18
Đảm bảo An sinh xã hội gn với tăng trưởng kinh tế ca Vit Nam Nguyn ThTâm Đại hc Kinh tế Lun án TS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 62 31 01 01 Người hướng dn: PGS. TS. Bùi Quang Tuấn Năm bảo v: 2015 Keywords. Kinh tế chính trị; An sinh xã hội; Tăng trưởng kinh tế; Vit Nam. Content MĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, vấn đề đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) luôn được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Đảm bảo ASXH trở thành một trong những nội dung trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước, bởi vì việc chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI ghi rõ “Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong cuộc sống”. Với định hướng đó, hệ thống ASXH ở nước ta ngày càng hoàn thiện và phát triển. Đặc biệt, đào tạo nghề, tạo việc làm, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), trợ giúp xã hội (TGXH) thường xuyên và đột xuất ngày càng mở rộng và có tác động tích cực đến cuộc sống của người dân, góp phần ổn định chính trị, xã hội của đất nước, đặc biệt là trong những năm khủng hoảng kinh tế. Hệ thống ASXH ngày càng đa dạng với diện bao phủ không ngừng tăng. ASXH đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, góp phần phát triển xã hội hài hòa, không một ai bị gạt ra bên lề xã hội và bảo đảm định hướng XHCN. ASXH gắn bó chặt chẽ hơn với tăng trưởng kinh tế (TTKT). Tăng trưởng kinh tế cao trong thời

Đảm bảo An sinh xã hội gắn với tăng trưởngrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/1280/1/00050004737.pdf · hội cho phát triển, song cũng sẽ phải đối

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Đảm bảo An sinh xã hội gắn với tăng trưởng

kinh tế của Việt Nam

Nguyễn Thị Tâm

Đại học Kinh tế

Luận án TS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 62 31 01 01

Người hướng dẫn: PGS. TS. Bùi Quang Tuấn

Năm bảo vệ: 2015

Keywords. Kinh tế chính trị; An sinh xã hội; Tăng trưởng kinh tế; Việt Nam.

Content

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam, vấn đề đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) luôn được Đảng và Nhà nước rất

quan tâm. Đảm bảo ASXH trở thành một trong những nội dung trung tâm trong chiến lược phát

triển đất nước, bởi vì việc chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần

của nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam.

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI ghi rõ “Tiếp tục sửa đổi, hoàn

thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã

hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các

nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong cuộc sống”.

Với định hướng đó, hệ thống ASXH ở nước ta ngày càng hoàn thiện và phát triển. Đặc

biệt, đào tạo nghề, tạo việc làm, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất

nghiệp (BHTN), trợ giúp xã hội (TGXH) thường xuyên và đột xuất ngày càng mở rộng và có tác

động tích cực đến cuộc sống của người dân, góp phần ổn định chính trị, xã hội của đất nước, đặc

biệt là trong những năm khủng hoảng kinh tế.

Hệ thống ASXH ngày càng đa dạng với diện bao phủ không ngừng tăng. ASXH đã trở

thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, góp phần

phát triển xã hội hài hòa, không một ai bị gạt ra bên lề xã hội và bảo đảm định hướng XHCN.

ASXH gắn bó chặt chẽ hơn với tăng trưởng kinh tế (TTKT). Tăng trưởng kinh tế cao trong thời

gian qua góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo ASXH, nâng cao đời sống nhân dân, giảm một

cách ấn tượng diện nghèo đói và đạt được tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu thiên

niên kỷ.

Tuy nhiên, bên cạnh một số thành tựu đó, việc thực hiện gắn kết giữa ASXH với TTKT ở

Việt Nam chưa được chặt chẽ. Trong khi đó, việc giải quyết sự gắn kết này ngày càng trở nên cấp

thiết hơn bao giờ hết vì những lí do sau:

Thứ nhất, trong giai đoạn vừa qua, do quá coi trọng mục tiêu TTKT nên mọi nguồn lực,

chính sách đều tập trung cho tăng trưởng. Do vậy, trong những năm 1990 và đầu những năm

2000, TTKT đã đạt ở mức độ 7,5%, trong khi đó, vấn đề ASXH chưa được chú ý đầu tư thỏa

đáng. Hệ thống ASXH phát triển chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, số người được hưởng lợi

từ chính sách ASXH còn hạn chế, một bộ phận không nhỏ người dân chưa được hưởng thành quả

của TTKT một cách công bằng.

Thêm vào đó, tình trạng nghèo đói chưa được giải quyết một cách bền vững, phân hóa

giàu nghèo có xu hướng tăng, tình trạng thiếu việc làm còn rất nghiêm trọng, đặc biệt ở các vùng

nông thôn, nguồn lực để thực hiện ASXH còn hạn chế, với diện bao phủ và mức hỗ trợ thấp, chưa

đảm bảo nhu cầu mức sống tối thiểu…Bên cạnh đó, các hình thức BHXH chưa đáp ứng được

nhu cầu của người dân, chất lượng các dịch vụ ASXH nhìn chung còn thấp, một số chính sách

ASXH còn bất hợp lý.

Thứ hai, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, coi đó như là

một động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển. Việc mở rộng hội nhập đã tạo ra nhiều cơ

hội tốt cho tăng trưởng, khơi thông được những nguồn lực mới mà Việt Nam đang thiếu như vốn,

kỹ thuật - công nghệ, khoa học quản lý….Mở rộng quan hệ với các nước và hội nhập kinh tế

quốc tế cũng giúp Việt Nam hiểu rõ hơn những mô hình ASXH của các nước phát triển. Đó là

những kinh nghiệm quan trọng cho Việt Nam, một nước đang trong giai đoạn chuyển đổi, cần học

hỏi để xây dựng và phát triển hệ thống ASXH cho chính mình.

Thứ ba, Việt Nam đang chuyển đổi mô hình TTKT từ chiều rộng sang chiều sâu, nhấn

mạnh tính hiệu quả, sáng tạo và công bằng xã hội. Việc thực hiện mô hình phát triển kinh tế thị

trường (KTTT) định hướng XHCN bản thân nó đã hàm ý là phải chú trọng đến vấn đề công bằng

xã hội mà việc thực hiện nó chủ yếu thông qua hệ thống hay mạng lưới ASXH.

Thứ tư, như phần tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa

ASXH và TTKT tuy đã có nhiều, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống,

chuyên sâu về đảm bảo ASXH gắn với TTKT. Thêm vào đó, trong bối cảnh Việt Nam đã trở

thành nước có thu nhập trung bình và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, tuy có nhiều cơ

hội cho phát triển, song cũng sẽ phải đối diện với nhiều thách thức về đổi mới mô hình tăng

trưởng theo chiều sâu và chú trọng đến năng lực cạnh tranh, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng.

Nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra trong lĩnh vực này chưa có những luận giải xác đáng, vì vậy các

chính sách để thực hiện đảm bảo ASXH gắn kết với TTKT còn nhiều bất cập. Luận án này là một

nghiên cứu mang tính cập nhật so với các nghiên cứu từ trước đến nay về một vấn đề mới, phức

tạp và còn nhiều tranh cãi, chưa thống nhất về lý luận và giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực

tiễn. Nhận thưc rõ những vân đê trên, Nghiên cứu sinh đa lưa chon chủ đề "Đảm bảo an sinh xa

hôi gắn với tăng trương kinh tê ở Viêt Nam " làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ của

mình.

Nghiên cứu của Luận án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu là:

- Mối quan hệ qua lại giữa đảm bảo ASXH và TTKT, sự đảm bảo ASXH gắn với

TTKT là như thế nào?

- Các tiêu chí nào cần được sử dụng để đánh giá đảm bảo ASXH gắn với TTKT?

- Thực trạng cua viêc đảm bảo ASXH gắn với TTKT ơ Viêt Nam như thế nào?

- Làm thế nào để thực hiện tốt việc gắn kết giữa đảm bảo ASXH với TTKT? cần phải

có các quan điểm và giải pháp gì để có thể thực hiện đảm bảo ASXH gắn với TTKT?

Luận án sẽ tập trung nghiên cứu để trả lời các vấn đề trên thông qua nghiên cứu cơ sở

lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. Thông qua luận án này, tác giả mong muốn đóng góp một

phần nhỏ vào việc làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về đảm bảo ASXH gắn với TTKT ở

Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện mô hình KTTT định hướng Xã hội chủ

nghĩa.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở xem xét những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc gắn kết giữa đảm bảo

ASXH và TTKT, luận án đề xuất các giải pháp nhăm thưc hiên tôt hơn sư găn kêt giưa đam

bảo ASXH với TTKT ở Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ

- Tổng quan và làm rõ hơn vấn đề lý luận của sự gắn kết giữa đảm bảo ASXH và

TTKT.

- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo ASXH gắn với TTKT và rút ra những

bài học cho Việt Nam.

- Phân tích thực trạng của việc găn kêt giữa ASXH với TTKT ở Việt Nam, tìm ra

những bât câp hiên nay va nhưng nguyên nhân .

- Đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo sự gắn kết giữa đảm bảo ASXH với TTKT.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề đảm bảo ASXH là chủ yếu nhưng được đặt trong

điều kiện TTKT, mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với TTKT.

3.2. Phạm vi

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung của Luận án được giới hạn trong vấn đề đảm bảo

ASXH là trọng tâm nhưng được đặt trong điều kiện, mối quan hệ gắn kết với TTKT trên một

số khía cạnh cơ bản là: phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm, xóa đói giảm

nghèo, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.

- Phạm vi về thơi gian nghiên cứu: Luận án se tâp trung xem xét từ năm 2000 đến năm

2014 vì các số liệu được cập nhật, trong giai đoạn này đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về

TTKT cũng như đảm bảo ASXH, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách quan

trọng góp phần đảm bảo ASXH. Tuy nhiên trong môt sô trương hơp thi diên xem xet co thê đươc

mơ rông đê phuc vu muc tiêu nghiên cưu.

- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận án sẽ tập trung nghiên cưu đam bao ASXH

gắn với TTKT trên phạm vi đất nước Việt Nam.

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận

- Đảm bảo ASXH gắn với TTKT liên quan rất chặt chẽ đến phát triển con người và phát

triển bền vững mà trong đó vấn đề rất quan trọng là đảm bảo an ninh con người trong phát

triển. Do đó, nghiên cứu này, xét từ góc độ phát triển, tiếp cận quan điểm an ninh Con người

(Human Security) như là một kiểu (dạng) của an ninh phi truyền thống, cụ thể:

+ Tiếp cận nghiên cứu đảm bảo ASXH trong mối quan hệ với phát triển, đặt trong điều

kiện TTKT hướng vào phát triển con người, trong khung cảnh phát triển nền KTTT và hội

nhập quốc tế.

+ Tiếp cận nghiên cứu đảm bảo ASXH gắn với TTKT trên cơ sở đảm bảo quyền con

người, trong đó mọi công dân có quyền được đảm bảo ASXH phù hợp với khả năng của nền

kinh tế do kết quả TTKT đem lại.

+ Tiệp cận nghiên cứu đảm bảo ASXH gắn với TTKT trong tổng thể chính sách xã hội,

nhất là vấn đề việc làm, giảm nghèo, BHXH, TGXH và cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản

...nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và hạn chế tác hại tiêu cực của rủi ro xã hội cho mọi người

dân.

- Nghiên cứu này còn được thực hiện với cách tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên

ngành, tiếp cận vĩ mô (từ quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước), tiếp cận vi mô (từ nhu cầu đảm bảo ASXH của các nhóm xã hội, nhất là nhóm người

nghèo, yếu thế, dễ bị tổn thương), tiếp cận quan điểm lịch sử, quan điểm phát triển, cụ thể:

+ Chú trọng tiếp cận nghiên cứu trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về

đảm bảo ASXH gắn với TTKT;

+ Tiếp cận nghiên cứu lý luận và thực tiễn Việt Nam về đảm bảo ASXH gắn với

TTKT dưới góc độ Chính trị học làm trục chính, đồng thời chú ý đến khía cạnh Kinh tế học,

Kinh tế phát triển, Xã hội học và Văn hoá ....

+ Tiếp cận hệ thống, đi từ các khái niệm và các vấn đề cơ sở lý luận cho đến rà soát

chính sách và phân tích thực trạng, tìm điểm mạnh, điểm yếu, làm rõ bản chất của các hiện

tượng và nguyên nhân để trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, giải pháp chính sách.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận được sử dụng nghiên cứu ASXH gắn với TTKT là phương pháp

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, coi trọng các quy luật khách quan, kết hợp với vai trò

trách nhiệm của nhà nước, coi trọng tổng kết thực tiễn, thực chứng...

- Trong quá trình thực hiện các nội dụng nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu cụ

thể được sử dụng là: phân tích, tổng hợp, nhất là phương pháp phân tích số liệu thống kê hiện

có trong việc xem xét, đánh giá thực trạng đảm bảo ASXH gắn với TTKT của Việt Nam và

đánh giá các mặt được và chưa được của mối quan hệ này, tìm hiểu nguyên nhân của các hạn

chế.

- Luận án cũng sử dụng các tư liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo khoa học và nghiên

cứu chuyên sâu lĩnh vực ASXH và TTKT, các báo cáo của các bộ, ban, ngành có liên quan,

các số liệu được công bố từ Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, các ấn phẩm và báo

cáo của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển

châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), và các tổ chức khác... để viện dẫn, phân tich, trọng

tâm la xem xét vấn đề tư góc độ rà soát chính sách , đánh giá thực trạng đam bao ASXH gắn

với TTKT của Việt Nam trong thời gian qua.

- Luận án cũng sử dụng phương pháp chuyên gia, đó là trao đổi, tham vấn chuyên

gia và các nhà quản lý chuyên sâu trong lĩnh vực ASXH, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực

tăng trưởng và phát triển kinh tế.

5. Nhưng đong gop cua luận án

Luận án có những đóng góp chủ yếu sau:

- Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ hơn vê măt ly luân cua sư găn kêt giưa đảm

bảo ASXH và TTKT.

- Làm rõ nội dung đảm bảo ASXH gắn với TTKT, chỉ ra một số nhân tố cơ bản và tiêu

chí đánh giá đảm bảo ASXH gắn với TTKT.

- Đánh giá khách quan thực trạng thực hiện đảm bảo ASXH gắn với TTKT ở Việt

Nam trong thời gian qua, tìm ra những bất cập, khiếm khuyết và nguyên nhân trong viêc găn

kêt giưa đảm bảo ASXH và TTKT.

- Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm thực hiện sự gắn kết giữa đảm bảo ASXH và

TTKT.

6. Bô cuc cua Luân an:

Ngoài phần mở đầu, kêt luân, tài liệu tham khảo, luân an đươc kêt câu gôm 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo an sinh xa hội gắn

với tăng trưởng kinh tế

Chương 3: Thực trạng đảm bảo an sinh xa hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt

Nam

Chương 4: Quan điêm va giai phap đảm bảo an sinh xa hội găn vơi tăng trư ởng

kinh tế

Reference

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT

1. Đặng Nguyên Anh (2010), Bảo hiểm y tế ở Việt Nam: Những bằng chứng từ cuộc khảo sát

sức khỏe dân cư ở một số tỉnh thành, Báo cáo nghiên cứu, Hội đồng Khoa học xã hội Hoa Kỳ

SSRC.

2. Đặng Nguyên Anh (2012), An sinh xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu kỳ

họp thứ 3 - Hội đồng lý luận trung ương tháng 3 - 2012

3. Đinh Văn Ân, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam 16

năm (1991 - 2006) từ góc độ đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch ngành. NXB

Lao động. Hà Nội, 2008.

4. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2009), Vượt thách thức, mở thời cơ phát triển bền vững,

NXB Tài chính, Hà Nội.

5. Mai Ngọc Anh (2009), An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở

Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. Mai Ngọc Anh (2006, Đói nghèo và tách biệt xã hội ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí kinh tế

dự báo 3/2006

7. Mai Ngọc Anh (2010), An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện nền kinh tế thị trường

ở Việt Nam (Sách chuyên khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2010

8. Mai Ngọc Anh (2011), Xu hướng già hóa dân số và nguồn tài chính thực hiện chính sách

an sinh xã hội trong khu vực nông thôn ở Việt Nam đến năm 2020, NXB Đại học Kinh tế

quốc dân, Hà Nội năm 2011

9. Mạc Tiến Anh (2005), Bản chất và tính tất yếu khách quan của an sinh xã hội, Tạp chí Bảo

hiểm xã hội, số 2/2005.

10. Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005), Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số

đánh giá ban đầu cho Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu của CIEM với tài trợ của viện FES.

11. Phạm Ngọc Anh (2007), Quyền con người ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp

bảo đảm phát triển, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 8 - 2007.

12. Bộ LĐTB&XH (2005), Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách bảo đảm xã hội

trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đề

tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX04 - 05.

13. Bộ LĐTB&XH (2006), Phát triển hệ thống ASXH Việt Nam phù hợp với nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đề tài khoa học cấp bộ, 2006

14. Bộ LĐTB&XH (2010), “Dự thảo Chiến lược phát triển ASXH giai đoạn 2011 - 2020"

15. Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa XIII về tình hình kinh tế - xã hội

năm 2011, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và 5 năm 2011 - 2015.

16. Bộ lao động thương binh và xã hội, Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 2009,

2010, Nxb. Lao động - xã hội, Hà nội 2011.

17. Ban chấp hành trung ương (BCHTW, 2012) Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm

2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn

2012-2020

18. Báo cáo chung của nhóm công tác chuyên gia chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi chính

phủ (1999), Việt Nam tấn công nghèo đói -Báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2000, Hội

nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam, tháng 12 năm 1999

19. BHXHVN (2012), Báo cáo kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội năm 2007 – 2011 và

định hướng nhiệm vụ đến năm 2015, Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2012

20. BHXHVN (2012a) BHXH Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2012. Trang thông tin điện

tử BHXH Việt Nam ngày 9 tháng 02 năm 2012

http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/newsdetail/lyluan_nghiepvu

21. Bộ tài chính (2015). Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2015. NXB Tài chính, Hà Nộ ,

năm 2015

22. Bộ tài chính (2011). Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2011. NXB Tài chính, Hà Nộ ,

năm 2011

23. Bộ y tế và BHXHVN (2012) Hội thảo xây dựng Đề án thực hiện lộ trình Bảo hiểm y tế toàn dân.

Ngày 2tháng 8 năm 2012. Ban biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế

24. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2010), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhìn từ góc độ

chất lượng và năng lực cạnh tranh, NXB Lao động - 2010.

25. Lê Xuân Bá, Hoàng Thu Hòa (2010), Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế - xã

hội, NXB Tài chính, Hà nội.

26. Lê Xuân Bá (2012), Một số vấn đề về hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam sau 25 năm đổi

mới, Kỷ yếu kỳ họp thứ 3 - Hội đồng lý luận trung ương.

27. Chính Phủ (2006), Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn một số điều

của luật BHXH và BHXH bắt buộc, Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2006

28. Chính Phủ (2007), Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ : Về chính sách trợ giúp

các đối tượng bảo trợ xã hội, Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2007

29. Chính Phủ (2009), Nghị định số 62/2009/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của luật BHYT, Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2009

30. Chính Phủ (2010), Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một

số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính

sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội

31. Chính phủ (2012) Nghị quyết 70/NQ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2012 ban hành Chương

trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012

của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI: Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn

2012-2020

32. Cục Bảo trợ xã hội (BTXH, 2010), Số liệu bảo trợ xã hội và giảm nghèo giai đoạn 2006-

2010, NXB Lao động-xã hội, năm 2010.

33. Nguyễn Đình Cử (2012) , Cơ cấu dân số “vàng” với vấn đề an sinh xã hội của Việt Nam:

cơ hội và thách thức. Kỷ yếu Hội thảo ASXH ở nước ta: một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

Ban tuyên giáo Trung ương, Tạp chí cộng sản, Bộ lao động Thương binh và Xã hội, Hội đồng

KHCCQĐTW. Hà Nội ngày 13 tháng 3 năm 2012

34. Mai Ngọc Cường (2006), Chính sách xã hội nông thôn - kinh nghiệm Cộng hòa liên bang

Đức và thực tiễn Việt Nam, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội năm 2006

35. Mai Ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở

Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2009

36. Mai Ngọc Cường (2010), Cải cách tiền lương công chức hành chính ở Việt Nam giai

đoạn 2011-2020: quan điểm, mục tiêu và khuyến nghị, Kỷ yếu Hội thảo Diễn đàn khoa học và

thực tiễn “cải cách tiền lương công chức giai đoạn 2011-2020” Liên hiệp các Hội khoa học và

kỹ thuật Việt nam, Viện các vấn đề phát triển và Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc tại

Việt Nam. Hà Nội, tháng 9 năm 2010

37. Mai Ngọc Cường (2012), An sinh xã hội 25 năm đổi mới: Thành tựu và vấn đề đặt ra, Tap

chí cộng sản số 834, tháng 4 năm 2012

38. Mai Ngọc Cường (2012a), Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống chinh sách an sinh xã hội ở nước

ta những năm tới, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 178, tháng 4/2012

39. Mai Ngọc Cường (2012b), Về chính sách tiền lương và thu nhập ở nước ta hiện nay, Tạp

chí Kinh tế và Phát triển, số 181, tháng 7/2012

40. Mai Ngọc Cường (2012c), Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện

nay, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2012

41..Mai Ngọc Cường (2012d), Báo cáo điều tra khảo sát của đề tài Chính sách xã hội đối với di

dân nông thôn –thành thị: kinh nghiệm Hàn quốc và vận dụng cho Việt Nam..

42. Mai Ngọc Cường, Phan Thị Kim Oanh (2012), An sinh xã hội theo nguyên tắc đóng -

hưởng đối với nông dân ở nước ta: Thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí Kinh tế và Phát triển,

số tháng 11 năm 2012

43. Mai Ngọc Cường (2013), An sinh xã hội hướng tới năm 2020, NXB Chính trị quốc gia-

Sự thật, Hà nội, 2013

44. Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội ( 2010), Số liệu về Bảo trợ xã

hội và giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, NXB Lao động xã hội, Hà nội

45. Cù Chí Lợi (2009), Tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam,

NXB Từ điển Bách Khoa, Hà nội.

46. CIEM (2004), Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội nhằm thúc đẩy phát triển

kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam, Thông tin chuyên đề, số 7,2004.

47. CIEM (2006), Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong chính sách phát triển, Thông

tin chuyên đề, số 7, 2006

48. Chiến lược An sinh xã hội 2011 - 2020.

49. Phạm Thị Hải Chuyền 2012), Chính sách xóa đói giảm nghèo trong bảo đảm an sinh xã

hội ở Việt Nam - Thực trạng, quan điểm và giải pháp, Kỷ yếu kỳ họp thứ 3 - Hội đồng lý luận

trung ương.

50. Trần Văn Chử (2009), Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội ở nước ta, Tạp chí

Kinh tế và phát triển, số 93, 2009.

51. Bùi Quang Dũng, Bế Quỳnh Nga, Đặng Việt Phương (2009), Phát triển hệ thống an sinh

xã hội trong khu vực không chính thức, Đề cương dự án hợp tác với tổ chức Misereor - CHLB

Đức, Hà Nội, 2009.

52. Điều Bá Dược (2011), Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội giai

đoạn 2005 - 2011, Tham luận tại hội thảo "Thi hành luật bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y

tế" do UB về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức 3/2011,tp HCM.

53. Nguyễn Hữu Dũng (2010), Hệ thống chính sách An sinh xã hội ở Việt Nam - Thực trạng

& định hướng phát triển, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế & Kinh doanh (26), 118 -

128.

54. Nguyễn Hữu Dũng, Cở sở lý luận về xây dựng và thực hiện chính sách xã hội nhằm bảo

đảm hài hòa quann hệ giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế, Tạp chí xã hội học, số

97, 2007.

55. Nguyễn Hữu Dũng (2012), Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng và thực hiện hệ

thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta trong điều kiện hội kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Kỷ yếu kỳ họp thứ 3 - Hội đồng lý luận trung ương.

56. Đảm Hữu Đắc (2010), Nghiên cứu chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội

chăm sóc người cao tuổi trong Kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập, trên

website text.123doc.vn

57. Lê Duy Đông (2004), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Lao động và xã hội, số 234 + 235, 2004.

58. Lương Quang Đảng, Nguyễn Yến (2011), Báo cáo phát triển con người 2011 hướng đến

tương lai tốt đẹp hơn, http://www.gopfp.gov.vn

59. Lương Quang Đảng (2012), Thực hiện bình đẳng giới tại Việt Nam: Những bước tiến

ngoạn mục, đăng trên http://giadinh.net.vn ngày 1/2/2012

60. Nguyễn Trọng Đàm (2009), Hệ thống chính sách an sinh xã hội nước ta trong giai đoạn

phát triển mới, Bản tin Khoa học Lao động & Xã hội, Viện Khoa học Lao động & Xã hội, Hà

nội. tr. 3 - 7.

61. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, NXB CTQG,

H, 1996, tr.115.

62. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB CTQG,

H, 2001, tr.106.

63. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB CTQG,

H, 2006, tr.217.

64. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 6, BCH TW khóa X, NXB CTQG,

H, 2008, tr.154.

65. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB CTQG,

H, 2011, tr.229.

66. Đại học Lao động - Xã hội, Bộ LĐTB & XH (2010), Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ, Tác

động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến an sinh xã hội Việt Nam. Thực trạng và giải

pháp, do TS. Bùi Anh Thúy làm chủ nhiệm đề tài. Mã số CB2009 - 03 - BS.

67. Đỗ Ngọc Huỳnh (2010), Bàn về cải cách hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, Trích từ

website của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội: http://www.molisa.gov.vn

68. Đặng Hữu (2008), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, Tài

liệu nghiên cứu.

69. Lê Quốc Hội (2011), Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị cho năm

2011, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số tháng 1 năm 2011.

70. Trần Đức Hiêp (2007), Tăng trương kinh tê vi phat triên con ngươi, Đai hoc Kinh tê - Đai

học Quốc Gia Hà nội.

71. Nguyễn Thành Huy (2009), Phần Lan - 3 trụ cột trong xã hội: Kỹ năng, tri thức và sáng

tạo, Tuần Vietnamnet, 17/7/2009.

72. Nguyễn Hải Hữu (2007), Giáo trình nhập môn ASXH, NXB Lao động XH Hà nội.

73. Nguyên Hai Hưu (2012), Trơ giup xa hôi va ưu đai xa hôi trong hê thông an sinh xa hôi ơ

nươc ta - thưc trang va giai phap, Kỷ yếu Kỳ họp thứ 3 tô chưc tai Viên Khoa hoc xa hôi Viêt

Nam ngay 19 - 23/3/2012 do Hôi đông Ly luân trung ương tô chưc .

74. Nguyên Thi Lan Hương - Viên Khoa hoc lao đông va xa hôi - Bô Lao đông Thương binh

xã hội (2012), Kinh nghiêm thê giơi vê a n sinh xa hôi va nhưng vân đê đăt ra đôi vơi Viêt

Nam, "An sinh xa hôi ơ Viêt Nam hương tơi năm 2020".

75. Nguyễn Thị Lan Hương (2010), An sinh xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô duy trì tăng

trưởng, Hội thảo khoa học Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng: Kinh tế Việt Nam 2010

và triển vọng 2011. TP Hồ Chí Minh, ngày 21-22/9/2010

76. Nguyên Văn Hâu (2012), Mô hinh tăng trương kinh tê ơ Viêt Nam tư năm 2001 đến nay -

lý luận và thực tiễn, NXB chinh tri quôc gia xuất bản.

77. Phan Trọng Hào (2012), Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ, công

bằng xã hội và bảo đảm an sinh xã hội ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu kỳ họp thứ 3 - Hội đồng lý

luận trung ương.

78. Trần Hoàng Hải và Lê Thị Thúy Hương (2011), Pháp luật an sinh xã hội, kinh nghiệm

của một số nước đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

79. Phan Trọng Hào (2012), Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ, công

bằng xã hội và bảo đảm an sinh xã hội ở nước ta hiện nay, đăng trên Kỷ yếu kỳ họp thứ 3

của Hội đồng Lý luận Trung ương về "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về an sinh xã hội ở

Việt Nam hiện nay" tháng 5 năm 2012

80. Trần Hoàng Hải, Lê Thị Thúy Hương (2011), Pháp luật an sinh xã hội kinh nghiêm của

một số nước đối với Việt Nam, NXB, Chính trị quốc gia, sự thật năm 2011.

81. Bạch Hường, Nhật Minh (2011), Nghịch lý lạm phát tháng 4, đăng trên vietbao.vn ngày

22/4/2011.

82. Trần Đăng Hồng (2013), So sánh GDP đầu người của Việt Nam với vài nước Á Châu,

http://myweb.tiscali.co.ok tháng 5/2013

83. Ngô Thăng Lơi (2010), Tăng trương kinh tê Viêt Nam : Chính sách , thưc trang va đinh

hương tham gia Hôi thao "Mô hinh tăng trương kinh tê Viêt Nam : Thưc trang va lưa chon cho

giai đoan 2011 - 2020" do Uy ban Kinh tê cua Quôc hôi va Đai hoc KTQD phôi hơp tô chưc

tháng 6/2010.

84. Ngô Thắng Lợi (2011), Mô hình phát triển vì con người ở Việt Nam: Mười năm nhìn lại

và con đường phía trước, Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Đại học Kinh tế quốc dân năm 2011.

85. Bùi Sỹ Lợi (2010), Cấu trúc hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam: từ hiện tại tới mô hình

tương lai, Nguồn: Wepsite chính thức của Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ủy ban

Thường vụ Quốc hội: http://ttbd.gov.vn

86. Đặng Như Lợi (2011), Nhận thức đúng, đầy đủ để hoạch định chính sách An sinh xã hội

có hiệu quả, tham luận tại Hội thảo: Chính sách bảo hiểm xã hội và bảo trợ xã hội - Thực

trạng, thách thức và định hướng phát triển, Ủy ban về các vấn đề xã hội của quốc hội phối hợp

với World Bank tổ chức tháng 1/2011.

87. Lý Hoàng Linh (2013), Một số phương pháp dự báo cung cầu lao động,

www.vlsoctrang.vieclamvietnam.gov.vn ngày 28/6/2013.

88. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Nghị quyết số 217A ngày

10/12/1948

89. Nguyễn Minh (2009), "Kinh nghiệm Phần Lan: làm thế nào để phát triển kinh tế bền

vững" tại địa chỉ website http://niemtin.free.fr

90. Ngô Quang Minh, Viện Quản lý kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2007), "An sinh

xã hội và vai trò của nó đối với nền kinh tế nước ta", Tạp chí Lý luận chính trị năm 2007.

91. Trần Thị Thúy Nga (2011), “Tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2007 –

2010”, tham luận tại Hội thảo "Thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y t: TP Hồ

Chí Minh, 3/2011.

92. Bế Quỳnh Nga (2012), Bảo hiểm y tế Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011: Thực trạng và vấn

đề, Tạp chí Bảo hiểm xã hội online:

93. Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt

Nam, NXB, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội.

94. Nghị quyết số 11/2011/NQ - CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về các biện pháp kiềm

chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

95. Phan Minh Ngọc (2013), Thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam tăng thần kỳ, đăng

trên http://www.amcoresearch.com

96. Trần Thị Nhung (2008), Đảm bảo xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay,

NXB từ điển bách khoa.

97. Bùi Đình Phong (2011), Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo, chỉ sợ

long dân không yên, đăng trên www.vanhoanghean.com,vn ngày 16/5/2011.

98. Phạm Mai Phương (2014), Xã hội Trung Quốc năm 2013 và phương hướng phát triển

năm 2014, đăng trên http://www.vnics.org.vn

99. Hồ Sỹ Quý (2011), Đói nghèo ở Việt Nam trong ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn

cầu, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 1 – 2011.

100. Lê Văn Sang , Kim Ngoc (1999), Tăng trương kinh tê va công băng xa hôi ơ Nhât Ban

giai đoan "thân ky va Viêt Nam thơi ky đôi mơi.

101. Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng (2009), Lý

thuyết và mô hình - An sinh xã hội (phân tích thực tiễn ở Đồng Nai, NXB Chính trị Quốc Gia.

102. Đỗ Văn Sinh (2011), Đề án đánh giá hoạt động Quỹ BHXH, BHYT, tính toán dự báo cân

đối Quỹ BHXH, BHYT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, BHXH Việt Nam, 2011.

103. Đào Trong Thể (2010), Mô hình và lộ trình phát triển kinh tế của Trung Quốc, tại địa chỉ

website http://niemtin.free.fr

104. Đinh Công Tuấn (2012), Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn

cầu đến hệ thống ASXH các nước Bắc Âu, tại địa chỉ websỉte:

http://www.tapchicongsan.org.vn

105. Đinh Công Tuấn và Trần Thị Nhung - Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (2008), Hệ thống

an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội

xuất bản.

106. Http://www.Molisa.gov.vn

107. Http://www.Tapchicongsan.org.vn

108. Hoàng Đức Thân (2012), Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội

ở nước ta, Kỷ yếu kỳ họp thứ 3 của Hội đồng Lý luận Trung ương về " Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay" tháng 5 năm 2012.

109. Lê Thị Hoài Thu (2004), Pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và một số kiến

nghị, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 6/2004.

110. Mạc Văn Tiến (2005), An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực, NXB Lao động - xã

hội 2005.

111. Mạc Văn Tiến (2011), An sinh xã hội trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-

2020, Tạp chí Bảo hiểm xã hội online:

http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/newsdetail/lyluan_nghiepvu

112. Nguyễn Ngọc Toản (2011), Xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường

xuyên ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội.

113. Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên), Kinh tế Việt Nam năm 2010 - Nhìn lại mô hình tăng trưởng

giai đoạn 2001 – 2010, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2011.

114. Nguyên Kê Tuân (2011), Chât lương tăng trương va cac cân đôi kinh tê vi mô cua Viêt

Nam, Hội thảo quốc tế "Chât lương tăng trương kinh tê Viêt Nam 2001 - 2012: Mươi năm

nhìn lại và con đường phía trước , do Trương Đai học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Ủy ban

Kinh tê cua Quôc hôi va Diên đan Phat triên Viêt Nam tô chưc, 2/2011.

115. Hoàng Đức Thân - Đinh Quang Ty (2010), Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã

hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia xuất bản

116. Phùng Đức Tùng, Nguyễn Việt Cường, Phùng Thanh Thu…(2012), Tác động của

chương trình 135 giai đoạn II qua lăng kính cuộc điều tra đầu kỳ và cuối kỳ, đăng trên

http://www.undp.org.vn

117. Trần Đình Thiên (2008), Các yếu tố thời đại và cơ hội đột phá phát triển của Việt Nam,

Tài liệu nghiên cứu.

118. Trần Đình Thiên (2008), Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn hậu WTO

của Việt Nam: Lộ trình và đột phá, Tạp chí thông tin khoa học xã hội, số 5.

119. Tổng cục thống kê nhiều năm: Niên giám thống kê

120. Thời báo kinh tế Việt Nam, Thời báo Ngân hàng, Thời báo Kinh tế Sài Gòn năm 2011.

121. Tổng cục Thống kê ( 2011), Báo cáo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam 2010, Hà

nội.

122. Tổng cục Thống kê (2011), Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và năm 2011, Số

156/BC – TCTK, Hà Nội, 2011

123. Tạp chí Lý luận chính trị, 9 - 2010, tr, 55

124. Tạp chí Kinh tế và phát triển số 10 – 2008

125. Tạp chí Kinh tế và phát triển số 364, tháng 9/2008

126. Tạp chí Kinh tế và phát triển số 10 – 2006

127. Tạp chí Kinh tế và phát triển số 04 – 2006

128. Tạp chí Gia đình và trẻ em, 2006

129. Văn kiện Đại hội 7 của Đảng (1991), www.chinhphu.vn

130. Văn kiện Đại hội 8 của Đảng (1996), www.chinhphu.vn

131. Văn kiện Đại hội 9 của Đảng (2001), www.chinhphu.vn

132. Văn kiện Đại hội 10 của Đảng (2006), www.chinhphu.vn

133. Văn kiện Đại hội 11 của Đảng (2011), www.chinhphu.vn

134. Viện Khoa học Lao động & Xã hội, Bộ LĐTB & XH ( 2010), Báo cáo tổng hợp đề tài

cấp Bộ, Nghiên cứu khả năng tiếp cận hệ thống an sinh xã hội ở khu vực không chính thức,

Mã số: CB 2010 - 02 - 05.

135. Viện Khoa học Lao động & Xã hội, Bộ LĐTB & XH (2010), Báo cáo tổng hợp đề tài

cấp Bộ, Xây dựng bộ chỉ số theo dõi đánh giá hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo

trợ xã hội và xóa đói giảm nghèo, Mã số: 2008 - 03 - 05.

136. Viện Khoa học Lao động & Xã hội, Bộ LĐTB & XH ( 2012), Xu hướng lao động xã hội

và việc làm 2012.

137. Viện Nghiên cứu QLKT Trung ương (2008), Những yếu tố đảm bảo để Việt Nam sớm

vượt khỏi ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp, Thông tin chuyên đề, số 01.

138. Viện Nghiên cứu QLKT Trung ương (2009), Cơ cấu lại nền kinh tế: một số vấn đề về

nhận thức và kinh nghiệm một số nước, Thông tin chuyên đề, tháng 10.

139. Viện Nghiên cứu QLKT Trung ương (2009), Nhìn lại mô hình phát triển kinh tế - xã hội của

Việt Nam: Những kiến nghị điều chỉnh, Thông tin chuyên đề, tháng 11.

140. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ - CIEM (2008), Chuyên đề nộp văn phòng Trung

ương Đảng "Quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển bền vững", Báo cáo không công bố.

141. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ - CIEM nhiều năm: Báo cáo kinh tế Việt Nam các năm

2009 – 2010, NXB Tài Chính.

144. Viện Khoa học lao động và xã hội phôi hơp vơi Tô chưc GIZ (2011) Thuật ngữ an sinh

xã hội Việt Nam.

145. Viện Khoa học lao động xã hội năm (2010), Nghiên cứu khả năng tiếp cận hệ thống an

sinh xã hội ở khu vực không chính thức, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ, Mã số: CB 2010 - 02

– 05.

146. Viện Khoa học lao động xã hội làm chủ nhiệm năm (2008), Xây dựng bộ chỉ số theo dõi

đánh giá hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội và xóa đói giảm nghèo, Báo

cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ năm 2008 mã số: 2008 - 03 – 05.

147. Viện khoa học lao động và xã hội - Bộ Lao động Thương binh và xã hội (2008), Dự báo

tác động của tăng trưởng kinh tế và hội nhập giai đoạn 2011 - 2020 tới lao động việc làm và

các cấn đề xã hội, Nghiên cứu mã số: CB2008 - 01 - 07 năm 2008.

148. Viện Chiến lược phất triển và Bộ Kế hoạch và đầu tư (2010), Lao động và tiếp cận việc

làm, Báo cáo “Thị trường Lao động, việc làm và đô thị hóa ở Việt Nam: Học hỏi kinh nghiệm

quốc tế”.

149. Vũ Văn Phúc (2012), Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng, an

sinh xã hội ở Việt Nam, Kỷ yếu kỳ họp thứ 3 của Hội đồng Lý luận Trung ương về "Một số

vấn đề lý luận và thực tiễn về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay" tháng 5 năm 2012

150. Vũ Văn Phúc (2012), An sinh xa hôi ơ Viêt Nam hương tơi 2020, NXB Chinh tri Quôc

Gia - Sư thât xuât ban thang 5 năm 2012

II. TIẾNG ANH

152. Abel-Smith, and Townsend (1965), The Poor and the Poorest, London, Bell

153. Andrew, A and Jacobs (1990), Punishing the Poor: Poverty under Thatcher, London:

Macmillan

154. A. Lewis (1955), “Lý thuyết vê phát triển kinh tế”

155. Baloo,S.McMaster, I. And Sutton, K. Statutory Sick Pay (1986): The Failure of

Privatization I Social Securty, Leicester: Leicester City Council/Disablity Alliance Education

and Research Association

156. Carol Walker (2001), The Forms ò Privatization of Security in Britain, In The

Marketization of Social Security (Thị trường hóa an sinh xã hội). Quorum BooksWestport,

Connecticut. London. First publshed in 2001

157. Deacon, A (1991), The Retreat from State Welfare. In Becker, S.(ed), Windows of

Opportunity: Public Policy and the Poor, London: Chind Poverty Action Gruup

158. Fox L. and, E. Palmer (2000), New Approaches to Multi-pillar Pension Systems: What in

the World Is Going On.

159. Frank A,G de Butter and Udo Kock (2003), New Social policy Agendas for Europe and

Asia: Challenages, Experiences, Lessons, Worldbank, Washington DC

160. Han Juergen Roesner, Categories and Structure risks, University of Cologne, Germany

161. Howard, M (1997), Cutting Social Security. In Walker,A. and Walker, C. (eds) Divided

Britatin, The Growth of Social Exclusion in the 1980s and 1990s, London: Child Poverty

Action Group

162. Harry Oshima. Mô hình hai khu vực

163. Howard Jacob Karger, David Stoesz (2006), “American social welfare policy: a pluralist

approach”.

164. Hồ Hiểu Nghĩa (2009), Hướng tới hài hòa: 60 năm phát triển ASXH ở Trung Quốc.

(Nhà xuất bản An sinh lao động,)

165. John Dixon và Mark Hyde (2001), The Marketization of Social Security, Quorum

BooksWestport, Connecticut. London. First publshed in 2001

166. John Dixon and Alexander Kouzmin (2001), The Market Appropriation ò Statutory Social

Security: Global Experiences and Governance, InThe Marketization of Social Security. Quorum

BooksWestport, Connecticut. London. First publshed in 2001

167. Johnson,P. and Falkingham , J (1994), Privatization and Pension. Benefits 10

168. Knights, E (1994), The Truth about Child Support: CPAG’s Monitỏing of the Child

Support Agency. Benefits 11.

169. Kirk,D., Nelson, S.Sinfield,A.and Sinfield,D (1991), Excluding Youth Poverty among

Young People Living Away from Home, Edinburgh: Bridges Project/ Edinburgh CSWR

170. Lunn, T (1990), Thí Customer Business, Community Care 16, ( August)

171. Max J. Skidmore (2001), Why Privatization Is Not The United States’ Social Security

Policy Agenda, In The Marketization of Social Security (Thị trường hóa an sinh xã hội).

Quorum BooksWestport, Connecticut. London. First publshed in 2001

172. Margaret S.Malone (2001), Facing reality about social security

173. National Association of Citizen’s Advice Bureaux (1995), Security at Rick, CAB

Edvidence on Payment Protection Insurance for Public Policy, London: National Association

of Citizen’s Advice Bureaux.

174. Neil Gilbert và Paul Terrell (2005), Các yếu tổ cơ bản của chính sách phúc lợi xã hội.

175. Neal R. Vanzante và Ralph B . Fritzsch (2005), Đánh giá khi bắt đầu lựa chọn các trợ

cấp ASXH.

176. Neal R Vanzante va Ralph B.Fritzsch (2001), Social security: an important instrument in

the fight against poverty - đăng trên www.bmz.de.

177. Na Byoung Kyun (2007), Lý thuyết an sinh xã hội.

178. Sainsbury, R. and Kennedy, S (1994), Flogging Social Securty: Market Testig and Bênfit

Administration. Benefits 10.

179. Sainsbury, R (1998), Putting Fraud into Perspective, Benefits 21

180. Sinfield, R.A (ed) (1993), Poverty, Inequality and Justice. Edinburgh: New Waverley

Papers

181. S. Kuznets (1955), Economic growth and income inequality

182. Social security advisory Board (2001), Agenda for social security: challenges for the

new congress and the new administration.

183. Sato (2010), Thất nghiệp và an sinh xã hội.

184. Takeshi (2001), Cải cách an sinh xã hội trong thế kỷ XXI - Tiến hành như thế nào đối với

chế độ y tế và phúc lợi.

185. Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Social security for all.

186. Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Social security for all. 2009.

187. Louis Grumet (2005), Evaluate when to begin collecting social security benefits"

188. United Kingdom (1985), Department of Health and Social Securty (DHSS). Reform of

Social Securty: Progrramme for Change. Cmnd 9517. london:HMSO

189. United Kingdom. Department of Health and Social Securty (DHSS). 1985B. Reform of

Social Securty: Progrramme for Change. Cmnd 9518. london:HMSO

190. Valerie Schmitt (ILO DWT Bangkok (2010): Importance of social protection, Social

protection floor concept, Country examples in Asia

191. Walker,A and Walker, C. (eds) (1997), Britain Divided: The Growth of Social

Exculusion in the 1980s and 1990s. London: Child Poverty Action Group

192. Walker, C. (1993), Managing Poverty: The Limits of Social Assistance. London ledge

193. Wei Zheng , "Social Security and Minority Economic Development".