8
VĂN HÓA - XÃ HỘI Bình Thạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang TRANG 4 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4784 - THỨ BA, NGÀY 9/5/2017 Đồng bào dân tộc thiểu số ở Tà Năng đã biết liên kết với HTX, vựa rau ở Liên Nghĩa sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh:Hoàng Yên TRANG 3 NHỚ LỜI BÁC DẠY Nở rộ dịch vụ cho thuê xe máy ở Đà Lạt TRANG 5 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Cải thiện nguồn nước sinh hoạt cho người dân TRANG 7 KINH TẾ Hệ thống chợ Lâm Đồng sẽ hoạt động kinh doanh độc lập và minh bạch TRANG 3 TRANG 2 TRANG 6 Là lực lượng vũ trang trọng yếu bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và nhân dân, Đảng ủy Công an TP Đà Lạt luôn chú trọng tới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Từ đó, lãnh đạo lực lượng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. “Thanh niên ta phải cố gắng học. Do hoàn cảnh trong xã hội cũ hạn chế nên số đông thanh niên công - nông ta ít được học. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức”. (BÀI NÓI CHUYỆN TẠI ĐẠI HỘI LẦN THỨ III CỦA ĐOÀN THANH NIÊN LAO ĐỘNG VIỆT NAM, NGÀY 24/3/1961) Đảng ủy Công an TP Đà Lạt xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân dịp Lễ Phật Đản năm 2017 XEM TIẾP TRANG 8 HỘI NGHỊ GIAO BAN BÁO CHÍ THÁNG 5/2017 Báo chí cần mạnh dạn phản ánh những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của tỉnh Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng các chức sắc, tăng, ni, phật tử Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân dịp Lễ Phật Đản năm 2017. Ngày 8/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị Giao ban báo chí tháng 5/2017. Tham dự hội nghị có đồng chí Trần Văn Hiệp - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo (BTG) Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Sở Thông tin Truyền thông; Văn phòng UBND tỉnh; thành phố Đà Lạt, Hội Nhà báo tỉnh cùng các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn. Trong tháng 4 đã có hơn 900 tin, bài, phóng sự về Lâm Đồng đã được đăng tải. Các nội dung mà các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị diễn ra trong nước; phản ánh hoạt động đối nội, đối ngoại của tỉnh; Hội nghị Giao lưu điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2017 của các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên; Đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng thăm, tặng quà cho quân và dân Trường Sa;... XEM TIẾP TRANG 2 Sẵn sàng cho việc thay đổi mã vùng Từ 0h ngày 17/6/2017, cùng 23 tỉnh, thành trên cả nước nằm trong Kế hoạch chuyển đổi mã vùng giai đoạn 3, Lâm Đồng sẽ tiến hành chuyển đổi mã vùng điện thoại. Đến nay, công tác chuẩn bị cho việc chuyển đổi mã vùng đã hoàn tất theo lộ trình, đảm bảo lợi ích người dùng. Ấm no vùng đồng bào dân tộc thiểu số Sáng 8/5, đoàn công tác do đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dẫn đầu đã đến thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng, ni, phật tử Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân dịp Lễ Phật Đản năm 2017 (Phật Lịch 2561). Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã thông tin nhanh tới Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh về tình hình của tỉnh thời gian qua, đặc biệt là những bước phát triển nhanh của Lâm Đồng trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị được giữ vững, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Đồng chí nhấn mạnh, những thành quả đó có được nhờ sự đóng góp của các tăng, ni, phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo tỉnh. Cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh,...

Đảng ủy Công an Ấm no vùng đồng bào dân tộc thiểu sốbaolamdong.vn/upload/others/201705/24251_BLD_ngay_9.5.2017.pdf · phẩm, các đội chọn kịch bản mang

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

VĂN HÓA - XÃ HỘIBình Thạnh thực hiện nếp sống văn minh

trong việc cưới, việc tangTRANG 4

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4784 - THỨ BA, NGÀY 9/5/2017

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Tà Năng đã biết liên kết với HTX, vựa rau ở Liên Nghĩa sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh:Hoàng Yên TRANG 3

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Nở rộ dịch vụ cho thuê xe máy ở Đà Lạt

TRANG 5

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCCải thiện nguồn nước

sinh hoạt cho người dânTRANG 7

KINH TẾHệ thống chợ Lâm Đồng sẽ hoạt động kinh doanh độc lập và minh bạch

TRANG 3

TRANG 2

TRANG 6

Là lực lượng vũ trang trọng yếu bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và nhân dân, Đảng ủy Công an TP Đà Lạt luôn chú trọng tới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Từ đó, lãnh đạo lực lượng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

“Thanh niên ta phải cố gắng học. Do hoàn cảnh trong xã hội cũ hạn chế nên số đông thanh niên công - nông ta ít được học. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức”.

(BÀI NÓI CHUYỆN TẠI ĐẠI HỘI LẦN THỨ III CỦA ĐOÀN THANH NIÊN LAO ĐỘNG VIỆT NAM,

NGÀY 24/3/1961)

Đảng ủy Công an TP Đà Lạt xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân dịp Lễ Phật Đản năm 2017

XEM TIẾP TRANG 8

HỘI NGHỊ GIAO BAN BÁO CHÍ THÁNG 5/2017

Báo chí cần mạnh dạn phản ánh những vấn đề còn tồn tại,hạn chế của tỉnh

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng các chức sắc, tăng, ni, phật tử Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân dịp Lễ Phật Đản năm 2017.

Ngày 8/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị Giao ban báo chí tháng 5/2017. Tham dự hội nghị có đồng chí Trần Văn Hiệp - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo (BTG) Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Sở Thông tin Truyền thông; Văn phòng UBND tỉnh; thành phố Đà Lạt, Hội Nhà báo tỉnh cùng các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn.

Trong tháng 4 đã có hơn 900 tin, bài, phóng sự về Lâm Đồng đã được đăng tải. Các nội dung mà các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị diễn ra trong nước; phản ánh hoạt động đối nội, đối ngoại của tỉnh; Hội nghị Giao lưu điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2017 của các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên; Đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng thăm, tặng quà cho quân và dân Trường Sa;...

XEM TIẾP TRANG 2

Sẵn sàng cho việc thay đổi mã vùng

Từ 0h ngày 17/6/2017, cùng 23 tỉnh, thành trên cả nước nằm trong Kế hoạch chuyển đổi mã vùng giai đoạn 3, Lâm Đồng sẽ tiến hành chuyển đổi mã vùng điện thoại. Đến nay, công tác chuẩn bị cho việc chuyển đổi mã vùng đã hoàn tất theo lộ trình, đảm bảo lợi ích người dùng.

Ấm no vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 8/5, đoàn công tác do đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dẫn đầu đã đến thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng, ni, phật tử Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân dịp Lễ Phật Đản năm 2017 (Phật Lịch 2561).

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã thông tin nhanh tới Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh về tình hình của tỉnh thời gian qua, đặc biệt là những

bước phát triển nhanh của Lâm Đồng trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị được giữ vững, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Đồng chí nhấn mạnh, những thành quả đó có được nhờ sự đóng góp của các tăng, ni, phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo tỉnh.

Cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh,...

2 THỨ BA 9 - 5 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Lâm Đồng vào top 10 địa phương trong cả nước đảm bảo an toàn thực phẩm tốt

Đạ Tẻh tổ chức Hội thi hoc tâp và làm theo tư tương, đạo đức, phong cach Hồ Chi Minh

Huyện ủy Đạ Tẻh vừa tổ chức vòng sơ khảo Hội thi hoc tâp va lam theo tư tương, đạo đức, phong cach Hô Chi Minh tại cụm thi số 1 tại xã Hương Lâm với sự tham gia

của 5 đội trong huyện. Cac đội thi đã trải qua cac phần thi gôm giới thiệu, kiến thức, hùng biện va tiểu

phẩm. Nội dung cac phần thi xoay quanh về thân thế, sự nghiệp, tư tương, đạo đức,

phong cach Hô Chi Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII). Riêng ơ phần thi tiểu

phẩm, cac đội chon kịch bản mang đâm tinh tuyên truyền có nội dung: Ca ngợi Đảng,

Bac Hô; biểu dương gương “người tốt, việc tốt”, gương điển hình tiên tiến trên tất cả cac lĩnh vực của đời sống xã hội tại địa phương,

cơ quan, đơn vị. Dự kiến, vòng sơ khảo sẽ được tổ chức

tại 5 cụm thi với sự tham gia của 25 đội đến từ cac đảng bộ va chi bộ trực thuộc. Vòng

chung kết dự kiến sẽ tổ chức vao ngay 19/5 chao mừng ngay sinh của Chủ tịch Hô Chi Minh. Theo Ban tổ chức, hội thi la đợt sinh

hoạt chinh trị sâu rộng trong can bộ, đảng viên va nhân dân nhăm thiết thực kỷ niệm 127 năm ngay sinh Chủ tịch Hô Chi Minh

(19/5/1890 - 19/5/2017); đông thời, đưa việc hoc tâp va lam theo tư tương, đạo đức,

phong cach của Bac gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) trơ thanh nhiệm

vụ thường xuyên của cac tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị va của mỗi can bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoan viên, hội viên

va nhân dân toan huyện. ĐÔNG ANH

Bộ NN&PTNT vừa công bố kết quả xếp hạng triển khai công tac quản lý an toan thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản năm 2016. Đây la lần thứ hai, Bộ triển khai xếp hạng, trong đợt xếp hạng lần nay, 10 địa phương có số điểm cao nhất, la những tỉnh xếp loại “tốt” về quản lý ATTP trên địa ban, gôm: Lao Cai, Lâm Đông, Ha Nam, Hưng Yên, Sơn La, Vĩnh Phúc, Long An, Đông Thap, Phú Tho va Tp.HCM.

Cac tỉnh, thanh phố: Cần Thơ, Khanh Hòa, Cao Băng, Đắk Nông, Ha Tĩnh la 5 địa phương được xếp loại “còn hạn chế”, đứng cuối bảng xếp hạng trong 63 tỉnh, thanh

trong cả nước về công tac quản lý ATTP lĩnh vực nông lâm thủy sản năm 2016. Thủ đô Ha Nội đứng thứ 14, năm trong nhóm “đạt yêu cầu”.

Việc đanh gia cac địa phương dựa trên bộ tiêu chi, quy trình đanh gia, xếp hạng; hô sơ tự đanh gia, chấm điểm triển khai công tac quản lý về ATTP của cac địa phương va hội đông thẩm định của Bộ NN&PTNT. Trong đó, bộ tiêu chi gôm: Việc chỉ đạo, điều hanh công tac quản lý ATTP; tuyên truyền, giao dục, truyền thông nâng cao nhân thức về ATTP va ý thức chấp hanh phap luât về ATTP; giam sat, kiểm tra, thanh tra va xử

lý vi phạm phap luât về ATTP; tăng cường năng lực công tac quản lý ATTP; xây dựng va phat triển chuỗi cung cấp thực phẩm an toan.

Năm 2017, Bộ NN&PTNT tiếp tục lấy ATTP la nhiệm vụ trong tâm của toan nganh. Tăng cường công tac thanh tra, kiểm tra, phat hiện cac hanh vi vi phạm ATTP như: bơm nước vao lợn, trâu, bò va hóa chất trong tôm; thuốc bảo vệ thực vât, phân bón… Đông thời, Bộ cũng sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra trach nhiệm quản lý nha nước của chinh quyền địa phương trong việc đảm bảo ATTP, vât tư nông nghiệp trên địa ban.

AN NHIÊN

Hiện nay, Đảng bộ Công an TP Đa Lạt có 13 chi bộ trực thuộc, với 184 đảng viên. Nhân thức sâu sắc về tầm quan trong của

công tac chinh trị tư tương, Đảng ủy Công an TP Đa Lạt đã tâp trung chỉ đạo cac chi bộ tăng cường công tac giao dục chinh trị, tư tương cho đảng viên, can bộ, chiến sĩ (CBCS) băng nhiều hình thức thông qua cac buổi giao ban định kỳ, sinh hoạt chi bộ.

Thời gian qua, Công an TP Đa Lạt tiếp tục thực hiện khẩu hiệu hanh động “Chủ động - Kỷ cương - Trach nhiệm - Hiệu quả”, triển khai thực hiện phong trao thi đua “Công an nhân dân hoc tâp, thực hiện 6 điều Bac Hô dạy”, thực hiện Chỉ thị 03/CT-BCA-X11 của Bộ Công an về “Tiếp tục siết chặt kỷ luât, kỷ cương, điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”. Bên cạnh đó, Đảng ủy còn tổ chức quan triệt, tuyên truyền cho đảng viên, CBCS cac văn bản của cấp trên về công tac xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, bố tri hoc tâp va quan triệt Nghị quyết Đại hội toan quốc lần thứ XII của Đảng, tham dự cac đợt hoc nghị quyết của Trung ương do Thanh ủy Đa Lạt tổ chức. Đông thời, xây dựng kế hoạch va thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngay 15/5/2016 của Bộ Chinh trị về “Đẩy mạnh hoc tâp va lam theo tư tương, đạo đức, phong cach Hô Chi Minh”, Chỉ thị 02 ngay 17/3/2016 của Bộ Công an về đổi mới nâng cao công tac chinh trị tư tương trong CAND giai đoạn 2016 - 2021...

Việc không ngừng tăng cường công tac

xây dựng, chỉnh đốn Đảng va xây dựng lực lượng đã góp phần quan trong giúp củng cố, tăng cường sức chiến đấu trong lực lượng CAND. Theo đó, công tac đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo ANTT trên địa ban thanh phố có nhiều chuyển biến tich cực, cac đợt cao điểm tấn công, trấn ap tội phạm được triển khai hiệu quả, quyết liệt, không để hình thanh tội phạm có tổ chức theo kiểu xã hội đen, cac tụ điểm ma túy phức tạp.

Trong năm 2016, tình hình tội phạm về hình sự được kéo giảm (166/170 vụ so với năm 2015), trong đó trong an xảy ra 6 vụ, giảm 1 vụ so với 2015. Việc điều tra kham pha nhanh cac vụ trong an va cac loại an xảy ra đạt kết quả trên 91,5%, trong an lam rõ 100%, thu hôi tai sản trả lại cho người bị hại trị gia trên 1,8 tỷ đông; triệt pha 11 nhóm - 50 đối tượng; điều tra mơ rộng 91 vụ phạm tội hình sự; tiếp tục đấu tranh với 12 băng nhóm, phối hợp bắt 12 đối tượng truy nã. Đặc biệt, đã bắt va xử lý 45 vụ, 72 đối tượng tang trữ, mua ban trai phép chất ma túy va cây cần sa; răn đe, giao dục gần 1.200 lượt đối tượng có hoạt động liên quan đến ma túy; lâp hô sơ quản lý 127 đối tượng; triệt pha 57 tụ điểm hoạt động cờ bạc dưới nhiều hình thức, bắt quả tang 300 đối tượng đanh bạc va tổ chức đanh bạc, khơi tố 11 vụ, 42 đối tượng...

Ngoai ra, trong công tac phòng chống tội phạm trên lĩnh vực kinh tế, môi trường đã được Đảng ủy Công an TP Đa Lạt tâp trung chỉ đạo, nhất la đấu tranh phòng chống hang

nhâp lâu, hang giả, hang kém chất lượng, kinh doanh gian lân thương mại, vi phạm về an toan vệ sinh thực phẩm, kinh doanh hang đa cấp, hoạt động tin dụng đen. Triển khai đấu tranh với cac đối tượng hoạt động tiếp thị dưới dạng “cò” để không xảy ra tình trạng nâng gia, ép gia, cac đối tượng khai thac khoang sản, lâm sản trai phép. Công tac bắt, xử lý tội phạm va thực hiện cac quy định của phap luât trong tố tụng hình sự được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra tình trạng bắt oan, bắt sai va những sai phạm trong giam giữ can phạm.

Thượng ta Bùi Đức Rô - Phó Bi thư Đảng ủy, Phó Trương Công an TP Đa Lạt cho biết: “Đảng ủy Công an TP luôn đổi mới trong công tac lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chinh trị cũng như công tac xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng. Chủ động đề ra nhiều chủ trương, nghị quyết, kế hoạch va tổ chức triển khai thực hiện đến từng cấp ủy viên, đảng viên, CBCS nhăm xây dựng đơn vị ngay cang trong sạch, vững mạnh, đap ứng được yêu cầu va nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường đấu tranh với cac loại tội phạm, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để góp phần tich cực vao việc ổn định, phat triển kinh tế - xã hội va trên cac lĩnh vực khac của thanh phố”.

Nhờ lam tốt công tac xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong lực lượng CAND, trong 3 năm liền (2014, 2015, 2016), Đảng bộ Công an TP Đa Lạt đều được công nhân la Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu.

ĐỨC TÚ

Đảng ủy Công an TP Đà Lạt xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnhLà lực lượng vũ trang trọng yếu bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và nhân dân, Đảng ủy Công an TP Đà Lạt luôn chú trọng tới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Từ đó, lãnh đạo lực lượng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

TRƯƠNG CAO ĐĂNG SƯ PHAM ĐA LAT

Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chi Minh, nhiệm kỳ 2017 - 2019

Bao chi cần mạnh dạn... TIẾP TRANG 1

... Bi thư Tỉnh ủy lam việc với cac Ban xây dựng Đảng. Cac thanh quả phat triển

kinh tế, xã hội của tỉnh, nhất la tình hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chương

trình xây dựng nông thôn mới, công tac bảo vệ rừng… cũng được phản anh kịp thời. Tại hội nghị, đại diện Văn phòng UBND tỉnh đã

thông tin tới cac cơ quan bao chi tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh trong thang. Đặc biệt, đại diện lãnh đạo thanh phố Đa Lạt

đã thông tin cụ thể về vấn đề nứt, lún trên đường Nguyễn Văn Trỗi va Trương Công

Định (TP Đa Lạt).Định hướng tuyên truyền trong thang

5, đông chi Trương Ban Tuyên giao nhấn mạnh: Bên cạnh thông tin những bước tiến của Lâm Đông, bao chi cũng cần mạnh dạn phản ảnh những vấn đề còn tôn tại, hạn chế

của tỉnh; đông thời đề câp tới việc giữ gìn hình ảnh của Đa Lạt, Lâm Đông trong mắt

du khach bắt đầu từ việc cụ thể. Đặc biệt, trong thời gian tới, cac cơ quan bao chi cần tâp trung tuyên truyền về Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hanh Trung ương Đảng (khóa

XII), giải Búa Liềm Vang 2017, tuyên truyền cho thương hiệu “Đa Lạt kết tinh từ

đất lanh”, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chinh trị khóa XII về “Đẩy mạnh

hoc tâp va lam theo tư tương, đạo đức, phong cach Hô Chi Minh”…

Dịp nay, đại diện cac cơ quan bao chi đã trao đổi với Ban Tuyên giao Tỉnh ủy va Sơ

Thông tin va Truyền thông những vấn đề của TP Đa Lạt cũng như của tỉnh ma phóng viên phat hiện ra trong qua trình tac nghiệp; đông thời, nhiều vấn đề ma cac cơ quan bao chi quan tâm như việc khai thac khoang sản ơ Bảo Lộc, vi phạm của một can bộ ơ thanh

phố Đa Lạt, vấn đề nước sinh hoạt của Đa Lạt… cũng được đưa ra để cơ quan có thẩm

quyền trả lời kịp thời. N. NGÀ

Trường Cao đăng Sư phạm Đa Lạt vừa tổ chức Đại hội Đoan TNCS Hô Chi Minh lần thứ 24, nhiệm kỳ 2017 - 2019 với sự tham dự của 120 đại biểu đoan viên ưu tú đại diện cho 1.749 sinh viên của trường.

Trong 3 năm (2014 - 2017), công tac Đoan va phong trao sinh viên ơ Trường CĐSP Đa Lạt đã tiến thêm một bước mới, nổi bât nhất la phong trao xung kich tình nguyện. Đoan trường thường xuyên tổ chức cac hoạt động tình nguyện về với cac em nho vùng sâu, vùng xa, vùng đông bao dân tộc thiểu số ơ trại trẻ mô côi Lục Hòa (Hiệp An, Đức Trong), Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Di Linh); nhân đơ đầu

va trao hoc bổng cho gần 50 hoc sinh ngheo tại Đức Trong, Đam Rông, Di Linh. Qua đó, giao dục tình cảm, đạo đức nha giao

mến nghề yêu trẻ đối với những người thầy tương lai. Phong trao hiến mau tình nguyện diễn ra sôi nổi, 3 năm Đoan trường phối hợp tổ chức 6 đợt hiến mau nhân đạo đã thu hút đoan viên, thanh niên hiến 1.517 đơn vị mau, được ghi nhân va đanh gia cao. Cũng trong nhiệm kỳ qua, Đoan trường đã giới thiệu 276 đoan viên tham gia lớp nhân thức về Đảng, 20 sinh viên đã vinh dự được kết nạp Đảng, trong đó có 14 sinh viên va 6 can bộ giảng viên trẻ.

Đại hội đã bầu 21 ủy viên ban chấp hanh, anh Lê Xuân Sơn được tin nhiệm bầu giữ chức Bi thư Đoan trường nhiệm kỳ 2017 - 2019. QUYNH UYÊN

Biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội.

Trồng luân canh trên ruộng một vụNhững năm gần đây, người đồng

bào dân tộc thiểu số ở Tà Năng đã trồng luân canh cây rau màu đem lại kinh tế khá cao so với trước kia.

Bà Vy Thị Mai ở thôn Láng Mít cho biết, 3 năm về trước, gia đình bà vẫn còn là một hộ thuộc diện nghèo.

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng do chính quyền địa phương phát động, 1,2 ha diện tích lúa nước một vụ cho năng suất thấp đã được gia đình quyết tâm chuyển sang trồng rau màu các loại… Chỉ sau một năm từ bỏ phương thức canh tác truyền thống, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống kinh tế gia đình của bà Vy đã vươn lên rõ rệt.

Trong các năm qua, thu nhập bình quân đạt 100 triệu đồng/1 vụ (4 tháng). Bà Mai nói: “Trước, gia đình tôi làm ruộng một năm có một vụ, tình trạng thiếu đói cứ đeo bám, phải đi làm thuê làm mướn để trang trải cuộc sống. Từ khi chuyển diện tích này sang trồng rau, màu các loại thì tình trạng thiếu ăn đã không còn. Thu nhập tăng lên cao, có tiền cho con cái đi học, mua sắm tủ lạnh, ti vi, xe máy. Giờ đời sống kinh tế đã phát triển đi lên rất nhiều so với trước”.

Hiện, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tà Năng đang tạo nên một làn sóng thay đổi nhận thức trong tổ chức canh tác theo hướng nâng cao giá trị hàng hóa. Là một trong những người vừa tiếp cận với phương thức canh tác mới này,

Ấm no vùng đồng bào dân tộc thiểu sốHơn 150 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả đã được bà con dân tộc thiểu số ở Tà Năng (Đức Trọng) chuyển đổi trồng luân canh cây rau màu. Từ sự đổi thay về phương thức canh tác, đời sống kinh tế của bà con cũng được nâng lên rõ rệt.

nhưng chỉ sau 2 năm chuyển đổi 5 sào lúa nước sang trồng ớt sừng và cà tím, anh Lý Văn Khiềm, ở thôn Tà Sơn đã nhanh chóng đưa kinh tế gia đình thoát khỏi nghèo khó. Anh Khiềm chia sẻ: “Trước khi chưa chuyển sang trồng màu, đời sống gia đình mình chỉ trông chờ vào mấy sào cà phê cằn cỗi và lúa nước. Từ ngày chuyển đổi cây trồng, đời sống đã ổn hơn. Nếu cứ giữ cách làm cũ lạc hậu thì sẽ không bao giờ phát triển lên được. Bây giờ mình vừa tiếp tục học hỏi kỹ thuật đồng thời dự các lớp tập huấn do khuyến nông huyện tổ chức để có

thể áp dụng canh tác, đời sống ngày càng phát triển đi lên”.

Liên kết sản xuấtLà vùng sâu, vùng xa của huyện

Đức Trọng, để tránh tình trạng tư thương ép giá, nông sản làm ra không có người thu mua, nhiều nông dân ở Tà Năng đã bắt đầu biết liên kết với các hợp tác xã, vựa rau củ ở Liên Nghĩa để làm ăn. Ông K’Vương, thôn Tà Nhiên, khi chuyển sang trồng củ cải trắng ông đã liên kết với HTX Nam Sơn (Liên Nghĩa) để được hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống, phân và

thu mua. Từ khi liên kết, ông chỉ bỏ công chăm sóc theo đúng quy trình của HTX đưa ra, tới ngày thu hoạch có công nhân và xe của HTX vào tận nơi thu hoạch. Mỗi vụ với 1,6 ha ông thu hoạch được 160 tấn, giá hiện nay khoảng 900 đồng/kg, ông có nguồn thu nhập đáng kể.

Bà Liêng Hót K’Billa, Phó Chủ tịch UBND xã Tà Năng cho biết, nhằm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng và hàng hóa, tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích, những năm qua, UBND xã

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Tà Năng đã biết liên kết với HTX, vựa rau ở Liên Nghĩa sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Hoàng Yên

Tà Năng đã triển khai nhiều giải pháp, vận động nhân dân chuyển đổi đất cà phê già cỗi, đất ruộng một vụ sang sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay, xã có diện tích đất chuyển đổi là 153 ha và nhằm chuyển đổi diện tích đất đất nông nghiệp kém hiệu quả sang sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu cây trồng tạo sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân, UBND xã đã đứng ra làm trung gian để Công ty TNHH Trường Hoàng liên kết với các hộ nông dân trồng và thu mua chanh dây, trồng khoai lang Nhật liên kết với Thuận Đoàn...

Thời gian tới, xã phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp huyện làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi thêm 200 ha đất sản xuất kém hiệu quả.

Đồng thời tập huấn và chuyển giao cho nông dân kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp - đây là hướng nông nghiệp bền vững trong tương lai.

Xã Tà Năng có 10 thôn, trong đó có 77,2% là đồng bào dân tộc thiểu số, hiện trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nơi đây đã có hàng trăm hộ gia đình từng bước từ bỏ phương thức canh tác lạc hậu, dần dần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Vì thế đời sống của bà con ngày một ấm no hơn, hiện thu nhập bình quân đầu người của xã là 32 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 50 hộ, chiếm 4,97%.

HOÀNG YÊN

Làm sao để có một mô hình phù hợp, giúp các chợ và người buôn bán trong chợ

hoạt động kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện tốt nhất cho người tiêu dùng và lưu thông hàng hóa là câu hỏi đã có lời giải đáp thông qua mô hình HTX chợ Đà Loan, HTX chợ đầu tiên của Lâm Đồng.

Ông Huỳnh Ngọc Hải, Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng cho biết, trước năm 2013, Lâm Đồng không có HTX chợ, hoạt động chợ đều do BQL của chính quyền hay các doanh nghiệp quản lý. Thực hiện chủ trương chuyển BQL chợ từ nhà nước quản lý sang các tổ chức kinh tế quản lý, chợ Đà Loan được chọn làm thí điểm. Chợ xã Đà Loan là chợ có quy mô hạng 3, thuộc vùng nông thôn nên khó thu hút doanh nghiệp tham gia quản lý do khả năng sinh lời thấp. Vì vậy, chuyển đổi BQL chợ sang mô hình HTX chợ là mô hình phù hợp. Và sau nhiều chuẩn bị từ cả

Hệ thống chợ Lâm Đồng sẽ hoạt động kinh doanh độc lập và minh bạchChuyển đổi 100% các chợ từ mô hình Ban quản lý (BQL) chợ của chính quyền sang mô hình hoạt động độc lập, do BQL chợ là các doanh nghiệp hay các HTX là mục tiêu của Lâm Đồng tới năm 2020.

chính quyền và người trong cuộc là các tiểu thương chợ Đà Loan, HTX chợ Đà Loan đã được thành lập với 17 xã viên đầu tiên, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2015 và sau 20 tháng, kết quả ban đầu đã cho thấy đây là hướng đi đúng đắn.

Tiếp nhận hết những cơ sở vật chất của chợ và thực hiện mọi nghĩa vụ với nhà nước như nộp tiền khấu hao tài sản, thuế, tiền thuê đất, đồng thời thực hiện dịch vụ quản lý chợ, HTX chợ Đà Loan đã cho thấy mô hình HTX thực sự phù hợp với các chợ nông thôn. Cho đến tháng 4/2017, hoạt động tại chợ vẫn ổn định, không

có xáo trộn, hoạt động kinh doanh của tiểu thương diễn ra bình thường, việc đầu tư, sửa chữa nhỏ về cơ sở vật chất của chợ nhanh chóng.

Qua thời gian hoạt động, HTX chợ Đà Loan đã đạt doanh thu 698 triệu đồng, nộp tiền khấu hao tài sản trên 84 triệu đồng, nộp thuế giá trị gia tăng gần 63 triệu đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp 15 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế là 51 triệu đồng.

Đây là con số đáng mừng với HTX chợ và những người làm quản lý nhà nước vì nó cho thấy, nếu có cách thức phù hợp, những tiểu thương có thể tự quản lý hoạt động của chợ hiệu quả, không cần sự quản lý sâu của Nhà nước. Bà Trần Thị Hằng, thành viên HĐQT HTX chợ Đà Loan chia sẻ: “Trước, BQL chợ là của ủy ban xã, nói chung cũng không hiểu lắm về tâm tư nguyện vọng của tiểu thương chợ. Nay HTX là của tiểu thương nên có việc gì xảy ra đều nghĩ cho tiểu thương, cụ thể như chợ hỏng chỗ nào cần sửa rất nhanh chóng. Việc đóng góp tiền các loại cũng minh bạch, bàn bạc rõ ràng với tất cả chị em, quầy sạp trong chợ”. Nếu lúc mới thành lập, dấu ấn HTX kiểu cũ khiến tiểu thương nghi ngại, từ chối tham gia thì sau 20 tháng, số xã viên đã tăng từ 17 lên 30 và khả năng sẽ tiếp tục tăng lên, thu

hút lượng lớn xã viên vào HTX. Ông Nguyễn Văn Yên, Phó

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định, mô hình HTX quản lý chợ tại Đà Loan đã là một thành công rõ ràng. Chỉ sau 20 tháng hoạt động, HTX thực hiện mọi nghĩa vụ với nhà nước và còn có lãi, hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn BQL chợ cũ. Đây chính là mô hình thí điểm để UBND tỉnh Lâm Đồng nhân rộng ra các chợ trong toàn tỉnh. Ông Yên khẳng định: “Thực h iện chủ t rương của chính phủ, các chợ phải chuyển sang mô hình tự quản lý bởi doanh nghiệp hay HTX. Chính quyền không trực tiếp quản lý chợ mà phải xã hội hóa hoạt động này, phát huy dân chủ và quyền tự chủ của tiểu thương. Lâm Đồng đã có quy trình chuyển đổi chung, rút kinh nghiệm từ HTX chợ Đà Loan và là cơ sở để nhân rộng ra các chợ nông thôn trong toàn tỉnh”.

DIỆP QUỲNH

Hiện Lâm Đồng có 75 chợ, trong đó có 55 chợ vùng nông thôn. Từ nay đến năm 2020, tất cả các chợ sẽ chuyển sang mô hình doanh nghiệp hoặc HTX quản lý chợ, không còn BQL chợ của chính quyền. Dự kiến trong năm 2017, sẽ chuyển đổi mô hình cho 10 chợ nông thôn. Lâm Đồng khuyến khích mô hình HTX chợ quản lý để phát huy tính chủ động của tiểu thương và phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

3 THỨ BA 9 - 5 - 2017KINH TẾ

4 THỨ BA 9 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Năm 2016, Bình Thạnh vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL vì đã có

thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Nói về thành tích này, theo ông Nguyễn Văn Doanh - Phó Bí thư Đảng ủy xã, việc vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đã được cấp ủy, chính quyền quan tâm tổ chức, người dân đồng lòng hưởng ứng.

Vì đặc thù của Bình Thạnh là địa bàn có gần 100% dân cư theo đạo Thiên chúa nên xã cũng đã phối hợp với Hội đồng giáo xứ lồng ghép tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt tại nhà thờ.

Trước đây, đám cưới còn diễn ra khá rình rang, nhiều gia đình tổ chức ăn uống từ khi nhóm họ đến các bữa cơm chiều mời khách của chủ nhà. Có những bữa cơm chiều đãi khách lên đến 20 mâm cỗ. Hôn lễ nhiều khi tiến hành rườm rà, thường muộn hơn so với dự kiến… thì đến nay đã có 3/4 thôn chỉ còn tổ chức cúng ông bà, mời bà con dòng họ tới dùng bữa cơm thân mật.

Hôn lễ vẫn giữ được nét truyền thống nhưng thời gian cử hành, từ lúc làm lễ cho tới khi kết thúc đãi tiệc chỉ kéo dài từ 1 đến 2 giờ.

Theo ông Trần Mạnh Chung, Trưởng thôn Kim Phát, đối với việc

Bình Thạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tangNhiều năm trở lại đây, người dân ở 4 thôn của xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng không còn tổ chức đám tiệc linh đình, tang lễ ma chay kéo dài… ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có được điều này là nhờ sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân trong việc xây dựng đời sống văn minh.

tang ở xã, thôn thì kéo dài không quá 1 ngày, vì thế không còn tồn tại tình trạng coi ngày, giờ trước khi tiến hành chôn cất, loại bỏ bớt những thủ tục rườm rà, lạc hậu. Các nghi lễ diễn ra phù hợp quy định của pháp luật và được sự đồng lòng của tất cả bà con giáo dân. Các đám cũng đưa ra quy ước phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, người đưa tang không sử dụng các loại phương tiện mà tiến hành đi bộ; không rải tiền thật, tiền âm phủ trên đường đưa

Người dân Bình Thạnh cùng nỗ lực thực hiện và giữ gìn văn minhtrong việc cưới, việc tang. Ảnh: H.Thắm

Đặc sắc Lễ hộiVăn hóa Nhật Bảntại Đà Lạt

Ngày 6/5, nhân dịp kỷ niệm 10 năm hợp tác với Trung tâm Phát triển Nguồn nhân lực châu Á - Nhật Bản, Trường Đại học Yersin Đà Lạt vừa tổ chức Lễ hội Văn hóa Nhật Bản nhằm giúp cho sinh viên nhà trường và học sinh trên địa bàn thành phố Đà Lạt có cơ hội trải nghiệm văn hóa đặc sắc của xứ sở hoa anh đào.

Với không gian và những gian hàng mang đậm nét văn hóa Nhật Bản được sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt thực hiện, hơn 200 sinh viên, học sinh tại Đà Lạt đã được tìm hiểu và trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo của Nhật như nghệ thuật viết thư pháp, nghệ thuật trà đạo, mặc thử Yukuta miễn phí, làm đồ handmade truyền thống gồm búp bê cầu nắng cầu mưa Teruteru và Origami, thưởng thức văn hóa ẩm thực xứ sở hoa Anh đào… Ngoài ra, những tiết mục văn nghệ đặc sắc cũng được sinh viên Đại học Yersin Đà Lạt dàn dựng và thể hiện sinh động trên sân khấu như: múa bóng tình hữu nghị Việt - Nhật, Tentoumushino samba (vũ điệu Bọ cánh cứng), Odori ponkokorin, hát Ru - zu, múa Gánh lúa…

Tại lễ hội, Trường Đại học Yersin Đà Lạt cùng các công ty phía Nhật Bản đã tư vấn, giới thiệu để tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên Đà Lạt được tham gia học tập và làm việc tại Nhật hoàn toàn miễn phí. Đến nay, hơn 200 sinh viên của trường đã được học tiếng Nhật miễn phí và gần 40 sinh viên sau khi tốt nghiệp được thực tập và làm việc tại Nhật.

TUẤN HƯƠNG

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Chương trình tổng thể về Hỗ trợ Khởi nghiệp năm 2017, ngày 6/5, tại Đà Lạt, Ban tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia phối hợp với Trường Đại học Đà Lạt và Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đã tổ chức chương trình “Giao lưu và kết nối khởi nghiệp dành cho thanh niên, sinh viên Lâm Đồng”. Ông Phan Văn Đa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tham dự chương trình này.

Tại buổi giao lưu, hơn 400 sinh viên Trường Đại học Đà Lạt và thanh niên trên địa bàn tỉnh đã được tiếp xúc, gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng khởi nghiệp từ các diễn giả là những doanh nhân, nhà quản lý và hỗ trợ khởi nghiệp. Qua đó, động viên, cổ vũ và thúc đẩy động lực dám khởi nghiệp - dám làm giàu của các bạn trẻ, phát huy vai trò xung kích của thanh niên, sinh viên trong phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Văn Đa khẳng định: Với sự quan tâm sâu sắc và quyết tâm thực hiện

mục tiêu phát triển doanh nghiệp trong định hướng Quốc gia Khởi nghiệp mà Chính phủ đặt ra, tỉnh Lâm Đồng và các ban, ngành, địa phương đã xây dựng đề án Khởi nghiệp và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp. Do đó, tỉnh Lâm Đồng sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa để thanh niên, sinh viên mạnh dạn khởi nghiệp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn sẽ có nhiều ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên, sinh viên được hiện thực hóa, đóng góp vào sự phát triển của địa phương.

Trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức chương trình Khởi nghiệp Quốc gia, Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp Trường Đại học Đà Lạt, Hội đồng tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam cùng Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đã ký kết “Thỏa thuận hợp tác hỗ trợ tổng thể khởi nghiệp”. Theo đó, các đơn vị sẽ cùng bắt tay tạo điều kiện để triển khai nhiều khóa đào tạo hướng dẫn tìm ý tưởng khởi nghiệp, đưa thanh niên và sinh viên của tỉnh đến với các cuộc thi, tiếp cận, tiếp xúc với các nhà đào tạo, nhà đầu tư cho khởi nghiệp.

Giao lưu và kết nối khởi nghiệp dành cho thanh niên, sinh viên Lâm Đồng

Dịp này, Ngân hàng Vietinbank Lâm Đồng cũng đã chính thức cam kết tài trợ Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp Trường Đại học Đà Lạt trong việc xây dựng môi trường khởi nghiệp cho các bạn trẻ.

Được khởi xướng và chủ trì bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chương trình Khởi nghiệp Quốc gia do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức đã ra đời

và chính thức bắt đầu từ năm 2003, với các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đã tạo cơ hội cho thanh niên, sinh viên được giao lưu, học hỏi và tìm ra con đường lập nghiệp cho riêng mình; đồng thời, kết nối các nhà hỗ trợ, đầu tư khởi nghiệp để hiện thực các doanh nghiệp tiềm năng, mang hiệu quả ra thị trường và đóng góp vào nền kinh tế của đất nước.

TUẤN HƯƠNG

Các diễn giả là những doanh nhân, nhà quản lý và hỗ trợ khởi nghiệp giao lưu,chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng khởi nghiệp cho thanh niên, sinh viên Lâm Đồng.

tang… Một điểm nữa là không tổ chức thăm viếng bằng vòng hoa, vừa nhằm tránh lãng phí, vừa hạn chế một lượng lớn rác thải ra môi trường xung quanh.

Ở mỗi thôn sẽ thành lập một ban tang lễ cùng với gia đình lo toàn bộ những thủ tục, hậu sự; đồng thời cũng không tổ chức ăn uống sau lễ tang. Bản thân trưởng thôn Chung cũng tham gia vào ban tang lễ, nên ông nhận thấy trong tất cả các đám không có sự phân biệt nào. Đối với những người đã nằm xuống thì ai

cũng như ai, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ. Mỗi người trong giáo xứ coi đó như bổn phận của mình, giúp đỡ tang gia một cách hoàn toàn tự nguyện như một cách để bà con cùng nhau chia sẻ nỗi đau của gia đình người đã khuất.

Ông Nguyễn Thiện Tâm - Trưởng giáo khu 10 (hay còn gọi là “ông trùm”, thuộc thôn Thanh Bình 1) cho hay, vì đa số bà con là người công giáo nên thời gian qua công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương và Hội đồng giáo xứ diễn ra một cách thường xuyên và chặt chẽ, từ những việc lớn như làm đường, điện, xây dựng NTM… đến việc thực hiện các quy định về việc cưới, việc tang. Một khi đã có sự đồng thuận trong giáo khu thì mọi bà con giáo dân đều sẽ làm theo.

“Mặc dù số lượng người theo tôn giáo chiếm tỉ lệ rất cao, nhưng điều thuận lợi là người dân ở đây chỉ theo 1 tôn giáo duy nhất, không có sự khác biệt hay đòi hỏi giao thoa giữa các tín ngưỡng. Chính vì vậy và sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với bên tôn giáo rất hài hòa với nhau để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Nhà nước cũng gặp nhiều thuận lợi. Qua học tập giao thoa văn hóa các vùng miền thì hiện nay người dân đang gìn giữ được những nét rất hay trong việc cưới, việc tang. Từ những văn minh trong đời sống của bà con dẫn đến những tệ nạn giảm xuống, tình hình an ninh trật tự cũng từ đó được đảm bảo tốt hơn”, ông Doanh cho hay.

HỒNG THẮMĐA LAT: Hơn 1.000hoc sinh thi tiếng Anh “English in your life”

Vừa qua, Nhà Thiếu nhi Lâm Đồng vừa phối hợp cùng Thành Đoàn Đà Lạt tổ chức hội thi “English in your life” với sự tham dự của 1.046 học sinh đến từ 32 trường mầm non, tiểu học và THCS trong thành phố.

Cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được các em thể hiện một cách tự tin với vốn từ vựng phong phú phù hợp với trình độ từng cấp học. Riêng phần thi thuyết trình dành cho học sinh khối THCS đã thể hiện khả năng diễn đạt các vấn đề xã hội; nhiều em đã thể hiện ý tưởng sáng tạo bằng phong cách thuyết trình tự nhiên với vốn tiếng Anh trôi chảy. Kết thúc hội thi, BTC đã trao 218 giải thưởng cho học sinh xuất sắc đoạt giải, trong đó có 11 giải nhất, 9 giải nhì, 11 giải ba và 187 giải khuyến khích. Nhà Thiếu nhi Lâm Đồng đã trao 31 suất học bổng toàn phần cho các em đoạt giải nhất, nhì, ba và giảm học phí cho 187 em đoạt giải khuyến khích.

QUYNH UYÊN

5 THỨ BA 9 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Dễ dàng thuê xe máyTrong vai du khách tỉnh ngoài

đến du lịch, không khó để chúng tôi có thể chọn thuê các chiếc xe máy “ưng ý” tại các điểm cho thuê xe máy đang mở ra rất nhiều hiện nay tại Đà Lạt.

Ở một khách sạn trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngay khu vực trung tâm Đà Lạt, khi thấy chúng tôi xuất hiện, bà chủ nhà nhanh chóng đon đả: “Thuê phòng hay thuê xe máy, thuê phòng thì hết phòng rồi, ngày lễ phải đặt trước, còn thuê xe máy thì đây”. Theo tay bà chỉ chúng tôi nhìn thấy 3 chiếc xe máy nằm trước cửa khách sạn trông giống như xe của khách đang để. “Dịp lễ mà, khách thuê hết các chiếc xe xịn rồi, còn 3 chiếc đây tàm tạm thôi. Chị có đến trên chục chiếc lận đó” - bà nói.

Tại một nhà nghỉ kiêm dịch vụ cho thuê lẫn mua bán xe máy trên đường Bùi Thị Xuân, chúng tôi theo chân ông chủ nhà vào chỗ để xe của ông và không khỏi ấn tượng với rất nhiều xe máy xịn, chiếc nào chìa khóa cũng cắm sẵn trong ổ như chờ lên đường “Muốn thuê loại nào cũng có, xe ga, xe số nhiều loại, tiền nào xe đó, mấy ngày này họ thuê bớt xe rồi đó. Xe mới có sẵn nhưng muốn thuê xe vừa vừa cũng được, xe có cũ chút nhưng an tâm, đi vô tư vì tôi thợ máy mà” - ông chìa bàn tay lấm dầu máy cười tươi.

Nếu chịu khó đi bộ một vòng quanh các tuyến đường nhiều khách sạn tại Đà Lạt như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Chí Thanh, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng… thì sẽ phát hiện ra một điều thú vị rằng hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có dịch vụ cho thuê xe máy. Nhiều nơi để sẵn vài chiếc trước sân với bảng hiệu “xe cho thuê” hoặc để bảng ngay quầy lễ tân, nhưng cũng nhiều chỗ chẳng thấy để bảng nhưng chỉ cần hỏi là có. Tại khu vực chợ đêm Đà Lạt, nhiều chủ cho thuê xe máy chiều tối cứ bày sẵn xe máy thành hàng bên đường, miệng mời chào khi có ai nhìn vào.

Như chủ khách sạn Bảo Thy trên đường Nguyễn Công Trứ phân bua: Tôi làm cò con thôi mà, họ cho thuê nhiều, nhà tôi có mấy chiếc mà lại không có việc dùng đến, khách có nhu cầu cần xe thì mình cho thuê kiếm thêm ít tiền”.

Bên cạnh hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, rất nhiều nhà dân cũng mở dịch vụ cho thuê xe máy ngay tại nhà. Tuy nhiên, vì là tại nhà nên không có ưu thế tiếp cận khách như khách sạn, nhà nghỉ nên lượng khách đến thuê có ít hơn. Tuy nhiên, hầu hết những chủ dịch vụ tư nhân này đều có cách của mình, đó là liên kết với các khách sạn, nhà nghỉ quen biết; khi khách có nhu cầu, nhân viên khách sạn gọi điện thoại và họ sẽ mang xe đến. Người cho thuê sẽ trích một phần tiền thuê xe cho chủ khách sạn hay người giới thiệu.

“Thực ra, khách sạn chúng tôi chỉ có vài chiếc dưới phòng khách dành cho thuê khi khách cần thôi chứ làm gì có chỗ rộng để chứa nhiều xe. Nhưng khi cần chúng tôi có thể liên hệ với nhiều nhà trong thành phố để họ mang xe đến, đó là những chỗ làm ăn tin tưởng, chất lượng xe rất đảm bảo” - một chủ khách sạn trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa khẳng định.

Còn giá cho thuê xe thì đúng là “tiền nào xe đó”. Nếu là xe số (xe vận hành bằng số chân) hơi cũ giá khoảng 80 nghìn đồng/ngày, xe số mới hơn một chút thì chừng trên 100 nghìn đồng/ngày; còn nếu là xe tay ga có giá từ 120 - 150 nghìn đồng/ngày tùy xe, xe càng mới giá càng cao. Xe thuê ngày bắt đầu tính từ sáng đến chiều tối, khoảng 5-6 giờ tối phải trả xe, nếu khách trả quá giờ vào đêm phải trả thêm tiền. Những dịp lễ, tết thì giá xe có tăng cao lên một chút, như dịp 30/4 vừa rồi, khi du khách đổ về Đà Lạt ngùn ngụt, nhu cầu thuê xe máy lên cao, giá thuê xe có tăng lên so với ngày bình thường từ 20 - 50 nghìn đồng/chiếc tùy địa điểm cho thuê.

Bên cạnh cho thuê theo ngày, du khách còn có thể thuê xe theo giờ và thuê theo tháng. Thuê theo giờ thì 50 nghìn đồng/giờ, hai giờ 60 nghìn đồng, thuê theo tháng thì mỗi tháng phải trả cho chủ xe từ 1 - 1,2 triệu đồng. “Đa số ở đây toàn là khách du lịch nên họ thường thuê theo ngày, với lại thuê theo ngày thì giá rẻ hơn còn thuê theo giờ nhiều tiền lắm” - chủ cho thuê xe ở nhà nghỉ Hồng Hải đường Bùi Thị Xuân chia sẻ.

Rất đơn giản, để thuê được 1 chiếc xe máy, chỉ cần đưa cho chủ cho thuê xe giấy chứng minh nhân dân lẫn trình giấy phép lái xe thì mới được nhận xe kèm theo mũ bảo hiểm, khách người nước ngoài thì đưa hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh của mình. Xe thuê chỉ có ít xăng trong bình, người thuê phải tự đổ xăng để đi, khi trả xe, thanh toán xong đầy đủ tiền thuê thì chủ xe sẽ trả lại giấy tờ.

Niềm vui và nhữngtai nạn nghề nghiệpKhông có nghề gì mà lúc nào mọi

chuyện cũng luôn được suôn sẻ, cho thuê xe máy cũng vậy.

Đôi khi các chủ cho thuê xe gặp phải không ít rắc rối đến từ khách hàng của mình. Rất nhiều người thuê xe đi vài ngày không thấy nói gì, đến khi trả xe lại không ngớt than phiền nào là xe cũ, nào là xe chạy chậm như rùa bò, nào là ống nhún cứng đau cả lưng…, với các lý do này họ muốn giảm số tiền thuê xe dù trước đó đã thống nhất. Cũng có trường hợp khách thuê làm ngã, làm hỏng xe, làm mất mũ bảo hiểm khi về trả xe nếu chủ xe không chú ý kiểm tra lại thì coi như phải “ôm sô”. Như một chủ cho thuê xe trên đường Bùi Thị Xuân cho biết :“Nhiều trường hợp khách đi rất ẩu theo kiểu phá xe, phải tinh ý, nếu xe hỏng ít thì mình sửa cũng được, nhưng nếu hư hỏng nhiều, vỡ cốp, cong vành, nứt lốc máy… phải thương lượng để họ thanh toán lại tiền sửa xe”. Có trường hợp khách đi bị đứt xích, hỏng máy hoặc có sự cố trên đường, qua điện thoại chủ xe phải chạy chiếc xe máy khác đến thay cho chiếc đó và đưa chiếc xe máy hỏng về để sửa. Nhưng thực ra theo rất nhiều chủ xe, những sự cố như thế cũng ít khi xảy ra vì hầu hết xe khi cho thuê đều được bảo trì rất kỹ.

Một rắc rối khác là chuyện khách hàng trả xe muộn, không đúng giờ như đã giao hẹn trước. Một chủ cho thuê xe tại chợ đêm Đà Lạt cho biết: “Khách trả xe muộn khoảng 1 giờ thì không sao, nhưng muộn quá thì không thể chấp nhận được vì có khi lỡ hẹn giao xe cho người khác vào giờ đó, mà người này chưa trả thì biết lấy gì mà giao”. Cũng có trường hợp khách chưa có giấy phép lái xe vẫn cứ nài nỉ đòi thuê xe cho bằng được, chủ xe không cho thuê thì lại bảo “làm dịch vụ trên đất du lịch gì lại khó khăn”. Những trường hợp này rất nhiều chủ xe cho biết phải kiên quyết không cho thuê vì sự an toàn của chính họ.

Nhưng nghiêm trọng nhất chính là chuyện… mất xe. Nhiều chủ cho thuê xe khi cho thuê đã cố nhìn kỹ mặt mũi người thuê với hình ảnh trên giấy chứng minh nhân dân rồi mới giao xe, nhưng đến hạn trả xe chờ mãi vẫn không thấy, cả người và xe đều biệt tăm. Chỉ khi mang giấy tờ lên công an trình báo mới tá hỏa vì đã gặp phải “cao thủ lừa”, nhiều trường hợp đó là giấy chứng minh nhân dân giả. Như một chủ cho thuê xe trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa cho biết, bà đã mất 2 chiếc xe máy gần đây, một người thuê xe đưa chứng minh nhân dân tận dưới 1 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long rồi biến mất, tiếc của bà đi đến tận nơi để tìm hóa ra đó là địa chỉ giả. Trường hợp còn lại bà bà cũng tìm đến tận nhà ở vùng sâu Đồng Nai nhưng đó là một ngôi nhà lá trống rỗng, chẳng có tài sản gì đáng giá, chiếc xe Yamaha hiệu Sirius cho thuê gia chủ thú thật với bà đã bán rồi tiêu hết tiền, hứa hẹn với bà khi nào làm có sẽ trả. Nhìn tình cảnh chẳng hy vọng gì nhiều này bà đành lên xe về lại Đà Lạt chấp nhận mất trắng chiếc xe.

Nhưng dù những sự cố, tai nạn nghề nghiệp như trên xảy ra thì cũng không ngăn được nghề cho thuê xe máy đang phát triển rất mạnh tại Đà Lạt như hiện nay. Với những người cho thuê chuyên nghiệp như một chủ xe trên đường Bùi Thị Xuân, kinh nghiệm là chọn xe cũ vừa phải còn chạy được để cho thuê, lỡ mất không xót của, các xe xịn phải kỹ càng trước khi giao chìa, và dù xe nào đi nữa thì phải bảo trì rất kỹ “Kiểm tra an toàn của xe, cũng vì sự an toàn của người đi trên xe và cũng vì uy tín của mình nữa” - ông nói. Chính nhờ cách làm này mà khách nào đã từng thuê xe ông khi có dịp lên lại Đà Lạt đều quay lại chỗ này để thuê xe.

Theo anh Công Hiếu - một du khách từ TP Hồ Chí Minh lên Đà Lạt phượt cùng bạn bè dịp lễ 30/4 vừa rồi, trước đây nhóm anh thường đi xe máy lên đây để đi dạo, nay đường sá đông đúc nên chỉ cần lên đây rồi thuê xe “Rất tiện, trên này các điểm cho thuê xe máy rất nhiều, muốn thuê xe gì cũng có, giá cả thì thấp hơn nhiều so với Sài Gòn, người cho thuê thân thiện, nên hầu hết các bạn tôi đều chọn thuê xe máy khi đi du lịch trên này”.

Với đèo dốc chập chùng, các khu du lịch nằm rải rác, mỗi năm lại thêm các điểm du lịch mới cách xa trung tâm, cộng với du lịch bụi đang bùng nổ hiện nay, tất cả đều tạo một môi trường thuận lợi cho nghề cho thuê xe máy nở rộ tại Đà Lạt. Như nhiều chủ cho thuê xe tâm sự, niềm vui của họ là thấy xe máy của mình lăn bánh trên đường, vừa có thu nhập, vừa cùng góp sức để phát triển du lịch cho thành phố hoa này.

Phóng sự:VIẾT TRỌNG - NGUYÊN LINH

Nở rộ dịch vụ cho thuê xe máy ở Đà LạtKhông chỉ đón các du khách theo đoàn, Đà Lạt gần đây còn thu hút rất mạnh những khách du lịch tự do theo kiểu phượt, nhất là lớp thanh niên trẻ, nhiều người đến đây thuê xe máy để đi lại trong những ngày lưu trú và nghề cho thuê xe máy đang phát triển mạnh tại Đà Lạt.

Một điểm cho thuê xe máy trên đường Bùi Thị Xuân, Đà Lạt.

Hội CCB huyện Đạ Tẻh giúp nhau phát triểnkinh tế, giảm nghèo

Báo cáo tại Đại hội CCB huyện Đạ Tẻh lần thứ VI,

nhiệm kỳ 2017-2022 cho thấy: Trong nhiệm kỳ 2012-2017,

Hội CCB Đạ Tẻh đã động viên các hội viên nêu cao tinh thần

tư lực tự cường, giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời

sống vật chất, tinh thần, giảm nghèo nhanh, bền vững. Theo đó, 5 năm qua, các cấp hội đã phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng tổ chức tập huấn kỹ năng làm

kinh tế, kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi cho 1.737 lượt hội viên và tín chấp cho các hội viên

vay vốn Ngân hàng CSXH để đầu tư phát triển kinh tế gia

đình. Hàng năm, bình quân có 628 hội viên được Ngân hàng CSXH huyện cho vay vốn với

số tiền gần 13 tỷ đồng. Cùng với đó, huyện Hội đã động viên

các hội viên tình nguyện đóng góp tiền xây dựng Quỹ hội và góp vốn cho nhau mượn phát

triển sản xuất, chăn nuôi không lấy lãi. Kết quả, trong nhiệm kỳ, 100% hội cơ sở đều có quỹ hội với số tiền đạt gần 1,1 tỷ đồng.

Ngoài việc duy trì được quỹ hội, các cấp hội cũng đã giúp

nhau cho mượn vốn không tính lãi với số tiền 542 triệu đồng và 3.303 ngày công lao động. Hội cũng đã vận động hội viên tình

nguyện đóng góp tiền xây dựng Quỹ “Tình nghĩa nội bộ” và vận

động các nhà tài trợ, hảo tâm xây dựng Quỹ “Nghĩa tình đồng đội”. Đến nay, Quỹ “Tình nghĩa

nội bộ” đã có 83,7 triệu đồng, đã tổ chức mừng thọ được 305

lượt hội viên, thăm hỏi, tặng quà 736 lượt hội viên ốm đau,

bệnh tật với số tiền trên 53 triệu đồng, tổ chức phúng điếu, tang lễ cho 146 hội viên, với số tiền

146 triệu đồng, đã thu nộp về Tỉnh Hội 183,5 triệu đồng xây dựng Quỹ “Hỗ trợ giảm nghèo và xóa nhà tạm” cho hội viên.

Đặc biệt, trong nhiệm kỳ đã xây tặng được 10 ngôi nhà “Nghĩa

tình đồng đội”, trị giá 865,5 triệu đồng, trong đó, tiền vận động từ các nguồn 315 triệu

đồng, tiền của gia đình các hội viên đóng góp 550,5 triệu đồng.

Ngoài ra, 5 năm qua, Hội CCB Đạ Tẻh tham mưu cho

chính quyền các cấp trợ cấp cho 1.903 lượt hội viên nghèo, cận

nghèo với số tiền 682 triệu đồng và đã giúp đỡ, giới thiệu 10 hội

viên đi điều dưỡng sức khỏe, phối hợp với Trung tâm Y tế

huyện tổ chức khám, phát thuốc miễn phí cho 224 hội viên…Kết quả, đến nay, Hội CCB

huyện Đạ Tẻh đã góp phần giảm tỷ lệ hội viên nghèo từ 7,12%

đầu nhiệm kỳ, xuống còn 2,15% và nâng tỷ lệ hội viên khá, giàu

từ 43,15% lên 50,83%. Nhờ vậy, trong những năm qua, 100% tổ

chức cơ sở hội và Huyện Hội được công nhận TSVM, vai trò,

uy tín của tổ chức Hội không ngừng được nâng cao.

HOÀNG KIẾN GIANG

6 THỨ BA 9 - 5 - 2017

Kế hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại là một bước trong việc triển khai

thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành năm 2014. Mục tiêu cơ bản đối với việc xây dựng và thực hiện quy hoạch kho số viễn thông là đáp ứng nhu cầu phát triển của thông tin di động tiếp tục bùng nổ trong giai đoạn tới. Đồng thời, khi triển khai kế hoạch chuyển đổi mã vùng là để sau khi chuyển đổi, mạng lưới viễn thông cố định sẽ có được một bảng mã vùng mới dễ nhớ và công bằng hơn với người sử dụng. Vì hiện nay, mã vùng các tỉnh có độ dài không đồng nhất, có tỉnh có độ dài mã vùng là 1, có tỉnh có độ dài mã vùng là 2 và thậm chí là 3. Sau khi thực hiện việc chuyển đổi mã vùng, độ dài quay số khi gọi liên tỉnh hoặc gọi từ di động đến thuê bao cố định là thống nhất trên toàn quốc, đều là 11 chữ số.

Ông Nguyễn Viết Vân - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng cho biết: Tại Lâm Đồng, công tác chuẩn bị cho việc chuyển đổi mã vùng đã hoàn tất, sẵn sàng tiến hành từ ngày 17/6/2017. Theo đó, các doanh nghiệp viễn thông di động và cố định đã hoàn tất việc xây dựng các giải pháp, biện pháp

Sẵn sàng cho việc thay đổi mã vùngTừ 0h ngày 17/6/2017, cùng 23 tỉnh, thành trên cả nước nằm trong Kế hoạch chuyển đổi mã vùng giai đoạn 3, Lâm Đồng sẽ tiến hành chuyển đổi mã vùng điện thoại. Đến nay, công tác chuẩn bị cho việc chuyển đổi mã vùng đã hoàn tất theo lộ trình, đảm bảo lợi ích người dùng.

kỹ thuật bảo đảm việc quay số song song, cài âm thông báo theo đúng kế hoạch được ban hành. Trước và

trong thời gian chuyển đổi mã vùng các nhà mạng và cơ quan truyền thông sẽ thực hiện thông tin, tuyên

Từ 0 giờ 00 phút ngày 17/6/2017, mã vùng của Lâm Đồng là 263. Ảnh: Diễm Thương

truyền, hướng dẫn… cả trong nước và quốc tế để mọi người được biết mã vùng được thay đổi như thế nào, vào thời gian nào.

Cụ thể, các doanh nghiệp viễn thông có thuê bao trả sau sẽ có các thông báo, tờ rơi về thời gian, kế hoạch chuyển đổi mã vùng trên các hóa đơn thu cước. Tiến hành tập huấn, đào tạo nhân viên giao dịch để hướng dẫn cho khách hàng biết về thời gian, kế hoạch chuyển đổi mã vùng tại điểm giao dịch của doanh nghiệp và khi đi thu cước. Đồng thời sẽ cung cấp, giải đáp thông tin kịp thời về Kế hoạch chuyển đổi mã vùng đến khách hàng thông qua hệ thông tổng đài trả lời tự động và tổng đài CSKH, thông báo kế hoạch chuyển đổi mã vùng cho khách hàng thông qua Website của doanh nghiệp; giới thiệu và hướng dẫn các phần mềm, ứng dụng giúp khách hàng cập nhật thay đổi về mã vùng vào danh bạ điện thoại. Hiện, một số doanh nghiệp di động đã tiến hành gửi tin nhắn thông báo về kế hoạch chuyển đổi mã vùng cho khách hàng. Riêng đối với một số mạng viễn thông có cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đã xây dựng nội dung thông tin, bố trí thời lượng và tần suất để thông báo cho khách hàng qua truyền hình, báo địa phương.

“Việc đổi mã vùng không ảnh hưởng đến số thuê bao cố định, số thuê bao vẫn giữ như cũ, việc thực hiện nội hạt (từ cố định đến cố định trong cùng một tỉnh, một thành phố) sẽ không có gì thay đổi. Việc đổi mã vùng được xem là bước đi đầu tiên mở đường cho thông tin di động bùng nổ và lợi ích lâu dài của người dân, xã hội”.

Ông Đặng Kim Tuấn - Phòng Bưu chính Viễn thông Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng.

Với việc ban hành và triển khai Quy hoạch kho số viễn thông mới, Việt Nam sẽ có trên 500 triệu số thuê bao di động 10 chữ số cho liên lạc người với người và khoảng 1 tỷ số thuê bao di động cho liên lạc thiết bị với thiết bị cho phát triển Internet vạn vật. Việc này là một bước quan trọng, đáp ứng cho phát triển nền kinh tế số, sự phát triển của giao thông thông minh, y tế thông minh, hệ thống điện lực thông minh...

Như vậy, công tác chuẩn bị cho việc thay đổi đầu số tại Lâm Đồng đã hoàn tất, đảm bảo thực hiện đúng Quy hoạch kho số viễn thông, sử dụng hiệu quả, góp phần cho thị trường viễn thông phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đem lại lợi ích lâu dài cho người dân và xã hội.

Từ 0 giờ ngày 17/6/2017, mã vùng của Lâm Đồng sẽ là thêm số 2 vào đầu số cũ, tức là 263 (thay cho đầu số cũ là 63).

DIỄM THƯƠNG

Đạ Rsal có 2.050 hộ/8.328 nhân khẩu; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số 565

hộ/2.253 khẩu. Tòa xã có diện tích tự nhiên hơn 8.078 ha, chiếm 9,3% diện tích toàn huyện. Riêng diện tích đất sản xuất nông nghiệp có khoảng 1.666 ha, chiếm 20,63%.

Ghi nhận tại UBND xã Đạ Rsal, những năm qua công tác thúc đẩy phát triển kinh tế được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm nên kinh tế của xã có bước phát triển rõ rệt. Để phát triển sản xuất, xã đã chủ động lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án để tập trung nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước chuyển dịch theo hướng đi vào khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương; trong đó, cây cà phê là cây chủ lực phát triển mạnh. Đến cuối năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của xã ước đạt 28 triệu đồng/người/năm. Theo chuẩn nghèo đa chiều, toàn xã có 507 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,5% trên tổng số hộ dân nên vẫn chưa đạt theo quy định chuẩn NTM.

Đạ Rsal: Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cho bà conĐạ Rsal là xã đi đầu trong phát triển kinh tế ở huyện nghèo Đam Rông và cũng là xã điểm trong xây dựng NTM của huyện, tỉnh. Cuối năm 2016, Đạ Rsal đã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí về xây dựng NTM. Tuy nhiên, năm 2017, sau khi Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, trong đó có tiêu chí thu nhập và hộ nghèo đa chiều, nên Đạ Rsal chưa đạt các tiêu chí này. Theo đó, Đảng ủy xã Đạ Rsal đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo công tác xây dựng các mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn xã Đạ Rsal nhằm nâng cao thu nhập và giảm số hộ nghèo của xã.

Để thay đổi tư duy cho bà con trong việc sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cũng như giảm nghèo hiệu quả, lãnh đạo xã xác định cần phải xây dựng những mô hình điểm để bà con học tập. Trên cơ sở đó, Đảng ủy xã Đạ Rsal đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng các mô hình phát triển kinh tế điểm gắn với xây dựng nông thôn mới. Các mô hình điển hình được áp dụng hiệu quả để sẽ thu hút, giúp đỡ những hội viên nghèo, hoàn cảnh khó khăn, hội viên người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn vươn lên trong cuộc sống, nhất là các mô hình giúp nhau phát triển kinh tế” - Chủ tịch UBND xã khẳng định. Đạ Rsal phấn đấu đến cuối năm 2017 cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, số hộ nghèo, cận nghèo giảm theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 2,5%, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc còn dưới 10%.

Để từng bước thực hiện thành công các mục tiêu trên, Đạ Rsal đã thực hiện đồng bộ nhiều giải

pháp nhằm huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển sản xuất và đời sống nhân dân giữa đồng bào dân tộc tại chỗ với người Kinh. Hỗ trợ cây trồng, vật nuôi có thế mạnh, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát. Trong đó, ưu tiên xây dựng vùng lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh cây cà phê, cây ăn trái, rau sạch. Thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật, từng bước ứng dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản, thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn... Đặc biệt, cán bộ khuyến nông xã sẽ trực tiếp xuống hướng dẫn các tổ, nhóm, hộ dân để làm diểm một số mô hình như: mô hình nuôi heo đen, mô hình trồng cây ăn trái (bưởi da xanh), mô hình nuôi dê... để thực hiện làm điểm.

Cũng theo đồng chí Thái Viết Phúc, để thực hiện việc xây dựng các mô hình điểm về phát triển kinh tế, xã tiến hành chọn và xây dựng các mô hình phù hợp với

đặc thù, thế mạnh của từng thôn. Cụ thể, 3 thôn Phi Zút, Pang Pế Nâm, Pang Pế Dơng được chọn để tổ chức tuyên truyền đối thoại với nhân dân để bà con hiểu và đăng ký xây dựng các mô hình chăn nuôi. 2 thôn Pang Pế Nâm, Pang Pế Dơng được chọn để thực hiện mô hình tái canh cây cà phê. Mô hình trồng rau công nghệ cao VietGAP triển khai tại 4 thôn Tân Tiến, Phi Có, Liên Hương và Đắc Măng.

Đảng ủy xã Đạ Rsal xác định, hàng năm, mỗi đoàn thể chính trị - xã hội, các chi bộ trực thuộc thành lập, duy trì và nhân rộng ít nhất 1 mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trên địa bàn dân cư và phấn đấu đến cuối năm 2017 xây dựng được 20 mô hình.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy xã, mỗi đoàn thể, mỗi chi

bộ, mỗi cán bộ, đảng viên nhận hỗ trợ, giúp đỡ ít nhất 2 người dân thoát nghèo bền vững và có các mô hình giúp nhau phát triển kinh tế với nhiều hình thức như hỗ trợ cây, con giống. Phấn đấu thành lập được ít nhất 3 hợp tác xã trên địa bàn xã trong năm 2017. Xây dựng ít nhất 5 mô hình điểm về việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao trong việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế tại địa phương. Quyết tâm đến năm 2020, cơ cấu kinh tế đạt tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 51%, công nghiệp - xây dựng chiếm 14% và dịch vụ chiếm 35%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 2,5%, trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10%.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc phát triển kinh tế cho bà con, Đảng ủy xã đã tập trung chỉ đạo để lồng ghép các nguồn lực đầu tư đồng bộ, đồng thời đầu tư, hỗ trợ trực tiếp, hướng dẫn cho các hộ đồng bào dân tộc sản xuất, phát triển kinh tế làm thay đổi rõ rệt về phương thức sản xuất nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, trình độ phát triển sản xuất giữa vùng đồng bào với khu vực phát triển khác trong địa phương.

NGỌC NGÀ

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

7 THỨ BA 9 - 5 - 2017TÒA SOẠN & BẠN ĐỌC

Lắp đặt miễn phíTừ năm 2012, Phòng Tai nguyên

va Môi trường huyện Đạ Tẻh bắt đầu triển khai Dự an Xử lý nước nhiễm phen va Asen cho cac hộ dân trên địa ban. Đây cũng la đề tai nghiên cứu khoa hoc cấp cơ sơ do chị Nguyễn Thị Hoa Tai, Phó Phòng Tai nguyên va Môi trường huyện Đạ Tẻh thực hiện. Đề tai nay sau khi được đanh gia đạt loại tốt, Sơ Khoa hoc Công nghệ đã đầu tư kinh phi 80 triệu đông để triển khai vao thực tế. Với nguôn kinh phi nay, bước đầu có 12 hộ dân được đầu tư, lắp đặt hệ thống xử lý nước nhiễm phen va Asen.

Chị Tai cho biết: “Hệ thống loc hoạt động rất đơn giản với kinh phi đầu tư kha thấp. Nước từ giếng sau khi được bơm lên bôn cach mặt đất 2 m sẽ qua ống dẫn chảy xuống vòi hoa sen để tiếp xúc với không khi, giúp đẩy nhanh phản ứng của phen va Asen với không khi tạo ra kết tủa cặn, rôi chảy vao hệ thống bể loc. Hệ thống bể loc nay la một bôn nhựa chứa cac vât liệu loc nước, gôm: Cat va soi hạt lớn để chống tắc, cat thạch anh để giữ chất bẩn va chất lơ lửng trong nước, than hoạt tinh va vât liệu đặc thù MQ7 để xử lý phen va Asen. Sau khi qua hệ thống loc nay, nước sẽ được xả từ từ để người dân có thể sử dụng. Mỗi hệ thống như thế có thể loc 1,5 m3 nước/ngay, cơ bản đap ứng nhu cầu sử dụng của cac hộ dân. Điều đặc biệt la hệ thống nay có thể “rửa ngược” để lam sạch cac vât liệu loc. Khoảng 3 năm thì người dân mới cần thay thế cac vât liệu loc nay”.

Cac hệ thống xử lý nước nhiễm phèn và Asen đều được hỗ trợ tron gói, lắp đặt miễn phi, hướng dẫn sử dụng tân nhà cho người dân.

Nguôn nước sau khi qua hệ thống xử lý đều được kiểm nghiệm va cho chất lượng kha tốt. Đến cuối năm

Cải thiện nguồn nước sinh hoạt cho người dânChỉ với một hệ thống lọc nước đơn giản, hàng trăm hộ dân ở vùng có nguồn nước bị nhiễm phèn, Asen thuộc địa bàn huyện Đạ Tẻh đã có thể sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh hơn. Đây là dự án được Sở Khoa học Công nghệ, UBND huyện Đạ Tẻh triển khai trong nhiều năm nay và đang tiếp tục nhân rộng.

2016, đã có 187 hệ thống xử lý được lắp đặt miễn phi cho cac hộ dân trên địa ban 11 xã, thị trấn của huyện Đạ Tẻh. Nguôn kinh phi để triển khai la từ vốn khoa hoc công nghệ va kinh phi sự nghiệp bảo vệ môi trường của huyện Đạ Tẻh. Đặc biệt, có 3 hệ thống với công suất 10 m3/ngay đã được lắp đặt cho 3 trường mầm non tại cac xã Quốc Oai, Triệu Hải, An Nhơn. Nhờ đó, hang trăm hoc sinh mầm non tại cac trường mầm non nay đã được sử dụng nguôn nước hợp vệ sinh, an toan hơn.

“Những địa ban ma Phòng Tai nguyên va Môi trường tâp trung triển khai hệ thống xử lý nay la ơ những khu vực có nguy cơ nhiễm phen va Asen cao như Quảng Trị, Triệu Hải, Đạ Lây. Sơ dĩ chúng tôi triển khai hệ thống xử lý trực tiếp cho từng hộ dân ma không xử lý tâp trung la do nguôn nước nhiều nơi bị nhiễm phen va Asen nặng nên nếu xử lý tâp trung thì vât liệu loc sẽ mau “chết” va tốn kém chi phi vân hanh hơn” - chị Tai cho biết thêm.

Nhân rộng hiệu quảHiệu quả của hệ thống loc nước

đã được minh chứng từ kết quả kiểm nghiệm chất lượng nguôn nước va được nhiều hộ dân ghi nhân. Ông

Nguyễn Văn Lộc (thôn Thuân Lộc, xã Đạ Lây) cho biết: Từ khi được lắp đặt hệ thống xử lý nước nhiễm phen va Asen thì gia đình tôi yên tâm hơn về chất lượng nguôn nước. Trước đây, gia đình phải sử dụng cả giếng đao va giếng khoan nhưng vẫn không đủ nước sử dụng. Bơi lẽ, giếng khoan thì bị nhiễm phen nặng nhất la vao mùa khô, còn giếng đao thì bị vẩn đục mỗi khi mưa xuống. Từ khi được lắp đặt miễn phi hệ thống xử lý nước, gia đình không còn phải dùng nước mưa hoặc phải đi xin nước mỗi khi khô hạn. Hơn nữa, gia đình ơ gần khu vực nghĩa trang nên có hệ thống loc nước thì cũng yên tâm hơn”.

Đến hiện tại, toan xã Đạ Lây đã có 16 hệ thống loc nước được lắp đặt cho cac hộ dân. Thế nhưng, theo ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch UBND xã Đạ Lây, số lượng nay còn rất it so với nhu cầu của cac hộ dân trong xã. Bơi lẽ, xã Đạ Lây la khu vực có nguôn nước ngầm nhiễm phen nặng, nhất la khi người dân chủ yếu sử dụng giếng khoan. Do kinh phi có hạn, cac hệ thống đã được lắp đặt chủ yếu ưu tiên cho khu vực bị nhiễm phen va Asen nặng hoặc cac gia đình đông thanh viên. Hiện, xã đang vân động người dân tự đầu tư

kinh phi để lam hệ thống loc theo hướng dẫn. Có như vây thì mới nhân rộng có hiệu quả mô hình nay.

Trong khi đó, theo chị Hoa Tai, trong năm 2017, từ nguôn kinh phi sự nghiệp của huyện la 220 triệu đông, Phòng sẽ tiếp tục đầu tư 100 hệ thống xử lý nước mới cho cac hộ dân. Tuy nhiên, khac những lần trước la người dân được đầu tư tron gói, lần nay thì người dân phải tự mua bôn va tự lam, nha nước chỉ hỗ trợ vât liệu loc. Còn cac bước lắp đặt sẽ được hướng dẫn chung cho từng xã, người dân tự lam la chinh. Có như vây thì hiệu quả nhân rộng mới cao hơn vì một người biết lam thì có thể hướng dẫn cho nhiều người khac quanh mình cùng lam. Ông Bùi Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh cho biết: “Trước đây, trên địa ban huyện Đạ Tẻh cũng đã triển khai nhiều hệ thống xử lý nước nhiễm phen va Asen tâp trung nhưng hiệu quả không cao. Do đó, huyện đã chỉ đạo Phòng Tai nguyên va Môi trường triển khai dự an xử lý nước tại từng hộ dân. Sau thời gian triển khai thi điểm, hiệu quả của dự an đạt kết quả kha cao. Hiện, huyện đang tiếp tục đanh gia, rút kinh nghiệm va sẽ đẩy mạnh nhân rộng trong thời gian tới”. ĐÔNG ANH

Nước sau khi qua hệ thống xử lý phèn và Asen đã đảm bảo an toàn cho người dân sử dụng.

Ảnh: Đ.Anh

Những năm gần đây, cac cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đông đã triển khai nhiều biện phap để ngăn chặn chất thải rắn từ hoạt động sản xuất nông nghiệp va dịch vụ du lịch đổ xuống hô Đan Kia - Suối Vang va hô Tuyền Lâm. Đây la hai hô cung cấp nguôn nước sinh hoạt chủ lực cho TP Đa Lạt. Tuy nhiên, những trân mưa lớn đầu mùa đã kéo theo chất thải rắn đổ xuống lòng hô. Trong cac loại chất thải nay có rất nhiều vo chai thuốc BVTV, có thể gây ô nhiễm nguôn nước va đe doa tới sức khoe của người sử dụng. Tại vùng sản xuất nông nghiệp quanh hô Đan Kia - Suối Vang, từ năm 2016, Chi Cục BVTV Lâm Đông đã lắp đặt nhiều thùng đựng chất thải nguy hiểm nhưng

Hai hồ cấp nước sinh hoạt cho Đà Lạt lại ngâp chất thải

Gần 400 người được kham tầm soat cac bệnh tim mạch miễn phi

Bác sĩ Bệnh viện Tim Tâm Đức TP HCM đang khám tầm soát bệnh tim cho trẻ em.

người dân sử dụng thuốc BVTV vẫn ném bo tran lan trên mặt đất, khi trời mưa lớn thì nước kéo trôi đổ về mặt

hô. Trong khi đó, tại hô Tuyền Lâm, mặc dù ơ đây không còn hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng hiện nay

lại phat sinh chất thải từ cac dịch vụ du lịch. Chất thải rắn không được thu gom hoặc đổ bo đúng nơi quy định đã theo nước mưa đổ về nổi bông bềnh trên mặt hô, trông rất nhếch nhac va mất vệ sinh, ảnh hương đến cảnh quan, môi trường của Khu Du lịch Quốc gia hô Tuyền Lâm.

Theo ông Nguyễn Ba Bình, Phó Giam đốc Trung tâm Khai thac thủy lợi Lâm Đông, đơn vị mới tiếp quản việc quản lý hô Đan Kia - Suối Vang từ Công ty Cấp thoat nước Lâm Đông vao thang 4/2017, hiện nay, Trung tâm vẫn đang thiếu phương tiện thu gom, vân chuyển va xử lý rac nên tình trạng bôi lắng, ô nhiễm nước ơ hô nay đang có phần gia tăng.

VĂN BÁU

Hồ Tuyền Lâm nổi rác thải bồng bềnh.

Trong 2 ngay (6-7/5), tại Bệnh viện Y hoc Cổ truyền Phạm Ngoc

Thạch Lâm Đông va Trung tâm Y tế TP Bảo Lộc, Hội Bảo trợ Bệnh nhân ngheo - Người tan tât va Trẻ mô côi tỉnh đã mời cac bac sĩ chuyên khoa Tim mạch của Bệnh viện Tim Tâm

Đức - TP Hô Chi Minh về kham tầm soat cac bệnh về tim mạch

miễn phi cho những người có dấu hiệu bệnh tim. Gần 400 người được kham, 20 bệnh nhân được chỉ định

mổ, 17 trẻ em sẽ được tai trợ chi phi phẫu thuât; riêng 2 phụ nữ người

DTTS ơ Đam Rông, Di Linh va 1 bệnh nhân người lớn ơ Đa Lạt đều

rất ngheo nhưng năm ngoai danh sach tai trợ (vì chương trình chỉ tai trợ mổ cho bệnh nhân ngheo dưới

22 tuổi). Hội Bảo trợ Bệnh nhân ngheo - Người tan tât va Trẻ mô côi tỉnh cho biết, sẽ cố gắng vân

động nguôn tai trợ để giúp đơ cho 3 trường hợp nay có chi phi mổ tim.Qua đợt kham tầm soat cho cac

bệnh nhân từ sơ sinh đến 21 tuổi được chỉ định phẫu thuât sẽ được cac tổ chức Children Action Thụy

Sĩ, Quỹ Tai trợ VinaCapital va Hội Bảo trợ Bệnh nhân ngheo TP

Hô Chi Minh tai trợ chi phi mổ tại Bệnh viện Tim Tâm Đức - TP

Hô Chi Minh. AN NHIÊN

8 sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhân “Dâu tây Đà Lạt”

Từ ngay 15/5/2017, Quy chế quản lý va sử dụng nhãn hiệu chứng nhân

“Dâu tây Đa Lạt” có hiệu lực thi hanh trên địa ban Đa Lạt va 4 huyện

phụ cân Đức Trong, Lạc Dương, Lâm Ha va Đơn Dương.

Theo đó có 8 sản phẩm được mang nhãn hiệu chứng nhân “Dâu tây Đa Lạt” khi thoa mãn cac đặc tinh, hình thai đạt tiêu chuẩn chất

lượng VietGAP. Cụ thể, 2 sản phẩm giống dâu tây Mỹ đa, Mỹ hương với trai hình tim, thịt đo

tươi, chiều dai từ 25-30 mm, cân nặng từ 10-15 g, vị chua, thơm

va vo cứng. Tiếp theo 2 sản phẩm giống dâu tây Newzealand va

Langbiang 2 với trai hình bầu dục va hình tim dai, đo đâm, chiều dai

từ 30-35 mm, cân nặng 15-20 g, vị ngot, thơm ngon, it chua.

4 sản phẩm dâu tây còn lại gôm cac giống Mara des Bois, Đai

Loan, Nhât (Toyohaka), Ssanta (Han Quốc) trai có chiều dai từ

25-50 mm, cân nặng từ 15-20 g, trai hình tim, phần đai mong,

ngắn, phẩm chất trai mềm, thơm ngon, ngot thanh…

VĂN VIỆT

8 THỨ BA 9 - 5 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

° Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông bao.

Ông (bà) Đào Tấn Thái được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhân QSDĐ số AG 319655 cấp ngay 12/7/2006 vao sổ theo dõi số H0 5024/QSDĐ, chi tiết như sau:

- Thửa đất số 875, tờ bản đô số 79B, xã Đinh Lạc, diện tich 1.485 m2 đất trông cây lâu năm, thời hạn sử dụng đến 15/10/2056.

- Năm 2006, ông (ba) Đao Tấn Thai chuyển nhượng QSDĐ cho ông Trần Văn Nam và vợ là bà Nguyễn Thị Ngọc thường trú tại thôn Kao Kuil, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đông, trong qua trình chuyển nhượng, hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của phap luât va ông (ba) Đao Tấn Thai đã giao giấy chứng nhân QSDĐ cho ông Trần Văn Nam va vợ la ba Nguyễn Thị Ngoc.

Hiện nay, ông (ba) Đao Tấn Thai ơ đâu liên hệ với UBND xã Đinh Lạc hoặc Chi nhanh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lâp thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của phap luât.

Sau 30 ngay kể từ ngay thông bao nay được đăng số bao đầu tiên, nếu không có tranh chấp, khiếu nại, Chi nhanh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hô sơ địa chinh, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đông trình Sơ Tai nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông Trần Văn Nam và vợ là bà Nguyễn Thị Ngọc theo quy định của phap luât, moi thắc mắc sau nay, Chi nhanh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trach nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

° Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông bao.

Bà Trần Thị Mỹ Phương được UBND huyện Di Linh cấp giấy chứng nhân QSDĐ số AP 621871 cấp ngay 29/6/2009 vao sổ theo dõi số H0 6698/QSDĐ, chi tiết như sau:

- Thửa đất số 224, tờ bản đô số 32B, xã Đinh Lạc với diện tich 510 m2 đất trông cây lâu năm, thời hạn sử dụng đến 15/10/2059.

- Năm 2015, ba Trần Thị Mỹ Phương chuyển nhượng QSDĐ cho bà Trần Thị Phượng thường trú tại thôn Tân Phú 2, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đông, trong qua trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của phap luât va ba Trần Thị Mỹ Phương đã giao giấy chứng nhân QSDĐ cho ba Trần Thị Phượng.

Hiện nay, ba Trần Thị Mỹ Phương ơ đâu liên hệ với UBND xã Đinh Lạc hoặc Chi nhanh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lâp thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của phap luât.

Sau 30 ngay kể từ ngay thông bao nay được đăng số bao đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhanh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hô sơ địa chinh, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đông trình Sơ Tai nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho bà Trần Thị Phượng theo quy định của phap luât, moi thắc mắc sau nay, Chi nhanh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trach nhiệm giải quyết.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông bao.Hộ bà Nguyễn Thị Nguyệt được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhân QSDĐ số M 777485 cấp

ngay 21/9/1998 vao sổ theo dõi số 3511/QSDĐ có tên trong sổ địa chinh trang 61 quyển 11, chi tiết như sau:- Thửa đất số 41, tờ bản đô số 17, xã Tân Lâm với diện tich 5.880 m2 (trong đó 400 m2 đất ơ nông thôn

+ 5.480 m2 đất trông cây lâu năm), thời hạn sử dụng lâu dai đối với đất ơ va đến 15/10/2043 đối với đất trông cây lâu năm.

- Năm 2012, hộ ba Nguyễn Thị Nguyệt chuyển nhượng QSDĐ cho bà Hoàng Thị Kim Nhung thường trú tại xã Tân Phú, huyện Định Quan, tỉnh Đông Nai, trong qua trình chuyển nhượng, hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của phap luât va hộ ba Nguyễn Thị Nguyệt đã giao giấy chứng nhân QSDĐ cho ba Hoang Thị Kim Nhung.

Hiện nay, hộ ba Nguyễn Thị Nguyệt ơ đâu liên hệ với UBND xã Tân Lâm hoặc Chi nhanh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lâp thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của phap luât.

Sau 30 ngay kể từ ngay thông bao nay được đăng số bao đầu tiên, nếu không có tranh chấp, khiếu nại, Chi nhanh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hô sơ địa chinh, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đông trình Sơ Tai nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho bà Hoàng Thị Kim Nhung theo quy định của phap luât, moi thắc mắc sau nay, Chi nhanh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trach nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

... Giao hội Phât giao tỉnh đã không ngừng phat huy truyền thống tốt đẹp của Phât giao, tich cực hương ứng va tham gia cac cuộc vân động, cac phong trao thi đua yêu nước do Ủy ban MTTQ cac cấp va địa phương phat động, thực hanh đời sống đạo hạnh phục vụ cộng đông, phục vụ chúng sinh.

Nhân dịp Lễ Phât Đản 2017, đông chi Phó Bi thư Thường trực Tỉnh ủy gửi lời chúc tốt đẹp tới cac vị chức sắc, tăng, ni, phât tử trong tỉnh, tiếp tục phat huy đạo lý truyền thống tốt đẹp của Phât giao, tăng cường va phat huy sức mạnh khối đại đoan kết toan dân tộc vì dân giau, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh. Đông chi mong muốn cac vị trụ trì, chức sắc tiếp tục động viên tăng, ni, phât tử chấp hanh tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chinh sach, phap luât của Nha nước, tich cực tham gia cac

phong trao thi đua yêu nước, phat triển kinh tế - xã hội của địa phương va xây dựng khối đại đoan kết toan dân tộc ngay cang vững chắc.

Thay mặt Giao hội Phât giao tỉnh, Hòa thượng Thich Toan Đức - Ủy viên Hội đông Trị sự Trung ương Giao hội Phât giao Việt Nam, Trương ban Trị sự Giao hội Phât giao tỉnh Lâm Đông đã cảm ơn sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh. Đông thời hòa thượng cũng bay to răng, Ban Trị sự Giao hội Phât giao tỉnh sẽ tiếp tục động viên cac tăng, ni, phât tử phat huy sức mạnh khối đại đoan kết toan dân tộc, tich cực tham gia phat triển kinh tế - xã hội địa phương, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng phat huy truyền thống tốt đẹp của Phât giao Việt Nam, góp phần xây dựng quê hương ngay cang giau đẹp, văn minh. N.NGÀ

Lãnh đạo tỉnh... TIẾP TRANG 1

THÔNG BÁO V/V MẤT GIẤY CHỨNG NHẬN QSD ĐẤT

CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN (tiền thân là Xí nghiệp Cà phê Trung Nguyên) xin thông bao: “Về việc mất Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất sổ phat hanh: T418459; sổ vao sổ cấp GCNQSDĐ: 00100/QSDĐ; do UBND tỉnh Lâm Đông cấp ngay 24/4/2002 va Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất sổ phat hanh: T418460; sổ vao sổ cấp GCNQSDĐ: 00101/QSDĐ; do UBND tỉnh Lâm Đông cấp ngay 24/4/2002.

Nay ai nhặt được hoặc có thông tin gì về hai Giấy chứng nhân QSDĐ trên vui lòng liên hệ tới địa chỉ: Công ty Cổ phần Cà Phê Trung Nguyên; 268 Nguyễn Tất Thanh, phường Tân Lâp, thanh phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Công ty chúng tôi xin cảm ơn va hâu tạ!

ĐỨC TRỌNG: Thăm và chúc mừng Đại lễ Phât Đản - Phât Lịch 2561 - 2017Nhân dịp Đại lễ Phât Đản - Phât

Lịch (2561 - 2017), sang ngay 8/5, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Đức Trong đã tổ chức 4 đoan đi thăm va chúc mừng cac nha chức sắc, tu hanh cac chùa va cac cơ sơ thờ tự Phât giao trên địa ban cac xã, thị trấn trong huyện.

Tại cac nơi đến thăm, lãnh đạo

huyện Đức Trong đã gửi lời chúc mừng đến cac vị chức sắc, cac nha tu hanh va cac tăng, ni, phât tử đón mừng Đại lễ Phât Đản - Phât Lịch vui tươi, đầy ý nghĩa, an lanh va hạnh phúc. Đông thời, ghi nhân những đóng góp của cac tăng, ni, phât tử Giao hội Phât giao Việt Nam huyện Đức Trong vao sự nghiệp xây dựng va phat triển của huyện trong những năm qua trên tất cả

cac mặt kinh tế, chinh trị, quốc phòng, an ninh va khối thống nhất đại đoan kết toan dân tộc. Lãnh đạo huyện Đức Trong cũng mong muốn cac tăng, ni, phât tử sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vao công cuộc phat triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, đặc biệt vao khối đại đoan kết toan dân tộc, cac tôn giao trên địa ban huyện. T.VŨ

Hơn 76,7 tỷ đồng triển khai Dự an “Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2” Ban quản lý Dự an “Chăm sóc sức

khoe nhân dân tỉnh Lâm Đông giai đoạn 2” vừa tổ chức hội nghị đanh gia tình hình hoạt động năm 2016 va Kế hoạch hoạt động năm 2017.

Theo phê duyệt của UBND tỉnh, Dự an “Chăm sóc sức khoe nhân dân tỉnh Lâm Đông giai đoạn 2” sử dụng vốn vay Ngân hang Phat triển châu Á (ADB) năm 2017 có tổng kinh phi thực hiện la 76,739 tỷ đông, trong đó vốn ADB la 68,406 tỷ đông va vốn đối ứng 8,333 tỷ đông.

Nội dung hoạt động của dự an bao gôm: xây mới 9 phòng kham đa khoa khu vực: Ka Đơn (Đơn Dương), Đa Loan, Ninh Gia (Đức Trong), Đa Nhim (Lạc Dương), Phi Liêng (Đam Rông), Xuân Trường (Đa Lạt), Phước Cat I (Cat Tiên), Lộc Thanh (Bảo Lộc), Lộc An (Bảo Lâm); cung cấp trang thiết bị cho cac trạm y tế va phòng kham đa khoa khu vực xây mới, phòng kham đa khoa va trạm y tế của 2 huyện Đam Rông va Đạ Tẻh; tổ chức kham chữa bệnh tại cộng đông; cải thiện hanh vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoe người dân; phat triển dịch

vụ y tế dựa vao cộng đông; cải tạo nâng cấp Trung tâm Y tế huyện Đạ Huoai thanh Bệnh viện đa khoa khu vực Đạ Huoai va xây dựng khối văn phòng cho Trung tâm Y tế huyện Lâm Ha; xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Trung tâm Y tế huyện Đạ Huoai; hỗ trợ trang thiết bị y tế cho tuyến huyện va hỗ trợ phương tiện vân chuyển; kiểm soat nhiễm khuẩn; quản lý chất lượng tại Trung tâm Y tế cac huyện; phat triển nguôn nhân lực y tế thông qua đao tạo ngắn hạn va dai hạn; tăng cường năng lực quản lý tại cac tuyến.

Năm 2016, tổng vốn giao của dự an la 27,269 tỷ đông, trong đó vốn ADB 21,988 tỷ đông va vốn đối ứng 5,282 tỷ đông. Kết quả thực hiện năm 2016 dự an giải ngân 9,899 tỷ đông (chiếm 36,3% kế hoạch năm 2016), trong đó vốn ADB hanh chinh sự nghiệp la 8,271 tỷ đông (chiếm 30,8%).

Cac hoạt động đã thực hiện trong năm 2016 bao gôm: đao tạo dai hạn 13 BSCKI, 18 can bộ liên thông bac sĩ, dược sĩ đại hoc; cấp hoc bổng cho 7 hoc sinh DTTS hoc tại Trường

Cao đăng Y tế Lâm Đông; khảo sat lâp danh sach 13 hoc viên đăng ký đao tạo chuyên nganh Hôi sức cấp cứu. Đao tạo ngắn hạn gôm: mơ 3 lớp đao tạo lại 90 hoc viên y tế thôn bản, 4 lớp tâp huấn kỹ năng truyền thông cho 120 can bộ y tế tuyến xã, 2 lớp tâp huấn lam mẹ an toan cho 60 nữ hộ sinh, 1 lớp đao tạo mới 40 y tế thôn bản. Tổ chức kham, chữa bệnh cộng đông tại 22 xã thuộc 5 huyện Đức Trong, Đơn Dương, Lâm Ha, Đam Rông, Đạ Tẻh va tổ chức chiến dịch truyền thông cộng đông va giao dục nhóm nho tại huyện Đạ Tẻh.

Mua sắm trang thiết bị gôm 3 gói thầu: thiết bị văn phòng Ban quản lý dự an va 2 gói thầu thiết bị y tế bổ sung cho cac trạm y tế, phòng kham đa khoa khu vực 2 huyện Đam Rông va Đạ Tẻh va mua sắm thiết bị vệ sinh bệnh viện cho Bệnh viện II Lâm Đông va Trung tâm Y tế cac huyện. Triển khai cac thủ tục xây mới 9 phòng kham đa khoa khu vực va nâng cấp Trung tâm Y tế huyện Lâm Ha va Đạ Huoai, sửa chữa văn phòng lam việc của Ban quản lý dự an. AN NHIÊN