22
1.Tại sao khe sanh là “trận” nghi binh tuyệt vời nhât của quân giải phóng? Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh còn được gọi là "Chiến dịch Đường 9" hay "Trận Khe Sanh", là một chiến dịch chính yếu trong chiến cục năm 1968 tại Việt Nam. Các tài liệu Hoa Kỳ thường ghi nhận trận đánh diễn ra trong 77 ngày từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1968, và cũng chỉ đề cập đến diễn biến trong 77 ngày này, mà theo đó kết thúc với việc Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (TQLC) đóng ở Khe Sanh được Sư đoàn Không Kỵ số 1 cứu viện. Tuy nhiên đối với QĐNDVN thì đây chỉ là giai đoạn 1 của chiến dịch, giai đoạn 2 kéo dài từ9 tháng 4 đến 25 tháng 7 nhằm chiếm dứt điểm Khe Sanh, cũng diễn ra rất quyết liệt. Tổng cộng 2 giai đoạn kéo dài 170 ngày, kết thúc khi lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Khe Sanh và QĐNDVN hoàn toàn kiểm soát cứ điểm này, đánh dấu sự cáo chung của Hàng rào điện tử McNamara [15] . Khe Sanh đã trở thành nơi mà lần đầu tiên, quân đội Hoa Kỳ phải rút bỏ một căn cứ quân sự trọng yếu bởi áp lực của đối phương. [13] Bởi vai trò chiến lược vô cùng quan trọng của trận đánh này, đây là một trong những trận chiến ác liệt và được bàn thảo nhiều nhất. Chỉ huy căn cứ Khe Sanh lúc đó là Đại tá Lownds (TQLC Hoa Kỳ), gồm có 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn TQLC và sau đó nhận thêm Tiểu đoàn 37 Biệt động quân - Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nâng tổng số quân tham chiến lên đến 6.680 người vào cuối tháng giêng. Mục đích chủ yếu của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi tấn công Khe Sanh là nhằm "nghi binh" cho các hướng tiến công chính trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, bởi: Vị trí đặc biệt quan trọng của Khe Sanh giống như "cái mỏ neo" trong bản đồ quân sự của Mỹ, đặc biệt là uy hiếp đường Hồ Chí Minh và bảo vệ vùng I chiến thuật. Đây là trung tâm chỉ huy của Hàng rào điện tử McNamara mà Mỹ đang xây dựng nhằm cắt đứt đường Hồ Chí Minh. Phá hủy

New Microsoft Word Document.docx

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: New Microsoft Word Document.docx

1.Tại sao khe sanh là “trận” nghi binh tuyệt vời nhât của quân giải phóng?

Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh còn được gọi là "Chiến dịch Đường 9" hay "Trận Khe Sanh", là một chiến dịch chính yếu trong chiến cục năm 1968 tại Việt Nam.

Các tài liệu Hoa Kỳ thường ghi nhận trận đánh diễn ra trong 77 ngày từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1968, và cũng chỉ đề cập đến diễn biến trong 77 ngày này, mà theo đó kết thúc với việc Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (TQLC) đóng ở Khe Sanh được Sư đoàn Không Kỵ số 1 cứu viện. Tuy nhiên đối với QĐNDVN thì đây chỉ là giai đoạn 1 của chiến dịch, giai đoạn 2 kéo dài từ9 tháng 4 đến 25 tháng 7 nhằm chiếm dứt điểm Khe Sanh, cũng diễn ra rất quyết liệt. Tổng cộng 2 giai đoạn kéo dài 170 ngày, kết thúc khi lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Khe Sanh và QĐNDVN hoàn toàn kiểm soát cứ điểm này, đánh dấu sự cáo chung của Hàng rào điện tử McNamara[15]. Khe Sanh đã trở thành nơi mà lần đầu tiên, quân đội Hoa Kỳ phải rút bỏ một căn cứ quân sự trọng yếu bởi áp lực của đối phương.[13]

Bởi vai trò chiến lược vô cùng quan trọng của trận đánh này, đây là một trong những trận chiến ác liệt và được bàn thảo nhiều nhất. Chỉ huy căn cứ Khe Sanh lúc đó là Đại tá Lownds (TQLC Hoa Kỳ), gồm có 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn TQLC và sau đó nhận thêm Tiểu đoàn 37 Biệt động quân - Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nâng tổng số quân tham chiến lên đến 6.680 người vào cuối tháng giêng.

Mục đích chủ yếu của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi tấn công Khe Sanh là nhằm "nghi binh" cho các hướng tiến công chính trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, bởi:

Vị trí đặc biệt quan trọng của Khe Sanh giống như "cái mỏ neo" trong bản đồ quân sự của Mỹ, đặc biệt là uy hiếp đường Hồ Chí Minh và bảo vệ vùng I chiến thuật. Đây là trung tâm chỉ huy của Hàng rào điện tử McNamara mà Mỹ đang xây dựng nhằm cắt đứt đường Hồ Chí Minh. Phá hủy được cứ điểm này thì QĐNDVN mới nhổ được "cái gai" mà Mỹ định găm vào tuyến đường chi viện chiến lược này.

Tập trung đánh và bao vây nhằm thu hút 1 lực lượng lớn quân Mỹ tham chiến, thu hút cả nước Mỹ hồi hộp theo dõi "Trận Điện Biên Phủ thứ 2" có thể thay đổi cuộc chiến Việt Nam.

Tầm quan trọng của Khe Sanh[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1962, Mỹ và VNCH đã xây một căn cứ không quân - lục quân ở một thung lũng hẻo lánh ở gần khu vực biên giới Việt-Lào, có ý nghĩa chiến lược do nằm gần tuyến vận chuyển Đường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng. Năm 1962, căn cứ này được Lực lượng Mũ Xanh (Green Berets) Hoa Kỳ sử dụng đầu tiên làm nơi xuất phát các phi vụ thám thính đi

Page 2: New Microsoft Word Document.docx

sâu vào vùng đất Lào. Vị trí chiến lược của Khe Sanh do đó đã gây nhiều trở ngại lớn cho sự tiếp vận từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam.

Sau thất bại trong mùa khô 1965-1966, Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nảy ra ý định thiết lập một phòng tuyến chống xâm nhập hiện đại nhất ở bờ nam sông Bến Hải để ngăn chặn đối phương. Ý tưởng của McNamara đã được 47 nhà khoa học tài ba nhất nước Mỹ tổ chức nghiên cứu thực thi. Sau ba tháng nghiên cứu, hội đồng khoa học dưới sự điều khiển của McNamara đã vạch ra một kế hoạch với tham vọng lớn:

Phòng tuyến ước tính có chiều rộng khoảng 20 km, từ nam vĩ tuyến 17 đến đường 9, chiều dài trên 100 km chạy song song với sông Bến Hải từ biển Đông đến Sê Pôn (Lào) trong đó hành lang mặt bằng xây dựng có bề ngang 500m sẽ được san bằng như một sân bóng.

Xây dựng một hệ thống đồn bốt dày đặc, cứ khoảng 2 km có 1 tháp canh khoảng 4 km có 1 căn cứ cỡ đại đội hoặc tiểu đoàn.

Bố trí một hệ thống công sự gồm đủ hầm hào, lô cốt kiên cố, hàng chục lớp hàng rào kẽm gai chằng chịt, xen kẽ với nhiều lớp bom mìn đủ kiểu: mìn định hướng, mìn đĩa, mìn lá, mìn Claymore, mìn chiếu sáng, lựu đạn nổ tức thì (Mỹ dự kiến sử dụng 20 triệu quả mìn và 25 triệu quả bom cỡ nhỏ). Đặc biệt phòng tuyến được trang bị phương tiện điện tử tối tân như "cây nhiệt đới", "máy thông minh", "máy phát hiện hơi người". Đây là các loại máy thu phát tiếng động tinh vi đủ cỡ 15 ngày, 3 tháng, hoặc 6 tháng thay pin một lần.

Căn cứ Khe Sanh được xác định là trung tâm của hệ thống hàng rào điện tử trên. Do đó, Khe Sanh-Quảng Trị được Mỹ xây dựng một tập đoàn phòng ngự mạnh, liên hoàn, kiên cố nhất của Mỹ ở địa đầu miền Nam Việt Nam gồm các cứ điểm Làng Vây, Chi khu quân sự Hướng Hóa, cụm cứ điểm phòng ngự sân bay Tà Cơn.

Cụm cứ điểm Tà Cơn là cái lõi của tập đoàn phòng ngự Khe Sanh của Mỹ, có chiều dài khoảng 5 km, rộng khoảng 3 km, có một đường băng dã chiến dài khoảng hơn 3.000 m đảm bảo hoạt động của máy bay C-130 Hercules và một số trực thăng vũ trang. Hệ thống công sự, vật cản được xây dựng kiên cố và liên hoàn; công sự chiến đấu bằng bê tông đúc sẵn, hố chiến đấu cá nhân có nắp bằng bao cát, một số lô cốt bằng bê tông, hầm ngầm, hệ thống giao thông hào, chiến hào liên hoàn; xung quanh bao bọc từ 6 đến 10 hàng rào dây kẽm gai các loại, các bãi mìn dày đặc, xen kẽ rải "cây nhiệt đới" (thiết bị thu tin điện tử) khắp các nơi.

2.Nhận định, đánh giá về trận mậu thân 1968:

Page 3: New Microsoft Word Document.docx

Hoàn cảnh ra đời

Năm 1965, với việc đưa quân chiến đấu Mỹ và quân các nước phụ thuộc vào trực tiếp tham chiến ở chiến trường Việt Nam và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt bằng không quân và hải quân chống Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mỹ đã đẩy cuộc chiến tranh Việt Nam lên quy mô và cường độ chưa từng có. Với chiến lược Chiến tranh cục bộ, sử dụng hai gọng kìm "tìm - diệt" và "bình định nông thôn", Mỹ tuyên bố sẽ tiêu diệt quân Giải phóng miền Nam trong vòng 18 tháng.[12]

Hầu hết các loại vũ khí trang bị cho quân Mỹ dùng trong chiến tranh đều là những loại mới, như súng trường M-16, đại bácM107 175mm, xe tăng kiểu mới M48 Patton đến máy bay trinh sát điện tử, máy bay F-111, B-52; từ quả mìn mỏng "cây nhiệt đới", máy dò điện tử đến máy phát nhiễu cực mạnh, bom vô tuyến, bom điều khiển bằng lade, bom napan và chất độc hoá học, v.v… Ở thời kỳ đỉnh cao 1968 -1969, Mỹ huy động đến miền Nam Việt Nam 24 tiểu đoàn thiết giáp (2.750 chiếc, trong đó có 950 xe tăng) và 83 tiểu đoàn pháo binh với 1412 khẩu pháo. Tướng William Westmoreland "tin tưởng rằng nước Mỹ chưa hề cho ra trận một lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến hơn lực lượng ở Việt Nam trong những năm 1966-1969".[13]

Nhưng với hàng ngàn cuộc hành quân lớn nhỏ trên khắp chiến trường miền Nam, mà đỉnh cao là hai cuộc phản công chiến lược quy mô lớn vào mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, quân Mỹ vẫn không đạt mục tiêu đáng kể nào. Không thể tiêu diệt bộ chỉ huy cũng như các đơn vị lớn nào của quân Giải phóng, mục tiêu bình định sau 18 tháng cuối cùng vẫn dậm chân tại chỗ.[14]

Cũng từ những thất bại về quân sự trên chiến trường, sự nghi ngờ về kết quả các cuộc ném bom miền Bắc và tăng quân Mỹ vào miền Nam trong nhân dân và Quốc hội Mỹ cũng tăng lên. Nhiều nghị sĩ ở Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Mỹ đã nhận thấy "tương lai không thể lường được của một cuộc chiến tranh hiện đang có tác động làm rã rời ý chí nhân dân Mỹ" [15]

Nước Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh không có đường ra, chưa biết bao giờ kết thúc. Chính phủ Mỹ không còn cách nào ngoài việc tiếp tục tăng quân, tăng chi phí quân sự. Đến cuối 1967, quân chiến đấu Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam lên tới 480.000 quân và 68.800 quân của các nước phụ thuộc Mỹ. Nếu kể cả khoảng hơn 20 vạn quân đóng ở các căn cứ quân sự trên đất Thái Lan, Nhật Bản, Philíppin, Hạm đội 7, một bộ phận Hạm đội 6, đã có tới 80 vạn quân Mỹ trực tiếp tham chiến. Tổng cộng Mỹ đã huy động 70% lục quân, 60% không quân, 40% hải quân, 60% lực lượng lính thuỷ đánh bộtoàn nước Mỹ. Số quân Mỹ huy động lúc cao nhất bằng tổng số lục quân của 4 nước: Anh, Úc, Canada và Tây Ban Nhacộng lại. Năm 1967, quân đội Việt Nam Cộng hòa có 552.000 quân, đến cuối năm 1968 cũng đã tăng lên 555.000 quân.[16][17]

Page 4: New Microsoft Word Document.docx

Nếu chi phí cho cuộc chiến tranh Việt Nam 1965-1966 là 4,7 tỉ đôla, thì năm 1967 đã tăng lên 30 tỉ, gấp 1,5 lần Mỹ đã chi cho cuộc chiến tranh Triều Tiên trong ba năm. Do chi phí lớn cho cuộc chiến tranh, nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái, thâm hụt ngân sách 4 tỉ đôla, giá cả tăng vọt, lạm phát không kiểm soát được. Ngày 15-4-1967, tại Oasinhtơn, khoảng 40.000 người, có cả những cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam, tham gia biểu tình phản đối cuộc chiến tranh của Chính phủ Mỹ. Tháng 10-1967, nhiều cuộc biểu tình của nhân dân Mỹ chống chiến tranh lan rộng toàn nước Mỹ nhằm mục tiêu: đòi chăm lo tình cảnh cho người nghèo và chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Chính phủ Mỹ phải lo đối phó với những khó khăn lớn về quân sự, chính trị và tài chính không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trong nước Mỹ.[18]

Xác định rằng không thể giành thắng lợi quyết định bằng những cách đánh thông thường, Bộ chính trị cho rằng phải tìm cách đánh khác để đập tan ý chí tiếp tục chiến tranh của Mỹ, làm cho Mỹ hiểu rằng không thể thắng được dân tộc Việt Nam bằng vũ khí và bom đạn.[18]

Về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã được rất nhiều cuốn sách, nhiều hội thảo khoa học đề cập, nhưng đối với Viện Lịch sử Đảng thì đây là lần đầu tiên Viện tổ chức nghiên cứu chuyên đề về sự kiện phức tạp và có ý nghĩa to lớn này. Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng có điều kiện nhìn nhận, đánh giá một cách khoa học hơn về sự kiện lịch sử đã làm rung chuyển nước Mỹ cũng như có tính chất bước ngoặt trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1954 - 1975. Việc tích cực tham gia nghiên cứu của các tác giả cho thấy vấn đề nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trên các khía cạnh và phương diện khác nhau. Các bài viết có nội dung phong phú, chất lượng đã góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề lịch sử quan trọng liên quan đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 trên một số nội dung chủ yếu sau:

Một là: Khẳng định đường lối cách mạng đúng đắn và quyết tâm to lớn của toàn Đảng, toàn quân, nhân dân miền Bắc và quần chúng cách mạng tại miền Nam tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.

Trước những thất bại liên tiếp của Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn và thắng lợi dồn dập của quân và dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc, từ cuối năm 1966 đầu năm 1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chủ trương mở mặt trận đấu tranh ngoại giao, xem đó là sách lược hỗ trợ cho đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị. Trung ương Đảng nêu rõ: Để đánh bại kẻ thù hết sức ngoan cố và xảo quyệt là đế quốc Mỹ xâm lược, ta phải có quyết tâm cao độ, nắm vững phương châm chiến lược, đồng thời phải biết cách đánh thắng địch, vận dụng sách lược khôn khéo, giành thắng lợi từng bước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường.

Page 5: New Microsoft Word Document.docx

Cuối năm 1967, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đánh giá thắng lợi của quân và dân ta giành được trên cả hai miền Nam - Bắc trong hai năm 1966 - 1967 là to lớn, toàn diện, làm thất bại một bước rất cơ bản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, đẩy Mỹ vào thế lúng túng, bị động cả về chiến lược lẫn chiến dịch. Về phía ta, thế và lực đang có những tiến bộ, cho phép đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến bước ngoặt quan trọng theo phương hướng đánh lớn, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực quân Mỹ, làm mất khả năng tiến công của chúng, đồng thời tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân đội Sài Gòn, khiến cho chúng không còn là lực lượng chiến lược trong tiến công và phòng ngự mà Mỹ dựa vào đó để tiến hành chiến tranh.

 Ngày 28-12-1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt, chính thức thông qua Kế hoạch chiến lược năm 1968 và nhiệm vụ của quân và dân ta, chủ trương chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định. Chủ trương này sau đó được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (tháng 1-1968) thông qua. Cả dân tộc bước vào trận đánh quyết định nhằm tạo ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

 Từ quyết tâm đánh Mỹ, tìm ra cách đánh Mỹ phù hợp trong những ngày đầu khi quân chiến đấu Mỹ trực tiếp tham chiến trên chiến trường Việt Nam đến chủ trương mở cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa cuối năm 1967 đầu năm 1968 nhằm giành thắng lợi quyết định. Chủ trương của Đảng đã thể hiện quyết tâm cao độ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc đụng đầu lịch sử.

 

Ngoài Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, vai trò của một số cấp ủy Đảng như Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy Khu V, Khu VI,… cũng được nhìn nhận và đánh giá cụ thể hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhiều mặt công tác trong quá trình Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân.

 Hai là: Khái quát diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân; vai trò của các lực lượng tham gia, vai trò của hậu phương miền Bắc và hậu phương tại chỗ.

 Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân diễn ra trên toàn miền Nam. Các cơ quan quân sự, chính trị của Mỹ và quân đội, chính quyền Sài Gòn ở hầu khắp các đô thị tại miền Nam đều bị tiến công. Trong đợt 1, từ đêm 30 rạng ngày 31-1-1968 đến ngày 25-2-1968, quân và dân ta trên chiến trường miền Nam đã tiến công vào 4/6 thành phố, 37/42 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, trong đó có bốn bộ tư lệnh quân đoàn, tám bộ tư lệnh sư đoàn, hai bộ tư lệnh biệt khu, hai bộ tư lệnh dã chiến Mỹ và 30 sân bay. Trong đợt 2, từ ngày 5-5 đến ngày 12-5-1968, quân và dân ta trên khắp chiến trường đã đồng loạt bắn phá và tiến công bằng bộ binh vào 31 thành phố và thị xã, 58 thị trấn và quận lỵ,

Page 6: New Microsoft Word Document.docx

đánh trúng 10 bộ tư lệnh quân đoàn và sư đoàn, 30 sân bay, 20 căn cứ xuất phát hành quân và trung tâm huấn luyện của địch. Đợt 3 được tiến hành từ ngày 17-8 đến ngày 30-9-1968, quân và dân ta đã tiến công chủ yếu bằng pháo vào 27 thành phố và thị xã, 100 thị trấn, quận lỵ và chi khu quân sự, 47 sân bay, 3 tổng kho lớn, 6 bộ tư lệnh sư đoàn Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, các địa bàn tiến công trải rộng khắp miền Nam từ Trị Thiên Huế cho đến mảnh đất cực Nam Cà Mau. Nhưng điểm đặc biệt là lần đầu tiên quân ta tiến công vào hầu khắp các đô thị, nơi tập trung lực lượng quân sự, chính trị chủ yếu của địch. Đó là bất ngờ lớn và trên thực tế đợt tiến công đầu tiên vào những ngày đầu Xuân Mậu Thân đã gây thiệt hại lớn cho địch.

 Tham gia Tổng tiến công và nổi dậy bao gồm lực lượng của toàn Đảng, toàn quân và quần chúng yêu nước ở miền Nam, nòng cốt là lực lượng vũ trang giải phóng với trên 270.000 quân. Các lực lượng vũ trang tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy rất đa dạng, từ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, biệt động thành, an ninh miền Nam đến tự vệ du kích. Mỗi lực lượng có nhiệm vụ riêng, trong đó phải kể đến chiến công của lực lượng mũi nhọn biệt động tại các đô thị nhất là Sài Gòn, đã gây bất ngờ và nhiều thiệt hại cho địch, tuy nhiên đây cũng là lực lượng phải chịu những tổn thất không nhỏ.

 Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, mặc dù mũi nổi dậy, cả về lực lượng và sức mạnh, không diễn ra đúng như dự tính, nhưng trong các đợt Tổng tiến công và nổi dậy, hàng vạn quần chúng yêu nước, đủ các tầng lớp ở đô thị và ven đô đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đấu tranh chính trị, binh vận, diệt ác phá kìm, góp phần vào thắng lợi chung.

 Ba là: Phân tích ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và những bài học lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta hiện nay.

 Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân có ý nghĩa lịch sử to lớn. Đây là đòn tiến công bất ngờ lớn đánh vào các trung tâm sào huyệt của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Mặc dù còn một số đánh giá chưa thống nhất, nhưng Tết Mậu Thân là chiến thắng lớn, mà lớn nhất là làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chính quyền Mỹ phải thừa nhận một thực tế là không thể thắng được bằng quân sự ở Việt Nam cho dù đã đưa gần nửa triệu quân Mỹ vào tham chiến, tạo nên bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tác động to lớn, trực tiếp của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân buộc Mỹ phải hạn chế ném bom, bắn phá miền Bắc, tiến đến chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, tham gia đàm phán hòa bình nhằm tìm lối thoát ra khỏi cuộc chiến tranh. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đỉnh điểm là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, đã tác động mạnh mẽ đến chính giới Mỹ, làm cho nước Mỹ phân hóa hơn bao giờ hết, làn sóng phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam dâng cao trong lòng nước Mỹ, buộc giới lãnh đạo Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Tổng thống Giônxơn buộc phải tuyên bố không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ hai. Mặt trận quốc

Page 7: New Microsoft Word Document.docx

tế ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam mở rộng và dâng cao hơn bao giờ hết. Rõ ràng là, nếu không có Mậu Thân 1968 thì sẽ không có đàm phán đi đến ký Hiệp định Paris tháng 1-1973 và tiến tới kết thúc chiến tranh tháng 4-1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mậu Thân 1968 là đòn quyết định mở đầu quá trình Mỹ rút quân và quá trình Mỹ bỏ rơi chính quyền Việt Nam Cộng hòa đi đến kết thúc chiến tranh.

 Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân bắt nguồn từ đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng và sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, được sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Chủ trương lịch sử có ý nghĩa chiến lược của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng cuối năm 1967 đầu năm 1968, đã biến thành quyết tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ và quần chúng cách mạng trên cả hai miền Nam - Bắc, thể hiện qua sự chuẩn bị chu đáo về chiến trường, về lực lượng, về hậu cần,... cũng như giữ được yếu tố bất ngờ (đợt 1).

 Thắng lợi cũng như những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân để lại nhiều bài học lịch sử quý báu. Đó là bài học thấu triệt tư tưởng cách mạng tiến công, kiên định quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; bài học về sự chủ động, sáng tạo, sắc bén trong lãnh đạo, chỉ đạo Tổng tiến công và nổi dậy trên những địa bàn cụ thể; bài học về chọn thời cơ và thời điểm phát động Tổng tiến công và nổi dậy. Không chỉ có vậy, bài học từ những hạn chế, khuyết điểm, sai lầm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy như bài học về đánh giá khả năng và sức mạnh của kẻ thù; về đề ra mục tiêu quá cao cho cuộc tiến công; về phương thức tiến công và sử dụng lực lượng, về buông lỏng địa bàn nông thôn; về giữ gìn lực lượng, hạn chế tổn thất;... đã giúp Đảng ta nhận thức sáng suốt hơn về thực tế chiến trường và đề ra chủ trương thích hợp trong lãnh đạo kháng chiến trong giai đoạn sau Mậu Thân, nhất là từ giữa năm 1970 trở đi.

 Không chỉ có ý nghĩa trực tiếp với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thông điệp từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 còn có ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đó là nhất thiết phải xây dựng tiềm lực quốc phòng - quân sự từ trong thời bình, như di huấn của cha ông, kết hợp kiến quốc với phòng thủ đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, quốc phú binh cường. Kết hợp hài hoà xây dựng tiềm lực quốc phòng - quân sự với xây dựng tiềm lực kinh tế - xã hội, tiềm lực chính trị - tinh thần, đặc biệt là thế trận lòng dân, tiềm lực khoa học - công nghệ; nghiên cứu vận dụng nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân trong chiến tranh giải phóng vào chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên mọi địa bàn.

 

Nghiên cứu chuyên đề này góp phần khắc họa rõ nét thêm, làm sáng tỏ hơn một số vấn đề mới xung quanh sự kiện lịch sử to lớn diễn ra cách đây hơn 45 năm. Qua đó, một lần nữa, chúng ta thấy rõ tài thao lược của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã biết

Page 8: New Microsoft Word Document.docx

giành thắng lợi từng bước, quan trọng nhất là đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc kẻ thù phải tiến hành đàm phán, ký kết Hiệp định Paris, tạo điều kiện hết sức thuận lợi để "đánh cho Mỹ cút", đưa cuộc kháng chiến chuyển sang mục tiêu "đánh cho ngụy nhào", giành thắng lợi hoàn toàn. Chúng ta cũng thấy được quyết tâm cao độ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ở hai miền Nam, Bắc đã dốc sức và lực lượng chuẩn bị và tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, sự hy sinh to lớn của hàng nghìn, hàng vạn đồng bào và chiến sĩ cả nước. Qua đó, chúng ta cùng thống nhất thêm nhận thức về thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, đấu tranh chống những quan điểm thiếu cơ sở khoa học nhằm làm giảm ý nghĩa to lớn của chiến thắng này. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được bên cạnh những thành công là chủ yếu, còn một số sai lầm, khuyết điểm trong quá trình tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân. Những sai lầm, khuyết điểm đó đã từng bước được khắc phục và trở thành kinh nghiệm xương máu cho quá trình Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong giai đoạn cuối cùng, nhất là sau Hiệp định Paris.Phân tích, đánh giá, ghi nhận thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, đồng thời chúng ta tưởng nhớ đến đến công lao, đóng góp, hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ và quần chúng yêu nước đã chiến đấu vì độc lập tự do, thống nhất đất nước.

Suy nghĩ về chiến thắng trong Tết Mậu Thân 1968

 

ND -  Tại cuộc Hội thảo khoa học "Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968" tại TP Huế, do Bộ Quốc phòng và Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tổ chức, Ðại tướng LÊ ÐỨC ANH, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, nguyên Tổng tham mưu trưởng QÐND Việt Nam, nguyên Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Miền, có bài tham luận. Nội dung bài tham luận như sau:

 Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết  Mậu Thân 1968 diễn ra cách đây tròn 40 năm. Ðộ lùi 40 năm càng cho chúng ta hôm nay nhận thức sâu hơn, toàn diện hơn về vai trò, vị trí của sự kiện trọng đại này.  Thật vậy, chiến thắng Tết Mậu Thân 1968 có tầm vóc lịch sử lớn, đánh dấu bước ngoặt quan trọng có ý nghĩa chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.

Với tầm nhìn xa trông rộng, từ lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đã nhận thấy rằng: Ðương đầu với kẻ thù có tiềm lực và sức mạnh kinh tế, quân sự lớn hơn ta gấp nhiều lần, chúng ta phải biết thắng từng bước cho đúng và đánh vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.

Ngay từ   năm 1965, trước sự phá sản của chiến lược "chiến tranh đặc biệt", Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền nam thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ". Mưu đồ chiến lược này là bằng sức mạnh quân sự Mỹ cùng với quân ngụy mở các cuộc tiến công lớn "tìm diệt" (sau đó là "tìm diệt và bình định") chủ lực của ta ở miền nam; dùng không

Page 9: New Microsoft Word Document.docx

quân và hải quân đánh phá miền bắc, ngăn chặn sự chi viện  từ bắc vào nam, cô lập và đè bẹp cách mạng miền nam.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (tháng 12-1965), Ban Chấp hành Trung ương Ðảng đã phân tích chiến lược mới của Mỹ và khẳng định sức mạnh của Mỹ không phải là vô hạn.Chúng lại có những chỗ yếu "chí tử", nhất là về chính trị, tinh thần bắt nguồn từ hành động chiến tranh xâm lược phi nghĩa, tàn bạo. Ta có thể hạn chế những chỗ mạnh, khoét sâu  chỗ yếu của Mỹ để đánh thắng chúng.

Trên cơ sở đánh giá đúng cả mặt mạnh và mặt yếu của địch, thế và lực của ta, Ðảng ta chỉ rõ: Cần tiếp tục giữ vững và phát huy thế chiến lược tiến công, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, trong đó đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp, để đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiếp tục tiến lên.

Tư tưởng chỉ đạo nói trên trở thành ý chí, hành động cách mạng của quân và dân cả nước. Trên chiến trường miền nam, quân và dân ta đã liên tiếp đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, trong đó có cuộc hành quân Junction City ở phía bắc tỉnh Tây Ninh - cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam; làm thất bại các bước leo thang chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ trên miền bắc.

Bị thất bại liên tiếp, nhưng Westmoreland - Tổng chỉ huy quân Mỹ ở nam Việt Nam, còn đề nghị tăng 256.756 quân, chuẩn bị kế hoạch mở cuộc phản công lần thứ ba với quy mô lớn hơn.

Tuy chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi, nhưng chưa làm chuyển biến cơ bản cục diện chiến tranh. Một vấn đề lớn đặt ra là ta cần có một đòn chiến lược có ý nghĩa quyết định để tạo ra cục diện  mới - một bước ngoặt của cách mạng miền nam.

Những cố gắng chiến tranh của Mỹ đã ở mức cao, nhưng không xoay chuyển được tình thế. Trong nước, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần. Phong trào nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh của nhà cầm quyền Mỹ tiến hành ở Việt Nam càng cao (tháng 10-1967, tại Washington, các cuộc biểu tình của nhân dân Mỹ chống chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam có tới 50.000 người)(1) và sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến của ta ngày càng rộng lớn. Mỹ ở thế bất lợi cả về quân sự và chính trị

Bám sát và phân tích động thái chiến trường, tình hình nước Mỹ và thế giới, Hội nghị Bộ Chính trị (tháng 12-1967) dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: "Chúng ta đang đứng trước những triển vọng và thời cơ chiến lược. Ðế quốc Mỹ đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược"(2). Từ đó, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Ðảng quyết định: "...

Page 10: New Microsoft Word Document.docx

Ðộng viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta tiến lên bước phát triển cao nhất bằng phương pháp tổng công kích - tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định"(3). Bộ Chính trị cho rằng cần phải tập trung toàn bộ sức mạnh của chiến tranh cách mạng miền nam, đánh địch bằng cả tiến công quân sự và tiến công chính trị.

Ðây là "nhiệm vụ trọng đại và cấp bách", nhằm giáng cho địch một đòn thật mạnh, làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, tạo ra sự thay đổi cơ bản cục diện chiến tranh có lợi cho ta, "chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định"(4). Hướng tiến công chiến lược chủ yếu là các thành phố, trung tâm đầu não của Mỹ - ngụy trên toàn miền nam vào dịp Tết Mậu Thân.

Căn cứ vào chủ trương trên, ta triển khai nhiều biện pháp tổ chức thực hiện: Xây dựng quyết tâm, tạo sự nhất trí cao giữa Trung ương và chiến trường cả về tư tưởng lẫn hành động; tiến hành nghi binh bằng quân sự, tiến hành mọi công tác chuẩn bị theo một kế hoạch chặt chẽ, nghiêm ngặt, giữ bí mật ý định chiến lược của ta.

Nhớ lại đầu năm 1967, Trung ương Cục đánh giá cũng trúng và chỉ đạo mùa mưa này chuẩn bị thật tốt để mùa khô tới giành thắng lợi lớn hơn. Bộ chỉ huy Miền tăng cường và phát triển lực lượng biệt động, lấy người tại chỗ ngay trong nội thành.  Trung ương Cục giao cho anh Võ Văn Kiệt, Bí thư Thành ủy Sài Gòn-Gia Ðịnh, lo xây dựng, củng cố các lực lượng biệt động thành và tăng cường các đồng chí cán bộ đầu ngành vào chỉ đạo các lực lượng chính trị trong nội thành. Ðồng thời, Trung ương Cục chỉ đạo Bộ chỉ huy Miền và các quân khu phối hợp với các Tỉnh ủy, Thành ủy làm tốt công tác chuẩn bị. 

 Tháng 10-1967, anh  Nguyễn Văn  Linh và anh Trần Văn Trà ra Trung ương họp. Sang tháng 11, hai anh trở vào phổ biến việc Bộ Chính trị quyết định tổng công kích, tổng khởi nghĩa.Ðể chuẩn bị cho tổng công kích, trên điều anh Hoàng Văn Thái vào làm Tư lệnh Bộ chỉ huy Miền. 

 Trước khi nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, tuy đã có bước chuẩn bị các hướng rồi, nhưng còn nhiều việc phải làm, thời gian lại quá gấp. Hơn nữa, ý của trên đánh thế nào không được phổ biến kỹ, mọi người chỉ hiểu là: "đánh vào đô thị". Chúng tôi thảo luận: Phải nghiên cứu tìm ra cách đánh táo bạo cho đòn tiến công, có ý nghĩa chiến lược, dự kiến các tình huống và các phương án cụ thể. Trong quá trình xây dựng kế hoạch tác chiến chiến lược, Bộ chỉ huy Miền chú trọng việc theo dõi, đánh giá khả năng hành động của bộ đội ta khi đánh vào thành phố và khả năng nổi dậy của quần chúng, cũng như khả năng binh biến trong ngụy quân, ngụy quyền...

 Mặc dù thời gian chuẩn bị gấp, nhưng ta đã vận chuyển được một khối lượng lớn vũ khí và phương tiện chiến đấu, giấu trong nhà dân gần các mục tiêu dự định tiến

Page 11: New Microsoft Word Document.docx

công. Nhưng, không phải đến lúc nhận lệnh ta mới chuẩn bị. Mà trước đó, những gì lo được, ta đã tính toán chuẩn bị. Từ năm 1965, ta đã  xây dựng các hầm chứa vũ khí và hầm bí mật  trong nội thành.

Tính đến cuối năm 1967, ta đã thiết lập được 19 "lõm căn cứ" chính trị ngay sát những mục tiêu trọng yếu của địch, bao gồm: 325 gia đình cơ sở, 400 điểm ém quân, 12 kho vũ khí, thiết lập đường dây liên lạc và chuyển vũ khí vào gần các mục tiêu tiến công, sẵn sàng đón và đáp ứng thời cơ chiến lược.

Ðây là thắng lợi lớn của phương châm đánh địch trên ba vùng chiến lược, là một trong những cơ sở quan trọng để Ðảng ta hạ quyết tâm đưa chiến tranh vào đô thị, mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt trong dịp Tết Mậu Thân 1968.

Cho đến nay, đã hơn một phần ba thế kỷ, nhiều nhà nghiên cứu quân sự trong nước và ngoài nước, kể cả bộ máy chiến tranh của Mỹ, vẫn cố tìm hiểu, bằng cách gì mà ta triển khai trên diện rộng toàn miền nam, bằng cách gì mà ta đồng loạt nổ súng tiến công ở tất cả các đô thị, tỉnh lỵ mà ta vẫn giữ được tuyệt đối bí mật? Tôi nhớ, gần sát "thời điểm Tổng tiến công", Bộ Chính trị và đồng chí Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Lê Duẩn mới triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 14; họp xong, về ngay để triển khai nhiệm vụ. Ðồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục, gọi riêng từng đồng chí Bí thư Tỉnh ủy lên giao nhiệm vụ. Mỗi tỉnh chỉ  một người biết rõ "Giờ G, ngày N" - thời điểm nổ súng đồng loạt tiến công địch.

Ðiều này, nói lên sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh, sáng tạo của Ðảng ta; sự thống nhất của ý chí, sự nghiêm minh của kỷ luật chiến trường đã quyện trong ý thức tự giác, lòng trung thành và phẩm chất mẫu mực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp. Ngay sự thống nhất ý chí, hành động của quân và dân ta lúc đó đã tạo sức mạnh tiến công đối với quân thù. Ðây cũng là yếu tố quan trọng tạo nên chiến thắng trong Tết Mậu Thân 1968.

 Quần chúng đã tham gia tích cực vào cuộc chuẩn bị cho đợt tổng tiến công này và sau khi nổ súng đã tham gia đông đảo bằng nhiều hình thức trên nhiều lĩnh vực. Nhân dân trinh sát, nắm tình hình, dẫn đường, che giấu cán bộ và tích cực tham gia chiến đấu, tiếp tế cơm nước cho bộ đội, nuôi dưỡng thương binh rồi đưa về căn cứ an toàn. Nhiều người, có trường hợp cả gia đình bị địch bắt, khủng bố, tù đày... vẫn một lòng hướng về cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước.

 Do xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân - thế trận lòng dân, nên chúng ta đã làm tốt công tác chuẩn bị, giữ được bí mật cho đến giờ nổ súng và chúng ta mới có thể tiến công địch theo kiểu Mậu Thân 1968.

Ðiều này, khiến giới lãnh đạo Washington kinh hoàng vì khi cuộc tiến công "Tết Mậu Thân" vừa xảy ra, nhiều nhà hoạt động chính trị Mỹ đã ý thức được ngay rằng: Cuộc

Page 12: New Microsoft Word Document.docx

tiến công "Tết Mậu Thân" chứng tỏ Mỹ hoàn toàn không kiểm soát được gì đất nước này"(5) "... chứng tỏ  nhân dân  Nam Việt Nam ủng hộ kẻ thù của Mỹ"(6).

Thực hiện kế hoạch đã định, cuối tháng 1 - 1968, ta bắt đầu mở đợt hoạt động lớn ở Mặt trận Ðường 9 - Khe Sanh, nhằm đánh lạc hướng, thu hút một bộ phận đáng kể quân cơ động của Mỹ; vây hãm, giam chân và tiêu hao chúng, tạo thế cho các chiến trường khác tiến công và nổi dậy. Lập tức, tướng Westmoreland  - Tổng chỉ huy quân Mỹ ở nam Việt Nam, phải điều quân tăng cường, chống giữ; cho không quân ném bom các khu rừng chung quanh căn cứ Khe Sanh và khu vực giới tuyến. Như vậy, tướng Westmoreland đã sập vào đòn nghi binh chiến lược của ta.

Cùng thời điểm này, trên chiến trường nước bạn Lào, từ ngày 12 đến 27-1-1968, quân đội Pa-thét Lào và Quân tình nguyện Việt Nam mở chiến dịch Nậm Bạc đã thắng lớn. Chiến thắng này là sự phối hợp nhịp nhàng với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của chúng ta.

Ðêm 29 rạng ngày 30-1-1968 (tức đêm giao thừa Tết Mậu Thân, theo lịch miền nam), quân và dân ta đồng loạt nổ súng tiến công trên toàn chiến trường miền nam, gồm 4 thành phố, 37 thị xã và hàng trăm thị trấn, 4 Bộ tư lệnh Quân đoàn địch, hầu hết các bộ tư lệnh sư đoàn, 30 sân bay và gần 100 cơ sở hậu cần của chúng. Trong đó, có những trận đánh gây chấn động lớn như trận đánh vào Dinh Ðộc lập, vào Bộ Tổng tham mưu, vào Ðài phát thanh Sài Gòn, vào tòa Ðại sứ Mỹ và đặc biệt ta đã làm chủ thành phố Huế trong 25 ngày đêm.

Cuộc Tổng tiến công táo bạo của ta đã làm cho bộ máy điều hành chiến tranh Việt Nam của Mỹ sững sờ. Chỉ trong 24 giờ đồng hồ, toàn bộ hậu phương an toàn nhất của kẻ địch đều bị tiến công đồng loạt. Cái thế của hai bên trong chiến tranh bị đảo lộn, hậu phương của địch bỗng chốc trở thành tiền tuyến nóng bỏng. Ðúng là ta đã ra những đòn sấm sét ngay trong lúc Mỹ - ngụy có hơn một triệu quân, nắm trong tay những phương tiện chiến tranh hiện đại, lại bố trí trong thế phòng thủ liên hoàn vững chắc, mà chúng hoàn toàn bị bất ngờ. Có thể nói, đợt đầu của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, chúng ta đã ra đòn bất ngờ và đánh trúng vào hệ thần kinh trung ương của địch, đánh vào "huyết mạch", vào "tim óc" và "yết hầu" của chúng.

Ðòn tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 như một quả bom nổ giữa chính trường nước Mỹ, đã gây kinh hoàng cho cả nước Mỹ, khiến cho chính quyền Mỹ choáng váng. Qua sự kiện Tết Mậu Thân, công chúng Mỹ đã thấy được Chính phủ Mỹ đang lừa dối họ. Do đó, phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam càng lên cao. Nhiều người trong chính giới Mỹ đòi xét lại chính sách của Mỹ với cuộc chiến tranh này.

Ngày 27-2-1968, Crô-ki-tơ, một phóng viên chính của Hãng truyền hình CBS Mỹ đến Sài Gòn tận mắt xem xét tình hình, đã bình luận: "Giờ đây, có lẽ điều chắc chắn hơn bao giờ hết là cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam sẽ đi vào bế tắc" và nói thêm rằng

Page 13: New Microsoft Word Document.docx

"chỉ còn một cách để người Mỹ thoát khỏi vũng lầy là thương lượng với Hà Nội"(7). Trước tình hình đó, Quốc hội Mỹ phải xem xét lại toàn bộ chính sách và chiến lược của Mỹ ở nam Việt Nam. Nội bộ các cố vấn thân cận Tổng thống Mỹ diễn ra sự chia rẽ gay gắt về quan điểm đối với cuộc chiến tranh mà Mỹ đang theo đuổi ở Việt Nam. Dư luận Mỹ và phần lớn nghị sĩ Quốc hội, quan chức cao cấp trong chính quyền và giới tài phiệt nhận thức rõ ràng rằng: Mỹ không thể giành chiến thắng ở Việt Nam; rằng có tăng quân, tăng tiền của, Mỹ cũng không thể giành lại quyền chủ động trên chiến trường. Ngày 25-3-1968, Tổng thống Johnson và Bộ trưởng Quốc phòng Clifford (người mới thay McNamara) phải triệu tập cuộc họp gọi là "những người am hiểu và khôn ngoan nhất", gồm  14  quan chức cao cấp. Sau những tranh cãi gay gắt, thì 10 trên 14 người đã tán đồng chấm dứt leo thang chiến tranh và có biện pháp rút lui ra khỏi cuộc chiến. Tiếp đó, ngày 26-3-1968, Bộ trưởng Quốc phòng Clifford đã báo cáo với Tổng thống rằng, theo ý ông, cuộc chiến tranh Việt Nam là "một canh bạc thua thực sự"(8). Cuối cùng, nước Mỹ đã đi đến quyết định: Tướng Westmoreland - Tổng chỉ huy quân Mỹ ở nam Việt Nam bị cách chức; Ðô đốc Sáp thôi giữ chức Tư lệnh Thái Bình Dương. Ngày 31-3-1968, Johnson buộc phải đơn phương tuyên bố: Ngừng ném bom bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra, chấp nhận ngồi vào bàn hội nghị, đàm phán song phương với ta tại Paris về lập lại hòa bình ở Việt Nam,  chấm dứt việc đưa quân Mỹ vào chiến trường miền nam và tuyên bố không ra tranh cử nhiệm  kỳ thứ hai. Ðây là sự công khai thừa nhận chiến lược "Chiến tranh cục bộ" đã phá sản.

 Vì thất bại nặng nề, sau Mậu Thân 1968, Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh, tiến hành "Việt Nam hóa chiến tranh" (thực chất là thay mầu da trên xác chết, như một quan chức Mỹ nói). Ðể thực hiện kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh", chúng tiến hành theo ba bước. Bước một, đến 30-6-1970: Thực hiện "bình định" vùng đông dân để quân Mỹ rút được một bộ phận. Bước hai, đến 30-6-1971: "Bình định" được tất cả các vùng đông dân  để quân Mỹ rút được đại bộ phận lực lượng chiến đấu. Bước ba, đến 30-6-1972: Cơ bản, Sài Gòn chỉ huy được miền nam. Hoàn thành giai đoạn cơ bản nhất của "Việt Nam hóa chiến tranh". Mỹ sẽ rút hết quân về nước, đáp ứng kịp thời việc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11-1972.

Mỹ đề ra kế hoạch "phát triển tối tân hóa" quân ngụy, chúng dự kiến tiến hành trong ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Với số quân 875.790 người. Giai đoạn 2: Ðưa quân số lên 992.836 người, bổ sung cho giai đoạn 1. Giai đoạn 3: Ðưa số quân lên 1.100.000 người. Ðể bảo đảm số quân, chúng ra sức bắt lính, đôn quân. Chúng bắt hết thanh niên vào lính. Chúng chú trọng phát triển cả ba quân chủng: thành lập bộ tư lệnh lục quân, phát triển thiết giáp, pháo binh, hiện đại hóa trang bị. Trong ba năm 1968 - 1970, địch tăng thêm 16 tiểu đoàn pháo 105 li, 9 tiểu đoàn pháo 155 li, 77 tiểu đoàn pháo lãnh thổ, 25 ban pháo tiểu khu. Khối bộ binh cơ động tăng từ 50 tiểu đoàn (12-1968) lên 90 tiểu đoàn (1-1970). Về không quân, số máy bay tăng từ 400 chiếc các loại năm 1968 lên 784 chiếc trong năm 1971. Hải quân phát triển từ 660 chiếc tàu các loại năm 1968 lên 1.037 chiếc trong năm 1970. Và 2.000 xe tăng và xe bọc thép...

Page 14: New Microsoft Word Document.docx

Ðến cuối năm 1971, quân Mỹ cơ bản đã chấm dứt vai trò chiến đấu trên bộ. Tính đến ngày 31-1-1972, tổng số quân Mỹ ở miền nam chỉ còn 139.000. Tính theo đơn vị, 30 trên tổng số 34 lữ đoàn đã rút. Như vậy, đến đầu năm 1972, Mỹ đã cơ bản thực hiện xong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Nhưng lúc đó, bộ đội ta, kể cả lãnh đạo, chỉ huy chưa hiểu hết cái khó khăn, khốc liệt của "Việt Nam hóa chiến tranh" và chưa thấy hết cái độc ác của đế quốc Mỹ (có thể nói cái độc ác này chưa từng có trong lịch sử); nên lúc đầu, có nơi bộ đội ta đã thoát ly khỏi địa bàn, không làm chỗ dựa cho dân, cho cơ sở chống "bình định", nên đã gây cho dân và cơ sở nhiều tổn thất. Ðây cũng là bài học xương máu.

Trong quá trình rút quân, Mỹ dùng mọi thủ đoạn độc ác và mọi biện pháp như: Tăng cường cảnh sát và mật thám ở đô thị, gom dân vào ấp chiến lược ở nông thôn, tăng cường bắt lính, xây dựng ngụy quân, ngụy quyền. Nhân dân ở đô thị sống trong cảnh ngột ngạt đến nghẹt thở dưới sự kiểm soát, o ép của chính quyền ngụy. Người dân trong ấp chiến lược như sống trong trại tù khổng lồ. Vì vậy, khi thời cơ chín muồi (Mỹ rút hết quân), có tác động mạnh của bộ đội ta và hoạt động nhịp nhàng của các ngành, các chiến trường, thì những người bị bắt lính, những người  sống nghẹt thở ở đô thị và những người bị nhốt trong ấp chiến lược được bung ra thành những người tự do, thành vùng tự do, đỉnh cao là chiến dịch  Sài Gòn - Gia Ðịnh mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 Trên đà thắng lợi Tết Mậu Thân 1968, quân và dân ta tiếp tục chiến đấu, dù còn phải trải qua nhiều gian khổ, ác liệt, hy sinh, nhưng chúng ta có điều kiện mới và thời cơ mới để thực hiện thắng lợi Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: "Ðánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.

40 năm nhìn lại, chúng ta càng thêm tự hào về ý nghĩa, tầm vóc của Chiến thắng Mậu Thân 1968 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Ðó là thắng lợi của ý chí độc lập tự chủ, bản lĩnh và sáng tạo trong việc đề ra chủ trương chiến lược; là thắng lợi của niềm tin  tuyệt đối của toàn dân, toàn quân vào sự lãnh đạo của Ðảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu; là thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn, sức mạnh  của khối đại đoàn kết toàn dân, tất cả vì chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"!

Kỷ niệm 40 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968 là dịp để toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại một sự kiện lớn đánh dấu một mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng của dân tộc, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và phát huy tinh thần cách mạng tiến công, biến thành những việc làm cụ thể, kết quả cụ thể của mỗi người, của mọi người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,  xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Page 15: New Microsoft Word Document.docx