14
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM VĂN VĨ FDI VÀO HẢI DƯƠNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Hà Nội - 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12352/1/Luan van...giai đoạn 2010 - 2015 43 6 Bảng 2.6 FDI phân theo ngành kinh tế tại

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------

PHẠM VĂN VĨ

FDI VÀO HẢI DƯƠNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội - 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------

PHẠM VĂN VĨ

FDI VÀO HẢI DƯƠNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Mã số: 60310106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHAN HỮU THẮNG

XÁC NHẬN CỦA

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2015

i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa Tiếng Anh Nguyên nghĩa Tiếng Việt

1 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

2 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm Quốc Nội

3 KCN Khu Công nghiệp

4 KH - CN Khoa Học - Công Nghệ

5 M & A Mergers and Acquisitions Sáp nhập và mua lại

6 ODA Official Development Assistant Hỗ trợ phát triển chính thức

7 PCI Provincial Competitiveness

Index

Chỉ số năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh

8 R & D Research and Development Nghiên cứu và Phát triển

9 TNCs Transnational Corporations Các công ty xuyên Quốc gia

10 UNCTAD United Nations Conference on

Trade and Development

Diễn đàn Thương mại và Phát

triển Liên Hiệp Quốc

11 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại Thế giới

ii

DANH MỤC BẢNG

STT Số Hiệu Nội Dung Trang

1 Bảng 2.1 Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo của Hải

Dương

Error!

Bookmark

not

defined.

2 Bảng 2.2 Tình hình thu hút vốn FDI tại Hải Dương giai

đoạn 2010 - 2015

Error!

Bookmark

not

defined.

3 Bảng 2.3 Tỷ lệ vốn FDI đăng ký/vốn thực hiện tại một số

tỉnh giai đoạn 2010 - 2015

40

4 Bảng 2.4 Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư tại Hải Dương

giai đoạn 2010 - 2015

41

5 Bảng 2.5 Cơ cấu FDI theo khu vực kinh tế tại Hải Dương

giai đoạn 2010 - 2015

43

6 Bảng 2.6 FDI phân theo ngành kinh tế tại Hải Dương giai

đoạn 2010 - 2015

46

7 Bảng 2.7 FDI phân theo địa bàn đầu tư tại Hải Dương giai

đoạn 2010 - 2015

47

8 Bảng 2.8 FDI vào các KCN tại Hải Dương giai đoạn 2010

- 2015

49

9 Bảng 2.9 FDI một số KCN tại Hải Dương giai đoạn 2010 -

2015

50

10 Bảng 2.10 Các chỉ số thành phần của PCI Hải Dương, giai

đoạn 2012 - 2014

58

Bảng 2.1: Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo của Hải Dương Error! Bookmark not

defined. Bảng 2. 2: Tình hình thu hút vốn FDI tại Hải Dương giai đoạn 2010 - 2015 .............. Error!

Bookmark not defined.

iii

Bảng 2. 3: Tỷ lệ vốn FDI đăng ký/vốn thực hiện tại một số tỉnh giai đoạn 2010 - 2015

............................................................................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2. 4: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư tại Hải Dương giai đoạn 2010 - 2015 ... Error!

Bookmark not defined. Bảng 2.5: Cơ cấu FDI theo khu vực kinh tế tại Hải Dương giai đoạn 2010 - 2015 ..... Error!

Bookmark not defined. Bảng 2.6: FDI phân theo ngành kinh tế tại Hải Dương giai đoạn 2010 - 2015 ............ Error!

Bookmark not defined. Bảng 2.7: FDI phân theo địa bàn đầu tư tại Hải Dương giai đoạn 2010 - 2015 ........... Error!

Bookmark not defined. Bảng 2.8: FDI vào các KCN tại Hải Dương giai đoạn 2010 - 2015 ... Error! Bookmark not

defined. Bảng 2.9: FDI một số KCN tại Hải Dương giai đoạn 2010 - 2015 .... Error! Bookmark not

defined. Bảng 2. 10: Các chỉ số thành phần của PCI Hải Dương, giai đoạn 2010 - 2015 .......... Error!

Bookmark not defined.

iv

DANH MỤC HÌNH

STT Số Hiệu Nội Dung Trang

1 Hình 2.1 Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo tại Hải

Dương năm 2015

38

2 Hình 2.2 Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư tại Hải Dương

năm 2015

42

3 Hình 2.3 Cơ cấu FDI theo khu vực kinh tế tại Hải Dương

năm 2015

44

4 Hình 2.4 Tình hình gia tăng vốn FDI đăng ký vào các KCN

Hải Dương giai đoạn 2010 - 2015

49

5 Hình 2.5 Cơ cấu vốn FDI tại các KCN Hải Dương năm 2015 51

Hình 2.1: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo tại Hải Dương năm 2015 Error!

Bookmark not defined. Hình 2.2: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư tại Hải Dương năm 2015 Error! Bookmark

not defined. Hình 2.3: Cơ cấu FDI theo khu vực kinh tế tại Hải Dương năm 2015 Error! Bookmark

not defined. Hình 2.4: Tình hình gia tăng vốn FDI đăng ký vào các KCN Hải Dương giai đoạn 2010 -

2015 Error! Bookmark not defined. Hình 2.5: Cơ cấu vốn FDI tại các KCN Hải Dương năm 2015 Error! Bookmark not

defined.

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những hoạt động được đánh

giá là đòn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước và hội hập với nền kinh tế

thế giới. Nước tiếp nhận đầu tư không những được cung cấp về vốn mà còn cả về

công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã

trở thành vấn đề quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước

đang phát triển.

Cho tới nay, Việt Nam đã chính thức nhìn nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài

(FDI) góp phần đáng kể trong tăng trưởng kinh tế đất nước. Vai trò của FDI được

thể hiện rất rõ qua sự đóng góp và có ảnh hưởng sâu rộng tới các yếu tố cơ bản của

tăng trưởng như tích lũy và bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển

giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết công ăn việc làm…FDI cũng

đóng góp tích cực vào việc tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội nhập

sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ có sự đóng góp tích cực của FDI mà Việt

Nam đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao trong hơn 20 năm qua, được cộng đồng

thế giới nhìn nhận là một quốc gia phát triển năng động, luôn tích cực đổi mới và

thu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều hơn từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Hải Dương là một tỉnh đồng bằng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía

Bắc với những điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi. Sau khi có

Luật đầu tư nước ngoài (12/1987), Hải Dương đã thu hút được một lượng vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào một số lĩnh vực then chốt, góp phần đáng kể vào việc

chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Song quá trình phát triển kinh tế - xã hội

của tỉnh, Hải Dương vẫn còn nhiều mặt hạn chế như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

còn chậm, trình độ kinh tế còn lạc hậu, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp... Lý

do chủ yếu vẫn bắt nguồn từ việc thiếu vốn cho đầu tư phát triển. Đối với Hải

Dương, đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn nhiều triển vọng và là một hướng huy

động vốn cần được quan tâm hơn nữa cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh.

2

Hải Dương đứng thứ 11/63 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu

tư nước ngoài. Tính đến 12/2014 trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 321 dự án đầu tư

nước ngoài đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký là

6,48 tỷ USD. Với qui mô vốn đầu tư bình quân 1 dự án là 20.2 triệu USD cao hơn

so với qui mô vốn đầu tư bình quân 1 dự án của cả nước là 14,3 triệu USD. Tổng

vốn đầu tư thực hiện của các Doanh nghiệp FDI ước đạt 2,38 Tỷ USD, đạt 36,7%

tổng vốn đầu tư. Thu hút trên 130.000 lao động trực tiếp tại các Doanh nghiệp cùng

hàng ngàn lao động gián tiếp khác.

Hoạt động thu hút FDI vào Hải Dương đạt được những thành tựu nhất định,

tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập tồn tại như: thu hút và duy trì sự tăng trưởng

của các doanh nghiệp FDI của Tỉnh Hải Dương còn thiếu bền vững. Cơ cấu các

doanh nghiệp FDI còn chưa hợp lý: thiếu các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao; tỷ

trọng các dự án đầu tư từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu

còn thấp, tác động của khu vực đầu tư nước ngoài đối với khu vực kinh tế địa phương

còn hạn chế. Hoạt động xúc tiến đầu tư chưa mang tính chuyên nghiệp, chuyên ngành

có trọng điểm, chưa chú ý thu hút các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên. Hạn chế về cơ sở

hạ tầng, và nguồn nhân lực chất lượng cao. Chăm sóc hoạt động của các doanh

nghiệp FDI… cũng bộc lộ những tồn tại, vướng mắc cần xem xét giải quyết.

Qua các bất cập tồn tại trên, có thể nhận thấy Hải Dương chưa thực sự là một

điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài so với tiềm năng vốn có. Những thành

tựu mà Hải Dương đã đạt được thời gian vừa qua trong hoạt động thu hút, quản lý

vốn các dự án FDI tuy có khả quan nhưng vẫn rất khiêm tốn.

Do đó, việc tổng kết, đánh giá và xem xét thực trạng các hoạt động đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương là rất cần thiết. Từ đó có thể rút ra các bài học

kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp mới nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài tốt hơn, quản lý và sử dụng các nguồn vốn này có hiệu quả hơn để thực hiện

tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra.

Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết này, việc nghiên cứu đề tài “FDI VÀO HẢI

DƯƠNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” mang một ý nghĩa thiết thực. Kết quả

3

nghiên cứu sẽ góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương xem xét, áp

dụng nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

2. Tình hình nghiên cứu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là vấn đề được rất nhiều các nhà nghiên cứu trên

cả nước quan tâm. Thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI sao cho có hiệu quả cao nhất

luôn là thách thức đối với các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách. Đã có rất

nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này trong thời gian qua, điển hình là một

số công trình gần đây:

Công trình “Nhìn lại vai trò của Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối

cảnh phát triển mới ở Việt Nam”,2008, NXB ĐHQG; và “Điều chỉnh chính sách

đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”,

2010, NXB ĐHQG, tác giả Phùng Xuân Nhạ đã chỉ rõ vai trò của khu vực kinh tế

có vốn FDI, cơ hội, thách thức, các giải pháp phát triển mạnh hoạt động FDI ở Việt

Nam trong bối cảnh hội nhập mới.

Công trình nghiên cứu “Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với

phát triển và tăng trưởng kinh tế Việt Nam” của Nguyễn Thị Cành (2009), tạp chí

Phát triển kinh tế, (225) tác giả đã nêu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế,

nhưng chưa đề cập đến phát triển bền vững của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Các công trình “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - Những bất cập

về chính sách và giải pháp hoàn thiện” của Đỗ Đức Bình (2009), tạp chí Kinh tế và

phát triển, (145), tr 6 - 9. “Minh bạch hóa hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư

nước ngoài: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Trần Hào Hùng (2005), tạp chí

Kinh tế và Dự báo, (3), tr 6 - 8. Các công trình này nêu giải pháp hoàn thiện hệ thống

pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Một số công trình nghiên cứu khác như: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Việt Nam 17 năm nhìn lại” của Bùi Hoài Nam (2005), tạp chí Báo chí và tuyên

truyền, (2). “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở

Việt Nam” của Lê Xuân Bá (Nxb KHKT, HN, 2010). “Vai “Khu vực kinh tế có vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt

Nam” - Nguyễn Bích Đạt, NXB CTQG, 2010; “Quản lý nhà nước đối với các

4

doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài” của Trần Văn Nam, NXB

KHKT, 2005. các công trình đã tổng hợp và phân tích khá sâu sắc các vấn đề liên

quan tới hoạt động FDI.

Bên cạnh còn các luận văn như: Luận văn thạc sỹ (LVThs) “FDI của Nhật

Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO” - Nguyễn Huy Hoang, ĐHKT -

ĐHQG, 2010; LVThs “Chính sách thu hút FDI ở Việt Nam” - Đặng Thị Kim

Chung, ĐHKT- ĐHQG, 2009; LVThs “Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc

gia Hoa kỳ ở Việt Nam, - Đặng Hoàng Thanh Nga, ĐHKT-ĐHQG, 2010; “Quản lý

nhà nước đối với khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”-Đinh

Thị Thoan, ĐHKT-ĐHQG, 2008; “Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam” - Nguyễn Thị Thoa, ĐHKT-ĐHQG, 2008; “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Hải Phòng 2010 -2010” - Nguyễn Thành Long, ĐHKT- ĐHQG, 2010; “Rào cản

trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” - Phạm Huy Thắng,

ĐHKT-ĐHQG, 2007; “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Yên Bái” Trần Thị

Phương Thảo, ĐHKT- ĐHQG, 2010…

Các báo cáo tổng hợp thường niên của Sở Kế hoạch & Đầu tư Hải Dương

về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thống kê đầy đủ các số liệu, đã chỉ ra

các mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải

Dương. Tuy nhiên, các kết quả này mới dừng lại ở các con số, chưa nêu lên được

những nguyên nhân, các yếu tố tác động và các giải pháp cụ thể nhằm giải quyết

vấn đề.

Tất cả các công trình nghiên cứu trên hoặc khái quát tổng thể trên toàn bộ

nền kinh tế Việt Nam, hoặc chuyên sâu vào một khía cạnh cụ thể của hoạt động

đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên

cứu cụ thể nào mang tính lý luận cao, phân tích sâu sắc và toàn diện về hoạt động

đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2015.

Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Lê Xuân Bá (2010), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng

kinh tế của Việt Nam, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Đỗ Đức Bình (2010), Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt

Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007) Mục tiêu và định hướng thu hút FDI tới năm 2010,

Tài liệu báo cáo tại Hội nghị ngành kế hoạch và Đầu tư tháng 8/2007, Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2009,

định hướng và giải pháp năm 2010, Tài liệu báo cáo tại Hội nghị ngành kế

hoạch và Đầu tư tháng 11/2009, Hà Nội.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014) Báo cáo tổng kết Đầu tư trực tiếp nước ngoài

2013 - 2014, Hà Nội

6. Bộ kế hoạch và đầu tư (2015), Thông tứ số: 22/2015/TT-BKH & ĐT tháng 12 năm

2015, Quy định công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư đối với việc tuân

thủ các quy định pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tư, triển khai thực hiện

các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, Hà nội

7. Nguyễn Thị Minh Châu (2007), Về chính sách thu hút đầu tư ở Việt Nam, Nxb.

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đặng Thị Kim Chung (2009), Chính sách thu hút FDI ở Việt Nam, Luận văn

thạc sỹ Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại Học Kinh Tế - ĐHQG, Hà Nội.

9. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư (2001 - 2009), Báo cáo tình

hình thực hiện đầu tư nước ngoài các năm từ 2001 - 2009, Hà Nội.

10. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư (2009), 20 Năm Đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam (1988 - 2007), Hà Nội.

11. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư (2015), Báo cáo Tình hình đầu

tư nước ngoài tháng 5 đầu năm 2015, Hà Nội.

12. Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh (2013), Niên giám thống kê, NXB tổng

hợp thành phố Hồ Chí Minh

6

13. Nguyễn Bích Đạt (2010), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb. Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

14. Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, cơ sở pháp lý - hiện trạng - cơ hội và triển vọng

(2011), Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.29

15. Đỗ Nhất Hoàng (2010), “Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nhằm khai thác có hiệu quả

tiềm năng lợi thế, tăng nhanh tốc độ phát triển Kinh tế biển”, Hội nghị Xúc tiến

đầu tư Kinh tế biển Việt Nam năm 2010, Hà Nội.

16. Cao Thị Lê (2008), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn

đề phát triển bền vững ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Đối ngoại, Trường

Đại Học Kinh Tế - ĐHQG, Hà Nội.

17. Trần Văn Nam (2005), Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

18. Ngân hàng Thế giới - WB (2012), Báo cáo tài chính phát triển toàn cầu năm 2012

19. Nhạ Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, Nxb. ĐHQG, Hà Nộ

20. Phùng Xuân Nhạ (2007), Các công ty xuyên quốc gia - Lý thuyết và thực tiễn,

Nxb. ĐHQG, Hà Nội.

21. Phùng Xuận Nhạ (2010), Điều chỉnh chính sách FDI của Việt Nam trong tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. ĐHQG, Hà Nội.

22. Xuân Nhạ (2009), Nhìn lại vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh

phát triển mới ở Việt Nam, Nxb. ĐHQG, Hà Nội.

23. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương (2010, 2007, 2008, 2009, 2010,2011), Báo

cáo tổng kết năm tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải

Dương, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hải Dương.

24. Phạm Huy Thắng (2007), Rào cản trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại Học Kinh Tế -

ĐHQG, Hà Nội.

25. Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử (2009), “Tài nguyên vị thế

biển Việt Nam: Định dạng, tiềm năng và định hướng phát huy giá trị”, Khoa

học và Công nghệ biển, 9 (phụ trương 1), Tr.1-17.

7

26. Đỗ Đức Định (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước Châu Á, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 72

27. Nguyễn Thị Thoa (2008), Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại Học Kinh Tế - ĐHQG,

Hà Nội.

28. Đinh Thị Thoan (2008), Quản lý nhà nước đối với khu vực có vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại

Học Kinh Tế - ĐHQG, Hà Nội.

29. Tỉnh ủy Hải Dương (2013), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ

XV nhiệm kỳ 2010 - 2015.

30. Phạm Tuyên (2010), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ gia

nhập WTO, Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng

giảng viên lý luận chính trị, Hà Nội.

31. UBND Tỉnh Hải Dương (2011), Quyết định số 3155/QĐ-UBND ngày

15/11/2011, Quy hoạch vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm

2030, Hải Dương.

32. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb. Tiến bộ, Max-cơ-va

33. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 27, Nxb. Tiến bộ, Max-cơ-va

34. Nguyễn Quang Vinh (2007), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam trong điều kiện hội nhập, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại

Học Kinh Tế - ĐHQG, Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

35. European Environment Agency, EEA multilingual emvironment glossary

http://glossary.eea.eu.int/EEAGlossary/.

36. JICA (2003), The study on FDI promotion strategy in The Socialist Republic of

Viet Nam (final report), Ha Noi.

37. UNCTAD (2010, 2007, 2008, 2009), World Investment Report

www.unctad.org/WIR.

38. UNCTAD (2012), World Investment Report 2012

39. Wallerstein (1974), The modern world system, NewYork: Academic Press

8

III. CÁC TRANG WEBSITE

40. http://fia.mpi.gov.vn/news.aspx?ctl=news&p=2.44&mID=8. (Cục Đầu tư nước

ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tình hình đầu tư).

41. http://skhdt.haiduong.gov.vn/pages/default.aspx (Sở kế hoạch và đầu tư Hải

Dương).

42. http://www.baohaiduong.vn.

43. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=429&idmid=3. (ngân sách nhà nước-

Tổng cục thống kê).

44. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=432&idmid=3. (Số liệu đầu tư- Tổng

cục thống kê).

45. http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/1318481/1318510. (Cơ sở dữ

liệu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

46. http://www.tapchitaichinh.vn

47. http://www.vneconomy.vn/.

48. www.haiduong.gov.vn/. (Cổng thông tin điện tử Tỉnh Hải Dương)

49. www.haiduong.gov.vn/. (Cổng thông tin điện tử Tỉnh Hải Dương).

50. www.khucongnghiep.com.vn/.

51. www.unctad.org/WIR