260
ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HC KINH TNGUYN THHI YN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VI HSN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LK LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HU- NĂM 2016

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1075/NOIDUNGLA.pdf · MÃ SỐ: 62.62.01.15 LUẬN ... STT Từ viết tắt Diễn giải 1 Agribank

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI

HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HUẾ - NĂM 2016

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI

HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ: 62.62.01.15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHAN THỊ MINH LÝ

HUẾ - NĂM 2016

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận án tiến sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và thực

hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận án này hoàn toàn trung thực và

chính xác. Tất cả sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận án này đã được cảm ơn và các

thông tin trong Luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Thị Hải Yến

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế - Đại

học Huế.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Cô giáo PGS.TS Phan Thị Minh

Lý là người định hướng và hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi trưởng

thành trong công tác nghiên cứu và hoàn thành Luận án.

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi đã nhận được sự

hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của tập thể các Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh

tế - Đại học Huế, Phòng Sau đại học - Trường đại học Kinh tế Huế, Ban Đào tạo

Sau đại học- Đại học Huế. Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự đóng góp quý báu của các

Thầy, Cô.

Tôi xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo các phòng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn huyện CưMgar, huyện KrôngPắk, huyện CưKuin, Lãnh đạo các Ngân

hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk đã nhiệt tình hợp tác và

giúp đỡ tôi thực hiện Luận án.

Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và

giúp đỡ tận tình từ Lãnh đạo Khoa Kinh tế và Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây

Nguyên, tôi xin trân trọng cám ơn.

Để hoàn thành Luận án, tôi đã nhận được một phần kinh phí từ Đề án 911,

tôi xin chân thành cảm ơn.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè và gia

đình, đặc biệt là chồng và các con tôi, đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo

điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành Luận án của mình.

Huế, ngày tháng năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Hải Yến

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Diễn giải

1 Agribank Đak Lak Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Lắk

2 BIDV Đak Lak Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Đắk Lắk

3 CNC Hội đồng cà phê quốc gia

4 CPR Cedula Produto Rural

5 CT-UBND Chỉ thị - Uỷ ban nhân dân

6 CTV Cộng tác viên

7 DN Doanh nghiệp

8 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

9 Đông Á Bank Dak Lak Ngân hàng TMCP Đông Á Đắk Lắk

10 DS Doanh số

11 FCN Liên đoàn cà phê Quốc gia Colombia

12 HTX Hợp tác xã

13 ICO Tổ chức cà phê quốc tế

14 IFAD Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế

15 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

16 KT – XH Kinh tế xã hội

17 MMTB Máy móc thiết bị

18 NGOs Các tổ chức phi chính phủ

19 NH CSXH Ngân hàng chính sách xã hội

20 NHNN Ngân hàng Nhà nước

21 NHTM Ngân hàng thương mại

22 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

23 NQ/TW Nghị quyết/ trung ương

24 PTNT Phát triển nông thôn

25 QĐ/BNN Quyết định/Bộ nông nghiệp

26 QĐ/UBND Quyết định/Uỷ ban nhân dân

27 QĐ-TTg Quyết định - Thủ tướng chính phủ

28 QĐ-TTg Quyết định - Thủ tướng chính phủ

29 QH Quốc hội

30 QTD Quỹ tín dụng

31 Sacombank Dak Lak Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Đắk Lắk

32 TCTD Tổ chức tín dụng

33 TCVM Tài chính vi mô

34 UBND Uỷ ban nhân dân

35 USD Đô la Mỹ

36 Vietinbank Dak Lak Ngân hàng TMCP Công thương Đắk Lắk

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Nội dung Trang

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk ........ 52

Bảng 2.2: Mô tả các biến tác động đến năng suất cà phê nhân ......................... 63

Bảng 2.3: Đánh giá trình độ kiến thức nông nghiệp của hộ sản xuất cà phê .......... 64

Bảng 2.4: Mô tả các biến trong mô hình ........................................................... 66

Bảng 2.5: Ý nghĩa của các giá trị trung bình ..................................................... 67

Bảng 2.6: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................ 68

Bảng 3.1: Điểm giao dịch của các NHTM được khảo sát trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk năm 2014 .................................................................................... 70

Bảng 3.2: Thông tin về người được khảo sát tại các Ngân hàng thương mại tỉnh

Đắk Lắk ............................................................................................. 72

Bảng 3.3: Tình hình vay tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk

Lắk giai đoạn 2010 – 2014 ................................................................ 76

Bảng 3.4: Nợ xấu và tỷ lê nợ xấu cho vay hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk giai

đoạn 2010 - 2014 ............................................................................... 79

Bảng 3.5: Mục đích vay vốn của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn ................ 80

Bảng 3.6: Vốn tự có của các hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ......................... 81

Bảng 3.7: Các hình thức đảm bảo nợ vay của hộ sản xuất cà phê..................... 83

Bảng 3.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng .......................... 87

Bảng 3.9: Đặc điểm nhân khẩu học các nhóm hộ khảo sát ............................... 88

Bảng 3.10: Số lượng hộ sản xuất cà phê có vay vốn tại các NHTM ................... 90

Bảng 3.11: Kết quả phân tích bước một về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân

hàng của hộ sản xuất cà phê .............................................................. 93

Bảng 3.12: Kết quả phân tích bước hai mô hình Heckman ................................. 95

Bảng 3.13: Hình thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ khảo sát .................... 97

Bảng 3.14: Phương thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ khảo sát ............... 98

v

Bảng 3.15: Tỷ lệ vốn vay trên vốn đầu tư của các hộ sản xuất cà phê .............. 100

Bảng 3.16: Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê ............ 101

Bảng 3.17: So sánh hiệu quả sử dụng vốn tín dụng theo nhu cầu....................... 103

Bảng 3.18: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê nhân 103

Bảng 3.19: Biến động lao động cà phê trong nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk ... 106

Bảng 3.20: Tình hình sản xuất cà phê chứng chỉ bền vững tại Đắk Lắk ........... 107

Bảng 3.21: Ý kiến về khả năng hạch toán và quản lý vốn tín dụng của chủ hộ 111

Bảng 3.22: Hiệu quả sản xuất cà phê theo quy mô diện tích ............................. 112

Bảng 3.23: Kết quả tạm trữ cà phê tỉnh Đắk Lắk .............................................. 118

Bảng 3.24: Kết quả cho vay tái canh cà phê của tỉnh Đắk Lắk ......................... 119

Bảng 3.25: Chất lượng đất trồng cà phê năm 2013 ........................................... 120

Bảng 3.26: Số lượt vay vốn của các hộ sản xuất cà phê năm 2014 ................... 125

vi

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Quá trình tiếp cận tín dụng của hộ .................................................... 31

Sơ đồ 1.1: Nội dung nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất

cà phê ................................................................................................ 32

Sơ đồ 1.2: Những nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ

sản xuất cà phê. ................................................................................. 38

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ..... 55

Sơ đồ 2.2: Kích cỡ mẫu khảo sát NHTM tỉnh Đắk Lắk ..................................... 57

Sơ đồ 2.3: Kích cỡ mẫu khảo sát hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ................... 58

Sơ đồ 2.4: Quy trình nghiên cứu luận án ............................................................ 60

Biểu đồ 3.1: Tình hình hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk vay tín dụng ngân hàng

giai đoạn 2010 – 2014 ....................................................................... 75

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk .................... 78

Biểu đồ 3.3: Nhu cầu vay vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê năm 2014 ............. 91

Biểu đồ 3.4: Các lý do hộ sản xuất không nộp hồ sơ vay vốn ................................. 91

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ số tiền được vay/Nhu cầu vay của hộ sản xuất cà phê .............. 92

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ hộ sản xuất cà phê được tập huấn qua các chương trình ......... 109

Biểu đồ 3.7: Cơ cấu lao động của hộ sản xuất cà phê theo trình độ văn hóa ...... 110

Biểu đồ 3.8: Hộ sản xuất cà phê tiếp cận với các nguồn tín dụng khác .............. 112

Biểu đồ 3.9: Những khó khăn của hộ sản xuất cà phê khi vay vốn ..................... 116

Biểu đồ 3.10: Giá cà phê tăng khi có chính sách tín dụng hỗ trợ .......................... 122

Hộp 4.1: Vai trò của kinh tế hộ còn lớn nhưng cần đặt trong sự liên kết ...... 140

vii

MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................ i

Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii

Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... iii

Danh mục các bảng .................................................................................................... iv

Danh mục sơ đồ, hình, biểu đồ................................................................................... vi

Mục lục ....................................................................................................................... vi

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3

3.Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4

5. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN

HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ .......................................................... 7

1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ......................... 7

1.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ................ 7

1.1.2. Đặc điểm của ngành cà phê ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng

đối với hộ sản xuất cà phê ........................................................................................ 23

1.1.3. Nội dung tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ............................... 26

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê .. 35

1.2. Cơ sở thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ....... 38

1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản

xuất cà phê ở một số nước trên thế giới .................................................................... 38

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk ......................... 46

Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 47

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 50

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk .............................. 50

2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi ........................................................ 50

viii

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................................. 51

2.2. Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản

xuất cà phê ................................................................................................................ 54

2.2.1.Tiếp cận nghiên cứu ......................................................................................... 54

2.2.2.Khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê .................... 55

2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 56

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................................... 56

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu ...................................................... 60

2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu........................................................... 61

2.3.4. Phương pháp phân tích .................................................................................... 61

Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 68

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN

XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK ......................................................................... 70

3.1. Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ......... 70

3.1.1. Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng .................................................................... 70

3.1.1.1. Cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk 70

3.1.1.2. Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê ............................... 88

3.1.2. Sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk ................................................................................................................................. 99

3.1.2.1. Về mặt kinh tế .................................................................................................. 99

3.1.2.2. Về mặt xã hội ................................................................................................. 105

3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ

sản xuất cà phê ........................................................................................................ 109

3.2.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê ...................................... 110

3.2.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM ....................................................... 114

3.2.3. Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ ................................................. 116

3.2.4. Các nhân tố khác .......................................................................................... 120

3.3. Đánh giá chung thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh

Đắk Lắk ................................................................................................................... 122

ix

3.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản

xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ........................................................................................ 122

3.3.2. Những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà

phê tỉnh Đắk Lắk ..................................................................................................... 126

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với

hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ............................................................................. 128

Kết luận chương 3 ................................................................................................... 129

CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ

NĂNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI

HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK ...................................................... 131

4.1. Những căn cứ của định hướng và đề xuất giải pháp ........................................ 131

4.2. Định hướng nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng đối

với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ....................................................................... 132

4.3. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho

hộ sản xuất cà phê Đắk Lắk .................................................................................... 133

4.3.1. Từ phía các hộ sản xuất cà phê ..................................................................... 133

4.3.2.Từ phía các NHTM ........................................................................................ 138

4.3.3.Từ phía Chính phủ, Nhà nước ........................................................................ 139

Kết luận chương 4 ....................................................................................................... 140

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 142

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 142

KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN

ĐÃ CÔNG BỐ ....................................................................................................... 148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 149

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đắk Lắk là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Tây Nguyên [43],

với diện tích tự nhiên 1.312.537 ha, tổng số dân năm 2014 hơn 1,8 triệu người, trong

đó tỷ lệ dân số và lao động trong khu vực nông nghiệp - nông thôn chiếm trên 75% [3],

có thể thấy Đắk Lắk có lợi thế so sánh vượt trội trong sản xuất các sản phẩm nông sản

nói chung và sản xuất cà phê nói riêng.

Chỉ riêng đối với cây cà phê, Đắk Lắk chiếm 40% diện tích cà phê của cả

vùng Tây Nguyên và 30% diện tích cà phê của cả nước, với sản lượng trên 450.000

tấn cà phê nhân/năm [43]. Cây cà phê không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế – xã hội mà

còn có ý nghĩa to lớn về văn hóa du lịch. Quá trình phát triển ngành cà phê kết hợp với

phát triển du lịch sinh thái, văn hóa bản địa, đã thu hút ngày càng tăng lượng du khách

đến thăm quan du lịch tại Đắk Lắk. Cây cà phê đã thực sự tạo ra hiệu quả kinh tế, xã

hội quan trọng và to lớn cho người dân Đắk Lắk. Hàng năm, cà phê đóng góp trên 60%

tổng thu ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho khoảng 600.000 lao động trực tiếp

và khoảng 200.000 lao động gián tiếp [43]. Trên địa bàn tỉnh, tổ chức sản xuất cà phê

chủ yếu là doanh nghiệp và các hộ, trong đó chỉ có khoảng 15% diện tích cà phê do 18

Công ty thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam quản lý và 08 Công ty thuộc tỉnh và

doanh nghiệp khác quản lý là tương đối tập trung thành vùng chuyên canh. Còn lại hơn

85% diện tích cà phê là của người dân tự trồng và quản lý [40],[41] với tổng số hộ sản

xuất cà phê là 227.490 hộ sản xuất cà phê. Mặc dù có 26 công ty tham gia vào sản xuất

cà phê, nhưng các công ty không trực tiếp sản xuất cà phê mà giao khoán cho các hộ

sản xuất là cán bộ công nhân của công ty đang làm việc và đã về hưu, là các hộ sản

xuất đang cư trú hợp pháp trên địa bàn công ty quản lý. Do đó trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk, hoạt động trực tiếp sản xuất cà phê liên quan tới các hộ sản xuất là chủ yếu. Còn

doanh nghiệp cà phê tham gia với tư cách là kinh doanh kỹ thuật đầu vào, chế biến và

tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nhận khoán và các hộ nông dân trong vùng.

2

Gắn bó với cây cà phê, đời sống của các hộ được nâng lên đáng kể, song Đắk

Lắk vẫn là tỉnh nghèo, gồm nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, cùng

với cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển kinh tế yếu kém đã làm cho hộ sản xuất đã khó

khăn lại càng khó khăn hơn, đặc biệt là các yếu tố nguồn lực, trong đó vốn tín dụng để

phát triển cà phê quy mô hộ. Vốn tín dụng ngân hàng được xem như là một công cụ

mạnh để giúp các hộ sản xuất thoát khỏi nghèo đói. Theo Boucher và CS, (2007)

vốn tín dụng ngân hàng do các NHTM cung ứng đóng một vai trò rất quan trọng

trong việc tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc đầu tư vào tư liệu sản xuất

[53] trong khi đó theo Diagne,A., Zeller, M., & Sharma M (2000) cho rằng vốn tín

dụng cũng cho phép các hộ nông dân đầu tư vào cải tiến kỹ thuật và áp dụng công

nghệ mới trong nông nghiệp như hạt giống cho năng suất cao, phân bón làm tăng

hiệu quả và thu nhập của họ [64]. Vì vậy, vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan

trọng đối với phát triển sản xuất cà phê. Năm 2014, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã huy

động được 20.360 tỷ đồng vốn từ chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp

nông thôn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng 6,5% so với đầu năm; tổng

dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 36.751 tỷ đồng, tăng 5,9% so với đầu năm. Các tổ

chức tín dụng trên địa bàn đã đẩy mạnh cho vay đối với 05 lĩnh vực ưu tiên theo

quy định của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là cho vay lĩnh vực nông nghiệp - nông

thôn. Đến cuối năm 2014, dư nợ cho vay nông nghiệp - nông thôn theo Nghị định

41 của Chính phủ đạt 17.451 tỷ đồng (chiếm 47,5% tổng dư nợ tín dụng), tăng

20,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng 8,9% so với đầu năm 2013 [22]. Tuy nhiên,

việc triển khai và thực hiện các chính sách tín dụng tới các hộ vẫn chưa đồng bộ,

việc cung ứng vốn tín dụng ngân hàng chưa kịp thời và đặc biệt là chưa sát với tình

hình thực tế của địa phương, đối tượng được hưởng lợi vẫn chưa công bằng, hiệu

quả đem lại chưa cao, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn.

Chủ đề về tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng luôn

được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và quản lý trong nước và quốc tế.

Aliou Diagne Manfred Zeller (1999) cho rằng tín dụng có những lợi ích thiết thực

đối với người nông dân sản xuất nhỏ, có tác động đến phúc lợi và xoá đói giảm

nghèo cho người dân nhưng tiếp cận tín dụng không phải là thuốc chữa bách bệnh

3

mà phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố [63]. Hoff & Stiglitz (1993) đã nêu lên được

quy trình đánh giá mức độ tín nhiệm của người đi vay [69]. Tuy nhiên các nghiên

cứu mới dừng lại ở phân tích thống kê mô tả để đưa ra kết luận, đồng thời, các

nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tuấn (2012), Bùi Thị Hiền (2012) mới chỉ đứng ở

một phía, hoặc người cho vay là các NHTM [13], [35] hoặc nghiên cứu của Phạm

Ngọc Dưỡng (2011), Nguyễn Thị Phương Thảo (2014) tập trung nghiên cứu từ phía

các hộ sản xuất cà phê [6], [32]. Do đó việc đưa ra các khuyến nghị vẫn chưa xuất

phát từ phía cung và cầu. Đây là những lý do chính đáng để thực hiện nghiên cứu luận

án này. Xuất phát từ yêu cầu đó, việc nghiên cứu luận án “Tín dụng ngân hàng đối

với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk” là cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh

Đắk Lắk và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân

hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng

ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.

- Đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trên các

góc độ tiếp cận vốn và sử dụng vốn của hộ sản xuất cà phê.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín

dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trên địa bàn

tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

3.Các câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:

1. Cơ sở khoa học về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê?

2. Thực trạng về tiếp cận vốn và sử dụng vốn tín dụng của các ngân hàng

thương mại đối với hộ sản xuất cà phê đang diễn ra như thế nào?

3. Những nhân tố nào tác động đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với các

hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk?

4

4. Giải pháp nào để nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng

ngân hàng cho các hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và các nhân tố

ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất

cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Đối tượng khảo sát về phía người cho vay là các ngân hàng

thương mại, về phía người đi vay là các hộ sản xuất cà phê.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1. Nội dung nghiên cứu

Luận án tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn

tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Trên cơ

sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín

dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Các nội dung

phân tích và đánh giá tập trung vào các ngân hàng thương mại và chủ thể sử dụng

vốn là các hộ sản xuất cà phê. Luận án tập trung nghiên cứu các hộ sản xuất vì trên

địa bàn tỉnh Đắk Lắk có tới hơn 85% diện tích cà phê do người dân trồng và quản

lý, 15% diện tích còn lại do các doanh nghiệp sản xuất cà phê khai thác, tuy nhiên

hiện nay 26 doanh nghiệp cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đều áp dụng hình thức

khoán gọn cho các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn, các doanh nghiệp tham gia với

tư cách là người hỗ trợ về công nghệ, vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất,

do đó luận án tập trung nghiên cứu về hộ sản xuất cà phê.

4.2.2. Thời gian nghiên cứu

Các số liệu thứ cấp từ năm 2000 đến năm 2014; Số liệu khảo sát tập trung vào

năm 2014; Định hướng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn và sử dụng vốn tín

dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.

5

5. Những đóng góp mới của luận án

Luận án đã góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tín

dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê thông qua hai khía cạnh là tiếp cận vốn

tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê. Về khía

cạnh tiếp cận vốn tín dụng được xem xét trong việc cung ứng vốn tín dụng và tiếp

cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê. Về khía cạnh sử dụng vốn tín dụng được

đề cập ở khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội.

Trên cơ sở tiếp cận và hệ thống hoá lý thuyết về tín dụng ngân hàng đối với

hộ sản xuất cà phê, luận án đã xây dựng khung phân tích về tín dụng ngân hàng đối

với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk. Khung phân tích được thiết kế theo hai nội dung

nghiên cứu là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng tín dụng ngân hàng đối

với hộ sản xuất cà phê, đồng thời chỉ rõ bốn nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân

hàng đối với hộ sản xuất cà phê bao gồm nhân tố thuộc về đặc điểm của hộ sản xuất,

nhân tố thuộc về đặc điểm của các NHTM, nhân tố thuộc chính sách của Chính phủ

và các nhân tố khác.Từ đó luận án xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá và

phương pháp phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk,

ngoài các phương pháp nghiên cứu như thống kê kinh tế, chuyên gia, cho điểm, luận

án còn sử dụng mô hình hồi quy tương quan như Heckman để đánh giá việc tiếp cận

vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê và mô hình Cobb-Douglas để đánh giá việc

sử dụng vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê.

Luận án đã phân tích những thực trạng, chỉ rõ những mặt được và tồn tại

trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, trong đó nêu rõ việc

tiếp cận vốn tín dụng là thật sự cần thiết cho các hộ sản xuất cà phê, việc tiếp cận

vốn tín dụng còn nhiều bất cập và việc sử dụng vốn tín dụng thật sự chưa hiệu quả.

Giữa tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà

phê có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu tiếp cận vốn thuận lợi và hợp lý thì việc

sử dụng vốn sẽ hiệu quả và ngược lại nếu sử dụng vốn tín dụng ngân hàng tốt thì

việc trả nợ và vay lại vốn tín dụng sẽ dễ dàng hơn cho các hộ sản xuất cà phê. Luận

án đi sâu vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn và sử dụng

6

vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Ngoài các nhân

tố vĩ mô như Chính sách của Chính phủ, NHTM thì nhân tố thuộc về đặc điểm của

hộ sản xuất cà phê đóng vai trò quyết định đến tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng

ngân hàng.

Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản

xuất cà phê, luận án đã xác định các căn cứ và định hướng từ để đề xuất giải

pháp và chính sách phù hợp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín

dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trong thời gian tới.

7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ

1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

1.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về tín dụng. Theo nguồn gốc từ La tinh

cổ xưa thì tín dụng là "credese", có nghĩa là "tín nhiệm" hoặc "tin tưởng". Qua nhiều

thế kỷ, ý nghĩa của thuật ngữ này vẫn còn gần với bản gốc đó là “cho vay” hoặc "tín

dụng" , dựa trên niềm tin rằng người vay có thể được giao phó hoàn trả số tiền cùng với

lãi suất, theo các điều khoản đã thoả thuận, niềm tin này nhất thiết phải đặt trên hai

nguyên tắc cơ bản, cụ thể là, các chủ nợ tin tưởng rằng:

- Có thời hạn vay và sẵn sàng trả các khoản tiền tạm ứng.

- Có hoàn trả lại các quỹ

Tiền đề đầu tiên thường dựa vào các chủ nợ, cụ thể là kiến thức của người

vay (hoặc danh tiếng của người vay), thứ hai thường được dựa trên sự hiểu biết của

các chủ nợ về tình trạng tài chính của người vay, hoặc một bên đáng tin cậy.

Theo tác giả John Lock (2010) cho rằng “Tín dụng không phải là tiền mà là

sự kỳ vọng về tiền và không giới hạn bởi thời gian” [93]. Điều này có nghĩa là khi

quan hệ vay mượn được diễn ra giữa người cho vay và người đi vay, cả hai chủ thể

đều kỳ vọng trong tương lai mình sẽ nhận được nhiều hơn những gì mình có, trong

mối quan hệ tín dụng là sự vận động của tiền tệ, được biểu hiện qua T – T’, T là số

tiền ban đầu trước khi cho vay và T’ là số tiền sau khi đã cho vay. Nếu số tiền được

sử dụng có hiệu quả thì T’> T và ngược lại.

Theo Jonothan Golin (2010): “Định nghĩa về tín dụng là niềm tin hoặc kỳ

vọng thực tế, khi đó người cho vay sẵn sàng cho vay và sẽ được hoàn trả đầy đủ

theo quy định của thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay vốn và rủi ro tín dụng là

khả năng có thể xảy ra” [93].

8

Xét trên góc độ Quỹ cho vay, thì tín dụng là việc chuyển dịch vốn bằng tiền

từ người cho vay sang người đi vay. Với chức năng trung gian điều phối vốn trong

nền kinh tế của ngân hàng, quan hệ tín dụng làm cho vai trò ngân hàng vừa là người

cho vay, vừa là người đi vay. Do đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ vay vốn giữa

ngân hàng với các chủ thể đang có vốn nhàn rỗi hoặc đang cần vốn, giải quyết cân

bằng cung vốn bù đắp cầu vốn.

Mác đã viết về bản chất của tín dụng như sau: "Tiền chẳng qua chỉ rời khỏi tay

người sở hữu trong một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay người sở

hữu sang tay nhà tư bản hoạt động, cho nên tiền không phải được bỏ ra để thanh toán,

cũng không phải tự đem bán đi mà cho vay, tiền chỉ đem nhượng lại với một điều

kiện là nó sẽ quay trở về điểm xuất phát sau một kỳ hạn nhất định". Đồng thời Mác

cũng đã vạch rõ yêu cầu của việc tiền quay trở về điểm xuất phát là phải: "Vẫn giữ

nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn thêm trong quá trình vận động" [16].

Tín dụng được định nghĩa là "một hợp đồng pháp lý giữa người cho vay và

người đi vay, nơi mà sau này nhận được các nguồn lực hay sự giàu có với một lời

hứa trả nợ trong tương lai". Tín dụng liên quan đến các điều khoản và điều kiện liên

quan đến việc thanh toán chậm. Theo Schumpeter (1934) "Tín dụng về cơ bản là tạo

ra sức mua cho mục đích chuyển nó vào doanh nhân" [93].

Từ những quan điểm trên, chúng ta thấy: “Tín dụng chính là sự chuyển giao

quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác, giá trị cho vay có

thể dưới hình thức tiền tệ hay hình thái vật chất, sự chuyển giao được xác định có

thời hạn nhất định và khi lượng giá trị được hoàn trả cho người chủ sở hữu phải

kèm theo một lượng giá trị dôi thêm, gọi là lợi tức tín dụng”.

1.1.1.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng được cung ứng bởi các chủ thể cho vay khác nhau, với các tổ chức

tín dụng được được cung cấp bởi các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, quỹ tín

dụng, công ty tài chính được hiểu là tín dụng chính thức hay tín dụng ngân hàng.

Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ đề cập đến tín dụng được cung ứng

bởi các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các

nhân tố: diện tích đất, trình độ học vấn của chủ hộ, giá trị sản lượng, số lao động và

9

số người còn phụ thuộc độ tuổi, giới tính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối

với tín dụng phi chính thức hay còn gọi là các hình thức tín dụng khác được dùng ở

đây với nghĩa tương đối, phản ảnh một thực trạng tài chính ở nông thôn nước ta

hiện nay. Thuật ngữ tín dụng khác được dùng để chỉ những quan hệ tín dụng ngầm

hoặc nửa công khai (nhiều trường hợp là công khai), ở đó có một hoặc một số hoặc

tất cả các yếu tố vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (mà yếu tố

cơ bản nhất là lãi suất), như: vay nặng lãi, huê, hụi. Tuy nhiên, trong thực tế, nó

cũng có thể bao gồm cả những quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các cư dân nông thôn

mà yếu tố lãi suất hoàn toàn bình thường, thậm chí thấp hơn so với lãi suất thị

trường chính thức. Những quan hệ này phát sinh trên cơ sở những quan hệ tình cảm

(họ tộc, bạn bè) hoặc nhiều thứ quan hệ đa dạng khác.

Với các hình thức tín dụng trên, thì tín dụng ngân hàng cũng khẳng định

được vai trò của mình trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển và một nền kinh tế

muốn phát triển lâu dài và bền vững thì hệ thống tín dụng ngân hàng phải hoạt động

mạnh mẽ. Tín dụng ngân hàng là chủ thể cung cung vốn đặc biệt quan trọng, bởi

các lý do sau:

Ngân hàng là định chế tài chính trung gian lớn nhất trong nền kinh tế, mạng

lưới rộng khắp. Ngân hàng đóng 2 vai trò trong nền kinh tế, vừa là người đi vay và

vừa là người cho vay, do đó ngân hàng có thể tận dụng nguồn vốn huy động được

để cho vay và sinh lời từ nguồn tiền này.

Ngân hàng có các hình thức cho vay đa dạng và phong phú, không hạn chế

về mặt thời gian và quy mô tín dụng, có thể thoả mãn nhu cầu của tất cả các chủ thể

có nhu cầu về vốn.

Hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng về các loại hình dịch vụ, ngoài hoạt

động cấp tín dụng cho vay thì ngân hàng còn có các hoạt động dịch vụ khác như là

bảo lãnh, chiết khấu, thanh toán, do đó đáp ứng tốt nhu cầu của các chủ thể cần vốn

trong nền kinh tế [18].

Qua phân tích trên, có thể hiểu tín dụng ngân hàng là sự chuyển giao quyền

sử dụng một lượng giá trị từ phía người cho vay là các NHTM sang các chủ thể sử

dụng vốn có thời hạn và mục đích nhất định.

10

Trong nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung tìm hiểu tín dụng dưới khía cạnh

hoạt động cho vay là chủ yếu, ngoài ra các hoạt động khác của tín dụng như là bảo

lãnh, chiết khấu, thuê mua tài chính của NHTM tác giả không nghiên cứu sâu.

Tín dụng ngân hàng có một số đặc điểm sau:

- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang

người khác. Lượng giá trị cho vay có thể dưới hình thái tiền tệ (cho vay bằng tiền)

hoặc dưới hình thái vật chất (cho vay bằng hàng hoá).

- Sự chuyển giao này xác định thời gian nhất định.

- Khi lượng giá trị được hoàn trả cho người sở hữu phải kèm theo một lượng

giá trị dôi thêm, tức là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc gọi là lợi

tức tín dụng.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá là sự phát triển của

thị trường vốn năng động và đa dạng. Quá trình hình thành và phát triển của tín

dụng là một thể thống nhất của nhiều hình thức, mỗi hình thức tín dụng đều gắn

liền với một điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, bổ sung cho nhau và có thể phủ nhận

nhau trong tiến trình phát triển.

Bản chất của tín dụng ngân hàng được diễn đạt bằng nhiều cách, nhưng đều đề

cập đến mối quan hệ, một bên là người cho vay là các NHTM và một bên là người đi

vay. Trong mối quan hệ này nó được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, chính sách lãi

suất và pháp luật hiện hành. Sự hoàn trả là đặc trưng thuộc về bản chất của tín dụng,

là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác [7], [19].

1.1.1.3. Khái niệm hộ sản xuất cà phê

Hiện nay, có nhiều quan điểm và nghiên cứu khác nhau về “Hộ”. Theo quan

điểm của Liên hợp quốc: “Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà,

cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ [44].

Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: “Hộ là một hệ thống các

nguồn lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệ

chặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn” [44].

11

Nhóm “Hệ thống thế giới” cho rằng: “Hộ là một nhóm người có cùng chung

sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là một đơn vị kinh tế giống

như các công ty, xí nghiệp khác” [44].

Mối quan hệ giữa gia đình và nông hộ đã được các nhà nhân chủng học

(Harris; Mackintosh; Barett; Whitehead) đề cập khá chi tiết, nông hộ là một đơn vị

và gia đình là nhóm người có quan hệ huyết thống. Hộ là đơn vị đảm bảo quá trình

tái sản xuất lao động tiếp theo qua quá trình tổ chức thu nhập nhằm đảm bảo cho

các cá nhân chi tiêu và giúp họ đầu tư vào sản xuất [44]

Các nhà nghiên cứu kinh tế nông hộ đề cập đến khái niệm nông hộ dựa trên

thành phần, cấu trúc, các hoạt động và hành vi của nông hộ trong sản xuất và tiêu

dùng. Họ cho rằng hộ là một đơn vị hay là một nhóm các thành viên sở hữu chung

các nguồn lực, trong đó tất cả các thành viên được quyền lợi chia sẻ lợi ích từ việc

sử dụng nguồn lực đó. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng cần làm rõ thuật ngữ đơn vị

(unit) được sử dụng trong định nghĩa hộ: Đơn vị sản xuất, đơn vị tiêu dùng, đơn vị

đầu tư, đơn vị sở hữu hay đơn vị cư trú. Chúng ta cần thừa nhận sự khác nhau về

thành phần và cấu trúc của hộ theo mỗi khái niệm.

Khi đề cập về khái niệm “Hộ”, các đặc điểm đặc trưng của đơn vị kinh tế mà

chúng phân biệt hộ nông dân với những người làm kinh tế khác trong một nền kinh

tế thị trường là đất đai, lao động, tiền vốn và sự tiêu dùng [66].

Những nghiên cứu kinh tế trong các lĩnh vực khác nhau, sẽ đưa ra cách tiếp

cận và định nghĩa khác nhau về nông hộ. Trong thời gian qua, có ba xu hướng phát

triển chính trong phân tích kinh tế nông hộ. Thứ nhất, việc dịch chuyển mô hình

nông hộ chia sẻ và hợp tác phát sinh mô hình nông hộ có khả năng đàm phán, thâm

chí là xung đột. Thứ hai, chuyển từ nông hộ như một đơn vị khép kín sang một đơn

vị mở trong nhiều đơn vị của xã hội, có khả năng quyết định việc sản xuất, tiêu

dùng và đầu tư và cuối cùng là quan điểm xem nông hộ là nhóm người trong xã hội

chia sẻ nguồn lực, ra quyết định và hưởng lợi ích từ quyết định đó [66].

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam, hộ được xem như một

chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa là một

đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế

12

chung. Một số thuật ngữ khác được dùng để thay thế thuật ngữ "hộ sản xuất" là

"hộ", "hộ gia đình".

Trong nền kinh tế, hộ gia đình hay hộ sản xuất được hiểu như sau: Hộ sản

xuất (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế. Các nguồn lực

chung của hộ sản xuất được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách, cùng

sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung, mọi người trong cùng một hộ được

hưởng phần thu nhập và mọi quyết định được đưa ra bởi những thành viên lớn tuổi

trong hộ [44].

Trên góc độ ngân hàng: "Hộ sản xuất cà phê" là một thuật ngữ được dùng

trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả

hộ, kinh tế chung ở đây được hiểu là hoạt động sản xuất cà phê. Hộ sản xuất cà phê

được hiểu là kinh tế tự chủ độc lập, có tư cách pháp nhân, đảm bảo quyền lợi và

nghĩa vụ trước pháp luật, bảo vệ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp từ

sản xuất cà phê hộ. Với chính sách của Đảng, Chính phủ cũng như ngân hàng tạo

điều kiện thuận lợi cho họ chủ động trong quá trình sản xuất cà phê .

Từ những phân tích trên, trong phạm vi luận án có thể hiểu Hộ sản xuất cà phê

như sau: “Hộ sản xuất cà phê là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp sản xuất cà

phê, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản

xuất cà phê của mình.

1.1.1.4. Lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

a. Tổng quan các quan điểm của các tác giả nước ngoài

Xuất phát từ việc nghiên cứu các lý luận về tín dụng ngân hàng, hộ sản xuất

cà phê, hiện nay có nhiều tổ chức, cá nhân, các nghiên cứu đưa ra các quan điểm

khác nhau về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê dưới các giác độ tiếp

cận khác nhau.

Các nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất tập trung trên hai

khía cạnh là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng giữa hai chủ thể là

NHTM và các hộ sản xuất. Trong nhiều nghiên cứu, các tác giả tập trung nghiên

cứu về tiếp cận tín dụng của các hộ sản xuất. Đối với khía cạnh tiếp cận vốn tín

dụng, Mamo Girma et al (2015) khẳng định tiếp cận vốn tín dụng không chỉ bị chi

13

phối bởi thu nhập và tài sản mà các yếu tố về đặc điểm kinh tế - xã hội của các chủ

hộ sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng [72].

Duong và Inzumida (2002) khi phân tích về tín dụng ngân hàng đối với các

nông hộ, bằng phân tích hồi quy Tobit nhóm tác giả đã nghiên cứu về tiếp cận tín

dụng của nông hộ ở 3 tỉnh của Việt Nam và có kết luận về các yếu tố chủ yếu tác

động tới lượng tín dụng ngân hàng của nông hộ là: tổng diện tích đất canh tác, giá

trị đàn gia súc và địa phương. Các yếu tố tác động đến hạn mức tín dụng khác là: Tỷ

lệ khẩu phụ thuộc, tổng diện tích đất canh tác [61].

Theo Paul Mpuga (2008), có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu tín

dụng, từ đó tác động trực tiếp đến tiếp cận tín dụng của hộ:

Thứ nhất: Đặc điểm của cá nhân và hộ gia đình

Các đặc điểm của cá nhân có ý nghĩa lớn đến nhu cầu tín dụng gồm tuổi tác,

giới tính, giáo dục, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân. Người trẻ thường có xu

hướng vay mượn nhiều hơn để đầu tư do bản thân họ có sức khỏe, thời gian để tích

lũy và làm giàu hơn so với người già. Nhu cầu chi tiêu phi nông nghiệp của người

trẻ cũng phong phú hơn so với nông nghiệp. Sự thay đổi của tuổi tác có thể làm thay

đổi nhu cầu tín dụng theo thời gian.

Giới tính cũng là yếu tố quyết định đến nhu cầu tín dụng của cá nhân. Ở khu

vực nông thôn, người phụ nữ thường làm những công việc nhà, chăm sóc con cái

trong khi người đàn ông làm những công việc tạo ra thu nhập chính trong gia đình

kèm theo những quyết định chi tiêu với số tiền lớn. Quyền kiểm soát tài sản, sở hữu

đất đai cũng có sự phân biệt giữa nam và nữ trong khi đây là những tài sản thế chấp

cơ bản để có được những món vay tương đối lớn. Phụ nữ có ít nhu cầu tín dụng hơn

so với nam giới, trong trường hợp có nhu cầu thì lượng vốn vay họ nhận được cũng

ít hơn. Cá nhân có trình độ giáo dục càng cao thì càng có nhiều khả năng để tạo ra

thu nhập ổn định và cao hơn những người không được giáo dục,tạo ra nhiều tài sản

hơn, có thể tiến hành nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thêm một năm được giáo dục làm tăng nhu cầu tín dụng khoảng 0,3% và làm

tăng cơ hội cho việc tiếp cận tín dụng thành công lên đến 17%. Tình trạng hôn nhân

14

cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng do cá nhân đã lập gia đình sẽ có nhu cầu chi

tiêu gia tăng hơn so với người chưa lập gia đình. Nghề nghiệp, tình trạng nhà ở hiện

tại, sự giàu có của hộ gia đình cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng.

Thứ hai là các thuộc tính của tổ chức tài chính có thể ảnh hưởng đến quyết

định vay hay không vay của cá nhân hộ gia đình là mức lãi suất và các điều

khoản cho vay. Khi thay đổi mức lãi suất cho vay hay điều chỉnh nội dung cho

vay sẽ có tác dụng kích thích hay hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các

hộ sản xuất [75].

Trong khi đó, công trình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc ICARD,

Oxfam Anh và Oxfam Hồng Kông (2002) về “Ảnh hưởng của thương mại cà phê

toàn cầu đến người trồng cà phê ở Đắk Lắk: cũng đề cập đến hoạt động tín dụng

cho hộ sản xuất bằng các khuyến nghị chính sách, nhóm chỉ rõ đối với hộ sản xuất

cà phê có vay vốn ngân hàng, nếu sử dụng vốn sai mục đích thì khó có thể trả

được nợ cho ngân hàng, vì năng suất cà phê sẽ giảm thấp. Công trình nghiên cứu

này cũng cho thấy một kết quả quan sát rất quý đó là: Kinh tế hộ sản xuất cà phê

thuần “dễ bị lao đao bởi giá cả cà phê xuống thấp”. Bên cạnh đó, đời sống các hộ

sản xuất cà phê “đa dạng hóa không bị ảnh hưởng nhiều, khi giá cà phê đi xuống”.

Trong phân tích, nhóm tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu về tác động của

thương mại cà phê toàn cầu tới giá cà phê, chưa đi sâu vào nghiên cứu vốn tín dụng

ảnh hưởng tới người trồng cà phê ra sao.

Nghiên cứu của Ammar Siamwalla và các cộng sự (1990) khi nghiên cứu về

hệ thống tín dụng nông thôn ở Thái Lan đã chỉ ra rằng muốn tăng sự tiếp cận của các

hộ nông dân với tín dụng thì phải có sự can thiệp của Chính phủ. Năm 1966, hình

thành ra một hệ thống ngân hàng nông nghiệp của Chính phủ và chỉ cho vay hộ gia

đình và đến cuối những năm 1970, không chỉ có Ngân hàng nông nghiệp của Chính

phủ Thái Lan mà các ngân hàng thương mại trong hệ thống cũng phải tăng các khoản

cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả là có sự mở rộng lớn của tín dụng trong

lĩnh vực nông thôn. Đó chính là hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên không vì

thế mà hoạt động tín dụng khác không phát triển, đây là hoạt động tín dụng có lãi suất

khá cao lại đang ngày càng có xu hướng tăng lên. Bài viết đã có các cuộc khảo sát đối

15

với các hộ gia đình và các hộ có vay vốn và cung cấp một cách chi tiết về cách thức

mà người cho vay trong lĩnh vực tín dụng khác. Tác giả đã kết luận rằng, khu vực cho

vay khác ngoài tín dụng ngân hàng là cạnh tranh mặc dù với lãi suất cho vay cao và

qua đó phản ánh chi phí thông tin tín dụng vẫn còn cao, đây không phải là do khan

hiếm các quỹ cho vay mà là phương thức và cách tiếp cận với các nguồn tín dụng

chính thức từ phía các NHTM vẫn còn khó khăn [49].

Đối với các nghiên cứu của Diagne Manfred Zeller (1999), tác giả nghiên

cứu về tín dụng ngân hàng với nông hộ cũng bằng cách tiếp cận tín dụng của nông

hộ tại Malawi, bằng phân tích hồi quy OLS, tác giả đã đưa ra được các yếu tố tác

động tới mức độ tiếp cận tín dụng của người dân gồm giá trị đất đai, quy mô lao

động, giá phân bón. Tác giả đã phân tích tác động nghịch và tác động thuận của các

yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của các nông hộ [64].

Cũng bằng mô hình định lượng với hàm hồi quy Tobit, Duong và Inzumida

(2002) đã kết luận các yếu tố chủ yếu tác động đến lượng tín dụng ngân hàng của

nông hộ là: tác động thuận gồm tổng diện tích đất canh tác, giá trị đàn gia súc và địa

phương, tỷ lệ khẩu phụ thuộc, số lượng xin vay, tác động nghịch là danh tiếng của

hộ. Tuy nhiên các nghiên cứu mới tập trung vào khả năng tiếp cận tín dụng của các

nông hộ, gần như chưa có đề tài nào tập trung vào hiệu quả sử dụng vốn vay của các

nông hộ, đây chính là khe hở trong bức tranh tổng thể về thị trường tín dụng nông

thôn hiện nay [61].

Theo Mikkel Barslund và Finn Tarp (2003) đã khảo sát 932 hộ gia đình tại 4

tỉnh của Việt Nam là Long An, Quảng Nam, Hà Tây (cũ) và Phú thọ trong giai đoạn

từ 1997 – 2002, để xem xét và đánh giá về thị trường tín dụng nông thôn tại Việt

Nam. Kết quả bài viết cho thấy, các hộ gia đình có được nguồn vốn tín dụng thông

qua 2 con đường, đó là tín dụng chính thức từ phía các NHTM và tín dụng thay thế

hay là tín dụng khác. Các khoản vay từ NHTM gần như hoàn toàn dùng cho sản

xuất và tích luỹ tài sản, trong khi các khoản vay khác thì chủ yếu dùng cho hoạt

động tiêu dùng. Lãi suất cho vay giảm mạnh vào giai đoạn từ năm 1997 – 2002,

phản ánh xu thế hội nhập của thị trường tín dụng trong nước. Các yếu tố quyết định

16

đến nhu cầu vay từ NHTM và từ nguồn khác là khác biệt. Nghiên cứu đã cho thấy

bức tranh khá rộng về thị trường tín dụng nông thôn ở Việt Nam và đã khẳng định

rằng không phải một hình thức cho vay của các NHTM tại Việt Nam là phù hợp với

tất cả người dân, do đó cần có những NHTM mang tính đặc thù cho thị trường nông

thôn như Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu này vẫn

chưa tính đến đặc thù cho vùng Tây Nguyên và cho lĩnh vực chuyên biệt đó là sản

xuất cà phê [76].

Khía cạnh sử dụng vốn tín dụng ngân hàng được các tác giả đề cập đến dưới

khía cạnh hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cà phê. Việc tăng hiệu quả kỹ thuật sẽ

góp phần tăng hiệu quả kinh tế và sử dụng vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê.

Nghiên cứu của Joachim Nyemeck Binam và CS (2003) đã đề cập đến các

nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân sản xuất cà phê ở

Côte d’Ivoire bằng cách sử dụng hàm hồi quy Tobit, nhóm tác giả đã chỉ ra cách

thức giảm chi phí, tăng sản lượng cho các hộ sản xuất cà phê. Đồng thời khuyến cáo

các chính sách liên quan đến việc thúc đẩy xây dựng các câu lạc bộ, các hiệp hội

nông dân sản xuất cà phê, qua đó xây dựng năng lực cho hộ nông dân sản xuất cà

phê, mặt khác khuyến khích có sự tham gia của khu vực công trong việc cung cấp

thông tin và quản lý lực lượng lao động được tốt hơn [88].

Theo tác giả Amadou Nchare (2007) khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến

hiệu quả kỹ thuật của người sản xuất cà phê Arabica tại Cameroon, cho rằng lợi

nhuận của người sản xuất cà phê ngày càng tăng bằng cách mở rộng quy mô sản

xuất cà phê. Kết quả cho thấy chỉ số hiệu quả kỹ thuật được ước tính là 0,896, và

32% nông dân được khảo sát có chỉ số hiệu quả kỹ thuật dưới 0,91. Các phân tích

cũng cho thấy rằng trình độ học vấn của người nông dân và tiếp cận tín dụng được

hay không là các biến kinh tế xã hội quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật

của nông dân. Cuối cùng, kết quả chứng minh rằng muốn năng suất cao hơn nữa

cần cải thiện hiệu quả kỹ thuật và việc này có thể thực hiện trong sản xuất cà phê ở

Cameroon [51].

17

Trong khi đó, Mamo Girma (2015) lại phân tích các yếu tố quyết định chính

thức tham gia thị trường tín dụng nông thôn bởi các hộ gia đình ở Ethiopia cho rằng

tiếp cận tín dụng nông thôn là một trong những yếu tố quan trọng cho việc chuyển

đổi kinh tế nông thôn đặc biệt đối với một nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu là tự

cung tự cấp. Tác giả đề cập đến các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến nông thôn. Kết quả

ước lượng cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ, tham gia tích cực trên thị trường

tín dụng quyết định sự thành công của hộ gia đình nông thôn [72].

Thong Quoc Ho et al. (2013) cho rằng đánh giá hiệu quả sản xuất canh tác cà

phê có thể làm nổi bật yếu tố nâng cao hiệu quả kỹ thuật. Nghiên cứu đã ước lượng

hiệu quả kỹ thuật của sản xuất cà phê và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu

quả kỹ thuật của nông dân sản xuất cà phê ở huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Dựa

trên việc sản xuất ngẫu nhiên, kết quả cho thấy yếu tố trình độ của chủ hộ, số lượng

tín dụng tài chính thu được, dân tộc, kinh nghiệm canh tác cà phê của chủ hộ, và

dịch vụ nông nghiệp các là yếu tố quan trọng có thể làm tăng hiệu quả kỹ thuật

trong sản xuất cà phê [84].

O.L. Balogun and S.A. Yusuf, (2011) khi phân tích các yếu tố quyết định

nhu cầu tín dụng trong các hộ gia đình nông thôn ở Tây Nam, Nigeria cho thấy kết

quả của mô hình đa biến và yếu tố vốn xã hội trong gia đình phụ thuộc vào tiếp cận

tín dụng và các biến khác (hạn mức tín dụng & lãi suất) giải thích ý nghĩa các hộ gia

đình có nhu cầu về tiếp cận tín dụng. Tác giả khẳng định yếu tố vốn xã hội ảnh

hưởng đáng kể việc tiếp cận tín dụng có sẵn từ các nguồn khác nhau. Vì vậy, chính

sách các nhà sản xuất cần quan tâm trong việc cải thiện điều kiện sống của các hộ

gia đình, và đây có thể được xem là điều kiện để thúc đẩy nguồn vốn xã hội [78].

Tóm lại, các nghiên cứu được đề cập trên đây mới chỉ nghiên cứu về hoạt

động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất ở các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể, vì

vậy để bức tranh về sản xuất nông thôn Việt Nam được hoàn chỉnh, cũng như có

những đánh giá nhất định về tình hình tiếp cận vốn và sử dụng vốn tín dụng ngân

hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Việc nghiên cứu về tín

dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là cần thiết.

18

b. Tổng quan các nghiên cứu của các tác giả trong nước

Các nghiên cứu về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất thông qua việc

đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các

nông hộ.

Đối với khía cạnh tiếp cận vốn tín dụng, phần lớn các tác giả nghiên cứu về

tiếp cận vốn tín dụng chính thức từ phía các NHTM của các hộ sản xuất trên các

lĩnh vực khác nhau trong nông nghiệp nông thôn. Đối với sản xuất lúa, tác giả Thái

Anh Hoà, (1997) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bị giới hạn tín dụng

của các nông hộ, bao gồm hiện giá tài sản, nguyên giá tài sản lưu động, trình độ học

vấn và địa bàn nơi nông hộ sản xuất [14].

Thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy OLS và mô hình Logit Trần Ái Kết

(2009) đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng ngân hàng của

trang trại nuôi trồng thuỷ sản ở Trà Vinh, các yếu tố tác động thuận như tuổi, trình

độ học vấn của chủ trang trại, tỷ lệ diện tích mặt nước nuôi thực tế, tín dụng thương

mại và thu nhập chi phí sản xuất của trang trại [18].

Bằng phân tích mô hình Heckman nhị phân, Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị

Mỹ Dung (2010) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng ngân hàng

của hộ nông dân ở ngoại thành Hà Nội, tác giả đã kết luận rằng tuổi, địa vị xã hội

của chủ hộ, tín dụng khác, thủ tục vay vốn là những yếu tố tác động tới khả năng

tiếp cận tín dụng của các hộ [24].

Bên cạnh những yếu tố nêu trên, bằng chứng thực nghiệm cũng đã chỉ ra một

số yếu tố khác ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình Việt Nam như cú

sốc thu nhập của hộ, thành viên của các Hội. Tỷ lệ những hộ gặp phải cú sốc thu nhập

trong năm có một khoản vay nhất định thường lớn hơn tỷ lệ này ở những hộ không

gặp cú sốc nào. Tương tự như với các hộ có thành viên tham gia vào Hội Phụ nữ, Hội

Nông dân. Điều này tương xứng với những nỗ lực không ngừng của Hội Phụ nữ

trong thời gian gần đây nhằm đem lại nguồn vốn và kinh nghiệm phát triển kinh tế

cho các thành viên. Nguồn tín dụng chảy về nông thôn Việt Nam hiện nay thông qua

các kênh Hội, nhóm, Đoàn thể cũng khá phổ biến và được người dân ưa chuộng.

19

Theo Nguyễn Ngọc Tuấn (2012), trong giải pháp về tín dụng đối với hộ sản

xuất cà phê tỉnh Đắk Nông cho rằng: Trong số hộ sản xuất cà phê ở Đắk Nông,

có70% hộ thiếu từ 40 - 60% số vốn đầu tư”. Theo tác giả, thời hạn cho vay vốn sản

xuất của ngân hàng như hiện nay là quá ngắn, không phù hợp với vòng quay vốn

của hộ gia đình ở nông thôn; mặt khác, có nhiều trường hợp hộ nông dân không

được quan tâm bảo lãnh tín chấp của các hội đoàn chính trị, gây khó khăn về vốn

cho nông dân. Bên cạnh đó tác giả đã chỉ ra rằng tín dụng ngân hàng là kênh phân

phối tiền tệ quan trọng đối với hộ sản xuất cà phê ở nông thôn. Tác giả đã chỉ ra

được trên địa bàn Đắk Nông việc cho vay qua hộ vẫn chủ yếu là hình thức cho vay

trực tiếp nên dẫn đến quá tải cho hoạt động tín dụng, tăng chi phí cho vay và hạn

chế mở rộng tín dụng. Kết quả của Nguyễn Ngọc Tuấn chỉ ra rằng cầu vốn tín

dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê rất cao, nhưng cung vẫn đáp ứng không

đủ, do đó trong sản xuất cà phê của hộ vẫn gặp nhiều khó khăn, việc vận dụng

chính sách cho vay còn nhiều bất cập, áp dụng phương thức cho vay chưa đa dạng.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả mới chỉ tập trung nghiên cứu về phía

người cho vay là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông,

chưa đi sâu về phía người sử dụng vốn và xem xét vốn tác động như thế nào đến

thu nhập và đời sống của các hộ trồng cà phê [35].

Từ Thái Giang (2012) nghiên cứu về phát triển cà phê bền vững cũng đề

cập đến chính sách tín dụng của ngân hàng đối với sản xuất cà phê và cho rằng đối

với hoạt động cho vay hộ sản xuất, thì món vay nhỏ lẻ, chi phí cao, do đó cần liên

kết với các tổ chức chính trị - xã hội để cho vay, nâng cao trách nhiệm của người

vay. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách cho vay của ngân hàng đối với phát

triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn khu vực Tây Nguyên, phần xây dựng chính

sách đầu tư liên quan đến hộ sản xuất [10].

Tương tự khi đề cập đến hộ sản xuất cà phê, tác giả Nguyễn Văn Hoá

(2014) cho rằng hiện nay có 61,4% hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vay vốn để sản

xuất và tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn còn gặp

nhiều khó khăn như thủ tục vay phức tạp, hạn mức cho vay thấp, mất thời gian

nhiều, tài sản thế chấp phải đảm bảo, chưa kể đến thái độ làm việc của nhân viên

20

ngân hàng, gặp cò ngân hàng tốn kém nhiều chi phí. Sau khi có vốn rồi, khó khăn

tiếp theo của các hộ sản xuất là việc hạch toán và sử dụng vốn vẫn chưa đem lại

hiệu quả cho người dân, dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngân hàng [11].

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Phận (2008) về mở rộng tín dụng ngân hàng

để phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn tỉnh Đắk Lắk có liên quan đến

nhiều lĩnh vực và đối tượng. Liên quan đến hộ sản xuất cà phê, tác giả cho rằng

tình hình phát triển trang trại cần tránh làm theo phong trào, cần đảm bảo sự phát

triển tự nhiên của hộ sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, tín dụng cho nông nghiệp

rủi ro lớn dễ dẫn đến nợ xấu. Cũng theo tác giả, cần thiết phải đẩy mạnh mối quan

hệ với các tổ chức chính trị xã hội để cho vay qua tổ, qua đó nông dân tiếp cận

vốn ngân hàng dễ dàng hơn [28].

Đánh giá về “Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế trang

trại ở Việt Nam” Tạ Thị Lệ Yên (2003) cho rằng vai trò của tín dụng ngân hàng có

tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua, đó là: i)

mở rộng quy mô, tăng diện tích đất cho trang trại; ii) đưa khoa học kỹ thuật, đưa

giống mới vào sản xuất, góp phần khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng về đất,

lao động; iii) đưa trang trại phát triển theo hướng chuyên môn hoá; Và tác giả

khẳng định vốn tín dụng đóng vai trò quan trọng đến phát triển kinh tế trang trại,

trong đó có các trang trại cà phê [45].

Nguyễn Thị Tằm (2006) nghiên cứu về “Giải pháp tín dụng ngân hàng

nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Tây Nguyên” đã đánh giá được vai

trò quan trọng của vốn tín dụng ngân hàng với sự phát triển kinh tế trang trại, tìm

ra những tồn tại, vướng mắc trong chính sách tín dụng đối với kinh tế trang trại.

Bà khẳng định tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết

đất đai và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Tuy nhiên việc

cung ứng vốn tín dụng ngân hàng vẫn tồn tại nhiều bất cập như vốn hiện nay vẫn

tập trung chủ yếu là vốn ngắn hạn trong khi đó vốn tín dụng đầu tư cho sản xuất

phải là vốn trung và dài hạn. Chính sách tín dụng khi triển khai còn chậm, ảnh

hưởng đến tiến độ giải ngân [29].

21

Trong khi đó, nghiên cứu của Nguyễn Quốc Oánh (2012) về hệ thống tín

dụng nông thôn ở ngoại thành Hà Nội, đã nêu được sự khác nhau giữa hệ thống tín

dụng nông thôn ở ngoại thành Hà Nội với các vùng nông thôn khác, đồng thời

luận án đã chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn của các tổ

chức và cá nhân cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống tín dụng nông thôn

ở ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ tập trung về đặc điểm của

hệ thống tín dụng nông thôn ở ngoại thành Hà Nội, chưa đi sâu về cách thức tiếp

cận và sử dụng vốn của các nông hộ ở ngoại thành Hà Nội [24].

Phạm Ngọc Dưỡng (2011) nghiên cứu về thu nhập của hộ gia đình trồng cà

phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đã xác định được các yếu tố

tác động đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê và lượng hoá được các yếu tố

đó, gồm năng suất, trình độ kiến thức nông nghiệp, chi phí, vốn vay. Tuy nhiên tác

giả lại chưa đi sâu vào phân tích và làm rõ vốn vay có ảnh hưởng cụ thể như thế

nào đến thu nhập và phương thức tiếp cận với vốn có quan trọng hay không [6].

Gần đây nhất là nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo (2014) về tiếp

cận tín dụng ngân hàng của hộ đồng bào dân tộc Êđê tại Đắk Lắk, trong nghiên

cứu, tác giả đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận vốn tín dụng

ngân hàng đó là: tổng số thành viên trong hộ, số lao động chính, số lao động phụ

thuộc, giá trị tài sản, giá trị đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu nhập, cú

sốc hộ gặp phải, chức vụ xã hội và đặc điểm địa bàn hộ sinh sống. Bên cạnh đó,

tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng của hộ đồng bào

dân tộc Êđê, bao gồm: quy định cho vay của các NHTM, lực cản xuất phát từ

chính bản thân hộ như tâm lý e ngại, sợ rủi ro hay lực cản từ môi trường đó là cơ

sở hạ tầng kém phát triển, khoảng cách địa lý từ hộ đến các NHTM, thiếu thông

tin. Hay yếu tố thị trường cũng là lực cản trong việc tiếp cận vốn tín dụng như lãi

suất, chi phí giao dịch. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả mới chỉ dừng ở các hộ

đồng bào dân tộc ít người, đánh giá dưới khía cạnh kinh tế là chủ yếu, chưa mang

tính đại diện cho tổng thể các hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk [32].

Các nghiên cứu mới chỉ tập trung ở một góc độ hộ sản xuất hoặc đứng từ

phía người cho vay là các NHTM, hoặc mới chỉ tập trung trong việc tiếp cận vốn

22

tín dụng của hộ sản xuất, gần như chưa có nghiên cứu nào phân tích việc sử dụng

vốn trên khía cạnh kinh tế và xã hội, do đó việc nghiên cứu tín dụng ngân hàng

trên hai khía cạnh là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng sẽ làm cho bức

tranh về tín dụng nông thôn, đặc biệt là tín dụng sản xuất cà phê được hoàn chỉnh.

c. Quan điểm trong đề tài về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã đưa ra nhiều quan điểm khác

nhau về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản

xuất được xem xét dưới góc độ tiếp cận vốn tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng

đến tiếp cận tín dụng của nông hộ. Việc tiếp cận tín dụng được xem xét dưới khía

cạnh là các nông hộ có vay được vốn tín dụng hay không, hoặc trong quá trình vay

vốn các nông hộ có gặp rào cản nào từ phía chính bản thân các nông hộ hay là từ

phía các NHTM.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn tín dụng của các nông hộ xuất phát

chủ yếu từ hai phía là các nông hộ và phía người cho vay. Về phía các nông hộ đó

chính là các đặc điểm của chính bản thân các nông hộ như là tài sản thế chấp, trình

độ, giới tính, nhân khẩu. Về phía người cho vay cũng có ảnh hưởng đến việc tiếp

cận của các nông hộ như là thủ tục, quy trình vay vốn, lãi suất, hạn mức tín dụng.

Vì vậy, việc nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất chủ yếu tập

trung ở khía cạnh tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ

sản xuất cà phê.

Các nghiên cứu trong nước là những công trình quan trọng đóng góp chính

trong việc phân tích thực trạng về việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng của các

nông hộ, đặc biệt là các nông hộ sản xuất cà phê. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhưng

hạn chế trong việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất nói chung

và sản xuất cà phê nói riêng của Tây Nguyên và Đắk Lắk, đã đề xuất các giải pháp

cơ bản cho hoạt động sản xuất cà phê trong thời gian qua.

Các nghiên cứu đã đề cập đến một phần cơ sở lý luận, phương pháp và nhân

tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến thu

nhập của hộ trồng cà phê. Tuy nhiên, những nghiên cứu này được thực hiện trong

23

phạm vi và thời gian khác nhau, đồng thời đề cập đến các khía cạnh khác nhau. Hầu

như chưa có một nghiên cứu, bài viết nào đề cập một cách chi tiết và hoàn chỉnh về

tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất dưới hai góc độ là tiếp cận và sử dụng vốn

tín dụng từ phía các hộ sản xuất và từ phía người cho vay là các NHTM.

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau có liên quan đến tín dụng

ngân hàng và hộ sản xuất cà phê, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tín dụng

ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê được hiểu như sau: “Tín dụng ngân hàng đối

với hộ sản xuất cà phê là quá trình tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng trên khía

cạnh kinh tế và xã hội nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn có hiệu

quả cho các hộ sản xuất cà phê trong tương lai”

Quan điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

được xem xét trên 2 phương diện là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng

của hộ sản xuất cà phê. Việc tiếp cận vốn tín dụng chính là xem xét việc cung ứng

vốn tín dụng cho hộ sản xuât của các NHTM và những hạn chế, rào cản trong tiếp

cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê, còn sử dụng vốn tín dụng được đánh giá

trên 2 khía cạnh kinh tế và xã hội, lợi nhuận của các hộ sản xuất cũng như giải

quyết công ăn việc làm, nâng cao trình độ, khả năng ứng dụng công nghệ kỹ thuật

vào trong sản xuất cà phê. Góp phần đưa sản phẩm cà phê tỉnh Đắk Lắk đảm bảo

chất lượng, đời sống của các hộ sản xuất cà phê được nâng cao.

1.1.2. Đặc điểm của ngành cà phê ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân

hàng đối với hộ sản xuất cà phê

1.1.2.1. Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê gắn liền với

những đặc thù kinh tế - kỹ thuật của ngành

Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với sản xuất cà phê gắn liền với những đặc

thù kinh tế kỹ thuật của ngành. Ngành sản xuất cà phê có những đặc thù riêng biệt,

đó là mang tính chất mùa vụ, nhu cầu vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài và mang

tính rủi ro cao, những đặc thù này ảnh hưởng lớn đến hoạt động cấp tín dụng cho

vay của các NHTM hiện nay.

24

Thứ nhất, vốn tín dụng mang tính chất thời vụ

Sản xuất cà phê là một hoạt động sản xuất mang tính thời vụ, đối tượng sản xuất

là cây trồng, là cơ thể sống do đó nhu cầu vốn tín dụng cũng mang tính thời vụ.[5],

[10], [11], [34], [35].

Thu nhập của người sản xuất cà phê không đồng đều trong năm, thông

thường người sản xuất cà phê có thu nhập hoặc thu nhập tăng khi đến thời điểm thu

hoạch cà phê và thu nhập của người sản xuất cà phê lại giảm khi đến thời kỳ cần

vốn chăm sóc cà phê, trong khi đó nhu cầu cần vốn đầu tư của người sản xuất cà

phê lại tăng nhanh khi vào vụ, đó là khoảng giữa tháng 5 và tháng 6, lúc này vào

thời điểm cần trang trải các khoản chi phí như tưới nước, bón phân, làm cành, múc

bồn, do đó nếu người sản xuất cà phê không biết lên kế hoạch hợp lý trong chi tiêu

sẽ dẫn đến luôn ở trong tình trạng thiếu hụt vốn. Do đó hoạt động tín dụng của

ngân hàng cũng phải xác định các mốc thời gian cụ thể để việc luân chuyển vốn vào

các mùa vụ phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho người sản xuất cà phê. Đồng

thời các NHTM cũng phải bố trí nguồn nhân lực hợp lý để đảm bảo việc thu hồi vốn

đúng tiến độ và tránh rủi ro cho ngân hàng mình [10], [35].

Thứ hai, nhu cầu vốn vay thường lớn và thời gian vay tương đối dài

Cà phê là cây công nghiệp lâu năm, có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, từ 20

đến 25 năm. Chu kỳ sống của cây cà phê chia ra làm 2 giai đoạn, giai đoạn kiến thiết và

giai đoạn kinh doanh. Năng suất và sản lượng của cây cà phê phụ thuộc lớn vào việc

đầu tư, chăm sóc cà phê. Ngay từ giai đoạn chọn giống, làm bồn, bón phân, tỉa cành,

thu hoạch, nếu không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến năng suất thu được và việc đảm

bảo vốn là vấn đề quan trọng trong việc đầu tư cho cây cà phê [10], [11], [35].

Hầu hết các chủ thể sản xuất đều phải vay vốn ngân hàng để đầu tư cho

việc sản xuất cà phê vì giai đoạn kiến thiết cơ bản thường kéo dài từ 2 – 3 năm,

và tổng vốn cho đầu tư thường lớn, trong khi đó nguồn thu thì chưa có. Đến tận

khi thời kỳ cà phê cho trái lúc đó các chủ thể sản xuất cà phê mới bắt đầu có

nguồn thu từ việc sản xuất cà phê, do đó ngân hàng phải xác định hạn mức cấp

tín dụng, phương thức trả lãi, thời gian cho vay phù hợp thì mới đem lại hiệu quả

cho chủ thể sản xuất và NHTM [11], [13], [34].

25

Thứ ba, vốn đầu tư vào sản xuất cà phê mang tính rủi ro cao

Rủi ro trong hoạt động cho vay sản xuất cà phê thường do những nguyên

nhân sau: sản xuất cà phê phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như là thời tiết, khí hậu,

thiên tai, dịch bệnh; Ngoài ra việc trả nợ của người sản xuất cà phê còn phụ thuộc

vào trình độ hạch toán sản xuất của người dân trong khi đó phần lớn người dân trình

độ còn hạn chế, lại không có nhiều kinh nghiệm trong phân tích biến động thị

trường, giá cả nên sản xuất kém hiệu quả, năng suất và chất lượng không cao do đó

tiềm ẩn rủi ro cao. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ đầu ra cà phê cũng ảnh hưởng

đến việc trả nợ của người sản xuất cà phê, thị trường tiêu thụ không ổn định, trong

nước thì người dân chưa có thói quen sử dụng sản phẩm cà phê còn thị trường nước

ngoài thì việc xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu qua khâu trung gian do đó hiệu

quả của việc sản xuất cà phê chưa cao [11], [13], [34].

1.1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Thứ nhất, đảm bảo việc cung ứng vốn tín dụng cho các hộ sản xuất cà phê,

nâng cao khả năng hạch toán kinh tế, thu nhập cho các hộ sản xuất cà phê giúp

khai thác có hiệu quả các nguồn lực của các hộ sản xuất.

Việc sản xuất cà phê đòi hỏi thời gian dài và nguồn vốn luôn sẵn sàng đáp

ứng tại mọi thời điểm trong năm, trong khi đó hiện nay trên thị trường có nhiều

nguồn vốn cung ứng với mức lãi suất khác nhau, tromg đó chủ yếu là nguồn vốn

không chính thống với mức lãi suất quá cao, người sản xuất cà phê không thể chịu

nổi, vì vậy họ luôn tìm đến ngân hàng. Với mạng lưới hoạt động hiện nay, tín dụng

ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn với quy mô và thời gian phù hợp cho hoạt

động sản xuất cà phê.

Với việc cung ứng vốn của các NHTM dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả

gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định thì buộc các hộ sản xuất cà phê phải

tính toán làm sao để sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân

hàng, vì vậy trước khi vay vốn, các hộ sản xuất cà phê phải lên phương án kỹ lưỡng,

có các biện pháp cải tiến trong sản xuất, lựa chọn thời điểm bán sản phẩm phù hợp,

đảm bảo sản xuất kinh doanh có lợi, từ đó cũng góp phần nâng cao thu nhập giúp

khai thác có hiệu quả các nguồn lực của hộ sản xuất [10], [11], [13], [34].

26

Thứ hai, góp phần chuyển giao công nghệ trong sản xuất cà phê, góp phần

gia tăng giá trị ngành cà phê

Việc sản xuất cà phê đòi hỏi phải có cơ sở vật chất phải đảm bảo, đó chính là

hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng đường xá và cơ sở chế biến sản phẩm. Cây cà phê

có đặc thù là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phải phù hợp, đảm bảo lượng nước tưới

hàng năm, khí hậu phải mát mẻ. Vì vậy các chủ thể sản xuất cà phê phải trang bị

đầy đủ máy móc thiết bị, hạ tầng nông thôn đảm bảo thì mới phục vụ tốt quá trình

sản xuất cà phê.

Tuy nhiên, để xây dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất

cà phê thì đòi hỏi nguồn vốn lớn, huy động từ nhiều nguồn khác nhau, có từ ngân

sách Nhà nước, có từ nhân dân và không thể không kể đến nguồn vốn từ ngân

hàng, với quy mô hoạt động của mình thì ngân hàng cung ứng vốn tín dụng để

phát triển cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc thiết bị, phục vụ việc sản xuất cà phê

đạt chất lượng cao hơn và tiêu thụ sản phẩm cà phê được hiệu quả hơn, khẳng

định được thương hiệu cà phê của Đắk Lắk, đủ sức cạnh tranh trên thị trường từ

đó cũng góp phần phục vụ đời sống văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nông

nghiệp nông thôn nói chung [11], [35].

Thứ ba, giúp ổn định thị trường tiêu thụ cà phê

Thị trường tiêu thụ cà phê rộng lớn không chỉ bao gồm thị trường tiêu thụ nội

địa mà nó có thị trường rộng khắp thế giới. Tuy nhiên, do biến động bởi thời tiết, thị

trường, giá cả nên người dân hoặc doanh nghiệp sẽ không bán được mức giá như

mình mong muốn, vì vậy với vai trò của vốn tín dụng giúp ổn định thị trường cà

phê, người dân có kế hoạch trong việc tạm trữ, thu mua, chế biến cà phê có hiệu

quả, từ đó giúp thị trường tiêu thụ ổn định hơn [11], [34], [35].

1.1.3. Nội dung tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là xem xét dưới

hai góc độ, đó là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các

hộ sản xuất cà phê.

27

Tiếp cận vốn tín dụng được xem xét theo hai hướng từ phía cung ứng vốn tín

dụng chính là các NHTM và tiếp cận vốn tín dụng từ phía hộ sản xuất cà phê.

1.1.3.1. Cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê được thể hiện ở

nội dung chính sách cho vay với hộ sản xuất cà phê của các NHTM, bao gồm:

(1) Nguyên tắc cho vay

Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng

cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hợp đồng của mình. Tuy nhiên, cấp tín dụng liên

quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân theo những

nguyên tắc nhất định. Đối với khách hàng là các hộ sản xuất cà phê khi vay vốn

của NHTM cần phải đảm bảo hai nguyên tắc:

- Sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

Mục đích sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê bao gồm:

+ Mục đích chăm sóc, chế biến cà phê phát sinh trong giai đoạn cây cà phê

trong thời kỳ kinh doanh. Bao gồm: tưới nước, bón phân, thu hoạch, nhân công, vật

tư, nhiên liệu, chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường Mục đích đầu tư mua sắm

máy móc, thiết bị nông cụ canh tác, sản xuất cà phê, chế biến cà phê từ quả cà phê

tươi thành cà phê nhân.

+ Mục đích xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở vật chất để phơi cà phê, bảo

quản, cất trữ nhân như sân phơi, nhà kho.

+ Mục đích kiến thiết cơ bản cây cà phê, bao gồm tất cả các khâu chuẩn

bị đất, giống, chăm sóc cây cà phê non trở thành cây cà phê trưởng thành, sẵn

sàng cho quả cà phê để thu hoạch, hoặc tái canh lại vườn cà phê già cỗi.

Trong hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của ngân hàng, mục đích sử

dụng vốn tín dụng chủ yếu là cho vay chăm sóc cà phê vì đối tượng này chiếm tỷ

trọng cao. Mặt khác, hầu hết hộ sản xuất cà phê vay ngân hàng để mua sắm máy

móc thiết bị, xây dựng cơ bản hoặc trồng mới, mở rộng diện tích cà phê đều trên cơ

sở năng lực sản xuất từ diện tích cà phê kinh doanh hiện có. Bên cạnh đó, hộ sản

28

xuất cà phê còn có những hoạt động đa dạng hóa thu nhập; do đó, đối tượng cho

vay hộ sản xuất cà phê còn bao gồm các đối tượng khác của các hoạt động sản xuất,

kinh doanh ngành nghề phụ [2], [7], [9], [19].

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng

tín dụng

Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt

động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà

ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho

vay là vốn huy động từ khách hàng tiền gửi, do đó, sau khi cho vay trong một thời

hạn nhất định khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng

hoàn trả cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan

hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định

vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi [2], [7], [9], [19].

(2) Điều kiện cho vay

Để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét

cho vay khi khách hàng thoả mãn một số điều kiện vay nhất định.

-Về mặt pháp luật: Ngân hàng thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực

hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự, mục đích vay vốn và sử dụng vốn

vay phải hợp pháp của hộ sản xuất cà phê.

- Về mặt tài chính: Ngân hàng thẩm định đồng thời trên cả hai phương diện:

Vốn tự có của hộ và Khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng.

+ Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê chủ yếu là công lao động, trong đó, lao

động gia đình chiếm tỷ trọng lớn; giá trị chi phí sản xuất cà phê tự lực khác như

chi phí cơ giới, vận chuyển, chăm sóc và bảo vệ thực vật… Vốn tự có của hộ sản

xuất cà phê còn là vốn tích lũy bằng tiền hoặc cà phê nhân dự trữ.

+ Khả năng hoàn trả nợ vay: được thể hiện thông quan phương án vay vốn

của hộ sản xuất cà phê phải đảm bảo tính khả thi [2], [7], [9], [19].

29

(3) Bảo đảm an toàn cho nợ vay

Bảo đảm an toàn cho nợ vay là biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở

kinh tế và pháp lý để thu hồi được vốn đã cho vay hộ sản xuất cà phê. Có các hình

thức bảo đảm nợ vay đối với hộ sản xuất cà phê vay vốn ngân hàng:

- Bảo đảm trực tiếp: hộ sản xuất cà phê dùng tài sản của mình để thế

chấp, cầm cố khi vay vốn ngân hàng.

- Bảo đảm gián tiếp: là áp dụng các hình thức bảo lãnh của bên thứ ba.

Bảo đảm gián tiếp có hai loại: Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và Bảo

lãnh bằng uy tín của các tổ chức chính trị - xã hội, còn gọi là tín chấp

(Nguyễn Minh Kiều, 2012), (Hồ Diệu, 2001).

(4) Hạn mức cho vay

Hạn mức cho vay là mức vốn dư nợ tín dụng tối đa của ngân hàng được duy

trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và hộ sản xuất cà phê đã thoả thuận

trong hợp đồng tín dụng [2], [7], [9], [19], [35].

(5) Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa phần lãi sử dụng vốn vay và vốn

gốc đã cho vay tính trên một đơn vị thời gian. Về nguyên tắc thương mại, lãi

suất cho vay nông nghiệp là loại lãi suất cao, bởi những lý do chủ yếu sau đây:

- Cho vay hộ nông dân có tính chất nhỏ lẻ, ngân hàng phải đến từng hộ

gia đình để thực hiện cho vay trong địa bàn nông thôn rộng lớn, dẫn đến chi phí

cho vay hộ nông dân cao.

- Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chịu nhiều rủi ro từ điều kiện tự nhiên,

ngoài các rủi ro khác từ thị trường, dẫn đến ngân hàng phải chi phí dự phòng rủi

ro nhiều hơn cho vay các ngành khác.

- Tình hình huy động nguồn vốn tự lực tại vùng nông nghiệp, nông thôn

thường không đủ so với nhu cầu vay vốn, phải tăng cường đi vay ở khu vực đô

thị, lãi suất đi vay lại luôn là lãi suất cao [2], [7], [9], [19], [35].

(6) Thời hạn cho vay

Nói chung, thời hạn cho vay hộ sản xuất cà phê tương ứng với các thể loại

cho vay gắn với đối tượng vay vốn như sau:

30

- Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay chăm sóc cà phê tối đa 12 tháng;

- Cho vay trung hạn: Thời hạn cho vay mua sắm máy móc, thiết bị; cho

vay xây dựng cơ bản trên 12 tháng đến dưới 5 năm; cho vay trồng mới cà phê

trên 12 tháng đến 3 năm;

- Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay mua sắm máy móc, thiết bị; cho vay

xây dựng cơ bản trên 5 năm [2], [7], [9], [19].

(7) Quy trình cho vay

Quy trình cho vay là trình tự các bước thực hiện quá trình cho vay của ngân

hàng, kể từ khi nhận được nhu cầu vay vốn đến khi giải ngân, thu hồi vốn vay.

Hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của ngân hàng tuân thủ theo quy trình cho

vay chung như tất cả các đối tượng vay vốn khác.

Quy trình cho vay thể hiện trách nhiệm của từng bộ phận trong bộ máy

ngân hàng, đảm bảo không bị chồng chéo trong quá trình xử lý, giải quyết cho

vay; đồng thời, đảm bảo việc vận hành quy trình hoạt động cho vay theo đúng trình

tự, đồng bộ.

Kèm theo các bước thực hiện quy trình cho vay là các thủ tục hồ sơ giấy tờ

vay vốn; do đó, cải tiến quy trình cho vay, vừa đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, vừa

thuận lợi cho ngân hàng lẫn hộ sản xuất cà phê, là một trong những việc làm cần

thiết ở môi trường nông thôn hiện nay [2], [7], [9], [19].

1.1.3.2. Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê

Theo Jesse Ribot và Nancy Peluso (2013) cho rằng thuật ngữ tiếp cận được

định nghĩa là: “Khả năng hưởng lợi từ cái gì đó”. Theo hai tác giả này tiếp cận nên

được hiểu là một tập hợp các quyền và quan hệ cho phép các cá nhân hay nhóm

“lấy được, quản lý và giữ được {khả năng hưởng lợi}” [89].

Tiếp cận tín dụng thu hẹp khoảng cách giữa sản xuất và tiêu thụ (Schumpeter

và Backhaus, 2003). Vì tiếp cận vốn tín dụng giúp cho cung và cầu vốn có thể gặp

nhau, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cả người cho vay và người đi vay

được thuận lợi, qua đó rút ngắn được khoảng cách giữa sản xuất và tiêu thụ [89].

31

Theo từ điển Wikipedia thì tiếp cận là một cụm từ chung dùng để miêu tả

mức độ một sản phẩm, thiết bị, dịch vụ, hoặc môi trường có thể được sử dụng bởi

càng nhiều người càng tốt. Sự tiếp cận có thể được xem như khả năng tiếp cận và

khả năng hưởng lợi từ một hệ thống hay vật chất.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tiếp cận vốn tín dụng chính là việc các

hộ sản xuất cà phê có thể vay được vốn tín dụng hay không và họ có được hưởng lợi

từ việc vay vốn tín dụng hay có rào cản nào trong việc tiếp xúc với nguồn vốn đó.

(1) Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê

Tiếp cận vốn tín dụng chính là việc gặp nhau giữa hộ sản xuất cà phê và các

ngân hàng thương mại, trong nghiên cứu này đó là việc tiếp cận vốn tín dụng của

các hộ sản xuất cà phê. Họ có thể vay được vốn tín dụng hay không và họ có được

hưởng lợi từ việc vay vốn tín dụng hay có rào cản nào trong việc tiếp xúc với nguồn

vốn đó. Bên cạnh đó, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận

vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê sẽ đưa ra được mô hình dự báo trong tương

lai về việc tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê. Đồng thời hạn chế

được các rào cản trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Hình 1.1: Quá trình tiếp cận tín dụng của hộ

Nguồn: Ferede (2012)[64]

32

(2)Hình thức tiếp cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê

Hiện nay, các NHTM có nhiều hình thức cho vay và các hộ sản xuất cà phê

sẽ lựa chọn hình thức tiếp cận vốn phù hợp. Các NHTM tham gia cung cấp dịch vụ

tín dụng cho sản xuất cà phê có các hình thức cho vay như sau: Cho vay trực tiếp và

cho vay gián tiếp.

- Cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất cà phê là khách hàng khi có nhu cầu

vay vốn sẽ trực tiếp mang hồ sơ vay vốn đến gặp các NHTM, căn cứ vào nhu cầu

của khách hàng, các NHTM sẽ tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, sau đó thẩm định

các điều kiện về tài sản của khách hàng, tiếp đến xét duyệt hồ sơ vay vốn và giải

ngân vốn vay cho khách hàng. Phương thức này được áp dụng đối với khách hàng

cá nhân là hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác, đại diện là các tổ trưởng.

- Cho vay gián tiếp:

+ Thông qua doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ là người truyền tải vốn tới cho các hộ gia đình, hộ cá nhân

vay, đồng thời doanh nghiệp sẽ thu nợ giúp cho các NHTM, cung ứng vốn có thể

bằng tiền vốn, vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán

của doanh nghiệp.

Sơ đồ 1.1: Nội dung nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Nguồn: Mô tả của tác giả

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ

TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG

*Về kinh tế:

-Năng suất sản phẩm

-Giá trị sản lượng

- Mục đích sử dụng

-Tỷ lệ vốn vay bình

quân

-Lợi nhuận

-Tỷ suất lợi nhuận/chi

phí

*Về xã hội

-Tạo công ăn

việc làm

-Trang bị, kiến

thức kỹ thuật

cho nông hộ

Cung ứng vốn

tín dụng ngân

hàng đối với hộ

SX

-Chính sách cho

vay

-Doanh số cho

vay hộ SX

-Dư nợ cho vay

hộ SX

-Nợ xấu cho vay

hộ SX

Tiếp cận vốn tín

dụng ngân hàng

của hộ sản xuất

-Khả năng tiếp

cận

-Hình thức tiếp

cận

-Phương thức tiếp

cận

33

+Thông qua tổ

Đối tượng được vay vốn là các hộ gia đình, hộ cá nhân vay vốn để sản xuất

kinh doanh dịch vụ trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp mở mang

ngành nghề tạo công ăn việc làm thông qua các tổ chức (Hội nông dân, hội phụ nữ,

hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên…) thành lập. Hình thức này chủ yếu áp dụng

cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Hộ gia đình, hộ cá nhân vay thông qua tổ vay vốn phải tham gia các tổ vay

vốn của một trong các tổ đã nêu trên và phải thực hiện quy ước của tổ vay vốn. Tổ

vay vốn phải được sự đồng ý của chính quyền xã và phải có tổ trưởng điều hành

cũng như những quy ước trong quá trình hoạt động.

(3) Phương thức tiếp cận vốn của hộ sản xuất cà phê

Phương thức cho vay của ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là cách

thức ngân hàng giải ngân và thu nợ tiền vay trong quan hệ tín dụng với hộ sản

xuất cà phê. Có nhiều phương thức cho vay, nhưng liên quan đến cho vay hộ

sản xuất cà phê có các phương thức cho vay thường được áp dụng là: Phương

thức cho vay từng lần, phương thức cho vay theo dự án đầu tư.

Các ngân hàng thường áp dụng phương thức cho vay từng lần đối với đối

tượng cho vay chăm sóc cà phê, theo thể loại vay ngắn hạn. Theo phương thức cho

vay này, mỗi lần vay hộ sản xuất cà phê phải thực hiện đầy đủ thủ tục hồ sơ. Hộ sản

xuất cà phê nhận tiền vay một lần sau khi được ngân hàng giải quyết cho vay.

Các ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát

triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Đối tượng

cho vay là các hộ sản xuất cà phê với mục đích đầu tư phát triển cà phê. Ngân hàng

cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả

thời gian đầu tư của dự án, phân định thời gian trả nợ. Theo phương thức cho vay

theo dự án đầu tư, hộ sản xuất cà phê nhận tiền vay theo tiến độ thực hiện dự án.

Tùy theo mức vốn vay, ngân hàng có thể áp dụng phương thức cho vay từng

lần hoặc phương thức cho vay theo dự án đầu tư đối với các khoản cho vay mua sắm

máy móc, thiết bị; cho vay xây dựng cơ bản; cho vay trồng mới cà phê.

34

1.1.3.3. Sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê

(1) Yếu tố kinh tế trong tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Yếu tố kinh tế trong tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê liên quan

đến việc các hộ sản xuất cà phê sử dụng vốn như thế nào, vay vốn về mục đích để

làm gì, tỷ lệ vốn vay bình quân so với vốn đầu tư của các hộ là bao nhiêu và nếu

không vay vốn thì năng suất và sản lượng đầu ra có cao hơn hay không. Bên cạnh

đó, hoạt động vay vốn tín dụng cho sản xuất cà phê phải đảm bảo cuộc sống cho các

hộ sản xuất cà phê và cộng đồng. Qua đó nâng cao thu nhập cho các hộ trực tiếp sản

xuất cà phê và các đối tượng có liên quan. Đảm bảo cuộc sống gia đình và cải thiện

chất lượng cuộc sống của hộ sản xuất cà phê, góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng

cao chất lượng cuộc sống cho các nông hộ. Đồng thời khắc phục tình trạng được

mùa mất giá và được giá mất mùa, giúp các hộ chủ động trong việc quyết định thời

điểm bán cà phê và giá bán cà phê sao cho có lợi cho các nông hộ và khắc phục các

rủi ro khác khi các hộ sản xuất cà phê chủ động được nguồn vốn.

Việc sản xuất cà phê đã gắn bó với cuộc sống của người dân tỉnh Đắk Lắk,

đây là sinh kế quan trọng của người dân và đồng bào Tây Nguyên. Vì vậy việc sản

xuất cà phê phải có hiệu quả, điều này đòi hỏi hộ sản xuất cà phê phải sử dụng có

hiệu quả các yếu tố đầu vào, đặc biệt là vốn, trong đó có vốn tín dụng sao cho hiệu

quả, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê và hạ giá thành sản phẩm.

Nghiên cứu các yếu tố đầu vào trong đó có vốn ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của

các hộ sản xuất cà phê.

(2) Yếu tố xã hội trong tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

+ Yếu tố vốn con người liên quan đến hoạt động tín dụng với hộ sản xuất cà phê

Việc sử dụng vốn tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê giúp cho cuộc sống của

các hộ sản xuất cà phê, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có thêm các kỹ

năng trong trồng, sản xuất cà phê thông qua các chương trình tập huấn, các buổi hội

thảo về chương trình khuyến nông của các tổ chức đoàn thể. Bên cạnh đó đẩy mạnh

việc tự học tập, nghiên cứu tìm hiểu thêm của các hộ sản xuất trong quy trình sản xuất,

chăm sóc cây cà phê, các hộ sản xuất có thể trao đổi với nhau để có thêm kinh nghiệm

35

trong sản xuất. Có thể đúc kết kinh nghiệm để sản xuất ra sản phẩm sạch, đảm bảo chất

lượng, đáp ứng được các tiêu chuẩn trong sản xuất cà phê sạch và bền vững. Qua việc

sản xuất có hiệu quả đồng nghĩa với việc sử dụng vốn tín dụng hiệu quả, góp phần tăng

gia tăng niềm tin, sự tín nhiệm với các NHTM trong việc sử dụng vốn, nâng cao trình

độ học vấn, tạo điều kiện việc làm cho phụ nữ, tạo sự bình đẳng giới.

+ Yếu tố vốn xã hội liên quan đến hoạt động tín dụng với hộ sản xuất cà phê

Thông qua việc cung ứng vốn tín dụng tới các vùng khó khăn, vùng sâu vùng

xa, giúp phát triển mạng lưới của các định chế trung gian tài chính, đồng thời qua

việc vay theo nhóm, vay theo tổ giúp cho mối quan hệ xã hội của các hộ sản xuất cà

phê ngày càng phát triển, từ đó nâng cao sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các

thành viên trong nhóm, tổ để việc sử dụng vốn có hiệu quả. Bên cạnh đó việc tăng

cường vốn tín dụng cho sản xuất cà phê giúp các hộ sản xuất cà phê, đặc biệt là

đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm làm ăn, tạo thêm việc làm cho các nông hộ, hạn

chế di dân tự do.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với

hộ sản xuất cà phê, sử dụng phương pháp tổng hợp ý kiến các chuyên gia, tổng

hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động tín dụng ngân

hàng đối với hộ sản xuất cà phê, đặc biệt là quá trình nghiên cứu tại cơ sở của tác

giả. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản

xuất cà phê là: (1) Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê, (2) Nhóm

nhân tố về đặc điểm của NHTM, (3) Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ,

và (4) Nhóm nhân tố khác.

1.1.4.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu định tính và định lượng về tín dụng tín dụng

ngân hàng đối với hộ nông dân Việt Nam và đã chỉ ra các nhóm nhân tố tác động đến

tín dụng ngân hàng của hộ nông dân. Các nghiên cứu chỉ ra các nhân tố thuộc về đặc

điểm của nông hộ ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn bao gồm: lao động,

diện tích đất, trình độ học vấn của chủ hộ [14], các nhân tố khác thuộc đặc điểm của

nông hộ có ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng là tín dụng thương mại, tuổi của chủ

hộ [18], hình thức tín dụng khác cũng được nhiều tác giả đề cập đến [38].

36

1.1.4.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM

Hoạt động cung ứng vốn tín dụng là hoạt động thường xuyên của các NHTM và

khi hộ sản xuất tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi, về lãi suất,

về phương thức vay vốn, về thời hạn trả nợ. Bên cạnh đó nguồn gốc vốn tín dụng an

toàn và hợp pháp. Vì vậy nếu số lượng và quy mô các NHTM lớn sẽ là điều kiện thuận

lợi để người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Ngoài ra, khi số lượng các

NHTM tăng lên thì chất lượng dịch vụ cho khách hàng sẽ tốt hơn, người sản xuất sẽ

được hưởng lợi nhiều hơn. Qua đó hoạt động sản xuất sẽ đạt hiệu quả hơn.

Các nhân tố thuộc về các tổ chức tín dụng ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng

vốn đã được nhiều nghiên cứu nhắc đến, bao gồm thời hạn cho vay, lãi suất, thủ tục

cho vay, quy mô và cơ sở vật chất của các tổ chức tín dụng [72], thuộc tính của các

TCTD [75], bên cạnh đó thủ tục vay vốn đơn giản hay phức tạp đều ảnh hưởng đến

việc các nông hộ có tiếp cận được vốn hay không? [24].

Hoạt động cho vay của mỗi NHTM đều căn cứ, tuân thủ và xuất phát từ

chính sách tín dụng của Ngân hàng. Chính sách tín dụng có thể coi như một cương

lĩnh tài trợ của một NHTM, bao gồm các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy

định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của NHTM. Chính sách tín dụng tạo sự

thống nhất chung trong hoạt động cho vay, tạo đường hướng, chỉ dẫn cho cán bộ tín

dụng. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển

bền vững hoạt động tín dụng, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất

quán và hợp lý, thích ứng với môi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của

NHTM, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu

nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi.

1.1.4.3. Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ

Các chính sách kinh tế là những tác động ở tầm vĩ mô đối với hoạt động

nông nghiệp, nông thôn. Nếu có chính sách tín dụng đúng đắn, sẽ hỗ trợ cho sản

xuất nông nghiệp ngày càng phát triển và ngược lại nó sẽ là vật kìm hãm đối với sản

xuất. Chính sách của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành cà phê bao gồm:

Chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách trợ giá, chính sách tỷ giá hỗ trợ cho các doanh

nghiệp sản xuất cà phê, chính sách hạn mức tín dụng, chính sách giảm tổn thất sau

37

thu hoạch…Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc ban hành các chính

sách phù hợp giúp nâng cao năng lực sản xuất và năng lực tham gia chuỗi giá trị

toàn cầu của sản phẩm cà phê, tạo nền tảng nâng cao lợi thế cạnh tranh [10].

Vì vậy đối với sản xuất cà phê của các hộ sản xuất cần có những chính sách

tín dụng cho phù hợp để phát huy tiềm năng, lợi thế của khu vực đặc biệt là cây cà

phê, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông

nghiệp, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và

từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn của khu vực Tây Nguyên [11].

1.1.4.4. Nhóm các nhân tố khác

Điều kiện tự nhiên

Đắk Lắk là tỉnh có điều kiện tự nhiên thích hợp với trồng cà phê vối. Sự dồi

dào, chất lượng, khả năng tiếp cận và chi phí khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên

đất đai, nước và khí hậu có tác động đáng kể đến hiệu quả (năng suất, giá thành, lợi

nhuận) và chất lượng sản phẩm cà phê nhân. So với các loại cây trồng khác, cà phê

đòi hỏi điều kiện môi trường khá khắt khe. Trồng cà phê ở các vùng sinh thái thích

hợp mới đạt chất lượng và hiệu quả cao. Do đó việc tiếp cận vốn và sử dụng vốn sẽ

thuận lợi hơn ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất cà phê. Ở

đó, các NHTM sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với những vùng có điều kiện tự nhiên

khắc nghiệt.

Thị trường tiêu thụ

Nếu thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ nội địa tốt, sẽ có tác động lớn

đến đầu ra của sản xuất cà phê, đó chính là việc sử dụng các yếu tố đầu vào có hiệu

quả. Vì vậy thị trường xuất khẩu ra nước ngoài và thị trường tiêu thụ trong nước có

ý nghĩa sống còn với người sản xuất cà phê [10], do đó việc đẩy mạnh xuất khẩu cà

phê ra thị trường nước ngoài và tăng sản lượng tiêu thụ trong nước để nâng cao khả

năng cạnh tranh, tạo lợi thế phát triển cà phê ổn định, và giảm thiểu rủi ro cho

ngành cà phê, qua đó giúp việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong có có vốn tín dụng

sẽ hiệu quả hơn.

38

Sơ đồ 1.2: Những nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất

cà phê

Nguồn: Mô tả của tác giả

1.2. Cơ sở thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản

xuất cà phê ở một số nước trên thế giới

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Brazil

Là quốc gia đứng đầu trong sản xuất cà phê, chính phủ Brazil rất chú trọng đến

chính sách về vốn tín dụng trong phát triển cà phê. Chính sách nông nghiệp của

Brazil bắt đầu trải qua sự chuyển đổi khá lớn vào những năm 1970. Vào thời điểm

đó, đây là một mô hình chính sách nông nghiệp dựa vào một nền kinh tế được bảo vệ

chặt chẽ, phục vụ cho chiến lược thay thế hàng nhập khẩu, nguồn trợ cấp phong phú

và dùng giá tối thiểu để đảm bảo thương mại hóa. Nhưng tình trạng mất khả năng trả

nợ của nhà nước cộng với sự không ổn định về kinh tế những năm 1980 tại quốc gia

này đã dẫn đến sụp đổ chính sách tín dụng nông thôn vào đầu những năm 1990.

Mô hình tín dụng thất bại cùng với sự mở cửa kinh tế nhanh chóng và phi kế

hoạch đã dẫn đến khủng hoảng trong khu vực nông nghiệp. Hầu hết nông dân Brazil

Nhóm nhân tố

về đặc điểm của

hộ sản xuất cà

phê

Nhóm nhân tố

về đặc điểm của

NHTM

Nhóm nhân tố

khác

Nhóm nhân tố

về chính sách

của Chính phủ

TÍN DỤNG

NGÂN HÀNG

ĐỐI VỚI HỘ

SẢN XUẤT

CÀ PHÊ

39

mất khả năng trả nợ tích lũy qua nhiều mùa vụ, đồng thời đối diện với khủng hoảng

thiếu vốn (và trợ cấp tín dụng).

Đầu những năm 1990, do tín dụng bị thu hẹp, hợp đồng giao sau (forward

contract) đậu nành đầu tiên đã xuất hiện. Theo đó, những hãng kinh doanh đa quốc

gia có điều kiện tiếp cận cơ chế phòng ngừa rủi ro thông qua các hợp đồng kỳ hạn

và nguồn tín dụng quốc tế rẻ hơn, bắt đầu đóng vai trò cơ bản trong việc cung cấp

nguồn lực cho người sản xuất nhằm đảm bảo nguyên liệu thô cho xuất khẩu và cho

các nhà máy sản xuất của họ. Đây là cơ chế cơ bản vào thời gian đầu của quá trình

chuyển đổi, từ hệ thống cung cấp tín dụng độc quyền ở khu vực công sang hệ thống

song đôi – cả khu vực công và tư. Khu vực tư nhân Brazil từ chỗ chỉ chiếm 20%

tổng nguồn lực cho nông nghiệp trong những năm 1980, đến năm 2005 đã chiếm tới

hơn 70% [26], [47].

Sau nhiều thập niên có mức lạm phát cao và nhiều nỗ lực kiểm soát, Brazil

đã thực thi một chương trình ổn định kinh tế với tên gọi Kế hoạch real (đặt theo tên

đồng tiền mới real) vào năm 1994 trong thời kỳ nắm quyền của tổng thống Itamar

Franco. Gói kinh tế này đã giúp một chu kỳ kinh tế mới bắt đầu với sự tập trung vào

nông nghiệp và mang lại kết quả nổi bật trong khu vực này. Tuy nhiên, vẫn còn

thiếu cơ chế chính thức và an toàn hơn, kết quả là Cedula Produto Rural (CPR) ra

đời – đây là một loại trái phiếu được người sản xuất (nông dân và hợp tác xã) phát

hành dựa vào sản lượng thu hoạch trong tương lai. Cho đến năm 2010, trong các

nguồn tài trợ cho người sản xuất nông nghiệp thì tín dụng ngân hàng chiếm 30%,

nguồn quỹ riêng của họ chiếm 30% và CPR chiếm 40%.

Chính phủ Brazil rất ủng hộ sự phát triển CPR và việc phát hành CPR được

kết hợp với các tổ chức khác, tạo nên một mô hình phát triển bền vững cho ngành

nông nghiệp Brazil. Mô hình này liên quan đến một cơ quan nhà nước (sở giao dịch

hàng hóa), các ngân hàng thương mại, trong đó có một ngân hàng chính đóng vai

trò nhà tạo lập thị trường, các tổ chức đầu tư tư nhân và sở giao dịch kỳ hạn trong

nước. Đây là một mô hình thú vị cho những nước đang phát triển khác muốn tăng

khả năng cung cấp tín dụng cho xuất khẩu cà phê. Để có thể thực hiện thành công

40

mô hình này, đòi hỏi sự tham gia và tin tưởng lẫn nhau hoàn toàn của các bên có

liên quan, đặc biệt là sự tham gia của nhà nước [26], [47].

Trong tất cả các quốc gia trồng cà phê, có thể nói Brazil là quốc gia mà nông

dân sử dụng công cụ quản trị rủi ro dựa vào thị trường nhiều nhất. Điều này có thể

do: Thứ nhất, nông trại quy mô vừa và đồn điền lớn chiếm phần lớn thị phần sản

xuất. Brazil có 221.000 nông trại (trong đó có 30% nông trại có quy mô trên 10ha)

và 70 hợp tác xã. Ngoài ra, nước này có khoảng 1.500 doanh nghiệp rang xay, 9 nhà

máy sản xuất cà phê hòa tan và 200 công ty xuất khẩu cà phê. Trong khi đó, quy mô

trang trại cà phê ở VN phần lớn (hơn 80%) từ 0,2-2ha [17], [26], [35].

Người sản xuất nông nghiệp nhận tín dụng ngân hàng dựa vào tài sản thế chấp

là mùa vụ trong tương lai. Tại Brazil có một hệ thống giúp đảm bảo mối liên hệ chặt

chẽ giữa người cho vay và người phát hành CPR, trong đó họ chia sẻ kiến thức về các

giao dịch, sản lượng thu hoạch trung bình trong các vùng, sản lượng tiềm năng. Hệ

thống này cho phép người cho vay có cơ hội theo dõi tình trạng của sản lượng thu

hoạch trong tương lai. Tài sản thế chấp và đất đai được đăng ký với tên của người sở

hữu thông qua đăng ký CPR và có sự giám sát hoặc của tổ chức độc lập hoặc người

cho vay. Giám sát chặt chẽ bắt buộc thực hiện tại các giai đoạn sản xuất. Các cuộc

khảo sát trước khi gieo hạt, các cuộc viếng thăm hàng tháng, và kiểm tra liên tục

trong suốt thời gian thu hoạch để chắc chắn rằng không xảy ra sai sót nào.

Theo Bộ Nông nghiệp Brazil, Chính phủ sẽ cho các hộ nông dân trồng cà

phê vay 2,1 tỷ reais (tương đương với 1,14 tỷ đô la) để trang trải chi phí cho thu

hoạch và sửa sang lại nhà kho cho vụ 2010/2011. Trong đó tổng lượng cho vay sẽ

thấp hơn so với mức 2,16 tỷ reais đã được hỗ trợ vụ trước nữa (vụ 2008/2009), đây

là vụ giống như vụ này, tức là sản lượng sẽ cao hơn theo như chu kỳ 2 năm 1 lần

của Brazil, nước sản xuất cà phê đứng đầu thế giới. Những người nông dân cho

biết chi phí cho thu hoạch sẽ tăng mạnh trong năm nay, một phần là do nhân

công đang ngày một khó kiếm khiến giá nhân công tăng cao. Điều này đã khiến

cho rất nhiều hộ nông dân phải thuê máy để làm công việc thu hoạch. Tuy nhiên,

đây lại là vùng đất đồi núi khiến cho việc sử dụng máy cũng gặp nhiều khó khăn.

41

Chính phủ đã giải ngân bằng tiền mặt và quỹ này được lấy tên Funcafe, với sự

giám sát của bang Banco do Brazil và một số ngân hàng tư nhân khác và yêu cầu

một thể chế tiền lãi thích hợp áp dụng cho số tiền giải ngân lần này. Các ngân

hàng giải ngân tiền mặt thông qua các chi nhánh của mình theo cách giống như

các ngân hàng cho vay bình thường.

Hội đồng Tiền tệ Quốc gia (NMC) Brazil, cơ quan nắm quyền kinh tế cao nhất

của nhà nước, đã phê duyệt một ngân khoản trị giá 3,16 tỷ reais (tương đương 1,5 tỷ

USD) trong năm tài chính dành cho ngành công nghiệp cà phê niên vụ mới nhất.

Ngân khoản tài chính, dành cho vụ mùa hiện tại, sẽ được phân chia gồm 650

triệu reais để trang trải chi phí thu hoạch, 1,14 tỷ reais cho chi phí lưu trữ, 500 triệu

reais để tài trợ cho nhà rang xay và doanh nghiệp xuất khẩu mua cà phê, 450 triệu

cho nông dân các hợp tác xã, và phần còn lại phân chia cho các ngành công nghiệp

chế biến và những người khác. Các khoản tín dụng là rất quan trọng cho những

người trồng cà phê, vì với số tiền được hỗ trợ này họ sẽ không phải bán cà phê cho

nhu cầu tiền mặt và do đó sẽ không làm tăng thêm áp lực giảm giá [26] [35].

1.2.1.2. Kinh nghiệm Colombia

Đối với người dân Colombia, cà phê như là biểu tượng quốc gia của họ. FCN

– Liên đoàn Cà phê Quốc gia Colombia là cơ quan quan trọng, đại diện cho ngành

cà phê Colombia. Hiện tại, FNC có 560 ngàn thành viên hầu hết là nông dân và các

thành phần liên quan đến ngành cà phê nước này. FNC hỗ trợ nghiên cứu, phát triển

để gia tăng sản lượng [46].

Vào năm 1992 sản lượng của Colombia chiếm 25% sản lượng toàn cầu nhưng

hiện nay chỉ có 7%. Vào năm 2006 Colombia chi trợ cấp 7,3 triệu USD cho ngành cà

phê thì năm nay chỉ chi 700.000 USD để bảo vệ thu nhập cho người trồng. Vấn đề trợ

cấp từ ngân sách nhà nước mục đích tái canh cà phê cho Colombia. Những người trồng

cà phê tại Colombia được tổ chức trong Liên đoàn nông dân trồng cà phê Colombia

(National Coffee Growers Federation of Colombia – Federacafé).

Federacafé mua cà phê từ người sản xuất, chế biến cà phê, bán chúng cho thị

trường trong nước và hoạt động như một công ty xuất khẩu (cạnh tranh với công ty

tư nhân). Một trong những mục tiêu chính của Federacafé là bảo vệ thu nhập của

42

người nông dân thông qua việc đảm bảo giá cho họ. Việc đảm bảo mức giá trong

nước như vậy thông qua quỹ bình ổn, Quỹ cà phê quốc gia (National Coffee Fund).

Đây là một quỹ công được quản lý bởi Federacafé, hoạt động theo hợp đồng được

tái ký kết hằng năm. Quỹ hoạt động ở cấp độ xuất khẩu, bao trùm cả Federacafé và

công ty xuất khẩu tư nhân. Nguồn lực tài chính được tích lũy trong suốt thời gian

giá thế giới cao được sử dụng để hỗ trợ giá trong nước khi giá thế giới thấp.

Trong suốt giai đoạn giá cà phê thấp kéo dài bắt đầu từ cuối những năm 90,

khi giá trong nước cứ mỗi vài tuần lại được điều chỉnh giảm để giữ cho FNC không

mắc nợ, Federacafé đã xem xét khả năng sử dụng hợp đồng giao sau và quyền chọn

nhằm đảm bảo quỹ FNC không bị mất hết. Nhưng giá tăng trở lại và những thảo

luận đó đã tạm gác lại.

Chính phủ Colombia cấp vốn tín dụng cho nông dân trồng cà phê nước này

trong việc giao dịch, mua bán và xuất khẩu cà phê Arabica Colombia nhiều hơn.

Nhiều nông dân trồng cà phê Colombia đã găm hàng không bán ra vì sợ rằng chính

phủ Colombia sẽ không thực hiện cam kết hỗ trợ nông dân trồng cà phê trong thời

điểm gián đoạn này. Việc găm hàng của nông dân trong khi sản lượng vụ này cao

nhất trong 6 năm qua đã ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Arabica của nước này và

đã đẩy mức giá cà phê Arabica của Colombia tăng cao ở các nước tiêu thụ. dân

trồng cà phê Colombia sẽ nhận được khoảng 145.000 peso/125 kg tương đương với

gần 72 USD - khoảng 0,6 USD/kg để bù vào một phần thu nhập mất đi sau khi giá

cà phê Arabica sụt giảm nghiêm trọng trong 2 năm vừa qua. Giá cà phê Arabica trên

sàn giao dịch ICE New York giảm từ 3USD/kg năm 2011 còn khoảng hơn 1USD

trong năm 2012 và 2013 đến nay. Gói hỗ trợ lúc khởi động gặp nhiều trở ngại vì có

những báo cáo gian lận cho rằng các nông dân, trung gian mua bán nhận được tiền

hỗ trợ không tương ứng với diện tích cà phê mà họ đăng ký.

Để đảm bảo lợi ích cho người trồng cà phê, Chính phủ Colombia đã tạo điều

kiện cho người nông dân bằng cách cam kết duy trì mức giá bán cà phê tối thiểu bởi

Liên đoàn Nông dân trồng cà phê quốc gia (FCN) và quỹ hỗ trợ người trồng cà phê.

Hoạt động chính của FCN gồm đảm bảo thu mua, mở rộng dịch vụ, hệ thống thông

tin, thương mại hoá, thực hiện các chương trình hỗ trợ cộng đồng như giáo dục, y

43

tế, cơ sở hạ tầng và tăng tính cạnh tranh trong sản xuất cà phê. Ngân hàng thế giới

(2002) đã đánh giá về FCN “Định chế ngành cà phê tại Colombia không hoàn hảo

nhưng Liên đoàn các nhà trồng cà phê Colombia là một định chế Ngành thành công

nhất trên thế giới”[46], [48], [92].

Ngân sách cho gói hỗ trợ nông dân cà phê năm 2014 khoảng 494 triệu USD

bằng với mức hỗ trợ của năm 2013. Tuy nhiên, hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê

Colombia nói là số tiền này có thể không đủ trong năm nay do sản lượng cà phê

Colombia dự kiến tăng so với sản lượng năm ngoái. Luis Genaro Munoz, người

đứng đầu Liên đoàn các nhà sản xuất cà phê Colombia - National Coffee Growers'

Federation dự báo sản lượng cà phê Colombia năm 2014 sẽ nằm khoảng 11,3 triệu

bao so với 10,9 triệu bao năm 2013. Cơ quan này cũng phụ trách việc phân phối gói

hỗ trợ tài chính cho nông dân cà phê Colombia [92].

Theo ông Nguyễn Ngọc Nhạn, những người trồng cà phê ở Tây Nguyên nên

học tập cách làm của Colombia, đó là khi chương trình tái canh cây cà phê được

thực hiện, Liên đoàn những người trồng cà phê ở nước này đã trực tiếp xây dựng kế

hoạch trợ giúp người nông dân về nguồn vốn và kỹ thuật. Theo đó, mỗi nông hộ tái

canh 20% diện tích của mình và được Chính phủ chi trả 40% các khoản nợ. Các DN

kinh doanh cà phê sẽ phối hợp với người nông dân quản lý rủi ro và xúc tiến việc

tiêu dùng cà phê trong nước. Hiện mỗi năm Colombia tái canh khoảng 70.000 ha cà

phê. Họ thực hiện kế hoạch này đến hết năm 2020 để đổi mới 300.000 ha cà phê già

cỗi [47].

1.2.1.3. Kinh nghiệm Ấn Độ

Là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích,

và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,2 tỷ người. Kể từ khi độc lập năm 1947,

chính phủ Ấn Độ và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã nỗ lực phối hợp để cung cấp cho

người dân tiếp cận với tín dụng. Mặc dù sự gia tăng hiện tượng trong tiếp cận vật lý

của tổ chức tín dụng ngân hàng trong vài thập kỷ qua, người nghèo nông thôn tiếp tục

phụ thuộc vào nguồn thức tín dụng. Chính trong bối cảnh này mà tín dụng vi mô đã

nổi lên như là thay thế phù hợp nhất và thiết thực cho các ngân hàng thông thường

44

trong việc đạt được cho đến nay vẫn chưa được tiếp cận người nghèo. Tín dụng vi mô

cho phép người nghèo có tiết kiệm và giúp họ trong việc nào sử dụng tín dụng và

dịch vụ tài chính khác để cải thiện thu nhập và mức sống [54].

Sau năm 1999, cải cách kinh tế bước vào giai đoạn II. Chủ trương về phát triển

nông nghiệp trong giai đoạn này được nêu rõ: Phát triển nhanh nông nghiệp và các

ngành công nghiệp dựa vào nông nghiệp. Tập trung vào những nơi có nhiều thuận lợi

như các vùng có nhiều mưa, có nhiều đất hoang, tăng cường nguồn nước, nâng cao hệ

thống tín dụng nông thôn. Tăng cường quản lý sau thu hoạch và có chính sách giá cả

hợp lý đối với các loại nông sản. Tiếp theo việc xây các kho lạnh, Chính phủ đã hiện

đại hoá các kho này để nâng khả năng bảo quản thêm 80.000 tấn nữa. Riêng kho lạnh

đối với các loại hành có thể chứa được 450.000 tấn. Kiểm soát giá phân bón, cân đối

việc sử dụng phân hoá học và hữu cơ. Tiếp tục cải cách các hợp tác xã. Thực hiện bảo

hiểm đối với mùa màng. Đảm bảo dự báo thời tiết chính xác cho sản xuất nông

nghiệp. Chính sách tài chính, tín dụng đối với nông thôn cũng đã có nhiều chuyển

biến tích cực. Nhà nước tăng tín dụng cho nông thôn, đồng thời với việc củng cố các

cơ sở này (năm 1997, Nhà nước cấp khoảng 7 tỉ USD, năm 1998: 8,4 tỉ USD).Về

nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp: Các ngân hàng nông thôn ở từng khu vực đã

được thành lập và đã đóng góp tới 11% lượng tín dụng để phát triển nông nghiệp.

Chính sách tài chính, tín dụng đối với nông thôn cũng đã có nhiều chuyển biến tích

cực. Nhà nước tăng tín dụng cho nông thôn, đồng thời với việc củng cố các cơ sở này

(năm 1997, Nhà nước cấp khoảng 7 tỉ USD, năm 1998: 8,4 tỉ USD). Đồng thời, quỹ

phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cũng được thành lập, với quy mô vốn ngày càng

tăng lên. Các ngân hàng nông nghiệp địa phương cũng được cải cách, cơ cấu lại.

Chính phủ khuyến khích thành lập các nhóm tự nguyện đầu tư vào nông nghiệp, nhờ

vậy số lượng các nhóm này đã tăng lên nhanh chóng (năm 1998-1999 có 15.000

nhóm, năm 1999-2000 đã có 50.000 nhóm) [54].

Tiếp tục tiến trình cải cách nông nghiệp, tháng 2-2002, Chính phủ Ấn Độ

đưa ra “Luật về hàng hoá thiết yếu”, bỏ những hạn chế về vận chuyển nông sản giữa

các bang, để nông dân có thể bán được nông sản ở mức giá tốt nhất, củng cố các

45

hợp tác xã ở nông thôn, tăng cường vai trò các hợp tác xã tín dụng, cung cấp đủ và

kịp thời nguồn tín dụng, đáp ứng nguồn nước tưới. Một khoản ngân sách 16 tỷ

USD/năm để thực hiện các biện pháp giảm thiệt hại sau thu hoạch cũng đã được

đưa ra. Uỷ ban quốc gia về chăm sóc gia súc đã được thành lập. Hệ thống các ngân

hàng thương mại phục vụ nông nghiệp cũng ngày càng tốt hơn: Đến cuối năm 2004,

Ấn Độ có 67.283 chi nhánh các ngân hàng thương mại, trong đó 32.178 chi nhánh ở

khu vực nông thôn, chiếm 47,8%. Đây là những yếu tố hỗ trợ đắc lực cho cải cách

nông nghiệp của Ấn Độ trong những năm qua. Năm 2005 Ấn Độ đã có thêm một kế

hoạch đầu tư khoảng 3 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, qua đó sẽ tạo

thêm nhiều việc làm, lần đầu tiên một số vốn lớn như vậy được đầu tư vào kết cấu

hạ tầng nông thôn [54].

Về chính sách hỗ trợ vốn cho sản xuất cà phê, Ấn Độ chia ra làm 2 nhóm hộ

sản xuất cà phê: trên 10 ha và dưới 10 ha. Trong đó ưu tiên nhóm hộ sản xuất có

quy mô dưới 10 ha, được hỗ trợ về công nghệ và thiết bị chế biến. Sau một thời gian

hỗ trợ về vốn, năng suất cũng như chất lượng cà phê của nhóm hộ sản xuất cà phê

được cải thiện và chất lượng tăng lên [35], [54].

Năm 2010, Chính phủ Ấn Độ cũng đã trợ cấp cho các hộ nông dân trồng cà

phê nhỏ để trả nợ do họ vừa phải chịu đợt hạn hán tồi tệ năm 2009, làm ảnh hưởng

nặng đến sản lượng cà phê. Thông thường, cây cà phê trồng lại mất từ 3-5 năm và

sẽ cho quả trong khoảng 40 năm.Trước đây, Chính phủ Ấn Độ cũng đã giải ngân

gói 2,41 tỷ Rupee trong năm tài khóa này tính đến hết tháng 3/2012 bằng 2 đợt

nhằm giúp các hộ nông dân trồng cà phê nhỏ (chiếm 70% sản lượng của cả nước)

có nguồn kinh phí gieo trồng.

1.2.1.4. Kinh nghiệm Indonesia

Là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, Indonesia có điều kiện diện tích

và thổ nhưỡng thuận lợi cho cây cà phê, song mới chỉ đạt năng suất trung bình

khoảng 1 tấn/ha, thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam với 4 tấn/ha. Indonesia là nước

xuất khẩu cà phê Robustan đứng thứ hai trên thế giới sau Việt Nam. Hai nước Việt

Nam và Indonesia chiếm tới 60% sản lượng cà phê Robustan của thế giới. Hiện nay,

các sản phẩm cho vay trong nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là cho vay hộ sản xuất

46

rất đa dạng. Phương thức tiếp cận vốn bao gồm cả chính thức từ các NHTM và hình

thức khác, trong đó các món cho vay nhỏ - không yêu cầu tài sản thế chấp – ngày

càng có xu hướng tăng lên. Các hộ tự làm kinh doanh rất muốn tiếp cận với hình thức

tín dụng ngân hàng tuy nhiên việc tiếp cận vẫn còn hạn chế, có lẽ vì chi phí giao dịch

lớn. Hình thức tín dụng nhỏ vẫn chưa đến được với những người nghèo trong xã hội

vì điều kiện tiếp cận của họ gặp nhiều khó khăn hơn so với những người có thu nhập

cao [77], [85].

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk

Từ nghiên cứu kinh nghiệm về tín dụng trong nông nghiệp nông thôn và

đặc biệt là trong lĩnh vực cà phê, đối với Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk đã rút ra một

số bài học kinh nghiệm sau:

Việc tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn

còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy phải có quy trình đơn giản và cụ thể. Có nhiều

TCTD tham gia qua kênh cung vốn thì các hộ sản xuất mới có thể tiếp cận được vốn

cho sản xuất.

Các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu các sản phẩm tín dụng phù hợp

với đặc thù của địa bàn Tây Nguyên, thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với

tính chất mùa vụ của cây cà phê, các sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị, giống mô

hình của Indonesia.

Cần tăng cường nguồn vốn, đặc biệt là vốn vay ưu đãi để đầu tư trong lĩnh vực

nông nghiệp nông thôn, tích cực tìm kiếm các nguồn vốn tín dụng ưu đãi nước ngoài,

như nguồn vốn từ IMF, WB, ADB. Trong đó dành nguồn vốn ưu đãi cho sản xuất cà

phê lâu dài như giảm tổn thất sau thu hoạch, xây dựng sân phơi, nhà kho, máy móc

thiết bị, tái canh vườn cà phê già cỗi…

Tiếp tục mở rộng mạng lưới các TCTD, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa nhằm

tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn chính thức an toàn và chi phí

chấp nhận được. Giống như Colombia, tổ chức được hệ thống ngân hàng thương

mại riêng cho nông nghiệp nông thôn, ở Việt Nam chúng ta đã có hệ thống Ngân

hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, nhưng hoạt động vẫn chưa

đem lại hiệu quả cao.

47

Việc cung ứng vốn tín dụng phải kết hợp với chính sách phát triển cà phê bền

vững, trong đó, ở những nơi có điều kiện cần quan tâm và tiến đến khuyến khích

nông dân thực hiện phương thức sản xuất cà phê hữu cơ, thân thiện với môi trường.

Đây là nội dung cơ bản và quan trọng, vì gắn bó chặt chẽ với chất lượng tín dụng

đối với hộ sản xuất cà phê.

Tổ chức thường xuyên các buổi trao đổi, đối thoại với Hiệp hội cà phê, hội

doanh nghiệp để từng bước tháo gỡ, khơi thông dòng vốn đưa vào sản xuất kinh

doanh, giống mô hình FNC của Colombia.

Những người trồng cà phê ở Tây Nguyên nên học tập cách làm của Colombia,

đó là khi chương trình tái canh cây cà phê được thực hiện, Liên đoàn những người

trồng cà phê ở nước này đã trực tiếp xây dựng kế hoạch trợ giúp người nông dân về

nguồn vốn và kỹ thuật. Vì vậy nên thành lập được các hiệp hội cà phê giống như FNC

của Colombia để bảo vệ quyền lợi và có định hướng cho ngành cà phê.

Nâng cao năng lực quản lý, năng suất và chất lượng lao động của hộ sản xuất

cà phê. Hoạt động sản xuất cà phê phải gắn với chuỗi giá trị, đảm bảo đầu ra cho

hoạt động sản xuất giống như mô hình sản xuất cà phê của Brazil, hiện nay Việt

Nam đã và đang tiến hành Ban điều phối các hoạt động trong ngành cà phê giống

Brazil. Đây là tổ chức điều phối ngành hàng đầu tiên của Việt Nam, với sự điều tiết

của Chính phủ và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Hỗ trợ hộ sản xuất trong việc xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất cà phê

đảm bảo tính khả thi. Có kế hoạch chi tiết sử dụng nguồn vốn vay. Đồng thời người

sản xuất cà phê cần tham gia các hoạt động bảo hiểm trong nông nghiệp, bảo hiểm

vườn cây cà phê để tránh rủi ro.

Kết luận chương 1

Trên cơ sở các lý luận về tín dụng, tín dụng ngân hàng và tín dụng ngân hàng

đối với hộ sản xuất cà phê, chương này đã tập trung vào nghiên cứu các luận cứ, các

nhân tố ảnh hưởng. Các luận cứ cho rằng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà

phê đó là xem xét việc tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn hiện nay ở thị trường

nông thôn, đặc biệt trong lĩnh vực cà phê.

48

Nội dung lý luận đã nêu lên được những nhân tố liên quan đến hoạt động tín

dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, như là nhóm nhân tố về đặc điểm của

hộ sản xuất cà phê, nhóm nhân tố về các NHTM, nhóm nhân tố về chính sách của

Chính phủ và các nhóm nhân tố khác. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến nhóm

nhân tố liên quan đến đặc điểm của hộ sản xuất.

Bên cạnh đó, tác giả đã tổng hợp được kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng

đối với hộ sản xuất cà phê của một số nước trên thế giới. Hiện nay các quốc gia này

đã có những chiến lược trong việc phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng đối với

hộ sản xuất cà phê của mình, như là tạo thói quen sử dụng cà phê, mang ngân hàng

đến với mỗi người dân, kết nối nguồn cung tín dụng với việc huy động tiết kiệm,

bên cạnh đó hoạt động tín dụng không nên là hoạt động biệt lập với những chương

trình phát triển nông thôn, hình thức tín dụng theo nhóm chịu trách nhiệm chung

làm có nhiều mặt tích cực, và đặc biệt là phải chú trọng đến khả năng sinh lợi có ý

nghĩa quan trọng đối với tính ổn định về dài hạn của một chương trình tín dụng

nông thôn. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu các sản phẩm tín

dụng phù hợp với đặc thù của địa bàn Tây Nguyên, thiết kế các sản phẩm tín dụng

phù hợp với tính chất mùa vụ của cây cà phê, các sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá

trị, giống mô hình của Indonesia. Cần tăng cường nguồn vốn, đặc biệt là vốn vay ưu

đãi để đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tích cực tìm kiếm các nguồn

vốn tín dụng ưu đãi nước ngoài, như nguồn vốn từ IMF, WB, ADB. Tiếp tục mở

rộng mạng lưới các TCTD, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện cho

người dân tiếp cận với nguồn vốn chính thức an toàn và chi phí chấp nhận được.

Giống như Colombia, tổ chức được hệ thống ngân hàng thương mại riêng cho nông

nghiệp nông thôn.Việc cung ứng vốn tín dụng phải kết hợp với chính sách phát triển

cà phê bền vững, trong đó, ở những nơi có điều kiện cần quan tâm và tiến đến

khuyến khích nông dân thực hiện phương thức sản xuất cà phê hữu cơ, thân thiện

với môi trường. Đây là nội dung cơ bản và quan trọng, vì gắn bó chặt chẽ với chất

lượng tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê. Phải tổ chức thường xuyên các buổi trao

đổi, đối thoại với Hiệp hội cà phê, hội doanh nghiệp để từng bước tháo gỡ, khơi

49

thông dòng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh. Giống mô hình FNC của Colombia.

Và những người trồng cà phê ở Tây Nguyên nên học tập cách làm của Colombia, đó

là khi chương trình tái canh cây cà phê được thực hiện, Liên đoàn những người

trồng cà phê ở nước này đã trực tiếp xây dựng kế hoạch trợ giúp người nông dân về

nguồn vốn và kỹ thuật. Hoạt động sản xuất cà phê phải gắn với chuỗi giá trị, đảm

bảo đầu ra cho hoạt động sản xuất giống như mô hình sản xuất cà phê của Brazil,

hiện nay Việt Nam đã và đang tiến hành Ban điều phối các hoạt động trong ngành

cà phê giống Brazil. Đây là tổ chức điều phối ngành hàng đầu tiên của Việt Nam,

với sự điều tiết của Chính phủ và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Vì

vậy, Việt Nam cần áp dụng để có thể đưa vốn đến cho các chủ thể sản xuất cà phê.

50

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Tây Nguyên, trong khoảng toạ

độ từ 1070 28

‘57

“ – 108

059

‘37

“ độ kinh Đông và từ 12

0 9’

45

” – 13

025

’06

” độ vĩ Bắc.

- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai

- Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng

- Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà

- Phía Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đắk Nông

Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó

có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước, rất thuận lợi cho việc phát triển

kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.

Đắk Lắk được xác định là vùng kinh tế động lực của cả khu vực, là điểm

giao cắt giữa quốc lộ 14 với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối thành phố Buôn Ma thuột

với các thành phố Nha Trang, Đà Lạt và Pleiku. Đây được xem là đầu mối giao

thông quan trọng, có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế của toàn tỉnh cũng như Tây

Nguyên ngày càng phát triển.

Phần lớn địa bàn Đắk Lắk thuộc sườn phía Tây Nam dãy Trường Sơn nên

địa hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên. Địa hình cao nguyên bằng phẳng

nằm giữa tỉnh, chiếm 53% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 450m. Phần diện

tích tự nhiên còn lại là vùng thấp, bao gồm bình nguyên ở phía bắc tỉnh và ở phía

nam thành phố Buôn Ma Thuột. Điểm đặc biệt là diện tích đất đỏ bazan rất lớn,

chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên, thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài

ngày như cà phê, ca cao, cao su, hồ tiêu, điều và các loại cây ăn quả.

51

Khí hậu ở Đắk Lắk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa

mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất

chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa

từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng

11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh. Đắk

Lắk có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phù hợp cho phát triển nông nghiệp và du lịch.

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

Với tổng diện tích tự nhiên 13.125,37 km2, dân số 1.827.786 người, mật độ

dân số 139,26 người/km2, tỉnh Đắk Lắk được đánh giá có tiềm năng lớn về đất đai,

trong đó các nhóm đất phù hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như

đất đỏ, đất nâu chiếm hơn 70% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây được xem là điều

kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất cà phê.

Tỉnh Đắk Lắk bao gồm 47 dân tộc anh em cùng chung sống, là tỉnh đứng đầu

toàn quốc về dân tộc học, do vậy kết cấu xã hội, tập quán và bản sắc mang nhiều sắc

thái của nhiều vùng miền khác nhau. Nguồn thu nhập của người dân chủ yếu sử dụng

cho hoạt động đầu tư và tiêu dùng, tỷ lệ tích lũy thấp. Đây cũng là lý do nguồn vốn

huy động từ dân cư có mức độ giới hạn mặc dù đời sống của nhân dân tương đối cao.

Cơ cấu dân cư khá cân bằng và ổn định, trong đó nam giới có 872.055 người, chiếm

tỷ trọng 50,2%. Dân số tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn với tỷ lệ chiếm đến 77%,

thể hiện về cơ bản ĐắkLắk vẫn là một tỉnh thuần nông, thương mại, dịch vụ phát triển

chưa tương xứng với tiềm năng.

Tốc độ tăng dân số biến động lớn qua các năm, tăng mạnh vào năm 2013 và

2014 do ảnh hưởng bởi giá cà phê, khi tăng giá thì một lượng lớn lao động di cư vào

và khi giá giảm thì dân số và lượng lao động lại giảm đáng kể, như năm 2010. Đây

chính là vấn đề lớn đối với Chính quyền địa phương trong việc giải quyết việc làm,

đất ở, an ninh trất tự và ô nhiễm môi trường sinh thái.

52

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk

Stt Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014

1 Diện tích đất nông nghiệp Ha 1.312.537 1.312.537 1.312.537 1.312.537 1.312.537

2 Dân số Người 1.754.390 1.771.844 1.796.666 1.827.786 1.833.251

3 Tốc độ tăng dân số % 1,08 0,99 1,40 1,73 0,30

4 Số lao động Người 954.09 981.27 1.006.103 1.048.201 1.068.612

5 Tốc độ tăng lao động % 2,54 2,85 2,53 4,18 1,95

6 GDP

Tỷ

đồng 32.344 43.787 47.287 50.546 54.971

7 GDP theo giá năm 2010

Tỷ

đồng 32.344 33.975 34.891 36.652 38.897

8

Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100

NLN nghiệp % 44,77 51,10 49,03 47,61 45,45

Công nghiệp – XD % 14,24 13,31 14,42 15,18 15,88

Dịch vụ % 36,61 30,95 32,31 37,20 35,23

Thuế nhập khẩu % 4,39 4,64 4,18 3,24 3,43

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2014

Tốc độ tăng GDP bình quân có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt năm

2010 và 2011 có tốc độ tăng nhanh, tương ứng 21,46% và 32,46%. Qua đó cho thấy

đời sống của người dân Đắk Lắk có xu hướng tăng lên rõ rệt. Kinh tế của tỉnh qua

5 năm đã duy trì tốc độ tăng trưởng đạt ở mức cao so toàn quốc, trong đó tăng

trưởng ngành nông lâm nghiệp đạt trên 45%, đã tác dụng tích cực đến phát triển

kinh tế chung của tỉnh và đảm bảo đời sống cho người dân. Tuy nhiên yếu tố bền

vững trong phát triển còn hạn chế do tùy thuộc nhiều vào thời tiết, giá cả nông sản

xuất khẩu, khi giá nông sản tăng sẽ thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển nhanh

hơn và ngược lại; công nghiệp – xây dựng tăng trưởng chậm, bình quân là 15%, do

tác động của nhiều yếu tố đầu vào như vốn, nguyên, nhiên vật liệu; ngành dịch vụ

tăng chậm qua các năm, sấp xỉ 30%/năm, do ảnh hưởng của lạm phát và tác động

của việc thực hiện các giải pháp của Chính phủ trong việc tập trung ưu tiên cho mục

tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó đặc biệt là các giải pháp liên

quan đến cắt giảm đầu tư công, tiết kiệm chi hành chính công và kiểm soát tăng

trưởng tín dụng, riêng các ngành quản lý nhà nước, giáo dục, y tế chiếm cơ cấu gần

50% khu vực dịch vụ đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành dịch vụ.

53

Với tổng số hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh là 227.490 hộ, trong đó số hộ

sản xuất cà phê thuộc dân tộc thiểu số là 41.610 hộ. Đây là lợi thế về lực lượng lao

động trong điều kiện các địa phương nông nghiệp thiếu hụt lao động hiện nay.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có mặt phần lớn các loại hình NHTM hoạt động

kinh doanh, dịch vụ ngân hàng, bao gồm 30 Chi nhánh NHTM, trong đó có cả định

chế ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng. Về phía các NHTM bao gồm:

NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, NHTM chính sách và NHTM hợp tác, đây là một

lợi thế trong việc cung ứng vốn tín dụng và dịch vụ ngân hàng cho người dân trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk.

Tuy nhiên, vẫn có những bất lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với

phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng cho hộ sản xuất cà phê, cụ thể:

Cơ sở hạ tầng nông thôn còn thấp kém. Một năm chỉ có 2 mùa, mùa mưa và

mùa khô. Mùa mưa, tình trạng mưa lớn, lũ lụt xảy ra làm cho khu vực vùng sâu,

vùng xa bị cô lập, ảnh hưởng đến mùa màng. Mùa khô kéo dài từ tháng

11 đến tháng 4 năm sau, có những năm hạn hán kéo dài sang tận tháng 6. Trong

mùa này độ ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm

trọng. Do đó việc sản xuất nông nghiệp của tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước

tự nhiên. Yếu kém về cơ sở hạ tầng gây cản trở đối với phát triển kinh tế của tỉnh và

ảnh hưởng đến phát triển xã hội ở khu vực nông thôn.

Trong nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, thiếu tính

ổn định; diện tích trồng cà phê tiếp tục tăng trong khi đó chất lượng cà phê xuất khẩu

còn thấp; thương hiệu xuất xứ cà phê Buôn Ma Thuột chưa phát triển vững chắc. Việc

giải quyết ổn định di dân tự do gặp nhiều khó khăn, bất cập do thiếu vốn đầu tư.

Đời sống vật chất, tinh thần của người dân tuy được cải thiện song vẫn còn

một số hạn chế như chênh lệch về trình độ và mức sống giữa các vùng trong tỉnh

lớn; Trình độ dân trí ở vùng sâu, vùng xa còn thấp; Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ

có chuyên môn còn thiếu. Đây là rào cản lớn trong việc tiếp cận với tiến bộ khoa

học kỹ thuật mới.

Diện tích cà phê trong những năm qua thay đổi liên tục, có xu hướng ngày càng

tăng, chủ yếu là do người dân trồng tự phát, thấy giá tăng thì trồng thêm mà không theo

54

quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên và dự báo xu hướng

phát triển, do đó việc ban hành về quy hoạch và khuyến cáo phát triển sản xuất cà phê

của các ban ngành là thật sự cần thiết cho tương lai phát triển ngành cà phê.

Số diện tích cà phê của người dân tự trồng và quản lý lên tới 85%, còn lại

15% diện tích cà phê là do các Công ty cà phê thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam

và các công ty nước ngoài quản lý, do đó người dân thiếu hụt nhiều yếu tố nguồn

lực để sản xuất cà phê trong đó vốn tín dụng đóng vai trò quan trọng.

Việc tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại

vẫn chưa ổn định, gây tâm lý không ổn định cho chính nhân viên của ngân hàng và

ảnh hưởng lớn đến người dân sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

2.2. Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ

sản xuất cà phê

2.2.1.Tiếp cận nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê được

tiếp cận trên hai khía cạnh tiếp cận tín dụng ngân hàng và sử dụng vốn tín dụng

ngân hàng của hộ sản xuất cà phê. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận

vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê và rào cản cho việc tiếp cận vốn tín

dụng của hộ sản xuất cà phê. Sau khi có vốn tín dụng để sản xuất rồi thì tác động

của vốn tín dụng như thế nào đến kinh tế và xã hội của các hộ sản xuất cà phê.

Nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê liên quan đến mối

quan hệ người cho vay và người đi vay, cụ thể là các NHTM và hộ sản xuất cà phê,

do đó xuất phát từ phương pháp tiếp cận hộ với phương pháp đánh giá nông thôn có

sự tham gia đã phản ánh được đầy đủ quá trình tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn

tín dụng của các hộ sản xuất cà phê.Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

đòi hỏi nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất cà phê, đảm bảo cuộc sống gia đình,

cải thiện chất lượng cuộc sống của người trồng cà phê, đặc biệt là đồng bào dân tộc

ít người tại chỗ. Không phải vì vậy mà đầu tư vốn để phát triển cà phê ở bất cứ đâu,

mà phải là những vùng sinh thái phù hợp, vì đầu tư vốn vào các vùng sinh thái phù

hợp sẽ dẫn đến chất lượng tín dụng đảm bảo, góp phần gia tăng giá trị cho người

trồng cà phê, nâng cao kỹ thuật cho các hộ sản xuất cà phê.

55

2.2.2.Khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Nhóm nhân tố về

đặc điểm của hộ

sản xuất cà phê

Nhóm nhân tố về

đặc điểm của

NHTM

Nhóm nhân tố khác

-Điều kiện tự nhiên

-Thị trường tiêu thụ

-Các yếu tố khác.

Nhóm nhân tố về

chính sách của

Chính phủ

TIẾP CẬN VỐN

Cung ứng vốn

tín dụng của

NHTM: Chính

sách cho vay;

Doanh số cho

vay; Dư nợ cho

vay; Nợ xấu

Tiếp cận vốn tín

dụng của hộ SX:

Khả năng; Hình

thức; Phương

thức tiếp cận

SỬ DỤNG VỐN

Kinh tế:

Vốn vay bình

quân; Lợi nhuận;

Năng suất sản

phẩm; Giá trị sản

lượng; Tỷ suất lợi

nhuận/chi phí;

Mức sinh lời của

vốn.

Xã hội:

Việc làm, trang bị

kiến thức, kỹ thuật

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thống kê

kinh tế

Hàm sản xuất

Cobb - Douglas

Mô hình

Heckman

Phương pháp

cho điểm

Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản

xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk

Từ phía hộ sản

xuất cà phê Từ phía các

NHTM

Từ phía Chính phủ

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Phương pháp

chuyên gia

56

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đắk Lắk là tỉnh có thế mạnh về sản xuất cà phê. Năm 2014 tổng diện tích

canh tác cà phê của toàn tỉnh là 204.390 ha, sản lượng đạt 453.441 tấn, chiếm 39%

tổng sản lượng cà phê của toàn vùng Tây Nguyên và 36% sản lượng cà phê của cả

nước. Nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê có liên quan đến

các TCTD là các NHTM và các hộ sản xuất cà phê.Vì vậy, chủ thể nghiên cứu bao

gồm các NHTM và hộ nông dân sản xuất cà phê. Để nghiên cứu chuyên sâu về tín

dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, chúng tôi chọn 3 huyện và thành phố

Buôn Ma Thuột là nơi sản xuất cà phê trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk. Tiêu chí chính

để chọn điểm nghiên cứu là diện tích sản xuất cà phê, sản lượng cà phê, năng suất

cà phê của các huyện nghiên cứu và quy mô tín dụng của các NHTM trên địa bàn

[Phụ lục 6].

+ Về phía các Ngân hàng thương mại

Tác giả chọn năm ngân hàng thương mại bao gồm 01 ngân hàng thương mại

100% vốn Nhà nước (Agribank Dak Lak), 02 ngân hàng cổ phần Nhà nước

(Vietinbank Dak Lak và BIDV Dak Lak) và 02 ngân hàng thương mại cổ phần

(Đông Á bank Dak Lak và Sacombank Dak Lak), đại diện cho nhóm các ngân hàng

có doanh số cho vay nông hộ lớn trong tổng số 30 chi nhánh ngân hàng thương mại

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đây là các ngân hàng có thị phần lớn trong cho vay nông

nghiệp nông thôn, đặc biệt là cho vay sản xuất cà phê [Phụ lục 13]. Khi phỏng vấn

cán bộ tín dụng ở năm ngân hàng thương mại, tác giả sẽ căn cứ vào số lượng các

phòng giao dịch, chi nhánh của các ngân hàng để phát phiếu phỏng vấn cho phù

hợp. Mỗi phòng giao dịch sẽ phỏng vấn hai cán bộ tín dụng cho vay trong lĩnh vực

hộ sản xuất cà phê, kích cỡ mẫu phỏng vấn cán bộ tín dụng là 136 quan sát.

57

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Sacombank

Đắk Lắk

Agribank

Đắk LắkVietinbank Đắk

Lắk

44 phòng x 2

phiếu 7 phòng x 2 phiếu 6 phòng x 2 phiếu

Kích cỡ mẫu: 88 + 14 + 14 +12 + 8 = 136 quan sát

BIDV

Đắk Lắk

7 phòng x 2 phiếu

Các

ngân

hàng

Số lượng

phòng

giao dịch

Đông Á Đắk Lắk

4 phòng x 2 phiếu

Sơ đồ 2.2: Kích cỡ mẫu khảo sát NHTM tỉnh Đắk Lắk

+ Về phía hộ sản xuất cà phê

Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp đối với các hộ trồng cà

phê trên địa bàn, số hộ khảo sát là 320 hộ tại 30 xã, phường đại diện cho 4 huyện,

thành phố trồng cà phê của tỉnh Đắk Lắk. Các huyện được chọn có điều kiện phát

triển khác nhau và đại diện cho sản xuất cà phê của toàn tỉnh Đắk Lắk.

-Huyện Cư Mgar là một huyện thuần nông, cây cà phê được xem là một

trong nanhững cây trồng chủ lực của huyện, với diện tích đất trồng cà phê 36.001

ha, chiếm 17,82% diện tích trồng cà phê của toàn tỉnh.

-Huyện Krông Pắk là một huyện có tốc độ đô thị hoá cao, là đầu mối giao

thông quan trọng, có thế mạnh phát triển sản xuất cà phê cũng như các hoạt động

kinh doanh thương mại.

-Huyện Cư Kuin mới thành lập được hơn 4 năm, là một huyện chủ yếu là

hoạt động nông nghiệp, còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng phát

triển sản xuất cà phê, tuy nhiên là một huyện tiềm năng trong phát triển sản xuất

nông nghiệp.

58

HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ ĐẮK LẮK

Huyện KrôngPắkThành phố Buôn

Ma Thuột Huyện CưMgar

EuTurXã EaTar

EaKênh

Kích cỡ mẫu: 40 hộ x 8 xã x 16 thôn/buôn

= 320 quan sát

Huyện CưKuin

EaTua

Tiêu chí:

Diện tích

cà phê

Tiêu chí:

Điều kiện

thổ

nhưỡng

theo quy

hoạch

Xã Hoà

Thuận

EaPhê

EaTiêu

Quảng

Tín

Thôn

1

Thôn

7

Thôn

3

Thôn

4

Thôn

3

Thôn

2

Thôn

1

Buôn

Adrơ

ng

Thôn

8

Thôn

9

Thôn

18

Thôn

11

Thôn

Phước

Trạch

1

Thôn

Phước

Trạch

2

Thôn

Tân

Thành

Thôn

Tân

Mỹ

Sơ đồ 2.3: Kích cỡ mẫu khảo sát hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk

-Thành phố Buôn Ma Thuột trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa xã hội của

tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14

với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang, Đà

Lạt và Pleiku. Đây được xem là đầu mối giao thông quan trọng, có tác dụng thúc

đẩy nền kinh tế của toàn tỉnh cũng như Tây Nguyên ngày càng phát triển.

Các mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng theo tiêu chí diện

tích trồng cà phê và điều kiện thổ nhưỡng theo quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk, không

lặp lại theo danh sách. Đối với hộ nông dân, chọn các hộ có quy mô diện tích trồng cà

phê từ 0,5 ha trở lên và đang trong thời kỳ kinh doanh thuộc 2 xã đại diện cho mỗi

huyện (vì với quy mô từ 0,5 ha trở lên mới đủ điều kiện vay vốn ngân hàng). Mỗi xã

chọn 2 thôn/buôn đại diện để nghiên cứu chuyên sâu về sản xuất cà phê ở cấp độ

nông hộ. Số lượng hộ được chọn để phỏng vấn bao gồm 320 hộ thuộc các huyện Cư

M’gar, huyện Krông Pắk, huyện Cư Kuin và thành phố Buôn Ma Thuột.

59

Mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.

Cụ thể, căn cứ vào điều kiện thời gian và tài chính của bản thân, ở mỗi huyện chúng

tôi chọn ngẫu nhiên các hộ sản xuất cà phê để tiến hành phỏng vấn sử dụng bảng

câu hỏi được soạn sẵn và chỉnh lý sau khi đã khảo sát thử. Trong trường hợp không

liên lạc được với chủ hộ, chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn hộ kế tiếp để đảm bảo đủ

dung lượng mẫu quan sát. Cơ sở để xác định và phân bố mẫu dựa trên tình hình cụ

thể của các hộ tại các huyện.

Câu hỏi khảo sát thảo luận bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở, thông tin

thu thập bao gồm:

-Những thông tin cơ bản về hộ khảo sát: Họ tên chủ hộ, tuổi của chủ hộ, giới

tính, số lao động, số nhân khẩu, trình độ văn hoá, ngành nghề chính và phụ, địa vị,

dân tộc của hộ.

-Tình hình vay vốn của hộ: Số lượng vốn vay, thời gian vay, lãi suất vay, loại

hình tổ chức tín dụng cho vay, thời gian trả nợ, mục đích vay vốn của hộ.

- Tình hình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ: Việc tiếp cận vốn tín

dụng của hộ, những thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân

hàng của hộ sản xuất cà phê.

- Việc sử dụng vốn của hộ: Chi phí sử dụng vốn, mục đích vay vốn, năng

suất, thu nhập, lợi nhuận, trình độ và kỹ năng của hộ sản xuất cà phê sau khi sử

dụng vốn tín dụng.

-Nhận thức của hộ về tín dụng ngân hàng: thái độ phục vụ của CBTD, lãi

suất cho vay, hạn mức và thời gian vay sản xuất cà phê, quy trình cho vay sản xuất

cà phê của NHTM.

Sau khi hoàn thiện bảng hỏi, tác giả tiến hành khảo sát thử hai huyện trên

địa bàn, sau đó tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện bảng hỏi và tiến hành khảo sát chính

thức các huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

60

Nghiên cứu tài liệuBước 1

Bước 2

Bước 3

Nhóm trọng điểm

(n= 10)

Điều tra sơ bộ:

Ngân hàng: n1=50;

Hộ SX cà phê n2=

150

Bản thảo câu hỏi

điều tra

Đánh giá độ tin

cậy

Bảng câu hỏi điều

tra chính thức

Điều tra chính thức:

Ngân hàng n1 =

136; Hộ SX cà phê

n2 = 320

Xử lý, phân tích số

liệuMô hình hồi quy

Điều chỉnh bảng

câu hỏi

Xây dựng phương

pháp điều tra

Bước 4

Bước 5

Thảo luận kết quả

Gợi ý chính sách, đề xuất

Sơ đồ 2.4: Quy trình nghiên cứu luận án

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu

* Thông tin và số liệu thứ cấp

+ Được thu thập từ các cơ quan ban ngành Trung ương và địa phương. Các

văn bản chính sách tín dụng có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc

biệt là các chính sách tín dụng đối với sản xuất cà phê cũng được thu thập phục vụ

nghiên cứu.

+ Niên giám thống kê tỉnh, huyện qua các năm; Báo cáo tổng kết của NHNN

tỉnh, các NHTM trên địa bàn tỉnh, tài liệu đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành…

* Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu đại diện của các hộ sản xuất cà phê,

cán bộ tín dụng của các NHTM.

61

+ Hộ sản xuất cà phê bao gồm các thông tin về nguồn lực để sản xuất cà phê,

phương thức và hình thức tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, sử dụng vốn tín dụng

ngân hàng, hạn chế trong tiếp cận vốn tín dụng và tập quán, kỹ thuật canh tác cà

phê…Nguồn số liệu được khảo sát phỏng vấn trực tiếp.

+Cán bộ tín dụng tại các NHTM bao gồm những thông tin về hạn chế và

quản lý trong cấp vốn tín dụng cho hộ sản xuất cà phê. Các thông tin này được thu

thập bằng phương pháp phỏng vấn phiếu khảo sát.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập được xử lý để loại bỏ những tài liệu

kém tin cậy, tính toán lại các số liệu cần thiết để phục vụ quá trình nghiên cứu.

- Đối với tài liệu sơ cấp sau khi đã làm sạch, được tổng hợp và xử lý bằng phần

mềm xử lý số liệu Excel, SPSS thông qua phân tổ thống kê. Các tiêu chí phân tổ căn

cứ vào quy mô sản xuất, loại hình sản xuất, hạn mức tín dụng, thời gian tín dụng.

2.3.4. Phương pháp phân tích

2.3.4.1. Phương pháp thống kê kinh tế

+ Thống kê mô tả: Đánh giá khả năng cung ứng vốn tín dụng cho sản xuất cà

phê của các ngân hàng thương mại; Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản

xuất cà phê, việc sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk.

+ Thống kê so sánh: So sánh các chỉ tiêu theo thời gian và không gian. Cụ thể

diễn biến diện tích, sản lượng cà phê theo qua các năm; năng lực, khả năng đáp ứng

vốn tín dụng như doanh số cho vay hộ sản xuất cà phê, dư nợ cho vay hộ sản xuất cà

phê, nợ xấu cho vay hộ sản xuất cà phê của các NHTM trên địa bàn tỉnh.

2.3.4.2. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu luận án, tác giả đã tham gia các hội thảo về tín

dụng cho sản xuất cà phê do Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk, các NHTM trên địa

bàn tỉnh, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, Trung tâm xúc tiến thương

mại tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Bên cạnh đó tác giả cũng tham vấn ý kiến của các chuyên

gia đầu ngành của tỉnh trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, nông nghiệp để góp ý khoa

học cho luận án. Đây chính là cơ sở để tác giả xây dựng khung lý thuyết và hoàn

thiện giải pháp cho luận án.

62

2.3.4.3. Phương pháp phân tích hàm sản xuất

Để xem xét yếu tố vốn vay có ảnh hưởng đến sản lượng của các hộ sản xuất cà

phê trên địa bàn tỉnh, luận án sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas phân tích đánh giá.

Hàm sản xuất Cobb-Douglas được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nó biểu

hiện mối quan hệ giữa một sản phẩm đầu ra với nhiều yếu tố đầu vào.

Hàm sx Cobb-Douglas phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và

đầu ra có dạng như sau:

m

j

jjDi

i

n

ieXAY 1..

1

(1)

Trong đó: Y là Lượng sản phẩm đầu ra; A là hằng số (yếu tố công nghệ); Xi (i=l-

n): Lượng đầu vào thứ i; n là số yếu tố đầu vào; αi (i=1-n) là hệ số ảnh hưởng của các

biến độc lập Xi đến Y (hệ số co giãn của Y theo các biến độc lập Xi); Dj (j=l-m) là biến

giả thứ j; βj (j=l-m) là hệ số ảnh hưởng của các biến giả Dj. Từ hàm sản xuất Cobb -

Douglas (1), ta lấy logarit tự nhiên hai vế sẽ được:

)2(lnlnln1 1

n

i

m

j

jjii DXAY

Như vậy phương trình (2) có dạng hàm tuyến tính iii uXY 0 và được

ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS (Ordinary Least Squares).

Việc ước lượng các tham số của hàm sản xuất dạng mô hình tuyến tính bằng

phương pháp OLS sẽ cho phép xác định mối quan hệ giữa mức năng suất đầu ra trung

bình ứng với các mức đầu tư các đầu vào như giống, lao động, đất đai, thức ăn...

Phân tích hệ số co giãn αi của hàm sản xuất Cobb – Douglas

Tổng hệ số co giãn αi có ý nghĩa kinh tế quan trọng:

- Nếu tổng hệ số co giãn

n

i

i

1

1 , thì hàm sản xuất cho biết tình trạng năng

suất không thay đổi theo qui mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào bằng % tăng

sản lượng đầu ra.

- Nếu tổng hệ số co giãn

n

i

i

1

1 , thì hàm sản xuất cho biết tình trạng năng

suất tăng dần theo qui mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào nhỏ hơn % tăng

sản lượng đầu ra.

63

- Nếu tổng hệ số co giãn

n

i

i

1

1 , thì hàm sản xuất cho biết tình trạng năng

suất giảm dần theo qui mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào lớn hơn % tăng

sản lượng đầu ra.

Luận án tiến hành chọn ngẫu nhiên 320 hộ sản xuất cà phê thuộc 16 thôn,

buôn của 8 xã thuộc 4 huyện, thành phố của tỉnh Đắk Lắk nhằm lượng hoá các

nhân tố có ảnh hưởng đến hệ số co giãn năng suất cà phê nhân của hộ sản xuất

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Bảng 2.2: Mô tả các biến tác động đến năng suất cà phê nhân

STT Biến Ký hiệu Mô tả biến Kỳ vọng

Biến phụ thuộc

NS: Năng suất cà phê nhân của hộ sản xuất cà phê trong năm (tấn/ha)

Biến độc lập

1 Loại cà phê CAPHE Phản ánh chủng loại cà phê

được trồng. Nhận giá trị 1 nếu

hộ trồng cà phê vối, và 0 nếu

hộ trồng cà phê chè.

+

2 Vay vốn VV Phản ánh hiện tại hộ có vay

vốn hay không. Nhận giá trị 1

nếu hộ có vay vốn, và 0 nếu hộ

không vay vốn.

+

3 Trình độ kiến thức

nông nghiệp của hộ

TRINHDO Phản ánh kiến thức của hộ

trong sản xuất nông nghiệp,

tính điểm với thang điểm 10.

+

4 Hợp đồng tiêu thụ HDTT +/-

5 Phân bón PB Chi phí phân bón tính trên 1ha

cà phê, triệu đồng/ha.

+

6 Thuốc trừ sâu TS Chi phí thuốc trừ sâu tính trên

1ha cà phê, triệu đồng/ha.

-

7 Nước tưới NT Chi phí nước tưới tính trên 1ha

cà phê, triệu đồng/ha.

+

8 Lao động LD Số lao động trong gia đình

tham gia sản xuất cà phê,

người/ha.

+

9 Khí hậu KH Lượng mưa nhiều hay ít (mưa

đến sớm và kết thúc muộn)

+/-

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong nghiên cứu này, dựa vào tham khảo các chuyên gia kỹ thuật nông

nghiệp ở Tây Nguyên, kiến thức kỹ thuật của các hộ sản xuất cà phê có thể đánh giá

64

qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp (Phụ lục 18). Trình độ kiến thức nông nghiệp

của hộ sản xuất cà phê được đánh giá là 10 điểm (Bảng 2.3).

Bảng 2.3: Đánh giá trình độ kiến thức nông nghiệp của hộ sản xuất cà phê

Hoạt động Điểm Cơ cấu

(%)

(1) Tham gia thường xuyên lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cà phê 2 20

(2) Được chọn làm nơi thí điểm các kỹ thuật mới và tham gia hoạt động khuyến nông 2 20

(3) Thường xuyên đọc sách báo về nông nghiệp 2 20

(4) Thường xuyên theo dõi các chương trình về nông nghiệp trên radio, tivi 2 20

(5) Thường xuyên tham gia hội thảo khuyến nông, hội thảo đầu bờ 2 20

Tổng 10 100

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.3.4.4. Mô hình Heckman đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của

các hộ sản xuất

Việc phân tích các nhân tố về đặc điểm của các hộ sản xuất cà phê cho thấy

việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng sẽ bị giới

hạn bởi những đặc điểm từ phía các hộ sản xuất cà phê. Trong nghiên cứu, tác giả

sử dụng Mô hình hàm hồi quy hai bước của Heckman để kiểm tra các giả thuyết

dựa trên mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập về việc tiếp cận vốn

tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê.

Mô hình Heckman có ưu điểm trong việc đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín

dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê đó là cho phép sử dụng thông tin của

những hộ không đi vay để cải thiện giá trị ước lượng các thông số trong mô hình hồi

quy. Trong các nghiên cứu trước (Gujarati, 1995), (Nguyễn Quốc Oánh, 2012) cho

thấy việc sử dụng mô hình Heckman không chỉ đánh giá được tại sao một số hộ sản

xuất được vay vốn từ các TCTD trong khi một số hộ khác thì không, bên cạnh đó

mô hình cho thấy một số hộ sản xuất được vay nhiều còn các hộ sản xuất khác lại

vay được ít hơn [24], [70], [90].

Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy hai bước của Heckman để kiểm tra

các giả thuyết về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Biến phụ

65

thuộc là khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các hộ nông dân từ các

NHTM, dựa trên hai tiêu chí là (1) khả năng vay được vốn và (2) hạn mức tín dụng.

Thứ nhất khả năng vay được vốn của hộ nông dân là một biến nhị phân thể

hiện khả năng vay được vốn hay không vay được vốn. Bước đầu tiên của mô hình là

sử dụng một đơn vị xác suất để ước lượng giá trị của biến phụ thuộc dựa trên khả

năng vay được hay không vay được khoản tín dụng ngân hàng của hộ nông dân. Mô

hình có dạng:

(1)

Mô hình tuyến tính có dạng.

(2)

Trong đó: là khả năng hộ nông dân nhận dược nguồn vốn chính

thức. nếu hộ nông dân thứ i nhận được khoản tín dụng ngân hàng,

nếu khác.

Các biến độc lập của mô hình hồi quy bao gồm thủ tục vay, giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, địa vị xã hội, giới tính, trình độ, độ tuổi và tín dụng khác.

Thứ hai khả năng tiếp cận tín dụng của hộ được đo bằng hạn mức tín dụng

(số tiền) mà hộ nhận được từ các tổ chức tín dụng ngân hàng. Hạn mức tín dụng

ngân hàng được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) trong

bước thứ hai của mô hình Heckman.

Với mô hình: (3)

Hanmuctindung là số tiền mà hộ nông dân nhận được từ các tổ chức tín dụng

ngân hàng. Các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc là: diện tích đất, tổng thu

nhập, trình độ, lãi suất vốn vay, tài sản thế chấp, mục đích vay vốn và ngành nghề

sản xuất kinh doanh của hộ. Sau khi tổng hợp và kế thừa từ các nghiên cứu trước

[Phụ lục 14], [Phụ lục 15], các biến trong mô hình được miêu tả như sau.

66

Bảng 2.4: Mô tả các biến trong mô hình

STT Biến Ký hiệu Mô tả biến Kỳ

vọng

1 Thủ tục vay Thutuc Biến giả, đánh giá thủ tục vay vốn của tổ

chức tín dụng ngân hàng, nhận giá trị 1 nếu

thủ tục nhanh gọn, và 0 nếu thủ tục không

nhanh gọn.

+

2 Giấy chứng

nhận quyền sử

dụng đất

Sodo Nhận giá trị 1 nếu hộ có sổ đỏ, và 0 nếu hộ

chưa có sổ đỏ

+

3 Địa vị xã hội Diavi Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ tham gia

chính quyền, 0 nếu không tham gia.

+

4 Giới tính Gioitinh Biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam,

nữ là giá trị 0

+/-

5 Trình độ Trinhdo Số năm đi học của chủ hộ +

6 Độ tuổi Dotuoi Tuổi của chủ hộ, tính theo năm -

7 Tín dụng khác Tindungkhac Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ nông dân có

các khoản vay từ các nguồn vay khác trước

khi họ nhận được khoản vay từ NHTM,

bằng 0 nếu khác.

-

8 Dân tộc Dantoc Biến giả, nhận trị 1 nếu là người kinh, và 0

nếu là dân tộc thiểu số.

+/-

Nguồn: Mô tả của tác giả

Bước hai:

STT Biến Ký hiệu Mô tả biến Kỳ

vọng

1 Diện tích đất Dientich Tổng diện tích của hộ nông dân tính bằng ha +

2 Tổng thu nhập Thunhap Mức thu nhập của hộ (triệu đồng) +

3 Trình độ Trinhdo Số năm đi học của chủ hộ +

4 Lãi suất vốn

vay

Laisuat Lãi suất của các tổ chức tín dụng ngân hàng -

5 Tài sản thế

chấp

TSTC Biến giả, phản ánh tài sản thế chấp của chủ hộ khi

vay vốn, bằng 1 nếu chủ hộ có tài sản thế chấp,

bằng 0 nếu chủ hộ không có tài sản thế chấp.

+

6 Mục đích vay Mucdich Biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ sử dụng vốn

vay cho trồng, chăm sóc, kinh doanh cà phê và 0

nếu sử dụng cho mục đích khác.

+

7 Ngành nghề

kinh doanh

Nganhnghe Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ nông dân có kinh

doanh các ngành nghề, bằng 0 nếu khác.

-

Nguồn: Mô tả của tác giả

67

2.3.4.6. Phương pháp cho điểm

Được áp dụng để đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố thuộc môi trường

bên ngoài và tác động của các yếu tố đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng

thương mại đối với hộ sản xuất cà phê.

Với thang đo từ điểm 1 (ảnh hưởng rất không quan trọng) đến điểm 5 (Ảnh

hưởng rất quan trọng) ta tính được giá trị các khoảng cách = (Maximum – Minimum)

/ n = ( 5 – 1)/5 = 0,8

Bảng 2.5: Ý nghĩa của các giá trị trung bình

Giá trị trung bình Ý nghĩa

1,00 – 1,80 Ảnh hưởng rất không quan trọng

1,81 – 2,60 Ảnh hưởng không quan trọng

2,61 – 3,40 Ảnh hưởng bình thường

3,41 – 4,20 Ảnh hưởng quan trọng

4,21 – 5,00 Ảnh hưởng rất quan trọng

Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS

2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Để nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk,

căn cứ vào mục tiêu, nội dung nghiên cứu gồm 2 phần là tiếp cận vốn tín dụng

và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê. Chúng tôi xác định

các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp, hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu được thể hiện ở

Bảng 2.6 như sau:

68

Bảng 2.6: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu Chỉ tiêu nghiên cứu

1.Tiếp cận tín dụng Từ phía các NHTM:

-Chính sách cho vay đối với hộ sản xuất cà phê

- Dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê

- Doanh số cho vay hộ sản xuất cà phê

- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

- Dư nợ cho vay hộ SX cà phê/tổng dư nợ cho vay

- Tốc độ tăng của dư nợ cho vay hộ SX cà phê

Từ phía hộ sản xuất:

- Khả năng tiếp cận vay vốn

+ Số lượng hộ được vay vốn

+Tỷ trọng hộ được vay/hộ sản xuất cà phê

+ Số hộ được vay/ số hộ cần vay

+Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay

+ BQ dư nợ cho vay/hạn mức cho vay

- Hình thức tiếp cận

- Phương thức tiếp cận

2.Sử dụng vốn tín dụng

Về kinh tế:

- Vốn vay bình quân

- Lợi nhuận

- Năng suất sản phẩm

- Giá trị sản lượng

- Tỷ suất lợi nhuận/chi phí

- Mức sinh lời của vốn

Về xã hội:

- Công ăn việc làm

- Kỹ năng, kiến thức

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Kết luận chương 2

Luận án lựa chọn các cách tiếp cận nghiên cứu trên hai góc độ đó là tiếp cận

tín dụng giữa người cho vay là các NHTM, người đi vay là các hộ sản xuất cà phê;

Và việc sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê, dưới khía cạnh kinh tế và

xã hội. Các chủ thể chính nghiên cứu trong đề tài là các hộ sản xuất cà phê và các

NHTM. Luận án chọn 3 huyện và thành phố của tỉnh Đắk Lắk để nghiên cứu

69

chuyên sâu ở cấp độ nông hộ. Để đánh giá về phía người cho vay chúng tôi chọn 5

NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chuyên cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông

thôn, đặc biệt là trong lĩnh vực cà phê.

Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập qua báo cáo thống kê của UBND tỉnh

Đắk Lắk, Sở NN&PTNT, Cục thống kê tỉnh, NHNN tỉnh, các tạp chí chuyên ngành,

các báo điện tử, báo cáo của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, Tổ chức cà phê thế

giới và các nguồn khác.

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ mẫu đại diện của các hộ sản xuất cà

phê thông qua phỏng vấn trực tiếp. Số lượng mẫu nghiên cứu ở cấp độ nông hộ là

320 quan sát và 5 NHTM với 136 quan sát trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu được xây dựng phù hợp dựa trên hai nội dung

chính của luận án là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của

hộ sản xuất cà phê.

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm thống kê kinh tế, phương pháp hồi

quy Cobb-Douglas, phương pháp hồi quy Heckman, phương pháp cho điểm,

phương pháp chuyên gia đánh giá việc tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín

dụng của các hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk.

70

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI

HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk

3.1.1. Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

3.1.1.1. Cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk

Các NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thực hiện cung ứng vốn tín dụng đối

với hộ sản xuất cà phê theo Quy định cho vay đối với khách hàng là tổ chức, cá

nhân theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản hướng dẫn, bổ sung, sửa đổi có liên

quan [Phụ lục 20].

* Đặc điểm của các NHTM được khảo sát trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Nghiên cứu tiến hành khảo sát tại năm ngân hàng thương mại trên địa bàn

tỉnh Đắk Lắk với số lượng mẫu là 136. Dựa vào việc phân tích đặc điểm của các

NHTM được khảo sát trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đồng thời cùng với thông tin của

các CBTD trong cho vay, quản lý tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê, tình hình

cung ứng vốn tín dụng của các NHTM đối với hộ sản xuất cà phê, từ đó tìm hiểu

các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cung ứng vốn tín dụng của các NHTM, khả

năng tiếp cận vốn và sử dụng vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê.

Bảng 3.1: Điểm giao dịch của các NHTM được khảo sát trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk năm 2014

Ngân hàng

Huyện, thành phố

CưMgar Cưkuin KrôngPắk

Buôn Ma

Thuột

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Agribank Dak Lak 3 42,86 2 40,00 5 55,56 34 72,34

Vietinbank Dak Lak 1 14,29 1 20,00 1 11,11 4 8,51

BIDV Dak Lak 1 14,29 1 20,00 1 11,11 4 8,51

Sacombank Dak Lak 1 14,29 1 20,00 1 11,11 3 6,38

Đông Á Dak Lak 1 14,29 0 0,00 1 11,11 2 4,26

Tổng 7 100 5 100 9 100 47 100

Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk năm 2014

71

Địa bàn nghiên cứu gồm 3 huyện và 1 thành phố, các ngân hàng thương mại

đều có mặt trên các địa bàn nghiên cứu, đây là các huyện trọng điểm, có nhiều lợi thế

về hoạt động tín dụng, do đó các ngân hàng thương mại khi có nhu cầu mở rộng địa

bàn đều lựa chọn các huyện trên. Trong số các địa điểm nghiên cứu thì Agribank Dak

Lak là ngân hàng có số lượng phòng giao dịch đông nhất, đặc biệt là trên địa bàn thành

phố Buôn Ma Thuột, số lượng phòng giao dịch là 34 điểm. Đây là lợi thế cạnh tranh

của Agribank Dak Lak so với các ngân hàng thương mại khác, tuy nhiên cũng là hạn

chế không nhỏ trong việc các phòng giao dịch của Agribank Dak Lak tự cạnh tranh với

nhau, do đó bản thân Agribank Dak Lak trong thời gian tới cũng cần tự thanh lọc và

loại bỏ những phòng giao dịch hoạt động kém hiệu quả và tránh trên cùng 1 tuyến

đường mà có tới 2 phòng giao dịch gần nhau. Các ngân hàng thương mại khác phân bổ

khá đồng đều ở các huyện và thành phố, khoảng cách đặt phòng giao dịch cũng hợp lý.

Riêng đối với Vietinbank Dak Lak, Sacombank Dak Lak Ban giám đốc có chủ trương

không nên mở nhiều phòng giao dịch, mà chú trọng đến chất lượng tín dụng và tập

trung tại Chi nhánh chính cũng đem lại hiệu quả cao cho các ngân hàng này.

Qua khảo sát tại 5 ngân hàng thương mại cho thấy, số lượng CBTD chủ yếu

là nam, tỷ lệ đạt trên 50% ở các ngân hàng, cao nhất là BIDV Dak Lak với tỷ lệ

93,75% và thấp nhất là Vietinbank Dak Lak là 78,57%. Chỉ tiêu trên cho thấy đây là

một con số phù hợp với vị trí công việc cho vay tại các NHTM. Hiện nay, các NHTM

cũng muốn tuyển nam ở vị trí tín dụng, vì đây là một một công việc đòi hỏi phải có sức

khoẻ, đi lại nhiều ở các địa bàn xa, do đó phù hợp với vị trí là nam giới.

Bên cạnh đó, độ tuổi trung bình của các cán bộ tín dụng rơi vào khoảng 25 –

35 tuổi, trung bình đạt trên 65% ở cả năm ngân hàng thương mại, hiện nay các

NHTM đã trẻ hoá đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ tín dụng nói riêng để

đáp ứng yêu cầu ngày càng nhiều áp lực và cạnh tranh, đó tuy là ưu điểm nhưng đồng

thời cũng là hạn chế, vì nếu cán bộ trẻ càng nhiều thì kinh nghiệm sẽ bị hạn chế.

72

Bảng 3.2: Thông tin CBTD được khảo sát tại các Ngân hàng thương mại tỉnh

Đắk Lắk

Chỉ tiêu

Ngân hàng

Agribank

Dak Lak

Vietinbank

Dak Lak

BIDV Dak

Lak

Sacombank

Dak Lak

Đông Á

Dak Lak

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Giới tính 88 100 14 100 14 100 12 100 8 100

Nam 73 82,95 11 78,57 12 85,71 10 83,33 6 75

Nữ 15 17,05 3 21,43 2 14,29 2 16,67 2 25

Tuổi 88 100 14 100 14 100 12 100 8 100

18 – 25 7 7,95 1 7,14 5 35,71 4 33,33 3 37,5

25 – 35 71 80,68 11 78,57 7 50,00 5 41,67 3 37,5

Trên 35 10 11,36 2 14,28 2 14,29 3 25,00 2 25

Thâm niên

ngân hàng 88 100 14 100 14 100 12 100 8 100

Dưới 1 năm 12 13,64 1 7,14 2 14,28 5 41,67 3 37,5

Từ 1 - 5 năm 6 6,82 9 64,29 9 64,29 5 41,67 4 50

Trên 5 năm 60 68,18 4 28,57 3 21,43 2 16,67 1 12,5

Thâm niên

cho vay hộ 88 100 14 100 14 100 12 100 8 100

Dưới 1 năm 12 13,64 1 7,14 4 28,57 4 33,33 2 25

Từ 1 - 3 năm 13 14,77 2 14,29 2 14,29 3 25,00 4 50

Trên 3 năm 63 71,59 11 78,57 8 57,14 5 41,67 2 25

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2014

Về thâm niên trong ngành ngân hàng, chỉ có Agribank Dak Lak là có số

lượng cán bộ tín dụng trên 5 năm nhiều nhất, lên tới 68,18% tiếp tới là Vietinbank

Dak Lak thâm niên ngân hàng trên 5 năm là 28,57%, BIDV Dak Lak chỉ ở mức độ

28,57%. Sacombank Dak Lak và Đông Á Dak Lak tập trung số lượng CBTD từ 3-

5 năm là chính.

Đối với thâm niên cho vay hộ sản xuất, cả 5 ngân hàng đều có nhóm cán

bộ tín dụng được hỏi có kinh nghiệm trên 3 năm, đây là một đặc trưng ở các

NHTM Đắk Lắk vì các ngân hàng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là ngân hàng bán lẻ

và cho vay hộ sản xuất, do đó đa phần các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm trong

cho vay hộ sản xuất.

73

* Tình hình cho vay hộ sản xuất cà phê

Xuất phát từ lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh

Đắk Lắk đã được đề xuất ở phần lý luận, nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ

sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk tập trung vào hai nội dung chủ yếu là tiếp cận vốn tín

dụng ngân hàng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê.

Việc tiếp cận vốn tín dụng giữa 2 phía, người cho vay là các ngân hàng thương

mại, người đi vay là các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tham gia từ phía

cung tín dụng hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 30 chi nhánh ngân hàng thương

mại tham gia cho vay sản xuất cà phê, tác giả chọn 5 ngân hàng thương mại có dư nợ

cho vay sản xuất cà phê lớn để tìm hiểu về những khó khăn trong việc quyết định cho

vay và quản lý các khoản vay của các hộ sản xuất cà phê

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk năm 2014, doanh số cho

vay của toàn tỉnh đạt 52.459 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2013. Doanh số thu nợ

đạt 47.620 tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2013. Tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt

45.519 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm với số lượng 30 chi nhánh ngân hàng thương

mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì đây là kết quả khá cao so với tổng dư nợ của các tỉnh

Tây Nguyên, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Nông, tổng dư nợ toàn

tỉnh năm 2014 đạt 9.545 tỷ đồng, còn tỉnh Gia Lai đạt 43.306 tỷ đồng, vì vậy thị trường

tín dụng nông thôn Đắk Lắk vẫn được đánh giá là thị trường tiềm năng trong tương lai.

Trong số 30 chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk,

nhóm các ngân hàng thương mại lớn vẫn chiếm thị phần chủ yếu. Đầu tiên phải kể

đến Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Agribank Dak

Lak) là ngân hàng chiếm thị phần chủ yếu trong phát triển sản xuất cà phê, với 67

chi nhánh và 164 phòng giao dịch phủ kín trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

và 13 thị xã, huyện của tỉnh Đắk Lắk. Trong cơ cấu cho vay sản xuất cà phê của

tỉnh, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển vẫn là ngân hàng có tỷ trọng cho vay sản

xuất cà phê cao nhất trong số các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

chiếm hơn 62% tổng dư nợ cho vay cà phê các năm 2010, 2011 và 2012 và 2013.

Riêng năm 2014, cơ cấu tỷ trọng cho vay cà phê giảm xuống còn 54,67%, vì đây là

năm mà Agribank Dak Lak tái cơ cấu toàn bộ hoạt động của Ngân hàng nên dư nợ

74

cho vay sản xuất cà phê của Chi nhánh cũng giảm xuống. So sánh tốc độ phát triển

qua 5 năm cho thấy dư nợ cho vay sản xuất cà phê của Ngân hàng nông nghiệp và

phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk luôn tăng, cụ thể năm 2014 so với 2010, dư nợ

tăng 602.995 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 18,91%.

Thứ hai, là Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đắk Lắk (Vietinbank

Dak Lak), đây là Ngân hàng cũng có tổng dư nợ cho vay sản xuất cà phê cao, năm

2014 so với 2010, tổng dư nợ cho vay sản xuất cà phê tăng 415.888 triệu đồng, tốc độ

tăng tương ứng là 104,87% cho thấy Vietinbank Dak Lak cũng xem trọng việc cho

vay sản xuất cà phê và xác định đây là thị trường quan trọng của Ngân hàng, điều đó

càng thấy rõ khi Vietinbank Dak Lak liên tục mở thêm phòng giao dịch tại các huyện

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ trong tương lai.

Tiếp theo, là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển tỉnh Đắk Lắk (BIDV Dak

Lak), trước đây Chi nhánh chuyên chú trọng cho vay doanh nghiệp và các dự án đầu

tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cụ thể năm 2010, dư nợ cho vay sản xuất cà phê chỉ đạt

6,83%. Nhưng từ năm 2011, có sự thay đổi đáng kể, từ 6,83% tăng lên 17,30% vào

năm 2011 và 17,09% vào năm 2012. Nguyên nhân là do đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk là địa bàn mạnh về nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là sản xuất cà phê nên trong

những năm gần đây, BIDV Dak Lak cũng đã khai thác mạnh thị trường nông thôn

trong đó có cho vay sản xuất cà phê. Tuy nhiên, năm 2013 và 2014 nợ xấu trong cho

vay sản xuất cà phê của BIDV Dak Lak tăng lên vì trước đây chỉ Chi nhánh chỉ chú

trọng cho vay bán buôn nên việc cho vay các món nhỏ lẻ ngân hàng không chú trọng

nhiều, dẫn đến cán bộ tín dụng khá lơ là trong việc phát triển tín dụng nông nghiệp

nông thôn nên tổng dư nợ cho vay giảm. Bên cạnh đó, Ngân hàng chỉ quan tâm đến

cho vay thu mua và chế biến cà phê, và năm 2013, 2014 do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

có hiện tượng hàng loạt các đại lý thu mua cà phê bị phá sản, bể nợ nên dẫn đến nợ

xấu của Ngân hàng cũng tăng lên, dư nợ cho vay cà phê sụt giảm liên tục.

Nhìn chung, tốc độ doanh số cho vay hộ sản xuất cà phê trong giai đoạn từ

2010 – 2014 tăng nhanh, đạt 225,95% qua 5 năm, cho thấy, Ban giám đốc của

BIDV Dak Lak cũng đã định hướng phát triển mảng bản lẻ nhằm giảm thiểu rủi ro

cho Chi nhánh.

75

Biểu đồ 3.1: Tình hình hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk vay tín dụng

ngân hàng giai đoạn 2010 - 2014

Sacombank Dak Lak và Đông Á bank Dak Lak là hai Ngân hàng TMCP rất

chú trọng đến cho vay hộ sản xuất cà phê. Dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê của hai

ngân hàng luôn ở mức trên 50% và có năm đạt 98% tổng dư nợ cho vay sản xuất cà

phê. Điều đó cho thấy các Ngân hàng thương mại cổ phần đã xác định thị phần

chính là cho vay hộ sản xuất cà phê, qua 5 năm tốc độ tăng dư nợ của khối các

NHTM cổ phần khá nhanh, đều đạt trên 300%.

76

Bảng 3.3: Tình hình vay tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 – 2014 ĐVT: Triệu đồng

Ngân hàng Tiêu chí

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2014/2010

Số tiền

Tỷ

trọng

(%) Số tiền

Tỷ

trọng

(%) Số tiền

Tỷ

trọng

(%) Số tiền

Tỷ

trọng

(%) Số tiền

Tỷ

trọng

(%) Số tiền

Tốc độ

tăng/giảm

Agribank

Dak Lak

Cho vay sản xuất cà phê 3.189.102 100 3.400.828 100 3.668.613 100 4.067.239 100 3.792.097 100 602.995 18,91

Cho vay hộ sản xuất cà phê 2.934.287 92,01 2.936.554 86,35 3.226.126 87,94 3.460.695 85 3.080.007 81,22 145.720 4,97

Dư nợ trung bình/hộ 51,32 52,97 53,04 52,90 49,76

Vietinbank

Dak Lak

Cho vay sản xuất cà phê 396.570 100 485.409 100 681.031 100 771.182 100 812.458 100 415.888 104,87

Cho vay hộ sản xuất cà phê 125.063 31,54 165.205 34,03 287.201 42,17 236.959 31 222.508 27,39 97.445 77,92

Dư nợ trung bình/hộ 309 354 398 467 468

BIDV

Dak Lak

Cho vay sản xuất cà phê 291.582 100 903.599 100 991.599 100 747.444 100 950.409 100 658.827 225,95

Cho vay hộ sản xuất cà phê 52.657 18,06 48.774 5,40 106.994 10,79 206.210 28 337.436 35,50 284.779 540,82

Dư nợ trung bình/hộ 298 318 462 676 1132

Sacombank

Dak Lak

Cho vay sản xuất cà phê 225.895 100 245.873 100 320.436 100 641.429 100 948.061 100 722.166 319,69

Cho vay hộ sản xuất cà phê 198.567 87,90 229.373 93,29 302.886 94,52 625.129 97 919.861 97,03 721.294 363,25

Dư nợ trung bình/hộ 75,96 81,02 95,33 116 140

Đông Á

Dak Lak

Cho vay sản xuất cà phê 167.546 100 187.906 100 140.979 100 253.733 100 433.702 100 266.156 158,86

Cho vay hộ sản xuất cà phê 89.356 53,33 105.250 56,01 136.809 97,04 248.703 98 433.692 99 344.336 385,35

Dư nợ trung bình/hộ 39,80 47,79 64,50 77,98 91,59

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

77

Về dư nợ trung bình của các hộ sản xuất cà phê của các NHTM hiện nay cũng

có những chênh lệch đáng kể. Đối với Vietinbank Dak Lak và BIDV Dak Lak là 2

trong 5 ngân hàng có dư nợ trung bình lớn. Nếu năm 2010, Vietinbank Dak Lak chỉ

cho vay 309 triệu đồng/hộ, thì đến năm 2014 dư nợ tăng 468 triệu đồng/hộ, số liệu

trên cho thấy số lượng khách hàng của Vietinbank Dak Lak không nhiều, địa bàn

cho vay tập trung ở các khu đông dân cư, thị trấn và thị xã, do đó phần lớn đều là

khách hàng lớn, hoạt động ở mảng thu gom, hoặc có diện tích đất nhiều. Đây cũng

là một thuận lợi cho hoạt động của Vietinbank Dak Lak. Còn khách hàng của BIDV

Dak Lak cũng có dư nợ bình quân cao, khoảng 300 triệu đồng đến 1,1 tỷ đồng /hộ,

số lượng khách hàng chưa nhiều, dao động từ 200 – 1.000 khách hàng, do đó chất

lượng tín dụng ở các ngân hàng này là khá tốt, do cán bộ tín dụng quản lý số lượng

khách ít nên có thời gian đôn đốc và xử lý nợ quá hạn kịp thời.

Cuối cùng là Agribank Dak Lak, là Ngân hàng có dư nợ trung bình thấp nhất,

dao động từ 49,76 đến 53,04 triệu đồng/hộ, tuy nhiên đây cũng là ngân hàng có số

lượng khách đông nhất, khoảng 50.000 khách hàng, bên cạnh đó địa bàn cho vay của

Agribank Dak Lak rất rộng, có tới 164 phòng giao dịch. Chi nhánh trải dài tất cả các

huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, do đó việc quản lý tín dụng của Agribank Dak Lak

cũng gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ xấu cao, do đó năm 2014 là một năm với nhiều

thay đổi của Agribank Dak Lak, toàn bộ hệ thống cải tổ lại từ nhân sự đến hoạt động

kinh doanh, riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Agribank Dak Lak giảm đi 2 phòng giao

dịch và mỗi phòng giao dịch tinh giản 10 nhân sự hợp đồng, do đó cũng có những

ảnh hưởng nhất định đến kết quả kinh doanh của Agribank Dak Lak.

Về nợ xấu được xem là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của các

NHTM. Trong 5 ngân hàng thương mại khảo sát trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chỉ có

duy nhất Vietinbank Dak Lak là ngân hàng có không có nợ xấu trong lĩnh vực cho

vay hộ sản xuất cà phê. Đây cũng là Ngân hàng tính đến thời điểm này hoạt động ổn

định và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Các Ngân hàng khác có tỷ lệ nợ xấu

cũng trong tầm kiểm soát dưới 3%. Đây là ngưỡng mà Ngân hàng Nhà nước quy

định về tỷ lệ nợ xấu của các NHTM, tính đến năm 2014 chỉ còn Agribank Dak Lak

78

là có nợ xấu cho vay hộ sản xuất cà phê trên 3%, do đó năm 2014 cũng là một năm

mà Agribank Dak Lak có những thay đổi lớn không chỉ về con người mà cách thức

quản lý, thậm chí giảm cả 2 phòng giao dịch và hơn 100 người để ổn định hoạt động

kinh doanh.

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk

BIDV Dak Lak và Sacombank Dak Lak là 2 ngân hàng có nhóm nợ xấu cũng

khá cao. BIDV Dak Lak nhóm nợ xấu nằm ở mức khoảng 2% đến 3%, tuy nhiên

năm 2013 nợ xấu của BIDV Dak Lak lên tới 5,63% và nằm trong diện cảnh báo của

Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk, do sự nỗ lực của Ban giám đốc trong việc giải

quyết dứt điểm đồng thời trích lập dự phòng rủi ro nên qua năm 2014 nợ xấu của

BIDV Dak Lak giảm xuống còn 2,9%. Đối với Đông Á Bank Dak Lak, do trong

thời gian qua có hiện tượng hàng loạt các đại lý cà phê phá sản, kéo theo hàng loạt

các hộ sản xuất cà phê cũng bị mất trắng do người dân hay ký gửi cà phê của mình

tại các đại lý và Sacombank Dak Lak cũng rơi vào tình trạng không đòi được nợ

nên năm 2011 nợ xấu lên tới 19,42%. Hàng loạt các giải pháp được đưa ra, thậm chí

thay đổi toàn bộ Ban giám đốc của Ngân hàng, sau đó nợ xấu cho vay cà phê đã

được kiểm soát về mức dưới 3%.

Qua đó cho thấy việc kiểm soát nợ xấu cũng là một giải pháp quan trọng để

đem lại lợi nhuận và hiệu quả trong cho vay hộ sản xuất cà phê của các Ngân hàng

thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

79

Bảng 3.4: Nợ xấu và tỷ lê nợ xấu cho vay hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2014

ĐVT: Triệu đồng

Ngân hàng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

So sánh

2014/2010

Số tiền

Tốc độ

tăng/ giảm

(%)

Agribank

Dak Lak

Cho vay hộ sản xuất cà phê 2.934.287 2.936.554 3.226.126 3.460.695 3.080.007 145.720 4,97

Nợ xấu 53.467 107.481 86.189 117.333 96.484 43.017 80,46

Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,82 3,66 2,67 3,39 3,13

Vietinbank

Dak Lak

Cho vay hộ sản xuất cà phê 125.063 165.205 287.201 236.959 222.508 97.445 77,92

Nợ xấu 0 0 0 0 0 0 0.00

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0 0 0 0 0 0 0.00

BIDV

Dak Lak

Cho vay hộ sản xuất cà phê 52.657 48.774 106.994 206.210 337.436 284.779 540,82

Nợ xấu 3.215 645 3.424 11.610 9.788 6.573 204,45

Tỷ lệ nợ xấu (%) 6,11 1,32 3,20 5,63 2,90

Sacombank

Dak Lak

Cho vay hộ sản xuất cà phê 198.567 229.373 302.886 625.129 919.861 721.294 363,25

Nợ xấu 435 612 1.561 3.059 2.205 1.770 406,90

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,22 0,27 0,52 0,49 0,24

Đông Á

Dak Lak

Cho vay hộ sản xuất cà phê 89.356 105.250 136.809 248.703 433.692 344.336 385,35

Nợ xấu 2.134 20.438 223 6.124 4.725 2.591 121,42

Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,39 19,42 0,16 2,46 1,09

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

* Tình hình thực hiện nội dung chính sách cho vay hộ sản xuất cà phê

80

(1)Nguyên tắc cho vay

Các NHTM khi cho hộ sản xuất cà phê vay vốn phải đảm bảo 2 nguyên tắc là

sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả nợ đúng kỳ hạn. Qua khảo sát 320 hộ sản

xuất cà phê tại 4 điểm nghiên cứu, mục đích vay vốn của các hộ sản xuất cà phê

được thể hiện qua kết quả sau:

Bảng 3.5: Mục đích vay vốn của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn

Mục đích vay

Krông Pắk CưKuin CưMgar Buôn

Ma Thuột BQC

Số

hộ

Tỷ

lệ

(%)

Số

hộ

Tỷ

lệ

(%)

Số

hộ

Tỷ

lệ

(%)

Số

hộ

Tỷ

lệ

(%)

Số

hộ

Tỷ

lệ

(%)

1.Kiến thiết cơ bản 11 13,75 9 11,25 17 21,25 18 22,50 13,75 17,19

2.Chăm sóc cà phê KD 41 51,25 34 42,50 46 57,50 47 58,75 42 52,50

3.Tái canh 12 15,00 11 13,75 10 12,50 12 15,00 11,25 14,06

4.Mục đích khác 16 20,00 26 32,50 7 8,75 3 3,75 13 16,25

Tổng 80 100 80 100 80 100 80 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả

Mục đích vay vốn của các hộ sản xuất cà phê tập trung chủ yếu là chăm sóc

cà phê kinh doanh, bình quân chung của cả 4 điểm nghiên cứu là 52,50%, vì đây là

giai đoạn mà vườn cà phê đem lại thu nhập cho các hộ sản xuất cà phê, là điều kiện

cần thiết để các hộ có tài sản đảm bảo cho các NHTM.

Ngoài ra, các hộ còn thực hiện các mục đích khác như là kiến thiết cơ bản,

tái canh và các mục đích khác. Tuy nhiên đối với kiến thiết cơ bản và tái canh cà

phê đòi hỏi thời gian đầu tư dài và vốn chăm sóc lớn do đó đây cũng là khó khăn

cho các hộ không có vốn nhàn rỗi để đầu tư, vì vậy các hộ sản xuất cà phê vẫn tự

kiến thiết và tái canh dần dần vườn cà phê của mình, vì họ cũng cần phải có thu

nhập cho mình. Ngoài ra để đa dạng hoá thu nhập, các hộ sản xuất cà phê cũng

chuyển đổi sang các cây trồng khác như trồng thêm sầu riêng, bơ, mắc ca…để có

thêm thu nhập, lấy ngắn nuôi dài, và trong những giai đoạn khi giá cà phê giảm sâu,

các hộ vẫn có thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

(2) Điều kiện cho vay

Các hộ sản xuất cà phê vay vốn tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đều

đáp ứng đủ điều kiện cho vay theo quy chế cho vay của các TCTD ban hành

31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cụ thể:

81

- Điều kiện về mặt pháp luật

Tất cả hộ sản xuất cà phê vay vốn đều đảm bảo điều kiện pháp luật. Hồ sơ

vay vốn được lưu đầy đủ tại các NHTM. Trong quá trình vay vốn, các hộ sản xuất

phải tiếp xúc trực tiếp với CBTD, qua đó các CBTD sẽ quyết định cho vay hay

không cho vay. Nói chung, về đảm bảo điều kiện cho vay hộ sản xuất cà phê về mặt

pháp luật, được triển khai thực hiện tốt ở các NHTM tỉnh Đắk Lắk.

- Điều kiện về mặt tài chính

+Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê

Kết quả khảo sát 194 hộ sản xuất cà phê có vay vốn tại các NHTM cho thấy

vốn tự có của các hộ chiếm 62,59% so với tổng chi phí sản xuất của hộ. Điều này

hoàn toàn phù hợp so với tình hình thực tế, vì trong thời gian vừa qua chi phí sản

xuất của hộ trồng cà phê tăng khoảng 20% so với năm năm trước đây, chủ yếu là

chi phí nhân công, nước tưới, phân bón.

Tuy nhiên, với vốn tự có của hộ sản xuất trên 60% cho thấy các hộ sản xuất

cà phê có vốn tự có lớn, đảm bảo điều kiện vay và trả nợ cho ngân hàng.

Bảng 3.6: Vốn tự có của các hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu

Điểm nghiên cứu

Krông Pắk CưKuin CưMgar Buôn Ma

Thuột BQC

Tổng chi phí sản xuất cà phê 65.847 64.863 62.517 64.733 64.490

Vốn tự có 41.324 39.589 40.685 39.868 40.366

Tỷ lệ vốn tự có/tổng chi phí

(%) 62,76 61,03 65,08 61,59 62,59

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả

+ Khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng

Qua khảo sát các hộ có vay vốn tại các NHTM cho thấy 100% các hộ trả lời

đều có phương án vay vốn được thẩm định có hiệu quả, điều đó cho thấy các hộ đều

có khả năng trả nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên, trong thực tế sau khi sử dụng vốn,

vẫn có những trường hợp trả chậm hoặc không có khả năng trả nợ với nhiều lý do

khác nhau như mất giá, mất mùa, gia đình có người ốm đau, con cái học hành…Qua

82

đó cho thấy khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào các điều

kiện khác như giá cả, thời tiết, điều kiện khách quan.

(3) Bảo đảm an toàn cho nợ vay

Bảo đảm nợ vay chính là một phương thức quan trọng để phòng ngừa rủi ro

cho các NHTM. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của hình thức tín dụng mà lựa chọn

phương thức đảm bảo nợ vay cho phù hợp. Đối với hình thức cho vay hộ sản xuất

cà phê tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy hình thức đảm bảo vốn vay là tài sản đảm bảo sẽ

thuận lợi đối với hộ sản xuất cà phê và các NHTM. Hầu hết các hộ sản xuất đều có

tài sản đảm bảo chính là vườn cây cà phê, tư liệu sản xuất phục cho sản xuất cà phê,

đối với các NHTM việc thẩm định tài sản của hộ cũng thuận lợi và dễ dàng.

Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 194 hộ có vay vốn tại các NHTM cho thấy số

lượng hộ vay vốn có tài sản đảm bảo là chủ yếu, lên tới 88,14%. Trong khi vốn vay

ngân hàng chỉ có 18.569 triệu đồng, thì giá trị tài sản đảm bảo là 26.686 triệu đồng,

tỷ lệ vốn vay/giá trị tài sản đảm bảo là 69,58%. Qua đó cho thấy, tín dụng cấp cho

hộ sản xuất cà phê được đảm bảo. Nằm trong ngưỡng Ngân hàng Nhà nước quy

định, dưới 70%. Trong trường hợp nếu có rủi ro xảy ra thì tài sản đảm bảo xem như

là tài sản được ngân hàng phát mãi trừ nợ.

Đối với việc cấp tín dụng cho hộ sản xuất mà không có tài sản đảm bảo, chỉ

có tại Agribank Dak Lak, có 23 hộ vay với tỷ trọng là 11,86%. Còn tại các NHTM

khác không có hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo. Đây là những hộ vay

với hạn mức tối đa 50 triệu đồng theo Nghị định số 41/2010/NĐ – CP với đối tượng

là khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp

tác xã, chủ trang trại, tổ chức tín dụng được xem xét cho vay không có bảo đảm

bằng tài sản. Tuy nhiên, vốn vay ngân hàng chỉ có 713 triệu đồng, bình quân mỗi hộ

vay được 31 triệu đồng/hộ, với mức vốn vay thấp như vậy các hộ sản xuất cà phê sẽ

rất khó khăn trong việc đầu tư, chăm sóc cho cây cà phê.

83

Bảng 3.7: Các hình thức đảm bảo nợ vay của hộ sản xuất cà phê

Chỉ tiêu

Có tài sản Không có tài sản Tín chấp

Số hộ

Tỷ

trọng

(%)

Số hộ Tỷ trọng

(%) Số hộ

Tỷ

trọng

(%)

Số lượng hộ vay vốn 171 88,14 23 11,86 0 -

Vốn vay ngân hàng 18.569 - 713 - 0 -

Giá trị tài sản đảm bảo 26.686 - 0 - 0 -

Tỷ lệ vốn vay/Giá trị tài sản đảm bảo

(%) 69,58 - 0 - 0 -

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả

Hình thức cho vay tín chấp để đầu tư cho sản xuất cà phê không phát sinh tại

các NHTM. Tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chỉ phát sinh hình thức cho

vay tín chấp đối với các đối tượng là cán bộ viên chức, có hưởng lương cố định và

mục đích là vay tiêu dùng.

(4)Hạn mức cho vay

Các NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk áp dụng hạn mức cho vay căn cứ vào

giá trị tài sản đảm bảo của hộ sản xuất, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Đắk Lắk thì tối đa được 70% giá trị tài sản đảm bảo, ngoài ra còn xem xét thêm các

điều kiện khác trong các trường hợp cụ thể như phương án kinh doanh, vốn tự có

của khách hàng. Theo kết quả điều tra hiện nay, các NHTM trên địa bàn cho vay tối

đa là 69,58%, trong đó khối các NHTM cổ phần như Sacombank Dak Lak , Đông Á

bank Dak Lak cho vay hạn mức cao, còn các NHTM có vốn Nhà nước như

Agribank Dak Lak, BIDV Dak Lak, Vietinbank Dak Lak cho vay hạn mức chỉ

khoảng 50% đến 60%. Vì vây, có thể thấy các NHTM trên địa bàn đều cho vay

trong hạn mức quy định.

(5) Lãi suất cho vay

Giai đoạn 2010 – 2014 là giai đoạn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết

liệt trong Đề án tái cơ cấu ngân hàng, loại bỏ những ngân hàng yếu kém, thiết lập

dự phòng rủi ro. Điểm sáng trong giai đoạn này chính là lãi suất cho vay, lãi suất có

84

xu hướng giảm mạnh, giúp các doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất tiếp cận với vốn

vay, giảm chi phí trong sản xuất đặc biệt là trong sản xuất cà phê.

Tình hình cạnh tranh lãi suất trong cho vay hộ sản xuất cà phê của các

NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thể hiện như sau:

Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk

(Vietinbank Dak Lak), là NHTM cổ phần nhưng có vốn sở hữu của Nhà nước.

Chính sách của Vietinbank Dak Lak tập trung cho vay khách hàng doanh nghiệp cà

phê, tuy nhiên trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

gặp nhiều khó khăn, nợ xấu cho vay doanh nghiệp cà phê tăng, do đó Vietinbank

cũng bắt đầu có chính sách cho vay đối với hộ sản xuất. Vietinbank Dak Lak chỉ

chú trọng cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê. Chưa tập trung cho vay

trồng mới, chăm sóc cà phê. Lãi suất áp dụng tại Vietinbank Dak Lak năm 2014 dao

động khoảng 9% – 10%.

Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư phát triển Đắk Lắk (BIDV Dak Lak)

cũng tích cực tham gia cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là cho

vay hộ sản xuất cà phê. Ngân hàng chú trọng phát triển thị trường bán lẻ để giảm

thiểu rủi ro trong cho vay, vì vậy lãi suất cho vay của BIDV Dak Lak cũng được

đánh giá là mức lãi suất cạnh tranh trên thị trường tín dụng, khoảng 7% - 9%/năm.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank Dak Lak) là ngân

hàng 100% vốn sở hữu Nhà nước, đây là ngân hàng có thế mạnh trong cho vay phát

triển nông nghiệp nông thôn, trọng tâm là cho vay phát triển sản xuất cà phê trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk. Thực hiện chính sách cho vay nông nghiệp nông thôn theo nghị

định 41/2010/NĐ – CP, ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 8% năm

2014. Agribank Dak Lak là ngân hàng có thị phần cho vay sản xuất cà phê cao nhất

trong khối các NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Các ngân hàng thương mại cổ phần Sacombank Dak Lak và Đông Á bank

Dak Lak là những ngân hàng không có vốn sở hữu Nhà nước, thành lập sau các

NHTM trên, do đó các NHTM cổ phần cũng hoạt động tích cực trong cho vay phát

triển sản xuất cà phê, vì đây là hoạt động chủ yếu của các nông hộ trên địa bàn tỉnh

85

Đắk Lắk. Mặc dù lãi suất áp dụng tại Sacombank Dak Lak và Đông Á bank Dak

Lak khá cao, năm 2014 khoảng từ 10 – 11%/năm nhưng các NHTM này vẫn duy trì

được lượng khách hàng là các nông hộ khá lớn, do các NHTM này áp dụng các dịch

vụ cho khách hàng như thời gian giải quyết hồ sơ nhanh hơn, hạn mức cho vay cao

hơn, nhân viên tín dụng nhiệt tình với khách hàng. Do đó, các hộ sản xuất cà phê

vẫn duy trì quan hệ tín dụng thường xuyên với các Ngân hàng.

(6) Thời hạn cho vay

Các NHTM và hộ sản xuất cà phê thoả thuận về việc trả nợ gốc và lãi vốn

vay như sau:

Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn

và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc

hoặc lãi, thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn.

NHTM và hộ sản xuất cà phê có thể thoả thuận về điều kiện, số lãi vốn vay,

phí phải trả trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.

(7) Quy trình cho vay

Các NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk áp dụng quy trình cho vay theo quyết

định 1627/2001/QĐ – CP bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá

nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Quy trình cấp tín

dụng cho vay hộ sản xuất cà phê bao gồm các bước sau:

86

Lập hồ sơ tín dụngBước 1

Bước 2

Bước 3Quyết định tín dung

Giải ngânBước 4

Bước 5 Giám sát và thu nợ

Tất toán, lưu hồ sơ

Phân tích tín dung

Bước 6

Sơ đồ 3.1: Quy trình tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê

Các NHTM đều áp dụng quy trình cho vay sản xuất cà phê đúng theo quy

định do NHNN ban hành. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất,

một số ngân hàng đã đơn giản trong quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng vay

lần thứ hai trở đi như BIDV Dak Lak. Khách hàng sẽ không phải đăng ký công

chứng lại tài sản thế chấp, giao dịch bảo đảm mà chỉ cần thực hiện lại các bước đầu

trong quy trình (Với điều kiện số tiền vay lại phải bằng hoặc nhỏ hơn số tiền lúc ban

87

đầu và tài sản đảm bảo không thay đổi so với lúc ban đầu). Đây là một trong

những giải pháp giúp đơn giản hoá các thủ tục hành chính mà vẫn đảm bảo đúng

quy trình quy định.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của các ngân hàng thương

mại đối với hộ sản xuất cà phê

Bảng 3.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng

Nhân tố GTTB của các nhân tố

Tài sản đảm bảo 3,80

Thông tin chủ hộ 2,70

Khả năng hạch toán, quản lý của hộ 3,69

Năng lực hoạt động 3,76

Mạng lưới quan hệ xã hội 2,61

Ảnh hưởng của nền kinh tế 1,99

Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS

Qua khảo sát 136 CBTD tại năm ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk về việc quyết định cấp tín dụng và quản lý các khoản vay của hộ sản xuất

cà phê, kết quả cho thấy: Nhóm tài sản đảm bảo có điểm trung bình cao nhất, tiếp

đến là năng lực hoạt động, trình độ quản lý của chủ hộ, ảnh hưởng của nền kinh tế

và quan hệ xã hội. Kết quả trên thể hiện vai trò quan trọng của tài sản đảm bảo

trong việc quyết định cho vay của các NHTM hiện nay. Đây chính là kết luận chung

của nhiều nghiên cứu trước đó về khả năng tiếp cận vốn của hộ sản xuất cà phê

[21],[34]. Tuy nhiên đây cũng là một bất cập hiện nay trong việc quyết định cho vay

của các NHTM, họ chỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo mà quên đi rằng năng lực hoạt

động, phương án kinh doanh của các chủ hộ mới là quan trọng trong việc các hộ có

khả năng trả nợ hay không. Về thứ hai là mức độ quan trọng của năng lực hoạt động

của các chủ hộ, đây cũng là một nhân tố đã được chỉ ra trong những công trình

trước, chính là yếu tố giúp ngân hàng đánh giá khả năng thu hồi vốn và giảm thiểu

rủi ro trong quá trình cấp vốn [21]. Ba nhân tố tiếp theo có giá trị tương đối thấp,

đặc biệt là yếu tố quan hệ xã hội. Vì vậy, đây chính là những căn cứ quan trọng để

hoạch định chính sách về việc quyết định giải ngân và quản lý vốn tín dụng của các

NHTM hiện nay.

88

3.1.1.2. Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê

Để đánh giá tình hình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê

tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi tiến hành khảo sát 320 hộ trồng cà phê có vay và không vay

vốn từ các NHTM của 3 huyện Cư Mgar, huyện Cư Kuin, huyện Krông Pắk và

thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

Bảng 3.9: Đặc điểm nhân khẩu học các nhóm hộ khảo sát

Chỉ tiêu ĐVT Huyện, thành phố

BQC/tổng Krông Pắk CưKuin CưMgar Buôn Ma Thuột

1.Số hộ khảo sát Hộ 80 80 80 80

2.Tuổi chủ hộ Tuổi 49,2 49,21 48,35 45,11 47,97

3.Trình độ chủ hộ Lớp 7,35 8,3 7,43 8,8 7,97

4.Bình quân nhân khẩu Người 4,7 5,05 4,4 4,4 4,64

5. Bình quân lao động Người 3,6 3,6 3,05 2,9 3,29

6.Diện tích đất Ha 7,7 11,4 8,2 8,4 8,93

7.Diện tích trồng cà phê Ha 7,5 10,1 6 8 7,90

8. Số năm kinh nghiệm Năm 14,85 13,75 15,65 15,55 14,95

9.Được tham gia tập huấn % 81,65 80,25 90,75 92,5 86,28

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Tình hình chung của các hộ được thể hiện như sau:

Độ tuổi bình quân của các chủ hộ giữa 4 điểm nghiên cứu không có nhiều

chênh lệch, với độ tuổi bình quân là 47,97 tuổi, trình độ văn hoá trung bình là 7,97.

Để tính trình độ văn hoá của chủ hộ, chúng tôi tính số lớp phổ thông đã hoàn thành.

Nếu chủ hộ tốt nghiệp sơ cấp, trung cấp, cao đẳng hoặc đại học thì chúng tôi lấy

trình độ sẽ bằng số năm phổ thông cộng với số năm học sau phổ thông. Nhìn chung

trình độ của các chủ hộ đạt trung bình là 7,97 năm, trong đó 76,5% hộ chưa tốt

nghiệp phổ thông trung học, 97% các hộ chưa có bằng cấp chuyên môn. Đây cũng

là điều ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất cà phê của các hộ vì trong sản xuất cà phê

đòi hỏi người trồng cà phê phải có trình độ kỹ thuật, tính toán, quản lý tốt thì việc

sản xuất cà phê mới đạt hiệu quả cao.

Trình độ và số năm kinh nghiệm của các chủ hộ ở huyện Cư Mgar là cao

nhất, với bình quân chung là 15,65 năm. Tiếp đến là thành phố Buôn Ma Thuột đạt

15,55 năm và đến Krông Pắk đạt 14,85, cuối cùng là huyện Cư Kuin 13,75, vì vậy

89

việc tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của

các chủ hộ tại các điểm nghiên cứu khá tốt.

Bình quân mỗi hộ có 4,64 nhân khẩu và 3,29 lao động. Tỷ lệ lao động của

các hộ khảo sát khá cao, cho thấy đây là điều kiện thuận lợi sản xuất cà phê. Vì cà

phê là cây công nghiệp dài ngày, việc đầu tư công sức vào chăm sóc rất lớn, diễn ra

quanh năm như tưới nước, đào bồn, tỉa cành, bón phân, thu hoạch…trên diện tích

lớn, đòi hỏi lao động phải có sức khoẻ và làm việc quanh năm.

Qua khảo sát cho thấy hầu hết các hộ đều tham gia trồng cà phê lâu năm, mặc

dù phần lớn người dân ở đây không phải là người địa phương, chủ yếu từ những nơi

khác đến sinh sống, số năm trung bình là 14,65 năm trong đó huyện Cư Mgar có số

năm kinh nghiệm cao hơn, có hộ trồng cà phê trên 50 năm. Cư Mgar là một huyện

sản xuất cà phê lớn của tỉnh Đắk Lắk, những chương trình của Sở nông nghiệp và

PTNT tỉnh, các đề án về phát triển cà phê bền vững được triển khai trên địa bàn

huyện, do đó các chương trình tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc, chế biến cà

phê sạch, xanh thường xuyên được tổ chức. Trong số các hộ khảo sát thì cả 4 điểm

nghiên cứu có số lượng các hộ tham gia đông, trên 90%, khi tham gia các chương

trình tập huấn, các hộ đã tiếp cận với các phương pháp kỹ thuật canh tác mới để tạo ra

sản phẩm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn 4C, đồng thời đảm bảo đầu ra tiêu thụ

cho các hộ. Đầu năm 2013, giá cà phê trên thị trường có giảm mạnh xuống còn

32.000đ/kg, nhưng các hộ có tham gia đề án phát triển cà phê bền vững vẫn bán được

với giá 40.000đ/kg, qua đó cho thấy việc tham gia các chương trình dự án không chỉ

được lợi về mặt kỹ thuật mà còn đảm bảo việc tiêu thụ cho các hộ được đảm bảo.

* Khả năng tiếp cận vốn tín dụng

a) Số lượng hộ sản xuất vay vốn tín dụng ngân hàng

Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng hiện nay trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk ngoài hình thức tín dụng ngân hàng còn có các hình thức tín dụng

khác, đó là vay nóng, vay dưới hình thức chơi huê, vay họ hàng, bạn bè, làng

xóm và vay dưới hình thức mua bán chịu. Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu, nên

luận án chỉ tập trung nghiên cứu hình thức tín dụng ngân hàng, vay tại các ngân

hàng thương mại, vì đây là kênh tín dụng hợp pháp, lành mạnh, có tác dụng kích

thích sản xuất phát triển.

90

Bảng 3.10: Số lượng hộ sản xuất cà phê có vay vốn tại các NHTM

Điểm

nghiên cứu

Hộ có vay

Phân theo ngân hàng

Agribank Vietinbank BIDV Sacombank Đông Á NH khác

SL

Tỷ

lệ

(%) SL

Tỷ

lệ

(%) SL

Tỷ

lệ

(%) SL

Tỷ

lệ

(%) SL

Tỷ

lệ

(%) SL

Tỷ

lệ

(%) SL

Tỷ

lệ

(%)

Krông Pắk 35 43,75 17 48,57 5 14,29 6 17,14 2 5,71 3 8,57 2 5,71

CưKuin 47 58,75 12 25,53 10 21,28 8 17,02 7 14,89 7 14,89 3 6,38

CưMgar 55 68,75 13 23,64 11 20,00 10 18,18 9 16,36 8 14,55 5 9,09

Buôn Ma Thuột 57 71,25 21 36,84 9 15,79 6 10,53 5 8,77 5 8,77 11 19,30

Tổng 194 60,63 63 32,47 35 18,04 30 15,46 23 11,86 23 11,86 21 10,82

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Trong tổng số 320 phiếu khảo sát tại 4 điểm nghiên cứu, số hộ có vay vốn tín

dụng chính thức là 194 hộ, chiếm tỷ lệ 60,63%. Qua đó cho thấy nhu cầu về vốn tín dụng

ngân hàng là rất cao trong dân cư. Trong đó thành phố Buôn Ma Thuột có số lượng hộ

vay nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 71,25% và thấp nhất là Krông Pắk với tỷ lệ 43,75%.

Đối với các hộ không tiếp cận được với vốn tín dụng ngân hàng, họ phải tìm

mọi cách để có vốn phục vụ cho sản xuất. Đầu tiên, các hộ này sẽ đi vay họ hàng, bạn

bè, hàng xóm, tuy nhiên việc vay các đối tượng này chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng là

chủ yếu, bởi vì lượng tiền vay được rất ít nên không phục vụ cho việc sản xuất kinh

doanh được. Việc cho vay hoàn toàn mang tính tương trợ, giúp đỡ nhau là chính và lãi

suất thường bằng 0%, thời hạn vay được thoả thuận giữa 2 bên và thường là khi bên đi

vay có thu nhập thì họ sẽ hoàn trả, hình thức trả nợ cũng linh hoạt, có thể trả dần hoặc

trả toàn bộ khoản tiền vay vào một thời điểm. Nếu hình thức vay trên không đáp ứng

được nhu cầu vốn, các hộ sẽ đi vay nóng, lãi suất vay nóng cao hơn lãi suất vay chính

thức từ 2 đến 4 lần.

Trong số 5 ngân hàng thương mại khảo sát trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có doanh số cho vay cao nhất, tỷ lệ số hộ

vay vốn từ Ngân hàng này chiếm 32,47%, thấp nhất là Ngân hàng Đông Á, tỷ lệ

tương ứng là 11,86%. Bên cạnh 5 ngân hàng trên, có 10,82% số hộ vay từ các ngân

hàng khác như Ngân hàng Kiên Long, Ngân hàng Kỹ Thương, Ngân hàng Á Châu.

Đây là tín hiệu đáng mừng vì số lượng các TCTD cung cấp dịch vụ cho thị trường

ngày càng tăng lên, các hộ trồng cà phê sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận được vốn tín

dụng ngân hàng với chất lượng tốt.

91

b) Nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê

Đánh giá về nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng được khảo sát 126 hộ chưa

vay vốn tín dụng ngân hàng tại các điểm cho thấy: trong số 126 hộ chưa vay vốn có

tới 61,90% hộ có nhu cầu vay vốn tín dụng từ các NHTM nhưng vì nhiều lý do nên

các hộ này vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay. Số hộ còn lại với tỷ lệ

38,10% là do điều kiện gia đình khá giả hoặc có các nguồn tiếp cận khác nên không

có nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng. Qua số liệu trên cho thấy nhu cầu về vay

vốn tín dụng ngân hàng trong thị trường nông thôn là lớn, do đó thị trường tín dụng

Đắk Lắk được xem là thị trường tiềm năng.

Biểu đồ 3.3: Nhu cầu vay vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê năm 2014

Để thấy rõ hơn lý do vì sao 61,90% số hộ có nhu cầu vay vốn mà hộ lại

không nộp hồ sơ vay vốn, luận án sẽ đi phân tích các lý do sau:

Biểu đồ 3.4: Các lý do hộ sản xuất không nộp hồ sơ vay vốn

92

Trong các lý do được thống kê cho thấy, lý do chủ yếu chính là việc tiếp cận

với các NHTM còn hạn chế, 23,81%. Qua khảo sát cho thấy có những điểm nghiên

cứu chỉ có duy nhất một TCTD hoặc cũng có những điểm nghiên cứu, các NHTM ở

quá xa nên người dân khó khăn trong việc tiếp cận với NHTM. Các lý do khác cũng

khá đa dạng và phong phú, tuy nhiên cần quan tâm tới lý do thủ tục cho vay vẫn còn

khá phức tạp, 17,46%. Đây là điều khiến cho việc tiếp cận vốn tín dụng của hộ sản

xuất cà phê gặp trở ngại.

c) Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho hộ sản xuất cà phê

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ số tiền được vay/Nhu cầu vay của hộ sản xuất cà phê

Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của các NHTM cổ phần khá cao,

Sacombank Dak Lak và Đông Á Bank Dak Lak trên 0,9 (chuẩn đáp ứng nhu cầu

cho vay là 1), kế đến là các NHTM cổ phần có vốn sở hữu của Nhà nước, BIDV

Dak Lak và Vietinbank Dak Lak, trên 0,7. Khối các NHTM khác cũng khá cao, trên

0,8 và cuối cùng là Agribank Dak Lak 0,61. Qua phân tích cho thấy khả năng đáp

ứng nhu cầu vốn vay vẫn chưa đạt 1, vẫn còn 0,185 nhu cầu chưa đáp ứng đủ. Khả

năng đáp ứng nhu cầu vay phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn huy động và đặc điểm

cũng như chiến lược hoạt động của các NHTM.

Để thấy rõ hơn việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà

phê trên địa bàn tỉnh, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của

hộ sản xuất cà phê, tác giả sử dụng mô hình Heckman được sử dụng để đánh giá

93

khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn

tỉnh Đắk Lắk có kết quả như sau:

Bảng 3.11: Kết quả phân tích bước một về khả năng tiếp cận vốn tín dụng

ngân hàng của hộ sản xuất cà phê

Stt Biến số Ký hiệu Coefficient t-Statistic Prob. Ý nghĩa

1 Tín dụng khác Tindungkhac -0,0878 -2,4616 0,0144 **

2 Trình độ Trinhdo 0,0006 0,1068 0,9149 NS

3 Thủ tục Thutuc 0,3170 9,6703 0,0000 ***

4 Giấy chứng nhận

QSDĐ

Sodo 0,2031 5,5840 0,0000

***

5 Giới tính Gioitinh 0,2398 6,4465 0,0000 ***

6 Độ tuổi Dotuoi -0,0036 -2,3029 0,0219 ***

7 Địa vị Diavi 0,0520 0,8208 0,4124 NS

8 Dân tộc Dantoc 0,2960 8,8168 0,0000 **

Hệ số tự do C 0,3597 3,3137 0,0010

Giá trị R2

0,56

Nguồn: Kết quả khảo sát và nghiên cứu của tác giả năm 2014

Ghi chú: ***

Có ý nghĩa thống kê ở mức 1% NS

Không có ý nghĩa thống kê

**

Có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến

khả năng tiếp cận vốn vay chính thức của hộ gia đình. Các nhân tố đó là: Tín dụng

khác, thủ tục, sổ đỏ, giới tính, độ tuổi và dân tộc.

Tín dụng khác có ý nghĩa ở mức 5% và dấu của tham số ước lượng đúng với

dấu kỳ vọng. Điều này cho thấy trước khi vay vốn từ các nguồn vốn chính thức các hộ

nông dân đã tiếp cận các nguồn vốn tín dụng khác. Kết quả nghiên cứu phù hợp với

nghiên cứu của Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010).

Thủ tục vay vốn có ý nghĩa ở mức 1%, đúng dấu kỳ vọng. Điều này cho thấy

thủ tục rườm rà là nguyên nhân tác động to lớn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín

dụng ngân hàng của nông hộ và cũng như kết luận của Nguyễn Quốc Oánh, Phạm

Thị Mỹ Dung (2010).

94

Sổ đỏ có ý nghĩa ở mức 1% và đúng dấu kỳ vọng. Để vay được vốn từ các

nguồn tín dụng ngân hàng đòi hỏi các nông hộ phải có tài sản thế chấp. Đây chính là

rào cản lớn nhất đối với khả năng tiếp cận vốn vay từ các nguồn vốn tín dụng ngân

hàng. Đây cũng là kết quả nghiên cứu của Guangwen và Lili (2005), Trần Ái Kết và

Huỳnh Trung Thời (2013).

Giới tính có ý nghĩ ở mức 1% và tham số ước lượng mang dấu dương chứng

tỏ trong các hộ khảo sát, chủ hộ là nam giới giữ vai trò chủ yếu trong tiếp cận các

nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Độ tuổi có ý nghĩa ở mức 5% và đúng dấu kỳ vọng, cho thấy các chủ hộ trong

nghiên cứu này tuổi đã cao, tài sản thế chấp ít và thu nhập giảm nên khả năng tiếp cận

tín dụng khó hơn những người trẻ tuổi, trùng với kết luận của Trần Ái Kết (2009).

Dân tộc có ý nghĩa ở mức 1% và phù hợp với dấu kỳ vọng. Kết quả cho đa

số các hộ được khảo sát là người kinh, do có trình độ, kỹ thuật sản xuất tốt hơn so

với các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, trình độ và địa vị của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp

cận tín dụng nhưng chưa ở mức ý nghĩa thống kê. Để đánh giá chính xác về các yếu

tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, tác

giả đã phân tích tương quan sau khi thực hiện phân tích hồi quy để xác định không

có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến [Phụ lục 17]. Có thể có tương quan cao

giữa 2 biến Trình độ và Địa vị (Bảng 3.11), điều này có thể xảy ra ở những vùng

không có nhiều người dân được tiếp cận tốt với giáo dục (ví dụ như ở các vùng

nông thôn). Vì vậy, khả năng ước lượng hệ số trên các biến sẽ không có ý nghĩa

thống kê.

Để đảm bảo 6 nhân tố trên có ý nghĩa, tác giả sử dụng mô hình Wald để kiểm

định và kết quả cho thấy 6 nhân tố đều có ý nghĩa trong việc tiếp cận vốn tín dụng

ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê [Phụ lục 9].

Ở bước thứ hai kết quả phân tích hồi quy cho thấy các biến ảnh hưởng đến

hạn mức tín dụng một cách có ý nghĩa là: Diện tích, lãi suất, mục đích, thu nhập và

tài sản thế chấp. Cụ thể:

95

Bảng 3.12: Kết quả phân tích bước hai mô hình Heckman

Stt Biến số Coefficient t-Statistic Prob. Ý nghĩa

1 Dientich 0,000245 2,022645 0,0440 **

2 Laisuat 2,081359 8,318708 0,0000 ***

3 Mucdich 6,171040 2,670071 0,0080 ***

4 Nganhnghe 0,711392 0,283934 0,7766 NS

5 Thunhap 0,193555 2,167038 0,0000 ***

6 Trinhdo 0,310559 0,797158 0,4260 NS

7 TSTC 5,068749 2,175329 0,0304 **

C -20.33642 -4,580717 0,0000

Giá trị R2

0,77

Nguồn: Kết quả khảo sát và nghiên cứu của tác giả năm 2014

Ghi chú: ***

Có ý nghĩa thống kê ở mức 1% NS

Không có ý nghĩa thống kê

**

Có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Diện tích đất có ý nghĩa ở mức 5% và đúng dấu kỳ vọng. Đối với hộ nông

dân diện tích đất là tư liệu sản xuất giúp hộ nông dân tạo ra thu nhập. Hộ có nhiều

đất sẽ có cơ hội tao ra thu nhập cao hơn nhưng đồng thời đòi hỏi nhu cầu vay vốn

lớn hơn. Thu nhập cao làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng cho vay nhiều hơn.

Lãi suất có ý nghĩa ở mức 1%, tuy nhiên trái dấu kỳ vọng. Điều này cho thấy

lãi suất của các tổ chức tín dụng ngân hàng thấp hơn lãi suất nguồn tín dụng khác.

Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng ngân hàng không thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn

của các hộ dân. Do đó nông hộ phải tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng khác. Kết

quả nghiên cứu giống nghiên cứu của Guangwen và Lili (2005).

Mục đích vay vốn có ý nghĩa ở mức 1%, và đúng dấu kỳ vọng, chứng tỏ

nguồn vốn hộ nông dân vay được sử dụng đúng mục đích. Kết luận này phù hợp với

nghiên cứu của Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013). Yếu tố này rất quan

trọng vì các tổ chức tín dụng luôn quan tâm đồng vốn của mình có được người vay

sử dụng đúng mục đích hay không.

Thu nhập có ý nghĩa ở mức 1%, phù hợp với dấu kỳ vọng và kết quả nghiên

cứu của Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010), Trần Ái Kết và Huỳnh

Trung Thời (2013). Điều này cho thấy các hộ có thu nhập cao hơn sẽ vay được

96

nhiều vốn từ các tổ chức tín dụng ngân hàng hơn. Bởi vì khả năng chi trả của các hộ

này cao hơn, họ sẽ sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn.

Tài sản thế chấp có ý nghĩa ở mức 5%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với dấu

kỳ vọng. Đây là yếu tố rất quan trọng trong tiếp cận vốn vay tín dụng ngân hàng của

hộ nông dân. Các tổ chức tín dụng ngân hàng sẽ ưu tiên cho các hộ có tài sản đảm

bảo được vay vốn trước và nhiều hơn các hộ không có tài sản thế chấp.

Có hai yếu tố ngành nghề sản xuất kinh doanh và trình độ của hộ nông dân ảnh

hưởng không rõ ràng đến việc tiếp cận tín dụng của nông hộ. Trình độ học vấn không

ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng ngân hàng.

Như vậy khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng ngân hàng của các hộ nông dân

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chịu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về bản chất của hộ và

các nhân tố thuộc về các NHTM. Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố ảnh hưởng có

ý nghĩa đến khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nông dân là: nguồn vốn các hộ vay từ

các tổ chức tín dụng khác, thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng ngân hàng, tài sản

thế chấp của hộ, giới tính cùng với chủ hộ là người kinh hay người dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó lượng vốn tín dụng ngân hàng cũng chịu tác động bởi các yếu tố: Tài sản

thế chấp, thu nhập, diện tích, lãi suất và mục đích vay vốn của nông hộ.

Kết quả trên cho thấy trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản

xuất cà phê thì thiếu tài sản thế chấp là rào cản lớn trong tiếp cận vốn tín dụng ngân

hàng của các hộ hiện nay. Phần lớn vì nhiều lý do mà các hộ không làm được sổ đỏ

nên không có tài sản thế chấp cho ngân hàng, trong khi đó việc cho vay tín chấp với

hạn mức dưới 10 triệu đồng/hộ thì không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư cho vườn cây

cà phê của các hộ, trong khi thủ tục vay tín chấp cũng không đơn giản, vì vậy việc

xây dựng hạn mức vay cao và cho vay tín chấp trong nông nghiệp là việc làm cần

thiết để các hộ sản xuất cà phê có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Nhân tố làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các hộ

sản xuất đó là thủ tục vay vốn của các NHTM. Kinh doanh tiền tệ chắc chắn là có

rủi ro và các NHTM ban hành những quy trình và quy định về cho vay chặt chẽ là

điều cần thiết, tuy nhiên hiện nay thủ tục vay vốn từ phía các NHTM vẫn còn nhiều

97

bất cập, thủ tục vẫn còn rườm rà. Do đó, cần có quy trình cho vay sản xuất cà phê

linh hoạt và hiệu quả hơn.

Thu nhập và mục đích vay vốn của các hộ sản xuất cũng ảnh hưởng đến việc

tiếp cận vốn, với các hộ sản xuất có thu nhập cao và mục đích vay rõ ràng như vay

để chăm sóc cà phê kinh doanh thì việc tiếp cận sẽ nhanh và dễ dàng hơn, còn nếu

vay vào các mục đích khác như trồng mới, tái canh cà phê thì quy trình vay sẽ dài

hơn, đòi hỏi nhiều điều kiện hơn.

Các nhân tố còn lại như diện tích, dân tộc đều góp phần làm tăng khả năng

tiếp cận vốn vay ngân hàng. Do vậy, các hộ sản xuất cà phê có địa vị trong xã hội,

có diện tích cà phê lớn, là người kinh thì tiếp cận vốn vay ngân hàng sẽ dễ dàng

hơn. Các yếu tố khác như trình độ, địa vị xã hội, ngành nghề ảnh hưởng chưa ở mức

có ý nghĩa thống kê đến tiếp cận vốn tín dụng, đây cũng là điểm khác biệt so với các

nghiên cứu trước đây [14], [18], [24] [38].

Do đó để tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có thể

tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng cần có cơ chế cho vay phù hợp với từng đối

tượng để đảm bảo công bằng cho các hộ sản xuất cà phê, đảm bảo quá trình phát

triển bền vững và ổn định.

* Hình thức tiếp cận

Để thấy rõ hơn các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tiếp cận vốn

bằng hình thức nào, kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay có 2 hình thức tiếp cận

vốn tín dụng là cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp.

Bảng 3.13: Hình thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ khảo sát

Diễn giải

Krông Pắk CưKuin CưMgar

Buôn Ma

Thuột BQC/hộ

Số

hộ

Tỷ lệ

(%)

Số

hộ

Tỷ lệ

(%)

Số

hộ

Tỷ lệ

(%)

Số

hộ

Tỷ

lệ

(%)

Tiếp cận trực tiếp 32 91,43 45 95,74 52 94,55 57 100 95,88

Tiếp cận gián tiếp 3 8,57 2 4,26 3 5,45 0 0 4,12

-Thông qua tổ 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0 0,00

-Thông qua doanh

nghiệp 4 11,43 2 4,26 3 5,45 0 0 4,64

Tổng 35 100 47 100 55 100 57 100 100

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2014

98

Qua khảo sát số liệu thực tế cho thấy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chủ yếu vẫn

là hình thức cho vay trực tiếp đến từng hộ sản xuất cà phê.

Việc cho vay trực tiếp giúp người dân được tiếp cận vốn trực tiếp từ phía các

NHTM, không thông qua bất kỳ kênh trung gian nào, đồng nghĩa với việc các hộ

sản xuất cà phê sẽ không phải chịu thêm bất kỳ khoản chi phí nào ngoài lãi suất quy

định của NHTM. Hiện nay, có hơn 90% các hộ sản xuất cà phê tiếp cận vốn bằng

hình thức này, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tỷ lệ cho vay trực tiếp lên tới

100%, kế đến là huyện Cư Kuin 95,74%, CưMgar là 94,55% và cuối cùng là Krông

Pắk 91,43%. Tuy nhiên với hình thức tiếp cận vốn trực tiếp sẽ gây khó khăn cho các

NHTM, khi đến thời gian cao điểm của mùa vụ sản xuất cà phê đã gây ra tình trạng

quá tải, tiến độ giải ngân cho các hộ sản xuất không kịp.

Các huyện vẫn có hình thức vay thông qua doanh nghiệp là do trên địa bàn

của các huyện vẫn có các công ty cà phê như là trên địa bàn huyện Cư Mgar có

công ty cà phê Ea Pốk, công ty cà phê Cư Mgar. Trên địa bàn huyện Krông Pắk có

công ty cà phê ca cao tháng 10, công ty cà phê Thắng Lợi, Công ty cà phê Quyết

Thắng còn trên địa bàn huyện Cư Kuin có công ty cà phê Ea Sim. Do đó vẫn phát

sinh các khoản vay thông qua các công ty cà phê để giải ngân vốn tới các hộ sản

xuất cà phê là đối tượng được giao khoán với Công ty. Hình thức vay vốn thông qua

tổ chỉ được áp dụng với các món vay thuộc đối tượng chính sách và được áp dụng

tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk, còn đối với các NHTM không áp

dụng hình thức cho vay này.

*Phương thức tiếp cận

Bảng 3.14: Phương thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ khảo sát

Diễn giải

Krông

Pắk CưKuin CưMgar

Buôn Ma

Thuột BQC/hộ

Số

hộ

Tỷ lệ

(%)

Số

hộ

Tỷ lệ

(%)

Số

hộ

Tỷ lệ

(%)

Số

hộ

Tỷ lệ

(%)

Cho vay từng lần 32 91,43 42 89,36 51 92,73 52 9,.23 91,24

Cho vay theo dự án

đầu tư 3 8,57 5 10,64 4 7,27 5 8,77 8,76

Tổng 35 100 47 100 55 100 57 100 100

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2014

99

Phương thức tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn

tỉnh Đắk Lắk là cho vay từng lần, với tỷ lệ cao nhất là huyện Cư Mgar 92,73%, các

điểm nghiên cứu còn lại cũng đều chiếm trên 90%, qua số liệu trên cho thấy tại các

NHTM hiện nay khi cho vay thị trường nông nghiệp nông thôn vẫn áp dụng phương

thức cho vay từng lần. Với phương thức cho vay này, với nhiều quy định, thủ tục

của ngân hàng sẽ gây khó khăn cho các hộ sản xuất cà phê, vì mỗi lần các hộ sản

xuất muốn vay lại lần thứ hai thì đều phải làm lại thủ tục như vay mới ban đầu.

Trong số 194 hộ có vay vốn tại các NHTM thì có nhiều hộ đã vay NHTM trên 2

năm, do đó nếu áp dụng phương thức cho vay từng lần thì sẽ có hơn 194 lượt vay

vốn của các hộ sản xuất cà phê, do đó sẽ phát sinh thêm chi phí cho các NHTM

trong việc cho vay.

Việc cho vay theo dự án đầu tư nghĩa là cho vay theo hạn mức tín dụng, tuỳ

thuộc vào quy mô, diện tích của các hộ sản xuất cà phê sẽ được vay ít hay nhiều.

Tại các điểm nghiên cứu vẫn có phát sinh phương thức cho vay theo dự án đầu tư,

tuy nhiên số lượng các hộ sản xuất cà phê vay theo phương này này vẫn còn hạn

chế, chiếm tỷ lệ dưới 10%. Vì vậy trong thời gian tới để giảm chi phí và giảm tải

công việc liên quan đến thủ tục, giấy tờ trong hồ sơ vay vốn của các NHTM cần chú

trọng đến việc cho vay theo dự án đầu tư.

Việc tiếp cận vốn tín dụng gắn liền với việc sử dụng vốn tín dụng của các hộ

sản xuất, vì nếu việc tiếp cận vốn thuận lợi thì sẽ tăng hiệu quả trong việc sử dụng

vốn vay, và ngược lại nếu sử dụng vốn vay tốt thì trả nợ sẽ tốt và việc vay vốn lần

sau sẽ thuận lợi hơn. Trong khảo sát cho thấy phần lớn các hộ sản xuất cà phê đều

có nhu cầu vay hơn 2 lần [10], [11], [24], [35].

3.1.2. Sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk

3.1.2.1. Về mặt kinh tế

*Vốn vay bình quân và tỷ lệ vốn vay của các hộ sản xuất cà phê

100

Bảng 3.15: Tỷ lệ vốn vay trên vốn đầu tư của các hộ sản xuất cà phê

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu

Điểm nghiên cứu

Krông Pắk CưKuin CưMgar

Buôn Ma

Thuột BQC

1.Vốn đầu tư 65.847 64.863 62.517 64.733 64.490

2.Vốn vay 38.200 38.200 38.200 38.200 38.200

3.Tỷ lệ vốn vay/Vốn đầu

tư (%)

58,01 58,89 61,10 59,01 59,23

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả

Hầu hết các hộ sản xuất cà phê đều thiếu vốn để đầu tư chăm sóc cà phê, vì

vậy các hộ đều phải đi vay vốn từ các nguồn khác nhau để đầu tư vườn cà phê của

mình, việc vay vốn của các hộ phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau, như tài sản

đảm bảo, diện tích cà phê, địa vị xã hội, các mối quan hệ…Vì vậy, nếu không đủ

vốn thì nhiều vườn cây cà phê không đủ điều kiện để chăm sóc. Tỷ lệ vốn vay trên

vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư của các hộ, ảnh hưởng đến

năng suất, chất lượng và thu nhập của các hộ sản xuất cà phê. Qua khảo sát cho thấy

tỷ lệ vốn vay trên vốn đầu tư của các hộ hiện nay lên tới 59,23%. Số liệu này cao

hơn so với các nghiên cứu của các năm trước, cụ thể năm 2012 theo nghiên cứu của

các tác giả khác là 54,68% (Bùi Thị Hiền, 2012), 52,25% (Nguyễn Thị Phương

Thảo, 2014), lý do là chi phí đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, công, và các loại

nhiên liệu khác tăng thêm khoảng 20%, do đó dẫn đến chi phí tăng và vốn đầu tư

cũng tăng theo. Trong khi đó vốn vay được khảo sát được tính từ nhiều nguồn khác

nhau, qua đó cho thấy việc tài trợ vốn từ các NHTM chính thức vẫn còn hạn chế.

Để có vốn đầu tư, các hộ phải tiếp cận các nguồn tài trợ khác nhau. Vì vậy việc hỗ

trợ vốn phát triển cà phê vẫn còn bỏ ngỏ và chưa hợp lý.

* Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn

Về năng suất của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn đạt khá cao, cả 4 điểm

nghiên cứu đều đạt năng suất trên 2,7 tấn/ha vì điều kiện thổ nhưỡng của các huyện

nghiên cứu đều phù hợp với phát triển cây cà phê nên năng suất cao, ngoài ra trong

năm 2013, giá cà phê có lúc tăng mạnh trên 40.000đ/kg, tốc độ tăng so với năm

101

2012 là 25%. Do đó, các hộ sản xuất cà phê cũng đầu tư mạnh vào vườn cây cà phê.

Tuy nhiên vào thời điểm khảo sát, giá cà phê giảm xuống còn 35.000đ/ha, trong khi

đó giá các nông sản khác lại có xu hướng tăng mạnh, hồ tiêu tăng lên 200.000đ/kg,

vì vậy cũng ảnh hưởng nhiều đến việc đầu tư, chăm sóc vườn cây cà phê. Trong khi

đó lượng cà phê trong dân gần như cạn kiệt do người dân có xu hướng bán cà phê

khi còn xanh, gọi là “bán non”.

Bảng 3.16: Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Đơn vị tính Krông

Pắk

Kuin

Mgar

Buôn Ma

Thuột BQC

Năng suất sản

phẩm

Kg nhân

khô/ha 2.712 2.723 2.745 2.744 2.731

Giá bán bình quân ngàn đồng/kg 35 35 35 35 35

Giá trị sản lượng 1.000đ 94.920 95.305 96.075 96.040 95.585

Tổng chi phí 1.000đ 65.847 64.863 62.517 64.733 64.490

Lợi nhuận 1.000đ 29.073 30.442 33.558 31.307 31.095

Tỷ suất lợi

nhuận/chi phí

% 44,15 46,93 53,68 48,36 48,28

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả

Với giá bán là 35.000đ/kg năm 2014 được xem là mức giá chấp nhận được

của các hộ sản xuất cà phê. Giá trị sản lượng đem lại cũng khá ổn định, trung bình

trên 95 triệu đồng/ha. Đây được xem là mức sản lượng khá cao đối với người làm

cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Về chi phí của các huyện là khá cao, cao nhất là

thành phố Buôn Ma Thuột, phần lớn chi phí cho phân bón, lao động, nhiên liệu…

đặc biệt trong những năm gần đây, giá đầu vào tăng mạnh, bên cạnh đó còn bị ảnh

hưởng bởi lạm phát nên mặc dù chi phí khá cao, trên 64 triệu đồng/ha so với mặt

bằng chung là không đáng kể, do đó chất lượng đầu tư cho cây cà phê như vậy vẫn

là thấp.Vì vậy để tiết kiệm chi phí trong thời gian tới, các hộ sản xuất cà phê cần

nghiên cứu những mô hình chăm sóc vườn cà phê như hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt,

bổ sung kiến thức về kỹ thuật canh tác cây cà phê, tham gia các lớp tập huấn để

nâng cao chất lượng cây cà phê.

102

Về lợi nhuận của các hộ sản xuất cà phê khá cao so với các huyện khác trên

địa bàn tỉnh, huyện Cư Mgar vẫn có thu nhập cao nhất trong các điểm nghiên cứu,

người dân mạnh dạn trong việc chi đầu tư cho vườn cà phê của họ, do đó năng suất

đem lại cũng cao hơn các vùng khác, thu nhập bình quân 33 triệu đồng. Các huyện

còn lại với mức thu nhập cũng khá cao, hơn 31 triệu đồng/ha. Đây là mức thu khá

ổn định cho người làm cà phê, với mức thu nhập ở mức trên, các hộ sản xuất cà phê

có thể yến tâm đầu tư cho vườn cà phê của mình, xem đó như là tài sản cố định lâu

dài có mức sinh lời ổn định, và theo tính toán nếu giá cà phê trên 35.000đ/kg thì các

hộ sản xuất cà phê có được thu nhập ổn định từ tài sản của mình. Tuy nhiên thời

gian vừa qua, có lúc giá cà phê vượt trên 40.000đ/kg, các hộ trên địa bàn các huyện

đều chuyển đổi sang trồng cà phê, dẫn đến diện tích trồng cà phê tăng lên, việc quy

hoạch phát triển cà phê không mang tính chiến lược mà chỉ mang tính tự phát của

người dân, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường đầu ra của sản phẩm này.

Tỷ suất lợi nhuận/chi phí chiếm tỷ trọng khá cao, trên 48% đây cũng là mức

sinh lời cao so với đầu tư vào các hình thức khác. Vì vậy để việc sản xuất có hiệu quả

cao hơn, Nhà nước cần có chính sách phát triển và hỗ trợ kịp thời để việc đầu tư sản

xuất cà phê của bà con ngày càng tốt hơn, góp phần thúc đẩy nông nghiệp nông thôn.

Để xem xét ảnh hưởng của vốn tín dụng đến hiệu quả sản xuất cà phê, luận án

so sanh hiệu quả sử dụng vốn tín dụng giữa các nhóm hộ có vay vốn, nhóm hộ có nhu

cầu vay nhưng không tiếp cận được và nhóm hộ không có nhu cầu vay vốn.

Kết quả khảo sát cho thấy số hộ không có nhu cầu vay vốn chiếm tỷ lệ thấp

(38,10% tổng số hộ không vay vốn tín dụng). Bảng 3.17 phản ánh hiệu quả sử dụng

vốn tín dụng trong sản xuất cà phê của 3 nhóm hộ. Đồng thời kết quả kiểm định t-test

cho thấy sự khác biệt về năng suất giữa 2 nhóm hộ, có vay vốn và không vay vốn.

Chi phí đầu tư giữa 3 nhóm hộ cũng có sự khác biệt đáng kể và tỷ suất lợi nhuận của

nhóm có vốn cao hơn hẳn so với nhóm thiếu vốn sản xuất [Phụ lục 16].

103

Bảng 3.17: So sánh hiệu quả sử dụng vốn tín dụng theo nhu cầu

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Có vay vốn

tín dụng

Không vay vốn tín dụng

Có nhu cầu

nhưng

không vay được

Không có

nhu cầu vay

Năng suất sản phẩm

Kg nhân

khô/ha 2.731 25.134 28.562

Giá trị sản lượng 1000đ 95.585 79.503 101.589

Tổng chi phí 1000đ 64.490 60.410 66.492

Lợi nhuận 1000đ 31.095 19.093 35.097

Tỷ suất lợi nhuận/chi phí % 48,28 31,61 52,78

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả

Để thấy rõ hơn về việc sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê tỉnh

Đắk Lắk có hiệu quả hay không, tác giả sử dụng hàm hồi quy Cobb - Douglas để

đánh giá vốn tín dụng ngân hàng có ảnh hưởng đến năng suất cà phê nhân của các

hộ sản xuất cà phê:

Hàm Cobb-Douglas được sử dụng để nghiên cứu với kết quả như sau:

Bảng 3.18: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê nhân

Stt Biến Coefficient t-Statistic Prob.

Ý

nghĩa

1 Hệ số tự do -0,571530 -5,060442 0

2 Loại cà phê (1-cà phê vối; 0-cà phê chè) 0,072173 2,005289 0,0458 **

3 Vay vốn(1-có vay; 0-không vay) 0,042791 2,405293 0,0167 **

4 Trình độ 0,048384 1,988512 0,0476 **

5 Phân bón 0,650286 17,00164 0,0000 ***

6 Nước tưới -0,025279 -1.068611 0,2861 NS

7 Công lao động (ngày công) 0,025200 1.064543 0,2879 NS

8 Khí hậu (1-hợp lý; 0-không hợp lý) -0,039509 -1.992684 0,0472 **

9 Hợp đồng tiêu thụ 0,001375 0.076988 0,9387 NS

10 Tài sản thế chấp -0,010452 -0.698683 0,4853 NS

Nguồn: Kết quả khảo sát và nghiên cứu của tác giả năm 2014

Ghi chú: ***

Có ý nghĩa thống kê ở mức 1% NS

Không có ý nghĩa thống kê

**

Có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

R2 = 0,5502

104

Từ kết quả chạy mô hình ta có mô hình hồi quy:

lnNS = -0,5715+ 0,0484LnTRINHDO + 0,0428VAYVON– 0,0395KH +

0,6503LnPB + 0,0722CAPHE

Như vậy, năng suất cà phê nhân của hộ sản xuất phụ thuộc vào: Trình độ của

hộ, vốn vay, khí hậu, phân bón, loại cà phê, cụ thể:

Trình độ có ý nghĩa ở mức 5%, cho thấy việc áp dụng kỹ thuật canh tác ảnh

hưởng rất lớn đến năng suất cà phê.

Vay vốn có ý nghĩa ở mức 5%, cho thấy các hộ vay được vốn sẽ đầu tư nhiều

hơn cho cà phê. Góp phần năng cao năng suất cho người trồng cà phê.

Khí hậu của vùng ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như chi phí đầu tư của

hộ sản xuất, có ý nghĩa ở mức 5%.

Phân bón có ý nghĩa ở mức 1% và đúng với dấu kỳ vọng.

Chủng loại cà phê ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của hộ ở mức ý nghĩa 5%.

Kết quả mô hình hồi qui cho thấy:

R2 = 0,5502, mô hình cho biết các biến độc lập đã giải thích 55,02% sự thay

đổi của biến phụ thuộc là năng suất.

Ý nghĩa của các tham số:

β1 = 0,0484 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không

đổi, khi trình độ sản suất của hộ tăng lên 1% thì năng suất tăng lên 0,0484%.

β2 = 0,0429 cho biết việc vay vốn Ngân hàng sẽ làm gia tăng năng suất lên

e0,0429

-1 (0,043834) lần so với hộ không được vay vốn.

β7= -0,0395 là hệ số co giãn của sản lượng với khí hậu của vùng, cho biết

trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, vùng mưa ít hơn 1% thì

năng suất giảm đi e-0,0395

-1(-0,03873) lần.

β6= 0,6503 là hệ số co giãn của năng suất với lượng phân bón sử dụng, cho

biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi phân bón tăng

lên 1% thì năng suất tăng lên 0,6503%.

105

β9= 0,0722 là hệ số co giãn của năng suất với loại cà phê, cho biết trong cho

biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi trồng cà phê vối

thì năng suất tăng lên e0,0722

-1 (0,07487) lần so với hộ trồng cà phê chè.

Đối với ngày công lao động, hợp đồng tiêu thụ, nước tưới và tài sản thế chấp

chưa có ý nghĩa thống kê đối với năng suất cà phê nhân của hộ sản xuất cà phê.

Kiểm định Wald cho thấy mô hình phù hợp, không có hiện tượng thừa hay

thiếu biến quan trọng [Phụ lục 11].

Như vậy, việc sản xuất cà phê của các hộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:

trình độ sản xuất, vay vốn, loại cà phê, khí hậu và phân bón. Trong đó vốn tín dụng

là một yếu tố có vai trò quan trọng đối với hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ. Các

hộ có vay vốn tín dụng sẽ đầu tư nhiều hơn cho vườn cây của mình và đem lại sản

lượng và năng suất cao hơn. Kết quả kiểm định t-test cho thấy có sự khác biệt rõ rệt

về năng suất giữa 2 nhóm hộ (năng suất của nhóm hộ có vay vốn ngân hàng cao hơn

hẳn nhóm hộ còn lại) [Phụ lục 16].

3.1.2.2. Về mặt xã hội

*Tạo công ăn việc làm trong ngành nông nghiệp

Việc đầu tư vốn tín dụng trồng cà phê không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho

các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, mà hàng năm giải quyết được công

ăn việc làm ổn định cho trên 300.000 người trực tiếp sản xuất và gần 200.000 người

có liên quan đến cây cà phê. Qua năm năm, tỷ trọng lao động cà phê so với tổng lao

động và tổng lao động trong nông nghiệp, xu hướng tăng đều qua các năm, năm 2009

là 43,43% và năm 2013 là 47,95% so với lao động trong nông nghiệp. Còn tỷ trọng

lao động cà phê so với tổng lao động năm 2009 là 33,94%, đến năm 2013 là 41,82%.

Với số liệu trên cho thấy ngành cà phê trong năm năm đã thu hút được một lượng lao

động rất lớn, không chỉ đáp ứng được nhu cầu việc làm trong tỉnh, mà cứ đến mùa vụ

thu hoạch cà phê khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 lại thu hút một lượng lao động lớn

từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc vào Đắk Lắk để tìm việc với giá công lao động

khá cao, khoảng từ 120.000đ đến 150.000đ/công lao động.

Trong thời gian năm năm qua, giá cà phê ở mức khá cao, dao động từ

32.000đ/kg đến 40.000đ/kg do đó những người dân lao động tại chỗ yên tâm đầu tư để

106

phát triển cà phê, bên cạnh đó cũng giải quyết được nhu cầu việc làm cho người dân

ngoại tỉnh. Mặt tích cực đó là tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, tuy nhiên vấn

đề tăng lao động cũng phát sinh một vấn đề bất cập, đó là nạn di dân tự do ở các tỉnh

khác đến Đắk Lắk, đặc biệt là người dân ở các tỉnh phía Bắc và người dân tộc ít người.

[10], [11].

Theo Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk (2006), từ năm 1976 đến năm 2005, tỉnh Đắk

Lắk đã nhận 21.389 hộ với 101.455 nhân khẩu của các tỉnh đến xây dựng kinh tế mới

tại tỉnh Đắk Lắk, năm 1976 chỉ có 15 dân tộc nhưng đến 2013 có đến 47 dân tộc sinh

sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Nhiều dự án của Nhà nước và tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ

để ổn định đời sống cho người dân di cư. Riêng năm 2012 có tới 214 hộ - 951 khẩu dân

DCTD của 21 tỉnh thành đến địa bàn 5 huyện trong tỉnh (Huyện Cư M’gar: Có 8 hộ -

54 khẩu; Huyện Krông Bông: Có 31 hộ - 138 khẩu; Huyện MĐrăk: Có 75 hộ - 294

khẩu; Huyện Ea Súp: Có 98 hộ - 461 khẩu; Huyện Ea H’Leo: Có 2 hộ - 04 khẩu).

Bảng 3.19: Biến động lao động cà phê trong nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk

Năm

Tổng số

lao động

(người)

Số LĐ trong

nông nghiệp

(người)

Số LĐ

cà phê

(người)

Tỷ lệ LĐ cà phê

trong LĐ nông

nghiệp

(%)

Tỷ lệ LĐ cà

phê trong

tổng LĐ

(%)

2010 954.090 757.383 296.557 39,16 31,08

2011 981.270 762.913 308.181 40,40 31,41

2012 1.006.103 769.816 351.321 45,64 34,92

2013 1.048.201 804.364 364.507 45,32 34,77

2014 1.068.612 814.777 385.692 47,34 36,09

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk 2014

Tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện Chỉ thị số 660-TTg ngày 17/10/1995 của Thủ

tướng Chính phủ về giải quyết tình trạng di cư tự do đến Tây Nguyên, Tỉnh Đắk

Lắk đã sắp xếp được 10.610 hộ vào khu vực quy hoạch theo dự án và đã triển khai

các dự án đầu tư sắp xếp, bố trí dân cư được thực hiện đảm bảo tiến độ theo kế hoạch

vốn được giao. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư của các dự án rất lớn, trong khi mức hỗ trợ

của ngân sách Trung ương lại quá thấp, địa phương không có vốn để lồng ghép; nhiều

dự án thiếu vốn nên triển khai không đồng bộ, khó khăn trong việc bố trí dân cư. Một

số chủ trương, giải pháp tiếp tục giải quyết tình trạng dân di cư tự do của Chính phủ đã

107

được tỉnh triển khai nghiêm túc nhưng do nguồn lực có hạn nên kết quả đạt được chưa

đáp ứng yêu cầu đề ra. Trong khi còn nhiều dự án dở dang hoặc đã phê duyệt nhưng

chưa có vốn để thực hiện thì tình hình dân di cư tự do đến địa bàn tỉnh vẫn diễn biến

khá phức tạp, chưa có chiều hướng giảm, càng tạo thêm áp lực trong quá trình phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

* Trang bị kiến thức, kỹ thuật cho nông hộ

Việc cung ứng vốn tín dụng cho các hộ sản xuất cà phê luôn đi kèm với các

dự án, đề án để hỗ trợ cho các hộ trong việc phát triển sản xuất cà phê, đảm bảo việc

sản xuất cà phê phải đảm bảo hiệu quả và chất lượng cho các hộ sản xuất được lâu

dài. Các đề án sẽ thông qua chương trình khuyến nông để trang bị kiến thức và kỹ

thuật cho các hộ sản xuất cà phê, ngược lại các hộ sẽ tham gia các khoá đào tạo và

được cấp các chứng chỉ có liên quan.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã triển khai các loại hình cà phê có

chứng nhận và đã trở thành xu hướng tất yếu trong ngành sản xuất cà phê Đắk Lắk.

Trên địa bàn Đắk Lắk hiện có các loại hình cà phê chứng nhận phổ biến như: 4C

(bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê), UTZ Certifed, RFA (Rừng nhiệt đới)

và Fairtrade (thương mại công bằng). Các loại hình chứng nhận này đều hướng tới

phát triển cà phê bền vững và cải thiện về kinh tế thông qua việc đầu tư và tác động

phù hợp trên vườn cây nhằm bảo đảm sự bền vững về năng suất, chất lượng và môi

trường, bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động có ảnh hưởng tốt về

mặt xã hội như giáo dục, an toàn lao động.

Bảng 3.20: Tình hình sản xuất cà phê chứng chỉ bền vững tại Đắk Lắk

Chỉ tiêu Số hộ Diện tích

(ha)

Sản

lượng

(tấn)

Diện tích BQ

(ha/hộ) Năng suất BQ

(tạ/ha)

4C 32.706 43.802 141.447 1,34 32,29

Utz certified 12.937 17.446 55.840 1,35 32,01

Rainforest Alliance 3.823 6.143 23.793 1,61 38,73

Fair trade 214 417 1.631 1,95 39,11

Tổng số 49.680 67.808 222.711 1,36 32,84

Nguồn: Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk năm 2014

108

Tổng số nông dân tham gia sản xuất có chứng nhận 49.680 người, diện tích

67.808 ha, tổng sản lượng 227.771 tấn, chiểm 33,3% diện tích và 48,2% sản lượng

cà phê của tỉnh (trong đó: UTZ Certifed là 12.937 người tham gia, diện tích 17.446

ha, sản lượng 55.840 tấn; Chứng nhận 4C: 32.706 người tham gia, diện tích 43.802

ha, sản lượng 141.447 tấn; Chứng nhận RFA: 3.823 người tham gia, diện tích 6.143

ha, sản lượng 23.793 tấn. Chứng nhận Fairtrade (FT): 214 người tham gia, diện tích

hơn 417 ha, sản lượng Lượng 1.631 tấn).

Trong những năm qua có nhiều doanh nghiệp và người dân trồng cà phê

trong tỉnh thực hiện chương trình phát triển cà phê bền vững. Đến nay đã có hơn

50% diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh ký kết xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng

quy trình phát triển cà phê bền vững từ đó hình thành các tổ hợp tác, các hợp tác xã

liên kết giữa các hộ nông dân trồng và chế biến cà phê bền vững, bước đầu đã mang

lại một số thành công nhất định, điển hình là Hợp tác xã Nông nghiệp Công Bằng

Ea Kiết (xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar) và Hợp tác xã Nông nghiệp Công Bằng Cư

Dlê M’nông (xã Cư Dlê M’nông, huyện Cư M’gar).

Sản xuất cà phê có chứng chỉ bền vững không chỉ đạt năng suất cao (cao hơn

45% so với năng suất chung) mà còn có giá bán cao hơn do chất lượng bảo đảm. Năm

2010, giá xuất khẩu cà phê 4C là 1.605 USD/ tấn, cà phê Utz là 1.625 USD/tấn, cao

hơn mức giá xuất khẩu bình quân tương ứng là 126 và 146 USD/ tấn. Các đơn vị xuất

khẩu cà phê bền vững nhiều bao gồm: Đakman, Vinacafe Buôn Ma Thuột, Simeco; tỷ

trọng sản phẩm xuất khẩu có chứng chỉ bền vững so với tổng sản lượng của các công ty

tương ứng là 33%, 17% và 9%. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển cà phê bền vững

của Đắk Lắk chủ yếu mới được triển khai ở số ít vùng trồng cà phê tập trung với 12%

số hộ nông dân. Khó khăn khi thực hiện ở cấp nông hộ là quy mô sản xuất nhỏ và thiếu

điều kiện phục vụ cho sản xuất như lao động, sân phơi, kho bảo quản.

109

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ hộ sản xuất cà phê được tập huấn qua các chương trình

Theo số liệu khảo sát tại các điểm nghiên cứu, tỷ lệ hộ sản xuất cà phê được

tập huấn và đào tạo cao, trong đó huyện Cư Mgar là điểm có số hộ được tập huấn

cao nhất, chiếm tỷ lệ 66,15%. Đây là huyện có nhiều đề án, chương trình về phát

triển cà phê bền vững chọn làm điểm nghiên cứu, do đó, số hộ được đào tạo và tập

huấn đạt kết quả cao. Các điểm nghiên cứu còn lại, tỷ lệ hộ được đào tạo chiếm tỷ lệ

trên 50%, đây là kết quả đáng khích lệ trong việc giúp các nông hộ nâng cao kỹ

thuật, khả năng hạch toán trong sản xuất cà phê. Vì thế, trong việc cấp tín dụng cho

các hộ sản xuất cà phê, nếu các hộ đã qua tập huấn, đào tạo và có giấy chứng nhận

sẽ giúp cho việc giải ngân và quản lý sau cho vay của các ngân hàng thương mại

được tốt hơn.

3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối

với hộ sản xuất cà phê

Như đã nghiên cứu ở phần lý luận, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt

động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, một số nhân tố quyết định đến

hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê đó là: (1) Nhóm nhân tố

về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê, (2) Nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM, (3)

Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ, (4) Các nhân tố khác.

110

3.2.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê

3.2.1.1.Khả năng hạch toán và quản lý của hộ sản xuất

Khả năng hạch toán và quản lý của chủ hộ phụ thuộc khá lớn vào trình độ

học vấn. Kết quả khảo sát các hộ nông dân cho thấy 9,38% số lao động nông nghiệp

là không biết chữ. Chủ yếu là lao động có trình độ cấp 2, chiếm 45,31%, cấp 3

chiếm tỷ trọng khá thấp 20,94%. Trình độ lao động hạn chế là yếu tố cản trở việc

tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cà phê của

các hộ sản xuất.

Biểu đồ 3.7: Cơ cấu lao động của hộ sản xuất cà phê theo trình độ văn hóa

Bên cạnh đó khả năng hạch toán và quản lý của chủ hộ không chỉ thể hiện ở

việc tính toán chi phí, sử dụng vốn đầu tư, vốn vay hợp lý mà còn thể hiện ở việc

tiếp cận với thông tin thị trường nông sản như quyết định bán sản phẩm cho ai và

bán vào thời điểm nào cho phù hợp. Đây chính là nhân tố quan trọng trong việc

quyết định hiệu quả sản xuất của hộ trồng cà phê.

111

Bảng 3.21: Ý kiến về khả năng hạch toán và quản lý vốn tín dụng của chủ hộ

Nội dung Tỷ trọng (%)

I.Ý kiến của 136 CBTD về quản lý các khoản vay của hộ sản xuất

1.Khả năng hạch toán

Do trình độ văn hoá của chủ hộ thấp 63,97

Do chủ hộ chưa có kinh nghiệm trong sản xuất cà phê 25,00

Do chủ hộ chưa được đào tạo về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cà phê 11,03

2.Năng lực hoạt động

Phương án sản xuất của hộ không khả thi 55,15

Hộ không có nguồn tiêu thụ sản phẩm đảm bảo 44,85

II.Ý kiến của 194 hộ có vay vốn tín dụng

105 hộ thường bán cà phê với giá không như mong muốn 54,12

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả

Bảng 3.21 phản ánh khả năng hạch toán và quản lý của chủ hộ sản xuất cà

phê có ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng. Từ kết quả trên

cho thấy cần có các chính sách phù hợp để nâng cao khả năng hạch toán, năng lực

hoạt động của hộ sản xuất cũng như chính sách về giá để giảm thiểu rủi ro cho hộ

sản xuất và cho các NHTM.

3.2.1.2. Đất trồng cà phê của hộ sản xuất

Đất trồng cà phê của hộ sản xuất được xem là tài sản đảm bảo nợ vay ngân

hàng với điều kiện đất canh tác cà phê phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hiện nay việc phân bố sản xuất cà phê của Đắk Lắk chủ yếu ở các hộ nông

dân với quy mô nhỏ lẻ, bình quân hơn 1 ha/hộ và có tới hơn 1/3 số hộ có quy mô

diện tích dưới 0,5 ha. Diện tích sản xuất cà phê manh mún, phân tán là yếu tố căn

bản làm hạn chế khả năng cải tiến công nghệ và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu

vào trong có có vốn tín dụng trong sản xuất cà phê. Kết quả khảo sát nông hộ, quy

mô diện tích có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả sản xuất cà phê, các hộ có quy mô

diện tích canh tác lớn có điều kiện phục vụ sản xuất khá tốt (máy móc, tài sản, liên

kết trong sản xuất, tiêu thụ và tiếp cận thông tin kiến thức, tiếp cận tín dụng ngân

hàng), nhờ đó hiệu quả sản xuất kinh doanh ổn định hơn. Như vậy, để nâng cao hiệu

112

quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ sản xuất cà phê, cần thực hiện có hiệu quả việc

tích tụ, tập trung đất đai, mà trước hết là thông qua con đường liên kết để nâng cao

năng lực cho người sản xuất cà phê [17].

Bảng 3.22: Hiệu quả sản xuất cà phê theo quy mô diện tích

Chỉ tiêu ĐVT Dưới 1 ha

1 đến

dưới 3 ha

3 đến

dưới 5 ha Trên 5 ha

Năng suất kg/ha 2.273 2.731 3.583 3.975

Giá trị sản lượng nghìn đồng/ha 56.023 95.585 97.054 99.830

Tổng chi phí nghìn đồng/ha 59.018 64.490 63.819 62.815

Lợi nhuận nghìn đồng/ha -2 .995 31.095 33.235 27.015

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2014

Kết quả khảo sát cho thấy diện tích đất trồng cà phê chưa được cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất tương đối cao, khả năng thế chấp của hộ sản xuất cà

phê tỉnh Đắk Lắk gặp khó khăn, tỷ lệ hộ sản xuất cà phê được cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất mới chỉ đạt 65,23%. Nguyên nhân chưa cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất cho hộ sản xuất có cả chủ quan và khách quan, thủ tục hành

chính là một trong những nguyên nhân quan trọng.

3.2.1.4. Tín dụng khác

Biểu đồ 3.8: Hộ sản xuất cà phê tiếp cận với các nguồn tín dụng khác

113

Hình thức tín dụng khác phổ biến nhất trên địa bàn tỉnh hiện nay, đó là hình

thức tín dụng nặng lãi (vay nóng), chiếm đến 51,32%, khi các hộ sản xuất không tiếp

cận được vốn tín dụng ngân hàng và các nguồn khác, họ sẽ phải đi vay nóng để phục

vụ cho nhu cầu chi tiêu. Với mức lãi suất cao như hiện nay, khoảng 4% – 5%/ tháng,

thì không thể phục vụ cho sản xuất cà phê được mà chủ yếu là vay để tiêu dùng, do

đó dẫn đến tình trạng lãi mẹ đẻ lãi con và mất khả năng trả nợ là điều dễ xảy ra.

Hình thức tín dụng thương mại cũng khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk,

chiếm tỷ lệ 23,68%, chủ yếu là các đại lý cho vay tư liệu phục vụ cho sản xuất từ

việc cho vay phân bón, thuốc trừ sâu…đến máy móc phục vụ trong sản xuất. Qua

khảo sát thì mức lãi suất phổ biến hiện nay là 2%/tháng, khi được hỏi thì các hộ đều

cho rằng, mức lãi suất trên là có thể chấp nhận được, vì đi vay nóng hiện nay lãi

suất lên tới 4% - 5%, có khi không có đủ vốn để vay. Lãi suất mua chịu được tính

luôn vào giá bán hàng hoá, về thời gian trả nợ, thông thường thì sau khi thu hoạch

cà phê thì việc trả nợ sẽ được hoàn tất, nếu các hộ có nhu cầu gối vụ thì các đại lý

sẵn sàng cho vay tiếp, tuy nhiên có những trường hợp các hộ đi vay cam kết trả

bằng hiện vật là cà phê thì các đại lý sẽ cho người tới tận vườn để hái, trên địa bàn

các huyện gọi là bán cà phê non. Về thủ tục vay cũng khá đơn giản, có thể thoả

thuận bằng miệng hoặc ký vào sổ của đại lý cho vay

Qua phân tích cho thấy hiện nay tín dụng khác vẫn phổ biến trong dân, các

hình thức tín dụng ngân hàng vẫn bỏ ngỏ thị trường này và việc tiếp cận vốn tín

dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê vẫn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy để đảm

bảo nhu cầu vốn cho người dân trên địa bàn thì các kênh tín dụng ngân hàng phải

chiếm lĩnh những phân khúc thị trường vẫn còn bỏ nhỏ ở nông thôn, những vùng

xa, để phát huy tính chủ đạo của tín dụng chính thống trong việc phát triển nông

nghiệp nông thôn, đồng thời để hạn chế những tác động tiêu cực của các loại hình

tín dụng ngân hàng hiện nay.

114

3.2.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM

3.2.2.1. Công tác tổ chức của Ngân hàng

Cơ sở vật chất của các Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, Các chi nhánh,

phòng giao dịch thường đóng tại các Trung tâm, thành phố nên khi triển khai cho

vay ở các xã, vùng đi lại còn khó, việc quản lý tín dụng còn hạn chế. Thậm chí

Agribank Dak Lak có tới 67 Chi nhánh, 164 phòng giao dịch nên việc quản lý nợ

còn gặp nhiều khó khăn.

Việc quan hệ và phối hợp các chính quyền cơ sở chưa chặt chẽ, nên khi phát

sinh nợ xấu, nợ khó đòi mất nhiều thời gian và thủ tục để giải quyết.

3.2.2.2. Chất lượng nhân sự

Chất lượng nhân sự của Ngân hàng được thể hiện trên 2 phương diện: Trình

độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức.

Về trình độ chuyên môn: Hiện nay, trình độ của cán bộ tín dụng ngân hàng

ngày càng tăng lên về mặt chất lượng, hầu hết các ngân hàng thương mại đều có

Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho nội bộ của Ngân hàng, hàng năm tổ chức rất

nhiều đợt học tập và trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ công nhân viên của Ngân hàng,

cụ thể tính đến năm 2014, số cán bộ tín dụng có trình độ sau đại học và đại học chiếm

tỷ trọng trên 80%, qua đó cho thấy các Ngân hàng rất chú trọng trong công tác đào

tạo cán bộ. So với yêu cầu chung trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thì trình độ chuyên

môn của cán bộ Ngân hàng thương mại tỉnh Đắk Lắk có trình độ cao. Tuy nhiên đội

ngũ cán bộ tín dụng vẫn còn ít, số lượng cán bộ tín dụng quản lý trên các hộ còn lớn,

trung bình dư nợ khoảng 30 – 45 tỷ đồng/ 1 cán bộ tín dụng với đặc thù của Ngân

hàng là cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn nên số lượng khách hàng lớn, trung

bình mỗi cán bộ tín dụng quản lý khoảng 500 – 600 hộ, trong khi đó địa bàn cho vay

lại phân tán và ở các vùng xa. Do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý dư

nợ và nợ phát sinh, đặc biệt cho vay sản xuất cà phê, địa bàn thường ở xa, công việc

đi lại vẫn gặp nhiều khó khăn.

Về phẩm chất đạo đức: Về khía cạnh này thì mới được xem xét dưới góc độ

xếp loại hàng tháng của Ngân hàng đối với từng cán bộ nhân viên và phỏng vấn trực

115

tiếp cán bộ chủ quản của các bộ phận trong Ngân hàng và các hộ sản xuất cà phê.

Khi được hỏi về thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng, tác giả nhận được kết quả: Có

50,07% số hộ cho rằng thái độ của CBTD là tốt, năng động và nhiệt tình khi tiếp

xúc với khách hàng; 44,56% hộ cho rằng bình thường và còn 5,37% cho rằng thái

độ của CBTD chưa tốt.

Qua kết quả trên cho thấy các Ngân hàng không nên chỉ quan tâm đến kết

quả kinh doanh mà nên quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo CBTD cả về chuyên

môn và đạo đức để đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

3.2.2.3. Chính sách cho vay

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tại các NHTM áp dụng quy định cho vay đúng

theo quy chế cho vay 1627/2001/QĐ – CP. Các NHTM sẽ ban hành quy trình cụ thể

cho ngân hàng, hiện nay các NHTM vẫn áp dụng chủ yếu hình thức cho vay trực

tiếp đến từng hộ sản xuất cà phê, các hộ sản xuất sẽ có lợi khi không phải tốn khoản

chi phí phát sinh nào ngoài lãi suất của NHTM, tuy nhiên sẽ gây khó khăn cho các

NHTM khi vào mùa vụ, tiến độ giải ngân cho các hộ sản xuất cà phê sẽ chậm trễ.

Với phương thức cho vay từng lần sẽ chặt chẽ cho các NHTM, nhưng phát

sinh chi phí cao do phải thẩm định nhiều lần khi các hộ sản xuất vay lại lần thứ hai

hoặc thứ ba.

Thủ tục cho vay đặc biệt là trong sản xuất cà phê còn rườm rà, nhiều loại

giấy tờ gây khó khăn cho người dân như phương án sản xuất, dự án kinh doanh, hợp

đồng thế chấp quyền sử dụng đất… trong khi đó trình độ dân trí của người dân còn

hạn chế; Việc đi lại để làm thủ tục liên quan đến các ban ngành như Sở tài nguyên,

Uỷ ban nhân dân các cấp còn nhiều khâu, do đó tạo nên tâm lý lo lắng và ngại cho

người dân. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như hạn mức tín dụng, lãi suất…cũng ảnh

hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn của các hộ sản xuất cà phê.

116

Biểu đồ 3.9: Những khó khăn của hộ sản xuất cà phê khi vay vốn

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

3.2.3. Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ

Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, tác giả tập trung đánh giá việc triển

khai các chính sách tín dụng đối với sản xuất cà phê nói chung và hộ cà phê nói

riêng trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

3.2.3.1. Kết quả cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản

Việc hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với các khoản vay dài hạn bằng đồng Việt

Nam của tổ chức, cá nhân qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu

hoạch. Việc vay vốn và hỗ trợ lãi suất được thực hiện đối với các loại máy móc,

thiết bị sau đây: Các loại máy làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch cà phê, máy sấy,

vật liệu cơ bản để làm sân phơi cà phê có diện tích đến 1.000 m2.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 là

50% lãi suất. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện

việc cho vay theo quy định tại Điều này; ngân sách nhà nước cấp bù phần lãi suất

được hỗ trợ.

Tuy nhiên tính đến thời điểm năm 2014 vẫn chưa phát sinh khoản vay này tại

Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, nguyên nhân là các loại máy móc thiết bị

được quy định trong danh mục giá quá cao so với các loại máy móc cùng loại có

117

cùng tính năng. Đồng thời, hiện nay việc sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk còn nhỏ lẻ.

Toàn tỉnh, hiện có khoảng 180.500 hộ sản xuất cà phê, nhưng có hơn 85% diện tích

là của người dân tự trồng và quản lý. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, số hộ có quy mô sản xuất dưới 0,5 ha chiếm khoảng

35%, từ 0,5 ha đến 1 ha khoảng 34%, từ 1 đến 2 ha khoảng 24% và trên 2 ha chỉ có

7%. Do đó người dân không có nhu cầu xây nhà kho và sân phơi với quy mô lên tới

1.000m2. Vì vậy không phát sinh các khoản vay theo chương trình này.

3.2.3.2. Kết quả cho vay mua tạm trữ cà phê

Khi triển khai Quyết định số 481/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì giá

cà phê có xu hướng tăng lên. Ngay khi có Quyết định số 481 thì UBND tỉnh Đắk

Lắk đã có Quyết định số 1113/QĐ-UBND giám sát việc thu mua tạm trữ cà phê

gồm đại diện các đơn vị: Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn, Cục thuế tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đắk Lắk, Ngân

hàng NN&PTNT, UBND thành phố Buôn Ma Thuột.

Kết quả đạt được là trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 05 doanh nghiệp được giao

chỉ tiêu mua tạm trữ cà phê; Trong đó có 02 doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk (Công ty cổ

phần Đầu tư XNK Đắk Lắk và Công ty TNHH MTV XNK 2/9), 02 doanh nghiệp

thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam (Công ty cổ phần Đầu tư XNK Tây Nguyên,

Công ty cổ phần Đức Nguyên), 01 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Công ty cổ

phần Thái Hoà Buôn Ma Thuột).

Chỉ tiêu được giao cho các doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk là 80.000 tấn, trong khi

đó chỉ tiêu tối đa là 200.000 tấn. Tuy nhiên trong thực tế 5 doanh nghiệp chỉ thực hiện

được 21.112 tấn, chiếm tỷ trọng 26,39%. Nguyên nhân là do Chính sách ban hành vào

thời điểm cuối vụ, từ tháng 04 đến tháng 07/2010 nên phần lớn cà phê trong dân đã

bán hết từ đầu vụ để có chi phí cho vụ kế tiếp nên lượng cà phê trong dân rất ít, còn đối

với người dân mà còn cà phê thì họ không muốn bán nữa, đợi giá cao hơn để bán.

118

Bảng 3.23: Kết quả tạm trữ cà phê tỉnh Đắk Lắk

Doanh

nghiêp

Chỉ

tiêu

được

giao

( Tấn)

Thực

hiện

(Tấn)

Kết

quả

(%)

Ngân

hàng

giải

ngân

(Tỷ.đ)

Tồn

kho

(Tấn)

Đã

xuất

bán

(Tấn)

1.Công ty CP XNK Đầu tư Đắk Lắk 10.000 4.321 43,21 81 4.321

2.Công ty TNHH MTV 02/09 10.000 5.937 59,37 149.27 5.937

3.Công ty CP XNK Đầu tư Tây Nguyên 40.000 5.397 13,49 145 2.049

4.Công ty CP XNK cà phê Đức Nguyên 10.000 2.975 29,75 56 2.493 482

5.Công ty CP Thái Hoà Buôn Ma Thuột 10.000 2.482 24,82 59.1 558 1.924

Tổng 80.000 21.112 26,39 491 15.358 2.406

Nguồn: UBND tỉnh Đắk Lắk

Bên cạnh đó Chính sách ban hành chậm, vào thời điểm cuối vụ nên doanh nghiệp

không chủ động trong quá trình mua tạm trữ cà phê nên kết quả thấp. Trong khi đó vốn

giải ngân của ngân hàng chậm và ít nên cũng ảnh hưởng đến tiến độ mua tạm trữ của các

doanh nghiệp. Kết quả giải ngân là 491 tỷ đồng, trong đó có 02 doanh nghiệp được giải

ngân với số tiền trên 100 tỷ đồng, đó là Công ty TNHH MTV 02/09 là 149,27 tỷ đồng và

Công ty CP XNK Đầu tư Tây Nguyên là 145 tỷ đồng, còn 3 doanh nghiệp còn lại số tiền

giải ngân đang còn thấp. Nguyên nhân số lượng các doanh nghiệp được mua với khối

lượng thấp là do khâu kho bãi của các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu, về

diện tích lẫn vị trí đặt kho, phải ở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, do đó số lượng các doanh

nghiệp được tham gia mua tạm trữ rất ít.

Tổng số lượng cà phê các doanh nghiệp đã mua tạm trữ là 21.112 tấn, đạt

26,4% chỉ tiêu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao. Các doanh nghiệp

mua tạm trữ với giá cà phê là 26.579 đ/kg, giá mua cao nhất là 30.700 đ/kg, giá mua

thấp nhất là 23.879 đ/kg. Chương trình tạm trữ cà phê được thực hiện và kết thúc

vào niên vụ 2009 – 2010.

3.2.3.3. Kết quả cho vay tái canh cây cà phê khu vực Tây Nguyên

Theo số liệu cục thống kê, từ nay đến năm 2020, mỗi năm toàn tỉnh Đắk Lắk

có từ 7.000-8.000 ha cà phê già cỗi, năng suất thấp cần phải tái canh hoặc chuyển

119

đổi sang cây trồng khác. Đến nay, chỉ có khoảng 20% diện tích cà phê do 18 Công

ty thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam và 08 Công ty thuộc tỉnh và doanh nghiệp

khác quản lý là tương đối tập trung thành vùng chuyên canh, còn lại khoảng 80%

diện tích cà phê của tỉnh là do nông dân tự trồng, chăm sóc và quản lý. Nhiều vườn

cây cà phê già cỗi, diện tích trồng bằng giống không được chọn lọc chiếm tỷ lệ lớn

và cho năng suất thấp, kích thước quả nhỏ và không đều, quá trình chín không tập

trung gây khó khăn cho việc thu hái, chế biến; một số diện tích cà phê phát triển tự

phát không theo quy hoạch cả ở những vùng có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng không

thích hợp, thiếu nguồn nước tưới, đất đai chưa được xử lý, cải tạo tốt…làm cho chất

lượng sản phẩm cà phê chưa cao, năng suất thấp và thiếu ổn định.

Bảng 3.24: Kết quả cho vay tái canh cà phê của tỉnh Đắk Lắk

STT Chỉ tiêu

Số lượng

(Khách

hàng)

Doanh

số thu

nợ tháng

báo cáo

Lãi suất

cho vay

(%)

Dư nợ

(Tr.đ)

1 2 3 5 7 8

1 Khách hàng doanh nghiệp 7 0 12 62,530

- Trồng mới 0 29,076

- Ghép, cải tạo 7 33,454

2 Khách hàng hộ gia đình 59 0 13 47,325

- Trồng mới 11 15,333

- Ghép, cải tạo 48 31,992

Tổng cộng 66 0 25 109,855

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Chương trình cho vay tái canh cà phê mới được triển khai, tuy nhiên do có sự

chỉ đạo sâu sát của các Sở, ban ngành nên đã đạt được kết quả ban đầu, đó là tính

đến tháng 09/2013, Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk đã ký hợp đồng

nguyên tắc cùng khách hàng với số tiền trị giá 195 tỷ đồng để đầu tư tái canh 976 ha

cà phê và hiện nay đã giải ngân được 109.855 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 56,33%.

Trong đó chủ yếu là khách hàng hộ gia đình, lên tới 59 hộ gia đình, còn doanh

nghiệp chỉ có 7 doanh nghiệp.

120

Mục đích vay vốn cho chương trình tái canh vẫn tập trung vào ghép và cải

tạo vườn cây, vì người dân vẫn còn e ngại trong việc chặt bỏ vườn cây và trồng mới

hoàn toàn. Theo tính toán, để tái canh 1ha cà phê cần đầu tư khoảng 150 triệu đồng

cho các khâu cải tạo đất, cây giống, phân bón, công chăm sóc…cùng thời gian thực

hiện phải mất từ 5 – 6 năm. Trong đó, công việc cực kỳ quan trọng là chặt bỏ cây cà

phê, đào hết rễ và trồng các loại hoa màu ngắn ngày để cải tạo đất trong 2 – 3 năm

đầu, sau đó mới trồng lại, cộng với 1 năm trồng mới, 2 năm chăm sóc mới cho quả.

Như vậy, khoảng thời gian từ 5 – 6 năm thu nhập của người nông dân bị hụt hẫng,

cho nên người dân băn khoăn, do dự và lo lắng nên không mạnh dạn trong việc thực

hiện tái canh. Vì vậy việc tái canh cần có lộ trình, khoa học và có kế hoạch cụ thể

cho từng giai đoạn.

3.2.4. Các nhân tố khác

3.2.4.1.Điều kiện tự nhiên

Đắk Lắk là tỉnh có quy mô diện tích đất canh tác cà phê lớn nhất cả nước.

Tổng diện tích đất trồng cà phê của tỉnh năm 2013 là 181.960 ha, chiếm 34% diện

tích trồng cà phê của cả nước và 38% diện tích cà phê của Vùng Tây Nguyên (Phụ

biểu 14). Cà phê được trồng trên đất Bazan chiếm 91% tổng diện tích canh tác cà

phê, so với toàn vùng Tây Nguyên và cả nước, tỷ lệ này tương ứng là 74 - 75%. Lợi

thế này đã giúp Đắk Lắk hình thành và phát triển vùng cà phê tập trung, chuyên

canh lớn nhất ở Việt Nam.

Chất lượng đất sản xuất cà phê có vai trò quan trọng, quyết định năng suất và

hiệu quả sản xuất cà phê. Cà phê được trồng trên loại đất thích nghi và rất thích nghi

cho năng suất cao gấp 1,3 đến 1,6 lần so với loại đất ít thích nghi.

Bảng 3.25: Chất lượng đất trồng cà phê năm 2013

Rất thích nghi Thích nghi Ít thích nghi

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

Tây Nguyên 130.217 27 156.518 32 195.072 41

Đắk Lắk 78.640 43 54.844 30 48.476 27

Đắk Lắk so với Tây Nguyên (%) 60 35 25

Nguồn: Viện khoa học kỹ thuật NLN Tây Nguyên

121

Hiện nay ở Đắk Lắk cây cà phê chỉ phù hợp ở những huyện như Cư Mgar,

Krông Pắk, Buôn hồ, Cư Kuin, thành phố Buôn Ma Thuột.., còn những vùng không

phù hợp như Buôn Đôn, Ea Súp, MaĐrăk. Do đó cần có chính sách quy hoạch phát

triển cho phù hợp.

Sản xuất cà phê phải gắn liền với điều kiện về khí hậu và nguồn nước, cây cà

phê phù hợp với khí hậu mát mẻ và độ ẩm cao. Do đó khí hậu và nguồn nước có

ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả

của cây cà phê.

Những tai biến của thiên nhiên hàng năm như lũ lụt, hạn hán.. đều gây thiệt

hại nghiêm trọng cho việc sản xuất cà phê, làm ảnh hưởng đến hiệu quả và năng

suất của cây cà phê.

3.2.4.2.Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất và giá cả cà phê. Mặc

dù hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu thứ hai trên thế giới về cà phê nhưng

chúng ta vẫn chưa thể chủ động trên thị trường, kể cả thị trường tiêu dùng nội địa,

Việt Nam là một thị trường lớn với số dân gần 90 triệu người, là tiềm năng đáng kể

cho ngành cà phê trong nước. Theo Hiệp hội Cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa của

cà phê Việt Nam mới chỉ đạt gần 3,6%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê;

trong khi đó sản lượng tiêu dùng cà phê nội địa của các nước thành viên Hiệp hội

Cà phê thế giới là 25,16% [57]. Việc tiêu thụ còn phụ thuộc trực tiếp vào các thị

trường quốc tế, do đó chúng ta cần phát huy vai trò của Trung tâm giao dịch cà phê

Buôn Ma Thuột và chủ động xây dựng Trung tâm giao dịch cà phê Việt Nam nhằm

nâng cao vị thế cũng như đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất cà phê. Bên cạnh

đó, việc hỗ trợ vốn tín dụng cho tiêu thụ cà phê đóng vai trò quan trọng, năm 2009 –

2010 khi có hỗ trợ vốn tín dụng trong tạm trữ cà phê tại Đắk Lắk với sự tham gia

của Agribank Dak Lak và BIDV Dak Lak, giá cà phê tăng lên đáng kể. Niên vụ

2010-2011 là niên vụ được mùa và được giá của tỉnh Đắk Lắk, do có chính sách thu

mua và tạm trữ vào năm 2010 nên giá cà phê bắt đầu có xu hướng tăng lên. Giá thu

mua cà phê nhân xô trên địa bàn tỉnh là 43.148đ/kg, tăng 69,39% so với niên vụ trước.

Giá thu mua cao nhất là vào thời điểm cuối tháng 05/2011 là 51.400đ/kg, giá mua thấp

122

nhất rơi vào thời điểm tháng 9/2010 là 28.600đ/kg. Qua đó cho thấy nếu có chính sách

hỗ trợ vốn tín dụng kịp thời trong tiêu thụ thì hộ sản xuất cà phê sẽ được hưởng lợi từ

các chính sách tín dụng của Nhà nước.

Biểu đồ 3.10: Giá cà phê tăng khi có chính sách tín dụng hỗ trợ

3.2.4.3. Các yếu tố khác

Đó chính là sự ổn định của nền kinh tế, cụ thể là lạm phát, sự thay đổi về lãi

suất cơ bản… Và tiếp đến đó là môi trường chính trị, môi trường pháp lý đều ảnh

hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê của các

NHTM. Nếu các yếu tố trên ổn định và không biến động, thay đổi liên tục thì không

chỉ các NHTM mà cả khách hàng cũng yên tâm trong sản xuất kinh doanh.

3.3. Đánh giá chung thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

tỉnh Đắk Lắk

3.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ

sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk

+Về khả năng tiếp cận vốn tín dụng

Cung ứng vốn tín dụng của các NHTM:

Các ngân hàng thương mại đã khẳng định được vai trò chủ chốt của mình

trong việc cấp tín dụng cho các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trong

năm ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Agribank Đắk Lắk là Ngân

hàng dẫn đầu trong cho vay hộ sản xuất cà phê với tỷ trọng cho vay hộ sản xuất cà

Thời điểm mua tạm trữ Đồng/kg

123

phê chiếm tỷ lệ cao. Đây cũng là lý do vì sao hiện nay Agribank Dak Lak vẫn là

ngân hàng có vốn sở hữu Nhà nước là 100%.

Các ngân hàng thương mại còn lại trong thời gian qua cũng chú trọng cho

vay hộ sản xuất cà phê, các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn của Nhà nước

như BIDV Dak Lak, Vietinbank Dak Lak cũng chú trọng trong việc tăng dư nợ

cho vay hộ sản xuất cà phê, trong khi đó các NHTM cổ phần như Sacombank

Dak Lak và Đông Á bank Dak Lak mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ

nhưng so với tốc độ tăng của bản thân Ngân hàng thì tăng nhanh. Qua đó, cho

thấy các NHTM đang đi vào mảng bán lẻ nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng lợi

nhuận cho Ngân hàng mình.

Nợ xấu vẫn tập trung ở các Ngân hàng có dư nợ lớn, đó là Agribank Dak

Lak, Sacombank Dak Lak. Hầu hết mức nợ xấu của các ngân hàng công bố vẫn ở

trong ngưỡng cho phép, dưới 3% so với tổng dư nợ, do đó vẫn được đánh giá là

hiệu quả.

Qua khảo sát tại năm ngân hàng thương mại cho thấy, số lượng CBTD chủ

yếu là nam. Bên cạnh đó, độ tuổi trung bình của các cán bộ tín dụng khá trẻ, hiện

nay các NHTM đã trẻ hoá đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ tín dụng nói

riêng để đáp ứng yêu cầu ngày càng nhiều áp lực và cạnh tranh. Về thâm niên trong

ngành ngân hàng và thâm niên cho vay hộ sản xuất, cả 5 ngân hàng đều có nhóm

cán bộ tín dụng được hỏi có kinh nghiệm trên 3 năm, đây là một đặc trưng ở các

NHTM Đắk Lắk vì các ngân hàng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là ngân hàng bán lẻ và

cho vay chủ yếu là hộ sản xuất, do đó đa phần các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm

trong cho vay hộ sản xuất.

Việc tiếp cận vốn tín dụng từ phía ngân hàng cho thấy khi quyết định cho các

hộ sản xuất cà phê vay vốn thì tài sản đảm bảo của các chủ hộ đóng vai trò quyết

định có được vay hay không, đây cũng là một thông tin phù hợp với tình hình thực

tế tại Việt Nam cũng như trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, hầu hết các cán bộ tín dụng đều

rất quan tâm đến tài sản đảm bảo hơn là việc các hộ sử dụng vốn như thế nào. Do đó

GTTB của TSĐB là 3,8, sau đó mới đến năng lực hoạt động, khả năng quản lý của

124

chủ hộ, thông tin của chủ hộ và cuối cùng là quan hệ xã hội của chủ hộ. Đây là kết

luận quan trọng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của các NHTM.

Tiếp cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê:

Trong tổng số 320 phiếu khảo sát cho thấy nhu cầu về vốn tín dụng ngân

hàng là rất cao trong dân cư. Đồng thời, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng vẫn

còn hạn chế, do số lượng được vay vốn vẫn còn thấp, vì hầu hết các hộ sản xuất

được hỏi đều mong muốn được vay vốn để đầu tư sản xuất cà phê.

Khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các hộ nông dân

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chịu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về bản chất của hộ

và các nhân tố thuộc về các NHTM. Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố ảnh

hưởng có ý nghĩa đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân là: nguồn vốn các

hộ vay từ các tổ chức tín dụng khác, thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng ngân

hàng, tài sản thế chấp của hộ, giới tính và chủ hộ là người kinh hay người dân tộc

thiểu số. Đây cũng là kết luận của nhiều tác giả nghiên cứu trước [23], [31], [34].

Và trong nghiên cứu thì yếu tố dân tộc cũng là một phát hiện mới trong việc tiếp

cận tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay, vì vậy đây là gợi ý về

chính sách đối với đối tượng cụ thể của các NHTM. Bên cạnh đó hạn mức tín dụng

ngân hàng đối với hộ sản xuất cũng chịu tác động bởi các yếu tố: Diện tích, lãi suất,

mục đích vay vốn, thu nhập và tài sản thế chấp. Kết quả này cũng khác với các

nghiên cứu trước [23], [34], cụ thể là yếu tố lãi suất trong luận án có ảnh hưởng đến

khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tuy nhiên trái với dấu kỳ vọng. Mặc dù lãi suất của

các NHTM thấp hơn lãi suất của các hình thức tín dụng khác, nhưng nếu hạn mức

của các NHTM không đáp ứng đủ nhu cầu của hộ sản xuất thì họ sẽ tiếp cận với các

hình thức tín dụng khác mặc dù có mức lãi suất cao hơn.

Về hình thức cho vay, qua khảo sát số liệu thực tế cho thấy trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk chủ yếu vẫn là hình thức cho vay trực tiếp đến từng hộ sản xuất cà phê.

Đây là hình thức cho vay khá phổ biến hiện nay của các NHTM trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk, tuy nhiên hình thức này lại có nhiều hạn chế cho cả NHTM và các hộ sản

xuất cà phê. Theo khảo sát, các hộ đều có nhu cầu vay vốn nhiều hơn 2 lần, mỗi lần

125

vay lại thì thủ tục giống như vay mới, vì vậy thời gian và chi phí phát sinh sẽ lớn,

gây phức tạp cho các hộ. Vì vậy, để tiết giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho

các hộ sản xuất cần có giải pháp phù hợp về hình thức cho vay.

Phương thức tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk là cho vay từng lần. Các điểm nghiên cứu đều chiếm trên 90%, đây là

phương thức phổ biến trên địa bàn Đắk Lắk khi cho vay thị trường nông nghiệp nông

thôn. Gây ra việc quá tải cho các NHTM hiện nay. Với số lượng hộ vay vốn là 194

hộ, nhưng có tới 418 lượt làm thủ tục vay vốn và 558 số năm vay, vì vậy, sẽ làm ảnh

hưởng đến hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất cà phê của các NHTM.

Bảng 3.26: Số lượt vay vốn của các hộ sản xuất cà phê năm 2014

Chỉ tiêu

Số lượng hộ

(Hộ)

Số lượt vay

(Lượt)

Số năm vay

(Năm)

1. Hộ vay một năm 35 30 30

2.Hộ vay hai năm 89 178 178

3. Hộ vay năm thứ ba trở lên 70 210 350

Tổng cộng 194 418 558

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

+Về sử dụng vốn tín dụng:

Qua nghiên cứu thực tế, cho thấy chi phí đầu tư của 4 điểm nghiên cứu khá

cao và tương đương nhau, khoảng 64,490 triệu đồng/ha, chi chủ yếu cho chi phí vật

tư và chi phí lao động, chiếm 64,68% tổng chi phí.

Mục đích vay vốn của các hộ sản xuất cà phê tập trung chủ yếu là chăm sóc

cà phê kinh doanh, bình quân chung của cả 4 điểm nghiên cứu là 53,61%, vì đây là

giai đoạn mà vườn cà phê đem lại thu nhập cho các hộ sản xuất cà phê, là điều kiện

cần thiết để các hộ có tài sản đảm bảo cho các TCTD chính thống.

Tỷ lệ vốn vay trên vốn đầu tư của các hộ sản xuất cà phê hiện nay lên tới

59,23%. Số liệu này cao hơn so với các nghiên cứu của các năm trước, cụ thể năm

2012 theo nghiên cứu của các tác giả khác là 54,68% [13] và 52,25% [31], lý do là

chi phí đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, công, và các loại nhiên liệu khác tăng

thêm khoảng 20%, do đó dẫn đến chi phí tăng và vốn đầu tư cũng tăng theo.

126

Về lợi nhuận của các hộ sản xuất cà phê khá cao so với các huyện khác trên

địa bàn tỉnh, lợi nhuận ròng bình quân là khá thấp, đạt 31 triệu đồng/ha. Tuy nhiên,

đây là mức thu khá ổn định cho người làm cà phê, với mức thu nhập ở mức trên, các

hộ sản xuất cà phê có thể yên tâm đầu tư cho vườn cà phê của mình, xem đó như là

tài sản cố định lâu dài có mức sinh lời ổn định. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí chiếm tỷ

trọng khá cao, trên 48% đây cũng là mức sinh lời cao so với đầu tư vào các hình

thức khác.

Qua mô hình hồi quy Cobb - Douglas, năng suất cà phê nhân của hộ sản xuất

cà phê phụ thuộc vào: trình độ của chủ hộ, vốn vay, loại cà phê, khí hậu, lượng phân

bón và loại cà phê. Điều này một lần nữa khẳng định, vốn tín dụng ngân hàng đóng

vai trò quan trọng đến năng suất cà phê của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk.

3.3.2. Những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất

cà phê tỉnh Đắk Lắk

Các ngân hàng thương mại vẫn độc quyền trong lĩnh vực cho vay, do các ngân

hàng lớn nên được hưởng nhiều chính sách tín dụng ưu đãi từ phía Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam, như là chương trình tái canh cà phê chỉ có Ngân hàng NN&PTNT

được giải ngân, do đó tiến độ giải ngân chậm, đối tượng được vay còn hạn chế, tính

đến thời điểm hiện nay, Agribank Dak Lak đã triển khai chương trình cho vay tái

canh và đăng ký vốn giai đoạn năm 2013 - 2015 đến từng chi nhánh và phòng giao

dịch trực thuộc. Năm 2013 dự kiến đăng ký giải ngân 219 tỷ đồng. Đến 31/10/2013

chi nhánh đã giải ngân cho vay chương trình tái canh cà phê số tiền 110 tỷ, hoặc là

chương trình hỗ trợ vốn để tạm trữ cà phê năm 2009 chỉ có hai ngân hàng là Ngân

hàng NN&PTNT và Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Đắk Lắk được chỉ định là

hai ngân hàng trực tiếp giải ngân, kết quả là chỉ có 5 doanh nghiệp tham gia mua tạm

trữ cà phê; số lượng cà phê mua tạm trữ vẫn còn thấp so với kế hoạch được giao; Một

số doanh nghiệp còn chưa thực hiện đầy đủ các Quy chế giám sát như kho chứa cà

phê còn để lẫn với cà phê kinh doanh hoặc nhà máy chế biến cà phê. Với kết quả trên

đối tượng được hưởng lợi từ các chính sách tín dụng đến với hộ sản xuất cà phê vẫn

còn hạn chế. Bên cạnh đó, số lượng các TCTD khác tham gia còn ít trong lĩnh vực

127

cho vay hộ sản xuất, do đó các nông hộ không có nhiều cơ hội để tiếp cận với nguồn

vốn tín dụng mà đặc biệt là tín dụng ưu đãi.

Nợ xấu vẫn còn tồn tại trong hoạt động cho vay đối với các hộ sản xuất cà phê

trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là đối với ngân hàng NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, hoạt động

tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê còn hạn chế, cán bộ quản lý không xuể do địa bàn

hiểm trở và xa xôi. Dẫn đến tái cơ cấu ngân hàng, gây những khó khăn về tâm lý cho

khách hàng, như là cắt giảm gần 100 lao động và 02 phòng giao dịch ở Ngân hàng

NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk; Sáp nhập MHB Dak Lak và BIDV Dak Lak. Vì vậy tính ổn

định đóng vai trò quan trọng đến hoạt động tín dụng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Số lượng cán bộ tín dụng còn hạn chế, mỗi một cán bộ quản lý dư nợ khá

cao, trong khi đó đặc thù địa bàn Đắk Lắk trải dài hàng trăm kilômét, địa hình khó

khăn, hiểm trở, do đó ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nợ của các ngân hàng.

Đội ngũ cán bộ ngân hàng có thâm niên là một ưu điểm, tuy nhiên đây cũng

là hạn chế, vì khi lớn tuổi, họ thường không nhiệt tình, ngại đi xa.

Việc quyết định cho vay của các ngân hàng thương mại phải căn cứ trên

năng lực và phương án sử dụng vốn của các chủ hộ, do đó nếu cán bộ tín dụng chỉ

chú trọng đến tài sản đảm bảo mà không quan tâm đến phương án sử dụng vốn sẽ

dễ dẫn đến việc phải xử lý nợ xấu của các ngân hàng trong tương lai.

Hình thức tổ chức sản xuất cà phê chưa phù hợp chủ yếu là sản xuất cá thể,

quy mô nhỏ lẻ, manh mún với khoảng trên 85% diện tích cà phê của tỉnh do dân

trực tiếp quản lý và và sử dụng. Với hình thức tổ chức sản xuất nhỏ lẻ với hơn 85%

diện tích với gần 173.000 ha/203.500 cà phê do người dân trực tiếp quản lý và sản

xuất, việc rà soát, đánh giá chất lượng vườn cây, thống kê diện tích vườn cây chưa

được đầy đủ.

Phần lớn diện tích cà phê già cỗi thuộc người nông dân, nhưng các cơ chế

cho vay vốn hỗ trợ tái canh còn thiếu và chưa đồng bộ, hạn mức vay còn thấp (đến

tháng 9/2013 mới chỉ ký kết hợp đồng với giá trị 195 tỷ đồng để tái canh 976 ha,

giải ngân với số tiền 110 tỷ đồng). Người dân vẫn phải tự tái canh với quy mô nhỏ,

quy trình không được thực hiện đầy đủ dẫn đến việc đầu tư tốn kém nhưng hiệu quả

lại rất thấp.

128

Mối liên kết giữa sản xuất và chế biến, tiêu thụ đang được phát triển, tuy

nhiên một số đơn vị thực hiện việc liên kết với nông dân, nhưng thực chất là giao

khoán và thiếu các phương thức hỗ trợ cho nông dân trong việc đầu tư, chăm sóc,

bảo vệ vườn cây. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên địa bàn còn chưa

quan tâm đến phát triển vùng nguyên liệu, thiếu sự gắn kết giữa sản xuất, chế biến

và tiêu thụ.

Thu nhập từ cà phê mặc dù tại thời điểm này là khá ổn định, tuy nhiên vẫn

còn bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào giá thế giới, chi phí và điều kiện tự nhiên. Tại

Đắk Lắk, vẫn còn nhiều hộ sản xuất cà phê làm ăn thua lỗ, thu nhập không đủ để

trang trải chi phí hàng ngày và trả nợ cho ngân hàng, thậm chí nhiều hộ đã vay vốn

ngân hàng và cầm sổ đỏ rồi nhưng vẫn muốn vay thêm để trang trải cho sinh hoạt

của gia đình.

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối

với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk

Do chủ trương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc tái cơ cấu và

sáp nhập lại toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại, do đó hoạt động của các ngân

hàng thương mại có vốn sở hữu Nhà nước lớn vẫn chưa phát huy được vai trò chủ

đạo trên thị trường tín dụng nông thôn, bên cạnh đó được sự hỗ trợ của Nhà nước về

vốn tín dụng do đó các ngân hàng thương mại này vẫn chưa thoát ra được cái bóng

“che chở” của Nhà nước để hoạt động tự chủ hơn.

Cán bộ tín dụng quản lý hộ vẫn còn lơ là, không đôn đốc nhắc nhở nợ, làm

cho nợ xấu nhảy nhóm, không quản lý kịp thời.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, Sở, ban, ngành, địa phương chưa

thật kiên quyết, kịp thời.

Các chính sách ưu đãi cho cây cà phê chưa nhiều, nhất là chính sách chuyển

đổi những diện tích cà phê già cỗi, sâu bệnh, đất đai không phù hợp, thiếu nguồn

nước tưới, kém hiệu quả sang cây trồng khác.

Chính sách tạm trữ ban hành chậm, rơi vào cuối tháng 7 lúc này đã là cuối

vụ nên lượng cà phê trong dân còn ít, người trồng cà phê đã bán hết để trang trải

chi phí, do đó lượng cà phê trong dân còn ít.

129

Ngân hàng giải ngân vốn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thu mua tạm trữ của

các doanh nghiệp.Qua đó cho thấy việc tham gia vào các chương trình chính sách

phát triển NN&PTNT vẫn còn kém hấp dẫn do đó chưa lôi kéo được nhiều TCTD

tham gia.

Kết luận chương 3

Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất

cà phê tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua cho thấy tín dụng ngân hàng đối với hộ sản

xuất cà phê ở các khía cạnh: i) Cung ứng vốn tín dụng của các NHTM cho thấy các

ngân hàng thương mại vẫn đóng vai trò chủ chốt trên thị trường tín dụng nông thôn,

chiếm trên 60% tổng dư nợ của toàn tỉnh, trong đó Agribank Dak Lak có dư nợ cao

nhất trong cho vay hộ sản xuất cà phê, trên 85%, tiếp đến là BIDV Dak Lak,

Vietinbank Dak Lak với tỷ lệ 8,74% và cuối cùng là Sacombank Dak Lak và Đông

Á bank Dak Lak với tỷ lệ cho vay hộ sản xuất cà phê đạt 7,65%. Nợ xấu trong cho

vay cà phê vẫn là một vấn đề đáng quan tâm, tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu vẫn đang trong

tình trạng kiểm soát của các NHTM. Dưới góc độ hộ sản xuất đã cho thấy việc tiếp

cận vốn tín dụng vẫn còn nhiều khó khăn; ii) Về tình hình sử dụng vốn của hộ sản

xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được thể hiện trên các góc độ về kinh tế và về

xã hội, về mặt kinh tế cho thấy việc đầu tư vốn vào sản xuất cà phê mang lại hiệu

quả cho các nông hộ, với chi phí trung bình là 64,49 triệu đồng/ha, tỷ lệ vốn

vay/vốn đầu tư chiếm trên 50% nhưng lợi nhuận trung bình của các hộ là 31

triệu/ha. Đây là mức thu khá ổn định cho người làm cà phê, với mức thu nhập ở

mức trên, các hộ sản xuất cà phê có thể yến tâm đầu tư cho vườn cà phê của mình,

xem đó như là tài sản cố định lâu dài có mức sinh lời ổn định. Về mặt xã hội việc

đầu tư vốn tín dụng vào các hộ sản xuất cà phê tạo công ăn việc làm trong ngành

nông nghiệp, hàng năm giải quyết được công ăn việc làm ổn định cho trên 300.000

người trực tiếp sản xuất và gần 200.000 người có liên quan đến cây cà phê. Qua

năm năm, tỷ trọng lao động cà phê so với tổng lao động và tổng lao động trong

nông nghiệp, xu hướng tăng đều qua các năm, năm 2009 là 43,43% và năm 2013 là

47,95% so với lao động trong nông nghiệp. Còn tỷ trọng lao động cà phê so với

130

tổng lao động năm 2009 là 33,94%, đến năm 2013 là 41,82%. Bên cạnh đó, Việc

cung ứng vốn tín dụng cho các hộ sản xuất cà phê luôn đi kèm với các dự án, đề án

để hỗ trợ cho các hộ trong việc phát triển sản xuất cà phê, đảm bảo việc sản xuất cà

phê phải đảm bảo hiệu quả và chất lượng cho các hộ sản xuất được lâu dài. Các đề

án sẽ thông qua chương trình khuyến nông để trang bị kiến thức và kỹ thuật cho các

hộ sản xuất cà phê, ngược lại các hộ sẽ tham gia các khoá đào tạo và được cấp các

chứng chỉ có liên quan; iii) Nhân tố tác động đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản

xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, gồm nhóm nhân tố từ phía các chủ thể sản

xuất cà phê, nhóm nhân tố từ phía các NHTM, nhóm nhân tố về chính sách của

Chính phủ, và nhóm nhân tố khác.

131

CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP

CẬN VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN

XUẤT CÀ PHÊ, TỈNH ĐẮK LẮK

4.1. Những căn cứ của định hướng và đề xuất giải pháp

Đề án tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD đã được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg. Quyết định này tạo ra một hành lang pháp

lý quan trọng để xử lý các ngân hàng yếu kém và đề ra một lộ trình đến năm 2015,

được ban hành 1/03/2012. Khi thực hiện Đề án sẽ nâng cao vai trò, vị trí lãnh đạo,

dẫn dắt và định hướng trên thị trường tài chính tiền tệ của các NHTM lớn, đặc biệt

là thị trường tín dụng nông thôn.

Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết 08-NQ-TU ngày 05/5/2008 về “Phát

triển cà phê bền vững trong thời kỳ mới” nhằm phát triển ngành hàng cà phê Đắk Lắk

một cách bền vững. Ngày 08/10/2008 HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 22/2008/NQ-

HĐND về việc phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm

2020, đồng thời UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 41/200//QĐ-UBND phê

duyệt Đề án Phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

với quan điểm: Phát triển cà phê bền vững trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng,

hiệu quả và năng lực cạnh tranh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập

kinh tế quốc tế, đáp ứng được yêu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến các

thế hệ tương lai; Phát triển cà phê bền vững bảo đảm hài hòa các mặt: kinh tế - xã hội

- môi trường và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhằm đưa ngành sản xuất cà

phê tỉnh Đắk Lắk phát triển theo hướng ổn định về diện tích, năng suất, sản lượng,

tăng chất lượng; phát triển cà phê phải gắn chặt với phát triển kinh tế xã hội, du lịch,

bảo vệ môi trường.

Việc phát triển cà phê bền vững đã khẳng định được vai trò của vốn tín dụng,

việc phát triển sản xuất cà phê không thể thiếu tiền, ở đây chính là việc cấp vốn đầu

tư cho sản xuất cà phê từ phía các TCTD chính thức. Cứ hai năm một lần, Festival

132

cà phê được tổ chức tại Đắk Lắk như khẳng định sự quan tâm của cả nước tới cà

phê, nhiều hội nghị triển vọng ngành hàng cà phê và giá trị gia tăng trong chuỗi

ngành hàng được tổ chức thường niên tại Đắk Lắk. Qua đó, thấy được vai trò của

các NHTM đối với phát triển hộ sản xuất cà phê.

Không chỉ dừng tại đó, hàng năm Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tây

Nguyên được tổ chức, gần đây nhất được tổ chức tại Gia Lai, Kon Tum và Lâm

Đồng, các NHTM đã thực hiện ký kết hợp đồng, biên bản ghi nhớ thoả thuận cam

kết hỗ trợ các dự án kinh doanh đối với lĩnh vực cà phê tại khu vực Tây Nguyên.

Đến ngày 31/03/2015, các ngân hàng đã và đang giải ngân cho vay với số tiền là

4.934 tỷ đồng, dư nợ đạt 2.813 tỷ đồng.

4.2. Định hướng nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân

hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk

- Phát huy vai trò của các hình thức tín dụng ngân hàng, khẳng định vai

trò chủ đạo trên thị trường tín dụng nông thôn

Phát triển các hình thức tín dụng ngân hàng thay thế các hình thức tín dụng

khác, nhằm đảm bảo được nhu cầu vốn tín dụng chính đáng của các hộ sản xuất cà

phê trên địa bàn tỉnh, mặt khác giúp hạn chế những tiêu cực của các loại hình tín

dụng khác. Qua khảo sát thực tế cho thấy hiện nay nhu cầu tín dụng trong các nông

hộ cao, chỉ có 60,63% hộ có nhu cầu vay được, trong khi đó trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk có đến 30 Chi nhánh các NHTM, tuy nhiên thị phần cho vay nông hộ vẫn chủ

yếu là các ngân hàng thương mại có vốn sở hữu Nhà nước, vai trò của các NHTM

cổ phần vẫn chưa được phát huy hết. Vì vậy, cần phát huy vai trò của tất cả các

ngân hàng thương mại, vì đây vẫn là những kênh cung ứng vốn lành mạnh, có tác

dụng kích thích sản xuất, đặc biệt là phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

được tốt hơn.

- Sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê phải đảm bảo hiệu quả

kinh tế và hiệu quả xã hội

Cây cà phê là loại cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế, đòi hỏi vốn

đầu tư lớn vì vậy cần phải có chính sách phát triển và quy hoạch cà phê phù hợp,

đầu tư phát triển cà phê những vùng có điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng phù hợp,

bảo phát triển ổn định, năng suất cao, đảm bảo hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

133

Hiệu quả kinh tế là việc sử dụng vốn của các hộ phải có hiệu quả, phục vụ tốt

yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương, cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn.

Hiệu quả xã hội là làm giảm thiểu chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, các

địa phương, giữa người kinh và người dân tộc thiểu số, tạo thêm việc làm cho lao

động ở các hộ, thực hiện xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gắn liền với ổn định

chính trị, an ninh quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nguồn tài

nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Hoạt động tín dụng ở nông thôn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các

TCTD và chính quyền địa phương

Để giải quyết các công việc có liên quan trong tiến trình giải ngân và giám sát

vốn, đồng thời phải gắn các hoạt động tín dụng với các chương trình phát triển kinh tế xã

hội, các quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn với các vùng xa và khó khăn.

- Hoạt động tín dụng ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung cần kết

hợp với các mục tiêu KT-XH khác

Để giải quyết các vấn đề về xoá đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách tín

dụng đối với dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, đồng thời góp phần bảo vệ tài

nguyên, môi trường sinh thái và đảm bảo an ninh chính trị.

4.3. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng

cho hộ sản xuất cà phê Đắk Lắk

4.3.1. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng

4.3.1.1. Từ phía các hộ sản xuất cà phê

(1) Nâng cao ý thức tiếp cận thông tin về thị trường tín dụng nông thôn

Để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng thuận lợi thì vấn đề thông tin về

thị trường tín dụng nông thôn đóng vai trò quan trọng, điều này đã được các tác giả

ở các nghiên cứu trước khẳng định [11], [17], [24], [35]. Thực tế hiện nay, việc tiếp

cận thông tin về tín dụng nông thôn của các chủ hộ còn hạn chế. Việc tiếp cận thông

tin về tín dụng nông thôn của người lao động ở nông thôn nói chung và khu vực

trồng cà phê nói riêng là chất lượng thấp (trình độ, mức sống, tiếp cận thông tin và

quyền bình đẳng). Vì vậy cần tăng cường vai trò của các kênh thông tin chính thống

để nâng cao khả năng tiếp cận với các kênh tín dụng ngân hàng bảo đảm quyền lợi

134

cho người sản xuất cà phê. Chính quyền địa phương (xã) cần thành lập một bộ phận

có kỹ năng chuyên sâu cập nhật thông tin chính xác, kịp thời (về thị trường tín dụng

và tiến bộ khoa học kỹ thuật mới) để cung cấp cho người dân địa phương. Đa dạng

hóa các hình thức cung cấp thông tin thông qua đài phát thanh địa phương mỗi

ngày, niêm yết tại cơ quan (ví dụ trụ sở UBND xã), niêm yết tại các đại lý thu mua

cà phê trong xã, gửi đến các tổ (hội).

(2) Đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng, hạn chế hình thức tín dụng khác

Khi cung cầu vốn cân bằng thì thị trường vốn tín dụng sẽ ổn định. Theo khảo

sát thực tế tại các điểm nghiên cứu, số lượng các NHTM còn ít, thậm chí hiện nay

có những huyện vẫn chưa có mặt các NHTM cổ phần, chỉ duy nhất Agribank Đak

Lak (như huyện Krông Ana, huyện Buôn Đôn...), do đó nguồn cung vẫn hạn chế và

người dân không có nhiều sự lựa chọn về nguồn vốn vay. Do đó, cần đẩy mạnh

hoạt động của các NHTM tại các huyện trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là những vùng xa

xôi. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền sâu rộng cho người dân về hoạt động của các

NHTM với các hình thức cho vay, các gói hỗ trợ về nông nghiệp nông thôn của

Chính phủ. NHTM phải là kênh cung ứng vốn chủ đạo trên thị trường nông thôn.

Hạn chế tối đa các hình thức tín dụng không lành mạnh, đặc biệt là tín dụng cho vay

nặng lãi hiện nay.

(3)Khuyến khích hộ sản xuất hoàn tất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đất trồng cà phê của hộ sản xuất chính là tài sản đảm bảo để thế chấp vay

vốn ngân hàng và là tài sản hợp pháp của hộ sản xuất, tuy nhiên hiện nay người

dân vẫn không quan tâm đến việc hoàn tất các thủ tục để lấy giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, trong khi đó, đây là TSĐB quan trọng để các hộ sản xuất có

thể tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Số lượng hộ sản xuất được cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất còn thấp, mới chỉ đạt 65,23%. Vì vậy, cần có các chính

sách khuyến khích hộ sản xuất làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo

cho hộ sản xuất đủ điều kiện được tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng.

135

4.3.1.2. Từ phía các NHTM

(1) Hoàn thiện quy trình và thủ tục cho vay hộ sản xuất cà phê

Hiện nay hầu hết các hộ sản xuất cà phê đều vay vốn bằng hình thức trực

tiếp, hơn 90% với nhiều giấy tờ cộng với quy trình vay vốn khá phức tạp. Trong

trường hợp vay lại lần thứ hai, thứ ba các hộ sản xuất phải làm lại thủ tục giấy tờ từ

đầu giống như vay mới, vì vậy các NHTM cần đơn giản hoá các thủ tục và tinh giản

quy trình cho vay đối với hộ sản xuất cà phê, để các hộ sản xuất cà phê có thể tiếp

cận dễ dàng và nhanh chóng.

Mở rộng các hình thức tín dụng và điều kiện vay vốn phù hợp với các hộ sản

xuất cà phê như chính sách gối vụ, hộ sản xuất cà phê sau mỗi mùa thu hoạch chỉ

cần trả lãi còn nợ cũ vẫn được gối sang vụ sau mà không cần phải trả nợ cũ và làm

lại thủ tục từ đầu.

Không nên coi TSĐB là yếu tố quyết định trong việc cấp vốn vay. Theo số

liệu khảo sát, TSĐB được coi là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định cho vay

của CBTD, với giá trị trung bình là 3,8. Vì vậy, đừng tuyệt đối hoá tài sản đảm bảo

trong việc quyết định có cho vay hay không. Tài sản đảm bảo chỉ là cơ sở để Ngân

hàng thu hồi nợ khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ. Vì vậy, trong trường hợp

bất khả kháng khi đem tài sản đảm bảo ra phát mãi thì coi như vốn của ngân hàng

không được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

(2)Triển khai cho vay hộ sản xuất qua các tổ chức đoàn thể

Các NHTM nên nghiên cứu áp dụng hình thức cho vay qua tổ như hiện nay

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đang áp dụng. Số liệu

khảo sát cho thấy, các NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giải ngân bằng hình thức

trực tiếp, chi phí cho vay lớn bởi số lượng CBTD quá ít và trải dài trên địa bàn

rộng. Vì vậy, nếu trong cho vay hộ sản xuất cà phê, việc cho vay qua các tổ chức

đoàn thể trên địa bàn sẽ góp phần giảm bớt chi phí cho các NHTM. Qua khảo sát

thực tế cho thấy việc cho vay qua tổ ngoài việc có những tổ trưởng đôn đốc việc trả

nợ thì việc thông qua tổ cũng góp phần nâng cao sự hiểu biết của các thành viên

trong tổ về kỹ thuật chăm sóc, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các mối

136

quan hệ khác cũng như tuyên truyền về chính sách cho vay nông hộ của các NHTM.

Tuy nhiên việc quản lý cho vay qua tổ và lựa chọn các tổ trưởng cũng phải sâu sát

để hạn chế những rủi ro từ hình thức cho vay này.

(3)Quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Ngân hàng

Để tránh cho các hình thức tín dụng khác có cơ hội hoạt động, các NHTM

phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình để

người dân, đặc biệt là hộ sản xuất cà phê biết và tiếp cận. Vì đây chính là khách

hàng truyền thống và chủ yếu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Ngân hàng không thụ động ngồi đợi khách hàng đến với mình, mà phải có

chính sách tiếp thị, quảng bá các chương trình tín dụng, hỗ trợ cho vay, các gói tín

dụng về nông thôn, đặc biệt là về cà phê đến với người dân.

4.3.1.3.Từ phía Chính phủ, Nhà nước

Ở Việt Nam, cà phê là là sản phẩm chủ lực để xuất khẩu. Nhiều năm qua,

kim ngạch xuất khẩu cà phê ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim

ngạch xuất khẩu của cả nước; Do đó, Nhà nước cần có chính sách về phát triển cà

phê như hạn mức tín dụng, lãi suất, thủ tục…góp phần ổn định kinh tế vĩ mô,

thông qua việc cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Việc thực hiện chính sách phát triển cà phê bền vững sẽ giúp cho Đắk Lắk

phát triển được thế mạnh của mình, vì thế cần quy hoạch lại ngành sản xuất cà

phê, thúc đẩy quá trình phát triển cà phê bền vững nhanh chóng đi vào đời sống

sản xuất của hộ sản xuất cà phê, đi kèm chính là việc cung ứng vốn tín dụng cho

hộ sản xuất cà phê, vì thế cần có giải pháp cụ thể sau:

(1) Đẩy mạnh triển khai việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát

triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ

Nâng cao vai trò của các NHTM lớn là các NHTM có vốn sở hữu Nhà

nước trong việc phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Việc thực hiện Đề

tán tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD đã dần thu hẹp 9 NHTM làm ăn kém hiệu

quả, sáp nhập một số NHTM nhỏ vào NHTM Nhà nước như MHB sáp nhập với

BIDV Dak Lak, Saigonbank sáp nhập với VCB, giữ Agribank Dak Lak 100% vốn

137

sở hữu Nhà nước, sẽ nâng cao vai trò, vị trí chi phối, dẫn dắt thị trường của các

NHTM nhà nước, thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các TCTD và

khuyến khích, ưu tiên mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch khu vực

nông thôn.

Thành lập quỹ riêng cho ngành sản xuất cà phê, không phải là một chính

sách bảo hộ mà là ngân hàng dành riêng cho các doanh nghiệp lẫn người trồng cà

phê. Trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, việc tiếp cận với nguồn

vốn tín dụng còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp nước ngoài không chịu áp lực

về vốn, họ mua trực tiếp cà phê từ người dân, do đó các doanh nghiệp trong nước

không đủ điều kiện về vốn để có thể mua cà phê. Vì vậy bắt buộc ngành cà phê

phải thúc đẩy nhanh việc thành lập ngân hàng cho ngành cà phê.

(2) Hoàn thiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng đất

Thực hiện giao đất ổn định lâu dài cho các hộ sản xuất cà phê, đẩy mạnh

quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông hộ để người dân có

đủ tài sản đảm bảo thế chấp ngân hàng. Đây là một trong những rào cản trong việc

tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê hiện nay.

Đồng thời, Nhà nước phải tuyên truyền rộng rãi về việc cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất đối với các nông hộ trên địa bàn, tránh tình trạng gian lận khi làm

thủ tục, giấy tờ đồng thời tránh mua bán đất đai trong các khu vực quy hoạch cà phê.

4.3.2. Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng vốn tín dụng cho hộ sản xuất cà phê

4.3.2.1. Từ phía hộ sản xuất cà phê

(1)Nâng cao khả năng hạch toán và quản lý trong sản xuất cà phê cho chủ hộ

Để nâng cao khả năng hạch toán và quản lý cho chủ hộ sản xuất cần tổ chức

tập huấn về cách thức hạch toán chi phí, tính toán, phân bổ vốn đầu tư, vốn vay cho

hộ sản xuất. Các hộ sản xuất cà phê phải xác định được nhu cầu vốn sản xuất của

gia đình trên cơ sở đó để tính khoản tiền cần vay. Không vay quá khả năng tài chính

của gia đình. Có phương án hoạt động sản xuất kinh doanh rõ ràng và cụ thể, đây là

cách thức cũng như kế hoạch trả nợ trong tương lai của gia đình.

138

(2) Sử dụng vốn đúng mục đích

Các hộ sản xuất cà phê phải sử dụng vốn đúng mục đích, số liệu khảo sát cho

thấy các hộ sản xuất vay vốn chủ yếu đầu tư cà phê trong giai đoạn kinh doanh, sau

đó là kiến thiết cơ bản và tái canh cà phê. Tuy nhiên, một số hộ sản xuất vẫn sử

dụng nguồn vốn này vào các mục đích khác, dùng cho chi tiêu thường xuyên của

gia đình. Do đó, các hộ sản xuất tuyệt đối không vay sản xuất để chi cho tiêu dùng

hàng ngày. Có đầu ra cho việc tiêu thụ sản phẩm cà phê, không ký gửi tại các đại lý,

dễ gây rủi ro, mất khả năng thanh toán. Các khoản chi tiêu của kinh tế hộ gia đình

nông dân sản xuất cà phê có vay vốn tín dụng ngân hàng phải được quản lý

khoa học, chặt chẽ, nghiêm túc để hạn chế các trường hợp sử dụng sai mục đích

sản xuất, gây ra tình trạng thiếu vốn cho sản xuất, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập

chủ yếu của hộ và cũng là nguồn thu hồi nợ của ngân hàng.

(3)Sản xuất có sự tham gia liên kết

Bài học kinh nghiệm từ Colombia, indonesia cho thấy, trong sản xuất cà

phê cần có sự liên kết giữa hộ sản xuất, nhà khoa học và doanh nghiệp. Trên thực

tế tại tỉnh Đắk Lắk, các nông hộ chủ yếu tự làm tự ăn, tự chịu trách nhiệm về hoạt

động sản xuất của mình, do đó khi có tình trạng rớt giá, hạn hán, mất mùa thì

người dân vẫn là người chịu thiệt thòi nhất. Việc sớm hình thành các mô hình hợp

tác xã kiểu mới với mô hình canh tác lớn với sự tham gia của 3 nhà cần được thực

hiện. Việc này đã triển khai trên địa bàn tỉnh nhưng mới thí điểm tại xã Eatur,

thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Muốn thực hiện được mô hình này, cần có sự đồng thuận của các nông hộ và

tuyên truyền rộng rãi của Chính quyền địa phương cũng như các tổ chức đoàn thể

như Hội nông dân, Hội phụ nữ.

4.3.2.2.Từ phía các NHTM

(1)Nâng cao trình độ cán bộ của các NHTM

Do địa bàn Đắk Lắk trải rộng, do đó việc quản lý địa bàn của cán bộ tín dụng

gặp nhiều khó khăn, có những CBTD phải quản lý 3 – 4 xã trên địa bàn huyện rộng

lớn với các món vay nhỏ lẻ, vì vậy việc kiểm tra thẩm định cho vay hộ sản xuất của

139

CBTD gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó trình độ của CBTD về sản xuất nông

nghiệp và kinh tế nông hộ còn hạn chế dẫn đến việc CBTD khi cho vay hộ sản xuất

cà phê chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, chưa chú trọng đến mục đích vay vốn và

sử dụng vốn tín dụng sao cho có hiệu quả, do đó việc nâng cao trình độ cán bộ tín

dụng của các NHTM là cần thiết.

Nâng cao trình độ, kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay hộ sản

xuất của CBTD nhằm tư vấn, đánh giá các dự án liên quan đến phát triển sản xuất

cà phê của các hộ.

NHTM phải thường xuyên tiếp xúc với hộ sản xuất cà phê để tháo gỡ những

vướng mắc liên quan đến quy trình tín dụng, tiến độ giải ngân, thủ tục hành chính

cho các hộ sản xuất cà phê để đẩy mạnh việc tiếp cận vốn tín dụng cho các hộ sản

xuất cà phê.

NHTM cần hỗ trợ cho các hộ sản xuất cà phê trong việc lập phương án kinh

doanh, hạch toán chi phí sản xuất cà phê, đảm bảo tiến độ trả nợ đúng hạn.

(2)Áp dụng các biện pháp tư vấn cho hộ sản xuất cà phê

Các NHTM cần có biện pháp tư vấn cho khách hàng để giúp ngân hàng giảm

thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất cà phê. Các

NHTM cần có biện pháp cơ cấu lại các nhóm nợ cho vay sản xuất cà phê cho phù

hợp. Bám sát các chương trình chính sách tín dụng của Nhà nước để xử lý các nhóm

nợ cho phù hợp.

4.3.2.3.Từ phía Chính phủ, Nhà nước

(1) Có chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất theo quy mô hợp tác, liên kết các hộ sản

xuất cà phê

Khuyến khích hình thức liên kết giữa sản xuất và chế biến trong liên kết ngang

giữa nông dân và nông dân, giữa doanh nghiệp và hộ nông dân (Doanh nghiệp chịu

trách nhiệm nghiên cứu, hướng dẫn kỹ thuật, quản lý, giám sát và cấp chứng chỉ cho

hộ nông dân; Nông dân cam kết thực hiện sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật và

bán sản phẩm cho doanh nghiệp, giá bán sản phẩm cam kết cao hơn giá thị trường.

Nhà nước áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng

mạng lưới thu mua sản phẩm hoặc xây dựng xưởng chế biến gần khu vực sản xuất

để bảo đảm nguồn nguyên liệu và chế biến kịp thời, tăng chất lượng sản phẩm.

140

Hộp 4.1: Vai trò của kinh tế hộ còn lớn nhưng cần đặt trong sự liên kết

Nguồn: [36]

(2) Nâng cao chất lượng công tác khuyến nông

Để sản xuất cà phê của các hộ có hiệu quả, cần nâng cao chất lượng công tác

khuyến nông của tỉnh, thông qua các biện pháp như nghiên cứu, áp dụng các hình

thức khuyến nông phù hợp để tăng hiệu quả của công tác khuyến nông, tổ chức các

lớp tập huấn khuyến nông với hình thức phù hợp, hấp dẫn để lôi cuốn người dân

tham gia, hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn (vườn cà phê mẫu về áp dụng tiến bộ

giống, kỹ thuật bón phân hợp lý, tưới nước tiết kiệm...), tổ chức cho nông dân tham

quan và học tập, soạn thảo và cung cấp cho nông dân các tài liệu về kỹ thuật sản

xuất và chế biến cà phê theo từng chủ đề.

Bên cạnh đó, cần phát triển đội ngũ cán bộ khuyến nông của từng khu vực để

có kế hoạch xây dựng chương trình khuyến nông phù hợp, xây dựng bộ giáo trình

chuẩn về tập huấn kỹ thuật sản xuất và chế biến cà phê dành cho các cán bộ khuyến

nông, chú trọng công tác đào tạo cán bộ khuyến nông đủ trình độ để đảm bảo chất

lượng giảng dạy cho bà con nông dân.

Kết luận chương 4

Các căn cứ đề xuất giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh

Đắk Lắk là: 1)Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê phải đảm bảo hài hoà

các mặt kinh tế - xã hội – môi trường và an ninh chính trị; 2)Tín dụng ngân hàng đối

với hộ sản xuất cà phê phải dựa trên Đề án tái cấu trúc các TCTD theo quyết định

254/QĐ-TTg về đảm bảo tính dẫn dắt và định hướng của các NHTM lớn trên thị

trường tín dụng nông thôn; 3)Dựa trên quan điểm và định hướng phát triển cà phê bền

vững đến năm 2020; 4) Đề án nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội nông dân trong

phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

Theo Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh: Vai trò kinh tế hộ vẫn còn lớn nhưng cần

được đặt trong sự liên kết. Nếu người nông dân cứ làm nhỏ, lẻ thì sẽ không cạnh

tranh được. Ngoài ra, người nông dân phải chủ động tái cơ cấu sản xuất nông

nghiệp, sản xuất theo chuỗi, nâng cao giá trị trên mỗi đơn vị diện tích.

141

Các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ

sản xuất cà phê như sau:

1) Giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng: Về phía các hộ sản

xuất cà phê cần: i) nâng cao ý thức tiếp cận thông tin về thị trường tín dụng nông

thôn; ii) đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng, hạn chế hình thức tín dụng khác;

iii) khuyến khích hộ sản xuất hoàn tất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về

phía các NHTM cần: i) Hoàn thiện thủ tục cho vay hộ sản xuất cà phê; ii) Quảng bá

hình ảnh, thương hiệu của Ngân hàng. Về phía Chính phủ và Nhà nước cần: i) Đẩy

mạnh triển khai việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông

nghiệp, nông thôn của Chính phủ; ii) Hoàn thiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận

sử dụng đất

2)Giải pháp sử dụng vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê: Về phía các hộ sản

xuất cà phê cần: i) Nâng cao khả năng hạch toán và quản lý trong sản xuất cà phê

cho chủ hộ; ii) Sử dụng vốn đúng mục đích. Về phía các NHTM cần: i)nâng cao

trình độ cán bộ của các NHTM; ii) áp dụng các biện pháp tư vấn cho hộ sản xuất cà

phê. Về phía Chính phủ và Nhà nước cần: i) có chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất

theo quy mô hợp tác, liên kết các hộ sản xuất cà phê; ii) Nâng cao chất lượng công

tác khuyến nông

142

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là quá

trình tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê

nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho các hộ sản xuất cà

phê đồng thời giúp các hộ sản xuất sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả hơn trong

tương lai. Việc tiếp cận vốn tín dụng được thể hiện ở hai góc độ: i) Cung tín dụng từ

phía các NHTM, thể hiện qua chính sách cho vay, doanh số cho vay, dư nợ cho vay

và tỷ lệ nợ xấu trong cho vay hộ sản xuất cà phê của các NHTM; ii) Từ phía hộ sản

xuất cà phê bao gồm: Khả năng tiếp cận vốn vay, hình thức vay vốn và phương thức

vay vốn đối với hộ sản xuất cà phê. Tiếp cận vốn tín dụng gắn liền với quá trình sử

dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê, việc sử dụng vốn tín dụng được

nghiên cứu trên hai khía cạnh là kinh tế và xã hội: i)Về kinh tế, được biểu hiện

thông qua năng suất sản phẩm, giá trị sản lượng và lợi nhuận của các hộ sản xuất; ii)

Về xã hội, đó chính là vấn đề việc làm, kỹ năng và trình độ của các hộ sản xuất

được nâng cao. Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng

đối với hộ sản xuất của một số quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu trên

thế giới, tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng ngân

hàng đối với hộ sản xuất cà phê là: i)Mở rộng mạng lưới các TCTD nhằm tạo điều

kiện cho các nông hộ tiếp cận vốn tín dụng; ii)Việc cung ứng vốn tín dụng ngân

hàng phải gắn liền với chính sách phát triển cà phê bền vững; iii)Nâng cao năng lực

hạch toán, năng suất và chất lượng lao động của hộ sản xuất; iv)Tăng cường nguồn

vốn vay ưu đãi để đầu tư trong sản xuất cà phê; v)Thường xuyên tổ chức các buổi

trao đổi, đối thoại với Hiệp hội cà phê, Hiệp hội doanh nghiệp để khơi thông dòng

vốn đưa vào sản xuất kinh doanh cà phê.

Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk thể hiện rõ ở

những khía cạnh: Về tiếp cận vốn tín dụng i) Với số hộ có vay vốn là 194 hộ, chiếm

tỷ lệ 60,63%, việc tiếp cận vốn tín dụng trong phát triển sản xuất cà phê còn hạn

143

chế, khi được hỏi các hộ sản xuất cà phê đều mong muốn được vay vốn đầu tư cho

sản xuất cà phê, tuy nhiên còn nhiều rào cản nên các hộ sản xuất không tiếp cận

được; ii) Hình thức tiếp cận vốn trực tiếp với hơn 90% các hộ sản xuất cà phê trong

mẫu khảo sát tiếp cận vốn hình thức này, ở các điểm nghiên cứu vẫn tồn tại hình

thức vay thông qua doanh nghiệp là do trên địa bàn của các huyện vẫn có các công

ty cà phê; iii) Phương thức tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk là cho vay từng lần, với tỷ lệ 90%. Phương thức cho vay này với

nhiều quy định, thủ tục của ngân hàng sẽ gây khó khăn cho các hộ sản xuất cà phê,

vì mỗi lần các hộ sản xuất muốn vay lại lần thứ hai thì đều phải làm lại thủ tục như

vay mới ban đầu. Về sử dụng vốn tín dụng với: i) Chi phí đầu tư bình quân cho 1 ha

cà phê kinh doanh của người dân trên 64 triệu/ha, cho thấy người dân trên địa bàn

tỉnh đầu tư nhiều vào vườn cây của họ, tỷ lệ vốn vay trên vốn đầu tư còn cao,

khoảng 59%. Do đó vốn đầu tư của người dân vẫn thiếu hụt; ii) Về thu nhập của các

hộ sản xuất cà phê tại các điểm nghiên cứu được xem là khá cao so với các huyện

khác trên địa bàn tỉnh, sau khi trừ các khoản chi phí và khấu hao thì các hộ sản xuất

cà phê vẫn còn được lợi nhuận hơn 31 triệu đồng/ ha. Đó là đối với các hộ cà phê

đang độ tuổi kinh doanh, nếu cà phê đã già cỗi thì sẽ khó khăn trong việc đảm bảo

mức thu nhập được ổn định. Qua phân tích mô hình Heckman về khả năng tiếp cận

vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê cho thấy việc tiếp cận vốn chịu

ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về bản chất của hộ và các nhân tố thuộc về các

NHTM. Với việc phân tích hai bước hồi quy của mô hình hồi quy Heckman, các

nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ: thứ nhất là tài

sản thế chấp, đây là rào cản lớn nhất đối với khả năng tiếp cận và quy mô nguồn

vốn tín dụng ngân hàng. Thứ hai là thủ tục vay vốn, hiện nay thủ tục vay vốn từ

phía các NHTM vẫn còn nhiều bất cập, thủ tục vẫn còn rườm rà, thứ ba là thu nhập,

với mức thu nhập thấp, hộ nông dân rất khó có phương án trả nợ và nguồn dự trữ

cho gia đình. Ngoài ra, còn có các nhân tố khác như diện tích, lãi suất, mục đích và

thu nhập của các hộ sản xuất cà phê. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn tín

dụng ngân hàng với mô hình Cobb-Douglas đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng

144

đến năng suất của các hộ sản xuất cà phê bao gồm trình độ của chủ hộ, vôn vay, khí

hậu, lượng phân bón và loại cà phê. Qua kết luận trên cho thấy vốn tín dụng ảnh

hưởng quan trọng đến năng suất của hộ sản xuất cà phê hiện nay.

Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất

cà phê ở tỉnh Đắk Lắk bao gồm: i)Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất như

khả năng hạch toán và quản lý của chủ hộ, tài sản đảm bảo và các hình thức tín

dụng khác ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê,

và đây là nhóm nhân tố quan trọng nhất; ii)Nhóm nhân tố về đặc điểm của các

NHTM như là công tác tổ chức, chất lượng nhân sự, chính sách cho vay, trong đó

thủ tục cho vay của các NHTM tác động mạnh đến tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng

của hộ sản xuất cà phê; iii)Chính sách của Chính phủ, trong đó các chính sách về tín

dụng như Nghị định cho vay nông nghiệp nông thôn, chính sách hỗ trợ mua tạm trữ

cà phê, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch, chính sách tái canh cà phê đã có tác

động tích cực góp phần cải thiện giá cả, hỗ trợ cho các hộ sản xuất về tư liệu sản

xuất, về vốn đầu tư, về kỹ thuật góp phần tăng khả năng tiếp cận thông tin và sử

dụng vốn có hiệu quả; iv)Các nhóm nhân tố khác như điều kiện tự nhiên, thị trường

tiêu thụ… cũng ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng của các hộ.

Để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng có hiệu

quả, các giải pháp và chính sách chủ yếu cần thực hiện: i)Từ phía hộ sản xuất cà

phê cần nâng cao khả năng hạch toán và quản lý trong sản xuất cà phê của chủ hộ,

khuyến khích hộ sản xuất hoàn tất thủ tục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và

hạn chế tiếp cận với các hình thức tín dụng khác; ii)Từ phía các NHTM gồm hoàn

thiện thủ tục cho vay hộ sản xuất, nâng cao trình độ của CBTD, quảng bá hình ảnh,

thương hiệu của ngân hàng; iii)Từ phía Chính phủ bao gồm đẩy mạnh việc thực

hiện chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn, hoàn thiện các thủ tục cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sản xuất theo mô hình liên kết, ban hành mức

khoán cà phê cho phù hợp, nâng cao chất lượng công tác khuyến nông.

145

KIẾN NGHỊ

Đối với Chính phủ

- Đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thành Đề án tái cơ cấu các TCTD, ổn

định thị trường tài chính, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của

các NHTM Nhà nước, hộ nông dân sản xuất cà phê, cải cách các thủ tục liên quan

đến công tác thu hồi nợ, quy định thời gian cụ thể trong việc thực hiện công tác này

với các ban ngành liên quan. Hệ thống luật không nên xây dựng chồng chéo nhau

và không nên thay đổi chính sách thường xuyên.

- Chính phủ cần có chính sách cụ thể hỗ trợ trồng tái canh cây cà phê,

khuyến khích liên kết trong sản xuất cà phê như Ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ

kinh phí cho các nội dung như: quy hoạch, kế hoạch; xây dựng vườn giống; cây

giống; hoàn thiện quy trình kỹ thuật; đào tạo cán bộ quản lý; thành lập các tổ cho

vay trong sản xuất liên kết… Kế đến là về chính sách tín dụng cần có cơ chế về lãi

suất ưu đãi thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn đối với cho vay nông nghiệp,

nông thôn từ 1%/năm - 2%/năm.

- Chính phủ cần có cơ chế đặc thù cho cây cà phê ở Tây Nguyên, có chính

sách về bảo hiểm nông nghiệp đối với cây cà phê. Đầu tư thỏa đáng cho việc tu bổ,

sửa chữa, nâng cấp, nạo vét các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, xây

dựng cơ sở vật chất như: giao thông, thuỷ lợi, sân phơi, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu

cây trồng, chính sách đầu tư hoạt động của các tổ chức khuyến nông, cung cấp

thông tin về giá cả thị trường...

- Tăng cường chính sách quản lý đối với hoạt động vay vốn của cá nhân, hộ

sản xuất, đặc biệt là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho

các hộ sản xuất có tài sản thế chấp tại các NHTM, đảm bảo vốn cho hoạt động sản

xuất của mình.

- Có chính sách trong việc đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp đặc biệt

là trong sản xuất cà phê gắn liền với việc phát triển chuỗi giá trị nông sản chủ lực

trên địa bàn Tây Nguyên.

146

Đối với Ngân hàng nhà nước tỉnh ĐắkLắk

- Khi triển khai các chương trình chính sách tín dụng ưu đãi, nên cho các

NHTM cùng tham gia nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện và tránh tình trạng ưu tiên

để việc giải ngân đến được với các đối tượng được hưởng lợi. Như đối với chương

trình tái canh cà phê đang thực hiện, có thể cho tất cả các NHTM đáp ứng được các

điều kiện do NHNN quy định cùng tham gia chứ không chỉ một Ngân hàng

NN&PTNT như hiện nay để tiến độ giải ngân có thể đảm bảo.

- Ban hành cơ chế cho vay đối với hộ sản xuất cà phê, tăng cường các biện

pháp quản lý tín dụng trong sản xuất cà phê, nâng cao hiệu quả thanh tra và quản lý

của NHNN và có những chế tài xử lý nghiêm túc đối với những ngân hàng không

thực hiện đúng quy chế, thể lệ đã được ban hành.

- Tăng cường giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM, hỗ trợ cho các

NHTM hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, hạn chế các hình thức tín

dụng khác không lành mạnh.

- Kết hợp với các ban ngành có liên quan như tòa án, sở địa chính, sở giao

thông, … trong công tác xử lý nợ.

Đối với chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk

- Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đẩy mạnh việc xây dựng mô hình liên kết

doanh nghiệp – nông dân trong sản xuất, chế biến cà phê.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về hạch toán, kỹ thuật khuyến

nông…cho các nông hộ sản xuất cà phê để việc sản xuất đạt hiệu quả cao hơn.

- Phối hợp với các HTX, ban ngành trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm cà

phê, hỗ trợ trong việc tiêu thụ sản phẩm cho các nông hộ.

- Các cơ quan bảo về và thi hành pháp luật cần đẩy nhanh tiến độ xử lý các

vụ án có liên quan đến hoạt động các NHTM, tránh kéo dài gây ứ đọng vốn cho các

NHTM. Cơ quan thi hành án cần thực hiện nghiêm túc quyết định của tòa án về

công tác cưỡng chế buộc người vay phải thi hành án.

- Hỗ trợ giảm giá tiền điện dùng để tưới nước cho cà phê trong mùa khô (cụ

thể chỉ tính giá điện bằng 70% giá điện sản xuất công nghiệp).

147

- Đẩy mạnh việc đăng ký, bảo hộ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê

Đắk Lắk với các nước trên thế giới, đồng thời xúc tiến thương mại, tham dự các các

hội chợ ngành hàng cà phê tìm kiếm cơ hội hợp tác, xuất khẩu trực tiếp cho sản phẩm

cà phê.

148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN

ĐÃ CÔNG BỐ

1. Phan Thị Minh Lý, Nguyễn Thị Hải Yến (2015), Sử dụng vốn tín dụng đối với

hộ trồng cà phê tại huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Kinh tế và dự báo,

08/2015, ISSN 0866 – 7120.

2. Nguyễn Thị Hải Yến (2015), Chính sách tín dụng với phát triển sản xuất cà phê

tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Kinh tế và dự báo, 05/2015, ISSN 0866 – 7120.

3. Nguyễn Thị Hải Yến, Phan Thị Minh Lý (2016), Phân tích các nhân tố ảnh

hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay chính thức của các hộ trồng cà phê tại

tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí khoa học – Đại học Huế.

4. Dương Minh Ngọc, Nguyễn Thị Hải Yến (2015), Nâng cao hoạt động tín dụng

cho vay sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Kinh tế và dự báo, 12/2015, ISSN

0866 – 7120.

5. Nguyễn Thị Hải Yến (2013), Hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất cà phê tại

Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đắk Lắk, Đề tài khoa học cơ sở cấp

trường.

6. Nguyễn Thị Hải Yến (2015), Tiếp cận tín dụng chính thức của hộ sản xuất cà

phê. Trường hợp nghiên cứu tại xã Eaphê, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, Đề

tài khoa học cơ sở cấp trường.

149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt:

1. Trịnh Tiến Bộ (2013), Hiện trạng và định hướng phát triển ngành cà phê tỉnh

Đắk Lắk, Hội nghị triển vọng ngành hàng cà phê năm 2013.

2. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

thống kê năm 2008

3. Cục Thống kê Đắk Lắk (2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Niên giám thống kê tỉnh

Đắk Lắk năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.

4. Cục trồng trọt ( 2012), Báo cáo hiện trạng sản xuất, giải pháp phát triển trồng và

tái canh cà phê trong thời gian tới.

5. Vương Quốc Duy và CS (2012), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp

cận của cá nhân và hộ gia đình nông thôn dựa trên nhóm tín dụng chính thức ở

đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Việt Nam.

6. Phạm Ngọc Dưỡng (2011), Nghiên cứu về thu nhập của hộ trồng cà phê trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến sỹ 2011. Trường đại học kinh tế

thành phố Hồ Chí Minh.

7. Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê năm 2001.

8. Trần Thọ Đạt (1998), Chi phí giao dịch vay và sự phân đoạn trên thị trường tín

dụng nông thôn, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, tháng 10/1998.

9. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất

bản khoa học và kỹ thuật năm 1995.

10. Từ Thái Giang (2012), Nghiên cứu sản xuất cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk,

Luận án tiến sỹ năm 2012, Trường Đại học nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Hoá (2014), Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk,

Luận án tiến sĩ kinh tế năm 2014, trường Đại học Kinh tế Huế.

12. Đinh Phi Hổ (2011), Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu

thực tiễn trong kinh tế phát triển – nông nghiệp, Nhà xuất bản Phương Đông,

năm 2011.

13. Bùi Thị Hiền (2012), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đối với hoạt

150

động cho vay cho hộ sản xuất tỉnh Đắk Lắk. Đề tài cấp bộ năm 2012. Trường

Đại học Tây Nguyên.

14. Thái Anh Hoà (1997), Nghiên cứu về tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ sản

xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ.

15. Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (2007), Cà phê Việt Nam trên đường hội

nhập và phát triển, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội

16. Các Mác (1992), Tư bản, quyển I, tập 3, NXB sự thật, Hà Nội

17. Đỗ Thị Nga (2012), Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của

các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk, luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học

Nông nghiệp Hà Nôi.

18. Trần Ái Kết (2009), Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức

của trang trại nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Trà Vinh, Tạp chí khoa học trường đại

học Cần Thơ.

19. Nguyễn Minh Kiều (2006), Giáo trình tín dụng và thẩm định tín dụng ngân

hàng, Nhà xuất bản Tài chính năm 2006.

20. Phan Đình Khôi (2012), “Tín dụng chính thức và không chính thức ở Đồng

Bằng song Cửu Long: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận”, Kỷ yếu Khoa

học trường Đại học Cần Thơ, tr. 144 – 165.

21. Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam: Xây dựng chiến lược tổng thể để tăng

cường khả năng tiếp cận dịch vụ TCVM (của người nghèo).

22. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động năm

2014 và phương hướng năm 2015, Phòng tổng hợp Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Đắk Lắk.

23. Nhóm nghiên cứu Kinh tế Phát triển – trường Đại học Tổng hợp Copenhagen và

c.t.g (2011), Tính sẵn có và hiệu quả của tín dụng ở nông thôn Việt Nam: Bằng

chứng từ Khảo sát Tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình ở Việt Nam 2006 – 2008

– 2010.

24. Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010), Khả năng tiếp cận tín dụng

chính thức của nông hộ: Trường hợp nghiên cứu ở vùng ngoại thành Hà Nội.

151

Tạp chí Khoa học và phát triển 2010, Tập 8, số 1.

25. Trần Trọng Phong và CS (2012), Định hướng và giải pháp đối với tín dụng phi

chính thức ở khu vực nông thôn Việt Nam, Tạp chí ngân hàng.

26. Nguyễn Hoàng Mỹ Phương (2014), Cà phê, tín dụng và Brazil. Báo điện tử cà

phê 24h.

27. Nguyễn Hoàng Mỹ Phương (2014), Quản trị rủi ro giá nông sản nhìn từ thị

trường cà phê Việt Nam, Nhà xuất bản kinh tế TP. HCM.

28. Nguyễn Văn Phận (2008), Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế

nông nghiệp và nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Luận án tiến sỹ năm 2008, Học viện tài

chính Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Tằm (2006), Giải pháp tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế trang

trại trên địa bàn Tây Nguyên, Luận án tiến sỹ năm 2006, Học viện tài chính Hà

Nội.

30. Trần Văn Tần (2015), Nguồn vốn tín dụng ngân hàng với mục tiêu phát triển

bền vững ngành cà phê Tây Nguyên, Thị trường tài chính – tiền tệ, Số 11, tháng

6/2016. ISSN 1859 – 2805.

31. Phạm Quang Thụ ( 2000), Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản

xuất cà phê ở Đắk Lắk, Luận án tiến sĩ 2003, Trường đại học Kinh tế quốc dân

Hà Nội.

32. Nguyễn Thị Phương Thảo (2014), Tiếp cận tín dụng chính thức của hộ đồng bào dân

tộc Êđê tại xã Cuarđăng, huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sỹ 2014.

Chương trình fulbright.

33. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2010), Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh

lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015.

34. Trần Đức Thuận (2012), Cung và các giải pháp ổn định cung cà phê nhân dài

hạn ở Tây Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2012,

Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

35. Nguyễn Ngọc Tuấn (2012), Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất

cà phê tại Ngân hàng nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông, Luận án tiến sĩ kinh

tế năm 2012, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

152

36. Võ Minh Tuấn (2015), Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội khu vực Tây Nguyên, Thị trường tài chính – tiền tệ, số 11, tháng

6/2015.

37. Trung tâm khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia (2007), Các giải pháp phát triển

cà phê bền vững, Diễn đàn khuyến nông và công nghệ Đắk Lắk.

38. Bùi Văn Trịnh, Trương Thị Phương Thảo (2014), Khả năng tiếp cận nguồn vốn

tín dụng chính thức ở nông thôn: Trường hợp của nông hộ nuôi tôm ở tỉnh Trà

Vinh. Tạp chí cộng sản 17/07/2014.

39. Viện khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (2009), Kết quả nghiên

cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong trồng trọt để nâng cao chất lượng

cà phê, Hội nghị triển vọng ngành hàng cà phê Việt Nam, Buôn Ma Thuột,

tháng 10 năm 2013.

40. Sở Công Thương Đắk Lắk, Báo cáo tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu các

năm từ 2001 đến 2014.

41. Sở Nông nghiệp & PTNT Đắk Lắk (2010), Báo cáo kết quả phát triển nông

nghiệp nông thôn Đắk Lắk giai đoạn 2005 – 2010, Phòng Nông nghiệp thuộc Sở

Nông nghiệp & PTNT Đắk Lắk.

42. Đồng Văn Quảng (2013), Kinh nghiệm trong tái canh cà phê của Tổng Công ty

cà phê Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn cung ứng cho ngành cà phê Việt Nam,

Hội nghị triển vọng ngành hàng cà phê 2013.

43. UBND tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo kết quả triển khai Đề án phát triển cà phê bền

vững năm 2012, 2013, 2014 và dự kiến kế hoạch năm 2015, Phòng Kinh tế,

UBND tỉnh Đắk Lắk năm 2015.

44. Mai Văn Xuân (2011), Giáo trình kinh tế nông hộ và trang trại, Trường đại học

kinh tế Huế năm 2014.

45. Tạ Thị Lệ Yên (2006), Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế

trang trại Việt Nam, Luận án tiến sỹ năm 2006, Học viện tài chính Hà Nội.

Nguồn Internet tiếng Việt

46. NH. (2010), Colombia thúc đẩy tiêu dùng cà phê nội địa, Trang Web

htpp://www.tinkinhte.com/nd5/detail/cong-nghiep/che-ca-phe-cacao/colombia-

153

thuc-day-tieu-dung-ca-phe-noi-dia/102713.136236.html.

47. Đoàn Triệu Nhạn (2009), Cà phê Brazil - ngành cà phê đứng đầu thế giới, Tạp

chí Thương gia và thị trường. Dẫn theo trang web

http://www.bnm.vn/a/news?t=9&id=783765

48. Pizano D. (2009), Mô hình Cà phê Cô-lôm-bi-a, Hội thảo tại Đà Lạt ngày 3

tháng 12 năm 2009. Dẫn theo trang web

http://www.slideshare.net/phamthaihung/presentacin-dalat-pizano-vi-vn.

Tài liệu tiếng Anh

49. Ammar Siamwalla and others (September, 1990), The Thai rural credit system:

Public subsidies, Private information and Segmented markets, The World bank

economic review, Vol. 4, No. 3:271 – 295.

50. Attanasio, Orazio P. 1999, Consumption. In handbook of macroeconomics, vol.

1, ed.J.B Taylor and M. Woodford, 741 – 812. Amsterdam: Elsevier Science B.V

51. Amadou Nchare, (2007), Analysis of factors affecting the technical efficiency of

arabica coffee producers in Cameroon. AERC Research Paper 163 African

Economic Research Consortium, Nairobi January 2007.

52. Barslund, M. and F. Tarp (2008). "Formal and informal rural credit in four

provinces of Vietnam." Journal of Development Studies 44(4): 485-503.

53. Boucher, S.R., Carter, M., & Guirkinger, C.(2007). Credit Constraints and

Productivity in Peruvian Agriculture. Working Paper No. 07-005. Department

of Agricultural and Resource Economics, University of California - Davis.

54. Binswanger, H., Khandker, S. R., Agriculture, W. B. & Dept, R. D. (1992).

The impact of formal finance on the rural economy of India, World Bank.

55. Carolyn Barnes and Jennefer Sebstad (2000), Guidelines for microfinance

assesments, Assessing the Impact of Microenterprise Services (AIMS).

56. Creswell, J. W. (2003). Research design: A qualitative, quantitative, and mixed

method approaches (2nd Ed.). Thousand Oaks, Calif.: Sage Publications.

57. Chen, Ke Chen and Chiivakul, M. (2008). What Drives Household Borrowing

and Credit Constraints? Evidence from Bosnia and Herzegovina. New York.

154

58. Christopher Udry (1990), Credit market in Northern Nigeria: Credit as

insurance in a rural economy. The world bank economic review. Vol. 4, No.

3:271 – 295.

59. Deaton, Angus (1992), Understanding consumption. Oxford: Oxford University

Press.

60. Dornyei, Z. (2007). Research methods in applied linguistics. New York: Oxford

University Press.

61. Duong, P. B. and Y. Izumida (2002). "Rural Development Finance in Vietnam:

A Microeconometric Analysis of Household Surveys." World Development Vol

30 (2): 319-335.

62. Danielson, M. and J.Scott (2004). “Bank Loan Availability and Trade Credit

Demand”. The Financial Review 39.

63. Diagne, A (1999). “Determinants of household access to and participation in

formal and informal credit markets in Malawi”. Discussion paper 67.

International food policy research institute, Washington, D.C

64. Diagne,A., Zeller, M., & Sharma M. (2000), Empirical Measurements of

Households' Access to Credit and Credit Constraints in Developing Countries:

Methodological Issues and Evidence. FCND Discussion Paper No. 90. IFPRI.

65. Ferede, Kiros Habtu (2012), Determinants of Rural Households Demand for and

Access to Credit in Microfinance Institutions. The case of Alamata Woreda-

Ethiopia. Wageningen University Research Center.

66. France Ellis (1993). Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp,

Nhà xuất bản nông nghiệp.

67. Fred M’mbololo (2013), Microfinance awareness and impact in Kenya – a case

of Nairobi county

68. Graheem Bank (2000). Annual report on of the Grameen Bank,

Bangladesh, Dhaka.

69. Hoff, K, Stighlitz, J.E (1993). “Introduction: imperfect information and rural

credit markets”. World Bank Economic Review, Vol.4.

70. Heckman, J.J (1979). Sample Selection Bias as a Specification Error, 47 (1),153

155

– 161.

71. Lipton, M (1968), The theory of the optimising peasent, Journal of development

studies, Vol.14, No 3, pp.327-51.

72. Mamo Girma et al (2015), Determinants of Formal Credit Market Participation

by Rural Farm Households: Micro-level evidence from Ethiopia. Paper for

presentation at the 13th

International Conference on the Ethiopian Economy.

Ethiopian Economic Association (EEA) Conference Centre, Addis Ababa,

Ethiopia, July 23-25, 2015. School of Business and Economics

73. Modigliani, Franco. (1966). The Life Cycle Haypothesis of Saving, the Demand

for Wealth and the Supply of Capital, The American Economic Review 33(2).

74. Modigliani, F. (1986). Life cycle, individual thrift, and the wealth of nations.

Science (New York, N.Y.), 234(4777), 704-12.

doi:10.1126/science.234.4777.704

75. Mpuga, Paul (2008), Constraints in Access to and Demand for Rural Credit:

Evidence from Uganda, African Development Bank, Tunis – Tunisia.

76. Mikkel Barslund and Finn Tarp (2004), Formal and informal rural credit in four

province of Vietnam. Studiestraede 6, DK-1455 Copenhagen K., Denmark.

77. Nuryartono N, Zeller M. and Stefan Schwarze (2005). “Credit rationing of farm

households and agricultural production: Indonesia”.

78. O.l. Balogun and S.a.Yusuf (2011). Determinants of Demand for Microcredit

among the Rural Households in South-Western States, Nigeria. Journal of

Agriculture and Social Sciences, ISSN Print 1813 – 2235, ISSN Online 1814 –

960X..

79. He, Guangwen & Li, Lili (2005). People’s Republic of China: Financial

Demand Study of Farm Households in Longren/Guizhou of PRC. ADB

Technical Assistance Consult’s Report. Project Number:35412, Sep.2005.

80. Stiglitz, J.E., and Weiss, A. (1981). “Credit rationing in markets with imperfect

information”. American economic review 71 (June), (No.3), pp. 393-41

81. Schreiner M. (2010). Seven Extremely Simple Poverty Scorecards,

Enterprise Development and Microfinance, Vol. 21, No. 2, pp. 118–136.

156

82. Sinha H. (1998) Microcredit: impact, targeting and sustainability. IDS

Bulletin, volume 29, issue n°4.

83. Khan, F. (2005). Microfinance and Development, Master’s Thesis, Umeå

School of Business and Economics (USBE), Sweden.

84. Thong Quoc Ho et al (2014). Factors Affecting Technical Efficiency of

Smallholder Coffee Farming in the Krong Ana Watershed, Vietnam. Asian

Journal of Agricultural Extension, Economics & Sociology 3(1): 37 – 49, 2014,

Article no. AJAEES. 2004. 004.

85. Tsukada, K., T. Higashikata and T. Kazushi (2010). "Microfinance Penetration

and Its Influence on Credit Choice in Indonesia: Evidence From A Households

Panel Survey." Developing Economies 48(1): 102-127.

86. Tempa Gyeltshen (2012), Formal and Informal Credit Markets in Rural Bhutan,

Wageningen University, The Netherlands.

87. Joanna Ledgerwood (2000), Microfinance handbook, an institutional and

financial perspective, the World Bank publications, USA.

88. Joachim Nyemeck Binam et al (2003), Factors Affecting Technical Efficiency

among Coffee Farmers in Coˆte d’Ivoire: Evidence from the Centre West

Region, Research for Development (IRAD/ASB), PO Box 2067, Yaounde´-

Messa, Cameroon.

89. Jesse Ribot, Nancy Peluso (2013). Phân tích tiếp cận đất đai của phụ nữ trong

xã hội Việt Nam hiện nay.

90. J.J. Heckman and G. Sedlacek (1990). Self-selection and the Distribution of

hourly wages. Journal of Labour Economics.

91. Gujarati, D.N (1995). Basic Econometric. Third Edition McGraw-Hill

International Edition.

Nguồn Internet tiếng Anh

92.Miura A. (2001), Coffee market and Colombia, TED Case Study. From Website

http://www.american.edu/ted/coffeecolombia.htm

http://www.slideshare.net/phamthaihung/presentacin-dalat-pizano-vi-vn

93. Jonothan Golin (2014), The bank credit analysis hanbook. A guide for analysts

bankers and investors. http://www. Reseachadmarkets.com/report/2242057/1

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1:10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhiều nhất

niên vụ 2013 - 2014

STT Thị trường Niên vụ 2012 – 2013 Niên vụ 2013 – 2014

Số lượng

(tấn)

Kim ngạch

(triệu USD)

Số lượng

(tấn)

Kim ngạch

(triệu USD)

1 Đức 30.275 63,406 32.682 66,585

2 Nhật Bản 26.272 55,700 25.070 53,090

3 Thụy Sỹ 16.843 35,115 21.559 43,468

4 Italy 15.810 34,407 20.549 42,228

5 Hàn Quốc 11.524 23,996 11.817 23,949

6 Mỹ 11.137 23,028 8.952 17,413

7 Pháp 7.297 14,843 8.574 16,530

8 Ấn Độ 7.600 14,459 8.777 16,066

9 Tung Quốc 11.995 24,704 7.512 13,480

10 Anh 4.377 8,818 6.565 12,666

Tổng cộng 143.130 298,476 152.057 305,475

Nguồn: Sở Công Thương Đắk Lắk tổng hợp

PHỤ LỤC 2: Dự kiến niên vụ 2014 - 2015 xuất khẩu như sau:

STT Niên vụ 2014 – 2015 Số lượng (tấn)

01 Quý 4 năm 2014 80.000

02 Quý 1 năm 2015 90.000

03 Quý 2 năm 2015 80.000

04 Quý 3 năm 2015 50.000

Tổng cộng 300.000

Nguồn: Sở Công Thương Đắk Lắk tổng hợp

PHỤ LỤC 3: Định lượng phân bón cho 1 ha cà phê vối (kg/ha)

Loại vườn

Loại phân bón Phân hỗn hợp

Urêa SA Lân nung

chảy

KCL NPK

Kiến thiết cơ bản

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ 3

Kinh doanh

Đất bazan

(3tấn/ha)

Đất khác

(2tấn/ha)

130

200

250

400-450

350-400

100

150

200-250

200-250

550

550

550

450-550

550-750

50

150

200

350-400

300-350

Có lượng dinh

dưỡng tương

đương với phân

đơn

Định lượng phân bón trên được bón làm 4 lần trong năm

PHỤ LỤC 4: Lượng nước và chu kỳ tưới.

Loại vườn

Lượng nước tưới Chu kỳ tưới

(ngày) tưới phun

(m3/ha/lần)

Tưới gốc

(lít/gốc/lần)

Cà phê KTCB

Cà phê Kinh doanh *

300-500

600-700

200-400

500-600

20 – 25

20 - 25

PHỤ LỤC 5

NGÂN HÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHI NHÁNH ĐẮK LẮK Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------- ---------------------

Số:......./ĐM-CNDL Buôn Ma Thuột, ngày …... tháng ….....năm 2014.

ĐỊNH MỨC

CHI PHÍ

V v chi phí trồng mới, chăm sóc cà phê )

I. Định mức trồng mới cà phê:

Định mức trồng mới 1 ha cà phê: 50,345,000 đồng

STT

Hạn

mục

Đơn vị

tính

Số

lượng

Đơn

giá

Số lần

bón

Phân/năm Thành tiền

1 Cây giống Cây 1,100 15,000 16,500,000

2 Phân Urêa Kg 100 9,600 4 3,840,000

3 Phân NPK Kg 150 14,000 4 8,400,000

4

Phân Lân

nung chảy Kg 300 3,400 4 4,080,000

5

Phân hữu cơ

(Phân chuồng) Khối 15 500,000 7,500,000

6

Thuốc trừ sâu

BASSAN Chai 3 40,000 120,000

7 Dầu DESEL Lít 30 24,500 3 2,205,000

8 Làm cỏ Công 55 140,000 7,700,000

Tổng 50,345,000

<=> Vậy tổng chi phí trồng mới 1ha cà phê là:50,345,000 đồng

II. Định mức chăm sóc cà phê:

Định mức chăm sóc 1 ha cà phê ( 1.100 cây): 70,355,000 đồng

STT Hạn

mục

Đơn vị

tính

Số

lượng

Đơn

giá

Số lần

bón

Phân/năm

Thành tiền

1 Phân Urêa Kg 187.50 9,600 4 7,200,000

2 Phân NPK Kg 337.50 14,000 4 18,900,000

3 Phân lân nung chảy Kg 375 3,400 4 5,100,000

4 Phân Kali Kg 300 10,800 4 12,960,000

5

Thuốc trừ sâu

BASSAN Chai 3 40,000 120,000

6 Dầu DESEL Lít 50 24,500 3 3,675,000

7

Chi phí làm cỏ, thu

hoạch Công 160 140,000 22,400,000

Tổng 70,355,000

Trên đây là những quy định chung về chi phí bình quân đối với trồng mới, chăm sóc cây cà phê.

NVKD dựa vào quy định này, để xác định định mức cho vay phù hợp.

BAN GIÁM ĐỐC

PHỤ LỤC 6: Diện tích các điểm nghiên cứu

Stt

Huyện, thành

phố

Tổng diện

tích

( ha)

Sản lượng

cà phê

(tấn)

Năng

suất

(tấn/ha)

Số hộ

khảo

sát

(hộ)

Tỷ lệ hộ

khảo sát

(%)

1 Buôn Ma Thuột 13.121 30.092 2,29 80 25,00

2 CưMgar 36.010 79.518 2,21 80 25,00

3 KrôngPắk 17.222 33.614 1,95 80 25,00

4 CưKuin 13.244 30.459 2,30 80 25,00

Tổng 320 100

PHỤ LỤC 7:Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của các hộ khảo sát

Chỉ tiêu ĐVT

Huyện, thành phố

BQC/Tổng Krông

Pắk

Kuin

Mgar

Buôn

Ma

Thuột

1.Diện tích trồng cà phê Ha 7,5 10,1 6 8 7,90

Thời kỳ KTCB Ha 1,57 1,01 0,84 1,36 1,20

Thời kỳ kinh doanh Ha 4,2 4,94 3,36 4,48 4,25

Thời kỳ tái canh Ha 1,72 4,141 1,8 2,16 2,46

2.Năng suất Tạ/ha 24 25 26 28 25,75

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

PHỤ LỤC 8: Chi phí đầu tư trồng cà phê bình quân cho 1 ha cà phê kinh

doanh của các hộ khảo sát

ĐVT: 1.000đ

Danh mục

Chi phí

Điểm nghiên cứu

Krông Pắk CưKuin CưMgar Buôn Ma Thuột BQC

1.Chi phí vật tư 36.984 36.006 36.212 37.214 36.604

Phân bón 22.621 21.652 21.795 22.564 22.158

- Phân vô cơ 18.632 17.573 17.834 18.456 18.123,8

- Phân hữu cơ 3.989 4.079 3.961 4.108 4.034,25

Thuốc BVTV 5.342 5.256 5.478 5.531 5.401,75

Nhiên liệu 7.743 7.853 7.612 7.845 7.763,25

Chi phí khác 1.278 1.245 1.327 1.256 1.276,5

2.Chi phí dịch vụ 17.253 17.247 14.695 15.909 16.276

Thuê tưới 4.452 4.313 3.215 4.421 4.100,25

Thuê xay xát 2.423 2.064 1.623 2.043 2.038,25

Thuê vận chuyển 1.978 2.470 1.457 1.045 1.737,5

Lãi vay ngân hàng 8.400 8.400 8.400 8.400 8.400

3.Khấu hao 2.850 2.850 2.850 2.850 2.850

4.Lao động 14.460 14.460 14.460 14.460 14.460

Lao động thuê 960 960 960 960 960

Lao động gia đình 13.500 13.500 13.500 13.500 13.500

5.Tổng chi phí 65.847 64.863 62.517 64.733 64.490

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả

PHỤ LỤC 9: Kiểm định Wald trong mô hình Heckman

Test Statistic Value Df Probability

F-statistic 27.80172 (7, 318) 0.0000

Chi-square 194.6120 7 0.0000

Null Hypothesis: C(2)=C(3)=C(4)=C(5)=C(6)=C(7)=C(8)=0

Null Hypothesis Summary:

Normalized Restriction (= 0) Value Std. Err.

C(2) 0.191398 0.035928

C(3) 0.236165 0.036477

C(4) -0.003175 0.001555

C(5) 0.074109 0.060907

C(6) 0.290335 0.033247

C(7) -0.076300 0.035316

C(8) -0.000105 0.006497

PHỤ LỤC 10: Kiểm định Wald bước 2 trong mô hình Heckman

Wald Test:

Equation: Untitled

Test Statistic Value Df Probability

F-statistic 110.3093 (6, 312) 0.0000

Chi-square 661.8558 6 0.0000

Null Hypothesis: C(2)=C(3)=C(4)=C(5)=C(6)=C(7)=0

Null Hypothesis Summary:

Normalized Restriction (= 0) Value Std. Err.

C(2) 2.081359 0.250202

C(3) 6.171040 2.311189

C(4) 0.711392 2.505483

C(5) 0.193555 0.008932

C(6) 0.310559 0.389583

C(7) 5.068749 2.330107

Restrictions are linear in coefficients.

PHỤ LỤC 11: Kiểm định Wald trong mô hình Cobb-Douglas

Wald Test:

Equation: Untitled

Test Statistic Value df Probability

F-statistic 42.21501 (8, 310) 0.0000

Chi-square 337.7201 8 0.0000

Null Hypothesis: C(1)=C(2)=C(3)=C(4)=C(5)=C(6)=C(7)=C(

8)=C(9)

Null Hypothesis Summary:

Normalized Restriction (= 0) Value Std. Err.

C(1) - C(9) -0.017592 0.029652

C(2) - C(9) -0.082301 0.027501

C(3) - C(9) -0.041417 0.025858

C(4) - C(9) 0.029381 0.042212

C(5) - C(9) -0.068070 0.030809

C(6) - C(9) 0.607495 0.043654

C(7) - C(9) -0.053243 0.023179

C(8) - C(9) 0.005593 0.030088

Restrictions are linear in coefficients.

Kiểm định White cho thấy mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi.

Heteroskedasticity Test: White

F-statistic 1.371715 Prob. F(50,269) 0.0605

Obs*R-squared 65.01294 Prob. Chi-Square(50) 0.0752

Scaled explained SS 274.0249 Prob. Chi-Square(50) 0.0000

Test Equation:

Dependent Variable: RESID^2

Method: Least Squares

Date: 04/27/16 Time: 00:24

Sample: 1 320

Included observations: 320

Collinear test regressors dropped from specification

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.514867 0.528175 0.974804 0.3305

LNLD^2 -0.004809 0.022043 -0.218150 0.8275

LNLD*KH 0.056497 0.031630 1.786188 0.0752

LNLD*HDTT -0.004571 0.022105 -0.206789 0.8363

LNLD*CAPHE 0.053987 0.060253 0.896009 0.3710

LNLD*LNNT -0.005889 0.030753 -0.191479 0.8483

LNLD*LNPB -0.094055 0.053044 -1.773153 0.0773

LNLD*LNTS -0.049581 0.020352 -2.436130 0.0155

LNLD*TRINHDO 0.021875 0.032960 0.663688 0.5075

LNLD*VAY_VON -0.007563 0.022272 -0.339592 0.7344

LNLD 0.231959 0.168151 1.379470 0.1689

KH^2 -0.071459 0.138787 -0.514881 0.6071

KH*HDTT -0.004691 0.018795 -0.249597 0.8031

KH*CAPHE 0.001488 0.063553 0.023409 0.9813

KH*LNNT 0.030872 0.030752 1.003910 0.3163

KH*LNPB -0.022331 0.042446 -0.526110 0.5992

KH*LNTS 0.004005 0.015634 0.256176 0.7980

KH*TRINHDO 0.007611 0.029032 0.262168 0.7934

KH*VAY_VON -0.007047 0.018588 -0.379121 0.7049

HDTT^2 -0.136146 0.114524 -1.188794 0.2356

HDTT*CAPHE -0.037617 0.041692 -0.902265 0.3677

HDTT*LNNT 0.006560 0.025345 0.258816 0.7960

HDTT*LNPB 0.059620 0.036887 1.616282 0.1072

HDTT*LNTS 0.029704 0.014830 2.003011 0.0462

HDTT*TRINHDO -0.028069 0.023630 -1.187851 0.2359

HDTT*VAY_VON 0.040959 0.017763 2.305849 0.0219

CAPHE^2 -0.165598 0.290744 -0.569566 0.5694

CAPHE*LNNT -0.037954 0.056276 -0.674419 0.5006

CAPHE*LNPB 0.065507 0.109957 0.595752 0.5518

CAPHE*LNTS -0.042497 0.047075 -0.902755 0.3675

CAPHE*TRINHDO 0.039962 0.055754 0.716768 0.4741

CAPHE*VAY_VON 0.019067 0.039474 0.483021 0.6295

LNNT^2 -0.025914 0.025643 -1.010599 0.3131

LNNT*LNPB 0.061551 0.050069 1.229321 0.2200

LNNT*LNTS -0.023475 0.021616 -1.086006 0.2784

LNNT*TRINHDO 0.000675 0.034568 0.019525 0.9844

LNNT*VAY_VON 0.002464 0.022004 0.111967 0.9109

LNNT -0.029402 0.146625 -0.200522 0.8412

LNPB^2 0.036647 0.060073 0.610045 0.5423

LNPB*LNTS 0.052893 0.033256 1.590458 0.1129

LNPB*TRINHDO -0.004337 0.056988 -0.076106 0.9394

LNPB*VAY_VON 0.030911 0.038546 0.801931 0.4233

LNPB -0.348886 0.314972 -1.107671 0.2690

LNTS^2 0.003108 0.012163 0.255496 0.7985

LNTS*TRINHDO -0.029932 0.019298 -1.551003 0.1221

LNTS*VAY_VON 0.020575 0.014373 1.431514 0.1534

LNTS 0.010953 0.102271 0.107098 0.9148

TRINHDO^2 0.008788 0.024798 0.354389 0.7233

TRINHDO*VAY_VON -0.040570 0.024029 -1.688399 0.0925

TRINHDO -0.012247 0.184013 -0.066555 0.9470

VAY_VON^2 -0.075409 0.108939 -0.692209 0.4894

R-squared 0.203165 Mean dependent var 0.022332

Adjusted R-squared 0.055055 S.D. dependent var 0.067037

S.E. of regression 0.065165 Akaike info criterion -2.478636

Sum squared resid 1.142316 Schwarz criterion -1.878060

Log likelihood 447.5818 Hannan-Quinn criter. -2.238814

F-statistic 1.371715 Durbin-Watson stat 1.906631

Prob(F-statistic) 0.060524

Các mô hình hồi quy phụ, kiểm định đa cộng tuyến

Mô hình hồi quy phụ cho thấy Hệ số VIF VIF đều nhỏ hơn 10 nên

không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến.

Dependent Variable: VAY_VON

Method: Least Squares

Date: 04/27/16 Time: 00:25

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

TRINHDO -0.005140 0.077554 -0.066274 0.9472

LNTS -0.004747 0.047679 -0.099557 0.9208

LNPB 0.199384 0.121386 1.642560 0.1015

LNNT 0.115421 0.075115 1.536589 0.1254

LNLD 0.003760 0.075450 0.049832 0.9603

KH 0.073798 0.063057 1.170340 0.2428

HDTT 0.052552 0.056839 0.924576 0.3559

CAPHE 0.268563 0.113702 2.361995 0.0188

C -0.434445 0.359138 -1.209686 0.2273

R-squared 0.049102 Mean dependent var 0.603125

Adjusted R-squared 0.024641 S.D. dependent var 0.490016

S.E. of regression 0.483941 Akaike info criterion 1.414014

Sum squared resid 72.83584 Schwarz criterion 1.519998

Log likelihood -217.2423 Hannan-Quinn criter. 1.456336

F-statistic 2.007392 Durbin-Watson stat 1.974881

Prob(F-statistic) 0.045208

Dependent Variable: TRINHDO

Method: Least Squares

Date: 04/27/16 Time: 00:26

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

VAY_VON -0.002748 0.041460 -0.066274 0.9472

LNTS -0.021218 0.034841 -0.609010 0.5430

LNPB 0.242186 0.088072 2.749857 0.0063

LNNT 0.099546 0.054839 1.815233 0.0705

LNLD 0.037236 0.055126 0.675477 0.4999

KH -0.000946 0.046206 -0.020465 0.9837

HDTT -0.034720 0.041569 -0.835246 0.4042

CAPHE 0.116515 0.083616 1.393458 0.1645

C 0.907381 0.258126 3.515260 0.0005

R-squared 0.055647 Mean dependent var 1.841811

Adjusted R-squared 0.031355 S.D. dependent var 0.359519

S.E. of regression 0.353838 Akaike info criterion 0.787766

Sum squared resid 38.93760 Schwarz criterion 0.893750

Log likelihood -117.0426 Hannan-Quinn criter. 0.830088

F-statistic 2.290758 Durbin-Watson stat 2.183482

Prob(F-statistic) 0.021400

Dependent Variable: LNTS

Method: Least Squares

Date: 04/27/16 Time: 00:27

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LNPB 0.206540 0.144514 1.429204 0.1539

LNNT -0.226079 0.088751 -2.547338 0.0113

LNLD -0.093375 0.089576 -1.042415 0.2980

KH -0.042872 0.075119 -0.570724 0.5686

HDTT -0.054187 0.067621 -0.801333 0.4236

CAPHE -0.263503 0.135611 -1.943078 0.0529

TRINHDO -0.056139 0.092180 -0.609010 0.5430

VAY_VON -0.006714 0.067437 -0.099557 0.9208

C 1.216122 0.422533 2.878168 0.0043

R-squared 0.056029 Mean dependent var 0.889086

Adjusted R-squared 0.031746 S.D. dependent var 0.584906

S.E. of regression 0.575547 Akaike info criterion 1.760729

Sum squared resid 103.0199 Schwarz criterion 1.866713

Log likelihood -272.7166 Hannan-Quinn criter. 1.803050

F-statistic 2.307387 Durbin-Watson stat 2.116655

Prob(F-statistic) 0.020462

Dependent Variable: LNPB

Method: Least Squares

Date: 04/27/16 Time: 00:27

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LNNT 0.023899 0.035045 0.681952 0.4958

LNLD 0.008034 0.035091 0.228951 0.8191

KH -0.047597 0.029270 -1.626137 0.1049

HDTT 0.025152 0.026435 0.951436 0.3421

CAPHE 0.125010 0.052886 2.363792 0.0187

LNTS 0.031592 0.022105 1.429204 0.1539

TRINHDO 0.098011 0.035642 2.749857 0.0063

VAY_VON 0.043136 0.026262 1.642560 0.1015

C 2.332912 0.102644 22.72809 0.0000

R-squared 0.079227 Mean dependent var 2.727056

Adjusted R-squared 0.055541 S.D. dependent var 0.231620

S.E. of regression 0.225096 Akaike info criterion -0.116857

Sum squared resid 15.75782 Schwarz criterion -0.010873

Log likelihood 27.69712 Hannan-Quinn criter. -0.074536

F-statistic 3.344941 Durbin-Watson stat 1.879958

Prob(F-statistic) 0.001086

Dependent Variable: LNNT

Method: Least Squares

Date: 04/27/16 Time: 00:28

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LNLD 0.049039 0.056675 0.865277 0.3876

KH 0.178213 0.046440 3.837479 0.0002

HDTT 0.029572 0.042772 0.691394 0.4898

CAPHE 0.070746 0.086180 0.820902 0.4123

LNPB 0.062478 0.091616 0.681952 0.4958

LNTS -0.090403 0.035489 -2.547338 0.0113

TRINHDO 0.105318 0.058019 1.815233 0.0705

VAY_VON 0.065281 0.042484 1.536589 0.1254

C 1.052294 0.264069 3.984913 0.0001

R-squared 0.120387 Mean dependent var 1.604770

Adjusted R-squared 0.097760 S.D. dependent var 0.383162

S.E. of regression 0.363951 Akaike info criterion 0.844128

Sum squared resid 41.19520 Schwarz criterion 0.950112

Log likelihood -126.0605 Hannan-Quinn criter. 0.886449

F-statistic 5.320555 Durbin-Watson stat 1.640608

Prob(F-statistic) 0.000003

Dependent Variable: LNLD

Method: Least Squares

Date: 04/27/16 Time: 00:29

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

KH 0.327378 0.043717 7.488607 0.0000

HDTT 0.025620 0.042752 0.599264 0.5494

CAPHE 0.086946 0.086075 1.010125 0.3132

LNNT 0.048974 0.056599 0.865277 0.3876

LNPB 0.020975 0.091615 0.228951 0.8191

LNTS -0.037289 0.035771 -1.042415 0.2980

TRINHDO 0.039342 0.058244 0.675477 0.4999

VAY_VON 0.002124 0.042617 0.049832 0.9603

C 0.866366 0.266048 3.256422 0.0013

R-squared 0.186163 Mean dependent var 1.289367

Adjusted R-squared 0.165229 S.D. dependent var 0.398079

S.E. of regression 0.363708 Akaike info criterion 0.842791

Sum squared resid 41.14015 Schwarz criterion 0.948775

Log likelihood -125.8465 Hannan-Quinn criter. 0.885112

F-statistic 8.892565 Durbin-Watson stat 1.530010

Prob(F-statistic) 0.000000

Dependent Variable: KH

Method: Least Squares

Date: 11/13/15 Time: 00:30

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LNLD 0.503914 0.063458 7.940946 0.0000

LNNT 0.052991 0.040867 1.296678 0.1957

LNPB -0.029271 0.110369 -0.265209 0.7910

LNTS -0.044639 0.043452 -1.027313 0.3051

TRINHDO -0.055060 0.065540 -0.840091 0.4015

VV 0.065201 0.052798 1.234903 0.2178

HDTT -0.146781 0.051832 -2.831849 0.0049

CAPHE -0.281944 0.111448 -2.529827 0.0119

C 0.244764 0.328583 0.744907 0.4569

R-squared 0.217953 Mean dependent var 0.456250

Adjusted R-squared 0.197836 S.D. dependent var 0.498862

S.E. of regression 0.446799 Akaike info criterion 1.254307

Sum squared resid 62.08478 Schwarz criterion 1.360291

Log likelihood -191.6891 Hannan-Quinn criter. 1.296628

F-statistic 10.83427 Durbin-Watson stat 0.377362

Prob(F-statistic) 0.000000

Dependent Variable: HDTT

Method: Least Squares

Date: 04/27/16 Time: 00:30

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

CAPHE -0.130856 0.114048 -1.147375 0.2521

KH -0.175992 0.062164 -2.831088 0.0049

LNLD 0.045020 0.075125 0.599264 0.5494

LNNT 0.051897 0.075061 0.691394 0.4898

LNPB 0.115390 0.121280 0.951436 0.3421

LNTS -0.038025 0.047453 -0.801333 0.4236

TRINHDO -0.064463 0.077179 -0.835246 0.4042

VAY_VON 0.052161 0.056416 0.924576 0.3559

C 0.492637 0.357550 1.377813 0.1693

R-squared 0.036086 Mean dependent var 0.625000

Adjusted R-squared 0.011291 S.D. dependent var 0.484881

S.E. of regression 0.482136 Akaike info criterion 1.406541

Sum squared resid 72.29354 Schwarz criterion 1.512525

Log likelihood -216.0465 Hannan-Quinn criter. 1.448862

F-statistic 1.455369 Durbin-Watson stat 2.261649

Prob(F-statistic) 0.172941

Dependent Variable: CAPHE

Method: Least Squares

Date: 04/27/16 Time: 00:31

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

HDTT -0.032212 0.028075 -1.147375 0.2521

KH -0.093886 0.030781 -3.050152 0.0025

LNLD 0.037611 0.037234 1.010125 0.3132

LNNT 0.030562 0.037230 0.820902 0.4123

LNPB 0.141182 0.059727 2.363792 0.0187

LNTS -0.045519 0.023426 -1.943078 0.0529

TRINHDO 0.053253 0.038216 1.393458 0.1645

VAY_VON 0.065619 0.027781 2.361995 0.0188

C 0.417605 0.176357 2.367953 0.0185

R-squared 0.093039 Mean dependent var 0.934375

Adjusted R-squared 0.069709 S.D. dependent var 0.248013

S.E. of regression 0.239213 Akaike info criterion 0.004795

Sum squared resid 17.79628 Schwarz criterion 0.110779

Log likelihood 8.232745 Hannan-Quinn criter. 0.047117

F-statistic 3.987920 Durbin-Watson stat 1.882297

Prob(F-statistic) 0.000161

Phụ lục 12: NHCT - CHI NHÁNH

TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT – NHNN

Ngày 31 Tháng 12 Năm 2011

ĐVT:Triệu đồng,hecta

STT

Chỉ tiêu

Doanh số cho

vay kỳ báo

cáo

Doanh số

thu nợ kỳ

báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số

Trong đó

Nợ ngắn hạn Nợ trung dài

hạn Ngoại tệ (Quy đổi) Nợ xấu Số

hộ Số tiền

Số

hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền(QĐ) Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I

Tổ chức kinh

tế 169 1,106,162 102 623,368 333 3,221,354 13 237,598 23 385,921 264 3,036,036 69 185,318

1

Trồng mới,

chăm sóc 21 78,127 7 15,163 54 172,029 0 0 0 0 13 135,448 41 36,581

2

Cho vay thu

mua, chế biến,

xuất khẩu. 148 1,028,035 95 608,205 279 3,049,325 13 237,598 23 385,921 251 2,900,588 28 148,737

Trong đó : Tạm

trữ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II Hộ dân 3,790 564,278 2,938 326,278 109,217 5,725,361 0 0 1,720 111,405 66,831 4,819,020 42,386 906,341

1

Trồng mới,

chăm sóc 3,390 311,537 2,677 196,104 106,720 4,199,545 0 0 1,573 84,588 64,668 3,405,219 42,052 794,326

2

Cho vay thu

mua, chế

biến,xuất khẩu. 400 252,741 261 130,174 2,497 1,525,816 0 0 147 26,817 2,163 1,413,801 334 112,015

Trong đó : Tạm

trữ 0 0 0 0 0 39,364 0 0 0 0 0 39,364 0 0

TỔNG CỘNG

: 3,959 1,670,440 3,040 949,646 109,550 8,946,715 13 237,598 1,743 497,326 67,095 7,855,056 42,455 1,091,659

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT – NHNN

Ngày 31 Tháng 12 Năm 2012

ĐVT:Triệu đồng,hecta

STT

Chỉ tiêu Doanh số cho vay kỳ

báo cáo

Doanh số thu nợ kỳ

báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số

Trong đó

Nợ ngắn hạn Nợ trung dài hạn Ngoại tệ (Quy đổi) Nợ xấu

Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền(QĐ) Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I Tổ chức kinh tế

148 990,081 117 579,332 312 2,672,029 17 346,805 20 147,008 262 2,470,211 50 201,818

1

Trồng mới, chăm

sóc 7 22,041 7 6,608 26 221,040 0 0 0 0 11 139,970 15 81,070

2

Cho vay thu mua,

chế biến, xuất

khẩu. 141 968,040 110 572,724 286 2,450,989 17 346,805 20 147,008 251 2,330,241 35 120,748

Trong đó : Tạm

trữ 1 400 0 399 2 3,398 0 0 0 0 2 3,398 0 0

II Hộ dân

3,235 670,595 2,996 522,508 114,483 6,702,321 0 0 604 108,197 68,253 5,506,148 46,230 1,196,173

1

Trồng mới, chăm

sóc 2,895 333,220 2,754 281,369 111,910 5,035,887 0 0 458 17,446 65,937 3,879,301 45,973 1,156,586

2

Cho vay thu mua,

chế biến,xuất

khẩu. 340 337,375 242 241,139 2,573 1,666,434 0 0 146 90,751 2,316 1,626,847 257 39,587

Trong đó : Tạm

trữ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

TỔNG CỘNG :

3,383 1,660,676 3,113 1,101,840 114,795 9,374,350 17 346,805 624 255,205 68,515 7,976,359 46,280 1,397,991

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT – NHNN Ngày 31 Tháng 12 Năm 2013

ĐVT:Triệu đồng,hecta

STT

Chỉ tiêu Doanh số cho

vay kỳ báo cáo

Doanh số thu

nợ kỳ báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn hạn Nợ trung dài

hạn

Ngoại tệ (Quy

đổi) Nợ xấu Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền(QĐ) Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I Tổ chức kinh tế 146 2,369,740 112 1,693,702 391 2,437,006 14 457,311 15 132,791 321 2,200,107 70 236,899

1

Trồng mới, chăm

sóc 19 101,807 14 67,936 54 294,049 0 0 0 0 14 142,835 40 151,214

2

Cho vay thu mua,

chế biến, xuất

khẩu. 127 2,267,933 98 1,625,766 337 2,142,957 14 457,311 15 132,791 307 2,057,272 30 85,685

Trong đó : Tạm

trữ 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II Hộ dân 15,971 2,067,537 13,265 2,015,083 120,826 7,483,694 0 0 667 151,138 69,246 5,930,142 51,609 1,553,552

1

Trồng mới, chăm

sóc 14,967 1,149,481 12,366 1,272,216 118,286 5,821,766 0 0 490 65,270 66,973 4,360,033 51,342 1,461,733

2

Cho vay thu mua,

chế biến,xuất

khẩu. 1,004 918,056 899 742,867 2,540 1,661,928 0 0 177 85,868 2,273 1,570,109 267 91,819

Trong đó : Tạm

trữ 1 200 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

TỔNG CỘNG : 16,117 4,437,277 13,377 3,708,785 121,217 9,920,700 14 457,311 682 283,929 69,567 8,130,249 51,679 1,790,451

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT – NHNN

Ngày 31 Tháng 12 Năm 2014

ĐVT:Triệu đồng,hecta

STT

Chỉ tiêu Doanh số cho vay

kỳ báo cáo

Doanh số thu nợ

kỳ báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số

Trong đó

Nợ ngắn hạn Nợ trung dài hạn

Ngoại tệ (Quy

đổi) Nợ xấu

Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

Số

hộ

Số

tiền(QĐ)

Số

hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I Tổ chức kinh tế 216 1,532,458 165 1,046,434 422 2,434,432 27 266,971 17 128,940 334 2,154,025 88 280,407

1 Trồng mới, chăm sóc 31 214,400 17 154,907 85 260,948 0 0 0 0 20 70,902 65 190,046

2

Cho vay thu mua, chế

biến, xuất khẩu. 185 1,318,058 148 891,527 337 2,173,484 27 266,971 17 128,940 314 2,083,123 23 90,361

Trong đó : Tạm trữ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II Hộ dân 11,147 2,269,743 10,335 2,308,373 136,310 8,857,068 0 0 1,350 127,036 76,171 6,710,731 60,139 2,146,337

1 Trồng mới, chăm sóc 10,168 1,618,971 9,397 1,639,925 134,023 7,277,735 0 0 1,150 54,226 74,105 5,214,298 59,918 2,063,437

2

Cho vay thu mua, chế

biến,xuất khẩu. 979 650,772 938 668,448 2,287 1,579,333 0 0 200 72,810 2,066 1,496,433 221 82,900

Trong đó : Tạm trữ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

TỔNG CỘNG : 11,363 3,802,201 10,500 3,354,807 136,732 11,291,500 27 266,971 1,367 255,976 76,505 8,864,756 60,227 2,426,744

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT – NHNN

Ngày 31 Thaïng 12 Nàm 2011

ĐVT:Triệu đồng,Hecta

STT

Chỉ tiêu

Doanh số

cho vay kỳ

báo cáo

Doanh số

thu nợ kỳ

báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn

hạn Nợ trung dài

hạn

Ngoại tệ (Quy

đổi) Nợ xấu Số

hộ

Số

tiền Số hộ

Số

tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền(QĐ) Số hộ

Số

tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I Tổ chức kinh tế 16 69,377 3 2,700 42 320,204 0 0 0 0 35 307,042 7 13,162

1 Trồng mới, chăm sóc 16 69,377 3 2,700 0 0

2

Cho vay thu mua, chế

biến, xuất khẩu. 42 320,204 35 307,042 7 13,162

Trong đó : Tạm trữ 0 0

II Hộ dân 66 19,158 7 2,084 354 165,205 0 0 0 0 274 155,131 80 10,074

1 Trồng mới, chăm sóc 0 0

2

Cho vay thu mua, chế

biến. 66 19,158 7 2,084 354 165,205 274 155,131 80 10,074

Trong đó : Tạm trữ 0 0

TỔNG CỘNG : 82 88,535 10 4,784 396 485,409 0 0 0 0 309 462,173 87 23,236

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT - NHNN

Ngaìy 31 Thaïng 12 Nàm 2011

STT

Chỉ tiêu Doanh số cho

vay kỳ báo cáo

Doanh số thu

nợ kỳ báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn hạn Nợ trung dài hạn Ngoại tệ (Quy đổi) Nợ xấu

Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền(QĐ) Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I Tổ chức kinh tế 9 260,706 8 199,847 13 414,787 0 0 1 5,934 11 408,853 2 5,934

1 Trồng mới, chăm sóc 0 0 0

2

Cho vay thu mua, chế

biến, xuất khẩu. 9 260,706 8 199,847 13 414,787 1 5,934 11 408,853 2 5,934

Trong đó : Tạm trữ 0 0

II Hộ dân 10 1,990 22 6,903 318 48,774 0 0 2 400 259 40,553 59 8,221

1 Trồng mới, chăm sóc 8 890 13 6,205 229 31,130 2 400 184 25,259 45 5,871

2

Cho vay thu mua, chế

biến. 2 1,100 9 698 89 17,644 75 15,294 14 2,350

Trong đó : Tạm trữ 0 0

TỔNG CỘNG : 19 262,696 30 206,750 331 463,561 0 3 6,334 270 449,406 61 14,155

NGÂN HÀNG No&PTNT

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊI 06/ 2001/ CT – NHNN

NGÀY 31 Thang 12 Nàm 2011

STT

Chỉ tiêu Doanh số cho

vay kỳ báo cáo

Doanh số thu nợ kỳ báo

cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn hạn Nợ trung dài hạn Ngoại tệ (Quy đổi) Nợ xấu

Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền(QĐ) Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I Tổ chức kinh tế 14 140,615 14 106,831 112 464,274 5 33,075 3 27,500 66 402,527 46 61,747

1 Trồng mới, chăm sóc 2 5,450 3 4,834 43 114,166 3 80,428 40 33,738

2

Cho vay thu mua, chế

biến, xuất khẩu. 12 135,165 11 101,997 69 350,108 5 33,075 3 27,500 63 322,099 6 28,009

Trong đó : Tạm trữ 0 0 0 0

II Hộ dân 1,892 200,801 1,736 141,638 52,997 2,936,554 0 0 256 79,981 48,440 2,851,952 4,557 84,602

1 Trồng mới, chăm sóc 1,729 86,769 1,601 56,327 51,527 2,113,779 189 70,929 47,161 2,100,325 4,366 13,454

2

Cho vay thu mua, chế

biến. 163 114,032 135 85,311 1,470 822,775 67 9,052 1,279 751,627 191 71,148

Trong đó : Tạm trữ 0 0 0 0

TỔNG CỘNG : 1,906 341,416 1,750 248,469 53,109 3,400,828 5 33,075 259 107,481 48,506 3,254,479 4,603 146,349

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT – NHNN

Ngày 31 Thaïng 11 Nàm 2012

ĐVT:Triệu đồng,Hecta

ST

T

Chỉ tiêu

Doanh số cho

vay kỳ báo cáo

Doanh số thu

nợ kỳ báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn hạn Nợ trung dài hạn Ngoại tệ (Quy đổi) Nợ xấu

Số

hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền(QĐ) Số hộ

Số

tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I Tổ chức kinh tế 25 65,536 0 0 63 393,830 0 0 0 0 55 384,742 8 9,088

1

Trồng mới, chăm

sóc 0 0

2

Cho vay thu mua,

chế biến, xuất khẩu. 25 65,536 63 393,830 55 384,742 8 9,088

Trong đó : Tạm trữ 0 0 0

II Hộ dân 7 26,140 0 0 398 287,201 0 0 0 0 330 277,093 68 10,108

1

Trồng mới, chăm

sóc 0 0

2

Cho vay thu mua,

chế biến. 7 26,140 398 287,201 330 277,093 68 10,108

Trong đó : Tạm trữ 0 0

TỔNG CỘNG :

32 91,676 0 0 461

681,03

1 0 0 0 0 385

661,83

5 76 19,196

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT – NHNN

Ngaìy 31 Thaïng 11 Nàm 2012

STT

Chỉ tiêu Doanh số cho

vay kỳ báo cáo

Doanh số thu

nợ kỳ báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn hạn Nợ trung dài hạn Ngoại tệ (Quy đổi) Nợ xấu

Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền(QĐ) Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I Tổ chức kinh tế 8 160,807 4 109,607 17 410,103 0 0 0 0 17 410,103 0 0

1

Trồng mới, chăm

sóc 0 0

2

Cho vay thu mua,

chế biến, xuất khẩu. 8 160,807 4 109,607 17 410,103 17 410,103

Trong đó : Tạm trữ 0 0 0

II Hộ dân 141 22,610 26 7,810 462 106,944 0 0 0 0 420 100,325 42 6,619

1

Trồng mới, chăm

sóc 137 17,310 23 2,450 354 71,924 312 65,305 42 6,619

2

Cho vay thu mua,

chế biến. 4 5,300 3 5,360 108 35,020 108 35,020

Trong đó : Tạm trữ 0 0

TỔNG CỘNG : 149 183,417 30 117,417 479 517,047 0 0 0 437 510,428 42 6,619

NGÂN HÀNG No&PTNT

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊI 06/ 2001/ CT – NHNN

NGÀY 31 Thang 11 Nàm 2012

STT

Chỉ tiêu Doanh số cho

vay kỳ báo cáo

Doanh số thu

nợ kỳ báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn hạn

Nợ trung dài

hạn Ngoại tệ (Quy đổi) Nợ xấu

Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền(QĐ) Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I Tổ chức kinh tế 28 153,072 16 55,059 101 442,477 5 29,138 3 7,155 65 274,052 36 168,425

1 Trồng mới, chăm sóc 3 6,350 4 4,924 17 101,028 3 21,380 14 79,648

2

Cho vay thu mua, chế

biến, xuất khẩu. 25 146,722 12 50,135 84 341,449 5 29,138 3 7,155 62 252,672 22 88,777

Trong đó : Tạm trữ 0 0 0

II Hộ dân 1,412 171,903 1,424 188,028 53,044 3,226,136 0 0 256 86,189 48,449 3,125,101 4,595 101,035

1 Trồng mới, chăm sóc 1,300 113,475 1,315 139,914 51,814 2,437,681 0 0 189 7,500 47,379 2,362,704 4,435 74,977

2

Cho vay thu mua, chế

biến. 112 58,428 109 48,114 1,230 788,455 67 78,689 1,070 762,397 160 26,058

Trong đó : Tạm trữ 0 0

TỔNG CỘNG : 1,440 324,975 1,440 243,087 53,145 3,668,613 5 29,138 259 93,344 48,514 3,399,153 4,631 269,460

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT – NHNN

Ngày 31 Tháng 12 Năm 2013

ĐVT:Triệu đồng,Hecta

STT

Chỉ tiêu Doanh số cho

vay kỳ báo cáo

Doanh số thu

nợ kỳ báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn hạn

Nợ trung dài

hạn Ngoại tệ (Quy đổi) Nợ xấu

Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền(QĐ) Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I Tổ chức kinh tế 12 225,338 0 0 66 534,223 2 255,741 0 0 58 530,823 8 3,400

1

Trồng mới, chăm

sóc 0 0

2

Cho vay thu mua,

chế biến, xuất khẩu. 12 225,338 66 534,223 2 255,741 58 530,823 8 3,400

Trong đó : Tạm trữ 0 0 0

II Hộ dân 31 23,758 0 0 467 236,959 0 0 0 0 380 226,134 87 10,825

1

Trồng mới, chăm

sóc 0 0

2

Cho vay thu mua,

chế biến. 31 23,758 467 236,959 380 226,134 87 10,825

Trong đó : Tạm trữ 0 0

TỔNG CỘNG : 43 249,096 0 0 533 771,182 2 255,741 0 0 438 756,957 95 14,225

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT – NHNN

Ngày 31 Tháng 12 Năm 2013

STT

Chỉ tiêu Doanh số cho

vay kỳ báo cáo

Doanh số thu nợ

kỳ báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn hạn Nợ trung dài hạn Ngoại tệ (Quy đổi) Nợ xấu

Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền(QĐ) Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I Tổ chức kinh tế 4 19,710 5 13,533 13 171,094 0 0 0 0 13 171,094 0 0

1 Trồng mới, chăm sóc 0 0

2

Cho vay thu mua, chế

biến, xuất khẩu. 4 19,710 5 13,533 13 171,094 13 171,094

Trong đó : Tạm trữ 0 0 0

II Hộ dân 85 22,820 121 20,623 676 206,210 0 0 0 0 574 186,793 102 19,417

1 Trồng mới, chăm sóc 63 10,700 108 15,278 610 124,060 508 104,643 102 19,417

2

Cho vay thu mua, chế

biến. 22 12,120 13 5,345 66 82,150 66 82,150

Trong đó : Tạm trữ 0 0

TỔNG CỘNG : 89 42,530 126 34,156 689 377,304 0 0 0 0 587 357,887 102 19,417

NGÂN HÀNG No&PTNT

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊI 06/ 2001/ CT – NHNN

Ngày 31 Tháng 12 Năm 2013

STT

Chỉ tiêu Doanh số cho vay

kỳ báo cáo

Doanh số thu nợ kỳ báo

cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn hạn

Nợ trung dài

hạn Ngoại tệ (Quy đổi) Nợ xấu

Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền(QĐ) Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I Tổ chức kinh tế 51 1,499,981 55 1,366,273 133 606,544 3 34,815 0 0 80 395,677 53 210,867

1 Trồng mới, chăm sóc 15 88,535 13 67,664 42 175,757 4 33,816 38 141,941

2

Cho vay thu mua, chế

biến, xuất khẩu. 36 1,411,446 42 1,298,609 91 430,787 3 34,815 76 361,861 15 68,926

Trong đó : Tạm trữ 0 0 0 0 0

II Hộ dân 6,011 1,342,288 10,192 1,460,157 52,907 3,460,695 0 0 248 117,333 47,181 3,297,010 5,726 163,685

1 Trồng mới, chăm sóc 5,242 716,806 9,438 930,035 51,670 2,653,094 135 50,771 46,105 2,562,093 5,565 91,001

2

Cho vay thu mua, chế

biến. 769 625,482 754 530,122 1,237 807,601 113 66,562 1,076 734,917 161 72,684

Trong đó : Tạm trữ 0 0

TỔNG CỘNG : 6,062 2,842,269 10,247 2,826,430 53,040 4,067,239 3 34,815 248 117,333 47,261 3,692,687 5,779 374,552

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT – NHNN

Ngày 31 Tháng 12 Năm 2014

ĐVT:Triệu đồng,Hecta

STT

Chỉ tiêu

Doanh số cho vay kỳ

báo cáo

Doanh số thu nợ

kỳ báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn hạn Nợ trung dài hạn Ngoại tệ (Quy đổi) Nợ xấu

Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền(QĐ) Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I Tổ chức kinh tế 13 125,815 0 0 31 589,950 0 0 0 0 24 586,500 7 3,450

1

Trồng mới, chăm

sóc 0 0

2

Cho vay thu mua,

chế biến, xuất khẩu. 13 125,815 31 589,950 0 0 24 586,500 7 3,450

Trong đó : Tạm trữ 0 0 0

II Hộ dân 21 17,855 0 0 468 222,508 0 0 0 0 390 206,063 78 16,445

1

Trồng mới, chăm

sóc 0 0

2

Cho vay thu mua,

chế biến. 21 17,855 0 0 468 222,508 390 206,063 78 16,445

Trong đó : Tạm trữ 0 0

TỔNG CỘNG : 34 143,670 0 0 499 812,458 0 0 0 0 414 792,563 85 19,895

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

Ngày 31 Tháng 12 Năm 2014

STT

Chỉ tiêu

Doanh số cho vay kỳ

báo cáo

Doanh số thu nợ

kỳ báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn hạn Nợ trung dài hạn Ngoại tệ (Quy đổi) Nợ xấu

Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền(QĐ) Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I Tổ chức kinh tế 4 9,582 4 3,100 8 39,587 3 13,319 1 1,500 8 39,587 0 0

1 Trồng mới, chăm sóc 0 0

2

Cho vay thu mua, chế

biến, xuất khẩu. 4 9,582 4 3,100 8 39,587 3 13,319 1 1,500 8 39,587

Trong đó : Tạm trữ 0 0 0

II Hộ dân 174 59,801 122 24,098 1,132 337,436 0 0 0 2,500 1,008 313,814 124 23,622

1 Trồng mới, chăm sóc 124 27,101 95 14,217 980 195,137 2,500 856 171,515 124 23,622

2

Cho vay thu mua, chế

biến. 50 32,700 27 9,881 152 142,299 152 142,299

Trong đó : Tạm trữ 0 0

TỔNG CỘNG : 178 69,383 126 27,198 1,140 377,023 3 13,319 1 4,000 1,016 353,401 124 23,622

NGÂN HÀNG No&PTNT

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊI 06/ 2001/ CT – NHNN

Ngày 31 Tháng 12 Năm 2014

STT

Chỉ tiêu

Doanh số cho vay kỳ

báo cáo

Doanh số thu nợ kỳ báo

cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn hạn Nợ trung dài hạn Ngoại tệ (Quy đổi) Nợ xấu

Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền(QĐ) Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I Tổ chức kinh tế 81 834,028 55 671,045 153 712,090 18 53,104 0 0 76 453,616 77 258,474

1 Trồng mới, chăm sóc 27 204,430 13 151,677 70 223,192 7 42,942 63 180,250

2

Cho vay thu mua, chế

biến, xuất khẩu. 54 629,598 42 519,368 83 488,898 18 53,104 69 410,674 14 78,224

Trong đó : Tạm trữ 0 0 0 0 0

II Hộ dân 6,959 1,513,405 7,009 1,858,832 49,746 3,080,007 0 0 336 96,484 44,366 2,935,177 5,380 144,830

1 Trồng mới, chăm sóc 6,225 1,044,000 6,198 1,281,804 48,730 2,376,500 206 36,433 43,482 2,294,986 5,248 81,514

2

Cho vay thu mua, chế

biến. 734 469,405 811 577,028 1,016 703,507 130 60,051 884 640,191 132 63,316

Trong đó : Tạm trữ 0 0

TỔNG CỘNG : 7,040 2,347,433 7,064 2,529,877 49,899 3,792,097 18 53,104 336 96,484 44,442 3,388,793 5,457 403,304

NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT - NHNN

Ngày 31 Tháng 12 Năm 2014

STT

Chỉ tiêu

Doanh số

cho vay kỳ

báo cáo

Doanh số

thu nợ kỳ

báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số

Trong đó

Nợ ngắn

hạn Nợ trung dài

hạn

Ngoại tệ (Quy

đổi) Nợ xấu Số

hộ Số tiền

Số

hộ

Số

tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền(QĐ) Số hộ

Số

tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I

Tổ chức kinh

tế 9 25,200 0 0 11 28,200 0 0 0 0 11 28,200 0 0

1

Trồng mới,

chăm sóc 0 0

2

Cho vay thu

mua, chế biến,

xuất khẩu. 9 25,200 11 28,200 11 28,200

Trong đó :

Tạm trữ 0 0 0

II Hộ dân 653 104,202 981 88,535 6,541 919,861 0 0 15 2,205 5,148 697,379 1,393 222,482

1

Trồng mới,

chăm sóc 653 104,202 981 88,535 6,541 919,861 15 2,205 5,148 697,379 1,393 222,482

2

Cho vay thu

mua, chế biến. 0 0

Trong đó :

Tạm trữ 0 0

TỔNG

CỘNG : 662 129,402 981 88,535 6,552 948,061 0 0 15 2,205 5,159 725,579 1,393 222,482

NGÂN HÀNG ĐÔNG Á

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT - NHNN

Ngày 31 Tháng 12 Năm 2014

STT

Chỉ tiêu Doanh số

cho vay kỳ

báo cáo

Doanh số thu nợ

kỳ báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số

Trong đó

Nợ ngắn hạn

Nợ trung dài

hạn Ngoại tệ (Quy đổi) Nợ xấu

Số

hộ

Số

tiền

Số

hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền(QĐ) Số hộ

Số

tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I

Tổ chức

kinh tế 0 0 0 0 1 10 0 0 1 10 1 10 0 0

1

Trồng mới,

chăm sóc 0 0

2

Cho vay

thu mua,

chế biến,

xuất khẩu. 0 0 1 10 1 10 1 10

Trong đó :

Tạm trữ 0 0 0

II Hộ dân 556 60,989 330 31,758 4,734 433,692 0 0 3 4,715 4,734 433,692 0 0

1

Trồng mới,

chăm sóc 556 60,989 330 31,758 4,733 429,006 2 29 4,733 429,006

2

Cho vay

thu mua,

chế biến. 0 0 1 4,686 1 4,686 1 4,686

Trong đó :

Tạm trữ 0 0

TỔNG

CỘNG : 556 60,989 330 31,758 4,735 433,702 0 0 4 4,725 4,735 433,702 0 0

NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT - NHNN

Ngày 31 Tháng 12 Năm 2013

STT

Chỉ tiêu

Doanh số

cho vay kỳ

báo cáo

Doanh số

thu nợ kỳ

báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số

Trong đó

Nợ ngắn

hạn Nợ trung dài

hạn

Ngoại tệ (Quy

đổi) Nợ xấu Số

hộ

Số

tiền

Số

hộ

Số

tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền(QĐ) Số hộ

Số

tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I

Tổ chức kinh

tế 1 500 0 500 4 16,300 0 0 0 0 3 16,300 1 0

1

Trồng mới,

chăm sóc 0 0

2

Cho vay thu

mua, chế biến,

xuất khẩu. 1 500 0 500 4 16,300 3 16,300 1

Trong đó : Tạm

trữ 0 0 0

II Hộ dân 394 55,965 114 1,871 5,403 625,129 0 0 16 3,059 4,046 455,495 1,357 169,634

1

Trồng mới,

chăm sóc 388 50,315 112 1,221 5,381 611,169 15 2,359 4,024 441,535 1,357 169,634

2

Cho vay thu

mua, chế biến. 6 5,650 2 650 22 13,960 1 700 22 13,960

Trong đó : Tạm

trữ 0 0

TỔNG CỘNG

: 395 56,465 114 2,371 5,407 641,429 0 0 16 3,059 4,049 471,795 1,358 169,634

NGÂN HÀNG ĐÔNG Á

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT - NHNN

Ngày 31 Tháng 12 Năm 2013

STT

Chỉ tiêu

Doanh số

cho vay kỳ

báo cáo

Doanh số thu nợ

kỳ báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn hạn

Nợ trung dài

hạn Ngoại tệ (Quy đổi) Nợ xấu

Số

hộ

Số

tiền

Số

hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền(QĐ) Số hộ

Số

tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I

Tổ chức

kinh tế 0 0 0 0 2 5,030 0 0 1 30 2 5,030 0 0

1

Trồng mới,

chăm sóc 1 5,000 1 5,000

2

Cho vay

thu mua,

chế biến,

xuất khẩu. 1 30 1 30 1 30

Trong đó :

Tạm trữ 0 0 0

II Hộ dân 309 32,344 339 22,624 3,187 248,703 0 0 5 6,094 3,187 248,703 0 0

1

Trồng mới,

chăm sóc 309 32,344 339 22,624 3,187 242,763 4 154 3,187 242,763

2

Cho vay

thu mua,

chế biến. 0 5,940 1 5,940 5,940

Trong đó :

Tạm trữ 0 0

TỔNG

CỘNG : 309 32,344 339 22,624 3,189 253,733 0 0 6 6,124 3,189 253,733 0 0

NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT - NHNN

NGÀY 31 Thang 11 Nàm 2012

STT

Chỉ tiêu

Doanh số

cho vay kỳ

báo cáo

Doanh số

thu nợ kỳ

báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số

Trong đó

Nợ ngắn

hạn Nợ trung dài

hạn

Ngoại tệ (Quy

đổi) Nợ xấu Số

hộ

Số

tiền

Số

hộ

Số

tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền(QĐ) Số hộ

Số

tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I

Tổ chức kinh

tế 1 1,900 1 400 3 17,550 0 0 0 0 3 17,550 0 0

1

Trồng mới,

chăm sóc 0 0

2

Cho vay thu

mua, chế biến,

xuất khẩu. 1 1,900 1 400 3 17,550 3 17,550

Trong đó :

Tạm trữ 0 0 0

II Hộ dân 247 29,027 259 23,627 3,174 302,886 0 0 7 1,561 1,405 136,415 1,769 166,471

1

Trồng mới,

chăm sóc 243 27,277 253 23,177 3,150 289,811 5 521 1,383 123,770 1,767 166,041

2

Cho vay thu

mua, chế biến. 4 1,750 6 450 24 13,075 2 1,040 22 12,645 2 430

Trong đó :

Tạm trữ 0 0

TỔNG CỘNG

: 248 30,927 260 24,027 3,177 320,436 0 0 7 1,561 1,408 153,965 1,769 166,471

NGÂN HÀNG ĐÔNG Á

CHI NHÁNH TỈNH

ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT - NHNN

NGÀY 31 Thaïng 11 Nàm 2012

STT

Chỉ tiêu

Doanh số

cho vay kỳ

báo cáo

Doanh số thu

nợ kỳ báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn

hạn Nợ trung dài

hạn

Ngoại tệ (Quy

đổi) Nợ xấu Số

hộ

Số

tiền

Số

hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền(QĐ) Số hộ

Số

tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I

Tổ chức

kinh tế 0 0 2 20,933 2 4,170 0 0 1 170 2 4,170 0 0

1

Trồng mới,

chăm sóc 0 0 0

2

Cho vay thu

mua, chế

biến, xuất

khẩu. 2 20,933 2 4,170 1 170 2 4,170

Trong đó :

Tạm trữ 0 0 0

II Hộ dân 284 21,215 185 10,184 2,119 136,809 0 0 3 53 2,119 136,809 0 0

1

Trồng mới,

chăm sóc 284 21,215 185 9,984 2,115 129,985 3 53 2,115 129,985

2

Cho vay thu

mua, chế

biến. 200 4 6,824 4 6,824

Trong đó :

Tạm trữ 0 0

TỔNG

CỘNG : 284 21,215 187 31,117 2,121 140,979 0 0 4 223 2,121 140,979 0 0

NGÂN HÀNG ĐÔNG Á

CHI NHÁNH TỈNH ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT - NHNN

NGÀY 31 Thaïng 12 Nàm 2011

STT

Chỉ tiêu

Doanh số

cho vay kỳ

báo cáo

Doanh số thu nợ

kỳ báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn hạn

Nợ trung dài

hạn Ngoại tệ (Quy đổi) Nợ xấu

Số

hộ

Số

tiền

Số

hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền(QĐ) Số hộ

Số

tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I

Tổ chức

kinh tế 0 0 0 125 4 82,656 1 17,037 3 19,984 4 82,656 0 0

1

Trồng mới,

chăm sóc 0 0 0

2

Cho vay thu

mua, chế

biến, xuất

khẩu. 125 4 82,656 1 17,037 3 19,984 4 82,656

Trong đó :

Tạm trữ 0 0

II Hộ dân 111 6,160 74 3,337 2,198 105,250 0 0 7 454 2,196 105,190 2 60

1

Trồng mới,

chăm sóc 111 6,160 74 3,137 2,189 96,969 6 154 2,187 96,909 2 60

2

Cho vay thu

mua, chế

biến. 200 9 8,281 1 300 9 8,281

Trong đó :

Tạm trữ 0 0

TỔNG

CỘNG : 111 6,160 74 3,462 2,202 187,906 1 17,037 10 20,438 2,200 187,846 2 60

NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

CHI NHÁNH TỈNH

ĐĂKLĂK

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/ 2001/ CT - NHNN

NGÀY 31 Thang 12 Nàm 2011

STT

Chỉ tiêu

Doanh số

cho vay kỳ

báo cáo

Doanh số

thu nợ kỳ

báo cáo

Tổng dư nợ Tổng dư nợ (Theo thời hạn)

Tổng số Trong đó

Nợ ngắn

hạn Nợ trung dài

hạn

Ngoại tệ (Quy

đổi) Nợ xấu Số

hộ

Số

tiền

Số

hộ

Số

tiền Số hộ Số tiền Số hộ

Số

tiền(QĐ) Số hộ

Số

tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

I

Tổ chức kinh

tế 3 8,500 1 1,450 3 16,500 0 0 0 0 3 16,500 0 0

1

Trồng mới,

chăm sóc 0 0

2

Cho vay thu

mua, chế biến,

xuất khẩu. 3 8,500 1 1,450 3 16,500 3 16,500

Trong đó : Tạm

trữ 0 0

II Hộ dân 31 9,008 58 16,516 2,828 229,373 0 0 4 612 2,322 178,872 506 50,501

1

Trồng mới,

chăm sóc 29 8,208 57 16,116 2,814 218,684 3 272 2,308 168,183 506 50,501

2

Cho vay thu

mua, chế biến. 2 800 1 400 14 10,689 1 340 14 10,689 0 0

Trong đó : Tạm

trữ 0 0

TỔNG CỘNG

: 34 17,508 59 17,966 2,831 245,873 0 0 4 612 2,325 195,372 506 50,501

PHỤ LỤC 13: BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/2001/CT-NHNN

Ngày 31/12/2014

STT

CHỈ TIÊU

TÊN ĐƠN VỊ

TRỒNG MỚI,

CHĂM SÓC

CHO VAY THU MUA

CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU

Dư Nợ Nợ Xấu Dư Nợ Nợ Xấu

1 NH Phát Triển 0 0 69,268 69,488

2 QTD TW 135,539 0 3,770 0

3 Công thương 0 0 812,458 0

4 Đầu tư Tỉnh 195,137 2,500 181,886 1,500

5 ĐẦu Tư BẮc 370,343 2,436 194,813 3,352

6 Đầu Tư Đông 0 0 8,230 0

7 Ngoại Thương 42,987 0 389,160 3,346

8 Nông Nghiệp 2,599,692 36,433 1,192,405 60,051

9 CSXH 729,766 3,815 0 0

10 SGTT 919,861 2,205 28,200 0

11 Đông Á 429,006 29 4,696 4,696

12 XNK 93,500 0 120,610 0

13 Á Châu 0 10 78,782 0

14 SGCT 30,915 0 11,815 1,331

15 Kỹ Thương 1,476 0 169,048 0

16 Quốc Tế 158,011 0 4,095 0

17 Bản Việt 14,462 250 0 0

18 Phương Nam 0 0 0 0

19 Phương Đông 0 0 23,419 0

20 Sài Gòn 48,265 0 0 0

21 Kiên Long 123,754 0 0 0

22 NoBuôn Hồ 1,220,869 6,298 291,618 15,509

23 Đông Nam Á 116,866 0 0 0

24 Quân Đội 24,079 0 77,537 41,636

25 Hàng Hải 0 0 0 0

26 Bảo Việt 37,905 0 71,482 841

27 Việt Á 429 0 0 0

28 PT TP HCM 0 0 12,260 0

29 PT Nhà ĐBSCL 48,491 250 7,265 0

30 Bưu Điện Liên Việt 197,330 0 0 0

TỔNG CỘNG 7,538,683 54,226 3,752,817 201,750

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/2001/CT-NHNN

Ngày 31/12/2013

STT

CHỈ TIÊU

TÊN ĐƠN VỊ

TRỒNG MỚI,

CHĂM SÓC

CHO VAY THU MUA

CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU

Dư Nợ Nợ Xấu Dư Nợ Nợ Xấu

1 NH Phát Triển 0 0 72,780 72,780

2 QTD TW 93,293 0 3,979 0

3 Công thương 0 0 771,182 0

4 Đầu tư Tỉnh 124,060 0 253,244 0

5 ĐẦu Tư BẮc 213,116 2,573 143,214 9,037

6 Đầu Tư Đông 0 0 13,810 0

2,573

7 Ngoại Thương 73,063 0 373,167 6,000

8 Nông Nghiệp 2,828,851 50,771 1,238,388 66,562

9 CSXH 695,813 3,808 0 0

10 SGTT 611,169 2,359 30,260 700

11 Đông Á 247,763 154 5,970 5,970

12 XNK 30,356 0 238,266 0

13 Á Châu 0 10 82,453 0

14 SGCT 20,890 0 14,265 1,331

15 Kỹ Thương 0 0 59,436 0

16 Quốc Tế 118,784 0 1,554 0

17 Bản Việt 15,825 250 0 0

18 Phương Nam 0 0 0 0

19 Phương Đông 0 0 34,753 0

20 Sài Gòn 0 0 14,889 14,889

21 Kiên Long 116,410 0 0 0

22 NoBuôn Hồ 679,130 5,345 319,547 37,390

23 Đông Nam Á 87,527 0 0 0

24 Quân Đội 4,858 0 84,931 3,000

25 Hàng Hải 63,000 0 0 0

26 Bảo Việt 10,056 0 25,457 1,000

27 Việt Á 749 0 0 0

28 PT TP HCM 0 0 15,740 0

29 PT Nhà ĐBSCL 8,632 0 7,600 0

30 Bưu Điện Liên Việt 72,470 0 0 0

TỔNG CỘNG 6,115,815 67,843 3,804,885 218,659

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/2001/CT-NHNN

Ngày 30/12/2012

STT

CHỈ TIÊU

TÊN ĐƠN VỊ

TRỒNG MỚI,

CHĂM SÓC

CHO VAY THU MUA

CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU

Dư Nợ Nợ Xấu Dư Nợ Nợ Xấu

1 NH Phát Triển 0 0 74,770 74,770

2 QTD TW 91,484 0 23,960 0

3 Công thương 0 0 681,031 0

4 Đầu tư Tỉnh 71,924 0 445,123 0

5 ĐẦu Tư BẮc 257,391 3,198 191,409 9,504

6 Đầu Tư Đông 0 0 25,752 353

7 Ngoại Thương 58,452 0 507,350 17,420

8 Nông Nghiệp 2,538,709 7,500 1,129,904 85,844

9 CSXH 551,761 3,750 0 0

10 SGTT 289,811 521 30,625 1,040

11 Đông Á 129,985 53 10,994 170

12 XNK 1,047 0 184,447 0

13 Á Châu 0 0 48,965 0

14 SGCT 2,280 0 13,615 0

15 Kỹ Thương 0 0 49,884 0

16 Quốc Tế 22,411 0 12,772 1,000

17 Bản Việt 1,589 0 0 0

18 Phương Nam 0 0 0 0

19 Phương Đông 0 0 49,790 0

20 Sài Gòn 0 0 17,755 14,689

21 Kiên Long 87,358 0 0 0

22 NoBuôn Hồ 1,060,015 2,424 344,036 32,469

23 Đông Nam Á 23,494 0 0 0

24 Quân Đội 0 0 259,188 0

25 Hàng Hải 63,000 0 0 0

26 Bảo Việt 0 0 11,355 500

27 Việt Á 1,841 0 0 0

28 PT TP HCM 320 0 0 0

29 PT Nhà ĐBSCL 4,055 0 4,698 0

TỔNG CỘNG 5,586,242 17,446 4,779,707 237,759

BÁO CÁO CHO VAY CÀ PHÊ THEO CHỈ THỊ 06/2001/CT-NHNN

Ngày 31/12/2011

STT

CHỈ TIÊU

TÊN ĐƠN VỊ

TRỒNG MỚI,

CHĂM SÓC

CHO VAY THU MUA

CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU

Dư Nợ Nợ Xấu Dư Nợ Nợ Xấu

1 NH Phát Triển 0 0 238,797 238,797

2 QTD TW 82,545 0 23,778 0

3 Công thương 0 0 485,409 0

4 Đầu tư Tỉnh 31,130 400 432,431 5,934

5 ĐẦu Tư BẮc 299,296 1,160 118,870 5,090

6 Đầu Tư Đông 0 0 21,872 652

7 Ngoại Thương 51,863 0 690,599 8,900

8 Nông Nghiệp 2,227,945 70,929 1,172,883 36,552

9 CSXH 547,666 8,125 0 0

10 SGTT 218,684 272 27,189 340

11 Đông Á 96,969 154 90,937 20,284

12 XNK 1,100 0 150,435 0

13 Á Châu 0 0 69,384 18

14 SGCT 6,735 0 16,184 2,139

15 Kỹ Thương 0 0 100,003 0

16 Quốc Tế 44,621 30 57,183 0

17 Gia Định 0 0 3,220 0

18 Phương Đông 0 0 0 0

19 Sài Gòn 0 0 53,362 48,728

20 Kiên Long 48,653 0 0 0

21 NoBuôn Hồ 699,573 3,518 339,613 45,304

22 Đông Nam Á 12,334 0 4,930 0

23 Quân Đội 540 0 181,766 0

24 Hàng Hải 0 0 283,619 0

25 Bảo Việt 0 0 10,590 0

26 Việt Á 1,920 0 2,087 0

TỔNG CỘNG 4,371,574 84,588 4,575,141 412,738

Phụ lục 14: Các công trình nghiên cứu về tín dụng đối với hộ sản xuất

cà phê tại Việt Nam

Stt Công trình nghiên cứu Tác giả Kết quả Phương pháp

đánh giá

1 Các nhân tố ảnh hưởng

đến tiếp cận tín dụng chính

thức của trang trại nuôi

trồng thuỷ sản ở tỉnh Trà

Vinh

Trần Ái Kết

(2009)

Có nhiều yếu tố

trong mô hình

tác động ở mức

có ý nghĩa tới

khả năng bị giới

hạn tín dụng

chính thức của

trang trại.

Mô hình hồi

quy OLS và

mô hình Logit

2 Các nhân tố ảnh hưởng

đến tiếp cận tín dụng chính

thức của nông hộ Việt

Nam

Trần Thọ Đạt

(1998)

Với các hộ có

mối quan hệ, học

vấn và vị trí

trong xã hội có

khả năng tiếp

cận vốn tốt hơn

Mô hình Logit

và hồi quy đa

biến OLS

3 Nghiên cứu về tiếp cận tín

dụng chính thức của nông

hộ sản xuất lúa ở đồng

bằng sông Cửu Long

Thái Anh Hoà

(1997)

3 yếu tố tác động

thuận và 3 yếu tố

tác động nghịch

Mô hình Logit

4 Khả năng tiếp cận nguồn

vốn tín dụng chính thức ở

nông thôn: Trường hợp

của nông hộ nuôi tôm tỉnh

Trà Vinh

Bùi Văn Trịnh

và Trương Thị

Phương Thảo (

2014)

6 yếu tố chính

ảnh hưởng đến

khả năng tiếp

cận vốn tín dụng

chính thức của

các hộ nuôi tôm

Mô hình Logit

5 Các yếu tố ảnh hưởng tới

tiếp cận tín dụng chính

thức của hộ nông dân ở

ngoại thành Hà Nội

Nguyễn Quốc

Oánh và Phạm

Thị Mỹ Dung

(2010)

Các yếu tố tác

động thuận tới

tiếp cận tín dụng

chính thức

Mô hình

Heckman hai

bước

6 Giải pháp tín dụng đối với

hộ sản xuất cà phê tại ngân

hàng NN&PTNT tỉnh Đắk

Nông tại

Nguyễn Ngọc

Tuấn (2012)

Các nhóm giải

pháp trong việc

sử dụng vốn tín

dung

Thống kê kinh

tế

7 Chính sách tín dụng của

Ngân hàng đối với sản

xuất cà phê bền vững

Từ Thái

Giang (2012)

Chính sách cho

vay đối với sản

xuất cà phê bền

vững

Thống kê kinh

tế

8 Mở rộng tín dụng ngân

hàng để phát triển kinh tế

Nguyễn Văn

Phận (2008)

Giải pháp phát

triển số lượng

Thống kê kinh

tế

nông nghiệp và nông thôn

tỉnh Đắk Lắk

các mô hình

ngân hàng phục

vụ nông nghiệp

nông thôn

9 Giải pháp tín dụng ngân

hàng đối với phát triển

kinh tế trang trại ở Việt

Nam

Tạ Thị Lệ Yên

(2003)

Giải pháp về vốn

tín dụng trong

phát triển kinh tế

trang trại

Thống kê kinh

tế

10 Giải pháp tín dụng ngân

hàng nhằm phát triển kinh

tế trang trại trên địa bàn

Tây Nguyên

Nguyễn Thị

Tằm (2006)

Giải pháp về vốn

tín dụng trong

phát triển kinh tế

trang trại tại Tây

Nguyên

Thống kê kinh

tế

11 Nghiên cứu về thu nhập

của hộ gia đình trồng cà

phê trong quá trình Việt

Nam hội nhập kinh tế

quốc tế

Phạm Ngọc

Dưỡng (2011)

Giải pháp để

nâng cao thu

nhập cho hộ

trồng cà phê

Logarit

12 Tiếp cận tín dụng chính

thức của các hộ đồng bào

dân tộc Êđê tại xã

Cuarđăng, huyện Cưmgar,

Đắk Lắk

Nguyễn Thị

Phương Thảo

(2014)

Giải pháp để tiếp

cận vốn tín dụng

chính thức cho

các hộ Êđê

Thống kê kinh

tế

Phụ lục 15: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới

Stt Công trình nghiên cứu Tác giả Kết quả Phương pháp

đánh giá

1 Tiếp cận tín dụng của nông

hộ ở Malawi

Diagne

Manfred Zeller

(2001)

Đưa ra các yếu

tố tác động tới

mức độ tiếp cận

tín dụng

Hồi quy OLS

2 Tiếp cận tín dụng chính

thức của nông hộ ở vùng

nông thôn Indonesia

Nuryartono và

ctv (2005)

Các nông hộ

khảo sát bị giới

hạn tín dụng

chính thức

Hồi quy Prôbit

nhị phân

3 Tiếp cận tín dụng của các

nông hộ ở huyện Tongren,

Trung Quốc

Guangwen và

Lili (2005)

Các yếu tố tác

động đến khả

năng tiếp cận tín

dụng chính thức

Hồi quy Probit

nhị phân

4 Nghiên cứu về tiếp cận tín

dụng của nông hộ ở 3 tỉnh

trên 3 miền của Việt Nam

Duong và

Inzumida

(2002)

Các nhân tố tác

động đến tín

dụng và các nhân

tố quyết định

nông hộ bị giới

hạn tín dụng

chính thức

Hồi quy mô

hình Tobit

5 Tín dụng chính thức và phi

chính thức ở 4 tỉnh của

Việt Nam

Mikkel

Barslund và

Finn Tarp

(2002)

các hộ gia đình

có được nguồn

vốn tín dụng

thông qua 2 con

đường, đó là tín

dụng chính thức

và tín dụng phi

chính thức

6 Tài chính của hộ trồng cà

phê ở Ethiopia: Thách thức

và cơ hội

Anne Bastin

và Nicola

Matteucci

(2005)

Tài chính vi mô

đóng vai trò

quan trọng đối

với người nông

dân sản xuất cà

phê

Phân tích

thống kê và

phỏng vấn sâu

7 Thị trường tín dụng ở thị

trường miền bắc Nigeria

Christopher

Udry

các vấn đề của

thị trường thông

tin tín dụng

không đầy đủ và

không hoàn hảo

đối với thị

trường tín dụng

nông thôn

8 Nhận thức và tác động của

tài chính vi mô ở Kenya:

Trường hợp nghiên cứu ở

quận Nairobi

Fred

M’mbololo

(2013)

Sự khác nhau

giữa tín dụng vi

mô và tài chính

vi mô

Thống kê, mô

tả và phỏng

vấn sâu

9 Kiến thức và thái độ của

các chủ sản xuất cà phê

nhỏ về chất lượng cà phê

tại Ethiopia

Berhanu

Megerssa,

Getachew

Welde

Michael,

Derese

Teshome

(2012)

Nông dân có

thông tin rất thấp

liên quan đến

chất lượng hạt cà

phê mà họ sản

xuất

Thống kê khoa

học xã hội và

thang đo Likert

10 Thị trường tín dụng chính

thức và không chính thức

ở Bhutan

Tempa

Gyeltshen

(2012)

Người nông dân

phụ thuộc vào cả

hai thị trường tín

dụng chính thức

và phi chính thức

Mô hình Probit

11 Cùng tồn tại thị trường tín

dụng chính thức và phi

chính thức ở Ấn Độ

Shrabani

Mukherjee

(2013)

Vai trò của thị

trường tín dụng

chính thức và phi

chính thức

Hồi quy

logistic

12 Định chế tín dụng tại các

thị trường với thông tin

không hoàn hảo.

Stiglitz, J.E.,

and Weiss

(1981)

Thị trường tín

dụng là không

hoàn hảo

13 Cung và cầu tín dụng ngân

hàng

Danielson, M.

and J.Scott

(2004)

Mối quan hệ

giữa thu nhập và

chi tiêu

14 Nhân tố tác động đến tiếp

cận tín dụng chính thức

Petrick (2004) Yếu tố ảnh

hưởng đến tiếp

cận tín dụng

chính thức

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

PHỤ LỤC 16: Kết quả kiểm định T-Test sự khác biệt về năng suất cà phê giữa 2 nhóm

hộ có vay vốn (nhóm 1) và nhóm hộ không vay vốn (nhóm 0)

Vậy có 194 hộ vay vốn, 126 hộ không vay vốn.

Group Statistics

VV N Mean Std.

Deviation

Std. Error

Mean

NSCP 1 194 4.11 .905 .065

0 126 3.82 .708 .063

Independent Samples Test

Levene's

Test for

Equality of

Variances

t-test for Equality of Means

F Si

g.

t Df Sig. (2-

tailed)

Mean

Differe

nce

Std.

Error

Differe

nce

95% Confidence

Interval of the

Difference

Lower Upper

NS

CP

Equal

variances

assumed

2.515 .114 3.051 318 .002 .291 .095 .103 .478

Equal

variances

not

assumed

3.212 307.142 .001 .291 .091 .113 .469

Ghi chú: Kết quả kiểm định chỉ ra rằng không có sự khác biệt về phương sai của năng suất

đối với 2 nhóm hộ (F = 2.515, P = 0.114). Tuy nhiên, với độ tin cậy 95%, nhóm hộ vay vốn

có năng suất cao hơn so với nhóm hộ còn lại (t = 3,051, sig < 0,05).

PHỤ LỤC 17: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH HECKMAN

Kiểm định đa cộng tuyến.

Hệ số VIF = 1/(1-R2). Vì các hệ số VIF đều nhỏ hơn 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Dependent Variable: TINDUNGKCT

Method: Least Squares

Date: 02/20/16 Time: 09:12

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

TRINHDO 0.004658 0.010370 0.449199 0.6536

THUTUC -0.039530 0.051936 -0.761135 0.4472

SODO 0.488860 0.050601 9.661093 0.0000

GIOITINH 0.053668 0.058911 0.910998 0.3630

DOTUOI 2.10E-05 0.002484 0.008437 0.9933

DIAVI -0.049680 0.100432 -0.494660 0.6212

DANTOC 0.007322 0.053229 0.137562 0.8907

C 0.206791 0.171745 1.204061 0.2295

R-squared 0.237151 Mean dependent var 0.543750

Adjusted R-squared 0.220036 S.D. dependent var 0.498862

S.E. of regression 0.440573 Akaike info criterion 1.223202

Sum squared resid 60.56069 Schwarz criterion 1.317410

Log likelihood -187.7123 Hannan-Quinn criter. 1.260821

F-statistic 13.85615 Durbin-Watson stat 2.183884

Prob(F-statistic) 0.000000

Dependent Variable: TRINHDO

Method: Least Squares

Date: 02/20/16 Time: 09:16

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

TINDUNGKCT 0.138748 0.308878 0.449199 0.6536

THUTUC -0.422091 0.282702 -1.493059 0.1364

SODO -0.156991 0.314645 -0.498948 0.6182

GIOITINH 0.789145 0.318826 2.475155 0.0138

DOTUOI -0.043297 0.013334 -3.247040 0.0013

DIAVI 0.212303 0.548206 0.387268 0.6988

DANTOC 0.213803 0.290260 0.736591 0.4619

C 9.550924 0.768296 12.43131 0.0000

R-squared 0.061840 Mean dependent var 7.971875

Adjusted R-squared 0.040791 S.D. dependent var 2.455080

S.E. of regression 2.404486 Akaike info criterion 4.617232

Sum squared resid 1803.845 Schwarz criterion 4.711440

Log likelihood -730.7571 Hannan-Quinn criter. 4.654851

F-statistic 2.937957 Durbin-Watson stat 1.520064

Prob(F-statistic) 0.005411

Dependent Variable: THUTUC

Method: Least Squares

Date: 02/20/16 Time: 09:17

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

TINDUNGKCT -0.046885 0.061599 -0.761135 0.4472

TRINHDO -0.016807 0.011257 -1.493059 0.1364

SODO 0.092257 0.062594 1.473890 0.1415

GIOITINH 0.034333 0.064213 0.534665 0.5933

DOTUOI -0.004104 0.002695 -1.522523 0.1289

DIAVI 0.023309 0.109412 0.213035 0.8314

DANTOC 0.261455 0.056050 4.664704 0.0000

C 0.660338 0.183709 3.594470 0.0004

R-squared 0.098627 Mean dependent var 0.531250

Adjusted R-squared 0.078404 S.D. dependent var 0.499804

S.E. of regression 0.479811 Akaike info criterion 1.393833

Sum squared resid 71.82819 Schwarz criterion 1.488041

Log likelihood -215.0133 Hannan-Quinn criter. 1.431452

F-statistic 4.876927 Durbin-Watson stat 2.417410

Prob(F-statistic) 0.000031

Dependent Variable: SODO

Method: Least Squares

Date: 02/20/16 Time: 09:17

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

THUTUC 0.074948 0.050851 1.473890 0.1415

TINDUNGKCT 0.471034 0.048756 9.661093 0.0000

TRINHDO -0.005078 0.010178 -0.498948 0.6182

GIOITINH -0.039530 0.057860 -0.683193 0.4950

DOTUOI -0.001833 0.002436 -0.752327 0.4524

DIAVI 0.034486 0.098604 0.349741 0.7268

DANTOC 0.100340 0.051941 1.931803 0.0543

C 0.372651 0.167653 2.222745 0.0269

R-squared 0.256540 Mean dependent var 0.568750

Adjusted R-squared 0.239860 S.D. dependent var 0.496027

S.E. of regression 0.432466 Akaike info criterion 1.186055

Sum squared resid 58.35230 Schwarz criterion 1.280263

Log likelihood -181.7688 Hannan-Quinn criter. 1.223674

F-statistic 15.37994 Durbin-Watson stat 1.851557

Prob(F-statistic) 0.000000

Dependent Variable: GIOITINH

Method: Least Squares

Date: 02/20/16 Time: 09:18

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

SODO -0.037788 0.055311 -0.683193 0.4950

THUTUC 0.026663 0.049868 0.534665 0.5933

TINDUNGKCT 0.049433 0.054262 0.910998 0.3630

TRINHDO 0.024403 0.009859 2.475155 0.0138

DOTUOI -0.000536 0.002384 -0.224936 0.8222

DIAVI 0.023591 0.096417 0.244676 0.8069

DANTOC 0.082842 0.050871 1.628472 0.1044

C 0.525984 0.162506 3.236711 0.0013

R-squared 0.037418 Mean dependent var 0.762500

Adjusted R-squared 0.015822 S.D. dependent var 0.426218

S.E. of regression 0.422832 Akaike info criterion 1.141000

Sum squared resid 55.78160 Schwarz criterion 1.235208

Log likelihood -174.5600 Hannan-Quinn criter. 1.178619

F-statistic 1.732626 Durbin-Watson stat 1.742658

Prob(F-statistic) 0.100776

Dependent Variable: DOTUOI

Method: Least Squares

Date: 02/20/16 Time: 09:19

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

GIOITINH -0.302371 1.344252 -0.224936 0.8222

SODO -0.987974 1.313224 -0.752327 0.4524

THUTUC -1.797093 1.180339 -1.522523 0.1289

TINDUNGKCT 0.010885 1.290226 0.008437 0.9933

TRINHDO -0.754975 0.232512 -3.247040 0.0013

DIAVI 1.483258 2.288206 0.648219 0.5173

DANTOC -1.989815 1.207877 -1.647365 0.1005

C 56.75051 2.251335 25.20749 0.0000

R-squared 0.060502 Mean dependent var 47.96875

Adjusted R-squared 0.039423 S.D. dependent var 10.24461

S.E. of regression 10.04064 Akaike info criterion 7.475841

Sum squared resid 31454.11 Schwarz criterion 7.570049

Log likelihood -1188.135 Hannan-Quinn criter. 7.513460

F-statistic 2.870303 Durbin-Watson stat 1.551567

Prob(F-statistic) 0.006435

Dependent Variable: DIAVI

Method: Least Squares

Date: 02/20/16 Time: 09:19

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

DOTUOI 0.000907 0.001399 0.648219 0.5173

GIOITINH 0.008132 0.033236 0.244676 0.8069

SODO 0.011364 0.032492 0.349741 0.7268

THUTUC 0.006240 0.029290 0.213035 0.8314

TINDUNGKCT -0.015774 0.031888 -0.494660 0.6212

TRINHDO 0.002263 0.005844 0.387268 0.6988

DANTOC 0.064591 0.029771 2.169628 0.0308

C -0.039646 0.096973 -0.408835 0.6829

R-squared 0.020042 Mean dependent var 0.065625

Adjusted R-squared -0.001944 S.D. dependent var 0.248013

S.E. of regression 0.248254 Akaike info criterion 0.075956

Sum squared resid 19.22861 Schwarz criterion 0.170164

Log likelihood -4.152887 Hannan-Quinn criter. 0.113575

F-statistic 0.911569 Durbin-Watson stat 2.130032

Prob(F-statistic) 0.497607

Dependent Variable: DANTOC

Method: Least Squares

Date: 02/20/16 Time: 09:20

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

DIAVI 0.230113 0.106061 2.169628 0.0308

DOTUOI -0.004334 0.002631 -1.647365 0.1005

GIOITINH 0.101737 0.062474 1.628472 0.1044

SODO 0.117797 0.060978 1.931803 0.0543

THUTUC 0.249355 0.053456 4.664704 0.0000

TINDUNGKCT 0.008283 0.060210 0.137562 0.8907

TRINHDO 0.008120 0.011023 0.736591 0.4619

C 0.409005 0.181615 2.252047 0.0250

R-squared 0.130108 Mean dependent var 0.562500

Adjusted R-squared 0.110591 S.D. dependent var 0.496855

S.E. of regression 0.468577 Akaike info criterion 1.346448

Sum squared resid 68.50399 Schwarz criterion 1.440656

Log likelihood -207.4317 Hannan-Quinn criter. 1.384067

F-statistic 6.666461 Durbin-Watson stat 1.431749

Prob(F-statistic) 0.000000

Dependent Variable: DIENTICH

Method: Least Squares

Date: 02/20/16 Time: 09:26

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LAISUAT 108.7883 116.4630 0.934102 0.3510

MUCDICH 2234.534 1069.871 2.088602 0.0376

NGANHNGHE -485.9833 1167.542 -0.416245 0.6775

THUNHAP 41.56344 3.437137 12.09246 0.0000

TRINHDO 168.2830 181.3444 0.927975 0.3541

TSTC -256.8784 1086.021 -0.236532 0.8132

C 3292.031 2061.006 1.597293 0.1112

R-squared 0.353994 Mean dependent var 12155.86

Adjusted R-squared 0.341611 S.D. dependent var 10131.04

S.E. of regression 8220.444 Akaike info criterion 20.88827

Sum squared resid 2.12E+10 Schwarz criterion 20.97070

Log likelihood -3335.123 Hannan-Quinn criter. 20.92118

F-statistic 28.58596 Durbin-Watson stat 1.573327

Prob(F-statistic) 0.000000

Dependent Variable: LAISUAT

Method: Least Squares

Date: 02/20/16 Time: 09:27

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

DIENTICH 2.56E-05 2.74E-05 0.934102 0.3510

MUCDICH -0.239917 0.521946 -0.459659 0.6461

NGANHNGHE 0.090692 0.565992 0.160236 0.8728

THUNHAP -0.001984 0.002015 -0.984628 0.3256

TRINHDO 0.072099 0.087916 0.820081 0.4128

TSTC 4.231664 0.468916 9.024362 0.0000

C 6.188225 0.939976 6.583383 0.0000

R-squared 0.224291 Mean dependent var 9.044625

Adjusted R-squared 0.209421 S.D. dependent var 4.480825

S.E. of regression 3.984104 Akaike info criterion 5.624134

Sum squared resid 4968.277 Schwarz criterion 5.706566

Log likelihood -892.8615 Hannan-Quinn criter. 5.657051

F-statistic 15.08361 Durbin-Watson stat 1.182238

Prob(F-statistic) 0.000000

Dependent Variable: MUCDICH

Method: Least Squares

Date: 02/20/16 Time: 09:28

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

DIENTICH 6.15E-06 2.95E-06 2.088602 0.0376

LAISUAT -0.002812 0.006117 -0.459659 0.6461

NGANHNGHE 0.031289 0.061250 0.510850 0.6098

THUNHAP -0.000363 0.000217 -1.669899 0.0959

TRINHDO 0.009018 0.009514 0.947878 0.3439

TSTC 0.099771 0.056706 1.759438 0.0795

C 0.596190 0.103214 5.776250 0.0000

R-squared 0.029567 Mean dependent var 0.750000

Adjusted R-squared 0.010964 S.D. dependent var 0.433691

S.E. of regression 0.431307 Akaike info criterion 1.177638

Sum squared resid 58.22601 Schwarz criterion 1.260070

Log likelihood -181.4221 Hannan-Quinn criter. 1.210555

F-statistic 1.589380 Durbin-Watson stat 1.553027

Prob(F-statistic) 0.149627

Dependent Variable: NGANHNGHE

Method: Least Squares

Date: 02/20/16 Time: 09:28

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

DIENTICH -1.14E-06 2.73E-06 -0.416245 0.6775

LAISUAT 0.000904 0.005644 0.160236 0.8728

MUCDICH 0.026625 0.052118 0.510850 0.6098

THUNHAP 7.98E-05 0.000201 0.396186 0.6922

TRINHDO -0.010852 0.008767 -1.237719 0.2167

TSTC 0.041979 0.052513 0.799397 0.4247

C 0.844133 0.088061 9.585802 0.0000

R-squared 0.008840 Mean dependent var 0.806250

Adjusted R-squared -0.010160 S.D. dependent var 0.395854

S.E. of regression 0.397860 Akaike info criterion 1.016200

Sum squared resid 49.54560 Schwarz criterion 1.098632

Log likelihood -155.5919 Hannan-Quinn criter. 1.049116

F-statistic 0.465273 Durbin-Watson stat 2.059107

Prob(F-statistic) 0.833864

Dependent Variable: THUNHAP

Method: Least Squares

Date: 02/20/16 Time: 09:29

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

DIENTICH 0.007661 0.000634 12.09246 0.0000

LAISUAT -1.556618 1.580920 -0.984628 0.3256

MUCDICH -24.31589 14.56129 -1.669899 0.0959

NGANHNGHE 6.280183 15.85160 0.396186 0.6922

TRINHDO 3.871166 2.455685 1.576410 0.1159

TSTC 50.04736 14.47184 3.458258 0.0006

C 5.936681 28.09315 0.211321 0.8328

R-squared 0.375905 Mean dependent var 130.1000

Adjusted R-squared 0.363941 S.D. dependent var 139.9380

S.E. of regression 111.6052 Akaike info criterion 12.28944

Sum squared resid 3898641. Schwarz criterion 12.37188

Log likelihood -1959.311 Hannan-Quinn criter. 12.32236

F-statistic 31.42098 Durbin-Watson stat 1.945541

Prob(F-statistic) 0.000000

Dependent Variable: TRINHDO

Method: Least Squares

Date: 02/20/16 Time: 09:29

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

DIENTICH 1.63E-05 1.76E-05 0.927975 0.3541

LAISUAT 0.029738 0.036262 0.820081 0.4128

MUCDICH 0.317390 0.334843 0.947878 0.3439

NGANHNGHE -0.448830 0.362627 -1.237719 0.2167

THUNHAP 0.002035 0.001291 1.576410 0.1159

TSTC 0.429147 0.337197 1.272689 0.2041

C 7.060822 0.505582 13.96572 0.0000

R-squared 0.053559 Mean dependent var 7.906250

Adjusted R-squared 0.035416 S.D. dependent var 2.605268

S.E. of regression 2.558718 Akaike info criterion 4.738522

Sum squared resid 2049.222 Schwarz criterion 4.820954

Log likelihood -751.1635 Hannan-Quinn criter. 4.771438

F-statistic 2.952100 Durbin-Watson stat 1.590403

Prob(F-statistic) 0.008115

Dependent Variable: TSTC

Method: Least Squares

Date: 02/20/16 Time: 09:30

Sample: 1 320

Included observations: 320

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

TRINHDO 0.011996 0.009426 1.272689 0.2041

THUNHAP 0.000735 0.000213 3.458258 0.0006

NGANHNGHE 0.048536 0.060716 0.799397 0.4247

MUCDICH 0.098158 0.055789 1.759438 0.0795

LAISUAT 0.048791 0.005407 9.024362 0.0000

DIENTICH -6.96E-07 2.94E-06 -0.236532 0.8132

C -0.182985 0.107197 -1.707005 0.0888

R-squared 0.275769 Mean dependent var 0.553125

Adjusted R-squared 0.261886 S.D. dependent var 0.497948

S.E. of regression 0.427805 Akaike info criterion 1.161334

Sum squared resid 57.28440 Schwarz criterion 1.243766

Log likelihood -178.8135 Hannan-Quinn criter. 1.194251

F-statistic 19.86377 Durbin-Watson stat 1.428830

Prob(F-statistic) 0.000000

PHỤ LỤC 18 PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ TRỒNG CÀ PHÊ

Phiếu số:................ Mã số:..................... Ngày phỏng vấn:......................

Xã:.......................... Huyện .................... Tỉnh:..........................................

I. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA NÔNG HỘ

Họ tên người được phỏng vấn ……………………… Giới tính………… .... Năm sinh……

Dân tộc ………… Trình độ văn hoá:………...........

Số khẩu trong gia đình………… Trong đó Nam ...........

Địa vị trong xã hội:……………….

Ngành nghề kinh doanh: …………

II. NGUỒN LỰC SẢN XUẤT CỦA HỘ

2.1. Lao động của hộ

Tổng số người có khả năng lao động:......... người

TT Tuổi Giới

tính (Nữ

1)

Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn

Không

biết

chữ

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Chưa qua

đào tạo

Sơ cấp Trung

cấp trở

lên

1

2

3

4

5

Tổng số

2.2. Đất đai của hộ

Tổng diện tích đất SXNN:................ m2 Trong đó đất trồng cà phê:........... m

2

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: ..........................

2.3. Phương tiện phục vụ sản xuất

Nhãn hiệu/

Nơi sản xuất

ĐVT Số

lượng

Giá trị

(nghìn

đồng)

Năm

mua

Số năm

sử

dụng

Mục

đích sử

dụng

- Ô tô

- Máy kéo, máy cày

- Xe công nông

- Máy xay sát

- Máy phát điện

- ………………..

III. TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG

3.1. Hộ gia đình ông (bà) có vay bất kỳ khoản tín dụng nào trong vòng 3 năm qua không?

Có trả lời tiếp câu 2 – 8; Không chuyển sang câu 9

3.2. Các khoản vay tín dụng của hộ gia đình trong 3 năm qua như thế nào?(điền thông tin

vào bảng dưới đây):

Stt

Loại

tín dụng

Thời

gian

duyệt

hồ

sơ vay TCTD

Mục

đích

vay

Nhu

cầu

vay

Số tiền

được

vay

Thời

hạn vay

Lãi

suất

(%)

Tài sản

thế

chấp

Tín

chấp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Cột 2: Ghi

1, tín dụng

ngân hàng.

Ghi 2, tín

dụng khác

Ghi rõ

ngân

hàng

1.Kiến

thiết cơ

bản

2.Trồng

mới

3.Chăm

sóc cà

phê KD

4.Tái

canh

Tổng vốn ..................... triệu đồng Trong đó Vốn tự có .........triệu đồng

Vốn vay ....................... triệu đồng

3.3. Tín dụng khác, gia đình vay từ các nguồn nào?

Vay nặng lãi

Vay bạn bè, người thân

Chơi huê

Tín dụng thương mại

3.4. Trong năm nay, gia đình có phải mua chịu vật tư, phân bón của các cửa hàng không?

1. Có 2. Không

3.5. Lượng tiền mua chịu (nợ) các của hàng ................. đồng

3.6. Thời gian trả nợ 1. Trong vòng 1 tháng sau khi mua hàng

2. Sau khi thu hoạch cà phê

3. Bất cứ khi nào

3.7. Điều kiện mua chịu: 1. Trả lãi bằng NH

2. Trả lãi cao hơn NH

3.Trả bằng sản phẩm (cà phê)

3.8. Hộ gia đình có nợ lãi và gốc quá hạn NH không?

Có Không

3.9. Hiện nay hộ gia đình có nhu cầu vay vốn không?

Có Không

3.10. Hộ gia đình có tiếp cận được vốn vay không?

Có Không

3.11. Ngân hàng từ chối cho vay với những lý do nào:

Năng lực của Hộ còn hạn chế

Phương án vay vốn kém khả thi

Không đủ tài sản thế chấp hoặc không có bảo lãnh

Chính sách hạn chế tín dụng của Ngân hàng

Lý do khác (xin ghi rõ): ………………………………………..

3.12. Tại sao hộ gia đình không nộp hồ sơ vay vốn cho dù vẫn có nhu cầu vay?

Thời hạn trả quá ngắn Lãi suất tiền vay cao

Chi phí vay vốn lớn Thủ tục phức tạp

Không tiếp cận được ngân hàng Thế chấp không tương xứng

Khác, cụ thể:

..………………………………………………………………………….

3.13. Nếu được lựa chọn, thứ tự ưu tiên các nguồn vay mà hộ gia đình lựa chọn là gì?

Ngân hàng thương mại

Quỹ tín dụng nhân dân

Gia đình, người thân, bạn bè

Khác, cụ thể:…………………………………………..

3.14. Tiêu chí nào để hộ gia đình lựa chọn nguồn vay (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên)?

Thời hạn vay

Lãi suất tiền vay

Thủ tục vay

Thuận tiện đi lại

Điều kiện thế chấp

Khác, cụ thể:..…………………………………………………

3.15. Hộ gia đình có được các thông tin về vay vốn tín dụng từ những nguồn nào?

Bạn bè, gia đình

Nhân viên tiếp thị của các TCTD

Ti vi, đài, báo

Khác, cụ thể:…………………………………

3.16. Ông (bà) đánh giá thế nào về thủ tục vay vốn?

1. Đơn giản 2. Bình thường 3. Phức tạp, rườm rà

3.17. Năm nay, gia đình có nhu cầu vay thêm vốn để sản xuất cà phê không?

1. Có 2. Không

3.18. Theo ông (bà), khó khăn khi vay vốn là gì?

1. Thủ tục 2. Lãi suất 3. Lượng vốn vay ít

4. Không biết vay ở đâu 5. Khác ...............................................

3.19. Gia đình vay vốn lần thứ mấy?

1. Lần thứ nhất 2. Lần thứ hai

3. Lần thứ ba 4. Lần thứ tư

3.20. Thời gian vay vốn của gia đình?

1.Trong 1 năm 2.Từ 1 – 3 năm

3. Từ 3 - 5 năm 4. Trên 5 năm

IV. SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG

Diện tích trồng cà phê của hộ .......... ha

Năm trồng:………. Số gốc:………… Giống:.................

Sản lượng thu thời kỳ kiến thiết CB ............... tấn cà phê nhân khô

Giá trị sản phẩm bán ............. nghìn đồng

Sản lượng thu hoạch năm nay .............. tấn cà phê nhân khô

4.1. Đầu tư sản xuất cà phê

4.1.1. Chi phí sản xuất cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản 3 năm)

STT Hạng mục

Nhãn sản

phẩm/

Nơi sản xuất

ĐVT Khối

lượng

Đơn giá

(nghìn/ĐVT)

Thành tiền

(nghìn)

I Chi phí vật chất

1 Giống cây

2 Phân xanh

3 Phân chuồng

4 Phân vi sinh

5 Phân đạm

6 Lân

7 Kali

8 NPK

9 Thuốc diệt cỏ

10 Thuốc trừ sâu

11 Chi phí tưới

12 Chi khác

II Chi phí lao động

1 Khai hoang xây

dựng

2 Đào hố

3 Trồng cây

4 Chăm sóc

5 Thu sản phẩm tạm

6 Khác

7 Trong đó

LĐ gia đình

LĐ thuê

III Chi dịch vụ

1 Thuế

2 Thủy lợi phí

3 Thuê máy móc

4.1.2. Chi phí đầu tư kinh doanh cà phê năm 2014)

STT Hạng mục Nhãn sản phẩm/

Nơi sản xuất

ĐVT Khối

lượng

Đơn

giá

Thành tiền

(nghìn)

I Chi phí vật chất

2 Phân xanh

3 Phân chuồng

4 Phân vi sinh

5 Phân đạm

6 Lân

7 Kali

8 NPK

9 Thuốc diệt cỏ

10 Thuốc trừ sâu

11 Chi phí tưới

12 Chi khác

II Chi phí lao động

1 Làm bồn

2 Tỉa cành

3 Bón phân

4 Phun thuốc diệt cỏ

5 Phun thuốc trừ sâu

6 Tưới

7 Thu hoạch

Trong đó

LĐ gia đình

LĐ thuê

III Chi dịch vụ

1 Thuế

2 Thủy lợi phí

3 Thuê máy móc

V. TIẾP CẬN THÔNG TIN KIẾN THỨC

5.1. Tiếp cận thông tin thị trường

Gia đình có nhu cầu muốn biết thông tin gì?

1. Thông tin giá cả 2. SX,TT cà phê trên thế giới

3. SX, TT cà phê ở trong nước 4. Dự báo thị trường 5. Khác

Nguồn thông tin tiếp cận của hộ

1. Ti vi/ đài/ báo 2. Đài phát thanh 3. Người mua/ đại lý

3. Nông hộ khác 4. Các hiệp hội 6. Không có thông tin

5.2. Tiếp cận thông tin kỹ thuật (Trình độ kiến thức chung về kỹ thuật cà phê)

Gia đình có tham gia lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cà phê? 1. Có 2. Không

Số lần tham gia ... Ai được tập huấn 1. Chồng 2. Vợ 3. Con

Hình thức 1. Huấn luyện kỹ thuật 2. Hội thảo đầu bờ

3. Tham quan 4. Xây dựng mô hình điểm

Gia đình có được chọn làm nơi thí điểm các kỹ thuật mới và tham gia hoạt động khuyến nông?

1. Có 2. Không

Gia đình có thường xuyên đọc sách báo về nông nghiệp?

1. Có 2. Không

Gia đình có thường xuyên theo dõi các chương trình về nông nghiệp trên radio, tivi?

1. Có 2. Không

Gia đình thường xuyên tham gia hội thảo khuyến nông, hội thảo đầu bờ?

1. Có 2. Không

Tiếp cận kiến thức canh tác cà phê của nông hộ:

1. Nhờ được tập huấn khuyến nông 2. Học từ nông trường

3. Tự đúc rút kinh nghiệm 4. Học hỏi từ các hộ khác

5. Kế thừa kiến thức gia đình

Xin cho biết Ông (Bà) ưa thích loại hình khuyến nông nào sau đây?

1. Hướng dẫn kỹ thuật 2. Chuyển giao tiến bộ về giống

3. Tham quan mô hình 4. Hội thảo

5. Hỗ trợ tài liệu (hướng dẫn kỹ thuật) 6. Hỗ trợ tài liệu (đĩa hình)

7. Hỗ trợ tài liệu (chuyện tranh vui)

VI. TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÀ PHÊ

6.1. Gia đình thường bán cà phê vào thời điểm nào?

1. Trước khi thu hoạch 2. Ngay sau khi thu hoạch

3. Khi cần tiền 4. Khi giá bán thích hợp

6.2. Khối lượng tiêu thụ cà phê của hộ trong năm 2014

STT Thời gian Số lượng bán

(kg)

Giá bán

(nghìn đồng/kg)

Giá trị

(nghìn đồng)

1 Tháng 10-

12/2013

2 Tháng 1-2/2014

3 Chưa tiêu thụ

Tổng khối lượng tiêu thụ

trong năm

6.3. Gia đình thường bán sản phẩm cà phê cho ai?

1. Người thu gom Khối lượng:…….. ..kg

2. Đại lý Khối lượng:…….. ..kg

3. Công ty CB XK Khối lượng:……….kg

4. Cơ sở chế biến Khối lượng:……….kg

6.4. Gia đình có hợp đồng với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm không?

1. Có 2. Không

Khối lượng cà phê tiêu thụ thông qua hợp đồng ............ kg

6.5. Hình thức cà phê khi tiêu thụ:

1. Quả tươi 2. Quả khô 3. Cà phê nhân

6.6. Xin cho biết ý kiến của gia đình về giá bán cà phê:

1. Giá cao 2. Giá thấp 3. Giá vừa phải

6.7. Điều gì ảnh hưởng đến giá bán cà phê?

1. Bị ép giá 2. Không biết thông tin về giá cả

3. Do quá cần tiền 4. Do chất lượng

6.8. Chính sách hỗ trợ

Xin cho biết gia đình ta có được hưởng chính sách hỗ trợ cho sản xuất cà phê không?

1. Có 2. Không

Loại chính sách được hỗ trợ

1. Hỗ trợ lãi suất 2. Hỗ trợ hạn mức tín dụng

3. Hỗ trợ về kỹ thuật

4. Hỗ trợ tiêu thụ

5. Khác:...................................................................

Xin chân thành cảm ơn Ông Bà đã tham gia trả lời phỏng vấn!

PHỤ LỤC 19: PHIẾU ĐIỀU TRA NGÂN HÀNG

ĐẠI HỌC HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁN BỘ TÍN DỤNG NGÂN

HÀNG

Thực hiện trong Luận án “Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản

xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk”

_ _ _ __ _ _ __ _ _ _ * _ _ _ __ _ _ __ _ _ _

Phần I: Thông tin cá nhân

1.1. Giới tính

1. Nam

2. Nữ

1.2. Tuổi

1. 18 - 25

2. 25 - 35

3. Trên 35

1.3. Thời gian công tác trong ngân hàng

1. dưới 1 năm

2. 1 năm – 5 năm

3. Trên 5 năm

1.4. Thời gian công tác trong lĩnh vực tín dụng cho vay hộ sản xuất

1. dưới 1 năm

2. 1 năm – 3 năm

3. Trên 3 năm

Phần II: Thông tin đánh giá về khả năng đáp ứng của Hộ sản xuất cà phê đối với các yêu cầu

của Ngân hàng trong quá trình xin vay vốn ngân hàng

Xin anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình về những khó khăn của hộ sản xuất

cà phê trong việc đáp ứng các yêu cầu của Ngân hàng khi anh/chị xét duyệt và quản lý khoản vay

(cụ thể là trong quá trình xin vay vốn ngân hàng và trả nợ của Hộ sản xuất cà phê) theo thang đo

điểm từ 1 đến 5 với quy ước như sau:

Mã số: .........................

Ngày khảo sát: ………

1 2 3 4 5

Ảnh

hưởng rất

không

quan trọng

Ảnh

hưởng

không

quan trọng

Ảnh

hưởng

bình

thường

Ảnh

hưởng

quan

trọng

Ảnh

hưởng

rất

quan

trọng

Và vui lòng đánh dấu vào ô tương ứng với mức độ mà Anh/Chị đã lựa chọn. Rất

mong nhận được sự hợp tác của Anh/Chị.

STT Yếu tố 1 2 3 4 5

A Tài sản đảm bảo

1 Diện tích đất sản xuất cà phê ít 1 2 3 4 5

2 Không có tài sản thế chấp ( như máy móc, cà phê nhân …) làm tài sản đảm bảo 1 2 3 4 5

3 Không có người bảo lãnh 1 2 3 4 5

4 Thu nhập từ cà phê đóng góp vào tổng thu nhập của hộ thấp 1 2 3 4 5

5 Giá trị tài sản đảm bảo thấp 1 2 3 4 5

6 Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản thấp 1 2 3 4 5

B Thông tin chủ hộ

7 Chủ hộ có lịch sử tín dụng không tốt 1 2 3 4 5

8 Chủ hộ không có phương án kinh doanh không tốt 1 2 3 4 5

9 Chủ hộ có mối quan hệ xã hội không tốt 1 2 3 4 5

C Khả năng hạch toán, quản lý của hộ

10 Trình độ văn hóa của chủ hộ thấp 1 2 3 4 5

11 Chủ hộ chưa có kinh nghiệm trong sản xuất cà phê 1 2 3 4 5

12 Chủ hộ chưa được đào tạo về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cà phê 1 2 3 4 5

D Năng lực hoạt động

13 Phương án sản xuất của hộ không khả thi 1 2 3 4 5

14 Mức thu nhập, doanh thu, lợi nhuận thấp 1 2 3 4 5

15 Công nghệ của hộ lạc hậu 1 2 3 4 5

16 Hộ không có nguồn tiêu thụ sản phẩm đảm bảo 1 2 3 4 5

17 Hộ không có cơ sở vật chất phù hợp cho hoạt động sản xuất 1 2 3 4 5

18 Sản phẩm của hộ không có sức cạnh tranh trên thị trường 1 2 3 4 5

19 Tỷ lệ vốn vay/Vốn đầu tư không hiệu quả 1 2 3 4 5

20 Tỷ lệ vốn vay/ diện tích cà phê không hiệu quả 1 2 3 4 5

21 Tỷ lệ vốn đầu tư/ diện tích cà phê không hiệu quả 1 2 3 4 5

22 Khả năng trả lãi của hộ thấp 1 2 3 4 5

23 Nợ quá hạn của hộ cao 1 2 3 4 5

E Mạng lưới quan hệ xã hội

24 Chủ hộ không tham gia các hiệp hội cà phê hoặc các đề án có liên quan đến cà phê 1 2 3 4 5

25 Chủ hộ và ngân hàng không có quan hệ trước 1 2 3 4 5

26 Chủ hộ ít có mối quan hệ với các hộ khác 1 2 3 4 5

F Ảnh hưởng của nền kinh tế

27 Bất động sản đóng băng khiến cho giá trị tài sản thế chấp của Hộ giảm 1 2 3 4 5

28 Chính sách tín dụng làm chây lì đến việc trả nợ của Hộ 1 2 3 4 5

29 Lạm phát cao gia tăng các khoản chi phí, làm giảm khả năng trả nợ 1 2 3 4 5

30 Tỷ giá biến động khiến cho Chủ hộ khó khăn trong quá trình trả nợ 1 2 3 4 5

Chân thành cảm ơn Anh (Chị) đã dành thời gian để trả lời!

PHỤ LỤC 20:

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 1627/2001/QĐ-NHNN NGÀY 31

THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng

ngày 12/12/1997;

- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,

quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách

hàng kèm theo Quyêt định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2002.

Những quy định tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

ban hành theo Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 ngày 25/8/2000 của Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước trái với Quy chế này hết hiệu lực thi hành.

Điều 3. Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Quyết định này

có hiệu lực nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết và các hợp đồng tín

dụng đã cho vay còn dư nợ đến cuối ngày 31/01/2002, thì tổ chức tín dụng và

khách hàng tiếp tục thực hiện theo các thoả thuận đã ký kết cho đến khi trả hết

nợ gốc và lãi vốn vay hoặc thoả thuận sưả đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng phù

hợp với quy định tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

ban hành theo Quyết định này.

Điều 4. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi

nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng

quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, khách hàng vay vốn của

tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

QUY CHẾ CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

(Ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN

ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về việc cho vay bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ của tổ

chức tín dịng đối với khách hàng không phải là tổ chức tín dụng, nhằm đáp ứng

nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các tổ chức tín dụng được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay theo quy

định của Luật Các tổ chức tín dụng. Trường hợp cho vay bằng ngoại tệ, các tổ

chức tín dụng phải được phép hoạt động ngoại hối.

2. Khách hàng vay tại tổ chức tín dụng:

a) Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam gồm:

- Các pháp nhân là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm

hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ

chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự;

- Cá nhân;

- Hộ gia đình;

- Tổ hợp tác;

- Doanh nghiệp tư nhân;

- Công ty hợp doanh.

b) Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho

khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất

định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

2. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu

nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận

trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

3. Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thoả

thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó

khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho tổ chức tín dụng.

4. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận

về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận trước đo trong hợp đồng tín

dụng.

5. Gia hạn nợ vay là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng

thời gian ngoài thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

6. Dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu

tư, phương án phục vụ đời sống là một tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn,

cách thức sử dụng vốn, kết quả tương ứng thu được trong một khoảng thời gian

xác định đối với hoạt động cụ thể để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát

triển hoặc phục vụ đời sống.

7. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn

nhất định mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín

dụng.

8. Khả năng tài chính của khách hàng vay là khả năng về vốn, tài sản của

khách hàng vay để bảo đảm hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ

thanh toán.

Điều 4. Thực hiện quy định về quản lý ngoại hối

Khi cho vay bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thực hiện đúng

quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về

quản lý ngoại hối.

Điều 5. Quyền tự chủ của tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng tự chịu trách nhiệm về quyết định trong cho vay của mình.

Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ

trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng.

Điều 6. Nguyên tắc vay vốn

Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:

1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng

tín dụng.

Điều 7. Điều kiện vay vốn

Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều

kiện sau:

1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm

dân sự theo quy định của pháp luật:

a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:

- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;

- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực

hành vi dân sự;

- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân

sự;

- Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng

lực hành vi dân sự;

b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực

pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước

mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước

ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế

mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu

quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với

quy định của pháp luật.

5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và

hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 8. Thể loại cho vay

Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn

hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển:

1. Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng;

2. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến

60 tháng;

3. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.

Điều 9. Những nhu cầu vốn không được cho vay

1. Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây:

a) Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật

cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi;

b) Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm;

c) Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

2. Việc đảo nợ, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định riêng của Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 10.- Thời hạn cho vay

Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời

hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn

cho vay của tổ chức tín dụng để thoả thuận về thời hạn cho vay. Đối với các

pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt

động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam;

đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được

phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.

Điều 11.- Lãi suất cho vay

1- Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp

với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn

định vầ thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt

quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc

điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

Điều 12.- Mức cho vay

1- Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của

khách hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay.

2- Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng thực hiện theo quyđịnh

tại Điều 18 Quy chế này.

3- Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại Điều 20 Quy chế này

không được vượt qúa 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

Điều 13.- Trả nợ gốc và lãi vốn vay

1- Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận về việc trả nợ gốc và lãi vốn vay

như sau:

a) Các kỳ hạn trả nợ gốc ;

b) Các kỳ hạn trả lãi vốn vay cùng với kỳ hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng;

c) Đồng tiền trả nợ và việc bảo toàn giá trị nọ gốc bằng các hình thức thích hợp,

phù hợp với quy định của pháp luật.

2- Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và

không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc

hoặc lãi, thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn.

3- Tổ chức tín dụng và khách hàng có thể thoả thuận về điều kiện, số lãi vốn

vay, phí phải trả trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.

4- Trả nợ vay bằng ngoại tệ: Khoản cho vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả nợ

gốc và lãi vốn vay bằng ngoại tệ đó; trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ khác hoặc

Đồng Việt Nam, thì thực hiện theo thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách

hàng phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của Chính phủ và hướng dẫn

của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 14.- Hồ sơ vay vốn

1- Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị

vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn như quy định

tại Điều 7 Quy chế này. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về

tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng.

2- Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho tổ chức

tín dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay và

khoản vay.

Điều 15.- Thẩm định và quyết định cho vay

1- Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo

đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa

khâu thẩm định và quyết định cho vay.

2- Tổ chức tín dụng xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư,

phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ

đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay.

3- Tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải

thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi

nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng. Trường

hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng

bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.

Điều 16.- Phương thức cho vay

Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức

cho vay;

1- Cho vay từng lần; Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện

thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

2- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và

thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất đình.

3- Cho vay theo dự án đầu tư Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực

hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu

tư phục vụ đời sống.

4- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự

án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức

tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho

vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quy chế đồng tài trợ

của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

5- Cho vay trả góp; Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và

thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo

nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

6- Chov ay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo

sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ

chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng

dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

7- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín

dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn

mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy

rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho

vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân

theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát

hành và sử dụng thẻ tín dụng.

8- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả

thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản

thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng

dịch vụ thanh toán.

9- Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy

định tại Quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và

đặc điểm của khách hàng vay.

Điều 17.- Hợp đồng tín dụng

Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp

đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dụng về điều kiện vay, mục đich

sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay,

hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết

khác được các bên thoả thuận.

Điều 18.- Giới hạn cho vay

1- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn

tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các

nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu

cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có cuả tổ chức tín dụng hoặc

khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng

cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2- Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay vượt quá mức

giới hạn cho vay quy định tại Khoản 1 điều này khi được Thủ tướng Chính phủ

cho phép đối với từng trường hợp cụ thể.

3- Việc xác định vốn tự có của các tổ chức tín dụng để làm căn cứ tính toán giới

hạn cho vay quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này thực hiện theo quy định của

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 19.- Những trường hợp không được cho vay

1- Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với khách hàng trong các trường

hợp sau đây:

a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc(Giám đốc), Phó

Tổng giám đốc) (phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;

b) Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm

định, quyết định cho vay;

c) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,

Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).

2. Các quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các tổ chức tín

dụng hợp tác.

3. Việc áp dụng quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này đối với người vay là bố,

mẹ, vợ, chồng, con của Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng

do tổ chức tín dụng xem xét quyết định.

Điều 20. Hạn chế cho vay

Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những

điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đôi tượng sau đây:

1. Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín

dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng

cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay;

2. Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;

3. Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điểu 77

của Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

Điều 21. Kiểm tra, giám sát vốn vay

Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình và thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình

vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt

động của tổ chức tín dụng và tính chất của khoản vay, nhằm đảm bảo hiệu quả

và khả năng thu hồi vốn vay.

Điều 22. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, gia hạn trả nợ góc và

lãi

1. Điều chỉnh ký hạn trả nợ gốc, gia hạn trả nợ gốc:

a) Trường hợp khách hàng không trả được nợ gốc đúng ký hạn đã thoả thuận

trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị thì tổ chức tín dụng xem xét cho

điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

b) Trường hợp khách hàng không trả nợ hết nợ gốc trong thời hạn cho vay và có

văn bản đề nghị gia hạn nợ, thì tổ chức tín dụng xem xét gia hạn nợ. Thời hạn

gia hạn nợ đối với cho vay ngăn hạn tối đa bằng 12 tháng, đối với cho vay trung

hạn và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín

dụng. Trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ quá các thời hạn này do

nguyên nhân khách quan và tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng trả nợ, thì

Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng

xem xét quyết định và báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi

thực hiện.

2. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, gia hạn trả nợ lãi:

a) Trường hợp khách hàng không trả nợ lãi đúng kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp

đồng tín dụng và có văn bản đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, thì tổ chức tín

dụng xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi.

b) Trường hợp khách hàng không trả hết nợ lãi trong thời hạn cho vay đã thoả

thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị gia hạn nợ lái, thì tổ chức

tín dụng xem xét quyết định thời hạn gia hạn nợ lãi. Thời hạn gia hạn nợ lãi áp

dụng theo thời hạn gia hạn nợ gốc quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.

Điều 23. Miễn, giảm lãi

Tổ chức tín dụng được quyết định miễn, giảm lãi vốn vay phải trả đối khách

hàng theo các nguyên tắc sau đây:

1. Khách hàng bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn vay dẫn đến bị khó

khăn về tài chính;

2. Mức độ miễn, giảm lãi vốn vay phù hợp với khả năng tài chính của tổ chức tín

dụng;

3. Tổ chức tín dụng không được miễn, giảm lãi vốn vay đối với khách hàng

thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng.

4. Các tổ chức tín dụng phải ban hành Quy chế miễn, giảm lãi vốn vay đối với

khách hàng được Hội đồng quản trị phê duyệt. Việt miễn, giảm lãi vốn vay đối

với khách hàng chỉ được thực hiện khi tổ chức tín dụng có Quy chế miễn, giảm

lãi vốn vay.

Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng.

1. Khách hàng vay có quyền:

a) Từ chối các yêu cầu của tổ chức tín dụng không đúng với các thoả thuận trong

hợp đồng tín dụng;

b) Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp

luật;

2. Khách hàng vay có nghĩa vụ:

a) Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn

và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;

b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận

trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác;

c) Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận

về việc trả nợ vay và thực hiện các nghia vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong

hợp đồng tín dụng.

Điều 25. Quyền và nghãa vụ của tổ chức tín dụng

1. Tổ chức tín dụng có quyền:

a) Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống

khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định

cho vay;

b) Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay

vốn, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp

với quy định của Pháp luật hoặc tổ chức tín dụng không có đủ nguồn vốn để cho

vay.

c) Kiểm tra, giám sát quả trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách

hàng;

d) Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung

cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng;

đ) Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo

quy định của pháp luật.

e) Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thoả

thuận khác, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự

thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu

cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng

được bỏ lãnh vay vốn;

g) Miễn, giảm lãi vốn vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ thực hiện theo quy

định tại Quy chế này; mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ theo quy định của Chính phủ

và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ:

a) Thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

b) Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 26. Cho vay ưu đãi và cho vay dự án đầu tư thuộc tín dụng đầu

tư phát triển của Nhà nước.

1. Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng thuộc đối tượng được

hưởng chính sách tín dụng ưu đãi theo Quy định của Chính phủ và hướng dẫn

của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.

2. Tổ chức tín dụng cho vay các dự án đầu tư thuộc tín dụng đầu tư phát triển

của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát

triển của Nhà nước.

3. Tổ chức tín dụng Nhà nước được Chính phủ chỉ định cho vay đối với khách

hàng thuộc đối tượng ưu đãi, cho vay các dự án đầu tư thuộc tín dụng đầu tư

phát triển của Nhà nước, nếu có phát sinh chênh lệch lãi suất và tổn thất các

khoản cho vay do nguyên nhân khách quan thì việc xử lý thực hiện theo quy

định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các

Bộ, ngành liên quan.

4. Trước khi cho vay ưu đãi và cho vay các dự án đầu tư thuộc tín dụng đầu tư

phát triển của Nhà nước, tổ chức tín dụng tiến hành thẩm định hiệu quả của dự

án hoặc phương án vay vốn, nếu xét thấy không có hiệu quả, không có khă năng

hoản trả nợ vay cả gốc và lãi thì báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

xem xét, quyết định.

Điều 27. Cho vay theo uỷ thác

1. Tổ chức tín dụng cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân ở

trong nước và ngoài nước theo hợp đồng nhận uỷ thác cho vay đã ký kết với cơ

quan đại diện của Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước.

Việc cho vay uỷ thác phải phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật về tín

dụng ngân hàng và hợp đồng uỷ thác.

2. Tổ chức tín dụng cho vay theo uỷ thác được hưởng phí uỷ thác và các khoản

hưởng lợi khác đã thoả thuận trong hợp đồng nhận uỷ thác cho vay phù hợp với

quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, đảm bảo bù đắp đủ chi phí, rủi ro và

có lãi.

Điều 28. Tổ chức thực hiện

1. Tổ chức tín dụng và khách hàng vay có trách nhiệm thi hành Quy chế này.

Căn cứ Quy chế này và các quy định của văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức

tín dụng ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể phù hợp với điều

kiện, đặc điểm và điều lệ của mình.

2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết

định.