201
BTÀI CHÍNH HC VIN TÀI CHÍNH ======= ====== MAI KHÁNH VÂN HOÀN THIN HTHNG CHTIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CHO CÁC CÔNG TY XÂY DNG NIÊM YT TRÊN THTRƢỜNG CHNG KHOÁN VIT NAM LUN ÁN TIN SKINH THà Ni, tháng 03 năm 2016

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ======= ======

MAI KHÁNH VÂN

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH

TÀI CHÍNH CHO CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM

YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Hà Nội, tháng 03 năm 2016

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là kết quả của sự làm việc nghiêm túc, nỗ lực

nghiên cứu, phân tích của riêng bản thân tôi. Mọi thông tin và số liệu trong luận án

này đều trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

MAI KHÁNH VÂN

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ .......................................................................... 3

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI

CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT ................................................... 24

1.1. Bản chất, vai trò của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính ............................. 24

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công

ty niêm yết ............................................................................................................. 29

1.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty niêm yết ..................... 32

Kết luận chương 1 .................................................................................................. 56

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

TRONG CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .............................................................................. 57

2.1. Tổng quan về các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán

Việt Nam ................................................................................................................ 57

2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty xây dựng niêm

yết trên thị trườngchứng khoán Việt Nam ............................................................. 65

2.3. Đánh giá khái quát thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty

xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ........................................ 96

2.4. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................. 100

Kết luận chương 2 ................................................................................................ 102

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH

TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ

TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ......................................................... 103

3.1.Định hướng phát triển ngành xây dựng trong thời gian tới : ......................... 103

3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ

phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ........................................ 105

3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính trong công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam ............................ 127

Kết luận chương 3 ................................................................................................ 138

KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 139

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NCKH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA

NCS ......................................................................................................................... 140

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 141

PHỤ LỤC LUẬN ÁN

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Ý nghĩa

1 BCTC Báo cáo tài chính

2 CP Cổ phần

3 CTCP Công ty cổ phần

4 KNTT Khả năng thanh toán

5 LN Lợi nhuận

6 LNST Lợi nhuận sau thuế

7 PTTC Phân tích tài chính

8 ROA Tỷ suất sinh lời của tài sản

9 ROE Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

13 ROS Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

10 SXKD Sản xuất kinh doanh

12 TSCĐ Tàisảncốđịnh

11 TSDH Tài sản dài hạn

14 TSNH Tài sản ngắn hạn

15 TTCK Thị trường chứng khoán

16 UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước

18 VCĐ Vốn cố định

19 VCSH Vốn chủ sở hữu

17 VKD Vốn kinh doanh

20 VLĐ Vốn lưu động

21 XDCB Xây dựng cơ bản

22 XDCBDD Xây dựng cơ bản dở dang

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

3

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu khái quát về cổ phiếu niêm yết ngành xây dựng . 58

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính bình quân của các công ty xây dựng niêm

yết ................................................................................................................... 58

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phân tích tài chính trung bình của các công ty xây

dựng niêm yết năm 2014 .............................................................................. 59

Bảng 2.4: Thống kê số lượng công ty cổ phần xây dựng niêm yết theo thời

gian trên thị trường chứng khoán Việt Nam đến tháng 10/2014 ................... 61

Biểu đồ 2.1: Phân loại công ty cổ phần xây dựng niêm yếttheo hình thức sở

hữu .................................................................................................................. 62

Biểu đồ 2.2 : Phân loại công ty cổ phần xây dựng niêm yết theo quy mô vốn

điều lệ .............................................................................................................. 63

Bảng 2.5 : Hệ thống chỉ tiêu phân tích theo quy định của UBCKNN ........... 68

Bảng 2.6: Danh sách công ty xây dựng niêm yết chọn khảo sát có hình thức

sở hữu Nhà nước ............................................................................................ 72

Bảng 2.7 : Bảng tổng hợp khảo sát các chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty

xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu Nhà nước đã công bố theo quy định

của UBCKNN ................................................................................................. 73

Bảng 2.8 : Danh sách công ty xây dựng niêm yết chọn khảo sát có hình thức

sở hữu tư nhân ................................................................................................ 76

Bảng 2.9 : Bảng tổng hợp khảo sát các chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty

xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu tư nhân đã công bố theo quy định của

UBCKNN ........................................................................................................ 77

Bảng 2.10: Danh sách công ty xây dựng niêm yết chọn khảo sát có vốn điều

lệ thực tế trên 120 tỷ đồng .............................................................................. 80

Bảng 2.11 : Bảng tổng hợp khảo sát các chỉ tiêu phân tích tài chính các công

ty xây dựng niêm yết có vốn điều lệ trên 120 tỷ đã công bố theo quy định của

UBCKNN ........................................................................................................ 81

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

4

Bảng 2.12 : Danh sách công ty xây dựng niêm yết chọn khảo sát có vốn điều

lệ thực tế dưới 120 tỷ đồng ............................................................................ 83

Bảng 2.13 : Bảng tổng hợp khảo sát các chỉ tiêu phân tích tài chính các công

ty xây dựng niêm yết có vốn điều lệ dưới 120 tỷ đã công bố theo quy định của

UBCKNN ........................................................................................................ 84

Hình 2.1 : Tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản của Tổng công ty cổ

phần XNK và xây dựng Việt Nam (mã VCG) ............................................... 87

Hình 2.2 : Tổng tài sản, doanh thu, Luân chuyển thuần của Công ty cổ phần

Sông Đà 10 (mã SDT) .............................................................................................. 88

Hình 2.3: Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của Công ty cổ phần Sông Đà

10 (mã SDT) .................................................................................................... 90

Hình 2.4 : Tỷ suất Giá vốn hàng bán trên Doanh thu thuần của Công ty cổ

phần Lilama 5 (mã LO5) ................................................................................ 91

Hình 2.5: Vòng quay nợ phải thu của Công ty cổ phần Licogi 16 (mã LCG) .... 92

Hình 2.6 : Kỳ thu tiền bình quân của Công ty cổ phần Licogi 16 (mã LCG) ..... 92

Hình 2.7 : Tỷ suất sinh lời của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và địa ốc

Hòa Bình ( mã HBC) ...................................................................................... 93

Hình 2.8: Lợi nhuận bình quân một cổ phiếu thường đang lưu hành (EPS) của

Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam ( mã PVX) ..................................... 94

Hình 2.9 : Luân chuyển tiền thuần của Công ty cổ phần xây dựng số 7 (Mã

VC7) ................................................................................................................ 95

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng ........................... 103

Biểu đồ 3.2: Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2013, 2014 theo giá hiện

hành (nghìn tỷ đồng) .................................................................................... 104

Bảng 3.1: Dự báo tăng trưởng ngành xây dựng (tỷ VNĐ) .......................... 105

Bảng 3.2 : Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích cho các công ty xây dựng

niêm yết theo quy định của UBCKNN ........................................................ 106

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

5

Bảng 3.3: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản của các công ty

xây dựng niêm yết ........................................................................................ 108

Bảng 3.4: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty

xây dựng niêm yết ........................................................................................ 110

Bảng 3.5: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phản ánh tình thình tài trợ của các công ty

xây dựng niêm yết ........................................................................................ 114

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng

thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết ............................................ 115

Bảng 3.7: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phân tích KNTT của các công ty xây dựng

niêm yết theo công trình ............................................................................... 117

Bảng 3.8: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích tình hình và kết quả kinh

doanh của công ty xây dựng niêm yết ........................................................... 118

Bảng 3.9: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn của

công ty xây dựng niêm yết ............................................................................ 119

Bảng 3.10: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phân tích khái quát khả năng sinh lợi cho

các công ty xây dựng niêm yết ..................................................................... 120

Bảng 3.11: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của công ty cổ phần

của các công ty xây dựng niêm yết .............................................................. 121

Bảng 3.12: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phản ánh tình hình lưu chuyển tiền của các

công ty xây dựng lien kết .............................................................................. 122

Bảng 3.13 : Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích tốc độ tăng trưởng của các

CTCP xây dựng niêm yết .............................................................................. 123

Bảng 3.14: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu giúp nhận diện rủi ro tài chính trong

các CTCP xây dựng niêm yết ....................................................................... 125

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

6

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất

công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.

Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích luỹ cùng với vốn đầu tư

của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, so

với các ngành sản xuất khác, ngành XDCB có những đặc điểm về kinh tế - kỹ

thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản

phẩm của ngành. Do đó :

Thứ nhất, cần có hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phù hợp với

những đặc thù sản xuất kinh doanh riêng của ngành xây dựng

Chính vì ngành XDCB có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng

biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của

ngành, điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất, quản lý tài

chính, do đó cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích

tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng

Thứ hai, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính là hết sức cần thiết nhằm

phục vụ mục đích minh bạch thông tin và quản trị trong nội bộ các công ty

xây dựng niêm yết

Mặc dù đã trải qua hơn 15 năm phát triển, tuy nhiên Thị trường chứng

khoán Việt Nam vẫn chưa được công nhận là thị trường phát triển, quy mô thị

trường còn rất nhỏ bé. Một trong những lý do quan trọng khiến thị trường

chưa thực sự phát triển là bởi thông tin tài chính mà các công ty niêm yết (quy

định hiện hành gọi chung là các “tổ chức niêm yết”) công bố thiếu sự minh

bạch, chậm và chưa phản ánh đầy đủ, đúng tình hình thực tế diễn ra tại doanh

nghiệp. Hơn nữa các chủ thể tham gia thị trường rất đa dạng, bao gồm cả nhà

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

7

đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nhỏ lẻ, khả năng tiếp

cận và phân tích các thông tin tài chính cũng khác nhau. Do đó, việc thiếu minh

bạch và thiếu đầy đủ trong thông tin tài chính mà các tổ chức niêm yết công bố

làm ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của các chủ thể tham gia thị trường,

làm giảm tính hấp dẫn và giá của cổ phiếu. Chính vì thế, để giúp cho các chủ

thể tham gia thị trường có thể dễ dàng tiếp cận, phân tích và đưa ra các quyết

định của mình thì các tổ chức niêm yết cần thiết phải công bố một hệ thống

thông tin tài chính minh bạch, đầy đủ rõ ràng. Trong đó hệ thống chỉ tiêu phân

tích tài chính là bộ phận thông tin quan trọng, không thể thiếu cần phải hoàn

thiện để góp phần cung cấp thông tin tài chính một cách tổng hợp, đầy đủ về

tình hình tài chính của tổ chức niêm yết cho các chủ thể quan tâm.

Ngoài ra, để tăng tính hấp dẫn và giá của cổ phiếu trên thị trường thì

bản thân các tổ chức niêm yết phải có tình hình tài chính lành mạnh, ổn định

và phát triển bền vững. Do đó, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cũng cần

hoàn thiện để phản ánh đầy đủ, chính xác và rõ ràng tình hình tài chính, làm

cơ sở hữu ích để các nhà quản trị đưa ra những quyết định quản trị tài chính

của đơn vị mình một cách chính xác và kịp thời

Chính vì thế, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả lựa chọn đề

tài: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây

dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm luận án tiến sỹ

kinh tế của mình.

2. Mục đích nghiên cứu của luận án

Luận án nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu ứng dụng trong

phân tích tài chính cho các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và khảo sát thực trạng sử

dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong ở các doanh nghiệp này.

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

8

Mục tiêu cụ thể :

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận án hướng đến các mục tiêu cụ

thể bao gồm :

- Làm rõ bản chất, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và nội dung của hệ

thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty niêm yết;

- Phản ánh và đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

áp dụng trong công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Nam theo quy định và thực tế vận dụng tại các công ty này;

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

cho công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo 2

hệ thống : hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty xây dựng niêm yết

phải công bố theo quy định của pháp luật hiện hành và hệ thống chỉ tiêu phân

tích tài chính phục vụ quản trị nội bộ tại các công ty này.

- Đưa ra các điều kiện thực hiện giải pháp.

3. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm : các vấn đề lý luận và thực

tiễn về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính; quan điểm và giải pháp hoàn thiện

hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ mục đích công bố thông tin và sử

dụng trong nội bộ các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán

Việt Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu của luận án

Về lý luận : Phạm vi nghiên cứu của luận án là các vấn đề liên quan đến

hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty niêm yết

Về thực tiễn : Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn ở những

chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công xây dựng niêm yết trên thị trường

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

9

chứng khoán Việt Nam theo 2 khía cạnh : phải công bố công khai cũng như

thực tế đang sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Những chỉ tiêu phân tích tài

chính mà các công ty xây dựng niêm yết đã công bố, theo quy định của pháp

luật trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam được luận án thu thập

thông qua các tài liệu công khai trên thị trường. Bên cạnh đó, hệ thống chỉ

tiêu phân tích sử dụng trong nội bộ công ty xây dựng niêm yết là những chỉ

tiêu phân tích tài chính chuyên sâu, được tác giả thu thập theo phương pháp

khảo sát. Số liệu minh họa thực tế được lấy ở một số các doanh nghiệp có

tính điển hình cho hình thức sở hữu và quy mô vốn điều lệ.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận án kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học của

phân loại, phân tích, phân tổ thống kê và xử lý số liệu thống kê, khảo sát,

phỏng vấn và tổng hợp kết quả, tư duy logic, và các phương pháp khác..Dữ

liệu của luận án đã được tiến hành thu thập từ hai nguồn:

- Nguồn dữ liệu được công bố công khai trên thị trường chứng khoán

bao gồm : cáo tài chính năm (đã được kiểm toán), các báo cáo tài chính giữa

niên độ, bản cáo bạch, báo cáo kiểm toán, báo cáo ban kiểm soát, báo cáo của

hội đồng quản trị, báo cáo của ban giám đốc..

- Nguồn dữ liệu sử dụng trong nội bộ các công ty xây dựng niêm yết :

Luận án thu thập thông tin qua phiếu khảo sát đối với các nhà quản trị trong

các công ty xây dựng niêm yết bao gồm : Ban giám đốc, kế toán trưởng,

trưởng ban kiểm soát..

Câu hỏi nghiên cứu : Trên cơ sở xác định được mục đích nghiên cứu,

đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Luận án đưa ra các câu hỏi khảo sát hướng

vào mục đích nghiên cứu, dựa trên các câu hỏi nghiên cứu với nội dung chủ

yếu như sau :

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

10

- Nhu cầu sử dụng thông tin của các chủ thể khác nhau từ hệ thống chỉ

tiêu phân tích tài chính như thế nào?

- Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty xây

dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và ảnh hưởng của nó

đến các quyết định tài chính của các chủ thể liên quan? Hệ thống chỉ tiêu phân

tích tài chính đã đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin để các chủ thể ra các

quyết định ngắn hạn và dài hạn (chiến lược) như thế nào?

- Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty xây dựng niêm

yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cần được hoàn thiện như thế nào để

đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin để các chủ thể sử dụng?

6. Tổng quan về các công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính là công cụ quan trọng để thực hiện

phân tích và quản trị tài chính.Trong và ngoài nước đã có rất nhiều các công

trình nghiên cứu về phân tích tài chính công ty cổ phần và hệ thống chỉ tiêu

phân tích tài chính. Sau đây luận án tiến hành khái quát một số nghiên cứu

chính ở trong và ngoài nước liên quan đến nội dung phân tích tài chính trong

các công ty cổ phần và hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty

cổ phần

Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có nội dung liên quan đến

phân tích tài chính của công ty cổ phần

- Năm 1995 trong công trình nghiên cứu “Kế toán, kiểm toán và phân

tích tài chính doanh nghiệp”, các tác giả GS.TS Ngô Thế Chi, PGS.TS Đoàn

Xuân Tiên, và TS Vương Đình Huệ đã nghiên cứu về nội dung phân tích tài

chính doanh nghiệp. Ở tác phẩm này, các tác giả nghiên cứu chủ yếu về phân

tích tài chính, trong đó các chỉ tiêu tài chính là công cụ để phục vụ phân tích

tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên công trình nghiên cứu trọng tâm về phân

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

11

tích tài chính của doanh nghiệp mà không trọng tâm vào xây dựng các chỉ tiêu

phân tích tài chính.

- Năm 2002, trong công trình nghiên cứu “Lập đọc, kiểm tra và phân

tích báo cáo tài chính”, PGS. TS Nguyễn Văn Công và các đồng tác giả (TS.

Nguyễn Năng Phúc, TS. Trần Quý Liên) đã nghiên cứu nội dung, phương

pháp lập, đọc, kiểm tra báo cáo tài chính; trong đó có nội dung phân tích các

chỉ số tài chính. Cũng giống như công trình “Kế toán, kiểm toán và phân tích

tài chính doanh nghiệp”(1995) của các tác giả GS.TS Ngô Thế Chi, PGS.TS

Đoàn Xuân Tiên, TS Vương Đình Huệ, các chỉ số tài chính trong công trình

này được các tác giả đề cập đến như một công cụ để phân tích BCTC. Có thể

thấy, công trình nghiên cứu về BCTC mà không trọng tâm vào xây dựng các

chỉ số tài chính.

- Năm 2003, trong công trình “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính

nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp ở Việt

Nam”, TS. Nghiêm Văn Lợi đã nghiên cứu để hoàn thiện báo cáo tài chính nhằm

cung cấp thông tin phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung,

trong đó cũng có đề cập đến các chỉ tiêu phân tích tài chính như là một trong các

công cụ quan trọng phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp.

- Năm 2006, PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc và các đồng tác giả (PGS.

TS. Nghiêm Văn Lợi, TS. Nguyễn Ngọc Quang) đã công bố công trình

“Phân tích tài chính công ty cổ phần”. Đây là một công trình nghiên cứu sâu

về phân tích tài chính của công ty cổ phần, trong đó đề cập đến hệ thống chỉ

tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần, các phương pháp phân tích tài

chính công ty cổ phần và hướng dẫn quy trình áp dụng. Tuy nhiên hệ thống

chỉ tiêu phân tích tài chính mà công trình đề cập đến là hệ thống chỉ tiêu

phân tích tài chính nói chung cho công ty cổ phần mà không đặc thù riêng

cho một ngành cụ thể.

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

12

- Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Mai Hương trong luận án tiến sỹ của

mình với đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp khai

thác khoáng sản Việt Nam” đã nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp

hoàn thiện các chỉ tiêu và phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh trong các

doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Miền Trung. Tuy nhiên, qua nghiên cứu,

tác giả nhận thấy luận án của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương chỉ tập trung

nghiên cứu và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh và các nhân tố

ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của 12 doanh nghiệp khai thác khoáng sản

dưới góc độ hiệu quả tài chính trong ngắn hạn. Các đề xuất của tác giả Nguyễn

Thị Mai Hương cũng tập trung vào hoàn thiện nội dung và phân tích hiệu quả

kinh doanh mà không đi vào hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính.

- Năm 2014, trong luận án tiến sĩ của mình với đề tài “Hoàn thiện nội

dung phân tích tài chính cho các công ty cổ phần trong Tổng công ty xi măng

Việt Nam”, tác giả Phạm Thị Quyên (Học viện Tài Chính) đã đề cập đến hệ

thống chỉ tiêu phân tích tài chính là một khía cạnh trong hoàn thiện các nội

dung phân tích tài chính cho các công ty cổ phần trong Tổng công ty xi măng

Việt Nam.

- Năm 1994, tác giả GS. Josette Peyrard trong công trình “Phân tích tài

chính doanh nghiệp” đã nhắc đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính như là

công cụ quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

- Năm 2001: Bài báo “Linking knowledge management strategy to

business performance in construction organizations” của các tác giả Herbert

S.Robinson, Patricia M.Carrillo, Chimay J.Anumba và Ahmed M.AlGhassani

(Đại học Loughborough – Anh) đăng trong tạp chí Researchers in

Construction Management số 1 năm 2002 (các trang từ 577 đến 586) đã phân

tích mối quan hệ giữa quản trị tài chính với hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính trong các công ty xây dựng ở Anh.

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

13

Tóm lại, Các công trình khoa học nghiên cứu của các tác giả trong và

ngoài nước về phân tích tài chính của công ty cổ phần đều thống nhất ở quan

điểm coi hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính là công cụ quan trọng trong

phân tích BCTC và phân tích tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong

các công trình này các tác giả chỉ sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích làm

công cụ phân tích mà không trọng tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ

tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp.

Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có nội dung liên quan đến hệ

thống chỉ tiêu phân tích tài chính.

- Năm 1999: Luận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân

tích tài chính trong doanh nghiệp cổ phần phi tài chính ở Việt Nam”, tác giả

Nguyễn Trọng Cơ đã đi vào xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính cho các công ty cổ phần phi tài chính tại Việt Nam. Luận án đã đưa ra các

giải pháp để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, tuy nhiên, hệ thống

chỉ tiêu này được tác giả xây dựng cho các công ty cổ phần phi tài chính nói

chung ở Việt Nam.

- Năm 2002: Luận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu

phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam”), tác giả

Nguyễn Ngọc Quang đã trọng tâm vào xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ

tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam. Đây là

công trình nghiên cứu có nội dung rất gần với đề tài nghiên cứu của luận án.

Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân

tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng nói chung và đề xuất hoàn

thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các doanh nghiệp này. Mặc dù

đạt được những thành công trong đề xuất hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài

chính cho các doanh nghiệp xây dựng nói chung nhưng khía cạnh nghiên cứu

của luận án tập trung vào phân tích tài chính và hệ thống chỉ tiêu phân tích

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

14

không đặc thù riêng cho các doanh nghiệp xây dựng đã niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam.

- Năm 2008 : Tác giả Trần Thị Minh Hương trong luận án tiến sĩ với

đề tài “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng

không Việt Nam” đã đi vào hệ thống hóa hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

một cách khá hệ thống và chi tiết. Tuy nhiên, trong nội dung hoàn thiện, luận

án chỉ tập trung hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho riêng

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.

- Năm 2009: Tác giả Nguyễn Văn Hậu trong luận án tiến sỹ với đề tài

“Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích trong doanh nghiệp thương mại phục

vụ quản trị kinh doanh” lại trọng tâm viết về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính trong các doanh nghiệp thương mại và nhằm mục đích phục vụ quản trị

trong nội bộ doanh nghiệp.

- Năm 2010: Tác giả Nguyễn Thị Quyên (Đại học kinh tế quốc dân)

trong luận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Nam” đã đề cập đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính chung cho các công

ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây cũng là công

trình nghiên cứu có nội dung gần với đề tài của luận án. Tuy nhiên, trong

công trình nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Thị Quyên đã đi vào hoàn

thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính chung cho tất cả các doanh nghiệp

niêm yết thuộc nhiều ngành nghề khác nhau (như bất động sản, dược phẩm,

chế biến thực phẩm..), mà không xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo đặc thù

riêng của từng ngành

- Năm 2013: Tác giả Nguyễn Thị Minh Hải trong luận án của mình về

đề tài “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh trong các

doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải”

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

15

lại đề cập đến các chỉ tiêu phân tích tài chính nhưng trên góc độ là nhóm các

chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là

những công ty xây dựng nhưng lĩnh vực xây dựng chính là xây dựng các công

trình giao thông và thuộc Bộ Giao thông vận tải. Hơn nữa, hệ thống chỉ tiêu

mà luận án trọng tâm hoàn thiện chỉ là một phần trong toàn bộ hệ thống chỉ

tiêu phân tích tài chính của doanh nghiệp

- Năm 2014: PGS. TS Nghiêm Thị Thà và tập thể tác giả trong đề tài

nghiên cứu cấp cơ sở “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các

ngân hàng thương mại” đề cập đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho riêng

ngành ngân hàng, mà cụ thể là các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.

- Bài báo “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nhằm tăng

cường công tác kiểm toán” của TS. Trần Quý Liên (Đại học Kinh tế quốc

dân) đăng trên tạp chí kiểm toán (số 43/năm 2011) lại đề cập đến việc hoàn

thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nhưng trọng tâm để phục vụ công

tác kiểm toán.

- Năm 2006: Cuốn sách “Key Management Ratios: The clearest guide

to the critical numbers that drive your business” của tác giả Ciaran Walsh viết

về các chỉ tiêu quan trọng sử dụng cho quản trị tài chính doanh nghiệp. Trong

cuốn sách này, tác giả nhấn mạnh đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh

doanh như: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản,

tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư. Tác giả cũng đưa ra tiêu chuẩn để đánh giá

hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên các chỉ tiêu trên.

- Năm 2007: Tại Thái Lan, các nhà nghiên cứu của Trường Đại học

Chulalongkorn (J.Thomas Connelly và Piman Limpaphayom) đã đưa ra mô

hình nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích trong các doanh nghiệp tại

Thái Lan. Hệ thống này gồm 9 chỉ tiêu phân tích tài chính và phi tài chính :

5 chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính và 4 chỉ tiêu phản ánh tình hình quản

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

16

trị doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này được trình bày cụ thể trong cuốn sách

“Determinants of Corporate Disclosure and Transparency: Evidence from

Hong Kong and Thailand”

- Cuốn sách “Performance measurement and management control:

superior organizational performance” do NXB Elsevier Ltd phát hành năm 2004

tập hợp một số bài viết của các tác giả liên quan đến vai trò của hệ thống chỉ tiêu

phân tích tài chính, ảnh hưởng của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính và mô

hình xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp.

- Bài báo “Performance implications of strategic performance

measurement in financial services firms” được đăng trên tạp chí Accounting,

Organizations and Society (từ trang 715 đến 741- số 28 năm 2003) của các tác

giả Christopher D. Ittner, David F. Larcker và Taylor Randall (Đại học Tổng

hợp Pennsylvania và trường Đại học Tổng hợp Utah (Mỹ)) đã giới thiệu về hệ

thống chỉ tiêu phân tích tài chính nằm trong hệ thống đánh giá tài chính chiến

lược cho các công ty cổ phần ở Mỹ.

- Bài báo “Performance efficiency evaluation of the Taiwan’s shipping

industry: an application of data envelopment analysis” của các tác giả Wen - 7

Cheng Lin, Chin - Feng Liu (Prof.), Ching - Wu Chu (Prof.) đăng trên tạp chí

Proceedings of the Eastern Asia Society for Transportation Studies, số 5 năm

2005 (các trang 467 - 476) giới thiệu về hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

gồm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính áp dụng trong ngành công

nghiệp vận tải biển của Đài Loan

- Bài báo “Integrated Performance Measurement Systems: A

Development Guide” của các tác giả Bititci US, Carrie AS, McDevitt LG trên

tạp chí International Journal of Operations and Production Management, vol

17 số 6 do Nhà xuất bản MCB University Press (từ trang 522 đến trang 535 –

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

17

số tháng 5 và 6 năm 1997). Trong bài báo này, các tác giả đã nêu lên vai trò

quan trọng của hệ thống chỉ tiêu phân tích nói chung trong quá trình đánh giá

hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các mô hình liên kết các chỉ

tiêu phân tích ở các khía cạnh khác nhau của quá trình kinh doanh.

- Bài báo “Performance Measurement: Questions for Tomorrow” của

các tác giả Umit Bititci, Viktor Dörfler, Sai Nudurupati1 (Đại học Tổng hợp

Strathclyde, Glasgow, UK), Patrizia Garengo (Đại học Tổng hợp Padova,

Italy) đăng trên tạp chí Nghiên cứu SIOM Research Paper Series số 05 tháng

10/2009 của Đại học Glasgow, giới thiệu về xu hướng phát triển hệ thống chỉ

tiêu phân tích tài chính trên thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa

Tóm lại, các công trình nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

của các tác giả trong và ngoài nước đã được công bố đã chỉ rõ phương pháp, nội

dung, cách tính và ý nghĩa của các chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh

nghiệp nói chung. Đặc biệt có luận án của tác giả Nguyễn Thị Quyên (Đại học

kinh tế quốc dân-2012) đã viết về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các

công ty niêm yết thuộc các ngành nghề khác nhau trên thị trường chứng khoán

Việt Nam. Ngoài ra đã có những công trình nghiên cứu sâu về hệ thống chỉ tiêu

phân tích cho các công ty một số ngành nghề nói chung như ngành thương mại

dịch vụ (luận án của tác giả Nguyễn Văn Hậu-2009), ngành hàng không (luận án

của tác giả Nguyễn Thị Minh Hương-2010), ngành ngân hàng (đề tài cấp cơ sở

của PGS.TS Nghiêm Thị Thà), và đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu phân tích cho

ngành xây dựng (luận án của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang)..

Tuy nhiên, nhận thấy tính đặc thù của ngành xây dựng và những yêu

cầu quản trị cũng như công bố thông tin riêng của các doanh nghiệp khi đã

niêm yết trên thị trường chứng khoán, tác giả đã tìm hiểu các công trình

nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố và nhận thấy chưa có công trình

nào nghiên cứu chuyên sâu hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

18

ty xây dựng đã niêm yết trên TTCK Việt Nam. Chính vì vậy, qua thời gian

nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả đã quyết định đi sâu nghiên cứu để hoàn thiện hệ

thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên

TTCK Việt Nam.

7. Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các tổ chức

niêm yết phải công bố theo quy định của TTCK một số nƣớc trên thế giới

Trên thế giới, thị trường chứng khoán các nước đã được hình thành

từ những năm 1980, trải qua lịch sử hình thành và phát triển, mỗi quốc gia

lại đưa ra những quy định riêng để điều hành thị trường của mình. Trong

các quy định đó, có quy định về công bố thông tin và đặc biệt là các thông

tin tài chính thông qua các chỉ tiêu phân tích tài chính của các thành viên

niêm yết. TTCK Việt Nam còn non trẻ, việc tính toán các và công bố các

chỉ tiêu phân tích cũng như các thông tin tài chính còn nhiều hạn chế, chính

vì thế, việc chúng ta đi sau sẽ học hỏi thêm được những kinh nghiệm quý

báu của các thị trường lâu năm trên thế giới. Các nước trên thế giới có thị

trường chứng khoán phát triển lâu đời phải kể đến Mỹ - thị trường chứng

khoán lâu đời nhất và quan trọng nhất thế giới (với Sở giao dịch chứng

khoán New York, hiệp hội giao dịch chứng khoán quốc gia Nasdaq..), thị

trường chứng khoán Anh – thị trường chứng khoán lâu đời nhất Châu Âu

(với Sở giao dịch chứng khoán London).. Ở Châu Á nổi bật có thị trường

chứng khoán Trung Quốc (với Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và sở

giao dịch chứng khoán Thâm Quyến), Hồng Kông (với Sở giao dịch chứng

khoán Hongkong), Nhật Bản (với Sở giao dịch chứng khoán Tokyo),

Singapo (với Sở giao dịch chứng khoán Singapo - một trong những thị

trường chứng khoán giao dịch sôi động nhất Châu Á), Hàn Quốc (với Sở

giao dịch chứng khoán Hangseng – Một trong 10 thị trường chứng khoán

lớn nhất thế giới)..

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

19

Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo quy định của

TTCK các nước phát triển trên thế giới, tác giả nhận thấy hầu hết các nước đều

có một số các chỉ tiêu cơ bản mang tính chất bắt buộc phải công bố rộng rãi,

ngoài ra có một số các chỉ tiêu khác thì được khuyến khích công bố.

Nhìn chung, các chỉ tiêu mang tính chất bắt buộc mà các TTCK phát

triển luôn yêu cầu các thành viên niêm yết phải công bố rộng rãi là các chỉ

tiêu phản ánh tình hình tài chính cơ bản về vốn (tài sản), lợi nhuận, khả năng

sinh lời, khả năng thanh toán, chỉ tiêu về cổ phần và các chỉ tiêu phản ánh

tăng trưởng.

Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn : Do cùng thống nhất ở quan điểm

chú trọng xem xét để tỷ trọng nợ trong trong nguồn vốn của thành viên niêm

yết nên các TTCK đều yêu cầu công bố chỉ tiêu tỷ trọng nợ ngắn hạn và dài

hạn trong tổng tài sản hay mức độ sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp mình.

Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận : Các thị trường đều yêu cầu công bố

mức lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận ròng, lợi nhuận hoạt

động..Tuy nhiên, mỗi thị trường lại yêu cầu công bố lợi nhuận dưới các chỉ

tiêu khác nhau như : tỷ lệ lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế so với doanh

thu (TTCK London), lợi nhuận trên vốn sử dụng (TTCK Trung Quốc)..

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời : Các thị trường đều chủ yếu

yêu cầu công bố khả năng sinh lời trên tổng vốn kinh doanh (tổng tài sản) và

trên vốn chủ sở hữu (vốn cổ đông)

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán : Khả năng thanh toán là

một trong nhóm những chỉ tiêu mà các thịt trường chứng khoán chú trọng.

Các tổ chức niêm yết trên các thị trường chứng khoán phát triển đều được yêu

cầu phải công bố khả năng thanh toán hiện hành (khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn), khả năng thanh toán nhanh (khả năng thanh toán bằng tiền), khả

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

20

năng thanh toán lãi vay..Đây là những chỉ tiêu cơ bản phản ánh khả năng

trang trải thực sự của các doanh nghiệp niêm yết. Một số TTCK còn yêu cầu

tổ chức niêm yết phải công bố khả năng thanh toán dài hạn bằng tổng tài sản

và bằng vốn cổ đông (như thị trường chứng khoán London)

Các chỉ tiêu về cổ phần : Qua tham khảo thì các chỉ tiêu cổ phần chủ

yếu được yêu cầu công bố là các chỉ tiêu : Thu nhập một cổ phần thường, cổ

tức một cổ phần thường và tỷ số giá trên thu nhập một cổ phần thường.

Những chỉ tiêu này giúp cho các chủ thể sử dụng thông tin biết được lợi ích

thu được từ một cổ phần thường của tổ chức niêm yết. Các chỉ tiêu này có ảnh

hưởng rất lớn đến tính hấp dẫn và giá của cổ phiếu trên thị trường.

Các chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng: Đây là nhóm chỉ tiêu được

các TTCK phát triển đặc biệt chú trọng, nó phản ánh sự phát triển của doanh

nghiệp so với năm trước cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp

trong những năm tiếp theo. Do đó, các TTCK triển đều yêu cầu các thành viên

phải công bố các chỉ tiêu tăng trưởng trên nhiều khía cạnh khác nhau như :

tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận, tăng trưởng dòng tiền

ròng,..Một số thị trường còn yêu cầu công bố một số chỉ tiêu tăng trưởng đặc

biệt như: tăng trưởng chi đầu tư, tăng trưởng giá trị tài sản hữu hình (TTCK

Hàn Quốc), tăng trưởng khoản phải thu, tăng trưởng hàng tồn kho (TTCK

London),..

Ngoài ra một số thị trường chứng khoán phát triển còn khuyến khích

các thành viên của mình công bố một số các chỉ tiêu chi tiết như : Giá trị sổ

sách cổ phần thường, Giá cổ phiếu thường trên doanh thu (TTCK Singapo),

các chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa doanh thu và tổng tài sản, doanh thu và tài

sản cố định, hàng tồn kho, khoản phải thu với doanh thu..( TTCK London),

các chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ các loại chi phí (chi phí bán hàng, chi phí quản lý

doanh nghiệp) trong tổng doanh thu (TTCK Hàn Quốc),..

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

21

Ngoài các nhóm chỉ tiêu cơ bản trên, một số TTCK còn có yêu cầu các

doanh nghiệp niêm yết công bố một số chỉ tiêu đặc biệt trong việc công bố

các chỉ tiêu phân tích tài chính như : TTCK New York của Mỹ yêu cầu thành

viên niêm yết phải công bố các chỉ tiêu phân tích tài chính của 12 tháng gần

nhất và của 5 năm liên tiếp nhau, hay như TTCK Hàn Quốc lại yêu cầu các

doanh nghiệp niêm yết khi công bố các chỉ tiêu tài chính thì phải tính toán

trong mối tương quan so sánh với chỉ tiêu của ngành mình.

Bài học kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính cho các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam

Một số kinh nghiệm tác giả rút ra cho việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu

phân tích tài chính cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Nam như sau :

Thứ nhất, Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cần được phân chia

thành các nhóm chỉ tiêu phản ánh các khía cạnh khác nhau của tình hình tài

chính doanh nghiệp.

Thứ hai, Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính ngoài các chỉ tiêu phản

ánh tình hình tài chính nói chung, cần phải có các chỉ tiêu phản ánh tình hình

tài chính riêng mang tính đặc thù của các ngành nghề sản xuất kinh doanh

khác nhau.

Thứ ba, Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cần phải có các chỉ tiêu

mang tính so sánh, các chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng…để các chủ thể

sử dụng có thể đánh giá tính ổn định và bền vững trong sự phát triển của

doanh nghiệp

Thứ tư, Qua nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các

công ty niêm yết của các nước trên thế giới, có thể tổng hợp các chỉ tiêu phân

tích tài chính để xem xét, áp dụng khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

22

cho các công ty niêm yết nói chung và các công ty xây dựng niêm yết nói

riêng ở Việt Nam như : các chỉ tiêu phản ánh mối tương quan giữa khoản phải

thu với doanh thu, giữa hàng tồn kho với doanh thu (học hỏi từ thị trường

chứng khoán Hàn Quốc), các chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa giá cổ phiếu

với doanh thu, giá cổ phiếu với dòng tiền (học hỏi từ thị trường chứng khoán

Mỹ), các chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp (học hỏi từ

thị trường chứng khoán Anh)..

8. Dự kiến những đóng góp của đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có kế thừa những nghiên cứu của

các nhà khoa học (danh mục tài liệu tham khảo được chi tiết trong Danh mục

tài liệu tham khảo cuối luận án) và dự kiến những điểm cống hiến mới của

đề tài như sau:

- Về lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp tài liệu trong nước và học

hỏi kinh nghiệm về hệ thống chỉ tiêu của một số nước có thị trường chứng khoán

phát triển, Luận án sẽ góp phần hoàn thiện lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích

tài chính trong các công ty niêm yết trên các khía cạnh : bản chất, vai trò, phân

loại, nhân tố ảnh hưởng và vai trò hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính.

- Về thực tiễn: Luận án sẽ mô tả và đánh giá chi tiết về hệ thống chỉ

tiêu phân tích tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt

Nam. Hệ thống chỉ tiêu này sẽ được luận án hoàn thiện theo hai hướng : hệ

thống chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty xây dựng niêm yết phải công bố

công khai theo quy định của pháp luật hiện hành và hệ thống chỉ tiêu phân

tích tài chính sử dụng trong nội bộ các doanh nghiệp này. Hệ thống chỉ tiêu

phân tích tài chính sau khi hoàn thiện sẽ giúp cho các chủ thể tham gia thị

trường chứng khoán có thêm công cụ hữu ích trong việc ra các quyết định,

đồng thời các công ty xây dựng niêm yết cũng có thể sử dụng hệ thống chỉ

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

23

tiêu một cách dễ dàng và hiệu quả hơn trong công tác quản trị doanh nghiệp

của mình.

9. Giới thiệu bố cục của luận án

Luận án “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công

ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, ngoài phần mở

đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, ..., được chia thành 3

chương với tên gọi như sau:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

trong các công ty niêm yết

Chương 2: Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các

công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

cho công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

24

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI

CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT

1.1. Bản chất, vai trò của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

1.1.1. Bản chất của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

Trong phân tích tài chính thì chỉ tiêu chính là đối tượng mà phân tích

hướng vào, thông qua việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật để tính

toán, phân tích các chỉ tiêu, từ đó làm căn cứ cho việc ra các quyết định

khác nhau.

“Chỉ tiêu tài chính là một phạm trù kinh tế có nội dung tương đối ổn

định, thể hiện kết quả, hiệu quả kinh doanh, cấu trúc tài chính của một doanh

nghiệp tại một thời điểm hay trong một thời kỳ” (TS. Trần Quý Liên – Đại

học Kinh tế quốc dân)

Mỗi một chỉ tiêu tài chính đều mang một nội dung kinh tế và phản ánh

một khía cạnh nhất định, về tài chính của công ty cổ phần. Một chỉ tiêu tài

chính có nội dung tương đối ổn định, phản ánh quá trình và kết quả hoạt động

kinh doanh của công ty cổ phần theo thời gian, không gian xác định và có đơn

vị đo lường nhất định.

Tập hợp các chỉ tiêu tài chính hình thành hệ thống chỉ tiêu tài chính. Hệ

thống này có thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định, phản ánh tình hình và

các quan hệ tài chính trong công ty cổ phần xây dựng niêm yết. Hệ thống chỉ

tiêu tài chính là công cụ đắc lực giúp các chủ thể quản lý ra các quyết định..

Hệ thống chỉ tiêu phân tích là nội dung cơ bản của hoạt động phân tích

tài chính, nó quyết định tới chất lượng của thông tin khi phân tích và ảnh

hưởng tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính không những thể hiện tình trạng tài chính, sức mạnh tài chính, an ninh

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

25

tài chính, mà còn thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy,

phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua phân tích hệ thống chỉ tiêu tài

chính là cách tiếp cận khoa học, chính xác. Các nhà khoa học có nhiều quan

điểm khác nhau về bản chất hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, cụ thể :

Theo PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quang - Trường Đại học Kinh tế quốc

dân, trong luận án tiến sỹ của mình có đưa ra quan điểm về bản chất hệ thống

chỉ tiêu phân tích tài chính : “Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính là tổng thể

các chỉ tiêu tài chính sắp xếp theo một trình tự nhất định nhằm đánh giá họat

động tài chính của doanh nghiệp theo yêu cầu của cấp quản lý”

Cũng theo một nhà khoa học khác thuộc trường Đại Học Kinh tế quốc

Dân là TS Trần Quý Liên thì “Hệ thống chỉ tiêu tài chính là một bảng tổng

hợp các chỉ tiêu tài chính nhằm phản ánh tình hình tài chính của doanh

nghiệp phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu” (Xây dựng hệ thống chỉ tiêu

phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác kiểm toán - Tạp

chí Kiểm toán)

Hai nhà khoa học trên đều thống nhất ở quan điểm hệ thống chỉ tiêu là

bảng tổng hợp các chỉ tiêu và bảng tổng hợp này được sắp xếp, phản ánh tình

hình tài chính doanh nghiệp nhằm phục vụ các mục đích khác nhau của các

chủ thể sử dụng thông tin.

Tuy nhiên, Theo các nhà khoa học thuộc Học viện Tài Chính là

PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ và PGS.TS Nghiêm Thị Thà thì “Hệ hống chỉ tiêu

phân tích tài chính là toàn bộ các chỉ tiêu tài chính có thể tính toán được ở

một doanh nghiệp trong kỳ phân tích mà thông qua hệ thống chỉ tiêu đó có thể

tiến hành phân tích, đánh giá cũng như dự đoán tình hình tài chính của doanh

nghiệp một cách toàn diện đầy đủ, chính xác làm cơ sở cho việc đưa ra quyết

định của các chủ thể quản lý khác nhau”. Theo quan điểm này thì hệ thống

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

26

chỉ tiêu phân tích tài chính bao gồm các chỉ tiêu tài chính có thể tính toán

được trong từng kỳ phân tích, và phục vụ mục đích đưa ra các quyết định của

chủ thể sử dụng. Tuy nhiên tác giả cho rằng nếu không có cụm từ “trong kỳ

phân tích” thì quan điểm này sẽ khái quát hơn.

Từ những phân tích ở trên theo quan điểm của tác giả thì“Hệ thống chỉ

tiêu phân tích tài chính là tổng thể các chỉ tiêu tài chính mà thông qua hệ

thống chỉ tiêu đó có thể tiến hành phân tích, đánh giá cũng như dự đoán tình

hình tài chính của doanh nghiệp một cách toàn diện đầy đủ, chính xác làm cơ

sở cho việc đưa ra quyết định của các chủ thể sử dụng”

1.1.2. Vai trò của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

Thông qua hệ thống chỉ tiêu tài chính, các chủ thể quan tâm có thể tiến

hành phân tích, đánh giá cũng như dự đoán tình hình tài chính của doanh

nghiệp một cách toàn diện đầy đủ, chính xác. Chính vì thế, hệ thống chỉ tiêu

tài chính đóng vai trò thông tin quan trọng, làm cơ sở cho các chủ thể đưa ra

quyết định ngắn hạn hay quyết định dài hạn của mình

1.1.2.1. Vai trò của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong việc ra

quyết định ngắn hạn

Trên thị trường chứng khoán, các chủ thể sử dụng thông tin từ hệ thống

chỉ tiêu phân tích tài chính của các tổ chức niêm yết để ra quyết định ngắn

hạn b :

trong ngắn hạn…

Đối với các nhà đầu tư lướt sóng: Nhà đầu tư lướt sóng trên thị trường

chứng khoán là những nhà đầu tư thường xuyên mua và bán chứng khoán trong

khoảng thời gian ngắn, nhằm mục đích hưởng lợi từ chênh lệch giá mua – giá

bán. Do đó, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty niêm yết sẽ

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

27

cung cấp những thông tin khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp mà

nhà đầu tư lướt sóng quan tâm, bao gồm : mức độ tự chủ tài chính, khả năng

thanh toán, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tỷ suất sinh lời. Từ đó,

nhà đầu tư lướt sóng có thể có những đánh giá khái quát nhất về tình hình tài

chính của doanh nghiệp mình quan tâm để đưa ra được những quyết định mua,

bán chứng khoán trong ngắn hạn được đúng hướng, chính xác, mang lại hiệu

quả cao, tránh tình trạng đầu tư theo tâm lý “đám đông”

Đối với các tổ chức tín dụng cho vay ngắn hạn: Các tổ chức tín dụng

trước khi ra quyết định cho vay trong ngắn hạn hay cần ra quyết định dừng lại

hay tiếp tục quan hệ tín dụng với doanh nghiệp niêm yết cũng cần những

thông tin khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc tìm hiểu

thông tin này là để đảm bảo khả năng chi trả gốc và lãi vay của doanh nghiệp

niêm yết trong ngắn hạn. Do đó, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính sẽ cung

cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng cho vay ngắn hạn trên các khía cạnh: tỷ

trọng nợ, khả năng thanh toán, và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp…Những thông tin sẽ giúp cho các tổ chức tín dụng có thể đưa

ra được các quyết định cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp niêm yết được

chính xác với lãi suất cho vay cao.

Đối với các cơ quan thuế và quản lý Nhà nước : Các nhà quản lý cần

phải đưa ra các quyết định và chính sách để điều hành chung tất cả các doanh

nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính sẽ cung cấp các thông tin cho

các cơ quan thuế và quản lý Nhà nước trên khía cạnh tính lành mạnh và

những nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với Nhà nước.

Đối với nhà quản trị các công ty cổ phần niêm yết : Trong công việc của

mình, nhà quản trị các doanh nghiệp niêm yết phải thường xuyên đưa ra các

quyết định ngắn hạn và dài hạn để quản trị doanh nghiệp của mình. Trong đó,

có rất nhiều các quyết định ngắn hạn mà nhà quản trị cần phải đưa ra chính xác

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

28

và kịp thời.Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính sẽ cung cấp thông tin giúp cho

nhà quản trị nắm bắt được tình hình khái quát về doanh nghiệp mình trên các

mặt chủ yếu. Trên cơ sở đó các nhà quản trị sẽ đưa ra được những quyết định

ngắn hạn được chính xác, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mình.

1.1.2.2. Vai trò của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài trong việc ra quyết định

dài hạn

Trên TTCK, các chủ thể sử dụng thông tin từ hệ thống chỉ tiêu phân

tích tài chính của các tổ chức niêm yết để ra quyết định dài hạn b :

cổ phiếu nhằm

: Nhà đầu tư mua cổ phiếu nhằm hưởng

cổ tức trên thị trường chứng khoán là những nhà đầu tư dài hạn, việc mua hay

bán chứng khoán được tính toán và cân nhắc một cách cẩn trọng, nhằm mục

đích tối đa hóa lượng cổ tức được hưởng hàng năm. Do đó, trong quá trình

đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu của mình, những nhà đầu tư này cần phải

có thông tin chuyên sâu về tình hình tài chính của doanh nghiệp mình đang

quan tâm. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính với những chỉ tiêu tài chính

chuyên sâu, mang tính đặc thù của từng ngành sẽ giúp cho nhà đầu tư dài hạn

hiểu rõ về tình hình tài chính của tổ chức niêm yết trong điều kiện SXKD

riêng của ngành

: Các tổ chức tín dụng trước khi

ra quyết định cấp tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp nói chung,

tổ chức niêm yết nói riêng đều rất cần những thông tin chuyên sâu về tình

hình tài chính của doanh nghiệp. Việc tìm hiểu thông tin này là để đảm bảo

khả năng chi trả gốc và lãi vay của tổ chức niêm yết trong dài hạn. Do đó, hệ

thống chỉ tiêu phân tích tài chính sẽ cung cấp thông tin chuyên sâu cho các tổ

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

29

chức tín dụng cho trung và dài hạn trên các khía cạnh: cấu trúc tài chính; chi

tiết tình hình thanh toán và khả năng thanh toán theo thời gian; hiệu quả kinh

doanh; rủi ro tài chính, dự báo chỉ tiêu tài chính; và chi tiết luồng

tiền…Những thông tin sẽ giúp cho các tổ chức tín dụng có thể đưa ra được

các quyết định cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp niêm yết được

chính xác giúp tổ chức niêm yết phát triển SXKD và đem lại lợi ích lâu dài

cho tổ chức tín dụng.

N : Các cơ quan Nhà nước

như Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Bộ tài chính hay các Bộ ngành liên quan

khi cần đưa ra các chính sách để điều hành hoạt động của thị trường chứng

khoán hay hoạt động của các doanh nghiệp thành viên thì đều cần thông tin tài

chính chi tiết và chuyên sâu của từng doanh nghiệp trong các khoảng thời gian

khác nhau. Hệ thống chỉ tiêu phân tích sẽ giúp các cơ quan Nhà nước đưa ra các

quyết sách hợp lý, góp phần giúp thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp

thành viên của thị trường, cũng như nền kinh tế phát triển bền vững

: Quyết định chiến lược là

những quyết định dài hạn, mang tính trọng yếu, chiến lược, ảnh hưởng đến sự tồn

vong, phát triển của doanh nghiệp. Do đó, nhà quản trị trước khi đưa ra các quyết

định chiến lược cần có thông tin chuyên sâu về tình hình tài chính của doanh

nghiệp mình trong khoảng thời gian nhiều năm liên tiếp. Hệ thống chỉ tiêu phân

tích tài chính sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho nhà quản trị trên tất cả các khía

cạnh tài chính của doanh nghiệp, giúp nhà quản trị đưa ra được những quyết định

chiến lược một cách chính xác, giúp doanh nghiệp niêm yết phát triển bền vững

1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính của các công ty niêm yết

Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng với nhiều

đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư,

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

30

quyết định quản trị, quyết định cấp tín dụng... Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu

phân tích tài chính chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó phản ánh được một

cách toàn diện, đầy đủ và chi tiết tình hình tài chính của doanh nghiệp. Muốn

vậy, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phải toàn diện, đầy đủ, có độ tin cậy

cao, cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn giỏi. Ngoài ra, sự tồn tại

của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cũng là một trong những nhân tố ảnh

hưởng đến chất lượng cũng như độ tin cậy của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chínhcủa các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán

Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của

doanh nghiệp được chia làm 2 nhóm là các nhân tố khách quan và các nhân tố

chủ quan.

1.2.1. Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu phân

tích tài chính của các công ty niêm yết

Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

của các công ty niêm yết bao gồm : tính kịp thời, chất lượng thông tin sử dụng,

hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành..

Chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của độ

tin cậy của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính. Đây là yếu tố quan trọng hàng

đầu quyết định chất lượng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, bởi một khi

thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà hệ thống chỉ

tiêu phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa thực tiễn.

Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp

đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh

nghiệp, người sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp có

thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự

đoán xu hướng phát triển trong tương lai.

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

31

Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tác

động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lại

có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiền

trong tương lai. Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm

nên sự phù hợp của thông tin. Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tin

không còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống

chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên

đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình

ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi xây dựng cũng như sử dụng hệ

thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ

tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với

các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất

kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua

đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, các chủ thể sử dụng hệ thống

chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp có thể biết được vị thế của doanh

nghiệp mình quan tâm từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp

cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

1.2.2. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hệ thống chỉ

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến độ tin cậy của hệ thống chỉ

bao gồm : cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh, văn hóa tổ chức, các nguồn

lực, quy trình hoạt động của ,..

và đặc biệt là trình độ phân tích của các chủ thể sử dụng thông tin

Có được hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp phù hợp và

chính xác nhưng sử dụng hệ thống chỉ tiêu đó như thế nào để đưa lại quyết

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

32

định đúng đắn lại là điều không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ

của chủ thể sử dụng thông tin từ hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính. Từ các

thông tin thu thập được, các chủ thể sử dụng phải tính toán các chỉ tiêu, thiết

lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng

lẻ thì tự chúng sẽ không nói lên điều gì. Nhiệm vụ của các chủ thể sử dụng là

phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về

điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính

của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn

đến điểm yếu trên. Hay nói cách khác, các chủ thể sử dụng phải là người làm

cho hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trở nên hữu ích trong việc ra các

quyết định ngắn hạn và dài hạn.

1.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty niêm yết

1.3.1.Căn cứ, nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính doanh nghiệp

1.3.1.1.Căn cứ xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp

Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp được xây dựng chủ

yếu dựa trên các căn cứ sau:

Một là, Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được xây dựng dựa trên các

nội dung phân tích đã đề ra theo yêu cầu quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Thông thường các nội dung phân tích bao gồm phân tích khái quát tình hình tài

chính, khả năng thanh toán, phân tích luồng tiền, phân tích hiệu quả sử dụng tài

sản và phân tích khả năng sinh lời. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp khác

nhau có thể có những yêu cầu khác nhau về nội dung phân tích.

Hai là, Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được xây dựng dựa trên

đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thuộc

các ngành kinh doanh khác nhau có các đặc thù về hoạt động kinh doanh khác

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

33

nhau. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được xây dựng dựa trên các đặc

điểm này mới giúp cho người phân tích đánh giá được chuẩn xác tình hình tài

chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ba là, Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cần được xây dựng dựa

trên nhu cầu thông tin của các chủ thể phân tích hay các đối tượng quan

tâm. Mỗi đối tượng lại có sự quan tâm đến các khía cạnh khác nhau. Nhà

đầu tư sẽ quan tâm trước hết đến khả năng sinh lời, bên cạnh đó là mức độ

tự chủ về tài chính nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của

doanh nghiệp. Các nhà cung cấp tín dụng dài hạn sẽ quan tâm nhiều đến

mức độ tự chủ tài chính và bên cạnh đó là khả năng sinh lời nhằm đảm bảo

khả năng doanh nghiệp sẽ tồn tại lâu dài và thanh toán được các khoản nợ

dài hạn. Còn các nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn thường quan tâm đến khả

năng thanh toán nợ ngắn hạn nhằm đảm bảo các khoản cho vay nợ ngắn

hạn của họ được thu hồi. Các nhà quản lý của doanh nghiệp thường phải

quan tâm đến tất cả các khía cạnh phân tích để có các quyết định phù hợp

cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Do vậy, hệ thống chỉ tiêu phân

tích tài chínhđược xây dựng vừa cần phản ánh tổng quát tình hình tài chính,

vừa cần phản ánh chi tiết phù hợp với nhu cầu thông tin của các đối tượng

khác nhau.

Bốn là, Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được xây dựng trên cơ sở

các loại hình phân tích được lựa chọn theo yêu cầu của quản lý. Phân tích có

nhiều loại hình như phân tích toàn diện, phân tích chuyên đề, phân tích tổng

thể, phân tích bộ phận...Mỗi loại hình phân tích có yêu cầu về loại thông tin

khác nhau, mức độ tổng hợp hay chi tiết của thông tin cũng khác nhau. Do đó,

hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cần được xây dựng để có thể vừa phản

ánh khái quát tình hình tài chính vừa phản ánh chi tiết theo yêu cầu của các

loại hình phân tích cụ thể.

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

34

Năm là, Bên cạnh các căn cứ trên, theo tác giả, hệ thống chỉ tiêu phân tích

tài chính doanh nghiệp còn cần được xây dựng dựa trên cơ sở loại hình phân tích

và chế độ chính sách tài chính kế toán hiện hành. Điều này có thể đảm bảo cho

doanh nghiệp có khả năng đáp ứng yêu cầu về báo cáo các chỉ tiêu phân tích tài

chính theo quy định. Mặt khác, điều này sẽ đảm bảo tính khả thi cho việc tính

toán các chỉ tiêu dựa trên cơ sở các số liệu kế toán tài chính sẵn có.

1.3.1.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

doanh nghiệp

Các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính doanh nghiệp bao gồm:

- Nguyên tắc toàn diện: Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính sau khi

xây dựng và hoàn thiện phải phản ánh được tình hình tài chính của doanh

nghiệp trên tất cả các khía cạnh khác nhau.

- Nguyên tắc đặc thù: Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính ngoài các

chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính chung còn phải bao gồm các chỉ tiêu

phản ánh tình hình tài chính riêng mang tính đặc thù cho các ngành nghề kinh

doanh khác nhau.

- Nguyên tắc hiệu quả: Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phải được

xây dựng trên cơ sở phục vụ có hiệu quả việc cung cấp thông tin cho các chủ

thể sử dụng.

- Nguyên tắc trọng yếu: Hệ thống chỉ tiêu tài chính cũng cần được xây

dựng trên cơ sở phản ánh những nội dụng trọng yếu của tình hình tài chính

doanh nghiệp.

- Nguyên tắc dễ hiểu: Hệ thống chỉ tiêu tài chính cần được xây dựng

trên cơ sở phục vụ việc cung cấp thông tin cho đa dạng các chủ thể sử dụng,

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

35

do đó các chỉ tiêu trong hệ thống cần được trình bày một cách đơn giản, rõ

ràng, dễ hiểu.

- Nguyên tắc phù hợp: Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phải được

xây dựng trên cơ sở tuân thủ luật, chế độ, chuẩn mực kế toán, và chính sách,

quy định hiện hành

1.3.2.Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty niêm yết

Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính thể hiện nội dung của tài chính doanh

nghiệp, cung cấp các thông tin tài chính trên nhiều khía cạnh khác nhau, đảm

bảo đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho đa dạng các chủ thể sử dụng. Có

khá nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau các nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính.

Theo các nhà khoa học của Học viện tài chính, trong giáo trình “Phân

tích tài chính doanh nghiệp”, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được chia

theo 4 nhóm nội dung phân tích: nhóm chỉ tiêu phân tích khái quát tình hình

tài chính của doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu phân tích chính sách tài chính của

doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu phân tích tiềm lực của doanh nghiệp, và nhóm

chỉ tiêu phân tích tình hình tăng trưởng và dự báo tài chính doanh nghiệp.

Cũng chia theo nội dung phân tích, nhưng các nhà khoa học thuộc Đại

học Kinh tế quốc dân lại chia hệ thống chỉ tiêu phân tích thành 5 nhóm: Nhóm

chỉ tiêu phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhóm chỉ

tiêu phân tích cấu trúc và cân bằng tài chính, nhóm chỉ tiêu phân tích tình

hình công nợ và khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh

doanh, và nhóm chỉ tiêu phân tích dấu hiệu khủng hoảng và rủi ro tài chính

Tuy nhiên, dựa vào mục đích quản trị tài chính, tác giả Nguyễn Minh

Kiều trong tác phẩm “Tài chính doanh nghiệp” lại chia hệ thống chỉ tiêu phân

tích tài chính thành 6 nhóm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu nợ

(hay con gọi là tỷ số đòn bẩy tài chính), nhóm chỉ tiêu khả năng hoàn trả lãi

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

36

vay, nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, nhómchỉ tiêu khả năng sinh

lợi của doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu tăng trưởng

Cũng dựa vào mục tiêu quản trị tài chính, Eugene F. Brigham của Đại

học Florida viết “Quản trị tài chính” lại phân chia hệ thống chỉ tiêu tài chính

thành 4 nhóm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu và đánh giá hiệu quả sử dụng

tài sản, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản, nhóm chỉ tiêu phản

ánh khả năng sinh lợi, và nhóm chỉ tiêu tỷ số giá thị trường.

Sau khi nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính và trên cơ cở

nghiên cứu các quan điểm của các nhà khoa học khác, luận án chia hệ thống

chỉ tiêu phân tích tài chính theo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Cụ thể, theo quan điểm của tác giả, trong phạm vi luận án, tác giả

phân chia hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo 10 nhóm theo hoạt động

tài chính của doanh nghiệp như sau :

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tài trợ

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của công ty cổ phần

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình lưu chuyển tiền

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng trưởng của doanh nghiệp

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính và cảnh báo rủi ro tài chính

1.3.2.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Tổng tài sản

Tổng tài sản = TSNH + TSDH = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu (1)

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

37

Chỉ tiêu Tổng tài sản là chỉ tiêu đầu tiên trong nhóm các chỉ tiêu phản

ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn.Chỉ tiêu tổng tài sản phản ánh khái quát quy

mô tài chính của một doanh nghiệp, đồng thời chỉ tiêu cung cấp một cái nhìn

tổng quan về cơ cấu tài sản cũng như cơ cấu nguồn hình thành nên tài sản của

doanh nghiệp.

“Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong tổng tài sản”

Các chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tư và sử dụng từng loại tài sản

trong tổng tài sản của doanh nghiệp.

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn trong tổng nguồn vốn

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn trong tổng nguồn vốn cho biết cơ

cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn này thể hiện chính sách

huy động vốn và giúp đánh giá mức độ độc lập cũng như an ninh tài chính của

doanh nghiệp.

Tong đó, các chỉ số cần lưu ý là :tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng

tài sản; tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản; tỷ trọng tài sản cố định

trong tổng tài sản dài hạn,tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong nguồn

vốn; tỷ trọng của nợ phải trả trong nguồn vốn; tỷ trọng nợ ngắn hạn trong

tổng số nguồn vốn; tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng số nguồn vốn ...

Tổng hợp cơ cấu của tài sản, nguồn vốn tạo nên cấu trúc tài chính của

một doanh nghiệp. Thông qua cấu trúc tài chính, các chủ thể sử dụng thông

Tỷ trọng từng bộ

phận tài sản trong

tổng tài sản

Giá trị của từng bộ phận tài sản

Tổng tài sản

= (2)

Tỷ trọng từng nguồn

vốn trong tổng

nguồn vốn

Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn

Tổng nguồn vốn

= (3)

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

38

tin sẽ biết được về tình hình sử dụng, chính sách huy động và chính sách sử

dụng vốn của doanh nghiệp.

1.3.2.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tài trợ

Khi xem xét mô hình tài trợ của một doanh nghiệp, có thể sử dụng các

chỉ tiêu Vốn lưu chuyển (hay Nguồn vốn lưu động thường xuyên), Chi phí sử

dụng vốn bình quân

Vốn lưu chuyển = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn

= Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn (4)

Trong hoạt động của doanh nghiệp, mô hình tài trợ được coi là an toàn

khi Vốn lưu chuyển > 0, hay nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho nhu cầu tài

sản dài hạn, và dư thừa một phần để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng đa

dạng các nguồn tài trợ khác nhau, để lựa chọn cơ cấu nguồn tài trợ hợp lý, có

thể sử dụng chỉ tiêu Chi phí sử dụng vốn bình quân

Chi phí sử dụng vốn bình quân

Chi phí sử dụng vốn bình quân = ∑ (Fi x CPi) (5)

Trong đó : Fi là tỷ trọng nguồn vốn i trong tổng nguồn vốn

CPi là chi phí sử dụng nguồn vốn i

Cơ cấu nguồn tài trợ hợp lý là cơ cấu nguồn vốn vừa đảm bảo chi phí

sử dụng vốn bình quân thấp, vừa đảm bảo được tính tự chủ, an ninh tài chính

của doanh nghiệp

Đánh giá tính tự chủ trong tài chính của doanh nghiệp, còn có thể sử

dụng chỉ tiêu Hệ số tự tài trợ và Hệ số tài trợ thường xuyên

Hệ số tự tài trợ

Hệ số tự

tài trợ

Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

= (6)

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

39

“Hệ số tự tài trợ” phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính và mức độ

độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biếtvốn chủ sở

hữu chiếm bao nhiêu. Hệ số tự tài trợ càng gần 1, thì doanh nghiệp có mức độ

tự chủ tài chính càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, tùy đặc thù hoạt động sản

xuất kinh doanh của mình mà doanh nghiệp quyết định sử dụng một tỷ lệ vốn

chủ sở hữu và vốn vay nhất định, để vừa đảm bảo tự chủ về tài chính, vừa

đảm bảo khuếch đại khả năng sinh lời

Hệ số tài trợ thường xuyên

Hệ số này > 1 chứng tỏ doanh nghiệp có sự an toàn về vốn khi sử dụng

nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Ngược lại, nếu hệ số <1

chứng tỏ doanh nghiệp mất ổn định về tài chính khi phải huy động nguồn vốn

ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu tài sản dài hạn

1.3.2.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng

thanh toán

Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả (%):

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các

khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100%, chứng tỏ số

vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm

dụng và ngược lại. Thực tế cho thấy, số vốn đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn

số vốn bị chiếm dụng đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh.

Hệ số các khoản phải thu

Tỷ lệ nợ phải thu so

với nợ phải trả

Nợ phải thu

Nợ phải trả = (8)

Hệ số tài trợ

thường xuyên

Nguồn vốn dài hạn

Tài sản dài hạn

= (7)

Hệ số các khoản

phải thu

Các khoản phải thu

Tổng tài sản = (9)

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

40

Hệ số này cho biết mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, hệ số

càng lớn chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều và ngược lại

Hệ số các khoản phải trả

Hệ số này cho biết mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, hệ số

càng lớn chứng tỏ số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng được càng nhiều và

ngược lại

Hệ số thu hồi nợ

Hệ số thu hồi nợ phản ánh tốc độ thu hồi nợ hay luân chuyển các khoản

phải thu của doanh nghiệp trong kỳ. Hệ số càng cao chứng tỏ doanh nghiệp

thu hồi nợ tốt, thời gian thu hồi nợ ngắn (hay kỳ thu hồi nợ bình quân ngắn)

và ngược lại.

Kỳ thu hồi nợ bình quân

Hệ số hoàn trả nợ

Hệ số này cho biết bình quân trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả được bao

nhiêu lần các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này càng cao thì số ngày doanh

Hệ số các khoản

phải trả

Các khoản phải trả

Tổng tài sản = (10)

Kỳ thu hồi nợ bình

quân

Thời gian trong kỳ báo cáo

Hệ số thu hồi nợ = (12)

(11)

Hệ số thu hồi nợ

DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Các khoản phải thu bình quân =

(13) Hệ số hoàn trả nợ

Giá vốn hàng bán

Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân =

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

41

nghiệp trả nợ (hay Kỳ trả nợ bình quân của doanh nghiệp) càng ngắn và

ngược lại

Kỳ trả nợ bình quân

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả năng chuyển đổi các loại

tài sản của doanh nghiệp thành tiền để đáp ứng các nhu cầu thanh toán. Để

đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, theo luận án có thể sử dụng

các chỉ tiêu như: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh

toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh

toán tức thời, hệ số khả năng thanh toán lãi vay, và hệ số khả năng chi trả

bằng tiền

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số này cho biết khả năng chi trả tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp

bằng tất cả tài sản mà doanh nghiệp hiện có.Theo lý thuyết thì trị số của Hệ số

khả năng thanh toán tổng quát= 1 thì doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán tất

cả các khoản nợ, tuy nhiên không phải tất cả các tài sản của doanh nghiệp đều

có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền để thanh toán. Do đó, trên thực tế, doanh

nghiệp có Hệ số khả năng thanh toán tổng quát tối thiểu là 2 (khi đó tỷ trọng

nợ/vốn chủ là 1/1) thì doanh nghiệp mới thực sự đủ khả năng thanh toán tất cả

các khoản nợ của mình

Thực tế cho thấy, khi trị số của chỉ tiêu này > 2, doanh nghiệp mới thực

sự bảo đảm khả năng thanh toán tổng quát.

Hệ số khả năng

thanh toán tổng quát

Tổng tài sản

Tổng nợ phải trả = (15)

(14) Kỳ trả nợ bình quân

Thời gian trong kỳ báo cáo

Hệ số hoàn trả nợ =

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

42

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số này được sử dụng để đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ

ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Về lý thuyết, khi trị số của

chỉ tiêu bằng (=) 1, doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn;

trị số của chỉ tiêu càng lớn hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng cao

và ngược lại. Tuy nhiên, các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có tính thanh

khoản khác nhau, do đó khi xem xét chỉ tiêu này cần lưu ý xem xét những tài

sản thực sự có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh toán nợ trong khoảng

thời gian 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

“Hệ số khả năng thanh toán nhanh” được sử dụng để đo lường khả năng

thanh toán nợ ngắn hạn bằng những tài sản có tính thanh khoản cao của doanh

nghiệp. Những tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao là bộ phận tài sản

ngắn hạn sau khi đã loại trừ hàng tồn kho (là khoản mục có tính thanh khoản

thấp nhất). Nếu trị số của chỉ tiêu bằng 1, doanh nghiệp bảo đảm khả năng

thanh toán nhanh; trị số của chỉ tiêu càng lớn hơn 1, khả năng thanh toán

nhanh càng cao. Ngược lại, chỉ tiêu có trị số < 1, doanh nghiệp không bảo

đảm khả năng thanh toán nhanh.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng

thanh toán nhanh

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn = (17)

Hệ số khả năng

thanh toán tức thời

Tiền và tương đương tiền

Nợ đến hạn và nợ quá hạn = (18)

Hệ số khả năng

thanh toán nợ ngắn

hạn

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn = (16)

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

43

“Hệ số khả năng thanh toán tức thời” phản ánh khả năng thanh toán ngay

các khoản nợ tới hạn bằng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp. Để bảo

đảm xác định chính xác khả năng thanh toán ngay, mẫu số của chỉ tiêu cần

xác định cho những khoảng thời gian khác nhau (tháng, quí; thậm chí theo

tuần, ngày, ...). Tử số của chỉ tiêu có thể tách ra 2 bộ phận: bộ phận tiền (sử

dụng để thanh toán ngay) và bộ phận tương đương tiền (sử dụng để thanh

toán trong thời gian 3 tháng).

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số này cho biết khả năng chi trả chi phí sử dụng vốn vay bằng toàn

bộ lợi nhuận trước lãi vay và thuế mà doanh nghiệp tạo ra được trong kỳ. Hệ

số này càng lớn càng chứng tỏ khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng cao,

khả năng chi trả chi phí sử dụng vốn cũng cao và ngược lại.

Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền

Hệ số này cho biết khả năng chi trả tổng dư nợ ngắn hạn bằng dòng tiền

mà doanh nghiệp tạo ra được trong kỳ. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền

cao chứng tỏ lượng dự trữ tiền mặt của doanh nghiệp cao, khả năng thanh

toán thực của doanh nghiệp tốt và ngược lại

1.3.2.4. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu đầu tiên trong Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả

kinh doanh là chỉ tiêu Tổng luân chuyển thuần :

Hệ số khả năng

chi trả lãi vay

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Lãi vay phải trả = (19)

Hệ số khả năng

thanh toán bằng tiền

Lưu chuyển thuần trong kỳ

Nợ ngắn hạn bình quân = (20)

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

44

Tổng luân chuyển thuần

Tổng luân chuyển thuần = DTT từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ +

DTT từ hoạt động tài chính + Thu nhập khác (21)

Tổng luân chuyển thuần, cho biết tổng lượng vốn luân chuyển trong

doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó phản ánh toàn bộ giá trị mà

doanh nghiệp thu được từ tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

trong kỳ.

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

EBIT= Tổng lợi nhuận trước thuế + Lãi vay (22)

Chỉ tiêu EBIT phản ánh quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp khi chưa

tính đến chi phí sử dụng vốn

Lợi nhuận sau thuế(NI)

NI = EBIT - Lãi vay - Chi phí thuế TNDN (23)

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô lợi nhuận của các chủ sở hữu doanh

nghiệp khi đã loại bỏ chi phí sử dụng vốn vay và hoàn thành nghĩa vụ thuế

đối với Nhà nước

Hệ số chi phí

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng luân chuyển thuần thì công ty

phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Trị số của chỉ tiêu này >1 chứng tỏ doanh

nghiệp sử dụng và quản lý chi phí chưa hiệu quả và ngược lại

Hệ số giá vốn hàng bán

Hệ số giá vốn

hàng bán

Trị giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần = (25)

Hệ số chi phí Tổng chi phí

Tổng luân chuyển thuần == (24)

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

45

Hệ số này cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng là

giá vốn hàng bán, tỷ suất này càng lớn chứng tỏ việc quản lý các khoản chi

phí giá vốn của doanh nghiệp là chưa tốt và ngược lại.

Hệ số chi phí bán hàng

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ

ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng, Hệ số này càng lớn chứng tỏ việc quản lý

các khoản chi phí bán hàng của doanh nghiệp là chưa tiết kiệm và ngược lại.

Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì công ty phải

bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn

chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí quản lý của doanh nghiệp là chưa

tốt và ngược lại.

Hệ số sinh lời từ hoạt động sau thuế (Hệ số lợi nhuận ròng) (ROS)

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng thu nhập công ty thu được có bao

nhiêu đồng là lợi nhuận sau thuế

Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp thu được có

bao nhiêu đồng là lợi nhuận từ hoạt động bán hàng.

Hệ số CP bán

hàng

Chi phí bán hàng

Doanh thu thuần = (26)

Hệ số CP QLDN

trên DTT

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Doanh thu thuần = (27)

Hệ số lợi nhuận

ròng từ bán hàng

Lợi nhuận ròng trong kỳ

Tổng luân chuyển thuần = (28)

(29)

Hệ số sinh lời

từ bán hàng

Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng

DTT từ hoạt động bán hàng và

CCDV

=

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

46

Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh (HĐKD):

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất

kinh doanh và hoạt động tài chính. Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng doanh

thu từ hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp thu được có bao nhiêu đồng lợi

nhuận từ hoạt động này.

1.3.2.5. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh :

Trong đó, số dư vốn kinh doanh bình quân được tính như sau:

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn tham gia vào quá trình

sản xuất kinh doanh trong kỳ thì công ty thu được bao nhiêu đồng luân

chuyển thuần

Số vòng luân chuyển vốn lưu động :

Trong đó, số dư vốn lưu động bình quân được tính như sau:

(30) Hệ số sinh lời từ

HĐKD

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

DTT + Doanh thu từ hoạt động tài chính =

(31) Hiệu suất sử dụng

VKD

Tổng luân chuyển thuần

Số dư bình quân vốn kinh doanh =

(32)

Số vòng luân

chuyển VLĐ

Tổng luân chuyển thuần

Số dư bình quân vốn lưu động =

Số dư bình quân

vốn kinh doanh

VKD đầu kỳ + VKD cuối kỳ

2 =

Số dư bình quân

vốn lưu động

VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ

2 =

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

47

Chỉ tiêu Số vòng luân chuyển vốn lưu động cho biết trong kỳ vốn lưu

động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Số vòng luân chuyển vốn

lưu động càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

càng cao và ngược lại. Việc đẩy nhanh tốc độ quay của vốn lưu động sẽ giúp

doanh nghiệp tạo ra được lượng lớn hơn doanh thu và lợi nhuận

Kỳ luân chuyển vốn lưu động :

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp quay 1

vòng mất bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng nhỏ chứng tỏ số

vòng quay vốn lưu động càng lớn và ngược lại.

Số vòng quay hàng tồn kho :

Trong đó, trị giá hàng tồn kho (HTK) bình quân được tính như sau:

Chỉ tiêu Số vòng quay hàng tồn kho cho biết trong kỳ hàng tồn kho

của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu lần. Số lần luân chuyển

hàng tồn kho càng lớn chứng tỏ hiệu suất chuyển đổi hàng tồn kho thành

hàng bán của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Việc đẩy nhanh tốc độ

luân chuyển của hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được lượng lớn

hơn doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên trong một số trường hợp vòng quay

hàng tồn kho giảm do doanh nghiệp giảm bán hàng, hoặc dự trữ thêm

(33) Kỳ luân chuyển

VLĐ

Số ngày trong kỳ kinh doanh

Số vòng luân chuyển vốn lưu động =

(34) Số vòng quay

hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán

Trị giá hàng tồn kho bình quân =

Trị giá HTK

bình quân

Trị giá HTK đầu kỳ + Trị giá HTK cuối kỳ

2 =

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

48

nguyên vật liệu (do dự kiến giá bán sản phẩm hoặc giá nguyên vật liệu sẽ

tăng trong thời gian tới)

Kỳ hạn tồn kho bình quân :

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hàng tồn kho của doanh nghiệp mất bao

nhiêu ngày để chuyển thành hàng bán. Kỳ hạn tồn kho bình quân càng nhỏ

chứng tỏ số vòng quay vốn lưu động càng lớn và ngược lại.

Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn :

Trong đó, nợ phải thu bình quân được tính như sau:

Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh trong

kỳ kinh doanh, các khoản phải thu ngắn hạn quay được mấy vòng. Nợ phải

thu trong các doanh nghiệp chủ yếu phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản

phẩm, hàng hóa, dịch vụ nên số vòng quay các khoản phải thu thường chỉ tính

cho số tiền hàng bán chịu. Tuy nhiên các chủ thể bên ngoài doanh nghiệp

thường khó tiếp cận được với số liệu doanh thu bán chịu, nên chỉ tiêu này còn

có thể sử dụng doanh thu thuần thay cho doanh thu bán chịu. Nếu số vòng

quay của các khoản phải thu lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp

thời, ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại.

Kỳ thu tiền bình quân

Số vòng quay các

khoản phải thu

Doanh thu bán chịu (hoặc doanh thu thuần)

Nợ phải thu bình quân = (36)

Kỳ thu tiền

bình quân

Số ngày của kỳ kinh doanh

Số vòng quay các khoản phải thu = (37)

(35)

Kỳ hạn tồn kho

bình quân

Số ngày trong kỳ kinh doanh

Số vòng quay hàng tồn kho =

Nợ phải thu

bình quân

Nợ phải thu đầu kỳ + nợ phải thu cuối kỳ

2 =

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

49

Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng

nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thu tiền càng

dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm

dụng nhiều. Tuy nhiên, kỳ thu tiền của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào chính

sách bán hàng và chính sách tín dụng của doanh nghiệp

1.3.2.6. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn

Khả năng sinh lời của một doanh nghiệp cho biết mức lợi nhuận mà

doanh nghiệp tạo ra được từ vốn mà doanh nghiệp bỏ ra

Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP)

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất

kinh doanh trong kỳ thì công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế

và lãi vay.

Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (tài sản) (ROA)

Trong đó

Chỉ tiêu “Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh” phản ánh cứ 1 đồng

vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ thì công ty tạo ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ công ty sử

dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, tạo ra được nhiều lợi nhuận và ngược lại.

Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Hệ số sinh lời vốn

chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân = (40)

Tài sản bình quân

Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ

2 =

(38)

Hệ số sinh lời cơ

bản của vốn kinh

doanh

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

Vốn kinh doanh bình quân =

(39) ROA Lợi nhuận sau thuế

Vốn kinh doanh bình quân (TS bình quân) =

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

50

Trong công thức trên, vốn chủ sở hữu bình quân được tính bằng:

“Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu” cho biết 1 đồng vốn mà các chủ sở

hữu đầu tư vào doanh nghiệp đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp. Chỉ tiêu ROE càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng

vốn chủ sở hữu có hiệu quả, cơ cấu vốn chủ sở hữu và nợ phải trả (cơ cấu

nguồn vốn) cũng hợp lý và ngược lại.

1.3.2.7. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của công ty cổ phần

Lợi nhuận bình quân một cổ phần thường đang lưu hành (EPS) là

chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà một cổ phần thường có được trong kỳ.

Mức cổ tức so với giá thị trường cổ phiêu (DYR) hay còn gọi là tỷ

suất cổ tức, phản ánh một đồng thị giá cổ phiếu đem lại cho chủ sở hữu bao

nhiêu đồng cổ tức.

Hệ số giá cả so với lợi nhuận cổ phiêu (P/E ) hay còn gọi là Hệ số giá

trên thu nhập, phản ánh một đơn vị lợi nhuận mà mỗi cổ phiếu thu được ứng

với mấy đơn vị giá cổ phiếu trên thị trường.

EPS Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức chi trả cho cổ đông ưu đãi

Số lượng cổ phiếu thường bình quân đang lưu hành = (41)

P/E Giá thị trường của mỗi cổ phiếu thường

Lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu thường

= (43)

Vốn chủ sở hữu

bình quân

Vốn CSH đầu kỳ + Vốn CSH cuối kỳ

2 =

DYR Cổ tức bình quân 1 cổ phiếu thường

Giá trị thị trường của 1 cổ phiếu thường

= (42)

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

51

Hệ số giá thị trường so với giá trị sổ sách (M/B) phản ánh một đơn vị giá

trị sổ sách của chủ sở hữu thì tương đương với bao nhiêu đơn vị giá thị trường.

Trị số của chỉ tiêu càng lớn, thì giá trị vốn của chủ đầu tư trên thị trường

càng cao và ngược lại

1.3.2.8. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình lưu chuyển tiền

* Các chỉ tiêu đánh giá khả năng tạo tiền.

Việc đánh giá khả năng tạo tiền nhằm đánh giá khả năng tạo tiền và

mức độ đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền trong kỳ giúp các chủ

thể quản lý đánh giá được quy mô, cơ cấu dòng tiền và trình độ tạo ra tiền của

CTCP.

Để phân tích, sử dụng chỉ tiêu: Dòng tiền thu vào trong kỳ, Tỷ trọng

dòng tiền thu vào trong kỳ tiền. Trong đó :

Dòng tiền thu vào trong kỳ

Dòng tiền thu vào trong kỳ = Dòng tiền thu vào từ HĐKD + Dòng tiền

thu vào từ HĐĐT + dòng tiền thu vào từ HĐTC (45)

Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dòng tiền thu vào trong kỳ thì dòng

tiền thu vào từ hoạt động nào chiếm tỷ trọng chủ yếu.

* Các chỉ tiêu phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ của công ty cổ

phần

M/B Giá trị thị trường 1 cổ phiếu thường

Giá trị sổ sách 1 cổ phiếu thường

= (44)

x 100% (46)

Tỷ trọng dòng

tiền thu vào của

từng hoạt động

Tổng tiền thu vào của từng hoạt động

Tổng số tiền thu vào của các hoạt

động

=

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

52

Dòng lưu chuyển tiền của CTCP được phản ánh thông qua chỉ tiêu:

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và lưu chuyển tiền thuần của các hoạt

động

Lưu chuyển tiền thuần (LCTT) trong kỳ

LCTT trong kỳ = LCTT từ HĐKD + LCTT từ HĐĐT + LCTT từ HĐTC (47)

Trong đó:

LCTT của từng hoạt động = Dòng tiền thu vào của từng hoạt động –

Dòng tiền chi ra của từng hoạt động

Chỉ tiêu này ở mỗi doanh nghiệp xảy ra một trong ba khả năng: dương,

âm, bằng 0 và nó phản ánh khả năng ảnh hưởng của dòng tiền đến quy mô

vốn bằng tiền của CTCP

1.3.2.9. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng trưởng của doanh

nghiệp

Để đánh giá tình hình tăng trưởng của một doanh nghiệp, người ta

thường sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng về tài sản, tăng trưởng về

vốn, tăng trưởng về thu nhập, lợi nhuận, dòng tiền, tăng trưởng về giá trị cổ

phiếu và mức độ tăng trưởng bền vững. Ở mỗi chỉ tiêu, tốc độ tăng giảm được

đánh giá qua chênh lệch tương đối về giá trị của từng khoản mục kỳ này so

với kỳ trước. Trị số của chỉ tiêu dương chứng tỏ giá trị của khoản mục tăng,

chỉ tiêu dương càng lớn thì giá trị tăng của khoản mục càng lớn, tăng trưởng

của khoản mục càng cao và ngược lại.

Tăng trưởng về tài sản của doanh nghiệp

Tốc độ tăng (giảm)

về tổng tài sản

Tài sản cuối kỳ - Tài sản đầu kỳ

Tài sản đầu kỳ = (48)

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

53

Tăng trưởng về vốn chủ của doanh nghiệp

Tăng trưởng về thu nhập của doanh nghiệp

Tăng trưởng về lợi nhuận của doanh nghiệp

Tăng trưởng về dòng tiền của doanh nghiệp

Tăng trưởng về giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp

Tốc độ tăng (giảm)

về vốn chủ sở hữu

Vốn chủ cuối kỳ - Vốn chủ đầu kỳ

Vốn chủ đầu kỳ = (49)

Tốc độ tăng (giảm)

về doanh thu thuần

(DTT)

DTT kỳ này – DTT kỳ trước

DTT kỳ trước = (50)

Tốc độ tăng (giảm)

về Tổng luân

chuyển thuần (LCT)

LCT kỳ này – LTC kỳ trước

LCT kỳ trước = (51)

(54)

Tốc độ tăng (giảm)

về Tổng dòng tiền

thuần

Dòng tiền thuần kỳ này –Dòng tiền thuần kỳ trước

Dòng tiền thuần kỳ trước =

(55)

Tốc độ tăng

(giảm) về giá trị

sổ sách CP

thường

Giá trị sổ sách CP thường kỳ này – Giá trị sổ

sách CP thường kỳ trước

Giá trị sổ sách CP thường kỳ trước

=

(56)

Tốc độ tăng

(giảm) về giá trị

thị trường CP

thường

Giá trị thị trường CP thường kỳ này – Giá trị thị

trường CP thường kỳ trước

Giá trị thị trường CP thường kỳ trước

=

Tốc độ tăng (giảm)

về Tổng lợi nhuận

ròng (LNR)

LNR kỳ này – LNR kỳ trước

LNR kỳ trước = (52)

(53)

Tốc độ tăng

(giảm) về Dòng

tiền thuần từ

HĐKD

Dòng tiền thuần HĐKD kỳ này – Dòng tiền

thuần kỳ trước

Dòng tiền thuần từ HĐKD kỳ trước

=

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

54

1.3.2.10. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính và cảnh báo rủi

ro tài chính

Rủi ro tài chính là rủi ro mà các chủ sở hữu phải gánh chịu do việc sử

dụng nợ mang lại, do đó nó gắn liền với cấu trúc tài chính (gắn liền với cơ cấu

vốn hợp lý giữa nợ và vốn chủ). Rủi ro tài chính có rất nhiều dấu hiệu phản

ánh, ví dụ qua cơ cấu nguồn vốn, qua các khả năng thanh toán, qua hiệu quả

kinh doanh,... Để có thể nhận diện, đánh giá và cảnh báo rủi ro tài chính, các

chủ thể cần sử dụng kết hợp nhiều chỉ tiêu tài chính, trên cơ sở so sánh trị số

với những năm trước. Các chỉ tiêu có thể sử dụng bao gồm :

+ Về hoạt động huy động vốn : Quy mô nguồn vốn huy động, cơ cấu

nguồn vốn, Chi phí sử dụng vốn bình quân, vốn lưu chuyển..

+ Về khả năng tự tài trợ : Hệ số tự tài trợ, hệ số tự tài trợ thường xuyên,..

+ Về khả năng thanh toán : Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số

khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả

năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán lãi vay

Ngoài ra, còn có thể sử dụng thêm một số chỉ tiêu sau :

Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính phản ánh mức độ sử dụng nguồn vốn có chi phí sử

dụng vốn cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) trong tổng cơ cấu nguồn vốn của

doanh nghiệp

(57)

(57(57

65)

Tốc độ tăng

(giảm) về thu

nhập bình quân

CP thường

Thu nhập CP thường kỳ này – Thu nhập CP

thường kỳ trước

Thu nhập CP thường kỳ trước

=

(58) Tỷ lệ tăng trưởng

bền vững

Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư

Vốn chủ sở hữu đầu kỳ

=

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

55

Đòn bẩy tài chính càng cao thì mức độ rủi ro trong hoạt động tài chính

càng cao, nhưng cơ hội gia tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu càng lớn và

ngược lại.

Trên đây là hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty niêm

yết nói chung. Trong phạm vi luận án, tác giả hệ thống hóa theo 10 nhóm chỉ

tiêu nhỏ. Tùy theo yêu cầu của các cấp quản lý trên thị trường chứng khoán

và các nhà quản trị trong từng doanh nghiệp mà hệ thống chỉ tiêu trên sẽ

được chọn lọc và sử dụng theo 2 hệ thống là Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính theo yêu cầu của các cấp quản lý thị trường chứng khoán và Hệ thống

chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị trong nội bộ các doanh nghiệp

niêm yết. Điều này luận án sẽ làm rõ ở phần thực trạng sử dụng hệ thống chỉ

tiêu phân tích tài chính trong chương 2.

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

56

Kết luận chƣơng 1

Như vậy, chương 1 của luận án đã đi vào nghiên cứu, hệ thống hóa và

hoàn thiện lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trên các khía cạnh:

bản chất hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, vai trò của hệ thống chỉ tiêu

trong việc cung cấp thông tin giúp các chủ thể ra các quyết định ngắn hạn và

dài hạn, và nội dung của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công

ty niêm yết. Theo đó, luận án phân chia hê thống chỉ tiêu phân tích tài chính

thành mười nhóm như sau:

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tài trợ

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của công ty cổ phần

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình luân chuyển tiền

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng trưởng của doanh nghiệp

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính và cảnh báo rủi ro tài chính

Trên đây chính là những cơ sở lý luận để luận án đi vào nghiên cứu và

hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây dựng niêm

yết trên TTCK Việt Nam ở chương 2 và chương 3

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

57

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

TRONG CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ

TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về các công ty xây dựng niêm yết trên thị trƣờng

chứng khoán Việt Nam

2.1.1.Đặc điểm công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam

Trên TTCK Việt Nam hiện nay có rất nhiều tổ chức niêm yết tham gia

vào hoạt động xây dựng, tuy nhiên, do việc thiếu thông tin nên việc xếp

doanh nghiệp vào ngành nghề nào giữa các chủ thể phân tích và các công ty

chứng khoán có sự khác biệt rõ rệt. Thông thường các công ty chứng khoán sẽ

dựa trên hai cơ sở chủ yếu là đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh

nghiệp và tỷ trọng doanh thu từng hoạt động kinh doanh trên tổng doanh thu

của doanh nghiệp. Song một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều ngành nghề

kinh doanh khác nhau và việc phân chia theo tỷ trọng doanh thu cũng gặp

nhiều khó khăn vì doanh nghiệp không chi tiết doanh thu của từng mảng hoạt

động. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả xếp các doanh

nghiệp niêm yết vào ngành xây dựng căn cứ theo ngành nghề kinh doanh

chính trong bản đăng ký kinh doanh.

Từ khi thành lập TTCK Việt Nam, đã có 138 công ty xây dựng niêm

yết, bao gồm 42 công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh

và 96 công ty xây dựng niêm yết tại sở giao dich chứng khoán Hà Nội. Tuy

nhiên từ đầu năm 2013 đến nay đã có 10 công ty phải hủy niêm yết cổ phiếu

vì nhiều lý do khác nhau. Do đó, tính đến thời điểm tháng 10/2014, chỉ còn

tổng cộng 126 công ty xây dựng còn niêm yết, bao gồm 39 công ty niêm yết

tại sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và 87 công ty niêm yết tại sở giao

dich chứng khoán Hà Nội (Phụ lục 01 và 02)

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

58

Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát về cổ phiếu ngành xây dựng niêm

yết trên hai sàn chứng khoán được tập hợp trong các bảng 2.1, bảng 2.2, bảng

2.3 như sau

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu khái quát về cổ phiếu niêm yết ngành xây dựng

(Năm 2014)

Chỉ tiêu

Tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành (triệu cổ phiếu) 2,540,403,777

Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước(%) 20

Vốn thực tế (tỷ) 44,126

EPS (đồng/cổ phiếu) 1,483

P/E 11.9

ROA(%) 2

ROE(%) 8

P/B(%) 121

Beta 1.5

(Nguồn : Tổng cục thống kê và BMI)

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính bình quân của các công ty xây dựng

niêm yết (Năm 2014)

Chỉ số định giá

Chỉ số Lợi nhuận Hiệu quả Quản lý Chỉ số

P/B 0,8 Chỉ số % Chỉ số %

P/E cơ bản 5,7 Tỷ số lãi gộp 20,5% ROCE 20,5%

P/E Pha loãng 5,6 Tỷ lệ EBITDA/DT 27,7% ROC 16,8%

P/E Trước thu

nhập khác 6,4 Lãi HĐ/DT 15,1% ROA 7,7%

Price/Cash Flow 11,0 Lãi trước Thuế/DT 16,9% Doanh thu/ Vốn hóa 340,9%

P/Tangible BV 0,8 Lãi sau thuế/DT 13,7%

EV/Doanh thu 1,5 Sức khỏe Tài chính Cổ phiếu

EV/EBITDA 5,5 Chỉ số Chỉ số

EV/EBIT 6,7 Thanh toán nhanh 1,3 Số CP lưu hành 4.902Triệu

Vốn hóa 51.411 Thanh toán hiện thời 1,7 Số CP niêm yết 4.701Triệu

(+) Vốn vay,

CĐTS 95.723 Vay dài hạn/ Vốn CSH 90,7%

Số CP lưu hành

bình quân 4.498Triệu

(-) Tiền ĐTTC - Vay dài hạn/ Tổng tài sản 19,1% Số cổ đông phổ thong -

(=) Giá trị DNEV) 135.03 Vốn vay/ Vốn CSH 145,9% Số CBCNV 180.746

(Nguồn : Stox.vn)

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

59

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phân tích tài chính trung bình của các công ty

xây dựng niêm yết (Năm 2014)

Các chỉ số định giá

P/E (Theo EPS điều chỉnh) 2,53

P/E (Theo EPS cơ bản) 2,23

P/B 0,91

P/S 1,26

Khả năng sinh lời

Tỷ lệ lãi gộp (4 quý gần nhất) 11,98%

Tỷ lệ EBIT (4 quý gần nhất) 17,86%

Tỷ lệ lãi từ hoạt động KD (4 quý gần nhất) 6,90%

Tỷ lệ lãi trước thuế (4 quý gần nhất) 6,54%

Tỷ lệ lãi ròng (4 quý gần nhất) 5,55%

Sức mạnh tài chính

Khả năng thanh toán nhanh (quý gần nhất) 63,38%

Khả năng thanh toán tức thời (quý gần nhất) 123,50%

Nợ dài hạn trên vốn chủ (quý gần nhất) 153,12%

Tổng nợ trên vốn chủ (quý gần nhất) 238,48%

Khả năng thanh toán lãi vay (4 quý gần nhất) 257,68%

Hiệu quả quản lý

ROA (4 quý gần nhất) 4,49%

ROE (4 quý gần nhất) 16,80%

ROIC (4 quý gần nhất) ---

(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm - Công ty chứng khoán Sao Việt)

Nghiên cứu các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam

những năm qua, luận án rút ra một số đặc điểm chung của các công ty xây

dựng niêm yết như sau:

Thứ nhất, các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam, có quy

mô vốn khác nhau, ngoài ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng còn tham

gia nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau (như kinh doanh bất động sản,

kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư tài chính..).

Thứ hai, phần lớn các công ty xây dựng mới chỉ được niêm yết trong

một vài năm trở lại đây. Theo thống kê của tác giả, các công ty xây dựng

niêm yết chủ yếu được niêm yết từ năm 2006 trở lại đây và số lượng lớn là

niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội do đa phần các công ty xây

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

60

dựng chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe khi niêm yết trên Sở giao

dịch chứng khoán Hồ Chí Minh

Thứ ba, nhiều công ty xây dựng niêm yết được hình thành từ cổ phần hoá

doanh nghiệp Nhà nước (như các công ty xây dựng trong tập đoàn Sông Đà,

tổng công ty Vinaconex, Licogi,...), số còn lại được thành lập mới hoặc chuyển

đổi từ loại hình công ty TNHH sang. Khi chuyển sang công ty cổ phần, hầu hết

những công ty xây dựng này vẫn có phần vốn cổ phần nhà nước. Mặt khác vẫn

còn tồn tại hệ thống bộ máy quản lý công ty cũ, vẫn còn những quan điểm, tư

tưởng chưa nhiều đổi mới.

Thứ tư, vấn đề minh bạch trong công bố thông tin của các công ty xây

dựng niêm yết nhìn chung còn nhiều hạn chế. Các tài liệu liên quan đến tình

hình tài chính chi tiết hay những giao dịch nội bộ còn chậm hoặc được công

bố. Đặc biệt, qua nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả nhận thấy, BCTC đã qua

kiểm toán công bố tới các nhà đầu tư chậm là tình trạng chung của hầu hết các

công ty xây dựng niêm yết những năm qua

2.1.2.Phân loại công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam

Hiện tại, tổng số công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam có 138 mã chứng khoán .Với 138 mã chứng khoán, có

quy mô vốn điều lệ khác nhau, vốn điều lệ thấp nhất là mã chứng khoán S55

(Công ty cổ phần Sông Đà 5.05) với 7.000.000.000 đồng, cao nhất là mã

chứng khoán VCG (Công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam)

với vốn điều lệ là 4.417.106.730.000 đồng.

Với số lượng công ty niêm yết chưa nhiều trong hơn 10 năm giao dịch

trên thị trường chứng khoán Việt Nam, luận án phân loại các công ty xây

dựng niêm yết theo các tiêu chí: hình thức sở hữu, thời gian niêm yết và theo

quy mô vốn điều lệ thực tế

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

61

a. Phân loại công ty xây dựng niêm yết theo thời gian niêm yết

Công ty xây dựng niêm yết đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt

Nam là Công ty cổ phần cơ điện lạnh – Mã chứng khoán REE : niêm yết năm

2000, còn lại hầu hết các công ty xây dựng niêm yết trong khoảng thời gian từ

năm 2006 trở lại đây

Bảng 2.4: Thống kê số lƣợng công ty cổ phần xây dựng niêm yết theo thời

gian trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đến tháng 10/2014

STT Năm Số lượng Tỷ lệ

HASTC HOSE Tổng cộng %

(1) (2) (3) (4) (5) (6)= (5)/126

1 2000 0 1 1 0,79

2 2001 0 0 0 0

3 2002 0 1 1 0,79

4 2003 0 0 0 0

5 2004 0 0 0 0

6 2005 1 0 1 0,79

7 2006 20 4 24 19,06

8 2007 5 4 9 7,14

9 2008 21 1 22 17,46

10 2009 17 5 22 17,46

11 2010 22 15 37 29,37

12 2011 0 6 6 4,76

13 2012 1 4 5 2,38

14 2013 0 0 0 0

15 2014 0 0 0 0

Tổng cộng 87 41 128 100

(Nguồn: Tác giả Tổng hợp từ www.hsx.vnvà www.hnx.vn)

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

62

55,5%44,5%

Sở hữu tư nhân

Sở hữu Nhà nước

b. Phân loại công ty xây dựng niêm yết theo hình thức sở hữu

Theo hình thức sở hữu, các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam có thể phân chia tương đối thành Công ty xây dựng

niêm yết Nhà nước nắm cổ phần chi phối (gọi tắt là Công ty xây dựng niêm

yết sở hữu Nhà nước) là những công ty xây dựng niêm yết mà Nhà nước hiện

vẫn nắm trên 50% cổ phần; và Công ty xây dựng niêm yết mà Nhà nước

không nắm giữ cổ phần chi phối (gọi tắt là Công ty xây dựng niêm yết sở hữu

tư nhân) là những công ty xây dựng niêm yết mà Nhà nước nắm dưới 50% cổ

phần hoặc không nắm giữ cổ phần. Theo đó :

+ Công ty xây dựng niêm yết sở hữu Nhà nước: hiện có 57 mã chứng

khoán, chiếm 44,5% tổng số công ty xây dựng niêm yết

+ Công ty xây dựng niêm yết sở hữu tư nhân: hiện có 71 mã chứng

khoán, chiếm 55,5% tổng số công ty xây dựng niêm yết

Biểu đồ 2.1: Phân loại công ty xây dựng niêm yết theo hình thức sở hữu

(Nguồn : Tác giả tổng hợp)

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

63

67.90%

32.10%

Vốn điều lệ trên 120 tỷ

Vốn điều lệ dưới 120 tỷ

c. Phân loại công ty xây dựng niêm yết theo quy mô vốn điều lệ

Các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán

Việt Nam tại hai Sở GDCK (số liệu thống kê đến tháng 1/2015) :

+ Số vốn điều lệ thực tế dưới 120 tỷ đồng: hiện có 87 mã chứng khoán,

chiếm 67,9%tổng số công ty xây dựng niêm yết

+ Số vốn điều lệ thực tế trên 120 tỷ đồng: hiện có 41 mã chứng khoán,

chiếm 32,1% tổng số công ty xây dựng niêm yết

Biểu đồ 2.2 : Phân loại công ty xây dựng niêm yết theo quy mô vốn điều lệ

(Nguồn : Tác giả tổng hợp)

2.1.3. Đặc điểm của các công ty xây dựng niêm yết tác động đến việc

xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất

công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.

Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích luỹ cùng với vốn đầu tư

của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực XDCB.

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

64

So với các ngành sản xuất khác, ngành XDCB có những đặc điểm về

kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá

trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế toán

chi phí sản xuất, quản lý tài chính, do đó cũng ảnh hưởng đến việc xây

dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp ngành

xây dựng nói chung, các công ty xây dựng niêm yết nói riêng.

Thứ nhất, Sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình xây

dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc,

thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài...Sản phẩm xây lắp từ khi khởi

công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo

dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình.

Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia

thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu

tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt... Do đó,

khoản mục “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” nằm trong “Hàng tồn

kho” của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết thường chiếm tỷ trọng lớn

trong giá trị tài sản ngắn hạn cũng như trong tổng tài sản. Đặc điểm riêng biệt

này đặt ra yêu cầu đối với các công ty xây dựng niêm yết là cần phải có

những chỉ tiêu phân tích chi tiết để đánh giá và quản trị khoản mục này

Thứ hai, Giá trị sản phẩm xây dựng lớn nên trong quá trình thi công,

các doanh nghiệp xây dựng phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau.

Ngoài ra, quá trình thi công công trình dài, sử dụng lượng máy móc thiết bị

cũng như nguyên vật liệu, nhân công lớn làm nảy sinh quan hệ thanh toán

giữa chủ đầu tư, công ty xây dựng niêm yết, nhà cung cấp và người lao động

vừa chồng chéo, vừa kéo dài. Điều này làm cho hệ số nợ của các doanh

nghiệp ngành xây dựng thường cao so với các ngành khác. Đồng thời các

khoản mục “nợ phải thu”, “nợ phải trả” của các doanh nghiệp trong ngành

thông thường cũng cao và gây khó khăn trong công tác quản trị các khoản

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

65

mục này. Đặc điểm này dẫn đến việc các công ty xây dựng niêm yết cần phải

có những chỉ tiêu phản ánh công nợ và tình hình thanh toán tổng quát và chi

tiết theo thời gian cũng như theo từng công trình, hạng mục công trình.

Thứ ba, Việc thi công một công trình kéo dài dẫn đến việc chênh lệch

phát sinh chi phí, sản lượng và doanh thu giữa các kỳ kế toán là rất lớn. Đặc

điểm này khiến các công ty xây dựng niêm yết phải xây dựng các chỉ tiêu tài

chính chi tiết để quản trị chi phí, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận có hiệu quả

Thứ tứ, Cũng do quá trình thi công các công trình dài làm cho các chỉ

tiêu tài chính nói chung trong toàn bộ hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đôi

khi có sự chênh lệch lớn giữa các niên độ kế toán. Điều này đặt ra yêu cầu đối

với các công ty xây dựng niêm yết là cần phải có những chỉ tiêu đánh giá rủi

ro tài chính riêng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành mình.

Thứ năm, Các công ty xây dựng niêm yết cũng giống như các công ty

niêm yết của các ngành khác, cũng phải tuân thủ việc công bố các chỉ tiêu tài

chính cơ bản trong báo cáo thường niên của mình. Ngoài ra, để đảm bảo duy

trì niêm yết thì các công ty xây dựng niêm yết cũng cần phải có những chỉ

tiêu phân tích phục vụ quản trị trong nội bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo các

tiêu chí về tài chính để duy trì niêm yết.

2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty

xây dựng niêm yết trên thị trƣờngchứng khoán Việt Nam

Để tìm hiểu thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính mà các

công ty xây dựng niêm yết hiện nay sử dụng, luận án tiến hành khảo sát và

nghiên cứu theo hai hệ thống :

Một là, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty xây dựng niêm yết

phải tiến hành tính toán và công khai theo yêu cầu của pháp luật. Hệ thống chỉ tiêu

này đóng vai trò cung cấp thông tin khái quát, kịp thời và dễ tiếp cận cho các chủ

thể sử dụng. Những thông tin nàyluận án thu thập từ các báo cáo được các công ty

xây dựng niêm yết đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

66

(như báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, báo cáo của ban giám đốc…).

Hai là, hệ thống chỉ tiêu phân tích các công ty xây dựng niêm yết sử

dụng trong nội bộ các doanh nghiệp này. Thông tin này luận án thu thập qua

phương pháp khảo sát (Danh sách các công ty xây dựng niêm yết lấy mẫu

khảo sát, mẫu phiếu khảo sát và kết quả khảo sát được tác giả trình bày tại các

Phụ lục đính kèm)

Tiêu chuẩn chọn lựa các doanh nghiệp làm nguồn dữ liệu nghiên cứu

Luận án sẽ khảo sát đối với 4 nhóm công ty xây dựng niêm yết theo 2

tiêu thức: hình thức sở hữu và vốn điều lệ thực tế, hai tiêu thức này luận án

đều tiến hành thu thập số liệu và khảo sát tính ở thời điểm tháng 1/2015, như

sau :

Thứ nhất, Theo tiêu thức “hình thức sở hữu” thì theo quy định hiện hành, án

tiến hành phân loại các công ty xây dựng niêm yết thành 2 nhóm: Nhóm công

ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu Nhà nước (Nhà nước nắm từ 51%

vốn điều lệ trở lên) và Nhóm công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu

tư nhân (Nhà nước nắm duới 51% vốn điều lệ)

Thứ hai, Theo tiêu thức “vốn điều lệ thực tế”: theo quy định tại Thông tư

155/2015/TT-BTC (ban hành ngày 06/10/2015, có hiệu từ 01/01/2016), luận

án tiến hành phân loại các công ty xây dựng niêm yết thành 2 nhóm: Nhóm

công ty xây dựng niêm yết có vốn điều lệ thực tế trên 120 tỷ - nhóm công ty

xây dựng niêm yết là công ty đại chúng quy mô lớn, và Nhóm công ty xây

dựng niêm yết có vốn điều lệ thực tế dưới 120 tỷ - nhóm công ty xây dựng

niêm yết là công ty đại chúng quy mô nhỏ.

Để thực hiện việc chọn mẫu khảo sát làm cơ sở để xây dựng hệ thống

chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam, tác giả xem xét một số tiêu chí như sau:

1. Các công ty xây dựng đã niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán

thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và có đầy đủ

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

67

các báo cáo tài chính đã được khiểm toán đến năm 2014.

2. Các công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là xây lắp

3. Các công ty xây dựng đã cổ phần hóa và niêm yết từ trước năm 2012

4. Các công ty xây dựng có địa bàn hoạt động tại Hà Nội và thành phố

Hồ Chí Minh

5. Các công ty có cổ phiếu đang giao dịch bình thường trên hai sàn

giao dịch.

Các tiêu chí trên không nhằm ngoài mục đính xây dựng bộ dữ liệu bao

gồm các doanh nghiệp làm đối tượng nghiên cứu một cách thống nhất và các

thông tin được sử dụng là minh bạch, có nguồn gốc rõ ràng, dễ dàng kiểm

chứng tính chính xác.

Từ các tiêu chí trên, luận án đã lọc và chọn ra được 40 doanh nghiệp

làm mẫu nghiên cứu, cụ thể :

+ Nhóm khảo sát theo quy mô vốn điều lệ bao gồm : 10 công ty xây

dựng niêm yết có vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng trở lên và 10 công ty xây dựng

niêm yết có vốn điều lệ dưới 120 tỷ đồng

+ Nhóm khảo sát theo hình thức sở hữu bao gồm : 10 công ty xây dựng

niêm yết có hình thức sở hữu Nhà nước và 10 công ty xây dựng niêm yết có

hình thức sở hữu tư nhân

2.2.1. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty xây dựng

niêm yết công khai theo quy định của pháp luật

Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu

phân tích tài chính bắt buộc các công ty niêm yết nói chung và các công ty cổ

phần xây dựng niêm yết nói riêng phải tính toán và công bố vào thời điểm

phát hành chứng khoán lần đầu (IPO) và khi kết thúc niên độ kế toán. Theo

khoản 1, điều 15 của luật chứng khoán số 70/2006/QH- 11, công ty công bố

các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong “thông tin tài chính” lần đầu tiên trong

bản cáo bạch.

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

68

Theo quyết định số 13/2007/QĐ-BTC, và Thông tư 155/2015/TT-BTC

(ban hành ngày 06/10/2015, có hiệu từ 01/01/2016), hệ thống chỉ tiêu phân tích

tài chính của công ty xây dựng niêm yết phải tuân thủ theo hệ thống chỉ tiêu

phân tích tài chính của tổ chức niêm yết nói chung. Những chỉ tiêu này phải

được lập và công bố hàng năm trên “báo cáo thường niên”. Những chỉ tiêu phân

tích tài chính này được cụ thể trong Bảng 2.5 dưới đây:

Bảng 2.5 : Hệ thống chỉ tiêu phân tích theo quy định của UBCKNN

Các chỉ tiêu Năm X-1 Năm X Ghi chú

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

a. Hệ số thanh toán ngắn hạn:

=Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn)

b. Hệ số thanh toán nhanh:

= (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/ Nợ

ngắn hạn

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

a. Hệ số nợ / Tổng tài sản

b. Hệ số nợ / Vốn chủ sở hữu

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

a. Vòng quay hàng tồn kho:

= Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân

b. Doanh thu thuần / Tổng tài sản

4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

a. Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

b. Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

c. Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

d. Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh/Doanh thu thuần

(Nguồn: Phụ lục số 04-Thông tư 155/2015/TT-BTC)

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

69

Ý nghĩa và cách thu thập dữ liệu (theo biểu mẫu báo cáo tài chính trong

Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ

Tài chính) của các chỉ tiêu trên như sau:

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn : Hệ số này còn thường được biết

đến và sử dụng với tên gọi “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”. Chỉ tiêu

này phản ánh khả năng chi trả các khoản nợ có thời hạn bằng hoặc dưới 1

năm bằng toàn bộ tài sản ngắn hạn của tổ chức niêm yết. Đối với các công ty

xây dựng niêm yết thì trị số của chỉ tiêu bằng (=) 1 hoặc >1 thì chứng tỏ

doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và ngược lại. Trong

đó, chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn lấy dữ liệu từ mã số 100, nợ ngắn hạn mã số 310

của bảng cân đối kế toán.

Hệ số thanh toán nhanh, chỉ tiêu này cho biết, sau khi đã loại trừ bộ

phận hàng tồn kho (là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất

trong tài sản ngắn hạn), thì giá trị tài sản ngắn hạn còn lại của doanh nghiệp có

đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Nếu trị số của chỉ tiêu (= 1)

hoặc >1 thì công ty xây dựng niêm yết bảo đảm khả năng thanh toán nhanh; và

ngược lại. Dữ liệu tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn từ mã số 100, 310, còn hàng

tồn kho lấy dữ liệu từ mã số 140 của bảng cân đối kế toán.

Hệ số nợ/ tổng tài sản, hệ số này cho biết trong cơ cấu nguồn vốn của

công ty xây dựng niêm yết, có bao nhiêu phần là vốn vay hay nói cách khác,

đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn phản ánh mức độ phụ thuộc vào nguồn

tài chính bên ngoài của doanh nghiệp xây dựng niêm yết. Chỉ tiêu này thấp

chứng tỏ doanh nghiệp ít sử dụng đòn bẩy tài chính, rủi ro tài chính thấp

nhưng chi phí sử dụng vốn cao, và ngược lại. Trong đó, chỉ tiêu Nợ phải trả

lấy dữ liệu phân tích từ mã số 300, tổng tài sản lấy dữ liệu từ mã số 270.

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

70

Hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu : Hệ số này phản ánh mức độ cân đối của hai

nguồn tài trợ. Thông thường, doanh nghiệp có hệ số này (<1) hoặc (= 1) được

coi là an toàn về tài chính và ngược lại. Tuy nhiên với đặc thù của ngành xây

dựng thì nhiều doanh nghiệp có hệ số này >1 vẫn được đánh giá là an toàn.

Trong công thức trên thì nợ ngắn hạn, nợ dài dạn, tổng nợ, vốn chủ sở hữu

được lấy từ mã số 310, 330, 300 và 400 trong bảng cân đối kế toán.

Vòng quay hàng tồn kho, phản ánh năng lực quản trị hàng tồn kho của

doanh nghiệp niêm yết nói chung. Chỉ tiêu này đặc biệt có ý nghĩa với các công

ty xây dựng niêm yết vì sản phẩm của các doanh nghiệp này có giá trị lớn và

thời gian hoàn thiện dài, nên khoản mục “Chi phí sản xuất kinh doanh dở

dang” nằm trong hàng tồn kho thường có giá trị rất lớn. Do đó, với đặc thù

ngành, không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số

vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy công ty xây dựng có hàng tồn

kho không bị ứ đọng nhiều, doanh nghiệp sẽ ít rủi. Trong đó, giá vốn hàng bán

lấy dữ liệu mã số 11 trong báo cáo kết quả kinh doanh, hàng tồn kho mã số 140

trong bảng cân đối kế toán (số bình quân giữa đầu kỳ và cuối kỳ phân tích).

Vòng quay tài sản, Chỉ tiêu này còn được biết đến với tên gọi “Hiệu

suất sử dụng tài sản” hay “Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh”. Chỉ tiêu dùng

để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty xây dựng niêm yết.

Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sử dụng tài sản của công ty vào các

hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Doanh thu thuần lấy dữ liệu mã

số 10 trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh, tổng tài sản (số bình quân của

đầu kỳ với cuối kỳ phân tích) lấy mã số 100 trong bảng cân đối kế toán

Hệ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần, chỉ tiêu này cho biết

trong doanh thu thuần mà doanh nghiệp thu được, lợi nhuận chiếm bao nhiêu

phần trăm. Chỉ tiêu này càng lớn phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp càng

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

71

lớn và ngược lại. Tuy nhiên, đối với ngành xây dựng, do tính chất sản xuất

sản phẩm trong thời gian kéo dài nên doanh thu cũng như lợi nhuận giữa các

năm của một doanh nghiệp có thể có đột biến và chênh lệch lớn. Vì thế, khi

xem xét hệ số này của một công ty xây dựng niêm yết, cần so sánh hệ số giữa

các năm và với tỷ số bình quân của toàn ngành xây dựng. Trong đó, Lợi

nhuận sau thuế, doanh thu thuần lấy dữ liệu mã số 60, 10 trong báo cáo kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hệ số lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu ( ROE), chỉ tiêu này còn có tên

gọi là “Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu”. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời từ

mỗi đồng vốn đầu tư của chủ sử hữu đã bỏ ra. Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng

tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của chủ sở hữu và ngược lại. Đây cũng

chính là một trong những chỉ số được sử dụng làm tiêu chí của UBCKNN để

xem xét cho phép một doanh nghiệp có được niêm yết trên sàn giao dịch tập

trung hay không. Trong đó, Lợi nhuận sau thuế lấy dữ liệu của mã số 60 trong

Báo cáo kết quả kinh doanh, vốn chủ sở hữu (số bình quân của đầu kỳ với cuối

kỳ phân tích) lấy dữ liệu của mã số 400 trong bảng cân đối kế toán.

Hệ số lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản ( ROA), chỉ tiêu còn được biết đến

với tên gọi “Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản” hay “Tỷ suất sinh lời tổng tài

sản”. Chỉ tiêu này phản ánh bình quân cứ một đồng tài sản đưa vào quá trình

SXKD thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong đó, chỉ tiêu Lợi nhuận

sau thuế lấy dữ liệu từ mã số 60 trong Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất

kinh doanh, chỉ tiêu tổng tài sản lấy từ mã số 270 trên bảng cân đối kế toán.

2.2.1.1. Khảo sát hệ thống chỉ tiêu phân tích phải công bố theo quy

định đối với công ty xây dựng niêm yết theo hình thức sở hữu

a. Khảo sát hệ thống chỉ tiêu phân tích phải công bố theo quy định đối

với công ty xây dựng niêm yết theo hình thức sở hữu Nhà nước

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

72

Bảng 2.6: Danh sách công ty xây dựng niêm yết chọn khảo sát có hình

thức sở hữu Nhà nƣớc

TT Tên công ty Mã

CK

Vốn điều lệ

(đồng)

Tỷ lệ sở hữu

Nhà nƣớc

(%)

Sàn giao

dịch

1 Công ty cổ phần xây dựng công

nghiệp và dân dụng dầu khí

PXI 300.000.000.000 51% HSX

2 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 3-2 C32 112.000.000.000 51% HSX

3 Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng

Việt Nam

MCG 168.000.000.000 51% HSX

4 Công ty cổ phần Lilama10 L10 80.000.000.000 51% HSX

5 Công ty cổ phần lắp đường ống bể

chứa dầu khí

PXT 200.000.000.000 51% HSX

6 Công ty cổ phần Sông Đà 6 SD6 347.716.110.000 65% HNX

7 Công ty cổ phần xây dựng số 9 VC9 80.000.000.000 54.33% HNX

8 Công ty cổ phần tư vấn xây dựng

điện 1

TV1 100.000.000.000 54.34% HNX

9 Công ty cổ phần xây dựng dầu khí

Nghệ An

PVA 35.000.000.000 51% HNX

10 Công ty cổ phần xây dựng số 12 V12 30.000.000.000 51% HNX

(Nguồn : tác giả tổng hợp từ trang web : hsx.vn và Hnx.vn)

Khảo sát thực tế tại các công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở

hữu Nhà nước này hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được sử dụng được

tổng hợp trong bảng sau :

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

73

Bảng 2.7 : Bảng tổng hợp khảo sát các chỉ tiêu phân tích tài chính các

công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu Nhà nƣớc đã công bố theo

quy định của UBCKNN

Chỉtiêu PXI C32 MCG L10 PXT SD6 VC9 TV1 PVA V12

Hệ số tài ngắn hạn/ Tổng tài sản - - - - - X - - - -

Hệ số tài sản dài hạn/ Tổng tài sản - - - - - X - - - -

Hệ số thanh toán ngắn hạn X X X X X Khác X Khác X X

Hệ số thanh toán nhanh X X X X X Khác X Khác X X

Hệ số nợ / Tổng tài sản X X Khác X Khác Khác X X X X

Hệ số nợ / Vốn chủ sở hữu X X Khác X Khác Khác X X X X

Vòng quay hàng tồn kho X X X X X Khác X X X X

Doanh thu thuần / Tổng tài sản X Khác Khác X Khác X X X X X

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu

thuần

X X X X X X X Khác Khác X

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở

hữu

X X X X X X X Khác Khác X

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài

sản

X X X X X X X Khác Khác X

Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh/Doanh thu thuần

X X X X - - X X X X

(Nguồn : Tác giả tổng hợp)

Qua bảng tổng hợp 2.7 ta có thể nhận thấy :

Đối với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản : Trong tất cả các công ty

được khảo sát thì chỉ có Công ty cổ phần Sông Đà 6 (mã SD6) là tính toán và

công bố 2 chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản là “Hệ số tài sản lưu động/Tổng tài

sản” và “Hệ số tài sản cố định/Tổng tài sản”. Tuy nhiên cách gọi “tài sản lưu

động” và “Tài sản cố định” là chưa hoàn toàn chính xác. Các công ty còn lại

đều không công bố các chỉ tiêu này

Đối với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn: 7/10 Công ty khảo

sát tính toán và công bố 2 chỉ tiêu “Hệ số nợ/ Tổng tài sản” và “ Hệ số nợ /

vốn chủ sở hữu” theo quy định

Ba doanh nghiệp còn lại thì tính toán và công bố chỉ tiêu khác :

+ Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Việt Nam (MCG) công bố 2 chỉ

tiêu “Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản” và “Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu”

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

74

+ Công ty cổ phần lắp đường ống bể chứa dầu khí (PXT) công bố 2 chỉ tiêu

: “Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn” và “Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn”

+ Công ty cổ phần Sông Đà 6 lại tính toán và công bố 2 chỉ tiêu “Hệ số

nợ” và “Hệ số vốn chủ sở hữu”

Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:Qua khảo sát, việc

tính toán và công bố các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của các

doanh nghiệp thì chủ yếu các doanh nghiệp chỉ tính toán và công bố 2 chỉ

tiêu “Hệ số thanh toán nhanh” và “Hệ số thanh toán ngắn hạn”. Tuy nhiên,

công thức tính toán các chỉ tiêu các công ty áp dụng là giống nhau nhưng

một số công ty lại sử dụng tên gọi khác

+ Công ty cổ phần Sông Đà 6 (SD6) sử dụng tên gọi “Khả năng thanh

toán nhanh” và “Khả năng thanh toán ngắn hạn”

+ Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 (TV1) không sử dụng tên gọi

chỉ tiêu mà chỉ nêu cách tính toán

Bên cạnh đó, qua khảo sát thì 9/10 các công ty đều vẫn sử dụng

thuật ngữ “Tài sản lưu động” trong các công thức tính, chỉ riêng có Công

ty cổ phần xây dựng số 12 (V12) là sử dụng đúng thuật ngữ “Tài sản

ngắn hạn”

Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động : 8/10 công ty được

khảo sát đều tính toán và công bố 2 chỉ tiêu “Vòng quay hàng tồn kho” và

“Doanh thu thuần/tổng tài sản” (PXI, TV1, L10, PVA, V12) hay “Vòng quay

hàng tồn kho”và “Vòng quay tổng tài sản” (MCG,C32, PXT).

Hai doanh nghiệp còn lại tính toán và công bố nhiều hơn 2 chỉ tiêu :

+ Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1(TV1) ngoài 2 chỉ tiêu trên

còn tính toán và công bố thêm 3 chỉ tiêu là ““Vòng quay tài sản cố định”,

“Vòng quay các khoản phải thu” và “Vòng quay các khoản phải trả”

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

75

+ Công ty cổ phần Sông Đà 6 (SD6) lại chỉ công bố chỉ tiêu “Vòng

quay hàng tồn kho”, mà không công bố chỉ tiêu “Doanh thu thuần/tổng tài

sản”. Thay vào đó công ty này tính toán thêm 3 chỉ tiêu là : “Số ngày vòng

quay hàng tồn kho”, “Vòng quay khoản phải thu” và “Kỳ thu tiền trung bình”

Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi: Các chỉ tiêu phân tích

tài chính do các công ty công bố thiếu thống nhất cả về cách gọi, cách tính, số

lượng chỉ tiêu, ... Hơn nữa, việc tính toán các chỉ tiêu này tại hầu hết công ty

đều không chính xác. Cụ thể :

+ Về số lượng chỉ tiêu tính toán và công bố : 8/10 công ty đều tính

toán và công bố 4 chỉ tiêu theo quy định của UBCKNN là “Hệ số lợi nhuận

sau thuế/Doanh thu thuần”, “Hệ số lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu”,

“Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản” và “Hệ số lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh/Doanh thu thuần” . Hai công ty còn lại là Công ty cổ phần

Sông Đà 6 (SD6) và Công ty cổ phần lắp đường ống bể chứa dầu khí (PXT)

chỉ công bố 3 chỉ tiêu “Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần”, “Hệ số

lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu”, “Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài

sản”, mà không công bố chỉ tiêu “Hệ số lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh/Doanh thu thuần”

+ Về tên gọi chỉ tiêu : có một số công ty sử dụng tên gọi không thống

nhất, như Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp và dân dụng dầu khí (PXI)

gọi chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu

thuần” thay cho “Hệ số lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu

thuần”. Hay như 2 Công ty : Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 (TV1)

và Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An (PVA) lại sử dụng tên gọi của

4 chỉ tiêu là : “Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần”, “Lợi nhuận sau thuế /

Vốn chủ sở hữu”, “Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản” và “Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần”

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

76

Đối với các chỉ tiêu liên quan đến cổ phần : Trong nhóm công ty

khảo sát, chỉ có duy nhất Công ty cổ phần xây dựng 3-2 (C32) là tính toán

và công bố 2 chỉ tiêu trong nhóm này là : “Thu nhập trên mỗi cổ phần” và

“Giá trị sổ sách một cổ phần”. Tất cả các công ty còn lại đều không công

bố chỉ tiêu này

Như vậy, qua khảo sát nhóm công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở

hữu Nhà nước thì hầu hết các công ty đều tính toán và công bố các chỉ tiêu tài

chính chủ yếu, nhưng số lượng và tên gọi các chỉ tiêu còn chưa thống nhất.

Đồng thời đa số các công ty vẫn sử dụng sai thuật ngữ “Tài sản ngắn hạn” là

“Tài sản lưu động” trong các công thức tính. Riêng các chỉ tiêu về cơ cấu tài

sản và các chỉ tiêu liên quan đến cổ phần thì chỉ duy nhất một công ty tính

toán và công bố

b. Khảo sát hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo quy định đối với

các công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu tư nhân

Bảng 2.8 : Danh sách công ty xây dựng niêm yết chọn khảo sát có hình

thức sở hữu tƣ nhân

STT Tên công ty Mã CK Vốn điều lệ (đồng) Sàn giao dịch

1 Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ

thuật thành phố Hồ Chí Minh

CII 1.129.275.000.000 HSX

2 Công ty cổ phần xây dựng Cotec CTD 184.500.000.000 HSX

3 Công ty cổ phần xây dựng số 5 SC5 86.000.000.000 HSX

4 Công ty cổ phần kỹ thuật và nền

móng công trình ngầm FECON

FCV 165.663.280.000 HSX

5 Công ty cổ phần xây dựng 47 C47 80.000.000.000 HSX

6 Công ty cổ phần Sông Đà 27 S27 15.728.330.000 HNX

7 Công ty cổ phần đầu tư phát triển

xây dựng số 2

DC2 30.000.000.000 HNX

8 Công ty cổ phần xây dựng điện 3 TV3 29.400.000.000 HNX

9 Tổng công ty công trình giao

thông 6

CT6 44.374.010.000 HNX

10 Công ty cổ phần Hồng Hà dầu khí PHH 50.000.000.000 HNX

(Nguồn : tác giả tổng hợp từ trang web : hsx.vn và Hnx.vn)

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

77

Khảo sát thực tế tại các công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu tư

nhân này hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đã công bố được tổng hợp trong

bảng sau :

Bảng 2.9 : Bảng tổng hợp khảo sát các chỉ tiêu phân tích tài chính các

công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu tƣ nhân đã công bố theo

quy định của UBCKNN

Chỉtiêu CII CTD SC5 FCV C47 S27 DC2 TV3 CT6 PHH

Hệ số tài ngắn hạn/ Tổng tài sản X - - - - - - - - -

Hệ số tài sản dài hạn/ Tổng tài sản X - - - - - - - - -

Hệ số thanh toán ngắn hạn X X X X X X X X X X

Hệ số thanh toán nhanh X X X X X X X X X X

Hệ số nợ/Tổng tài sản X X X X X X X X X X

Hệ số nợ / Vốn chủ sở hữu X X X X X X X X X X

Vòng quay hàng tồn kho X X X X X X X X X X

Doanh thu thuần / Tổng tài sản Khác Khác X Khác X X Khác Khác X X

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh

thu thuần

X X X Khác X Khác X Khác X X

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ

sở hữu

X X X Khác X Khác X Khác X X

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài

sản

X X X Khác X Khác X Khác X X

Hệ số lợi nhuận từ hoạt động

kinhdoanh/Doanh thu thuần

X X X Khác X Khác X Khác X X

(Nguồn : tác giả tổng hợp)

Qua bảng tổng hợp 2.9 có thể nhận thấy :

Đối với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản : Trong tất cả các công ty

được khảo sát thì chỉ có Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Hồ Chí

Minh (CII) là tính toán và công bố 2 chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản là “Tài

sản ngắn hạn/Tổng tài sản” và “Tài sản dài hạn/Tổng tài sản”. Các công ty

còn lại đều không công bố các chỉ tiêu này

Đối với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn: Tất cả các Công ty

được khảo sát đều tính toán và công bố 2 chỉ tiêu thống nhất” là Hệ số nợ/

Tổng tài sản” và “ Hệ số nợ / vốn chủ sở hữu” theo quy định. Riêng Công ty

cổ phần xây dựng Cotec (CTD), ngoài 2 chỉ tiêu trên còn tính toán và công bố

thêm chỉ tiêu “Hệ số vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn”

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

78

Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: 10/10 Công ty

được khảo sát đều tính toán và công bố 2 chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nhanh” và

“Hệ số thanh toán ngắn hạn”. Tuy nhiên, qua khảo sát thì 6/10 các công ty

(S27, FCN, DC2, SC5, CT6, C47) vẫn sử dụng thuật ngữ “Tài sản lưu động”

trong các công thức tính.

Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động : 5/10 các công ty

khảo sát tính toán và công bố 2 chỉ tiêu “Vòng quay hàng tồn kho” và “Doanh

thu thuần/tổng tài sản” (Công ty cổ phần Sông Đà 27, Công ty cổ phần xây

dựng số 5, Công ty công trình giao thông 6, Công ty cổ phần Hồng Hà dầu

khí, Công ty cổ phần xây dựng C47). Các công ty còn lại sử dụng tên gọi chỉ

tiêu khác (“Vòng quay hàng tồn kho”và“Vòng quay tổng tài sản”), nhưng

công thức tính toán không thay đổi là các công ty : Công ty cổ phần đâu tư hạ

tầng kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần xây dựng Cotec, Công

ty cổ phần kỹ thuật và nền móng công trình ngầm Fecon, Công ty cổ phần đầu

tư và phát triển xây dựng số 2, Công ty cổ phần xây dựng điện số 3.

Riêng Công ty cổ phần xây dựng Cotec (CTD) thì ngoài 2 chỉ tiêu trên

còn tính toán và công bố thêm 4 chỉ tiêu là “Vòng quay tài sản cố định”,

“Vòng quay tài sản lưu động’, “Vòng quay các khoản phải thu” và “Vòng

quay các khoản phải trả”

Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: Các công ty công bố

tương đối thống nhất về cách tính và số lượng chỉ tiêu. Cụ thể

+ Về số lượng chỉ tiêu tính toán và công bố : Tất cả các công ty khảo

sát đều tính toán và công bố 4 chỉ tiêu theo quy định của UBCKNN là “Hệ số

lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần”, “Hệ số lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở

hữu”, “Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản” và “Hệ số lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần” .

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

79

Cá biệt có Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Hồ Chí Minh (CII)

ngoài 4 chỉ tiêu trên còn tính toán và công bố thêm chỉ tiêu “Hệ số lợi nhuận

thuần từ hoạt động kinh doanh/Tổng tài sản” .

+ Về tên gọi chỉ tiêu : có một số công ty sử dụng tên gọi không thống

nhất, như Công ty cổ phần Sông đà 27 (S27) và Công ty cổ phần kỹ thuật và

nền móng công trình ngầm Fecon (FCV) sử dụng tên gọi của 4 chỉ tiêu là :

“Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần”, “Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở

hữu”, “Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản” và “Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh/Doanh thu thuần”.

Riêng Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 3 (TV3) lại gọi các chỉ

tiêu lần lượt là : “Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần”, “Lợi nhuận sau thuế /

Vốn chủ sở hữu”, “Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản” và “Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần”

Đối với các chỉ tiêu liên quan đến cổ phần : Trong nhóm công ty khảo

sát, chỉ có 3 công ty tính toán và công bố các chỉ tiêu liên quan đến cổ phần

+ Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Hồ Chí Minh (CII) và Công

ty cổ phần kỹ thuật nền móng công trình ngầm (FCN) công bố chỉ tiêu “Thu

nhập trên cổ phần thường”

+ Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng điện 3(TV3) tính toán và công bố 2

chỉ tiêu “ Thu nhập trên mỗi cổ phần” và “Giá trị sổ sách một cổ phần”.

Như vậy, qua khảo sát nhóm công ty cổ phần xây dựng niêm yết có

hình thức sở hữu tư nhân thì hầu hết các công ty đều tính toán và công bố các

chỉ tiêu tài chính chủ yếu khá đầy đủ thống nhất. Ngoài các chỉ tiêu theo quy

định thì một số công ty còn tự tính toán và công bố thêm một số các chỉ tiêu

phân tích tài chính khác. Nhìn chung các công ty đều công bố khá đầy đủ các

chỉ tiêu theo quy định của UBCKNN, tuy nhiên cách gọi các chỉ tiêu và sử

dụng thuật ngữ trong công thức tính vẫn còn nhiều bất cập

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

80

2.2.1.2. Khảo sát hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo quy định

trong công ty cổ phần xây dựng niêm yết theo quy mô vốn điều lệ thực tế

a.Khảo sát hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chínhtheo quy định trong

công ty cổ phần xây dựng niêm yếtcó vốn điều lệ thực tế trên 120 tỷ đồng

Bảng 2.10: Danh sách công ty xây dựng niêm yết chọn khảo sát có vốn

điều lệ thực tế trên 120 tỷ đồng

STT Tên công ty Mã CK Vốn điều lệ (đồng) Sàn giao dịch

1 Tổng công ty cổ phần xây

lắp dầu khí Việt Nam

PVX 4.000.000.000.000 HNX

2 Công ty cổ phần xây dựng và

xuất nhập khẩu Việt Nam

VCG 4.417.106.730.000 HNX

3 Công ty cổ phần Sông Đà 10 SDT 273.779.960.000 HNX

4 Công ty cổ phần đầu tư và

phát triển khu công nghiệp

và đô thị Sông Đà

SJS 800.000.000.000 HSX

5 Công ty cổ phần xây dựng và

kinh doanh địa ốc Hòa Bình

HBC 151.195.400.000 HSX

6 Công ty cổ phần Licogi 16 LCG 250.000.000.000 HSX

7 Công ty cổ phần phát triển hạ

tầng kỹ thuật

IJC 548.389.050.000 HSX

8 Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE 810.431.310.000 HSX

9 Công ty cổ phần đầu tư hạ

tầng và đô thị dầu khí

PTL 1.000.000.000.000 HSX

10 Công ty cổ phần xây dựng

điện Việt Nam

VNE 317.210.800.000 HSX

(Nguồn : tác giả tổng hợp từ trang web : hsx.vn và Hnx.vn)

Trong các công ty được khảo sát, các chỉ tiêu phân tích tài chính được

tính toán và công bố được tổng hợp trong bảng như sau:

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

81

Bảng 2.11 : Bảng tổng hợp khảo sát các chỉ tiêu phân tích tài chính các

công ty xây dựng niêm yết có vốn điều lệ trên 120 tỷ đồng đã công bố

theo quy định của UBCKNN

Chỉtiêu REE LCG PVX SJS SDT IJC HBC VNE PTL VCG

Hệ số tài ngắn hạn/ Tổng tài sản X - - - - - - - - -

Hệ số tài sản dài hạn/ Tổng tài sản X - - - - - - - - -

Hệ số thanh toán ngắn hạn X X X X X X X X X X

Hệ số thanh toán nhanh X X X X X X X X X X

Hệ số nợ / Tổng tài sản X X X X X X X X X X

Hệ số nợ / Vốn chủ sở hữu - - - X X - - - - -

Vòng quay hàng tồn kho X X X X X X X X X X

Doanh thu thuần / Tổng tài sản X X X X X X X X X X

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh

thu thuần

X X X X X X X X X Khác

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ

sở hữu

X X X X X X X X X X

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài

sản

X X X Khác X X X X X X

Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh/Doanh thu thuần

X X X X X X - X X -

(Nguồn : Tác giả tổng hợp)

Qua bảng tổng hợp 2.11 có thể nhận thấy :

Đối với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản: Chỉ có Công ty cổ phần

cơ điện lạnh (REE) tính toán và công bố hai chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản.

Đối với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn: Qua khảo sát, hầu hết

các công ty đều tính toán và công bố các chỉ tiêu này, tuy nhiên số lượng chỉ

tiêu các công ty tính toán và công bố lại không thống nhất :

+ 10/10 Công ty công bố chỉ tiêu “Tỷ trọng nợ phải trả/tổng nguồn vốn”

+ 2/10 Công ty công bố chỉ tiêu “tỷ trọng nợ vay/nguồn vốn chủ sở

hữu” là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển khu đô thị và công nghiệp Sông

Đà (SJS) và Công ty cổ phần Sông Đà 10 (SDT)

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

82

Tuy nhiên cả 10 công ty được khảo sát lại tính toán và công bố chỉ tiêu

“Tỷ trọng VCSH/tổng nguồn vốn”

Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: Qua khảo sát, tất cả

các công ty thuộc nhóm đều tính toán và công bố 2 chỉ tiêu theo quy định của

UBCKNN là “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” và chỉ tiêu “Hệ số khả

năng thanh toán nhanh”.

Ngoài ra một vài công ty công bố thêm chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh

toán hiện thời” là Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình

(HBC), Công ty cổ phần Licogi 16 (LCG) , và Công ty cổ phần cơ điện lạnh

(REE)

Riêng về tên gọi thì các công ty hầu hết đều không thống nhất về cách

gọi các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Đối với các chỉ tiêu về năng lực hoạt động : Hầu hết các công ty được

khảo sát đều tính toán và công bố 2 chỉ tiêu về năng lực hoạt động là : Vòng

quay hàng tồn kho và Vòng quay tổng tài sản

Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi: Các chỉ tiêu phân tích

tài chính do các công ty công bố thiếu thống nhất cả về cách gọi, cách tính,

số lượng chỉ tiêu, ... Hơn nữa, việc tính toán các chỉ tiêu này tại hầu hết

công ty đều không chính xác. Chẳng hạn, về tên gọi, với chỉ tiêu “Tỷ suất

lợi nhuận trên tổng tài sản” nhưng Công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập

khẩu Việt Nam (VCG) gọi là “Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản” nhưng

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển khu công nghiệp và đô thị Sông Đà

(SJS) lại gọi là “Lợi nhuận/tổng tài sản bình quân”, ...

Về số lượng chỉ tiêu, có một số công ty chỉ công bố 2 chỉ tiêu “Lợi

nhuận/Tổng tài sản bình quân” và “Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu bình quân”

(Công ty cổ phần Sông Đà 10 và Công ty cổ phần Licogi 16); Còn lại hầu hết

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

83

các công ty công bố 3 chỉ tiêu nhưng tên gọi và nội dung khác nhau; chẳng

hạn, Công ty Cổ phần cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (VCG)

công bố 3 chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản” và “Lợi nhuận sau

thuế/Doanh thu thuần” và “Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu; Công ty Cổ

phần đầu tư và phát triển địa ốc Hòa Bình (HBC) công bố 3 chỉ tiêu “Tỷ suất

lợi nhuận/Doanh thu”, “Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu” và “Tỷ suất lợi

nhuận/Tổng tài sản”. Nhìn chung không có công ty xây dựng niêm yết nào

công bố đầy đủ và chính xác cả 4 chỉ tiêu như trong quy định của UBCKNN

b.Khảo sát hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo quy định đối với

công ty xây dựng niêm yết có vốn điều lệ thực tế dưới 120 tỷ đồng

Bảng 2.12 : Danh sách công ty xây dựng niêm yết chọn khảo sát có vốn

điều lệ thực tế dƣới 120 tỷ đồng

STT Tên công ty Mã CK Vốn điều lệ (đồng) Sàn giao dịch

1 Công ty cổ phần Sông Đà 5.05 S55 7.000.000.000 HNX

2 Công ty cổ phần Sông Đà 6.04 S64 46.630.600.000 HNX

3 Công ty cổ phần xây dựng số 6 VC6 40.000.000.000 HNX

4 Công ty cổ phần xây dựng số 3 VC3 80.000.000.000 HNX

5 Công ty cổ phần Lilama 5 LO5 50.000.000.000 HNX

6 Công ty cổ phần Lilama 45.3 L43 35.000.000.000 HNX

7 Công ty cổ phần xây dựng số 2 VC2 20.000.000.000 HNX

8 Công ty cổ phần xây dựng điện

VNECO3

VE3 13.197.100.000 HNX

9 Công ty cổ phần xây dựng điện

VNECO9

VE9 72.000.880.000 HNX

10 Công ty cổ phần Licogi166 LCS 76.000.000.000 HNX

(Nguồn : tác giả tổng hợp từ trang web : Hnx.vn)

Khảo sát thực tế tại các công ty này chỉ tiêu phân tích tài chính đã công

bố được tổng hợp trong bảng sau :

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

84

Bảng 2.13 : Bảng tổng hợp khảo sát các chỉ tiêu phân tích tài chính các

công ty xây dựng niêm yết có vốn điều lệ dƣới 120 tỷ đồng đã công bố

theo quy định của UBCKNN

Chỉtiêu S55 S64 LO5 LCS VC2 VC3 VC6 L43 VE3 VE9

Hệ số tài ngắn hạn/ Tổng tài sản X X - - - - - - - -

Hệ số tài sản dài hạn/ Tổng tài sản X X - - - - - - - -

Hệ số thanh toán ngắn hạn X X X X X X X X X X

Hệ số thanh toán nhanh X X X X X X X X X X

Hệ số nợ / Tổng tài sản Khác Khác X X X X X X X X

Hệ số nợ / Vốn chủ sở hữu Khác X X Khác X X X Khác X X

Vòng quay hàng tồn kho X X X X X X X X X X

Doanh thu thuần / Tổng tài sản - - X X X X X X X X

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu

thuần

X X X X X X X X X X

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ

sở hữu

X X X X X X X X X X

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài

sản

Khác - Khác Khác - Khác - - - -

Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh/Doanh thu thuần

- - X X - X X X - -

(Nguồn : Tác giả tổng hợp)

Qua bảng tổng hợp 2.13 có thể nhận thấy :

Đối với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản : chỉ có Công ty cổ phần

Sông Đà 6.04 (S64) và Công ty cổ phần Sông Đà 5.05 (S55) tính toán và công

bố hai chỉ tiêu: “Hệ số tài sản lưu động trên tổng tài sản”, và “Hệ số tài sản cố

định trên tổng tài sản”. Các công ty còn lại đều không công bố 2 chỉ tiêu này

Đối với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn:Qua khảo sát, tất cả

các công ty đều sử dụng các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên,

một số công ty có cách gọi tên chỉ tiêu khác quy định, như Công ty cổ phần

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

85

Sông Đà 6.04 (S64) và Công ty cổ phần Sông Đà 5.05 (S55) gọi tên chỉ tiêu

là “Hệ số nợ/tổng nguồn vốn” thay vì “Hệ số nợ/tổng tổng tài sản”, hay Công

ty Công ty cổ phần Licogi 166 (LCS) và Công ty cổ phần Lilama 45.3 (L43)

gọi 2 chỉ tiêu là “Tỷ trọng nợ vay/tổng tài sản” và “Tỷ trọng nợ vay/nguồn

vốn chủ sở hữu"

Riêng công ty cổ phần Sông Đà 5.05 (S55) lại tính toán chỉ tiêu “Vốn

chủ sở hữu/tổng nguồn vốn” thay vì “Hệ số nợ / nguồn vốn chủ sở hữu”

Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: Việc tính toán và

công bố 2 chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán theo quy định của UBCKNN

thì tất cả các doanh nghiệp đều tuân thủ. Riêng các công ty : Công ty cổ phần

Sông Đà 6.04 (S64) và Công ty cổ phần Sông Đà 5.05 (S55), và Công ty cổ

phần xây dựng số 2 (VC2) gọi chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn”

là “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” (nhưng vẫn cùng cách tính toán

là bằng Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn).

Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động : Hầu hết các công

ty khảo sát đều tính toán và công bố 2 chỉ tiêu “Vòng quay hàng tồn kho” và

“Hiệu suất sử dụng tài sản” hay “Doanh thu thuần/tổng tài sản”. Tuy nhiên

hai công ty Công ty cổ phần Sông Đà 6.04 (S64) và Công ty cổ phần Sông Đà

5.05 (S55) lại chỉ công bố chỉ tiêu “Vòng quay hàng tồn kho”, mà không công

bố chỉ tiêu “Hiệu suất sử dụng tài sản”. Thay vào đó 2 công ty này lại tính

toán thêm 3 chỉ tiêu là : Số ngày vòng quay hàng tồn kho, Vòng quay khoản

phải thu và Kỳ thu tiền trung bình

Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi: Các công ty được

khảo sát chỉ thống nhất nhau về tên gọi và cách tính toán đối với 2 chỉ tiêu

“Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần” và chỉ tiêu “Hệ số lợi nhuận

sau thuế / Vốn chủ sở hữu” . Hai chỉ tiêu còn lại các công ty công bố không

thống nhất, cụ thể :

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

86

+ Với chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản” một số

công ty gọi là “Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân” (Công ty cổ phần

xây dựng số 3, Công ty cổ phần Lilama 5, và Công ty cổ phần Licogi 166),

riêng Công ty cổ phần Sông Đà 5.05 lại gọi là “Tỷ suất sinh lời của tài sản”

+ Với chỉ tiêu “Hệ số Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu

thuần” chỉ có một số công ty tính toán và công bố là Công ty cổ phần xây

dựng số 3 (VC3), Công ty cổ phần xây dựng số 6 (VC6), Công ty cổ phần

Lilama 5 (LO5), Công ty cổ phần licogi 166 (LCS), và Công ty cổ phần

Lilama 45.3 (L43)

Về số lượng chỉ tiêu, có 5/10 các công ty chỉ công bố 3 chỉ tiêu “Lợi

nhuận/Tổng tài sản bình quân”, “Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu bình quân” và “tỷ

suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần’’ ; 5/10 các công ty công bố 4 chỉ

tiêu là Công ty cổ phần xây dựng số 3 (VC3), Công ty cổ phần xây dựng số 6

(VC6), Công ty cổ phần Lilama 5 (LO5), Công ty cổ phần licogi 166 (LCS),

và Công ty cổ phần Lilama 45.3 (L43). Riêng chỉ có 2 công ty công bố 5 chỉ

tiêu là Công ty cổ phần xây dựng số 2 (VC2) công bố thêm chỉ tiêu Hệ số

EPS, và Công ty cổ phần Lilama 45.3 (L43) tính toán và công bố thêm chỉ

tiêu Hệ số thu nhập bình quân/cổ phiếu

Như vậy, qua khảo sát hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các

nhóm công ty xây dựng niêm yết, tác giả nhận thấy nhóm các công ty xây

dựng niêm yết có hình thức sở hữu tư nhân và nhóm các công ty xây dựng

niêm yết có quy mô vốn điều lệ thực tế trên 120 tỷ đồng tính toán và công bố

các chỉ tiêu tài chính tương đối thống nhất và đầy đủ theo quy định của

UBCKNN. Còn nhóm các công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu

Nhà nước và nhóm các công ty xây dựng niêm yết có quy mô vốn điều lệ thực

tế dưới 120 tỷ đồng công bố hệ thống các chỉ tiêu phân tích thiếu tính thống

nhất và chưa đầy đủ theo quy định của UBCKNN.

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

87

2.2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty

xây dựng niêm yết tính toán và sử dụng phục vụ quản trị trong nội bộ

2.2.2.1. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài

sản và nguồn vốn của các công ty xây dựng niêm yết

Căn cứ vào phiếu khảo sát cho thấy, 100% các công ty xây dựng niêm

yết được điều tra đều tính toán và sử dụng các chỉ tiêu Tỷ trọng của từng tài

sản, ngồn vốn so với tổng tài sản, nguồn vốn.

Qua trị số của các chỉ tiêu này, các công ty xây dựng niêm yết nhận

diện được cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp mình trong từng giai

đoạn để có những quyết định tài trợ hợp lý

Tuy nhiên, ngoài hai chỉ tiêu này, các công ty xây dựng niêm yết không

tính toán thêm chỉ tiêu nào mang tính đặc thù riêng cho các công ty xây dựng

Hình 2.1: Tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản của Tổng công ty

cổ phần XNK và xây dựng Việt Nam(mã VCG)

(Nguồn: Trích báo cáo quản trị của Tổng công ty cổ phần XNK và xây dựng

Việt Nam từ năm 2010-2014)

0.00%

20.00%

40.00%

60.00%

80.00%

100.00%

120.00%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tỷ trọng TSDH/Tổng TS

Tỷ trọng TSNH/Tổng TS

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

88

2.2.2.2. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài

trợ của các công ty xây dựng niêm yết

Căn cứ vào phiếu khảo sát cho thấy, 100% các công ty xây dựng niêm

yết được điều tra đều tính toán và sử dụng các chỉ tiêu Vốn lưu chuyển và Chi

phí sử dụng vốn bình quân

Dựa trên kết quả phiếu khảo sát thì tất cả các công ty xây dựng niêm

yết (40/40 công ty) đều tính toán và sử dụng các chỉ tiêu phân tích cân bằng

khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp mình, bao gồm Hệ số tài trợ và

Hệ số tài trợ thường xuyên

Qua việc tính toán và sử dụng các chỉ tiêu này, các công ty xây dựng

niêm yết đều định hình được mô hình tài trợ mà doanh nghiệp mình theo đuổi.

Tuy nhiên, ngoài hai chỉ tiêu này, các công ty xây dựng niêm yết không

tính toán thêm chỉ tiêu nào mang tính đặc thù riêng cho các công ty xây dựng.

Hình 2.2: Tổng tài sản, doanh thu, Vốn lƣu chuyển của Công ty cổ phần

Sông Đà 10 (mã SDT)

Đơn vị tính : VNĐ

(Nguồn: Trích báo cáo quản trị của Công ty CP Sông Đà 10 từ năm 2010-2014)

Vốn lưu chuyển

Doanh thu

Tổng tài sản

-2E+11

0

2E+11

4E+11

6E+11

8E+11

1E+12

1.2E+12

1.4E+12

1.6E+12

1.8E+12

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

89

2.2.2.3. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình

công nợ và khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết

Đối với nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ : Qua khảo sát hầu

hết các công ty xây dựng niêm yết đều không tính toán và sử dụng đầy đủ các

chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ. Cụ thể :

+ Các chỉ tiêu Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả, Hệ số các khoản

phải thu, Hệ số các khoản phải trả : chỉ có 12/40 (chiếm 30%) các công ty

được khảo sát tính toán và sử dụng các chỉ tiêu này

+ Chỉ tiêu Hệ số thu hồi nợ chỉ có 5 (chiếm 12,5%) doanh nghiệp tính

toán và sử dụng

+ Chỉ tiêu Kỳ thu hồi nợ bình quân có 30/40 (chiếm 75%) các doanh

nghiệp khảo sát tính toán chỉ tiêu này

+ Cá biệt có chỉ tiêu Hệ số hoàn trả nợ và Kỳ trả nợ bình quân thì

không có công ty xây dựng niêm yết nào tính toán chỉ tiêu này phục vụ mục

tiêu quản trị

Đối với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán : Dựa trên kết quả

phiếu khảo sát thì tất cả các công ty xây dựng niêm yết đều sử dụng các chỉ

tiêu Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, Hệ số khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn, Hệ số khả năng thanh toán nhanh, và Hệ số khả năng thanh toán

tức thời.

Cũng theo khảo sát thì 100% các công ty xây dựng niêm yết đều tính

toán và sử dụng các chỉ tiêu Hệ số khả năng chi trả lãi vay.

Riêng chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền thì chỉ có 12/40

(chiếm 30%) các công ty được khảo sát tính toán và sử dụng chỉ tiêu này.

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

90

Hình 2.3 : Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của Công ty cổ phần

Sông Đà 10 (mã SDT)

Đơn vị tính : %

(Nguồn : Trích báo cáo quản trị của Công ty cổ phần Sông Đà 10 từ năm

2010-2014)

2.2.2.4. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình và

kết quả kinh doanh của các công ty xây dựng niêm yết

Căn cứ vào phiếu khảo sát cho thấy:

+ Tất cả các công ty xây dựng niêm yết (40/40) được khảo sát đều tính

toán và sử dụng các chỉ tiêu : Tổng luân chuyển thuần, Lợi nhuận trước thuế

và lãi vay, Lợi nhuận sau thuế

+ Các chỉ tiêu Hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần, Hệ số chi

phí bán hàng trên doanh thu thuần, Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp trên

doanh thu thuần cũng được hầu hết các doanh nghiệp tính toán và sử dụng

với30/40 doanh nghiệp sử dụng (chiếm 75%)

+ Các chỉ tiêu : Hệ số lợi nhuận ròng từ bán hàng, Hệ số sinh lời từ

bán hàng, Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh đã được các doanh nghiệp

-6,000

-4,000

-2,000

0

2,000

4,000

6,000

8,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

91

sử dụng rộng rãi (36/40) để xác định mức độ sinh lời của từng hoạt động

trong các hoạt động của doanh nghiệp mình

+ Chỉ tiêu Hệ số chi phí thì không có công ty xây dựng niêm yết được

điều tra nào tính toán và sử dụng. Lý do các doanh nghiệp đưa ra khi thực

hiện khảo sát trực tiếp với các nhà quản trị là việc tính toán quá phức tạp và

hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu,

nhân công.. cho tất cả các công trình dựa theo quy định của Nhà nước

Hình 2.4 : Hệ số Giá vốn hàng bán trên Doanh thu thuần của Công ty cổ

phần Lilama 5 (mã LO5)

Đơn vị tính : %

(Nguồn : Trích báo cáo quản trị của Công ty CP Lilama 5 từ năm 2010-2014)

2.2.2.5. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình

hiệu suất sử dụng vốn của các công ty xây dựng niêm yết

Dựa trên kết quả phiếu khảo sát thì tất cả các công ty xây dựng niêm

yết (40/40) đều tính toán và sử dụng các chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng vốn kinh

doanh, Số vòng luân chuyển vốn lưu động, Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Các chỉ tiêu Số vòng quay hàng tồn kho, Kỳ hạn tồn kho bình quân, Số

vòng quay các khoản phải thu, Kỳ thu tiền bình quân cũng được đa số các

0.65

0.7

0.75

0.8

0.85

0.9

Năm 2010 Năm2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

92

công ty xây dựng niêm yết khảo sát (32/40) tính toán và sử dụng

Hình 2.5: Vòng quay nợ phải thu của Công ty cổ phần Licogi 16 (mã LCG)

(Nguồn : Trích báo cáo quản trị của Công ty CP Licogi 16 từ năm 2010-2014)

Hình 2.6 : Kỳ thu tiền bình quân của Công ty cổ phần Licogi 16 (mã LCG)

(Nguồn : Trích báo cáo quản trị của Công ty CP Licogi 16 từ năm 2010-2014)

0

1

2

3

4

5

6

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Vòng quay nợ phải thu (vòng)

Vòng quay nợ phải thu (vòng)

0

200

400

600

800

1000

1200

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Kỳ thu tiền bình quân (ngày)

Kỳ thu tiền bình quân (ngày)

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

93

2.2.2.6. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh khả năng

sinh lời của các công ty xây dựng niêm yết

Căn cứ vào phiếu khảo sát cho thấy, 100% các công ty xây dựng niêm

yết được điều tra đều tính toán và sử dụng các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh

lợi để phục vụ mục đích quản trị là Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh

(BEP), Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA), Hệ số lợi nhuận vốn chủ sở

hữu (ROE).

Tuy nhiên, ngoài ba chỉ tiêu này, các công ty xây dựng niêm yết cũng

không tính toán thêm chỉ tiêu nào mang tính đặc thù riêng cho các công ty

xây dựng

Hình 2.7 : Hệ số sinh lời của Công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng và địa ốc

Hòa Bình (mã HBC)

Đơn vị tính: đồng

(Nguồn : Trích báo cáo quản trị của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và địa

ốc Hòa Bình từ năm 2010 - 2014)

0

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

BEP

ROA

ROE

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

94

2.2.2.7. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm

của công ty cổ phần của các công ty xây dựng niêm yết

Dựa trên kết quả phiếu khảo sát thì tất cả các công ty xây dựng niêm

yết đều tính toán và sử dụng hai chỉ tiêu phân tích tài chính liên quan đến cổ

phần, bao gồm :Lợi nhuận bình quân một cổ phiếu thường đang lưu hành

(EPS), Hệ số giá so với lợi nhuận (P/E)

Tuy nhiên hai chỉ tiêu Mức cổ tức so với giá trị thị trường của cổ

phiếu(DYR) và Hệ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (P/B), Hệ số giá

trị thị trường so với giá trị sổ sách (M/B)thì chỉ có 28/40 (chiếm 70%) các công

ty được khảo sát tính toán và sử dụng chỉ tiêu này.

Hình 2.8: Lợi nhuận bình quân một cổ phiếu thƣờng đang lƣu hành

(EPS) của Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam ( mã PVX)

Đơn vị : Đồng/cổ phiếu

(Nguồn : Trích báo cáo quản trị của Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam

từ năm 2010 - 2014)

-5,000.00

-4,000.00

-3,000.00

-2,000.00

-1,000.00

0.00

1,000.00

2,000.00

Năm 2010 Năm 2011 năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

EPS

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

95

2.2.2.8. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình

lưu chuyển tiền của các công ty xây dựng niêm yết

Khảo sát tình hình sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình lưu chuyển

tiền cho thấy tất cả các của các công ty xây dựng niêm yết đều tính toán và sử

dụng 2 chỉ tiêu là : Dòng tiền thu vào trong kỳ và Luân chuyển tiền thuần

trong kỳ. Riêng chỉ tiêu Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động thì chỉ

có số ít doanh nghiệp tính toán và sử dụng (8/40, chiếm 25%)

Hình 2.9: Luân chuyển tiền thuần của Công ty cổ phần xây dựng số 7 (mã VC7)

Đơn vị : Việt Nam đồng

(Nguồn : Trích báo cáo quản trị của Công ty cổ phần xây dựng số 7 từ năm

2010 - 2014)

2.2.2.9. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình

tăng trưởng của các công ty xây dựng niêm yết

Qua khảo sát thì các công ty xây dựng niêm yết chưa thực sự quan tâm

đến việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng trưởng của doanh

nghiệp mình. Cụ thể :

(150,000,000,000)

(100,000,000,000)

(50,000,000,000)

-

50,000,000,000

100,000,000,000

150,000,000,000

2010 2011 2012 2013 2014

LCT từ HĐ tài chính

LCT từ hoạt động đầu tư

LCT từ HĐ kinh doanh

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

96

Các chỉ tiêu : Tốc độ tăng (giảm) về tổng tài sản, Tốc độ tăng (giảm) về

vốn chủ sở hữu,Tốc độ tăng (giảm) về doanh thu thuần, Tốc độ tăng (giảm) về

tổng luân chuyển thuần, Tốc độ tăng (giảm) về tổng lợi nhuận ròng, Tốc độ

tăng (giảm) về dòng tiền thuần chỉ được 8 công ty xây dựng niêm yết tính

toán (chiếm 25%)

Các chỉ tiêu về tăng trưởng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp như Tốc

độ tăng (giảm) về giá trị sổ sách cổ phiếu, Tốc độ tăng (giảm) về giá trị thị

trường cổ phiếu, Tốc độ tăng (giảm) về thu nhập bình quân cổ phiếu thường

theo khảo sát thì chưa được các công ty xây dựng niêm yết quan tâm sử dụng

Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng trưởng bền vữngchỉ có rất ít doanh nghiệp tính toán

(5/40 doanh nghiệp tính toán, chiếm 12,5%)

2.2.2.10. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình

tài chính và cảnh báo rủi ro tài chính của các công ty xây dựng niêm yết

Trong nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính và cảnh báo rủi ro tài

chính thì tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đều lưu tâm đến chỉ tiêu Đòn

bẩy tài chính. Thông qua tính toán chỉ tiêu này, các doanh nghiệp đều định

hướng cho mình theo một mô hình tài trợ vốn tối ưu để gia tăng tỷ suất lợi

nhuận vốn chủ sở hữu và giảm thiểu rủi ro.

Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đều chưa lưu tâm kết

hợp nhóm các chỉ tiêu khác nhau để đánh giá và cảnh báo mức độ rủi ro tài

chính của doanh nghiệp mình.

2.3. Đánh giá khái quát thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

trong công ty xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

2.3.1. Đối với hệ thống chỉ tiêu công ty xây dựng niêm yết phải công

bố theo quy định của pháp luật

2.3.1.1. Về khía cạnh tài chính mà các nhóm chỉ tiêu phản ánh

Các nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính được các công ty xây dựng niêm

yết công bố theo quy định của pháp luật hiện hành là các nhóm chỉ tiêu:

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

97

nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu

vốn, nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động và nhóm chỉ tiêu khả năng sinh

lợi. Tuy nhiên 4 nhóm chỉ tiêu này vẫn chưa phản ánh được thực sự đầy đủ

các khía cạnh tài chính khác nhau của doanh nghiệp. Do vậy các chỉ tiêu

phân tích tài chính trên chưa thể hiện được toàn bộ các mặt kết quả và hiệu

quả hoạt động của công ty xây dựng niêm yết.

Ngoài ra, các chỉ tiêu trong cùng một nhóm chỉ tiêu được tính toán và

công bố có sự khác biệt giữa các công ty, và khác nhau giữa các nhóm khảo sát,

do đó rất khó để có thể so sánh tương quan tình hình tài chính khái quát giữa hai

hay nhiều công ty xây dựng niêm yết với nhau.

2.3.1.2. Về số lượng, nội dung các chỉ tiêu trong từng nhóm khảo sát :

Thứ nhất : Qua khảo sát, số lượng các chỉ tiêu các công ty xây dựng

niêm yết tính toán công bố không thống nhất với nhau giữa các công ty trong

cùng một nhóm và giữa hai nhóm với nhau.

Thứ hai : Về tên gọi và cách tính các chỉ tiêu tài chính giữa các công ty

xây dựng niêm yết cũng không thống nhất, nên không thể so sánh đầy đủ

được các thông tin tài chính giữa các công ty trong cùng nhóm và giữa các

nhóm khảo sát với nhau.

Mặc dù chế độ kế toán đã thay đổi nhưng nhiều công ty vẫn sử dụng

tên gọi các chỉ tiêu không phù hợp, như nhiều công ty vẫn sử dụng thuật ngữ

“tài sản lưu động”. Hơn nữa quan điểm về cách tính các chỉ tiêu của các công

ty có một số điểm không đồng nhất.

Một số công ty sử dụng các chỉ tiêu thay thế mà không tính các chỉ tiêu

theo quy định, như chỉ tiêu “nợ vay/tổng tài sản” thay cho “nợ phải trả/tổng

nguồn vốn”, chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn” thay cho “Hệ số nợ/

Vốn chủ sở hữu”..

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

98

Thứ ba, Trên thực tế khảo sát thì không có công ty nào công bố được

đầy đủ và chính xác các chỉ tiêu trong báo cáo thường niên như quy định của

UBCKNN. Hơn nữa, các công ty xây dựng niêm yết được khảo sát đều công

bố một hệ thống chỉ tiêu trong báo cáo thường niên qua các năm mà không có

sự thay đổi hay điều chỉnh, cải thiện nào.

Cá biệt có một số công ty công bố các chỉ tiêu trùng lắp : ví dụ như

Công ty cổ phần xây dựng số 3 (VC3) công bố đồng thời cả hai chỉ tiêu Khả

năng thanh toán hiện thời và chỉ tiêu Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

2.3.2. Đối với hệ thống chỉ tiêu các công ty xây dựng niêm yết sử

dụng trong nội bộ doanh nghiệp xây dựng niêm yết

Đối với hệ thống chỉ tiêu phục vụ quản trị trong nội bộ doanh nghiệp

thì các công ty xây dựng niêm yết (thuộc cả 4 nhóm khảo sát) đều không tính

toán và sử dụng các chỉ tiêu một cách đầy đủ và thống nhất trên hầu hết các

nhóm chỉ tiêu được khảo sát.

Ngoài ra, các công ty xây dựng niêm yết cũng không tính toán và sử

dụng những chỉ tiêu mang tính phân tích chuyên sâu hay các chỉ tiêu phản ánh

tính đặc thù trong sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng.

2.3.3. Đối với nguồn lấy số liệu tính toán

Các tài liệu chủ yếu mà các công ty xây dựng niêm yết sử dụng khi tính

toán các chỉ số tài chính là các BCTC. Tuy nhiên, do đặc thù về kết cấu của

BCTC nên nguồn dữ liệu này còn những điểm chưa hoàn thiện:

- BCTC là những tài liệu được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh

một cách tổng hợp nhất về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. BCTC

chủ yếu cung cấp những thông tin cần thiết nhất phục vụ các đối tượng. Có rất

nhiều khoản mục, chỉ tiêu mà nếu chỉ nhìn vào BCTC không cho thấy hết

thông tin. Vì vậy những thông tin trên BCTC chủ yếu mang tính căn cứ trong

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

99

việc phân tích, nghiên cứu và phát hiện. Nếu muốn đưa ra những kết luận chi

tiết và những hoạch định cho tương lại thì BCTC chưa thể đáp ứng hết.

- Các số liệu trên BCTC là những số liệu được sử dụng khi tính toán

các chỉ số tài chính. Tuy nhiên các số liệu, thông tin trên đó chỉ mang tính lịch

sử. Vì vậy, để đưa ra các số liệu, thông tin có thể sử dụng được trong tương

lại nhưng lại dựa vào số liệu quá khứ đương nhiên sẽ rất khó khăn đòi hỏi

người sử dụng cần kết hợp nhiều thông tin và phương pháp khác. Chẳng hạn

dưới tác động của lạm phát, phương pháp hoạch toán nợ vay cũng có khuynh

hướng khuếch đại các giá trị trong bảng cân đối với kế toán. Nghĩa là những

người đi vay nợ sẽ trả gốc với số tiền có giá trị nhỏ hơn, giá trị thực của

những khoản nợ vay sẽ giảm trong thời kỳ lạm phát. Tuy nhiên các kế toán đã

bỏ qua sự sụt giảm này, dẫn đến kết quả là số nợ trên danh nghĩa của doanh

nghiệp đã bị thổi phồng hơn thực tế. Lạm phát cũng làm thiên lệch giữa lợi

nhuận trong báo cáo tài chính và lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Điều

này ảnh hưởng không nhỏ đến sự hợp lý khi tính toán các chỉ tiêu tài chính.

- Thực tế còn tồn tại hiện tượng, thông tin và số liệu trên BCTC bị

bóp méo, phản ánh không trung thực tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Sự

không trung thực này xuất phát từ nhiều khâu. Từ khâu ghi chép, hạch toán

vào các hóa đơn, chứng từ sai lệch; đến khâu phản ánh vào các sổ, các

BCTC cuối cùng cũng được xử lý sao cho đáp ứng được lợi ích của một

nhóm nhỏ. Doanh nghiệp có lãi hoặc làm ăn thua lỗ nhưng kết quả trên

BCTC lại ghi nhận ngược lại nhằm đạt được những mục đích như: đi vay,

gọi vốn…Nhiều doanh nghiệp, nợ phải trả rất lớn nhưng lại không phản ánh

chi phí vay lãi trong BCTC hay chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cũng không

phản ánh trên BCTC. Những hạn chế trong BCTC của các doanh nghiệp đã

ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính của từng

doanh nghiệp.

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

100

2.4. Nguyên nhân của những hạn chế

Việc tính toán và sử dụng cũng như công bố hệ thống chỉ tiêu phân tích

tài chính của các công ty xây dựng niêm yết còn chưa đầy đủ và thiếu nhất

quán là do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân khách

quan và nguyên nhân chủ quan.

2.4.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất : Các công ty xây dựng niêm yết nhìn chung chưa nhận thức

được hết tầm quan trọng của việc tính toán và sử dụng các chỉ tiêu trong việc

phục vụ các chủ thể trên thị trường chứng khoán cũng như bản thân doanh

nghiệp trong việc đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn. Do đó việc tính

toán và công bố các chỉ tiêu phân tích theo quy định còn mang tính chiếu lệ,

thiếu nhất quán. Còn đối với các chỉ tiêu phân tích phục vụ trong nội bộ

doanh nghiệp thì các công ty xây dựng niêm yết không sử dụng nhiều chỉ tiêu

mang tính phân tích chuyên sâu hay phản ánh đặc thù trong sản xuất kinh

doanh của ngành mình.

Thứ hai: Việc tính toán, sử dụng cũng như công bố các chỉ tiêu phân

tích tài chính ở các công ty xây dựng niêm yết có loại hình sở hữu tư nhân

được đánh giá tốt hơn ở các công ty xây dựng có loại hình sở hữu Nhà nước.

Điều này có thể nhận định là do tư tưởng đổi mới và hội nhập cũng như trách

nhiệm, quyền lợi đối với hiệu quả đồng vốn bỏ ra cũng chi phối đến việc tính

toán và sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính để phục vụ bản thân

doanh nghiệp trong việc ra các quyết định quản trị.

Thứ ba: Theo khảo sát của tác giả thì hầu hết các công ty xây dựng

niêm yết đều không có đội ngũ cán bộ chuyên trách việc phân tích tài chính,

theo đó, việc tính toán và sử dụng các chỉ tiêu phân tích đều do cán bộ kế toán

đảm nhận. Do đó việc tính toán và sử dụng các chỉ tiêu thiếu đi tính chuyên

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

101

nghiệp và việc sử dụng không đem lại hiệu quả cao trong việc phục vụ cung

cấp thông tin cho các chủ thể.

2.4.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Quy định của pháp luật về việc tính toán, sử dụng và công bố

các chỉ tiêu phân tích tài chính đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với

doanh nghiệp xây dựng nói riêng còn chưa thống nhất, đầy đủ và rõ ràng. Các

văn bản pháp luật yêu cầu công bố thông tin đối với các công ty xây dựng

niêm yết có nhiều nhưng hầu hết các doanh nghiệp chỉ công bố thông tin theo

yêu cầu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Bên cạnh đó chế tài xử phạt của

Ủy ban chứng khoán Nhà nước đối với doanh nghiệp công bố không đầy đủ

các chỉ tiêu phân tích tài chính còn chưa nghiêm minh.

Thứ hai: Ở Việt Nam hiện nay chưa có một hệ thống chỉ tiêu phân tích

tài chính chính thức, đầy đủ nào làm hệ thống chỉ tiêu tham chiếu đáng tin cậy

cho các doanh nghiệp xây dựng niêm yết. Chính vì vậy, cần phải xây dựng hệ

thống chỉ tiêu phân tích tài chính đầy đủ, tin cậy cho các công ty xây dựng

niêm yết trên TTCK Việt Nam

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

102

Kết luận chƣơng 2

Qua nghiên cứu thực tế, tác giả thấy rằng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính của các công ty xây dựng niêm yết chưa được xây dựng, tính toán, sử

dụng và công bố một cách đầy đủ, thống nhất. Hệ thống chỉ tiêu phân tích mà

các công ty xây dựng niêm yết hiện nay đang sử dụng trong nội bộ cũng như

công bố rộng rãi đều chưa hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành về công

bố thông tin của UBCKNN cũng như chưa phản ánh được đặc thù trong sản

xuất kinh doanh của ngành xây dựng. Nhiều công ty xây dựng niêm yết chưa

công bố đủ các chỉ tiêu theo quy định của UBCKNN, giữa tên gọi chỉ tiêu và

cách tính các chỉ tiêu mà các công ty sử dụng cũng chưa thống nhất. Chất

lượng của hệ thống chỉ tiêu nhìn chung chưa đảm bảo việc cung cấp đầy đủ

thông tin cho các chủ thể để sử dụng trong các quyết định của mình. Do đó,

việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty xây dựng

niêm yết là vấn đề cần được khắc phục và hoàn thiện hơn nữa. Đây là điều mà

luận án sẽ đi vào giải quyết trong chương 3

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

103

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI

CHÍNH TRONG CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ

TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.1.Định hƣớng phát triển ngành xây dựng trong thời gian tới :

Những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam luôn có sự tăng trưởng cao,

đặc biệt trong đó có ngành xây dựng. Sự lớn mạnh được thể hiện về cả quy

mô: Tổng giá trị tài sản của các công ty thuộc ngành này liên tục tăng trưởng

với tốc độ khá ổn định xấp xỉ 30%/năm qua các năm ngay cả trong nền giai

đoạn nền kinh tế gặp những khó khăn thử thách từ ảnh hưởng của các cuộc

khủng khoảng tài chính thế giới tới Việt Nam thì tốc độ này cũng đạt được

hơn 20%. Một lần nữa khẳng định tiềm năng của ngành xây dựng tại Việt

Nam với những cơ hội cho tất cả các nhà đầu tư tuy nhiên cũng tiềm tàng

không ít các rủi ro liên quan tới tất cả các chủ thể tham gia vào ngành này.

Mức độ cạnh tranh cũng không ngừng tăng nhanh đặc biệt khi Việt Nam đã là

thành thành viên WTO năm 2006, là điều kiện để không ít các doanh nghiệp

nước ngoài “nhảy” vào thị trường hứa hẹn khả năng “siêu lợi nhuận” này.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tốc độ tăng trƣởng ngành xây dựng

(Nguồn : Tổng cục thống kê và BMI)

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

2010 2011 2012 2013

Ngành xây dựng

GDP

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

104

Chưa thể hiện được tốc độ tăng trưởng tương ứng với quy mô nhưng

doanh thu thuần bình quân của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này cũng giữ

được mức tăng trưởng ấn tượng trên 23%/ 1 năm sau khi gia nhập WTO chỉ với

duy nhất một điểm “lắng” vào năm 2009 do ảnh hưởng nhẹ từ cuộc khủng hoảng

tài chính. Giá trị đạt được này thuộc chủ yếu trong kết quả thuộc giá trị xây lắp,

sản xuất công nghiệp và vật liệu. Trong những năm tới, ngành xây dựng vẫn

được kỳ vọng có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng.

Biểu đồ 3.2 : Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2013, 2014 theo giá

hiện hành (nghìn tỷ đồng)

(Nguồn : Tổng cục thống kê và BMI)

Nhìn lại một cách tổng thể, có thể nhận thấy rằng các doanh nghiệp

thuộc ngày xây dựng đã hoạt động khá hiệu quả cả về quy mô lẫn chất lượng,

đạt được tốc độ tăng trưởng đều đặn và đảm bảo là một lực kéo hữu hiệu cho

nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, việc lợi nhuận sau thuế bình quân của các

doanh nghiệp giảm đi trong khi doanh thu thuần và tổng tài sản vẫn tăng là

một vấn đề mà chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân đứng từ góc độ

tài chính để rút ra những bài học kinh nghiệm trong vấn đề quản lý tại các

doanh nghiệp này.

0

50

100

150

200

250

300

350

400

Nhà để ở Nhà không để ở Công trình kỹ thuật dân dụng

Công trình chuyên dụng

2013

2014

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

105

Trong giai đoạn tiếp theo, ngành xây dựng luôn xác định mục tiêu trở

thành một ngành công nghiệp mũi nhọn do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng

cao. Bên cạnh đó, mục tiêu tăng trưởng và gia tăng đóng góp của ngành xây

dựng vào GDP của Việt Nam cũng hết sức quan trọng

Bảng 3.1 : Dự báo tăng trƣởng ngành xây dựng (tỷ VNĐ)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

(dự báo)

2016

(dự báo)

Giá trị ngành xây dựng 676.400 720.200 770.521 820.655 872.527 928.700

%tăng trưởng 24,1 6,5 7,0 6,5 6,3 6,4

Giá trị mảng xây dựng hạ

tầng

317.908 338.500 357.522 376.681 395.255 414.200

%tăng trưởng 26,5 6,5 5,6 5,4 4,9 4,8

Giá trị mảng xây dựng

dân dụng và công nghiệp

358.492 381.700 412.999 443.974 477.272 514.500

%tăng trưởng 22,0 6,5 8,2 7,5 7,5 7,8

(Nguồn : Tổng cục thống kê và BMI)

3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân

tích tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam, tác giả

đề xuất các giải pháp theo hai hệ thống, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

cho các công ty xây dựng niêm yết theo quy định của pháp luật hiện hành và

hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ mục tiêu quản trị trong nội bộ

doanh nghiệp như sau:

3.2.1.Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công

ty xây dựng niêm yết theo quy định của pháp luật hiện hành

Dựa trên quy định hiện hành của UBCK Nhà nước về công bố các chỉ

tiêu phân tích tài chính của các tổ chức niêm yết, và dựa trên kết quả nghiên

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

106

cứu về hệ thống chỉ tiêu các công ty xây dựng niêm yết đã công bố công khai

ở chương 2, tác giả kiến nghị hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích cho các

công ty xây dựng niêm yết phải công bố theo quy định như sau :

Bảng 3.2 : Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích cho các công ty xây

dựng niêm yết theo quy định của UBCKNN

Các chỉ tiêu Ghi chú

1. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản

a. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn

= Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản

b. Tỷ trọng tài sản dài hạn

= Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản

Chưa sử dụng –Kiến nghị bổ sung

Chưa sử dụng – Kiến nghị bổ sung

2. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn

a. Hệ số nợ

= Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn

b. Hệ số vốn chủ sở hữu

= Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn

Đã sử dụng – Thống nhất lại tên gọi

và cách tính

Đã sử dụng – Thống nhất lại tên gọi

và cách tính

3. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

a. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn:

=Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

=(Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/ Nợ

ngắn hạn

Đã sử dụng-Điều chỉnh tên gọi chỉ

tiêu

Đã sử dụng-Điều chỉnh tên gọi chỉ

tiêu

4. Chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động

a. Vòng quay hàng tồn kho:

= Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân

Đã sử dụng

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

107

Các chỉ tiêu Ghi chú

b. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

= Doanh thu thuần / Vốn kinh doanh bình

quân

Đã sử dụng – Thống nhất lại tên gọi

chỉ tiêu và cách tính chỉ tiêu

5. Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

a. Hệ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

= Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

b. Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

= Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

c. Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA)

= Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

d. Hệ sốs lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

= Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh

thu thuần

Đã sử dụng – Thống nhất lại tên gọi

chỉ tiêu và cách tính chỉ tiêu

Đã sử dụng – Thống nhất lại tên gọi

chỉ tiêu và cách tính chỉ tiêu

Đã sử dụng – Thống nhất lại tên gọi

chỉ tiêu và cách tính chỉ tiêu

Đã sử dụng – Thống nhất lại tên gọi

chỉ tiêu và cách tính chỉ tiêu

6.Chỉ tiêu về cổ phần

a. Lợi nhuận bình quân một cổ phần thường

đang lưu hành (EPS)

=(Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức ưu đãi)/Số cổ

phần thường bình quân đang lưu hành

b.Hệ số giá trên thu nhập (P/E)

= Giá thị trường mỗi cổ phiếu thường/Lợi

nhuận cho mỗi cổ phiếu thường

c.Hệ số giá thị trường so với giá trị sổ sách

(M/B)

= Giá trị thị trường 1 cổ phiếu thường/Giá

trị sổ sách 1 cổ phiếu thường

Chưa sử dụng –Kiến nghị bổ sung

Chưa sử dụng –Kiến nghị bổ sung

Chưa sử dụng –Kiến nghị bổ sung

(Nguồn: Kiến nghị hoàn thiện của tác giả)

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

108

3.2.2.Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công

ty xây dựng niêm yết phục vụ quản trị trong nội bộ doanh nghiệp

3.2.2.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Qua khảo sát các thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của

công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam, luận án nhận thấy cần

thống nhất các chỉ tiêu cơ bản phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn của

doanh nghiệp

Với chi tiết từng khoản mục tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn trong tổng

tài sản của công ty sẽ cung cấp thông tin về cơ cấu tài sản hợp lý cho từng

loại hình công ty. Với đặc thù của ngành xây dựng, tác giả kiến nghị chi tiết

thêm chỉ tiêu Tỷ trọng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong hàng tồn

kho và chỉ tiêu Tỷ trọng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn trong

tài sản dở dang dài hạn (Bảng 3.3 - Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích cơ

cấu tài sản của các công ty xây dựng niêm yết).

Bảng 3.3: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản của các

công ty xây dựng niêm yết

Chỉ tiêu Công thức tính Ghi chú

I. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn

Tổng tài sản

Đã sử dụng

1. Tỷ trọng Tiền và tương đương tiền trong Tài sản

ngắn hạn

Tiền và tương đương

Tài sản ngắn hạn

Đã sử dụng

2. Tỷ trọng Đầu tư tài chính ngắn hạn trong Tài sản

ngắn hạn

Đầu tư TC ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn

Đã sử dụng

3. Tỷ trọng Phải thu ngắn hạn trong Tài sản ngắn

hạn

Phải thu ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn

Đã sử dụng

4. Tỷ trọng Hàng tồn kho trong Tài sản ngắn hạn Hàng tồn kho

Tài sản ngắn hạn

Đã sử dụng

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

109

Chỉ tiêu Công thức tính Ghi chú

Nguyên vật liệu

Tỷ trọng Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong

Tài sản ngắn hạn

Chi phí SXKD dở dang

Tài sản ngắn hạn

Chưa sử dụng – Bổ

sung

Tỷ trọng Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

trongTổng tài sản

Chi phí SXKD dở dang

Tổng tài sản

Chưa sử dụng – Bổ

sung

5.Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn khác trong Tài sản

ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản ngắn hạn

Đã sử dụng

II. Tỷ trọng Tài sản dài hạn trong Tổng tài sản Tài sản dài hạn

Tổng tài sản

Đã sử dụng

1. Tỷ trọng Phải thu dài hạn trong Tài sản dài hạn Phải thu dài hạn

Tài sản dài hạn

Đã sử dụng

2. Tỷ trọng Tài sản cố định trong Tài sản dài hạn Tài sản cố định

Tài sản dài hạn

Đã sử dụng

3. Tỷ trọng Bất động sản đầu tư trong Tài sản dài

hạn

Bất động sản đầu tư

Tài sản dài hạn

Đã sử dụng

4. Tỷ trọng Tài sản dở dang dài hạn trong Tài sản

dài hạn

Tài sản dở dang dài hạn

Tài sản dài hạn

Chưa sử dụng – Bổ

sung

Tỷ trọng Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài

hạn trong Tài sản dở dang dài hạn

Chi phí SXKD dở dang

dài hạn

Tài sản dở dang dài hạn

Chưa sử dụng – Bổ

sung

Tỷ trọng Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài

hạn trong Tài sản dài hạn

Chi phí SXKD dở dang

dài hạn

Tài sản dài hạn

Chưa sử dụng – Bổ

sung

5. Tỷ trọng Đầu tư tài chính dài hạn trong Tài sản

dài hạn

Đầu tư TC dài hạn

Tài sản dài hạn

Đã sử dụng

6. Tỷ trọng Tài sản dài hạn khác trong Tài sản dài

hạn

Tài sản dài hạn khác

Tài sản dài hạn

Đã sử dụng

(Nguồn: Kiến nghị hoàn thiện của tác giả)

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

110

Các khoản mục trong Bảng 3.3 được lấy số liệu từ Mã số 100 đến 232

trên Bảng Cân đối kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành

ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính

Về phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần xây dựng niêm yết:

tương tự như phân tích cơ cấu tài sản, tính hiệu quả và tối ưu trong việc huy

động vốn thể hiện thông qua tỷ trọng của từng khoản mục chi tiết nguồn vốn

trong tổng nguồn vốn (Bảng 3.4- Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích cơ cấu

nguồn vốn của các công ty xây dựng niêm yết).

Bảng 3.4: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn của

công ty xây dựng niêm yết

Chỉ tiêu Công thức tính Ghi chú

I. Tỷ trọng Nợ phải trả trong Tổng nguồn vốn Đã sử dụng

1. Tỷ trọng Nợ ngắn hạn trong Tổng nợ phải trả Nợ ngắn hạn

Tổng nợ phải trả

Đã sử dụng

+ Tỷ trọng Phải trả người bán ngắn hạn trong

Tổng nợ phải trả

Phải trả người bán

ngắn hạn

Tổng nợ phải trả

Đã sử dụng

+ Tỷ trọng Người mua trả tiền trước ngắn hạn

trong Tổng nợ phải trả

Người mua trả tiền trước

ngắn hạn

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

trong Tổng nợ phải trả

Thuế và các khoản phải

nộp Nhà nước

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Phải trả người lao động trong Tổng

nợ phải trả

Phải trả người lao động

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Chi phí phải trả ngắn hạn trong Tổng

nợ phải trả

Chi phí phải trả ngắn hạn

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp

đồng xây dựng trong Tổng nợ phải trả

Phải trả theo tiến độ kế

hoạch hợp đồng xây dựng

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

111

Chỉ tiêu Công thức tính Ghi chú

+ Tỷ trọng Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn

trong Tổng nợ phải trả

Doanh thu chưa thực hiện

ngắn hạn

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Phải trả ngắn hạn khác trong Tổng nợ

phải trả

Phải trả ngắn hạn khác

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

trong Tổng nợ phải trả

Vay và nợ thuê tài chính

ngắn hạn

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Quỹ khen thưởng, phúc lợi trong Tổng

nợ phải trả

Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Quỹ bình ổn giá trong Tổng nợ phải

trả

Quỹ bình ổn giá

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Giao dịch mua bán lại trái phiếu

Chính phủ trong Tổng nợ phải trả

Giao dịch mua bán lại trái

phiếu Chính phủ

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

2. Tỷ trọng Nợ dài hạn trong Tổng nguồn vốn Nợ dài hạn

Tổng nợ phải trả

Đã sử dụng

+ Tỷ trọng Phải trả người bán dài hạn trong

Tổng nợ dài hạn

Phải trả người bán dài hạn

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Người mua trả tiền trước dài hạn

trong Tổng nợ phải trả

Người mua trả tiền trước

dài hạn

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Chi phí phải trả dài hạn trong Tổng

nợ phải trả

Chi phí phải trả dài hạn

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Phải trả nội bộ dài hạn trong Tổng nợ

phải trả

Phải trả nội bộ dài hạn

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Doanh thu chưa thực hiện dài hạn

trong Tổng nợ phải trả

Doanh thu chưa thực hiện

dài hạn

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

112

Chỉ tiêu Công thức tính Ghi chú

+ Tỷ trọng Phải trả dài hạn khác trong Tổng nợ

phải trả

Phải trả dài hạn khác

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Vay và nợ thuê tài chính dài hạn trong

Tổng nợ phải trả

Vay và nợ thuê tài chính

dài hạn

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Trái phiếu chuyển đổi trong Tổng nợ

phải trả

Trái phiếu chuyển đổi

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Cổ phiếu ưu đãi trong Tổng nợ phải

trả

Cổ phiếu ưu đãi

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong

Tổng nợ phải trả

Thuế thu nhập hoãn lại

phải trả

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Quỹ phát triển khoa học công nghệ

trong Tổng nợ phải trả

Quỹ phát triển khoa học

công nghệ

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ

sung

II. Tỷ trọng Nguồn vốn chủ sở hữu trong Tổng

nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

Đã sử dụng

1. Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu trong Nguồn vốn chủ

sở hữu

Vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu

Đã sử dụng

+ Tỷ trọng Vốn góp của chủ sở hữu trong Vốn

chủ sở hữu

Vốn cổ phần

Vốn chủ sở hữu

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Thặng dư vốn cổ phần trong Vốn chủ

sở hữu

Thặng dư vốn cổ phần

Vốn chủ sở hữu

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu

trong Vốn chủ sở hữu

Quyền chọn chuyển đổi

trái phiếu

Vốn chủ sở hữu

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Vốn khác của chủ sở hữu trong Vốn

chủ sở hữu

Vốn khác của chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Cổ phiếu quỹ trong Vốn chủ sở hữu Cổ phiếu quỹ

Vốn chủ sở hữu

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Chênh lệch đánh giá lại tài sản trong

Vốn chủ sở hữu

Chênh lệch đánh giá lại

tài sản

Vốn chủ sở hữu

Chưa sử dụng – Bổ

sung

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

113

Chỉ tiêu Công thức tính Ghi chú

+ Tỷ trọng Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong Vốn

chủ sở hữu

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Vốn chủ sở hữu

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Quỹ đầu tư phát triển trong Vốn chủ

sở hữu

Quỹ đầu tư phát triển

Vốn chủ sở hữu

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Quỹ dự hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

trong Vốn chủ sở hữu

Quỹ hỗ trợ sắp xếp

doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu trong

Vốn chủ sở hữu

Quỹ khác thuộc vốn

chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Lợi nhuận chưa phân phối trong Vốn

chủ sở hữu

Lợi nhuận chưa phân phối

Vốn chủ sở hữu

Chưa sử dụng – Bổ

sung

+ Tỷ trọng Nguồn vốn đầu tư XDCB trong Vốn

chủ sở hữu

Nguồn vốn đầu tư XDCB

Vốn chủ sở hữu

Chưa sử dụng – Bổ

sung

2. Tỷ trọng Nguồn kinh phí và quỹ khác trong

Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn kinh phí và quỹ khác

Vốn chủ sở hữu

Đã sử dụng

Tỷ trọng Nguồn kinh phí trong Nguồn vốn chủ sở

hữu

Nguồn kinh phí

Vốn chủ sở hữu

Đã sử dụng

Tỷ trọng Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

trong Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn kinh phí đã hình

thành TSCĐ

Vốn chủ sở hữu

Đã sử dụng

(Nguồn: Tác giả kiến nghị hoàn thiện)

Các khoản mục trong Bảng 3.4 được lấy số liệu từ Mã số 300 đến 432

trên Bảng Cân đối kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành

ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính

Thông qua các bảng phân tích chi tiết tài sản và bảng phân tích chi tiết

nguồn vốn, các chủ thể quan tâm có thể nhận biết một cách cụ thể, rõ ràng tỷ

trọng từng khoản mục trong tổng tài sản cũng như từng khoản mục trong tổng

nguồn vốn huy động của doanh nghiệp xây dựng niêm yết. Với những đặc thù

riêng của ngành xây dựng thì trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn thực tế của

các công ty xây dựng niêm yết khoản mục thường chiếm tỷ trọng lớn là: Chi

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

114

phí sản xuất kinh doanh dở dang, nợ phải thu và nợ phải trả, đặc biệt là các

khoản vay dài hạn.

3.2.2.2.Hoàn thiện các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài trợ

Qua thực tế khảo sát ở các công ty xây dựng niêm yết thì các công ty

đều tính toán và sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài trợ. Tuy nhiên,

luận án đề xuất hoàn thiện nhóm các chỉ tiêu này theo hướng thống nhất lại

tên gọi các chỉ tiêu và cách tính toán các chỉ tiêu. Tên gọi, cách tính các chỉ

tiêu phản ánh tình hình tài trợ tác giả kiến nghị thống nhất trong Bảng 3.5:

Bảng tổng hợp chỉ tiêu phản ánh tình hình tài trợ của các công ty xây dựng

niêm yết.

Đối với các công ty xây dựng niêm yết, tác giả đề xuất thêm chỉ tiêu Hệ

số tự tài trợ cho công trình xây dựng cơ bản dở dang. Hệ số này phản ánh khả

năng tự trang trải chi phí để hoàn thành các công trình đang xây dựng bằng

vốn chủ sở hữu của công ty xây dựng niêm yết.

Bảng 3.5: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phản ánh tình hình tài trợ của các công

ty xây dựng niêm yết

Chỉ tiêu Công thức Ghi chú

1. Vốn lưu chuyển Nguồn vốn dài hạn – Tài

sản dài hạn

Đã sử dụng-Thống nhất lại

tên gọi chỉ tiêu và cách tính

chỉ tiêu

2. Chi phí sử dụng vốn bình quân ∑(Fi x CPi) Đã sử dụng-Thống nhất lại

tên gọi chỉ tiêu và cách tính

chỉ tiêu

3. Hệ số tài trợ Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

Đã sử dụng-Thống nhất lại

tên gọi chỉ tiêu và cách tính

chỉ tiêu

4.Hệ số tài trợ thường xuyên Nguồn vốn dài hạn

Tài sản dài hạn

Chưa sử dụng – Bổ sung

5.Hệ số tự tài trợ cho công trình

dở dang

Vốn chủ sở hữu

Chi phí SXKD dở dang

Chưa sử dụng – Bổ sung

(Nguồn : tác giả kiến nghị hoàn thiện)

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

115

Trong Bảng 3.5, khoản mục “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” lấy

dữ liệu tổng hợp từ khoản mục “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” nằm

trong hàng tồn kho và khoản mục “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài

hạn” trong bảng cân đối kế toán.

3.2.2.3.Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá tình hình công nợ và khả năng

thanh toán

Xây dựng là một ngành sản xuất mang tính đặc thù cao. Do thời gian để

hoàn thành và chi phí để hoàn thiện một sản phẩm xây dựng lớn, dẫn đến các

doanh nghiệp xây dựng phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và thời

hoàn trả của các nguồn này cũng khác nhau. Điều này làm cho tình hình công

nợ của các doanh nghiệp xây dựng nói chung rất phức tạp. Khả năng thanh

toán của theo đó cũng rất khác nhau giữa các doanh nghiệp.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc theo dõi tình hình công nợ và khả

năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết, luận án đề xuất hoàn

thiện nhóm chỉ tiêu này theo hướng thống nhất lại tên gọi chỉ tiêu, cách tính

và bổ sung thêm một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ đặc thù của các

doanh nghiệp này thông qua Bảng 3.6: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh

tình hình công nợ và khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết.

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả

năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết

Chỉ tiêu Công thức Ghi chú

1.Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải

trả

Nợ phải thu

Nợ phải trả

Đã sử dụng-Thống nhất lại tên

gọi chỉ tiêu và cách tính chỉ tiêu

2.Hệ số các khoản phải thu Các khoản phải thu

Tổng tài sản

Đã sử dụng-Thống nhất lại tên

gọi chỉ tiêu và cách tính chỉ tiêu

3. Hệ số các khoản phải trả Các khoản phải trả

Tổng tài sản

Đã sử dụng-Thống nhất lại tên

gọi chỉ tiêu và cách tính chỉ tiêu

4.Hệ số thu hồi nợ DTT về bán hàng và CCDV

Các khoản phải thu bq Chưa sử dụng-Bổ sung

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

116

Chỉ tiêu Công thức Ghi chú

5.Kỳ thu hồi nợ bình quân Thời gian trong kỳ báo cáo

Hệ số thu hồi nợ

Đã sử dụng-Thống nhất lại tên

gọi chỉ tiêu và cách tính chỉ tiêu

6.Hệ số hoàn trả nợ Giá vốn hàng bán

Các khoản phải trả bq Chưa sử dụng-Bổ sung

7.Kỳ trả nợ bình quân Thời gian trong kỳ báo cáo

Hệ số hoàn trả nợ Chưa sử dụng-Bổ sung

8. Hệ số khả năng thanh toán tổng

quát

Tổng tài sản

Tổng nợ phải trả

Đã sử dụng-Thống nhất lại tên

gọi chỉ tiêu và cách tính chỉ tiêu

9. Hệ số khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Đã sử dụng-Thống nhất lại tên

gọi chỉ tiêu và cách tính chỉ tiêu

10. Hệ số khả năng thanh toán

nhanh

(Tài sản ngắn hạn – Hàng

tổn kho)

Nợ ngắn hạn

Đã sử dụng-Thống nhất lại tên

gọi chỉ tiêu và cách tính chỉ tiêu

12. Hệ số khả năng thanh toán tức

thời

Tiền và tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Đã sử dụng-Thống nhất lại tên

gọi chỉ tiêu và cách tính chỉ tiêu

13. Hệ số khả năng thanh toán

ngay nợ đến hạn

Tiền và các khoản tương

đương tiền

Các khoản nợ đến hạn

Chưa sử dụng-Bổ sung

14. Hệ số khả năng thanh toán nợ

dài hạn

Tổng giá trị thuần của tài

sản dài hạn

Nợ dài hạn

Chưa sử dụng – Bổ sung

15. Hệ số khả năng chi trả lãi vay Lợi nhuận trước thuế và lãi

vay

Lãi vay phải trả

Đã sử dụng-Thống nhất lại tên

gọi chỉ tiêu và cách tính chỉ tiêu

16. Hệ số khả năng thanh toán nợ

bằng tiền

Lưu chuyển thuần trong kỳ

Tổng nợ phải trả

Chưa sử dụng – Bổ sung

(Nguồn : Tác giả kiến nghị hoàn thiện)

Trong bảng 3.6, các khoản nợ đến hạn thanh toán được tổng hợp từ kế

toán chi tiết các khoản nợ khách hàng, nhà cung cấp, vay và nợ dài hạn đến hạn

thanh toán,..

Ngoài ra, đối với các công ty xây dựng niêm yết, việc cân đối giữa các

khoản phải thanh toán theo từng công trình hay hạng mục công trình với các

khoản có thể sử dụng để thanh toán là việc rất cần thiết để duy trì một tình

hình tài chính ổn định. Với mục tiêu như vậy, luận án đề xuất bổ sung thêm

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

117

“hệ số khả năng thanh toán theo công trình (hạng mục công trình)”. Hệ số này

được tính cho từng thời điểm cụ thể hiện tại và tương lai. Công thức tính hệ

số khả năng thanh toán theo từng công trình (hạng mục công trình) được trình

bày trong bảng sau

Bảng 3.7 - Bảng tổng hợp chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán của các

công ty xây dựng niêm yết theo công trình

Chỉ tiêu Công thức tính Ghi chú

1. Hệ số khả năng thanh

toán công trình (hạng

mục công trình) A

Các khoản có thể sử dụng để thanh toán

cho công trình (hạng mục )A

Các khoản phải thanh toán cho công

trình (hạng mục) A

Chưa sử dụng –

Bổ sung

2. Hệ số khả năng thanh

toán công trình (hạng

mục công trình)B

Các khoản có thể sử dụng để thanh toán

cho công trình (hạng mục) B

Các khoản phải thanh toán cho công

trình (hạng mục) B

Chưa sử dụng –

Bổ sung

(Nguồn: Tác giả kiến nghị hoàn thiện)

Tuy nhiên việc tính được hệ số có độ chính xác cao so với thực trạng

tài chính tại công ty xây dựng niêm yết phụ thuộc vào nguồn dữ liệu kịp thời,

chính xác. Cụ thể các khoản có thể sử dụng để thanh toán theo từng công trình

chính là các khoản đã thu và có thể thu từ chủ đầu tư theo tiến độ công trình

thi công.

3.2.2.4. Hoàn thiện các chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả kinh

doanh

Các hệ số cụ thể về tình hình và kết quả kinh doanh được trình bày

thống nhất trong Bảng 3.8- Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích tình hình và

kết quả kinh doanh của công ty xây dựng niêm yết. Các khoản mục trong bảng

được lấy dữ liệu từ Mã số 01 đến 71 trên “Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất

kinh doanh” theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12

năm 2014 của Bộ Tài chính

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

118

Bảng 3.8: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích tình hình và kết quả kinh

doanh của công ty xây dựng niêm yết

Chỉ tiêu Công thức Ghi chú

1.Tổng luân chuyển thuần

DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ Doanh thu tài chính + Thu nhập

khác

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

2.Lợi nhuận trước thuế và

lãi vay (EBIT) Tổng lợi nhuận trước thuế + Lãi vay

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

3.Lợi nhuận sau thuế (NI) EBIT – Lãi vay – Thuế TNDN

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

4.Hệ số chi phí Tổng chi phí

Tổng luân chuyển thuần

Chưa sử dụng – Bổ

sung

5.Hệ số GVHB Trị giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

6.Hệ số chi phí bán hàng Chi phí bán hàng

Doanh thu thuần

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

7.Hệ số chi phí quản lý

doanh nghiệp

Chi phí QLDN

Doanh thu thuần

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

8.Hệ số lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng trong kỳ

Tổng luân chuyển thuần

Chưa sử dụng – Bổ

sung

9.Hệ số sinh lời từ bán

hàng (ROS)

Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng

DTT từ bán hàng và CCDV

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

10.Hệ số sinh lời từ hoạt

động kinh doanh

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

DTT+Doanh thu hoạt động tài chính

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

(Nguồn : Tác giả kiến nghị hoàn thiện)

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

119

3.2.2.5. Hoàn thiện các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 3.9:Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn của

công ty xây dựng niêm yết

Chỉ tiêu Công thức Ghi chú

1.Hiệu suất sử dụng vốn

kinh doanh

Tổng luân chuyển thuần

Số dư bình quân vốn kinh doanh

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

2.Số vòng luân chuyển

vốn lưu động

Tổng luân chuyển thuần

Số dư bình quân vốn lưu động

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

3.Kỳ luân chuyển vốn lưu

động

Số ngày trong kỳ kinh doanh

Số vòng luân chuyển vốn lưu động

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

4. Số vòng quay hàng tồn

kho

Trị giá vốn hàng bán

Trị giá hàng tồn kho bình quân

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

5.Kỳ hạn tồn kho bình

quân

Số ngày trong kỳ kinh doanh

Số vòng quay hàng tồn kho

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

6. Số vòng quay các khoản

phải thu

Doanh thu bán chịu (hoặc DTT)

Nợ phải thu (bình quân)

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

7. Kỳ thu tiền bình quân Số ngày trong kỳ kinh doanh

Số vòng quay các khoản phải thu

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

(Nguồn : Tác giả kiến nghị hoàn thiện)

3.2.2.6. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời của một doanh nghiệp là một trong những thông tin

quan trọng mà tất cả các chủ thể liên quan đều hết sức quan tâm. Đối với một

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

120

tổ chức niêm yết thì các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp

còn ảnh hưởng lớn đến tính hấp dẫn của cổ phiếu doanh nghiệp mình. Đồng

thời một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời còn là một trong những điều

kiện niêm yết và duy trì niêm yết của các tổ chức niêm yết.

Theo khảo sát thì hầu hết các công ty xây dựng niêm yết đều tính toán và

sử dụng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp mình. Tuy

nhiên nhiều doanh nghiệp không thống nhất nhau ở tên gọi chỉ tiêu, cách tính chỉ

tiêu và chưa sử dụng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động xây

dựng. Do đó, luận án đề xuất hoàn thiện nhóm chỉ tiêu này theo hướng thống

nhất lại tên gọi chỉ tiêu, cách tính và bổ sung thêm một số chỉ tiêu phản ánh khả

năng sinh lời từ hoạt động xây dựng thông qua Bảng 3.10- Bảng tổng hợp các

chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của các công ty xây dựng niêm yết.

Bảng 3.10: Bảng tổng hợp chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của các

công ty xây dựng niêm yết

Chỉ tiêu Công thức Ghi chú

1. Hệ số sinh lời cơ bản

của vốn kinh doanh

(BEP)

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Vốn kinh doanh bình quân

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và cách

tính chỉ tiêu

2. Hệ số sinh lời của vốn chủ

(ROE)

Lợi nhuận sau thuế TNDN

Vốn chủ sở hữu bình quân

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và cách

tính chỉ tiêu

3. Hệ số sinh lời ròng của

tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế TNDN

Tài sản bình quân

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và cách

tính chỉ tiêu

4. Hệ số Lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Doanh thu thuần

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và cách

tính chỉ tiêu

5. Hệ số lợi nhuận trên giá

vốn hàng bán (hay trên giá

thành sản xuất)

Lợi nhuận sau thuế TNDN

Giá vốn hàng bán

Chưa sử dụng – Bổ sung

6. Hệ số Lợi nhuận từ hoạt

động xây dựng trên Doanh

thu thuần

Lợi nhuận từ hoạt động xây dựng

Doanh thu thuần

Chưa sử dụng – Bổ sung

(Nguồn : Tác giả kiến nghị hoàn thiện)

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

121

3.2.2.7. Hoàn thiện các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của công ty cổ phần

Qua khảo sát hầu hết các doanh nghiệp xây dựng niêm yết đều quan tâm

và sử dụng các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của công ty cổ phần. Tuy nhiên,

các doanh nghiệp chưa hoàn toàn thống nhất với nhau về tên gọi các chỉ tiêu

cũng như cách tính các chỉ tiêu. Do đó, luận án đề xuất hoàn thiện nhóm chỉ

tiêu phản ánh đặc điểm của công ty cổ phần theo hướng thống nhất lại tên gọi

và cách tính các chỉ tiêu, thể hiện ở Bảng 3.11 Bảng tổng hợp chỉ tiêu phản

ánh đặc điểm của công ty cổ phần của các công ty xây dựng niêm yết

Bảng 3.11: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của công ty cổ

phần của các công ty xây dựng niêm yết

Chỉ tiêu Công thức Ghi chú

1. Lợi nhuận bình quân

một cổ phần thường đang

lưu hành (EPS)

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức ưu đãi

Số cổ phần bình quân đang lưu hành

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

2. Mức cổ tức so với giá thị

trường của cổ phiếu(DYR)

Cổ tức bình quân 1 cổ phiếu thường

Giá trị thị trường 1 cổ phiếu thường

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

3. Hệ số giá cả so với lợi

nhuận cổ phiếu(P/E)

Giá trị thị trường mỗi cổ phiếu thường

Lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu thường

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

4. Hệ số giá thị trường so

với giá trị sổ sách (M/B)

Giá trị thị trường mỗi cổ phiếu thường

Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu thường

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

(Nguồn : Tác giả kiến nghị hoàn thiện)

3.2.2.8. Hoàn thiện các chỉ tiêu phản ánh tình hình lưu chuyển tiền

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào thì tiền được ví như là “vua” do đó đánh

giá khả năng tạo tiền và lưu chuyển tiền trong doanh nghiệp giúp các cơ

quan quản lý và các nhà quản trị hiểu rõ được sức mạnh thực sự của doanh

nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị hoàn thiện các chỉ tiêu phản ánh tình

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

122

hình lưu chuyển tiền cho các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trong Bảng

3.12: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phản ánh tình hình lưu chuyển tiền của các

công ty xây dựng niêm yết. Dữ liệu trong bảng được lấy từ Mã số 01 đến 70

trên “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban

hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính ban hành.

Bảng 3.12: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phản ánh tình hình lƣu chuyển tiền

của các công ty xây dựng niêm yết

Chỉ tiêu Công thức Ghi chú

I.Các chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo tiền

1. Dòng tiền thu vào trong

kỳ

Dòng tiền thu vào từ HĐKD + Dòng tiền thu

vào từ HĐĐT + Dòng tiền thu vào từ HĐTC

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

2. Tỷ trọng dòng tiền thu vào

của từng hoạt động

Tổng tiền thu vào của từng hoạt động

Tổng số tiền thu vào của các hoạt động

Chưa sử dụng – Bổ

sung

I.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ

3. Lưu chuyển tiền thuần

trong kỳ

LCTT từ HĐKD + LCTT từ HĐĐT +

LCTT từ HĐTC

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và

cách tính chỉ tiêu

(Nguồn : Tác giả kiến nghị hoàn thiện)

3.2.2.9. Hoàn thiện các chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng trưởng

Cuối cùng, các nhà quản trị và các nhà đầu tư đều quan tâm khi phân

tích tài chính của các công ty xây dựng niêm yết là tốc độ tăng trưởng của

doanh nghiệp. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của từng chỉ tiêu được xác định

bằng chênh lệch tương đối giữa giá trị của năm nay so với năm trước. Các

chỉ tiêu này giúp cho các chủ thể nắm bắt được tình hình phát triển của

doanh nghiệp trên các khía cạnh chủ yếu và sự đoán xu thế phát triển của

doanh nghiệp xây dựng niêm yết trong các năm tiếp theo.

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

123

Bảng 3.13 : Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích tốc độ tăng trƣởng của

các CTCP xây dựng niêm yết

Tên chỉ tiêu Cách tính Ghi chú

1.Tốc độ tăng (giảm)

tổng tài sản

Tài sản cuối kỳ - Tài sản đầu kỳ

Tài sản đầu kỳ

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và cách

tính chỉ tiêu

2.Tốc độ tăng (giảm)

vốn chủ sở hữu

Vốn chủ cuối kỳ - Vốn chủ đầu kỳ

Vốn chủ đầu kỳ

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và cách

tính chỉ tiêu

3.Tốc độ tăng (giảm)

doanh thu thuần

DTT kỳ này - DTT kỳ trước

DTT kỳ trước

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và cách

tính chỉ tiêu

4.Tốc độ tăng (giảm)

tổng luân chuyển

thuần

LCT kỳ này - LCT kỳ trước

LCT kỳ trước

Đã sử dụng – Thống

nhất lại tên gọi và cách

tính chỉ tiêu

5.Tốc độ tăng (giảm)

tổng lợi nhuận

ròng(LNR)

LNR kỳ này - LNR kỳ trước

LNR kỳ trước

Chưa sử dụng – Bổ

sung

6.Tốc độ tăng (giảm)

về dòng tiền thuần từ

hoạt động kinh doanh

Dòng tiền thuần từ HĐKD kỳ này –

Dòng tiền thuần từ HĐKD kỳ trước

Dòng tiền thuần từ HĐKD kỳ trước

Chưa sử dụng – Bổ

sung

7. Tốc độ tăng (giảm)

doanh thu thuần từ

hoạt động xây dựng

DTT từ hoạt động xây dựng kỳ này - DTT

từ hoạt động xây dựng kỳ trước

DTT từ hoạt động xây dựng kỳ trước

Chưa sử dụng – Bổ

sung

8. Tốc độ tăng (giảm)

lợi nhuận gộp từ hoạt

động xây dựng

LN gộp từ hoạt động xây dựng kỳ này –

LN gộp từ hoạt động xây dựng kỳ trước

LN gộp từ hoạt động xây dựng kỳ trước

Chưa sử dụng – Bổ

sung

9. Tốc độ tăng (giảm)

Tổng dòng tiền thuần

Dòng tiền thuần kỳ này – Dòng tiền

thuần kỳ trước

Dòng tiền thuần kỳ trước

Chưa sử dụng – Bổ

sung

10. Tốc độ tăng

(giảm) dòng tiền

thuần từ hoạt động

xây dựng

Dòng tiền thuần từ HĐXD kỳ này – Dòng

tiền thuần từ HĐXD kỳ trước

Dòng tiền thuần từ HĐXD kỳ trước

Chưa sử dụng – Bổ

sung

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

124

Tên chỉ tiêu Cách tính Ghi chú

11.Tốc độ tăng

(giảm) hệ số sinh lời

cơ bản của vốn kinh

doanh (BEP)

BEP kỳ này – BEP kỳ trước

BEP kỳ trước

Chưa sử dụng – Bổ

sung

12.Tốc độ tăng

(giảm) hệ số lời ròng

của tài sản (ROA)

ROA kỳ này – ROA kỳ trước

ROA kỳ trước

Chưa sử dụng – Bổ

sung

13.Tốc độ tăng (giảm)

hệ số sinh lời của vốn

chủ sở hữu (ROE)

ROE kỳ này – ROE kỳ trước

ROE kỳ trước

Chưa sử dụng – Bổ

sung

14.Tốc độ tăng

(giảm) hệ số lợi

nhuận lợi nhuận ròng

từ bán hàng (ROS)

ROS kỳ này – ROS kỳ trước

ROS kỳ trước

Chưa sử dụng – Bổ

sung

15. Tốc độ tăng

(giảm) về giá trị sổ

sách của cổ phiếu

Giá trị sổ sách CP kỳ này – Giá trị sổ sách

CP kỳ trước

Giá trị sổ sách CP kỳ trước

Chưa sử dụng – Bổ

sung

16. Tốc độ tăng

(giảm) về giá trị thị

trường của cổ phiếu

Giá trị thị trường CP kỳ này – Giá trị thị

trường CP kỳ trước

Giá trị thị trường CP kỳ trước

Chưa sử dụng – Bổ

sung

17. Tốc độ tăng

(giảm) về thu nhập

bình quân cổ phiếu

thường

Thu nhập bình quân CP thường kỳ này –

Thu nhập bình quân CP thường kỳ trước

Thu nhập bình quân CP thường kỳ trước

Chưa sử dụng – Bổ

sung

18. Tỷ lệ tăng trưởng

bền vững

Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư

Vốn chủ sở hữu đầu kỳ

Chưa sử dụng – Bổ

sung

(Nguồn : Tác giả kiến nghị hoàn thiện)

3.2.2.10. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính và cảnh

báo rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính gắn liền với hoạt động tài chính và mức độ sử dụng nợ

của công ty cổ phần xây dựng niêm yết. Đó là rủi ro mà các chủ sở hữu phải

gánh chịu do việc huy động vốn, sử dụng vốn mang lại. Do vậy khi xem xét

rủi ro tài chính, các nhà phân tích thường xem xét rủi ro do đầu tư, do thanh

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

125

toán nợ và ảnh hưởng của cơ cấu nợ đến khả năng sinh lời của công ty cổ

phần xây dựng niêm yết. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế thì các công ty xây

dựng niêm yết chưa quan tâm nhiều đến việc nhận diện, đánh giá và dự báo

rủi ro tài chính.

Do đó, để nhận diện, đánh giá và cảnh báo rủi ro tài chính của các công

ty xây dựng niêm yết, tác giả kiến nghị sử dụng các chỉ tiêu tài chính như

trong Bảng 3.14- Bảng tổng hợp các chỉ tiêu giúp nhận diện rủi ro tài chính

trong các CTCP xây dựng niêm yết. Trên cơ sở các hệ số tài chính này, các

nhà quản trị cũng như các nhà đầu tư so sánh số liệu của từng chỉ tiêu năm

nay so với năm trước để đưa ra mức độ cảnh báo rủi ro tài chính của từng

doanh nghiệp.

Bảng 3.14: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu giúp nhận diện rủi ro tài chính

trong các CTCP xây dựng niêm yết

Mục tiêu quản trị Đánh giá khả năng rủi ro Mức độ

cảnh báo(*)

1. Về huy động vốn -Không huy động đủ, cơ cấu bất hợp lý, chi

phí vốn tăng

a.Quy mô nguồn vốn huy động -Giảm sút không thực hiện được mục tiêu đề

ra

b.Cơ cấu nguồn vốn -Hệ số nợ cao, phụ thuộc quá lớn vào chủ nợ

c.Chi phí sử dụng vốn bình quân -Chi phí sử dụng vốn cao, khó đạt được mục

tiêu sinh lời

d.Vốn lưu chuyển -Âm, huy động nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn

gây rủi ro thanh toán

2. Về khả năng tự tài trợ -Tự tài trợ thấp và giảm dần

a.Hệ số tự tài trợ -Thấp và giảm

b.Hệ số tài trợ thường xuyên -Thấp và giảm

c.Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn -Thấp và giảm

d.Hệ số tự tài trợ cho chi phí xây dựng

cơ bản dở dang

-Thấp và giảm

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

126

Mục tiêu quản trị Đánh giá khả năng rủi ro Mức độ

cảnh báo(*)

3. Về khả năng thanh toán -Không đảm bảo khả năng thanh toán

a.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát -Không đảm bảo khả năng thanh toán tổng quát

hoặc giảm mạnh so với kỳ trước

b.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn

-Không đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

hoặc giảm mạnh so với kỳ trước

c.Hệ số khả năng thanh toán nhanh -Không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh hoặc

giảm mạnh so với kỳ trước

d.Hệ số khả năng thanh toán tức thời -Không đảm bảo khả năng thanh toán tức thời

hoặc giảm mạnh so với kỳ trước

e.Hệ số khả năng thanh toán lãi vay -Không đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay hoặc

giảm mạnh so với kỳ trước

f.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn bằng tiền

-Dòng tiền lưu chuyển thuần âm, hệ số chi trả nợ

ngắn hạn bằng tiền giảm nhanh so với kỳ trước

4. Về hoạt động đầu tƣ -Đầu tƣ ngoài ngành xây dựng không hiệu quả,

mạo hiểm

a.Hệ số cơ cấu đầu tư -Không phù hợp với ngành nghề kinh doanh

b.Hệ số đầu tư ngoài ngành xây dựng -Tăng và mạo hiểm

5. Bảo toàn và phát triển vốn

chủ sở hữu

-Khả năng không bảo toàn hay phát triển đƣợc

vốn chủ sở hữu

a.Quy mô vốn chủ sở hữu -Không bảo toàn được vốn chủ sở hữu do thua lỗ

b.Chất lượng vốn chủ -Tăng trưởng vốn chủ sở hữu không bền vững

6. Về khả năng sinh lời -Không có khả năng sinh lời và giảm mạnh

a.Tỷ suât sinh lời hoạt động (ROS) -ROS<0 và có xu hướng giảm

b.Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) -ROA<0<lãi suất vốn vay và có xu hướng giảm

c.Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu -ROE<ROA<0 và có xu hướng giảm

d.Tỷ suất Lợi nhuận từ hoạt động

xây dựng

-Có xu hướng giảm so với năm trước

7. Mức độ sử dụng đòn bẩy

tài chính

-Tăng cao và mạo hiểm

(Nguồn: Tác giả kiến nghị hoàn thiện)

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

127

(*)Căn cứ vào trị số cụ thể của mức độ chênh lệch của từng chỉ tiêu năm

nay so với năm trước, các nhà phân tích có thể đưa ra các mức độ cảnh báo

rủi ro khác nhau, như sau :

+ Cảnh báo mức độ rủi ro nghiêm trọng : RRRR

+ Cảnh báo mức độ rủi ro Cao : RRR

+ Cảnh báo mức độ rủi ro Bình thường : RR

+ Cảnh báo mức độ rủi ro thấp : R

3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu

phân tích tài chính trong công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam

3.3.1. Về phía các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam

Như đã đề cập ở chương 1 của luận án, một trong những nguyên

nhân chủ quan quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng của một hệ thống

chỉ tiêu phân tích tài chính là yếu tố con người. Do đó, khi xây dựng hệ

thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây dựng niêm yết, luận

án xác định điều kiện quan trọng nhất để thực hiện việc hoàn thiện hệ

thống chỉ tiêu là các công ty xây dựng niêm yết và đội ngũ cán bộ công

nhân viên của các công ty này.

Trước hết chính là việc thay đổi nhận thức của các công ty xây dựng

niêm yết trong việc hoàn thiện, tính toán và sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân

tích tài chính. Điều quan trọng là bản thân các doanh nghiệp này phải thấy

được tầm quan trọng của việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

trong việc đáp ứng các yêu cầu công bố thông tin của UBCKNN cũng như

việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu làm công cụ để quản trị tài chính trong nội bộ

doanh nghiệp mình. Đây chính là một trong những nhân tố quan trọng để mỗi

công ty xây dựng niêm yết có thể duy trì và phát triển bền vững, qua đó làm

tăng tính hấp dẫn và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

128

Để có thể nâng cao nhận thức của các công ty xây dựng niêm yết về

việc hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính thì

cần nâng cao nhận thức của các nhà lãnh đạo, các nhà quản trị doanh nghiệp

và trình độ của cán bộ nhân viên.

Đối với các nhà lãnh đạo và các nhà quản trị của các công ty xây dựng

niêm yết : Cần nhận thấy việc hoàn thiện và sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân

tích tài chính sẽ là một trong những công cụ quan trọng và hữu ích trong việc

quản trị tài chính của doanh nghiệp mình. Do đó các nhà lãnh đạo, các nhà

quản trị doanh nghiệp cần có tư tưởng tự hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân

tích tài chính theo hướng áp dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các

công ty xây dựng niêm yết nói chung kết hợp với điều kiện thực tế của doanh

nghiệp mình. Mỗi doanh nghiệp đều có một điều kiện sản xuất kinh doanh

cũng như ưu điểm và hạn chế riêng, do đó khi hoàn thiện và áp dụng hệ thống

chỉ tiêu phân tích tài chính thì mỗi công ty xây dựng niêm yết cần gắn với

những đặc điểm này của doanh nghiệp mình.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo và các nhà quản trị của các công ty xây

dựng niêm yết cũng cần liên tục đổi mới tư duy trong việc áp dụng các kiến

thức, các tiến bộ khoa học vào việc điều hành, quản trị doanh nghiệp của

mình. Có như thế thì hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính mới luôn được cập

nhập và áp dụng một cách khoa học nhất.

Đối với cán bộ nhân viên của các công ty xây dựng niêm yết: Sau khi

các nhà lãnh đạo, các nhà quản trị nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc

hoàn thiện và sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính thì bản thân cán bộ

nhân viên, đặc biệt là cán bộ nhân viên làm công tác tài chính, kế toán, kế

hoạch của các công ty xây dựng niêm yết cũng phải có sự đổi mới trong tư

duy làm việc của mình. Bên cạnh đó, các cán bộ nhân viên này là những

người sẽ trực tiếp tính toán và áp dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

129

cho doanh nghiệp mình, chính vì thế bản thân mỗi cán bộ nhân viên này phải

tự nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn cũng như tay nghề của mình.

Muốn hoàn thiện, tính toán và áp dụng tốt thì trước hết các cán bộ nhân

viên này phải thực sự am hiểu về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được

xây dựng riêng cho các công ty xây dựng niêm yết. Đồng thời phải vận dụng

được hệ thống chỉ tiêu này vào điều kiện sản xuất kinh doanh riêng của doanh

nghiệp mình. Ngoài ra, các cán bộ nhân viên này cũng phải thường xuyên

được cập nhật các kiến thức mới cũng như các chế độ, chính sách của Nhà

nước mới ban hành.

3.3.2. Về phía Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Điều kiện quan trọng tiếp theo để hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

cho các công ty xây dựng niêm yết được hoàn thiện và áp dụng một cách có

hiệu quả nhất chính là sự tác động của UBCKNN. Với tư cách là nhà quản lý

và điều hành thị trường, UBCKNN sẽ luôn ban hành các quy định để duy trì

cho thị trường được ổn định và phát triển bền vững. Hiện tại, UBCKNN mới

chỉ có quy định chung về việc tính toán và công bố hệ thống chỉ tiêu phân tích

tài chính cho các tổ chức niêm yết trên các khía cạnh chủ yếu trong báo cáo

thường niên (Theo thông tư 155/2015/TT-BTC). Hệ thống chỉ tiêu này chưa

phản ánh được tất cả các khía cạnh tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa việc

tính toán và công bố các chỉ tiêu này của các tổ chức niêm yết nói chung còn

chưa thống nhất và chưa được tuân thủ một cách chặt chẽ. Tuy nhiên việc

chưa tuân thủ nghiêm túc thì UBCKNN lại chưa có chế tài xử phạt nào.

Ngoài ra, UBCKNN cũng không có yêu cầu hay quy định cụ thể nào

về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho riêng từng ngành. Điều này dẫn

đến các tổ chức niêm yết của rất nhiều ngành khác nhau chỉ công bố thông tin

tài chính theo một hệ thống chỉ tiêu tài chính chung, không phản ánh được hết

đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp mình. Chính vì thế, trong thời gian tới,

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

130

để góp phần hoàn thiện việc công bố thông tin trên thị trường một cách hiệu

quả, UBCKNN cần có những quy định về việc tính toán và công bố hệ thống

chỉ tiêu phân tích tài chính nói chung một cách chi tiết, rõ ràng và cụ thể hơn:

Thứ nhất, UBCKNN cần hoàn thiện và bổ sung thêm một số các chỉ

tiêu phân tích vào hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính bắt buộc các tổ chức

niêm yết phải tính toán và công bố trong báo cáo thường niên. Hệ thống chỉ

tiêu này cần phản ánh được đầy đủ tất cả các khía cạnh khác nhau của tình

hình tài chính tổ chức niêm yết.

Thứ hai, UBCKNN cần khuyến khích xây dựng các hệ thống chỉ tiêu

phân tích tài chính chuẩn và riêng cho từng ngành nghề kinh doanh, làm cơ sở

tham chiếu cho các tổ chức niêm yết áp dụng và sử dụng cho đơn vị của mình

Thứ ba, UBCKNN cũng cần khuyến khích các tổ chức niêm yết nói

chung tự hoàn thiện, sử dụng và công bố hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

riêng cho đơn vị của mình. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính này được dựa

trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính chung của toàn thị trường, hệ

thống chỉ tiêu phân tích tài chính riêng của từng ngành, và đặc điểm sản xuất

kinh doanh riêng của tổ chức niêm yết.

Thứ tư, UBCKNN cần phải có chế tài xử phạt hợp lý đối với việc

không tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ quy định tính toán và công bố hệ

thống các chỉ tiêu phân tích tài chính trên báo cáo thường niên đối với các tổ

chức niêm yết

Việc UBCKNN quy định bắt buộc tính toán và công bố hệ thống chỉ

tiêu phân tích tài chính sẽ góp phần giúp cho TTCK Việt Nam được công khai

minh bạch, ổn định và phát triển. Đồng thời với quy định và chế tài xử phạt

nghiêm minh sẽ giúp cho các tổ chức niêm yết, trong đó có các công ty xây

dựng niêm yết nhận thức đúng đắn và áp dụng hiệu quả hệ thống chỉ tiêu phân

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

131

tích tài chính vào doanh nghiệp mình. Đây cũng là một trong những nhân tố

quan trọng giúp cho các công ty xây dựng niêm yết phát triển ổn định và tăng

trưởng bền vững.

3.3.3. Về phía Bộ xây dựng

Thứ nhất, Bộ cần xây dựng các văn bản pháp luật hỗ trợ thủ tục

pháp lý cho các doanh nghiệp trong ngành, góp phần rút ngắn thời gian thi

công các công trình

Trong thực tế, với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, để hoàn

thành thủ tục dự án thường phải mất 3-5 năm, thậm chí lâu hơn. Với tỷ lệ vốn

vay ngân hàng của doanh nghiệp xây dựng chiếm tới 70% với lãi xuất cao thì

chi phí thực hiện dự án bị đội lên, có khi gấp hai lần trong vòng 5-7 năm. Do

vậy, rút ngắn thời gian cấp phép thực hiện dự án là tạo điều kiện thuận lợi cho

các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng. Do đó, Bộ cần nhanh chóng chủ

trì và phối hợp với các bộ ngành liên quan nghiên cứu để sớm hoàn thiện Luật

kinh doanh bất động sản phù hợp với thực tế. Các văn bản ban hành hướng

dẫn thi hành Luật nhà ở nên theo hướng phân cấp, loại bỏ các quy định bất

hợp lý để rút ngắn thời gian thực hiện dự án.

Bên cạnh đó Bộ Xây dựng cũng cần nhanh chóng chủ trì và phối hợp

với các Bộ, ngành có liên quan soạn thảo Nghị định xử phạt các vi phạm

hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Bộ Xây dựng cần tăng cường công tác

kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm trong hoạt động xây dựng theo

thẩm quyền.

Các quy định cần được xây dựng thông thoáng hơn, không hạn chế đối

tượng được quyền mua bán, chuyển nhượng, thuê mướn, thế chấp, góp vốn

liên doanh bằng bất động sản. Riêng đối với tổ chức, cá nhân người nước

ngoài thì có hạn chế về thời gian được sử dụng đất và chỉ nên khống chế

phạm vi thực hiện ở một số địa phương nhất định.

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

132

Thứ hai, xây dựng hệ thống thông tin hoàn hảo, công khai, minh

bạch và dễ tiếp cận cho ngành xây dựng nói chung.

Do tính đặc thù của hàng hóa trong ngành xây dựng so với các hàng

hóa khác nên hệ thống thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thực tế cho

thấy điều kiện quan trọng để hoàn thiện được hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính cho các công ty xây dựng niêm yết là phải có một hệ thống thông tin

hoàn hảo, công khai, minh bạch và dễ tiếp cận.Hiện nay việc thiếu thông tin

minh bạch còn rất phổ biến, chủ yếu phụ thuộc vào bên bán dẫn dến người

mua thường bị thua thiệt. Trên thực tế, đến nay chưa có một cơ quan nào nắm

được thông tin chính xác hiện đang có bao nhiêu dự án BĐS (dưới mọi hình

thức và loại hình sản phẩm) đang được triển khai, sản phẩm của các dự án đã

và đang được bán cho ai, giá cả chính xác là bao nhiêu. Mặc dù Luật Kinh

doanh bất động sản đã quy định mọi giao dịch mà có một bên là chủ thể kinh

doanh bất động sản phải giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản nhưng rất

nhiều giao dịch vẫn chưa giao dịch qua sàn. Tình hình mua các sản phẩm bất

động sản tại các dự án cho đến nay vẫn chưa đi vào quy củ, nhà nước vẫn

chưa quản lý được. Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản đã quy định

các chủ đầu tư không được huy động vốn của bên mua khi chưa hoàn thành

móng nhưng trong thực tế, các bên vẫn giao dịch thông qua các hợp đồng góp

vốn, hợp đồng vay tiền…để mua các sản phẩm từ khi dự án được hình thành.

3.3.4. Về phía Bộ Tài chính

Thứ nhất, Hiện nay để điều hành TTCK thì Bộ Tài chính đã ban hành

rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, tuy nhiên các quy định này

đôi khi còn chồng chéo, dẫn đến việc khó ứng dụng trong thực tế. Ví dụ như

với một tổ chức niêm yết có vốn điều lệ trên 120 tỷ và có vốn đầu tư của Nhà

nước trên 50% thì là một tổ chức đại chúng quy mô lớn có cổ phần chi phối

của Nhà nước. Để hướng dẫn việc công bố thông tin tài chính cho loại hình tổ

Page 135: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

133

chức niêm yết này vừa có Thông tư 155/2015/TT-BTC về hướng dẫn “công

bố thông tin trên thị trường chứng khoán” đối với công ty đại chúng quy mô

lớn, vừa có Thông tư 200/2015/TT-BTC về hướng dẫn “công khai thông tin

tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà

nước”. Bộ Tài chính cần ban hành một hệ thống các quy định, thông tư hướng

dẫn thi hành việc công bố thông tin đối với các tổ chức niêm yết trên TTCK

một cách rõ ràng, đầy đủ, tránh chồng chéo dẫn đến khó áp dụng trong thực tế

Thứ hai, Các tài liệu chủ yếu được sử dụng khi tính toán hệ thống chỉ

tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây dựng niêm yết là các BCTC.

BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản và nguồn vốn cũng

như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nó là phương tiện trình

bày thực trạng sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp cho những người quan

tâm. Tuy nhiên, do đặc thù về kết cấu của báo cáo tài chính nên nó còn những

điểm chưa toàn vẹn:

- BCTC là những tài liệu được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh

một cách tổng hợp nhất về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. BCTC

chủ yếu cung cấp những thông tin cần thiết nhất phục vụ các đối tượng. Có rất

nhiều khoản mục, chỉ tiêu mà nếu chỉ nhìn vào BCTC không cho thấy hết

thông tin. Vì vậy những thông tin trên BCTC chủ yếu mang tính căn cứ trong

việc phân tích, nghiên cứu và phát hiện. Nếu muốn đưa ra những kết luận chi

tiết và những hoạch định cho tương lại thì BCTC chưa thể đáp ứng hết.

- Các số liệu trên BCTC là những số liệu được sử dụng khi tính toán

các chỉ số tài chính. Tuy nhiên các số liệu, thông tin trên đó chỉ mang tính

lịch sử. Vì vậy, để đưa ra các số liệu, thông tin có thể sử dụng được trong

tương lại nhưng lại dựa vào số liệu quá khứ đương nhiên sẽ rất khó khăn đòi

hỏi người sử dụng cần kết hợp nhiều thông tin và phương pháp khác. Chẳng

hạn dưới tác động của lạm phát, phương pháp hoạch toán nợ vay cũng có

Page 136: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

134

khuynh hướng khuếch đại các giá trị trong bảng cân đối với kế toán. Nghĩa

là những người đi vay nợ sẽ trả gốc với số tiền có giá trị nhỏ hơn, giá trị

thực của những khoản nợ vay sẽ giảm trong thời kỳ lạm phát. Tuy nhiên các

kế toán đã bỏ qua sự sụt giảm này, dẫn đến kết quả là số nợ trên danh nghĩa

của doanh nghiệp đã bị thổi phồng hơn thực tế. Lạm phát cũng làm thiên

lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo tài chính và lợi nhuận thực tế của doanh

nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự hợp lý khi tính toán các chỉ

tiêu tài chính.

- Thực tế còn tồn tại hiện tượng, thông tin và số liệu trên BCTC bị bóp

méo, phản ánh không trung thực tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Sự không

trung thực này xuất phát từ nhiều khâu. Từ khâu ghi chép, hạch toán vào các

hóa đơn, chứng từ sai lệch; đến khâu phản ánh vào các sổ, các BCTC cuối

cùng cũng được xử lý sao cho đáp ứng được lợi ích của một nhóm nhỏ.

Doanh nghiệp có lãi hoặc làm ăn thua lỗ nhưng kết quả trên BCTC lại ghi

nhận ngược lại nhằm đạt được những mục đích như: đi vay, gọi vốn…Nhiều

doanh nghiệp, nợ phải trả rất lớn nhưng lại không phản ánh chi phí vay lãi

trong BCTC hay chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cũng không phản ánh trên

BCTC. Những hạn chế trong BCTC của các doanh nghiệp đã ảnh hưởng

không nhỏ đến kết quả tính toán các chi tiêu tài chính cho ngành.

Do đó, để đảm bảo mang lại tính chính xác, trung thực và hiệu quả cho

những số liệu trên BCTC, làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân

tích tài chính hiệu quả cho các công ty xây dựng niêm yết, Bộ Tài chính cần có

những quy định cụ thể hơn như: đối với các BCTC hợp nhất cần phải chi tiết,

chính xác đối tượng áp dụng và thời điểm lập BCTC; quy định phương pháp

xác định lợi ích của cổ đông thiểu số; quy định về xử lý và điều chỉnh đối với

các giao dịch nội bộ; quy định về cách xác định và xử lý đối với thuế thu nhập

doanh nghiệp phát sinh trong quá trình lập báo cáo…

Page 137: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

135

3.3.5. Về phía Nhà nước và Chính phủ

Nhà nước và Chính phủ cần tạo lập môi trường pháp lý hoàn thiện,

quản lý đồng bộ, thống nhất cho ngành xây dựng.

Môi trường pháp lý đồng bộ, hoàn thiện là điều kiện quan trọng để các

bên tham gia hoạt động dễ dàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngành

xây dựng hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên sự thiếu đồng bộ trong hệ thống

pháp lý được thể hiện qua một số điểm sau khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều

khó khăn, vướng mắc cần sớm được khắc phục, đó là:

Chính sách phát triển thị trường xây dựng còn nhiều thiếu văn bản

quan trọng.

Cụ thể nhiều vấn đề rất căn bản liên quan đến thị trường đất đai, bất

động sản vẫn chưa được ban hành. Chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng

còn nhiều bất cập, làm cho Nhà nước, doanh nghiệp và người dân đều không

được phân chia một cách thỏa đáng, hài hòa. Ngoài ra, về mặt quản lý Nhà

nước trong lĩnh vực xây dựng vẫn còn nhiều bất cập. Hiện nay có rất nhiều dự

án đầu tư còn bị phân chia, cắt khúc xét ở góc độ địa bàn, chủ thể đầu tư và loại

hình sản phẩm gây khó khăn cho chủ đầu tư và người tiêu dùng. Đặc biệt, về

chủ thể đầu tư, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện vẫn chỉ được

giao đất có thời hạn để phát triển dự án. Trong khi đó, các chủ đầu tư trong

nước có thể được giao đất dài hạn. Đồng thời, việc thế chấp bất động sản mới

chỉ được thế chấp cho các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên lãnh thổ Việt

Nam. Vì vậy, hiện có tình trạng là người dân mua nhà của các doanh nghiệp

trong nước thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu

nhà còn nếu mua của chủ đầu tư nước ngoài thì phải nộp tiền chuyển mục đích

sử dụng đất. Đây là những bất cập còn hiện hữu trong hệ thống chính sách phát

triển thị trường bất động sản nói riêng và ngành xây dựng nói chung, đòi hỏi

Page 138: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

136

phải được nghiên cứu giải quyết trong quy trình tiếp tục hoàn thiện hệ thống

pháp luật trong thời gian tới.

Các văn bản hướng dẫn huy động về vốn đối với các doanh nghiệp

trong ngành xây dựng vẫn chưa thật cụ thể.

Đối với các doanh nghiệp nhất là trong ngành xây dựng cần lượng vốn

lớn để đáp ứng nhu cầu đầu tư kinh doanh nhưng lại đang gặp khó khăn

trong huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán khi mà thị trường

chứng khoán hiện nay vẫn còn khá bấp bênh do bị sụt giảm điểm khá sâu

trong suốt thời gian từ 2009 cho đến nay, trong khi đó thì tín dụng ngân

hàng bị thắt chặt đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Một trong những

kênh huy động vốn rất quan trọng cho các doanh nghiệp ở các nước trên thế

giới thường hay sử dụng đó là các quỹ tài chính, quỹ đầu tư BĐS, về trái

phiếu BĐS, về hệ thống thế chấp thứ cấp bất động sản, quỹ tiết kiệm BĐS

hiện vẫn chưa có, nên một hệ thống tài chính cần thiết cho doanh nghiệp

ngành xây dựng vẫn còn là một kỳ vọng. Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam

vẫn chưa có văn bản pháp quy hướng dẫn nào để đưa vào thực hiện. Bên

cạnh đó, những văn rất quan trọng về đăng ký bất động sản, về thuế bất động

sản cũng chưa được nghiên cứu, ban hành nên các giá trị phái sinh của bất

động sản vẫn chưa được huy động để phát triển thị trường bất động sản nói

riêng và cả ngành xây dựng nói chung.

Chính sách phát triển ngành xây dựng hay thay đổi, thiếu tính dự báo

Bởi lẽ cho đến nay, để có thể tiến hành tính toán các chỉ số liên quan

đến ngành xây dựng thì một trong những chỉ tiêu cơ bản: số lượng diện tích

xây dựng trên địa bàn; số lượng vốn đầu tư vào bất động sản trên địa bàn; số

lượng giao dịch và giá trị giao dịch thật sự trên địa bàn…hiện vẫn chưa có câu

trả lời thỏa đáng. Hệ thống thống kê hiện tại vẫn chỉ đang thống kê vật chất

thay vì thống kê về giá trị, hướng tới tín hiệu thị trường.

Page 139: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

137

Các văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu tính chế tài

Đặc biệt là các văn bản pháp luật liên quan đến quy hoạch còn bị phân

tán, do nhiều cơ quan ban hành. Bộ Kế hoạch và đầu tư trình quy hoạch tông

thể phát triển kinh tế xã hội, Bộ Tài nguyên và môi trường trình quy hoạch sử

dụng đất, Bộ Xây dựng trình quy hoạch phát triển đô thị. Các quy hoạch này

thiếu sự phối hợp liên ngành, thiếu tính tổng thể nên rất khó đi vào cuộc sống,

Hơn nữa, kỷ cương thực hiện quy hoạch không nghiêm nên dẫn đến tình trạng

hoặc là không thực hiện quy hoạch, hoặc là liên tục điều chỉnh quy hoạch.

Doanh nghiệp rất khó tiếp cận thông tin, hạn chế phát triển sản xuất.

Các doanh nghiệp khi bắt đầu tìm hiểu, tiếp cận đất đai để hình thành

và phát triển dự án bất động sản thường gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù văn

bản pháp quy đã chỉ ra khá rõ trình tự thủ tục và quy trình; nhưng trên thực tế

diễn ra lại rất phức tạp và không rõ ràng. Điều này cho thấy hệ thống văn bản

chưa theo kịp nhưng diễn biến thực tiễn của cuộc sống. Đặc biệt, trong bối

cảnh hiện nay, rất nhiều dự án bị kéo dài rất lâu vì các văn bản pháp quy

không phân định rõ trách nhiệm của các bên trong một sự việc.

Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế.

Hiện vẫn còn thiếu những chế tài đủ mạnh để xử lý những công trình

chậm tiến độ, thi công không đạt yêu cầu chất lượng, do đó, các doanh nghiệp

xây dựng vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

cũng như đảm bảo tiến độ thi công như trong hợp đồng. Do đó Nhà nước cần

tăng cường hơn nữa các chế tài để xử lý những sai phạm này.

Page 140: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

138

Kết luận chƣơng 3

Chương 3 của luận án đã đi vào hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích

tài chính cho các công ty xây dựng niêm yết ở Việt Nam theo hai hướng : đáp

ứng yêu cầu công bố thông tin của UBCKNN và đáp ứng nhu cầu cung cấp

thông tin để quản trị trong nội bộ doanh nghiệp.

Thứ nhất, Hệ thống chỉ tiêu hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu công bố

thông tin của UBCKNN đã được hoàn thiện trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu theo

quy định hiện hành nhưng đổi mới, thống nhất lại số lượng, tên gọi, cách tính

các chỉ tiêu.

Thứ hai, Hệ thống chỉ tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin để

quản trị trong nội bộ doanh nghiệp được hoàn thiện trên cơ sở 10 nhóm chỉ

tiêu chi tiết, cụ thể để bao quát tình hình tài chính của doanh nghiệp trên tất cả

các khía cạnh khác nhau. Ngoài ra hệ thống chỉ tiêu này còn được bổ sung

thêm các chỉ tiêu phản ánh tính đặc thù trong sản xuất kinh doanh của các

công ty xây dựng niêm yết.

Ngoài ra, để hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây

dựng niêm yết có thể đi vào thực tiễn và phát huy được hiệu quả thì cần có sự

đổi mới trong các quy định của UBCKNN. Đồng thời Chính phủ và các Bộ

cũng cần kết hợp chặt chẽ để tạo nên hệ thống đồng bộ các giải pháp, tránh

tình trạng yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp

ngành xây dựng nói chung, các công ty xây dựng niêm yết nói riêng.

Page 141: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

139

KẾT LUẬN CHUNG

Luận án “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công

ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã đi vào nghiên

cứu, hệ thống hóa lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính và khảo sát

thực tiễn sử dụng hệ thống chỉ tiêu này ở các công ty xây dựng niêm yết. Xuất

phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chỉ tiêu

phân tích tài chính và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu này riêng cho các công ty

xây dựng niêm yết ở Việt Nam theo hai hướng: đáp ứng nhu cầu công bố

thông tin của UBCKNN và đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin để phục vụ

quản trị trong nội bộ doanh nghiệp.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây dựng niêm

yết sau khi hoàn thiện ngoài việc phản ánh tình hình tài chính của doanh

nghiệp trên tất cả các khía cạnh còn phản ánh đặc điểm riêng của tổ chức

niêm yết cũng như đặc thù sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng. Hệ

thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây dựng niêm yết cũng

được xây dựng và hoàn thiện một cách chi tiết nhưng đơn giản, rõ ràng dễ

hiểu, dễ áp dụng, nhằm mục đích cung cấp thông tin cho nhiều chủ thể sử

dụng khác nhau.

Page 142: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

140

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NCKH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

CỦA NCS

1. Bài báo : “Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ngành Xây dựng- Những

vấn đề đặt ra” , Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, Học viện Tài chính, số

tháng 1/2015

2. Bài báo : “Doanh nghiệp ngành xây dựng năm 2015- triển vọng và thách

thức”, Tạp chí Tài chính, Bộ Tài Chính, số tháng 4/2015

3. Bài báo :. “Bàn về nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro tài chính trong các doanh

nghiệp ngành xây dựng”, Tạp chí Thanh tra tài chính, Bộ Tài chính, số tháng

6/2015

4. Bài viết : “Những khó khăn vướng mắc khi định giá doanh nghiệp Nhà

nước ngành xây dựng trong cổ phần hóa” - Kỷ yếu hội thảo khoa học Khoa

Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính, tháng 3 năm 2015

5. Đề tài : “Giải pháp tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam” - cấp

Học viện, Học viện tài chính,TS. Đoàn Hương Quỳnh chủ nhiệm, đã nghiệm

thu đạt loại xuất sắc,

Page 143: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

141

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài Chính (2007), Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007:

Ban hành mẫu bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng

khoán ra công chúng và hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở

giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán

2. Bộ Tài Chính (2012), Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 quy

định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng

3. Bộ Tài Chính (2013), Thông tư 171/2013/TT-BTC hướng dẫn công khai

thông tin theo quy định tại nghị định 61/2013NĐ-CP ban hành ngày

25/6/2013 của Chính Phủ

4. Bộ Tài Chính (2014), Nghị định số 115/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy

định chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch,

mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp nhà nước

5. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư số 153/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính :

Ban hành Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ

nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do

Nhà nước sơ hữu trên 50% vốn điều lệ

6. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính :

Hướng dẫn chế độ Kế toán doanh nghiệp

7. Chính Phủ (2014), Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ : Một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng

ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh

nghiệp nhà nước

Page 144: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

142

8. Chính Phủ (2014), Nghị định số 49/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Về giám

sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc

chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu

9. Quốc hội (2015), Luật kế toán số 88/2015/QH13 của Quốc hội nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 20/11/2015 về Kế

toán

10. Quốc hội (2003), Luật kế toán số 03/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 17/06/2003 về Kế

toán

11. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, (2005), Luật DN số 60/2005/QH 11

ngày 29/11/2005, Hà Nội.

12. PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài

chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

13. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ và PGS.TS. Nghiêm Thị Thà (2010), Giáo

trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính

14. PGS. TS. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình Phân tích kinh doanh,

NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

15. Vũ Thu Giang (2000), Kinh tế vĩ mô, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Ngô Đình Giao (1984); Những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế trong xí

nghiệp công nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội.

17. Huỳnh Đức Lộng (1999), Hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN

nhà nước, Luận án tiến sỹ, ĐH Kinh tế TP. HCM, TP. HCM.

Page 145: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

143

18.Nguyễn Thị Mai Hương (2008), Phân tích HQKD trong các DN khai thác

khoáng sản Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường ĐH Kinh tế quốc

dân, Hà Nội

19. Nguyễn Khắc Hán (2005), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các giải

pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các DN xăng dầu Việt

Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội

20. Nguyễn Ngọc Quang (2002), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính trong các DN xây dựng ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường

ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

21.Nguyễn Thị Nhất Linh (2008), Phân tích HQKD tại DN TNHH Tân Bảo

Vũ, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội

22. Phan Công Nghĩa (2009), Thống kê kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế

quốc dân, Hà Nội.

23. Phạm Phúc (2004); Bàn về vấn đề trăng trưởng kinh tế toàn cầu; Tạp chí

lao động xã hội số 03 trang 10-13.

24. Vương Thị Thu Hiền (2010), Hoàn thiện phân tích HQKD tại TCT Tài

Nguyên và Môi Trường Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐH

Kinh tế quốc dân, Hà Nội

25. Samuelson P. A. và Dnordhau W. (1989), Kinh tế học, NXB Thống kê,

Hà Nội.

26. Nguyễn Sỹ Thịnh, Lê Sĩ Thiệp, Nguyễn Kế Tuấn (1985), “Hiệu quả kinh

tế trong xí nghiệp công nghiệp”, NXB Thống kê, Hà Nội.

Page 146: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

144

27. Lê Thị Bích Thủy (2005), Phân tích HQKD trong các DN sản xuất than

thuộc TCT Than Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐH Kinh

tế quốc dân, Hà Nội.

28. TS. Phạm Thị Thủy (2012), Báo cáo tài chính - Phân tích, dự báo và

định giá, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

29. Đỗ Huyền Trang (2012), Hoàn thiện phân tích HQKD trong các DN chế

biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung Bộ, Luận án tiến sỹ, Trường

ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

30. Nguyễn Thị Phương Trang (2010), Hoàn thiện phân tích HQKD ở DN

Viễn Thông Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐH Kinh tế quốc

dân, Hà Nội

31. Website : mof.gov.vn : cổng thông tin điện tử của Bộ tài chính

32. Website : ssc.gov.vn : cổng thông tin điện tử của Ủy ban chứng khoán

Nhà nước

33. Website : thuvienphapluat.vn

34. Website : ebook.edu.vn

Tiếng Anh

35. Amaratunga, D. and D. Baldry (2002). "Moving from performance

measurement to performance management." Facilities, 20(5/6): 217

- 223 31.Alfred R. (1998), Creating Shareholder Value, Free Press,

New York. 32.Bititci, U., Garengo, P., Dörfler, V., Mendibil, K.

(2009), “Performance measurement: questions for tomorrow”,

Advanced Production Management Systems, 1900-01-01.

33.Bititci, U., Carrie, A.S. and Mcdevitt, L. (1997), “Integrated

Performance Measurement Systems: a Development Guide”,

Page 147: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

145

International Journal of Operations & Production Management,

Vol. 17, No. 5-6, pp. 522-534.

36. Bourne, M. C. S., Neely, A. D., Mills, J. F. & Platts, K. W, (2003),

“Implementing performance measurement systems: a literature

review”, International Journal of Business Performance

Management, Vol. 5, No. 1, 1-24. 35.Brown, M.G, (1996), Keeping

score: using the right metrics to drive world - class performance,

Productivity Press; 1 edition, New York.

37.Christopher D. Ittner, David F. Larcker và Taylor Randall (2003),

“Performance implications of strategic performance measurement

in financial services firms” Accounting, Organizations and Society,

Vol. 28, (pp. 715-741)

38.Ciaran Walsh (2006), Key Management Ratios: The clearest guide to the

critical numbers that drive your business, 4e, Great Britain. 5

39. Fiorenzo Franceschini, Maurizio Galetto, Domenico Maisano (2007),

Management by Measurement, Springer-Verlag Berlin Heidelberg

2007

40. Fiorenzo Franceschini, Maurizio Galetto, Domenico Maisano (2007),

Management by Measurement, Springer-Verlag Berlin Heidelberg

2007 40.Gunasekaran A., Patel C., Tirtiroglu E., (2001),

Performance Measures and Metrics In a Supply Chain

Environment, International Journal of Operations & Production

Management, Vol. (21), No:1/2

41. Henri, J. (2004), “Performance Measurement and Organizational

Effectiveness: Bridging the Gap,” Managerial Finance, Vol. 30, No.

6, 2004, pp. 93-123. doi:10.1108/03074350410769137

Page 148: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

146

42. Ittner, C., Larcker, D. and Randall, T. (2003), “Performance Implications of

Strategic Performance Measurement in Financial Service Firms”,

Accounting, Organizations and Society, Vol.28, No.7-8, pp.715-741.

43.Ittner, Christopher D. and David F. Larcker, "Coming up Short on

Nonfinancial Performance Measurement", Harvard Business

Review, November 2003. 44.Kaplan, R.S. (1983), “Measuring

Manufacturing Performance: A New Challenge for Accounting

Research”, The Accounting Review, Vol. 58, pp. 686-705.

44. Kaplan, Robert S. and Norton, David P (1992), "The Balanced Scorecard:

Measures That Drive Performance", Harvard Business Review,

Jan/Feb 1992. 46.Kaplan, Robert S. and David P. Norton (1993),

"Putting the Balanced Scorecard to Work", Harvard Business

Review, Sep/Oct 1993.

45.Kaplan, R.S. and Norton, D.P. (1996), “Linking the Balanced Scorecard to

Strategy (Reprinted From the Balanced Scorecard)”, California

Management Review, Vol. 39, No. 1, pp. 53- 79.

46. Kaplan, Robert S. and Norton, David P (1996), "Using the Balanced

Scorecard as a Strategic Management System", Harvard Business

Review, Jan/Feb 1996. 6 49. Kaplan, R.S. and Norton, D.P. (1996),

"The Balanced Scorecard: Translating Strategy into Action",

Harvard Business School Press, USA.

47.Kaplan, R.S. & Norton, D. P. (2001), “The Strategy Focused Organization.

How BSC Companies thrive in the US new business environment”.

Harvard Business School, U.S.A.

48.Khan, Khurram and Shah, Attaullah (2011), “Understanding Performance

Measurement Through the Literature”, African Journal of Business

Page 149: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

147

Management, Vol. 5, No. 35, pp. 13410-13418, December 2011.

Available at SSRN: http://ssrn.com/abstract=1983404)

49.Kidusan Y, Weldeghiorgis (2004), Performance Measurement Practices in

Selected Eritrean Manufacturing Enterprises, Master thesis,

Department of business management Faculty of economic and

management sciences, University of the Free State

50.Lebas, M.J. (1995), “Performance Measurement and Performance

Management”, International Journal of Production Economics, Vol.

41, No. 1-3, pp. 23-35.

51.Litman, D., Hopt, R., Ustod, I., Pratsch, L., Welch, R., Tychan, T. &

Denet, P. (1999). Guide to a balanced scorecard: Performance

measurement methodology, July 08, 1999.

52.Moullin, M. (2003). "Defining Performance Measurement." Perspectives

on Performance 2(2): 3.

53.Nani, A.J., Dixon, J.R., Vollmann, T.E. (1990), "Strategic control and

performance measurement’", Journal of Cost Management, pp.33-42.

54. Neely A. (2007), Business performance measurement: Unifying Theory

and Integrating Practice, Cranfield School of Management, UK,

Cambridge University Press.

55.Neely, A. (1999), “The Performance Measurement Revolution: Why Now

and What Next?”, International Journal of Operations & Production

Management, Vol. 19, (2), pp. 205-228. 7

56.Neely, A., Gregory, M. & Platts, K. (1995), “Performance Measurement

System Design - A Literature Review and Research Agenda”,

International Journal of Operations and Production Management.

Vol. 15 (4), pp.80-116.

Page 150: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

148

57. Neely, A.D., Mills, J.F., Platts, K.W ., Richards, A.H., Gregory, M.J.,

Bourne, M.C.S. and Kennerley, M.P. (2000) “Performance

Measurement Systems Design: Developing and Testing a Process

Based Approach”, International Journal of Operations and

Production Management, 20, 10, 1119-1146.

58. Parker C. (2000), Performance Measurement, International Journal of

work study . Emerald Group Publishing Ltd. Vol. 49 (2) pp. 63 – 66

59.Reisinger, H., Cravens, K.S. & Tell, N. (2003), “Prioritizing performance

measures with in the balanced scorecard performance framework”,

Management international review, Vol. 43. (4). pp. 429-437.

60. Robinson, H S, Carrillo, P M, Anumba, C J and Al-Ghassani, A M (2001)

“Linking knowledge management strategy to business performance

in construction organizations”, Akintoye, A (Ed.), 17th Annual

ARCOM Conference, 5-7 September 2001, University of Salford.

Association of Researchers in Construction Management, Vol. 1,

577-86.

61.Rossi A. (2012), Proposal of a Performance Measurement System for

ecommerce SMEs in Denmark, MBA thesis, Aarhus School of

Business and Social Sciences, Aarhus University, Denmark.

62. Samir Ghosh và Subrata Mukherjee (2006), “Measurement of corporate

performance through balanced scorecard: an overview”, Vidyasagar

University Journal of Commerce, Vol. 11, pp. 60-70.

(http://vidyasagar.ac.in/journal/commerce/5%20measurement%20of%20corp

orate%20performance.pdf)

Page 151: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

149

63. Smith M. (2005), Performance measurement and management, Sage

Publications, London.

64. Wu Donglin (2009), Measuring Performance in Small and Medium

Enterprises in the Information & Communication Technology

Industries, Thesis, School of Management College of Business,

RMIT University,

65.Zairi, M. & Sinclair, D. (1995). Effective Process Management through

Performance Measurement. Vol. 1, (1) pp. 75 – 88. Publ isher:

66.Zairi, M. (1996). Benchmark for Best Practice: Continuous learning

through sustainable innovation. Great Britain: Reed Educational

&Professional Pub.

67.website: http://en.wikipedia.org/wiki/DuPont_analysis 8

Page 152: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

======= ======

MAI KHÁNH VÂN

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH

TÀI CHÍNH CHO CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM

YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

PHỤ LỤC LUẬN ÁN

Hà Nội, tháng 11 năm 2015

Page 153: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC

Phụ lục số 01: Danh sách các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên sở giao

dịch chứng khoán HCM

Phụ lục số 02: Danh sách các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên sở giao

dịch chứng khoán Hà Nội

Phụ lục số 03: Danh sách các công ty xây dựng niêm yết thực hiện khảo sát thực tế hệ

thống chỉ tiêu phân tích phục vụ quản trị trong nội bộ các doanh nghiệp

Phụ lục số 04: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phân tích đã công bố theo quy định của

UBCKNN các mã REE, LCG, PVX, SJS, SDT, IJC, HBC, VNE, PTL, VCG

Phụ lục số 05: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phân tích đã công bố theo quy định của

UBCKNN các mã S55, S64, LO5, LCS, VC2, VC3, VC6, L43,

VE3,VE9

Phụ lục số 06: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phân tích đã công bố theo quy định của

UBCKNN các mã PXI, C32, MCG, L10, PXT, SD6, VC9, TV1, PVA, V12

Phụ lục số 07: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phân tích đã công bố theo quy định của

UBCKNN các mã CII, CTD, SC5, FCV, C47, S27, DC2, TV3, CT6, PHH

Phụ lục số 08: Nhận xét một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh tình hình tài chính công ty cổ

phần Sông Đà 6.04 (mã S64)

Phụ lục số 09: Nhận xét các chỉ tiêu cơ bản phản ánh tình hình tài chính công ty cổ

phần Vinaconex 2 (mã VC2)

Phụ lục số 10: Nhận xét các chỉ tiêu cơ bản phản ánh tình hình tài chính công ty cổ

phần Vinaconex 3 (mã VC3)

Phụ lục số 11: Danh sách các nhà đầu tư tổ chức thực hiện khảo sát

Phụ lục số 12: Mẫu phiếu khảo sát thực tếđối với nhà đầu tư tổ chức

Phụ lục số 13: Danh sách các nhà đầu tư cá nhân thực hiện khảo sát

Phụ lục số 14: Mẫu phiếu khảo sát thực tếđối với nhà đầu tư cá nhân

Phụ lục số 15: Mẫu phiếu khảo sát thực tế về hệ thống chỉ tiêu phục vụ quản trị trong

nội bộ doanh nghiệp xây dựng niêm yết

Phụ lục số 16: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về hệ thống chỉ tiêu phục vụ chủ thể

ra quyết định dài hạn

Page 154: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC SỐ 01

DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HCM

ST

T

Tên công ty Mã

chứng

khoán

Năm niêm

yết

Số lƣợng

CP niêm yết

( cổphiếu)

1 Công ty CP đầu tư và xây dựng Sao

Mai-tỉnh An Giang

ASM 18/01/2010 47,683,440

2 Công ty cổ phần xây dựng và giao

thông Bình Dương

BCE 28/06/2010 30,000,000

3 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 3-2 C32 30/11/2012 11,200,000

4 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 47 C47 30/03/2011 9,600,000

5 Công ty cổ phần Chương Dương CDC 01/11/2007 14,958,733

6 Công ty cổ phần COMA18 CIG 19/07/2011 13,439,947

7 Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ

thuật thành phố HồChí Minh

CII 18/05/2006 115,527,000

8 Công ty cổ phần xây dựng Cotec CTD 20/01/2010 42,200,000

9 Công ty cổ phần xây dựng và kinh

doanh địa ốc Hòa Bình

HBC 27/12/2006 65,664,977

10 Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng

và công trình ngầm FECON

FCN 24/07/2012 23.192.858

11 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng

HUD3

HU3 18/03/2011 9,999,944

12 Công ty cổphần Lilama 10 L10 25/12/2007 9,000,000

13 Công ty cổ phần Licogi16 LCG 18/11/2008 56,249,956

14 Công ty cổphần Lilama 18 LM8 15/11/2010 8,050,000

Page 155: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

15 Công ty cổ phần cơ điện và xây

dựngViệt Nam

MCG 24/09/2009 57,510,000

16 Công ty cổ phần xây dựng số 5 SC5 18/10/2007 14,984,550

17 Công ty cổ phần xây dựng 47 C47 30/03/2011 9,600,000

18 Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển

hạ tầng IDICO

HTI 20/12/2010 24,949,200

19 Công ty cổ phần phát triển hạ tầng

kỹ thuật

IJC 19/04/2010 274,194,525

20 Công ty cổ phần Miền Đông MDG 12/01/2011 10,889,031

21 Công ty cổ phần phát triển bất động

sản Phát Đạt

PDR 30/07/2010 130,200,000

22 Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng

bưu điện

PTC 25/12/2006 10,000,000

23 Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và

đô thị dầu khí

PTL 22/09/2010 100,000,000

24 Công ty cổ phần xây dựng công

nghiệp và dân dụng dầu khí

PXI 21/06/2010 30,000,000

25 Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng

thương mại dầukhí – Idico

PXS 02/06/2010 50,000,000

26 Công ty cổ phần xây dựng và phát

triển đô thị tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

UDC 05/07/2010 35,000,000

27 Công ty cổ phần Hacisco HAS 19/12/2002 8,000,000

28 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển

đô thị Long Giang

LGL 08/10/2009 19,999,275

29 Công ty cổ phần lắp đường ống bể

chứa dầu khí

PXT 01/06/2010 20,000,000

Page 156: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

30 Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE 28/07/2000 265,651,539

31 Công ty cổ phần kỹ nghệ lạnh SRF 21/10/2009 24,374,916

32 Công ty cổ phần xây dựng điện Việt

Nam

VNE 09/08/2007 63,721,061

33 Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng

cấp thoát nước

VSI 24/12/2010 13,200,000

34 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng

Bình Chánh

BCI 16/03/2009 72,267,000

35 Công ty cổ phần hạ tầng nước

SàiGòn

SII 12/09/2012 58,370,000

36 Công ty cổ phần xây lắp và địa ốc

Vũng Tàu

VRC 26/07/2010 14,504,762

37 Công ty cổ phần đầu tư phát triển

xây dựng

DIG 18/09/2009 178,743,620

38 Công ty cổ phần Cavico Việt Nam MCV

39 Công ty cổ phần đầu tư phát triển

khu công nghiệp và đô thị SôngĐà

SJS 06/07/2006 100,000,000

40 Công ty cổphần Kinh doanhvà phát

triển BìnhDương

TDC 04/05/2010 100,000,000

41 Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng

Tiền Giang

THG 28/07/2011 10,000,000

Page 157: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC SỐ 02

DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI

STT Tên công ty Mã CK Ngày niêm

yết

Số lƣợng cổ

phiếu niêm yết

(cổ phiếu)

1 Công ty cổ phần xây dựng và phát

triển hạ tầng

CID 13/02/2006 1,082,000

2 Công ty cổ phần xây dựng và cơ khí

số 1

CMC 11/12/2006 4,561,050

3 Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng

công trình 1

MCO 21/12/2006 4,103,426

4 Công ty cổ phần Sông Đà 10.1 SNG 25/12/2006 4,663,060

5 Công ty cổ phần Sông Đà 12 S12 16/01/2008 5,000,000

6 Công ty cổ phần Sông Đà 27 S27 16/09/2010 1,500,000

7 Công ty cổ phần Sông Đà 5.05 S55 22/12/2006 2,496,000

8 Công ty cổ phần Sông Đà 6.04 S64 25/12/2006 2,000,000

9 Công ty cổ phần Sông Đà 7.04 S74 02/07/2009 6,000,000

10 Công ty cổ phần Sông Đà 9.01 S91 20/12/2006 2,940,000

11 Công ty cổ phần Sông Đà 9.06 S96 09/01/2008 10,000,000

12 Công ty cổ phần Sông Đà 9.09 S99 22/12/2006 12,496,929

13 Công ty cổ phần Sông Đà 1 SD1 26/07/2010 5,000,000

14 Công ty cổ phần Sông Đà 2 SD2 30/11/2007 7,000,000

15 Công ty cổ phần Sông Đà 3 SD3 25/12/2006 10,000,000

16 Công ty cổ phần Sông Đà 4 SD4 25/06/2008 10,000,000

17 Công ty cổ phần Sông Đà 5 SD5 27/12/2006 9,000,000

18 Công ty cổ phần Sông Đà 6 SD6 25/12/2006 10,000,000

Page 158: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

19 Công ty cổ phần Sông Đà 7 SD7 27/12/2006 9,000,000

20 Công ty cổ phần Sông Đà 9 SD9 20/12/2006 30,566,300

21 Công ty cổ phần Sông Đà 10 SDT 14/12/2006 39,945,403

22 Công ty cổ phần Sông Đà 11 SJE 14/12/2006 11,553,105

23 Công ty cổ phần Sông Đà 19 SJM 10/01/2008 5,000,000

24 Công ty cổ phần Sông Đà 207 SDB 10/03/2010 5,500,000

25 Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà SDC 25/12/2006 2,175,000

26 Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp

Sông Đà

SDD 23/01/2008 4,296,049

27 Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng

Sông ĐÀ

SDH 19/10/2009 20,950,000

28 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển

Sông Đà

SIC 27/12/2006 8,000,000

29 Công ty cổ phần cơ giới lắp máy và

xây dựng

VMC 11/12/2006 6,500,000

30 Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu

khí Việt Nam

PVX 19/08/2009 400,000,000

31 Công ty cổ phần Tasco HUT 11/04/2008 84,647,491

32 Công ty cổ phần xây dựng Sông

Hồng

ICG 21/04/2009 20,000,000

33 Công ty cổ phần xây dựng Phục

Hưng Holdings

PHC 05/11/2009 10,939,977

34 Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư

địa ốc Tân Kỷ

TKC 01/12/2009 10,406,716

35 Tổng công ty công trình giao thông 6 CT6 04/05/2010 6,108,078

36 Công ty cổ phần Lilama 5 LO5 21/12/2009 5,000,000

Page 159: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

37 Công ty cổ phần Lilama 3 LM3 01/12/2009 5,150,000

38 Công ty cổ phần PIV PIV 18/08/2010 1,200,000

39 Công ty cổ phần Licogi 166 LCS 06/07/2010 7,600,000

40 Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng

số 18

L18 23/04/2008 5,250,000

41 Công ty cổ phần cơ khí lắp máy

Lilama

L35 25/03/2010 3,265,155

42 Công ty cổ phần Lilama 45.3 L43 11/06/2008 3,500,000

43 Công ty cổ phần Lilama 45.4 L44 21/12/2009 4,000,000

44 Công ty cổ phần Lilama 69.1 L61 19/11/2008 7,015,000

45 Công ty cổ phần Lilama 69.2 L62 21/04/2008 4,480,861

46 Công ty cổ phần Alphanam E and C AME 02/06/2010 12,000,000

47 Công ty cổ phần xây dựng số 1 VC1 14/05/2009 3,500,000

48 Công ty cổ phần xây dựng số 2 VC2 11/12/2006 7,834,717

49 Công ty cổ phần xây dựng số 3 VC3 13/12/2007 8,000,000

50 Công ty cổ phần xây dựng số 5 VC5 16/01/2008 5,000,000

51 Công ty cổ phần xây dựng số 6 VC6 28/01/2008 4,954,525

52 Công ty cổ phần xây dựng số 7 VC7 28/12/2007 8,000,000

53 Công ty cổ phần xây dựng số 9 VC9 05/11/2009 8,000,000

54 Công ty cổ phần xây dựng số 11 V11 15/12/2008 5,000,000

55 Công ty cổ phần xây dựng số 12 V12 05/01/2010 3,000,000

56 Công ty cổ phần xây dựng số 15 V15 17/12/2009 6,000,000

57 Công ty cổ phần xây dựng số 21 V21 21/04/2010 1,700,000

58 Công ty cổ phần Vinaconex 25 VCC 05/02/2009 6,000,000

59 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và

xây dựng Việt Nam

VCG 05/09/2008 441,710,673

Page 160: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

60 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng

Vinaconex

PVV 09/09/2010 30,000,000

61 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và

thương mại Việt Nam

CTX 24/05/2012 25,453,800

62 Công ty cổ phần 482 B82 17/03/2008 2,700,000

63 Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư

492

C92 19/11/2007 2,400,000

64 Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng

Thành Nam

CSC 11/04/2009 3,400,000

65 Công ty cổ phần đầu tư phát triển

Cường Thuận Idico

CTI 19/03/2010 15,000,000

66 Công ty cổ phần đầu tư, xây dựng và

khai thác mỏ Vinavico

CTM 08/10/2009 3,481,140

67 Công ty cổ phần xây dựng công trình

ngầm

CTN 20/12/2006 4,885,000

68 Công ty cổ phần đầu tư phát triển –

xây dựng số 2

DC2 07/02/2010 1,100,000

69 Công ty cổ phần DIC số 4 DC4 11/03/2008 3,637,993

70 Công ty cổ phần xây dựng công

nghiệp DESCON

DCC 12/12/2007 9,900,000

71 Công ty cổ phần Full power FPC 24/02/2005 32,999,991

72 Công ty cổ phần Hồng Hà Thăng

Long

HHL 08/01/2010 2,748,270

73 Công ty cổ phần xây dựng Huy

Thắng

HTB 19/10/2010 1,800,000

74 Công ty cổ phần xây dựng Lương LUT 04/01/2008 5,550,000

Page 161: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

Tài

75 Tổng công ty đầu tư phát triển nhà

và đô thị

NHA 13/07/2010 5,890,000

76 Công ty cổ phần khách sạn và dịch

vụ Đại dương

OCH 01/10/2010 100,000,000

77 Công ty cổ phần Hồng Hà dầu khí PHH 17/03/2010 10,000,000

78 Công ty cổ phần xây dựng dầu khí

Nghệ An

PVA 12/12/2008 10,000,000

79 Công ty cổ phần xây lắp và phát triển

dịch vụ Bưu điện Quảng Nam

QCC 06/10/2010 1,500,000

80 Công ty cổ phần tư vấn xây điện 1 TV1 23/09/2010 26,691,319

81 Công ty cổ phần xây dựng điện 2 TV2 13/10/2009 4,439,000

82 Công ty cổ phần xây dựng điện 3 TV3 01//12/2009 3,381,000

83 Công ty cổ phần xây dựng điện 4 TV4 22/07/2008 4.115.460

84 Công ty cổ phần xây dựng điện

VNECO1

VE1 09/08/2008 3,000,000

85 Công ty cổ phần xây dựng điện

VNECO3

VE3 30/06/2010 1,319,710

86 Công ty cổ phần xây dựng điện

VNECO9

VE9 23/01/2008 7,200,214

87 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng

Viwaseen-Huế

VHH 29/07/2010 6,000,000

Page 162: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC SỐ 03

DANH SÁCH CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT

THỰC HIỆN KHẢO SÁT THỰC TẾ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH

PHỤC VỤ QUẢN TRỊ TRONG NỘI BỘ CÁC DOANH NGHIỆP

TT Tên công ty xây dựng niêm yết thực hiện khảo sát Mã chứng khoán

1 Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp và dân dụng dầu khí PXI

2 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 3-2 C32

3 Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Việt Nam MCG

4 Công ty cổ phần Lilama10 L10

5 Công ty cổ phần lắp đường ống bể chứa dầu khí PXT

6 Công ty cổ phần Sông Đà 6 SD6

7 Công ty cổ phần xây dựng số 9 VC9

8 Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 TV1

9 Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An PVA

10 Công ty cổ phần xây dựng số 12 V12

11 Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh CII

12 Công ty cổ phần xây dựng Cotec CTD

13 Công ty cổ phần xây dựng số 5 SC5

14 Công ty cổ phần kỹ thuật và nền móng công trình ngầm FECON FCV

15 Công ty cổ phần xây dựng 47 C47

16 Công ty cổ phần Sông Đà 27 S27

17 Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng số 2 DC2

18 Công ty cổ phần xây dựng điện 3 TV3

19 Tổng công ty công trình giao thông 6 CT6

20 Công ty cổ phần Hồng Hà dầu khí PHH

21 Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVX

22 Công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam VCG

Page 163: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

23 Công ty cổ phần Sông Đà 10 SDT

24 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển khu công nghiệp và đô

thị Sông Đà

SJS

25 Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình HBC

26 Công ty cổ phần Licogi 16 LCG

27 Công ty cổ phần phát triển hạ tầng kỹ thuật IJC

28 Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE

29 Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí PTL

30 Công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam VNE

31 Công ty cổ phần Sông Đà 5.05 S55

32 Công ty cổ phần Sông Đà 6.04 S64

33 Công ty cổ phần xây dựng số 6 VC6

34 Công ty cổ phần xây dựng số 3 VC3

35 Công ty cổ phần Lilama 5 LO5

36 Công ty cổ phần Lilama 45.3 L43

37 Công ty cổ phần xây dựng số 2 VC2

38 Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO3 VE3

39 Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO9 VE9

40 Công ty cổ phần Licogi166 LCS

Page 164: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC SỐ 04

BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH ĐÃ CÔNG BỐ THEO

QUY ĐỊNH CỦA UBCKNN

CÁC MÃ REE, LCG, PVX, SJS, SDT, IJC, HBC, VNE, PTL, VCG

Chỉtiêu REE LCG PVX SJS SDT IJC HBC VNE PTL VCG

Hệ số thanh toán ngắn

hạn

X X X X X X X X X X

Hệ số thanh toán nhanh X X X X X X X X X X

Hệ số nợ / Tổng tài sản X X X X X X X X X X

Hệ số nợ / Vốn chủ sở

hữu

- - - X X - - - - -

Vòng quay hàng tồn kho X X X X X X X X X X

Doanh thu thuần / Tổng

tài sản

X X X X X X X X X X

Hệ số lợi nhuận sau

thuế/Doanh thu thuần

X X X X X X X X X Khác

Hệ số lợi nhuận sau

thuế/Vốn chủ sở hữu

X X X X X X X X X X

Hệ số lợi nhuận sau

thuế/Tổng tài sản

X X X Khác X X X X X X

Hệ số lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh/Doanh

thu thuần

X X X X X X - X X -

Page 165: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC SỐ 05

BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH ĐÃ CÔNG BỐ THEO

QUY ĐỊNH CỦA UBCKNN

CÁC MÃ S55, S64, LO5, LCS, VC2, VC3, VC6, L43, VE3,VE9

Chỉtiêu S55 S64 LO5 LCS VC2 VC3 VC6 L43 VE3 VE9

Hệ số thanh

toán ngắn hạn

X X X X X X X X X X

Hệ số thanh

toán nhanh

X X X X X X X X X X

Hệ số nợ /

Tổng tài sản

Khác Khác X X X X X X X X

Hệ số nợ /

Vốn chủ sở

hữu

X X X Khác X X X Khác X X

Vòng quay

hàng tồn kho

X X X X X X X X X X

Doanh thu

thuần / Tổng

tài sản

- - X X X X X X X X

Hệ số lợi

nhuận sau

thuế/Doanh

thu thuần

X X X X X X X X X X

Hệ số lợi

nhuận sau

thuế/Vốn chủ

sở hữu

X X X X X X X X X X

Hệ số lợi

nhuận sau

thuế/Tổng tài

sản

Khác Khác Khác Khác

Hệ số lợi

nhuận từ hoạt

động kinh

doanh/Doanh

thu thuần

- - X X - X X X - -

Page 166: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC SỐ 06

BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH ĐÃ CÔNG BỐ THEO

QUY ĐỊNH CỦA UBCKNN

CÁC MÃ PXI, C32, MCG, L10, PXT, SD6, VC9, TV1, PVA, V12

Chỉtiêu PXI C32 MCG L10 PXT SD6 VC9 TV1 PVA V12

Hệ số thanh

toán ngắn hạn

X X X X X Khác X Khác X X

Hệ số thanh

toán nhanh

X X X X X Khác X Khác X X

Hệ số nợ /

Tổng tài sản

X X Khác X Khác Khác X X X X

Hệ số nợ /

Vốn chủ sở

hữu

X X Khác X Khác Khác X X X X

Vòng quay

hàng tồn kho

X X X X X Khác X X X X

Doanh thu

thuần / Tổng

tài sản

X Khác Khác X Khác X X X X X

Hệ số lợi

nhuận sau

thuế/Doanh

thu thuần

X X X X X X X Khác Khác X

Hệ số lợi

nhuận sau

thuế/Vốn chủ

sở hữu

X X X X X X X Khác Khác X

Hệ số lợi

nhuận sau

thuế/Tổng tài

sản

X X X X X X X Khác Khác X

Hệ số lợi

nhuận từ hoạt

động kinh

doanh/Doanh

thu thuần

X X X X - - X X X X

Page 167: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC SỐ 07

BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH ĐÃ CÔNG BỐ THEO

QUY ĐỊNH CỦA UBCKNN

CÁC MÃ CII, CTD, SC5, FCV, C47, S27, DC2, TV3, CT6, PHH

Chỉtiêu CII CTD SC5 FCV C47 S27 DC2 TV3 CT6 PHH

Hệ số thanh toán

ngắn hạn

X X X X X X X X X X

Hệ số thanh toán

nhanh

X X X X X X X X X X

Hệ số nợ/Tổng tài

sản

X X X X X X X X X X

Hệ số nợ / Vốn

chủ sở hữu

X X X X X X X X X X

Vòng quay hàng

tồn kho

X X X X X X X X X X

Doanh thu thuần /

Tổng tài sản

Khác Khác X Khác X X Khác Khác X X

Hệ số lợi nhuận

sau thuế/Doanh

thu thuần

X X X Khác X Khác X Khác X X

Hệ số lợi nhuận

sau thuế/Vốn chủ

sở hữu

X X X Khác X Khác X Khác X X

Hệ số lợi nhuận

sau thuế/Tổng tài

sản

X X X Khác X Khác X Khác X X

Hệ số lợi nhuận từ

hoạt động

kinhdoanh/Doanh

thu thuần

X X X Khác X Khác X Khác X X

Page 168: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC SỐ 8

NHẬN XÉT MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH TÀI

CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6.04 (MÃ S64)

Chỉ tiêu Đơn

vị 31/12/

2011

31/12/

2012

31/12/

2013

I. Các hệ số khả năng thanh toán

1. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ( TSLĐ/Nợ NH) lần 1,14 1,26 1,37

2. Khả năng thanh toán nhanh (TSLĐ-HTK)/Nợ NH lần 0,62 0,62 0,54

II. Các hệ số phản ánh cấu trúc tài sản và nguồn vốn

1. Hệ số nợ/Tổng nguồn vốn lần 0,64 0,68 0,71

2. Hệ số vốn CSH/Tổng nguồn vốn lần 0,36 0,32 0,29

3. Hệ số TSLĐ/ Tổng tài sản lần 0,73 0,86 0,88

4. Hệ số TSCĐ/ Tổng tài sản lần 0,27 0,14 0,12

III. Các chỉ số hoạt động

1. Vòng quay hàng tồn kho (Giá vốn/HTK) vòn

g

1,253 3,42 0,39

2. Số ngày vòng quay hàng tồn kho (360/Vòng quay HTK) ngày 287,3 105,3 923,1

3. Vòng quay khoản phải thu ( DTT/ Các khoản PT) vòn

g

1,34 5,14 1,05

Page 169: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

4. Kỳ thu tiền trung bình (360/ Vòng quay khoản PT) ngày 268,4 70,0 342,8

IV. Các chỉ tiêu sinh lời

1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /doanh thu thuần % 4,21 5,21 9,06

2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản (ROA) % 2,02 8,84 2,77

3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu (ROE) % 5,81 28,45 9,88

( Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2012,2013 đã kiểm toán của Công ty cổ phần Sông

Đà 6.04).

- Tài sản lưu động (TSLĐ) của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

tài sản, bình quân các năm khoảng 85%, trong đó tập trung chủ yếu vào khác

khoản phải thu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, đây là đặc thù của

ngành xây lắp vì quá trình thi công các công trình kéo dài, thời gian thanh

toán chậm. Điều này cũng lý giải cho các hệ số khả năng thanh toán của Công

ty, trong khi hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tương đối tốt, thì hệ số

khả năng thanh toán nhanh của Công ty lại luôn ở mức trung bình.

- Cũng do đặc điểm của ngành xây lắp cho nên các hệ số phản ánh tình

hình hoạt động của Công ty ở mức tương đối thấp, số ngày hàng tồn kho và kỳ

thu tiền trung bình lớn, chủ yếu là do các công trình đang thi công chưa hoàn

thành, thời gian thanh toán các khoản phải thu chậm.

- Các hệ số phản ánh khả năng sinh lợi của Công ty ở mức tương đối

cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng qua các năm. Điều này phản

ánh kể từ khi chuyển sang công ty cổ phần, hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp càng hiệu quả và mang lại lợi ích nhiều hơn cho các cổ đông.

Page 170: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC SỐ 9

NHẬN XÉT CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 2 (MÃ VC2)

Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả hoạt

động kinh doanh của Công ty:

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

1. Cơ cấu vốn

- Hệ số nợ /Tổng tài sản

- Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu

90%

1066%

87,3%

714,8%

2. Khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

TSLĐ/Nợ ngắn hạn

- Khả năng thanh toán nhanh

(TSLĐ - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

1,03 lần

0,6 lần

1,08 lần

0,6 lần

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

- Vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho

bình quân

- Hiệu suất sử dụng tài sản

Doanh thu thuần/ Tổng Tài sản

2,14 lần

98,9 %

1,26 lần

94,2 %

4. Tỷ suất sinh lời

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu

thuần

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng TS

(ROA)

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở

hữu (ROE)

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn điều lệ

- Hệ số EPS (đồng)

(Mệnh giá 1 cổ phần là 100.000 đồng)

5 %

5 %

58,7 %

91%

90.970

5,9 %

5,6 %

45,5 %

124,9%

124.872

Page 171: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

Giải thích

- Trong 2 năm 2012 và 2013, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản đều đạt mức cao,

đây là đặc thù của các Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Theo báo cáo

Quyết toán tài chính năm 2013, hầu như toàn bộ nợ phải trả của Công ty đều là

nợ ngắn hạn (chiếm 98,4 % nợ phải trả) với số dư là 216.024.835.618 đồng,

trong đó chủ yếu là khoản người mua trả tiền trước và phải trả người bán. So

với năm 2012, khoản người mua trả tiền trước tăng đột biến gấp 7,5 lần so với

khoản này trong năm 2013 là do khách hàng trả trước tại Văn phòng Công ty

theo 1 số công trình lớn như: Công trình Trung tâm hội nghị Quốc gia, Công ty

Điện lực 3 – Đà Nẵng, công trình Kho bạc Cát Linh v..v...

- Năm 2012, một trong những thành công nhất trong công tác tài chính là

nâng cao vòng quay của đồng vốn trong sản xuất kinh doanh, giảm lãi vay

ngắn hạn, Phòng Tài chính kế toán phối hợp với Phòng Đấu thầu và QLDA,

Phòng kinh doanh phát triển nhà và các Đội đẩy mạnh công tác thanh quyết

toán, thu hồi vốn dứt điểm từng công trình, hạng mục công trình. Công tác thu

hồi vốn tốt đã thể hiện trong chỉ tiêu doanh thu cao, là tiền đề cho việc cung

ứng vốn thi công, đồng thời giảm lãi vay Ngân hàng, nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh. Cụ thể, các khoản phải thu của khách hàng có số dư đến

31/12/2012 là 75.412.581.918 đồng, mặc dù doanh thu tăng so với năm 2012 là

130,5 % nhưng số dư các khoản phải thu chỉ bằng 79,2 % so với cùng kỳ năm

trước. Năm 2013, Công ty có sự chủ động hơn về vốn, chỉ tiêu hệ số nợ trên

vốn chủ sở hữu cũng giảm so với năm 2012.

- Hệ số thanh toán phản ánh năng lực thực hiện các nghĩa vụ thanh toán

đối với khách hàng. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty trong năm

2013 cao hơn so với năm 2012 là do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, tăng 53%

so với năm trước, trong đó chủ yếu là tăng khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở

dang. Điều này có thể được lý giải do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công

ty chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ, thời gian thi công dài, việc thanh quyết

toán công trình chậm, đây là đặc điểm chung của ngành xây dựng. Năng lực hoạt

động của Công ty thể hiện khá tốt qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản trong 2

năm 2012 và 2013.

- Các chỉ tiêu về hiệu suất sinh lời cũng có xu hướng tăng so với năm

2012, đây là 1 dấu hiệu tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Page 172: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC SỐ 10

NHẬN XÉT CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 3 (MÃ VC3)

CÁC CHỈ TIÊU NĂM

2011

NĂM

2012

NĂM

2013

GHI

CHÚ

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn:

TSLĐ/Nợ ngắn hạn 0,90 1,32 1,13

Hệ số thanh toán nhanh:

TSLĐ - Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

0,65 0,94 0,83

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Hệ số Nợ/Tổng tài sản 0,97 0,96 0,93

Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu 31,06 24,33 13,77

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho:

Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân

1,59 1,59 1,97

Doanh thu thuần/Tổng tài sản 0,39 0,33 0,36

4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 2,49% 3,95% 3,94%

Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 31,5% 32,57% 21,22%

Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân 0,98% 1,28% 1,43%

Hệ số Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu

thuần 3,25% 4,55% 4,55%

Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính đã kiểm toán của Vinaconex 3

Page 173: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

Hệ số nợ:Nợ/ Tổng tài sản của Công ty qua 3 năm 2011, 2012, 2013 lần

lượt là: 0,97; 0,96; 0,93; trung bình là 0,95. Các chỉ tiêu về hệ số nợ của

Công ty đều tương đối lớn, mất cân bằng và phản ánh: Khả năng đảm

bảo cho các khoản nợ bởi nguồn vốn là thiếu. Với đặc thù là một doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, vốn bỏ ra thường lớn và Công

ty phải huy động thêm vốn từ nhiều nguồn khác nhằm đảm bảo khả năng

đầu tư và hoàn thiện dự án. Đối với Công ty VINACONEX3 với nghiệp

vụ chủ yếu là xây lắp, tỷ lệ nợ/vốn cũng chiếm tương đối lớn. Tuy nhiên

hệ số nợ của Công ty đã có xu hướng giảm dần qua các năm.

Khả năng thanh toán:Khả năng thanh toán lớn hơn 1, Công ty có khả

năng đảm bảo cho các khoản nợ, vay bằng tài sản. Tuy nhiên khả năng

thanh toán nhanh và thanh toán hiện thời của Công ty thấp do đặc thù của

ngành xây dựng.

Lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận của Công ty ở mức chưa cao so với các

Công ty lớn trong cùng ngành nghề hoạt động. Vốn đầu tư lớn trong khi

nhiều dự án chưa đưa vào khai thác (được trình bày ở phần dự án). Khi

các dự án này được đưa vào khai thác, tỷ suất này trong những năm tới

dự báo sẽ tăng cao hơn.

Page 174: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC SỐ 11

DANH SÁCH CÁC NHÀ ĐẦU TƢ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KHẢO SÁT

TT Tên nhà đầu tư Giá trị tài khoản

đầu tư CK (VNĐ)

1 Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng nông nghiệp 100 tỷ

2 Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt 80 tỷ

3 Công ty cổ phần chứng khoán VNdirect 400 tỷ

4 Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt 600 tỷ

5 Công ty cổ phần đầu tư phố Wall 60 tỷ

6 Công ty cổ phần đầu tư bảo hiểm Quân đội 50 tỷ

7 Công ty TNHH Mai Hải 500 triệu

8 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu đầu tư Nam Định 2,5 tỷ

9 Công ty TNHH Trường Sơn 5 tỷ

10 Công ty TNHH xuất nhập khẩu Đức Thành Không công khai

11 Công ty TNHH MTV vận tải biển Sơn Hải 3 tỷ

12 Công ty cổ phần VNLand 2 tỷ

13 Công ty cổ phần mỹ thuật truyền thông 2 tỷ

14 Công ty cổ phần truyền thông địa ốc dầu khí 2,5 tỷ

15 Công ty TNHH MTV mạng lưới marketing mía đường

Tân Minh

3 tỷ

Page 175: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC SỐ 12

MẪU PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TẾ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ TỔ CHỨC

Đối tƣợng khảo sát: Các nhà đầu tư là các tổ chứctrên thị trường chứng khoán

Việt Nam

Nội dung khảo sát:Tính đầy đủ, hiệu quả và hữu ích của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính đối với các nhà đầu tưtổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam

I. Thông tin về nhà đầu tƣ:

1/ Tên nhà đầu tư:

2/ Năm thành lập :

3/ Vốn điều lệ :

Tổng tài sản :

4/ Tổng giá trị bình quân của tài khoản chứng khoán tự doanh (TKCK) :

5/ Giá trị giao dịch của TKCK bình quân trong tháng :

6/ Các mã cổ phiếu ngành xây dựng nhà đầu tư quan tâm :

7/ Các mã cổ phiếu ngành xây dựng nhà đầu tư thường xuyên giao dịch :

8/ Giá trị giao dịch bình quân các cổ phiếu ngành xây dựng của TKCK của nhà đầu

tư (trong 1 tháng) :

II. Nội dung khảo sát

1.Nhà đầu tư có giao dịch mua/bán cổ phiếu hàng ngày trên thị trường chứng khoán

tập trung hay không?

Không

Page 176: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

2. Nhà đầu tư có thường xuyên quan tâm đến phân tích tài chính cơ bản của các

công ty niêm yết không ?

Thường xuyên quan tâm

Ít quan tâm

Không quan tâm

3. Nguồn thông tin phân tích tài chính ảnh hưởng như thế nào đến quyết định

mua/bán cổ phiếu của nhà đầu tư?

Chủ yếu

Trung bình

Không ảnh hưởng

4. Nhà đầu tư thường sử dụng những chỉ tiêu phân tích tài chính nào để đánh giá về

tình tình tài chính của công ty niêm yết trước khi đưa ra quyết định giao dịch?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

……………..

5. Số lượng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cơ bản do UBCKNN quy định hiện

nay đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà đầu tư hay chưa?

Đã đầy đủ

Chưa đầy đủ

6. Nhà đầu tư cần các công ty niêm yết phải công bố thêm chỉ tiêu tài chính cơ bản

nào ?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

7. Nhà đầu tư có thường xuyên quan tâm đến cổ phiếu ngành xây dựng không ?

Thường xuyên quan tâm

Ít quan tâm

Không quan tâm

8. Có cần phải thiết lập hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính riêng cho các công ty

xây dựng niêm yết không?

Không

Page 177: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

9. Công ty xây dựng niêm yết nên công bố các chỉ tiêu tài chính cơ bản theo

Hàng năm

Nửa năm

Hàng quý

10. Nhà đầu tư cần các công ty xây dựng niêm yết công bố thêm chỉ tiêu phân tích

tài chính cơ bản nào (theo đặc thù của ngành) ?

………………………………………………………………………………………

……

III. Khảo sát về hệ thống chỉ tiêu dự kiến hoàn thiện

Các nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính nào cần thiết và hợp lý khi phân tích tài chính

phục vụ quyết định đầu tư, xinnhà đầu tư tích dấu (+); các nhóm chỉ tiêu phân tích

tài chính nào không cần thiết hoặc chưa hợp lý xin nhà đầu tư tích dấu (-).

Chỉ tiêu phân tích Cần thiết và

hợp lý

Không cần thiết

hoặc chưa hợp lý

1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và cơ

cấu nguồn vốn doanh nghiệp

-Chỉ tiêu “Tổng tài sản”

-Nhóm chỉ tiêu “ Tỷ trọng từng bộ phận tài sản

trong tổng tài sản”

- Nhóm chỉ tiêu “ Tỷ trọng từng bộ phận nguồn

vốn trong tổng nguồn vốn”

2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động tài trợ

- Chỉ tiêu “Vốn lưu chuyển”

- Chỉ tiêu “Chi phí sử dụng vốn bình quân”

- Chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ”

- Chỉ tiêu “Hệ số tài trợ thường xuyên”

2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả

năng thanh toán

-Chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả”

Page 178: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

- Chỉ tiêu “Hệ số các khoản phải thu”

-Chỉ tiêu “Hệ số các khoản phải trả”

- Chỉ tiêu “Hệ số thu hồi nợ”

- Chỉ tiêu “Kỳ thu hồi nợ bình quân”

- Chỉ tiêu “Hệ số hoàn trả nợ”

- Chỉ tiêu “Kỳ trả nợ bình quân”

- Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”

- Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn”

- Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”

- Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời”

- Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán lãi vay”

- Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền”

4.Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả

kinh doanh

- Chỉ tiêu “Tổng luân chuyển thuần”

- Chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

(EBIT)” và “Lợi nhuận sau thuế (NI)”

- Chỉ tiêu “Hệ số chi phí”

- Chỉ tiêu “Hệ số Gía vốn hàng bán”

- Chỉ tiêu “Hệ số chi phí bán hàng trên DTT” và

“Hệ số chi phí QLDN trên DTT”

- Chỉ tiêu “Hệ số lợi nhuận ròng từ bán hàng”

- Chỉ tiêu “Hệ số lợi nhuận từ bán hàng”, “Hệ số

lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh”

5.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn

- Chỉ tiêu “Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh ”

- Chỉ tiêu “Số vòng luân chuyển vốn lưu động ” và

“Kỳ luân chuyển vốn lưu động”

- Chỉ tiêu “Số vòng quay hàng tồn kho” và “Kỳ

hạn tồn kho bình quân”

Page 179: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

- Chỉ tiêu “Số vòng quay các khoản phải thu ” và

“Kỳ thu tiền bình quân”

6.Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của

vốn

- Chỉ tiêu “Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh

doanh (BEP)”

- Chỉ tiêu “Hệ số sinh lời của tài sản(ROA)”

- Chỉ tiêu “Hệ số sinh lời của vốn chủ sở

hữu(ROE)”

7.Nhóm các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của công

ty cổ phần

- Chỉ tiêu “Lợi nhuận bình quân một cổ phần

thường đang lưu hành (EPS)”

- Chỉ tiêu “Mức cổ tức so với giá thị trường của cổ

phiếu (DYR)”

- Chỉ tiêu “Hệ số giá cả so với lợi nhuận cổ phiếu

(P/E)”

- Chỉ tiêu “Hệ số giá thị trường so với giá trị sổ

sách (M/B)”

8. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình luân chuyển

tiền

- Chỉ tiêu “Dòng tiền thu vào trong kỳ”

- Chỉ tiêu “Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng

hoạt động”

- Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ”

9.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng trưởng

của doanh nghiệp

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về tổng tài sản”

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về vốn chủ sở hữu”

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về doanh thu thuần”

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về tổng luân chuyển

thuần”

Page 180: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về tổng lợi nhuận

ròng”

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về dòng tiền thuần

từ hoạt động kinh doanh”

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về giá trị sổ sách cổ

phiếu”

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về giá trị thị trường

của cổ phiếu”

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về thu nhập bình

quân cổ phiếu thường”

- Chỉ tiêu “Tỷ lệ tăng trưởng bền vững”

10.Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính và cảnh

báo rủi ro tài chính

- Chỉ tiêu “Đòn bẩy tài chính”

-Các chỉ tiêu cảnh báo rủi ro tài chính

Page 181: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC SỐ 13

DANH SÁCH CÁC NHÀ ĐẦU TƢ CÁ NHÂN THỰC HIỆN KHẢO SÁT

TT Tên nhà đầu tư

TK chứng khoán mở tại Giá trị tài khoản

đầu tư CK

(VNĐ)

1 Lê Minh Đức Công ty cổ phần CK ngân hàng Nông

nghiệp

1.000.000.000

2 Phạm Thị Quỳnh Công ty cổ phần CK Rồng Việt 5.000.000.000

3 Doãn Hoàng Dũng Công ty cổ phần CK Rồng Việt 1.000.000.000

4 Nguyễn Thu Hương Công ty cổ phần CK Ngân hàng

Vietinbank

2.300.000.000

5 Lê Quang Đức Công ty cổ phần CK ngân hàng Nông

nghiệp

200.000.000

6 Nguyễn Thị Tuyết

Mai

Công ty cổ phần CK FPT 637.000.000

7 Trần Văn Mạnh Công ty cổ phần CK FPT 8.780.600.000

8 Phạm Bá An Công ty cổ phần CK SSI 716.000.000

9 Phạm Đình Nam Công ty cổ phần CK FPT 65.000.000

10 Nguyễn Xuân Nhật Công ty cổ phần CK VNdirect 236.000.000

11 Lê Tiến Thắng Công ty cổ phần CK Hồ Chí Minh 57.000.000

12 Đặng Quang Đông Công ty cổ phần CK VNdirect 1.200.000.000

Page 182: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

13 Nguyễn Quốc Bảo Công ty cổ phần CK Hồ Chí Minh 1.500.000.000

14 Đồng Khánh Sơn Công ty cổ phần CK Ngân hàng

Vietinbank

352.578.000

15 Nguyễn Văn Hưởng Công ty cổ phần CK Sài Gòn-Hà Nội 500.000.000

16 Đặng Mạnh Hà Công ty cổ phần CK Ngân hàng Quân

đội

800.000.000

17 Phạm Quang Vân Công ty cổ phần CK Bảo Việt 233.500.000

18 Đặng Thị Mận Công ty cổ phần CK Ngân hàng Quân

đội

200.000.000

19 Trần Mạnh Cường Công ty cổ phần CK Ngân hàng Đại

dương

134.086.000

20 Nguyễn Văn Mạnh Công ty cổ phần CK Ngân hàng Việt

nam thịnh vượng

100.000.000

21 Đặng Thị Mai Công ty cổ phần CK Ngân hàng Quân

đội

330.000.000

22 Trần Thùy Linh Công ty cổ phần CK Ngân hàng Quân

đội

80.000.000

23 Trương Thị Nghiêm Công ty cổ phần CK IVS 350.000.000

24 Nguyễn Tiến Dũng Công ty cổ phần CK IVS 150.000.000

Page 183: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC SỐ 14

MẪU PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TẾĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ CÁ NHÂN

Đối tƣợng khảo sát: Các nhà đầu tư là các tổ chức trên thị trường chứng khoán

Việt Nam

Nội dung khảo sát:Tính đầy đủ, hiệu quả và hữu ích của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính đối với các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam

I. Thông tin về nhà đầu tƣ:

1/ Tên nhà đầu tư:

2/ Năm thành lập :

3/ Vốn điều lệ :

Tổng tài sản :

4/ Tổng giá trị bình quân của tài khoản chứng khoán tự doanh (TKCK) :

5/ Giá trị giao dịch của TKCK bình quân trong tháng :

6/ Các mã cổ phiếu ngành xây dựng nhà đầu tư quan tâm :

7/ Các mã cổ phiếu ngành xây dựng nhà đầu tư thường xuyên giao dịch :

8/ Giá trị giao dịch bình quân các cổ phiếu ngành xây dựng của TKCK của nhà đầu

tư (trong 1 tháng) :

II. Nội dung khảo sát

1.Nhà đầu tư có giao dịch mua/bán cổ phiếu hàng ngày trên thị trường chứng khoán

tập trung hay không?

Không

Page 184: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

2. Nhà đầu tư có thường xuyên quan tâm đến phân tích tài chính cơ bản của các

công ty niêm yết không ?

Thường xuyên quan tâm

Ít quan tâm

Không quan tâm

3. Nguồn thông tin phân tích tài chính ảnh hưởng như thế nào đến quyết định

mua/bán cổ phiếu của nhà đầu tư?

Chủ yếu

Trung bình

Không ảnh hưởng

4. Nhà đầu tư thường sử dụng những chỉ tiêu phân tích tài chính nào để đánh giá về

tình tình tài chính của công ty niêm yết trước khi đưa ra quyết định giao dịch?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

……………..

5. Số lượng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cơ bản do UBCKNN quy định hiện

nay đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà đầu tư hay chưa?

Đã đầy đủ

Chưa đầy đủ

6. Nhà đầu tư cần các công ty niêm yết phải công bố thêm chỉ tiêu tài chính cơ bản

nào ?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

7. Nhà đầu tư có thường xuyên quan tâm đến cổ phiếu ngành xây dựng không ?

Thường xuyên quan tâm

Ít quan tâm

Không quan tâm

8. Có cần phải thiết lập hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính riêng cho các công ty

xây dựng niêm yết không?

Không

Page 185: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

9. Công ty xây dựng niêm yết nên công bố các chỉ tiêu tài chính cơ bản theo

Hàng năm

Nửa năm

Hàng quý

10. Nhà đầu tư cần các công ty xây dựng niêm yết công bố thêm chỉ tiêu phân tích

tài chính cơ bản nào (theo đặc thù của ngành) ?

………………………………………………………………………………………

III. Khảo sát về hệ thống chỉ tiêu dự kiến hoàn thiện

Các nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính nào cần thiết và hợp lý khi phân tích tài chính

phục vụ quyết định đầu tư, xinnhà đầu tư tích dấu (+); các nhóm chỉ tiêu phân tích

tài chính nào không cần thiết hoặc chưa hợp lý xinnhà đầu tư tích dấu (-).

Chỉ tiêu phân tích Cần thiết và

hợp lý

Không cần thiết

hoặc chưa hợp lý

1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và cơ

cấu nguồn vốn doanh nghiệp

-Chỉ tiêu “Tổng tài sản”

-Nhóm chỉ tiêu “ Tỷ trọng từng bộ phận tài sản

trong tổng tài sản”

- Nhóm chỉ tiêu “ Tỷ trọng từng bộ phận nguồn

vốn trong tổng nguồn vốn”

2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động tài trợ

- Chỉ tiêu “Vốn lưu chuyển”

- Chỉ tiêu “Chi phí sử dụng vốn bình quân”

- Chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ”

- Chỉ tiêu “Hệ số tài trợ thường xuyên”

2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả

năng thanh toán

-Chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả”

- Chỉ tiêu “Hệ số các khoản phải thu”

Page 186: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

-Chỉ tiêu “Hệ số các khoản phải trả”

- Chỉ tiêu “Hệ số thu hồi nợ”

- Chỉ tiêu “Kỳ thu hồi nợ bình quân”

- Chỉ tiêu “Hệ số hoàn trả nợ”

- Chỉ tiêu “Kỳ trả nợ bình quân”

- Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”

- Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn”

- Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”

- Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời”

- Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán lãi vay”

- Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền”

4.Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả

kinh doanh

- Chỉ tiêu “Tổng luân chuyển thuần”

- Chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

(EBIT)” và “Lợi nhuận sau thuế (NI)”

- Chỉ tiêu “Hệ số chi phí”

- Chỉ tiêu “Hệ số Gía vốn hàng bán”

- Chỉ tiêu “Hệ số chi phí bán hàng trên DTT” và

“Hệ số chi phí QLDN trên DTT”

- Chỉ tiêu “Hệ số lợi nhuận ròng từ bán hàng”

- Chỉ tiêu “Hệ số lợi nhuận từ bán hàng”, “Hệ số

lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh”

5.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn

- Chỉ tiêu “Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh ”

- Chỉ tiêu “Số vòng luân chuyển vốn lưu động ” và

“Kỳ luân chuyển vốn lưu động”

- Chỉ tiêu “Số vòng quay hàng tồn kho” và “Kỳ

hạn tồn kho bình quân”

- Chỉ tiêu “Số vòng quay các khoản phải thu ” và

Page 187: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

“Kỳ thu tiền bình quân”

6.Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của

vốn

- Chỉ tiêu “Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh

doanh (BEP)”

- Chỉ tiêu “Hệ số sinh lời của tài sản(ROA)”

- Chỉ tiêu “Hệ số sinh lời của vốn chủ sở

hữu(ROE)”

7.Nhóm các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của công

ty cổ phần

- Chỉ tiêu “Lợi nhuận bình quân một cổ phần

thường đang lưu hành (EPS)”

- Chỉ tiêu “Mức cổ tức so với giá thị trường của cổ

phiếu (DYR)”

- Chỉ tiêu “Hệ số giá cả so với lợi nhuận cổ phiếu

(P/E)”

- Chỉ tiêu “Hệ số giá thị trường so với giá trị sổ

sách (M/B)”

8. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình luân chuyển

tiền

- Chỉ tiêu “Dòng tiền thu vào trong kỳ”

- Chỉ tiêu “Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng

hoạt động”

- Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ”

9.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng trưởng

của doanh nghiệp

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về tổng tài sản”

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về vốn chủ sở hữu”

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về doanh thu thuần”

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về tổng luân chuyển

thuần”

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về tổng lợi nhuận

ròng”

Page 188: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về dòng tiền thuần

từ hoạt động kinh doanh”

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về giá trị sổ sách cổ

phiếu”

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về giá trị thị trường

của cổ phiếu”

- Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về thu nhập bình

quân cổ phiếu thường”

- Chỉ tiêu “Tỷ lệ tăng trưởng bền vững”

10.Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính và cảnh

báo rủi ro tài chính

- Chỉ tiêu “Đòn bẩy tài chính”

-Các chỉ tiêu cảnh báo rủi ro tài chính

Page 189: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC SỐ 15

MẪU PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHỤC VỤ QUẢN TRỊ TRONG NỘI BỘ DOANH

NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT

Đối tƣợng khảo sát: Các nhà quản trị trong các công ty xây dựng niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam (Kế toán trưởng, Phó giám đốc phụ trách tài chính,

Giám đốc tài chính, Tổng giám đốc…)

Nội dung khảo sát: Hệ thống chỉ tiêu Phân tích Tài chính đơn vị tính toán và sử dụng

I. Những vấn đề chung:

1/ Công ty:

2/ Tên giao dịch:

3/ Địa chỉ giao dịch: Điện thoại:

Email:

4/ Đơn vị quản lý:

5/ Thời gian thành lập:

6/ Tổng số vốn kinh doanh:

7/ Tổng số lao động: Trong đó lao động trực tiếp:

8/ Thu nhập bình quân tháng của người lao động:

II. Nội dung khảo sát

1. Khảo sát chung

1. Lao động Tài chính của công ty theo hình thức:

Máy tính (Phần mềm quản lý tài chính)

Kết hợp thủ công và máy

2. Đối với đơn vị, phân tích tài chính có quan trọng không ?

Quan trọng

Không quan trọng

3. BCTC của công ty được lập vào thời điểm nào?

Quý

Năm

Page 190: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

4. Chất lượng nguồn thông tin do Báo cáo tài chính cung cấp để ra quyết định quản

trị được đánh giá ở mức độ?

Kém

Trung bình

Cao

5. Đánh giá việc lập và trình bày BCTC của đơn vị mình

Hợp lý

Chưa hợp lý

Ý kiến khác

6. Công ty đã xây dựng và thực hiện quy chế quản lý tài chính chưa?

Rồi

Chưa

7. Hàng năm công ty có thuê kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính không?

Không

8. Hàng năm Công ty có lập kế hoạch về các chỉ tiêu Tài chính cơ bản không?

Không

9. Hàng năm đơn vị có tiến hành phân tích tài chính không?

Không

(Nếu có, trả lời câu hỏi tiếp theo)

10. Kỳ phân tích tài chính của đơn vị là

Hàng năm

Hàng quý

Nửa năm

Tiến hành khi lãnh đạo yêu cầu

Page 191: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

11. Để cung cấp được thông tin về chỉ tiêu tài chính theo yêu cầu quản trị tài chính,

Công ty có nên tổ chức bộ máy phân tích chuyên trách không?

Không

12. Hàng năm công ty có cử cán bộ quản lý tài chính đi tập huấn và học tập bổ

sung, nâng cao trình độ chuyên môn không?

Không

2. Khảo sát về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại đơn vị

Trong những năm vừa qua công ty có sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính

nào ở bảng sau vào công tác phân tích tài chính nhằm cung cấp thông tin cho các

chủ thể quản lý? Chỉ tiêu phân tích tài chính nào trong năm có sử dụng xin Ông, Bà

tích dấu (+);Chỉ tiêu phân tích tài chính nào trong năm không sử dụng xin Ông, Bà

tích dấu (-). Nếu là chỉ tiêu đơn vị chưa sử dụng, xin Ông (bà) cho biết chỉ tiêu đó

có cần thiết phải bổ sung vào hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính hay không?

STT Tên chỉ tiêu Công thức tính Đã sử

dụng

Chƣa sử

dụng

Cần bổ

sung

I.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp

1 -Chỉ tiêu “Tổng tài

sản”

2 -Nhóm chỉ tiêu “

Tỷ trọng từng bộ

phận tài sản trong

tổng tài sản”

Từng bộ phận tài sản/ Tổng tài

sản

3 - Nhóm chỉ tiêu “

Tỷ trọng từng bộ

phận nguồn vốn

trong tổng nguồn

vốn”

Từng bộ phần nguồn vốn/

Tổng nguồn vốn

II.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động tài trợ

4 - Chỉ tiêu “Vốn lưu

chuyển”

Nguồn vốn dài hạn – Tài sản

dài hạn

5 - Chỉ tiêu “Chi phí

sử dụng vốn bình

quân”

∑ (Fi x CPi)

6 - Chỉ tiêu “Hệ số tự Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn

Page 192: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

STT Tên chỉ tiêu Công thức tính Đã sử

dụng

Chƣa sử

dụng

Cần bổ

sung

tài trợ” vốn

7 - Chỉ tiêu “Hệ số tài

trợ thường xuyên”

Nguồn vốn dài hạn/Tài sản dài

hạn

III.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán

8 -Chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ

phải thu so với nợ

phải trả”

Nợ phải thu / Nợ phải trả

9 - Chỉ tiêu “Hệ số

các khoản phải thu”

Các khoản phải thu/Tổng tài

sản

10 -Chỉ tiêu “Hệ số

các khoản phải trả”

Các khoản phải trả/Tổng tài

sản

11 - Chỉ tiêu “Hệ số

thu hồi nợ”

DTT từ bán hàng và CCDV/

Các khoản phải thu bình quân

12 - Chỉ tiêu “Kỳ thu

hồi nợ bình quân”

Thời gian trong kỳ báo cáo/Hệ

số thu hồi nợ

13 - Chỉ tiêu “Hệ số

hoàn trả nợ”

Giá vốn hàng bán/Các khoản

phải trả ngắn hạn bình quân

14 - Chỉ tiêu “Kỳ trả

nợ bình quân”

Thời gian trong kỳ báo cáo/Hệ

số hoàn trả nợ

15 - Chỉ tiêu “Hệ số

khả năng thanh

toán tổng quát”

Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả

16 - Chỉ tiêu “Hệ số

khả năng thanh

toán nợ ngắn hạn”

Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn

hạn

17 - Chỉ tiêu “Hệ số

khả năng thanh

toán nhanh”

(Tài sản ngắn hạn- Hàng tồn

kho) / Nợ ngắn hạn

18 - Chỉ tiêu “Hệ số

khả năng thanh

toán tức thời”

Tiền và các khoản tương

đương tiền / Nợ đến hạn và nợ

quá hạn

19 - Chỉ tiêu “Hệ số

khả năng thanh

Lợi nhuận trước thuế và lãi

Page 193: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

STT Tên chỉ tiêu Công thức tính Đã sử

dụng

Chƣa sử

dụng

Cần bổ

sung

toán lãi vay” vay/Lãi vay phải trả

20 - Chỉ tiêu “Hệ số

khả năng thanh

toán bằng tiền”

Luân chuyển thuần trong

kỳ/Nợ ngắn hạn bình quân

IV .Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh

21 - Chỉ tiêu “Tổng

luân chuyển thuần”

DTT từ bán hàng và CCDV +

Doanh thu từ hoạt động tài

chính +Thu nhập khác

22 - Chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)”

và “Lợi nhuận sau thuế (NI)”

23 - Chỉ tiêu “Hệ số

chi phí”

Tổng luân chuyển thuần/Tổng

chi phí hoạt động

24 - Chỉ tiêu “Hệ số

GVHB”

Giá vốn hàng bán/ Doanh thu

thuần

25 - Chỉ tiêu “Hệ số

chi phí bán hàng

trên DTT” và “Hệ

số chi phí QLDN

trên DTT”

Chi phí hàng bán hoặc Chi phí

QLDN / Doanh thu thuần

26 - Chỉ tiêu “Hệ số

lợi nhuận ròng từ

bán hàng”

Lợi nhuận ròng trong kỳ/Tổng

luân chuyển thuần

27 - Chỉ tiêu “Hệ số

sinh lời từ bán

hàng”, “Hệ số sinh

lời từ hoạt động

kinh doanh”

Lợi nhuận từ hoạt động bán

hàng (hoặc hoạt động tài chính,

hoạt động khác) / Doanh thu

thuần từ bán hàng và CCDV

(hoặc doanh thu từ hoạt động

tài chính, doanh thu từ hoạt

động khác)

V.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn

28 - Chỉ tiêu “Hiệu

suất sử dụng vốn

kinh doanh ”

Tổng luân chuyển thuần/Số dư

bình quân VKD

Page 194: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

STT Tên chỉ tiêu Công thức tính Đã sử

dụng

Chƣa sử

dụng

Cần bổ

sung

29 - Chỉ tiêu “Số vòng

luân chuyển vốn

lưu động ” và “Kỳ

luân chuyển vốn

lưu động”

Tổng luân chuyển thuần/Số dư

bình quân VLĐ

Số ngày kỳ kinh doanh / Số

vòng luân chuyển VLĐ

30 - Chỉ tiêu “Số vòng

quay hàng tồn kho”

và “Kỳ hạn tồn kho

bình quân”

Giá vốn hàng bán / Trị giá

hàng tồn kho bình quân

Số ngày kỳ kinh doanh / Số

vòng quay hàng tồn kho

31 - Chỉ tiêu “Số vòng

quay các khoản

phải thu ” và “Kỳ

thu tiền bình quân”

Doanh thu bán chịu / Nợ phải

thu bình quân

Số ngày kỳ kinh doanh / Số

vòng quay các khoản phải thu

VI.Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn

32 - Chỉ tiêu “Hệ số

sinh lời cơ bản của

vốn kinh doanh

(BEP)”

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

/ Vốn kinh doanh bình quân

33 - Chỉ tiêu “Tỷ suất

sinh lời của tài

sản(ROA)”

Lợi nhuận sau thuế / Tài sản

bình quân

34 - Chỉ tiêu “Tỷ suất

sinh lời của vốn

chủ sở hữu(ROE)”

Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ

sở hữu bình quân

VII.Nhóm các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của công ty cổ phần

35 - Chỉ tiêu “Lợi

nhuận bình quân

một cổ phần thường

đang lưu hành

(EPS)”

(Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức

chi trả cho cổ đông ưu đãi) / Số

lượng cổ phiếu thường bình

quân đang lưu hành

36 - Chỉ tiêu “Mức cổ

tức so với giá thị

trường của cổ phiếu

(DYR)”

Cổ tức bình quân 1 cổ phiếu

thường / Giá thị trường của 1

cổ phiếu thường

37 - Chỉ tiêu “Hệ số Giá thị trường mỗi cổ phiếu

Page 195: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

STT Tên chỉ tiêu Công thức tính Đã sử

dụng

Chƣa sử

dụng

Cần bổ

sung

giá cả so với lợi

nhuận cổ phiếu

(P/E)”

thường / Lợi nhuận cho mỗi cổ

phiếu thường

38 - Chỉ tiêu “Hệ số

giá thị trường so

với giá trị sổ sách

(M/B)”

Giá trị thị trường 1 cổ phiếu

thường / Giá trị sổ sách của 1

cổ phiếu thường

VIII.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình luân chuyển tiền của doanh nghiệp

39 - Chỉ tiêu “Dòng

tiền thu vào trong

kỳ”

Dòng tiền thu vào từ HĐKD +

Dòng tiền thu vào từ HĐĐT +

Dòng tiền thu vào từ HĐTC

40 - Chỉ tiêu “Tỷ trọng

dòng tiền thu vào

của từng hoạt

động”

Tổng tiền thu vào của từng

hoạt động / Tổng số tiền thu

vào của các hoạt động

41 - Chỉ tiêu “Lưu

chuyển tiền thuần

trong kỳ”

LCTT từ HĐKD + LCTT từ

HĐTC + LCTT từ HĐĐT

IX.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng trưởng của doanh nghiệp

42 - Chỉ tiêu “Tốc độ

tăng (giảm) về tổng

tài sản”

(Tài sản cuối kỳ - Tài sản đầu

kỳ) / Tài sản đầu kỳ

43 - Chỉ tiêu “Tốc độ

tăng (giảm) về vốn

chủ sở hữu”

(Vốn chủ cuối kỳ - Vốn chủ

đầu kỳ) / Vốn chủ đầu kỳ

44 - Chỉ tiêu “Tốc độ

tăng (giảm) về

doanh thu thuần”

(DTT kỳ này - DTT kỳ trước) /

DTT kỳ trước

45 - Chỉ tiêu “Tốc độ

tăng (giảm) về tổng

luân chuyển thuần”

(LCT kỳ này - LCT kỳ trước) /

LCT kỳ trước

46 - Chỉ tiêu “Tốc độ

tăng (giảm) về tổng

lợi nhuận ròng”

(LNR kỳ này - LNR kỳ trước) /

LNR kỳ trước

47 - Chỉ tiêu “Tốc độ

tăng (giảm) về

dòng tiền thuần từ

hoạt động kinh

(Dòng tiền thuần HĐKD kỳ

này – Dòng tiền thuần HĐKD

kỳ trước) / Dòng tiền thuần

Page 196: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

STT Tên chỉ tiêu Công thức tính Đã sử

dụng

Chƣa sử

dụng

Cần bổ

sung

doanh” HĐKD kỳ trước

48 - Chỉ tiêu “Tốc độ

tăng (giảm) về

Tổng dòng tiền

thuần”

(Dòng tiền thuần kỳ này –

Dòng tiền thuần D kỳ trước) /

Dòng tiền thuần kỳ trước

49 - Chỉ tiêu “Tốc độ

tăng (giảm) về giá

trị sổ sách cổ

phiếu”

(Giá trị sổ sách 1 cổ phiếu

thường kỳ này - Giá trị sổ sách

1 cổ phiếu thường kỳ trước) /

Giá trị sổ sách 1 cổ phiếu

thường kỳ trước

50 - Chỉ tiêu “Tốc độ

tăng (giảm) về giá

trị thị trường của cổ

phiếu”

(Giá trị thị trường 1 cổ phiếu

thường kỳ này - Giá trị thị

trường 1 cổ phiếu thường kỳ

trước) / Giá trị thị trường 1 cổ

phiếu thường kỳ trước

51 - Chỉ tiêu “Tốc độ

tăng (giảm) về thu

nhập bình quân cổ

phiếu thường”

(Thu nhập 1 cổ phiếu thường

kỳ này – Thu nhập 1 cổ phiếu

thường kỳ trước) / Thu nhập 1

cổ phiếu thường kỳ trước

52 - Chỉ tiêu “Tỷ lệ

tăng trưởng bền

vững”

Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư

/ Vốn chủ sở hữu đầu kỳ

X.Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính và cảnh báo rủi ro tài chính

53 - Chỉ tiêu “Đòn bẩy

tài chính”

54 -Các chỉ tiêu cảnh

báo rủi ro tài chính

Page 197: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

PHỤ LỤC SỐ 16

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHỤC VỤ CHỦ THỂ RA QUYẾT ĐỊNH DÀI HẠN

Số lượng phiếu phát ra: 40 phiếu; Số lượng phiếu thu về có kết quả trả lời đầy đủ:

40 phiếu. Tổng hợp kết quả trả lời từng câu hỏi theo từng phương án như sau:

STT Nội dung

Số

phiếu

phát ra

Số

phiếu

trả lời

Tỷ lệ

(%)

Cần

thiết bổ

sung

Khảo sát chung

1 Lao động tài chính của công ty theo hình thức 40

A Máy tính ( Phần mềm quản lý tài chính) 0 0

B Kết hợp thủ công và máy 40 100

2 Đối với đơn vị, phân tích tài chính có quan

trọng không

40

A Quan trọng 35 87,5

B Không quan trọng 5 12,5

3 BCTC của công ty được lập theo thời điểm

nào

40

A Quý 10 25

B 6 tháng 30 75

C Năm 0 0

4 Chất lượng nguồn thông tin do Báo cáo tài

chính cung cấp để ra quyết định quản trị được

đánh giá ở mức độ?

40

A Kém 0

B Trung bình 15 37,5

C Cao 25 62,5

5 Đánh giá việc lập và trình bày BCTC của đơn

vị mình

40

A Hợp lý 35 87,5

B Chưa hợp lý 5 12,5

C Ý kiến khác 0 0

6 Công ty đã xây dựng và thực hiện quy chế

quản lý tài chính chưa?

40

A Rồi 40 100

B Chưa 0 0

Page 198: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

7 Hàng năm công ty có thuê kiểm toán độc lập

kiểm toán báo cáo tài chính không?

40

A Có 40 100

B Không 0 0

8 Hàng năm Công ty có lập kế hoạch về các chỉ

tiêu Tài chính cơ bản không?

40

A Có 40 100

B Không 0 0

9. Hàng năm đơn vị có tiến hành phân tích tài

chính không?

40

A Có 40 100

B Không 0 0

10 Kỳ phân tích tài chính của đơn vị là 40

A Hàng tháng 0 0

B Hàng quý 0 0

C Hàng năm 40 100

11 Để cung cấp được thông tin về chỉ tiêu tài

chính theo yêu cầu quản trị tài chính, Công ty

có nên tổ chức bộ máy phân tích chuyên trách

không

40

A Có 22 55

B Không 18 45

12 Hàng năm công ty có cử cán bộ quản lý tài

chính đi tập huấn và học tập bổ sung, nâng

cao trình độ chuyên môn không?

50

A Có 30 75

B Không 10 25

Khảo sát hệ thống chỉ tiêu phân tích Sử

dụng

Chƣa

sử dụng

Cần

thiết bổ

sung

I.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp

1 -Chỉ tiêu “Tổng tài sản” 40 40 0

2 -Nhóm chỉ tiêu “ Tỷ trọng từng bộ phận tài

sản trong tổng tài sản”

40 40 40

3 - Nhóm chỉ tiêu “ Tỷ trọng từng bộ phận

nguồn vốn trong tổng nguồn vốn”

40 40 0

II.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động tài trợ

Page 199: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

4 - Chỉ tiêu “Vốn lưu chuyển” 40 40 40

5 - Chỉ tiêu “Chi phí sử dụng vốn bình quân” 40 40 40

6 - Chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ” 40 40 40

7 - Chỉ tiêu “Hệ số tài trợ thường xuyên” 40 40 40

III.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán

8 -Chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải

trả”

40 12 28 28

9 - Chỉ tiêu “Hệ số các khoản phải thu” 40 12 28 28

10 -Chỉ tiêu “Hệ số các khoản phải trả” 40 12 28 28

11 - Chỉ tiêu “Hệ số thu hồi nợ” 40 5 35 35

12 - Chỉ tiêu “Kỳ thu hồi nợ bình quân” 40 30 10 10

13 - Chỉ tiêu “Hệ số hoàn trả nợ” 40 0 40 40

14 - Chỉ tiêu “Kỳ trả nợ bình quân” 40 0 40 40

15 - Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng

quát”

40 40 0

16 - Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn”

40 40 0

17 - Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” 40 40 0

18 - Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức

thời”

40 40 0

19 - Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán lãi

vay”

40 40 0

20 - Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán bằng

tiền”

40 12 28 28

IV.Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh

21 - Chỉ tiêu “Tổng luân chuyển thuần” 40 40 0

Page 200: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

22 - Chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

(EBIT)” và “Lợi nhuận sau thuế (NI)”

40 40 0

23 - Chỉ tiêu “Hệ số chi phí” 40 0 40 40

24 - Chỉ tiêu “Hệ số GVHB trên DTT” 40 30 10 10

25 - Chỉ tiêu “Hệ số chi phí bán hàng trên DTT”

và “Hệ số chi phí QLDN trên DTT”

40 30 10 10

26 - Chỉ tiêu “Hệ số lợi nhuận ròng từ bán hàng” 40 30 10 10

27 - Chỉ tiêu “Hệ số sinh lời từ hoạt động bán

hàng”, “Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh”

40 36 4 4

V.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn

28 - Chỉ tiêu “Hiệu suất sử dụng vốn kinh

doanh”

40 40 0

29 - Chỉ tiêu “Số vòng luân chuyển vốn lưu

động ” và “Kỳ luân chuyển vốn lưu động”

40 40 0

30 - Chỉ tiêu “Số vòng quay hàng tồn kho” và

“Kỳ hạn tồn kho bình quân”

40 32 8 8

31 - Chỉ tiêu “Số vòng quay các khoản phải thu ”

và “Kỳ thu tiền bình quân”

40 32 8 8

VI.Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn

32 - Chỉ tiêu “Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh

doanh(BEP)”

40 40 0

33 - Chỉ tiêu “Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh

doanh(ROA)”

40 40 0

34 - Chỉ tiêu “Hệ số sinh lời của vốn chủ sở

hữu(ROE)”

40 40 0

VII.Nhóm các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của công ty cổ phần

35 - Chỉ tiêu “Lợi nhuận bình quân một cổ phần

thường đang lưu hành (EPS)”

40 40 0

36 - Chỉ tiêu “Mức cổ tức so với giá thị trường

của cổ phiếu (DYR)”

40 28 12 12

37 - Chỉ tiêu “Hệ số giá cả so với lợi nhuận cổ

phiếu (P/E)”

40 40 0

Page 201: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ - Học viện Tài chính Mai Khanh...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ

38 - Chỉ tiêu “Hệ số giá thị trường so với giá trị

sổ sách (M/B)”

40 28 12 12

VIII.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình luân chuyển tiền của doanh nghiệp

39 - Chỉ tiêu “Dòng tiền thu vào trong kỳ” 40 40 0

40 - Chỉ tiêu “Tỷ trọng dòng tiền thu vào của

từng hoạt động”

40 8 32 32

41 - Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ” 40 40 0

IX.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng trưởng của doanh nghiệp

42 - Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về tổng tài

sản”

40 8 32 32

43 - Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về vốn chủ sở

hữu”

40 8 32 32

44 - Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về doanh thu

thuần”

40 8 32 32

45 - Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về tổng luân

chuyển thuần”

40 8 32 32

46 - Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về tổng lợi

nhuận ròng”

40 8 32 32

47 - Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về dòng tiền

thuần từ hoạt động kinh doanh”

40 8 32 32

48 - Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về Tổng dòng

tiền thuần”

40 8 32 32

49 - Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về giá trị sổ

sách cổ phiếu”

40 0 40 40

50 - Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về giá trị thị

trường của cổ phiếu”

40 0 40 40

51 - Chỉ tiêu “Tốc độ tăng (giảm) về thu nhập

bình quân cổ phiếu thường”

40 0 40 40

52 - Chỉ tiêu “Tỷ lệ tăng trưởng bền vững” 40 0 40 40

X. Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính và cảnh báo rủi ro tài chính

53 - Chỉ tiêu “Đòn bẩy tài chính” 40

54 -Các chỉ tiêu cảnh báo rủi ro tài chính 40