13
Trang 1/13 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH THÓA HC HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: HÓA HC LP 10 A. KIẾN THỨC CẦN NẮM 1. Kiến thc - Nhóm halogen gm các vấn đề vkhái quát nhóm halogen, cu to phân t, tính chất, điều chế, ng dng, … các đơn chất và mt shp cht ca nguyên thalogen. - Nhóm oxi gm các vấn đề vcu to phân t, tính chất, điều chế, ng dụng, … các đơn chất và mt shp cht ca nguyên toxi, lưu huỳnh. 2. Kĩ năng - Kết lun tính cht hóa hc của các đơn chất và hp cht của halogen, oxi, lưu huỳnh; so sánh, gii thích, chng minh, ... - Nm các nguyên tắc, phương pháp điều chế, an toàn thí nghiệm; phương pháp nhận biết, phân bit, ... các đơn chất, hp cht của halogen, oxi và lưu huỳnh. - Sdụng các phương pháp thích hợp để gii các bài toán hóa học có liên quan đến tính toán lượng cht (khối lượng, thtích, nồng độ dung dch) trong phn ng, tính phần trăm khối lượng, thtích các cht trong hn hợp, tính toán lượng nguyên liu và sn phẩm, … B. MA TRẬN ĐỀ KIM TRA HC KÌ II KHI 10 Phn 1: Trc nghim khách quan (24 câu - 8 điểm) Ni dung Mức độ nhn thc Cng Nhn biết Thông hiu Vn dng Clo và hp cht 2 1 1 4 Câu 1 (1): Tính cht vật lý, điều chế, ng dng ca Cl 2 . Câu 2 (1): Tính cht vt lý, điều chế, ng dng các hp cht của clo (HCl, nước Gia-ven, clorua vôi). Câu 3 (2): Tính cht hóa hc ca Cl 2 , HCl. Câu 4 (3): Bài toán vaxit HCl. Flo, brom, iot và hp cht 2 1 3 Câu 5 (1): Chn phát biểu đúng về tính cht vt lý, ng dng ca F 2 , Br 2 , I 2 . Câu 6 (1): Tính cht hóa học cơ bản ca F 2 , Br 2 , I 2 . Câu 7 (2): Tính cht hóa hc ca F 2 , Br 2 , I 2 và hp cht. O 2 , O 3 , S 2 1 3 Câu 8 (1): Tính cht vật lý, điều chế, ng dng ca O 2 , O 3 . Câu 9 (1): Tính cht vt lý ca S. Câu 10 (2): Tính cht hóa hc ca O 2 , O 3 , S. H 2 S, SO 2 , SO 3 3 1 1 5 Câu 11 (1): Tính cht vật lý, điều chế H 2 S. Câu 12 (1): Tính cht vt lý, ng dụng, điều chế SO 2 . Câu 13 (1): Tính cht hóa học cơ bản ca H 2 S, SO 2 , SO 3 . Câu 14 (2): Tính cht hóa hc ca H 2 S, SO 2 , SO 3 . Câu 15 (3): Bài toán vH 2 S hoc SO 2 . H 2 SO 4 2 1 1 4 Câu 16 (1): Tính cht vật lý, điều chế H 2 SO 4 . Câu 17 (1): Tính cht hóa học cơ bản ca H 2 SO 4 . Câu 18 (2): Tính cht hóa hc ca H 2 SO 4 . Câu 19 (3): Bài toán vH 2 SO 4 . Thc hành thí nghim 1 1 Câu 20 (1): Các thí nghiệm đơn giản Tng hp kiến thc 2 1 1 4 Câu 21 (1): Tính cht vt lý ca các cht. Câu 22 (1): ng dụng, điều chế các cht. Câu 23 (2): Tính cht hóa hc ca các cht. Câu 24 (3): Bài toán tng hp Tng scâu 14 6 4 24 Tng sđiểm 4,7 2,0 1,3 8,0

NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM ......Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương

  • Upload
    others

  • View
    13

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM ......Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương

Trang 1/13

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ HÓA HỌC

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: HÓA HỌC LỚP 10

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM

1. Kiến thức

- Nhóm halogen gồm các vấn đề về khái quát nhóm halogen, cấu tạo phân tử, tính chất, điều chế, ứng

dụng, … các đơn chất và một số hợp chất của nguyên tố halogen.

- Nhóm oxi gồm các vấn đề về cấu tạo phân tử, tính chất, điều chế, ứng dụng, … các đơn chất và một số

hợp chất của nguyên tố oxi, lưu huỳnh.

2. Kĩ năng

- Kết luận tính chất hóa học của các đơn chất và hợp chất của halogen, oxi, lưu huỳnh; so sánh, giải thích,

chứng minh, ...

- Nắm các nguyên tắc, phương pháp điều chế, an toàn thí nghiệm; phương pháp nhận biết, phân biệt, ... các

đơn chất, hợp chất của halogen, oxi và lưu huỳnh.

- Sử dụng các phương pháp thích hợp để giải các bài toán hóa học có liên quan đến tính toán lượng chất

(khối lượng, thể tích, nồng độ dung dịch) trong phản ứng, tính phần trăm khối lượng, thể tích các chất

trong hỗn hợp, tính toán lượng nguyên liệu và sản phẩm, …

B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI 10

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (24 câu - 8 điểm)

Nội dung Mức độ nhận thức

Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Clo và hợp chất 2 1 1 4

Câu 1 (1): Tính chất vật lý, điều chế, ứng dụng của Cl2.

Câu 2 (1): Tính chất vật lý, điều chế, ứng dụng các hợp chất của clo (HCl, nước Gia-ven, clorua vôi).

Câu 3 (2): Tính chất hóa học của Cl2, HCl.

Câu 4 (3): Bài toán về axit HCl.

Flo, brom, iot và hợp chất 2 1 3

Câu 5 (1): Chọn phát biểu đúng về tính chất vật lý, ứng dụng của F2, Br2, I2.

Câu 6 (1): Tính chất hóa học cơ bản của F2, Br2, I2.

Câu 7 (2): Tính chất hóa học của F2, Br2, I2 và hợp chất.

O2, O3, S 2 1 3

Câu 8 (1): Tính chất vật lý, điều chế, ứng dụng của O2, O3.

Câu 9 (1): Tính chất vật lý của S.

Câu 10 (2): Tính chất hóa học của O2, O3, S.

H2S, SO2, SO3 3 1 1 5

Câu 11 (1): Tính chất vật lý, điều chế H2S.

Câu 12 (1): Tính chất vật lý, ứng dụng, điều chế SO2.

Câu 13 (1): Tính chất hóa học cơ bản của H2S, SO2, SO3.

Câu 14 (2): Tính chất hóa học của H2S, SO2, SO3.

Câu 15 (3): Bài toán về H2S hoặc SO2.

H2SO4 2 1 1 4

Câu 16 (1): Tính chất vật lý, điều chế H2SO4. Câu 17 (1): Tính chất hóa học cơ bản của H2SO4.

Câu 18 (2): Tính chất hóa học của H2SO4. Câu 19 (3): Bài toán về H2SO4.

Thực hành thí nghiệm 1 1

Câu 20 (1): Các thí nghiệm đơn giản

Tổng hợp kiến thức 2 1 1 4

Câu 21 (1): Tính chất vật lý của các chất. Câu 22 (1): Ứng dụng, điều chế các chất.

Câu 23 (2): Tính chất hóa học của các chất. Câu 24 (3): Bài toán tổng hợp

Tổng số câu 14 6 4 24

Tổng số điểm 4,7 2,0 1,3 8,0

Page 2: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM ......Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương

Trang 2/13

Phần 2: Tự luận (2 câu - 2 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm): Lý thuyết ở mức độ thông hiểu (chuỗi chuyển hóa, nhận biết hoặc nêu, giải thích hiện

tượng thí nghiệm, viết phương trình phản ứng…)

Câu 2: (1,0 điểm): Bài toán có 2 ý nhỏ gồm 0,5 điểm ở mức độ vận dụng và 0,5 điểm ở mức độ vận dụng

nâng cao.

C. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1

I. Trắc nghiệm khách quan (24 câu – 8,0 điểm)

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về tính chất vật lý của đơn chất clo?

A. Là chất khí. B. Tan tốt trong dung môi hữu cơ.

C. Màu vàng lục. D. Nhẹ hơn không khí.

Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của nước Gia-ven và clorua vôi?

A. Làm dược phẩm. B. Tẩy trắng. C. Tẩy uế. D. Tiệt trùng.

Câu 3: Cho một băng giấy màu ẩm vào bình đựng khí clo. Màu của băng giấy

A. chuyển sang xanh. B. nhạt dần rồi mất màu.

C. đậm dần. D. không thay đổi.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối

lượng dung dịch tăng thêm 7,0 gam so với ban đầu. Số mol axit HCl tham gia phản ứng là

A. 0,04. B. 0,8. C. 0,08. D. 0,4.

Câu 5: Ở điều kiện thường, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Iot dễ bị thăng hoa. B. Flo là chất khí màu lục nhạt.

C. Brom là chất lỏng không màu. D. Iot là chất rắn màu đen tím.

Câu 6: Trong điều kiện thích hợp, iot tác dụng với chất hoặc dung dịch nào sau đây?

A. O2. B. H2O. C. Al. D. NaBr.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(a) F2 oxi hóa được tất cả các kim loại, oxi hóa hầu hết các phi kim trừ oxi và nitơ.

(b) Br2 là halogen có tính oxi hóa mạnh nhất.

(c) Dung dịch NaF tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa.

(d) Cho dung dịch iot vào hồ tinh bột thì dung dịch có màu xanh tím đặc trưng.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 8: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

A. 2H2O 2H2 + O2. B. 2Ag + O3 → Ag2O + O2.

C. 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2. D. 2KMnO4

ot K2MnO4 + MnO2 + O2

Câu 9: Kết luận nào sau đây về hiđro sunfua là đúng?

A. Là chất rắn, màu vàng. B. Là chất khí, tan nhiều trong nước.

C. Là chất rắn, tan nhiều trong nước. D. Là chất khí, không màu.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cả oxi và ozon đều tác dụng với Ag ở nhiệt độ thường.

B. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

C. Oxi và ozon có tính oxi hóa mạnh như nhau.

D. Tất cả các phản ứng của kim loại với lưu huỳnh đều phải thực hiện ở nhiệt độ cao.

Câu 11: Trong phòng thí nghiệm H2S được điều chế bằng phản ứng nào sau đây?

A. CuS + dung dịch HCl. B. S + H2.

C. FeS + dung dịch HCl. D. FeS + H2SO4 đặc.

Câu 12: Ứng dụng nào sau đây là của SO2?

A. Điều chế axit sunfuric, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy.

B. Lưu hóa cao su, chế tạo diêm tiêu.

C. Sản xuất chất dẻo ebonit.

Điện phân

Ánh sáng

Page 3: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM ......Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương

Trang 3/13

D. Sản xuất dược phẩm, thuốc sát trùng.

Câu 13: SO2 thể hiện tính khử trong phản ứng với

A. CaO. B. O2. C. dung dịch NaOH. D. H2S.

Câu 14: Cho các phát biểu sau:

(a) SO3 là oxit axit.

(b) Dung dịch H2S làm đổi màu quỳ tím.

(c) SO2 làm mất màu nước brom.

(d) Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì dung dịch bị vẩn đục màu vàng.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 15: Cho 11,2 lít khí H2S (đktc) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch

chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 28,8. B. 51,2. C. 39,8. D. 29,4.

Câu 16: Chuỗi phản ứng nào sau đây dùng để điều chế H2SO4 trong công nghiệp?

A. S → SO3 → SO2 → H2SO4. B. FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4.

C. FeS2 → SO3 → SO2 → H2SO4. D. Na2SO3 → SO3 → SO2 → H2SO4.

Câu 17: Dãy gồm các kim loại đều tan trong axit sunfuric loãng là

A. Cu, Ag. B. Ag, Fe. C. Fe, Al. D. Al, Au.

Câu 18: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

A. H2SO4 (loãng) + Fe → FeSO4 + H2.

B. 6H2SO4 (đặc, nóng) + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

C. H2SO4 (đặc, nóng) + FeO → FeSO4 + H2O.

D. 3H2SO4 + Fe2O3 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.

Câu 19: Cho 200 gam dung dịch BaCl2 10,4% tác dụng với 200 ml dung dịch H2SO4 2M thì khối lượng

kết tủa thu được sau phản ứng là

A. 23,3 gam. B. 9,32 gam. C. 2,33 gam. D. 93,2 gam.

Câu 20: Dẫn H2S vào dung dịch Pb(NO3)2 thì

A. xuất hiện kết tủa trắng. B. xuất hiện kết tủa đen.

C. không có hiện tượng gì. D. có khí không màu thoát ra.

Câu 21: Cho các chất: O2, H2S, SO2, CO2. Chất tan trong nước tốt nhất là

A. SO2. B. H2S. C. O2. D. CO2.

Câu 22: Hóa chất nào sau đây để xử lí thủy ngân rơi vãi trong phòng thí nghiệm?

A. Cacbon. B. Sắt. C. Kẽm. D. Lưu huỳnh.

Câu 23: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Đun NaCl tinh thể với H2SO4 đặc.

(b) Đốt cháy quặng pirit sắt trong không khí.

(c) Đun MnO2 với dung dịch HCl đặc.

(d) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm có đơn chất tạo thành là

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 24: Cho 2,7 gam Al và 9,6 gam Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được khí SO2. Thể tích dung

dịch NaOH 1M tối thiểu cần dùng để hấp thụ toàn bộ lượng SO2 trên là

A. 50 ml. B. 150 ml. C. 300 ml. D. 125 ml.

II. Trắc nghiệm tự luận (2 câu - 2 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương ứng

với một phản ứng, ghi rõ điều kiện nếu có):

Na2SO3 (1) NaCl (2) HCl (3) Cl2

(4) NaClO

Câu 2 (1,0 điểm): Chia một lượng Fe thành hai phần bằng nhau.

- Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch có chứa 25,4 gam muối.

- Phần 2 tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và V lít khí Y

(đktc). Tính V và nồng độ phần trăm của dung dịch X.

Page 4: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM ......Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương

Trang 4/13

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2

I. Trắc nghiệm khách quan (24 câu – 8,0 điểm)

Câu 1: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm?

A. 2NaCl → 2Na + Cl2. B. 2NaCl + 2H2O→H2 + 2NaOH + Cl2

C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O D. F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2

Câu 2: Hiện tượng “bốc khói” của HCl đặc trong không khí ẩm là do

A. HCl bị oxi hóa bởi oxi không khí.

B. axit HCl khi bay hơi có màu trắng.

C. khí HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt nhỏ axit.

D. dung dịch HCl có tính axit mạnh.

Câu 3: Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là:

A. NaOH, Al, CuSO4, Al2O3, MgO, Cu(OH)2. B. NaOH, Cu, Al2O3, Ag, Cu(OH)2.

C. NaOH, Al, CaCO3, Al2O3, KMnO4, CuO. D. Cu(OH)2, CaCO3, H2SO4, Fe, FeO.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 16,9 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Fe, Zn vào axit HCl thu được 8,96

lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là

A. 17,7. B. 35,8. C. 45,3. D. 54,3.

Câu 5: Đơn chất halogen nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường và có màu đen tím?

A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.

Câu 6: Cho các axit sau: HF, HCl, HBr, HI. Chất có tính axit yếu nhất là

A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.

Câu 7: Cho phương trình hóa học: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4. Kết luận nào sau đây đúng?

A. SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa. B. SO2 là chất oxi hóa, Br2 là chất khử.

C. Br2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử. D. SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. O2 là chất khí, không màu, không mùi. B. O3 là chất khí, màu xanh nhạt, mùi đặc trưng.

C. O2 tan nhiều trong nước hơn O3. D. O3 được ứng dụng để tẩy trắng tinh bột.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ở điều kiện thường lưu huỳnh là chất rắn, tan nhiều trong nước.

B. Công thức phân tử của lưu huỳnh là S8.

C. 90% lượng lưu huỳnh được dùng để sản xuất axit sunfuric.

D. Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình là lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.

Câu 10: Cho các phản ứng sau:

(a) S + O2 SO2. (b) S + H2 H2S.

(c) S + 3F2 SF6. (d) S + 2K K2S.

S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào sau đây?

A. (a) và (d). B. (b) và (c). C. (b) và (d). D. (a) và (c).

Câu 11: Dung dịch H2S để lâu ngoài không khí thì

A. bị vẩn đục màu vàng. B. có khí thoát ra. C. chuyển sang màu đỏ. D. có kết tủa đen.

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm khí SO2 được điều chế bằng cách

A. cho S tác dụng với O2. B. đốt quặng pirit sắt.

C. cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch H2SO4. D. cho FeS tác dụng với O2.

Câu 13: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì

A. dung dịch bị vẩn đục màu vàng. B. không có hiện tượng gì.

C. dung dịch chuyển thành màu nâu đen. D. tạo thành chất rắn màu đỏ.

Câu 14: Sục từ từ 2,24 lit SO2 (đkc) vào 100 ml dung dịch NaOH 3M. Các chất tan có trong dung dịch sau

phản ứng là

A. Na2SO3, NaOH. B. NaHSO3. C. Na2SO3. D. Na2SO3, NaHSO3.

Câu 15: Nhận định nào sau đây về H2SO4 không đúng?

A. Chất lỏng sánh như dầu. B. Tan vô hạn trong nước.

C. Nặng gần gấp 2 lần nước. D. Dễ bay hơi.

Page 5: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM ......Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương

Trang 5/13

Câu 16: Các kim loại tan trong axit sunfuric đặc nóng nhưng không tan trong axit sunfuric loãng là

A. Ag, Cu. B. Al, Fe. C. K, Fe. D. Al, Zn.

Câu 17: Phản ứng của axít H2SO4 đặc với chất nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử?

A. CuO. B. Fe2O3. C. FeCl3. D. FeO.

Câu 18: Thể tích dung dịch H2SO4 98% (d = 1,84 g/ml) điều chế được từ 120 kg FeS2 (hiệu suất 100%) là

A. 120 lít. B. 114,5 lit. C. 108,7 lít. D. 184 lít.

Câu 19: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc cần

A. cho từ từ nước vào axit và khuấy đều. B. cho từ từ axit vào nước và khuấy đều.

C. cho nhanh nước vào axit và khuấy đều. D. cho nhanh axit vào nước và khuấy đều.

Câu 20: Chất nào sau đây tồn tại trạng thái lỏng ở điều kiện thường?

A. O2. B. SO3. C. Cl2. D. I2.

Câu 21: Chất nào sau đây không có ứng dụng tẩy trắng?

A. O3. B. SO2. C. HF. D. NaClO.

Câu 22: Dãy nào sau đây gồm các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?

A. SO2, Br2, H2SO4. B. S, SO2, Cl2.

C. H2SO4, SO2, SO3. D. SO2, H2S, F2.

Câu 23: Cho các phản ứng sau:

(a) SO2 + H2O → H2SO3 (b) SO2 + CaO → CaSO3

(c) SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr (d) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Trong các phản ứng (a), (b) SO2 là chất oxi hoá. B. Trong phản ứng (c), SO2 đóng vai trò chất khử.

C. Phản ứng (d) chứng tỏ tính khử của SO2 > H2S. D. Trong phản ứng (a), SO2 đóng vai trò chất khử.

Câu 24: Nung nóng 42,4 gam hỗn hợp Fe và S trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp X.

Cho X vào dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là

A. 59,43% và 40,56%. B. 66,04% và 33,96%. C. 60% và 40%. D. 70% và 30%.

II. Trắc nghiệm tự luận (2 câu - 2 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình phản ứng để chứng minh:

a. Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2.

b. O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2.

Câu 2 (1,0 điểm): Cho 45 gam hỗn hợp gồm Zn và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Sau

khi phản ứng hoàn toàn thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc).

a. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

b. Dẫn khí thu được ở trên vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.

I. Trắc nghiệm khách quan (24 câu – 8,0 điểm)

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, khí Cl2 được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?

A. KMnO4. B. MnO2. C. KClO3. D. HCl.

Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của nước Gia-ven và clorua vôi?

A. Làm dược phẩm. B. Tẩy trắng. C. Tẩy uế. D. Tiệt trùng.

Câu 3: Dãy các chất đều tác dụng với Cl2 ở điều kiện thích hợp là:

A. H2, NaF, Al. B. Al, H2O, KBr. C. O2, Zn, NaOH. D. KOH, O2, H2O.

Câu 4: Hòa tan 25,12 gam hỗn hợp Fe, Al, Mg trong dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít H2 (đktc) và m

gam muối. Giá trị của m là

A. 67,72. B. 46,42. C. 68,92. D. 47,02.

Câu 5: Ở điều kiện thường chất nào sau đây tồn tại trạng thái lỏng?

A. F2. B. Br2. C. I2. D. Cl2.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phần lớn iot dùng để sản xuất dược phẩm.

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3

Page 6: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM ......Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương

Trang 6/13

B. Iot tan ít trong ancol etylic tạo thành cồn iot.

C. Khi đun nóng iot thăng hoa tạo thành hơi màu tím.

D. Iot là chất rắn, dạng tinh thể màu đen tím.

Câu 7: Trong phản ứng nào sau đây, Br2 vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa?

A. H2 + Br2 ot 2HBr. B. 2Al + 3Br2

ot 2AlBr3.

C. Br2 + H2O ⇄ HBr + HBrO. D. Br2 + 2H2O + SO2 → 2HBr + H2SO4.

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, sau khi điều chế oxi thì có thể thu oxi bằng phương pháp

A. đẩy không khí. B. đẩy nước. C. chưng cất. D. chiết.

Câu 9: Hóa chất nào sau đây dùng để xử lí thủy ngân rơi vãi trong phòng thí nghiệm?

A. Cacbon. B. Sắt. C. Kẽm. D. Lưu huỳnh.

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng về ozon?

A. Là khí độc. B. Có thể oxi hóa tất cả các kim loại.

C. Oxi hóa Ag thành Ag2O. D. Có tính oxi hóa mạnh.

Câu 11: Kết luận nào sau đây về SO2 không đúng ?

A. Là khí độc. B. Nhẹ hơn không khí.

C. Là chất khí không màu, mùi hắc. D. Tan nhiều trong nước.

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm khí SO2 được điều chế bằng phản ứng giữa

A. S và O2. B. FeS2 và O2. C. Na2SO3 và HCl. D. Fe và H2SO4 đặc.

Câu 13: Nhận định nào sau đây không đúng về lưu huỳnh trioxit?

A. Ở điều kiện thường là chất lỏng. B. Tan vô hạn trong nước.

C. Không tan trong axit sunfuric. D. Không màu.

Câu 14: Phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của H2S?

A. H2S + 4Cl2 + 4H2O H2SO4 + 8HCl. B. H2S + 2NaOH Na2S + 2H2O.

C. 2H2S + 3O2 2H2O + 2SO2. D. 2H2S + O2 2H2O + 2S.

Câu 15: Dẫn 6,72 lít SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch KOH 1M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng

A. 36 gam. B. 23,7 gam. C. 47,4 gam. D. 18 gam.

Câu 16: Để pha loãng H2SO4 nên làm theo cách nào sau đây để bảo đảm an toàn?

A. Rót thật nhanh axit vào nước. B. Rót từ từ nước vào axit.

C. Rót từ từ axit vào nước. D. Rót thật nhanh nước vào axit.

Câu 17: Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?

A. Au. B. Al. C. Fe. D. Zn.

Câu 18: Cho phương trình phản ứng sau: Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O. Tổng hệ số cân bằng (số

nguyên, tối giản) của phương trình trên là

A. 16. B. 17. C. 18. D. 19.

Câu 19: Hòa tan 20,8 gam hỗn hợp gồm Cu, CuO vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 4,48 lít

(đtkc) khí không màu mùi hắc là sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng của CuO trong hỗn hợp là

A. 12,8 gam. B. 8,0 gam. C. 16,0 gam. D. 16,8 gam.

Câu 20: Cho hình vẽ biểu diễn quá trình điều chế clo trong phòng thí nghiệm như sau:

Vai trò của dung dịch H2SO4 đặc là giữ lại

Page 7: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM ......Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương

Trang 7/13

A. khí Cl2. B. khí HCl. C. hơi H2O. D. NaCl.

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

(a) Ở điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn màu trắng.

(b) Lưu huỳnh trioxit tan vô hạn trong nước, ít tan trong H2SO4 đặc.

(c) H2S là chất khí không màu, không mùi, rất độc.

(d) H2SO4 tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt.

Số phát biểu không đúng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 22: Dung dịch nào sau đây dùng để khắc chữ lên thủy tinh?

A. H2SO4. B. HNO3. C. HCl. D. HF.

Câu 23: Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ có tính oxi hóa?

A. F2, O2, O3. B. S, Cl2, F2. C. Cl2, O2, S. D. O3, Cl2, H2S.

Câu 24: Nếu hao hụt trong quá trình sản xuất là 40% thì khối lượng quặng pirit sắt chứa 35,6% FeS2 cần

dùng để sản xuất 700 tấn dung dịch H2SO4 70% là

A. 1404,5 tấn. B. 1360,2 tấn. C. 1400,8 tấn. D. 4200,5 tấn.

II. Trắc nghiệm tự luận (2 câu - 2 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên ứng với

một phản ứng, ghi rõ điều kiện nếu có):

HCl (1)NaCl (2)Cl2 (3)NaCl (4)HCl

Câu 2 (1,0 điểm): Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với 800 gam dung dịch H2SO4 loãng

(lấy dư 10% so với lượng tham gia phản ứng) thì thu được 4,48 lit khí (đktc) và dung dịch Y. Mặt khác,

nếu cho m gam X trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thì thu được 8,96 lit khí SO2 (đktc) .

a. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong X.

b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 loãng ban đầu.

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4

I. Trắc nghiệm khách quan (24 câu – 8,0 điểm)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đơn chất clo là chất khí, màu vàng lục.

B. Khí clo tan ít trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ.

C. Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính khử mạnh.

D. Trong các hợp chất với oxi, clo đều có số oxi hóa dương.

Câu 2: Clorua vôi không có ứng dụng nào sau đây?

A. Tẩy trắng vải, sợi, giấy, tẩy uế cống rãnh. B. Dùng làm chất khử chua cho đất nhiễm phèn.

C. Dùng trong tinh chế dầu mỏ. D. Dùng để xử lí các chất độc, bảo vệ môi trường.

Câu 3: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl là:

A. NaOH, Al, CuSO4, Al2O3. B. Cu, Al2O3, Na2CO3, Cu(OH)2.

C. Al, CaCO3, Al2O3, Cu(OH)2. D. CaCO3, H2SO4, Fe, FeO.

Câu 4: Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với axit HCl dư, đun nóng. Thể tích khí clo (đktc) thu được là

A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.

Câu 5: Các chất không tác dụng với khí flo là

A. Au và Pt. B. Cu và Fe. C. H2 và H2O. D. O2 và N2.

Câu 6 : Chất không có tính khử là

A. flo. B. iot. C. brom. D. clo.

Câu 7: Sục khí clo dư vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaBr 0,5M và NaI 0,2M đến phản ứng hoàn toàn thu

được x gam NaCl. Giá trị của x là

A. 8,19. B. 4,095. C. 16,38. D. 11,7.

Câu 8: Tầng ozon có khả năng ngăn tim cực tím từ vũ trụ thâm nhập vào Trái Đất vì

A. tầng ozon có tính oxi hóa mạnh.

B. tầng ozon rất dày, ngăn không cho tia cực tím đi qua.

Page 8: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM ......Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương

Trang 8/13

C. tầng ozon chứa khí CFC có tác dụng hấp thụ tia cực tím.

D. tầng ozon đã hấp thụ tia cực tím cho cân bằng chuyển hóa ozon và oxi.

Câu 9: Lưu huỳnh tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường?

A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Hg.

Câu 10: Cho các chất sau: H2S, Cl2, P, Al. Ở điều kiện thích hợp, số chất tác dụng được với O2 là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. H2S có mùi trứng thối, rất độc. B. SO2 là chất khí, không màu, mùi hắc.

C. SO3 không trong nước. D. S có 2 dạng thù hình là Sα và Sβ.

Câu 12: Cặp hóa chất được dùng để điều chế H2S trong phòng thí nghiệm là

A. CuS và dung dịch H2SO4 loãng. B. FeS và dung dịch HCl.

C. PbS và dung dịch H2SO4 loãng. D. Ag2S và dung dịch HCl.

Câu 13: Trong điều kiện thích hợp, dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều tác dụng được với SO2?

A. P2O5, H2S, NaOH. B. H2S, NaOH, CaO. C. Na2O, Ca(OH)2, CO2. D. P2O5, Ba(OH)2, Br2.

Câu 14: Cho các dung dịch sau: Ca(OH)2, H2SO4 đậm đặc, CuCl2, FeCl2. Số dung dịch tác dụng với H2S

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 15: Dẫn 4,48 lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m

gam muối. Giá trị của m là

A. 23,0. B. 23,8. C. 20,8. D. 24,8.

Câu 16: Tính chất nào sau đây không phải của H2SO4?

A. Chất lỏng, không màu. B. Nhẹ hơn nước.

C. Tan vô hạn trong nước. D. Không bay hơi.

Câu 17: Rót H2SO4 đặc vào cốc đựng chất X màu trắng thấy X dần chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển

sang nâu và cuối cùng thành một khối đen xốp, bị bọt khí đẩy lên miệng cốc. X là

A. C12H22O11. B. CO2 rắn. C. NaCl. D. CuSO4 khan.

Câu 18: Dãy gồm các chất chỉ tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng mà không tác dụng được

dung dịch H2SO4 loãng là

A. BaCl2, NaOH, Zn. B. NH3, MgO, Ba(OH)2. C. Fe, Al, Ni. D. Cu, S, Ag.

Câu 19: Hòa tan 11,2 gam Fe vào 200 ml dung dịch H2SO4 loãng 0,5M. Thể tích H2 (đktc) thu được là

A. 5,376 lít. B. 5,6 lít. C. 4,48 lít. D. 2,24 lít.

Câu 20: Quan sát sơ đồ thí nghiệm sau:

Hiện tượng ở bình chứa nước Br2 là

A. có kết tủa trắng xuất hiện. B. có sủi bọt khí.

C. dung dịch bị nhạt màu. D. có kết tủa vàng xuất hiện.

Câu 21: Tính chất nào sau đây không phải của SO3?

A. Chất lỏng, không màu. B. Tan vô hạn trong axit sunfuric.

C. Tan ít trong nước. D. Là oxit axit.

Câu 22: Trong phòng thí nghiệm, điều chế oxi bằng cách

A. điện phân nước. B. nhiệt phân Cu(NO3)2.

C. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. D. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.

Câu 23: Thuốc thử có thể nhận biết bốn dung dịch: Na2S, BaCl2, NaCl trong các bình riêng mất nhãn là

Page 9: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM ......Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương

Trang 9/13

A. H2SO4. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. K2SO4.

Câu 24: Cho 24,8 gam hỗn hợp kim loại gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội dư thu được 6,72

lít khí không màu mùi hắc. Khối lượng của Cu và Fe trong hỗn hợp đầu lần lượt là

A. 19,2 gam và 5,6 gam. B. 12,8 gam và 12 gam. C. 6,4 gam và 18,4 gam. D. 12,4 gam và 12,4

gam.

II. Trắc nghiệm tự luận (2 câu - 2 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương ứng

với một phản ứng, ghi rõ điều kiện nếu có):

S (1) H2S (2)SO2 (3) H2SO4

(4) SO2

Câu 2: (1 điểm) Cho 16 gam kim loại R (có hóa trị II không đổi) tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4

98%, đun nóng thấy thoát ra 5,6 lít khí SO2 (đktc).

a) Xác định kim loại R.

b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 98% sản xuất được từ 44 tấn quặng pirit sắt chứa 80% FeS2 biết hiệu

suất cả quá trình là 70%)

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5

I. Trắc nghiệm khách quan (24 câu – 8,0 điểm)

Câu 1: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế khí clo trong công nghiệp?

A. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O.

B. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

C. 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2. D. KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O.

Câu 2: Nước Gia-ven có thành phần gồm:

A. NaCl, NaClO và H2O. B. NaCl, NaClO2 và H2O.

C. NaCl, NaClO3 và H2O. D. NaCl, HClO và H2O. Câu 3: Ở điều kiện thích hợp, các chất đều tác dụng với Cl2 là:

A. H2, NaF, Al, H2O. B. Al, H2, H2O, KBr. C. O2, Zn, Cu, NaOH. D. KOH, Mg, O2, H2O.

Câu 4: Cho a mol kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 33,6a lít khí H2 (đktc). M là

A. Cu. B. Al. C. Fe. D. Zn.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen?

A. Nguyên tử có khả năng nhận thêm 1 electron.

B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hoá trị có cực với hiđro.

C. Có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất.

D. Nguyên tử có 7 electron electron lớp ngoài cùng.

Câu 6: Đơn chất halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là

A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.

Câu 7: Để tinh chế dung dịch NaCl có lẫn NaBr và NaI có thể dùng chất nào sau đây?

A. Cl2. B. Br2. C. I2. D. F2.

Câu 8: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. Chữa sâu răng. B. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.

C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. D. Sát trùng nước sinh hoạt.

Câu 9: Tính chất vậy lý không đúng với lưu huỳnh là

A. ở điều kiện thường là chất rắn. B. có màu vàng.

C. tan nhiều trong nước. D. có hai dạng thù hình là Sα và Sβ.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. O2 phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại.

B. O3 có tính oxi hóa yếu hơn O2.

C. Oxi có số oxi hóa -2 trong tất cả các hợp chất.

D. Đơn chất lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

Câu 11: Tính chất vậy lý đúng với H2S là

A. ở điều kiện thường là chất lỏng. B. không màu, không mùi.

Page 10: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM ......Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương

Trang 10/13

C. tan nhiều trong nước. D. nặng hơn không khí, độc.

Câu 12: Một trong những ứng dụng của SO2 là

A. lưu hóa cao su. B. chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm.

C. làm dược phẩm. D. dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

Câu 13: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa?

A. O2. B. S. C. H2S. D. SO2.

Câu 14: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch HCl vào Na2SO3 rắn.

(b) Cho dung dịch H2SO4 vào ZnS.

(c) Cho dung dịch HCl vào CuS.

(d) Đốt cháy quặng pirit sắt FeS2.

Số thí nghiệm có chất khí tạo thành là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 15: Sục từ từ 2,24 lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M. Dung dịch sau phản ứng

A. chứa Na2SO3 và NaOH. B. chứa NaHSO3 và NaOH.

C. chứa Na2SO3 và NaHSO3. D. chỉ chứa Na2SO3.

Câu 16: Nhận xét không đúng về H2SO4 là

A. chất lỏng, sánh như dầu, không màu. B. dễ bay hơi.

C. là hóa chất hàng đầu trong các ngành sản xuất. D. tan vô hạn trong nước.

Câu 17: Axit H2SO4 đặc, nguội không phản ứng với tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây?

A. Fe, Cu, Zn. B. Fe, Al, Cr. C. Al, Cr, Cu. D. Al, Fe, Cu.

Câu 18: Khí ẩm nào sau đây có thể được làm khô bằng axit sunfuric đặc?

A. SO2. B. H2S. C. HI. D. SO3.

Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu bằng lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu

được 13,44 lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của sắt trong hỗn hợp là

A. 50,45%. B. 85,73%. C. 73,68%. D. 36,84%.

Câu 20: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm như sau:

Hiện tượng xảy ra trong bình chứa dung dịch Br2 là

A. xuất hiện kết tủa trắng. B. dung dịch Br2 bị mất màu.

C. vừa có kết tủa vừa mất màu dung dịch Br2. D. không có hiện tượng gì.

Câu 21: Chất nào sau đây ở điều kiện thường là một chất lỏng, không màu, tan tốt trong nước và trong

axit sunfuric?

A. SO2. B. Cl2. C. Br2. D. SO3.

Câu 22: Phản ứng giữa các muối sunfít (Na2SO3, K2SO3,…) với dung dịch axit (HCl, H2SO4,…) được

dùng để điều chế chất nào sau đây?

A. SO2. B. H2S. C. S. D. SO3.

Câu 23: Nhận xét nào sau đây đúng?

A. SO2 là một oxit bazơ. B. H2S có tính axit yếu.

Page 11: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM ......Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương

Trang 11/13

C. H2SO4 đặc không có tính axit. D. SO3 có tính khử mạnh.

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn m gam quặng pirit sắt (chứa 90% FeS2), khí sinh ra dẫn qua dung dịch brom

thì thấy làm mất màu vừa đủ 800 ml dung dịch brom 1M. Giá trị của m là

A. 106,66. B. 53,33. C. 46,25. D. 62,48.

II. Trắc nghiệm tự luận (2 câu - 2 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp

sau:

a. Dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S.

b. Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Al2(SO4)3.

Câu 2 (1,0 điểm): Cho hỗn hợp gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau khi

phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và V lít khí H2 (đktc).

a) Tính V.

b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc kết tủa B nung trong không khí

đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Xác định m.

---------HẾT---------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm): 24 x 0,4 = 8,0 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

D A B B C C B D D B C A B B C B C C A B A D C C

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu Đáp án Điểm

1

(1) Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + SO2

(2) NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) HCl + NaHSO4 (Hoặc Na2SO4)

(3) MnO2 + 4HCl (đặc) → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

(4) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

0,25 x4

2

Phần 1: nFe = 2FeCl

25,4n = = 0,2 mol

127

Phần 2: 2SO Fe

3n = n = 0,3 mol

2

0,25

V = 2SO (dktc)V = 0,3 x 22,4 = 6,72 lít 0,25

mX = 0,2 x 56 + 100 – 0,3 x 64 = 92 gam 0,25

2 4 3Fe (SO ) /XC% = 400 0,1 100%

43,5%92

0,25

ĐÁP ÁN ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm): 24 x 0,4 = 8,0 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

C C C C D A A C A D A C

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

A A D A D C B B C B B B

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu Đáp án Điểm

1 a. Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

b. O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2: 2Ag + O3 → Ag2O + O2 0,5 x2

ot

Page 12: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM ......Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương

Trang 12/13

2

Đặt x, y lần lượt là số mol của Zn và Cu, nSO2 = 0,7

a. Theo ĐL bảo toàn số mol electron: 2x + 2y = 0,7.2

Mặt khác ta có: 65x + 64y = 45 → x = 0,2; y = 0,5

→ m

Zn = 0,2.65 = 13 và %m

Zn = 28,9% và %m

Cu = 71,1%

0,25

0,25 nBa(OH)2 = 0,5 mol

SO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

0,7 0,5 0,5

Sau phản ứng nSO2dư = 0,2 mol

0,25

SO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2

0,2 0,5

Vậy sau phản ứng nBaCO3 = 0,5 – 0,2 = 0,3 mol →

mBaCO3 = 59,1 gam

0,25

ĐÁP ÁN ĐỀ 3

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm): 24 x 0,4 = 8,0 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

D A B A B B C B D B B C

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

C B A B D C B C C D A A

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu Đáp án Điểm

1

HCl + NaOH → NaCl + H2O

2NaCl + 2H2O Dien phan co mang ngan 2NaOH + Cl2 + H2

Cl2 + 2Na ot2NaCl

NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) ot NaHSO4 + HCl

0,25 x4

2

a. Với H2SO4 loãng, chỉ có Fe phản ứng. Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe và Cu

trong hỗn hợp.

Fe → Fe2+

+ 2e 2H+ +2e → H2

x 2x 0,4 0,2

Bảo toàn electron: 2x = 0,4 mol → x= 0,2 → m

Fe = 0,2.56 = 11,2 gam

Với H2SO4 đặc, nóng cả Fe và Cu đều phản ứng.

Fe → Fe3+

+ 3e S+6

+2e → S+4

x 3x 0,8 0,4

Cu → Cu2+

+ 2e

y 2y

Bảo toàn electron: 3x +2y = 0,8 mà x = 0,2 → y = 0,1 → m

Cu = 6,4 gam

%m

Fe = 63,64% và m

Cu = 36,36%.

0,25

0,25

0,25

b. nH2SO4 =

nFe = 0,2 mol →

nH2SO4 ban đầu = 0,2 + 0,2.10% = 0,22 mol

→ m

H2SO4 = 21,56 gam → C% H2SO4 = 2,695%.

0,25

ĐÁP ÁN ĐỀ 4

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm): 24 x 0,4 = 8,0 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

C B C A D A A D D B C B

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

B C A B A D D C C D A A

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu Đáp án Điểm

Page 13: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM ......Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương

Trang 13/13

1

S + H2 H2S

2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O

SO2 + Br2 + H2O H2SO4 + 2HBr

2H2SO4 + Cu CuSO4 + SO2 + 2H2O

0,25 x4

2

a) Gọi x là số mol của R; nSO2 = 0,25 mol.

Theo ĐL bảo toàn số mol electron: 2x = 0,25.2 → x = 0,25

→MR = 16/0,25 = 64 → R là Cu

(HS giải cách khác, cho kết quả đúng vẫn được đầy đủ số điểm)

0,25

0,25

b) m

FeS2 = 44.80% = 35,2 tấn

FeS2 → 2H2SO4

→ m

H2SO4 = 35,2.196/120 vì H =70% nên m

H2SO4 = 35,2.196.70/120.100

→ m

dd H2SO4 = 41,06 tấn

0,25

0,25

ĐÁP ÁN ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm): 24 x 0,4 = 8,0 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

C A B B C A A C C D D B

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

A C C B B A D B D A B B

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu Đáp án Điểm

1

a. Hiện tượng: dung dịch vẩn đục màu vàng do tạo thành S

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

b. Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng

3BaCl2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2AlCl3

0,5

0,5

2

a. nH2 = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol → VH2 = 6,72 lít. 0,5

b. m = m

Fe2O3 + m

MgO = ½ nFe. 160 +

n Mg. 40 = 0,1. 160 + 0,1.40 = 20 gam

0,5

--------- HẾT ---------