Duskin Publishing

group, 3rd

Edition

223. Robert, Layton. 1997. An Introduction to Theory in Anthropology,

Cambridge University press,

224. Rondot, Pierre. 1965. Der Caodaismus. [Article] Kairos 1965. 7: (2) 157-

158.

225. Rondot, Pierre. 1967. Der Caodaismus : ein Synkretismus aus unserer

Zeit. [Article] Kairos. 1967. 9: (3) 205-217.

226. Sarkisyanz, M. 1993. Culture and politics in Vietnamese Caodaism.

[Essay] Political dimensions of religion. Albany : State Univ of New York

Pr, 1993. 205-218.

227. Sarkisyanz, M. 1984. On the place of Caodaism Culturally and politically.

Journal of Asian History [West Germany] 1984 18(2): 174-188.

228. Shultz, Emily A. và Rob ert H. Lavenda. 2001. Nhân học – một quan

điểm tình trạng nhân sinh, sách dịch từ tiếng Anh, NXB Chính trị Quốc gia

Hà Nội.

229. Smith, R. B. 1977. “An introduction to Caodaim” trong tạp chí School of

Oriental and African stuties

230. Thompson, Richard H. 1996. Assimilation. In Encyclopedia of Social and

Cultural Anthropology, vol. 1. David Levinson and Melvin Ember, eds.

New York: Henry Holt and Company.

Page 236: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

235

231. Titiev, Mischa. 1958. Introduction to Cultural Anthropology, New York:

Henry Holt and Co. p200

232. Tôcarev, XA. 1994. Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển

của chúng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

233. Tylor, E. B. 2001. Văn hóa nguyên thủy, Huyền Giang dịch từ tiếng Nga,

Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội.

234. Werner, S. Jayne. 1974. The Cao Đài: The Politics of a Vietnamese

Syncretic Religious Movement, part 1, A Thesis Presented to the Faculty of

the Graduate Shool of Cornell University for the Degree of Doctor fo

Philosophy.

235. Werner, S. Jayne. 1981. Peasant Politics and Religious Sectarianism:

Peasant and priest in the Cao Dai in Viet Nam, Monograph Series No. 23

Yale University Southeast Asian Studies.

236. William A. Haviland. 1993. Cultural Anthropology, Chapter 13: Religion

and the supernatural, p. 358; dẫn lại của Phan Thị Yến Tuyết, “chương Tôn

giáo” trong Nhân học đại cương, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM

* CÁC TRANG WEB LIÊN QUAN

1. http://en.wikipedia.org

2. http://www.chiangmai-chiangrai.com

3. http://www.caodai.org.au

4. http://www.caodaism.org

5. www.caodaigiaoly.de

6. www.personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv

7. www.thienlybuutoa.org

8. www.caodaism.net

9. www.caodai.org

Page 237: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

236

CHÚ THÍCH

Chú thích 1: Trích lại từ bài giảng Văn hóa Nam Bộ và Văn hóa Việt Nam qua Tam giáo

Đồng Nguyên của PGS.TS. Phan Thị Yến Tuyết dùng để dạy cho học viên cao học

của Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM).

Chú thích 2: Thuyết tiến hóa văn hóa của E.B. Tylor là xem sự tiến hóa của văn hóa là

do sự phát triển của tâm lý con người; và văn hóa cũng có một quá trình phát triển

như của giới động, thực vật. Động lực phát triển của xã hội loài người không phải

do sản xuất quyết định mà do sự phát triển tâm lý của con người. Tâm lý của con

người càng phát triển, càng hoàn thiện thì văn hóa con người ngày một cao. Tâm lý

của con người là thống nhất, cùng một vấn đề thì con người sẽ có cách giải quyết

giống nhau. Do đó, hai dân tộc cùng tâm lý, cùng điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã

hội… thì văn hóa có thể giống nhau, mặc dù hai dân tộc này ở cách xa nhau, độc

lập với nhau. Khi văn hóa khác nhau là xã hội loài người đang ở những giai đoạn

phát triển khác nhau (mông muội, dã man và văn minh) (dẫn theo chương “Những

vấn đề chung chung Nhân học” trong giáo trình Nhân học đại cương của Bộ môn

Nhân học.

Chú thích 3: Thuyết Khuyếch tán văn hóa vay mượn từ một từ của ngành vật lý học

(diffusion) chỉ hiện tượng lan toả… Trong nghiên cứu Nhân học văn hóa, khái

niệm này có nghĩa là truyền bá, khuyếch tán những hiện tượng văn hóa thông qua

các cuộc tiếp xúc giữa các dân tộc bằng những con đường khác nhau như buôn bán,

truyền đạo, di dân, xâm lược… Thuyết này giải thích sự ra đời và phát triển của các

nền văn hóa không phải là sự tiến hóa độc lập, mà chủ yếu bằng sự vay mượn các

thành tựu văn hóa của những nền văn hóa khác nhau trên con đường lan tỏa. Sự

tương đồng giữa các nền văn hóa của các dân tộc, các quốc gia cách xa nhau là do

sự lan toả ra từ một trung tâm, nơi có nền văn hóa phát triển. Lý thuyết này được

phân tích theo các đặc điểm về không gian và thời gian của các nền văn hóa. Đại

điện cho trường phái lý thuyết này có thể kể đến như F.Ratsel, L. Frobenius, F.

Grabner… (của Đức); Wilhelm Schmidt (của Ao); W. Rivers, G. Eliot Smith, W.

Perry… (của Anh). (dẫn theo chương “Những vấn đề chung về Nhân học” trong

giáo trình Nhân học đại cương của Bộ môn Nhân học.

Chú thích 4: Ba giai đoạn trong khái niệm nghi lễ chuyển đổi được A. Van Gennep giải

thích như sau:

- Giai đoạn cách ly (trước ngưỡng) là khi con người chuẩn bị rời khỏi vị thế

đang tồn tại để bước vào một vị thế mới mà họ muốn đạt đến. Giai đoạn này, con

người buộc phải tách rời những thói quen ở địa vị cũ của mình để chuẩn bị bước

vào một địa vị mới.

- Giai đoạn chuyển tiếp (trong ngưỡng) là con người đã thật sự rời khỏi vị thế

cũ, nhưng chưa chính thức bước vào vị thế mới. Giai đoạn này không có gì rõ rệt,

chưa có vai trò cũng như chưa mang một ý nghĩa rõ ràng, nhưng rất khó khăn. Con

người ở trong giai đoạn này là sự trăn trở, phải nổ lực bản thân, phải rời bỏ những

thói quen cũ và dần tiếp những hành vi ứng xử mới trong xã hội để vươn tới một vị

thế mới khác trước.

Page 238: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

237

- Giai đoạn hội nhập (sau ngưỡng) là giai đoạn mà con người tái hòa nhập với

xã hội bằng một vị thế mới được xác lập. Đánh dấu cho giai đoạn này là việc kết

thúc của một lễ nghi nào đó.

(dẫn theo Fiona Bowie, The Anthropology of Religion, Blackwell publishers,

2000, p. 163)

Chú thích 5: Nam Bộ gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng

Tàu, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Trà

Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Kiên

Giang, TP. Cần Thơ.

Chú thích 6: Ngũ chi Minh Đạo, trong đó đứng đầu là chi đạo Minh Sư đã có mối dây

liên hệ chặt chẽ với đạo Cao Đài sau này. Những nhân vật như Trần Đạo Quang,

Lê Văn Lịch, Trương Kế An, Lê Minh Khá… sau này trở thành những chức sắc

cao cấp của các chi phái trong đạo Cao Đài. Đặc biệt là hình thức cầu cơ và các bài

kinh như Niệm hương, Khai kinh, Sám hối, Cầu siêu, Xưng tụng công đức… của

Ngũ chi Minh Đạo sau này được đạo Cao Đài sử dụng trong đàn lệ của mình.

Chú thích 7: Tài liệu của Đạo Cao Đài, năm 1902, trong một lần cầu thọ cho thân mẫu

và cũng muốn biết việc tiền kiếp, ông đã đến tham dự đàn Tiên của chi Minh Thiện

ở Thủ Dầu Một và được chơn linh giáng cơ cho bài kệ khuyên ông lo tu hành như

sau:

“Thủ bôi vị lễ, diệt khả thông

Trung dung hữu Đạo thị tâm không,

Đắc vọng kỳ sự giả thân du,

Minh phong khả đối giữ thành công”

Theo bài kệ này, nếu ông chăm lo tu hành thì sẽ đắc quả về sau. Trong thời gian

làm việc tại Tân An, ông thường đến đàn Hiệp Minh ở Cái Khế – Cần Thơ để cầu

Tiên, xin thuốc. Năm 1917, nhân lúc thân mẫu bệnh nặng, ông đến đàn Hiệp Minh

để cầu thuốc và được ơn trên cho toa thuốc chữa bệnh, nhờ đó, thân mẫu ông được

khỏe mạnh thêm vài năm. Sau đó bà bị đau lại, ông đến đàn Hiệp Minh để cầu

thuốc lần nữa nhưng không được ơn trên ban thuốc mà có lời ám chỉ rằng số bà đã

hết. Ông lại đến đàn Tiên của chi Minh Thiện tại Thủ Dầu Một để cầu nhưng cũng

không thành. Ông rất buồn vì hiểu là mệnh của mẹ mình sắp mãn. Quả nhiên, hai

năm sau, tức năm 1919, thân mẫu ông qua đời.

Chú thích 8: Trong thánh giáo có đoạn: "Ngày nay, Thầy đến đây, đem ba nền tôn giáo

hiệp nhứt lại, tạo một tòa lớn lao để đời đời kiếp kiếp cho nhơn sanh nương vào đó

mà lánh cơn nạn khổ thảm sầu. Ba nhà tôn giáo ấy tuy đổ sập mặc dầu, nhưng Thầy

cũng vì lòng từ bi, chọn lựa cái nào còn dùng đặng thì Thầy lấy, cái nào hư nát thì

bỏ ra, như: cột, kèo, xuyên, trính, ngói, gạch, cái nào còn nguyên thì dùng, cái nào

bể nát hay hư hao, bị mối ăn sâu đục thì bỏ ra, cây nào cong vạy thì uốn nó lại, trừ

ra uốn không nổi mới bỏ. Thầy lấy các vật ấy ráp lại thành một Tòa Đại Đạo cho

nhơn sanh sùng bái tu hành, là tòa nhà ngày nay Thầy lập thành đó." (trích theo

Cao Đài Tự điển).

Chú thích 9: Theo Cao Đài tự điển thì: Phật đạo gồm Bàlamôn, Phật giáo, Pythagore

giáo. Tiên đạo gồm Lão giáo, Dương Châu, Mặc Địch, Vạn Pháp, Bàng Môn, cho

Page 239: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

238

tới thầy pháp thầy phù, bóng chàng đồng cốt, vv . . .Thánh đạo gồm Thiên Chúa

giáo, Tin Lành, Hồi giáo. Thần đạo gồm Trung Huê Phong Thần, Hy Lạp Phong

Thần, Ai Cập Phong Thần. Nhơn đạo gồm Socrate, Esope, Platon, v.v.... ở Hy Lạp,

Khổng Tử, Mạnh Tử, Nhị Trình giáo, v.v.... cùng Hớn Phong, Đường Thi, Tấn Tục

tại Trung Hoa.

Chú thích 10: Thánh giáo có đoạn “Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ chi đại đạo là: Nhơn

đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật-đạo. Tùy theo phong hóa của nhân loại

mà gầy Chánh-Giáo, là vì khi trước Càn-vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn-

loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi. Còn nay thì nhơn-loại đã hiệp

đồng. Càn-Khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn-loại nghịch lẫn

nhau: nênThầy mới nhứt định quy nguyên phục nhứt.” (Trích Thánh Ngôn hiệp

tuyển, sđd, tr. 22).

Hoặc khi giảng giải về Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi hiệp nhất, Hộ pháp Phạm

Công Tắc cho rằng: “Tại thời kỳ chuyển đạo vô vi hiệp tam thanh, chấn hưng Tam

giáo, phục nhứt Ngũ Chi, nên Đức Chí Tôn giáng bằng huyền diệu cơ bút, mới qui

đặng cả đại đồng Tam giáo. Bởi Nhứt Kỳ Phổ Độ và Nhị Kỳ Phổ Độ, Phật Thánh

Tiên giáng linh Tam giáo, nhơn buổi nhơn loại chưa hiệp đồng, nên ba vị Giáo chủ

phải thọ sanh riêng địa phận, nên hai kỳ khai đạo ấy chỉ phổ độ trở về cựu vị có 8

ức nguyên nhân, còn buổi Hạ nguơn Tam Kỳ Phổ Độ, là thời kỳ ấn xá tội tình cho

toàn thể chúng sanh, lại nhơn buổi văn minh nhơn loại thông đồng, Càn Khôn dĩ

tận thức, nên Đức Chí Tôn dùng huyền diệu giáng cơ khai đạo, chủ yếu là tận độ

92 ức nguyên nhân qui hồi cựu vị cho khỏi sa đọa cõi hồng trần, nên gọi là cơ quan

cứu thế. Nếu Đức Chí Tôn chia chơn linh giáng thế như các vị Giáo chủ buổi trước,

thì phải tá mẫu đầu thai, mang hình thể hữu vi, lại nữa là đạo khai trong nước Việt

Nam thì phải thọ sanh làm người Nam Việt thì có thế nào chuyển ba mối đạo khắp

ngũ châu và toàn cầu thế giới đặng. Lại nữa, nếu các dân tộc trong vạn quốc không

thể hiệp đồng sự tín ngưỡng làm một thì khó mà độ tận chúng sanh, cho nên Đức

Chí Tôn giáng bằng huyền diệu cơ bút đặng làm cho các nước để trọn đức tin rằng

một Đấng Chí Linh giáng thế cứu đời, qui tụ cả khối tinh thần của nhơn loại duy

nhứt, chỉ rõ bằng cớ như kỳ hội các tôn giáo tại Luân Đôn, thì các nước đều công

nhận nền Đạo Cao Đài là chơn thật, có thể qui nguyên đại đồng tôn giáo. Đức Chí

Tôn tuy chẳng giáng bằng xác thân, mà lại qui tụ lương sanh lập quyền Hội Thánh

thay hình thể hữu vi cho Đức Chí Tôn và lập Quyền Vạn Linh đối phó cùng quyền

Chí Linh. Ấy là cơ quan mầu nhiệm cứu vớt quần sanh, giải thoát khỏi chốn sông

mê bể khổ. Kỳ Hạ nguơn này, dầu chúng sanh có tàn bạo hung ác thế nào cũng

không làm hại xác thân của Đức Chí Tôn như các vị Giáo chủ buổi trước đây. Bởi

Quyền Vạn Linh có đủ nghị lực tinh thần lập khuôn viên luật pháp, xây chuyển cơ

đạo và cơ đời cho thuận theo lẽ tuần hoàn của Tạo hóa. Đức Chí Tôn khai đạo kỳ

thứ ba nầy giáng bằng huyền diệu cơ bút, là do Thiên thơ tiền định, chuyển đạo vô

vi, hiệp Tam giáo Ngũ Chi làm một” (trích từ Cao Đài từ điển).

Chú thích 11: Thánh giáo có đoạn “… trước Thầy lại giao Chánh- Giáo cho tay phàm,

càng ngày lại càng xa Thánh-Giáo mà làm ra cuộc Phàm-Giáo. Thầy lấy làm đau

đớn, hằng thấy gần trót mười ngàn năm, nhân-loại phải sa vào nơi tội lỗi, mạt kiếp

chốn A-Tỳ. Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao

Chánh-Giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà buộc phải tập Chánh-thể, có lớn nhỏ

Page 240: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

239

đặng để thế cho các con dìu-dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng-đảo”

(Trích Thánh Ngôn hiệp tuyển, sđd, tr. 22).

Hoặc Thánh giáo trong Kinh Tam thừa Chơn giáo cũng nói lên điều này như

“Hôm nay Thầy chuyển lập Tam kỳ phổ độ để chấn hưng chánh lý đồng nguyên,

để xóa bỏ những cạnh khía ngã chấp sắc màu mà dung hiệp phần tinh ba cổ kim Âu

Á trên lập trường duy nhứt, nghĩa là xóa bỏ cái DỊ mà đem lại cái ĐỒNG giữa các

sắc giáo, để làm phương cứu thế độ hồn cho các đẳng chúng sanh thoát vòng mê

cung khổ ải.

Các con khá hiểu, tôn giáo chỉ là phương thức tổ chức, là một sự sắp đặt có

đường lối, được mệnh danh theo từng thời kỳ khai lập cho lý đạo truyền thành.

Tuy nhiên, để minh định cho cơ khai triển tinh thần, danh từ tôn giáo cũng được

đề cao trong sử độ, nhưng điều đáng quí nhứt là tinh thần đạo đức được thực dụng

rõ ràng trong mỗi hiện thân sanh chúng, mới bảo tồn cho thể thống trang nghiêm.

Giờ này, Thầy không muốn cho cả thế gian ca ngợi Thầy, hoặc xưng tụng Thầy

một cách ảo huyền, mà mong sao tất cả con cái của Thầy đã nhập vào trường Đạo,

đều lập trọn công tu, đầy lòng từ bi, bác ái, công bình. Không phân chi rẽ phái,

không biệt dị giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, mà quan trọng là chánh lý đồng

nguyên và khắc mình trong nhiệm vụ thể Thiên hành Đạo của mỗi con có chức vụ

hoặc lớn hoặc nhỏ. Như thế các con mới làm đúng tôn chỉ của Thầy.

Xét vì thời xưa, sự giao tiếp không được giao thông trên hoàn vũ, cho nên mỗi

Giáo chủ thọ lãnh sắc chỉ nơi Thầy lập giáo từng nơi để dạy dỗ chúng sanh, cảm

hóa tục đời trở về lý đạo. Tất nhiên, mỗi hình thức tôn giáo có mang theo một bản

sắc địa phương trong quá độ. Ấy là cái dị biệt của thông quán tục truyền trong mỗi

tôn giáo, nhưng trên phương diện triết lý cao siêu, với mục đích tối thượng là

truyền phương định lập tinh thần thuần chơn khiết tịnh, để đem lại cuộc đời thuần

đức thiện lương, thì dù trên phương diện nào cũng vẫn nằm trong yếu lý.

Ngày nay, sự đi lại giữa Đông và Tây được dễ dàng, tình đời được trao đổi, lý

đạo cũng được trực tiếp cảm thông. Đáng lẽ trong trường hợp thuận tiện nầy, các

tôn giáo đều thu nhận với nhau trên quan niệm tinh thần để hiến cho thế gian một

cảm giác tinh minh và toàn diện hơn, để cùng nhau chỉnh hóa cuộc đời, đem lại

hạnh phúc thanh bình cho nhơn loại.

Nhưng than ôi! Đã không được như thế, lại vấp phải căn bịnh cạnh tranh trên

hình thức ngày một sôi nổi lên cao, làm cho nhơn loại tăng phần mạnh dạn đổ xô

vào con đường chiến tranh mâu thuẫn, mạnh được yếu thua.

Vậy tôn chỉ lập giáo của Thầy là sứ mạng của mỗi con làm cho đường đạo đức

được minh hiện rõ ràng trên phương diện thừa truyền thực thọ, để chỉnh đốn tất cả

những gì gọi là lầm lạc tội lỗi của thế gian, để nêu cao bức tranh thần hội tổng hợp

linh huyền, cho giữa các tôn giáo nhìn lại cái huyễn ngã của mình mà tầm về sự

thật.

Thầy khuyên tất cả các con hãy tránh những sự tự tôn, sự công kích hẹp hòi, sự

biện phân chia rẽ giữa nhau mà thu hồi cõi lòng an tịnh, thân yêu hòa ái, đặt theo

hướng định Thầy truyền, nhứt là những con Chức sắc, Chức việc, cần trau luyện

phẩm độ nhiều hơn, vì là biểu chánh ảnh tùy, gương trong hình sáng. Có như thế,

các con mới đủ điều kiện xây dựng cho tiền đồ Đại Đạo ngày một hanh thông sáng

tỏ và công tu hành của mỗi con khỏi phải phai nhạt theo thời gian kế hậu...”. (Dẫn

lại trong Cao Đài tự điển).

Page 241: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

240

Chú thích 12: Trong Thánh giáo Cao Đài khi nói về Địa ngục thì có sự giải thích khác

như sau:

“Nếu các con cho Địa ngục là ở dưới đất thì lầm lắm! Trong trung tim trái đất

chỉ toàn là lửa. Vả trong vũ trụ nầy có biết bao nhiêu là trái địa cầu, những trái

thanh thì vượt nổi lên trên mà hưởng lấy khí Dương rất đỗi nhẹ nhàng sáng suốt,

còn những trái trọng trược thì lặn chìm xuống dưới mà bị lấy khí Âm rất đen tối u

minh. Vậy, nếu các con, hoặc đã phạm tội với Trời, hoặc mang đại ác với người, thì

linh hồn tất phải bị đọa xuống nơi mấy trái địa cầu mà Âm khí nặng nề khốn nạn ấy

để chịu buồn rầu, khổ cực, nhức nhối tâm hồn, xốn xang trí não. Đó là Nhân quả,

nghiệp chướng, oan gia của các con đã tạo gieo, nó theo các con mà hành phạt lấy

các con, chớ không có cưa xẻ, trừng trị như người ta hiểu lầm, thường gọi là Thập

Điện Diêm Vương đâu. Những cõi ấy, linh hồn nào rủi ro bị đọa lạc vào thì càng

ngày càng thêm mê muội, tối tăm mãi mãi. Ôi! Khốn khổ biết bao! Thầy khó tả ra

những sự đọa đày trải qua của các linh hồn phạm tội phải cam chịu trong mấy cõi

ấy” (Trích từ Cao Đài tự điển)

Chú thích 13: Trích trong Bát đạo nghị định, do Tòa thánh Tây Ninh ấn hành năm 1957.

Chú thích 14: Ở Truyền giáo Cao Đài, tín đồ sau khi lấy dấu Phật, Pháp, Tăng xong chỉ

niệm ba câu: Nam mô Tam giáo, Tam trấn; và Nam mô chư Phật, Tiên, Thánh,

Thần. Còn Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi thì chỉ niệm một câu là Nam mô Cao

Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.

Chú thích 15: Trích sớ dâng trong ngày đại lễ thành lập đạo 15/10 âm lịch.

Chú thích 16: Trong đạo Cao Đài, một năm có đến 11 ngày đại lễ.

Chú thích 17: Chi phái Cao Đài Truyền giáo, hàng năm cứ đến đêm 23 tháng Chạp âm

lịch, họ tổ chức buổi lễ có tên là “sám hối chung niên” hay còn gọi là “quỳ hương”.

Mục đích của buổi lễ là xin Thượng đế tha cho họ những lỗi lầm mà họ mắc phải

trong năm.

Chú thích 18: Nước lạnh được đựng trong bình gốm đặt trên Thiên bàn trong khi làm lễ.

Chú thích 19: Đây là phép thuộc về bí truyền chơn pháp của đạo, chỉ có người đứng đầu

Họ đạo hoặc ngang phẩm Giáo sư trở lên mới được học.

Chú thích 20: Trích băng phỏng vấn về lễ hôn phối của một chức sắc phái Truyền giáo

Cao Đài do chúng tôi thực hiện.

Chú thích 21: Sách này do phái Tây Ninh ấn hành năm 1975.

Chú thích 22: Dạng bí tích của đạo nhằm dùng phép trừ khử những ô uế, trược điển

đang có trong áo, mão và đưa một vị thần đến trấn giữ áo – mão, không cho tà quấy

xâm nhập vào để quấy phá (tư liệu điền dã của tác giả).

Chú thích 23: Nguồn từ Lễ Sanh Ngọc Chia Thanh, Văn phòng Lễ viện của Tòa thánh

Tây Ninh.

Page 242: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

241

Chú thích 24: Ghi lại từ bài viết “Động thái đời sống nghi lễ - lễ hội truyền thống và

hiện đại trong một cộng đồng cư dân (trường hợp xã Khánh Hậu – thị xã Tân An –

tỉnh Long An) của PGS.TS. Phan Thị Yến Tuyết.

Chú thích 25: Nhị thập là 12, con số của Thượng đế. Ý nói, nói 12 đồ vật này tượng

trưng cho Thượng đế là đấng thiêng liêng tạo dựng nên trời đất, do đó mà gọi là

Thập nhị khai thiên.

Chú thích 26: Bài nói chuyện của GS. Trần Văn Khê về “Tính dân tộc của nhạc lễ Cao

Đài” tại Thánh thất Từ Vân – Phú Nhuận. Bài này được Lê Anh Dũng ghi lại và

đăng trong Tạp chí Xưa và Nay số 66B tháng 8/1999.

Chú thích 27: 12 vị Bảo quân này có nhiệm vụ riêng biệt sau:

- Bảo Huyền Linh quân lo về thần học

- BảoThiên Văn quân lo về thiên văn học

- Bảo Địa Lý quân lo về địa lý

- Bảo Học quân lo về vấn đề học vấn

- Bảo Cô quân lo về vấn đề cô nhi

- Bảo Sanh quân lo về vấn đề xã hội

- Bảo Y quân lo về vấn đề y tế

- Bảo Văn Pháp quân lo về nghệ thuật, âm nhạc

- Bảo Sĩ quân lo về vấn đề văn học

- Bảo Nông quân lo về vấn đề nông nghiệp, trồng trọt

- Bảo Công quân lo về vấn đề hoạt động công nghiệp

- Bảo Thương quân lo về vấn đề buôn bán

Chú thích 28: Cơ quan Phước Thiện là bước phát triển của tổ chức Phạm môn - tổ chức

Phạm môn do Hộ pháp Phạm Công Tắc sáng lập vào năm Kỷ Tỵ (1929) nhằm mục

đích tập hợp nhân lực xây dựng công quả cho Hộ pháp. Nhưng sự tồn tại của tổ

chức Phạm môn không được chức sắc cao cấp trong Hội thánh chấp nhận nên đến

sau Đại hội Nhơn sanh ngày 19-10 năm Mậu Dầu (10-12-1938), tổ chức Phạm môn

được đổi tên là Cơ quan Phước thiện. Trong các Thánh giáo của đạo Cao Đài vào

năm 1950, nói về Cơ quan Phước thiện như sau1:

"Phước Thiện là cơ quan bảo tồn sanh chúng trên đường sanh hoạt nuôi sống

thi hài, tức là cơ quan giải khổ cho chúng sanh, tầm phương bảo bọc những kẻ tật

nguyền, cô độc, dốt nát, ít ỏi, hoặc giúp tay cho bên Hành Chánh thi hành luật

pháp cho đặng dễ dàng trọn vẹn. Chơn truyền của Phước thiện là thay thế cho Chí

Tôn và Phật Mẫu thực hành cơ cứu khổ bằng phương pháp là: Làm cha những kẻ

không cha, làm mẹ những kẻ không mẹ, làm anh những kẻ không anh, làm bạn

những kẻ thiếu bạn, làm chồng làm vợ những kẻ không vợ không chồng, trong sự

thương yêu cao quí và trong sự giúp đỡ chơn thành. Có vậy mới có thể thực hành

cơ quan cứu khổ của Đức Chí Tôn để nơi mặt thế nầy." (Trích Thánh giáo của Đức

Cao Thượng Phẩm tại Qui Thiện Đường ngày 26-10-Canh Dần 1950)

"Phương pháp ấy rất đơn giản và cũng rất dễ làm, nếu ai có thiện tâm thương

yêu nhơn loại, dầu cho kẻ yếu hay tật nguyền cũng có thể làm được, đừng nói chi

kẻ trí thức là phải thực hành chương trình xã hội thuần tuý này. Phải cho cơm

những kẻ thiếu cơm, cho thuốc những kẻ bịnh thiếu thuốc, cho hàn những kẻ không

Page 243: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

242

hàn chôn, chở che những kẻ bị đàn áp bất công, binh vực những kẻ bị chúng hiếp,

an ủi những kẻ buồn rầu, khuyến khích những kẻ toan thối bước, độ những kẻ khổ

tâm, lau nước mắt những kẻ cô độc đang khóc trước mặt mình. Tóm lại là phải tự

hiến mảnh thân làm con tế vật cho Đức Chí Tôn để làm toi đòi cho con cái của

người sử dụng, trong việc đem hạnh phúc đến cho họ, để thực hành trọn vẹn cơ

quan giải khổ của Đại Từ Phụ." (Trích Thánh giáo của Bát Nương tại Qui Thiện

Đường ngày 26-10-Canh Dần 1950).

Chú thích 29: 12 cấp của Cơ Quan Phước Thiện có nhiệm vụ như sau:

- Minh đức được xem là phẩm đang trau dồi đức hạnh để trở thành hiền

tài.

- Tân dân được xem là phẩm đã từ bỏ thói hư tật xấu của người đời, biết

trau dồi đức hạnh và biết sửa mình.

- Thính thiện là phẩm trong sạch trong tinh thần, tai luôn nghe và tâm

luôn cảm nhận những việc lành hầu phân biệt chánh tà, thiện ác.

- Hành thiện là phẩm đang làm việc thiện để cứu khổ những kẻ đang lao

tâm, tật nguyền, bệnh hoạn…

- Giáo thiện là phẩm đi dạy việc thiện cho người, cứu giúp nhơn sanh tiền

đường Thiên lý.

- Chí thiện là phẩm chỉ người có phẩm hạnh cao nhất của đường thiện, đã

trở thành người thiện hoàn toàn.

- Đạo nhơn là phẩm còn đang học đạo và hành pháp ; phải về Hội thánh

để thọ Tân Pháp bí truyền.

- Chơn nhơn là phẩm đã được theo Tân Pháp nên phải đi hành đạo đúng

theo Tân pháp để cứu giúp nhơn sanh.

- Hiền nhơn là phẩm đã diệt được thất tình, không còn nhiễm trần thế, cõi

lòng đã thanh tịnh.

- Thánh nhơn là phẩm đã thông 3 giới (Thượng giới, Trung giới, Hạ giới)

và sẽ đi khai đạo một nơi để phổ độ chúng sanh.

- Tiên tử là phẩm sáng suốt hoàn toàn, học đủ lục thông và vâng lệnh Đức

Chí Tôn để làm giáo chủ nhơn loại.

- Phật tử là ngôi vị cao nhất đồng quyền cùng Đức Chí Tôn để cai quản cả

Thần, Thánh, Tiên, Phật trong vũ trụ.

Chú thích 30: Trong thực tế, từ phẩm Hiền nhơn trở lên đến Phật tử đến nay vẫn chưa

có người đạt được. Do đó, chỉ có 8 phẩm đầu từ Minh đức đến Chơn nhơn là đã có

người đảm trách. Những phẩm vị này chịu sự quản lý trực tiếp của Chi đạo thuộc

cơ quan Hiệp Thiên Đài. Tám phẩm vị này lập nên một Hội thánh, gọi là Hội thánh

Phước thiện. Đứng đầu Hội thánh là một vị Thời quân Chi đạo với vai trò là Thống

quản cơ quan Phước thiện. Cơ quan Phước thiện được xem là cơ quan "Cửu Trùng

Đài" của Hiệp Thiên Đài, do chức sắc cao cấp của Hiệp Thiên Đài lập nên. Việc

tuyển chọn nhân sự của cơ quan Phước thiện mang tính rộng rãi, phổ quát giống

với cơ quan Cửu Trùng Đài. Khi vào hành đạo trong cơ quan Phước thiện, phẩm vị

cũng sẽ được thăng tiến theo luật công cử từ phẩm Minh đức đến Chơn nhơn. Việc

tuyển chọn nhân sự của Cơ quan Phước Thiện, Đạo luật năm Mậu Dần (1938) có

ghi "Bất luận nam hay nữ, ai ai cũng đặng dưới quyền tuyển chọn vào Phước Thiện

của Đạo, hoặc người có Đạo, hoặc người chưa có Đạo, muốn vào Phước Thiện thì

phải lập Tờ Hiến thân trọn đời, xin làm công quả cho cơ sở Phước Thiện. Những

Page 244: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

243

Chức sắc hay là Chức việc đương quyền hành chánh mà muốn hiến thân làm công

quả vào cơ sở Phước Thiện thì phải có giấy chứng nhận do đẳng cấp trật tự mình

mới đặng. Còn tín đồ thì phải có giấy chứng tánh hạnh tốt của Bàn Trị Sự cho thì

bên Phước Thiện mới thâu nhận. Người nào mới nhập vào Phước Thiện cũng phải

khởi đầu làm công quả theo hạng Minh Đức" (Theo Đạo luật của Cơ quan Phước

thiện ban hành năm Mậu Dần (1938), chương 2, điều 10).

Chú thích 31: Bộ Pháp chánh được thành lập ngày 15-10 năm Đinh Hợi (27-11-1947) do

ngài Khai pháp Trần Duy Nghĩa nhận nhiệm vụ Chưởng quản Tòa đạo đã lập nên.

Chú thích 32: Nhiệm vụ của các chức sắc Bộ Pháp chánh được phân định như sau:

- Luật sự: Muốn được đứng vào hàng Luật sự, tín đồ phải tập sự một năm. Luật

sự có bổn phận hành sự tại các văn phòng các chi (Pháp, Đạo, Thế) của Hội thánh

Hiệp Thiên Đài. Người giữ phẩm vị Luật sự có hai bộ đạo phục là đại phục và tiểu

phục. Bộ đại phục là áo dài trắng, hai bên vai có dấu hiệu Tam giáo và Cổ pháp;

trên Cổ pháp có Cân công bình, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo. Bộ tiểu phục là áo dài

trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng. Đầu đội Khôi Nguyên mão, trước mão có

thêu Thiên nhãn, có dấu hiệu Cổ pháp, trên Cổ pháp có thêu Cân Công bình và hai

chữ Luật sự. Luật sự muốn lên phẩm Sĩ tải phải có đủ 5 năm công nghiệp với chức

vụ (kể luôn một năm tập sự) và có chứng minh tra công nghiệp.

- Sĩ tải: Có phận sự minh tra công nghiệp cầu phong, cầu thăng. Có nhiệm vụ

thẩm vấn chư Lễ sanh, Giáo thiện, Chức việc, Đạo hữu nam nữ khi phạm pháp. Có

trách nhiệm giữ gìn hồ sơ lưu trữ. Được bổ dụng hành sự pháp chánh tại địa

phương. Khi hành sự, Sĩ tải có hai bộ lễ phục là đại phục và tiểu phục giống với đại

phục và tiểu phục của Luật sự, nhưng trên Khôi Nguyên mạo của tiểu phục có thêu

hai chữ Sĩ tải. Sĩ tải muốn được thăng lên phẩm Truyền trạng phải có đủ năm năm

công nghiệp và có sự minh tra.

- Truyền trạng: Có phận sự thu nhận các đơn trạng và vâng lệnh ban hành các

án tiết của Tòa đạo Hiệp Thiên Đài. Trong lúc hành đạo tại Bộ Pháp chánh thì được

lãnh nhiệm vụ là minh tra công nghiệp chư chức sắc, chức việc nam nữ trong các

cơ quan đạo; có quyền thẩm vấn chức sắc, chức việc và đạo hữu bị truy tố. Được

đứng đầu văn phòng cho chư vị Thời quân. Truyền trạng khi hành đạo cũng có hai

bộ lễ phục. Bộ đại phục giống Sĩ tải, nhưng trên Khôi Nguyên mạo của tiểu phục

có thêu hai chữ Truyền trạng. Người giữ phẩm Truyền trạng muốn thăng lên Thừa

sử phải có đủ 3 năm công nghiệp và có sự minh tra.

- Thừa sử: có nhiệm vụ hòa giải giữa tiên cáo và bị cáo; làm trưởng phòng

Minh tra và thẩm vấn; được phụ tá Thời quân dự Hội Nhơn sanh và Hội Phước

Thiện để bảo thủ luật pháp; được làm quản văn phòng cho chư vị Thời quân. Khi

hành sự, Thừa sử cũng có hai bộ lễ phục giống Truyền trạng, nhưng trên Khôi

Nguyên mạo của tiểu phục có thêu hai chữ Thừa sử. Người giữ chức Thừa sử muốn

thăng phẩm Giám đạo phải có đủ ba năm công nghiệp và có sự minh tra.

- Giám đạo: có phận sự thanh tra về mặt luật pháp trong các cơ quan Chánh Trị

đạo từ Trung ương đến địa phương khi có thượng lịnh; được quyền thay mặt Hội

thánh Hiệp Thiên Đài giao tiếp với các tôn giáo khi có lịnh; được quyền thay mặt

Bộ Pháp chánh bảo thủ luật pháp nơi các phiên Đại hội của Hội thánh Cửu Trùng

Đài và Hội thánh Phước Thiện; được cầm quyền Pháp chánh một Trấn đạo khi có

thượng lịnh; có quyền điều tra lại các vụ khiếu nại; được quyền là, giảng viên các

khóa huấn luyện chức sắc về mặt luật pháp khi có sự yêu cầu của Hội thánh Cửu

Page 245: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

244

Trùng Đài; được làm Tổng Quản Văn phòng cho chư vị Thời quân. Khi hành sự,

Giám đạo có hai bộ lễ phục giống với Thừa sử, nhưng trên Khôi Nguyên mạo của

tiểu phục có thêu hai chữ Giám đạo. Người giữ phẩm vị Giám đạo muốn lên Cải

trạng phải có đủ ba năm công nghiệp và có sự minh tra.

- Cải trạng: có nhiệm vụ biện hộ trong các phiên tòa của đạo; có quyền xin đình

xử các phiên tòa nếu cần điều tra bổ sung; được quyền làm giảng viên về luật pháp

tại hạnh đường nếu có yêu cầu của Hội thánh Cửu Trùng Đài; được quyền thay mặt

Bộ Pháp chánh bảo thủ luật pháp trong các phiên đại hội của Hội thánh và Phước

thiện; được quyền giao tiếp với các tôn giáo khác khi có thượng lịnh. Khi hành sự,

Cải trạng cũng có hai bộ lễ phục như Giám đạo, nhưng trên Khôi Nguyên mạo của

tiểu phục có thêu hai chữ Cải trạng. Người giữ phẩm Cải trạng muốn lên Chưởng

ấn phải có đủ 3 năm công nghiệp và phải có sự minh tra.

- Chưởng ấn: có nhiệm vụ chủ tọa các phiên Tòa đạo của Hiệp Thiên Đài khi

có đề nghị của Bộ Pháp chánh và có sự chấp thuận của Hộ pháp; được quyền làm

Trưởng phòng Kiểm án và quyết định thu hay bác bỏ những đơn khiếu nại hay

thượng tố. Khi làm phận sự, Chưởng ấn cũng có hai bộ lễ phục, nhưng khác với các

cấp dưới. Đại phục là mặc áo dài trắng; đầu đội Nhật Nguyệt Mạo; Lưng buộc dải

lụa trắng, dưới có hai tụi trắng; chân mang giày trắng. Bộ tiểu phục là mặc trường y

trắng có 6 nút, lưng buộc đường lụa trắng, dưới có hai tụi trắng; đầu đội Hỗn

Nguơn Mạo, trước mạo có thêu Cổ pháp và chữ Chưởng ấn; chân mang giày trắng.

Người giữ phẩm vị Chưởng ấn muốn lên Tiếp Dẫn Đạo nhơn phải có đủ ba năm

công nghiệp và phải có sự minh tra.

- Tiếp Dẫn Đạo nhơn: có nhiệm vụ phổ truyền chơn đạo ở nước ngoài và được

quyền đi dự hội nghị quốc tế khi có chỉ định. Khi làm nhiệu vụ, Tiếp Dẫn Đạo

nhơn có hai bộ lễ phục là đại phục và tiểu phục giống với Chưởng ấn, nhưng trên

Hỗn Nguơn mạo có thêu hai Tiếp Dẫn Đạo nhơn. Khi người giữ phẩm vị Tiếp Dẫn

Đạo nhơn có công phổ độ chơn đạo ở một nước nào đó mà có bằng chứng cụ thể

thì lúc trở về Tòa thánh sẽ được cầu thăng vào hàng Thập Nhị Thời quân khi có

khuyết vị.

Bộ Pháp chánh có quyền tương đối rộng như bảo thủ chơn pháp của đạo; lập các

Tòa đạo để xử những người vi phạm luật pháp của Đạo, từ hàng Đạo hữu đến chức

sắc Cửu Trùng Đài và Hội thánh Phước thiện (Riêng chức sắc Hiệp Thiên Đài vi

phạm luật thì có Ban Kỷ luật Hiệp Thiên Đài sửa trị); có quyền minh tra công

nghiệp của chức sắc Cửu Trùng Đài và Phước thiện để thăng phẩm vị cho họ.

Chú thích 33: Ban Thế đạo do Hộ pháp Phạm Công Tắc lập ra theo Thánh ý của Đức Lý

Giáo tông, Ý nghĩa việc thiết lập Ban Thế đạo, theo Cao Đài từ điển là "Có nhiều

bậc ưu thời mẫn thế, sẵn có đạo tâm, giàu lòng nhân ái, muốn phụng sự Đại Đạo,

nhưng còn ràng buộc trách nhiệm đối với quốc gia xã hội, chưa phế đời hành Đạo

được. Ban Thế đạo là nơi dụng hiền, tạo cơ hội cho những bậc có đạo tâm thực

hành thiện nguyện ấy". Ban Thế đạo là cơ quan thuộc về phần đời, bắt nguồn từ

cửa đạo, xuất phát làm dây nối liền cho đạo đời tương đắc tương liên, ngỏ hầu tạo

lập một đời sống thanh bình cho nhơn loại trong thời chuyển thế. Trích trong Bản

điều qui của Ban Thế đạo được ban hành ngày 28-2-At Tỵ (13-3-1965).

Chú thích 34: Nhiệm vụ của các phẩm vị trong Ban thế đạo như sau:

- Hiền tài : là bậc trí thức (có bằng tú tài trở lên) có tuổi từ trên 40, hoặc trên

21 tuổi (gọi là Sĩ phu). Những người này được chọn từ hàng Đạo hữu trong đạo

Page 246: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

245

hoặc những người có học lực khá và có khả năng phát triển kinh tế làm nên sự

nghiệp như các nghiệp chủ, điền chủ, thầu khoán… đã ít nhiều giúp ích cho đạo.

Để được đứng vào phẩm Hiền tài, người đó phải có học vấn, đầy đủ đức hạnh, có

công với đạo và phải được Hội thánh Hiệp Thiên Đài chọn lựa, tấn phong. Lễ phục

của Hiền tài là áo dài trắng, đội khăn đóng đen, mang dấu hiệu Cổ pháp Giáo tông

nơi ngực và có thêm hai chữ Hiền tài. Trong giờ hành lễ, Hiền tài đứng trên phẩm

Lễ sanh và dưới phẩm Giáo hữu.

- Quốc sĩ : Để được đứng vào hàng Quốc sĩ phải có các điều kiện như từ bậc

Hiền tài, có đầy đủ đức hạnh, có công giúp đạo và đời, được công chúng hoan

nghênh và có văn bằng chứng nhận công đức của mình; hoặc các bậc công sĩ có

công nghiệp lớn đối với quốc gia, dân tộc, có bằng chứng nhận cụ thể; hay những

người có chức vụ như Thứ trưởng, Bộ trưởng, tướng lĩnh… hoặc có học vị cao như

Thạc sĩ, Tiến sĩ… có thiện tâm với đạo, kỳ công trợ đời. Phẩm Quốc sĩ sẽ do Hội

thánh Hiệp Thiên Đài tuyển chọn và dâng lên quyền Thiêng liêng quyết định. Lễ

phục của Quốc sĩ giống với Hiền tài, nhưng thêu hai chữ Quốc sĩ ngay cổ pháp

Giáo tông. Khi hành lễ, Quốc sĩ giữ địa vị trên Giáo hữu nhưng dưới Giáo sư.

- Đại phu: là phẩm vị từ hàng Quốc sĩ đi lên, nhưng phải là người đầy đủ đức

hạnh, dày công giúp đạo về việc phổ thông giáo lý và giúp đời về mặt thu phục

nhân tâm ; hoặc những người có chức vụ là nguyên thủ quốc gia, có thiện tâm giúp

đạo. Phẩm Đại phu cũng do Hội thánh Hiệp Thiên Đài tuyển chọn và quyền Thiêng

liêng quyết định. Lễ phục của Đại phu cũng giống với Quốc sĩ, nhưng bịt khăn

đóng đen chín lớp chữ nhất; cổ pháp trên ngực có thêu hai chữ Đại phu. Khi hành

lễ, Đại phu giữ địa vị trên Giáo sư và dưới Phối sư.

- Phu tử: là phẩm đi lên từ Đại phu, nhưng phải có tài "an bang tế thế"; hoặc

những người khổ hạnh phổ truyền chơn giáo, dìu độ toàn dân một nước hay nhiều

nước. Phẩm Phu tử cũng giống với Đại phu, phải do Hội thánh Hiệp Thiên Đài

tuyển chọn và quyền Thiên liêng quyết định. Lễ phục của Phu tử giống Đại phu,

nhưng thêu hai chữ Phu tử bên cổ pháp. Khi hành lễ, Phu tử giữ địa vị trên Phối sư,

nhưng dưới Đầu sư.

Chức sắc của Ban Thế đạo khi lãnh nhiệm vụ trọng trách do Hội thánh Hiệp

Thiên Đài giao phó, chức sắc Ban Thế đạo sẽ được mặc trường y sáu nút như tiểu

phục của chức sắc Hiệp Thiên Đài.

Chú thích 35: Nhiệm vụ của các phẩm vị trong Ban Quyền Thập ngũ Linh đăng như sau:

- Đầu sư được chia thành ba chi Thái, Thượng, Ngọc; trong đó Thái Đầu sư lo

về công phu (cúng lạy, lễ bái, nghi thức, thủ bổn, bộ đạo, nhập môn, bái mạng, cấp

bằng…); Thượng Đầu sư lo về công quả (tạo tác, tu sửa, chỉnh trang, thực phẩm,

lương thực…); Ngọc Đầu sư lo về công trình (hội thảo, khóa, lớp bồi dưỡng giáo

lý, chức sắc, chức việc, đạo tràng, giao tiếp, kỷ luật, hòa giải…)

- Tứu bửu lo về lương thực, chiêu đãi, bút mực văn phòng. Chịu sự quản lý

của Đầu sư.

- Ngũ hành giúp Ngọc Đầu sư lo đạo tràng, giao tiếp, hòa giải, kỷ luật, hội

thảo, giáo lý,… giúp Thái Đầu sư về lễ bái.

Chú thích 36: Hội đồng Chưởng quản gồm 16 vị chức sắc giữ các chức vụ như 1 Cố

vấn, 2 Chánh Hội trưởng, 3 Phó Hội trưởng (có 1 vị ở cấp Tiểu Tòa thánh), 1

Chánh Thư ký, 2 Phó Thư ký, 2 Kiểm soát viên, 5 Thành viên cơ sở,

Page 247: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

246

Chú thích 37: Ban Cai quản Tiểu Tòa thánh gồm 9 người với các chức vụ như 1 Cố vấn,

1 Trưởng ban, 1 Phó Trưởng ban, 1 Thư ký, 1 Thư bổn, 1 Lễ viện, 2 Phụ trách Đạo

tràng, 1 Kiểm soát viên.

Chú thích 38: Ban Cai quản và nghi lễ ở Thánh thấ gồm 7 người với các chức vụ như 1

Trưởng ban, 2 Phó Trưởng ban, 1 Thư ký, 1 Thư bổn, 1 Lễ viện, 1 Phụ trách Đạo

tràng.

Page 248: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

247

PHỤ LỤC 1

QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN CÁC CHI PHÁI CAO ĐÀI

Page 249: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

248

Phụ lục 1 – QĐ số 1

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH CẦN THƠ

--------- Số: 1562/QĐ.CT.HC.96

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Cần Thơ, ngày 27 tháng 7 năm 1996

QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH UBDN TỈNH CẦN THƠ

V/v công nhận tư cách pháp nhân

của Hội thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu

CHỦ TỊCH UBND TỈNH CẦN THƠ

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1996;

- Căn cứu Nghị định số 69/HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay

là Chính phủ);

- Theo công văn số 222/CV-TGCP ngày 24/7/1996 của Ban Tôn giáo Chính phủ;

- Xét đơn của Hội thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu và ý kiến của Ban Dân

vận Tỉnh ủy, Ban Tôn giáo tỉnh Cần Thơ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay công nhận tư cách pháp nhân của Hội thánh Cao Đài Chiếu Minh

Long Châu. Hội thánh hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước và nội dung

của Hội thánh được thông qua tại Đại hội Nhơn sanh ngày 1/5/1996 (nội luật kèm theo

quyết định này).

Điều 2: Công nhận các chức sắc được cử vào Ban Thường trực và các Ban của

Hội thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu (do Đại hội Nhơn sanh bầu ra, đính kèm danh

sách).

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh, Trưởng Ban

Tổ chức chính quyền tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, TP. Cần Thơ, các chức sắc Ban

Thường trực Hội thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu chịu trách nhiệm thi hành Quyết

định này kể từ ngày ký./.

KT. CHỦ TỊCH UBND CẦN THƠ

PHÓ CHỦ TỊCH

Bùi Hữu Trí

(đã ký)

Page 250: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

249

Phụ lục 1 – QĐ số 2

BAN TÔN GIÁO

CỦA CHÍNH PHỦ

--------- Số: 39 QĐ/TGCP

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 1996

QUYẾT ĐỊNH V/v công nhận tư cách pháp nhân

của Hội thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo Hậu Giang

TRƢỞNG BAN TÔN GIÁO CỦA CHÍNH PHỦ

- Căn cứ Nghị định số 37/CP ngày 04 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm

vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo của Chính phủ;

- Căn cứ Nghị định số 69/HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là

Chính phủ) qui định về các hoạt động tôn giáo;

- Xét đề nghị của Hội thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo Hậu Giang tại văn thư số

02/VH-HT ngày 13/4/1996;

- Theo ý kiến của Ủy ban Nhân dân tỉnh Minh Hải tại công văn số 275 CV/UB

ngày 19/4/1996;

- Thừa ủy quyền của Thủ trưởng Chính phủ tại Thông báo số 68/NC ngày

30/3/1996 của Văn phòng Chính phủ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Chấp thuận Hội thánh Cao Đài Chơn Đạo Hậu Giang hoạt động theo

đường hướng hành đạo đã được thông qua tại Hội Nhân sanh ngày 3/4/1996 và theo

chính sách, pháp luật của Nhà nước (có bản đường hướng hành đạo kem theo).

Điều 2: Chấp thuận nhân sự chức sắc Thượng hội gồm 14 (mười bốn) người,

chức sắc Ban Thường trực Hội thánh gồm 7 (bảy) người (có danh sách kèm theo).

Điều 3: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tín đồ,

chức sắc Cao Đài Minh Chơn Đạo Hậu Giang, chức sắc phụ trách Thượng hội và chức

sắc Trưởng ban Thường trực Hội thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo Hậu Giang chịu trách

nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.

Q.TRƢỞNG BAN

Vũ Gia Tham

(đã ký)

Page 251: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

250

Phụ lục 1 – QĐ số 3

BAN TÔN GIÁO

CỦA CHÍNH PHỦ

--------- Số: 10 QĐ/TGCP

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 1996

QUYẾT ĐỊNH V/v công nhận tư cách pháp nhân tổ chức

Giáo hội Đại đạo Tam kỳ Phổ độ Cao Đài Tây Ninh

TRƢỞNG BAN TÔN GIÁO CỦA CHÍNH PHỦ

- Căn cứ Nghị định 69/HĐBT ngày 21 tháng 03 năm 1991 của Hội đồng Bộ

trưởng (nay là Chính phủ) qui định về hoạt đông tôn giáo;

- Căn cứ Nghị định 37/CP ngày 04 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,

quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo của Chính phủ;

- Xét kết quả Đại hội Đại biểu Cao Đài Tây Ninh ngày 5 tháng 4 năm 1997 (tại

Văn thư số 80/72 – HĐCQ – VT ngày 8/7/1997 của Ban Tổ chức Đại hội đại biểu Cao

Đài Tây Ninh);

- Theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh (tại công văn số 64/CV-UB

ngày 22 tháng 4 năm 1997;

- Thừa Ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 68/NC ngày 30

tháng 3 năm 1996 của Văn phòng Chính phủ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Chấp thuận Giáo hội Đại đạo Tam kỳ Phổ độ Cao Đài Tây Ninh hoạt

động trong khuôn khổ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo

Hiến chương và Điều lệ cầu phong, cầu thăng theo Luật công cử đã được thông qua tại

Đại hội Đại biểu Cao Đài Tây Ninh ngày 5 tháng 4 năm 1997 (có bản Hiến chương và

Điều lệ cầu phong, cầu thăng theo luật công cử kèm theo).

Điều 2: Chấp thuận nhân sự chức sắc và các chức vụ của cơ quan Thường trực

Hội thánh Đại đạo Tam kỳ Phổ độ Cao Đài Tây Ninh (gọi là Hội đồng Chưởng quản)

gồm: 52 người (có danh sách kèm theo).

Điều 3: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương –

nơi có tín đồ, chức sắc Đại đạo Tam kỳ Phổ độ Cao Đài Tây Ninh và chức sắc cơ quan

Thường trực Hội thánh Đạo đạo Tam kỳ Phổ độ Cao Đài Tây Ninh (gọi là Hội đồng

Chưởng quản) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.

Q. TRƢỞNG BAN

Vũ Gia Tham

(đã ký)

Page 252: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

251

Phụ lục 1 – QĐ số 4

BAN TÔN GIÁO

CỦA CHÍNH PHỦ

--------- Số: 26 QĐ/TGCP

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 1997

QUYẾT ĐỊNH V/v công nhận tư cách pháp nhân tổ chức

Giáo hội Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo

TRƢỞNG BAN TÔN GIÁO CỦA CHÍNH PHỦ

- Căn cứ Nghị định 69/HĐBT ngày 21 tháng 03 năm 1991 của Hội đồng Bộ

trưởng (nay là Chính phủ) qui định về hoạt đông tôn giáo;

- Căn cứ Nghị định 37/CP ngày 04 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,

quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo của Chính phủ;

- Xét kết quả Đại hội Đại biểu Nhơn sanh Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo

ngày 8/7/1997 (tại văn thư số 03/TĐN/BBT ngày 10/7/1997 của Ban Vận động);

- Theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre (tại công văn số 710CV/UB

ngày 25/7/1997);

- Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 68/NC ngày 30

tháng 3 năm 1996 của Văn phòng Chính phủ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Chấp thuận cho Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo hoạt động theo Hiến

chương và Luật công cử chức sắc đã được thông qua tại Đại hội Đại biểu Nhơn sanh

ngày 8/7/1997 (có bản Hiến chương và Luật công cử chức sắc kèm theo).

Điều 2: Chấp thuận nhân sự chức sắc lãnh đạo Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo

được suy cử tại Đại hội Đại biểu Nhơn sanh ngày 8/7/1997 (có danh sách kèm theo).

Điều 3: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương –

nơi có tín đồ, chức sắc Cao Đài Ban Chỉnh Đạo và chức sắc Ban Thường trực Hội thánh

Cao Đài Ban Chỉnh Đạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.

TRƢỞNG BAN

Lê Quang Vịnh

(đã ký)

Page 253: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

252

Phụ lục 1 – QĐ số 5

BAN TÔN GIÁO

CỦA CHÍNH PHỦ

--------- Số: 51 QĐ/TGCP

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 1997

QUYẾT ĐỊNH V/v công nhận tư cách pháp nhân của Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên

TRƢỞNG BAN TÔN GIÁO CỦA CHÍNH PHỦ

- Căn cứ Nghị định 37/CP ngày 04 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,

quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo của Chính phủ;

- Căn cứ Nghị định 69/HĐBT ngày 21 tháng 03 năm 1991 của Hội đồng Bộ

trưởng (nay là Chính phủ) qui định về hoạt động tôn giáo;

- Xét đề nghị của Ban Vận động, Ban Cố vấn Cao Đài Tiên Thiên tại Văn thư số

102/TT-BVĐ ngày 12/2/1995 và Văn thư số 129/TT-BVĐ ngày 28/3/1995;

- Căn cứ ý kiến của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre tại Công văn số 130/CV-UB

ngày 28/02/1995;

- Thừa Ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 3693/NC ngày 06

tháng 7 năm 1995 của Văn phòng Chính phủ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Công nhận Tôn chỉ, Mục đích cơ cấu tổ chức Giáo hội, nội dung và phạm

vi hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ Pháp luật Nhà nước của Hội thánh Cao Đài Tiên

Thiên ghi trong Hiến chương đã được thông qua tại Hội Vạn linh ngày 08 tháng 02 năm

1995 và Hội nghị Ban Vận động, Ban Cố vấn ngày 28 tháng 3 năm 1995 (Hiến chương

kèm theo Quyết định này).

Điều 2: Công nhận nhân sự chức sắc được suy cử vào cơ quan Thượng hội và

Ban Thường trực Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên (danh sách kèm theo Quuyết định này).

Điều 3: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi

có tín đồ, chức sắc Cao Đài Tiên Thiên, chức sắc phụ trách Thượng hội và Chức sắc

Trưởng ban Thường trực Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên chịu trách nhiệm thi hành Quyết

định này.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.

Q. TRƢỞNG BAN

Vũ Gia Tham

(đã ký)

Page 254: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

253

Phụ lục 1 – QĐ số 6

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH KIÊN GIANG

--------- Số: 60/TB-UB

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Kiên Giang, ngày 08 tháng 7 năm 1998

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBDN TỈNH KIÊN GIANG

V/v công nhận tư cách pháp nhân tổ chức

Hội thánh Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hòa

XHCN Việt Nam ban hành ngày 5/7/1994;

- Căn cứu Nghị định số 69/HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay

là Chính phủ) quy định các hoạt động tôn giáo;

- Thừa ủy quyền cũa Ban Tôn giáo của Chính phủ (Công văn số 258/TGCP-V3

ngày 29/6/1998 của Ban Tôn giáo của Chính phủ);

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay chấp thuận Hội thánh Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý (gọi tắt là CĐBY)

trụ sở tại Tòa thánh Ngọc Kinh – xã Mong Thọ B - huyện Châu Thành có tư cách pháp

nhân được hoạt động tôn giáo – xã hội trong khuôn khổ pháp luật của nước Cộng hòa Xã

hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Điều 2: Chấp thuận Hiến chương, Luật công cử và 36 vị lãnh đạo Hội thánh đã

được Đại hội Đại biểu Hội thánh Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý thông qua ngày 13/3/1998

(có Hiến chương - Luật công cử, danh sách 36 vị lãnh đạo Hội thánh kèm theo).

Điều 3: Ông Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh,

Chủ tịch UBND các huyện thị, các ngành chức năng có liên quan và Hội thánh Bạch Y

Liên Đoàn Chơn Lý chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

TM. UBND TỈNH KIÊN GIANG

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Huỳnh Vĩnh Ái

(đã ký)

Page 255: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

254

Phụ lục 1 – QĐ số 7

BAN TÔN GIÁO

CỦA CHÍNH PHỦ

--------- Số: 16/2000/QĐ-TGCP

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2000

QUYẾT ĐỊNH V/v công nhận tổ chức và hoạt động của Hội thánh Cao Đài Chơn Lý

TRƢỞNG BAN TÔN GIÁO CỦA CHÍNH PHỦ

- Căn cứ Nghị định số 276/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Chính

phủ về các hoạt động tôn giáo;

- Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ (tại Thông báo số 68/NC ngày 30

tháng 3 của Văn phòng Chính phủ);

- Xét kết quả Đại hội Nhơn sanh Cao Đài Chơn Lý ngày 21 tháng 1 năm 200 (tại

đơn xin cấp tư cách pháp nhân Cao Đài Chơn Lý ngày 25 tháng 1 năm 200 của Ban Vận

động);

- Theo đề nghị của UBND tỉnh Tiền Giang (tại Công văn số 91/CV-UB ngày 01

tháng 02 năm 2000 về việc Ban Vận động Cao Đài Chơn Lý xin công nhận tư cách pháp

nhân tổ chức Giáo hội);

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Chấp thuận tổ chức Hội thánh Cao Đài Chơn Lý hoạt động theo Hiến

chương và Đường hướng Hành đạo đã được thông qua tại Đại hội Nhơn sanh ngày 21

tháng 1 năm 2000 (có bản Hiến chương và Đường hướng Hành đạo kèm theo).

Điều 2: Chấp thuận nhân sự chức sắc Ban Thập Ngũ Linh Đăng và Hội đồng

Chưởng quản của Giáo hội Cao Đài Chơn Lý đã được suy cử tại Đại hội Nhơn sanh ngày

21 tháng 1 năm 2000 (có danh sách kèm theo).

Điều 3: Các ông Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có

tín đồ, chức sắc Giáo hội Cao Đài Chơn Lý và các ông chức sắc (theo danh sách nói trên)

chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.

TRƢỞNG BAN

Lê Quang Vịnh

(đã ký)

Page 256: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

255

Phụ lục 1 – QĐ số 8

BAN TÔN GIÁO

CỦA CHÍNH PHỦ

--------- Số: 40 QĐ/TGCP

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 1996

QUYẾT ĐỊNH V/v công nhận tư cách pháp nhân

của Hội thánh Truyền giáo Cao Đài

TRƢỞNG BAN TÔN GIÁO CỦA CHÍNH PHỦ

- Căn cứ Nghị định số 37/CP ngày 04 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm

vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo của Chính phủ;

- Căn cứ Nghị định số 69/HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là

Chính phủ) qui định về các hoạt động tôn giáo;

- Xét đề nghị của Ban Vận động tổ chức Hội Nhân sinh Truyền giáo Cao Đài tại

Văn thư số 053/BVĐTC ngày 16 tháng 7 năm 1996.

- Xét đề nghị của Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tại công văn số

27/TT-TC ngày 27 tháng 8 năm 1996.

- Thừa ủy quyền của Thủ trưởng Chính phủ tại Thông báo số 68/NC ngày

30/3/1996 của Văn phòng Chính phủ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Chấp thuận Hội thánh Truyền giáo Cao Đài hoạt động theo đạo quy đã

được thông qua tại Hội Nhân sinh ngày 15 tháng 7 năm 1996 và theo chính sách, pháp

luật của Nhà nước (có bản Đạo quy kèm theo).

Điều 2: Chấp thuận nhân sự chức sắc Hội đồng Lưỡng đài Hội thánh: 05 (năm)

người, chức sắc lãnh đạo Tòa pháp Chánh Hiệp Thiên đài: 03 (ba) người, Tòa Nội chánh

Cửu Trùng đài: 04 (bốn) người và cơ quan Nữ phái Hội thánh: 01 (một) người (có danh

sách kèm theo).

Điều 3: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương – nơi có tín

đồ, chức sắc Truyền giáo Cao Đài, chức sắc Hội đồng Lưỡng đài Hội thánh Truyền giáo

Cao Đài chịu trách nhiệm thi hàng Quyết định này.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.

Q.TRƢỞNG BAN

Vũ Gia Tham

(đã ký)

Page 257: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

256

Phụ lục 1 – QĐ số 9

BAN TÔN GIÁO

CỦA CHÍNH PHỦ

--------- Số: 199/2000/

QĐ-TGCP

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2000

QUYẾT ĐỊNH V/v công nhận tư cách pháp nhân và hoạt động của

Hội thánh Cao Đài Cầu Kho – Tam Quan

TRƢỞNG BAN TÔN GIÁO CỦA CHÍNH PHỦ

- Căn cứ Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ

về các hoạt động tôn giáo.

- Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 68/NC ngày 30

tháng 3 năm 1996 của Văn phòng Chính phủ.

- Xét kết quản Đại hội Đại biểu Nhơn sanh Cao Đài Cầu Kho – Tam Quan ngày 3

tháng 3 năm 2000 tại đơn xin công nhận Tổ chức Giáo hội và nội dung hoạt động của

Hội thánh Cao Đài Cầu Kho – Tam Quan ngày 24 tháng 3 năm 2000 của Ban Vận Động.

- Theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định tại Công văn số 586/UB-NC

ngày 31 tháng 3 năm 2000 về việc đề nghị công nhận tổ chức và hoạt động của Hội thánh

Cao Đài Cầu Kho – Tam Quan.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Chấp thuận tổ chức Hội thánh Cao Đài Cầu Kho – Tam Quan hoạt động

theo Hiến chương và Đường hướng hành đạo đã được thông qua tại Đại hội Đại biểu

Nhơn sanh toàn phái ngày 3 tháng 3 năm 2000 (có bản Hiến chương và Đường hướng

hành đạo kèm theo).

Điều 2: Chấp thuận nhân sự gồm 13 vị chức sắc Hội đồng Chưởng quản Lưỡng

đài của Giáo hội Cao Đài Cầu Kho – Tam Quan đã được suy cử tại Đại hội Đại biểu

Nhơn sanh ngày 3 tháng 3 năm 2000 (có danh sách kèm theo).

Điều 3: Các ông Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có

tín đồ, chức sắc Giáo hội Cao Đài Cầu Kho – Tam Quan và các ông chức sắc (theo danh

sách nói trên) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./

Q.TRƢỞNG BAN

Lê Quang Vịnh

(đã ký)

Page 258: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

257

PHỤ LỤC 2

TRÍCH CÁC CUỘC PHỎNG VẤN

Page 259: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

258

Phụ lục 2

Phỏng vấn số 1

TRÍCH PHỎNG VẤN CHỨC SẮC MINH CHƠN LÝ

- Người được phỏng vấn: ĐVN

- Ngày phỏng vấn: 19 tháng 8 năm 2005

- Người phỏng vấn: Tác giả

- Địa điểm phỏng vấn: Khánh Hậu, Long An

Nội dung phỏng vấn

-------------------

H: Cháu đọc trong quyển “Luật Bình quân” thấy có nói đến vấn đề “giải mê phá

tục” là sao hả Bác?

TL: Giải mê phá tục là đánh vào những mê tín dị đoan của con người, bỏ đi những

hủ mà ông cha ta đã tạo ra.

H: Như vậy là sao hả Bác?

TL: Khi mà theo đạo Minh Chơn lý, Thầy có dạy rằng trên đời đều do sự sắp đặt

của Thượng đế, không có ai có thể chi phối cuộc sống con người ngoài sự chi

phối của thượng đế, do đó không nên mê tín dị đoan, cúng kiếng, cầu khấn

chi cho mất công, vì những điều đó là mê tín dị đoan làm cho con người

mình đau khổ thêm vì phải nghĩ đến nhiều thứ trong cuộc sống, nào là phải lo

cúng ông này, tổ chức lễ nọ, phải kiêng cữ cái này, tránh cái kia... như vậy

thì là mê muội trong cuộc sống. Do đó, cần phải giải mê, phàm tục là vậy.

H: Như vậy có nghĩa là những tục lệ của cha ông mình để lại thì nay bỏ hết hả

bác?

TL: Ừ, không cần thiết phải giữ lại làm gì, vì đó là mê tín. Ví dụ như tết đưa ông

Táo, Tết mùng năm tháng 5... những cái đó là ở bên Tàu, không phải bên ta,

nên không cần theo. Đầy tháng, thôi nôi... cũng không phải bên ta nên nhất

thiết là không cần thực hiện làm gì.

H: Nhưng sao cháu thấy có nhiều gia đình theo Minh Chơn Lý mà vẫn thực hiện

những điều đó vậy Bác?

TL: Thì đó, họ vẫn còn mê muội trong cuộc sống của mình, quên đi lời Thầy dạy

nên đã làm theo cho khổ thân.

H: Như vậy mình có khuyên răn, hay có nhìn thức xử phạt không? Vì họ làm như

thế là phạm luật đạo rồi?

TL: Biết rằng họ phạm luật đạo rồi, nhưng cũng chỉ nhắc nhở họ thôi, chứ xử phạt

gì, vì họ là người của Thượng đế mà, có xử phạt thì ổng xử chứ mình làm gì

có quyền.

H: Quan điểm của bác về những người đó như thế nào?

TL: Thì cũng bình thường thôi, mình cũng không khắt khe gì với họ, hơn nữa

cũng là người cùng đạo; mà là người cùng đạo thì mỗi người có một cái

duyên, người này có duyên tốt thì làm tốt điều Thầy dạy, còn duyên chưa tốt,

bị thế lực xấu kêu réo, rủ rê thế thôi. Tất cả đều có duyên số và có sự sắp đặt

của Thầy cả cháu à.

Page 260: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

259

H: Cháu nhìn thấy trên bàn thờ của Minh chơn lý không có trái cây, nước, rượu gì

cả? Đó là vì sao vậy chú?

TL: Đó là bàn thờ của Thượng đế, mà Thượng đế thì có nhất thiết phải ăn uống gì

đâu mà cúng những thứ đó cháu. Không cần phải cúng những thứ đó, vì đó là

lời dạy của Thầy có trong quyển Luật bình quân đó, cháu đọc kỹ đi thì sẽ

hiểu hết thôi.

H: Cháu có đọc rồi, nhưng sao cháu thấy các chi phái khác họ vẫn giữ nguyên

phong tục trước đây, cò chi phái mình thì khác quá?

TL: Ừ, cái đó mới gọi là đạo Cao Đài chứ. Đạo Cao Đài có khoảng 12 chi phái lớn

nhỏ khác nhau. Nguyên nhân của việc phân chia các chi phái này thì chắc

cháu cũng biết. Người ngoài thì nói là do mâu thuẫn nội bộ, nhưng theo bác

thì do Thượng đế sắp đặt. Ổng tạo ra cuộc mâu thuẫn như vậy để đạo có thể

phát triển được, và cũng có thể có nhiều con đường để về với Thượng đế.

Cháu cũng biết, đây là thời thứ 3 mà, thời kỳ mạc kiếp. Đạo Cao Đài ra đời

để cứu nhân sanh, nhưng nhân sanh thì có nhiều loại, nhiều hạng, nên bắt họ

đi một con đường thì không được, do đó phải tạo ra nhiều con đường để họ

có thể lựa chọn. Chính vì thế mà có nhiều chi phái, mỗi chi phái có một kiểu

hành đạo. Chi phái Minh Chơn lý này có kiểu hành đạo khác nhất so với các

chi phái kia, vì đây là chi phái ra riêng sớm nhất, nên có nhiều điều cải tiến

cho riêng mình. Các chi phái khác, ra chậm hơn nên có ảnh hưởng nhiều bởi

đường lối của Tây Ninh.

H: Nhưng khác nhau nhiều quá như vậy thì bác thấy có lạ lắm không?

TL: Cái này cũng không lạ gì. Như bác đã nói là phải có nhiều con đường để tín

đồ lựa chọn mà. Trước đây thì Phật giáo có con đường của Phật giáo, nhưng

chỉ cứu rỗi được người dân ở phương đông; còn Thiên Chúa giáo thì cứu rỗi

người dân ở phương Tây. Việt Nam mình có Đạo Cao Đài, nói là dung hòa

các tôn giáo, nhưng các chi phái cũng có những đường lối riêng để cứu rỗi

tín đồ cho phù hợp với từng hoàn cảnh chứ. Bác nghĩ đó là cái hay của đạo

Cao Đài đó.

H: Rõ ràng, trong Luật Bình quân nói rất rõ là giải mê, phá tục, nhưng khi đến một

số nhà của tín đồ Minh Chơn Lý, cháu vẫn thấy họ có thờ ông Địa, ông Thần

tài, còn thờ cả ông Táo nữa, như vậy thì có sao không?

TL:.............thì trong đạo cũng vậy, luật là như vậy, nhưng người tín đồ vẫn không

thể hiểu hết được. Hơn nữa họ cũng không thể bỏ đi truyền thống của cha

ông trước đây đã ăn sâu vào trong tư tưởng của họ rồi. Cháu thấy đó, đạo ra

đời chỉ mới có hơn 80 năm, còn văn hóa dân tộc thì có tới 4 ngàn năm, làm

sao mà trong thời gian ngắn lại có thể loại bỏ được hết những nếp nghĩ

truyền thống của dân tộc được. Hơn nữa, tín đồ Cao Đài đâu phải sống tách

biệt, mà vẫn sống trong cùng cộng đồng với những người không có đạo. Tín

đồ Cao Đài thì ít, mà người không có đạo Cao Đài thì nhiều, nên việc ảnh

hưởng và làm theo những truyền thống dân tộc là đều tất nhiên, không thể

trách khỏi được rồi.

H: Theo Bác thì có nên yêu cầu họ phải nghiêm túc thực hiện đúng luật đạo

không?

Page 261: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

260

TL: Nếu được thì đó là lý tưởng, nhưng bác nghĩ cũng không cần thiết lắm đâu.

Như bác nói lúc nảy, mỗi người có một cái duyên phận, khi họ đạt tới duyên

phận nhất định thì họ sẽ nghiêm chỉnh thực hành luật đạo, không chưa thì cứ

thế mà sống. Bác nghĩ cũng không có gì xấu xa khi thực hiện các nghi lễ

truyền thống của dân tộc cả. Nhưng có hạn chế được thì càng tốt, để dần đi

vào đúng luật đạo. Như gia đình của Bác đây, bác là Giáo sư của đạo,

nghiêm chỉnh thực hiện luật đạo, con gái bác là Lễ sanh, nó cũng thực hiện

khá nghiêm chỉnh, nhưng còn đứa con trai thì nó vẫn là theo ý nó. Nó con,

bên vợ nó không có đạo, rồi thì cũng làm đầy tháng, cũng thôi nôi. Bác cũng

chấp nhận chứ sao bây giờ. Mình thấy điều đó là sai với luật đạo, nhưng nghĩ

lại thì cũng không hại gì, hơn nữa tụi nó không phải là chức sắc của đạo nên

thôi để nó muốn làm gì thì làm, miễn đừng phạm pháp là được.

H: Vậy trong đạo có bắt buộc phải lấy người trong đạo không bác?

TL: Có chứ, nhưng cũng không khắt khe như bên đạo Thiên Chúa đâu. Hiện nay

tụi nó lấy lung tung cả, không cùng đạo cũng được. Luật đạo thì như vậy,

nhưng bác nghĩ, vợ chồng là duyên số, không thể cưỡng ép được đâu. Mà

duyên số thì do Thượng đế sắp đặt rồi, nên cứ mặt kệ chúng nó thôi, chứ

mình ngăn cản thì cũng không được, hơn nữa ngăn cản, tụi nó thương quá

làm bậy thì mình lại mang tội lớn đó. Như con trai của bác, lúc đầu bác cũng

có khuyên là nên kiếm người trong đạo mà lấy. Nó cũng dạ dạ, rồi sau đó đi

làm cho Đài Loan, quen với mấy đứa công nhân trong đó, rồi yêu; sau đó về

biểu cha mẹ đi cưới. Đó như vậy đó, không đi thì không được vì tụi nó yêu

nhau quá rồi, hai đứa cứ bám riết lấy nhau mà. Hiện nay, tụi có một đứa con

rồi, tôi làm nhà ở phía trước kia để tụi nó ở đó.

H: Ở xóm mình có nhiều gia đình theo Minh chơn lý không bác?

TL: Có chứ, khoảng hơn 20 nhà đó, nếu so với Bến Tre, Tây Ninh và Tiên Thiên

thì không nhiều bằng.

H: Vậy có Thánh thất nào, hay nơi để sinh hoạt đạo trong xã này không?

TL: Thánh thất thì không có, theo qui định ở những nơi có trên 500 tín đồ mới

thành lập được Thánh thất, còn ở đây thì tính ra cũng chỉ khoảng 80 – 90 tín

đồ là nhiều lắm rồi, đâu có lập được. Còn nơi để sinh hoạt đạo, thì nhà Bác

đây. Rằm, mọi người cũng thường hay đến đây cúng. Họ đến cũng tốt, nhưng

không cũng không sao, vì ở nhà ai cũng có thờ cả, ở nhà cúng cũng được.

H: Bác có thường xuyên đi Thánh thất không?

TL: Có chứ, rằm nào cũng phải đi ah. Ở đây về Tiền Giang thì gần thôi, độ

khoảng 30 cây số thôi mà. Mình về Tòa thánh luôn để sinh hoạt, bác đi

thường lắm đó. Các ông chức sắc, chức việc ở khu vực này cũng thường hay

đi về đó lắm.

H: Họ không đi có sao không bác?

TL: Thì cũng đâu có sao. Đạo là cốt ở tâm mà, ai có tâm thì đi. Mà đi thì tốt cho

mình chứ tốt cho ai đâu, nếu ai ý thức tốt thì chấp hành tốt, còn không thì

thôi. Họ không đi thì nói rằng mình ở nhà cúng tại bàn thờ ở nhà. Điều đó

cũng được, việc hành đạo chỉ do lương tâm mình giám sát là chính, người

ngoài không thể có ý kiến nhiều vô được. Chủ yếu trong việc tu và giá sát

Page 262: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

261

việc tu là do bề trên, do Thượng đế đó, người có quyền phán xử mà, chứ còn

người phàm như chúng ta thì chỉ có nghĩa vụ dẫn dắt, khuyên nhủ thôi, ai

nghe được thì nghe, không nghe được cũng chịu. Như con trai của bác mà

bác còn không nói nó nghe được thì nói với những người khác làm sao họ

nghe được. Họ là công dân mà, lớn hết rồi, tất cả đều có ý thức, có quyền

công dân, nên họ có cách nghĩ và cách thực hiện theo kiểu của họ, miễn sao

đừng làm xấu đạo, xấu đời là được rồi.

H: Bác thờ Thầy được lâu chưa?

TL: Lâu lắm rồi, có gần hai chục năm rồi đó. Ở khu vực này bác là người thờ đâu

tiên đó, sau đó thì các ông khác thấy vậy cũng thờ theo.

H: Có gặp sự trở ngại gì không bác?

TL: Không có vấn đề gì, lúc đầu mình thờ thì người dân xung quanh họ cũng hơi

chú ý, vì cách thờ của mình hơi lạ so với những chi phái khác, nhưng sau đó

họ hiểu ra thì không cũng có vấn đề gì.

Page 263: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

262

Phụ lục 2

Phỏng vấn số 2

TRÍCH PHỎNG VẤN

VỀ CÁCH THỜ TỰ TRONG GIA ĐÌNH

- Người được phỏng vấn: HĐ

- Ngày phỏng vấn: 14 tháng 10 năm 2007

- Người phỏng vấn: Tác giả

- Địa điểm phỏng vấn: Thánh thất Trung Bảo, Đồng Nai

Nội dung phỏng vấn:

----------------

H: Sao nhà chú lại treo hình Quan Công và Mẹ Sanh Mẹ độ trên vách tường,

không đặt bàn thờ vậy?

TL: À, trước đây chú có đặt bàn thờ của hai vị đó, nhưng từ khi thờ Thầy rồi nên

không thờ nữa.

H: Chú thờ Thầy từ khi nào?

TL: Vào năm 1994.

H: Lúc đó chú với vào đạo Cao Đài hả?

TL: Có thể nói là vậy. nhưng thực ra thì gia đình chú có đạo từ lâu lắm rồi. Từ

thời cha mẹ chú lận. Cha mẹ chú ngày xưa làm tới phẩm Thông sự lận, ba mẹ

vợ của chú cũng là người có đạo. Ông chú bên nhà vợ làm tới phẩm Giáo

hữu, người có công rất lớn trong việc gầy dựng nền đạo tại khu vực Suối

Nghệ ở Bà Rịa đó. Chú nhớ khoảng năm 1963 – 1964, ổng dẫn một đoàn

người vào đó lập đạo và hiện nay nơi đó có một họ đạo rất lớn. Sau đó lại mở

rộng họ đạo ra tỉnh Đồng Nai này, và phát triển ra tới khu vực Long Khánh.

Hiện nay ở Long Khánh có một Thánh thất mang tên là Thánh thất Trung

Bảo, cháu biết rồi đó.

H: Như vậy là chú và cô ở nhà có đạo từ rất sớm phải không?

TL: Phải rồi, nhưng hồi đó còn nhỏ, nên không quan tâm.Cũng không ăn chay,

không sinh hoạt đạo và chỉ thờ ông bà thôi. Lúc chú đi kinh tế mới ở Tây

Ninh có người tới xem bói nói là chú có người độ, hỏi ai độ thì họ nói là

Quan Công theo độ chú. Lúc đó chú không tin, nên cũng không thờ gì hết.

Cô đi coi bói thì nói là có Mẹ sanh độ, nhưng cũng không tin để thờ, chỉ biết

vậy thôi. Nhưng thầy bói nói là chú không được ăn thịt chó, không được ăn

thịt trâu, vì điều đó sẽ bị ông phạt. Chú cũng không tin, nhưng sau nghĩ lại

thì thấy đúng.

H: Đúng là sao hả chú?

TL: Chú kể cho nghe, lúc chú 30 tuổi, còn ở ngoài Quảng Nam. Hồi đó chú là thủ

môn cho đội bóng của xã. Bữa đó đi đá bóng, chú chụp bóng xong rồi bị gãy

chân. Sau nghĩ lại mới tin là ông phạt, vì đêm trước đó chú ăn thịt chó. Bây

giờ nghĩ lại thì mới tin như thế thôi, không biết có đúng không?

H: Vậy chú thờ Quan Công và Mẹ sanh khi nào?

Page 264: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

263

TL: Khi chú đến định cư ở Đồng Nai này, lúc đó khoảng năm 1990. Làm ăn thất

bại, buôn bán không được nên chú mới nhớ tới lời của thầy bói trước đây mà

thỉnh tượng về thờ.

H: Chú làm ăn như thế nào mà thất bại?

TL: Hồi đó làm rẫy, nhưng cũng không được gì. Bán hết rẫy ra mua máy vô bãi

vàng làm, cũng không được gì, rồi còn mang thêm bệnh sốt rét nữa chứ. Cô ở

nhà thì buôn bán cũng không ra gì, nên nghĩ phải thỉnh ông bà về thờ để

được phù hộ tốt hơn.

H: Thế rồi sau đó có khá hơn không?

TL: Có, sau đó chú không làm vàng nữa. Ở nhà làm công việc nhà, như gò hàn

thùng vậy đó, rồi cô đi bán hàng ngoài chợ cũng đủ sống. Nói chung là

không khá giả như người ta, nhưng được cái là không bệnh hoạn gì và cái quí

nhất là không thiếu nợ.

H: Vậy chú thờ Thầy khi nào?

TL: Vào khoảng đầu năm 1994. Lúc đó cha chú ở ngoài quê bị mất, chú về quê

làm đám tang. Thấy đáng tang của cha mình tốt quá, toàn đạo đều tới lo lắng,

giúp đỡ suốt trong mấy ngày đám tang, nên chú nghĩ đạo mình tốt thật, vì

vậy chú quyết định sinh hoạt đạo trở lại. Sau đám tang của cha chú, chú đến

Thánh thất ngoài đó bày tỏ nguyện vọng và mọi người ở đó rất đồng tình. Họ

cho chú thỉnh Thánh tượng và đưa thêm mấy quyển kinh nữa bảo về nhà

đóng bàn thờ để thờ. Chú cầm Thánh tượng và mấy quyển kinh vào đây. Sau

đó lên Sài Gòn mua một cái chuông, một cái mỏ về đóng bàn thờ thờ cho tới

bây giờ luôn đó.

H: Thế tại sao chú lại dẹp bỏ bàn thờ Quan Thánh và Mẹ sanh đi?

TL: Trong đạo Cao Đài, Quan Thánh đứng hàng tam trấn, Mẹ sanh cũng được

xem là người ở Diêu Trì Cung, do khi thờ Thượng đế thì không cần phải thờ

Quan Thánh nữa, nên phải cất bàn thờ Quan Thánh và Mẹ sanh.

H: Cháu vẫn chưa hiểu, như vậy chú không sợ phật lòng Đức Quan Thánh sao?

TL: Làm sao mà phật lòng được, vì Đức Quan Thánh là đệ tử của Thầy. Đã thờ

Thầy là thờ chung luôn rồi, nên không phải thờ thêm Đức Quan Thánh nữa,

nếu thờ nữa thì sẽ phạm tội với Thầy đó.

H: Sao chú không cất luôn tượng của Đức Quan Thánh và mẹ sanh đi mà còn treo

ở đó.

TL: À, để chú giải thích cho nghe nhé. Chú treo ở đó là nhằm mục đích để Đức

Quan Thánh và Mẹ sanh cùng hầu vào Thầy. Đó là lẽ đạo đấy cháu. Cháu

thấy đó. Chú treo hình Đức Quan thánh bên trái, Mẹ sanh bên phải còn ở

giữa treo hình Đức Ngô Minh Chiêu. Ý là để ba người này cùng chầu vào

Thượng đế, vì tất cả là đệ tử của Thượng đế mà. Cháu có biết Ngô Minh

Chiêu là ai không?

H: Dạ cháu biết, ông ấy là người sáng lập đạo Cao Đài ở Nam bộ mà.

TL: Đúng rồi, nhưng ông ấy là chiết thân của Thượng đế đó. Thượng đế chiêc một

phần thân thể của mình để xuống phàm mở đạo, cũng giống như Đức Phật

Thích Ca hay Đức Jesu vậy đó. Ông ấy xuống phàm cũng ly kỳ lắm, hồi nhỏ

không chịu bú sữa mẹ, chỉ ăn cháo. Lớn lên đi làm quan ở Sài Gòn, xuống

Page 265: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

264

Tân An, ra Phú Quốc, rồi về lại Sài Gòn. Ổng là người có công rất lớn trong

đạo Cao Đài, là tín đồ dầu tiên được Thượng đế thâu nhận và dạy cho bí

pháp luyện đạo. Ổng cũng là người đầu tiên được chỉ định chức Giáo tông

của đạo mà không nhận đó. Cháu có biết tại sao ổng không nhận không?

H: Cháu nghe nói là do phạm luật gì đó nên không nhận?

TL: Không phải, đó là do Thượng đế thử thách ổng đó. Sứ mạng của ổng là phải

giữ bí pháp của đạo, lo tu để giữ bí pháp, không được ham quyền thế mà

quên bí pháp của đạo nên nhiều lần phải xung đột với các chức sắc ở Tây

Ninh. Khi chuẩn bị lập đạo, Thượng đế muốn thử ổng xem có còn ham

quyền chức nữa không nên mới giáng cơ giao chức Giáo tông, chức cao nhất

của đạo Cao Đài cho ổng, nhưng ổng biết Thượng đế thử ổng nên không chịu

nhận. Bởi vì lúc đó ổng đã thành đạo tại thế rồi, đâu cần gì quyền chức nữa,

mà sứ mạng của ổng cũng không phải là nắm quyền thân xác. Sứ mạng của

ổng là nắm quyền thiêng liêng, dẫn dắt linh hồn của tín đồ Cao Đài, nên ổng

không nhận. Sau khi ổng từ chối chức Giáo tông, thì bên Tây Ninh có có

những bài thánh giáo nói là ổng bị quỷ vương thử, nhưng không vượt qua

được nên đã không được quyền phẩm Giáo tông. Theo chú, đây cũng là một

thử thách nữa đối ổng đó, xem lòng kiên nhẫn của ổng đạt tới mức nào? Theo

chú thấy, ổng thành đạo rồi, những điều đồn tại thế không là gì đối với ổng

cả và ổng cứ ung dung luyện đạo và chọn đệ tử để truyền đạo. Như vậy mới

xứng đáng là anh cả trong đạo và cũng là chiết thân của Thượng đế chứ.

H: Nhưng lấy gì để chứng minh rằng ổng là chiết thân của Thượng đế hả chú?

TL: Này nhé, chú đưa cho cháu xem quyển này quyển “Lịch sử Đức Ngô Minh

Chiêu” thì thấy rõ. Sau khi ổng qui liễu rồi, các bài thánh giáo gán xuống đều

nói vậy và lúc do mới vỡ ra rằng ổng là chiết thân của Thượng đế, chứ trước

đó đâu ai biết. Ổng còn được phong là Ngôi hai Giáo chủ nữa đó. Cháu có

biết không?

H: Cháu có đọc qua, nhưng Ngôi hai Giáo chủ là gì?

TL: Nghĩa là Đạo Cao Đài thì do Thượng đế sáng lập, và chính Thượng đế là Giáo

chủ, được xem là ngôi thứ Nhất. Còn Đức Ngô là chiết thân của Thượng đế

xuống phàm để thay mặt Thượng đế mở đại đạo và dìu dắt nhân sanh nên

được phong là Ngôi Hai Giáo chủ, chỉ đứng sau ngôi thứ nhất là Thượng đế

mà thôi. Do đó, cháu thấy trong đạo Cao Đài, mọi người xưng với nhau là

huynh đệ, tỷ muội, dù lớn cỡ nào cũng không được là thầy. Nhưng đối với

ông Ngô Minh Chiêu thì tín đồ của Chiếu Minh gọi ổng bằng Thầy, ngang

với Thượng đế. Điều này rõ ràng là ổng có vai trò rất lớn trong đạo.

H: Nhưng tín đồ các chi phái khác không có gọi Đức Ngô bằng Thầy?

TL: Điều này cũng đúng thôi, vì họ không hiểu. Hơn nữa chuyện xưa cũ ảnh

hưởng đến họ nên mới không công nhận vai trò của Đức Ngô thôi.

H: Vâng cháu hiểu rồi. Như vậy thì cách đặt bàn thờ của chú xem ra rất hợp lý.

Cháu hỏi chú là chú tin và tu theo Chiếu Minh không?

TL: Có chứ. Chú vẫn tu theo phái Chiếu Minh và vẫn làm công quả cho bên phổ

độ. Bên phổ độ hiện nay chú là Chánh Trị sự; còn bên Chiếu Minh thì chú đã

tu hơn 12 năm rồi.

Page 266: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

265

H: Việc tu bên Chiếu Minh có khó không?

TL: Rất khó, phải tùy duyên mới được. Không phải ai muốn tu là được đâu. Muốn

tu thì xin với Thượng đế, Thượng đề đồng ý thì mới được nhận và được

hướng dẫn cách tu.

H: Xin bằng cách nào hả chú?

TL: Bằng cách xin keo. Có người xin suốt 3 năm mà vẫn không được, nhưng có

người chỉ xin một lần là được.

H: Chú xin mấy lần mới được?

TL: Chú xin lần thứ hai mới được, còn bạn chú chỉ xin một lần là được. Chú biết

có người xin đến 3 năm rồi mà vẫn không được nên đành bỏ luôn.

H: Làm thế nào để được nhận vào tu hả chú?

TL: Điều này thì cũng không biết nữa, có muốn cũng không được và không muốn

cũng không được. Đây là duyên số của mỗi người. Khi được chấm rồi thì tự

nhiên nó sẽ được, không biết giải thích làm sao nữa.

H: Con thấy nhà chú thờ Cửu huyền thất tổ rồi thờ cả ông Địa và Thần tài là sao

hả chú?

TL: Cửu huyền Thất tổ là phải thờ chứ, đó là truyền thống của cha ông mà, và đây

cũng là đạo. Đạo làm người đó cháu à. Con người sống phải có gốc có rễ,

phải nhớ tới ông bà, cách biểu hiện niềm nhớ nhung của mình là thờ tự chứ.

H: Nhưng sao con thấy, hình của ông và bà cụ được treo trên vách bàn thờ, không

để ở chính giữa chính giữa, bàn thờ lại để chữ Cửu huyền thất tổ?

TL: À, thờ chữ Cửu huyền thất tổ là đầy đủ trong đó rồi, không cần phải để hình

ông bà trên bàn thờ nữa. Hình ông bà chỉ để bàn thờ khi chưa mãn tang thôi,

còn mãn tang rồi thì nhập chung vô Cửu huyền thất tổ là được rồi, vì trong

Cửu huyền thất tổ tức là có cả ông bà trong đó rồi, nếu để thêm trên bàn thờ

thì sẽ dư, không cần thiết. Chú chỉ treo hình tượng của ông bà một bên là để

tưởng nhớ được rồi. Mà cháu có biết Cửu huyền thất tổ là gì không?

H: Cháu cũng không rõ nữa, chỉ biết là những người đã mất tính lên thôi.

TL: Không đúng rồi. Để chú giải thích cho nghe nhé. Cửu huyền là tính từ đời của

bản thân mình trở lên trên. Có nghĩa là bản thân mình là một, cha mình là

hai, ông nội là ba, ông cố là bốn, ông sơ là năm, cha của ông sơ là sáu, ông

nội của ông sơ là bảy, ông cố của ông sơ là tám, và ông sơ của ông sơ là

chín. Hệ thống như vậy gọi là cửu huyền; còn thất tổ gồm ông nội được gọi

là nội tổ, ông cố là tằng tổ, ông sơ là cao tổ, cha của ông sơ là tiên tổ, nội của

ông sơ là viễn tổ, cố của ông sơ là cao cao tổ và sơ của ông sơ là thủy tổ. Đó,

Cửu huyền thất tổ là như vậy đó. Do đó, khi mình đặt bài vị Cửu huyền thất

tổ lên thờ thì trong đó đã có đầy đủ dòng họ rồi, nên không cần phải lập thêm

nhiều bàn thờ chi cho tốn diện tích.

H: Ah, bây giờ cháu mới hiểu rõ điều đó.

TL: Mình thờ là truyền thống của cha ông để lại. Đạo Cao Đài là đạo thâu toàn bộ

tinh hoa của các tôn giáo cũng như văn hóa dân tộc nên không có sự phân

biệt. Do đó, cháu thấy tín đồ Cao Đài gần như là vẫn giữ nguyên cá phong

tục truyền thống cha ông để lại, không bỏ đi những điều tốt đẹp, những lễ

nghĩa liêm sĩ mà còn bổ sung thêm cho nó trở nên phong phú hơn. Còn việc

Page 267: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

266

thờ ông Địa và ông Thần tài thì đây là văn hóa dân gian mà người Việt ở

phương nam này đều thờ. Thờ ông Địa là thờ chỗ đất đai mình ở cho nó yêu

ổn, còn thờ ông Thần tài thì trong nhà chú có cô bán hàng ngoài chợ nên thờ

để ổng phù hộ. Đây cũng là điều tốt thôi, vì mình có đức tin thì sẽ có người

phù hộ cho mình mà. Chú thấy những điều tốt đẹp thì mình phải giữ, không

kiêng mà sợ. Cháu không biết chứ trước đây, nhà chú còn để cả hình tượng

của chúa Jese và Phật Thích ca nữa đó, nhưng sau này sửa nhà rồi những bức

hình nó hư nên thôi không để nữa.

H: Chú có ăn chay không?

TL: Có chứ, chú và cô ăn chay trường hơn 15 năm nay rồi.

H: Thế còn con của cô chú thì sao?

TL: Tụi nói lớn rồi, có gia đình hết rồi, nó muốn ăn thì ăn, mình không ép được và

không có đứa nào ăn cả.

H: Thế chú có khuyên con chú ăn không?

TL: Có chứ, nhưng tụi nó làm việc nhà nước mà, hơn nữa cũng lớn rồi, có ý thức

hết rồi, khi cảm thấy cần thì tụi nó sẽ ăn thôi. Như chú và cô vậy đó, trước

đây cũng như tụi nó bây giờ, có thiết gì đến ăn chay hay sinh hoạt tôn giáo

đâu. Tự nhiên tới lúc rồi thì sẽ theo con đường của đạo thôi. Đó là duyên

phận mà. Đã là duyên phận, thì có muốn cũng không được và không muốn

cũng không được. Cứ để theo ý trời. Ổng sắp xếp hết.

H: Vậy con chú có theo đạo không?

TL: Tụi nó đều có đạo hết. Thằng lớn trước đây còn ăn chay trường đến gần 2

năm đó, nhưng khi vào năm hai đại học thì bỏ; khi nó cưới vợ thì vợ nó cũng

nhập môn theo đạo, nhưng bây giờ chúng nó không ăn chay, sinh hoạt gì ráo

trọi. Còn thằng nhỏ thì ăn chay trường được một năm, sau đó đi học đại học

thì không ăn nữa, nó lấy vợ người cùng đạo. Vợ nó ăn chay trường luôn hà,

đến nay vẫn còn ăn.

H: Vậy thì tốt quá rồi?

TL: Ừ, mọi người nhìn vào thì thấy là tốt, nhưng theo chú như thế vẫn chưa được,

vì ở đời danh lợi chi cho mệt thân, chỉ làm đủ ăn thôi, phải tu hành tích đức

thì tốt hơn, vì đức mới đem theo được, còn danh lợi thì sẽ mất ngay sau khi

nhắm mắt xuôi tay mà.

H: Hiện nay chú là Chánh trị sự, vậy chú có thường đi chùa không?

TL: Có chứ, rằm mùng một nào chúng cũng phải đi chùa chứ, vì chú nằm trong

Ban phước thiện của Thánh thất mà. Công việc nhiều lắm.

H: Thường là công việc gì?

TL: Việc của đạo không nói hết được, nói chung là cứ lo tu mình và làm công quả

đúng như lời Thầy dạy thôi.

H: Chú làm trong Ban trị sự của Thánh thất, chú thấy tín đồ có tuân thủ theo hết

nguyên tắc của đạo không?

TL: Cái này khó nói lắm vì ý thức của mỗi người mà. Có những nguyên tắc được

đặt ra rành rành như thế, nhưng họ vẫn không thực hiện thì mình cũng chịu

thôi. Như chú nói lúc đầu, cái gì cũng có duyên số, tùy theo sự sắp đặt của

Thượng đế, nên mình cũng không thể cưỡng ép họ được, họ không thực hiện

Page 268: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

267

thì mình cũng chỉ khuyên răng, nhắc nhở thôi, đâu có chế tài hay đặt hình

phạt gì với họ được vì là tín đồ của Thầy, cùng anh em với mình mà.

H: Chú thử ví dụ xem có những điều gì mà tín đồ ít thực hiện theo nguyên tắc của

đạo nhất?

TL: Ừ, cái lễ hôn phối là ít tín đồ tuân thủ theo nhất, vì cháu biết không? Cái này

hơi khó thực hiện, nay họ không muốn thực hiện.

H: Khó là thế nào hả chú?

TL: Thì muốn làm được lễ hôn phối thì phải hai đứa phải là người trong đạo. Cháu

biết rồi đó, ở vùng này tụi nó lấy người ngoài đạo nhiều lắm thì làm sao thực

hiện được lễ hôn phối. Mình cũng có khuyên nhủ nên kiếm người trong đạo,

nhưng nói thì nói vậy thôi. Vợ chồng có số, đâu có ép buộc được, chúng nó

thương ở đâu thì gả ở đó, cũng là số trời mình đâu có cưỡng lại được.

H: Những người không thực hiện theo nguyên tắc của đạo, mình có hình thức kỷ

luật nào không hả chú?

TL: Làm gì có, họ không thực hiện đúng nguyên tắc của đạo mình cũng chỉ nhắc

nhở thôi, nếu có tội thì họ trực tiếp chịu tội với Thầy chứ, họ đâu có chịu tội

với mình đâu mà mình kỷ luật họ. Trong việc đạo nó khác với việc đời, nếu

việc đời mình làm không đúng luật thì sẽ bị nhà nước xử lý ngay, còn trong

việc đạo thì họ tự vấn lương tâm, rồi sẽ do Thượng đế quyết định. Mình đâu

có quyền mà xử phạt họ.

Page 269: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

268

Phụ lục 2

Phỏng vấn số 3

TRÍCH PHỎNG VẤN

VỀ TỔ CHỨC VÀ CÁCH HÀNH ĐẠO

- Người được phỏng vấn: TMH

- Ngày phỏng vấn: 17 tháng 10 năm 2008

- Người phỏng vấn: Tác giả

- Địa điểm phỏng vấn: Hương đạo Phạm Thế Hiển, Q.8, TP.HCM

Nội dung phỏng vấn

…………………

Hỏi (H): Anh hiện đang sinh hoạt tại đâu?

TL (Trả lời): Tại Hương đạo ở Phạm Thế Hiển.

H: Hương đạo là gì?

TL: Hương đạo là tổ chức giống như ngoài đời là xã, phường vậy đó. Trong đạo

thì mình gọi là Hương đạo. Còn Thánh thất gọi là Họ đạo, thì ngoài đời

tương ứng với cấp quận vậy đó.

H: Như vậy thì trong đạo có những cấp như thế nào?

TL: Đó là Hương đạo, Họ đạo, rồi đến Châu đạo. Châu đạo cũng như cấp tỉnh,

thành phố vậy đó. Rồi sau đó lên tới Hội thánh, nghĩa là Trung ương. Đó là

Tòa thánh. Hệ thống hành chánh đạo thì nó là vậy đó.

H: Châu đạo, đại diện của Châu đạo là cái gì?

TL: Đại diện của Châu đạo là cấp từ Giáo hữu tới Giáo sư. Gọi từ chính xác là

Khâm Châu đạo.

H: Có cơ sở nào để Châu đạo hoạt động không?

TL: Khâm Châu đạo giống như một tỉnh đạo. Ông Khâm Châu giống như ông Chủ

tịch tỉnh vậy. Ông có nhiệm vụ coi nguyên một tỉnh đạo, trong đó gồm các

họ đạo.

H: Ví dụ ở TP.HCM thì Châu đạo này nằm ở đâu?

TL: Là Thánh thất Sài Gòn. Nơi đây được xem là Trung ương thứ hai cai quản các

họ đạo tại Sài Gòn. Ở đây có Ban, gọi là Ban Đại diện Hội thánh để coi 27

họ đạo ở TP này. Trong Ban đó thì có 3 ông, ông trưởng ban, ông phó ban và

ông thư ký, có thêm một vị phó nữ nữa vì nam riêng, nữ riêng. Các vị này

được đưa về đây để sinh hoạt, những cũng có một số thì về Thánh thất Thái

Hòa ở Cô Bắc đó sinh hoạt.

H: Anh sinh hoạt trong đạo được giữ phẩm gì?

TL: Tôi hiện là Thông sự, ở Ban Nghi lễ của Phạm Thế Hiển. Để tôi nói thêm về

các phẩm của chức việc để nắm thêm. Bên Hương đạo thì vị đầu Hương là

Chánh Trị sự, kế nữa là Phó Trị sự, hỗ trợ, giúp việc cho Chánh trị sự. Kế

nữa là có một vị Thông sự, tức là phẩm của tôi đó.

H: Thông sự thì phụ trách về vấn đề gì của đạo?

Page 270: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

269

TL: Thông sự phụ trách về vấn đề luật đạo, ngoài đời gọi là tư pháp. Còn Phó trị

sự thì phụ trách về hành chánh, hỗ trợ cho Chánh trị sự. Chánh Trị sự thì nắm

về hành chánh và luật pháp của đạo, coi như nắm tổng quát của một Hương

đạo.

H: Anh bây giờ là ăn chay như thế nào?

TL: Tôi ăn chay trường, không ăn mặn. Tùy theo thôi, có những vị Chánh trị sự

nhưng cũng chỉ ăn có 10 ngày, nhưng riêng tôi thì tôi ăn chay trường. Nhưng

từ Lễ sanh trở lên là phải ăn chay trường, bắt buộc. Nếu ai có tâm nguyện, có

căn duyên gì đó thì ăn trường thì ăn, nhưng từ phẩm Lễ sanh trở lên là phải

ăn.

H: Anh ăn chay trường như vậy thì trứng có ăn được không?

TL: Không được, mình chỉ ăn thực vật mà thôi, còn thịt động vật và trứng của

động vật thì không được. Có nhiều người cho là ăn những loại như trứng,

tôm, cua… không có máu thì ăn được, nhưng những cái đó nó không được

tinh khiết, nên ăn cái đó nó vẫn còn cái trược, thành thử là không nên ăn.

H: Trong các loại rau, mình có kỵ loại rau gì không?

TL: Không ở bên Cao Đài này không kỵ. Đạo Phật thì người ta lại kỵ mấy loại.

Chẳng hạn như là hành, nén, tỏi rồi gì gì đó. Tức là có 5 món mà bên nhà

Phật cữ còn bên Cao Đài không cữ. Bởi gì nó rất rõ ràng, nó là thực vật, còn

nói theo suy nghĩ của anh là theo tích của Mục Kiền Liên với Bà Thanh Đề là

nhưng bánh bao mà bà Thanh đề làm để đãi các vị sư thì mình thấy nó không

có khoa học. Nó đã nấu chín rồi thì làm sao mà trở thành năm loại cây đó để

mọc lên được. Bây giờ nói là 5 vị đó thì thuộc phần dương, nó thuộc về

nóng, ăn vào thi bị kích thích, cái thần kinh của mình, sẽ gây cho mình dục

vọng cao, đừng ăn mấy món đó để đè bớt dục vọng thì nó hay hơn chứ còn

nói theo cái kia thì nó không khoa học.

H: Còn địa ngục thì anh thấy trong Cao Đài có giống với các tôn giáo khác

không?

TL: Điều này thì trước đây có. Trong Phật giáo, kể cả trong Thiên chúa cũng vậy,

vẫn có địa ngục mà. Cái này trước đây là có. Nhưng từ ngày Đại Đạo Tam

Kỳ Phổ Độ khai ra, tức là mở đạo Cao Đài ra đến nay là 84 năm, thì khi mở

đạo thì Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã chỉ đạo xuống dưới diêm vương

này, tức là ở Thập điện này, các vị coi thập điện này đã khóa cửa địa ngục,

đóng cửa địa ngục, bởi vì trong kinh có nói mà “đóng địa ngục mở tầng

thiên” mà. Thành thử cho nên không còn địa ngục ở cõi Diêm vương nữa,

nhưng mà bên Phật giáo vẫn duy trì, vẫn nói là còn; nhưng mà đã không còn

nữa rồi. Tại vì sau khi anh đã thác đi, đã qui thiên rồi, thì linh hồn anh về trên

và sau đó sẽ ra toàn tam giáo để phán xét tội lỗi. Thì khi mà anh có tội thì

đưa anh trở xuống trần gian này để đầu thai làm kiếp con người, tiếp tục trả ở

kiếp trần gian này thôi chứ không còn về địa ngục để chịu tội nữa. Còn nếu

anh tạo phước nhiều thì anh sẽ trở lên trên để anh tu hành học đạo tiếp và trở

thành Thần, Thánh, Tiên, Phật. Bởi vì Thần, Thánh, Tiên, Phật cũng là người

phàm mà ra.

H: Tôi hỏi lại nhé, nếu không được thì xuống lại làm người?

Page 271: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

270

TL: Đúng rồi, xuống làm người để trả lại căn nghiệp của mình đã tạo ra. Khi mình

tạo căn nghiệp như thế nào thì mình sẽ lãnh hậu quả mình làm như thế đó.

Tức là phải trở về trần gian này thôi chứ không có xuống kia nữa. Cửa địa

ngục này đóng lại rồi. Bởi vì Đức Chí tôn, Ngọc Hoàng Thượng đế đã đại ân

xá rồi. Khi ngài mở đạo Cao Đài ra.

H: Bài kinh nào có câu “Đóng cửa địa ngục mở tầng thiên”?

TL: Bài kinh Giải oan, trong Thế đạo, Thiên đạo của đạo Cao Đài.

H: Anh theo đạo bao nhiêu lâu rồi?

TL: Tôi thì theo đạo cũng lâu lắm rồi, nhưng mà thời gian mà tôi đi sâu, đi sát về

đạo thì nó cũng ít thôi.

H: Ngày xưa ba mẹ anh có theo đạo không?

TL: Ông già cũng có, bà già cũng có. Nói chung là ở bên ngoại, kể cả ông bà

ngoại và ông nội thì gốc là đạo Cao Đài. Nhưng bà nội thì là Phật giáo. Mấy

ông bác của tôi là trụ trì mấy chùa lớn ở thành phố này đó. Chùa Giác Lâm,

Chùa Giác Hải, Chùa Giáp Long, Chùa Giáp Phước; 4 chùa lớn. Còn bên ông

nội với ông bà ngoại thì Cao Đài hết, nhưng mà lại theo Cao Đài Ban Chỉnh

Đạo Bến Tre. Riêng mình tôi là lọt về Cao Đài Tây Ninh. Nó cũng có những

may duyên, không thể hiểu nổi vậy đó. Nói chung là Cao Đài tới ba mươi

mấy chi phái, nhưng tôn chỉ chung thì vẫn vậy, giống như nhau. Chuyện mà

những vị tách rời nhau chẳng qua là những vị đó có những bất đồng gì đó

trong nội bộ này kia kia nọ, đó thuộc về các tiền bối mà, mình không hiểu

nỗi những chuyện đó.

H: Ba mẹ anh có bao nhiêu người con?

TL: Cũng đông à. Cũng cỡ mười mấy người.

H: Dữ vậy? Theo đạo hết không?

TL: Không. Những vị kia người ta sống kinh tế này kia nọ, một số người ở nước

ngoài, một số ở Việt Nam. Ở nước ngoài thì không theo đạo nhưng người ta

vẫn tìm hiểu về đạo.

H: Còn những người ở Việt Nam?

TL: Họ cũng không theo đạo giống như tôi, tức là người ta hiểu đạo vậy thôi, chứ

còn theo đạo để mà đi cúng, đi kiếng này kia kia nọ thì không. Những người

đó bây giờ thì kinh tế người ta dồi dào lắm.

H: Ở Việt Nam thì có bao nhiêu người?

TL: Còn hai người ở Việt Nam với tôi nữa là ba người.

H: Anh với ai nữa?

TL: Còn hai người chị. Còn ở nước ngoài thì đông. Mấy anh ở đó là những người

có công ăn chuyện làm hết, cũng về đây cũng đầu tư ở các khu công nghiệp ở

Việt Nam mình đây.

H: Anh có gia đình có mấy con rồi?

TL: 4 con rồi.

H: Vợ anh có theo đạo không?

TL: Bà xã tôi lại không theo đạo của tôi, bả theo bên Phật. Nhưng mà rồi thì cũng

phải về thôi. Qui tam giáo, hiệp ngũ chi mà.

H: Con của anh là?

Page 272: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

271

TL: 3 trai, một gái. Hai đứa còn đi học và hai đứa có gia đình.

H: Người lớn nhất là bao nhiêu tuổi rồi anh há?

TL: Lớn nhất năm nay 28 tuổi, kế nữa là 26 tuổi, kế nữa là 15 và 10.

H: người 28 tuổi này có gia đình chưa anh?

TL: Hai đứa có gia đình hết rồi. Mỗi một đứa có một đứa con rồi nữa.

H: Con gái hay trai?

TL: Con trai không hà. Gái cũng sanh con trai ; trai cũng có con trai luôn.

H: Anh chàng 15 tuổi giờ đang làm gì?

TL: Đang học lớp 9; 10 tuổi thì học lớp 4.

H: Các cháu thì bao nhiêu tuổi?

TL: Tụi nó chưa được 2 tuổi.

H: Trong 4 người con của anh, người nào có làm lễ tắm thánh?

TL: Tất cả những đứa này đều có làm lễ tắm thánh hết. Nhưng chưa có đứa nào

nhập môn. Hai đứa lớn này thì đi ở riêng nên chưa có nhập môn. Hai đứa này

còn nhỏ thì chưa nhập môn.

H: 4 người đều tắm thánh hết?

TL: Ừ, còn nhỏ là tôi cho tắm thánh hết, có giấy tắm thánh, ghi vô sổ bộ đạo rồi.

H: Nhưng chưa ai nhập môn?

TL: Ừ, chưa ai nhập môn.

H: Anh có dự định là cho hai đứa con lớn của anh sau này nhập môn không?

TL: Hướng của mình là dẫn tụi nó đi vào con người đạo, nhưng tùy theo căn

duyên của tụi nó.

H: Còn hai đứa nhỏ thì sao?

TL: Hai đứa nhỏ thì cũng chưa hiểu gì về đạo. Do đó, cũng không biết được.

H: Vợ của hai anh này thì theo đạo gì?

TL: Một người là chồng, một người là vợ. Đứa này con gái, đứa này con trai. Nhỏ

này 26 tuổi con gái, còn đứa lớn này con trai.

H: Chồng của chị này thì như thế nào?

TL: Ngày xưa nó là bộ đội, giờ nó là công nhân.

H: Có theo đạo gì không?

TL: Nó thì bên Phật. Ông già chồng nó là Phật, tu tại gia mà. Nhà cũng thỉnh

tượng Phật về thờ vậy đó.

H: Còn vợ của người con lớn thì sao?

TL: Nó thì cũng dạng như là bên Khổng giáo, thờ cúng ông bà vậy thôi chẳng theo

bên nào hết. Thường thường người ta nói là thờ cúng ông bà vậy đó.

H: Hai vợ chồng này có ăn chay không?

TL: Không, tụi nó còn nhỏ nên chưa có định hướng ăn chay gì hết há.

H: Trong nhà có thờ gì không?

TL: Chưa thờ gì cả.

H: Nhà anh có thờ bàn thờ Thầy không?

TL: Bản thân tôi thì chưa có thờ Thầy, nhưng mà bên bà dì thì có.

H: Tại sao anh không thờ?

TL: Tại vì nhà của tôi hiện giờ cũng chưa chính thức là nhà của mình, sợ sau này

còn thay đổi đó, thì mình phải an vị bàn thờ, đâu phải muốn di dời là di dời

Page 273: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

272

đâu. Ví dụ giờ mình cất một cái nhà mới, thánh tượng đó mình phải đem về

nhà mới đó làm lễ an vị, còn trước giờ mình chưa thờ thì gọi là thượng

tượng. Hai cái đó khác nhau. Thượng tượng là chưa thờ, giờ mình thượng lên

mình thờ; còn an vị là thờ rồi, vì lý do gì đó nó không được yên ổn, không

được ổn định một chỗ, phải thay đổi thì buộc lòng mình phải an vị.

H: Anh ăn chay trường như vậy thì vợ và mấy người con của anh thì sao?

TL: Bà xã tôi thì bả ăn 10 ngày thôi, còn mấy đứa nhỏ thì nó vẫn còn nhỏ nên để

cho nó ăn mặn, nếu nó ăn được thì nó ăn, cái đó mình không ép nó được.

Đúng ra thì nên cho nó ăn thì hay, nhưng thường thường ở nhà ăn gì nó ăn

đó, mình khỏi có suy nghĩ về chuyện đó.

H:Một tuần anh tới chùa này mấy lần?

TL: Tôi ở đây thường lắm, tôi không có về nhà. Tức là gần như tôi ở chùa.

H: Ở lại đây? Ngủ lại đây luôn?

TL: Ừ, ngủ lại đây. Cũng sinh hoạt, cúng kiếng ở đây, giống như mấy vị ở đây

vậy đó.

H: Ở nhà để cho ai?

TL: Ở nhà thì bà xã tôi lo công việc, với lại mấy đứa nhỏ đi học thôi. Đôi khi tôi

cũng chạy về. Tôi cũng tập sự để sau này tôi ở chùa luôn mà. Sau này nếu mà

lên phẩm Lễ sanh thì cũng đâu có ở nhà đâu, vì phế đời hành đạo, nên không

ở nhà.

H: Vậy thì khoảng bao lâu thì anh công cử lên Lễ sanh?

TL: Nếu như tôi Thông sự thì 10 năm.

H: Anh được mấy năm rồi?

TL: Hiện nay mới hai năm thôi. Còn phải tám năm nữa. Nếu ở phẩm Chánh sự thì

lên Lễ sanh có 5 năm thôi. Thông sự, Phó sự 10 năm. Nhưng mà cũng có

trường hợp nếu mà cấp của anh nó tương đối có công lớn thì vượt cấp. Cái

đó là trường hợp ngoại lệ. Giống như ở quân đội, anh lập công thì cho thăng

chức vượt cấp.

H: Xin lỗi anh là năm nay bao nhiêu tuổi rồi?

TL: Tôi năm nay 51 rồi.

H: Vậy thì trong gia đình thì mới chính thức một mình anh là có đạo thôi?

TL: Ừ, riêng gia đình cá nhân của tôi đó; chứ còn bà già cũng có, cha cũng có.

Nhưng mà nó có một cái vậy nè, một người mà hành đạo, công quả đó thì có

thể cứu được cửu huyền, chứ không phải đơn giản. Các rằm lớn của một năm

đó, tức là gồm có Thượng ngươn, Trung ngươn và Hạ ngươn đều có dâng sớ

cửu huyền. Sớ sẽ ghi tên ông bà tổ tiên của mình gì đó đã qui thiên rồi, thì

mình muốn cứu độ những người này thì mình ghi tên vô. Sớ này sau đó đưa

chung vào sớ cầu xin Đức Chí tôn đó để cứu cửu huyền, đốt chung. Bởi vì

trên đó cũng có những cơ cấu ở Bạch Ngọc Kinh trển. Mình hiểu nôm na vậy

đi. Cho nên bây giờ trong một kiến họ, trong một gia đình, không nhất thiết

là toàn bộ, nếu toàn bộ thì quá quí, nhưng mà có 1, 2, 3 gì đó mà đã làm công

quả và đường Đại đạo để lo việc lập công bồi đức, rồi phổ độ nhân sanh thì

mình cũng sẽ cứu được chơn linh cửu huyền thất tổ của mình. Chứ bây giờ ở

Page 274: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

273

mặt thế gian này cứu bằng tiền cứu đâu có nổi, chỉ cứu linh hồn thôi. Giờ

mình phải lo phần đó.

H: Như vậy chỉ cần một người tu thôi là đủ rồi sao?

TL: Từ một người trở lên à. Một người thì cũng chưa chắc bởi vì một cây làm

chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao, nếu nhiều người thì càng

mạnh lên chứ có gì đâu. Nhưng mà có một người thì cũng đã quí rồi.

H: Ba của anh bây giờ đang giữ phẩm gì trong đạo?

TL: Trước đây ổng là Lễ sanh đó, bây giờ ổng ở Mỹ, nhưng sức khỏe yếu rồi, nên

cũng ít sinh hoạt đạo. Lễ sanh mà chức của ổng là Hội trưởng, gần giống như

ở đây là đầu họ vậy đó.

H: Còn mẹ anh thì sao?

TL: Mẹ thì trước đây cũng vào hàng chức việc, nếu chịu khó hành đạo thì nay

cũng đã là Lễ sanh, nhưng hiện nay chỉ là đạo hữu bình thường. Công việc

đạo này cũng giống như trong quân đội vậy, phải thường trực lo chuyện phổ

độ thì từ từ mới thăng phẩm lên được; còn lo đời sống kinh tế cá nhân thì ai

cho mình thăng phẩm được.

Page 275: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

274

Phụ lục 2

Phỏng vấn số 4

TRÍCH PHỎNG VẤN

VỀ VẤN ĐỀ NGHI LỄ CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

- Người được phỏng vấn: TTT

- Ngày phỏng vấn: 12 tháng 11 năm 2008

- Người phỏng vấn: Tác giả

- Địa điểm phỏng vấn: Thánh thất Sài Gòn

Nội dung phỏng vấn:

.....................................

Hỏi (H): Những người mà muốn đạt được một phẩm vị nào đó trong đạo, thì họ

phải có những cống hiến như thế nào bác?

Trả lời (TL): khi phải thực hiện công quả, công phu nhiều lắm đó. Khi mà nhận

một nhiệm vụ nào đó rồi thì phải hành đạo trong thời gian 6 tháng tạm vị,

trong 6 tháng đó, làm nhiệm vụ tốt, tròn phận sự thì được Ban cải quản họ

đạo thiết lập hồ sơ xin đạo cấp và giấy chứng nhận hành đạo, chuyển lên trên

Tòa thánh cấp khi mà cấp Đạo cấp và giấy chứng nhận hành đạo thì đem

xuống trình với Ban cải quản họ đạo để ban hành và sau đó lập minh thệ.

Chánh Trị sự và Thông sự phải lập minh thệ tại bàn thờ Chí tôn và bàn Hộ

pháp. Phó trị sự thì lập minh thệ tại bàn Chí tôn mà thôi. Đó là nguyên tắc

mà từ khi thành lập đạo cho đến bây giờ đều phải tuân theo.

H: Như vậy thì Chánh sự và Thông sự ngang cấp nhau?

TL: Không phải, Chánh sự thì chịu trách nhiệm về mặt đạo và luật pháp; còn

Thông sự chỉ chịu trách nhiệm về mặt luật thôi.

H: Thông sự thì thuộc bên nào? Cửu trùng đài hay Hiệp thiên đài?

TL: Thông sự thì bên Cửu trùng đài, nhưng làm việc thì bên Hiệp thiên đài. Đạo

phục của Thông sự khác với Chánh trị sự là có sợi dây buộc ngang bụng, đó

là chỉ về việc hành luật.

H: Còn Lễ sanh thì sao hả bác?

TL: Khi một vị Thông sự hoặc Chánh sự, Phó sự muốn lên Lễ sanh phải đầy đủ

công nghiệp. Thông sự và Phó trị sự muốn lên Lễ sanh phải từ 10 năm trở

lên. Chánh trị sự thì đầy đủ công nghiệp của đạo như tánh hạnh tốt, hiền

lương, làm việc tốt, không phạm luật đời, đạo... thì phải từ 5 năm trở lên thì

mới được cầu phong Lễ sanh.

H: Còn tín đồ bình thường muốn lên Lễ sanh thì sao?

TL: Tín đồ bình thường thì không được cầu phong lên Lễ sanh, trừ trường hợp là

phải hiến thân trọn đời tại Tòa thánh Tây Ninh thì phải từ 10 năm trở lên. Đó

là tín đồ, còn Thông sự và Phó sự thì cũng là 10 năm. Chánh sự thì 5 năm trở

lên.

H: Thủ tục để lên Lễ sanh được tổ chức như thế nào hả Bác?

Page 276: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

275

TL: Thông lệ thì phải thông qua Đại hội Nhân sanh. Thường thì 5 năm có Đại hội

Nhân sanh một lần. Trong Đại hội này, mình có mời tín đồ, chính quyền địa

phương đến dự, rồi công bố danh sách dự kiến lên Lễ sanh, xem có ai phản

đối, tố cáo gì không, ví dụ như từ trước tới giờ làm việc có bất minh bất

chánh gì không? Có thất nhân tâm không?... nếu không thì đồng đạo đồng ý,

chánh quyền thông qua là người tốt thì cơ sở đạo trình về Tòa thánh. Tại Tòa

thánh cũng có Đại hội Nhân sanh trên toàn quốc, cũng khoảng 3 – 4 ngàn

người. Đó là những người được công cử đó, họ về hết trên Tòa thành, trong

đó cũng có chính quyền địa phương của các chính quyền nữa. Họ cũng trình

danh sách, xem có ai phản đối gì không. Nếu không thì tiếp theo là Đại hội

Hội thánh. Đại hội Nhân sanh là từ tín đồ đến lễ sanh; còn Đại hội Hội thánh

từ phẩm Giáo Hữu trở lên và họp tại Đền thánh của Tòa thánh. Trong đại hội

này, những kiến nghị gì của Đại hội Nhân sanh mới dâng lên Đại hội Hội

thánh. Trong Đại hội này mới quyết định rằng, ông này đã tu nghiệp bao

nhiêu, làm việc bao nhiêu, tốt xấu như thế nào... thì Hội thánh mới đồng ý và

chỉ xin Sắc thái tại Đền thánh. Sắc thái thì có 3 màu là Vàng, Xanh, Đỏ. Ví

dụ xin Sắc thái tại cung đạo Đền thánh, ông xin được màu Vàng thì thuộc Lễ

sanh chi Thái – tượng trưng cho Phật, ông nào nhận được Sắc thái màu xanh

là chi Tiên, phái Thượng; ông nào nhận được Sắc thái đỏ thì là chi Ngọc,

phái Thánh. Buổi đầu tiên của Chức sắc là phải nhận Sắc thái.

H: Cách thức để nhận Sắc thái như thế nào hả Bác?

TL: Lên cung đạo của Đền thánh, nơi thờ Thượng đế đó. Trong đó có cái chuông

lớn đứng các Sắc thái. Ở đó không cho ai vô hết đó. Họ đến đó cầu nguyện,

xin Thượng đế. Trong Cung đạo có một cái chuông lớn, đứng cao khỏi đầu

người, đựng các quả cầu có màu vàng, xanh, đỏ. Chứng sắc Hiệp Thiên đài

chứng kiến. Khi cầu nguyện xong thì xin nhận Sắc thái, sau đó giơ cao lên.

Chức sắc Hiệp Thiện đài hô lên rằng ông đó, tên là gì... nhận Sắc thái gì đó,

ví dụ ông A, nhận Sắc thái Thượng chẳng hạn; Lúc đó có luôn tên Thánh là

Thượng... gì đó... Thanh. Ví dụ ông đó tên là Nguyễn Văn A chẳng hạn, thì

tên Thánh của ông là Thượng A Thanh.

H: Sắc thái đó được bỏ trong chuông?

TL: Đúng rồi, bỏ trong chuông lớn, cao khỏi đầu người, không thể nhìn được vào

bên trong. Chỉ có thể bỏ tay vô bắt thôi; nhưng khi bắt cũng chỉ được sử

dụng tay trái, không dùng tay phải.

H: Tại sao là sử dụng tay trái?

TL: Vì nó là tay chỉ Dương, tay phải là Âm. Khi thực hiện việc gì liên quan đến

việc thiêng liêng cũng đều sử dụng tay trái cả, đó là qui định rồi.

H: Trong việc nhận Sắc thái đó thì tín đồ có được quyền đứng xem không?

TL: Không. Không ai được quyền đứng xem hết. Chỉ những người nào có trách

nhiệm lớn ở Tòa thánh và toàn bộ những vị đi cầu thăng, cầu phong thì mới

được quyền ở đó, còn lại không ai được vô đó.

H: Cầu Thăng, cầu phong là sao hả Bác?

Page 277: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

276

TL: Cầu thăng là từ phẩm Lễ sanh trở lên. Ví dụ, Lễ sanh lên Giáo hữu, lên Giáo

sư, lên Phối sư...; còn cầu phong là từ Bổn đạo lên Thông sự, Phó sự, Chánh

sự, Lễ sanh. Trong đó, cầu phong là nhận Sắc thái.

H: Khi nhận Sắc thái thì chức sắc có bao nhiêu vị chứng kiến?

TL: Khoảng 4 – 5 vị thôi; chức sắc Hiệp thiên đài.

H: Trước khi làm lễ nhận Sắc thái mình có cúng Thầy không?

TL: Có chứ, có cúng, có cầu nguyện, có dâng sớ xin đàng hoàng chứ.

H: Khi nhận xong Sắc thái, có lễ nào tiếp theo nữa không?

TL: Xong rồi thì sau đó trấn thần áo mão. Ví dụ, mình nhận được phái Thái thì

phải về may bộ đồ phái Thái. Sau đó, Hội thánh qui định ngày nào đó để đến

trấn thần áo mão và minh thệ. Minh thệ là nhiệm vụ đặc biệt, bởi vì mình

phải minh thệ với các đấng.

H: Từ lúc mình nhận Sắc thái đến lễ minh thệ thì thời gian khoảng bao lâu?

TL: Khoảng hai tháng. Cách hai tháng, tại vì phải thông báo trên toàn quốc, rồi để

thời gian cho người đó chuẩn bị áo mão. Thời gian lâu như vậy là phải chuẩn

bị nhiều thủ tục lắm.

H: Áo mão là do ai chuẩn bị hả Bác?

TL: Do người đó tự may. Bởi vì phải tùy theo ni tất của từng người, nên họ phải

tự may.

H: Việc trấn thần áo mão thì diễn ra ở đâu?

TL: Ở Cung đạo.

H: Ai sẽ là người làm lễ trấn thần áo mão này?

TL: Chức sắc Hiệp thiên đài. Bởi vì chức sắc Hiệp Thiên đài trước đây có nhiệm

vụ hầu loan, cầu cơ với bề trên. Họ cũng có bí pháp.

H: Chức sắc Hiệp Thiên đài thì có chức vụ cụ thể nào mới thực hiện được lễ này?

TL: Hiện giờ có ông lớn nhất ở Tòa thánh Tây Ninh là ông Cải trạng, giữ chức

Phó Hội trưởng, bây giờ là Phó Chưởng quản.

H: Bí tích của việc trấn áo mão đó Bác có biết không?

TL: Mình biết, nhưng mà cấp của mình thì không thể thực hiện được, không được

làm. Chỉ có người lãnh đạo tại Tòa thánh thì mới được làm. Tất cả những

việc liên quan đến bí pháp phải do người lãnh đạo tại Tòa thánh làm.

H: Với phẩm của Bác thì Bác có học được bí pháp đó không?

TL: Bây giờ thì bác chưa học, nhưng với bí pháp mà trấn cho chức việc này thì

bác làm được, nhưng theo bác nghĩ ở cấp cao hơn, thì phải có điều khác hơn,

nên của ổng thì đặc biệt hơn. Bởi vì, ở những phẩm cao như Đầu sư thì ổng

cũng trấn pháp luôn. Chỉ có bên Hiệp Thiên đài mới thực hiện được điều đó.

H: Sau khi trấn áo mão xong, mình sẽ thực hiện lễ gì tiếp theo?

TL: Sau khi trấn xong, thì đem ra mặc vô rồi làm lễ minh thệ, nên có tên là trấn

thần áo mão và minh thệ.

H: Nghi thức của lễ Minh thệ diễn ra như thế nào?

TL: Có những cái mẫu diễn ra theo qui trình từ trước tới giờ. Ông Cải trạng đó

đọc lời minh thệ cho chức sắc, ngắn thôi, không dài. Cũng như là mình trung

thành với đạo, không có tả đạo bàn môn, không thiên vị, ý tôi muốn nói như

thế vậy đó, nhưng mà ngắn, gọn, không dài dòng.

Page 278: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

277

H: Việc đó là chức sắc Hiệp thiên đài làm?

TL: Đúng rồi, ông Cải trạng hướng dẫn hết, đọc tất cả hết, rồi mình nói theo, chứ

mình đâu có biết cái minh thệ đó mình nói sao, nên phải có sự hướng dẫn của

người đi trước.

H: Câu minh thệ có giống với câu nhập môn không?

TL: Khác, nhập môn là khác hơn nhiều.

H: Khi làm lễ minh thệ thì minh thệ ở đâu trước?

TL: Minh thệ ở bàn Chí tôn trước, sau đó đến bàn Hộ pháp.

H: Nội dung của hai cuộc minh thệ này như thế nào?

TL: Giống nhau hoàn toàn. Không khác gì nhau cả.

H: Từ Lễ sanh lên Giáo hữu thì như thế nào hả Bác?

TL: Cũng là y vậy đó; cũng minh thệ y vậy, vì cùng thực hiện một lượt mà. Miễn

vào hàng chức sắc là thực hiện như nhau. Nhưng Đầu sư thì thực hiện trước.

Như vừa rồi, ông Tám, thì đặc biệt có mình ổng là minh thệ trước. Sau đó thì

từ hàng phẩm Phối sư trở xuống tới Lễ sanh thì thực hiện một lượt.

H: Tại sao Đầu sư thì thực hiện trước?

TL: Thì ổng lớn mà, nên thực hiện trước. (cười), ổng thì cũng có cái gì đó hơi đặc

biệt hơn nên phải thực hiện trước, hơn nữa ổng hiện nay là người đứng đầu

Tòa thánh và cũng là phẩm vị cao nhất nên phải thực hiện trước vậy đó. Hơn

nữa, Đầu sư được xem là đứng vào hàng Tiên, Giáo tông là hàng Phật; còn

phẩm dưới đó là hàng Thánh, nên cũng có sự phân cấp.

H: Việc nhận Sắc thái đó bác nà, thì Sắc thái đó có hình thù thế nào hả bác?

TL: Nó là quả cầu nhỏ nhỏ, mỗi quả một màu được bỏ vào trong chung lớn.

H: Chỉ có 3 quả với 3 màu thôi hả bác?

TL: Không biết bao nhiêu quả nữa? Mấy ổng không nói; mình có hỏi cũng không

nói.

H: Mình có nhìn vào trong đó được không?

TL: Không được, không ai được nhìn vào trong đó cả.

H: Còn một việc này con muốn hỏi bác, khi đọc trong kinh sám hối thì có nói đến

địa ngục và miêu tả địa ngục như thế này; nhưng khi đọc trong Thánh giáo

thì thấy miêu tả địa ngục lại khác, như vậy là thế nào?

TL: Tại vì thời kỳ này là thời kỳ Chí tôn khai đạo. Chí tôn nói là đóng địa ngục,

mở tầng thiên, nên thời kỳ này không còn ma quỷ nữa. Thời kỳ trước thì ma

quỷ hiện hình, thời kỳ này thì không còn nữa. Cho nên thời kỳ này, khi mà

con người ta phạm tội lỗi thì không còn xuống địa ngục, vì đóng địa ngục rồi,

những chơn hồn đó thì hiện nay được giao cho Thất nương và Địa tạng

vương Bồ tát quản lý để mà giáo hóa, chứ hồi trước là phải xuống địa ngục

để rồi phải xay, phải cưa, thì đến nay không còn nữa, vì thời kỳ nó khác; cho

nên Đức Chí tôn nói là thời kỳ đại ân xá, nên nói là đóng địa ngục, mở tầng

thiên; mở để con người ta thức tỉnh những lầm lỗi của mình, rồi mình tu hành

ăn năng sám hối để về Thượng đế, không phải như ngày xưa. Ngày xưa bị

cưa, bị xẻ; còn bây giờ thì không còn. Do đó, thời kỳ này là thời kỳ đại ân xá

kỳ ba. Nên tôi thấy là ngày xưa khi nói đến chỗ nào thường hay có ma quỷ,

bây giờ đâu còn ma quỷ nữa, bởi vì qua một giai đoạn Chí tôn ân xá. Trong

Page 279: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

278

lịch sử của nhân loại thì trải qua Nhất kỳ phổ độ, Nhị kỳ phổ độ; trong thời

kỳ Nhất kỳ phổ độ thì hiền lành, sống hòa thuận, nhưng qua Nhị kỳ thì tranh

đấu, giành giựt, chém, giết với nhau; thời kỳ này muốn tái tạo lại thời kỳ hiền

lành nên phải khác. Cho nên người ta nói, thời kỳ trước thấy sợ quá, bị cưa bị

xẻ... nhưng sau thời kỳ này khi vô đạo Cao Đài lại không có vụ đó. Sự khác

biệt là do Chí tôn mở đạo. Chí tôn có nói tất cả mọi con người ở nơi thế gian

này mà mình muốn thành Thần, Thánh, Tiên, Phật cũng phải mang xác

phàm. Ngày xưa mỗi dân tộc khác nhau, nhưng hiện nay không còn nữa, vì

càn khôn dĩ tận thức, do Chí tôn mở đạo, không giao cho xác phàm nữa mà

chính Ngài dùng cơ bút để mở đạo, nên trở thành nấc thang để các đấng bị

đọa, luân hồi, để đi lên, trở về với Thượng đế; trong đó tôn giáo này lấy

những tinh hoa của các tôn giáo khác, trong đó có Phật giáo, Tiên giáo, Nho

giáo... chứ đâu phải tạo ra tôn giáo mới. Tôn giáo của mình chỉ mấy chục

năm sao so với các tôn giáo trước đã có mấy ngàn năm. Do đó, Đức Chí tôn

mới gom các tôn giáo đó lại trong đạo Cao Đài; hơn nữa ở Việt Nam mình là

người dân hiền hòa, các tôn giáo vào Việt Nam, thì người Việt Nam đều xem

trọng, tin theo, nên Thượng đế mới thương dân tộc Việt Nam, nghèo khổ, cần

cù lao động và chấp nhận những gian khổ mà mở đạo, và khuyên các con

ráng cố gắng theo con đường của Thầy dạy thì “một nước nhỏ nhen trong

vạn quốc, ngày sau làm chủ mới lạ kỳ”, do đó mới lập ra một quốc đạo ở

Việt Nam mình. Đức Chí tôn khuyên là phải cố gắng làm công quả, mà công

quả ở đâu, đó là việc chúng ta lấy công sức ra mà làm, mình không vụ lợi

cho mình mà chỉ làm sao phụng sự cho chúng sinh, cho đất nước, cho dân tộc

và phụng sự cho lý tưởng tốt đẹp, đừng có vì lợi ích cho riêng mình thì như

vậy là công quả. Ngoài ra phải thực hiện việc tu hành của mình mới đắc đạo

được. Chứ không phải tối ngày ngồi đó tụng kinh gõ mỏ mà không giúp cho

chúng sinh được cái gì.

H: Bác nói công quả phải có cái nền là sao hả Bác?

TL: Ý nói là công quả nhìn về mặt làm từ thiện xã hội. Ví dụ không phải vô chùa

mà làm công quả mà ta thấy bên ngoài người ta nghèo khổ thì giúp người ta,

hay là mình thấy cái cầu, con đường nó hư, mình động tâm mình sửa lại cho

nó trơn tru để giúp cho người ta, đó cũng là lòng tự nguyện của mình. Cái đó

là không vụ lợi, tôi làm nhưng không lấy tiền mà chủ yếu là phục vụ cho lý

tưởng của mình, cho nhân sanh và mình thực hiện cho lý tưởng tốt đẹp của

mình; công quả là lấy công sức của mình làm cái gì đó cho tốt đẹp, nhưng

không phải vô chùa mà mình làm ngoài xã hội, thì thực hiện đều đó là nền

móng.

H: Lúc nảy bác nói là địa ngục bị đóng, như vậy thì khi bị mất đi sẽ không còn

xuống địa ngục nữa?

TL: Đúng rồi, không còn ở địa ngục mà chỉ ở lưng chừng rồi các đấng sẽ độ trì

cho mình. Như về mặt khoa học, thì mình thấy có nhiều quả địa cầu. Đức Chí

tôn có nói quả địa cầu mình ở đây là quả địa cầu 68, mà trong cái 72 quả địa

cầu, những quả địa cầu từ 69 đến 72 thì hiện nay còn u u minh minh, không

có con người sáng suốt thông minh sinh sống. Ví dụ, một thường dân ở địa

Page 280: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

279

cầu 67 sẽ như là ông vua ở địa cầu 68, 4 địa cầu còn lại là u u minh minh; do

đó, khi chết sẽ đến các địa cầu này. Địa cầu này không phải là địa ngục mà

mình chỉ ở đó để các đấng độ trì hướng dẫn, mình phải tự tu hành, học hỏi để

từ đó mình đi lên, không còn bị cưa xẻ như trước nữa, với lại về triết lý của

đạo Cao Đài, khi con người tội tình gì đó còn có tòa án lương tâm của mình

xét xử, chứ không có ai xét xử cho mình, thí dụ mình làm chuyện gì ở nơi

trần gian này tốt, thì mình sẽ được các đấng ghi chép cho chúng ta làm

chuyện đó tốt, còn nếu chúng ta làm chuyện gì mà nó ác tâm, không được tốt

đẹp thì lương tâm chúng ta phán xét, tòa án phán xét chúng ta. Điều đó cũng

có thể nói là Minh cảnh đài, là một tấm kiếng mà rọi để thấy những lai lịch

chúng ta như thế nào. Cho nên đạo Cao Đài hiện nay có cái hay đó, bởi vì

Thầy ngự trong đó mà. Tất cả đều có đấng Chí tôn. Mình muốn cái gì, làm

cái gì thì Chí tôn đã biết rồi. Khi chúng ta làm gì sai trái thì luật quả báo đều

nhan nhãn trước mắt, không có sai chạy.

H: Như vậy là không còn địa ngục nữa?, thế thì Thiên đường là như thế nào?

TL: Thiên đường là cảnh giới thuộc về thiêng liêng hằng sống. Trong cúng cửu

của đạo Cao Đài thì nói đến Cửu trùng thiên, thì mỗi cửu như vậy có một

đấng sẽ hướng dẫn mình đi đến như thế nào. Đến khi chúng ta công viên quả

mãn thì sẽ hội diện với Đức Chí tôn. Đều này thì sẽ đưa tư liệu rồi về xem

xét tiếp, chứ giờ nói không hết đâu, nó dài dòng lắm, ý thì nó vậy đó.

H: Ví dụ, con là tín đồ, đã nhập đạo rồi, vợ con cũng là tín đồ đã nhập đạo rồi, khi

sanh ra một đứa con, như vậy thì đứa con này có được xem là tín đồ của đạo

Cao Đài không?

TL: Chưa được, vì đứa con đó phải làm tắm thánh, khi tắm thánh rồi thì được xem

gần như tín đồ của đạo, vì khi tắm thánh có pháp của tắm thánh. Pháp này thì

Đức Chí tôn dạy cho các đấng, các chức sắc. Từ khi tắm thánh cho đến 18

tuổi thì phải làm lễ nhập môn. Khi nhập môn rồi thì mới chính thức trở thành

người của đạo Cao Đài.

H: Tại sao lại phải đợi đến 18 tuổi?

TL: Vì luật của đạo nó vậy, yêu cầu tính tự nguyện của người nhập môn. Đến 18

tuổi được xem là đã trưởng thành, có ý thức cho hành vi của mình, lúc đó

quyết định trở thành người Cao Đài hay không la do người đó, không phải lệ

thuộc vào ai, vì ở tuổi này phải chịu mọi quyết định của mình.

H: Còn nếu như tắm thánh mà không làm lễ nhập môn thì sao?

TL: Không làm lễ nhập môn thì không phải là người của đạo Cao Đài và không

được quyền làm bất cứ việc gì trong đạo Cao Đài. Bất luận ai, ông nào cũng

phải nhập môn. Ví dụ như tôi, bây giờ là chức sắc, nhưng hồi trước tôi cũng

phải nhập môn rồi mới lên Phó sự, Chánh sự... muốn hoạt động tôn giáo phải

có nhập môn mới được. Khi nhập môn rồi thì có sớ cầu đạo.

H: Sớ cầu đạo đó thì ai giữ?

TL: Người nhập môn giữ. Người nhập môn phải có hai người hướng dẫn. Những

người này là những người có uy tín hướng dẫn, thì cái đó là cái công quả của

người hướng dẫn. Khi mình nhập môn rồi 6 tháng thì phải biết đọc kinh, ăn

Page 281: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

280

chay, học đọc đạo... sau đó được cấp sớ cầu đạo chánh. Mới nhập môn thì

chỉ tạm cấp sớ cầu đạo thôi.

H: Con xin hỏi cái này hơi riêng tư một chút, gia đình của bác thì theo đạo từ khi

nào?

TL: Bác hay là ông già?

H: Kể cả gia đình bác.

TL: Ông già bác thì theo lâu lắm rồi. Còn bác thì trực tiếp làm việc tại Tòa thánh

vào năm 1965, thì lẽ ra 5 năm là lên Lễ sanh, nhưng không đi cầu phong, sau

đó Tòa thánh cử bác về đây làm việc đạo mấy chục năm, đến năm 1999 mới

đi cầu phong Lễ sanh. Như vậy, hiến thân cho đạo từ năm 1965 đến nay là

2008, vậy là hiến thân cho đạo 43 năm. Đó là hiến thân nhé, còn thời gian

làm công quả thì không nói tới. Còn ông già thì không nhớ được, đến nay

chắc cũng năm mấy 60 chục năm gì đó.

H: Trước đây là ba má của bác đã có đạo rồi?

TL: Ừ,

H: Vậy ba má của ba má bác có đạo không?

TL: Không, tại vì ổng chết sớm. Ba của bác tới nay đã là 100 tuổi rồi, còn ông nội

của bác thì chết sớm nên không có đạo. Lúc khai đạo thì ông nội chết rồi.

H: Như vậy mẹ của bác có đạo không?

TL: Cũng không có, mẹ của bác chết năm bác mới có 1 tuổi thôi, nên cũng không

có đạo.

H: Ba của bác các bao nhiêu người con?

TL: Bác có 3 đứa con trai, đều có đạo hết.

H: Bác là thứ mấy?

TL: Bác thứ 5, hai người chị chết từ nhỏ. Bây giờ còn lại một người anh và một

người em.

H: Bác hiến thân cho đạo vậy bác có gia đình không? Có vợ không ?

TL: Lúc đó thì chưa có vợ, nhưng sau về đây mới có vợ, nhưng trong đạo thì

không có trách, vì lúc đó mình chưa là chức sắc.

H: Vậy bác gái có đạo không?

TL: Có, bả giờ đang đứng vào hàng Lễ sanh. Bả làm công quả cũng lâu lắm rồi.

H: Gia đình của bác hiện nay có bao nhiêu người con?

TL: Bác có 5 đứa, 3 trai, 2 gái.

H: Các anh chị này thì sao?

TL: Có đạo hết rồi, cũng là nhập môn cầu đạo.

H: Có người nào là chức sắc, chức việc gì không?

TL: Không, tụi nó còn nhỏ. Đứa lớn nhất giờ mới ba mấy tuổi thôi.

H: Có ai có gia đình chưa bác.

TL: Có 3 đứa rồi, 2 đứa con trai một con gái.

H: Vợ và chồng của các anh chị này thì sao hả bác?

TL: Cũng có đạo hết.

H: Bác có cháu nội, cháu ngoại gì chưa?

TL: Có, thằng lớn thì có hai đứa, kế một đứa. Thằng lớn 2 đứa con gái. Đứa kế

con trai. Đứa con gái thì có 2 gái, 1 trai.

Page 282: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

281

H: Cháu nội, cháu ngoại của Bác giờ đứa lớn nhất là bao nhiêu tuổi?

TL: Đứa lớn khoảng 10 tuổi, tôi cũng không nhớ nữa, giờ nó học lớn 4 lớp 5 gì

đó.

H: Trong số những đứa cháu này, đứa nào chưa tắm thánh?

TL: Tụi nó tắm thánh hết rồi. Không còn đứa nào. Khoảng 1 – 2 tuổi là tôi cho tụi

nó tắm thánh hết.

H: Tổ chức tắm thánh ở đâu?

TL: Ở Thánh thất nè.

H: Mình tổ chức tại nhà được không?

TL: Không, tại Thánh thất chứ.

H: Bác thấy lễ tắm thánh giống với lễ rửa tội của Công giáo?.

TL: Khác đó, một bên có một bí tích khác nhau chứ.

H: Có trường hợp nào mà không tắm thánh, nhưng lại làm lễ nhập môn không

bác?

TL: Có chứ, miễn tới 18 tuổi là có thể làm lễ nhập môn.

H: Nhưng không tắm thánh có được không?

TL: Được chứ, con của những người có đạo thì tắm thánh, còn những người

không có đạo thì họ chỉ đến xin nhập môn thôi cũng được.

.................

Page 283: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

282

Phụ lục 2

Phỏng vấn số 5

TRÍCH PHỎNG VẤN

VỀ LỄ QUÌ HƢƠNG

- Người được phỏng vấn: NTN

- Ngày phỏng vấn: 23 tháng Chạp năm 2008

- Người phỏng vấn: Tác giả

- Địa điểm phỏng vấn: Thánh xá Cây Gáo, Đồng Nai

Nội dung phỏng vấn

…………………….

H: Nhà bác chuẩn bị tết nhất gì chưa?

TL: Thì có gì đâu mà chuẩn bị con, có ai ăn đâu mà chuẩn bị, tụi nó ai có nhà nấy

hết rồi ăn uống ở nhà tụi nó thôi. Bác chỉ dọn dẹp bàn thờ, mua vài cây bông

cúng Thầy là được rồi. Nhưng nay còn sớm mà, mới 23 tháng chạp thì chuẩn

bị cái gì?

H: Anh út có về ăn tết không bác?

TL: Có chứ, nó nói là hai lăm nó về. Phải chờ qua Sám hối chung niên này đã.

H: Ủa, ngoài đó cũng tổ chứ Sám hối chung niên hả bác?

TL: Có chứ, Hội thánh tổ chức lớn lắm. Năm nào về dự cũng đông đảo. Lúc trước

bác còn ở quê thì năm nào đến ngày 23 tháng Chạp này cũng phải về Hội

thánh quì hương hết.

H: Không đi có được không?

TL: Cái đó thì tùy mình thôi, không có ai bắt buộc, nhưng mọi người trong đạo thì

ngày này rất quan trọng, nên ai cũng phải về mà.

H: Quan trọng như thế nào hả bác?

TL: Thì mỗi năm mới có một lần quì hương để mọi người có cơ hội sám hối tội lỗi

của mình, nên được xem là Sám hối chung niên. Đạo mình thì chỉ có ngày

này, còn đạo Công giáo thì Chủ nhật nào cũng có, họ đến nhà thờ xin tội, còn

đạo mình chỉ có một ngày trong năm nên mọi người đều phải cố gắng đi.

H: Con thấy quì hương lâu quá, đọc bài kinh Sám hối dài tới mấy chục trang, vừa

đọc vừa quì như vậy bác có thấy mệt không?

TL: Mệt chứ, nhưng mà không sao cả, mỗi năm có một lần thôi thì mệt chút

nhưng an tâm con.

H: An tâm là sau hả bác?

TL: Thì sau khi quì hương rồi, mình cảm thấy nhẹ nhỏm cả người, vì minh tin

rằng đã được giảm tội của mình trong một năm qua. Nhưng mà có giảm hay

không thì mình cũng không biết được, cứ tin như vậy đi cho chắc. Hơn nữa

con biết không ? mình trong bài kinh sám hối đó thì có những điều phải nhắc

mình, tránh làm điều dữ mà nên làm điều lành đó con. Thí dụ như đọc trong

kinh sám có những câu như "thấy trên đường miểng bát, miểng chai, hoặc là

đinh nhọn chông gai. Mau tay lượm lấy đoái hoài kẻ sau. Ấy là phước khỏi

hao, khỏi tốn. Chớ có đâu mòn vốn hao tiền". Đó con thấy những câu như

Page 284: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

283

vậy có hay không. Đọc thuộc những câu như vậy, tự nhiên mình làm theo, rồi

làm theo như vậy thì đã có công quả rồi đó. Rồi có những câu răn mình sợ

lắm, nếu đọc kỹ rồi con sẽ thấy sợ vì làm điều gì tội lỗi cũng đều có hình

phạt thích đáng dưới âm phủ hết đó. Do đó, dự lễ quì hương cũng là lúc để

nhắc nhở mình trong cuộc sống vậy mà.

H: Bác vào đây thì có năm nào bác không đi quì hương không ?

TL: Không, năm nào bác cũng đi. Có mất công, mất của gì đâu mà không đi. Quì

được như vậy là rất phước đó chứ. Thôi tới giờ rồi bác vô cúng đây, cháu

ngồi chơi nhe, một chút nữa lại nói chuyện tiếp. Uống nước đi.

H: (sau hơn một tiếng đồng quì hương); Bác thấy có mệt không ?

TL: Không, bình thường mà, chỉ có quì một cây nhang thì mệt cái gì.

H: Sao bài kinh này dài mà mình đọc chậm vậy bác, mình không đọc nhanh lên

một chút được sao ?

TL: Trời đất, đã quì sám hối rồi mà còn sợ mệt, thì quì làm gì. Bài kinh học qui

định phải đọc theo giọng đó thì mình phải đọc cho đúng chứ, đọc nhanh hơn

làm sao mà được, ai chứng cho mình. Mình phải đọc chậm rãi như thế mới

được con.

H: Sau khi quì hương xong rồi, bác cảm thấy sao?

TL: Thấy nhẹ cả người đi, như vậy là viên mãn trong một năm rồi đó. Bây giờ trở

đi thì sẽ cố gắng làm lành thêm một chút, mình cứ nhủ trong lòng vậy đó.

Sau khi quì hương xong là kết thúc một năm, mình lại chuẩn bị bước vào

năm mới. Mà nghĩ cũng hay hén, đạo mình cũng hay ghê, sắp ngày qui

hương đúng ngay dịp đưa ông Táo cuối năm, lúc nhà cửa dọn dẹp sạch sẽ rồi,

mình quì hương xong thì cũng thanh thản về đưa ông Táo. Bác thấy điều này

hay ghê.

H: Ai chở bác tới đây?

TL: Không, nhà gần đây, chỉ đi bộ, tụi nó đi làm chưa về, cuối năm mà, lu bu công

chuyện lắm nên có đứa nào rảnh đâu mà chở. Đi bộ một chút là tới thôi.

H: Mọi năm con thấy có anh Dũng đi cúng nữa, sao năm nay không có hả bác ?

TL: Ừ, năm nay nó lo công việc trên trường của nó, chưa xong nên không về cúng

kịp. Nhưng nghe nói đâu nó đang chuẩn bị xăm cho Thánh thất, mấy ngày

nay thấy lui cui đánh máy gì đó.

H: Chuẩn bị xâm gì hả bác ?

TL: Thì mấy câu thánh giáo của Thầy và các đấng thiêng liêng cho đó. Nó đánh

máy ra, rồi đem ra Chùa bỏ vào phong bao lì xì, xin Thầy, sau đó theo lên

nhành mai. Ngày mùng một, hễ ai tới chùa thì xin Thầy quẻ xâm rồi, mở ra

xem, xem thử đường tu hành của mình như thế nào, Thầy khen hay chê để

mà tiếp tục cố gắng.

H: Vậy bả bác ?, việc này mình làm lâu chưa ?

TL: Chưa, mới năm nay thôi. Tết con rảnh ra chùa ngày mùng một chơi, vui lắm.

Ngày đó đạo hữu về rất đông. Con muốn hỏi gì cũng được.

H: Dạ, con cố gắng, nhưng không biết được không ?

TL: Ừ thì tùy thôi, chứ ngày tết cũng khó. Thôi bác về đây, chuẩn đưa ông Táo

cái. Con có về luôn chưa?

Page 285: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

284

H: Dạ con cũng về luôn đây ạ.

TL: Ừ, đường xa, trời tối mà lại cuối năm cuối tháng rồi, đi đứng cẩn thận nhe

con.

H: Dạ, hay bác để con chở về cho một đoạn?

TL: Thôi, nhà gần đây mà, con cứ về đi, cẩn thận nghe.

Page 286: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

285

PHỤ LỤC 3

TRÍCH NHẬT KÝ ĐIỀN DÃ

Page 287: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

286

Phụ lục 3

Nhật ký điền dã số 1

NHẬT KÝ ĐIỀN DÃ

TẠI THÁNH THẤT TRUNG MINH – TP.HCM

TRONG DỊP LỄ TRUNG NGƢƠN

(RẰM THÁNG 10 NĂM 2006)

Đối với đạo Cao Đài, Trung Ngươn không phải là lễ lớn của đạo, nhưng

Rằm tháng 10 thì lại có nhiều người đến Thánh thất hành lễ. Tôi muốn tham dự lễ

Rằm tháng 10 tại Thánh thất Trung Minh vì đây là Thánh thất của phái Cao Đài

Truyền giáo, có đông số lượng tín đồ miền trung đến hành lễ tại đây.

Trước đó ít ngày, tôi có một số người quen ở Đồng Nai cùng hẹn nhau lên

hành lễ. Họ ít khi lên tận Sài Gòn hành lễ vì ở Đồng Nai cũng có nhiều Thánh

thất, và Thánh thất của Truyền giáo có tên là Trung Bảo đặt tại Long Khánh. Họ

thường đến đó để hành lễ. Nhưng Rằm tháng 10 năm nay họ có một số công việc

phải lên Sài Gòn nên tiện thể đến hành lễ tại Thánh thất Trung Minh. Nhờ đó, tôi

hẹn với họ cùng đến để cùng tham dự lễ với họ.

Đúng 6g sáng ngày Rằm tháng 10, họ đã có mặt tại nhà tôi ở Thủ Đức. Từ

Thủ Đức lên đến Thánh thất Trung Minh ở quận 11 phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ

vì đường Sài Gòn khá đông. Chúng tôi chuẩn bị xuất phát từ nhà tôi vào lúc 7g30

trên 3 chiếc xe honđa, trực chỉ vào trung tâm thành phố, chạy qua đường Cách

mạng tháng 8, đến ngã tư Bảy Hiền theo đường Lạc Long Quân chạy riết đến gần

khu vực Đầm Sen, quận 11 thì đến Thánh thất Trung Minh. Thánh thất này mới

được trùng tu lại nên rất đẹp. Thánh thất có một lầu, hậu điện; tầng trệt dùng để

tiếp khách, sinh hoạt đạo; có nơi thờ Cửu huyền thất tổ; hậu điện dùng làm nơi ở

của chức sắc, phòng nấu ăn… Trên lầu là nơi thờ Đức Chí Tôn. Phía trước nó nơi

giữ xe; nếu ngày vía, xe đông sẽ được đưa sang bên kia đường và có người trong

coi cẩn thận.

Chúng tôi đến Thánh thất khoảng 9g. Mọi người đã tập khá đông. Họ đổ về

từ các nơi, có người từ Vũng Tàu lên, có người từ Biên Hòa – Đồng Nai; cũng có

những người từ ngoài Trung đi công việc trong Sài Gòn rồi ghé vào hành lễ. Lúc

chúng tôi đến, thấy mọi người ngồi chuyện trò thật rôm rả. Những người quen của

tôi cũng nhanh chóng xuống nhà sau thay lễ phục rồi lên phía trên ngồi nói

chuyện. Tôi cũng tìm một chỗ ngồi quan sát. Tôi nghe mọi mời nói chuyện với

nhau thật chân tình, xưng hô với nhau là huynh, đệ, tỷ muội, giống như trong

phim kiếm hiệp vậy. Các câu chuyện mà họ chuyện trò đều xoay quanh chuyện

đạo, gần như không đề cập đến chuyện đời. Tôi ngồi nghe họ về việc ăn chay như

thế nào? Đi chùa ở đâu, chùa nào đang được xây dựng; việc luyện công phu như

thế nào… toàn là những chuyện đạo. Tôi có bắt chuyện với một người Trung đến

từ Bà Rịa – Vũng Tàu. Tôi thắc mắc sau lại xưng hô như vậy thì được trả lời, đó là

cách xưng hô của đạo Cao Đài, tất cả tín đồ của đạo đều xem nhau như anh em,

chỉ có một người thầy duy nhất là Thượng đế; còn lại là anh em cả. Khi về với

Thánh, có nghĩa là về với ngôi nhà chung của đạo nên chỉ nói chuyện đạo thôi.

Page 288: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

287

Chuyện đạo quan trọng hơn chuyện đời, vì chuyện đời là do Thượng đến an bày

rồi, ai có phước phần gì thì nó sẽ được như vậy; còn chuyện đạo là phải cố gắng;

có gắng tu hành, cố gắng làm công quả mới mong được về với Thượng đế. Anh

Trung giải thích như vậy. Tôi nghĩ như vậy cũng hay, chỉ một niềm tin duy nhất,

một lối hành đạo duy nhất sẽ là điều gắn kết còn người lại với nhau và xem như

anh em của nhau. Đây có thể xem là điều tốt mà tôn giáo đã mang lại cho cuộc

sống của mỗi con người chăng. Tôi ngồi quan sát thấy mọi người nói chuyện với

nhau rất chân tình. Anh Trung cũng nói chuyên thân tình với khá nhiều người. Tôi

nói như chất vấn rằng anh đi lễ trên này có nhiều người thân quá há; anh vội nói

ngay làm gì có, chỉ quen mặt và biết tên thôi. Không biết nhiều về họ đâu, vì họ ở

Sài Gòn và nhiều nơi khác nhau lắm. Anh đi lễ trên này thường gặp họ rồi nói

chuyện chân tình thế thôi, chứ cũng không biết nhà họ ở đâu, họ làm nghề gì nữa.

Chỉ biết họ cùng đạo với mình, cùng đi lễ một Thánh thất và như thế là xem như

anh em; và khi nói chuyện với họ cũng chỉ nói chuyện đạo; chứ chuyện khác biết

gì mà nói, hơn nữa nói chuyện khác ở Thánh thất thì không phải lẽ cho lắm. Tôi

ngồi cùng với anh Trung cách bàn công quả không xa. Tôi nhìn sang bàn công quả

thì thấy mọi người sau khi thay xong lễ phục liền đến bàn công đóng góp tiền. Có

người đóng 5 chục ngàn, có người đóng 100 ngàn… có một chị đóng 200 ngàn,

xong lại ngồi gần chỗ tôi và anh Trung. Tôi bắt chuyện, được biết chị tên Hạnh,

bán hàng tại Biên Hòa. Sáng nay chị và chồng chị cùng lên đi lễ tại Thánh thất

này. Chị nói Rằm nào cũng cố gắng đi chùa, nếu không đi thấy ấy náy lắm. Chị

nói tiếp là tín đồ của đạo thì mỗi tháng nên về chùa một lần, nhất là vào các dịp lễ

lớn, đó phước của mình đó. Tôi hỏi vậy việc bán hàng thì sao? Chị nói thì đóng

cửa, mỗi tháng nghĩ một ngày có sao đâu? Mình mỗi tháng nghĩ một ngày là ít,

người Công giáo một tháng họ nghỉ tới 4 ngày Chủ nhật mà cũng có nghèo đâu,

còn giàu nữa là khác, nên không lo. Chị nó mình cố gắng đi chùa cho được phước.

Chị cũng kể rằng mỗi tháng chị ăn chay 10 ngày và cố gắng khi lớn tuổi hơn thì ăn

chay trường cho khỏe thân. Tôi hỏi chị theo đạo từ lúc nào? Chị nói theo lâu lắm

rồi, cha mẹ chị ở Đà Nẵng có đạo, chị cũng nhập môn hồi còn nhỏ; có chồng

người cùng đạo rồi đi cư vào Biên Hòa làm ăn. Lúc đầu mới vào, bỏ bê việc đạo,

không muốn đi chùa, nhưng từ khi cha mẹ chị mất đi thì chị lại muốn đi chùa hơn

để cầu siêu cho ông bà và cũng để cho lòng mình được thanh thản hơn, bớt bon

chen chốn kẻ chợ. Tôi nghe chị nói mà cảm phục ghê. Tôi hỏi chị thường hay

đóng công quả lắm hả, chị nói thường lắm. Không đi chùa thì thôi, chứ đi là phải

đóng; mỗi lần vậy là 200 ngàn. Chị nói thêm mình đóng vậy chẳng có bao nhiêu

đâu, có người họ đóng cả triệu, mấy triệu bạc. Tôi hỏi có bao giờ chị thắc mắc

rằng số tiền mình đóng góp sẽ được chi vào chuyện gì không? Chị không cần suy

nghĩ mà nói ngay, chi rất nhiều thứ chứ, mình biết mà, nào bông hoa, trái cây,

nhang đèn cúng Thầy, tiền trung tu Thánh thất, tiền bàn, tiền ghế, tiền điện, tiền

nước, tiền ăn cho chúng sanh về dự lễ … Chị liệt kê ra hàng loạt các khoản mục

để chi và chị nói thêm là tiền công quả không ai dám làm của riêng đâu, mình phải

tin tưởng đều này mới được. Nói thật lòng là tôi khâm phục chị Hạnh này, vì chị

có một tấm lòng mộ đạo tuyệt vời. Chúng tôi ngồi nói chuyện đến hơn 11g thì

chuông trên chánh điện của Thánh thất vang lên một hồi dài. Lúc ấy tôi thấy mọi

Page 289: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

288

người đứng dậy, hai tay bắt ấn tý chấp ngang ngực. Hồi chuông kết thúc, mọi

người tất tả bước lên cầu thang. Trên chánh điện có một hành lang phía trước khá

rộng. Tất cả tập trung lại đó, sau đó nghe tiếp một hồi chuông nữa thì nam – nữ

xếp thành hàng riêng và ngay ngắn đi vào chánh điện. Quì phía trước Chánh điện

là hai vị Lễ sanh, một nam một nữ. Bàn ngoại nghi, nội nghi đều có người hầu,

đồng nhi, lễ sĩ chuẩn bị cẩn thận. Tín đồ nam nữ đứng ngay ngắn. Sau đó nghe

theo hồi chuông mà tín đồ cùng nhau sá rồi bước vào vị trí quì. Buổi lễ diễn ra thật

trang nghiêm. Số người quì không nhiều, vì không có chỗ. Những người còn lại

đứng hai bên, nhưng rất ngay ngắn. Đến nghi thức dâng hương, 4 Lễ sĩ trong đó

có hai người cầm đài, một người cầm nhang, một người cầm đền đi lễ hành chữ

Tâm từ bàn ngoại nghi đến bàn Nội nghi. Lễ sĩ đi rất đẹp, có điệu, nhúng đá chân,

trông rất hay. Tôi đếm thử số chữ Tâm phải đi từ bàn Ngoại nghi đến đàn Nội

nghi là đúng 12 chữ. Nghi thức này được thực hiện đến 4 lần, trong đó lần đầu tiên

là dâng hương; ba lần sau đó là dâng rượu, dâng hoa quả và dâng trà.

Nhìn vào buổi lễ, chúng tôi có một cảm tưởng như là một buổi trình diễn

nghệ thuật. Họ trình diễn những bước đi lễ, nghi thức cúng, âm nhạc, cách đọc

kinh và lòng tôn kính của tín đồ Cao Đài dành cho tôn giáo của họ. Tôi cảm thấy

khâm phục cho lòng mộ đạo của họ, vì lòng mộ đạo mà họ xem nhau như anh em

một nhà, không suy tính thiệt hơn trong việc đóng, bỏ cả công việc để đến với tôn

giáo và hành thiện. Tất cả nhằm hướng đến một mục cho cuộc sống sau cái chết,

nhưng ai biết được nó như thế nào?.

Buổi lễ kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ. Khi kết thúc buổi lễ, tín đồ rảo bước

tầng trệt, không chen lấn. Phía dưới, các mâm cơm đã được dọn sẵn, nhưng các

chức sắc và một số tín đồ tiếp tục việc cúng tế tại bàn thờ cửu huyền. Cúng xong,

mọi người mới thay trang phục và bước vào bàn ăn trưa. Bữa cơm trưa diễn ra

thâm tình. Họ lại tiếp tục nói chuyện về việc đạo, hoặc thăm hỏi sức, hỏi ông này,

hỏi ông kia… Câu chuyện khá rôm rã, nhưng chủ đề chung thì chỉ có một đó là

việc đạo; gần như không ai đề cập đến việc đời trong Thánh thất. Đó là điều mà

tôi cảm nhận được.

Buổi cơm kết thúc, tôi cùng với những người quen ra về và có một cai gì

đó đọng lại trong tôi những điều mà tôi nghe và nhìn thấy tại Thánh thất này làm

cho tôi phải suy nghĩ về cuộc sống của mình. Có quá bon chen không?

Viết xong vào lúc 23 giờ ngày 17 tháng 10 âm lịch năm 2006

Page 290: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

289

Phụ lục 3

Nhật ký điền dã số 2

NHẬT KÝ ĐIỀN DÃ

VỀ ĐẠI LỄ HẠ NGƢƠN TẠI THÁNH THẤT SÀI GÕN

(RẰM THÁNG 10 NĂM 2007)

Đại lễ Hạ ngươn được diễn ra nhằm ngày Rằm tháng 10 hàng năm, và năm

nay Rằm tháng 10, nhằm ngày 24 tháng 11 năm 2007. Ngày này tín đồ Cao Đài

chuẩn bị cho lễ rất long trọng, tôi rất muốn đến Tòa thánh Tây Ninh để tham dự,

nhưng gì lý do gia đình là vợ vừa sanh con nhỏ và đang kẹt lớp dạy nên không thể

đi được. Nhưng vì là lễ quan trọng nên không thể không tham dự, do đó tôi đã

chọn Thánh thất Sài Gòn, được xem Hội thánh hai của Cao Đài Tây Ninh để tham

dự.

Tôi biết được giờ hành Đại lễ tại Thánh thất thường diễn ra vào lúc 12g,

nên tôi chuẩn bị đến sớm hơn. Trên đường từ Trường đến Thánh thất Sài Gòn, tôi

có ghé qua Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, vì tôi được Cô Lan trong cơ Quan Phổ

Thông Giáo lý cho biết là hôm nay ở Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý có buổi sinh

hoạt tôn giáo rất hay. Đó là buổi thuyết trình của ông Thiện Chí về vấn đề Đức

Tin Của Đạo Cao Đài. Tôi đến Cơ Quan Phổ Thông Giáo lý vào lúc 8g sáng, buổi

thuyết trình có rất đông người dự. Ông trình bày về Đức tin Cao Đài khá hay với

những nội dung phong phú được trích từ các quyển Thánh giáo của Đạo. Ông

trình bày sơ lược về lịch sử hình thành đạo, việc xây dựng hệ thống giáo lý và đi

sâu vào vấn đề đức tin của đạo. Ngồi nghe ông thuyết trình mà tôi đã vở ra nhiều

vấn đề còn đang thắc mắc khi đọc các tài liệu. Bài thuyết trình của ông dài gần 1

tiếng đồng. Sau khi thuyết trình xong, mọi người cùng nhau ra về, tôi cũng tranh

thủ nói chuyện với ông một chút vì ông có việc bận phải đi ngay, nên tôi hẹn có

dịp sẽ liên lạc nhờ ông giúp đỡ. Ông sẵn lòng đồng ý.

Từ Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý tôi chạy ra bùng binh Cống Quỳnh, theo

đường Nguyễn Trãi chạy ra Nguyễn Văn Cừ và đến đường Trần Hưng Đạo. Tôi

thẳng đường Trần Hưng Đạo về hướng quận 5 khoảng 500m thì đến Thánh thất

Sài Gòn. Lúc này là 9g30, tôi vào Thánh thất là gặp bác thủ quỹ của Thành thất để

thưa chuyện rằng tôi muốn tham dự Đại lễ Vía Đức Phật Mẫu trưa nay. Ông nói

tốt thôi, rồi ông mời tôi ngồi ở ghế salon để ông vào trình với ông Đầu họ. Tôi

ngồi tại ghé Salon để quan sát, đúng là ngày lễ có khác, số người đến Thánh thất

khá đông, họ mặc lễ phục màu trắng đi tới đi lui trong Thánh thất. Ngồi được

khoảng 15 phút thì bác Đầu họ xuống, ổng hỏi tôi làm gì ở đâu? Tại sao lại muốn

tham dự lễ này? Tôi trình bày mục đích, lý do của mình xong thì ổng rất mừng,

ổng nói là nghiên cứu về đạo Cao Đài là rất tốt, đây cũng là hình thức để nhiều

người biết đến đạo. Ổng còn nói thêm đạo này hiện nay có rất nhiều người nghiên

cứu, trong nước có, nước ngoài cũng có và ông đưa ra ví dụ là ông đã tiếp và

hướng dẫn cho hai người nước ngoài đến nghiên cứu tại Thánh thất của ông. Tôi

hỏi là ai? Thì ông nói một người và bà Giáo sư đến từ Mỹ, tên và Jenet Hoskins và

một người còn trẻ đến từ Ba Lan tên là Saara. Cả hai người này tôi đều biết. Bà

Page 291: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

290

Hoskins có tham dự Hội thảo Nhân học Quốc tế tại Bình Châu do Khoa tôi tổ

chức, tôi còn biết là bà có viết một bài về Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc; còn

Saara thì tôi rất rõ về cô ta, vì cô ta là học viên nghiên cứu tại Khoa tôi và tôi được

Ban Chủ nhiệm Khoa phân công giúp đỡ cho Saara trong thời gian nghiên cứu tại

Việt Nam. Tôi nói với ông Đầu họ là tôi có biết hai người này thì ổng rất mừng, vì

ổng cho rằng như vậy là rất tốt, vì nghiên cứu cùng một vấn đề mà biết với nhau

thì có thể hỗ trợ cho nhau. Ông nói tôi ngồi chơi rồi một lát nữa dùng cơm trưa.

Sau khi dùng cơm trưa xong thì sẽ tham dự buổi lễ. Tôi dạ. Ổng quay sang một

người và nói là với người đó là một lát nữa anh hướng dẫn cho chú này tham dự lễ

nhé, nhớ hướng dẫn cẩn thận. Ông ấy dạ. Rồi ông Đầu họ nói là có việc chuẩn bị

phải vào trong một chút. Tôi ngồi một mình một lúc thì ông được phân công

hướng dẫn tôi đến ngồi bên và hỏi chú muốn tham dự lễ hả. Tôi nói dạ, rồi ông nói

tôi là Lễ sanh ở đây, là Phó ban. Ông nói một lát nữa tham dự lễ, thì tôi có thể

đứng trên lầu, hoặc đứng phía dưới cũng được, nhưng đừng đi lại lộn xộn sẽ mang

trọng tội đó; và tuyệt đối im lặng, chỉ đứng một chỗ thôi, có muốn chụp hình, ghi

âm gì đó cũng hết sức cẩn thận, di chuyển nhẹ nhàng để giờ hành lễ được diễn ra

trang nghiêm, nếu không sẽ bị bề trên quở phạt mà mang trọng tội nhé. Tôi dạ liên

hồi. Sau đó ông đi vào trong và đem ra cho tôi một quyển kinh Thiên đạo, Thế đạo

nhỏ màu vàng. Ông nói về đọc đi cho biết, hay lắm đó. Tôi nhận và cám ơn.

Sau đó ông Đầu họ đạo đi xuống và nói với chúng tôi là thôi ăn cơm đi. Tôi

nhìn xuống phía nhà sau đã có những mâm cơm được dọn sẵn trên bàn. Ông kêu

tôi lại ngồi chung bàn với ông để cùng ăn cơm. Tôi vào ngồi trong bàn, thấy toàn

là người lớn tuổi, phải trên 50 cả, chỉ có tôi là nhỏ nhất nên cũng hơi ngại. Thái độ

chần chừ của tôi đã làm cho ông Đầu họ biết, ông nói là cứ tự nhiên nhé cháu. Tôi

ngồi vào bàn cầm đũa lên, nhìn vào món ăn tôi thấy toàn những món ngon, nào là

canh đậu hủ, gà chay ram, rau xào, có cả xôi và chè nữa. Món nào cũng ngon.

Những người ngồi chung bàn với tôi, họ đều ăn ngon lành, và cũng không nói

chuyện gì. Buổi ăn được bắt đầu rất tự nhiên như những bữa ăn trong gia đình

bình thường, không có đọc kinh, không cầu nguyện gì cả. Chỉ thấy người nhỏ mời

người lớn, người lớn bảo người nhỏ và cùng nhau ăn. Tôi ăn đến ba chén cơm lớn

và một miếng xôi nữa mới thôi. Thức ăn do những người phục vụ trong Thánh

thất nấu rất ngon.

Bữa ăn kết thúc, tôi lại ngồi ở ghế salon như lúc đầu để chờ đến lúc hành

lễ. Trong lúc ngồi quan sát tín đồ chuẩn bị hành lễ, tôi tình cơ nghe được cuộc nói

chuyện giữa hai tín đồ nam. Người thứ nhất (ký hiệu A) hỏi người thứ hai (ký hiệu

B) rằng “sao anh đến trễ vậy?”. Người B trả lời “tối qua có một người trong đạo

mình vừa mất, tôi phải đến đó sắp xếp công việc, tội nghiệp cho gia đình này.”

Người A hỏi, “tội nghiệp như thế nào?”. Người B trả lời “ông này bị bệnh ung thư

nằm bệnh viện, bà vợ lo chăm sóc ở bệnh viện, sức khỏe yếu, tuổi cao, nên chăm

cho ông được 2 tháng thì chịu không nổi nên ngã bệnh, chết; vừa đưa xác về nhà

liệm xong thì ông hay tin và cũng chết luôn, do đó trong nhà hiện có hai quan tài,

tôi phải đến sắp xếp công việc rồi mới đến đây.” Người A nói “phải trình báo với

Ban Cai quản chứ?”. Người B trả lời “tôi có điện cho Trưởng Ban rồi và có đưa

người xuống lo làm lễ cầu hồn lúc đêm, sau lễ này sẽ cử người xuống tiến hành

Page 292: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

291

tang lễ”. Người A hỏi “nhà ở đâu?”, người B trả lời “ở quận 8 gần đây”. Người A

nói “như vậy tôi cũng đi xuống dưới, người cùng đạo mà, cùng góp sức cầu siêu

thì sẽ được mau thăng (thuật ngữ trong đạo Cao Đài ý chỉ là sẽ nhanh về với

Thượng đế”). Tôi suy nghĩ, gia đình nào mà khổ thế, và tự hỏi không biết người

đan ông kia có đến dự đám tang không? Nhưng sau đó tôi lại khẳng định là có vì

tôi cũng đã từng chứng kiến những tín đồ Cao Đài không ngại đường sá xa xôi từ

Thành phố Hồ Chí Minh đến hành lễ đám tang cho một gia đình tín đồ ở tận Đồng

Nai. Tín đồ Cao Đài thường hay đi làm công quả kiểu này và họ rất nhiệt thành.

Đang mãi mê ngồi suy nghĩ, tôi được vị Lễ sanh ban nảy gọi đi lên lầu tham dự lễ.

Tôi theo bước ông ta, đến chánh điện, ông chỉ tôi đứng ở vị trí này, là vị trí phía

dưới sảnh đường. Tôi nhìn lên trên, thấy cách bày trí tương đối giống với Tòa

thánh Tây Ninh, có lang cang để khách có thể tham quan buổi lễ. Tôi hỏi ông là có

thể lên trên được không? Ông nói là được. Tôi liền lên phía trên, chọn một chỗ

thích hợp để đứng. Từ phía trên nhìn xuống, tôi thấy mọi người đã chuẩn bị xong

đâu đó, nhang đèn, hương quả, bàn thờ… đều rất gọn gàng. Một hồi chuông nổi

lên tôi thấy có 4 đi vào trong kiểm tra tất cả các thứ xem đã sẵn sàng chưa? Sau đó

một chuông dài, nam một hàng, nữ một hàng đi vào trong chánh điện, người

chứng đàn là một nam, một nữ. Bàn nội nghi là ngoại nghi đều có người đứng hầu.

3 cặp lễ sĩ đã sẵn sàng nhiệm vụ. Những hồi chuông, trống nổi lên, rồi Nhạc Tấu

Quân Thiên phát khởi… Tôi đứng nhìn xem mà thấy không khí thật trang nghiêm,

long trọng như đang tiếp rước một nhân vật quan trọng bậc nhất nào đó đến vậy.

Tôi liếc nhìn ra bên ngoài, thấy những người giữ xe, trật tự viên, một số người nữ

đang phụ vụ phía dưới cũng đứng lại hết. Họ đứng thật trang nghiêm, hai tay bắt

ân tý để ngang ngực, mắt hướng vào chánh điện. Tôi tưởng tượng như không gian

lúc này đang ngừng trôi; chỉ có tiếng nhạc và nhạc. Kết thúc Nhạc tấu quân thiên,

mọi người quì xuống và buổi đại lễ tiếp tục diễn ra bằng hình thức Lễ sĩ dâng

hương, cầu kinh, dâng tam bửu, đọc sớ, cầu ngủ nguyện và kết thúc. Trong lúc

buổi lễ diễn ra, tôi nhìn ở hành lang, số người đứng hành lễ cũng rất đông. Họ

đứng vì không có chỗ để quì trong chánh điện. Buổi lễ kết thúc, những người

đứng này lần lượt vào trong chánh điện để lễ bái Thượng đế. Theo đồng hồ của

tôi, thì buổi lễ này diễn ra hơn 1 tiếng đồng.

Kết thúc buổi lễ, tôi quay trở xuống ngồi ở ghế salon và nói chuyện với ông

Đầu họ. Tôi hỏi ông một số việc mà tôi vừa nhìn thấy trong buổi lễ, như tại sao

phải làm lễ vào các thời, Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu; thì được ông giải thích rằng đây là

những giờ hoàng đạo trong ngày, vào giờ này các đấng thần linh thường đi lại trên

thế gian nên lễ diễn ra vào giờ này để đón rước thần linh. Tôi lại hỏi về thời gian

Nhạc Tấu Quân Thiên sau lại trang nghiêm đến vậy, thì được ông biết, vào thời

gian đó là thời gian giáng đàn của các đấng thiêng liêng. Ông nói trong thời gian

đó sẽ có một đoàn xa giá lộng lẫy của Ngọc Hoàng và các đấng Tiên, Phật giáng

đàn dự lễ, nên phải rất trang nghiêm để đón rước, nếu không sẽ bị phạm tội vì bất

kính. Tôi hỏi lại là liệu có thể tin điều đó không? Thì ông nói nên tin vì đó là sự

thật, tuy ta không thấy, nhưng không phải tất cả mọi người đều không thấy; cứ tin

đó là sự thật thì nó sẽ là sự thật. Tôi cũng đồng ý như vậy, vì ba mẹ tôi cũng

thường hay nói thế mà. Tôi hỏi buổi lễ này có nói đến vấn đề âm dương hiệp nhất

Page 293: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

292

gì không? Tôi hỏi vậy vì tôi đọc sách thấy nói nghi lễ thể hiện giáo lý và đức tin

tôn giáo của con người. Đức tin tôn giáo thì tôi đã chứng kiến rồi, còn thể hiện

giáo lý thì như thế nào? Và được ông giảng giải khá tỷ mĩ nào là hoa tượng trưng

cho dương, trái cây tượng trưng cho âm, đèn lưỡng nghi, thái cực… ông giải thích

rất cao siêu, tôi nghe một hồi cảm thấy choáng vì không thể bắt hết được những

điều ông nói. Đến khi ông nói đến việc lạy, thì ông vừa nói vừa hỏi; cháu có hiểu

cách lạy trong đạo Cao Đài như thế nào không? Tôi làm ra vẻ mình rành liền nói

phải bắt ấn tý, để ngay tráng, lại xuống xòe bàn tay ra, ngón cái của tay phải đèn

lên ngón cái của tay trái… ổng nói đúng rồi, như còn thiếu một vấn đề quan trọng

là cách lạy và ý nghĩa của nó. Ông nói khi lại thì hai tay chắp trên trán là ngầm chỉ

thiên, đặt xuống đất là ngầm chỉ địa, rồi khi rút về ngang ngực là ngầm chỉ nhân.

Chỉ trong một cái lạy thôi cũng đủ để chỉ đến tam tài là thiên, địa, nhân rồi. Khi

thiên, địa, nhân mà hợp nhất thì cũng là lúc con người mình thành đạo. Đó là triết

lý của đạo và cũng là triết lý của cái lạy trong đạo Cao Đài đó. Ông giảng giải một

hồi, tôi cảm thấy khâm phục kinh khủng, vì trình độ hiểu biết của ông. Đúng là

một người giữ trọng trách của một Họ đạo lớn ở thành phố có khác.

Sau khi giảng giải xong, ông hỏi chiều này cháu có tham dự lễ cúng ở điện

Phật Mẫu không? Tôi hỏi điện Phật mẫu ở đâu thì ổng nói ở phía sau. Tôi nói có;

và buổi chiều tôi đến để tham dự. Lễ buổi chiều tối cũng theo một hình thức giống

lễ buổi trưa, chỉ khác có địa điểm và một số bài kinh cúng dành cho Phật mẫu thôi.

Viết xong vào lúc 23 giờ ngày 17 tháng 10 Âm lịch năm 2007

Page 294: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

293

Phụ lục 3

Nhật ký điền dã số 3

NHẬT KÝ ĐIỀN DÃ VỀ LỄ HÔN PHỐI

TẠI THÁNH THẤT TRUNG BẢO

Tôi được một người quen mời tham dự lễ Hộn phối cho một cặp vợ chồng

tại Thánh thất Trung Bảo vào ngày 1 tháng 1 năm 2006. Đây là một Thát thất

được xây dựng khá lâu tại huyện Long Khánh tỉnh Đồng Nai. Đất của Thánh thất

thì rất rộng, nhưng nơi thờ tự lại nhỏ, lợp bằng tôn, vách ván, nhìn có vẻ như đã

xuống cấp nhiều.

Tôi có mặt tại Thánh thất từ rất sớm, lễ Hội phối diễn ra vào lúc 11g,

nhưng tôi có mặt tại đó vào 8g sáng. Đi lòng vòng quanh Thánh thất để ngắm

cảnh, xem mọi người chuẩn bị lễ… đến khoảng 10g, tại phòng khách của Thánh

thất, quan viên hai họ cùng cô dâu chú rể có mặt trong phòng khách. Trừ cô dâu,

chú rể mặc đồ cưới, số còn lại đều mặt áo dài khăn đóng. Họ chia thành hai bên,

nhà trai một bên và nhà gái một bên. Một người trong Ban Trị sự đứng ra tuyên bố

lý do của buỗi lễ, sau đó mời ông Lễ sanh đầu họ phát biểu. Tôi nghe ông nói từ

khi xây dựng Thánh thất cho đến nay, đây là cặp vợ chồng đầu tiên làm lễ hôn

phối tại Thánh thất. Tôi nghe nói như vậy có hơi thắc mắc, liền hỏi người bên

cạnh thì được biết từ xưa đến nay, Thánh thất chưa làm lễ hôn phối cho cặp vợ

chồng nào cả, vì họ cưới nhau theo tục lệ ngoài đời thôi, không làm lễ trong

Thánh thất, chỉ cặp này là duy nhất từ xưa đến nay. Tôi được người quen cho biết

là chú rể này là con của ông Chánh Trị sự trong Thánh thất, còn cô dâu là cháu nội

của ông Lễ sanh trong Thánh thất, chính vì thế mà họ muốn thực hiện lễ cưới theo

đúng luật trong đạo, nhằm làm gương cho những cặp trong đạo sau này.

Ông Lễ sanh Đầu họ đạo có những lời nhắn nhủ cho đôi vợ chồng, rồi đến

ông cha của chú rể, cha của cô dâu tỏ lời cám ơn trong đạo, sau cùng là chú rể

phát biểu cám ơn và có những lời hứa giữ gìn hạnh phúc gia đình trước toàn đạo.

Kết thúc buổi họp tại Khách đường, cũng là lúc đến giờ hành lễ chính. Mọi

người tập trung tại Chánh điện để hành lễ Đức Chí tôn. Sau khi cúng nghi thức

Chí tôn xong, đến phần hành lễ hôn phối, ông Đầu họ đạo lại bên đôi vợ chồng

đọc những lời đạo đức cho cặp vợ chồng nghe trước bàn thờ chí tôn. Lời đạo đức

được đọc như sau: “Đức Chí Tôn chứng cho hai em kết thành giai ngẫu, nương

náu nhau trọn nghĩa trọn tình, đạo vợ chồng giữ vẹn trăm năm, dầu giàu có không

sai, dầu khó hèn không phụ, vì vợ chồng chính là dây mối cho mọi việc tốt lành ở

tương lai. Xưa nay có vợ hiền mới giúp chồng nên anh hùng, có chồng hiền lương

mới dạy nên vợ tiết hạnh. Ban đầu chỉ là vợ chồng trong gia đình, mà kết quả là

bổn phận làm cha mẹ. Vợ chồng tuy khác hai tên nhưng mà cùng một đạo lý. Đã

là tín đồ của Đại Đạo, vợ phải xứng đáng vợ, chồng phải xứng đáng chồng, mới

là con nhà đạo đức”.

Sau đó buổi lễ kết thúc. Mọi người ra trước sân dự tiệc cưới.

Tiệc cưới được đãi chay hoàn toàn, nhưng cũng có bia để uống. Tôi hỏi

người nhà chú rễ là tiệc này được nấu ở tại Thánh thất sao? Thì được trả lời là

không. Có một người trong đạo, chuyên làm nghề nấu đám cưới, hôm nay biết có

Page 295: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

294

lễ hôn phối này nên chịu phần trách nhiệm nấu giúp, rồi chở đến. Tôi đếm qua

thấy có 10 bàn tiệc, khách ngồi đầy đủ. Tôi ngồi chung bàn với những người đàn

ông lớn tuổi, kế bên là bàn của những người phụ nữ lớn tuổi. Tôi nghe họ nói rất

hoan hỉ và tự hào về đám cưới này. Họ hoan hỉ vì đây là lần đầu tiên trong Họ đạo

tại đây có lễ hôn phối, họ luôn tấm tắc khen cặp vợ chồng. Tôi hỏi chuyện là tại

sao từ xưa đến nay mới có một cặp làm lễ hôn phối thì họ cho biết là do đạo Cao

Đài qui định như vậy, nhưng ít người thực hiện được vì cho rằng nó hơi rườm rà,

mất công, một phần nữa là do muốn làm lễ hôn phối phải là hai người cùng đạo thì

mới làm được, trong khi đó ở khu vực này, trai trong đạo lấy người ngoài đạo; gái

trong đạo cũng lấy người ngoài đạo nhiều quá nên không thể làm lễ hôn phối

được. Họ chỉ làm lễ cưới theo truyền thống thôi. Tôi hỏi thêm, nếu như vậy họ có

mời mình đi dự đám cưới không? Thì được trả lời có, và họ vẫn đi bình thường,

không có sự phân biệt. Họ giải thích là đi vì tình đồng đạo, tình chòm xóm và

cũng vì muốn cho đôi trẻ tốt lành nên đi, chứ hoàn toàn không có sự phận biệt

trong việc đi dự đám cưới của người trong đạo với người ngoài đạo. Họ còn nói

thêm, đám cưới bình thường của những người không có đạo mình còn đi, huống

hồ gì đám cưới của những người trong đạo mình. Đã là trong đạo thì xem nhau

như anh em, nên phải đi chứ. Trong đầu tôi chợt có một suy nghĩ so sánh giữa

đám cưới đạo Cao Đài với đám cưới đạo Công giáo. Những người theo đạo Cao

Đài thì hoàn toàn không có khắt khe về chuyện đi dự đám cưới của con em trong

đạo của họ, nhưng người theo đạo Công giáo thì khác. Ở chỗ cha mẹ tôi ở là xóm

đạo công giáo. Nếu trai hoạc gái của người trong đạo mà muốn cưới người ngoài

đạo thì người ngoài đạo phải học đạo và trở thành người Công giáo thì đám cưới

đó mới được diễn ra, và mới có người trong đạo đến dự. Còn nếu không theo đạo,

thì đám cưới đó sẽ không có người trong đạo đến dự. Đạo Cao Đài thì khác, họ

vẫn đến dự bình thường, không có sự phân biệt, hay đối xử nào đáng kể diễn ra cả.

Sự khác biệt này do đâu? Tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu tiếp.

Trong lúc đang suy nghĩ, thì tôi nghe bàn của những người nữ lớn tuổi ngồi

bên cạnh hỏi nhỏ nhau là cho tiền bao nhiêu? Lập tức có một bà lớn tuổi nhất

trong bàn liền nói, ít nhất là 100 ngàn, còn tôi thì đi 200 ngàn. Mình phải đi như

vậy để còn khuyến khích cho những cặp tiếp theo nữa chứ. Mình đi ít quá thì coi

sao được. Các bà khác ngồi trong bàn cũng đồng tình và rút tiền ra bỏ phong bì, có

người 100 ngàn, có người 200 ngàn. Riêng bàn của tôi ngồi thì mọi người nhất trí

với nhau là 200 ngàn đồng tiền mừng của mỗi người. Họ bỏ vào phong bì rồi đưa

cho người lớn tuổi nhất trong bàn đại diện đứng lên chúc mừng hai ông bà sui và

cô dâu chú rể.

Tôi được biết là sau khi tiệc chiêu đãi kết thúc, cô dâu và chú rễ kiểm lại số

tiền mừng, họ chỉ giữ lại phần tiền phải trả cho đám tiệc, số còn dư lại đều gửi lại

làm công quả cho Thánh thất. Tôi nghĩ đây là điều rất tốt đẹp mà cặp vợ chồng

này đã làm được cho Họ đạo của họ. Bởi vì, Lễ hôn phối của họ là lễ đầu tiên của

Họ đạo, tạo đà để những cặp tiếp theo bắt chước. Số tiền dư ra họ không lấy làm

của riêng mà dành làm công quả, đây chẳng phải là điều phúc cho cả hững người

tham dự và góp tiền mừng cho đám cưới này sao?

Viết xong vào lúc 23g ngày 3 tháng 1 năm 2006

Page 296: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

295

Phụ lục 3

Nhật ký điền dã số 4

NHẬT KÝ ĐIỀN DÃ VỀ QUYÊN GÓP XÂY DỰNG

THÁNH THẤT TRUNG BẢO – ĐỒNG NAI

Thánh thất Trung Bảo ở Long Khánh, Đồng Nai được xây dựng khá lâu,

đến nay đã xuống cấp nên Ban Trị sự muốn quyên góp để xây dựng trở lại. Số tiền

cần cho việc xây dựng là hơn 1 tỷ đồng, nhưng số tiền cần thiết để khuyên góp

trức mắt là 30 triệu đồng để hoàn thành bản vẽ và xin giấy phép xây dựng.

Buổi quyên góp được tổ chức và ngày vía Phật Mẫu, Rằm tháng 8 năm

2006. Tôi dự kiến đến Thánh thất Trung bảo để tham dự buổi lễ Phật mẫu, như từ

TP.HCM đi Long Khánh khá xa, hơn 150 cây số. Tôi đi xe honda dự kiến khoảng

3 giờ sẽ tới. Tôi xuất phát vào lúc 6g, nhưng đường đi hơi xấu từ đoạn ngã ba Dầu

Giây trở đi, nên tốc độ bị chậm và giữ đường xe bị hư, nên khi đến Thánh thất đã

gần 13g30, trễ giờ làm lễ.

Khi đến nơi, mọi người đã làm lễ xong và bước vào dùng cơm trưa. Tôi

cũng vào ăn cơm trưa. Com trưa vừa xong thì được Ban Quản trị thông báo là toàn

thể tín đồ ở lại dự họp.

Cuộc họp được diễn ra vào lúc 14g30, mọi người tập trung đông đủ, để

nghe Ban Trị sự thông báo về kết hoạch và tiền nong xây dựng lại Thánh thất và

đưa ra số tiền cần phải có ngay để hoàn thành bản vẽ. Tôi ngồi lẫn trong đám

đông, nhìn xung quanh tôi biết tín đồ ở đây đều là nông dân, bởi vì khu vực này

người dân làm rẫy là chủ yếu. Họ trồng café và hoa màu, rất ít người làm dịch vụ

và buôn bán.

Số tiền Ban Trị sự đưa ra là 30 triệu và kêu gọi mọi người cùng nhau

khuyên góp. Hình thức khuyên góp là chưa cần phải đưa tiền ngay, có thể ghi họ

tên và số tiền trên tờ giây rồi ký vào trong đó để đưa lên trên bàn khuyên góp, nếu

ai có tiền mặt thì có thể đưa trực tiếp cũng được. Sau khi nghe thông báo xong, tôi

nhận nhận thấy có khá nhiều người e dè, nhưng cũng có khá nhiều người mạnh

dạng ghi số tiền của mình vào trong tờ giấy. Sau khi khuyên góp đợt đầu (thời

gian kéo dài khoảng 30 phút), số tiền thu được hơn 10 triệu. Với số tiền này thì

hoàn toàn không đủ để lập bản vẽ, nên Ban Trị sự tiếp tục khuyên góp đợt 2; cũng

những tín đồ ấy tiếp tục đóng góp; và số tiền được công bố lên lần nữa là 26 triệu,

vẫn còn thiếu 4 triệu. Ban Trị sự tiếp tục kêu gọi và tổ chức tiếp đợt khuyên góp

lần thứ 3. Sau khoảng 20 phút khuyên góp tiếp thì số tiền cộng lại được 32 triệu,

dư ra 2 triệu. Ban Trị sự cảm ơn toàn thể tín đồ và hứa sẽ thực hiện hết khả năng

để có được bản vẽ và giấy phép sớm nhất cho việc xây dựng Thánh thất.

Trong lúc quan sát việc đóng góp này, tôi nhận thấy có khá nhiều tín đồ vì

gia cảnh khó khăn nên có những suy nghĩ đắng đo khi đăng ký số tiền đóng góp

lần thứ nhất. Nhưng khi quyên góp lần thứ hai thì họ mạnh dạng hơn. Một tín đồ

khoảng trên 60 tuổi ngồi cạnh tôi nói “thôi kệ, mình ráng một chút để có chỗ đẹp

đẽ mà thờ Thầy và để dành cho con cháu mình sau này”, và bà lại đăng ký đóng

góp thêm 500 ngàn nữa (lần khuyên góp trước bà chỉ đóng 200 ngàn đồng). Tôi

Page 297: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

296

suy nghĩ, rõ ràng tinh thần cộng đồng trong tôn giáo thật mạnh mẽ và tôi đặt ra

một câu hỏi là cái gì đã thúc đẩy họ làm điều đó, nhịn ăn, nhịn mặc để quyên góp

cho việc xây dựng Thánh thất và tôi cũng tự tìm ra cho mình câu trả lời rằng, đó là

niềm tin tôn giáo. Chỉ có niềm tin tôn giáo mới thúc đẩy họ làm điều đó mà thôi.

Nhưng tôi cũng băng khoăng một vấn đề là 30 triệu thì có kể góp nhặt được, chứ 1

tỷ đồng thì có thể góp nhặt được bằng cách này hay không? Thôi để thời gian trả

lời vậy.

Viết xong vào lúc 22g ngày 17 tháng 8 âm lịch năm 2006

Page 298: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

297

Phụ lục 3

Nhật ký điền dã số 5

NHẬT KÝ ĐIỀN DÃ TẠI TÕA THÁNH TÂY NINH

TRONG DỊP ĐẠI LỄ VÍA ĐỨC CHÍ TÔN NĂM 2006

Đại lễ Đức Chí tôn diễn ra hàng năm vào ngày mùng 9 tháng Giêng âm

lịch. Ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch năm nay, nhằm vào thứ Hai ngày 6 tháng

2 năm 2006. Tham dự lễ hội đại vía Đức Chí Tôn tại Tây Ninh là một phần trong

kế hoạch điền dã của tôi trong năm 2006 để chuẩn bị cho việc thu thập tài liệu

chuẩn bị cho việc thực hiện các chuyên đề luận án tiến sĩ và viết bản thảo luận án

tiến sĩ.

Tôi chuẩn bị cho công việc điền dã này hơn một tháng trước. Những việc

cần chuẩn bị gồm giấy viết, máy quay phim, máy chụp hình… Tôi rất cần máy

quay phim để ghi lại hình ảnh của lễ hội đại vía Đức Chí Tôn, được xem là lễ hội

lớn nhất của đạo Cao Đài, nhưng tôi lại không có, do đó phải chạy đi mượn.

Người mà tôi nghĩ đến cho việc mượn máy quay phim là thầy Thành Phần, một

trong hai người thầy hướng dẫn luận án của tôi. Tôi nghĩ thầy Thành phần sẽ có

máy, vì thầy là người dạy môn nhân học hình ảnh và cũng là người rất ưa thích

sưu tầm các loại công nghệ. Nhà thầy có rất nhiều loại máy, và máy quay phim

chắc chắn sẽ có. Tôi đến nhà thầy vào buổi tối ngày mùng 4 tết với nhiều mục

đích. Mục đích đầu tiên là đến chúc tết thầy, sau đó là bàn công việc cho chuyến

đi Tây Ninh sắp tới của tôi, và cuối cùng là mượn máy quay phim. Hai thầy trò

ngồi bàn về cách thu thập tư liệu trong chuyến đi lễ lần này, nào là phải quan sát

thật kỹ các hành vi của người đi lễ, xem cách bày trí trong việc cúng đại lễ, cách

tổ chức lễ hội… và phải cố gắng chụp và quay phim tất cả những chi tiết trong lễ

hội này. Công việc được vạch ra khá nhiều, nhưng thời gian thì có hạn và chỉ có

một mình nên không biết có thực hiện được không? Lịch đi dự kiến ban đầu của

tôi là ngày mùng 8 tết. Dự kiến sáng mùng 8 sẽ khởi hành bằng xe honda từ

TP.HCM đến Tây Ninh vào buổi sáng; đến buổi chiều thì đi tham quan Tòa thánh

sau đó đến khia sẽ dự lễ Đại vía và đến sáng dự lễ hội trước đền Thánh xong rồi

về. Lúc đầu dự tính là như vậy, nhưng khi hai thầy trò bàn bạc công việc xong thì

thời gian đi của tôi phải thay đổi. Tôi hủy kế hoạch ban đầu và quyết định đi từ

sáng ngày mùng 7 cho đến chiều ngày mùng 9 tháng Giêng sẽ về lại thành phố.

Sáng ngày mùng 7 tháng Giêng, tôi thức dậy vào lúc 4 giờ sáng, xem lại

một số vật dụng cần thiết cho một chuyến điền dã tham dự lễ hội. Mặc dù tôi đã

nhiều lần đến Tòa thánh Tây Ninh, đi du lịch, nhưng lần này là lần tôi cảm thấy

hơi lo vì đi chỉ một mình với nhiều công việc cần phải hoàn thành. Tôi kiểm tra lại

toàn bộ vật dụng, nào là giấy viết, máy móc, vật dụng cá nhân… tất cả đều được

chất lên trên chiếc xe wave của vợ, vì xe của tôi bị hư sau những ngày cày ải trong

tết. Tôi phải chuẩn bị và phải lủi thủi một mình vào lúc sáng sớm ở trong căn nhà

lạnh ngắt, vì lúc này vợ và con gái của tôi vẫn đang ăn tết dưới quê. Sở dĩ vợ tôi

còn ở quê vì tôi yêu cầu phải sau ngày mùng 10 hẳn lên, nếu lên trước sẽ không có

tôi ở nhà và lúc đó sẽ rất vất vả cho việc trông con nhỏ một mình. Đến khoảng 5

Page 299: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

298

giờ sáng, tôi dắt xe ra khỏi nhà, khóa cửa cẩn thận, lên xe theo quốc lộ 22 thẳng

tiến về Tây Ninh. Từ nhà tôi ở Thủ Đức phải vượt qua trung tâm thành phố về

Hóc Môn, đến Củ Chi và trực chỉ đi Tây Ninh. Tôi phải mất gần 2 tiếng đồng hồ

mới ra được tới Hóc môn, vì đường sá chật hẹp, người và xe như nêm, đúng là

sáng ngày mùng 7 tết, trúng ngay ngày thứ 7, nên nhiều người về quê ăn tết xong

quay trở lại thành phố làm việc, nên đường sá quá đông người. Tôi chỉ chạy được

khoảng 20 km/h trong suốt hơn 2 tiếng đồng hồ. Ra đến Hóc Môn, đường trở nên

thoáng hơn, nhưng cách phân luồn giao thông trên quốc 22 cũng làm hạn chế tốc

độ của xe máy đáng kể. Xe máy chỉ được chạy lằn đường trong với bề ngang

khoảng 1m. Khá nhiều xe máy chạy trong đó, do đó tốc độ xe của tôi cũng không

thể vượt qua 30m/h. Tôi và những người đi xe máy như tôi phải chạy như vậy cho

đến khi ra khỏi Hóc Môn, bước vào địa bàn huyện Củ Chi thì đường đi có khá

hơn, tốc độ được đẩy lên nhanh hơn. Hai bên đường đi trong địa bàn của huyện

Củ Chi khá đẹp, hai bên đường là cách đồng lúa khá mát mẽ. Người chạy xe cảm

thấy thỏa mái hơn, nhưng cũng khá nguy hiểm vì xe lớn chạy rất nhiều với tốc độ

cao. Tôi lái xe khá cẩn thận nên mặc dù dậy thật sớm, nhưng khi đến Tây Ninh

nhìn đồng hồ cũng hơn 13h, phải mất gần 6 tiếng đồng hồ để vượt qua đoạn

đường gần 120km. Đi quá chậm!.

Khi đến Tòa thánh, điều đầu tiên tôi phải làm là tìm cho mình một chỗ ở.

Theo nguyên tắc điền dã là phải ở với người dân hoặc trong cơ sở thờ tự (nguyên

tắc ba cùng), nhưng tôi không thể thực hiện được điều này vì các nơi ở trong Tòa

thánh đều dành cho khách thập phương đến ở để chuẩn bị cho việc tham dự lễ hội.

Tôi phải chạy xe ra khỏi Tòa thánh để kiếm chỗ ở. Phía trước Tòa thánh có khá

nhiều nhà trọ và khách sạn, nhưng giá khá cao, 180.000đ/ngày với khách sạn bình

thường. Tôi tính nếu ở 3 ngày thì mình mất khoảng 540 ngàn đồng; trong khi đó

tiền mang theo chỉ có 1 triệu đồng, như vậy sẽ không đủ cho các chi phí trong

những ngày tới. Tôi hỏi các chủ khách sạn làm sao giá lại cao vậy, thì họ trả lời là

mùa lễ hội nên phải cao. Ở Tây Ninh trong dịp tháng Giêng có khác nhiều nơi để

khách thập phương đến lễ hội, trong đó có hai lễ hội lớn nhất là đến Tòa thánh

Tây Ninh và đi viếng Núi Bà. Tôi phải chạy xe vòng quanh khu vực Tòa thánh để

tìm cho được chỗ ở rẻ hơn, nhưng đảm bảo là gần Tòa thánh, làm sao có thể đi bộ

vào trong khu vực Tòa thánh được. Khuôn viên của Tòa thánh khá lớn. Tôi phải

chạy từ cửa Đông sang cửa Tây mất khoảng 20 phút. Chu vi của Tòa thánh có tất

cả 12 cửa; trong đó có một cửa chính khá lớn và rất đẹp, nhưng được đóng kín.

Tôi nghe nói là cửa này chỉ được mở khi nào Đức Hộ Pháp trở về. Hiện nay ổng

vẫn còn đang ở Campuchia (Liên đài của Hộ Pháp được chôn tại Campuchia), nên

cánh cổng này vẫn chưa được mở. Tôi chạy sang mé Tây của Tòa thánh và ghé

vào một quán cơ để ăn, vì lúc này đã hơn 14h rồi mà tôi vẫn chưa ăn cơm. Trong

khi ngồi ăn cơm, tôi hỏi chuyện bà chủ quán về việc thuê phòng và giá thuê phòng

quá cao. Bà nói, nay là mùa lễ hội nên giá đó là bình thường. Trong nhà bà cũng

có cho thuê phòng, nếu muốn thì là lấy rẻ cho, chỗ 90 ngàn đồng thôi. Tôi mừng

quá, vì giá rẻ mà ở sát Tòa thánh, có chỗ để xe an toàn nên tôi chấp nhận ngay. Ăn

xong, tôi vào xem phòng. Đúng là “tiền nào của đó”, căn phòng chỉ khoảng 4m2,

có toilet bên trong. Một tấm đệm được trải trên một bộ ngựa được xây bằng xi

Page 300: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

299

măng. Một cái gối nhỏ, một cái mùng nhỏ và một cái chăn. Bước vào phòng một

mùi hôi mốc bốc lên khó chịu, chứng tỏ là lâu rồi không ai ở. Tôi nghĩ, mình có ở

đây đâu mà chọn chỗ tốt, chỉ cần chỗ để đồ thôi. Thời gian chủ yếu là ở bên Tòa

thánh, nên tôi cũng không nề hà gì chỗ ở. Tôi mang đồ vào trong phòng nghỉ. Bật

quạt lên cho bay bới mùi hôi trong phòng. Tôi vào toilet để tắm, chuẩn bị qua Tòa

thánh. Tôi muốn bước vào Tòa thánh, nơi tôn nghiêm nhất của đạo Cao Đài, với

thân hình sạch sẻ, không muốn đem thân mình bụi bậm vào Tòa thánh. Sau khi

tắm giặt xong, tôi mang một quyển sổ, một máy chụp hình và một máy quay phim

đi bộ vào Tòa thánh. Chỗ tôi ở trọ chỉ cần bước sang đường là đến cổng của Tòa

thánh. Khi bước vào khuôn viên Tòa thánh, mặc dù chưa tới ngày lễ, nhưng khách

thập phương đến rất đông. Lúc này là 15h, trời nắng như đổ lửa, đúng với câu ca

là “Tây Ninh nắng cháy da người”, nhưng trong khuôn viên Tòa thánh thì có rất

nhiều người đến tham quan. Người Việt có, người nước ngoài cũng khá nhiều. Tôi

đi đến trước đền Thánh nhìn vào bên trong, thấy có những người giữ trật tự của

Tòa thánh đang đứng khá nghiêm trang. Họ mặc áo dài trắng, đầu đội khăn đóng

đen (đối với nam), đứng trước cửa Tòa thánh hoặc đang hướng dẫn khách vào Đền

thánh. Đây là những người làm công quả tại Tòa thánh, họ đến từ nhiều địa

phương khác nhau. Tôi có trao đổi với một vài người giữ trật tự. Họ nói là được

Họ đạo cử lên làm công quả trong vòng 3 tháng, có người nói là làm trong vòng 1

tháng rồi trở về để thay người khác.

Tôi không thể bước vào Đền thánh bằng cửa chính được, vì chỉ có chức sắc

của đạo mới được vào Đền thánh bằng cửa chính. Tôi đi sang bên trái của Đền

thánh, nơi đây có một cái cửa nhỏ dành cho tín đồ bình thường và khách thập

phương bước vào. Cửa bên trái này chỉ dành cho nam giới; còn nữ giới thì đi vào

cửa bên phải của Đến thánh. Phía trước cửa cũng có những người giữa trật tự. Họ

làm nhiệm vụ là hướng dẫn khách và giữ giày dép cho khách khi bước vào Đền

thánh. Tôi hỏi nơi vào chỗ tu hành vẫn phải cần người giữ giày dép sao? Một

người giữ trật tự nói, tu thì chỉ có mình tu thôi, chứ còn đạo tặc nó có tu đâu. Nếu

không trông coi giùm cho khách, lát nữa họ không có giày dép đi thì tội nghiệp

họ, mà lại mang tiếng cho đạo. Tôi cũng bỏ đôi giày mới mua của mình ra để vào

trong đống giày của khách rồi theo thứ tự bước vào Đền thánh. Vừa bước vào, tôi

đã thấy bên trong có rất nhiều người đang quì khấn vái lên bàn thờ Thượng đế.

Tôi cũng làm giống như họ, rồi cầm máy chụp hình chụp. Vừa giơ máy chụp hình

lên, liền có người đến nhắc nhở là chỉ chụp cảnh, không được chụp người, vì là

chỗ tôn nghiêm nên không được phép tạo dáng trong Đền thánh nhé. Tôi vâng lời.

Liền cầm máy đưa lên chụp hình Hộ pháp, trong lúc chụp, vì đứng một bên nên

không thể chụp chính diện hình Đức Hộ pháp, Đức Thượng Phẩm và Đức Thượng

Sanh, nên bước ra chính diện để chụp. Vừa đưa máy lên ngắm, chuẩn bị chụp thì

thấy có một trật tự viên bước lại, nhưng họ không nói gì, đợi tôi chụp xong tấm

hình thì người ấy liền nói, không được đứng đối diện trước bàn thờ; khi chụp hình

chỉ có thể đứng hai bên theo hàng cột này mà thôi. Tôi vội xin lỗi vì không biết

điều đó, người ấy nói không sao, cần chú ý lần sau. Sau đó tôi quan sát chung

quanh mới thấy là không một ai đứng giữa chính điện cả, họ toàn quì gối, và rất

trật tự, rất im lặng. Tôi cầm máy chụp hình đi dọc theo hành lang cùng với dòng

Page 301: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

300

người khá đông đi tham quan chánh điện. Chúng tôi đi từ trái vòng qua phải, trong

lúc đang đi, có một người muốn đi tắt ngang qua chánh điện, nhưng bị một trật tự

viên khác giữ lại, và nói là không được, muốn đi sang bên kia phải đi đúng một

vòng mới được, không được đi tắt như vậy. Trong lúc đi, có một người nói lớn

tiếng cũng bị nhắc nhở. Không khí trong Đền thánh thật trang nghiêm, mặc dù có

rất nhiều người bên trong đó. Trên bàn thờ được trang hoàng rất đẹp, chỉ có 5 cây

nhang đang cháy. Khách đến hành hương chỉ có quì lạy, không được phép thắp

nhang trên bàn thờ, do đó mà mùi nhang khói không có trong chánh điện. Đoàn

chúng tôi đi vòng trong chánh điện theo hướng từ trái qua phải; còn đoàn nữ giới

thì đi từ phải qua trái quanh chánh điện. Những người khách nước ngoài muốn hỏi

vấn đề gì đó liên quan đến việc trưng bày của Tòa thánh đều được những người

giữ trật tự giải đáp. Tôi khá khâm phục, các trật tự viên này khá giỏi tiếng Anh.

Họ dùng tiếng Anh nói chuyện với khách nước ngoài khá lưu loát. Sau khi đi đúng

một vòng quanh Đền thánh, tôi cầm máy quay phim để quay lại các chi tiết kiến

trúc trong Đền thánh và cố gắng quan sát các hành vi của tín đồ cũng như khách

thập phương bước vào Đền thánh. Hầu như mọi người bước vào, điều đầu tiên họ

làm là quì trước chánh điện để khấn vái, sau đó quay sang bàn thờ Hộ pháp cũng

khấn vái, rồi mới đi tham quan. Tất cả mọi người bước vào Đền thánh, kể cả

khách nước ngoài cũng rất tôn nghiêm. Họ rất im lặng, đi đúng theo những hướng

dẫn của trật tự viên. Tôi chụp được rất nhiều hình về khách du lịch và người hành

hương đến Đền thánh. Đến 16h, tôi cùng mọi người ra khỏi Đền thánh. Lúc này,

ngoài trời nắng đã dịu xuống bới. Khách ở xa cũng bắt đầu lên xe về dần. Bãi đậu

xe khá rộng nằm bên trong khuôn viên Tòa thánh. Tôi đi dạo trong khuôn viên

khoảng 30 phút, sau đó phát hiện ra rằng số tín đồ mặt đồ trắng đến Tòa thánh mỗi

lúc một đông. Họ đổ vào từ các cửa của Tòa thánh, đi bộ có, đi xe honđa có. Khi

đến Đền thánh, họ chia ra thành hai phần. Nam tập trung ở cửa bên trái, nữ bên

phải của Đền thánh. Tôi hỏi người giữ trật tự bên ngoài là những người này đang

chuẩn bị làm gì? Thì được trả lời là đang chuẩn bị đến giờ cúng Dậu. Tôi hỏi có

vào xem được không? Họ nói là ngày thường chỉ có giờ Ngọ mới cho người ngoài

vào xem, còn các giờ khác thì không. Nhưng nếu tôi muốn thì vẫn có thể đứng

ngay gác trống xem vẫn được, không được lên lầu như buổi trưa. Trong giờ cúng

Ngọ, khách thập phương được phép lên lầu đứng xem tín đồ hành lễ, còn những

giờ khác thì không được phép.

Tôi bước vào chỗ gác trống để đứng xem lễ. Chỗ tôi đứng nhìn ra bên

ngoài chánh điện, tôi thấy có hai hàng rào được kéo dọc ra, từ ngay Đền thánh ra

tới ngang sân, nhằm mục đích không cho người khác qua lại trước Đền thánh

trong khi hành lễ. Có một vài người muốn đi ngang qua, nhưng bị trận tự viên

chặn lại và chỉ phải đi vòng qua phía sau của Tòa thánh. Sau đó tôi có trao đổi với

những trật tự viên thì được biết trong khi hành lễ, không ai được phép đi ngang

qua trước mặt Đền thánh vì như thế sẽ vô lễ với bề trên và sẽ mang trọng tội, do

đó họ có nhiệm vụ ngăn những người đi ngang qua Đền thánh trong giờ hành lễ.

Buổi lễ giờ Dậu diễn ra đúng 17h. Khi tôi nghe một hồi chuông vang lên,

tất cả tín đồ xếp thành một hàng dọc rất trật bước vào Đền thánh. Nam bên trái, nữ

bên phải vào thẳng trong Chánh điện, họ đứng đối diện nhau. Một chức sắc Cửu

Page 302: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

301

trùng đài bận lễ phục màu vàng đội mão Giáo sư bước vào Đền thánh bằng cửa

chính, hai tay bắt ấn tý đi thẳng vào Chánh điện, các tín đồ còn lại hai tay cũng bắt

ấn tý để ngang ngực. Chỗ tôi đứng cũng có thêm một vài người bận thường phục

như tôi cùng quan sát lễ hội. Họ cũng rất trang nghiêm, hai tay cũng bắt ấn tý chấp

ngang ngực. Tôi nghĩ họ chắc cũng là tín đồ Cao Đài đến tham quan Tòa thánh,

nhưng vì không có lễ phục nên đứng ngoài chăng? Tôi nghĩ vậy vì thấy họ bắt ấn

tý, đây là cách bắt ấn chỉ có ở tín đồ Cao Đài. Tôi không thể hỏi họ được, vì trong

giờ phút linh thiêng của buổi lễ, không ai được nói chuyện và làm ồn. Tôi tiếp tục

quan sát buổi lễ. Sau khi vị Giáo sự bước vào Chính điện, vị Chức sắc Hiệp Thiên

đài cũng bước đến và đứng bước cung đạo, trước bàn thờ Hộ pháp nhìn thẳng lên

Chánh điện. Tôi có đọc tài liệu, thì biết chức sắc Hiệp Thiên Đài này có nhiệm vụ

chứng đàn khi hành lễ tại Tòa thánh. Tôi nhìn lên phía trước Chánh điện có để

một bàn, trên để hoa, quả và chuông mỏ. Chuông và quả được để bên phải từ

trong Chánh điện nhìn ra, còn mỏ và hoa được để bên trái. Có hai người nam trẻ

tuổi, tôi đoán khoảng 18 đến 20 tuổi, đứng hai bên. Một người hầu mỏ, một người

hầu chuông. Người hầu chuông liền đánh lên ba tiếng chuông lớn, tín đồ nam – nữ

đứng đối diện nhau từ nảy đến giờ sá nhau một sá như là chào nhau rồi củng bước

vào chánh điện để hành lễ. Họ đứng ngay ngắn trong Chánh điện, rất trật tự, nam

nữ phân cách rõ ràng. Sau đó lại nghe tiếp tiếng chuông, mọi người cùng nhau

hướng lên chánh diện sá 3 sá rồi ngồi xuống tại chỗ. Một diều rất lạ là khi hành lễ

tại Tòa thánh thì tín đồ lại ngồi, chứ không quì như ở các Thánh thất và ở các Tòa

thánh của các chi phái khác. Sự thắc mắc này, tôi sẽ hỏi sau khi có dịp, nhưng bây

giờ thì tôi phải tiếp tục theo dõi buổi lễ. Tôi nhìn sang các cột rồng ở trong Đền

thánh thấy có một 3 – 4 trật tự viên đang đứng nghiêm trang gần cột. Bên nam thì

nam trật tự viên đứng, bên nữ thì nữ trật tự viên đứng. Tôi nhìn thấy trong khi

ngồi hành lễ có một vài tín đồ ngồi không thẳng lưng liền có trật tự viên đến sửa

lại và yêu cầu ngồi cho ngay ngắn. Sau khi an vị xong, tôi nghe tiếng chuống đánh

lên, tất cả mọi người đều lạy 3 lạy. Sau đó liền nghe giọng kinh phát ra, rất đều.

Tôi ngức nhìn lên trên lầu Hiệp Thiên Đài thì thấy Ban Đồng Nhi và Ban lễ nhạc

đang ở trên đó. Họ đọc kinh đánh nhạc theo từng giọng, nam ai hoặc nam xuân

theo qui định của từng bài kinh.Hết bài kinh này, tín đồ lạy rồi đến bài kinh khác,

cứ như vậy cho đến hết giờ hành lễ bằng việc ban đồng nhi cầu ngũ nguyện. Buổi

lễ kết thúc, tín theo trật nữ nam nữ đứng dậy, lui về vị trí ban đầu; chức sắc Hiệp

Thiên Đài lúc này đi thẳng lên bàn thờ Đức Chí tôn quì lạy sau đó quay về bà Hộ

pháp. Tín đồ lần lượt bước ra khỏi Tòa thánh và trở về nhà. Khách tham quan lại

tiếp tục được phép bước vào bên trong Chánh điện dể tham quan. Buổi lễ kết thúc

vào lúc 5h45, như vậy buổi lễ cúng thời trong bình diễn ra chỉ khoảng 45 phút.

Tôi lại tiếp tục hòa trong dòng người tham quan khu vực ngoài Tòa thánh.

Phía trước Đền thánh nhìn ra cổng chính là một khoảng không rất rộng giữa sân

có cột cờ cao 9m hình vuông được đặt trên một tòa sen rất đẹp, phía trên treo một

lá cờ đạo dài, trên cùng của cột cờ có một đoạn hình tròn, có biểu tượng rồng quấn

quay phía trên. Tôi thắc mắc tại sao có vuông có tròn trên cột cờ thì được một trật

tự viên giải thích, đó là biểu tượng âm – dương. Vuông biểu tượng cho âm và tròn

biểu tượng cho dương. Đó là nguyên lý của Đạo – có âm có dương mới tạo nên

Page 303: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

302

trời đất. Cách cột cờ ra phía trước cổng chính có một cây bồ đề rất lớn, nghe nói

được đem về từ gốc cây bù đề mà Đức phật đã ngồi tọa thiền thành đạo. Từ cây bồ

đề nhìn ra cổng chính có một cái đài được xây theo hình bát quái (8 cạnh) và xây

lên cao 9 bậc, ba bậc dưới cùng sơn màu đỏ, ba bậc giữa sơn màu sanh và ba trên

cùng sơn màu vàng, phía trên cùng là một cái bệ cũng có hình bát quái được sơn

màu trắng. Trật tự viên của Tòa thánh giải thích đây là Cửu trùng thiên, nơi để liên

đài của các vị chức sắc từ phẩm Phối sư trở lên. Ba màu, đỏ, xanh, vàng là ba màu

biểu của đạo. 9 bậc là tượng trưng cho Cửu thiên khai hóa, chứng minh cho các

bậc công phu tu hành của các tín đồ. Tôi lại tiếp tục đi ra phía trước vào thấy một

vườn hoa rất đẹp, giữa vườn hoa có một tượng đài diễn lại tích Thái tử Đạt Đa

xuất cung để đi cầu đạo. Tương truyền rằng, tượng đài này trước đây được xây

dựng và đặt tại chùa Từ Lâm – Gò Kén khi mới tổ chức khai đạo. Sau đó phải trả

lại chùa cho Hòa thượng Như Nhãn và khi người ta chọn nơi đây là Tòa thánh thì

tượng này cũng được di dời về đây. Tượng được di dời bằng xe bò và phải di vào

ban đêm. Sau khi an vị tượng này tại đây thì công việc xây dựng Tòa thánh mới

bắt đầu.

Từ tượng đó đi ra nữa là ba cái tháp được xây dựng theo hình bát quái.

Tháp chính giữa đối diện với Tòa thánh là tháp của Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc.

Trong tháp này chưa có cốt của ông, vì cốt ông vẫn còn đang được quàn tại

Campuchia. Tháp bên trái, từ Đền thánh nhìn ra là tháp của Đức Thượng phẩm

Cao Quỳnh Cư và tháp bên phải là tháp của Đức Thượng sanh Cao Hoài Sang.

Các tháp được trang trí rất đẹp. Phía ngoài cùng là cổng chính của Tòa thánh, vẫn

được đóng kín. Nhìn sang hai bên của sân trước Đền thánh là vườn cây rất lớn, ở

có hai khán đài được xây dựng từng bậc dành cho cử tọa quan sát khi tham dự lễ

hội. Tôi di vòng quanh sân trước Đền thánh. Sân khá rộng, tôi đi bộ một hồi cảm

thấy mõi chân nên lại ngồi trên khán đài để nhìn xuống. Khách thập phương vẫn

cứ mãi mê ngắm cảnh và chụp ảnh. Tôi phải công nhận, cảnh vật nơi đây thật đẹp,

yên bình; các em nhỏ chạy tung tăng trên bãi cỏ; cha mẹ chúng thì đua nhau chụp

ảnh cho chúng, hết chụp chỗ này lại chạy đến chỗ khác. Cũng có những đôi nam –

nữ tình tứ tay trong tay đi dạo trong khuôn viên sân Đền thánh; có những nhóm

thanh niên nam nữ đang tụ tập để chụp hình, nói chuyện rất vui vẻ. Tôi ngồi nghỉ

mệt khoảng 20 phút, lúc này đã gần 19h. Từ khán đài nhìn vào Đền thánh trông rất

đẹp vì các đèn trong Đền thánh được bậc lên với đủ màu sắc. Tôi lại tiếp tục trở

vào Đền thánh, đi vòng qua phía sau. Ở phía sau có hai dãy nhà đặt tên là Đông

Lang, Tây Lang, nơi đây có các văn phòng của đạo. Phía sau còn có các tháp của

các chức sắc Đầu sư của đạo. Bên phải là tháp của các nữ Đầu sư còn bên trái là

tháp của các nam Đầu sư. Tôi lại đi vòng qua bên trái của Đền thánh, hướng ra

vườn hoa, nơi đây rất rộng. Có các văn phòng làm việc của các chức sắc Cao Đài

và nơi thờ tự như Hộ pháp, Đầu sư…

Trời càng tối, dòng người đến tham quan Tòa thánh càng đông. Nhưng tôi

nghị, họ không phải là khách đến từ phương xa, vì chỉ toàn đi bộ. Tôi cứ mải miết

đi và ngắm cảnh; trên các cột điện của khuôn viên Tòa thánh đều có gắn loa, nơi

đó phát ra những bài thánh giáo của đạo, nhằm giáo huấn, nhắc nhở tín đồ hành

đạo. Cứ đi như thế khoảng 30 phút thì đến Điện Báo Ân từ, nơi đây dùng để thờ

Page 304: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

303

Phật mẫu và Cửu vị tiên nương, và cũng là nơi thờ các vị Tiền khai Đại đạo và

Liệt thánh tông đồ. Tôi bước vào cung Báo ân từ, nơi đây trang hoàng toàn sắc

thái màu vàng, có phướn, có rèm. Tôi nghĩ thầm trong bụng, đây đúng là nơi dành

cho nữ giới. Tôi đến bên bàn thờ Phật mẫu, có một số trật tự viên đang đứng đó.

Tôi hỏi có lại gần bàn thờ được không? Thì được trả lời là cứ tự nhiên. Tôi đến đó

nhìn ngắm bàn thờ, chụp ảnh. Tôi có thể tự do đi lại trong điện Báo ân từ mà

không bị ai nhắc nhở. Tôi có thể đến sát bàn thờ để vẽ sơ đồ, chụp ảnh và quay

phim; tôi có thể đi ngang qua chánh điện… Và tôi nhận ra một điều là ở Điện thờ

Phật mẫu không khắt khe như ở Đền thánh. Lúc này tôi chợt nhớ đến văn hóa ứng

xử trong gia đình Việt. Người Cha luôn khắc khe đối với con cái của mình, còn

người Mẹ thì bao giờ cũng khoan dung, hiền hòa. Chính vì lẽ đó mà cách ứng xử

trong đạo Cao Đài cũng ảnh hưởng bởi đều này. Khi bước vào Đền thánh, cũng

chính là lúc tín đồ về với Cha nên phải khép mình theo lễ nghi, nhưng khi vào

Điện Phật mẫu là xem như về với mẹ nên những lễ nghi đó được giảm bớt, người

con cảm thấy thỏa mái khi tiếp xúc với mẹ, do đó những khắt khe lễ nghĩa bên

Đền thánh được giảm bớt bên Phật Mẫu.

Tôi di dạo từ trước ra sau, từ trên xuống dưới điện thờ mà không gặp phải

dự nhắc nhở nào. Sau khi đi dạo, quan sát, ghi chép cẩn thận rồi thì lại quay trở ra

tiếp tục khám phá khu vực bên ngoài của Tòa thánh cho đến hơn 23h. Lúc đó tôi

thấm mệt và chợt nghĩ ra là mình vẫn chưa dùng cơm tối, nên quay trở về phòng

trọ để ăn cơm. Lúc này, cơm không còn nữa, nên đành phải dùng tạm hủ tiếu. Xứ

Tây Ninh được xem là khu vực có đặc sản là hủ tiếu, bởi vì nó ảnh hưởng từ

Campuchia với món Hủ tiếu Nam Vang rất ngon. Tôi ăn hết hai tô hủ tiếu cùng

một lúc, sau đó lại về phòng tắm rửa rồi lại quay trở lại Đền thánh để xem tiếp lễ

giờ Tý.

Buổi lễ giờ Tý diễn ra dùng 24h; cách hành lễ không khác gì lắm so với giờ

Dậu, và buổi lễ cũng chỉ diễn ra trong khoảng 45 phút. Quan sát của tôi trong buổi

lễ này, tín đồ đến không nhiều. Có lẽ vào giờ này, tín đồ quanh khu vực Tòa thánh

cúng ở nhà hơn là đến Tòa thánh làm lễ. Kết thúc buổi lễ, tôi lại trở về phòng

trong và tổng kết lại công việc của một ngày, hay đúng hơn là chỉ một buổi chiều.

Tôi thấy mình cũng đã làm được một số việc là quan sát thật kỹ khuôn viên Tòa

thánh, tham dự hai lễ, nhận biết được các hành vi tôn giáo của tín đồ, vẽ và chụp

được khá nhiều hình, đặc biệt là phát hiện ra sự khác biệt trong cách ứng xử khác

như khi bước vào Đền thánh và Điện thờ Phật Mẫu. Tôi vạch ra chương trình cho

ngày hôm sau là phải dành nhiều thời gian xem họ chuẩn bị cho buổi đại lễ như

thế nào? Cách thức thực hiện ra sao? Và cố gắng xem đội múa long mã của Tòa

thánh múa trong buổi. Đó là những việc quan trọng tôi cần phải biết và phải chụp

cho bằng được những tấm ảnh đó. Trong đợt điền dã lần này, phương pháp mà tôi

quan tâm thực hiện nhất là quan sát – tham dự, không cần thiết phải thực hiện các

cuộc phỏng vấn sâu, vì chưa phải lúc. Cứ suy nghĩ miên man như vậy cho đến gần

2h sáng, thì tôi thiếp vào trong giấc ngủ của mình.

Sáng hôm sau (ngày mùng 8 tháng Giêng), tôi thức dậy, vệ sinh, ăn sáng,

rồi bước vào khuôn viên Tòa thánh khoảng 7h. Tôi đến trước sân Đền thánh, nhận

ra rằng không khí tại sân Đền thánh rất náo nhiệt, có rất nhiều Họ đạo từ các tỉnh

Page 305: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

304

trở về. Họ đang dựng trại trước Đền thánh. Mỗi họ đạo một trại, một gian hàng

trưng bày. Họ dựng bằng tre, lợp lá có, lợp tấm bạt. Tôi đi tham quan khắp sân

Đền Thánh, và đếm được 30 trại. Dường như họ đã chuẩn bị sản phẩm trưng bày

tư rất lâu rồi, nên khi hoàn thành xong gian hàng là họ gắn sản phẩm trưng bày

vào. Có gian hàng trưng bày cây cảnh, có gian hàng trưng bày thành tựu sinh hoạt

đạo của Họ đạo mình, có gian hàng trưng bày những gương tốt trong truyền thuyết

như “thập nhị tứ hiếu”, có gian hàng trưng bày về tích Thần nông, Sơn tinh, và

quá trình xây dựng và hoàn thành Tòa thánh, có gian hàng của người Hoa, người

Khmer… Tôi mải miết đi xem họ chuẩn bị, sắp xếp cách trưng bày cho đến trưa,

lại bước vào Đền thánh để tham dự lễ cúng Ngọ. Gần tới giờ cúng, những người

tham gia dựng gian hàng đều nghỉ, họ đi tắm rửa thay lễ phục và đến Đền thánh để

chuẩn bị bước vào giờ cúng Ngọ. Tôi nhanh chân lên lầu cùng với khá đông khách

thập phương. Chọn một chỗ đứng thích hợp là phía trước bà thờ Hiệp thiên đài,

gần Ban đồng nhi và Nhạc lễ. Người xem khá đông. Họ đứng rất nghiêm trang,

trong đó có cả khách nước ngoài cũng đứng xem cho đến hết buổi lễ. Tín đồ tham

dự lễ nhiều hơn so với hai buổi lễ trước. Đứng trên lầu cao, tôi có thể nhìn toàn

diện khung cản buổi lễ, và tôi nhận thấy rằng sự trang nghiêm của nó thật là kinh

khủng. Tôi nghĩ chỉ có niềm tin tôn giáo mới khiến con người ta có những hành vi

chuẩn mực đến như vậy. Không một mảy may lay động, tất cả đều trang nghiêm,

chỉnh tề, hai tay luôn bắt ấn tý chắp ngang ngực, cúi lạy cùng một lượt, đều răm

rấp; giọng đọc kinh trầm trầm. Tôi nghĩ khi đứng trên gác tham dự lễ, nếu nhắm

mắt lại nghe tiếng kinh, tiếng nhạc lễ, chắc chắn rằng bạn sẽ nghĩ mình không

đứng ở trần gian mà đang lạc vào cảnh thiêng liêng nào đó. Cảm giác tôi là như

vậy đó, lòng mình tự nhiên thấy thanh thản, không còn sự mệt nhọc và quên đi cái

đói của buổi trưa chưa ăn.

Buổi lễ kết thúc, tôi nhanh chân tìm chỗ ăn trưa, người trong đạo khuyên

tôi đến khách trai đường ăn chay, vì hôm nay Tòa thánh thết cơm chay miễn phí

cho khách thập phương. Tôi tìm đến Khách trai đường, nằm bên trái phía sau của

Đền thánh, nơi đó đã có rất đông người ngồi ăn. Tôi cũng chọn một chỗ để ngồi,

vừa ngồi xuống đã có người dọn đồ ăn cho, rất niềm nỡ; các cô phục vụ hỏi tôi đi

mấy người, dọn lên nào cơm, nào xào, nào canh,… đủ các món. Tôi cứ vậy lấy

chén múc ăn. Chỉ một mình tôi thôi, nhưng họ vẫn dọn đầy đủ món ăn, tô nào

cũng đầy. Tôi tế nhị dùng đũa muỗn riêng để múc thức ăn, và chỉ múc một góc.

Tôi nhìn qua các bàn bên cạnh, mọi người cũng làm như tôi. Họ ăn thật ngon và

tôi cũng vậy, không biết có phải do mình đói, hay do thức ăn ngon mà tôi đã ăn

đến 5 chén cơm, bình thường thì chỉ 3 là quá. Tôi hỏi người phục vụ là thết đãi khi

nào thì hết và được trả lời là từ ngày mùng 7 đến hết ngày mùng 9. Khách đến

muốn ăn giờ nào cũng có. Sau khi ăn xong tôi đi dạo xuống bếp và thấy có rất

đông người, nam có, nữ có, già có, trẻ có đang chuẩn bị đồ ăn cho khách, người

thì lặt rau, gọt củ, người thì vo gạo, nấu cơm, người thì rửa bát, chén, người lau…,

đội ngũ bưng bê cũng khá đông. Tôi được biết họ đến từ các tỉnh, do Họ đạo của

họ cử đi làm công quả tại Tòa thánh. Sau khi đi tham quan một vòng, sẵn đường

tôi lại đi qua điện thờ Phật Mẫu. Tôi vừa tới cửa điện thờ, thì thấy có một đám

táng đi tới, quan tài được đặt trên xe thuyền Bát nhã đang tiến về phía Điện thờ.

Page 306: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

305

Tôi đi theo chụp hình. Vừa tời Điện thờ, gia đình liền ôm di ảnh vào trong Điện,

có một người cầm phướn Thượng sanh đi theo. Chức sắc phục vụ tại Điện thờ tiếp

nhận và hành lễ sau đó lại đi ra và thẳng đường đến Đền thánh; họ lại dừng lại và

ôm di ảnh đến giữa Đền thánh. Di ảnh được đặc ngay Chánh điện theo đúng bậc tu

hành của người đã chết đạt được. Nghĩa là trong chánh điện của Đền thánh có 12

bậc, từ tín đồ đến Giáo tông. Người chết đạt được ở bậc nào thì di ảnh được đặt ở

bật đó. Vị Giáo sư trực tại Tòa thánh hành lễ xong, gia đình lại đưa di ảnh ra xe

thuyền Bát nhã để đi an táng. Từ đó cho đến lúc chiều tối, tôi đếm có đến 5 đám

tang đi vào Tòa thánh và tất cả đều làm đúng theo một nghi thức trên. Trật tự viên

cho biết là phải như vậy, ở xa thì thôi còn ở gần Tòa thánh là phải vào trình diện

rồi mới được đi chôn. Phải trình diện bên Điện thờ trước rồi mới qua Đền thánh.

Tôi đã chụp được hơn 10 tấm ảnh về hình thức trình diện như thế này.

Sau khi quan sát các đám tang đi vào trình diện tại Đền thánh, tôi lại đi

loanh quanh trong khuôn viên Tòa thánh cho đến khoảng 16h, tôi lại ghé bên Điện

Phật mẫu một lần nữa. Tôi đi thẳng ra hậu đường, thật bất ngời khi chứng kiến

một hậu đường toàn trái cây. Có khoảng mười mấy bàn được đặt trong hậu đường,

bàn nào cũng chứa đầy những mâm trái cây được sắp xếp cẩn thận. Tôi hỏi cô

phục vụ tại đó, cô nói của bá tánh mang tới cúng vào giờ Dậu ở điện thờ. Các

mâm trái cây được trưng bày khá cẩn thận, rất đẹp. Các cô phục vụ nói bá tách

mang tới để giải sao, cúng hạn. Trong đầu tôi nghĩ mình sẽ tham dự buổi lễ cúng ở

đây xem như thế nào?, rồi đi vòng qua bên phải, bước vào khách trai đường. Có

rất đông người đang ăn cơm ở đây, tôi đưa máy chụp hình lên chụp, thì có một cô

nói đùa là có thợ chụp chụp kìa, làm dáng cho đẹp nhé. Sau đó cô ấy quay qua

mời tôi vào dùng cơm, tôi cám ơn vì lúc trưa ăn còn no. Tôi nhìn sang bên cạnh

thì thấy có đông người đang đứng ghi chép gì đó, liền hỏi cô lúc nảy, cô nó là họ

đang ghi công quả. Tôi lại gần thì thấy có người ghi đóng 5 chục ngàn, người thì

100 ngàn… tôi cũng rút ra 200 ngàn và xin được đóng công quả. Cô ghi công quả

cám ơn và viết cho tôi một giấy chứng nhận công quả, trên có ghi rõ số tiền đã

đóng góp. Tôi cất giấy đó vào túi và tiếp tục đi đạo để quan sát dòng người về Tòa

thánh.

Đến khoảng 16h hơn thì đột nhiên có rất nhiều xe ca 45 chỗ ngồi chở đầy

người trong trong bãi giữ xe Tòa thánh. Số lượng xe đến mỗi lúc một đông, đến

khoảng 18h bãi giữ xe của Tòa thánh không còn chỗ nữa, trong các khách đường

cũng đặt cứng người, mỗi người một túi xách để chật kín. Họ đến từ các Họ đạo

các tỉnh để tham dự Đại lễ vào giờ Tý đêm nay. Tôi ước tính có khoảng vài chục

ngàn người về Tòa thánh trong buổi tối hôm đó. Những người đến sớm thì nhanh

chóng rửa mặt thay lễ phục để tham dự buổi cúng Dậu, còn đến trễ thì vào Khách

trai đường dùng cơm…

Tôi vẫn rảo bước quan Điện thờ Phật Mẫu để chờ tới giờ cúng. Ở đây cúng

trễ hơn bên Đền thánh 1 tiếng đồng hồ, có nghĩa là gần 19 giờ mới cúng.Tôi chọn

một chỗ đứng ngay cửa ra vào bên trái để đứng quay phim và chụp ảnh, vì tôi biết

bên trái dành cho Nam giới. Tôi chọn chỗ xong, hỏi trật tự viên là có thể đứng đây

suốt buổi lễ để chụp hình không, người đó nói được và chạy đi nói với các trật tự

viên khác là cho tôi được đứng đó. Tôi an tâm, vì đã được cho phép. Tôi cởi giày

Page 307: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

306

bỏ vào một góc ngoài sân, nơi có rất nhiều người cùng bỏ giày như tôi. Vào vị trí

xong tôi thấy mọi người đem trái cây từ dưới hậu điện lên sắp đặt rất nhiều trước

bàn thờ thờ Phật Mẫu, sớ cầu chất thành đống cao ở hai bên bàn thờ, nhang được

cắm nhỏ lẻ trên các mâm trái cây. Vừa đúng giờ, mọi người ào nhanh vào Chánh

điện để có chỗ ngồi cúng trong chánh điện. Tôi nhận thấy không khí không thật

nghiêm trang lắm so với bên Điện thờ. Số người ngồi rất đông. Họ ngồi ra cả

ngoài hành lang và đầy phía trước sân điện thờ. Giờ cúng bắt đầu vào khoảng 19g.

Nghi lễ cũng tương tự như bên Đền thánh, đến khoảng 19g45 thì kết thúc. Lúc này

có một đoàn múa tứ linh tiến vào Điện thờ, mọi người vây quanh đoàn múa tứ linh

để xem. Tôi cũng cố gắng chen chân vào để xem và chụp ảnh, không quay phim

được vì không đủ sáng. Đoàn múa tứ linh gồm Long, Lân, Qui, Phụng múa rất

đẹp, khoảng 15 phút múa thì lại chuyển sang bên Đền thánh. Mọi người cùng kéo

nhau đi. Tôi quay trở lại tìm đôi giày của mình nhưng không thấy đâu nữa, đành

phải đi chân đất để theo đoàn múa đền Đền thánh. Đoàn người đi theo xem đến

chật cứng cả đường, lúc này tôi nhận thấy ngoài những người mặc lễ phục ra còn

có rất nhiều người khách tham quan khác, họ bồng cả con nhỏ đến xem; tôi bắt

chuyện với một chị phụ nữ, chị nói chị ở tận Dương Minh Châu lên đây để xem lễ

hội. Đoàn múa tứ linh cứ múa cho đến Đến thánh, múa ở Đền thánh xong rồi rảo

quanh sân khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ thì kết thúc. Sau khi kết thúc hội múa tứ

linh, khuôn viên Tòa thành lại trở về cảnh bình thường, mọi người đi dạo. Tôi lại

phải quay về phòng trọ để lấy đôi dép mang vào. May mà tôi có chuẩn bị từ trước

là đem theo một đôi dép, nếu không lại phải mất tiền để mua một đôi dép khác,

nhưng chưa chắc đã được vì lúc này đã gần 22 giờ đêm. Tôi về phòng trọ tắm rửa,

ăn buổi tối rồi lại tiếp tục quay trở lại Đền thánh để chuẩn bị tham dự buổi long

trọng nhất của đạo.

Tôi quay trở lại Đền thánh vào khoảng 22g30, mọi người trong trang phục

đại lễ đã đứng chuẩn bị sẵn sàng hai bên Đền thánh. Tôi tranh thủ làm quen và xin

chụp ảnh các vị chức sắc của đạo. Phía trước sân Đền thánh các tín đồ bình

thường có hơn vài ngàn người trong trang phục trắng đứng xếp hàng trang nghiêm

rồi. Hai bên Đền Thánh chỉ toàn là chức sắc, với lễ phục 3 màu cùng đội mão rất

chỉnh tế. Đến khoảng 23g30 chức sắc HIệp Thiên Đài tay cầm phướng Thượng

sanh từ Đền thánh đi ra để dẫn chức sắc Cửu Trùng Đài vào Đền thánh. Đầu tiên

là chức sắc Cao cấp, sau đến là chức sắc thuộc chi Thái, rồi chi Thượng, và chi

Ngọc vào sau cùng; chức việc cũng được vào Đền thánh. Các tín đồ bình thường

đề phải tập trung trước sân Đền thánh, không vào được bên trong. Tôi rất muốn đi

vào bên trong như trễ rồi, vì lúc đầu ham chụp hình bên ngoài, nên không vào kịp.

Qui định là khách thập phương muốn xem lễ phải vào trước trên lầu, nhưng tôi

muốn quan sát cách chuẩn bị bên ngoài, đến khi xong thì không vào được nữa. Do

đó, đành đứng ngoài, xem sự trang nghiêm từ tín đồ. Tôi có hỏi làm sao để biết

được bên trong đang hành lễ như thế nào? Trật tự viên nói sáng mai qua bên các

tiệm bán phim bên đường mua một cái đĩa hành lễ, thì biết liền. Tôi hỏi làm sao

được? thì họ nói là có người vào trường rồi, chia nhau quay phim sau đó về sang

ra đĩa bán, không thiếu một chi tiết nào, còn có lộng nhạc nữa, không lo đâu. Thôi

thì đành vậy, không xem trực tiếp được thì xem qua phim vậy.

Page 308: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

307

Tôi đứng bên ngoài, cùng với cả trăm người khác được cách ly bằng hàng

rào chắn. Đến giờ hành lễ, khi kết thúc hồi trống, chuông là lúc Nhạc Tấu Quân

Thiên; trong thời gian này quả thật là trang nghiêm; chỉ có tiếng nhạc và tiếng

nhạc. Hàng ngàn người đứng ngoài sân trở nên bất động; ngay cả trật tự viên cũng

vậy. Họ hai tay bắt ấn tý, chấp ngang ngực, đứng nghiêm trang, mặt hướng vào

chánh điện, nhưng đang thật sự chứng kiến sự hiện diện của các đấng vô hình vậy.

Sau đó, các trật tự viên nói với tôi đó là giờ phút thiêng nhất trong buổi lễ, vì là

các đấng thiêng liêng, trong đó có Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng đàn. Thời gian

này kéo dài khá lâu, gần 30 phút, sau đó đến việc tụng kinh… Buổi đại lễ diễn ra

suốt 2 tiếng đồng hồ mới kết thúc. Các tín đồ ở bên ngoài sau khi kết thúc lễ, lần

lượt vào Chánh điện hành lễ cũng phải khéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ nữa. Đến gần

4 giờ sáng mới kết thúc được buổi lễ. Lúc đó tôi lại trở về phòng trọ và sáng hôm

sau lại tiếp tục tham dự phần hội.

Sau một ngày quan sát tại Tòa thánh, có một điều mà tôi không thể thực

hiện được là không bước vào Đền thánh xem giờ lễ chính thức; nhưng biết làm

sao được, vì chỉ có một mình, không thể phân thân, được cái này phải mất cái kia,

đành chịu vậy. Nếu tôi vào Đền thánh sớm sẽ không biết được việc rước tín đồ

như thế nào và cũng không biết được số lượng tín đồ đông đến dường nào khi họ

đứng hành lễ bên ngoài. Thôi đành về xem phim vậy.

Sáng hôm sau, ngày mùng 9 tháng giêng, 8g chức sắc Hội thánh, tín đồ

cùng quan chức chính quyền địa phương tập trung rất đông trước sân Đền thánh.

Họ làm lễ khai mạc, tuyên bố lý do, mời chức sắc chính quyền địa phương phát

biểu… sau đó đến việc múa tứ linh; múa hội và cuối cùng là ông Chưởng quản

Hội thánh dẫn đoàn quan chức đi tham quan cắt băng khai mạc việc trưng bày của

các gian hàng. Thời gian lễ hội buổi sáng diễn ra khoảng 1 tiếng đồng hồ. Sau đó,

kết thúc mọi người tự do tham quan. Đến các gian hàng nhìn ngắm, quan sát, chụp

ảnh lưu niệm. Đặc biệt tôi có đến gian hàng của người Khmer. Họ trưng bày và

chơi trên dàn nhạc ngũ âm của họ rất hay, có cả mùa lâm thôn. Gian hàng của

người Hoa cũng khá đặc sắc với những tiết mục múa dân gian. Các gian hàng còn

lại đều trưng những thành tựu của Họ đạo hoặc dựng lại các câu chuyện đạo đức,

truyền thuyết để dạy nhân sinh. Tôi xem và tham quan cho đến trưa, sau đó tìm

mua đĩa lễ và một vài tài liệu cần thiết, đến 14g ngày mùng 9 kết thúc chuyến điền

dã của mình.

Như vậy, sau gần 3 ngày tham dự lễ hội, tôi thật sự nhận ra rằng tôn giáo

có một vai trò quan trọng đời sống của người dân; và tôn giáo có sự gắn kết cộng

đồng rất mạnh mẽ. Tôi cũng rút ra kiểm chứng được nhiều điều từ thực tế để xem

lại độ xác thực của các nguồn tài liệu mà mình tiếp cận được để chuẩn bị cho việc

viết chuyên đề sắp tới.

Ghi chép kết thúc vào lúc 22g ngày 15 tháng 2 năm 2006

Page 309: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

308

HÌNH ẢNH SINH HOẠT TÔN GIÁO

CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO CAO ĐÀI

Page 310: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

309

MỘT SỐ NHÂN VẬT TRONG BUỔI ĐẦU LẬP ĐẠO

Hình 1: Ông Ngô Văn Chiêu (1878 – 1932)

(Ảnh: Sưu tầm)

Hình 2: Ông Lê Văn Trung (1875 – 1934)

(Ảnh: Sưu tầm)

Page 311: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

310

Hình 3: Ông Phạm Công Tắc (1890 – 1959)

(Ảnh: sưu tầm)

Hình 4: Ông Cao Quỳnh Cƣ (1888 – 1929)

(Ảnh: sưu tầm)

Page 312: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

311

Hình 5: Ông Cao Hoài Sang (1901 – 1971)

(Ảnh: sưu tầm)

Hình 6: Ông Lê Văn Lịch (1890 – 1947)

(Ảnh: sưu tầm)

Page 313: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

312

Hình 7: Ông Trần Đạo Quang (1870 – 1946)

(Ảnh: sưu tầm)

Hình 8: Ông Cao Triều Phát (1889 – 1956)

(Ảnh: sưu tầm)

Page 314: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

313

Hình 9: Ông Nguyễn Ngọc Tƣơng (1881 – 1951)

(Ảnh: sưu tầm)

Hình 10: Ông Lê Bá Trang (? – 1936)

(Ảnh: sưu tầm)

Page 315: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

314

Hình 11: Ông Nguyễn Ngọc Thơ (1873 – 1950)

(Ảnh: sưu tầm)

Hình 12: Bà Lâm Hƣơng Thanh (1874-1937)

(Ảnh: sưu tầm)

Page 316: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

315

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ PHỤC CỦA TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

Hình 13: Lễ phục của Lễ sanh ba chi – 2006

(Ảnh: Ngọc Thu - 2006)

Hình 14: Lễ phục Thƣợng Phối sƣ – 2006

(Ảnh: Ngọc Thu - 2006)

Hình 15: Lễ phục của Giáo sƣ ba chi

(Ảnh: Ngọc Thu – 2006)

Page 317: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

316

Hình 16 – 17: Mão của Giáo hữu chi Thƣợng

và Khăn đóng của Giáo sƣ chi Thái

(Ảnh: Ngọc Thu – 2006)

Hình 18 – 19: Lễ phục của Thông sự nữ phái và Chánh Trị sự nữ phái

(Ảnh: Ngọc Thu – 2006)

Page 318: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

317

Hình 20 – 21: Lễ phục Phó Trị sự nữ phái và Lễ phục Lễ sanh nữ phái

(Ảnh: Ngọc Thu – 2006)

Hình 22 – 23: Lễ phục của Lễ sanh và Giáo sƣ Minh Chơn Lý

(Ảnh: Ngọc Thu – 2005)

Page 319: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

318

MẠO CỦA TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

Hình 24: Hiệp Chƣởng mạo của Giáo sƣ chi Thái

Hình 25: Tam Quan mạo (chi Thế)

(Ảnh: sưu tầm)

Hình 26: Thiên Nguơn mạo của Giáo sƣ

chi Ngọc

(Ảnh: sưu tầm)

Hình 27: Nhựt Nguyệt mạo

(Ảnh: sưu tầm)

Page 320: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

319

Hình 28: Ngƣỡng Thiên mạo của

Giáo hữu

(Ảnh: sưu tầm)

Hình 29-30: Bát Quái mạo của Phối sư

(Ảnh: sưu tầm và Ngọc Thu)

Hình 31-32: Mão của tín đồ Minh Chơn Lý

(Ảnh: Ngọc Thu)

Page 321: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

320

ẢNH ĐIỆN THỜ CỦA MỘT SỐ CHI PHÁI

Hình 33: Đền thánh Tây Ninh

(Ảnh: Ngọc Thu – 2005)

Hình 34: Tổ đình Chiếu Minh Tam Thanh

(Ảnh: Ngọc Thu – 2006)

Page 322: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

321

Hình 35: Đền thánh Ban Chỉnh Đạo

(Ảnh: Danh Lắm)

Hình 36: Đền thánh Châu Minh – Tiên Thiên

(Ảnh: Danh Lắm)

Page 323: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

322

Hình 37: Đền thánh Cầu Kho – Tam Quan

(Ảnh: Danh Lắm)

Hinh 38: Đền thánh Ngọc Kinh – Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý

(Ảnh: Danh Lắm)

Page 324: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

323

ẢNH MỘT SỐ BÀN THỜ CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

Hình 39-40: Bàn thờ Đức Chí Tôn tại Đền

thánh và Bàn thờ Phật Mẫu tại Báo Ân

Từ

(Ảnh: Ngọc Thu)

Hình 41: Bàn thờ Hộ pháp ở Hiệp

Thiên Đài

(Ảnh: Ngọc Thu)

Hình 42: Ngọc cơ dùng để cầu cơ trong đạo Cao Đài

(Ảnh: sưu tầm)

Page 325: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

324

Hình 43: Baøn thôø trong gia ñình cuûa phaùi Cao Ñaøi Minh Chôn Lyù

(Aûnh: Ngọc Thu – 2005)

Hình 44: Baøn thôø trong gia ñình cuûa phaùi Cao Ñaøi Taây Ninh

(Aûnh: Ngọc Thu – 2005)

Page 326: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

325

Hình 45: Baøn thôø trong gia ñình cuûa phaùi Truyeàn giaùo Cao Ñaøi

(Aûnh: Ngọc Thu – 2005)

Hình 46: Baøn thôø trong gia ñình cuûa phaùi Chieáu Minh Tam Thanh

(Aûnh: Ngọc Thu – 2005)

Page 327: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

326

Hình 47: Bàn thờ Cửu huyền thất tổ, thờ Thƣợng đế và thờ Ông Địa –

Thần Tài trong nhà tín đồ Cao Đài

(Ảnh: Ngọc Thu – 2008)

Hình 48: Bàn thờ Cửu huyền thất tổ trong nhà tín đồ Cao Đài

(Ảnh: Ngọc Thu – 2008)

Page 328: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

327

Hình 49: Tƣợng Quan Công, Ngô Minh Chiêu, Tƣợng Mẹ sanh trong gia

đình tín đồ Cao Đài

(Ảnh: Ngọc Thu – 2008)

Hình 50: Bàn thờ của Thánh thất Hà Nội

(Ảnh: Ngọc Thu – 2007)

Page 329: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

328

ẢNH NGHI LỄ THIÊN ĐẠO

Hình 51: Tín ñoà Cao Ñaøi ñang haønh leã taïi Toøa thaùnh Taây Ninh

(Aûnh: Ngọc Thu – 2006)

Hình 52: Tín ñoà ñang vaøo Toøa thaùnh ñeå döï Ñaïi leã Chí Toân

(Aûnh: Ngọc Thu – 2006)

Page 330: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

329

Hình 53: Tín ñoà ñang vaøo Toøa thaùnh ñeå döï Ñaïi leã Chí Toân

(Aûnh: Ngọc Thu – 2006)

Hình 54: Chức sắc Hiệp Thiên đài vào hành lễ trong Tòa thánh

(Ảnh: Ngọc Thu – 2006)

Page 331: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

330

Hình 55: Chức sắc Cửu Trùng đài vào hành lễ trong Tòa thánh

(Ảnh: Ngọc Thu – 2006)

Hình 56: Một buổi lễ trong Tòa thánh Tây Ninh

(Ảnh: Ngọc Thu – 2006)

Page 332: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

331

Hình 57: Một buổi lễ tại Thánh thất Sài Gòn

(Ảnh: Ngọc Thu – 2007)

Hình 58: Buổi lễ tại Tòa thánh Ban Chỉ Đạo – Bến Tre

(Ảnh: Danh Lắm)

Page 333: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

332

Hình 59: Quang cảnh phần hội trong ngày đại lễ ở Tòa thánh Tây Ninh

(Ảnh: Ngọc Thu – 2006)

Hình 60: Chức sắc và quan chức Nhà nƣớc cắt băng khai trƣơng các gian

trƣng bày

(Ảnh: Ngọc Thu – 2006)

Page 334: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

333

Hình 61: Gian trƣng bày về quá trình xây dựng Tòa thánh Tây Ninh

(Ảnh: Ngọc Thu – 2006)

Hình 62: Muùa töù linh trong ñeâm Ñaïi leã Chí Toân

(Aûnh: Ngọc Thu – 2006)

Page 335: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

334

Hình 63: Quan cảnh đại lễ vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu tại Tây Ninh

(Ảnh: Phương Thanh – 2008)

Hình 64: Bàn tiệc trong Hội yến Diêu Trì tại Tây Ninh

(Ảnh: Phương Thanh – 2008)

Page 336: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

335

Hình 65: Mô hình Đức Diêu Trì cùng Cửu vị Tiên nƣơng cƣỡi chim Loan

trong đại lễ vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu tại Tây Minh

(Ảnh: Phương Thanh – 2008)

Hình 66: Rƣớc cộ hoa trong đại lễ Diêu Trì tại Tây Minh

(Ảnh: Phương Thanh – 2008)

Page 337: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

336

Hình 67,68,69: Trƣng bày trái cây trong đại lễ Diêu Trì tại Tây Ninh

(Ảnh: Phương Thanh – 2008)

Page 338: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

337

Hình 70,71,72,73: Trƣng bày hoa trong đại lễ Diêu Trì tại Tây Ninh

(Ảnh: Phương Thanh – 2008)

Page 339: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

338

ẢNH NGHI LỄ THẾ ĐẠO

Hình 74: Chẩn tế cô hồn vào ngày 30 tháng Chạp năm 2008 tại Đồng Nai

(Ảnh: Ngọc Thu – 2008)

Hình 75: Chức sắc đang thực hành bí pháp trong lễ chẩn tế cô hồn

(Ảnh: Ngọc Thu)

Page 340: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

339

Hình 76: Lễ thụ phong giáo phẩm của tín đồ Cao Đài tại Thánh thất Trung

Bảo

(Ảnh: Ngọc Thu)

Hình 77: Lễ nhập môn tại Thánh thất Trung Hiền – TP.HCM

(Ảnh: Ngọc Thu – 2008)

Page 341: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

340

Hình 78: Lễ nhập môn tại Thánh thất Trung Hiền – TP.HCM

(Ảnh: Ngọc Thu – 2008)

Hình 79: Lễ hôn phối tại Thánh thất Trung Bảo – Đồng Nai

(Ảnh: Ngọc Thu – 2006)

Page 342: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

341

Hình 80: Lễ hôn phối tại Thánh thất Trung Bảo – Đồng Nai

(Ảnh: Ngọc Thu – 2007)

Hình 81: Nghi thức độ thăng trong lễ tang của tín đồ Cao Đài Tây Ninh

ở Vũng Tàu

(Ảnh: Thanh Tuyền - 2005)

Page 343: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

342

Hình 82 và 83: Liên đài của Hộ pháp Phạm Công Tắc

đặt tại Tòa thánh Tây Ninh

(Ảnh: Ngọc Thu – 2007)

Page 344: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

343

Hình 84: Kiết tang (tang đỏ) – hình thức để tang dành cho chức sắc cao cấp

của đạo Cao Đài

(Ảnh: Ngọc Thu – 2007)

Hình 85: Liên đài của Hộ pháp Phạm Công Tắc

đƣợc di chuyển bằng xe Long – Mã

(Ảnh: Ngọc Thu – 2007)

Page 345: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

344

Hình 86: Ñaùm tang cuûa tín ñoà Cao Ñaøi ôû Taây Ninh

(Aûnh: Ngọc Thu – 2006)

Hình 87: Thuyeàn Baùt nhaõ ñeå ñöa linh cöûu tín ñoà Cao Ñaøi

(Aûnh: Ngọc Thu – 2006)

Page 346: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

345

Hình 88: Chức sắc đang hành bí pháp bên tín đồ quá cố

(Ảnh: Ngọc Thu – 2008)

Hình 89: Chuẩn bị tẩn liệm

(Ảnh: Ngọc Thu – 2008)

Page 347: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

346

Hìn 90: Cúng tuần cửu của tín đồ Cao Đài Tây Ninh ở Long An

(Ảnh: Ngọc Thu – 2005)

Hình 91: Lễ cúng trong 100 ngày của đám tang tín đồ Cao Đài Minh Chơn

(Ảnh: Ngọc Thu – 2006)

Page 348: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

347

Hình 92: Múa Lân trong chính điện của Thánh tịnh Phƣơng Quế Ngọc Đài

(Tiên Thiên)

(Ảnh: Yến Tuyết)

Hình 93: Cúng thần hoàng tại Thánh thất Tam Thanh Bửu Điện,

Khánh Hậu, Long An

(Ảnh: Yến Tuyết)

Page 349: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH S - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · 1.1. Những vấn đề lý luận ... 7 Thiên bàn

348

Hình 94: Nghi thức chèo thuyến bá trạo trong nghi lễ tang ma

tại Khách đình của Tòa thánh Tây Ninh – 12/2009

(Ảnh: Thái Bảo)

Hình 95: Hát bội trong nghi thức tang ma tại Khách đình

của Tòa thánh Tây Ninh – 12/2009

(Ảnh: Thái Bảo)