7
Những thành tựu về văn học của Tây Âu thời phục hưng Nền văn học Tây Âu thời phục hưng về cả ba thể loại thơ, tiểu thuyết và kịch đều có những tác phẩm có giá trị gắn liền với tên tuổi nhiều tác giả nổi tiếng. A. Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về thơ: Người mở đầu cho phong trào Văn hóa Phục hưng đồng thời được coi là “Người cha của thơ Italia” đó chính là Đantê. Đantê (1265- 1321) xuất thân trong một gia đình kị sĩ suy tàn ở Phirenxê. Mẹ ông mất sớm khi ông mới có 7 tuổi, cha ông lấy vợ hai nhưng cũng qua đời không lâu sau đó. Ông được bầu vào Hội đồng Thống lĩnh Công quốc Firenzê (năm 1300) lúc ấy đang là sân khấu chính trị của những cuộc đấu tranh một mất một còn giữa đảng Trắng (phái ủng hộ vua) và đảng Đen (phái ủng hộ giáo hoàng). "Phe trắng" của Đantê Alighiêri thất bại, ông bị vu khống và bị kết án vắng mặt với hình phạt "thiêu sống trên giàn lửa". Từ 1302 cho đến khi qua đời ông sống lưu vong ở các thành thị miền Nam nước Ý. Hai tác phẩm đầu tay của Đantê đó là “Thơ” và “Cuộc đời mới” (1283-1293).Hai tác phẩm này lấy cảm hứng từ người bạn gái thời thơ ấu của ông là Bêatơrit- một cô gái ngây thơ xinh đẹp mà ông đem lòng yêu mến từ khi mới 9 tuổi, nhưng về sau cô đã đi lấy chồng và chẳng may chết sớm khi cô mới chỉ 24 tuổi. Đantê hết sức đau buồn và trốn chạy nỗi buồn bằng cách lao đầu vào nghiên cứu triết học, thần học, thiên văn học và bắt đầu viết lại những bài thơ ghi lại hồi ức với Bêatơrit. Nhưng kiệt tác lớn nhất của Đantê phải kể đến là “Thần khúc”. Tác phẩm này ông đã viết trong suốt 20 năm sống lưu vong, cho đến khi chết cũng chưa hoàn thành trọn vẹn. Toàn bộ tập thơ gồm 100 chương, ngoài chương lời tựa, nội dung chính chia làm ba phần, mỗi phần gồm 33 chương. Tác phẩm kể lại cuộc du hành tưởng tượng của Đantê xuống Địa ngục, qua Tĩnh thổ rồi lên Thiên đường. Địa ngục gồm 9 tầng giam giữ, tra tấn, trừng phạt những âm hồn đã từng phạm các tội ác trên trần gian, trong đó có cả một vài Giáo hoàng. Nếu Địa ngục phản ánh thực trạng xã hội Italia thời Đantê, thì Thiên đường phản ánh khát vọng của con người về một cuộc sống hạnh phúc dành cho những người đã làm nhiều việc thiện trên trần thế, hoặc từng có lỗi lầm nhưng nay đã thực tâm hối lỗi.Cùng với

Nền văn học Tây Âu thời phục hưng về cả ba thể loại thơ.doc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nền văn học Tây Âu thời phục hưng về cả ba thể loại thơ.doc

Những thành tựu về văn học của Tây Âu thời phục hưng

Nền văn học Tây Âu thời phục hưng về cả ba thể loại thơ, tiểu thuyết và kịch đều có những tác phẩm có giá trị gắn liền với tên tuổi nhiều tác giả nổi tiếng.

A. Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về thơ:

Người mở đầu cho phong trào Văn hóa Phục hưng đồng thời được coi là “Người cha của thơ Italia” đó chính là Đantê.

Đantê (1265- 1321) xuất thân trong một gia đình kị sĩ suy tàn ở Phirenxê. Mẹ ông mất sớm khi ông mới có 7 tuổi, cha ông lấy vợ hai nhưng cũng qua đời không lâu sau đó. Ông được bầu vào Hội đồng Thống lĩnh Công quốc Firenzê (năm 1300) lúc ấy đang là sân khấu chính trị của những cuộc đấu tranh một mất một còn giữa đảng Trắng (phái ủng hộ vua) và đảng Đen (phái ủng hộ giáo hoàng). "Phe trắng" của Đantê Alighiêri thất bại, ông bị vu khống và bị kết án vắng mặt với hình phạt "thiêu sống trên giàn lửa". Từ 1302 cho đến khi qua đời ông sống lưu vong ở các thành thị miền Nam nước Ý.

Hai tác phẩm đầu tay của Đantê đó là “Thơ” và “Cuộc đời mới” (1283-1293).Hai tác phẩm này lấy cảm hứng từ người bạn gái thời thơ ấu của ông là Bêatơrit- một cô gái ngây thơ xinh đẹp mà ông đem lòng yêu mến từ khi mới 9 tuổi, nhưng về sau cô đã đi lấy chồng và chẳng may chết sớm khi cô mới chỉ 24 tuổi. Đantê hết sức đau buồn và trốn chạy nỗi buồn bằng cách lao đầu vào nghiên cứu triết học, thần học, thiên văn học và bắt đầu viết lại những bài thơ ghi lại hồi ức với Bêatơrit.

Nhưng kiệt tác lớn nhất của Đantê phải kể đến là “Thần khúc”. Tác phẩm này ông đã viết trong suốt 20 năm sống lưu vong, cho đến khi chết cũng chưa hoàn thành trọn vẹn. Toàn bộ tập thơ gồm 100 chương, ngoài chương lời tựa, nội dung chính chia làm ba phần, mỗi phần gồm 33 chương. Tác phẩm kể lại cuộc du hành tưởng tượng của Đantê xuống Địa ngục, qua Tĩnh thổ rồi lên Thiên đường. Địa ngục gồm 9 tầng giam giữ, tra tấn, trừng phạt những âm hồn đã từng phạm các tội ác trên trần gian, trong đó có cả một vài Giáo hoàng. Nếu Địa ngục phản ánh thực trạng xã hội Italia thời Đantê, thì Thiên đường phản ánh khát vọng của con người về một cuộc sống hạnh phúc dành cho những người đã làm nhiều việc thiện trên trần thế, hoặc từng có lỗi lầm nhưng nay đã thực tâm hối lỗi.Cùng với các kiệt tác của Pêtơraca và Bôcaxio, “Thần khúc” của Đantê đánh dấu việc “tiếng thông tục” ở địa phương Tootsxcan của Italia trở thành ngôn ngữ của toàn dân tộc Italia và đánh dấu sự thành lập nền Văn học dân tộc Italia. “Thần khúc” còn được đánh giá là kinh thánh của thời trung cổ.

Ngoài Đantê còn có nhà thơ trữ tình Ý đó là Pêtơraca (1304- 1375). Ông say mê các tác giả cổ điển, sưu tầm và giữ lại nhiều bản chép tay của các tác giả nổi tiếng cổ đại bị thất lạc và lập thư viện lớn. Tác phẩm của ông gồm có trường thi "Châu Phi" giống Viêcgin trước đây ca ngợi những người chinh phục Cactagiơ và tập thơ ca ngợi tình yêu tặng nàng Lôra, người mà ông yêu suốt đời và trở thành bất tử trong thơ ông. Trong tác phẩm của mình ông ca ngợi tình yêu lí tưởng, ca ngợi sắc đẹp, ca ngợi sự tự do tư tưởng và chống lại sự gò bó kinh điển.Tập thơ này cũng được coi là mẫu mực của thơ trữ tình Ý.

B. Tiểu thuyết

Về lĩnh vực này trước hết phải kể đến nhà văn người Ý Bôcaxiô (1313- 1375). Ông được đặt ngang hàng với Đantê và Pêtơraca và được gọi chung là “ba tác giả lỗi lạc”. Có thể nói ông là

Page 2: Nền văn học Tây Âu thời phục hưng về cả ba thể loại thơ.doc

nhà tiểu thuyết vĩ đại nhất của xứ sở này thời kì đó. Ông sinh ra ở tỉnh Xectanđô, gần Flôrăngxơ và qua thời thơ ấu ở đây. Năm mười lăm tuổi, ông được cha cho đi Naplơ để học nghề buôn và học luật. Những năm tuổi thanh niên này ở Naplơ có một đời sống văn hóa sôi nổi đã quyết định bước đi của ông, ông học tiếng La Tinh, nghiên cứu văn học cổ La Mã, say mê nhà thơ Vecgiliut, ông tham gia sinh hoạt cung đình vua Rôbe, giao thiệp với những nhà văn, nghệ sĩ, bác học, quý tộc và kinh doanh có tên tuổi. Sau đó ông trở về Flôrăngxơ với cha. Cuộc đời của Bôcaxiô gắn với thành phố này, nơi ông ở lâu nhất. Ở Flôrăngxơ, Bôcaxiô đi lại chốn cung đình, hoạt động chính trị, ngoại giao, mấy lần được cử đi công cán. Sau khi cha chết (l349), ông được thừa hưởng một gia tài khiêm tốn nhưng cũng đủ để củng cố tình hình kinh tế bản thân, khiến ông rảnh rang để sáng tác và nghiên cứu văn học cổ La Mã - Hy Lạp. Bôcaxiô đã trưởng thành trong cuộc sống và trong lĩnh vực văn học. Sau đó ông đi vào lĩnh vực truyện văn xuôi còn chưa ai khai thác một cách nghệ thuật. Sau trận dịch hạch khủng khiếp năm l343, ông sưu tầm tài liệu chuẩn bị viết tập truyện Mười Ngày, xuất bản năm 1353. Ông còn viết Nữ Thần ở Fixôlơ ( Ninfale Fiesolano, 1345 - l346), thơ tình thôn dã thần thoại kết hợp hiện thực và trữ tình, khẩu vị dân gian và chất liệu cổ điển La Mã... Trên đây là những tác phẩm viết bằng tiếng Ý đã mang lại vinh quang cho Bôcaxiô, ông còn sáng tác bằng tiếng La tinh, nhưng sáng tác này không có mấy tiếng vang.Năm 1362, Bôcaxiô, khi đó 49 tuổi, qua một cơn khủng hoảng tâm hồn vì những lý do tôn giáo. Ông về sống chục năm cuối đời ở Xectanđô. Ông sống những năm tháng cô đơn và lặng lẽ, chuyên nghiên cứu văn học cổ La Mã - Hy Lạp cho đến khi chết, năm 62 tuổi.

Tác phẩm nổi tiếng của ông là tập truyện ngắn “Mười ngày”.Trận dịch hạch khủng khiếp năm 1348 đã tạo nguồn cảm hứng cho Bôcaxio đi sưu tầm các tài liệu chuẩn bị cho sự ra đời của tác phẩm này. “Mười ngày” là câu chuyện được liên kết bởi những chuỗi truyện cũng giống như câu chuyện “Ngàn lẻ một đêm” của Ấn Độ. Tác phẩm này gồm 100 câu chuyện của 7 cô gái và 3 chàng kị sĩ trẻ cùng nhau rời bỏ Phirenxe để tránh nạn dịch hạch. Họ đến những tòa lâu đài tráng lệ, tiêu thời gian vào việc ăn uống, ca hát, đi dạo, tán gẫu... Mỗi ngày một người trong bọn thay phiên nhau làm Vua hay Hoàng hậu và có quyền chỉ định những bạn khác làm theo ý mình, tức là kể những câu chuyện theo các chủ đề khác nhau, sau 100 câu chuyện được kể lần lượt trong 10 ngày thì nạn dịch cũng chấm dứt mà mọi người kéo nhau trở lại thành phố. Tiếng Ý được Bôcaxiô sử dụng nhuần nhuyễn trong Mười Ngày kể những truyện nhiều màu sắc, khi thì châm biếm, giễu cợt, khi thì hiện thực trắng trợn, thô lỗ, khi thì tình cảm thanh cao. Bi xen lẫn hài, hiện thực xen lẫn với mộng ảo, quái dị, nhưng mộng ảo, quái dị chỉ đóng vai trò phụ, cái chính vẫn là hiện thực. Thực là một bức tranh sống động về xã hội Ý thế kỷ XIV tới hàng nghìn nhân vật thuộc đủ các tầng lớp xã hội (thương nhân, quý tộc thầy tu, thầy lang, thợ thủ công, nông dân trí thức... ), nam có, nữ có, trẻ có, già có. Cốt truyện mượn của kho tàng truyện cổ dân gian phương Đông, Thời Trung cổ, Thời Thượng cổ, truyện đương thời. Do tài kể chuyện của mình Bôcaxiô biến chất liệu không có gì đặc biệt ấy thành tác phẩm hiện thực, so với những truyện đương thời, ông không mắc ý đồ giáo huấn, thói quen sử dụng phỏng dụ, câu chuyện được xây dựng vững chắc, dẫn dắt và cởi mở tài tình duyên dáng, khiến người đọc luôn hồi hộp.Mười Ngày được coi là "Tấn Tuồng Đời" đầu tiên trong văn học châu Âu và được nhiều nhà văn thế kỷ sau bắt chước. Bôcaxiô có công xây dựng văn xuôi và văn học Ý, mở đầu truyền thống truyện ngắn hiện thực ở châu Âu.

Sau khi phong trào Văn hoá Phục hưng lan rộng sang các nước Tây Âu khác, ở Pháp và ở Tây Ban Nha đã xuất hiện hai nhà văn nổi tiếng là Rabơle và Xécvăngtét.

Rabơle (Francois Rabolais 1494- 1558) văn sĩ, nhà bác học nghiên cứu nhiều môn khoa học, đại biểu xuất sắc của nền văn học thời Phục Hưng Pháp.Rabơle sinh ra và lớn lên ở một trại

Page 3: Nền văn học Tây Âu thời phục hưng về cả ba thể loại thơ.doc

ấp gần thành phố Sinông, trong một gia đình trí thức khá giả. Cha là luật sư, chăm lo đến việc học hành của con cái. Từ thuở ấu thơ, Rabơle đã biểu lộ rõ tư chất thông minh và hiếu học.Rabơle được gởi học ở trường dòng và trở thành tu sĩ. Nhưng ông không an phận với cuộc sống tu hành, mà say mê nghiên cứu văn hóa cổ đại Hy Lạp - Rôma và thích giao tiếp với những nhà nhân văn chủ nghĩa. Năm 1528, ông từ bỏ chức giáo sĩ để đi học luật khoa, rồi y khoa. Năm 1532, ông làm thầy thuốc ở Lyông và bắt tay vào sự nghiệp văn chương. Ông viết báo, dịch sách và viết tiểu thuyết.

Bộ tiểu thuyết nổi tiếng của ông, “Gacgăngchuya và Păngtagruyen”, gồm 5 cuốn, được xuất bản 1532-1554 (cuốn thứ năm xuất bản sau khi ông mất được một năm). Tác phẩm thuật lại cuộc đời của chú bé khổng lồ "Gacgăngchuya" từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành, thông qua đó đả kích nền chính trị tôn giáo xã hội thời trung cổ, đi tiên phong trong cuộc đấu tranh cho những tư tưởng khoa học và tiến bộ "mở đầu một thời đại mới”. Tác phẩm thể hiện khát vọng của thời Phục hưng: giải phóng con người khỏi nền giáo dục thần học, giáo điều, kinh viện, kết hợp chủ nghĩa nhân văn với truyền thống dân tộc. Chính vì vậy giáo hội đã ra lệnh cấm xuất bản và truy nã tác giả.

 Xécvăngtét (Miguel de Cervantes 1547- 1616), nhà văn Tây Ban Nha. Sinh trong một gia đình quý tộc nghèo, bố làm thầy thuốc, gần thủ đô Mađrit. Ông đi lính, đóng trên đất Italia. Trong trận thuỷ chiến với Thổ Nhĩ Kì (1571), ông bị thương, mất tay trái, Năm 1575, giải ngũ, trên đường về nước, bị hải tặc bắt giam ở Angiê. Năm 1580, ông được thả. Về Mađrit, ông viết tiểu thuyết đồng quê "Galate" (1585), kịch "Numanxi", chan chứa tình yêu nước, và khoảng 30 vở kịch phê phán thói hư tật xấu trong xã hội. Sau đó, làm nhân viên thu mua quân lương. Vì để thiếu tiền quỹ, ba lần ngồi tù. Được tiếp xúc nhiều giai tầng xã hội, sống ở những hải cảng lớn nhất của đế chế, đã mắt thấy tai nghe nhiều chuyện ngang trái, do đó tích luỹ vốn sống cho tiểu thuyết "Đông Kisốt". Toàn bộ tác phẩm của Xécvăngtét chứa đựng những tương phản giữa cái "thi vị" của đời sống tâm hồn, cái "lãng mạn" của những khát vọng, với cái tầm thường của thế giới xung quanh.

Tác phẩm tiêu biểu nhất của Xécvăngtét và văn học Phục hưng Tây Ban Nha là "Đông Kisốt”. Truyện kể về Đông Kisốt là một quý tộc nghèo vì ham mê truyện phiêu lưu, hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ trừ gian diệt bạo, cứu người lương thiện. Lão lên đường đi phiêu lưu, tự phong mình là hiệp sĩ Đông Kisốt xứ Măngsơ. Nhiều lần thất bại, lão vẫn tin mình bị lão pháp sư Phơ-re-xtôn phù phép. Nhưng cuối cùng lão bị ốm nặng, lão mới thấy cái nhảm nhí, tai hại của truyện hiệp sĩ. Lão viết di chúc trao tài sản cho con gái mình rồi qua đời.

Qua hình tượng Đông Kisốt, phản ánh được tính đa diện của con người, bên cạnh tính cách gàn dở là sự tế nhị, thương yêu đồng loại, yêu quý tự do và ghét thói xa hoa ăn bám của bọn quý tộc đương thời và biết trọng đạo lý. Qua tác phẩm, Xécvăngtét chế giễu những tàn dư của lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu thời phong kiến, đả kích một thị hiếu tầm thường đang phổ biến trong công chúng, hiển lộ khát khao hướng đến một xã hội hậu phong kiến công bằng và nhân đạo hơn. Đông Kisốt là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục Hưng và được đánh giá là tiểu thuyết đầu tiên của châu Âu.

C. Kịch

Tác giả tiêu biểu của nghệ thuật kịch thời phục hưng, đồng thời là người tiêu biểu cho nền văn hoá Anh thời kì này là Sếchxpia.

Page 4: Nền văn học Tây Âu thời phục hưng về cả ba thể loại thơ.doc

Trước Sếchxpia, việc diễn kịch trong dân gian ở nước Anh đã rất thịnh hành. Từ năm 1580 về sau, nghệ thuật kịch nói của Anh càng phát triển. Lúc bấy giờ, ở Luân Đôn chỉ có 20 vạn người mà có đến 8 rạp kịch.

Sếchxpia (William Shakespeare 1564- 1616) sinh tại Xtơratpho bên sông Avôn, con một thương gia khá giả đã từng làm thị trưởng Xtơratpho. Khi còn nhỏ, Sêchxpia học hành như mọi học sinh bình thường khác. Đến năm 14 tuổi, gia đình buôn bán sút kém, Sêchxpia phải thôi học, tự kiếm ăn. Năm 18 tuổi, Sêchxpia kết hôn với một người phụ nữ hơn mình 8 tuổi, sinh được 3 con, nhưng hai người con chết sớm, chỉ còn một cô con gái. Năm 1587, ông đến Luân Đôn (thủ đô Anh) làm nhiều việc vặt trong rạp hát. Năm 1594, ông trở thành diễn viên và có cổ phần trong đoàn kịch của bá tước Sămbelan. Năm 1598, ông làm việc ở nhà hát Địa cầu, viết và diễn kịch. Năm 1613, ông trở về quê hương Xtơratpho. Công trình sáng tác của ông gồm trên 150 bài thơ, còn chủ yếu là kịch. Quá trình sáng tác kịch của Sêchxpia có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu (trước năm 1600) khi lực lượng tiến bộ chống chế độ phong kiến đang giành được một số thắng lợi, ông đã viết một số hài kịch (Giấc mộng đêm hè, Người lái buôn thành Vênêxia, Ầm ỉ vì chuyện không đâu ...) và một số kịch lịch sử (Risơc Đệ nhị, Henri Đệ tứ ...). Cuối giai đoạn này đã xuất hiện một số bi kịch, trong đó có vở Rômêo và Giuliet. Giai đoạn thứ hai (1900-1608), thời kỳ chủ nghĩa tư bản thắng thế, nhưng lại làm băng hoại đạo đức xã hội. Giai đoạn này, ông sáng tác những vở kịch nói lên sự thất vọng về chính trị và phản ánh sự xung đột giữa cá nhân với xã hội (Hăm lét, Ôtenlô, Vua Lia ...). Giai đoạn thứ ba (từ 1608 trở về sau), ông trở lại khuây khỏa với những vở kịch hoang đường, tuy nội dung vẫn mang tính chất xã hội và có phê phán tư duy sâu sắc. Sếchxpia đã nói lên nguyện vọng, hoài bão của nhân dân, đề cao quyền tự do của con người, đòi quyền sống, quyền yêu đương, quyền được hạnh phúc trong các vở kịch của mình. Có thể nói Sếchxpia là nhà thơ, nhà soạn kịch, một đỉnh cao của nghệ thuật sân khấu thế giới, nhà văn hào lớn của tư tưởng nhân văn trong trào lưu văn hóa phục hưng Anh.

Sau đây là một số nét tác phẩm “Romeo và Juliet”- một trong số tác phẩm nổi bật của ông. “Romeo và Juliet” được viết vào khoảng 1594-1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn kể về một mối tình oan trái vốn là câu chuyện có thật, từng xảy ra ở Ý thời Trung Cổ.

Câu chuyện bắt đầu tại thành Verona, hai dòng họ Montague và Capulet có mối hận thù lâu đời. Romeo- con trai họ Montague và Juliet- con gái họ Capulet đã yêu nhau say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên tại buổi dạ tiệc tổ chức tại nhà Capulet. Đôi trai gái này đã đến nhà thờ nhờ tu sĩ Laurence bí mật làm lễ cưới. Đột nhiên xảy ra một sự việc: do xung khắc, anh họ của Juliet là Tybalt đã giết chết người bạn rất thân của Romeo là Mercutio. Để trả thù cho bạn, Romeo đã đâm chết Tybalt. Mối thù giữa hai dòng họ càng trở nên sâu sắc. Vì tội giết người nên Romeo bị trục xuất khỏi Verona và bị đi đày biệt xứ. Tưởng như mối tình của Romeo và Juliet bị tan vỡ khi Romeo đi rồi, Juliet bị cha mẹ ép gả cho bá tước Paris. Juliet cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ Laurence. Tu sĩ cho nàng uống một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết, thuốc có tác dụng trong vòng 24 tiếng. Tu sĩ sẽ báo cho Romeo đến hầm mộ cứu nàng trốn khỏi thành Verona. Đám cưới giữa Juliet và Paris trở thành đám tang. Xác Juliet được đưa xuống hầm mộ. Tu sĩ chưa kịp báo cho Romeo thì từ chỗ bị lưu đày nghe tin Juliet chết, Romeo đau đớn trốn về Verona. Trên đường về chàng kịp mua một liều thuốc cực độc dành cho mình. Tại nghĩa địa, gặp Paris đến viếng Juliet, Romeo đâm chết Paris rồi uống thuốc độc tự tử theo người mình yêu. Romeo vừa gục xuống thì thuốc của Juliet hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy xác Romeo bên cạnh đã tuyệt vọng, Juliet rút dao tự vẫn.

Page 5: Nền văn học Tây Âu thời phục hưng về cả ba thể loại thơ.doc

Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai dòng họ. Bên xác hai người, hai dòng họ đã quên mối thù truyền kiếp và bắt tay nhau đoàn tụ, nhưng câu chuyện tình yêu ấy vẫn

mãi sẽ là nỗi đau rất lớn trong lòng những người biết đến họ. Đây là một trong những vở kịch xuất sắc và nổi tiếng nhất của Sếchxpia và cũng là một trong những câu chuyện tình yêu nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại.