22

Click here to load reader

MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP

SKKN: Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp Một

Sáng kiến kinh nghiệm

MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP

CHO HỌC SINH LỚP MỘT

I. Lí do chọn đề tài:

Chữ viết là một trong những phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người.

Chữ viết đúng, sạch, rõ ràng không những giúp dễ hiểu mà còn tạo sự thiện

cảm với người đọc. Thực tế, đôi khi chỉ qua chữ viết của một người, ta có thể

nhận ra một vài tính cách của người đó. Mặc khác, chữ viết còn thể hiện nền

văn hóa, sự tinh hoa của dân tộc. Bởi vậy, việc hình thành và rèn kĩ năng viết

chữ đúng, đẹp là một trong những nội dung giáo dục quan trọng. Dạy Tiếng

việt ở lớp 1 là trao cho các em chiếc chìa khóa để vận dụng chữ viết trong suốt

quá trình học tập và cả cuộc đời. Đối với HS lớp 1, yêu cầu cơ bản và quan

trọng nhất trong học Tiếng Việt là đọc thông viết thạo mà cần thiết hơn cả là

chất lượng chữ viết. Kĩ năng viết đúng là cơ sở để các em viết đẹp, rõ ràng.

Đồng thời với việc rèn chữ các em sẽ có cơ hội rèn luyên tính cẩn thận, sự

khoa học, óc thẩm mĩ và tình yêu tiếng mẹ đẻ.

Trong những năm gần đây, việc rèn chữ viết được nhà trường và các bậc phụ

huynh hết sức quan tâm, đặc biệt ở cấp Tiểu học. Nhờ vậy, chất lượng dạy và học

chữ ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực trạng chữ viết của

học sinh (HS) hiện nay còn xấu và thiếu chính xác. Các em còn viết sai, viết quá

chậm hay có những HS viết tốt, nhanh, làm tính giỏi nhưng chữ viết quá xấu, trình

bày không sạch sẽ, rõ ràng thì không thể trở thành một HS giỏi toàn diện được.

Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn

học khác nói chung. Mặt khác, chữ viết của một số giáo viên (GV) chưa đúng quy

định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn chữ viết của HS. Mỗi thầy, cô giáo

được xem như một tấm gương sáng để HS noi theo. Hơn nữa, lứa tuổi của HS tiểu

học là lứa tuổi hay “ bắt chước”, GV viết thế nào thì học sinh sẽ viết như thế đó,

đặc biệt là học sinh lớp 1. Là một GV dạy lớp 1 và trực tiếp tham gia rèn chữ viết

cho HS tôi nhận thấy Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc Gv: Đào Thị Thúy 1

Page 2: MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP

SKKN: Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp Một

biệt. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho HS, nhất là HS lớp 1, sẽ đặt nền móng cơ

bản “ khởi nguồn cho mọi khởi nguồn” cho toàn bộ quá trình học tập và quan trọng

hơn còn giúp HS rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp như: tinh thần kỉ luật, tính cẩn

thận và óc thẩm mĩ. Chính vì thấy được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho

HS cùng với mong muốn các em trở thành những con người phát triển toàn diện, có

ích cho đất nước, tôi đã đi sâu tìm hiểu, học hỏi và rút ra được một số kinh ngiệm

và biện pháp giúp HS viết chữ đẹp hơn, sạch hơn và cẩn thận hơn qua sáng kiến

kinh nghiệm “ Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh

lớp Một” nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở Tiểu học nói chung và dạy - học

chữ viết nói riêng.

II. Tổ chức thực hiện đề tài:

1. Cơ sở lí luận:

Cùng với giáo dục tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho

sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ

năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người.

Dạy Tiếng Việt lớp Một nói chung có nhiệm vụ vô cùng lớn lao: là trao cho

các em chiếc chìa khoá mở cánh cửa tri thức để các em biết đọc, biết viết, biết vận

dụng chữ viết khi học tập. Nếu như nói Học vần, tập đọc giúp cho việc rèn năng lực

đọc tốt thì rèn chữ (tập viết) giúp HS rèn năng lực ghi chép tốt. Rèn chữ viết còn

góp phần quan trọng vào việc rèn cho HS những phẩm chất đạo đức tốt như: tính

cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ “Luyện nét chữ - Rèn nết người”. Như cố

Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người, HS

viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận,

lòng tự trọng đối với chính mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của

mình…

Ngoài việc học viết trong phân môn học vần chương trình còn dành riêng mỗi

tuần 2 tiết tập viết (mỗi tiết 35 phút) chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: tuần 1 hướng dẫn tô các nét cơ bản

- Giai đoạn 2: tuần 2 → 22: Viết lại một số từ đã học trong phân môn học vần.

- Giai đoạn 3: từ tuần 23 trở đi: Tô các chữ cái hoa, viết vần và từ ứng dụng

của vần + viết các chữ số.

Gv: Đào Thị Thúy 2

Page 3: MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP

SKKN: Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp Một

2. Thực tiễn dạy – học Tập viết ở địa phương:

Vĩnh Cửu là huyện ngoại thành của tỉnh Đồng Nai. Trường Tiểu học Vĩnh Tân

thuộc xã vùng sâu của huyện. Đời sống nhân dân ở đây còn nhiều vất vả thiếu

thốn.Vì vậy việc học hành của các em học sinh chưa được phụ huynh thực sự quan

tâm. Các em đến lớp còn rất thụ động; phải mất một thời gian đầu năm các em mới

quen dần với nề nếp học tập. Phụ huynh chỉ lo việc kiếm sống mà phó mặc việc

học tập của các con cho giáo viên. Việc phối hợp của giáo viên với phụ huynh để

dạy dỗ các em còn nhiều hạn chế.

Trường Tiểu học Vĩnh Tân còn thiếu thốn về cơ sở vật chất: Khuôn viên chật

hẹp, thiếu các phòng chức năng, thiếu giáo viên bộ môn,…Vì vậy giáo viên chủ

nhiệm phải đảm nhận dạy hết tất cả các môn học trong một buổi, mỗi môn học dạy

trong 35 phút nên không có nhiều thời gian rèn thêm cho học sinh viết yếu hoặc bồi

dưỡng cho học sinh viết đẹp.

Chất lượng học sinh vào đầu năm học còn thấp, chưa đồng đều. Đầu năm nhận

lớp, còn tồn tại một số thực trạng như sau:

- Cách cầm bút chưa đúng: các em co tất cả các ngón tay vào lòng bàn tay,

cầm bút thấp, sát với ngòi bút nên không thể định hướng được nét bút; các em

không chú ý đến ngón chủ đạo là ngón trỏ và ngón giữa; ngón tay út không chạm

vào mặt giấy nên nét chữ không đẹp. Còn khi viết bảng, các em để cả bàn tay chạm

vào mặt bảng nên rất khó viết, nét không chắc chắn, chữ không đều.

- Tư thế ngồi viết chưa đúng: các em thường nhìn vở quá gần nên không bao

quát được trang viết và dễ bị cận thị; một số em ngồi xoay ngang người hay lệch

sống lưng sang một bên. Như thế sẽ bị chóng mỏi dễ dẫn đến căn bệnh học đường

(cong vẹo cột sống).

- Kỹ thuật viết con chữ và chữ chưa đúng: việc làm quen với chữ viết đối với

các em thật khó khăn, bởi đôi tay còn vụng về, lóng ngóng, học sinh thường căng

thẳng, rụt rè và cảm thấy “sợ viết chữ”. Từ đó giờ học trở nên căng thẳng ảnh

hưởng không ít đến kết quả học tập.

Với một số nguyên nhân sau:

- Các em còn quá nhỏ nên chưa có ý thức, hiếu động và thiếu kiên trì.

- Một số thói quen đã được hình thành ngay từ khi còn ở lứa tuổi mẫu giáo.

Gv: Đào Thị Thúy 3

Page 4: MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP

SKKN: Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp Một

- Các em chưa thực sự say sưa hay nói một cách khác là chưa hứng thú đối với

việc rèn chữ. Các em chưa tự giác trong học tập.

- Việc thiết kế các hoạt động trên lớp của giáo viên chưa khoa học, chưa tạo

được sự hứng thú trong HS.

Như vậy, việc nắm bắt thực trạng của học sinh trong việc rèn chữ cũng như

nguyên nhân gây ra thực trạng ấy là một đòi hỏi thực tiễn đặt ra cần có lời giải đáp.

2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:

Để rèn cho HS có chữ viết đúng và đẹp, trong quá trình giảng dạy và rèn

luyện, tôi đã đề ra những kế hoạch thực hiện để chuẩn bị thật tốt cho quá trình dạy

viết cho học sinh theo từng giai đoạn. Cụ thể như sau:

a. Nắm tình hình đầu năm:

Ngay từ đầu năm học, sau khi đã khảo sát và nắm tình hình lớp tôi đã lập danh

sách những em chưa biết cầm bút, các em viết chậm, cầm bút chưa đúng cách (do

thói quen cầm bút tuỳ tiện ở lứa tuổi mẫu giáo) để có những biện pháp rèn luyện,

uốn nắn cho phù hợp với từng đối tượng HS.

b. Xác định được mục tiêu cần đạt khi rèn chữ:

Truyền thụ cho HS những kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ.

HS nắm bắt được các tri thức cơ bản về bảng chữ cái La tinh ghi âm Tiếng Việt, thể

hiện bộ chữ cái này trên bảng và trong vở.

HS hiểu được những khái niệm cơ bản về đường kẻ, điểm xuất phát của con

chữ, chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ và các liên

kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái. Từ đó HS nắm được những kiến thức cơ bản về

hình dáng, độ cao, độ rộng, sự cân đối, tính thẩm mỹ và tính chính xác của chữ viết

theo chương trình mới hiện nay.

HS nắm được các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kỹ năng

viết liền nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng. Kỹ năng viết nâng dần từ

thấp đến cao, viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh, viết đẹp, viết được

nét thanh, nét đậm.

c. Hướng dẫn học sinh ngồi viết đúng tư thế:

* Giai đoạn chuẩn bị:

Gv: Đào Thị Thúy 4

Page 5: MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP

SKKN: Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp Một

Ngay từ những ngày đầu vào học, GV giới thiệu và làm mẫu tư thế ngồi viết

đúng: ngồi viết với tư thế ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực vào cạnh bàn,

đầu hơi cúi, mắt cách trang giấy khoảng 25 – 30 cm , khuỷu tay tiếp xúc với mặt

bàn, tay trái đè giữ vở, tay phải cầm bút. GV hướng dẫn xong sẽ cho các em thực

hành tư thế ngồi theo yêu cầu của giáo viên, các nhóm đôi tự kiểm tra tư thế ngồi

của nhau, góp ý nhắc nhở cùng nhau thực hiện. Dựa vào tâm lí lứa tuổi học sinh lớp

1 thường sợ xấu, sợ sai nên tôi thường nhắc cho các em về tác hại của việc ngồi

viết không đúng tư thế sẽ làm cho nét chữ xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe ( cong vẹo

cột sống, cận thị..). Sau này, trước mỗi giờ viết bài, tôi thường yêu cầu các em thực

hiện ngồi cho đúng tư thế, dần dần các em sẽ có thói quen ngồi đúng quy cách.

Thực tế cho thấy tư thế ngồi viết được hình thành từ lớp 1, sẽ tạo thành thói quen đi

suốt đời người và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng chữ viết cũng như tác động

trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mĩ của mỗi cá nhân.

d. Hướng dẫn học sinh cầm bút đúng cách:

Cùng với việc hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế thì việc cầm bút đúng cách là

yếu tố rất quan trọng để HS có những nét chữ đúng và đẹp. Tôi luôn quan tâm

hướng dẫn HS cách cầm bút bằng 3 ngón tay ( ngón giữa, ngón cái, ngón trỏ ) của

bàn tay phải, ngón giữa nằm ở vị trí thấp nhất để đỡ bút, ngón cái và ngón trỏ điều

khiển bút. Các ngón tay cầm bút phải cong tự nhiên, không lên gân hoặc cầm bút

quá chặt, không để ngón cái đè lên ngón trỏ, góc tạo bởi thân bút và mặt vở nhỏ

hoặc bằng 450 là tốt nhất. Khi viết, chỉ điều khiển bút bằng các ngón cầm bút,

không để bàn tay và cánh tay khi tham gia điều khiển như khi vẽ hoặc viết bằng

phấn. Qua kinh nghiệm giảng dạy cho thấy: Hầu hết HS có chữ viết đẹp và nhanh

đều là những em biết cầm bút và điều khiển bút như trên.

Ngoài ra, cần chú ý đến khoảng cách cầm bút (từ ngón tay cầm bút đến đầu

bút ) sao cho hợp lí, vì đây là yếu tố quyết định đến tốc độ viết chữ. Những HS cầm

bút thấp bao giờ cũng viết chậm và không trơn nét. Điều này dễ hiểu vì biên độ dao

động của ngòi bút nhỏ dẫn đến khả năng điều khiển bút của các ngón tay sẽ không

linh hoạt. Khoảng cách cầm bút của từng HS còn tùy thuộc vào độ dài – ngắn của

ngón tay, tuy nhiên tốt nhất là đảm bảo khoảng cách tối thiểu không nhỏ hơn 2,0

cm.

Gv: Đào Thị Thúy 5

Page 6: MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP

SKKN: Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp Một

Ở thời gian đầu, HS viết bằng bút chì, do các ngón tay còn yếu nên trẻ thường

cầm bút rất thấp để điều khiển bút viết. Muốn cố định khoảng cách cầm bút của trẻ,

GV hoặc phụ huynh cần trực tiếp gọt bút chì và yêu cầu trẻ không cầm trùm lên lát

gọt ( độ dài lát gọt không nhỏ hơn 2,2cm). Hơn nữa, việc viết bằng bút chì ngay từ

đầu sẽ tạo cho HS thói quen viết nhẹ tay ( một yếu tố hết sức quan trọng trong kĩ

thuật viết chữ), vì nếu HS tì bút mạnh tay thì phần đầu bút chì sẽ gãy. Vì vậy, để

HS có thói quen cầm bút đúng khoảng cách, viết nhẹ nhàng, Gv tuyệt đối không

cho HS sử dụng bút bi, bút mực để viết chữ ở giai đoạn đầu. Kinh nghiệm trong

quá trình rèn luyện cho thấy, những HS không biết cách cầm bút, cầm bút thấp và tì

mạnh tay khi viết thì không thể có chữ viết đều, mềm mại, trơn nét và nhanh được.

Nếu GV và phụ huynh không quan tâm hướng dẫn HS cách cầm bút ngay từ buổi

đầu thì các em sẽ có thói quen cầm bút sai và rất khó khắc phục khi học ở các lớp

trên.

e. Các biện pháp cụ thể giúp học sinh viết đúng từng nhóm chữ:

Biện pháp 1: Thực hiện các giai đoạn rèn chữ:

Rèn HS viết đúng, viết đẹp các nét cơ bản:

- Từ những nét cơ bản này, các chữ cái sẽ được tạo thành. Với một số kinh

nghiệm bản thân cùng với sự trao đổi, học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy: Nếu HS

viết các nét cơ bản không đúng, không đẹp thì việc viết xấu, viết sai là điều không

tránh khỏi. Chẳng hạn với nét khuyến trên và nét khuyết dưới, HS không rèn viết

ngay từ đầu thì dễ viết lệch, xấu sẽ dẫn đến những chữ được tạo bởi 2 nét đó như:

h, k, g, y... cũng không được đẹp và đây cũng là 2 nét khó mà học sinh thường lúng

túng khi viết. Vì vậy, tôi đã dành tất cả thời gian của 1 tuần đầu học sinh vào học

ngoài việc ổn định lớp tôi kết hợp rèn luyện kĩ năng viết nét cho các em từ bảng

con đến vở. Từ những nét cơ bản này, học sinh sẽ viết sang chữ rất dễ dàng vì đã

định hướng được chữ cần viết gồm có những nét nào tạo thành. Theo tôi, viết đẹp

được các nét cơ bản này coi như đã hoàn thành được một nửa quá trình luyện chữ.

Sau giai đoạn rèn nét, tôi sắp xếp các em viết còn yếu và chưa đúng ngồi lên phía

trên để dễ kèm cặp.

Rèn HS viết đúng, viết đẹp các con chữ:

Gv: Đào Thị Thúy 6

Page 7: MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP

SKKN: Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp Một

Để thuận tiện cho công việc giảng dạy và cho học sinh dễ dàng hơn trong Tập

viết, tôi đã phân loại chữ cái đồng dạng thành các nhóm giúp HS dễ dàng tập luyện.

Khi hướng dẫn HS viết, tôi tiến hành như sau:

+ Đưa chữ mẫu và tập cho học sinh có thói quen đọc thầm, phân tích hình

dáng cấu tạo, độ cao chữ sắp viết.

+ Viết mẫu trên bảng thật chậm đúng theo qui tắc với nét chữ chuẩn và chân

phương, các em sẽ tận mắt nhìn thấy tay cô đang viết từng nét chữ. Lưu ý học sinh

cách nối nét sao cho đẹp là yếu tố quan trọng góp phần rèn nên chữ viết đẹp của

học sinh, khi viết nhắc nhở các em chú ý về khoảng cách nối nét giữa các con chữ

sao cho vừa phải, hợp lí để chữ viết đều nét và có tính thẩm mỹ.

Hướng dẫn học sinh tập viết thuần thục trên bảng con vì bảng con là phương

tiện ưu việt giúp tôi chỉnh sửa kịp thời và nhanh chóng lỗi sai của học sinh.

- Giai đoạn viết bút chì (từ đầu năm học đến tuần 8) tôi đã hướng dẫn HS

chuốt bút chì sao cho đầu bút không quá nhọn vì khi di chuyển bút trên giấy khó,

dễ gãy ngòi và xước giấy, nét chữ bị mỏng, cũng không để đầu bút quá to làm nét

chữ bị lớn quá không đẹp, vở sẽ bị dơ; hạn chế tối đa việc dùng tẩy bôi xoá nhằm

tạo cho em có ý thức cẩn thận không ỷ lại vào “cục tẩy”.

Khi HS viết vở, tôi hướng dẫn cho HS viết từng chữ từng dòng, luôn kiểm tra,

sâu sát với từng em để chỉnh sửa kịp thời kết hợp với việc nhắc các em giữ gìn vở

cẩn thận (không để vở quăn góc), tôi luôn yêu cầu hai HS ngồi cạnh nhau thường

xuyên kiểm tra vở nhau để nhắc nhau chỉnh sửa.

- Đến giai đoạn HS viết bút mực và viết chữ nhỏ cũng cần phải lưu ý một số

điều: thống nhất với cả lớp là dùng mực màu tím, giới thiệu một số loại bút tốt, viết

nét đẹp để phụ huynh mua cho các em. Trong quá trình viết bút mực, tôi luôn lưu ý

học sinh cẩn thận để hạn chế tối đa sai sót. Khi lỡ sai, các em dùng bút chì và thước

kẻ gạch ngang lên chữ viết sai, rồi viết lại chữ đúng bên cạnh

- Đối với cỡ chữ nhỏ tôi cho HS luyện riêng trong vở rèn chữ ở nhà nội dung

bài học ( chỉ cho HS rèn viết một phần bài học, khoảng 4-> 5 dòng) tránh tình trạng

các em phải viết quá nhiều, dẫn đến việc nhàm chán.

Biện pháp 2: Chú ý rèn chữ viết trong tất cả các môn học.

Gv: Đào Thị Thúy 7

Page 8: MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP

SKKN: Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp Một

Không chỉ uốn nắn, rèn luyện nét chữ cho các em ở phân môn Tập viết, bản

thân tôi còn luôn chú trọng đến việc rèn chữ viết, cách trình bày bài vở sạch đẹp,

khoa học ở tất cả các môn học cho HS. Có như thế, việc luyện tập viết chữ mới

được củng cố đồng bộ và thường xuyên.

Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, tạo sự hài hước nhẹ nhàng trong giờ rèn chữ:

Tôi đã vận dụng phương pháp giáo dục thân thiện giữa thầy và trò trong giờ

rèn chữ. Đó là sự ân cần hướng dẫn chi tiết đến từng học sinh, không nên, không

vội, không nóng nảy, chú ý nếu có vấn đề mà mình chưa thể trả lời được ngay thì

nên khiêm tốn hẹn học sinh để nghiên cứu và xem xét lại rồi hẹn và thực hiện trả

lời trước học sinh. Sự khiêm tốn của người thầy trong trường hợp này là một tấm

gương rất có giá trị cho học sinh. Đôi khi trong quá trình dạy viết giáo viên có thể

nhầm lẫn, ví dụ: gọi nhầm tên nét chẳng hạn – đừng khoả lấp vì học sinh sẽ phát

hiện – lúc này tôi nói “cô xin lỗi – cô nhầm” theo tôi không nên để học sinh ngồi

im chỉ biết nghe, tôi luôn cố gắng dành thời gian hỏi – đáp và tạo cơ hội cho học

sinh hỏi những vấn đề các em còn thắc mắc qua đó đánh giá kết quả tiếp thu của

học sinh và kết quả giảng dạy của mình một cách chính xác.

Tạo cơ hội thảo luận, đối đáp trong học sinh bằng hình thức nhóm nhỏ hoặc

cả lớp.Từ đó rèn phản ứng nhanh nhạy, phản xạ tốt, mạnh dạn, chủ động trước đám

đông. Ví dụ: Khi tôi đố các nhóm trong lớp chữ hoa B có bao nhiêu nét và gồm

những nét gì? Học sinh thảo luận nhóm và trình bày. Tôi thể hiện sự chú ý lắng

nghe ý kiến của học sinh để từ đó xây dựng điều gì cần chỉnh. Cần sửa sai cho học

sinh. Nếu các em nêu đúng thì tôi không tiếc lời khen học sinh theo phương châm

“phát huy ưu điểm để khắc phục nhược điểm” nếu học sinh nói chưa đúng tôi nhẹ

nhàng chỉnh sửa với thái độ thân thiện. Ví dụ: bạn nêu rất là rõ ràng nhưng chưa

chính xác…

Trong giờ học rèn chữ nói riêng và trong tất cả các môn học nói chung tôi

tránh gây căng thẳng với học sinh thay vào đó là nụ cười thân thiện. Điều đó sẽ tạo

nên một không khí thoải mái, không bị ức chế, theo tôi như vậy học sinh sẽ tiếp thu

tốt hơn.

Nếu học sinh có sai sót, ngớ ngẩn tôi không tỏ ý bực dọc, mắng nhiếc, mà coi

đó là cơ hội sư phạm để giải đáp, điều chỉnh, uốn nắn, nhằm tăng hiệu quả giáo dục

Gv: Đào Thị Thúy 8

Page 9: MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP

SKKN: Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp Một

của mình. Theo tôi sửa cái sai trong học sinh cũng cần thiết và quan trọng như dạy

điều đúng cho học sinh.

Tôi luôn thể hiện sự bao dung, tha thứ, sự hiểu biết về tâm lí lứa tuổi trước

các lỗi lầm của học sinh “nhẹ nhàng mà nghiêm khắc” (như quên mang vở, lỡ tay

làm lem mực vào vở, viết sai nét,…) với những trường hợp như vậy có thể cho học

sinh viết tạm vào một quyển vở khác, hay nhắc nhở học sinh rút kinh nghiệm lần

sau.

Theo tôi nên chia sẻ, động viên, khuyên bảo, lắng nghe những ý kiến, những

thắc mắc của các em để khoảng cách giữa thầy và trò gần lại. Từ đó, các em mới

dám thể hiện những “điểm yếu” của mình trong môn học và mong muốn được cô

giúp đỡ. Ví dụ: Cô ơi con viết chữ th không được hay chữ o con viết chưa tròn…

Tạo hứng thú trong giờ học thông qua các thủ thuật suy luận của giáo viên,

dẫn dắt học sinh tự tìm ra con đường giải quyết vấn đề, tạo cho học sinh có cảm

giác là chính các em đã tìm ra giải pháp, rèn luyện, khuyến khích các em có thói

quen tự học, giữ lâu bền độ tập trung chú ý để tạo hứng thú học tập lâu dài.

Ngoài việc giảng dạy theo phương pháp đặc trưng phân môn, trong quá

trình rèn luyện tôi đặc biệt chú ý uốn nắn HS những điểm sau:

- Về tâm lí học sinh Tiểu học, nhất là học sinh đầu cấp, thường hiếu động,

thiếu kiên trì nên nhiều em không tự giác khi viết bài. Các em muốn viết thật nhanh

chóng cho hết bài để chơi. Để khắc phục điều này, tôi có quy định với học sinh:

viết từng dòng theo hiệu lệnh của cô. Nhờ vậy, tránh được tình trạng viết nhanh,

viết ẩu trong quá trình viết của học sinh. Đặc biệt, với những em viết đẹp, có nhiều

cố gắng thì tôi sẽ cho điểm động viên, tuyên dương trước lớp để các em khác nhìn

vào noi theo.

- Không chỉ vậy, muốn học sinh viết đẹp thì với những chữ khó viết, tôi

thường cho các em luyện viết lên bảng nhiều, đến khi nào học sinh viết tương đối

đồng đều thì lúc đó mới viết vào vở. Những học sinh nào viết bảng xấu, chậm, tôi

thường xuống tận nơi cầm tay uốn nắn các em viết cho đúng.

- Sau khi học sinh viết xong bài, tôi chấm điểm ngay một số vở, sửa lỗi sai cho

học sinh: tuyên dương những bài viết tốt. Với những bài viết chưa đẹp, viết ẩu thì

ngoài việc kèm thêm ở lớp, tôi còn thường xuyên động viên HS về viết lại bài, khắc

Gv: Đào Thị Thúy 9

Page 10: MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP

SKKN: Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp Một

phục các lỗi sai nhằm giúp học sinh tiến bộ hơn. HS có một chút tiến bộ thì GV

cần tuyên dương, khen thưởng ngay thì HS sẽ cảm thấy thích thú và cố gắng rèn

luyện hơn.

- Với HS, việc củng cố bài của GV cũng góp phần rất quan trọng để tạo hứng

thú cho học sinh, tôi tiến hành theo một số cách sau để thu hút học sinh trong các

giờ học Tập viết:

+ Khi nhận xét chữ viết của học sinh, tôi cho học sinh quan sát lại chữ mẫu,

gợi ý để học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và của bạn, biết tự tham gia chữa

lại những chỗ đã viết sai.

+ Cho học sinh luyện viết lại những chữ chưa đạt yêu cầu.

+ Tổ chức một số trò chơi để tránh căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh

- Cuối mỗi tuần tôi quy định cho HS viết 1 bài thi viết chữ đẹp và chọn những

em có bài vở trong tuần sạch sẽ và chữ đẹp để trao phần thưởng, có khi là cây bút

chì, cây thước nhựa nhưng các em rất vui vẻ và rất có ý thức phấn đấu. Các bài

sạch đẹp của các em được tôi gắn mẫu lên bảng tin: góc Chữ viết đẹp cho các bạn

tham khảo và noi gương.

III. Hiệu quả của đề tài:

Do nắm được vai trò quan trọng của môn Tập viết nên những việc làm trên đã

được tôi tiến hành một cách thường xuyên trong các giờ Tập viết, kết hợp với các

môn học khác để thấy được hiệu quả của HS. Nếu so với đầu năm, nhiều em còn

viết ẩu, viết xấu, thậm chí còn lệch dòng kẻ, sai cỡ chữ thì chữ viết của học sinh lớp

tôi tương đối đều, thẳng hàng, đúng mẫu chữ quy định và đạt được tốc độ yêu cầu

đối với học sinh lớp 1 theo từng giai đoạn, một số em viết chữ đúng chuẩn, đẹp, tốc

độ viết của học sinh đã nhanh hơn, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng nâng

lên. Vở viết của học sinh tương đối sạch và đẹp, không nhàu nát, bài viết cẩn thận

hơn. Nhiều em đạt giải thưởng cao trong các kì thi viết chữ đẹp ở các cấp.

Thời điểm Vở xếp loại A Vở xếp loại

B

Vở xếp loại C

Đầu năm 4/ 30(13.3%)

16/30(53.3%)

10/ 30(33.4%)

Cuối năm 12/ 30(40%)

13/30(43.3%)

5/30(16.7%)

Gv: Đào Thị Thúy 10

Page 11: MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP

SKKN: Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp Một

IV. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng:

Để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, tôi xin có một vài đề xuất sau:

- Cần nâng cao chất lượng vở tập viết (giấy tập học sinh viết bút mực thường

bị nhòe nên ở bài sau các em không nhìn rõ chữ để viết – bài viết lem luốc trông rất

xấu…)

- Cần có quy định cụ thể về thời gian cho học sinh chuyển sang viết cỡ chữ

nhỏ để đảm bảo chất lượng chữ viết khi chuyển sang viết chính tả.Chỉ nên cho học

sinh viết cỡ chữ nhỡ hết học kì I, học kì II nên cho các em chuyển viết chữ nhỏ và

tô chữ hoa từ tuần 19. (Hiện nay học sinh viết cỡ chữ nhỡ đến hết tuần 24, tuần 25

chuyển ngay sang viết chữ nhỏ. nên nhiều học sinh còn lúng túng, chữ viết xấu do

các em ít có thời gian viết chữ nhỏ trước khi chuyển sang phần viết chính tả.)

- Cơ sở vật chất cần được thay đổi phù hợp cho từng độ tuổi học sinh: Hiện

nay bàn học của học sinh chỉ có chung một kích cỡ, chưa có loại dành riêng cho

từng độ tuổi nên khi viết bài nhiều học sinh phải đứng hoặc nằm sát ngực vào bàn

mới viết được. Điều này ảnh hưởng đến mắt, lưng, ngực,…của các em.

- Hiện nay chưa có chữ mẫu dạy Tập viết (theo mẫu chữ mới) cho giáo viên sử

dụng trong các tiết dạy chữ cái, chữ số và chữ in hoa. Việc chuẩn bị chữ rời để dạy

Tập viết còn mất nhiều thời gian cho giáo viên. Nên trang bị cho mỗi GV bộ chữ

hoa mẫu theo kiểu lật từng trang hiện ra từng nét chữ để giúp HS có hình ảnh cụ

thể, sinh động về chữ mẫu cần viết.

- Bảng lớn trên lớp (dành cho GV ) nên có một phân nửa kẻ ô li như vở tập

viết để tiện cho giáo viên viết mẫu. Vì mỗi tiết dạy tập viết giáo viên còn còn mất

nhiều thời gian cho việc chuẩn bị bảng phụ.

- Môn tập viết là môn học rất quan trọng nhưng tài liệu để giáo viên tham

khảo thì còn hạn chế để cho giáo viên nghiên cứu. Mong rằng trong thời gian sớm

nhất nhà xuất bản Giáo Dục sẽ có tài liệu về phân môn này để giáo viên có cơ hội

học tập đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phân môn Tập viết nói riêng và môn

Tiếng Việt nói chung.

- Trong các hội thi “Vở sạch - Chữ đẹp” nên tạo điều kiện cho chúng tôi được

học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau hay được tham khảo những bài thi đạt giải cao để từ

Gv: Đào Thị Thúy 11

Page 12: MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP

SKKN: Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp Một

đó rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân nhằm để áp dụng tốt hơn trong công tác

chuyên môn của mình.

Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi về những biện pháp rèn chữ viết đúng

và đẹp cho HS nhằm nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh lớp 1. Tôi rất mong

có sự bổ sung, góp ý từ Ban giám hiệu và các đồng chí GV trong khối, trong

trường. Tôi xin chân thành cảm ơn!

V. Tài liệu tham khảo:

+ Chuyên đề giáo dục tiểu học

+ Tập san Giáo dục tiểu học

+ Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt

+ Chương trình lớp 1

+ Sách giáo viên lớp 1

+ Vở tập viết lớp 1

Vĩnh Tân, ngày 20 tháng 10 năm 2011

Người viết

Đào Thị Thúy

Gv: Đào Thị Thúy 12

Page 13: MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP

SKKN: Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp Một

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN:

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TỈNH:

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Gv: Đào Thị Thúy 13