16
KHÓA HUẤN LUYỆN ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HẠT NHÂN TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG Từ ngày 23-27/9/2013 AN TOÀN VÀ KIỂM SOÁT BỨC XẠ Người trình bày: Phạm Hùng Thái Phòng An Toàn Bức Xạ, Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân

An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

Embed Size (px)

DESCRIPTION

An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

Citation preview

Page 1: An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

KHÓA HUẤN LUYỆN ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HẠT NHÂN

TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

Từ ngày 23-27/9/2013

AN TOÀN VÀ KIỂM SOÁT BỨC XẠ

Người trình bày: Phạm Hùng Thái

Phòng An Toàn Bức Xạ, Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân

Page 2: An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

NỘI DUNG

1. MỤC TIÊU

2. KIỂM XẠ CÁ NHÂN

3. KIỂM XẠ KHU VỰC

4. QUẢN LÝ NGUỒN PHÓNG XẠ, RÁC THẢI

PHÓNG XẠ

5. QUẢN LÝ RA VÀO VÙNG KIỂM SOÁT, VÙNG

GIÁM SÁT

Page 3: An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

1. MỤC TIÊU

(1). Bảo vệ người lao động làm công việc bức xạ khỏi

các nguy cơ bức xạ.

(2). Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những nguy cơ bức

xạ tiềm tàng từ các công việc bức xạ.

(3) Thực hiện kiểm soát, bảo đảm ATBX, hạt nhân

trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng

theo yêu cầu của các văn bản quy phạm pháp luật

hiện hành về ATBX, hạt nhân.

Page 4: An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

2: KIỂM XẠ CÁ NHÂN

(Chiếu ngoài)

(1). Đảm bảo tất cả nhân viên bức xạ, người làm công

việc bức xạ phải được cấp phát các phương tiện

theo dõi liều bức xạ cá nhân (liều kế TLD, liều kế

điện tử..)

(2). Đánh giá liều chiếu ngoài cá nhân

- Đối tượng

- Tần suất

(3). Quản lý, sử dụng hợp lý liều kế cá nhân tránh gây

ra các trường hợp liều kế bị mất, rơi vào nguồn

phóng xạ, nhiễm bẩn phóng xạ..

Page 5: An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

(1). Khi làm việc với nguồn phóng xạ hở, ngoài việc phải thực hiện kiểm xạ cá nhân chiếu ngoài còn phải đảm bảo sự chiếu xạ trong là thấp nhất.

(2). Đánh giá liều chiếu trong cho cho nhân viên bức xạ/người làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguồn phóng xạ hở khi kết thúc công việc bức xạ.

2: KIỂM XẠ CÁ NHÂN

(Chiếu trong)

Page 6: An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

Bảng 1: Giới hạn liều chiếu xạ. (không tính đến liều từ sự chiếu xạ trong y tế và chiếu xạ tự nhiên)

Phân loại

chiếu xạ

Giới hạn liều

Nhân viên bức xạ Công chúng

Toàn thân 20 mSv/năm, trung

bình trong 5 năm

1 mSv/năm

Mắt 150 mSv/năm 15 mSv/năm

Da 500 mSv/năm 50 mSv/năm

Tay chân 500 mSv/năm -

Kết quả theo dõi liều chiếu xạ nghề nghiệp cá nhân phải

được đánh giá dựa vào giới hạn được quy định tại các văn

bản quy phạm pháp luật về ATBX hiện hành

Page 7: An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

3. KIỂM XẠ KHU VỰC

(Kiểm soát suất liều bức xạ)

(1).Thiết lập hệ thống kiềm soát liên tục suất liều bức

xạ tại các vị trí cố định: Các vị trí có người thường

xuyên làm việc bức xạ, các vị trí có người thường qua

lại, các vị trí có suất liều bức xạ thăng giáng bất

thường, các vị trí trong vùng nghiêm ngặt…. để giám

sát liên tục suất liều bức xạ và can thiệp khi cần thiết.

(2). Thiết lập bình đồ suất liều bức xạ tại vùng kiểm

soát, vùng giám sát để áp dụng các biện pháp kiểm

soát bức xạ thích hợp

Page 8: An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

3. KIỂM XẠ KHU VỰC

(Kiểm soát nhiễm bẩn bề mặt)

(1). Đảm bảo các khu vực có tiến hành công việc bức xạ

thường quy hay đột xuất đều phải được kiểm tra nhiễm

bẩn phóng xạ bề mặt.

(2). Thiết lập quy trình kiểm soát nhiễm bẩn bề mặt cho

phù hợp với điều kiện địa hình của khu vực bị giây bẩn

phóng xạ, loại đồng vị gây ra nhiễm bẩn, vật liệu bị giây

bẩn, điều kiện năng lực thiết bị hiện tại mà sử dụng

phương pháp kiểm tra mức nhiễm bẩn bề mặt cho phù hợp

theo yêu cầu thực tế

Page 9: An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

3. KIỂM XẠ KHU VỰC

(Kiểm soát nhiễm bẩn bề mặt)

(3). Thiết lập sơ đồ các vị trí kiểm soát nhiễm bẩn bề mặt:

+ Bề mặt của các khu vực phòng thí nghiệm nơi tiến

hành công việc bức xạ.

+ Khu vực có nhiều người qua lại: Hành lang.

+ Các phương tiện, dụng cụ được sử dụng để tiến

hành công việc bức xạ.

+ Các vị trí làm việc với nguồn phóng xạ hở.

(4). Định thời điểm kiểm soát mức bẩn phóng xạ:

+ Trước khi tiến hành công việc bức xạ.

+ Ngay sau khi kết thúc công việc bức xạ.

+ Hoặc định ra chu kỳ kiểm tra mức bẩn phóng xạ

tùy thuộc vào tình hình và điều kiện thực tế.

Page 10: An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

3. KIỂM XẠ KHU VỰC

(Kiểm soát nhiễm bẩn bề mặt) (tt)

Bảng 2: Quy định về giới hạn nhiễm bẩn bề mặt

Nhân phóng xạ Khu vực làm

việc tại vùng

kiểm soát

Công chúng

Phát alpha () 4,0 Bq/cm2 0,4 Bq/cm2

Phát beta, gamma

(,)

40 Bq/cm2 4,0 Bq/cm2

Page 11: An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

3. KIỂM XẠ KHU VỰC

(Kiểm soát phóng xạ trong không khí)

(1) Đảm bảo các khu vực có tiến hành công việc bức xạ

thường quy hay đột xuất có sử dụng nguồn phóng xạ

hở đều phải được kiểm tra nồng độ các chất phóng xạ

trong không khí để có biện pháp đảm bảo an toàn khi

khu vực tiến hành công việc bức xạ đó có nồng độ

chất phóng xạ trong không khí cao.

(2). Định thời điểm để kiểm soát:

+ Trong lúc thực hiện công việc bức xạ

+ Sau khi hoàn thành công việc bức xạ

+ Hoặc vào thời điểm thích hợp khác

nếu xét thấy việc kiểm soát là chưa thật đầy đủ

Page 12: An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

4. QUẢN LÝ NGUỒN PHÓNG XẠ,

RÁC THẢI PHÓNG XẠ

(1).Lập danh sách quản lý các nguồn phóng xạ, rác thải

phóng xạ; cập nhật hoạt độ nguồn phóng xạ, phân

nhóm nguồn phóng xạ; kiểm đếm định kỳ để xác nhận

sự tồn tại của nguồn phóng xạ tại nơi đặt nguồn.

(2). Lập sơ đồ vị trí lưu giữ nguồn phóng xạ, chất thải

phóng xạ và suất liều bức xạ tại nơi lưu giữ

(3). Đặt biển cảnh báo phóng xạ, hàng rào bảo vệ để hạn

chế sự tiếp cận gần các khu vực này.

Page 13: An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

(4). Kiểm tra sự rò rỉ nguồn phóng xạ trước khi sử

dụng

(5). Lập và quản lý hồ sơ kiểm đếm nguồn phóng xạ,

nhật ký tiến hành công việc bức xạ đối với nguồn

phóng xạ, quy trình sử dụng nguồn phóng xạ, nội

quy sử dụng nguồn

(6). Thiết lập hệ thống thu gom tập trung chất thải

phóng xạ đặt biệt là phóng xạ lỏng; thiết kế, che

chắn phù hợp để hạn chế sự rò rỉ chất phóng xạ/tia

bức xạ ra môi trường

4. QUẢN LÝ NGUỒN PHÓNG XẠ,

RÁC THẢI PHÓNG XẠ (tt)

Page 14: An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

5. QUẢN LÝ RA VÀO VÙNG KIỂM SOÁT,

VÙNG GIÁM SÁT

(1) Thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát để áp

dụng các biện pháp kiểm soát ATBX thích hợp.

+ Khu vực kiểm soát là khu vực có mức liều bức xạ

tiềm năng lớn hơn hoặc bằng 6mSv/năm hoặc khu

vực có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ.

+ Khu vực giám sát là khu vực có mức liều bức xạ tiềm

năng lớn 1mSv/năm và nhỏ hơn 6mSv/năm

(2) Đặt biển cảnh báo bức xạ, rào cản để cảnh báo, định

thời gian làm việc tại các vùng nghiêm ngặt trong

khu vực kiểm soát (các vùng có mức nhiễm bẩn

phóng xạ bề mặt cao, vị trí lưu giữ nguồn phóng xạ

Page 15: An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

5. QUẢN LÝ RA VÀO VÙNG KIỂM SOÁT,

VÙNG GIÁM SÁT

(3). Áp dụng cán biện pháp quản lý hành chính và kỹ

thuật để quản lý ra vào khu vực kiểm soát, khu vực

giám sát: đeo thẻ nhận dạng, cử người giáp sát việc

chấp hành nội quy, quy chế khi ra vào khu vực kiểm

soát, thông báo cho bộ phận kiểm soát ATBX để

kiểm soát ATBX trước khi ra vào, tiến hành công

việc bức xạ tại những khu vực này.

Page 16: An Toàn Và Kiểm Soát Bức Xạ

Xin chân thành

cảm ơn !