30
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CÔNG TRÌNH DỰ THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 201O Tên công trình: “ Vận dụng phương pháp thảo luận để lập kế hoạch theo chủ điểm 20 – 11 cho học sinh lớp 2 ” Thuộc nhóm ngành: khoa học giáo dục Họ và tên: Phạm Thị Thuỷ Nam,nữ: nữ dân tộc:kinh Phạm Thị Thu Thuỷ Năm thứ: 2/4 Khoa: giáo dục tiểu học Người hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Hữu Hợp 1

ng cuu khoa học môn đạo đức 2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

CÔNG TRÌNH DỰ THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 201O

Tên công trình: “ Vận dụng phương pháp thảo luận để lập kế hoạch theo chủ điểm 20 – 11 cho học

sinh lớp 2 ”

Thuộc nhóm ngành: khoa học giáo dục Họ và tên: Phạm Thị Thuỷ Nam,nữ: nữ dân tộc:kinh Phạm Thị Thu Thuỷ Năm thứ: 2/4 Khoa: giáo dục tiểu học Người hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Hữu Hợp

HÀ NỘI – 2010

1

Page 2: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP KHOA ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Điểm số:Xếp loại :

Chủ tịch hội đồng khoa học(Ký tên)

2

Page 3: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ trang1. Lí do chọn đề tài......................................................................1.1 Cơ sở lí luận...........................................................................1.2 Thực tiễn................................................................................2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................2.1 Phạm vi điều tra....................................................................2.2 Phạm vi thực nghiệm.............................................................3. Khách thể nghiên cứu..............................................................4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................5. Mục đích nghiên cứu...............................................................6. Giả thuyết khoa học.................................................................7. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................8. Phương pháp nghiên cúu.........................................................8.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận............................................8.2 Phương pháp điều tra.............................................................8.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm......................................GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3

Page 4: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

4

Page 5: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

I. ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lí do chọn đề tài1.1. Cơ sở lí luận Chúng ta đã và đang bước vào thế kỉ XXI cứ 5 đến 7 năm luợng thông tin khoa học trên thế giới lại tăng lên gấp đôi. Kéo theo đó là sự phát triển của mọi ngành, trong đó có giáo dục. Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới. Và chúng ta đều biết rằng khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin rất phát triển, mà trường học là cái nôi cung cấp và đáp ứng những đòi hỏi của xã hội hay nói đúng hơn là đáp ứng “đơn đặt hàng” của xã hội.Vì vậy, vấn đề đổi mới giáo dục có một vị trí đặc biệt quan trọng. Theo kinh nghiệm của các nhiều nước phát triển trên thế giới chỉ ra rằng: Đổi mới phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục trong xã hội hiện đại. Hơn nữa ở các bậc càng thấp thì vai trò của phương pháp càng quan trọng. Đặc biệt, bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, do đó vận dụng linh hoạt phương pháp thảo luận để lập kế họach cho học sinh lớp 2 là vấn đề đang được quan tâm Ta biết rằng quá trính dạy học bao gồm hai nhiệm vụ lớn đó là nhiệm vụ dạy học và nhiệm vụ giáo dục. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau.Và chính thông qua giáo dục hình thành kĩ năng sống cho các em. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống nhằm giúp người học thay đổi cách ứng xử của mình theo hưóng tích cực, hiệu quả. Chỉ có cách học tự khám phá bản thân hoặc tự lĩnh hội mới giúp con người thay đổi cơ bản hành vi.Mà hoạt động ngoài giờ lên lớp có ưu thế là điều kiện thời gian thoải mái hơn giờ lên lớp nên vận dụng giáo dục kĩ năng sống thuận lợi hơn. Hơn nữa, chủ điểm giáo dục là một trong ba hình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp cơ bản ở trường tiểu học. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh tiểu học.1.2. Cơ sở thực tiễn Theo quan niệm chung, học sinh lớp 2 là những học sinh đầu bậc tiểu học, nên khả năng nhận thức vấn đề còn hạn chế, khả năng đóng góp ý kiến phân công công việc chưa rõ, mà yêu cầu chung của giáo dục ngày càng nâng cao. Vì các em chỉ mới bước đầu làm quen với hình thức giáo dục trong nhà trường nên chưa có kĩ năng lập kế hoạch. Việc vận dụng phương pháp thảo luận đã được một số tác giả đề cập đến nhưng ở tiểu học thì rất ít. Đặc biệt là ở những lớp đầu bậc tiểu học, càng không mấy được quan tâm, chỉ có trong phương pháp thảo luận ở

5

Page 6: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

những môn học cụ thể với từng bài nhưng vận dụng phương pháp thảo luận để lập kế hoạch cho học sinh lớp 2 thì chưa có Hơn nữa qua hình thức vận dụng phương pháp thảo luận để lập kế hoạch cho học sinh nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng giúp các em mạnh dạn đưa ra những ý kiến , phương hướng cho công việc chung nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết trong lớp để các em có thể giải quyết những vấn đề của lớp. Tuy nhiên một số giáo viên vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Họ còn lúng túng trong vận dụng phương pháp thảo luận để lập kế hoạch cho học sinh lớp 2 và hầu như chưa vận dụng phương pháp này. Xuất phát từ những tiền đề về lí luận và những thực tiễn nói trên chúng tôi chọn đề tài “ Vận dụng phương pháp thảo luận để lập kế hoach cho học sinh lớp 2”2. Phạm vi nghiên cứu

2.1 Phạm vi điều traVì điều kiện có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung điều tra Trường tiểu học Lương Khánh Thiện _Hà Nam................................

2.2 Phạm vi thực nghiệm Trong khuôn khổ nội dung đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ tiến hành

thực nghiệm về vận dụng thảo luận nhóm ở học sinh tiểu học lớp 2 để lập kế hoạch cho các em theo chủ đề 8/3 thuộc Trường tiểu học Lương Khánh Thiện _Phủ Lí_Hà Nam....................................................................................

3. Khách thể nghiên cứu Phương pháp thảo luận nhóm để lập kế hoạch theo chủ đề ngày 8-3

4. Đối tượng nghiên cứu Vận dụng phương pháp thảo luận để lập kế hoạch theo chủ đề ngày

8 - 3 cho học sinh lớp 25. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp thảo luận nhằm nâng cao hiệu quả lập kế hoạch theo chủ điểm của học sinh lớp 2.

6. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng phương pháp thảo luận để lập kế hoạch theo chủ điểm 8-3 cho học sinh lớp 2 thì có thể đạt được hiệu quả như thế nào

7. Nhiệm vụ nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn về phương pháp thảo luận trong lập kế hoạch theo chủ điểm 8-3 cho học sinh lớp 2 7.2. Nêu các biện pháp về nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp thảo luận trong lập kế hoạch theo chủ điểm 8-3.

6

Page 7: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

7.3. Thực nghiệm sư phạm ( thực nghiệm triển khai tiết sinh hoạt lớp theo phương pháp thảo luận để lập kế hoạch cho học sinh lớp 2 nhằm kiểm định phương án đề tài đề xuất )8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm giải quyết nhiệm vụ 1. 8.2. Phương pháp điều tra : đánh giá, tìm hiểu thực trạng của vấn đề nghiên cứu để giải quyết nhiệm vụ 2. 8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm : thử nghiệm hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp cải tiến, thảo luận theo chủ điểm 8-3 để giải quyết nhiệm vụ 3. 8.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

8.5. Phương pháp quan sát

7

Page 8: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Khái niệm thảo luận

Thảo luận là phương pháp tổ chức cho học sinh trao đổi bàn bạc bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề liên quan hoạt động tập thể, công việc của lớp nhằm thống nhất ý kiến về giải quyết vấn đề nêu ra. Trong quá trình thảo luận, học sinh tiểu học được bày tỏ ý kiến của mình, nói ra những điều mình nghĩ, những điều mình mong muốn, phát biểu “ sáng kiến” của mình, biết lắng nghe ý kiến của bạn, lựa chọn ý kiến hay nhất, hợp lí nhất trong số những ý kiến đề xuất. Do đó, phương pháp thảo luận có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục cho học sinh những kĩ năng sống như: kĩ năng diễn đạt, trình bày vấn đề, lắng nghe, đánh giá, chia sẻ ý kiến quan điểm của người khác, lập kế hoạch cho công việc của mình, đánh giá hoạt động đã và đang diễn ra... Qua thảo luận, học sinh còn được giáo dục những thái độ đúng đắn như: Tĩch cực thảo luận, đóng góp ý kiến về công việc của tập thể lớp, đồng tình với những ý kiến hay, tôn trọng ý kiến người khác, nhắc nhở sự ỷ lại của những người bạn lười tham gia.... Phương pháp thảo luận là một biểu hiện của việc phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh, trong đó học sinh được tạo điều kiện để quyết định công việc, hoạt động của mình qua một số khâu khác nhau của quá trình tổ chức hoạt động ( lập kế hoạch, sơ kết, tổng kết) . Bằng thảo luận tập thể, giáo viên có thể xây dựng lớp học thành tập thể vững mạnh, bởi lẽ, các em được giao lưu đúng đắn, thống nhất ý kiến với nhau, được cùng nhau tham gia, thực hiện đánh giá hoạt động của mình trên cơ sở lợi ích chung ... Tạo điều kiện cho học sinh thảo luận, để các em tự quyết công việc của mình, tôn trọng ý kiến, quyết định của học sinh là một biểu hiện tôn trọng nhân cách của học sinh. Bởi lẽ kết quả quan trọng nhất là kết quả giáo dục ( Những tri thức, thái độ, và kĩ năng liên quan ) được hình thành qua thảo luận của mỗi học sinh nói riêng và sự phát triển tập thể lớp nói chung, còn kết luận ý kiến chung của tập thể lớp về vấn đề thảo luận chỉ là thứ yếu mà thôi. Trong thực tiễn giáo dục tiểu học, thảo luận có thể được vận dụng để tạo điều kiện cho học sinh lập kế hoạch, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc tổ chức hoạt động của mình....2.Các bước tiến hành Có thể tiến hành phương pháp thảo luận theo ba bước – Chuẩn bị, tiến hành thảo luận, và tổng kết. Các bước này có mối quan hệ gắn bó với nhau nên cần bảo đảm sự thống nhât giữa chúng.a ) Bước chuẩn bị

8

Page 9: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

Trong quá trình chuẩn bị giáo viên cần xác định dự kiến những mặt sau:

- Xác định nội dung: Căn cứ vào nhiệm vụ của học sinh, khả năng và kinh nghiệm của các em, điều kiện tổ chức hoạt động... giáo viên cần xác định – học sinh thảo luận những nội dung gì liên quan đến hoạt động tổ chức cho các em - Dự đoán khả năng, kết quả thảo luận của học sinh: Giáo viên dự đoán, theo từng nội dung thảo luận, học sinh có thể nêu ra những ý kiến gì và trong số những ý kiến được nêu ra các em sẽ chọn phương án nào... - Dự kiến “phương án tối ưu”: Giáo viên cần chuẩn bị “phương án tối ưu” cho từng nội dung thảo luận để có thể “can thiệp”, giới thiệu học sinh khi các em không đề xuất được ý kiến, hay ý kiến không tập trung, lạc hướng, thiếu tính khả thi, thiếu tính sáng tạo... - Dự kiến người thực hiện: Giáo viên cần dự kiến và gợi ý người điều khiển và thư kí cho việc thảo luận. Trong đó người điều khiển cần có khả năng nói to rõ ràng, cho cả lớp nghe, biết điều khiển các bạn phát biểu và biết tổng hợp ý kiến... Còn thư kí phải là học sinh có kĩ năng tiếng Việt tốt để kịp thời ghi lại ý kiến của các bạn... - Dự kiến thời gian:Giáo viên cần dự kiến:+ Thời điểm tiến hành việc thảo luận( nói chung việc này thường được tiến hành vào tiết sinh hoạt lớp cuối tuần)+ Thời gian dành cho việc thảo luận( dự kiến cụ thể, thảo luận diễn ra trong khoảng thời gian bao lâu) - Dự kiến cơ sở vật chất: Để phục vụ cho việc ghi ý kiến thảo luận, kết quả biểu quyết, có thể cần một số cơ sở vật chất như: Giấy, bút, bảng, phấn...b ) Bước tiến hành thảo luận: Trước hết người điều khiển tuyên bố lí do, nêu nội dung thảo luận và những yêu cầu liên quan từng nội dung, giới thiệu thư kí và đề nghị các bạn tích cực tham gia đóng góp ý kiến. Tiếp theo học sinh được tham gia đóng góp ý kiên của mình theo từng nội dung thảo luận; thư kí ghi lại từng nội dung ý kiến của các bạn. Khi học sinh phát biểu, giáo viên cũng như học sinh điều khiển cần tôn trọng ý kiến của các em khác, tạo ra không khí thoải mái, vui vẻ, nghiêm túc; không chê bai dè bửu, ngắt lời dù đó là những ý kiến không thích hợp... Trong một số trường hợp, giáo viên cần can thiệp đúng lúc. Ví như: học

9

Page 10: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

sinh không đưa ra được những ý kiến, hay ý kiến của các em không có tính khả thi, sai lệch ... Lúc đó, giáo viên có thể giới thiệu với học sinh những phương án “tối ưu” mà mình đã chuẩn bị. Sau các ý kiến đã được nêu ra ( trong số đó có thể có phương án của giáo viên), người điều khiển nêu lại các phương án được số đông các bạn lựa chọn; thư kí ghi kết quả biểu quyết. Cuối cùng; người điều khiển thông báo kết quả biểu quyết và những kết luận theo từng nội dung thảo luậnc ) Bước tổng kết Giáo viên ( Tốt nhất là người điều khiển – học sinh chốt lại ) khẳng định kết quả thảo luận. Ngoài ra giáo viên phát biểu tổng kết với những nội dung như: Đánh giá tinh thần, thái độ của học sinh trong quá trình thảo luận, bày tỏ sự đồng tình của mình với kết quả thảo luận của các em; bày tỏ sự tin tưởng rằng các em sẽ thực hiện tốt hoạt động của mình...Vận dụng phương pháp thảo luận để lập kế hoạch theo chủ điểm 8 – 3 cho học sinh lớp 2 ( Bước chuẩn bị trước của Giáo viên)Hoạt động 1

a. Bước chuẩn bịTrong quá trình chuẩn bị giáo viên cần xác định dự kiến những mặt sau:- Xác định nội dung:Những nội dung thảo luận có thể là+ Đặt tên báo tường, chọn nhóm học sinh trang trí báo, chọn nhóm học sinh biên tập- Dự đoán khả năng, kết quả thảo luận của học sinhCần dự đoán, theo nội dung làm báo tường, học sinh có thể nêu ra ý kiến + Đặt tên cho báo: Một nửa thế giới, Ngày của Mẹ, Mẹ và cô “ Hai Mẹ hiền” + Nhóm trang trí: Học sinh giới thiệu các bạn đã từng tham gia trang trí một số bài trước đó như Nga, Hạnh, Hương..... + Ban biên tập : Giới thiệu học sinh đã từng tham gia thi học sinh giỏi Văn như Hồng , Cúc, Mai, LanQua những nội dung trên học sinh có thể chọn + Tên báo: Mẹ và cô “ Hai Mẹ hiền” + Nhóm trang trí: Chọn 3 bạn trên + Nhóm biên tập: Chọn 3 bạn trên - Dự kiến phương án tối ưu: Giáo viên chuẩn bị khi học sinh không đề xuất được ý kiến hay ý kiến không tập trung lạc hướng thiếu tính khả thi và tính sáng tạo - Dự kiến người thực hiện + Người điều khiển: Giáo viên chủ nhiệm

10

Page 11: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

+ Thư kí : Có khả năng nghe, và tổng hợp ý kiến đầy đủ chính xác- Dự kiến thời gian thực hiện + Thời điểm tiến hành thảo luận: Tiết sinh hoạt lớp + Thời gian hoạt động : 10 phút- Dự kiến cơ sở vật chất: Phấn, bảngHoạt động 2

a. Bước chuẩn bịTrong quá trình chuẩn bị giáo viên cần xác định dự kiến những mặt sau:- Xác định nội dung:Những nội dung thảo luận có thể là+ Chia nhóm theo tổ- Dự đoán khả năng, kết quả thảo luận của học sinhCần dự đoán, theo nội dung làm báo tường, học sinh có thể nêu ra ý kiến + Chia nhóm theo tổ: Thành 4 tổ, Chia theo dãy lớp + Các hoạt động: Mỗi tổ gồm 1 tiết mục hát song ca, hát tốp ca, múa, đọc thơ...vv để biểu diễn trước lớp vào ngày 8 – 3 Qua những nội dung trên học sinh có thể chọn theo phần đã chuẩn bị - Dự kiến phương án tối ưu: Giáo viên chuẩn bị khi học sinh không đề xuất được ý kiến hay ý kiến không tập trung lạc hướng thiếu tính khả thi và tính sáng tạo - Dự kiến người thực hiện: Tất cả các học sinh trong lớp - Dự kiến thời gian thực hiện + Thời điểm tiến hành thảo luận: Tiết sinh hoạt lớp trước 2 tuần + Thời gian hoạt động : 10 phút

11

Page 12: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

Tổ chức hoạt động thảo luận lập kế hoạch cho học sinh lớp 2 theo chủ điểm 8-3

I. Mục đích Nhằm giúp học sinh:+ Có khả nănglập kế hoạch theo chủ điểm 8-3+ Hiểu được ý nghĩa của thảo luận + Biết vận dụng để lập các chủ điểm khác +thích thú, hứng thú với phương pháp thảo luận trong lớpII. Tài liệu và phương tiện + Giấy, bút, phấn, bảng, phiếu giao việc cho học sinh+ Phiếu điều tra + Máy ảnh chụp hình ảnh thảo luận của học sinhIII. Các hoạt động thảo luận

STT Tên hoạt động

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 Giới thiệu và chào hỏi

- Cô chào các con, chắc các con bất ngờ lắm.Cô xin tự giới thiệu cô là Thuỷ là sinh viên của trường ĐHSPHN.Và đi cùng với cô là cô Thu Thủy. Hôm nay cô cùng các con tổ chức tiết sinh hoạt lớp. Các con có thích không? Cô hi vọng sẽ mang lại những điều mới mẻ và niềm vui cho các con - Các con có biết trong tháng 3 này có ngày lễ nào quan trọng không?- Vậy phụ nữ là những ai nhỉ?- Các con trả lời tốt lắm.Ngày 8-3 là ngày quốc tế phụ nữ.

- Học sinh đứng dậy chào cô giáo.

12

Page 13: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

2 Hoạt động thảo luận theo lớp

- Nói thêm ý nghĩa ngày 8 -3.

- Vậy chúng ta làm gì để chuẩn bị cho 8-3.hôm nay cô và các con sẽ thảo luận để lên kế hoạch tổ chức các hoạt động cho 8-3.Các con có đồng ý không nào?- Cô muốn các con cử cho cô một bạn làm thư kí để ghi các ý kiến của các bạn trong lớp mình nào. - Giáo viên hỏi ý kiến một số bạn trong lớp về hoạt động sẽ làm trong ngày 8 -3 - Giáo viên có thể bổ sung một số ý kiến mà một số ý kiến giáo viên thấy chưa khả quan hay không đúng chủ đề- Đó là các ý kiến của các con .Cô được nghe nói lớp mình ai cũng viết đẹp, ai cũng hát hay và phong trào văn nghệ của lớp mình rất sôi nổi các con có muốn thể hiện trong ngày đó không.Đó sẽ là món quà ý nghĩa nhất mà chúng ta dành tặng cho những người phụ nữ xung quanh ta.- Giáo viên tổng kết chung lại các ý kiến đó là chúng ta sẽ tổ chức 2

- Học sinh cử một bạn víêt nhanh làm thư kí

- Học sinh trả lời và đưa ra các ý kiến của mình

- Thư kí ghi nhanh các ý kiến của các bạn trong lớp

- Học sinh lắng nghe

13

Page 14: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

3 Hoạt động làm báo tường

hoạt động để chào mừng ngày 8 – 3 là các con sẽ Làm báo tường và tổ chức thi Văn nghệ giữa các nhóm nhé .- Giáo viên phổ biến nội dung thi báo tường và hoạt động văn nghê: Mỗi con sẽ chuẩn bị một tờ báo tường có vẽ hình của một ngưòi phụ nữ mà con yêu quý bên cạnh có viết bài hát hay bài thơ . Còn hoạt động thi văn nghệ cô muốn mỗi tổ chuẩn bị cho cô 1 tiết mục để thi diễn hôm 8 – 3 nhé. - Thế các con muốn đặt tên cho đầu báo của mình là gì nào?- Giáo viên có thể bổ sung một số ý kiến của mình nếu thấy ý kiến không khả quan hay lạc chủ đề .- Giáo viên chốt lại câu trả lời của học sinh- Các con cùng cử cho cô 6 bạn là biên tập báo tường.- Giáo viên nhờ một số bạn tổ trưởng thu các bài báo vào ngày 6-3 để đưa cho các bạn biên tập làm báo tường. Còn đầu báo tường các cô giáo chủ nhiệm sẽ nhờ viết và vẽ trước

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh giơ tay phát biểu ý kiến của mình.

-Học sinh cử ra 6 bạn làm ban biên tập báo

- Thư kí ghi nhanh những ý kiến của các bạn trong lớp

14

Page 15: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

4 Hoạt động thi văn nghệ

ngày 6 - 3 - Hoạt động này các con sẽ làm trong 5 ngày- Thế các con đã biết các việc mình cần làm chưa. Cô luôn hi vọng lớp ta sẽ có một tờ báo tường thật đẹp trong ngày 8 – 3 nhé.

Đó là hoạt động thứ nhất. Bây giờ chúng ta cùng thảo luận cho hoạt động 2 nhé. Hoạt động này cô rất cần tình thần đoàn kết của các con. Cô muốn mỗi tổ sẽ có 1 tiết mục văn nghệ .Có thể là đọc thơ, kể chuyện, múa, hát đơn ca hay tập thể để biểu diễn vào ngày 8 – 3. Các con ai cũng được thể hiện hết năng khiếu của mình. - Giáo viên yêu cầu học sinh quay vào các tổ của mình để thảo luận,- Cô giáo xuống lớp xem các tổ thảo luận thế nào, có thể gợi ý cho các tổ một số bài hát, hay một số tiết mục mà các con đã được học trong chương trình.-Giáo viên có thể đưa ra dự kiến một ngày

- Học sinh lắng nghe và trả lời

- Học sinh quay vào các tổ của mình

A

15

Page 16: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

5

6

Nhận xét đánh giá của giáo viên

Hoạt động trắc nghiệm của học sinh

nào đó để duyệt văn nghệ cho các con trước ngày 8 - 3À ! Vậy là sau một giờ sinh hoạt lớp cô thấy lớp mình thảo luận rất sôi nổi. Ai cũng có tinh thần trách nhiệm với công việc của lớp mình. Cô khen các con rất nhiều- Các con có thích chơi trò chơi không nào,. Cô có một trò chơi rất hay các con nhìn cô làm mẫu trước nhé:- Ngồi mãi mỏi lưng ( đấm lưng )- Viết mãi mỏi tay ( xoay tay)

- Cúi mãi mỏi đầu ( ngoáy đầu )Vậy là từ lúc đầu đến giờ các con đã thảo luận xong kế hoạch cho ngày 8 -3 sắp tới các con đã được làm quen và biết thế nào là lập kế hoạch rồi.Và đặc biệt các con biết được nhưng nội dung mình đã thảo luận trong buổi sinh hoạt lớp này. Cô thấy ai cũng nhiệt tình trong buổi thảo luận này. Nhưng cô muốn nghe ý kiến riêng của từng con về buổi thảo luận này. - Cô sẽ phát cho

Có ạ!

Học sinh nhìn theo cô làm mẫu trước 2 lần sau đó làm theo

Học sinh lắng nghe

- Học sinh nhận phiếu

16

Page 17: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

mỗi con 1 phiếu các con hãy khoanh tròn vào chữ cái là ý kiến cuả con. Cô lưu ý nhé đây là ý kiến riêng của từng người nên các con không được nhìn nhau.

- Giáo viên phát phiếu cho học sinh

- Giáo viên thu phiếu

- Cô cám ơn các con nhé. Thế là buổi sinh hoạt lớp của chúng ta đến đây kết thúc rồi cô chúc các con luôn chăm ngoan học giỏi. Cả lớp luôn đoàn kêt yêu thương nhau học tập và nhất là đạt được nhiều bông hoa điểm tốt trong đợt chào mừng ngày 8 -3 sắp tới này. Cô hy vọng sẽ được gặp lớp ta trong thời gian tới.

- Cô có một chút bánh kẹo để làm quà cho các con nhé

và làm

- Lớp trưởng thu phiếu

17

Page 18: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

PHIẾU ĐIỀU TRA

Họ tên: ................................................... Nam hay nữ ..................

Lớp:.......................

Con hãy đọc kĩ từng câu dưới đây và dùng bút khoanh tròn vào chữ cái mà con cho là ý kiến của con.

Câu 1: Trong giờ thảo luận để chào mừng ngày 8-3 lớp con có tổ chức hoạt động làm báo tường không? a. Có b. KhôngCâu 2: Ngoài ra, lớp con còn tổ chức hoạt động nào? a.Thi văn nghệ giữa các tổ b.Thi kéo co giữa các tổ Câu 3: Theo con, trong giờ sinh hoạt, các bạn có sôi nổi thảo luận không? a. có b.Không Câu 4: Con có nêu ý kiến của mình trong giờ thảo luận không? a.Có b.Không Câu 5: Ý kiến của con có được chấp nhận hoặc có giống ý kiến của các bạn không? a.Có b.Không Câu 6: Con có thích buổi thảo luận như thế này không? a.Có b.Không Câu 7: Con có mong muốn có nhiều buổi thảo luận như thế này nữa không? a. Có b. Không Ban Giám hiệu nhà trường

18

Page 19: ng cuu khoa học môn đạo đức 2

19