12
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN: Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện được quy định tại điều 470 Bộ luật dân sự 2005: 1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. 2. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. 3. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.” Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là một hợp đồng khá đặc biệt; và việc phân tích những dấu hiệu pháp lý của hợp đồng này có thể dẫn chúng ta đến với những vấn đề khá thú vị và phức tạp; 1. Hợp đồng tặng cho tài sản có tính đền bù hay không?

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ ĐIỀU

KIỆN:

Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện được quy định tại điều 470 Bộ

luật dân sự 2005:

“1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một

hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho

không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

2. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu

bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài

sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực

hiện.

3. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên

được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và

yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là một hợp đồng khá đặc biệt;

và việc phân tích những dấu hiệu pháp lý của hợp đồng này có thể dẫn

chúng ta đến với những vấn đề khá thú vị và phức tạp;

1. Hợp đồng tặng cho tài sản có tính đền bù hay không?

Trước tiên, chúng ta xem xét hai khái niệm: Tính đền bù của hợp

đồng và hợp đồng trao đổi.

Cần có một quan niệm rộng hơn về hợp đồng trao đổi. Theo người

viết, hợp đồng trao đổi có thể được hiểu là hợp đồng trao đổi lợi ích chứ

Page 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN

không phải chỉ là hợp đồng trao đổi tài sản. Như vậy, đối tượng của một hợp

đồng trao đổi có thể bao gồm tài sản, công việc phải thực hiện hoặc công

việc không được thực hiện. Lợi ích mà chúng ta nói đền ở đây cũng được

hiểu theo nghĩa rộng; bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Tuy

vậy, một lợi ích tinh thần mà các bên nhận được trong hợp đồng trao đổi bao

giờ cũng có thể quy về một đại lượng vật chất nhất định.

Tính đền bù ở đây cũng được hiểu theo nghĩa rộng; bao gồm cả tính

đền bù trong hợp đồng và tính đền bù ngoài hợp đồng. Tính đền bù ngoài

hợp đồng ở đây không được hiểu đồng nhất với tính bồi thường ngoài hợp

đồng; bởi lẽ sẽ xuất hiện những sự đền bù liên quan đền hợp đồng nhưng

không nằm trong hợp đồng. Vấn đề này chúng ta sẽ còn quay lại ở phần

dưới.

Đối với tính đền bù trong hợp đồng, chúng ta phân thành hai trường

hợp:

Thứ nhất: Khi thực hiện đúng hợp đồng; tính đền bù này được thể

hiện ra thành sự đền bù trong các hợp đồng có đền bù.

Thứ hai: Khi vi phạm hợp đồng do hành vi không thực hiện; thực hiện

không đúng hay không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi này sẽ xuất

hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

Chúng ta sẽ sử dụng hai khái niệm này để liên kết với hợp đồng tặng

cho tài sản có điều kiện. Có thể hiểu rằng, điều. kiện mà các bên thỏa thuận

là một loại lợi ích mà bên tặng cho hướng đến khi giao kết hợp đồng với bên

được tặng cho. Nếu đó là một lợi ích, thì trong hợp đồng này, các bên đã có

Page 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN

sự trao đổi lợi ích với nhau, và hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện có

tính chất của một hợp đồng có đền bù.

Tuy vậy, tính đền bù của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện còn

phụ thuộc vào điều kiện mà các bên thỏa thuận có xảy ra hay không? Theo

khoản 2 và khoản 3 điều 470 đã dẫn, có thể thấy rằng; nếu như điều kiện này

xảy ra thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực và lợi ích của hai bên đều được

thỏa mãn; như vậy hợp đồng mang tính chất trao đổi về lợi ích. Còn nếu như

điều kiện này không xảy ra; thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường; như vậy

nó mang tính chất bồi thường.

Có thể thấy rằng; việc điều kiện mà các bên thỏa thuận có xảy ra hay

không không ảnh hưởng tính chất có đền bù của hợp đồng tặng cho tài sản

có điều kiện; trong cả hai trường hợp nó vẫn có tính đền bù. Thế nhưng, điều

kiện đó ảnh hưởng đến hình thức của sự đền bù.

Tuy vậy; tính đền bù của hợp đồng này mờ nhạt hơn nhiều so với tính

chất không đền bù của nó, vì bản thân nó vẫn là một hợp đồng tặng cho.

Phần lớn các quan điểm hiện nay đều phủ định tính đền bù của hợp đồng

tặng cho tài sản có điều kiện. Thế nhưng, phân biệt như thế nào giữa hợp

đồng tặng cho tài sản với những hợp đồng có đền bù khác gần gũi với nó?

Có quan điểm cho rằng; điều kiện của hợp đồng này chỉ có thể đem lại một

lợi ích về tinh thần cho bên tặng cho. Nếu vậy thì giải thích như thế nào khi

bên được tặng cho không thực hiện điều kiện thì sẽ phải bồi thường. Quan

điểm khác lại cho rằng: Điều kiện đó không đem lại bất cứ một lợi ích nào

(cả về vật chất và tinh thần) cho bên tặng cho [Xem 3]. Quan điêm này cũng

không hợp lý. Bởi lẽ như vậy thì không thể phân biệt nổi các hợp đồng tặng

cho tài sản thông thường với hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện; cũng

Page 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN

như không thể quy trách nhiệm cho một trong hai bên khi không thực hiện

nghĩa vụ của mình.Hơn thế nữa, khoản 2 và khoản 3 còn được các nhà làm

luật thiết kế là những quy phạm bắt buộc; chứ không phải quy phạm thỏa

thuận.Vì vậy e khó có thể khẳng định chắc chắn rằng hợp đồng tặng cho tài

sản có điều kiện là một hợp đồng không có đền bù.

2, Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là hợp đồng đơn vụ hay

hợp đồng song vụ?

Khoa học luật dân sự Việt Nam cho rằng; hợp đồng tặng cho tài sản là

hợp đồng đơn vụ; và hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện cũng không

phải là một ngoại lệ. Tuy vậy, vấn đề sẽ phải được xem xét lại khi chúng ta

đã chỉ ra tính đền bù của loại hợp đồng này ở trên.

Theo người viết, hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là một hợp

đồng song vụ; thế nhưng là một hợp đồng song vụ hạn chế.

Vì sao nó lại là một hợp đồng song vụ? Thứ nhất: Chúng ta đã nói đây

là một hợp đồng có đền bù. Khi có sự trao đổi về lợi ích; thì sẽ phát sinh ra

sự trao đổi về quyền và nghĩa vụ của các bên (tất nhiên không phải trong

mọi trường hợp). Thứ hai: Điều kiện mà các bên thỏa thuận có thể được xem

như căn cứ phát sinh nghĩa vụ của bên tặng cho với bên được tặng cho. Nếu

như điều kiện đó xảy ra; thì bên tặng cho có nghĩa vụ thực hiện lời hứa của

mình. Đồng thời, điều kiện đó cũng có thể xem như một nghĩa vụ phải thực

hiện của bên được tặng cho. Như vậy, việc thực hiện điều kiện này có thể

xem như việc thực hiện một nghĩa vụ để đòi hỏi bên còn lại thực hiện nghĩa

vụ của mình. Điều này phù hợp với tính chất của hợp đồng song vụ; đó là

Page 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN

việc thực hiện nghĩa vụ của một bên là điều kiện để buộc bên kia phải thực

hiện nghĩa vụ.

Tuy vậy, tính song vụ của hợp đồng này là hạn chế. Thứ nhất: Do tính

trao đổi (đền bù) là hạn chế nên nó quy định tính song vụ là hạn chế. Thứ

hai: Sự trao đổi về quyền và nghĩa vụ của các bên không đương nhiên phát

sinh; cũng không phát sinh theo thỏa thuận của các bên mà nó tùy thuộc vào

hành vi thực tế của các bên. Nếu các bên thực hiện nghĩa vụ của mình (tạm

gọi là nghĩa vụ thực tế; để phân biệt với nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận

của các bên, tạm gọi là nghĩa vụ thỏa thuận) thì sẽ phát sinh nghĩa vụ của

bên còn lại; còn nếu như các bên không thực hiện, thì lời hứa chỉ mãi mãi là

lời hứa. Khi bên tặng cho tài sản đã thực hiện việc tặng cho của mình thì sẽ

phát sinh nghĩa vụ thực hiện của bên tặng cho. Còn nếu bên được tặng cho

thực hiện xong điều kiện đã thỏa thuận thì bên tặng cho phải có nghĩa vụ

thực hiện lời hứa của mình.

Tuy khẳng định sự phát sinh nghĩa vụ của một bên từ hành vi của bên

còn lại; thế nhưng nội dung của nghĩa vụ ấy như thế nào thì cũng cần xem

xét.

Thứ nhất: Theo điều 414, các bên trong hợp đồng song vụ có quyền

yêu cầu bên còn lại thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn; còn trong hợp đồng tặng

cho tài sản có điều kiện, thời hạn không được đặt ra nên các bên không có

quyền yêu cầu này. Thế nhưng, quái gở là điều 470 không hề quy định

quyền yêu cầu của một bên thực hiện nghĩa vụ thực tế trước đối với bên kia.

Tuy vậy, ta vẫn có thể suy ra rằng quyền năng này là tồn tại. Như vậy, quyền

yêu cầu của các bên là không hoàn toàn mà chịu sự hạn chế do bản chất hợp

đồng mang lại.

Page 6: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN

Thứ hai: Điều 304 cho phép khi một bên có sự vi phạm nghĩa vụ, bên

mang quyềncòn lại có quyền buộc bên kia tiếp tục thực hiện nghĩa vụ; hoặc

hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong hợp đồng tặng cho

tài sản có điều kiện; nếu bên được tặng cho hoàn thành điều kiện trước mà

bên tặng cho không thực hiện việc tặng cho tài sản thì phải thanh toán chi

phí thực hiện công việc; còn nếu bên tặng cho thực hiện việc tặng cho tài sản

trước mà bên được tặng cho không hoàn thành nghĩa vụ, thì bên tặng cho có

quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Quy định này có một số

điểm cần bàn. Một là: Hợp đồng tặng cho là hợp đồng đơn vụ, trong đó bên

tặng cho được xác định là bên có nghĩa vụ. Trong khi hợp đồng tặng cho có

điều kiện này lại quy định cả quyền của bên tặng cho với bên được tặng cho.

Quyền này tương tự như quyền xử lí vi phạm hợp đồng của bên còn lại với

bên đã vi phạm hợp đồng trong một hợp đồng song vụ; thế nhưng phạm vi

của quyền là hep hơn. Do đó, hợp đồng này mang tính chất đơn vụ. Thứ hai:

Trong sự so sánh giữa khoản 2 và khoản 3 điều 470 thì dường như bên tặng

cho được ưu tiên hơn; bởi vì bên tặng cho tại khoản 2 chỉ có nghĩa vụ thanh

toán (bồi thường ngang giá) thì bên được tặng cho lại nghĩa vụ bồi thường

thiệt hại (có thể bồi thường không ngang giá). Điều này là ngược với tính

chất của hợp đồng tặng cho tài sản; bởi vì lợi ích của bên được tặng cho

trong hợp đồng tặng cho tài sản thông thường luôn được ưu tiên hơn. Thứ

ba: Khoản 2 và khoản 3 được thiết kế theo hướng một quy phạm bắt buộc;

các bên không được phép thỏa thuận trong trường hợp này. Quy phạm này

có mục đích bảo vệ lợi ích của bên đã thực hiện nghĩa vụ thực tế trước hành

vi của bên kia. Điều này dường như phù hợp với hợp đồng song vụ hơn là

đơn vụ.

3. Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện phát sinh hiệu lực khi

nào?

Page 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN

Hợp đồng tặng cho tài sản nói chung được xác định là hợp đồng thực

tế. Do đó, hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện chỉ phát sinh khi có hành

vi thực hiện hợp đồng của các bên. Hành vi này có thể là hành vi chuyển

giao tài sản từ người tặng cho hoặc hành vi thực hiện điều kiện của người

tặng cho.

Thế nhưng, hợp đồng này cũng đồng thời là một giao dich dân sự có

điều kiện. Theo điều 125, giao dịch dân sự có điều kiện chỉ phát sinh hiệu

lực khi điều kiện được các bên thỏa thuận xảy ra.

Trường hợp bên được tặng cho thực hiện điều kiện trước chúng ta

không nói đến; vì thời điểm thực hiện hành vi cũng là thời điểm phát sinh

điều kiện. Thế nhưng trong trường hợp bên tặng cho chuyển giao tài sản

trước thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định thế nào?

Bên được tặng cho có thể nại ra rằng hợp đồng tặng cho này là một

hợp đồng có điều kiện. Khi điều kiện chưa xảy ra thì hiệu lực của hợp đồng

không phát sinh; do đó không có bất cứ sự ràng buộc nào về nghĩa vụ và

quyền giữa các bên. Do đó, bên được tặng cho có thể không thực hiện nghĩa

vụ của mình.

Một điều tai hại nữa là khoản 3, điều 370 không quy định trực tiếp về

quyền yêu cầu của bên tặng cho; có nghĩa rằng bên tặng cho không thể xác

định thời hạn buộc bên được tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, nghĩa

vụ này có thể hoãn thực hiện mãi mãi.

4. Điều kiện của hợp đồng tặng cho có điều kiện là gì?

Điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện có thể là hành vi của

các bên trong giao dịch ấy; cũng có thể là những sự biến tuyệt đối hay tương

đối. Tuy vậy, hướng quy định của điều 370 chỉ xác định điều kiện này là

hành vi của bên được tặng cho. Cách xác định như vậy là đầy đủ chưa? Và

Page 8: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN

thỏa thuận về điều kiện là một sự biến của các bên có được coi là hợp đồng

có điều kiện hay không?

Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện khá gần gũi với hứa thưởng và

thi có giải. Tuy vậy, giữa chúng vẫn có điểm khác nhau cơ bản: Một là: Hứa

thưởng và thi có giải thường được xác định là hành vi pháp lý đơn phương;

trong khi cái kia lại được xác định là hợp đồng. Hai là: Đối tượng của hứa

thưởng và thi có giải có thể là tài sản hoặc công việc phải thực hiện; trong

khi hợp đồng này có đối tượng chỉ là tài sản.

Việc xác định hứa thưởng là một hành vi pháp lý đơn phương có vẻ

khó chấp nhận. Vì nếu như người được thưởng từ chối nhận giải thưởng thì

quyền và nghĩa vụ các bên không thể phát sinh. Thi có giải lại càng khó xác

định là hành vi pháp lý đơn phương hơn; vì thường các bên kí với nhau các

hợp đồng với điều khoản khá chặt chẽ.

Do đó, thiết nghĩ, cần xác định hứa thưởng và thi có giải là những hợp

đồng dân sự. Khi đó, các loại hợp đồng này các loại hợp đồng này chỉ khác

với hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện ở đối tượng. Vì vậy, có thể áp

dụng các quy định về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện cho hứa thưởng

và thi có giải.