12
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU BỔ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Tài liệu bổ trợ (website và tài liệu in) - Sách giáo khoa, sách giáo viên, Chuẩn kiến thức kĩ năng, Chương trình môn học các môn KHTN. - website: “truonghocketnoi”. - Các tài liệu về dạy học tích hợp. 1.1. Nội dung 1 Bảng 2.2. Cấu trúc nội dung chủ đề các tật của mắt và cách khắc phục Các hoạt động Mục tiêu Tìm hiểu cấu tạo mắt - Giúp HS biết về cấu tạo mắt. - Rèn luyện kĩ năng mô tả cấu tạo và nêu vai trò của các bộ phận. Sự tạo ảnh ở màng lưới - Giúp học sinh biết được sự tạo ảnh ở màng lưới Tìm hiểu sự điều tiết của mắt - Giúp HS biết về sự điều tiết của mắt. - Rèn luyện kĩ năng mô tả, tiến hành thí nghiệm và phân tích hiện tượng để nghiệm lại lý thuyết. Tìm hiểu các tật của mắt – Cách sửa - Biết được các tật của mắt và cách sửa. - Biết được cách phân loại kính đeo. - Giải thích được tác dụng của kính cận. Sự lưu ảnh trên võng mạc - Giúp học sinh biết được hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc từ đó giải thích được các hiện tượng trong thực tế. - Học sinh nắm được một số ứng dụng của hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc Biện pháp phòng tránh các tật của - Giúp học sinh biết được các biện pháp phòng tránh các tật của mắt

Microsoft · Web viewTa nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Microsoft · Web viewTa nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU BỔ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

1. Tài liệu bổ trợ (website và tài liệu in)- Sách giáo khoa, sách giáo viên, Chuẩn kiến thức kĩ năng, Chương trình môn

học các môn KHTN.- website: “truonghocketnoi”.- Các tài liệu về dạy học tích hợp.

1.1. Nội dung 1Bảng 2.2. Cấu trúc nội dung chủ đề các tật của mắt và cách khắc phụcCác hoạt động Mục tiêu

Tìm hiểu cấu tạo

mắt

- Giúp HS biết về cấu tạo mắt.

- Rèn luyện kĩ năng mô tả cấu tạo và nêu vai trò của các bộ phận.

Sự tạo ảnh ở màng

lưới- Giúp học sinh biết được sự tạo ảnh ở màng lưới

Tìm hiểu sự điều

tiết của mắt

- Giúp HS biết về sự điều tiết của mắt.

- Rèn luyện kĩ năng mô tả, tiến hành thí nghiệm và phân tích hiện

tượng để nghiệm lại lý thuyết. Tìm hiểu các tật

của mắt – Cách

sửa

- Biết được các tật của mắt và cách sửa.

- Biết được cách phân loại kính đeo.

- Giải thích được tác dụng của kính cận.

Sự lưu ảnh trên

võng mạc

- Giúp học sinh biết được hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc từ đó

giải thích được các hiện tượng trong thực tế.

- Học sinh nắm được một số ứng dụng của hiện tượng lưu ảnh trên

võng mạc

Biện pháp phòng

tránh các tật của

mắt

- Giúp học sinh biết được các biện pháp phòng tránh các tật của mắt

* Tìm hiểu cấu tạo của mắt

1. Cơ quan phân tích thị giác

Vùng thị giác ở Thùy chẩm

Tế bào thụ cảm thị giác

Dây thần kinh thị giác (dây số II)

Page 2: Microsoft · Web viewTa nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào

2. Cấu tạo của mắt

3. Màng bọc

+ Màng cứng: phía trước là màng giác -> bảo vệ cầu mắt

+ Màng mạch: chứa mạch máu -> nuôi dưỡng cầu mắt.

+ Màng lưới: chứa tế bào thụ cảm thị giác (tê bào nón, tế bào que).

4. Môi trường trong suốt

+ Thủy dịch

+ Thể thủy tinh

+ Dịch thủy tinh

5. Điểm vàng: Nằm trên trục mắt, tập trung nhiều tế bào nón

6. Điểm mù: là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm

thị giác

Cường độ ánh sáng chiếu vào mắt có thể thay đổi được nhờ con ngươi. Khi ta quan sát mọi

vật xung quanh, tuỳ vào cảnh vật là sáng hay tối mà con ngươi điều chỉnh cường độ ánh sáng

chiếu vào mắt thích hợp để giúp mắt nhìn rõ. Khi ánh sáng mạnh quá thì con ngươi thu nhỏ lại,

cản lại bớt ánh sáng và ngược lại. Chẳng hạn khi từ ngoài sáng bước vào phòng tối, ta lập tức

cảm thấy trước mắt là một bóng đen, sau một thời gian ngắn mới thích nghi được. Đó là vì khi từ

chỗ sáng vào chỗ tối, con ngươi phải dần dần mở ra cho đến khi thích nghi được với môi trường

tối, ta mới nhìn thấy được.

Trong các bộ phận cấu tạo nên mắt thì riêng nhãn cầu có thể xoay được. Động tác xoay

nhãn cầu (liếc mắt) mục đích để tạo ảnh nằm đúng trên điểm vàng, giúp mắt có thể nhìn rõ các

vật từ nhiều vị trí khác nhau.

- Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng

truyền qua của mắt tương đương với một thấu kính hội tụ, thấu kính có quang trục chính là trục

Thể thủy 6 tinh

Màng mạch

Màng lưới

Điểm mù

Dây thần kinh thị

giác

Điểm vàng

Lòng đen

Lỗ đồng tử

Thủy dịch

Màng giác

Dịch thủy tinh

Màng cứng 6

Trục mắt

Page 3: Microsoft · Web viewTa nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào

mắt, tiêu cụ thấu kính có thể thay đổi được nhờ sự co dãn của cơ vòng. Màng lưới còn gọi là võng

mạc đóng vai trò như một màng ảnh.

* Sự tạo ảnh ở màng lưới

Ta nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới

sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ

lớn và màu sắc của vật

Hình 2.1. Quá trình tạo ảnh ở màng lưới

Thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật

* Sự điều tiết của mắt

Nguyên tắc nhìn vật của mắt: Khi cần nhìn một vật AB trước mắt. Ánh sáng từ vật AB

chiếu vào mắt. Chùm ánh sáng này qua thấu kính thủy tinh thể sẽ tạo ra một ảnh thật nhỏ hơn vật

và ngược chiều với vật hiện trên điểm vàng của mắt. Tại đây có nhiều các noron thần kinh thị

giác cảm ứng với hình ảnh của AB tạo ra một Xung thần kinh gửi về trung tâm não bộ để phân

tích. Giả sử vì một lý do nào đó (cách nhìn hay mắt bị tật) ảnh của AB không hiện trên điểm vàng

V mà hiện trước hoặc hiện sau đó thì người vẫn có thể cảm nhận được hình ảnh nhưng không rõ

nét.

Khoảng cách từ quang tâm của thấu kính thủy tinh thể đến điểm vàng của mắt là không

đổi (OV = const). Chỉ có khoảng cách từ vật tới thấu kính thủy tinh thể và độ cong của thủy tinh

thể(do đó là tiêu cự của nó) là có thể thay đổi được.

Ở mắt người có 2 điểm đặc biệt.

+ Điểm xa mắt nhất: Nếu đặt vật tại đó mắt còn nhìn rõ được vật cần quan sát. Điểm này

người ta gọi là điểm cực viễn CV. Nếu vật đặt ở xa hơn điểm này đối với mắt, mắt không thể quan

sát được (Nếu không dùng dụng cụ bổ trợ)

+ Điểm gần mắt nhất: Nếu đặt vật cần quan sát tại đây mắt vẫn có thể nhìn rõ được. Điểm

này người ta gọi là điểm cực cận CC. Nếu vật đặt gần mắt hơn so với điểm cực cận mắt sẽ không

nhìn rõ được vật (Nếu không dùng dụng cụ bổ trợ)

Kích thích Màng lưới Dây thần kinh thị giác

Vùng thị giác ở thùy chẩm

Page 4: Microsoft · Web viewTa nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào

Mắt người ở trạng thái bình thường có đặc điểm là:

+ Độ cong của thủy tinh thể là bé nhất, mắt dẹt nhất; tiêu cự của thấu kính thủy tinh thể là

lớn nhất f = fmax

+ Mắt lúc này nhìn vật ở điểm cực viễn. Tức vật cần quan sát đặt ở điểm cực viễn của mắt.

Khi vật tiến từ điểm cực viễn đến điểm cực cận khoảng cách từ vật đến thấu kính thủy tinh

thể giãm dần (d giảm). Vì để nhìn rõ vật thì ảnh luôn phải nằm trên điểm vàng của mắt nên

khoảng cách từ ảnh đến thấu kính thủy tinh thể là không đổi (d' không đổi). từ công thức thấu

kính:

Ta dễ thấy để thoả mãn công thức thì tiêu cự của thấu kính thủy tinh thể phải giảm (f giảm).

Mặt khác từ công thức tính tiêu cự theo bán kính cong của thấu kính:

Để f giảm thì R cũng phải giảm tức độ cong của thủy tinh thể phải tăng lên, nghĩa là mắt

phải phồng lên. Hiện tượng này người ta gọi là ”Sự điều tiết của mắt”. Khi tới điểm cực cận (CC)

độ cong của thủy tinh thể là lớn nhất, mắt điều tiết mạnh nhất. 

Tại sao tồn tại điểm cực viễn, điểm cực cận

Do mắt có độ cong không thể dẹt hơn so với khi ở trạng thái bình thường, nghĩa là ứng với

trạng thái đó R của thấu kính thủy tinh thể là lớn nhất => tiêu cự của nó là lớn nhất f = fmax. Nếu vật ở

xa hơn cực viễn (d tăng) thì d' phải giảm ảnh lúc này rơi trước điểm vàng . Khi này để d' lại tăng cho

bằng OV thì chỉ có cách tăng f, nhưng f không thể tăng thêm vậy nên nếu đặt vật xa hơn CV mắt sẽ

không thể nhìn rõ được vật.

Do mắt chỉ có thể cong đến một mức độ giới hạn nghĩa là tồn tại giá trị  Rmin => tồn tại f =

fmin. Nếu vật đặt gần hơn điểm cực cận (d giảm) thì d' tăng (d'>OV). Để nhìn rõ d' phải giảm

xuống bằng OV muốn vậy phải tiếp tục giảm f điều này là không thể. Vậy nếu đặt vật gần mắt

hơn điểm cực cận mắt sẽ không thể nhìn rõ được vật.

 Muốn phân biệt được hai điểm A và B thì không những hai điểm đó phải nằm trong giới

hạn nhìn rõ của mắt, mà góc trông đoạn AB phải đủ lớn. Thực vậy, khi đoạn AB ngắn lại, góc

trông đoạn AB giảm đi, hai ảnh A’ và B’ của chúng trên võng mạc sẽ tiến lại gần nhau. Khi hai

ảnh A’, B’ nằm trên cùng một đầu tế bào nhạy sáng thì ta không còn phân biệt được hai điểm A

và B nữa.

Góc trông một vật AB (có dạng một đoạn thẳng đặt vuông góc với trục chính của mắt), là

góc tạo bởi hai tia sáng đi từ hai đầu A và B của vật qua quang tâm O của mắt

Page 5: Microsoft · Web viewTa nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào

Do đó, người ta gọi năng suất phân li của mắt là góc trông nhỏ nhất, giữa hai điểm A và B

mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó. Lúc đó hai ảnh A’ và B’ của chúng nằm tại hai tế

bào nhạy sáng cạnh nhau trên võng mạc.

Năng suất phân li của mắt phụ thuộc vào từng con mắt.

* Các tật của mắt và cách khắc phục

- Mắt cận: không nhìn được xa, nhìn gần hơn mắt thường; có điểm cực cận và cực viễn ở

gần hơn so với mắt bình thường; khi không điều tiết tiêu điểm nằm trước võng mạc

Khắc phục: Khắc phục tật cận thị là làm thế nào để mắt cận nhìn xa rõ như mắt thường.

Kính đeo sao cho vật ở xa cho ảnh nằm gần hơn và trong khoảng nhìn rõ của mắt

Để khắc phục đeo kính phân kì có độ tụ thích hợp trước mắt hay gắn nó sát giác mạc, hoặc

phẫu thuật giác mạc làm giảm độ cong ngoài giác mạc.

- Mắt viễn: Điểm cực cận ở xa hơn so với mắt bình thường ( > 25cm), điểm cực viễn là

điểm ảo nằm sau mắt, tiêu điểm nằm sau võng mạc. Không nhìn gần được, còn nhìn xa như mắt

thường.

Để sửa tật phải đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp trước mắt hay gắn nó sát giác mạc; Có thể

phẫu thuật giác mạc làm tăng độ cong mặt ngoài giác mạc. Kính đeo sao cho vật ở gần cho ảnh

nằm xa hơn và trong khoảng nhìn rõ của mắt.

- Mắt lão: lúc về già, khả năng điều tiết của mắt giảm, vì cơ mắt yếu đi và thủy tinh thể trở

nên cứng hơn. Hậu quả làm cho điểm cực cận dời xa mắt.

Đặc điểm: không nhìn gần được, nhìn xa như mắt thường.

Khắc phục : Khắc phục tật lão thị là làm thế nào để mắt lão nhìn gần rõ như mắt thường

(giống như mắt viễn). Kính đeo sao cho vật ở gần cho ảnh nằm xa hơn và trong khoảng nhìn rõ

Page 6: Microsoft · Web viewTa nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào

của mắt. Để khắc phục phải đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp trước mắt hay gắn nó sát giác mạc

hoặc phẫu thuật giác mạc làm tăng độ cong mặt ngoài giác mạc.

Đối với người có mắt cận thị, lúc về già có thêm tật mắt lão, đo đó khi lớn tuổi phải đeo hai

loại kính: kính phân kì để nhìn vật ở xa, kính hội tụ nhìn vật ở gần. Trong thực tế người ta có chế

tạo “kính hai tròng” có phần trên phân kì và phần dưới hội tụ.

* Sự lưu ảnh của mắt

Năm 1829, Platô – nhà vật lí người Bỉ phát hiện ra là cảm nhận do tác động của ánh sáng

lên các tế bào màng lưới tiếp tục tồn tại khoảng 1/10s sau khi chùm sáng tắt. Trong 1/10s này ta

vẫn còn thấy vật mặc dù ảnh của vật không còn được tạo ra ở võng mạc nữa. Đó là hiện tượng

lưu ảnh của mắt. Nhờ hiện tượng này mà mắt nhìn thấy các ảnh trên màn ảnh chiếu phim, trên

màn hình tivi,... chuyển động.

Sách giáo khoa cũ gọi là hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc, sách giáo khoa hiện hành gọi là

hiện tượng lưu ảnh của mắt. Thực sự cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác định rõ sự lưu ảnh

là sự kéo dài của một trạng thái sinh hoá học ở võng mạc hay một trạng thái lưu thông tin ở não.

* Biện pháp phòng tránh các tật của mắt

Vệ sinh mắt hàng ngày là việc rất cần thiết, giúp làm giảm những căng thẳng về điều tiết

mắt và phòng tránh được các tật của mắt. Dưới đây là một số điều mỗi người cần biết để bảo vệ

đôi mắt:

Không nên “làm việc” bằng Mắt quá 45 phút, học sinh cần được ra sân chơi và tập thể dục

giữa giờ, tránh đọc truyện, chơi game trong giờ giải lao (chơi game trên điện thoại lại càng dễ

mắc các tật của mắt). Cứ làm việc khoảng 20 phút, nên để mắt nhìn xa từ 1 đến 2 phút để mắt tự

điều tiết.

Điểm nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% làm ẩm mắt và rửa trôi gỉ mắt cùng với bụi

bẩn.

Phòng học hoặc nơi làm việc nên được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên, khoảng

cách đọc và viết với học sinh khoảng từ 25 đến 40 cm (tùy lứa tuổi), giữ đúng tư thế ngồi học,

bàn học đúng quy cách, nếu đọc sách nên ngồi đọc, nếu làm việc trên máy vi tính nên để màn

hình cách mắt ít nhất 50 cm.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên để cho trẻ ngủ từ 8 đến 10 giờ mỗi ngày, cường độ học tập

hợp lý vệ sinh mắt hàng ngày.

Khám mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được phát hiện sớm tật khúc xạ, được

tư vấn và chỉnh kính hợp lý, phát hiện sớm các tật khúc xạ và điều trị các bệnh mắt khác (nếu có).

Đeo kính đúng số, đúng bệnh hoặc phẫu thuật (nếu cần thiết) để phòng tránh nhược thị và hậu quả sau này.

1.2. Nội dung 2: Chế độ dinh dưỡng bảo vệ mắt hiệu quả

Page 7: Microsoft · Web viewTa nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào

Ngày nay, nhịp sống xã hội phát triển không ngừng, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn ….. có

quá nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đôi mắt của chúng ta. Đôi mắt là một bộ

phận dễ bị tỗn thương, các công việc bình thường như đọc sách, ngồi máy tính, bụi bẩn, …. Cũng

ảnh hưởng đến đôi mắt. vì vậy, chúng ta cần có một chế độ dinh dưỡng bảo vệ mắt hiệu quả.

1. Carot là thực phẩm rất tốt cho mắt.

Carot là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, là tiền thân của beta carotene

giúp giữ bề mặt của mắt và mí mắt khỏe mạnh, beta carotene là chất oxi hóa mạnh, giúp bảo vệ

mắt tránh khỏi những tổn thương do ô nhiễm và ánh sáng mạnh gây ra. Carot cung cấp nhiều

vitamin A, tạo nên sắc tố của thị giác, tăng độ nhậy của tế bào, có lợi cho mắt.

2. Những dưỡng chất có trong cải bó xôi.

Cải bó xôi là một loại thực phẩm chứa nhiều protein, là chất chống oxi hóa cho mắt rất tốt, giúp

ngăn ngừa và làm chậm quá trình xơ vữa động mạch. Ngoài ra, trong cải bó xôi c̣n chứa nhiều

chất sắc giúp vận chuyển oxi, vitamin K cần thiết cho sự đông máu. Theo thống kê, những người

sử dụng thực phẩm cải bó xôi ít có nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng. Theo những ngiên cứu, việc

ăn những thực phẩm chứa nhiều protein giúp tăng các sắc tố tế bào của điểm vàng, mật độ sắc tố

tế bào càng dày đặt càng giúp bão vệ võng mạc mắt tốt hơn.

3. Cá hồi và trứng cá giúp mắt được bảo vệ.

Cá hồi và trứng cá hồi chứa nhiều axit béo omega3 hơn các loại thực phẩm khác, theo nghiên cứu

cho thấy, những người cơ thể chứa nhiều axit béo omega3 ít bị khô mắt. Những người thường

xuyên ăn cá và bổ sung các axit béo từ cá thì ít mắt các bệnh về mắt do thành phần DHA trong

mỡ cá giúp bảo vệ mắt.

4.Thịt đà tiểu rất tốt cho mắt.

Thịt đà điểu cung cấp nhiều chất protein, sắt, kẽm. Những thành quan trọng để duy trì cho đôi

mắt khỏe mạnh. Kẽm có trong võng mạc của mắt nó có chức năng như là enzim rất tố cho mắt.

Đối với những người bị đục thủy tinh thể, lượng kẽm trong võng mạc thấp, vì vậy, ăn nhiều thực

phẩm chứa nhiều chất kẽm là bước đầu tiên để ngăn chặn bệnh đục thủy tinh thể.

Tác dụng Nước muối sinh lý:

Nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% có tác dụng sát khuẩn và an toàn cho mọi lứa tuổi. Nước

muối sinh lý cũng có thể dùng làm dung dịch để khí dung có tác dụng làm sạch mũi, họng và là lọ

thuốc không thể thiếu cho những bệnh nhân ung thư đã cắt bỏ thanh quản toàn phần phải thở qua

một lỗ thở ở vùng cổ để làm mất đi lớp vẩy đóng ở đó, tránh bít tắc lỗ thở Nước muối sinh lý

thường được dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải, dùng để rửa mắt, mũi,

súc miệng, thích hợp cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ em.

Page 8: Microsoft · Web viewTa nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào

3. Thiết bị dạy học- Máy chiếu, máy tính- Hình vẽ về cấu tạo mắt người, mô hình sơ đồ mắt bổ dọc, video sự điều tiết của mắt, video

điểm cực cận, điểm cực viễn;

- Hình vẽ về cấu tạo mắt người, mô hình sơ đồ mắt bổ dọc, video sự điều tiết của mắt, video

điểm cực cận, điểm cực viễn;

- Chuẩn bị thí nghiệm: Một tấm bìa gắn vào trục quay đối xứng, một mặt của tấm bìa vẽ con

chim, một mặt vẽ lồng chim

4. Các video đã tải lên Youtube hỗ trợ cho qua trình dạy học.

- video cấu tạo của mắt link youtube: https://youtu.be/QZM_xYYWhZg

- video sự tạo ảnh ở màng lưới linh youtube: https://youtu.be/eaSJCXFXj-c

- video sự điều tiết của mắt linh youtube1: https://youtu.be/sd33mWGaXsA; linh youtube2:

https://youtu.be/4QL849q6Nlg

- video điểm cực viễn link youtube: https://youtu.be/IbX-xA_1fCg

- video điểm cực cận. (link youtube: https://youtu.be/4iGfNSEb1cE

- video ứng dụng của sự lưu ảnh trên võng mạc link youtube 1: https://youtu.be/BwcNqpMVi9M,

Link youtube2: https://youtu.be/S4KxmgW6iwk

- video về cách khắc phục tật cận thị link youtube: https://youtu.be/4-WyW3aYrXE

- video về sự tạo ảnh của vật qua mắt bình thường và mắt viễn link youtube:

https://youtu.be/ZPozV4I9040

-video về sự tạo ảnh của vật qua mắt bình thường và mắt lão link youtube:

https://youtu.be/KHvSeTrM72A