20
Mc lc SOÁ 17 T9-2015 m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-05 : Tin trong tỉnh Trang 06-08 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 09-11 : Xuất nhập khẩu Trang 11-14 : Sản xuất kinh doanh Trang 15-16 : Tin thế giới Trang 17-20 : Doanh nghiệp cần biết

m Mục lục - ninhthuan.gov.vn 17(7-9) 2015.pdf · phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Thành Hải mở rộng, nâng tổng quy mô

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Muc luc

SOÁ 17T9-2015

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiDoanh nghieäp caàn bieát

Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-05 : Tin trong tỉnhTrang 06-08 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 09-11 : Xuất nhập khẩuTrang 11-14 : Sản xuất kinh doanh Trang 15-16 : Tin thế giớiTrang 17-20 : Doanh nghiệp cần biết

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHLễ công bố thành

lập Khu công nghiệp Thành Hải

Ngày 25/8/2015, UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố thành lập Khu công nghiệp Thành Hải và trao Giấy chứng nhận đầu tư giai đoạn 2 cho Dự án Nhà máy Bia Sài Gòn-Ninh Thuận. Đồng chí Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.

Cụm Công nghiệp Thành Hải được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phê duyệt Quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 2185/2002/QĐ-UBND ngày 11/6/2002 với diện tích ban đầu 26,75 ha, đã thực hiện đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và giao đất cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đầu tư và hoàn thành đưa vào hoạt động. Để đáp ứng

nhu cầu đất phát triển sản xuất công nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt quy hoạch mở rộng Cụm công nghiệp và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Thành Hải mở rộng, nâng tổng quy mô diện tích lên 77,987 ha, đã thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng (36 ha) và triển khai đầu tư xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật… Đến nay, trong Khu công nghiệp Thành Hải có 14 nhà đầu tư đăng ký thuê 40,28 ha đất thực hiện dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 1.340 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy đạt 64,72%. Trong 6 tháng đầu năm 2015, đã giải quyết việc làm cho 2.030 lao động, doanh thu đạt 654,7 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 254 tỷ đồng.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 620/TTg-KTN ngày 05/5/2015 về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, trong đó chuyển đổi Cụm công nghiệp Thành Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm thành Khu công nghiệp Thành Hải với quy mô diện tích là 77,987 ha.

Ngày 25/6/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 1409/QD-UBND về việc thành lập Khu công nghiệp Thành Hải và tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và trao Giấy chứng nhận đầu tư giai đoạn 2 cho Dự án Nhà máy Bia Sài Gòn-Ninh Thuận vào ngày 25/8/2015. Đến dự và phát biểu tại buổi Lễ Công bố, đồng chí Lưu Xuân

Đồng chí Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Lễ công bố

Đồng chí Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnhtrao quyết định Khu công nghiệp Thành Hải cho

Ban Quản lý các Khu công nghiệp Ảnh:ST

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

TIN TRONH TỈNH

Vĩnh - Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao các doanh nghiệp đã đầu tư và hoạt động trong Khu công nghiệp, góp phần tăng thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời động viên các nhà đầu tư đã và sẽ triển khai đầu tư các dự án trong Khu công nghiệp thực hiện đúng tiến độ đầu tư, sớm đưa vào hoạt động. Đồng chí yêu cầu Ban Quản lý các Khu công nghiệp phối hợp với các sở, ngành liên quan hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai thực hiện dự án đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, đảm bảo vệ sinh môi trường xanh-sạch-đẹp để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng hạ tầng cho các dự án đăng ký đầu tư phát triển; khẩn trương giải phóng mặt bằng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; rà soát hoàn chỉnh về ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư theo quy định,... góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội tỉnh nhà phát triển nhanh, bền vững./.

Phòng QLCN

Tình hình hoạt động ngành Công Thương Ninh Thuận tháng 8 năm 2015

Nhìn chung, tháng 8/2015 hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì tăng trưởng so cùng kỳ. Hoạt động sản xuất các sản phẩm chủ lực tiếp tục duy trì, ổn định thị trường; hoạt động kinh

doanh thương mại có chuyển biến tích cực, sức mua trong dân tăng hơn so với tháng trước. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

Lĩnh vực hoạt động sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) tháng 8/2015 ước đạt 515,5 tỷ đồng, tăng 9,85% so cùng kỳ. Lũy kế 8 tháng ước đạt 3.748 tỷ đồng, tăng 12,2% so cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8/2015 ước tăng 3,5% so với tháng trước và tăng 18,2% so tháng cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 32,8%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 20,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,4%; cung cấp nước, hoạt động xử lý rác thải tăng 9,7%. Chỉ số sản xuất tăng so tháng trước tác động chủ yếu từ một số sản phẩm tăng cao như: muối biển (+45%); quần áo các

loại (+24%); muối chế biến (+17,7%) và sản phẩm mới (bột rau câu carrageenan). Lũy kế 8 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp so cùng kỳ tăng 11%.

Lĩnh vực kinh doanh thương mại: Nhìn chung tháng 8 hoạt động thương mại tiếp tục tăng trưởng so

Một số hình ảnh Tổ chức Phiên chợ hàng Việt về nông thôn

Phân xưởng sản xuất sản phẩm May công nghiệp

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

với cùng kỳ: tình hình giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh tháng 8/2015 có xu hướng giảm, so với tháng trước chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,15%, tăng 0,24% so với cùng kỳ và tăng 1,10% so với tháng 12 năm trước. Tình hình lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh tiếp tục sôi động, nhộn nhịp hơn so với tháng trước, do đây là tháng chuẩn bị bước vào năm học mới, nhu cầu mua sắm các mặt hàng như quần áo, sách vở, dụng cụ học sinh tăng lên đáng kể. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 8/2015 ước đạt 1.178,9 tỷ đồng, tăng hơn 2% so tháng trước và tăng 13,10% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,873 triệu USD tăng 57% so với cùng kỳ; một số mặt hàng chủ yếu tăng khá so cùng kỳ như: Nhân điều đạt 2,108 triệu USD, tăng 115%; hàng thủy sản đạt 2,699 triệu USD, tăng 27,12%. Lũy kế 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 32,122 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ.

Công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, tiếp tục chủ trì và phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan khẩn trương tổ chức, triển khai đợt phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả là các hàng hóa như: dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; tăng cường triển

khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh; tổ chức kiểm tra giám sát các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh trong các đợt điều chỉnh giá bán lẻ vừa qua; tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động bán hàng đa cấp, các chương trình khuyến mại và hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm trên địa bàn tỉnh,… Kết quả, trong tháng 8/2015 lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra xử lý được 100 vụ, thu nộp ngân sách từ xử phạt vi phạm hành chính trên 143 triệu đồng./.

PHÒNG QLCN

Hạnh phúc khi … màu áo xanh về nguồn trên xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc.

Nằm trong chương trình Thanh niên tình nguyện hè

2015, trong 2 ngày 8 và 9 tháng 8, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh và chi Đoàn Sở Công Thương đã tổ chức hành trình về nguồn tại xã Phước Kháng (Thuận Bắc). Với nhiều hoạt động thiết thực, chương trình vừa mang ý nghĩa xã hội tích cực, vừa mang đến cho bà con, đồng bào và thanh niên nơi đây một luồng gió mới năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.

Với tinh thần xung kích, hăng hái, nhiệt huyết của tuổi trẻ Ninh Thuận nói chung, tuổi trẻ đoàn khối các cơ quan tỉnh và Chi đoàn Sở Công Thương nói riêng, màu áo xanh đã không ngại gian khó, xa xôi để về với bà con nhân dân các xã, huyện. Đường về với xã Phước Kháng không hẳn gian nan mấy như ngày xưa nữa, nhưng cũng khá mệt

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

bởi đường xa và nhiều lý do khách quan khác nhưng khi vừa đến nơi, nhìn thấy cả trăm bà con nhân dân trong xã đợi sẵn bỗng tất cả các thành viên trong đoàn điều rất vui và cảm động. Bà con nhân dân đang đợi mình, đợi… không hẳn vì những phần quà nhỏ mình đem xuống mà còn có ý nghĩa hơn khi bà con cảm nhận được tấm lòng của các bạn trẻ và thể hiện nó bằng một thứ quý giá… đó là tấm lòng của nhân dân. Dưới bóng mát của tình cảm và những trái tim của tuổi trẻ như nồng thắm hơn, đập rộn ràng hơn cho những nhịp đập ý nghĩa với cuộc đời.

Trong chương trình và hoạt động của Đoàn, lực lượng đoàn viên thanh niên đã phối hợp với xã Đoàn tổ chức dọn vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm trên 1000m đường giao thông trung tâm xã; thăm, tặng quà cho 25 gia đình chính sách; sửa chữa nhà ở cho 5 gia đình neo đơn, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; tổ chức tập huấn cho bà con nông dân trên địa bàn về kỹ thuật chăm sóc lúa, cây trồng ngắn ngày, cây chịu hạn. Mặc cho cái oi bức, nắng nóng của những ngày hè, màu áo xanh ấy cùng những giọt mồ hôi vẫn thể hiện sự hăng hái, nhiệt tình trong mỗi hoạt động. Bạn

Lưu Thanh Hùng (Chi đoàn Sở Công Thương) chia sẻ: “Tuy thời tiết hôm nay không ủng hộ mọi người cho lắm (cười), nhưng với tinh thần thanh niên xung phong, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, khi cần thanh niên có, khi khó có thanh niên, Hùng và mọi người đã hoàn thành tốt các công việc mà Đoàn đã giao phó. Nói thiệt cũng hơi mệt (cười), nhưng hy vọng phần việc nhỏ này của mình có thể mang lại cho bà con, đồng bào nơi đây một điều gì đó thật ý nghĩa”.

Nhớ lại lời Bí thư Chi đoàn Sở Công Thương Huỳnh Hữu Tinh chia sẻ: “Tuổi trẻ đoàn thanh niên luôn mong muốn góp một phần sức trẻ của mình giúp bà con nơi đây thực hiện một số công trình, phần việc, tuy không nhiều nhưng cũng là tấm lòng của tuổi trẻ đoàn thanh niên của Sở Công Thương hướng về cội nguồn, thể hiện đạo lý ngàn đời của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”. Những việc làm của tuổi trẻ chi đoàn anh em mình dù có hạn hẹp bởi những việc làm, có gói gọn trong những món quà đơn sơ, giản dị nhưng tấm lòng thì vượt lên trên tất cả và không đong đếm bao giờ”.

Bên cạnh đó, hành trình về nguồn cũng tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao, trò chơi

tập thể như: bóng chuyền, các trò chơi dân gian,… rất vui và có ý nghĩa cho bà con nơi đây. Giúp cho tình cảm giữa các dân tộc anh em ngày càng gắn kết hơn, góp phần chung tay xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh và phát triển hơn.

Dấu ấn thanh niên sẽ in hình trên những con đường, trong những mái nhà của những người dân nhưng có một dấu ấn quý giá nhất, đáng trân trọng nhất mà mỗi đoàn viên thanh niên chúng ta phải biết gìn giữ và phát huy, đó là dấu ấn trong trái tim của bà con nhân dân. Xin mượn lời chia sẻ mộc mạc của chị Chamalea Thị Xuân (thôn Đá Mài Dưới và là Hộ nghèo của xã) để khép lại bài viết và qua đó cũng nói lên tình cảm mà bà con nơi đây đã dành cho Đoàn Thanh niên: “ Chời ơi, tụi tui nghe có mấy cô chú Đoàn Thanh niên trên tỉnh về tặng quà, tặng gạo, sửa nhà cho bà con trên đây nên tụi tui mừng lắm. Nhà tui khó khăn lắm khi chồng tui mất sớm… chỉ còn mình tui với đứa con 5 tuổi, tui thì đi làm mướn, hái rau để sống qua ngày, cũng nhờ các cô chú thương cho gạo, sửa nhà nên mẹ con tui biết ơn lắm mà không có gì cho lại các cô chú thanh niên,…”.

Thanh Hùng

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

Thị trường hàng hóa trong nước tuần qua: điều giảm

Hạt điềuNgày 24/8, giá điều khô

(chưa bóc vỏ) tại Đắk Lắk giảm 2.000 đ/kg xuống mức 27.000 đ/kg.

Giá các chủng loại điều Ấn Độ ngày 24/8 ổn định. Theo đó, các chủng loại hạt điều W240/W450 giữ ở mức lần lượt 3.65-3.72 USD/lb và 3.25-3.35 USD/lb. Các chủng loại điều tách, vỡ, mảnh ổn định so với ngày hôm trước, ở mức lần lượt 3.00 – 3.10 USD/lb, 2.752.85 USD/lb và 2.45-2.55 USD/lb.

Từ ngày 11/8/2015, tỷ giá giữa đồng NDT và các ngoại tệ mạnh trên thế giới có biến động mạnh; bên cạnh đó là những điều chỉnh tỷ giá kịp thời của Ngân hàng Nhà nước, một số chuyên gia đánh giá thì ngành điều khá may mắn bởi thời điểm này không phải cao điểm nhập khẩu nguyên liệu của năm.

Thị trường rau quả tuần qua: được mùa, giá giảm

Giá thanh long giảm mạnhGiá thanh long tại nhiều

nhà vườn hiện chỉ còn 1.000 – 3.000 đ/kg, so với cách đây vài tháng giá đã giảm mất một nửa. Một trong những nguyên nhân là đầu ra chủ

yếu phụ thuộc thị trường Trung Quốc.

Theo một số nhà vườn tại huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), hiện giá thanh long ruột đỏ bán cho thương lái có loại chỉ hơn 1.000 đ/kg, loại đẹp hơn giá ở mức 3.000 – 5.000 đ/kg, so với năm ngoái, mức giá này đã giảm vài ngàn đồng. Còn so với đợt thu hoạch trước vào tháng 2 ở mức 13.000 – 17.000 đ/kg, hiện nay giá thanh long chỉ còn chừng 1/3. Nông dân bán ra không có lãi. Tình trạng này cũng diễn ra tại Bình Thuận, địa phương có diện tích trồng thanh long lớn của cả nước.

Nguyên nhân rớt giá, được các nông dân trồng thanh long cho rằng do trồng quá nhiều nhưng không bán được nên giá đua nhau giảm.

Còn dưới góc độ doanh nghiệp, phân tích đầu ra của thanh long Việt Nam chủ yếu vẫn phụ thuộc thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch nên luôn rủi ro. Các thương lái Trung Quốc rất am hiểu tình hình mùa vụ thanh long tại Việt Nam, do đó họ có thể ép giá khi đang thu hoạch rộ.

Một số doanh nghiệp vừa qua mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ, thế nhưng sản lượng xuất sang thị trường

này đang chững lại. Hầu như các chuyến hàng vận chuyển bằng đường biển dừng lại. Các công ty chỉ hoạt động cầm chừng bằng các chuyến hàng bay.

Thị trường thực phẩm chay nhộn nhịp mùa Vu Lan

Từ đầu tháng 7 âm lịch đến nay, sức mua thực phẩm chay tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh tăng mạnh, ở mức 30 - 50% so với tháng trước. Đặc biệt trong những ngày chuẩn bị mùa Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) thị trường thực phẩm chay càng nhộn nhịp hơn, nhất là tại các chợ đầu mối, siêu thị.

Theo Phó Giám đốc chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, nếu ngày thường lượng hàng về chợ này đạt 2.000 - 2.500 tấn/ngày, thì hiện tăng lên 4.000 tấn/ngày. Đặc biệt sức tiêu thụ các mặt hàng rau củ, quả đang duy trì ở mức tăng cao với nhiều loại thực phẩm chay bán rất chạy.

Mặc dù sức tiêu thụ thực phẩm chay tăng mạnh, nhưng các đơn vị bán buôn đều nhận định, do nguồn cung dồi dào nên giá cả các mặt hàng thực phẩm này tăng không đáng kể. Tuy nhiên, một số sản phẩm hút

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

hàng hoặc sức mua tăng đột biến thì giá bán tăng cao so với thời điểm bình thường. Cụ thể, một số mặt hàng có giá bán tăng ở mức từ 10 - 20% như cà chua 15.000 đồng/kg, bắp cải 18.000 đồng/kg, cải thảo 27.000 đồng/kg, khổ qua 30.000 đồng/kg...

Tương tự, một số loại trái cây, hoa tươi cũng tăng giá nhẹ so với thời điểm bình thường, gồm: thanh long giá 20.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng/kg), nhãn Bắc 50.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng/kg), xoài cát Hòa Lộc 50.000 - 60.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng/kg); hoa cúc các loại giá từ 20.000 - 25.000 đồng/bó (tăng 5.000 đồng/bó), ly ly 120.000 - 150.000 đồng/bó (tăng 20.000 đồng/bó).

Nhằm hưởng ứng và tạo cầu nối cho nhà sản xuất tiếp thị sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đồng loạt tung ra chương trình khuyến mãi, giảm giá. Mùa Lễ Vu Lan năm nay, hệ thống siêu thị Lotte Mart thực hiện giảm giá các mặt hàng rau củ, quả; thực phẩm khô; thực phẩm đóng hộp... Cụ thể, các sản phẩm như nấm đùi gà giá chỉ 23.500 đồng/gói 200g, nấm kim châm 13.500 đồng/gói 200g; thực phẩm chay đóng hộp các loại có giá từ 22.800 - 24.500 đồng/sản phẩm; bún gạo, mì gói, hủ tiếu, phở giá từ 2.200 - 5.700 đồng/sản phẩm...

Ông Hồ Quốc Nguyên, Giám đốc Quan hệ công chúng - Đối ngoại, hệ thống Big C cho biết, từ nay đến hết ngày 7/9, hệ thống siêu thị Big C triển khai chương trình khuyến mãi hơn 1.200 mặt hàng với mức giảm giá từ 5% - 49%. Trong đó có các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ, quả... Hệ thống siêu thị Big C kỳ vọng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chi tiêu hợp lý cho mọi gia đình Việt.

Ghi nhận thị trường Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, trào lưu ăn chay ngày càng lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là trong giới trẻ. Bên cạnh đó, ăn chay không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng, tâm linh mà đã trở thành xu hướng phổ biến trong cộng đồng vì nhiều người dân có xu thế ăn chay nhằm hướng đến mục tiêu cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe, bảo vệ môi trường… Do đó, trong mùa Vu Lan năm nay, trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh xuất hiện nhiều địa điểm kinh doanh món chay với giá rất phải chăng nhưng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại một số quán còn thiết kế không gian ấm cúng, thanh tịnh và đôi khi phục vụ nhạc Phật, kinh Phật mang lại cho thực khách không gian bình yên, lắng động và tĩnh tâm sau những bận rộn của cuộc sống mưu sinh hàng ngày.

Đơn cử, có thể thưởng những thực đơn món chay đặc sắc, phong phú tại một số địa điểm kinh doanh như:

quán chay sau chùa Việt Nam Quốc Tự (quận 10), Định Ý (quận 1), Thuyền Viên (quận Phú Nhuận), Sài Gòn chay (quận 10)... phục vụ thực đơn chay tất cả các ngày; từ sáng đến tối với giá dao động 15.000 - 50.000 đồng/phần. Đặc biệt hưởng ứng mùa Lễ Vu Lan năm nay, các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng như Kim Đô, Bông Sen, Cỏ Lạ, Metropole... giới thiệu những thực đơn chay hấp dẫn, độc đáo được chế biến bởi những đầu bếp danh tiếng và kết hợp với chương trình biểu diễn ca múa nhạc dân tộc với giá vé trung bình là 149.000 đồng/người lớn và 75.000 đồng/trẻ em.

Đồng Nai: Lúa đầu vụ giá thấp

Tính đến thời điểm hiện nay, nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt hạn đầu vụ nên năng suất lúa đạt thấp, trung bình từ 6-6,5 tấn/ha, có khu vực chỉ đạt 4 tấn/ha.

Trong khi đó, giá lúa bán tại ruộng hiện chỉ từ 41.000 – 42.000 đồng/kg, giảm khoảng 400 đồng/kg so với vụ trước đó. Năng suất thấp, ngay đầu vụ thu hoạch giá đã giảm, khiến nông dân trồng lúa lo giá cả thị trường sẽ càng bất lợi khi bước vào mùa thu hoạch rộ. Vài năm trở lại đây, giá lúa biến động thất thường theo xu hướng ngày càng giảm, khiến nông

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

dân không còn mặn mà với cây trồng này.

Đồng Nai: Bưởi đường lá cam tăng giá mạnh dịp trung thu

Theo Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu), năm nay số lượng bưởi đường lá cam cung cấp cho thị trường mùa trung thu giảm khoảng 70% so với mọi năm. Nguyên nhân do các nhà vườn tập trung cho vụ thu hoạch bưởi tết nên xử lý giảm sản lượng bưởi chín vào mùa trung thu. Hiện giá bưởi đường lá cam loại 1 bán tại vườn khoảng 500 ngàn đồng/chục, tăng 100 ngàn đồng/chục so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sẽ khó xảy ra hiện tượng khan hàng sốt giá mặt hàng này vào dịp trung thu do nguồn cung bưởi, nhất là giống bưởi da xanh ruột hồng vẫn dồi dào. Cụ thể, giá bưởi da xanh ruột hồng hiện đang hạ nhiệt; giá bán hiện dao động từ 30-40 ngàn đồng/kg, giảm khoảng

5 ngàn đồng/kg so với một tháng trước đó. Vài năm trở lại đây, diện tích bưởi da xanh ruột hồng ngày càng được nhân rộng, sản lượng dồi dào khiến giá bán hạ nhiệt.

Giá xăng giảm gần 1.200 đồng/lít

Chiều ngày 3/9, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã có Công văn 9144/BCT-TTTN gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, trên cơ sở bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày kể từ ngày 19/8/2015 đến hết ngày 2/9/2015 là 58,299 USD/thùng xăng RON 92, 56,414 USD/thùng dầu diesel 0.05S, 56,247 USD/thùng dầu hỏa, 229,192 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S.

Thực hiện quy định và căn cứ nguyên tắc tính giá cơ sở theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về

kinh doanh xăng dầu, Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC của Liên Bộ Công Thương - Tài chính quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giảm giá các mặt hàng xăng dầu. Cụ thể: Xăng RON 92, E5 giảm 1.198 đồng/lít; dầu diesel 0.05S giảm 111 đồng/lít; dầu hỏa giảm 123 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S giảm 785 đồng/kg.

Việc trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu như quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

Thời gian thực hiện từ 15h00 ngày 3/9/2015.

Chi tiết văn bản điều hành xem tại đây.

Kể từ 15h00 hôm nay, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giảm giá các mặt hàng xăng dầu, mức giá mới như sau:

Trung tâm TTCN&TM

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

Những nhóm hàng xuất khẩu chính 7 tháng đầu năm 2015

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan,trong 7 tháng/2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt hơn 187,06 tỷ USD, tăng12,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 91,77 tỷ USD, tăng 8,9%.

Các nhóm hàng xuất khẩu chính gồm:

Điện thoại các loại và linh kiện: Tháng 7-2015, cả nước xuất khẩu 2,54 tỷ USD điện thoại các loại và linh kiện, giảm 3,2% so với tháng trước. Qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2015 lên 17,15 tỷ USD, tăng 28,6%, tương đương tăng 3,81 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2014.

Những đối tác chính nhập khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng đầu năm 2015 là: EU với 5,75 tỷ USD, tăng 19,3%; Tiểu Vương quốc Ảrập Thống Nhất 2,68 tỷ USD, tăng 19,3%; Hoa Kỳ 1,53 tỷ USD, tăng 90%...

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7-2015 là 1,22 tỷ USD, giảm 8,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7-2015,

trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 8,58 tỷ USD, tăng 55,4%, tương đương tăng 3,06 tỷ USD về số tuyệt đối.

Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 1,68 tỷ USD, tăng 63,4%, sang Hoa Kỳ 1,51 tỷ USD, tăng 63,7%; Trung Quốc 1,45 tỷUSD, tăng 31,3%; Hồng Kông 991 triệu USD, tăng 149%... so với cùng kỳ năm trước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: Trong tháng 7-2015, xuất khẩu đạt hơn 700 triệu USD, tăng 5% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2015 lên 4,49 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Tính đến hết tháng 7-2015, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ là gần 862 triệu USD, tăng 22,9%; sang Nhật Bản 819 triệu USD, tăng nhẹ 2,1%; sang Trung Quốc 380 triệu USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước.

Hàng dệt may: Trị giá xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng đạt 2,39 tỷ USD, tăng 12,7% so với tháng trước.Trong 7 tháng/2015, tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 12,61 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản

tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2014 tương ứng là: 6,3 tỷ USD và 14%; 1,95 tỷ USD và 4,2%; 1,48 tỷ USD và 5,6%.

Giày dép các loại: Tháng 7-2015, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 1,13 tỷ USD, giảm 3,8% so với tháng trước. Tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2015 đạt 6,97 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường Hoa Kỳ và EU đều đạt gần 2,4 tỷ USD với tốc độ tăng lần lượt là 30,2% và16% trong 7 tháng. Tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2015 đạt 5,85 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường Hoa Kỳ và EU đều là 2 tỷ USD với tốc độ tăng lần lượt là 30,2% và17%.

Xơ, sợi dệt các loại: Xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong tháng đạt 85 nghìn tấn với trị giá gần 228 triệu USD, tăng 2,7% về lượng và tăng 1,8% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7-2015, lượng xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 556 nghìn tấn, tăng 18% và trị giá đạt 1,49

XUẤT NHẬP KHẨU

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước

Trong 7 tháng đầu năm 2015, nhóm hàng xơ sợi dệt các loại xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 284 nghìn tấn tăng 42,1%; sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt hơn 58 nghìn tấn, giảm 5,8%; sang Hàn Quốc đạt hơn 42 nghìn tấn, tăng 10,8%... so với cùng kỳ năm 2014.

Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù: Trong tháng xuất khẩu mặt hàng này đạt hơn 243 triệu USD, giảm 6,9% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2015 lên 1,7 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hoa Kỳ là đối tác chính nhập khẩu túi xách, ví, vali mũ và ô dù của Việt Nam trong 7 tháng/2015 với 709 triệu USD, tăng14,3% so với 7 tháng/2014, tiếp theo là EU với trị giá xuất khẩu với 441 triệu USD, tăng 13,9%; Nhật Bản là 183 triệu USD, tăng 10,8% .

Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuất khẩu trong tháng đạt gần 591 triệu USD, tăng 3,8% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng/2015 lên hơn 3,75 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2014.

Tính đến hết tháng 7-2015, nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất sang Hoa Kỳ đạt 1,45 tỷ USD, tăng 19,2%; sang Nhật Bản: 564 triệu USD tăng 3,1%; sang Trung Quốc: 498 triệu USD

giảm nhẹ 0,3%; … so với cùng kỳ năm 2014.

Dầu thô: Lượng xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng là hơn 800 nghìn tấn, giảm 4,8%; đơn giá bình quân (giá tạm tính) xuất khẩu là 424 USD/tấn (tương ứng 55 USD/thùng), giảm 11,7% nên kim ngạch chỉ đạt 340 triệu USD, giảm 15,9% so với tháng trước.

Tính đến hết tháng 7-2015, lượng xuất khẩu dầu thô đạt 5,44 triệu tấn, tăng 1,5%. Do đơn giá bình quân giảm tới 47,8% nên trị giá xuất khẩu chỉ đạt 2,46 tỷ USD, giảm 47,1% (tương ứng giảm 2,18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Cà phê: Xuất khẩu cà phê trong tháng 7-2015 đạt 107 nghìn tấn, tăng 2,8% so với tháng trước, nâng tổng lượng xuất khẩu của mặt hàng này trong 7 tháng/2015 đạt hơn 786 nghìn tấn, trị giá đạt 1,62 tỷ USD, giảm 34,3% về lượng và giảm 34,2% về trị giá so với 7 tháng/2014.

Gạo: Lượng gạo xuất khẩu tháng 7/2015 đạt 608 nghìn tấn, tăng 2,3% so với tháng trước, nâng tổng lượng xuất khẩutrong 7 tháng/2015 lên 3,59 triệu tấn giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Đơn giá xuất khẩu bình quân trong 7 tháng/2015 của mặt hàng này cũng giảm 5,3% nên trị giá xuất khẩu là 1,54 tỷ USD, giảm 11,4% so với 7 tháng/2014.

Xuất khẩu gạo trong 7 tháng/2015 sang 2 thị

trường lớn là Trung Quốc đạt 1,33 triệu tấn, giảm 7,2% và sang Philippin đạt 588 nghìn tấn, giảm 34,3%. Tuy nhiên, lượng gạo xuất khẩu sang thị trường châu Phi trong 7 tháng/2015 tăng tới 37% so với cùng kỳ năm trước và đạt gần 540 nghìn tấn.

Hàng thủy sản: Trong tháng 7-2015, xuất khẩu hàng thủy sản của cả nước đạt 596 triệu USD, tăng 5,1% so với tháng trước. Tổng trị giá xuất khẩu hàng thủy sản trong 7 tháng/2015 đạt 3,58 tỷ USD, giảm 16,1% (tương ứng giảm 684 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang một số thị trường chính như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đều giảm mạnh, cụ thể xuất sang Hoa Kỳ đạt 687 triệu USD, giảm 29,4%; sang EU đạt 653 triệu USD, giảm 15,6%; sang Nhật Bản đạt553 triệu USD, giảm 10,6%.

Cao su: Lượng xuất khẩu cao su trong tháng 7-2015 đạt 106 nghìn tấn, tăng 15,4% và trị giá đạt 157 triệu USD, tăng 12,9% so với tháng trước. Trong 7 tháng đầu năm 2015, lượng cao su xuất khẩu của cả nước tăng 14,2% nhưng giá xuất khẩu bình quân giảm tới 20,2% nên trị giá xuất khẩu mặt hàng này chỉ đạt 763 triệu USD, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 7 tháng qua với 248 nghìn tấn, tăng

XUẤT NHẬP KHẨU

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

37,8% và chiếm 48% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.

Xuất khẩu tôm chỉ khó khăn trong ngắn hạn

Xuất khẩu tôm chỉ khó khăn trong ngắn hạn.Đây là nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tại Hội chợ Triển lãm Quốc tế Thủy sản Việt Nam 2015 diễn ra tại TP Hồ Chí Minh vừa qua.

Theo VASEP, nửa đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tôm sang một số thị trường chính đã giảm mạnh như Mỹ (hơn 50%), Trung Quốc

(28%), Nhật Bản (gần 19%) và EU (hơn 14%). Dự báo, trong tình hình thị trường không có dấu hiệu cải thiện, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tôm chỉ đạt khoảng 3,2 tỷ USD, giảm 17% so với năm 2014. Nguyên nhân do một thời gian dài, tỷ giá đồng Việt Nam giữ giá so với đồng USD, trong khi các đồng tiền khác giảm giá, khiến tôm Việt Nam không cạnh tranh được với các nước. Bên cạnh đó, nguồn cung tăng trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm đã khiến tôm Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn.

Tuy nhiên, VASEP dự báo,

xuất khẩu tôm của Việt Nam chỉ gặp khó khăn trong ngắn hạn, về lâu dài, tôm xuất khẩu vẫn có những tín hiệu tích cực. Với các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia đàm phán, sớm có hiệu lực như giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Việt Nam và EU… sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho con tôm nói riêng. Hơn nữa, Việt Nam là nước sản xuất tôm sú lớn nhất thế giới và là nguồn cung cấp tôm cỡ lớn ổn định, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng.

Trung tâm TTCN&TM

Chế biến, xuất khẩu tôm cuối năm sẽ tăng khá

Theo VASEP, 6 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt hơn 1,2 tỷ USD, giảm 28% so cùng kỳ năm 2014. Dự báo xuất khẩu tôm 6 tháng cuối năm dự báo khó có thể bứt phá để đạt được con số xuất khẩu ấn tượng như năm 2014, nhưng sẽ khởi sắc so với nửa đầu năm 2015.

Nhận định này đưa ra do tình hình nuôi, chế biến, xuất khẩu tôm của một số thị trường chính đang có dấu hiệu suy giảm.

Trong vụ tôm đầu năm,

người nuôi Ấn Độ phải thu hoạch sớm do tôm nước này bị ảnh hưởng bởi virus đốm trắng và thiếu ôxy. Do nhu cầu yếu từ Mỹ, lại phải thu hoạch sớm, trong tháng 7 giá tôm Ấn Độ tất cả các cỡ giảm mạnh tại bang Andhra Pradesh, vùng sản xuất tôm chính của Ấn Độ. Từ tháng 9 trở đi, nguồn cung có thể giảm do người nuôi ở Ấn Độ sẽ hạn chế thả nuôi do giá nguyên liệu thấp, giảm xuống gần với giá thành sản xuất, thậm chí thấp hơn. Theo báo cáo của Rabobank về tình hình nuôi tôm năm 2015 của Ấn Độ, nếu đợt

thả mới bị dịch bệnh bùng phát thì tổng sản lượng tôm trong năm nay của Ấn Độ sẽ giảm xuống ít nhất 30% so năm 2014.

Tôm nuôi ở Ecuador chết nhiều từ cuối tháng 4 và một số người nuôi phải thu hoạch sớm để khắc phục tình trạng này. Dự kiến tới tháng 9 năm nay, người nuôi giảm mật độ thả nuôi do lo ngại dịch bệnh nên sẽ thu hẹp nguồn cung. EMS có thể đã lan rộng ra 4 tỉnh của Ecuador. Ngoài ra, dịch EMS ở Trung Mỹ và Mexico có thể khiến sản lượng tôm ở Trung Mỹ năm nay giảm

SẢN XUẤT KINH DOANH

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

25% so với năm ngoái.Tại Thái Lan, hiện trên

33% diện tích nuôi tôm chưa được thả nuôi và diện tích đã thả nuôi có mật độ thưa và thu hoạch trước khi tôm được 10 gram. Người nuôi Thái Lan sẽ hạn chế thả nuôi trong 6 tháng cuối năm do giá nguyên liệu thấp, giảm xuống gần với giá thành sản xuất. Giá tôm Thái Lan cuối tháng 7 giảm 33% so với cùng kỳ 2014, tuy nhiên vẫn cao hơn so với Ấn Độ, Indonesia và Ecuador. Hiệp hội Tôm Thái Lan cho rằng giá thấp khiến người nuôi không muốn tăng diện tích thả nuôi năm 2015 nên sản lượng năm 2015 chỉ tương đương mức 210.000 tấn của năm 2014. Nước này cần ít nhất 3 năm nữa để sản lượng quay trở lại mức bình thường.

Mặc dù, suy thoái kinh tế thế giới, nhu cầu yếu, sản lượng tôm của Việt Nam chưa thể tăng mạnh so với năm ngoái nhưng xuất khẩu tôm Việt Nam nửa cuối năm có tín hiệu tích cực vì nguồn cung tôm thế giới giảm sẽ dẫn tới giá tăng.

Thị trường phân bón ổn định

Trong tháng 7 và 8, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, dự kiến nguồn cung phân

đạm nói chung và ure nói riêng sẽ tiếp tục ổn định.

Nguồn cung ure giảm nhẹ

Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (Đạm Ninh Bình) - cho biết: Trong tháng 7 và 8, công ty mất khoảng nửa tháng để dừng máy bảo trì. Vì thế, lượng hàng sản xuất hạn chế, sản xuất ra bao nhiêu, tiêu thụ bấy nhiêu. Hiện tại, nhà máy đi vào sản xuất ổn định và chạy hết công suất từ đầu tuần. Giá đạm Ninh Bình giao cho các đại lý cấp I khoảng 7.400đ/kg. Đặc biệt, đạm Ninh Bình trong tháng không có hàng tồn kho. Đây là lần đầu tiên kể từ khi sản xuất ổn định, lượng tồn kho nhà máy bằng không. Nguyên nhân chính do thị trường khan hàng cũng như nhà máy dừng bảo dưỡng, sữa chữa đúng giai đoạn cao điểm của mùa vụ.

Ghi nhận trong suốt tháng 7, đạm Hà Bắc liên tục khan hàng, lượng sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của bà con. Diễn biến khan hiếm hàng còn nghiêm trọng hơn, nhất là khi nguồn cung chính là đạm Ninh Bình dừng sửa chữa bảo dưỡng một thời gian dài.

Về nhập khẩu, đạm Trung Quốc gần như không có hàng, lượng hàng nhỏ lẻ về Hải Phòng bằng đường thủy chào giá từ 7.600 đ/kg.

Đạm Trung Quốc giao tại Lào Cai cũng không có hàng do chào mức giá quá cao, hàng về bằng đường sắt chào tại Đông Anh với giá 7.500 đ/kg. Giá bán lẻ đạm Trung Quốc khoảng 400.000 đồng/bao. Như vậy, mức giá này cũng ngang bằng với hàng sản xuất trong nước.

Tại Sài Gòn, so với nửa đầu tháng 7, lượng hàng nhập khẩu về cảng Sài Gòn đầu tháng 8 đã giảm mạnh. Nguồn cung ure trong thời gian tới có thể sẽ hạn chế hơn khi Nhà máy Đạm Cà Mau bảo dưỡng kéo dài từ ngày 10-25/8.

Các mặt hàng phân bón ổn định

Khác với mặt hàng ure, mặt hàng kali và NPK ổn định hơn về giá và cán cân cung cầu. Mặt hàng kali Phú Mỹ tại thị trường Bắc Trung bộ trong tháng tiêu thụ khá tốt, nếu giữ vững sự ổn định, sản phẩm kali Phú Mỹ sẽ được thị trường chấp nhận. Trong khi đó, mặt hàng NPK các loại tiêu thụ ở mức vừa phải do nhu cầu sử dụng không nhiều. Tại các tỉnh ĐBSLC, giá phân bón ổn định. Cụ thể, ure ở mức 8.000-8.200 đ/kg; NPK giá 9.600- 9.700 đ/kg; DAP giá 11.400- 11.450 đ/kg; Kali 7.350- 7.500 đ/kg. Tại Lào Cai, lượng phân bón nhập khẩu 2 ngày cuối tuần (15-16/8) vẫn khá ổn định. Với mặt hàng DAP, lượng nhập khẩu tại ga Lào Cai khoảng

SẢN XUẤT KINH DOANH

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

1.200- 2.000 tấn/ngày; tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai (gần khu công nghiệp Kim Thành) khoảng 500-700 tấn. Trong khi đó, lượng SA và Ammoni Clorua nhập khẩu khoảng 400-500 tấn/ngày; 100-200 tấn/ngày.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 7/2015 đạt 521 nghìn tấn với giá trị 161 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu phân bón 7 tháng đầu năm 2015 đạt 2,56 triệu tấn.

Giá trị nhập khẩu đạt 811 triệu USD, tăng 18,5% về khối lượng và cũng tăng 18,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm ure ước đạt 234 nghìn tấn với giá trị đạt 75 triệu USD, tăng gấp 2,2 lần về khối lượng và tăng 2,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Sản xuất rải vụ trên cây nhãn mang lại hiệu quả kinh tế cao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo «Đánh giá kết quả thực hiện rải vụ trên cây nhãn, phương hướng sản xuất rải vụ cây nhãn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và liên kết sản xuất - tiêu thụ». Sản xuất trái cây rải vụ đã hình thành nhiều năm nay. Đây là một trong những

giải pháp nhằm giảm áp lực thị trường, hạn chế cảnh “trúng mùa rớt giá” mà nhà vườn ở ĐBSCL đang gặp phải. Năm 2014, 6 tỉnh là Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng và Cần Thơ đã tham gia sản xuất rải vụ thu hoạch trên cây nhãn với diện tích nhãn trái vụ hơn 11.000 ha, chiếm hơn 43% tổng diện tích cây nhãn. Bước đầu, các địa phương đã hình thành liên kết, điều phối trong sản xuất rải vụ, giúp tăng hiệu quả sản xuất với sản lượng thu hoạch được trên 116.500 tấn (chiếm gần 43% tổng sản lượng), đồng thời nâng cao thu nhập cho nông dân. Giá các loại trái cây trái vụ thường cao gấp đôi so với chính vụ, tiêu biểu như nhãn tiêu da bò (giống nhãn chiếm 70% diện tích trồng nhãn của 6 tỉnh) có giá chính vụ là 7.000 đồng/kg thì giá trái vụ là từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/kg, lợi nhuận sau khi thu hoạch trái vụ cao gấp gần 4 lần so với chính vụ. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ trái nhãn chính vụ của các địa phương chủ yếu được xuất sang Trung Quốc với 80% sản lượng, 20% còn lại được tiêu thụ nội địa ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, thì đối với nhãn trái vụ, thị trường được mở rộng sang cả Đài Loan và các nước khác trong khối Asean.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập khẩu 2, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nhãn Việt Nam mới được mở cửa vào thị trường Mỹ cuối năm 2014, tuy nhiên trong 7 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã xuất gần 300 tấn nhãn với giá 18 USD/kg. Tiềm năng xuất khẩu của trái nhãn trong thời gian tới là rất lớn, do nhãn được trồng rải vụ và vì phẩm chất nhãn được thị trường Mỹ đánh giá cao. Tuy nhiên, nhà vườn phải duy trì canh tác theo VietGap, giữ vững chất lượng và không sử dụng những nhóm thuốc cấm. Các doanh nghiệp cần tích cực, chủ động tìm kiếm các đối tác để ký hợp đồng xuất khẩu lâu dài; liên kết chặt chẽ với nhà vườn và chỉ thu mua sản phẩm tại các nhà vườn đã được cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện để xuất khẩu. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, để sản lượng cây nhãn ổn định, đáp ứng nhu cầu thị trường cần thực hiện các biện pháp điều phối và tổ chức sản xuất hợp lý. Năm 2016, các tỉnh tiếp tục thực hiện rải vụ trên cây nhãn với diện tích trên 11.600 ha, chiếm gần 45% tổng diện tích nhãn cho sản phẩm, sản lượng dự kiến gần 120.000 tấn.

SẢN XUẤT KINH DOANH

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

Để sản xuất rải vụ trên cây nhãn đạt hiệu quả cao, các tỉnh tiếp tục tuyên truyền, vận động nhà vườn trồng nhãn tập trung phòng chống triệt để bệnh chổi rồng, đồng thời xây dựng và củng cố vùng nguyên liệu. Các nhà vườn liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm; thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã để làm đầu mối ký kết hợp đồng với doanh nghiệp.

Trong quá trình sản xuất, các nhà vườn tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện quy trình canh tác theo hướng an toàn. Các tỉnh tăng cường nhiều biện pháp quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu và nội địa để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, các địa phương cần khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến, bảo quản nhằm điều tiết sản lượng cung cấp ra thị trường khi thu hoạch rộ, kéo dài thời gian tiêu thụ và đa dạng hóa sản phẩm./.

Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu thủy sản các tháng cuối năm

Chiều 31/8/2015, tại Hà Nội, Bộ NN và PTNT đã tổ chức Họp báo thường kỳ về kết quả công tác tháng 8 và một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 năm 2015.

Trong tháng 8/2015, mặc dù ngành đã đạt được kết quả tích cực, nhưng vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: Nuôi tôm thẻ chân trắng tiếp tục suy giảm về sản lượng; xuất khẩu một số mặt hàng nông sản vẫn còn gặp khó khăn, suy giảm mạnh; tiến độ thực hiện Nghị quyết 19, các nhiệm vụ về cải cách hành chính, xây dựng văn bản pháp quy còn chậm.

Về lĩnh vực thủy sản, tổng sản lượng thuỷ sản 8 tháng ước đạt 4,3 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2014. Riêng trong tháng 8, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt khai thác thủy sản nên khai thác ước đạt 258 nghìn tấn, đưa sản lượng khai thác thủy sản 8 tháng lên 1.988 nghìn tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

Về tình hình xuất khẩu, lượng xuất khẩu thủy sản tuy đạt gần 4,13 tỉ USD, nhưng giá trị này cũng đã giảm 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lý giải về vấn đề này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền cho biết, do thời tiết năm 2015 khá khắc nghiệt so với năm trước, dẫn đến thời vụ thả tôm chậm 1,5-2 tháng so với cùng kỳ, bởi vậy tuy sản lượng chung của ngành vẫn tăng nhưng sản lượng tôm thẻ chân trắng giảm đi đáng kể ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu. Đồng thời, theo Phó Tổng

cục trưởng Nguyễn Huy Điền, do thời vụ thu hoạch tôm muộn hơn cùng với nhu cầu nhập khẩu tôm của các nước thường tăng mạnh vào các thời điểm cuối năm, bởi vậy, hy vọng sản lượng xuất khẩu tôm năm nay sẽ đạt 640 nghìn tấn.

Tại buổi họp báo, Bộ NN và PTNT cho biết, nhiệm vụ trong tháng 9 và các tháng cuối năm 2015, các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ cần quán triệt và triển khai mạnh các nội dung, giải pháp đã được thảo luận, Bộ trưởng kết luận tại các Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Tái cơ cấu các lĩnh vực và Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã kết luận tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành; tăng cường hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai, thực hiện đề án và các Kế hoạch chuyên đề đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo thị trường nông nghiệp, phối hợp với Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp theo dõi sát tình hình sản xuất, thị trường nông lâm thủy sản để đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách mở rộng thị trường, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu; trong đó tập trung vào các mặt hàng chủ lực như thủy sản, gạo, cà phê, trái cây, cao su.

Trung tâm TTCN&TM

SẢN XUẤT KINH DOANH

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

TIN THẾ GIỚI

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Mỹ tăng gần 13%

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK mực, bạch tuộc sang Mỹ từ 1/1/2015 đến 15/7/2015 đạt giá trị 2,566 triệu USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2014. Mỹ hiện chiếm 1,2% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam.

Tây Ban Nhà và Indonesia hiện là nước XK hàng đầu bạch tuộc sang Mỹ. Trong khi Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan là những nước chính XK mực nang sang thị trường Mỹ.

Theo GATS (Hệ thống Thương mại Nông nghiệp Toàn cầu), trong tháng 4/2015 Mỹ NK 2.079 tấn bạch tuộc, trị giá gần 11,5 triệu USD, CIF, với giá trung bình là 5,54 USD/kg, CIF Mỹ.

Trong 4 tháng đầu năm 2015, Mỹ NK 7.812 tấn bạch tuộc, trị giá trên 41,9 triệu USD CIF, với giá trung bình là 5,31 USD/kg, CIF Mỹ. NK bạch tuộc của Mỹ trong 4 tháng đầu năm nay tăng 76% về khối lượng và 78% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Indonesia và Tây Ban Nha là những nước cung cấp bạch tuộc chủ yếu vào Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2015.

Nhập khẩu bạch tuộc của Mỹ, T1-4/2014/2015

Sản phẩm4 tháng năm 2014 4 tháng năm 2015

KL (tấn) GT, CIF (nghìn USD) Giá (USD/kg) KL (tấn) GT, CIF

(nghìn USD) Giá (USD/kg)

Tươi 1,5 21 14,00 19,8 186 9,39

Đông lạnh 4.433,8 22.084 4,98 6.584,2 33.391 5,07

Sản phẩm khác 34,7 238 6,86 12,6 61 4,84

Đóng hộp 1.109,9 7.789 7,02 1,195.9 8.317 6,95

Tổng cộng 4.435,3 22.343 5,04 7.812,5 41.955 5,37

Nguồn: GATSCác nước chính xuất khẩu bạch tuộc vào Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2015

Sản phẩm Nước4 tháng năm 2015

KL (tấn) GT, CIF (nghìn USD) Giá (USD/kg)

Tươi Tây Ban Nha 17,7 137,0 7,74

Đông lạnh Indonesia 1.607,4 7.941,0 4,94

Sản phẩm khác Tây Ban Nha 8,4 39,0 4,64

Đóng hộp Tây Ban Nha 574,3 3.137,0 5,46

Nguồn: GATS

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

Trong 4 tháng đầu năm 2015, Mỹ XK 276 tấn bạch tuộc, trị giá trên 903 nghìn USD CIF, với giá XK trung bình là 3,27 USD/kg, CIF Mỹ. Mexico, Colombia và Tây Ban Nha là các nước NK bạch tuộc chính của Mỹ trong 4 tháng đầu năm nay.

Theo GATS (Hệ thống Thương mại Nông nghiệp Toàn cầu), trong tháng 4/2015 Mỹ NK 228 tấn mực nang các loại, trị giá trên 1,4 triệu USD, với giá NK trung bình là 6,34 USD/kg, CIF. NK mực nang của Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2015 giảm 32% vè khối lượng và 20% về giá trị so với tháng trước đó, nhưng lại tăng 36% về khối lượng và 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Nhập khẩu mực nang của Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2014/2015

Sản phẩm4 tháng năm 2014 4 tháng năm 2015

KL (tấn)

GT, CIF (nghìn USD) Giá (USD/kg) KL

(tấn)GT, CIF

(nghìn USD) Giá (USD/kg)

Tươi/ướp lạnh 102,5 444,0 4,33 12,3 87,0 7,07

Đông lạnh/Khô 706,3 4.016,0 5,69 680,6 3.185,0 4,68

Sản phẩm khác 44,8 152,0 3,39 72,2 252,0 3,49

Đóng hộp 118,7 1.252,0 10,55 194,4 1.753,0 9,02

Tổng cộng 808,8 4.612,0 5,70 959,5 5.277,0 5,50

Nguồn: GATSTrong 4 tháng đầu năm 2015, Mỹ NK 959 tấn mực nang, trị giá trên 5,2 triệu USD,

với giá NK trung bình là 5,5 USD/kg, CIF. NK mực nang của Mỹ trong 4 tháng đầu năm nay tăng 19% về khối lượng và 12% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ là những nước cung cấp chính mực nang sang Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2015.

Các nước xuất khẩu chính mực nang sang Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2015

Sản phẩm Nước4 tháng năm 2015

KL (tấn) GT, CIF (nghìn USD) Giá (USD/kg)

Tươi/ướp lạnh Trung Quốc 10,8 63 5,83

Đông lạnh/khô Ấn Độ 412,9 1.846 4,47

Sản phẩm khác Trung Quốc 56,2 161,0 2,86

Đóng hộp Thái Lan 75,9 734 9,67

Nguồn: GATSTrong 4 tháng đầu năm 2015, Mỹ XK 94 tấn mực nang, trị giá trên 622 ngàn USD,

với giá XK trung bình là 6,61 USD/kg, CIF. XK mực nang của Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2015 giảm 24% về khối lượng nhưng lại tăng 20% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Trung tâm TTCN&TM

TIN THẾ GIỚI

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

Xuất khẩu sang Bồ Đào Nha và những điều cần biếtThị trường Bồ Đào Nha là một trong số các thị trường mà Việt Nam chủ yếu có vị thế

xuất siêu. Từ năm 2009 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Bồ Đào Nha luôn tăng trưởng.

Theo số liệu thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Bồ Đào Nha đạt 155,78 triệu USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Bồ Đào Nha trong 7 tháng đầu năm 2015 gồm: Điện thoại các loại và linh kiện; hàng thủy sản; cà phê; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; gỗ và sản phẩm gỗ và giày dép các loại…Trong đó đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện trị giá 80 triệu USD, chiếm 51% tổng trị giá xuất khẩu, tăng 2,23% so với cùng kỳ năm trước.

Mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai là nhóm hàng thủy sản, trị giá 22,82 triệu USD, giảm 23,48% so với cùng kỳ năm trước (Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cá ngừ, cá tra sang thị trường Tây Ban Nha).

Đứng thứ ba là hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, trị giá 18,30 triệu USD, tăng 10,72%.

Quy định bao gói và nhãn mác của Bồ Đào Nha

Thị trường Bồ Đào Nha là một trong số các thị trường mà Việt Nam chủ yếu có vị thế xuất siêu. Nhằm đảm bảo hoạt động xuất khẩu sang thị trường này thuận lợi, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý một số quy định về bao gói và nhãn mác của Bồ Đào Nha.

Khi xuất khẩu hàng hóa sang Bồ Đào Nha, ngoài những quy định bắt buộc về bao gói và nhãn mác của Liên minh châu Âu mà doanh nghiệp phải tuân thủ thì Bồ Đào Nha vẫn còn một số quy định riêng.

Ví dụ: bao gói và nhãn mác hàng hóa tiêu thụ trên thị trường Bồ Đào Nha phải được viết bằng tiếng Bồ Đào Nha. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi xuất hàng sang thị trường này cần tham khảo những thông tin từ đối tác nhập khẩu ở Bồ Đào Nha để nắm những quy định thay đổi đối với bao gói và nhãn mác. Tên nước xuất xứ phải được thể hiện ở tất cả các lô hàng nhập khẩu vào Bồ Đào Nha.

Thùng hàng phía ngoài bắt buộc phải ghi đầy đủ thông tin về trọng lượng, tên, ký hiệu của người nhận hàng, ký hiệu của hàng, nước đến và số thứ tự thùng hàng (giống như ghi trên phiếu đóng gói). Ký hiệu trên các bao hàng phải phù hợp với ký hiệu ghi trên vận đơn, hóa đơn thương mại và giấy xuất xứ của hàng hàng hóa.

Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu sang Bồ Đào Nha 7 tháng đầu năm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Tổng 7Tháng/2015 7Tháng/2014 +/-(%)

Trị giá (USD) Trị giá (USD) Trị giá

155.783.968 155.947.479 -0,1

Điện thoại các loại và linh kiện 80.004.020 78.221.747 +2,23

Hàng thủy sản 22.829.640 28.190.367 -23,48

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 18.307.122 16.344.778 +10,72

Cà phê 14.018.797 14.817.665 -5,7

Giày dép các loại 1.453.058 1.166.479 +19,72

Gỗ và sản phẩm gỗ 1.036.593 1.263.771 -21,92

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ba Lan tăng trưởngVới dân số 38,34 triệu người, thu nhập bình quân ở mức hơn 24 nghìn USD/người/

năm, Ba Lan hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Trung và Đông Âu.

Trao đổi thương mại giữa hai nước tuy chưa cao nhưng đã không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây. Riêng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan trong giai đoạn 2010-2014, ngoại trừ năm 2012 có sự sụt giảm về kim ngạch, các năm trước và sau đó đều có sự tăng trưởng dương, trung bình khoảng 27%/năm. Năm 2014 với mức kim ngạch cao nhất, đạt 509,45 triệu USD, tăng 46,06% so với năm 2013.

Theo số liệu thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2015 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ba Lan đạt 342,98 triệu USD, tăng 20,08% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 7 tháng đầu năm 2015, nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Ba Lan, trị giá 54,38 triệu USD, tăng 25,48% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 16% tổng trị giá xuất khẩu. Tiếp đến là mặt hàng sản phẩm từ sắt thép, trị giá 29,49 triệu USD, tăng 9,32% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ ba là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, trị giá 27,21 triệu USD, giảm 16,22% so với cùng kỳ năm trước.

Một số mặt hàng xuất khẩu sang Ba Lan có mức tăng trưởng: xuất khẩu cà phê tăng 12,36%; giày dép tăng 20,85%; gạo là mặt hàng có trị giá xuất khẩu nhỏ nhất, nhưng là mặt hàng có mức tăng trưởng mạnh nhất, tăng 72,68%.

Đối với thị trường này, mối quan hệ cá nhân với doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hợp tác của đối tác Ba Lan. Việc đàm phán thường thông qua gặp mặt trực tiếp và để phân phối thành công tại Ba Lan thường yêu cầu sự hiện diện của các đại lý, nhà phân phối, hoặc có văn phòng đại diện tại Ba Lan. Thêm nữa, doanh nghiệp Ba Lan thường quan tâm đến yếu tố giá cả khi đàm phán hợp đồng.

Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu sang Ba Lan 7 tháng đầu năm 2015

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Mặt hàng XK 7 Tháng/2015 7Tháng/2014 +/-(%)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD) Lượng Trị giá

Tổng 342.988.613 274.121.539 +20,08

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác

54.383.708 40.520.212 +25,49

Sản phẩm từ sắt thép 29.494.969 26.744.758 +9,32

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

27.211.968 31.625.779 -16,22

Hàng dệt may 24.429.179 27.559.265 -12,81

Cà phê 8.338 20.139.286 7.628 17.650.932 +8,52 +12,36

Giày dép các loại 14.108.301 11.167.051 +20,85

Sản phẩm từ chất dẻo 10.429.960 13.371.369 -28,2

Hạt tiêu 1.026 10.263.536 1.472 10.879.208 -43,47 -6

Hàng thủy sản 9.844.736 11.563.890 -17,46

Gỗ và sản phẩm gỗ 8.122.051 7.789.031 +4,1

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 7.958.112 7.793.997 +2,06

Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù 3.372.348 3.480.779 -3,22

Sản phẩm từ cao su 2.912.668 3.842.429 -31,92

Sản phẩm mây, tre, cói và t hảm 2.109.465 2.512.365 -19,1

Chè 973 1.694.718 1.444 1.961.050 -48,41 -15,72

Gạo 2.091 1.119.984 523 306.031 +74,99 +72,68

Soá 17 thaùng 09 naêm 2015

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,

Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm -

Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập

Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.

* Thành viên: Nguyễn Bá Đoán

Nguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn Luông

Quảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông

Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận

Giấy phép xuất bản số:

03/GP-XBBT

Ngày cấp 23\12\2014

của Sở Thông tin và Truyền

thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số.

Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Pakistan- Thị trường tiềm năng cho hàng xuất của Việt Nam

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt N am sang Pakistan trong 7 tháng đầu năm 2015 đạt 228,18 triệu USD, tăng 34,84% so với cùng kỳ năm trước.

Trong cơ cấu xuất khẩu hàng Việt Nam sang Pakistan trong 7 tháng đầu năm 2015, nhóm hàng xuất khẩu chủ đạo vẫn là nông sản. Đứng đầu là mặt hàng chè, Việt Nam xuất khẩu 18.822 tấn chè sang thị trường này, trị giá 42,85 triệu USD, tăng 13,88% về lượng và tăng 13,32% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. (Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè đen PF qua cảng Hải Phòng, Fob).

Mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai là nhóm hàng xơ, sợi dệt các loại trị giá 15,16 triệu USD, giảm 29,6% về lượng và giảm 5,31% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam còn xuất khẩu các mặt hàng khác sang thị trường Pakistan: cao su; sắt thép và hạt điều, trong đó xuất khẩu mặt hàng hạt điều có mức tăng cao nhất, tăng 58,77% về lượng và tăng 64,66% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Pakistan là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại khu vực

Nam Á. Hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước hiện nay đang phát triển hết sức tốt đẹp. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã tăng từ 242 triệu USD năm 2010 lên 427 triệu USD năm 2014, với tốc độ trung bình 25%/năm.

Trong năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam sang Pakistan đạt 282 triệu USD, nhập khẩu đạt 144 triệu USD. Trong 6 tháng năm 2015, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt 274,2 triệu USD, tăng 45,2% so với cùng kỳ năm 2014 và dự kiến cả năm sẽ vượt 500 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Pakistan gồm có chè, sợi các loại, hàng hải sản, hạt tiêu, cao su, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu thuốc lá, hợp kim Fero, sản phẩm hóa chất, v.v … Hiện Pakistan là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 81,34 triệu USD trong năm 2014. Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ quốc gia này là vải, bông các loại, nguyên phụ liệu dệt may và da giầy, tân dược, sợi các loại, hàng hải sản, hóa chất, v.v …

Trung tâm TTCN&TM