8
Bài 1. KỸ THUẬT KHÁM CONG VẸO CỘT SỐNG TẠI TRƯỜNG HỌC Mục tiêu học tập Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng : 1. Nêu được cong vẹo cột sống là gì. 2. Trình bày được quy trình khám cong vẹo cột sống và xác định được những hình dạng bất thường của cột sống ở học sinh. 3. Khám được cong vẹo cột sống trên lâm sàng cho học sinh. 4. Rèn luyện tác phong cẩn thận, chính xác khi thăm khám. 1. Lời giới thiệu Cong vẹo cột sống là tình trạng biến dạng bất thường của cột sống. Về mặt thẩm mỹ sự biến dạng này không những làm cho học sinh có hình dạng bất thường, mà còn có thể gây các ảnh hưởng bất lợi với sức khoẻ như tiến triển nặng lên, đau lưng, tình trạng xoáy vặn của các xương sườn, gây ảnh hưởng chức năng tim, phổi, ảnh hưởng về tâm lý, xã hội, tự ti và cô lập trong giao tiếp xã hội. Sự phát hiện sớm có thể dự phòng vẹo cột sống tiến triển và có thể xác định được các vấn đề cần xử trí. Cong vẹo cột sống có rất nhiều nguyên nhân: - Cong vẹo cột sống không rõ nguyên nhân - Cong vẹo cột sống do các bệnh của thần kinh, cơ liên quan đến cột sống - Cong vẹo cột sống do bệnh và các dị tật bất thường của cột sống Ở trường học, sai lệch tư thế có thể gây ra bởi ngồi ở bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, mang cặp sách quá nặng về một bên tay, vai; chiếu sáng kém, bắt buộc học sinh phải cúi đầu khi đọc, viết hoặc học nghề; các tư thế xấu (đi, đứng, ngồi không đúng tư thế); cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi...làm cho gánh nặng dồn lên cột sống và các cơ lưng không đều nhau, gây gánh nặng quá sức, gây mệt mỏi và làm một số nhóm cơ yếu dần đi. Trong giai đoạn tiếp theo phát sinh những biến đổi dây chằng và chính hình dáng các đốt sống, tạo nên vẹo cột sống cố định. Biến dạng cột sống còn có thể do trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng (còi xương) hoặc do ngồi, đi đứng quá sớm. Phát hiện sớm đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, giám sát và can thiệp đối với các trường hợp mắc cong vẹo cột sống. Việc khám phát hiện nhằm đề xuất sớm kế hoạch can thiệp để mang lại hiệu quả phục hồi tốt hơn.

yteduphongtphcm.gov.vn¡m cvcs.docx · Web viewKhám được cong vẹo cột sống trên lâm sàng cho học sinh. Rèn luyện tác phong cẩn thận, chính xác khi thăm

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: yteduphongtphcm.gov.vn¡m cvcs.docx · Web viewKhám được cong vẹo cột sống trên lâm sàng cho học sinh. Rèn luyện tác phong cẩn thận, chính xác khi thăm

Bài 1.KỸ THUẬT KHÁM CONG VẸO CỘT SỐNG TẠI TRƯỜNG HỌC

Mục tiêu học tậpSau khi học xong bài này, học viên có khả năng :1. Nêu được cong vẹo cột sống là gì.2. Trình bày được quy trình khám cong vẹo cột sống và xác định được những hình dạng bất

thường của cột sống ở học sinh.3. Khám được cong vẹo cột sống trên lâm sàng cho học sinh.4. Rèn luyện tác phong cẩn thận, chính xác khi thăm khám.

1. Lời giới thiệuCong vẹo cột sống là tình trạng biến dạng bất thường của cột sống. Về mặt thẩm mỹ sự

biến dạng này không những làm cho học sinh có hình dạng bất thường, mà còn có thể gây các ảnh hưởng bất lợi với sức khoẻ như tiến triển nặng lên, đau lưng, tình trạng xoáy vặn của các xương sườn, gây ảnh hưởng chức năng tim, phổi, ảnh hưởng về tâm lý, xã hội, tự ti và cô lập trong giao tiếp xã hội. Sự phát hiện sớm có thể dự phòng vẹo cột sống tiến triển và có thể xác định được các vấn đề cần xử trí.

Cong vẹo cột sống có rất nhiều nguyên nhân:- Cong vẹo cột sống không rõ nguyên nhân- Cong vẹo cột sống do các bệnh của thần kinh, cơ liên quan đến cột sống- Cong vẹo cột sống do bệnh và các dị tật bất thường của cột sống

Ở trường học, sai lệch tư thế có thể gây ra bởi ngồi ở bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, mang cặp sách quá nặng về một bên tay, vai; chiếu sáng kém, bắt buộc học sinh phải cúi đầu khi đọc, viết hoặc học nghề; các tư thế xấu (đi, đứng, ngồi không đúng tư thế); cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi...làm cho gánh nặng dồn lên cột sống và các cơ lưng không đều nhau, gây gánh nặng quá sức, gây mệt mỏi và làm một số nhóm cơ yếu dần đi. Trong giai đoạn tiếp theo phát sinh những biến đổi dây chằng và chính hình dáng các đốt sống, tạo nên vẹo cột sống cố định. Biến dạng cột sống còn có thể do trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng (còi xương) hoặc do ngồi, đi đứng quá sớm.

Phát hiện sớm đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, giám sát và can thiệp đối với các trường hợp mắc cong vẹo cột sống. Việc khám phát hiện nhằm đề xuất sớm kế hoạch can thiệp để mang lại hiệu quả phục hồi tốt hơn.2. Khám phát hiện2.1. Khám lâm sàng:2.1.1. Một số trang bị phục vụ thêm cho việc khám:- Bục đứng khám của học sinh có chiều dài 45 cm, rộng 30 cm gồm 2 bậc. Bậc trên cao 50 cm cho học sinh nhỏ đứng, bậc dưới cao 30 cm cho học sinh lớn đứng.- Một số miếng gỗ có kích thước 18 x 24 cm, với các độ dày 0,3 cm, 1 cm, 2 cm để kê chân khi có hiện tượng chân ngắn chân dài.- Một dây dọi- Ghế khám của bác sĩ có tựa lưng.2.1.2. Chuẩn bị khám:

Học sinh khám phải cởi trần mặc quần lót (đối với học sinh nữ lớn mặc nịt vú và quần lót, chú ý với học sinh

Page 2: yteduphongtphcm.gov.vn¡m cvcs.docx · Web viewKhám được cong vẹo cột sống trên lâm sàng cho học sinh. Rèn luyện tác phong cẩn thận, chính xác khi thăm

nữ phải quấn tóc cao, hở gáy), chân đi đất đứng chụm hai gót chân. Chỗ đứng phải bằng phẳng, phải có đủ ánh sáng để nhìn rõ lưng.

Người khám ngồi trên ghế, cách lưng học sinh 0,5 m, với tư thế ngồi có thể nhìn vào chính giữa lưng học sinh và nhìn cho đều hai phần nửa cơ thể bên phải và bên trái cột sống.

Bình thường trong tư thế đứng thẳng tự nhiên cột sống nhìn từ phía sau là một đường thẳng, đầu thẳng, hai vai và hai bên hông cân đối. Nhìn tư thế nghiêng cột sống có bốn đoạn cong ở cổ, ngực, thắt lưng và cùng cụt (như hình dưới)2.1.3. Khám biến dạng cột sống:

Quan sát tư thế đi lại của học sinh, phát hiện các dấu hiệu bất thường. Mọi học sinh được kiểm tra trong từng tư thế sau:- Quan sát phía sau: Học sinh nên đứng thẳng lưng hướng về người khám, hai ngón cái thẳng hàng, đứng khép đầu gối thẳng, trọng lượng đổ đều lên 2 chân. Hai tay thả lỏng và khép vào sườn. Các học sinh đứng thẳng tự nhiên, tránh uốn éo hoặc đứng trong tư thế "nghiêm". Nếu có bất thường sử dụng dây dọi để xác định sự di lệch của cột sống.

-BÌNH THƯỜNG

Tư thế đầu ở chính giữa nếp lằn mông.

Hai vai cân. Hai xương bả vai có các

điểm nhô lên cân bằng Hai mào chậu cân đối;

khoảng trống giữa tay và mình của 2 bên tương đương

CÓ THỂ MẮC VẸO CỘT SỐNG Đầu lệch về một bên so với rãnh

mông và một bên vai cao hơn Một bên xương bả vai nhô cao

hơn. Một bên xương chậu nhô cao

hơn hoặc vết lằn ở thắt lưng một bên sâu hơn so với bên kia, khoảng cách giữa tay và thân 2 bên không ngang bằng.

BÌNH THƯỜNG Cả hai bên lưng

phần trên và dưới cân đối.

Hông 2 bên ngang bằng và cân đối

CÓ THỂ BỊ VẸO CỘT SỐNG Một bên sườn nhô và/hoặc phần

dưới lưng hai bên không đối xứng Cột sống bị uốn cong về một bên Có thể có ụ lồi, nên sử dụng

thước đo vẹo cột sống.

- Kiểm tra ở tư thế cúi về phía trước: Học sinh đứng thẳng, quay lưng về phía người khám. Học sinh cúi về phía trước tạo thành 90 độ ở vùng thắt lưng, hai chân cách nhau khoảng 8 - 10cm, đầu gối thẳng, hai ngón cái song song. Hai bàn tay chụm lại với nhau và cánh tay thả lỏng xuống. Đầu cúi.- Khám từ phía trước với tư thế cúi: Đề nghị học sinh quay người, mặt đối diện với người kiểm tra và làm lại động tác cúi về phía trước.

Page 3: yteduphongtphcm.gov.vn¡m cvcs.docx · Web viewKhám được cong vẹo cột sống trên lâm sàng cho học sinh. Rèn luyện tác phong cẩn thận, chính xác khi thăm

BÌNH THƯỜNG Hai bên lưng

trên và dưới bằng nhau và cân đối.

CÓ THỂ BỊ VẸO CỘT SỐNG Phần lưng phía trên, phía

dưới hoặc ở cả 2 phần thấy có sự mất cân đối giữa 2 bên.

Nếu thấy có ụ lồi, nên sử dụng thước đo vẹo cột sống

- Quan sát tư thế nghiêng: (người khám vẫn ngồi). Học sinh tiếp tục đứng thẳng như ban đầu nhưng phía thân bên phải/trái hướng về phía người khám. Sử dụng dây rọi để xác định sự di lệch về phía trước hay sau của các điểm mốc của cơ thể.

Bình thường Gù Ưỡn- Quan sát tư thế nghiêng với thân hình học sinh cúi về phía trước: Học sinh đứng thẳng (như tư thế đứng thẳng), phía bên phải/trái hướng về phía người khám. Bảo học sinh chắp 2 bàn tay vào với nhau rồi từ từ cúi người xuống với góc khoảng 900, người khám quan sát tư thế của cột sống.

Các số liệu và các kết quả về cuộc kiểm tra nên được ghi chép qua việc sử dụng thuật ngữ mô tả bất kỳ sự

không tương xứng nào xác định được (ví dụ vai bên phải cao hơn bên trái; khoảng cách từ tay trái tới mình lớn hơn bên phải; cột sống có hình chữ C, S…) trong hồ sơ sức khỏe của học sinh.2.2. Hướng dẫn sử dụng Scoliometer.

BÌNH THƯỜNG Lưng cong đều cân

đối.

CÓ THỂ BỊ CONG VẸO CỘT SỐNG Đường cong không đều có ụ lồi và lưng tròn. Cột sống có ụ lồi gồ lên (gù có góc) Lưng gồ cao lên (khi nhìn với tư thế thẳng đứng)

Page 4: yteduphongtphcm.gov.vn¡m cvcs.docx · Web viewKhám được cong vẹo cột sống trên lâm sàng cho học sinh. Rèn luyện tác phong cẩn thận, chính xác khi thăm

Thực hiện các bước thông thường đối với việc kiểm tra vẹo cột sống có sử dụng thước đo vẹo cột sống (Scoliometer).- Đề nghị học sinh từ từ cúi về phía trước, ngừng lại khi lưng ngang bằng với hông. Xem xét học sinh từ phía sau. Để có thể xem xét tốt nhất, mắt của người khám nên ở mức ngang bằng với lưng. Chú ý đến bất kỳ điểm nhô lên nào của xương sườn và/hoặc có vùng dốc đều xuống (vùng thắt lưng).- Trước khi đo bằng thước đo vẹo cột sống, điều chỉnh tư thế cúi để mức biến dạng cột sống được thể hiện rõ nhất. Tư thế này sẽ khác nhau đối với từng người phụ thuộc vào vùng bị cong. Ví dụ, cong ở thấp vùng cột sống thắt lưng, sẽ yêu cầu đối tượng cúi nhiều hơn về phía trước hơn so với vẹo ở ngực tại vùng cột sống phía trên.- Đặt thước đo vẹo cột sống ngang vùng bị biến dạng vuông góc với thân mình, với mức "0" ngay phía trên gai của cột sống. Để thước đo vẹo cột sống thả nhẹ trên da, chú ý không được ấn xuống. Đọc số độ chỉ trên thước.CHÚ Ý: Nếu có sự mất cân đối ở cả vùng ngực phía trên và vùng thắt lưng phía dưới, cần phải đo ít nhất 2 lần. Các đường cong hầu hết sẽ luôn có hướng ngược chiều, với đường cong ở cột sống vùng ngực sang phải và đường cong khác ở vùng lưng thường sang trái hoặc ngược lại.- Trẻ em được xem là bị vẹo cột sống nếu kết quả đo là 7 độ trở lên ở bất kỳ vị trí nào. Trong một số trường hợp bị vẹo nhẹ, góc đo nhỏ hơn 7 độ, các trường hợp này cần kiểm tra lại trong vòng từ 3 đến 6 tháng.2.3. Kết luận:- Học sinh có bị cong vẹo cột sống không.- Đường cong bất thường ở vùng nào của cột sống? đường cong có cố định không?- Ở tư thế cúi, có ụ lồi xương sườn không? Nếu có góc lệch (sử dụng thước Scoliometre) là bao nhiêu độ?3. Quy trình kiểm tra, can thiệp và theo dõi.

Tất cả trẻ em được xác định mắc vẹo cột sống nên được kiểm tra lại. Để tránh nhận định sai, thì nên được kiểm tra lại ở một cơ sở khác, do một người khác khám sẽ tốt hơn khám lại bởi người khám ban đầu. Ngoài ra, số đo từ thước đo vẹo cột sống cần được ghi lại.

Nếu việc phát hiện vẹo cột sống được khẳng định lại ở người khám khác, nên thông báo cho gia đình trẻ và chỉ dẫn về việc chăm sóc, kiểm tra cho trẻ. Cần biết răng đây không phải là trường hợp khẩn cấp. Chuyên gia y tế trường học có trách nhiệm thông báo cho các phụ huynh, nên giải thích tầm quan trọng của việc kiểm tra, can thiệp, chú ý cần giải thích rõ để không gây ra sự băn khoăn và lo ngại quá mức.

Đối với trường hợp cong vẹo cột sống nặng, có cấu trúc, gây ảnh hưởng tới các chức năng của các cơ quan trong phủ tạng, người y tá trường học cần thông báo cho cha mẹ và đề nghị cần được xử trí về y tế.

Đối với từng trường hợp cong vẹo cột sống nhẹ, không có cấu trúc, người y tá cần thông báo cho cha mẹ, và cùng với gia đình, giáo viên, đặc biệt là giáo viên giáo dục thể chất lên kế hoạch can thiệp phục hồi.

Nhân viên y tế trường học cần làm việc với cha mẹ học sinh để lập lịch đánh giá theo dõi, từ đó người cán bộ y tế sẽ có các thông tin phản hồi cần thiết để cùng với gia đình, giáo viên điều chỉnh việc can thiệp một cách thích hợp và có hiệu quả.4. Lưu giữ hồ sơ

Hồ sơ cong vẹo cột sống của mỗi học sinh cần được lưu giữ và ghi chép bổ sung qua các lần kiểm tra, đánh giá. Tài liệu này giúp cho y tá trường học, chuyên gia y tế, gia đình, lãnh đạo

Page 5: yteduphongtphcm.gov.vn¡m cvcs.docx · Web viewKhám được cong vẹo cột sống trên lâm sàng cho học sinh. Rèn luyện tác phong cẩn thận, chính xác khi thăm

nhà trường nắm bắt được quá trình diễn biết của từng trường hợp cong vẹo cột sống ở học sinh, từ đó có sử điểu chỉnh phù hợp cho từng đối tượng.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ1. Nhìn từ sau (lưng) ra trước, cột sống bình thường (trên 2 tuổi) có hình:

A. là 1 đường thẳng B. có 1 đoạn congC. có 2 đoạn cong D. có 3 đoạn cong E có 4 đoạn cong F. không biết

2. Nhìn từ trái sang phải ( tưu thế nghiêng), cột sống bình thường (trên 2 tuổi) có:A. là 1 đường thẳng B. có 1 đoạn congC. có 2 đoạn cong D. có 3 đoạn cong E. có 4 đoạn cong F. không biết

3. Nếu học sinh có lệch vai thì có thể kết luận rằng:A. chắc chắn học sinh đó có cong vẹo cột sốngB. học sinh đó chưa chắc có cong vẹo cột sốngC. không biết

4. Trong biến dạng cột sống, thuật ngữ cong là để chỉ sự chệch đi của cột sống:A. khi nhìn theo tư thế nghiêng B. khi nhìn theo chiều sau (lưng) - trướcC. khi nhìn theo cả 2 chiều trên D. không biết

5. Trong biến dạng cột sống, thuật ngữ vẹo là để chỉ sự chệch đi của cột sống:A. khi nhìn theo tư thế nghiêng B. khi nhìn theo chiều sau (lưng) - trướcC. khi nhìn theo cả 2 chiều trên D. không biết

6. Các tư thế cần kiểm tra trong khám cong vẹo cột sống?A. khi học sinh đứng tự nhiên, nhìn theo tư thế nghiêng B. khi học sinh đứng tự nhiên, nhìn theo chiều sau (lưng) - trướcC. khi học sinh cúi về phía trước, nhìn từ sau lưng và từ phía đầu xuống lưngD. cả 3 A, B, C.

7. Học sinh có biểu hiện cong vẹo cột sống cần phải chẩn đoán phân biệt với nguyên nhân gây ra do chân ngắn, chân dài khi có:A. sự lệch của 2 vaiB. hai tam giác eo lưng (tam giác eo được tạo thành bởi eo lưng và bờ trong của tay buông

thõng) hai bên không đều nhau.C. sự không ngang bằng của 2 mào chậu hai bên.