42
PRIV@T3K ADVANCED SOLUTIONS QUẢN LÝ ĐIỆN TỬ TRONG Y - NHA KHOA TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN GIẢI PHÁP THỰC TIỄN

NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Đề cương nghiên cứu 2009 - Khoa RHM Đại học Y Dược TP,HCM (bản thảo) - Đào Ngọc Lâm

Citation preview

Page 1: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

PRIV@T3K ADVANCED SOLUTIONS

QUẢN LÝ ĐIỆN TỬ

TRONG Y - NHA KHOA

TỪ LÝ THUYẾTĐẾN

GIẢI PHÁP THỰC TIỄN

_________________________TP. HCM, 30 - 12 - 2009

Page 2: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐIỆN TỬ

TRONG Y - NHA KHOA

I. TỔNG QUAN QUẢN LÝ ĐIỆN TỬ TRONG Y - NHA KHOALịch sử phát triển nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn trong mọi hoạt động đáp

ứng các nhu cầu chính đáng của cuộc sống, bao gồm cả về mặt thể xác, tâm lý và thế giới ý niệm ý thức, chứa đựng cả tri thức, khả năng tư duy - phân tích và tâm linh. Trong đó, mỗi giai đoạn chuyển mình về mặt xã hội, loài người lại cải thiện và tối ưu hóa những vấn đề nền tảng về niềm tin, tri thức cơ sở và sức mạnh tập thể có liên quan, dựa trên nguyên tắc phối hợp một cách hiệu quả tất cả các nguồn lực liên quan với nhu cầu thực và các yếu tố về tác động ngoại lai, nhằm đạt được một mục tiêu mong muốn. Đó chính là tiền đề để hình thành nên khoa học quản lý hay "Quản trị học". Theo dòng lịch sử, công tác quản lý đã được manh nha từ rất sớm, từ giai đoạn loài người bắt đầu cuộc sống bầy đàn ở mô hình xã hội sơ khai nhất - công xã nguyên thủy. Khi đó, cộng đồng loài người đã bắt đầu có khái niệm phân công và đánh giá khả năng thực hiện công việc được giao cho từng thành viên trong "bầy đàn" của mình, dù chỉ trong các hoạt động tập thể phục vụ nhu cầu duy trì cuộc sống chung của "bầy đàn", dù chỉ gồm các hoạt động đơn giản như: săn bắn, hái lượm và nhu cầu sinh hoạt thường nhật: ăn ở - ngủ nghỉ. Điều đó gắn liền với khái niệm "Quản lý" với yếu tố tập thể, nó chỉ hình thành khi đối tượng tham gia là số đông/ tập thể cùng có một mục tiêu mong muốn và có nhu cầu thực hiện mục tiêu đó trong cùng một khoảng thời gia được xác định. Khái niệm "Quản lý" khá rộng, từ nhu cầu quản lý "tập thể"/ "chỉnh thể tối thiểu" hay còn gọi là "quản lý bản thân" cho mọi sinh hoạt cá nhân đến các kế hoạch phát triển bản thân, hay nhu cầu quản lý lớn hơn về quy mô nhân sự, như quản lý quá trình vận hành và hoạt động của một nhóm, một công ty, một tổ chức/ hiệp hội, một quốc gia, v.v ... Công tác quản lý tồn tại trong mọi lãnh vực, ngành nghề, tổ chức và hình thái xã hội của cuộc sống. Nói cách khác, khoa học quản lý chứa đựng ý thức và thế giới quan của xã hội tương ứng theo từng giai đoạn phát triển về nhận thức của loài người. Tuy nhiên, nghệ thuật quản lý lại thường mang dấu ấn cá nhân trong việc sử dụng một cách linh hoạt các thủ thuật quản lý trong từng trường hợp cụ thể, thường được ghi nhận lại trong dòng chảy của lịch sử trong mọi lĩnh vực, dưới dạng các văn bản truyền khẩu hay ghi chép, ví dụ như trong Kinh văn của một số tôn giáo, trong Học thuyết triết học, trong các văn bản thư tịch cổ, học thuyết quản trị học, v.v ...

Trong một trường hợp quản trị một bệnh viện, hay một phòng khám, hay một lab trong y khoa, hay y khoa, quản lý thông tin đóng một vai trò quyết định trong công tác lập kế hoạch điều trị, theo dõi và đảm bảo công tác điều trị, hay công tác phối hợp điều trị giữa các bộ phận trong bệnh viện, giữa bác sỹ điều trị (trong nha khoa là Bác sỹ răng hàm mặt (BSRHM) hay nha sỹ) với các chuyên viên hỗ trợ lâm sàng/ cận lâm sàng (trong nha khoa, có thể là trợ thủ nha khoa, kỹ thuật viên chuẩn đoán hình ảnh, kỹ

Page 3: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

thuật viên phục hình). Bởi lượng thông tin trong y tế là thông tin đa lớp và đa chiều, gồm nhiều định dạng thông tin khác nhau, ví dụ như: bệnh án (văn bản), kết quả xét nghiệm (dữ liệu văn bản), kết qua chuẩn đoán hình ảnh (dữ liệu hình ảnh), bản cam kết pháp lý (văn bản), bản thanh toán (văn bản), v.v... Mặt khác, vì các thông tin trên mang tính bảo mật, mang tính tham khảo, mang tính bắt buộc phải lưu trữ có thời hạn theo các quy định pháp lý cụ thể và khắc khe cho từng quốc gia vì liên quan đến yếu tố sức khỏe con người, công tác quản lý, truy xuất và lưu trữ dữ liệu sẽ trở nên phức tạp hơn với vô số các quy trình chuẩn, hàng loạt các bộ biểu mẫu được thiết kế phục vụ cho hàng chục đến hàng trăm trường hợp giải quyết các yêu cầu và khiếu nại của bệnh nhân theo khung pháp lý và quản lý nhà nước. Điều đó cũng trở thành một gánh nặng về cả chi phí, thời gian, nhân lực và cả hạ tầng cơ sở trong công tác lưu trữ và truy xuất các dữ liệu cũ, đặc biệt khi các dữ liệu này có tính cấu trúc, đa định dạng, đa cấp và đa chiều tương tác. Các quy trình quản lý liên tục được tối ưu hóa và xây dựng mới tùy theo nhu cầu của từng đối tượng sử dụng (các đơn vị y tế) theo điều kiện và phạm vi ứng dụng cụ thể, trong một thời gian đủ dài từ cuối thế kỷ XVIII đến nay, quản lý y tế đã trở thành một ngành khoa học nhánh chuyên biệt, trong quản trị học, phối ngẫu giữa quản trị học và các yêu cầu riêng của y học, và nó cần một lực lượng quản lý chuyên nghiệp, hùng hậu, có kỷ luật và kiên nhẫn, có thể làm việc liên tục và không ngừng nghỉ trong một thời gian dài, điều đó làm tăng chi phí và thời gian làm việc trong công tác quản lý y tế. Tuy nhiên, sự ra đời của công nghệ máy tính (Computer Sciences) và sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin (Informatics), đã mở ra một định hướng phát triển mới cho nhiều ngành ứng dụng. Mặt khác sự phát triển ứng dụng điều khiển kỹ thuật số trong mọi trang thiết bị, tích hợp, liên kết hay giao tiếp giữa người sử dụng (Users) và các trang thiết bị, hay giữa các trang thiết bị trở nên hiệu quả hơn, tương tác trực tiếp hơn, dễ dàng hơn và linh hoạt hơn. Việc hình thành các mạng truyền thông (Communication Networks) hay hệ thống mạng (IT Networks), giúp việc chia sẻ và khai thác các tài nguyên dữ liệu (Data Sharing & Mining) trở nên tiết kiệm hơn, nhanh hơn, không phụ thuộc vào yếu tố khoảng cách. Khái niệm "Quản lý điện tử" (Electronic Management) bắt đầu được hình thành dựa trên khái niệm về "Văn phòng điện tử" (Electronic Office Applications), nhanh chóng thành một làn sóng ứng dụng mới, tới ưu hóa và hiệu quả hóa công tác quản lý quy trình, văn bản, dữ liệu và các nguồn lực (Resources). Các ứng dụng điện tử này nhanh chóng được ứng dụng trong quy trình làm việc trong các ngành công nghiệp và cả dịch vụ, đặc biệt trong công tác quản lý sản xuất và quản lý các nguồn lực, đó là tiền đề để hình thành những thuật ngữ quan trọng về khoa học quản lý điện tử, ví dụ như phần mềm quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp ERP (Enterpreuner Resources Planning), phần mềm quản lý sản xuất MRP (Manufacturing Resources Planning), v.v..., mặt khác các công tác chuyên nhiệm khác trong cấu trúc của một doanh nghiệp cũng được "điện tử hóa & tin học hóa", như phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM (Customer Relationship Management), phần mềm báo cáo kế toán FRM (Financial Report Management), phần mềm quản lý kho IM (Inventory Management), phần mềm quản lý nhân sự HRM (Human Resources Management), phần mềm văn phòng điện tử EOA (Electronic Office Applications), phần mềm quản lý dự án PM (Project Management). Các sản phẩm trên nhanh chóng được cải tiến và xây dựng thành các "chương trình khung" (Application Frameworks), hay mẫu nền ứng dụng (Application Platforms), hay giài pháp lõi (Core Applications) xây dựng dựa trên giản đồ ý tưởng, hay lưu đồ công tác được xây dựng dựa trên công

Page 4: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

tác phân tích các tác vụ chính của một doanh nghiệp dựa trên các quy trình chuẩn mà doanh nghiệp đang thực hiện, hay tư vấn doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa quy trình công việc của mình. Thông thường, các ứng dụng này được phân tích và tìm giải pháp bời các lập trình viên có kinh nghiệm phối hợp với các chuyên viên tư vấn chuyên môn (có thể của đơn vị thứ ba) và các nhân viên chính quản lý các chu trình làm việc chính của doanh nghiệp, trước khi chuyển từ nhu cầu thực tiễn của những người sử dụng trực tiếp trong doanh nghiệp thành các thông tin cần thiết để lập trình viên (Code Builders/ Programmers) viết phần mềm (Coding). Về nguyên tắc, cấu trúc của một doanh nghiệp về cơ bản là giống nhau trong tất cả các ngành nghề, chúng chỉ khác nhau một ít về những yêu cầu đặc thù của từng ngành, hay có thể bỏ đi một số khâu hay bộ phận trong doanh nghiệp, hay có chức năng sai biệt một ít tùy theo phạm vi kinh doanh, yêu cầu đầu ra và tiêu chuẩn quốc gia/ luật định sở tạo đối với doanh nghiệp đó. Một số phần mềm tiêu biểu (mã nguồn mở hay phần mềm thương mại) trong lãnh vực quản lý điện tử như: OpenERP, SAP, Oracle DataMining, BravoERP, Microsoft CRM, Microsoft QuickMoney, Microsoft Projects, v.v...

Từ sự thành công và bùng nổ về giải pháp quản lý điện tử trong các ngành công nghiệp và dịch vụ đặc thù chung trong nửa sau thế kỷ XX, các đơn vị kinh doanh dịch vụ về nha khoa nhanh chóng tìm ra được hướng giải quyết mới cho mình trong giai đoạn phát triển mới, với sự đảm bảo về mặt kinh nghiệm của hơn 15 năm ứng dụng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tương tự, của các nhà cung cấp giải pháp phần mềm. Mặt khác, sự bùng nổ về ứng dụng của kỹ thuật số trong các trang thiết bị chuyên dụng trong Y - Nha khoa, điều đó giúp cho việc chia sẻ, truy xuất và quản lý các thông tin chuẩn đoán, hay các thông số sức khỏe, một cách trực tiếp và chi tiết nhanh nhất, ứng với từng thời điểm của bệnh nhân, đảm bảo công tác điều trị luôn được thực hiện kịp thời và hiệu quả nhất (Real-time Patient Inspections, Diagnosis and Treatments = RTPIDT). Mặt khác, các quy chuẩn về quản lý thông tin trong y tế và y đức đã được các quốc gia chú trọng và xây dựng bám sát theo các quy trình, hay nhu cầu công việc thực tiễn, và tối ưu hóa thành các tiêu chuẩn ngành, giúp cho công tác quản lý thông tin trong ngành Y - Nha khoa trở nên nhất quán và xuyên suốt hơn, giúp cho công tác quản lý từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn trở nên dễ dàng hơn, công tác đồng bộ hóa thông tin, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị, vùng miền hay giữa các quốc gia trở nên nhanh chóng hơn. Trên thực tế, khái niệm PRM (Patients' Record Management) đã được hình thành vào cuối thập niên 1990 trong hệ thống Bệnh viên Y khoa, lần đầu tiên tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States) khoảng năm 1992, dựa trên nền tảng hệ thống mảng nội bộ kết hợp với hệ thống quản lý dữ liệu chuẩn đoán hình ảnh trong y tế PACS (Picture Archiving and Communicating Systems). Nhưng trong nha khoa đến tận 1998 - 1999, giải pháp phần mềm đầu tiên về quản lý các công việ điều trị lâm sàng cho một phòng khám nha khoa tư nhân mới được bắt đầu quan tâm và thương mại hóa, tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, khởi đầu chỉ là quản lý thông tin bệnh án và một số hình ảnh chuẩn đoán của phim chụp X - quang quanh chóp. Trong giai đoạn này, các dữ liệu hình ảnh từ các máy chụp phim cắt lớp trong nha khoa (chủ yếu là CBCT - Cone Beam Computerized Tomography) được quản lý bởi phần mềm chuyên dụng riêng đi kèm theo từng máy có thể chia sẻ được thông qua hệ thống PACS, dưới các định dạng tiêu chuẩn như DICOM (Digital Imaging and Communication in Medicines) (*.dcm), hay có thể là các định dạng ảnh thông dụng như *.jpg, *.jpeg, *.bmp, v.v... Tuy nhiên, giải pháp quản lý điện tử trong nha khoa

Page 5: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

cũng phát triển khá chậm và bắt đầu tăng tốc từ năm 2003 trở đi, sau khi hàng loạt các dự án phần mềm về quản lý trong Nha khoa bắt đầu được xây dựng và thương mại hóa mang tính tự phát, hay tự phát triển bởi chính các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nha khoa (phòng khám hay bác sỹ nha khoa), nhưng không thành công. Quá trình sàng lọc của quy luật cạnh tranh đã nhanh chóng loại trừ hay sát nhập các giải pháp lại với nhau, đề đạt được giải pháp hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong giai đoạn này, ứng dụng về quản lý điện tử của labo kỹ thuật phục hình răng vẫn chưa được tách rời khỏi phòng khám nha khoa, với mặc định, labo kỹ thuật phục hình răng là một phần của phòng khám nha khoa.

Công cuộc phát triển các ứng dụng quản lý điện tử trong nha khoa đã nhanh chóng có một chỗ đứng riêng cho mình và phát triển theo nhiều hướng khác nhau trong thập niên 2010, nhưng vẫn chưa có được những phát kiến mới hay giải pháp toàn diện về nha khoa (cho phòng khám, bệnh viện nha khoa/ bệnh viện răng hàm mặt) hay giải pháp riêng cho từng nhu cầu của nha khoa (cho labo kỹ thuật phục hình răng, cho nha khoa học đường, hay dự án của điều dưỡng nha khoa). Trong khi đó, các giải pháp quản lý điện tử trong Y khoa đang từng bước được cải thiện tốt hơn, đặc biệt về mảng PACS (chủ yếu dựa trên chuẩn DICOM) kết hợp với PRM, được mở rông thêm các thông số khác được thu thập trực tiếp từ các tín hiệu kỹ thuật số đầu ra của các thiết bị khác như máy phân tích (xét nghiệm) hay các máy theo dõi tình trạng bệnh nhân (thiết bị đo hô hấp, đo nhịp tim, đo mạch, v.v...), mở rộng ra trên cơ sở trao đổi dữ liệu trên nền tảng intranet và internet đường truyền tốc độ cao, cùng với khái niệm các kho dữ liệu chủ (Data Servers) chuyên dụng được dùng để làm cầu nối quản lý, chia sẻ và truy xuất dữ liệu giữa các khoa, phòng ban chuyên mô trong bệnh viện, hay giữa các bệnh viện hay giữa cả các quốc gia, trong công tác điều trị, nghiên cứu chuyên sâu và cả trong công tác đánh giá sức khỏe cộng đồng. Vậy quản lý điện tử trong Y - Nha khoa nói chung, hay trong Nha khoa nói riêng, đang không ngừng ứng dụng thêm các thành tựu công nghệ mới nhất về mặt khoa học kỹ thuật và cả những cập nhật mới nhất, cụ thể nhất, về quản lý nhà nước cho mảng quản lý và điều trị điện tử cho tất cả các quy mô khác nhau (từ quy mô nhỏ đến đến quy mô lớn/ quy mô quốc gia/ quy mô quốc tế), loại hình kinh doanh (doanh nghiệp y tế nhà nước, doanh nghiệp y tế tư nhân, doanh nghiệp y tế liên doanh nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ bảo hiểm y tế, v.v...), loại dịch vụ (dịch vụ điều trị công, dịch vụ điều trị theo yêu cầu có tính phí cao cấp, bảo hiểm y tế, v.v...), mảng điều trị chuyên sâu (nội và ngoại khoa về tai - mũi - họng, tim mạch, nội tiết, nhãn khoa, nhi khoa, y học cổ truyền, nha khoa, dược lý, v.v...), phương thức điều trị (điều trị trực tiếp, bác sỹ gia đình, bác sỹ điện tử, điều trị từ xa, v.v...). Tất cả đã mở ra một cái nhìn trực quan và tích cực về quá trình tin học hóa và phổ cập hóa các giải pháp quản lý trong y tế đâu thế kỷ XXI, sự phát triển của thời đại công nghệ thông tin, thời đại không khiến cho mọi rào cản về khoảng cách ngôn ngữ, khoảng cách, trình độ chuyên môn, v.v..., không còn là trở ngại chính. Đó cũng chính là yếu tố tạo nên khái niệm "thế giới phẳng" trong công tác quản lý và triển khai y tế thế giới. Thực trạng về ứng dụng quản lý điện tử trong Y - Nha khoa trong những năm gần đây sẽ lần lượt được trình bày tổng quan trên phạm vi thế giới nói chung và cả phạm vi Việt Nam nói riêng trong phần sau.

Page 6: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) TRONG QUẢN LÝ ĐIỆN TỬ TRONG Y - NHA KHOA

II.1. Tình hình ứng dụng trên thế giớiTrên thế giới, ứng dụng tin học trong y tế được triển khai từ rất sớm vào thập niện

1950, cùng với sự phát triển về công nghệ máy tính [10]. Tiền đề bắt đầu của quản lý điện tử là, Gustav Wager xây dựng hệ thống quản lý thông tin chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới, tại Đức, năm 1949 [10],[11]. Đến thập niên 1960, nó nhanh chóng được phát triển thành một mảng nghiên cứu mới hứa hẹn nhiều tiềm năng trong hệ thống các trường đại học, các viện nghiên cứu về công nghệ thông tin tại một số quốc gia tiên tiến tại châu Âu, gồm Pháp, Đức, Bỉ và Hà Lan. Nhưng đến thập niên 1970, khái niệm về hệ thống quản lý điện tử thông tin y tế mới bắt đầu được đặt ra và nghiên cứu một cách nghiên túc tại Ba Lan và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ [12]. Tiền thân của Tin học y tế (Healthcare Informatics) là các khái niệm, như: khoa học máy tính trong y tế (Medical Computer Science), y tế có sự hỗ trợ của máy tính (Computerized Medicines), xử lý dữ liệu y tế điện tử (Medical Electronic Data processing), công nghệ thông tin y tế (Medical Information Science), công nghệ phần mềm y tế (Medical Software Engineering) và công nghệ máy tính y khoa (Medical Computer Technology). Ngành khoa học quản lý điện tử thông tin y tế nhanh chóng hình thành một cộng đồng quốc tế, trở thành một lãnh vực chuyên sâu trên phạm vi quốc tế, được điều phối bởi các nhân vật chủ chốt của Hội đồng Chuyên gia về Tin học sức khỏa toàn Anh (UK Council of Health Informatics Professions), được chia thành tám mảng ứng dụng chuyên sâu chính:

- Quản lý thông tin Y tế (Medical Information Management)- Quản lý tri thức Y tế (Medical Knowledge Management)- Quản lý danh mục đầu tư/ chương trình/ dự án Y tế (Medical Portfolio/

Programme/ Projects Management)- Công nghệ thông tin và giao tiếp trong y tế (Medical Information and

Communication Technologies = ICT)- Quản lý nghiên cứu và đào tạo điện tử trong y tế (Medical Electronic education &

research Management)- Tin học lâm sàng (Clinical Informaitcs)- Quản lý bệnh án điện tử (dịch vụ & kinh doanh) (Electronic Health Records

Management)- Quản lý hệ thống dịch vụ tin học y tế (Health Informatics Service Management)Đến đầu thập niên 1970, các tổ chức nổi bật nhất trong lãnh vực quản lý điện tử y tế

trên toàn thề giới đã hợp nhất thành Hiệp hội Tin học y khoa quốc tế IMIA (International Medical Informatics Association).

Vậy lịch sử phát triển của quản lý điện tử y tế tại Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, một trong hai quốc gia đầu tiên triển khai ứng dụng này, đã diễn ra như thế nào?

Ứng dụng điện tử đầu tiên trong y khoa được áp dụng cho một số dự án về quản lý trong nha khoa trong thập niên 1950, tại Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, do Văn phòng Tiêu chuẩn quốc gia (National Bureau of Standard), do Robert Ledley khởi xướng, đên giữa thập niên 1950, Không lực Hoa Kỳ USFA (United States Air Force) ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai hàng loạt các dự án về quản lý y tế trên máy tính cho

Page 7: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

mục đích quân sự, đồng thời hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức dân sự khác cùng tham gia, như Viện Khoa học quốc gia NAS (National Academy of Sciences), Hội đồng nghiện cứ quốc gia NRC (National Research Council) và Viên Y tế quốc gia NIH (National Institutes f Health. Đến 1959, Robert Ledley và Lee B. Lusted cho đăng "Reasoning Foundations and Medical Diagnosis", trên tạp chí Science (Hoa Kỳ), về các kỹ thuật máy tính (chủ yếu về các nghiên cứu vận hành) cho nguồn nhân lực trong y tế. Hai ông cũng đóng góp nhiều bài báo có giá trị về lãnh vực ra quyết định trong y tế trong nhiều thập niên sau đó, các đóng góp này được nhiều tổ chức và cá nhân đón nhận tích cực. Tuy nhiên trong lãnh vực đào tạo, ngành khoa học quản trị y tế (Healthcare Administration Science) được đề cập đến như một ngành khoa học và được khời xướng đưa vào chương trình giáo dục đào tạo chính thức tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào năm 1934, tại Đại học Chicago[4], trong chương trình đào tạo 2 năm, trong đó một năm học chuyên ngành và một năm nội trú. Sau đó, chương trình này được tiếp tục phát triển thành chương trình chuyên ngành 2 năm, tại Đại học Cornell, vào năm 1958. Hiện nay đã trở thành chuyên khóa bắt buộc về cơ sở ngành trong hệ thống giáo dục về khoa học sức khỏe trong tất cả các trường đại học về y khoa và khoa học sức khỏe tại khu vực Bắc Mỹ (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Canada). Cùng với sự ra đời của Hiệp hội Hệ thống thông tin và quản lý Y tế (Healthcare Information and Management Systems Society = HIMSS), tiền thân là Hiệp hội Hệ thống quản lý bệnh viện (Hospitals Management Systems Society = HMSS), thành lập năm 1961, tại Chicago, Illinois, bởi Edward J. Gerner and Harold E. Smalley. Hiện nay tổ chức này có trên 35.000 thành viên cá nhân, trên 520 tập đoàn kinh doanh dịch vụ y tế và hơn 120 tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lãnh vực y tế tham gia. Đã đánh dấu sự chuyên nghiệp hóa và nhận thức về tầm quan trọng của quản lý y tế trong cộng đồng hay của một quốc gia. Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hiến chương của tổ chức này được dự thảo vào 1961, thông qua vào năm 1962, tại Hội nghị quốc gia của tổ chức này lần đầu tiên tại Baltimore, năm 1962. Bộ luật định , các nguyên tắc và tiêu chuẩn cho HMSS được xây dựng và thông qua vào năm 1967, đến 1982, thì được hoàn thiện gồm: 15 chương (trong đó 14 chương áp dụng cho khu vực Bắc Mỹ và 1 chương áp dụng cho Úc (Australia). Năm 1968, Homer R. Warner, một trong những người sáng lập ra ngành tin học y tế (Medical Informatics) thành lập Khoa Tin học y tế chính thức đầu tiên, tại Đại học Utah (Hoa Kỳ). Đến 1986, HMSS đồi tên thành HIMSS. Hiện nay, HIMSS cộng tác chung với RSN A (Radiological Society of North America), tài trợ cho ý tưởng về thống nhất các daonh nghiệp về y tế - IHE (Integrating the Healthcare Enterprise), đồng thời cũng là bản doanh của Hiệp hội về Bệnh án điện tử (Electronic Health Records Association - EHRA) và Liên minh về Tin học trong điều dưỡng ANI (Alliance of Nursing Informatics), được đỡ dầu bởi Hiệp hội Tin học y tế toàn nước Mỹ AMIA (American Medical Informatics Association) và HIMMS. Điều đó cho thấy, ứng dụng và quản lý điện tử trong y khoa nói chung đã nhanh chóng đóng một vai trò quan trọng tại khu vực Bắc Mỹ trong thời gian phát triển gần 26 năm [9].

Về mặt thực tiễn và triển khai ứng dụng, R.Ledley và L.B.Lusted đã tiến hành hàng loạt các khảo sát về ứng dụng máy tính trong sinh học và y học (thực hiện bởi NAS - NRC) trong suốt thập niên 1950, điều này đã giúp cho NIH có được một cái nhình khả quan để giới thiệu tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính trong sinh hoc và y học cho chính phủ. Kết quả của nỗ lực này, chính là sự hình thành Hội đồng cố vấn về Nghiên cứu máy tính của NIH (NIH's ACCR = NIH's Advisory Committee on Computers in

Page 8: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

Research), do L.B.Lusted chủ trì. Chỉ trong 5 năm, từ 1960 đến 1964, NIH's ACCR đã thành lập hàng tá các trung tâm nghiên cứu về kỹ thuật y sinh học lớn nhỏ khác nhau trên phạm vi toàn nước Mỹ, với chi phí trên 40.000.000 Mỹ kim. Thành quả từ các nghiên cứu trên đã giúp Hoa Kỳ có được những bước tiến đáng kể, cùng với sự ra đời của các hệ thống quản lý điện tử y tế chuyên dụng (Expert Systems) đầu tiên (do NIH tài trợ chính) như: MYCIN, Internist - I (thập niên 1960). Về lãnh vực ứng dụng về quản lý, chia sẻ và tra cứu cơ sở dữ liệu y khoa (Medical Knowledge Management) do Thư viện y học quốc gia (National Library of Medicine) khởi xướng, như MEDLINE và MEDLARS (1965). Trong thời gian này, nhóm nghiên cứu, gồm: Neil Pappalrdo, Curtis Marble và Robert Greenes, thuộc phòng thí nghiệm về khoa học máy tính Octo Barnetts, tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Massachusetts General Hospital), Boston, Hoa Kỳ (do NIH tài trợ), đã phát triền và ứng dụng thành công MUMPS (Massachusetts General Hospital Utility Multi-Programming System). Trong thập niên 1970 và 1980, MUMPS trở thành chuẩn mực chung và ngôn ngữ lập trình chính cho các ứng dụng về quản lý điện tử trong y tế. Đến 2004, Hệ thống bệnh viện của Hội cựu chiến binh Hoa Kỳ USVAHS (United States Veterans Affairs Hospital System) đã xây dựng và ứng dụng thành công hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về bệnh án điện tử nội bộ (Enterprise - wide Health Information System) lớn nhất, còn được gọi là VistA (Veterans Health Information Systems and Technology Architecture), với giao diện tương tác (GUI = Graphical User Interface), được biết đến là Hệ thống bệnh án trên máy tính CPRS (Computerized Patient Record Systesm), được ứng dụng cho hơn 1.000 cơ sở y tế trong hệ thống của USVAHS. Hiện nay, về giải pháp quản lý điện tử trong y tế, Hoa Kỳ có hơn 300 phần mềm quản lý điện tử các loại đã thương mại hóa hay mã nguồn mở, tính luôn cả các phần mềm ứng dụng trong nha khoa. Từ năm 2004, Văn phòng Dịch vụ sức khỏe và nhân lực HSS (US Department of Health and Human Services), được thành lập bởi Văn phòng quốc gia về định hướng về Công nghệ thông tin y tế ONCHIT (Office of the National Coordinator for Health Information Technology) nhằm mục tiêu triển khai kế hoạch phát triển và triển khai trên toàn quốc gia về hệ thống quản lý điện tử đa dụng trong vòng 10 năm. Năm 2005, HSS thành lập tổ chức phi lợi nhuận độc lập, mang tên "Ủy ban Kiểm định và Chứng nhận về tin học y tế" CCHIT (Certification Commissioni for Healthcare Information Technology), có chức năng xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý bệnh án điện tử (EHR) và hệ thống mạng chuyên dụng hỗ trợ (Supporting Network) và kiểm định - cấp chứng nhận cho các đơn vị hành nghề có nhu cầu kiểm tra về chất lượng. Đến tháng 07 năm 2006, trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ, chỉ có 22 giải pháp quản lý bệnh án điện tử đạt chuẩn của CCHIT, trong hai lãnh vực khác nhau.

Riêng trong lãnh vực quản lý điện tử nha khoa, Hoa Kỳ có hơn 100 phần mềm quản lý phòng khám nha khoa đã thương mại hóa hay mã nguồn mở, nhưng chưa có phần mềm chuyên dụng thương mại hóa về quản lý điện tử labo kỹ thuật phục hình răng. Trong lãnh vực phần mềm quản lý này, chủ yếu là các giải pháp tự phát được phát triển riêng lẻ dựa trên nhu cầu của chính các labo, trên các công cụ sẳn có như: MS Excel, MS Access, Visual Basic và C#.

Bảng I.1. Bảng so sánh một số phần mềm quản lý Bệnh viện và phòng khám y khoa

STT Tên phần Phiên Thương

Page 9: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

Nhà phát triển phần mềmmềm

bản hiện hành

mại

1 PracticePalAstute Data Systems Ltd

N/A xPracticeP

al

2 CollaborateMD CollaborateMD 8.3.7 x [1]

3 Cliniko RedGuava N/A x Cliniko

4 eAlth Sterling Systems N/A x eAlth

5 NueMD Nuesoft 3.10 x Website

6 Centricity Practice Management GE Healthcare 9.2 x Website

7 Medical and Practice Management SuiteLSS Data Systems

5.6 x Website

8 Medisoft / Clinical EMR McKesson Corp V17 x Website

9 MHPOfficeUnwritten Media

IncN/A x Website

10 PeakPracticeAllscripts(Forme

rly Eclipsys)Current x Website

11 Dr. Chrono Professional Drchrono.com Current x Website

12 Sage Intergy Sage Software 6.20 x Website

13 Nortec EHR Nortec Software 7.0 x Website

14 TherabillTherabill Software

Current x Website

15 PracticeSuite PracticeSuite Current x Website

16 [Doctor Sahab] Truworth Current x Website

17 VersaForm Practice ManagementVersaForm

Systems CorpCurrent x Website

(Nguồn tổng hợp: http:\\www. .com)

Tại Vương quốc Anh, lịch sử phát triển của ngành tin học y tế được tổng hợp trong "UK Health Computing: Recollections and Reflections", Hayes G. Và Barnett D. (Eds.), BCS Group (2008). Trong giai đoạn đầu, tin học y tế tại Vương quốc Anh phát triển tự phát và mang phong cách ngẫu hứng cá nhân. Đầu thập niên 1950, các hoạt động về tin học y tế được hỗ trợ về mặt tài chính bởi Hệ thống Bệnh viện quốc gia NHS, chủ yếu về các lãnh vực về do NHS đề xuất. Nhưng đến thập niên 1960, tin học y tế tại đây bắt đầu chuyển hướng nghiên cứu mạnh sang mảng khác, như: cơ sở dữ liệu về bệnh học (Pathology) (1960), cơ sở dự liệu về phương pháp xạ trị (Radiotherapy) (1962), cơ sở dự liệu tiêm chủng (Immunization) (1963) và cơ sở dữ liệu về sơ cứu (Primary care) (1968). Tuy nhiên, dù đã có nhiều nghiên cứu mang tính chuyên sâu nhưng cac giải pháp trên đều mang tinh ngẫu hứng, cho đến thập niên

Page 10: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

1970, định hướng về các ứng dụng hỗ trợ cho các dịch vụ y tế trong nhà (In-house Healthcare Services Applications) mới bắt đầu được quan tâm, ví dụ như ứng dụng quản lý các dự án về tiêm phòng quản lý thuốc chủng ngừa cho trẻ em, nhưng chỉ mang tính cục bộ và triển khai rời rạc giữa các vùng miền khác nhau, Đó cũng chính là lý do tại sao, chính phủ bắt buộc phải can thiệp và xây dựng định hướng và chiến lược phát triển cụ thể cho tin học y tế tại Vương quốc Anh, vào tháng 06 năm 2010. Điều đó đã tạo ra một vận hội mới cho ngành tin học y tế trở thành cơ sở hỗ trợ và nắm vai trò quyết định đến công tác quản lý, điều phối và thương mại hóa các thông tin hay dịch vụ lâm sàng điện tử trong pham vi quốc gia, đóng góp nhiều hơn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe xã hội, phù hợp với thế mạnh lớn nhất của Vương quốc Anh, một trong những quốc gia có hệ thống quản lý công về bảo hiểm y tế - an sinh - xã hội tốt nhất trên thế giới. Tin học y tế Vương quốc Anh cũng đóng một vai trò quan trọng trong cộng đồng nghiên cứu về tin học học y tế thế giới, nhanh chóng tham gia IMIA từ (1979), với sự hỗ trợ từ BCS Health, Đại học Cambridge đã tổ chức Hội thảo về Tin học Y tế Âu chấu lần đầu tiên (EFMI Medical Informatics Europe) (1974) và Hội thảo quốc tế lần thứ X của IMIA (còn gọi là MEDINFO2001) (10th IMIA's Global Congress) (2001).

Tình hình phát triển của tin học y tế tại một số quốc gia khác trên thế giới cũng có nhiều bước chuyển mình đáng ghi nhận tại nhiều khu vực khác nhau, tùy theo chiến lược phát triển riêng và chính sách của từng quốc gia. Sau đây là một số thông tin về tình hình ứng dụng tại một số quốc gia và khu vực trên thế giới như sau:

- Tại Argentina, Buenos Aires Biomedical Informatics Group, một tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về lãnh vực tin học y tế phi lợi nhuận, được thành lập từ 1997, chuyên nghiên cứu về mảng tin học hóa các hoạt động lâm sàng và cận lâm sàng trong ngành khoa học sức khỏe thao các tiêu chí sau: thúc đẩy quá trình ứng dụng công cụ máy tính trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, quản lý y tế, các hoạt động lâm sàng về chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả trong lãnh vực khoa học sức khỏe và nghiên cứu về y sinh học; hỗ trợ thúc đẩy và phổ biến công tác quản lý thông tin y tế và các công cụ tin học liên quan, trong phạm vi ngành tinh học y sinh học; đẩy mạnh hợp tác và trao đổi các hoạt động trong lĩnh vực tin học y sinh giữa các hệ thống quản lý công (của nhà nước), hệ thống quản lý tư nhân và hệ thống quản lý quốc gia và hệ thống quản lý quốc tế; thúc đẩy quá trình hợp tác giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trong các dự án về các ứng dụng mới của tin học y sinh; thúc đẩy sữ tham gia, tổ chức và tài trợ của tổ chức nghiên cứu công lập, cac tổ chức nghiên cứu tư nhân (thương mại hóa), tổ chức quản lý nhà nước trong các sự kiện và các hoạt động đào tạo về tin học y tế và các cơ sở dữ liệu về bệnh án, tri thức y học nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia. Dựa trên đặc tính riêng, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Argentina hoạt động không đồng nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ về cả chất và lượng, do đó quá trình tin học hóa và triển khai các ứng dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe cũng được thực hiện theo chiến lược riêng cụ thể cho từng khi vực khác nhau. Đặc biệt hệ thống các bệnh viện tư đã nhanh chóng tự xây dựng và phát triển giải pháp quản lý điện tử riêng cho mình dựa trên điều kiện, năng lực và khả năng thực hiện theo khung pháp chế của quốc gia. Trong đó, Bệnh viện German Hospital of Buenos Aires là một trong những bệnh viện tư đầu ngành đầu tiên tại Argentina triển khai hệ thóng quản lý bệnh án điện tử EHR (Electronic Health Record) riêng do họ tự phát triển.

- Tạo Brazil, ứng dụng đầu tiên về quản lý y sinh học và chăm sóc sức khỏe được

Page 11: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

ghi nhận là vào năm 1968, được thực hiện trên hệ thống các bệnh viện đại học công, trên các máy tính IBM 1130 được trang bị sẵn trong một số trường đại học hàng đầu. Tiên phong trong lãnh vực này, Trường Y Ribeirão Preto (School of Medicine of Ribeirão Preto) áp dụng và triển khai tin học y tế tại các bệnh viện Hospital das Clinicas da Universidade de São Paulo (thuộc đại học São Paulo), tại các thành phố Ribeirão Preto và São Paulo. Đến thập niên 1970, các máy tính của một vài nhà sản xuất khác và Hewlett Packard được thương mại hóa rộng rãi, giúp việc trang bị và sử dụng máy tính trong các bệnh viện cộng đồng và quân y viện trở nên phổ biến hơn, đặc biệt được ứng dụng tốt trong các mảng quản lý điện tử về thông tin bệnh án trong các khoa chăm sóc đặc biệt ICU (Intensive Care Unit = ICU), khoa tim mạch (Cardiology), khoa chuẩn đoán & xét nghiệm (Diagnosis), khoa phục hồi sức khỏe (Patient Monitoring) và một số khoa khác. Đến đầu thập niên 1980, máy vi tính được thương mại hóa rẻ hơn, việc tin học hóa quản lý y tế được dùng nhiều trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng trở nên thông dụng hơn. 1986, Hiệp hội về tin học y tế Brazil BSHI (Brazil Society of Healthcare Informatics), thành lập cùng với việc tổ chức thành công Hội thảo quốc gia về Tin học y tế (Brazillian Congress of Health Informatics và phát hành Tạp chí về Tin học y tế Brazil BJHI (Brazillian Journal of Health Informatics. Hiện nay, hai trường đại học hàng đầu tiên phong trong lãnh vực nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu sau đại học là Đại học São Paulo (Universidade of São Paulo) và Đại học Bang São Paulo (Federal University of São Paulo).

- Các dự án về Tin học y tế tại Canada được thực hiện riêng rẽ giữa các bang khác nhau, bởi hệ thóng hành lang pháp lý và chính sách của các bang khác nhau. Đến năm 2001, Tổ chức phi lợi nhuận, do chính phủ quản lý và tài trợ Canada Health Infoway được thành lập, nhằm thúc đẩy, phát triển và nhân rộng hệ thống quản lý bệnh án điện tử xuyên suốt quốc gia. Ngày 31/12/2008, trên toàn lãnh thổ của Canada, chính phủ ghi nhận được có 276 dự án về quản lý bệnh án điện tử đang được Canada Health Infoway triển khai tại các bệnh viện, cơ sở y tế, nhà thuốc, labo sinh học, với tổng giá trị đầu tư đến 1,5 tỷ USD. Một số dự án trong đó, gồm: eHealth Ontario do chính quyền Bang Ontario triển khai tháng 09 năm 2008, dự án liên tục bị trễ tiến độ và quản lý kém hiệu quả nên chấm dứt hoàn toàn dự án vào 2009; Alberta NetCare được thành lập 2003, bời chính phủ Bang Alberta, Alberta NetCare hiện nay được hàng ngàn bác sỹ sử dụng, gồm các chức năng về dữ liệu chuẩn đoán chức chức năng, đơn thuốc điện tử, chuẩn đoán bệnh lý, dữ liệu xét nghiệm, dữ liệu chuẩn đoán hình ảnh và các báo cáo y khoa.

- Tại Châu Âu nói chung, các quốc gia thành viên của Liên minh Âu châu EU (European Union) đang thực hiện các dự án liên quan về quản lý thông tin điện tử trong y tế, với định hướng là một trong những mảng nghiên cứu hỗ trợ công tác cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng động, được dự báo sẽ đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội, đồng thời cũng hỗ trợ một ngành công nghiệp phần mềm mới đầy hứa hẹn trong tương lai. Viện nghiên cứu về Bệnh án y tế Âu châu EIHR (European Institute for Health Records), được thành lập năm 2002, một phần trong dự án ProRec, hiện do GS. Goerges De Moor điều hành, nhằm mục địch chính là xây dựng hệ thống quản lý bệnh án điện tử chất lượng cao trong khối Liên minh Âu châu. Một số dự án EIHR đang triển khai: Q-REC (dự án về phân loại và kiểm định chất lượng của các hệ thống quản lý y tế điện tử EHR ứng dụng trong Liên minh Âu châu), RIDE (dự án về lộ trình hỗ trợ hệ thống quản lý điện y tế đa dụng eHealth, được hỗ trợ bởi COM 356 (2004), chuyên về giải pháp hỗ trợ về đa chiều giao tiếp. Liên

Page 12: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

minh Âu chấu đã tiến hành triển khai các dự án thí điểm, theo bản dự thảo khung về tin học y tế lần V của Liên minh, khuyến khích cộng tác, phát triển, triển khai và mở rộng các phần mềm mã nguồn mở về lãnh vực quản lý y tế điện tử, với tên gọi là Free/ Libre and Open Source Software (FLOSS) trong phạm vi toàn liên minh. Các dự án về hệ thống quản lý y tế điện tử điển hình đã và đang triển khai tại các quốc gia thành viên EU, như: MEDCOM (Đan Mạch), EVISAND (Tây Ban Nha), SJUNET (Thụy Điển), HYGEIANET (Hy Lạp), v.v....

Tại khu vực châu Á và châu Đại dương, Hiệp hội Thông tin y ết khu vực Châu Á - Thái Bình Dương APAMI (Asia Pacific Association for Medical Informatics) được thành lập 1994, với hơn 15 thành viên trong khu vực, gồm: Australia (Úc), Trung Quốc, Hong Kong, Indonesiam Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Tân Tây Lan, Philippine, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam và các thành viên dự bị, gồm: Ấn Độ, Kazakhstan và Srilanka. APAMI đã lần lượt triển khai các dự án (Working Group) liên quan đến quản lý điện tử trong y tế như:

- WG1, Standardization (chủ trì Yin S. Kwak) và IMIA WG16 (chủ trì Michio Kimura) đồng xây dựng trên tiêu chuẩn của HIT (Health Informatics Technology) về thuật ngữ và các khái niệm.

- WG2, Triển khai quản lý điện tử trong y tế tại các nước đang phát triển (chủ trì H.M. Goh) về lộ trình và kế hoạch thực hiện cụ thể tại các quốc gia đang phát triển

- WG3, Dự án hỗ trợ việc ra quyết định trong quán lý y tế điện tử (chủ trì Yoon Kim), triển khai giai đoạn II của kế hoạch hành động năm 2007 theo quyết định của Chủ tịch tiển nhiệm của WG, Jack Li

- WG4, Triển khai hệ thống thông tin trong điều dưỡng nha khoa (chủ trì TBA), theo dự thảo thường niên MedInfo (từ 2007 đến nay).

Trong đó, một trong những quốc gia dẫn đầu trongkhu vực trong lãnh vực này, tại Australia (Úc), Trung học Tin học y tế Úc - Á ACHI (Australasian College of Health Informatics) , thành lập năm 2002, là tổ chức đào tạo chuyên nghiệp và có uy tín trong lãnh vực tin học y tế trong khu vực. Với sự hỗ trợ của đội ngũ giáo sư thỉnh giảng và các nhà nghiên cứu quốc tế, ACHI đã nhanh chóng khẳng định được vị trí dẫn đầu của mình trong khu vực, trong lãnh vực quản lý y tế điện tử, chuyên sâu về mảng ứng dụng tin học hóa diện rộng các quy trình công tác lâm sàng và cận lâm sàng chất lượng cao. ACHI là nhà tài trợ chính của tạo chỉ điện tử ngành "e-Journal for Health Informatics", được hỗ trợ bởi Hội đồng giáo dục về Tin học y tế quốc gia AHIEC (Australian Health Informatics Education Council), thành lập năm 2009. Ngoài ACHI, tại Australia còn có các tổ chức khác cũng nghiên cứu về lãnh vực này, như Hiệp hội Tin học y tế Úc HISA (Health Informatics Society of Australia), là tập hợp của tất cả các tổ chức còn lại, đồng thời là thành viên của Hiệp hội Tin học y tế quốc tế IMIA (International Medical Informatics Association). Ngược lại tại New Zealand (Tân Tây Lan), HIT được giảng dạy chính thức trong 05 trường đại học, trong đó dẫn đầu là Đại học Otago, với chương trình đào tạo đã được xây dựng và hiệu chỉnh trong hơn một thập kỷ qua. Tổ chức nghiên cứu về HIS/HIT tại New Zealand lả HINZ (Health Informatics New Zealand), với chức năng tổ chức hội thảo thường niên và phát hành các tạp chí chuyên ngành điện tử như: Healthcare Informatics Review Online (www.hinz.org.nz/journal)

Tại Trung Quốc, tin học y tế ( 医学信息学), là sản phẩm của hệ thống tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới WHO (World Health Organization - Health Metrics Networks), được khởi xướng từ năm 2006, với các mục tiêu như đánh giá kết quả thực hiện, vạch

Page 13: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

ra chiến lược phát triển cụ thể, nâng cấp hệ thống theo dõi sức khỏe cộng đồng, khảo sát sức khỏe cộng động và vòng thống kê các chỉ số y tế, theo dự thảo của Kế hoạch phát triển tin hoạc hóa y tế HIDP (Health Informatizationi Development Plan). Theo thống kê của HIDP, thị trường HIT phát triển đột biến, nhu cầu nâng cấp và đầu tư các cơ sở bệnh viện kỹ thuật số tăng nhanh đáng kể, theo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tring Quốc, được tổng kết tăng hoảng 25 - 30% mỗi năm, trong giai đoạn 2006 - 2010. Cuối 2006, tổng giá trị đầu tư cho các hệ thống tin học y tế HIS (Health Informatics Systems) đã tăng 16% so với cùng ký năm ngoái, đạt ngưỡng 5,8 ty RMB (Nhân dân tệ), chiếm 0,5% tổng kinh phí quốc gia cho các mục đích về chăm sóc sức khỏe cộng đồng cùng kỳ năm ngoái, 866 tỷ RMB. Thị trường HIT tại Trung Quốc đạt ngường 15 tỷ RMB trong năm 2010, dù chỉ ở mức phát triển của các nước phương Tây cách đây 20 năm, nhưng Trung Quốc nhanh chóng học tập và ứng dụng và phối hợp linh hoạt các thành quả về công nghệ liên ngành, điều đó giúp họ có được những bước nhảy vọt lớn. Xuất phát từ kế hoạch dự thảo của Ban cố vấn của Bộ Y tế về "Dự án xây dựng hệ thống quản lý y tế công cộng của quốc gia", được triển khai và thông qua bởi chính phủ vào ngày 17/09/2003. Trên thực tế, HIT đã bắt đầu được ứng dụng tại Trung Quốc từ thập niên 1970, theo các dự án của chính phủ và Hewlett-Packard cho các bệnh viện quân đội, bắt đầu triển khai hệ thống HIT chính thức đầu tiên vào 1984. Hàng loạt các dự án HIT đã được Trung Quốc triển khai và thực hiện, như:

- Dự án Telemedicine (hỗ trợ cho các bệnh viện lớn tuyến TW, thông qua việc tích hợp đa kênh các hệ thống chuẩn đoán và phân tich hình ảnh (CT, MRI, USCT, PET, v.v...)

- Dự án Xây dựng mạng lưới quản lý thông tin điện tử về y tế RHIN, tại Thâm Quyến (ShenZhen Regional Health Information Network)

- Dự án phát hiện nhanh thông tin bệnh dịch của CDC (Chinese CDC Surveillance System)

- Dự án Quân đội số 1 (No.1 Military Project), bao gồm triển khai và hợp nhất hơn 30 hệ thống quản lý thông tin y tế điện tử con thành một hệ thống, bởi Tổng cục Hậu cần của Quân đội nhân dân Trung Hoa (PLA) phối hợp với Hewlett - Packards triển khai từ năm 1997, được xem là hệ thống quản lý thông tin y tế cấp quốc gia quan trọng và hiệu quả nhất của Trung Quốc trong việc kiểm soát thông tin chống bùng phát dịch cúm gia cầm (SARS) năm 2003.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phải đối mặt với các khó khăn, như: chỉ 10% bệnh viện và cơ sở y tế quan tâm đến HIS , trong đó 5% chỉ mới bắt đầu xây dựng hệ thống PACS nội bộ; thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn sâu về HIT, thiếu hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về HIS/ HIT , các dự án công và tư về HIT/ HIS mang tính tự phát và không thể kiểm soát, thiếu mô hình hệ thống bệnh viện ứng dụng HIT kểu mẫu để nhân rộng, chưa hoàn thiện để đáp ứng được nhu cầu thương mại hóa nội địa thay thế cho các giải pháp nước ngoài khác.

Một đại diện tiêu biểu khác tại châu Á, Hong Kong, đã triển khai thành công hệ thống EHR, mang tên Clinical Management System CMS, của Hiệp hội các Bệnh viện (gồm 40 bệnh viện đa khoa và 120 phòng khám chuyên khoa), được truy xuất và sử dụng bởi 30.000 nhân viên y tế trong giờ hành chính, ngoài giờ hành chính có thể đạt được số lượt truy cập và sử dụng lên đến 2.000.000 lượt, với cơ sở dữ liệu về bệnh án của hơn 7.000.000 bệnh nhân., được gọi là ePR (Electronic Patient Records). Giải pháp HIS/HI T của Hong kong mang tính quốc gia về cấu trúc quản lý, được lồng ghép vào

Page 14: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

quy chuẩn, luật và tiêu chuản nha nước về lãnh vực này, chịu sữ điều phối của Sỡ Tin học y tế (Health Informatics Section), cơ quan chủ quản của tất các các bệnh viện và cơ sở y tế. Mặt khác, Hiệp hội tin học y tế Hongkong HKSMI(Hongkong Society of Medical Informatics) cũng được thành lập từ rất sớm, 1987, nhằm khuyến khích và hỗ trợ phát triển ứng dụng CNTT trong y tế. Hội thảo về eHealth được tổ chức hàng năm tại Hongkong chính là cầu nối để các nhân viên y tế, bác sỹ trong cả khối y tế công và tư nhân có cơ hội bình đẳng chia sẻ, đặt vấn đề và tìm đối tác giải quyết vấn đế của mình.

Tại Ấn độ, Hiệp hội Tin học y tế Ấn Độ IAMI (Indian Association for Medical Information) được thành lập năm 1993, tại văn phòng đại diện của khoa Dược lý lâm sàng, Viện nghiên cứu khoa học y tế mang tên Nizam (Nizam's Institute of Medical Sciences (Hyderabad, Ấn Độ), với nhiệm vụ triển khai các ứng dụng trong công nghệ chăm sóc sức khỏe, khoa học sinh học và y tế. Mục tiêu hoạt động chính của IAMI là hướng cộng đồng nhân lực hoạt động trong y tế đến những lợi ích mà công nghệ thông tin (IT) đem đến và đảm bảo tận dụng tối đa hệ thống cơ vật chất về y tế quốc gia theo cả chiều rộng và chiều sâu. Đồng thời IAMI cũng đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức liên quan sử dụng và thu được các lợi ích của IT đến lãnh vực chăm sóc sức khỏe., mặt khác cũng thúc đẩy tiến trình xã hội hóa ứng dụng tin học trong giáo dục y tế, như xây dựng cơ sở dữ liệu về tri thức ngành y tế (Medical Digital Libraries), nơi mọi người có thể tiếp cận và xây dưng các cơ sở dữ liệu cần thiết, đồng thời phổ cập hay cập nhật hóa kỹ năng máy tính cho nhân viên trong hệ thống dịch vụ y tế. Trang chủ (website) của IMIA được khai trương năm 2002 và Tạp chí của IMIA được phát hành số đầu tiên vào 06/2004, "Indian Journal of Medical Informatics" (IJMI), thông qua sự hỗ trợ và kiểm soát Hội đồng Y khoa Ấn Độ (Medical Council of India).

Tại Arab Saudi, Hiệp hội thông tin y tế Arab Saudi SAHI (Saudi Arabia Association for Health Information) được thành lập năm 2006, được điều hành chính bởi Đại học Y mang tên Quốc vương Saud Bin Abdulaziz (King Saud Bin Abdulaziz University of Health Sciences), trong việc lập kế hoạch, triền khai và xây dựng cơ sở dữ liệu tri thức cho ngành, đồng thời là đơn vị giải quyết các nhu cầu thực tiễn trong xã hội về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế.

Tuy nhiên, về mảng quản lý điện tử, nhu cầu dụng trong nha khoa được xem là một phần của dự án quán lý điện tử y tế trong suốt quá trình phát triển của HIS/HIT trên thế giới. Do đó, đại bộ phận các ứng dụng về quản lý điện tử trong nha khoa đều là các giải pháp mở hay thương mại hóa của các tổ chức, các bệnh viên hay các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm tư nhân hay phi lợi nhuận, thường được gia công theo đơn đặt hàng của các khách hàng riêng biệt. Mặt khác, các lỏng lẻo về mặt quy định, tiêu chuẩn đánh giá công tác quản lý điện tử trong nha khoa cũng còn nhiều bất cập, ngay cả tại những quốc gia tiên tiến nhất về nha khoa và HIS/HIT, như: Hoa Kỳ, Anh, Đức, v.v... Cũng vẫn chưa xây dựng được những hành lang pháp lý và tiêu chuẩn thích hợp cho trên toàn lãnh thổ cho ứng dụng HIS trong nha khoa. Trong đó, Hoa Kỳ trở thành quốc gia dẫn đầu về đâu tư tgiải pháp HIS/HIT hoàn chỉnh ứng dụng trong phòng khám nha khoa, Riêng mảng quản lý labo phục hình răng tại đây vẫn còn bị bỏ trống, không có định hướng phát triển cụ thể dẫn đến tình trạng phát triển manh mún và tự phát. Dự án tin học đầu tiên liên quan đến nha khoa được biết đến vào thập niên 1950, do nhóm nghiên cứu của Robert Ledley tại NBS thực hiện. Bắt đầu từ thập niên 1960 đến nay, máy tính được áp dụng và phát triển rộng khắp trong nha khoa Hoa Kỳ, Theo J.

Page 15: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

Atkinson, năm 200, 85,1% nha sỹ Hoa Kỳ sử dụng máy tính trong công việc chuyên môn []. Về phần loại các ứng dụng tin học nha khoa, theo Schleyer va Kirsher, gồm 03 nhóm ứng dụng chính: ứng dụng về công tác quản lý/ điều hành phòng khám (Administrative), ứng dụng cho lâm sàng (Clinical) và ứng dụng chia sẻ thông tin qua mạng (Internet). Trong đó, mảng ứng dụng lâm sàng, gồm: bệnh án nha khoa điện tử EDR (Electronic Dental Records) - một dạng biến thể của EHR, thiết kế phục hình, khí cụ có sự hỗ trợ của máy tính trong nha khoa (Computer Aided Dental Designs), ứng dụng về chuẩn đoán hình ảnh kỹ thuật số (Dental Digital Imaging Softwares) và các ứng dụng lập kế hoạch điều trị có sự hỗ trợ của máy tính trong nha khoa (Dental Diagnostics and Treatment Softwares). Theo Zimmermann, chuyên gia hàng đầu, một trong những cha đẻ của công nghệ CAD/CAM/CAE Hoa Kỳ, phân loại của các ứng dụng tin học trong nha khoa, có thể phân loại như sau: ứng dụng quản lý và điều hành các thông tin của bệnh nhân (bệnh án) (Administration and management of patient documentation), dưới dạng văn bản nén điện tử, ứng dụng giao tiếp với máy tính cho các trang thiết bị (chủ yếu là các trang thiết bị kỹ thuật số) trong nha khoa (Telecommunication computer-aided education computerizing instruments), ứng dụng mô phỏng hỗ trợ công tác huấn luyện & đào tạo trong nha khoa (telecommunication computer - aided education instruments & techniques) và ứng dụng hỗ trợ ra quyết đinh trên lâm sàng (Dental office software helping the clinical decision making). Tuy nhiên, theo phân loại của Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ ADA (American Dentist Association), tin hoc nha khoa gồm các mảng ứng dụng sau:

- Quản lý phòng khám nha khoa (Dental administration management)- Quản lý nhật ký điều trị của chuyên viên nha khoa (Dental practitioners record

management)- Quản lý lịch hẹn bệnh và công tác nội bộ (Dental scheduling management)- Quản lý bệnh án (Patient dental records management)- Quản lý chi phí nha khoa (Dental billing management)- Xử lý dữ liệu chuẩn đoán hình ảnh trong nha khoa (Dental imaging processing) - Hỗ trợ chuẩn đoán điều trị trong nha khoa (Dental diagnostics)- Hỗ trợ lập kế hoạch điều trị (Dental treatment helping) - Đào tạo nha khoa có sự hỗ trợ của máy tính (Computer aided dental education)- Phần mềm mô phỏng về sử dụng các dụng cụ nha khoa và các kỹ năng trong thực

hành nha khoa (Dental instruments and other techniques usage in dental practice)Năm 1991, Trung tâm nghiên cứu Y tế (Institute of Medicine), thuộc Viện nghiên

cứu quốc gia (National Academies), Washington (Hoa Kỳ), đưa ra văn bản chính thức, ban hành chính thức trong các văn bản pháp quy ngành nha khoa, về khái niệm về các chức năng cần thiết đối với một hệ thống quản lý văn bản y tế bằng máy tính. Trong cùng khoảng thời gian đó, Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ ADA, ban hành các thông tư hướng dẩn số 1000 và 1004 (Specifications No. 1000 và No. 1004), liên quan đến cấu trúc và nội dung trình bày của bệnh án điện tử trong nha khoa, gồm việc xây dựng thông tin bệnh nhân (Patients data), lịch hẹn (Scheduling), nhật ký điều trị (Treatment Records)/ bệnh án (Patient Records), bảng câu hỏi chuẩn đoán thường quy (Anamnestics), thông tin lâm sàng (Clinical data) và dữ liệu cận lâm sàng (Paraclinical data). Trong giai đoạn hiện nay, tiêu chí xây dựng giải pháp tin học nha khoa trên nền website (Website - based solutions) trở thành một trong những tiêu chí đánh giá về thế hệ phần mềm mới. Tuy nhiên, vì những lý do chủ quan, trong một thời gian dài, các

Page 16: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

giải pháp quản lý điện tử trong nha khoa phát triển theo nhiều hướng khác nhau, có thể là một giải pháp trọn gói theo tiêu chí của ADA hay là giái pháp module cho từng chức năng hay tổ hợp của một vài chức năng riêng lẻ. Trong đó, các giải pháp phần mềm mã nguồn mở và phần mềm thương phẩm tại Hoa Kỳ rất đa dạng, về cả số lượng, chủng loại, chất lượng và quy mô - cấu trúc - chức năng, nh7ng chỉ một số ít các phần mềm trên thỏa mãn tiêu chuẩn đánh giá do ADA đề ra (xem Bảng I.2.)

Bảng I.2. Bảng so sánh một số phần mềm quản lý Bệnh viện và phòng khám nha khoa thông dụng trên thế giới

Phần mềmDạng sản

phẩm

Nước phát triển

Hệ điều hànhChức năng Cấu trúc

CSDL/NNLT

Win Mac Linux

1Complant/NovaDent

Thương mại

Hà Lan

xStand-alone

Bitrieve/

2Curve Dental

SaaS Mỹ x x xWeb-based

-

3 Denticon SaaS Mỹ x x xWeb-based

-

4 Dentio

Thương mại / DatabaseGPL

Hà Lan

xStand-alone

Fire-bird

5 DentrixThương mại

Mỹ xStand-alone

C-treeACESQLs

6 EaglesoftThương mại

Mỹ xStand-alone

7 ExquiseThương mại

Hà Lan

xStand-alone

8Open Dental

GPL

Úc, Hà

Lan, Mỹ và

Anh

xStand-alone

My-SQL/C#.net

9PracticeWorks

Thương mại

Mỹ xStand-alone

0 SoftDentThương mại

Mỹ xStand-alone

10 DentimaxThương mại

Mỹ x xWeb-based

11 SaralDentThương mại

Ấn Độ

x x xStand-alone

Nguồn: http:\\www. .com

Đó cũng là lý do tại sao trong suốt thời gian dài, phần mềm OpenDental, phần mềm

Page 17: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

mã nguồn mở đầu tiên, vẫn được xem là một trong những giải pháp phần mềm mở (Open Sourced Code) chuẩn mực, thông dụng nhất và được nhiều doanh nghiệp HIS/HIT trong nha khoa, lẫn các phòng khám bệnh viện nha khoa sử dụng làm phần mềm nền để phát triển các ứng dụng cá nhân hay các ứng dụng thương mại hóa.

Hình I.1. Giao diện của phần mềm OpenDental (Hoa Kỳ)(Nguồn http://www.opendental.com/manual/toc.html)

Các doanh nghiệp liên quan cũng nhanh chóng ứng dụng các công nghệ mới trong IT để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng tương tác và làm việc tốt hơn, như ứng dụng công nghệ lập trình web-based, sử dụng các ứng dụng chuyển đổi, quản lý, lưu trữ, chia sẻ và truy xuất dữ liệu trong hệ thống PACS, MedINFO, hay thu thập các cập nhật mới nhất từ các cơ sở dữ liệu tri thức ngành răng hàm mặt trên hệ thống cơ sở dữ liệu tri thức chung về y tế của quốc gia, như: MEDLINE và PubMED, hay cập nhật các giải pháp về cấu trúc mạng công tác do tương tác trực tiếp giữa các thành viên hay cộng đồng người sử dụng trên bình diện quốc gia, với các nhà phát triển giải pháp chuyên nghiệp và nghiệp dư, giúp thu nạp dễ dàng và làm giàu kho lưu trữ các ứng dụng lẻ được phát triển thêm cho cộng đồng người sử dụng các giải pháp HIS/HIT trong nha khoa này. Một số giải pháp quản lý điện tử trong nha khoa của Hoa Kỳ, như: OpenDental, Curve Dental, Dentimax, Dentrix, MOGO Dental, SyzyDental (Suzy System), PracticeWorks Practice Management (Carestream Dental), CS PracticeWorks, v.v...

Page 18: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

Bảng I.3. Bảng so sánh một số phần mềm thương mại về quản lý Bệnh viện và phòng khám nha khoa tại Hoa Kỳ

Phần mềmDạng sản

phẩm

Nước phát triển

Hệ điều hành Chức năng

Cấu trúcCSDL/NNLTWin

OSMac OS

Palm/

Handhelds

Scheduling/

Imaging data

Reports/

Web-based

1

ACE Dental

Practice

Management

Software

Thương mại

Hoa Kỳ

x x x x x xGiải pháp

trọn gói

Bitrieve/

2 Open DentalThương

mạiHoa Kỳ

x x - x - x xGiải pháp

trọn gói-

3 DenticonThương

mạiHoa Kỳ

x x - x x x xGiải pháp

trọn gói-

4 DentrixThương

mạiHoa Kỳ

x x x x x x xGiải pháp

trọn gói

5 PracticeWork

s

Thương mại

Hoa Kỳ

x x x x x x xGiải pháp

trọn gói

6 SoftDentThương

mạiHoa Kỳ

x x - x - x xGiải pháp

trọn gói

7 EaglesoftThương

mạiHoa Kỳ

x x - x - x xGiải pháp

trọn gói

8 OdontoSoft

Millennium

Thương mại

Hoa Kỳ

x x x x x x x

9

ACE Dental

Practice

Management

Software

Thương mại

Hoa Kỳ

x x x - x xGiải pháp

trọn gói

10 DentiMaxThương

mạiHoa Kỳ

x x x x x xGiải pháp

trọn gói

11Diamond

Dental

Software

Thương mại

Hoa Kỳ

x x x x - x xGiải pháp

trọn gói

12DAISY

Dental

Software

Thương mại

Hoa Kỳ

x x - x - x x

13 DentalMate Thương Hoa x x - x - x x

Page 19: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

mại Kỳ

14

DENTECH

Dental

Software

Solutions

Thương mại

Hoa Kỳ

x x x x - x x

15 MOGOThương

mạiHoa Kỳ

x x x x x x xGiải pháp

trọn gói

16 Office PartnerThương

mạiHoa Kỳ

x x x x - x xGiải pháp

trọn gói

17 PEB for

Windows

Thương mại

Hoa Kỳ

x x x x - x x

18 PerfectByteThương

mạiHoa Kỳ

x x x - x x

19 Perio ExecThương

mạiHoa Kỳ

x x x x - x x

20 Prime Dental

Software

Thương mại

Hoa Kỳ

x x x - x x

21 Star Byte

Dental

Thương mại

Hoa Kỳ

x x x - x x

22 The Complete

Practitioner

Thương mại

Hoa Kỳ

x x x - x x

23 ToothpicsThương

mạiHoa Kỳ

x x x - x x

24 Windent SQLThương

mạiHoa Kỳ

x x x x - x xGiải pháp

trọn gói

25 WindentOMSThương

mạiHoa Kỳ

x x x x - x xGiải pháp

trọn gói

26 ABELDent Thương

mạiHoa Kỳ

x x x x x x xGiải pháp

trọn gói

27 Easy DentalThương

mạiHoa Kỳ

x x x x x x xGiải pháp

trọn gói

28 Office PartnerThương

mạiHoa Kỳ

x x x x x XGiải pháp

trọn góiGhi chú:(x) - Có hỗ trợ(-) - Đang phát triển( ) - Không hỗ trợ

(Nguồn http://www. .com)

Ngoài Hoa Kỳ, các ứng dụng hỗ trợ HIT cho Nha khoa cũng được quan tâm một phần tại khu vực Âu châu và Bắc Mỹ (Canada), tuy nhiên chỉ là giải pháp hỗ trợ cho

Page 20: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

những cơ sở nha khoa quy mô trung và nhỏ, với các sản phẩn được phát triển và thương mại hóa có nguồn gốc chủ yếu từ Pháp, Đức, Czech, Italia và Hà Lan, v.v...., như: EasyDental (Henry Schein, Đức - Hoa Kỳ), LiveDDM ++ LiveChat (LiveDDM, Canada), MaxiDent (Maxim Software, Canada), DenStudio (DenStudio, Italia), AbelDent (Abel Software, Canada), ProgiDENT (ProgiDent, Canada), DentalPlus (Dental Plus Polen, Vương quốc Anh), EXACT Dental Practice Management (Henry Schein, Đức - Hoa Kỳ), EviDENT (EviDENT, Đức), DS-Win-Comm (Damp Soft, Đức), CompuDent Z1 (CompuGroup Medical Co., Đức), PraxisProfile MPG (Praxis Profile, Đức), DENS Office Experience (DENS Software, Đức), Stoma-Win (ComputerKoncrete, Đức), v.v...

Hình I.2. Giao diện của phần mềm quản lý nha khoa điện tử

DENS Office Experienced (DENS Software, Đức)

Về mảng phần mềm ứng dụng trong labo phục hình răng, thì các quốc gia châu Mỹ và châu Âu chưa chú trọng nhiều đến. Tuy nhiên, các nhà phát triển phần mềm về các ứng dụng CAD/CAM nha khoa tại các khu vực này cũng đã thực hiện các phần mềm đính kèm theo giải pháp CAD/CAM nha khoa, nhằm hỗ trợ công tác quản lý của quá trình sản xuất tại khâu CAD/CAM trong labo phục hình răng, hay hoạt động của toàn bộ một trung tâm gia công CAD/CAM nha khoa DC2MC (Dental CAD/CAM Milling Centers). Hầu hết các phần mềm CAD/CAM đều có phần mềm hỗ trợ quản lý thông tin đơn hàng/ sản phẩm đơn giản, đính kèm dưới dạng plugs-in, như của các phần mềm sau: CEREC 3D 4.0 (Sirona, Đức) ExoCAD (ExoCAD GmbH, Đức), Dental Wings

Page 21: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

OS (DWOS) (Dental Wings Co., Canada), CeraMILL CAD/CAM Software (Armann GirrBach GmbH), Wieland CAD/CAM Software (Wieland Co., Đức (DWOS based)), Hilt-Ents CAD/CAM systems (Hilt-Ents, Đức), Mayka Dental 3D (Mayka Dental, Czech), Lava System (3M ESPE, Đức - Hoa Kỳ), Cercon CAD/CAM software (Densply/ Degudent GmbH, Đức - Hoa Kỳ), v.v... Riêng về mảng ứng dụng quản lý cho các DC2MC, phải kể đến các sản phẩm ứng dụng của các nhà cung cấp giải pháp CAD/CAM hàng đầu trong lãnh vực nha khoa như: Dental Manager 2012 (Delcam Corp., Vương quốc Anh, mạnh nhất hiện nay). 3Shape Manager (3Shape, Đan Mạch), Procera Product Flow Management (phát triển riêng, sử dụng nội bộ và không thương mại hóa, Nobel BioCare, Thụy Điển), AstraTech / Densply Corp. (phát triển riêng, sử dụng nội bộ và không thương mại hóa, AstraTech, Thụy Điển) và SUM3D (CIMSytems S.r.l., Italia).

Tại khu vực Á châu, Thái Bình Dương, Nhật Bản trở thành một trong những trung tâm ứng dụng HIS/HIT mạnh trong nha khoa, điển hình là phòng nghiên cứu của Đại học Nha khoa Showa (Showa Dental School), trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Nhật Bản nói riêng, cả khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới nói chung, về ứng dụng kỹ thuật số trong Nha khoa, bao gồm cả: công nghệ CAD/CAM nha khoa và quản lý điện tử trong nha khoa. Hàn Quốc và Australia cũng là một trong những quốc gia có thế mạnh về HIS/HIT/MPMS (Medical Practice Management Softwares) trong khu vực, do dó cũng cón những sản phẩm tương ứng cho nha khoa. Mặt khác, Trung Quốc vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng lớn nhất của thị trường sản phẩm HIS/HIT/MPMS trên thế giới, tuy nhiên ứng dụng trong nha khoa của Trung Quốc chưa có nhiều và mang tính tự phát theo nhu cầu, do chưa có tiêu chuẩn ngành. Một số giải pháp quản lý điện tử. đính kèm theo giải pháp CAD/CAM nha khoa, nhằm hỗ trợ công tác quản lý của quá trình sản xuất tại khâu CAD/CAM trong labo phục hình răng, hay hoạt động của toàn bộ một trung tâm gia công CAD/CAM nha khoa DC2MC (Dental CAD/CAM Milling Centers) tương tự như tại châu Âu, như: Decsy 101 CAD/CAM software (Decsy Co., Nhật Bản), Mitsubishi G1 CAD/CAM software (Mitsubishi, Nhật Bản), Katana CAD/CAM Software (xây dựng trên nền phần mềm 3Shape, của Noritake, Nhật Bản), TDS CAD/CAM Software (Pouyen Biotech Co. Ltd., Đài Loan), DentAim CAD/CAM Software (xây dựng trên nền phần mềm DELCAM, của DentAIM, Hàn Quốc), D-CAM CAD/CAM Software (xây dựng trên nền phần mềm 3Shape, của D-CAM, Hàn Quốc), v.v..., hay phần mềm quản lý phòng khám nha khoa, như: Caesy Soft (Caesy, Nhật Bản), Doobunae/ Hanaro System Patients/ Clinic/ Dental Imaging Total Management Software (Osstem Implant Co. Ltd., Hàn Quốc), dental4windows SQL (Centaur Software Co., Australia), Permanent Dental Clinic Management Software (HengJiu Software, Trung Quốc), Dentistry System 2.0 (Beijing Sunny Zhiyuan Technic Ltd., Trung Quốc), Dental Management Software (Shenzhen Mecodent Dental Laboratory Co.,Ltd., Trung Quốc), Dental Lab Software (Dalian Jixing Software, Trung Quốc), v.v...

Cùng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ được xem là nhà cung cấp giải pháp phần mềm HIS/HIT mạnh nhất khu vực châu Á, hay công xưởng gia công phần mềm lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nhà phát triển phần mềm chính thức chuyên về các ứng dụng trong nha khoa, được đóng dấu xuất xứ tại Ấn Độ, chỉ có duy nhất Sarals Software Co. (Ấn Độ). Ngoài gia công phần mềm cho chính mình, các doanh nghiệp trong công nghệ phần mềm Ấn Độ còn nhận hợp đồng gia công OEM, theo nhu

Page 22: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

cầu, cho các nhà phát triển phần mềm thuộc các quốc gia tiên tiến hơn như Bắc Mỹ, Âu châu và Úc châuMột số sản phẩm phần mềm ứng dụng trong quản lý phòng khám nha khoa của Sarals Software là SARAL Dental Software 4.0. Mặt khác, Sarals Software Co. (Ấn Độ) cũng gia công theo yêu cầu của Labo phần mềm Precise Dental Lab Management Software 3.0, một trong những phần hiếm hoi hỗ trợ cho công tác điện tử của labo phục hình răng trên thế giới. Tuy nhiên, phần mềm chuyên dụng cho quản lý labo phục hình răng Precise Dental Lab Management Software 3.0 chỉ có thể đáp ứng được một phần yêu cầu của labo, vẫn còn thiếu các tính năng quan trọng như: kiểm soát đơn hàng, tính chi phí phát sinh, trong quá trình sản xuất, kiểm soát RMA và quản lý tồn kho theo thời gian thực.

Hình I.3. Giao diện của phần mềm Precise Dental Lab Management 3.0(Sarals Software, Ấn Độ)

II.2. Tình hình ứng dụng tại Việt NamMặc dù, Việt Nam tham gia APAMI từ năm 1994, nhưng ứng dụng tin học trong y tế

vẫn còn đang trong giai đoạn sơ khởi. Bắt đầu từ năm 2009, ứng dụng trong cả y khoa và nha khoa bắt đầu bùng nổ và được quan tâm hơn tại Việt Nam, chủ yếu được phát triển bởi các doanh nghiệp dịch vụ tin học vừa và nhỏ, gồm cả chuyên và không chuyên trong lãnh vực y khoa. Một trong những ứng dụng đầu tiên về quản lý điện tử trong y khoa là phần mềm quản lý bệnh viện Ykhoa.net, được xây dựng bởi BS. Phan Xuân Trung (CT Điện toán Y Khoa Hoàng Trung - HT MedSoft), thử nghiệm đầu tiên tại TT Medic Hòa Hảo, năm 2006. Đến nay, gần 06 năm, tin học y tế nói chung tại Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể và đáng được ghi nhận trong cả quản lý

Page 23: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

y khoa điện tử (bệnh viện/ phòng khám y khoa), quản lý thông tin xét nghiệm, hình ảnh chuẩn đoán, quản lý nha khoa điện tử (bệnh viện/ phòng khám nha khoa và labo phục hình răng), quản lý điện tử dược (nhà thuốc) và cả cơ sở dữ liệu tri thức ngành trong Y học cổ truyền, y học thường thức. Một số phần mềm ứng dụng trong tin học y tế của Việt Nam,,tiêu biểu như:

- Về giải pháp quản lý bệnh viện hay phòng khám đa khoa: Ykhoa.net (HT MedSoft), DAPro 2.0, PKĐK 1.0, QLTC, Cosmetic Clinic 1,0 (MediSofts), Phần mềm Quản lý bệnh viện (CTy TNHH Mekong Việt), V-Clinic (CTy CPĐT&PT Giải Pháp Công Nghệ V&V), v.v...

- Về giải pháp quản lý nhà thuốc, Quản lý nhà thuốc (HT MedSoft), Phần mềm quản lý nhà thuốc (CTy TNHH Mekong Việt), QLNT 1.0 (MediSofts), v.v...

- Về giải pháp quản lý phòng xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh: IDManager 3.1 (MediSofts)

- Về giải pháp quản lý y tế dự phòng, tiêm chủng, dịch tễ, dinh dưỡng quốc gia: QLTC 2.0 (MediSofts), YTQG 2.0 (BS. Tô Hòang Ân - MediSofts), WINPEPPI (MediSofts), v.v...

- Về cơ sở dữ liệu điện tử về tri thức ngành: Medic 2.7 (Tự điển chuyên ngành), DNotes 1.0 (Sổ tay chuẩn đoán bệnh điện tử), Thư viện hình ảnh chuẩn đoán, Ykhoa 2.0, Tự điển ICD - 10 (MediSofts), v.v...

- Về giải pháp quản lý nha khoa (trình bày ở phần sau)

Hình I.4. Giao diện của phần mềm DAPro 2.0 (Quản lý phòng khám đa khoa)(MediSofts, Việt Nam)

Page 24: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

Tại Việt Nam, tin học ứng dụng trong nha khoa bắt đầu phát triển nhanh vào cuối 2010, với khoảng một chục ứng dụng, được phát triển trên nền tảng phần mềm mã nguồn mở hay thương mại hóa của nước ngoài, với khá đầy đủ các tính năng cơ bản, như: Phần mềm quản lý nha khoa số (CT TNHH Nha khoa số), V-Dental (Công Ty CPĐT&PT Giải Pháp Công Nghệ V&V), MKV Labo 7.0 / MKV Dental 7.0 (CTy TNHH Mekong Việt), Quản lý nha khoa (CT TNHH Trường Minh Thịnh), Dental Clinic 2.0 (MediSofts), v.v... Tuy nhiên, về mảng quản lý điện tử cho labo phụ chình răng tại Việt Nam vẫn còn để ngõ đối với các nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin Việt Nam. Hiện nay, hơn 95% các labo phục hình răng trên lãnh thổ Việt Nam (hiện có hơn 600 labo phục hình răng lớn nh3 trên phạm vi toàn quốc) sử dụng các ứng dụng văn phòng sẵn có, để quản lý các đơn hàng, cuộc hẹn, quá lý dữ liệu khách hàng/ bệnh nhân/ nhà cung cấp, số liệu thống kê và các báo cáo như: Microsoft Access, Microsoft Excel, hay tự viết một số ứng dụng đơn giản trên Visual Basic, Visual C#, .Net, v.v... (xem số liệu tổng kết trong Phụ lục I). Tùy theo khả năng ứng dụng và quản lý tin học, mỗi labo sẽ có mức độ tiếp cận khác nhau về quản lý điện tử trong labo. Duy nhất, hiện nay chỉ có hai labo phục hình răng có ứng dụng giải pháp quản lý điện tử toàn diện trong quản lý hoạt động, gồm: Digital Age Dental Lab (DADL) Co. Ltd. (100% vốn nước ngoài, Hoa Kỳ) (KCN VSIP, Bình Dương) và VietGood (Dental Lab) Co. Ltd. (100% vốn tư nhân, Việt Nam) (KCN Tân Bình, TP.HCM) đầu tư nghiêm túc để xây dựng một phần mềm quản lý toàn diện cho công tác quản lý labo phục hình răng. Giải pháp phần mềm quản lý labo toàn diện của DADL được xây dựng và tự phát triển từ một phần mềm quản lý ERP bởi công ty mẹ, trụ sở tại Mỹ, phối hợp với đơn vị gia công phần mềm và đơn vị tư vấn về kiểm định - tiêu chuẩn - quản lý chất lượng phối hợp thực hiện và thử nghiệm trên toàn hệ thống của Tập đoàn), theo tiêu chuẩn ngành tại Mỹ. Để cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả quản lý, VietGood đã nhờ đơn vị tư vấn thứ ba về và thông qua sự tư vấn của đơn vị tư vấn về kiểm định - tiêu chuẩn - quản lý chất lượng hỗ trợ trong công tác phân tích và tái cấu trúc đơn vị, kết hợp với đơn vị gia công phần mềm hiệu chỉnh và sửa chữa phần mềm gốc về quản lý Logistics để đáp ứng như cầu thực tế, gồm các chức năng sau: quản lý hệ thống đơn hàng và sản phẩm bằng mã vạch, kiểm soát dòng sản xuất (Product line), lập kế hoạch và quản lý nhân sự (chấm công theo năng lực sản xuất) (kiểm soát chi tiết đến từng khâu, bộ phận, nhân sự trên dòng sản xuất), tự động lập báo cáo thời điểm đa tiêu chí, , quản lý tồn kho, quản lý logistics và hỗ trợ điều khiển và quản lý từ xa qua thiết bị cầm tay (Remote managing & monitoring via handhelds), tất cả các hức năng trên đều được truy xuất theo thời gian thực. Giải pháp của VietGood đã được hoàn thiện và thử nghiệm thành công đưa vào triển khai chính thức trên thực tế từ cuối quý III năm 2011.

Thông qua kết quả thu thập và phân tích dữ liệu theo mẫu bảng câu hỏi chung cho các Labo phục hình răng (Xem Phụ lục II), ta thấy nhu cầu của đại bộ phận các labo quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh như sau:

Page 25: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

Bảng I.4. Bảng tổng kết kết quả điệu tra về nhu cầu quản lý điện tử trong labo phục hình răng

tại TP.HCM năm 2011-2012

TTTên Labo

Địa bàn

(quận/ huyện)

Hệ điều hành

Chức năng

QL đơn

hàng

QL tồn kho

QL tài

chính

QL sản xuất

QL chất lượn

g

QL báo cáo

1 Labo Bệnh viện RHM TP.HCM Q.1WinOS

x x

2 Labo MTM Q.3WinOS

x x x

3Labo dịch vụ

(Khoa RHM, ĐH Y Dược TP.HCM)Q.5

WinOS

x x x

4 CTy TNHH Hà Minh Q.6WinOS

x x x x x x

5 Labo Bình Minh Q.8WinOS

x x x

6 Labo Kỷ Nguyên Q.8WinOS

x x x x

7 Labo Minh PhướcBình

ThạnhWinOS

x x x x

8 Labo Phạm Đăng (CETEC)Phú

NhuậnWinOS

x x x x x x

9 Labo Việt QuốcPhú

NhuậnWinOS

x x x

10 Labo VietGood (Labo Đông Á)Tân Bình

WinOS

x x x x x x

11 Labo Tín PhátTân Phú

WinOS

x x x

Page 26: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

12 Labo Thiên Long * (Buôn Ma Thuộc) BMT*WinOS

x x x

12 11 3 5 3 12

Tổng kết (%) 100 92 25 42 25 100

(Tổng hợp)

III. TƯƠNG LAI ỨNG DỤNG QUẢN LÝ ĐIỆN TỬ TRONG Y - NHA KHOA TẠI VIỆT NAM & PHẠM VI THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Giải pháp quản lý điện tử sẽ giúp cho công tác quản lý trong y tế nói chung, nha khoa nói riêng, tở nên dễ dàng hơn. Nói cách khác, giải pháp này chính là công cụ đắc lực dùng để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả quản lý và tận dụng quỹ thời gian tốt hơn cho các labo phục hình răng, mọi loại hình và mọi quy mô (nhỏ, vừa và quy mô công nghiệp). Tuy nhiên, các giải pháp điện tử cho công tác quản lý điện tử sẽ trở thành gánh nặng và tốn thời gian dài để phân tích và xây dựng ứng dụng, đôi khi sẽ phải thực hiện nhiều lần, đặc biệt đới với các khách hàng chưa tự chuẩn hóa quy trình làm việc theo tiêu chuẩn, hay chưa có kế hoạch để chuẩn bị hội nhập hay phát triển thêm về sau này. Điều đó sẽ dẫn đến tốn nhiều chi phí, công sức và không hiệu quả cho quá trình đầu tư để tạo ra một sản phẩn hoàn chỉnh và toàn diện. Tuy nhiên, thị trường HIT/HIS/MPRM/ PSM VIệt Nam vẫn là một thị trường đầy hứa hẹn đối với các doanh nghiệp dịch vụ về công nghệ phần mềm quy mô vừ và nhỏ nội địa. Rào cản duy nhất và lớn nhất đối với sự phát triển của thị trường HIT/HIS/ MPRM/ PSM trong giai đoạn đầu và các nhà phát triển giải pháp chính là sự dung hòa giữa cơ sở tri thức y tế, tri thức về quản lý sản xuất và tru thức về công nghệ phần mềm, mặt khác các bên tham gia cần có thời gian để nắm vững và giao thoa kiến thức đa ngành nhằm hiểu rõ hơn vấn đề và tìm ra giải pháp thích hợp.

Trong thực tế, các doanh nghiệp nên khuyến khích và phổ cập hóa giải pháp quản lý điện tử trong các cơ sở y tế, thông qua các hội thảo chuyên sâu về HIS/HIT/MPSM, hội nghị giới thiệu giải pháp, hội nghị khách hàng, chương trình tập huấn, chương trình khuyến mãi và chương trình dùng thử thăm dò ý kiến phản hồi. Các động thái này sẽ giúp cho cộng đồng chuyên viên y tế ứng dụng hiệu quả hơn giải pháp HIS/HIT/MPSM và cũng là tiền đề giúp cho các doanh nghiệp dịch vụ phần mềm có cơ hội thu hút đầu tư từ khách hàng, giải quyết nhiều hơn và sát thực tiễn hơn từ những phản hồi tích cực hơn của khách hàng.

Ví dụ, khi phân tích kết quả điều tra (xem Bảng I.4), ta thấy nhu cầu chủ yếu của các labo quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu là các tính năng cơ bản sau:

- Quản lý đơn hàng và khách hàng (100%) - Quản lý tồn kho (92%) - Quản lý tài chính (25%) - Quản lý quy trình sản xuất (42%) - Quản lý chất lượng (25%) - Quản lý báo cáo điện tử (100%)

Page 27: NCKH - Quản lý điện tử trong Nha khoa - Đào Ngọc Lâm - 2009 (YDS) - Chuong I

Từ đó, cho thấy nhu cầu và năng lực sử dụng giải pháp quản lý điện tử trong labo phục hình răng chủ yếu ở mức đơn giản (chiếm khoản ... %), thường chỉ gồm các chức năng cơ bản, như quản lý thông tin đơn hàng và thông tin khách hàng, quản lý hay tạo báo cáo định kỳ (ngày, tuần, tháng, quý, năm) tự động, quản lý và xuất báo giá hay tông kết côn nợ cho khách hàng. Do đó, sẽ còn một khoảng thời gian đủ dài để giải pháp quản lý điện tử trong nha khoa làm quen và cải thiện tầm nhìn của ứng dụng trong các lãnh vực về nha khoa, gồm cả: mảng lâm sàng và labo phục hình răng, và phối hợp giữa lâm sàng - labo.

Trong phạm vi luận văn này, xây dựng phần mềm quản lý điện tử trong y - nha khoa với cấu trúc chức năng cơ bản, gồm các chức năng sau:

- Quản lý đơn hàng và khách hàng (100 %) - Quản lý nhân sự (100 %)- Quản lý báo cáo điện tử (100 %)

Sản phẩm sau cùng của luận văn này, sẽ gồm: phần mềm quản lý điện tử đơn giản về quản lý thông tin khách hàng, đơn hàng, nhà cung ứng, tra cứu thông tin kho, lập phiếu sản xuất và các báo cáo điện tử định ký về sản xuất (đơn hàng), quản lý thông tin nhân viên, các phụ lục và quy trình quản lý hoạt động chuẩn cho cơ sở y tế nói chung, hay labo phục hình răng nói riêng.