54
Trang 1 Mt svấn đề lý luận và thực tin vđịnh tội danh đối vi ti Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Trn ThHuyn Giảng viên Khoa Kiểm sát hình sự PHN MĐẦU 1. Scn thiết ca việc nghiên cứu đề tài Quyn shữu là quyền quan trọng luôn được Nhà nước bo vtránh sự xâm hi của các hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, hành vi xâm phạm quyn shữu, đặc biệt là tội phạm xâm phạm shu vẫn luôn diễn ra, ảnh hưởng xấu đến trt tchung của toàn xã hội. Trong đó, tội phm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản vi thđoạn phm tội ngày càng tinh vi, số lượng ti phạm và người phm tội có chiều hướng gia tăng, mức độ thit hại ngày càng lớn, nhiều trường hợp giá trị tài sản bchiếm đoạt lên đến hàng ngàn tỷ đồng như đại án Huỳnh ThHuyền Như (TP. Hồ Chí Minh) hay vViệt Hùng và đồng phạm (Đắk Nông)…. Mặc dù, Bộ luật hình sự Việt Nam (năm 1985, năm 1999 và hiện hành) đã quy định du hiệu đặc trưng cơ bản ca ti Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tuy nhiên các cơ quan tiến hành tố tng vn gp nhiều khó khăn, lúng túng khi gii quyết các ván Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là trong việc định ti. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu vti Lừa đảo chiếm đoạt tài sản phân tích tội phạm này dưới góc độ lý luận hình sự và tội phm học… nhưng do tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn này đã có nhiều thay đổi, hành vi phạm tội phong phú và tinh vi hơn, các dấu hiệu đặc trưng của ti phạm này không biểu hiện rõ ràng, dễ nhm ln với các tội phạm khác hay thậm chí hình sự hóa các quan hdân sự, nhiều trường hp dn đến oan, sai, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thi làm giảm hiu qucông tác đấu tranh phòng chống ti phạm này. Để bo vquyn, lợi ích hợp pháp của công dân, củng cuy tín của cơ quan tiến hành tố tụng; đảm bo hiu quđấu tranh phòng, chống ti phạm này..., điều kiện tiên quyết và đặc bit quan trọng đó là hoạt động định ti danh của các cơ quan tiến hành tố tng phi thật chính xác. Bởi: "Định tội danh đúng sẽ là tiền đề

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 1

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối với tội

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trần Thị Huyền

Giảng viên Khoa Kiểm sát hình sự

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài

Quyền sở hữu là quyền quan trọng luôn được Nhà nước bảo vệ tránh sự xâm

hại của các hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, hành vi xâm phạm quyền sở hữu, đặc

biệt là tội phạm xâm phạm sở hữu vẫn luôn diễn ra, ảnh hưởng xấu đến trật tự

chung của toàn xã hội. Trong đó, tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn

phạm tội ngày càng tinh vi, số lượng tội phạm và người phạm tội có chiều hướng

gia tăng, mức độ thiệt hại ngày càng lớn, nhiều trường hợp giá trị tài sản bị chiếm

đoạt lên đến hàng ngàn tỷ đồng như đại án Huỳnh Thị Huyền Như (TP. Hồ Chí

Minh) hay vụ Vũ Việt Hùng và đồng phạm (Đắk Nông)….

Mặc dù, Bộ luật hình sự Việt Nam (năm 1985, năm 1999 và hiện hành) đã

quy định dấu hiệu đặc trưng cơ bản của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tuy nhiên

các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi giải quyết các

vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là trong việc định tội.

Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài

sản phân tích tội phạm này dưới góc độ lý luận hình sự và tội phạm học… nhưng

do tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn này đã có nhiều thay đổi, hành vi phạm

tội phong phú và tinh vi hơn, các dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này không biểu

hiện rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các tội phạm khác hay thậm chí hình sự hóa các quan

hệ dân sự, nhiều trường hợp dẫn đến oan, sai, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp

pháp của công dân, làm giảm uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời

làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này.

Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, củng cố uy tín của cơ quan

tiến hành tố tụng; đảm bảo hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm này..., điều

kiện tiên quyết và đặc biệt quan trọng đó là hoạt động định tội danh của các cơ

quan tiến hành tố tụng phải thật chính xác. Bởi: "Định tội danh đúng sẽ là tiền đề

Page 2: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 2

cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt một cách công

minh, có căn cứ và đúng pháp luật".

Với nhận thức như trên, tác giả cho rằng việc nghiên cứu làm sáng rõ một số

vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

theo Điều 139 Bộ luật hình sự hiện hành là rất cần thiết. Do đó, tác giả chọn

nghiên cứu đề tài: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối với tội

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"góp phần nâng cao tính chính xác khi định tội danh,

qua đó tăng cường hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói

chung và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích của đề tài là làm sáng rõ một số vấn đề lý luận về định tội danh

đối với tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự hiện

hành, Bên cạnh đó, trên cơ sở thực trạng hoạt động định tội danh đối với tội phạm

này, tác giả mạnh dạn đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt

động định tội danh đối với tội phạm này.

Đề tài vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn, góp phần tích cực làm

phong phú thêm lí luận và cơ sở thực tiễn trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử

tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở nước ta hiện nay.

Để đạt được mục đích trên, tác giả đặt cho mình các nhiệm vụ sau đây:

- Làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Đánh giá sơ lược về thực trạng định tội đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài

sản qua một số vụ án thực tế.

- Đề xuất một số kiến nghị chủ yếu là về hoàn thiện quy định của pháp luật

về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản góp phần nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu

tranh phòng chống tội phạm này.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

+ Phạm vi về nội dung: Người viết chỉ nghiên cứu các quy định về tội "Lừa

đảo chiếm đoạt tài sản" trong luật hình sự Việt Nam hiện hành mà không nghiên

cứu pháp luật của nước ngoài.

+ Phạm vi về không gian và thời gian: Người viết chỉ sử dụng các số liệu có

liên quan đến đề tài từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2014 tại địa bàn tỉnh Cà

Mau.

Page 3: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 3

Trong đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, một số vấn đề lý luận về định tội danh đối với tội

phạm này mà không nghiên cứu về chế tài hình sự đối với người phạm tội này.

Bên cạnh đó, tác giả cũng không đi sâu phân tích toàn bộ thực trạng công tác

đấu tranh, xử lý tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn cả nước mà chỉ đánh

giá sơ lược về thực trạng hoạt động định tội danh tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở

một số địa phương trong những năm gần đây.

4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-

Lênin về duy vật biện chứng, chính sách Hình sự của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra,

người viết còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các quy định của

pháp luật, các quan điểm khoa học khác nhau có liên quan đến tội Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản từ đó, làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

5. Kết cấu của đề tài

Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của

chuyên đề gồm 2 chương:

Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về định tội danh đối với tội Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản.

Chƣơng 2: Một số vấn đề thực tiễn về hoạt động định tội danh đối với tội

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng định tội danh

đối với tội phạm này.

Page 4: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 4

CHƢƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

1.1. Một số vấn đề lý luận về định tội danh

1.1.1. Khái niệm “định tội danh”

Về khái niệm định tội danh, có quan điểm cho rằng: "Định tội danh là một

hoạt động tố tụng chỉ của riêng các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố

tụng và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS, bằng

phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ của mình để tìm ra và "đặt tên" cho một hành

vi phạm tội". Theo tác giả, nội dung khái niệm này hạn chế về mặt bản chất cũng

như phạm vi các chủ thể có thể tiến hành hoạt động định tội danh khi chỉ thừa nhận

định tội danh là một hoạt động tố tụng do các chủ thể có thẩm quyền tố tụng tiến

hành.

Về bản chất, định tội danh là hoạt động nhận thức có tính logic giữa lý luận

và thực tiễn, là sự xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho

xã hội đã thực hiện trong thực tế khách quan với các dấu hiệu trong cấu thành tội

phạm tương ứng được quy định trong BLHS. Nói cách khác, định tội danh là việc

xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu

thành tội phạm của tội nào trong số các tội phạm đã được quy định trong BLHS.

Trên cơ sở nghiên cứu bản chất của hoạt động định tội danh cũng như các

chủ thể thực hiện hoạt động này, tác giả đưa ra khái niệm về định tội danh như sau:

"Định tội danh là hoạt động nhận thức do các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện

dựa trên sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá một hành vi nhằm xác định hành vi đó

có phải là tội phạm hay không, nếu là tội phạm thì tội phạm đó được quy định

trong điều khoản nào của BLHS hiện hành".

Căn cứ vào chủ thể thực hiện việc định tội danh, khoa học luật hình sự chia

định tội danh thành 2 nhóm:

Một là, định tội danh chính thức.

Định tội danh chính thức là sự đánh giá về mặt nhà nước tính chất pháp lý

hình sự của một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể do các chủ thể được Nhà

nước ủy quyền thực hiện bao gồm: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội

thẩm. Những đánh giá, kết luận của chủ thể định tội danh chính thức là cơ sở pháp

lý để khởi tố vụ án, để áp dụng các biện pháp ngăn chặn, là cơ sở để ra Kết luận

điều tra, Quyết định truy tố, Bản án, Quyết định đình chỉ điều tra, Quyết định đình

chỉ vụ án…

Page 5: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 5

Hai là, định tội danh không chính thức.

Định tội danh không chính thức là sự đánh giá không phải về mặt Nhà nước

tính chất pháp lý của một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể. Chủ thể định tội

danh trong trường hợp này có thể là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào quan tâm đến một

vụ án hình sự cụ thể. Định tội danh không chính thức không làm phát sinh quyền

và nghĩa vụ pháp lý của các bên có liên quan trong vụ án mà chỉ là sự thể hiện

nhận thức pháp luật hình sự của cá nhân cũng như ý kiến, quan điểm riêng của các

chủ thể định tội danh.

1.1.2. Ý nghĩa của việc định tội danh

Định tội danh có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.

Đối với hoạt động định tội danh chính thức, định tội danh ảnh hưởng trực

tiếp đến sinh mạng chính trị của một con người.Định tội danh đúng là tiền đề cho

việc phân hóa trách nhiệm hình sự, cá thể hóa hình phạt một cách công minh, có

căn cứ pháp luật. Định tội danh sai sẽ dẫn đến nhiều hệ quả xấu kéo theo không chỉ

đối với riêng cá nhân người bị kết tội mà còn đối với cả xã hội và ảnh hưởng đến

uy tín của Nhà nước… Chính vì vậy, vai trò của việc định tội danh rất to lớn. Việc

định tội danh cần được thực hiện một cách chính xác trong bất cứ giai đoạn tố tụng

nào, và phải xác định đây là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng để

nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công lý và bảo vệ quyền lợi chính

đáng công dân.

Đối với hoạt động định tội danh không chính thức, việc định tội danh chính

xác giúp cho việc nhận thức pháp luật được thống nhấtvề mặt lý luận, đồng thời là

cơ sở cho việc đưa ra kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật trong

trường hợp quy định pháp luật chưa chặt chẽ. Ngược lại, định tội danh sai dẫn tới

việc các cá nhân nghiên cứu (chủ yếu là giảng viên, sinh viên luật, cán bộ kiểm sát,

công an, thẩm phán…) mâu thuẫn trong nhận thức pháp luật, thậm chí nhận thức

lệch lạc và hệ quả lớn nhất đó là việc áp dụng pháp luật không chính xác khi vận

dụng vào thực tiễn công tác dẫn đến hệ quả như đã trình bày ở nội dung thứ nhất.

Như vậy, cả về lý luận và thực tiễn đều đòi hỏi việc định tội danh phải thật

đầy đủ và chính xác.Để có thể thực hiện được điều đó, nhất thiết phải dựa trên yếu

tố cần và đủ của việc định tội danh, đó là cấu thành tội phạm.Về nội dung, cấu

thành tội phạm là các dấu hiệu điển hình nhất, đặc trưng nhất có tính chất lặp lại

trong các hành vi phạm tội cùng loại, nói lên bản chất của tội phạm ấy và được nhà

làm luật pháp điển hóa trong BLHS. Tính chất của cấu thành tội phạm là khuôn

Page 6: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 6

mẫu pháp lý của tội phạm và là cơ sở pháp lý duy nhất cho việc định tội danh. Chỉ

trên cơ sở xác nhận sự phù hợp đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì mới

có căn cứ để khẳng định hành vi của một người bị luật hình sự cấm.Do đó, khi

nghiên cứu về việc định tội đối với bất kỳ tội phạm cụ thể, không thể không nghiên

cứu cấu thành tội phạm đó theo quy định của BLHS hiện hành.

Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận về định tội đối với

tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ở nội dung tiếp theo, tác giả sẽ trình bày nhận

thức về cấu thành tội phạm này theo quy định của BLHS hiện hành.

1.2. Cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật

Việt Nam hiện hành

Tội Lừa đảo chiếm đoạt được quy định tại Điều 139 BLHS hiện hành như

sau:

“1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có

giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng

nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm

đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi

phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng

đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai

năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm

triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy

năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm

triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Page 7: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 7

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười

hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm

triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ,

cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Dựa vào quy định của Điều luật này, có thể hiểu tội Lừa đảo chiếm đoạt tài

sản là hành vi chiếm đoạt tài sản người khác bằng thủ đoạn gian dối. Hành vi lừa

đảo chiếm đoạt tài sản cấu thành tội khi thỏa mãn một trong hai trường hợp sau:

a/ Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên;

b/ Tài sản chiếm đoạt có giá trị dưới 2 triệu đồng nhưng:

- Gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc

- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, hoặc

- Đã bị kết án về tội chiếm đoạt và chưa được xóa án tích.

Tương tự như các tội phạm khác, cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

bao gồm bốn yếu tố sau:

1.2.1. Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự (tức là

không bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc

khả năng điều khiển hành vi), đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và

đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định. Cụ thể, người từ đủ 14 tuổi trở

lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ là chủ thể của tội phạm này trong trường hợp rất

nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều khoản 3 và 4 điều 139

BLHS hiện hành. Người từ đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của tất cả trường hợp phạm

tội quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 139 BLHS hiện hành.

1.2.1. Khách thể

Khách thể của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu của Nhà nước,

cá nhân, tổ chức.Người thực hiện hành vi phạm tội thông qua việc tác động đến đối

tượng là tài sản của người khác đã xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu.Trong

một số trường hợp, tội phạm này có thể gián tiếp xâm phạm đến quan hệ xã hội

Page 8: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 8

khác như quan hệ nhân thân (tính mạng, sức khỏe) hoặc an ninh, trật tự xã hội1.

Tuy nhiên, do cách thức xâm phạm của tội phạm đến các quan hệ xã hội này mà

các quan hệ này không được xem là khách thể của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có

giá và các quyền tài sản2. Tác giả thống nhất với quan điểm: Tài sản là đối tượng

tác động của tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải có đặc điểm là còn nằm

trong sự chiếm hữu, sự quản lý của chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản hoặc

đang trong sự chiếm hữu của người phạm tội3. Tài sản đã thoát li khỏi sự chiếm

hữu, sự quản lí của chủ tài sản, người quản lý (tài sản bị thất lạc) thì không còn là

đối tượng của tội phạm này. Bên cạnh đó, một số tài sản đặc biệt cũng không phải

là đối tượng của tội phạm này như: phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên

lạc có liên quan đến an ninh quốc gia, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân

sự, tài nguyên thiên nhiên, ma túy…

1.2.3. Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp những biểu hiện bên ngoài của tội

phạm thể hiện qua các yếu tố: hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi

và hậu quả… Sau đây, tác giả sẽ lần lượt làm sáng tỏ ba yếu tố này trong mặt

khách quan của cấu thành tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Về hành vi khách quan của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

Một trong những đặc trưng cơ bản của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó là

cách thức thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. Theo Điều 139 thì hành vi lừa đảo

chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn

gian dối. Do đó, theo tác giả để nhận thức đúng đắn về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài

sản cần làm rõ 2 yếu tố “thủ đoạn gian dối” và “chiếm đoạt” tài sản.

Theo Từ điển Tiếng Việt, thủ đoạn là cách thức thực hiện công việc thường

là khôn khéo, xảo trá, mờ ám hoặc lén lút, chỉ nhằm đạt được mục đích, bất chấp

các giá trị hay chuẩn mực đã có trong xã hội. Gian dối là dối trá, không thật. “Thủ

đoạn gian dối” có thể hiểu là thực hiện một việc gì đó bằng cách thức dối trá. Thủ

đoạn gian dối của người phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý đưa ra

thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật. Trên thực tế,

thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi khác nhau do người phạm tội

1Trong các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Thông

tư liên tịch số 02/2001/TTLT – TANDTC –VKSNDTC – BCA - BTP ngày 25/12/2001. 2 Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 1995, Điều 163 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005.

3 Trong trường hợp người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đáng lẽ phải giao cho người bị lừa

dối. Vì tin vào thông tin gian dối của người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản hoặc không nhận.

Page 9: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 9

lựa chọn tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể như: Bằng lời nói dối, giả mạo

giấy tờ, giả danh người có chức vụ quyền hạn, giả danh các cơ quan Nhà nước, tổ

chức xã hội để thông qua việc ký kết hợp đồng... nhằm tạo lòng tin nơi chủ sở hữu

hoặc người quản lý tài sản và chiếm đoạt tài sản.

Khác với “thủ đoạn gian dối”, “chiếm đoạt” không phải là đặc trưng riêng

biệt của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà còn là dấu hiệu định tội của nhiều tội

phạm xâm phạm sở hữu khác như: Cướp tài sản (Điều 133), Bắt cóc nhằm chiếm

đoạt tài sản (Điều 134), Cưỡng đoạt tài sản (Điều 135), Cướp giật tài sản (Điều

136), Công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137), Trộm cắp tài sản (Điều 138) và

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140).

Theo Từ điển tiếng Việt, “chiếm đoạt” là “chiếm của người làm của mình,

bằng cách dựa vào vũ lực, quyền thế”4. Còn theo định nghĩa được ghi nhận tại giáo

trình Luật Hình sự phần 2 của trường Đại học Luật Hà Nội thì: “Chiếm đoạt là

hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài

sản thành tài sản của mình”. Quan điểm này thể hiện được bản chất của khái niệm

chiếm đoạt nhưng đã đồng nhất dấu hiệu chiếm đoạt với hành vi chiếm đoạt mà

không đề cập đến mục đích chiếm đoạt có trong cấu thành một số tội phạm như:

Cướp tài sản (Điều 133), Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134), Cưỡng đoạt

tài sản (Điều 135). Do đó, tác giả thống nhất với ý kiến cho rằng: “Chiếm đoạt là

việc cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang được sự quản lí của chủ sở hữu

thành tài sản của mình. Chúng được biểu hiện dưới dạng hành vi hoặc mục đích

phạm tội”5.

Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, “chiếm đoạt” là dấu hiệu định tội trong

hành vi khách quan của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ được biểu hiện dưới

dạng hành vi chiếm đoạt. Hành vi này được quyết định bởi ý thức chiếm đoạt của

người phạm tội.

Hành vi chiếm đoạt của người phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được

hiểu là hành vi khách quan làm cho người bị hại mất khả năng thực hiện quyền

chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình và tạo cho người phạm tội khả

năng thực hiện được việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó một cách trái

pháp luật6.

4Từ điển tiếng Việt -Viện ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên) - Nxb Từ điển Bách Khoa, tr.212;

5 Ths Thái Chí Bình - “Một vài ý kiến về dấu hiệu chiếm đoạt trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt”

6Giáo trình Luật Hình sự phần 2 của trường Đại học Luật Hà Nội, 2006, trang 12

Page 10: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 10

Hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo có hai hình thức thể hiện cụ thể: Nếu

tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể

hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối. Vì

đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã giao nhầm tài sản.

Khi nhận được tài sản cũng là lúc người phạm tội làm chủ được tài sản định chiếm

đoạt và người bị lừa dối đã mất khả năng làm chủ tài sản đó trên thực tế. Nếu tài

sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hình thức thể

hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao cho

người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối

đã nhận nhầm tài sản hoặc không nhận. Khi người bị lừa dối nhận nhầm hoặc

không nhận tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản bị

chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất tài sản đó.

Cho dù được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào đi nữa thì hành vi chiếm

đoạt chỉ có thể tạo ra cho người phạm tội khả năng xác lập quyền sở hữu một cách

bất hợp pháp đối với tài sản chiếm đoạt được và đây chính là biểu hiện đầu tiên của

hành vi chiếm đoạt. Về pháp lí, hành vi chiếm đoạt không làm cho người bị hại

mất đi các quyền năng thuộc quyền sở hữu mà chỉ làm mất khả năng thực hiện các

quyền năng đó đối với tài sản bị chiếm đoạt.

Như vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối đặc trưng của tội

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi cung cấp cho chủ tài sản hoặc

người quản lý tài sản hợp pháp thông tin sai sự thật khiến họ tin tưởng rồi giao tài

sản cho người phạm tội (hoặc người phạm tội không phải giao trả tài sản mà đáng

lẽ phải giao cho người bị lừa dối). Trong đó, hành vi cung cấp cho chủ tài sản hoặc

người quản lý tài sản hợp pháp thông tin sai sự thật là nguyên nhân trực tiếp, quyết

định việc chiếm đoạt của người phạm tội đối với tài sản đó.

Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy giữa “thủ đoạn gian dối” và “hành vi

chiếm đoạt” có quan hệ mật thiết, thống nhất và phụ thuộc một chiều trong đó

“hành vi chiếm đoạt” phụ thuộc tuyệt đối vào “thủ đoạn gian dối”. Sự lệ thuộc của

hành vi chiếm đoạt vào thủ đoạn gian dối thể hiện qua việc hành vi gian dối là cách

thức để người phạm tội chiếm đoạt tài sản và chiếm đoạt tài sản vừa là mục đích

vừa là kết quả của hành vi gian dối. Nếu hành vi chiếm đoạt của người phạm tội

được thực hiện bằng cách thức, thủ đoạn khác không phải là thủ đoạn gian dối thì

chắc chắn không phải là hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngược lại, ngoài việc

có thủ đoạn gian dối, làm cho người khác tin, lầm tưởng những thông tin giả do

Page 11: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 11

ngưởi phạm tội cung cấp là thật và “tự nguyện” giao tài sản, người phạm tội Lừa

đảo chiếm đoạt tài sản không cần có bất kỳ hành vi hoặc thủ đoạn nào khác (như

giành, giật, lén lút lấy tài sản…) để chiếm đoạt tài sản. Chính mối quan hệ giữa thủ

đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt là dấu hiệu đặc trưng riêng biệt của tội phạm

này. Tuy nhiên, khi định tội danh cần lưu ý, trong một số trường hợp, mặc dù hành

vi chiếm đoạt tài sản và thủ đoạn gian dối của người phạm tội có quan hệ như trên

nhưng không định tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà phải định một tội danh khác

vì khách thể bị xâm phạm không phải là quyền sở hữu. Nội dung này sẽ được phân

tích tại mục 1.3.2.1.

Bên cạnh hành vi khách quan thì hậu quả cũng là một yếu tố của mặt khách

quan của cấu thành tội phạm.

Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể là thiệt hại vật chất: tài

sản, tính mạng, sức khỏe hoặc các thiệt hại phi vật chất7.

Tuy nhiên, thiệt hại thực tế về tài sản (tài sản đã bị chiếm đoạt) không phải

là dấu hiệu bắt buộc để định tội trong cấu thành cơ bản cũng như cấu thành tăng

nặng của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Không xét tới các tình tiết khác, chỉ cần

có căn cứ xác thực về việc một người đã thực hiện hành vi gian dối và hành vi đó

nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000đ đến dưới 50.000.000đ nhưng vì

nguyên nhân khách quan mà người đó chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm

đoạt được nhưng giá trị thực tế của tài sản đã chiếm đoạt ít hơn 2.000.000đ thì vẫn

xác định người đó phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 139

BLHS (thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt8).

Ví dụ: Ngày 01/01/2010, A trú tại phường 6, quận 8, TP.H bị xử lý hành

chính về hành vi trộm cắp tài sản. Vào thời điểm đó, phường 6 tiến hành xịt muỗi

chống dịch sốt xuất huyết. Có ý thức chiếm đoạt tài sản của người khác để tiêu xài,

biết gia đình bà B (70 tuổi) không có ai ở nhà nên ngày 01/02/2010, A ăn mặc lịch

sự đến nhà bà B giả làm cán bộ phường đến yêu cầu bà B nộp tiền thuốc xịt muỗi

2.000.000đ. Bà B biết đây là thủ đoạn lừa đảo nên tri hô quần chúng bắt giữ A.

Trong trường hợp này, mặc dù A chưa chiếm đoạt được 2.000.000đ nhưng hành vi

của A đã đủ yếu tố cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1

Điều 139 BLHS thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.

7 Tiểu mục 3, Mục I Thông tư liên tích số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP;

8 Tác giả sẽ phân tích cụ thể hơn nội dung này ở mục 1.3.2.3.

Page 12: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 12

Tương tự, nếu xác định được người phạm tội đã thực hiện hành vi lừa đảo

nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000đ đến dưới 200.000.000đ hoặc từ

200.000.000đ đến dưới 500.000.000đ hoặc từ 500.000.000đ trở lên nhưng vì

nguyên nhân khách nên nên chưa chiếm đoạt được tài sản có giá trị như ý thức chủ

quan của người phạm tội thì vẫn phải khẳng định người đó phạm tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản theo các khoản 2, 3, 4 của Điều 139 BLHS thuộc trường hợp

phạm tội chưa đạt tương ứng với giá trị tài sản là đối tượng của tội phạm.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 139 BLHS, trong trường hợp tài sản là đối

tượng tác động của tội phạm có giá trị dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều

kiện “gây hậu quả nghiêm trọng”, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm

đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi

phạm thì mới cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. “Gây hậu quả nghiêm

trọng” cũng là tính tiết định khung tăng nặng được quy định tại khoản 2 Điều 139

BLHS. Ngoài ra, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu qủa đặc biệt nghiêm

trọng” là những tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại khoản 3, khoản 4

Điều 139BLHS. Những tình tiết này được hiểu là người phạm tội do thực hiện

hành vi phạm tội mà đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tính

mạng cho người khác hoặc gây ra các thiệt hại phi vật chất như gây ảnh hưởng xấu

đến tình hình trật tự trị an ở địa phương, gây hoang mang cho nhân dân trong một

địa bàn nhất định9. Khác với thiệt hại về tài sản, các thiệt hại về sức khỏe, tính

mạng và các thiệt hại phi vật chất phải là các thiệt hại xảy ra trên thực tế.

Hai là, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trong mặt khách quan của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi chiếm

đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối và thiệt hại về tài sản có mối quan hệ nhân quả

với nhau. Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối là nguyên nhân trực

tiếp làm phát sinh thiệt hại về tài sản. Thiệt hại về tài sản là hậu quả của việc người

phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng cách thức gian dối. Mối quan

hệ giữa hành vi và hậu quả trong trường hợp này còn được thể hiện ở việc người

phạm tội gây ra thiệt hại về tài sản bằng thủ đoạn gian dối và chỉ bằng thủ đoạn

gian dối thì người phạm tội mới chiếm đoạt được tài sản.

9 Tiết 3.4, tiểu mục 3, Mục I Thông tư liên tích số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP.

Page 13: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 13

1.2.4. Mặt chủ quan

Khi nghiên cứu mặt chủ quan của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần nghiên

cứu các yếu tố sau: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội.

Lỗi của người phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là lỗi cố ý trực tiếp.

Người phạm tội biết mình có hành vi lừa dối và mong muốn hành vi lừa dối đó có

kết quả để có thể chiếm đoạt được tài sản.

Trong cấu thành tội phạm này, mục đích phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng.

Việc xác định chính xác một người có mục đích chiếm đoạt hay không (chủ yếu

dựa vào ý thức của chủ thể10

), nảy sinh tại thời điểm nào (trước, trong hoặc sau khi

có thủ đoạn gian dối) giúp phân định ranh giới giữa tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

một số tội danh khác được quy định trong BLHS cũng như các vi phạm trong thực

hiện hợp đồng dân sự, kinh tế.

Bên cạnh đó, khi nghiên cứu cấu thành tội phạm này, không thể tách rời mục

đích chiếm đoạt với hành vi chiếm đoạt và thủ đoạn gian dối của người phạm tội.

Bởi nếu mục đích chiếm đoạt không gắn liền với hành vi chiếm đoạt và thủ đoạn

gian dối thì dẫn đến một số quan điểm định tội sai lầm sau đây:

- Không cần xác định chủ thể có ý thức chiếm đoạt tài sản hay không, cứ có

thủ đoạn gian dối là coi như phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Quan điểm này sai

lầm ở chỗ đồng nhất mọi hành vi gian dối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà

không loại trừ vô số các vi phạm quan hệ dân sự, kinh tế đơn thuần. Ví dụ: Một

người có hành vi kê khai gian lận về giá trị tài sản bảo đảm khi làm hồ sơ vay tín

dụng ngân hàng. Hàng tháng, người này vẫn đóng lãi suất đầy đủ cho ngân hàng.

Khi sự việc bị phát hiện, ngân hàng tố cáo người này về hành vi lừa đảo chiếm

đoạt tài sản. Tuy nhiên, việc gian lận của người nhằm chỉ nhằm vay vốn ngân hàng

mà không nhằm mục đích chiếm đoạt nên không thể xác định người đó phạm tội

lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Nếu một người có mục đích chiếm đoạt tài sản, có thủ đoạn gian dối nhằm

tiếp cận tài sản sau đó lén lút lấy tài sản hoặc giật lấy tài sản và nhanh chóng tẩu

thoát... thì đều coi là phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Quan điểm này sai lầm ở chỗ không xác định được ý nghĩa của thủ đoạn

gian dối đối với việc chiếm đoạt tài sản trong tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản11

.

Trong các trường hợp này cần xác định hành vi nào là hành vi quyết định việc

10

Tác giả phân tích rõ hơn tại mục 1.3.2.1 11

Tác giả đã phân tích nội dung này tại mục 1.2.3.

Page 14: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 14

chiếm đoạt tài sản và đối chiếu hành vi ấy với các hành vi khách quan của các tội

phạm tương ứng được quy định trong BLHS như tội Trộm cắp tài sản hay Cướp

giật tài sản...

Như vậy, qua nghiên cứu các yếu tố cấu thành, tác giả mạnh dạn đưa ra khái

niệm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội

phạm được quy định tại Điều 139 BLHS, được đặc trưng bởi hành vi chiếm đoạt

tài sản chỉ bằng thủ đoạn gian dối do người đủ tuổi theo quy định pháp luật, có

năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm quyền sở hữu của

các cá nhân, tổ chức.

Sau khi nghiên cứu về lý luận định tội danh và cấu thành tội Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản như trên, tác giả có nhận thức về một số vấn đề lý luận về định tội đối

với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1.3. Một số vấn đề lý luận về định tội đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1.3.1. Khái niệm định tội danh tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Từ những cơ sở lý luận về định tội danh, căn cứ quy định tại Điều 139 của

BLHS và các dấu hiệu đặc trưng cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tác giả

đưa ra khái niệm về việc định tội danh đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như

sau: "Định tội danh tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hoạt động nhận thức do các

cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện trên cơ sở xem xét, đánh giá, phân tích một

hành vi xem hành vi đó có thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản hay không, nếu có thì nó thuộc điểm, khoản nào của Điều 139

BLHS".

Mặc dù, Điều 139 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ

sung năm 2009) đã quy định cụ thể dấu hiệu đặc trưng cơ bản của tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản tuy nhiên, hành vi phạm tội trên thực tế xảy ra với muôn hình

muôn vẻ, vô cùng đa dạng, phức tạp dẫn đến việc định tội trong nhiều trường hợp

gặp nhiều khó khăn. Sau đây, tác giả xin trình bày một số điều cần lưu ý khi định

tội danh đối với tội phạm này

1.3.2. Một số vấn đề cần lưu ý khi định tội danh đối với tội Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản

1.3.2.1. Một số vấn đề cần lưu ý khi định tội danh đối với tội Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản căn cứ vào những yếu tố cấu thành tội phạm

Một là, khi định tội đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần chú ý độ tuổi

của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt. Nếu người phạm tội

Page 15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 15

thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự thì cần

xác định người phạm tội đủ 14 tuổi là đã phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu

thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự thì

người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hai là, mặc dù tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được đặc trưng bởi hành vi

chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối tuy nhiên không phải cứ có hành vi

chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối là định tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bởi trong thực tiễn xét xử còn nhiều trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi

chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối như: hành vi làm vé xem bóng đá giả đem bán

lấy tiền, hành vi gian dối trọng việc cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại

hàng... để gây thiệt hại cho khách hàng, hành vi làm hàng giả, buôn bán hàng giả

để đánh lừa người tiêu dùng; hành vi lừa đảo chiếm đoạt các chất ma tuý; hành vi

lừa đảo chiếm đoạt vũ khí, hành vi gian dối trong thương mại điện tử, kinh doanh

tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm

chiếm đoạt tài sản…; những hành vi này đã được Bộ luật hình sự quy định thành

tội phạm độc lập. Do đó, khi định tội cần xác định người đó phạm vào các tội danh

tương ứng khác như: tội Làm vé giả quy định tại Điều 164 Bộ luật hình sự; tội Lừa

dối khách hàng quy định tại Điều 162 Bộ luật hình sự; tội Làm hàng giả, buôn bán

hàng giả quy định tại các Điều 155, 156, 157 và 158 Bộ luật hình sự, tội Chiếm

đoạt chất ma tuý quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự, tội Chiếm đoạt vũ khí quân

dụng quy định tại Điều 230 Bộ luật hình sự, tội Sử dụng mạng máy tính, mạng

viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quy

định tại Điều 226b Bộ luật hình sự.

Ba là, việc xác định có hay không có ý thức chiếm đoạt tài sản, thời điểm

xuất hiện ý thức chiếm đoạt tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội Lừa

đảo chiếm đoạt tài sản. Bởi, nếu người phạm tội chỉ có thủ đoạn gian dối nhưng

không có ý định chiếm đoạt tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà

tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về

tội sử dụng trái phép tài sản hoặc chỉ là quan hệ dân sự, kinh tế...,trong tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản, ý thức chiếm đoạt tài sản có trước khi có việc giao – nhận tài

sản giữa người bị hại với người phạm tội. Chính vì thế mà người phạm tội phải

thực hiện thủ đoạn gian dối để người bị hại tin và giao tài sản. Hay nói cách khác ý

thức chiếm đoạt tài sảncủa người phạm tội bao giờ cũng có trước khi có việc giao –

nhận tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm

Page 16: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 16

đoạt tài sản. Nếu ý thức chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có sau khi có việc

giao – nhận tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì không phải là lừa đảo

chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể chúng ta có quan điểm định tội

khác tương ứng với hành vi đó.

Tuy nhiên, do ý thức chiếm đoạt là yếu tố thuộc mặt chủ quan của tội phạm,

tức là chúng ẩn bên trong, không biểu hiện ra bên ngoài như mặt khách quan của

tội phạm nên việc đánh giá ý thức chiếm đoạt không hề dễ dàng. Như chúng ta đã

biết, tội phạm là tổng hợp của các yếu tố bên trong (mặt chủ quan) và các yếu tố

bên ngoài (mặt khách quan) cùng với khách thể, chủ thể thực hiện hành viphạm

tội. Do ý thức chiếm đoạt là yếu tố bên trong nên khi thực hiện hoạt động định tội,

để đánh giá người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội có ý thức chiếm đoạt

hay không và có vào lúc nào thì cần phải dựa vào mặt khách quan biểu hiện ra bên

ngoài (đó là hành vi, điều kiện, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện phạm tội …) để

đánh giá trong sự kết hợp với ý chí chủ quan của người phạm tội qua sự thừa nhận

của họ.

Bốn là, ý nghĩa của việc xác định ý thức chủ quan của người phạm tội đối

với giá trị tài sản là đối tượng tác động của tội phạm.

Việc xác định ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi lừa đảo đối với

giá trị tài sản là đối tượng của việc chiếm đoạt có ý nghĩa quan trọng trong việc xác

định trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp nào chưa đến

mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như xác định khoản cụ thể của Điều 139

khi định tội. Áp dụng hướng dẫn tại mục 1, 2, 3 và 5 Phần II Thông tư liên tịch số

02/2001/TTLT – TANDTC –VKSNDTC – BCA - BTP ngày 25/12/2001 về việc

hướng dẫn một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” thì:

- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt được xác định theo giá thị trường của tài sản đó

tại địa phương vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt;

- Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi lừa

đảo có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ,

thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người

có hành vi lừa đảo. Ví dụ: B thấy C đeo một chiếc nhẫn màu vàng. Qua các nguồn

tin, B tưởng đây là nhẫn bằng vàng 9,999, có trọng lượng 2 chỉ, nên đã dùng thủ

đoạn gian dối và đã chiếm đoạt được chiếc nhẫn này. Trong trường hợp này phải

lấy trị giá của một chiếc nhẫn bằng vàng 9,999 với trọng lượng 2 chỉ theo thời giá

Page 17: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 17

tại địa phương vào thời điểm chiếm đoạt để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình

sự đối với B về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

- Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi lừa

đảo có ý định xâm phạm đến tài sản nhưng không quan tâm đến giá trị tài sản bị

xâm phạm (trị giá bao nhiêu cũng được) thì lấy giá thị trường của tài sản bị xâm

phạm tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm để xem xét việc truy cứu

trách nhiệm hình sự đối với người đó. Ví dụ: Vì muốn có tiền tiêu xài nên ngày

01.01.2010, A đã có hành vi lừa đảo để chiếm đoạt chiếc xe đạp của B. Sau khi lừa

mượn được xe của B, A bán xe được 300.000đ và đem số tiền này chơi game hết.

Đợi mãi không thấy A trả xe như đã hẹn B báo tin cho công an và bị bắt giữ. Qua

định giá, xác định xe của B trị giá 2.200.000đ. Trong trường hợp này cần xác định

A phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 139BLHS. Nhưng nếu B

xe của B chỉ trị giá 1.200.000đ thì A chỉ bị xử lý hành chính về hành vi này mà

thôi.

- Trong những lần phạm tội mà mỗi lần phạm tội dưới mức tối thiểu để truy

cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS (dưới 2 triệu đồng) và không

thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả

nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xóa án

tích...) đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành

chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần

bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo

quy định của BLHS, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi lừa đảo phải

bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo tổng

giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu:

a. Các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện một cách liên tục,

kế tiếp nhau về mặt thời gian.

b. Việc thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên

nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sống chính

c. Với mục đích xâm phạm sở hữu, nhưng do điều kiện, hoàn cảnh khách

quan nên việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá

trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới mức 2 triệu đồng.

Trong các trường hợp này nếu chỉ căn cứ vào các hành vi xâm phạm cùng

loại này (lừa đảo chiếm đoạt tài sản) thì không áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm

tội nhiều lần” (Điểm g Khoản 1 Điều 48 BLHS) và cũng không áp dụng tình tiết

Page 18: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 18

định khung hình phạt “có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại khoản 2 của Điều

139 BLHS.

Năm là, việc chuyển giao tài sản trong tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và

trong một số tội phạm khác (trộm cắp, cướp giật, lạm dụng tín nhiệm…)12

.

Về mặt khách quan, Việc chuyển giao tài sản trong tội Lừa đảo chiếm đoạt

tài sản thỏa mãn các dấu hiệu sau:

- Hành vi chuyển giao tài sản trong tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuất phát

từ sự tự nguyện của chủ sở hữu tài sản, nghĩa là việc chuyển giao ấy hoàn toàn

không có sự cưỡng ép, không có yếu tố cưỡng bức hoặc sử dụng vũ lực; còn hành

vi chuyển giao tài sản trong mặt khách quan của các tội Trộm cắp tài sản, Cưỡng

đoạt tài sản, Cướp tài sản, Cướp giật tài sản, Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản,

Công nhiên chiếm đoạt tài sản, Chiếm giữ trái phép tài sản thì nằm ngoài ý chí của

chủ sở hữu tài sản, nghĩa là không xuất phát từ sự tự nguyện của họ.

- Chủ sở hữu có thể chuyển giao hoàn toàn quyền sở hữu (từ bỏ quyền sở

hữu) bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt hoặc chỉ chuyển

giao quyền quản lý đối với tài sản cho người phạm tội.

Về mặt chủ quan, người chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền quản lý tài

sản đã tự nguyện từ bỏ (hoặc tạm thời chấm dứt) quyền của mình đối với tài sản,

nghĩa là họ không còn trực tiếp quản lý đối với tài sản nữa. Nếu việc chuyển giao

chỉ là hình thức giao dịch như khách hàng được xem xét hàng hóa trước khi mua

bán rồi lợi dụng các sơ hở của người quản lý tài sản để chiếm đoạt thì sẽ không cấu

thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: A vào tiệm vàng của chị X, yêu cầu

chị lấy cho A xem một sợi dây chuyền vàng để mua. Khi cầm lấy sợi dây chuyền

thì A nhanh chóng lên xe bỏ chạy. Hành vi của A ở đây là hành vi cướp giật tài sản

(nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản, nhanh chóng tẩu thoát).

Cũng trong tình huống nêu trên, nếu A lợi dụng lúc đông khách, chị X không để ý

bỏ sợi dây chuyền vào túi thì hành vi của A cấu thành tội “Trộm cắp tài sản”. Rõ

ràng ở đây có hành vi chiếm đoạt, có thủ đoạn gian dối, ý định chiếm đoạt xuất

hiện trước khi chuyển giao tài sản nhưng lại không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài

sản.Trong trường hợp này, mặc dù có sự chuyển giao tài sản nhưng người quản lý

tài sản không có sự từ bỏ màvẫn tiếp tục thực hiện quyền quản lý tài sản của mình.

12

Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu Một số kỹ năng THQCT, KSĐT, KSXX các vụ án hình sự về các tội

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,

mạng Internet hoặc thiết bị số để chiếm đoạt tài sản

Page 19: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 19

Nếu chỉ căn cứ vào hành vi chuyển giao tài sản thì trong nhiều trường hợp

không phân định được tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay Lạm dụng tín nhiệm

chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp A mượn xe của B rồi chiếm đoạt, nếu A nảy

sinh ý định chiếm đoạt trước khi mượn xe thì sẽ cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt

tài sản, nhưng nếu A nảy sinh ý định chiếm đoạt sau khi mượn xe thì lại cấu thành

tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mặc dù cùng một hành vi chuyển giao

tài sản, cùng một ý thức chuyển giao nhưng lại cấu thành hai tội khác nhau. Như

vậy, muốn xác định có lừa đảo hay không còn phải kết hợp với việc xem xét ý định

chiếm đoạt xuất hiện lúc nào.

Một đặc điểm nổi bật của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là khi bị lừa, người

bị hại tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội và họ cho rằng việc giao tài sản

cho người phạm tội như vậy là hoàn toàn hợp pháp. Thực tiễn xét xử có một số

trường hợp bị lừa nhưng người bị hại nhận thức được rằng, việc giao tài sản đó lại

là việc bất hợp pháp, thì người bị lừa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về

hành vi giao tài sản. Ví dụ: Vì muốn con mình được nhẹ tội, nên ông N đã tìm gặp

Hoàng Đình A cán bộ điều tra và nhờ A lo dùm. Tuy là cán bộ điều tra, nhưng A

không có quyền hạn trách nhiệm gì về hành vi phạm tội của con ông N, nhưng A

vẫn hứa sẽ giúp được ông N với điều kiện ông N phải đưa cho A 10.000.000 đồng.

Hành vi giao tiền cho A của ông N là hành vi đưa hối lộ, còn hành vi nhận tiền của

A vẫn là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

1.3.2.2. Một số vấn đề cần lưu ý khi định tội danh đối với tội Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản trong một số trường hợp định khung tăng nặng cụ thể

Một là, định tội danh trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng phạm

Tương tự như các tội phạm khác, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng có thể

được thực hiện trong các vụ án có đồng phạm, nghĩa là có hai người trở lên cố ý

cùng thực hiện tội phạm này. Trong các vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể

xảy ra các mô hình đồng phạm sau: đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp

(có tổ chức).

Đồng phạm giản đơn thực hiện tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là trường hợp

tất cả những người thực hiện tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều là người

thực hành. Ví dụ: Võ Hoàng Bảnh và Lê Thị Hồng mua ba miếng vàng giả rồi đến

huyện Tân Hưng – Long An tìm người có tài sản để lừa đảo. Trên đường đến xã

Vĩnh Bửu thì gặp chị Nguyễn Thị Thu chạy xe đạp có đeo dây chuyền vàng. Bảnh

gọi lại vờ hỏi thăm người quen và nói chuyện mua bán vàng, đôla lãi cao. Chị Thu

Page 20: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 20

ham lời nên đồng ý đổi sợi dây chuyền 4,16 chỉ vàng lấy một miếng vàng giả. Sau

đó gia đình chị Thu phát hiện bị lừa, báo công an truy bắt Bảnh và Hồng.TAND

huyện Tân Hưng (Long An) vừa tuyên phạt bị cáo Võ Hoàng Bảnh (54 tuổi, ngụ

TP Cần Thơ) 5 năm tù giam, bị cáo Lê Thị Hồng (ngụ TP Cần Thơ) 3 năm tù giam

về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản13

.

Khác với trường hợp đồng phạm giản đơn, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài

sản có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với

nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất

của người cầm đầu (người tổ chức). Trong vụ án đồng phạm có tổ chức tuỳ thuộc

vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau

như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức. Tuy nhiên,

không phải vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức nào cũng có đủ những người

giữ vai trò như trên mà tuỳ từng trường hợp, có thể chỉ có người tổ chức và người

thực hành mà không có người xúi giục hoặc người giúp sức, nhưng nhất định phải

có người tổ chức và người thực hành thì mới là phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài

sản có tổ chức.

Vai trò của các đồng phạm khác như người cầm đầu, người xúi giục, người

giúp sức trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như vai trò của

từng đồng phạm trong lý luận chung nên tác giả không phân tích thêm. Trong

trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà người thực hành đã thực hiện và

hậu quả xảy ra đều thỏa mãn ý chí thống nhất của tất cả các đồng phạm thì khi định

tội danh cần xác định tất cả đồng phạm đều phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(có thể không cùng khoản, điểm... vì có thể có mỗi đồng phạm có đặc điểm nhân

thân khác nhau).

Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp có đồng phạm không thực hiện

đúng những hành vi do các đồng phạm khác đặt ra. Vậy cần định tội danh như thế

nào cho phù hợp? Tác giả xin đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề này như sau:

Trong trường hợp các đồng phạm đã chuẩn bị công cụ phạm tội nhưng

người thực hành tự ý không thực hiện hành vi khách quan được quy định trong cấu

thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (có thủ đoạn gian dối, chiếm đoạt tài sản) do

đó tội phạm dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Nếu xác định các đồng phạm

thống nhất về việc phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 3,

13

Hồ sơ vụ án VKSND huyện Tân Hưng, tỉnh Long An

Page 21: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 21

khoản 4 Điều 139 BLHS thì cần xác định các đồng phạm đều phạm Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản (áp dụng quy định tại Điều 17 và Điều 139 Bộ luật hình sự. Nếu xác

định các đồng phạm thống nhất về việc phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy

định tại khoản 1, khoản 2 Điều 139 BLHS thì cần xác định hành vi của họ không

phải là tội phạm.

Nếu các đồng phạm tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm thì

việc xem xét trách nhiệm hình sự mỗi đồng phạm được thực hiện theo quy định tại

Nghị quyết số 1-89/HĐTP ngày 19/4/1989 hướng dẫn việc áp dụng một số quy

định của bộ luật hình sự. Nội dung của việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

này tác giả sẽ trình bày cụ thể tại mục 1.3.2.2.

Khi định tội đối với các đồng phạm phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

cũng cần lưu ý hai hành vi “xúi giục” và hành vi “giúp sức” của hai loại người

người xúi giục và người giúp sức.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội

phạm, họ có thể cùng hoặc không cùng thực hiện tội phạm với người bị xúi giục.

Hành vi xúi giục phải cụ thể, tức là người xúi giục phải nhằm vào tội phạm cụ thể

và người phạm tội cụ thể. Nếu chỉ có lời nói có tính chất thông báo hoặc gợi ý

chung chung thì không phải là người xúi giục và không phải chịu trách nhiệm hình

sự về hành vi phạm tội của người thực hiện tội phạm.

Nếu xúi giục trẻ em dưới 14 tuổi phạm tội, người không có năng lực trách

nhiệm hình sự thực hiện tội phạm, thì hành vi xúi giục được coi là hành vi thực

hành thông qua hành vi của người không chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường

hợp này, người bị xúi giục không phải chịu trách nhiệm hìnhsự về tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản mà người xúi giục phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà

người bị xúi giục đã thực hiện theo sự xúi giục mặc dù người đó không trực tiếp

thực hiện hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng phạm, vai trò của người

giúp sức cũng rất quan trọng; nếu không có người giúp sức thì người thực hiện tội

phạm sẽ gặp khó khăn. Thông thường, hành vi cả người giúp sức thường được biểu

hiện dưới hình thức “môi giới” cho người phạm tội gặp gỡ, tiếp cận với người bị

hại, làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu… Nếu hành vi giúp sức thỏa mãn cấu thành

tội phạm khác thì khi định tội đối với người đó ngoài tội Lừa đảo chiếm đoạt tài

sản cần định thêm các tội danh khác như Làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu…

Hai là, lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp

Page 22: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 22

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như các trường hợp phạm tội có

tính chất chuyên nghiệp quy định trong Bộ luật hình sự, tức là người phạm tội lấy

việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phương tiện sinh sống chính của mình. Nói

chung, lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp thường được thực

hiện có tổ chức. Tuy nhiên cũng có trường hợp chỉ một hoặc hai người chuyên lừa

đảo chiếm đoạt tài sản nhưng chỉ là trường hợp đồng phạm thông thường, thậm chí

chỉ có một người chuyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chuyên nghiệp được hiểu là người phạm

tội đã năm lần trở lên thực hiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phân biệt đã

bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa

hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích và người

phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm

tội làm nguồn sống chính. Nếu phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhiều lần

nhưng họ không lấy việc phạm tội là nghề sinh sống chính thì không coi là có tính

chất chuyên nghiệp mà chỉ là trường hợp phạm tội nhiều lần (tình tiết tăng nặng

trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự). Nếu

người phạm tội tuy có lấy việc phạm tội là nghề sinh sống, nhưng chỉ lừa đảo

chiếm đoạt tài sản một lần còn những lần phạm tội khác không phải là lừa đảo

chiếm đoạt tài sản thì cũng không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất

chuyên nghiệp là tình tiết định khung hình phạt, mà chỉ là tình tiết tăng nặng quy

định tại điểm b khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự.

Ba là, người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm

Trường hợp phạm tội này lại hoàn toàn giống với tất cả những trường hợp

tái phạm nguy hiểm khác, chỉ cần xác định người phạm tội có đủ các dấu hiệu quy

định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự. Đây là tình tiết thuộc về nhân thân người

phạm tội, không phụ thuộc vào hành vi phạm tội cụ thể của tội phạm này hay tội

phạm khác.

Bốn là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ

chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do

một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện

một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Nếu

những người này, lợi dụng chức vụ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì mới thuộc

trường hợp lợi dụng chức vụ để phạm tội. Ví dụ: A là đại biểu Hội đồng nhân dân

Page 23: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 23

tỉnh X. Do cần tiền để trả nợ, A đã lấy danh nghĩa đại biểu Hội đồng nhân dân và

làm giả hồ sơ quy hoạch của tỉnh X tìm gặp những cá nhân, doanh nghiệp có nhu

cầu đầu tư nhà đất để góp vốn mua những mảnh đất thuộc “quy hoạch”. Do tin vào

tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân của A nên các cá nhân đã giao cho A số tiền

30 tỷ đồng. Sau đó, A bị phát hiện, bắt giữ. Trong trường hợp này cần xác định A

phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 139

BLHS. Nếu người có chức vụ, nhưng lại không lợi dụng chức vụ để lừa đảo thì

không gọi là lợi dụng chức vụ lừa đảo. Ví dụ, B là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh

X. B đã bán một mảnh đất cho nhiều người, chiếm đoạt được số tiền 2 tỷ đồng. Khi

thực hiện hành vi lừa đảo, B không nói mình là đại biểu Hội đồng nhân dân để

những người mua đất tin mà chỉ nói mình có đất cần bán mà thôi.

Người có quyền hạn là người được giao thực hiện một công vụ và do thực

hiện công vụ đó nên họ có một quyền hạn nhất định. Người có quyền hạn thông

thường là người có chức vụ, nhưng cũng có thể là người không có chức vụ nhưng

được giao hoặc được thạm gia thực hiện một công vụ. Ví dụ: B là người chạy xe

ôm cùng tham gia đuổi bắt D là người có hành vi vận chuyển ma tuý. Khi D bị bắt,

B là người được giao chở D về trụ sở Công an; trên đường đi, B gợi ý với D đưa

cho B 5.000.000 đồng, B sẽ lo nhẹ tội cho D. D tưởng B là Công an hình sự nên đã

đưa cho B số tiền trên. Khi sự việc được làm rõ, D mới biết là mình bị lừa.

Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức là người phạm tội thông qua cơ quan,

tổ chức mà mình là thành viên để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thông thường, người

phạm tội trường hợp này là thông qua các hợp đồng kinh tế để lừa đảo cơ quan, tổ

chức khác; người bị lừa tưởng nhầm rằng làm ăn với cơ quan, tổ chức thì không sợ

bị lừa. Ví dụ: Bùi Thị H là Giám đốc Công ty kinh doanh tổng hợp thuộc Tổng

công ty X, mặc dù không có cà phê và cũng không thu mua cà phê của bất cứ ai,

nhưng lại ký hợp đồng bán cho Công ty xuất nhập khẩu M 7000 tấn cà phê hạt với

điều kiện Công ty xuất nhập khẩu M phải chuyển trước cho Công ty của H số tiền

mặt bằng 30% giá trị hợp đồng. Sau khi Công ty M đã chuyển vào tài khoản của

Công ty của H số tiền trên, thì H đã rút toàn bộ số tiền đó đem trả Ngân hàng.

Năm là, dùng thủ đoạn xảo quyệt để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Dùng thủ đoạn xảo quyệt khi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là

người phạm tội có những mánh khoé, cách thức thâm hiểm làm cho người bị hại và

những người khác khó lường trước để đề phòng. Ví dụ: Chị L rất yêu Nguyễn Văn

H, nhưng H chê L xấu gái nên tìm cách lảng tránh.Một lần L đem xe máy đến rủ H

Page 24: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 24

đi chơi, H thấy L có xe máy liền giả vờ đồng ý đi chơi với L. Trong buổi đi chơi, H

tỏ ra chăm sóc, âu yếm L làm cho L tưởng H yêu mình. Sau buổi đi chơi đó, H tìm

cách chiếm đoạt xe máy của L. Để thực hiện ý đồ trên, H nói dối với L mượn xe

máy của L về quê thăm mẹ ốm, L tưởng thật và giao xe và giấy tờ xe cho H. Sau

khi lấy được xe, H bán lấy 30 triệu đồng và bỏ vào miền Nam rồi gọi điện về cho L

là bị mất xe không dám gặp L nữa14

.

1.3.2.3. Một số vấn đề cần lưu ý khi định tội danh đối với tội Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tự ý nửa

chừng chấm dứt việc phạm tội.

Một là, định tội danh đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường

hợp chuẩn bị phạm tội

Dựa vào quy định tại Điều 17 và Điều 139 BLHS hành vi chuẩn bị phạm tội

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi tìm kiếm, sửa soạn công cụ,

phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để nhằm thực hiện hành vi chiếm

đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối được quy định tại Điều 139 BLHS. Trong giai

đoạn chuẩn bị phạm tội, người phạm tội chưa bắt tay vào việc thực hiện hành vi

được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

– hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt. Hành vi thực tế của người phạm tội chưa

xâm phạm đến các quyền sở hữu mà chỉ mới thực hiện những hành vi tạo ra các

điều kiện thuận lợi, cần thiết cho việc thực hiện tội phạm sau đó. Hành vi chuẩn bị

phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể được thể hiện dưới các dạng sau đây:

chuẩn bị kế hoạch phạm tội (bàn bạc cách thức tiếp cận bị hại, cách thức tiêu thụ

tài sản, cách thức che giấu tội phạm, phân công trách nhiệm cho từng đồng

phạm…); thăm dò, tìm kiếm nạn nhân (tiếp cận, dò hỏi thông tin về tài sản của bị

hại…); chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội (chuẩn bị giấy tờ giả, quân phục,

xe hơi đắt tiền để lấy lòng tin của bị hại…).

Theo quy định tại Điều 17 BLHS thì về hậu quả pháp lý, người thực hiện

hành vi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội lại không phải chịu trách nhiệm hình

sự (trừ hai trường hợp đặc biệt - khi một người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm

trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng). Do đó, chỉ định tội Lừa đảo chiếm đoạt

tài sản đối với các chủ thể từ đủ 16 tuổi trở lên trong trường hợp hành vi của họ là

hành vi chuẩn bị phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 3, khoản

14

Đinh Văn Quế - Bình luận khoa học Bộ luật hình sự tập II;

Page 25: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 25

4 Điều 139 BLHS. Trong các trường hợp còn lại, nếu chủ thể thực hiện hành vi

chuẩn bị phạm tội chưa đủ 16 tuổi hoặc tội họ chuẩn bị phạm được quy định tại

khoản 1, khoản 2 Điều 139 BLHS thì phải xác định là họ không có tội.

Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu trong số các hành vi chuẩn bị để thực hiện việc lừa

đảo như làm giấy tờ giả, giả làm cán bộ điều tra.... đã thỏa mãn cấu thành của tội

phạm khác thì cần xác định chủ thể thực hiện còn phạm một tội khác tương ứng

với hành vi đó. Ví dụ: Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267

BLHS), tội Giả mạo chức vụ, cấp bậc (Điều 265 BLHS)...

Hai là, định tội danh đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường

hợp phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được

đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Như vậy, phạm

tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đạt là trường hợp một người đã thực hiện hành

vi khách quan trong cấu thành tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không

thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Đối với tất cả các trường hợp phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đạt, người

thực hiện hành vi đó đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt

tài sản.

Khoa học pháp lý phân chia phạm tội chia đạt thành 2 loại: phạm tội chưa

đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Thực tế đấu tranh chống

tội phạm cho thấy phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đạt cũng gồm 2 dạng

trên.

Phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp

người phạm tội vì nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết các hành vi mà họ

cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả chưa xảy ra (chưa đạt về hậu quả,

chưa hoàn thành về hành vi). Ví dụ: A có hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của

B. Khi A đang cung cấp cho những thông tin sai sự thật để lấy lòng tin của B thì bị

phát hiện nên A chưa chiếm đoạt được tài sản.

Phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp

người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra

hậu quả, nhưng vì nguyên nhân khách quan, hậu quả đó đã không xảy ra hoặc nếu

có xảy ra nhưng chưa thỏa mãn cấu thành tội phạm được quy định tại điều khoản

tương ứng của Điều 139 BLHS (chưa đạt về hậu quả, hoàn thành về hành vi). Ví

dụ: A đã hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để chiếm đoạt tài sản trị giá

Page 26: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 26

300.000.000đ của B nhưng B không có tài sản để giao cho A hoặc B chỉ mới giao

cho A 50.000.000đ thì bị phát hiện, bắt giữ.

Khi định tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong giai đoạn phạm tội chưa đạt

cần lưu ý phải dựa trên ý định thực hiện tội phạm khác nhau của người phạm tội

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà họ dự định thực hiện được phản ánh trong một cấu

thành tội phạm cụ thể (khoản 1, 2, 3 hay 4 của Điều 139 BLHS) thì việc xác định

giai đoạn thực hiện tội phạm cũng như trách nhiệm hình sự của người phạm tội

mới phù hợp đầy đủ với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà người đó thực

hiện. Tinh thần này được khẳng định tại Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày

04/8/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật Hình

sự 1999 qua các nội dung: “… Cần chú ý là chỉ khi có đầy đủ căn cứ chứng minh

rằng tội phạm mà người phạm tội không thực hiện được đến cùng vì những nguyên

nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ thuộc khoản nào của điều luật tương ứng quy

định về tội phạm đó, thì mới áp dụng khoản, điều luật tương ứng đó. Trong trường

hợp không xác định được tội phạm mà họ thực hiện không đạt thuộc khoản tăng

nặng cụ thể nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì áp dụng

khoản nhẹ nhất của điều luật tương ứng đó.”

Để làm rõ hơn việc định tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong giai đoạn

phạm tội chưa đạt, tác giả xin đặt ra các tình huống cụ thể như sau:

Theo nhiều nguồn tin, B tin tưởng A đang sử dụng điện thoại Vertu trị giá

220.000.000đ. Vì muốn có tiền trả số nợ 150.000.000đ nên A đã có hành vi gian

dối để chiếm đoạt chiếc điện thoại này của B. Vì nguyên nhân khách quan nên:

(1) Khi A đang có hành vi gian dối thì bị phát hiện do đó chưa chiếm đoạt

được điện thoại này. Điện thoại của B có giá thực tế là 1.500.000đ;

(2) Khi A đang có hành vi gian dối thì bị phát hiện nên chưa chiếm đoạt

được điện thoại này. Điện thoại của B có giá thực tế là 15.000.000đ;

(3) A đã chiếm đoạt được tài sản nhưng giá trị thực tế của điện thoại chỉ là

1.500.000đ;

(4) A đã chiếm đoạt được tài sản nhưng giá trị thực tế của điện thoại chỉ là

15.000.000đ.

Trong 4 tình huống này đều có căn cứ xác thực rằng A thực hiện hành vi lừa

đảo để chiếm đoạt tài sản có giá trị 220.000.000đ (theo ý thức chủ quan của A).

Theo tinh thần tại Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 (như đã nêu trên)

Page 27: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 27

và hướng dẫn tại mục 1 và 2 Phần II Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT –

TANDTC –VKSNDTC – BCA - BTP ngày 25/12/2001 thì không cần quan tâm tới

việc A đã chiếm đoạt được tài sản hay và giá trị thực tế của tài sản là đối tượng

chiếm đoạt, trong cả 4 trường hợp đều phải xác định A phạm tội Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản chưa đạt theo quy định tại khoản 3 Điều 139 BLHS.

Ba là, định tội danh đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp

tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tự

mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Như vậy, điều

kiện để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nói chung và tự ý nửa

chừng chấm dứt việc phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng đều phải thỏa

mãn các điều kiện sau:

(1) Việc chấm dứt thực hiện ý dịnh hoặc hành vi phạm tội của người phạm

tội phải “tự nguyện” và “dứt khoát” nghĩa là người đó phải thực sự từ bỏ

ý định phạm tội hoặc hành vi phạm tội của người đó đã thực sự kết thúc;

(2) Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải và chỉ xảy ra trong trường hợp tội

phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội

chưa đạt chưa hoàn thành chứ không thể xảy ra ở giai đoạn phạm tội

chưa đạt đã hoàn thành;

(3) Điều kiện khách quan không có gì ngăn cản việc thực hiện tội phạm; nếu

người phạm tội muốn thực hiện tội phạm, họ hoàn toàn có thể tiến hành

được.

Như vậy, nếu người phạm tội nói chung và phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài

sản nói riêng tự ý nửa chừng chấm dưt việc phạm tội là xuất phát từ ý muốn chủ

quan của bản thân. Họ quyết định không tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội nữa

nên ở góc độ nào đó, hành vi này được xem là đã mất tính nguy hiểm cho xã hội.

Do đó, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình

sự về tội định phạm nếu hành vi của họ không cấu thành tội phạm khác. Còn trong

trường hợp các hành vi mà họ thực hiện đã cấu thành tội phạm khác thì họ phải

chịu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng với các hành vi đó. Ví dụ: A làm

giả bảng tên nhân viên thu tiền, biên lai thu tiền và con dấu của trường đại học X

mục đích lừa đảo chiếm đoạt học phí của sinh viên. Sau khi tiếp cận các sinh viên,

A cảm thấy ân hận và không thực hiện hành vi lừa đảo nữa. Tuy nhiên, hành vi của

Page 28: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 28

A vẫn bị phát hiện. Trong trường hợp này, A được miễn truy cứu trách nhiệm hình

sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn phải bị truy cứu về hành vi làm

giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267 BLHS).

1.4. Phân biệt tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm xâm

phạm sở hữu khác

Bộ luật Hình sự năm 1999 và sau này đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 là

căn cứ pháp lý quan trọng để định tội danh, đồng thời còn là cơ sở để các cơ quan

pháp luật áp dụng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và phòng

chống các tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Tuy nhiên, vì những

nguyên nhân khác nhau mà việc định tội danh trong nhiều trường hợp vẫn chưa

thống nhất đặc biệt là khi hành vi khách quan của người phạm tội có “sự ly lai”

giữa tội danh này và tội danh khác. Để góp phần làm sáng tỏ ranh giới định tội

danh trong một số trường hợp có tranh chấp định tội danh giữa tội Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản và một số tội phạm xâm phạm sở hữu khác, tác giả mạnh dạn đưa ra

quan điểm cá nhân như sau:

1.4.1. Dấu hiệu phân biệt tội Cướp giật tài sản và tội Lừa đảo chiếm đoạt

tài sản

Cướp giật tài sản là tội phạm được quy định tại Điều 136 BLHShiện

hành.Điều văn của điều luật không mô tả hành vi cướp giất tài sản được thực hiện

như thế nào, nhưng căn cứ vào lý luận và thực tiễn xét xử thì cướp giật tài sản là

hành vi công khai, nhanh chóng giật lấy tài sản trong tay người khác hoặc đang

trong sự quản lý của người có trách nhiệm về tài sản rồi tẩu thoát mà không dùng

vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh

thần của người quản lý tài sản. Hiện nay, theo cách hiểu phổ biến được ghi nhận

trong Giáo trình luật Hình sự tập 2 thì “cướp giật tài sản là nhanh chóng giật lấy

tài sản của người khác một cách công khai rồi tìm cách tẩu thoát”.

Mặc dù hành vi khách quan của 2 tội danh Cướp giật tài sản và Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản trên lý thuyết là hoàn toàn khác nhau nhưng trên thực tế vẫn có

nhiều quan điểm định tội trái ngược nhau giữa 2 tội danh này trong trường hợp kẻ

phạm tội đã có hành vi gian dối trước khi chiếm đoạt tài sản. Vậy, làm thế nào để

phân biệt 2 tội danh này? Theo tác giả, có thể căn cứ vào những cơ sở sau đây để

phân biệt tội Cướp giật tài sản và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Page 29: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 29

Dấu hiệu

phân biệt

Lừa đảo chiếm đoạt

tài sản Cƣớp giật tài sản

- Ý nghĩa của

thủ đoạn gian

dối đối với

việc chiếm

đoạt tài sản

- Ý thức của

nạn nhân khi

hành vi chiếm

đoạt xảy ra;

-Việc chuyển

giao tài sản

giữa nạn nhân

và người

phạm tội.

- Người phạm tội chỉ chiếm

đoạt được tài sản khi dùng

thủ đoạn gian dối và chỉ

bằng thủ đoạn gian dối mới

chiếm đoạt được tài sản.

- Sau khi người phạm tội

chiếm đoạt tài sản được một

khoảng thời gian nhất định

nạn nhân mới phát hiện

được là mình bị lừa đảo.

- Người bị hại tự nguyện

chuyển giao quyền quản lý

tài sản hoặc chuyển giao

quyền sở hữu về tài sản cho

người thực hiện hành vi lừa

đảo sau khi người phạm tội

thực hiện hành vi gian dối.

Sự tự nguyện này xuất phát

từ niềm tin giả tạo được xây

dựng bằng thủ đoạn gian dối

của người phạm tội.

- Người phạm tội dùng thủ đoạn

gian dối để tiếp cận tài sản hoặc làm

cho chủ sở hữu hoặc người quản lý

sơ hở rồi giật lấy tài sản và nhanh

chóng tầu thoát

- Do người phạm tội chiếm đoạt tài

sản một cách công khai và nhanh

chóng nên ngay tại thời điểm người

phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt

thì chủ quản lý tài sản nhận biết

ngay được mình đã bị chiếm đoạt

tài sản.

- Người có tài sản không có hành vi

chuyển giao quyền sở hữu hoặc

chuyển giao quyền quản lý tài sản

cho người phạm tội ngoài phạm vi

kiểm soát của họ. Chỉ có thể xảy ra

khả năng người có tài sản chuyển

giao sự quản lý tài sản tạm thời cho

người phạm tội và họ vẫn kiểm soát

được việc người phạm tội đang

nắm, giữ tài sản đó. Còn người

phạm tội sau khi nắm, giữ được tài

sản thì thực hiện hành vi chiếm đoạt

một cách nhanh chóng.

Page 30: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 30

1.4.2. Dấu hiệu phân biệt tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội Lạm dụng

tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Điều 140 BLHS hiện hành quy định tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài

sản như sau:

“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây: Chiếm đoạt tài sản của

người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới

bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về

hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án

tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù

từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của

người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn

để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của

người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích

bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản...”

Qua nghiên cứu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 140 BLHS hiện hành,

chúng ta dễ nhận thấy một trong những hành vi khách quan của tội Lạm dụng tín

nhiệm cũng có liên quan đến thủ đoạn gian dối, dễ nhầm lẫn với hành vi khách

quan của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, để phân biệt tội 2 tội danh này,

theo tác giả cần quan tâm đến một số nội dung sau:

Dấu hiệu

phân biệt

Lừa đảo chiếm đoạt

tài sản

Lạm dụng tín nhiệm chiếm

đoạt tài sản

- Thời điểm người

phạm tội nảy sinh ý

thức chiếm đoạt tài sản

- Ý nghĩa của thủ

đoạn gian dối đối với

- Ý thức chiếm đoạt tài

sản nảy sinh ngay từ đầu

khi trước khi người phạm

tội nhận được tài sản.

- Thủ đoạn gian dối là

cách thức thực hiện việc

chiếm đoạt tài sản. Chiếm

- Ý thức chiếm đoạt tài sản

nảy sinh sau khi ký kết hợp

đồng và nhận được tài sản.

- Thủ đoạn gian dối được sử

dụng để che đậy việc chiếm

Page 31: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 31

việc chiếm đoạt tài sản

- Thời điểm tội phạm

hoàn thành

đoạt tài sản là mục đích

và kết quả của hành vi

gian dối.

- Ngay khi người phạm

tội nhận được tài sản

(trong trường hợp tài sản

bị chiếm đoạt đang trong

sự chiếm hữu của chủ tài

sản) hoặc người bị lừa dối

nhận nhầm hay không

nhận tài sản (trong trường

hợp tài sản bị chiếm đoạt

đang trong sự chiếm hữu

của người phạm tội)

đoạt tài sản.

- Thời điểm phải có nghĩa vụ

trả tài sản theo hợp đồng

nhưng cố ý không trả mà

chiếm đoạt.

1.4.3. Dấu hiệu phân biệt tội Trộm cắp tài sản và tội Lừa đảo chiếm đoạt

tài sản

Tội Trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 BLHS. Tuy nhiên, điều

văn của Điều luật này lại không mô tả hành vi trộm cắp tài sản được thực hiện như

thế nào, nhưng căn cứ vào lý luận và thực tiễn xét xử thì trộm cắp tài sản là hành vi

lén lút lấy tài sản của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản. Hiện

nay, theo cách hiểu phổ biến được ghi nhận thì“Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút

chiếm đoạt tài sản của người khác.

Mặc dù hành vi khách quan của 2 tội danh Cướp giật tài sản và Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản trên lý thuyết là hoàn toàn khác nhau nhưng trên thực tế vẫn có

nhiều quan điểm định tội trái ngược nhau giữa 2 tội danh này trong trường hợp kẻ

phạm tội đã có hành vi gian dối trước khi chiếm đoạt tài sản. Để minh chứng cho

điều này, tác giả xin đưa ra ví dụ sau:

A là hàng xóm của M, thấy chiếc xe máy để bên hè còn cả chìa khóa xe nên

đã nảy sinh ý định chiếm đoạt (lúc này cả nhà M đi vắng). A vào nhà lấy xe. Khi A

dắt chiếc xe ra đến giữa sân thì bất ngờ bà N (vợ ông M) về nhà, bà N hỏi A: "Sao

chú lại lấy xe máy của nhà tôi". A nói:"tôi đã nói với ông M là cho tôi mượn có tý

việc". Bà N tưởng thật nên để A dắt xe ra ngõ. Lúc này ông M đi chơi về gặp B

Page 32: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 32

đang chuẩn bị nổ máy nên đã giữ xe lại, A xuống xe và nói: "Bà N vừa cho tôi

mượn". Ông M tưởng thật nên để A dắt xe đi. Trường hợp này có 2 quan điểm:

Quan điểm thứ nhất: A lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì, cho rằng A đã thực

hiện hành vi chiếm đoạt tài sản việc chiếm đoạt tài sản bằng việc giả là người

mượn xe vào lấy xe gia đình ông M, bà N (thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản).

Ông M, bà Nnhầm tưởng là vợ hoặc chồng mình đồng ý cho mượn xe nên để A lấy

xe.

Quan điểm thứ hai: A trộm cắp tài sản. Vì A đã có hành vilẻn vào để dắt xe

máy ra, tức là có ý muốn trốn tránh, che giấu hành vi của mình. Tuy nhiên, việc

tình cờ gặp bà N và ông M là ngoài ý muốn và hành vi nói dối chỉ nhằm che đậy

hành vi trộm cắp mà thôi Việc A trả lời ông M và bà N chỉ là hành vi đối phó

nhằm che đậy sự lén lút phạm tội của mình.

Vậy, làm thế nào để phân biệt 2 tội danh này khi người phạm tội đều có thủ

đoạn gian dối trong quá trình thực hiện tội phạm? Theo tác giả, có thể căn cứ vào

những cơ sở sau đây để phân biệt tội Trộm cắp tài sản và tội Lừa đảo chiếm đoạt

tài sản:

Dấu hiệu

phân biệt

Lừa đảo chiếm đoạt

tài sản Trộm cắp tài sản

- Ý nghĩa

của thủ đoạn

gian dối đối

với việc chiếm

đoạt tài sản

-Việc chuyển

- Thủ đoạn gian dối có ý

nghĩa quyết định đối với

việc chiếm đoạt tài sản

Người phạm tội chỉ chiếm

đoạt được tài sản khi dùng

thủ đoạn gian dối và chỉ

bằng thủ đoạn gian dối mới

chiếm đoạt được tài sản.

- Người quản lý tài sảntự

nguyện chuyển giao quyền

- Thủ đoạn gian dối không có ý

nghĩa quyết định đối với việc chiếm

đoạt tài sản. Người phạm tội chỉ

dùng thủ đoạn gian dối để tiếp cận

tài sản gần chủ sở hữu hoặc người

quản lý tài sản rồi lén lút lấy tài sản

của nạn nhân. Chính hành vi “lén

lút lấy tài sản” của người phạm tội

mới là hành vi quyết định đối với

việc chiếm đoạt tài sản

- Người quản lý tài sản không có

hành vi tự nguyện chuyển giao tài

sản cho người phạm tội. Nếu có xảy

ra việc chuyển giao tài sản một cách

Page 33: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 33

giao tài sản

giữa người

quản lý tài sản

và người

phạm tội

quản lý tài sản hoặc chuyển

giao quyền sở hữu về tài sản

cho người thực hiện hành vi

lừa đảo sau khi người phạm

tội thực hiện hành vi gian

dối. Sự tự nguyện này xuất

phát từ niềm tin giả tạo được

xây dựng bằng thủ đoạn

gian dối của người phạm tội.

tự nguyện cho người phạm tội thì

việc chuyển giao nàylà hoạt động

thực hiện nghĩa vụ của người quản

lý tài sản một chính đúng đắn, ngay

thẳng, không phải là kết quả của thủ

đoạn gian dối của người phạm tội.

Như vậy, ở tình huống nêu trên, theo quan điểm của tác giảthì hành vi ban

đầu của A là hành vi trộm cắp. Tuy nhiên, do chiếc xe máy vẫn chưa được đưa ra

khỏi nhà của ông M nên tội trộm cắp chưa hoàn thành. Khi bị M, N phát hiện A dắt

xe đi, A đã dùng lời nói dối để khiến cho bà N, ông M tin tưởnglà chồng hoặc vợ

của mình đã cho A mượn xe nên để mặc cho D lấy xe. Lúc này chính lời nói dối

của A mới là yếu tố quyết định hành vi chiếm đoạt của A. Do đó, trường hợp này

cần định tội A phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới chính xác.

Trên đây là quan điểm của tác giả về dấu hiệu phân biệt tội Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản và một số tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt khác có thủ

đoạn gian dối mà thực tiễn đã có nhiều ý kiến khác nhau khi định tội.

Như vậy, khi xem xét hành vi của một người có phạm tội Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản hay không nhất thiết phải đối chiếu với bốn yếu tố cấu thành tội phạm

này. Nếu thỏa mãn đầy đủ cả bốn yếu tố khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt

chủ quan của tội phạm thì mới khẳng định người đó phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt

tài sản. Tuy nhiên, trong thực tế hành vi phạm tội trên thực tế xảy ra với muôn hình

muôn vẻ, vô cùng đa dạng, phức tạp, đôi khi rất khó đối chiếu với các yếu tố cấu

thành tội phạm đặc biệt là dấu hiệu khách quan và mặt chủ quan của tội phạm dẫn

đến việc các cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi giải

quyết các vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để làm rõ hơn vấn đề này, ở nội dung

tiếp theo, tác giả sẽ nêu ra một số vụ án thực tế mà hành vi của người phạm tội có

sự ly lai giữa tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội phạm khác dẫn đến việc

không thống nhất quan điểm khi định tội thậm chí dẫn đến oan, sai.

Page 34: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 34

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ TRANH CHẤP ĐỊNH TỘI DANH CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, KIỂN NGHỊ NHẰM

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI PHẠM NÀY

2.1. Một số vấn đề thực tiễn về tranh chấp định tội danh có liên quan

đến tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Định tội danh là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án

hình sự, là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt

một cách công minh, chính xác, đồng thời làm cơ sở cho việc áp dụng các biện

pháp ngăn chặn, xác định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến

hành tố tụng... góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ pháp

luật, bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân.

Việc định tội danh sai sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn, đặc biệt là không đảm bảo được

tính có căn cứ của hình phạt được tuyên, xét xử không đúng người đúng tội, không

đúng pháp luật. Đây cũng là một nguyên nhân của tình trạng oan, sai đang tồn tại.

Trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, hiện tượng tranh chấp định tội danh

giữa tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và một số tội khác, giữa có tội và vô tội còn

khá phổ biến. Để minh chứng cho nội dung này, tác giả xin đưa ra số liệu thực tế

tại địa bàn tỉnh Cà Mau, từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2014 như sau15

:

Năm Xét xử

Thay đổi tội danh từ

Điều 139 thành Điều

136, 138, 140 BLHS

Hình sự hóa quan hệ

dân sự thành tội Lừa

đảo chiếm đoạt tài sản

2010 7 vụ -7 bị cáo 2 vụ - 2 bịc áo Không

2011 8 vụ - 8 bị cáo 1 vụ - 1 bị cáo 1 vụ - 1 bị cáo

2012 10 vụ -10 bị cáo 2 vụ - 2 bị cáo 1 vụ -1 bị cáo

2013 16 vụ -18 bị cáo 3 vụ - 3 bị cáo Không

15

Bộ phận báo cáo thống kê tội phạm Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau

Page 35: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 35

06 tháng đầu

năm 2014 8 vụ -8 bị cáo 3 vụ - 3 bị cáo Không

Dựa vào số liệu thống kê trên đây, có thể thấy số vụ và người phạm tội Lừa

đảo bị đưa ra xét xử gia tăng theo từng năm. Với tình hình gia tăng về số lượng tội

phạm và người phạm tội như vậy, việc đấu tranh, xử lý tội phạm và người phạm

tội này là rất cần thiết, đòi hỏi phải đảm bảo hiệu quả đấu tranh phòng chống tội

phạm, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không để xảy ra oan sai, làm oan

người vô tội. Tuy nhiên, việc định tội danh đối với tội phạm này thực tế còn nhiều

sai sót. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy tỷ lệ số vụ chuyển tội danh từ tội Lừa

đảo chiếm đoạt tài sản sang các tội danh khác (tội Cướp giật tài sản, tội Trộm cắp

tài sản, tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và hình sự hóa các quan hệ

dân sự thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau còn rất cao.

Cụ thể như sau:

Năm

Thay đổi tội danh từ Điều 139

thành Điều 136, 138, 140 BLHS

Hình sự hóa quan hệ dân sự thành

tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tỷ lệ số vụ án Tỷ lệ số bị cáo Tỷ lệ số vụ án Tỷ lệ số bị cáo

2010

28,5%

(2/7 vụ)

28,5%

(2/7 bị cáo)

0%

(0/7 vụ)

0%

(0/7 bị cáo)

2011

12,5%

(1/8 vụ)

12,5%

(1/8 bị cáo)

12,5%

(1/8 vụ)

12,5%

(1/8 bị cáo)

2012

20%

(2/10 vụ )

20%

(2/10 bị cáo)

10%

(1/10 vụ )

10%

(1/10 bị cáo)

2013

18,8%

(3 /16 vụ)

16,7%

(3/8 bị cáo)

0%

(0//16 vụ)

0%

(0/18 bị cáo)

06 tháng

đầu năm

2014

37,5%

(3/8 vụ)

37,5%

(3/8 bị cáo)

0%

(0/8 vụ)

0%

(0//8 bị can)

Mặc dù trên đây chỉ số liệu thống kê về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử

tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại 1 địa phương nhưng đã phần nào cho thấy việc

Page 36: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 36

tranh chấp định tội danh có liên quan đến tội phạm này còn rất phổ biến. Để làm rõ

hơn thực trạng này, tác giả xin nêu ra một số ví dụ cụ thể như sau:

2.1.1 Tranh chấp định tội đối giữa tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và một

số tội xâm phạm sở hữu khác có tính chiếm đoạt

Thực tiễn nghiên cứu hình sự và thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy,

các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc

định tội danh nói chung và các tội danh trong nhóm tội xâm phạm sở hữu nói riêng

trong đó có tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bởi trong nhiều vụ án hành vi phạm tội

của bị can, bị cáo không thể hiện các yếu tố cấu thành tội phạm một cách đặc

trưng, rõ ràng như: tội cướp tài sản thì có yếu tố dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ

lực ngay tức khắc... nhằm chiếm đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản thì có yếu tố giật

lấy, giằng lấy...; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có yếu tố dùng thủ đoạn gian dối

chiếm đoạt tài sản... mà hành vi của người phạm tội lại có nhiều yếu tố khác nhau

của các tội phạm khác nhau, như vừa có yếu tố gian dối nhưng lại có thêm yếu tố

nhanh chóng, công khai... Sau đây là một số vụ án có tranh chấp trong việc định tội

danh mà tác giả đã ghi nhận được trong thực tiễn.

Vụ án thứ nhất:

Ngày 01/4/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Cà Mau bắt

quả tang Nguyễn Huy Vũ đến căn nhà cho thuê tháng của bà Vũ Vân Anh ở số

20B, đường Lý Thường Kiệt, khóm 2, phường 6, thành phố Cà Mau để thu

5.000.000 đồng tiền thuê nhà của bà Nguyễn Thị Hoa. Quá trình điều tra, Huy Vũ

khai nhận: Huy Vũ là cháu ruột của bà Vân Anh. Từ đầu năm 2012, vào ngày 01

hàng tháng Huy Vũ chở bà Vân Anh đến căn nhà này để thu tiền thuê nhà của bà

Hoa. Từ ngày 01/01/2014 và 01/02/2014, bà Vân Anh có nhờ Vũ đi thu tiền thuê

nhà trọ dùm bà. Mỗi lần thu tiền, bà Vân Anh cho Vũ 200.000 đồng. Vào ngày

15/02/2014, Huy Vũ có hành vi đánh con ruột của bà Vân Anh là Nguyễn Minh Vy

06 tuổi nhưng không để lại thương tích nên đã bị bà Vân Anh đuổi đi và không còn

liên lạc nữa. Ngày 20/2/2014, bà Vân Anh bị bệnh nặng phải ra nước ngoài điều trị

nhưng bà không nhờ ai quản lý căn nhà này. Ngày 01/3/2014, Vũ lấy danh nghĩa là

bà Vân Anh nhờ đến thu tiền nhà trọ của bà Hoa là 5.000.000 đồng, ngày

01/4/2014, thu tiếp 5.000.000 đồng thì bị bắt quả tang.

Ngày 22/5/2014, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cà Mau có bản Cáo

trạng số 105/KSĐT-KT đề nghị truy tố Nguyễn Huy Vũ về tội "Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản". Song tại phiên tòa hình sự sơ thẩm vào ngày 20/6/2014 lại nhận định

Page 37: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 37

rằng: Việc Vũ thu tiền được là do bà Hoa nhầm tưởng Vũ là người được bà Vân

Anh ủy quyền, vì trước đây Vũ đã từng thu tiền thay cho bà Vân Anh. Vì vậy, bà

Hoa vẫn tín nhiệm đưa tiền thuê nhà cho Vũ như trước đây. Vũ không phải dùng

thủ đoạn gian dối để làm cho bà Vân Anh tin mà giao tiền. Việc làm này diễn ra

thường xuyên, liên tục, không phải lén lút. Bà Hoa giao tiền cho Vũ là hoàn toàn

ngay thẳng. Bà Hoa giao tiền cho Vũ mà không biết tài sản của mình đang bị

chiếm đoạt. Đây là dấu hiệu của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy

đinh tại Điều 140 Bộ luật Hình sự. Bản án hình sự sơ thẩm số 91/HSST ngày

20/6/2014 xác định Nguyễn Huy Vũ phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài

sản .

Theo quan điểm của tác giả, để chiếm đoạt tài sản, Vũ đã có hành vi gian

dối, đưa thông tin đã được bà Vân Anh ủy quyền thu tiền thuê nhà của bà Hoa

(nhưng thực tế không có việc ủy quyền). Vì tin tưởng rằng Vũ đã được bà Anh ủy

quyền thu tiền nên bà Hoa đã đưa tiền cho Vũ và Vũ chiếm đoạt số tiền này. Do

đó, hành vi của Vũ thỏa mãn cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại

Điều 139 Bộ luật Hình sự.

Vụ án thứ hai:

Huỳnh Minh A nhặt được vé giữ xe máy của người khách, biết được xe của

khách đang gửi trong bãi trông giữ xe siêu thị C. A cầm vé gửi xe vào bãi lấy xe,

người giữ xe tưởng A đúng là người đã gửi xe nên trao nhầm xe máy cho A.

Trường hợp này cũng có hai quan điểm:

Quan điểm thứ nhất: A lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì, cho rằng A đã thực

hiện hành vi chiếm đoạt tài sản việc chiếm đoạt tài sản bằng việc giả là người gửi

xe vào lấy xe của mình (thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản). Người trông giữ xe

tưởng là chủ xe nên trao tài sản nhầm (tin nhầm tưởng là người chủ xe thật).

Quan điểm thứ hai: A trộm cắp tài sản. Vì, A đã thực hiện hành vi chiếm

đoạt tài sản mà không cần phải sử dụng bất cứ thủ đoạn gian dối nào để lừa người

trông giữ xe, mà việc vào bãi lấy xe của A là công khai ngay thẳng. Người giữ xe

căn cứ vào giấy gửi xe do mình phát hành là đúng nên việc trao xe là đúng đối

tượng có vé gửi xe (vì vậy người giữ xe không bị tin nhầm) nên không phải là

người bị hại. Trường hợp này người bị hại là người gửi xe, A chiếm đoạt bằng thủ

đoạn lén lút, bí mật để tránh sự phát hiện của chủ xe do đó có dấu hiệu trộm cắp tài

sản. Tác giả hoàn toàn thống nhất với quan điểm định tội này.

Vụ án thứ ba:

Page 38: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 38

Có ý định phạm tội từ trước và đã bàn bạc kỹ thủ đoạn gây án, vào khoảng

11 giờ ngày 21/7/2013, Trần Văn Công và Đoàn Thị Lan cùng đi trên một chiếc xe

máy nhãn hiệu Yâmha, loại Novou-LX từ Duyên Hưng (Nam Lợi,Nam Trực, Nam

Định) lên thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn – Hòa Bình). Trước khi đi, biển kiểm soát thật

là 18N-5696 đã được Công thay thế bằng biển kiểm soát giả 18M1-1344. Khi đi

đến khu vực phố Thống Nhất, thị trấn Vụ Bản, thấy cửa hàng vàng bạc Long -

Tuyết đang mở cửa và chỉ có một mình chị Nguyễn Thị Hồng, chủ cửa hàng đang

trông hàng, Công và Lan vào vở hỏi mua dây chuyền vàng, được chị Hồng cho

xem một sợi dây chuyền trọng lượng khoảng 5 chỉ (giá trị tài sản là 16,1 triệu

đồng), Lan liền đeo vào cổ nói là “đeo thử”. Khi thấy Lan đã đeo dây chuyền vào

cổ, Công đi ra ngoài và nói là đi đón hai đứa em mua thêm vàng rồi nổ máy xe

đứng chờ sẵn. Theo đúng kế hoạch đã bàn trước, Lan cầm điện thoại chạy theo nói

với Công: “Anh ơi, cầm điện thoại này” và cả hai lên xe nhanh chóng tẩu thoát .

Đối với vụ án này, có hai quan điểm định tội danh của Công và Lan.

- Quan điểm thứ nhất: Công và Lan phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì

Công và Lan có ý định chiếm đoạt tài sản từ trước nên đã dùng thủ đoạn gian dối

để người bán hàng tin tưởng giao tài sản (dây chuyền) cho Lan. Khi Lan đã nhận

được dây chuyền thì lại tiếp tục có thủ đoạn gian dối (giả vờ ra đưa điện thoại cho

Công) để tẩu thoát cùng tài sản.

- Quan điểm thứ hai: Công và Lan phạm tội Cướp giật tài sản.

Thủ đoạn gian dối của Lan và Công chỉ nhằm tiếp cận tài sản và tạo ra sơ

hở, mất cảnh giác ở người bán hàng nhằm nhanh chóng tẩu thoát (Công và Lan có

ý định chiếm đoạt tài sản từ trước nên đã sử dụng thủ đoạn gian dối khiến người

bán hàng tưởng nhầm Lan là khách mua hàng và giao dây chuyền cho Lan đeo thử.

Khi thấy Lan đã đeo dây chuyền vào cổ, Công đi ra ngoài và nói là đi đón hai đứa

em mua thêm vàng rồi nổ máy xe đứng chờ sẵn. Theo đúng kế hoạch đã bàn trước,

Lan cầm điện thoại chạy theo nói với Công: “Anh ơi, cầm điện thoại này” và cả hai

lên xe nhanh chóng tẩu thoát.”). Nếu không có việc nhanh chóng tẩu thoát cùng

với tài sản thì Công và Lan không thể chiếm đoạt được tài sản chỉ bằng các thủ

đoạn gian dối nói trên vì lúc này người bán hàng vẫn đang quản lý tài sản. Lan và

Công chỉ thực sự thực hiện việc chiếm đoạt tại thời điểm cả hai lên xe nhanh chóng

tẩu thoát. Do đó, hành vi của Công và Lan thỏa mãn tội Cướp giật tài sản. Tác gả

hoàn toàn đồng ý với quan điểm này.

Vụ án thứ tƣ:

Page 39: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 39

Khoảng 21h ngày 24/5/2008, Nguyễn Văn Hiếu (1988) rủ Kiều Quốc Anh

(1990) đi giật điện thoại tại một tiệm điện thoại mà Hiếu đã quan sát, để ý từ lâu.

Hiếu và Quốc Anh thống nhất kế hoạch phạm tội như sau: Quốc Anh chỉ cần điều

khiển xe máy và đứng ngoài đường chờ, còn Hiếu sẽ vào tiệm điện thoại giả vờ

mua điện thoại và lợi dụng chủ tiệm sơ hở và ở bên trong quầy, Hiếu sẽ cướp giật

lấy điện thoại chạy ra thì Quốc Anh sẽ điều khiển xe chở Hiếu bỏ chạy.

Quốc Anh mượn chiếc xe mô tô BKS: 49M1-0487 của anh Hồ Tắt Phát

(1990). Hiếu và Quốc Anh đi trên chiếc xe này đến tiệm “Ngô Gia” của anh Ngô

Văn Chính, dựng xe trước tiệm cả 2 đi vào quán anh Chính. Hiếu hỏi mua và yêu

cầu anh Chính lấy 2 ĐTDĐ hiệu Nokia 6300 và hiệu Samsung ra cho xem. Sau khi

hỏi giá, Hiếu nói lát nữa sẽ quay lại mua và Quốc Anh điều khiển xe 49M1-0487

bỏ đi. Khoảng 15 phút sau, Quốc Anh điều khiển xe máy chở Hiếu quay lại, Quốc

Anh nổ máy xe đứng ngoài đường chờ, Hiếu vào tiệm “Ngô Gia” nói anh Chính

lấy cho xem điện thoại Nokia 6300 cho xem để mua. Khi anh Chính lấy 01 chiếc

điện thoại Nokia 6300 số IMEI 353508028770-571 (trị giá 3.000.000đ) trong tủ

trưng bày để trên mặt kính thì Hiếu cầm điện thoại chạy ra nhảy lên xe Quốc Anh

rồi cả hai bỏ chạy về Bảo Lộc –Lâm Đồng. Sau khi chiếm đoạt được điện thoại di

động trên, Quốc Anh và Hiếu thỏa thuận Quốc Anh sẽ giữ lại chiếc điện thoại di

động để sử dụng và đưa cho Hiếu 1.100.000đ để tiêu xài. Sau đó, ngày 25/5/2008,

Quốc Anh đem cầm cố chiếc điện thoại nói trên cho chị Đoàn Thị Như lấy được

1.300.000đ.

Quá trình tố tụng của vụ án này như sau:

- Ngày 04/6/2008, Công an điều tra huyện Di Linh ra Quyết định khởi tố vụ

án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Hiếu và Kiều Quốc Anh về tội Cướp giật tài

sản.

- Ngày 28/7/2008, VKSND huyện Di Linh truy tố Nguyễn Văn Hiếu và

Kiều Quốc Anh về tội Cướp giật tài sản.

- Ngày 26/8/2008, TAND huyện Di Linh xét xử Nguyễn Văn Hiếu và Kiều

Quốc Anh về tội Cướp giật tài sản, tuyên phạt Nguyễn Văn Hiếu 18 tháng tù và

Kiều Quốc Anh 12 tháng tù cho hưởng án treo.

- Ngày 04/11/2008, VKSND tỉnh Lâm Đồng có quyết định kháng nghị số

42/KSXXHS/GĐT kháng nghị giám đốc thẩm toàn bộ bản án sơ thẩm số

61/2008/HSST ngày 26/8/2008 của TAND huyện Di Linh đề nghị TAND tỉnh Lâm

Page 40: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 40

Đồng xét xử “Hủy toàn bộ bản án để điều tra, truy tố, xét xử lại về tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản”.

- Ngày 31/3/2009, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm TAND tỉnh Lâm Đồng ra

Quyết định giám đốc thẩm số 03/2009/HS-GĐT hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số

61/2008/HSST ngày 26/8/2008 của TAND huyện Di Linh để điều tra, truy tố, xét

xử lại.

- Ngày 30/5/2009, CQCSĐT Công an huyện Di Linh ra Quyết định thay đởi

Quyết định khởi tố vụ án và Quyết định thay đổi Quyết định khởi tố bị can đối với

Nguyễn Văn Hiếu và Kiều Quốc Anh từ Cướp giật tài sản sang tội Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản.

- Ngày 21/7/2009, VKSND huyện Di Linh truy tố Nguyễn Văn Hiếu và

Kiều Quốc Anh về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Ngày 10/9/2009, TAND huyện Di Linh xét xử Nguyễn Văn Hiếu và Kiều

Quốc Anh về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuyên phạt Nguyễn Văn Hiếu 18

tháng tù và Kiều Quốc Anh 12 tháng tù cho hưởng án treo.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, Kiều Quốc Anh và Nguyễn Văn Hiếu

không phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bởi những lý do sau:

Thủ đoạn gian dối của Quốc Anh chỉ giúp Quốc Anh tiếp cận tài sản đồng

thời tạo ra sơ hở, mất cảnh giác ở người bán hàng chứ không có ý nghĩa quyết định

đối với việc chiếm đoạt tài sản.

Theo diễn biến thông thường, khi có người hỏi xem hàng để mua, người bán

sẽ đưa hàng cho khách lựa chọn. Khi giao hàng (tài sản) cho Quốc Anh, người bán

vẫn đang quản lý tài sản. Trong khoảng thời gian này, người bán chỉ tạm thời trao

một phần quyền chiếm hữu tài sản (điện thoại) cho khách (khách chỉ có quyền

cầm, nắm điện thoại) và điều này không có nghĩa là người bán hàng tự nguyện giao

tài sản cho khách để tự nguyện từ bỏ sự quản lý đối với tài sản đó. Do đó, vào thời

điểm này, Quốc Anh vẫn chưa thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi

chiếm đoạt tài sản của Quốc Anh chỉ thật sự diễn ra khi Quốc Anh và Hiếu cầm

điện thoại và rồ ga xe phóng đi.

Nếu chỉ bằng các thủ đoạn gian dối nói trên mà không có việc nhanh chóng

tẩu thoát cùng với tài sản thì Quốc Anh và Hiếu không thể chiếm đoạt được tài sản.

Chính thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thoát mới có ý nghĩa

quyết định đối với việc chiếm đoạt tài sản. Do đó, hành vi của Quốc Anh và Hiếu

thỏa mãn tội Cướp giật tài sản.

Page 41: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 41

2.1.2. Hình sự các quan hệ dân sự dưới hình thức tội Lừa đào chiếm đoạt

tài sản

Nghiên cứu lý luận và thực tế, tác giả nhận thấy bản chất vấn đề “chiếm đoạt

tài sản” tới thời điểm này là ổn định, nó vẫn chỉ là việc lấy tài sản của người khác

làm tài sản của mình, tuy nhiên trong điều kiện những mối quan hệ về kinh tế xã

hội rất đa dạng, thay đổi từng ngày từng giờ như hiện nay hành vi chiếm đoạt tài

sản được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan ngày một phong phú hơn. Vì

vậy, việc đánh giá hành vi như thế nào là chiếm đoạt tài sản không phải dễ dàng.

Trong quá trình điều tra truy tố và xét xử nhiều vụ án xâm phạm sở hữu cũng như

án kinh tế, chức vụ, một trong những vấn đề thường gặp khó khăn và gây tranh cãi

nhiều đó là xác định có hay không yếu tố chiếm đoạt tài sản. Để nhận diện được

yếu tố này cũng còn nhiều quan điểm khác nhau trong giới khoa học pháp lý và

những người làm thực tiễn. Trên thực tế xác định hành vi chiếm đoạt trong tội

phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản rất phức tạp, nhất là khi bọn phạm tội sử dụng

những thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt. Ngoài ra, bên cạnh những sai lầm trong

việc xác định hành vi chiếm đoạt là một trong những nguyên nhân dẫn đến xử lý

hình sự những hành vi không vi phạm pháp luật hoặc chưa đến mức bị xử lý hình

sự hoặc bỏ lọt tội phạm hay còn gọi là “hình sự hóa” hoặc “phi hình sự hóa” các

quan hệ kinh tế, dân sự. Sau đây là một ví dụ thực tế về một trường hợp đã hình sự

hóa quan hệ dân sự dưới hình thức tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vụ án thứ nhất:

Ngày 28/12/2007, Nguyễn Hoàng Hà ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng

lô đất 4.106m2 cho công ty cổ phần Thái Dương do bà Nguyễn Thị Bích Trợ làm

chủ tịch hội đồng quản trị với giá 10.500.000đ/m2 thành tiền 43.113.000.000 đặt

trước 20 tỷ đồng thời hạn hợp đồng kể từ ngày 2 bên giao nhận xong tiền cọc đến

12giờ ngày 2/1/2008

Kể từ ngày ký hợp đồng đặt cọc đến ngày 2/1/2008 bà Trợ 3 lần chuyển cho

Hà 18.600.000.000đ tiền đặt cọc còn lại 1.400.000.000 bà Trợ không chuyển cho

Hà nên bà Trợ vi phạm hợp đồng cọc. Ngày 4/1/2008 (đã hết hạn hợp đồng đặt

cọc) Hà có nhận của bà Trợ 5.600.00.000đ.Số tiền này bà Trợ cho rằng trong đó có

1.400.000.000đ là tiền đặt cọc còn 4.200.000.000đ là tiền chuyển quyền sử dụng

đất. Tuy nhiên Hà cho rằng số tiền 5.600.000.000đ không liên quan đến tiền đặt

cọc ngày 28/12/2007 mà liên quan đến việc mua bán thửa đất 90 Qquang Trung

của Hà với bà Trợ và ông Bùi Quang Phi (ông Phi xác nhận là đúng)

Page 42: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 42

Do bà Trợ vi phạm hợp đồng đặt cọc nên ngày 18/1/2008, Hà có thông báo

số 108 gửi bà Trợ thông báo về việc chấm dứt hợp đồng đặt cọc kể từ 17 giờ ngày

18/1/2008. Mọi tranh chấp được giải quyết trên cơ sở thương lượng.nếu không

thương lượng được thì một trong 2 bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm

quyền giải quyết. Phán quyết của Tòa án là phán quyết cuối cùng bắt buộc 2 bên

phải thi hành.

Bà Trợ cho rằng chính Hà mới là người vi phạm hợp đồng đặt cọc ngày

28/12/2007 nên bà Trợ khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc ra Tòa án nhân dân

quận T. Tòa án nhân dân quạn T đã thụ lý vụ án dân sự vào ngày 30.1.2008 và tiến

hành hòa giải nhưng không thành.

Ngày 19/2/2008, bà Trợ làm đơn gửi CQCSĐT tố cáo Hà lừa đảo chiếm

đoạt của công ty cổ phần Thái Dương 24.200.000.000đ (bao gồm 20.000.000 .000

đặt cọc và 4.200.000.000đ tiền thực hiện hợp đồng mua bán đất.

Ngày 7/3/2008, bà Trợ làm đơn gửi Tòa án nhân dân quận T. yêu cầu tạm đình chỉ

giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Xét thấy vụ việc đang được cơ quan điều

tra thụ lý giải quyết nên TAND quận T ra quyếtđịnh tạm đình chỉ giải quyết vụ án

dân sự.

Quá trình giải quyết:

Tại cáo trạng số 9/2009/CT/VKS/P1 ngày 16/6/2009, của VKSND TP D. kết

luận Nguyễn Hoàng Hà lừa đảo chiếm đoạt của công ty cổ phần Thái Dương

24.200.00.000đ đồng thời truy tố Nguyễn Hoàng Hà về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài

sản theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 139 BLHS.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 29/2009/HSST ngày 28/9/2009 của TAND TP

D. kết luận Hội đồng xét xử thấy không có cơ sở, chứng cứ khẳng định Nguyễn

Hoàng Hà đã đưa ra những thông tin giả để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của

công ty Thái Dương số tiền 24.200.000.000đ dùng đặt cọc để chuyển nhương lô

đất 4.106m2. Vì vậy không có cơ sở đã quy kết Nguyễn Hoàng hà phạm tội Lừa

đảo chiếm đoạt tài sản như cáo trạng VKSND TP. Đ đã truy tố. Căn cứ khoản 2

Điều 107 BLTTHS tuyên bố bị cáo Nguyễn Hoàng Hà không phạm tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản.

Ngày 6/10/2009 VKS cấp sơ thẩm kháng nghị phúc thẩm đề nghị Tòa án cấp

phúc thẩm tuyên bố Nguyễn Hoàng Hà phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo

điểm a khoản 4 Điều 139 BLHS.

Page 43: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 43

Nguyên đơn dân sự do bà Nguyễn Thị Bích Trợ đại diện kháng cáo yêu cầu

Tòa án phúc thẩm tuyên hủy toàn bộ án sơ thẩm và kết luận Nguyễn Hoàng Hà

phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đồng thời buộc Nguyễn Hoàng Hà trả lại số

tiền 24.200.000.000đ cho công ty cổ phần Thái Dương.

Theo quan điểm cá nhân, tác giả nhận thấy rằng: Tại hợp đồng đặt cọc ngày

28/12/2007, hai bên đã thỏa thuận tại Điều 5 về phương thức giải quyết tranh chấp.

Mọi tranh chấp phải được giải quyết trên cơ sở thương lượng; nếu không thương

lượng thì 1 trong 2 bên có quyền đưa tranh chấp ra tòa án có thẩm quyền để giải

quyết. Phán quyết của Tòa án là cuối cùng bắt buộc 2 bên phải thi hành. Mặt khác

tại thông báo số 108 ngày 18/1/2008 của Nguyễn Hoàng Hà gửi cho công ty cổ

phần Thái Dương sau khi bà Trợ vi phạm hợp đồng đặt cọc tiền Nguyễn Hoàng Hà

vẫn tiếp tục nhắc lại quyền của các bên được thỏa thuận tại Điều 5 của hợp đồng

đặt cọc.

Căn cứ các nội dung nêu trên đã đủ cơ sở xác định Nguyễn Hoàng Hà không

hề có ý định chiếm đoạt và không có hành vi chiếm đoạt tài sản của công ty cổ

phần Thái Dương. Do đó, Hà không phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thực tế trước khi vụ án này được CQĐT khởi tố hình sự thì đã được TAND

quận T thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự như các bên thỏa thuận tại

Điều 5 hợp đồng đặt cọc ngày 18/12/2007 là đúng pháp luật nhưng sau đó đã hình

sự hóa quan hệ dân sự16

.

Vụ án thứ hai:

Theo hồ sơ vụ án, gia đình Nguyễn Hữu Trí làm nghề kinh doanh xe vận tải

hành khách. Trí làm tài xế lái xe ô tô khách 29 chỗ, BS 93N-2786 cho nhà mình,

chạy tuyến Đồng Xoài - Bến xe Miền Đông. Vì muốn có tiền đánh bạc và trả nợ,

ngày 25/1/2011, Trí thỏa thuận với Lê Minh Thành về việc cầm chiếc ô tô của cha

mẹ và nhận số tiền 100 triệu đồng là giá trị cầm cố chiếc ô tô này.Tuy nhiên, do

muốn có thêm tiền tiêu xài nên Trí viết thêm giấy biên nhận với nội dung là đã cầm

xe với số tiền 300 triệu đồng có xác nhận “đã nhận cầm cố” của Thành. Trí

dặnThành nói dối với mẹ mình (bà Huệ) là đã cầm xe với giá này, đồng thời yêu

cầu Thành đưa tiền chênh lệch 200 triệu đồng cho mình. Sau đó, Trí gọi điện thoại

báo cho bà Huệ rằng mình đã cầm xe và nói cần tiền để chuộc xe. Tin lời con, ba

ngày sau bà Huệ gặp Thành và đưa 309 triệu đồng để con trai mình chuộc xe

(trong đó có 9 triệu đồng tiền lãi).Có tiền trong tay, Trí mang đi trả nợ. Số còn lại,

16

Hồ sơ vụ án lưu tại VKSND thành phố Đ.

Page 44: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 44

Trí sang Campuchia đánh bạc và bị thua hết. Ngày 7/3/2011, Trí tiếp tục lấy xe của

gia đình mang đến cửa khẩu Xa Mát (huyện Tân Biên, Tây Ninh) cầm với giá

25.000 USD (khoảng 550 triệu đồng) để đánh bạc và tiếp tục thua, sau đó thì bỏ

trốn17

. Hoảng vì sợ mất xe, mẹ của Trí đã nộp đơn tố cáo con đến công an để thu

hồi chiếc xe và cho rằng một nửa chiếc xe thuộc sở hữu của con mình. Một tháng

sau, Trí đến công an đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Theo kết quả

định giá, chiếc xe trị giá 773 triệu đồng. VKSND tỉnh Bình Phước đã truy tố Trí về

hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS) và Lạm dụng tín nhiệm chiếm

đoạt tài sản (Điều 140 BLHS).Thành là đồng phạm của Trí trong tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản.

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Bình Phước lại nhận định rằng Trí

chỉ phạm một tội Lạm dụng tín nhiệm. Theo tòa, Trí hai lần cầm chiếc xe của cha

mẹ để lấy tiền tiêu xài. Như vậy, đối tượng bị chiếm đoạt là chiếc xe trị giá 773

triệu đồng chứ không phải là số tiền 309 triệu đồng mà bà Huệ đem đi chuộc xe.

Hành vi lừa dối mẹ của Trí về số tiền chuộc xe xuất phát từ việc Lạm dụng tín

nhiệm chiếm đoạt tài sản đã hoàn thành, không phải là hành vi độc lập. Việc mẹ

Trí bỏ tiền chuộc xe hay không cũng không ảnh hưởng đến vụ án. Đặc biệt, mối

quan hệ ở đây lại là mẹ con.Vì vậy Trí chỉ phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm

đoạt tài sản.Tòa tuyên phạt Trí bảy năm tù. Ngoài ra, theo tòa, do Trí không phạm

tội lừa đảo nên Thành không phải là đồng phạm tội này. Tuy nhiên, Thành vẫn

phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nên bị phạt ba năm tù.

Ngay sau đó, VKSND tỉnh Bình Phước kháng nghị vì không đồng ý với

quan điểm của tòa. Theo Viện, khi được cha mẹ giao xe đi chở khách, vì muốn có

tiền tiêu xài và đánh bạc nên Trí đã đem xe đi cầm. Hành vi này đã cấu thành tội

lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ngoài việc cầm xe, Trí còn thông đồng với

Thành gian dối mẹ từ 100 thành 300 triệu đồng tiền chuộc xe. Hành vi này của Trí

đã cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt và Thành là đồng phạm giúp sức trong việc

lừa đảo. VKSND tỉnh Bình Phước cho rằng án sơ thẩm tuyên không chính xác.

Ngày 13.6.2013, Tòa phúc thẩm TAND TP.HCM tuyên hủy một bản án sơ

thẩm do TAND tỉnh Bình Phước xử vì "vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng" do

trong hồ sơ vụ án không có bản cáo trạng. Đặc biệt, theo quan điểm của Tòa phúc

thẩm TAND TP.HCM thì với một hành vi Trí và Thành dùng thủ đoạn gian dối để

17

Hồ sơ vụ án tại VKSND tỉnh Bình Phước

Page 45: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 45

chiếm đoạt tài sản của bà Huệ 309 triệu đồng nhưng Viện KSND tỉnh Bình Phước

lại truy tố Nguyễn Hữu Trí hai tội “lừa đảo” chiếm đoạt 209 triệu đồng và “lạm

dụng” chiếm đoạt 100 triệu đồng là không đúng.

Theo quan điểm của tác giả, hành vi của Trí và Thành cần được phân tích cụ

thể như sau:

- Đối với hành vi cầm cố xe ô tô vào ngày 25/01/2011 của Trí: Khi được gia

đình giao cho xe ô tô Trí đã cầm cố xe ô tô này cho Thành với giá 100 triệu đồng.

Vào thời điểm này hành vi của Trí không cấu thành tội phạm mà chỉ mới là quan

hệ dân sự giữa Trí, Thành và gia đình Trí.

- Đối với hành vi viết thêm biên nhận đã cầm cố xe ô tô với giá 300 triệu

(nhưng thực tế giá cầm cố chỉ là 100 triệu đồng) rồi thuyết phục mẹ mình trả tiền

chuộc xe để nhận 309 triệu đồng từ mẹ mình (trong đó 09 triệu đồng là tiền lời cầm

cố trong 03 ngày) của Trí đã thỏa mãn cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì

muốn có tiền tiêu xài và trả nợ, biết mẹ rất yêu thương mình nên Trí đã dùng thủ

đoạn gian dối, năn nỉ mẹ trả tiền 309 triệu đồng tiền chuộc xe (nhưng thực tế tiền

chuộc xe chỉ có 109 triệu đồng) để chiếm đoạt tiền số tiền 200 triệu của bà Huệ. Ở

tình huống này, Thành có vai trò đồng phạm với Trí (Thành xác nhận vào biên

nhận cầm cố “300 triệu” để “qua mặt” gia đình Trí; Thành trực tiếp nhận 309 triệu

từ bà Huệ sau đó đưa lại cho Trí số tiền 200 triệu để Trí chiếm đoạt số tiền này).

- Đối với hành vi của Trí vào ngày 7/3/2011: Sau khi được gia đình tin

tưởng giao chiếc ô tô thì Trí tiếp tục lấy xe của gia đình mang đến cửa khẩu Xa

Mát (huyện Tân Biên, Tây Ninh) vào ngày 07/3/2011 cầm với giá 25.000 USD

(khoảng 550 triệu đồng) để đánh bạc và tiếp tục thua.

Sau khi được gia đình giao chiếc ô tô, Trí đã đem chiếc xe này mang cầm

với giá 25.000 để sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp (đánh bạc) dẫn đến

không có khả năng trả lại tài sản. Như vậy hành vi này của Trí có dấu hiệu thỏa

mãn cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trên đây là một số những vụ án liên quan đến tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

mà chúng tôi thu thập được có thiếu thống nhất trong việc định tội danh

2.2. Nguyên nhân của tình trạng tranh chấp định tội danh giữa tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản và một số tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt; kiến

nghị nhằm nâng cao chất lƣợng định tội danh đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt

tài sản

Page 46: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 46

2.2.1. Nguyên nhân của tình trạng tranh chấp định tội danh giữa tội Lừa

đảo chiếm đoat tài sản và một số tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt khác

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tình trạng nêu trên có những nguyên

nhân chủ yếu như sau:

Một là, một số tội phạm trong thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính

chiếm đoạt không quy định cụ thể cấu thành tội phạm, đặc biệt là không mô tả

hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm nên đã dẫn đến nhiều trường hợp hiểu

không thống nhất như tội Cướp giật tài sản (Điều 136), tội Trộm cắp tài sản (Điều

138)…

Hai là, hành vi thuộc mặt khách quan của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và

một số tội phạm xâm phạm sở hữu khác chưa được phân biệt rõ ràng, ví dụ: hành

vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 với hành vi Lạm dụng tín

nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 BLHS. Với cách quy định như

trong các điều luật này nhiều trường hợp nhầm lẫn, khó phân biệt trong việc định

tội, giải quyết vụ án.

Ba là, năng lực chuyên môn của những người tiến hành tố tụng khi định tội

còn hạn chế. Một số cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán, hội thẩm thiếu tinh

thần trách nhiệm trong công tác, có biểu hiện tiêu cực khi tham gia giải quyết các

vụ án có liên quan đến tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc định tội danh không đúng,

không đảm bảo được tính có căn cứ của hình phạt được tuyên, xét xử không đúng

người đúng tội, không đúng pháp luật, là một nguyên nhân của tình trạng oan, sai

đang tồn tại. Xét thấy hiện trạng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau trong việc định

tội danh như kể trên xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là sự chưa hoàn thiện của

những quy định pháp luật về các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt nói

chung và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Do đó, s tác giả sẽ đưa ra một số

kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng định tội danh đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt

tài sản, góp phần hạn chế tình trạng tranh chấp định tội danh trên thực tế.

2.2.2. Kiến nghị nhằm nâng cao chất hoàn thiện quy định pháp luật về tội

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự để pháp điển hóa về các tội

xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt nói chung và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

nói riêng từ thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Page 47: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 47

Đối với những quy định về các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt mà

xét thấy nếu quy định rõ ràng trong điều luật của BLHS thì không đảm bảo cho

tính ngắn gọn, súc tích của Điều luật hoặc trong trường hợp do công tác xử lý các

tội phạm trên thực tế đòi hỏi phải có những hướng dẫn cụ thể hơn so với những

quy định của BLHS thì nhất thiết cần phải có những văn bản hướng dẫn. Do đó,

yêu cầu đặt ra là phải tăng cường chất lượng các văn bản hướng dẫn về các tội xâm

phạm sở hữu.

Về tình tiết “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản” trong chương các tội xâm

phạm về sở hữu nói chung, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, cũng nảy sinh

bất hợp lý, chưa mang tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Vì theo Khoản 1

các Điều 139 Hình sự quy định: Hành vi lừa nếu có giá trị dưới mức định lượng tối

thiểu, thì phải có thêm dấu hiệu: “Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được

xóa án tích, mà còn vi phạm” mới cấu thành tội phạm, nên trong thực tế có người

thực hiện hành vi lừa có giá trị dưới mức tối thiểu, tuy chưa có lần nào bị kết án về

tội chiếm đoạt nhưng lại có nhiều tiền án về các tội đặc biệt nghiêm trọng khác,

như: giết người, hiếp dâm trẻ em, mua bán trái phép chất ma túy,… lại không bị

truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngược lại, người có hành vi lừa có giá trị dưới mức

định lượng tối thiểu và bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hay chỉ có một

lần tiền án về tội chiếm đoạt (mặc dù thuộc loại ít nghiêm trọng) vẫn bị coi là tội

phạm. Vì vậy, cần bổ sung thêm vào khoản 1 các Điều 139Bộ luật Hình sự hiện

hành nói riêng, cũng như các tội xâm phạm sở hữu nói chung tình tiết định tội: “Đã

bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” theo hướng:

Điều 139 Bộ luật Hình sự:

"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có

giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng

nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm

đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, tội rất nghiêm trọng, đặc biệt

nghiêm trọng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không

giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".

Đối với trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi xâm phạm sở hữu,

nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách

nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự:

Thứ hai, tăng cường chất lượng các văn bản hướng dẫn về các tội xâm

phạm sở hữu nói chung và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.

Page 48: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 48

Theo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-

BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối

cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương

XIV "các tội xâm phạm sở hữu" có một số quy định còn mang tính chung chung và

khó thực hiện, cụ thể:

Tại mục 5 phần II Thông tư hướng dẫn:

"Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm

phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy

cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự và không thuộc một

trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm

trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích…),

đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và

chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm

phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định

của Bộ luật Hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở

hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng giá trị

tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu:

a) Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp

nhau về mặt thời gian.

b) Việc thực hiện các hành vi xâm phạm sở hữu có tính chất chuyên nghiệp,

lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sống chính...

Cần chú ý là trong các trường hợp trên đây nếu chỉ căn cứ vào các hành vi

xâm phạm cùng loại này thì không áp dụng tình tiết tăng nặng "phạm tội nhiều lần"

(Điểm g Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự) và cũng không áp dụng tình tiết định

khung hình phạt "có tính chất chuyên nghiệp" quy định tại khoản 2 của điều luật

tương ứng quy định về tội phạm tương ứng đó. Trong trường hợp có tình tiết khác

định khung hình phạt thì áp dụng khoản tương ứng của điều luật tương ứng có quy

định tình tiết định khung hình phạt đó".

Chính quy định này mà thực tiễn xét xử ở một số cơ quan, người tiến hành

tố tụng, chưa nhận thức đúng và áp dụng thống nhất các điều kiện trên, cụ thể:

+ Thế nào là “Hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục,

kế tiếp nhau về mặt thời gian”. Trong Thông tư liên tịch số 02 có nêu ví dụ: Kẻ

phạm tội liên tục lấy cắp tài sản của nhiều người trong cùng một đêm, thì được

cộng dồn để xử lý. Nếu đặt trường hợp: Ngày 10/8/2014, Nguyễn Văn A lừa đảo

Page 49: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 49

chiếm đoạt tài sản của B số tiền 1.000.000 đồng. Ngày 11 và 12/8/2014, A tiếp tục

lừa đảo chiếm đoạt của C số tiền 500.000 đồng và D số tiền 1.000.000 đồng. Như

vậy, hành vi của A có được xem là thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt

thời gian để cộng dồn giá trị tài sản bị chiếm đoạt để xử lý về tội lừa đảo chiếm

đoạt tài sản không.

+ Đối với trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi xâm phạm sở hữu

nhưng không cùng loại đồng thời lại thỏa mãn tất cả những điều kiện nêu trên như

vừa cướp giật tài sản vừa lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vừa lừa đảo chiếm

đoạt tài sản thì có bị xử lý không, xử lý về tội gì? Theo điểm 5 mục 2 Thông tư liên

tịch số 02/2001 thì không bị xử lý. Đây là điểm bất hợp lý, không đảm bảo sự công

bằng, nghiêm minh của pháp luật. Đòi hỏi cần sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự

theo hướng quy định người thực hiện nhiều lần hành vi chiếm đoạt tài sản mà giá

trị tài sản của mỗi lần dưới mức tối thiểu, tổng các lần cộng lại bằng hoặc trên mức

tối thiểu thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật tương ứng mà

không đòi hỏi các hành vi phải cùng loại. Về định tội danh có thể căn cứ vào dấu

hiệu khách quan của hành vi xâm phạm sở hữu sau cùng trước khi bị phát hiện để

định tội danh.

+ Mặt khác, việc chứng minh người thực hiện hành vi phạm tội có dấu hiệu

“Lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sống chính” là rất khó

khăn, vì họ thường có nghề nghiệp (tuy không ổn định) và không người phạm tội

nào lại thừa nhận họ sống từ việc phạm tội. Việc kết luận họ có lấy tài sản do việc

xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sống chính hay không chủ yếu dựa vào lời

khai của họ.

Chính vì vậy, các văn bản hướng dẫn cần quy định rõ vấn đề trên để đảm

bảo cho việc xử lý được công bằng, không bỏ lọt tội phạm.

Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp quy định tại Điều 139

Khoản 2 Điểm d Bộ luật Hình sự được hướng dẫn tại mục 5 Nghị quyết 01 ngày

12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng

một số quy định của Bộ luật Hình sự như sau:

"5.1. Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" khi có đầy

đủ các điều kiện sau đây:

a) Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt

đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu

chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích;

Page 50: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 50

b) Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết

quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Ví dụ: A là một người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu

nhập từ việc phạm tội. Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện năm vụ trộm cắp

tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở

lên). Trong trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng

tình tiết định khung hình phạt "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp".

Khi áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp", cần phân biệt:

a) Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm

tội đã bị kết án, chưa được xoá án tích thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người

phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là "phạm tội nhiều lần", "tái phạm" (hoặc

"tái phạm nguy hiểm") và "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp".

Ví dụ: B đã bị kết án về tội "trộm cắp tài sản", nhưng chưa chấp hành hình

phạt hoặc sau khi chấp hành xong hình phạt, trong một thời gian, B lại liên tiếp

thực hiện bốn vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị

từ năm trăm ngàn đồng trở lên). Trong trường hợp này, B phải bị truy cứu trách

nhiệm hình sự và phải bị áp dụng ba tình tiết tăng nặng là "phạm tội nhiều lần",

"tái phạm" (hoặc "tái phạm nguy hiểm") và "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp".

b) Đối với tội phạm mà trong điều luật có quy định tình tiết "phạm tội có

tính chất chuyên nghiệp" là tình tiết định khung hình phạt thì không được áp dụng

tình tiết đó là tình tiết tăng nặng tương ứng quy định tại Điều 48 của Bộ luật Hình

sự. Trường hợp điều luật không có quy định tình tiết này là tình tiết định khung

hình phạt thì phải áp dụng là tình tiết tăng nặng tương ứng quy định tại Điều 48

của Bộ luật Hình sự".

Quy định như trên là không khách quan, vì nếu một người thực hiện 05 lần

hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng có 01 lần đã bị kết án về tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản, có nghĩa là lần truy cứu trách nhiệm hình sự sau, người đó chỉ

phạm tội 04 lần. Nếu căn cứ quy định như trên thì lại làm nảy sinh trường hợp một

hành vi phạm tội lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự hai lần. Lần đầu tiên người đó

thực hiện hành vi phạm tội được xem xét là tình tiết định tội, hành vi này lại tiếp

tục được xem xét là tình tiết định khung tăng nặng "có tính chất chuyên nghiệp"

trong lần xử lý sau. Cùng một hành vi phạm tội lại vừa bị tính phạm tội có tính

chất chuyên nghiệp, tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Page 51: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 51

Như vậy, quy định tại mục 5 Nghị quyết 01 ngày 12/5/2006 có thể sửa lại

như sau:

Chỉ áp dụng tình tiết “Phạm tội có tình tiết chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các

điều kiện sau đây:

a. Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm mà chưa bị truy

cứu trách nhiệm hình sự;

b. Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết

quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Những kiến nghị này có thể được thực hiện thông qua những biện pháp cụ

thể như sau:

- Cần tăng cường vai trò của Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan tư pháp

trung ương trong hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật hình sự, trong đó có các

tội xâm phạm sở hữu; chú trọng hướng dẫn về nghiệp vụ xét xử và giải thích nội

dung, tinh thần của các quy định trong Bộ luật hình sự liên quan đến từng loại tội

phạm nói chung và các tội xâm phạm sở hữu nói riêng.

- Nội dung hướng dẫn, giải thích cần thống nhất, ngắn gọn, rõ ràng, tập

trung vào các vấn đề có liên quan đến hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm sở

hữu; kịp thời tháo gỡ, đưa ra các giải pháp xử lý cho các vấn đề mới phát sinh, các

vấn đề chưa được quy định rõ hoặc những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau,

đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến định tội danh.

Bên cạnh đó, cần có các biện pháp tăng cường chất lượng đào tạo các chức

danh tư pháp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của

đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng khi giải quyết các vụ án hình sự nói chung và các

vụ án có liên quan đến tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng để hạn chế tình

trạng oan, sai như: tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, nâng cao đời

sống vật chất cho những cán bộ làm công tác tiến hành tố tụng, có biện pháp xử lý

nghiêm những trường hợp cán bộ tiến hành tố tụng thiếu tinh thần trách nhiệm khi

giải quyết các vụ án hình sự... Bên cạnh đó, bản thân những người tiến hành tố

tụng phải không ngừng tự rèn luyện phẩm chất đạo đức chính trị, học tập nâng cao

trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn, có tinh thần trách nhiệm, có lối sống giản

dị, chí công vô tư, cần kiệm liêm chính.

Thiết nghĩ, nếu áp dụng đồng bộ và linh hoạt các biện pháp sẽ góp phần hạn

chế những mâu thuẫn khi định tội cũng như hạn chế sai lầm khi quyết định tội

danh trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự có liên quan đến tội Lừa đảo

Page 52: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 52

chiếm đoạt tài sản, góp phần tích cực vào công tác phòng chống tội phạm của nước

ta trong giai đoạn hiện nay.

KKẾẾTT LLUUẬẬNN

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

diễn biến rất phức tạp, thủ đoạn lừa dối ngày càng đa dạng, tinh vi và xảo quyệt,

nhiều vụ án lừa đảo có quy mô lớn với giá trị tài sản bị chiếm đoạt ngày càng cao,

gây ảnh hưởng trật tự an ninh xã hội. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công

dân, củng cố uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng; đảm bảo hiệu quả đấu tranh

phòng, chống tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng và tội phạm nói

chung..., điều kiện tiên quyết và đặc biệt quan trọng đó là hoạt động định tội danh

của các cơ quan tiến hành tố tụng phải thật chính xác.

Qua đề tài này, tác giả đã chỉ ra dấu hiệu cơ bản, đặc trưng của tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự hiện hành, chỉ ra

ranh giới phân biệt tội phạm này với một số tội xâm phạm sở hữu khác như tội

Trộm cắp tài sản, tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội Cướp giật tài sản

trong trường hợp hành vi phạm tội có sự “ly lai” giữa các tội danh nêu trên cũng

như ranh giới giữa tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các vi phạm pháp luật dân sự,

kinh tế. Bên cạnh đó, qua việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động định tội

danh đối với tội phạm nàythông qua những vụ án thực tế, tác giả đãchỉ ra nguyên

nhân của tình trạng tranh chấp định tội danh liên quan đến tội phạm Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản từ đómạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như: Tiếp tục hoàn thiện Bộ

luật hình sự để pháp điển hóa về các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt nói

riêng và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Hoàn thiện một số quy phạm định nghĩa về

hành vi xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trong Bộ luật hình sự; Tăng cường

chất lượng các văn bản hướng dẫn về các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.

Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất

lượng hoạt động định tội danh và hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng chống tội

phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng và tội phạm nói chung.

Page 53: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam 1999 (đã được sửa đổi, bổ

sung năm 2009);

2. Bộ luật tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam 2003;

3. Nghị quyết số 1-89/HĐTP ngày 19/4/1989 hướng dẫn việc áp dụng một

số quy định của bộ luật hình sự;

4. Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 hướng dẫn áp dụng một số

quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự 1999;

5. Nghị quyết số 01/2006/NQ - HĐTP hướng dẫn một số quy định của Bộ

luật Hình sự;

6. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT – TANDTC –VKSNDTC – BCA -

BTP ngày 25/12/2001 về việc hướng dẫn một số quy định tại chương XIV “Các tội

xâm phạm sở hữu”;

7. Thông tư liên tịch số: 21/2004/TTLT - BCA – TANDTC – VKSNDTC -

BTP ngày 23/11/2004 hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi

mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn giá trị gia tang;

8. Từ điển Luật học (2006), NXB Từ điển Bách khoa và NXB Tư pháp;

9. Từ điển tiếng Việt (2008), NXB Thanh niên;

10. Giáo trình luật tố tụng hình sự (2009), Trường Đại học Luật Hà Nội,

NXB Công an nhân dân, Hà Nội (2007);

11. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu Một số kỹ năng THQCT,

KSĐT, KSXX các vụ án hình sự về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng

tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,

mạng Internet hoặc thiết bị số để chiếm đoạt tài sản

12. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003,

NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh;

13. Đinh Văn Quế - Bình luận khoa học Bộ luật hình sựtập II;

14. TS. Cao Thị Oanh - Cấu thành tội phạm và vấn đề xác định giai đoạn

thực hiện tội phạm;

15. Ths. Vũ Trọng Khương và Ths. Trần Văn Tín - Định tội theo bộ luật

hình sự 1999 một số vấn đề lý luận và thực tiễn;

Page 54: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối ...tkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/files/dinh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_.pdf · Những đánh giá,

Trang 54

16. Trần Ngọc Đường - Khái niệm Pháp lý trong các văn bản pháp luật,

NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007;

17. Trần Mạnh Hà - Tạp chí Luật học số 5/2006, Định tội danh Trộm cắp tài

sản qua một số dấu hiệu đặc trưng;

18. Nguyễn Ngọc Chí - Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở

hữu;

19. VVũ Thiện Kim - Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tài sản

xã hội chủ nghĩa, tài sản của công dân;

20. Thân Như Thành, Luận văn thạc sĩ luật học: “Đấu tranh phòng chống tội

trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”;

21. Trịnh Thị Ngọc Giàu, khóa luận tốt nghiệp: "Những vấn đề lý luận và

thực tiễn trong việc phân biệt tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản";

22. http://www.baohoabinh.com.vn;

23. Hồ sơ một số vụ án.