11
www.thaiduonghealth.vn www.thenhommau.vn www.nhommau.vn Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này. 12 MỘT SVẤN ĐỀ NHẰM HƯỚNG TỚI VIỆC XÂY DỰNG PHONG TRÀO HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO PHÁT TRI ỂN BỀN VỮNG I. NHÌN LẠI PHONG TRÀO VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO 10 NĂM QUA 1. Cuc vn động hiến máu nhân đạo đã được khi động và phát trin trên phm vi toàn quc, thu hút được nhiu ban ngành, đoàn th, các cơ quan tchc xã hi và đông đảo các tng lp nhân dân tích cc hưởng ng. Đến nay đã có 59/61 tnh, thành phtrc thuc Trung ương đã có Ban chđạo cuc vn động hiến máu nhân đạo, nhiu địa phương hthng Ban chđạo đã được phát trin ti tn phường, xã, cơ quan, trường hc tiêu biu như Ni, Thành phHChí Minh. Mng l ưới Tuyên truyn viên hiến máu nhân đạo cũng đã được xây dng và phát trin. Đến nay đã có trên 200 tchc hi, chi hi, câu lc b, đội vi trên 10.000 tình nguyn viên vn động hiến máu nhân đạo. Đây là lc lượng có nhit huyết, có kiến thc và knăng vcông tác vn động hi ến máu nhân đạo, đồng thi cũng là lc lượng quan trng sn sàng hiến máu an toàn khi có nhu cu truyn máu cp cu. Hàng tun, đội ngũ tình nguyn viên hiến máu nhân đạo đã thườ ng xuyên đóng góp trên 5.000 ngày công tham gia vn động tuyên truyn hi ến máu nhân đạo trong đó tiêu biu là thành phHà Ni, thành phHChí Minh, Huế, Cn thơ, Thái Nguyên... 2. Nhn thc ca thanh niên và nhân dân vhiến máu nhân đạo và an toàn truyn máu đã được nâng lên mt bước rõ rt. Lượ ng người tham gia hiến máu và hiến máu an toàn ngày càng tăng. Năm 2002 lượng máu thu gom được trên toàn quc là 298.000 đơn v, tăng gp 3 ln so vi nă m 1992. Tlngười hiến máu tình nguyn tăng t0% (năm 1992) lên 35% (năm 2002). Ti Vin Huyết hc - Truyn máu, lượng máu thu được năm 2002 là 33.340 đơn v, gp 12 ln so vi năm 1992, tlngười cho máu tình nguyn tăng t0% (năm 1992) lên 68% (năm 2001). Cht lượng máu và an toàn truyn máu nhđó được nâng lên mt bước rõ rt. Kết qutrên là cơ squan trng để chúng ta đề xut vi Chính phđược Chính phphê duyt các chương trình, dán van toàn truyn máu và sn xut các chế phm máu. 3. Cuc vn động hiến máu nhân đạo cũng góp phn tích cc vào vic xây dng nếp sng tươ ng thân, tương ái, phòng chng HIV/AIDS, phòng chng ma túy và là môi trường tt để thanh niên rèn luyn và trưởng thành. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT ĐỂ XÂY DỰNG PHONG TRÀO HMNĐ TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 1. Đẩy mnh hơn na công tác tuyên truyn vn động HMNĐ

MỘT SỐ VẤN NH T VI XÂY D PHONG TRÀO HIẾN MÁU …nhommau.vn/documents/Bai2-Van-dong-hien-mau.pdf · của thực tiễn đề ra đối ... truyền vận động để

  • Upload
    dohanh

  • View
    219

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỘT SỐ VẤN NH T VI XÂY D PHONG TRÀO HIẾN MÁU …nhommau.vn/documents/Bai2-Van-dong-hien-mau.pdf · của thực tiễn đề ra đối ... truyền vận động để

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

12

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẰM HƯỚNG TỚI VIỆC XÂY DỰNG PHONG TRÀO

HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG I. NHÌN LẠI PHONG TRÀO VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO 10 NĂM

QUA

1. Cuộc vận động hiến máu nhân đạo đã được khởi động và phát triển trên phạm vi toàn quốc, thu hút được nhiều ban ngành, đoàn thể, các cơ quan tổ chức xã hội và đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng.

Đến nay đã có 59/61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Ban chỉ đạo cuộc vận động hiến máu nhân đạo, nhiều địa phương hệ thống Ban chỉ đạo đã được phát triển tới tận phường, xã, cơ quan, trường học tiêu biểu như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Mạng lưới Tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo cũng đã được xây dựng và phát triển. Đến nay đã có trên 200 tổ chức hội, chi hội, câu lạc bộ, đội với trên 10.000 tình nguyện viên vận động hiến máu nhân đạo. Đây là lực lượng có nhiệt huyết, có kiến thức và kỹ năng về công tác vận động hiến máu nhân đạo, đồng thời cũng là lực lượng quan trọng sẵn sàng hiến máu an toàn khi có nhu cầu truyền máu cấp cứu. Hàng tuần, đội ngũ tình nguyện viên hiến máu nhân đạo đã thường xuyên đóng góp trên 5.000 ngày công tham gia vận động tuyên truyền hiến máu nhân đạo trong đó tiêu biểu là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Cần thơ, Thái Nguyên...

2. Nhận thức của thanh niên và nhân dân về hiến máu nhân đạo và an toàn truyền máu đã được nâng lên một bước rõ rệt. Lượng người tham gia hiến máu và hiến máu an toàn ngày càng tăng. Năm 2002 lượng máu thu gom được trên toàn quốc là 298.000 đơn vị, tăng gấp 3 lần so với năm 1992. Tỷ lệ người hiến máu tình nguyện tăng từ 0% (năm 1992) lên 35% (năm 2002). Tại Viện Huyết học - Truyền máu, lượng máu thu được năm 2002 là 33.340 đơn vị, gấp 12 lần so với năm 1992, tỷ lệ người cho máu tình nguyện tăng từ 0% (năm 1992) lên 68% (năm 2001). Chất lượng máu và an toàn truyền máu nhờ đó được nâng lên một bước rõ rệt.

Kết quả trên là cơ sở quan trọng để chúng ta đề xuất với Chính phủ và được Chính phủ phê duyệt các chương trình, dự án về an toàn truyền máu và sản xuất các chế phẩm máu.

3. Cuộc vận động hiến máu nhân đạo cũng góp phần tích cực vào việc xây dựng nếp sống tương thân, tương ái, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy và là môi trường tốt để thanh niên rèn luyện và trưởng thành.

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT ĐỂ XÂY DỰNG PHONG TRÀO HMNĐ TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động HMNĐ

Page 2: MỘT SỐ VẤN NH T VI XÂY D PHONG TRÀO HIẾN MÁU …nhommau.vn/documents/Bai2-Van-dong-hien-mau.pdf · của thực tiễn đề ra đối ... truyền vận động để

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

13

HMNĐ là một phong trào lớn có rất nhiều khó khăn. Bởi vì, không dễ gì làm cho mọi người hiểu được rằng: hiến máu là không có hại; Hoặc thế nào là hiến máu đúng và hiến máu ở đâu? Do đó cần phải có một chủ trương tuyên truyền vận động rộng khắp, lâu dài, bền bỉ để mọi người có nhận thức đầy đủ về HMNĐ, từ đó có thái độ đúng đắn và cuối cùng mới có thể làm thay đổi được hành vi trong việc: biết cách tự bảo vệ sức khoẻ, tham gia HMNĐ an toàn và cả việc nhất định không hiến máu nhân đạo nếu không đủ điều kiện. Qua nghiên cứu cho thấy, tâm lý của đối tượng tham gia HMNĐ diễn biến qua nhiều giai đoạn: - Giai đoạn thờ ơ. - Giai đoạn nghi vấn. - Giai đoạn tự lựa chọn. - Giai đoạn sẵn sàng hiến máu. - Sau khi hiến máu lần đầu họ sẽ có giai đoạn tự kiểm định sau hiến máu. - Tiếp đó họ chuyển sang giai đoạn ''ấn tượng'' rồi hiến máu nhắc lại. Theo ý kiến các chuyên gia vận động HMNĐ của Tổ chức y tế thế giới thì: Vận động người cho máu chính là một quá trình tiếp thị xã hội nhằm thay đổi hành vi của cộng đồng đối với việc hiến máu, bao gồm cả việc khuyến khích các hành vi tích cực và sửa đổi các quan niệm tiêu cực có từ trước. Như vậy, đây là một quá trình chuyển đổi nhận thức rất sâu sắc mà chỉ qua thời gian ngắn hay qua một số bài báo thì không thể đạt được. Để xây dựng một chương trình tuyên truyền vận động hiến máu có hiệu quả: - Cần có kế hoạch toàn diện và tổng thể, đồng thời phải có chiến lược thống

nhất chung cho cả quốc gia. - Vận động toàn xã hội, nhưng cũng cần hướng đến những đối tượng cụ thể

thích ứng theo từng giai đoạn, từng địa phương... - Phải tính tới những yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả vận động như: Cội

nguồn văn hoá, nhu cầu tôn vinh giá trị trong cộng đồng, tập quán ... - Cần biết tổ chức một cách lý thú và lôi cuốn; Các thông điệp phải được lặp

đi lặp lại để cộng đồng dễ tiếp nhận. - Hoạt động tuyên truyền phải liên tục và kéo dài - vì phải có đủ thời gian thì

hoạt động tiếp thị xã hội này mới có hiệu quả. Trong những năm vừa qua, do thiếu kinh phí và do chưa có kinh nghiệm, nên công tác tuyên truyền vận động chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ của thực tiễn đề ra đối với phong trào HMNĐ ở nước ta. Như ta đã biết, để làm tốt việc này rất tốn kém về sức lực, trí tuệ về tài chính. Bởi vậy đòi hỏi phải có sự nỗ lực bền bỉ không chỉ của Hội Chữ thập đỏ, ngành Huyết học - Truyền máu, các đoàn thể xã hội, mà cả của Bộ Y tế, bộ Văn

Page 3: MỘT SỐ VẤN NH T VI XÂY D PHONG TRÀO HIẾN MÁU …nhommau.vn/documents/Bai2-Van-dong-hien-mau.pdf · của thực tiễn đề ra đối ... truyền vận động để

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

14

hoá - Thông tin, bộ Giáo dục- đào tạo, bộ Tài chính... Việc này cũng cần sự đồng tâm hợp lực không chỉ trong tầng lớp thanh niên, mà trong mỗi gia đình, mỗi cơ quan, mỗi ngành, mỗi đoàn thể, mỗi cán bộ đảng viên, đặc biệt là từ các cấp lãnh đạo của nước ta. Riêng ở giai đoạn này cần chú ý nhấn mạnh hơn các vấn đề sau: - Cần giáo dục tuyên truyền vận động để mọi tầng lớp nhân dân xã hội thấy được rằng: Hiến máu để cứu người là một việc thiện, là sự thể hiện tốt đẹp của lòng tương thân tương ái cao cả, là một biểu hiện của lẽ sống ''mình vì mọi người và mọi người vì một người''. Bởi vậy, đó cũng rất thiêng liêng nhưng rất đỗi bình thường. Chúng ta có đủ niềm tin rằng: Một dân tộc đã từng chung lưng đấu cật để quai đê lấn biển tạo ra được non sông gấm vóc này. Một dân tộc đã từng ''Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người'' để đánh thắng được những đế quốc sừng sỏ... thì chắc chắn sẽ thực hiện được phong trào HMNĐ. Thực trạng cho thấy, phong trào HMNĐ mới gây dựng được trong vòng mười năm, mà hiện nay nhiều địa phương trên cả nước đã có số người tham gia HMNĐ rất đông, như ở quận Cầu Giấy, Hà Nội (có ngày, hơn một nghìn người tham gia hiến máu). Hoặc ở Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là ở huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên-Huế... có người tham gia hiến máu không chỉ 01 lần mà 03, 04 hoặc 09, 10 lần. Những kết quả đó, cũng là một bằng chứng cho thấy nhiều người trong xã hội chúng ta đã ''bình thường hoá'' việc HMNĐ. - Về mặt chuyên môn thì cần tuyên truyền để cho mọi người thấy được ''Hiến máu theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc là hoàn toàn không làm thay đổi đặc điểm sinh lý cơ thể và các chỉ số tế bào máu''. Đây là một vấn đề khoa học, bởi vậy cần phải được tuyên truyền bằng những minh chứng thực sự khoa học. Cần phải có thêm những công trình khoa học ở người Việt Nam với các lứa tuổi khác nhau, ở các vùng địa lý khác nhau, với các nghề nghiệp khác nhau... để làm dày hơn các bằng chứng. Mặt khác, cần theo dõi thêm những người đã HMNĐ nhiều lần để có tư liệu phong phú hơn. Cần để người này nói ra sự thật cảm giác sức khoẻ của bản thân họ. Tuyên truyền bằng tấm gương bao giờ cũng là hình thức tuyên truyền sống động và có sức thuyết phục nhất. - Về mặt công nghệ thì cần tập trung giải thích để mọi người hiểu rằng: máu thu gom được từ người cho chỉ là nguyên liệu cho cả một chu trình công nghệ nhiều bước để tạo ra sản phẩm máu an toàn sau đó mới sử dụng được cho người bệnh. Thời kì truyền máu toàn phần đã hoàn toàn chấm dứt ở các nước tiên tiến; ở Việt Nam, tại các thành phố lớn cũng đang sắp qua rồi, còn lại ở hầu hết các tỉnh cũng đang có những cố gắng cải tiến để dần dần chấm dứt việc truyền máu toàn phần.

Page 4: MỘT SỐ VẤN NH T VI XÂY D PHONG TRÀO HIẾN MÁU …nhommau.vn/documents/Bai2-Van-dong-hien-mau.pdf · của thực tiễn đề ra đối ... truyền vận động để

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

15

Máu toàn phần lấy được từ người cho còn qua một loạt các quá trình như: + Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường máu như: sốt rét, giang mai, viêm gan B, viêm gan C, HIV... (và trong tương lai chắc là sẽ còn có nhiều loại khác nữa). + Sản xuất các chế phẩm như: Khối hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương tươi, huyết tương tươi đông lạnh, tủa lạnh yếu tố VIII, albumin... Khoa học công nghệ càng phát triển thì danh sách các loại chế phẩm này càng nhiều thêm. Sau khi đã có các loại chế phẩm thì việc lưu trữ cũng là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi không những phải có trang thiết bị hiện đại, chế độ kỹ thuật nghiêm ngặt, mà còn phải có kiến thức sâu về vấn đề này. Bởi vậy, cần phải có những trung tâm truyền máu hiện đại và tập trung. 2. Định hướng lại đối tượng vận động hiến máu nhân đạo trong giai đoạn tới Hơn 10 năm qua, phong trào vận động HMNĐ đã thu hút một số lượng lớn người tham gia hiến máu. Đó là cán bộ, nhân dân, bộ đội, chiến sĩ công an nhân dân, nhưng chủ yếu nhất vẫn là sinh viên, học sinh các trường chuyên nghiệp. Điều này là rất tốt, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của phong trào HMNĐ. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu và phân tích kỹ, chúng ta sẽ thấy, sinh viên học sinh là đối tượng nhiệt tình, có trách nhiệm, là một trong những đối tượng được tổ chức tốt... nhưng hầu hết sinh viên đều có thu nhập thấp, đặc biệt là con em nông thôn đi học. Bởi vậy, trong thực tiễn đã có những sinh viên từ chỗ đi hiến máu theo phong trào vận động của trường về sau họ đã trở thành người hiến máu bán chuyên nghiệp, thậm chí là chuyên nghiệp. Rồi cũng do khó khăn về kinh tế, nên sau khi hiến máu, đặc biệt là khi đã hiến máu nhiều lần, họ cũng không bồi dưỡng mà dành số kinh phí đó để làm việc khác ( như mua sách, vở, tài liệu, và các sinh hoạt cá nhân khác). Điều này rất ảnh hưởng đến sức khoẻ của sinh viên -những trí thức trẻ trong tương lai gần của đất nước. Những số liệu nghiên cứu mới đây nhất cho thấy khá rõ vấn đề này. Từ đó cho thấy rằng, để phát triển bền vững phong trào HMNĐ, rất cần thiết phải điều chỉnh lại đối tượng vận động. Đó không chỉ là sinh viên, mà cả những đối tượng khác nữa, như cán bộ công chức nhà nước, doanh nghệp, nhân dân ở các quận huyện-đặc biệt là những tầng lớp có thu nhập cao; các lực lượng vũ trang (quân đội, công an)... Thực tiễn cho thấy ở nước ta, nơi nào phong trào vận động HMNĐ rộng khắp trên nhiều đối tượng (không chỉ phát triển riêng ở sinh viên) thì đều phát triển rất tốt. Cụ thể như ở thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, ở Phú Yên... đối tượng hiến máu ở đây không chỉ là sinh viên, mà cả cán bộ công chức nhà nước, chiến sĩ quân đội, công an... gồm cả những người không tôn giáo và cả có tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo); gồm cả người Kinh và các dân tộc thiểu số, như dân tộc Pa-kô, Vân Kiều...

Page 5: MỘT SỐ VẤN NH T VI XÂY D PHONG TRÀO HIẾN MÁU …nhommau.vn/documents/Bai2-Van-dong-hien-mau.pdf · của thực tiễn đề ra đối ... truyền vận động để

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

16

Nhất thiết phải xã hội hoá việc HMNĐ. Điều này cũng là một phần trong chính sách xã hội hoá công tác y tế - là chính sách của Đảng mà Lãnh đạo Bộ y tế đang kiên trì thực hiện. Hiến máu nhân đạo là một việc làm vẫn còn khá mới mới đối với nước ta. Có thể coi đây cũng là một phong trào cách mạng. Bởi vậy, muốn thành công được phải có nhiều người tham gia, cả xã hội tham gia, cả dân tộc đều tham gia. Chỉ có như vậy thì phong trào HMNĐ mới thành công và phát triển bền vững. 3. Chú ý hơn nữa đến công tác tôn vinh giá trị nhân văn của việc hiến máu nhân đạo

Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp. Hành động đó đáng được tôn vinh. Một số nước trên thế giới, như Nhật Bản, Thái Lan... đã làm rất tốt điều này. Trong những năm qua, chúng ta cũng đã chú ý đến việc tôn vinh những người hiến máu, nhưng chưa ngang tầm với những gì mà những học sinh, sinh viên, chiến sĩ công an, bộ đội, cán bộ công chức Nhà nước đã làm - đó là hiến dâng một phần máu của mình để cứu sống người bệnh. Sau hơn 10 năm xây dựng phong trào HMNĐ, hiện nay ở nước ta đã xuất hiện những cá nhân tham gia hiến máu nhân đạo nhiều lần (05 lần, 07 lần, thậm chí là trên 10 lần); đã xuất hiện những gia đình gồm vợ, chồng và con đều tham gia hiến máu; đã xuất hiện những địa phương, những tập thể có tỷ lệ người tham gia hiến máu nhân đạo rất đông... Máu của họ đã thực sự trở thành món quà quý báu của đồng loại giúp cứu sống người bệnh. Cá nhân những con người đó và cả những tập thể đó, thực sự xứng đáng được tôn vinh, xứng đáng được xã hội đánh giá, ghi nhận công ơn. Trong thời gian tới, với sự tham mưu, tư vấn của các Hội, các đoàn thể và của ngành Truyền máu, Nhà nước cần có những chính sách khen thưởng cụ thể cho các tập thể, các địa phương, cũng như các cá nhân đã tham gia tích cực trong phong trào HMNĐ. Việc khen thưởng đó cần phải ngang tầm đối với sự cống hiến của họ, phải được ghi nhận chính thức. Mặt khác cũng cần chú ý đến cả sự đặc thù về địa phương: tôn giáo, tín ngưỡng, và tính cộng đồng xã hội của người hiến máu nhân đạo. Đặc biệt là đi kèm với sự tuyên dương cần tính đến những quyền lợi mà họ được hưởng khi họ đau ốm cần điều trị. 4. Quan tâm đến lợi ích về mặt y tế đối với người tham gia hiến máu nhân đạo Có dịp trao đổi với các đồng nghiệp về công tác vận động HMNĐ ở một số nước (Nhật Bản, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Singapore...) họ đều nhất trí rằng: quan tâm tốt đến lợi ích về mặt y tế (medical benefit) của người hiến máu là một biện pháp rất hữu hiệu để thúc đẩy phong trào HMNĐ phát triển.

Page 6: MỘT SỐ VẤN NH T VI XÂY D PHONG TRÀO HIẾN MÁU …nhommau.vn/documents/Bai2-Van-dong-hien-mau.pdf · của thực tiễn đề ra đối ... truyền vận động để

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

17

Thực ra, chú ý đến lợi ích y tế của người hiến máu chẳng những là biểu hiện sự quan tâm đến họ, mà đồng thời cũng là việc đảm bảo an toàn cho công tác truyền máu và giảm bớt những mặt trái của việc cho máu không đúng quy định. Quan tâm đến lợi ích về mặt y tế đối với người hiến máu bao gồm những việc như: - Xây dựng chính sách bảo hiểm về máu cho những người hiến máu trong trường hợp họ bị bệnh cần đến máu. - Khám sức khoẻ cho người hiến máu. - Làm các xét nghiệm không những về các bệnh lây qua đường truyền máu, mà cả về tế bào máu, nhóm máu, chức năng gan, thận... cho người hiến máu. - Cần có hồ sơ quản lý sức khoẻ cho người hiến máu (nhất là người hiến máu nhiều lần). Bằng việc làm này, người hiến máu sẽ rất an tâm, sẽ rất hài lòng, vì mỗi lần hiến máu họ lại được kiểm tra sức khỏe. Thực tiễn cho thấy, rất nhiều người hiến máu khi lấy máu xong họ không mong đợi được tiền bồi dưõng, mà họ rất muốn biết được những thông tin về sức khoẻ của mình (như nhóm máu của mình là gi? có bị nhiễm virus viêm gan không?...). Trong thời gian tới, nếu quan tâm đến vấn đề này, chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở để tin tưởng sẽ thúc đẩy được phong trào vận động hiến máu nhân đạo ở nước ta. 5. Nên thay đổi lại trình tự sàng lọc và thu gom máu đối với người Hiến máu nhân đạo

Thông thường một quy trình thu gom máu được bắt đầu từ việc sàng lọc sơ bộ người tham gia cho máu, bao gồm khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết như: nhóm máu, viêm gan B, định lượng huyết sắc tố...). Nghĩa là sàng lọc rồi mới thu gom. Dĩ nhiên sau khi thu gom xong thì việc làm các xét nghiệm sâu hơn để sàng lọc túi máu (như viêm gan C, giang mai, sốt rét, HIV...) vẫn còn được tiếp tục làm thêm nữa.

Trên thế giới, tại các trung tâm truyền máu lớn, tuyệt đại đa số người ta cũng làm như vậy. Ở Việt Nam, đối với người hiến máu hoặc bán máu chuyên nghiệp đến tại các Trung tâm truyền máu cũng được thực hiện theo trình tự này.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều nơi trong cả nước, khi đi thu gom máu ngoài viện cho người hiến máu nhân đạo (đặc biệt là ở những điểm lưu động) chúng ta không làm theo trình tự này, mà thực hiện việc thu gom (tức là lấy máu của người hiến máu) trước, sau đó đưa về các trung tâm truyền máu mới làm các xét nghiệm sàng lọc để loại bỏ những túi máu không đủ tiêu chuẩn. Nghĩa là thu gom trước rồi sàng lọc sau.

Việc thực hiện theo trình tự này đã dẫn đến một số hậu quả sau: - Tỷ lệ các túi máu huỷ là rất cao ( 6%).

Page 7: MỘT SỐ VẤN NH T VI XÂY D PHONG TRÀO HIẾN MÁU …nhommau.vn/documents/Bai2-Van-dong-hien-mau.pdf · của thực tiễn đề ra đối ... truyền vận động để

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

18

- Không đảm bảo được an toàn truyền máu cho chính người hiến máu, thậm chí cả người đi thu gom máu. Điều này thực sự là không khoa học và hơn thế nữa chúng ta còn thấy quả là day dứt lương tâm. Bởi lẽ: Bạn nghĩ thế nào nếu người đi hiến máu đó giả sử có HBsAg dương tính và bệnh viêm gan đang ở giai đoạn tiến triển (HBeAg dương tính, men gan tăng cao) mà vẫn bị chúng ta lấy đi một phần ( 250 ml) máu của cơ thể nữa.

Lý do mà chúng ta đưa ra là: Làm như vậy để người hiến máu chỉ đến một lần - khỏi tốn thời gian! Tất nhiên điều này còn có những lý do rất chính đáng khác nữa như: Thiếu kinh phí để trang bị máy móc, mua thuốc thử tốt, nhanh... để làm xét nghiệm sàng lọc trước cho người hiến máu.

Tuy vậy, nếu nhìn trên góc độ toàn quốc thì hiện nay vẫn có một số nơi (như ở bệnh viện 19-8, Bộ Công an; Bệnh viện tỉnh Phú Yên...) đã thực hiện việc sàng lọc trước khi thu gom máu. Mà thực tế thì kết quả của họ làm rất tốt, người đến hiến máu tỏ ra rất thoải mái; Họ thậm chí là rất vui khi được biết là mình có nhóm máu gì, có bị nhiễm virus viêm gan không? và với cách lấy này, tại các cơ sở đó tỷ lệ máu huỷ được giảm xuống rất thấp, chỉ xấp xỉ 1%, thậm chí là 0%.

Trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung kinh phí để lập lại cho được trình tự: sàng lọc sơ bộ trước (nhất là các xét nghiệm nhóm máu, HBsAg, định lượng huyết sắc tố...) sau đó mới đến lấy máu của người hiến máu.

Đây cũng là một việc làm khá khó (vì nay đã thành thói quen). Tuy nhiên vì lợi ích của người hiến máu, vì sự an toàn cho người đi thu gom máu và vì để tránh sự lãng phí... chúng ta cần phải quyết tâm sửa chữa. 6. Tập trung cao độ để xây dựng cho được phong trào HMNĐ không nhận tiền bồi dưỡng Đây là quan điểm chiến lược mang tính xuyên suốt, bởi lẽ : - Điều đó phản ánh đúng bản chất của phong trào HMNĐ. - Điều đó đang và sẽ phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của người hiến máu. - Thực tế thì những nước trên thế giới đã làm được điều này và người ta đã thấy chỉ có HMNĐ không nhận tiền bồi dưỡng mới có thể xây dựng được phong trào hiến máu phát triển bền vững. Trong những năm gần đây khi chúng ta còn thực hiện việc chi trả cho người hiến máu thì đã xuất hiện những bất cập như: - Rất khó kiểm soát được chất lượng máu của đội ngũ người cho máu chuyên nghiệp, đặc biệt khi chúng ta chưa quản lý được người cho máu bằng hệ thống máy vi tính nối mạng. - Có hiện tượng một số người HMNĐ đã gia nhập vào đội ngũ cho máu bán chuyên nghiệp, thậm chí là chuyên nghiệp- dù chỉ trả một phần tiền máu.

Page 8: MỘT SỐ VẤN NH T VI XÂY D PHONG TRÀO HIẾN MÁU …nhommau.vn/documents/Bai2-Van-dong-hien-mau.pdf · của thực tiễn đề ra đối ... truyền vận động để

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

19

- Bên cạnh đó cũng đã xuất hiện một số người đến hiến máu nhân đạo thực sự không vì tiền. Người ta rất khó chịu khi phải nhận một số tiền dù ít hay nhiều. Họ chỉ muốn được làm việc thiện! Họ tha thiết mong muốn máu của họ được dùng cho người bị bệnh hiểm nghèo. Với ý nghĩa nhân đạo cao cả đó thì tiền hoàn toàn không mua được. 7. Xây dựng một hệ thống văn bản pháp quy Nhà nước bảo đảm cho phong trào HMNĐ phát triển được bền vững Các văn bản Nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho việc tổ chức, xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của phong trào HMNĐ. Thực tế trong 10 năm qua cho thấy rất rõ điều đó. Tuy nhiên, trước sự thay đổi rất lớn về đời sống xã hội, dân trí, và cả nhu cầu đòi hỏi của việc phải có đủ máu có chất lượng cao.... thì đã đến lúc cần có một số văn bản Nhà nước thích hợp để định hướng và hỗ trợ cho phong trào HMNĐ phát triển hơn ở giai đoạn mới. - Cần có quyết định của Thủ tướng về ''Toàn dân tham gia hiến máu nhân đạo''; trong đó có yêu cầu rất cụ thể về chỉ tiêu cho các cơ quan, tỉnh, huyện, xã... (theo ý kiến của các chuyên gia thì chỉ cần có 2 - 5 % dân số tham gia hiến máu thì nhu cầu máu của một quốc gia sẽ đủ). Đây là văn bản quan trọng nhất cần có hiện nay. - Bộ Y tế với sự tham gia của các vụ chức năng và với sự tham gia của ngành Huyết học - Truyền máu, phải xây dựng lại ''Điều lệnh truyền máu'', thay thế cho Điều lệnh truyền máu đã có từ năm 1992 - mà đến nay thực sự không còn phù hợp nữa. - Bộ Y tế, Bộ tài chính và các cơ quan chức trách cần có văn bản mới nhằm khắc phục những điều bất cập trong thông tư số 22/2001/TT-BYT (15 -11 - 2001 ) và thông tư số 01/2003/TT-BYT (12 - 03 - 2003) về các vấn đề:

+ Số kinh phí cấp cho 1 một đơn vị máu toàn phần mà chỉ 260.000 đồng/1đơn vị 250ml là không còn phù hợp nữa, vì yêu cầu sàng lọc đã cao hơn trước nhiều.

+ Hoặc nên bỏ phần quy định phải chi trả cho người hiến máu (số tiền tối đa là 80.000 đồng / đơn vị) và chuyển phần kinh phí này vào các việc nhằm mang lại lợi ích y tế cho người hiến máu nhân đạo như: khám, kiểm tra sức khoẻ cho người hiến máu, chi trả bảo hiểm máu cho họ khi người hiến máu có bệnh tật mà cần đến máu hoặc chi thêm cho việc tuyên truyền vận động HMNĐ...

Page 9: MỘT SỐ VẤN NH T VI XÂY D PHONG TRÀO HIẾN MÁU …nhommau.vn/documents/Bai2-Van-dong-hien-mau.pdf · của thực tiễn đề ra đối ... truyền vận động để

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

20

- Cần xây dựng lại bảng giá máu và các loại chế phẩm máu như: khối hồng cầu, hồng cầu rửa, hồng cầu cô đặc, huyết tương tươi, huyết tương tươi đông lạnh, tủa lạnh yếu tố VIII.... Chúng tôi được biết, hiện nay lãnh đạo Bộ Y tế cũng đã nhận ra những bất cập của các văn bản quy định trước đây, và đã chỉ đạo cho ngành truyền máu phối hợp với các vụ chức năng tích cực sửa đổi những vấn đề này. 8. Xây dựng một hệ thống truyền máu quốc gia đủ mạnh và hợp lý Về mặt chuyên môn thì đây là một việc làm quan trọng nhất. Vì chỉ khi xây dựng được hệ thống truyền máu quốc gia đủ mạnh về khoa học thì mới: - Đảm bảo được an toàn máu về số lượng và chất lượng. - Sản xuất được các chế phẩm máu để thực hiện truyền máu đúng, theo phương châm: ''Cần gì truyền nấy''. - Tránh được lãng phí máu - do máu bị nhiễm bệnh, máu bị hỏng, do không sử dụng được chế phẩm máu... Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các bộ phận chuyên khoa truyền máu và các chuyên gia nước ngoài, cũng nhận được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế, thì việc xây dựng theo các nguyên tắc sau: Phải có những trung tâm truyền máu Quốc gia tập trung lớn, ngang tầm với khu vực và quốc tế, được đặt tại các thành phố lớn. Tiếp đó là có các trung tâm truyền máu khu vực, hoặc cấp tỉnh (ở các tỉnh lớn). Các trung tâm truyền máu Quốc gia và khu vực có nhiệm vụ cung cấp máu và các chế phẩm máu cho các bệnh viện huyện, tỉnh thuộc diện bao phủ. Hạn chế tối đa và đi đến chấm dứt việc lấy máu, lưu trữ máu ở các bệnh viện huyện, thậm chí ở các tỉnh có nhu cầu truyền máu ít, vì điều đó không thể đảm bảo an toàn cũng như Nhà nước không có điều kiện để đầu tư dàn trải như vậy được. Hiện nay, nhờ sự quan tâm của Chính phủ, của Bộ Y tế ngành truyền máu nước ta sắp xây dựng 4 trung tâm truyền máu lớn ở Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Mặt khác Nhà nước cũng đã phê duyệt chương trình an toàn truyền máu 10 năm (2003-2013). Hy vọng với sự đầu tư xứng đáng này chúng ta có thể bước vào xây dựng một hệ thống truyền máu Quốc gia tốt hơn, khoa học hơn. 9. Xây dựng một lộ trình cũng như một cơ chế tài chính hợp lý để phát triển hiến máu nhân đạo Hiện nay phong trào hiến máu nhân đạo là chưa thực sự đủ mạnh và không đồng đều giữa các địa phương. Điều này dẫn đến một thực tế là: Chúng ta đang sử dụng máu từ 2 nguồn cơ bản: Người bán máu chuyên nghiệp và người hiến máu tình nguyện (mà phần lớn là có nhận tiền bồi dưỡng). Tỷ lệ 2 nguồn máu này là khác nhau giữa các trung tâm, các địa phương.

Page 10: MỘT SỐ VẤN NH T VI XÂY D PHONG TRÀO HIẾN MÁU …nhommau.vn/documents/Bai2-Van-dong-hien-mau.pdf · của thực tiễn đề ra đối ... truyền vận động để

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

21

Vậy trên thực tế đang còn sử dụng một lượng máu (có nơi là khá lớn) thu gom được từ người bán máu chuyên nghiệp; Nhưng yêu cầu của việc xây dựng một phong trào hiến máu nhân đạo phát triển bền vững là phải thu gom máu từ người hiến máu không lấy tiền. Đây là một mâu thuẫn, mà có nơi thì mâu thuẫn này là khá lớn! Phải có thời gian và những biện pháp cụ thể mới có thể giải quyết được mâu thuẫn này. Chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất:

- Bên cạnh việc tiếp tục duy trì việc mua máu từ người bán máu chuyên nghiệp; thì phải quyết tâm triển khai việc hiến máu nhân đạo không trả tiền bồi dưỡng.

- Về kinh phí để trả cho người bán máu chuyên nghiệp thì vẫn thực hiện như các quy định của Nhà nước hiện hành; Còn kinh phí dành cho người hiến máu nhân đạo không nhận tiền thù lao sẽ được chuyển sang để bổ sung cho các lợi ích về y tế (như là để làm các xét nghiệm sàng lọc và kiểm tra sức khoẻ, dịch vụ tư vấn sức khoẻ sau khi hiến máu, chi để bảo hiểm máu cho người hiến máu và bổ sung cho công tác vận động tuyên truyền...).

- Về lộ trình và các biện pháp: Cần có quy định thời gian cụ thể để giảm dần tỷ lệ máu mua từ người bán máu và tăng dần tỷ lệ máu lấy từ người hiến máu; Thời gian này theo chúng tôi có thể phải mất từ 6-12 tháng. Các trung tâm truyền máu lớn ( như Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Cần thơ...) phải có quyết tâm cao để thực hiện lộ trình này. Nếu thực hiện được việc chuyển đổi càng nhiều (tức là tăng tỷ lệ máu lấy từ người hiến máu nhân đạo không lấy tiền và giảm dần tỷ lệ máu lấy từ người cho máu chuyên nghiệp) thì sẽ được khen thưởng và đặc biệt là được ưu tiên đầu tư thêm. Còn những cơ sở không đủ khả năng chuyển đổi thì có thể phải bị đóng cửa để lấy máu từ các trung tâm lớn về sử dụng.

10. Công tác tổ chức hệ thống truyền máu Có một số vấn đề cần giải quyết như sau: - Cần sớm thành lập một Uỷ ban vận động hiến máu nhân đạo quốc gia, mà

đứng đầu phải là Thủ tướng hoặc Phó thủ tướng, các bộ như: bộ Y tế, bộ Tài chính, bộ Giáo dục và đào tạo... cùng với Hội chữ thập đỏ, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cùng với Viện Huyết học- Truyền máu trung ương.

- Từ đó thành lập các Uỷ ban vận động hiến máu nhân đạo địa phương (tỉnh, huyện, xã) mà trong đó người dứng đầu phải là cấp trưởng hoặc phó chủ tịch các UBND cấp tỉnh, huyện hoặc xã.

Uỷ ban này có trách nhiệm tổ chức phong trào vận động hiến máu nhân đạo, đặc biệt là phải định ra cho được chỉ tiêu hiến máu của các cơ quan, các thôn, xã, huyện, tỉnh... trong mỗi năm. Hiến máu nhân đạo phải trở thành một chỉ tiêu thi đua bắt buộc buộc của mỗi cơ quan, đơn vị, làng, xã, huyện, tỉnh... Mặt khác

Page 11: MỘT SỐ VẤN NH T VI XÂY D PHONG TRÀO HIẾN MÁU …nhommau.vn/documents/Bai2-Van-dong-hien-mau.pdf · của thực tiễn đề ra đối ... truyền vận động để

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

22

cần phối hợp với các trung tâm truyền máu để điều tra chính xác hơn nhu cầu máu và chế phẩm máu thực tế của nước ta. - Trao thực quyền cho Hội chữ thập đỏ các cấp để Hội triển khai thực hiện

vận động hiến máu nhân đạo. Cần cấp kinh phí cho Hội chữ thập đỏ để làm công tác hiến máu nhân đạo. Nguồn kinh phí này có thể được cấp từ ngân sách của Nhà nước hoặc từ các chương trình dự án. Tuy nhiên cũng phải có những chế tài cụ thể cho hội chữ thập đỏ nếu không đảm bảo được chỉ tiêu đề ra. - Cần xây dựng một mạng lưới điều tiết máu của chính các cơ sở truyền máu,

các bệnh viện. Hàng ngày sẽ cập nhật thông tin về số lượng máu và các chế phẩm máu cần có, số máu chưa dùng đến, số máu sắp hết hạn... Dựa trên những thông tin đó để các cơ sở có sự chuyển đổi, điều tiết máu và các chế phẩm máu cho nhau. Điều này sẽ đảm bảo nhu cầu máu truyền cho các bệnh viện trong khu vực, hạn chế được số máu thừa máu huỷ... - Tại các bệnh viện cần thành lập ban an toàn truyền máu, bao gồm các giáo

sư, bác sỹ có kinh nghiệm và các thầy thuốc chuyên khoa Huyết học-Truyền máu. Ban này có nhiệm vụ tư vấn cho việc chỉ định truyền máu và các chế phảm máu đúng, cũng như để kịp thời giải quyết những tai biến truyền máu xảy ra trong bệnh viện...

III. KẾT LUẬN

Phong trào vận động HMNĐ cũng như công tác truyền máu ở nước ta đã và đang có những thành công nhất định, như đã xây dựng được một phong trào hiến máu tình nguyện (chủ yếu là có nhận tiền bồi dưỡng) và đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu máu và chế phẩm máu cho bệnh nhân. Điều này thực sự là những minh chứng sinh động cho sự thành công đó. Tuy nhiên để tính đến một sự an toàn truyền máu cho Quốc gia thì nhất định phải đầu tư (sức lực, trí tuệ, tài chính ...) hơn nữa để xây dựng cho được một phong trào hiến máu nhân đạo không lấy tiền. Muốn vậy thì cần thiết phải có những biện pháp cụ thể và đồng bộ để tìm cách hạn chế những điều chưa hợp lý, chưa đúng và chưa hiệu quả. Với sự quan tâm của Nhà nước, của Bộ Y tế, của các cơ quan có liên quan và đặc biệt là sự nỗ lực của các cán bộ nghành Huyết học- Truyền máu chúng ta có đủ niềm tin để hy vọng xây dựng được một phong trào HMNĐ phát triển bền vững .