8
Bà con M’Nông đồng lòng xây dựng khu dân cư kiểu mẫu “5 không, 3 sạch” TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Chung tay “giải cứu” người chăn nuôi heo TRANG 7 VĂN HÓA - XÃ HỘI Người trưởng thôn mẫu mực TRANG 5 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4785 - THỨ TƯ NGÀY 10/5/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 4 TRANG 2 Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. (TRẢ LỜI CÁC NHÀ BÁO NƯỚC NGOÀI, 21/1/1946, T. 4, TR. 161) Huấn luyện nội dung bắn súng tiểu liên AK bài 1. Ảnh: T.Anh Cảnh giác với nạn trộm cắp tại phòng trọ TRANG 7 KINH TẾ Từ trại nuôi hươu đến cửa hàng trưng bày TRANG 3 Từ một câu chuyện, nghĩ về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh TRANG 6 Từ việc nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, nhiều hộ đồng bào Nỗ lực vượt khó của chiến sĩ mới ở Trung đoàn Bộ binh 994 Giới thiệu điểm đến “Đà Lạt - Thiên đường du lịch” Nói đến phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người. Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta, là một chỉnh thể với nội dung nhiều tầng ý nghĩa, phát triển theo lôgíc đi từ suy nghĩ đến nói, viết và biểu hiện ra qua hoạt động sống hàng ngày. Câu chuyện dưới đây thể hiện rõ nét phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiều ngày 9/5, tại TP Đà Lạt, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, thương mại và du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng đã tổ chức hội thảo giới thiệu điểm đến Đà Lạt - Thiên đường du lịch cho hơn 60 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội du lịch các tỉnh Bình Thuận, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Với chủ đề “Đà Lạt - Thiên đường du lịch”, tại hội thảo, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lâm Đồng đã giới thiệu tổng quan về những tiềm năng, thế mạnh du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng với các sản phẩm đặc trưng như: Du lịch thắng cảnh; du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch thể thao; du lịch mạo hiểm; du lịch văn hóa tâm linh; du lịch vườn... XEM TIẾP TRANG 8 Hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng dân tộc thiểu số ở Đa Quyn và Tà Năng (Đức Trọng) đã nâng cao thu nhập. Và, bằng cách này, diện tích rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Năng không những không bị mất đi mà ngày một tăng thêm. TRANG 5

Nỗ lực vượt khó của chiến sĩ mới ở Trung đoàn Bộ binh 994baolamdong.vn/upload/others/201705/24270_BLD_ngay_10.5.2017.pdf · Huấn luyện nội dung bắn súng

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Bà con M’Nông đồng lòngxây dựng khu dân cư kiểu mẫu “5 không, 3 sạch”

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCChung tay “giải cứu” người chăn nuôi heo

TRANG 7

VĂN HÓA - XÃ HỘINgười trưởng thôn mẫu mực

TRANG 5

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4785 - THỨ TƯ NGÀY 10/5/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 4

TRANG 2

Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

(TRẢ LỜI CÁC NHÀ BÁO NƯỚC NGOÀI, 21/1/1946, T. 4, TR. 161)

Huấn luyện nội dung bắn súng tiểu liên AK bài 1. Ảnh: T.Anh

Cảnh giác với nạn trộm cắp tại phòng trọ

TRANG 7

KINH TẾTừ trại nuôi hươu đến cửa hàng trưng bày

TRANG 3

Từ một câu chuyện, nghĩ về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh

TRANG 6

Từ việc nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, nhiều hộ đồng bào

Nỗ lực vượt khó của chiến sĩ mớiở Trung đoàn Bộ binh 994

Giới thiệu điểm đến “Đà Lạt - Thiên đường du lịch”

Nói đến phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người. Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc

ta, là một chỉnh thể với nội dung nhiều tầng ý nghĩa, phát triển theo lôgíc đi từ suy nghĩ đến nói, viết và biểu hiện ra qua hoạt động sống hàng ngày. Câu chuyện dưới đây thể hiện rõ nét phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chiều ngày 9/5, tại TP Đà Lạt, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, thương mại và du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng đã tổ chức hội thảo giới thiệu điểm đến Đà Lạt - Thiên đường du lịch cho hơn 60 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội du lịch các tỉnh Bình Thuận, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Với chủ đề “Đà Lạt - Thiên đường du lịch”, tại hội thảo, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lâm Đồng đã giới thiệu tổng quan về những tiềm năng, thế mạnh du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng với các sản phẩm đặc trưng như: Du lịch thắng cảnh; du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch thể thao; du lịch mạo hiểm; du lịch văn hóa tâm linh; du lịch vườn...

XEM TIẾP TRANG 8

Hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

dân tộc thiểu số ở Đa Quyn và Tà Năng (Đức Trọng) đã nâng cao thu nhập. Và, bằng cách này, diện tích rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Năng không những không bị mất đi mà ngày một tăng thêm.

TRANG 5

2 THỨ TƯ 10 - 5 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Thực hiện đồng bộ nhiều biện phápĐảng bộ xã Ka Đô có 149 đảng viên đang

sinh hoạt tại 16 chi bộ trực thuộc; trong đó, có 9 chi bộ nông thôn. Nói về vấn đề nâng cao chất lượng sinh hoạt của các chi bộ trực thuộc, đồng chí Nguyễn Khánh Chỉnh - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Thời gian qua, Đảng ủy xã đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Sau Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 vào tháng 6/2015, Đảng ủy xã đã củng cố, kiện toàn bộ máy các chi bộ thôn bằng hình thức điều chuyển, tăng cường đảng viên nòng cốt về sinh hoạt tại các chi bộ thôn còn yếu hoặc phân công chi ủy viên phụ trách địa bàn.

Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng ủy xã, các cấp ủy, chi bộ đã xây dựng quy chế làm việc nhiệm kỳ, các kế hoạch, chương trình sinh hoạt hàng năm và xác định nội dung sinh hoạt cụ thể cho từng tháng. Các buổi sinh hoạt chi bộ đều được chuẩn bị kỹ trước nội dung bám sát quy định hướng dẫn của các cấp ủy đảng, nhờ vậy chất lượng sinh hoạt của các chi bộ dần có sự chuyển biến tích cực.

Theo kết quả ghi nhận của Đảng ủy xã Ka Đô, thời gian qua, các chi bộ thôn cũng đã có sự linh động trong các buổi sinh hoạt. Cụ thể như tại các thôn Ka Đô cũ, Ka Đô mới 1, Ta Ly 1… các chi bộ thôn đã tổ chức việc thảo luận đúng trọng tâm, trọng điểm, tổng hợp kết luận các nội dung, các vấn đề mà chi bộ đã thảo luận. Việc sinh hoạt chi bộ đã thực sự mở rộng và phát huy dân chủ, nhất là việc thảo luận, tạo được không khí cởi mở, chân

ĐẢNG ỦY XÃ KA ĐÔ: Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt của các chi bộ“Đảng bộ xã Ka Đô là một trong những tổ chức cơ sở đảng của Đơn Dương luôn làm tốt công tác xây dựng Đảng nói chung và nâng cao chất lượng sinh hoạt của các chi bộ nói riêng. Điều đó góp phần đưa Đảng bộ xã vươn lên đạt trong sạch vững mạnh, làm yếu tố quan trọng mang tính quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, đồng chí Lưu Tấn Huệ - Bí thư Huyện ủy Đơn Dương đã nói với chúng tôi như thế khi đánh giá về hiệu quả các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ ở Đảng bộ xã Ka Đô.

Kinh tế - xã hội tại xã Ka Đô ngày càng có bước chuyển biến mạnh. Ảnh: N.Ngà

Chuẩn bị đón đoàn khách quý của Nhà nước, Bác cho gọi một số cán bộ của Trung đoàn 600 tới Phủ Chủ tịch để lựa chọn sĩ quan tùy tùng.

Bác giải thích: “Đoàn khách này là khách quý của Nhà nước. Họ rất quý mến Việt Nam, ta cần tranh thủ bạn. Song, họ có cuộc sống cao, lại rành giao tiếp, vì vậy việc đón tiếp cần phải lưu ý từ những chi tiết nhỏ. Các chú đều đánh giặc giỏi, trách nhiệm bảo vệ phải cao. Nhưng trong giao tiếp ngoại giao, còn nhiều điểm chưa tìm hiểu. Nay Bác cần các chú học thêm về giao tiếp, từ cách cúi chào, bắt tay sao vừa lịch sự, lại vừa đàng hoàng, khiêm tốn, nhã nhặn. Phải học ngoại ngữ, và cả khiêu vũ nữa. Đấy là nói với các chú, còn bây giờ thời gian gấp, Bác lựa một chú, dạy cấp tốc để dăm hôm nữa vào việc”.

Sau đó, Bác chọn đồng chí Nhân, đại úy, Đại đội phó của Tiểu đoàn 44 - Tiểu đoàn Bảo vệ Bộ Quốc phòng là sỹ quan tùy tùng cho Bác. Sau mấy ngày học môn lễ nghi, một số từ tiếng Anh trong giao tiếp và khiêu vũ, đồng chí Nhân được Bác gọi lên kiểm tra:

- Chú là cán bộ quân sự, hãy đặt các tình huống để xử lí. Vậy Bác đưa ra một tình huống để chú tập: Ngày thường Bác để hộp thuốc lá ở túi. Khi hút, Bác tự lấy ra hút. Nhưng khi ra sân bay đón khách, trước nhiều khách quốc

tế, các nhà báo, Bác không thể như ở nhà. Khi Bác muốn hút thuốc chỉ cần nhìn lại, sĩ quan tùy tùng phải tiến lên mở hộp để Bác lấy thuốc, chú bật lửa, động tác này phải rất khéo, lịch sự…

Nói xong, Bác và đồng chí Nhân tập tình huống này. Đồng chí Nhân cầm hộp thuốc lá của Bác đặt vào túi áo của mình. Bác đứng như đón khách, vừa ra hiệu. Đồng chí Nhân tiến lại bật hộp thuốc lá. Bác nhón một điếu, đặt lên môi, đồng chí Nhân bật lửa. Động tác vừa nghiêm trang vừa lịch sự, lại rất tình cảm. Nhất là khi Bác vừa nhả khói thì đồng chí Nhân dập gót chân lùi xuống một bước để quay về vị trí phía sau.

Bác tỏ ra hài lòng nhưng Người nói tiếp: - Chú thực hiện động tác quá tốt, nhưng đây

là trong phòng, ra sân bay có nhiều khách, sẽ làm chú mất bình tĩnh. Lại có gió, mùa này, phần nhiều gió đông nam, song đôi khi đổi chiều có gió tây nam, hay gió đông bắc. Chú bật lửa mà không lựa chiều gió sẽ cháy râu Bác. Các cháu thiếu nhi nó bắt đền, chú lấy râu đâu mà đền!

Cả phòng vang tiếng cười. Câu đùa dí dỏm của Bác làm đồng chí Nhân bật ra sáng kiến và xin phép Bác cho tập lại, tự đề ra tình huống:

- Thưa Bác, mùa này phần nhiều là gió đông nam, cháu xin làm lại động tác. Cháu sẽ đứng trước gió, động tác bước lên là phía trái để khi

bật lửa thì đứng trước Bác, râu Bác theo gió hất phía bên phải ạ!

Bác đồng ý, đồng chí Nhân làm lại động tác. Tập xong, Bác rất hài lòng và bảo:

- Đây là tập ở nhà. Ra sân bay cần phải bình tĩnh và lúc ấy, gió hướng nào phải lựa gió mà đánh lửa. (Ngọc Châu, những ngày được gần Bác, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2001).

Thông điệp mà Bác muốn gửi gắm cho chúng ta chính là phong cách xử lí tình huống linh hoạt, khéo léo để đạt mục tiêu, đó chính là văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh đã thâu thái được cái gần gũi tế nhị với độ sâu sắc lịch lãm, cái dung dị đời thường với tầm cao của tư duy bác học; sự hòa quyện trong phương sách ứng xử Hồ Chí Minh đã đạt tới nghệ thuật đặc trưng riêng, ít pha lẫn với mọi người.

Với vốn hiểu biết uyên bác, ý chí nghị lực

phi thường cùng với sự giản dị, lạc quan, kinh nghiệm và tự tin kết hợp với phong cách lịch thiệp, nho nhã trong giao tiếp ứng xử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần xử lý khéo léo các

Từ một câu chuyện, nghĩ về phong cách ứng xử Hồ Chí MinhNói đến phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người. Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta, là một chỉnh thể với nội dung nhiều tầng ý nghĩa, phát triển theo lôgíc đi từ suy nghĩ đến nói, viết và biểu hiện ra qua hoạt động sống hàng ngày. Câu chuyện dưới đây thể hiện rõ nét phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

tình huống phát sinh, đem lại những thành quả to lớn cho cách mạng Việt Nam. Theo Người, gặp mỗi vấn đề “phải suy tính kỹ lưỡng, chớ hấp tấp, chớ làm bừa, chớ làm liều, chớ gặp sao làm vậy”. Muốn quyết định đúng mọi vấn đề, trước hết phải: Điều tra nghiên cứu rõ ràng. Có nắm chắc tình hình thì đề ra chính sách mới đúng. Và mỗi khi làm xong một công việc, dù thành công hay thất bại, phải biết tổng kết rút kinh nghiệm để làm “khuôn phép” cho những công việc khác, coi đó là chìa khóa phát triển công việc và để giúp cho cán bộ hoàn thiện mình hơn.

Thực tế, khi Cách mạng tháng Tám thành công nhưng chính quyền non trẻ còn gặp khó khăn trăm bề, thù trong giặc ngoài, thiên tai, giặc đói, giặc dốt… bản thân Người cũng phải chuyển chỗ ở nhiều nơi, luôn cải trang, có khi cần đi sớm về tối để tránh nguy hiểm, nhưng sách lược và chiến lược tài tình của Người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi ghềnh thác. Trên cương vị là người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tận dụng triệt để những mâu thuẫn giữa Pháp và Tưởng, khi Người nhân nhượng với Pháp để đuổi Tưởng và bè lũ tay sai về nước; khi Người hòa hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với Pháp, dành thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài. Đó chính là sự giải quyết tình huống linh hoạt và hiệu quả, tránh cho Việt Nam một cuộc đụng độ bất lợi, vừa đuổi được 20 vạn quân Tưởng và bè lũ tay sai, vừa bảo vệ được nền độc lập, lại có thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài...

của chi bộ là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài nên vào cuối năm 2016, Đảng ủy xã Ka Đô đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”. Nghị quyết chỉ rõ, các chi bộ phải đảm bảo sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần, có “thời gian cụ thể” (không kể đột xuất), sinh hoạt chuyên đề mỗi quý một lần. Mỗi đảng viên, nhất là đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý phải thể hiện tính tiền phong, gương mẫu, thực hiện đầy đủ các buổi sinh hoạt chi bộ. Chi ủy, chi bộ bố trí thời gian hợp lý để đảng viên tham gia sinh hoạt đầy đủ...

Đảng ủy xã cũng yêu cầu trong sinh hoạt các chi bộ cần thực hiện đúng các nguyên tắc của tổ chức đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tạo không khí cởi mở, chân thành để đảng viên được góp ý, trao đổi, phát huy vai trò, trí tuệ thể hiện được chính kiến, quan điểm của mình. Nội dung sinh hoạt chi bộ cần tập trung giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực, bức xúc, nổi cộm phù hợp với nhiệm vụ của chi bộ, tình hình địa phương và nguyện vọng chính đáng của đảng viên và quần chúng nhân dân. Các chi ủy, chi bộ cần lắng nghe tiếp thu những ý kiến chính đáng của đảng viên và quần chúng từ đó tạo điều kiện cho đảng viên, quần chúng giám sát hoạt động của chi ủy, chi bộ.

Đảng ủy xã xác định phương châm bám sát chi bộ để chỉ đạo, định hướng nội dung, hình thức sinh hoạt cũng như cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan giúp các chi bộ thực hiện tốt nội dung sinh hoạt, thường xuyên rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm tốt trong sinh hoạt chi bộ. Đồng thời, Đảng ủy xã cũng phân công phân nhiệm cụ thể để tăng cường việc kiểm tra, giám sát sinh hoạt chi bộ, tăng số lần kiểm tra đột xuất để kịp thời chấn chỉnh uốn nắn, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt tại các chi bộ.

NGỌC NGÀ

thành để mọi cán bộ, đảng viên bày tỏ chính kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình. Sau kết luận của các buổi sinh hoạt, chi ủy, bí thư chi bộ phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên thực hiện. Công tác kiểm tra đôn đốc thực hiện kết luận, nghị quyết của chi bộ cũng được quan tâm hơn. Nhờ vậy, các chi bộ đã lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào việc đưa Đảng bộ xã tiến lên trong sạch vững mạnh.

Đảng và dân luôn gắn chặt với nhau, bởi thế, chi bộ, đảng bộ vững mạnh không gì chứng minh rõ ràng bằng các kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Cụ thể, năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế của

Ka Đô đạt 16%, thu nhập bình quân đầu người đạt 58 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 5,7 tỷ đồng. Dựa theo chuẩn nghèo đa chiều, hộ nghèo cuối năm 2016 còn 39 hộ, chiếm tỷ lệ 1,33% (giảm 0,51% so với năm 2015). Trong đó, hộ nghèo vùng đồng bào DTTS có 26 hộ, chiếm 4,08%, giảm 1,09% so với năm 2015. Từ Đảng bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, năm 2016, Đảng bộ Ka Đô đã vươn lên đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộXác định nâng cao chất lượng sinh hoạt

XEM TIẾP TRANG 8

3 THỨ TƯ 10 - 5 - 2017KINH TẾ

Qua nhiều năm tích góp, đến nay, gia đình ông Nguyễn Văn Hải đã mở rộng diện

tích đất sản xuất lên 6 ha cà phê. Là Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn 11, những năm qua, ông Hải luôn phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế hộ.

Ông Nguyễn Văn Hải cho biết: “Thực hiện chủ trương của tỉnh và huyện, ngoài việc vận động bà con nông dân phát triển đa cây, đa con nhằm phá vỡ thế độc canh cây cà phê, tôi cũng đã mạnh dạn trồng xen 2 ha sầu riêng chất lượng cao của Công ty Dona Techno, 0,5 ha cây măng cụt, 0,3 ha cây mắc ca vào vườn cà phê. Hiện các loại cây trồng này đã và đang cho thu hoạch ổn định”.

Theo ông Nguyễn Văn Hải: là một người nông dân, không chỉ có kiến thức về khoa học kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc, thu hoạch…, mà còn phải am hiểu về khí hậu, thổ

Mỗi năm xuất 30 - 40 hươu giốngGần mười năm trước, nam

thanh niên Lê Xuân Sinh (SN 1982) lựa chọn khởi nghiệp bằng con đường ra các tỉnh Bắc miền Trung tìm mua hươu giống về thuần dưỡng trong vườn nhà ở xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng.

Đến tháng 11/2014, lần đầu tôi đến tham quan trại hươu ở xã Tân Hà, Lâm Hà của Sinh khi đã thuần dưỡng và nhân đàn lên 40 con. Bên cạnh đó, Sinh đã cung cấp khoảng 45 con giống hươu nuôi liên kết với các hộ nông dân ở Phường 11, Đà Lạt; xã Pró và xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, đồng thời mở rộng hợp tác bước đầu với một vài hộ ở vùng nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Hai năm rưỡi sau - vào tháng 5/2017, tôi trở lại gặp chủ nhân Lê Xuân Sinh mới hay thương hiệu “Nhung hươu Trường Sinh” đang chuẩn bị khai trương Showroom tại đường Tô Vĩnh Diện, thành phố Đà Lạt. Hướng của Showroom nhằm phục vụ trực tiếp nhu cầu của khách hàng địa phương và khách du lịch lên Đà Lạt chọn lựa sử dụng sản phẩm nhung hươu đặc trưng của vùng khí hậu cao nguyên Lâm Đồng. Sinh cho biết: “Tính chung trong 3 năm gần đây, mỗi năm trại hươu Trường Sinh ở xã Tân Hà, huyện Lâm Hà sản xuất và cung cấp cho các hộ nông dân liên kết trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng từ 30 - 40 con hươu giống,

Từ trại nuôi hươu đến cửa hàng trưng bàyTừ trại nuôi hươu quy mô hộ gia đình sau gần mười năm phát triển, chủ nhân 8X Lê Xuân Sinh đã mở rộng liên kết đến nhiều gia trại trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng, tạo ra sản phẩm “nhung hươu Trường Sinh” cạnh tranh hiệu quả trên thương trường.

trong đó chiếm tỷ lệ từ 70 - 80% con hươu đực nuôi lấy nhung…”.

Sinh thống kê tổng đàn hươu liên kết nuôi kinh doanh đến tháng này khoảng 400 con với 24 khu vực chuồng trại.

Trong đó, trại nuôi hươu chính trên diện tích 600 m² của gia đình Sinh ở Tân Hà phát triển 60 con. Còn lại gồm các trại nuôi ở Đà Lạt, Đam Rông, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng và nhiều huyện nông nghiệp tập trung thuộc các tỉnh lân cận như Đắk Lắk, Đắc Nông, Bình Phước. Phân bổ mỗi trại nuôi hươu liên kết với Sinh có diện tích trung

bình 300 - 400 m². Và cộng chung sản lượng thu

hoạch nhung hươu “toàn hệ thống” trại nuôi của Lê Xuân Sinh vào mùa chính trong năm qua (từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau) khoảng 200 cặp, mỗi cặp cân nặng trung bình từ 0,5 kg đến 0,6 kg. Giá thị trường ổn định 25 triệu đồng/kg. Thời gian còn lại trong năm (từ tháng 5 đến tháng 11) là mùa phụ thu hoạch nhung hươu, nhưng thường vẫn đạt sản lượng đến vài chục ký.

Hợp tác tỷ lệ 7 - 3Dự kiến từ nay đến cuối năm

2017, Showroom “nhung hươu Trường Sinh” sẽ hoàn thành việc thiết kế, lắp đặt và đưa vào hoạt động trên phạm vi diện tích khoảng

50 m² mặt đường Tô Vĩnh Diện, Đà Lạt. Lúc đó, toàn bộ sản lượng nhung hươu sản xuất liên kết ở từng hộ gia đình trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng đều chế biến đưa về Showroom bày bán cho khách hàng đến mua theo sở thích và khả năng tài chính của mình.

Hiện chủ nhân Lê Xuân Sinh đã đào tạo 6 kỹ thuật viên hướng dẫn hộ nông dân liên kết chăm sóc hươu, trực tiếp cắt nhung hươu và chế biến thành những dòng sản phẩm phong phú như: nhung hươu lát mỏng xay với mật ong làm thực phẩm cho trẻ em chống suy dinh dưỡng; hấp vào nồi cơm dùng vào các bữa ăn chính trong gia đình; ngâm rượu cùng với loại sâm Nam, sâm Bắc, sâm Hàn Quốc… dùng cho tất cả mọi lứa tuổi

bồi bổ sức khỏe…Mô hình liên kết sản xuất “nhung

hươu Trường Sinh” triển khai trong nhiều năm qua theo thỏa thuận tỷ lệ 7 - 3. Theo đó, chủ nhân Lê Xuân Sinh đầu tư nguồn con giống, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu toàn bộ sản phẩm nhung hươu theo giá ổn định từ 22 triệu đồng đến 25 triệu đồng/kg. Hộ nông dân liên kết có diện tích đất xây chuồng trại nuôi hươu tối thiểu 200 m², có công lao động chăn nuôi. Tất cả những rủi ro trong quá trình chăn nuôi đều do chủ nhân Lê Xuân Sinh chịu trách nhiệm. Một năm thu nhung hươu 2 lần, chia tỷ lệ thụ hưởng cho chủ nhân Lê Xuân Sinh 70% và hộ chăn nuôi 30%.

Hạch toán cho thấy: hộ nông dân liên kết chỉ cần bố trí 200 m² diện tích đất, bỏ ra khoảng 30 triệu đồng xây dựng chuồng trại thì có thể chăn nuôi 10 con hươu đực và 5 con hươu cái do chủ nhân Lê Xuân Sinh đầu tư. Sau một năm chăm sóc đúng kỹ thuật, 10 con hươu đực cho ra khoảng 6,5 - 7 kg nhung, thành tiền 150 triệu đồng. Và 5 con hươu cái sinh ra 5 con hươu giống, tổng giá trị 50 triệu đồng.

Cộng lại tổng doanh thu một năm đầu tiên khoảng 200 triệu đồng/200 m² trại nuôi 10 con hươu. Kết quả nhân với tỷ lệ 30% thụ hưởng trên tổng doanh thu, hộ nông dân liên kết đã thu hồi 60 triệu đồng - gấp đôi nguồn vốn đầu tư ban đầu. Từ năm thứ 2 trở đi, sản lượng nhung hươu thu hoạch sẽ tăng lên theo tỷ lệ thuận nhân đàn, mang lại toàn bộ lãi ròng cho hộ gia đình chăn nuôi vì không còn phải khấu hao tài sản cố định nữa.

VĂN VIỆT

Chủ nhân Lê Xuân Sinh đã và đang mở rộng liên kết nuôi hươu với hộ gia đình trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Văn Việt

Ý chí làm giàu của chi hội trưởng nông dânVào Lâm Đồng làm kinh tế với hai bàn tay trắng, nhưng nhờ ý chí quyết tâm vượt khó vươn lên, nên đến nay gia đình ông Nguyễn Văn Hải ở thôn 11, xã Đinh Trang Hòa (Di Linh) đã có cuộc sống khá giả, được công nhận là “Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi” của tỉnh.

nhưỡng và các loại cây trồng phù hợp với thế mạnh tại địa phương. Qua đó, giúp bản thân lựa chọn hướng phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững.

Với mô hình đa cây nói trên, hàng năm, gia đình ông Nguyễn Văn Hải thu bình quân trên 20 tấn cà phê

nhân, 40 tấn trái sầu riêng và 40 triệu đồng từ măng cụt. Sau khi trừ chi phí, năm 2016, gia đình ông Hải có tổng thu nhập gần 2,1 tỷ đồng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Nguyễn Văn Hải còn là chi hội trưởng hội nông dân năng động, nhiệt tình với công tác hội. Bằng

những kinh nghiệm qua học hỏi và thực tiễn từ lao động sản xuất, ông Hải chẳng những chia sẻ, hướng dẫn kiến thức sản xuất cho hội viên, mà còn phổ biến rộng rãi tới từng người dân trong thôn cùng nhau phát triển kinh tế gia đình để vươn lên làm giàu. Đến nay, trong số 43 hội viên nông dân thôn 11, hầu hết gia đình hội viên đều đã có cuộc sống khá giả và chỉ còn 2 hội viên khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Thuần - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đinh Trang Hòa nhận xét: “Ông Ngyễn Văn Hải là một trong những chi hội trưởng nông dân tích cực và năng động của xã. Từ mô hình đa canh hiệu quả, vài năm trở lại đây đã giúp gia đình ông có thu nhập khá cao. Ngoài ra, ông còn là người năng nổ, nhiệt tình tham gia công tác xã hội tại địa phương. Từ những thành tích đó, ông Hải nhiều năm liền được công nhận là hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của huyện.

NDONG BRỪM

875 triệu đồng hỗ trợ khởi nghiệp năm 2017

Theo Đề án Khởi nghiệp đến năm 2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng, năm 2017 sẽ có 875 triệu đồng hỗ trợ khởi nghiệp.

Theo đó, với nguồn kinh phí năm 2017 là 875 triệu đồng, giai đoạn 2018 - 2020 là 1,375 tỷ đồng mỗi năm, UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ hỗ trợ 50% kinh phí khởi nghiệp, tối đa là 100 triệu đồng cho các cá nhân, nhóm cá nhân có ý tưởng, phương án khởi nghiệp được các vườn ươm doanh nghiệp của các trường, các đoàn thể và các hiệp hội giới thiệu qua các cuộc thi tuyển chọn. Các đơn vị khởi nghiệp sẽ được hỗ trợ thông tin về công nghệ, sáng chế, tiêu chuẩn, đo lường chất lượng, chính sách, pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực, nguồn đầu tư và giao dịch đầu tư, xây dựng phát triển thương hiệu và sở hữu trí tuệ; hỗ trợ chi phí thử nghiệm sản phẩm dịch vụ và lãi suất sau đầu tư (3% lãi suất tín dụng trong 36 tháng).

Mục tiêu chính của đề án hỗ trợ khởi nghiệp được ban hành là hình thành nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã mới, đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 10.000 doanh nghiệp.

DIỄM THƯƠNG

Gia đình ông Nguyễn Văn Hải thu nhập cao từ mô hình đa canh. Ảnh: NDONG BRỪM

4 THỨ TƯ 10 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Lãnh đạo thành phố Bảo Lộc gặp mặt, chúc mừng nhân dịpĐại lễ Phật Đản 2017

Nhân dịp Đại lễ Phật Đản 2017 (Phật Lịch 2561), sáng ngày 8/5, Thành ủy, HĐND, UBND và UBMTTQ thành phố Bảo Lộc đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật với các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng, ni và các vị đại diện trong Ban hộ trì các chùa, tịnh xá, tịnh thất các cơ sở Phật giáo trên địa bàn thành phố.

Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Thành ủy và UBND thành phố phát biểu chúc mừng các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng, ni, các vị đại diện và bà con phật tử nhân Đại lễ Phật Đản 2561; đồng thời, thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của thành phố. Các vị đại diện Giáo hội Phật giáo và bà con phật tử thành phố Bảo Lộc phát biểu ghi nhận và cám ơn Đảng bộ, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc thành phố luôn có sự quan tâm đến Giáo hội và bà con phật tử.

Sáng ngày 9/5, lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các cơ quan, đơn vị chia thành 3 đoàn đến thăm các chùa, tịnh xá, tu viện trên địa bàn thành phố Bảo Lộc. XUÂN LONG

Nợ tái định cư 187 lô đấtvà 50 căn hộ chung cư

Thống kê trên địa bàn thành phố Đà Lạt đang triển khai 33 dự án với tổng diện tích hơn 3.000 ha, tổng số 905 hộ gia đình đủ điều kiện tái định cư. Trong đó, tổng nợ tái định cư hiện tại gồm 187 lô đất và 50 căn hộ chung cư.

Nguyên nhân do cùng một thời điểm triển khai rất nhiều dự án, trong khi các điều kiện về quỹ nhà đất phục vụ tái định cư chưa được chuẩn bị đầy đủ.

Bên cạnh đó, tại các khu vực tái định cư gồm đất nông nghiệp trong khu dân cư đô thị có nhà ở, đất ở tương đối ổn định, nên phải tiến hành đồng thời công tác bồi thường, hỗ trợ với công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, dẫn đến những vướng mắc về tiến độ giải phóng mặt bằng, dành quỹ đất cho những dự án mới.

Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư các khu tái định cư trên địa bàn Đà Lạt chưa được bố trí kịp thời để triển khai dự án theo kế hoạch. VĂN VIỆT

Trên những thao trường ở Trung đoàn Bộ binh 994, cỏ, cây khô cháy, không khí oi bức, ngột ngạt… Nhưng tinh thần luyện tập của các

chiến sĩ vẫn rất hăng say khi một tiểu đội đang tập bài chiến thuật tiêu diệt địch ở giao thông hào. Những bước chân di chuyển linh hoạt, động tác đúng, chuẩn, sử dụng vũ khí thuần thục và thực hiện các khẩu lệnh báo cáo trên từng nội dung dõng dạc, dứt khoát từ lúc vào vị trí chuẩn bị đến khi tiêu diệt gọn mục tiêu. Cách đó không xa, một trung đội đang học nội dung vận động trên thao trường. Vượt nắng, thắng mưa, say sưa luyện tập là phương châm hành động của cán bộ, chiến sĩ.

Năm 2017, Trung đoàn Bộ binh 994 được Bộ CHQS tỉnh giao huấn luyện 98 chiến sĩ mới, là những thanh niên ưu tú của 12 huyện, thành phố trong tỉnh. Mặc dù trình độ học vấn không đồng đều, với nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo khác nhau… nhưng sau 2 tháng về đơn vị, chuyện của lính không phải ai cũng biết, một ngày phải thực hiện đủ 11 chế độ. Thế mới biết, vào quân đội là phải học từ những việc nhỏ nhất. Điểu K’Tư, chàng trai người đồng bào dân tộc Châu Mạ đến từ huyện vùng sâu, vùng xa Cát Tiên bộc bạch: mọi thứ ban đầu rất xa lạ, khó khăn, nhưng đến hôm nay thì em đã quen và cảm thấy rất thích, anh em đồng chí đồng đội luôn hòa đồng, tình cảm, cùng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong rất nhiều nội dung học tập, huấn luyện, các bài về điều lệnh đội ngũ không đơn giản, nhất là với các chiến sĩ mới. Song với quyết tâm cao, chỉ sau hai tuần nhập ngũ, các chiến sĩ mới ở Trung đoàn Bộ binh 994 đã tham gia hai khối duyệt đội ngũ trong Lễ ra quân huấn luyện của LLVT tỉnh. Ngoài ra, các chiến sĩ còn học tập các nội dung về chính trị, giáo dục truyền thống yêu nước, tìm hiểu về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại; quân đội anh hùng… Còn về quân sự có các nội dung bắn súng tiểu liên AK bài 1, ném lựu đạn xa

Nỗ lực vượt khó của chiến sĩ mớiở Trung đoàn Bộ binh 994

trúng đích, đánh thuốc nổ và các bài kỹ, chiến thuật, công tác hậu cần, kỹ thuật. Thời gian huấn luyện của chiến sĩ mới là khoảng thời gian hoạt động với cường độ rất cao, chương trình huấn luyện nhiều, gần như khép kín, đòi hỏi sự tập trung cao và thể lực bền bỉ, dẻo dai. “Do điều kiện đặc thù đơn vị đóng quân ở vùng không thuận lợi, thời tiết mùa khô nắng nóng, vì vậy chúng tôi xác định phải đảm bảo đủ nguồn nước sinh hoạt, xây dựng, sửa chữa hệ thống nhà tắm, vệ sinh, cũng như quan tâm thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định để chiến sĩ có sức khỏe tốt, tinh thần lạc quan, hăng say học tập, huấn luyện đạt kết quả cao nhất”. Thượng tá Vũ Ngọc Lương, Chính ủy Trung đoàn Bộ binh 994 cho biết.

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, học tập công tác, các chiến sĩ mới còn tham gia tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống; xây

dựng, giữ gìn cảnh quan, khuôn viên doanh trại xanh, sạch, đẹp. Ngoài ra, hàng tháng, thông qua các hoạt động đối thoại dân chủ, ngày sinh hoạt văn hóa chính trị tinh thần kết hợp với kiểm tra công tác huấn luyện, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đều phân công các đoàn công tác dự và lắng nghe, chia sẻ, giải đáp những thắc mắc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn để các chiến sĩ mới yên tâm phấn đấu học tập, rèn luyện. Ngày tháng quân trường với nhiều nội dung, chương trình huấn luyện, học tập còn ở phía trước. Song, sự thích nghi với nền nếp sinh hoạt trong quân ngũ và những nỗ lực, kết quả đạt được trong thời gian qua là niềm tin để các chàng lính trẻ vững vàng ý chí, nêu cao quyết tâm hành động, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

THẾ ANH

Sau 2 tháng nhập ngũ, các chiến sĩ trẻ tại Trung đoàn Bộ binh 994 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng đã bắt đầu thích nghi, hòa nhập tốt với cuộc sống, sinh hoạt, học tập, công tác trong môi trường quân ngũ. Đó là những thử thách đầu tiên của người lính để họ trau dồi bản lĩnh, vững vàng ý chí, vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 2 năm phục vụ tại ngũ.

Nhiều cơ sở hành nghềy tế tư nhân bị xử phạt

UBND TP Đà Lạt cho biết đã tiến hành xử phạt nhiều cơ sở hành nghề y tế tư nhân vi phạm trên địa bàn trong thời gian qua.

Thông qua kiểm tra của đoàn liên ngành từ năm 2015 đến cuối năm 2016, thành phố đã kiểm tra 137 cơ sở hành nghề y tế tư nhân trên địa bàn, phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt trên 45,3 triệu đồng. Thanh tra thành phố cũng phát hiện 1 cơ sở không nộp thuế theo qui định, truy thu gần 19 triệu đồng tiền thuế.

Trong những tháng đầu năm 2017, thành phố qua kiểm tra 2 cơ sở đã phát hiện 1 cơ sở vi phạm, xử phạt 8 triệu đồng.

Những sai phạm chủ yếu của các cơ sở là chưa chấp hành quy chế chuyên môn; phân loại rác thải y tế chưa đúng; sổ, bệnh án ghi chép chưa đầy đủ; sắp xếp thuốc còn lộn xộn; thống kê báo cáo chưa đầy đủ, thiếu các điều kiện đảm bảo cơ sở hoạt động...

Được biết, hiện TP Đà Lạt có 194 cơ sở hành nghề y tế tư nhân và 125 cơ sở hành nghề dược.. VT

Huấn luyện nội dung bắn súng tiểu liên AK bài 1. Ảnh: T.Anh

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa quyết định tổng kinh phí 2,7 tỷ đồng cho các địa phương, đơn vị; trong đó, chủ yếu để mua cây giống. Sau khi đã trừ 10% tiết kiệm theo Quyết định 2724/QĐ-UBND của UBND tỉnh, cụ thể phân bổ như sau: các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà, Đam Rông, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và thành phố Bảo Lộc mỗi địa phương 180 triệu đồng; huyện Đức Trọng 185

triệu đồng; huyện Di Linh 360 triệu đồng; thành phố Đà Lạt 450 triệu đồng; Sở NN&PTNT 40 triệu đồng và Chi cục Kiểm lâm 45 triệu đồng.

UBND tỉnh cũng ban hành Quyết định điều chỉnh giảm diện tích và kinh phí đã phân bổ theo kế hoạch trồng rừng thay thế từ năm 2014 đến năm 2016 nhưng các đơn vị chủ rừng không thực hiện. Cụ thể, diện tích điều chỉnh giảm 177,01 ha (thuộc 17 đơn vị); tổng kinh phí

điều chỉnh giảm 14.994.697.000 đồng. Theo đó, phân bổ chi tiết diện tích, dự toán kinh phí trồng rừng thay thế (đợt I năm 2017) cho các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với tổng diện tích trồng rừng thay thế 497,64 ha; trong đó, trồng rừng trên đất thuộc đối tượng rừng đặc dụng 65,14 ha; rừng phòng hộ 281 ha và rừng sản xuất 151,5 ha. Tổng kinh phí thực hiện là 42.155.583.000 đồng. M.ĐẠO

Thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ - CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và thỏa thuận liên ngành đã ký kết giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Việt Nam Chi nhánh Lâm Đồng và Chi nhánh Nam Lâm Đồng với Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng, mới đây, tại xã Sơn Điền, Agribank Di Linh triển khai cho nông dân vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đây là xã đầu tiên

được triển khai cho vay theo thỏa thuận liên ngành đã ký kết.

Trong đợt này, xã Sơn Điền có 33 hộ nông dân là người dân tộc thiểu số được giải quyết cho vay 2,5 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất (hộ thấp nhất được vay 40 triệu đồng và hộ cao nhất được vay 100 triệu đồng). Theo ông Lê Thế Hiểu, Giám đốc Agribank Di Linh, đơn vị cam kết sẽ đáp ứng yêu cầu cho vay theo thỏa thuận liên ngành đã ký kết. Trước mắt, Agribank Di Linh tiếp tục triển khai cho

nông dân vay vốn tại các xã Gia Bắc, Bảo Thuận, Gung Ré, Gia Hiệp…

Được biết, theo thỏa thuận liên ngành là nhằm nâng cao hiệu quả đồng vốn cho vay đối với nông dân thông qua các tổ vay vốn do Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ thành lập; đồng thời, quy tụ từng nhóm hộ nông dân liên kết sản xuất cùng ngành nghề, cùng mô hình và tiến tới có thể liên kết nhau thành lập các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã.

XUÂN LONG

Agribank triển khai cho vay theo thỏa thuận đã ký kết

Phân bổ dự toán kinh phí trồng cây phân tán, cây che bóng năm 2017

5 THỨ TƯ 10 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Chung sức chung lòngTrưởng thôn Phi Jút - anh Nguyễn

Văn Tình bày tỏ niềm vui: “Chúng tôi rất vinh dự là thôn điểm đầu tiên của tỉnh tổ chức lễ phát động xây dựng mô hình khu dân cư kiểu mẫu trong xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần xây dựng nông thôn mới. Chúng tôi hứa sẽ vận động bà con, nhất là chị em phụ nữ tham gia xây dựng tốt mô hình này. Cả thôn có 145 hộ, trong đó 97% là đồng bào M’Nông, một số hộ người dân tộc K’Ho và Mạ chung sống hòa hợp, an ninh trật tự đảm bảo, không có tệ nạn xã hội, còn 75 hộ nghèo và 18 hộ cận nghèo”.

Chị Srăk H’Thiêng - Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Đạ Rsal trả lời 8 tiêu chí “5 không, 3 sạch” là: Không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học, không có bạo lực gia đình; 3 sạch là sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. Chị H’Thiêng cho biết thêm: Thôn Phi Jút mới thành lập từ tháng 2/2016, thuận lợi là nhà tôi ở trong buôn này nên sâu sát tình hình cơ sở, kịp thời cùng kết hợp với Chi hội phụ nữ thôn, các chị mặc dù mới làm nhưng rất nhiệt tình, năng động triển khai phong trào, vận động chị em thực hiện. Mô hình này rất có ích lợi cho bà con nhân dân và xã hội. Thứ nhất, làm cho đường làng ngõ xóm sạch sẽ, dân làng đi lại thấy

sạch sẽ cũng noi theo, môi trường xung quanh sạch, xanh đem lại sức khỏe cho cộng đồng; tiếp đến là xóa đói giảm nghèo, các ban, ngành, đoàn thể và cán bộ thôn phối hợp tuyên truyền cho bà con trong các buổi họp thôn, Chi hội phụ nữ thôn duy trì vận động các quỹ tại chỗ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, từng bước giúp đỡ cho hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo bằng cách giúp vốn, giúp ngày công, đổi công…

Chị Trương Khánh Ly - Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Phi Jút, Chủ nhiệm mô hình Khu dân cư kiểu mẫu thực hiện “5 không, 3 sạch” đã cùng 27 chị em đại diện cho 27 hộ gia đình làm thành viên nòng cốt tham gia xây dựng mô hình, đã ký cam kết và thông qua quy chế hoạt động của mô hình trước đông đảo bà con trong thôn.

Nội dung quan trọng là vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực thực hiện 9/19 tiêu chí nông thôn mới (tiêu chí số 2 về giao thông, 9 về nhà ở dân cư, 10 về thu nhập, 11 về hộ nghèo, 12 về cơ cấu lao động, 14 về giáo dục, 16 về văn hóa, 17 về môi trường, 19 về an ninh trật tự).

Đồng thời, phát huy vai trò của hội viên, phụ nữ và quần chúng nhân dân trong việc tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong việc đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh và thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở địa phương. Tích cực tham gia xây dựng các mô hình như: Quanh bếp quanh vườn, chăn nuôi có chuồng trại, thu dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, phân loại rác tại hộ gia đình, chăm sóc và bảo vệ cây xanh dọc Quốc lộ 27 trên địa bàn thôn Phi Jút.

Lộ trình xây dựngkhu dân cư kiểu mẫu Bà Phạm Thị Ánh Tuyết - Phó

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Sau lễ phát động này, Hội LHPN huyện và xã tổ chức tuyên truyền nội dung, ý nghĩa, mục đích của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đến các hội viên phụ nữ và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn khu dân cư tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, sự đồng thuận thống nhất trong cộng đồng dân cư. Phát động trong nhân dân, cán bộ, hội viên phụ nữ đăng ký

Bà con M’Nông đồng lòng xây dựngkhu dân cư kiểu mẫu “5 không, 3 sạch”Buôn Phi Jút, xã Đạ Rsal, Đam Rông hôm ấy mở hội rộn ràng, rượu cần đã chuẩn bị sẵn, có cả trống để khai hội, cồng chiêng tấu lên, hàng trăm bà con trong thôn mặc sắc phục truyền thống của đồng bào mình đến dự lễ phát động xây dựng khu dân cư kiểu mẫu “5 không, 3 sạch” như một tiệc cưới linh đình.

Lãnh đạo huyện Đam Rông và chị em phụ nữ thôn Phi Jút, xã Đạ Rsalcùng trồng cây xanh dọc Quốc lộ 27, đoạn qua Phi Jút. Ảnh: A.Nhiên

Nông dân sản xuất giỏiNăm nay 60 tuổi, Trưởng thôn

Nguyễn Căn từng là một chiến sỹ của Tiểu đoàn 810. Khi rời quân ngũ về cuộc sống đời thường, dù bất kỳ hoàn cảnh nào ông vẫn luôn tâm niệm mình cần giữ gìn và phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ.

Như nhiều người ở Xuân Trường, ông lúc đầu cũng canh tác cà phê trên đất vườn nhà, vườn cà phê ông luôn xanh tốt nhưng do giá cà phê lên xuống bấp bênh nên khi chính quyền địa phương vận động người dân ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất, ông là một trong những người tiên phong trong thôn và xã Xuân Trường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển từ cà phê sang chuyên canh ớt ngọt.

Để đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng an toàn, ông Căn chỉ sử dụng thuốc sinh học và bón phân chuồng đã được ủ lâu ngày. Cùng đó, ông còn phát triển mô hình vườn, ao, chuồng trong vườn nhà nhằm hỗ trợ lẫn nhau giảm bớt chi phí nhưng đạt hiệu quả cao.

Người trưởng thôn mẫu mựcLà một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, ông Nguyễn Căn - Trưởng thôn Trường Sơn, xã Xuân Trường, Đà Lạt còn hết lòng vì xóm làng, chung tay cùng bà con xây dựng nông thôn mới.

Với hơn 4 sào đất trồng ớt ngọt, cứ 3 ngày lại cho thu hoạch hơn 1 tạ, trừ hết chi phí chăm sóc, ông vẫn còn lời. Tích cóp dần, ông đã mua thêm 5 sào đất để trồng các loại hoa màu khác, tạo thêm công ăn việc làm lâu dài cho 6 nhân công với mức thu nhập hàng tháng từ 4 đến 5 triệu đồng/người.

Ông Căn chia sẻ: “Trồng cây gì cũng vậy, phải thường xuyên chăm

sóc, bón phân, tưới nước hằng ngày, chú ý phát hiện sâu bệnh sớm để kịp thời chữa trị, đừng để đến lúc thành dịch rồi rất khó cứu, ngoài ra cần phải có tính kiên nhẫn và niềm đam mê, không ngừng học hỏi các kiến thức mới để áp dụng”.

Trưởng thôn uy tínHơn 20 năm làm trưởng thôn, ông

được người dân trong thôn luôn tín nhiệm. Ông luôn hăng hái đi đầu trong mọi việc chung, dù công việc nhà bận rộn, nhưng ông vẫn dành thời gian trực tiếp đến các hộ dân vận động mọi người cùng chăm lo việc làng.

Trong xây dựng nông thôn mới, ông đã vận động mọi người trong thôn cùng chung tay đóng góp công sức tiền của theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng tại thôn cùng bê tông hóa hơn 6 km đường đi trong thôn, lắp thêm đèn đường chiếu sáng dọc thôn. Ông có nguyện vọng trong năm nay tiếp tục vận động bà con trong thôn bê tông hóa tiếp các con hẻm nhỏ và các con đường ra vườn sản xuất của bà con.

Khi nói chuyện với những người dân trong thôn Trường Sơn, hầu hết ai ai cũng khen ngợi ông. Nhưng với ông, đó chỉ là một công việc ông cần làm, mong đóng góp công sức của mình để cùng mọi người góp phần làm thay đổi diện mạo nơi ông đang sinh sống. NGUYỄN LONG

hưởng ứng thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” bằng những việc làm thiết thực.

Mục đích xây dựng khu dân cư kiểu mẫu trong việc thực hiện 8 tiêu chí của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2017 - 2020 của Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng là: Tiếp tục vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân tại địa bàn nâng cao ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường, làm xanh - sạch - đẹp cảnh quan và thực hiện tốt 8 tiêu chí của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, mỗi chi hội ít nhất giúp đỡ 5 - 10 hộ DTTS đạt tiêu chí “5 không, 3 sạch”, trong đó có ít nhất 2 hộ thực hiện tốt tiêu chí “5 không, 3 sạch” làm mẫu.

Hội LHPN tỉnh chọn 2 xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm và Đạ Rsal, huyện Đam Rông làm điểm triển khai xây dựng khu dân cư kiểu mẫu trong việc thực hiện 8 tiêu chí của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, lộ trình cụ thể: Năm 2017 tại thôn 1, xã Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm) và thôn Liên Hương, thôn Phi Jút, xã Đạ Rsal (huyện Đam Rông). Năm 2018 tại thôn 2, thôn 3, xã Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm) và thôn Tân Tiến, thôn Đắk Măng, xã Đạ Rsal (huyện Đam Rông). Năm 2019 tại thôn Hăng Ka, xã Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm) và các thôn Pan Bế Đơn, Phi Có, Pan Bế Nâm, xã Đạ Rsal (huyện Đam Rông).

AN NHIÊN

Vườn ớt được ông Căn chăm sóc tỉ mỉ. Ảnh: N.Long

ĐẠ TẺH:Nhiều hoạt động chào mừng Tháng Công nhân 2017

Liên đoàn Lao động huyện Đạ Tẻh vừa tổ chức lễ phát

động Tháng Công nhân năm 2017, đồng thời phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện tổ chức các hoạt động

thể thao trong dịp này.Tham dự lễ phát động

có trên 600 đoàn viên công đoàn, đại diện cho 1.700

công nhân, viên chức, lao động của 74 tổ chức công

đoàn cơ sở tại Đạ Tẻh. Sau lễ phát động, hàng

trăm VĐV của 4 khối thi đua công đoàn tại huyện gồm:

khối xã, thị trấn; khối Đảng - chính quyền; khối sự nghiệp - doanh nghiệp và khối giáo

dục tham gia thi đấu 2 bộ môn kéo co nam nữ và bóng chuyền hơi nữ theo thể thức

vòng tròn tính điểm. Sau một ngày thi đấu,

Công đoàn Giáo dục huyện đã đoạt 2 giải nhất kéo co

nam nữ và bóng chuyền hơi nữ.

HỒNG LẠC

6 THỨ TƯ 10 - 5 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Trồng và chăm sóc rừng Những năm gần đây, nhận thức của người

dân Tà Năng và Đa Quyn về việc trồng và bảo vệ rừng đã được nâng lên. Họ ý thức được rằng kinh tế từ rừng sẽ ổn định lâu dài và đem lại hiệu quả cao nếu tích cực bỏ công chăm sóc. Hộ gia đình anh Nguyễn Hùng Anh (thôn Tà Nhiên, xã Tà Năng) đã nhận trồng và chăm sóc hơn 10 ha rừng. Cuộc sống gia đình anh Hùng Anh đã thực sự thay đổi khi có chính sách giao đất cho người dân trồng và chăm sóc rừng. Anh đã cùng các thành viên trong gia đình đồng thời thuê thêm người dân nhận khoán và tham gia trồng rừng.

Sau những tháng ngày nỗ lực lao động, gia đình anh đã có hơn 10 ha rừng thông ba lá xanh tốt. Anh Hùng Anh chia sẻ, gia đình anh nhận trồng rừng vì thấy đất trống đồi trọc còn nhiều. Với 10 ha rừng thông ba lá, năm đầu tiên trồng và chăm sóc gia đình anh Hùng Anh có thu nhập hơn 190 triệu đồng; đồng thời còn tạo việc làm thường xuyên cho 5 - 10 lao động địa phương mới mức thu nhập 150 ngàn đồng/1 ngày công.

Anh Ya Bi (thôn Che Ré, xã Đa Quyn) mồ côi cha mẹ, một mình anh phải chăm sóc những đứa em. Từ khi có chủ trương trồng rừng, anh đăng ký ngay. Anh được giao khoán trồng với diện tích 5 ha, từ việc trồng rừng này, anh có nguồn thu nhập đáng kể để có thể cho những đứa em đi học, đồng thời trang trải cuộc sống. Anh Bi cho biết, với ý thức cao trong việc trồng rừng và chăm sóc rừng, anh đã đầu tư phân bón, công sức để cây phát triển, hiện diện tích rừng trồng mới đang được chăm sóc tốt. Nhờ chủ động trong khâu chăm sóc, nên đa phần diện tích rừng trồng mới đều phát triển tốt, tỷ lệ cây trồng sống đạt trên 90%.

Từ việc giao khoán trồng rừng cho người dân, tổng diện tích rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Năng được trồng mới

Hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừngTừ việc nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Đa Quyn và Tà Năng (Đức Trọng) đã nâng cao thu nhập. Và, bằng cách này, diện tích rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Năng không những không bị mất đi mà ngày một tăng thêm.

Tà Năng giao khoán bảo vệ 375,1ha rừng và được chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Sau khi nhận được giao khoán rừng, thôn đã phối hợp với Ban Quản lý rừng giao nhận về ranh giới rừng cả trên bản đồ và ngoài thực địa, không có sự chồng chéo, trùng lặp. Thôn đã họp toàn thể cộng đồng, tuyên truyền sâu rộng đến dân cư về chính sách chi trả DVMTR. Người dân trong thôn thống nhất lựa chọn, bình bầu 34 người của 34 hộ tham gia tổ bảo vệ rừng, có quy chế hoạt động rõ ràng.

Những chuyến đi tuần tra rừng hàng ngày đã trở nên quen thuộc với người dân Klong Bong. Nếu những năm trước đây, nhiều người dân tại địa phương xem chuyện đốn hạ vài ba cây gỗ vì nhu cầu sử dụng và lấy đất sản xuất là chuyện thường thì nay đã thay đổi. Bởi lẽ, hàng chục thành viên khi tham gia vào tổ bảo vệ rừng có nhiệm vụ tuyên truyền, bảo vệ những khu rừng mình quản lý, không để xảy ra tình trạng người dân phá rừng làm rẫy. Từ khi thực hiện chính sách chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, đời sống bà con trong thôn đã được cải thiện nên rất phấn khởi, tích cực chăm sóc, bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Đăng Thành, Bí thư Đảng ủy xã Đa Quyn cho biết: “Thực tế cho thấy, ở đâu người dân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng thì ở đó rừng được bảo vệ tốt hơn. Thay vì chặt cây, đốt rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật hoang dã trái phép thì người dân sẽ có nguồn thu từ chính sách kể trên. Chính sách cũng đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa của Đa Quyn và Tà Năng”.

Có thể nói, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng, từng bước ngăn chặn tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

HOÀNG YÊN

Anh Ya Bi chăm sóc rừng trồng của mình được giao. Ảnh: H.Y

Xã Lát có diện tích đất tự nhiên trên 21.700 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm hơn 18.900 ha. Toàn xã có

557 hộ, 2.424 nhân khẩu, tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 76,2% dân số (chủ yếu là đồng bào dân tộc Cil, Lạch và K’Ho), đời sống dựa vào sản xuất nông nghiệp và quản lý, bảo vệ rừng.

Phần lớn rừng ở xã Lát được quy hoạch là rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc lưu vực sông Đồng Nai, chủ yếu là rừng thông thuần loài, rừng tiếp giáp với các trục đường giao thông, khu vực dân cư và đất sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm địa hình đồi dốc cao, nhiều khe suối nên rừng ở đây có nhiều nhiệm vụ quan trọng như: phòng chống giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước cho các công trình dân sinh, kinh tế, sản xuất nông nghiệp và thủy điện.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của những cánh rừng, chính quyền địa phương và nhân dân ra sức bảo vệ rừng với phương châm: “Phòng là chính và cứu chữa kịp thời”. Năm 2016, Ban Lâm nghiệp (BLN) xã kết hợp

Xã Lát bảo vệ rừngCuộc chiến bảo vệ rừng ngày càng cam go hơn khi rừng là “miếng mồi béo bở” cho những kẻ sẵn sàng xách cưa vào rừng. Bốn bề là rừng xanh nên chính quyền và nhân dân xã Lát (Lạc Dương) biết rằng phải dùng mọi biện pháp để giữ lại màu xanh giữa đại ngàn.

với các đơn vị tổ chức tuyên truyền 5 đợt về Luật Bảo vệ và phát triển rừng, với 695 lượt người tham dự. Tuyên truyền bằng hệ thống loa truyền thanh và trong các buổi họp dân về những quy định bảo vệ rừng và phòng chống chữa cháy rừng. Trước tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép, đặc biệt là tình trạng “ken” cây làm thông chết hàng loạt, BLN xã tham mưu cho UBND xã tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị chủ rừng tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng, lập hồ sơ xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật. Từ đó, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng đã được ngăn

chặn kịp thời, giảm thiểu thiệt hại do các hành vi vi phạm gây ra về cả số vụ lẫn mức độ vi phạm (năm 2016 xảy ra 16 vụ vi phạm, giảm 5 vụ so với năm 2015).

Chủ tịch UBND xã Lát, ông R’ Ông K’Síu cho biết: “Ổn định diện tích khoanh nuôi bảo vệ rừng, kịp thời bổ sung cho các hộ nghèo được nhận quản lý, bảo vệ rừng là cách làm của địa phương trong thời gian qua. Thông qua cách làm này vừa giúp người dân thoát nghèo, vừa thể hiện được trách nhiệm của mọi người dân, khi đó rừng không còn là của riêng ai nữa mà rừng là của chung, của cộng đồng. Vì vậy, ý thức tự giác của người dân được nâng cao, công tác tuyên truyền được

thực hiện một cách dễ dàng hơn, hiệu quả thì cao hơn rõ rệt”.

Trong tổng số 557 hộ dân trên toàn xã thì có đến 407 hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng, đây là một con số biết nói thể hiện mức độ “che phủ” của rừng.

Tiếp xúc với chúng tôi, một người có công phủ xanh đồi núi trọc nổi tiếng ở thôn Păng Tiêng và ngay cả địa bàn xã là anh Kră Jăn K’Tao (1972) kể lại: Từ tiền công nhận quản lý và bảo vệ rừng, năm 2014 tôi đã mạnh dạn trồng rừng trên diện tích 20,3 ha, năm 2015 tiếp tục trồng thêm 17 ha nữa. Với tôi, rừng là nguồn lợi của gia đình nhưng cái được nhất là đồi núi không còn trơ sỏi đá nữa, mưa gió cũng không thể bào mòn rồi cuốn đất đá phá đi những triền đất phía dưới. Mình vừa quản lý, bảo vệ nhưng trồng rừng để lấp đi những khoảng trống cũng là nhiệm vụ không thể lơ là. Con cái được ăn học tử tế, nhà cửa khang trang, phương tiện đi lại, nghe nhìn đầy đủ là những gì rừng đền đáp cho gia đình tôi. Hay sự thay đổi cuộc sống của 54 hộ dân khi được chi trả dịch vụ môi trường rừng từ Ban Quản lý rừng đầu nguồn Đa Nhim trên diện tích 4.794 ha.

Giữ rừng nhưng để người dân sống được bằng nghề rừng chính là điểm nhấn then chốt trong công tác quản lý và bảo vệ rừng của xã Lát. Kể từ đây, người dân sẽ là “vệ sĩ” cho những cánh rừng. ĐỨC TÚ

Nhờ làm tốt công tác bảo vệ và giao khoán nên xã Lát luôn được rừng xanh che chở. Ảnh: Đức Tú

trong 5 năm (2012-2016) là 782,30 ha. Từ những chính sách hỗ trợ về chi phí, tiền công mà những diện tích đất lấn chiếm, đất trống đồi trọc đã được phủ xanh. Nhiều hộ dân đã có thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng ở Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Năng được nâng lên.

Ông Nguyễn Hữu Trung - Phó Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Năng cho biết: “Đơn vị được giao quản lý, bảo vệ 17.338 ha, gồm 20 tiểu khu thuộc địa bàn xã Tà Năng và xã Đa Quyn, trong đó, rừng sản xuất 8.675 ha, rừng phòng hộ 8.663 ha. Sau khi thực hiện đạt và vượt kế hoạch trồng rừng đề ra, chúng tôi đã chỉ đạo các trưởng thôn tuyên truyền đến nhân dân thông qua các buổi họp thôn, xóm về việc đẩy mạnh chăm sóc và bảo vệ rừng trồng;

chú trọng công tác phòng chống cháy rừng, kiên quyết ngăn chặn các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép trên địa bàn”.

Nhìn chung trong giai đoạn 2012-2016, diện tích rừng trồng mới và chăm sóc hàng năm tại đơn vị rất lớn, một số nguồn thì định mức đầu tư rất thấp nhưng bằng sự nỗ lực đơn vị đã hoàn thành gần 100% kế hoạch được giao cả về chất lượng và diện tích rừng trồng.

Hưởng lợi từ dịch vụ chi trả môi trường rừngTính đến thời điểm này, tổng số hộ tham

gia nhận giao khoán, bảo vệ rừng trên địa bàn 2 xã Tà Năng và Đa Quyn khoảng 650 hộ, với trên 10.316,68 ha, thu nhập hàng năm là hơn 5 tỷ đồng. Thôn Klong Bong, xã Tà Năng được Ban Quản rừng Phòng hộ

7 THỨ TƯ 10 - 5 - 2017TÒA SOẠN & BẠN ĐỌC

Cảnh giác với nạn trộm cắp tại phòng trọNhững nhà trọ dành cho sinh viên, người thu nhập thấp trên địa bàn TP Đà Lạt thường là nơi để các đối tượng xấu dễ dàng để mắt tới. Thời gian qua, đã có nhiều trường hợp người ở trọ bị mất trộm tài sản do mất cảnh giác với loại tội phạm này.

Theo chia sẻ từ bạn Nguyễn Thị Hoài (sinh viên Trường ĐH Đà Lạt), trọ tại khu 30B, đường Trần

Khánh Dư, Phường 8, TP Đà Lạt, khoảng 9 giờ sáng ngày 12/4, đi chơi về Hoài và một bạn nữ cùng phòng tá hỏa khi phát hiện trộm cắt đứt ổ khóa phòng và vét sạch mọi đồ đạc trong căn phòng. “Ngoài một máy tính xách tay (khoảng 10 triệu đồng), một điện thoại tầm 2 triệu đồng, bọn trộm còn lấy cả quần áo, mấy sấy tóc, máy ép tóc, kể cả con heo đất không còn tiền bên trong của tụi em” - Hoài nói và cho biết thêm các phòng trọ tại đây đa số đều là người đi làm, sinh viên ở trọ nên thường xuyên đóng cửa cả ngày, chỉ có tầm trưa hoặc tối đến mới có người ở nhà. Hiện giờ, để cảnh giác trộm, khi ra ngoài lâu hai bạn đều mang điện thoại, laptop bên mình. Mặc dù có hơi bất tiện nhưng đây là cách nhiều sinh viên lựa chọn khi không an tâm để tài sản có giá trị trong phòng.

Tại một phòng trọ khác (đường Bùi Thị Xuân, Phường 2, TP Đà Lạt), anh Trần Văn Ngọc (30 tuổi, quê Bình Thuận), nạn nhân trong vụ trộm gần đây cho biết: Mặc dù anh đã ở trọ gần 2 năm tại khu vực hẻm 70B nhưng đây là lần đầu tiên trong khu trọ bị kẻ gian trộm cắp tài sản. Sáng ngày 29/4, do hơi bất cẩn anh Ngọc đã dựng chiếc xe máy trước dãy nhà trọ mà không dùng xích khóa bánh. Lúc ăn cơm trưa ra thì chiếc xe đã “không cánh mà bay”. Nhưng do chiếc xe cũng khá cũ, bản thân nghĩ cũng khó tìm ra thủ phạm vì khu vực này không có camera nên anh Ngọc đã không báo chủ nhà và công an khu vực.

Còn gần đây nhất, trưa ngày 4/5, tại hẻm 22 đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 9, kẻ trộm đã vào phòng trọ của bà Hà Thị Sáu (53 tuổi) trộm nhiều tài sản có giá trị. Theo bà Sáu, số tài sản bị kẻ gian trộm gồm 2 chiếc điện thoại, bình đun nước nóng và gần 400.000 đồng. Điều đáng tiếc là thời gian mất trộm bà Sáu đang ngủ trưa nhưng lại bất cẩn để cửa mở hé không đóng. Ngoài

vụ mất đồ phòng bà Sáu, trước đó, tại khu trọ hẻm 92 (đường Trạng Trình, Phường 9), một số phòng trọ cũng mất tài sản như điện thoại, tiền mặt, quần áo cũng do mở cửa phòng nhưng không có người trông coi, tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng.

Theo ghi nhận của chúng tôi, khu vực nhiều phòng trọ nhất tại TP Đà Lạt tập trung tại các tuyến đường chính như Phù Đổng Thiên Vương, Trần Khánh Dư (Phường 8), Bùi Thị Xuân, Phan Đình Phùng (Phường 2) hay một số tuyến đường thuộc Phường 1, Phường 4, Phường 9… Qua khảo sát nhanh, chúng tôi ghi nhận tình hình an ninh khu vực phòng trọ ngày càng được cải thiện so với các năm trước. Tuy nhiên, các vụ trộm vặt vẫn diễn ra lẻ tẻ ở một số nơi. Trong đó, người bị mất trộm hay chủ phòng trọ khi sự việc xảy ra thường ngại báo công an khu vực và những vụ mất trộm thường rơi vào những khu nhà trọ giá bình dân từ 800 tới 1,5 triệu đồng/phòng/tháng dành cho sinh viên và người lao động. Đặc điểm của những dãy phòng trọ như trên lại thường đóng cửa gần như cả ngày, rất ít người ở phòng thường xuyên. Bên cạnh đó, nhiều chủ trọ lại ở nơi khác, không thể quản lý người lạ mặt ra vào, rất dễ để các

đối tượng xấu có cơ hội “hành sự”.Thông thường, các đối tượng xấu

thường ăn mặc lịch sự, ra vào các khu nhà trọ để tìm hiểu sinh hoạt của một số người có thói quen bất cẩn trước khi “ra tay”. Cách quen thuộc nhất là đi rảo quanh các phòng trọ có sơ hở, mở cửa nhưng người trong phòng lại ngủ trưa, quên chốt khóa hay tắm giặt mất cảnh giác để lẻn vào trộm các tài sản có giá trị như máy tính cá nhân, điện thoại… Trường hợp có người trong phòng, bọn chúng nhanh chóng giả nói tìm bạn, hỏi vu vơ rồi thản nhiên đi ra. Có nhiều trường hợp kẻ trộm giả dạng người lượm ve chai chuyên vào khu vực các phòng trọ không có cổng chung để trộm vặt các vật dụng sinh hoạt trước phòng trọ. Khi phát hiện người ở trọ sơ hở là nhanh chóng đột nhập “khoắng” sạch tài sản trong phòng.

Theo thống kê từ Công an TP Đà Lạt, trên địa bàn thành phố hiện có trên 20.000 nhà trọ tương đương khoảng 300.000 người ở. Số liệu thống kê cho thấy, số vụ mất trộm giảm mạnh so với các năm trước. Tuy nhiên, để tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) hơn nữa ở những khu nhà trọ, công an các phường trên địa bàn (đặc biệt là khu vực Phường 2,

Phường 8) hằng năm luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia, hỗ trợ lực lượng chức năng trấn áp tội phạm trên địa bàn. Nhiều mô hình về ANTT khu dân cư như: khu phố không tội phạm, camera an ninh khu phố, nhà trọ tự quản… ngày càng được người dân hưởng ứng nên đạt nhiều kết quả khả quan.

Ông Nguyễn Xuân Trường, chủ cơ sở kinh doanh 15 phòng trọ (số 89 Trần Khánh Dư, Phường 8) cho chúng tôi biết, khoảng hai năm trước, đã có nhiều vụ mất tài sản của sinh viên thuê trọ chỗ ông nhưng không thể tìm được thủ phạm. Để giảm thiểu tối đa nạn trộm cắp, ông Trường đã đầu tư lắp đặt 4 camera bao quát khu phòng trọ, kể cả trước lối ra vào nối với đường nhựa lớn. “Do tôi kiểm soát được người lạ ra vào phòng trọ thường xuyên qua camera nên nửa năm nay chưa xảy ra vụ việc đáng tiếc nào” - ông Trường cho hay. Nhiều chủ phòng trọ như ông Trường cũng cho biết, đã trang bị camera giám sát để có bằng chứng tố giác tội phạm, hỗ trợ lực lượng công an khu vực điều tra thủ phạm nên tình hình trộm cắp khu vực phòng trọ đã giảm đáng kể so với các năm trước đây.

CHÍNH THÀNH

Nhiều khu vực phòng trọ trên đường Bùi Thị Xuân, Phường 2 không có cổng chung dễ bị kẻ xấu để ý trộm đồ.

Ảnh: C.Thành

Liên tiếp trong nhiều tháng qua, thị trường thịt heo cả nước nói

chung, Lâm Đồng nói riêng giảm xuống rất sâu, gây thiệt hại lớn cho

người chăn nuôi. Để hỗ trợ người chăn nuôi trên

địa bàn vượt qua khó khăn, sớm ổn định sản xuất, Sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn Lâm Đồng phát động trong toàn ngành hưởng ứng Chương trình “Chung tay chia

sẻ, giải cứu” thịt heo bằng những hành động cụ thể, thiết thực.

Theo đó, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành nông nghiệp

và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng tích cực tuyên truyền,

vận động công chức, viên chức, người lao động cùng với người

thân trong gia đình thực hiện việc mua, sử dụng thịt heo sản xuất

trên địa bàn.Chi cục Chăn nuôi, Thú y và

Thủy sản là cơ quan đầu mối của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Lâm Đồng để tiếp nhận các thông tin kết nối, kế hoạch đề xuất

triển khai hiệu quả Chương trình “Chung tay chia sẻ, giải cứu” thịt

heo trong tỉnh Lâm Đồng nói trên.VŨ VĂN

Hiện giá lợn hơi ông Nguyễn Hòa Bình (49 tuổi, thôn Kim Phát, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng) bán ra cho thương lái

chỉ 23.000 đồng/kg. Ảnh: C.Thành

Chung tay “giải cứu” người chăn nuôi heo

Thản nhiên dán tờ rơi quảng cáo nơi công cộng

Nhiều trụ điện, cây xanh, tường rào… là nơi công cộng trên địa bàn TP Đà Lạt có hiện tượng tờ

rơi quảng cáo được dán bừa bãi, làm mất mỹ quan đô thị. Tuy

nhiên, để ngăn chặn vấn nạn này không hề dễ dàng khi những

người đi dán quảng cáo sai phép thường thực hiện vào buổi tối muộn, rất khó bắt quả tang tại

chỗ. Sáng ngày 7/5, tại đầu đường Nguyễn Khánh Dư (Phường 8),

đoạn nối ra đường Phù Đổng Thiên Vương, hai thanh niên đi

xe máy thản nhiên tới bờ tường, trụ điện để dán tờ rơi quảng cáo

như chốn không người. Theo Điều 51 Nghị định

158/2013/NĐ-CP quy định hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản

phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông

và cây xanh nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến

2.000.000 đồng. Ngoài phạt hành chính, đối với người thực hiện hành vi này còn phải thực hiện

các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc

xóa quảng cáo. CHÍ PHONG

Thông tin trên được Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị vừa cho biết, tại Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng”, công bố Chương trình hành động REDD+ quốc gia và đường tham chiếu rừng. Cùng tỉnh Lâm Đồng, 9 địa phương khác cũng ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư là: Bắc Giang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Bình, Tây Ninh, Nghệ An và Cà Mau. Trong số đó, đã có một số địa phương tổ chức hội nghị quán triệt chỉ thị tới cán bộ, đảng viên, nghiêm túc triển khai thực hiện.

Mục tiêu của Chỉ thị số 13-CT/TW là tạo sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tạo sức mạnh và thể hiện quyết tâm của toàn xã hội nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QL, BV&PTR), đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước và ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay.

Tại Hội nghị, Bộ NN&PTNT cũng đã công bố Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 5/4/2017. Mục tiêu chung của

chương trình là góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng; gắn và lồng ghép với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, BV&PTR, tăng trưởng xanh; thu hút sự hỗ trợ của quốc tế, tiến tới tiếp cận thị trường tín chỉ các - bon; nâng cao đời sống của người dân và phát triển bền vững đất nước. Chương trình được thực hiện từ nay đến 2030 trên phạm vi toàn quốc. Trong giai đoạn 2017 - 2020, mục tiêu của Chương trình hành động REDD+ quốc gia đặt ra là giảm phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động REDD+, nâng cao độ che phủ rừng toàn quốc lên 42% và diện tích các loại rừng đạt 14,4 triệu ha. Đáp ứng yêu cầu

sẵn sàng thực hiện REDD+, đảm bảo đủ năng lực tiếp cận nguồn tài chính chi trả dựa vào kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế... Chương trình cũng đề ra mục tiêu đến năm 2030, ổn định diện tích rừng tự nhiên ít nhất bằng diện tích đã đạt được tại năm 2020 và tăng độ che phủ rừng toàn quốc lên 45%, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia đến năm 2030 giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính, mức đóng góp có thể tăng lên 25% khi nhận được hỗ trợ quốc tế. Bộ NN&PTNT Việt Nam cũng đã trình Ban thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đường tham chiếu rừng. Những văn bản trên là cơ sở quan trọng cho QL, BV&PTR thời gian tới.

MINH ĐẠO

Lâm Đồng là một trong 10 tỉnh đã ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị 13

8 THỨ TƯ 10 - 5 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.Hộ bà Nguyễn Thị Nguyệt được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số M 777485 cấp

ngày 21/9/1998 vào sổ theo dõi số 3511/QSDĐ có tên trong sổ địa chính trang 61 quyển 11, chi tiết như sau:- Thửa đất số 41, tờ bản đồ số 17, xã Tân Lâm với diện tích 5.880 m2 (trong đó 400 m2 đất ở nông thôn + 5.480

m2 đất trồng cây lâu năm), thời hạn sử dụng lâu dài đối với đất ở và đến 15/10/2043 đối với đất trồng cây lâu năm.- Năm 2012, hộ bà Nguyễn Thị Nguyệt chuyển nhượng QSDĐ cho bà Hoàng Thị Kim Nhung thường trú

tại xã Tân Phú, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, trong quá trình chuyển nhượng, hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và hộ bà Nguyễn Thị Nguyệt đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho bà Hoàng Thị Kim Nhung.

Hiện nay, hộ bà Nguyễn Thị Nguyệt ở đâu liên hệ với UBND xã Tân Lâm hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp, khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho bà Hoàng Thị Kim Nhung theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

THÔNG BÁO V/V MẤT GIẤY CHỨNG NHẬN QSD ĐẤTCÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN (tiền thân

là Xí nghiệp Cà phê Trung Nguyên) xin thông báo: “Về việc mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ phát hành: T418459; sổ vào sổ cấp GCNQSDĐ: 00100/QSDĐ; do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 24/4/2002 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ phát hành: T418460; sổ vào sổ cấp GCNQSDĐ: 00101/QSDĐ; do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 24/4/2002.

Nay ai nhặt được hoặc có thông tin gì về hai Giấy chứng nhận QSDĐ trên vui lòng liên hệ tới địa chỉ: Công ty Cổ phần Cà Phê Trung Nguyên; 268 Nguyễn Tất Thành, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Công ty chúng tôi xin cảm ơn và hậu tạ!

... Năm 1946, trước khi lên đường thăm nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm tay và dặn lại cụ Huỳnh Thúc Kháng, nhà cách mạng lão thành, quyền Chủ tịch nước: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ ở cụ cùng với anh em giải quyết. Mong cụ “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể coi là đỉnh cao của nghệ thuật giao tiếp, lấy mục tiêu không thay đổi là độc lập, thống nhất Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân làm gốc, tùy điều kiện hoàn cảnh cụ thể, tùy từng lĩnh vực và đối tượng cụ thể mà có sự vận dụng linh hoạt, uyển chuyển những phương

pháp, cách thức giao tiếp khác nhau cho phù hợp. Nét đặc sắc trong nghệ thuật giao tiếp ấy, không chỉ đem lại thành quả lớn lao cho cách mạng Việt Nam, mà còn làm cho tên tuổi và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người mãi mãi trường tồn và tỏa sáng.

Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình thế giới đầy biến động và phức tạp thì bài học về phong cách ứng xử của Bác vẫn luôn có giá trị, đặc biệt là trong đối ngoại, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế; trong thực hiện chủ trương cải cách hành chính, xây dựng văn hóa giao tiếp cho cán bộ, công chức Nhà nước. Nhìn nhận từ góc độ văn hóa, kế thừa và phát

huy những nét đặc sắc về văn hóa trong phong cách giao tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị gắn với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng để mỗi tổ chức đảng thật sự trong sạch vững mạnh; mỗi cán bộ, đảng viên thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng: cần - kiệm - liêm - chính - chí công, vô tư; quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

TRẦN TRUNG HIẾU Phó Bí thư Đảng ủy Khối CCQ tỉnh

Từ một câu chuyện... TIẾP TRANG 2

Phì đại lành tính tuyến tiền liệt còn gọi là u xơ tuyến tiền liệt, thường gặp nhất ở nam giới trung niên, có thể phát triển to chèn ép vào niệu đạo và gây ra nhiều vấn đề tiết niệu như: khó đi tiểu tiện lúc đầu, hay đi tiểu nhiều lần, dòng nước tiểu yếu, đôi khi dừng giữa chừng và nhỏ giọt, nên đôi khi đi tiểu xong rồi vẫn bị sớt lại ra quần gây ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt. Bác Nguyễn Tiến Thành ở tại khu 2, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã giải quyết được tất cả các triệu chứng trên nhờ bài thuốc gia truyền: Tế sinh thận khí hoàn - Bác sĩ Dương Đức Tiến. Bác Thành khi mắc các triệu chứng trên thì khối tiền liệt tuyến là 44g và rất vui sau khi điều trị 1 liệu trình siêu âm lại đã về chỉ số bình thường là 26g. Hiện tại đã mấy năm sau khi điều trị khỏi đến giờ bác vẫn đi tiểu tốt và không tái lại lần nào.

Đang băn khoăn không biết có nên đi mổ tiền liệt tuyến hay không,

Niềm vui của bệnh nhân sau khi điều trị khỏi bệnh u xơ tiền liệt tuyếnvì biết rằng đụng đến dao kéo là rất ngại. Bác Vũ xuân Long tại thôn Đại Hữu, xã Mỹ Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã được một người dùng thuốc của Công ty Dược phẩm Hoa Việt có hiệu quả tốt chỉ bác mua: Tế sinh thận khí hoàn - Bác sĩ Dương Đức Tiến. Sau khi dùng 1 liệu trình 10 hộp, bác siêu âm lại, kích thước khối tiền liệt tuyến đang từ 57g giảm xuống còn 27g. Đi tiều trở nên bình thường. Trong niềm vui khỏi bệnh bác chia sẻ: “Tôi được biết căn bệnh tiền liệt tuyến nếu phải phẫu thuật rất tốn kém và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Vậy mà chỉ dùng thuốc Tế sinh thận khí hoàn - Bác sĩ Dương Đức Tiến hiệu quả điều trị cao lại ít tốn kém. Tôi cảm ơn Nhà thuốc Hoa Việt đã giúp tôi điều trị được căn bệnh tiền liệt tuyến này. Mong nhà thuốc không ngừng phát triển để giúp cho những người có căn bệnh u xơ tiền liệt tuyến có cơ hội được điều trị căn bệnh hiệu quả cao như tôi”.

Bác Nguyễn Kim Kiện tại xã Tân

Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Bác Kiện, nguyên Phó Giám đốc Công ty Lâm Đặc Sản tỉnh Hòa Bình năm nay đã 73 tuổi cho biết: “Đã chữa khỏi bệnh u xơ tiền liệt tuyến hơn 10 năm nay nhờ bài thuốc gia truyền rất hiệu quả này. Khi bị bệnh bác phải đi tiểu một đêm từ 4 đến 5 lần sau khi điều trị, giờ đêm chỉ còn tiểu 1 lần, không còn tiểu buốt, tiểu rắt nữa”.

Thuốc Tế sinh thận khí hoàn - Bác sĩ Dương Đức Tiến được bào chế hoàn toàn bằng thảo dược, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh nhân dùng thuốc khỏi bệnh mà không phải mổ có tỉ lệ cao đã được kiểm chứng. Độc giả có thể tham khảo ý kiến của các bác qua số điện thoại: Bác Thành: 01687.855.563, Bác Long 0985.787.479, Bác Kiện 0917.392.460 hoặc truy cập vào Website: benhtienliettuyen.vn để tham khảo ý kiến của nhiều bệnh nhân khỏi bệnh khác trên toàn quốc.

Bác Thành ở Phú Thọ đã chữa khỏi u xơ tiền liệt tuyến.

Thuốc hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.Tại Lâm Đồng thuốc có bán tại: Nhà thuốc Đà Lạt - Số 4 đường 3/2,

P1, TP Đà Lạt, Lâm Đồng. Điện thoại: 0263.382.1649.

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam thông báo mất hồ sơ, tài liệu thuộc quyển sở hữu của công ty như sau:

1. Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm số: 160010010556001Quý vị tìm được hoặc đang lưu giữ hay sử dụng, xin vui lòng hoàn

trả hoặc liên lạc với chúng tôi qua đường dây nóng số: (08) 3 827 8123 hoặc gửi thư theo địa chỉ:

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt NamLầu 21, Tòa nhà Sunwah, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP HCMKể từ ngày ra thông báo, các hồ sơ, tài liệu nêu trên sẽ không còn

giá trị sử dụng.

Thông báo(Về việc mất hồ sơ, tài liệu)

... Ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, thương mại và du lịch Lâm Đồng cũng phát biểu tại hội thảo: Đây không chỉ là cơ hội quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Đà Lạt đến các địa phương mà còn tạo điều kiện để các công ty du lịch kết nối, trao đổi với nhau. Trong thời gian khảo sát, trải nghiệm các sản phẩm của du lịch, dịch vụ mới tại TP Đà Lạt, các đại biểu cũng có cảm nhận và cái nhìn thực tế hơn về hoạt động du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng.

Thông qua hội thảo nhằm giới

thiệu quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người và các sản phẩm đặc trưng về dịch vụ du lịch đặc thù của Đà Lạt - Lâm Đồng đến các doanh nghiệp ngoài tỉnh, từ đó tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm, ký kết hợp đồng và mở rộng thị trường, hợp tác để kích cầu du lịch, qua đó thu hút du khách, hình thành các tour tuyến du lịch mới, làm phong phú và phát triển hơn nữa lĩnh vực du lịch.

DIỄM THƯƠNG

Giới thiệu điểm đến... TIẾP TRANG 1

Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp Lâm Đồng phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động

Ngày 9/5, Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp Lâm Đồng đã tổ chức lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2017.

Với chủ đề “Thúc đẩy công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”, Tháng an toàn vệ sinh lao động năm nay, Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp Lâm Đồng cam kết thi đua thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ với các nội dung cụ thể, gồm: Niêm yết nội quy, quy trình sản xuất an toàn; có biện pháp và đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động như: xây dựng nội quy an toàn chung; nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với từng loại máy móc, thiết bị, công việc, nơi làm việc...

Đồng thời, thực hiện đúng và đầy đủ các chế độ, quy định về công tác

an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật như: Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động (đạt từ 80% trở lên); kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.

Ngoài ra, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện cấp cứu và duy trì thường xuyên việc kiểm tra, đảm bảo sử dụng hiệu quả những trang bị đó; thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu có; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; khám, điều trị bệnh nghề nghiệp; lập hồ sơ quản lý: vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và hồ sơ quản lý đo, kiểm tra môi trường lao động; thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ… T.VŨ