83
1 MỤC LỤC BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ....................................................................................................... 2 1. Khái quát chung về phát triển nghề cá thế giới ......................................................................... 2 1.1. Về khai thác thủy sản ..................................................................................................... 2 1.2. Về nuôi trồng thủy sản ................................................................................................... 3 2. Sự hình thành và các giai đoạn phát triển của nghề cá Việt Nam ............................................. 4 PHẦN I. THC TRẠNG PHÁT TRIN NGÀNH THỦY SẢN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 7 1. Tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản ....................................................................................... 7 1.1. Hệ sinh thái biển Việt Nam ............................................................................................ 7 1.2. Tiềm năng nguồn lợi thủy sản ...................................................................................... 10 1.3. Nguồn nhân lực ............................................................................................................ 14 2. Thành tựu của ngành thủy sản và nguyên nhân đạt được ....................................................... 14 2.1. Nhng thành tu ........................................................................................................... 14 2.2. Những nguyên nhân đạt được các thành tựu ................................................................ 18 3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển ........................................ 21 3.1. Tồn tại, hạn chế ............................................................................................................ 21 3.2. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế .......................................................................... 22 4. Thời cơ và thách thức đối với phát triển ngành thủy sản ....................................................... 24 4.1. Thời cơ và những thuận lợi .......................................................................................... 24 4.2. Khó khăn và thách thức ................................................................................................ 25 5. Dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản ........................................................................ 26 5.1. Dự báo cung ................................................................................................................. 26 5.2. Dự báo cầu.................................................................................................................... 28 5.3. Dự báo một số thị trường xuất khẩu chính ................................................................... 30 PHẦN II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ................................ 34 1. Quan điểm phát triển ............................................................................................................... 34 2. Mục tiêu phát triển .................................................................................................................. 34 2.1. Mục tiêu tng quát ........................................................................................................ 34 2.2. Mục tiêu cụ th............................................................................................................. 34 2.3. Các chỉ tiêu cụ thể đến 2020 ........................................................................................ 35 3. Định hướng phát triển ............................................................................................................. 36 3.1. Định hướng phát triển chung ........................................................................................ 36 3.2. Định hướng phát triển đối với các lĩnh vực .................................................................. 38 3.3. Định hướng phát triển theo các vùng kinh tế - sinh thái .............................................. 42 4. Giải pháp thực hiện ................................................................................................................. 45 4.1. Các nhóm giải pháp chung ........................................................................................... 45 4.2. Giải pháp cho từng lĩnh vực sản xuất ........................................................................... 48 PHẦN III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ........................................................................................... 55 1. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn có trách nhiệm ....................................................... 55 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành liên quan ....................................... 55 3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương ............................................... 55 CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ............................................................................. 56 PHỤ LỤC THAM KHẢO........................................................................................................... 68

MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

1

MỤC LỤCBỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢNVIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 .......................................................................................................21. Khái quát chung về phát triển nghề cá thế giới .........................................................................2

1.1. Về khai thác thủy sản .....................................................................................................21.2. Về nuôi trồng thủy sản ...................................................................................................3

2. Sự hình thành và các giai đoạn phát triển của nghề cá Việt Nam .............................................4

PHẦN I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 71. Tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản .......................................................................................7

1.1. Hệ sinh thái biển Việt Nam ............................................................................................71.2. Tiềm năng nguồn lợi thủy sản ......................................................................................101.3. Nguồn nhân lực ............................................................................................................14

2. Thành tựu của ngành thủy sản và nguyên nhân đạt được .......................................................142.1. Những thành tựu...........................................................................................................142.2. Những nguyên nhân đạt được các thành tựu ................................................................18

3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển ........................................213.1. Tồn tại, hạn chế ............................................................................................................213.2. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế ..........................................................................22

4. Thời cơ và thách thức đối với phát triển ngành thủy sản .......................................................244.1. Thời cơ và những thuận lợi ..........................................................................................244.2. Khó khăn và thách thức ................................................................................................25

5. Dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản ........................................................................265.1. Dự báo cung .................................................................................................................265.2. Dự báo cầu....................................................................................................................285.3. Dự báo một số thị trường xuất khẩu chính ...................................................................30

PHẦN II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ................................341. Quan điểm phát triển ...............................................................................................................342. Mục tiêu phát triển ..................................................................................................................34

2.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................................................342.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................................342.3. Các chỉ tiêu cụ thể đến 2020 ........................................................................................35

3. Định hướng phát triển .............................................................................................................363.1. Định hướng phát triển chung........................................................................................363.2. Định hướng phát triển đối với các lĩnh vực..................................................................383.3. Định hướng phát triển theo các vùng kinh tế - sinh thái ..............................................42

4. Giải pháp thực hiện .................................................................................................................454.1. Các nhóm giải pháp chung ...........................................................................................454.2. Giải pháp cho từng lĩnh vực sản xuất ...........................................................................48

PHẦN III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ...........................................................................................551. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn có trách nhiệm .......................................................552. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành liên quan .......................................553. Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương...............................................55

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN .............................................................................56

PHỤ LỤC THAM KHẢO...........................................................................................................68

Page 2: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

2

BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢCPHÁT TRIỂN THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

1. Khái quát chung về phát triển nghề cá thế giớiTổng sản lượng thủy sản trên toàn cầu năm 1950 chỉ đạt 20,76 triệu tấn, bao gồm

0,64 triệu tấn từ nuôi trồng và 20,12 triệu tấn từ khai thác. Nhưng đến năm 2006, con sốnày đã tăng lên 143,6 triệu tấn, trong đó khai thác và nuôi trồng (không kể nuôi rong,tảo biển) đạt tương ứng là 92 triệu tấn và 51,6 triệu tấn.

Năm 2008, FAO đưa ra báo cáo chính thức về tình hình khai thác và nuôi trồngthủy sản thế giới. Theo đánh giá của FAO, năm 2006, khai thai thác thủy sản và nuôitrồng thủy sản cung cấp nguồn thực phẩm thủy sản cho thế giới là 110,4 triệu tấn. Mứctiêu thụ theo đầu người toàn thế giới là 16,7 kg (trọng lượng tươi). Trong đó, nuôi trồngthủy sản chiếm 47%. Xét tổng thể, sản phẩm thủy sản cung cấp cho hơn 2,9 tỷ người vớimức tiêu thụ ít nhất 15 % protein đạm động vật trong các bữa ăn.

Trung Quốc vẫn là nước có sản lượng thủy sản lớn nhất đạt 51,5 triệu tấn năm2006, trong đó, 17,1 triệu tấn từ khai thác và 34,4 triệu tấn từ nuôi trồng. Tuy nhiên,năm 2008, Trung Quốc đã dự kiến điều chỉnh lại số liệu thống kê về khai thác và nuôitrồng căn cứ vào kết quả Tổng điều tra Nông nghiệp năm 2006, trong đó lần đầu tiên cónội dung liên quan đến khai thác và nuôi trồng. Số liệu mới sẽ giảm hơn 10 % (tươngứng với hơn 2 triệu tấn sản lượng khai thác và hơn 3 triệu tấn từ nuôi trồng. Năm 2007,số liệu sơ bộ về sản lượng thủy sản thế giới (không kể Trung Quốc) là 96 triệu tấn, tăngxấp xỉ 3 % đối với khai thác và 7 % đối với nuôi trồng so với năm 2006.

1.1. Về khai thác thủy sảnTổng sản lượng khai thác thủy sản thế giới năm 2006 đạt 92 triệu tấn (giảm

1,92% so với năm 2005) với giá trị ước đạt 91,2 tỷ USD (tăng 4,5 % so với mức caonhất năm 2005), trong đó có 82 triệu tấn từ khai thác hải sản và 10 triệu tấn từ khai thácnội địa. Nhìn chung, sản lượng khai thác tương đối ổn định mặc dù có sự biến động giữacác năm từ năm 2000 đến 2006 (cao nhất vào năm 2000 đạt 95,6 triệu tấn và năm 2004đạt 94,6 triệu tấn), nhưng sự biến động này không lớn. Mức giảm trong năm 2005 và2006 chủ yếu là do sản lượng loài Peruvian anchoveta bị sụt giảm do ảnh hưởng của ElNi-no ở khu vực Đông Nam Thái Bình Dương.

Trung Quốc, Pê-ru và Mỹ vẫn là ba quốc gia có sản lượng khai thác cao nhất.Trong số 20 nước có sản lượng khai thác lớn nhất năm 2006, Việt Nam đứng thứ 13, tụtmột bậc so với vị trí thứ 12 năm 2005 (Mi-an-ma ở vị trí 12). Tổng sản lượng của 20quốc gia này chiếm tới 75,27 % tổng sản lượng khai thác toàn thế giới năm 2005 (70,9triệu tấn) và giảm còn 75,98 % năm 2006 (69,9 triệu tấn)

Trong số 20 nước có sản lượng khai thác cao nhất thế giới, có 6 nước thuộc khốiASEAN theo thứ tự là In-đô-nê-xia (thứ 4), Thái Lan (thứ 9), Phi-lip-pin (thứ 10), Mi-an-ma (thứ 11), Việt Nam (thứ 13) và Ma-lai-xia (thứ 18). Tổng sản lượng khai thácnăm 2005 và 2006 của 6 nước này tương ứng là 15,1 triệu tấn (chiếm tỷ trọng 16,03 %)và 14,1 triệu tấn (chiếm tỷ trọng 15,34 %).

Số liệu thống kê của FAO năm 2006 cho biết, sản lượng khai thác ở vùng biểnThái Bình Dương là lớn nhất (47,9 triệu tấn), tiếp đến là vùng biển Đại Tây Dương (17triệu tấn) và Ấn Độ Dương (10,3 triệu tấn). Sự thay đổi thứ hạng của các ngư trườngchính không có sự thay đổi so với năm 2004.

Page 3: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

3

Trong khai thác hải sản, sản lượng cá ngừ các loại đạt mức kỷ lục mới 6,4 triệutấn năm 2006, trong đó cá ngừ vằn có sản lượng cao nhất (2,5 triệu tấn), cá ngừ vâyvàng đã giảm khoảng 20% so với mức cao nhất vào năm 2003 (1,1 triệu tấn). Nhuyễnthể chân đầu cũng đạt mức sản lượng mới 4,3 triệu tấn năm 2006. Nhóm giáp xác có sảnlượng khá cao, đạt 5,7 triệu tấn, trong đó cua và tôm hùm có sản lượng cao nhất. Mặc dùgiảm mạnh so với năm 2004 (34,58 %), nhưng cá Peruvian anchoveta vẫn đạt sản lượngcao (7 triệu tấn), cá thu các loại đạt 3,8 triệu tấn. Ngoài ra còn có các đối tượng khác cósản lượng khá là cá cơm Nhật Bản (1,7 triệu tấn), cá trích At-lan-tic (2,2 triệu tấn).

Về khai thác nội địa, theo thống kê năm 2006 của FAO, sản lượng khai thác nộiđịa tăng 12,8 % so với năm 2004, đạt hơn 10 triệu tấn. Sản lượng của châu Á vẫn chiếmđa số (66,9%), tiếp đến là châu Phi (23,5%). Ở khu vực Đông Nam Á, Mi-an-ma(631.000 tấn), Căm-pu-chia (422.000 tấn) tăng 30 % so với năm 2005 vượt lên trên In-đô-nê-xia (301.000 tấn) là ba nước có sản lượng cao nhất và nằm trong tốp 10 nước cósản lượng khai thác nội địa cao nhất năm 2006 gồm Trung Quốc (2.544.000 tấn), Băng-la-đét (957.000 tấn) thay thế vị trí thứ hai của Ấn Độ (858.000 tấn) năm 2004, Mi-an-ma, Căm-pu-chia từ vị trí thứ chín năm 2004 đã vươn lên vị trí thứ năm của U-gan-đa(367.000 tấn), In-đô-nê-xia, Tan-da-nia (293.000 tấn), Ai Cập (256.000 tấn) và Bra-xin(251.000 tấn).

1.2. Về nuôi trồng thủy sảnNuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng trưởng nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, đã

có dấu hiệu tốc độ tăng của nuôi trồng thủy sản toàn cầu gần đạt đến mức cao nhất, mặcdù ở một số khu vực và một số loài vẫn tiếp tục có tốc độ tăng cao. Năm 2006, nuôitrồng thủy sản đóng góp 47% nguồn thực phẩm thủy sản của thế giới, đạt sản lượng 51,7triệu tấn với giá trị là 78,8 tỷ USD. Tốc độ tăng từ 2004 - 2006 đạt 6,1 % về khối lượngvà 11% về giá trị. Nếu tính cả sản lượng rong, tảo biển, sản lượng nuôi trồng thủy sảnthế giới năm 2006 đạt 66,7 triệu tấn với giá trị 85,9 tỷ USD.

Trung Quốc vẫn là nước có sản lượng cao nhất, chiếm tới 67 % (năm 2006) tổngsản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới và 49 % về giá trị. Các nước ở châu Á và khu vựcThái Bình Dương chiếm 89% về khối lượng và 77% về giá trị. Việt Nam vẫn tiếp tụcđứng ở vị trí thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ về nuôi thủy sản. 10 nước có sản lượngnuôi thủy sản lớn nhất chiếm 82,98 % tổng sản lượng toàn thế giới năm 2005 (gần 42,9triệu tấn so với tổng sản lượng 48,5 triệu tấn) và tăng lên 88,38 % năm 2006 (hơn 45,6triệu tấn so với tổng sản lượng 51,6 triệu tấn). Trong số 10 nước đứng đầu, có 4 nướcthuộc khối ASEAN theo thứ tự là Việt Nam (3), Thái Lan (4), In-đô-nê-xia (5) và Phi-lip-pin (10).

Xét về tốc độ tăng trưởng trung bình trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2004 -2006, trong số 10 nước dẫn đầu về sản lượng nuôi, Việt Nam đứng đầu (17,60 %), tiếpđến là In-đô-nê-xia (11,23 %), Chi Lê (9,81 %). Thái Lan có mức tăng 4,87 % và TrungQuốc là 6,05 %.

Trong số các đối tượng nuôi có sản lượng khá, tôm chân trắng được xếp thứ 7năm 2006 với sản lượng là 2.133.381 tấn, giá trị 7,8 tỷ USD (năm 2005 là 1.691.154 tấnvà 5,9 tỷ USD). Sản lượng tôm chân trắng liên tục tăng từ 145.386 tấn (0,8 tỷ USD)năm 2000 lên đến 2.133.381 tấn năm 2006.

Sản lượng tôm sú sau khi liên tục tăng lên 730.404 tấn (3,4 tỷ USD) năm 2003 đãgiảm còn 658.221 tấn mặc dù giá trị sản lượng vẫn cao (3,1 tỷ USD) năm 2006, đứng

Page 4: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

4

thứ 15 trong số các loài nuôi có sản lượng cao nhất. Ngoài ra, cá rô phi vằn (O.niloticus) có sản lượng tăng khá nhanh đạt gần 2 triệu tấn (2,2 tỷ USD) năm 2006. Xétvề nhóm loài, cá nước ngọt chiếm hơn một nửa sản lượng nuôi, đạt 27,8 triệu tấn với giátrị 29,5 tỷ USD. Nhuyễn thể chiếm vị trí thứ hai, 14,1 triệu tấn (27 % tổng sản lượng)đạt 11,9 tỷ USD. Mặc dù có sản lượng không cao, 4,5 triệu tấn, nhưng giáp xác lại cógiá trị cao hơn nhiều, đạt 17,95 tỷ USD.

2. Sự hình thành và các giai đoạn phát triển của nghề cá Việt NamCùng với lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, nghề cá nước ta đã hình thành

hàng nghìn năm gắn liền với truyền thống chống thiên tai địch họa, chống ngoại xâm,bảo vệ non sông của toàn dân tộc, cung cấp chất đạm cho bữa ăn hàng ngày của nhândân, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong thời kỳ đất nước bị đếquốc thực dân cai trị, chiến tranh tàn phá, nghề cá Việt Nam đã gặp không ít khó khăn,thậm chí bị thụt lùi so với các nước có biển trong khu vực. Nghề cá Việt Nam cho đếnnhững năm giữa thế kỷ trước vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tếtự cung, tự cấp, trình độ sản xuất còn lạc hậu và chỉ được xem như một nghề phụ trongsản xuất nông nghiệp. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, 50 năm qua, sự phát triển củanghề cá nước ta đã có những thay đổi cơ bản sâu sắc, đạt được thành tựu khá toàn diệnvà to lớn, được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước vàđang từng bước vững chắc trở thành một ngành theo hướng công nghiệp. Đặc biệt trongquá trình đổi mới, hoạt động của ngành Thủy sản đã thu hút được nguồn lực từ nhiềuthành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển và đã trở thành một ngành kinh tế đi đầutrong hội nhập kinh tế thế giới. Thủy sản liên tục tăng trưởng với tốc độ cao theo hướngnâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong nước và xuấtkhẩu; góp phần đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và an ninh biển, đảocủa tổ quốc. Thủy sản Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nghề cáthế giới. Đến năm 2008, tổng sản lượng thủy sản đạt 4,6 triệu tấn và giá trị xuất khẩu đạttrên 4,5 tỷ USD, đã tạo công ăn việc làm cho khoảng gần 4 triệu người. Việt Nam đãvươn lên đứng thứ 6 về xuất khẩu thủy sản, đứng thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sảnvà đứng thứ 13 về sản lượng khai thác hải sản trên thế giới. Cơ cấu kinh tế thủy sản tiếptục đổi mới theo hướng tăng nhanh công nghiệp dịch vụ ngành nghề góp phần tạo việclàm và tăng thu nhập cho ngư dân; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới, kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt cộng đồng tham gia phát triển thủysản được thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng thamgia phát triển thủy sản ngày càng được cải thiện. Góp phần thực hiện xóa đói, giảmnghèo. Ngư dân và đã thật sự là chủ thể quyết định sự phát triển của ngành thủy sản vàThủy sản đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của mặt trận Nôngnghiệp.

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vàchưa đồng đều giữa các vùng. Phát triển thủy sản chưa mang tính bền vững, tốc độ tăngtrưởng tuy liên tục nhưng không ổn định. Sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa thủy sảncủa ta còn yếu, thị trường sản phẩm thủy sản chưa vững chắc; chưa phát huy tốt nguồnlực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạonguồn nhân lực còn hạn chế. Cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý và còn chuyển đổichậm,chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động trong lĩnh vựcthủy sản; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, quản lý theo ngư hộ còn phổ biến; năng suấtkhông ổn định, chất lượng, giá trị gia tăng mặt hàng thủy sản còn thấp, chưa hoàn toànđáp ứng nhu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của thị trường trong nước và

Page 5: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

5

thế giới. Tình trạng tự phát, thiếu quy hoạch trong các lĩnh vực hoạt động thủy sảnkhông chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên vànguồn lực. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng ngành thủy sản của ta còn lạc hậu vàyếu kém. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trực tiếp khai thác và nuôi trồngcòn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng bãi ngang, vùng sâu, vùng xa; khoảng cáchgiàu, nghèo giữa các ngành nghề, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hộibức xúc.

Do vị trí địa chính trị và địa kinh tế của biển Việt Nam có tầm quan trọng to lớntrong hình thế chiến lược phát triển toàn cầu và khu vực nên Biển Đông đã trở thànhvùng biển có tranh chấp phức tạp và tiềm ẩn xung đột. Điều đó đã cản trở đến các hoạtđộng hợp tác và mở rộng quan hệ quốc tế trong phát triển thủy sản nói riêng và cácngành kinh tế biển nói chung.

Trong 50 năm xây dựng và phát triển nghề cá Việt Nam, ngành thủy sản đã trảiqua nhiều chặng đường gian nan, thăng trầm cùng với các giai đoạn lịch sử phát triểncủa đất nước. Mỗi một giai đoạn lịch sử, Ngành đều có những định hướng chiến lượcphát triển và đều được đánh dấu qua những mốc son về sự trưởng thành và phát triểncủa ngành.

Giai đoạn 1954 - 1960, định hướng chiến lược phát triển thủy sản là khôi phục,cải tạo, phát triển kinh tế thủy sản ở miền Bắc. Kết quả là đã hoàn thành cơ bản côngcuộc cải tạo XHCN nông thôn miền biển với các phong trào hợp tác hoá được triển khairộng khắp trong nghề cá.

Trong những năm 1961- 1975, định hướng chiến lược phát triển thủy sản gắn liềnvới việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc vàkháng chiến chống Mỹ cứu nước. Kết quả là các hợp tác xã quy mô nhỏ được củng cốvà phát triển vững chắc, chuyển dần lên quy mô lớn; các cơ sở quốc doanh sản xuấtnghề cá được củng cố. Điều đó đã hình thành hệ thống sản xuất kinh doanh cơ bản, tạonền tảng cho công nghiệp nghề cá, bảo đảm cung cấp thực phẩm phục vụ công cuộcxây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và góp phần vào sự nghiệp giải phóng miềnNam, thống nhất đất nước.

Trong giai đoạn 1976 - 1980, mặc dù định hướng chiến lược là khắc phục hậuquả nặng nề của chiến tranh, khôi phục và tiếp tục phát triển kinh tế thủy sản nhưng môhình quản lý hành chính-quan liêu- tập trung bao cấp đã làm giảm động lực thúc đẩy sảnxuất thủy sản.

Giai đoạn 1981 đến nay là giai đoạn đổi mới và hội nhập. Định hướng chiến lượcphát triển thủy sản đã xác định lấy xuất khẩu thủy sản làm động lực, mũi nhọn củangành. Với “cơ chế tự cân đối, tự trang trải”, gắn liền với thị trường tiêu thụ đã từngbước hình thành quản lý nghề cá liên hoàn, đồng bộ trong chuỗi giá trị sản xuất thủysản. Điều đó đã tạo động lực mạnh mẽ kích thích sản xuất phát triển, tạo đà cho pháttriển thủy sản bước vào thế kỷ 21.

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kinh tế,chính trị thế giới có nhiều biến động, xu hướng phát triển thủy sản các nước ngày càngđa dạng và cạnh tranh quyết liệt; cuộc cánh mạng khoa học - công nghệ đã và đang diễnra từng giờ trên mọi mặt của đời sống xã hội; Nghề cá Việt Nam đang chuyển hướng từphát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu, tiếp tục là ngành đi đầu trong hợp tác,hội nhập quốc tế và là ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân, tất cả những

Page 6: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

6

định hướng phát triển thủy sản của các thời kỳ trước đây không còn phù hợp với bốicảnh đó.

Trước thực trạng đó, việc xây dựng “Chiến lược phát triển thủy sản Việt Namđến năm 2020” là rất cần thiết và cấp bách, nhất là trong thời điểm hiện nay khi xuhướng phát triển thủy sản nước ta đang chịu nhiều rủi ro về thị trường và môi trườngcùng với sự cạnh tranh khốc liệt những mặt hàng thủy sản của các nước trên thị trườngthế giới. Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 ra đời không chỉ là cơsở để xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành thủy sản mà còn là “kim chỉnam” đưa ngành thủy sản trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, năng lực cạnhtranh cao trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế góp phần thực hiện thành công sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biểnđảo của tổ quốc.

Nội dung của Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020 gồm 3 phần:Phần thứ nhất: Thực trạng phát triển ngành thủy sản, cơ hội và thách thức.

Phần thứ hai: Quan điểm, mục tiêu, phương hướng, giải pháp.Phần thứ ba: Tổ chức thực hiện.

Page 7: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

7

PHẦN 1THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

1. Tiềm năng phát triển kinh tế thủy sảnViệt Nam là một quốc gia biển lớn trong vùng Biển Đông- được đánh giá là một

trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và là một trong 20 vùng biển có nguồn lợi hảisản giàu có nhất toàn cầu. Việt Nam có chỉ số biển khoảng 0,01, cao gấp 6 lần giá trịtrung bình của thế giới, có bờ biển dài trên 3.260 km, vùng lãnh hải và vùng đặc quyềnkinh tế khoảng 1 triệu km2 với trên 4.000 đảo lớn nhỏ trải dọc từ Bắc vào Nam và haiquần đảo ngoài khơi Hoàng Sa, Trường Sa chiếm vị trí tiền tiêu cực kỳ trọng yếu trongBiển Đông. Cùng với diện tích đất liền trên 330 nghìn km2, hệ thống sông ngòi dày đặcvới nhiều cửa sông, eo vịnh, đầm phá, đặc điểm 8 vùng sinh thái khác nhau, Việt Namcó thể phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) từ vùng núi, trung du, đồng bằng đến cácvùng biển đảo và phát triển khai thác thủy sản ở hầu hết các thủy vực từ vùng ven bờđến vùng khơi, hay trong nội địa.

1.1. Hệ sinh thái biển Việt NamĐến nay trong vùng biển Việt Nam đã phát hiện chừng 11.000 loài sinh vật cư

trú. Trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy; trên 2.030 loài cá trong đó trên 130loài cá có giá trị kinh tế; 657 loài động vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loàitôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loàichim nước.

Các hệ sinh thái có năng suất sinh học cao thường phân bố tập trung ở vùng bờvà quyết định hầu như năng suất sơ cấp của toàn vùng biển và đại dương như: Rạn sanhô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, vùng triều cửa sông, đầm phá và vùng nước trồi…Các hệ sinh thái này có khả năng điều hoà dinh dưỡng trong vùng biển thông qua cácchu trình sinh địa hoá; là nơi cứ trú tự nhiên, nơi sinh đẻ và ương nuôi ấu trùng củanhiều loài thủy sinh vật không chỉ ở ngay vùng bờ mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa(90% các loài thủy sản sống ở vùng biển thềm lục địa và biển xa có tập tính gắn bó vớivùng nước ven bờ). Các hệ sinh thái biển - ven biển còn có tiềm năng bảo tồn đa dạngsinh học và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng hải sản trênbiển. Chúng có tính liên kết sinh thái, tương hỗ mật thiết với nhau và tạo ra những “dâyxích sinh thái” quan trọng trong biển và vùng ven bờ mà một mắt xích bị tác động sẽảnh hưởng đến các mắt xích còn lại.

a. Rạn san hôỞ nước ta rạn san hô phân bố ở nhiều nơi, từ vùng ven bờ tới vùng hải đảo

Quảng Ninh, Hải Phòng; các đảo ngoài khơi Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, QuảngBình, Quảng Trị; dọc ven biển Miền Trung cho đến Bình Thuận; các đảo ngoài khơiphía Đông và Tây Nam Bộ như Côn Đảo, Thổ Chu, Nam Du, Phú Quốc, Hoàng Sa vàTrường Sa, trong đó Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo san hô lớn nhất BiểnĐông. Chỉ tính riêng vùng ven bờ đã có tới 40.000ha. Một số nghiên cứu đánh giá diệntích các rạn san hô của Việt Nam chiếm khoảng 10% của khoảng 150.000km2 rạn san hôcó mặt tại khu vực Đông Nam Á, nghĩa là khoảng 1.500.000 ha.

Tài liệu gần đây cho thấy, trong vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122 km2 rạnsan hô (RSH) với khoảng 310 loài san hô đá phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam,nhưng chỉ 20 % còn ở mức tốt và rất tốt. Sống gắn bó với các vùng RSH là trên 2000

Page 8: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

8

loài sinh vật đáy và cá, trong đó có khoảng trên 400 loài cá san hô và nhiều đặc hảisản. Đây là các vùng có tiềm năng bảo tồn ĐDSH, du lịch sinh thái, nguồn lợi sinhvật biển và nguồn giống hải sản tự nhiên.

San hô và rạn san hô tập trung nhiều ở vùng biển, các đảo và ven bờ Đà Nẵngđến Bình Thuận, các quần đảo Đông và Tây Nam bộ, và đặc biệt là hai quần đảo HoàngSa và Trường Sa. Các loài san hô của Việt Nam liên quan chặt chẽ đến các loài san hôcủa các nước trong khu vực nhờ vào 2 trung tâm phát tán san hô: tam giác Philippin -Calimantan - Papua New Guinea ở Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương và vùng vịnh Caribêở phía Tây bán cầu.

San hô ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú với khoảng 350 loài san hô tạo rạn,nếu tính thêm các nhóm sinh vật khác sẽ khoảng 5.000 loài, riêng ở Trường Sa cókhoảng 10.000 loài, trong đó có nhiều loài đã được xếp vào nhóm quý, hiếm cần đượcbảo vệ. Ở vịnh Hạ Long đã phát hiện được 205 loài san hô cứng (Scleractinia), 27 loàisan hô sừng, san hô mềm và san hô bò, đưa tổng số loài phát hiện được lên 232 loài,thuộc 61 giống, 25 họ và 5 bộ.

Các rạn san hô đa dạng về cấu trúc, thành phần loài, về mức độ phát triển khácnhau, đã tạo nên sự đa dạng về các quần xã sinh vật trên rạn và tạo nên sự phong phú, đadạng về các kiểu hệ sinh thái và sinh cảnh khác nhau cho khu vực. Hệ sinh thái (HST)rạn san hô góp phần duy trì sự đa dạng sinh học cao, có khoảng gần 3000 loài sinh vậtkhác nhau có đời sống liên quan đến rạn san hô và sống gắn bó với vùng rạn san hô.

Nơi sinh sống của san hô (vùng rạn san hô) chính là nơi giàu dinh dưỡng, thức ăntự nhiên; nơi sản sinh, tái tạo nguồn giống hải sản cung cấp cho vùng biển xung quanh.Ngoài ra, chúng còn là nơi ương nuôi của nhiều loài sinh vật biển khác khi còn nontrước khi chúng đủ lớn để ra các vùng biển khác theo chu trình sinh lý của vòng đời. Córất nhiều nguồn giống cá biển di chuyển theo dòng nước từ Bắc vào Nam (vào mùađông) và ngược lại vào mua hè, chính vì vậy các rạn san hô ngoài khơi (Trường Sa,Hoàng Sa), kể cả ven bờ được xem như là một cơ chế tham gia ổn định việc cung cấpnguồn giống và ổn định nghề cá cho khu vực, trong đó có Việt Nam. Cho nên, bảo tồnđược vùng rạn san hô sẽ tạo ra “hiệu ứng tràn” hay hiệu ứng phát tán nguồn lợi vànguồn giống hải sản tự nhiên cho vùng biển chung quanh, đối khi tới 500 km, thậm chíở một số nơi là cả 1.000 km (tùy thuộc điều kiện dòng chảy biển).

Do tác động của sóng, bão và dòng chảy, từ rạn san hô đã tạo ra một loại cát xốp,nhẹ và sạch cho các bãi biển quanh các đảo. Đây là nơi nghỉ ngơi, tắm biển lý tưởng chodu khách và là bãi đẻ cho nhiều loài sinh vật quý hiếm có giá trị như rùa biển, một sốloài đặc hải sản như tu hài, vẹm xanh…. Ngoài ra chúng còn có chức năng như nhữngbức tường ngăn cản, giảm vận tốc những con sóng lớn hoặc sóng thần vào đất liền.

Rạn san hô còn là hệ sinh thái biển nhiệt đới có tính đa dạng sinh học cao nhất,được ví như “rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển”, do đó chúng còn là nơi để nghiên cứukhoa học, lưu giữ tiềm năng bảo tồn và các giá trị dịch vụ phục vụ phát triển du lịch sinhthái biển trong tương lai không xa.

Hệ sinh thái rạn san hô có cấu trúc phức tạp, rất nhạy cảm với các đe doạ, đặcbiệt là các đe doạ từ phía con người với cường độ ngày một tăng. Nếu các rạn san hô bịphá hủy thì các habitat của rạn sẽ mất đi và kéo theo nó là nguồn lợi cá và các sinh vậtkhác sẽ bị mất.

Page 9: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

9

b. Cỏ biểnViệt Nam hiện có 15 loài cỏ biển sống trong các thảm cỏ có tổng diện tích 5.583

ha. Hệ sinh thái cỏ biển có vai trò quan trọng trong hoạt động điều chỉnh, ổn định cácđiều kiện môi trường, tạo nguồn thức ăn, nơi cư trú, bãi sinh sản cho nhiều loại hải sản,sản sinh vật chất hữu cơ trong hệ sinh thái biển ven bờ. Những khảo sát bước đầu đãphát hiện ra 125 loài động vật đáy và 158 loài rong biển sống trong và dưới thảm cỏbiển. Các thảm cỏ biển ở Việt Nam phân bố từ Bắc vào Nam và ven các đảo, ở độ sâu từ0- 20 m, tập trung ở vùng ven đảo Phú Quốc, Cô Đảo, Trường Sa và một số cửa sôngmiền Trung. Đây là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao và đóng góp quan trọng vềcung cấp thức ăn và nguồn giống hải sản: ngó đen, ngó đỏ, hến, cua, tôm, hải sâm... chovùng biển, đặc biệt rùa biển, cá biển và thú biển (đặc biệt là loài bò biển- loài thú biểnquý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.)

Ngoài ra, cỏ biển tạo ra ô xy hòa tan trong nước giúp cho quá trình hô hấp củacác loài động vật biển, cứ 1m2 diện tích bãi cỏ biển có thế sản sinh ra 10 lít ôxy/ngàyđêm. Năng suất sinh học trong vùng thảm cỏ biển khá lớn, chúng tham gia vào chutrình vật chất của vùng biển ven bờ. Tổng số loài cư trú trong TCB thường cao hơnvùng biển bên ngoài khoảng 2-8 lần. Thảm cỏ biển còn đóng vai trò bẫy, giữ, tích tụtrầm tích, chắn sóng, chống xói lở bờ biển.

Thảm cỏ biển là nơi sinh sống, đẻ trứng và trú ẩn của nhiều loài sinh vật khácnhau như tảo bì sinh, động vật đáy, cá biển, thú biển...với mức độ đa dạng và phongphú; là môi trường sinh sản thuận lợi và nơi tạo ra nguồn thức ăn thu hút sự tập trungcác loài động vật đáy. Mật độ động vật đáy ở trong các thảm cỏ biển cao hơn ở bênngoài thảm cỏ biển: từ 1,5 đến 5,2 lần. Điều đó cho thấy, cỏ biển có vai trò quan trọngtrong việc tạo ra các bãi khai thác hải sản có giá tri kinh tế cao.

Cỏ biển còn là nguồn nước cung cấp thức ăn trực tiếp cho nhiều loài cá tôm, đồimồi, vích và đặc biệt là bò biển (Dugong dugon). Bò biển luôn sống gắn bó với cácthảm cỏ biển (là loài thú quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và là đối tượng bảo vệcủa thế giới).

c. Rừng ngập mặnBên cạnh việc cung cấp đa dạng sinh học các loài động vật, thực vật, rừng ngập

mặn còn có nhiều chức năng quan trọng: chống xói mòn bờ biển, chắn bão nhiệt đới,điều hòa độ mặn của đất, làm nơi trú ngụ và sinh sản cho nhiều loài cá, tôm, cua...Trước năm 1943 ven biển nước ta có khoảng 400.000 ha rừng ngập mặn, đến nay tổngdiện tích rừng ngập mặn của cả nước hiện chỉ còn còn khoảng 155.290 ha, giảm gần100.000 ha so với năm 1990 và đang tiếp tục bị thu hẹp nhanh. Sống dưới tán thảm thựcvật ngập mặn có khoảng 1.600 loài sinh vật, trong đó có nhiều loài thủy đặc sản chỉsống gắn bó với rừng ngập mặn.

Theo G.J.de Graaf và T.T.Xuân (1998), 1 ha rừng ngập mặn có thể cung cấpkhoảng 450 kg sản phẩm thủy sản/năm gồm cá, tôm, cua, tôm hùm, các loài nhuyễn thểvà một số động vật không xương sống khác. Các sản phẩm thủy sản này có thể đượcđánh bắt ngay trong rừng ngập mặn hoặc bên ngoài rừng ngập mặn (vùng biển gần bờ).Một tài liệu tổng quan đánh giá sản phẩm thủy sản từ rừng ngập mặn đã cho thấy 1 harừng ngập mặn một năm có thể tạo ra 13-756kg tôm họ tôm He, 13-64 kg cua bể, 257-900 kg cá, 500-979 kg nhuyễn thể với giá trị tương ứng là 91-292; 39-352; 475-713 và140-274 USD (Ronback, 1999).

Page 10: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

10

Không những chỉ tạo ra sản phẩm thủy sản tại rừng và các khu vực lân cận, rừngngập mặn còn đóng góp vào việc hỗ trợ cho sự phát triển và sự phong phú nguồn lợi cácloài cá ở những rạn san hô gần đó như cá mú, một loài đang bị đánh bắt ráo riết. Mộtnghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature tháng 2/2004 cho thấy các rạn san hô ởgần rừng ngập mặn phát triển tốt có sự phong phú về nguồn lợi cá gấp đôi những khuvực rạn san hô không ở gần rừng ngập mặn.

Đây cũng là điều dễ hiểu vì từ lâu rừng ngập mặn đã được biết như là nơi sinhtrưởng của nhiều loài thủy sản và đồng thời cũng là nơi trú ngụ và ẩn náu của nhữngđộng vật thủy sinh ở giai đoạn còn non. Vì vậy, nếu không có rừng ngập mặn gần cácrạn san hô, nhiều giống loài thủy sản sẽ không có nơi trú ẩn và bắt buộc phải sinh sốngtại rạn, do vậy sẽ bị các loài thiên địch phát hiện hơn.

1.2. Tiềm năng nguồn lợi thủy sảnTrữ lượng nguồn lợi hải sản ở nước ta dao động trong khoảng 4,0 - 4,5 triệu tấn,

khả năng khai thác bền vững từ 1,8- 2,0 triệu tấn. Nguồn lợi thủy sản nội địa dao độngtrong khoảng 0,6 - 0,7 triệu tấn, khả năng khai thác bền vững 0,2 - 0,3 triệu tấn.

a. Nguồn lợi thủy sản theo môi trường sống của thủy sinh vậtTrải dài trên 13 vĩ độ và có một vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, vùng

biển và đất liền đã tạo nên những vùng sinh thái khác nhau đối với các loài thủy sinhvật. Có thể chia thành 4 vùng cư trú hoặc còn gọi là môi trường sống của các loài thủysinh vật như sau:

- Môi trường nước mặn xa bờBao gồm vùng nước ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Mặc dù chưa được

nghiên cứu kỹ về mặt nguồn lợi nhưng những năm gần đây ngư dân đã ra khai thác rấtmạnh ở nhiều nơi thuộc cả 4 vùng biển khơi : Vịnh Bắc Bộ, Duyên hải Trung Bộ, ĐôngNam Bộ, Tây Nam Bộ và Vịnh Thái Lan.

Tuy nhiên, trên cơ sở các tài liệu đã có kết hợp với phân tích thực tiễn khai tháccác vùng khơi những năm gần đây có thể thấy rằng nguồn lợi hải sản của nước ta, kể cảcác vùng gần bờ và xa bờ nhìn chung mang những đặc điểm lớn sau đây: nguồn lợi hảisản không giàu, mức phong phú trung bình, càng ra xa mật độ càng giảm và nguồn lợihải sản càng nghèo.

+ Nguồn lợi đa loài, tỷ lệ cá tạp cao (thực tế đánh bắt cho thấy ở miền Bắc lượngcá có thể xuất khẩu trong sản lượng khai thác ngoài khơi chỉ có thể đạt khoảng 5-15%, ởvùng miền Trung chỉ có một số loài cá nổi lớn và mực có thể xuất khẩu, Đông và TâyNam Bộ lượng cá xuất khẩu được trong tổng sản lượng cũng chỉ có thể chiếm 20%-30%. Trong khi đó, lượng cá có thể dùng trực tiếp làm thực phẩm cho nhu cầu trongnước chỉ đạt khoảng 50% đối với vùng biển Bắc và Trung Bộ và 40% đối với vùng biểnĐông và Tây Nam Bộ. Lượng cá tạp trung bình thường chiếm khoảng 40%).

+ Nhìn chung, nguồn lợi mang tính phân tán, quần đàn nhỏ nên rất khó tổ chứckhai thác công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao. Thêm vào đó những điều kiện khí hậuthủy văn của vùng biển lại rất khắc nghiệt, nhiều dông bão làm cho quá trình khai thácchịu nhiều rủi ro và tăng thêm chi phí sản xuất.

- Môi trường nước mặn gần bờLà vùng sinh thái quan trọng nhất đối với các loài thủy sinh vật vì nó có nguồn

Page 11: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

11

thức ăn cao nhất do các cửa sông lạch đem phù sa và các loại chất vô cơ cũng như hữucơ hòa tan. Đó là nguồn thức ăn rất tốt cho các loài sinh vật bậc thấp và các loài sinh vậtbậc thấp này đến lượt mình trở thành thức ăn cho tôm cá. Vì vậy, vùng này là bãi sinhsản, cư trú, phát triển của nhiều loài thủy sản.

Vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ : vùng sinh thái này có sản lượng khaithác cao nhất, có khả năng đạt 67% tổng lượng hải sản khai thác của Việt Nam.

Vịnh Bắc Bộ với trên 3.000 hòn đảo tạo nên nhiều bãi triều quanh đảo, có thểnuôi các loài nhuyễn thể có giá trị như trai ngọc, vẹm xanh, vẹm nâu, hầu sông, hầubiển, bào ngư, sò huyết, sò lông, ngao dầu, ngao mật...

Nguồn lợi hải sản Việt Nam đã xác định được: 75 loài tôm, 25 loài mực, 7 loàibạch tuộc, 653 loài rong biển (rong kinh tế 90 loài), san hô (loài san hô cứng) tạo rạn có298 loài và trên 10 loài san hô sừng; cá có trên 2.100 loài (trong đó trên 100 loài cá kinhtế). Về khu hệ cá Vịnh Bắc bộ có mức độ đa dạng không cao, nhưng có tới 10,7% sốloài mang tính ôn đới.

Đặc tính nguồn lợi này gây khó khăn cho các nhà khai thác khi phải chọn lựa cácthông số kỹ thuật của ngư cụ sao cho vừa kinh tế vừa có tính chọn lọc cao - nghĩa là cácngư cụ có khả năng đánh bắt một cách lựa chọn loài thủy sản cần khai thác.

Nghề đánh cá biển của Việt Nam mang tính chất khai thác đa loài và do kích cỡcá cũng như kích cỡ quần đàn rất khác nhau nên cần có đội tàu đa dạng. Trong nhiềutrường hợp cần bố trí kiêm nghề trên một đơn vị tàu thuyền.

Đặc tính số lượng loài phong phú nhưng số lượng cá thể mỗi loài lại không nhiềucũng gây khó khăn cho các nhà chế biến, bởi vì mỗi mẻ lưới (nhất là đối với loại giã(cào) được kéo lên lại phải rất mất công phân loại cá, tôm theo loài để còn xử lý bảoquản và chế biến sau này.

Vùng nước gần bờ (vịnh Bắc Bộ và Đông, Tây Nam bộ từ 30 mét nước sâu trởvào và Trung Bộ 50 mét nước sâu trở vào là vùng khai thác chủ yếu của nghề cá ViệtNam.

Mặc dù vùng nước có độ sâu dưới 30m chỉ chiếm một diện tích gần 17% tổngdiện tích thềm lục địa nhưng đã phải chịu áp lực khai thác rất cao (chiếm 70% lượng hảisản khai thác toàn vùng biển).

Nhiều nhà khoa học cho rằng lượng hải sản vùng ven bờ đã bị khai thác quá mức,sản phẩm khai thác có cả các cá thể chưa trưởng thành hay cả những đàn đi đẻ. Tỷ lệ cácon ở vịnh Bắc Bộ hàng năm chiếm tới hơn 20 - 25% thậm chí tới 40% tổng sản lượngcá khai thác, ở Thuận Hải chiếm tới 16%, Minh Hải đánh bắt trên 1.000 tấn tôm concùng với 20 tấn tôm mang trứng. ở Vũng Tàu tôm loại I, II nay chỉ chiếm 3 - 5% sảnlượng so với trước đây là 20 - 25%, giảm đi gần 5 lần.

- Môi trường nước lợBao gồm vùng nước cửa sông, ven biển và vùng rừng ngập mặn, đầm, phá, nơi

đây có sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt từ các dòng sông đổ ra. Do được hìnhthành từ hai nguồn nước nên diện tích vùng nước lợ phụ thuộc vào mùa (mưa hoặc khô)và thủy triều. Nồng độ muối luôn thay đổi. Đây là vùng giầu chất dinh dưỡng cho độngthực vật thủy sinh có khả năng thích nghi với điều kiện nồng độ muối luôn thay đổi. Lànơi cư trú, sinh sản, sinh trưởng của tôm he, tôm nương, tôm rảo, tôm vàng, cá đối, cávược, cá tráp, cá trai, cá bớp, cua biển...

Page 12: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

12

Tổng diện tích mặt nước mặn lợ có khả năng đưa vào nuôi trồng thủy sản khoảng965.000 ha bao gồm: vùng triều 873.000 ha, eo vịnh 92.000 ha. Đây là vùng môi trườngsống cho nhiều loài thủy đặc sản có giá trị như tôm, rong câu, các loài cua, cá mặn lợ.Đặc biệt là rừng ngập mặn là bộ phận quan trọng của vùng sinh thái nước lợ, ở đó hìnhthành nguồn thức ăn quan trọng từ thảm thực vật cho các loài động vật thủy sinh, là nơinuôi dưỡng chính cho ấu trùng giống hải sản. Vùng nuôi lợ vừa có ý nghĩa sản xuất lớnvừa có ý nghĩa không thay thế được trong việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi. ở Đông Namá trong rừng ngập mặn đã thống kê được 230 loài giáp xác, 211 loài thân mềm, hàngtrăm loài cá và động vật không xương sống khác (Theo IUCN-1983). Diện tích rừngngập mặn ven biển Việt Nam giảm từ 400.000 ha (Laurand 1943) xuống 250.000 ha(FAO, 1981). Nhưng những năm gần đây việc phá rừng ngập mặn làm ao tôm và lấy củiđun làm mất đi hàng trăm hecta. Hiện số rừng ngập mặn trong cả nước còn trên dưới100.000 ha. Ngoài ra, còn một số diện tích đất cát có thể sử dụng cho nuôi thủy sản,khoảng 20.000 ha và một số vùng nước ven các đảo và bãi ngang.

Các vùng nước lợ ở nước ta, đang được huy động vào mục đích phát triển nuôitrồng, việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm và các loại cá có giá trị cao nhằmvào xuất khẩu.

- Môi trường nước ngọtNước ta có những thủy vực tự nhiên rất rộng lớn thuộc hệ thống sông ngòi, kênh

rạch chằng chịt, hệ thống hồ chứa tự nhiên và hồ chứa nhân tạo, hệ thống ao đầm nhỏ vàruộng trũng. Khí hậu nhiệt đới mưa nhiều luôn bổ sung nguồn nước cho các thủy vực.Khí hậu ấm áp làm cho các giống loài sinh vật có thể phát triển quanh năm trong cảnước. Tuy nhiên, cho tới nay chỉ có diện tích các ao, hồ nhỏ đã phát triển nuôi theoVAC được trên 80%, còn các mặt nước lớn tự nhiên và nhân tạo như các dòng sông, cáchồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo, các vùng đất ngập nước, ruộng trũng mới được sửdụng rất ít. Một số nơi đã bắt đầu sử dụng những mặt nước này rất hiệu quả như hồ TrịAn, vùng sông Tiền và sông Hậu của An Giang đã tiến hành nuôi cá basa, bống tượng...là những loài cá có giá trị cao cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Điều đó cho thấy khảnăng phát triển nuôi trồng thủy sản trong các thủy vực nước ngọt còn rất lớn.

Nằm trong vùng nhiệt đới, Việt Nam có nhiều loài thủy sản quý hiếm, có thể nuôitrồng được nhiều loài có giá trị kinh tế cao, hơn nữa với lợi thế địa lý nằm gần nhữngthị trường tiêu thụ thủy sản lớn, có khả năng giao lưu hàng hóa bằng đường bộ, đườngthủy, đường không đều rất thuận lợi tạo cho ngành kinh tế thủy sản Việt Nam có nhiềuđiều kiện để phát triển nhanh và bền vững.

b. Nguồn lợi hải sản theo không gianNguồn lợi hải sản nước ta vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là

nguồn lợi chính, còn có nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế cao. Biển nước ta có khoảng2.030 loài cá, trong đó có hơn 130 loài có giá trị kinh tế cao, phân bổ ở các vùng biểnVịnh Bắc bộ, biển miền Trung, Biển Đông Nam bộ, biển Tây Nam bộ và giữa BiểnĐông (Viện NC HS, 2002).

- Vùng biển Vịnh Bắc bộTheo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu hải sản công bố năm 1994, tại vùng

biển vịnh Bắc bộ đã phát hiện 960 loài cá thuộc 457 giống, 162 họ. Tuy số loài nhiềunhưng chỉ có khoảng 60 loài có giá trị kinh tế. Ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc bộ nhómcá nổi, cá đáy và gần đáy có vị trí quan trọng. Ngoài ra còn có các loài tôm, mực có giá

Page 13: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

13

trị kinh tế cao. Kết quả điều tra mới nhất của Viện nghiên cứu Hải sản bằng lưới kéo đáycó độ mở cao, tại vùng biển xa bờ Vịnh Bắc bộ đã bắt gặp 166 loài hải sản thuộc 74 họkhác nhau. Trong đó, có 150 loài cá thuộc 66 họ, 3 loài mực ống, 4 loài mực nang, 2loài bạch tuộc, 2 loài ghẹ, 1 loài tôm mũ ni, 1 loài tôm tít, 2 loài tôm he và 1 loài sam.

Tổng trữ lượng cá đáy và cá nổi ở vùng biển Vịnh Bắc bộ ước tính khoảng681.166 tấn. Khả năng khai thác: 272.467 tấn. Bao gồm:

+ Cá nổi nhỏ: Trữ lượng: 390.000 tấn; khả năng khai thác: 156.000 tấn.+ Cá đáy: Trữ lượng: 291.166 tấn; khả năng khai thác: 116.467 tấn.Nguồn lợi mực ở vùng biển xa bờ: Trữ lượng: 2.919 tấn. Khả năng khai thác:

1.168 tấn.Nguồn lợi tôm vùng biển xa bờ (kết quả điều tra năm 1988): Trữ lượng: 321 tấn.

Khả năng khai thác: 161 tấn.- Vùng biển miền Trung

Khu hệ cá kinh tế vùng biển miền Trung mang màu sắc riêng biệt. Phần lớn cáđánh được thuộc nhóm cá nổi ăn sinh vật phù du. Cá nổi chiếm trên 60%, cá đáy và gầnđáy chiếm khoảng 40%. Cá sống gần bờ có ưu thế, chiếm khoảng 70%, cá có nguồn gốcbiển khơi khoảng 29% và cá biển sâu khoảng 1%. Các loài cá sống trong vùng biểnmiền Trung mang tính chất điển hình của vùng biển nhiệt đới, đa dạng, phong phú vềchủng loại nhưng khá phân tán.

Theo kết quả điều tra, vùng biển miền Trung có khoảng 600 loài cá, trong đó cótrên 30 loài cá có giá trị kinh tế cao. Có khoảng 50 loài tôm thuộc 6 họ tôm kinh tế là họtôm he, họ tôm hùm, họ tôm rồng, họ tôm vỗ, họ tôm gai, họ moi biển. Trữ lượng tôm ởvùng biển miền Trung khoảng 19.981 tấn và khả năng khai thác khoảng 9.991 tấn. Vùngbiển miền Trung đã xác định được 23 loài mực thuộc 3 họ, 6 giống. Trong đó, nhữngloài thường gặp và có ý nghĩa kinh tế là các loài mực ống và mực nang. Trữ lượng mựcở vùng biển miền Trung khoảng 19.310 tấn và khả năng khai thác khoảng 7.723 tấn.

- Vùng Biển Đông Nam bộVùng Biển Đông Nam bộ có thềm lục địa rộng và là vùng biển có khả năng tiềm

tàng lớn, có nhiều bãi cá có sản lượng cao và chất lượng tốt.Theo kết quả điều tra, đánh giá thì ở vùng Biển Đông Nam bộ đã bắt gặp 666 loài

thuộc 319 giống, 139 họ cá. Đa số giống loài này thuộc phức hệ cá nhiệt đới, một số loàithuộc phức hệ cá ôn đới. Kết quả điều tra nguồn lợi đã xác định được 50 loài tôm thuộc cáchọ: Penacidae, Solenoceridae, Sicyoniidae, Palinuridae, Scyllaridae và Nephrofidae. Mùađẻ của các loài tôm kinh tế là mùa xuân và mùa hè, bãi đẻ có độ sâu 15 - 30 m nước. Vùngven bờ, khu vực có rừng ngập mặn là nơi cư trú và sinh trưởng của tôm con. Vùng BiểnĐông Nam bộ có 23 loài thuộc 3 họ là mực nang (Sepiidae), mực ống (Loliginidae) và mựcsim (Sepiolidae). Mực nang có 3 loài là mực nang vân hổ (Sepia tigris), mực nang hoa(Sepia subaculeata), mực nang chấm (Sepia hercules). Mực ống tương đối phổ biến ở vùngbiển gần bờ Đông Nam bộ là các loại mực ống thường (Loligo edulis), mực ống ngắn(Sepioteuthis lessoniana), mực ống Đài Loan (Loligo formosana). Phần lớn mực ống tậptrung ở vùng nước có độ sâu từ 30 - 50 m nước trở vào bờ.

- Vùng biển Tây Nam bộKhu hệ cá ở vùng biển Tây Nam bộ thể hiện tính chất nhiệt đới rõ ràng và mang

Page 14: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

14

tính chất nhiệt đới đậm nét hơn vùng Biển Đông Nam bộ. Vùng biển Tây Nam bộ cókhoảng 600 loài, 149 giống và 83 họ. Thành phần các loài cá ở vùng biển Tây Nam bộtương đối đa dạng và phong phú về giống loài nhưng chất lượng không cao. Nguồn lợi mựcở vùng biển Tây Nam bộ chủ yếu tập trung ở các vùng nước gần bờ. Vùng biển gần bờ TâyNam bộ có mặt tương đối đầy đủ các loài mực, điển hình là các loài mực nang Sepia torosa,Sepiella japotica, Sepia omani và các loài mực ống Loligo aspera, Loligo japonica, Loligoashimai. Tại vùng biển Tây Nam bộ đã xác định được 50 loài tôm trong đó có 15 loài thuộchọ tôm he. Ngoài ra, còn có nguồn lợi tôm vỗ với khả năng khai thác trên 3.000 tấn.

- Vùng giữa Biển ĐôngVùng biển quần đảo Trường Sa nằm trong vùng biển giữa Biển Đông, tại vùng

biển giữa Biển Đông đã bắt gặp 173 loài, thuộc 61 họ và 109 giống. Trong đó, thànhphần loài chủ yếu là cá nổi lớn xa bờ, cụ thể là 167 loài cá, thuộc 56 họ, 103 giống; 5loài nhuyễn thể chân đầu, thuộc 4 họ, 5 giống và 1 loài giáp xác. Đối với cá nổi, trữlượng vùng ven bờ (<30m) khoảng 120ngàn tấn với khả năng khai thác là 60 ngàn tấn.Trữ lượng vùng xa bờ là 270 ngàn tấn, khả năng khai thác 135 ngàn tấn.

Kết quả nghiên cứu Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển và hiện trạng môi trườngvùng biển Quần đảo Trường Sa, cho thấy:

+ Về giáp xác: phát hiện 2 loài tôm hùm, 6 loài trong nhóm cua bơi và tôm thuộcgiống Penaeus.

+ Về thân mềm: có 136 loài có giá trị kinh tế và quý hiếm, trong đó: có 99 loàichân bụng (ốc); 34 loài 2 mảnh (Sò, Ngao, Trai tai tượng,..); 3 loài chân đầu (mựcNang,…).

+ Về rong, cỏ biển: có 62 loài rong có giá trị kinh tế.+ Về cá rạn san hô: có 52 loài thuộc các họ cá Mó, cá Song, cá Hồng,... trong đó

có nhiều loài có thể khai thác làm cá cảnh để tiêu thụ trong nước, xuất khẩu và là đốitượng quan trọng phục vụ du lịch sinh thái.

Ước tính tổng trữ lượng tức thời của cá tại vùng biển Quần đảo Trường Sa thuđược qua các loại ngư cụ là 181,6 tấn. Trong đó, cá thuần đáy là 95,1 tấn và cá nổi là86,5 tấn.

1.3. Nguồn nhân lựcNgoài ra, với nguồn nhân lực dồi dào tham gia vào các hoạt động thủy sản, đặc

biệt là dân cư tập trung khá đông đúc ở vùng ven biển là một nhân tố quan trọng để pháttriển kinh tế biển nói chung và thủy sản nói riêng. Dự báo đến năm 2020 riêng dân sốvùng ven biển sẽ tăng lên khoảng 30,4 triệu người, trong đó lao động khoảng gần 19triệu người. Đây sẽ là lực lượng quan trọng tham gia vào sự phát triển ngành thủy sảntrong tương lai

2. Thành tựu của ngành thủy sản và nguyên nhân đạt được

2.1. Những thành tựu

2.1.1. Thủy sản liên tục tăng trưởng với tốc độ cao theo hướng nâng cao năngsuất, chất lượng, hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong nước và xuất khẩu; đónggóp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân

Từ một ngành sản xuất thủ công, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, một số lĩnhvực như chế biến, xuất khẩu, dịch vụ hậu cần chủ yếu do Nhà nước đảm nhận, Thủy sản

Page 15: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

15

đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa tăng trưởng với tốc độ nhanh, liên tục và kháổn định.

Nếu năm 1985, sản lượng thủy sản đạt 1,16 triệu tấn thì năm 2008 đã tăng lêntrên 4,6 triệu tấn (tăng gần 4,5 lần). Trong đó, khai thác hải sản tăng 2,35 lần, tốc độtăng trưởng bình quân đạt 3,79%/năm; nuôi trồng thủy sản tăng lên gần 8,82 lần, tốc độtăng trưởng bình quân đạt 9,99%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượng thủysản đạt 6,17%/năm trong giai đoạn 1985-2008.

GDP (theo giá so sánh năm 1994) của ngành Thủy sản giai đoạn 1995 - 2000 (chỉbao gồm lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản) tăng từ 5.262 tỷ đồng năm 1995 lên6.680 tỷ đồng năm 2000; tốc độ tăng bình quân đạt 4,89%/năm, cao hơn tăng trưởng củanông nghiệp (4,53%/năm) và lâm nghiệp (1,18%/năm); trong giai đoạn 2001 - 2008,ngành Thủy sản có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 8%/năm (nông nghiệp: 3,35% vàlâm nghiệp: 1,03%).

Cơ cấu sản xuất thủy sản chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng thủy sảntrong tổng GDP cả nước năm 1991 chỉ chiếm trên dưới 1,2%, đã tăng tới 3,37% ở năm2000 và chiếm 4,02% ở năm 2007.

Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực sản xuất nguyên liệu, đặc biệt là lĩnh vựcNTTS trong những năm gần đây, đã làm gia tăng khối lượng nguyên liệu chế biến thủysản, dẫn đến công suất các cơ sở chế biến và nhu cầu lao động cũng không ngừng giatăng. Ngành chế biến thủy sản ban đầu chỉ có ở một số ít khu đô thị hoặc khu côngnghiệp, đến nay đã phát triển và mở rộng trên phạm vi cả nước. Từ 170 cơ sở chế biếnthủy sản đông lạnh năm 1995, đến năm 2008 đã tăng lên trên 550 cơ sở chế biến thủysản quy mô công nghiệp, đạt công nghệ tiên tiến ở tầm khu vực và thế giới. Trong đó, có3/4 các cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường chính.

Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng liên tục trong thời gian qua, đưa nước ta trở thànhmột trong 10 nước xuất khẩu thủy sản có quy mô lớn nhất thế giới. So với năm 1985,giá trị KNXK thủy sản năm 2008 đã tăng trên 50 lần (từ 0,09 tỷ USD lên 4,51 tỷ USD).

Đến năm 2008, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 160 quốcgia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

2.1.2. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và an ninh biển, đảo củatổ quốc

Các hoạt động trong ngành Thủy sản đã tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đáp ứngđủ nhu cầu thực phẩm tiêu dùng của người dân trong nước. Mức tiêu thụ sản phẩm thủysản trong nước tăng từ 12kg/người/năm năm 1991 lên 19kg/người/năm năm 2000 và đạt22kg/người/năm ở năm 2008, cao gấp 1,29 lần so với tiêu thụ thủy sản bình quân đầungười toàn thế giới. Ngành thủy sản đã góp phần chuyển đổi được gần 380 nghìn haruộng trũng, đất bãi bồi hoang hóa, trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản (ở44 tỉnh thành), làm tăng giá trị sử dụng đất lên từ 4-10 lần, song không ảnh hưởng đếnan ninh lương thực quốc gia.

Phát triển thủy sản, đặc biệt lĩnh vực KTHS xa bờ và NTTS trên biển đảo đã gópphần tích cực vào việc giữ gìn an ninh, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Ngư dân trởthành lực lượng quan trọng thực hiện chủ trương hành chính hóa, dân sự hóa trên biểnvà hải đảo, tham gia kiểm soát, giám sát các hoạt động trên biển, góp phần giải quyếtcác tranh chấp trên biển. Ngư dân là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc kết hợp

Page 16: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

16

chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, hợp tác quốctế và bảo vệ môi trường.

2.1.3. Cơ cấu kinh tế thủy sản tiếp tục đổi mới theo hướng tăng nhanh côngnghiệp dịch vụ ngành nghề góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngư dân

Cơ cấu ngành nghề thủy sản ở khu vực nông thôn có sự thay đổi nhanh theohướng tích cực, số lượng và tỷ trọng nhóm hộ thủy sản tăng chậm hơn số lượng và tỷtrọng nhóm hộ công nghiệp và dịch vụ. Đến 1/7/2006, số hộ thủy sản ở nông thôn trên600 nghìn hộ, tăng 160 nghìn hộ (36,22 %) so với năm 2001. Cơ cấu hộ theo nguồn thunhập chính phản ánh xu hướng phát triển đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, phá dầnphá thế thuần nông ở nông thôn và hiệu quả sản xuất của các hoạt động phi nông, lâmnghiệp, thủy sản là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cơ cấu hộ theo ngành nghề vàtheo nguồn thu nhập chính.

Cơ cấu lao động cũng thay đổi rõ rệt, từ tập trung chủ yếu ven biển trong khaithác ven bờ, nay không những chuyển mạnh sang khai thác xa bờ mà số tăng lao độngthủy sản còn tập trung trong các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và hậu cần-dịch vụ.

Đặc biệt, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được quy định bởi đặc điểm quá độ củanghề cá nước ta từ một nghề thủ công, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, bị ảnh hưởng vàtác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan; thủy sản đã trở thành một ngành sảnxuất hàng hóa tăng trưởng với tốc độ nhanh, liên tục và khá ổn định.

2.1.4. Các hình thức tổ chức sản xuất thủy sản tiếp tục được đổi mớiHệ thống sản xuất - kinh doanh trong ngành bao gồm, hợp tác xã (HTX), tổ hợp

tác (THT), doanh nghiêp, hộ gia đình, trang trại và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp,Hiệp hội ngành kinh doanh với nhiều hình thức tính chất, trình độ khác nhau, hệ thốngnày đã tự động liên kết với nhau do nhu cầu từ thực tiễn của sản xuất hàng hóa và ngàycàng được củng cố, phát triển để liên kết phát triển ổn định, bền vững.

Kinh tế hộ tiếp tục phát triển và đóng góp cơ bản, quan trọng trong phát triểnthủy sản. Tuy nhiên, quy mô sản xuất (lao động, đất đai) nhìn chung không lớn, bìnhquân 1 hộ có 2,6 lao động; số lao động sử dụng bình quân 01 doanh nghiệp, 01 hợp tácxã (HTX) và 01 trang trại lần lượt là: 24,6; 19,1 và 3,5 lao động.

Hộ kinh doanh cá thể, đến nay đã có trên 476 nghìn hộ tăng hơn 11 lần so vớinăm 1996 và hơn 2 lần so với năm 2000.

Kinh tế hợp tác trong hoạt động thủy sản có sự chuyển biến tích cực. Về tổ độihợp tác, đến nay có gần 1.100 THT với khoảng trên 80 ngàn lao động, tăng hơn 5,7 lầnso với năm 1996 và tăng hơn 1,8 lần so với năm 2000. Đến nay có khoảng 600 HTXnghề cá hoạt động có hiệu quả với số lao động khoảng 25 nghìn người nhưng tập trungchủ yếu là HTX nuôi trồng thủy sản và dịch vụ thủy sản. Nhìn chung, giai đoạn từnăm 2001 - 2006, do nhu cầu cung ứng dịch vụ thúc đẩy sản xuất nên số HTX thủy sảnmới thành lập tăng gấp hơn 3 lần so với các hợp tác xã chuyển đổi, tuy số lượng và tỷtrọng số HTX thủy sản thành lập mới của mỗi vùng có khác nhau.

Nhìn chung, sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa IX), hoạt động củacác HTX đã có những chuyển biến tích cực: Các HTX được củng cố một bước về tổchức, quản lý; bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn, sản xuất, kinh doanh theo hướng đa dạnghóa phương thức hoạt động để phù hợp với các điều kiện cơ sở hạ tầng (hệ thống thủy

Page 17: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

17

nông, máy móc, lao động, vốn,...) hiện có. Các HTX đã làm được các khâu dịch vụ cơbản phục vụ sản xuất thủy sản. Hoạt động kinh doanh của nhiều HTX thủy sản là vừabảo đảm nguyên tắc thu đủ bù chi lại vừa tạo nền tảng phục vụ sản xuất, kinh tế hộ và sựphát triển chung của cộng đồng. Nhiều HTX thủy sản đã đóng vai trò tích cực trong việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế vật nuôi, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, gópsức xây dựng kết cấu hạ tầng, củng cố quan hệ kinh tế nông thôn.

Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trongsản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Kinh tế trang trại có xu hướng tăng về số lượng.Năm 2001, cả nước có trên 17 nghìn trang trại thủy sản đã tăng lên trên 33 nghìn trangtrại ở năm 2006 (tăng gần 2 lần). Trang trại tập trung chủ yếu vào hoạt động nuôi trồngthủy sản và kinh doanh tổng hợp.

Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản đạt được những kết quả khảquan và đóng góp quan trọng vào phát triển của ngành thủy sản. Đến nay, đã có 1.373doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực thủy sản, tăng hơn 1,1 lần so với năm 1996 và giảmđi 2 lần so với năm 2000. Số lượng doanh nghiệp giảm, nhưng quy mô vốn, lao độngcủa các doanh nghiệp nuôi và chế biến tăng hơn năm 1996 và năm 2000. Ngành thủy sảncó sự chuyển biến mạnh mẽ từ khi thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trungương Đảng lần thứ 3 khóa IX về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Ngành đã sắp xếp lạicác Tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tại các địa phương100% các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa.

Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức ngành hàng đã từng bước hình thành vàphát triển như Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thủysản Việt Nam (VASEP), góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa phát triểnsản xuất với thị trường tiêu thụ, tạo lập mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với ngưdân sản xuất nguyên liệu để tăng sức cạnh tranh và tăng cường khả năng hội nhập vớinền kinh tế thế giới.

2.1.5. Hệ thống cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá được xây dựng và củng cố gópphần hỗ trợ ngư dân phát triển sản xuất

Ngoài việc cần thiết phải hình thành đầy đủ các loại thị trường: thị trường muabán sản phẩm, thị trường nguyên, vật liệu, thị trường lao động, thị trường tiền tệ và thịtrường tín dụng để phát huy sức sản xuất, kết cấu hạ tầng cơ sở đã được xây dựng củngcố và nâng cao nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thị trường tăng trưởng thông suốt.

Kể từ năm 1995 đến năm 2007, Ngành thủy sản đã đầu tư nâng cấp, mở rộng vàxây dựng mới 75 cảng cá, bến cá với hơn 10 nghìn mét cầu cảng tạo điều kiện thuận lợicho hoạt động khai thác hải sản xa bờ. Trong đó có 57 cảng thuộc vùng ven biển, 18cảng cá thuộc tuyến đảo. Đến cuối năm 2004, đã đưa vào sử dụng 62 cảng cá-bến cá vớigần 10.000 m cầu cảng. Lượng hàng thủy sản qua cảng năm 2005 trên 1 triệu tấn. Quyhoạch và đầu tư xây dựng những cảng cá và các trung tâm thu mua sản phẩm của ngưdân với mục đích làm nơi trao đổi buôn bán bằng các hình thức khác nhau, nhất là tạođiều kiện thuận lợi cho việc đấu thầu giá sản phẩm của ngư dân tránh tư thương ép giá;là địa điểm thuận lợi trao đổi thông tin không chỉ về giá cả thị trường mà còn về ngưtrường và kỹ thuật khai thác. Đây chính là điểm trồi về thương mại và văn hóa làm biếnđổi bộ mặt kinh tế- văn hóa, xã hội của cộng đồng ngư dân.

Page 18: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

18

Tuy nhiên, hệ thống cảng cá vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ ngành khaithác hải sản. Nhiều bến cá, bãi ngang gây khó khăn và mất an toàn trong hoạt động cungứng dịch vụ và vận chuyển sản phẩm khai thác được.

Hiện nay có khoảng 700 cơ sở đóng tàu có khả năng đóng mới 4.000 chiếc/ nămvà sửa chữa 8.000 chiếc/ năm. Ngoài ra còn có nhiều xưởng đóng tàu nhỏ ở các địaphương. Tuy nhiên, các xưởng này quy mô còn nhỏ, chủ yếu đóng tàu vỏ gỗ cỡ nhỏ dựatrên kinh nghiệm của thợ và kỹ thuật đóng tàu truyền thống. Thiếu những nhà máy đóngtàu hiện đại để đóng tàu cá bằng vật liệu kim loại hoặc các loại vật liệu mới.

Hiện nay có khoảng 10 cơ sở gia công sản xuất lưới sợi quy mô lớn trên phạm vicả nước. Các cơ sở này mỗi năm sản xuất trên 10.000 tấn lưới sợi, tuy nhiên vẫn chưađáp ứng được nhu cầu sản xuất; nhiều loại ngư lưới cụ phải nhập khẩu để phục sản xuất.

Cả nước có khoảng 643 kho lạnh sản phẩm thủy sản với tổng sức chứa khoảng78.700 tấn và 14 kho cho thuê với sức chứa 46.000 tấn. Có 120 nhà máy sản xuất nướcđá, khả năng cung cấp nước đá 2.730 tấn/ngày, đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng nước đácủa các tàu và các nhà máy chế biến.

Hệ thống chợ cá đã được nhà nước quan tâm đầu tư, hệ thống chợ đầu mối, phânphối được hình thành ở những vùng sản xuất tập trung, khu đô thị. Tuy nhiên, hình thứcbán đấu giá, xây dựng sàn đấu giá chưa hình thành do đó giá bán chưa thống nhất vàchưa được kiểm soát.

Cả nước có trên 1.100 cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt, hàng năm sản xuất hơn 10tỉ cá bột và cá hương các loại. Hầu hết các cơ sở ương giống nằm ở các tỉnh vùng trũng đặcbiết là vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Nếu năm 1996 cả nước mới có 600 trại giống tôm thì đến 2004 đã có trên 5.000cơ sở sản xuất giống tôm, chủ yếu là giống tôm sú. Hiện nay do một số vùng đã chuyểnsang nuôi tôm chân trắng nên nhu cầu giống tôm sú giảm xuống. Nhiều trại sản xuấtgiống tôm sú nhỏ đã phá sản hoặc chuyển nghề. Đến nay còn khoảng 3.870 trại sảnxuất tôm giống hoạt động, trong đó có 172 trại sản xuất giống tôm chân trắng, hầu hết làcác doanh nghiệp quy mô nhỏ. Việc cung ứng tại chỗ ở các tỉnh miền Bắc và miền Namkhông đủ đáp ứng nhu cầu, thường được cung cấp bổ sung từ các tỉnh miền Trung, đặcbiệt các tỉnh Nam Trung bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận). Sản lượng tôm hằng năm (chủyếu là tôm sú P. monodon) trước đây sản xuất được vào khoảng hơn 35 tỷ con (Post 15)nay chỉ sản xuất khoảng 25 tỷ con (post 15) và 4-5 tỷ con tôm chân trắng. Trong sảnxuất tôm giống đang có xu hướng hình thành các cơ sở sản xuất quy mô lớn, công nghệcao đủ khả năng kiểm soát dịch bệnh và môi trường. Một số đối tượng tôm rảo, tôm thẻ,tôm nương, tôm he Nhật Bản đã sản xuất được giống nhân tạo, tuy nhiên số lượngkhông đáng kể.

Hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS, nhìn chung đã được tăng cường đồng bộ đảmbảo tương đối số lượng nước nuôi trồng thủy sản.

2.2. Những nguyên nhân đạt được các thành tựuNgành Thủy sản phát triển và đạt được các thành tựu to lớn như hiện nay trước

hết phải kể đến:2.2.1. Quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách phát triển

thủy sản kịp thời, đúng hướng của Đảng và Nhà nước, tạo cơ hội huy động các thànhphần kinh tế tham gia tích cực phát triển thủy sản

Page 19: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

19

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến chủ trương, chínhsách phát triển kinh tế biển nói chung và phát triển thủy sản nói riêng. Sau hơn một thậpkỷ thử nghiệm thành công một số cơ chế đẩy mạnh xuất khẩu cân đối cho yêu cầu pháttriển ngành thủy sản, năm 1993 Đảng ta đã xác định một số nhiệm vụ phát triển kinh tế xãhội trong những năm trước mắt từ việc kết hợp phát triển kinh tế biển liên quan đến bảovệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển với việc đảo đảm an ninh quốc phòng trên biểnnhằm quyết tâm phấn đấu đưa nước ta thành một nước mạnh về biển và xây dựng ngànhthủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong khung cảnh tiếp tục đổi mới và tăngcường phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Ban hành hai Nghị quyết quan trọng xác địnhhướng đi mang tầm chiến lược đối với phát triển thủy sản là Nghị quyết 03-NQ/TW ngày6 tháng 5 năm 1993 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 10 tháng 6 năm1993 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VII.

Đặc biệt, với Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương ĐảngKhóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nôngnghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng ta đã chủ trương phấn đấu đưa nước ta trở thànhquốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền, quyền chủquyền quốc gia trên biển, đảo và phát triển toàn diện nông dân, nông nghiệp và nôngthôn; góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triểnđất nước.

2.2.2. Khoa học công nghệ đã từng bươc trở thành động lực thúc đẩy trong quátrình phát triển thủy sản

Quá trình đổi mới trong hơn 20 năm qua đã bước đầu khẳng định, Khoa học vàCông nghệ (KHCN) là động lực trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội với tốcđộ cao và bền vững. Tăng trưởng thủy sản khá cao và liên tục thời gian gần đây, trongđó Khoa học - Công nghệ có vai trò quan trọng, góp phần phát triển thủy sản mạnh mẽvề lượng và chất. Khoa học - công nghệ về nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản đãcó những bước tiến vượt bậc, đặc biệt trong chế biến xuất khẩu, góp phần nâng cao chấtlượng và hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực của ngànhThủy sản.

Những tiến bộ công nghệ và kỹ thuật khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sảnđã được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Đối với khai thác hải sản, nghiêncứu nguồn lợi đã tập trung vào điều tra nguồn lợi, các yếu tố hải dương liên quan đếnnghề cá ven bờ và một phần xa bờ, tạo cơ sở điều chỉnh cơ cấu sản lượng khai thác, xácđịnh vùng cấm và hạn chế khai thác nhằm đảm bảo sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản.Bước đầu đã xây dựng được các dự báo về khai thác nguồn lợi hải sản hướng dẫn chongư dân khai thác có hiệu quả. Trên cơ sở kết hợp giữa nghiên cứu ứng dụng với tổngkết thực tế sản xuất và nhập công nghệ, ngành đã áp dụng rộng rãi, có hiệu quả một sốcông nghệ khai thác mới nhằm tăng sản lượng hải sản khai thác hàng năm. Công nghệđóng mới và sửa chữa tàu biển, công nghệ xây dựng cầu cảng đã được đưa vào sử dụnglàm tăng hiệu quả đầu tư.

Về NTTS, tiến bộ trong nghiên cứu rõ rệt nhất là chủ động được công nghệ sảnxuất giống, chuyển giao sản xuất nhân tạo nhiều giống, loài thủy sản để cung cấp chonuôi thương phẩm, không chỉ làm đa dạng hóa các đối tượng nuôi mà còn làm tăng sốlượng mặt hàng có giá trị kinh tế cao, tạo ra bước ngoặt lớn cho nghề nuôi thủy sảnnước ta, đặc biệt là nghề nuôi tôm sú, cá tra xuất khẩu. Nghiên cứu, ứng dụng thành

Page 20: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

20

công nhiều quy trình, công nghệ nuôi trồng thủy sản thương phẩm và quy trình sản xuấtthức ăn tiên tiến phục vụ NTTS là nhân tố quan trọng cho sự thành công của nghềNTTS. Áp dụng công nghệ mới, tiên tiến như công nghệ gene, công nghệ sinh học,….trong nghiên cứu phòng trị dịch bệnh cho các đối tượng nuôi.

Trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản, đã có nhiều nghiên cứu liên quanđến các vấn đề về công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến một số sảnphẩm thủy sản từ các loài cá tạp có chất lượng, cải tiến và đa dạng hóa công nghệ, sảnphẩm truyền thống…., để giảm tỷ lệ hạo hụt, tăng hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trườngsinh thái. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong ngành đã chủ động trong việc ứngdụng công nghệ mới, áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến để tạo ra nhiều sảnphẩm mới, có giá trị cao và đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế. Đến nayngành thủy sản đã có 269 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn xuấtkhẩu trực tiếp vào EU và 350/530 cơ sở chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn quốc gia về vệsinh an toàn thực phẩm.

Về cơ khí và dịch vụ hậu cần thủy sản: đã tạo ra một số trang thiết bị mới, tiên tiếnđể trang bị cho tàu cá như cải tiến hệ thống bơm dầu để tiết kiệm nhiên liệu, cải tiến hệthống quạt nước, sục khí trong ao nuôi tôm, cá,…, nhờ đó nâng cao hiệu quả nghề khai thácvà NTTS, góp phần đẩy nhanh quá trình cơ khí hóa ngành thủy sản của nước ta.

Hoạt động khuyến ngư đã thực hiện được vai trò truyền đạt thông tin, kỹ thuật từnghiên cứu vào thực tiễn sản xuất. Công tác khuyến ngư thực hiện thường xuyên, hìnhthức khá đa dạng và phong phú đã góp phần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, các kết quảnghiên cứu đến thực tiễn sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng và giá trị cao.

Về kinh tế - xã hội nghề cá, đã nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý nghề cátổng hợp ở cảng cá phù hợp với điều kiện Việt Nam, đem lại hiệu quả kinh tế cho ngưdân, bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái. Ngoài ra, việc nghiên cứu và áp dụng cácmô hình đồng quản lý, các hình thức tổ chức trong sản xuất thủy sản, chuyển đổi nghềnghiệp đã góp phần quản lý và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản khu vực ven biển.Những kết quả đạt được là cơ sở quan trọng trong việc định hướng về nghiên cứu kinhtế-xã hội nghề cá trong những năm tiếp theo.

Không ít các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới trong lĩnh vực nghề cá ở các nướctiên tiến được du nhập vào nước ta thông qua các dự án, các chương trình viện trợ, hỗ trợ kỹthuật cho ngành. Việc áp dụng những kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất đã đóng góp mộtphần quan trọng trong sự phát triển nghề cá của nước ta trong giai đoạn vừa qua.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, nghiên cứu KHCN và hoạt động khuyếnngư đã tạo được một lực lượng cán bộ nghiên cứu và đội ngũ công nhân kỹ thuật hùng hậu,đặc biệt hàng triệu nông dân, công nhân đã tích lũy được những kiến thức và kinh nghiệmtrong hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đây không những là một nhântố quan trọng đóng góp cho sự thành công của ngành thủy sản trong những năm qua, màcòn là vốn tri thức quý báu cho đất nước ở thời kỳ phát triển sau này.

2.2.3. Chủ động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩmthủy sản, hội nhập kinh tế thế giới.

Hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản đãgặt hái được những thành công nhất định trong giai đoạn vừa qua, góp phần thúc đẩysản xuất phát triển và thu ngoại tệ về cho đất nước. Đến năm 2008, thủy sản Việt Namđã có mặt tại gần 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, tập trung xuất khẩu vào một

Page 21: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

21

số thị trường chính như Nhật Bản, EU, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Đài Loan,ASEAN và một số nước khác. Đạt được những kết quả đó là do những nỗ lực và cốgắng không ngừng của các cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu,người dân tham gia nuôi trồng, khai thác thủy sản để tạo ra nguồn nguyên liệu cung cấpcho chế biến xuất khẩu.

Bên cạnh đó, nhu cầu về mặt hàng thủy sản trên thị trường thế giới và trong nướcngày càng gia tăng, đây cũng là động lực để thúc đẩy ngành sản xuất nguyên liệu (khaithác và nuôi trồng) phát triển.

Với việc quán triệt những quan điểm cơ bản được thể hiện trong đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự vận dụng sáng tạo, tổ chức thực hiện phùhợp với quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội và tính đặc thù của nghề cá, Việt Nam ngàycàng có vai trò quan trọng trong nghề cá khu vực và quốc tế, là thành viên của Tổ chứcNông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), tham gia tích cực hội nhập nghề cá ASEAN, làthành viên của Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), Mạng lưới cácTrung tâm nuôi trồng thủy sản châu Á (NACA). Nghề cá Việt Nam cam kết thực hiệnCông ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, các Quy tắc ứng xử nghề cá có tráchnhiệm của FAO, tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),ký và hiện đang thực thi Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam - TrungQuốc và đặc biệt ngày càng chủ động hội nhập sâu rộng sau khi Việt Nam là thành viêncủa Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản và đãthực sự góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển.

3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triểnBên cạnh những thành tựu đạt được, ngành thủy sản nước ta trong giai đoạn vừa

qua cũng gặp phải không ít những khó khăn, tồn tại do nhiều yếu tố chủ quan và kháchquan tác động.

3.1. Tồn tại, hạn chế(1). Phát triển ngành Thủy sản còn mang nhiều yếu tố bất cập, rủi ro và không

bền vững. Tăng trưởng cao, song hiệu quả chưa tương xứng; đang có sự mất cân đốigiữa các lĩnh vực ngành và các khâu trong quy trình sản xuất. Sự liên kết và phân côngsản xuất còn nhiều tồn tại, việc xây dựng thương hiệu gần như mới bắt đầu; nguồnnguyên liệu chưa ổn định.

(2). Trong sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều tồn tại, bấp cập:- Về khai thác hải sản, tàu thuyền vẫn tập trung khai thác hải sản ven bờ, trong

khi tàu thuyền khai thác hải sản ở các vùng biển xa bờ có xu hướng giảm, ảnh hưởngđến công tác bảo vệ trật tự, an ninh, chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo của tổquốc.

- Về nuôi trồng thủy sản, thiếu sự phối hợp giữa hoạt động của các ngành trongcông tác bảo vệ môi trường; công tác cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh trong nuôitrồng thủy sản, kiểm dịch thủy sản còn nhiều hạn chế. Chất lượng sản phẩm nuôi trồng,quản lý con giống, vùng nuôi theo hướng tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm cònnhiều hạn chế.

- Về chế biến xuất khẩu: Thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, công tác dự báothống kê còn nhiều hạn chế. Vấn đề truy suất nguồn gốc sản phẩm thủy sản vẫn đang trongquá trình tháo gỡ, khắc phục.

Page 22: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

22

(3). Nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và nước ngọt bị khai thác quá giới hạncho phép; diện tích mặt nước ngọt, lợ đưa vào nuôi trồng thủy sản đã tăng đến mức giớihạn; môi trường sống của các loài thủy sinh vật ở một số khu vực bị xâm hại, chất lượngcó xu hướng ngày càng giảm.

(4). Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghề cá chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu pháttriển, nhất là hạ tầng thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản; hệ thống cảng cá, bến cá, chợthủy sản đầu mối, khu neo đậu tránh trú bão...

3.2. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế(1). Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, không theo kịp và đáp ứng nhu cầu

phát triển.

Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch theo vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều địaphương; quy hoạch thiếu căn cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn; quy hoạch chi tiết ở cácđịa phương thường tiến hành trước các quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch vùng.Khi quy hoạch đã được xây dựng thì phát triển khai thác, NTTS còn nhỏ lẻ, tự phát vàkhông theo quy hoạch. Bên cạnh đó, công tác giám sát, đánh giá tình hình thực hiện quyhoạch ở nhiều nơi không được thực hiện, hoặc có thực hiện cũng chiếu lệ không đủ cơsở để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế sản xuất.

(2). Đầu tư thấp, dàn trải và không đồng bộ- Vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng những năm qua còn nhiều hạn chế, được cấp

nhỏ giọt, dàn trải và thường chậm so với yêu cầu đầu tư. Đến hết năm 2007, nhà nướcmới chỉ cân đối được ngân sách với lượng vốn rất ít (chỉ hơn 22% so với yêu cầu) đểđầu tư cho sản xuất và tái sản xuất. Các cơ quan quản lý nguồn vốn còn thụ động trongviệc bố trí cơ cấu vốn đầu tư làm cho hiệu quả đầu tư giảm.

- Thủy lợi cho NTTS là vấn đề bức xúc đã được đặt ra, song đầu tư cho lĩnh vựcnày còn rất khiêm tốn, nhất là hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt cho các vùng nuôi tậptrung. Hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn cho các vùng nuôi tập trung chưa đượcxây dựng và thực hiện theo quy định.

- Việc lựa chọn chủ đầu tư các dự án chưa thống nhất, chưa chú ý đến tính liêntục của dự án đầu tư từ khâu xây dựng đến khâu quản lý vận hành sau đầu tư. Do đó khikết thúc đầu tư, việc đưa các dự án vào sử dụng thường chậm, hạn chế hiệu quả..

(3). Khoa học-công nghệ chưa được quan tâm đúng mức nghiên cứu khoa học chưathực sự gắn liền với thực tiễn sản xuất

Mặc dù đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển ngành thủysản, tuy nhiên KHCN vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện ở một số điểm sau:

- Công nghệ bảo quản sau thu hoạch được nghiên cứu, song việc áp dụng cònnhiều hạn chế; nghề khai thác còn mang nặng tính thủ công, lạc hậu về công nghệ vàquy mô nhỏ, làm cho chất lượng sản phẩm thấp, khó quản lý và hiệu quả không cao.

- Chưa đủ khả năng tạo lập được bộ giống mới đáp ứng nhu cầu chất lượng và thịhiếu thị trường, đặc biệt là giống phục vụ nuôi biển và thủy sinh vật cảnh chưa nhiều .

- Tình trạng dịch bệnh thủy sản phát sinh và phát tán nhanh, nhưng chưa có giảipháp khắc kịp thời và phòng trị triệt để.

- Khả năng áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến chỉ được thực hiện ở các dự án lớn, cácdoanh nghiệp có khả năng về tài chính. Các công trình nghiên cứu thường được tiến hành

Page 23: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

23

đơn lẻ, thiếu tính hệ thống nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu của sản xuất là chính; có quy trìnhcông nghệ nhưng chưa thể làm chủ công nghệ.

- Trong khai thác thủy sản tỷ lệ hao hụt vẫn cao; tình trạng sử dụng công nghệ thiếuthân thiện với mối trường nguồn lợi thủy sản vẫn còn khá phổ biến, đặc biệt chất nổ, xungđiện, chất có độc tố và các loại lưới có kích thước mắt lưới quá nhỏ.

(4). Công tác khuyến ngư chưa chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, hạn chế vềnăng lực, kinh nghiệm, nhất là ở tuyến cơ sở

- Phương pháp hoạt động khuyến ngư mang nặng tính hành chính, phân phối,phân phát, chưa dựa vào nhu cầu phát triển đối với các lĩnh vực sản xuất của ngành, nhưphát triển các dịch vụ hậu cần, khai thác hải sản xa bờ, xây dựng các hệ thống và mạnglưới thông tin liên lạc …và nhu cầu của nông, ngư dân trên các vùng, miền khác nhau.

- Công tác khuyến ngư vẫn còn là một điểm yếu trong chuỗi thông tin đến ngườinông dân. Thiếu nhân lực phục vụ công tác khuyến ngư ở các cấp là một khó khăn đãkéo dài trong nhiều năm. Hoạt động truyền thông còn nhiều hạn chế, chưa làm được cầunối, thực hiện công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước; cácthông tin khoa học, công nghệ, thị trường, mô hình tiến tiến trong sản xuất , kinh doanh,mô hình hợp tác xã, mô hình nông thôn mới.

(5). Hệ thống tổ chức quản lý ngành còn chưa đồng bộ; cơ chế chính sách hiệnhành chưa phát huy được hiệu lực, chưa đi vào cuộc sống của cộng đồng ngư dân

- Hệ thống tổ chức bộ máy chưa ngành thủy sản chưa ổn định, chưa thể hiện tínhthống nhất trong tổ chức bộ máy ngành thủy sản của các tỉnh, nên công tác thông tinthống kê nghề cá chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý sản xuất

- Thiếu đội ngũ cán bộ chuyên sâu, đặc biệt cán bộ về khai thác thủy sản, bảo vệnguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh vật . Đội ngũ cán bộ làm công tác quảnlý thủy sản còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực, đặc biệt ở các cấp huyện, xã.

- Chưa thực sự có sự phối hợp giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ,giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương.

- Hệ thống văn bản quản lý chưa đồng bộ và nhiều văn bản đã lạc hậu chưa đượcrà soát chỉnh sửa cho phù hợp.

- Hệ thống thanh tra thủy sản chuyên ngành hoạt động chưa hiệu quả; lực lượnglàm công tác kiểm dịch của các địa phương còn mỏng, thiếu trang thiết bị, vẫn còn tìnhtrạng thiếu tính thống nhất trong hệ thống kiểm dịch động vật thủy sản ở các địaphương; nhiều lô hàng nhập không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc chứng nhận cótính chất đối phó.

- Hệ thống thú y thủy sản trước khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn và Bộ Thủy sản gần như tê liệt, hiệu quả hoạt động thấp.

- Cơ chế chính sách hiện hành chưa phát huy được hiệu lực, chưa đi vào cuộcsống của cộng đồng ngư dân Đối với những người nông dân nghèo muốn đầu tư vào lĩnhvực thủy sản thì việc tiếp cận vay vốn là một khó khăn do không có tài sản thế chấp. Vì vậy,cơ chế chính sách hiện hành chưa phát huy được hiệu lực, chưa đi vào cuộc sống của cộngđồng ngư dân.

Thu nhập trung bình của lao động thủy sản còn chưa cao so với các ngành nghề khácở nông thôn; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của cộng đồng ngư dân còn thiếu thốn,

Page 24: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

24

chưa có nhưng chính sách thỏa đáng cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội cộng đồng ngưdân, đặc biệt là các vùng biển đảo xa.

(6). Điểm xuất phát của ngành thủy sản thấp

- Nghề cá nước ta mang đặc thù của một nghề cá nhân dân, quy mô sản xuất nhỏlẻ, quản lý theo ngư hộ, đầu tư ít cho công nghệ và môi trường, tính tuân thủ pháp luậtvà quy hoạch “lỏng lẻo”.

- Các cộng đồng làm nghề thủy sản nhìn chung còn nghèo, thiếu vốn đầu tư và cơsở hạ tầng phục vụ sản xuất.

- Số lượng lao động dồi dào nhưng trình độ còn rất nhiều hạn chế, do đó rất khókhăn trong việc chuyển giao, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cơ chế thị trường đòi hỏi hàng hóa thủy sản phảicó tính cạnh tranh cao không chỉ trên các thị trường thế giới và ngay cả thị trường nộiđịa. Chênh lệch giữa trình độ chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa còn quálớn. Vì vậy, phát triển ngành Thủy sản của Việt Nam còn mang đầy những yếu tố bấtcập, rủi ro cao và không bền vững.

4. Thời cơ và thách thức đối với phát triển ngành thủy sản4.1. Thời cơ và những thuận lợi- Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển

đất nước. Luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyềntrong mọi hoạt động phát triển kinh tế thủy sản.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng nguồn lợi thủy sản đa dạng phong phú làcơ sở cho phát triển các lĩnh vực thủy sản.

- Do dân số gia tăng, kinh tế phát triển nên thị trường thủy sản trong nước và thếgiới tiếp tục mở rộng, sản phẩm thủy sản ngày càng chiếm lĩnh thị trường thực phẩm.Mặc dù bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, nhưng thực phẩm thủy sản vẫn được ưachuộng, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển; giá cả thủy sản luôn ổn định ở mức cao.

- Công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học phát triển nhanhvà mạnh, đã và đang tạo cơ hội cho việc áp dụng vào hoạt động nghiên cứu và sản xuấtthủy sản.

- Sản phẩm thủy sản của nước ta nhìn chung đã đáp ứng được các yêu cầu nghiêmngặt về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm của các nước trong khu vực vàtrên thế giới.

- Nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm thuận lợi cho phát triển ngành thủysản.

- Với đặc thù nghề cá nhân dân, phát triển thủy sản được triển khai rộng khắp từnhững vùng biên cương đến các hải đảo xa xôi và bao quát cả vùng biển đặc quyền kinh tếtrên biển, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự an ninh và chủ quyền biển đảo củaTổ quốc.

- Việt Nam đã ra nhập WTO, đây là cơ hội lớn để mở rộng thị trường và cạnh tranhbình đẳng với các nước xuất khẩu cùng các mặt hàng thủy sản.

Page 25: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

25

4.2. Khó khăn và thách thức- Cơ cấu ngành nghề thủy sản chưa hợp lý; một số nghề khai thác thủy sản xâm

hại đến nguồn lợi nghiêm trọng như nghề lưới kéo, lưới rê, te, xiệp điện.., số lượng tàuthuyền vẫn tập trung quá nhiều vùng biển ven bờ; khai thác xa bờ mới phát triển mộtphần ở vùng biển quốc gia, chưa chuẩn bị điều kiện để vươn ra vùng biển quốc tế.

- Đến nay, tình hình sử dụng tiềm năng nguồn lợi thủy sản chưa hiệu quả, thiếubền vững do khai thác tự phát, thiếu hoặc không tuân thủ quy hoạch, làm nảy sinh nhiềumâu thuẫn lợi ích, thậm chí trong một khu vực địa lý nhỏ (một vịnh biển, một vùng cửasông, một khu bờ biển); còn ưu tiên khai thác tài nguyên ở dạng vật chất, các giá trịchức năng phi vật chất ít được chú trọng.

- Môi trường bị biến đổi theo chiều hướng xấu: Ngày càng nhiều chất thải khôngqua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển, một số khu biển ven bờ bị ônhiễm, hiện tượng thuỷ triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng,…Các hệsinh thái biển quan trọng (rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển) bị suy thoái, bị mấthabitat và bị thu hẹp diện tích (rừng ngập mặn mất khoảng 15ha/năm). Khoảng 80% rạnsan hô trong vùng biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở mức cao.Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự với hệ sinh thái thảm cỏ biển. Điều đó dẫn đếnmôi trường sống của các loài thủy sinh ở một số khu vực bị xâm hại, chất lượng có xuhướng ngày càng suy giảm.

- Ngoài ra, nước ta là một trong năm nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biếnđổi khí hậu và dâng cao mực nước biển, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Cáchệ sinh thái ven biển, các giá trị dịch vụ của chúng, người dân ven biển và trên các đảolà những đối tượng dễ bị tổn thương và bị tác động mạnh mẽ nhất, nhưng đến nay cònthiếu những nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, cũng như chưa có giải pháp lồng ghép vàmô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển.

- Đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thuỷ hải sản giảm sút: Năng suất nuôi tômquảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng 200kg/ha/vụ (năm 1980) đếnnay chỉ còn 80 kg/ha/vụ, và 1ha rừng ngập mặn trước đây có thể khai thác được 800 kgthuỷ sản, nhưng hiện nay chỉ thu được 1/20 so với trước. Đã có khoảng 100 loài hải sảncó mức độ nguy cấp khác nhau và trên 75 loại đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.Nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và nước ngọt bị khai thác quá giới hạn cho phépdo tăng nhanh số lượng tàu thuyền đánh cá nhỏ, hiệu suất khai thác thủy sản giảm 0,92tấn (1990) xuống 0,34 tấn/Cv/năm (2005). Nguồn lợi thủy sản có xu hướng giảm dần vềtrữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt. Ngoài ra, nguồn giống hải sản tự nhiêncũng giảm sút nghiêm trọng so với trước đây.

- Diện tích mặt nước ngọt, lợ đưa vào nuôi trồng thủy sản đã tăng đến mức giớihạn; xuất hiện dấu hiệu thoái hóa, xuống cấp ở một số vùng nuôi nước lợ; rủi ro trongnuôi trồng thủy sản ngày càng tăng do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và thiên tai.

- Tình trạng sản xuất manh mún, tự phát, phân tán đang còn phổ biến; ý thức tôntrọng kỷ cương, pháp luật của những người tham gia vào hoạt động phát triển thủy sảnchưa cao.

- Tình trạng nguyên liệu, năng lượng ngày càng khan hiếm dẫn tới cạnh tranh thịtrường, tranh chấp lãnh thổ và xung đột quốc gia thường xuyên và gay gắt. Sự cạnhtranh trong xuất nhập khẩu thủy sản trên thị trường thế giới ngày càng khốc liệt, đặc biệtvề yêu cầu chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái,thương hiệu sản phẩm đòi hỏi ngày càng cao và chặt chẽ hơn.

Page 26: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

26

- Trình độ công nghệ, kỹ thuật áp dụng trong hoạt động thủy sản của một số nướctrong khu vực đã đạt được ở mức cao, do đó chúng ta sẽ gặp phải khó khăn trong việccạnh tranh về giá và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

- Giá cả nguyên, nhiên vật liệu chính dùng trong sản xuất thủy sản đang có xuhướng gia tăng sẽ gây khó khăn không nhỏ cho phát triển thủy sản bền vững.

- Khi mặt bằng đời sống xã hội được nâng cao, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnhmẽ, tạo nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho lao động nông thôn thì việc thu hút lao độngtham gia phát triển thủy sản, đặc biệt là nghề KTTS sẽ gặp nhiều khó khăn, vì đây lànghề có thu nhập thấp, nặng nhọc, nguy hiểm và rủi ro cao.

- Sự chồng chéo, mâu thuẫn trong việc sử dụng tài nguyên, phát triển các ngànhkinh tế như nông nghiệp, du lịch, công nghiệp và thủy sản, đặc biệt là ở các vùng venbiển ngày càng trở nên gay gắt, phức tạp và khó giải quyết.

- Người dân hoạt động trong ngành thủy sản có trình độ dân trí thấp, đặc biệt làkhu vực ven biển và ngư dân tham gia nghề KTTS. Điều đó sẽ gây khó khăn trong việcáp dụng các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng và bảovệ môi trường sinh thái.

- Hệ thống luật pháp, chính sách về biển, đảo còn thiếu đồng bộ, không ít điểmchồng chéo, hiệu lực thi hành yếu, tổ chức triển khai thiếu phối hợp liên ngành, côngtác tổ chức hỗ trợ pháp lý cho người dân địa phương còn ít được chú ý và lúngtúng…Sự hạn chế về năng lực quản lý nhà nước của ngành từ trung ương xuống địaphương đang là thách thức lớn đối với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực bền vững.Tính thống nhất trong quản lý nhà nước và yêu cầu thực hiện chủ trương phân cấp đangcòn nhiều lúng túng. Lựa chọn các phương thức tổ chức quản lý nghề cá hiện nay đanglà một thách thức.

- Thiếu hệ thống thông tin tổ chức sản xuất gắn liền với thông báo về thiên tai vàtổ chức phòng tránh cứu nạn, các công trình trú bão.

- Đời sống của dân cư nghề cá vẫn còn nghèo, còn gặp không ít khó khăn và chịunhiều rủi ro, mức độ an sinh thấp. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trìnhquản lý còn rất thụ động, chưa làm rõ vấn đề sở hữu, sử dụng đất ven biển và mặt nướcbiển cho người dân.

- Việc quản lý tài nguyên, nguồn lợi thủy sản vẫn còn theo tiếp cận chuyên ngànhmà chưa hoàn toàn theo tiếp cận hệ thống, tổng hợp, liên ngành, quản lý dựa vào hệ sinhthái và đồng quản lý.

- Khu vực biển Đông đang có tranh chấp gay gắt, nên việc hợp tác và hội nhậpquốc tế để phát triển kinh tế ở khu vực này còn gặp không ít khó khăn.

- Suy thoái, khủng hoảng kinh tế thế giới được dự báo sẽ diễn ra thường xuyên vàtần suất cao hơn, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế, trongđó có ngành Thủy sản.

5. Dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản5.1. Dự báo cung(1). Dự báo cung trên thế giớiTheo dự báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO,

2004), xu hướng chung phát triển nghề cá thế giới đến năm 2030 là:

Page 27: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

27

- Sản lượng thực phẩm thủy sản từ khai thác chỉ tăng 1,2% mỗi năm kể từ đầunăm 1970, trong khi sản lượng nuôi trồng thủy sản bình quân trên 6%/năm. Dự báo đếnnăm 2020 tỷ trọng sản lượng giữa khai thác và nuôi trồng thủy sản là 50/50.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản sẽ tăng năngsuất, sản lượng và thu nhập, do giá sản phẩm thủy sản luôn có xu hướng tăng.

- Tuy nhiên, hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng phải đối mặt với rất nhiều khókhăn, như: những vấn đề ô nhiễm môi trường, các rủi ro dịch bệnh và phản ứng của xãhội đối với các tác động xấu từ nuôi trồng thủy sản, khiến khu vực này phát triển khôngnhư mong muốn và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người nghèo và đến an ninhlương thực.

- Vấn đề suy giảm nguồn lợi, chất lượng môi trường giảm và nhiều hệ sinh thái thủysinh bị xâm hại sẽ tác động không chỉ đến khai thác mà còn ảnh hưởng đến cả hoạt độngnuôi trồng thủy sản. Vấn đề trên đang trở thành một trở ngại lớn đối với các hoạt động pháttriển nghề cá, do đó đòi hỏi phải có sự điều chỉnh cơ cấu ngành nghề trong nội bộ ngành.chuyển dần khai thác vùng biển ven bờ ra xa bờ; phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đóđặc biệt quan tâm đến nuôi biển; thực hiện các chính sách, quản lý nghiêm ngặt, bảo vệ vàbảo tồn nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của các loài thủy sinh.

- Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới, thị trường thủysản sẽ không ngừng mở rộng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, các vấn đề về bệnh dịchphát sinh trong khu vực các sản phẩm từ gia súc, gia cầm thì cơ hội cho các sản phẩmthủy sản sẽ tăng trưởng và chiếm lĩnh thị trường thực phẩm. Đặc biệt các sản phẩm thủysản có nguồn gốc từ biển và những vùng biển sâu.

- Các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Châu Á, sẽ chiếm ưu thế nổi trội trongviệc cung cấp sản lượng thủy sản làm thực phẩm cho toàn thế giới, do đó hoạt động khaithác và nuôi trồng sẽ không ngừng được đẩy mạnh, nhiều giống loài sẽ bị khai thác nặngnề hơn.

- Công nghệ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản sẽ giải quyết các thách thức mới ởcả các nước phát triển và đang phát triển: giảm nhu cầu dầu cá và bột cá trong nuôitrồng; giảm thiểu các tác động môi trường của nuôi thâm canh; việc tìm kiếm các giảipháp thay thế để đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm đòi hỏi phải đầu tư tập trung vàcách tiếp cận thận trọng; và áp dụng công nghệ thông tin để tăng cường quản lý nghề cá.

(2). Dự báo cung ở Việt Nam- Xu hướng phát triển thủy sản Việt NamViệt Nam sẽ tiếp tục phát triển thủy sản mạnh mẽ theo các xu hướng sau:- Sản lượng thủy sản sẽ tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên sẽ chậm hơn so với giai đoạn

trước. Tăng sản lượng thủy sản chủ yếu là do tăng sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sảnkhông tăng về sản lượng nhưng sẽ chuyển dịch trong cơ cấu sản lượng để tăng giá trị.

- Khai thác hải sản xa bờ được đẩy mạnh và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơntrong tổng sản lượng khai thác.

- Khai thác gần bờ được chọn lọc các nghề thân thiện với môi trường và một số nghềchuyển đổi sang nghề khác có thu nhập cao hơn và bảo vệ được môi trường sinh thái.

Page 28: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

28

- Xu thế phát triển nuôi biển ngày càng được đẩy mạnh trong việc gắn đa dạnghóa đối tượng nuôi ven bờ với nhóm nhuyễn thể và thực vật biển và phát triển nuôi cábiển khơi.

- Tiếp tục phát triển nuôi theo các vùng sinh thái để sử dụng hợp lý tài nguyên đấtvà nước. Chủ động quản lý các hoạt động sản xuất nhằm giảm thiểu tác động xấu đếnmôi trường. Phát triển sản xuất ở quy mô hàng hóa, thương mại. Đối với nuôi biển đảo,phát triển nuôi ở những nơi có điều kiện thuận lợi; áp dụng công nghệ mới, tiên tiến đểkhai thác được tiềm năng, giảm rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

- Tiếp tục đa dạng hóa đối tượng nuôi, đặc biệt là các loài có giá trị cao để tậndụng tiềm năng các hệ sinh thái. Đa dạng các đối tượng nuôi còn có ý nghĩa tránh rủi rovề thị trường, môi trường và dịch bệnh.

- Các biện pháp quản lý tiên tiến như BAP, GAP,…, sẽ được áp dụng phổ biến vàrộng rãi hơn trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.

5.2. Dự báo cầu(1). Dự báo cầu trên thế giớiVề nhu cầu thực phẩm thủy sản và mức tiêu thụ trên đầu người, theo dự báo của

Trung tâm Thủy sản Thế giới, đến năm 2010 nhu cầu thủy sản toàn thế giới vào khoảng156,7 triệu tấn, trong đó nhu cầu thủy sản thực phẩm chiếm 81,8% và nhu cầu thủy sảnphi thực phẩm chiếm 18,2%. Mức tiêu thụ của các nước như sau: Các nước đang pháttriển, đặc biệt là khu vực châu Á, năm 2010 sẽ chiếm 58% mức tiêu thụ thủy sản toànthế giới, kế tiếp sẽ là khu vực châu Âu và Nga chiếm 13%, Caribê và Nam Mỹ sẽ chiếm12% và các châu lục khác sẽ chiếm tỷ trọng dưới 10%. Đến năm 2020, nhu cầu thủysản toàn thế giới vào khoảng 183,4 triệu tấn, trong đó các nước đang phát triển sẽ chiếmtới 77% tổng lượng tiêu thụ thủy sản toàn cầu và 79% tổng sản lượng thủy sản thế giới.

Dự báo nhu cầu các sản phẩm thủy sản trung bình đầu người năm 2010 trên toàn thếgiới là 18,4kg/người/năm và năm 2015 là 19,1kg/người/năm. Như vậy, mức tăng về nhucầu sẽ là 18% trong vòng 15 năm so với mức tăng 40% trong 20 năm trước. Các nước đangphát triển sẽ đứng đầu về tốc độ tăng cầu theo đầu người, trong khi ở các nước phát triểnnhìn chung sẽ có xu hướng giảm xuống. Trong tổng mức tăng về nhu cầu sản phẩm thủysản thì khoảng 46% mức tăng là do sự gia tăng dân số, số còn lại 54% là do sự phát triểnkinh tế.

Nhu cầu về thức ăn cho động vật và gia cầm làm từ thủy sản và dầu cá sẽ tăng1,1%/(năm 2008-2010) và 0,5% (năm 2010-2015). Lượng thủy sản cần thiết để đáp ứngnhu cầu sản xuất thức ăn cho động vật và cho các mục đích phi thực phẩm khác trêntoàn thế giới khoảng 45,4 triệu tấn vào năm 2015.

Theo FAO, tiêu thụ thủy sản trong tương lai theo 3 xu hướng khác nhau: (1) tiêuthụ thủy sản chế biến bảo quản và thủy sản ướp lạnh hầu như ổn định; (2) tiêu thụ giápxác, nhuyễn thể, philê cá và các sản phẩm đã chế biến sẽ tăng và (3) tiêu thụ sản phẩmđông lạnh sẽ giảm. Với xu hướng này Việt Nam có lợi thế cao để đáp ứng nhu cầu tiêudùng của thế giới.

Trong số các mặt hàng thủy sản, các mặt hàng cá da trơn, cá hồi, cá ngừ và cábiển vẫn đóng vai trò chính và được dự báo sẽ tăng ở mức 3,8%. Tôm cũng sẽ tăngnhưng chỉ ở mức 2,5% trong giai đoạn 2006-2010 và thấp hơn nữa ở giai đoạn sau. Cárô phi sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường nhờ các lợi thế như giá thành nuôi thấp,

Page 29: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

29

sản lượng tăng do nuôi bền vững về mặt sinh thái, trong khi các loài cá hồi và tôm đòihỏi thức ăn có chất lượng cao, môi trường nuôi tốt. Về mặt thị trường, nhu cầu tiêu thụcá rô phi đang ngày càng cao và giá bán ổn định. Cá rô phi có hương vị nhẹ, có thể chếbiến theo nhiều khẩu vị khác nhau và được đại đa số người tiêu dùng chấp nhận.

Đối với cá biển, nhiều loài cá đáy và cá thịt trắng (như cá song, vược, măng biển,giò) là những đối tượng có đầu ra và giá cả tốt, ổn định ở mức cao trên thị trường quốctế, cần được phát triển nuôi trồng. Nếu Việt Nam nuôi biển sẽ có nhiều triển vọng đểphát triển cả về quy mô, đối tượng.

Tôm vẫn được coi là mặt hàng chiến lược, do giá trị mặt hàng này đạt xấp xỉ 19%tổng giá trị thương mại thủy sản quốc tế năm 2004. Hơn 20 năm qua, nguồn cung cấptôm cũng được giữ vững theo xu hướng tăng trưởng, tập trung ở các nước đang pháttriển. Ngoài ra, các nước đang phát triển cũng đóng góp khoảng 82% tổng giá trị nhậpkhẩu các sản phẩm cá của thị trường thế giới.

Các loài giáp xác khác như cua, ghẹ, các loài nhuyễn thể như nghêu, vẹm xanh vàhàu là những sản phẩm cũng rất được ưa chuộng và giá cao trên thị trường thế giới. ViệtNam sẽ đẩy mạnh phát triển nuôi cua, vẹm xanh và hàu nhằm đáp ứng nhu cầu nội địavà hướng tới xuất khẩu.

Xu hướng và nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới từ nay đến năm 2020 tiếp tục tăngmạnh. Riêng sản phẩm cá tra đang được các nước nhập khẩu quan tâm và được xem làsản phẩm thay thế cá thịt trắng có nguồn gốc từ các vùng biển bởi giá cá tương đối thấp,chất lượng cao, sản lượng dồi dào và ổn định. Các nhà máy chế biến thủy sản tại châuÂu rất cần nguyên liệu cá tra và basa Việt Nam để chế biến và cung cấp cho các thịtrường. Mặt khác, một số thị trường thủy sản trên thế giới đang ngày được mở rộng như:Ba Lan, Nga, các nước Nam Mỹ, khu vực châu Á… nên sản lượng tiêu thụ cá tra, cábasa sẽ còn tăng mạnh từ nay cho đến năm 2020.

Giá các sản phẩm thủy sản dự báo sẽ tăng khoảng 15% trong vài thập niên tới đốivới các mặt hàng thủy sản có giá trị cao như cá biển và các loài giáp xác. Với các loài có giátrị như nhuyễn thể và một số loài cá sẽ tăng tương ứng khoảng 4 và 6%. Như vậy, thủy sảnđược dự báo sẽ trở thành mặt hàng thực phẩm đắt hơn 20% so với các mặt hàng từ thịt.

Xu hướng tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản trênthế giới giai đoạn 2000-2020

020000400006000080000

100000120000140000160000180000200000

2000 2005 2007 2010 2015 2020

Ngh

ìn t

ấ n

Page 30: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

30

Nhu cầu nhập khẩu của các nước là cơ hội củng cố và mở rộng thị trường xuấtkhẩu ở Việt Nam. Trên thế giới, trong hơn 10 thập kỷ qua, có 10 nước nhấp khẩu thủysản với giá trị sản lượng cao nhất và dự báo, như sau:

- Thị trường Nhật: Từ 2009 đến năm 2020, nhà nhập khẩu và người tiêu dùngyêu cầu cao hơn về khả năng cung cấp đều đặn và chất lượng ổn định. Đáp ứng đượcyêu cầu trên, chỉ có 2 sản phẩm chủ yếu: tôm sú cỡ từ lớn đến 25 và tôm chân trắng cỡtừ 26 đến nhỏ. Nguồn cung cấp chủ yếu là từ các nước Thái Lan, Việt Nam và TrungQuốc. Hiện tại, các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng khó có thể tăng thêm thị phần vìkhối lượng cung cấp đã quá ngưỡng. Sản phẩm tempura và chiên sẵn vẫn có tiềm năngđể mở rộng thị trường.

- Thị trường Mỹ: Đến năm 2015, nhu cầu sẽ tăng thêm 4,4 tỉ pao (hai triệu tấn)so với mức hiện tại và đến năm 2020, dự tính 50% nguồn cung cấp cho thị trường Mỹ sẽxuất phát từ nuôi trồng. Hiện tại, 70% thủy sản tiêu thụ ở Mỹ là từ nguồn nhập khẩu,trong đó có đến 40% là sản phẩm nuôi trồng. Đến năm 2020, tôm, cá hồi, cá rôphi và cánheo sẽ là bốn mặt hàng thủy sản được tiêu thụ hàng đầu trên thị trường Mỹ.

- Thị trường EU: Dự đoán trong thời gian tới, EU sẽ tiếp tục mức tăng trưởngnhập khẩu thủy sản cao bởi sản lượng đánh bắt của toàn EU bị cắt giảm, nhất là loài cáthịt trắng chuyên phục vụ cho chế biến thành philê. EU sẽ tiếp tục thâm hụt lớn trongthương mại thủy sản. Nhập khẩu thủy sản trong năm 2006 tăng 10,7% so với năm2005, năm 2007 sẽ tiếp tục tăng theo xu hướng này.

Trong thời gian tới, tiêu thụ của thị trường EU sẽ tăng mạnh, tập trung chủ yếuvào đối tượng tôm sú và tôm chân trắng, cá nước ngọt và cá biển đông lạnh các loại,trong đó có cá tra và cá basa của Việt Nam.

(2). Dự báo cầu ở Việt Nam

Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở thị trường trong nước cũng sẽ tăng mạnhtrong thời gian tới, đặc biệt là những mặt hàng tươi sống và chế biến sẵn. Dự báo từ năm2010 đến năm 2020, nếu mức tiêu thụ thủy sản tăng lên 22 kg/người/năm thì lượng tiêuthụ thủy sản trong nước sẽ lên tới 1,95 triệu tấn vào năm 2010, 2,18 triệu tấn vào năm2015 và đến năm 2020 con số này 2,61 triệu tấn. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam nhu cầutiêu dùng thủy sản tỷ lệ thuận với mức thu nhập của người tiêu dùng, người có thu nhậpcàng cao thì nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản càng tăng, đặc biệt đối với các mặt hàngthủy sản cao cấp.

Trong giai đoạn 2010-2020, nhập khẩu thủy sản của Việt Nam cũng sẽ tăng vềsản lượng do tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước và cần nguyên liệu để chế biến tái xuấtphục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu. Dự báo nhập khẩu thủy sản của Việt Nam phần lớntừ các nước châu Á sẽ tăng từ 8-10% mỗi năm trong giai đoạn 2010-2015 và tăng lên10-12% vào năm 2020. Tổng giá trị nhập khẩu sẽ vào khoảng 190 triệu USD vào năm2015 và tăng gấp đôi vào năm 2020.

5.3. Dự báo một số thị trường xuất khẩu chính(1). Thị trường EUThị trường EU với tổng dân số khoảng 500 triệu, mức tiêu thụ thủy sản trung

bình là 22kg/người/năm, tiêu thụ hết khoảng 11 triệu tấn thủy sản/năm, thu nhập bìnhquân đầu người cao, hằng năm xuất khẩu thủy sản mang dấu âm (thị trường nhập khẩuthủy sản thuần túy) là thị trường rất tiềm năng, có nhiều cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu.

Page 31: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

31

Tuy nhiên, đây là thị trường đòi hỏi khá nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặcbiệt là vấn đề dư lượng các chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản.

Các sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang EU bao gồm: cá tra,tôm, mực & bạch tuộc, cá ngừ,cá khác đông lạnh và hàng khô.

Trong thời gian tới, tiêu thụ của thị trường EU sẽ tăng mạnh, tập trung chủ yếuvào đối tượng tôm sú và tôm chân trắng, cá biển đông lạnh các loại, cá nước ngọt (trongđó có cá tra của Việt Nam). Đây là thị trường nhập khẩu thủy sản được dự báo là ổnđịnh và tiếp tục tăng trưởng.

(2). Thị trường Nhật BảnDưới tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đa số người dân Nhật Bản đã

chuyển sang tiêu dùng các loại thực phẩm thủy sản rẻ hơn. Theo số liệu thống kê vềmức chi tiêu cho sản phẩm thủy sản tại các hộ gia đình trong giai đoạn 2008-2009 giảmxuống mức thấp nhất trong vòng 34 năm qua. Tuy nhiên, do mô hình tiêu dùng thựcphẩm thủy sản tương đối ổn định, nên trong năm 2008, bên cạnh tăng nhập khẩu cá ngừvà các loại cá biển từ Việt Nam, Nhật Bản vẫn đứng đầu về nhập khẩu tôm đông lạnhcủa Việt Nam.

Năm 2009, mặc dù theo dự đoán của các chuyên gia, biểu hiện đi xuống của hoạtđộng tiêu dùng vào giữa năm 2009 trong khung cảnh kinh tế Nhật Bản chuyển dần từlạm phát sang giảm phát, nhưng hiệu lực của hàng loạt các Hiệp định hợp tác kinh tếViệt Nam - Nhật Bản như: Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA),Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP)… sẽ tạo cơ hội thuậnlợi đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này.

Trong những năm tới, thị trường Nhật Bản vẫn được xác định là thị trường xuấtkhẩu sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn trong tỷ trọng tổng sảnphẩm xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường Nhật Bản là tôm sú,mực, nhuyễn thể, cá ngư.

(3). Thị trường MỹĐến năm 2015, nhu cầu sẽ tăng thêm 4,4 tỉ pao (hai triệu tấn) so với mức hiện tại

và đến năm 2020, dự tính 50% nguồn cung cấp cho thị trường Mỹ sẽ xuất phát từ nuôitrồng. Hiện tại, 70% khối lượng thủy sản tiêu thụ ở Mỹ là từ nguồn nhập khẩu, trong đócó đến 40% là sản phẩm từ nuôi trồng. Đến năm 2020, tôm, cá hồi, cá rôphi và cá nheosẽ là bốn mặt hàng thủy sản được tiêu thụ hàng đầu trên thị trường Mỹ.

Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của sự tác động khủng hoảng tài chính đốivới sản phẩm thủy sản Việt Nam tại thị trường này là vị trí nhập khẩu thủy sản ViệtNam từ vị trí thứ 2 xuống thứ 3 (sau EU và Nhật Bản). Tỷ trọng của thị trường Mỹ giảmtừ 19,1% (720 triệu USD) năm 2007, xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩuthủy sản Việt nam năm 2008.

Một xu thế đáng quan tâm ở thị trường này là sản lượng giảm xuống nhưng giátrị lại tăng lên. Giá trung bình của sản phẩm thủy sản đạt cao nhất vào năm 2000 là 7,52USD/kg và giảm dần đến cực tiểu năm 2003 là 6,34 USD/kg và tăng trở lại cho đến năm2007 là 7,22 USD/kg.

Cho đến nay, Mỹ tiếp tục vẫn là một thị trường hấp dẫn đối với nhiều nhà xuấtkhẩu thủy sản thế giới bởi sức tiêu thụ khá mạnh, khối lượng và giá trị thương mại rấtlớn, đơn giá hầu như đạt mức cao nhất so với các thị trường lớn khác như Nhật Bản và

Page 32: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

32

EU..... Sức hấp dẫn đó càng làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu thủy sảnthế giới. Do đó, Việt Nam cần đẩy mạnh và nâng cao tỷ trọng giá trị nhập khẩu thủy sảncủa thị trường Mỹ để phục hồi vị trí nhà nhập khẩu lớn thứ 2 của thị trường Mỹ trongtương lai.

(4). Thị trường Hàn QuốcNăm 2008, Hàn Quốc vẫn đứng vững ở vị trí thứ 4 (chỉ sau EU, Nhật Bản và Mỹ)

trong tốp các thị trường nhập khẩu Việt Nam và đứng thứ 2 về nhập thủy sản hàng khôtừ Việt Nam.

Hàn Quốc trong tương lai vẫn tiếp tục là thị trường lớn của xuất khẩu sản phẩmthủy sản Việt Nam, tuy nhiên năm 2009, mức tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường nàysẽ chững lại vì kinh tế khó khăn làm giảm nhu cầu tiêu thụ. Các đối tượng, mặt hàngxuất khẩu chính vào thị trường Hàn Quốc là tôm, mực, bạch tuộc, cá tra, cá ngừ, cá biểnkhác đông lạnh và hàng thủy sản khô.

(5). Thị trường Nga - Ucraina

Năm 2008, xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Nga tăng trưởng 112% vềlượng và 78% về kim ngạch so với năm 2007 (đạt 193,31 triệu USD và 108.945 tấn);Nga là thị trường đứng đầu nhập khẩu cá Tra và đứng thứ 4 về nhập khẩu hàng thủy sảnkhô từ Việt Nam. Trong năm 2008, Ucraina đã tăng khối lượng nhập khẩu cá tra từ ViệtNam gấp 2,5 lần so với năm trước (sau Nga), riêng hàng thủy sản khô, Ucraina tăng120,7% về giá trị so với năm trước.

Thị trường Nga và các nước Liên Xô cũ với dân số đông, thu nhập bình quân đầungười ngày càng cao, nhiều nước hàng năm xuất khẩu thủy sản mang dấu âm (thị trườngnhập khẩu thủy sản thuần túy) do đó khu vực này được xác định là thị trường tiềm năng,có nhiều cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu sản phẩm thủy sản. Trong tương lai vẫn tiếptục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này các đối tượng, sản phẩm chủ lực như cá travà các mặt hàng chế biến khô.

(6). Thị trường ASEAN, Ôxtrâylia, Trung Quốc + Hồng KôngCác thị trường Trung Quốc (kể cả Hồng Kông), Đài Loan và ASEAN (chủ yếu là

Thái Lan và Singapore) với số dân đông nhất thế giới, nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngàycàng gia tăng, lại nằm sát Việt Nam nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang cácthị trường này không những không tăng mà còn bị giảm sút trong những năm gần đây.Trong số các nhóm sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc, chỉ có sản phẩm cátra và cá ngừ là còn duy trì được sự tăng trưởng về giá trị kim ngạch xuất khẩu. Ngoàisản phẩm tôm, giá xuất khẩu các sản phẩm thủy sản xuất sang thị trường này đều thấpđáng kể so với giá xuất bình quân của các thị trường khác.

Thị trường Trung Quốc tiêu thụ khá nhiều các sản phẩm thủy sản tươi sống củaViệt Nam nhưng các mặt hàng này được xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Dođó, không có số liệu thống kê để làm cơ sở phân tích, đánh giá.

Mặc dù mức tiêu thụ và diễn biến nhập khẩu sản phẩm thủy sản trong giai đoạnvừa qua của thị trường này không lớn và chưa thực sự ổn định, tuy nhiên đây là khu vựcdân số đông nhất thế giới, do đó thị trường này được xác định là tiềm năng, cần phải xâydựng chiến lược phát triển hợp lý để tăng tỷ trọng cũng như giá trị xuất khẩu sản phẩmthủy sản trong thời gian tới. Các đối tượng xuất khẩu chính vào thị trường này là cá tra,tôm, nhuyễn thể và các loại thủy đặc sản dưới dạng tươi sống.

Page 33: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

33

(7). Thị trường khácNgoài các thị trường kể trên, thị trường Đông Âu đã trở thành thị trường nhập

khẩu cá tra của Việt Nam cần tiếp tục duy trì và mở rộng nâng cao sản lượng và giá trịxuất khẩu. Mặc dù xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường Úc, Canada, ĐàiLoan có xu thế giảm nhẹ trong những năm gần đây nhưng cần đẩy mạnh xúc tiếnthương mại đối với các thị trường này.

Xét đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản giữa các vùng trên thế giới cho thấy, thị trườngtiềm năng mà Việt Nam cần khai phá là thị trường châu Phi với tổng nhu cầu trên 8,7triệu tấn, mức tiêu thụ 8kg/người/năm và thị trường Nam Mỹ với tổng nhu cầu 19,2 triệutấn, mức tiêu thụ 10,6 kg/người/năm. Ngoài ra, cần đẩy mạnh phát triển thị trườngTrung Đông. Đối tượng xuất khẩu chính là các mặt hàng cá da trơn, cá rô phi, cá hồi, cángừ, cá biển và tôm.

Page 34: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

34

PHẦN 2QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP

1. Quan điểm phát triển1). Chiến lược phát triển thủy sản là một bộ phận cấu thành của Chiến lược phát

triển Nông nghiệp nông thôn và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

2). Ngành thủy sản phải trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật - xã hội chủ lực, nòngcốt trong mặt trận nông - lâm - ngư nghiệp. Đẩy cao tốc độ tăng trưởng, nâng cao vị thếquốc tế của ngành, doanh nghiệp và sản phẩm thủy sản Việt Nam trên cơ sở phát huytiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế thủy sản, Nhà nước kiểm soát được quá trình tăngtrưởng để đảm bảo tính bền vững; hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh đạt mức cao. Tăngtrưởng kinh tế phải đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội.

3). Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế thủy sản với đảm bảo quốc phòng anninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; giữa phát triển thủy sản vùng nội địa vớivùng biển đảo.

4). Phát triển thủy sản phải được giải quyết đồng bộ vấn đề về hạ tầng cơ sở, gắnsản xuất với chế biến tiêu thụ và bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản. Ngư dân là chủthể của quá trình phát triển thủy sản. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí ngưdân, xây dựng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và hình thành các vùng sản xuất nguyênliệu tập trung, trọng điểm là căn bản; đổi mới và phát triển toàn diện ngành thủy sảntheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là then chốt.

5). Chủ động tích cực thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực bên trong vàcác nguồn lực bên ngoài nhằm phát triển lực lượng sản xuất trong lĩnh vực thủy sản.Khoa học công nghệ phải đón đầu và đi trước một bước tạo động lực phát triển thủy sản.

6). Phát triển thủy sản là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

2. Mục tiêu phát triển2.1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, phấn đấu ngành thủy sản nước ta về cơ bản hoàn thành côngnghiệp hóa, là ngành xuất khẩu mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắcvào kinh tế thế giới, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốcphòng biển, đảo theo hướng phát triển bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể- Phấn đấu đến năm 2020 kinh tế thủy sản đóng góp từ 3,5 - 4,0% tổng GDP cả

nước và từ 30-35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu thủysản đạt 7 - 8 tỷ USD; giải quyết tốt các vấn đề xã hội nghề cá. Tạo công ăn việc làm chokhoảng 5 triệu lao động nghề cá; thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2,5 lần so vớihiện nay.

- Hình thành các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá trọng điểm, thực hiện xuấtkhẩu lao động và công nghệ phát triển thủy sản.

- Giải quyết cơ bản những vấn đề về bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủysản nội địa, vùng biển ven bờ; khai thác hợp lý và hiệu quả nguồn lợi hải sản xa bờ; đảmbảo thực hiện các công ước và cam kết quốc tế về bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học.

Page 35: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

35

- Thủy sản đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho người dân, tạo nguyên liệu choxuất khẩu và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như: y dược, nông nghiệp,thuộc da, du lịch...

- Đưa nuôi biển thành nghề sản xuất quan trọng và có đóng góp lớn trong sảnlượng thủy sản cả nước.

2.3. Các chỉ tiêu cụ thể đến 2020(1). Giai đoạn từ nay đến năm 2010

a). Một số chỉ tiêu tăng trưởng:- Sản lượng thủy sản chung tăng với tốc độ bình quân: 4,26%/năm.- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng với tốc độ bình quân 5,4%/năm.- Lao động tăng bình quân 2,2%/năm.b). Tổng sản lượng thủy sản đạt 5,0 triệu tấn. Trong đó:- Sản lượng nuôi trồng đạt 2,8 triệu tấn.- Sản lượng khai thác hải sản đạt 2,0 triệu tấn.- Sản lượng khai thác nội địa đạt 0,2 triệu tấn.c). Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8-5,0 tỷ USD.d). Số lao động nghề cá đến đạt 4,7 triệu người.(2). Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015

a). Một số chỉ tiêu tăng trưởng đến năm 2015:- Sản lượng tăng với tốc độ bình quân: 2,66%/năm.- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng với tốc độ bình quân 3,71%/năm.- Lao động nghề cá tăng bình quân 0,3%/năm.b). Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2015 đạt 5,7 triệu tấn. Trong đó:- Sản lượng nuôi trồng đạt 3,5 triệu tấn.- Sản lượng khai thác hải sản đạt 2,0 triệu tấn.- Sản lượng khai thác nội địa đạt 0,2 triệu tấn.c) Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 6,0 tỷ USD.d) Số lao động nghề cá năm 2015 đạt 4,8 triệu người.

(3). Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:

a). Một số chỉ tiêu tăng trưởng đến năm 2020:- Sản lượng tăng với tốc độ bình quân: 3,29%/năm.- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng với tốc độ bình quân 4,56%/năm.- Lao động nghề cá tăng bình quân 0,9%/năm.b). Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2020 đạt 6,7 triệu tấn. Trong đó:- Sản lượng nuôi trồng đạt 4,3 triệu tấn.

Page 36: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

36

- Sản lượng khai thác hải sản đạt 2,2 triệu tấn (Trong đó 0,2 triệu tấn khai tháctrong khuôn khổ hợp tác quốc tế ngoài vùng biển Việt Nam).

- Sản lượng khai thác nội địa đạt 0,2 triệu tấn.c). Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 7 - 8 tỷ USD.d). Số lao động nghề cá năm 2020 đạt 5 triệu người.3. Định hướng phát triển3.1. Định hướng phát triển chunga). Phát triển thủy sản đi đôi với chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế phù hợp với

nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Phát huy lợi thế để tăng sức cạnh tranh vàhiệu quả sản xuất.

Nâng cao giá trị sản phẩm thông qua việc tăng tỷ trọng hàng giá trị gia tăng trongchế biến và đẩy mạnh công tác nghiên cứu bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Tăng sảnsản lượng thủy sản dựa trên việc tăng sản lượng nuôi trồng ở quy mô phù hợp.

Đầu tư phát triển từng bước theo chiều sâu, có trọng điểm theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa tạo sản phẩm chất lượng cao làm tăng giá trị thương phẩmhàng hóa.

Chuyển mạnh từ các mặt hàng nguyên liệu thô sang các sản phẩm chế biến giá trị giatăng để tăng giá trị. Mở rộng thị trường nội địa, thị trường khu vực và quốc tế.

Đổi mới cơ cấu sản xuất thủy sản từng bước nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Pháttriển công nghiệp chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá; tạo sinh kế mới cho ngư dân.Chuyển dịch lao động KTHS ven bờ sang NTTS, KTHS xa bờ, dịch vụ hậu cần và các hoạtđộng các ngành kinh tế khác. Đổi mới công tác khuyến ngư theo hướng xã hội hóa, áp dụngcông nghệ mới vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, nhằm tăng năng suất, sảnlượng và chất lượng sản phẩm.

Phát triển mạnh các hình thức liên kết sản xuất, hình thành các tập đoàn kinh tế thủysản trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các thành phần tham gia từ sản xuất đến tiêu thụsản phẩm.

Hình thành các đô thị nghề cá ở khu vực biển đảo, gắn kết hoạt động bảo tồn với dulịch và các ngành kinh tế khác để khai thác lợi thế tiềm năng, bảo vệ môi trường, nguồn lợivà đặc biệt góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển đảo của tổ quốc.

Tăng cường công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết các lĩnh vực ngành.Đồng thời tiến hành xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ và phát triển KHCN thủy sản.Thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, ngư dân về điều kiện sản xuất kinhdoanh, ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nhân lực, thông tin, tiếp thị, xây dựng thươnghiệu... để chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả.

b). Thu hút các nguồn lực phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tưTiếp tục cải thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân

mạnh dạn, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực Ngành. Cảitiến cơ chế, chính sách để thu hút mạnh hơn đầu tư, tài trợ của nước ngoài. Sử dụng hiệuquả các nguồn vốn và từng bước áp dụng có kiểm soát các hình thức đầu tư gián tiếp.

Page 37: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

37

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý tài nguyên đất, mặt nước cho các thànhphần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh. Nâng cao vai trò sở hữu nhằm thúc đẩy tínhtự chủ trong phát triển.

Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Chútrọng các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, tăng tỷ trọng của loại hình doanh nghiệpnăng động, có sức cạnh tranh; phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, đồng thời đẩymạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp lại, đa dạng hóa hình thức sở hữu cácdoanh nghiệp.

c). Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý và phát triển thị trườngcông nghệ

Coi sản phẩm nghiên cứu là loại hàng hóa đặc biệt; đi đôi với phát huy tính tựchủ của các tổ chức nghiên cứu KHCN; nhập khẩu và ứng dụng có hiệu quả công nghệmới tạo động lực về lợi ích để thúc đẩy hoạt động KHCN gắn bó với sản xuất, kinhdoanh, hướng vào nâng cao năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm.

Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu KHCN, đặc biệt là các lĩnh vực mũi nhọn,nghiên cứu mới, sản phẩm mới, sản xuất giống sạch, chất lượng, chế biến các sản phẩmthủy sản giá trị gia tăng…; tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy mối liên kết giữa doanhnghiệp với các tổ chức KHCN trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới.

Phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực thủy sản. Khai thác và ứngdụng hiệu quả tiềm năng về đặc tính sinh lý, sinh hóa của thủy sinh vật để tạo ra các sảnphẩm chuyên hóa có hoạt tính sinh học cao.

d). Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo là nhữngvấn đề cơ bản và cấp bách.

Nhà nước tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho các thành phần kinh tế, cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình, đầu tư mở rộng sản xuất, tạo nhiều việc làm vàphát triển thị trường lao động, kể cả xuất khẩu lao động.

Khai thác và mở rộng tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản ở các địa phương, bêncạnh việc phát triển triển kinh tế còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và gópphần ổn định xã hội.

Tạo điều kiện thuận lợi cho ngư, nông dân tham gia sản xuất kinh doanh các lĩnhvực trong ngành thủy sản, nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống của ngư dân, đi đôivới xây dựng nông thôn mới. Nhà nước và xã hội tiếp tục hỗ trợ có hiệu quả hơn choviệc xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nghèo, xãnghèo; khuyến khích và giúp đỡ các hộ gia đình nỗ lực phấn đấu thoát khỏi đói nghèo,vươn lên làm giàu. Tạo cơ hội cho ngư dân nghèo được hưởng các dịch vụ cơ bản nhưhọc tập, chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc.

đ). Bổ sung, hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống quản lý hànhchính nhà nước ngành, gắn với nội dung xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, tiếp tục đổi mới chức năng quản lý của nhà nước ngành, phát huy tính tựchủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp và của ngư dân trong hoạt động kinh tế.

Tiến hành rà soát và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa quản lý ngành vàquản lý theo lãnh thổ, chính quyền địa phương các cấp. Sớm loại bỏ tình trạng chồngchéo về nhiệm vụ và không rõ ràng về trách nhiệm.

Page 38: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

38

Xây dựng và ban hành cơ chế phân cấp cụ thể, rõ trách nhiệm và thẩm quyềnhành chính cho chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cấp dưới.

Sắp xếp, kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy quản lý hành chính ngành từ Trungương xuống các địa phương. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhànước ngành thủy sản.

3.2. Định hướng phát triển đối với các lĩnh vực3.2.1. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sảna). Về kinh tế- Đến năm 2010 và 2015, sản lượng KTTS ổn định ở mức 2,2 triệu tấn, trong đó:+ Khoảng 1,7 đến 1,8 triệu tấn cá, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng khai thác

hải sản.+ Khoảng 150 - 200 nghìn tấn mực (trong đó có 30.000 tấn mực đại dương),

chiếm khoảng 8% tổng sản lượng khai thác.+ Khoảng 30 - 40 nghìn tấn tôm, chiếm 1,4 - 1,8% tổng sản lượng khai thác.+ Và 100 - 150 nghìn tấn hải sản khác, chiếm 8 - 9% tổng sản lượng.- So với hiện nay, cơ cấu sản lượng khai thác cá sẽ giảm khoảng 10%, đặc biệt là

cá tạp khai thác ven bờ; mực và tôm tăng 8 - 10%; hải sản khác tăng từ 10 - 12% tổngsản lượng hải sản được khai thác.

- Sản lượng khai thác nội địa ổn định ở mức 200.000 tấn.- Đến năm 2020, sản lượng KTTS đạt 2,4 triệu tấn, tăng 0,2 triệu tấn so với năm

2015 do mở rộng hoạt động khai thác trong khuôn khổ hợp tác quốc tế ngoài vùng biểnViệt Nam.

- Về nghề nghiệp khai thác thủy sản+ Khai thác thủy sản nội địa: Từng bước tiến chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai

thác phù hợp. Xây dựng cơ chế, chính sách để loại bỏ các ngư cụ và các phương phápkhai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản.

+ Khai thác hải sản vùng biển ven bờ: Tổ chức, sắp xếp lại số lượng thuyền nghềkhai thác hiện có theo hướng giảm dần cường lực khai thác và ổn định số lượng đơn vịthuyền nghề vào năm 2015. Cơ cấu thuyền nghề khai thác cần điều chỉnh như sau:

• Nhóm tàu thuyền làm nghề câu, lưới rê, kéo tôm, đăng đáy với các tàu lắpmáy có công suất <50Cv, duy trì số lượng tàu khai thác từ 20-25 nghìnchiếc.

• Giảm tàu các loại tàu hoạt động nghề và sử dụng các phương pháp khaithác xâm hại nguồn lợi (lưới kéo cá đáy, te, xiệp…), tàu cá lắp máy côngsuất nhỏ (dưới 20Cv) và tàu không có khả năng chuyển nghề khai thácmới. Giảm dần còn 15.000 chiếc năm 2015 và 10.000 chiếc ở năm 2020.

• Nhóm tàu cá lắp máy công suất từ 50-90Cv, hỗ trợ nâng cấp để di chuyểnkhai thác hải sản xa bờ.

+ Khai thác hải sản xa bờ: Sắp xếp, tổ chức lại đội tàu khai thác hải sản xa bờkhoảng ổn định từ 16.000- 18.000 tàu, gồm:

Page 39: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

39

• Đầu tư nâng cấp, đặc biệt là thiết bị bảo quản để nâng cao chất lượng hảisản và duy trì ổn định số lượng tàu câu mực xà, các loài cá di cư đạidương; điều chỉnh giảm số lượng tàu lưới kéo cá đáy; đầu tư nâng cấp vàduy trì nghề vây sâu, vây cơ giới; đầu tư nâng cấp và duy trì số lượng tàulưới rê khơi.

• Xây dựng đội tàu cá công ích (5-6 chiếc/vùng biển) làm nhiệm vụ dịch vụhậu cần, thu gom sản phẩm của hoạt động khai thác hải sản xa bờ (5 vùngbiển).

b). Về xã hội

- Ổn định việc làm cho trên 0,6 triệu lao động trực tiếp trên tàu cá và từ 1,1-1,2triệu người tham gia các hoạt động dịch vụ.

- Nâng cao hiệu quả, thu nhập lao động thông qua việc đào tạo tay nghề và trangbị các thiết bị hỗ trợ hoạt động khai thác thủy sản.

- Xây dựng điểm phòng tránh trú bão, trang bị máy móc, thiết bị để hạn chế thấpnhất các rủi ro về người và tài sản trong hoạt động khai thác thủy sản.

- Xây dựng và ban hành các chính sách phù hợp để khuyến khích ngư dân thamgia khai thác hải sản xa bờ, đặc biệt khai thác ở các vùng biển chung trong khuôn khổcác chương trình hợp tác song phương, đa phương.

c). Về môi trường

- Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản thông qua việc xây dựng hệ thống bảo tồnthủy sản trong nội địa, các vùng cửa sông ven biển và hải đảo.

- Thiết lập và quản lý chặt chẽ các khu vực cấm khai thác vô thời hạn, cấm khaithác có thời hạn.

- Tổ chức sắp xếp, chuyển đổi nghề nghiệp trong khai thác thủy sản để bảo vệnguồn lợi, môi trường sinh thái.

- Ứng dụng công nghệ viễn tham và GIS trong quản lý nguồn lợi để điều chỉnh cơcấu ngành nghề, địa điểm khai thác phù hợp nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.

3.2.2. Nuôi trồng thủy sảna). Về kinh tế- Về diện tích: Duy trì và phát triển NTTS ở cả 3 loại hình mặt nước ngọt, lợ,

mặn. Đẩy mạnh phát triển nuôi biển, trước mắt ở các vùng biển ven bờ và quanh cácđảo; giảm dần diện tích nuôi tôm nước lợ, để giảm tải vấn đề môi trường và khai thácdiện tích hồ chứa có điều kiện để phát triển NTTS với mục đích an sinh xã hội, tạo cơhội tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo an ninh thực phẩm, ổn định dânsinh ở các vùng di dân, xây dựng thủy điện. Diện tích sử dụng mặt nước nuôi trồng thủysản đến năm 2020, giữ ổn định ở mức từ 1,0-1,1 triệu ha, và phân bổ như sau:

+ Nuôi trồng thủy sản nước ngọt khoảng 300-350 nghìn ha, trong đó có từ 3-5%diện tích nuôi thâm canh, quy mô công nghiệp với đối tượng nuôi chính là cá tra, rô phi đơntính, tôm càng xanh.

+ Nuôi nước lợ: 600-650 nghìn ha, trong đó từ 10-12% diện tích nuôi thâm canh,công nghiệp với hai đối tượng chính là tôm sú và tôm chân trắng.

Page 40: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

40

+ Nuôi biển, đảo từ 60-70 nghìn ha, trong đó chủ yếu nuôi các loài hải sản có giátrị thương mại cao như cá biển, tôm hùm, bào ngư, tu hài,…

- Phương thức nuôi và đối tượng nuôi:+ Phương thức nuôi: Đa dạng hóa phương thức nuôi theo điều kiện tự nhiên của

từng vùng và đặc tính của từng đối tượng nhằm tận dụng hiệu quả tiềm năng. Nuôichuyên canh, nuôi kết hợp với lúa, rừng, vườn-ao-chuồng; nuôi ao, nuôi lồng, nuôi giàn,bãi triều; nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh.

+ Về đối tượng nuôi: Tiếp tục nghiên cứu di nhập các đối tượng nuôi có năngsuất, sản lượng cao, có thị trường thương mại và phù hợp với điều kiện môi trường củaViệt Nam (Các đối tượng mới di nhập phải được nghiên cứu thử nghiệm, đánh giá, vàđược cấp phép của cấp có thẩm quyền); phát triển nuôi các đối tượng bản địa có giá trị,năng suất, sản lượng và có thị trường, như cá Tra, cá rô phi đơn tính, tôm sú, một số loàinhuyễn thể và một số loài cá biển như cá giò, cá vược, cá mú…. Đầu tư nghiên cứu sảnxuất nhân tạo và nuôi các giống loài cá cảnh nước ngọt, nước mặn lợ; nuôi các đốitượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như cá sấu, ba ba,… phục vụ du lịch và xuấtkhẩu.

Ngoài ra cần điều tra nghiên cứu thị trường và khả năng phát triển thủy sinh vậtcảnh để định hướng trở thành hàng hóa xuất khẩu có giá trị. Bước đầu thực hiện tại mộtsố vùng có thế mạnh sau đó phát triển trên diện rộng.

b). Về xã hội- Duy trì việc làm ổn định cho khoảng 4 triệu lao động tham gia nuôi trồng thủy

sản và lao động dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản.- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thủy sản trên đầu người cho khoảng 100 triệu dân

vào năm 2020 lên bình quân 26-27kg/người/năm (trong đó 18-20 kg từ nuôi trồng thủysản). Góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách phát triển sinh kế mới, chuyểndịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề chuyên sâu;góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, đặc biệt cácvùng sâu, vùng xa.

c). Về môi trường- Xây dựng đề án quản lý, kiểm soát môi trường trong nuôi trồng thủy sản.- Phát triển các đối tượng nuôi phù hợp với môi trường sinh thái của từng vùng,

từng khu vực.- Nghiên cứu, áp dụng công nghệ nuôi sạch, thân thiện với môi trường.- Môi trường nước cấp và nước thoát của hoạt động nuôi trồng thủy sản được

kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.3.2.3. Chế biến và thương mại thủy sảna). Về kinh tế

- Định hướng đến năm 2020 trình độ công nghệ chế biến thủy sản tương đươngvới các nước phát triển, đưa thủy sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trongnhững ngành hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước.

Page 41: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

41

- Tiếp tục giữ vững và phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản. Đẩymạnh công tác xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường.

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ.- Bên cạnh việc phát triển thị trường xuất khẩu là giữ vững thị trường nội địa,

phát triển hệ thống phân phối sản phẩm trong và ngoài nước.

- Mở rộng hệ thống chế biến và thu mua sản phẩm đến các vùng sâu, vùng xa vàhải đảo của cả nước.

- Giai đoạn 2010 - 2015 duy trì tỷ trọng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của ViệtNam tại các thị trường chính như: Nhật Bản, Mỹ, EU; Giai đoạn 2016 - 2020 nâng tỷtrọng sản phẩm thủy sản xuất khẩu tại các thị trường chính từ 3 - 5%.

- Tiếp tục đổi mới và tăng cường năng lực chế biến theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa và đầu tư chiều sâu để gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

- Đến năm 2010, 100% cơ sở chế biến thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn ngành về antoàn vệ sinh thực phẩm thủy sản; đồng thời, tăng thêm năng lực cấp đông từ 250 -300tấn/ngày và phát triển thêm hệ thống kho lạnh thương mại khoảng 80 ngàn tấn đểđáp ứng mục tiêu xuất khẩu.

- Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, sản phẩm phối chế với hàm lượngcông nghệ cao. Đến năm 2020 đạt 75 - 80% tỷ lệ hàng giá trị gia tăng trong tổng sảnphẩm thủy sản xuất khẩu. Tăng thêm năng lực cấp đông khoảng 300 tấn/ ngày, pháttriển thêm hệ thông kho lạnh thương mại với 100 ngàn tấn so với năm 2010.

- Cung cấp sản phẩm thủy sản an toàn cho người tiêu dùng, nâng cao khả năngcạnh tranh các mặt hàng thủy sản trên thị trường thế giới.

b). Về xã hội- Tiếp tục thực hiện chủ trương cổ phần hóa triệt để các doanh nghiệp nhà nước

trong chế biến thủy sản và tham gia thị trường chứng khoán nhằm huy động thêm vốncho đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất.

- Tăng cường các giải pháp tạo nguồn lao động cho chế biến thương mại thủy sản.- Tạo điều kiện, phát huy lợi thế các mặt hàng thủy sản chế biến truyền thống,

nhằm tạo sinh kế, sử dụng hết số lao động dôi dự do quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa các cơ sở chế biến.

c). Về môi trường- Giải quyết cơ bản về chất thải trong quá trình chế biến.- Sử dụng công nghệ, giảm hao hụt trong bảo quản, tiết kiện nguyên, vật liệu

trong chế biến.

3.2.4. Cơ khí và dịch vụ hậu cần nghề cá- Hình thành các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá trọng điểm ở các vùng sản

xuất tập trung.+ Khu vực ven biển: hình thành 4 trung tâm hậu cần nghề cá ở vùng Đồng bằng

sông Hồng, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Tuyến đảo: hình thành 8 trung tâm hậu cần dịch vụ nghề cá ở: Cô Tô (QuảngNinh), Bạch Long Vỹ (Hải Phòng); Đá Tây, Sinh Tồn, Song Tử Tây (thuộc Quần đảo

Page 42: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

42

Trường Sa), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Hòn Khoai (CàMau).

+ Các tỉnh, thành phố nội địa phục vụ chủ yếu cho NTTS (các địa phương khôngcó biển): hình thành 3 trung tâm hậu cần dịch vụ nghề cá ở Yên Bái, Đắc Lắk và CầnThơ.

- Lập đề án nghiên cứu và phát triển hệ thống cơ khí phục vụ phát triển thủy sản;tập trung vào một số lĩnh vực sau:

+ Nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến về sản xuất máy, vỏ tàu và ngư cụphục vụ khai thác thủy sản.

+ Tập trung nghiên cứu để cải tiến dụng cụ cơ khí phục vụ hoạt động nuôi và chếbiến thủy sản, nhằm tăng hiệu quả sản xuất.

+ Nghiên cứu cơ khí để hỗ trợ dịch vụ hậu cần nghề cá như nước đá, bến cá, xăngdầu, đan vá lưới,…

3.3. Định hướng phát triển theo các vùng kinh tế - sinh thái

Căn cứ vào tiềm năng nguồn lợi thủy sản, nguồn nhân lực và các điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội của 8 vùng kinh tế sinh thái, định hướng phát triển từng vùng như sau:

3.3.1. Vùng Đồng bằng sông HồngTập trung phát triển nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước ngọt, mặn, lợ.

Duy trì quy mô diện tích nuôi đối với các loại hình mặt nước ngọt như ao hồ nhỏ, ruộngtrũng, chuyển đổi cơ cấu, cách thức nuôi từ quy mô nhỏ lẻ sang nuôi tập trung, quy môtrang trại. Chuyển dần sang các mô hình nuôi hữu cơ, thân thiện với môi trường. Đẩymạnh khai thác tiềm năng diện tích mặt nước biển (vũng vịnh, bãi triều và cửa sông) đểnuôi trồng hải sản. Trong đó, đẩy mạnh phát triển nuôi lồng biển ở vũng vịnh và nuôinhuyễn thể, khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng bãi triều. Nâng cấp và xâydựng các hệ thống nhà máy chế biến gắn với các vùng nuôi tập trung.

Đối tượng nuôi chủ lực của vùng là cá rô phi, nhuyễn thể để cung cấp nguồnnguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển các đối tượngtruyền thống nước ngọt và các loại cá biển có giá trị kinh tế cao như cá giò, cá song, cávược, cua, tu hài, bào ngư,… và các đối tượng mới; phát triển trồng rong biển ở khu vựcbãi ngang ở khu vực các tỉnh, thành phố ven biển và những vùng hải đảo có điều kiện tựnhiên phù hợp.

Về vùng nuôi, đẩy mạnh đầu tư phát triển nuôi lồng trên biển vùng biển Cát Bà,đảo Bạch Long Vỹ; phát triển nuôi nhuyễn thể bãi triều ở Hải Phòng, Thái Bình, NamĐịnh và Ninh Bình.

Phát triển nuôi tôm sú ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình vớiphương thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến và bán thâm canh.

Tập trung đầu tư phát triển nuôi cá rô phi, tôm càng xanh ở các tỉnh Hải Dương,Hưng Yên, Bắc Ninh.

Đối với khai thác hải sản, vùng Vịnh Bắc bộ, khẩn trương chuyển đổi cơ cấunghề nghiệp hợp lý để khai thác có hiệu quả các ngư trường khai thác trọng điểm vàvùng đánh cá chung theo Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ; đối tượng khai thác cókhả năng xuất khẩu: Mực ống, mực nang, cá mối, cá lượng, cá hố, cá chim, cua.

Page 43: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

43

Hình thành trung tâm Hậu cần dịch vụ nghề cá ở Bạch Long Vỹ, Tp. Hải Phòng.

3.3.2. Vùng Đông Bắc bộTăng cường khai thác có hiệu quả và duy trì quy mô diện tích đã chuyển đổi từ

đất trồng lúa kém hiệu quả, đất hoang hóa sang nuôi trồng thủy sản, góp phần xóa đóigiảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân.

Tăng cường đầu tư phát triển NTTS trên các hồ chứa với đối tượng nuôi như Rôphi, cá hồi, cá tiểu bạc và các đối tượng nuôi truyền thống (mè, trôi, trắm, chép,…). Đẩymạnh phát triển nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển, biển ven bờ, trên biển và hải đảothuộc tỉnh Quảng Ninh với các đối tượng nuôi chủ lực nhuyễn thể, cá biển và một số đốitượng khác như tôm chân trắng, ngao, trai lấy ngọc, cá hồng Mỹ, cá cam, cá giò, cásong, rong câu chỉ vàng….

Khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Ninh, ngư trường khai thác ở khu vực Vịnh Bắcb, đối tượng khai thác có khả năng xuất khẩu: Mực ống, mực nang, cá mối, cá lượng, cáhố, cá chim, cua.

Nâng cấp hệ thống chế biến hiện có, tập trung khu vực ven biển Quảng Ninh.

Hình thành trung tâm Hậu cần dịch vụ nghề cá.3.3.3. Vùng Tây Bắc bộĐẩy mạnh khai thác có hiệu quả và duy trì quy mô diện tích nuôi thủy sản được

chuyển đổi từ vùng đất hoang hóa, canh tác nông nghiệp hiệu quả thấp để tăng thu nhậpcho người dân; khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng nước lạnh, mặt nước hồ chứavới các đối tượng nuôi cá Rô phi, cá hồi, cá tầm, cá tiểu bạc, cung cấp thực phẩm cho thịtrường nội địa và góp phần xóa đói giảm nghèo.

Khai thác gắn với bảo tồn phát triển nguồn lợi thủy sản ở các hồ chứa, sông suối.3.3.4. Vùng Bắc Trung bộTăng cường đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ ở các vùng cửa sông và đẩy

mạnh khai thác hiệu quả diện tích mặt nước trên các hồ chứa, các ao hồ nhỏ. Đặc biệt đẩymạnh nuôi biển ở các đảo, đầm phá có điều kiện thuận lợi như Hòn Mê, hòn Ngư, đảo CồnCỏ, phá Tam Giang-Cầu Hai.

Đối tượng nuôi chủ lực của vùng Bắc Trung bộ gồm tôm chân trắng và cá rô phi.Các đối tượng nuôi có tiềm năng như cá song, cá giò, cá hồng, sò huyết, bào ngư, ngao,hàu và các loài cá nước ngọt khác.

Hình thành vùng sản xuất giống tập trung, đặc biệt là giống thủy sản mặn lợ đểcung cấp cho nhu cầu nuôi trong vùng và các vùng lân cận.

Điều chỉnh cơ cấu nghề nghiêp KTHS vùng ven bờ, đẩy mạnh phát triển khaithác thủy sản xa bờ; ngư trường chính là khu vực Biển Đông và Vịnh Bắc bộ; nâng cấpcác nhà máy chế biến hiện có gắn với vùng nguyên liệu tập trung; hình thành trung tâmHậu cần dịch vụ nghề cá.

3.3.5. Vùng Nam Trung bộĐẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo, ở các vũng vịnh, cửa sông;

Khôi phục nghề cá đầm phá. Tiếp tục củng cố và phát triển vùng sản xuất giống tậptrung, vùng giống sạch bệnh ở Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Page 44: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

44

Đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất cá cảnh biển.Các đối tượng nuôi chủ lực như: nuôi tôm sú, tôm chân trắng, tôm hùm, cá giò, cua.

Ngoài ra phát triển nuôi các đối tượng khác như cá chình, bào ngư, trai cấy ngọc, cá song,cá hồng và một số đối tượng cá nước ngọt khác như cá Tiểu bạc,…

Phát triển nuôi cá lồng khu vực Quần đảo Trường Sa, Phú Quý. Đối tượng nuôichủ yếu là cá chẽm, cá hồng đen cá chim trắng.

Phương thức nuôi đối với vùng Nam Trung bộ chủ yếu là bán thâm canh và thâmcanh; đồng thời củng cố phát triển nuôi quảng canh cải tiến và nuôi hữu cơ, thân thiệnvới môi trường.

Đối với khai thác hải sản vùng Nam Trung bộ, đẩy mạnh phát triển khai thác xabờ quy mô công nghiệp; Hình thành các đội tàu khai thác xa bờ chuyên nghề (câu, rê,vây mành); ngư trường chính là khu vực Biển Đông; đối tượng có khả năng xuất khẩuchính: Cá ngừ, Cá hố, Mực nang, mực ống, cá trác, cá kiếm, cá thu; nâng cấp các nhàmáy chế biến hiện có gắn với vùng nguyên liệu tập trung; hình thành các trung tâm Hậucần dịch vụ nghề cá ở Phú Quý (Bình Thuận), Đá Tây, Sinh Tồn và Song Tử Tây thuộcQuần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu).

3.3.6. Vùng Tây Nguyên

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản;Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, đặc biệt là nuôi cá hồ chứa, phát triển các môhình V-A-C-R với các đối tượng chủ yếu như cá rô phi, tôm càng xanh, cá chép, trắmcỏ... phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. Phát triển một số đối tượng cá nước lạnh như cáHồi, cá Tầm phục vụ du lịch và xuất khẩu.

Khai thác thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Xây dựng trung tâm hậucần dịch vụ nghề cá.

3.3.7. Vùng Đông Nam bộTiếp tục đầu tư cho phát triển nuôi biển ở khu vực Bán Đảo Long Sơn (Bà Rịa

Vũng Tàu), Côn Đảo và vùng Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh); đẩy mạnh phát triểnnuôi nước ngọt trên hồ chứa.

Đối tượng nuôi chủ lực của vùng là tôm sú, cá giò, hàu, cá rô phi.

Phương thức nuôi đối với các đối tượng chủ lực là bán thâm canh và thâm canh;đồng thời phát triển nuôi thân thiện với môi trường ở các vùng cửa sông.

Phát triển nghề nuôi cá cảnh theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch vàxuất khẩu.

Đối với khai thác hải sản, đầu tư phát triển hợp lý đội tàu khai thác xa bờ; ngưtrường chính là biển Nam Côn Sơn; các đối tượng có khả năng xuất khẩu chính: Cá ngừ,cá kiếm, cá thu, mực nang, mực ống, cá thu, cá chim ấn độ, Cá lượng, cá đù, ghẹ, tôm;

Nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản hiện có.

3.3.8. Vùng Đồng bằng sông Cửu LongVùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục được định hướng là trung

tâm nghề cá lớn nhất cả nước, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh khai thác cóhiệu quả và duy trì quy mô diện tích nuôi hiện có, tập trung tăng năng suất và giá trị gia

Page 45: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

45

tăng sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp với hoạt độngcác ngành kinh tế khác như du lịch, thương mại,....

Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản khu vực nước ngọt, đặc biệt ở đầunguồn sông Cửu long và vùng Đồng Tháp Mười; Duy trì ổn định nuôi trồng thủy sảnkhu vực nước lợ. Từng bước chuyển dịch những mô hình nuôi thâm canh và bán thâmcanh để tăng năng suất, sản lượng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển mạnh mẽ nuôi biển với công nghệ cao, có quy mô lớn và hiện đại ở cácđảo, cụm đảo thuộc tỉnh Kiên Giang.

Tập trung đầu tư phát triển các đối tượng chủ lực như tôm sú, cá tra, tôm chântrắng, cá rô phi, ngao phục vụ xuất khẩu. Đồng thời phát triển nuôi các đối tượng có giátrị cao nhằm cung cấp cho thị trường trong nước như tôm càng xanh, cá điêu hồng, chimtrắng, cá thác lác, cá bống tượng, sò huyết…, khu vực biển Tây (huyện đảo Phú Quốc vàKiên Hải thuộc tỉnh Kiên Giang) phát triển nuôi một số đối tượng có giá trị kinh tế caonhư: vẹm xanh, bào ngư, ốc hương và ngọc trai... phục vụ du lịch và xuất khẩu.

Đối tượng chủ lực nuôi biển là cá cam, cá măng biển, cá giò, cá tráp, cá hồng,hàu cửa sông, vẹm lớn, bào ngư, các loại rong tảo như rong sụn, tảo chlorella, tảo algyvà phát triển nuôi cá cảnh. Phát triển và mở rộng các vùng trồng rong biển tập trung, đặcbiệt các loài rong câu và rong sụn

Củng cố và hợp lý hóa nghề nuôi tôm (trong đó ưu tiên chuyển một số vùng từnuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng và cá rô phi chịu mặn) và nhuyễn thể ở các vùngven biển và bãi triều.

Phương thức nuôi chủ yếu quảng canh cải tiến đối với tôm sú và nghêu; nuôithâm canh đối với tôm chân trắng và cá tra. Các đối tượng khác nuôi theo phương thứcquảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh.

Đầu tư phát triển hợp lý đội tàu khai thác xa bờ, ngư trường khai thác chính làĐông-Tây Nam bộ; các đối tượng có khả năng xuất khẩu chính: Cua, tôm, mực nang,mực đất, tôm đất, tôm chì, cá lượng, cua, cá đù; nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có,đầu tư thêm một số nhà máy chế biến mới gắn với vùng nguyên liệu tập trung; hìnhthành các Trung tâm hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển và trên đảo.

4. Giải pháp thực hiện4.1. Các nhóm giải pháp chung

(1). Giải pháp về tổ chức sản xuất- Điều tra, nghiên cứu từng bước đổi mới toàn diện, triệt để trong tổ chức quản lý

và sản xuất ngành thủy sản.- Trên cơ sở chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, cần nhanh

chóng xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành, các lĩnh vực, các vùng nhằm địnhhướng phát triển ngành thủy sản ổn định bền vững.

- Tạo cơ chế gắn kết các khâu của ngành từ sản xuất (khai thác, nuôi trồng) thumua, bảo quản, chế biến, phân phối, lưu thông, xuất nhập khẩu và cung ứng dịch vụ đểphát triển sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lấy hiệu quả tổng hợpcuối cùng làm thước đo.

- Đa dạng hóa các tổ chức sản xuất trong khai thác, nuôi trồng thủy sản như hợp tácxã kiểu mới (theo cơ cấu tổ chức của Luật Hợp tác xã), tổ hợp tác, các hiệp hội, câu lạc bộ

Page 46: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

46

và các công ty, liên doanh, doanh nghiệp. Chú trọng đặc biệt đến xây dựng các “doanhnghiệp công ích” ở các vùng biển trọng điểm nghề cá. Ưu tiên tập trung đối với tổ chức sảnxuất trên các vùng biển đảo: Khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần trên biển…Phối hợp với ngành kinh tế khác để khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng.

- Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển mô hình quản lý nghề cádựa vào cộng đồng phù hợp với điều kiện từng vùng, miền. Hình thành các Trung tâmquản lý nghề cá để hướng dẫn các hoạt động trong ngành thủy sản.

- Đẩy mạnh việc áp dụng các quy trình quản lý, sản xuất mới, tiên tiến (GAP, CoC,BMP, HACCP, SQF,...) trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thủy sản.

- Phát triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức ngành hàng, các tổ chức phichính phủ, đặc biệt nâng cao vị thế và vai trò của Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS),nhằm tạo lập mối liên kết giữa chế biến với khu vực sản xuất nguyên liệu để tăng sứccạnh tranh và khả năng hội nhập với nền kinh tế thế giới.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp trong quản lý hoạt động sản xuất giữa các ngànhkinh tế để trách chồng chéo, mâu thuẫn và lãng phí trong sử dụng và khai thác tàinguyên.

(2). Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại- Củng cố và phát triển các thị trường cơ bản Mỹ, EU và Nhật Bản. Mở rộng và

phát triển các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Liên bangNga nhằm tăng khối lượng và kim ngạch thủy sản xuất khẩu.

- Đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản, phát triển các đối tượng mớivà thị trường mới. Tìm kiếm và mở rộng các thị trường mới, tiềm năng như Châu Phi,Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, châu Mỹ La Tinh để xuất khẩu các sản phẩm thủy sản.

- Tìm kiếm thị trường xuất khẩu nguồn lao động nghề cá nhằm nâng cao đời sốngcủa người lao động.

- Tăng cường năng lực xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thủy sản ở các thịtrường trọng điểm và tại WTO. Nâng cao năng lực trao đổi, tiếp cận với thông tin thịtrường, thương mại thủy sản. Chuyên môn hóa các hoạt động xúc tiến thương mại hàngthủy sản ở cả thị trường trong và ngoài nước.

- Tổ chức nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước nhằm cảitiến và đa dạng hóa sản phẩm thủy sản.

- Xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng cho một số sản phẩm thủy sảnchủ lực phục vụ xuất khẩu. Cải tiến công nghệ và trang thiết bị trong chế biến thủy sảnđể đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách sản phẩm thủy sản của các nướcnhập khẩu.

- Xây dựng chiến lược phát triển, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu sảnphẩm thủy sản.

(3). Giải pháp về phát triển nguồn nhân lựcThường xuyên đánh giá lại tình hình đào tạo, sử dụng và đãi ngộ lao động nghề

cá, đặc biệt nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lựcphục vụ công tác nghiên cứu, quản lý và sản xuất nhằm thúc đẩy nghề cá phát triển.

Page 47: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

47

Mở rộng xã hội hóa trong việc đào tạo lao động nghề cá. Phát triển nguồn nhânlực chất lượng cao để quản lý, triển khai và ứng dụng công nghệ cao vào các lĩnh vựcsản xuất của ngành thủy sản.

Đánh giá nhu cầu lao động nghề cá, trên cơ sở đó củng cố, mở rộng các cơ sở đàotạo nghề cá trong nước phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Xây dựng cơ chế, chính sách, kếhoạch đào tạo và định hướng phát triển nghề nghiệp cho các thành phần kinh tế dựa trênnhu cầu thực tiễn sản xuất. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo nguồnnhân lực ở các quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật thủy sản cao như Mỹ, Nauy, NhậtBản, Trung Quốc, Thái Lan… Trong đó, chú trọng đào tạo đại học và sau đại học chocác đơn vị nghiên cứu, quản lý ngành. Tổ chức chuyển giao các thành tựu khoa họccông nghệ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động thủy sản.

(4). Giải pháp về khoa học - công nghệ và khuyến ngư- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ của các lĩnh vực ngành

theo định hướng chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020.- Tiến hành nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến vào các lĩnh

vực ngành thủy sản, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.- Tổ chức điều tra, đánh giá lại nguồn lợi hải sản trên biển và trong các thủy vực

nội địa làm cơ sở cho việc tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất phù hợp.

- Tổ chức đánh giá lại nhu cầu của công tác khuyến ngư theo các lĩnh vực ngành,trên cơ sở đó xây dựng lại phương thức, kế hoạch kiện toàn bộ máy và hoạt động củakhuyến ngư.

(5). Giải pháp về tài chính

- Đánh giá hiệu quả các hạng mục đầu tư của các lĩnh vực ngành trong giai đoạnvừa qua; rà soát và xác định nhu cầu vốn đầu tư trên nguyên tắc đầu tư có trọng tâm,trọng điểm để tránh lãng phí.

- Xây dựng cơ chế và chính sách phù hợp để huy động và thu hút nguồn vốn từnhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư để phát triển ngành thủy sản.

- Dành nguồn vốn ngân sách đầu tư cho các hạng mục chính, cơ bản như quyhoạch, nghiên cứu, xây dựng hệ thống thủy lợi cấp vùng, cơ sở hạ tầng nghề cá theo cácdự án đầu tư cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xây dựng cơ chế, biện pháp xử lý dứt điểm lãi suất và nợ gốc khoản vay vốnđầu tư phát triển thủy sản trong giai đoạn vừa qua.

(6). Giải pháp về quản lý nhà nước- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ngành thủy sản từ cấp trung

ương xuống đến địa phương.

- Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động thủy sản theo các lĩnh vực ngànhphục vụ công tác quản lý.

- Nghiên cứu xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý các hoạtđộng trong ngành.

- Lập quy hoạch tổng thể thủy sản, quy hoạch chi tiết theo các lĩnh vực và theovùng sinh thái để quản lý các hoạt động ngành thủy sản.

Page 48: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

48

- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ cho từng lĩnh vực ngành (theo quyhoạch và dự án đầu tư) để kiểm soát, quản lý và định hướng các hoạt động sản xuất kinhdoanh ngành thủy sản.

- Định kỳ theo quy định 3 năm 1 lần rà soát, đánh giá việc thực hiện các chínhsách và các Chương trình dự án cấp Quốc gia, cấp vùng trong ngành thủy sản.

(7). Giải pháp về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tếĐẩy mạnh tổ chức sản xuất theo hướng liên doanh, hợp tác nghiên cứu và phát

triển với các nước trong khu vực và quốc tế, đặc biệt các cường quốc có nghề thủy sảnphát triển mạnh như Trung Quốc, Thái Lan, Nauy, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến phùhợp với điều kiện của Việt Nam trong ngành thủy sản để tăng hàm lượng khoa học-côngnghệ trong sản phẩm thủy sản, tăng giá trị và hiệu quả sản xuất.

4.2. Giải pháp cho từng lĩnh vực sản xuất4.2.1. Giải pháp phát triển khai thác thủy sảna). Khoa học công nghệTăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ lĩnh vực khai

thác và dịch vụ hậu cần nghề cá. Trước hết, tập trung đầu tư cho chương trình điều tra,đánh giá nguồn lợi hải sản; xây dựng Phân viện, các Trung tâm, trạm nghiên cứu hải sảnở các vùng; nghiên cứu ứng dụng công nghệ và kỹ thuật khai thác xa bờ, kỹ thuật bảoquản sau thu hoạch và nhanh chóng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bảo đảmchất lượng nguyên liệu khai thác.

b). Dịch vụ hậu cần phục vụ phát triển khai thác thủy sản

Mục tiêu định hướng phấn đấu đến năm 2015 cần hoàn thành cơ bản về hệ thốnghạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá theo hướng hiện đại, phù hợp với đặc điểm của nghề,của từng vùng và địa phương. Cụ thể bao gồm:

- Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống cảng cá: Tiếp tục đầu tư, nâng cấp và hoànthiện các cảng cá và bến cá đã có, phát triển thêm một số cảng cá ở các đảo lớn để đếnnăm 2015 có 188 cảng cá, bến cá, trên 13.000 m cầu bến phục vụ tầu thuyền khai tháchải sản. Trong đó, nhà nước cần tập trung đầu tư xây dựng nâng cấp các cảng cá trungtâm ở các vùng có nghề cá trọng điểm với quy mô lớn cho tầu có công suất từ 90cv đếntrên 600Cv; trang bị các thiết bị công nghệ tiên tiến và hiện đại, đạt trình độ hiện đại củakhu vực.

- Xây dựng, nâng cấp các khu neo đậu tránh bão: xây dựng hoàn chỉnh 98 khu neođậu tàu, thuyền tránh trú bão theo quy hoạch trên các vùng biển. Trước mắt, từ nay đến2010 cần xây dựng xong 8 khu tránh trú bão thí điểm từ nguồn vốn ngân sách (Trung ươngvà tỉnh); đến 2015 xây dựng đưa vào hoạt động 12 khu tránh trú bão thuộc các đảo lớn, tiềntiêu và ven bờ để bảo đủ chỗ cho trên 65 nghìn tàu cá neo đậu tránh trú bão.

- Hiện đại hoá và mở rộng các cơ sở đóng, sửa tàu cá: Từ nay đến 2010 cần tậptrung hiện đại hóa 3 trung tâm cơ khí thủy sản hiện có; nâng cấp, đổi mới trang thiết bịđóng và sửa chữa tàu cá; tạo thành mạng lưới có hệ thống các trạm bảo dưỡng, tiểu tutàu cá tại các tỉnh ven biển; đáp ứng, phục vụ tốt cho việc xây dựng đội tàu cá côngnghiệp trong những năm tới.

Page 49: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

49

- Đầu tư xây dựng các chợ thủy sản đầu mối: theo hướng gắn với các cảng cáquan trọng ở các vùng, miền; tạo ra các Trung tâm nghề cá, góp phần đô thị hóa cácvùng nông thôn ven biển và tạo môi trường phát triển nghề cá theo hướng CNH, HĐH.Tổ chức lại và có quy định sự tham gia của các chủ vựa, nậu cá, tạo sự liên kết hài hoàtrong thương mại nghề cá, phát triển hình thức bán đấu giá tại hệ thống chợ cá như cácnước đã làm; đồng thời tạo thuận lợi cho việc quản lý nghề cá vốn còn đang yếu kém.

- Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở sản xuất nước đá: Xây dựng cácnhà máy, xưởng sản xuất nước đá tại các cảng cá ven biển và một số cụm cảng ở cácđảo; bảo đảm cung ứng đủ nước đá cho tàu cá và vận chuyển sản phẩm. Huy động cácthành phần kinh tế xây dựng cơ sở và nhà máy sản xuất nước đá cung cấp cho việc bảoquản sản phẩm.

- Nâng cao năng lực của các nhà máy sản xuất ngư cụ: nâng cấp 8 cơ sở, nhàmáy hiện có; xây dựng nhà máy chế tạo xơ sợi và vật liệu tổng hợp; nâng cao năng lựccủa các nhà máy dệt lưới, chế tạo ngư cụ, bao bì hiện có và tiến tới xây dựng mới cácnhà máy hiện đại để có thể xuất khẩu sản phẩm lưới, sợi phục vụ cho nghề khai thác hảisản của khu vực Đông Nam Á.

- Xây dựng một số Trung tâm dịch vụ hậu cần ở các cụm đảo: tập trung xây dựng8 trung tâm hậu cần dịch vụ nghề cá ở: Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vỹ (HảiPhòng), Đá Tây, Sinh Tồn, Song Tử Tây (thuộc Quần đảo Trường Sa), Phú Quý (BìnhThuận), Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu) và Hòn Khoai (Cà Mau), để liên kết, hợp tác giữacác hoạt động trên biển, trong đó có lực lượng vũ trang tham gia với vai trò vừa tổ chứclàm dịch vụ hậu cần (khi cần thiết), vừa bảo vệ an ninh, giúp ngư dân an tâm sản xuấtkhi hoạt động trên biển. Mô hình này áp dụng chủ yếu cho KTHS xa bờ và những vùngbiển mang tính “nhạy cảm” về an ninh, chính trị (như Vịnh Bắc bộ, vùng biển Tây Nambộ, vùng biển Hoàng sa, Trường sa).

c). Tổ chức sản xuất

- Quy hoạch, phân định rõ ngư trường khai thác hải sản: (1) Xác định ngư trườngcác vùng biển trên bản đồ theo các vùng biển. (2) Tổ chức cắm mốc, hoặc có phao làmchỉ giới ngư trường trên thực địa một cách hợp lý, thuận tiện cho khâu quản lý tàu khaithác trên các ngư trường. (3) Phân định thống nhất phạm vi hoạt động của tàu cá đượcphép khai thác; các khu bảo tồn nghiêm cấm khai thác và các khu vực dành riêng chocác hoạt động khác (dầu khí, khu quân sự,…). (4) Ban hành các quy chế để các loại tàu,thuyền được phép hoạt động trên các ngư trường cụ thể. (5) Công bố ngư trường cácvùng biển trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hoạt động tuyên truyềnđể ngư dân nắm rõ chỉ giới hoạt động của các loại tàu cho phép hoạt động. (6) Hướngdẫn ngư dân thực hiện khai thác đúng phạm vi đã quy hoạch và phân định ngư trường.

- Xây dựng và tăng cường mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng vùng biểnven bờ: giao mặt nước ven bờ kết hợp với xây dựng được các HTX đủ mạnh để cùngvới nhà nước quản lý các hoạt động nghề cá, nhằm thực hiện việc giảm sức ép khai thácven bờ, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác quá mức ở vùng ven bờ. Ban hành cơ chế,chính sách khuyến khích phát triển mô hình quản lí nghề cá dựa vào cộng đồng phù hợpvới điều kiện nghề cá từng vùng biển. Thành lập các Trung tâm quản lý nghề cá ven bờở các vùng để hướng dẫn, quản lý tàu thuyền, đảm bảo khai thác có hiệu quả và bềnvững nguồn lợi…

Page 50: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

50

- Xây dựng và từng bước hoàn thiện các hình thức tổ chức phù hợp: Củng cố cácHTX khai thác hiện có và xây dựng mới các HTX nghề cá kiểu mới theo Luật HTX.Phát triển các hình thức tổ, đội, liên tập đoàn khai thác để thực hiện các mô hình đề tàiđã đề xuất. Cùng với việc phát triển các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế venbiển, cần tạo thuận lợi cho các hộ ngư dân, các tổ, đội khai thác có đủ tiềm lực phát triểnvà đăng ký xây dựng các doanh nghiệp theo luật hiện hành. Chú trọng đặc biệt đến xâydựng các “doanh nghiệp công ích” ở các vùng biển trọng điểm nghề cá.

- Tăng cường quản lý nhà nước đối với tàu khai thác hải sản: (1) Tổ chức đăngký và nghiêm túc thực hiện việc cấp giấy phép khai thác hải sản cho các tàu cá hoạtđộng trên các vùng biển. (2) Thực hiện sơn vỏ tàu hoạt động theo giấy phép được cấptrên các ngư trường để tạo thuận lợi cho các lực lượng quản lý, kiểm soát và bảo vệ dễdàng phát hiện các tàu vi phạm qui định trên các tuyến biển. (3) Thiết lập hệ thốngthông tin và kiểm soát an toàn tàu cá qua vệ tinh (hệ thống VMS). (4) Kiện toàn hệthống tổ chức bộ máy quản lý khai thác hải sản. Từ nay đến 2010 hoàn thiện bộ máyquản lý nhà nước lĩnh vực khai thác hải sản từ Trung ương đến cơ sở; thí điểm mô hìnhquản lý cấp vùng; lập Phòng quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi cấp huyện và môhình quản lý cộng đồng ở cấp xã (khu vực ven biển). (5) Tăng cường chức năng và trangbị cho hệ thống kiểm ngư và xây dựng Trung tâm quản lý nghề cá. (6) Bồi dưỡng, nângcao kiến thức quản lý nghề cá cho các cán bộ làm công tác quản lí nhà nước từ Trungương đến HTX….

d). Đào tạo nguồn nhân lực: Mở rộng xã hội hóa trong việc đào tạo cho lao độngnghề cá. Trước mắt tập trung phổ cập bằng thuyền trưởng, máy trưởng cho các tàu khai thácxã bờ; đào tạo cho số lao động chuyển đổi nghề khai thác ven bờ sang làm các dịch vụ dulịch ven biển và chuyển đổi nghề khai thác ven bờ sang làm nghề nông nghiệp, nuôi trồngthủy sản, nghề công nghiệp, thương mại dịch vụ; xây dựng các điểm khuyến nông, khuyếnngư để hướng dẫn kĩ thuật mới cho ngư dân phải chuyển đổi nghề nghiệp.

đ). Tài chính: Ngân sách nhà nước cần tăng mức đầu tư vào các lĩnh vực, đặc biệtlà xây dựng hạ tầng nghề cá, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, điều tranguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần trên biển đảo, hỗ trợ ngư dân chuyển đổinghề nghiệp sang các nghề khác, bảo đảm khi chuyển nghề mới phải có thu nhập caohơn nghề cũ, hỗ trợ cho ngư dân về lãi suất để khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triểnkhai thác thủy sản xa bờ... Trong đó, cần tập trung trước hết cho việc đầu tư vốn cho hộngư dân đóng mới, cải hoán tàu có công suất lớn để chuyển từ nghề khai thác ven bờsang khai thác xa bờ, chuyển từ nghề làm các dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển.

Thực hiện việc xử lý dứt điểm lãi suất và nợ gốc khoản vay vốn đầu tư phát triểnđể đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ. Miễn thuế thunhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định đối với các HTX khai thác mới chuyểnđổi hoặc mới thành lập. Tăng cường hỗ trợ lãi suất cho số hộ ngư dân chuyển đổi nghềkhai thác ven bờ sang phát triển sản xuất nông nghiệp, nghề công nghiệp, hoặc mua bánthương mại, dịch vụ khác.

4.2.2. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sảna). Khoa học công nghệ

- Phát triển nhanh công nghệ về nuôi trồng thủy sản theo hình thức thâm canh vàcông nghiệp, nuôi biển các nhóm đối tượng chủ lực.

Page 51: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

51

- Phát triển nhanh công nghệ sản xuất giống, nâng cao chất lượng giống và tạogiống mới các nhóm đối tượng chủ lực như cá Tra, tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể,cá biển.

- Công nghệ xử lý nước thải của cơ sở/vùng nuôi thủy sản tập trung; xử lý và táisử dụng nền đáy ao nuôi tôm độc canh lâu ngày bị suy thoái; xử lý nguồn nước cấp vàgiảm thiểu môi trường nước ao nuôi; công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học vàsản phẩm xử lý, cải tạo môi trường.

- Ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong việc chọn, tạo giống mới vànuôi thương phẩm các đối tượng chủ lực; cải tạo môi trường, xử lý nước thải, chất thảirắn; phòng trị bệnh và phát triển nhanh các công nghệ lưu giữ tinh, trứng và phôi để chủđộng vận chuyển và sản xuất con giống theo ý muốn ở các vùng miền.

- Nghiên cứu xây dựng các mô hình nuôi luân canh, xen canh và nuôi kết hợpnhiều đối tượng; hoàn thiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến sinh thái nhằm đảmbảo an toàn về môi trường sinh thái.

- Phát triển nhanh công nghệ trồng các loài rong, tảo ở vùng ven triều, trên biển,eo vụng và vùng đất cát.

- Tổng kết và nhân rộng các mô hình nuôi tiên tiến cá tra, tôm sú, tôm thẻ chântrắng, tôm hùm, các loài nhuyễn thể và nuôi biển.

- Đánh giá các nhân tố kinh tế, kỹ thuật, nhân lực và xã hội nhằm chọn lựa cácmô hình nuôi trồng thủy sản hợp lý và tối ưu cho các vùng miền và các hệ sinh thái khácnhau. Lựa chọn lựa công nghệ tốt nhất cho nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ của các hộnghèo ở vùng nông thôn là cần ít vốn đầu tư, rủi ro thấp và hoàn vốn nhanh.

- Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu cơ bản, cơ sở và nghiên cứu ứng dụng nhằmphát triển nuôi trồng thủy sản đa dạng và công nghệ cao.

- Tăng cường nghiên cứu hoàn thiện công nghệ các công nghệ mới về xử lý môitrường; chẩn đoán bệnh, các biện pháp phòng trừ dịch bệnh; công nghệ sản xuất thức ăn,chế phẩm sinh học; thuốc ngư y, các hóa chất dùng trong nuôi trồng và xử lý môitrường, công nghệ lưu giữ, bảo quản sống, vận chuyển sống; công nghệ bảo quản sauthu hoạch, chế biến các loại sản phẩm thủy sản nuôi trồng.

- Chuyển đổi, nâng cấp các tiêu chuẩn ngành về các đối tượng nuôi thành tiêuchuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia để phù hợp với yêu cầu quản lý; xây dựng và ápdụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mới trong nuôi trồng thủy sản; xây dựng quychế công nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nuôi trồng thủy sản; đẩynhanh việc ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, tạo khảnăng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Hỗ trợ nghiên cứu và thực hành, truyền bá các hình thức tổ chức sản xuất nuôitrồng thủy sản mới nhằm giảm thiểu rủi ro và phù hợp với khả năng đầu tư của nông dân.

- Khuyến khích hình thành các trang trại cổ phần nuôi trồng thủy sản trên cơ sởgóp vốn bằng đất đai, kiến thức khoa học, giống hoặc các trang thiết bị cho nuôi trồngthủy sản.

b). Dịch vụ hậu cần phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản- Phát triển giống

Nâng cao nguồn lực nghiên cứu và sản xuất của hệ thống giống Quốc gia, các

Page 52: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

52

Trung tâm giống vùng, Trung tâm giống của tỉnh; hệ thống sản xuất giống để đủ điềukiện nghiên cứu tuyển chọn, lai tạo giống mới, nhập giống mới đáp ứng cho việc bảotồn giống gốc, sản xuất giống có chất lượng cao để cung cấp cho các địa phương vàxuất khẩu.

Phát triển hệ thống nghiên cứu, tuyển chọn giống, lai tạo giống mới; nhân giống,nuôi vỗ giống bố mẹ; sản xuất và ương giống một số đối tượng chủ lực như cá tra, tômsú, tôm chân trắng, tôm càng xanh các loài cá bản địa, nhuyễn thể; từng bước thực hiệnxã hội hóa việc nghiên cứu và sản xuất thủy sản.

Tiếp tục triển khai các đề án nghiên cứu về giống theo Quyết định 112/2004/QĐ-TTg ngày 23/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Chương trình Phát triểngiống thủy sản đến năm 2010”, gồm:

o Nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất giống và bảo tồn một số loài cá cógiá trị kinh tế hoặc có nguy cơ tuyệt chủng như cá anh vũ, rầm xanh, lăng, chiên, cá hô,cá chìa vôi, cá tra dầu, cá bông lau, cá bống kèo, cá diếc gù.

o Xây dựng các Khu Bảo tồn các bãi nghêu, sò huyết giống; bảo tồn bãi đẻ chotôm hùm, cá chình giống.

o Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lưu giữ giống qua đông, đồng thời xâydựng các trung tâm lưu giữ qua đông một số loài thủy sản không chịu lạnh ở các vùnggần các suối nước nóng, đề ra các tiêu chuẩn cho con giống qua đông.

o Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí vận chuyển giống thủy sản tới cácvùng núi, vùng sâu, vùng xa.

o Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí vận chuyển giống thủy sản tớicác vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

- Thức ăn, chế phẩm

Khuyến khích các thành phần kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thứcăn, chế phẩm; doanh nghiệp chế biến thủy sản đầu tư nâng cấp và xây dựng mới nhàmáy sản xuất thức ăn, chế phẩm, sản xuất bột cá; nhập khẩu nguyên liệu và công nghệcần thiết để sản xuất thức ăn công nghiệp trong nước với chất lượng tốt, giá thành hợplý, cung cấp cho người nuôi tạo chuỗi liên kết từ khâu sản xuất nguyên liệu, chế biếnđến xuất khẩu thủy sản.

Kết hợp với các Viện, Trường, Công ty nghiên cứu và sản xuất các loại thức ănviên nổi cho các đối tượng như cá tra, cá lóc, cá rô phi, tôm càng xanh với giá thành phùhợp, đảm bảo nuôi trồng có hiệu quả; đồng thời đẩy mạnh xây dựng nhà máy thức ăncông nghiệp phục vụ nuôi tôm nước lợ và cá biển.

c). Tổ chức sản xuất

Trên cơ sở Chiến lược phát triển ngành Thủy sản đến năm 2020 được phê duyệt,khẩn trương xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thủy sản, quy hoạch pháttriển nuôi trồng thủy sản theo vùng kinh tế- sinh thái, theo đối tượng nuôi chủ lực ở cảbao môi trường mặn, lợ, ngọt và quy hoạch hệ thống dịch vụ hậu cần phục vụ phát triểnnuôi trồng thủy sản như hệ thống giống, thức ăn, và hệ thống chế biến thủy sản.

Tổ chức lại sản xuất phải được xem là bước đột phá trong phát triển ngành. Đẩymạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế hợp tác thích hợp, tổ chức đồng

Page 53: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

53

quản lý và quản lý trên cơ sở cộng đồng nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của côngtác quản lý nuôi trồng thủy sản và môi trường cho sự phát triển bền vững. Chỉ đạo chínhquyền các địa phương tăng cường công tác vận động tập hợp cộng đồng nông ngư dântrong các tổ chức như: Chi Hội nghề cá, Chi hội nuôi thủy sản, để có thể huy động sứcdân giúp đỡ nhau trong sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, gópphần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với thủy sản ở địa phương.

4.2.3. Giải pháp phát triển chế biến và tiêu thụ thủy sảna). Nhóm giải pháp về thị trường- Tập trung xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển thị trường, nhất là các

thị trường trọng điểm, gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia cho cácnhóm sản phẩm chủ lực: tôm, cá tra, cá ba sa, cá rô phi, nhuyễn thể cá ngừ….

- Từng bước tiến hành xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm thủy sản ViệtNam tại nước ngoài để chủ động điều phối hàng hóa tại các thị trường lớn. Xây dựngmối quan hệ liên kết, hợp tác kinh doanh với nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị vàtổ chức dịch vụ thực phẩm lớn ở các thị trường.

- Đổi mới phương thức công tác phát triển thị trường theo hướng chuyên nghiệphóa, đa dạng hóa và mở rộng các hình thức xúc tiến thương mại;

b). Nhóm giải pháp về nguyên liệu- Chú trọng việc tổ chức lại sản xuất, nhất là tổ chức lại các vùng nuôi trồng thủy

sản tập trung theo hướng liên kết sản xuất với các nhà khoa học, nhà quản lý, tạo ra sảnlượng hàng hóa lớn và kiểm soát được chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.Trong khai thác thủy sản, tổ chức lại sản xuất trên biển theo tổ đội, hợp tác, gắn với sửdụng tàu hậu cần dịch vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng tỷtrọng sản phẩm khai thác đưa vào chế biến xuất khẩu.

- Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình phát triển các sản phẩm chủ lực vàcác sản phẩm mới có tiềm năng về thị trường.

- Áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến cùng với việc hình thành hệ thốngcảng cá, chợ cá để giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch; đồng thời, tổ chức lại hệ thốngnậu vựa, phát huy vai trò tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của hệ thống này nhằmtừng bước quản lý tốt thị trường nguyên liệu.

- Tăng cường nhập khẩu nguyên liệu đa dạng, với cơ cấu thích hợp phục vụ chếbiến tái xuất đáp ứng yêu cầu cơ cấu sản phẩm của thị trường, khắc phục tình trạng cungcấp nguyên liệu theo mùa vụ của sản xuất trong nước.

c). Giải pháp về chế biến thủy sản- Tiếp tục nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh

an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP, SSOP…, đảm bảo 100% doanh nghiệp chế biếnxuất khẩu thực hiện đầy đủ quy chuẩn Quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hóa và tự độnghóa dây chuyền chế biến. Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến để tiếp cận nềncông nghiệp chế biến hiện đại của thế giới.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển và đổi mới sản phẩm tại các doanhnghiệp. Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thủy sản chế biến có giá trị giatăng, hàng phối chế, hàng ăn liền, đạt tỷ trọng 75 - 80% sản phẩm giá trị gia tăng trong

Page 54: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

54

cơ cấu giá trị xuất khẩu thủy sản.d). Vệ sinh an toàn thực phẩm- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục về vệ sinh an toàn thực

phẩm tại cộng đồng, trong đó đặc biệt chú trọng đến cộng đồng những người sản xuất vàcung ứng nguyên liệu.

- Hoàn thiện và tăng cường năng lực hệ thống tổ chức, thanh tra, kiểm nghiệm vệsinh an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt độngbảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, huy động sự tham gia của tất cả cộng đồng.Nâng cao năng lực kiểm nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tếvề vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trước mắt, sớmtriển khai thực hiện mã hóa các vùng nuôi, tạo tiền đề để thực hiện truy xuất nguồn gốc.Hỗ trợ doanh nghiệp chế biến tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượngkháng sinh, hóa chất trong nguyên liệu, áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc sảnphẩm.

- Tăng cường hoạt động liên ngành trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thựcphẩm. Duy trì hoạt động kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản và sảnphẩm thủy sản nuôi và hoạt động kiểm soát vệ sinh an toàn vùng thu hoạch nhuyễn thể 2mảnh vỏ. Tăng cường hoạt động phòng, chống đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản.

Page 55: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

55

PHẦN 3TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn có trách nhiệm- Chỉ đạo việc thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020 đạt mục

tiêu đề ra. Chủ trì tổ chức xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạchtổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020; các quy hoạch phát triển ngành thủysản theo các vùng kinh tế - sinh thái trên phạm vi cả nước; các quy hoạch phát triển theocác lĩnh vực ngành.

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các Chương trình, dự án trọng điểm đề ratrong Chiến lược.

- Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện Chiến lược phát triểnthủy sản trên phạm vi cả nước.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện Chiến lược pháttriển thủy sản; đưa các nội dung của Chiến lược vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hộicủa cả nước.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức đánh giá việc thựchiện Chiến lược hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành liên quan

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trên cơ sở Chiến lược, các Chương trình,dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm bố trí, cân đối vốn đầutư, xây dựng các chính sách tài chính phù hợp để thực hiện Chiến lược đạt mục tiêu.

- Bộ Quốc Phòng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trongviệc bảo vệ an ninh, tổ chức cứu hộ cứu nạn và hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản trênbiển đảo.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chỉ đạo các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng đất và mặt nước trongcác hoạt động thủy sản để đạt mục tiêu Chiến lược đề ra.

- Tổng cục Thống kê phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cácBan ngành liên quan xác định nội dung, tiêu chí và chỉ số giám sát đánh giá kết quả hoạtđộng ngành thủy sản.

- Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm phối hợp để thực hiện các nội dung củaChiến lược liên quan đến ngành mình.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ

chức thực hiện Chiến lược thông qua việc xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kếhoạch phát triển thủy sản của địa phương mình.

Page 56: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

56

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN

1. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN BỀN VỮNG

1.1. Mục tiêu

Khai thác hải sản đảm bảo hiệu quả, an toàn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuấtkhẩu, đóng góp tăng trưởng kinh tế ngành Nông nghiệp Việt Nam, ổn định an ninh xãhội đặc biệt khu vực các tỉnh ven biển, nhóm ngư dân nghèo ở các vùng sâu, vùng xa vàcác hải đảo, đồng thời góp phần bảo vệ an ninh trật tự và chủ quyền quốc gia trên cácvùng biển. (Phát triển các tập đoàn khai thác hải sản trên các vùng biển đảo và khai thácbền vững tài nguyên nguồn lợi ven bờ).

1.2 Nội dung(1). Đề án: Tổ chức lại khai thác hải sản vùng biển ven bờ, với các nhiệm vụ cụ

thể sau:- Xây dựng và thực hiện quy họach khai thác hải sản theo hướng cân đối số lượng

tàu cá, loại nghề khai thác phù hợp với khả năng cho phép khai thác và đặc trưng nguồnlợi hải sản vùng biển ven bờ;

- Tổ chức lại công tác quản lý, kiểm soát khai thác hải sản vùng biển ven bờ;- Xây dựng thử nghiệm mô hình giao vùng nước ven bờ cho cộng đồng ngư dân ở

những địa phương có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.(2). Đề án: Phát triển khai thác hải sản xa bờ hợp lý, hiệu quả và an toàn:

- Sắp xếp, tổ chức lại đội tàu khai thác hải sản xa bờ;- Phát triển đội tàu khai thác hải sản chất lượng cao, có khả năng khai thác hải sản

ở các vùng biển xa bờ của Việt Nam, vùng biển công (viễn dương) và vùng biển của cácnước trong khuôn khổ hợp tác khai thác hải sản.

- Tổ chức công tác thông tin, dự báo ngư trường khai thác hải sản xa bờ- Mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế về khai thác hải sản xa bờ- Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình sản xuất theo tổ, đội, nhóm nghề khai

thác hải sản xa bờ.(3). Đề án: Nghiên cứu khoa học công nghệ về khai thác và bảo vệ nguồn lợi

thủy sản:- Xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu tổng thể về khoa học, công

nghệ khai thác thủy sản, sản xuất giống thủy sản sạch, bảo quản, giảm thiểu hao hụt saukhai thác, ngăn ngừa ô nhiễm do các hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thủysản gây ra;

- Kiện toàn lại hệ thống các cơ quan nghiên cứu thủy sản Viện Nghiên cứu Hảisản Hải Phòng, trong đó có Phân viện tại Vũng Tàu; các Viện Nghiên cứu Nuôi trồngthủy sản I, II, III…

(4). Đề án: Xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển nguồn nhân lựcnghề cá đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020:

Page 57: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

57

- Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phục vụ quản lýkhai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình truyền thông quốc gia về quản lýkhai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Kiện toàn lại hệ thống đào tạo nghề, cấp chứng chỉ ngành nghề cho lao độngnghề cá.

1.3. Kế hoạch đầu tư- Đến năm 2015: Tập trung vào công tác tổ chức lại khai thác hải sản vùng biển

ven bờ; Phát triển khai thác hải sản xa bờ hợp lý, hiệu quả và an toàn; Tiến hành nghiêncứu khoa học công nghệ về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Xây dựng và bướcđầu triển khai thực hiện đề án phát triển nguồn nhân lực nghề cá đến năm 2015, tầmnhìn đến năm 2020

- Từ năm 2015 -2020: Rà soát, điều chỉnh khai thác hải sản ven bờ và khai tháchải sản xa bờ; Thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học công nghệ về khai thác và bảo vệnguồn lợi thủy sản.

2. CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN2.1. Mục tiêu:

- Bảo vệ, bảo tồn đa dạng thủy sinh vật, đặc biệt là các loài thủy sản quý, hiếm,có giá trị khoa học và kinh tế; giữ gìn tính đa dạng, độc đáo của hệ sinh thái thủy sinhvật Việt Nam cho hiện tại và tương lai.

- Phục hồi nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ, các sông, hồ chứa và các vùngđất ngập nước nhằm phát triển thủy sản bền vững.

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiênvà đa dạng sinh học, đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm của ngư dân trong việctham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủysản của các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp.

2.2. Nội dung(1). Đề án: Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản(2). Đề án: Bảo vệ, bảo tồn đa dạng thuỷ sinh vật(3). Đề án: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thuỷ sản(4). Đề án: Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản(5). Đề án: Đề án bảo tồn và phát triển thủy sinh vật cảnh: Bảo tồn thông qua

bảo tồn biển; bảo tồn nội địa; bảo tồn nguồn gen; Phát triển công nghệ khai thác bềnvững thủy sinh vật cảnh trên biển và nội địa; Công nghệ sinh sản tạo giống, kỹ thuậtnuôi; Phát triển thương mại và thị trường thủy sinh vật cảnh Việt Nam

2.3. Kế hoạch đầu tư- Đến năm 2015: Tập trung vào xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thuỷ

sản; Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Bước đầu thực hiệnchương trình phục hồi; Tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; Bảo vệ, bảo tồn đa dạngthuỷ sinh vật; bảo tồn và phát triển thủy sinh vật cảnh.

Page 58: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

58

- Từ năm 2015 -2020: Tiếp tục thực hiện các chương trình: phục hồi, tái tạo vàphát triển nguồn lợi thuỷ sản; bảo vệ, bảo tồn đa dạng thuỷ sinh vật; đề án bảo tồn vàphát triển thủy sinh vật cảnh

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI VÀ TÀU CÁHOẠT HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN

3.1.Mục tiêu

- Hoàn thiện hệ thống dự báo, cảnh báo thiên tai, tai nạn trên biển, phấn đấu đếnnăm 2010, tàu cá hoạt động ở vùng biển Việt Nam đều có cơ hội tiếp cận thông tin từđất liền về dự báo thời tiết, bão, áp thấp nhiệt đới…và cảnh báo tai nạn trên biển.

- Nâng dần từng bước chất lượng đội tàu cá, phấn đấu đến năm 2015, về cơ bảnkiểm soát được tình hình đóng mới tàu cá; 100% tàu cá lắp máy công suất từ 90cv trởlên đều có hồ sơ kỹ thuật và đảm bảo chế độ kiểm tra an toàn kỹ thuật theo đúng tiêuchuẩn, quy phạm. Đối với khối tàu cá lắp máy có công suất dưới 50cv đều được kiểmtra về an toàn kỹ thuật.

- Kiện toàn công tác quản lý, kiểm soát hoạt động tàu cá trên các vùng biển, đặcbiệt vùng biển xa bờ, các vùng biển giáp ranh với các nước và các vùng biển trật tự anninh vẫn còn phức tạp. Phấn đấu đến năm 2010, các địa phương phải hoàn thành hệthống cơ sở dữ liệu về tàu cá khai thác xa bờ và tàu thường xuyên tham gia di chuyểnngư trường, khai thác hải sản theo mùa vụ.

- Nâng dần chất lượng lao động trên tàu cá, phấn đấu đến năm 2010 thuyềntrưởng, máy trưởng và 50-70% thuyền viên làm việc trên các tàu cá thuộc diện phảiđăng kiểm đều được trang bị những kiến thức cơ bản về luật pháp, khai thác, sử dụngtrang thiết bị lắp đặt trên tàu, an toàn lao động theo chức danh.

- Xây dựng và đưa vào vận hành đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụđội tàu cá, trong đó đến năm 2012, hoàn thiện đầu tư và đưa vào sử dụng 13 khu neođậu trú bão cấp vùng do Bộ Thủy sản (trước đây) trực tiếp quản lý và đến năm 2020, tấtcả 98 khu neo đậu trú bão đã được quy hoạch đều được đầu tư và đưa vào sử dụng

3.2. Nội dung(1). Đề án: Nâng cao nhận thức của ngư dân trong công tác đảm bảo an toàn

(2). Đề án: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực quản lý, sử dụng đội tàu cá

(3). Đề án: Nâng cao chất lượng đội tàu cá

(4). Đề án: Nâng cao năng lực quản lý tàu cá

(5). Đề án: Hoàn thiện cơ sở hậu cần phục vụ hoạt động của tàu cá

(6). Đề án: Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất trên biển3.3. Kế hoạch đầu tư- Đến năm 2015: Tập trung vào xây dựng mô hình tổ chức sản xuất trên biển;

Nâng cao nhận thức của ngư dân trong công tác đảm bảo an toàn; Đồng thời tiến hànhđào tạo phát triển nguồn nhân lực quản lý, sử dụng đội tàu cá; Nâng cao chất lượng độitàu cá và nâng cao năng lực quản lý tàu cá; Hoàn thiện cơ sở hậu cần phục vụ hoạt độngcủa tàu cá

- Từ năm 2015 -2020: Rà soát, điều chỉnh thực hiện các chương trình đã đề xuất.

Page 59: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

59

4. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KHOA HOCCÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN

4.1. Mục tiêu

- Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo số lượng và chất lượng cho phát triển thủysản đến 2020.

- Xây dựng chương trình phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát triển thủysản bền vững giai đọa 2010 – 2015 và 2015 – 2020.

4.2. Nội dung(1). Đề án: Chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát

triển thủy sản đến 2020.(2). Đề án: Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu

phát triển thủy sản: Trung tâm, phòng thí nghiệm trọng điểm, trạm nghiên cứu, tàunghiên cứu, hệ thống khu bảo tồn, các bảo tàng thủy sinh vật, bảo tàng sinh vật biển ...

(3). Đề án: Nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất giống, thức ăn, phòng trịbệnh, di nhập, thuần hóa các đối tượng thủy sản có giá trị cao; nghiên cứu hoàn chỉnhquy trình sản xuất giống nhân tạo và quy trình nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sảncó giá trị kinh tế cao.

(4). Đề án: Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống lưu trữ bảo tồn nguồngene, tách chiết hoạt chất sinh học, protein của động, thực vật thủy sản.

(5). Đề án: Phát triển các sản phẩm chuyên hóa có hoạt tính sinh học cao

4.3. Kế hoạch đầu tư- Đến năm 2015: Tiến hành xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, phát

triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển thủy sản. Tiến hành nghiên cứu, xây dựngcơ sở dữ liệu và hệ thống lưu trữ bảo tồn nguồn gene, tách chiết hoạt chất sinh học,protein của động, thực vật thủy sản; Đồng thời, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trangthiết bị phục vụ nghiên cứu phát triển thủy sản: Trung tâm, phòng thí nghiệm trọngđiểm, trạm nghiên cứu, tàu nghiên cứu, hệ thống khu bảo tồn, các bảo tàng thủy sinhvật, bảo tàng sinh vật biển; Nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất giống, thức ăn,phòng trị bệnh, di nhập, thuần hóa các đối tượng thủy sản có giá trị cao; nghiên cứuhoàn chỉnh quy trình sản xuất giống nhân tạo và quy trình nuôi thương phẩm các đốitượng thủy sản có giá trị kinh tế cao; tiến hành nghiên cứu phát triển các sản phẩmchuyên hóa có hoạt tính sinh học cao.

- Từ năm 2015 -2020: Tiếp tục thục hiện, rà soát và điều chỉnh việc thực hiện cácđề án đề xuất.

5. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN ĐẢO5.1. Mục tiêu

Đẩy mạnh phát triển thủy sản trên biển và hải đảo Việt Nam nhằm khai thác hiệuquả lợi thế, tiềm năng và tiềm lực trên biển đảo và góp phần giữ vững chủ quyền, anninh vùng biển đảo của tổ quốc.

5.2. Nội dung- Đề án phát triển nuôi biển đến năm 2020 (Bao gồm cá biển/ nhuyễn thể/ rong

Page 60: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

60

biển...) (Diện tích nuôi, địa điểm nuôi, công nghệ nuôi, sản xuất giống, Quan trắc cảnhbáo và xử lý môi trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm).

- Đề án phát triển các đội tàu khai thác xa bờ- Đề án phát triển tiêu thụ, chế biến và các dịch vụ hậu cần phục vụ phát triển

thủy sản trên biển.

5.3. Kế hoạch đầu tư- Đến năm 2015: Xây dựng chương trình nuôi biển đến năm 2020; Xây dựng

chương trình phát triển đội tàu khai thác xa bờ; xây dựng chương trình phát triển tiêuthụ, chế biến và các dịch vụ hậu cần phục vụ phát triển thủy sản trên biển.

- Từ năm 2015- 2020: Tiếp tục thực hiện, rà soát điều chỉnh thực hiện các đề ánđã đề xuất

6. CHƯƠNG TRÌNH GIỐNG THỦY SẢN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

6.1. Mục tiêu

Xây dựng chương trình phát triển giống thủy sản Quốc gia đến năm 2020 (côngnghệ sản xuất, đối tượng giống truyền thống và giống mới, sản lượng, chất lượng, địađiểm, xử lý môi trường, giống nuôi xa bờ và ven bờ)

6.2. Nội dung(1). Đề án: Xây dựng chương trình phát triển giống phục vụ nuôi trồng thủy sản

nội địa và ven biển và hải đảo đến năm 2020(2). Đề án: Nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất giống đảm bảo cho phát triển

nuôi trồng thủy sản(3). Đề án: Hợp tác chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển giống nuôi trồng

thủy sản

6.3. Kế hoạch đầu tư- Đến năm 2015: Xây dựng chương trình phát triển giống phục vụ nuôi trồng thủy

sản nội địa và ven biển và hải đảo đến năm 2020; Nâng cao năng lực nghiên cứu, sảnxuất giống đảm bảo cho phát triển nuôi trồng thủy sản; Hợp tác chuyển giao công nghệphục vụ phát triển giống nuôi trồng thủy sản

- Từ năm 2015 -2020: Rà soát điều chỉnh thực hiện các đề án đã đề xuất7. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI

ĐOẠN 2010 - 2020

7.1. Mục tiêu

Tiếp tục phát huy lợi thế, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; sản xuất hànghóa, năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả và có sức canh tranh cao; tạo nguồn nguyênliệu lớn, đa dạng cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; đóng góp nhiều hơn nữa cho sựtăng trưởng của nền kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội, tạo thêm nhiều việc làm tăng thunhập cho ngư dân, xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

7.2. Nội dung(1). Đề án nuôi nhuyễn thể: - Xây dựng đề án phát triển nuôi nhuyễn thể đến năm

2020 (Diện tích nuôi, địa điểm nuôi, công nghệ nuôi, sản xuất giống, xử lý môi trường, chế

Page 61: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

61

biến và thị trường tiêu thụ)(2). Đề án trồng rong biển: - Xây dựng đề án phát triển trồng rong biển đến năm

2020 (Diện tích, địa điểm, hình thức trồng, chế biến và thị trường tiêu thụ)(3). Đề án phát triển cá tra đến năm 2020: - Xây dựng đề án phát triển cá tra đến

năm 2020 (Diện tích nuôi, địa điểm nuôi, công nghệ nuôi, sản xuất giống, xử lý môitrường, chế biến và thị trường tiêu thụ)

(4). Đề án phát triển cá cá rô phi đến năm 2020: - Xây dựng đề án phát triển cá rôphi đến năm 2020 (Diện tích nuôi, địa điểm nuôi, công nghệ nuôi, sản xuất giống, xử lýmôi trường, chế biến và thị trường tiêu thụ)

(5). Đề án phát triển nuôi tôm lợ mặn: - Xây dựng đề án phát triển tôm sú đếnnăm 2020 (Diện tích nuôi, địa điểm nuôi, công nghệ nuôi, sản xuất giống, xử lý môitrường, chế biến và thị trường tiêu thụ)

(6). Xây dựng đề án phát triển tôm he chân trắng đến năm 2020 (Diện tích nuôi, địađiểm nuôi, công nghệ nuôi, sản xuất giống, xử lý môi trường, chế biến và thị trường tiêu thụ)

7.3. Kế hoạch đầu tư- Đến năm 2015: Xây dựng đề án nuôi nhuyễn thể; Đề án trồng rong biển; Đề án

phát triển cá tra đến năm 2020; Đề án phát triển cá cá rô phi; Đề án phát triển nuôi tômlợ mặn; đề án phát triển tôm he chân trắng đến năm 2020.

- Từ năm 2015 -2020: Rà soát điều chình thực hiện các đề án đã đề xuất8. CHƯƠNG TRÌNH VACXIN, THUÔC THU Y, CHẾ PHẨM SINH HỌC

PHỤC VỤ NTTS

8.1. Mục tiêu

Phát triển hoàn thiện hệ thống thú y thủy sản từ Trung Ương đến địa phương gópphần đáng kể trong việc phòng chống, chữa trị đối với bệnh thủy sản, đảm bảo phát triểnthủy sản bền vững.

8.2. Nội dung(1). Đề án phát triển vacxin thủy sản (Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm, xây dựng

hệ thống cung cấp, quản lý, giám sát...)

(2). Đề án phát triển thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học phục vụ NTTS.

(3). Đề án phát triển hệ thống kiểm dịch thủy sản (Bao gồm bệnh dịch, và vacxintiêm chủng): Phát triển tổ chức hệ thống bộ máy, chính sách; Nguồn nhân lực, cơ sở hạtầng, trang thiết bị.

8.3. Kế hoạch đầu tư- Từ 2010 đến 2015: Tập trung nghiên cứu hệ thống thuốc thú y và vacxin phòng

chống bệnh thủy sản, tiếp tục chủ động nghiên cứu sản xuất kit chuẩn đoán bệnh thủysản; Bước đầu xây dựng hệ thống thú y cơ sở đủ vững mạnh về số lượng và chất lượng.

- Từ 2015 đến 2020: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuốc thú y thủy sản, vacxinthủy sản và từng bước chuyển thành sản xuất hàng hóa phục vụ trong nước và nướcngoài.

Page 62: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

62

9. CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VSATTP THỦY SẢNĐẾN NĂM 2020

9.1. Mục tiêu

Nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản, xây dựng hoàn thiện và phát triển hệthống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

9.2. Nội dung(1). Đề án triển khai thực hiện kiểm tra chứng nhận thủy sản tiêu thụ nội địa

(Triển khai hiệu quả các văn bản qui phạm pháp luật về kiểm tra chứng nhận chất lượng,VSATTP thủy sản nội địa)

(2). Đề án giám sát dư lượng hóa chất độc hại trong thủy sản và sản phẩm thủysản phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

(3). Đề án giám sát các vùng thu hoạch các đối tượng chủ lực và sản phẩm mũinhọn theo tiêu chuẩn và qui chế giám sát giám sát VSATTP phục vụ tiêu thụ nội địa vàxuất khẩu; hệ thống giám sát và chứng nhận sản phẩm.

(4). Truyền thông về chất lượng VSATTP thủy sản

9.3. Kế hoạch đầu tư- Từ 2010 đến 2015: Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản đảm bảo

tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận chấtlượng VSATTP; giảm tối đa dư lượng hóa chất độc hại trong các đối tượng chủ lựcthống qua tập huấn, tuyên truyền và giám sát băng hệ thống tiêu chuấn.

- Từ 2015 đến 2020: Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thựcphẩm.

10. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THỦY SẢN VIỆTNAM ĐẾN NĂM 2020

10.1. Mục tiêu

Trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản, nâng cao khả năngcạnh tranh, đưa xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục tăng trưởng một cách hiệu quả, bền vững, cóvị thế cao trên thị trường quốc tế. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩymạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuấtkhẩu thô. Giữ vững thị trường nội địa, mở rộng thị trường thế giới. Phát triển thươngmại thủy sản góp phần nâng cao đời sống và làm giàu cho nhân dân vùng nông thôn venbiển và hải đảo.

10.2. Nội dungPhát triển thương mại thủy sản tập trung duy trì thị trường truyền thống, không ngừngthị trường mới; Đồng thời phát triển thị trường nội địa.

- Phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển hệ thống chợ đầu mối thủy sản

- Phát triển hệ thống xúc tiến thương mại (các trung tâm, các đại diện tại cácQuốc gia, các chương trình phát triển xúc tiến theo đối tượng...)

Page 63: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

63

10.3. Kế hoạch đầu tư- Từ 2010 đến 2015: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh và giữ vững thị

trường nội địa, mở rộng thị trường Quốc tế, phát triển hệ thống chợ đàu mối.

- Từ 2015 đến 2020: Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, phát triển mạng lưới xúctiến thương mại. Phát triển các trung tâm, các đại diện tại các Quốc gia, các chươngtrình xúc tiến theo đối tượng, tập trung xúc tiến thương hiệu thủy sản biển Việt Nam

11. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT VÀ PHÁTTRIỂN HỢP TÁC THỦY SẢN

11.1. Mục tiêu

Thông qua đổi mới, tổ chức lại sản xuất và đa dạng các hình thức hợp tác trongphát triển thủy sản, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, phát triển các mô hình kinh tế gópphần tăng hiệu quả sản xuất và xóa đói giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thànhphần tham gia.

11.2. Nội dung(1). Đề án phát triển hợp tác xã khai thác thủy sản (ven bờ và xa bờ): theo các

hình thức hợp tác xã/ thủy đoàn khai thác/ tập đoàn hải sản...

(2). Đề án phát triển hợp tác xã nuôi trồng, chế biến thương mại thủy sản

(3). Đề án liên kết trong sản xuất thủy sản

(4). Đề án tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản

11.3.Kế hoạch đầu tư- Giai đoạn 2010 đến 2015: Nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp lý làm cơ sở

cho tổ chức lại sản xuất phát triển các mô hình hợp tác; Tập trung xây dựng, phát triểncác mô hình và hình thành các tập đoàn kinh tế thủy sản: khai thác, nuôi trồng, chếbiến....

- Giai đoạn 2015 đến 2020: Hoàn thiện hệ thống chính sách, phát triển và mởrộng các mô hình hợp tác, đẩy mạnh phát triển các tập đoàn kinh tế.

12. CHƯƠNG TRÌNH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG PHÁTTRIỂN THỦY SẢN

12.1. Mục tiêu

Nâng cao khả năng giảm thiểu và thích ứng với biển đổi khí hậu nhằm giảm mứcđộ thiệt hại, đảm bảo phát triển bền vững trong phát triển thủy sản, ổn định và an toàncho người và tàu cá trên biển, đặc biệt là các vùng biển đảo.

12.2. Nội dung- Nghiên cứu xây dựng các kịch bản dự báo và phương án thích ứng đối với tác

động của biến đổi khí hậu trong phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng ngư dân.- Hạn chế thiệt hại trong khai thác, nuôi trồng thủy sản do hậu quả của biến đổi

khí hậu (Chú trọng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng)

- Phát triển các mô hình bền vững, đảm bảo an toàn đối với cộng đồng ngư dândo ảnh hưởng của biên đổi khí hậu.

Page 64: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

64

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách thích ứng biến đổi khí hậu gópphần phát triển thủy sản bền vững.

- Xây dựng một số mô hình điểm về thích ứng biến đổi khí hậu góp phần pháttriển kinh tế, giảm thiểu thiệt hại do tác động của thiên tai đối với cộng đồng ngư dânkhai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Tăng cường năng lực của lãnh đạo các cấp và nhận thức của cộng đồng về tácđộng của biến đổi khí hậu đối với ngư dân, ngư nghiệp, ngư trường.

12.3. Kế hoạch đầu tư- Giai đoạn 2010 đến 2015: Tập trung nghiên cứu, đánh giá tác động của biến

đổikhí hậu đối với phát triển thủy sản; Xây dựng chính sách hỗ trợ thích ứng biến đổikhí hậu; Tăng cường năng lực của lãnh đạo và cộng đồng về thích ứng biến đổi khí hậu;Xây dựng các mô hình phát triển thủy sản bền vững.

- Giai đoạn 2015 đến 2020: Tiếp túc tăng cường năng lực, hoàn thiện hệ thốngchính sách; phát triển các mô hình thích ứng và phát triển bền vững.

13. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU THỤ SẢN PHẨMTHỦY SẢN

13.1. Mục tiêu

Phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm nhằm đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩmvà nâng cao giá trị hàng hóa, góp phần ổn định giá cả thị trường, xác định được hướngphát triển các loại mặt hàng giúp người sản xuất yên tâm đầu tư phát triển.

13.2. Nội dung- Nghiên cứu khả năng phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước;

xây dựng cơ sở pháp lý cho việc xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm

- Phát triển một số mô hình tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước

- Xây dựng hệ thống bán lẻ- Xây dựng và phát triển các trung tâm và hệ thống tiêu thụ tại một số quốc gia.

13.3. Kế hoạch đầu tư- Giai đoạn 2010 đến 2015: Tập trung nghiên cứu, đánh giá khả năng phát triển

hệ thống tiêu thụ và cơ sở pháp lý; Xây dựng một số mô hình tiêu thụ sản phẩm, pháttriển hệ thống bán lẻ nội địa

- Giai đoạn 2015 đến 2020: Tiếp tục phát triển hệ thống tiêu thụ nội địa, xâydựng hệ thống bán lẻ và các trung tâm ở một số quốc gia.

14. ĐỀ ÁN ĐIỀU TRA TỔNG THỂ NGÀNH THỦY SẢN14.1. Mục tiêu

Thông qua điều tra, nghiên cứu, đánh giá được tổng thể phát triển kinh tế xã hộingành thủy sản nhằm đề xuất cũng như điều chỉnh các chính sách kịp thời đáp ứng nhucầu phát triển

14.2. Nội dung- Dự án điều tra tổng thể tàu thuyền

Page 65: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

65

- Dự án điều tra tổng thể kinh tế xã hội nghề cá- Dự án điều tra tổng thể nuôi trồng thủy sản

- Dự án điều tra tổng thể hệ thống quản lý ngành thủy sản

- Dự án điều tra tổng thể hệ thống chính sách và đề xuất hệ thống chính sách pháttriển thủy sản

14.3. Kế hoạch đầu tưGiai đoạn 2010 đến 2015: Điều tra tổng thể ngành thủy sản, xây dựng hệ thống

chính sách phát triển thủy sản nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược

Giai đoạn 2015 đến 2020: Hoàn thiện hệ chính sách

15. ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỐNG KÊ VÀ DỰBÁO PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN

15.1. Mục tiêu

Hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê, cơ sở dữ liệu và dự báo phục vụ pháttriển thủy sản

15.2. Nội dung- Dự án hoàn thiện và phát triển cơ sở dữ liệu thủy sản

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê quản lý ngành

- Xây dựng hệ thống dự báo phục vụ phát triển ngành thủy sản

15.3. Kế hoạch đầu tưGiai đoạn 2010 đến 2015: Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, xây dựng hệ thống

thông tin thống kê và dự báo

Giai đoạn 2015 đến 2020: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê vàphát triển dự báo phục vụ phát triển ngành thủy sản

16. ĐỀ ÁN NÂNG CẤP, XÂY MỚI CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CƠKHÍ THỦY SẢN

16.1. Mục tiêu

Thông qua việc nâng cấp, xây mới cơ sở nghiên cứu nhằm phát triển cơ khí chếtạo thủy sản phục vụ quá trình phát triển thủy sản giai đoạn 2010 - 2020

16.2. Nội dung- Đề án nâng cấp, xây mới các cơ sở nghiên cứu chế tạo cơ khí thủy sản

- Đề án đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu chế tạo cơ khí thủy sản: Phục vụ khaithác, nuôi trồng, chế biến thức ăn và sản phẩm thủy sản...

- Đề án phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu chế tạo cơ khí thủy sản: Phục vụkhai thác, nuôi trồng, chế biến thức ăn và sản phẩm thủy sản...

16.3. Kế hoạch đầu tư- Giai đoạn 2010 đến 2015: Tập trung nâng cấp, xây mới một số khu nghiên cứu

chế tạo, phát triển nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo nghiên cứu chế tạo cơ khí.

Page 66: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

66

- Giai đoạn 2015 đến 2020: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu chế tạocơ khí thủy sản, phát triển nguồn nhân lực.

17. ĐỀ ÁN TỔ CHỨC QUẢN LÝ, GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆNCHIẾN LƯỢC THUỶ SẢN

17.1. Mục tiêu

Thông quả việc tổ chức quản lý tốt quá trình thực hiện, đồng thời giám sát vàđịnh kỳ đánh giá các chính sách để kịp thời điều chỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả chiếnlược phát triển thủy sản

17.2. Nội dung- Dự án quản lý giám sát thực hiện chiến lược

- Dự án hỗ trợ tổ chức và phát triển thủy sản

- Dự án nghiên cứu đánh giá các chính sách thực hiện chiến lược

- Dự án đánh giá hiệu quả thực hiện chiến lược

17.3. Kế hoạch đầu tưGiai đoạn 2010 đến 2015: Tập trung hỗ trợ triển khai, giám sát thực hiện và đánh

giá chính sách.

Giai đoạn 2015 đến 2020: Tiếp tục hỗ trợ tổ chức và giám sát đánh giá việc thựchiện, rà soát bổ sung các chính sách phục vụ phát triển ngành thủy sản

Page 67: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

67

VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN

Giai đoạn thực hiệnTT Tên Chương trình dự án2010-2015 2016-2020

Kinh phí(tỷ đồng)

1 Chương trình phát triển khai thác hải sảnbền vững

4.500 3.000 7.500

2 Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợithủy sản

3.000 2.900 5.900

3 Chương trình đảm bảo an toàn cho người vàtàu cá hoạt động thủy sản

5.500 4.000 9.500

4 Chương trình phát triển nguồn nhân lực vàkhoa học công nghệ phục vụ phát triển thủysản

4.000 3.500 7.500

5 Chương trình phát triển thủy sản trên cácvùng biển đảo

9.000 6.000 15.000

6 Chương trình giống thủy sản Quốc gia giaiđoạn 2010 – 2020

2.000 1.500 3.500

7 Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sảngiai đoạn 2010 – 2020

6.000 5.250 11.250

8 Chương trình vacxin, thuốc thú y, chế phẩmsinh học phục vụ NTTS

1.000 1.000 2.000

9 Chương trình đảm bảo chất lượng VSATTPthủy sản đến năm 2020

2.000 2.000 4.000

10 Chương trình phát triển thương mại thủysản Việt Nam đến năm 2020

850 650 1.500

11 Xây dựng chương trình tổ chức lại sản xuấtvà phát triển hợp tác xã thủy sản

2.000 1.000 3.000

12 Chương trình thích ứng biến đổi khí hậutrong phát triển thủy sản

2.000 3.500 5.500

13 Chương trình phát triển hệ thống tiêu thụsản phẩm thủy sản

500 500 1.000

14 Chương trình phát triển hệ thống sản xuấtngành thuỷ sản:

3.775 2.570 6.345

(1) Đề án điều tra tổng thể ngành thủy sản 95 95(2) Đề án tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản 150 50 200(3) Đề án xây dựng hoàn thiện hệ thống thông

tin thống kê và dự báo phát triển thủy sản3.500 2.500 6.000

(4) Đề án tổ chức quản lý và giám sát đánh giáthực hiện chiến lược

30 20 50

Tổng cộng 83.495

Page 68: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

68

PHỤ LỤC THAM KHẢO

Phụ lục 1: Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản thế giới (2000 - 2006)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007(Đơn vị :triệu tấn)

KTTS (K.lượng : Tr. tấn) 95,6 93,1 93,2 90,5 94,6 94,2 92,0 91,2(Giá trị : tỷ USD) 79,5 78,2 79,1 81,7 84,2 87,3 91,2(USD/tấn) 107 111 129 132 134 145 168

NTTS (K.lượng : Tr. tấn) 35,5 37,9 40,4 42,7 45,9 48,5 51,7(Giá trị : tỷ USD) 50,6 52,5 54,4 58,4 63,9 70,4 78,8(USD/tấn) 1.427 1.384 1.348 1.368 1.391 1.451 1.525

Tổng (K.lượng : Tr. tấn) 131,1 131,0 133,6 133,2 140,5 142,7 143,6(Giá trị : tỷ USD) 130,1 130,7 133,5 140,1 148,1 157,7 170,0(USD/tấn) 992 998 1.000 1.052 1.054 1.105 1.183

* Ghi chú : Số liệu nuôi trồng không tính sản lượng nuôi rong và tảo biển

(nguồn: FAO, 2007)Phụ lục 2: Nước có sản lượng khai thác thủy sản cao nhất năm 2006

2005 2006TT Sản lượng

(Tr. tấn)Tỷ trọng

(%)Sản lượng(Tr. tấn)

Tỷ trọng(%)

Toàn thế giới 94.201.610 100,00 91.994.321 100,001 Trung Quốc 17.053.191 18,15 17.092.146 18,582 Pê-ru 9.388.662 10,21 7.017.491 7,633 Mỹ 4.888.621 5,31 4.859.872 5,284 In-đô-nê-xi-a 4.381.260 4,76 4.759.080 5,175 Nhật Bản 4.072.895 4,43 4.186.980 4,556 Chi-Lê 4.330.325 4,71 4.168.461 4,537 Ấn Độ 3.481.136 3,78 3.855.467 4,198 Nga 3.190.946 3,47 3.284.126 3,579 Thái Lan 2.599.387 2,83 2.776.295 3,0210 Phi-lip-pin 2.246.352 2,44 2.318.984 2,5211 Na Uy 2.392.934 2,60 2.255.513 2,4512 Mi-an-ma 1.742.956 1,89 2.006.790 2,1813 Việt Nam 1.929.900 2,10 1.959.900 2,1314 Hàn Quốc 1.639.069 1,78 1.749.929 1,9015 Băng-la-đét 1.333.866 1,45 1.436.496 1,5616 Ai-xơ-len 1.661.031 1,81 1.327.063 1,4417 Mê-hi-cô 1.304.830 1,42 1.300.000 1,4118 Ma-lai-xia 1.214.183 1,32 1.296.335 1,4119 Ác-hen-ti-na 931.472 1,01 1.182.185 1,2920 Ca-na-đa 1.080.982 1,18 1.063.033 1,16

(Nguồn : FAO 2007)

Page 69: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

69

Phụ lục 3: Các nước ASEAN có sản lượng khai thác cao nhất năm 2006

2005 2006TT Sản lượng (Tr.

tấn)Tỷ trọng

(%)Sản lượng (Tr.

tấn)Tỷ trọng

(%)Toàn thế giới 94.201.610 100,00 91.994.321 100,00

1 In-đô-nê-xi-a (4) 4.381.260 4,76 4.759.080 5,172 Thái Lan (9) 2.599.387 2,83 2.776.295 3,023 Phi-lip-pin (10) 2.246.352 2,44 2.318.984 2,524 Mi-an-ma (12) 1.742.956 1,89 2.006.790 2,185 Việt Nam (13) 1.929.900 2,10 1.959.900 2,136 Ma-lai-xia (18) 1.214.183 1,32 1.296.335 1,41

(Nguồn : FAO 2007)

Phụ lục 4: Sản lượng khai thác theo vùng biển năm 2006

1 Tây bắc Thái Bình Dương 21,6 triệu tấn2 Đông nam Thái Bình Dương 12,0 triệu tấn3 Trung tây Thái Bình Dương 11,2 triệu tấn4 Đông bắc Đại Tây Dương 9,1 triệu tấn5 Đông Ấn Độ Dương 5,8 triệu tấn6 Tây Ấn độ Dương 4,5 triệu tấn7 Trung đông Đại Tây Dương 3,3 triệu tấn8 Đông bắc Thái Bình Dương 3,1 triệu tấn9 Tây nam Đại Tây Dương 2,4 triệu tấn10 Tây bắc Đại Tây Dương 2,2 triệu tấn

Phụ lục 5: 10 nước có sản lượng nuôi trồng thủy sản cao nhất năm 2006

2005 2006TT Sản lượng

(Tr. tấn)Tỷ trọng

(%)Sản lượng(Tr. tấn)

Tỷ trọng(%)

Toàn thế giới 48.489.670 100,00 51.653.329 100,001 Trung Quốc 32.415.523 62,76 34.429.122 66,652 Ấn độ 2.961.978 5,73 3.123.135 6,053 Việt Nam 1.437.300 2,78 1.657.727 3,214 Thái Lan 1.304.213 2,52 1.385.801 2,685 In-đô-nê-xia 1.197.109 2,32 1.292.899 2,506 Băng-la-đét 882.091 1,71 892.049 1,737 Chi Lê 698.214 1,35 802.410 1,558 Nhật Bản 746.221 1,44 733.891 1,429 Na Uy 661.811 1,28 708.780 1,3710 Philippines 557.251 1,08 623.369 1,21

(Nguồn : FAO 2007)

Phụ lục 6: Tổng giá trị kinh tế và môi trường/năm của một số bãi cỏ biển Việt NamTT Bãi cỏ biển Diện tích (ha) Tổng giá trị kinh tế (USD) Giá trị/ha1 Tam Giang 1000 3.891.466 3.8912 Cam Ranh 800 2.632.000 32903 Liên Vị 180 427.340 4.2734 Lăng Cô 120 40.218 3355 Đình Vũ 14 56.220 4.015

(Nguồn: Nguyễn Thi Thu và nnk, 2003)

Page 70: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

70

Phụ lục 7: Thực trạng phát triển thủy sản thời kỳ 1990-2008

Bảng 1: Tổng hợp kết quả sản xuất ngành thủy sản

NămTổng sản

lượng thủysản

(tấn)

Sản lượngkhai tháchải sản(tấn)

Sản lượngnuôi thủy

sản(tấn)

Giá trịxuất khẩu

(1.000USD)

Tổng sốtàu

thuyền(chiếc)

Diện tíchmặt nước

NTTS(ha)

Số laođộng

nghề cá(1.000người)

1990 1.019.000 709.000 310.000 205.000 72.723 491.723 1.8601991 1.062.163 714.253 347.910 262.234 72.043 489.833 2.1001992 1.097.830 746.570 351.260 305.630 83.972 577.538 2.3501993 1.116.169 793.324 368.604 368.435 93.147 600.000 2.5701994 1.211.496 878.474 333.022 458.200 93.672 576.000 2.8101995 1.344.140 928.860 415.280 550.100 95.700 581.000 3.0301996 1.373.500 962.500 411.000 670.000 97.700 585.000 3.1201997 1.570.000 1.062.000 481.000 776.000 71.500 600.000 3.2001998 1.668.530 1.130.660 537.870 858.600 71.799 626.330 3.3501999 1.827.310 1.212.800 614.510 971.120 73.397 630.000 3.3802000 2.003.000 1.280.590 723.110 1.478.609 79.768 652.000 3.4002001 2.226.900 1.347.800 879.100 1.777.485 78.978 887.5002002 2.410.900 1.434.800 976.100 2.014.000 81.800 955.0002003 2.536.361 1.426.223 1.110.138 2.199.577 83.122 902.2292004 3.073.600 1.923.500 1.150.100 2.400.781 85.430 902.9002005 3.432.800 1.995.400 1.437.400 2.738.726 90.880 959.9002006 3.695.927 2.001.656 1.694.271 3.357.960 Chua XD 1.050.0002007 4.149.000 2.064.000 2.085.000 3.752.000 85.758 1.065.0002008 1.900.000 4.509.418

Bảng 2: Tổng hợp số liệu tàu thuyền, sản lượng lao động các năm (1981-2008)

Năm Số lượng tàuthuyền(chiếc)

Tổng côngsuất (CV)

Sản lượngkhai thác hải

sản (tấn)

Năng suấtkhai thác

(tấn/CV/năm)

Lao độngthủy sản

1981 29.584 453.871 419.47 0,92 1.0001982 29.429 469.976 475.597 1,01 1.0001983 29.117 475.832 519.384 1,09 1.2001984 29.549 484.114 530.65 1,10 1.4001985 29.323 494.507 550.00 1,11 1.4001986 31.680 537.503 582.077 1,08 1.5001987 35.406 597.022 624.445 1,05 1.7001988 35.774 609.317 622.364 1,02 1.7001989 37.035 660.021 651.525 0,99 1.7701990 41.266 727.585 672.130 0,92 1.8601991 43.940 824.438 730.420 0,89 2.1001992 54.612 986.420 737.150 0,75 2.3501993 61.805 1.291.550 793.324 0,61 2.5701994 67.254 1.443.950 878.474 0,61 2.8101995 69.000 1.500.000 928.860 0,62 3.0301996 69.953 1.543.163 962.500 0,62 3.1201997 71.500 1.850.000 1.078.000 0,58 3.200

Page 71: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

71

1998 71.779 2.427.856 1.130.660 0,47 3.3501999 73.397 2.518.493 1.212.800 0,48 3.3802000 75.928 3.185.558 1.280.591 0,40 3.4002001 78.978 3.722.577 1.347.800 0,36 4,0002002 81.800 4.038.365 1.434.800 0,35 4.0002003 83.122 4.100.000 1.426.223 0,34 4.2002004 83.300 4.200.000 1.500.000 0,35 4.2002005 84.080 4.200.000 1.650.000 0,37 4.3002006 85.530 4.576.000 1.857.600 0,38 4.3002007 86.500 5.179.000 1.866.600 0,36 4.5002008 123.000 5.300.000 1.900.000 0,36 4.500

Bảng 3: Sản lượng NTTS theo đối tượng thời kỳ 1990-2007 (ngàn tấn)

Năm Tổng Cá Tôm Thủy sản khác1990 162,1 129,3 32,7 0,11995 389,1 209,1 55,3 124,72000 589,6 391,1 93,5 105,02001 709,9 421,0 154,9 134,02002 844,8 486,4 186,2 172,22003 1003,1 604,4 237,9 160,82004 1202,5 761,6 281,8 159,12005 1478,0 971,2 327,2 179,62006 1693,9 1157,1 354,5 182,32007 2085,2 1494,8 386,6 203,8

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2008)

Bảng 4: Diện tích NTTS theo loại hình mặt nước giai đoạn 2000-2007

Danh mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

TỔNG SỐ 641,9 755,2 797,7 867,6 920,1 952,6 976,5 1008,0

Diện tích nước mặn, lợ 397,1 502,2 556,1 612,8 642,3 661,0 683,0 702,5Nuôi cá 50,0 24,7 14,3 13,1 11,2 10,1 17,2 26,4

Nuôi tôm 324,1 454,9 509,6 574,9 598,0 528,3 612,1 625,6

Nuôi hỗn hợp và TS khác 22,5 22,4 31,9 24,5 32,7 122,2 53,4 50,2

Ương, nuôi giống thủy sản 0,5 0,2 0,3 0,3 0,4 0,4 0,3 0,3

Diện tích nước ngọt 244,8 253,0 241,6 254,8 277,8 291,6 293,5 305,5

Nuôi cá 225,4 228,9 232,3 245,9 267,4 281,7 283,8 295,7

Nuôi tôm 16,4 21,8 6,6 5,5 6,4 4,9 4,6 4,7

Nuôi hỗn hợp và TS khác 2,2 0,5 0,4 1,0 1,1 1,6 1,7 1,6

Ương, nuôi giống thủy sản 0,8 1,8 2,3 2,4 2,9 3,5 3,4 3,5

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2008)

Page 72: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

72

Bảng 5: Tổng hợp trữ lượng và khả năng khai thác cá biển Việt NamTrữ lượng Khả năng khai thác Tỷ lệVùng

BiểnLoài cá Độ

sâu Tấn Tỷ lệ (%) Tấn Tỷ lệ (%) (%)Cá nổi nhỏ 390.000 57,3 156.000 57,3

<50m 39.204 5,7 15.682 5,7>50m 251.962 37,0 100.785 37,0 16,3Cá đáyCộng 291.166 42,7 116.467 42,7

VịnhBắc Bộ

Cộng 681.166 100,0 272.467 100,0Cá nổi nhỏ 500.000 82,5 200.000 82,5

<50m 18.494 3,0 7.398 3,0>50m 87.905 14,5 35.162 14,5 14,5Cá đáyCộng 106.399 17,5 42.560 17,5

MiềnTrung

Cộng 606.399 100,0 242.560 100,0Cá nổi nhỏ 524.000 25,2 209.600 25,2

<50m 349.154 16,8 139.762 16,8>50m 1.202.735 58,0 481.094 58,0 49,7Cá đáyCộng 1.551.889 74,8 620.856 74,8

ĐôngNam Bộ

Cộng 2.075.889 100,0 830.456 100,0Cá nổi nhỏ 316.000 62,0 126.000 62,0Cá đáy 190.670 38,0 76.272 38,0 12,1

TâyNam Bộ

Cộng 506.679 100,0 202.272 100,0Gò nổi Cá nổi nhỏ 10.000 100,0 2.500 100,0 0,2Giữa B.Đông

Cá nổi đạidương (*)

(300.000) (120.000) 7,2

Cá nổi nhỏ 1.740.000 694.100Cá đáy 2.140.133 855.885Tổng

Cộng Cá nổi đạidương (*)

(300.000) (120.000)

Toàn bộ 4.180.133 1.669.985 100,0Nguồn: Viện Nghiên cứu hải sản (*) số liệu tính toán

Bảng 6: Tỷ lệ tôm sú và tôm thẻ chân trắng tại các thị trường nhập khẩu chủ lựcĐơn vị: ngàn tấn 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007Mỹ

Tôm thẻ chân trắng 29% 33% 41% 48% 63% 72% 74%Tôm sú 71% 67% 59% 52% 37% 28% 26%

Nhật BảnTôm thẻ chân trắng 41% 40% 43% 44% 46% 50% 51%Tôm sú 59% 60% 57% 56% 54% 50% 49%

Châu ÂUTôm thẻ chân trắng 59% 59% 58% 61% 69% 68% 68%Tôm sú 41% 41% 42% 39% 31% 32% 32%

Tổng các thị trường chủ lựcTôm thẻ chân trắng 39% 41% 46% 51% 62% 67% 68%Tôm sú 61% 59% 54% 49% 38% 33% 32%

Khối lượng thương mại (ngàn tấn)Tôm thẻ chân trắng 317 330 452 472 652 783 776Tôm sú 496 470 529 459 408 388 366Tổng 813 799 981 931 1,061 1,170 1,142

Source: Napfisheries research, NMFS, Eurostat & Infofis* tôm nhiệt đới (vì không bao gồm tôm nước lạnh nên bảng này không trùng với bảngtrên)

Page 73: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

73

Phụ lục 8: Dự báo xu hướng phát triển thủy sản

Bảng 7: Dữ liệu về nguồn lợi và sản lượng dự kiến cho chiến lược KTHS đến 2020Vùng biển Loại sản phẩm Trữ lượng Sản lượng

Cá nổi nhỏ 433,000 160,000Vịnh Bắc Bộ Cá đáy 153,269 70,000

Cá nổi nhỏ 595,000 230,000Miền Trung Cá đáy 592,150 280,000

Cá nổi nhỏ 770,800 298,000Đông Nam Bộ Cá đáy 304,850 140,000

Cá nổi nhỏ 945,000 360,000Tây Nam Bộ Cá đáy 123,992 60,000

Cá nổi nhỏ 10,000 2,000Giữa Biển Đông Cá nổi lớn 1,156,032 400,000

Cá nổi nhỏ 2,753,800 1,050,000Cá đáy 1,174,261 550,000Cá nổi lớn 1,156,032 400,000

Toàn vùng biển Tổng cộng 5,084,093 2,000,000

Bảng 8: Dự báo nhu cầu thủy sản trên thế giới đến năm 2010TT Các nhu cầu Châu

PhiBắcMỹ

Caribê,NamMỹ

ChâuÁ

ChâuÂu,Nga

ChâuĐại

Dương

ToànThếGiới

I Tổng nhu cầu (Tr.tấn) 8.735 9.047 19.18 91.31 20.58 7.862 156.71 Phi thực phẩm (Tr. tấn) 736 1.278 12.87 7.469 6.001 109 28.472 Thực phẩm (Triệu tấn) 7.999 7.769 6.307 83.84 14.58 7.753 128.33 Mức tiêu thụ/ người (kg) 8.8 23.4 10.6 20.2 20.5 22.1 18.4II Dân số (Triệu người) 997 332 595 4.145 713 34 6.816

Nguồn: Trung tâm thông tin và KHKT thủy sản-Bộ Thủy sản (trước đây)Bảng 9: Dự báo sản lượng tiêu thụ thủy sản nội địa đến năm 2020

TT Hạng mục ĐVT 2010 2015 20201 Dân số toàn quốc Tr.người 87,5 90,1 98,62 Tiêu thụ thủy sản nội địa toàn quốc Triệu tấn 2,10 2,16 2,363 Dân số toàn vùng ĐBSCL Tr.người 17,8 18,9 19,84 Tiêu thụ thủy sản vùng ĐBSCL Triệu tấn 0,42 0,45 0,47

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu của tổng cục thống kê và của FAOBảng 10: Dự báo cầu co giãn theo thu nhập của người dân trong nước cho việc tiêu dùngcác mặt hàng thủy sản nội địa giai đoạn 2005-2020 (ĐVT: 1.000đ/năm)

Năm 2000 2005 2010 2015 2020Thu nhập 3.569,5 6.125,0 8.303,9 10.892,4 13.480,8Thủy sản 227,1 371,4 494,3 629,4 764,5

Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của tổng cục thống kê, nguồn của FAOBảng 11: Dự báo tiêu thụ thủy sản nội địa thông qua khách quốc tế đến Việt Nam

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2015 2020Khách quốc tế 1.000 lượt 4.193 5.376 6.559Mức tiêu thụ thủy sản đối với kháchquốc tế đến Việt Nam 1.000 Tấn 7,1 8,9 10,6

Nguồn: Tính toán dự vào nguồn số liệu của tổng cục thống kê

Page 74: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

74

Phụ lục 9: Dự báo thị trường và sản phẩm mũi nhọnPhương pháp dự báo số lượng và cơ cấu phù hợp (tối ưu) cho các sản phẩm thủy

sản Việt Nam1. Phương pháp luậnDo đặc điểm của ngành thủy sản là ngành khai thác - sử dụng tài nguyên thiên

nhiên và quy hoạch phải dựa trên định hướng của thị trường nên phương án tiếp cận đểdự báo số lượng, cơ cấu thích hợp cho ngành thủy sản Việt nam như sau:

1.

2.

2. Kết quả dự báo sẽ đạt được:

- Các sản phẩm nào là mũi nhọn của thủy sản Việt Nam hiện tại? Tương lai sẽ làcác sản phẩm mũi nhọn gì?

- Xác định cơ cấu thích hợp cho thủy sản Việt Nam theo sản phẩm, sản lượng, chiphí và doanh thu theo các mốc thời gian quy hoạch?

- Việt Nam cần tập trung khai thác gì? Sản lượng khai thác bao nhiêu? Dự kiếngiá thành khai thác; Doanh thu theo các mốc thời gian quy hoạch;

- Việt Nam nên nuôi trồng các sản phẩm thủy sản nào? Sản lượng và giá thành;doanh thu theo các mốc thời gian quy hoạch?

- Nhu cầu tại các thị trường thủy sản hiện tại và thị trường tiềm năng: đặc điểmnhu cầu, số lượng và giá bán, yêu cầu về chất lượng; điểm bão hòa của từng thị trườngthủy sản, cơ cấu thị trường thủy sản theo sản phẩm và theo các nước xuất khẩu

- Hiện tại mức độ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm thủy sản củaViệt Nam như thế nào?

- Thị trường nào đã và sẽ là thị trường chủ lực? quy mô thị trường, dự báo sảnlượng theo từng thị trường?

Dự báo sản lượng và cơ cấu cho thủy sản khai thác và nuôi trồng

Phân tích và dự báo nhu cầutiêu thụ sản phẩm thủy sản theotừng thị trường (hiện tại và tiềm

năng)

Phân tích, dự báo cung và khả năng cạnhtranh sản phẩm thủy sản của các nướcXK theo từng thị trường (hiện tại và

tiềm năng)

Phân tích và Dự báo khả năng, mức độ chiếmlĩnh thị trường của thủy sản Việt Nam

Cân đối cung cầu và xác định cơ hội, khó khăn, tháchthức và thiếu hụt của thủy sản Việtnam

Lựa chọn và dự báo các sản phẩm mũi nhọn vàthị trường chủ lực (hiện tại và tiềm năng) của

thủy sản Việt Nam

Xác định số lượng và cơ cấu sản phẩm thích hợp cho thủysản Việt Nam trên từng thị trường hiện tại và tiềm năng

Hiện trạng, Dự báo tài nguyên vàkhoa học kỹ thuật ứng dụng trong

ngành thủy sản thế giới và Việt Nam

Mục tiêu qua các mốcthời gian quy hoạch

(doanh thu, sản lượng)

Page 75: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

75

3. Nguồn số liệu đầu vào có thể tiếp cận để dự báoHiện nay, nguồn số liệu đầu vào rất hạn chế, cụ thể:3.1. Số liệu về nhu cầu thị trường- Đã có thống kê về lượng và giá bán thủy sản qua từng năm(từ 1997 đến 2007)

theo 7 nhóm mặt hàng trên từng thị trường hiện tại (Thị trường nội địa Việt Nam, Mỹ,Nhật, Hồng Kông, Đài Loan, Đông Âu và Nga, EU…) của các nước xuất khẩu thủy sảnvà, cụ thể xem bảng (ví dụ) dưới đây:Thị trường Mỹ - Năm 1997Nước XK (bán) Mỹ Việt Nam Trung quốc….Nhóm mặt hàng Giá bán Số lượng Giá bán Số lượng Giá bán Số lượng1.Tôm2.Cá da trơn3.Hàng khô4.Cá ngừ….

- Chưa có các số liệu điều tra thị trường hiện tại và các thị trường tiềm năng (vềthị hiếu, sở thích người tiêu dùng, số lượng tiêu thụ, dân số và đặc điểm dân số, GDP vàphương án tăng trưởng, khả năng thay thế sản phẩm, khảo sát tính cạnh tranh của cácsản phẩm thủy sản Việt Nam và các đối thủ cung cấp sản phẩm thủy sản khác trên cácthị trường nội địa và xuất khẩu, mức hỗ trợ DN của chính phủ các nước XK thủy sảncũng như mức giá sàn khống chế cho từng quốc gia trên các thị trường hiện tại và tiềmnăng);

3.2. Số liệu về cung và khả năng cạnh tranh- Đã có thống kê về chi phí và % các thành phần chi phí chủ yếu của thủy sản Việt

Nam (nhân công, giống, thuốc, thức ăn, sử dụng tài nguyên…);- Đã có số liệu về mức giới hạn cho ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Việt

Nam (tài nguyên thủy sản, đất, nước);- Đã có thống kê về lao động trực tiếp ngành thủy sản, phân chia theo nuôi trồng

và đánh bắt; đầu tư phát triển ngành thủy sản;- Chưa có số liệu về khả năng Cung cấp thủy sản của các đối thủ cạnh tranh chủ

yếu với thủy sản Việt Nam (Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia…) phân chia theo nhómmặt hàng;

- Chưa có các báo cáo về định hướng phát triển ngành thủy sản (chính sách, hỗ trợcủa chính phủ, định hướng khai thác nuôi trồng) các nước XK thủy sản.

- Chưa có số liệu khảo sát về giá thành và chất lượng sản phẩm thủy sản các nướcXK thủy sản cũng như của Việt nam để xác định năng lực cạnh tranh của thủy sản Việtnam trên các thị trường nội địa và xuất khẩu;

3.3. Số liệu phục vụ dự báo tài nguyên và KHCN

- Chưa có số liệu hiện trạng và dự báo về công nghệ và tài nguyên (giống mới;công nghệ khai thác mới; mức độ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thủy sản cho thủy sảnViệt Nam và các nước XK thủy sản khác;

4. Lựa chọn phương pháp dự báoVới nguồn số liệu hạn chế, nếu điều tra nhu cầu trên từng thị trường, đặc biệt là

Page 76: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

76

các thị trường ngoài nước sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Vì vậy, căn cứphương pháp luận nói trên chúng tôi xác định lựa chọn các phương pháp dự báo sử dụngsố liệu thống kê là chủ yếu. Cụ thể:

4.1. Phân tích và dự báo nhu cầu thị trường:- Dựa trên số liệu về số lượng (Q) và giá bán bình quân (P) của các bên (quốc

gia) tham gia trên từng thị trường (nội địa, các thị trường ngoài nước đã và chưa có Việtnam tham gia) từ năm 1997-2007 xây dựng hàm cầu Qij=f(Pij) chung cho toàn bộ cácsản phẩm thủy sản (i- quốc gia thứ I; j – thị trường thứ j); Dự kiến hàm cầu dạng tuyếntính, xác định bằng phương pháp hồi quy và sử dụng phần mềm thống kê thông dụng(SPSS; Excel…).

- Dựa trên hàm cầu thu được của từng quốc gia cung cấp i trên thị trường j xácđịnh được sản lượng Qij của từng quốc gia trên từng thị trường đối với từng mức giá bánPij nhất định;

- Từ việc xác định được Qil theo từng mức giá Pij xác định được thị phần của cácquốc gia i trên thị trường j đối với một mức giá bán Pij như nhau.

4.2. Phân tích cung

a). Phân tích cung của thủy sản Việt Nam:Phân tích doanh thu:

- Theo số liệu thống kê từ 1997-2007 về doanh thu (TRj) và số lượng bán Qjz củathủy sản Việt nam theo từng thị trường j, xây dựng hàm hồi quy doanh thu (biến độclập) theo các biến phụ thuộc là Qjz (z – loại sản phẩm thủy sản) dạng tuyến tính, sử dụngphần mềm thông dụng (Excel, SPSS, Mathlab…). Hàm số có dạng TRj = β0 + β1Q1 +β2Q2 + βzQz +… + β7Q7

- Trong đó z = 1, 2, …,7 – 7 nhóm sản phẩm chính trên các thị trường xuất khẩuvà nội địa của thủy sản Việt nam.

- Căn cứ vào các hệ số βz xác định được thứ tự về mặt đem lại doanh thu cao củasản phẩm thủy sản (tạm gọi là thứ tự của sản phẩm mũi nhọn); tức ở đây quan niệm sảnphâm rmũi nhọn là sản phẩm mang lại doanh thu cao nhất.

- Dự kiến sẽ sử dụng hàm phụ thuộc giữa doanh thu vào sản lượng các nhóm sảnphẩm thủy sản; cộng thêm căn cứ mục tiêu của nhà nước Việt Nam cần nhằm tới vềdoanh thu để xác định các kịch bản về số lượng và cơ cấu (%) hợp lý các sản phẩm thủysản Việt Nam.

Phân tích về năng lực sản xuất thủy sản Việt Nam:

- Xây dựng hàm SX theo từng nhóm sản phẩm: Qz = f(xk) nhằm kiểm định lại cáckịch bản nói trên;

Trong đó Qz – sản lượng SX (hoặc sản lượng bán) sản phẩm thủy sản z qua cácnăm;

xk – biến độc lập, gồm vốn đầu tư cho ngành thủy sản qua các năm; nhân công;công nghệ; tài nguyên….

Việc xây dựng hàm hồi quy này đơn giản, dùng các phần mềm thống kế thôngthường là được (SPSS, Excel…).

Page 77: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

77

- Sau khi đã có hàm SX, sẽ thay các số liệu đầu vào gồm các “giới hạn về nănglực SX” như mức đầu tư tối đa có thể vào ngành thủy sản; số nhân công tối đa; tàinguyên tối đa về nước, đất, sản lượng… vào giá trị xk để xác định Qz tối đa mà ViệtNam có thể SX;

- Từ kết quả Qz tối đa nói trên, đối chiếu với sản lượng; doanh thu đã xác định từbước trên theo các kịch bản để điều chỉnh lại số liệu về Qz 11

Bảng 12: Các kịch bản dự báo doanh thu xuất khẩu (Kịch bản cao: tăng trưởng9,11%/năm)

Year TR_export Tom Catron Cangu Hangkho Muc Cakhac Haisan2008 5.000.392.015 214.209 513.834 69.930 46.875 112.275 157.343 117.8662009 5.455.927.728 233.724 560.644 76.301 51.145 122.504 171.677 128.6042010 5.952.962.744 255.016 611.719 83.252 55.805 133.664 187.316 140.3192011 6.495.277.649 278.248 667.447 90.836 60.888 145.841 204.381 153.1022012 7.086.997.443 303.596 728.251 99.111 66.435 159.127 223.000 167.0502013 7.732.622.910 331.254 794.595 108.140 72.488 173.623 243.315 182.2682014 8.437.064.858 361.431 866.982 117.992 79.091 189.440 265.481 198.8732015 9.205.681.466 394.358 945.964 128.741 86.296 206.698 289.667 216.9902016 10.044.319.048 430.284 1.032.142 140.469 94.158 225.528 316.055 236.7582017 10.959.356.513 469.483 1.126.170 153.266 102.736 246.074 344.848 258.3272018 11.957.753.891 512.252 1.228.764 167.228 112.095 268.491 376.264 281.860

18,22 13.047.105.271 558.919 1.340.704 182.463 122.307 292.951 410.541 307.5382020 14.235.696.561 609.836 1.462.842 199.085 133.449 319.639 447.941 335.555

Bảng 13: Dự báo doanh thu xuất khẩu (Kịch bản thấp: tăng trưởng 4,24%/năm)Year TR_export Tom Catron Cangu Hangkho Muc Cakhac Haisan

2008 5.000.392.015 214.209 513.834 69.930 46.875 112.275 157.343 117.8662009 5.212.408.636 223.292 535.621 72.895 48.863 117.036 164.014 122.8642010 5.433.414.763 232.759 558.331 75.986 50.934 121.998 170.968 128.0732011 5.663.791.549 242.628 582.004 79.208 53.094 127.171 178.217 133.5032012 5.903.936.310 252.916 606.681 82.566 55.345 132.563 185.774 139.1642013 6.154.263.210 263.640 632.404 86.067 57.692 138.184 193.650 145.0642014 6.415.203.970 274.818 659.218 89.716 60.138 144.043 201.861 151.2152015 6.687.208.618 286.470 687.169 93.520 62.688 150.150 210.420 157.6272016 6.970.746.264 298.616 716.305 97.485 65.346 156.516 219.342 164.3102017 7.266.305.905 311.278 746.676 101.619 68.116 163.153 228.642 171.2772018 7.574.397.276 324.476 778.336 105.927 71.004 170.070 238.337 178.5392019 7.895.551.720 338.234 811.337 110.419 74.015 177.281 248.442 186.1092020 8.230.323.113 352.575 845.738 115.100 77.153 184.798 258.976 194.000

Bảng 14: Tổng nhu cầu Hải sảnKịch bản cao (tấn) Kịch bản thấp (tấn) Kịch bản trung bình (tấn)Năm

Nội địa Xuất khẩu Nội địa Xuất khẩu Nội địa Xuất khẩu2009 2.622.880 1.399.437 1.340.158 1.387.114 1.981.519 1.393.2752010 2.740.115 1.589.201 1.400.059 1.561.335 2.070.087 1.575.2372011 2.862.591 1.804.696 1.462.638 1.757.439 2.162.615 1.780.9632012 2.990.541 2.049.413 1.528.014 1.978.173 2.259.278 2.013.5572013 3.124.210 2.327.313 1.596.312 2.226.632 2.360.261 2.276.5272014 3.263.854 2.642.897 1.667.663 2.506.296 2.465.759 2.573.8422015 3.409.740 3.001.274 1.742.203 2.821.087 2.575.971 2.909.9852016 3.562.146 3.408.247 1.820.075 3.175.416 2.691.110 3.290.0292017 3.721.364 3.870.405 1.901.427 3.574.248 2.811.396 3.719.7072018 3.887.699 4.395.232 1.986.416 4.023.174 2.937.057 4.205.5012019 4.061.469 4.991.225 2.075.203 4.528.484 3.068.336 4.754.7392020 4.243.006 5.668.035 2.167.959 5.097.262 3.205.482 5.375.708

Page 78: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

78

Bảng 15: Kết quả dự báo doanh thu thủy sản của Việt Nam đến 2020Kịch bản cao Kịch bản thấp Kịch bản trung bìnhNăm

Nội địa Xuất khẩu Nội địa Xuất khẩu Nội địa Xuất khẩu2009 2.660.691.454 5.718.948.347 1.359.477.385 5.628.441.252 2.010.084.420 5.678.445.172

2010 2.779.617.199 6.541.131.054 1.420.242.364 6.335.373.473 2.099.929.782 6.448.442.338

2011 2.903.858.604 7.481.937.533 1.483.723.374 7.131.096.382 2.193.790.989 7.322.851.119

2012 3.033.653.266 8.558.543.248 1.550.041.815 8.026.762.087 2.291.847.540 8.315.829.730

2013 3.169.249.399 9.790.619.119 1.619.324.510 9.034.923.405 2.394.286.955 9.443.456.242

2014 3.310.906.315 11.200.695.320 1.691.703.956 10.169.709.785 2.501.305.135 10.723.988.908

2015 3.458.894.913 12.814.578.285 1.767.318.569 11.447.025.334 2.613.106.741 12.178.161.804

2016 3.613.498.203 14.661.828.733 1.846.312.950 12.884.771.716 2.729.905.577 13.829.520.545

2017 3.775.011.844 16.776.309.656 1.928.838.169 14.503.099.043 2.851.925.006 15.704.803.530

2018 3.943.744.710 19.196.814.567 2.015.052.042 16.324.688.283 2.979.398.376 17.834.374.889

2019 4.120.019.481 21.967.787.771 2.105.119.443 18.375.069.132 3.112.569.462 20.252.716.124

2020 4.304.173.259 25.140.150.202 2.199.212.614 20.682.977.815 3.251.692.937 22.998.984.431

Phụ lục 10: Chỉ tiêu phát triển đến năm 2020Bảng 16: Mục tiêu khai thác hải sản theo giai đoạn đến 2020

Sản lượngTT Hạng mục2010 2015 2020

Sản lượng chung 2.200.000 2.200.000 2.400.0001 Khai thác thủy sản nội địa (1) 200.000 200.000 200.0002 Khai thác hải sản ven bờ (1) 800.000 700.000 600.0003 Khai thác hải sản xa bờ 1.200.000 1.300.000 1.600.000

3.1 Cá ngừ đại dương (trong vùngbiển Việt Nam)

60.000 60.000 60.000

3.2. Khai thác hải sản ngoài vùng biểnViệt Nam

0 0 200.000

Ghi chú: (1) Hiện tại các báo cáo chính thức chưa phân định rõ sản lượng khai thác ởcác thủy vực này. Số liệu trên căn cứ vào năng lực khai thác hiện có để tính

Page 79: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

79

Bảng 17: Các chỉ tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đến năm 2020Kế hoạch chỉ tiêu cụ thể các thời kỳTT Danh mục Đơn vị

2010* 2010** 2015 2020I Diện tích (x 1000) ha 1.100 1.120 1.120*** 1.120***

1.1 Diện tích nuôi ngọt ha 500.000 450.000 400.000- Nuôi thâm canh cá tra ha 9.000 11.000 13.000- Nuôi các đối tượng khác ha 491.000 439.000 437.000

1.2 Diện tích nuôi lợ mặn ha 600.000 650.000 700.000- Nuôi tôm thâm canh ha 60.000 80.000 120.000- Nuôi tôm QCCT sinh thái ha 300.000 300.000 300.000- Nuôi khác 240.000 260.000 265.000

1.3 Diện tích nuôi nhuyễn thể ha 20.000 30.000 35.0001.4 Diện tích nuôi biển Ha 3.870 7.000 8.000II Tổng sản lượng (x 1000) tấn 2.100 2.600 3.500 4.5002.1 Tôm nước lợ tấn 380.000 400.000 550.000 700.0002.2 Cá tra, basa (x 1000) tấn 700 1.250 1.650 2.0002.3 Nhuyễn thế tấn 380.000 200.000 250.000 300.0002.4 Cá biển tấn 100.000 50.000 150.000 200.0002.5 Cá rô phi tấn 30.000 70.000 100.000 150.0002.6 Rong biển, tảo tấn 50.000 75.000 100.000 150.0002.7 Tôm càng xanh tấn 40.000 20.000 40.000 60.0002.8 Thủy sản khác tấn 20.000 35.000 60.000 90.0002.9 Cá truyến thống tấn 400.000 500.000 600.000 850.000III Giống thủy sản3.1 Tôm nước lợ tr. Con 40.000 42.000 47.000 50.0003.2 Cá biển tr. Con 75 40 115 1503.3 Nhuyễn thế tr. Con 38.000 20.000 25.000 30.0003.4 Rong biển, tảo tấn 5.000 7.500 10.000 15.0003.5 Cá tra, basa tr. Con 900 1.500 2.000 2.5003.6 Cá truyền thống tr. Con 1.200 1.400 1.900 2.4003.7 Cá rô phi tr. Con 90 200 350 4003.8 Tôm càng xanh tr. Con 1.200 600 900 1.5003.9 Tôm hùm tr. Con 5 10 15

3.10 Thủy sản nước lợ khác tr. Con 60 150 300

Page 80: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

80

3.11 Thủy sản nước mặn khác tr. Con 40 150 2503.12 Thủy sản nước ngọt khác tr. Con 100 350 500IV Giá trị kim ngạch xuất khẩu Tỷ USD 2,5 2,8 3,5-3,8 4,5-4,8V Lao động (x 1000) người 2.800 2.800 3.000 3.000

Ghi chú: (*) Kế hoạch điều chỉnh của CT.224 lần 1; (**) Kế hoạch điều chỉnh của CT.224 lần 2; (***) Tăng diện tích nuôi thâm canh vàdiện tích nuôi biển, giảm diện tích nuôi quảng canh cải tiến.

Page 81: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

81

Bảng 18: Bảng cân đối nguyên liệu và khả năng chế biếnĐề mục Năm 2015 Năm 2020

I. Sản lượng thủy sản 6.000.000 7.000.000II. Sản lượng thủy sản ăn tươi không qua chế biến(75% đối với tiêu thụ nội địa) (T) 1.742.000 2.000.000

III. Sản lượng thủy sản qua chế biến (T) (I-II) 4.258.000 5.000.000IV. Khả năng chế biến hiện tại năm 2007 (mức 70% công suất)(T) 4.023.000 4.023.000

V. Mức độ đáp ứng khả năng CB(T) (IV-III) (-) 235.000 (-) 977.000

Bảng 19: Mục tiêu theo nhóm sản phẩm chế biến xuất khẩu đến năm 2020Nhóm sản phẩm Đ.vị tính Năm 2007 Mục tiêu

2015Mục tiêu

2020Định hướng

20301. Tôm- Sản lượng- Giá trị KN XK- Tỷ trọng

TấnTỷ USD

%

161.0001,5140,1

220.0002,0

33,3

260.0002,5

33,32. Từ cá da trơn- Sản lượng- Giá trị KN XK- Tỷ trọng

TấnTỷ USD

%

387.0000,9826,0

650.0001,7

28,3

760.0002,0

26,73. Từ cá ngừ ĐD- Sản lượng- Giá trị KN XK- Tỷ trọng

TấnTỷ USD

%

53.0000,154,0

100.0000,35,0

135.0000,45,3

4. Mực và bạch tuộcđụng lạnh- Sản lượng- Giá trị KN XK- Tỷ trọng

TấnTỷ USD

%

82.0000,287,5

130.0000,457,5

170.0000,68,0

5. Hàng khụ- Sản lượng- Giá trị KN XK- Tỷ trọng

TấnTỷ USD

%

35.0000,153,9

60.0000,254,2

72.0000,34,0

6. Cỏ biển (KT+NT)- Sản lượng- Giá trị KN XK- Tỷ trọng

TấnTỷ USD

%

118.0000,349,0

245.0000,7

11,7

330.0000,9512,7

7.Từ sản phẩm khác- Sản lượng- GTKN XK- Tỷ trọng

TấnTỷ USD

%

89.0000,359,5

145.0000,6

10,0

185.0000,7510,0

Tổng cộng- Tổng sản phẩm- Giá trị XK

TấnTỷ USD

925.0003,76

1.550.0006,0

1.912.0007,5

Page 82: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

82

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂNTHỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

(DỰ THẢO)

- Hà Nội, 5/2009 -

Page 83: MỤC LỤC - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/1775chien luoc thuy san 25.5.2009.pdf1 mỤc lỤc bỐi cẢnh vÀ sỰ cẦn thiẾt xÂy dỰng chiẾn lƯỢc

83

1. Công Khích: [email protected]; 0912221363

2. Nguyễn Long: [email protected]; 0913 352805 [email protected]

3. Ông Tám:

4. Ông Kiên: [email protected]; 0919702168

5. Ông Chí: [email protected]; 0913238932