170
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SỞ CÔNG THƯƠNG ------- BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 Đà Nẵng, tháng 10/2016

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

SỞ CÔNG THƯƠNG -------

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Đà Nẵng, tháng 10/2016

Page 2: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

SỞ CÔNG THƯƠNG --------

Dự thảo lần 4

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH

CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

SỞ CÔNG THƯƠNG TP ĐÀ NẴNG

PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ- CHỦ NHIỆM DỰ ÁN

Nguyễn Thị Thúy Mai

Đà Nẵng, tháng 10/2016

Page 3: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 1

PHẦN I. GIỚI THIỆU TIỀM NĂNG, NGUỒN LỰC CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP --------------------------------------------------------------- 6

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ----------------------------------------------------------------------------- 6

1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế --------------------------------------------------------------------------------- 6

1.1.2. Đặc điểm khí hậu, địa hình ------------------------------------------------------------------------ 6

1.2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN --------------------------------------------------------------------- 7

1.2.1. Tài nguyên đất -------------------------------------------------------------------------------------- 7

1.2.2. Tài nguyên nước ------------------------------------------------------------------------------------ 8

1.2.3. Tài nguyên rừng ------------------------------------------------------------------------------------ 8

1.2.4. Tài nguyên biển ------------------------------------------------------------------------------------- 9

1.2.5. Tài nguyên khoáng sản ---------------------------------------------------------------------------- 9

1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ------------------------------------------------------------------ 10

1.3.1. Tổng quan hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 -------------------------------------------------------------------------------------------------- 10

1.3.2. Nguồn nhân lực ----------------------------------------------------------------------------------- 12

1.3.3. Hệ thống giáo dục và đào tạo ------------------------------------------------------------------- 13

1.3.4. Tiềm lực khoa học và công nghệ --------------------------------------------------------------- 14

1.3.5. Cơ sở hạ tầng -------------------------------------------------------------------------------------- 14

1.3.6. Dịch vụ vận tải, kho bãi ------------------------------------------------------------------------- 16

1.3.7. Hệ thống tín dụng -------------------------------------------------------------------------------- 17

1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG ------------------------------------------------------------------------------------------ 17

1.4.1. Thuận lợi ------------------------------------------------------------------------------------------- 17

1.4.2. Khó khăn, bất lợi --------------------------------------------------------------------------------- 18

PHẦN II. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH NGÀNH GIAI ĐOẠN 2010-2015 19

2.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CHUNG----- 19

2.1.1. Số lượng cơ sở sản xuất ------------------------------------------------------------------------- 19

2.1.2. Lực lượng lao động ------------------------------------------------------------------------------ 20

2.1.3. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ------------------------------------------ 22

2.1.4. Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị --------------------------------------------------------- 24

2.1.5. Tình hình đầu tư phát triển ---------------------------------------------------------------------- 25

2.1.6. Các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh chủ yếu của ngành công nghiệp ----------------------- 26

2.1.6.1. Giá trị sản xuất --------------------------------------------------------------------------------- 26

2.1.6.2. Giá trị tăng thêm -------------------------------------------------------------------------------- 28

2.1.6.3. Kim ngạch xuất khẩu -------------------------------------------------------------------------- 30

2.1.7. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu ------------------------------------------------------------ 30

2.1.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp ------------------------ 31

Page 4: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

2.1.8.1. Hiệu quả sản xuất công nghiệp --------------------------------------------------------------- 31

2.1.8.2. Năng suất lao động ----------------------------------------------------------------------------- 32

2.1.8.3. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ----------------------------------------------------------------- 33

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ------------------- 34

2.2.1. Công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin ------------------------------------------------- 34

2.2.2. Công nghiệp cơ khí-luyện kim ----------------------------------------------------------------- 36

2.2.4. Công nghiệp dệt may-da giày ------------------------------------------------------------------- 43

2.2.5. Công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa ----------------------------------------------------------- 43

2.2.6. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ------------------------------------------------------ 48

2.2.7. Công nghiệp gỗ, giấy và các ngành khác ----------------------------------------------------- 49

2.2.8. Công nghiệp khai khoáng ----------------------------------------------------------------------- 51

2.2.9. Ngành điện, gas ----------------------------------------------------------------------------------- 52

2.2.10. Ngành cấp nước, xử lý rác thải --------------------------------------------------------------- 53

2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP ---------------------------- 55

2.3.1. Hiện trạng phát triển các khu công nghiệp, công nghệ cao, công nghệ thông tin ------- 55

2.3.2. Hiện trạng phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ------------------------- 58

2.4. TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN MÔI TRƯỜNG ----------------- 59

2.4.1. Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp --------------------------------------- 59

2.4.2. Hiện trạng môi trường tại các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp -------- 60

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆN TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG ------------- 60

2.5.1. Những mặt tích cực ------------------------------------------------------------------------------ 60

2.5.2. Những mặt hạn chế, tồn tại---------------------------------------------------------------------- 61

2.5.3. Nguyên nhân hạn chế ---------------------------------------------------------------------------- 62

2.6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2010-2015, SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016-2020 --------------------------------- 64

PHẦN III. DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ------------------------------------------------------ 69

3.1. NHÂN TỐ NGOÀI NƯỚC ------------------------------------------------------------------------ 69

3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực -------------------------------------------------------------------- 69

3.1.2. Hội nhập kinh tế và các hiệp định thương mại tự do ---------------------------------------- 72

3.1.3. Xu thế của các dòng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam ----------------------- 72

3.1.4. Mô hình phát triển công nghiệp trong quá trình toàn cầu hóa ----------------------------- 72

3.1.5. Tác động của tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) -------------------------------- 73

3.2. NHÂN TỐ TRONG NƯỚC ----------------------------------------------------------------------- 74

3.2.1. Đường lối phát triển kinh tế đất nước --------------------------------------------------------- 74

3.2.2. Đường lối phát triển công nghiệp quốc gia --------------------------------------------------- 75

3.2.3. Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và triển vọng hợp tác phát triển công nghiệp liên vùng ------------------------------------------------------------- 76

3.3. DỰ BÁO CƠ HỘI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NHÓM NGÀNH CÔNG

NGHIỆP CHỦ YẾU ------------------------------------------------------------------------------------- 78

PHẦN IV. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030 ---------------------------------------------- 87

Page 5: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

4.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH ---------------------- 87

4.1.1. Quan điểm phát triển ----------------------------------------------------------------------------- 87

4.1.2. Mục tiêu phát triển ------------------------------------------------------------------------------- 87

4.1.3. Định hướng phát triển ---------------------------------------------------------------------------- 88

4.1.3.1. Định hướng chung ----------------------------------------------------------------------------- 88

4.1.3.2. Định hướng thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp -------------------------------- 89

4.1.3.4. Định hướng phân bố sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ -------------------------------- 90

4.1.4. Các phương án phát triển ngành công nghiệp thành phố ----------------------------------- 90

4.2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP -------------------- 93

4.2.1. Ngành điện tử ------------------------------------------------------------------------------------- 93

4.2.2. Ngành cơ khí, luyện kim ------------------------------------------------------------------------ 96

4.2.3. Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống ---------------------------------------------------------- 99

4.2.4. Ngành dệt may-da giày ------------------------------------------------------------------------- 101

4.2.5. Ngành hóa chất-cao su-nhựa ------------------------------------------------------------------- 103

4.2.6. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng từ khoáng phi kim loại (VLXD) --------------------- 105

4.2.7. Ngành chế biến gỗ, giấy và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác ------------ 107

4.2.8. Ngành khai thác khoáng sản ------------------------------------------------------------------- 109

4.2.9. Ngành sản xuất và phân phối điện ------------------------------------------------------------ 111

4.2.10. Ngành cấp nước, xử lý rác thải -------------------------------------------------------------- 115

4.3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP ------------------------- 117

4.3.1. Dự báo nhu cầu đất cho phát triển ngành công nghiệp thành phố ------------------------ 117

4.3.2. Quan điểm, định hướng chung phát triển các khu, cụm CN ------------------------------ 119

4.3.3. Mục tiêu phát triển ------------------------------------------------------------------------------ 119

4.3.4. Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp ------------------------------------------ 121

4.3.5. Danh mục các dự án khu, cụm công nghiệp ưu tiên ---------------------------------------- 121

4.4. TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 ------------------------------------------------ 123

4.5. NHU CẦU LAO ĐỘNG CHO PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ---------- 126

PHẦN V. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH ---------------------- 128

5.1. NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH ------------------------------------------------------------------- 128

5.1.1. Giải pháp và chính sách về huy động và sử dụng vốn ------------------------------------- 128

5.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực ------------------------------------------------------------------ 128

5.1.3. Giải pháp và chính sách về khoa học và công nghệ ---------------------------------------- 130

5.1.4. Giải pháp và chính sách về thị trường -------------------------------------------------------- 131

5.1.5. Giải pháp và chính sách về đất đai ------------------------------------------------------------ 132

5.1.6. Giải pháp bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu -------------------------------- 133

5.1.7. Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, đặc biệt là các ngành công nghiệp công nghệ cao-------------------------------------------------------------------------------------------- 134

5.1.8. Giải pháp về tổ chức và quản lý --------------------------------------------------------------- 135

5.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN -------------------------------------------------------------------------- 136

KẾT LUẬN --------------------------------------------------------------------------------------------- 138

PHẦN PHỤ LỤC -------------------------------------------------------------------------------------- 140

Page 6: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

PHụ LụC 1: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÀ

NẴNG GIAI ĐOẠN 2009-2015 ---------------------------------------------------------------------- 140

PHụ LụC 2: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010-2015 (THEO GIA HIệN HANH) ---------------------------------------------------------------------------- 143

PHụ LụC 3: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÀ NĂNG GIAI ĐOẠN 2010-2015 (THEO GIA SO SANH NAM 2010) ----------------------------------------------------------------- 145

PHụ LụC 4: GIÁ TRỊ TĂNG THÊM NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2010-2015 (THEO

GIA HIệN HANH) ------------------------------------------------------------------------------------------ 146

PHụ LụC 5: GIÁ TRỊ TĂNG THÊM NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2010-2015 (THEO

GIA SO SANH 2010) -------------------------------------------------------------------------------------- 146

PHụ LụC 6: SẢN LƯỢNG CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOAN 2005-2015 ----------------------------------------------- 148

PHụ LụC 7: DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 ----------------- 149

PHụ LụC 8: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRONG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020 CỦA

CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN ------------------------------------- 153

PHụ LụC 9: DANH MỤC DỰ ÁN THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG

NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẰNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 ---------------------- 154

Page 7: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBCT Chế biến, chế tạo

CCN Cụm công nghiệp

CN Công nghiệp

CN-XD Công nghiệp-Xây dựng

CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

CNTT Công nghệ thông tin

CMT Gia công cắt may (viết tắt tiếng Anh)

CP Cổ phần

CTCP Công ty cổ phần

DK Dự kiến

DN Doanh nghiệp

DNCN Doanh nghiệp công nghiệp

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

ĐCN Điểm công nghiệp

ĐTPT Đầu tư phát triển

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

EWEC Hành lang Kinh tế Đông-Tây (viết tắt tiếng Anh)

FDI Vốn đầu tư nước ngoài (viết tắt tiếng Anh)

FOB Giao hàng lên tàu (viết tắt tiếng Anh)

FTA Hiệp định thương mại tự do (viết tắt tiếng Anh)

GDP Tổng sản phẩm nội địa (viết tắt tiếng Anh)

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

GĐ Giai đoạn

GO Giá trị sản xuất (viết tắt tiếng Anh)

GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn (viết tắt tiếng Anh)

GSO Tổng Cục Thống kê (viết tắt tiếng Anh)

GTSX Giá trị sản xuất

GTGT Giá trị gia tăng

HTX Hợp tác xã

ICOR Hệ số hiệu quả sử dụng vốn (viết tắt tiếng Anh)

ICT Công nghệ thông tin và truyền thông (viết tắt tiếng Anh)

ICT index Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT (viết tắt tiếng Anh)

KCN Khu công nghiệp

KCNC Khu công nghệ cao

KCNTT Khu công nghệ thông tin

KH&CN Khoa học và công nghệ

KNXK Kim ngạch xuất khẩu

KTTĐMT Kinh tế trọng điểm Miền Trung

L/C Thư tín dụng (viết tắt tiếng Anh)

Page 8: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

MMTB Máy móc thiết bị

MQK Mét quy chuẩn (viết tắt tiếng Anh)

MT-TN Miền Trung-Tây Nguyên

MTV Một thành viên

NMN Nhà máy nước

ODA Vốn vay ưu đãi của Chính phủ (viết tắt tiếng Anh)

ODM Tự thiết kế, sản xuất (viết tắt tiếng Anh)

PAPI Chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh (viết tắt tiếng Anh)

PAR INDEX Chỉ số cải cách hành chính (viết tắt tiếng Anh)

PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt tiếng Anh)

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

QH Quy hoạch

SX-KD Sản xuất, kinh doanh

TCT Tổng công ty

THT Tổ hợp tác

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TPP Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (viết tắt tiếng Anh)

TSCĐ Tài sản cố định

TTBQ Tăng trưởng bình quân

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

TW Trung ương

UBND Ủy ban nhân dân

VA Giá trị gia tăng (viết tắt tiếng Anh)

VISIC 2007 Hệ thống phân ngành kinh tế quốc gia năm 2007 (viết tắt tiếng Anh)

VLXD Vật liệu xây dựng

Page 9: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 6

Bảng 1.2: Tổng hợp cân bằng đất xây dựng thành phố Đà Nẵng 6

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2005-2015 18

Bảng 2.2: Số lượng lao động ngành công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2005-2013 20

Bảng 2.3: Quy mô lao động của doanh nghiệp ngành công nghiệp năm 2013 21

Bảng 2.4: Vốn sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp giai đoạn 2009-2013

21

Bảng 2.5: Quy mô vốn SX-KD của doanh nghiệp ngành công nghiệp năm 2013 22

Bảng 2.6: Trang bị tài sản cố định bình quân một lao động của doanh nghiệp ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2009-2013

23

Bảng 2.7: Vốn đầu tư phát triển của ngành công nghiệp giai đoạn 2010-2015 24

Bảng 2.8: Giá trị, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO bình quân theo thành phần kinh tế và phân ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

24

Bảng 2.9: Giá trị, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO bình quân của các nhóm ngành công nghiệp chế biến Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

26

Bảng 2.10: Giá trị, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng VA bình quân theo thành phần kinh tế và phân ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

27

Bảng 2.11: Giá trị, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng VA bình quân của các nhóm ngành công nghiệp chế biến Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

27

Bảng 2.12: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thành phố giai đoạn 2005-2015 28

Bảng 2.13: Chỉ số VA/GO của các phân ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

29

Bảng 2.14: Năng suất lao động của ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2014 so với toàn thành phố và ngành công nghiệp cả nước

30

Bảng 2.15: So sánh năng suất lao động trong các nhóm ngành công nghiệp chế biến Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

31

Bảng 2.16: Hệ số ICOR ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 so với toàn thành phố và ngành công nghiệp cả nước

31

Bảng 2.17: Giá trị và tốc độ tăng trưởng GO, VA bình quân của các phân ngành thuộc nhóm ngành cơ khí, luyện kim Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

34

Bảng 2.18: Giá trị và tốc độ tăng trưởng GO, VA bình quân của các phân ngành thuộc nhóm ngành chế biến thực phẩm, đồ uống Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

37

Bảng 2.19: Giá trị và tốc độ tăng trưởng GO, VA bình quân của các phân ngành thuộc nhóm ngành dệt may, da giày Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

40

Bảng 2.20: Giá trị và tốc độ tăng trưởng GO, VA bình quân của các phân ngành thuộc nhóm ngành hóa chất, cao su, nhựa Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

42

Bảng 2.21: Giá trị và tốc độ tăng trưởng GO, VA bình quân của các phân ngành thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác giai đoạn 2010-2015

45

Bảng 2.22: Giá trị và tốc độ tăng trưởng GO, VA bình quân của các phân ngành thuộc nhóm ngành cấp nước, xử lý rác giai đoạn 2010-2015

49

Bảng 2.23: Tổng hợp kết quả thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tính đến tháng 6/2015

50

Bảng 2.24: Hiện trạng sử dụng đất tại các khu công nghiệp trên bàn tính đến tháng 6/2015

50

Bảng 2.25: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cơ bản của ngành công nghiệp so với mục tiêu quy hoạch đã phê duyệt trong giai đoạn 2011-2015

58

Page 10: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

Bảng 2.26: Kết quả thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu các nhóm ngành công nghiệp trong giai đoạn 2011-2015

59

Bảng 4.1: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO ngành công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án 1

80

Bảng 4.2: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO ngành công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án 2

80

Bảng 4.3: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO ngành công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án 3

81

Bảng 4.4: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng VA của các ngành công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

82

Bảng 4.5: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO của các phân ngành điện tử đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

83

Bảng 4.6: Dự kiến quy mô giá trị, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO của các phân ngành cơ khí, luyện kim đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

85

Bảng 4.7: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO của các phân ngành thực phẩm, đồ uống đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

88

Bảng 4.8: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO của các phân ngành dệt may, da giày đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

90

Bảng 4.9: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO của các phân ngành hóa chất, cao su, nhựa đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

92

Bảng 4.10: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO của phân ngành sản xuất vật liệu xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

94

Bảng 4.11: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO của các phân ngành chế biến, chế tạo khác đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

96

Bảng 4.12: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO của ngành khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

98

Bảng 4.13: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO của ngành điện, khí đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

99

Bảng 4.14: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO của ngành cấp nước, xử lý rác đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

103

Bảng 4.15: Tổng hợp khảo sát của các quận, huyện về số lượng cơ sở sản xuất

có nhu cầu di dời và phát triển trong các CCN

104

Bảng 4.16: Quy hoạch phát triển 06 KCN đã có trên địa bàn đến năm 2020 108

Bảng 4.17: Quy hoạch phát triển các KCN mới trên địa bàn 108

Bảng 4.18: Quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020 109

Bảng 4.19: Cơ cấu nhu cầu vốn đầu tư phát triển các ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn 2030

110

Bảng 4.20: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đến năm 2025

110

Bảng 4.21: Tính toán dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp trên địa giai đoạn 2016-2030

111

Bảng 2.22: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển toàn ngành công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Bảng 4.23: Dự kiến cơ cấu nguồn vốn thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030

112

Bảng 4.24: Tính toán dự báo số lượng lao động công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

112

Bảng 4.25: Dự báo nhu cầu lao động công nghiệp giai đoạn 2016-2030

Page 11: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết điều chỉnh Quy hoạch ngành công nghiệp

Trong giai đoạn 9 năm từ khi chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng vào năm

1997 đến năm 2005, ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng liên tục tăng trưởng với

tốc độ cao1 và cùng với ngành xây dựng vươn lên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu

GRDP2 thành phố. Tại thời điểm năm 2005, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

thành phố đến năm 2010 vẫn là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đến khoảng giữa

nhiệm kỳ 2006-2010, định hướng trên có sự thay đổi theo hướng ưu tiên phát triển các

ngành dịch vụ, du lịch với cơ cấu GRDP thành phố đến năm 2010 và sau năm 2010 là

dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Căn cứ vào sự thay đổi này, Sở Công Thương đã

nghiên cứu, tham mưu UBND ban hành Quyết định số 5503/QĐ-UBND ngày

20/7/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp thành phố Đà

Nẵng đến năm 2020 (gọi tắt là Quy hoạch 2009).

Quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch từ năm 2009 đến nay, tình hình kinh tế-

xã hội của đất nước và thành phố Đà Nẵng có nhiều thay đổi, biến động dưới tác động

nhiều mặt của bối cảnh kinh tế toàn cầu. Các mục tiêu của ngành trong giai đoạn 2011-

2015 không đạt như kỳ vọng, do đó sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu cho giai

đoạn đến năm 2020. Hệ thống các chỉ tiêu ngành theo Quy hoạch 2009 hiện nay đã lỗi

thời do phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê kinh tế quốc gia đã có sự thay đổi. Bên

cạnh đó, quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch 2009 cũng cho thấy một số bất cập

liên quan đến định hướng ưu tiên phát triển giữa các phân ngành công nghiệp, định

hướng thu hút đầu tư, quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp và yêu cầu cần

có các giải pháp chính sách mới phù hợp hơn để triển khai thực hiện quy hoạch trong

điều kiện tình hình chung có nhiều thay đổi. Ngoài ra, kết quả thu ngân sách thành phố

giai đoạn 2011-2015 vừa qua cho thấy ngành công nghiệp tuy đóng góp vào GRDP

thành phố thấp hơn các ngành dịch vụ nhưng lại đóng góp vào thu ngân sách cao hơn.

Vì vậy, vai trò của ngành công nghiệp cần được nhìn nhận lại và có sự quan tâm đầu

tư tương xứng với đóng góp của ngành này trong phát triển kinh tế-xã hội chung của

thành phố Đà Nẵng.

Từ những lý do trên đây đã đòi hỏi Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố

Đà Nẵng đến năm 2020 cần được điều chỉnh và bổ sung tầm nhìn đến năm 2030 để có

hướng đi theo đúng đòi hỏi khách quan, phù hợp với tình hình phát triển mới, hướng

ngành công nghiệp thành phố tới sự phát triển đồng bộ và bền vững hơn, với tốc độ và

hiệu quả cao hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn vào ngân sách thành phố.

Thực hiện nhiệm vụ do UBND thành phố Đà Nẵng giao tại Quyết định số

9037/QĐ-UBND ngày 15/12/2014 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã

hội, quốc phòng-an ninh và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015, Sở Công

Thương đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng Đề án “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể

phát triển ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.

1 Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 1997-2005 đạt 21,6%/năm. 2 Tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng trong cơ cấu GRDP thành phố năm 2005 là 57,5%.

Page 12: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

2

Trong đó, các nội dung điều chỉnh, bổ sung chủ yếu bao gồm: điều chỉnh mục tiêu

chung và các chỉ tiêu tăng trưởng, phát triển của ngành; bổ sung định hướng chung về

thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp trên địa bàn; đề xuất và lựa chọn phương án phát

triển phù hợp với mục tiêu mới; điều chỉnh định hướng phát triển các chuyên ngành

công nghiệp (cập nhật theo xu thế mới); điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công

nghiệp; tính toán lại nhu cầu vốn và cơ cấu nguồn vốn thu hút đầu tư phát triển ngành;

bổ sung dự báo nhu cầu lao động trong ngành; điều chỉnh, bổ sung một số giải pháp

nhằm đảm bảo hiệu quả việc thực hiện quy hoạch.

Các nội dung còn lại về cơ bản là kế thừa từ Quy hoạch 2009 như: quan điểm

chung về phát triển ngành công nghiệp; một số định hướng phát triển chung; lựa chọn

ngành công nghiệp mũi nhọn; định hướng phân bố sản xuất theo lãnh thổ; một số dự

án ưu tiên kêu gọi đầu tư theo các nhóm ngành công nghiệp; một số giải pháp thực

hiện quy hoạch vẫn đảm bảo tính khả thi...

2. Căn cứ điều chỉnh Quy hoạch

2.1. Văn bản quy phạm pháp luật về công tác lập quy hoạch

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt

và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

- Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Trưởng Bộ Công

Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển

công nghiệp;

- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch

và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy

hoạch tổng thể phát triển KT-XH; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

2.2. Văn bản, chủ trương của Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương

liên quan đến nội dung điều chỉnh quy hoạch

- Kết luận số 75-KL/TW ngày 12/11/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục

đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về Xây

dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước;

- Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê

duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;

- Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 12/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quy

hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011-2015)

của thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm

nhìn đến năm 2050;

Page 13: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

3

- Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035;

- Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030;

- Quyết định 2836/QĐ-BCT ngày 06/5/2013 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương

phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Các quy hoạch, chiến lược quốc gia phát triển các chuyên ngành có liên quan đã

được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đến năm 2025, tầm nhìn 2030 gồm: chế biến

thủy sản; cơ điện tử; sản xuất thiết bị xây dựng; phát triển hệ thống sản xuất và hệ

thống phân phối thép; hóa chất; công nghiệp tàu thủy; công nghiệp ô tô; sản xuất vật

liệu xây dựng; công nghiệp hỗ trợ; Quy hoạch điện lực quốc gia; Quy hoạch điện lực

Đà Nẵng; Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; v.v…

- Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và

định hướng đến năm 2020;

- Công văn số 2628/TTg-KTN ngày 22/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về

việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và hệ thống xử lý nước thải

tập trung tại các KCN;

- Quyết định số 2407/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về

Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ thông tin tập trung đến năm 2020 và định

hướng đến năm 2025.

2.3. Văn bản của Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI, nhiệm

kỳ 2015-2020;

- Chương trình hành động số 34-CTr/TU ngày 07/01/2014 của Thành ủy Đà

Nẵng về việc thực hiện Kết luận số 75-KL/TW ngày 12/11/2013 của Bộ Chính trị

(khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị

(khóa IX) về Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Quyết định số 2574/QĐ-UBND ngày 23/4/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng

về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 34-CTr/TU ngày

07/01/2014 của Thành ủy Đà Nẵng.

- Quyết định số 5503/QĐ-UBND ngày 20/7/2009 của Chủ tịch UBND thành phố

Đà Nẵng phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp TP Đà Nẵng đến năm 2020;

- Quyết định số 8374/QĐ-UBND ngày 01/11/2010 của UBND thành phố Đà

Nẵng phê duyệt Quy hoạch phát triển một số ngành dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến

năm 2020;

Page 14: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

4

- Quyết định số 8918/QĐ-UBND ngày 18/11/2010 của UBND thành phố Đà

Nẵng phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành

phố Đà Nẵng đến năm 2020;

- Quyết định số 6211/QĐ-UBND ngày 18/8/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng

phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Khoa học và Công nghệ thành phố Đà

Nẵng đến năm 2020;

- Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 31/3/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng

phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành giáo dục đào tạo thành phố Đà Nẵng đến năm

2020;

- Các Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của các quận, huyện thành phố

Đà Nẵng đến năm 2020;

- Các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có liên quan.

3. Mục đích điều chỉnh Quy hoạch

Việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp thành phố Đà

Nẵng đến năm 2020 và bổ sung tầm nhìn đến năm 2030 nhằm: 1) Xác định lại quan

điểm, định hướng phát triển công nghiệp trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của thành phố

và xu thế phát triển chung trong tình hình mới; 2) Xác định các mục tiêu, phương án

phát triển công nghiệp khả thi và giải pháp thực hiện cho giai đoạn từ nay đến năm

2020, tầm nhìn đến 2030; làm cơ sở phục vụ cho công tác chỉ đạo quản lý, hoạch định

chính sách công nghiệp của các cấp lãnh đạo Thành phố; xây dựng và triển khai kế

hoạch 5 năm, hằng năm của ngành công nghiệp; 3) xác định các lĩnh vực ưu tiên thu

hút đầu tư nhằm tạo bước phát triển đột phá cho ngành công nghiệp thành phố trong

giai đoạn tới.

4. Đối tượng và phạm vi quy hoạch

4.1. Đối tượng: Các phân ngành công nghiệp cấp 1 theo Hệ thống phân ngành

kinh tế Việt Nam (VISIC 2007) bao gồm: công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế

biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt, nước nóng, hơi nước...; cung

cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải; các nhóm ngành CN cấp 2 thuộc ngành

CN chế biến, chế tạo; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm làng nghề TTCN.

4.2. Phạm vi quy hoạch

- Về không gian: Quy hoạch được thực hiện trên phạm vi toàn thành phố Đà

Nẵng.

- Về thời gian: Đánh giá hiện trạng ngành công nghiệp thành phố trong giai đoạn

2009-2015; điều chỉnh quy hoạch công nghiệp thành phố giai đoạn 2016-2020; xác

định tầm nhìn đến năm 2030.

5. Nội dung chính của Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch

Nội dung chính của Báo cáo được chia làm 5 phần như sau:

- Phần I: Giới thiệu tiềm năng, nguồn lực của Đà Nẵng cho phát triển công

nghiệp. Phần này tập trung thống kê và đánh giá các điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã

Page 15: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

5

hội của Đà Nẵng có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển ngành công nghiệp tại thành

phố trong giai đoạn tới.

- Phần II: Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch ngành công nghiệp Đà Nẵng

trong giai đoạn 2010-2015. Qua phân tích, đánh giá kết quả thực hiện để thấy rõ sự cần

thiết điều chỉnh Quy hoạch 2009, những nội dung cụ thể cần điều chỉnh và những nội

dung cần tiếp tục kế thừa.

- Phần III: Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công

nghiệp thành phố Đà Nẵng. Bao gồm các nhân tố quốc tế và trong nước có tác động

trực tiếp đến sự phát triển của ngành công nghiệp.

- Phần IV: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030. Đây là phần nội dung chính thể hiện quan điểm, mục tiêu,

định hướng, phương án phát triển chung của cho toàn ngành công nghiệp và cho từng

nhóm ngành công nghiệp của Đà Nẵng trong giai đoạn tới; xây dựng danh mục dự án

ưu tiên thu hút đầu tư; phương án bố trí các ngành sản xuất theo không gian lãnh thổ;

phương án quy hoạch phát triển các khu, cụm điểm công nghiệp; nhu cầu vốn đầu tư

cho phát triển ngành công nghiệp.

- Phần V: Giải pháp và tổ chức thực hiện Quy hoạch. Phần này tập trung kiến

nghị các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của quy hoạch và phân công

nhiệm vụ thực hiện quy hoạch cho các sở, ban, ngành, quận, huyện và các đơn vị có

liên quan trên địa bàn thành phố.

Page 16: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

6

Phần I

GIỚI THIỆU TIỀM NĂNG, NGUỒN LỰC CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế

Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của cả nước, thuộc duyên hải miền

Trung, trên trục giao thông huyết mạch Bắc Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường

biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách Thành phố

Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và

Tây giáp Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Về hành chính, Thành phố Đà Nẵng

hiện có 06 quận gồm Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành

Sơn và 02 huyện gồm huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là đầu mối giao thông nối với vùng

Châu Á - Thái Bình Dương và Thế giới, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra

biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước

vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng

biển Tiên Sa. Các trung tâm kinh doanh - thương mại quan trọng của các nước trong

vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2.000 km từ

thành phố Đà Nẵng.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt

nhân tăng trưởng của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo động lực thúc đẩy phát

triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong tiến trình hội nhập kinh tế khu

vực và thế giới.

1.1.2. Đặc điểm khí hậu, địa hình

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Nhiệt độ trung

bình hằng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-300C;

thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-230C. Có tới 7 tháng trong năm có

nhiệt độ cao nhất từ 300C trở lên. Độ ẩm không khí trung bình là 81,3%. Lượng mưa

bình quân năm giai đoạn 2009-2013 là 550,6 mm. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa

khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 7, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12. Đà

Nẵng là thành phố ven biển do đó cũng chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu như:

bão, lũ, nước biển dâng…

Địa hình thành phố Đà Nẵng gần như được phân thành hai vùng rõ rệt: Vùng núi,

chân núi và đồi chuyển tiếp có độ cao khoảng 700-1.500m, chiếm 84% diện tích

Thành phố, nằm ở phía Tây và Tây Bắc, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý

nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Vùng đồng bằng ven biển ở Phía

Đông là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, tuy chiếm 16% diện

tích của thành phố song đây là vùng quan trọng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp,

công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành

phố.

Page 17: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

7

Khí hậu tương đối khắc nghiệt và địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhìn

chung được đánh giá là kém thuận lợi cho phát triển công nghiệp của Đà Nẵng.

1.2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1.2.1. Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên của thành phố là 128.543 ha (trong đó diện tích phần đất

liền là 98.043 ha, phần diện tích quần đảo Hoàng Sa là 30.500 ha), bao gồm đủ các

nhóm đất như: đất cồn cát và đất biển (chiếm 10% diện tích), đất phù sa (chiếm

9,78%); đất phèn mặn (chiếm khoảng 2%); đất dốc tụ (chiếm khoảng 1,8%); đất đỏ

vàng (chiếm 56,1%). Trong đó quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven

biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi

núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi

gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng

kỹ thuật. Theo quy hoạch chung và quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà Nẵng, diện

tích và cơ cấu các loại đất như sau:

Bảng 1.1: Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Stt Loại đất

Hiện trạng năm 2010 Quy hoạch đến năm 2020

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

I Đất nông nghiệp 75.706 58,90 69.989 54,45

- Đất trồng lúa, cây lâu năm 5.920 7,82 3.983 5,69

- Đất rừng sản xuất 15.239 20,13 17.385 24,84

- Đất nuôi trồng thủy sản 161 0,21 150 0,21

- Đất rừng phòng hộ, đặc dụng 54.386 30,74 48.471 23,71

2 Đất phi nông nghiệp 50.844 39,55 58.047 45,16

- Đất khu công nghiệp 1.265 2,49 1.685 2,90

- Đất cho hoạt động khoáng sản 174 0,34 174 0,30

- Đất phi nông nghiệp khác 49.405 36,72 56.188 41,96

3 Đất chưa sử dụng 1.993 1,55 507 0,39

TỔNG CỘNG 128.543 100 128.543 100

(Nguồn: Tổng hợp theo Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ)

Bảng 1.2: Tổng hợp cân bằng đất xây dựng thành phố Đà Nẵng

Stt Loại đất

Hiện trạng 2010 Dự báo

Quy hoạch 2020 Quy hoạch 2030

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

I Đất xây dựng đô thị 12.513 9,7 17.400 13,5 30.000 23,3

1 Đất dân dụng 5.820 4,5 6.720 5,2 12.000 9,3

2 Đất ngoài khu dân dụng 6.693 5,2 10.680 8,3 18.000 14,0

II Đất dự trữ phát triển 116.030 90,3 111.143 86,5 98.543 76,7

III Tổng đất tự nhiên 128.543 100 128.543 100 128.543 100

(Nguồn: Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050)

Page 18: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

8

Nhìn chung, ngoài diện tích đã quy hoạch dành cho phát triển Khu Công nghệ

cao, Khu phụ trợ khu công nghệ cao và các khu công nghệ thông tin tập trung, quỹ đất

còn lại dành cho phát triển công nghiệp của thành phố là không nhiều. Điều này có ảnh

hưởng nhất định đến định hướng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp nhằm đảm bảo

khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai của thành phố.

Bên cạnh đó, với diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp tương đối hạn chế

và ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa nhanh, sản lượng nông sản các loại sản

xuất hằng năm tại Đà Nẵng tương đối thấp, không đảm bảo cung ứng cho chế biến ở

quy mô công nghiệp.

1.2.2. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt của Đà Nẵng khá phong phú. Trên địa bàn thành phố có 2

hệ thống sông chính là hệ thống sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, lưu vực khoảng

5.180 km2 và hệ thống sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426

km2).Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm của thành phố khoảng 8,3 tỷ m3,

trong đó, hệ thống sông Hàn khoảng 7,6 tỷ m3, sông Cu Đê khoảng 0,7 tỷ m3. Đây là

hai nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố với tổng

lượng nước mặt khai thác hằng năm vào khoảng 150 triệu m3. Nguồn tài nguyên nước

mặt phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp của thành phố chủ yếu ở các hạ lưu sông

Vu Gia, Túy Loan và Cu Đê. Ngoài ra, Đà Nẵng hiện có 51 hồ đầm nằm rải rác trên

địa bàn các quận, huyện, với tổng diện tích mặt nước khoảng 1,8 triệu m2, dung tích

chứa nước tối đa khoảng 6,1 triệu m3. Nguồn nước suối ở Đà Nẵng phân bố chủ yếu ở

hai khu vực: Bán đảo Sơn Trà, Bà Nà-Núi Chúa và Sông Nam - sông Bắc. Các suối

lớn gồm: suối Đá, suối Heo ở bán đảo Sơn Trà và suối Lương thuộc núi Bạch Mã

(quận Liên Chiểu) cũng là những nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho thành phố

thông qua Trạm cấp nước Sơn Trà (khoảng 4.000 m3/ngày đêm) và Nhà máy nước Hải

Vân (5.000 m3/ngày đêm).

Nguồn nước ngầm của Đà Nẵng đa dạng, phức tạp, có dấu hiệu nhiễm mặn theo

sườn và chiều sâu. Các địa điểm có thể khai thác nước ngầm là nguồn nước ngầm tệp

đá vôi ở Hòa Hải, Hòa Quý, chiều sâu tầng chứa từ 50-60m, có thể cung cấp từ 5.000 -

10.000 m3/ngày đêm cho khu vực Non Nước; khu vực Hòa Khánh có chiều sâu tầng

chứa 30-90 m, có thể cung cấp 10.000 m3/ngày đêm cho các Khu Công nghiệp Hòa

Khánh và Liên Chiểu. Ngoài ra còn một số điểm khác đang được thăm dò.

1.2.3. Tài nguyên rừng

Đà Nẵng hiện có 54.863,3 ha đất có rừng, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây

Bắc thành phố, gồm 41.579,3 ha rừng tự nhiên và 13.285 ha rừng trồng. Tỷ lệ che phủ

rừng đến cuối năm 2014 đạt 40,8%. Tổng trữ lượng gỗ ước tính khoảng 5,1 triệu m3.

Theo Quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp thành phố đến năm 2020, 3 loại

rừng được quy hoạch với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 57.195,5 ha, gồm 31.116,7

ha rừng đặc dụng, 8.693,8 ha rừng phòng hộ và 17.385 ha rừng sản xuất, ngoài ra còn

có 2.729,9 ha rừng tự nhiên và rừng trồng đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp.

Quy hoạch rừng sản xuất của thành phố bao gồm các khu rừng trồng nguyên liệu

Page 19: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

9

giấy và một số ít diện tích rừng tự nhiên vùng đầu nguồn được khoanh nuôi xúc tiến

tái sinh rừng, phân bổ chủ yếu trên địa bàn huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu và quận

Cẩm Lệ. Dự báo đến năm 2020 sản lượng gỗ rừng trồng đạt 338.800 m3, sản lượng tre,

nứa khai thác đạt 2.000 tấn.

Nhìn chung, nguồn lâm sản có thể khai thác hằng năm của Đà Nẵng không nhiều,

diện tích quy hoạch đất rừng trồng hạn chế. Do vậy việc phát triển ngành công nghiệp

chế biến lâm sản tại Đà Nẵng có thể đánh giá là kém thuận lợi.

1.2.4. Tài nguyên biển

Đà Nẵng có bờ biển dài 92 km, có bán đảo và vùng lãnh hải thềm lục địa với độ

sâu 200 m, với ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên

266 giống loài, trong đó có 16 loài có giá trị kinh tế cao; tổng trữ lượng hải sản các

loại khoảng trên 1 triệu tấn, khả năng khai thác đạt 150-200 ngàn tấn/năm. Đây là một

trong những lợi thế của Đà Nẵng để phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản.

Đà Nẵng nằm trên các tuyến đường biển quốc tế, có vịnh nước sâu với cửa biển

Liên Chiểu, Tiên Sa nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thủy, xây dựng cảng

lớn và một số cảng chuyên dùng khác. Ngoài ra, Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu

tránh bão của các tàu công suất lớn.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn sở hữu nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê,

Thanh Khê, Nam Ô… và nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Đặc biệt, quanh bán đảo

Sơn Trà là vòng cung bờ biển tuyệt đẹp trải dài hàng chục km với những bãi san hô

lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh du lịch biển.

Nhìn chung, là một thành phố ven biển, Đà Nẵng có nhiều lợi thế để phát triển

kinh tế biển nói chung và các ngành công nghiệp khai thác lợi thế biển như: chế biến

thủy sản, đóng tàu, các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu…

1.2.5. Tài nguyên khoáng sản

- Nhiên liệu: Thuộc nhóm này có than bùn ở khu vực Nam Ô (Bàu Tràm, Bàu

Sấu) và Hòa Tiến. Mỏ than bùn Nam Ô đã được đưa vào khai thác. Ngoài ra, vùng

thềm lục địa Đà Nẵng có nhiều triển vọng về dầu khí, hiện đang được tiến hành thăm

dò.

- Khoáng sản kim loại: Các khoáng sản kim loại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

phân bố rải rác ở các khu vực núi cao gồm các điểm quặng: Đồng (Cu), sắt (Fe),

wolfram (W), thiếc (Sn), vàng (Au). Phần lớn các điểm quặng được tìm thấy có hàm

lượng kim loại trong quặng thấp, chưa đạt qui mô mỏ, do vậy không có ý nghĩa công

nghiệp. Duy chỉ có điểm quặng vàng Khe Đương (thuộc xã Hòa Bắc, huyện Hòa

Vang) hiện đang được giao cho một doanh nghiệp quản lý và khai thác.

- Khoáng sản phi kim loại: Chủ yếu là cát thủy tinh phân bố ở 2 khu vực Nam Ô

và Hòa Tiến. Trong đó mỏ Nam Ô có trữ lượng cấp C2 khoảng 5 triệu m3, nằm hoàn

toàn trong khu công nghiệp Hòa Khánh. Điểm cát thủy tinh Hòa Tiến qua kết quả điều

tra bước đầu cho thấy có thành phần và chất lượng gần tương đương với cát Nam Ô.

Điểm cát này nằm trong trong khu dân cư do đó cũng không thuận lợi cho khai thác

Page 20: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

10

công nghiệp. Ngoài ra còn có điểm sét cao lanh (trữ lượng khoảng 38 triệu m3), điểm

pirit Hòa Bắc... ở quy mô nhỏ.

- Khoáng sản làm vật liệu xây dựng:

+ Đá granit phân bố ở các khu vực Hải Vân, Sơn Trà, Cẩm Khê- Phước Tường,

Phước Thuận, Phước Nhân, Bà Nà.

+ Đá phiến sừng phân bố ở các khu vực Phước Tường, Phước Thuận, Trường

Bản;

+ Đá phiến lợp tập trung ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc, là loại đá filit màu xám

đen, có thể tách thành từng tấm với kích thước (0,5 x 10) x 0,3-0,5m; trữ lượng khoảng

500.000 m3.

+ Đá laterit ở Hòa Cầm, La Châu, Phước Ninh.

+ Đá hoa cương ở khu vực Non Nước, tuy nhiên loại đá này chỉ dùng để bảo vệ

khu di tích nổi tiếng Ngũ Hành Sơn.

+ Sét gạch ngói phân bố ở Hòa Minh, Hòa Mỹ, Đại La, Nam Thành, An Châu.

+ Vật liệu san lấp: Chủ yếu là lớp phủ bì của các đá phiến hệ tầng Bol-Atek bị

phong hóa, có nơi lớp này dày đến 40-50m, thường tập trung chủ yếu ở các khu vực

Hòa Phong, Hòa Sơn (huyện Hòa Vang) và Đa Phước (quận Liên Chiểu).

- Nước khoáng: hiện có 2 điểm là Nước khoáng Phước Nhơn và nước khoáng

Ngầm Đôi. Trong đó, điểm nước khoáng Phước Nhơn với lưu lượng tự chảy khoảng

72 m3/ngày đã được đưa vào khai thác, sử dụng.

Nhìn chung, tiềm năng khoáng sản công nghiệp của Đà Nẵng là khá nhỏ. Khoáng

sản làm vật liệu xây dựng tuy có tiềm năng lớn nhưng phần lớn nằm trong các khu vực

cấm hoặc hạn chế khai thác (rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực an ninh

quốc phòng, khu vực có các công trình văn hoá, tôn giáo, hành lang bảo vệ các công

trình quan trọng, gần các khu vực quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội…). Tiềm năng

thực sự có thể khai thác đối với các mỏ đá xây dựng trên địa bàn dự báo khoảng 350

triệu m3, trong đó trữ lượng đã tiến hành thăm dò khai thác mới đạt khoảng 35,4 triệu

m3.

1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

1.3.1. Tổng quan hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế-xã hội thành

phố Đà Nẵng đến năm 2020

Đà Nẵng hiện tại là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, trung tâm kinh tế lớn của

quốc gia về du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, có vị trí

quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; là trung tâm văn hóa thể dục thể

thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ của khu vực miền

Trung và Tây Nguyên; là đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc

gia và quốc tế; và là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc

phòng an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.

Sau 15 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã tập trung

Page 21: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

11

khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế và đã đạt được nhiều thành tựu khả

quan trong phát triển KT-XH, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người

dân, khẳng định được vai trò động lực phát triển của miền Trung.

Chiến lược phát triển KT-XH thành phố Đà Nẵng dựa trên quan điểm phát triển

bền vững, kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh

thái, gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông

nghiệp, hướng đến mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng

tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá hiện hành) năm 2015 đạt 63.327

tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 8,6%/năm. GRDP bình

quân đầu người (giá hiện hành) được nâng lên rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước; năm

2015 ước đạt 61,552 triệu đồng, tương đương 2.825 USD, gấp hơn 1,7 lần năm 2010.

Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch đúng hướng (năm 2015, tỷ trọng

các ngành dịch vụ đạt 53,27%%, công nghiệp - xây dựng 32,53%, nông nghiệp 2,06%,

thuế sản phẩm (từ trợ cấp sản phẩm) chiếm 12,14%), góp phần từng bước thực hiện

mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở chú trọng nâng cao chất lượng các ngành dịch

vụ và tỷ trọng hàm lượng kỹ thuật, công nghệ trong các ngành sản xuất.

Thu hút đầu tư trong và ngoài nước cũng được đẩy mạnh, góp phần tích cực vào

tăng trưởng kinh tế thành phố, làm thay đổi diện mạo chung của thành phố. Giai đoạn

2011-2015, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 159,2 ngàn tỷ đồng, tăng

9,4%/năm. Tính đến cuối năm 2015, thành phố đã thu hút 391 dự án FDI với tổng vốn

đầu tư 3,49 tỷ USD và 456 dự án đầu tư trong nước với tổng đầu tư đạt gần 74.000 tỷ

đồng. Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư của Đà Nẵng còn khá thấp3 so với vị thế là

một trung tâm kinh tế-chính trị của miền Trung và Tây Nguyên, một trong năm thành

phố trực thuộc Trung ương.

Môi trường đầu tư của Thành phố không ngừng được cải thiện. Khó khăn, vướng

mắc của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn được thành phố

quan tâm giải quyết, tháo gỡ. Đà Nẵng luôn nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu

về các chỉ số: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)4, Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT

(ICT)5, Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)6, Chỉ số quản trị hành chính công

cấp tỉnh (PAPI)7… Nhiều mô hình mới, cách làm mới của thành phố Đà Nẵng được

Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước đánh giá cao.

Theo phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung phát triển thành phố Đà Nẵng đến

năm 2030, tầm nhìn 20508, mục tiêu đến năm 2030 là: “Phát triển thành phố Đà

Nẵng trở thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại; là đô thị trung tâm góp phần thúc đẩy

3 Năm 2015, thu hút vốn FDI cấp mới và tăng thêm của Đà Nẵng xếp thứ 32/51 tỉnh, thành trên cả nước, sau một số tỉnh miền Trung khác như: Quảng Nam, Huế, Bình Định. Lũy kế đến năm 2015, Đà Nẵng xếp thứ 17/63 tỉnh thành, sau các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên… 4 5 lần dẫn đầu cả nước (vào các năm 2008-2010, năm 2013 và năm 2014). 5 7 lần liên tiếp dẫn đầu (từ năm 2009 đến năm 2015) 6 2 lần dẫn đầu liên tiếp (2012, 2013) 7 Xếp thứ 2 năm 2014 8 Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Page 22: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

12

phát triển kinh tế xã hội vùng miền Trung và Tây Nguyên; Phát triển không gian thành

phố theo hướng toàn diện và bền vững đảm bảo an ninh quốc phòng”; Tầm nhìn đến

năm 2050 là: “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố đặc biệt

cấp quốc gia, hướng tới đô thị cấp quốc tế và phát triển bền vững”.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI, nhiệm kỳ

2015-2020 cũng đã xác định mục tiêu: “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng

trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã

hội, động lực phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên; là địa bàn giữ vị trí

chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của cả nước; phấn đấu xây dựng Đà

Nẵng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại”. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn

(GRDP) tăng bình quân 8 - 9%/năm. Đến năm 2020, GRDP bình quân đầu người ước

đạt 4.000 - 4.500 USD; Cơ cấu GRDP sẽ là: dịch vụ 63 - 65%; công nghiệp - xây dựng

35 - 37% và nông nghiệp 1 - 2%.

Để đạt được mục tiêu trên, trong nhiệm kỳ 2015-2020, Thành phố sẽ tập trung

thực hiện ba đột phá về phát triển kinh tế - xã hội gồm: 1) Phát triển mạnh các ngành

dịch vụ, nhất là du lịch, thương mại; tập trung thu hút đầu tư vào công nghiệp công

nghệ cao, công nghệ thông tin; 2) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có

trọng điểm; xây dựng và phát triển văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng thành phố môi

trường; 3) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng xây dựng đội ngũ cán

bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Định hướng phát triển Đà Nẵng trở thành đô thị hiện đại, thành phố môi trường,

với cơ cấu kinh tế dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng quyết định đến

chủ trương thu hút vốn đầu tư phát triển thành phố nói chung và đầu tư phát triển

ngành công nghiệp nói riêng trong các giai đoạn tới.

1.3.2. Nguồn nhân lực

Đến cuối năm 2015, dân số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là 1.028.838 người,

trong đó tỷ lệ dân thành thị chiếm 87,3%, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ là

97,9%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 9,5%. Mật độ dân số trung bình là 800,7

người/km2, trong đó, khu vực thành thị là 3.640 người/km2, khu vực nông thôn là 126

người/km2.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2015 là 547.007 người, chiếm 53,2%

dân số. Tỷ lệ lao động có việc làm chiếm 95,7%; tỷ lệ thất nghiệp là 4,3%. Lực lượng

lao động phân theo trình độ như sau: công nhân kỹ thuật chiếm 7,7%; trung học chiếm

6,8%; cao đẳng, đại học chiếm 21,2%, còn lại 64,3% là lao động được đào tạo dưới

các hình thức khác và lao động chưa qua đào tạo.

Phân theo nghề nghiệp: lao động là nhà lãnh đạo chiếm 2,6%, chuyên môn kỹ

thuật bậc cao chiếm 14,6%, chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm 4,2%, nhân viên

chiếm 3,9%, thợ thủ công và các thợ khác có liên quan chiếm 14,8%, thợ lắp ráp và

vận hành máy móc thiết bị chiếm 12,8%, lao động làm các nghề khác (dịch vụ cá

nhân, bảo vệ khách hàng, nghề nông lâm ngư nghiệp, nghề giản đơn...) chiếm 47%.

Page 23: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

13

Theo Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

2050, quy mô dân số của thành phố dự báo đến năm 2020 đạt khoảng 1,6 triệu người,

đến năm 2030 duy trì ở mức 2,5 triệu người (bao gồm dân số tạm trú và dân số quy đổi

lượng khách du lịch ước tính năm 2030). Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 khoảng 86%,

đến năm 2030 khoảng 92%. Theo Quy hoạch phát triển nhân lực của thành phố, dự

báo đến năm 2020, Đà Nẵng có 70% lao động qua đào tạo, trong đó có 21% có trình

độ đại học, cao đẳng; 16% - trung cấp chuyên nghiệp và 33% công nhân kỹ thuật.

Nhìn chung thành phố Đà Nẵng có lực lượng lao động trẻ và dồi dào, được đào

tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề, có thể đáp ứng nhu cầu về

nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tại thành phố cũng như cả ở khu vực miền

Trung. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường lao động và phát triển kinh

tế thành phố nói chung. Tuy nhiên, lực lượng lao động tại thành phố hiện đang ngày

càng thu hút vào các ngành dịch vụ theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành

phố. Điều đó đồng nghĩa với việc thu hút lao động có trình độ vào các ngành công

nghiệp ít nhiều gặp khó khăn.

1.3.3. Hệ thống giáo dục và đào tạo

Đà Nẵng hiện có 24 trường đại học, cao đẳng, 19 trường trung học chuyên

nghiệp thực hiện các chuyên ngành đào tạo trên các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công

nghệ thông tin, kiến trúc, kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ... Hệ thống cơ sở dạy

nghề của Đà Nẵng hiện có 56 cơ sở, trong đó có 06 trường cao đẳng nghề, 04 trường

trung cấp nghề, 14 trung tâm dạy nghề và 32 cơ sở có đăng ký hoạt động dạy nghề.

Quy mô đào tạo nghề là 51.564 học viên, sinh viên của 163 nghề, trong đó, trình độ

cao đẳng nghề 6.145 học sinh, sinh viên của 35 nghề; trình độ trung cấp nghề 7.565

học viên của 53 nghề; trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng 37.854 học viên của 128 nghề.

Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của thành phố năm 2015 đạt 45%.

Hệ thống trường trung cấp chuyên nghiệp đảm bảo cung cấp nguồn lao động cho

các khu vực công nghiệp tập trung, các khu chế xuất và nhu cầu lao động của các

ngành kinh tế-xã hội khác trên địa bàn thành phố. Hệ thống trường cao đẳng và đại

học hướng tới cơ cấu đào tạo sinh viên theo nhóm ngành, nghề với tỷ lệ: 9% khoa học

cơ bản, 12% sư phạm, 35% kỹ thuật-công nghệ, 9% nông-lâm-ngư, 6% y tế, 20% kinh

tế-luật và 9% thuộc các ngành khác.

Đại học Đà Nẵng với các trường đại học thành viên là trung tâm đào tạo đa cấp

đa ngành và đạt chuẩn chất lượng cao ở miền Trung - Tây Nguyên, đóng vai trò quan

trọng trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn chuyên môn. Các

trung tâm nghiên cứu và các phòng thí nghiệm đang từng bước được hiện đại hóa nhờ

các chương trình đầu tư trọng điểm, đầu tư chiều sâu và các dự án vốn vay ODA, các

chương trình hợp tác quốc tế. Điển hình là một số phòng thí nghiệm như: Phòng thí

nghiệm Động cơ-Ô tô, Phòng thí nghiệm Cơ Điện Tử, Phòng thí nghiệm Nhiệt, Phòng

thí nghiệm Điện-Điện tử, Phòng thí nghiệm khoa học Xây dựng, v.v... Ngoài ra, Đại

học Đà Nẵng còn hợp tác với các trường đại học của các quốc gia có nền giáo dục tiên

tiến như Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Canada, New Zealand... trong việc đào

tạo nguồn nhân lực tại chỗ cũng như đưa sinh viên sang học tập tại các nước này.

Page 24: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

14

1.3.4. Tiềm lực khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ luôn được xem là công cụ và là động lực cho quá trình

phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa dựa

trên phát triển KH&CN và nền kinh tế tri thức, góp phần vào tiến trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững của thành phố. Phát triển KH&CN Đà Nẵng

chủ yếu dựa trên nguyên tắc phát triển ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và

chuyển giao công nghệ; đồng thời tập trung nghiên cứu đón đầu một số lĩnh vực công

nghệ có xu thế phát triển trên thế giới phù hợp với đặc thù của thành phố như công

nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa.

Hệ thống tổ chức KH-CN của Đà Nẵng hiện có 05 đơn vị sự nghiệp và hơn 40 tổ

chức KH&CN thuộc các trường đại học, các doanh nghiệp trên địa bàn. Ngoài ra,

thành phố đã quy hoạch xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao, Khu Công nghệ

thông tin tập trung nhằm thu hút đầu tư vào nghiên cứu-phát triển các lĩnh vực công

nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, lấy doanh nghiệp làm khâu đột phá trong

phát triển KH&CN của thành phố.

Đội ngũ nghiên cứu và phát triển KH&CN tại thành phố luôn luôn được quan

tâm trau dồi trình độ, tiếp cận xu hướng KH&CN hiện đại trên thế giới. Các cá nhân tổ

chức trên địa bàn thành phố đã tích cực tham gia và được vinh danh tại nhiều cuộc thi,

giải thưởng uy tín như Giải thưởng sáng tạo KH&CN Việt Nam, Hội thi sáng tạo kỹ

thuật toàn quốc và cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng. Dự kiến đến

năm 2020, Đà Nẵng sở hữu nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng trở lên

khoảng 200 người/vạn dân, đảm bảo 80-90% nguồn nhân lực KH&CN phân bố hợp lý

trong các ngành kinh tế. Dự kiến tốc độ đổi mới công nghệ bình quân từ nay đến năm

2020 là 25%/năm.

1.3.5. Cơ sở hạ tầng

Đến nay Đà Nẵng đã dần hình thành nét đặc trưng của một đô thị vùng duyên hải

“đầu biển cuối sông”. Diện tích đô thị được mở rộng về các hướng. Hệ thống kết cấu

hạ tầng đầu tư đồng bộ đã hội tụ được nhiều yếu tố thúc đẩy cho quá trình phát triển

kinh tế-xã hội thành phố.

1.3.5.1. Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông tại Đà Nẵng được quy hoạch phát triển hoàn chỉnh, phù hợp

với sự phát triển của thành phố và sự giao thương đi lại với khu vực cũng như sự thuận

lợi đi lại liên kết phát triển đối với các nước nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây.

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại đường giao thông thông dụng là:

đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, trong đó:

- Hệ thống giao thông đường bộ tương đối phát triển với mật độ đường đạt 4,72

km/km2, trung bình mỗi năm hoàn thành xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng 39,2

km. Dự kiến đến năm 2020, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có chiều dài 130

km, rộng 26 m và các đường vành đai, đường trục thành phố sẽ hoàn thiện đưa vào sử

dụng, tạo nên một hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện và phát triển đồng bộ, đáp

ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Page 25: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

15

- Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài

khoảng 36 km, năng lực cho phép thông qua 22 đôi tàu/ngày đêm (14 đôi tàu khách, 8

đôi tàu hàng), với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga

Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam, thuộc loại lớn và tốt nhất miền

Trung. Hàng tuần có khoảng 30 tuyến vé tàu Hà Nội đi Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí

Minh đến Đà Nẵng. Theo quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, ga Đà Nẵng sẽ

được di dời và xây mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội thành phố.

- Nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất của khu vực miền

Trung - Tây Nguyên và là cảng hàng không lớn thứ ba của cả nước với tổng diện tích

khu vực là 850 ha, trong đó diện tích dân dụng là 37 ha, công suất phục vụ khoảng 4,5

đến 5 triệu lượt khách/năm và tiếp nhận từ 400.000 đến 1 triệu tấn hàng hóa/năm.

Theo điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 3066/QĐ-BGTVT ngày

26/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, nhà ga sân bay quốc tế sẽ mở rộng

công suất phục vụ 11-13 triệu hành khách/năm. Hiện nay, sân bay quốc tế Đà Nẵng

hàng tuần đều có các chuyến bay thẳng từ Đà Nẵng đi Singapore, Bangkok (Thái Lan),

Hồng Kông (Trung Quốc), Narita (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Kuala Lumpur

(Malaysia)…

- Hệ thống giao thông đường thủy của thành phố cũng khá thuận lợi. Từ đây, có

các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Cảng

Đà Nẵng hiện là thương cảng lớn thứ 3 của Việt Nam. Theo Điều chỉnh Quy hoạch

phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phê

duyệt tại Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ,

Cảng biển Đà Nẵng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I); về lâu dài có

khả năng phát triển để đảm nhận vai trò cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung (loại

IA). Trong đó, Khu bến Tiên Sa sẽ tiếp nhận tàu trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn,

tàu container có sức chở đến 4.000 TEU, tàu khách du lịch quốc tế 100.000 GT và lớn

hơn; Khu bến Thọ Quang-Sơn Trà là khu bến cảng tổng hợp cho tàu trọng tải từ

10.000 đến 20.000 tấn và có bến chuyên dùng cho tàu trọng tải từ 1.000 đến 5.000 tấn;

Khu bến Liên Chiểu trước mắt có chức năng chính là chuyên dùng hàng rời, hàng lỏng

phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp dịch vụ tại đây, sau năm 2020 sẽ từng bước

phát triển để đảm nhận vai trò khu bến chính của cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực

miền Trung, tiếp nhận tàu trọng tải 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến

8.000 TEU; ngoài ra, sẽ xây dựng khu logistics tại suối Cầu Trắng kết hợp bãi logistics

hiện có để đảm nhận vai trò trung tâm tiếp nhận phân phối hàng hóa chung cho bến

Tiên Sa và Thọ Quang (Sơn Trà).

1.3.5.2 Hệ thống cấp điện, cấp nước

Nguồn điện cung cấp thường xuyên cho mọi hoạt động của thành phố Đà Nẵng

chủ yếu từ lưới điện quốc gia, thông qua Trạm biến áp 500kV Đà Nẵng với tổng công

suất 900MVA và đường dây siêu cao áp 500KV Bắc Nam. Công suất và hệ thống

truyền dẫn điện hiện nay đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Hệ thống điện tại các KCN được đầu tư đồng bộ và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu

Page 26: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

16

của doanh nghiệp. 100% xã, phường trên địa bàn đều được cung cấp điện trực tiếp từ

Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đà Nẵng.

Về cấp nước, hiện nay Công ty Cấp nước Đà Nẵng quản lý 4 nhà máy nước với

tổng công suất thiết kế là 205.000 m3/ngày-đêm. Theo qui hoạch đến năm 2020, công

suất cấp nước tại Đà Nẵng sẽ đạt 396.300 m3/ngày-đêm. Mạng lưới cung cấp điện,

nước của thành phố không ngừng được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển

của thành phố.

1.3.5.3 Hệ thống thông tin liên lạc

Đà Nẵng là đầu mối viễn thông quan trọng của quốc gia và quốc tế với hạ tầng

công nghệ thông tin - truyền thông có quy mô lớn và hiện đại, với các tuyến truyền

dẫn quốc gia và quốc tế bảo đảm độ ổn định cao nhờ kết hợp nhiều phương thức: cáp

quang biển, cáp quang trên bộ, cáp quang trên đường điện lực, vi ba và vệ tinh.

Đà Nẵng là một trong 03 điểm kết cuối quan trọng nhất của mạng trung kế đường

trục quốc gia (backbone) với tốc độ đường truyền 310 Gbps và là điểm kết nối trực

tiếp quốc tế với tốc độ đường truyền 18,122 Gbps. Đà Nẵng hiện có: Trạm cáp quang

biển quốc tế SEMEWE 3 có tổng dung lượng 10 Gbps kết nối Việt Nam với gần 40

nước ở Châu Á và Châu Âu; Hạ tầng viễn thông khá hiện đại với 60 đài vệ tinh phục

vụ yêu cầu phát triển nhiều loại hình dịch vụ tiên tiến; Mạng kết nối không dây công

cộng với 430 điểm phát sóng các khu vực trung tâm thành phố, các điểm du lịch, khu

vực công cộng, Trung tâm hành chính thành phố và UBND các quận, huyện, xã,

phường; Các dịch vụ bưu chính được cung cấp bởi các công ty vận tải giao nhận trong

nước và nước ngoài như VN Express, DHL, TNT… đáp ứng các nhu cầu của khách

hàng. Trong 7 năm liên tục (2009-2015), Đà Nẵng là địa phương dẫn đầu cả nước về

mô hình chính quyền điện tử và Chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT (ICT

index).

1.3.6. Dịch vụ vận tải, kho bãi

Ngành vận tải, kho bãi tại thành phố Đà Nẵng đang ngày càng phát triển, hiện đại

hóa, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm khoảng 16%, cao hơn tăng

trưởng GDP bình quân chung của thành phố. Tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu

GDP toàn thành phố hiện nay chiếm trên 6,5%, trong đó, dịch vụ vận tải đường bộ

luôn giữ vai trò chủ lực với doanh thu chiếm bình quân 70% tổng doanh thu của

ngành.

Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ vận tải, kho bãi tại Đà

Nẵng không ngừng tăng lên, tính đến cuối năm 2013 là 762 doanh nghiệp, trong đó đa

số là doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, với doanh thu chiếm khoảng 80% tổng

doanh thu toàn ngành. Hiện tại trên địa bàn Đà Nẵng có 11 kho bãi tại các cảng biển,

cảng hàng không, đường sắt, và tại các khu công nghiệp với tổng diện tích kho chứa

hàng khoảng 57.284 m2.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng đang xây dựng Đề án Quy hoạch Trung tâm

Logistics với diện tích 140 ha và tổng mức đầu tư dự kiến là 370 triệu USD nhằm tận

dụng vị trí chiến lược kết nối hành lang vận tải Bắc Nam và Đông Tây, kết nối các

Page 27: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

17

nước trong lục địa với biển Đông, kết nối các khu kinh tế trong Vùng kinh tế trọng

điểm miền Trung với mục tiêu phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 phục vụ nhu

cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

1.3.7. Hệ thống tín dụng

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển đa dạng về loại hình hoạt động. Trên địa

bàn thành phố hiện có 57 chi nhánh, tổ chức tín dụng bao gồm 54 ngân hàng thương

mại, 01 ngân hàng chính sách xã hội, 01 công ty tài chính, 01 công ty cho thuê tài

chính, và 236 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và

người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Các dịch vụ ngoại hối, tư vấn tài chính, môi

giới đầu tư, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, mở L/C, đại lý chứng khoán... và các

dịch vụ ngân hàng điện tử như: home banking, phone banking, internet banking phát

triển mạnh.

Giai đoạn 2011-2015, tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng ước đạt 279,6

nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 14,2%/năm; Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế

ước đạt 287,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1%/năm. Dư nợ sản xuất kinh doanh luôn chiếm

một tỷ trọng lớn (trên 74%) trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn. Cơ cấu tín dụng

chuyển dịch theo hướng tập trung vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, nhất là các

ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.4.1. Thuận lợi

- Đà Nẵng là thành phố biển, là đô thị loại I, là thành phố trực thuộc Trung ương,

nằm ở vị trí chiến lược trên trục giao thông Bắc Nam và là điểm cuối của hành lang

kinh tế Đông Tây, có thể kết nối với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới bằng

các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Vị trí địa lý đặc biệt

thuận lợi như trên cho phép Đà Nẵng khai thác nguồn nguyên vật liệu phong phú từ

các nơi phục vụ sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển dịch vụ vận

tải, kho bãi, giảm giá thành sản phẩm. Đặc biệt lợi thế biển là điều kiện thuận lợi để

Đà Nẵng phát triển các ngành công nghiệp gắn với biển (chế biến thủy sản, đóng tàu,

…) và những lĩnh vực sản xuất sản phẩm hướng vào xuất khẩu.

- Đà Nẵng có nguồn lao động trẻ và dồi dào với tỷ lệ lao động qua đào tạo khá

cao, có hệ thống các trường đại học, cao đẳng quy mô lớn với đa dạng ngành nghề, có

nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của

nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp công nghệ cao.

- Hạ tầng “cứng” như giao thông, điện, nước, bưu chính-viễn thông… ngày càng

hoàn thiện, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh. Hạ tầng “mềm” cũng luôn được

thành phố quan tâm như ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển, cải cách hành

chính, nâng cao năng lực quản trị hành chính công, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh, ứng dụng CNTT, cải thiện môi trường đầu tư... để thu hút vốn đầu tư trong và

ngoài nước, đảm bảo cuộc sống dân cư, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

Page 28: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

18

- Hệ thống các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp tại Đà Nẵng cơ bản

đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống tín dụng ngân hàng.

- Tăng trưởng kinh tế của thành phố luôn duy trì ở tốc độ khá (9-10%/năm).

GRDP bình quân đầu người khá cao so với mức bình quân chung của cả nước. Đây là

điều kiện thuận lợi để huy động nguồn nội lực cho phát triển công nghiệp thành phố.

- Môi trường sống tại Đà Nẵng tương đối an bình, văn minh, hệ thống các dịch

vụ xã hội tương đối phát triển là một trong các điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư

phát triển kinh tế thành phố nói chung và ngành công nghiệp nói riêng.

1.4.2. Khó khăn, bất lợi

- Diện tích tự nhiên của Đà Nẵng tương đối nhỏ, trong đó phần lớn là đất rừng

(đồi núi); phần diện tích đất bằng chưa sử dụng tính đến cuối năm 2014 chỉ còn

khoảng trên 1.800 ha. Từ đó cho thấy quỹ đất có thể dành cho phát triển công nghiệp

của thành phố trong tương lai là khá hạn chế. Do vậy, việc tiếp tục phát triển công

nghiệp theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào quy mô đối với Đà Nẵng sẽ là khó khăn.

Thành phố buộc phải hướng đến các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, tiết

kiệm tài nguyên đất, tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng cao để thúc đẩy tăng trưởng của

ngành.

- Trừ nguồn lợi hải sản do có vị trí nằm bên bờ biển và tiềm năng về đá xây

dựng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác (khoáng sản, nông-lâm sản) của thành

phố không nhiều, không thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến

khoáng sản, nông sản, lâm sản.

- Thị trường tiêu thụ tại địa phương và trong vùng còn nhỏ hẹp và phân tán, sức

mua trong dân chưa cao, do vậy chưa trở thành yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt

trong các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng.

- Nguồn lao động tại chỗ có trình độ đang ngày càng bị thu hút vào các ngành

dịch vụ. Lao động thu hút vào các ngành công nghiệp chủ yếu đến từ các địa phương

khác, phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề, hoặc đã được đào tạo

nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp.

- Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu, thời tiết khắc nghiệt và là một trong những

địa phương chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu (bão, lũ, nắng nóng, hạn hán...).

Điều này ảnh hưởng nhất định đến quyết định của các nhà đầu tư khi đến Đà Nẵng.

Nhìn chung, tuy còn có những khó khăn, bất lợi nhưng xét về tổng thể thành phố

Đà Nẵng có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp phù hợp với định

hướng xây dựng thành phố trở thành trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung,

với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ, một trong những

trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền

Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực

miền Trung và cả nước theo đúng tinh thần Nghị quyết 33/NQ-TW của Bộ Chính trị

về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước.

Page 29: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

19

Phần II

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010-2015

2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

2.1.1. Về số lượng cơ sở sản xuất

Theo thống kê chính thức đến cuối năm 2014, Đà Nẵng có 1.230 doanh nghiệp

và 4.190 cơ sở cá thể hoạt động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;

chiếm 11,4% trong tổng số doanh nghiệp và 6,3% trong tổng số cơ sở cá thể phi nông

nghiệp toàn thành phố. Thống kê sơ bộ đến cuối năm 2015, số lượng doanh nghiệp

ngành công nghiệp khoảng 1.270 DN; tăng 423 DN so với năm 2010; bình quân giai

đoạn 2011-2015 mỗi năm tăng thêm 85 DN, tương ứng với tốc độ tăng trưởng

8,4%/năm.

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2010-2015 phân theo loại hình kinh tế và phân ngành công nghiệp

(Đơn vị tính: doanh nghiệp)

Chỉ tiêu 2010 2012 2014 Ước 2015 Tốc độ BQ 2011-

2015 (%/năm) DN toàn ngành CN 846 1.116 1.156 1.270 8,4 Theo thành phần kinh tế DN nhà nước 21 21 24 24 2,7 DN ngoài nhà nước 782 1.049 1.142 1.176 8,5 - HTX, THT 17 16 18 20 3,3 - DNTN, CT TNHH, CP 765 1.033 1.124 1.156 8,6 DN có vốn ĐTNN 44 46 64 70 9,7 Theo phân ngành CN cấp 1 I. CN khai khoáng 43 34 41 42 -0,5 II. CN chế biến, chế tạo 780 1.049 1.144 1.183 8,7 1. Điện tử, máy tính 7 14 13 13 13,2 2. Chế biến nông, lâm, thủy sản 161 198 206 209 5,4 3. Cơ khí, luyện kim 288 367 404 420 7,8 4. Hóa chất, cao su, nhựa 52 93 96 98 13,5 5. Dệt may, da giày 102 112 132 136 5,9 6. SX VLXD từ khoáng phi KL 53 68 60 60 2,5 7. Các ngành CB khác 117 197 233 247 16,1 III. CN điện, gas 18 24 28 28 9,2 IV. CN nước, môi trường 6 9 17 17 23,2

(- Nguồn: Niên Giám thống kê TP Đà Nẵng qua các năm từ 2010-2015 và thống kê sơ bộ của Sở Công Thương năm 2015;

- Các nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong Bảng trên và các bảng số liệu khác thuộc Phần II được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên phát triển tại Quy hoạch ngành đã được duyệt).

a) Cơ cấu số lượng DN công nghiệp theo thành phần kinh tế:

DN ngoài nhà nước9 chiếm đa số với tỷ trọng đạt trên 93,1% trong tổng số DN

toàn ngành năm 2015; bình quân giai đoạn 2011-2015 mỗi năm tăng thêm 80 DN. Số

lượng HTX có tăng nhưng đa số hoạt động cầm chừng, nhiều đơn vị gặp khó khăn

9 Bao gồm các DN thuộc các loại hình: hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty CP có vốn nhà nước, công ty CP không có vốn nhà nước

Page 30: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

20

mặc dù Đảng và Nhà nước đã quan tâm ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ

trợ phát triển kinh tế tập thể.

Số lượng DN nhà nước chiếm 1,7% năm 2015, tăng 3 DN so với năm 2010;

nguyên nhân do chuyển 01 DN từ khu vực FDI sang và bổ sung thêm 02 DN quốc

phòng. Đến nay, 100% doanh nghiệp nhà nước của địa phương đã thực hiện cổ phần

hóa hoặc chuyển đổi mô hình; trong đó ngành công nghiệp chỉ còn lại 01 DN có vốn

nhà nước chi phối là Công ty CP môi trường đô thị Đà Nẵng; và 02 DN 100% vốn nhà

nước là Công ty TNHH MTV cấp nước Đà Nẵng (đang trong quá trình chuẩn bị cổ

phần hóa) và Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết và dịch vụ in Đà Nẵng.

DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng 5,5%; bình quân giai đoạn

2011-2015 mỗi năm tăng thêm 5 DN.

Nhìn chung, số lượng doanh nghiệp khu vực nhà nước và FDI tuy ít hơn nhiều so

với khu vực ngoài nhà nước nhưng lại tập trung phần lớn các doanh nghiệp quy mô

lớn của ngành công nghiệp thành phố.

b) Cơ cấu số lượng DN công nghiệp theo phân ngành kinh tế:

DN ngành CN chế biến tăng nhanh và chiếm tỷ trọng chi phối đến trên 93%

trong tổng số DN toàn ngành năm 2015; bình quân mỗi năm tăng thêm 81 DN; chủ

yếu tăng trong các lĩnh vực: cơ khí (xây dựng, dân dụng, sản xuất máy móc thiết bị); in

ấn; nhựa; sữa chữa-bảo dưỡng máy móc thiết bị; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; sản

xuất VLXD; hóa chất (sơn, vecni…); chế biến thực phẩm; dệt (màn rèm); may mặc…

DN ngành khai khoáng tương đối ổn định trong giai đoạn 2011-2015, tỷ trọng

doanh nghiệp ngành này vào năm 2015 ước khoảng 3,3%.

DN ngành điện, gas chiếm khoảng 2,2% trong tổng số DN toàn ngành năm 2015;

bình quân mỗi năm tăng thêm 2 DN, chủ yếu tăng trong lĩnh vực sản xuất nước đá,

cung cấp hơi nước bão hòa phục vụ các nhà máy công nghiệp.

DN ngành cấp nước, quản lý môi trường chiếm khoảng 1,3% tổng số DN toàn

ngành năm 2015; bình quân mỗi năm tăng thêm 2 DN, chủ yếu trong lĩnh vực xử lý ô

nhiễm, thu gom tiêu hủy rác.

2.1.2. Lực lượng lao động

Theo số liệu thống kê chính thức đến năm 2014, tổng số lao động bình quân đang

làm việc trong ngành công nghiệp Đà Nẵng là 113.408 người, chiếm khoảng 22% tổng

số lao động bình quân toàn thành phố. Thống kê sơ bộ đến cuối năm 2015, số lao động

thường xuyên trong ngành công nghiệp Đà Nẵng là 118.090 người. Trong đó, số lao

động làm việc trong các doanh nghiệp là 109.773 người, chiếm 93%; lao động của các

cơ sở cá thể là 8.317 người, chiếm 7%. Chi tiết số liệu tại Bảng 2.2.

a) Theo loại hình kinh tế:

Khối các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài là những đơn vị sử dụng nhiều lao động nhất tương ứng với tỷ trọng 36,6% và

33,9% trong tổng số lao động ngành CN năm 2015. Qua đó cho thấy vai trò tích cực

của các doanh nghiệp này trong việc tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Số lao

Page 31: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

21

động CN làm việc ở khu vực nhà nước chiếm 22,4% và có xu hướng tăng trong giai

đoạn này do sáp nhập thêm các doanh nghiệp quốc phòng (TCT Sông Thu).

Bảng 2.2: Số lượng lao động ngành công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2010-2015 (Đơn vị tính: người)

Chỉ tiêu 2010 2012 2013 2015 Tốc độ TTBQ

(%/năm) Toàn ngành CN 96.181 107.843 108.498 118.090 4,2 Theo thành phần kinh tế DN nhà nước 21.306 22.787 24.531 26.530 4,5 DN ngoài nhà nước 34.902 38.799 37.233 43.193 4,4 HTX, THT 633 724 711 753 3,5 DNTN, công ty TNHH, CP 34.269 38.075 36.522 42.440 4,4 DN có vốn ĐTNN 31.166 37.374 37.797 40.050 5,1 Cơ sở cá thể 8.807 8.883 8.937 8.317 -1,1 Theo phân ngành CN cấp 1 I. CN khai khoáng 1.070 842 725 850 -4,5 II. CN chế biến, chế tạo 82.685 94.472 94.898 103.814 4,7 1. Điện tử, máy tính 5.781 16.778 11.860 12.880 17,4 2. Chế biến nông, lâm, thủy sản 12.605 12.310 12.189 11.461 -1,9 3. Cơ khí, luyện kim 15.912 17.155 19.451 19.675 4,3 4. Hóa chất, cao su, nhựa 3.938 4.916 4.704 4.707 3,6 5. Dệt may, da giày 24.385 24.087 30.605 33.135 6,3 6. Sản xuất vật liệu xây dựng 5.794 5.910 4.634 4.854 -3,5 7. Các ngành CB khác 14.270 13.316 15.811 17.102 3,7 III. CN điện, gas 10.634 10.722 11.262 11.256 1,1 IV. CN nước, xử lý rác thải 1.792 1.807 2.063 2.170 3,9

(Nguồn: Niên Giám thống kê thành phố Đà Nẵng các năm 2014, 2015)

b) Theo phân ngành công nghiệp:

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số lượng cơ sở sản xuất chiếm đa số, do

đó cũng là ngành thu hút nhiều lao động nhất với tỷ trọng chiếm 87,9% trong tổng số

lao động toàn ngành công nghiệp Đà Nẵng năm 2015. Trong đó, có một số ngành sử

dụng nhiều lao động điển hình như: sản xuất trang phục (21,1%); điện tử (10,9%); chế

biến thủy sản (6,5%); sản xuất đồ chơi, dụng cụ thể thao (10,7%); cơ khí

(16,6%)… Đặc biệt là ngành điện tử có tốc độ thu hút lao động cao (17,9%/năm), tuy

nhiên đến nay vẫn sử dụng lao động phổ thông là chủ yếu. Một số ngành có xu hướng

giảm dần lao động trong giai đoạn này như: chế biến thủy sản, sản xuất thuốc lá, dệt,

sản xuất các sản phẩm từ hóa chất, sản xuất VLXD, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ

gỗ, lâm sản.

Ngành sản xuất và phân phối điện, hơi nước, nước đá cũng là ngành sử dụng

lượng lao động tương đối lớn, chiếm 9,5% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp.

Các ngành cấp nước, quản lý hoạt động môi trường chỉ chiếm tỷ trọng thấp (xấp xỉ

1,8%) tuy nhiên đang có xu hướng tăng dần. Ngành khai khoáng sử dụng ít lao động

với tỷ trọng chỉ chiếm chưa đến 1% trong tổng lao động toàn ngành công nghiệp và có

xu hướng giảm dần.

c) Quy mô doanh nghiệp theo lao động:

Theo số liệu thống kê năm 2014, trong số 1.230 doanh nghiệp công nghiệp đang

hoạt động thì có tới 691 DN có quy mô lao động dưới 10 người (DN siêu nhỏ), chiếm

Page 32: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

22

56,2% tổng số DN toàn ngành; 488 DN có quy mô lao động từ 10 đến dưới 200 người

(DN nhỏ), chiếm 38,5%. Cộng chung lại, số lượng DN nhỏ và siêu nhỏ trong toàn

ngành CN chiếm tới 94,6%, trong đó có tới 88% DN trong ngành chế biến-chế tạo,

còn lại 6,7% trong các ngành khai khoáng, điện-gas, cấp nước và xử lý rác thải. Số

lượng DN có quy mô lao động vừa và lớn (từ 200 lao động trở lên) chỉ chiếm 5,4% với

67 DN. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến-chế tạo có 56 DN, chủ yếu trong các

lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như: dệt may, giày, chế biến thủy sản, lắp ráp chi tiết,

linh kiện điện, điện tử, sản xuất lắp ráp khác (đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao…). Các

ngành điện, cấp nước và xử lý rác thải có 4 DN.

Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp công nghiệp Đà Nẵng năm 2014 phân theo quy mô lao động

(Đơn vị tính: doanh nghiệp)

Chỉ tiêu Tổng số DN

Phân theo quy mô lao động (người)

< 10 10 -199 200-499 500-999 1000-4999 ≥ 5000

Toàn ngành CN 1.230 691 473 37 10 16 3

Tỷ trọng (%) 100 56,2 38,5 3,0 0,8 1,3 0,2

CN khai khoáng 41 19 22 0 0 0 0

CN chế biến, chế tạo 1.144 641 441 37 8 15 2

1. Điện tử, máy vi tính 13 5 6 0 0 1 1

2. CB nông, lâm, thủy sản 206 114 82 8 0 2 0

3. Cơ khí, luyện kim 404 232 158 10 1 3 0

4. Hóa chất, cao su, nhựa 96 50 43 2 0 1 0

5. Dệt may, da giày 132 60 50 13 4 4 1

6. Sản xuất VLXD 60 20 36 2 2 0 0

7. Các ngành CB khác 233 160 66 2 1 4 0

CN điện, gas 27 17 8 0 1 0 1

CN nước, xử lý rác 10 7 1 0 1 1 0

(Nguồn: Niên Giám thống kê TP Đà Nẵng năm 2014 và 2015)

2.1.3. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

a) Tổng vốn sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp

Cùng với số lượng DN tăng lên hằng năm, vốn sản xuất kinh doanh của các DN

trong ngành cũng liên tục tăng qua các năm. Đến cuối năm 2014, tổng vốn sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp CN đang hoạt động là 68.248 tỷ đồng, chiếm 31,7%

tổng vốn SX-KD của khối DN toàn thành phố, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010, bình

quân mỗi năm tăng gần 7.530 tỷ đồng. Tình hình tăng trưởng vốn SX-KD trong các

phân ngành công nghiệp như trình bày tại Bảng 2.4.

Theo phân ngành cấp 1, vốn SX-KD trong ngành khai khoáng tăng trưởng nhanh

nhất với tốc độ 37,4%/năm, tuy nhiên quy mô vốn của ngành này chỉ chiếm chưa đến

1% tổng vốn SX-KD của khối DN toàn ngành CN nên không có tác động đáng kể đến

tăng trưởng về vốn chung toàn ngành. Trái lại, dù chỉ có một số ít doanh nghiệp hoạt

động nhưng ngành điện-gas lại là ngành tập trung lượng vốn rất lớn với tỷ trọng trong

tổng vốn toàn ngành CN năm 2014 là 36,9%. Do vậy, với tốc độ tăng trưởng bình

quân về vốn là 21,2%/năm, ngành điện-gas đã có đóng góp rất quan trọng vào tăng

trưởng vốn SX-KD của khối DN toàn ngành CN.

Page 33: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

23

Công nghiệp chế biến-chế tạo có tốc độ tăng bình quân về vốn SX-KD thấp hơn

02 ngành khai khoáng và điện-gas. Tuy nhiên, trong nội bộ ngành này lại có những

phân ngành sản xuất có tốc độ tăng trưởng về vốn cao như điện tử, đồ uống, giày da,

cao su, cơ khí, giường-tủ-bàn-ghế… Bên cạnh đó, có một số phân ngành sản xuất có

quy mô vốn SX-KD giảm như: thuốc lá, dệt, vật liệu xây dựng.

Bảng 2.4: Vốn sản xuất-kinh doanh của khối doanh nghiệp ngành công nghiệp giai đoạn 2010-2014

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ TTBQ

(%/năm) DN toàn ngành CN 38.129 42.658 53.392 60.164 68.248 15,7 CN khai khoáng 226 363 511 430 620 28,7

CN chế biến, chế tạo 24.284 28.231 31.352 36.002 41.563 14,4

1. Điện tử, máy tính 669 1.570 2.249 2.464 2.349 36,9

2. CB nông, lâm, thủy sản 3.305 4.123 4.943 5.704 6.141 16,8 3. Cơ khí, luyện kim 7.569 9.218 10.028 14.545 18.347 24,8

4. Hóa chất, cao su, nhựa 2.189 3.143 4.083 5.004 4.953 22,6

5. Dệt may, da giày 3.204 2.286 2.781 3.328 3.772 4,2

6. Vật liệu xây dựng 5.257 5.404 4.900 2.411 2.317 -18,5

7. Các ngành khác 2.091 2.487 2.368 2.546 3.684 15,2

CN điện, gas 12.867 13.344 20.740 22.918 25.199 18,3

CN nước, xử lý rác 752 720 789 814 866 3,6

(Nguồn: Niên Giám thống kê Đà Nẵng năm 2014, 2015)

b) Quy mô vốn sản xuất-kinh doanh bình quân của doanh nghiệp:

Bảng 2.5 cho thấy phần lớn doanh nghiệp trong ngành CN Đà Nẵng là doanh

nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Trong tổng số 1.230 doanh nghiệp ngành công nghiệp năm

2014, số lượng DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm tới 75,2%; số DN có quy

mô vốn từ 10 đến dưới 200 tỷ đồng chiếm 21,2%, số DN có quy mô vốn từ 200 tỷ

đồng trở lên chỉ chiếm 3,6%, chủ yếu thuộc khu vực doanh nghiệp FDI, DN nhà nước

và một vài DN cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước.

Bảng 2.5: Số lượng doanh nghiệp công nghiệp Đà Nẵng năm 2014 phân theo quy mô vốn sản xuất kinh doanh

(Đơn vị tính: doanh nghiệp)

Chỉ tiêu Tổng số DN

Phân theo quy mô vốn (tỷ đồng)

< 1 1-< 10 10-< 50 50-< 200 200-< 500 ≥ 500 Toàn ngành CN 1.230 268 657 184 77 21 23

Tỷ trọng(%) 100,0 21,8 53,4 15,0 6,3 1,7 1,9

CN khai khoáng 41 1 27 10 3

CN chế biến, chế tạo 1.144 257 607 173 70 19 18 1. Điện tử, máy vi tính 13 2 2 4 3 2 2. CB nông, lâm, thủy sản 206 67 90 28 18 1 2 3. Cơ khí, luyện kim 404 57 238 68 23 9 9 4. Hóa chất, cao su, nhựa 96 5 50 33 6 1 1 5. Dệt may, da giày 132 45 60 13 9 4 1 6. Sản xuất VLXD 60 8 31 12 8 1 7. Các ngành CB khác 233 73 136 15 3 4 2

CN điện, gas 28 1 18 1 2 2 4

CN nước, xử lý rác 17 9 5 0 2 0 1

(Nguồn: Niên Giám thống kê TP Đà Nẵng năm 2014 và 2015)

Page 34: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

24

2.1.4. Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị

Có thể hình dung về trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp

trong ngành công nghiệp thông qua chỉ tiêu giá trị tài sản cố định (TSCĐ) và trang bị

TSCĐ bình quân 1 lao động. Chỉ tiêu này cũng đồng thời thể hiện trình độ cơ khí hóa,

tự động hóa và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động trong các DN.

Số liệu tại Bảng 2.6 cho thấy, trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động trong ngành

CN không ngừng tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân khá cao là 15%/năm

trong giai đoạn 2011-2014. Trong đó, một số phân ngành có tốc độ trang bị TSCĐ

bình quân 1 LĐ tăng mạnh như: sản xuất đồ uống (53%/năm); giày da (60,6%/năm);

sản xuất sản phẩm từ cao su (48,8%/năm); điện tử (38,6%/năm), sản xuất sản phẩm từ

kim loại (44%/năm); sản xuất xe có động cơ (44%/năm), sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

(42,9%/năm), thu gom, tiêu hủy và tái chế phế liệu (53,3%/năm). Ở chiều ngược lại,

trang bị TSCĐ bình quân 1 LĐ trong các ngành may mặc, da giày, sản xuất VLXD,

cấp nước, thoát nước…lại theo chiều hướng giảm dần.

Bảng 2.6: Trang bị tài sản cố định bình quân một lao động của doanh nghiệp ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2010-2014

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ TTBQ

(%/năm) DN toàn ngành CN 262,7 259,4 338,5 360,1 383,2 9,9 CN khai khoáng 118,0 131,4 311,2 191,7 293,6 25,6 CN chế biến, chế tạo 163,1 170,3 186,8 201,6 224,1 8,3 1. Điện tử, máy tính 77,0 82,8 81,8 119,1 138,4 15,8 2. CB nông, lâm, thủy sản 130,1 182,0 238,9 294,9 344,1 27,5 3. Cơ khí, luyện kim 201,3 227,5 280,8 352,1 467,7 23,5 4. Hóa chất, cao su, nhựa 181,0 213,2 410,4 538,2 585,0 34,1 5. Dệt may, da giày 81,3 58,2 59,3 65,0 55,7 -9,0 6. Vật liệu xây dựng 935,4 885,0 867,6 512,0 383,0 -20,0 7. Các ngành CB khác 58,6 64,9 67,8 69,3 94,9 12,8

CN điện, gas 974,5 837,2 1.570,1 1.606,5 1.706,4 15,0 CN nước, xử lý rác thải 310,3 323,4 328,9 271,5 271,0 -3,3

(Nguồn: Niên Giám thống kê Tp Đà Nẵng năm 2014, 2015)

Tuy nhiên, nếu trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động tăng lên nhiều nhưng hiệu

quả sản xuất hoặc năng suất lao động tăng không tương xứng thì phần nào cũng cho

thấy sự lãng phí trong đầu tư. Ngược lại, trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động giảm

chưa hẳn xấu nếu hiệu quả sản xuất và năng suất lao động vẫn tăng.

Trong 02 năm 2014-2015, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng đã

thực hiện điều tra đánh giá trình độ công nghệ của 130 doanh nghiệp trên địa bàn

thông qua các chỉ số Công nghệ - Technoware (T), Con người - Humanware (H),

Thông tin - Infoware (I), Tổ chức - Orgaware (O) và hệ số đóng góp của công nghệ

TCC. Kết quả như sau:

+ Chỉ số TCC của Đà Nẵng là TCC=0,6397. Như vậy, có thể kết luận hiện

trạng trình độ công nghệ chung của các doanh nghiệp Đà Nẵng đạt mức trung bình

khá. Ba thành phần T (Technoware), H (Humanwere) và I (Infoware) đạt ở mức khá,

còn thành phần O (Orgaware) đạt ở mức trung bình.

Page 35: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

25

+ Hệ số TCC của các nhóm ngành, các loại hình doanh nghiệp nhìn chung khá

đồng đều. Số doanh nghiệp có hệ số TCC dưới mức trung bình cũng như mức chênh

lệch giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở

Đà Nẵng không nhiều.

+ Nhóm ngành có chỉ số cao nhất là Dệt may và Da giày. Đa số các doanh

nghiệp dệt may của Đà Nẵng đều có quy mô lớn, về mặt xã hội thì nhóm ngành này đã

tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương và đều bố trí hoạt động sản

xuất theo từng dây chuyền nên rõ ràng tính tổ chức và liên kết giữa các nhóm lao động

là tốt hơn so với các ngành sản xuất khác.

+ Nhóm ngành hóa chất, cao su và nhựa có trình độ công nghệ nằm trong nhóm

những ngành công nghiệp có chỉ số cao hơn mức trung bình thành phố, đứng thứ 2

trong 6 nhóm ngành khảo sát.

+ Nhóm ngành cơ khí, chế tạo máy có trình độ công nghệ tương đối cao, thể

hiện qua các chỉ số TCC, T, H, I và O của nhóm ngành đều cao hơn mức trung bình

thành phố, đứng thứ 3 trong 6 nhóm ngành.

+ Nhóm ngành chế biến thực phẩm và thủy sản tuy là ngành thế mạnh của Đà

Nẵng nhưng kết quả cho thấy chỉ số TCC của nhóm ngành này thấp hơn chỉ số trung

bình của Đà Nẵng.

+ Nhóm ngành gốm sứ và sản xuất VLXD không phải là thế mạnh của Đà

Nẵng. Kết quả tính toán cho thấy chỉ số TCC của nhóm ngành này thấp hơn nhiều so

với chỉ số trung bình của Đà Nẵng, đứng thứ 5 trong 6 nhóm ngành kinh tế chủ lực.

+ Nhóm ngành có chỉ số công nghệ thấp nhất là Chế biến gỗ giấy và bao bì với

các chỉ số thành phần kỹ thuật cũng dưới mức trung bình của thành phố, phù hợp với

nhận định đây là ngành có quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu và có nguồn nhân lực rẻ.

Nhìn chung, chỉ một số ít doanh nghiệp có tiềm lực vốn mạnh, nên luôn chú

trọng đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ tiến tiến, hiện đại vào sản xuất.

Còn lại đa số doanh nghiệp công nghiệp tại thành phố là các doanh nghiệp nhỏ và siêu

nhỏ, tiềm lực vốn yếu, chủ yếu sử dụng công nghệ ở trình độ trung bình hoặc trung

bình khá. Bên cạnh đó, vẫn có không ít doanh nghiệp còn sử dụng máy móc thiết bị

cũ, công nghệ lạc hậu.

2.1.5. Tình hình đầu tư phát triển

Tổng vốn đầu tư phát triển (ĐTPT) của ngành công nghiệp (giá thực tế) giai đoạn

2011-2015 đạt 24.880 tỷ đồng, chiếm khoảng 16,8% tổng vốn ĐTPT toàn thành phố,

bình quân đạt 4.976 tỷ đồng/năm. Trong đó, vốn ĐTPT của ngành công nghiệp chế

biến-chế tạo chiếm 87,1% tổng vốn ĐTPT ngành công nghiệp; ngành điện-gas chiếm

8,2%, ngành nước-xử lý rác thải chiếm 3,8%; ngành khai khoáng chiếm 0,9%.

Bên cạnh một số ngành thu hút lượng vốn đầu tư lớn trong những năm trước đây

như may mặc, sản xuất kim loại, sản xuất thiết bị điện-điện tử, săm lốp ô tô, chế biến

thủy sản, xi măng thì giai đoạn 2011-2015 đã có thêm nguồn vốn tập trung vào các

ngành lắp ráp ô tô, đồ uống, dược phẩm, sản xuất tàu thủy, sản phẩm công nghệ cao...

Page 36: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

26

Bảng 2.7: Vốn đầu tư phát triển của ngành công nghiệp giai đoạn 2010-2015

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Giai đoạn 2011-2015

Vốn ĐTPT theo giá hiện hành (tỷ đồng) Toàn ngành CN 5.199 4.416 4.794 5.248 5.222 24.880 - CN khai khoáng 100 44 25 26 26 222 - CN chế biến, chế tạo 4.762 3.264 4.403 4.557 4.672 21.659 - CN điện, gas 278 430 297 593 450 2.047 - CN nước, xử lý rác thải 59 678 70 72 74 952

Vốn ĐTPT theo giá so sánh 2010 (tỷ đồng) Toàn ngành CN 4.485 3.742 3.695 3.930 3.851 19.703 - CN khai khoáng 85 37 13 20 20 175 - CN chế biến, chế tạo 4.081 2.720 3.384 3.437 3.495 17.117 - CN điện, gas 263 363 237 423 289 1.575 - CN nước, xử lý rác thải 56 622 60 51 47 836

(Nguồn: Niên Giám thống kê TP Đà Nẵng năm 2014, 2015)

Kết quả tổng hợp các dự án đầu tư trong ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn

giai đoạn 2010-2015 cho thấy cơ cấu vốn đầu tư thu hút vào các nhóm ngành như sau:

cơ khí-luyện kim chiếm 34,5%; hóa chất-cao su-nhựa 22,9%; thực phẩm-đồ uống

22,1%; VLXD 8,7%; dệt may-da giày 5,3%; điện tử-thiết bị điện 4%; giấy, gỗ và các

ngành CBCT khác 2,5%. (Danh mục dự án đầu tư đã triển khai thực hiện trên địa bàn

thành phố giai đoạn 2010-2015 được trình bày tại Phụ lục 1).

2.1.6. Các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh chủ yếu của ngành công nghiệp

2.1.6.1. Giá trị sản xuất: (Xem chi tiết số liệu tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3)

Năm 2015, giá trị sản xuất (GO) theo giá hiện hành của ngành CN Đà Nẵng đạt

54.248 tỷ đồng, chiếm 41,1% GO toàn thành phố; tỷ trọng này năm 2010 là 38,6%.

GO theo giá so sánh năm 2010 của ngành CN đạt 45.502 tỷ đồng, gấp 1,75 lần

năm 2010; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 11,8%/năm, cao hơn

tốc độ bình quân toàn thành phố; qua đó cho thấy ngành CN thành phố đang trên đà

hồi phục sau thời kỳ chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Bảng 2.8: Giá trị, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO (giá so sánh 2010) của ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015 theo thành phần kinh tế và phân ngành cấp 1

Phân ngành 2010 2013 2015 Tốc độ BQ

(%/năm) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%)

Toàn ngành CN 26.036 100 36.116 100 44.610 100 11,81

1. Theo thành phần kinh tế

CN nhà nước 6.338 24,3 7.643 21,2 11.647 25,6 12,94

CN ngoài nhà nước 12.918 49,6 16.684 46,2 19.394 42,6 8,47

CN có vốn ĐTNN 6.780 26,0 11.789 32,6 14.461 31,8 16,36

2. Theo phân ngành cấp 1

CN khai thác 349 1,3 287 0,8 595 1,3 11,26

CN chế biến-chế tạo 25.113 96,5 34.540 95,6 43.560 95,7 11,64

CN điện-gas 345 1,3 908 2,5 926 2,0 21,83

CN nước-xử lý rác 229 0,9 381 1,1 421 0,9 12,95

(Nguồn: Niên giám Thống kê TP Đà Nẵng năm 2015)

Page 37: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

27

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu GO theo thành phần kinh tế và phân ngành công

nghiệp như sau:

a) Theo thành phần kinh tế:

- Tỷ trọng công nghiệp nhà nước năm 2015 cao hơn năm 2010 do khối này tập

trung nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, có mức tăng trưởng khá cao trong giai đoạn qua

nhờ có các dự án đầu tư mới như Công ty CP Cao su Đà Nẵng, Tổng Công ty CP Dệt

may Hòa Thọ, Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Đà Nẵng…, đồng thời từ năm

2014, khối này đã sáp nhập thêm một doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Quốc phòng là Tổng

Công ty Sông Thu. Các doanh nghiệp trong khối đa số đã cổ phần hóa nhưng vốn nhà

nước vẫn chiếm tỷ lệ chi phối (trên 50%).

- Tỷ trọng công nghiệp ngoài nhà nước có xu hướng giảm dần mặc dù đây là khu

vực có số lượng doanh nghiệp đông nhất (chiếm 92,6% trong tổng số DN ngành CN).

Đồng thời, tốc độ tăng trưởng GO giai đoạn 2011-2015 của khu vực này cũng đạt thấp

nhất. Nguyên nhân là do khu vực này chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đã

gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất sụt giảm mạnh trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế

vừa qua.

- Tỷ trọng công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng nhanh, đồng

thời với tốc độ tăng trưởng khá cao của khối này (cao nhất trong 3 khối). Qua đó cho

cho thấy vai trò và đóng góp ngày càng quan trọng của khối công nghiệp FDI vào tăng

trưởng chung của ngành công nghiệp thành phố. Giai đoạn này thành phố đã thu hút

được một số dự án FDI mới với quy mô vốn tương đối lớn trong các ngành lắp ráp ô

tô, sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô, thiết bị cơ khí công nghệ cao… Bên cạnh đó, một

số doanh nghiệp FDI cũ cũng tăng vốn mạnh để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đặc

biệt là các doanh nghiệp trong ngành điện tử.

b) Theo phân ngành công nghiệp:

- Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo và chi phối tăng trưởng chung của

ngành CN thành phố với tỷ trọng chiếm tới 95,7% GO công nghiệp năm 2015.

Bảng 2.9: Giá trị, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng GO bình quân của các nhóm ngành công nghiệp chế biến giai đoạn 2010-2015

Phân ngành 2010 2013 Ước 2015 Tốc độ BQ

(%/năm) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%)

Toàn ngành CNCB 25.113 96,5 34.540 95,6 43.560 95,7 11,64

1- Điện tử 492 1,9 3.025 8,4 3.299 7,3 46,31

2- Chế biến NLTS 5.560 21,4 9.081 25,1 8.699 19,1 9,37

3- Cơ khí, luyện kim 7.364 28,3 11.529 31,9 16.257 35,7 17,16

4- Hóa chất 3.316 12,7 3.805 10,5 4.666 10,3 7,07

5- Dệt may, da giày 3.584 13,8 2.958 8,2 4.286 9,4 3,64

6- VLXD (phi KL) 2.287 8,8 1.704 4,7 3.035 6,7 5,82

7- Các ngành khác 2.510 9,6 2.438 6,8 3.318 7,3 5,74

(Nguồn: Niên giám Thống kê TP Đà Nẵng năm 2015)

Về xu hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chế biến, Bảng 2.9

trên đây cho thấy: Các nhóm ngành điện tử, cơ khí có tỷ trọng tăng nhanh tương ứng

Page 38: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

28

với tốc độ tăng trưởng đạt cao trong giai đoạn 2011-2015. Trong đó đáng chú ý nhất là

nhóm ngành điện tử từ vị trí thấp nhất về tỷ trọng năm 2010, sếp thứ 7 trong số 7

nhóm ngành CNCB, thì đến năm 2015 đã vươn lên vị trí thứ 5. Ở chiều ngược lại, tỷ

trọng các nhóm ngành công nghiệp truyền thống của Đà Nẵng như: chế biến nông lâm

thủy sản, dệt may, da giày, sản xuất vật liệu xây dựng… đã giảm khá sâu. (Tình hình

phát triển cụ thể của các nhóm ngành công nghiệp chế biến sẽ tiếp tục được đề cập tại

mục 2.2 của báo cáo này, qua đó sẽ thấy rõ hơn các xu hướng chuyển dịch trong nội

bộ các nhóm ngành này).

- Công nghiệp khai khoáng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu GO công

nghiệp Đà Nẵng do thành phố hầu như không có tài nguyên khoáng sản công nghiệp ở

quy mô có thể khai thác. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã có chủ trương giảm dần các

hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để bảo vệ tài

nguyên và cảnh quan môi trường.

- Công nghiệp điện, nước tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng dần

đáng kể. Đây cũng là hai nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất trong

4 phân ngành công nghiệp cấp 1. Tăng trưởng của hai ngành này về cơ bản đã đáp ứng

kịp thời nhu cầu điện, nước cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và của

cả nền kinh tế, xã hội thành phố trong giai đoạn qua.

2.1.6.2. Giá trị tăng thêm: (Xem chi tiết số liệu tại Phụ lục 4 và Phụ lục 5)

Giá trị tăng thêm (VA) theo giá hiện hành của ngành công nghiệp Đà Nẵng năm

2015 đạt 14.991 tỷ đồng, chiếm khoảng 23,7% trong cơ cấu GRDP toàn thành phố. Tỷ

trọng này có xu hướng tăng dần (năm 2010 là 20,6%).

VA theo giá so sánh 2010 của ngành công nghiệp năm 2015 đạt 12.252 tỷ đồng;

gấp 1,8 lần năm 2010; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt

12,6%/năm, cao hơn so với tốc độ bình quân về GO (11,8%). Qua đó cho thấy ngành

công nghiệp thành phố đang chuyển dịch theo định hướng phát triển các ngành sản

xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm nâng cao giá trị tăng thêm của ngành.

Bảng 2.10: Giá trị, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng VA (giá so sánh 2010) của ngành CN Đà Nẵng phân theo thành phần kinh tế và phân ngành cấp 1 giai đoạn 2010-2015

Phân ngành 2010 2013 Ước 2015 Tốc độ BQ

(%/năm) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%)

Toàn ngành CN 6.758 100 9.667 100 12.252 100 12,64

1. Theo thành phần kinh tế

CN nhà nước 1.676 24,8 2.282 23,6 3.480 28,4 15,73

CN ngoài nhà nước 3.183 47,1 3.820 39,5 4.460 36,4 6,98

CN có vốn ĐTNN 1.899 28,1 3.564 36,9 4.313 35,2 17,83

2. Theo phân ngành công nghiệp cấp 1

CN khai thác 168 2,5 146 1,5 302 2,5 12,5

CN chế biến-chế tạo 6.168 91,3 8.529 88,2 10.915 89,1 12,1

CN điện-gas 265 3,9 717 7,4 732 6,0 22,5

CN nước-xử lý rác 157 2,3 274 2,8 303 2,5 14,1

(Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng năm 2015)

Page 39: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

29

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu VA (giá so sánh 2010) theo thành phần kinh tế và

phân ngành công nghiệp cũng tương tự như GO.

a) Theo thành phần kinh tế:

Khối công nghiệp nhà nước tăng trưởng với tốc độ khá cao, chiếm tỷ trọng tăng

dần trong cơ cấu VA toàn ngành do cải thiện khá tốt hiệu quả sản xuất và đặc biệt là

do tính thêm giá trị VA của Tổng Công ty Sông Thu kể từ năm 2014.

Khối công nghiệp FDI cũng tăng trưởng với tốc độ khá cao, tương ứng tỷ trọng

trong cơ cấu VA toàn ngành của khối này cũng tăng nhanh, thể hiện vai trò và đóng

góp ngày càng quan trọng của khối trong việc thúc đẩy tăng trưởng VA toàn ngành

CN thành phố.

Khối công nghiệp ngoài nhà nước tăng trưởng tương đối thấp với tốc độ bình

quân xấp xỉ 7%/năm; thấp hơn tốc độ GO (8,5%/năm). Tỷ trọng của khối trong cơ cấu

VA toàn ngành cũng giảm dần. Qua đó cho thấy hiệu quả sản xuất của các doanh

nghiệp trong khối này chưa được cải thiện đáng kể.

b) Theo phân ngành công nghiệp

- Công nghiệp chế biến giữ vai trò chi phối, tuy nhiên tỷ trọng có chiều hướng

giảm dần. Tốc độ tăng trưởng VA đạt cao hơn so với tốc độ GO (12,1% so với

11,6%/năm), qua đó cho thấy hiệu quả sản xuất của ngành công nghiệp chế biến đang

được cải thiện, nhưng tốc độ còn chậm. Trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến

(Bảng 2.11), tỷ trọng các nhóm ngành điện tử và cơ khí có xu hướng tăng nhanh, trong

khi đó các nhóm ngành còn lại đều giảm dần.

Bảng 2.11: Giá trị, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng VA bình quân của các nhóm ngành công nghiệp chế biến Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

Phân ngành 2010 2013 Ước 2015 Tốc độ BQ

(%/năm) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%)

Toàn ngành CNCB 6.168 91,3 8.529 88,2 10.915 89,1 12,1

1- Điện tử 134 2,0 776 8,0 844 6,9 44,5

2- Chế biến NLTS 1.306 19,3 2.165 22,4 2.162 17,6 10,6

3- Cơ khí, luyện kim 1.767 26,1 2.863 29,6 3.990 32,6 17,7

4- Hóa chất 586 8,7 721 7,5 862 7,0 8,0

5- Dệt may, da giày 984 14,6 824 8,5 1.217 9,9 4,3

6- VLXD (phi KL) 738 10,9 532 5,5 977 8,0 5,8

7- Các ngành khác 653 9,7 649 6,7 863 7,0 5,7

(Nguồn: Cục thống kê TP Đà Nẵng)

- Công nghiệp điện-gas và công nghiệp nước, quản lý môi trường đều có tốc độ

tăng trưởng VA cao hơn mức tăng chung toàn ngành CN. Tỷ trọng của ngành điện-gas

có xu hướng tăng dần với tốc độ khá nhanh, trong khi đó, ngành cấp nước và quản lý

môi trường cũng có xu hướng tăng nhưng còn chậm. Ngành khai khoáng cũng có tốc

độ tăng trưởng VA cao hơn GO. Tuy nhiên, ngành này chiếm tỷ trọng rất nhỏ do đây

không phải là ngành có lợi thế phát triển của thành phố.

Page 40: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

30

2.1.6.3. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu

2.1.6.3.1. Về xuất khẩu:

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2015

đạt 1.186 triệu USD, tăng gấp 1,9 lần năm 2010; tốc độ tăng trưởng bình quân giai

đoạn 2011-2015 đạt 13,3%/năm.

Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thành phố đã có sự chuyển dịch mạnh

trong giai đoạn 2005-2015, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp-TTCN

thuần túy (không tính hàng nông sản, thủy sản chế biến) tăng trưởng nhanh với tốc độ

bình quân cả giai đoạn là 14,7%/năm, chiếm tỷ trọng chi phối và ngày càng cao trong

cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của thành phố, trong đó có đóng góp rất lớn của nhóm các

mặt hàng thiết bị điện, linh kiện điện tử-viễn thông và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực

khác như hàng dệt may, săm lốp cao su…

Bảng 2.12: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thành phố giai đoạn 2010-2015

Phân ngành Năm 2010 Năm 2013 Năm 2015

(Tr.USD) % (Tr.USD) % (Tr.USD) (%)

KNXK hàng hóa toàn TP 634 100 1.019 100 1.186 100,0

- Hàng CN-TTCN 524 82,7 867 85,1 1.040 87,7

- Hàng thủy sản 100 15,8 148,7 14,6 145,4 12,3

- Hàng nông sản 9,5 1,5 3,0 0,3 0,7 0,1

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2015)

2.1.6.3.2. Về nhập khẩu:

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu phục vụ sản xuất công nghiệp tại thành phố

trong giai đoạn qua gồm: Phụ liệu may mặc, sắt, thép, hóa chất, chất dẻo, máy móc

thiết bị…

Giai đoạn 2011-2015, tổng giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ các

ngành kinh tế nói chung trên địa bàn đạt 2.073 triệu USD, chiếm 42,3% tổng KNNK

hàng hóa toàn thành phố; tổng giá trị nhập khẩu phụ liệu may mặc, giày dép đạt 778

triệu USD, chiếm 15,9%; tổng giá trị nhập khẩu hóa chất và chất dẻo đạt 427 triệu

USD, chiếm 8,7%; tổng giá trị nhập khẩu sắt, thép đạt 211 triệu USD, chiếm 4,3%

trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa toàn thành phố.

Số liệu trên cho thấy, sản xuất công nghiệp tại thành phố còn phụ thuộc nhiều

vào nguồn vật tư, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu.

2.1.7. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Bên cạnh những sản phẩm công nghiệp chủ yếu có quy mô sản xuất lớn được

hình thành ở giai đoạn trước đây và nay tiếp tục có nhiều đóng góp cho tăng trưởng

chung của ngành công nghiệp thành phố như: thủy sản đông lạnh, quần áo may sẵn,

săm lốp ô tô, xi măng, sắt thép, bia,... thì trong giai đoạn 2010-2015 đã xuất hiện thêm

các sản phẩm mới có nhiều tiềm năng phát triển nhờ đó góp phần làm phong phú, đa

dạng thêm những sản phẩm công nghiệp của thành phố như: ô tô du lịch, lốp radial,

linh kiện, thiết bị điện-điện tử, sản phẩm từ sữa, thực phẩm chế biến để xuất khẩu, tàu

Page 41: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

31

thủy và một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành sản xuất khác.

(Xem thêm chi tiết sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tại Phụ lục 6).

Một số doanh nghiệp quy mô lớn của thành phố đã chú trọng công tác xây dựng

và phát triển thương hiệu sản phẩm riêng của mình, ít nhiều đã tạo dựng được uy tín,

tên tuổi và cạnh tranh được trên thị trường như: săm lốp DRC, bia Larue, xi măng

Sông Gianh, VICEM Hải Vân, thép Dana-Y, thép Dana-Uc, thủy sản Seaprodex, thời

trang Merriman, Hòa Thọ, V.ESSE, The Blues, khăn bông Hachiba, dược phẩm

Danapha, sứ Cosani, gạch men Dacera,…

Nhìn chung, mặc dù có một số sản phẩm mới xuất hiện nhưng tính đa dạng cũng

như yếu tố cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp những năm qua chuyển biến chưa rõ

nét. Thành phần doanh nghiệp FDI tăng trưởng tốt nhưng chủ yếu là sản xuất các sản

phẩm để xuất khẩu toàn bộ về công ty mẹ nên Đà Nẵng chưa thể có nhiều sản phẩm

công nghiệp đặc thù, chiếm lĩnh được thị trường trong nước.

2.1.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp

2.1.8.1. Hiệu quả sản xuất công nghiệp

Hiệu quả sản xuất công nghiệp được đánh giá thông qua chỉ số VA/GO. Nếu tỷ

trọng VA/GO cao, tức tốc độ tăng GO thấp hơn tốc độ tăng VA, cho thấy ngành công

nghiệp phát triển có chiều sâu, sản xuất tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, tạo ra lượng

lớn giá trị mới tăng thêm, mang tính bền vững. Ngược lại, tỷ trọng VA/GO thấp, tức

tốc độ tăng GO cao hơn tốc độ tăng VA, điều đó cho thấy ngành công nghiệp phát

triển theo chiều rộng, gia công, làm thuê là chủ yếu.

Kết quả tính toán cho thấy chỉ số VA/GO bình quân giai đoạn 2010-2015 của

ngành CN Đà Nẵng là 26,7%, thấp hơn nhiều so với chỉ số VA/GO bình quân toàn phố

(47,9%). Tốc độ cải thiện theo chiều hướng tăng dần chỉ số này của ngành công

nghiệp vẫn còn rất chậm, chỉ đạt 0,74%/năm.

Bảng 2.13: Chỉ số VA/GO của các ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

(Đơn vị tính: %)

Chỉ tiêu 2010 2011 2013 2014 2015 TTBQ

(%/năm)

Toàn ngành công nghiệp 25,96 26,31 26,77 26,60 26,93 0,74

CN khai thác 48,01 49,01 50,78 50,80 50,76 1,12

CN chế biến, chế tạo 24,56 24,60 24,69 24,78 25,06 0,40

1- Điện tử 27,28 27,27 25,65 25,59 25,59 -1,27 2- CB nông lâm thủy sản 23,49 23,90 23,84 23,75 24,85 1,13

3- Cơ khí, luyện kim 24,00 23,99 24,83 24,70 24,54 0,45

4- Hóa chất 17,66 18,88 18,94 18,67 18,48 0,91

5- Dệt may, da giày 27,46 26,56 27,87 28,08 28,40 0,68

6- VLXD (phi KL) 32,28 32,28 31,22 32,18 32,18 -0,06

7- Các ngành CB khác 26,00 25,78 26,61 25,99 26,00 -0,01

CN điện, gas 76,91 76,87 78,96 79,02 79,05 0,55

CN nước, quản lý môi trường 68,48 70,49 72,01 72,13 72,09 1,03

(Nguồn: Tính toán của Sở Công Thương Đà Nẵng)

Page 42: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

32

Bảng 2.13 trên đây cho thấy, theo phân ngành cấp 1, các ngành có chỉ số VA/GO

cao gồm: khai thác khoáng sản; sản xuất và phân phối điện; cấp nước; xử lý nước thải,

rác thải (gọi chung là công nghiệp môi trường). Tuy nhiên, các ngành này chỉ chiếm tỷ

trọng thấp trong cơ cấu các ngành công nghiệp thành phố (tổng tỷ trọng chỉ chiếm

11%). Trong khi đó, công nghiệp chế biến có chỉ số VA/GO thấp nhưng chiếm tỷ

trọng chi phối (trên 89%), do đó đã kéo chỉ số VA/GO chung toàn ngành công nghiệp

xuống thấp.

Trong 07 nhóm ngành CN chế biến, chỉ số VA/GO năm 2015 từ cao xuống thấp

lần lượt là: sản xuất VLXD; dệt may, da giày; điện tử; cơ khí; chế biến nông lâm thủy

sản; hóa chất, cao su, nhựa.

Nhìn chung, chỉ số VA/GO của các ngành công nghiệp chế biến Đà Nẵng còn

thấp. Qua đó cho thấy ngành công nghiệp thành phố còn nặng về gia công, lắp ráp, chế

biến thô nên hiệu quả chưa cao, thiếu tính bền vững. Tuy nhiên, nếu so sánh với ngành

công nghiệp cả nước có chỉ số VA/GO ở vào khoảng 22-24%, đặc biệt là ngành công

nghiệp chế biến chỉ vào khoảng 14-16%, thì chỉ số VA/GO của ngành công nghiệp nói

chung và CN chế biến Đà Nẵng nói riêng cao hơn khá nhiều.

2.1.8.2. Năng suất lao động

Năng suất lao động xã hội (NSLĐ) là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao

động, thường đo bằng tổng sản phẩm trong nước (hoặc giá trị tăng thêm VA) tính bình

quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm lịch.

NSLĐ của ngành công nghiệp Đà Nẵng năm 2015 tính theo giá hiện hành

(phương pháp giá cơ bản) ước đạt 127 triệu đồng/lao động; tính theo giá so sánh 2010

ước đạt gần 104 triệu đồng/lao động. Tốc độ tăng NSLĐ bình quân giai đoạn 2011-

2015 đạt 8,1%/năm.

Bảng 2.14: Năng suất lao động của ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015 so với toàn thành phố và ngành công nghiệp cả nước

(Đơn vị: triệu đồng/lao động)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1. NSLĐ toàn thành phố ĐN 75,6 90,1 95,4 103,8 111,5 121,0

2. NSLĐ ngành CN Đà Nẵng 70,3 88,6 94,5 107,1 121,4 126,9

- CN khai thác 157,0 174,0 214,0 248,5 412,8 500,0

- CN chế biến-chế tạo 74,6 93,3 94,8 107,2 121,8 125,2

- CN điện 24,9 41,0 70,7 88,5 87,2 103,6 - CN nước, xử lý rác 87,5 143,6 166,7 154,3 171,5 188,0

3. NSLĐ ngành CN Việt Nam 78,2 98,7 119,9 129,3 139,8 -

- CN khai thác 742,2 982,9 1.298,6 1.474,1 1.683,2 -

- CN chế biến-chế tạo 42,0 53,2 60,7 65,8 70,0 - - CN điện 504,8 580,4 751,4 862,2 1.025,0 -

- CN nước, xử lý rác 94,6 128,3 141,7 164,5 179,0 -

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Đà Nẵng 2015 và số liệu đăng trên website của Tổng Cục Thống kê Việt Nam (GSO))

Bảng 2.14 trên đây cho thấy NSLĐ trong ngành công nghiệp Đà Nẵng luôn cao

hơn NSLĐ bình quân toàn thành phố, nhưng lại thấp hơn NSLĐ của ngành công

Page 43: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

33

nghiệp cả nước. Tuy nhiên, nếu chỉ so sánh riêng trong ngành công nghiệp chế biến thì

NSLĐ của Đà Nẵng cao hơn nhiều của cả nước. Điều này có thể giải thích được là do

các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao gồm khai khoáng, điện, nước, công

nghiệp môi trường chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu VA công nghiệp Đà Nẵng

(khoảng 12-13%), trong khi đó các ngành này lại chiếm tỷ trọng lớn (50% - 53%)

trong cơ cấu VA công nghiệp cả nước. Nói cách khác, NSLĐ của ngành công nghiệp

cả nước cao chủ yếu nhờ vào các ngành khai khoáng và sản xuất điện. NSLĐ của công

nghiệp Đà Nẵng chủ yếu do ngành CNCB chi phối.

Trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến, các nhóm ngành có NSLĐ cao hơn

mức bình quân toàn ngành CN là: chế biến thực phẩm, đồ uống, cơ khí, hóa chất-cao

su-nhựa, sản xuất vật liệu xây dựng. Các nhóm ngành có NSLĐ thấp hơn mức bình

quân chung toàn ngành CN là điện tử, dệt may-da giày, gỗ, giấy và các ngành khác.

NSLĐ trong ngành điện tử thấp hơn mức bình quân chung của ngành công nghiệp chế

biến đã phản ảnh đúng thực trạng ngành này đến nay vẫn chủ yếu sử dụng lượng lớn

lao động phổ thông để gia công lắp ráp sản phẩm.

Bảng 2.15: So sánh năng suất lao động trong các nhóm ngành công nghiệp chế biến Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

(Đơn vị: triệu đồng/người) Nhóm ngành 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Toàn ngành CN chế biến 74,6 93,3 94,8 107,2 121,8 125,2

1- SX SP điện tử, máy vi tính … 23,2 40,6 41,4 62,7 59,5 72,5

2- Chế biến NLTS, đồ uống 103,6 149,8 165,1 213,5 251,6 247,2

3- Cơ khí, luyện kim 111,1 134,0 149,5 166,4 204,5 220,6

4- Hóa chất, cao su, nhựa 148,7 186,7 177,3 190,5 206,5 217,4

5- Dệt may, da giày 40,4 38,3 40,8 41,9 49,1 50,4

6- Sản xuất VLXD 127,4 156,7 184,8 138,5 204,9 234,0

7- Các ngành khác 45,7 58,8 53,7 57,6 57,8 61,8

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê TP Đà Nẵng năm 2015)

2.1.8.3. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để tăng trưởng

kinh tế là hệ số ICOR (Incremental Capital - Output Ratio). Đây là chỉ tiêu kinh tế

tổng hợp phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện để tăng thêm 1 đồng tổng

sản phẩm trong nước (GDP). Hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và

ngược lại.

Kết quả tính toán hệ số ICOR (theo giá so sánh 2010) của ngành CN Đà Nẵng so

với ICOR toàn thành phố và ngành công nghiệp cả nước được trình bày tại Bảng 2.16.

Qua đó cho thấy ICOR của ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 thấp hơn

nhiều so với ICOR toàn thành phố và ICOR công nghiệp cả nước, đồng thời nằm trong

giới hạn khuyến cáo chung đối với các nước đang phát triển10. Qua đó cho thấy đầu tư

trong ngành công nghiệp thành phố trong giai đoạn vừa qua là tương đối có hiệu quả.

10 Theo khuyến cáo chung của các nước phát triển, đối với các nước đang phát triển thì hệ số ICOR nên từ 3 đến 4.

Page 44: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

34

Bảng 2.16: Hệ số ICOR ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 so với toàn thành phố và ngành công nghiệp cả nước

Chỉ tiêu Hệ số ICOR

Giai đoạn 2011-2014 Giai đoạn 2011-2015

1. Toàn Tp Đà Nẵng 7,54 7,13

2. Ngành CN Đà Nẵng 3,57 3,59

- Khai khoáng 1,77 1,30

- CN chế biến, chế tạo 3,55 3,61

- CN điện, khí 3,27 3,38

- CN nước, xử lý rác 6,49 5,70

3. Ngành công nghiệp cả nước 7,27 -

- Khai khoáng 10,65 -

- CN chế biến, chế tạo 6,39 -

- CN điện, khí 7,02 -

- CN nước, xử lý rác 17,41 -

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2015 và số liệu đăng trên website của Tổng Cục Thống kê Việt Nam (GSO))

2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CHUYÊN NGÀNH CÔNG

NGHIỆP THEO QUY HOẠCH11

2.2.1. Công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin12

2.2.1.1. Công nghiệp điện tử, phần cứng

Ước tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 11 doanh

nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất sản phẩm điện tử-máy vi tính, tăng 4 doanh

nghiệp so với cuối năm 2010. Số lượng lao động trong ngành năm 2015 khoảng

15.500 lao động, chiếm 13,7% tổng số lao động ngành công nghiệp, tăng 7.099 lao

động so với năm 2010. Quy mô vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong

ngành này vào năm 2014 đạt 2.349 tỷ đồng, chiếm 3,4% tổng vốn SXKD toàn ngành

CN, tăng bình quân 36,9%/năm trong giai đoạn 201-2014, cao nhất trong tất cả các

ngành công nghiệp. Tổng giá trị tài sản cố định (TSCĐ) đạt 1.641 tỷ đồng, chiếm 4,1%

trong tổng giá trị TSCĐ toàn ngành CN, tăng bình quân 38,6%/năm. Trang bị TSCĐ

bình quân 1 lao động của ngành này đến năm 2014 mới chỉ đạt 138,4 triệu đồng, thấp

hơn nhiều so với mức bình quân chung trong toàn ngành công nghiệp. Điều này đã

phản ảnh thực tế ngành điện tử-máy tính tại Đà Nẵng hiện nay có trình độ kỹ thuật

công nghệ, trình độ cơ khí hóa-tự động hóa thấp do chủ yếu sử dụng lao động phổ

thông để thực hiện các công đoạn gia công, lắp ráp đơn giản.

Giai đoạn 2010-2015, đầu tư phát triển trong ngành chủ yếu là các dự án FDI

mới (Điện tử Foster Đà Nẵng) và dự án FDI mở rộng quy mô sản xuất (Điện tử Việt

Hoa, Seto Việt Nam…), chủ yếu sản xuất các loại linh kiện điện tử, phụ tùng máy

tính… Tổng vốn đầu tư phát triển của ngành điện tử trong giai đoạn này ước khoảng

11 Tên gọi và thứ tự sắp xếp các nhóm ngành trong mục này tuân theo thứ tự ưu tiên tại “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” đã được phê duyệt. 12 Bao gồm các phân ngành sau (theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc gia năm 2007): Nhóm ngành cấp II mã hiệu 26 - Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; Nhóm ngành cấp III mã hiệu 620 - Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính.

Page 45: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

35

1.230 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,9% tổng vốn đầu tư toàn ngành CN.

Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành năm 2015 (giá so sánh 2010) ước đạt

3.299 tỷ đồng, chiếm 7,3% GO toàn ngành công nghiệp thành phố, tăng gấp 6,7 lần

năm 2010. Tăng trưởng GO bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 46,3%/năm.

Giá trị tăng thêm của ngành năm 2015 (giá so sánh 2010) ước đạt 844 tỷ đồng,

gấp 6,3 lần năm 2010. Tăng trưởng VA bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt

44,5%/năm, thấp hơn tốc độ tăng GO. Tỷ trọng VA/GO của ngành năm 2015 ước đạt

25,6%, giảm so với mức đạt được vào năm 2010 (27,3%). So với các ngành công

nghiệp chế biến khác, tỷ trọng VA/GO của ngành điện tử hiện vẫn còn nằm trong

nhóm thấp. Điều đó cho thấy giá trị gia tăng thu về của ngành này hiện còn thấp do tỷ

trọng sản phẩm lắp ráp, gia công còn lớn, nguyên vật liệu chủ yếu vẫn phải nhập khẩu,

hàm lượng công nghệ chưa cao.

Các sản phẩm điện tử được sản xuất trên địa bàn hiện có: biến thế trung tần, bộ

cảm ứng, bộ lọc điện, tai nghe và linh kiện sản xuất tai nghe, tụ điện màng mỏng

polyester, bảng mạch, đồng hồ điện tử, cân điện tử, ổ đĩa mềm, ổ đĩa quang... Tuy

nhiên, sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn vẫn là linh kiện điện tử do các doanh nghiệp FDI

sản xuất để xuất khẩu. Đó là các doanh nghiệp: Công ty TNHH Điện tử Việt Hoa,

Công ty TNHH Điện tử Foster Đà Nẵng, Công ty TNHH T.T.T.I. Đà Nẵng, Công ty

TNHH Seto Viet Nam,... Tổng năng lực sản xuất vật tư, linh kiện điện tử các loại đạt

2.753 triệu pcs/năm. Doanh nghiệp trong nước đáng chú ý là Công ty Công nghệ thông

tin điện lực Miền Trung sản xuất các sản phẩm công tơ điện tử chất lượng cao và các

thiết bị viễn thông-CNTT. Các DN doanh nghiệp khác chủ yếu thực hiện các dịch vụ

lắp ráp, sửa chữa thiết bị CNTT, điện tử.

Công nghiệp sản xuất vi mạch điện tử tuy là lĩnh vực còn mới nhưng hứa hẹn rất

nhiều tiềm năng với thị trường Đà Nẵng. Thành phố đã đầu tư xây dựng Trung tâm Vi

mạch Đà Nẵng, xem đây như là nơi ươm tạo và phát triển nhân lực lĩnh vực vi mạch

của thành phố. Trung tâm đã triển khai nghiên cứu các sản phẩm công nghệ cao như

thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình, thiết bị nhận dạng bằng sóng vô tuyến, vi mạch

giải mã video.

Nhìn chung, ngành công nghiệp điện tử, phần cứng trong giai đoạn vừa qua có

bước tăng trưởng vượt bậc do thu hút được một số dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng

của khối doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, phần lớn các dự án trên mới chỉ là gia công,

lắp ráp đơn giản, giá trị gia tăng còn thấp; năng suất lao động trong ngành này năm

2015 cũng còn thấp xa so với mức bình quân chung toàn ngành công nghiệp chế biến

thành phố (72,5 triệu đồng/lao động so với mức bình quân là 125,2 triệu đồng/LĐ).

2.2.1.2. Công nghiệp phần mềm

Ngành CN phần mềm của thành phố Đà Nẵng liên tục phát triển nhiều năm qua

đã có tác động tích cực đến sự phát triển của ngành CN công nghệ thông tin nói chung.

Một số doanh nghiệp phần mềm lớn (F-soft Đà Nẵng, Axon Active, Global Cybersoft,

Logigear, Magrabbit, DTT Đà Nẵng...) đang tập trung phát triển ứng dụng phần mềm

ở các lĩnh vực có thể cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế như: Giải pháp nền

Page 46: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

36

tảng Chính phủ điện tử (EgovPlaform), giải pháp về thành phố thông minh hơn, các

phần mềm quản lý, phần mềm chuyên ngành, cơ sở dữ liệu chuyên ngành... Các DN

phần mềm của thành phố cũng chủ động, tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường bằng

cách cung cấp dịch vụ gia công phần mềm cho các thị trường nước ngoài như: Nhật,

Bắc Mỹ,... trong đó tập trung thị trường trọng điểm là Nhật Bản. Nhờ đó, kim ngạch

xuất khẩu phần mềm vẫn giữ được tăng trưởng qua các năm: năm 2011 đạt 13,8 triệu

USD, năm 2012 đạt 20,8 triệu USD, năm 2013 đạt 25 triệu USD và năm 2014 đạt 33

triệu USD, năm 2015 ước đạt 49,378 triệu USD, tăng 49,6% so với năm 2014.

Bên cạnh đó, công nghiệp nội dung số tuy là lĩnh vực phát triển sau nhưng tiềm

năng của thị trường này rất khả quan, đặc biệt là thị trường gia công dữ liệu số theo

quy trình doanh nghiệp (BPO), kiểm thử (Testing) và thị trường trò chơi trực tuyến

(Game online). Các công ty nội dung số như VietPBO, Công ty TNHH Hệ thống

thông tin FPT chi nhánh Đà Nẵng (FIS), Gameloft,... hoặc các công ty phần mềm có

sản xuất trò chơi trực tuyến phục vụ thị trường trong nước và quốc tế như: ASNET,

Logigear, ... đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các thị trường nước ngoài như Nhật

Bản, Hàn Quốc.

Đánh giá chung: Ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp CNTT trên địa bàn

thành phố giai đoạn 2011-2015 vừa qua đã phát triển vượt mục tiêu đặt ra về tốc độ

tăng trưởng giá trị sản xuất (46,3%/năm so với mục tiêu 29,8%/năm). Tuy nhiên do có

xuất phát điểm thấp nên đến năm 2015, tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu các

ngành công nghiệp mới đạt 7,3%, thấp hơn mục tiêu quy hoạch đặt ra (13%). Số

lượng dự án thu hút trong ngành, đặc biệt là các dự án lớn vẫn còn khiêm tốn. Sản

phẩm còn nặng về gia công, lắp ráp nên giá trị gia tăng chưa cao, chưa tạo được đột

phá cho phát triển công nghiệp thành phố. Tuy vậy, tiềm năng và dư địa phát triển của

ngành này còn rất lớn cả về giá trị sản xuất và giá trị gia tăng. Do vậy, đây là ngành

cần tiếp tục được lựa chọn ưu tiên phát triển trên địa bàn trong giai đoạn tới.

2.2.2. Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản13

Ước tính đến cuối năm 2015, tại Đà Nẵng có 1.339 cơ sở sản xuất trong ngành

chế biến nông lâm thủy sản, trong đó có 209 doanh nghiệp và 1.130 cơ sở cá thể, tăng

48 doanh nghiệp và giảm 45 cơ sở cá thể so với năm 2010. Số lượng lao động trong

ngành năm 2015 là 11.461 người, chiếm 9,7% tổng số lao động ngành công nghiệp,

giảm 1.144 người so với năm 2010.

Khu vực doanh nghiệp trong ngành năm 2014 có quy mô tổng vốn sản xuất kinh

doanh đạt 6.141 tỷ đồng, chiếm 7,9% tổng vốn SXKD của DN toàn ngành CN, tăng

bình quân 16,8%/năm trong giai đoạn 2010-2014. Tổng giá trị tài sản cố định đạt

3.294 tỷ đồng, chiếm 8,2% tổng TSCĐ ngành CN, tăng bình quân 26,7%/năm. Trang

bị TSCĐ bình quân 1 lao động của DN trong ngành đạt 344,1 triệu đồng, thấp hơn

mức bình quân chung toàn ngành công nghiệp thành phố, tuy nhiên có sự chênh lệch

rất lớn giữa các phân ngành, trong đó lĩnh vực sản xuất đồ uống có mức trang bị

13 Bao gồm các phân ngành sau: Sản xuất-chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; sản xuất sản phẩm thuốc lá; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy.

Page 47: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

37

TSCĐ bình quân 1 lao động đạt tới 3.745 triệu đồng là con số rất cao, phản ảnh thực tế

trang thiết bị hiện đại, trình độ tự động hóa cao của Công ty TNHH Nhà máy

Heneiken Đà Nẵng. Trong khi đó, trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động trong lĩnh vực

chế biến thực phẩm (chủ yếu là chế biến thủy sản) chỉ đạt 168,8 triệu đồng, do lĩnh

vực này hiện vẫn nặng về chế biến thô, sử dụng lao động phổ thông là chủ yếu, hàm

lượng công nghệ để thực hiện chế biến sâu còn rất thấp.

Khu vực cá thể trong ngành chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực xay xát gạo,

làm bánh, sản xuất nước uống đóng bình, giết mổ gia súc...; tổng giá trị TSCĐ của khu

vực này năm 2015 đạt 77,2 tỷ đồng, bình quân đạt 68 triệu đồng/hộ.

Giai đoạn 2010-2015, đầu tư phát triển trong ngành chủ yếu tập trung vào các

lĩnh vực: chế biến thủy sản, sản xuất bia, sữa, thực phẩm ăn liền, nước uống đóng

chai... Tổng vốn đầu tư thu hút vào ngành này trong cả giai đoạn ước đạt 6.060 tỷ

đồng, chiếm khoảng 19% tổng vốn thu hút trong toàn ngành công nghiệp.

Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) của ngành chế biến nông lâm thủy sản

năm 2015 đạt 8.699 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 9,37%/năm trong giai đoạn 2011-

2015. Tỷ trọng của nhóm ngành này trong cơ cấu nội bộ ngành CN lúc tăng, lúc giảm

do sự chi phối của ngành chế biến thủy sản vốn tăng giảm thất thường theo tình hình

thị trường xuất khẩu và nguồn cung nguyên liệu đầu vào. Năm 2010, tỷ trọng nhóm

ngành này trong GO toàn ngành CN là 21,4%, đến năm 2015 là 19,1%.

Giá trị tăng thêm (giá so sánh 2010) của nhóm ngành này năm 2015 đạt 2.162 tỷ

đồng, chiếm 17,6% VA toàn ngành CN. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-

2015 đạt 10,6%/năm, cao hơn tốc độ GO. Tỷ trọng VA/GO tăng dần qua các năm, từ

23,5% vào năm 2010 đã tăng lên 24,85% vào năm 2015, thấp hơn mức bình quân của

ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên có sự khác biệt rất lớn giữa các phân ngành

sản xuất trong nhóm, trong đó chỉ số VA/GO của ngành sản xuất đồ uống đạt gần là

41%, trong khi ngành chế biến thực phẩm chỉ là 20,2%, chế biến gỗ là 15,7%, sản xuất

giấy và sản phẩm từ giấy là 18,5%.

Bảng 2.18: Giá trị và tốc độ tăng trưởng GO, VA của các phân ngành thuộc nhóm ngành chế biến thực phẩm, đồ uống Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Phân ngành Năm 2010 Năm 2015

Tốc độ BQ (%/năm)

GO VA GO VA GO VA

Toàn ngành thực phẩm, đồ uống 5.560 1.306 8.699 2.162 9,4 10,6 - Sản xuất chế biến thực phẩm 3.359 686 5.767 1.163 11,4 11,2 - Sản xuất đồ uống 980 417 2.067 847 16,1 15,3 - Sản xuất sản phẩm thuốc lá 112 25 24 6 -26,5 -25,8 - Chế biến gỗ, SX sản phẩm từ gỗ, vật liệu tết bện

651 98 345 54 -11,9 -11,3

- SX giấy và các sản phẩm từ giấy 458 81 496 92 1,6 2,5

(Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng năm 2015)

Tình hình sản xuất, cung ứng và thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu

thuộc nhóm ngành này như sau:

Page 48: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

38

- Thủy sản đông lạnh: Đây là nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực của Đà Nẵng

với khoảng 20 doanh nghiệp tham gia sản xuất với tổng công suất thiết kế đạt gần

35.000 tấn/năm; sản lượng thực tế năm 2015 ước đạt 22.500 tấn, bằng 64,3% công

suất, giảm 15% so với năm 2014. Nhiều cơ sở đã đầu tư dây chuyền thiết bị công nghệ

mới (công nghệ đông rời IQF), nhờ đó, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm đã

được nâng lên đáng kể. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu (chiếm 75,3%) tới các

quốc gia và vùng lãnh thổ như: EU, Mỹ, Nhật, Hồng Kông, Hàn Quốc, Châu Phi, Nam

Mỹ, Trung Đông...; tiêu thụ trong nước chiếm 24,7%, trong đó tiêu thụ tại Đà Nẵng là

15,7%. Tuy nhiên phần lớn sản phẩm tiêu thụ tại Đà Nẵng thực chất cũng là gia công

cho đơn vị khác xuất khẩu.

Trong số các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu hiện có 02 đơn

vị có quy mô lớn là: CTCP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (nằm trong Top 20

doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu Việt Nam và Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt

Nam (VNR500)) và CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung (thành viên VNR500).

- Thủy sản chế biến khác: Bao gồm các sản phẩm thủy sản đóng hộp, khô, sấy,

hấp, hun khói, tẩm gia vị, xay nhỏ, làm chả... Tổng công suất sản xuất các loại sản

phẩm thủy sản chế biến ước khoảng 5.200 tấn/năm. Sản lượng năm 2015 ước khoảng

2.800 tấn/năm, bằng 53,8% công suất thiết kế. Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu, một phần

tiêu thụ tại Đà Nẵng và các địa phương khác.

- Sản phẩm bia: chủ yếu do Công ty TNHH VBL Đà Nẵng (doanh nghiệp 100%

vốn nước ngoài) sản xuất trên dây chuyền thiết bị, công nghệ hiện đại với công suất

tính đến cuối năm 2015 đạt 240 triệu lít/năm. Hiện nay, doanh nghiệp đang chuẩn bị

triển khai dự án đầu tư nâng công suất bia chai lên 330 triệu lít/năm, dự kiến bắt đầu

thực hiện từ năm 2016. Sản phẩm gồm các loại bia chai, bia lon mang nhãn hiệu:

Larue, Larue Export, Tiger. Sản lượng năm 2015 đạt khoảng 190 triệu lít, bằng 79%

công suất, tăng 15% so với năm 2014. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Đà Nẵng và một

số địa phương trong vùng. Ngoài ra, khu vực dân doanh có một doanh nghiệp tham gia

sản xuất bia tươi với công suất 300.000 lít/năm; sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại chỗ, khả

năng cạnh tranh thấp, công suất phát huy chỉ đạt khoảng 30%.

- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Chủ yếu do Nhà máy sữa Vinamilk Đà Nẵng sản

xuất với công suất hiện tại là 300 tấn sữa bịch, sữa hộp/ngày và 20 tấn sữa chua/ngày.

Thị trường tiêu thụ ở 4 tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị và Quảng Nam. Hiện

nay, Công ty đang sử dụng nguồn nguyên liệu chính là sữa bò từ Bình Định. Nhằm mở

rộng quy mô phát triển là nhà cung ứng cho khu vực Miền Trung, Công ty đang dự

kiến xây dựng trang trại nuôi bò sữa công nghệ cao tại Đà Nẵng để chủ động về nguồn

nguyên liệu.

- Sản phẩm rượu hiện có 02 doanh nghiệp tham gia sản xuất, trong đó có 01 DN

sản xuất rượu vang tươi từ đài hoa Hibicus (Công ty TNHH Chăm Chăm), công suất

hiện tại đạt 50.000 lít/năm; dự kiến trong giai đoạn 2016-2020 tiếp tục đầu tư nâng

công suất lên 1 triệu lít/năm. Đây là sản phẩm mới đã và đang được người tiêu dùng

Đà Nẵng yêu chuộng. Thị trường tiêu thụ tại Đà Nẵng hiện chiếm 80%, tiêu thụ tại

miền Trung-Tây Nguyên chiếm 20%. Doanh nghiệp còn lại là Công ty TNHH Thực

Page 49: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

39

phẩm Minh Anh với sản phẩm rượu Hồng Đào và một số loại rượu mùi khác, công

suất thiết kế đạt 1,2 triệu lít/năm, công suất phát huy năm 2014 ước đạt gần 55%. Sản

phẩm của Công ty tiêu thụ chủ yếu ở Đà Nẵng và Quảng Nam.

- Sản phẩm nước giải khát hiện nay chủ yếu do Chi nhánh Công ty TNHH Nước

giải khát Coca-Cola Việt Nam tại Đà Nẵng sản xuất với các sản phẩm: Nước ngọt có

gas công suất 150 triệu lít/năm, nước tinh khiết đóng chai 20 triệu lít/năm. Ngoài ra

còn có sản phẩm nước cốt đài quả Hibicus của Công ty TNHH Chăm Chăm với công

suất 5.000 lít/năm.

- Thức ăn chăn nuôi: hiện có 04 đơn vị tham gia sản xuất các sản phẩm thức ăn

chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản (nuôi tôm), với tổng công suất 45.525 tấn/năm.

Sản lượng năm 2014 ước đạt 8.980, bằng 19,7% công suất. Thị trường tiêu thụ chủ yếu

là khu vực miền Trung-Tây Nguyên (75,6%), các địa phương khác (19%); tiêu thụ tại

Đà Nẵng chỉ chiếm 5,4%.

- Sản phẩm thực phẩm khác: Một số sản phẩm đáng kể gồm: bột mỳ, bánh các

loại, cà phê, và các sản phẩm truyền thống của Đà Nẵng như nước mắm, các loại mắm

tôm, mắm cá, nem tré, chả, v.v... được chế biến theo phương thức cổ truyền, mang đặc

trưng văn hoá của người Đà Nẵng. Nhóm sản phẩm này thời gian gần đây đã bắt đầu

được chú ý đầu tư kết hợp kỹ thuật chế biến mới, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,

nhờ đó, chất lượng, giá trị và uy tín của sản phẩm cũng đã được nâng lên đáng kể,

được khách hàng các nơi ưa chuộng, đặc biệt là khách du lịch.

- Sản phẩm thuốc lá: Hiện có 01 doanh nghiệp là Công ty thuốc lá Đà Nẵng sản

xuất với công suất đạt 6 triệu bao/năm. Sản phẩm mang nhãn hiệu Tourane, được tiêu

thụ chủ yếu tại các địa phương khác. Ngoài ra, Công ty này cũng gia công các loại

thuốc lá Vinada, thuốc lá Hồng Hà.

Đánh giá chung:

Ngành chế biến nông lâm thủy sản được quy hoạch ở vị trí ưu tiên thứ 2 trong 7

nhóm ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành này trong giai

đoạn vừa qua chưa đạt kỳ vọng. Tốc độ tăng trưởng GO bình quân giai đoạn 2011-

2015 đạt 9,4%/năm, thấp hơn so với mục tiêu 10,4%/năm theo quy hoạch. Trong đó,

phân ngành chế biến thủy sản là lĩnh vực được kỳ vọng phát triển mạnh dựa trên lợi

thế biển của Đà Nẵng, nhưng thực tế lại gặp nhiều khó khăn, phát triển thiếu tính bền

vững do chưa đảm bảo được nguồn nguyên liệu, đồng thời còn nặng về chế biến thô,

giá trị gia tăng thấp. Bên cạnh đó, lĩnh vực chế biến gỗ giảm mạnh do xu hướng dịch

chuyển ngành này đến gần các vùng nguyên liệu ở các địa phương khác. Lĩnh vực sản

xuất giấy cũng gặp khó khăn do đây là lĩnh vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao,

không phù hợp với định hướng xây dựng thành phố môi trường của Đà Nẵng. Điểm

sáng phát triển của ngành trong giai đoạn qua chính là lĩnh vực sản xuất đồ uống (chủ

yếu là bia) với tốc độ tăng trưởng GO đạt 16,1%/năm. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực

sản xuất, chế biến thực phẩm khác cũng đạt được mức tăng trưởng tốt và có tiềm năng

phát triển lớn như sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm ăn liền, đồ uống không

cồn…

Page 50: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

40

2.2.3. Công nghiệp cơ khí-luyện kim14

Ước tính đến cuối năm 2015, Đà Nẵng có khoảng 420 doanh nghiệp và 760 cơ sở

sản xuất cá thể trong ngành cơ khí-luyện kim, tăng 132 doanh nghiệp và 43 cơ sở cá

thể so với năm 2010. Số lượng lao động trong ngành năm 2015 là 19.675 người, chiếm

16,7% tổng số lao động ngành công nghiệp, tăng thêm 3.763 người so với năm 2010.

Khu vực doanh nghiệp trong ngành năm 2014 có quy mô tổng vốn sản xuất kinh

doanh đã đạt 18.347 tỷ đồng, chiếm 27,5% tổng vốn sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp toàn ngành công nghiệp, tăng bình quân 24,8%/năm trong giai đoạn 2011-

2014. Tổng giá trị tài sản cố định năm 2014 đạt 8.440 tỷ đồng, chiếm gần 21% tổng

TSCĐ của các doanh nghiệp công nghiệp; tăng bình quân 30,9%/năm. Mức trang bị

TSCĐ bình quân 1 lao động của DN trong ngành đạt 467,7 triệu đồng, cao hơn khá

nhiều so với mức bình quân chung toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Qua đó

cho thấy trình độ cơ khí hóa, tự động hóa và việc cải thiện điều kiện làm việc cho

người lao động trong ngành đã và đang được cải thiện. Khu vực cá thể trong ngành

chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực gia công cơ khí, đóng sửa tàu thuyền... Tổng giá trị

tài sản cố định của các hộ cá thể ngành cơ khí-luyện kim năm 2015 là 29,3 tỷ đồng,

bình quân đạt 39 triệu đồng/hộ.

Giai đoạn 2010-2015, đầu tư phát triển trong ngành chủ yếu tập trung vào các

lĩnh vực: sản xuất sắt, thép xây dựng; lắp ráp ô tô; sản xuất phụ tùng ô tô; chế tạo kết

cấu thép; cơ khí thủy công; sản xuất MMTB phụ trợ, cơ khí chính xác, sản xuất thiết bị

điện... Tổng vốn đầu tư thu hút vào ngành này trong cả giai đoạn ước đạt trên 9.880 tỷ

đồng, chiếm khoảng 31% tổng vốn thu hút trong toàn ngành CN.

Giá trị sản xuất công nghiệp (GO) theo giá so sánh 2010 của ngành cơ khí-luyện

kim năm 2015 ước đạt 16.257 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-

2015 đạt 17,2%/năm. Tỷ trọng của ngành cơ khí trong cơ cấu nội bộ ngành công

nghiệp cũng tăng dần từ 28,3% năm 2010 lên 35,7% năm 2015, cao nhất trong 7 nhóm

ngành công nghiệp chế biến.

Bảng 2.17: Giá trị và tốc độ tăng trưởng GO, VA của các phân ngành thuộc nhóm ngành cơ khí, luyện kim Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Phân ngành 2010 Ước 2015

Tốc độ BQ (%/năm)

GO VA GO VA GO VA

Toàn ngành cơ khí, luyện kim 7.364 1.767 16.257 3.990 17,2 17,7

- Sản xuất kim loại 2.688 514 5.568 1.097 15,7 16,4

- Sản xuất sản phẩm từ kim loại 2.345 472 4.490 917 13,9 14,2

- Sản xuất thiết bị điện 1.316 471 1.988 733 8,6 9,3

- Sản xuất MMTB 173 37 244 60 7,1 10,4

- Sản xuất xe có động cơ 788 260 1.985 673 20,3 20,9

- Sản xuất phương tiện khác 54 13 1.982 509 105,6 107,7

(Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng năm 2015)

14 Bao gồm các phân ngành sau: Sản xuất kim loại; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; sản xuất máy móc, thiết bị; thiết bị điện; sản xuất xe có động cơ và phương tiện vận tải khác.

Page 51: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

41

Giá trị tăng thêm (VA) của ngành cơ khí-luyện kim năm 2015 ước đạt 3.990 tỷ

đồng (giá so sánh), chiếm 32,6% VA toàn ngành CN. Tốc độ tăng trưởng bình quân

giai đoạn 2011-2015 đạt 17,7%/năm, cao hơn tốc độ GO. Tỷ trọng VA/GO tăng dần

qua các năm, từ 24% vào năm 2010 đã tăng lên 24,54% vào năm 2015. Nguyên nhân

là do các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao thuộc nhóm ngành này trong thời gian qua đã

có sự phát triển khá mạnh như: sản xuất máy móc, thiết bị điện, sản xuất xe có động cơ

(bao gồm cả sản xuất bộ phận, phụ tùng và lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm), đóng sửa tàu

thuyền...

Tình hình sản xuất, cung ứng và thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu

thuộc nhóm ngành này do các doanh nghiệp Đà Nẵng sản xuất như sau:

- Sản phẩm kim loại chủ yếu là phôi thép, thép cán, thép kéo và các sản phẩm sắt

thép khác. Hiện có 30 DN tham gia sản xuất; trong đó có 04 DN có quy mô lớn là

CTCP Thép DANA-Ý, CTCP Thép Dana-Uc, CTCP Thép Đà Nẵng, và CTCP sản

xuất Thép Việt-Mỹ. Tổng năng lực sản xuất phôi sắt, thép đạt gần 667.000 tấn/năm;

năng lực sản xuất sắt, thép xây dựng đạt gần 757.000 tấn/năm, thép kỹ thuật điện đạt

7.100 tấn/năm. Sản lượng sắt thép xây dựng của các doanh nghiệp năm 2014 ước đạt

234.604 tấn, bằng 31% năng lực. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là khu vực miền Trung-

Tây Nguyên (51,6%), Đà Nẵng (24,5%), các địa phương khác (18,6%), phần còn lại

(5,2%) tham gia xuất khẩu sang Philippines.

- Xe có động cơ: Hiện tại trên địa bàn thành phố có 02 DN sản xuất lắp ráp ô tô

lớn gồm: (1) Công ty TNHH TCIE Việt Nam chuyên lắp ráp ô tô du lịch (loại có dung

tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống) mang nhãn hiệu Nissan Sunny. Vốn đầu tư giai

đoạn 1 của dự án là 40 triệu USD với năng lực sản xuất, lắp ráp tối đa 6.500 xe/năm.

Sản lượng năm 2014 là 1.600 chiếc, tiêu thụ 22,5% ở khu vực Đà Nẵng và Miền

Trung-tây Nguyên, còn lại ở các địa phương khác; (2) Công ty Cơ khí ô tô và thiết bị

điện Đà Nẵng sản xuất, lắp ráp các loại xe khách/buýt (60 chiếc/năm), xe tải nông

dụng (70 chiếc/năm) với nhãn hiệu DAMCO, tiêu thụ chủ yếu tại khu vực Miền

Trung-Tây Nguyên.

- Thiết bị điện: Hiện có 1 đơn vị sản xuất quy mô khá lớn là Công ty TNHH

Mabuchi Motor Đà Nẵng (100% vốn Nhật Bản) chuyên sản xuất các motor điện loại

nhỏ sử dụng trong các thiết bị điện tử với công suất 300 triệu chiếc/năm. Các doanh

nghiệp trong nước chủ yếu sản xuất, lắp ráp và thi công các sản phẩm tủ, bảng điện,

công tơ điện, dây cáp điện như: CTCP Điện Trường Giang, Công ty TNHH Giải pháp

điều khiển và tự động hóa, CTTNHH SX-TM Trung Á, CT CNTT Điện lực Miền

Trung, Chi nhánh CTCP Dây cáp điện Việt Nam... Tuy nhiên, hầu hết sản phẩm do

các doanh nghiệp trong nước sản xuất mới chỉ dừng lại ở công đoạn thiết kế, tích hợp,

lắp ráp theo đơn đặt hàng, các chi tiết linh kiện chính phần lớn vẫn phải nhập khẩu.

- Sản phẩm cơ khí chế tạo: Một số sản phẩm cơ khí chế tạo do các DN Đà Nẵng

sản xuất gồm: kết cấu thép; thiết bị cơ khí phục vụ ngành xây dựng cầu đường, công

nghiệp nặng, thủy điện; nồi hơi/hệ thống lò hơi; hệ thống điều hòa không khí; động cơ

diesel; quạt công nghiệp; xe đẩy hàng; chế tạo khuôn mẫu... Những DN có uy tín và

quy mô tương đối lớn trong lĩnh vực này là: CT TNHH MTV Lắp máy Miền Nam,

Page 52: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

42

CTCP Chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM; CTTNHH Sản xuất, Xây dựng và Thương

mại Khải Phát; CTCP Cơ khí Hà Giang Phước Tường; CTCP Cơ khí Sông Thu; CTCP

Cơ điện Miền Trung. Ngoài ra, dự án Nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí chính xác (van

chuyển mạch điện từ, bơm cánh quạt áp lực cao) của Công ty Tokyo Keiki Precision

Technology với công suất tối đa 894.000 sản phẩm/năm đã đi vào hoạt động từ tháng

5/2015 tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng cũng góp phần nâng cao năng lực ngành cơ

khí chính xác của thành phố.

- Các sản phẩm cơ khí khác: Các sản phẩm cơ khí xây dựng; sản phẩm gia dụng

và y tế bằng inox; máy móc thiết bị; linh kiện, phụ tùng, chi tiết cơ khí; linh kiện, phụ

tùng ô tô (ghế ô tô, má phanh, lọc dầu, lọc gió, lọc nhớt, gioăng nhựa, cao su và các

phụ kiện hỗ trợ ứng dụng cho ngành sản xuất ô tô),... Ngoài các sản phẩm chủ yếu nêu

trên, một số doanh nghiệp cơ khí Đà Nẵng còn tham gia chế tạo thiết bị lẻ hoặc dây

chuyền thiết bị đồng bộ cho một số lĩnh vực như chế biến nông sản, thực phẩm, xử lý

nước thải, khói bụi...

- Đóng, sửa tàu thuyền: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 10 cơ sở đóng, sửa

tàu thuyền. Trong đó, Tổng Công ty Sông Thu là một doanh nghiệp quốc phòng và là

một trong số ít doanh nghiệp đóng tàu lớn của cả nước, thực hiện đóng mới, sửa chữa

tàu biển cho các đơn vị trong và ngoài quân đội như: Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát

biển, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải.... Các dòng sản phẩm chủ lực

của Tổng công ty hiện này gồm có: tàu cứu hộ, cứu nạn, cứu hỏa, tàu lai dắt cảng, dịch

vụ dầu khí, tàu cảnh sát biển...; trong đó, Tổng Công ty đã thực hiện đóng mới nhiều

tàu đa năng, đặc chủng có kỹ thuật phức tạp, đạt chuẩn châu Âu để xuất đi các nước

như Đức, Mexico, Australia, Nga... Các cơ sở đóng, sửa tàu thuyền khác chủ yếu thực

hiện đóng mới và sửa chữa tàu, thuyền đánh bắt hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá.

Trong số này đến nay đã có 05 cơ sở được công nhận đáp ứng đủ điều kiện đóng mới,

nâng cấp, cải hoàn tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy

sản, với các sản phẩm tàu vỏ gỗ, vỏ thép, vỏ composit có công suất từ 400CV trở lên

để khai thác hải sản xa bờ và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ.

Đánh giá chung: Nhóm ngành cơ khí, luyện kim tuy chỉ được quy hoạch ở vị trí

ưu tiên thứ 3/7 nhóm ngành công nghiệp chế biến nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ

trong giai đoạn vừa qua với tốc độ tăng trưởng GO đạt 17,2%/năm, cao hơn nhiều so

với mục tiêu 10,3%/năm theo quy hoạch. Trong đó, sự phát triển của ngành luyện cán

thép đã vượt ngoài dự kiến do đây không phải là lĩnh vực ưu tiên của quy hoạch15. Sự

phát triển của ngành này trong thời gian qua cũng đã tạo ra một số “điểm nóng” về

môi trường trên địa bàn. Đến nay, các ngành sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm

từ kim loại đúc sẵn (chủ yếu là cơ khí công trình) vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ

cấu ngành cơ khí, luyện kim của Đà Nẵng (xấp xỉ 62%). Tuy vậy, các đầu tư mới trong

ngành đã và đang chuyển hướng tập trung vào các lĩnh vực giá trị gia tăng cao hơn

như sản xuất xe ô tô (bao gồm cả sản xuất linh kiện, phụ tùng xe ô tô); sản xuất máy

móc thiết bị cơ khí, cơ điện; thiết bị điện sản xuất phương tiện vận tải khác (tàu,

thuyền)... 15 Một số dự án thép phát sinh ngoài quy hoạch như: Thép Dana-Ý, Thép Dana-Úc, nâng công suất Thép Việt-Mỹ, nâng công suất thép Đà Nẵng…

Page 53: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

43

2.2.4. Công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa16

Ước tính đến cuối năm 2015, Đà Nẵng có 98 DN và 53 cơ sở cá thể sản xuất

trong ngành hóa chất, cao su, nhựa, tăng 46 DN và 2 cơ sở cá thể so với năm 2010.

Tổng số lao động trong ngành năm 2015 ước khoảng 4.707 người, chiếm 4% tổng lao

động toàn ngành công nghiệp, tăng 769 người so với năm 2010.

Khối doanh nghiệp trong ngành năm 2014 có quy mô vốn sản xuất kinh doanh

đạt 4.953 tỷ đồng, chiếm 6,9% tổng vốn SX-KD của các DN toàn ngành CN, tăng bình

quân 22,6%/năm trong giai đoạn 2011-2014. Tổng giá trị TSCĐ đạt 2.626 tỷ đồng,

tăng bình quân 39,9%/năm; trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động đạt 585 triệu đồng,

cao hơn nhiều so với mức bình quân chung toàn ngành công nghiệp chế biến. Qua đó

cho thấy trình độ cơ khí hóa, tự động hóa trong ngành đã và đang được cải thiện đáng

kể, nhất là trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa với mức trang bị TSCĐ

bình quân 1 lao động đạt 784 triệu đồng.

Khu vực cá thể trong ngành chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm

từ hóa chất, sản phẩm nhựa dân dụng… Tổng giá trị TSCĐ năm 2015 của khu vực này

đạt 3,56 tỷ đồng, bình quân đạt 67 triệu đồng/hộ.

Giai đoạn 2010-2015, đầu tư phát triển trong ngành chủ yếu tập trung vào các

lĩnh vực: sản xuất săm lốp cao su, sản phẩm nhựa xây dựng, dược phẩm, bao bì, sơn...

Tổng vốn đầu tư thu hút vào ngành này trong cả giai đoạn ước đạt 6.290 tỷ đồng,

chiếm khoảng 19,8% tổng vốn thu hút trong toàn ngành công nghiệp.

GO của ngành năm 2015 (giá so sánh 2010) đạt 4.666 tỷ đồng, tăng trưởng bình

quân giai đoạn 2011-2015 đạt 7,1%/năm. Trong đó, lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ hóa

chất và dược phẩm tăng khá, lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa tăng chậm.

Tỷ trọng của nhóm ngành này trong cơ cấu GO toàn ngành CN có xu hướng giảm dần

từ 12,7 % năm 2010 xuống còn 10,3 % năm 2015. Điều này là do giai đoạn vừa qua

doanh nghiệp lớn nhất trong ngành là Công ty CP cao su Đà Nẵng chủ yếu tập trung

triển khai đầu tư dự án sản xuất sản phẩm mới và di dời nhà máy cũ vào khu công

nghiệp, do đó chỉ sản xuất cầm chừng để giữ thị trường.

Bảng 2.20: Giá trị và tốc độ tăng trưởng GO, VA của các phân ngành thuộc nhóm ngành hóa chất, cao su, nhựa Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Phân ngành 2010 Ước 2015

Tốc độ BQ (%/năm)

GO VA GO VA GO VA

Ngành hóa chất-cao su-nhựa 3.316 586 4.666 862 7,07 8,0

- SX than cốc 18 3 0

- SX hoá chất và SP hoá chất 180 44 327 82 12,7 13,3

- SX thuốc, hoá dược và dược liệu 223 71 423 138 13,7 14,3

- SX SP từ cao su và plastic 2.895 468 3.916 642 6,2 6,5

(Nguồn: Niên giám Thống kê TP Đà Nẵng năm 2015)

16 Bao gồm các phân ngành sau: Sản xuất than cốc và sản phẩm dầu mỏ tinh chế; Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.

Page 54: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

44

VA của ngành năm 2015 (giá so sánh 2010) ước đạt 862 tỷ đồng, tăng trưởng

bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 8%/năm, cao hơn tốc độ GO. Tuy nhiên, chỉ số

VA/GO của ngành còn rất thấp và chậm được cải thiện. Năm 2010, chỉ số VA/GO của

nhóm ngành này mới đạt 17,66%, đến năm 2015 đạt 18,48%, thấp nhất trong 7 nhóm

ngành công nghiệp chế biến. Qua đó cho thấy, chi phí trung gia trong ngành còn lớn,

giá trị gia tăng còn thấp, nhất là ngành cao su, nhựa, là các lĩnh vực chiếm đến 74,5%

VA của cả nhóm.

Tình hình sản xuất, cung ứng và thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu

thuộc nhóm ngành này như sau:

- Săm lốp cao su: Chủ yếu là các sản phẩm lốp ô tô (công suất 1.080.000

chiếc/năm), săm ô tô (780.000 chiếc/năm), yếm ô tô (600.000 chiếc/năm), săm lốp xe

máy (5.500.000 bộ/năm), săm lốp xe đạp (5.000.000 bộ/năm) mang thương hiệu DRC

do Công ty CP Cao su Đà Nẵng sản xuất, đạt chất lượng tốt, tạo được uy tín trên thị

trường nhờ không ngừng đầu tư đổi mới dây chuyền thiết bị, áp dụng công nghệ tiên

tiến của các nước phát triển. Ngoài các sản phẩm nói trên, trong vài năm gần đây,

Công ty đã đầu tư và sản xuất thành công các loại lốp cao su đặc chủng cỡ lớn, chuyên

dùng cho các thiết bị vận chuyển trong khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; và

hiện nay đã đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động giai đoạn 1 Nhà máy lốp radial toàn

thép đầu tiên tại Việt Nam, công suất 300.000 chiếc/năm; dự án đi vào hoạt động đã

góp phần đa dạng hoá và nâng cao đáng kể giá trị các sản phẩm săm lốp cao su của Đà

Nẵng. Sản lượng tiêu thụ năm 2015 ở tất cả các sản phẩm đều tăng trưởng cao, trong

đó mặt hàng chủ lực săm lốp ô tô tăng trưởng trên 15%. Thị trường tiêu thụ chủ yếu

của các sản phẩm săm lốp DRC là khu vực miền Trung-Tây Nguyên và các địa

phương khác (chiếm khoảng 85% sản lượng), tiêu thụ tại Đà Nẵng chiếm khoảng 10%,

khoảng 5% tham gia xuất khẩu. Trong đó xuất khẩu săm lốp ô tô chiếm 13,2% sản

lượng sản xuất, sang các thị trường như: Ấn Độ, Brasil, Hồng Kông, Argentina,

Singapore, v.v…

- Sản phẩm nhựa xây dựng: Có 14 DN tham gia sản xuất các sản phẩm nhựa

phục vụ xây dựng dân dụng và các công trình công nghiệp, cấp thoát nước như: tấm

trần, cửa nhựa, ống nước,... với tổng công suất khoảng 10.000 tấn/năm.

- Bao bì nhựa: Hiện có khoảng 18 DN tham gia sản xuất các loại bao bì cứng và

mềm bằng nhựa; trong đó có 02 DN tham gia xuất khẩu bao bì nhựa mềm. Các loại

bao bì cứng chủ yếu là chai Pet và lọ nhựa y tế. Tổng năng lực sản xuất bao bì nhựa

các loại đạt khoảng 8.000 tấn/năm, sản lượng dự kiến năm 2014 đạt 5.708 tấn, bằng

75,3% năng lực. Thị trường tiêu thụ tại Đà Nẵng chiếm 27,7%, MT-TN chiếm 33,9%,

các địa phương khác chiếm 13,4%, xuất khẩu chiếm 25% chủ yếu sang các nước EU.

- Dược phẩm: Hiện có 04 DN tham gia sản xuất với các sản phẩm gồm: các loại

thuốc viên (B-Vitap, Aminazin, Phenobarbital, các loại thuốc dưỡng tâm an thần,

thuốc đông dược...), thuốc nước (chủ yếu là thuốc kháng sinh) và các loại cao xoa (cao

Sao Vàng, cao Bạch Hổ), dầu xoa. 02 DN lớn trong lĩnh vực này là CTCP Dược

Danapha (sản xuất các loại tân dược) và CTCP Dược Danapha-Nanosome (sản xuất

thuốc đông dược). Năng lực sản xuất trên 550 tấn sản phẩm/năm.

Page 55: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

45

- Phân bón: Hiện chỉ có loại phân NPK hiệu Năm Lá do Công ty CP Công

nghiệp Hóa chất Đà Nẵng sản xuất. Năng lực sản xuất 50.000 tấn/năm. Sản lượng năm

2014 đạt 18.000 tấn, tiêu thụ 70% ở khu vực MT-TN và 30% ở các địa phương khác.

- Hóa chất khác: DN trong ngành đã sản xuất được các sản phẩm gồm có: sơn

các loại, silicat, nước tẩy rửa, dung môi, khí công nghiệp (oxygen, acetylen, dioxid

carbon, argon, nitrogen)...

Đánh giá chung: Nhóm ngành hóa chất, cao su, nhựa được xếp vị trí ưu tiên thứ

4 trong 7 nhóm ngành CNCB, trong đó chủ yếu tập trung cho lĩnh vực sản xuất dược

phẩm và sản xuất sản phẩm từ cao su (săm lốp) dựa trên tiềm lực sẵn có của 02 doanh

nghiệp là Công ty Dược Danapha và Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng. Tuy vậy, sự

phát triển của nhóm ngành này chưa đạt mục tiêu đề ra. Tốc độ tăng trưởng của nhóm

chỉ đạt 7,1%/năm so với mục tiêu là 20,4%/năm. Nguyên nhân do dự án di dời kết hợp

nâng công suất săm lốp ô tô lên 1 triệu bộ/năm và dự án đầu tư mới sản xuất săm lốp

ô tô theo công nghệ radial với công suất 1-1,5 triệu bộ/năm triển khai chậm so với kế

hoạch17.

2.2.5. Công nghiệp dệt may-da giày18

Ước tính đến cuối năm 2015, tại Đà Nẵng có khoảng 136 doanh nghiệp và 1.429

cơ sở cá thể, tăng 34 doanh nghiệp và 254 cơ sở cá thể so năm 2010. Tổng số lao động

trong ngành năm 2015 ước khoảng 33.135 người, chiếm 28,1% tổng lao động toàn

ngành CN, tăng 8.750 người so với năm 2010.

Khối các doanh nghiệp trong ngành năm 2014 có quy mô tổng vốn sản xuất kinh

doanh đạt 3.772 tỷ đồng, chiếm 5,7% tổng vốn SX-KD của các DN ngành CN, tăng

bình quân 4,2%/năm trong giai đoạn 2010-2014. Tổng giá trị TSCĐ đạt 1.589 tỷ

đồng, chiếm 4% tổng TSCĐ của khối DN toàn ngành, giảm so với mức trang bị TSCĐ

năm 2010. Trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động đạt 55,7 triệu đồng, thấp nhất trong

các nhóm ngành CN do đặc trưng của ngành là quy mô vốn nhỏ nhưng sử dụng nhiều

lao động, máy móc thiết bị đơn giản (chủ yếu là máy may CN).

Khu vực cá thể trong ngành chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực gia công-sản xuất

hàng may mặc; tổng giá trị TSCĐ của khu vực này năm 2015 là 34,7 tỷ đồng, bình

quân đạt 24 triệu đồng/hộ.

Giai đoạn 2010-2015, đầu tư phát triển trong ngành chủ yếu tập trung vào các

lĩnh vực: hàng may mặc cao cấp xuất khẩu (veston, jacket, sơ mi cao cấp), sản xuất

phụ kiện ngành may... Tổng vốn đầu tư thu hút vào ngành này trong cả giai đoạn ước

đạt 1.460 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,6% tổng vốn thu hút trong toàn ngành CN.

GO của ngành năm 2015 (giá so sánh 2010) đạt 4.286 tỷ đồng, tăng trưởng bình

quân giai đoạn 2011-2015 là 3,6%/năm. Trong đó, ngành dệt tuy có tăng trong các

năm 2011, 2012 nhưng từ 2013 đến nay lại có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu

do Liên doanh ITG-Phong Phú ngừng hoạt động; ngành may vào năm 2011 giảm

17 Dự kiến hoàn thành năm 2010 nhưng đến năm 2013 mới ổn định sản xuất. Trong đó, dự án sản xuất lốp radial mới đầu tư giai đoạn 1 với công suất 600.000 bộ/năm. 18 Bao gồm các phân ngành sau: dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan.

Page 56: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

46

mạnh so với năm 2010 (gần 41%) do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khung hoảng kinh

tế, nhưng từ 2011 đến nay lại duy trì tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân

17,8%/năm; ngành da giày luôn duy trì tăng trưởng khá cao với tốc độ bình quân

16,1%/năm. Tỷ trọng của ngành dệt may-da giày trong cơ cấu GO ngành CN có xu

hướng giảm khá nhanh từ 10,8% năm 2010 xuống còn khoảng 7% vào năm 2015 do

sự vương lên mạnh mẽ của các nhóm ngành khác (điện tử, cơ khí).

VA (giá so sánh 2010) của ngành dệt may giày năm 2015 ước đạt 1.217 tỷ đồng,

chiếm 10% VA toàn ngành CN. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015

đạt 4,3%/năm, cao hơn tốc độ GO. Tỷ trọng VA/GO tăng dần qua các năm, từ 27,46%

vào năm 2010 đã tăng lên 28,4% vào năm 2015, cao hơn khá nhiều so với mức bình

quân của ngành công nghiệp chế biến. Qua đó cho thấy ngành dệt may, da giày Đà

Nẵng thời gian qua đã và đang có sự chuyển hướng tích cực từ gia công thuần túy sang

xuất khẩu theo phương thức FOB19. Một số doanh nghiệp lớn trong ngành hiện nay

cũng đã bắt đầu nghiên cứu chuyển hướng đầu tư mạnh cho khâu thiết kế mẫu mốt

thời trang để khai thác thị trường trong nước và phát triển các sản phẩm mới có giá trị

cao để xuất khẩu. Hướng phát triển theo phương thức ODM20 này tuy chỉ đang ở giai

đoạn bước đầu do còn hạn chế về trình độ nguồn nhân lực và thiếu thông tin thị trường

song cũng đã góp phần đáng kể để cải thiện chỉ số VA/GO của ngành trong giai đoạn

2010-2015. Tuy vậy, sản xuất trong ngành hiện nay vẫn còn phụ thuộc nhiều về nguồn

nguyên phụ liệu nhập khẩu nên giá trị gia tăng thu được chưa cao.

Bảng 2.19: Giá trị và tốc độ tăng trưởng GO, VA của các phân ngành thuộc nhóm ngành dệt may, da giày Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Phân ngành 2010 Ước 2015

Tốc độ BQ (%/năm)

GO VA GO VA GO VA

Ngành Dệt may-Da giày 3.585 984 4.286 1.217 3,64 4,4

- Dệt 512 102 568 121 2,10 3,5

- Sản xuất trang phục 2.822 801 3.191 930 2,49 3,0

- SX da và các SP có liên quan 250 81 527 166 16,08 15,4

(Nguồn: Niên giám Thống kê TP Đà Nẵng năm 2015)

Tình hình sản xuất, cung ứng và thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu

thuộc nhóm ngành này như sau:

- Quần áo may sẵn các loại: Hiện có khoảng 79 doanh nghiệp tham gia sản xuất,

trong đó nhiều doanh nghiệp có quy mô và năng lực tổ chức sản xuất tốt, công nghệ đã

và đang từng bước được đầu tư đổi mới, được khách hàng quốc tế công nhận. Sản

phẩm khá đa đạng, trong đó nhiều sản phẩm phức tạp có yêu cầu kỹ thuật và chất

lượng cao như: áo Jacket, quần âu, veston, bộ quần áo thể thao… Tuy nhiên phần lớn

các cơ sở còn lại là doanh nghiệp nhỏ, chủ yếu làm gia công theo đơn đặt hàng từ đối

tác nước ngoài. Tổng năng lực sản xuất hàng may mặc của các DN năm 2015 đạt 19 FOB (Free on Broad) là hình thức xuất khẩu bậc cao hơn CMT (gia công), các nhà sản xuất tự chủ động phần nguyên liệu đầu vào. 20 ODM (Original Design Manufacturing) là hình thức xuất khẩu cao nhất, các nhà sản xuất bán sản phẩm theo mẫu thiết kế và thương hiệu riêng của họ

Page 57: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

47

khoảng 45 triệu sản phẩm/năm; sản lượng năm 2015 ước đạt 37,5 triệu sản phẩm, bằng

83,3% công suất, tăng 13% so với năm 2014. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu

(chiếm 63,6%), tiêu thụ tại Đà Nẵng chiếm 25,6% (trong đó có một số DN tiêu thụ

dưới hình thức gia công may mặc cho các DN khác trên địa bàn để xuất khẩu), tiêu thụ

tại các địa phương khác chiếm 10,7%.

- Sợi: Hiện có 01 DN sản xuất là TCT CP Dệt may Hòa Thọ với công suất

12.600 tấn sợi/năm, bao gồm các loại: sợi Cotton chải thô, chải kỹ; sợi T/C, sợi

Polyester (Chi số Ne20 - Ne45). Sản lượng năm 2014 đạt 11.750 tấn, bằng 93,25%

năng lực. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu (60%), tại các địa phương khác

(36%), tại Đà Nẵng (4%).

- Vải: Hiện chỉ còn 01 DN sản xuất (Công ty CP Dệt Hòa Khánh Đà Nẵng) với

các sản phẩm vải Kaki, Cotton, Jean... Năng lực sản xuất đạt 11,4 triệu mét/năm vải

các loại quy khổ 0,8m và 600 tấn vải màn tuyn; sản lượng năm 2014 đạt 7,7 triệu

MQK. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại các địa phương khác (80%), tại Đà Nẵng (20%).

- Khăn bông, màn tuyn: Sản phẩm khăn bông hiện do 02 DN sản xuất là Công ty

CP Dệt may 29-3 và Nhà máy dệt Hải Vân thuộc Tổng Công ty Phong Phú; sản phẩm

chủ yếu được xuất khẩu đi các nước Châu Âu, Mỹ... được khách hàng đánh giá cao.

Sản phẩm màn tuyn của Công ty CP Dệt Hoà Khánh được tiêu thụ rộng rãi trong nước

và đã tham gia xuất khẩu sang một số nước khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan...

- Sản phẩm giày thể thao xuất khẩu hiện có 02 DN tham gia sản xuất, tổng năng

lực đạt 7,2 triệu đôi/năm. Sản lượng năm 2015 ước khoảng 8,5 triệu đôi, bằng 113,3%

công suất, tăng 26% so với năm 2014. Trước đây các sản phẩm này do DN Đà Nẵng

sản xuất và xuất khẩu trực tiếp, nhưng hiện nay chỉ làm gia công cho các đơn vị khác

trong nước để xuất khẩu.

- Sản phẩm giày, dép da hiện có 02 DN tham gia sản xuất; tổng năng lực đạt 2,5

triệu đôi/năm; sản lượng năm 2014 đạt 1,143 triệu đôi, bằng 45,7% năng lực.

- Sản phẩm túi cặp da: Hiện có 2 DN tham gia sản xuất là Công ty CP Túi xách

Đà Nẵng (sản xuất túi cặp đêt tiêu thụ nội địa và xuất khẩu) và Công ty TNHH Yuri

ABC (sản xuất các sp từ da, giả da để xuất khẩu).

Đánh giá chung: Nhóm ngành dệt, may, da giày được xếp vị trí thứ 5/7 nhóm

ngành CNCB trên cơ sở dự báo xu hướng dịch chuyển may gia công từ Đà Nẵng ra

các địa phương khác trong vùng. Thực tế cũng đã và đang diễn ra theo xu hướng này.

Tăng trưởng GO của nhóm ngành này giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 3,64%/năm, thấp

hơn rất nhiều so với mục tiêu 12,93%/năm theo quy hoạch. Mức tăng thấp này có

nguyên nhân chính là do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong

những năm 2008-2012. Từ năm 2013 đến nay, tình hình phát triển chung của ngành

đã và đang hồi phục với tốc độ khả quan do có thêm các dự án đầu tư mới và sự kỳ

vọng vào việc ký kết Hiệp định TPP trong thời gian đến. Tuy vậy, tiềm năng phát triển

của ngành này tại Đà Nẵng không lớn do ngành này phải chịu sự cạnh tranh gay gắt

về lao động với các ngành đang được ưu tiên thu hút đầu tư như điện tử, các ngành

công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ...

Page 58: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

48

2.2.6. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng21

Ước tính đến cuối năm 2015, tại Đà Nẵng có 60 doanh nghiệp và 352 cơ sở cá

thể hoạt động trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng và các sản phẩm từ khoáng phi

kim loại khác, tăng 7 doanh nghiệp và giảm 54 cơ sở cá thể so với năm 2010. Tổng số

lao động thu hút trong ngành năm 2015 ước khoảng 4.854 người, chiếm 4,1% tổng số

lao động trong toàn công nghiệp.

Khối doanh nghiệp trong ngành năm 2014 có quy mô vốn sản xuất kinh doanh

đạt 2.317 tỷ đồng, chiếm 3% tổng vốn SX-KD của DN toàn ngành CN, giảm bình

quân 18,5%/năm trong giai đoạn 2011-2014. Tổng giá trị TSCĐ đạt 1.354 tỷ đồng,

chiếm 3,4% tổng TSCĐ của các DN toàn ngành CN, tốc độ trang bị TSCĐ bình quân

giai đoạn 2011-2014 giảm 24,6%/năm. Trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động trong

ngành đạt 383 triệu đồng, cao hơn mức bình quân chung toàn ngành CN chế biến.

Nguyên nhân quy mô vốn và TSCĐ của các DN trong ngành giảm mạnh là do Nhà

máy xi măng Sông Gianh (đóng tại huyện Tuyên Hóa-Quảng Bình) trước năm 2013 là

đơn vị trực thuộc Công ty CP-Tổng Công ty Miền Trung (đóng tại Đà Nẵng); kể từ

năm 2013, Nhà máy này đã chuyển thành Công ty TNHH MTV xi măng Sông Gianh,

là đơn vị hoạch toán độc lập.

Khu vực cá thể trong ngành chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đá xây dựng (đá

chẻ, đá lát…) và điêu khắc đá mỹ nghệ; tổng giá trị TSCĐ của khu vực này năm 2015

là 38,9 tỷ đồng, bình quân đạt 110 triệu đồng/hộ.

Giai đoạn 2010-2015, đầu tư phát triển trong ngành chủ yếu tập trung vào các

lĩnh vực: sản xuất xi măng, gạch không nung, bê tông thương phẩm, đá ốp lát... Tổng

vốn đầu tư thu hút vào ngành này trong cả giai đoạn ước đạt 2.400 tỷ đồng, chiếm

khoảng 7,5% tổng vốn thu hút trong toàn ngành công nghiệp.

GO của ngành năm 2015 (giá so sánh 2010) ước đạt 3.035 tỷ đồng, bình quân

giai đoạn 2011-2015 tăng 5,82%/năm. Nguyên nhân như đã đề cập ở trên là do tách

Nhà máy xi măng Sông Gianh khỏi Công ty CP-Tổng Công ty Miền Trung; năm 2013,

GO của ngành đã giảm hơn 40% so với năm 2012, nhưng năm 2014 tăng 39,2% so với

năm 2013, năm 2015 ước tăng 15,6% so với năm 2014. Tỷ trọng của ngành sản xuất

VLXD trong cơ cấu GO ngành công nghiệp do đó cũng giảm mạnh từ 8,8% năm 2010

xuống còn 6,7% năm 2015.

VA của ngành năm 2015 (giá so sánh 2010) ước đạt 977 tỷ đồng, tăng trưởng

bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 5,76%/năm, thấp hơn không nhiều so với tốc độ

GO. Chỉ số VA/GO của ngành năm 2015 là 32,18%, thuộc nhóm ngành có chỉ số

VA/GO cao nhất trong các ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên chỉ số này đã có sự

giảm nhẹ so với mức đạt được vào năm 2010 (32,28%), cho thấy hiệu quả sản xuất

trong ngành này vẫn thiếu tính bền vững, do phụ thuộc vào thị trường bất động sản bị

đóng băng bởi khủng hoảng kinh tế, nhu cầu xây dựng giảm trong khi dư thừa nguồn

cung vật liệu, dẫn đến cạnh tranh về giá.

21 Bao gồm toàn bộ phân ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại, không bao gồm VLXD từ kim loại như sắt, thép...

Page 59: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

49

Tình hình sản xuất, cung ứng và thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu

thuộc nhóm ngành này như sau:

- Xi măng: Đây là sản phẩm thời gian qua đã có bước phát triển khá, đạt được

quy mô sản xuất tương đối lớn. Hiện có 04 DN tham gia sản xuất tại Đà Nẵng với tổng

công suất thiết kế đạt 1,61 triệu tấn/năm. Tổng sản lượng xi măng của các DN Đà

Nẵng năm 2014 ước đạt 1,505 triệu tấn, đạt 93,5% công suất thiết kế. Thị trường tiêu

thụ chủ yếu là miền Trung-Tây Nguyên và các địa phương khác (60,2%), tiêu thụ tại

Đà Nẵng chiếm 39,8%.

- Gạch xây các loại: Hiện có khoảng 12 DN tham gia sản xuất các loại gạch

tuynel, gạch thẻ, gạch không nung. Các lò gạch thủ công hiện đã ngừng hoạt động trên

toàn địa bàn thành phố. Riêng gạch không nung hiện có 01 đơn vị đã đi vào hoạt động

là CTCP Đầu tư Hồng Hoàng Hồng với công suất giai đoạn 1 đạt 30 triệu viên

QTC/năm.

- Gạch Ceramic: Do CTCP Gạch men Cosevco sản xuất trên dây chuyền thiết bị

hiện đại của Italy với công suất thiết kế 2,8 triệu m2/năm.

- Sứ vệ sinh: Do CTCP Sứ Cosani sản xuất trên dây chuyền tiên tiến và đồng bộ

của Italy với công suất 300.000 bộ/năm. Đây là doanh nghiệp duy nhất tại miền Trung

sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp.

Đánh giá chung: Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng và các sản phẩm từ

khoáng phi kim loại khác được xếp vị trí thứ 6/7 nhóm ngành CN chế biến do Đà Nẵng

không có lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ để cung cấp cho các ngành này. Thực tế

tăng trưởng GO của nhóm ngành này giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 5,82%/năm, thấp

hơn mục tiêu 7,71%/năm theo quy hoạch. Trong nhóm này, lĩnh vực sản xuất bê tông

đang phát triển mạnh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn; trái lại, lĩnh vực sản xuất xi

măng gặp không ít khó khăn do chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, tốc độ tăng

trưởng đạt thấp. Do vậy, tiềm năng phát triển của ngành này trong thời gian đến tập

trung trong các lĩnh vực sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng, thạch cao...

nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển xây dựng trên địa bàn thành phố.

2.2.7. Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác22

Số lượng cơ sở sản xuất trong nhóm ngành này tính đến cuối năm 2015 có

khoảng 838 cơ sở, trong đó có 247 doanh nghiệp và 591 cơ sở cá thể, tăng 130 doanh

nghiệp và 188 hộ cá thể so với năm 2010. Tổng số lao động trong nhóm ngành này

năm 2015 là 17.102 người, chiếm 14,5% tổng số lao động toàn ngành CN, tăng 2.832

người so với năm 2010.

Khối doanh nghiệp trong ngành năm 2014 có quy mô tổng vốn sản xuất kinh

doanh đạt 3.684 tỷ đồng, chiếm 6,7% tổng vốn SX-KD của các DN ngành CN, tốc độ

tăng trưởng vốn bình quân giai đoạn 2011-2014 đạt 15,2%/năm. Tổng giá trị TSCĐ

đạt 1.397 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng giá trị TSCĐ của DN toàn ngành CN, đạt tốc độ

tăng trưởng bình quân 15,3%/năm trong giai đoạn 2011-2014. Trang bị TSCĐ bình

22 Bao gồm các phân ngành: in ấn; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; CN chế biến chế tạo khác; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị.

Page 60: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

50

quân 1 lao động trong nhóm ngành đạt 94,9 triệu đồng, thấp xa so với mức bình quân

toàn ngành CNCB, cho thấy nhóm ngành này hiện chủ yếu sử dụng lao động phổ

thông, trình độ cơ khí hóa, tự động hóa trong ngành còn rất thấp.

Khu vực cá thể trong ngành chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ xây

dựng, đồ gỗ nội thất, gia công giấy, sửa chữa-lắp đặt máy móc, thiết bị…; tổng giá trị

TSCĐ của khu vực này năm 2015 đạt 16 tỷ đồng, bình quân đạt 27 triệu đồng/hộ.

Giai đoạn 2010-2015, đầu tư phát triển trong ngành chủ yếu tập trung vào các

lĩnh vực: sản xuất bao bì carton, đồ gỗ xuất khẩu, gỗ xây dựng và trang trí nội thất...,

với tổng vốn đầu tư thu hút trong cả giai đoạn ước đạt 680 tỷ đồng, chiếm khoảng

2,1% tổng vốn thu hút trong toàn ngành công nghiệp.

GO của nhóm ngành này năm 2015 (giá so sánh 2010) đạt 3.318 tỷ đồng, tăng

trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 5,7%/năm (thấp hơn mục tiêu 6,8%/năm

theo quy hoạch), do phân ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng trưởng quá thấp.

Bảng 2.21: Giá trị và tốc độ tăng trưởng GO, VA bình quân của các phân ngành thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác giai đoạn 2010-2015

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Phân ngành 2010 Ước 2015

Tốc độ BQ (%/năm)

GO VA 3.318 VA GO VA

Các ngành chế biến, chế tạo khác 2.510 653 259 863 5,7 5,7

- In, sao chép bản ghi 249 85 374 91 0,8 1,4

- SX giường, tủ, bàn, ghế 345 68 2.300 73 1,6 1,3

- Các ngành khác 1.829 482 385 623 4,7 5,3

- Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt MMTB 87 17 80 75 34,6 34,0

(Nguồn: Niên giám Thống kê TP Đà Nẵng năm 2015)

Tăng trưởng VA bình quân giai đoạn 2011-2015 của nhóm đạt 5,7%/năm, cao

hơn không bao nhiêu so với tốc độ GO. Chỉ số VA/GO của cả nhóm năm 2015 đạt

26%, cao hơn mức bình quân toàn ngành CN chế biến và không thay đổi so với năm

2010.

Các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%) về giá trị sản xuất trong nhóm này

chủ yếu do các doanh nghiệp FDI sản xuất để xuất khẩu, bao gồm: đồ chơi trẻ em,

dụng cụ thể thao (cần câu cá, găng tay thể thao, bóng...), dăm gỗ, nến mỹ nghệ... Sản

phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất chủ yếu là các sản phẩm gỗ xây dựng, đồ

nội thất, bao bì giấy các loại.... Trong đó, ngành sản xuất đồ gỗ nội thất hiện có khoảng

40 DN tham gia sản xuất các sản phẩm như: Bàn, ghế, giường, tủ, kệ, bàn ghế học

sinh... Hơn 80% trong số đó được xuất khẩu sang các thị trường Úc, Pháp, Nhật, Đài

Loan, Mỹ, Đông Âu. Ngành giấy hiện có khoảng 32 DN tham gia sản xuất các sản

phẩm như: giấy in, giấy vở học sinh, giấy Kraft, giấy vệ sinh, bao bì carton,... Năng

lực sản xuất bao bì carton khoảng 86,6 triệu m2/năm; sản lượng năm 2014 đạt 48,764

triệu m2, bằng 56% năng lực. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại Đà Nẵng chiếm 52,6%,

khu vực Miền Trung-Tây Nguyên chiếm 44,6%, các địa phương khác 0,7%, còn lại

2% tham gia xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan...

Page 61: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

51

2.2.8. Công nghiệp khai khoáng

Tính đến cuối năm 2015, Đà Nẵng có 42 doanh nghiệp hoạt động trong ngành

công nghiệp khai khoáng, giảm 01 DN so với năm 2010. Các doanh nghiệp trong

ngành đã thu hút khoảng 850 lao động làm việc, chiếm 0,7% tổng số lao động trong

toàn ngành công nghiệp. Quy mô vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong

ngành năm 2014 đạt 620 tỷ đồng, chiếm 1,1% trong tổng vốn SX-KD của DN toàn

ngành CN, tăng bình quân 28,7%/năm trong giai đoạn 2011-2014. Tổng giá trị TSCĐ

của các DN trong ngành năm 2043 đạt 244 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng giá trị TSCĐ của

DN toàn ngành CN, tăng bình quân 18%/năm. Trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động

trong ngành đạt 293,6 triệu đồng, thấp hơn mức bình quân toàn ngành CN, cho thấy

trình độ cơ khí hóa, tự động hóa trong ngành còn thấp.

Giai đoạn 2010-2015, tổng vốn đầu tư phát triển trong ngành khai khoáng ước

đạt khoảng 390 tỷ đồng, chiếm 1,2% tổng vốn đầu tư phát triển toàn ngành công

nghiệp. Đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực khai thác vật liệu xây dựng (đá, đất đồi), và chủ

yếu đầu tư trong thời gian trước năm 2012. Từ 2012 đến nay, đầu tư trong ngành này

giảm mạnh do thành phố có chủ trương giảm dần các hoạt động khai thác để phục hồi

môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của thành phố.

GO của ngành năm 2015 (giá so sánh 2010) ước đạt 595 tỷ đồng, tăng trưởng

bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 11,26%/năm (thấp hơn mục tiêu 13,6%/năm theo

quy hoạch). VA của ngành năm 2015 ước đạt 302 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai

đoạn 2011-2015 đạt 12,5%/năm. Chỉ số VA/GO của ngành năm 2015 ước đạt 50,76%,

cao hơn năm 2010 (48,1%). Ngành khai khoáng là ngành dựa trên tài nguyên thiên

nhiên sẵn có, chi phí trung gian thấp do đó tỷ lệ VA/GO luôn ở mức cao hơn nhiều so

với các ngành công nghiệp chế biến-chế tạo.

Đà Nẵng là thành phố nghèo về tài nguyên khoáng sản công nghiệp. Do vậy, hoạt

động khai khoáng trên địa bàn chủ yếu tập trung vào các loại khoáng sản làm vật liệu

xây dựng thông thường, trong đó chủ yếu là 3 loại khoáng sản gồm: đá, đất đồi (dùng

làm vật liệu san lấp mặt bằng công trình, nền nhà) và cát, sỏi dùng trong xây dựng.

- Về đá, hiện có 32 giấy phép khai thác còn hiệu lực với tổng trữ lượng

40.552.468 m3, công suất khai thác 2.347.000 m3/năm. Các mỏ có sản lượng khai thác

tương đối lớn việc chế biến đá xây dựng được tiến hành trên các dây chuyền có quy

mô công nghiệp. Các dây chuyền nghiền sàng đá được xây dựng bên ngoài khu khai

thác. Sản phẩm của các mỏ này chủ yếu là đá có các kích thước 1x2, 2x4, 4x6 sử dụng

trong lĩnh vực bê tông xây dựng, bê tông nhựa, cấp phối nền đường và một lượng nhỏ

được tiêu thụ ở dạng đá hộc, đá tảng. Một số mỏ nhỏ được chế biến bằng thủ công

hoặc tiêu thụ trực tiếp sản phẩm không qua chế biến.

- Về đất đồi, điểm chung của các mỏ đất này đều là những đất đồi nghèo, khó

khăn cho việc trồng cây lâm nghiệp và phát triển nông nghiệp, hầu hết là mỏ nhỏ. Hiện

có 8 giấy phép khai thác còn hiệu lực với tổng trữ lượng được cấp phép khai thác 7,2

triệu m3, diện tích 63 ha và công suất khai thác đạt 1,4 triệu m3/năm.

- Cát xây dựng của thành phố chủ yếu khai thác ở phía thượng nguồn các sông

Page 62: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

52

Cu Đê, Túy Loan, Cầu Đỏ và Lỗ Đông. Việc khai thác thực chất là nạo vét lòng sông

ở phía thượng nguồn. Hiện thành phố chỉ cấp phép cho 3 đơn vị với tổng trữ lượng

khai thác 354.798 m3. Do nhu cầu xây dựng ở thành phố rất cao, nên nguồn cát cung

cấp chủ yếu vẫn do các cơ sở của tỉnh Quảng Nam cung cấp.

Ngoài ra còn có các hoạt động khai thác khác nhưng ở quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ

như: khai thác vàng tại điểm quặng vàng Khe Đương, khai thác nguồn nước khoáng

nóng tại Phước Nhơn để sản xuất nước uống đóng chai...

2.2.9. Ngành điện, gas23

Tính đến cuối năm 2015, Đà Nẵng có 77 cơ sở hoạt động trong ngành điện, gas,

trong đó có 28 doanh nghiệp và khoảng 49 cơ sở cá thể; tăng 10 DN và giảm 11 cơ sở

cá thể so với năm 2010. Riêng lĩnh vực sản xuất và phân phối điện chỉ có 02 doanh

nghiệp; các doanh nghiệp và cơ sở cá thể còn lại chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực

sản xuất nước đá, hơi nước, khí than... Tổng số lao động trong ngành năm 2015 ước

khoảng 11.256 người, chiếm 9,5% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp, tăng 622

lao động so với năm 2010. Quy mô vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

trong ngành năm 2014 đạt 25.199 tỷ đồng, chiếm 36,9% trong tổng vốn SX-KD của

DN toàn ngành CN, tăng bình quân 18,3%/năm trong giai đoạn 2011-2014. Tổng giá

trị TSCĐ của các DN trong ngành năm 2014 đạt 19.008 tỷ đồng, chiếm 47,3% tổng

giá trị TSCĐ của DN toàn ngành CN, tăng bình quân 16,9%/năm. Trang bị TSCĐ bình

quân 1 lao động trong ngành đạt 1.706 triệu đồng, rất cao so với mức bình quân toàn

ngành CN, cho thấy trình độ cơ khí hóa, tự động hóa trong ngành là rất lớn, chủ yếu do

đầu tư lớn trong phân ngành sản xuất và phân phối điện.

Giai đoạn 2010-2015, tổng vốn đầu tư phát triển trong ngành điện, khí ước đạt

khoảng 2.320 tỷ đồng, chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư phát triển toàn ngành công nghiệp.

Trong đó chủ yếu là vốn đầu tư trong ngành sản xuất và phân phối điện.

GO của ngành năm 2015 (giá so sánh 2010) ước đạt 926 tỷ đồng, tăng trưởng

bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 21,8%/năm (cao hơn rất nhiều so với mục tiêu

3,9%/năm theo quy hoạch). Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu GO toàn ngành CN có xu

hướng tăng dần, từ 1,3% năm 2010 tăng lên 2% năm 2015.

VA của ngành năm 2015 (giá so sánh 2010) ước đạt 732 tỷ đồng, tăng trưởng

bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 22,5%/năm. Tỷ trọng VA/GO của ngành cũng tăng

dần từ 76,91% năm 2010 lên 79,05% năm 2015. Nhìn chung, ngành điện-gas cũng là

nhóm ngành dựa chủ yếu vào tài nguyên, chi phí trung gian thấp do đó chỉ số VA/GO

luôn ở mức cao hơn nhiều so với các ngành CN chế biến-chế tạo.

Giá trị sản xuất của nhóm ngành này chủ yếu được tạo ra bởi các doanh nghiệp

trong phân ngành sản xuất và phân phối điện (02 doanh nghiệp). Các lĩnh vực khác

như sản xuất nước đá, hơi nước... tuy có số đông doanh nghiệp tham gia nhưng tạo ra

giá trị rất nhỏ so với các doanh nghiệp ngành điện. Năm 2015, tổng điện thương phẩm

ước đạt 2.666,9 triệu KWh, tăng gấp 2,04 lần so với năm 2010; tăng trưởng điện

23 Bao gồm các ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (bao gồm cả các cơ sở sản xuất nước đá)

Page 63: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

53

thương phẩm bình quân trong giai đoạn 2011-2015 là 11,3%/năm.

Trong cơ cấu tiêu thụ điện của thành phố Đà Nẵng hiện nay, công nghiệp - xây

dựng chiếm tỷ trọng chủ yếu với khoảng 40,1% - 47,3% trong tổng sản lượng điện

thương phẩm của thành phố; tiếp theo lần lượt là quản lý và tiêu dùng dân cư chiếm

34% - 38,5%; thương mại, khách sạn, nhà hàng chiếm khoảng 8,2%-11,7%; nhu cầu

cho các hoạt động khác chiếm 5%; ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 0,1%.

Về hạ tầng cấp điện, tính đến nay Đà Nẵng có 65,98 km đường dây 500kV với

tổng công suất trạm biến áp là 900MVA; 100,62 km đường dây 220kV với tổng công

suất các trạm biến áp là 625MVA; 171,626 km đường dây 110kV với tổng công suất

các trạm biến áp là 654MVA; và 2.472,1 km đường dây trung, hạ thế; trong đó nguồn

điện trạm biến áp 550kV Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn

cấp cho các phụ tải của toàn thành phố. Tổn thất điện năng giảm từ 4,2% thời điểm

năm 2010 xuống còn 4% vào cuối năm 2014, qua đó cho thấy mạng lưới truyền tải

điện được vận hành tốt và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu phụ tải trên địa bàn thành phố.

2.2.10. Ngành cấp nước, quản lý và xử lý rác, nước thải24

Ước tính đến cuối năm 2015, Đà Nẵng có 22 cơ sở hoạt động trong nhóm ngành

này, trong đó có 17 doanh nghiệp và 5 cơ sở cá thể, tăng 11 DN và 5 cơ sở cá thể so

với năm 2010. Tổng số lao động trong ngành ước khoảng 2.170 người, chiếm 1,8%

tổng số lao động toàn ngành công nghiệp, tăng 378 người so với năm 2010. Tổng vốn

sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành năm 2014 đạt 866 tỷ đồng,

chiếm 1,3% trong tổng vốn SX-KD của DN toàn ngành CN, tăng bình quân 3,6%/năm

trong giai đoạn 2011-2014. Tổng giá trị TSCĐ của các DN trong ngành năm 2014 đạt

565 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng giá trị TSCĐ của DN toàn ngành CN, tăng trưởng bình

quân 0,4%/năm. Trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động trong ngành năm 2014 đạt 271

triệu đồng, thấp hơn mức bình quân toàn ngành CN; riêng phân ngành cấp nước đạt

519 triệu đồng/lao động, cao hơn mức bình quân toàn ngành CN.

Đầu tư phát triển trong ngành này giai đoạn 2011-2015 chủ yếu tập trung trong

phân ngành cấp nước; xử lý rác thải, nước thải... Tổng vốn đầu tư cả giai đoạn ước đạt

952 tỷ đồng, chiếm 3,8% tổng vốn đầu tư phát triển toàn ngành công nghiệp.

GO của ngành năm 2015 (giá so sánh 2010) đạt 421 tỷ đồng, tăng trưởng bình

quân giai đoạn 2011-2015 đạt 12,95%/năm (cao hơn nhiều so với mục tiêu 3,9%/năm

theo quy hoạch). Tỷ trọng của phân ngành này trong cơ cấu GO toàn ngành công

nghiệp có xu hướng tăng dần từ 0,88 % năm 2010 tăng lên 0,93% năm 2015, tuy nhiên

mức tăng này là không đáng kể và chưa tương xứng với tiềm năng và định hướng phát

triển Đà Nẵng trở thành “Thành phố môi trường”.

VA của ngành năm 2015 (giá so sánh 2010) ước đạt 303 tỷ đồng, tăng trưởng

bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 14,1%/năm. Tỷ trọng VA/GO của ngành cũng tăng

khá nhanh từ 68,5 năm 2010 lên 72,1% năm 2015. Ngành cấp nước và các lĩnh vực

CN môi trường cũng là nhóm ngành có dựa chủ yếu vào tài nguyên (nước), chi phí

24 Bao gồm các lĩnh vực: khai thác, xử lý và cung cấp nước; thoát nước và xử lý nước thải; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu; xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác.

Page 64: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

54

trung gian thấp do đó có chỉ số VA/GO cao hơn nhiều so với các ngành CN chế biến.

Bảng 2.22: Giá trị và tốc độ tăng trưởng GO, VA của các phân ngành thuộc nhóm ngành cấp nước, xử lý rác giai đoạn 2010-2015

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Phân ngành 2010 Ước 2015

Tốc độ BQ (%/năm)

GO VA GO VA GO VA

Ngành cấp nước; xử lý rác thải 229 157 421 303 12,9 14,1

- Khai thác, xử lý và cung cấp nước 111 82 253 194 17,9 18,6

- Thoát nước và xử lý nước thải 27 17 5 3 -28,6 -28,3

- Thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu

91 57 157 103 11,5 12,5

Xử lý ô nhiễm, quản lý chất thải khác 0,0 0 6 4 0,00 319,8

(Nguồn: Niên giám Thống kê TP Đà Nẵng năm 2015)

Giá trị sản xuất trong nhóm ngành này hiện nay chủ yếu được tạo ra bởi các

doanh nghiệp trong lĩnh vực cấp nước và thu gom, xử lý rác thải. Trong đó:

- Lĩnh vực cấp nước: Có 01 doanh nghiệp hoạt động là Công ty TNHH MTV cấp

nước Đà Nẵng. Công ty này hiện đang quản lý hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng

gồm 05 nhà máy: Nhà máy nước Cầu Đỏ mới (công suất 170.000m3/ngđêm); Nhà máy

nước Sân Bay (công suất 30.000 m3/ngđêm); Nhà máy nước Sơn Trà (công suất 5.000

m3/ngđêm). Ngoài các nhà máy cấp nước chính của thành phố Đà Nẵng, còn có các

trạm cấp nước quy mô nhỏ, xa nội đô như Trạm cấp nước Hải Vân (5.000 m3/ngđêm),

Trạm cấp nước Phú Sơn (2.400 m3/ngđêm). Tổng năng lực cấp nước máy thương

phẩm hiện nay đạt 210.000 m3/ngày đêm, đảm bảo 87% tỷ lệ dân được cấp nước với

nhu cầu dùng nước sinh hoạt thực tế khoảng 130 lít/ngày đêm. Sản lượng nước máy

ghi thu năm 2014 đạt 56,12 triệu m3, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2010, bình quân giai

đoạn 2011-2014 tăng tăng 9,12%/năm. Với hệ thống cấp nước mặt như hiện nay, hệ

thống cấp nước của thành phố đảm bảo cung cấp đầy đủ trữ lượng cũng như chất

lượng theo nhu cầu.

- Lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải: Hệ thống thoát nước thải hiện có ở TP

Đà Nẵng chủ yếu là hệ thống thoát nước chung. Chỉ có một phần rất ít các khu quy

hoạch mới là có hệ thống thu gom riêng về Trạm xử lý nước thải. Một số KCN đã có

trạm xử lý nước thải gồm: KCN Hòa Khánh, Khu CN Đà Nẵng, Khu Dịch vụ thủy sản

sản Đà Nẵng. Hiện nay, hệ thống xử lý nước thải đô thị gồm có 4 trạm sau: Trạm Hòa

Cường (36.000 m3/nđ); Trạm Phú Lộc (36.000 m3/nđ); Trạm Sơn Trà (10.000 m3/nđ);

Trạm Ngũ Hành Sơn (8.000 m3/nđ). Ước tính lưu lượng nước thải khoảng 80.000

m3/ngày đêm.

- Lĩnh vực thu gom và xử lý rác thải: Chủ yếu do Công ty TNHH MTV Môi

trường đô thị Đà Nẵng đảm nhiệm. Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 10

trạm trung chuyển chất thải rắn; thiết bị thu gom và xử lý chất thải rắn đa dạng, phục

vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải độc hại, ô nhiễm môi trường v.v....Theo

số liệu thống kê, hiện nay thu gom chất thải rắn bình quân được 532 tấn/ngày, tỷ lệ thu

gom đạt 87% lượng rác phát sinh trên địa bàn thành phố.

Page 65: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

55

2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP25, CỤM

CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

2.3.1. Tình hình phát triển các khu CN, công nghệ cao, công nghệ thông tin

2.3.1.1. Tình hình thực hiện quy hoạch, thu hút đầu tư các khu công nghiệp

Tại thời điểm cuối năm 2010, Đà Nẵng có 6 khu công nghiệp (KCN) với tổng

diện tích quy hoạch là 1.142,1 ha. Qua quá trình điều chỉnh cắt bớt một phần đất KCN

để phát triển khu đô thị, khu dân cư, khu tái định cư thì đến tháng 9/2016, tổng diện

tích quy hoạch 06 KCN còn lại là 1.066,52 ha; trong đó, diện tích dành cho thuê là

778,1 ha, chiếm 73% tổng diện tích quy hoạch các KCN; tỷ lệ lấp đầy của 06 KCN

này đạt 85,67%, diện tích đất CN còn lại là 111,52 ha. Tổng số dự án thu hút vào các

KCN đến tháng 9/2016 là 432 dự án, trong đó có 330 dự án trong nước với tổng vốn

15.296 tỷ đồng và 102 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 1.044,6 triệu USD.

Bảng 2.23: Tổng hợp kết quả thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tính đến tháng 9/2016

Stt Tên KCN Tổng số dự án

Dự án trong nước

Dự án FDI

Tổng vốn đầu tư

Trong nước (tỷ đồng)

FDI (triệu USD)

1 Đà Nẵng 47 34 13 941,0 32,8

2 Hòa Khánh 216 157 59 7.016,4 747,9

3 Liên Chiểu 31 28 3 4.617,2 45,3

4 Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng 49 46 3 979,2 6,3

5 Hòa Cầm 64 54 10 1.184,4 78,0

6 Hòa Khánh mở rộng 25 11 14 558,0 134,2

Tổng cộng: 432 330 102 15.296,2 1.044,59

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng, Ban Quản lý các KCN và Chế xuất)

Bảng 2.24: Hiện trạng sử dụng đất tại các khu công nghiệp trên bàn tính đến tháng 9/2016

(Đơn vị tính diện tích: ha)

Stt Tên

khu công nghiệp

Tổng diện tích theo QH

Diện tích có thể cho

thuê

Diện tích đã

cho thuê

Diện tích

còn lại

Diện tích đã có hạ

tầng có thể cho thuê

Diện tích

chưa có hạ tầng

Tỷ lệ lấp đầy

1 Đà Nẵng 50,1 41,87 41,87 0 0 0 100,00%

2 Hòa Khánh 393,99 303,93 303,93 0 0 0 100,00%

3 Liên Chiểu 289,35 170,9 111,09 59,81 44,37 15,44 65,00%

4 DVTS Đà Nẵng

50,64 45,72 45,42 0,3 0,3 0 99,34%

5 Hòa Cầm 149,84 107,85 84,46 23,39 4,5 10,08 78,31%

6 Hòa Khánh MR

132,6 107,83 79,81 28,02 32,27 1,1 74,01%

Tổng cộng: 1.066,52 778,10 666,58 111,52 81,44 26,62 85,67%

(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng)

25 Bao gồm cả các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung

Page 66: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

56

Cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp trên đến nay đã cơ bản hoàn thiện với hệ

thống giao thông, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, điện chiếu sáng, thông tin

liên lạc… tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động trong các KCN.

Với tỷ lệ lấp đầy tại các KCN như hiện nay, có thể đánh giá việc sử dụng đất tại

các KCN trên địa bàn trong thời gian qua là tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn

nhiều dự án đăng ký nhưng không triển khai thực hiện hoặc triển khai rất chậm, gây

lãng phí tài nguyên đất. Đối với vấn đề này, Ban Quản lý các KCN và Chế xuất Đà

Nẵng rà soát, đôn đốc thực hiện hoặc kiến nghị thu hồi đất đối với các dự án chậm

triển khai để bố trí các dự án khác. Trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, Ban

Quản lý các KCN và Chế xuất đã rà soát và kiến nghị thu hồi 12 dự án trong nước và

03 dự án nước ngoài với tổng diện tích đất thu hồi là 10,67 ha.

2.3.1.1. Tình hình thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu công nghệ

cao, khu công nghệ thông tin tập trung

Ngoài 06 KCN nêu trên, trên địa bàn thành phố đã và đang triển khai các dự án

khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung như sau:

- Khu công nghệ cao (CNC) Đà Nẵng nằm trên địa bàn xã Hòa Liên và Hòa

Ninh, huyện Hòa Vang với tổng diện tích là 1.129,76 ha. Mục tiêu Khu CNC Đà Nẵng

là hình thành, phát triển một số ngành công nghiệp CNC; thu hút nguồn nhân lực CNC

trong và ngoài nước, tạo động lực thúc đẩy phát triển CNC, gắn kết giữa đào tạo,

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; thúc

đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp CNC và phát triển

thị trường khoa học và công nghệ. Giai đoạn 2012-2015, đã triển khai đầu tư xây dựng

hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 và đến nay đã cơ bản hình thành được Khu CNC Đà Nẵng

với diện tích trên 200 ha kèm theo một số hạ tầng thiết yếu về giao thông, cấp điện,

cấp nước, viễn thông góp phần phục vụ hoạt động của các nhà đầu tư và xúc tiến đầu

tư. Đến nay, Khu CNC Đà Nẵng đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 03 dự án, trong

đó có 02 dự án FDI (100% vốn Nhật Bản) thuộc lĩnh vực công nghệ cao với tổng vốn

đầu tư 70 triệu USD và đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Khu Công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng nằm trên địa bàn xã Hòa Liên,

huyện Hòa Vang, có tổng diện tích theo quy hoạch là 341 ha, trong đó, phân kỳ xây

dựng giai đoạn 1 (2013-2017) là 131 ha, giai đoạn 2 (2017-2023) là 210 ha. Tổng mức

đầu tư được duyệt là 530 tỷ đồng. KCNTT thu hút các ngành công nghiệp công nghệ

thông tin, viễn thông như sản xuất máy tính, phần mềm, thiết bị ngành bưu chính-viễn

thông, điện thoại (cố định, di động)… Hiện nay, tổng khối lượng đào đắp lũy kế đạt

1.519.309 m3; tổng diện tích san lấp lũy kế đạt 47,7/131 ha (36,5%), trong đó khoảng

10 ha đã hoàn chỉnh.

- Khu Công nghệ thông tin tập trung số 2 nằm trên địa bàn hai xã Hòa Sơn và

Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, có tổng diện tích theo quy hoạch là 55,62 ha, tổng mức

đầu tư là 319,2 tỷ đồng, dự kiến triển khai xây dựng trong 4 năm từ 2013-2016. Dự án

dự kiến thu hút các công ty CNTT đa quốc gia lớn nắm các công nghệ then chốt và tạo

điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và chuyển giao công nghệ cho các công ty

trong nước; tạo môi trường an ninh, hỗ trợ và hợp tác giữa Khu CNTT tập trung, vườn

Page 67: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

57

ươm, các công ty công nghệ tăng trưởng cao và mới khởi nghiệp với các doanh nghiệp

CNTT trong và ngoài nước; tạo đòn bẩy công nghệ và thúc đẩy sự lớn mạnh của các

ngành CN phụ trợ. Dự án đã hoàn thành một số hạng mục công trình, bao gồm: công

tác cắm mốc theo sơ đồ ranh giới sử dụng đất; công tác khảo sát đo vẽ lập bản đồ địa

hình tỷ lệ 1/500, lập dự án đầu tư; và công tác lập quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ

1/500. Hiện nay, do thiếu nguồn kinh phí nên dự án chưa triển khai được các hạng

mục tiếp theo (đo vẽ hiện trạng sử dụng đất, rà phá bom mìn, giải tỏa đền bù, lắp đặt

pano công bố quy hoạch).

- Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng đã đi vào hoạt động từ năm 2009, bao gồm

02 tòa nhà (số 15 và số 02 Quang Trung) được trang bị hệ thống hạ tầng CNTT, viễn

thông hiện đại. Tổng diện tích 02 khu đất là 4.697,6 m2, tổng diện tích sàn là 23.467

m2; tổng mức đầu tư xây dựng gần 200 tỷ đồng. Đến nay, Khu CVPM Đà Nẵng đã thu

hút 80 doanh nghiệp, trong đó có 30 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Tổng số cán bộ, kỹ sư, chuyên gia trong và ngoài nước làm việc tại Khu CVPM Đà

Nẵng trên 2.200 người. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp trong Khu

CVPM Đà Nẵng là lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, nội dung số và thị trường xuất khẩu

chính là Nhật Bản và Châu Âu.

- Khu Công viên phần mềm số 2 được quy hoạch với diện tích 10 ha, nằm trên

địa bàn phường Thanh Bình, quận Hải Châu; tổng vốn đầu tư là 2.828 tỷ đồng. Dự án

được chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2013-2017) đầu tư khoảng 131 tỷ đồng cho

cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Giai đoạn 2 (2018-2025) đầu tư khoảng 2.697 tỷ đồng để thi

công xây dựng và hoàn thiện các công trình, đưa vào sử dụng. Dự án là tổ hợp công

trình hỗn hợp trong đó chức năng chủ đạo là trung tâm sản xuất phần mềm, ngoài ra

dự kiến thu hút các doanh nghiệp đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, doanh nghiệp

hoạt động nghiên cứu - phát triển, ứng dụng, chuyển giao về công nghệ thông tin và

doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin. Hiện nay, Dự án đã hoàn thành

một số hạng mục công trình, bao gồm: Công tác cắm mốc theo sơ đồ ranh giới sử dụng

đất điều chỉnh, lập quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500, thi tuyển phương án quy

hoạch - kiến trúc và lập dự án đầu tư.

- Tòa nhà phần mềm FPT Đà Nẵng được khánh thành đưa vào sử dụng vào năm

2010 tại khu công nghiệp An Đồn, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, với diện tích

xây dựng là 18.336 m2, tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng. Tòa nhà là nơi làm việc của

hơn 1.500 nhân viên với hoạt động sản xuất chính là gia công và sản xuất phần mềm

xuất khẩu.

- Khu Đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng được xây dựng với tổng diện tích là 181

ha tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng; tổng vốn đầu tư là

952 triệu USD, do Tập đoàn FPT làm chủ đầu tư. Khu đô thị được kết cấu gồm các

công trình: Đại học FPT (25 ha) đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy cho khoảng

10.000 sinh viên và 1.500 cán bộ; Khu công nghệ phần mềm (33 ha) là nơi làm việc

của 10.000 kỹ sư, lập trình viên; Trung tâm tích hợp hệ thống thông tin/cung cấp dịch

vụ viễn thông và internet cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông đáp

ứng chỗ làm cho 1.000 chuyên gia. Ngoài ra còn có khu nhà ở cho cán bộ nhân viên,

Page 68: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

58

các khu biệt thự cao cấp, đất dành cho giao thông, sinh thái và các dịch vụ công

cộng,... Dự án được khởi công xây dựng vào ngày 29/4/2011, đến nay đã hoàn thành

hạ tầng giai đoạn 1 (khoảng 60ha). Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2020.

- Tập đoàn Viettel cũng đã được UBND thành phố Đà Nẵng giao 5,8 ha đất tại

khu đô thị phía tây cầu Trần Thị Lý để xây dựng Trung tâm Công nghệ thông tin dự

kiến cao 60 tầng. Hiện dự án đang tiến hành các thủ tục đầu tư.

2.3.2. Hiện trạng phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Hiện tại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 01 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt

động ổn định là CCN Thanh Vinh mở rộng, nằm trên địa bàn xã Hòa Liên, huyện Hòa

Vang, có tổng diện tích 38,4 ha (bao gồm cả 29,6 ha nội khu và 5,2 ha vành đai cây

xanh), trong đó phần diện tích đất công nghiệp cho thuê là 25,5 ha, chiếm 86,15% diện

tích CCN. Hệ thống giao thông, san nền, điện chiếu sáng, cấp nước, thoát nước trong

CCN đã tương đối hoàn thiện. Tỷ lệ lấp đầy đến nay đã đạt gần 100%. Tại đây hiện có

14 doanh nghiệp đang hoạt động trong các ngành nghề: sản xuất thép xây dựng, thép

thôi, sản xuất bê tông, cơ khí, mạ kẽm nhúng nóng, kinh doanh kho bãi….

Ngoài CCN Thanh Vinh, thành phố hiện đã quy hoạch 02 khu đất dành bố trí sản

xuất tập trung cho 02 làng nghề tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng và có quy mô sản xuất

tương đối phát triển của thành phố hiện nay là Làng nghề truyền thống điêu khắc đá

mỹ nghệ Non Nước và Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn. Trong đó:

- Làng nghề truyền thống điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước ra đời từ cách đây

gần 400 năm. Hiện làng nghề này có gần 500 cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ, với hơn

2.500 lao động, tập trung xung quanh khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. Do các cơ sở

sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư nên đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,

tác động xấu đến cảnh quan môi trường của thành phố và cuộc sống của người dân

trên địa bàn. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời bảo tồn và phát

triển nghề truyền thống điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, UBND thành phố Đà Nẵng

đã có quyết định quy hoạch cụm làng nghề mới với diện tích giai đoạn 1 là 35 ha, cách

khu sản xuất cũ khoảng 2 km về phía Tây Nam, để di dời các cơ sở sản xuất đá mỹ

nghệ trên địa bàn về vị trí tập trung. Cụm làng nghề này đã hoàn tất cơ sở hạ tầng từ

năm 2013. Đến nay đã bố trí cho khoảng 100/500 cơ sở di dời đến từ làng nghề cũ.

- Làng đá chẻ Hòa Sơn được hình thành dọc tuyến đường liên xã Hòa Sơn-Hòa

Nhơn, huyện Hòa Vang cách đây hơn 10 năm. Hiện làng nghề có khoảng 60 cơ sở sản

xuất, với khoảng 2.500 lao động. Sản phẩm đá chẻ Hòa Sơn hay Đá Đà Nẵng có đặc

điểm rất cứng và bền, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, được thị trường trong nước và

quốc tế rất ưa chuộng. Tuy nhiên, quá trình hoạt động của làng nghề cũng đã phát sinh

nhiều vấn đề, đặc biệt là ô nhiễm môi trường. Để giải quyết triệt để về ô nhiễm môi

trường, ổn định giá cả và đầu ra cho sản phẩm, bảo đảm tính cạnh tranh, tiến tới xây

dựng thương hiệu cho làng nghề đá chẻ Hòa Sơn, năm 2014, UBND thành phố đã phê

duyệt quy hoạch Cụm Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn với diện tích 7,56 ha, tại xã Hòa

Sơn, huyện Hòa Vang để bố trí sản xuất tập trung cho các cơ sở làm nghề đá chẻ trên

địa bàn. Dự án có tổng vốn đầu tư 8,4 tỷ đồng, hiện đang trong quá trình triển khai xây

dựng hạ tầng.

Page 69: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

59

2.4. TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN MÔI

TRƯỜNG

2.4.1. Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp

Các khu, cụm công nghiệp là nơi tập trung phần lớn các loại hình sản xuất có

nguy cơ gây ô nhiễm, nhất là ô nhiễm không khí. Do vậy, thành phố đã ưu tiên tập

trung phát triển sinh thái cho 06 KCN, 01 CCN hiện có và Khu công nghệ cao Đà

Nẵng đang xây dựng hạ tầng. Đồng thời, đề xuất chính sách cải tiến, xây dựng mới hệ

thống nước thải công nghiệp của KCN Hòa Cầm và KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng.

Về khí thải, các chất ô nhiễm chủ yếu là SO2, CO2, CO, Sol, khói bụi (đặc biệt là

bụi kim loại phát sinh trong sản xuất sắt thép, cơ khí), mùi hôi (trong chế biến thủy

sản, sản xuất cao su...). Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí tại các khu công

nghiệp trong thời gian qua có thể đánh giá là chưa tốt; cục bộ có nơi, có thời điểm gây

ảnh hưởng đến đời sống người lao động và nhân dân khu vực lân cận.

Về nước thải, các KCN, CCN đều đã đầu tư tương đối đồng bộ kết cấu hạ tầng,

mạng lưới giao thông, thoát nước mưa, thu gom nước thải tương đối hoàn chỉnh. Nước

thải của doanh nghiệp được đấu nối về hệ thống xử lý nước thải tập trung của các

KCN và xử lý triệt để trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Đến nay, đã có 5/6 KCN xây

dựng trạm xử lý nước thải tập trung với tổng công suất đạt 11.250 m3/ngày-đêm.

Riêng KCN Hòa Khánh mở rộng và CCN Thanh Vinh mở rộng (lượng nước thải 300-

500 m3/ngày) chưa triển khai xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung nhưng đã thực

hiện thu gom và đấu nối về trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Hòa Khánh (công

suất 5.000 m3/ng.đ) để xử lý. Đồng thời, Chủ đầu tư KCN Hòa Khánh và Hòa Khánh

mở rộng là Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng (Công ty SDN) cũng đang tiến

hành xây dựng trạm XLNT tập trung cho KCN Hòa Khánh mở rộng với công suất dự

kiến 1.000 m3/ng.đ, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 6/2016.

Ngoài ra, hệ thống thu gom nước thải KCN Hòa Khánh đang bị hư hỏng nặng,

trong quí IV/2016 sẽ tiến hành thi công thay thế toàn bộ tuyến ống thu gom nước thải

đường số 4 bằng ống HDPE. Trạm XNLN Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà

Nẵng có dấu hiệu quá tải, đang hoạt động cầm chừng. Trạm XLNT KCN Liên Chiểu

không đảm bảo về kết cấu cũng như quy trình xử lý nên thường xảy ra sự cố, Công ty

SDN đang triển khai các thủ tục để xây dựng trạm xử lý mới. Hiện tại chỉ có các trạm

xử lý nước thải của KCN Hòa Cầm và KCN Đà Nẵng hoạt động ổn định.

Nhìn chung, hệ thống xử nước thải các KCN tại Đà Nẵng vẫn chưa hoàn thiện,

dẫn đến tình trạng nước thải sau xử lý có thời điểm vượt Quy chuẩn Việt Nam cho

phép trước khi thải ra môi trường.

Về chất thải rắn công nghiệp, phần lớn chất thải rắn được các doanh nghiệp hợp

đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng thu gom xử lý, hoặc tự

chôn lấp, một số chất thải rắn có nguy cơ độc hại được bán lại cho các cơ sở tái chế

không kiểm soát được. Tỷ lệ thu gom rác tăng dần qua mỗi năm đến nay đạt gần 90%.

Trung bình mỗi tháng, lượng chất thải được thu gom và xử lý khoảng 400 tấn rác thải,

chất thải rắn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, còn một số doanh nghiệp vẫn chưa chú

Page 70: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

60

trọng vào đầu tư cho khu vực tập trung chất thải rắn công nghiệp và nguy hại: không

bố trí nơi chứa, không bao che bãi chứa, để chất thải thấm vào đất gây ô nhiễm, chưa

đăng ký nguồn thải rắn nguy hại hoặc thuê đơn vị có thẩm quyền xử lý.

2.4.2. Hiện trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp

Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp này nằm xen kẽ trong các khu dân cư.

Các nguồn chất thải của nó là nguy cơ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ

trong khu vực nội thành, đặc biệt là các cơ sở thuộc ngành chế biến thực phẩm, chế tác

đá, sản xuất giấy và dệt may. Nhìn chung, những năm gần đây tình hình môi trường tại

các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp có nhiều cải thiện, một phần do

chủ trương chỉnh trang đô thị của UBND thành phố đã thực hiện di dời các cơ sở gây ô

nhiễm vào khu công nghiệp và các khu vực sản xuất tập trung khác (Cụm TTCN). Các

chủ cơ sở đã chú trọng hơn đến công tác bảo vệ môi trường, các dự án đầu tư mới đã

lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua cơ quan có thẩm quyền và

tiếp tục thực hiện công tác giám sát sau báo cáo tác động môi trường theo định kỳ khi

dự án đi vào hoạt động. Quan tâm đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, đầu tư

công nghệ mới, tham gia chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình tiết kiệm năng

lượng, trồng thêm cây xanh, tăng cường hệ thống tường rào, che chắn giảm phát tán

tiếng ồn, bụi,...

Bên cạnh đó, vẫn còn một số hộ sản xuất nhỏ hầu như không xử lý chất thải, như

một số hộ sản xuất các mặt hàng nhuộm, in, ảnh, phân kim, thuộc da, chế biến hải

sản,... tuy lượng chất thải không lớn, nhưng các chất thải nguy hại hàng ngày thải trực

tiếp vào môi trường và việc quản lý các cơ sở này còn gặp nhiều khó khăn.

Đà Nẵng đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành “Thành phố môi trường” với

các mục tiêu cụ thể: 100% nước thải công nghiệp và sinh hoạt được xử lý, 70% chất

thải rắn được tái chế, diện tích không gian xanh đô thị đạt 9-10m2/người... Để hướng

đến phát triển bền vững, thành phố chủ trương khuyến khích đầu tư mở rộng phát triển

sản xuất công nghiệp trong điều kiện đảm bảo môi trường. Điều này cũng lý giải phần

nào cho sự chững lại về thu hút vốn dự án đầu tư vào công nghiệp Đà Nẵng và tốc độ

tăng trưởng công nghiệp thành phố trong giai đoạn 2010-2014.

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH NGÀNH

CÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015

2.5.1. Những mặt đạt được

- Ngành công nghiệp đã vượt qua khủng hoảng kinh tế để duy trì tăng trưởng giá

trị sản xuất (GO) và giá trị gia tăng (VA) cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn

thành phố; riêng VA ngành công nghiệp đạt cao hơn mục tiêu (12,6%/ so với mục tiêu

12,5%/năm).

- Tốc độ tăng trưởng VA cao hơn tốc độ tăng trưởng GO (12,6%/năm so với

11,8%/năm) trong giai đoạn này là dấu hiệu tích cực cho thấy hiệu quả sản xuất trong

ngành đang được cải thiện.

Page 71: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

61

- Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng

tỷ trọng các ngành công nghiệp sạch, có hàm lượng cao về kỹ thuật-công nghệ26, sản

xuất hàng tiêu dùng giá trị gia tăng cao27 và các ngành công nghiệp hạ tầng28. Qua đó,

góp phần nâng cao dần chỉ số VA/GO toàn ngành công nghiệp.

- Công nghiệp hỗ trợ đã hình thành với một số sản phẩm có quy mô khá lớn của

các doanh nghiệp FDI29 và doanh nghiệp trong nước30, đáp ứng một phần nhu cầu sản

phẩm CNHT của một số ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá

nhanh. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu hàng CN-TTCN trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

toàn thành phố tăng nhanh từ 82,7% năm 2010 lên 87,7% năm 2015.

- Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước từng bước được củng cố và vươn lên,

đến nay đã hình thành một số doanh nghiệp mạnh, có khả năng cạnh tranh tốt trên thị

trường. Khu vực doanh nghiệp FDI tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ

bình quân chung toàn ngành công nghiệp, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát

triển công nghiệp thành phố. Khu vực doanh nghiệp nhà nước tuy chiếm tỷ trọng thấp

nhất trong cả 3 ba khu vực, nhưng tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, được đầu tư

mạnh từ nguồn vốn trung ương, đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, trở thành các đơn

vị đầu đàn trong thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp thành phố trong giai đoạn vừa qua.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp đã được quan tâm đầu tư, nhất là

hạ tầng cấp điện, cấp nước, hạ tầng các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao.

2.5.2. Những mặt chưa đạt

- Chỉ tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất chưa đạt mục tiêu (mục tiêu là 13,2%/năm, kết quả thực hiện là 11,8%/năm).

Vị trí của ngành công nghiệp Đà Nẵng cũng đang tụt dần so với một số địa phương trong vùng và cả nước. Quy mô giá trị sản xuất công nghiệp của Đà Nẵng hiện nay so với các địa phương khác như sau: Trong 10 tỉnh duyên hải miền Trung, Đà Nẵng xếp sau các tỉnh Quảng Ngãi (gấp Đà Nẵng trên 4,6 lần), Quảng Nam (gấp Đà Nẵng gần 1,06 lần), Khánh Hòa (gấp Đà Nẵng gần 1,03 lần); trong phạm vi 5 thành phố trực thuộc trung ương, Đà Nẵng ở vị trí thấp nhất (thua Thành phố Hồ Chí Minh 21,03 lần; thua Hà Nội 9,5 lần; thua Hải Phòng 2,82 lần, thua Cần Thơ 1,84 lần) ; trong phạm vi cả nước, Đà Nẵng chỉ đứng ở vị trí thứ 22/63 tỉnh thành.

- Sản xuất công nghiệp nhìn chung chưa có bứt phá mạnh mẽ, chưa có nhiều dự án

có quy mô lớn, sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Lĩnh

vực sản xuất hàng xuất khẩu vẫn còn nặng về gia công, lắp ráp, chế biến thô. Giá trị

gia tăng toàn ngành công nghiệp thành phố nhìn chung chưa được cải thiện nhiều.

- Công nghiệp chủ lực và các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển như mong

đợi. Chủng loại sản phẩm công nghiệp hỗ trợ còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu

26 Điện tử, thiết bị điện, công nghiệp CNTT, cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác... 27 Ôtô, dược phẩm, bia, sản phẩm giày-da cao cấp... 28 Sản xuất-phân phối điện, cấp nước, công nghiệp môi trường. 29 Linh kiện điện, điện tử; linh kiện, phụ tùng ô tô; chi tiết, phụ tùng MMTB… (chủ yếu xuất khẩu). 30 Săm lốp cao su; sợi; bao bì (giấy, nhựa); chi tiết, phụ tùng MMTB… (chủ yếu cung ứng trong nước).

Page 72: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

62

cầu rất lớn của nhiều ngành sản xuất chính.

- Kết quả thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp gần đây có dấu hiệu chững lại. Thu

hút FDI trong thời gian qua chủ yếu vẫn là các dự án sử dụng nhiều lao động phổ

thông để gia công, lắp ráp sản phẩm cho công ty mẹ ở nước ngoài, giá trị gia tăng thu

về cho thành phố không cao. Các mối liên kết, hợp tác sản xuất giữa doanh nghiệp FDI

và doanh nghiệp địa phương cũng mới chỉ dừng lại ở một số liên kết cung ứng bao bì,

phụ kiện đơn giản, hầu như chưa có hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ ở các

khâu có yêu cầu kỹ thuật-công nghệ cao.

- Sản phẩm công nghiệp thành phố chưa phong phú, đa dạng, nhất là trong lĩnh

vực sản xuất hàng tiêu dùng; số lượng sản phẩm mới bổ sung vào danh mục sản phẩm

công nghiệp chủ yếu của thành phố trong 5 năm qua vẫn còn khiêm tốn.

- Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu

GO nhưng phát triển chưa đạt yêu cầu. Phần lớn doanh nghiệp trong khu vực này là

doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nguồn lực hạn chế, phát triển tự phát, thiếu sự liên kết,

hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau; thiếu sự linh hoạt, chủ động trong chuyển đổi

cơ cấu ngành nghề, sản phẩm để thích ứng kịp thời với sự thay đổi của môi trường

kinh tế vĩ mô nên rất dễ bị tổn thương khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng.

- Trình độ lao động, trình độ quản lý tại các doanh nghiệp trong các ngành công

nghiệp nhìn chung chưa được cải thiện nhiều, nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước;

hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung còn thấp.

- Liên kết, hợp tác giữa các cơ sở sản xuất trên địa bàn hình thành tự phát, cục bộ,

rời rạc; chưa tạo thành chuỗi liên kết theo giá trị gia tăng; chưa tham gia được vào chuỗi

giá trị toàn cầu

2.5.3. Nguyên nhân hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

Do tác động của hoàn cảnh và các yếu tố bất lợi như:

- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho sản xuất trong nước gặp rất nhiều khó

khăn do các chi phí đầu vào tăng, lãi suất cho vay cao, sức mua trên thị trường suy

giảm... dẫn đến hiệu quả sản xuất giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp không trụ vững

buộc phải tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản trong các năm 2010-2012, ảnh hưởng rất

lớn đến tăng trưởng sản xuất toàn ngành công nghiệp thành phố.

- Quy mô thị trường địa phương và trong vùng còn nhỏ lẻ, sức mua thấp cộng với

điều kiện thời tiết khắc nghiệt (nắng nóng, mưa, bão...) dẫn đến khó khăn trong hoạt

động thu hút đầu tư phát triển ngành.

- Cạnh tranh thu hút lao động chất lượng cao với các trung tâm công nghiệp lớn ở

hai đầu đất nước, đặc biệt là phía Nam;

- Một số dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn như vận tải biển, kho bãi, tư vấn

doanh nghiệp... còn hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các

doanh nghiệp trong ngành.

Page 73: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

63

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

a) Về phía công tác quản lý nhà nước:

- Phát triển khu, cụm công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư phát triển

sản xuất công nghiệp. Tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng khu công nghệ cao và các

khu công nghệ thông tin tập trung còn chậm, đặc biệt là khu công nghệ thông tin tập

trung Đà Nẵng. Thiếu cụm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu mặt bằng mở rộng sản

xuất, di dời các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư của các DN nhỏ và vừa.

- Công tác đào tạo lao động, nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học, kỹ

thuật chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Lao động lành nghề, các chuyên gia

đầu ngành, cán bộ quản lý giỏi (nhất là cán bộ quản lý cấp cao) thiếu cả về số lượng

lẫn chất lượng. Chưa hình thành các đơn vị chuyên nghiên cứu phục vụ các ngành

công nghiệp. Các giải pháp gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất, đặc biệt là

giữa các trường Đại học với các DN hầu như chưa thực hiện được trên thực tế.

- Các chương trình, chính sách hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,

đổi mới công nghệ, đào tạo nghề, nghiên cứu-ứng dụng KH-CN, nâng cao trình độ

quản lý, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư... chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của

doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính của Thành phố để triển khai các chương trình,

chính sách này còn nhiều hạn chế; việc thông tin chính sách đến với các doanh nghiệp

cũng chưa kịp thời.

- Công tác xúc tiến đầu tư chưa thật sự hiệu quả và còn nhiều bất cập. Giai đoạn

vừa qua, Thành phố chủ yếu tập trung phát triển hạ tầng đô thị, thu hút du lịch, dịch

vụ. Đối với công nghiệp, chưa có sự quan tâm thích đáng.

- Sự phối hợp, phân công, phân nhiệm giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ,

chặt chẽ nên hiệu lực quản lý chưa cao, nhất là trong triển khai thực hiện quy hoạch

tổng thể ngành công nghiệp và các quy hoạch ngành chi tiết, trong công tác thống kê,

báo cáo, quản lý hoạt động doanh nghiệp, xây dựng và triển khai các chương trình,

chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

a) Về phía các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất:

- Phần lớn các doanh nghiệp địa phương không đủ khả năng trang bị máy móc

thiết bị tiên tiến cũng như áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất do năng lực tài

chính còn hạn chế.

- Bản thân doanh nghiệp còn thụ động, chưa quan tâm đổi mới công nghệ để

nâng cao chất lượng sản phẩm; chưa chủ động, linh hoạt chuyển đổi cơ cấu ngành

nghề, sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh và thích ứng kịp thời với tiến trình hội

nhập kinh tế của đất nước, do đó dễ bị tổn thương khi môi trường kinh tế vĩ mô có

nhiều biến động.

- Ngoại trừ một số ít doanh nghiệp có quy mô lớn của thành phố đã chú trọng

công tác xây dựng và phát triển thương hiệu, chú trọng về mẫu mã và dịch vụ bán

hàng, xây dựng website riêng để quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng… thì phần

lớn các doanh nghiệp còn lại của thành phố chỉ quan tâm đến giá cả và chất lượng sản

Page 74: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

64

phẩm mà chưa coi trọng đúng mức đến khâu thiết kế sản phẩm, phát triển các dịch vụ

đi kèm, cũng như yếu tố thương hiệu nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

và sản phẩm trên thị trường.

- Liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp với nhau còn yếu, mới chỉ dừng lại ở doanh

nghiệp sản xuất với doanh nghiệp thương mại. Số lượng kết nối giữa doanh nghiệp sản

xuất với doanh nghiệp sản xuất để mua nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm đầu ra

còn rất ít. Do ngành công nghiệp hỗ trợ còn nhỏ bé nên chưa thể tham gia hình thành

các liên kết tại chỗ trong sản xuất.

2.6. SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016-2020

Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 được

UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5503/QĐ-UBND ngày 20/7/2009. Qua

hơn 6 năm triển khai thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế trong nước nói chung và

thành phố Đà Nẵng nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng

kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp thành phố vẫn duy trì tăng trưởng và phát triển

theo đúng định hướng đã xác định trong Quy hoạch. Tuy nhiên, sự phát triển của

ngành nhìn chung chưa tương xứng với tiềm năng, chưa khai thác tốt lợi thế của quá

trình hội nhập kinh tế để đẩy mạnh thu hút đầu tư, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành,

cơ cấu sản phẩm nhằm tạo bước đột phá cho tăng trưởng và phát triển của ngành.

- Về các chỉ tiêu tăng trưởng chung của ngành:

Các mục tiêu về giá trị và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GO) của ngành

công nghiệp đề ra trong Quy hoạch được cụ thể hóa trong xây dựng chỉ tiêu kế hoạch

hằng năm của ngành. Trong Quy hoạch đã phê duyệt năm 2009, các chỉ tiêu này được

xây dựng theo phương pháp giá sản xuất với năm gốc quy đổi là 1994 (giá cố định

1994). Đến năm 2013 áp dụng năm gốc quy đổi là 2010 thay cho 1994. Do đó, việc

xây dựng kế hoạch của ngành trong các năm tiếp theo không tiếp tục dựa trên các chỉ

tiêu quy hoạch mà theo các chỉ tiêu điều chỉnh Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố

Đà Nẵng lần thứ XX31. Kể từ năm 2016, theo chỉ đạo của Chính phủ, các chỉ tiêu

thống kê GO, VA, GDP sẽ được tính theo phương giá cơ bản thay cho phương pháp

giá sản xuất nhằm đưa ngành thống kê Việt Nam tiếp cận với thế giới, đáp ứng yêu cầu

hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.

Do có sự thay đổi liên tục về năm gốc quy đổi và phương pháp tính toán nên việc

đánh giá thực hiện các chỉ tiêu cơ bản của ngành công nghiệp so với mục tiêu quy

hoạch gặp nhiều khó khăn. Trong báo cáo điều chỉnh quy hoạch này, tại mục 2.1 và

2.2 về hiện trạng chung của ngành công nghiệp và các phân ngành công nghiệp giai

đoạn 2010-2015, các chỉ tiêu GO, VA được tính theo phương pháp giá cơ bản để có sự

thống nhất với các mục tiêu điều chỉnh cho GĐ 2016-2020 ở phần IV của báo cáo.

Bảng 2.25 dưới đây sẽ tiến hành so sánh và đánh giá kết quả thực hiện một số chỉ

tiêu chủ yếu của ngành với mục tiêu quy hoạch và mục tiêu Nghị quyết kiểm điểm

giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX.

31 Được thông qua tại Hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX.

Page 75: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

65

Bảng 2.25: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cơ bản của ngành công nghiệp so với mục tiêu quy hoạch đã phê duyệt trong giai đoạn 2011-2015

Stt Chỉ tiêu

Mục tiêu quy

hoạch

Điều chỉnh Nghị quyết

XX Kết quả thực hiện

Đánh giá thực hiện so với mục tiêu (Giá CĐ

1994) (Giá SX, SS

2010)

(Giá SX, SS 2010)

(Giá cơ bản, SS 2010)

1 Tăng trưởng GO (%/năm) 13,2 10-11 9,8 11,8 Không đạt

2 Tăng trưởng VA (%/năm) 12,5 - 10,5 12,6 Đạt

3 Tỷ trọng CN-XD trong cơ

cấu GRDP năm 2015 (%) 45,4 42 - 32,5 Không đạt

4 Kim ngạch XK hàng hóa

năm 2015 (triệu USD) >1.500 - 1.186 Không đạt

Qua phân tích dãy số liệu về GO, VA của ngành công nghiệp trong các giai đoạn

2001-2005, 2006-2010 được tính theo giá cố định 1994 và giá so sánh 2010 đã cho kết

quả là: tốc độ tăng trưởng GO, VA tính theo giá cố định 1994 luôn thấp hơn so với tốc

độ tính theo giá so sánh 2010. Từ kết quả này và các số liệu tại Bảng 2.25, có thể đưa

ra nhận định chung là: Các chỉ tiêu về tăng trưởng và phát triển ngành công nghiệp

giai đoạn 2011-2015 đã không đạt được theo mục tiêu quy hoạch, do đó sẽ ảnh hưởng

lớn đến khả năng thực hiện chỉ tiêu quy hoạch cho giai đoạn 2016-2020.

Nguyên nhân chủ yếu là do khi xây dựng quy hoạch đã không lường hết được

ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai các

dự án đầu tư và thu hút các dự án mới để phát triển ngành.

- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu các nhóm ngành công nghiệp:

Ngoại trừ 3 nhóm ngành: điện tử, cơ khí-luyện kim và cấp điện, cấp nước, tốc độ

tăng trưởng của các nhóm ngành công nghiệp còn lại đều không đạt mục tiêu.

Bảng 2.26: Kết quả thực hiện mục tiêu tăng trưởng các nhóm ngành công nghiệp trong giai đoạn 2011-2015

Phân ngành Tốc độ tăng trưởng GO giai

đoạn 2011-2015 (%/năm) Đánh giá kết quả

thực hiện so với mục tiêu QH Quy hoạch Thực hiện

Toàn ngành công nghiệp 13,2 11,8 Không đạt

I. Công nghiệp chế biến 13,9 11,6 Không đạt

1- Điện tử 29,8 46,3 Vượt

2- Chế biến nông lâm thủy sản 10,4 9,0 Không đạt

3- Cơ khí, luyện kim 10,3 17,2 Vượt

4- Hóa chất 20,4 7,1 Không đạt

5- Dệt may, giày 12,9 3,6 Không đạt

6- Sản xuất vật liệu xây dựng 7,7 5,8 Không đạt

7- Công nghiệp chế biến khác 6,8 6,3 Không đạt

II. CN khai khoáng 13,6 11,3 Không đạt

III. CN điện, nước 3,9 18,6 Vượt

Page 76: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

66

Bảng 2.26 trên đây cho thấy tăng trưởng của các ngành điện tử, cơ khí, điện,

nước đạt cao hơn nhiều so với mục tiêu. Các nhóm ngành còn lại đạt thấp hơn mục

tiêu. Trong đó: ngành hóa chất đạt thấp là do ảnh hưởng di dời Nhà máy cao su DRC,

đồng thời dự án 3-4 triệu bộ lốp cao su radial bị chậm tiến độ và mới chỉ thực hiện

được đến công suất 600.000 bộ lốp/năm; nhóm ngành dệt may, da giày giảm do bị ảnh

hưởng lớn từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu vì đây là 2 ngành chủ yếu xuất khẩu; các

ngành vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thủy sản và các ngành chế biến, chế tạo

khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn mục tiêu chủ yếu cũng do ảnh hưởng của khủng

hoảng kinh tế đồng thời do không thu hút được các dự án mới có quy mô lớn để bổ

sung cho tăng trưởng của ngành.

Cơ cấu tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp nhìn chung đã và đang chuyển dịch

theo đúng định hướng. Trong đó tổng tỷ trọng các nhóm ngành thuộc nhóm ưu tiên

gồm: điện tử-CNTT, chế biến nông-lâm-thủy sản, cơ khí, hóa chất chiếm 75,77%, cao

hơn mục tiêu quy hoạch (61,1%). Đặc biệt là nhóm ngành cơ khí đã vươn lên chiếm tỷ

trọng rất cao so với mục tiêu quy hoạch.

Bảng 2.27: Kết quả thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất theo nhóm ngành công nghiệp trong giai đoạn 2010-2015

(Đơn vị tính:%)

Năm 2010

Năm 2015 Đánh giá mục tiêu chuyển dịch CC Quy hoạch Thực hiện

Toàn ngành công nghiệp 100 100 100

I. Công nghiệp chế biến 96,5 94,8 95,7 Cao hơn

1- Điện tử 1,9 13,0 7,3 Tăng chậm

2- Chế biến nông lâm thủy sản 22,7 18,3 19,9 Đảm bảo

3- Cơ khí, luyện kim 28,3 14,8 35,7 Tăng rất cao

4- Hóa chất 12,7 15,0 10,3 Không đạt

5- Dệt may, giày 13,8 16,7 9,4 Giảm mạnh

6- Sản xuất vật liệu xây dựng 8,8 10,7 6,7 Giảm mạnh

7- Công nghiệp chế biến khác 8,3 0,9 6,5 Giảm chậm

II. CN khai khoáng 1,3 6,3 1,3 Không tăng

III. CN điện, nước 2,2 4,3 3,0 Tăng chậm

Số thứ tự từ 1 đến 7 trong Bảng 2.27 cũng chính là thứ tự ưu tiên phát triển của

các nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo quy hoạch đã duyệt. Tuy nhiên,

việc áp dụng thứ tự ưu tiên này vào thực tế cũng đã cho thấy có sự bất hợp lý. Bởi vì

trong một nhóm ngành được ưu tiên thì vẫn có những lĩnh vực không nên ưu tiên hoặc

ngược lại. Ví dụ: ngành vật liệu xây dựng có mức độ ưu tiên thấp, xếp ở vị trí thứ 6/7

nhóm ngành công nghiệp chế biến, tuy nhiên lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng thế

hệ mới như: vật liệu XD không nung, thân thiện môi trường… lại cần được khuyến

khích phát triển. Hoặc ngành chế biến nông lâm thủy sản có mức độ ưu tiên cao, xếp

thứ 2/7 nhóm, tuy nhiên các lĩnh vực chế biến thô như: dăm gỗ, cưa xẻ gỗ, sơ chế thủy

sản… thì lại cần hạn chế. Hoặc ngành cơ khí có mức độ ưu tiên xếp thứ 3/7 nhóm

ngành nhưng lĩnh vực luyện kim thì cần hạn chế, gia công cơ khí giản đơn cũng không

thể coi là lĩnh vực ưu tiên, v.v… Bất hợp lý trên đòi hỏi cần có sự điều chỉnh.

Page 77: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

67

- Về lựa chọn ưu tiên phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực:

Quy hoạch ngành công nghiệp đã phê duyệt xác định trong giai đoạn 2011-

2015, thành phố tập trung ưu tiên phát triển một số sản phẩm công nghiệp chủ lực

gồm: săm lốp ô tô, dược phẩm, thủy sản chế biến, bia, sợi, vải, sản phẩm may sẵn, các

sản phẩm công nghiệp phần mềm, công nghiệp phần cứng ... Một vài trong số các sản

phẩm trên (săm lốp ô tô, thủy sản chế biến, bia, quần áo may sẵn) đến nay vẫn nằm

trong danh mục sản phẩm công nghiệp chủ yếu của thành phố Đà Nẵng nhưng lại

không phải là các sản phẩm cần tập trung ưu tiên phát triển do chúng không thuộc

nhóm sản phẩm có giá trị gia tăng cao (trừ bia) hoặc có hàm lượng tri thức và công

nghệ cao.

Ngoài ra, theo xu thế phát triển hiện nay, việc xác định cụ thể các sản phẩm

công nghiệp chủ lực trong từng giai đoạn theo cách làm của quy hoạch cũ là khó khả

thi vì sản xuất phải đi theo quy luật cung-cầu của thị trường, mà thị trường trong bối

cảnh toàn cầu hóa kinh tế thay đổi rất khó lường. Vì vậy, ở góc độ quản lý nhà nước,

chỉ nên xác định những lĩnh vực sản xuất cần ưu tiên phát triển để có cơ chế, chính

sách khuyến khích, thúc đẩy. Việc sản xuất cụ thể sản phẩm gì theo tín hiệu của thị

trường là việc của doanh nghiệp.

- Về thu hút đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư:

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, việc thu hút cũng như triển khai các dự

án đầu tư theo quy hoạch gặp nhiều khó khăn. Nhiều dự án được đưa vào quy hoạch

nhưng chậm triển khai, hoặc không thực hiện. Việc thu hút các dự án mới, nhất là các

dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp

công nghệ thông tin (phần cứng) chưa đạt được như kỳ vọng, số lượng dự án ít, quy

mô chưa lớn nên chưa tạo được bước phát triển bứt phá cho ngành công nghiệp. Nhiều

dự án đưa vào quy hoạch theo mong muốn chủ quan của cơ quan quản lý ngành

nhưng thực tế không thực hiện do không có nhà đầu tư. Đây là điều cần rút kinh

nghiệm để việc thiết kế, điều chỉnh quy hoạch lần này và các lần sau có sự mềm dẻo,

linh hoạt, phù hợp hơn với vai trò điều tiết và định hướng phát triển ngành ở tầm vĩ

mô của cơ quan quản lý nhà nước, không quá cứng nhắc và sa vào các nội dung mà

chỉ doanh nghiệp mới quyết định được như: sản xuất sản phẩm gì, quy mô như thế

nào, vốn đầu tư bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu, v.v...

- Về quy hoạch các khu, cụm công nghiệp: Quá trình triển khai thực hiện trong

thực tế có nhiều thay đổi so với quy hoạch. Cụ thể như: Hủy bỏ dự án KCN Hòa

Khương (300 ha) và dự án Cụm CN Phước Lý (60 ha); điều chỉnh diện tích quy hoạch

của hầu hết các KCN đã có và của khu công nghệ cao. Tiến độ triển khai xây dựng hạ

tầng các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung diễn ra chậm so với kế

hoạch, ảnh hưởng lớn đến công tác thu hút đầu tư theo định hướng tập trung phát triển

các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin của ngành. Số

lượng cụm công nghiệp được quy hoạch quá ít32 so với nhu cầu đất thực tế để phát

triển sản xuất và di dời các cơ sở sản xuất nhỏ và siêu nhỏ khỏi các khu dân cư.

32 Chỉ quy hoạch 02 cụm là CCN Thanh Vinh và CCN Phước Lý, nhưng thực tế dự án CCN Phước Lý đã chuyển mục đích thành khu dân cư.

Page 78: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

68

Từ các phân tích, đánh giá hiện trạng của ngành công nghiệp thành phố với

không ít hạn chế tồn tại, khả năng không thực hiện được các mục tiêu tăng trưởng

ngành theo quy hoạch, các bất cập trong định hướng ưu tiên phát triển các nhóm ngành

công nghiệp, bất cập trong quy hoạch khu (cụm) công nghiệp... như đã phân tích ở trên

và trong bối cảnh diễn biến tình hình chung có nhiều thay đổi, đặc biệt là bối cảnh Việt

Nam đã bắt đầu hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới sau khi hàng loạt các hiệp định

thương mại tự do giữa nước ta và các quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ trên thế giới

được ký kết, đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát

triển ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 và bổ sung tầm nhìn đến

năm 2030. Mục đích điều chỉnh quy hoạch lần này là nhằm định hướng lại công tác

quản lý, chuẩn bị hạ tầng, thu hút đầu tư, xây dựng cơ chế, chính sách và triển khai

các hoạt động hỗ trợ để đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển ngành trong tình hình

mới.

Các nội dung điều chỉnh, bổ sung trong quy hoạch lần này cần tập trung vào:

điều chỉnh mục tiêu chung và các chỉ tiêu tăng trưởng, phát triển của ngành; bổ sung

định hướng chung về thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp trên địa bàn; đề xuất và lựa

chọn phương án phát triển phù hợp với mục tiêu mới; điều chỉnh định hướng phát triển

các chuyên ngành công nghiệp; điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp; tính

toán lại nhu cầu vốn và cơ cấu nguồn vốn thu hút đầu tư phát triển ngành; bổ sung dự

báo nhu cầu lao động trong ngành; điều chỉnh, bổ sung một số giải pháp nhằm đảm

bảo hiệu quả việc thực hiện quy hoạch.

Bên cạnh đó, cần kế thừa các nội dung vẫn còn phù hợp với tình hình mới của

Quy hoạch 2009 như: quan điểm chung về phát triển ngành công nghiệp; một số định

hướng phát triển chung; lựa chọn ngành công nghiệp mũi nhọn; định hướng phân bố

sản xuất theo lãnh thổ; một số dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư theo các nhóm ngành công

nghiệp; một số giải pháp thực hiện quy hoạch vẫn đảm bảo tính khả thi...

Nhìn chung, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, ngành công nghiệp Đà

Nẵng giai đoạn 2011-2015 đã tiếp tục tăng trưởng và có những đóng góp lớn vào thu

ngân sách thành phố. Qua đó đã thể hiện vai trò quan trọng của ngành trong thúc đẩy

phát triển kinh tế chung của thành phố. Trong giai đoạn tới, ngành công nghiệp sẽ tập

trung khắc phục các nguyên nhân tồn tại, hạn chế và thực hiện tái cơ cấu để hướng đến

sự phát triển với tốc độ cao hơn, bền vững hơn, đóng góp lớn hơn cho tăng trưởng

kinh tế toàn thành phố và thực hiện tốt vai trò là ngành kinh tế động lực cho quá trình

công nghiệp hóa-hiện đại hóa của thành phố trong các giai đoạn tới.

Page 79: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

69

Phần III

DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. NHÂN TỐ NGOÀI NƯỚC

3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

Hiện nay chúng ta đang bước vào một thời kỳ chiến lược mới với bối cảnh quốc

tế thay đổi nhanh và biến động rất khó lường, với nhiều xu hướng nổi trội, tác động

nhiều chiều đến phát triển kinh tế-xã hội và an ninh chính trị của Việt Nam. Từ đó

cũng sẽ tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế xã-hội nói chung và ngành công

nghiệp nói riêng của thành phố Đà Nẵng. Một số xu hướng nổi trội như:

- Hòa bình, hợp tác, hội nhập phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo. Tuy nhiên vẫn

tiềm ẩn các nhân tố mất ổn định do xung đột sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, tranh giành tài

nguyên và các hoạt động khủng bố ở một số nước, cùng với những vấn đề toàn cầu

khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên... buộc các

quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động.

- Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế năm 2008, quá trình tái cấu trúc

các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, gắn với

những bước tiến mới về khoa học - công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài

nguyên. Tuy nhiên khủng hoảng đã làm giảm mạnh thương mại và đầu tư toàn cầu, sự

trỗi dậy chủ nghĩa bảo hộ trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế.

- Thế giới bước vào một giai đoạn mới với sự thay đổi mạnh mẽ về địa kinh tế -

địa chính trị. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế đang nổi như Nga,

Braxin, Mexico, Nam Phi, v.v... làm cho toàn cầu hóa kinh tế thay đổi và giảm sự chi

phối của các nước phương Tây hơn, vai trò của các nước đang phát triển tăng lên rõ

rệt, thay đổi cán cân quyền lực kinh tế - chính trị trên thế giới.

- Khu vực châu Á Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động, ít

chịu tác động của các cuộc khủng hoảng và đang hình thành nhiều hình thức liên kết,

hợp tác đa dạng hơn. Khu vực này sẽ tiếp nhận sự chuyển dịch trung tâm kinh tế thế

giới từ Tây sang Đông. Sự thịnh vượng và ổn định lâu dài của thế giới ngày càng phụ

thuộc vào vai trò của châu Á. Điều này lại phụ thuộc vào bản chất của sự gắn kết của

Trung Quốc vào Mỹ và các nước lớn có ảnh hưởng ở châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ,

Hàn Quốc... Sự phát triển của Trung Quốc về khách quan, vừa tạo cơ hội, vừa đặt ra

những thách thức to lớn cho tiến trình phát triển của các quốc gia, nhất là những nước

có nhiều mối liên hệ trực tiếp với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Trên bình diện

chung, hình thái “cân bằng và hội nhập” giữa các trung tâm quyền lực, trong đó tam

giác Trung-Nhật-Mỹ vẫn đóng vai trò chủ chốt ở khu vực này. Tuy nhiên, khu vực này

cũng là nơi tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định như tranh chấp ảnh hưởng và

quyền lực, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên.

- Các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và

xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

Page 80: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

70

Hợp tác giữa ASEAN với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. Tuy nhiên

ASEAN cũng phải đối phó với những nguy cơ chung của khu vực. Việc mở rộng quan

hệ giữa các nước trong khu vực với các nước Đông Bắc Á, hợp tác Á - Âu đang tạo ra

cơ hội phát triển kinh tế, đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn do sự chênh lệch

khoảng cách phát triển, trình độ sản xuất và công nghệ.

- Thế giới đang bước vào thời kỳ khan hiếm năng lượng gay gắt chưa từng có.

Nhu cầu sử dụng năng lượng sẽ tăng nhanh ở các nền kinh tế mới nổi (Trung Quốc,

Nga, các nước Đông Âu...) trong khi các nguồn năng lượng truyền thống (dầu mỏ,

than đá ...) chưa được phát hiện thêm. Quan hệ kinh tế và chính trị thế giới sẽ phải tính

tới yếu tố năng lượng buộc các nước phải tái cơ cấu nền kinh tế và thay đổi mô hình

tăng trưởng theo hướng tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng trên cả cấp độ quốc gia và

doanh nghiệp. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cán cân quyền lực,

thay đổi địa chính trị giữa các nước lớn.

3.1.2. Hội nhập kinh tế và các hiệp định thương mại tự do

Với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đến nay Việt Nam

đã có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến tháng

2/2016, Việt Nam đã ký kết 12 FTA gồm: 6 FTA ký kết với tư cách là thành viên

ASEAN (gồm AFTA và 5 FTA giữa ASEAN và các đối tác: Trung Quốc, Hàn Quốc,

Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand); 5 FTA ký kết với tư cách là một bên độc

lập (với các đối tác: Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á Âu, Liên minh

Châu Âu) và quan trọng nhất là Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương

- TPP vừa ký kết. Ngoài ra, Việt Nam đang đàm phán 04 FTA khác gồm: Hiệp định

Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hướng tới mục tiêu thiết lập một khối

thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao gồm 10 thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà

ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do; FTA ASEAN - Hồng Công (Trung Quốc);

FTA với Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA) và FTA với Israel. Từ nay đến năm

2020 dự kiến sẽ có trên 20 Hiệp định Thương mại tự do được ký. Đến năm 2024, hầu

hết các dòng thuế của Việt Nam sẽ về 0%.

Với kết quả trên, đến nay Việt Nam đã có Hiệp định thương mại tự do với 55 nền

kinh tế thế giới, trong đó có 17/20 đối tác G20 và 7/7 đối tác của G7... Đây là nền tảng

cơ bản để Việt Nam hội nhập quốc tế ở tầm cao mới, mở ra không gian hợp tác phát

triển rộng lớn trong tương lai. Các FTA đưa nhiều dòng thuế nhập khẩu bị cắt giảm về

0% sẽ mở ra thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp và hàng xuất khẩu của Việt Nam;

cho phép các doanh nghiệp nội địa lựa chọn được nguyên liệu đầu vào với giá rẻ do đó

giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Việc

tham gia các FTA đồng thời cũng sẽ tạo sức ép để các doanh nghiệp nội địa tăng

cường hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, cải cách, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn

sản phẩm nhằm nhanh chóng tiếp cận với chuẩn mực quốc tế, tránh khỏi bị đào thải

trước sức ép cạnh tranh đang ngày càng lớn.

Trong số các FTA mà Việt Nam đã ký kết đến thời điểm hiện nay thì Hiệp định

Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương - TPP được đánh giá là có ý nghĩa và tầm

quan trọng lớn nhất. Hiệp định này hiện có 12 nước tham gia trong đó có các nền kinh

Page 81: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

71

tế mạnh như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Australia. TPP sẽ trở thành một khu vực kinh

tế rộng lớn với thị trường hơn 790 triệu dân, tổng GDP là 27.000 tỷ USD, đóng góp

40% GDP và chiếm khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu. So với các hiệp định

BTA, AFTA và WTO, nội dung đàm phán của TPP mở rộng hơn, cả về thương mại

hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, TPP còn đề cập đến

các vấn đề phi thương mại như mua sắm chính phủ, môi trường, lao động, công đoàn,

hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với phạm vi đa biên như vậy, các cam kết

trong TPP sâu hơn, toàn diện hơn, tạo lập môi trường cho các nước có trình độ phát

triển khác nhau, nhưng cố gắng đạt được cùng mẫu số chung để phát triển. Đối với

Việt Nam, TPP là một giải pháp thay thế để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam vào thị

trường Hoa Kỳ khi hiện tại Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn chưa ký kết một hiệp định tự do

song phương nào. Đồng thời, về chiến lược, TPP có thể xem là biện pháp cân bằng ảnh

hưởng của nền kinh tế Trung Quốc, tránh sự phụ thuộc về nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, ước tính đến năm 2030, TPP sẽ

giúp GDP của Việt Nam tăng khoảng 8%. Tham gia TPP cũng chính là gia nhập sâu

hơn vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, mở cửa thị trường nội địa và mở rộng thị trường

xuất khẩu, tiếp cận nhanh các nguồn vốn và khoa học công nghệ kỹ thuật cao.

Sau TPP, việc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập vào cuối

năm 2015 cũng sẽ tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam. AEC được thành lập với

mục tiêu hình thành một thị trường đơn nhất thông qua tự do lưu chuyển hàng hoá,

dịch vụ, đầu tư; vốn và lao động; Xây dựng một khu vực kinh tế cạnh tranh thông qua

các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ,

phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử; Phát triển kinh tế cân bằng

thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và thực hiện sáng kiến hội

nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN; Hội nhập vào nền kinh tế

toàn cầu thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình

tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu. AEC sẽ là thị trường chung có quy mô với

hơn 600 triệu dân và tổng GDP hàng năm khoảng 2.000 tỷ USD. “GDP của ASEAN

dự kiến sẽ đạt 4.700 tỷ USD vào năm 2020. Theo dự báo đến năm 2030, khu vực có

tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới”33.

Tham gia ACE, từ năm 2015, Việt Nam đã tiến hành giảm 93% dòng thuế về

0%, chỉ giữ lại 7% số dòng thuế đến năm 2018, bao gồm các mặt hàng ôtô và linh

kiện, sắt thép, linh kiện và phụ tùng xe máy, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, xe

đạp và phụ tùng, rượu bia, sản phẩm chất dẻo, giấy các loại. Từ năm 2018, Việt Nam

chỉ còn được duy trì thuế nhập khẩu với mức thuế suất tối đa là 5% đối với khoảng 3%

số dòng thuế, bao gồm phần lớn là các mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm (gia cầm sống,

thịt già, trứng gia cầm, quả có múi, thóc, gạo lứt, thịt chế biến, đường). Lộ trình gỡ bỏ

thuế quan này sẽ tác động lớn đến kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với các nước

trong khu vực. Về xuất khẩu, ASEAN hiện là thị trường lớn thứ 3 của các doanh

nghiệp Việt Nam, sau Mỹ và liên minh châu Âu, với các mặt hàng chủ yếu gồm gạo,

dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, cao su, máy vi tính và các sản phẩm điện

tử, sắt thép... Ở chiều ngược lại, đây là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoá 33 Phát biểu của Thủ tướng Malaysia Najib Razak tại lễ ký kết AEC vào tháng 11/2015.

Page 82: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

72

lớn thứ 3 cho các doanh nghiệp Việt Nam, sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Kim ngạch

nhập khẩu từ ASEAN chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào

phục vụ sản xuất trong nước như xăng dầu các loại, máy móc thiết bị, hàng gia dụng,

hóa chất, chất dẻo...

3.1.3. Xu thế của các dòng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam

Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế phát triển mạnh mẽ, việc thu

hút và sử dụng nguồn lực từ bên ngoài thông qua hội nhập kinh tế quốc tế nhằm bổ

sung và phát triển nguồn lực trong nước là xu thế phát triển tất yếu của hầu hết các

nước trên thế giới. Trong đó, thu hút FDI là con đường hiệu quả để tiếp cận với các

thành quả tiến bộ chung của thế giới trong mọi lĩnh vực. FDI được xem là kênh

chuyển giao công nghệ hiệu quả nhất với các phương thức chuyển giao qua hàng hóa

dịch vụ, máy móc thiết bị và các dạng tài sản vô hình như kỹ năng tổ chức và quản lý.

Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, các dòng vốn đầu tư

nước ngoài đã hoạt động sôi nổi trở lại. Hiện nay, đang có xu hướng chuyển dịch các

dòng vốn đầu tư của các nước phát triển từ các quốc gia được coi là các "công xưởng

thế giới" như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil… sang các khu vực mới phát triển khác do

chi phí lao động tại các quốc gia này đã tăng liên tục trong nhiều năm qua. Theo đánh

giá của các chuyên gia kinh tế, khu vực gồm Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và

Việt Nam được ví như một "Trung Quốc mới" (The New China) với tiềm năng, lợi thế

chi phí vượt trội đón đầu sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư này.

Các nước phát triển tại Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… đang tăng

tốc đổ vốn vào Đông Nam Á để tìm kiếm sự tăng trưởng năng động thay thế cho

Trung Quốc. Các công ty đa quốc gia của Mỹ và Châu Âu cũng đã bắt đầu chú ý nhiều

hơn đến Đông Nam Á, khu vực cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng kinh

tế.. Bên cạnh đó, các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga cũng chủ

trương đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài. Trong đó, Đông Nam Á cũng đang là điểm đến

thu hút nhiều nhà đầu tư của các quốc gia này.

Với lợi thế cạnh tranh về sự ổn định chính trị, nguồn lao động dồi dào, nguồn tài

nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí giao thương thuận lợi, nằm cạnh các nền kinh tế

năng động khác như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, cùng với các Hiệp định thương

mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán để ký kết với những khu vực kinh

tế phát triển, Việt Nam đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư

nước ngoài.

Thời gian gần đây, những dự án của các tập đoàn trong top 500 thế giới đến Việt

Nam ngày càng nhiều đã cho thấy những làn sóng đầu tư hàng đầu thế giới đang

chuyển dịch vào Việt Nam từ Trung Quốc và những nước xung quanh chúng ta.

Không chỉ ở các lĩnh vực được hưởng ưu đãi nhiều khi Việt Nam tham gia ký kết vào

các hiệp định kinh tế mới đón nhận làn sóng đầu tư ồ ạt, mà ngay cả ở các lĩnh vực

chưa phải là thế mạnh cũng đón nhận tương tự. Chất lượng đầu tư FDI vào Việt Nam

cũng đang được cải thiện đáng kể khi ngày càng có nhiều dự án đầu tư trong lĩnh vực

công nghệ cao, công nghệ sạch, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Như vậy, từ một nơi lắp

ráp đơn thuần, Việt Nam đang dần trở thành nơi sản xuất cho toàn cầu.

Page 83: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

73

Xu hướng chuyển dịch các dòng vốn đầu tư FDI nói trên chính là cơ hội lớn để

Đà Nẵng thúc đẩy thu hút đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp ưu tiên của

thành phố.

3.1.4. Mô hình phát triển công nghiệp trong quá trình toàn cầu hóa

Quá trình toàn cầu hóa gắn với sự dịch chuyển tự do các nguồn lực như vốn, tri

thức, công nghệ trên phạm vi toàn cầu đã làm thay đổi mô hình công nghiệp hóa. Công

nghiệp hóa thay thế nhập khẩu hay công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu không còn

nguyên nghĩa cổ điển của nó. Muốn cạnh tranh được trên thị trường thế giới (xuất

khẩu) trước hết phải cạnh tranh được trên thị trường trong nước (nhập khẩu). Vì vậy

tiến trình công nghiệp hóa phải tạo ra các sản phẩm cạnh tranh dựa trên lợi thế so sánh

dài hạn và quy mô kinh tế trên tầm nhìn liên vùng, nhằm tham gia vào các công đoạn

có giá trị gia tăng cao, có lợi nhuận lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Hiện nay, quá trình dịch chuyển cơ cấu CN giữa các nước đang tiếp diễn với tốc

độ cao ngày càng nhanh, nhờ đó, khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế ngày

càng được thu hẹp. Phân công lao động theo chuỗi giá trị gia tăng là xu hướng nổi bật,

trở thành mô hình phát triển công nghiệp mới. Các nền kinh tế nếu tham gia được vào

chuỗi liên kết này sẽ có nhiều cơ hội nhận được lực kéo phát triển của cả chuỗi.

Cùng với quá trình toàn cầu hóa, kinh tế tri thức với trí tuệ con người là sự hiện

diện của một lực lượng sản xuất mới về chất ngày càng đóng vai trò quyết định đối với

quá trình phát triển của thế giới hiện đại. Nước nào chuyển nhanh và mạnh sang các

ngành công nghệ cao, sang việc sản xuất tri thức, nước đó sẽ tạo ra bước tiến nhảy vọt

về chất và lượng. Nói cách khác, nguồn nhân lực chất lượng cao có năng lực sáng tạo

sẽ là nguồn lực phát triển quan trọng nhất giúp cho các nước đi sau có thể đi tắt đón

đầu, tiến thẳng vào các lĩnh vực hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao, rút ngắn thời

gian công nghiệp hóa so với các nước đi.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và cuộc cách mạng công nghệ

thông tin đã và đang thúc đẩy nhanh kinh tế thế giới chuyển sang phát triển kinh tế tri

thức. Công nghệ thông tin làm gia tăng mạnh mẽ năng suất lao động trong mọi ngành

kinh tế, mở ra những cơ hội phát triển về thị trường vốn, thị trường lao động, thị

trường sản phẩm toàn cầu, thúc đẩy mạnh mẽ tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền

kinh tế. Đồng thời quản lý vĩ mô dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ trở thành

yếu tố có tính chất quyết định tương lai phát triển của các nền kinh tế.

Tóm lại, mô hình phát triển công nghiệp trong thế giới hiện tại và tương lai đó là:

phát triển theo chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu, dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ

và năng lực sáng tạo của con người (tri thức), với sự trợ giúp đắc lực của công nghệ

thông tin. Trong phát triển công nghiệp, quan trọng nhất là vấn đề dung lượng thị

trường và lợi thế nhờ quy mô. Phát triển công nghiệp Việt Nam nói chung và Đà Nẵng

nói riêng phải đặt trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, để dịch chuyển lên nấc cao

hơn trong chuỗi giá trị.

3.1.5. Tác động của tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC)

Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) có chiều dài 1.450 km, chạy qua 13 tỉnh

Page 84: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

74

của 4 quốc gia gồm Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam chạy từ cửa

khẩu Lao Bảo qua các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và kết thúc tại cảng Tiên Sa,

Đà Nẵng. Quan trọng là tuyến EWEC nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương với

một cự ly không thể ngắn hơn. Đến nay, các công trình hạ tầng nòng cốt cho tuyến

hành lang đã được hoàn thiện, trong đó Việt Nam ngoài phần đường bộ còn có 2 sân

bay lớn cùng nhiều cơ sở hạ tầng du lịch khác.

Việc khai thông EWEC là nhằm phá bỏ những rào cản tại biên giới giữa các

nước Đông Nam Á, tăng cường liên kết và giao lưu văn hóa, thương mại, du lịch, dịch

vụ, tiếp cận tốt hơn nguồn nguyên liệu, vốn, công nghệ và lao động, đa dạng hóa hoạt

động kinh tế và xuất khẩu, mở rộng thị trường dịch vụ, và xa hơn nữa hướng đến "con

đường tơ lụa" hiện đại bằng đường bộ và đường xe lửa xuyên châu Á tới tận châu Âu.

Với vai trò cửa ngõ thông ra biển cho các nước thuộc tuyến EWEC, Việt Nam

vừa là đầu ra, vừa là đầu vào quan trọng cho hàng hóa của Thái Lan, Myanmar, Lào và

các nước lân cận như Trung Quốc, Campuchia. Theo đó, Đà Nẵng sẽ giữ vị trí đầu tàu

và là trung tâm kinh tế của khu vực, là điểm trung chuyển hàng hóa lớn, phục vụ xuất

nhập khẩu của miền Trung và một phần của Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar, thậm

chí có thể mở rộng đến Vân Nam (Trung Quốc). Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế

ngày càng sâu rộng, tuyến EWEC hứa hẹn sẽ là đòn bẩy phát triển kinh tế Việt Nam

nói chung và Đà Nẵng nói riêng.

3.2. NHÂN TỐ TRONG NƯỚC

3.2.1. Đường lối phát triển kinh tế đất nước

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp, tác

động trực tiếp đến nước ta; toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công

nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh, tạo ra cả thời cơ và thách thức. Để tận

dụng, phát huy tốt nhất thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, Nghị quyết

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát phát triển

kinh tế đất nước là: “Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh

tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp

theo hướng hiện đại”. Các chỉ tiêu kinh tế cụ thể đặt ra là: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế

bình quân 5 năm 2016-2020 đạt 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu

người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng

85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP; bội

chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)

đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng

khoảng 5%/năm; tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm. Tỉ

lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38 - 40%”.

Để thực hiện mục tiêu này, Nghị quyết Đại hội XII xác định phương hướng,

nhiệm vụ đối với toàn Đảng, toàn dân là: “Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao

chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp

tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát

triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết

Page 85: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

75

cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô

hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công

nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân

sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công”.

3.2.2. Đường lối phát triển công nghiệp quốc gia

3.2.2.1 Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn

2035

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035 đã

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014

với mục tiêu: “Đến năm 2025, công nghiệp Việt Nam phát triển với cơ cấu hợp lý theo

ngành và lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có công nghệ

hiện đại và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực, có khả

năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu; đội ngũ lao động có

đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại. Đến năm 2035, công nghiệp

Việt Nam phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản

phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng

lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao

động chuyên nghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên

cứu, thiết kế, chế tạo”.

Chiến lược đã lựa chọn ba nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phát triển gồm:

công nghiệp chế biến chế tạo, ngành điện tử và viễn thông, năng lượng mới và năng

lượng tái tạo. Riêng đối với công nghiệp chế biến chế tạo, các ngành được lựa chọn

ưu tiên là: cơ khí, luyện kim, hóa chất, chế biến nông lâm thủy sản, dệt, may, da giày.

Đồng thời Chiến lược đã định hướng phân bổ công nghiệp theo hướng hình

thành và liên kết phát triển giữa các vùng công nghiệp lõi và vùng đệm. Trong đó,

các vùng công nghiệp lõi sẽ bao gồm một số địa phương có tiềm lực và nền tảng phát

triển công nghiệp mạnh nhất thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm và 05 khu kinh tế ven

biển được ưu tiên. Các vùng công nghiệp đệm gồm các địa phương nằm trong vùng

kinh tế trọng điểm, nhưng không thuộc vùng công nghiệp lõi và các địa phương gần

các vùng kinh tế trọng điểm, thu hút chuyển dịch công nghiệp từ các vùng công

nghiệp lõi, nhất là từ các ngành công nghiệp ưu tiên và các ngành sử dụng nhiều lao

động, như may mặc, da giày, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí; phát triển công nghiệp

hỗ trợ, tạo sự liên kết với các ngành công nghiệp ưu tiên của vùng lõi.

3.2.2.2 Quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn

2030

Trên cơ sở Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn

đến năm 2035, Quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 880/QĐ-TTg

ngày 09/6/2014. Theo đó, định hướng phát triển cho ngành công nghiệp Việt Nam

trong giai đoạn tới như sau: Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công

Page 86: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

76

nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp có

hàm lượng công nghệ cao; Phát triển các ngành công nghiệp nền tảng để sẵn sàng

đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế trong giai đoạn phát triển

tiếp theo; Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, hướng đến

sản xuất một số sản phẩm có thương hiệu tham gia vào chuỗi xuất khẩu trọng điểm

của cả nước; Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, hình thành sự phân công sản

xuất, liên kết, hợp tác tham gia chế tạo trong từng công đoạn sản phẩm; Thực hiện

phân bố không gian công nghiệp phù hợp nhằm phát huy lợi thế so sánh của các vùng,

miền và tạo điều kiện liên kết có hiệu quả.

Quy hoạch tập trung vào 10 nhóm ngành công nghiệp chính gồm: cơ khí - luyện

kim; hóa chất; điện tử, công nghệ thông tin; dệt may-da giày; chế biến nông lâm thủy

sản, thực phẩm, đồ uống; sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến khoáng sản;

điện; than; dầu khí. Bên cạnh đó, Quy hoạch cũng đã định hướng phát triển công

nghiệp hỗ trợ tập trung vào 3 nhóm ngành gồm: cơ khí - luyện kim; điện tử - tin học,

dệt may - da giày. Trong đó xác định xây dựng các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cơ

khí tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng

Tàu, Bình Dương, Tây Ninh và Đà Nẵng.

3.2.3. Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung và triển vọng hợp tác phát triển công nghiệp liên vùng

Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (KTTĐMT) gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa

Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, với tổng diện tích

27.884 km2, dân số khoảng 6,2 triệu người (năm 2010) và dự báo đến 2025 là 8,15

triệu người, với chuỗi đô thị đang phát triển nằm trải dài trên 558 km bờ biển gồm

Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn; với nhiều lợi thế đặc thù về

vị trí chiến lược, nguồn nhân lực dồi dào, 17 cảng biển, 15 khu kinh tế, 22 khu công

nghiệp, 2 khu chế xuất, 8 sân bay, 2 xa lộ xuyên Việt và Hành lang kinh tế Đông Tây.

Do có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và

đảm bảo quốc phòng an ninh đối với cả khu vực duyên hải Miền Trung và Tây

Nguyên, Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung theo Quy hoạch của Chính phủ sẽ được

xây dựng để trở thành khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững, là

vùng động lực phát triển cho toàn vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, là cửa

ngõ ra biển quan trọng của các tỉnh vùng Tây Nguyên, khu vực Tam giác phát triển

Campuchia - Lào - Việt Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, là vùng công

nghiệp gắn với biển và các trung tâm dịch vụ hiện đại.

3.2.3.1. Định hướng phát triển công nghiệp Vùng KTTĐMT

Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng KTTĐMT đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030 (ban hành theo Quyết định số 2836/QĐ-BCT ngày 06/5/2013 của Bộ Công

Thương) đã định hướng phát triển công nghiệp của Vùng như sau:

a) Đến năm 2020:

- Vùng KTTĐMT cơ bản là vùng công nghiệp theo hướng hiện đại, đóng góp

quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa của cả nước. Phát triển một

Page 87: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

77

số thương hiệu sản phẩm công nghiệp riêng, đặc trưng cho Vùng, tham gia vào chuỗi

xuất khẩu và chuỗi sản xuất trọng điểm của cả nước;

- Tăng cường khai thác lợi thế về nguồn lao động, vị trí địa lý và nguyên liệu hải

sản, nguyên liệu khoáng sản, vật liệu xây dựng phục vụ công nghiệp chế biến;

- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các ngành, doanh nghiệp công nghiệp trong

vùng với các địa phương khác để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực, nâng

cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp công nghiệp. Hình

thành sự phân công sản xuất, tham gia chế tạo trong từng công đoạn sản phẩm;

- Về cơ cấu ngành: tập trung phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công

nghiệp mũi nhọn có lợi thế về nguyên liệu và thị trường như: Công nghiệp cơ khí; chế

biến hải sản-thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng; hóa chất, hóa dầu; sản xuất điện.

Đồng thời tập trung phát triển nhanh một số ngành, sản phẩm công nghiệp có tính chất

dẫn đường, các ngành và sản phẩm công nghệ cao như: Cơ khí chính xác; công nghiệp

điện tử; công nghiệp hỗ trợ tạo thành một mạng lưới vệ tinh sản xuất, cung ứng và

xuất khẩu cho các công ty trong nước và nước ngoài;

- Về công nghệ: Áp dụng công nghệ tiên tiến đối với các cơ sở công nghiệp đầu

tư mới; nâng cấp, đổi mới công nghệ phù hợp đối với các doanh nghiệp công nghiệp

để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, đáp ứng các

yêu cầu theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất

công nghiệp nông thôn.

b) Tầm nhìn đến năm 2030

- Công nghiệp Vùng KTTĐMT tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cả vùng.

- Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chế biến sâu với công nghệ và thiết bị hiện

đại, các sản phẩm công nghiệp có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh cao, chất

lượng và giá trị đáp ứng tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và quốc tế;

- Tham gia vào một số công đoạn trong chuỗi sản xuất công nghiệp toàn cầu đối

với các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị điện tử, sản xuất các loại vật liệu, chi

tiết linh kiện.

- Chú trọng sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp độc đáo, đặc trưng của

Vùng phát triển gắn liền với bản sắc văn hoá của địa phương phục vụ nhu cầu du lịch

trong nước và quốc tế.

3.2.3.2. Triển vọng liên kết phát triển công nghiệp Vùng

Liên kết giữa 5 tỉnh thành trong VKTTĐMT sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các

bên tham gia, thể hiện qua các mặt: tăng khả năng linh hoạt của mỗi bên trong việc

phát huy tiềm năng thế mạnh của Vùng; tiết kiệm nguồn lực nhờ giảm được chi phí

cạnh tranh; tăng sức mạnh cạnh tranh chung nhờ phối hợp sử dụng được những ưu thế

riêng biệt của các bên; tăng quy mô hoạt động nhằm đạt đến quy mô hiệu quả nhờ có

sự phân công, sắp xếp; giảm thiểu rủi ro nhờ chia sẻ trách nhiệm.

Page 88: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

78

Vùng KTTĐMT bao gồm nhiều địa phương với những thế mạnh và khác biệt

mang tính đặc thù, từ đây có thể nhìn thấy triển vọng liên kết giữa các nền công nghiệp

địa phương trong Vùng. Các khu kinh tế lớn như Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội có

thể đóng vai trò nòng cốt trong việc phát triển một nền đại công nghiệp của Vùng

KTTĐMT. Sự liên kết giữa Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội sẽ được hình thành trên cơ

sở liên kết cụm ngành: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo máy, đóng tàu, vận

tải biển, sản xuất thép, chế biến nông - lâm - thủy hải sản. Huế và Đà Nẵng có nhiều

tiềm lực để xây dựng và phát triển nền công nghiệp hỗ trợ cho các khu kinh tế lớn

trong Vùng nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời, Huế và Đà Nẵng có thể liên kết

trong việc đào tạo nguồn nhân lực gồm đội ngũ chuyên gia khoa học kỹ thuật cao cấp

và công nhân có tay nghề cao nhằm cung cấp cho toàn Vùng KTTĐMT và cả nước.

Quy hoạch công nghiệp Vùng KTTĐMT cũng đã định hướng liên kết Vùng với

sự phân bố các ngành sản xuất dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương,

trong đó: Thành phố Đà Nẵng với các cảng biển, sân bay quốc tế xuyên Việt, xuyên Á

sẽ là đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển và vận tải quốc tế của vùng, của

Tây Nguyên và các nước thuộc khu vực sông Mê Kông. Tại đây sẽ tập trung phát triển

một nền CN sạch, xanh với các ngành nghề đòi hỏi yếu tố kỹ thuật cao, công nghệ hiện

đại, xây dựng khu sinh dưỡng công nghiệp (chuyên nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công

nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp), các cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại phục vụ

cho các giao dịch và luân chuyển hàng hoá công nghiệp, các trung tâm tài chính, ngân

hàng, chứng khoán và bưu chính viễn thông của vùng.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với vị trí địa lý chiến lược đặc biệt quan

trọng đã và đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ của mình. Được hình thành trên

lĩnh vực kinh tế biển, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang ngày càng có tác

động lớn đến sự phát triển của miền Trung, Tây Nguyên và cả nước, trở thành đối tác

quan trọng đối với sự phát triển của Tiểu vùng sông Mê Kông, đồng thời đang trở

thành một trục kinh tế biển hùng mạnh của Việt Nam.

3.3. DỰ BÁO CƠ HỘI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÀNH

CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU TẠI ĐÀ NẴNG

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng với nhiều hiệp định thương mại tự do

đã được ký kết, dự báo tiềm năng phát triển của các ngành công nghiệp chủ yếu tại Đà

Nẵng trong thời gian tới như sau:

3.3.1. Công nghiệp điện tử

Công nghiệp điện tử là nhóm ngành vừa mang lại lợi nhuận rất lớn, vừa tạo ra

khả năng hiện đại hóa các ngành công nghiệp khác và thay đổi tư duy cũng như cách

làm việc của cả xã hội. Vì vậy, nhóm ngành này còn được coi là công nghệ cơ sở của

xã hội hiện đại, làm chuyển đổi mạnh mẽ công nghệ sản xuất, cơ cấu kinh tế và hiện

đại hóa các quan hệ kinh tế, văn hóa xã hội. Sự phát triển của nhóm ngành này rất phù

hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội theo hướng hiện đại hóa của thành phố

Đà Nẵng. Đây cũng là nhóm ngành được Chính phủ ưu tiên phát triển với nhiều chính

sách ưu đãi, thu hút đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển các sản phẩm công

nghiệp hỗ trợ cho ngành này.

Page 89: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

79

Nhu cầu thị trường ngành này ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung sẽ rất

lớn, đặc biệt khi thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam ngày càng tăng cho phép

tiếp cận nhiều hơn các sản phẩm công nghệ cao. Theo các chuyên gia, thị trường điện

tử thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới với tỉ lệ phát triển trung bình

từ 10-12%. Các sản phẩm được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh bao gồm các thiết bị

kỹ thuật số, máy tính, đặc biệt là máy tính bảng và điện thoại di động, trong đó, các

thiết bị kỹ thuật số được dự báo sẽ tăng trưởng từ 15-18%. Với những con số thống kê

tích cực này, trong vòng 3-5 năm tới, Việt Nam được dự báo sẽ trở thành quốc gia xuất

khẩu lớn nhất và trở thành trung tâm sản xuất điện tử tại Đông Nam Á và tiếp tục có

những bước tăng trưởng đáng kể. Các nhà sản xuất và nhà đầu tư nước ngoài tìm thấy

sự hấp dẫn của nguồn lao động chi phí thấp, thị trường nội địa rộng lớn của Việt Nam

và quan tâm đầu tư lâu dài, bất chấp những thách thức về cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, để

tăng số lượng các công ty điện tử trong nước có thể xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt

là dưới thương hiệu Việt Nam, sẽ là một thách thức lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp

trong nước cần nhiều nỗ lực hơn nữa.

Sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực sản xuất điện tử cũng đang tạo ra nhiều cơ

hội cho các công ty nhỏ cung cấp dịch vụ hoặc phụ tùng cho các công ty lớn. Đây là

cơ hội tốt cho ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói

riêng phát triển. Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Miền

Trung cũng đã định hướng Đà Nẵng sẽ là trung tâm Vùng về công nghiệp điện tử và

CNTT với các sản phẩm chính là máy vi tính, thiết bị thông tin viễn thông, thiết bị văn

phòng và linh kiện điện, điện tử. Theo quy hoạch này dự báo đến năm 2020 ước tính

tổng dung lượng thị trường sản phẩm điện tử thuần (không kể giá trị thiết bị điện tử

nằm trong các thiết bị, dây chuyền đồng bộ khác) của cả Vùng có thể đạt 5-10 tỷ USD,

chưa kể sản xuất để xuất khẩu linh kiện điện tử.

3.3.2. Công nghiệp cơ khí

Công nghiệp cơ khí luôn được Chính phủ đánh giá là ngành công nghiệp nền

tảng có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế cũng như sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển ngành công nghiệp cơ khí là cơ sở để

phát triển ngành công nghiệp một cách bền vững, tạo thế mạnh trong cạnh tranh và đạt

hiệu quả cao cho nền kinh tế. Đây là nhóm ngành gắn với quy trình sản xuất sử dụng

kỹ thật, công nghệ cao, do đó được Đảng và Nhà nước chú trọng phát triển với nhiều

chính sách ưu đãi.

Hiện ngành cơ khí nội địa mới chỉ đáp ứng được 38% nhu cầu về thiết bị cơ khí

trong nước, phần còn lại vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu dù có đủ năng lực sản

xuất. Do đó, theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, ngành cơ khí Việt Nam

hiện còn nhiều dự địa để phát triển, đặc biệt là trên thị trường cung cấp thiết bị cơ khí

cho các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và các dự án sản xuất công nghiệp… Giai đoạn

2012-2025, thị trường của riêng các nhà máy điện ở Việt Nam - với 52 nhà máy có

tổng công suất 54.740 MW - sẽ đòi hỏi tới 50 tỉ USD giá trị đầu tư thiết bị, nếu tính cả

các ngành công nghiệp khai khoáng, hóa chất thì con số sẽ là 150 tỉ USD.

Phát triển công nghiệp phụ trợ sẽ tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí

Page 90: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

80

tại Đà Nẵng hợp tác phát triển với các hãng chế tạo lớn trên thế giới. Trong giai đoạn

đầu của quá trình hội nhập, việc trở thành các đối tác cung cấp thiết bị phụ trợ cho các

hãng chế tạo có tiếng của nước ngoài sẽ giúp người lao động trong nước vừa có công

ăn việc làm, vừa tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến và học hỏi được trình độ

quản lý cũng như có điều kiện để đầu tư trang thiết bị, nâng tầm sản xuất lên và dần

dần nắm được ngành. Việt Nam hiện nay đang là ưu tiên hàng đầu ở khu vực đối với

các hãng chế tạo lớn trên thế giới vì Việt Nam là thị trường mới nổi đầy tiềm năng và

các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có đủ năng lực hợp tác sản xuất các thiết bị máy

móc cơ khí tiêu chuẩn cao để xuất khẩu.

Tại Đà Nẵng hiện nay, công nghiệp cơ khí-luyện kim tuy chiếm tỷ trọng lớn nhất

trong các ngành công nghiệp chế biến-chế tạo hiện nay nhưng số lượng các sản phẩm

có giá trị gia tăng cao còn ít, quy mô chưa lớn. Hiện tại, nhu cầu sản phẩm cơ khí trên

địa bàn và trong vùng rất đa dạng, đặc biệt là nhu cầu về phương tiện vận tải và thiết bị

nhà máy, cũng như linh kiện, phụ tùng lắp ráp, thay thế. Quy hoạch phát triển công

nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung cũng đã định hướng Đà Nẵng sẽ là trung

tâm Vùng về cơ khí chế tạo máy, thiết bị toàn bộ, công nghiệp phụ trợ cơ khí, khuôn

mẫu; đảm nhiệm phụ trợ công nghiệp ô tô, xe máy, sản xuất kim loại.

3.3.3. Công nghiệp chế biến thực phẩm

Ngành chế biến thực phẩm chiếm một tỷ lệ đáng kể sản lượng đầu ra của ngành

công nghiệp nói chung và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nói riêng. Ước tính lượng

tiêu thụ thực phẩm hàng năm luôn chiếm khoảng 15% GDP; tổng mức tiêu thụ thực

phẩm, đồ uống trên thị trường nội địa hiện nay ước đạt hơn 40 tỷ USD/năm, cộng

thêm hàng chục tỷ USD xuất khẩu nông sản, thủy sản (chủ yếu dưới dạng thô). Với

nhu cầu tiêu dùng lớn, có xu hướng ngày càng tăng, nguồn nguyên liệu dồi dào, tỷ lệ

hàng qua chế biến còn thấp so với tổng dung lượng thị trường, ngành chế biến thực

phẩm hiện có dư địa rộng và được xem là lĩnh vực đầu tư vô cùng tiềm năng, đặc biệt

là trong ngành thực phẩm chế biến sẵn là ngành được dự báo sẽ tăng 24,2% về lượng

và 48,7% về giá trị doanh số bán hàng hàng năm.

Ngoài cơ hội lớn tại thị trường trong nước, ngành chế biến thực phẩm cũng sẽ có

nhiều cơ hội khi Việt Nam tham gia vào hàng loạt FTA song phương và đa phương,

thuế nhập khẩu với hầu hết các sản phẩm, trong đó có thực phẩm chế biến, sẽ được cắt

giảm đáng kể, hầu hết sẽ thấp hơn mức thuế tối huệ quốc (MFN) của WTO. Các mặt

hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, rau quả sẽ có cơ hội lớn tại các thị trường

như Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay, các rào cản

kỹ thuật, những đòi hỏi về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước ngày

càng cao và khắt khe, thị trường trong nước ngày càng xuất hiện nhiều hàng hóa nhập

khẩu từ nước ngoài. Vì vậy để cạnh tranh được với các doanh nghiệp ngoại, các doanh

nghiệp trong nước cần chú trọng vào phát triển cơ sở vật chất và công nghệ chế biến,

khả năng liên kết từ khâu sản xuất, thu gom đến phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao

chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thương hiệu.

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu nông sản

Page 91: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

81

không phải là lợi thế của Đà Nẵng. Trái lại, với lợi thế biển, ngành chế biến thủy sản

đã và đang phát triển mạnh trên địa bàn, đóng góp lớn cho xuất khẩu của thành phố

trong thời gian qua. Trong thời gian tới, dự báo ngành này sẽ tiếp tục phát triển với vai

trò là ngành chủ lực trong công nghiệp chế biến thực phẩm hướng vào xuất khẩu của

Đà Nẵng. Bên cạnh đó, các lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống khác cũng có nhiều

tiềm năng phát triển để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu như bia, sữa, thực

phẩm ăn liền, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chức năng…

3.3.4. Công nghiệp dệt may, da giày

Công nghiệp dệt may - da giày là ngành công nghiệp tiêu dùng có vai trò và đóng

góp quan trọng trong phát triển kinh tế quốc dân, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong

nước và xuất khẩu, mở rộng thương mại quốc tế và mang lại nhiều nguồn thu cho đất

nước. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, công

nghiệp dệt may-da giày đóng vai trò là ngành tích lũy tư bản cho quá trình phát triển

công nghiệp về sau.

Với lợi thế đang ở vào “thời kỳ dân số vàng”, có đội ngũ lao động trẻ, có tay

nghề và kỳ vọng từ các Hiệp định thương mại tự do, ngành dệt may-da giày Việt Nam

đang đứng trước thời cơ thay đổi toàn diện cả chiều sâu và chiều rộng.

Quy mô thị trường dệt may thế giới năm 2012 đạt 1.105 tỷ USD; chiếm khoảng

1,8% GDP toàn cầu. Dự báo đến năm 2025, quy mô ngành dệt may toàn cầu đạt 2.110

tỷ USD. Hiện nay 4 thị trường tiêu thụ chính là EU-27, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật

Bản, chiếm hơn 75% tổng giá trị dệt may toàn cầu. EU-27 hiện là thị trường lớn nhất

với giá trị đạt 350 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, dự báo đến năm 2025 Trung Quốc sẽ

trở thành thị trường lớn nhất với giá trị 540 tỷ USD. Các thị trường lớn tiếp theo là

Brazil, Ấn Độ, Nga, Canada, Úc. Các quốc gia khác chiếm khoảng 44% dân số thế

giới nhưng chỉ chiếm khoảng 7% quy mô thị trường dệt may toàn cầu.

Ngành dệt may toàn cầu được dự báo sẽ phát triển theo những xu hướng sau: tốc

độ tăng trưởng của các quốc gia phát triển sẽ chậm lại và những nền kinh tế lớn mới

nổi như Trung Quốc, Ấn Độ sẽ là động lực chính của sự tăng trưởng; hoạt động gia

công xuất khẩu sẽ dịch chuyển một phần từ Trung Quốc sang các quốc gia khác, trong

đó Bangladesh và Việt Nam là 2 điểm đến đầu tiên của sự dịch chuyển này; chuỗi giá

trị dệt may toàn cầu thu hút đầu tư 350 tỷ USD trong giai đoạn 2012-2025.

Với tốc độ tăng trưởng trung bình 14,5%/năm giai đoạn 2008-2013, Việt Nam là

một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may lớn nhất thế giới. Tuy

nhiên, ngành dệt may nước ta vẫn chưa mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị

dệt may toàn cầu do chủ yếu sản xuất xuất khẩu gia công theo phương thức CMT. Bên

cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ vẫn chưa phát triển là một trong những thách thức

lớn trong việc khai thác những lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do như TPP,

FTA EU-Việt Nam được kỳ vọng sẽ thông qua trong thời gian tới.

Ngành dệt may Việt Nam được dự báo sẽ phát triển theo những xu hướng sau:

đạt giá trị xuất khẩu 55 tỷ USD vào năm 2025 nếu Hiệp định TPP được thông qua;

dịch chuyển nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường chính hiện tại là Trung Quốc, Đài

Page 92: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

82

Loan, Hàn Quốc về các nước nội khối TPP; bắt đầu phát triển hướng sản xuất xuất

khẩu theo các phương thức cao hơn CMT là FOB, ODM, OBM; thu hút đầu tư lớn vào

ngành công nghiệp phụ trợ và dòng vốn FDI từ các quốc gia lân cận nhằm tận dụng

những lợi ích từ TPP và FTA EU-Việt Nam.

Bên cạnh Dệt may, Da giày cũng là một trong những ngành hàng dẫn đầu về kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thị trường rộng lớn như: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,

Hàn Quốc…, chiếm khoảng 10% thị phần thế giới. Đây cũng là ngành đang đứng

trước cơ hội lớn để mở rộng thị trường xuất khẩu sau khi các FTA mà Việt Nam tham

gia, đặc biệt là TPP, được ký kết.

Ngoài xuất khẩu, tiềm năng thị trường nội địa đối ngành dệt may-da giày cũng

rất lớn với quy mô dân số trên 90 triệu người. Hiện nay, phát triển thị trường nội địa

đang là một trong những chiến lược hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trong ngành.

Bởi khi quay về chiếm lĩnh được thị trường nội địa, phát triển các sản phẩm cao cấp…,

ngành dệt may-da giày sẽ giảm dần được tỷ lệ gia công, xây dựng được thương hiệu

với thị trường quốc tế và xuất khẩu ở phân khúc thị trường cao hơn, có giá trị kinh tế

hơn, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Tại Đà Nẵng, ngành dệt may-da giày hiện chiếm tỷ trọng cao và là một trong

những ngành đã tạo được lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường, đóng góp lớn

trong kim ngạch xuất khẩu của thành phố trong giai đoạn vừa qua.

3.3.5. Công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa

Công nghiệp hóa chất với sự đa đạng về sản phẩm phục vụ cho tất cả các ngành

kinh tế kỹ thuật, là ngành đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của một đất

nước. Từ đó ngành công nghiệp này có thể khai thác mọi thế mạnh tài nguyên của đất

nước từ khoáng sản, dầu khí tới sản phẩm, phụ phẩm và thậm chí cả phế thải của công

nghiệp, nông nghiệp…

Nhu cầu về nguyên liệu hóa chất đang ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng sản

xuất hóa chất hằng năm là 15%. Theo Quy hoạch phát triển ngành CN hoá chất Việt

Nam đến năm 2020, các lĩnh vực sản xuất sẽ được tập trung ưu tiên phát triển gồm:

phân bón, sản phẩm cao su, hóa chất cơ bản, hóa dầu, hóa chất tinh khiết, hóa dược,

hóa chất tiêu dùng, v.v..., trong đó đặc biệt ưu tiên nhóm sản phẩm hóa dược bởi cho

đến nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới 50% giá trị thuốc chữa bệnh, và trong 50%

giá trị thuốc sản xuất trong nước còn lại thì có tới 90% là thuốc sản xuất từ nguyên

dược liệu nhập khẩu, chủ yếu là các thuốc thông thường, không phải là thuốc thiết yếu.

Ngành công nghiệp cao su và lốp xe Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều cơ

hội. Hiện nhu cầu lốp radial cho xe tải chiếm hơn 60% giá trị nhập khẩu lốp xe. Đây là

thị phần rất tiềm năng cho các nhà sản xuất trong nước có thể tham gia và cạnh tranh

với những nhà sản xuất lốp xe nước ngoài. Việc sản xuất được lốp radial toàn thép sẽ

giúp VN tự chủ được lốp ôtô công nghệ cao, giảm nhập khẩu và tận dụng được nguồn

cao su nguyên liệu giá rẻ. Ngoài ra, việc Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định TPP sẽ

mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu săm lốp cao su vào thị trường Mỹ, một thị trường rộng

lớn với lượng tiêu thụ khoảng 270 triệu lốp xe mỗi năm và đang áp dụng hàng rào thuế

Page 93: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

83

quan với lò sản xuất Trung Quốc. Trong tương lai với việc đầu tư sản phẩm cao su

công nghệ cao nhất là lốp xe hơi, lốp xe tải, găng tay y tế, bao cao su chất lượng cao,

các sản phẩm cao su kỹ thuật cao cấp..., ngành CN cao su được dự báo sẽ là một trong

những ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp nhiều tỷ USD vào nền kinh tế của đất nước.

Ngành nhựa thời gian gần đây cũng được đánh giá là một trong những ngành

hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất cả nước với những thị trường xuất

khẩu còn hết sức rộng lớn và không quá khó để thâm nhập. Hiện thị trường thế giới có

3 khu vực trọng yếu của mặt hàng này là Mỹ, EU và Nhật; chỉ riêng lĩnh vực bao bì

nhựa, mỗi năm EU đã nhập hơn 500.000 tấn và Nhật là 480.000 tấn, trong khi ngành

nhựa VN tại cả 3 thị trường lớn này chỉ có một thị phần khiêm tốn (chưa đến 1% ở

Mỹ, gần 3% ở Nhật và khoảng 5% ở EU). Theo Cơ quan thống kê Liên hiệp quốc, đối

với mặt hàng nhựa, VN là nước có khả năng thâm nhập thị trường tương đối tốt, được

hưởng mức thuế thấp hoặc đối xử ngang bằng các nước xuất khẩu khác ở hầu hết các

thị trường. Đối với thị trường nội địa, các sản phẩm nhựa có lợi thế cạnh tranh lớn hiện

nay là bao bì, sản phẩm gia dụng, nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật. Theo dự báo của

các chuyên gia, mức tiêu thụ nhựa bình quân của người dân Việt Nam sẽ tăng lên

45kg/người vào năm 2020. Qua đó cho thấy tiềm năng tăng trưởng cao của ngành

nhựa Việt Nam trong thời gian tới.

3.3.6. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Thị trường VLXD nước ta được dự báo còn phát triển nhanh và mạnh trong giai

đoạn tới. Đặc biệt, từ nay đến năm 2020 nhu cầu xây mới và mở rộng các công trình

cơ sở hạ tầng tăng cao. Dự báo nhu cầu một số loại VLXD ở VN đến 2020 như sau: xi

măng khoảng 92 - 98 triệu tấn; gạch gốm ốp lát khoảng 400 - 428 triệu m2; đá xây

dựng khoảng 197 - 211 triệu m3, gạch xây khoảng 42 tỷ viên tiêu chuẩn, ...

Hiện nay, thị trường VLXD trong nước đã bắt đầu bị tấn công bởi các doanh

nghiệp nước ngoài theo 2 hướng, hoặc là có chất lượng vượt trội do được ứng dụng

công nghệ tiên tiến, hoặc giá bán rất rẻ, khiến nhiều doanh nghiệp VLXD nội lao đao.

Bên cạnh đó, khi các FTA song phương, đa phương có hiệu lực, dự báo các hoạt động

cạnh tranh cả trong nước và ngoài nước trong ngành VLXD cũng sẽ diễn biến mạnh

mẽ hơn, đặc biệt đối với các ngành thép, xi măng, gạch ốp lát, kính xây dựng… Nhiều

nước có nguồn cung VLXD dư thừa như Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc… sẽ đẩy

mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, qua đó sẽ càng cạnh tranh gay gắt hơn.

Nhận thức được nguy cơ trên, hiện các doanh nghiệp trong nước đang cơ cấu sản

phẩm và thị trường để tăng cường xuất khẩu sang các thị trường giàu tiềm năng và

đang có sự bùng nổ xây dựng như Trung Đông, đặc biệt là các Tiểu vương quốc Ả-rập

thống nhất, Ả-rập Xê-út và Qatar, nơi hầu hết các loại VLXD đều được nhập khẩu;

châu Phi cũng là thị trường tương đối mở với các sản phẩm VLXD xuất khẩu của Việt

Nam; một số thị trường châu Á, như Thái Lan, Trung Quốc… cũng được đánh giá là

có nhiều tiềm năng cho xuất khẩu vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng.

Bên cạnh đó, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường (vật liệu xanh) đang trở

thành xu hướng tất yếu và là mục tiêu định hướng cho ngành công nghiệp VLXD

trong thời gian tới. Những loại VLXD nằm trong xu hướng này có thể kể đến là: bê

Page 94: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

84

tông nhẹ, gạch không nung, gạch nhẹ, gạch ốp lát tái chế, xốp cách nhiệt, tôn lợp sinh

thái, gỗ ốp tường xanh, xi măng xanh… Xu hướng này đang mở ra nhiều cơ hội đầu tư

phát triển trong ngành sản xuất VLXD Việt Nam.

Là trung tâm kinh tế-xã hội của Khu vực miền Trung-Tây Nguyên, với định

hướng ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch và cảng biển, thành phố Đà Nẵng

có tốc độ đô thị hóa khá nhanh, các công trình du lịch, khách sạn, trung tâm giải trí

liên tục được nâng cấp và xây dựng mới. Hệ thống cảng biển, kho bãi hậu cần cảng

biển, đường giao thông cũng như các khu công nghiệp cũng liên tục được đầu tư xây

dựng, cải tạo, mở rộng và nâng cấp, vì vậy nhu cầu về VLXD tại thành phố hiện nay

và trong thời gian tới là rất lớn.

3.4. DỰ BÁO CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHUNG ĐỐI VỚI PHÁT

TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG

3.4.1. Cơ hội

- Thị trường xuất khẩu của các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày

càng mở rộng. Đặc biệt là thị trường tại các nền kinh tế đã tham gia ký kết các hiệp

định thương mại tự do cùng với Việt Nam. Các ngành hàng sản xuất tại Đà Nẵng có

tiềm năng và lợi thế mở rộng xuất khẩu gồm: dệt may, da giày, thủy sản, thiết bị điện,

điện tử, VLXD, bao bì, săm lốp cao su, hàng thủ công mỹ nghệ...

- Cơ hội thu hút vốn FDI từ các dòng vốn đầu tư của các nước phát triển như

Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, EU... đang dịch chuyển khỏi Trung Quốc, Ấn Độ… Cơ hội này

không chỉ đến với các ngành Đà Nẵng có lợi thế xuất khẩu khi Việt Nam tham gia các

FTA, mà còn cả trong các ngành chưa phải lợi thế như: điện tử, cơ khí công nghệ cao

và các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao khác.

- Các FTA đưa nhiều dòng thuế nhập khẩu bị cắt giảm về 0% cho phép các

doanh nghiệp lựa chọn được nhiều nguồn nguyên liệu đầu vào với giá rẻ, qua đó giảm

chi phí SX, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Hội nhập kinh tế sâu rộng sẽ tạo sức ép để các doanh nghiệp địa phương tăng

cường hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, cải cách, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn

sản phẩm nhằm nhanh chóng tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế để có thể tham gia

vào các chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu của các sản phẩm CN.

- Kinh tế tri thức ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thế giới hiện

đại. Đây là cơ hội cho ngành công nghiệp Đà Nẵng rút ngắn khoảng cách với các nền

công nghiệp khu vực và các nước bằng cách chuyển nhanh và mạnh sang các ngành

công nghệ cao, sang việc sản xuất tri thức để tạo bước tiến nhảy vọt về chất và lượng

cho cả ngành công nghiệp.

- Tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây được dự báo sẽ là đòn bẩy phát triển kinh tế

cho Đà Nẵng nói chung và các ngành sản xuất, chế biến hướng vào xuất khẩu nói

riêng của Đà Nẵng.

- Thể chế, chính sách, hệ thống pháp luật, cơ chế thị trường trong nước đang

được hoàn thiện sẽ tạo môi trường sản xuất, kinh doanh ngày càng thông thoáng, lành

Page 95: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

85

mạnh hơn cho doanh nghiệp phát triển, nhất là các DN nhỏ và vừa.

- Với Kết luận số 75-KL/TW ngày 12/11/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về

việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ

Chính trị (khóa IX) về “xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Trung ương đã và đang dành nhiều ưu tiên cho phát triển

kinh tế-xã hội thành phố. Chính phủ đang xem xét ban hành Nghị định quy định một

số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố

Đà Nẵng. Đây là cơ hội để Đà Nẵng thúc đẩy thu hút đầu tư đối với các ngành công

nghiệp ưu tiên của thành phố.

- Các quy hoạch công nghiệp cả nước và quy hoạch công nghiệp Vùng Kinh tế

trọng điểm Miền Trung đều định hướng Đà Nẵng sẽ trở thành trung tâm công nghiệp

công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ thông tin của vùng. Định

hướng này tạo cơ hội cho Đà Nẵng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và

ngoài nước đối với các lĩnh vực công nghiệp nói trên.

- Với quy mô dân số trên 90 triệu người, tiềm năng của thị trường nội địa cho

doanh nghiệp còn rất lớn, nhất là các phân khúc thị trường hướng đến những sản phẩm

cho những người có thu nhập trung bình và thấp (chiếm đến 90% dân số). Thị trường

nội địa, đặc biệt là khu vực miền Trung-Tây Nguyên sẽ là điểm tựa để các DN Đà

Nẵng tự tin tiến xa hơn trong tiến trình chinh phục các thị trường mới trên toàn cầu.

3.4.2. Nguy cơ, thách thức:

- Với các FTA đã ký kết, các dòng thuế nhập khẩu sẽ lần lượt giảm về 0%, hàng

hóa ngoại nhập tăng mạnh, cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa trong nước ngay trên

“sân nhà”, dẫn đến nguy cơ các doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh sẽ bị mất dần

các thị trường truyền thống và bị đào thải.

- Các hàng rào kỹ thuật ngày càng khắt khe và được dựng lên ngày càng nhiều

trong thương mại quốc tế cũng sẽ làm hạn chế cơ hội xuất khẩu của các doanh nghiệp

trong nước.

- Thu hút đầu tư FDI nếu không chọn lọc kỹ càng cũng đưa đến nguy cơ Đà

Nẵng trở thành một trong những “bãi thải” công nghệ lạc hậu của các nước.

- Cuộc chiến dầu mỏ trên thế giới vẫn “chưa có hồi kết” dẫn đến nguy cơ thường

trực về bất ổn giá nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm

khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất công nghiệp thành phố vốn phụ thuộc

nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu.

- Nguy cơ nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng mới do tình trạng mất

ổn định tại một số nền kinh tế lớn, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến

nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và thị trường tiêu thụ của các

doanh nghiệp.

- Giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng trong cả nước vẫn chưa có

các cơ chế liên kết, hợp tác có hiệu quả để phát triển. Do đó vẫn còn tình trạng cạnh

tranh thiếu lành mạnh trong thu hút đầu tư giữa các địa phương.

Page 96: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

86

- Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng lậu

đang ngày càng tinh vi và phổ biến trên thị trường nội địa, ảnh hưởng tiêu cực đến môi

trường cạnh tranh lành mạnh và thu hút đầu tư để phát triển các ngành sản xuất công

nghiệp, nhất là công nghiệp tiêu dùng.

Page 97: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

87

Phần IV

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030

4.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH

Quan điểm, mục tiêu và định hướng phá triển ngành công nghiệp Đà Nẵng được

xây dựng dựa trên các căn cứ chính là Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố

Đà Nẵng lần thứ XXI, các quy hoạch chung, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của

thành phố, quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển

công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và các quy hoạch ngành khác có

liên quan trên phạm vi cả nước và tại thành phố Đà Nẵng.

4.1.1. Quan điểm phát triển

- Phát triển công nghiệp Đà Nẵng trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh

của ngành, khai thác có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực của thành phố, tận dụng đón

đầu các cơ hội và sẵn sàng đối mặt với thách thức đến từ hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, kết hợp chặt chẽ sản xuất với

thị trường, tập trung hướng mạnh vào các ngành công nghiệp chất lượng cao, công

nghệ cao gắn với kinh tế tri thức và phát triển bền vững.

- Coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế, kỹ thuật

trên địa bàn thành phố nói chung.

- Coi trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy

phát triển sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố.

- Phát triển công nghiệp thành phố theo quan điểm mở, khuyến khích, tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp thành phố liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong và

ngoài nước nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh

của sản phẩm.

- Tiếp tục phát triển công nghiệp tập trung với mô hình các khu (cụm) công

nghiệp; đẩy mạnh chuyên môn hóa và liên kết hiệu quả theo ngành, lĩnh vực, hướng

tới gia nhập các chuỗi giá trị của khu vực và quốc tế.

- Phát triển công nghiệp theo các chuẩn mực về môi trường, đảm bảo ổn định xã

hội và an ninh quốc phòng.

4.1.2. Mục tiêu phát triển

4.1.2.1. Mục tiêu chung: Xây dựng Đà Nẵng trở thành Trung tâm công nghiệp

công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ của Khu vực

Miền Trung-Tây nguyên và cả nước với việc phát triển công nghiệp gắn với khoa học

công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm mới, tạo

ra nhiều sản phẩm với chất lượng, giá trị cao, có khả năng cạnh tranh và tham gia vào

chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.

Page 98: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

88

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GO) giai đoạn 2016-2020 đạt 10,5-

11,5%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt 11,5-12,5%/năm.

b) Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm (VA) giai đoạn 2016-2020 đạt 11,5-

12,5%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt 13-14%/năm.

c) Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng trong cơ cấu kinh tế thành phố đến năm 2020

đạt 35-37%; giai đoạn 2021-2030 đạt 30-35%. Trong đó, tỷ trọng công nghiệp duy trì

ở mức 24-25% trong cả giai đoạn 2016-2030.

d) Hiệu quả sản xuất của ngành công nghiệp tiếp tục được cải thiện với chỉ số

VA/GO đến năm 2020 đạt trên 28%, đến năm 2030 đạt trên 32%.

đ) Cơ cấu ngành công nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các

phân ngành ứng dụng kỹ thuật-công nghệ cao, sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng cao34.

Tổng tỷ trọng các phân ngành này trong cơ cấu VA ngành công nghiệp chế biến đến

năm 2020 chiếm 30%, đến năm 2030 chiếm trên 50%.

e) Hiệu quả đầu tư trong toàn ngành công nghiệp tiếp tục được cải thiện. Hệ số

ICOR của ngành giai đoạn 2016-2020 và 2021-2030 phấn đấu duy trì ở mức 3,5.

g) Tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt

8,3%/năm; giai đoạn 2021-2030 trong và 9,7%/năm.

4.1.3. Định hướng phát triển

4.1.3.1. Định hướng chung

- Tập trung thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và

các ngành sản xuất dựa trên đổi mới công nghệ, ứng dụng và phát triển công nghệ cao

nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp thành phố theo hướng tăng

nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghệ cao, công nghiệp sạch,

tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

- Thúc đẩy các doanh nghiệp công nghiệp lớn trên địa bàn tiếp tục phát triển theo

hướng hiện đại hóa, trở thành các thương hiệu mạnh mang tầm quốc gia và quốc tế,

phát huy có hiệu quả vai trò là các doanh nghiệp đầu đàn trong việc dẫn dắt và thúc

đẩy cộng đồng doanh nghiệp Đà Nẵng cùng phát triển.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong toàn

ngành công nghiệp, xây dựng và phát triển thêm nhiều thương hiệu sản phẩm công

nghiệp Đà Nẵng có uy tín trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Thúc đẩy phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, hình thành mạng lưới liên

kết doanh nghiệp hiệu quả ở cấp độ địa phương và trong vùng, gia nhập sâu hơn vào

các chuỗi cung ứng trong nước, tiến tới gia nhập vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

34 Điện tử, công nghiệp phần cứng, cơ khí chính xác, cơ điện, cơ điện tử-tự động hóa, cơ khí chế tạo máy móc thiết bị, sản xuất xe có động cơ, các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng giá trị gia tăng (dược phẩm, đồ uống, thực phẩm ăn liền, thời trang cao cấp...), các ngành công nghiệp hạ tầng (cấp điện, cấp nước, quản lý và xử lý chất thải...)

Page 99: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

89

- Củng cố và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, xây dựng và phát triển

thương hiệu cho các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp mang đặc trưng của thành phố

phục vụ khách du lịch và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hướng vào xuất khẩu.

- Tập trung xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng Khu công nghệ cao, các khu công

nghiệp mới và các khu công nghệ thông tin tập trung nhằm tạo điều kiện thuận lợi để

thúc đẩy thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên của thành phố.

- Phát triển các cụm công nghiệp mới nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu mặt bằng

cho sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ và bố trí các cơ sở

sản xuất di dời khỏi các khu dân cư trên địa bàn thành phố do nguy cơ gây ô nhiễm

môi trường cao.

4.1.3.2. Định hướng thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp

Trong điều kiện quỹ đất của thành phố còn lại khá hạn chế, để thực hiện mục tiêu

và định hướng phát triển ngành công nghiệp cũng như định hướng phát triển kinh tế-xã

hội chung của thành phố, nhất là định hướng “xây dựng Đà Nẵng-thành phố môi

trường”, việc thu hút các dự án đầu tư phát triển ngành trong giai đoạn tới cần có sự

chọn lựa, ưu tiên theo các định hướng cụ thể như sau:

a- Đối với các dự án đầu tư mới:

- Ưu tiên thu hút các dự án sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, hàm

lượng chất xám cao, giá trị gia tăng cao, thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao,

công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, cơ khí chế tạo máy móc thiết bị, phương tiện

vận tải, thiết bị y tế, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp (dược phẩm, mỹ

phẩm, thực phẩm chức năng...); các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sử

dụng công nghệ sạch, phục vụ nhu cầu thị trường cả trong nước và xuất khẩu; các dự

án sản xuất năng lượng sạch (như điện gió, điện mặt trời...).

- Thu hút đầu tư có điều kiện đối với các dự án đầu tư thuộc các ngành: chế biến

thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giày, hóa chất, cao su, nhựa, sản xuất vật liệu xây

dựng, chế biến lâm sản, sản xuất các sản phẩm từ giấy, gỗ, nguyên vật liệu khoáng phi

kim loại. Các dự án thuộc các ngành trên được chấp thuận đầu tư với điều kiện dự án

có nguồn nguyên liệu đảm bảo, sử dụng công nghệ sạch, không gây ô nhiễm, tạo ra

sản phẩm an toàn với người tiêu dùng, thân thiện với môi trường và có giá trị gia tăng

cao hơn các sản phẩm cùng loại đã có tại Đà Nẵng.

- Không thu hút các dự án đầu tư tiêu tốn nhiều năng lượng, khai thác không gắn

với chế biến, sử dụng nhiều lao động phổ thông, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi

trường, các dự án sản xuất các sản phẩm mà nguồn cung trong nước đã vượt cầu và

những lĩnh vực sản xuất có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng.

- Không thu hút đầu tư đối với các dự án thuộc các lĩnh vực: luyện kim; sản xuất

hóa chất cơ bản; sản xuất giấy, bột giấy từ nguyên liệu thô; thuộc da, sơ chế da, sơ chế

và nhuộm da lông thú; sản xuất VLXD từ đất sét nung, vôi; sản xuất, lắp ráp, lắp đặt

các thiết bị lạnh, điều hòa không khí gia dụng sử dụng ga lạnh R22; sản xuất xốp cách

nhiệt sử dụng ga R141b; các dự án khai thác khoáng sản trong đất liền (trừ khai thác

khoáng sản quý, hiếm).

Page 100: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

90

b- Đối với các dự án đầu tư đã đi vào hoạt động

- Ưu tiên triển khai thực hiện các dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất,

kết hợp đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa sản xuất của các doanh nghiệp CN lớn trong các

ngành: Bia, sữa, dệt may, cao su, chế biến thủy sản, dược phẩm...

- Khuyến khích các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu và phát

triển sản phẩm mới, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các hệ thống

quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, nâng cao trình độ lao động,

xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu ... trong toàn ngành công nghiệp, đặc

biệt là khối các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Không tiếp tục gia hạn hoặc chấm dứt hoạt động tùy theo mức độ đối với các

dự án gây ô nhiễm nhưng không có khả năng thực hiện đầu tư xử lý chất thải đảm bảo

các tiêu chuẩn môi trường.

4.1.3.4. Định hướng phân bố sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ

- Sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 tiếp tục

phát triển theo hướng tập trung trong các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch

nằm chủ yếu trên địa bàn các quận, huyện: Hòa Khánh, Liên Chiểu, Hòa Vang, Cẩm

Lệ, Sơn Trà.

- Đối với sản xuất ngoài khu, cụm công nghiệp: Không bố trí trong các khu dân

cư đối với các ngành hàng sản xuất phát sinh nhiều chất thải, có nguy cơ ô nhiễm môi

trường cao trong các lĩnh vực: sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất; sản xuất

vật liệu xây dựng; tái chế nhựa, cao su, giấy; gia công cơ khí; sản xuất các sản phẩm

gây ô nhiễm môi trường về khói, bụi, hơi, khí độc, độ chấn động, tiếng ồn, mùi hôi,

cháy nổ. Riêng đối với các lĩnh vực khác, có thể bố trí sản xuất nhưng phải tuân thủ

chặt chẽ các quy định về bảo vệ môi trường.

- Các lĩnh vực sản xuất gắn với khai thác sử dụng khối lượng lớn tài nguyên thiên

nhiên làm nguyên liệu đầu vào như: chế biến nông sản, lâm sản; sản xuất vật liệu xây

dựng... được tập trung bố trí trên địa bàn huyện Hòa Vang.

4.1.4. Các phương án phát triển ngành công nghiệp thành phố

4.1.4.1. Luận chứng các phương án phát triển

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang trên đà hồi phục sau cuộc

khủng hoảng tài chính năm 2008 nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, biến động

khó lường; trên cở sở các nguồn lực và các chỉ tiêu dự báo phát triển kinh tế tổng thể

của thành phố, quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của ngành công nghiệp,

quy hoạch xây dựng 03 phương án tăng trưởng cho ngành công nghiệp trong giai đoạn

2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

a) Phương án 1 (phương án cơ sở):

Phương án này được xây dựng trong bối cảnh dự báo nền kinh tế thế giới tiếp tục

hồi phục và tăng trưởng nhưng với tộc độ chậm, thiếu vững chắc do tình hình an ninh,

chính trị và kinh tế trong khu vực và thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế

thành phố tiếp tục bị ảnh hưởng, thu hút đầu tư chậm, thị trường tiêu thụ kém thuận

Page 101: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

91

lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của thành phố đạt thấp hơn so với kỳ vọng. Tăng

trưởng của ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào nội lực của các doanh nghiệp lớn và

một số dự án mới đầu tư trong vài năm trở lại, khả năng tạo đột phá không nhiều do

không hoặc ít thu hút thêm được các dự án mới có quy mô lớn. Trong bối cảnh đó, dự

báo tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) của ngành công nghiệp

thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030 như tại Bảng 4.1. Phương pháp dự báo được

sử dụng là phương pháp dự báo kinh tế MAES (Xem chi tiết tại Phụ lục 7).

Bảng 4.1: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 theo Phương án 1

Phân ngành CN GO (tỷ đồng) Cơ cấu GO (%) Tốc độ TT (%/năm)

2015 2020 2030 2015 2020 2030 2016-2020 2021-2030

Toàn ngành CN 45.502 74.870 222.430 100 100 100 10,5 11,5

1. Khai khoáng 595 450 400 1,3 0,6 0,2 -5,4 -1,2

2. Chế biến 43.560 72.070 214.150 95,7 96,3 96,3 10,6 11,5

- Điện tử 3.299 8.050 50.400 7,3 10,8 22,7 19,5 20,1

- Cơ khí 16.257 27.410 76.200 35,7 36,6 34,3 11,0 10,8

- Thực phẩm, đồ uống

7.858 12.560 30.030 17,3 16,8 13,5 9,8 9,1

- Dệt may, da giày 4.286 6.860 15.120 9,4 9,2 6,8 9,9 8,2

- Hóa chất 4.666 7.780 26.690 10,3 10,4 12,0 10,8 13,1

- Sản xuất VLXD 3.035 4.500 8.050 6,7 6,0 3,6 8,2 6,0

- Các ngành khác 4.159 4.910 7.660 9,1 6,6 3,4 3,4 4,5

3. Điện, gas 926 1.630 5.550 2,0 2,2 2,5 12,0 13,0

4. Nước; quản lý môi trường

421 720 2.330 0,9 1,0 1,0 11,3 12,5

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

b) Phương án 2:

Phương án 2 được xây dựng trong bối cảnh dự báo nền kinh tế trong nước và thế

giới duy trì đà tăng trưởng tích cực như hiện nay, tuy nhiên sẽ không có sự bứt phá do

nguy cơ bất ổn của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… và các tranh

chấp quốc tế, các xung đột chính trị tại nhiều nơi thế giới vẫn chưa được giải quyết dứt

điểm. Tình hình kinh tế-xã hội thành phố nhìn chung ổn định, tốc độ tăng trưởng

chung của cả nền kinh tế thành phố đạt được mục tiêu đặt ra. Các hoạt động thu hút

đầu tư, triển khai dự án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng diễn ra ở cường độ trung bình,

thị trường tiêu thụ tương đối thuận lợi do nắm bắt được các cơ hội đến từ hội nhập

kinh tế. Trong bối cảnh đó, ngành công nghiệp thành phố dự báo sẽ duy trì mức tăng

trưởng khả quan. Tuy nhiên vẫn chưa thể có đột phá lớn trong giai đoạn 2016-2020 do

tỷ lệ lấp đầy tại các KCN cũ đã đạt trên 85%; hạ tầng khu công nghệ cao vẫn chưa

hoàn thiện mặc dù đã sẵn sàng để thu hút đầu tư, song để thu hút được nhiều dự án sản

xuất công nghệ cao không phải là điều dễ dàng; các khu công nghệ thông tin tập trung

vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu triển khai xây dựng hạ tầng.

Page 102: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

92

Bảng 4.2: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 theo Phương án 2

Phân ngành CN GO (tỷ đồng) Cơ cấu GO (%) Tốc độ TT (%/năm)

2015 2020 2030 2015 2020 2030 2016-2020 2021-2030

Toàn ngành CN 45.502 76.570 237.660 100 100 100 11,0 12,0

1. Khai khoáng 595 500 450 1,3 0,7 0,2 -3,4 -1,0

2. Chế biến 43.560 73.620 228.530 95,7 96,1 96,2 11,1 12,0

- Điện tử 3.299 8.230 53.610 7,3 10,7 22,6 20,1 20,6

- Cơ khí 16.257 28.230 84.698 35,7 36,9 35,6 11,7 11,6

- Thực phẩm, đồ uống

7.858 12.660 30.815 17,3 16,5 13,0 10,0 9,3

- Dệt may, da giày 4.286 6.960 15.470 9,4 9,1 6,5 10,2 8,3

- Hóa chất 4.666 8.050 28.057 10,3 10,5 11,8 11,5 13,3

- VLXD 3.035 4.500 8.100 6,7 5,9 3,4 8,2 6,1

- Các ngành khác 4.159 4.990 7.780 9,1 6,5 3,3 3,7 4,5

3. Điện, gas 926 1.670 5.920 2,0 2,2 2,5 12,5 13,5

4. Nước; QL môi trường

421 780 2.760 0,9 1,0 1,2 13,1 13,5

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

c) Phương án 3 (Phương án tích cực):

Theo phương án này, ngành công nghiệp Thành phố dự báo phát triển với tốc độ

tương đối nhanh thể hiện sức tăng trưởng của Thành phố với những thuận lợi về thu

hút vốn đầu tư, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế cao trong bối cảnh kinh tế thế giới

tăng tốc phát triển, các hoạt động giao thương diễn ra sôi động trên toàn cầu; các khu,

cụm công nghiệp mới trên địa bàn được tăng tốc đầu tư xây dựng, kịp thời đáp ứng

nhu cầu mặt bằng cho thu hút đầu tư phát triển các ngành sản xuất công nghiệp theo

hướng ưu tiên của thành phố.

Bảng 4.3: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 theo Phương án 3

Phân ngành CN GO (tỷ đồng) Cơ cấu GO (%) Tốc độ TT (%/năm)

2015 2020 2030 2015 2020 2030 2016-2020 2021-2030

Toàn ngành CN 45.502 78.300 253.660 100 100 100 11,5 12,5

1. Khai khoáng 595 420 350 1,3 0,5 0,1 -6,7 -1,8

2. Chế biến 43.560 75.380 244.060 95,7 96,3 96,2 11,6 12,5

- Điện tử 3.299 8.630 60.746 7,3 11,0 23,9 21,2 21,5

- Cơ khí 16.257 29.080 90.893 35,7 37,1 35,8 12,3 12,1

- Thực phẩm, đồ uống

7.858 12.710 30.960 17,3 16,2 12,2 10,1 9,3

- Dệt may, da giày 4.286 7.160 15.928 9,4 9,1 6,3 10,8 8,3

- Hóa chất 4.666 8.200 29.166 10,3 10,5 11,5 11,9 13,5

- sản xuất VLXD 3.035 4.550 8.300 6,7 5,8 3,3 8,4 6,2

- Các ngành khác 4.159 5.050 8.067 9,1 6,4 3,2 4,0 4,8

3. Điện, gas 926 1.707 6.308 2,0 2,2 2,5 13,0 14,0

4. Nước; QLMT 421 793 2.942 0,9 1,0 1,2 13,5 14,0

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

Page 103: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

93

4.1.4.2. Luận chứng phương án lựa chọn

Một phương án chiến lược phát triển phù hợp cho Đà Nẵng phải là phương án

vừa có tính khả thi, vừa đảm bảo giải quyết tốt các mục tiêu, định hướng phát triển của

ngành công nghiệp thành phố nói riêng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của

Thành phố nói chung theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng

lần thứ XXI, Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa IX) và Kết luận số 75-

KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 33.

Căn cứ vào bối cảnh và xu thế chung của nền kinh tế trong nước và thế giới; căn

cứ các chủ trương đầu tư của Đảng, Nhà nước đối với Đà Nẵng; trên cơ sở các nguồn

lực và lợi thế của thành phố, quy hoạch lựa chọn phát triển ngành công nghiệp thành

phố theo Phương án 2 (Xem chi tiết tại Phụ lục 7.1) là phương án vừa có tính khả thi

vừa đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030 theo chỉ tiêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ

XXI. Trong trường hợp thuận lợi (thu hút mạnh đầu tư vào các ngành công nghệ cao,

công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin; khả năng hội nhập kinh tế quốc

tế, xuất khẩu hàng công nghiệp tăng trưởng cao v.v...) có thể chuyển sang Phương án

3 để đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp thành phố.

Căn cứ thực tế chuyển dịch chỉ số VA/GO của ngành công nghiệp Đà Nẵng trong

giai đoạn 2011-2015, dự báo xu hướng thay đổi chỉ số này trong các giai đoạn tiếp

theo (Phụ lục 7.2), quy hoạch dự báo quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng giá trị tăng

thêm VA của ngành công nghiệp trong các giai đoạn tới theo phương án chọn (xem chi

tiết tại Phụ lục 7.3) như sau:

Bảng 4.4: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng VA ngành công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

Phân ngành CN VA (tỷ đồng) Cơ cấu VA (%) Tốc độ TT (%/năm)

2015 2020 2030 2015 2020 2030 2016-2020 2021-2030

Toàn ngành CN 12.252 21.550 76.180 100 100 100 12,0 13,5

1. Khai khoáng 302 260 250 2,5 1,2 0,3 -3,0 -0,4

2. Chế biến 10.915 19.361 68.761 89,1 89,8 90,3 12,1 13,5

- Điện tử 2.016 3.442 9.420 16,5 16,0 12,4 11,3 10,6

- Cơ khí 1.217 2.075 5.066 9,9 9,6 6,7 11,3 9,3

- Thực phẩm, ĐU 862 1.531 5.672 7,0 7,1 7,4 12,2 14,0

- Dệt may, da giày 977 1.480 2.834 8,0 6,9 3,7 8,7 6,7

- Hóa chất 844 2.208 18.271 6,9 10,2 24,0 21,2 23,5

- Sản xuất VLXD 3.990 7.351 25.385 32,6 34,1 33,3 13,0 13,2

- Các ngành khác 1.008 1.274 2.113 8,2 5,9 2,8 4,8 5,2

3. Điện, khí 732 1.353 5.032 6,0 6,3 6,6 13,1 14,0

4. Nước; QLMT 303 577 2.137 2,5 2,7 2,8 13,7 14,0

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

4.2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP

4.2.1. Ngành điện tử, công nghiệp phần cứng

4.2.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển chung

Page 104: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

94

- Ưu tiên phát triển ngành điện tử trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của

thành phố Đà Nẵng, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy các ngành khác phát triển theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Phát triển ngành công nghiệp điện tử ban đầu dựa trên cơ sở lắp ráp là chính,

nội địa hóa từng phần trên cơ sở phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; tiếp thu

công nghệ nguồn và từng bước nâng cao tiềm lực công nghệ để chuyển từ gia công lắp

ráp sang thiết kế, tự sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

- Phát triển ngành này bắt đầu từ đáp ứng nhu cầu và khẳng định vai trò mũi

nhọn trên thị trường địa phương, KV miền Trung và Tây Nguyên và hướng mạnh vào

xuất khẩu.

- Tăng cường hợp tác trong nước, quốc tế, tạo mọi điều kiện, tận dụng triệt để

các cơ hội, ưu thế của thành phố nhằm thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư của các tập

đoàn đa quốc gia và cố gắng đi thẳng vào công nghệ hiện đại.

4.2.1.2. Mục tiêu phát triển

4.2.1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Xây dựng và phát triển ngành CN điện tử, phần

cứng trở thành ngành công nghiệp chủ lực, mang lại hiệu quả cao đối với phát triển

KT-XH thành phố Đà Nẵng, đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm của Vùng và là một

trong những trung tâm lớn của cả nước về công nghiệp điện tử, công nghiệp phần cứng

với các sản phẩm chủ lực trong các ngành máy tính, thiết bị thông tin viễn thông, thiết

bị điện tử chuyên dụng, linh kiện và phụ tùng điện tử cao cấp, các thiết bị thông minh,

hệ thống nhúng, phần mềm chuyên dụng…

4.2.1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp ngành điện tử giai

đoạn 2016-2020 đạt 21,2%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 21,5%/năm.

- Tăng nhanh tỷ trọng ngành điện tử trong cơ cấu GO toàn ngành công nghiệp

thành phố đến năm 2020 đạt trên 11%, đến năm 2030 đạt trên 23,9%.

Bảng 4.5: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO ngành điện tử đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

Phân ngành CN

GO (tỷ đồng) Tỷ trọng trong GO toàn ngành CN (%)

Tốc độ TT (%/năm)

2015 2020 2030 2015 2020 2030 2016-2020 2021-2030

- CN điện tử 3.299 8.630 60.746 7,3 11,0 23,9 21,2 21,5

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị tăng thêm ngành điện tử giai đoạn

2016-2020 đạt 21,2%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 23,5%/năm.

- Nâng dần tỷ trọng VA/GO ngành điện tử đến năm 2020 đạt trên 26,8%, đến

năm 2030 đạt trên 34,1%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động trong ngành điện tử giai đoạn 2016-2020 đạt

12,9%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 13,6%/năm.

4.2.1.3. Định hướng đầu tư phát triển

Căn cứ vào nhu cầu thị trường tại chỗ và khu vực lân cận, khả năng xuất khẩu,

Page 105: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

95

nguồn lao động và các chính sách khuyến khích của Nhà nước và Thành phố, đặc biệt

về lĩnh vực phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông, quy hoạch định

hướng tập trung phát triển các sản phẩm điện tử như sau:

4.2.1.3.1.Giai đoạn đến năm 2020:

Đây là giai đoạn tập trung xây dựng và củng cố nền móng vững chắc cho sự phát

triển lên tầm mức cao hơn của ngành CN điện tử Đà Nẵng trong các giai đoạn tiếp

theo. Vì vậy, các ưu tiên đầu tư phát triển trong giai đoạn này sẽ là:

- Tiếp tục phát triển về quy mô năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ cả

trong nước và xuất khẩu đối với các sản phẩm đã có thế mạnh sản xuất tại Đà Nẵng

như: các loại linh kiện điện tử dùng trong máy điện thoại di động, cuộn cảm, tai nghe,

các bộ phận phụ tùng máy tính, tụ điện, ổ đĩa quang, công tơ điện tử và các thiết bị đo

lường điện tử khác...

- Thu hút các dự án mới về sản xuất, lắp ráp chi tiết, linh kiện điện tử chuyên

dụng hướng xuất khẩu, sản xuất linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh

vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động

hóa. Trong đó, ưu tiên thu hút các dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ cao, ít

thâm dụng lao động và các dự án đầu tư trong nước hướng đến gia nhập các chuỗi liên

kết cung ứng nội địa và toàn cầu.

- Thu hút đầu tư của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước để phát triển một số

sản phẩm điện tử chủ lực mới dựa trên lợi thế cạnh tranh của Đà Nẵng (là trung tâm

của vùng, có công nghệ thông tin, viễn thông phát triển, có khu công nghệ cao và khu

công nghệ thông tin tập trung, có kinh tế biển...) và nhu cầu cao của thị trường trong

vùng, trong nước và xuất khẩu: máy tính và các thiết bị ngoại vi, thiết bị thông tin viễn

thông (đặc biệt là thiết bị liên lạc trên không, trên mặt biển và dưới biển), thiết bị đa

phương tiện, điện tử nghe nhìn, thiết bị điện tử chuyên dùng, thiết bị đo lường và điều

khiển tự động, v.v…

- Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển, làm chủ công nghệ, phần mềm

nhúng, phần mềm điều khiển của các DN phần mềm tại thành phố Đà Nẵng.

4.2.1.3.2.Tầm nhìn đến năm 2030

- Cùng với việc hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghệ cao và các khu công nghệ

thông tin tập trung, đẩy mạnh thu hút đầu tư của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước

để phát triển các sản phẩm điện tử trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông,

tự động hóa.

- Tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử. Trong đó tập

trung thu hút đầu tư phát triển sản xuất các loại linh kiện, phụ tùng cao cấp như: vi

mạch điện tử, mạch tích hợp điện tử và các vi lắp ráp, bảng mạch điện và bảng điều

khiển, màn hình độ phân giải cao, chip điện tử, sợi cáp quang, linh kiện thạch anh, đèn

đi ốt điện tử cao cấp, phần mềm giá trị gia tăng trên mạng điện thoại di động và các hệ

thống băng rộng v.v...

- Tiếp tục phát triển năng lực sản xuất và xuất khẩu phần mềm nền (bộ công cụ

Page 106: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

96

phần mềm dùng để xây dựng các hệ thống ứng dụng theo yêu cầu của người dùng);

đồng thời đẩy mạnh phát triển phần mềm nhúng và phần mềm thiết kế mẫu, coi đó là

một trong những hướng đi chiến lược để phát triển các phần mềm thương phẩm cho cả

hai hướng là gia công phần mềm xuất khẩu và sản xuất phần mềm phục vụ nhu cầu

trong nước, đặc biệt là nhu cầu hiện đại hóa của các ngành công nghiệp.

4.2.1.4. Định hướng phân bố sản xuất

- Đối với các sản phẩm điện tử công nghệ cao, máy tính và các thiết bị viễn

thông: Tập trung thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao và các khu công nghệ thông tin

tập trung của thành phố.

- Đối với sản phẩm phần mềm: Thu hút đầu tư vào các Trung tâm công nghệ

phần mềm của thành phố Đà Nẵng, Khu CNC Đà Nẵng và các Khu CNTT tập trung.

4.2.1.5. Danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư: (Nội dung trình bày tại

Mục I, Phụ lục 9).

4.2.2. Ngành cơ khí, luyện kim

4.2.2.1. Quan điểm, định hướng phát triển chung

- Tiếp tục phát triển ngành cơ khí với vai trò là ngành công nghiệp chủ lực của

thành phố Đà Nẵng, theo hướng đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia, đa dạng

hóa ngành nghề nhưng có sự chuyên hóa sâu, hợp tác hóa rộng.

- Chú trọng đầu tư kết hợp các trình độ khác nhau, theo hướng ưu tiên sản xuất

các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ rộng, có hiệu quả cao. Triệt

để phát huy ưu thế sản xuất cơ khí thay thế nhập khẩu và từng bước có hướng xuất

khẩu.

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành cơ khí, chú trọng

nghiên cứu làm chủ các công nghệ cơ khí hiện đại, tích hợp kỹ thuật cơ khí với kỹ

thuật điện, điện tử, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới và các

công nghệ tiên tiến, hiện đại khác để nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy chuyển

dịch cơ cấu sản xuất ngành cơ khí sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

- Thúc đẩy liên kết hợp tác, phân công lao động giữa các doanh nghiệp ngành cơ

khí; thúc đẩy doanh nghiệp cơ khí tham gia mạnh vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Duy trì quy mô hiện tại của ngành sản xuất kim loại, thúc đẩy doanh nghiệp

trong ngành chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa vào công nghệ cao, công nghệ sạch,

tạo ra các sản phẩm có chất lượng và gia trị gia tăng cao hơn nhằm nâng cao khả năng

cạnh tranh trên thị trường.

4.2.2.2. Mục tiêu phát triển

4.2.2.2.1. Mục tiêu tổng quát: Phát triển ngành cơ khí-luyện kim đủ sức cạnh

tranh trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững vai trò là ngành

công nghiệp chủ lực và có đóng góp ngày càng lớn cho phát triển công nghiệp nói

riêng và nền kinh tế thành phố Đà Nẵng nói chung, đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm

của Vùng và là một trong những trung tâm lớn của cả nước về công nghiệp cơ khí với

Page 107: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

97

các sản phẩm thế mạnh trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo máy và thiết bị toàn bộ, thiết

bị điện kỹ thuật cao, công nghiệp phụ trợ cơ khí, khuôn mẫu, cơ khí đóng tàu, cơ khí ô

tô, cơ khí xây dựng và giao thông.

4.2.2.2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí,

luyện kim giai đoạn 2016-2020 đạt 11,7%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 11,6%/năm.

- Tỷ trọng ngành cơ khí, luyện kim trong cơ cấu GO công nghiệp thành phố đến

năm 2020 đạt 36,9%, đến năm 2030 đạt xấp xỉ 35,6%. Cụ thể theo Bảng sau:

Bảng 4.6: Dự kiến quy mô giá trị, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO ngành cơ khí, luyện kim đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

Phân ngành CN

GO (tỷ đồng) Tỷ trọng trong GO toàn ngành CN (%)

Tốc độ TT (%/năm)

2015 2020 2030 2015 2020 2030 2016-2020 2021-2030

Toàn ngành 16.257 28.230 84.698 35,7 36,9 35,6 11,7 11,6 - SX kim loại 5.568 7.450 12.300 12,2 9,7 5,2 6,0 5,1 - SX sản phẩm từ kim loại đúc sẵn

4.490 8.620 22.360 9,9 11,3 9,4 13,9 10,0

- SX thiết bị điện 1.988 3.100 8.100 4,4 4,0 3,4 9,3 10,1 - Sản xuất MMTB 244 1.300 14.183 0,5 1,7 6,0 39,7 27,0 - SX xe có động cơ 1.985 4.460 20.436 4,4 5,8 8,6 17,6 16,4 - SX phương tiện khác

1.982 3.300 7.320 4,4 4,3 3,1 10,7 8,3

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị tăng thêm ngành cơ khí, luyện kim giai

đoạn 2016-2020 đạt 13%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 13,2%/năm.

- Nâng dần tỷ trọng VA/GO ngành cơ khí, luyện kim đến năm 2020 đạt 26%, đến

năm 2030 đạt 30%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động trong ngành cơ khí, luyện kim giai đoạn 2016-

2020 đạt 8,3%/năm, giai đoạn 2021-2030 đạt 9,2%/năm.

4.2.2.3. Định hướng đầu tư phát triển ngành

4.2.2.3.1. Giai đoạn đến năm 2020: Giai đoạn này cần tập trung củng cố và phát

triển các sản phẩm cơ khí chủ lực của thành phố Đà Nẵng; đồng thời thúc đẩy phát

triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí để tạo nền tảng bền vững cho phát triển các

ngành sản xuất, lắp ráp các sản phẩm cơ khí có giá trị gia tăng cao trong giai đoạn tiếp

theo.

- Tập trung đầu tư chiều sâu, ứng dụng kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, nâng

cao năng lực sản xuất (tùy theo nhu cầu thị trường), nâng cao sức cạnh tranh, củng cố

và phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm cơ khí truyền

thống của Đà Nẵng trong các lĩnh vực: cơ khí xây dựng; cơ khí thủy công; máy động

lực, máy nông nghiệp; máy móc thiết bị trong các ngành công nghiệp chế biến nông

lâm thủy sản, sản xuất xi măng, sắt thép, khai thác khoáng sản, xử lý nước, xử lý ô

Page 108: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

98

nhiễm môi trường; mô tơ điện, tủ điện, dây cáp điện, các hệ thống nhiệt điện lạnh,

thiết bị điện trong các nhà máy, các công trình công nghiệp, thương mại…

- Thúc đẩy phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, đóng sửa tàu

thuyền với các sản phẩm chủ lực gồm: ô tô du lịch, ô tô tải nhẹ, tàu biển chuyên dụng

(tàu kéo, tàu cứu hộ, tàu ứng phó sự cố trên biển, tàu tuần tra, kiểm soát biển...), tàu

thuyền công suất lớn phục vụ khai thác, đánh bắt hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần

nghề cá.

- Thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, trong đó ưu

tiên: sản xuất-lắp ráp linh kiện, phụ tùng, chi tiết, cụm chi tiết theo tiêu chuẩn; gia

công đúc, rèn, tạo phôi lớn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, cung cấp bán thành phẩm tiêu

chuẩn để chế tạo chi tiết, phụ tùng cho sản xuất thiết bị đồng bộ, máy công cụ, sản

xuất ô tô, xe máy, đóng tàu; sản xuất khuôn mẫu có độ chính xác cao; các sản phẩm

công nghệ trung và cao trong ngành thiết bị điện như: mô tơ, máy phát, biến thế điện,

thiết bị phân phối và điều khiển điện; pin năng lượng mặt trời (pin quang điện) loại

nhỏ, cáp sợi quang...

- Dừng thu hút đầu tư các dự án mới về sản xuất sắt thép xây dựng trên địa bàn

thành phố để tập trung phát huy có hiệu quả năng lực sản xuất của các nhà máy hiện

có, trong đó chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản

phẩm, giải quyết triệt để các vấn đề về ô nhiễm môi trường, nâng cao năng lực cạnh

tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm sắt thép Đà Nẵng.

4.2.2.3.2. Tầm nhìn đến năm 2030:

Tập trung thu hút đầu tư, chuyển dịch ngành cơ khí chế tạo sang các lĩnh vực ứng

dụng kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại (cơ khí chính xác, cơ khí tự động hóa, cơ điện

tử...), sử dụng vật liệu mới để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thân thiện

môi trường: máy móc thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất xanh, sạch, tiêu tốn ít vật tư,

năng lượng; thiết bị gia dụng chất lượng cao bằng vật liệu mới; linh kiện, phụ tùng cao

cấp cung ứng cho các ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị, ô tô, tàu

thủy, phương tiện hàng không; khuôn mẫu có độ chính xác cao cung ứng cho các

ngành công nghiệp chế tạo khác; các sản phẩm công nghệ trung và cao trong ngành

thiết bị điện.

4.2.2.4. Định hướng phân bố sản xuất

- Các dự án sản xuất cơ khí sử dụng công nghệ cao (cơ điện tử, tự động hóa, cơ

khí chính xác) được tập trung bố trí vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

- Các dự án sản xuất cơ khí khác được bố trí vào các KCN Hòa Khánh, Hòa

Cầm, Liên Chiểu và các cụm công nghiệp mới của thành phố tùy theo quy mô dự án.

4.2.2.5. Danh mục dự án ưu tiên

4.2.2.5.1. Danh mục dự án nằm trong kế hoạch đầu tư đến năm 2020 của các

doanh nghiệp trên địa bàn: (Xem nội dung tại Mục I, Phụ lục 8)

4.2.2.5.2. Danh mục dự án thu hút đầu tư đến năm 2030: (Xem nội dung tại Mục

II, Phụ lục 9).

Page 109: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

99

4.2.3. Ngành sản xuất-chế biến thực phẩm, đồ uống

4.2.3.1. Quan điểm, định hướng phát triển chung

- Phát triển ngành chế biến thực phẩm, đồ uống Đà Nẵng theo hướng hiện đại

và bền vững, trên cơ sở phát triển các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh, có tiềm năng

thị trường trong nước và xuất khẩu lớn, đảm bảo ổn định và kiểm soát tốt nguồn

nguyên liệu, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo môi trường và

khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Tăng cường chế biến sâu, chú trọng ứng dụng công nghệ mới kết hợp công

nghệ truyền thống và tinh hoa văn hóa ẩm thực của địa phương, dân tộc để nâng cao

giá trị sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và XK.

- Chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm; thúc đẩy hình thành

và phát triển các liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đặc biệt trong ngành chế biến thủy

sản với hạt nhân là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đầu đàn, nhằm nhanh chóng

đưa các doanh nghiệp trong ngành tham gia sâu vào chuỗi giá trị thực phẩm toàn cầu.

4.2.3.2. Mục tiêu phát triển

4.2.3.2.1. Mục tiêu tổng quát: Đảm bảo công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ

uống phát triển bền vững trên cơ sở chất lượng và hiệu quả, tiếp tục là ngành có đóng

góp quan trọng vào tăng trưởng chung của toàn ngành CN thành phố, đóng góp lớn

cho kim ngạch xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và thúc

đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.

4.2.3.2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp ngành sản xuất-

chế biến thực phẩm, đồ uống giai đoạn 2016-2020 đạt 10%/năm; giai đoạn 2021-2030

đạt 9,3%/năm.

- Tỷ trọng ngành thực phẩm, đồ uống trong cơ cấu GO toàn ngành công nghiệp

thành phố đến năm 2020 giảm còn 16,5%, đến năm 2030 giảm còn khoảng 13%. Cụ

thể theo Bảng sau:

Bảng 4.7: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO ngành sản xuất-chế biến thực phẩm, đồ uống đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

Phân ngành CN

GO (tỷ đồng) Tỷ trọng trong GO toàn ngành CN (%)

Tốc độ TT (%/năm)

2015 2020 2030 2015 2020 2030 2016-2020 2021-2030

Toàn ngành 7.858 12.660 30.815 17,3 16,5 13,0 10,0 9,3 SX, CB thực phẩm 5.767 8.990 20.585 12,7 11,7 8,7 9,3 8,6 SX đồ uống 2.067 3.650 10.200 4,5 4,8 4,3 12,0 10,8 SX thuốc lá 24 20 30 0,1 0,0 0,0 -3,6 4,1

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị tăng thêm ngành thực phẩm, đồ uống

giai đoạn 2016-2020 đạt 11,3%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 10,6%/năm.

- Nâng dần tỷ trọng VA/GO ngành thực phẩm, đồ uống, nông lâm sản đến năm

2020 đạt 27,2%, đến năm 2030 đạt 30,6%.

Page 110: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

100

- Tốc độ tăng năng suất lao động trong ngành thực phẩm-đồ uống giai đoạn

2016-2020 đạt 9,4%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 10,2%/năm.

4.2.3.3. Định hướng đầu tư phát triển ngành

4.2.3.3.1. Giai đoạn đến năm 2020:

- Tập trung ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng

của các sản phẩm thực phẩm, đồ uống chủ lực hiện nay của Đà Nẵng gồm: thủy sản,

bia, sữa. Trong đó:

+ Chế biến thủy sản: Giảm dần thu hút đầu tư các dự án mới về chế biến xuất

khẩu sản phẩm thô; thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, xử lý ô nhiễm môi

trường trong các nhà máy chế biến thủy sản hiện có; đầu tư mạnh cho khai thác hải sản

xa bờ gắn với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khai thác và bảo quản sản

phẩm đảm bảo chất lượng cho chế biến xuất khẩu; hình thành và phát triển các liên kết

theo chuỗi giá trị, xây dựng và phát triển thương hiệu, đa dạng hóa mặt hàng, mở rộng

thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với các sản phẩm thủy sản chủ lực như:

tôm, cá ngừ, mực, hải sản chế biến ăn liền…

+ Bia, sữa: Tập trung đầu tư nâng công suất đáp ứng nhu cầu thị trường; nghiên

cứu phát triển các dòng sản phẩm mang hương vị mới phù hợp với xu hướng ẩm thực

hiện đại của thế giới cung cấp cho thị trường nội địa và tham gia xuất khẩu; đầu tư liên

kết phát triển chăn nuôi bò sữa tại thành phố và các địa phương lân cận nhằm đảm bảo

nguồn nguyên liệu cung ứng cho nhà máy chế chiến sữa trên địa bàn.

- Tiếp tục thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất các sản phẩm thực phẩm,

đồ uống theo xu hướng tiêu dùng hiện đại như: thực phẩm ăn liền, thực phẩm đóng

hộp…;

- Khuyến khích phát triển các sản phẩm truyền thống nổi tiếng và các sản phẩm

mới mang đặc trưng của Đà Nẵng để phục vụ cho khách du lịch: Hải sản khô, hải sản

tẩm gia vị, nước mắm, mắm đặc các loại, nem, tré, chả, bánh tráng, bánh khô mè, rượu

cần, rượu vang tươi...

- Khuyến khích đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại tận dụng các phế phụ phẩm

thủy sản để sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho các ngành thực

phẩm và phi thực phẩm như: bột cá, dầu cá, chế phẩm sinh học, nguyên liệu cho ngành

sản xuất thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm (Collagen, chitin, chitosan,

gelatin, peptide, …), qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường

trong công nghiệp chế biến thủy sản.

4.2.3.3.2. Tầm nhìn đến năm 2030:

Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất, xây dựng

và phát triển thương hiệu, đa dạng hóa mặt hàng, liên kết hợp tác sản xuất nhằm nâng

cao năng lực cạnh tranh, từng bước tham gia sâu vào chuỗi giá trị thực phẩm toàn cầu

nhằm nâng cao giá trị gia tăng, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các ngành hàng/sản

phẩm thực phẩm, đồ uống đã có trên địa bàn; tiếp tục ưu tiên phát triển các sản phẩm

Page 111: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

101

có giá trị gia tăng cao như: các loại đồ hộp; bánh kẹo, đồ uống cao cấp; thực phẩm

chức năng ứng dụng công nghệ sinh học, v.v…

4.2.3.4. Định hướng phân bố sản xuất

- Các dự án chế biến, sản xuất sản phẩm từ thủy hải sản được tập trung bố trí

trong khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng; ngoài ra có thể xem xét bố trí tại

một số xã thuộc huyện Hòa Vang với điều kiện dự án có báo cáo đánh giá tác động

môi trường được duyệt.

- Các dự án sản xuất thực phẩm, đồ uống ở quy mô công nghiệp thuộc các ngành

khác được bố trí tại các KCN Hòa Khánh, Hòa Cầm, các quận huyện: Cẩm Lệ, Hòa

Vang, Liên Chiểu và các cụm công nghiệp theo phê duyệt của thành phố.

4.2.3.5. Danh mục các dự án ưu tiên

4.2.3.5.1. Dự án nằm trong kế hoạch đầu tư đến năm 2020 của các doanh nghiệp

trên địa bàn: (Xem nội dung tại Mục II, Phụ lục 8).

4.2.3.5.2. Danh mục dự án thu hút đầu tư đến năm 2030: (Xem nội dung tại Mục

III, Phụ lục 9).

4.2.4. Ngành dệt may-da giày

4.2.4.1. Quan điểm, định hướng phát triển chung

- Phát triển ngành dệt may-da giày theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa trên

cơ sở khai thác và phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của ngành và tận dụng

có hiệu quả các cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế để tăng tốc xuất khẩu đồng thời

đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa nhằm đảm bảo giải quyết việc làm và nâng cao

thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách.

- Thúc đẩy đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, chú trọng phát triển

khâu thiết kế mẫu, xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh

và giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.

- Thúc đẩy phân công lao động, hình thành và phát triển các mô hình liên kết

theo “chuỗi giá trị” giữa các nhà sản xuất (các DN nhỏ và vừa trong ngành) và các nhà

phân phối (có tiềm lực mạnh) tại địa phương; trong đó, các nhà phân phối đồng thời

đảm nhận khâu thiết kế mẫu mốt và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm để

khai thác thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu.

- Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may-da giày với điều

kiện sử dụng công nghệ hiện đại, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo tiêu

chuẩn môi trường; giảm thu hút đầu tư nước ngoài trong các ngành may mặc, gia công

giày dép nhằm giảm áp lực cạnh tranh lao động lên các doanh nghiệp hiện có tại Đà

Nẵng.

- Khuyến khích các DN lớn đầu tư chuyển dần may gia công ra ngoài thành phố

nhằm tập trung đầu tư chiều sâu, phát triển các dòng sản phẩm trung và cao cấp,

nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất

khẩu.

Page 112: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

102

4.2.4.2. Mục tiêu phát triển

4.2.4.2.1. Mục tiêu tổng quát: Công nghiệp dệt may-da giày Đà Nẵng phát triển

bền vững, theo hướng hiện đại, tiếp tục là ngành có đóng góp quan trọng vào tăng

trưởng sản xuất công nghiệp và tăng trưởng xuất khẩu toàn thành phố; sau năm 2020,

Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm về thiết kế thời trang và sản xuất những

sản phẩm may mặc cao cấp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

4.2.4.2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may-da

giày giai đoạn 2016-2020 đạt 10,2%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 8,3%/năm.

- Giảm dần tỷ trọng ngành dệt may-da giày trong cơ cấu GO ngành công nghiệp

thành phố đến năm 2020 còn khoảng 9,1%, đến năm 2030 còn khoảng 6,5%.

Bảng 4.8: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO ngành dệt may, da giày đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

Phân ngành CN

GO (tỷ đồng) Tỷ trọng trong GO toàn ngành CN (%)

Tốc độ TT (%/năm)

2015 2020 2030 2015 2020 2030 2016-2020 2021-2030

Ngành dệt may, giày 4.286 6.960 15.470 9,4 9,1 6,5 10,2 8,3 - Dệt 568 680 850 1,2 0,9 0,4 3,7 2,3 - SX trang phục 3.191 5.300 12.030 7,0 6,9 5,1 10,7 8,5 - SX SP da, giày 527 980 2.590 1,2 1,3 1,1 13,2 10,2

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị tăng thêm ngành dệt may-da giày giai

đoạn 2016-2020 đạt 11,3%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 9,3%/năm.

- Nâng dần tỷ trọng VA/GO ngành dệt may-da giày đến năm 2020 đạt 29,8%,

đến năm 2030 đạt 32,7%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động trong ngành dệt may-da giày giai đoạn 2016-

2020 đạt 7,6%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 8%/năm.

4.2.4.3. Định hướng đầu tư phát triển

4.2.4.3.1. Giai đoạn đến năm 2020:

- Ngành dệt: Ưu tiên phát triển sản xuất sợi, khăn bông, vải cao cấp phục vụ xuất

khẩu. Tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc của dự án liên doanh ITG-Phong Phú

đầu tư nhà máy dệt-may với công nghệ, thiết bị hiện đại nhằm nhanh chóng khôi phục

và đưa dự án này trở lại hoạt động. Thu hút các dự án mới trong ngành dệt phải đảm

bảo yêu cầu dự án có suất đầu tư lớn, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại theo hệ thống tự

động, ít sử dụng lao động, sản xuất sản phẩm cao cấp, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường

theo quy định của thành phố.

- Ngành may: Tập trung đầu tư đổi mới trang thiết bị, hợp lý hóa sản xuất, nâng

cao năng suất và chất lượng sản phẩm, phát triển khâu thiết kế tạo mẫu, xây dựng

thương hiệu, giảm tỷ lệ sản xuất gia công trong toàn ngành. Tiếp tục đẩy mạnh xuất

khẩu đồng thời tăng cường khai thác thị trường trong nước ở các dòng sản phẩm trung

và cao cấp. Ưu tiên thu hút đầu tư trong lĩnh vực thiết kế thời trang, sản xuất phụ liệu

Page 113: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

103

ngành may phục vụ nhu cầu trong nước; hạn chế thu hút đầu tư nước ngoài trong

ngành may mặc nói chung.

- Ngành da giày: Khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có và đầu tư phát

triển theo nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm xuất khẩu như giày thể thao, giày

da, cặp, vali túi sách cao cấp các loại. Khuyến khích phát triển các thương hiệu giày

dép, túi cặp của địa phương để khai thác thị trường trong nước và hướng đến xuất

khẩu. Thu hút đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm hỗ trợ ngành da giày trừ các sản

phẩm mà quá trình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: da thuộc, vải

giả da, hóa chất thuộc da...

4.2.4.3.2. Tầm nhìn đến năm 2030:

Dừng đầu tư chạy theo số lượng, tập trung phát triển chiều sâu, nâng cao chất

lượng và tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, đi vào những mặt hàng trung và cao

cấp, giảm mạnh hàng gia công, tập trung phát triển mạnh các hình thức sản xuất tự chủ

nguyên liệu (FOB) và sản xuất trọn gói kèm thiết kế (ODM) để đáp ứng yêu cầu người

mua và tạo giá trị gia tăng cao hơn cho ngành.

4.2.4.4. Định hướng phân bố sản xuất

- Khuyến khích đầu tư các cơ sở gia công hàng may mặc, giày dép, túi cặp …về

nông thôn, hoặc các địa bàn đông dân cư nhưng xa trung tâm thành phố để tận dụng

nguồn lao động chi phí thấp, tạo điều kiện phát triển công nghiệp nông thôn;

- Duy trì hiện trạng các nhà máy nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp nhưng

không có vấn đề về ô nhiễm môi trường và không vướng quy hoạch xây dựng phát

triển đô thị của thành phố.

- Bố trí các dự án mới vào các khu công nghiệp (Hòa Khánh, Hòa Cầm, các KCN

mới) và các cụm công nghiệp để thuận tiện trong công tác quản lý ngành.

4.2.4.5. Danh mục dự án ưu tiên

4.2.4.5.1. Dự án nằm trong kế hoạch đầu tư đến năm 2020 của các doanh nghiệp

trên địa bàn: (Xem nội dung tại Mục III, Phụ lục 8)

4.2.4.5.2. Danh mục dự án thu hút đầu tư đến năm 2030: (Xem nội dung tại Mục

IV, Phụ lục 9).

4.2.5. Ngành hóa chất, cao su, nhựa

4.2.5.1. Quan điểm, định hướng phát triển chung

- Phát triển ngành công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa trên cơ sở tập trung phát

huy lợi thế của một số ngành sản xuất đã có, đồng thời thu hút có chọn lọc các dự án

đầu tư sản xuất các sản phẩm mới trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy

định về bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị của thành phố Đà Nẵng, coi trọng hiệu

quả kinh tế và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

- Thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển ngành; coi trọng

liên kết - hợp tác phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung; gắn kết chặt

chẽ với những ngành kinh tế - kỹ thuật có quan hệ với ngành hóa chất, cao su, nhựa.

Page 114: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

104

- Khuyến khích các doanh nghiệp có quy mô lớn trong ngành tiếp tục đầu tư phát

triển theo hướng hiện đại, trở thành các thương hiệu mạnh, có năng lực cạnh tranh cao

trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ - thiết bị, hợp lý

hóa sản xuất ở các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ;

- Thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nhu cầu thị trường

lớn, công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, đảm bảo môi trường.

4.2.5.2. Mục tiêu phát triển

4.2.5.2.1. Mục tiêu tổng quát: Công nghiệp hoá chất, cao su, nhựa phát triển hiện

đại, tiếp tục là ngành có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng công nghiệp thành phố

với các sản phẩm chủ lực có thương hiệu mạnh và uy tín trên thị trường như: săm lốp

cao su, dược phẩm, bao bì nhựa, nhựa xây dựng, nhựa kỹ thuật...

4.2.5.2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp ngành hóa chất,

cao su, nhựa giai đoạn 2016-2020 đạt 11,5%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt

13,3%/năm.

- Tăng tỷ trọng ngành hóa chất, cao su, nhựa trong cơ cấu GO toàn ngành công

nghiệp thành phố đến năm 2020 đạt 10,5%, đến năm 2030 đạt 11,8%.

Bảng 4.9: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO ngành hóa chất, cao su, nhựa đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

Phân ngành CN GO (tỷ đồng)

Tỷ trọng trong GO toàn ngành CN (%)

Tốc độ TT (%/năm)

2015 2020 2030 2015 2020 2030 2016-2020 2021-2030

Toàn ngành 4.666 8.050 28.057 10,3 10,5 11,8 11,5 13,3 - SX hoá chất và sản phẩm hoá chất

327 450 730,0 0,7 0,6 0,3 6,6 5,0

- SX thuốc, hoá dược và dược liệu

423 700 1.820 0,9 0,9 0,8 10,6 10,0

- SX sản phẩm từ cao su và plastic

3.916 6.900 25.507 8,6 9,0 10,7 12,0 14,0

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị tăng thêm ngành hóa chất, cao su, nhựa

giai đoạn 2016-2020 đạt 12,2%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 14%/năm.

- Nâng dần tỷ trọng VA/GO ngành hóa chất, cao su, nhựa đến năm 2020 đạt

19%, đến năm 2030 đạt 20,2%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động trong ngành hóa chất, cao su, nhựa giai đoạn

2016-2020 đạt 8,1%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 8,3%/năm.

4.2.5.3. Định hướng đầu tư phát triển

- Khuyến khích đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu đối với các sản phẩm hiện đang

có lợi thế phát triển tại Đà Nẵng như: săm lốp cao su, dược phẩm, sản phẩm nhựa xây

dựng, bao bì nhựa, khí công nghiệp, v.v... trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư đổi mới

Page 115: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

105

công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn, xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng

cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất sản phẩm có hàm lượng

khoa học-kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao như: thuốc, hóa dược,

dược liệu, mỹ phẩm; chế phẩm sinh học dùng trong xử lý môi trường; các sản phẩm

nhựa kỹ thuật, cao su kỹ thuật cao cấp phục vục các ngành công nghiệp chế tạo khác.

- Khuyến khích đầu tư sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ các nguồn rác thải dân

dụng của thành phố nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý các nguồn ô nhiễm để bảo

vệ môi trường.

- Không khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất độc hại, có nguy mất an

toàn và gây ô nhiễm môi trường như: hóa chất cơ bản (trừ khí công nghiệp), thuốc bảo

vệ thực vật, chất nổ, tái chế nhựa bằng công nghệ lạc hậu...

4.2.5.4. Định hướng phân bố sản xuất

Các dự án sản xuất trong ngành hóa chất, cao su, nhựa bắt buộc tập trung trong

các khu, cụm công nghiệp của thành phố. Trong đó:

- Dự án trong ngành hóa chất, cao su được tập trung bố trí trong KCN Liên

Chiểu;

- Dự án trong ngành nhựa được bố trí trong các KCN Hòa Khánh, Hòa Khánh

mở rộng, Hòa Cầm và các cụm CN mới của thành phố;

- Riêng các dự án có công nghệ cao, sản xuất sản phẩm sạch (dược phẩm; chi

tiết, linh kiện nhựa, cao su cao cấp...) có thể bố trí vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng;

sản phẩm công nghiệp hỗ trợ từ nhựa và cao su phục vụ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm

phần cứng trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin có thể bố trí vào các Khu

công nghệ thông tin tập trung của thành phố.

4.2.5.5. Danh mục dự án ưu tiên

4.2.5.5.1. Dự án nằm trong kế hoạch đầu tư đến năm 2020 của các doanh nghiệp

trên địa bàn: (Xem nội dung tại Mục IV, Phụ lục 8)

4.2.5.5.2. Danh mục dự án thu hút đầu tư đến năm 2030: (Xem nội dung tại Mục

V, Phụ lục 9)

4.2.6. Ngành sản xuất VLXD và sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

4.2.6.1. Quan điểm, định hướng phát triển chung

- Phát triển ngành sản xuất VLXD trên cơ sở lợi thế về tài nguyên, thị trường và

lợi thế về giao thông, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, tiết kiệm nguồn tài

nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan và

an ninh quốc phòng.

- Lựa chọn qui mô đầu tư hợp lý đối với từng chủng loại VLXD, bố trí sản xuất

gần các vùng nguyên liệu và các vùng tiêu thụ để phù hợp với đặc thù của đa số các

loại VLXD là nặng và cồng kềnh.

Page 116: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

106

- Chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới và nâng cấp công nghệ tiên tiến, hiện đại,

trình độ tự động hóa, cơ giới hóa cao, tiêu hao ít nhiên liệu nhằm sản xuất được các

sản phẩm VLXD có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và quốc

tế; từng bước loại bỏ công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, gây ô nhiễm môi trường.

- Khuyến khích nghiên cứu, đầu tư phát triển sản xuất các loại VLXD mới đáp

ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của thị trường tại địa phương, trong nước và hướng đến

xuất khẩu; khuyến khích sử dụng các loại chất thải làm nguyên, nhiên liệu sản xuất

VLXD.

4.2.6.2. Mục tiêu phát triển

4.2.6.2.1. Mục tiêu tổng quát: Ngành sản xuất VLXD Đà Nẵng phát triển bền

vững, hiệu quả, hướng đến sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm VLXD thế

hệ mới đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

4.2.6.2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp ngành sản xuất

VLXD giai đoạn 2016-2020 đạt 8,2%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 6,1%/năm.

- Giảm dần tỷ trọng ngành sản xuất VLXD trong cơ cấu GO toàn ngành công

nghiệp thành phố đến năm 2020 còn khoảng 6,7%, đến năm 2030 còn khoảng 3,4%.

Bảng 4.10: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO ngành sản xuất VLXD đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

Phân ngành CN GO (tỷ đồng)

Tỷ trọng trong GO toàn ngành CN (%)

Tốc độ TT (%/năm)

2015 2020 2030 2015 2020 2030 2016-2020 2021-2030

SX VLXD và sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

3.035 4.500 8.100 6,7 5,9 3,4 8,2 6,1

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị tăng thêm ngành sản xuất VLXD giai

đoạn 2016-2020 đạt 8,7%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 6,7%/năm.

- Nâng dần tỷ trọng VA/GO ngành sản xuất VLXD đến năm 2020 đạt 32,9%, đến

năm 2030 đạt 35%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất VLXD giai đoạn 2016-

2020 đạt 7,3%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 6,8%/năm.

4.2.6.3. Định hướng đầu tư phát triển

4.2.6.3.1. Giai đoạn đến năm 2020:

- Tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực là xi măng, bê tông (bê tông

thương phẩm, cấu kiện bê tông), vật liệu xây không nung, vật liệu ốp lát (gạch gốm ốp

lát và đá ốp lát tự nhiên), sứ vệ sinh, gạch ceramic, vật liệu trang trí nội thất cao cấp,

granite nhân tạo...

- Thu hút đầu tư sản xuất một số chủng loại vật liệu xây dựng mới, VLXD cao

cấp với công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, tiêu tốn ít nhiên liệu, sản

phẩm có các tính năng vượt trội, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài

Page 117: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

107

nước như: VLXD không nung sử dụng những cốt liệu nhẹ, không thấm nước, chịu

mặn, tuổi thọ cao; xi măng mác cao, xi măng cho công trình biển, xi măng bền xâm

thực; gạch ốp kích cỡ lớn; granite nhân tạo; vật liệu compozit; vật liệu thủy tinh; ván

nhân tạo...

- Khuyến khích nghiên cứu sản xuất các sản phẩm VLXD làm từ phế thải phù

hợp với quy hoạch chung của cả nước và xu thế của thế giới.

- Không thu hút đầu tư mới trong các lĩnh vực sản xuất tiêu tốn tài nguyên, nguy

cơ ô nhiễm môi trường cao như: clinke; vôi; vật liệu xây, vật liệu lợp từ đất sét nung...;

giảm mạnh các đầu mối khai thác chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường để

bảo vệ tài nguyên và cảnh quan môi trường.

4.2.6.3.2. Tầm nhìn đến năm 2030:

- Khuyến khích đưa công nghệ mới và thiết bị hiện đại vào sản xuất nhằm nâng

cao hơn nữa chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường

đối với các sản phẩm VLXD đã có.

- Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất các loại vật liệu cao cấp, vật liệu thế hệ

mới có các tính năng đặc biệt, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, GTGT cao.

4.2.6.4. Định hướng phân bố sản xuất

Các dự án mới đầu tư sản xuất VLXD được bố trí tập trung trên địa bàn các xã

thuộc huyện Hòa Vang và trong KCN Liên Chiểu.

4.2.6.5. Danh mục dự án ưu tiên

4.2.6.5.1. Dự án nằm trong kế hoạch đầu tư đến năm 2020 của các doanh nghiệp

trên địa bàn: (Xem nội dung tại Mục V, Phụ lục 8)

4.2.6.5.2. Danh mục dự án thu hút đầu tư đến năm 2030: (Xem nội dung tại Mục

VI, Phụ lục 9).

4.2.7. Các ngành chế biến, chế tạo khác35

4.2.7.1. Quan điểm, định hướng phát triển chung

- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ, giấy và các ngành chế biến, chế tạo khác

theo hướng hiện đại, đồng bộ (từ khâu sản xuất, cung ứng nguyên liệu đến chế biến và

tiêu thụ sản phẩm), đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên

nhiên của thành phố.

- Chú trọng đầu tư ứng dụng khoa học-kỹ thuật mới, công nghệ, thiết bị tiến tiến-

hiện đại vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,

tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Tập trung phát triển các sản phẩm hướng vào xuất khẩu; sản phẩm có nhu cầu

tiêu thụ lớn tại thị trường địa phương và trong nước; sản phẩm an toàn đối với người

tiêu dùng; hạn chế tối đa xuất khẩu sản phẩm thô.

35 Bao gồm: Chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, vật liệu tết bện; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy; in, sao; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; các ngành chế biến, chế tạo khác; sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt máy móc thiết bị.

Page 118: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

108

- Không tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trồng rừng và chế biến

lâm sản và các lĩnh vực sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, thâm dụng lao

động.

4.2.7.2. Mục tiêu phát triển

4.2.7.2.1. Mục tiêu tổng quát: Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành

phố trong phát triển công nghiệp chế biến gỗ, giấy và các ngành chế biến, chế tạo khác

nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa đa dạng cho thị trường, tạo thêm nhiều việc làm, tăng

kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố.

4.2.7.2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp của nhóm ngành

này giai đoạn 2016-2020 đạt 3,7%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 4,5%/năm.

- Giảm dần tỷ trọng nhóm ngành này trong cơ cấu GO toàn ngành công nghiệp

thành phố đến năm 2020 còn khoảng 6,5%, đến năm 2030 còn khoảng 3,3%.

Bảng 4.11: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO các ngành chế biến, chế tạo khác đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

Phân ngành CN GO (tỷ đồng)

Tỷ trọng trong GO toàn ngành CN (%)

Tốc độ TT (%/năm)

2015 2020 2030 2015 2020 2030 2016-2020 2021-2030

Cả nhóm 4.159 4.990 7.780 9,1 6,5 3,3 3,7 4,5 - Chế biến gỗ, lâm sản 345 200 100,0 0,8 0,3 0,04 -10,3 -6,7 - SX giấy và SP từ giấy 496 530 700 1,1 0,7 0,29 1,3 2,8 - In, sao chép bản ghi 259 330 500 0,6 0,4 0,21 5,0 4,2 - SX giường, tủ, bàn, ghế 374 430 500 0,8 0,6 0,21 2,8 1,5 - CN chế biến, chế tạo khác 2.300 2.850 4.050 5,1 3,7 1,70 4,4 3,6 - Sửa chữa, lắp đặt MMTB 385 650 1.930 0,8 0,8 0,81 11,0 11,5

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị gia tăng giai đoạn 2016-2020 đạt

4,8%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 5,2%/năm.

- Nâng dần tỷ trọng VA/GO của nhóm đến năm 2020 đạt 25,5 %, đến 2030 đạt

27,2%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động của nhóm ngành này giai đoạn 2016-2020 đạt

5,8%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 3%/năm.

4.2.7.3. Định hướng phát triển theo lĩnh vực

4.2.7.3.1. Giai đoạn đến năm 2020:

- Ngành chế biến gỗ, lâm sản: Khuyến khích liên kết, hợp tác với các địa phương

trong vùng, các địa phương trên tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) để đầu tư

các dự án trồng, khai thác rừng và chế biến lâm đặc sản; khuyến khích phát triển sản

xuất các sản phẩm đồ gỗ cao cấp xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, các sản phẩm thủ công

mỹ nghệ để xuất khẩu và làm quà lưu niệm cho khách du lịch đến Đà Nẵng, các sản

phẩm gỗ cao cấp dùng trong ngành xây dựng và trang trí nội thất; duy trì quy mô hiện

tại, đồng thời thúc đẩy đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường

của các sản phẩm đồ gỗ xây dựng hiện có; hạn chế đầu tư trong các lĩnh vực xuất khẩu

Page 119: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

109

sản phẩm thô hoặc sơ chế (bao gồm cả dăm gỗ).

- Ngành sản xuất giấy: Tập trung phát triển sản xuất các loại giấy, bìa, bao bì

giấy chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất, nhu cầu tiêu dùng của

người dân trên địa bàn thành phố và trong vùng, trong đó ưu tiên đầu tư sản xuất các

loại giấy bao bì công nghiệp chất lượng cao; hạn chế tối đa các hoạt động tái chế giấy

với công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; không thu hút đầu tư trong lĩnh vực

sản xuất bột giấy.

- Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác: Duy trì phát triển các ngành

hàng/sản phẩm hiện đang có lợi thế về quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ, đặc biệt

là thị trường xuất khẩu như: giường, tủ, bàn, ghế; đồ chơi trẻ em; một số loại dụng cụ

thể thao (thiết bị câu và bắt cá, găng tay thể thao, bóng thể thao...); nến mỹ nghệ; thiết

bị, dụng cụ y tế; phụ kiện trong ngành may...; ưu tiên thu hút đầu tư sản xuất các loại

thiết bị, dụng cụ cao cấp trong ngành y tế (bao gồm cả nha khoa, chỉnh hình, phục hồi

chức năng); phát triển sản xuất các sản phẩm khác theo nhu cầu thị trường, trong đó ưu

tiên các sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm hướng vào xuất khẩu.

4.2.7.3.2. Tầm nhìn đến năm 2030:

Tập trung đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại để phát triển sản xuất các sản phẩm

chất lượng cao, sản phẩm cao cấp trong các ngành hàng có lợi thế như: đồ gỗ nội thất,

ngoại thất; đồ gỗ xây dựng; hàng thủ công mỹ nghệ; giấy bao bì công nghiệp; dụng cụ

thể thao; thiết bị, dụng cụ trong ngành y tế...

4.2.7.4. Định hướng phân bố sản xuất

- Chế biến gỗ, lâm sản: tập trung bố trí trên địa bàn huyện Hòa Vang.

- Sản xuất các sản phẩm từ giấy: bố trí tập trung trong các khu công nghiệp (Hòa

Khánh, Liên Chiểu, Hòa Cầm) và các cụm công nghiệp.

- Công nghiệp chế biến, chế tạo khác: bố trí tập trung các dự án mới trong các

khu công nghiệp (Hòa Khánh, Liên Chiểu, Hòa Cầm) và các cụm công nghiệp; di dời

các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi các khu dân cư.

4.2.8. Ngành khai thác khoáng sản

4.2.8.1. Quan điểm, định hướng phát triển chung

- Phát triển công nghiệp khai khoáng trên cơ sở tài nguyên đã được điều tra, đánh

giá đầy đủ, đảm bảo tuân theo các quy hoạch chuyên ngành về thăm dò, khai thác và sử

dụng khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phát triển chủ yếu dựa vào nội lực về tài chính và công nghệ của địa phương và

trong nước. Trong trường hợp cần thiết, có thể liên doanh với nước ngoài để điều tra,

thăm dò, tiến tới khai thác các khoáng sản ở dưới sâu, chưa được phát hiện, đòi hỏi kinh

phí đầu tư lớn, công nghệ phức tạp.

- Tăng cường quản lý; tổ chức sắp xếp lại sản xuất, giảm dần các đầu mối khai thác;

quản lý chặt chẽ việc đăng ký khai thác, khối lượng khai thác và chất lượng sản phẩm để

bảo vệ tốt nguồn tài nguyên, gìn giữ cảnh quan thiên nhiên và môi trường thành phố.

Page 120: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

110

- Thúc đẩy đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ nhằm tăng năng suất lao động, nâng

cao chất lượng sản phẩm, cải thiện môi sinh, môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế của

ngành khai thác chế biến khoáng sản Đà Nẵng.

- Hết sức chú trọng đến công tác vệ sinh môi trường lao động, chống bụi và tiếng

ồn, các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, an toàn trong bảo quản và sử dụng vật

liệu nổ công nghiệp trong khai thác đá.

4.2.8.2. Mục tiêu phát triển

4.2.8.2.1. Mục tiêu tổng quát: Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài

nguyên, khoáng sản; hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí; bảo vệ tài nguyên, môi trường

và cảnh quan thiên nhiên của thành phố.

4.2.8.2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Giá trị sản xuất ngành khai khoáng giai đoạn 2016-2020 giảm dần với tốc độ

bình quân 3,4%/năm; giai đoạn 2021-2030 giảm bình quân 1%/năm.

- Tỷ trọng ngành khai khoáng trong cơ cấu GO toàn ngành công nghiệp thành

phố giảm dần đến năm 2020 còn khoảng 0,7%, đến năm 2030 còn khoảng 0,2%.

Bảng 4.12: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO của ngành khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

Phân ngành CN GO (tỷ đồng)

Tỷ trọng trong GO toàn ngành CN (%)

Tốc độ TT (%/năm)

2015 2020 2030 2015 2020 2030 2016-2020 2021-2030

Ngành khai khoáng 595 500 450 1,3 0,7 0,2 -3,4 -1,0

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

- Giá trị tăng thêm ngành khai khoáng giai đoạn 2016-2020 giảm dần với tốc độ

bình quân 3%/năm; giai đoạn 2021-2030 giảm bình quân 0,4%/năm.

- Tỷ trọng VA/GO ngành khai khoáng đến năm 2020 đạt xấp xỉ 52%, đến năm

2030 đạt xấp xỉ 55,4%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động trong ngành khai khoáng giai đoạn 2016-2020

đạt 12,8%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 11,9%/năm.

4.2.8.3. Định hướng phát triển theo lĩnh vực

a) Giai đoạn đến năm 2020

- Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Giảm dần các đầu mối khai thác

đá xây dựng, đất đồi, vật liệu san lấp; tiến đến đóng cửa phần lớn các mỏ khai thác đá

vào năm 2020 để cải tạo môi trường. Phân vùng khai thác hợp lý và quản lý chặt khai

thác cát lòng sông để bảo vệ các công trình giao thông và thủy lợi trên các tuyến sông.

Dừng khai thác đất sét, cát trắng (mỏ Nam Ô) để làm vật liệu xây dựng thông thường

(gạch xây, ngói lợp, gạch ceramic…); khai thác hợp lý đất sét để sản xuất các sản

phẩm gốm, sứ cao cấp trong ngành xây dựng và trang trí nội thất.

- Khai thác khoáng sản phi kim khác: Duy trì khai thác than bùn để đáp ứng nhu

cầu sản xuất phân vi sinh phục vụ tại địa phương; tiếp tục khai thác có hiệu quả nguồn

nước khoáng nóng Đồng Nghệ (thôn Phước Nhơn, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang)

Page 121: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

111

phục vụ du lịch (nghỉ ngơi, dưỡng bệnh) và sản xuất nước khoáng đóng chai cung cấp

cho thị trường;

- Khai thác quặng kim loại: Bổ sung điểm vàng Khe Đương (xã Hòa Bắc, huyện

Hòa Vang) vào quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản chung của thành

phố và tiến hành cấp phép khai thác cho doanh nghiệp có đủ năng lực nhằm quản lý và

ngăn chặn các hoạt động khai thác trái phép của người dân tại điểm quặng vàng này.

b) Tầm nhìn đến năm 2030

Hạn chế tối đa các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn; tập trung công

tác phục hồi môi trường tại các mỏ đã đóng cửa; duy trì khai thác hợp lý khoáng sản

làm vật liệu xây dựng thông thường (đá, đất đồi) phục vụ nhu cầu xây dựng tại thành

phố; duy trì khai thác khoáng sản phục vụ du lịch (suối khoáng nóng); quản lý khai

thác hợp lý và có hiệu quả đối với các loại khoáng sản quí hiếm (quặng vàng, cát thủy

tinh...) để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao.

4.2.9. Ngành điện, gas

4.2.9.1. Quan điểm, định hướng phát triển chung

a) Đối với ngành sản xuất và phân phối điện năng:

- Phát triển nguồn và lưới điện phải gắn với định hướng phát triển kinh tế-xã hội

của thành phố, đảm bảo chất lượng điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm

tổn thất điện năng.

- Phát triển lưới điện truyền tải phải đồng bộ với tiến độ đưa vào vận hành các

nhà máy điện để đạt được hiệu quả đầu tư chung của hệ thống điện quốc gia và khu

vực; phù hợp với chiến lược phát triển ngành điện, quy hoạch phát triển điện lực và

các quy hoạch khác của vùng và các địa phương trong vùng.

- Phát triển đường dây truyền tải điện có dự phòng cho phát triển lâu dài trong

tương lai, sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung trên một hàng cột để

giảm diện tích chiếm đất. Đối với các quận trung tâm, các trung tâm phụ tải lớn, sơ đồ

lưới điện phải có độ dự trữ và tính linh hoạt cao hơn; thực hiện việc hiện đại hóa và

từng bước ngầm hóa lưới điện tại các quận, huyện, hạn chế tác động xấu đến cảnh

quan, môi trường thành phố.

- Từng bước hiện đại hóa lưới điện, cải tạo, nâng cấp các thiết bị đóng cắt, bảo vệ

và tự động hóa lưới điện; nghiên cứu sử dụng các thiết bị FACTS, SVC để nâng cao

giới hạn truyền tải; từng bước hiện đại hóa hệ thống điều khiển lưới điện.

b) Đối với lĩnh vực khí đốt, hơi nước, nước đá

Tập trung ưu tiên phát triển các lĩnh vực sản xuất hơi nước và khí sạch phục vụ

các ngành sản xuất công nghiệp.

4.2.9.2. Mục tiêu phát triển

4.2.9.2.1. Nhóm chỉ tiêu chung:

- Giá trị sản xuất công nghiệp ngành điện-gas giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng

với tốc độ bình quân 12,5%/năm; giai đoạn 2021-2030 tăng bình quân 13,5%/năm.

Page 122: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

112

- Tỷ trọng ngành điện-gas trong cơ cấu GO toàn ngành công nghiệp thành phố

tăng dần đến năm 2020 đạt khoảng 2,2%, đến năm 2030 đạt 2,5%.

Bảng 4.13: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO của ngành điện, gas đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

Phân ngành CN GO (tỷ đồng)

Tỷ trọng trong GO toàn ngành CN (%)

Tốc độ TT (%/năm)

2015 2020 2030 2015 2020 2030 2016-2020 2021-2030

Ngành sản xuất-phân phối điện, khí đốt, hơi nước…

926 1.670 5.920 2,0 2,2 2,5 12,5 13,5

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

- Giá trị tăng thêm ngành điện-gas giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng với tốc độ

bình quân 13,1%/năm; giai đoạn 2021-2030 tăng bình quân 14%/năm.

- Tỷ trọng VA/GO ngành điện-gas đến năm 2020 đạt xấp xỉ 81%, đến năm 2030

đạt xấp xỉ 85%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động trong ngành điện-gas giai đoạn 2016-2020 đạt

11,1%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 12,3%/năm.

4.2.9.2.2. Nhóm chỉ tiêu chuyên ngành điện:

- Chỉ tiêu cấp điện: Sản lượng điện thương phẩm đến năm 2020 ước đạt khoảng

4.524,3 triệu kWh, bình quân giai đoạn 2016-2020 ước tăng 11,1%/năm. Công suất

cực đại (Pmax) tăng bình quân 10,5%/năm.

- Tổng công suất dùng điện toàn thành phố đến năm 2020 khoảng 1.376 MWA,

đến năm 2030 khoảng 1.815 MWA.

- Cơ cấu tiêu thụ điện của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 sẽ là: điện cho công

nghiệp và xây dựng chiếm 41%; điện cho quản lý và tiêu dùng dân cư chiếm 41,9%;

điện cho thương mại và dịch vụ chiếm 11,6%; điện cho nông nghiệp và thủy sản chiếm

0,05%, điện cho các hoạt động khác chiếm 5,45%.

- Điện năng tiêu thụ bình quân đầu người của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

đạt 3.534 kWh/người/năm.

4.2.9.3. Quy hoạch hệ thống điện trên địa bàn

4.2.9.3.1. Về phát triển nguồn điện

Nguồn điện cung cấp cho thành phố Đà Nẵng vẫn chủ yếu là nguồn điện lưới

quốc gia 500, 220, 110kV và một phần nhỏ từ các nguồn điện Diezel độc lập trên địa

bàn. Ngoài ra, có thể lấy thêm nguồn điện từ Nhà máy thủy điện A Vương (210 MW)

thuộc tỉnh Quảng Nam và cân nhắc tiếp tục thực hiện các dự án thủy điện trên địa

bàn36 nhằm chủ động nguồn cấp điện cho thành phố, nhất là trong trường hợp xảy ra

sự cố trên lưới điện quốc gia.

4.2.9.3.2. Về phát triển lưới điện

4.2.9.3.2.1. Định hướng chung:

36 Các nhà máy điện: Sông Nam (8,5 MW); Sông Bắc I (16 MW); Sông Bắc II (16,5 MW).

Page 123: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

113

Việc phát triển lưới truyền tải điện trên địa bàn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn

2030 thực hiện theo Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-

2025 có xét đến 203537. Theo đó, định hướng phát triển lưới điện trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030 như sau:

- Phát triển hệ thống lưới điện 500, 220, 110kV dựa trên các nguồn điện lớn là

các nhà máy điện và các nguồn trạm 500, 220kV của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh

lân cận.

- Phát triển lưới 110kV cân đối với sự gia tăng phụ tải trên địa bàn. Trong đó,

ngoài các trạm 110kV hiện có sẽ được nâng công suất lên, có thể xây dựng mới các

trạm biến áp 110kV khác nếu cần.

4.3.9.3.2.2. Danh mục các dự án công trình điện ưu tiên: Thực hiện theo Quy

hoạch phát triển Điện lực thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó tập trung một số dự án như sau:

a) Giai đoạn 2016-2020:

+ Kéo dây mạch 2 tuyến Hòa Khánh-Huế.

+ Xây dựng mới trạm biến áp 220kV Hải Châu, quy mô công suất 2x250MVA.

+ Xây mới nhánh rẽ và trạm 220kV Ngũ Hành Sơn công suất 125MVA.

+ Nâng công suất trạm biến áp 220kV Hòa Khánh từ 2x125MVA lên

125+250MVA. dự kiến thực hiện vào năm 2016

+ Nâng công suất trạm biến áp 220kV Đà Nẵng lên 2x250MVA, dự kiến thực

hiện vào năm 2017.

+ Xây mới trạm biến áp 110kV Ngũ Hành Sơn, quy mô công suất 2x40MVA. Dự

kiến đưa vào vận hành năm 2017.

+ Xây mới trạm biến áp 110kV Cảng Tiên Sa, quy mô công suất 2x40MVA. Dự

kiến đưa vào vận hành năm 2018.

+ Xây mới trạm biến áp 110kV Hòa Khương, quy mô công suất 2x40MVA. Dự

kiến đưa vào vận hành năm 2019.

+ Xây dựng nhánh rẽ thứ 2 đấu nối từ đường dây 110KV Hòa Khánh - Lăng Cô

vào trạm 110kV Hòa Liên, chiều dài 2x2,2km. Dự kiến đưa vào vận hành năm 2018.

+ Đấu nối trạm 220kV Hải Châu vào tuyến cáp ngầm Xuân Hà - Chi Lăng, chiều

dài 2x0,5km. Dự kiến đưa vào vận hành năm 2018.

+ Nâng công suất trạm biến áp 110kV Xuân Hà từ 40MVA lên 63MVA. Dự kiến

thực hiện vào năm 2016.

+ Nâng công suất trạm biến áp 110kV An Đồn từ 25MVA lên 63MVA. Dự kiến

thực hiện vào năm 2016.

37 Quy hoạch này hiện đang được xây dựng để trình Bộ Công Thương phê duyệt.

Page 124: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

114

+ Nâng công suất máy 1 của trạm biến áp 110kV Liên Chiểu từ 40 MVA lên

63MVA. Dự kiến thực hiện vào năm 2019.

b) Giai đoạn 2021-2025:

+ Xây mới trạm 220kV Liên Chiểu quy mô 2 máy có công suất 250MVA. Dự

kiến hoàn thành vào năm 2025.

+ Lắp máy biến áp T2 công suất 250MVA cho trạm 220KV Ngũ Hành Sơn, đưa

tổng công suất trạm này lên 375 MVA. Dự kiến thực hiện vào năm 2021.

+ Xây mới trạm biến áp 110kV Thuận Phước, quy mô công suất 2x40MVA. Dự

kiến đưa vào vận hành năm 2021.

+ Xây dựng tuyến cáp ngầm mạch kép vượt sông, đấu nối vào đường dây 110kV

An Đồn - Cảng Tiên Sa, chiều dài 2x4km. Dự kiến đưa vào vận hành năm 2021.

+ Xây mới trạm biến áp 110kV Cảng Liên Chiểu, quy mô công suất 2x40MVA.

Dự kiến đưa vào vận hành máy 1 vào năm 2021, máy 2 vào năm 2025.

+ Lắp máy biến áp T2 công suất 63MVA cho trạm biến áp 110kV Chi Lăng. Dự

kiến thực hiện vào năm 2023.

+ Nâng công suất máy 2 của trạm biến áp 110kV Liên Chiểu từ 40 MVA lên

63MVA. Dự kiến thực hiện vào năm 2023.

+ Nâng công suất máy 2 của trạm biến áp 110kV An Đồn từ 2 MVA lên

63MVA. Dự kiến thực hiện vào năm 2022.

+ Lắp máy biến áp T2 công suất 63MVA cho trạm biến áp 110kV Ngũ Hành

Sơn. Dự kiến thực hiện vào năm 2023.

+ Nâng công suất máy 2 của trạm biến áp 110kV Quận 3 từ 40 MVA lên

63MVA. Dự kiến thực hiện vào năm 2024.

+ Lắp máy biến áp T2 công suất 40MVA cho trạm biến áp 110kV Cảng Tiên Sa.

Dự kiến thực hiện vào năm 2025.

+ Nâng công suất máy 2 của trạm biến áp 110kV Hòa Khánh từ 40MVA lên

63MVA. Dự kiến thực hiện vào năm 2021.

+ Nâng công suất máy 2 của trạm biến áp 110kV Cầu Đỏ từ 25 MVA lên

63MVA. Dự kiến thực hiện vào năm 2023.

+ Lắp máy biến áp T2 công suất 63MVA cho trạm biến áp 110kV Hòa Liên. Dự

kiến thực hiện vào năm 2023.

+ Lắp máy biến áp T2 công suất 40MVA cho trạm biến áp 110kV Hòa Xuân. Dự

kiến thực hiện vào năm 2025.

+ Nâng công suất máy 2 của trạm biến áp 110kV Hòa Liên từ 40 MVA lên

63MVA. Dự kiến thực hiện vào năm 2025.

c) Giai đoạn 2026-2030

Page 125: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

115

+ Nâng công suất trạm 500kV Đà Nẵng, thay 2 máy biến áp 450MVA bằng 2

máy 900MVA, đưa tổng công suất trạm này lên 1.800MVA.

+ Nâng công suất trạm biến áp 220kV Hải Châu lên 2x250MVA (thay máy

125MVA bằng máy 250 MVA).

+ Nâng công suất trạm biến áp 220kV Hòa Khánh lên 2x250MVA.

+ Nâng công suất trạm biến áp 220kV Ngũ Hành Sơn lên 2x250MVA.

+ Xây mới 5 trạm biến áp 110kV gồm: Làng Vân, Cảng Tiên Sa 2, Hòa Hải, Hòa

Liên 2 và Hòa Nhơn. Quy mô mỗi trạm gồm 2 máy, trước mắt lắp 1 máy 63MVA.

+ Nâng công suất các trạm biến áp 110kV Liên Trì, Xuân Hà, Cảng Liên Chiểu,

Quận 3, Cầu Đỏ, Hòa Xuân, Hòa Khương lên 2x63MVA mỗi trạm.

+ Nâng công suất trạm biến áp 110kV Thuận Phước lên 40+63MVA.

+ Cải tạo đường dây 110kV Hòa Khánh-Cầu Đỏ 2 mạch, chiều dài 14,6km.

4.2.10. Ngành cấp nước, công nghiệp môi trường

4.2.10.1. Quan điểm, định hướng phát triển chung

a) Về cấp nước:

Cấp nước cho thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác

định là nguồn nước mặt, chủ yếu từ 2 con sông chính là sông Vu Gia - Cầu Đỏ và sông

Cu Đê. Nguồn dự kiến thêm là hệ thống hồ Đồng Nghệ, hồ Hòa Trung, kể cả nguồn

nước biển để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước rất lớn trong tương lai. Nguồn nước

ngầm chỉ dùng dự trữ để cấp cho nhu cầu dân sinh ở các vùng chưa có mạng lưới phân

phối.

Tiếp tục đầu tư nâng công suất các nhà máy nước và mở rộng phạm vi cấp nước

theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến

năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt. Áp dụng công nghệ mới nhằm giảm tối đa

diện tích đất xây dựng các công trình.

b) Về thoát nước:

Nước thải phải xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn vệ sinh (TCVN 7222: 2002) và qui

chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN 14: 2008/BTNMT) rồi mới xả ra môi

trường tiếp nhận. Thu gom nước thải phải đạt 80% tiêu chuẩn cấp nước.

Đến năm 2020, sử dụng hệ thống thoát nước mưa để thoát nước thải sinh hoạt

sau khi đã qua bể tự hoại trong các hộ gia đình, cơ quan, công trình công cộng; xử lý

dứt điểm các vấn đề liên quan đến hệ thống thu gom nước thải toàn thành phố. Đến

năm 2030: kết hợp hai hệ thống thoát nước chung và hai hệ thống thoát nước thải riêng

dẫn về trạm xử lý. Nước thải công nghiệp, bệnh viện được xử lý tại các trạm xử lý cục

bộ riêng biệt rồi xả vào nguồn tiếp nhận. Việc cải tạo và xây dựng mới các trạm xử lý

nước thải thực hiện theo Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năn

2030, tầm nhìn đến năm 2030.

Page 126: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

116

c) Về vệ sinh môi trường

Phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh; xử lý tách riêng rác thải sinh hoạt và

rác thải công nghiệp, bệnh viện; quy hoạch các khu xử lý rác tập trung (đối với các đô

thị) kết hợp với các khu xử lý phân tán (đối với ngoại thành). Chú trọng ứng dụng

công nghệ hiện đại trong xử lý rác thải để sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao

như: thu hồi khí gas, hơi đốt để sản xuất điện năng sạch; tận thu tái chế chất thải rắn

khó phân hủy để sản xuất dầu đốt CN; chế biến phân vi sinh tử rác thải hữu cơ...

4.2.10.2. Mục tiêu phát triển

4.2.10.2.1. Nhóm chỉ tiêu chung

- Giá trị sản xuất công nghiệp ngành cấp nước và xử lý rác giai đoạn 2016-2020

tăng trưởng với tốc độ bình quân 13,1%/năm; giai đoạn 2021-2030 tăng bình quân

13,5%/năm.

- Tỷ trọng ngành cấp nước và xử lý rác trong cơ cấu GO toàn ngành công nghiệp

thành phố tăng dần đến năm 2020 đạt khoảng 1%, đến năm 2030 đạt khoảng 1,2%.

Bảng 4.14: Dự kiến cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GO của ngành cấp nước, xử lý rác đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Phương án chọn (Phương án 2)

Phân ngành CN GO (tỷ đồng)

Tỷ trọng trong GO toàn ngành CN (%)

Tốc độ TT (%/năm)

2015 2020 2030 2015 2020 2030 2016-2020 2021-2030

Ngành cấp nước, xử lý rác thải

421 780 2.760 0,9 1,0 1,2 13,1 13,5

- Cấp nước 253 428 1.164 0,6 0,6 0,5 11,1 10,5 - Thoát nước, xử lý nước thải

5 20 100 0,0 0,0 0,0 32,0 17,5

- Thu gom, xử lý rác thải; tái chế phế liệu

157 315 1.209 0,3 0,4 0,5 14,9 14,4

- Xử lý ô nhiễm 6 17 287 0,0 0,0 0,1 23,2 32,7

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

- Giá trị tăng thêm ngành cấp nước và xử lý rác giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng

với tốc độ bình quân 13,7%/năm; giai đoạn 2021-2030 tăng bình quân 14%/năm.

- Tỷ trọng VA/GO ngành cấp nước và xử lý rác đến năm 2020 đạt xấp xỉ 74%,

đến năm 2030 đạt xấp xỉ 77,4 %.

- Tốc độ tăng năng suất lao động trong ngành cấp nước và xử lý rác giai đoạn

2016-2020 đạt 4,3%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 5,6%/năm.

4.2.10.2.2. Chỉ tiêu chuyên ngành cấp nước

- Nâng tổng công suất nước sạch của các nhà máy nước thành phố Đà Nẵng cung

cấp đến năm 2020 sẽ là: 450.000m3/ngđ, và tới năm 2030 sẽ là 800.000m3/ngđ.

- Đến năm 2020, sản lượng nước máy thương phẩm ước đạt 86,8 triệu m3, bình

quân giai đoạn 2016-2020 tăng 8,3%/năm; tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch hợp

vệ sinh đạt trên 95%.

- Tỷ lệ thất thoát đến năm 2020 là: 13,8%, giảm 16,2% so với năm 2015.

Page 127: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

117

4.2.10.2.3. Chỉ tiêu chuyên ngành thoát nước và vệ sinh môi trường

- Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt toàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 sẽ

là: 180.000 m3/ngđ, và đến năm 2030 sẽ là: 380.000 m3/ngđ.

- Tổng công suất các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đến năm 2020 đạt 160.000

m3/ngđ; đến năm 2030 đạt 420.000 m3/ngđ.

- Đến năm 2020 xử lý nước thải đạt loại B; năm 2030 đạt loại A (theo QCVN

40:2011/BTNMT , QCVN 11:2008/BTNMT).

- Khối lượng thu gom chất thải rắn đến năm 2030 dự kiến đạt 3.080 tấn/ngày-

đêm, với tỷ lệ thu gom đạt 100%.

4.2.10.3. Danh mục dự án ưu tiên trong ngành:

(Xem nội dung tại Mục VI, Phụ lục 8).

4.3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP

4.3.1. Dự báo nhu cầu đất cho phát triển ngành công nghiệp thành phố

Nhu cầu đất cho phát triển công nghiệp thành phố trong thời gian tới được dự

báo dựa trên các cơ sở sau đây:

4.3.1.1. Nhu cầu đất của các doanh nghiệp công nghiệp hiện có trên địa bàn:

Nhu cầu này chủ yếu bao gồm đất để triển khai các dự án đầu tư mới của các

doanh nghiệp hiện có (chủ yếu là các DN vừa và lớn) và đất để bố trí di dời các cơ sở

sản xuất nhỏ nằm xen lẫn trong các khu dân cư đô thị vào các cụm công nghiệp.

Theo khảo sát của Sở Công Thương đối với hơn 60 doanh nghiệp có quy mô sản

xuất thuộc nhóm dẫn đầu của ngành công nghiệp thì tổng nhu cầu đất để mở rộng sản

xuất và đầu tư dự án mới của các doanh nghiệp này là 71,5 ha (chưa kể nhu cầu đất

cho phát triển nguồn nguyên liệu nông, lâm nghiệp của một số DN).

Theo thống kê của các quận, huyện, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp nằm

trong các khu dân cư cần phải di dời tập trung vào các cụm công nghiệp dự kiến trên

571 cơ sở.

Bảng 4.15: Tổng hợp khảo sát của các quận, huyện về số lượng cơ sở sản xuất có nhu cầu di dời và phát triển trong các CCN

Stt Ngành nghề Số lượng cơ sở sản xuất

Hải Châu

Thanh Khê

Sơn Trà

Liên Chiểu

NHS Cẩm Lệ

Hòa Vang

1 Chế biến gỗ, sản xuất gạch 23 14 25 1 6 38 2

2 Gia công cơ khí: rèn đúc cán kéo kim loại, dập cắt gò hàn, sơn

103 18 62 14 15 72

3 Chế biến thực phẩm tươi sống, nước mắm, dầu ăn, phơi hải sản

21 25 23 1 3 22 1

4 Tái chế giấy, nhựa, GC may mặc 2 14 12 2 8 12 1

5 SX nước đá, nước rửa chén, rượu 3 8 5 8 7

Tổng cộng 152 79 127 18 40 151 4

(Nguồn: Tổng hợp thông tin do các Phòng Kinh tế/Kinh tế-Hạ tầng quận, huyện cung cấp)

Page 128: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

118

Nếu tính cả các cơ sở không thuộc diện phải di dời nhưng có mong muốn thuê

đất trong các cụm công nghiệp để ổn định và phát triển sản xuất thì con số này có thể

lên đến trên 700 cơ sở. Kết quả khảo sát riêng của Quận Cẩm Lệ đối với 232 cơ cở sản

xuất trên địa bàn quận thì có tới 196 cơ sở (chiếm tỷ lệ 84,5%) có nhu cầu thuê đất

trong các khu-cụm công nghiệp tập trung để di dời và mở rộng sản xuất. Tổng nhu cầu

đất của 196 cơ sở này là 245.750 m2, bình quân 1.254 m2/cơ sở. Từ đó ước tính nhu

cầu đất của khoảng 700 cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ thuộc các quận, huyện là

877.700 m2, tương đương gần 87,8 ha.

Căn cứ theo 2 nguồn khảo sát của Sở Công Thương và của các quận, huyện thì

tổng nhu cầu đất cho phát triển sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp/cơ sở sản

xuất hiện có trên địa bàn ước khoảng 160 ha.

4.3.1.2. Nhu cầu đất thu hút các dự án đầu tư gắn với thành lập doanh

nghiệp/cơ sở sản xuất mới:

Tốc độ tăng bình quân về số lượng doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn giai

đoạn 2011-2015 là 8,4%/năm với số lượng doanh nghiệp CN đến cuối năm 2015 ước

tính là 1.270 DN. Dự kiến giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh

nghiệp CN đạt khoảng 8%/năm; giai đoạn 2021-2030 dự kiến đạt 7,5%/năm. Theo đó,

số lượng doanh nghiệp dự kiến tăng thêm trong giai đoạn 2016-2020 là 600 DN, giai

đoạn 2021-2030 là 2.000 DN. Với khoảng 75% số doanh nghiệp tăng thêm này có nhu

cầu thuê đất trong các khu, cụm công nghiệp (trong đó có khoảng 75% là doanh

nghiệp nhỏ), ước tính nhu cầu đất sản xuất cho số lượng DN này trong giai đoạn 2016-

2020 là 220 ha và giai đoạn 2021-2030 là 730 ha (bình quân 1.500 m2/DN cho 75%

DN nhỏ và 15.000 m2 cho 25% các DN còn lại).

4.3.1.3. Dự báo tổng nhu cầu đất phát triển công nghiệp đến năm 2030

Trên cơ sở khảo sát và tính toán nêu trên, dự báo nhu cầu đất cho phát triển

ngành công nghiệp thành phố từ nay đến năm 2020 khoảng 380 ha; giai đoạn 2021-

2030 khoảng trên 750 ha. Tổng cộng nhu cầu đất cho phát triển công nghiệp trong giai

đoạn từ nay đến 2030 ước tính khoảng 1.130 ha.

Hiện tại, 06 KCN cũ của thành phố đã đạt tỷ lệ lấp đầy gần 86%, phần diện tích

đất công nghiệp còn lại dành cho thuê chỉ còn khoảng 112 ha. Khu Công nghệ cao Đà

Nẵng có diện tích quy hoạch là 1.129,8 ha với phần diện tích dành cho các khu chức

năng là 673,9 ha, trong đó diện tích dành cho sản xuất công nghệ cao là 208 ha (chiếm

30,9%). Hai khu công nghệ thông tin tập trung có tổng diện tích quy hoạch là 397,5

ha, dự kiến diện tích có thể dành cho sản xuất công nghiệp phần cứng chưa đến 100

ha. Như vậy, tổng diện tích đất quy hoạch cho sản xuất công nghiệp trong các khu

công nghiệp hiện có và các khu CNC, khu CNTT trong thời gian tới ước khoảng 420

ha, đáp ứng khoảng 37,2% so với tổng nhu cầu đất công nghiệp dự kiến đến năm 2030.

Điều này đặt ra yêu cầu phát triển thêm các KCN, CCN mới để đáp ứng phần nhu cầu

đất công nghiệp còn lại vào khoảng 710 ha nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng sản

xuất của ngành công nghiệp thành phố trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các rào cản thương mại, đầu tư có xu

Page 129: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

119

hướng giảm dần, mức độ cạnh tranh thu hút nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn cũng

sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Sức hấp dẫn của các khu, cụm công nghiệp sẽ là một trong

những yếu tố quan trọng để thu hút các nguồn vốn đầu tư.

4.3.2. Quan điểm, định hướng chung phát triển các khu, cụm CN

Đà Nẵng phát triển theo định hướng “thành phố môi trường”, ưu tiên các ngành

công nghiệp sạch, sử dụng kỹ thuật-công nghệ cao, sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng

và các ngành công nghiệp hỗ trợ. Do đó, quan điểm, định hướng chung phát triển các

khu, cụm CN trên địa bàn phải bám sát định hướng trên. Cụ thể như sau:

- Phát triển khu, cụm công nghiệp phải căn cứ vào điều chỉnh Quy hoạch chung

thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch sử dụng đất và

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng; đồng thời phải phù

hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung, trong đó chú trọng tạo sự liên kết với các khu kinh tế, khu công nghiệp trong

vùng.

- Phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng hiện đại, đáp ứng đủ nhu cầu mặt

bằng cho sản xuất công nghiệp phải được coi là điều kiện then chốt để thu hút đầu tư,

thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp thành phố.

- Phát triển khu, cụm công nghiệp phải đảm bảo hiệu quả cao về kinh tế và sử

dụng tiết kiệm tài nguyên đất đai.

- Phát triển khu, cụm CN bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, kết hợp với bảo vệ

tài nguyên và môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng -

an ninh, ổn định chính trị, giữ gìn trật tự xã hội, thực hiện tốt các chính sách an sinhxã hội.

- Kết hợp chặt chẽ việc phát triển khu, cụm công nghiệp với việc thúc đẩy chuyển

dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo định hướng chung của ngành; kết hợp chặt chẽ giữa

quy hoạch khu, cụm công nghiệp với quy hoạch khu đô thị, khu dân cư và các dịch vụ

phục vụ nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Đối với những khu, cụm công nghiệp liền kề,

việc quy hoạch cần phải đảm bảo tính kết nối hạ tầng kỹ thuật chung giữa các khu, cụm

công nghiệp trên địa bàn.

4.3.3. Mục tiêu phát triển

4.3.3.1. Mục tiêu chung: Hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp hợp lý

trên địa bàn; đảm bảo về cơ bản nhu cầu đất cho phát triển các ngành công nghiệp, đặc

biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng phát triển của thành phố; đảm bảo phát

triển hệ thống khu, cụm công nghiệp bền vững theo hướng tăng trưởng xanh và thật sự

trở thành động lực cho phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn thành phố.

4.3.3.2. Mục tiêu cụ thể

4.3.3.2.1. Giai đoạn từ nay đến năm 2020

4.3.3.2.1.1. Khu công nghiệp:

- Tập trung xây dựng và hoàn thiện hạ tầng Khu công nghệ cao, Khu phụ trợ

công nghệ cao, các khu công nghệ thông tin tập trung đã được quy hoạch, đồng thời

Page 130: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

120

đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu này.

- Rà soát, đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong 06 KCN đã có, đồng thời nghiên

cứu từng bước chuyển đổi các KCN này từ mô hình KCN truyền thống sang mô hình

KCN sinh thái. Triển khai áp dụng thí điểm với 01 KCN38.

- Phát triển thêm 03 KCN mới gồm: KCN Hòa Cầm-Giai đoạn II, KCN Hòa

Nhơn và KCN Hòa Ninh; cắt giảm một phần diện tích các KCN: Đà Nẵng, Liên Chiểu

để chuyển đổi thành khu đô thị.

- Tổng diện tích quy hoạch các KCN, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông

tin tập trung trên địa bàn (không tính các khu công viên phần mềm) đến năm 2020

khoảng 3.181 ha, tăng 856 ha so với năm 2015. Nếu chỉ tính riêng diện tích các khu

công nghiệp đến năm 2020 là 1.697,4 ha, tăng 633,1 ha so với năm 2015.

4.3.3.2.1.2. Cụm công nghiệp:

- Hoàn thiện hạ tầng CCN Làng nghề điều khắc đá mỹ nghệ Non Nước có diện

tích 35 ha và di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất từ vị trí làng nghề cũ vào CCN làng

nghề mới.

- Đầu tư xây dựng CCN Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn với diện tích 7,65 ha để bố

trí tập trung các cơ sở làm nghề đá chẻ vào CCN này nhằm quản lý tốt các vấn đề về ô

nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề.

- Phát triển thêm 5-6 cụm công nghiệp mới nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu đất cho

các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa, đặc biệt là các cơ sở nằm trong khu dân cư cần phải di

dời và bố trí tập trung để ổn định và phát triển sản xuất, khắc phục các vấn đề về ô

nhiễm môi trường trong khu dân cư; tạo ra sự liên kết phát triển theo ngành nghề trong

các CCN để hướng tới chuyên môn hóa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp-TTCN.

- Tổng diện tích quy hoạch phát triển các CCN (cả cũ và mới) trên địa bàn đến

năm 2020 dự kiến khoảng 242 ha, tăng 165 ha so với năm 2015.

4.3.3.2.2. Tầm nhìn đến năm 2030:

- Tập trung thu hút đầu tư vào các KCN, CCN đã xây dựng trong giai đoạn trước

với tỷ lệ lấp đầy đến năm 2030 đạt trên 80%.

- Hoàn thành chuyển đổi tất cả các KCN, CCN trên địa bàn theo mô hình Khu ,

cụm CN sinh thái. Nghiên cứu khả năng quy hoạch lại các KCN tổng hợp đa ngành

nghề hiện có theo hướng hình thành trong lòng các KCN này các phân khu chức năng

theo mô hình cụm liên kết ngành với các cụm nhà xưởng xây dựng sẵn để cho thuê

nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng đất của KCN.

- Mở rộng diện tích một số KCN, phát triển thêm các KCN mới tùy theo dự báo

nhu cầu đất cho phát triển công nghiệp trong các giai đoạn tiếp theo và cân đối quỹ đất

còn lại của thành phố.

- Tổng diện tích quy hoạch KCN đến năm 2030 dự kiến khoảng 3.746 ha, tăng

565 ha so với năm 2020. Diện tích quy hoạch CCN về cơ bản không tăng thêm.

38 Dự kiến lựa chọn KCN Hòa Cầm để thực hiện thí điểm chuyển đổi thành KCN sinh thái.

Page 131: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

121

4.3.4. Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp

4.3.4.1. Định hướng đầu tư xây dựng các khu, cụm CN

- Huy động đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã hoạt

động, trong đó đặc biệt chú trọng quản lý và xử lý tốt các nguồn thải công nghiệp như

nước thải, khí thải, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Hướng đến chuyển

đổi các KCN theo mô hình truyền thống sang mô hình KCN sinh thái.

- Thu hút đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp mới có kết cấu hạ tầng hiện

đại, đồng bộ, có các dịch vụ, tiện ích phục vụ hoạt động sản xuất của các doanh

nghiệp, gắn với quy hoạch xây dựng hợp lý khu đô thị, khu chung cư cho người lao

động và các công trình dịch vụ xã hội.

4.3.4.2. Định hướng thu hút đầu tư vào các khu, cụm CN

- Bố trí dự án theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng lĩnh vực ngành

nghề đã định hướng cho từng khu, cụm CN. Việc bố trí dự án phải tiết kiệm đất, ưu

tiên cho những dự án thuộc các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển của thành phố

như công nghiệp công nghệ cao, cơ khí chính xác, tự động hóa, công nghiệp hỗ trợ…

- Hạn chế các dự án đầu tư có công nghệ lạc hậu, nguy cơ ô nhiễm môi trường

cao, sử dụng quá nhiều lao động phổ thông, sử dụng đất kém hiệu quả.

4.3.5. Danh mục các dự án khu, cụm công nghiệp ưu tiên

4.3.5.1. Khu công nghiệp

- Đối với 06 KCN đã có, giai đoạn từ nay đến năm 2020, chủ yếu triển khai các

hoạt động đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng như cấp nước, thoát nước, xử lý

chất thải, hệ thống giao thông nội khu…, trong đó, chú trọng đầu tư hoàn thiện hệ

thống xử lý nước thải tại các KCN: Liên Chiểu, Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng,

Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng; đồng thời nhanh chóng rà soát, thu hồi các dự án chậm

triển khai trong các KCN để kêu gọi đầu tư các dự án mới.

- Ngoài 06 KCN hiện có, tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng 03 KCN mới, hoàn

thiện hạ tầng Khu công nghệ cao Đà Nẵng, đầu tư xây dựng Khu phụ trợ công nghệ

cao và các khu công nghệ thông tin tập trung theo quy hoạch đã được cấp có thẩm

quyền phê duyệt. Cụ thể như sau:

Bảng 4.17: Quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn TP Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Stt Tên KCN Địa bàn Diện tích QH (ha)

Ghi chú Hiện trạng năm 2016

Đến 2020

Đến 2030

I Khu công nghiệp 1.064,27 1.697,34 2.052,01

1 Đà Nẵng P. An Hải Bắc, Quận Sơn Trà

47,85 17,85 17,85 Chuyển đổi 30 ha thành khu đô thị

2 DVTS Đà Nẵng

P. Thọ Quang, Quận Sơn Trà

50,64 50,64 50,64

3 Hòa Cầm P. Hòa Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ

149,84 149,84 149,84

4 Hòa Khánh P. Hòa Khánh, 393,99 348,99 348,99 Tách 40 ha diện tích

Page 132: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

122

Quận Liên Chiểu hồ Bàu Tràm

5 Hòa Khánh MR

P. Hòa Khánh, Quận Liên Chiểu

132,60 132,60 132,60

6 Liên Chiểu P. Hòa Hiệp, Quận Liên Chiểu

289,35 203,85 203,85 Tách 85,5 ha đất để phát triển khu đô thị

7 Hòa Cầm - Giai đoạn 2

P. Hòa Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ

- 110 110 Đã được phê duyệt theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 8 Hòa Ninh

X. Hòa Ninh, Huyện Hòa Vang

- 200 200

9 Hòa Ninh mở rộng

X. Hòa Ninh, Huyện Hòa Vang

- - 354,67 Mới bổ sung vào quy hoạch

10 Hòa Nhơn X. Hòa Nhơn, Huyện Hòa Vang

- 483,57 483,57 Mới bổ sung vào quy hoạch

I Khu CNC, khu CNTT tập trung 1.260,76 1.483,54 1.694,04

1 Khu CNC Đà Nẵng

X. Hòa Liên, Huyện Hòa Vang

1.129,76 1.129,76 1.129,76 Đã cơ bản hoàn thành hạ tầng; đang thu hút đầu tư

2 Khu phụ trợ CNC

X. Hòa Liên, huyện Hòa Vang

- 166,74 166,74 Đã phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500

3 Khu CNTT tập trung Đà Nẵng

X. Hòa Liên, huyện Hòa Vang

131 131 341,5 Đang triển khai xây dựng hạ tầng

4 Khu CNTT tập trung số 2

X. Hòa Sơn-Hòa Ninh, huyện Hòa Vang

56 56

TỔNG CỘNG

(I + II) 2.325,07 3.180,88 3.746,05

4.3.5.2. Cụm công nghiệp

Ngoài CCN Thanh Vinh mở rộng đã đi vào hoạt động ổn định với tỷ lệ lấp đầy

100% và 02 cụm làng nghề đã và đang thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, trong giai

đoạn từ nay đến năm 2020, dự kiến quy hoạch phát triển tiếp một số cụm công nghiệp-

TTCN trên địa bàn. Cụ thể như sau:

Bảng 4.18: Quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020

Stt Tên CCN Địa điểm

Diện tích QH (ha)

Mục đích Hiện trạng 2016

Đến 2020

I. Huyện Hòa Vang

1 Thanh Vinh mở rộng

Xã Hòa Liên 34,8 34,8 (Đã lấp đầy 100% phần diện tích chính (29,6 ha)

2 Hòa Nhơn Xã Hòa Nhơn 40 Bố trí di dời các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư và thu hút đầu tư mới của các cơ sở SX nhỏ và vừa

3 Hòa Phong Thôn Cẩm Toại, xã Hòa Phong

50

4 Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn

Xã Hòa Sơn 7,65 7,65 Bố trí di dời, tập trung các cơ sở SX đá chẻ trên địa bàn

Page 133: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

123

II. Quận Cẩm Lệ

1 Cẩm Lệ Phường Hòa Thọ Tây

- 40

Bố trí di dời các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư và thu hút đầu tư các cơ sở SX nhỏ và vừa

2 CCN Thủ công mỹ nghệ Đà Nẵng

Phường Hòa Thọ Tây

5

Thu hút tập trung các cơ sở SX hàng TCMN, sản phẩm truyền thống, đặc trưng phục vụ và kết nối tuyến du lịch đường sông Sông Hàn - Túy Loan

III. Quận Liên Chiểu

1 Hòa Khánh Nam

Phường Hòa Khánh Nam (khu kho tàng và cơ sở sản xuất sau ga đường sắt mới, gần đường Hoàng Văn Thái)

11,8

Bố trí di dời các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư và thu hút đầu tư mới của các cơ sở SX nhỏ và vừa

2 Hòa Hiệp Bắc

Phường Hòa Hiệp Bắc (khu đất giáp phía Bắc trạm xử lý nước thải KCN Liên Chiểu)

13

3 Làng nghề nước mắm Nam Ô

Phường Hòa Hiệp 5

Bố trí tập trung các cơ sở thuộc làng nghề nước mắm Nam Ô và các cơ sở chế biến thủy sản nhỏ và vừa khác trên địa bàn TP

IV. Quận Ngũ Hành Sơn

1

Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non nước

Phường Hòa Hải 35 35

Bố trí di dời các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư và thu hút đầu tư mới của các cơ sở SX nhỏ và vừa

Tổng cộng 77,45 242,3

((*): CCN Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước hiện nay đã cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng)

4.4. TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG

NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030

4.4.1. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển các ngành sản xuất công nghiệp

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển các ngành sản xuất công nghiệp trong mỗi thời kỳ

được tính toán trên cơ sở hệ số ICOR. Hệ số này ở mỗi vùng, mỗi tỉnh sẽ khác nhau và

phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể.

Hệ số ICOR của ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 là 3,6. Giai

đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, bối cảnh kinh tế chung trong nước

và quốc tế được dự báo tiếp diễn theo xu hướng tích cực. Trong bối cảnh đó, để đảm

bảo nguồn vốn cho phát triển công nghiệp thành phố nhằm đạt được mục tiêu tăng

trưởng GDP theo phương án chọn (Phương án 2), đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn đầu tư của ngành, hệ số ICOR ngành công nghiệp giai đoạn 2016-2020 và 2021-

2030 cần duy trì ở vào khoảng từ 3 đến 4.

Page 134: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

124

Bảng 4.19 dưới đây là kết quả tính toán dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển các

ngành sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016-2020 và 2021-2030 với hệ số ICOR lựa

chọn để tính toán cho cả hai giai đoạn là 3,5:

Bảng 4.19: Tính toán nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

Năm 2016-2020 2021-2030

VAn - VA0 (tỷ đồng, giá 2010) 9.298 54.630

Hệ số ICOR 3,5 3,5

Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng, giá 2010) 32.544 191.204

(VAn: Giá trị tăng thêm của ngành CN ở năm cuối kỳ nghiên cứu; VA0: Giá trị tăng thêm của ngành CN ở năm trước năm đầu kỳ nghiên cứu; các giá trị VA năm 2015, 2020, 2030 lấy theo Phương án 2).

Căn cứ cơ cấu vốn đầu tư công nghiệp thực tế trên địa bàn giai đoạn 2011-2015, Sở Công Thương dự kiến nhu cầu vốn đầu tư công nghiệp giai đoạn 2016-2020 và 2021-2030 chia theo các phân ngành cấp 1 như Bảng 4.20 sau, trong đó cơ cấu phân bổ vốn giữa các phân ngành theo xu hướng tăng tỷ trọng các ngành điện, nước, môi trường; giảm tỷ trọng ngành khai khoáng, CN chế biến.

Bảng 4.20: Cơ cấu nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 theo phân ngành cấp 1

Phân ngành

2016-2020 2021-2030

Cơ cấu (%)

Vốn đầu tư (Tỷ đồng)

Hệ số ICOR

Cơ cấu (%)

Vốn đầu tư (Tỷ đồng)

Hệ số ICOR

Toàn ngành CN 100 32.544 3,5 100 191.204 3,50

- CN khai thác 0,2 60 -1,4 0,0 40 -3,8

- CN chế biến, chế tạo 87,3 28.416 3,4 84,48 161.527 3,3

- CN điện, gas 8,5 2.766 4,5 10,0 19.120 5,2

- CN nước, XL rác thải 4,0 1.302 4,8 5,5 10.516 6,7

4.4.2. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công

nghiệp-TTCN

Trong Bảng 4.21 dưới đây, nhu cầu vốn đầu tư các KCN, CCN có đánh dấu (*)

là do nhóm nghiên cứu quy hoạch tạm tính căn cứ theo Quyết định 1161/QĐ-BXD

ngày 15/10/2015 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công

trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2014; các KCN, CCN

và làng nghề còn lại căn cứ theo các quyết định phê duyệt của UBND thành phố Đà

Nẵng đối với các KCN, CCN, làng nghề này.

Bảng 4.21: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025

Stt Chỉ tiêu Diện tích

quy hoạch (ha)

Tổng vốn ĐT dự kiến

(tỷ đồng)

Phân kỳ đầu tư

Đến năm 2015

2016-2020

2021-2025

I KCN, KCNC, KCNTT 2.842,2 25.431 3.556 13.355 8.100

1 04 KCN mới (Hòa Cầm GĐ 2, Hòa Nhơn,

1.148,2 9.020 4.280 4.740

Page 135: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

125

Hòa Ninh và Hòa Ninh mở rộng)

2 Khu công nghệ cao Đà Nẵng 1.129,8 8.841 3.452 5.389

3 Khu phụ trợ công nghệ cao (*) 166,7 1.300 1.300

4 Khu CNTT tập trung Đà Nẵng 341,5 5.850 104 2.386 3.360

5 Khu CNTT tập trung số 2 56,0 420 420

II Các CCN mới 207,45 896,2 138,2 758

1 Các CCN: Cẩm Lệ, Hòa Nhơn, Hòa Phong

130 650 650

2 CCN Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước

35,0 134 134

3 CCN Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn 7,65 8,0 4,2 3,8

4 Các CCN: Thủy sản Nam Ô, Hòa Khánh Nam, Hòa Hiệp Bắc, CCN TCMN (*)

34,8 104,2 104,2

TỔNG SỐ 3.049,69 26.327,2 3.694,2 14.113 8.100

4.4.3. Tổng hợp nhu cầu vốn và dự kiến cơ cấu huy động vốn đầu tư phát

triển ngành công nghiệp thành phố

4.4.3.1. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành CN

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành CN giai đoạn 2016-2030 dự kiến

khoảng 245.961 tỷ đồng (giá so sánh 2010). Trong đó, giai đoạn 2016-2020 cần

khoảng 46.657 tỷ đồng, bình quân khoảng 9.331 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2021-2030

cần khoảng 199.304 tỷ đồng, bình quân gần 19.930 tỷ đồng/năm. Cụ thể như sau:

Bảng 4.22: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Chỉ tiêu 2016-2020 2021-2030 2016-2030 - Vốn phát triển sản xuất CN 32.544 191.204 223.748 - Vốn phát triển KCN, CCN… 14.113 8.100 22.213

Tổng cộng 46.657 199.304 245.961

4.4.3.2. Dự kiến cơ cấu nguồn vốn:

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp thành phố giai đoạn đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 dự kiến thu hút từ các nguồn sau:

4.4.3.2.1. Nguồn vốn trong nước:

Dự kiến chiếm khoảng 55% tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp

thành phố giai đoạn 2016-2020, và khoảng 45% nhu cầu vốn của thời kỳ 2021-2030,

trong đó bao gồm:

- Vốn từ Ngân sách: Nguồn vốn này chủ yếu tập trung hỗ trợ đầu tư các công

trình hạ tầng như các khu công nghiệp (bao gồm cả Khu CNC, các Khu CNTT), cụm

công nghiệp, làng nghề, cấp điện, cấp nước, thoát nước, các dự án về môi trường...

Giai đoạn 2016-2010, nguồn vốn ngân sách dự kiến chiếm khoảng 5-6% tổng nhu cầu

vốn đầu tư CN, trong đó, vốn ngân sách trung ương chiếm khoảng 3-3,5%, vốn ngân

sách của địa phương chiếm khoảng 2-2,5%. Giai đoạn 2021-2030, nguồn vốn từ ngân

sách dự kiến chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng nhu cầu vốn ĐTPT ngành CN.

- Vốn vay trong nước: Nguồn vốn này ngày càng đóng vai trò quan trọng cơ cấu

Page 136: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

126

nguồn vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Dự kiến nguồn vốn vay

chiếm khoảng 14-16% tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành.

- Vốn liên doanh, liên kết: Đây là nguồn vốn quan trọng dự kiến thu hút từ các

tập đoàn, các TCT trong nước và các DN của các địa phương khác. Dự kiến vốn huy

động từ nguồn này chiếm khoảng 13-15% tổng nhu cầu vốn ĐT của ngành.

- Vốn tự có của doanh nghiệp và huy động trong dân: Để đảm bảo phát triển bền

vững, các doanh nghiệp tại địa phương cần phấn đấu tăng tích lũy vốn để tái đầu tư,

giảm sự phụ thuộc quá lớn vào vốn vay. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế dần khởi sắc sẽ

tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển sản xuất

công nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp và huy động trong dân dự kiến chiếm

khoảng 16-18% tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành.

4.4.3.2.2. Nguồn vốn nước ngoài:

Vốn nước ngoài bao gồm nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ (ODA) và nguồn

vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Đối với ngành công nghiệp Đà Nẵng, vốn

ODA chủ yếu dành cho lĩnh vực hạ tầng như cấp điện, cấp nước, thoát nước và các dự

án về môi trường. Nguồn vốn này dự kiến chỉ chiếm khoảng 1-2%. Trái lại, thu hút

vốn FDI có ý nghĩa rất quan trọng nhằm hiện thực hóa định hướng phát triển công

nghiệp theo hướng các ngành có kỹ thuật-công nghệ cao, công nghệ sạch, giá trị gia

tăng cao của thành phố. Dự kiến thu hút vốn FDI trong giai đoạn 2016-2020 chiếm

khoảng 43-44% tổng nhu cầu vốn; giai đoạn 2021-2030 sẽ tăng lên khoảng 53-54%.

Tổng cộng nguồn vốn nước ngoài chiếm khoảng 45% tổng nhu cầu vốn đầu tư của

ngành trong giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2021-2030 dự kiến tăng lên 55%.

Bảng 4.23: Dự kiến cơ cấu nguồn vốn thu hút đầu tư phát triển công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030

STT Các nguồn huy động 2016-2020 2021-2030

Vốn (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Vốn (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển CN 46.657 100 199.304 100

I Nguồn vốn trong nước 25.661 55 89.687 45

1.1 Từ Ngân sách 2.799 6 3.986 2

1.2 Vốn vay trong nước 7.465 16 27.903 14

1.3 Liên doanh, liên kết 6.999 15 25.910 13

1.4 Tự có của doanh nghiệp 8.398 18 31.889 16

II Nguồn vốn nước ngoài 20.996 45 109.617 55

2.1 Vốn vay ưu đãi của Chính phủ 933 2 3.986 2

2.2 Vốn FDI (đầu tư trực tiếp và tái đầu tư) 20.063 43 105.631 53

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

4.5. NHU CẦU LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN

ĐẾN 2030

Căn cứ các mục tiêu dự báo về tăng trưởng VA (theo phương án tăng tưởng GO,

VA đã chọn) và năng suất lao động của ngành công nghiệp, quy hoạch dự báo nhu cầu

Page 137: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

127

lao động trong toàn ngành công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 như Bảng 4.24 và Bảng 4.25, trong đó, số lượng lao động công nghiệp trên địa

bàn tại thời điểm năm 2020 và năm 2030 được tính theo công thức sau:

LĐn = VAn/NSLĐn

Trong đó: LĐ là số lượng lao động tính đến cuối năm (lao đông); VA là giá trị

tăng thêm cả năm (tỷ đồng); NSLĐ là năng suất lao động (triệu đồng/lao động); n:

thời điểm tính (năm…).

Bảng 4.24: Tính toán dự báo số lượng lao động công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

(theo phương án tăng trưởng GO, VA đã chọn)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030

VA (tỷ đồng, giá SS 2010) 12.252 21.550 76.180

NSLĐ (triệu đồng/lao động) 103,8 154,2 391,4

Số lượng lao động (lao động) 118.090 139.730 194.620

Bảng 4.25: Tính toán dự báo nhu cầu lao động trong các phân ngành công nghiệp Đà

Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

(Đơn vị tính: lao động)

Phân ngành CN Số lượng lao động Nhu cầu lao động

Năm 2015

Đến năm 2020

Đến năm 2030

Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2021-2030

TOÀN NGÀNH CN 118.090 139.730 194.620 21.640 54.890 I. CN khai khoáng 850 400 120 -450 -280 II. CN chế biến, chế tạo 103.814 123.690 172.930 19.876 49.240 1. SX SP điện tử, máy vi tính … 12.880 18.400 42.490 5.520 24.090 2. Cơ khí, luyện kim 19.675 24.350 34.970 4.675 10.620 3. Chế biến thực phẩm, đồ uống 8.485 8.620 8.970 135 350 4. Dệt may, Da giày 33.135 39.160 44.330 6.025 5.170 5. Hóa chất, cao su-nhựa 4.707 5.650 9.460 943 3.810 6. SX VLXD và SP từ khoáng phi KL khác

4.854 5.170 5.150 316 -20

7. Các ngành khác 20.078 22.340 27.560 2.262 5.220 III. SX-PP điện, gas 11.256 12.300 14.380 1.044 2.080 IV. Cung cấp nước; HĐ quản lý và xử lý rác thải, nước thải

2.170 3.340 7.190 1.170 3.850

(Nguồn: Tính toán của Nhóm nghiên cứu) Chi tiết nhu cầu lao động theo phân ngành cấp 2 xem tại Phụ lục 10.

Page 138: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

128

Phần V

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

5.1. NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH

5.1.1. Giải pháp và chính sách về huy động và sử dụng vốn

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trên cơ sở phát huy các

nguồn nội lực đồng thời tạo mọi điều kiện để tranh thủ khai thác các yếu tố, nguồn vốn

từ bên ngoài. Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp thành phố

Đà Nẵng từ nay đến năm 2020 khoảng 44.880 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2030 khoảng

199.750 tỷ đồng. Nguồn vốn tích lũy GDP để phát triển công nghiệp trong giai đoạn

2016-2020 chỉ đáp ứng được khoảng 5-6% nhu cầu về vốn. Số vốn thiếu hụt sẽ được

bổ sung bằng các nguồn vốn: Vốn tín dụng, vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước

ngoài, trong đó đặc biệt chú ý thu hút đầu tư nước ngoài đối với các dự án công nghệ

cao, hiện đại và thu hút đầu tư từ các tập đoàn, tổng công ty có tiềm lực mạnh trong

nước.

- Cân đối ngân sách địa phương, tranh thủ nguồn vốn TW, xây dựng chính sách

khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt là các đơn vị có tiềm lực tài

chính (kể vốn FDI) tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công

nghiệp trên địa bàn. Áp dụng huy động vốn ứng trước đối với khách hàng để đầu tư hạ

tầng mà trước tiên là đầu tư cho điện và nước, giao thông.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, đặc biệt tập trung thu hút các tập đoàn sản

xuất lớn cả của nước ngoài và trong nước đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp mũi

nhọn của thành phố.

- Huy động vốn và tổ chức có hiệu quả hoạt động của các Quỹ Đầu tư phát triển,

Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ nguồn lực để đầu tư phát

triển các dự án, các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu ưu tiên của Thành phố. Hình thành

Quỹ Khởi nghiệp để hỗ trợ thực hiện dự án mới gắn với thành lập doanh nghiệp mới.

- Thúc đẩy phát triển hoạt động cho thuê tài chính để giải quyết nhu cầu vốn

trung và dài hạn phục vụ đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật

của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Vận động Trung ương mở rộng phân cấp quyết định đầu tư cho Thành phố, có

cơ chế đặc thù cho phép Đà được ban hành các chính sách, cơ chế hấp dẫn hơn (trong

khung cơ chế của khu vực) để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

- Duy trì và tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư theo hướng thực sự thông

thoáng, nhất quán từ các cấp lãnh đạo đến các công chức, viên chức trực tiếp xử lý,

giải quyết công việc liên quan đến DN nhằm thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế.

- Về phía các doanh nghiệp, phải tăng cường tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, quay

nhanh vòng vốn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

5.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực

Đây là giải pháp quan trọng, có tính đột phá để phát triển công nghiệp trong thời

Page 139: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

129

gian đến nhằm khai thác và phát huy lợi thế về trình độ dân trí, hệ thống giáo dục - đào

tạo của Đà Nẵng so với các địa phương trong khu vực miền Trung.

- Tăng nhanh về quy mô, chất lượng và hiệu quả của đào tạo nghề nhằm tạo ra cơ

cấu lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ phát triển công nghiệp. Ưu tiên

đào tạo trước mắt cho các ngành công nghiệp nền tảng và các ngành công nghiệp có

công nghệ tiên tiến như công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ thông tin, cơ khí,

hóa chất-cao su-nhựa. Chú trọng đào tạo gắn với việc làm, đào tạo theo “đơn đặt

hàng”, đào tạo “đón đầu” các dự án, đặc biệt là các dự án yêu cầu số lượng lao động

lớn, kỹ thuật cao.

- Tăng cường năng lực đào tạo nhân lực tại chỗ thông qua hệ thống các trường

Đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn thành phố. Đồng thời đẩy mạnh liên kết với

các địa phương, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành đào tạo theo

chuyên ngành công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển công nghiệp

trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Khuyến khích xã hội hóa công tác đào tạo, tăng

số lượng doanh nghiệp mở cơ sở đào tạo nghề; thu hút đầu tư hoặc liên kết với các cơ

sở đào tạo nghề có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt các nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật

cao.

- Xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề của thành phố, trong

đó chú ý cả đào tạo dài hạn và ngắn hạn, đặc biệt là đào tạo nghề dài hạn để có đội ngũ

công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng

thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

- Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về đào tạo hiện có của thành phố, đồng

thời xây dựng, bổ sung các chính sách mới về hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh

nghiệp có các sản phẩm thuộc lĩnh vực ưu tiên, các sản phẩm chủ lực, sản phẩm xuất

khẩu của thành phố trong việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành

nghề, kể cả trường hợp cần thiết đào tạo ở nước ngoài.

- Rà soát, thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút nguồn nhân lực của thành

phố, đồng thời cùng với doanh nghiệp nghiên cứu xây dựng chính sách mở rộng đối

tượng thu hút đối với các cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học kỹ thuật đầu

đàn, công nhân có tay nghề cao đến thành phố làm việc trong một số lĩnh vực công

nghiệp ưu tiên.

- Về phía các cơ sở đào tạo, cần chú trọng đổi mới nội dung và hình thức đào tạo,

tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đổi mới chương trình, gắn lý thuyết với

thực hành, trong đó coi trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và cả các yếu tố khác

như ngoại ngữ, tác phong và văn hoá ứng xử công nghiệp hiện đại, tinh thần chấp hành

kỷ luật lao động và kỷ luật công nghệ, hiểu biết pháp luật, khả năng thích nghi, sức

khỏe dẻo dai…

- Làm tốt công tác định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh, để đảm bảo

phát huy tốt khả năng, sở trường của thanh niên sau khi học phổ thông, tạo đầu vào

phù hợp cho các cơ sở đào tạo.

Page 140: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

130

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật thường xuyên thông tin về thị trường lao

động làm căn cứ để các cơ sở đào tạo định hướng phát triển, đáp ứng sát nhu cầu thực

tế của doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong tương lai; Xây dựng kế hoạch liên kết với

các địa phương khác để tạo ra nguồn lao động cho các doanh nghiệp, các dự án đầu tư

trên địa bàn thành phố, khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động hiện nay và thời gian

đến.

- Nghiên cứu, đề xuất với Bộ Giáo dục - Đào tạo và liên kết với các địa phương

xây dựng và triển khai các khoá đào tạo kỹ năng điều hành cho Giám đốc doanh

nghiệp phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Tiếp tục mở rộng và nâng cao

chất lượng, hiệu quả các khoá đào tạo khởi sự doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tạo ra

một đội ngũ doanh nhân năng động, bản lĩnh, đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới.

- Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng, sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, hợp lý,

hiệu quả, đảm bảo cả đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động; Coi trọng xây

dựng văn hoá doanh nghiệp, tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và doanh

nghiệp.

5.1.3. Giải pháp và chính sách về khoa học và công nghệ

- Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng công nghiệp từ nay đến năm 2020 như đã đề

ra phải tập trung giải quyết tốt vấn đề công nghệ. Hướng chính là hiện đại hóa từng

phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,

hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước.

Lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, không nhập khẩu

công nghệ và thiết bị đã lạc hậu. Chú trọng phát triển khoa học công nghệ theo hướng

mua hoặc nhập công nghệ mới của các nước phát triển.

- Triển khai các hoạt động kết nối cung cầu về công nghệ, thúc đẩy vận hành thị

trường công nghệ (người phát triển, sở hữu với người sử dụng). Thúc đẩy mô hình hợp

tác giữ ba bên: Doanh nghiệp - Nhà nước - Trường đại học, nhà nghiên cứu; thực hiện

nghiên cứu theo “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ kinh phí từ

nguồn ngân sách thành phố cho các doanh nghiệp tự đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến

bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, khai thác tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn

vốn sự nghiệp khoa học.

- Chú trọng tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quản

lý chất lượng quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, SA8000, HACCP..., nhất là đối với

hàng xuất khẩu.

- Tạo cơ chế hợp tác thuận lợi giữa các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp nước

ngoài với các tổ chức và các doanh nghiệp trong nước trong quá trình nghiên cứu phát

triển công nghệ mới.

- Tăng cường huy động vốn trong và ngoài nước, các khoản đóng góp tự nguyện

của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ của

thành phố và nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa

học-kỹ thuật vào sản xuất.

Page 141: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

131

- Đổi mới triệt để cơ chế quản lý tài chính đối với các đề tài nghiên cứu khoa học

(khoán kinh phí, thủ tục thực sự gọn nhẹ, tăng cường khâu thẩm định kết quả cuối

cùng) nhằm tạo thuận lợi và kích thích các nhà khoa học, các doanh nghiệp tham gia

tích cực, hiệu quả hơn trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công

nghệ mới vào sản xuất.

- Tăng ngân sách cho nghiên cứu khoa học công nghệ, cung cấp tín dụng và bảo

lãnh tín dụng cho việc ứng dụng công nghệ mới.

- Cải cách thủ tục hành chính theo hướng thực sự gọn nhẹ để triển khai có hiệu

quả các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp trên địa bàn, Dự án

Năng suất, Tiết kiệm năng lượng...

- Có cơ chế cho doanh nghiệp thu hút nhân tài phục vụ sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp và hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh

nghiệp thuê các chuyên gia giỏi về kỹ thuật, quản lý trong một thời gian nhất định để

giúp doanh nghiệp chuyển giao công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý nhằm

tạo đột phá về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đối với những trường hợp thật

cần thiết.

- Về phía các doanh nghiệp, cần chú trọng xây dựng, đầu tư thích đáng và phát

huy hiệu quả hoạt động của bộ phận nghiên cứu và phát triển, phải xác định đây là

biện pháp quan trọng để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp.

5.1.4. Giải pháp và chính sách về thị trường

- Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm

của thành phố với mục tiêu giữ vững các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật

Bản, đồng thời mở rộng đến các thị trường mới như Trung Cận Đông, Mỹ La Tinh,

Châu Phi, ASEAN, các nước tham gia TPP... Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng

thị trường phi hạn ngạch.

- Đẩy mạnh công tác phổ biến các FTA, đánh giá tác động và khuyến nghị các

giải pháp theo hướng chuyên sâu, chọn lọc một số lĩnh vực, ngành nghề công nghiệp

trọng điểm của thành phố nhằm giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, thích ứng với

những thách thức của các FTA.

- Đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa gắn với Cuộc vận động “Người Việt

Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Xây dựng mối liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các

doanh nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu...,

đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất và kinh doanh thương mại nhằm

khai thác tốt thị trường trong nước. Tăng cường các hoạt động kết nối cung cầu tại

thành phố, trong khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, tạo lan tỏa thúc đẩy

cộng đồng cùng phát triển.

- Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Hội chợ, triển lãm, khảo sát thị

trường trong và ngoài nước, hỗ trợ xây dựng thương hiệu; Xây dựng và triển khai thực

hiện Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của thành phố; tạo điều kiện và

nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thông tin xúc tiến thương mại thành phố;

Page 142: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

132

Tích cực tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương về công tác xúc tiến thương mại thông

qua các Chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công quốc gia...

- Hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thị trường, quảng bá

hình ảnh của doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web

của ngành; hỗ trợ doanh nghiệp kết nối sàn giao dịch trong và ngoài nước.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và thường xuyên cập nhật về doanh nghiệp; Làm tốt

công tác dự báo thị trường để giúp các doanh nghiệp chủ động và nâng cao hiệu quả

trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Tăng cường vai trò của các hiệp hội doanh

nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong việc phổ biến thông tin thị trường và điều phối thị

trường.

- Các doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược phát triển thị trường của mình,

đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực hoạt động của bộ phận maketting; Coi trọng

việc đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp

trên thị trường trong và ngoài nước. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm

khách hàng bằng nhiều biện pháp, như qua Internet, hội chợ, đại lý, Tham tán Thương

mại, Việt kiều...

5.1.5. Giải pháp và chính sách về đất đai

- Có quy hoạch tổng thể không gian đô thị của thành phố với tầm nhìn dài hạn

(30-50 năm) làm cơ sở xác định quỹ đất cho phát triển công nghiệp thành phố ổn định.

- Tập trung xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ hạ tầng các KCN, Khu CNC, Khu

CNTT tập trung và các CCN theo quy hoạch. Tiếp tục rà soát, thu hồi các dự án chậm

triển khai để giao đất cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính.

- Chú ý dành một phần diện tích đất trong các khu công nghiệp cho các doanh

nghiệp nhỏ thuê để tiến hành sản xuất, trong đó ưu tiên cho các đơn vị di dời theo quy

hoạch của thành phố, đồng thời quy hoạch bổ sung một số cụm công nghiệp cho doanh

nghiệp vừa và nhỏ.

- Áp dụng linh hoạt, phù hợp các hình thức cho thuê đất, giao đất và chuyển

nhượng quyền sử dụng đất để đáp ứng yêu cầu về mặt bằng cho sản xuất.

- Có chính sách ưu đãi phù hợp đối với các dự án, sản phẩm thuộc lĩnh vực ưu

tiên và đầu tư vào các địa bàn khó khăn của thành phố; Khuyến khích và có chính sách

giao đất hoặc ưu đãi để doanh nghiệp xây nhà ở cho công nhân.

- Kiểm tra, rà soát lại thời hạn cho thuê đất đối với các doanh nghiệp, nhất là các

doanh nghiệp trong nước, đảm bảo thời gian cho thuê đất ít nhất là 20 năm để doanh

nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong khâu cho thuê đất đối với các dự án

trong và ngoài khu công nghiệp nhằm tạo ra môi trường ngày càng thông thoáng hơn

cho các nhà đầu tư.

- Rà soát, đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ chi phí đền bù di dời, giải tỏa cho các doanh

nghiệp để sớm ổn định sản xuất. Đối với các doanh nghiệp trong diện di dời nhưng

chưa thực hiện, đặc biệt là các doanh nghiệp có qui mô lớn, chi phí di dời cao, trên cơ

Page 143: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

133

sở nguồn kinh phí và điều kiện bố trí mặt bằng, xây dựng lộ trình để doanh nghiệp chủ

động di chuyển, bố trí, đầu tư sản xuất cho phù hợp.

5.1.6. Giải pháp bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu

- Tiến hành sớm việc đánh giá hiện trạng môi trường đối với toàn bộ các khu

công nghiệp hiện có, các cơ sở sản xuất để có phương án xử lý chung trên địa bàn

cũng như từng khu vực.

- Các dự án đầu tư, các nhà máy phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường

trước khi cấp phép đầu tư, xây dựng. Các dự án gây ô nhiễm phải đầu tư hệ thống xử

lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Đối với những dự án, nhà máy đã được cấp

giấy phép đầu tư xây dựng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường định kỳ theo

quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

- Kiểm kê các nguồn gây ô nhiễm chính trong quá trình sản xuất công nghiệp ở

tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; định kỳ quan trắc, phân tích

thành phần các chất thải độc hại. Hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư vốn, bố trí nhân lực cho công

tác quan trắc, thanh tra và quản lý môi trường.

- Đối với các cơ sở nằm ngoài địa điểm quy hoạch phát triển khu, cụm công

nghiệp, phải tiến hành khảo sát và đánh giá tổng thể các yếu tố phát triển của các

doanh nghiệp về vị trí, điều kiện sản xuất kinh doanh, năng lực sản xuất - công nghệ,

tác động môi trường để xây dựng phương án bố trí, di chuyển hợp lý. Trước mắt tập

trung di chuyển các cơ sở sản xuất ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm cao, gần khu

dân cư vào các khu, cụm công nghiệp tập trung. Đồng thời xây dựng kế hoạch di

chuyển và thông báo công khai đối với các cơ sở còn lại để các doanh nghiệp chuẩn bị

có phương án sản xuất, đầu tư phù hợp.

- Khẩn trương xây dựng Hệ thống xử lý nước thải tại các Khu, cụm công

nghiệp của thành phố, trong đó ưu tiên nâng cấp Trạm xử lý nước thải tại KCN Hòa

Khánh và KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng để đảm bảo giải quyết lượng nước thải của

doanh nghiệp, tránh trường hợp quá tải và sự cố môi.

- Từng bước nghiên cứu, lựa chọn và chuyển đổi mô hình của các khu công

nghiệp sang mô hình Khu công nghiệp sinh thái, nhằm bảo đảm phát triển bền vững,

phù hợp với xu thế và yêu cầu chung trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi

trường.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để doanh nghiệp và nhân dân hiểu rõ và cùng

thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường; Tôn vinh, khen thưởng xứng đáng các doanh

nghiệp làm tốt công tác bảo vệ môi trường, đồng thời xử lý nghiêm minh các cơ sở sản

xuất gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường ( công bố danh sách đen trên các phương tiện

thông tin đại chúng, xử phạt nặng...).

+ Đối với khu công nghiệp:

- Trong các khu công nghiệp cần có khu xử lý rác thải tập trung. Quy hoạch thoát

nước thải cho khu công nghiệp phải tính đến nguồn tiêu nước cụ thể. Cần áp dụng 02

hệ thống xử lý nước thải: Hệ thống xử lý nước tại chỗ cho nhà máy và Hệ thống xử lý

Page 144: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

134

nước của khu công nghiệp. Xác định công nghệ cụ thể để xử lý nước cho từng loại hệ

thống.

- Có kế hoạch và kiên quyết di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm lớn ra xa các

khu dân cư, đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống thiết bị lọc bụi và hấp thụ khí độc ở

các doanh nghiệp trước khi thải vào môi trường không khí; ứng dụng công nghệ tiên

tiến đối với hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp, các khu, cụm công nghiệp

trước khi xả vào hệ thống chung.

- Đối với khí thải từ các dây truyền sản xuất cần phải thường xuyên định kỳ quan

trắc mức độ ô nhiễm, phân tích thành phần khí thải từ nguồn thải và ở các khu vực dân

cư lân cận. Nếu mức độ ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp khắc

phục ngay hoặc áp dụng biện pháp đình chỉ, di dời các cơ sở sản xuất ra xa khu vực

dân cư để đảm bảo an toàn môi trường sống.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh bắt buộc phải thực hiện báo cáo, đánh giá định

kỳ những tác động và các biện pháp xử lý chất thải ở doanh nghiệp, đặc biệt các chất

thải có độc tố.

+ Đối với các cụm công nghiệp tập trung:

Trên cơ sở quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng, dự kiến bố trí dự án theo

các ngành sản xuất, các đơn vị được giao quản lý xây dựng cụm CN và các cơ sở sản

xuất phải lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường, đưa ra các phương án khống

chế ô nhiễm môi trường và phải được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó,

cần lưu ý:

- Vị trí các cơ sở sản xuất tập trung phải được bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo so

với khu hành chính-dịch vụ, thương mại và khu vực dân cư gần nhất. Những cơ sở gây

ô nhiễm nặng phải được bố trí sau hướng gió so với các cơ sở ít ô nhiễm. Các cơ sở

sản xuất có lưu lượng nước thải lớn phải được bố trí ở gần trạm xử lý nước.

- Cần xác lập độ rộng của vùng cách ly công nghiệp với khu vực dân cư, môi

trường xung quanh theo đúng khoảng cách bảo vệ về vệ sinh theo tiêu chuẩn nhà nước

cho phép.

5.1.7. Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, đặc biệt là các

ngành Công nghiệp công nghệ cao

- Tiếp cận, nắm bắt kịp thời và tranh thủ khai thác có hiệu quả các chính sách

khuyến khích, ưu đãi của Trung ương; Vận động cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng để thu

hút đầu tư công nghệ cao, công nghệ thông tin (kể cả đầu tư xây dựng hạ tầng Khu

CNC và các Khu CNTT tập trung).

- Tập trung huy động vốn xây dựng hạ tầng Khu CNC, các khu CNTT tập trung

theo hướng đồng bộ và hiện đại. Triển khai thực hiện tốt chính sách thu hút, ưu đãi của

thành phố cho doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghệ cao, đồng thời thường xuyên

rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Tập trung thu hút đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, với mục tiêu thu hút

được ít nhất một tập đoàn lớn trong giai đoạn từ nay đến 2020.

Page 145: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

135

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ

cao, công nghệ thông tin để đón đầu các dự án. Có chính sách khuyến khích và đãi ngộ

xứng đáng các phát minh sáng chế, các sáng tạo công nghệ mới, sản phẩm mới... và

chuyển giao cho doanh nghiệp ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất kinh doanh.

- Không ngừng cải thiện môi trường sống của thành phố theo hướng an bình, văn

minh, hiện đại để tăng yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư đến đầu tư tại Đà Nẵng.

5.1.8. Giải pháp về tổ chức và quản lý

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo hướng công khai, minh

bạch, thông thoáng, nhanh gọn nhằm tạo thuận lợi nhất có thể cho DN trong các hoạt

động sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển.

- Kịp thời rà soát, bổ sung, sửa đổi, ban hành các cơ chế, chính sách mới phù hợp

với quy định của pháp luật để đẩy mạnh thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển các

lĩnh vực sản xuất ưu tiên và tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cho

DN trên địa bàn.

- Đổi mới công tác kêu gọi đầu tư, các cấp, các ngành cùng tham gia công tác

xúc tiến đầu tư, trong đó Lãnh đạo Thành phố dành thời gian trực tiếp làm việc, mời

gọi các đối tác đầu tư có tiềm lực lớn, các tập đoàn đa quốc gia, các Tập đoàn, Tổng

công ty, doanh nghiệp mạnh trong nước...

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ sản xuất

của TW và địa phương (xúc tiến thương mại, khuyến công, phát triển công nghiệp hỗ

trợ, đổi mới công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát

triển sản phẩm lưu niệm du lịch...). Xây dựng và triển khai có hiệu quả Vườn ươm

doanh nghiệp và Chương trình Khởi nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Tăng cường tiếp xúc, trao đổi giữa các cơ quan quản lý nhà nước và chính

quyền địa phương với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để nắm bắt và phối hợp giải

quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng nhà nước

đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm hướng dẫn chấp hành đúng pháp luật,

ngăn chặn các tiêu cực và xử lý nghiêm minh các vi phạm.

- Tiếp tục cải cách hành chính trong các cơ quan quản lý nhà nước, nâng cao

năng lực, phẩm chất của cán bộ công chức; thực hiện tốt chế độ "1 cửa" trong thu hút

đầu tư, Có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân, tổ chức đóng góp

lớn vào kết quả thu hút đầu tư, đồng thời kiểm tra và xử lý nghiêm minh các tổ chức,

cá nhân gây nhũng nhiều, làm xấu môi trường đầu tư của thành phố.

- Phát huy tính tự chủ sáng tạo của các cơ sở sản xuất, tạo môi trường thuận lợi,

hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ cho hoạt động của các doanh nghiệp, đảm bảo mọi

cơ sở sản xuất kinh doanh được bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị

trường.

- Nâng cao vai trò quản lý nhà nước, tạo điều kiện và phát huy hiệu quả hoạt

động của Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến đầu tư, Trung tâm Khuyến công thành

Page 146: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

136

phố...và các ngành liên quan để thúc đẩy công nghiệp phát triển.

- Từng bước thực hiện việc thi tuyển các chức danh lãnh đạo, để thu hút và xây

dựng được bộ máy quản lý ngành ngày càng hiệu quả hơn.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thành lập và hỗ trợ hoạt động của các hiệp hội

trong các chuyên ngành công nghiệp để cùng tham gia vào quá trình quản lý, thúc đẩy

các doanh nghiệp phát triển.

- Về phía các doanh nghiệp, chủ động nghiên cứu, xây dựng bộ máy quản lý gọn

nhẹ, có hiệu lực; thường xuyên ứng dụng các thành tựu mới trong công tác quản lý vào

hoạt động của doanh nghiệp; phát huy tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của mỗi

cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.

5.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để thực hiện tốt quy hoạch công nghiệp, cần có sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của

UBND thành phố và sự tham gia đồng bộ của các cấp, các ngành. Bên cạnh việc thực

hiện chức năng theo quy định, các ngành, các đơn vị cần tập trung thực hiện tốt một số

nhiệm vụ sau :

- Sở Công Thương: Là đầu mối quản lý nhà nước về Công nghiệp, Thương mại

trên địa bàn thành phố, có nhiệm vụ trực tiếp triển khai, kiểm tra thực hiện nội dung

của quy hoạch và tiến hành triển khai các chương trình, dự án theo kế hoạch đã được

cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp xúc tiến đầu tư; chủ trì xúc tiến thị trường

trong và ngoài nước, tổ chức các dịch vụ hỗ trợ sản xuất cho ngành công nghiệp.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì vận động cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng. Căn

cứ quy hoạch công nghiệp đã được UBND thành phố phê duyệt, tính toán cân đối, huy

động các nguồn lực, xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để thực hiện.

- Sở Tài chính: Tham mưu cho UBND thành phố cân đối Cân đối bố trí kinh

phí để thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển các ngành CN, đầu tư

phát triển các khu, cụm công nghiệp.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Tập trung quy hoạch các vùng

nguyên liệu lớn cho CN chế biến (ưu tiên vùng chăn nuôi bò sữa và phát triển khai

thác đánh bắt hải sản xa bờ). Triển khai Dự án Nâng cấp mở rộng Cảng cá Thọ Quang

thành Cảng cá động lực nhằm góp phần thu hút nguyên liệu phục vụ chế biến xuất

khẩu.

- Sở Giao thông - Vận tải: Lập kế hoạch và thực hiện nâng cấp các tuyến giao

thông, tổ chức giao thông thuận lợi tới các KCN, cụm CN phù hợp với quy hoạch của

từng thời kỳ.

- Sở Khoa học - Công nghệ: Xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách

hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của các doanh

nghiệp trên địa bàn; thúc đẩy vận hành thị trường công nghệ.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Cân đối bố trí đất cho phát triển các khu, cụm

công nghiệp theo quy hoạch. Đề xuất chính sách đất đai phù hợp để đáp ứng nhu cầu

Page 147: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

137

phát triển công nghiệp. Chịu trách nhiệm phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và

các lĩnh vực công nghiệp môi trường trên địa bàn theo định hướng quy hoạch.

- Sở Xây dựng: Tổ chức quy hoạch không gian phát triển công nghiệp hợp lý.

Chịu trách nhiệm phát triển các ngành sản xuất VLXD và cấp nước theo quy hoạch.

- Sở Thông tin và Truyền thông: Huy động các nguồn lực để đẩy nhanh xây

dựng hạ tầng các khu công nghệ thông tin tập trung. Chịu trách nhiệm về phát triển các

ngành công nghiệp công nghệ thông tin.

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Quy hoạch phát triển hệ thống giáo

dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của các nghề sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các

nghề công nghiệp ưu tiên.

- Ban Quản lý các KCN và chế xuất, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao: Lập

quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng của các Khu CN, Khu

Công nghệ cao; huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật; xúc tiến đầu tư các

dự án vào Khu CN, Khu Công nghệ cao.

- Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng: Tổ chức xúc tiến đầu tư các dự án

trong nước và nước ngoài theo định hướng phát triển công nghiệp đã được quy hoạch.

- UBND các quận, huyện: Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong việc

triển khai thực hiện quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp.

- Các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề CN, TTCN: Phối hợp với

Sở Công Thương triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển các ngành

công CN, TTCN trên địa bàn. Thúc đẩy liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị giữa các

doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Phối hợp trong công tác xúc tiến đầu tư.

- Các ngành Điện, Nước, Thông tin và Truyền thông: Lập kế hoạch xây dựng

hạ tầng kỹ thuật và cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc đến chân tường rào của các

KCN, khu công nghệ cao, khu CNTT tập trung và các cụm công nghiệp.

Page 148: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

138

KẾT LUẬN

Công nghiệp là ngành có vai trò và đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế-

xã hội của thành phố Đà Nẵng. Trong giai đoạn 10 năm từ 2005-2015, mặc dù gặp rất

nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự thay đổi trong

định hướng cơ cấu kinh tế của thành phố (chuyển từ cơ cấu công nghiệp-dịch vụ-nông

nghiệp sang dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp) nhưng ngành công nghiệp thành phố

vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ bình quân 8,9%/năm về GO và 7,4%/năm về VA.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trên đạt thấp hơn khá nhiều so với kỳ vọng đặt ra

trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp thành phố đến năm 2020 đã được phê

duyệt. Bên cạnh đó, tình hình thế giới, tình hình trong nước cũng như hiện trạng kinh

tế-xã hội thành phố có nhiều thay đổi đã đặt ra yêu cầu cần thiết điều chỉnh quy hoạch

tổng thể phát triển ngành công nghiệp thành phố với 3 trọng tâm là: i) Tái cơ cấu các

ngành công nghiệp để đạt hiệu quả phát triển cao hơn; ii) Phát triển hệ thống khu, cụm

công nghiệp đồng bộ, hiện đại để đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư phát triển ngành, đặc

biệt là các lĩnh vực ưu tiên phát triển; iii) Điều chỉnh các chỉ tiêu dự báo phát triển

ngành đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để làm cơ sở cho công tác xây dựng và

triển khai kế hoạch 5 năm, hằng năm của ngành công nghiệp và công tác chỉ đạo, quản

lý, hoạch định chính sách công nghiệp của các cấp lãnh đạo Thành phố.

Định hướng phát triển ngành công nghiệp thành phố trong điều chỉnh quy hoạch

lần này so với quy hoạch lần trước cũng có thay đổi theo hướng xác định rõ hơn các

lĩnh vực ưu tiên phát triển cũng như hạn chế phát triển. Trong đó, các lĩnh vực sản xuất

được xác định là mũi nhọn ưu tiên gồm các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công

nghệ cao, công nghiệp sạch, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao như: điện tử, thiết

bị điện kỹ thuật cao, cơ khí chính xác, cơ khí chế tạo MMTB cơ điện-điện tử-tự động

hóa, các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp

(dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng...). Các lĩnh vực hạn chế phát triển là các

ngành có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, thâm

dụng lao động, giá trị gia tăng thấp.

Về mục tiêu, ngoài việc điều chỉnh dự báo các chỉ tiêu cơ bản của ngành như tốc

độ tăng trưởng GO, VA bình quân theo giai đoạn, chuyển dịch cơ cấu các ngành công

nghiệp..., Điều chỉnh quy hoạch lần này đã bổ sung thêm các chỉ tiêu mới như tỷ lệ

VA/GO, hệ số ICOR, năng suất lao động... nhằm giúp theo dõi, đánh giá sát thực hơn

về hiệu quả phát triển của ngành sau này.

Trên cơ sở đó, điều chỉnh quy hoạch lần này đã nghiên cứu đề xuất các giải pháp

mới nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của quy hoạch, trong đó nhấn mạnh các giải

pháp, chính sách để thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp theo

hướng ưu tiên của thành phố.

Ngành công nghiệp thành phố trong thời gian qua tuy có tăng trưởng khá nhưng

trên thực tế, tiềm năng phát triển của ngành vẫn chưa được khai thác một cách có hiệu

quả. Nguyên nhân một phần là do trong giai đoạn vừa qua, thành phố chủ yếu tập

trung vào phát triển hạ tầng và các ngành du lịch-dịch vụ nên có sự xao lãng nhất định

Page 149: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

139

đối với phát triển công nghiệp. Trong thời gian tới, để đảm bảo việc triển khai thực

hiện có hiệu quả Quy hoạch được điều chỉnh lần này, rất cần có sự quan tâm chỉ đạo

sâu sát của các cấp Lãnh đạo thành phố, sự quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên

môn của Bộ Công Thương và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các Sở, Ban, ngành,

các địa phương trên địa bàn thành phố.

Tin tưởng rằng, với sự quan tâm phối hợp thực hiện đồng bộ và hiệu quả của các

cấp, các ngành, các đơn vị, các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất trên địa bàn, ngành công

nghiệp thành phố sẽ có những bước phát triển vững chắc hơn, đạt được hiệu quả cao

hơn trong thời gian đến./.

Page 150: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

140

Số tt Dự án đầu tư Chủ đầu tưĐịa điểm xây

dựng

Giai đoạn

đầu tư Sản phẩm/Công suất

Tổng vốn

ĐT

(tỷ đồng )

I

1Nhà máy SX dây

cáp điện tàu thủy

CT Xây lắp

&CNTT MT

KCN Hòa

Khánh

2006-

12/20098.000T/năm 287,0

2Xây dựng nhà máy

số 2Mabuchi Motor

KCN Hòa

Khánh

8/2008-

12/2009Mô tơ nhỏ: 220 triệu sp/n 200,9

3Nhà máy điện tử

Foster

CTTNHH điện tử

Foster (ĐN)KCN Hòa Cầm

7/2008-

2009

30 triệu

USD

4Nhà máy cáp Miền

Trung

Cty CP Dây cáp

điện Việt Nam

(Cadivi)

KCN Hòa Cầm 2011-2013

Dây cáp điện hạ thế:

1.500 tấn sản phẩm/năm;

Dây cáp viễn thông: 380

tấn sản phẩm/năm

65,9

5

Nhà máy sản xuất tủ

điện và các thiết bị

điện

Công ty TNHH

điện Trường

Giang

KCN Hòa

Khánh2013-2014

Sản xuất tủ điện và các

thiết bị điện80,0

6Mở rộng sản xuất tủ

điện

CTCP Điện

Trường Giang

ĐS 6-KCN Hòa

Khánh 2015

Tủ điện, máy cắt trung

thế150

7

Mở rộng dự án

(tăng vốn đầu tư lên

36 triệu USD)

Công ty TNHH

Điện tử Việt Hoa

KCN Hòa

Khánh2015 Linh kiện điện tử 429

II

1Nhà máy thép cao

cấp

CTCP Thái Bình

Dương

Cụm CN Thanh

Vinh

10/2007-

12/2009300.000 tấn/năm 294,2

2

Nhà máy sản xuất-

lắp ráp động cơ

Diesel và máy phát

điện

Cty TNHH

TM&DV lắp máy

Miền Nam

Đường số 3-

KCNHK

10/2007-

7/2009

Đcơ Diesel và máy PĐ:

350.000 máy/năm; Máy

cày tay: 125.000 máy/năm

80,0

3Nhà máy thép chất

lượng cao

CTCP thép Đà

Nẵng-Ý

KCN Hòa

Khánh

01/2009-

7/2010300.000 tấn/năm 860

4 Nhà máy thép TTĐCTCP Trường

Thắng Đạt

ĐS 9-KCN Hòa

Khánh 2010 50

5

Nhà máy chế tạo kết

cấu thép và thiết bị

công nghiệp nặng

CTCP Lilama 7 KCN Hòa Cầm 2007-2011

Thiết bị cơ khí, thủy

công, cần trục…: 5.000 -

10.000 tấn/năm

65,9

6Nhà máy luyện, cán

thép

Công ty CP Thép

Dana-Ý

KCN Hòa

Khánh MR 2010-2011

- Phôi thép: 250.000

T/năm; - Thép cuộn (D 6-

10), thép cây (D10-25):

200.000 T/năm

192,8

7Nhà máy SX phụ

tùng ô tô

Cty TNHH VN

ToKai

KCN Hòa

Khánh2012-2013

linh kiện ô tô bằng nhựa

và cao su294,0

8

Công ty TNHH ô tô

TCIE Việt Nam tại

ĐN

Cty TCIEKCN Hòa

Khánh2012-2013

- Xe khách: 500 chiếc/năm

- Ô tô tải: 2.400 chiếc/năm

- Ô tô du lịch: 5.000

chiếc/năm

1.250

Ngành điện tử, thiết bị điện

Ngành cơ khí, luyện kim

PHẦN PHỤ LỤC

-Phụ lục 1-

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2009-2015

(Chỉ thống kê các dự án có quy mô vốn từ 50 tỷ đồng trở lên)

Page 151: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

141

Số tt Dự án đầu tư Chủ đầu tưĐịa điểm xây

dựng

Giai đoạn

đầu tư Sản phẩm/Công suất

Tổng vốn

ĐT

(tỷ đồng )

9Nhà máy SX thép

xây dựng

Công ty CP Thép

Việt Mỹ

KCN Hòa

Khánh 2012-2013 250.000 tấn/năm 270,0

10Nhà máy gia công

và kinh doanh thép

Công ty TNHH

Phú Thanh Vinh

Đsố 11B, -

KCN Hòa

Khánh

T10/2012-

2013 52,38

11Dây chuyền cán

thép 3Thép DANA-Ý

ĐS 11B-Cụm

CN Thanh Vinh

04/2013-

10/2014

Thép tròn trơn phi 6, phi

8:

2.000 tấn/năm

175

12

Nhà máy sản xuất

và Gia công thiết bị

trao đổi nhiệt

Cty TNHH Kamui

VN

Lô U4, đsố

4B&7B KCN

HKMR

2013-2014Sản xuất, gia công thiết bị

trao đổi nhiệt190,8

13NM sản xuất sản

phẩm cơ khí

CTCP Cơ khí

Sông Thu

ĐS 8-KCN Hòa

Cầm 2013-2014 sản xuất xe đẩy hàng 50,0

14

Nhà máy sản xuất

lon và nắp lon dùng

cho nước giải khát

Công ty TNHH

Bao bì Nước giải

khát CROWN Đà

Nẵng

Lô K, đsố 6,

KCN Liên

Chiểu

2013-2014Sản xuất vỏ lon dùng cho

nước giải khát

14 triệu

USD

15

Mở rộng dự án

(tăng vốn đầu tư từ

14 lên 20 triệu USD)

Cty TNHH VN

ToKai

KCN Hòa

Khánh

Linh kiện ô tô bằng nhựa

và cao su127,2

16Nhà máy sản xuất

ống thép

Công ty TNHH

MTV Ống thép

Hòa Phát Đà

Nẵng

ĐS 7-KCN Hòa

Khánh

Ống thép: 40.000 tấn/năm

(ống thép đen 25.000

tấn/n; ống thép mạ kẽm

15.000 T/n)

255

17Nhà máy sản xuất

van mạch điện tử

Công ty TNHH

Tokyo Keiki

Precision

Technology

Lô A 15-Đường

Trung tâm-ĐS

5-Khu công

nghệ cao Đà

Nẵng

2014-2015

Van điều khiển điện từ

chính xác cao

-Loại nhỏ: 660.000 sản

phẩm/năm

-Loại vừa: 60 sp/năm

- Bơm cánh quạt áp lực:

24.000 sp/năm

40 triệu

USD

18Nhà máy cơ khí

chính xác (GĐI)

Công ty TNHH

Niwa Foundary

Việt Nam (100%

vốn Nhật)

Lô A 14-1,

đường Trung

tâm, KCN Cao

Đà Nẵng

2013-2015

Sản phẩm, vật liệu đúc,

khuôn đúc, linh kiện, phụ

kiện dùng trong các bộ

phận thủy lực, các bộ

phận có độ chính xác cao

sử dụng cho máy móc CN

(4,8 triệu SP/năm)

30 triệu

USD

19Nhà máy đúc-luyện

kim

Lô D1-ĐS 10-

KCN Hòa

Khánh

Thân máy và phụ tùng

động cơ Diesel 30

Tấn/ngày

20Nhà máy gia công

chế tạo máy

Lô E-Đường số

10-KCN Hòa

Khánh

Gia công thân máy và

phụ tùng ĐC Diesel 300

chi tiết/ngày

21

Nhà máy sản xuất

khung nhôm và mặt

dựng kim loại

CTTNHH Sản

xuất và Thương

mại Quân Đạt

Đường số 10,

KCN Hòa

Khánh

2015 Khung nhôm và mặt

dựng kim loại30,0

22

Đầu tư công nghệ

đúc cán liên tục và

tự động hóa dây

chuyền

Công ty CP Thép

Dana-Ý

CCN Thanh

Vinh2015-2016 64,35

III

1

Dự án mở rộng sản

xuất bia (Giai đoạn

II)

VBL Đà Nẵng KCN Hòa

Khánh2010-2011

Nâng công suất từ 52,5

triệu lít/năm lên 100 triệu

lít/năm

1.700,0

CT TNHH MTV

Lắp máy Miền

Nam

T7/2014-

2015560

Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống

Page 152: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

142

Số tt Dự án đầu tư Chủ đầu tưĐịa điểm xây

dựng

Giai đoạn

đầu tư Sản phẩm/Công suất

Tổng vốn

ĐT

(tỷ đồng )

2Nhà máy Sữa Đà

NẵngCty CP Sữa Việt Nam

KCN Hòa

Khánh2011 -2012

- Sữa tươi, sữa đậu nành

và nước trái cây, qui mô:

200 triệu lít/ năm;

- Sữa chua, qui mô: 675

triệu hộp/ năm;

- Sữa đặc, qui mô: 122

triệu hộp/ năm.

480

3Nhà máy sản xuất

thực phẩm ăn liền

Công ty TNHH

Công nghiệp thực

phẩm Liwayway Đà

Nẵng

KCN Hòa

Khánh mở rộng

T12/2011-

2012

Bánh kẹo, snack và các

thực phẩm ăn liền khác206

4Nhà máy sản xuất

thực phẩm ăn liền

Cty TNHH MTV

Thực phẩm Á Châu

Đà Nẵng

ĐS 5B-KCN

Hòa Khánh2013-2013

Mì gói, quy mô: 53.900

tấn/năm; Cháo gói, quy

mô 4.500 tấn/năm)

130,0

5Dự án mở rộng sản

xuất bia (GĐ III) VBL Đà Nẵng

KCN Hòa

Khánh2011-2013

Nâng công suất từ 100

triệu lít/năm lên 185 triệu

lít/năm

525,0

6

Dự án mở rộng sản

xuất bia (Giai đoạn

IV)

VBL Đà Nẵng KCN Hòa

Khánh 2014-2015

Nâng công suất từ 185

triệu lít/năm lên 240 triệu

lít/năm

838,7

7 Đầu tư MMTBNhà máy sữa

Vinamilk Đà Nẵng

KCN Hòa

Khánh2014-2015

Nâng công suất lên 300

tấn sữa bịch & sữa

hộp/ngày và 20 tấn sữa

chua/ngày

118

8

Nhà máy sản xuất

chế biến hàng thủy

sản xuất khẩu

Công ty Cổ phần

Khang ThôngKCN DVTS 2013-2015

sản xuất chế biến hàng

thủy sản xuất khẩu60,0

9Nhà máy sản xuất

thực phẩm ăn liền

Công ty Cổ phần

thực phẩm Richy

Miền Trung

ĐS 10-KCN

Hòa Khánh2015

Sản xuất bánh gạo các

loại, quy mô: 700-800 tấn

SP/năm.

65,0

IV

1Nhà máy may mặc

xuất khẩu

Công ty TNHH

GREAT HARVEST

KCN Hòa

Khánh MR

T12/2010-

201156,8

2Cụm Nhà xưởng

MoritoCty TNHH KANE-M

KCN Hòa

Khánh2011-2012

Phụ liệu, phụ kiện dùng

cho ngành may, túi xách

và giày dép: 5 triệu bộ

phụ kiện/năm

144

3

Nhà máy sản xuất

nguyên phụ liệu

may

Công ty TNHH

Shinih Việt Nam- Chi

nhánh Đà Nẵng

D3, đường số

4, KCN HK

Sản xuất nguyên phụ liệu

may mặc, gối, mềm.92,7

4Mở rộng nhà máy

may Hòa Thọ (GĐ I)

TCT CP Dệt may

Hòa Thọ

01-Ông ÍCh

Đường9/2013-5/2014

Veston nam 800.000

sp/năm70

5

Nhà máy may

veston Hòa Thọ

(giai đoạn 2)

TCT CP Dệt may

Hòa Thọ

01-Ông ÍCh

Đường

10/2014-

5/2015

Veston nam 800.000

sp/năm212,0

6Xây dựng nhà

xưởng số 2

Công ty TNHH

MTV Con đường

xanh

ĐS 2, KCN Hòa

Khánh

T6/2014-

T8/2015Áo sơ mi 114

V

1

Nhà máy sản xuất

thuốc GMP Đông

dược

KCN Hòa

Khánh8/2009-6/2010

Thuốc đông dược: 30

triệu viên/năm51

2Nhà máy sản xuất

thuốc Danasome

253-Dũng sĩ

Thanh khê9/2009-6/2010 72

Ngành dệt, may, da giày

Ngành hóa chất-cao su-nhựa

Công ty DANAPHA

Page 153: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

143

Số tt Dự án đầu tư Chủ đầu tưĐịa điểm xây

dựng

Giai đoạn

đầu tư Sản phẩm/Công suất

Tổng vốn

ĐT

(tỷ đồng )

3

NM sản xuất nhựa

CN, nhựa dân dụng

và các SP cơ khí

CNC

Cty CP đầu tư XD

TM DAHACO

ĐS 5-KCN Hòa

Khánh2010 52

4

Đầu tư mở rộng sản

xuất XN xăm lốp xe

đạp, xe máy từ Bắc

Mỹ An vào KCN

Liên Chiểu

CTCP Cao su Đà

Nẵng

KCN Liên

Chiểu 2010-2011

15,2 tr xăm xe đạp, xe

máy/năm134,0

5Nhà máy SX dược

phẩm

Cty TNHH T.Mại và

Dược phẩm Đông Á

Đsố 4, KCN

Hòa Khánh63

6Xưởng sản xuất hoá

mỹ phẩm Mỹ Hảo

Công ty TNHH Sản

xuất thương mại Hoá

mỹ phẩm Mỹ Hảo

Lô D3, đsố 7,

KCN Hòa CầmT5/2011-2012 80

7NM sản xuất lốp xe

tải RadialCty CP Cao su

KCN Liên

Chiểu

Quí I/2010-

Quí IV/2014600.000 lốp/năm 2.992

8

Di dời xí nghiệp săm

lốp ô tô từ Bắc Mỹ

An vào KCN Liên

Chiểu

Cty CP Cao suKCN Liên

Chiểu

Quí I/2012-

Quí IV/2014800.000 bộ/năm 580

9

Nhà máy sản xuất

túi vải không dệt PP

và màng lọc từ PE

Công ty TNHH

Advance Nonwoven

VN

Đường số 14,

KCN Hòa Cầm 2014

Sản xuất túi vải không dệt

Polypropylene và màng

lọc từ Polyethylene

63,6

10

Nhà máy sản xuất

và kinh doanh sơn

PU các loại với công

nghệ cao

Công ty TNHH

Thương mại dịch vụ

và sản xuất Hiệp

Nghĩa

KCN Hòa

Khánh

sản xuất và kinh doanh

sơn PU các loại với công

nghệ cao

42,0

11

Nhà máy sản xuất

bao bì màng lọc từ

plastic

Công ty TNHH

Apple Film KCN Hòa Cầm 2013-2015

Sản xuất bao bì, màng

bọc thực phẩm210,0

12Nhà máy Khí Công

nghiệp Đà Nẵng

Công ty Cổ phần

Khí CN Việt Nam

Đường số 5A,

KCN Hòa Cầm 2014-2016 65,6

VI

1Nhà máy xi măng

Sông Gianh (GĐ II)

TCT Xây dựng Miền

TrungQuảng Bình 2009-2012 1,4 triệu Tấn/năm 1.500

VII

1Nhà máy SX các SP

bao bì carton sóng

Cty TNHH MTV

Bao bì Sinh Phú

ĐS 8-KCN Hòa

Cầm2010 171

2 Nhà máy giấyCông ty TNHH Kiến

trúc và TM Á Châu

KCN Hòa

Khánh2013-2014 Sx giấy và bao bì carton 50

3Nhà máy sản xuất

bao bì Carton

Công ty Cổ phần

MP Pack

Đường số 6A,

KCN Hòa

Khánh

2014-2015 100,0

VIII

1Nhà máy sản xuất

hơi sạch

Công ty TNHH Điện

hơi công nghiệp Tín

Thành

Lô G, ĐSố 3,

KCN Liên

Chiểu

T 12/2010-

201157

2Hệ thống cung cấp

hơi nước bão hòa

Công ty Cổ phần

Đầu tư Sản xuất

Năng Lượng Xanh

KCN Hòa

Khánh2013-2014

Cung cấp hơi nước bão

hòa (cho Nhà máy VBL

Đà Nẵng); Quy mô:

200.000 tấn hơi/năm

50

3Dự án cấp nước

thành phố GĐ ICty Cấp nước ĐN Hòa Vang 2001-2008

Nhà máy nước

120.000m3/ngđ388

(Nguồn: Tổng hợp của Sở Công Thương Tp Đà Nẵng)

CN vật liệu xây dựng

Các ngành CBCT khác

CN điện, nước

Page 154: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

144

-Phụ lục 2-

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Theo giá hiện hành, phương pháp giá cơ bản)

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

TOÀN THÀNH PHỐ 67.519 87.964 97.183 108.256 122.959 132.014 14,35

TOÀN NGÀNH CN 26.036 34.572 36.952 43.070 50.918 54.248 15,81

Tỷ lệ CN/toàn TP (%) 38,6 39,3 38,0 39,8 41,4 41,1 1,28

A Theo loại hình KT

1 KT Nhà nước 6.338 6.883 7.750 9.529 13.002 14.114 17,37

- Trung ương 5.949 6.383 7.085 8.973 12.448 13.482 17,78

- Địa phương 389 500 665 556 554 632 10,19

2 KT ngoài Nhà nước 12.918 19.003 19.476 19.866 23.139 23.272 12,49

- Tập thể 105 171 116 71 66 66 -8,87

- Cá thể 756 1.496 1.377 1.637 1.449 1.492 14,56

- Tư nhân 12.057 17.336 17.983 18.158 21.624 21.714 12,49

3 KT có vốn ĐTNN 6.780 8.686 9.726 13.674 14.777 16.762 19,84

B Theo ngành CN

I CN khai khoáng 349 363 360 355 676 837 19,12II CN chế biến, chế tạo 25.114 33.226 35.216 41.014 48.510 51.375 15,39

2.1 SXCB thực phẩm, đồ uống, nông 5.561 7.983 8.238 11.423 12.727 11.259 15,15

Sản xuất chế biến thực phẩm 3.359 5.124 5.171 7.750 9.100 7.465 17,32Sản xuất đồ uống 981 1.359 1.588 2.132 2.269 2.609 21,61Sản xuất sản phẩm thuốc lá 112 92 51 49 29 33 -21,68CB gỗ và SX SP từ gỗ, tre, nứa,.. 651 752 701 839 584 512 -4,69Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 458 656 727 653 745 640 6,92

2.2 Dệt may-Da giày 3.584 2.981 3.580 3.951 5.312 5.837 10,25

Dệt 512 710 830 755 771 648 4,82Sản xuất trang phục 2.822 2.102 2.525 2.816 3.927 4.419 9,38SX da và các SP có liên quan 250 169 225 380 614 770 25,23

2.3 Hóa chất-cao su-nhựa 3.316 4.537 4.557 4.731 5.148 5.445 10,43

SX than cốc 18 2 2 2 0 0 -100,00SX hoá chất và SP hoá chất 180 644 645 620 428 471 21,21SX thuốc, hoá dược và dược liệu 223 395 365 432 556 553 19,92SX SP từ cao su và plastic 2.895 3.496 3.545 3.677 4.164 4.421 8,84

2.4 SX SP từ khoáng phi KL khác 2.287 2.911 3.290 1.915 2.951 3.529 9,062.5 SX SP điện tử, máy vi tính 492 1.695 2.713 3.437 2.758 3.647 49,282.6 Cơ khí-luyện kim 7.364 9.846 10.153 12.715 16.087 17.581 19,01

Sản xuất kim loại 2.688 4.341 4.288 5.489 5.682 6.043 17,59SX Sp từ kim loại đúc sẵn 2.345 2.319 2.290 3.062 4.348 4.873 15,75Sản xuất thiết bị điện 1.316 1.901 1.972 2.280 2.383 2.331 12,11SX MMTB chưa được phân vào đâu 173 140 177 174 248 283 10,34Sản xuất xe có động cơ 788 1.106 1.379 1.670 1.672 2.069 21,30SX phương tiện vận tải khác 54 39 47 40 1.754 1.982 105,56

2.7 Gỗ, giấy và các ngành khác 2.510 3.273 2.685 2.842 3.527 4.077 10,19

In, sao chép bản ghi các loại 249 351 268 291 304 344 6,68Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 345 396 456 468 513 588 11,25Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 1.829 2.161 1.898 2.006 2.318 2.694 8,05Sửa chữa, BD và lắp đặt MMTB 87 365 63 77 392 451 38,97

III SX-PP điện, khí đốt… 345 655 959 1.262 1.240 1.476 33,74

IVCung cấp nước; HĐ quản lý và xử lý

rác thải, nước thải228 328 417 439 492 560 19,69

Khai thác, xử lý và cung cấp nước 111 218 264 271 320 373 27,43Thoát nước và xử lý nước thải 27 3 8 7 5 6 -25,98Thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; 90 107 139 157 161 175 14,22Xử lý ÔN và HĐ QL chất thải khác 0,0 0 6 4 6 6 331,74

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2015)

Tốc độ

TTBQ

(% /năm)

Stt Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Page 155: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

145

-Phụ lục 3-

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÀ NĂNG GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Theo giá so sánh năm 2010, phương pháp giá cơ bản)

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

TOÀN THÀNH PHỐ 67.519 76.558 80.742 87.295 96.516 103.573 8,93TOÀN NGÀNH CN 26.036 29.913 31.542 36.116 42.116 45.502 11,81Tỷ lệ CN/toàn TP (%) 38,6 39,1 39,1 41,4 43,6 43,9

A Theo loại hình KT1 KT Nhà nước 6.338 5.618 6.341 7.643 10.735 11.647 12,94

- Trung ương 5.949 5.158 5.751 7.171 10.306 11.178 13,44- Địa phương 389 460 590 472 429 469 3,81

2 KT ngoài Nhà nước 12.918 16.454 16.578 16.684 18.840 19.394 8,47

- Tập thể 105 152 103 58 55 56 -11,81- Cá thể 756 1.265 1.153 1.333 1.128 1.197 9,63- Tư nhân 12.057 15.037 15.322 15.293 17.657 18.141 8,51

3 KT có vốn ĐTNN 6.780 7.841 8.263 11.789 12.541 14.461 16,36

B Theo ngành CNI CN khai khoáng 349 314 297 287 502 595 11,26II CN chế biến, chế tạo 25.113 28.729 30.111 34.540 40.394 43.560 11,64

2.1 SXCB thực phẩm, đồ uống, nông 5.560 6.810 6.695 9.081 9.878 8.699 9,37

Sản xuất chế biến thực phẩm 3.359 4.187 4.137 6.181 7.053 5.767 11,42Sản xuất đồ uống 980 1.307 1.384 1.756 1.830 2.067 16,10Sản xuất sản phẩm thuốc lá 112 83 42 37 23 24 -26,52CB gỗ và SX SP từ gỗ, tre, nứa,.. 651 701 552 594 394 345 -11,93Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 458 532 580 513 578 496 1,61

2.2 Dệt may-Da giày 3.584 2.419 2.766 2.958 3.929 4.286 3,64

Dệt 512 603 710 634 665 568 2,10Sản xuất trang phục 2.822 1.659 1.904 2.049 2.835 3.191 2,49SX da và các SP có liên quan 250 157 152 275 429 527 16,08

2.3 Hóa chất-cao su-nhựa 3.316 3.642 3.646 3.805 4.364 4.666 7,07

SX than cốc 18 2 2 1 -100,00SX hoá chất và SP hoá chất 180 560 472 442 289 327 12,68SX thuốc, hoá dược và dược liệu 223 339 321 354 456 423 13,66SX SP từ cao su và plastic 2.895 2.741 2.851 3.008 3.619 3.916 6,23

2.4 SX SP từ khoáng phi KL khác 2.287 2.344 2.865 1.704 2.591 3.035 5,822.5 SX SP điện tử, máy vi tính… 492 1.695 2.478 3.025 2.429 3.299 46,312.6 Cơ khí-luyện kim 7.364 8.779 9.243 11.529 14.245 16.257 17,16

Sản xuất kim loại 2.688 3.914 3.938 5.007 5.238 5.568 15,68SX Sp từ kim loại đúc sẵn 2.345 2.118 2.129 2.830 3.439 4.490 13,87Sản xuất thiết bị điện 1.316 1.551 1.662 1.915 2.007 1.988 8,60SX MMTB chưa được phân vào đâu 173 130 168 155 216 244 7,12Sản xuất xe có động cơ 788 1.027 1.299 1.582 1.591 1.985 20,29SX phương tiện vận tải khác 54 39 47 40 1.754 1.982 105,56

2.7 Gỗ, giấy và các ngành khác 2.510 3.040 2.418 2.438 2.958 3.318 5,74

In, sao chép bản ghi các loại 249 346 227 231 229 259 0,79Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 345 351 375 340 331 374 1,63Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 1.829 2.005 1.757 1.798 2.051 2.300 4,69Sửa chữa, BD và lắp đặt MMTB 87 338 59 69 347 385 34,64

III SX-PP điện, khí đốt… 345 559 751 908 834 926 21,83

IVCung cấp nước; HĐ quản lý và xử lý

rác thải, nước thải229 311 383 381 386 421 12,95

Khai thác, xử lý và cung cấp nước 111 202 230 217 232 253 17,91Thoát nước và xử lý nước thải 27 2 8 6 5 5 -28,63Thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; 91 107 139 154 144 157 11,52Xử lý ÔN và HĐ QL chất thải khác 0,0 0 6 4 5 6 0,00

2014Stt Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2015

Tốc độ

TTBQ

(% /năm)

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2015)

Page 156: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

146

-Phụ lục 4-

GIÁ TRỊ TĂNG THÊM NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Theo giá hiện hành, Phương pháp giá cơ bản)

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

VA TOÀN THÀNH PHỐ 32.777 41.660 46.451 51.911 57.821 63.327 14,1

VA TOÀN NGÀNH CN 6.758 9.056 10.192 11.622 13.769 14.991 17,3

Tỷ lệ CN/toàn TP (%) 20,6 21,7 21,9 22,4 23,8 23,7 2,8

I CN khai khoáng 168 178 180 180 343 425 20,4

II CN chế biến, chế tạo 6.168 8.144 8.952 10.126 12.089 12.993 16,1

2.1 SXCB thực phẩm, đồ uống, NLS 1.306 1.875 2.033 2.704 3.066 2.834 16,8

Sản xuất chế biến thực phẩm 686 1.046 1.086 1.565 1.905 1.562 17,9

Sản xuất đồ uống 417 579 694 875 926 1.065 20,6

Sản xuất sản phẩm thuốc lá 25 20 11 11 7 8 -21,0

CB gỗ và SX SP từ gỗ, tre, nứa,.. 98 114 109 132 91 80 -4,0

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 81 116 132 121 138 119 8,0

2.2 Dệt may-Da giày 984 794 983 1.110 1.503 1.670 11,2

Dệt 102 142 170 169 165 138 6,3

Sản xuất trang phục 801 598 737 821 1.144 1.288 10,0

SX da và các SP có liên quan 81 55 75 120 194 244 24,6

2.3 Hóa chất-cao su-nhựa 586 848 872 901 972 1.023 11,8

SX than cốc 3 0 0 1 0 0 -100,0

SX hoá chất và SP hoá chất 44 158 162 156 108 118 21,9

SX thuốc, hoá dược và dược liệu 71 125 119 141 181,2 180 20,5

SX SP từ cao su và plastic 468 565 589 603 683 725 9,2

2.4 SX SP từ khoáng phi KL khác 738 940 1.092 601 950 1.136 9,0

2.5 SX SP điện tử, máy vi tính 134 462 694 882 706 933 47,4

2.6 Cơ khí-luyện kim 1.767 2.383 2.564 3.176 3.978 4.340 19,7

Sản xuất kim loại 514 830 842 1.087 1.120 1.191 18,3

SX Sp từ kim loại đúc sẵn 472 468 474 626 900 1.009 16,4

Sản xuất thiết bị điện 471 681 726 843 879 860 12,8

SX MMTB chưa được phân vào đâu 37 30 39 43 61 70 13,7

Sản xuất xe có động cơ 260 366 470 566 567 702 21,9

SX phương tiện vận tải khác 13 9 12 11 450 509 107,7

2.7 Các ngành khác 653 842 714 753 914 1.057 10,1

In, sao chép bản ghi các loại 85 120 94 102 107 121 7,3

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 68 78 93 91 103 118 11,5

Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 482 570 514 544 628 730 8,7

Sửa chữa, BD và lắp đặt MMTB 17 73 13 15 77 88 38,3

III SX-PP điện, khí đốt… 265 503 758 997 980 1.166 34,5

IVCung cấp nước; HĐ quản lý và xử lý

rác thải, nước thải157 231 301 318 358 408 21,1

Khai thác, xử lý và cung cấp nước 82 162 202 208 245 286 28,2

Thoát nước và xử lý nước thải 17 1 5 5 3 4 -25,6

Thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải;

tái chế phế liệu57 68 91 103 105 114 14,9

Xử lý ÔN và HĐ QL chất thải khác 0 0,0 4 3 4 4 319,8

Stt Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015

(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng)

Tốc độ

TTBQ

(% /năm)

Page 157: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

147

-Phụ lục 5-

GIÁ TRỊ TĂNG THÊM NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Theo giá so sánh 2010, Phương pháp giá cơ bản)

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

GRDP TOÀN THÀNH PHỐ 32.777 36.631 38.892 41.882 45.454 49.416 8,6

VA TOÀN NGÀNH CN 6.758 7.869 8.686 9.667 11.199 12.252 12,6

Tỷ lệ CN/toàn TP (%) 20,6 21,5 22,3 23,1 24,6 24,8 3,8

I CN khai khoáng 168 154 149 146 255 302 12,5

II CN chế biến, chế tạo 6.168 7.066 7.669 8.529 10.007 10.915 12,1

2.1SXCB thực phẩm, đồ uống, nông

lâm sản1.306 1.628 1.673 2.165 2.346 2.162 10,6

Sản xuất chế biến thực phẩm 686 855 868 1.247 1.423 1.163 11,2

Sản xuất đồ uống 417 555 604 720 750 847 15,3

Sản xuất sản phẩm thuốc lá 25 18 9 8 5 6 -25,8

CB gỗ và SX SP từ gỗ, tre, nứa,.. 98 106 86 94 62 54 -11,3

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 81 94 105 95 107 92 2,5

2.2 Dệt may-Da giày 984 642 752 824 1.103 1.217 4,3

Dệt 102 120 146 141 142 121 3,5

Sản xuất trang phục 801 471 556 597 826 930 3,0

SX da và các SP có liên quan 81 51 51 87 135 166 15,4

2.3 Hóa chất-cao su-nhựa 586 688 697 721 815 862 8,0

SX than cốc 3 0 0 0 0 0 -100,0

SX hoá chất và SP hoá chất 44 137 119 111 73 82 13,3

SX thuốc, hoá dược và dược liệu 71 107 105 115 149 138 14,3

SX SP từ cao su và plastic 468 443 474 494 593 642 6,5

2.4 SX SP từ khoáng phi KL khác 738 757 951 532 834 977 5,8

2.5 SX SP điện tử, máy vi tính 134 462 634 776 622 844 44,5

2.6 Cơ khí-luyện kim 1.767 2.106 2.316 2.863 3.519 3.990 17,7

Sản xuất kim loại 514 748 774 990 1.032 1.097 16,4

SX Sp từ kim loại đúc sẵn 472 427 441 578 702 917 14,2

Sản xuất thiết bị điện 471 555 612 708 740 733 9,3

SX MMTB chưa được phân vào đâu 37 28 37 38 53 60 10,4

Sản xuất xe có động cơ 260 339 441 536 540 673 20,9

SX phương tiện vận tải khác 13 9 12 11 450 509 107,7

2.7 Gỗ, giấy và các ngành khác 653 784 644 649 769 863 5,7

In, sao chép bản ghi các loại 85 118 80 81 81 91 1,4

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 68 70 76 66 65 73 1,3

Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 482 528 476 487 556 623 5,3

Sửa chữa, BD và lắp đặt MMTB 17 68 12 13 68 75 34,0

III SX-PP điện, khí đốt… 265 430 593 717 659 732 22,5

IVCung cấp nước; HĐ quản lý và xử lý

rác thải, nước thải157 219 275 274 278 303 14,1

Khai thác, xử lý và cung cấp nước 82 150 176 166 178 194 18,6

Thoát nước và xử lý nước thải 17 1 5 4 3 3 -28,3

Thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải;

tái chế phế liệu57 68 91 101 94 103 12,5

Xử lý ÔN và HĐ QL chất thải khác 0 0 4 3 3 4 319,8

(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng)

Tốc độ

TTBQ

(% /năm)

Stt Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Page 158: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

148

-Phụ lục 6-

SẢN LƯỢNG CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOAN 2005-2015

2006-

2010

2011-

2015

1Thủy sản đông

lạnhTấn 13.898 24.814 18.879 19.584 20.794 22.416 18.330 12,3 -5,9

2 Bia các loại 1000 lít 47.265 56.539 55.442 58.134 147.432 169.889 172.500 3,6 25,0

3 Vải 1000 m2 7.931 16.171 14.130 15.992 9.826 6.633 8.664 15,3 -11,7

4Quần áo may

sẵn1000 chiếc 28.256 38.761 26.721 28.763 149.013 37.696 40.803 6,5 1,0

5 Giày thể thao 1000 đôi 3.051 1.275 962 2.649 4.346 57.846 58.164 -16,0 114,7

6 Giấy bìa các loại Tấn 16.402 20.028 29.551 29.233 29.067 29.925 26.780 4,1 6,0

7Phân bón hóa

học Tấn 23.255 7.305 12.808 29.159 30.801 21.455 23.500 -20,7 26,3

8Thuốc chữa

bệnhTấn 750 430 410 653 771 740 -0,3

9 Lốp ô tô 1000 chiếc 538 730 740 641 810 889 969 6,3 5,8

10 Xi măng các loại 1000 tấn 766 1.797 1.735 1.664 2.952 1.751 1.899 18,6 1,1

11Thép cán, thép

kéo1000 tấn 62 104 118 118 165 225 231 10,9 17,30

12 Thép thỏi 1000 tấn - 204 217 324 364 374 16,4

13Cấu kiện kim

loại1000 tấn 82 70 66 79 83 108 5,6

14Động cơ điện 1

chiều loại nhỏ1000 chiếc 154.504 174.500 189.286 174.504 202.515 200.560 5,4

15 Tai nghe 1000 chiếc - - 52.263 162.637 141.300 129.900 155.880 31,4

16Bộ phận và phụ

tùng máy tínhTriệu cái - 746 1.034 1.510 1.435 1.937 26,9

17 Xe ô tô các loại Chiếc 28 27 12 1.240 1.600 1.800 129,9

18Thiết bị câu và

bắt cá1000 chiếc - 2.267 3.320 2.102 2.095 1.779 1.669 -5,9

19Điện thương

phẩm

Triệu

KWh8.117 9.172 12.025 12.040 13.485 14.968 13,0

20Nước uống

được1000 m

3 20.303 41.378 44.440 46.410 53.322 67.843 74.000 15,3 12,3

(Nguồn: Niêm giám thống kê TP Đà Nẵng các năm 2010 và 2015

TĐTT

(%/năm)Stt Tên sản phẩm ĐVT 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Page 159: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

149

-Phụ lục 7-

DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030

I. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO

Quy hoạch đã sử dụng phương pháp dự báo kinh tế MAES39 để dự báo tăng trưởng giá trị sản xuất (GO) của các nhóm ngành công nghiệp. Phương pháp này được dựa trên cơ sở các phương pháp: mô hình hóa toán học (Modeling), thích nghi (Adaptation), ngoại suy xu thế (Trend Extrapolated) và chuyên gia (Specialist), với công cụ phân tích, tính toán là phần mềm dự báo SPSS.

Nội dung cơ bản của phương pháp dự báo kinh tế MAES như sau:

Quy trình phương pháp dự báo kinh tế MAES

A. Thiết lập và lựa chọn mô hình dự đoán

a) Thiết lập các mô hình dự đoán

Căn cứ vào số liệu GO (giá so sánh 2010) của giai đoạn 2011-2015 để thiết lập các mô hình toán học nhằm mô tả và xác định qui luật tăng trưởng của từng phân ngành công nghiệp trong giai đoạn sắp tới. Cụ thể có các mô hình sau:

- Mô hình logarit (Logarithmic) Y = a +b.Ln(T)

- Mô hình hàm lũy thừa (Compound) Y = a.bT

- Mô hình tăng trưởng (Growth) Y=ea+bT

- Mô hình mũ (Exponential) Y=a.ebT

Trong đó: a, b là các tham số của mô hình; e là cơ số tự nhiên; T là biến thời gian

b) Lựa chọn mô hình dự đoán

Dựa vào tiêu chuẩn lựa chọn mô hình là hệ số xác định (R2: R_square) để xác định mô hình phù hợp nhất nhằm mô tả quá trình tăng trưởng từng phân ngành công nghiệp thực tế trong giai đoạn 2011-2015. Mô hình nào có giá trị R_square (được tính toán theo phần mềm SPSS) lớn hơn thì được chọn.

B. Xây dựng và lựa chọn phương án dự báo

a) Xây dựng các phương án dự báo kinh tế

Xây dựng các phương án dự báo trên cơ sở các phương pháp sau: 39 Tham khảo từ Bài báo “Đề xuất phương pháp MAES để dự báo tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế” của ThS. Lê Thị Mỹ Hướng đăng trên Website của Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quảng Nam.

Page 160: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

150

+ Phương pháp Ngoại suy xu thế

Áp dụng phương pháp Ngoại suy xu thế với Mô hình duy trì là mô hình dựa vào giả thiết cho rằng các hiện tượng trong tương lai có xu thế biến động hoàn toàn giống trong quá khứ. Sử dụng mô hình toán học đã được lựa chọn với các tham số như trong giai đoạn vừa qua và các biến số được xác định theo các giai đoạn sắp tới để dự báo quá trình tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp. Từ đó xác định phương án tăng trưởng và chuyển dịch đối với từng phân ngành công nghiệp.

+ Phương pháp Thích nghi

Áp dụng phương pháp Thích nghi với Mô hình dự đoán thích nghi I là mô hình được điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng (chiến lược, chủ trương, chính sách, bối cảnh phát triển, các tiềm năng, lợi thế, hạn chế, thuận lợi, khó khăn, các nguồn lực, động lực phát triển,…).

Trên cơ sở sự thay đổi các nhân tố ảnh hưởng, điều chỉnh các mô hình dự đoán toán học đã lựa chọn mà cụ thể là điều chỉnh các tham số và biến số phù hợp để hoàn chỉnh các mô hình dự báo kinh tế. Từ đó xác định các phương án tăng trưởng và chuyển dịch đối với từng phân ngành.

+ Kết hợp phương pháp Thích nghi và phương pháp Ngoại suy xu thế

Kết hợp cả hai phương pháp Thích nghi và Ngoại suy xu thế với Mô hình dự đoán thích nghi II là mô hình vừa được điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng, vừa được xem xét trên cơ sở xu thế phát triển.

Trên cơ sở xu thế phát triển và sự thay đổi các nhân tố ảnh hưởng, điều chỉnh các mô hình dự đoán toán học đã lựa chọn mà cụ thể là điều chỉnh các tham số và biến số phù hợp để hoàn chỉnh các mô hình dự báo kinh tế. Từ đó xác định các phương án tăng trưởng và chuyển dịch đối với từng phân ngành công nghiệp.

Trong Dự thảo này đã lựa chọn phương pháp Thích nghi và Ngoại suy xu thế với Mô hình dự đoán thích nghi II.

b) Lựa chọn phương án dự báo

Áp dụng phương pháp chuyên gia để phân tích, đánh giá và so sánh các phương án đã lập và lựa chọn được phương án phù hợp và khả thi nhất để dự báo quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GO của ngành công nghiệp thành phố.

II. KẾT QUẢ DỰ BÁO

Một số kết quả dự báo chính được trình bày tại các Phụ lục 7.1, 7.2 và 7.3

Page 161: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

151

Phụ lục 7.1

DỰ BÁO CƠ CẤU VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030 THEO PHƯƠNG ÁN 2 (PHƯƠNG ÁN CHỌN)

(Theo giá so sánh 2010)

(Tỷ đồng) (% ) (Tỷ đồng) (% ) (Tỷ đồng) (% )2016-

2020

2021-

2030

TOÀN NGÀNH CN 45.502 100 76.570 100 237.660 100 11,0 12,0

I CN khai khoáng 595 1,3 500 0,7 450 0,2 -3,4 -1,0

II CN chế biến, chế tạo 43.560 95,7 73.620 96,1 228.530 96,2 11,1 12,0

2.1 SXCB thực phẩm, đồ uống 7.858 17,3 12.660 16,5 30.815 13,0 10,0 9,3

2.2 Dệt may-Da giày 4.286 9,4 6.960 9,1 15.470 6,5 10,2 8,3

Dệt 568 1,2 680 0,9 850 0,4 3,7 2,3

Sản xuất trang phục 3.191 7,0 5.300 6,9 12.030 5,1 10,7 8,5

SX da và các SP có liên quan 527 1,2 980 1,3 2.590 1,1 13,2 10,2

2.3 Hóa chất-cao su-nhựa 4.666 10,3 8.050 10,5 28.057 11,8 11,5 13,3

SX hoá chất và SP hoá chất 327 0,7 450 0,6 730,0 0,3 6,6 5,0

SX thuốc, hoá dược và dược liệu 423 0,9 700 0,9 1.820 0,8 10,6 10,0

SX SP từ cao su và plastic 3.916 8,6 6.900 9,0 25.507 10,7 12,0 14,0

2.4 SX SP từ khoáng phi KL khác 3.035 6,7 4.500 5,9 8.100 3,4 8,2 6,1

2.5 SX SP điện tử, máy vi tính … 3.299 7,3 8.230 10,7 53.610 22,6 20,1 20,6

2.6 Cơ khí-luyện kim 16.257 35,7 28.230 36,9 84.698 35,6 11,7 11,6

Sản xuất kim loại 5.568 12,2 7.450 9,7 12.300,0 5,2 6,0 5,1

SX Sp từ kim loại đúc sẵn 4.490 9,9 8.620 11,3 22.360 9,4 13,9 10,0

Sản xuất thiết bị điện 1.988 4,4 3.100 4,0 8.100 3,4 9,3 10,1

SX MMTB chưa được phân vào đâu 244 0,5 1.300 1,7 14.183 6,0 39,7 27,0

Sản xuất xe có động cơ 1.985 4,4 4.460 5,8 20.436 8,6 17,6 16,4

SX phương tiện vận tải khác 1.982 4,4 3.300 4,3 7.320 3,1 10,7 8,3

2.7 Các ngành khác 4.159 9,1 4.990 6,5 7.780 3,3 3,7 4,5

CB gỗ và SX SP từ gỗ, tre, nứa,.. 345 0,8 200 0,3 100,0 0,04 -10,3 -6,7

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 496 1,1 530 0,7 700 0,29 1,3 2,8

In, sao chép bản ghi các loại 259 0,6 330 0,4 500 0,21 5,0 4,2

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 374 0,8 430 0,6 500 0,21 2,8 1,5

Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 2.300 5,1 2.850 3,7 4.050 1,70 4,4 3,6

Sửa chữa, BD và lắp đặt MMTB 385 0,8 650 0,8 1.930 0,81 11,0 11,5

III SX-PP điện, gas 926 2,0 1.670 2,2 5.920 2,5 12,5 13,5

IVCung cấp nước; HĐ quản lý và xử lý

rác thải, nước thải421 0,9 780 1,0 2.760 1,2 13,1 13,5

Khai thác, xử lý và cung cấp nước 253 0,6 428 0,6 1.164 0,5 11,1 10,5

Thoát nước và xử lý nước thải 5 0,0 20 0,0 100 0,0 32,0 17,5

Thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải;

tái chế phế liệu157 0,3 315 0,4 1.209 0,5 14,9 14,4

Xử lý ÔN và HĐ QL chất thải khác 6 0,0 17 0,0 287 0,1 23,2 32,7

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch ngành CN)

Stt Chỉ tiêu

2015 2020 2030Tốc độ TTBQ

(% /năm)

Page 162: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

152

Phụ lục 7.2

DỰ BÁO XU HƯỚNG TĂNG TỶ TRỌNG VA/GO TRONG CÁC PHÂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030

(Đơn vị tính: %)

2011-

2015

2016-

2020

2021-

2030

TOÀN NGÀNH CN 26,0 26,9 28,1 32,1 0,7 0,9 1,3

I CN khai khoáng 48,0 50,8 52,0 55,4 1,1 0,5 0,6

II CN chế biến, chế tạo 24,6 25,1 26,3 30,1 0,4 1,0 1,4

2.1 SXCB thực phẩm, đồ uống 25,3 25,7 27,2 30,6 0,3 1,2 1,2

Sản xuất chế biến thực phẩm 20,4 20,2 21,0 22,8 -0,2 0,8 0,8

Sản xuất đồ uống 42,5 41,0 42,5 46,3 -0,7 0,7 0,9

Sản xuất sản phẩm thuốc lá 22,1 23,1 24,0 26,0 0,9 0,7 0,8

2.2 Dệt may-Da giày 27,5 28,4 29,8 32,7 0,7 1,0 0,9

Dệt 19,9 21,4 23,0 27,1 1,4 1,5 1,7

Sản xuất trang phục 28,4 29,1 30,2 32,6 0,5 0,7 0,8

SX da và các SP có liên quan 32,5 31,5 32,5 35,2 -0,6 0,6 0,8

2.3 Hóa chất-cao su-nhựa 17,7 18,5 19,0 20,2 0,9 0,6 0,6

SX hoá chất và SP hoá chất 24,4 25,2 26,5 29,2 0,6 1,0 1,0

SX thuốc, hoá dược và dược liệu 31,7 32,6 33,5 36,4 0,5 0,6 0,8

SX SP từ cao su và plastic 16,2 16,4 17,1 18,8 0,3 0,8 1,0

2.4 SX SP từ khoáng phi KL khác 32,3 32,2 32,9 35,0 -0,1 0,4 0,6

2.5 SX SP điện tử, máy vi tính … 27,3 25,6 26,8 34,1 -1,3 1,0 2,4

2.6 Cơ khí-luyện kim 24,0 24,5 26,0 30,0 0,5 1,2 1,4

Sản xuất kim loại 19,1 19,7 20,5 22,0 0,6 0,8 0,7

SX Sp từ kim loại đúc sẵn 20,1 20,4 21,1 22,3 0,3 0,6 0,6

Sản xuất thiết bị điện 35,8 36,9 38,0 39,1 0,6 0,6 0,3

SX MMTB chưa được phân vào đâu 21,3 24,8 28,5 33,8 3,0 2,9 1,7

Sản xuất xe có động cơ 33,0 33,9 35,0 37,0 0,5 0,6 0,6

SX phương tiện vận tải khác 24,3 25,7 27,2 29,6 1,1 1,2 0,9

2.7 Gỗ, giấy và các ngành khác 23,0 24,2 25,5 27,2 1,1 1,1 0,6

CB gỗ và SX SP từ gỗ, tre, nứa,.. 15,1 15,7 16,4 18,2 0,7 0,9 1,0

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 17,7 18,5 19,3 21,3 0,9 0,9 1,0

In, sao chép bản ghi các loại 34,2 35,1 37,0 40,0 0,6 1,0 0,8

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 19,8 19,5 20,0 21,0 -0,3 0,5 0,5

Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 26,3 27,1 28,0 30,0 0,6 0,7 0,7

Sửa chữa, BD và lắp đặt MMTB 20,0 19,5 20,5 22,0 -0,5 1,0 0,7

III SX-PP điện, gas 76,9 79,0 81,0 85,0 0,5 0,5 0,5

IVCung cấp nước; HĐ quản lý và xử

lý rác thải, nước thải68,5 72,1 74,0 77,4 1,0 0,5 0,5

Khai thác, xử lý và cung cấp nước 74,3 76,6 78,7 82,5 0,6 0,6 0,5

Thoát nước và xử lý nước thải 64,0 65,6 68,0 74,0 0,5 0,7 0,8

Thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái

chế phế liệu62,7 65,4 68,4 75,1 0,8 0,9 0,9

Xử lý ÔN và HĐ QL chất thải khác 0,0 65,2 66,0 68,0 0,2 0,3

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch ngành CN)

2030Stt Chỉ tiêu 2015 20202010

Tốc độ TTBQ (%/năm)

Page 163: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

153

-Phụ lục 7.3-

DỰ BÁO CƠ CẤU VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030 THEO PHƯƠNG ÁN 2

(Theo giá so sánh 2010)

(Tỷ đồng) (% ) (Tỷ đồng) (% ) (Tỷ đồng) (% )2016-

2020

2021-

2030

TOÀN NGÀNH CN 12.252 100 21.550 100 76.180 100 12,0 13,5

I CN khai khoáng 302 2,5 260 1,2 250 0,3 -3,0 -0,4

II CN chế biến, chế tạo 10.915 89,1 19.361 89,8 68.761 90,3 12,1 13,5

2.1 SXCB thực phẩm, đồ uống 2.016 16,5 3.442 16,0 9.420 12,4 11,3 10,6

Sản xuất chế biến thực phẩm 1.163 9,5 1.886 8,8 4.691 6,2 10,1 9,5

Sản xuất đồ uống 847 6,9 1.551 7,2 4.721 6,2 12,9 11,8

Sản xuất sản phẩm thuốc lá 6 0,0 5 0,0 8 0,0 -2,9 5,0

2.2 Dệt may-Da giày 1.217 9,9 2.075 9,6 5.066 6,7 11,3 9,3

Dệt 121 1,0 156 0,7 231 0,3 5,2 4,0

Sản xuất trang phục 930 7,6 1.600 7,4 3.924 5,2 11,5 9,4

SX da và các SP có liên quan 166 1,4 319 1,5 912 1,2 13,9 11,1

2.3 Hóa chất-cao su-nhựa 862 7,0 1.531 7,1 5.672 7,4 12,2 14,0

SX hoá chất và SP hoá chất 82 0,7 119 0,6 213 0,3 7,7 6,0

SX thuốc, hoá dược và dược liệu 138 1,1 235 1,1 662 0,9 11,2 10,9

SX SP từ cao su và plastic 642 5,2 1.177 5,5 4.796 6,3 12,9 15,1

2.4 SX SP từ khoáng phi KL khác 977 8,0 1.480 6,9 2.834 3,7 8,7 6,7

2.5 SX SP điện tử, máy vi tính … 844 6,9 2.208 10,2 18.271 24,0 21,2 23,5

2.6 Cơ khí-luyện kim 3.990 32,6 7.351 34,1 25.385 33,3 13,0 13,2

Sản xuất kim loại 1.097 9,0 1.527 7,1 2.706 3,6 6,8 5,9

SX Sp từ kim loại đúc sẵn 917 7,5 1.817 8,4 4.983 6,5 14,7 10,6

Sản xuất thiết bị điện 733 6,0 1.178 5,5 3.171 4,2 9,9 10,4

SX MMTB chưa được phân vào đâu 60 0,5 371 1,7 4.796 6,3 43,7 29,2

Sản xuất xe có động cơ 673 5,5 1.560 7,2 7.560 9,9 18,3 17,1

SX phương tiện vận tải khác 509 4,2 898 4,2 2.169 2,8 12,0 9,2

2.7 Các ngành khác 1.008 8,2 1.274 5,9 2.113 2,8 4,8 5,2

CB gỗ và SX SP từ gỗ, tre, nứa,.. 54 0,4 33 0,2 18 0,0 -9,5 -5,7

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 92 0,7 102 0,5 149 0,2 2,2 3,8

In, sao chép bản ghi các loại 91 0,7 122 0,6 200 0,3 6,0 5,1

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 73 0,6 86 0,4 105 0,1 3,3 2,0

Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 623 5,1 798 3,7 1.216 1,6 5,1 4,3

Sửa chữa, BD và lắp đặt MMTB 75 0,6 133 0,6 425 0,6 12,1 12,3

III SX-PP điện, gas 732 6,0 1.353 6,3 5.032 6,6 13,1 14,0

IVCung cấp nước; HĐ quản lý và xử lý

rác thải, nước thải303 2,5 577 2,7 2.137 2,8 13,7 14,0

Khai thác, xử lý và cung cấp nước 194 1,6 337 1,6 961 1,3 11,7 11,0

Thoát nước và xử lý nước thải 3 0,0 14 0,1 74 0,1 32,9 18,5

Thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải;

tái chế phế liệu103 0,8 215 1,0 907 1,2 16,0 15,5

Xử lý ÔN và HĐ QL chất thải khác 4 0,0 11 0,1 195 0,3 23,5 33,1

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch ngành CN)

Stt Chỉ tiêu

2015 2020 2030Tốc độ TTBQ

(% /năm)

Page 164: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

154

-Phụ lục 8-

DANH MỤC MỘT SỐ DỰ ÁN TRONG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HIỆN CÓ TRÊN ĐỊA BÀN

Stt Dự án Chủ đầu tư Công suất sản phẩmThời gian

thực hiệnĐịa điểm

I

1

Mở rộng Nhà máy

CADIVI Miền Trung

giai đoạn 3

Chi nhánh Công

ty CP CADIVI

Việt Nam

- Cáp điện: 100 Tr.mét/năm;

- Dây điện ô tô: 57 triệu

mét/năm)

2016KCN Hòa

Cầm

2Nhà máy sản xuất quạt

CN, động cơ quạt điện

CTCP chế tạo

máy điện Việt

Nam-Hungari 1

5.000 sản phẩm/năm 2016KCN Hòa

Khánh

3

Đầu tư công nghệ đúc

cán liên tục và tự động

hóa dây chuyền

Công ty CP Thép

Dana-Ý2016

CCN Thanh

Vinh

II

1Mở rộng Nhà máy bia

giai đoạn 4.2

Công ty TNHH

VBL Đà Nẵng

Nâng công suất bia từ 240

triệu lít lên 330 triệu lít/năm2018-2019

KCN Hòa

Khánh

2Mở rộng Nhà máy bia

giai đoạn 5

Công ty TNHH

VBL Đà Nẵng

Nâng công suất lên 500 triệu

lít/năm2020-2025

KCN Hòa

Khánh

3Mở rộng Nhà máy sữa

Vinamilk Đà Nẵng

CTCP Sữa Việt

Nam2016-2020

KCN Hòa

Khánh

4

Xí nghiệp chế biến mực

sấy khô và cá đông lạnh

nguyên con

Công ty Cổ phần

thủy sản Bắc

Trung Nam

2014-2016KCN DVTS

Đà Nẵng

III

1Trung tâm may đo

veston

TCT CP Dệt

may Hòa ThọBộ veston 2017-2018

Quận Cẩm

Lệ

2 Nhà máy may Hòa QuýTCT CP Dệt

may Hòa thọJacket: 600.000 sp/năm 2015-2016

Quận Ngũ

Hành Sơn

3

NM May-Dệt nhuộm và

hệ thống hoàn thiện sản

phẩm tại khu vực miền

Trung

Công ty TNHH

MTV Dệt 8-3

(Dự kiến mua lại Nhà máy

của Liên doanh ITG-Phong

Phú)

KCN Hòa

Khánh

IV

1Nhà máy sản xuất lốp

Radial - GĐ 2

CTCP Cao su

Đà Nẵng600.000 lốp/năm 2015-2017

KCN Liên

Chiểu

2Mở rộng sản xuất lốp

Radial

CTCP Cao su

Đà Nẵng

Nâng công suất lên 1.000.000

lốp/năm2018-2020

KCN Liên

Chiểu

3Dự án sản xuất lốp xe

PCR (ô tô du lịch)

CTCP Cao su

Đà Nẵng5.000.000 lốp/năm 2018-2020

KCN Liên

Chiểu

4Nâng công suất dây

chuyền đắp lốp nguội

CTCP Cao su

Đà Nẵng

Nâng từ 30.000 lốp/năm lên

60.000 lốp/năm2017

KCN Liên

Chiểu

5Sản xuất màng phủ nông

nghiệp

Công ty TNHH

nhựa ABC2016-2020

Đang tìm địa

điểmV

1Mở rộng trạm nghiền xi

măng

CTCP-TCT

Miền Trung1 triệu tấn/năm 2016

Hòa Khương-

Hòa Vang

Ngành sản xuất VLXD

Ngành hóa chất, cao su-nhựa

Ngành cơ khí-luyện kim

Ngành thực phẩm, đồ uống

Ngành dệt, may, da giày

Page 165: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

155

Stt Dự án Chủ đầu tư Công suất sản phẩmThời gian

thực hiệnĐịa điểm

2

Dây chuyền 2-Nhà máy

gạch bê tông cốt liệu xi

măng (GĐ 2)

CTCP Đầu tư

Hồng Hoàng

Hồng

30 triệu viên quy tiêu

chuẩn/năm2016

Hòa Nhơn-

Hòa Vang

VI

1Nâng công suất của

NMN Cầu Đỏ Nâng công đạt 230.000 m

3/ng-

đêm2014-2018

Quận Cẩm

Lệ

2Nhà máy nước Hòa

Liên 1120.000 m

3/ng-đêm 2014-2018

Hòa Liên-

Hòa Vang

3Nâng công suất của

NMN Cầu ĐỏNâng công đạt 290.000 m

3/ng-

đêm2025-2030

Quận Cẩm

Lệ

4Nhà máy nước Hòa

Liên 2120.000 m

3/ng-đêm 2030-2035

Hòa Liên-

Hòa Vang

20.000 m3/ngày

(nước xử lý đạt loại B)

60.000 m3/ngày

(nước xử lý đạt loại B)

100.000 m3/ngày

(nước xử lý đạt loại B)

60.000 m3/ngày

(nước xử lý đạt loại A)

120.000 m3/ngày

(nước xử lý đạt loại A)

200.000 m3/ngày

(nước xử lý đạt loại A)

(Nguồn: Tổng hợp của Sở Công Thương dựa trên kết quả khảo sát doanh nghiệp)

10Mở rộng Trạm xử lý

nước thải Hòa Xuân2020-2030

Hòa Xuân-

Cẩm Lệ

8Mở rộng trạm sử lý

nước thải Sơn Trà2020-2030

Quận Sơn

Trà

9Mở rộng Trạm xử lý

nước thải Hòa Liên2020-2030

Hòa Liên-

Hòa Vang

Ngành cấp nước, xử lý rác thải

Công ty TNHH

MTV cấp nước

Đà Nẵng

5Mở rộng Trạm xử lý

nước thải Sơn Trà

Công ty Thoát

nước và xử lý

nước thải Đà

Nẵng

2015-2020Quận Sơn

Trà

6Trạm xử lý nước thải

Hòa Liên2015-2020

Hòa Liên-

Hòa Vang

7Trạm xử lý nước thải

Hòa Xuân2015-2020

Hòa Xuân-

Cẩm Lệ

Page 166: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

156

-Phụ lục 9-

DANH MỤC DỰ ÁN THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẰNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

Stt Lĩnh vực sản xuất Địa điểm

I Ngành điện tử, tin học

1 Sản xuất linh kiện bán dẫn và vi mạch điện tử bằng công nghệ nano

Khu CNC; Khu CNTT

2 Sản xuất các loại chip xử lý trung tâm (CPU) Khu CNC; Khu CNTT 3 Sản xuất các bộ nhớ máy tính có dung lượng cao Khu CNC; Khu CNTT

4 Sản xuất các loại motor compact có độ chính xác cao trong thiết bị di động và thiết bị kỹ thuật số

Khu CNC; Khu CNTT

5 Sản xuất các sản phẩm âm thanh siêu nhỏ và các loại micro bằng vi cơ điện tử silicon

Khu CNC; Khu CNTT

6 Sản xuất chip phát sóng vô tuyến (RFID) Khu CNC; Khu CNTT 7 Sản xuất thiết bị giám sát định vị (GPS Tracker) Khu CNC; Khu CNTT

8 Sản xuất bộ điều khiển số (CNC) cho máy công cụ và máy gia công chế tạo

Khu CNC

9 Sản xuất thiết bị đo đếm điện năng điện tử và đọc chỉ số từ xa

Khu CNC

10 Sản xuất bộ biến đổi thông minh từ năng lượng gió và mặt trời

Khu CNC

11 Sản xuất cảm biến vi cơ điện (ứng dụng công nghệ MEMS)

Khu CNC

12 Sản xuất thiết bị y tế trong công nghệ phân tích và công nghệ chiết xuất trong y học

Khu CNC

13 Sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử các loại Các KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm; Khu CNC

14 Sản xuất, lắp ráp máy vi tính và các TB ngoại vi Khu CNTT, Khu CNC

15 Sản xuất, lắp ráp các trang thiết bị thông tin liên lạc đường thủy

Khu CNTT, Khu CNC

16 Lắp ráp và chế tạo các sản phẩm điện tử, viễn thông - kỹ thuật số

Khu CNTT

17 Sản xuất, lắp ráp sản phẩm điện-– điện tử gia dụng

Các KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm; các KCN mới

18 Sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử y tế Các KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm; Khu CNC; các KCN mới

19 Sản xuất các thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển

Các KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm; Khu CNC; các KCN mới

20 Sản xuất lắp ráp các thiết bị quang học Các KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm; Khu CNC; các KCN mới

21 Sản xuất sợi quang học Các KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm; Khu CNC; các KCN mới

22 Sản xuất pin năng lượng mặt trời Các KCN Hòa Khánh, Hòa Cầm, Liên Chiểu, Khu CNC; các KCN mới

23 Sản xuất phần mềm chuyên dụng Các khu công viên phần mềm trên địa bàn thành phố

Page 167: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

157

Stt Lĩnh vực sản xuất Địa điểm

II

II.1

1 Sản xuất tủ điện trung thếCác KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu,

Hòa Cầm; các KCN mới

2 Chế tạo khí cụ điệnCác KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu,

Hòa Cầm; các KCN mới

3 Sản xuất động cơ điệnCác KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu,

Hòa Cầm; các KCN mới

II.2

1 Sản xuất, chế tạo thiết bị, phụ tùng máy cáiCác KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu,

Hòa Cầm; các KCN mới

2Sản xuất, lắp ráp các thiết bị an toàn và xử lý môi

trường

Các KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu,

Hòa Cầm; các KCN mới

3 Sản xuất, lắp ráp các thiết bị văn phòngCác KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu,

Hòa Cầm; các KCN mới

4 Chế tạo thiết bị thủy lựcCác KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu,

Hòa Cầm; các KCN mới

5Sản xuất máy móc thiết bị chuyên dụng trong ngành

nông nghiệp, xây dựng, khai khoáng

Các KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu,

Hòa Cầm; các KCN mới

6 Sản xuất máy móc thiết bị công nghiệpCác KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu,

Hòa Cầm; các KCN mới

7 Sản xuất thiết bị phòng cháy, chữa cháy cao cấpCác KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu,

Hòa Cầm; các KCN mới

8 Chế tạo khuôn mẫu chất lượng caoKCN Cao, KCN Hòa Cầm, Hòa

Khánh; các KCN mới

II.3

1 Sản xuất, lắp ráp ô tô du lịchCác KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu,

Hòa Cầm; các KCN mới

2 Sản xuất, lắp ráp ô tô tải nhẹCác KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu,

Hòa Cầm; các KCN mới

II.4

1 Sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xácCác KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu,

Hòa Cầm; các KCN mới

2 Sản xuất các loại động cơ đốt trongCác KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu,

Hòa Cầm; các KCN mới

3 Sản xuất bơm và các bộ phận thủy lựcCác KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu,

Hòa Cầm; các KCN mới

4 Sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy, tàu thủyCác KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu,

Hòa Cầm; các KCN mới

5Sản xuất công nghiệp hỗ trợ và nghiên cứu, sữa chữa

phương tiện vận tải đường không

Các KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm,

Khu CN cao; các KCN mới

III

1Chế biến sản xuất đồ hộp, đồ nguội từ thủy sản, súc

sản, nông sản các loạiKCN Dịch vụ TS Đà Nẵng

2 Chế biến thực phẩm, thức ăn nhanhCác KCN Hòa Khánh, Hòa Khánh

mở rộng, Các KCN mới

3 Sản xuất rượu cao cấp các loạiKCN Hòa Khánh, Hòa Khánh mở

rộng, Các KCN mới

Ngành cơ khí

Sản xuất máy móc thiết bị kỹ thuật điện

Sản xuất máy móc- thiết bị công nghiệp, chuyên dụng

Sản xuất, lắp ráp phương tiện vận chuyển

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo

Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống

Page 168: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

158

Stt Lĩnh vực sản xuất Địa điểm

4 Sản xuất chocolate và bánh kẹo cao cấpKCN Hòa Khánh, Hòa Khánh mở

rộng, Các KCN mới

5 Sản xuất các loại thực phẩm chức năngKCN Hòa Khánh, Hòa Khánh mở

rộng, Các KCN mới

IV

1Các trung tâm thiết kế mẫu mốt hiện đại (ngành may

mặc, giày dép)Các quận trong thành phố

2 Sản xuất các sản phẩm dệt kim cao cấpCác KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm;

Các KCN mới

3 Sản xuất giày da cao cấp xuất khẩuCác KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm,

Liên Chiểu; Các KCN mới

4 Sản xuất túi, cặp cao cấpCác KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm,

Liên Chiểu; Các KCN mới

5 Sản xuất bông xơ sợi tổng hợp PolyesterCác KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm,

Liên Chiểu; Các KCN mới

6 Sản xuất các loại vải cao cấp phục vụ may xuất khẩuCác KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm,

Các KCN mới

7 Sản xuất phụ kiện ngành may mặc, da giày Các KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm

V

1 Sản xuất dược phẩm cao cấp Khu Công nghệ cao

2Sản xuất chỉ khâu phẫu thuật và các màng sinh học

dùng trong y tếKhu Công nghệ cao

3 Sản xuất hóa mỹ phẩm cao cấpCác KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm;

Các KCN mới

4 Sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật chất lượng caoCác KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm;

Các KCN, CCN mới

5 Sản xuất sản phẩm cao su kỹ thuật chất lượng caoCác KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm;

Các KCN, CCN mới

6 Sản xuất bao bì cao cấp (màng phức hợp đa lớp)Các KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm;

Các KCN, CCN mới

7 Sản xuất nhựa sinh học tự tiêu hủyCác KCN: Hòa Khánh, Hòa Cầm;

Các KCN, CCN mới

VI

1 Sản xuất gốm sứ kỹ thuật cao cấp Các KCN: Liên Chiểu, Hòa Cầm.

Huyện Hòa Vang; các KCN mới

2 Sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấpCác KCN: Liên Chiểu, Hòa Cầm.

Huyện Hòa Vang; các KCN mới

3Sản phẩm vật liệu xây dựng không nung sử dụng

cốt liệu nhẹ

Các KCN: Liên Chiểu, Hòa Cầm.

Huyện Hòa Vang; các KCN mới

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng

Ngành dệt may-da giày

Ngành hóa chất, cao su, nhựa

Page 169: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

159

-Phụ lục 10-

DỰ BÁO NHU CẦU LAO ĐỘNG TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Page 170: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG … · Hiện trạng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp ----- 59 2.4.2. Hiện trạng môi trường

160

DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN

1. Nguyễn Thị Thúy Mai, Cử nhân kinh tế công nghiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp Đà Nẵng, Chủ nhiệm dự án;

2. Huỳnh Thị Ngọc Yến, Cử nhân kinh tế tài chính, Trưởng phòng Quản lý Công nghiệp - Sở Công Thương Tp Đà Nẵng, Phó Chủ nhiệm dự án;

3. Phan Thị Hiệp, Thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ hóa và môi trường, Phó trưởng phòng Quản lý công nghiệp - Sở Công Thương Tp Đà Nẵng, Thư ký tổng hợp, thành viên nghiên cứu chính.

4. Đỗ Việt Hồng, Kỹ sư chuyên ngành thủy lợi-thủy điện, Chuyên viên phòng Quản lý công nghiệp - Sở Công Thương Tp Đà Nẵng, thành viên nghiên cứu;

5. Thái Thanh Hải, Tiến sỹ chuyên ngành Tối ưu hóa và an ninh hệ thống, Chuyên viên phòng Quản lý công nghiệp - Sở Công Thương Tp Đà Nẵng, thành viên nghiên cứu;

6. Nguyễn Văn Khánh, Cử nhân kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Chuyên viên phòng Quản lý công nghiệp - Sở Công Thương Tp Đà Nẵng, thành viên nghiên cứu.