52

MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng
Page 2: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

1

MỤC LỤC

Hoạt động của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia

Trần Bích Ngọc: Hợp tác ba bên IAEA-Việt Nam-Lào/Căm-pu-chia Nguyễn Ngọc Huynh, Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Thị Loan: Hoạt động cấp phép năm 2019

Nguyễn Trung Tính: Hệ thống dịch vụ công trực tuyến Cục ATBXHN phục vụ công tác quản lý nhà nước Đào Ngọc Phương: Hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ của Cục ATBXHN năm 2019

Nghiên cứu về pháp quy hạt nhân

Trần Thị Trang: Xây dựng văn bản cho lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu mới

Bùi Thị Dung: Quản lý chất thải NORM và đề xuất cho Việt Nam

Trao đổi và thảo luận

Phan Văn Thành: Tăng cường quản lý sắt, thép và hàng hóa nhiễm xạ

Kinh nghiệm quốc tế

Nguyễn Thị Lan Anh: Thông tin công chúng trong trường hợp khẩn cấp – Kinh nghiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân Pháp Nguyễn Quang Hương, Lâm Thị Hà Mi: Hệ thống quản lý IMS và đề xuất cho Cơ quan pháp quy hạt nhân của Việt Nam Thân Thị Ngọc Mai: Các phương pháp và hệ thống đảm bảo an ninh hạt nhân cho các sự kiện lớn và kinh nghiệm thực thi của Việt Nam

Page 3: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

2

HỢP TÁC BA BÊN GIỮA VIỆT NAM – IAEA – LÀO VÀ VIỆT NAM – IAEA – CAM-PU-CHIA

Trần Bích Ngọc

Phó Cục trưởng Cục ATBXHN Đầu mối liên lạc quốc gia của Việt Nam đối với IAEA

Với vai trò là đầu mối quốc gia trong quản lý và thúc đẩy phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo, trong nhiều năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) triển khai nhiều dự án hợp tác kỹ thuật quốc gia, khu vực và liên khu vực. Nhờ đó năng lực của Việt Nam trong lĩnh vực NLNT đã đạt trình độ nhóm đầu trong khu vực, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Lào và Campuchia là những quốc gia thành viên mới và đang bước đầu tham gia vào các chương trình hợp tác của IAEA, đồng thời cũng là các nước láng giềng có quan hệ đặc biệt đối với Việt Nam, có sự khởi điểm về phát triển, ứng dụng NLNT tương đồng với chúng ta hơn 40 năm trước. Do vậy, từ tháng 8/2017, Việt Nam và IAEA đã khởi xướng Dự án hợp tác ba bên giữa Việt Nam, IAEA và Lào/Cam-pu-chia (sau đây gọi tắt là “Dự án ba bên”) nhằm cùng phối hợp hỗ trợ hai nước Lào và Cam-pu-chia phát triển ứng dụng NLNT, góp phần tăng cường cơ chế hợp tác kỹ thuật giữa các quốc gia đang phát triển (TCDC) cũng như thúc đẩy hợp tác Nam-Nam (South - South cooperation) theo đúng tinh thần hội nhập quốc tế mà Nhà nước ta đã đề ra.

Các lĩnh vực ưu tiên hợp tác được xác định trong khuôn khổ Dự án ba bên bao gồm: ứng dụng bức xạ trong các lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp, công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng lò phản ứng nghiên cứu, cơ sở hạ tầng pháp quy, chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ, chiếu xạ, y học hạt nhân, quản lý và quan trắc môi trường biển và trên mặt đất.

Page 4: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

3

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc, Đại sứ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Áo Sithong Chinhothinh, Phó Tổng Giám đốc IAEA phụ trách về hợp tác kỹ thuật

Dazhu Yang và Thứ trưởng Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia Ung Eang tại Lễ ký thỏa thuận ba bên

Kể từ khi khởi xướng, các bên đã tiến hành một số hoạt động hợp tác theo nhu cầu, điều kiện tài chính và khả năng cung cấp hỗ trợ của từng bên. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy triển khai các hoạt động dự án một cách bài bản, các bên đã thống nhất xây dựng các Bản Thỏa thuận nhằm thiết lập một khuôn khổ hợp tác không độc quyền giữa các Bên. Lễ ký kết các Thỏa thuận nêu trên đã được tổ chức bên lề Khóa họp Đại hội đồng IAEA lần thứ 63 tổ chức tại thủ đô Viên, Cộng hòa Áo vào ngày 17/9/2019 với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc, Phó Tổng Giám đốc IAEA phụ trách về hợp tác kỹ thuật Dazhu Yang, Đại sứ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Áo Sithong Chinhothinh và Thứ trưởng Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia Ung Eang. Các Thỏa thuận này tập trung vào những vấn đề cụ thể như sau:

- Việt Nam sẽ cung cấp các chương trình giáo dục và đào tạo ngắn hạn và dài hạn về ứng dụng bức xạ trong các lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp, công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng lò phản ứng nghiên cứu, cơ sở hạ tầng pháp quy, chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ, chiếu xạ, y học hạt nhân, quản lý và quan trắc môi trường biển và trên mặt đất.

- Các bên có thể sử dụng các cơ sở kỹ thuật tại Việt Nam bao gồm phòng thí nghiệm phân tích để thực hiện các hoạt động hợp tác khi thích hợp.

Việc thực hiện Dự án ba bên cũng như việc ký kết các Thỏa thuận này là cơ hội tốt để Việt Nam nâng cao vị thế trong khu vực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Với vai trò là nước thành viên của IAEA và là nước nhận các hỗ trợ kỹ thuật của IAEA trong nhiều năm qua, việc thực hiện Dự án ba bên cũng thể

Page 5: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

4

hiện tinh thần trách nhiệm và hỗ trợ cao của Việt Nam đối với IAEA và các nước thành viên mới. Thông qua đó, một mặt Việt Nam có thể hỗ trợ IAEA trong việc hướng dẫn Lào và Cam-pu-chia xây dựng các dự án mới, mặt khác có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật về ứng dụng NLNT cho nước bạn trên cơ sở năng lực kỹ thuật hiện tại của quốc gia, cũng như xây dựng hạ tầng pháp quy nhằm đảm bảo việc ứng dụng NLNT một cách an toàn và an ninh. Dự án ba bên cũng được IAEA rất quan tâm và coi như hình mẫu để phổ biến nhân rộng đối với các quốc gia khác trong khu vực./.

Page 6: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

5

HOẠT ĐỘNG CẤP PHÉP VỀ AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2019

Nguyễn Ngọc Huynh, Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Thị Loan

Phòng Cấp phép, Cục ATBXHN

Mở đầu Cục ATBXHN là cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn bức xạ, hạt

nhân với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hat nhân.

Hoạt động cấp phép về an toàn bức xạ, hạt nhân là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cơ quan quản lý nhằm bảo đảm các hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử trong đời sống kinh tế - xã hội được triển khai an toàn đối với con người, môi trường và hiệu quả trong phát triển kinh tế, an ninh trật tự cũng như trong công tác khám chữa bệnh.

Cục ATBXHN đã thực hiện tốt hoạt động thẩm định, cấp phép đúng tiến độ thời gian theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho các ứng dụng năng lượng nguyên tử đi vào hoạt động hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và hoạt động cấp phép đã đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay của các ngành nghề kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu tự động hóa, tối ưu hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, khám chữa bệnh ngày càng tăng thì nhu cầu về áp dụng các ứng dụng năng lượng nguyên tử ngày càng nhiều và tăng nhanh trong những năm gần đây.

1. Hoạt động cấp phép Hoạt động cấp phép bao gồm các hoạt động: cấp giấy phép tiến hành công

việc bức xạ, cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ, chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở và cấp tỉnh theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử (NLNT).

Hoạt động cấp phép luôn được xem xét cải cách thủ tục hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân. Năm 2019, Cục ATBXHN đã phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Cục triển khai hệ thống cấp phép trực tuyến xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ trên Hệ thống CNTT kết nối cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN (dịch vụ công cấp độ 4) đối với hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ và Hệ thống dịch vụ công trực tuyến Cục ATBXHN (dịch vụ công cấp độ 3) đối với một số loại hình cấp phép khác để tạo điều kiện rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho cơ sở. Hiện nay, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép có thể lựa

Page 7: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

6

chọn thực hiện theo quy trình, thủ tục cấp phép như hành chính thông thường hoặc thông qua các hệ thống cấp phép trực tuyến cấp độ 3,4 nêu trên. Cục ATBXHN đã xây dựng các quy trình ISO trong việc tiếp nhận, thẩm định, trình ban hành, trả hồ sơ đối với tất các cơ sở đề nghị cấp phép. Cục ATBXHN cũng đã tăng cường công tác thẩm định hồ sơ, thẩm định trực tiếp tại cơ sở nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, qua đó nâng cao ý thức, văn hóa và công tác bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ tại các cơ sở tiến hành công việc bức xạ.

Đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động của Phòng Cấp phép luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác cấp phép bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ đối với các hoạt động tiến hành công việc bức xạ. Kết quả hoạt động cấp phép năm 2019 được thống kế như bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Thống kê số lượng giấy phép, giấy đăng ký và chứng chỉ các loại đã

cấp năm 2019

STT Loại giấy phép, chứng chỉ Số lượng năm 2018

Số lượng năm 2019 Ghi chú

1. Giấy phép do Cục ATBXHN 978 1.037 Tăng 6%

Giấy phép cấp qua hành chính thông thường

978 935

Giấy phép cấp trực tuyến trên Hệ thống CNTT kết nối cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN (dịch vụ công cấp độ 4)

- 99

Dịch vụ công trực tuyến - 3

2. Giấy phép do Cục ATBXHN xử lý và trình Bộ KH&CN cấp

19 26 Tăng 36,84%

3. Giấy đăng ký thực hiện dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT

65 60 Giảm 7,6%

4. Chứng chỉ nhân viên bức xạ 758 636 Giảm 16%

5. Chứng chỉ hành nghề dịch vụ ứng dụng NLNT

92 90 Giảm 2,1%

(Số liệu thống kế theo kỳ báo cáo, tính từ 01/12/2018 đến 30/11/2019) Thực hiện theo quy định của Luật NLNT và Thông tư số 25/2014/TT-

BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định việc chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức

Page 8: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

7

xạ và hạt nhân, trong năm 2019 Cục ATBXHN đã tiếp nhận, xử lý, tổ chức họp hội đồng thẩm định, phê duyệt 144 bộ hồ sơ kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở và trình Bộ trưởng phê duyệt đối với 02 kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bảng 2. Thống kê về phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố các cấp:

STT Nội dung Năm 2019

Toàn quốc Ghi chú

1. Kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh

03 51/63 (~ 81%)

01 Kế hoạch cấp tỉnh (Kiên Giang) đang trong quá trình thẩm định

2. Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở

144 1126/1520 (~ 74%)

Thẩm định an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ Trong năm 2019, Phòng Cấp phép đã tổ chức thẩm định 100% hồ sơ đến

đúng theo tiến độ, bảo đảm về công tác an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ. Cục ATBXHN đã tổ chức thẩm định trực tiếp tại 66 cơ sở tiến hành công

việc bức xạ trước khi trình ký ban hành giấy phép, giấy đăng ký (tăng 66,8% so với cùng kỳ năm 2018).

Cục ATBXHN đã chủ trì và với hợp với Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, các chuyên gia độc lập tổ chức thẩm định an toàn lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt với vùng hoạt được lắp đặt bổ sung 2 cốc chiếu mẫu cạnh bẫy neutron để tăng khả năng sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ chẩn đoán và điều trị của các bệnh viện trong cả nước.

Cục ATBXHN tiếp tục hướng dẫn các Cơ sở công tác thu gom nguồn phóng xạ đã qua sử dụng về lưu giữ tập trung tại kho nguồn của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân và Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đảm bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, giảm nguy cơ mất an ninh nguồn phóng xạ.

Page 9: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

8

2. Xây dựng và quản lý dữ liệu quốc gia về an toàn bức xạ, hạt nhân Một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trong hoạt động cấp phép là việc

cập nhật, lưu trữ, khai thác dữ liệu quốc gia về an toàn bức xạ hạt nhân nhằm để thống kê, báo cáo về cơ sở tiến hành công việc bức xạ, số lượng thiết bị bức xạ, số lượng nguồn phóng xạ, nhân viên bức xạ,…

Phòng Cấp phép đã tổ chức lưu giữ 100% các hồ sơ cấp phép. Đồng thời, áp dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ nhằm duy trì và cập nhật kịp thời dữ liệu về an toàn bức xạ, hạt nhân trên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu RAISVN, đảm bảo dữ liệu phản ánh tình hình thực tế về các cơ sở bức xạ, thiết bị bức xạ và nguồn phóng xạ. Hệ thống này là công cụ hữu hiệu phục vụ công tác thẩm định, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về an toàn, an ninh và thanh sát. Hơn thế, hệ thống dữ liệu của Cục ATBXHN có khả năng được chia sẻ với các Sở KH&CN địa phương để phối hợp tốt trong công tác quản lý an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ được đảm bảo chặt chẽ và thống nhất từ trung ương đến địa phương.

3. Kiện toàn hành lang pháp lý trong công tác cấp phép Luật NLNT được ban hành từ năm 2008, có hiệu lực từ 01/01/2009. Tuy

nhiên, sau gần 10 năm thực hiện quy định của Luật NLNT thì các văn bản dưới Luật vẫn còn thiếu và còn tồn tại nhiều bất cập cần phải xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn của các hoạt động kinh tế - xã hội.

Năm 2019, Phòng Cấp phép cũng đã tích cực cử người tham gia nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định Quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. Khi Nghị định này được ban hành và có hiệu lực sẽ kiện toàn hơn nữa hành lang pháp lý trong hoạt động cấp phép và cũng giải quyết được phần nào các hạn chế, bất cập trong công tác cấp phép nhằm bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ để đáp ứng nhu cầu ứng dụng năng lượng nguyên tử trong đời sống kinh tế - xã hội ngày càng tăng như hiện nay.

Kết luận Công tác cấp phép trong năm 2019 ngày càng được chú trọng và nâng cao

chất lượng trong hoạt động của cơ quan quản lý.

Page 10: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

9

Trong tương lai, khi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đặt ra các yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì nhiều thách thức mới sẽ đặt ra với công tác cấp phép của cơ quan quản lý vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa phải bảo đảm an toàn, an ninh cho con người, môi trường và cộng đồng xã hội. Việc giảm các điều kiện tiền kiểm trong hoạt động cấp phép đòi hỏi phải nâng cao chất lượng thẩm định, tăng cường kiểm tra thực tế, tăng cường công tác hậu kiểm sau khi cấp phép cũng như việc tăng cường công tác kiểm tra, báo cáo định kỳ trong công tác này./.

Page 11: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

10

HỆ THỐNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN PHỤC VỤ

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Nguyễn Trung Tính Giám đốc Trung tâm Thông tin và Đào tạo, Cục ATBXHN

Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử đã được ban hành ngày 14/10/2015; thực hiện Nghị quyết này, các bộ, ngành, địa phương trên cả nước đã tích cực thực hiện với mục đích xây dựng Chính phủ số, phục vụ nhân dân. Để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho việc cấp phép trực tuyến trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Thực hiện nhiệm vụ này, trong năm 2017 và 2018, Cục ATBXHN đã triển khai và xây dựng thành công Hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Hệ thống đã được đưa vào vận hành phục vụ cấp phép trực tuyến vào năm 2019.

1. Cơ sở xây dựng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến

Hệ thống dịch vụ công trực tuyến Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

Page 12: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

11

Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử với mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Trong đó phấn đấu đến hết năm 2016 các bộ, ngành Trung ương có 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Ngày 24/3/2016 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 572/QĐ-BKHCN Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ; trong đó có mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ Khoa học và Công nghệ phục vụ các tổ chức, cá nhân trên toàn quốc; công khai, minh bạch hoạt động của các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ trên môi trường mạng. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã triển khai xây dựng Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại Cục nhằm nâng cao chất lượng phục vụ các tổ chức, cá nhân trên toàn quốc đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Hội thảo tuyên truyền và hướng dẫn sử dụng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến

Cục ATBXHN

2. Triển khai Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại Cục An

toàn bức xạ và hạt nhân Sau khi Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 được hoàn thành vào năm 2018, Cục ATBXHN đã đưa Hệ thống vào thực hiện cấp phép từ đầu năm 2019. Tuy nhiên, do việc nộp hồ sơ đề nghị cấp phép không bắt buộc phải nộp

Page 13: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

12

trực tuyến, vì vậy tổ chức và người dẫn vẫn quen nộp hồ sơ giấy đề nghị cấp phép. Để thúc đẩy việc nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp phép đối với tổ chức và người dân, cũng như phục vụ tuyên truyền cho tổ chức và người dân biết ưu việt của việc cấp phép trực tuyến đó là minh bạch, nhanh chóng. Ngày 28/6/2019, Cục trưởng Cục ATBXHN đã ban hành Quyết định số 254/QĐ-ATBXHN về việc đưa hệ thống Dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân vào vận hành và thực hiện cấp phép trực tuyến. Điều 2 của Quyết định đã chỉ rõ ưu tiên xử lý trước đối với hồ sơ nộp trực tuyến. Để giúp đỡ, hỗ trợ tổ chức và người dân trong quá trình nộp hồ sơ đề nghị cấp phép trực tuyến, các đơn vi liên quan như Phòng Cấp phép, Văn phòng Cục, Trung tâm Thông tin và Đào tạo đã cử cán bộ có chuyên môn giải đáp, hướng dẫn tổ chức, người dân nộp hồ sơ trực tuyến trơn tru, dễ dàng. Hệ thống cấp phép trực tuyến tại Cục ATBXHN đã triển khai với 40 thủ tục hành chính, cho phép tổ chức và người dân nộp hồ sơ đề nghị cấp phép trực tuyến. Trong đó 19 thủ tục hành chính đã triển khai mức độ 3, 21 thủ tục còn lại, do yêu cầu phải thực hiện thẩm định tại cơ sở, do vậy chưa đạt tiêu chí Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Tuy nhiên, với tổ chức và cá nhân, việc nộp hồ sơ đề nghị cấp phép cho cả 40 thủ tục hành chính này là như nhau, do kết quả việc thẩm định tại cơ sở sẽ được Cục ATBXHN trực tiếp nhập vào Hệ thống dịch vụ công trực tuyến, điều này không làm mất thêm thời gian và công sức cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép; sau khi kết quả thẩm định đã được nhập vào Hệ thống, quá trình xử lý hồ sơ, ra quyết định cấp phép thực hiện như dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Sau khi Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Cục ATBXHN được đưa vào xử dụng, Cục ATBXHN đã tổ chức hội thảo cho tổ chức, cá nhân khu vực phía bắc nhằm tuyên truyền và hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc nộp hồ sơ đề nghị cấp phép trực tuyến. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân. Trong Hội thảo, các thắc mắc, ý kiến quan tâm đã được giải đáp thỏa đáng.

Hội thảo tuyên truyền và hướng dẫn sử dụng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến

Cục ATBXHN

Page 14: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

13

3. Giải pháp tăng tỷ lệ hồ sơ đề nghị cấp phép nộp trực tuyến Để triển khai tốt Hệ thống dịch vụ công trực tuyến, không chỉ là trách

nhiệm, đóng góp của cơ quan quản lý, mà phải có sự đồng hành của toàn xã hội. Cơ chế đã có, Hệ thống đã có, tổ chức người dân đề nghị cấp phép cần thực hiện việc nộp hồ sơ trên Hệ thống trực tuyến, không nộp hồ sơ giấy. Dẫu biết rằng thói quen vẫn là bản tính cố hữu của con người. Về phía cơ quan quản lý, cần có tuyên truyền sâu rộng trong tổ chức, cá nhân liên quan để người dân biết được ưu việt, lợi ích của Hệ thống dịch vụ công trực tuyến không chỉ cho chính đơn vị đề nghị cấp phép mà còn để xây dựng thành công Chính phủ điện tử ở nước ta.

3.1. Đối với cơ quan quản lý - Công tác thông tin tuyên truyền Cơ quan quản lý các cấp cần thông tin, tuyên truyền sâu rộng tới tất cả các

tổ chức, người dân về Hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Trong đó cần chỉ rõ tính ưu việt của việc cấp phép trực tuyến như: công khai, minh bạch, thời gian xử lý nhanh; người dân không phải mất thời gian, tiền của đến trụ sở cở quan quản lý để nộp hồ sơ mà có thể nộp hồ sơ trực tuyến tại bất cứ nơi nào có kết nối mạng internet.

- Quá trình xử lý hồ sơ nộp trực tuyến + Xây dựng các văn bản pháp luật, trong đó qui định thời gian xử lý hồ sơ

nộp trực tuyến ít hơn thời gian xử lý hồ sơ nộp bản cứng + Ưu tiên thực hiện xử lý hồ sơ trực tuyến trước, xử lý hồ sơ giấy sau + Có bộ phận trực tổng đài để giải đáp, hướng dẫn giúp người dân nộp hồ

sơ trực tuyến thuận lợi, dễ dàng 3.2. Đối với tổ chức và người dân - Người dân cần đồng hành cùng cơ quan quản lý thực hiện việc nộp hồ

sơ trực tuyến mà không nộp hồ sơ giấy; việc làm này chính là góp phần cùng Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước làm minh bạch hóa, cũng như thực hiện quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử.

- Bỏ thói quen nộp hồ sơ giấy vừa mất nhiều công sức, tiền của, thời gian mà thời gian xử lý hồ sơ của cơ quan quản lý lại dài hơn. - Liên hệ với cơ quan quản lý nếu có bất kỳ vướng mắc nào trong việc nộp hồ sơ trực tuyến.

- Có ý kiến đóng góp để xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến ngày càng thuận tiện cho việc đề nghị cấp phép trực tuyến

Thể hiện quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo việc thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Ủy ban. Ủy ban có các thành viên là Bộ trưởng các bộ liên quan trực tiếp tới các nhiệm vụ trong xây dựng Chính phủ điện tử để gắn kết

Page 15: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

14

xuyên suốt các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời Ủy ban có sự tham gia của đại diện cho khu vực tư nhân giúp phát huy hiệu quả hợp tác công - tư trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này. Các nhiệm vụ triển khai Chính phủ điện tử sẽ được đánh giá gắn liền với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu từng bộ, ngành, địa phương và được đo lường qua bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, đo lường chất lượng kết quả xây dựng Chính phủ điện tử để bảo đảm tính chính xác và công bằng thông qua Tổ công tác giúp việc của Ủy ban.

Trong bài “Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số ở Việt Nam”, đồng chí Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã viết: Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số là một chủ trương lớn cần được đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới. Để hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra cần có sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị tạo ra một phương thức điều hành mới, một cách làm mới nhằm góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ số mang lại, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Chúng ta tin tưởng rằng, với quyết tâm của Chính phủ và đồng lòng của người dân, việc xây dựng Chính phủ điện tử ở nước ta chắc chắn thành công./.

Page 16: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

15

HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN BỨC XẠ CỦA CỤC ATBXHN

NĂM 2019

Đào Ngọc Phương Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

Thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ được phê duyệt theo Quyết định số 3581/QĐ-BKHCN ngày 22/11/2019 của Bộ trưởng Bộ KH&CN, Cục ATBXHN, với chức năng là cơ quan chuyên ngành giúp Bộ trưởng thực hiện việc quản lý nhà nước về ATBXHN đã triển khai 13 đoàn thanh tra đối với 50 cơ sở tiến hành công việc bức xạ trên địa bàn 20 tỉnh, thành phố. Trong đó, 40 đơn vị được thanh tra theo kế hoạch và 10 đơn vị được thanh tra đột xuất.

Trọng tâm thanh tra năm 2019 tập trung vào các cơ sở lớn sử dụng, lưu giữ nhiều nguồn phóng xạ; các cơ sở mới được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ; các cơ sở không gửi báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ định kỳ theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử; các cơ sở hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, nhằm chấn chỉnh một số tồn tại trong việc cung cấp dịch vụ của các cơ sở này đã được phát hiện qua công tác thanh tra và công tác quản lý.

Đoàn thanh tra chuyên ngành về ATBX tại Công ty Cổ phần bia Sài Gòn - Vĩnh Long

Page 17: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

16

Đoàn thanh tra công bố Quyết định thanh tra tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

Trong các cơ sở được thanh tra trong năm 2019, có nhiều cơ sở y tế lớn sử dụng nhiều nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong khám chữa bệnh (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên); các cơ sở chiếu xạ khử trùng sử dụng nguồn phóng xạ có hoạt độ rất lớn (Công ty chiếu xạ Thái Sơn, Công ty chiếu xạ An phú) và một số cơ sở sản xuất, chế biến quặng có phát sinh chất thải phóng xạ (Công ty cổ phần đất hiếm VREC, các công ty khai thác, chế biến quặng sa khoáng).

Đoàn thanh tra làm việc tại Công ty Cổ phần chế biến thuỷ hải sản Sơn Sơn

Page 18: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

17

Đoàn thanh tra kiểm tra thực tế tại Công ty TNHH Khai thác chế biện khoáng sản Núi Pháo

Qua công tác thanh tra, Cục ATBXHN đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 19 cơ sở (chiếm 38% tổng số cơ sở được thanh tra) với tổng số tiền phạt là 198.000.000 đồng.

Các vi phạm điển hình được phát hiện qua công tác thanh tra của Cục ATBXHN là:

- Không khai báo nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 07 ngày kể từ ngày có nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ.

- Sử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ không có giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

- Vi phạm các điều kiện ghi trong giấy phép tiến hành công việc bức xạ. - Không tổ chức đào tạo lại về an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ. - Không lập nhật ký vận hành, sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ. - Không báo cáo định kỳ thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ

cho cơ quan quản lý nhà nước.

Đoàn thanh tra kiểm tra thực tế tại Công ty TNHH lọc hoá dầu Nghi Sơn

Page 19: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

18

Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra chuyên ngành ATBX của Cục ATBXHN năm 2019:

Cục ATBXHN đã hoàn thành 100% kế hoạch thanh tra được phê duyệt năm 2019 và tiến hành thanh tra đột xuất đối với 10 cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về ATBX. Các đoàn thanh tra của Cục ATBXHN được triển khai theo đúng quy trình, thủ tục thanh tra, các công tác chuẩn bị trước thanh tra, thu thập dữ liệu, triển khai thanh tra và các công tác sau thanh tra được thực hiện một cách bài bản, linh hoạt và chuyên sâu. Chất lượng các cuộc thanh tra đã được nâng cao so với các năm trước đây, với các kỹ năng thanh tra ngày càng chuyên nghiệp của các cán bộ Cục ATBXHN.

Qua hoạt động thanh tra, các Đoàn thanh tra của Cục ATBXHN đã kịp thời phát hiện các kẽ hở, tồn tại, sai phạm của các cơ sở được thanh tra và kịp thời xử lý, chấn chỉnh các sai phạm, tồn tại đó; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ cho cơ sở; nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong công tác bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ từ cấp lãnh đạo, người phụ trách an toàn đến các nhân viên làm việc trực tiếp/liên quan với nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ tại các cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATBX.

Đồng thời, qua công tác thanh tra, Cục ATBXHN cũng đã phát hiện các bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật, kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, bổ sung trong thời gian tới như các bất cập về văn bản quản lý đối với các cơ sở sản xuất, chế biến quặng phóng xạ; tiêu chuẩn về nồng độ hoạt độ phóng xạ trong nước thải y tế...

Page 20: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP QUY HẠT NHÂN

19

XÂY DỰNG VĂN BẢN CHO LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN NGHIÊN CỨU MỚI

Trần Thị Trang

Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ hạt nhân và ứng phó sự cố, Cục ATBXHN

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng hệ thống các văn bản cho lò phản

ứng hạt nhân nghiên cứu Vấn đề bảo đảm an toàn hạt nhân đối với cơ sở hạt nhân nói chung và lò

phản ứng hạt nhân nghiên cứu (LPƯNC) nói riêng luôn được các quốc gia tiên tiến về phát triển năng lượng hạt nhân đặt ưu tiên hàng đầu, trong đó một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo vấn đề này là ban hành hệ thống các văn bản quy định về an toàn cho các giai đoạn khác nhau của LPƯNC, bao gồm lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, vận hành thử, vận hành và chấm dứt hoạt động. Có thể kể đến một vài ví dụ như:

- Liên bang Nga đã ban hành hệ thống các văn bản quy định các vấn đề từ lựa chọn địa điểm cho đến chấm dứt hoạt động như: (1) Kiểm toán các tác động bên ngoài có nguồn gốc tự nhiên và con người lên các cơ sở hạt nhân, NP-064-17; (2) Các yêu cầu chung đối với an toàn LPƯNC, NP-033-11; (3) Các quy tắc an toàn đối với LPƯNC, NP-009-17; (4) Yêu cầu đối với báo cáo phân tích an toàn cho LPƯNC, NP-049-17; (5) Yêu cầu về xây dựng chương trình bảo đảm chất lượng đối với thiết kế và xây dựng LPƯNC, NP-051-10; (6) Yêu cầu về xây dựng chương trình bảo đảm chất lượng đối với sản xuất các thiết bị của LPƯNC, NP-055-10; (7) Yêu cầu về xây dựng chương trình bảo đảm chất lượng đối với tháo dỡ LPƯNC, NP-114-16; (8) Yêu cầu đối với ứng phó sự cố, NP-075-06, v.v..

- Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) có các yêu cầu an toàn và hướng dẫn như: (1) An toàn lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu hạt nhân, SSR-3; (2) Đánh giá an toàn và chuẩn bị Báo cáo phân tích an toàn lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, SSG-20; (3) Quá trình cấp phép cho cơ sở hạt nhân, SSG-12; (4) Vận hành thử lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, NS-G-4.1; (5) Các mối nguy hại địa chấn trong đánh giá địa điểm cơ sở hạt nhân, SSG-9, v.v..

Bên cạnh phương pháp tiếp cận ban hành hệ thống văn bản riêng cho LPƯNC thì một số quốc gia chọn phương pháp ban hành hệ thống văn bản có thể sử dụng chung cho cả nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) và LPƯNC, trong đó có thể kể đến như Hà Lan, Pháp, Slovenia v.v.. Việc ban hành văn bản sử dụng chung cho các LPƯNC và NMĐHN luôn bao gồm các điều khoản và hướng dẫn về việc áp dụng phương pháp tiếp cận theo mức. Theo phương pháp này, các yêu cầu pháp quy đối với LPƯNC có thể thay đổi tùy theo các yếu tố

Page 21: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP QUY HẠT NHÂN

20

như: công suất lò phản ứng, số hạng nguồn tiềm tàng, độ làm giàu nhiên liệu, loại lò phản ứng, loại nhiên liệu, v.v.. Đây cũng là phương pháp quan trọng cần được nghiên cứu kỹ trong quá trình xây dựng các yêu cầu an toàn đối với LPƯNC của Việt Nam.

Thực tiễn trong nước về xây dựng hệ thống các văn bản cho lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu

Hiện nay, nước ta có một LPƯNC đang vận hành là Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Đây là LPƯNC được xây dựng theo công nghệ TRIGA Mark II của Mỹ với công suất ban đầu là 250 kW và được đưa vào vận hành từ những năm 60 của thế kỷ trước. Sau một thời gian tạm dừng hoạt động (1968-1975), với sự trợ giúp của Liên Xô cũ, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được thay đổi cấu trúc vùng hoạt, nhiên liệu sử dụng và nâng công suất lên 500 kW. Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được tái vận hành vào tháng 3 năm 1984. Tính từ lúc tái vận hành đến nay, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã hoạt động được 35 năm. Hiện tại, do tuổi thọ lên tới gần 60 năm, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đang phải đối mặt với các vấn đề về lão hóa của các cấu trúc và hệ thống. Bên cạnh đó, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt có công suất thấp nên không đáp ứng đủ nhu cầu nghiên cứu, sản xuất đồng vị phóng xạ, v.v. trong tương lai.

Do vậy, Chính phủ đã có chủ trương xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân (RCNEST), với trọng tâm là lò phản ứng hạt nhân hạt nhân nghiên cứu mới với công suất 10MW (và có thể được nâng công suất đến 15 MW) theo công nghệ của Liên bang Nga. Dự án đã được thảo luận trong chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga vào tháng 2/2017. Sau đó, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Tập đoàn nhà nước về năng lượng nguyên tử Liên bang Nga (ROSATOM) đã ký Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác triển khai dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam vào ngày 29/6/2017. Tiếp đó, ngày 19/11/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án.

Mặc dù có LPƯNC hoạt động trong thời gian dài, tuy nhiên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản dưới luật cho việc quản lý và vận hành LPƯNC còn rất hạn chế. Các quy định đối với LPƯNC dù đã được quy định tại các điều từ 37 đến 44, Chương V- Cơ sở hạt nhân trong Luật Năng lượng nguyên tử. Tuy nhiên, các văn bản dưới luật quy định chi tiết các yêu cầu an toàn cho từng giai đoạn cụ thể chưa được ban hành để bảo đảm quản lý an toàn đối với LPƯNC ở các giai đoạn cấp phép khác nhau. LPƯNC là một cơ sở hạt nhân, tương tự như NMĐHN, nhưng với công suất thấp hơn. Do đó, hạ tầng pháp quy phục vụ cho quản lý LPƯNC cũng tương tự như đối với NMĐHN. Đặc biệt đối với LPƯNC mới với công suất 10 MW thì nguy cơ và mức độ gây tác động phóng xạ đến công chúng và môi trường sẽ lớn hơn nhiều so với Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.

Khoản 2 Điều 37 Luật Năng lượng nguyên tử quy định “Việc xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động của cơ sở hạt nhân phải có thiết kế phù

Page 22: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP QUY HẠT NHÂN

21

hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia”. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt mặc dù đã vận hành trong thời gian rất dài, tuy nhiên do yếu tố lịch sử, từ thời điểm được xây dựng, thay đổi cấu trúc để tái khởi động và chuyển đổi nhiên liệu đến nay, chưa có bất kỳ quy định pháp quy nào quy định chi tiết về an toàn trong thiết kế, xây dựng và vận hành LPƯNC được ban hành, mà áp dụng các văn bản do tổ chức vận hành (Viện Nghiên cứu hạt nhân) ban hành như Quy phạm vận hành Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt; Quy phạm vận hành và bảo dưỡng thiết bị; Báo cáo phân tích an toàn, … trên cơ sở các quy định và yêu cầu an toàn của nhà cung cấp (Liên Xô cũ) cũng như các yêu cầu an toàn và hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Kể từ lúc tái khởi động đến nay, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được vận hành một cách an toàn, chưa có sự cố nghiêm trọng nào xảy ra. Đây là nỗ lực của tổ chức vận hành, nhưng cũng phải kể đến yếu tố lò có công suất nhỏ. Tuy nhiên, đối với dự án LPƯNC mới, với công suất cao hơn 20 lần công suất hiện tại của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và tính ứng dụng cao hơn thì nguy cơ xảy ra và mức độ nghiêm trọng của sự cố cũng như hậu quả mà sự cố có thể gây ra cho công chúng và môi trường sẽ lớn hơn nhiều. Vì thế việc xây dựng và vận hành LPƯNC mới cần có sự quản lý chặt chẽ hơn để đảm bảo an toàn. Điều này cũng phù hợp với phương pháp tiếp cận theo mức được IAEA khuyến cáo trong tài liệu SSG-22, theo đó LPƯNC có công suất càng lớn, thì các yêu cầu về an toàn càng cao.

Quan điểm chỉ đạo Nước ta hiện có một LPƯNC đang vận hành là Lò phản ứng hạt nhân Đà

Lạt đã được thiết kế lại theo công nghệ của Liên Xô cũ. Dự kiến trong tương lai, nước ta cũng sẽ chỉ có thêm một LPƯNC mới trong khuôn khổ Dự án RCNEST và cũng theo công nghệ của Nga. Do đó, chỉ nên xây dựng và ban hành văn bản quy định các yêu cầu chung và mang tính nguyên tắc, còn đối với các quy định chi tiết thì nên áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của nước ngoài, mà cụ thể là nước xuất khẩu công nghệ. Đây cũng là phương pháp tiếp cận mà nhiều quốc gia áp dụng trong điều kiện các nguồn lực còn hạn chế. Do đó, văn bản quy định các yêu cầu an toàn chung và xuyên suốt các giai đoạn của quá trình xây dựng và vận hành LPƯNC mới là ưu tiên và cấp thiết trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản về LPƯNC.

Ngoài ra, biểu mẫu, nội dung của các báo cáo trong hồ sơ xin phê duyệt địa điểm, phê duyệt dự án đầu tư, cấp phép xây dựng và cấp phép vận hành LPƯNC, trong đó có báo cáo phân tích an toàn, theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 về hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm và khoản 1 Điều 41 Luật Năng lượng nguyên tử về hồ sơ đề nghị cho phép xây dựng LPƯNC cũng chưa được quy định cụ thể. Do đó, việc ban hành các văn bản hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo phân tích an toàn và các báo cáo liên quan trong hồ sơ xin phê duyệt phê duyệt dự án đầu tư, cấp phép xây dựng và cấp phép vận hành LPƯNC cũng là những ưu tiên hàng đầu.

Page 23: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP QUY HẠT NHÂN

22

Hợp tác với Cơ quan pháp quy hạt nhân Nga trong xây dựng các văn bản cho LPƯNC

Trong năm 2019, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng dự thảo Thông tư về an toàn hạt nhân đối với lò phản ứng nghiên cứu và dự thảo Quyết định cá biệt của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn nội dung báo cáo phân tích an toàn và các văn bản khác có liên quan cho phê duyệt dự án đầu tư và cấp phép xây dựng lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu. Các văn bản được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tham khảo các văn bản pháp quy của quốc gia xuất khẩu công nghệ là Liên bang Nga và có bổ sung thêm một số yêu cầu an toàn của IAEA. Đây là cách tiếp cận phù hợp trong điều kiện chỉ có một LPƯNC mới được xây dựng theo công nghệ của Nga trong tương lai và phương pháp tiếp cận này cũng đã được nhiều quốc gia sử dụng.

Từ ngày 10-12/12/2019, Đoàn chuyên gia của Cơ quan Giám sát về hạt

nhân, công nghiệp và môi trường Liên bang Nga (Rostechnadzor) đến làm việc với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân về dự thảo các văn bản cho LPƯNC. Hai bên đã cùng nhau thảo luận và trao đổi về ý kiến đóng góp của Rostechnadzor đối với dự thảo các văn bản. Trong thời gian tới, Rostechnadzor sẽ tiếp tục hợp tác với Cục ATBXHN trong việc chia sẻ kinh nghiệm thẩm định an toàn và xây dựng danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho LPƯNC./.

Page 24: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP QUY HẠT NHÂN

23

QUẢN LÝ CHẤT THẢI NORM VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM

Bùi Thị Dung Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ hạt

nhân và ứng phó sự cố, Cục ATBXHN

1. Giới thiệu chung

Vật liệu phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên (NORM) là vật liệu có chứa đồng vị phóng xạ tồn tại trong môi trường tự nhiên. Đồng vị phóng xạ này gồm các nhân phóng xạ có chu ký bán rã rất dài như Urani-238, Urani-235 và Thori-232, các sản phẩm phân rã của chúng (Radi, Radon, Poloni, bismu và chì) và các đồng vị phóng xạ có chu kỳ bán rã rất dài khác như Kali-40, Rubi-87 và Indi-115.

NORM tồn tại rộng rãi trong cát, đất sét, đất và đá, và nhiều quặng và khoáng sản, ví dụ than, dầu và khí đốt, bôxít, đá phốt phát, quặng có chứa thiếc, tantalum, đất hiếm và một số mỏ vàng và đồng v.v. Bản thân, NORM chứa nồng độ hoạt độ thấp, tuy nhiên hoạt động của con người trong việc tạo ra các sản phẩm, sản phẩm phụ đã làm tăng đáng kể nồng độ hoạt độ và tạo ra lượng rất lớn chất tồn dư/chất thải NORM.

Trên thế giới, chất thải NORM được sinh ra từ các hoạt động công nghiệp, gồm: ngành công nghiệp than, dầu và khí đốt; ngành công nghiệp bôxít/nhôm; sản xuất khoáng sản công nghiệp, gồm phốt phát, đất sét và vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến quặng kim loại và phi kim; khai thác sa khoáng và đất hiếm; tái xử lý vật liệu kim loại nhiễm xạ; và khai thác và làm sạch nước. Có thể thấy các hoạt động công nghiệp này rất gần với cộng đồng dân cư.

Như vậy, quản lý chất thải NORM thực sự là thách thức lớn đối với mỗi quốc gia đã tồn tại, đang và sẽ sinh ra chất thải này.

Tại Việt Nam, cùng với xu thế phát triển của thế giới, lượng chất thải NORM sinh ra ngày càng nhiều. Các hoạt động điển hình tại Việt Nam làm sinh ra chất thải NORM gồm: ngành công nghiệp than, dầu và khí đốt; ngành công nghiệp bôxít/nhôm; chế biến quặng urani; khai thác, chế biến sa khoáng ven biển; thăm dò, khai thác chế biến đất hiếm và các hoạt động khác như sản xuất ZOC, sản xuất phân bón DAP. Do đó, Việt Nam cần có hệ thống pháp lý đồng bộ, chặt chẽ nhằm bảo đảm an toàn cho con người và môi trường, đồng thời tạo

Page 25: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP QUY HẠT NHÂN

24

thuận lợi cho các cơ sở/doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực có sinh ra chất thải NORM.

2. Quy định quốc tế liên quan đến quản lý NORM

Quản lý chất thải NORM là vấn đề quan trọng và phức tạp và được nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới quan tâm.

Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã ban hành nhiều ấn phẩm về quản lý chất tồn dư/chất thải NORM [1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8] và tổ chức nhiều nhiều Hội nghị quốc tế về vấn đề này. Trong đó, ấn phẩm quan trọng nhất là Yêu cầu an toàn chung (GSR) Phần 3 quy định về tiêu chí chấp nhận đối với hoạt động quản lý chất thải NORM. Theo đó, đối tượng quan tâm phải được sàng lọc để phân loại xem chúng thuộc phạm vi nào: ngoài phạm vi kiểm soát (vùng màu xanh), mức miễn trừ (vùng màu vàng), mức phải quản lý (vùng màu đỏ) (như Hình dưới đây), từ đó có các biện pháp quản lý phù hợp.

Các quốc gia khác như Nhật Bản và Úc cũng đều có các quy định về vấn đề này, cụ thể:

- Nhật Bản là đất nước không trực tiếp khai thác và chế biến NORM mà chỉ nhập khẩu các nguyên liệu và sản xuất hàng hoá tiêu dùng có liên quan đến NORM nên quy định về quản lý chất thải NORM sẽ đơn giản hơn. Nhật Bản đã ban hành 02 văn bản gồm: Quy định về vật liệu nguồn, nguyên liệu hạt nhân và lò phản ứng và Hướng dẫn bảo đảm an toàn cho vật liệu thô và sản phẩm có chứa Uran, Thori. Quy định thứ nhất áp dụng đối với các vật liệu chứa Uran, Thori có hoạt độ cao trong khi đó, Hướng dẫn áp dụng đối với NORM có số lượng nhỏ hoặc có hoạt độ phóng xạ thấp. Điều đáng chú ý là Hướng dẫn này

Page 26: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP QUY HẠT NHÂN

25

khá đồng nhất với quy định của IAEA, đó là khoanh vùng đối tượng quản lý và thực hiện đo đạc, đánh giá liều chiếu trung bình năm đối với nhân viên, dân chúng một cách tương ứng. Trường hợp mức liều chiếu vượt quá ngưỡng 1 mSv/năm, phải có các biện pháp giảm thiểu. Đối với chất tồn dư/chất thải NORM có thể được chôn cất hoặc tái sử dụng và phải đáp ứng các yêu cầu đưa ra tại Hướng dẫn này.

- Năm 2008, Cơ quan An toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ (ARPANSA) của Úc đã ban hành Hướng dẫn an toàn - Quản lý vật liệu phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên (NORM). Bên cạnh Hướng dẫn an toàn này, việc quản lý NORM phải áp dụng các quy định có liên quan gồm: RPS 1 (2002) quy định về hệ thống bảo vệ bức xạ và giới hạn liều về nghề nghiệp và công chúng; RPS 2 (2008) quy định vận chuyển vật liệu phóng xạ, bao gồm NORM; RPS 6 (2004) Danh mục quốc gia về bảo vệ bức xạ, trong đó có quy định về mức miễn trừ và loại trừ, có liên quan đến NORM; RPS 9 (2005a) yêu cầu về bảo vệ bức xạ và quản lý chất thải phóng xạ trong khai thác và chế biến khoáng sản.

3. Hiện trạng quản lý chất thải NORM tại Việt Nam - khó khăn, bất cập

3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải NORM

Quản lý chất thải NORM cần có sự tham gia của các Bộ ngành có liên quan, gồm Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng. Một hệ thống văn bản từ quy định bắt buộc đến hướng dẫn, tiêu chuẩn khuyến cáo áp dụng là điều cần thiết để quản lý đối tượng này. Hiện nay, chúng ta đã có một số văn bản về quản lý chất thải NORM, tuy nhiên, trong các văn bản đã ban hành này có chứa đựng những bất cập nhất định:

(1) Chưa bao trùm các hoạt động sinh ra chất thải NORM;

(2) Quy định đã lỗi thời;

(3) Sự khác nhau giữa quy định của các Bộ ngành có liên quan.

Thứ nhất: Văn bản duy nhất liên quan trực tiếp đến quản lý chất thải NORM là Thông tư 04/2016/TT-BKHCN hướng dẫn về thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ. Phạm vi của Thông tư này quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục và nội dung thẩm định báo

Page 27: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP QUY HẠT NHÂN

26

cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ. Như vậy Thông tư này chưa bao trùm tất cả các hoạt động công nghiệp có sản sinh ra chất thải NORM.

Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Phạm vi của Thông tư này không bao gồm quy định về quản lý chất thải NORM. Ngoài ra, phân loại chất thải NORM chưa được quy định trong văn bản. Tuy nhiên, tại Phụ lục có đề cập đến mức thanh lý đối với nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên (gồm K-40 và tất cả nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên khác).

Thứ 2: Thông tư 15/2010/TT-BKHCN, ngày 14/9/2012 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép. Quy định về mức miễn trừ khai báo, cấp phép đối với chất phóng xạ chứa nhân phóng xạ tự nhiên đã lỗi thời so với quy định mới của IAEA (quy định về mức miễn trừ như Hình trên).

Thứ 3: Đối với hoạt động xây dựng, chúng ta có TCXDVN 397: 2007: Hoạt động phóng xạ tự nhiên của vật liệu xây dựng - Mức an toàn trong sử dụng và Phương pháp thử và Quyết định số 393/QD-BXD ngày 21/5/2019 ban hành chỉ dẫn kỹ thuật “sử dụng thạch cao phospho và thạch cao FGD làm nguyên liệu sản xuất tấm thạch cao” do Bộ Xây dựng ban hành. Bộ Xây dựng quy định mức hoạt độ phóng xạ an toàn I1, I2, I3, trong khi đó Bộ Khoa học và Công nghệ quy định mức miễn trừ và mức thanh lý dựa trên nồng độ hoạt độ (Bq/g).

3.2. Tình hình quản lý chất thải NORM tại Việt Nam

Tại Hội thảo quốc tế về Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý chất thải NORM vào tháng 10/2019, chuyên gia khẳng định “Quản lý chất thải có chứa các nguyên tố phóng xạ là việc làm rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho người lao động và cộng đồng, đảm bảo cho phát triển kinh tế nhưng vẫn duy trì sự bền vững về mặt môi trường”. Một số kinh nghiệm thực tế đã thực hiện tại Việt Nam được các chuyên gia chia sẻ.

- Đối với hoạt động nghiên cứu chế biến quặng Urani: Cơ sở đã xây dựng bể chôn lấp 100 tấn chất thải NORM sinh ra từ hoạt động khai thác quặng Urani tại Pà Lừa, Quảng Nam. Chất thải được xi măng hoá rồi đặt vào bể bê tông, sau đó đổ bê tông hàn kín mặt bể và lấp đất dày 1 m phủ kín bể chôn.

Page 28: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP QUY HẠT NHÂN

27

Do quy định của Việt Nam chưa hoàn thiện, nên việc quản lý chất thải như trên là không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế.

- Đối với hoạt động khai thác chế biến sa khoáng ven biển: Quá trình này gồm hai giai đoạn tuyển thô và tinh tuyển hỗn hợp khoáng vật nặng như Ilmenite, Rutil, Anatas, Leucoxen, Zircon, Monazite. Giai đoạn tuyển thô, cát nguyên liệu sẽ trở thành cát sạch (không chứa phóng xạ) đã được bơm quay trở lại để lấp phần móng khai thác. Giai đoạn tinh tuyển, chất thải cần đặc biệt chú ý đến monazite còn sót trong cát thải có hoạt độ phóng xạ khá cao. Chất thải này được đưa quay về mỏ, chôn lấp ở dưới đáy móng khai thác.

- Đối với hoạt động khai thác chế biến quặng đất hiếm: Việc quản lý chất thải sinh ra từ các hoạt động thăm dò đánh giá trữ lượng quặng đất hiếm đã được lập kế hoạch. Các chất thải NORM sẽ được chứa trong các hồ chứa chất thải có các biện pháp chống thấm như sau:

+ Biện pháp chống thấm nền bãi thải: Đáy bãi thải sau khi đã nạo vét bùn, xử lý các hang, hố sụt và sẽ được chống thấm bằng 4 lớp vật liệu từ dưới lên;

+ Biện pháp chống thấm cho thân đập thải;

+ Biện pháp cách ly bãi thải và hạn chế nước mưa từ trên núi đổ xuống: Lựa chọn vị trí xây dựng bãi thải nằm trong khu vực thung lũng nhằm cách ly và hạn chế nước mưa từ thượng lưu chảy vào bãi thải, xây dựng hệ thống mương rãnh thu nước bao quanh phía thượng lưu để dẫn dòng đổ ra phía hạ lưu.

- Đối với chất thải sinh ra từ hoạt động công nghiệp khai thác, chế biến dầu mỏ, quặng phốt phát, quặng bôxít v.v. việc xử lý, chôn cất đang được tiến hành như chất thải có tính nguy hại về mặt hoá học và kim loại nặng, mà chưa được quan tâm chú ý về mặt phóng xạ. Nguyên nhân là do thiếu văn bản hướng dẫn và nhận thức của người chủ quản chưa ý thức rõ ràng đây là chất thải NORM.

4. Đề xuất cho Việt Nam

Hội thảo quốc tế về Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý chất thải NORM vào tháng 10/2019 với sự tham gia của các nhà quản lý, các chuyên gia trong và ngoài nước đã thành công tốt đẹp. Kết quả Hội thảo đã đưa ra được một số đề xuất quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải NORM:

Page 29: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP QUY HẠT NHÂN

28

- Chất thải NORM được sinh ra từ các hoạt động công nghiệp có phạm vi rất rộng, do đó nên chia thành các nhóm đối tượng với phương thức quản lý khác nhau phù hợp với đặc trưng, khối lượng và mức độ nguy cơ của từng nhóm. Điều này tránh quá tải trong công tác quản lý và gánh nặng kinh tế cho doanh nghiệp, tránh những sự cố về môi trường mà vẫn đảm bảo an toàn cho công nhân và cộng đồng dân cư;

- Quản lý nhóm NORM có khối lượng nhỏ với hoạt độ lớn là khá tương đồng với xử lý chất thải phóng xạ (giảm thiểu - tiền xử lý - xử lý - điều kiện hóa - lưu giữ - chôn cất) nhưng quản lý chất thải NORM với quy mô lớn hiện vẫn còn hạn chế và cần được nghiên cứu, cân nhắc kỹ càng. Việc xây dựng mô hình quản lý riêng biệt cho một doanh nghiệp lớn cần xem xét tính đến./.

Tài liệu tham khảo 1. IAEA Safety Standards Series No. GSR Part 3, Radiation Protection and Safety of Radiation Sources: International Basic Safety Standards, Vienna, 2014. 2. Safety Reports Series No. 78, Radiation Protection and Management of NORM Residues in the Phosphate Industry, Vienna, 2013. 3. Safety Reports Series No. 51, Radiation Protection and NORM Residue Management in the Zircon and Zirconia Industries, Vienna, 2007. 4. Safety Reports Series No. 68, Radiation Protection and NORM Residue Management in the Production of Rare Earths from Thorium Containing Minerals, Vienna, 2011. 5. Safety Reports Series No. 76, Radiation Protection and NORM Residue Management in the Titanium Dioxide and Related Industries, Vienna, 2012. 6. IAEA-TECDOC-1712, management of norm residues, IAEA, Vienna, 2013. 7. IAEA-TECDOC-1817, Selection of Technical Solutions for the Management of Radioactive Waste, Vienna, 2017. 8. IAEA-TECDOC-1484, Regulatory and management approaches for the control of environmental residues containing naturally occurring radioactive material (NORM) Proceedings of a technical meeting held in Vienna, 6–10 December 2004, Vienna, 2006. 9. Thông tư 04/2016/TT-BKHCN [13] hướng dẫn về thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ. 10. Thông tư số 19/2012 / TT-BKHCN Quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiẹp và chiếu xạ công chúng.

Page 30: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP QUY HẠT NHÂN

29

11. Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN Quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

Page 31: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

30

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SẮT, THÉP VÀ HÀNG HÓA NHIỄM XẠ

Phan Văn Thành

Phòng An ninh và Thanh sát hạt nhân, Cục ATBXHN

I. Nguy cơ nhiễm bẩn phóng xạ trong thép phế liệu và máy móc đã qua sử dụng

1. Tình hình thế giới Trên thế giới đã ghi nhận nhiều vụ việc phát hiện phóng xạ trong thép phế

liệu, trong máy móc đã qua sử dụng. Tại các nước phát triển, nơi được trang bị các hệ thống phát hiện phóng xạ hiện đại, đã phát hiện một số vụ việc nguồn phóng xạ có trong thép phế liệu nhập khẩu và tại nhà máy như: 03 vụ việc nguồn phóng xạ Am-241 không rõ nguồn gốc bị nung chảy trong nhà máy thép tại Phần Lan và tạo ra các sản phẩm thép nhiễm bẩn phóng xạ (năm 2018); 03 vụ việc phát hiện nguồn phóng xạ Co-60 hoạt độ cao trong các lô phế liệu có nguồn gốc từ Nigeria tại Cảng Rotterdam, Hà Lan (năm 2018 và 2019); phát hiện nguồn phóng xạ Co-60 trong lô phế liệu có nguồn gốc từ Nigeria tại nhà máy tái chế phế liệu gần cảng Hamburg, Đức (năm 2019), v.v... Các vụ việc này đã được phát hiện kịp thời nên chưa để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư và môi trường.

Đặc biệt đã xảy ra một số trường hợp nung chảy nguồn phóng xạ lẫn trong sắt thép phế liệu, điển hình là sự cố nung chảy nguồn phóng xạ Cs-137 trong lò gây nhiễm bẩn phóng xạ tại Nhà máy xử lý, tái chế phế liệu kim loại Acerinox tại Los Barrios, Cadiz – Tây Ba Nha (tháng 5/1998) và gây ra các hậu quả nghiêm trọng như sau:

- Chất phóng xạ bị phát tán ra ngoài môi trường theo ống khói. Ngoài Tây Ba Nha, chất phóng xạ đã được phát hiện tại Pháp, Ý, Thụy Sỹ, Đức và Áo (mức phóng xạ môi trường tại một số nơi đo được cao gấp 1000 lần so với mức thông thường);

- Gây nhiễm bẩn nhà máy Acerinox và thêm 02 nhà máy thép khác khi tiến hành tẩy xạ chất thải được gửi đến; 06 người đã bị chiếu xạ mức độ nhẹ do nhiễm bẩn Cs-137;

- Mức chi phí ước tính cho việc tẩy xạ, lưu giữ chất thải, sản phẩm thép bị hủy vào khoảng 26 triệu USD.

Đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, từ năm 2017 đến nay, trên thế giới đã phát hiện 07 sự cố liên quan đến nhiễm bẩn phóng xạ đối với công-te-nơ hàng hóa là máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Page 32: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

31

2. Tình hình tại Việt Nam Trong những năm gần đây, hệ thống các quy định pháp lý được xây dựng

cùng với việc trang bị các hệ thống phát hiện phóng xạ tại các cửa khẩu và nhà máy chế biến thép, Việt Nam cũng đã phát hiện một số vụ việc có vật liệu phóng xạ tại cơ sở thu mua, chế biến và có trong thép phế liệu, máy móc đã qua sử dụng nhập nhẩu.

Các nguồn phóng xạ, vật liệu phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát trên đã được đưa về lưu giữ tại kho chứa bảo đảm an toàn và an ninh của Bộ Khoa học và Công nghệ. Các công-te-nơ chứa máy móc, sắt thép phế liệu nhiễm bẩn phóng xạ không đủ điều kiện nhập khẩu đã được yêu cầu tái xuất.

3. Nguy cơ và hậu quả do nhiễm bẩn phóng xạ trong thép phế liệu và máy móc đã qua sử dụng

Theo thông tin từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), ngành công nghiệp sản xuất thép trên thế giới sử dụng khoảng 50% nguyên liệu đầu vào từ sắt thép phế liệu. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2016 lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu đang có xu hướng tăng, trung bình khoảng 20% mỗi năm (năm 2016: 3,9 triệu tấn; năm 2017: 4,7 triệu tấn; năm 2018: 5,6 triệu tấn) và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2019 cũng như các năm tiếp theo.

Xử lý phát hiện chất phóng xạ lẫn trong phế liệu sắt, thép tại Việt Nam

Với nhu cầu sử dụng thép phế liệu trong nước tăng cao và ngày càng phức tạp đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc ngừng nhập khẩu 24 loại phế liệu từ năm 2018, do sự thiếu thông tin của doanh nghiệp về các quy định cũng như hiểu biết hạn chế về các vấn đề liên quan an toàn bức xạ có thể dẫn tới nguy cơ cao về khả năng nhiễm bẩn phóng xạ trong thép phế liệu nhập khẩu và thu mua trong nước.

Page 33: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

32

Nếu không được phát hiện thì các nguồn phóng xạ, thép phế liệu nhiễm phóng xạ nói trên có thể sẽ được nấu chảy tạo ra sản phẩm thép chứa phóng xạ và đưa vào các công trình giao thông, xây dựng; các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng bị nhiễm bẩn phóng xạ sẽ được đưa vào tái sử dụng. Điều này có nguy cơ gây ra thiệt hại lớn về kinh tế, bất ổn xã hội và để lại những hệ lụy lâu dài, khó khắc phục, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người và môi trường.

Các doanh nghiệp nhập khẩu có thể không cố ý nhưng do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về nguy cơ có chất phóng xạ trong hàng hóa nhập khẩu sẽ gặp rủi ro thiệt hại lớn về kinh tế do lô hàng nhiễm xạ bị buộc tái xuất (có thể còn bị phạt hành chính và rút giấy phép nhập khẩu).

II. Tăng cường kiểm soát đối với hoạt động nhập khẩu thép phế liệu và máy móc đã qua sử dụng

Hiện tại, hoạt động kiểm soát phóng xạ đối với thép phế liệu và máy móc đã qua sử dụng được thực hiện dưới sự phối hợp chính của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã được xây dựng và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện từ luật, nghị định đến các thông tư, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và một số quy chế phối hợp, quy trình xử lý. Tuy nhiên, hệ thống quản lý của ta vẫn còn một số bất cập về sự thống nhất giữa các văn bản pháp quy, hệ thống theo dõi, phát hiện phóng xạ còn thiếu…

Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 31/7/2019, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) đã tổ chức Hội thảo về Tăng cường công tác quản lý phế liệu sắt, thép và hàng hóa nhiễm xạ tại Việt Nam. Qua đó, Cục trưởng Cục ATBXHN Nguyễn Tuấn Khải đã đưa ra 4 đề xuất:

- Rà soát, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thực tiễn hiện nay và thông lệ quốc tế;

- Tăng cường kỹ thuật cho cơ quan quản lý và đơn vị hỗ trợ kỹ thuật của các Bộ, ngành có liên quan như lắp đặt cổng phát hiện phóng xạ tại các cảng, trang bị thiết bị phát hiện phóng xạ cầm tay, kỹ thuật phân tích giám định,…

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý; - Đào tạo nguồn nhân lực là rất cần thiết đặc biệt đào tạo chuyên môn

nghiệp vụ cho lực lượng hải quan và công an trong phát hiện và xử lý sự cố bức xạ, hạt nhân./.

Page 34: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

33

THÔNG TIN CÔNG CHÚNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP – KINH NGHIỆM CỦA CƠ

QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN PHÁP

Nguyễn Thị Lan Anh Trung tâm Thông tin và Đào tạo, Cục ATBXHN

Bài học từ các sự cố bức xạ và hạt nhân đã xảy ra trên thế giới cho thấy thông tin công chúng đóng một vai trò quan trọng trong quản lý ứng phó khẩn cấp. Việc thông tin cho dân chúng một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và dễ hiểu không chỉ hỗ trợ thực hiện các hành động ứng phó sự cố mà còn góp phần ngăn ngừa các tác động tâm lý không tốt. Bài học kinh nghiệm từ các sự cố bức xạ tại Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy công tác thông tin trong trường hợp khẩn cấp bức xạ và hạt nhân tại Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa được chú trọng. Chưa có sự chuẩn bị trước trong thông tin trong trường hợp khẩn cấp, chưa quy định rõ trách nhiệm và chưa có sự phối hợp của các đơn vị có liên quan. Bài viết này mong muốn chia sẻ kinh nghiệm của Pháp, quốc gia làm rất tốt công tác thông tin khẩn cấp hạt nhân: trước và trong khi xảy ra sự cố. Những thực tiễn tốt và bài học kinh nghiệm của quốc gia châu Âu này phần nào đem lại một số gợi mở cho Việt Nam trong lĩnh vực này.

Cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý an toàn hạt nhân của Pháp được thành lập năm 1973, trực thuộc Bộ Công nghiệp Pháp nhưng đến năm 2006, Luật An ninh và minh bạch hạt nhân (Nuclear Security and Transparency Act) ra đời đã đưa Cơ quan An toàn hạt nhân Pháp (ASN) trở thành một cơ quan pháp quy độc lập chịu trách nhiệm quản lý về an toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ nhằm bảo vệ con người và môi trường khỏi các nguy cơ bức xạ và hạt nhân. Thông tin, bên cạnh xây dựng văn bản, cấp phép và thanh tra, là một chức năng chính và được ASN chú trọng.

Luật An ninh và minh bạch hạt nhân quy định nhiệm vụ của ASN về thông tin: ASN tham gia vào thông tin cho công chúng trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Đó là thông tin cho công chúng và các bên liên quan về các hoạt động của mình và tình trạng an toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ tại Pháp.

Các hoạt động thông tin của ASN được triển khai một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả nhằm mục đích đạt được sự tin tưởng của công chúng. ASN xác định rõ cơ quan pháp quy cần thực hiện thật tốt các hoạt động thông tin trong các hoạt động hàng ngày (Thông tin trong điều kiện bình thường) sẽ giúp đảm

Page 35: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

34

bảo thông điệp mà mình đưa ra được “lắng nghe” trong trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp.

I. Thông tin trong điều kiện bình thường ASN đã xây dựng cho mình một chiến lược thông tin với mục tiêu là tăng

cường hiểu biết dân chúng về các vấn đề hạt nhân, tăng cường “văn hoá nguy cơ” trong dân chúng, thể hiện các giá trị cốt lõi của ASN: Năng lực – Độc lập – Nghiêm ngặt – Minh bạch, và tăng cường sự tin tưởng vào cơ quan pháp quy độc lập về an toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ.

Trong công tác thông tin, ASN xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với: - Báo chí: xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với báo chí trung ương và địa

phương, hơn 30 cuộc họp báo ở trung ương và địa phương, hơn 20 thông cáo báo chí, khoảng 100 bản ghi nhớ thông tin (information memos) và nhiều cuộc phỏng vấn mỗi năm. Hàng năm, ASN tổ chức buổi giới thiệu cuốn Báo cáo hàng năm (Annual Report) cho các nhà báo;

- Các cơ quan công vụ: hàng năm ASN tổ chức giới thiệu Báo cáo hàng năm cho Quốc hội, phát triển mối quan hệ với các Bộ, ngành có liên quan để báo cáo về hoạt động và nhiệm vụ của mình và để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình, thường xuyên liên hệ với Ủy ban Thông tin địa phương (CLI). ASN cũng là đại diện trong 35 thành viên của Uỷ ban cấp cao về minh bạch và thông tin về an toàn hạt nhân (HCTISH);

- Các chuyên gia, cơ sở được cấp phép, các học viện và các hiệp hội: cung cấp ấn phẩm, tổ chức hoặc cùng tham gia vào các hội nghị quốc tế, hội nghị chuyên đề, hội thảo và nhiều sự kiện khác;

- Dân chúng: ASN coi trọng việc người dân phải được thông tin và phải được tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề hạt nhân.

Để thực hiện được các mục tiêu trong chiến lược thông tin, ASN có các công cụ thông tin đa dạng: website www.asn.fr, báo cáo hàng năm, tạp chí “Controle” xuất bản 3 tháng 1 lần từ năm 1978, tờ thông tin nội bộ Newsletter của ASN, trung tâm thông tin công chúng của ASN bao gồm khu thư viện, khu trưng bày và phòng chiếu phim đồng thời là phòng họp báo, các cuộc họp báo và thông cáo báo chí, các cuộc triển lãm, chiến dịch phát viên i-ốt cho người dân sống gần nhà máy điện hạt nhân và mạng xã hội (Twitter, Facebook, Google + and Youtube, Dailymotion, Lindedin và Video).

Bên cạnh đó, ASN rất coi trọng thông tin nội bộ như là một phần của chiến lược thông tin chung của ASN, giúp giải thích và chia sẻ về các quyết định của ASN cho tất cả thành viên ASN đều biết, góp phần nâng cao văn hoá thông tin trong nội bộ ASN và cam kết của nhân viên với sứ mệnh của cơ quan. Trong thông tin nội bộ cũng có các công cụ thông tin riêng như Tạp chí Transparence xuất bản 3 số mỗi năm, Báo cáo hàng năm nội bộ và Mạng nội bộ OASIS. Một trong các mục tiêu của thông tin nội bộ là nhằm nâng cao “Văn hoá thông tin”,

Page 36: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

35

ASN đã cố gắng để toàn bộ nhân viên được tham gia vào nhiệm vụ truyền thông, thực hiện đào tạo truyền thông phù hợp cho từng nhân viên (ví dụ như đào tạo qua các cuộc diễn tập ứng phó sự cố có trả lời báo chí, đào tạo người phát ngôn, đào tạo thanh tra viên trong việc đưa ra các thông cáo báo chí về kết luận thanh tra,..); đào tạo nhân viên về các thách thức mới (phương pháp để thông tin tốt hơn, các vấn đề và nguy cơ của thông tin tuyên truyền,..); và thành lập một nhóm truyền thông nội bộ bao gồm trưởng của 11 chi nhánh vùng và 7 phòng kỹ thuật của ASN nhằm nâng cao sự thống nhất và hiệu quả của các hoạt động truyền thông.

II. Thông tin trong trường hợp khẩn cấp 1. Vai trò và trách nhiệm của ASN ASN có nhiệm vụ quản lý các trường hợp khẩn cấp hạt nhân: đảm bảo chức

năng trong thông báo quốc tế, thông tin cho báo chí và người dân, đưa ra tư vấn cho các cơ quan Chính phủ, kiểm soát những biện pháp thực hiện bởi các nhà vận hành.

Trong các trường hợp khẩn cấp hạt nhân , ASN có trách nhiệm công bố thông tin về tình trạng an toàn của các cơ sở liên quan và khả năng phát tán các chất phóng xạ ra môi trường cũng như rủi ro đối với sức khỏe con người và môi trường

ASN đặt ra mục tiêu: cải thiện sự đáng tin cậy để đạt được sự tin tưởng về giám sát an toàn hạt nhân. Nếu muốn được tin tưởng thì cần phải đáng tin cậy, tin cậy về năng lực của cơ quan pháp quy và về sự minh bạch, độc lập, khách quan của thông tin đưa ra.

2. Tổ chức

Để thực hiện nhiệm vụ, ASN xây dựng một cơ cấu tổ chức trong trường

hợp khẩn cấp: chỉ đạo về mặt chiến lược, tập hợp các chuyên gia kỹ thuật (an toàn hạt nhân, bảo bệ bức xạ,…) và các chuyên gia truyền thông. Cơ cấu tổ chức này cũng kết nối với cơ cấu tổ chức trong trường hợp khẩn cấp của IRSN (đơn vị hỗ trợ kỹ thuật cho ASN).

Kỹ thuật Chiến lược

Thông tin - Người phát ngôn - Báo chí - Website mạng xã hội

Page 37: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

36

Khi xảy ra sự cố khẩn cấp, Trung tâm ứng phó khẩn cấp đặt tại trụ sở ASN được khởi động. Tại Trung tâm, 3 phòng được thiết lập: 1) phòng kỹ thuật nơi thu thập thông tin kỹ thuật, điều hành ứng phó và đưa ra các quyết định được kết nối trực tiếp với bộ phận kỹ thuật của IRSN, cơ quan hỗ trợ kỹ thuật cho ASN, 2) phòng chiến lược thông tin chuẩn bị thông cáo báo chí, họp báo, phỏng vấn, website, mạng xã hội từ những thông tin được đưa từ phòng kỹ thuật, được chỉ đạo bởi một phát ngôn viên chính thức của ASN, 3) phòng báo chí bao gồm trả lời các cuộc gọi của báo chí từ thông tin đưa từ phòng chiến lược thông tin. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự cố, có thể tổ chức một hay nhiều cuộc họp báo ngay tại trụ sở ASN. Theo quy định, ASN phải trả lời các câu hỏi của báo chí nếu một sự cố/tai nạn hạt nhân xảy ra.

Hệ thống cảnh báo của ASN sẽ gửi một tín hiệu cảnh báo, khi có sự cố khẩn cấp, tới tất cả nhân viên qua điện thoại di động và sóng radio. Tại trụ sở ASN, có khoảng 30 nhân viên được đào tạo về quan hệ báo chí. ASN cũng xây dựng một quy trình quan hệ báo chí xác định chính sách trong quan hệ với báo chí, chức năng của phòng media, tổ chức các cuộc hợp báo nhằm cung cấp hướng dẫn thực hiện cụ thể và các tài liệu như là công cụ hỗ trợ cho người phát ngôn và nhân viên truyền thông như dữ liệu các liên hệ của báo chí quốc tế, trong nước và địa phương; quyển tập hợp các tuyên bố của ASN và quyển hướng dẫn cho người phát ngôn.

Hàng năm, ASN tổ chức khoảng 10 cuộc diễn tập ứng phó sự cố trong đó một nửa có ứng phó với báo chí. Mục đích của các cuộc diễn tập nhằm kiểm tra năng lực của những người tham gia cung cấp thông tin cho dân chúng và báo chí và sự phối hợp với các bộ phận khác cũng như nhằm kiểm tra toàn bộ quy trình truyền thông trong trường hợp khẩn cấp:

- Sự thống nhất và phối hợp các thông điệp đưa ra bởi các cơ quan khác nhau, cơ sở được cấp phép, chính quyền trung ương và địa phương;

- Sự rõ ràng và chất lượng của các thông điệp đưa ra như phỏng vấn, thông cáo báo chí, trả lời điện thoại;

- Tổ chức và điều hành bộ phận thông tin. 3. Một số bài học kinh nghiệm của ASN về thông tin trong trường hợp khẩn cấp 3.1. Sự thống nhất giữa một số nước láng giềng của châu Âu trong cách

phòng bệnh bằng iốt Đây là bài học kinh nghiệm của Pháp về truyền thông trong công tác chuẩn

bị ứng phó khẩn cấp. Có một thực tế và cũng là một trong những thách thức về truyền thông của

các cơ quan pháp quy các nước châu Âu trong ứng phó với trường hợp khẩn cấp là không có sự thống nhất trong các hành động bảo vệ giữa các nước. Điều này gây trở ngại rất lớn trong việc trao đổi và cung cấp thông tin, đặt biệt khi xảy ra

Page 38: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

37

tai nạn hạt nhân gần biên giới giữa các nước láng giềng. Do đó cần có sự thống nhất trong các hành động bảo vệ. Do đó, tại châu Âu, các thảo thuận đa phương, thỏa thuận song phương giữa Pháp và các nước Bỉ, Đức, Luxembour, Thụy Sĩ trong trường hợp khẩn cấp đã góp phần đạt được sự thống nhất này.

Một trong những tiến triển cụ thể trong vấn đề này là đạt được sự thống nhất trong cách phòng bệnh bằng iốt:

- Thống nhất các tham chiếu chung: 1 nhóm nguy cấp (giữa trẻ còn trong bụng mẹ và tới 18 tuổi), 1 mức can thiệp (liều chiếu tuyến giáp 5mSv), cùng viên potassium iodine (65 mg KI) và cùng liều lượng,

- Thống nhất các hành động bảo vệ chung: phát viên i-ốt phòng ngừa xung quanh NMĐHN, chiến dịch thông tin thường xuyên, phát tờ rơi.

3.2. Tai nạn tại cơ sở Centraco Ngày 12/9/2011, vào lúc 11:45 sáng giờ Paris (9:45 UTC) một vụ nổ do hỏa

hoạn xảy ra gần một lò đốt tại cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ Centrao nhưng không có rò rỉ về bức xạ. Tai nạn công nghiệp này làm 1 người chết, 4 người bị thương nặng. Báo chí đưa tin là “vụ nổ hạt nhân tại 1 NMĐHN”, rất nhiều bài báo về vụ nổ này và có cả sự tham gia của chính trị, dân chúng rất hoảng loạn, đây được gọi là “hiệu ứng hoảng sợ”.

Trước tình hình đó, ASN đã ngay lập tức khởi động trung tâm ứng phó khẩn cấp: rất ít các vấn đề liên quan đến kỹ thuật và rất nhiều nhu cầu thông tin từ báo chí và các cơ quan quản lý, 2 thông cáo báo chí được đưa ra vào lúc 2h và 4h chiều, 2 thông cáo báo chí vào lúc 4 và 5h chiều cho các mạng lưới Các cơ quan pháp quy an toàn hạt nhân châu Âu (ENSREG), Hiệp hội các cơ quan pháp quy hạt nhân Tây Âu (WENRA), Hội Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn về bảo vệ bức xạ châu Âu (HERCA), IAEA và Hệ thống trao đổi thông tin phóng xạ khẩn cấp cộng đồng châu Âu (ECURIE), các cuộc điện thoại với IAEA, ENSREG, WENRA và các cơ quan pháp quy khác… ASN xếp tai nạn này ở mức 1 theo Thang INES.

3.3. Tai nạn NMĐHN Fukushima Ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9 độ richter xảy ra tại bờ biển phía

đông Nhật Bản, tạo ra những cơn sóng thần khổng lồ phá hủy nặng nề khu vực ven biển, tấn công các nhà máy điện hạt nhân nằm ở khu vực ven biển Tohoku và dẫn đến mất toàn bộ khả năng làm mát tâm lò của 3 lò phản ứng của NMĐHN Fukushima Daiichi và thiệt hại nghiêm trọng tâm lò hạt nhân.

Ngay khi vụ tai nạn xảy ra, mặc dù ở cách xa Nhật Bản, trước rất nhiều câu hỏi của báo chí, sự quan tâm và lo lắng của người dân, nhiều nguồn thông tin khác nhau, ASN đã hành động ngay. Vai trò của ASN: thu thập thông tin, cung cấp thông tin cho người dân và báo chí, đưa ra lời khuyên cho chính phủ Pháp.

- Thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ IAEA (website Công ước thống báo và trợ giúp khẩn cấp (ENAC) và Hệ thống trao đổi thông tin trong

Page 39: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

38

trường hợp sự cố và khẩn cấp (USIE)), châu Âu (hệ thống ECURIE, hệ thống quản lý về nhập khẩu hàng tiêu dùng, thực phẩm,..); liên hệ với các đồng nghiệp Nhật; không liên trực tiếp với trung tâm khẩn cấp Nhật Bản để tránh quá tải; liên hệ thường xuyên với các cơ quan các nước (chủ yếu châu Âu) như họp song phương, điện thoại, email, hàng ngày họp trực tuyến với IRSN (TSO của ASN), Đại sứ quán Pháp tại Tokyo và cơ quan pháp quy các nước như NRC (Hoa Kỳ), ONR (Anh), CNSC (Canada),…

- Cung cấp thông tin: Đối với người dân: + Thiết lập một website riêng (http://japon.asn.fr/) + Sử dụng mạng xã hội : Facebook; Twitter; Dailymotion + 400 câu hỏi nhận được qua email, thư và Facebook + Thiết lập trung tâm tiếp nhận cuộc gọi Đối với báo chí: + Hơn 1 500 yêu cầu từ báo chí + 1 000 cuộc phỏng vấn với người phát ngôn của ASN + 41 thông báo báo chí 17 cuộc họp báo từ 12/3 đến 14/4 : lập một trung tâm

báo chí tại trụ sở ASN và họp báo hàng ngày từ 16-25/3, video họp báo được đưa lên internet

Đối với các cơ quan công vụ: + Các cuộc họp với Quốc hội, các Bộ và CLI + Xây dựng một tờ thông tin điện tử E-newsletter dành riêng cho tại nạn

Fukushima 3.4. Bài học kinh nghiệm: - Để làm tốt công tác truyền thông trong trường hợp khẩn cấp hạt nhân,

công tác chuẩn bị - truyền thông trong điều kiện bình thường - vô cùng quan trọng. Cơ quan pháp quy phải luôn công khai, minh bạch, sẵn sàng cung cấp thông tin, thông tin kịp thời và chính xác, đảm bảo sự độc lập và năng lực chuyên môn sẽ tạo được sự tin tưởng của công chúng và khi xảy ra khẩn cấp, thông tin chúng ta đưa ra mới được “lắng nghe”, là nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy cho người dân và báo chí.

- Các sự cố tại các cơ sở hạt nhân, thậm chí không có vấn đề gì liên quan đến phóng xạ, nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo chí. Thông tin nhanh chóng từ cơ quan pháp quy hạt nhân là rất quan trọng, các phát ngôn đưa ra cần rõ ràng dễ hiểu để tránh gây sự hoang mang và hoảng sợ cho công chúng.

- Đối với tai nạn/sự cố hạt nhân: Suy nghĩ toàn cầu “Think global”

Page 40: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

39

+ Trong chuẩn bị ứng phó: thống nhất trong các hành động bảo vệ và tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan pháp quy các nước (vai trò của các mạng lưới như HERCA), xây dựng các thỏa thuận đa phương và song phương để tăng cường phối hợp kỹ thuật và thông tin giữa các cơ quan các nước, chuân bị cho hỗ trỡ lẫn nhau giữa các trung tâm ứng phó khẩn cấp, đào tạo, diễn tập với các nước láng giềng bao gồm cả các vấn đề truyền thông.

+ Trong tình huống khẩn cấp: xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan pháp quy (thỏa thuận song phương, các công cụ thông báo quốc tế và châu Âu, các mạng lưới chuyên gia bao gồm HERCA, NEA, ENSREG, WENRA,… , các cuộc họp qua điện thoại và video), phối hợp giữa các nước qua IAEA và EC./.

Page 41: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

40

HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP IMS VÀ ĐỀ XUẤT CHO CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT

NHÂN VIỆT NAM

Nguyễn Quang Hương, Thanh tra Cục Lâm Thị Hà Mi, Văn phòng Cục

Các tiêu chuẩn quản lý đã được xây dựng và phát triển trong quân sự và

các ngành công nghiệp bắt đầu từ cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2 khi một số nước phương tây phát triển các tiêu chuẩn chất lượng để cải thiện phương pháp đánh giá các nhà cung ứng, bảo đảm sự phù hợp và độ tin cậy ngày càng cao của sản phẩm. Kể từ đó, việc ứng dụng các tiêu chuẩn chất lượng đã được mở rộng vào thị trường tiêu dùng và tập trung vào việc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đi cùng với sự phát triển của các mối quan tâm xã hội về chất lượng cuộc sống, đã có nhiều tiêu chuẩn quản lý được phát triển, chẳng hạn như các tiêu chuẩn quản lý về môi trường, phát triển bền vững, sức khỏe, an toàn nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội… Kết quả là hệ thống quản lý trở nên phức tạp, điều này đặt ra yêu cầu cần có một hệ thống quản lý có khả năng tích hợp được điểm mạnh của các tiêu chuẩn quản lý khác nhau đồng thời bổ sung được sự thiếu hụt các tiêu chuẩn quản lý đặc thù của từng ngành thông qua phương pháp tiếp cận mới, toàn diện về tổ chức.

Với quan điểm tiếp cận nêu trên, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA đã phát triển Hệ thống quản lý tích hợp (Integrated Managament System – IMS) được giới thiệu trong 02 tiêu chuẩn yêu cầu an toàn: GS-R 3 - The Management System for Facilities and Activities (năm 2006) và GSR Part 2 - Leadership and Management for Safety (năm 2014). IMS được xây dựng nhằm mục đích đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu về an toàn trong mối tương quan tích hợp tất cả các khía cạnh quản lý khác về sức khỏe, môi trường, an ninh, chất lượng, nhân tố con người, tổ chức, yếu tố xã hội và kinh tế vào một mô hình quản lý duy nhất. Từ thời điểm xuất hiện đến nay, IMS đã thể hiện là một trong các hệ thống quản lý tiên tiến, được áp dụng rộng rãi trên thế giới không chỉ đối với cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ lớn mà còn đối với cả cơ quan pháp quy hạt nhân, nhà cung ứng, khách hàng trong toàn bộ chuỗi chu trình nhiên liệu hạt nhân.

1. Tổng quan về Hệ thống quản lý tích hợp IMS Hệ thống quản lý tích hợp (IMS) là hệ thống quản lý trong đó một khuôn

khổ duy nhất được thiết lập cho các thỏa thuận và quy trình cần thiết để đạt được tất cả các mục tiêu của một tổ chức. Cấu trúc của IMS bao gồm 5 thành phần chính được thể hiện tại sơ đồ Hình 1 dưới đây.

Page 42: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

41

Hình 1. Sơ đồ nguyên lý cấu trúc của hệ thống quản lý tích hợp IMS

Mục tiêu hệ thống quản lý: đây là thành phần trung tâm, thiết lập các yêu cầu tổng quát cho IMS, mục tiêu của IMS là an toàn và tăng cường văn hóa an toàn.

Trách nhiệm quản lý: thành phần này thiết lập trách nhiệm và yêu cầu quản lý đối với việc xây dựng và triển khai IMS. Trách nhiệm quản lý phải được thể hiện qua các yêu cầu về sự cam kết trong công tác quản lý, làm hài lòng các bên có liên quan, các chính sách tổ chức, việc lập kế hoạch, trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp lãnh đạo đối với hệ thống quản lý.

Quản lý nguồn lực: thành phần này thiết lập các yêu cầu cho quản lý nguồn lực, bao gồm các yêu cầu về cung cấp nguồn lực, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc.

Quy trình thực hiện: thành phần này thiết lập các yêu cầu về đặc điểm, việc xây dựng, quản lý các quy trình cốt lõi của tổ chức và các yêu cầu đối với các quy trình hệ thống quản lý chung chẳng hạn như kiểm soát tài liệu, kiểm soát sản phẩm, kiểm soát hồ sơ, mua sắm, truyền thông và thay đổi tổ chức.

Đánh giá và cải tiến: thành phần này thiết lập các yêu cầu cho việc giám sát, đo lường, tự đánh giá, đánh giá độc lập, đánh giá hệ thống quản lý, sự không phù hợp và đề xuất các hành động khắc phục, phòng ngừa để không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả của hệ thống IMS.

Sản phẩm của IMS giúp các tổ chức đạt được mục đích cơ bản là bảo đảm “An toàn”, bảo vệ con người và môi trường khỏi tác hại của bức xạ ion hóa đồng thời cũng hài hòa với các mục đích khác là an ninh, kinh tế, chất lượng…

Page 43: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

42

IMS được thiết kế để thiết lập một nguyên lý nền tảng đó là ý thức về rủi ro luôn có mặt và tập trung ưu tiên tối đa vào an toàn trong toàn bộ hệ thống quản lý ở mọi cấp. IMS yêu cầu tất cả thành viên của tổ chức đều phải có trách nhiệm cá nhân vì sự an toàn, tự chịu trách nhiệm cá nhân. IMS cũng đồng thời cũng giúp nhân viên thể hiện được các giá trị của mình, khuyến khích giao tiếp, trao đổi cởi mở trong tổ chức. Một IMS được xây dựng tốt sẽ giúp cho các thành viên của tổ chức cảm thấy thoải mái khi nêu ra những lo ngại về an toàn và bảo đảm văn hóa an toàn được đưa vào tất cả các khía cạnh trong hệ thống quản lý.

2. So sánh Hệ thống quản lý tích hợp IMS với Hệ thống quản lý chất lượng QMS

Hệ thống quản lý chất lượng (Quality management system - QMS) là một hệ thống hợp thức hóa các quy trình, thủ tục, trách nhiệm để đạt được những chính sách và mục tiêu về chất lượng thông qua tiêu chuẩn ISO 9001: 2015. QMS giúp điều phối và định hướng hoạt động của tổ chức, nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả và năng suất hoạt động.

QMS xây dựng dựa trên ISO 9001:2015 theo cấu trúc PDCA (Plan – Do – Check – Act) như trên Hình 2 dưới đây.

Hình 2. Sơ đồ nguyên lý cấu trúc hệ thống quản lý chất lượng QMS

QMS phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau, từ việc cải tiến quy trình, giảm lãng phí, giảm chi phí cho đến việc xây dựng hình ảnh, thu hút nhân lực, thiết lập hướng phát triển cho tổ chức. Sản phẩm mục tiêu hàng đầu của QMS là sự hài lòng của khách hàng.

Do IMS và QMS hướng đến mục đích quản lý khách nhau nên về mô hình tổ chức và phương thức quản lý có nhiều điểm khác biệt. Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, IMS đã được áp dụng với quy mô toàn cầu và đã thể hiện được nhiều ưu điểm vượt trội so với QMS, thể hiện tại bảng dưới đây.

Page 44: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

43

Hệ thống quản lý tích hợp IMS Hệ thống quản lý chất lượng QMS

Văn bản nền tảng

- IMS dựa trên GS-R-3 và GSR Part 2. Đây là bộ tiêu chuẩn về an toàn đã được IAEA quốc tế hóa. An toàn là ưu tiên cao nhất trong IMS có xem xét đến việc tích hợp tất cả các khía cạnh khác nhau

- QMS dựa trên ISO 9001:2008 và ISO 9001:2015. Đây là bộ tiêu chuẩn về chất lượng của ISO và không có các yêu cầu tích hợp các khía cạnh khác nhau chẳng hạn như an toàn, sức khỏe, môi trường, an ninh, kinh tế… vào hệ thống quản lý

Mục đích quản lý

- IMS hướng tới đích đến là an toàn trong toàn bộ hoạt động của tổ chức

- QMS hướng tới đích đến là chất lượng, tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng

Văn hóa an toàn

- IMS thúc đẩy thực hiện một văn hóa an toàn mạnh mẽ như là một phần không thể thiếu của hệ thống quản lý

- Văn hóa an toàn không được yêu cầu trong QMS

Cách tiếp cận phân loại

- IMS yêu cầu việc áp dụng các cách thức quản lý theo phương pháp tiếp cận phân loại - IMS không cho phép có trường hợp ngoại lệ đối với từng yêu cầu trong hệ thống quản lý

- QMS không có yêu cầu rõ ràng về phương pháp tiếp cận phân loại - QMS cho phép có trường hợp ngoại lệ đối với từng yêu cầu trong hệ thống quản lý

Tài liệu hóa hệ thống quản lý

IMS yêu cầu chi tiết hơn về việc tài liệu hóa hệ thống quản lý: - Phải có mô tả làm thế nào hệ thống quản lý tuân thủ các yêu cầu pháp quy được áp dụng trong tổ chức - Phải có mô tả chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền và mối liên hệ công việc giữa những người thực hiện, người quản lý và người đánh giá công

Page 45: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

44

việc - Phải có mô tả về các quy trình và thông tin hỗ trợ để giải thích làm thế nào công việc được chuẩn bị, thực hiện, ghi chép, đánh giá và cải tiến; - Phải có mô tả sự tương tác với các bên có liên quan và các tổ chức bên ngoài

Trách nhiệm quản lý

- IMS đặt ra yêu cầu quy định trách nhiệm cá nhân ở tất cả cấp độ quản lý - Trong IMS, nhà quản lý cấp cao có một số trách nhiệm mà không được đề cập trong QMS, chẳng hạn như: trách nhiệm xây dựng chính sách tổ chức không chỉ giới hạn ở chính sách chất lượng; trách nhiệm phát triển các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch theo cách tích hợp

- QMS chi đặt ra yêu cầu quy định trách nhiệm cá nhân ở cấp độ quản lý cấp cao

Đối tượng phục vụ

- IMS yêu cầu thỏa mãn tất cả các bên có liên quan trong hệ thống quản lý tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc “an toàn không bị xâm phạm”

- QMS chỉ tập trung vào yêu cầu thỏa mãn khách hàng. Sự thỏa mãn khách hàng phải ưu tiên đạt được bằng mọi cách thức và đó là thước đo hiệu quả của hệ thống quản lý

Quản lý nguồn nhân lực

- IMS đặt ra trách nhiệm cá nhân cụ thể đối với lãnh đạo cấp cao trong việc cung cấp nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động của tổ chức và để thiết lập, thực hiện, đánh giá, cải tiến liên tục hệ thống quản lý - IMS yêu cầu việc quản lý thông tin và tri thức như là một nguồn lực

- QMS đặt ra trách nhiệm chung đối với tổ chức trong quản lý nguồn nhân lực - QMS có một số yêu cầu về quản lý thông tin, tuy nhiên không yêu cầu việc quản lý tri thức

Page 46: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

45

Quy trình thực hiện

- IMS đưa ra sự tập trung mạnh mẽ vào các quy trình, yêu cầu phải có cách tiếp cận phân loại trong hệ thống quản lý cho từng quy trình cụ thể - IMS có yêu cầu cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm cho từng cá nhân được chỉ định (tác giả quy trình) trong việc xây dựng, giám sát và đề xuất cải tiến quy trình

- QMS xem xét các quy trình cần thiết để hoàn thiện sản phẩm và chủ yếu tập trung vào chất lượng sản phẩm - QMS không có yêu cầu cụ thể về việc chịu trách nhiệm đối với tác giả của từng quy trình

Đánh giá và cải tiến

- IMS yêu cầu lãnh đạo và quản lý ở tất cả các cấp độ khác nhau của tổ chức phải thực hiện tự đánh giá để cải tiến không chỉ đối với hiệu quả công việc mà còn đối với văn hóa an toàn

- QMS không có các yêu cầu tương tự IMS đối với việc tự đánh giá

Hiện nay các hoạt động quản lý nhà nước của Cục ATBXHN đang vận hành theo hệ thống QMS với các quy trình theo ISO đã được chứng nhận. Việc áp dụng ISO cũng là yêu cầu đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, hệ thống IMS đã thể hiện được ưu điểm vượt trội so với QMS và đang được áp dụng mạnh mẽ không chỉ đối với các cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ lớn mà còn đối với hầu hết các cơ quan pháp quy hạt nhân của các nước tiên tiến trên thế giới. IAEA luôn khuyến cáo việc xây dựng và áp dụng IMS là nội dung trọng tâm của một cơ quan pháp quy hạt nhân để hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường năng lực nhằm bảo đảm được mục tiêu cao nhất là an toàn và an ninh.

Dựa trên mô hình quản lý tích hợp IMS của một số quốc gia tiên tiến và hướng dẫn của IAEA, trong tương lai, Cục ATBXHN cần triển khai so sánh QMS đang được áp dụng hiện nay với mô hình IMS để đưa ra các cải tiến phù hợp, trong đó cần đặc biệt lưu tâm đến việc xây dựng hoạch định chiến lược, định hướng phát triển, tầm nhìn, giá trị và các quy trình cốt lõi. Song song với hệ thống QMS hiện nay, Cục ATBXHN cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển mô hình IMS theo xu thế hộp nhập quốc tế và cần xây dựng một đội ngũ nhân sự đủ trình độ để có thể triển khai hoàn thiện mô hình IMS trong tương lai.

Dưới đây là đề xuất của nhóm Tác giả về mô hình IMS của Cục ATBXHN.

Page 47: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

46

Page 48: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

47

CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO AN NINH HẠT NHÂN CHO CÁC SỰ KIỆN LỚN VÀ KINH

NGHIỆM THỰC THI CỦA VIỆT NAM

Thân Thị Ngọc Mai Phòng Hợp tác quốc tế, Cục ATBXHN

I. Hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về

các phương pháp và hệ thống đảm bảo an ninh hạt nhân cho các sự kiện lớn

Khủng bố luôn là mối đe dọa đối với sự ổn định và an ninh quốc tế. Các sự kiện lớn trong nước và quốc tế diễn ra thường xuyên, thu hút sự quan tâm lớn của công chúng và báo chí, truyền thông. Phải thừa nhận rằng khi các cuộc họp thượng đỉnh chính trị, kinh tế cao cấp hoặc các cuộc thi thể thao lớn diễn ra thì luôn luôn có khả năng xảy ra những nguy cơ lớn về tấn công khủng bố. Chính vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ này, cộng đồng quốc tế đã có những tiến bộ lớn trong việc đảm bảo an ninh hạt nhân và các chất phóng xạ khác có thể sử dụng cho một hành động khủng bố. Trên tinh thần đó, IAEA đã đưa ra Tài liệu hướng dẫn thực hành các phương pháp và hệ thống đảm bảo an ninh hạt nhân cho các sự kiện lớn – Tài liệu số 18 chỉ ra rằng: “Đối với một sự kiện lớn thì Hệ thống an ninh phải là một phần không thể thiếu trong tổng thể kế hoạch an ninh hạt nhân đối với sự kiện đó và cũng được liên kết với Cơ chế an ninh hạt nhân” {1}. Cơ chế được xây dựng dựa trên tình hình luật pháp quốc gia và các văn bản hướng dẫn của quốc tế và các khuyến cáo về an ninh của IAEA.

Theo Hướng dẫn 18 của IAEA, để tổ chức một sự kiện lớn thì cần chuẩn bị các công tác cơ bản sau: Chuẩn bị sơ bộ công tác tổ chức sự kiện; Đưa ra các biện pháp phòng ngừa trước sự kiện; Chuẩn bị các thiết bị phát hiện; Đánh giá các báo động và cảnh báo; đưa ra các phương pháp ứng phó sự cố; Tổ chức và ổn định sự kiện.

Sau khi có quyết định tổ chức một sự kiện lớn, các phương pháp và các hệ thống an ninh hạt nhân sẽ được thông qua dựa trên các nguy cơ được nhận biết, đánh giá và những hậu quả có khả năng xảy ra từ những nguy cơ đó, cũng như dựa trên các đánh giá trước sự kiện để xác định mức độ các nguồn phóng xạ và việc chuẩn bị ứng phó trước theo yêu cầu, chuẩn bị sơ bộ là công việc quan trọng để thực hiện hiệu quả các phương pháp an ninh. Các nội dung sau cần được thực hiện:

(a). Kết hợp các hệ thống và phương pháp an ninh vào tổng thế kế hoạch an ninh cho sự kiện.

(b). Chỉ định một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm về an ninh chung của sự kiện.

Page 49: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

48

(c). Chỉ định các cơ quan chức năng và các tổ chức chuyên ngành (bao gồm nhiều cơ quan có thẩm quyền) là những cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm.

(d) Cơ quan an ninh chịu trách về an ninh chung sẽ điều phối công tác giữa các cơ quan có thẩm quyền liên quan để tổ chức cho sự kiện.

(e). Trong quá trình lập kế hoạch, cần có sự tham gia của tất cả các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

(f). Phân bổ các nguồn tài chính, cân bằng giữa các mục tiêu cần đáp ứng và tài chính sẵn có.

(g). Cần có sẵn đội ngũ nhân lực đã qua đào tạo, thiết bị và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho sự kiện

(h). Khi xây dựng một hệ thống an ninh hạt nhân, nội dung bao gồm các yếu tố sau: Cơ cấu tổ chức nêu rõ vai trò, trách nhiệm cụ thể được giao cho từng cơ quan, tổ chức; Xây dựng được bản đánh giá nguy cơ và cập nhật thường xuyên; Xác định được các mục tiêu, địa điểm tổ chức, vị trí chiến lược và khoanh vùng ưu tiên, cũng như các hành động được ưu tiên khi thực hiện các phương pháp và hệ thống an ninh hạt nhân; Thiết lập được cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, cơ quan có trách nhiệm và các thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương để được hỗ trợ từ quốc tế; Xây dựng được các nội dung về công tác vận hành và các quy trình ứng phó đối cho các biện pháp ứng phó và phát hiện phù hợp; Thiết lập được cơ sở hạ tầng hành chính và kỹ thuật để phát hiện, định vị và xác định các sự kiện an ninh hạt nhân; Thiết lập được các thỏa thuận và quy trình đánh giá báo động và cảnh báo thông tin; Xác định được hỗ trợ về mặt hậu cần và nhu cầu nguồn nhân lực để thực hiện các phương pháp và hệ thống an ninh hạt nhân theo kế hoạch; Thiết lập được kế hoạch tập luyện và diễn tập các tình huống.

Cách tiếp cận tổng thể được áp dụng cho một hệ thống an ninh hạt nhân đối với một sự kiện công lớn cần được dựa trên các yếu tố: Bảo vệ các địa điểm tổ chức và các vị trí chiến lược; bảo vệ các thông tin nhạy cảm liên quan đến các hệ thống và phương pháp an ninh hạt nhân tại các địa điểm tổ chức và vị trí chiến lược.

II. Kinh nghiệm thực thi các biện pháp và hệ thống an ninh cho các sự kiện lớn tại Việt Nam

Việc tổ chức một sự kiện lớn với số lượng đông đảo người tham dự sẽ tập hợp rất nhiều thách thức về an ninh hạt nhân. Bất cứ một hành vi phạm tội hoặc khủng bố liên quan đến hạt nhân hoặc các chất phóng xạ khác tại bất kỳ sự kiện lớn nào đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt ở Việt Nam, khi nhận thức của dân chúng về vấn đề an ninh hạt nhân còn hạn chế. Do đó, việc triển khai các hệ thống và biện pháp an ninh hạt nhân là rất quan trọng đối với mỗi sự kiện lớn. Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã tổ chức thành công các sự kiện lớn như Lễ hội Đền Hùng năm 2016, Hội nghị

Page 50: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

49

thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng năm 2017, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội năm 2019.

Lễ hội Đền Hùng 2016

Ngày 16/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 884/QĐ-TTg về việc Ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia, trong đó phân công trách nhiệm các bộ ngành, tổ chức liên quan về ứng phó sự cố với các sự kiện an ninh hạt nhân, bao gồm ứng phó an ninh đối với các sự kiện lớn, cụ thể bao gồm: Bộ Công an (Cục An ninh kinh tế, Bộ Tư lệnh cảnh vệ, Cơ quan Công an địa phương), Bộ Khoa học và Công nghệ (Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, các sở Khoa học và công nghệ), Tổng Cục hải quan, Bộ Quốc phòng và các Bộ ngành liên quan khác.

Để đảm bảo an ninh cho các sự kiện lớn, Việt Nam đã áp dụng các phương pháp đảm bảo an ninh hạt nhân theo Hướng dẫn số 18 của IAEA. Bộ Công an thông qua đầu mối Cơ quan pháp quy hạt nhân – Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) gửi yêu cầu tới IAEA để hỗ trợ thực hiện các phương pháp an ninh hạt nhân. Qua đó, xây dựng Kế hoạch hành động về An ninh hạt nhân nhằm nâng cao năng lực áp dụng các phương pháp an ninh hạt nhân đối với các sự kiện lớn tại Việt Nam.

Để chuẩn bị cho các sự kiện lớn này, Cục ATBXHN đã chủ trì tổ chức các cuộc họp điều phối với Ban An ninh hạt nhân của IAEA, với Cơ quan pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ (US NRC) và các cơ quan có thẩm quyền liên quan để đánh giá nguy cơ, nhờ sự giúp đỡ của quốc tế, thảo luận phương pháp đảm bảo anh ninh hạt nhân áp dụng các sự kiện:

- Về chuẩn bị nguồn nhân lực: Cục ATBXHN là cơ quan đầu mối để phối hợp tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ công an, hải quan, cán bộ kỹ thuật của cơ quan pháp quy với các nội dung về phương pháp và hệ thống an ninh hạt nhân; trao đổi thông tin khi có sự cố về vật liệu hạt nhân và vật liệu phóng xạ khác nằm ngoài kiểm soát pháp quy; Ứng phó với các sự cố an ninh hạt nhân tại các địa điểm tổ chức và các vị trí chiến lược; các khóa đào tạo về tìm kiếm nguồn phóng xạ…Ngoài ra, Việt Nam cũng cử các cán bộ đi thăm quan, học tập

Page 51: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

50

kinh nghiệm các nước Hoa Kỳ, Bra-xin về an ninh hạt nhân cho các sự kiện lớn. Để tổ chức Lễ hội Đền Hùng năm 2016, Cục ATBXHN phối hợp với Bộ Tư lệnh cảnh vệ (K10) và công an tỉnh Phú Thọ tổ chức các khóa đào tạo về an toàn bức xạ và ứng phó sự cố cho 25 cán bộ K10, 200 cán bộ công an tại địa phương và xây dựng các buổi diễn tập nâng cao năng lực ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với sự cố an ninh.

- Về việc chuẩn bị thiết bị: Bộ Tư lệnh cảnh vệ và Cục ATBXHN phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương nơi diễn ra sự kiện tổ chức lắp đặt thiết bị, kiểm tra vận hành thiết bị, xây dựng và kiểm tra các quy trình ứng phó và phát hiện, tiến hành điều tra khảo sát phóng xạ trên địa bàn, phân bổ thiết bị …Với sự chuẩn bị cẩn thận và tỉ mỉ, việc đảm bảo anh ninh đối với các sự kiện lớn tại Việt Nam đều thành công, không có bất kỳ sự cố bức xạ nào xảy ra trong thời gian diễn ra sự kiện.

Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017

- Để đảm bảo an ninh hạt nhân đối với các vị trí chiến lược, Cục ATBXHN với vai trò là cơ quan pháp quy hạt nhân đã yêu cầu dừng các hoạt động vận chuyển các nguồn phóng xạ và các vật liệu hạt nhân đi qua các địa điểm chiến lược như Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh lân cận khi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng. Các cổng phát hiện phóng xạ được thiết lập tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, cũng như đảm bảo an ninh tuyệt đối tại cửa khẩu Lạng Sơn và các địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội.

Việc thực hiện thành công các biện pháp đảm bảo an ninh hạt nhân cho các sự kiện lớn nêu trên cho thấy việc phối hợp giữa các bộ, ngành và các cơ quan có thẩm quyền liên quan là vô cùng quan trọng để đảm bảo an ninh hạt nhân xuyên suốt thời gian diễn ra sự kiện. Điều đó cho thấy sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Nhà nước ta trong việc đảm bảo an ninh hạt nhân cho các sự kiện nhằm đảm bảo anh ninh quốc gia và an ninh cho khu vực.

Thông qua việc tổ chức thành công các sự kiện lớn này, Việt Nam sẽ nâng cao được năng lực đảm bảo an ninh hạt nhân và vị thế của Việt Nam được nâng

Page 52: MỤC LỤC san PQHN... · 2020-01-16 · công nghiệp và kiểm tra không phá hủy, an toàn bức xạ và hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, ứng dụng

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

51

lên tầm cao mới. Đây cũng là bước chạy đà tốt cho Việt Nam đảm nhiệm thành công với vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020 và vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. IAEA Nuclear Security Series No. 18, Implementing Guide, Nuclear Security Systems and Measures for Major Public Events, IAEA, 2012. 2. Quyết định số 884/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/7/2017 về việc Ban hành Kế hoạch Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia.