99
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Phạm Tiến Toàn NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA GÓP PHẦN PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN CÂY ĂN QUẢ ĐẶC SẢN ĐỊA PHƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Hà Nội, 2019

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Phạm Tiến Toàn

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN

GIỐNG MÍT CỔ LOA GÓP PHẦN PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

NGUỒN GEN CÂY ĂN QUẢ ĐẶC SẢN ĐỊA PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội, 2019

Page 2: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Phạm Tiến Toàn

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN

GIỐNG MÍT CỔ LOA GÓP PHẦN PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

NGUỒN GEN CÂY ĂN QUẢ ĐẶC SẢN ĐỊA PHƯƠNG

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 8420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Người hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Như Toản Người hướng dẫn 2: TS. Phạm Hùng Cương

Hà Nội, 2019

Page 3: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất

kỳ một công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ và các thông tin trích dẫn đã

được nêu rõ nguồn gốc.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2019

Tác giả

Phạm Tiến Toàn

Page 4: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

iii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân

thành đến Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, học viện Khoa

Học và Công Nghệ, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hướng dẫn

khoa học TS. Nguyễn Như Toản - Trường ĐHTĐ Hà Nội và TS. Phạm Hùng

Cương - TTTN thực vật – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, người đã

luôn tận tình, dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong suốt quá

trình hướng dẫn thực hiện nghiên cứu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Cám ơn các bạn bè và người thân đã giúp đỡ động viên tôi trong quá

trình học tập và nghiên cứu của bản thân.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2019

Tác giả luận văn

Phạm Tiến Toàn

Page 5: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... ii

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... iii

MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... vii

DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài: ....................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2

3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................................... 2

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. ...................................................................... 2

4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 2

4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 2

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2

5.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 2

5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3

6. Đóng góp mới ............................................................................................................. 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ

TÀI ................................................................................................................................. 4

1.1. Đặc điểm sinh vật học của Mít ................................................................................ 4

1.1.1. Nguồn gốc và phân bố cây mít ............................................................................. 4

1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây mít ...................................................................... 5

1.1.3. Yêu cầu sinh thái của cây mít .............................................................................. 9

1.2. Tình hình nghiên cứu Mít trên thế giới ................................................................. 10

Page 6: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

v

1.2.1. Nghiên cứu về giá trị sử dụng của Mít ............................................................... 10

1.2.2. Nghiên cứu về nông học với cây Mít ................................................................. 13

1.2.3. Nghiên cứu về đa dạng di truyền ....................................................................... 19

1.3. Tình hình nghiên cứu mít ở Việt Nam .................................................................. 22

1.3.1. Nghiên cứu về giá trị sử dụng của cây mít ......................................................... 22

1.3.2. Nghiên cứu về nông học và đa dạng nguồn gen mít .......................................... 24

1.4. Tổng quan về các loại chỉ thị phân tử thường được sử dụng ................................ 29

1.5. Đặc điểm tự nhiên, xã hội ở khu vực nghiên cứu ................................................. 35

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 38

2.1. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................. 38

2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 388

2.2.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học nguồn gen Mít Cổ Loa và xây dựng bảng

mô tả nguồn gen Mít Cổ Loa ....................................................................................... 38

2.2.2. Đánh giá mối quan hệ di truyền nguồn gen Mít Cổ Loa bằng kỹ thuật sinh

học phân tử ISSR.......................................................................................................... 38

2.2.3.Đánh giá mối quan hệ di truyền giữa Mít Cổ Loa và một số giống Mít khác .... 38

2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 38

2.3.1. Nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học, xây dựng bảng mô tả nguồn

gen Mít Cổ Loa ............................................................................................................ 38

2.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng quả nguồn gen Mít Cổ Loa. ........................ 39

2.3.3. Phương pháp đánh giá mối quan hệ di truyền bằng kỹ thuật sinh học phân tử

nguồn gen Mít Cổ Loa và một số giống Mít khác ....................................................... 40

2.3.4. Xử lý số liệu ....................................................................................................... 45

2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................... 45

2.4.1. Địa điểm ............................................................................................................. 45

2.4.2. Thời gian ............................................................................................................ 45

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 46

Page 7: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

vi

3.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học, xây dựng bảng mô tả nguồn gen của quần

thể giống Mít Cổ Loa. .................................................................................................. 46

3.2. Đặc điểm nông sinh học và chất lượng nguồn gen Mít Cổ Loa. .......................... 50

3.2.1. Đặc điểm hình thái tán và thân nguồn gen mít Cổ Loa ..................................... 50

3.2.2. Đặc điểm hình thái lá và quả nguồn gen mít Cổ Loa ......................................... 51

3.2.3. Các thời kỳ ra hoa, quả và chín trong năm của cây Mít Cổ Loa ........................ 52

3.2.4. Đặc điểm múi, hạt của cây Mít Cổ Loa ............................................................. 55

3.2.5. Đánh giá chất lượng quả Mít Cổ Loa ................................................................. 57

3.3. Xây dựng bảng mô tả giống Mít Cổ Loa. ............................................................. 59

3.4. Đa dạng di truyền nguồn gen Mít Cổ Loa bằng ở mức độ phân tử. ..................... 60

3.4.1. Sự đa hình sản phẩm PCR khi sử dụng các chỉ thị ISSR khác nhau trên các

mẫu Mít Cổ Loa ........................................................................................................... 60

3.4.2. Mối quan hệ di truyền giữa các cá thể trong quần thể mít Cổ Loa .................... 67

3.5. Đánh giá mối quan hệ di truyền giữa Mít Cổ Loa với các giống mít phổ biến

khác bằng giải trình tự hệ gen ...................................................................................... 70

3.5.1. So sánh trình tự gen của các mẫu nghiên cứu: ................................................... 70

3.5.2. Đối chiếu các trình tự nghiên cứu trên ngân hàng gen ...................................... 70

3.5.3. Mối quan hệ di truyền giữa các giống mít ......................................................... 70

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................... 73

1. Kết luận .................................................................................................................... 73

2. Đề nghị ..................................................................................................................... 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 74

PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 79

PHỤ LỤC 1. BẢNG MÔ TẢ GIỐNG MÍT CỔ LOA................................................. 79

PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ GIẢI TRÌNH TỰ HỆ GEN LỤC LẠP VÀ GEN NHÂN

CỦA 4 GIỐNG MÍT .................................................................................................... 82

PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MÍT CỔ LOA .................................................... 88

Page 8: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

vii

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Nghĩa của từ

ACP Axit phosphatase

ADH Alcohol dehidrogenase

AFLP Amplified Fragment Length Polymorphism

EDDHA natri ferric diethylenediamine di- oydroxyphenylaceatte

EDTHA natri ferric diethylenetriamine pentaacetate

GA3 Gibberellic

GOT Glutamate oxaloacetate transaminase

IAA axitIndole-3-acetic

IB The BIOVERSITY INTERNATIONAL

IBA Axit Indole-3-butyric

ISSR Inter Simple Sequence Repeats

MDH Malete dehidrogenase

ML Maximum Livelihood

NAA axit axetic α-naphthalene

PCR Polymerase Chain Reaction

RAPD Random Amplified Polymorphic

RFLP Restriction Fragment Length Polymorphism

SNP single Nucleotide Polymorphism

SSR Simple Sequence Repeat

UTFANET Cây ăn quả nhiệt đới chưa được quan tâm sử dụng

CS Cộng sự

CTV Cộng tác viên

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

Page 9: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

Bảng 2.1 Thành phần hỗn hợp PCR 42

Bảng 2.2 Chu trình nhiệt PCR 43

Bảng 2.3 Ký hiệu mẫu và ký hiệu trình từ gen nghiên cứu 44

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các cây Mít cổ thụ trên 50 tuổi tại Cổ

Loa 46

Bảng 3.2 Kết quả điều tra và xác định các mẫu giống Mít Cổ Loa 47

Bảng 3.3 Đặc điểm hình thái của các mẫu giống nguồn gen mít Cổ

Loa 51

Bảng 3.4 Một số đặc điểm hình thái lá, quả nguồn gen Mít Cổ Loa 52

Bảng 3.5 Thời gian ra hoa của một số mẫu giống mít Cổ Loa 53

Bảng 3.6 Thời gian quả chín của một số mẫu giống mít Cổ Loa 54

Bảng 3.7 Kích thước múi, hạt của một số mẫu giống mít Cổ Loa 55

Bảng 3.8 Đánh giá cảm quan giống mít Cổ Loa tại Đông Anh, Hà Nội 56

Bảng 3.9 Một số đặc điểm cấu thành năng suất Mít Cổ Loa tại Đông Anh, Hà Nội, 2017 57

Bảng 3.10 Kết quả phân tích chất lượng các mẫu mít Cổ Loa 58

Bảng 3.11 Một số chỉ tiêu hóa sinh của mít Cổ Loa so sánh với Mít miền Nam (giá trị trung bình) 59

Bảng 3.12 Tổng số băng, số phân đoạn và tỷ lệ đa hình khi sử dụng 08 mồi ISSR 66

Bảng 3.13 Hệ số tương đồng di truyền của 20 mẫu mít nghiên cứu 68

Page 10: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang

Hình 3.1 Đặc điểm quả của mít Cổ Loa tại xã Cổ Loa, Đông

Anh, Hà Nội 88

Hình 3.2 Đặc điểm hoa điển hình của giống Mít Cổ Loa 89

Hình 3.3 Đặc trưng màu sắc múi và tỷ lệ phần ăn được của giống Mít Cổ Loa

89

Hình 3.4 Điện di ADN tổng số của 20 mẫu Mít 60

Hình 3.5 Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR1 61

Hình 3.6 Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR2 61

Hình 3.7 Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR3 62

Hình 3.8 Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR5 62

Hình 3.9 Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR6 63

Hình 3.10 Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR7 64

Hình 3.11 Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR8 64

Hình 3.12 Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR10 65

Hình 3.13 Sơ đồ quan hệ di truyền của 20 mẫu mít nghiên cứu

theo hệ số của Jaccard và kiểu phân nhóm UPGMA. 69

Hình 3.14 Cây phát sinh chủng loại 4 giống mít và loài công bố 71

Page 11: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xã Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh nằm ở phía Bắc, cách trung tâm Hà

Nội 12km, là một trong những khu di tích khảo cổ lớn nhất hội tụ các giai

đoạn lịch sử đồ đá, đồ đồng, sắt, được nhà nước xếp hạng năm 1962. Trong

ký ức dân gian Cổ Loa hiện còn lưu truyền hàng trăm địa danh cổ, trong đó có

địa danh Bãi Trám, Bãi Nhãn, Xóm Mít, vv… gợi nhớ những vườn cây ăn

quả khi xưa. Song giờ đây, cảm nhận về Cổ Loa với nhiều người đến thăm chỉ

là những vết tích, đình đền lụn vụn, nằm xen giữa những kiến trúc hiện đại.

Đặc biệt, 3 vòng thành hình xoáy trôn ốc, có cấu trúc đất đồi đỏ vàng được

giao cho người dân địa phương canh tác nông nghiệp. Hiện nay trên vòng

thành nhiều đoạn bỏ hoang hoặc trồng cây rau màu, nhiều đoạn trồng cây lưu

niên như keo, chè, muồng… và một số ít cây mít, trám còn sót lại. Các cây

này được chăm sóc tự phát thiếu quy hoạch, giá trị kinh tế rất thấp. Thoái hóa

và xói mòn đất xảy ra qua nhiều năm làm chiều cao vòng thành bị thấp xuống,

người dân nhận thức chưa cao và ít quan tâm đến việc bảo vệ tôn tạo.

Mít Cổ Loa là cây có giá trị về mặt cảnh quan du lịch và giá trị về nông

nghiệp, là cây ăn quả đặc sản nổi tiếng một thời, chất lượng ngon và đã đi vào

thư tịch cổ có giá trị về mặt cảnh quan sinh thái ở khu di tích lịch sử quốc gia

Thành Cổ Loa. Tuy nhiên hiện nay quần thể mít Cổ Loa đang bị thu hẹp do

đô thị hóa. Những cây mít trên 100 tuổi còn lại rất ít và bị già cỗi, sâu bệnh.

Quần thể cây mít ở Cổ Loa bị lẫn tạp do quá trình gây giống theo cách truyền

thống là gieo hạt, tạo cây thực sinh qua nhiều thế hệ đã biến dị không được

chọn lọc và không còn đúng bản chất giống mít Cổ Loa gốc.

Để góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích thành Cổ

Loa nhằm xây dựng Cổ Loa thành “Công viên lịch sử - sinh thái - nhân văn”,

cần thiết phải tiến hành những nghiên cứu về quần thể Mít Cổ Loa, đánh giá

đặc điểm nông sinh học, mức độ đa dạng và quan hệ di truyền. Những nghiên

cứu này là cơ sở khoa học để tiến hành bảo tồn, duy trì và phát triển nguồn

gen Mít Cổ Loa, do đó đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm di truyền giống Mít Cổ

Page 12: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

2

Loa góp phần phục hồi và phát triển nguồn gen cây ăn quả đặc sản địa

phương” rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá được đặc điểm nông sinh học, mức độ đa dạng và mối quan

hệ di truyền của quần thể giống Mít Cổ Loa phục vụ công tác bảo tồn và phát

triển nguồn gen mít đặc sản Cổ Loa của Hà Nội.

3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

Đánh giá đặc điểm nông sinh học và xây dựng bảng tính trạng đặc

trưng hình thái, nông học của giống Mít Cổ Loa;

Phân tích đặc điểm di truyền và mối quan hệ di truyền của giống Mít

Cổ Loa với một số giống mít phổ biến khác của Việt Nam.

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

4.1. Ý nghĩa khoa học

Góp Phần bổ sung những dẫn liệu về đặc điểm nông sinh học, cũng như

các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của mít nói riêng và cây trồng khác nói

chung, là tư liệu khoa học tham khảo có giá trị cho hoạt động dạy học và

nghiên cứu khoa học.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài về khả năng sinh trưởng phát triển và

thích nghi của các dòng mít nghiên cứu là cơ sở để tìm hiểu, sưu tầm và chọn

tạo được các giống cây trồng phù hợp với các điều kiện sinh thái khác nhau

nói chung và với cây mít nói riêng. Từ đó có thể đề ra một số biện pháp canh

tác hợp lý đối với cây mít. Thành Cổ Loa là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt

trong đó mít là cây cảnh quan không thể thiếu trong quy hoạch không gian

khu di tích lịch sử này, do đó kết quả của đề tài sẽ góp phần bảo tồn và tôn tạo

Thành Cổ Loa.

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Page 13: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

3

Quần thể mít địa phương có từ lâu đời ở khu vực di tích lịch sử Thành

Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội và một số giống mít phổ

biến khác có tên gọi Mít Na, Mít Đồi và Mít Thái, cùng thuộc loài Artocarpus

heterophyllus Lam.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài thuộc nhiệm vụ “Nghiên cứu bảo tồn và

phát triển nguồn gen cây Trám, Mít bản địa tại khu vực di tích lịch sử Cổ Loa,

huyện Đông Anh”.

Giới hạn của đề tài: trong số các cây Mít Cổ Loa trồng tại khu vực di

tích lịch sử Thành Cổ Loa, chỉ những cá thể được mô tả, xác định có những

đặc điểm đúng giống và vẫn sinh trưởng ổn định được lấy làm vật liệu cho

nghiên cứu này.

6. ĐÓNG GÓP MỚI

Trên cơ sở mô tả, đánh giá các đặc điểm nông sinh học của quần thể

giống Mít địa phương tại khu di tích Cổ Loa đã xây dựng được bảng tính đặc

điểm đặc trưng của giống Mít Cổ Loa. Đánh giá mối quan hệ di truyền cho

thấy quần thể Mít Cổ Loa có sự tương đồng di truyền cao. So sánh trình tự

gen của các mẫu giống mít của Việt Nam không có sự khác biệt, nhưng có sự

khác nhau so với trình tự gen vùng ITS của giống mít Ấn Độ và Trung Quốc.

Kết quả là tư liệu hữu ích cho công tác bảo tồn, chọn lọc, phục tráng và phát

triển nguồn gen có giá trị này.

Page 14: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

4

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MÍT

1.1.1. Nguồn gốc và phân bố cây mít

Cây Mít (Artocarpus heterophyllus Lam) thuộc chi Artocarpus là một

thành viên của họ Dâu tằm (Moraceae) được công bố đầu tiên bởi Lamarck.

Các tên đồng danh của loài này bao gồm: A. philippinensis Lam., A.maxiija

Blanco, Soccus arboreus major Rumph., Polyphema jaca Lour., A.

brasiliensis Gomez (Haq, 2006; Soepadmo, 1992)[1,2]. Mít được cho là có

nguồn gốc từ những cánh rừng mưa thường xanh ở Tây Ghats của Ấn Độ nằm

trong khoảng độ cao từ 400 đến 1200 m so với mực nước biển. Một số tài liệu

khác lại cho rằng Mít có nguồn gốc từ Malaysia.

Việc thuần hóa diễn ra trong quá khứ xa xôi và Mít được trồng trọt lan

rộng khắp Nam và Đông Nam Á cho đến thời kỳ chế độ thuộc địa khi đó nó

tiếp tục được giới thiệu sang những nơi khác. Tổng hợp tài liệu về sự phân bố

của cây Mít từ các báo cáo đã công bố cho thấy từ 3 quốc gia bản địa Ấn Độ,

Bangladesh, Malaysia cây Mít đã được di thực và trồng phổ biến tại 79 quốc

gia khác của châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương. (Haq; 2006)[1]

dẫn chiếu Cơ sở dữ liệu ICRAF, Bowe (Pers.comm, 2003).

Hiện nay cây Mít được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới châu Á

như: Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Srilanca, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan,

Malaysia, Indonesia, Philippines. Ở Úc, Mít được trồng chủ yếu tại các vùng

nhiệt đới phía bắc Queensland và xung quanh khu vực Darwin thuộc Lãnh thổ

phía Bắc Úc. Cây Mít cũng được tìm thấy trên khắp châu Phi (như ở

Cameroon, Uganda, Tanzania, Madagascar, và đảo quốc Mauritius), cũng như

ở nhiều nước nhiệt đới Nam và Trung Mỹ như Brazil, Jamaica, Nam Florida.

Quả Mít và các sản phẩm từ Mít là một mặt hàng thực phẩm phổ biến trên

khắp các châu lục khi giao thương quốc tế ngày càng mở rộng.

Cây Mít có trong đời sống của người dân Việt Nam từ lâu đời gắn liền

với lịch sử trên 4000 năm dựng nước và giữ nước, tuy nhiên không có tài liệu

Page 15: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

5

nào ghi chép chính xác. Từ thế kỷ 18 quả Mít được nhắc đến gọi là quả Ba la

mật trong tác phẩm Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn (Vân Đài Loại Ngữ,

NXB Văn hóa thông tin, H 1995. T3, Tr 217)[3]

1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây Mít

Đặc điểm thân: Mít là loài cây thân gỗ, kích cỡ thân từ trung bình đến

rất to thường có đường kính khoảng 80 - 100 - 120 cm nhưng có thể lớn hơn

nhiều ở những cây già. Chiều cao cây Mít dao động từ 10 - 20 m, đôi khi đạt

tới 30 m. Mít có một rễ cọc dài và các rễ bao xung quanh dày đặc. Rễ bao

quanh hình nón khi cây còn nhỏ và đạt đường kính từ 3,5 - 6,7 m sau năm

năm. Thân cây trở nên tròn và hơi bất cân đối khi cây già tuổi. Vỏ cây dày ít

nứt, màu xám sẫm, có vảy màu nâu xám hoặc xám đen. Các cành nhánh ra từ

vị trí thấp trên thân cây với góc từ 30 - 90º. Cành non có lông và có vết vòng

của lá kèm (Vũ Công Hậu, 2000)[4].

Đặc điểm lá: Lá Mít là lá đơn mọc cách. Lá mọc xen kẽ trên cành

ngang nhưng có xu hướng xoắn ốc trên các nhánh phía trên với kiểu sắp xếp

lá 2/5. Có hiện diện các lá kèm lớn hình trứng đính thành mo ôm cành, dài

khoảng 4 -8 cm và rộng 1 - 3 cm, rụng sớm để lại sẹo nhìn rõ trên vỏ thân,

cành. Phiến lá dày và có các hình dạng như: trái xoan rộng, hình thuôn, trứng

ngược hoặc elip. Lá Mít trên các cành trưởng thành có hình trứng ngược

nhiều hơn và lá trên các nhánh chồi non thường có hình thuôn dài và hẹp hơn.

Chiều dài lá biến động từ 7 - 25 cm và rộng từ 3 - 12 cm,cuống lá dài 1 -

2,5cm. Phiến lá dai như da, không lông, cứng ráp và màu xanh đậm sáng phía

mặt trên và màu xanh nhạt ở mặt bên dưới, lúc đầu lởm chởm nhưng nhẵn ở

mặt dưới. Gân lá xếp hình lông chim thường có khoảng 5 - 12 cặp gân. Gân

giữa và gân chính có màu trắng xanh đến vàng nhạt. Gốc lá có hình nêm hoặc

tù ở cuối và toàn bộ lá, nhưng ở cây non mọc từ hạt hình dạng lá không theo

quy luật mà thường xẻ 3 thùy. Các phiến lá phẳng, nhăn hoặc với các cạnh lá

hướng lên. Đỉnh lá tù, tròn hoặc có đầu ngắn. Từ điểm rộng nhất, lá thon dần

đến cuống lá. Cuống lá có màu xanh đậm, dài từ 1 - 5 cm và có rãnh ở mặt

đối diện của cuống (Vũ Công Hậu, 2000)[4].

Page 16: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

6

Đặc điểm cụm hoa và hoa Mít: Mít là loài có hoa đực và hoa cái riêng

rẽ cùng mọc trên một cây gọi là đơn tính đồng chu, các cụm hoa đực và hoa

cái được sinh ra riêng biệt trên các nách lá, trên thân cây hoặc trên các cành

già. Trong một số trường hợp, cụm hoa cũng có thể được sinh ra trên các

phần thân ngầm trong đất, tạo ra những quả nhô lên khỏi mặt đất. Một số

lượng lớn những hoa riêng lẻ được sinh ra trên một trục thuôn dài hình chùy

và tập trung sát nhau thành một cụm hoa hình đuôi sóc, còn được gọi là một

bông hoặc một đầu (Vũ Công Hậu, 2000)[4].

Có 3 loại chồi mang hoa, một loại không mang quả vì nó chỉ có hoa

đực, hai loại có thể cho quả gồm: chỉ có hoa cái, cả hoa cái và hoa đực. Các

chồi chỉ có hoa đực thường xuất hiện trên cành hoặc thân sớm hơn, vào đầu

mùa hoa. Chúng xuất hiện và có cấu tạo giống như các búp lộc có màu vàng

xanh, nhưng sau đó chúng phát triển thành lá hoặc các nhánh bên. Những chồi

hoa đực này mập hơn so với các chồi cuối, đường kính khoảng 0,72 cm.

Chúng cũng chứa ít lá hơn và tạo ra nhiều hoa đực (khoảng ba hoa trên mỗi

chồi cụm hoa ở mỗi mùa). Hoa đực bắt đầu nhú ra vào tuần thứ tư sau khi

chồi hoa xuất hiện, hoa đực nở trước hoa cái từ 3 - 5 ngày. Chồi cuống hoa

cái mập, khỏe hơn nhiều so với những chồi cuống hoa đực hoặc cả hoa đực và

cái. Chồi chỉ có hoa cái được sinh ra trên bệ cuống trong khi chồi hoa đực vừa

có thể sinh ra trên bệ cuống cũng như trên chồi cuối. Hoa đực có cuống ngắn

hoặc không có cuống nếu sinh ra ở chồi cuối. Các chồi cuối có đường kính

khoảng 0,4 cm mọc ra từ 7 đến 8 lá và chỉ sinh ra các hoa đực mọc ở cuối

chồi. Một hoa đực được hình thành trên một chồi cuối trong mỗi mùa hoa (Vũ

Công Hậu, 2000)[4].

Cụm hoa đực bao phủ dày đặc là những bông hoa đực nhỏ mọc thành

bông đuôi sóc. Cụm hoa đực dài, gồm nhiều hoa, có lông tơ mềm, bao hoa

hình ống gồm 2 cánh dính nhau ở đỉnh. Cụm hoa đực cùng với chồi và lá

nguyên thủy được bao bọc bởi các lá kèm. Khi chồi phát triển lớn hơn, các lá

kèm mở ra để lộ chồi, một lá mới và chùy hoa. Khi xuất hiện, hoa đực dài 3-

3,5 cm và rộng 1,5 cm sau đó nó tăng kích thước, có hình chùy thuôn dài và

đạt chiều dài 5 - 10 cm và chiều rộng 2 - 3 cm. Cụm hoa đực không có lá bắc.

Page 17: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

7

Mỗi bông hoa được sinh ra trên một cuống với một vòng thịt màu xanh lá cây

ở đỉnh. Hoa đực có thể bất dục hoặc hữu dục. Hoa đực bất dục có một bầu

nhụy đặc và hoa đực hữu dục có hình ống và hai thùy. Một bông hoa đực

chứa một chỉ nhị dài (1 - 2 mm) và bốn bao phấn. Chúng được bao bọc trong

một bao hoa hình ống dai cứng như da màu xanh lá cây thò ra khỏi ống bao

hoa trên bề mặt của cụm hoa. Nhị đầu tiên xuất hiện khoảng 4 - 6 ngày sau

khi nở và toàn bộ bề mặt của cụm hoa được bao phủ với những bao phấn màu

vàng nhưng không bị bong ra. Các gai hoa đực chuyển dần sang màu đen sau

khi nở, do sự phát triển của nấm mốc và rụng ra sau khoảng một tuần (Vũ

Công Hậu, 2000)[4].

Cụm hoa cái hình bầu dục mọc ngay trên thân cây hoặc các cành già.

Cụm hoa cái dài 4 - 15 cm và thường mọc cách xa cụm hoa đực và ở vị trí

thấp hơn các cụm hoa đực. Tuy nhiên quan sát thấy khi cây có độ tuổi già thì

cụm hoa cái có xu hướng mọc ở vị trí cao hơn trên các cành già. Hình dạng

hoa cái có xu hướng thiên về hình trụ hoặc thuôn hơn hoa đực, có xuất hiện lá

bắc, đây là đặc điểm dễ nhận biết khác với cụm hoa đực. Các hoa cái nhỏ,

màu hơi xanh lục mọc thành cụm hoa ngắn với nhiều thịt trên một đế hoa lồi,

bầu nhụy thượng. Sau khi thụ phấn chúng phát triển thành quả tụ còn gọi là

quả phức có thể rất lớn, gồm nhiều quả bế còn gọi là quả thật hợp thành. Hoa

cái có hình ống bao gồm các đoạn tự do khi còn non nhưng hợp nhất ở điểm

giữa; bao hoa vây quanh một noãn sào bị nén chặt đếvới đầu cuối được chèn

chéo bởi một nhụy hình chùy. Các đầu nhụy khá sắc nhọn và trở nên tù khi

quả trưởng thành. Vòi nhụy thò ra sau 4 - 6 ngày sau khi các mo bao cụm hoa

mở ra. Các hoa cái xuất hiện lông tơ tại các vòi nhụy trong vòng 4 đến 6 ngày

tiếp theo. Khả năng tiếp nhận phấn của vòi nhụy trong khoảng 28 - 36 giờ

(Vũ Công Hậu, 2000)[4].

Các cụm hoa cái mọc đơn lẻ hoặc theo cặp trên chồi cuống hoa hoặc

mọc ra khỏi thân cây hoặc các cành nhánh lớn. Cụm hoa cái có cuống mập

hơn so với cụm hoa đực và thường có vòng thịt ở gốc. Hoa đực được sinh ra ở

đầu chót chồi lá và trên các chồi cuống hoa mọc ra từ các cành cấp 1 và 2.

Khi còn non, các hoa được bao bọc trong những lá mo dày, dai và rụng sớm.

Page 18: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

8

Đặc điểm quả Mít: Quả Mít là một quả tụ lớn còn gọi là quả phức màu

vàng dài 30 - 100 cm và đường kính 25 - 50 cm, hình trụ tròn đến hình quả lê

treo trên một cuống bền chắc. Bề mặt quả có nhiều gai nhỏ hình chóp nhô ra

chính là các đỉnh của quả thật nằm bên trong quả phức. Trừ lớp vỏ gai, phần

còn lại của quả Mít hầu như ăn được. Quả phức gồm nhiều quả thật, quả thật

không phát triển tạo thành xơ mít, quả thật phát triển tạo thành múi Mít. Múi

Mít có phần thịt mềm, là thành phần chính để ăn từ quả mít. Các bao hoa của

từng quả thật riêng lẻ phát triển thành các múi và bao quanh các hạt, mỗi thịt

múi và một hạt là một quả riêng lẻ. Thịt múi có màu vàng trắng hoặc vàng và

vàng nhạt (Vũ Công Hậu, 2000)[4].

Trục quả là trục của hoa cái trưởng thành phát triển thành và có hình

chùy, vòm. Nó cứng chắc và có cấu tạo nạc. Trục này chứa các nhu mô rộng

thuôn dài và các thành phần mạch cũng như nhiều chất dẫn xuất nhựa mủ làm

cho phần này của quả không ăn được. Phần tự do thấp hơn của bệ hoa là phần

thịt quả duy nhất và có thể ăn được. Phần hợp nhất ở giữa và vùng tự do phía

trên của hoa cái tạo nên vỏ quả, nó là cái sau này tạo thành các đỉnh hình nón

của vỏ và điều này có thể phân biệt giữa lông, lớp hạ bì cứng, mô nền thành

dày, các thành phần mạch, vỏ xơ và tạo nhựa mủ làm cho các vùng hình nón

của quả cứng nhắc và bảo vệ quả (Vũ Công Hậu, 2000)[4].

Trong múi Mít đa số có hạt và đôi khi không có do hạt bị thoái hóa. Hạt

rắn chắc và màu sáp, hình bầu dục, hình thuôn hoặc thuôn dài hình elip. Mỗi

hạt có kích thước 2 - 4 x 1 - 2 cm và khối lượng 2,5 - 14 g với một lớp vỏ da.

Thông thường mỗi quả có từ 100 đến 500 hạt (Vũ Công Hậu, 2000)[4].

Vỏ ngoài hạt mỏng, cứng, dai, giống như giấy da và nhăn nheo khi khô.

Phía trong vỏ hạt là màng mỏng có màu nâu. Hạt dày ở rốn hạt, nằm cùng với

lỗ noãn ở đầu xa hoặc gần đầu lưới của hạt. Có 2 lá mầm (tử diệp) không

bằng nhau, với một lá mầm chỉ bằng khoảng một nửa kích thước của lá kia.

Nội nhũ nếu có rất nhỏ. Phôi có một rễ mầm nhỏ nổi ở bề ngoài (thùy cơ bản

của lá mầm nhỏ hơn chưa được phát triển) (Vũ Công Hậu, 2000)[4].

Page 19: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

9

1.1.3. Yêu cầu sinh thái của cây mít

Mít là cây trồng nhiệt đới nên thích nghi với khí hậu nhiệt đới ẩm và

cận nhiệt đới, do vậy nó có thể thích nghi ở nhiều vùng khí hậu từ trung bình

đến ẩm và ẩm ướt ở các quốc gia trồng mít. Loài này cũng được trồng rộng

rãi ở vùng khí hậu khô và mát hơn so với các loài khác cùng chi Mít. Cây có

thể cho năng suất cao đặc biệt là khu vực giữa vĩ độ 25º Bắc và Nam của xích

đạo, thậm chí lên đến 30º Bắc và Nam. Nó có khả năng sinh trưởng ở độ cao

dưới 1600 m so với mực nước biển. Cây mọc ở độ cao trên 1330 m phát triển

kém hơn và nếu có quả thì chất lượng cũng giảm. Chất lượng quả tốt hơn ở độ

cao thấp hơn, từ 152 - 213 m (Haq, 2006)[1]. Tuy nhiên, mít phát triển tốt

nhất ở những khu vực quang đãng dưới ánh nắng mặt trời đầy đủ. Nó có thể

được trồng ở bất kỳ loại đất vùng khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới nào trừ

đất mặn, ngập nước hoặc dễ bị lũ lụt. Ở nước ta từ Bắc vào Nam, ở đâu cũng

trồng được Mít, trừ những vùng cao phía Bắc, tuy nhiên riêng vùng Đức

Trọng, Lâm Đồng cao 1000 m Mít sinh trưởng phát dục bình thường, tuy có

chậm hơn ở vùng thấp (Vũ Công Hậu, 2000)[4].

Để sinh trưởng và phát triển tối ưu, Mít yêu cầu nhiệt độ ấm, ẩm, khí

hậu và lượng mưa phân bố đều ít nhất 1500 mm. Theo Vũ Công Hậu

(2000)[4] chỉ nên trồng Mít ở những vùng có lượng mưa từ 1000 mm trở lên.

Tăng trưởng sẽ bị chậm lại nếu lượng mưa dưới 1000 mm. Để sản xuất Mít

cho năng suất ổn định cần lượng mưa hàng năm từ 1000 - 2400 mm trở lên

(Haq, 2006)[1]. Cây Mít không chịu được điều kiện đất ẩm ướt hoặc ngập liên

tục, cây có thể suy yếu và chết sau 2 - 3 ngày trong điều kiện đất ngập ướt.

Trong một vườn tạp, cây Mít sẽ chết đầu tiên khi bị úng ngập.

Mít yêu cầu nhiệt độ ấm, không chịu được nhiệt độ thấp và nhiều

sương muối. Ở độ cao trên 1000 m cây sinh trưởng kém. Ẩm độ không khí

RH thích hợp là 80%. Yêu cầu lượng mưa hàng năm là 1500 – 2000 mm. Ở

những vùng có độ ẩm không khí 50 - 60% vào những ngày nắng gắt, trong

khi các cây khác khó sống sót thì cây Mít vẫn phát triển bình thường.

Mặc dù sinh trưởng mạnh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, cây Mít

thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau. Nó chịu được nhiệt độ thấp hơn,

Page 20: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

10

cây trưởng thành có thể sống sót ở nhiệt độ -3ºC, lá của cây có thể hư hại ở

0ºC, các cành nhánh ở -1ºC, các nhánh và cây có thể bị chết ở -2ºC. Cây chịu

được các điều kiện gió nhẹ đến trung bình. Mít có thể sống sót và phục hồi

sau những cơn gió mạnh đến mức gẫy cành (Popenoe, 1974; Haq, 2006)[1,5].

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MÍT TRÊN THẾ GIỚI

1.2.1. Nghiên cứu về giá trị sử dụng của Mít

Nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng và sử dụng các bộ phận thu hoạch

trên cây mít được nhiều tác giả trên thế giới công bố. Các tài liệu khoa học

cho thấy, Mít rất giàu năng lượng, nước, protein, gluxit, canxi, photpho, sắt,

betacaroten, vitaminC, vitamin B1, B2, PP, kali, phytonutrient (lignans,

isoflavones và saponins) và là thực phẩm giàu kali giúp làm giảm huyết áp.

Dinh dưỡng thực vật (Phytonutrient) chứa nhiều hoạt chất có đặc tính chống

lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày, làm chậm tiến trình thoái hoá tế

bào để đem lại sự tươi trẻ và sức sống cho làn da (Haq, 2006; APAARI, 2012;

Baliga et al., 2011)[1,6,7].

Thành phần các chất trong quả Mít thay đổi tùy theo giống, tuổi cây,

mùa vụ và giai đoạn phát triển của quả. Hàm lượng carbohydrate trong quả

của các giống Mít khác nhau có thể thay đổi từ 37,4% đến 42,5%, protein

0,57 to 0,97%, chất xơ từ 0,57 đến 0,86%. Khi so sánh với các loại trái cây

nhiệt đới khác, thịt quả và hạt chứa nhiều protein, canxi, sắt, nhóm vitamin B

trong đó vitamin B1 là nhiều hơn cả và Mít giàu vitamin C (USDA, 2008;

Azad, 2000; Haq, 2006; R.A.S.N. Ranasinghe et al., 2019; Tiwari và

Vidyarthi, 2015)[1,8,9,10,11].

Hương thơm của quả Mít là hổn hợp các chất thơm dể bay hơi là:

isovalerate ethyl, 3 methylbutyl acetate, 1-butanol, propyl isovalerate,

isovalerate isobutyl, 2 methylbutanol, và butyl isovalerate. Hương vị của múi

Mít chín được so sánh với một sự kết hợp các hương vị của táo, dứa, xoài và

chuối. Thịt của múi Mít chín gồm đường, tinh bột, giàu khoáng chất và

Vitamin và là nguồn chất xơ tiêu hóa. Các múi Mít chín có thể ăn tươi, có vị

Page 21: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

11

rất ngọt do có hàm lượng đường cao như glucoza, fructoza từ 10 - 15%

(Rupanawar H.D., 2012).

Vỏ quả (bao gồm cả những bao hoa không được thụ tinh) thường được

chế biến thành xi-rô và thạch. Nó cũng là nguồn nguyên liệu cho chiết xuất

pectin. Vỏ và các bộ phận bỏ đi khác của quả có giá trị cao như một loại thức

ăn bổ dưỡng cho gia súc, đặc biệt là cho cừu (Sudiyani et al., 2002)[12]. Tỷ lệ

tiêu hóa tốt nhất khi bổ sung thêm đạm. Sử dụng bánh mật đường-urê trộn với

phụ phẩm của mít rất tốt cho gia súc.

Hạt mít rất bổ dưỡng, giàu kali, chất béo, carbohydrate và khoáng chất.

Chúng là thành phần cho nhiều chế phẩm ẩm thực. Sau khi luộc hoặc rang,

hoặc sấy khô và muối hạt có thể ăn được, hoặc nghiền để làm bột được trộn

với bột mì để nướng. Hạt mít có thể được ngâm trong nước muối hoặc ở dạng

cà ri, tương tự như việc sử dụng quả mít xanh, bằng cách loại bỏ các chất ức

chế trypsin bằng nhiệt độ (Siddappa, 1957)[13].

Hạt mít chứa hai loại lectin (là các protein gắn kết với carbonhydrate),

jacalin và artocarpin. Jacalin có tác dụng ức chế virus herpes simplex típ 2 và

hữu ích trong việc đánh giá tình trạng miễn dịch của bệnh nhân nhiễm virus

suy giảm miễn dịch ở người 1 (HIV1). Nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất

jacalin, phân lập glycoprotein huyết tương ở người, thăm dò phân tích sự phát

hiện khối u (Kabir, 1998)[14].

Lá mít được sử dụng làm đĩa gói thức ăn ở nhiều vùng của tiểu lục địa

Ấn Độ. Tuy nhiên, lá non dễ bị gia súc và các vật nuôi khác ăn. Lá cây mít có

thể nuôi dê, lợn rất tốt. Lá mít là nguồn cung cấp canxi (Ca) và natri (Na) tốt

và nếu kết hợp với cám gạo sẽ cho sự phát triển tốt hơn đối với động vật nhai

lại. Thanh Van et al. (2005)[15] phát hiện ra việc cho gia súc ăn hỗn hợp của

lá mít với cây họ đậu Flemingia macrophylla cho lượng ăn cao hơn so với

thức ăn chỉ có lá mít.

Mặc dù một số tác giả đã đề cập đến việc sử dụng các bộ phận khác

nhau của cây mít trong y học cổ truyền. Các nhà chuyên môn y khoa ở châu Á

nhiệt đới khuyến nghị sử dụng trong y học, tuy nhiên chưa làm rõ bằng chứng

Page 22: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

12

lâm sàng đặc trưng. Thông tin hiện tại về tác dụng của một số chỉ định y dược

mới chỉ dựa trên một số ít sàng lọc hóa học và số lượng thử nghiệm lâm sàng

rất hạn chế. Chất chiết xuất từ lá mít đã được tìm thấy để thúc đẩy dung nạp

glucose khi thử nghiệm trên bệnh nhân tiểu đường. Khan và cộng sự

(2003)[16] báo cáo rằng phần butanol của vỏ rễ và chiết xuất từ quả có hoạt

tính chống lại một loạt vi khuẩn và động vật nguyên sinh. Chiết xuất lá trong

nước nóng chứa flavonoid, anthocyanin, tannin và proanthocyanidin làm tăng

khả năng dung nạp glucose của bệnh nhân tiểu đường.

Tâm gỗ Mít cho thấy 2 hợp chất hoạt động: 6 - (3methyl-lbutenyl) -5,2,

4, 4-trihydroxy-3-isoprenyl-7-methoxyflavone và 5,7,2, 4’-tetrahydroxy-6-

isoprenylflavone. Những isoprenylflavones là hợp chất mạnh để ngăn ngừa

sâu răng (Sato al., 1996)[17].

Thành phần của gỗ mít đã được xác định, nó chứa 56% cellulose,

28,7% lignin và 18,64% pentosan. Khi được sử dụng làm củi đun, nó cho ra

38,74% than với giá trị năng lượng là 7183,37 cal/g (Komarayati, 1995)[18].

Làm than bánh cũng tốt, với độ ẩm 5,10%, tro 3,06%, carbon cố định 71,23%,

chất bay hơi 25,51%, mật độ 0,63% g/cm³, cường độ nén 350kg/cm³ và giá trị

nhiệt lượng 6487,28 cal/g.

Gỗ Mít là loại có giá trị sử dụng cao, gỗ có xu hướng thay đổi màu sắc

theo tuổi từ vàng hoặc cam sang đỏ nâu đậm. Nó được phân loại là một loại

gỗ cứng vừa. Độ bền tự nhiên của gỗ chống lại nấm, vi khuẩn và mối mọt rất

cao. Gỗ có nhu cầu thị trường cao, đứng thứ hai sau gỗ tếch ở nhiều nước

châu Á (Gunasena et al., 1996)[19]. Ấn Độ xuất khẩu gỗ mít sang châu Âu.

Gỗ mít từ cây bốn đến bảy năm tuổi thường được sử dụng cho đồ nội thất,

xây dựng nhà và một loạt các sản phẩm bằng gỗ như cột buồm, cửa, ghế và

nhạc cụ. Ở Indonesia, gỗ có giá trị sử dụng trong các cung điện lâu đài và ở

Đông Dương, nó thường được sử dụng trong các kiến trúc đình, đền. Gỗ mít

có giá tốt, tương tự gỗ gụ nhưng thấp hơn gỗ tếch, ở thị trường địa phương.

Sử dụng cho gỗ không phải là một phần của chiến lược sinh tồn của những

người nông dân sản xuất nhỏ.

Page 23: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

13

Vỏ cây có thể làm ra một loại gôm sẫm màu, tan trong nước, chứa ca

3,3% tanin. Phần bên trong của vỏ cây đôi khi được làm thành dây hoặc vải

(Purseglove, 1968)[20].

Cây Mít còn có giá trị về mặt môi trường sinh thái. Tán cây mít là lớp

che phủ nhiều năm cho đất, đóng vai trò là cây bóng mát và giảm thiểu tác

động của mưa lên mặt đất. Ở vị trí vùng cao, cây mít thường được trồng trên

các sườn dốc và đồi để giúp kiểm soát xói mòn đất (Haq, 2006)[1]. Chúng

cũng có thể được trồng để giúp hấp thu nước ngầm để giảm thiểu lũ lụt, vì cây

có hệ thống rễ lan rộng. Mít thường được trồng trong những khu vườn nông

trại, trong vườn cây ăn quả, hoặc sử dụng như một cây trồng xen trong các

vườn cây khác như cây bóng mát trong vườn cà phê, vườn cau, thảo quả và

đồi dứa và làm choái sống để dây tiêu đen bám. Nó thể hiện như là một phần

của nhiều hệ thống nông lâm kết hợp.

Tốc độ phân hủy của lá mít rất nhanh, bù thêm vào đất chất hữu cơ và

giúp duy trì độ ẩm của đất nhờ hiệu ứng của lớp che phủ bằng mùn. Cây chịu

được điều kiện gió nhẹ đến vừa phải và đã có quan sát sự tồn tại và phục hồi

sau những cơn gió mạnh, nó chỉ gây thiệt hại nhỏ cho cành cây. Cây mít thỉnh

thoảng được trồng làm cây chắn gió trong vườn cây ăn quả ở bán đảo Ấn Độ.

Cây có thể làm giảm tác động của gió, nếu được trồng xung quanh nhà dân.

1.2.2. Nghiên cứu về nông học với cây Mít

Nghiên cứu các về vấn đề nông học đối với cây mít cũng được nhiều

tác giả công bố. Người ta biết rất ít về việc chọn tạo giống mít. Điều này có

thể là do vị thế của mít là một loại cây ăn quả thứ yếu mặc dù nó có giá trị

dinh dưỡng cao và phạm vi sử dụng rộng rãi. Bất kỳ nỗ lực nào để tạo ra

giống mít cải tiến đều là nhắm vào mục tiêu sản xuất thương mại nhưng cũng

sẽ có giá trị đối với cây trồng trong vườn nhà. Để bắt đầu cải tiến giống đòi

hỏi một sự hiểu biết cơ bản về các dòng vô tính hiện có. Nông dân đã chọn

các dòng vô tính từ các quần thể tự nhiên dựa trên các đặc tính mong muốn

của họ nhưng việc lựa chọn không nghiêm ngặt. Do đó, một số cây ra quả

thơm ngọt, những cây khác lại ra quả khô và chua. Tuyển chọn tốt hơn và

nhân giống vô tính của các dòng có thể thực hiện được và cũng cần phải nỗ

Page 24: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

14

lực để kéo dài mùa ra quả. Mặc dù có rất ít nghiên cứu được thực hiện về khả

năng tương thích gốc ghép và cành ghép, bằng chứng cho đến nay là có sự

biến động lớn về hiệu suất tiếp hợp giữa cành ghép với các gốc ghép khác

nhau (Azad et al. 2007)[21].

Khi nghiên cứu về giống mít, Samaddar (1988)[22] báo cáo rằng không

có giống mít nào khác biệt. Hossain và Haq (2006)[23] cũng báo cáo rằng

không có giống mít nào được khuyến cáo cho sản xuất. Các loại mít khác

nhau đã đưa vào sản xuất thương mại cùng với các tên địa phương khác nhau

để đặt tên các giống. Giống cây Rudrakshki, và ‘Singapore Jack, (Ceylon

Jackát) ở Ấn Độ được chọn lọc từ hạt. Các dòng tuyển chọn được nhân giống

vô tính (ví dụ ở Ấn Độ, các giống cây được gọi là 'Gulabi', 'Chamooa',

'Hazari'; ở Bangladesh 'Gala', 'Khaja', 'Hazari 'v.v.) nhưng làm thế nào để

phân biệt các giống này với nhau thì vẫn chưa được tiến hành. Các dòng

tuyển chọn từ một quốc gia chuyển đến một quốc gia khác đã được đặt tên

riêng. Điều này gây ra sự nhầm lẫn. Ở Sri Lanka, một loại gọi là ‘Vela’, với

đặc điểm thịt quả mềm lại có cùng đặc điểm mô tả với giống có tên là

‘Gerisssa’ở Ấn. Nhiều tên gọi địa phương liên quan đến các thuộc tính của

cây, ví dụ ‘Gulabi’ có nghĩa là thơm như hoa hồng, ‘Champa’ có nghĩa là

hương vị như mít tố nữ, ‘Hazari’ có nghĩa là năng suất quả cao (Samaddar,

1988)[22].

Nhìn chung những tên gọi giống mít dựa trên ba nhóm đặc điểm thịt

quả: i) Thịt mềm khi chín, cùi mỏng, có xơ, mềm, mọng nước và quả dễ dàng

tạo ra lực đẩy lại ngón tay, ii) Thịt chắc thịt dày, chắc và giòn và hương vị rất

khác nhau và iii) Có một số giống mít trung gian giữa hai loại và được gọi là

loại Adarsha. Samaddar (1988)[22] cũng thực hiện một phân loại tương tự về

mít. Cần nghiên cứu nhiều hơn về sự phân bố địa lý của các giống và mối

quan hệ của chúng.

Các giống mít khác nhau rất nhiều về tuổi mang quả. Các giống sớm

như "Singapore Jak" cho quả sau 2 - 3 năm trồng ở Ấn Độ và Sri Lanka. Các

cây được nhân giống vô tính khác cũng ra quả sau 4 - 5 năm trồng. Ở

Bangladesh nhân giống bằng nuôi cấy mô, cây ra quả từ ba năm sau khi trồng

Page 25: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

15

(Azad et al., 2007)[21]. Tuy nhiên, một số giống có thể mất từ 8 - 10 năm để

có quả. Có sự khác biệt về tập tính ra quả theo khu vực, cụ thể ở miền Nam

Ấn Độ cây trưởng thành sau 6 - 7 năm thì ra quả, nhưng trong thời tiết mát

mẻ của miền Bắc Ấn Độ việc ra quả bị muộn hơn, ở vùng có độ cao so với

mực nước biển cao hơn ra quả cũng bị muộn hơn.

Một cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh sẽ tạo ra tới 200 - 250 quả,

mỗi quả nặng 5 - 35 kg, trong điều kiện thuận lợi có quả có thể nặng 55 kg

(Ghosh, 1996)[24]. Bởi vì mít là cây ăn quả chưa được quan tâm, cho nên

không có dữ liệu thống kê đáng tin cậy về sản xuất từ các nước sản xuất.

Năng suất quả trên mỗi cây khác nhau rất nhiều tùy theo tuổi cây, giống, mùa

vụ và địa phương. Trung bình 100 - 250 quả/cây. Tuy nhiên, một số giống cây

cho quả nhiều hơn vì chúng ra quả quanh năm.

Dựa vào quy mô sản xuất dự định và điều kiện của đất mà xác định

kiểu đồng ruộng để chuẩn bị theo yêu cầu. Đối với vườn nông trại và vườn

cây ăn quả nhỏ, việc chuẩn bị đất chỉ cần đào hố trồng đủ lớn để chứa bầu đất

và rễ đi cùng với vật liệu trồng (Coronel, 1983)[25]. Đối với các đồn điền

thương mại hoặc quy mô lớn trên các địa điểm chưa khai hoang, các khu vực

trồng cần được dọn sạch, sau đó cày xới nhiều lần cho đến khi đạt được một

mức độ mong muốn. Trường hợp đất có rừng thứ sinh phát triển, cần chặt hạ

cây, các gốc cây cần loại bỏ hoặc đốt cháy, và toàn bộ khu vực dọn sạch trước

khi đào hố trồng.

Theo tác giả Haq (2006)[1] ở điều kiện trung bình, cây mít có thể bắt

đầu ra quả sau khi trồng từ ba đến năm năm, nhưng hầu hết các giống cây

phải mất khoảng bảy đến tám năm để đạt được mức sản xuất tốt. Ở

Bangladesh, cây được nhân giống in vitro bắt đầu đậu quả sau ba năm và mùa

quả kéo dài khoảng bốn tháng.

Hạt mít là loại khó tính (recalcitrant) nên không thể sống sót khi làm

khô và không thể bảo quản trong thời gian dài vì chúng mất khả năng nảy

mầm. Nên gieo hạt càng sớm càng tốt sau khi tách từ quả. Hạt phải được rửa

sạch để loại bỏ lớp phủ nhầy nhớt. Lưu trữ trong túi quá 21 ngày có thể gây

mất khả năng nảy mầm của hạt. Trong trường hợp cần phải lưu trữ hạt, hạt

Page 26: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

16

nên được lưu trữ ở 40% độ ẩm ban đầu của chúng trong các thùng chứa

polythene kín khí không qua được ở 20oC, thì sức sống của hạt có thể tồn tại

trong khoảng ba tháng. Hạt giống cũng có thể được lưu trữ trong một thời

gian ngắn nếu chúng được chôn vùi trong cát khô hoặc bụi xơ dừa trong một

tháng nhưng khả năng tồn tại của chúng xấu đi nhanh chóng sau đó. Nếu

chúng đã được tách từ quả ra trong một số ngày, chúng nên được ngâm trong

nước trong 24 giờ. Ở Sri Lanka, hạt nảy mầm trong vỏ dừa chứa đủ đất để che

hạt và sau đó được trồng trên đồng ruộng cùng với vỏ trấu sau một hoặc hai

năm (Gunasena et al, 1996)[19].

Có đến 85% hạt nảy mầm nếu được gieo trồng trong vòng 15 ngày kể

từ ngày tách khỏi quả. Trong điều kiện thích hợp, sự nảy mầm bắt đầu trong

vòng 10 ngày và sự nảy mầm đạt được 100% trong vòng 35 - 40 ngày sau khi

gieo. Tỷ lệ nảy mầm giảm xuống 40% nếu được trồng sau 30 ngày bảo quản.

Hạt lớn có xu hướng nảy mầm tốt hơn và tạo ra cây con khỏe mạnh hơn

(Khan, 2003)[16].

Các tác giả khác nhau đã chỉ ra rằng các chất điều tiết sinh trưởng khác

nhau ở nồng độ khác nhau có thể thúc đẩy sự nảy mầm. Chín mươi tám phần

trăm nảy mầm đã thu được với hạt ngâm trong axit gibberellic. Thời gian cần

thiết để nảy mầm tối đa là khoảng 11 ngày (Maiti et al., 2003)[26]. Khi hạt

được ngâm trong 24 giờ trong 25 ppm axit 1-naphthalenacetic NAA đã thu

được 76,7% và nảy mầm 100% khi hạt được ngâm tới 500 ppm

axitgibberellic GA3. GA3 được tìm thấy là có hiệu quả hơn trong việc thúc

đẩy sự nảy mầm so với axit 3-Indolebutyric IBA và axit p-

chlorophenoxyacetic CPA. Tỷ lệ nảy mầm 85% khi hạt được xử lý trước bằng

axit ferulic 10-³ M.

Nảy mầm của hạt mít là sát mặt đất hoặc ngầm dưới đất (Soepadmo,

1992)[2]. Đa phôi cũng xảy ra trong mít và hiện tượng này được gây ra bằng

cách cho hạt giống vào axit gibberellic.

Nhiều tác giả đã báo cáo nhân giống thành công bằng cách giâm cành

mít, việc giâm cành từ gỗ mít non dưới sương mù, nhưng kết quả chi tiết

không được đưa ra. Việc cắt cành mắt ghép mít thông thường được thực hiện

Page 27: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

17

vào tháng 11 và tháng 2. Các tác giả cũng khảo sát về việc sử dụng cành mới

ra, cành mùa trước hoặc cành cũ trong suốt cả năm để xác định giai đoạn phù

hợp nhất để ra rễ nhanh hơn.

Nhiều nhà khoa học lưu ý rằng việc giâm đoạn thân mít không thành

công trừ khi chúng được xử lý bằng các chất điều tiết sinh trưởng. Các chất

điều tiết sinh trưởng phổ biến nhất được sử dụng để kích thích ra rễ cho

phương pháp giâm và chiết cành (chiết cành là phương pháp trong đó các rễ

bất định được kích thích hình thành trên thân cây trong khi nó vẫn được gắn

vào cây mẹ) là: Axit Indole-3-butyric (IBA), axitIndole-3-acetic (IAA), axit

axetic α-naphthalene (NAA) và axit Gibberellic (GA3).

Nghiên cứu về thời gian trồng, các tác giả cho biết: Thời điểm tốt nhất

ở châu Á để trồng, dù là gieo hạt trực tiếp hay trồng cây con là vào đầu mùa

mưa. Nếu có nước, việc gieo hạt trực tiếp có thể được thực hiện vào đầu mùa

hè để cây con được thiết lập trước khi bắt đầu mùa mưa. Mùa mưa đảm bảo

nhiều nước và tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành cây trên đồng

ruộng. Ngoài ra, trồng cây con tốt nhất khi thực hiện vào cuối buổi chiều đến

đầu buổi tối chứ không trồng vào lúc nắng nóng trong ngày. Ở nam Florida,

việc trồng cây có thể được thực hiện bất cứ lúc nào với điều kiện có sẵn nước

tưới cho những cây mới trồng và chúng có thể được bảo vệ khỏi mọi thời tiết

lạnh hoặc băng giá (Morton, 1987)[27]. Mặt khác, thời điểm tốt nhất để trồng

ở Florida là vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè.

Gieo hạt trực tiếp diễn ra phổ biến trong các khu vườn nhà. Các hố nhỏ

hoặc hố trồng có kích thước khoảng 50 x 50 x 50 cm, lấp đầy bằng đất trộn

với phân bò hoặc phân ủ với tỷ lệ 20 - 30 kg mỗi hố, sau đó được tưới nước

tùy điều kiện để ổn định đất trong hố trồng. Hai hoặc ba hạt mới được lấy từ

quả chín thu từ một cây mẹ ưu tú được gieo sâu 2 - 3 cm vào đất, đất được ép

chặt bằng ngón tay cái và tưới nước nhẹ. Các hạt giống nên được gieo theo

hình tam giác cách nhau 30 cm. Sau khi gieo, hố được phủ một lớp phủ và

tưới nước thường xuyên, tùy thuộc vào điều kiện độ ẩm của đất và thời tiết.

Tuy nhiên, cần tránh tưới nước quá mức vì điều này có thể gây thối hạt và nảy

mầm của cây con (Haq, 2006)[1].

Page 28: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

18

Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu việc mở rộng sử dụng mít

trong các hệ thống nông lâm kết hợp và trong vườn gia đình. Cây mít trồng

xung quanh các đường biên được tìm thấy trong nhiều hệ thống nông nghiệp

truyền thống ở châu Á. Ở Bangladesh, mít là một cây chiếm ưu thế trong các

trang trại hộ gia đình, được trồng với nhiều cây lâu năm và cây hàng năm.

Cây mít đã được trồng trên các bờ đập hoặc đê bao quanh ruộng lúa hoặc lúa

mì trong các trang trại nhỏ để tăng sử dụng đất. Mặc dù cả hai loại cây trồng

đều phát triển tốt, nhưng kết quả của các thử nghiệm cho thấy hệ thống sản

xuất này không đạt hiệu quả kinh tế vì làm giảm năng suất cây trồng chính ở

gần đường biên mà không được bù đắp lại thu nhập từ mít. Một loại cây được

ưa chuộng ở vùng Arunachal Pradesh ở Ấn Độ là hàng loạt các cây tre trồng

xen kẽ như Dendrocalamus hamiltonii hoặc Bambusa tulda (Yap, 1972)[28].

Mít đã trở thành một hợp phần của vườn trong khu dân cư ở nhiều nơi

của vùng nhiệt đới bao gồm cả các quốc gia nơi cây mít được truyền bá và

được ghi nhận, ví dụ ở Brazil và Costa Rica.

Mít như là một thành phần của rừng gần làng hoặc vườn nhà ở vùng

Kebun của Malaysia và Kampong của Indonesia. Các vườn cây nhiều tầng

trong làng được gọi là Pekarangan và có thể chiếm 40% diện tích đất. Cây mít

tạo thành một phần của lớp giữa của tán trên cùng với các loại quả như chôm

chôm, măng cụt và một số loài cọ. Sự kết hợp các loài này là mô hình sản

xuất theo mùa. (Hossain và Haq, 2006)[22].

Mít thường được trồng xen trong các vườn dừa ở Philippines và đã

được sử dụng làm cây trồng xen trong vườn sầu riêng (Durio ziberthinus) ở

Malaysia. Ở các tiểu lục địa Ấn Độ, nó được trồng xen với các cây ăn quả

khác như xoài (Mangifera indica) và các loài cây có múi. Cây mít cũng được

sử dụng làm bóng mát cho cà phê hoặc cây cau và làm choái sống cho các dây

leo của cây tiêu đen (Piper nigrum) (Hossain và Haq, 2006)[22].

Mít ở Bangladesh mọc gần bờ biển cho thấy nó khả năng chịu đựng

vừa phải với điều kiện nhiễm mặn và do đó có thể chọn tạo kiểu gen chịu mặn

để trồng trên vùng nhiễm mặn (Haq, 2006)[1].

Page 29: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

19

Mít được nói đến là một loại cây tốt để sử dụng trên các vùng đất bị suy

thoái ở châu Á và châu Phi nơi nó có thể mang lại lợi ích cho các chương

trình trồng lại rừng nhằm bảo vệ rừng đầu nguồn (Haq, 2006)[1].

1.2.3. Nghiên cứu về đa dạng di truyền

Đa dạng di truyền là tổng số các đặc điểm di truyền trong thành phần di

truyền của một loài. Đa dạng di truyền là mức độ khác nhau của các cá thể

trong một nhóm thực vật. Đánh giá đa dạng di truyền là bước quan trọng

trong công tác cải tiến giống, nhất là đối với những giống cây trồng bắt nguồn

từ một nền tảng di truyền hẹp. Việc chọn lọc giống chỉ căn cứ trên một vài

tính trạng như năng suất qua nhiều năm đã làm thất thoát những nguồn gen

quý giá như các gen kháng bệnh và kháng các yếu tố phi sinh học khác (gió,

độ mặn, lạnh...). Việc đánh giá đa dạng di truyền có một vai trò nữa là giúp

xây dựng một tập đoàn hạt nhân (core collection) để sử dụng trong lai tạo

giống. Vì quỹ gen thường rất lớn, chỉ có cách là chọn đại diện (theo nguồn

gốc phân bố, theo kiểu gen...). Có như vậy mới mở rộng nền tảng di truyền

của giống cây trồng đang quan tâm.

Sự đa dạng quần thể của một giống là kết quả của quá trình tiến hóa và

thuần hóa. Nó cũng là kết quả của chọn lọc tự nhiên, đột biến tự nhiễu, phân

bố địa lý và chọn lọc của con người cho dù có ý thức hay tiềm thức. Chọn tạo

giống cây trồng hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến các mẫu

đa dạng di truyền ở các cây trồng chính và các nhà khoa học quan tâm nghiên

cứu sự đa dạng di truyền của chúng để sử dụng và bảo tồn tốt hơn. Tuy nhiên,

trong trường hợp cây trồng chưa được quan tâm sử dụng như cây Mít, các

hoạt động này đã bị các nhà khoa học bỏ qua, có thể là do thiếu hiểu biết về

cây.

Artocarpus heterophyllus là một loài tứ bội, có số lượng nhiễm sắc thể

soma là (2n) 56 (2n = 4x = 56), do đó số lượng nhiễm sắc thể cơ bản (x) là 14.

Mặc dù nó là một loài lai xa, nó có thể tự do lai với A. integer,

A.lanceaefolius và A. rigidus có mối liên hệ chặt chẽ với A. heterophyllus

theo Kanzaki et al. (1997) trong khi A. nitidus dường như khá tách biệt.

Không có báo cáo nào về các con lai liên quan đến các loài này hoặc số lượng

Page 30: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

20

nhiễm sắc thể của chúng. Tuy nhiên trong mít tố nữ (A.integer) có cả đại diện

lưỡng bội và tứ bội.

Cho đến nay thông tin nghiên cứu ở mức độ tế bào học về vốn gen của

chi Mít Artocarpus không có công bố, các nhà khoa học đã xem xét các mối

quan hệ dựa trên sự thay đổi hình thái và đánh giá nhiều đặc điểm và nhận

định có khả năng là đa gen, do đó cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa về

vấn đề này.

Cây mít được thụ phấn chéo và chủ yếu được nhân giống bằng hạt. Do

đó những biến động về đặc điểm hình thái - nông học biểu hiện rất rộng trong

các quần thể Mít, cụ thể là phạm vi biến động lớn tồn tại ở đặc điểm trong

quả, mật độ, kích thước và hình dạng của gai trên vỏ, thịt quả mít và khác

nhau về độ ngọt và hương vị (Azad, 2000)[9].

IPGRI năm 2000 đã xuất bản một danh mục các chỉ tiêu mô tả để phục

vụ mô tả đặc trưng của nguồn gen, cũng là những chỉ tiêu để đánh giá chi tiết.

Đánh giá tổng hợp phạm vi biến động của những đặc điểm nông sinh học các

quần thể Mít là mối quan tâm chính của các nhà sản xuất địa phương cũng

như các nhà chọn giống.

Một số nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu mức độ đa dạng di

truyền của Mít từ nghiên cứu các đặc điểm hình thái để chọn các loại Mít

vượt trội. Các tập đoàn quỹ gen Mít phục vụ cho đánh giá và chọn lọc giống

rất hạn chế ở Ấn Độ, Indonesia, Nepal, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Sri

Lanka, Việt Nam và Bangladesh (IPGRI, 2000)[29] và do đó hạn chế về

thông tin liên quan đến mã lưu giữ trong ngân hàng gen cho khai thác sử

dụng. Nguồn gen Mít ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ như: Úc, Florida,

Bangladesh, Nepal… cũng đã được đánh giá, nghiên cứu sự biến đổi hình thái

(Mitra và Mani, 2000)[30], đã tóm tắt thông tin về sự đa dạng của mít ở Nam

Á và Đông Nam Á bao gồm cả việc du nhập vào Florida.

Có sự biến động giữa và trong các quần thể mít và những biến dị này

có thể được lựa chọn ra dòng ưu tú để nhân giống vô tính. Do đó, tiềm năng

khá rộng để xác định sự đa dạng di truyền và để chọn các dòng vô tính ưu việt

Page 31: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

21

từ cây Mít hiện có. Hầu hết các đặc điểm hình thái bị ảnh hưởng bởi các yếu

tố môi trường và nhiều tính trạng số lượng là do di truyền đa gen và chỉ được

biểu hiện sau vài năm tăng trưởng. Kết quả là, mức độ và kiểu đa dạng di

truyền được xác định bởi các đặc điểm hình thái và đặc tính là không chính

xác, mặc dù việc mô tả các đặc điểm phải dựa trên các tính trạng có khả năng

di truyền cao. Trong những năm gần đây, các kỹ thuật isozyme và các dấu

phân tử đã được sử dụng để đánh giá sự đa dạng di truyền chính xác hơn

(Azad, 2000)[9]. Kỹ thuật sinh học phân tử cho phép xác định giống cây trồng

cũng như xác định nguồn gốc của chúng.

Azad (2000)[9] đã sử dụng bốn isozyme gồm: alcohol dehydrogenase

(ADH), glutamate oxaloacetate transaminase (GOT), malate dehydogenase

(MDH) và axit phosphatase (ACP) đã tìm thấy sự biến đổi của các kiểu

enzyme trong quần thể mít. Ông chỉ ra rằng điều này có thể là do sự khác biệt

di truyền. Schnell và cộng sự (2001), người đã nghiên cứu sự đa dạng di

truyền của 26 mẫu nguồn gen từ tám quốc gia sử dụng các AFLP markers đã

cho thấy một bức tranh về sự đa dạng trong các mẫu nguồn gen này. Kết quả

cho thấy 49,2% biểu hiện đa hình dựa trên 12 cặp mồi.

Sự biến động rộng hơn nữa có thể là do quá trình tạp giao vì loài Mít

được biết là có thể lai tự nhiên với loài Mít tố nữ (A. integer). Điều này được

thực hiện bởi các nghiên cứu DNA lục lạp (cpDNA).

Bằng các phân tích RFLP và cpDNA, xác nhận rằng A. heterophyllus

và A. integer là đơn hình với tất cả các đoạn cắt hạn chế. Phân tích một giống

lai của hai loài bằng cách sử dụng các AFLP markers, cho thấy nó khác biệt

rõ ràng với các giống của loài A. heterophyllus nhưng chúng có mối quan hệ.

Do đó, có vẻ như A. integer nằm trong vốn gen khởi thủy của A.

heterophyllus.

Cần thu thập, khảo sát và phân tích mối quan hệ các loài hoang dã từ

Western Ghats, Quần đảo Andaman và phía Đông Nam Ấn Độ để hiểu rõ hơn

về nguồn gốc phân bố. Tuy nhiên, về mặt tài nguyên di truyền, việc thu thập

các loài hoang dã để đưa vào tập đoàn quỹ gen phai được đánh gia chúng có

tầm quan trọng lớn và là nguồn vật liệu quan trọng để cải tiến giống mít.

Page 32: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

22

Azad (2000)[9] đã nghiên cứu sự đa dạng của mít ở năm vùng của

Bangladesh để chọn các loại cây ưu tú tiềm năng dựa trên thông tin của nông

dân và quan sát trên đồng ruộng. Các tiêu chí của nông dân bao gồm năng

suất cao, chất lượng quả, độ ngọt, các loại ra quả sớm và các loại ra quả trái

vụ. Kết quả cho thấy từ nghiên cứu rằng những cây được nông dân coi là vượt

trội cũng nhận được điểm số cao từ phân tích ở phòng thí nghiệm về chất

lượng. Những cây có năng suất, chất lượng được bình tuyển để nhân giống

cho sản xuất.

Một số quốc gia sản xuất mít đã nỗ lực thu thập nguồn gen về lưu giữ,

nhưng việc này không thường xuyên. Công việc thu thập, mô tả đặc tính, tư

liệu hóa và đánh giá các nguồn gen từ khu vực xuất xứ và trung tâm đa dạng

còn tốn nhiều công sức mới có thể hoàn thành. Nhu cầu cấp thiết hiện nay là

thiết lập các bộ sưu tập mục tiêu từ tiểu lục địa Ấn Độ và cũng như từ khu

vực Đông Nam Á.

Haq (2006)[1] đã báo cáo về việc thu thập nguồn gen mít có sự tham

gia và nghiên cứu sơ bộ về đặc điểm nguồn gen bởi các quốc gia thành viên

của mạng lưới Châu Á về Trái cây nhiệt đới chưa được sử dụng (UTFANET).

Một danh sách các tập đoàn nguồn gen mít được quản lý ở các quốc gia khác

nhau trước năm 1995 và sau năm 1995. Các tập đoàn nguồn gen được quản lý

bởi các tổ chức/cơ quan khác nhau.

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MÍT Ở VIỆT NAM

1.3.1. Nghiên cứu về giá trị sử dụng của cây Mít

Năng suất kinh tế chính của Mít là thu hoạch quả để sử dụng cả quả

xanh và khi đã chín. Kiến thức thực vật học dân tộc về sử dụng Mít rất phong

phú. Thịt quả Mít ngọt, nhiều nước và được sử dụng ăn tươi hoặc chế biến ở

dạng xi-rô. Hạt Mít trong quả chín cũng được sử dụng. Quả và hạt Mít được

chế biến theo nhiều cách khác nhau tạo ra các sản phẩm rất đa dạng. Ngoài ra

Mít được sử dụng trong y học cổ truyền (lá, vỏ cây, cụm hoa, hạt và nhựa

mủ). Gỗ của cây được sử dụng cho rất nhiều mục đích.

Page 33: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

23

Về giá trị dinh dưỡng: Mít tương đối nhiều calo, khá nhiều đường và

đạm, nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể như canxi, phốt pho, khá nhiều

vitamin B (Vũ Công Hậu, 2000)[4]. Hạt mít chiếm tỷ lệ khá cao trong quả tới

13%. Hạt mít được đánh giá giàu calo hơn khoai lang và sắn, rất giàu các

khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt v.v…

Kết quả phân tích 20 mẫu giống Mít Cổ Loa cho thấy Độ Brix của các

mẫu này khá cao cao nhất là 23,1 và thấp nhất là 20,35, chiếm đa số là 21,4.

Các chất như Lipit, đường tổng số, canxi, Fe, Vitamin C, khá cao. Đặc biệt

Beta Caroten cao nhất là 84,8 µg/100g, đa số là 72,4 µg/100g (Phạm Hùng

Cương et al, 2019)[31].

Theo Hội Dinh dưỡng Việt Nam (2016)[32], Mít có hàm lượng calo

cao 100 g thịt của quả mít cung cấp 95 calo, mít chứa nhiều chất xơ, chứa

vitamin A và các sắc tố flavonoid như carotene-Ay, xanthin, lutein và

cryptoxanthin-Ay. Ngoài ra, mít là một nguồn cung cấp tốt của vitamin C

giúp chống oxy hóa. Mít cung cấp khoảng 13,7 mg hoặc 23% RDA. Mít là

một trong các loại trái cây hiếm vì rất giàu vitamin nhóm B. Số vitamin nhóm

B bao gồm B6 (pyridoxine), niacin, riboflavin và acid folic. Mít tươi là một

nguồn cung cấp dồi dào kali, magiê, mangan và sắt.

Hạt mít còn rất giàu protein và bổ dưỡng, theo Lê Khả Tường và CTV

(2016)[33], hạt mít có giá trị dinh dưỡng cao với 70% tinh bột, 5,2% protein,

0,62% lipit và 1,4% chất khoáng có thể dùng làm lương thực thay ngũ cốc

chống đói trong những ngày giáp hạt. Giống Mít Na Ba Vì có độ Brix cao

(21-22,5%), múi dài thịt quả dày, tỷ lệ phần ăn được cao đến 55,6%.

Ở Việt Nam, mít được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, múi

Mít chín được ngâm trực tiếp với rượu trắng gọi là rượu Mít. Rượu Mít có

màu vàng, hương vị ngọt và thơm, được uống như rượu chuối hột, rượu xoài,

rượu nhãn…

Quả non là món rau đặc sản, chỉ được dùng bởi người có kinh nghiệm

khi biết các loại hoa cái của cây Mít không còn giá trị để lấy quả (người thiếu

kinh nghiệm không được hái hoa mít). Quả Mít non đã phát triển thành quả

Page 34: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

24

Mít thật sự, vỏ cứng và có gai nên khi ăn phải gọt bỏ vỏ. Các quả Mít non còn

dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi… Quả Mít non không

dùng để ăn sống mà được gọt vỏ và luộc, xé nhỏ để làm gỏi hay thái nhỏ để

xào, nấu như một loại rau. Khi quả non đã có hạt còn mềm chất lượng rau

càng tốt do có vị bùi và béo từ hạt. Quả Mít rừng non là nguồn lương thực của

Bộ đội Trường Sơn Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (Vũ Công

Hậu, 2000)[4].

Xơ mít dùng làm rau cho người ăn, người dân khu vực miền Trung

(Nghệ An, Hà Tĩnh) dùng xơ mít, hoặc quả mít non muối dưa gọi là nhút, một

loại dưa muối nổi tiếng, được đánh giá chất lượng tốt không kém một số loại

dưa muối dùng nguyên liệu là rau cải, cà và các rau khác. Tất cả những phần

còn lại trong quả mít mà người không ăn đều có thể dùng làm thức ăn gia súc.

Lá mít cũng là một loại thức ăn cao cấp cho bò, dê, và là nguyên liệu chính

nuôi hươu ở Nghệ An (Vũ Công Hậu, 2000)[4].

Gỗ Mít có độ mịn vừa, sức chịu uốn, chịu nén khá, thớ gỗ xoắn nên ít

bị cong, vênh khi hong khô. Do đó là một loại gỗ quý, nhất là phần lõi có thể

dùng trong xây dựng nhà cửa, dụng cụvà làm các đồ mỹ nghệ, tâm linh do thớ

gỗ mịn, mềm dễ đục đẽo, không nứt.

Tuy nhiên xét về khía cạnh cây ăn quả, Mít có nhược điểm như: mùi

thơm quá mạnh đối với người chưa quen, quả to trung bình 5-7kg/quả nên khi

vận chuyển nặng nề, chỉ thuận tiện khi ăn tập thể, cho cả gia đình… nên khó

xuất khẩu (Vũ Công Hậu, 2000)[4].

1.3.2. Nghiên cứu về nông học và đa dạng nguồn gen mít

Ở Việt Nam cây mít có từ lâu đời, là một trong những cây trồng gần gũi

đối với nhân dân ta từ Bắc đến Nam, và trong thực tế đã được trồng trên khắp

mọi miền đất nước, trong đó có nhiều giống mít nổi tiếng như Mít nghệ, Mít

mật, Mít dai, Mít ướt, Mít Tố Nữ… Cây mít hầu hết được trồng trong vườn

nhà, tuy nhiên thông tin về đời sống cây mít chưa nhiều.

Theo Vũ Công Hậu (2000)[4], ở Việt Nam có 2 giống Mít đó là Mít

thường và giống Mít tố nữ. Ở vùng đồi Hà Bắc (nay là Bắc Giang và Bắc

Page 35: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

25

Ninh) có 3 giống Mít đó là Mít dai, Mít ướt hay còn gọi là Mít mật và Mít na.

Cách gọi 3 giống của địa phương phân biệt chủ yếu dựa vào đặc điểm của múi

ở trong quả. Giống Mít dai khi chín múi vẫn dính chặt vào lõi tức là đế hoa.

Còn Mít mật thì ngược lại khi chín có thể tách múi khỏi quả dễ dàng. Mặt

khác Mít dai khi chín múi cứng và dòn hơn Mít mật. Về màu sắc múi và xơ cả

2 loại đều có màu đỏ, vàng, mỡ gà... bởi vậy nhiều nơi còn gọi tên giống kèm

theo màu sắc của múi như: dai vàng, dai đỏ, mật nghệ... Giống Mít na phân

biệt được với hai giống trên là do quả Mít na thường bé hơn, hình dạng giống

quả na, ít eo thắt, khối lượng quả đồng đều hơn, nhìn vỏ giống vỏ quả na...

Tuy nhiên vấn đề xác định các giống Mít ở Việt Nam nhìn chung đến nay

chưa có một tài liệu nào chứng minh rõ ràng hơn.

Ở miền Đông Nam bộ ghi nhận có 13 giống/dòng mít, gồm 2 nhóm mít

khô và mít ướt. Dựa vào các đặc điểm dạng quả, màu sắc vỏ quả, màu sắc và

cấu trúc thịt múi và xơ, tạm chia mít ta thành 3 nhóm giống chính: mít dừa,

mít nghệ và mít ướt. Nhóm mít nghệ chiếm tỷ lệ diện tích ít trong nhóm mít

ta, khối lượng quả từ 5 - 12 kg, vỏ có màu vàng đến vàng sậm, xơ và múi có

màu vàng nghệ thường rất ngọt độ brix từ 25 - 31%, ăn tươi rất ngon được thị

trường ưa chuộng. Mít dừa là nhóm có diện tích lớn, nhóm này có đặc điểm

hình dạng quả, năng suất phẩm chất rất đa dạng phong phú. Khối lượng trung

bình quả từ 7 - 20kg, vỏ màu xanh đến vàng sậm, xơ có màu trắng đến vàng

tươi, múi có màu vàng lợt đến vàng sậm, vị ngọt đến rất ngọt (độ brix 25 -

30%). Mít ướt chiếm tỷ lệ diện tích rất ít, khối lượng quả từ 6 – 15 kg, vỏ quả

màu vàng đến vàng hơi sậm, là loại mít khi chín múi rất nhão và ướt. Xơ và

múi có màu trắng sữa đến vàng lợt, khi chín múi mềm, nhão, nhiều nước, múi

có độ bám chặt vào cùi hơn so với vỏ quả, độ ngọt trung bình (Bùi Xuân Khôi

và CTV, 2002)[34].

Ở Việt Nam giống phổ biến nhất là Mít Dai và nó được trồng rộng rãi

từ phía bắc đến phía nam của đất nước. Đây là một giống có kích thước lớn,

hương vị ngọt ngào và năng suất của nó là khoảng 238 ± 21,7 kg / cây (45 tấn

/ ha từ 200 cây với khoảng cách 7 x 7 m). Điều này cũng cung cấp gần 5,8 tấn

hạt giống cho thức ăn và thức ăn chăn nuôi (Lai, 2002). Giống Mít Mật khác

Page 36: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

26

được đặc trưng bởi một hương vị đặc biệt vì nó ngon ngọt, ướt và mềm hơn

nhưng năng suất của nó thấp (213 ± 17,8 kg / cây) Nguyễn Thị Hạnh và CS.,

2011)[35].

Hiện nay các tỉnh phía Nam đang trồng nhiều giống mít được bình

tuyển, chọn lọc trong nước hoặc nhập nội có năng suất cao chất lượng tốt đáp

ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến như Mít nghệ CS M99-I, Mít Thái, Mít Mã

Lai,… (Trần Thế Tục, 1999).

Năm 2006 - 2009, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây

Nguyên đã tiến hành điều tra thu thập và bình tuyển cây mít đầu dòng tại Đắc

Lắc, chọn được 24 cây mít đầu dòng, tuổi từ 9 - 30 tuổi phân bố tại Đắc Lắc

và Lâm Đồng. Các cây đầu dòng quả có khối lượng từ 12 – 15 kg, múi dầy, tỷ

lệ ăn được 44%, độ brix cao (26%), về năng suất cá thể từ 70 - 130

quả/cây/năm, đạt 982 - 1600kg/ha (Nguyễn Thị Hạnh và CS., 2011)[35].

Năm 2001, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ đã

bình tuyển được 8 cá thể mít có năng suất cao ổn định, phẩm chất tốt, ít nhiễm

sâu bệnh hại và được thị trường ưa chuộng, có ký hiệu: MĐN02H, MĐN06H,

MĐN09H, MĐN10H, MLĐ26H, MBRVT31H, MBRVT32H, MBRVT33H.

Những cá thể này được sử dụng làm cây cung cấp mắt ghép nhân giống cho

vùng sản xuất (Bùi Xuân Khôi và CTV, 2002)[34].

Giống Mít na Ba Vì là đặc sản nổi tiếng của Hà Nội không chỉ ở độ

Brix cao, múi dài, thịt múi dày, hạt bé, màu múi hấp dẫn mà còn bởi đặc tính

ra hoa, quả rải rác trong năm, có thể cung cấp quả cho thị trường ở mọi thời

điểm trong năm. Thời gian qua, từ quần thể Mít na Ba Vì đã tuyển chọn và

được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận 5 cây ưu tú phục vụ nhân giống vô

tính có các đặc điểm như: trên 80 quả/cây, khối lượng quả trung bình 3,9

kg/quả, năng suất quả đạt từ 400 kg/cây, độ Brix đạt trên 21%, tỷ lệ ăn được

trên 50% (Lê Khả Tường và CTV, 2015)[33].

Thông qua hội thi Trái ngon - An toàn Nam Bộ lần II ở thành phố Hồ

Chí Minh, giống mít Ba Láng hạt lép đạt giải ngon, lạ và hiếm. Giống mít Ba

Láng hạt lép có thịt ráo, giòn, hạt lép và điểm đặc biệt là cả thịt múi và xơ đều

Page 37: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

27

có thể ăn được, tỉ lệ ăn được đạt trên 60% (Trần Văn Hâu và CTV.,

2015)[36].

Nhằm tăng nhanh hệ số nhân giống mít quy mô công nghiệp, Lý Thị Lẹ

(2006)[37] đã tiến hành nghiên cứu tái sinh phôi soma ở cây mít, kết quả ghi

nhận: môi trường tạo phôi,môi trường cấy chuyền, nhân sinh khối lỏng tốt

nhất là MS + BA (1mg/l) + NAA (5mg/l) + CW (10%) + đường 30g. Môi

trường tái sinh tốt nhất là MS + BA (2,5mg/l) + NAA (0,5mg/l) + CW (10%)

+ đường 30g. Môi trường nhân chồi tốt nhất là MS + BA (5mg/l) + CW

(10%) + đường 30g. Môi trường ra rễ tốt nhất là MS + IAA (1mg/l) + IBA

(1mg/l) + Đường 30g.

Nhằm xác định đặc điểm ra hoa, phát triển quả và thời điểm xuất hiện

hiện tượng đen xơ của quả Mít Thái siêu sớm. Thí nghiệm được thực hiện

trên 30 cây Mít Thái bốn năm tuổi tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thành

phố Cần Thơ trong mùa mưa (6 - 12/2014) và mùa nắng (1 - 7/2015). Kết quả

cho thấy mít Thái có 3 kiểu chùm hoa: đực - đực, đực - cái, và cái - cái, trong

đó kiểu phát hoa cái - cái chiếm tỷ lệ >50%. Khối lượng quả mít tăng trưởng

nhanh từ 30 - 80 ngày sau đậu quả (NSKĐT), tốc độ tăng trưởng cực đại ở

giai đoạn 70 NSKĐT. Mùa mưa quả phát triển dài hơn mùa nắng từ 5 - 10

ngày. Các chỉ tiêu phẩm chất quả như độ Brix, Axít tổng số, hàm lượng nước,

màu sắc trong múi mít ổn định và có thể thu hoạch ở giai đoạn 90 – 100

NSKĐT. Hiện tượng đen xơ xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa ở giai đoạn từ

30 - 90 NSKĐT (Lê Trí Nhân và CS., 2016)[38].

Nghiên cứu xác định liều lượng phân N - P - K - Mg có hiệu quả lên

năng suất và phẩm chất trái mít Ba Láng hạt lép tại Quận Cái Răng, Thành

phố Cần Thơ. Trần Văn Hâu và CS (2015)[36] đã rút ra kết luận: Bón phân N

– P – K - Mg theo tỉ lệ 4 - 2 - 4 - 1 với liều lượng khác nhau có ảnh hưởng

đến thời gian ra hoa, số hoa cái/cây, năng suất và các thành phần năng suất

của trái mít Ba Láng hạt lép, số hạt chắc và phẩm chất múi mít. Bón với liều

lượng 3 kg/cây/năm đạt năng suất cao, phẩm chất múi và xơ mít tốt, độ Brix

cao, Axit tổng số và hàm lượng nước thấp, số lượng và tỉ lệ hạt chắc/trái thấp.

Page 38: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

28

Theo Nguyễn Đức Thành và CTV. (2010)[39] thì việc bón phân với

các liều lượng khác nhau sẽ làm cây ra hoa sớm và nhiều hơn so với đối

chứng không bón phân, góp phần làm gia tăng khối lượng và số quả trên cây.

Nghiên cứu kỹ thuật canh tác giống mít Na tại Ba Vì, Hà Nội giai đoạn

2013 - 2015 các tác giả Lê Khả Tường và CTV (2015)[33] đã kết luận liều

lượng phân bón thích hợp cho giống mít Na gồm 60 kg phân chuồng + 1,3 kg

U rê + 1,3 kg Super lân + 1,9 kg KCl/ gốc cho năng suất cao nhất đạt khoảng

272 kg quả/ cây, tăng 36,5% so với đối chứng. Liều lượng phân bón khác

nhau không ảnh hưởng đến chất lượng quả mít. Phun bổ sung phân bón lá

Komix làm tăng năng suất nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả

mít. Áp dụng chất điều tiết sinh trưởng Flower 94, 95, Gibberellin làm tăng tỷ

lệ phần ăn được ở quả mít.

Nghiên cứu ảnh hưởng của N, K đến sinh trưởng, phát triển của giống

mít TN1 tại Tân Hiệp, Phú Giáo, Bình Dương cho kết quả khi bón 400 g

N/cây/năm và 200 g K2)/cây/năm cho năng suất cao và chất lượng tốt (Thái

Nguyễn Diễm Hương, 2009)[40].

Về sâu bệnh hại mít chính quan sát trên một số dòng mít ta bình tuyển

tại miền Đông Nam bộ cho thấy sâu đục quả (Pyralidae) là loài gây hại quan

trọng nhất trên mít, các cá thể đều có xuất hiện sâu đục quả ở mức độ nhiễm

nhẹ, xén tóc đục cành, đục thân (Cerambycidae) hiện diện trên tất cả các cây

mít, bệnh thối gốc chảy mủ (Phytophthora sp.) và bệnh nấm hồng (Corticium

salnonicolor) nhiễm ít.

Nghiên cứu về đa dạng di truyền mít tại Việt Nam rất hạn chế, chưa có

công bố quốc tế của các tác giả trong nước về vấn đề này. Về việc thu thập

nguồn gen mít: một tập đoàn 17 mẫu giống Mít (gồm 13 mẫu địa phương và 4

mẫu nhập nội) được thành lập, được mô tả, đánh giá các đặc điểm hình thái

nông học và bảo tồn trong Hệ thống bảo tồn quỹ gen cây trồng nông nghiệp

của Quốc gia tại Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ, tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu (Trung tâm Tài nguyên thực vật, 2015).

Page 39: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

29

Tác giả Mai Văn Trị (2015)[41] đã công bố sự xuất hiện của bệnh mới

tại Đông Nam bộ do nấmPhytophthora palmivora (Butler) Butler gây hại, sử

dụng vùng ITS1 - 5.8S - ITS2 của rDNA là một gen mã vạch để xác định

bệnh kết hợp với các đặc điểm hình thái nông học, được phân lập từ rễ, quả,

thân và lá có triệu chứng bệnh. Tác giả nhận định đây là báo cáo đầu tiên về

sự xuất hiện và gây hại của P. palmivora trên mít tại Việt Nam.

1.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI CHỈ THỊ THƯỜNG SỬ DỤNG

Ngày nay, việc áp dụng các chỉ thị phân tử vào việc phân tích đa dạng

di truyền nhằm lựa chọn để ưu tiên bảo tồn các cây có đặc điểm hình thái tốt

và tính đa dạng di truyền cao đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam cũng như

trên thế giới. Trong các loại chỉ thị phân tử thường được sử dụng như:

- RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism) là chỉ thị mới –

chỉ thị ADN thế hệ đầu tiên với những ưu điểm vượt trội so với chỉ thị hình

thái và chỉ thị hóa sinh đang được sử dụng trong đánh giá đa dạng di truyền

với khả năng tạo ra vô số bản sao của ADN chỉ từ một vài phân tử ADN ban

đầu. Đa hình DNA được xác định bằng cách lai đoạn dò DNA (DNA probe)

đánh dấu với DNA sau khi cắt hạn chế bằng enzyme cắt hạn chế và được

thấm truyền lên màng lai bằng phương pháp Southern. Kết quả là tạo ra hình

ảnh các phân đoạn DNA khác nhau. Các hình ảnh phân đoạn DNA khác nhau

này được tạo nên do sự thay thế, thêm vào hay bớt đi của các nucleotide hoặc

do đa hình nucleotide đơn. Kỹ thuật RFLP được tiến hành theo các bước: cắt

DNA bằng một hoặc vài enzyme cắt hạn chế; các phân đoạn DNA sau đó

được phân tách trên gel agarose và thấm truyền lên màng lai. Việc xác định

các phân đoạn DNA được tiến hành bằng lai các phân đoạn DNA này với

đoạn dò được đánh dấu huỳnh quang hoặc phóng xạ để có thể phát hiện bằng

phản ứng huỳnh quang hoặc phim chụp phóng xạ. Các chỉ thị RFLP có mức

đa hình cao, đồng trội (nên có thể phân biệt được các cá thể dị hợp tử và đồng

hợp tử) và khả năng lặp lại cao. Kỹ thuất RFLP cũng cho phép phân tích đồng

thời nhiều mẫu. Tuy nhiên kỹ thuật này không được dùng rộng rãi vì một số

hạn chế như: cần nhiều DNA chất lượng cao, phải phát triển thư viện đoạn dò

cho từng loài, cần thông tin về trình tự để tạo đoạn dò, không thuận tiện cho

Page 40: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

30

việc tự động hóa, mức độ đa hình và số lượng locus trên lần phân tích thấp,

đòi hỏi nhiều thời gian, tốn kém. Trong những thập niên 80 và 90 của thế kỷ

trước, kỹ thuật RFLP được sử dụng trong lập bản đồ genome, xác định giống.

RFLP được dùng trong nghiên cứu quan hệ giữa các nhóm phân loại gần, đa

dạng di truyền, trong lai tạo và chuyển gen vào cá thể khác (introgression)

(Nguyễn Đức Thành và CTV., 2010)[39].

- AFLP (Amplified Fragment Length Polymorphism) được Zabeau và

các CS phát triển năm 1993. Kỹ thuật AFLP được sử dụng để phát hiện đa

hình DNA. Phân tích AFLP được kết hợp cả RFLP và PCR bằng việc gắn các

chuỗi nhận biết vào mồi hay còn gọi là chuỗi tiếp hợp (adapter) để nhân chọn

lọc các phân đoạn DNA được cắt hạn chế. Các cặp mồi thường tạo được từ 50

đến 100 băng trong một phân tích. Số lượng băng phụ thuộc vào số nucleotide

chọn lọc trong tổ hợp mồi. Kỹ thuật AFLP cho phép lấy dấu DNA từ bất kỳ

nguồn gốc nào. Phân tích AFLP không dễ như RAPD nhưng hiệu quả hơn

RFLP. Kỹ thuật này có một số ưu điểm như: có độ tin cậy và lặp lại cao;

không cần thông tin về trình tự DNA của cơ thể nghiên cứu; cho nhiều thông

tin do có khả năng phân tích số lượng lớn locus đa hình với một tổ hợp mồi

trên một gel và có thể cho thấy các locus đặc thù; các số liệu có thể lưu giữ

trong cơ sở dữ liệu để so sánh. Bên cạnh các ưu điểm, AFLP có một số nhược

điểm như: phải qua nhiều bước mới có kết quả; DNA cần phải sạch, không có

các chất ức chế hoạt động của enzyme cắt hạn chế; đòi hỏi công sức và giá

thành cao. Kỹ thuật tạo ra chỉ thị trội, không phân biệt được đồng hợp tử và dị

hợp tử. AFLP được sử dụng trong nghiên cứu lập bản đồ genome, đa dạng di

truyền và quan hệ chủng loại giữa các kiểu gen có mối quan hệ gần, nghiên

cứu cấu trúc di truyền nguồn gen và đánh giá phân hóa di truyền trong quần

thể (Nguyễn Đức Thành và CTV., 2010)[39].

- RAPD (Random Amplified Polymorphic) chỉ thị phân tử thế hệ thứ

hai, dựa trên kỹ thuật PCR. Đoạn mồi có trình tự ngẫu nhiên bắt cặp với ADN

khuôn tại các vị trí bổ sung và tổng hợp các đoạn ADN sản phẩm có kích

thước khác nhau. Tuy nhiên, do đặc điểm ngẫu nhiên của mồi RAPD nên kết

quả phân tích không ổn định, thường có sự sai khác giữa những lần nghiên

Page 41: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

31

cứu cho dù chỉ thay đổi một thông số thí nghiệm. Bên cạnh đó, RAPD là chỉ

thị nổi trội nên không thể phát hiện được các cá thể dị hợp tử, do đó khó ứng

dụng trong lập bản đồ di truyền. Cơ sở của kỹ thuật RAPD là sự nhân bản

DNA genome bằng phản ứng PCR với các mồi ngẫu nhiên để tạo ra sự đa

hình DNA do sự tái sắp xếp hoặc mất nucleotide ở vị trí bắt mồi. Mồi sử dụng

cho kỹ thuật RAPD là các mồi ngẫu nhiên, thường là 10 nucleotide và có

nhiệt độ kéo dài mồi thấp (34-370C). Mặc dù trình tự mồi RAPD là ngẫu

nhiên nhưng phải đạt được hai tiêu chí là: tỷ lệ GC tối thiểu phải là 40%

(thường là 50-80%) và không có trình tự bazơ đầu xuôi và ngược giống nhau.

Sản phẩm PCRRAPD thường được phân tách trên gel agarose 1,5-2,0%. Kỹ

thuật RAPD không cần thông tin về genome của đối tượng nghiên cứu và có

thể ứng dụng cho các loài khác nhau với các mồi chung. Hơn nữa, kỹ thuật

RAPD đơn giản và dễ thực hiện. Nhưng kỹ thuật RADP có hạn chế là sản

phẩm PCR không ổn định do mồi ngắn, nhiệt độ bắt mồi thấp; ngoài ra, kỹ

thuật này tạo ra các chỉ thị trội do đó không phân biệt được các cá thể dị hợp

tử với các cá thể đồng hợp tử. RADP sử dụng nhiều trong nghiên cứu đa dạng

di truyền giữa các loài thực vật, trong nghiên cứu đặc điểm của giống và đánh

giá biến đổi di truyền, trong xác định loài và xác định con lai. Kỹ thuật PCR

với các mồi ngẫu nhiên (Arbitarily Primed PCR-AP-PCR) và lấy dấu bằng

nhân bản DNA (DNA amplification fingerprinting-DAF) là hai kỹ thuật được

phát triển độc lập và là hai dạng biến thể của kỹ thuật RAPD. Đối với AP-

PCR chỉ dùng một mồi đơn có độ dài 10 đến 15 nucleotide. Kỹ thuật được

thực hiện khác với PCR bình thường là hai chu kỳ đầu được tiến hành ở điều

kiện không chặt chẽ (nhiệt độ bắt mồi thấp) sau đó ở các chu kỳ sau PCR

được tiến hành trong điều kiện chặt chẽ bằng việc tăng nhiệt độ bắt mồi.

Trong trường hợp DAF thì chỉ sự dụng một mồi ngẫu nhiên ngắn hơn 10

nucleotide và sản phẩm PCR được phân tích bằng gel polyacrylamide. Với

DAF, mồi sử dụng ngắn nhưng nồng độ mồi cần cao, phản ứng PCR gồm hai

chu kỳ nhiệt chứ không phải ba chu kỳ như RAPD. Kỹ thuật APPCR khác với

RAPD và DAF là: phản ứng PCR chia thành ba bước, mỗi bước có độ chặt

chẽ và nồng độ của các thành phần phản ứng khác nhau. Nồng độ mồi ở

Page 42: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

32

những chu kỳ đầu cao, mồi dài 20 nucleotide hoặc hơn (Nguyễn Đức Thành

và CTV., 2010)[39].

- SSR (Simple Sequence Repeat) là chỉ thị ADN quan trọng và được sử

dụng phổ biến trong nghiên cứu đa dạng di truyền, lập bản đồ gen,nhận dạng

di truyền, chọn giống phân tử ở lúa, ngô…. Chỉ thị SSR có ưu điểm lớn là

tính đặc hiệu cao, di truyền đồng trội và mức độ đa hình cao. Các phân tích sử

dụng chỉ thị SSR rất đơn giản, nhanh chóng, tin cậy và đặc biệt là khả năng tự

động hóa cao, điều này phù hợp với các nghiên cứu di truyền quần thể như

đánh giá đa dạng di truyền, lập bản đồ gen, chọn giống phân tử… Kỹ thuật

SSR có một số ưu việt hơn các chỉ thị khác như: Cho nhiều allen trong một

locus; Phân bố đều trong genome; SSR cho thông tin cụ thể hơn so với di

truyền ty thể theo đường mẹ (vì có mức đột biến cao) và di truyền theo cả bố

và mẹ; Là chỉ thị đồng trội; Có tính đa hình và đặc thù cao; Có thể lặp lại ở

các thí nghiệm, sử dụng ít DNA, rẻ và dễ tiến hành, có thể phân tích bán tự

động, không sử dụng phóng xạ, có thể sử dụng các DNA cổ (ancient DNA-

aDNA). SSR có thể phân biệt các cá thể có mối quan hệ gần. Điểm hạn chế

quan trọng của kỹ thuật chỉ thị SSR là cần phải đọc trình tự genome để dựa

vào đó có thể thiết kế các cặp mồi đặc thù và tối ưu hóa điều kiện các mồi cho

từng loài trước khi sử dụng. Hiện nay, SSR là chỉ thị được chọn cho các

nghiên cứu hồ sơ pháp lý, di truyền quần thể và nghiên cứu động vật hoang

dã. Ở thực vật SSR được sử dụng trong nghiên cứu đa dạng di truyền, trong

chọn cặp lai, trong xác định con lai và trong lập bản đồ liên kết phân tử

(Nguyễn Đức Thành và CTV., 2010)[39].

- SNP (single Nucleotide Polymorphism) là chỉ thị rất phù hợp cho

nghiên cứu nhận dạng di truyền và đa dạng quần thể bởi số lượng rất lớn (mỗi

1000bp hệ gen cho một SNP) và có thể áp dụng rất phổ biến trong nghiên cứu

di truyền học ở người. Những thay đổi một nucleotide trong trình tự genome

của các cá thể trong quần thể được gọi là đa hình nucleotide đơn (SNP). Các

vị trí thể hiện SNP trong genome là nơi mà ở đó chuỗi DNA được phân biệt

bởi một bazơ duy nhất khi hai hoặc nhiều cá thể được so sánh. Sự khác nhau

về nucleotide này có thể dẫn đến thay đổi tính trạng đặc biệt hay kiểu hình,

Page 43: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

33

hoặc có thể là sự thay đổi trung tính có thể được sử dụng để đánh giá sự đa

dạng trong tiến hóa. SNP là dạng thay đổi trình tự trong genome phổ biến

nhất cho tới nay. Ở ngô cứ 60 đến 100 bp có một SNP, ở người 90% thay đổi

trình tự là thay đổi nucleotide đơn và cứ 1000 bp có một SNP. Ở thực vật,

SNP đang được thay thế cho SSR như chỉ thị cho các ứng dụng trong di

truyền và chọn giống. SNP có số lượng lớn, ổn định, hiệu quả, cho phép tự

động hóa, và ngày càng kinh tế hơn. Hơn nữa, SNP xảy ra cả ở các vùng mã

và không mã của DNA nhân và lục lạp. Nguồn SNP hiện đang được phát triển

và thông tin rộng rãi cho nhiều ứng dụng ở lúa. Các nguồn này bao gồm cơ sở

dữ liệu SNP, phương tiện để xác định các SNP mang nhiều thông tin cho các

mục đích ứng dụng và bộ SNP cho đánh giá được thiết kế theo đặt hàng phục

vụ mục đích chọn lọc nhờ chỉ thị phân tử. Mặc dù SNP có các ưu việt hơn các

kỹ thuật khác, nó vẫn có một số nhược điểm như: sự hạn chế khám phá các

SNP trong các cơ thể không phải hình mẫu do sự tốn kém và khó khăn trong

các công nghệ đang được sử dụng để phát hiện SNP. Có rất nhiều phương

pháp để phát hiện SNP bao gồm các phương pháp lai (lai allele đặc biệt, SNP

microarray), các phương pháp sử dụng các emzyme (RFLP, PCR, phương

pháp kéo dài mồi, sử dụng 5’-nuclease v.v.), các phương pháp dựa trên tính

chất vật lý của DNA đối với các sản phẩm PCR (SSCP, điện di gradient nhiệt

độ, sắc ký lỏng cao áp biến tính v.v.) và phương pháp giải trình tự. Chiến lược

trực tiếp điển hình cho khám phá các SNP là giải trình tự các sản phẩm nhân

bản các locus đặc thù (locus specific amplification-LSA) từ nhiều cá thể hoặc

xác định trình tự các chuỗi thể hiện được đánh dấu. Các chiến lược trực tiếp

khác có thể kể đến như: giải trình tự toàn bộ hệ gen hoặc giải trình tự các

vùng đại diện. Nếu có các dữ liệu về các chuỗi cần so sánh trên mạng thông

tin đại chúng hoặc các cơ sỏ dữ liệu khác thì có thể tiến hành các so sánh để

phát hiện ra SNP. Phân tích trực tiếp sự khác nhau trong trình tự giữa nhiều cá

thể với số lượng lớn các locus có thể đạt được bởi công nghệ giải trình tự thế

hệ thứ hai (nextgeneration sequencing). Giải trình tự lại hay tái giải trình tự

(re-sequencing) được sử dụng để xác định sự thay đổi ở các cá thể có thể cho

các chỉ thị di truyền phân tử và thấy được vai trò của gen. Quá trình tái giải

giải trình toàn bộ genome (whole-genome re-sequencing) sử dụng công nghệ

Page 44: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

34

đọc ngắn (short-read technology) bao gồm sự so sánh những bộ hàng triệu

chuỗi đọc lần lượt từng nucleotide với chuỗi genome so sánh. Bằng kỹ thuật

này có thể xác định được sự biến đổi trong chuỗi nucleotide của mẫu nghiên

cứu và đối chứng. SNP được sử dụng trong lập bản đồ di truyền, trong nghiên

cứu đa dạng di truyền, trong nhận biết giống và trong chọn giống (Nguyễn

Đức Thành và CTV., 2010)[39].

- ISSR (Inter Simple Sequence Repeat) là kỹ thuật nhân bản đoạn ADN

nằm giữa hai vùng lặp lại giống hệt và ngược chiều nhau. Mỗi băng tương

ứng với chuỗi ADN được giới hạn bởi các tiểu vệ tinh đảo ngược kết quả dẫn

đến đa locus, có sự đa hình cao và tạo ra các chỉ thị trội. Kỹ thuật này sử dụng

các tiểu vệ tinh như các mồi trong phản ứng PCR với một mồi cho nhiều

locus đích để nhân bản chủ yếu các chuỗi lặp lại đơn giản với độ dài khác

nhau. Các tiểu vệ tinh sử dụng như mồi trong kỹ thuật ISSR có thể là 2, 3, 4,

hoặc 5 nucleotide. Các mồi sử dụng có thể không phải mồi neo hoặc là mồi

neo ở đầu 3’ hoặc 5’ với 1 đến 4 nucleotide thoái hóa kéo đến các chuỗi bên

cạnh. Kỹ thuật ISSR sử dụng mồi dài (15 đến 30 nucleotide) vì vậy nhiệt độ

bắt mồi cao dẫn đến độ ổn định cao của phản ứng. Sản phẩm có độ dài 200-

2000 bp nên có thể phân tách trên cả gel agarose và polyacrylamide (Nguyễn

Đức Thành và CTV., 2010)[39]. Kỹ thuật ISSR có ưu điểm không cần phải

biết trước thông tin về trình tự gen nhân để thiết kế mồi và chỉ cần sử dụng

một lượng nhỏ ADN. Ngoài ra, kỹ thuật này có một số lợi thế so với các kỹ

thuật khác là có thể phân biệt được các kiểu gen gần và không cần thông tin

về trình tự gen của cây nghiên cứu. Hơn nữa, giống như RAPD, ISSR là kỹ

thuật nhanh, không đắt, dễ tiến hành nhưng nó ưu việt hơn RAPD là cho

nhiều thông tin và có thể lặp lại ở các thí nghiệm do mồi dài hơn. Do các ưu

điểm này nên kỹ thuật ISSR thường được sử dụng rộng rãi để đánh giá sự sai

khác di truyền, mối quan hệ di truyền ở thực vật. Kỹ thuật này không cần

thông tin về trình tự, tạo được nhiều locus, có tính đa hình cao và tạo ra chỉ

thị trội.

Mỗi kỹ thuật đều có những điểm mạnh và điểm yếu. Việc lựa chọn kỹ

thuật chỉ thị DNA phù hợp và hiệu quả cần dựa vào các đặc điểm: về mức độ

Page 45: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

35

cho đa hình của các chỉ thị sử dụng cao hay thấp, số lượng locus có thể nhận

được trên lần phân tích nhiều hay ít, kiểu di truyền của chỉ thị trội hay đồng

trội, mức độ ổn định của kỹ thuật xây dựng chỉ thị để có thể lặp lại được, về

mức độ đơn giản hay phức tạp của kỹ thuật, số lượng và chất lượng DNA cần

thiết cho phân tích, mức độ khó dễ trong sử dụng chỉ thị, mức độ tự động hóa

và giá thành đầu tư ban đầu và giá thành mỗi lần phân tích. Ngoài ra, cần lưu

ý một số đặc điểm khác như: có cần thông tin về trình tự nucleotide không,

loại mồi sử dụng, có phải sử dụng phóng xạ không và cần nhiều thời gian hay

ít.

1.5. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ

đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 18.213,9 ha (182,14 km2). Đông Anh có ranh

giới tự nhiên với các quận/huyện khác của Hà Nội chủ yếu là các con sông,

đó là sông Hồng, sông Đuống ở phía Nam huyện, là ranh giới giữa Đông Anh

với khu vực nội thành và sông Cà Lồ ở phía Bắc huyện, là ranh giới giữa

Đông Anh với huyện Sóc Sơn. Trong lịch sử, vùng đất Đông Anh đã hai lần

được chọn làm kinh đô đất nước đó là Thành Cổ Loa (dưới thời An Dương

Vương và thời Ngô Quyền). Hiện nay, Đông Anh lại đang là một trong những

trọng tâm trong chiến lược phát triển đô thị của Hà Nội những thập kỷ đầu thế

kỷ XXI. Đó vừa là niềm tự hào, vừa khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của

Đông Anh trong lòng Thủ đô Hà Nội và cả nước.

Xã Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh nằm ở vị trí phía Bắc cửa ngõ thủ

đô và cách trung tâm Hà Nội 12 km, là một trong những khu di tích khảo cổ

lớn nhất hội tụ các giai đoạn lịch sử đồ đá, đồ đồng, sắt, được nhà nước xếp

hạng năm 1962. Trong ký ức dân gian Cổ Loa hiện còn lưu hàng trăm địa

danh cổ, trong đó có địa danh bãi trám, bãi nhãn, xóm mít,.. gợi nhớ những

vườn cây ăn quả khi xưa. Tuy nhiên chất lượng môi trường ô nhiễm làm ảnh

hưởng tới sự phát triển của một số loài cây, đất bị xói mòn nên bạc màu,

không chủ động tưới tiêu, hiện nay chỉ trồng cây tái sinh như keo, chè,

muồng… và một số ít cây mít, trám còn sót lại. Các cây này được chăm sóc tự

Page 46: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

36

phát, giá trị kinh tế rất thấp, xói mòn đất xảy ra làm chiều cao vòng thành bị

thấp xuống, người dân ít quan tâm đến việc bảo vệ tôn tạo.

Cổ Loa nằm trong châu thổ Sông Hồng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, vị trí

ở phía Đông Nam của huyện Đông Anh có địa hình địa hình tương đối bằng

phẳng và thấp trũng, độ dốc thoải dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cốt

đất trung bình từ +7 đến +8 m, thấp nhất là 3,5 m so với mực nước biển. Đặc

điểm địa hình trên là yếu tố quan trọng để định hình sự phát triển nông

nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và quy hoạch các vùng chuyên

canh sản xuất: vùng đất cao nên tập trung trồng cây ăn quả, vùng đất vàn

trồng rau, hoa; vùng trũng trồng lúa hoặc cải tạo để nuôi trồng thủy sản.

Cổ Loa nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng, có chung chế độ khí hậu

của miền Bắc nước ta, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Khoảng từ tháng 5

đến tháng 10 hàng năm là mùa nóng, nhiều mưa, khí hậu ẩm ướt. Từ tháng 11

đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh, có thời kỳ đầu thời tiết khô lạnh và thời kỳ

sau lạnh nhưng độ ẩm cao do mưa phùn. Giữa hai mùa có tính chất tương

phản trên là các giai đoạn chuyển tiếp, tạo nên khí hậu bốn mùa phong phú:

Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 250C, nhiệt độ tuyệt đối cao

khoảng 400C, nhiệt độ tuyệt đối thấp là 2,70C. Hai tháng nóng nhất trong năm

là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 300C. Hai

tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ trung bình của tháng thấp

nhất khoảng 180C.

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm nên số ngày mưa trong năm

tương đối lớn, khoảng 145 ngày/năm; lượng mưa trung bình hàng năm

khoảng 1.300 - 1.600 mm. Từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm tập trung tới

85% lượng mưa của cả năm (thời gian này còn gọi là mùa mưa). Thường

tháng 7, tháng 8 hàng năm có lượng mưa lớn nhất, trung bình tháng khoảng

250 - 350 mm. Cũng trong khoảng tháng 5 đến tháng 8 hàng năm có thể có

bão từ phía đông (xuất phát ngoài biển) đổ vào với tốc độ khoảng 30 – 34

m/s, áp lực lớn nhất 120 kg/m2. Những tháng đầu mùa lạnh (tháng 11 - 12) là

thời tiết khô, hầu như không có mưa. Những tháng cuối mùa lạnh (tháng 1 -

Page 47: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

37

3) có nhiều mưa phùn, khí hậu ẩm ướt. Với khí hậu trên, độ ẩm trung bình của

khu vực là 84%, mức độ dao động về độ ẩm của các tháng trong năm nằm

trong khoảng 80 - 87%.

Chế độ gió diễn ra theo mùa: Gió mùa đông nam vào mùa nóng (từ

khoảng tháng 4 đến tháng 10), tốc độ gió 3 m/s; Gió mùa đông bắc vào mùa

lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3), tốc độ gió 5 m/s. Các đợt gió mùa đông bắc

tạo nên thời tiết lạnh buốt về mùa đông.

Nước ngầm bắt đầu từ độ sâu 20 m; tuy nhiên nguồn nước ngầm có trữ

lượng lớn ở độ sâu 94 m. Nước ngầm có hàm lượng sắt từ 7 đến 11 mg/lít.

Nước ngầm có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất, đặc

biệt cho đời sống của người dân. Đất Cổ Loa phù hợp cho sự sinh trưởng,

phát triển của cây Mít.

Page 48: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

38

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP,

ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Quần thể mít tại 7 thôn thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Theo người dân địa phương có 59 cây mít cổ thụ có độ tuổi từ 50 năm đến

trên 100 năm xác định đúng giống Mít Cổ Loa, tiến hành lấy mẫu trên 20 cá

thể Mít Cổ Loa.

- Mẫu giống Mít đồi – Quốc Oai, Mít Na và Mít Thái

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học nguồn gen Mít Cổ Loa và

xây dựng bảng mô tả nguồn gen Mít Cổ Loa.

2.2.2. Đánh giá mối quan hệ di truyền nguồn gen Mít Cổ Loa bằng

kỹ thuật sinh học phân tử ISSR.

2.2.3. Đánh giá mối quan hệ di truyền giữa Mít Cổ Loa và một số

giống Mít khác.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học, xây dựng bảng

mô tả nguồn gen Mít Cổ Loa.

- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ những tài

liệu, báo cáo hàng tháng, báo cáo tổng kết hàng năm. Số liệu trên sách báo và

các trang web và các báo cáo khoa học có liên quan.

- Thu thập số liệu sơ cấp: Công tác thu thập ý kiến của người dân được

thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp tại các hộ dân ở địa bàn

chọn mẫu, có kết hợp quan sát thực tế. Phương pháp chọn mẫu: Mẫu khảo sát

phải đại diện cho địa bàn điều tra, do vậy chúng tôi đã tiến hành chọn mẫu

trên cơ sở phân tích các số liệu thứ cấp thu được, phương pháp chọn mẫu

ngẫu nhiên có phân tổ, dung lượng mẫu ≥ 30 ( Phạm Tiến Dũng, 2008) [41].

Page 49: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

39

Số lần đi điều tra 3 - 4 lần (cây sinh trưởng, sâu bệnh diễn biến theo

chu kỳ, thời điểm ra quả, tiêu thụ theo mùa). Vì vậy cần phải điều tra nhiều

lần mới điều tra đầy đủ thông tin.

Tổng hợp phân tích thông tin, xử lý thống kê theo phương pháp thống

kê mô tả bằng phần mềm máy tính Excel.

- Xây dựng bảng mô tả đặc điểm nguồn gen Mít Cổ Loa theo phương

pháp của The BIOVERSITY INTERNATIONAL(IB) (IPGRI, 2000)[42] và

Trung tâm Tài nguyên thực vật. Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

+ Tuổi cây (năm)

+ Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đỉnh ngọn chính

+ Đường kính tán: Đo theo 2 hướng Đông - Tây, Nam - Bắc, lấy số liệu

trung bình.

+ Đường kính gốc: Đo tại điểm cách mặt đất 20cm

+ Hình dạng phiến lá

+ Hình dạng chóp lá

+ Màu sắc lá

- Thời kỳ ra hoa, nở hoa và kết thúc nở hoa

+ Thời kỳ xuất hiện hoa: 10% số hoa nở/cây

+ Thời kỳ nở rộ: 50% số hoa nở/cây

+ Thời kỳ tàn hoa: 100% số hoa/cây tàn

+ Bắt đầu chín (Tháng)

+ Chín rộ (Tháng)

+ Kết thúc chín (Tháng)

- Một số chỉ tiêu quả: Hình dạng quả, màu vỏ quả, mật độ gai, độ dày

vỏ, tỷ lệ phần ăn được...

- Một số chỉ tiêu múi mít: dài múi, rộng múi, dày thịt múi, màu múi, dài

hạt (cm), rộng hạt (cm)...

- Chỉ tiêu chất lượng: cảm quan, hàm lượng chất khô (độ Brix)...

2.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng quả nguồn gen Mít Cổ Loa.

- Phương pháp thử nếm: dựa theo TCVN 5102 - 90 (ISO874 - 1 và

10TCN 568 - 2003. Các bước cụ thể như sau:

Page 50: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

40

Bước 1: Lấy mẫu, lấy mẫu quả trong và ngoài vùng Cổ Loa để so sánh, thử

nếm, các mẫu quả đều được mã hóa.

Bước 2: Tiến hành thử nếm: Nếm, đánh giá và cho điểm độc lập với từng mẫu

một.

Bước 3: Cho điểm các chỉ tiêu, số tiêu chí chất lượng đánh giá cảm quan sẽ

được xác định trong quá trình điều tra về đặc thù của sản phẩm. Các chỉ tiêu

được đánh giá riêng bằng thang điểm.

Bước 4: Tính điểm và xử lý điểm: Điểm trung bình cộng của các chỉ tiêu,

từng mẫu là điểm trung bình cộng của tất cả các điểm được những người thử

nếm đã cho theo từng chỉ tiêu và theo từng mẫu.

- Phương pháp phân tích chất lượng quả sau thu hoạch:

Lấy mẫu quả phân tích Phân tích các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu phân tích Phương pháp thực hiện

Hàm lượng chất khô (độ Brix) TCVN 4414-87

Vitamin Cmg/100g TCVN 6427-2:1998

Lipitg/100g TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999)

Protein tổng sốg/100g TCVN 4328-2:2011

Đường tổng sốg/100g TCVN 4594:1988

Canximg/100g TCVN 1526-1:2007 (ISO 6490 1:1985)

Beta Caroten µg/100g TCVN

Fe,…mg/100g TCVN 7793:2007

2.3.3. Phương pháp đánh giá mối quan hệ di truyền bằng kỹ thuật

sinh học phân tử nguồn gen Mít Cổ Loa và một số giống mít khác

+ Phương pháp nghiên cứu sử dụngchỉ thị ISRR:

- Khảo sát các tài liệu về các mồi đã được sử dụng nghiên cứu đa dạng

di truyền của thực vật. Tổng hợp 10 đến 15 mồi ISRR lựa chọ từ 6 đến 10 mồi

đa hình nhất để sự đa dang của các mẫu. Thực hiện các Phản ứng PCR với

mỗi mồi ISSR. Sản phẩm PCR được điện di trên agarose 2% và chụp ảnh

dưới ánh sáng đèn UV (Wang X.M., 2010)[43].

Page 51: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

41

Sử dụng 10 mồi trong nghiên cứu (Wang et. al., 2010)[44], trình tự

nucleotide của 10 mồi ISSR được sử dụng thể hiện dưới đây:

TT Tên mồi Trình tự Nucleotide

1 ISSR1 5’- GAGAGAGAGAGAGAGAGAT -3’

2 ISSR2 5’- GAGAGAGAGAGAGAGAGAC -3’

3 ISSR3 5’- CTCTCTCTCTCTCTCTCTG – 3’

4 ISSR4 5’- CTCTCTCTCTCTCTCTCTT – 3’

5 ISSR5 5’ -AGAGAGAGAGAGAGAGAGYC-3’

6 ISSR6 5’- AGAGAGAGAGAGAGAGAGYA-3’

7 ISSR7 5’- GAGAGAGAGAGAGAGAGAYT-3’

8 ISSR8 5’- GAGAGAGAGAGAGAGAGAYC-3’

9 ISSR9 5’ –ACACACACACACACACACYG-3’

10 ISSR10 5’-AGAGAGAGAAGAGAGAAGAGAT-3’

- Lấy mẫu: Tiến hành thu 20 mẫu lá mít trên 20 cá thể khác nhau ở khu

di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội và được ký hiệu từ Mit 1 – Mit 20.

- Tách chiết DNA tổng số: Xử lý mẫu cần rửa sạch mẫu lá được bằng

nước sau đó rửa bằng cồn trước khi tách chiết ADN. Sử dụng DNeasy plant

mini Kit của hãng QIAgen để tách chiết ADN tổng số. Các bước tách chiết

theo hướng dẫn của nhà sản xuất trong quá trình nghiên cứu có cải tiến và

được tóm tắt dưới đây:

Bước 1: Nghiền mẫu trong ni tơ lỏng, cho mẫu vào ống eppendoff,

thêm 400 l buffer AP1 đã bổ sung PVP 10% .

Bước 2: Thêm 4 l RNase (100 mg/ml), trộn qua bằng Vortex, ủ ở

65ºC trong 1 giờ.

Bước 3: Thêm 130 buffer AP2 trộn qua bằng Vortex, ủ trong đá trong

45 phút.

Bước 4: Lấy ra ly tâm 14.000 vòng /5 phút.

Page 52: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

42

Bước 5: Chuyển toàn bộ dịch mẫu sang cột QIA shredder Mini Spin

(gọi tắt là cột) đặt trong ống thu dịch ly tâm (collection tube), ly tâm 14.000

vòng /2 phút .

Bước 6: Hút dịch vào ống eppendoff mới, thêm 1,5 lần thể tích buffer

AP3 Mix bằng pipet ngay lập tức.

Bước 7: Chuyển 650 l dịch mẫu sang cột DNeasy Mini Spin đặt trong

ống thu dịch ly tâm, ly tâm 8000 vòng /1 phút.

Bước 8: Nhắc lại bước 7.

Bước 9: Chuyển cột sang ống thu dịch ly tâm khác, thêm 500 l buffer

AW1, ly tâm 8000 vòng /1 phút.

Bước 10: Chuyển cột sang ống thu dịch ly tâm khác, thêm 500 l

buffer AW2, ly tâm 14000 vòng/ 3 phút. Bỏ dịch trong ống thu dịch ly tâm và

ly tâm tiếp 14000 vòng/ 1 phút.

Bước 11: Chuyển cột sang ống eppendorf 1,5 ml đã ghi kí hiệu mẫu,

thêm 100 l buffer AE, để ở nhiệt độ phòng 2 phút, ly tâm 8000 vòng /1 phút.

Bước 12: Bỏ cột, bảo quản ADN tổng số thu được trong ống eppendorf

1,5 ml ở -200 C.

Điện di trên gel agarose 1% để kiểm tra ADN tổng số.

- Nhân bản các đoạn ADN đích bằng kỹ thuật PCR

Bảng 2.1. Thành phần hỗn hợp PCR

TT Thành phần Nồng độ Số lượng (µl)

1 Taq PCR Mastermix 2x 25

2 Mồi 20 pmol 2

4 ADN tổng số 10 ng 2

5 Nước cất khử ion - 19

Tổng 50

Page 53: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

43

Căn cứ thông số kỹ thuật của mồi do nhà sản xuất cung cấp, chúng tôi

đã tiến hành tối ưu hóa chu trình nhiệt PCR và thiết lập được chu trình nhiệt

tốt nhất như sau.

Bảng 2.2. Chu trình nhiệt PCR

Các giai đoạn PCR Nhiệt độ (o

C)

Thời gian (giây) Số chu

Biến tính ban đầu 96 180 1

Biến tính 96 45

40 Bắt cặp 36-37 45

Kéo dài 72 90

Kéo dài chu kỳ cuối 72 600 1

Giữ mẫu 4 Đến khi lấy mẫu

- Điện di ADN trên gel agarose

Chuẩn bị gel agarose 2,0%: cân 0,9g bột agarose hoà trong 45 ml dung

dịch TAE 1X, đun cho bột agarose tan hết. Khi gel hạ nhiệt độ xuống khoảng

60ºC, đổ vào khuôn đã đặt sẵn lược điện di có độ dày răng lược thích hợp. Để

gel đông và ổn định hoàn toàn trong khoảng 1 giờ.

Đặt gel vào bể điện di, đổ dung dịch TAE 1X ngập mặt gel và nhẹ

nhàng rút răng lược ra.

Tra mẫu: mẫu ADN được trộn với dung dịch màu loading dye theo tỷ

lệ 5:1 và tra mỗi mẫu vào một giếng điện di theo thứ tự mẫu.

Chạy điện di bằng dòng điện một chiều với hiệu điện thế 100 V. Các

phân tử ADN sẽ chạy từ cực âm sang cực dương.

Gel sau khi chạy điện di được lấy ra và soi gel bằng tia tử ngoại có

bước sóng 302 nm.

- Phân tích kết quả: Dựa vào hình ảnh điện di sản phẩm PCR, ghi nhận

sự xuất hiện các băng điện di được ước lượng kích thước và thống kê các

băng điện di với từng mồi ở từng mẫu nghiên cứu. Phân tích kết quả: Số liệu

của nghiên cứu được ghi nhận dưới dạng nhị phân trong đó: (1) - phân đoạn

ADN xuất hiện và (0) - sự vắng mặt của các phân đoạn ADN tương đồng xuất

hiện trong bản điện di sản phẩm với các mồi ISSR. Sau đó, các số liệu này sẽ

Page 54: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

44

được phân tích dựa trên phần mềm POPGENE 1.32 (Yeh F.C., Yang R.C.,

Boyle T., 1999) [45] để xác định các chỉ số đa dạng di truyền như phần trăm

các phân đoạn đa hình (PPB), số alen quan sát được (Na), số alen có ý nghĩa

(Ne), hệ số đa dạng di truyền Nei (h), chỉ số Shannon (I). Bảng mã hóa được

lưu dưới dạng file excel và chuyển sang phần mềm NTSYS phiên bản 2.0 để

xử lý để xác định mức độ đa hình di truyền của các mẫu trám nghiên cứu lập

biểu đồ hình cây để nghiên cứu mối quan hệ di truyền giữa 20 mẫu trám dựa

trên hệ số tương đồng Jaccard, kiểu phân nhóm UPGMA trên phần mền

NTSYSpc 2.10 (Rohlf F.J., 1992)[46] .

+ Phương pháp giải trình tự gen:

Mẫu gồm 04 mẫu có ký hiệu sau:

Bảng 2.3. Ký hiệu mẫu và ký hiệu trình từ gen nghiên cứu

STT Ký hiệu

mẫu

Ký hiệu trình tự Giống và nơi thu mẫu

Gen lục lạp Gen nhân

1 MCL MCL-trnL MCL-ITS Mít Cổ Loa

2 MD MD-trnL MD-ITS Mít đồi – Quốc oai

3 MN MN-trnL MN-ITS Mít na

4 MT MT-trnL MT-ITS Mít thái

Chú giải: MCL: Mít Cổ Loa; MD: Mít Đồi;

MN: Mít Na; MT: Mít Thái

Mồi để nhân bản các đoạn gen và giải trình tự gen có trình tự như sau:

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng một phần gen tRNA-Leu

(trnL) vùng intron trnL-trnF và tRNA-Phe (trnF) của hệ gen lục lạp và vùng

gen ITS (internal transcribed spacer) của gen nhân để nghiên cứu.

Tên Mồi Trình tự mồi Chiều dài gen

khuếch đại

trnLF GTATGGAAACCTACCAAGTG 908bp

trnLR CAGTCCTCTGCTCTACCAGCTG

ITSF CCC TGC GGA AGG ATC ATT GTC 661bp

ITSR CAA CTT GCG TTC AAA GAC TC

Page 55: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

45

Tách DNA tổng số: Mẫu lá được nghiền trong nitơ lỏng (-196oC)

thành dạng bột mịn, lấy 100 mg bột mẫu để tách ADN tổng số bằng Dneasy

plant mini kit.

Sử dụng kỹ thuật PCR để nhân bản đoạn gen đích. Sản phẩm PCR được

điện di kiểm tra trên gel Agarose 1% và tinh sạch bằng Qiaquyck gel

extraction kit. Giải trình tự trực tiếp sản phẩm PCR sử dụng mồi và bộ hóa

chất BigDye terminator cycler v3.1, đọc kết quả trên hệ thống ABI 3100

Avant Genetic Analyzer.

Phân tích kết quả: Sử dụng các phần mềm BLAST để so sánh với các

trình tự của loài trên ngân hàng gen. Phần mềm BioEdit và Mega 6.0.6 để

phân tích trình tự thu được và so sánh với một số trình tự tương đồng của một

số loài trên thế giới đã được công bố trên ngân hàng gen và xây dựng cây phát

sinh chủng loại theo phương pháp Maximum Likelihood (ML) (Tamura K.,

Dudley J., Nei M., Kumar S, 2013)[47].

2.3.4. Xử lý số liệu

- Số liệu được xử lý trên chương trình Excel.

- Sử dụng các công cụ thống kê mô tả để đánh giá mẫu quần thể mít Cổ

Loa.

2.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.4.1. Địa điểm:

- Xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội;

2.4.2. Thời gian:

- 24 tuần, từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2018

Page 56: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

46

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC, XÂY DỰNG BẢNG MÔ

TẢ NGUỒN GEN CỦA QUẦN THỂ GIỐNG MÍT CỔ LOA

Cây Mít Cổ Loa đã có danh tiếng rất lâu đời, múi mít dai, mùi rất

thơm. Từ thế kỷ 18 trái mít được nhắc đến gọi là trái Ba la mật. Lê Quý Đôn

trong Vân Đài Loại Ngữ, NXB Văn hóa thông tin, H 1995. T3, Tr 217[3] đã

dẫn sách “Nhất Thống Chí” của Trung Quốc “Nước An Nam sản xuất ra trái

Ba la Mật (trái Mít) to như trái Đông qua (trái Bí), vỏ có gai mềm, tháng 5 -

6 chín, vị rất ngọt thơm, hột có thể nấu ăn rất bổ dưỡng cho con người và

khẳng định “Mít trồng ở Đông Ngàn Cổ Loa là ngon nhất”. Sách “Đại Nam

Nhất Thống Chí” thời Nguyễn cũng xác nhận “Quả Mít ở xã Cổ Loa huyện

Đông Ngàn là ngon hơn cả” {Hoàng Văn khoán (2002)[48], Cổ Loa trung

tâm hội tụ văn minh Sông Hồng, NXB Văn hóa thông tin, Tr 261}, có lẽ vì

thế mà Cổ Loa có một thôn mang tên Mít (Cự Nê thôn).

Trước năm 1980 dải đất đỏ vòng thành và đất bãi đã được UBND xã

Cổ Loa quy hoạch và trồng trám và mít lên đến vài chục ha, cây mít ngon nổi

tiếng cũng được trồng nhiều trong nội thành Cổ Loa. Tuy nhiên sau năm 1980

do dân số trong Thành tăng lên, xã Cổ Loa đã sử dụng đất bãi đề giãn dân và

chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực,

mặt khác kỹ thuật canh tác và chăm sóc quảng canh lạc hậu dẫn đến năng suất

cây mít hạn chế, chất lượng giảm.Với thực tế trên, nhóm nghiên cứu đã tiến

hành điều tra hiện trạng nguồn gen mít Cổ Loa đang được trồng trên địa bàn

xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội và thu được bảng tổng hợp các cây mít cổ thụ

được trình bày trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thực trạng sinh trưởng phát triển các cây Mít trên 50 tuổi

tại Cổ Loa

TT Thôn Địa điểm trồng Thực trạng STPT Ghi chú

1 Gà Tại hộ gia đình 37 cm, cao 15m, xanh tốt 01 cây

Page 57: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

47

TT Thôn Địa điểm trồng Thực trạng STPT Ghi chú

2 Chùa Gồ ông Hũ, trên thành

40 cm, cao 18-25m, bình thường 13 cây

Gồ ông Cương, Điếm

80-90 cm, cao 20-35m 02 cây

Tại hộ gia đình 30-60 cm, cao 18-30m, bình thường

10 cây

3 Dõng Tại hộ gia đình 60 cm, cao 20m 1 cây

4 Hương Tại hộ gia đình 60 cm, cao 15m, sâu đục thân 1 cây

5 Chợ Cửa Điếm 100 cm, cao 18m, già cỗi, sâu bệnh

01 cây

6 Vang Tại hộ gia đình 40-70 cm, cao 15-25m, xanh tốt 10 cây

7 Thượng Tại hộ gia đình 40-70 cm, cao 15-25m, xanh tốt 15 cây

Chùa Linh Quang

30-70 cm, cao 10-20m, bình thường

5 cây

Chú giải: “gồ” là khu vực trên đường thành Cổ Loa xưa, hiện tại phân giao

cho các hộ làm đất canh tác; = cách đo đường vòng.

Hiện nay, cây mít Cổ Loa đang được trồng phân tán tại khắp các thôn,

xóm trên địa bàn xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhằm xác định đúng

giống mít Cổ Loa cổ mang đầy đủ các đặc trưng truyền thuyết được truyền

miệng lại, đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá và tuyển chọn 20

mẫu giống mít Cổ Loa mang đầy đủ đặc trưng, đặc tính của giống mít Cổ

Loa. Đây là nguồn vật liệu cơ bản để tiến hành tuyển chọn các cây ưu tú phục

vụ cho công tác nhân giống, phát triển giống mít địa phương Cổ Loa. Các

mẫu giống được tuyển chọn làm vật liệu có tuổi cây từ 8 đến hơn 100 năm, có

nguồn gốc tại 3 thôn, xóm: xóm Thượng, xóm Chùa và thôn Vang xã Cổ Loa

huyện Đông Anh, Hà Nội. Kết quả xác định nguồn vật liệu được trình bày tại

Bảng 3.2.

Page 58: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

48

Bảng 3.2. Kết quả điều tra tuổi

và xác định đúng các mẫu giống Mít Cổ Loa

TT Mã số cây Tuổi

cây

Vị trí phân

bố

Chủ vườn

Họ và tên Thôn, xã

1 Bách 01 50 Địa phương Lê Đăng Bách Xóm Thượng,

Cổ Loa

2 Bách 02 50 Địa phương Lê Đăng Bách Xóm Thượng,

Cổ Loa

3 Phượng 03 8 Địa phương Lê Thị Phượng Xóm Thượng,

Cổ Loa

4 Viên 04 100 Địa phương Nguyễn Văn Viên Xóm Thượng,

Cổ Loa

5 Thái 05 15 Địa phương Lê Thị Thái Xóm Thượng,

Cổ Loa

6 Là 06 70 Địa phương Nguyễn Thi Là Xóm Thượng,

Cổ Loa

7 Linh Quang 07 40 Địa phương Chùa Linh Quang Xóm Thượng,

Cổ Loa

8 Linh Quang 08 50 Địa phương Chùa Linh Quang Xóm Thượng,

Cổ Loa

9 Linh Quang 09 50 Địa phương Chùa Linh Quang Xóm Thượng,

Cổ Loa

10 Hùng 10 40 Địa phương Nguyễn Văn

Hùng

Thôn Vang, Cổ

Loa

11 Lụa 11 40 Địa phương Nguyễn Thị Lụa Thôn Vang, Cổ

Loa

12 Lụa 12 40 Địa phương Nguyễn Thị Lụa Thôn Vang, Cổ

Loa

13 Huyền 13 18 Địa phương Nguyễn thị Huyền Thôn Vang, Cổ

Loa

14 Huyền 14 50 Địa phương Nguyễn thị Huyền Thôn Vang, Cổ

Page 59: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

49

TT Mã số cây Tuổi

cây

Vị trí phân

bố

Chủ vườn

Họ và tên Thôn, xã

Loa

15 Huyền 15 50 Địa phương Nguyễn thị Huyền Thôn Vang, Cổ

Loa

16 Tý 16 70 Địa phương Nguyễn Thị Tý xóm Thượng,

Cổ Loa

17 Phùng 17 100 Địa phương Nguyễn Văn

Phùng

Thôn Vang, Cổ

Loa

18 An Dương

Vương 18

100 Địa phương Khu di tích đền

An Dương Vương

Xóm Chùa, Cổ

Loa

19 An Dương

Vương 19

100 Địa phương Khu di tích đền

An Dương Vương

Xóm Chùa, Cổ

Loa

20 An Dương

Vương 20

100 Địa phương Khu di tích đền

An Dương Vương

Xóm Chùa, Cổ

Loa

Quá trình điều tra, khảo sát tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội

nhóm nghiên cứu thấy được hầu như các hộ gia đình có Mít tại xã Cổ Loa

không quan tâm đến các biện pháp kỹ thuật để nhân giống, chăm sóc cây Mít

để tạo năng suất tốt nhất. Người dân ở đây nhân giống Mít đều hết sức thủ

công. Kết quả điều tra cho thấy, người dân nơi đây nhân giống Mít bằng hạt

khi ăn quả Mít ngon người dân thường để lại hạt của quả đó đi ươm thành cây

Mít mới, việc nhân giống từ hạt Mít đã đem lại những kết quả không ổn định,

có thể tạo ra những cây mới có chất lượng kém hơn và chất lượng tốt hơn, tuy

nhiên kết quả chỉ được biết khi cây ra quả và ăn thử nghiệm, chính vì thế hiện

nay tại xã Cổ Loa xuất hiện nhiều dạng Mít với một số đặc điểm nông sinh

học khác nhau. Các biện pháp kỹ thuật canh tác cũng chưa được áp dụng, hầu

như các cây không được bón phân chăm sóc, các cây trong vườn nhà thường

chỉ được để khoảng đất rất nhỏ quanh gốc dẫn đến khó chăm sóc cây. Trong

quá trình phát triển của địa phương cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây

Mít, theo kết quả điều tra thực tế, một số cây Mít của các hộ gia đình trước có

chất lượng rất tốt nhưng sau khi xây dựng nhà có ảnh hưởng đến cây làm

năng suất và chất lượng quả kém đi (ít quả, quả ăn sượng).

Page 60: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

50

3.2. ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN GEN

MÍT CỔ LOA

3.2.1. Đặc điểm hình thái tán và thân nguồn gen mít Cổ Loa

Các mẫu giống mít đều có hình dạng cây không đều, sức sinh trưởng

của cây cao, tập tính sinh trưởng đứng, mật độ cành thưa đến trung bình, kiểu

phân cành không đều, các cây có từ 3 - 5 cành cấp 1, độ cao phân canh thấp

nhất từ 2 – 3 m. Hình thái cơ bản của cây mít Cổ Loa được đặc trưng bởi

chiều cao cây, đường kinh tán, đường kính gốc và thường phụ thuộc vào tuổi

cây. Nhìn chung, chiều cao cây, đường kính tán và đường kính gốc có xu

hướng tăng dần và tỷ lệ thuận với năm tuổi của cây. Tuy nhiên một số cây có

chu vi thân to nhưng đường kính tán lại nhỏ, lý do cây đó được trồng trong

khuôn viên hẹp ngay sát nhà ở nên chủ hộ đã cắt tỉa bớt tán cây, một số cây

diện tích đất dưới tán không còn. Cây mít có bộ rễ ăn sâu, rễ cọc có rễ cái to

và khỏe đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên ăn nông tạo cho gốc

vững chắc. Tuy nhiên qua điều tra cây mít Cổ Loa cổ thụ chủ yếu trồng trong

khuôn viên thổ cư hoặc thổ canh nên rễ mít kém phát triển, một số cây rễ bị

chặt đứt nhường chỗ cho các công trình xây dựng. Kết quả điều tra tuổi cây

cho thấy có nhiều cây mít cổ thụ lâu đời, chủ hộ tuy đã cao tuổi nhưng vẫn trả

lời cây mít đã có từ lâu khi họ còn rất nhỏ hoặc nghe ông bà kể lại v.v..., do

đó số liệu tuổi của cây mít cổ thụ chỉ là ước đoán và lấy độ tuổi 100 năm như

cây mít nhà ông Viên, ông Hùng, ông Phùng. Tuổi cây giữa các mẫu giống

mít biến động từ 8 đến trên 100 năm, trung bình là 30,67 năm. Do được trồng

bằng hạt và không được cắt tỉa tạo hình, tạo tán nên các giống mít đều có

chiều cao cây khá cao. Chiều cao trung bình 9,08 m cây cao nhất lên đến

15m. Tán cây dao động 6,1 - 15 m trung bình 8,52 m và chu vi thân từ 55 -

285 cm trung bình là 137,2 cm. Nhìn chung, các giống sinh trưởng có chiều

cao, đường kính tán và chu vi thân chênh lệch nhiều do độ tuổi và khu vực

sinh trưởng khác nhau (Bảng 3.3).

Page 61: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

51

Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái của các mẫu giống nguồn gen mít Cổ Loa

TT Mã số cây Tuổi cây

(năm)

Cao cây

(m)

Đường

kính tán

(m)

Chu vi

thân

(cm)

1 Bách 01 70 8,00 8,45 157

2 Bách 02 60 9,00 6,5 118

3 Phượng 03 8 5,50 10,5 61

4 Viên 04 100 15,00 15 285

5 Thái 05 10 7,00 7,25 94

6 Là 06 70 12,00 9,15 150

7 Linh Quang 07 60 8,00 6,75 165

8 Linh Quang 08 50 10,00 7,2 140

9 Linh Quang 09 50 8,00 6,8 145

10 Hùng 10 100 7,00 8,5 150

11 Lụa 11 60 8,00 6,1 122

12 Lụa 12 40 9,00 6,5 117

13 Huyền 13 18 6,00 8,1 55

14 Huyền 14 50 6,00 7,8 60

15 Huyền 15 50 6,00 9,3 55

16 Tý 16 40 12,00 9 110

17 Phùng 17 100 13,00 10 220

18 An Dương Vương 18 100 10,00 10,3 175

19 An Dương Vương 19 100 12,00 9,8 180

20 An Dương Vương 20 100 10,00 7,4 165

TB 30,67 9,08 8,52 137,2

Max 100 15 15 285

Min 8 5,5 6,1 55

3.2.2. Đặc điểm hình thái lá và quả nguồn gen mít Cổ Loa

Các cá thể giống mít Cổ Loa có lá màu xanh đậm, có 4 kiểu hình dạng

phiến lá: hình trứng ngược, hình elip, elip rộng và elip hep, đi kèm 3 kiểu

Page 62: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

52

hình dạng chóp lá: nhọn, nhọn mũi, tù. Quả chính là một trong những đặc

điểm để phân biệt giữa các mẫu giống mít. Quả mít Cổ Loa có 02 dạng chính:

Dạng Elip và dạng thuôn, vỏ quả căng, độ dày vỏ quả trung bình, đi cùng hai

kiểu màu sắc quả vàng hơi xanh và vàng hơi đỏ, gai ngắn, mật độ gai thưa.

(Bảng 3.4).

Quả Mít thường ra ở thân chính xuất hiện từ gốc lên đến ngọn, một số

hình dạng quả Mít và bố trí quả trên thân cây

Bảng 3.4. Một số đặc điểm hình thái lá, quả nguồn gen Mít Cổ Loa

TT Đặc điểm Mức biểu hiện Số mẫu giống

1 Hình dạng phiến lá

Trứng ngược 5

Elip 13

Elip rộng 1

Elip hẹp 1

2 Hình dạng chóp lá

Nhọn 5

Nhọn mũi 8

Tù 7

3 Màu sắc lá Xanh đậm 20

4 Hình dạng quả Dạng trứng (ellipsoid) 13

Dạng thuôn 7

5 Độ dầy vỏ quả Trung bình 20

6 Màu vỏ quả Vàng hơi xanh 11

Vàng hơi đỏ 9

7 Mật độ gai Thưa 20

3.2.3. Các thời kỳ ra hoa, quả và chín trong năm của cây Mít Cổ Loa

Khảo sát đánh giá quá trình ra hoa quả của cây mít Cổ Loa có ý nghĩa

quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ làm tăng

năng suất quả. Thông qua việc tìm hiểu quy luật ra hoa quả cũng như động

thái ra hoa quả giữa các tháng trong năm để có các biện pháp tác động như

bón phân, phòng trừ sâu bệnh và tưới nước thích hợp, qua đó điều tiết số

lượng hoa và số quả hữu hiệu thích hợp, góp phần nâng cao năng suất, chất

Page 63: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

53

lượng và hiệu quả kinh tế cây mít Cổ Loa. Kết quả khảo sát cho thấy tất cả

các mẫu giống mít Cổ Loa tuyển chọn ban đầu có thời gian bắt đầu nở hoa từ

tháng 10 đến tháng 11, nở rộ tháng 12 - 1 và kết thúc nở hoa tháng 5 - 6. Điều

này đã cho thấy hoa của các mẫu giống mít Cổ Loa vẫn nở rải rác trong các

tháng 3, 4, 5 và 6. Vì vậy thời gian ra hoa của mít Cổ Loa được đánh giá là

kéo dài trong 8 tháng kể từ tháng 10 đến tháng 6 hàng năm. (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Thời điểm ra hoa của một số mẫu giống mít Cổ Loa

TT Mã số cây

Quá trình nở hoa

Bắt đầu nở

(Tháng)

Nở rộ

(Tháng)

Kết thúc nở

(Tháng)

1 Bách 01 11 1 6

2 Bách 02 10 12 5

3 Phượng 03 11 1 6

4 Viên 04 10 12 5

5 Thái 05 10 12 5

6 Là 06 10 12 5

7 Linh Quang 07 11 1 6

8 Linh Quang 08 10 12 5

9 Linh Quang 09 10 12 5

10 Hùng 10 10 12 5

11 Lụa 11 11 1 6

12 Lụa 12 11 1 6

13 Huyền 13 10 12 5

14 Huyền 14 11 1 6

15 Huyền 15 10 12 5

16 Tý 16 10 12 5

17 Phùng 17 10 12 5

18 An Dương Vương 18 10 12 5

19 An Dương Vương 19 11 1 6

20 An Dương Vương 20 10 12 5

Page 64: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

54

Thời điểm cho quả của cây mít cũng liên quan đến chất lượng và giá trị

của quả của Sau nở hoa 4 - 5 tháng tùy mẫu giống, quả mít Cổ Loa bắt đầu

chín. Do đó thời gian chín của mít Cổ Loa được xác định là tháng 5 - 6, chính

vụ chín rộ tháng 7 - 8 và kết thúc chín vào tháng 10 - 11 hàng năm (Bảng

3.6).

Bảng 3.6. Thời điểm quả chín của một số mẫu giống mít Cổ Loa

TT Mã số cây

Quả

Bắt đầu chín

(Tháng)

Chín rộ

(Tháng)

Kết thúc chín

(Tháng)

1 Bách 01 4 7 – 8 11

2 Bách 02 4 7 – 8 10

3 Phượng 03 4 7 11

4 Viên 04 3 7 – 8 10

5 Thái 05 3 7 10

6 Là 06 3 7 – 8 10

7 Linh Quang 07 4 7 – 8 11

8 Linh Quang 08 3 7 -8 10

9 Linh Quang 09 3 7 – 8 10

10 Hùng 10 3 7 – 8 10

11 Lụa 11 4 7 – 8 11

12 Lụa 12 4 7 – 8 11

13 Huyền 13 3 7 – 8 10

14 Huyền 14 4 7 – 8 11

15 Huyền 15 3 7 – 8 10

16 Phùng 16 3 7 – 8 10

17 Phùng 17 3 7 – 8 10

18 An Dương Vương 18 3 7 – 8 10

19 An Dương Vương 19 4 7 – 8 11

20 An Dương Vương 20 3 7 – 8 10

Page 65: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

55

3.2.4. Đặc điểm múi, hạt của cây Mít Cổ Loa

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Độ dài múi trung bình của các mẫu giống

là 6,45 cm trong đó múi dài nhất là 7,4 cm và múi ngắn nhất là 5,4 cm tương

ứng với đó là chiều rộng múi trung bình đạt 3,84 cm và chiều rộng lớn nhất là

4,8 cm chiều rộng nhỏ nhất là 3,4 cm. Về hạt mít: chiều dài hạt trung bình đạt

3,72 cm hạt dài nhất là 4 cm và hạt ngắn nhất là 3,3 cm, tương ứng chiều rộng

hạt trung bình là 2,25 cm, chiều rộng hạt lớn nhất là 2,4 cm và chiều rộng hạt

nhỏ nhất là 2 cm. (Bảng 3.7)

Bảng 3.7. Kích thước múi, hạt của một số mẫu giống mít Cổ Loa

TT Mã số cây

Múi, Hạt

Dài múi

(cm)

Rộng

múi(cm)

Dài

hạt(cm)

Rộng hạt

(cm)

1 Bách 01 6 4,1 3,8 2,4

2 Bách 02 7,4 4,6 3,4 2,1

3 Phượng 03 6,7 3,7 3,8 2,2

4 Viên 04 6 4,8 3,8 2

5 Thái 05 6,3 3,4 3,9 2,3

6 Là 06 6,2 3,8 3,8 2,2

7 Linh Quang 07 6,8 3,6 3,9 2

8 Linh Quang 08 7,2 3,6 3,7 2,4

9 Linh Quang 09 6,2 3,8 3,6 2,1

10 Hùng 10 7 4,1 4 2,4

11 Lụa 11 6,3 3,8 3,8 2,1

12 Lụa 12 6,3 3,5 3,8 2,3

13 Huyền 13 6 3,4 3,6 2,4

14 Huyền 14 6,5 4,2 3,8 2,4

15 Huyền 15 7 4 3,8 2,3

16 Tý 16 6,5 3,4 3,8 2,4

17 Phùng 17 6,3 3,7 3,3 2,2

18 An Dương Vương 18 5,4 3,8 3,5 2,3

Page 66: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

56

TT Mã số cây

Múi, Hạt

Dài múi

(cm)

Rộng

múi(cm)

Dài

hạt(cm)

Rộng hạt

(cm)

19 An Dương Vương 19 6,3 3,6 3,6 2,3

20 An Dương Vương 20 6,5 3,8 3,8 2,4

TB. 6,45 3,84 3,72 2,25

Max. 7,4 4,8 4 2,4

Min. 5,4 3,4 3,3 2

Kết quả đánh giá một số tính trạng chất lượng bằng phương pháp cảm

quan cho thấy: Múi mít Cổ Loa có màu vàng sáng, nhìn bắt mắt hơn so với

mít mật và mít dai. Mít Cổ Loa có vị ngọt, mềm, thơm nhẹ và không có nước,

múi mít mỏng, dạng xoắn. (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Các đặc điểm định tính của giống mít Cổ Loa

TT Chỉ tiêu Mức biểu hiện

1 Màu múi Vàng nhạt

2 Vị thịt quả Ngọt

3 Độ chắc thịt quả Mềm

4 Mùi thơm thịt quả Thơm nhẹ

5 Nước trong thịt quả Không có nước

6 Độ dày múi Mỏng

7 Hình dạng múi Dạng xoắn

8 Cấu trúc múi Mềm

9 Độ dày áo hạt Trung bình

10 Cấu trúc bề nặt hạt Đồng đều

11 Màu sắc áo hạt Nâu

12 Khối lượng quả (TB) 12,66 kg

13 Số lượng múi/ kg quả 97,5 múi/ kg

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá đặc điểm hình thái các mẫu giống mít

Cổ Loa, các đặc điểm chính của mẫu giống được tóm tắt như sau:

Về sinh trưởng và phát triển: Mít Cổ Loa sinh trưởng phát triển tốt, ít

Page 67: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

57

sâu bệnh. Về thời gian ra hoa đậu quả: mít Cổ Loa có thời gian ra hoa, đậu

quả vào thời điểm chính vụ, cho thu quả tập trung vào tháng 7 đến tháng 8.

Về các chỉ tiêu chất lượng quả mít và cảm quan: Múi mít Cổ Loa có ưu điểm

về màu sắc, vị ngọt, mềm, không có nước sẽ dễ sử dụng hơn, múi mít mật

nhiều nước, thịt nhão ít được ưa chuộng trên thị trường.

Một số đặc điểm cấu thành năng suất của Mít Cổ Loa phụ thuộc nhiều

vào tuổi đời của cây, tuy nhiên tại thời điểm đánh giá có một số hiện tượng

như cây cho quả nhiều, ra quả cách năm, số lượng quả/ cây lớn nhưng khối

lượng từng quả lại nhỏ. Một phần do người dân chưa chú ý tới việc cung cấp

dinh dưỡng cho cây. Khối lượng quả Mít trung bình đạt 12,66 kg có những

quả lớn đạt 18 - 20 kg, số lượng múi/ kg quả trung bình là 97,5 múi, số quả

trên cây trung bình là 45 quả, đường kính quả trung bình là 42,67 cm tương

ứng với dài quả trung bình là 55,6 cm. (Bảng 3.9)

Bảng 3.9. Một số đặc điểm cấu thành năng suất Mít Cổ Loa

tại Đông Anh, Hà Nội, 2017

TT Chỉ tiêu Mức biểu hiện

1 Khối lượng quả (TB) 12,66 kg

2 Số lượng múi/ kg quả 97,5 múi/ kg quả

3 Số quả/cây (TB) 45 quả

4 Đường kính quả (TB) 42,67 cm

5 Dài quả (TB) 55,6 cm

3.2.5. Đánh giá chất lượng quả Mít Cổ Loa

Theo kết quả đánh giá cho thấy hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết

yếu trong mít Cổ Loa nằm ở mức khá so với các giống mít khác. Kết quả

phân tích 20 mẫu giống mít được thu thập tại xã Cổ Loa, Đông Anh trong

năm 2017 cho thấy Độ Brix của các mẫu này khá cao, cao nhất là mẫu số 5

với 23,1 và thấp nhất ở mẫu số 1 với 20,35. Hàm lượng lipit thấp nhất 0,9

g/100 g đối với mẫu số 6 cao nhất là 1,46 g/100 g với mẫu số 11. Hàm lượng

Protein tổng số thấp nhất 0,95 g/100 g đối với mẫu số 5 và cao nhất là 1,69 g/

100 g đối với mẫu số 8. Hàm lượng đường tổng số thấp nhất là 14,23 g/ 100 g

Page 68: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

58

đối với mẫu số 11 và cao nhất là 15,3 g/ 100 g đối với mẫu số 5. Hàm lượng

canxi có trong mít Cổ Loa thấp nhất 27,47 mg/ 100 g đối với mẫu số 20 và

cao nhất là 30,52 mg/ 100 g đối với mẫu số 11. Hàm lượng Fe thấp nhất 5,75

mg/ 100 g đối với mẫu 7 và cao nhất là 6,74 mg/ 100 g đối với mẫu số 16.

Hàm lượng Vitamin C cao nhất là 3,72 mg/ 100 g đối với mẫu số 4 và thấp

nhất là 2,25 mg/ 100 g đối với mẫu số 18. Hàm lượng Beta Caroten thấp nhất

là 71,3 µg/ 100 g đối với mẫu số 16 và cao nhất là 84,8 µg/ 100 g đối với mẫu

số 17 (Bảng 3.10).

Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lượng các mẫu mít Cổ Loa (*)

TT

Hàm

lượng

chất khô

(Độ Brix)

Lipit,

g/100g

Protein

tổng,

g/100g

Đường

tổng số,

g/100g

Canxi,

mg/100g

Fe,

mg/100g

Vitamin C,

mg/100g

Beta

Caroten,

µg/100g

1 20,35 1,28 1,64 14,45 27,7 6,41 2,28 73,7

2 20,4 1,42 1,59 14,73 30,2 6,72 2,8 71,4

3 20,38 1,32 1,63 14,6 29,3 6,45 3,15 84,5

4 22,91 0,97 1,04 15,24 28,11 5,77 3,72 75,36

5 23,1 0,95 0,95 15,3 28,95 5,92 3,64 77,42

6 22,85 0,9 0,97 15,28 28,68 5,87 3,7 76,6

7 23,02 0,92 1,1 15,2 29,2 5,75 3,67 75,89

8 20,65 1,38 1,69 14,42 27,5 6,61 2,48 73,2

9 21,4 1,32 1,54 14,74 30,28 6,52 2,7 72,4

10 21,55 1,32 1,59 14,48 27,72 6,34 2,82 73,3

11 20,48 1,46 1,56 14,23 30,52 6,57 2,43 73,4

12 21,35 1,38 1,67 14,35 27,72 6,52 2,38 73,5

13 21,4 1,24 1,56 14,72 30,21 6,62 2,75 72,4

14 20,85 1,23 1,65 14,54 27,67 6,47 2,48 72,7

15 21,36 1,36 1,62 14,75 27,71 6,48 2,29 73,2

16 20,54 1,32 1,61 14,71 30,32 6,74 2,79 71,3

17 21,38 1,33 1,53 14,61 29,39 6,24 3,26 84,8

18 21,85 1,29 1,56 14,55 27,72 6,45 2,25 73,6

Page 69: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

59

19 20,56 1,41 1,57 14,53 30,31 6,52 2,68 72,4

20 20,74 1,38 1,61 14,4 27,47 6,42 2,84 73,8

TB 21,36 1,26 1,48 14,69 28,83 6,37 2,86 74,74

Min 20,35 0,9 0,95 14,23 27,47 5,75 2,25 71,3

Max 23,1 1,46 1,69 15,3 30,52 6,74 3,72 84,8

(*) Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm tra chất lượng Nông sản thực phẩm-

Viện Công nghệ sau thu hoạch

Kết quả phân tích cho thấy giá trị trung bình hàm lượng các chất có

trong Mít Cổ Loa cao hơn so với Mít miền Nam được phân tích cùng thời

điểm. Cụ thể: Hàm lượng chất khô (Độ Brix), Đường tổng số, g/ 100 g,

Canxi, mg/ 100 g, Vitamin C, mg/ 100 g và Beta Caroten, µg/ 100 g có trong

Mít Cổ Loa cao hơn so với giống Mít miền Nam đang có bán tại thị trường.

(Bảng 3.11).

Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu hóa sinh của mít Cổ Loa

so sánh với Mít miền Nam (giá trị trung bình)

TT Các chỉ tiêu phân tích

Mít cổ

Loa

Mít miền

Nam (*)

1 Hàm lượng chất khô (Độ Brix) 21,36 20,56

2 Lipit, g/100g 1,26 1,29

3 Protein tổng, g/100g 1,48 1,56

4 Đường tổng số, g/100g 14,69 14,55

5 Canxi, mg/100g 28,83 27,72

6 Fe, mg/100g 6,37 6,42

7 Vitamin C, mg/100g 2,86 2,25

8 Beta Caroten, µg/100g 74,74 73,6

Ghi chú: (*) tên giống ghi trong siêu thị

3.3. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ GIỐNG MÍT CỔ LOA

Trên cơ sở kết quả đánh giá phạm vi, độ biến động các đặc

điểm hình thái nông học của quần thể mít tại Cổ Loa đã xây dựng

Page 70: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

60

bảng mô tả đặc điểm đặc trưng của giống mít Cổ Loa. Bảng mô tả

tính trạng đặc trưng gồm 64 chỉ tiêu.(cụ thể trong phần Phụ lục 1).

3.4. ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN MÍT CỔ LOA BẰNG Ở MỨC

ĐỘ PHÂN TỬ.

3.4.1. Sự đa hình sản phẩm PCR khi sử dụng các chỉ thị ISSR khác

nhau trên các mẫu Mít Cổ Loa

Đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử ISSR giúp xác định sự

đa dạng di truyền trong quần thể Mít Cổ Loa cũng như sự đa dạng loài đã sử

dụng chỉ thị phân tử ISSR. Mặt khác, phương pháp này cũng góp phần phục

vụ cho công tác thu thập, phân loại đánh giá và bảo tồn nguồn gen, cũng như

cung cấp thông tin về mối quan hệ di truyền làm cơ sở cho việc chọn tạo

giống Mít Cổ Loa. Các mồi sử dụng trong nghiên cứu là 10 mồi cho chỉ thị

ISSR theo Wang et. al, 2010[44]. Đề tài đã tách chiết thành công ADN của 20

mẫu lá mít, kết quả kiểm tra ADN tổng số được thể hiện ở Hình 3.4.

Hình 3.4: Điện di ADN tổng số của 20 mẫu Mít

1: Mit1 6: Mit6 11: Mit11 16: Mit16

2: Mit2 7: Mit7 12: Mit12 17: Mit17

3: Mit3 8: Mit8 13: Mit13 18: Mit18

4: Mit4 9: Mit9 14: Mit14 19: Mit19

5: Mit5 10: Mit10 15: Mit15 20: Mit20

Khi nhân bản gen với 2 cặp mồi ISSR4, ISSR9 cho kết quả PCR không

ổn định, do đó chỉ sử dụng 8 mồi để nghiên cứu mối quan hệ di truyền của 20

mẫu mít. Kết quả điện di kiểm tra phản ứng ISSR gel agarose 2,0% của 10

mồi được phân tích chi tiết thông qua các ảnh điện di trình bày dưới đây:

Page 71: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

61

+ Mồi ISSR1

Hình 3.5. Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR1

Kết quả diện di sản phẩm PCR của 20 mẫu nghiên cứu ở Hình 3.5 cho

thấy: với mồi ISSR1 có 5 phân đoạn ADN được nhân bản ngẫu nhiên với các

kích thước (200bp, 400bp, 600bp, 800bp, 900bp) nhưng có 4 phân đoạn

(200bp; 400bp; 600bp; 800bp) cho băng vạch sáng rõ nét còn phân đoạn có

kích thước 900bp cho băng mờ hơn các phân đoạn trên. Cả 5 phân đoạn này

đều xuất hiện ở 20 mẫu nghiên cứu do đó tổng số có 100 băng vạch được tìm

thấy trên bản điện di. Vậy với mồi ISSR1 trên 20 mẫu mít nghiên cứu đều cho

sản phẩm PCR không thể hiện tính đa hình vì không tìm thấy sự sai giữa các

mẫu này.

+ Mồi ISSR2

Hình 3.6. Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR2

Hình 3.6 là kết quả diện di sản phẩm PCR của 20 mẫu nghiên cứu cho

thấy: với mồi ISSR2 có 4 phân đoạn ADN được nhân bản ngẫu nhiên với các

Page 72: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

62

kích thước (300bp, 400bp, 500bp, 900bp) đều cho băng vạch sáng rõ nét. Cả

4 phân đoạn này đều xuất hiện ở 20 mẫu nghiên cứu do đó tổng số có 80 băng

vạch được tìm thấy trên bản điện di. Như vậy với mồi ISSR2 trên 20 mẫu mít

nghiên cứu đều cho sản phẩm PCR không thể hiện tính đa hình vì không tìm

thấy sự sai giữa các mẫu này.

+ Mồi ISSR3

Hình 3.7. Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR3

Kết quả diện di sản phẩm PCR của 20 mẫu nghiên cứu qua Hình 3.7

cho thấy: Với mồi ISSR3 có 2 phân đoạn ADN được nhân bản ngẫu nhiên với

các kích thước 500bp và 600bp cho băng vạch sáng rõ nét. Cả 2 phân đoạn

này đều xuất hiện ở 20 mẫu nghiên cứu do đó 40 băng vạch được tìm thấy

trên bản điện di. Vậy với mồi ISSR1 trên 20 mẫu mít nghiên cứu đều cho sản

phẩm PCR không thể hiện tính đa hình vì không tìm thấy sự sai giữa các mẫu.

+ Mồi ISSR5

Hình 3.8. Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR5

Page 73: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

63

Kết quả diện di sản phẩm PCR của 20 mẫu mít nghiên cứu qua Hình

3.8 cho thấy: Với mồi ISSR5 có 3 phân đoạn DNA được nhân bản ngẫu nhiên

với các kích (350bp, 400bp, 500bp) nhưng phân đoạn có kích thước 350bp;

400bp cho băng sáng rõ nét còn phân đoạn có kích thước 500bp cho băng mờ

hơn. Phân đoạn có kích thước 350bp và 400bp đều xuất hiện ở cả 20 mẫu mít

nghiên cứu. Đặc biệt phân đoạn có kích thước 500bp không xuất hiện ở các

mẫu: Mit4, Mit5, Mit9, Mit10, Mit14, Mit15, Mit19 và Mit20, các mẫu mít

còn lại đều ghi nhận sự xuất hiện của phân đoạn này trên bản điện di. Vậy với

mồi ISSR5 trên 20 mẫu mít đều thể hiện tính đa hình đã ghi nhận được sự sai

khác ADN giữa các mẫu Mit4, Mit5, Mit9, Mit10, Mit14, Mit15, Mit19,

Mit20 và các mẫu còn lại.

+ Mồi ISSR6

Hình 3.9. Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR6

Kết quả diện di sản phẩm PCR của 20 mẫu nghiên cứu Hình 3.9 cho

thấy: Với mồi ISSR6 có 3 phân đoạn DNA được nhân bản ngẫu nhiên với các

kích thước 200bp, 400bp và 800bp nhưng có 1 phân đoạn có kích thước

800bp cho băng đậm và sáng rõ nét còn các phân đoạn còn lại mờ hơn. Cả 3

phân đoạn này đều xuất hiện ở 20 mẫu nghiên cứu do đó 60 băng vạch được

tìm thấy trên bản điện di. Vậy với mồi ISSR6 trên 20 mẫu mít đều không thể

hiện tính đa hình vì không tìm thấy sự sai khác ADN giữa các mẫu này.

Page 74: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

64

+ Mồi ISSR7

Hình 3.10. Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR7

Kết quả diện di sản phẩm PCR của 20 mẫu mít nghiên cứu sử dụng mồi

ISSR7 Hình 3.10 có 3 phân đoạn DNA được nhân bản ngẫu nhiên với các

kích thước 300bp, 350bp và 600bp, trong đó có 2 phân đoạn kích thước

300bp và 350bp cho băng sáng rõ nét còn phân đoạn có kích thước 600bp cho

băng mờ hơn. Cả 3 phân đoạn này đều xuất hiện ở 20 mẫu nghiên cứu, do đó

60 băng vạch được tìm thấy trên bản điện di. Vậy với mồi ISSR7 trên 20 mẫu

mít đều không thể hiện tính đa hình vì không tìm thấy sự sai khác ADN giữa

các mẫu này.

+ Mồi ISSR8

Hình 3.11. Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR8

Page 75: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

65

Kết quả diện di sản phẩm PCR của 20 mẫu nghiên cứu Hình 3.11 cho

thấy: Với mồi ISSR8 có 4 phân đoạn DNA được nhân bản ngẫu nhiên có các

kích thước (300bp, 350bp, 600bp, 700 bp), trong đó các phân đoạn có kích

thước 300bp, 350bp và 600bp cho băng sáng rõ nét, còn phân đoạn 700bp cho

băng mờ hơn. Có 3 phân đoạn kích thước gồm 300bp, 350bp, 600bp đều xuất

hiện ở cả 20 mẫu mít nghiên cứu. Đặc biệt phân đoạn có kích thước 700bp chỉ

xuất hiện ở mẫu Mit11, Mit12, Mit13, Mit14, Mit15, Mit16, Mit17, Mit18,

Mit19 và Mit20. Vậy với mồi ISSR8 trên 20 mẫu mít đều thể hiện tính đa

hình, có sự sai khác ADN giữa các mẫu Mit11, Mit12, Mit13, Mit14, Mit15,

Mit16, Mit17, Mit18, Mit19, Mit20 và các mẫu còn lại.

+ Mồi ISSR10

Hình 3.12. Hình ảnh điện di sản phẩm ISSR sử dụng mồi ISSR10

Kết quả diện di sản phẩm PCR của 20 mẫu nghiên cứu Hình 3.12 cho

thấy: Với mồi ISSR10 có 3 phân đoạn ADN được nhân bản ngẫu nhiên với

các kích thước (400bp, 500bp, 700bp) trong đó chỉ có 2 phân đoạn kích thước

400bp và 500bp cho băng sáng rõ nét, còn phân đoạn 700 bp cho băng mờ

hơn các phân đoạn trên. Phân đoạn có kích thước 400bp và 500bp đều xuất

hiện ở cả 20 mẫu mít nghiên cứu. Đặc biệt phân đoạn có kích thước 700bp chỉ

xuất hiện ở các mẫu: Mit13, Mit14, Mit15, Mit16 và Mit17. Vậy với mồi

ISSR8 trên 20 mẫu mít đều thể hiện tính đa hình, có sự sai khác ADN giữa

các mẫu Mit13, Mit14, Mit15, Mit16, Mit17 và các mẫu còn lại.

Page 76: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

66

Tổng hợp với 8 mồi ISSR tổng số băng phân tích dựa trên phần mềm

POPGENE 1.32, số phân đoạn và tỷ lệ đa hình của các phân đoạn được thể

hiện ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Tổng số băng, số phân đoạn và tỷ lệ đa hình khi sử dụng 08 mồi ISSR

Mồi

Tổng

số

băng

Số

phân

đoạn

DNA

Kích

thước

(bp)

Số

phân

đoạn

đa

hình

Số

phân

đoạn

đơn

hình

Tỷ lệ

phân

đoạn

đa

hình

(%)

Na Ne h I

ISS1 100 5 200 -

900

0 5 0 1,00 1,00 00 00

ISS2 80 4 300 -

900

0 4 0 2,00 1,00 00 00

ISS3 40 2 500 -

600

0 2 0 1,00 1,00 00 00

ISS5 52 3 350 -

500

1 2 33 2,00 1,93 0,48 0,67

ISS6 60 3 200 -

800

0 3 0 1,00 1,00 00 00

ISS7 60 3 300 -

600

0 3 0 1,00 1,00 00 00

ISS8 70 4 300 -

700

1 3 25 2,00 2,00 0,5 0,64

ISS10 45 3 400 -

700

1 2 33 3,00 2,469 0,59 0,91

Trung

bình/

mồi

63,38 3,38 200 -

900

0,38 3,00 11,38 1,625 1,375 0,197 0,308

Page 77: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

67

Ghi chú: Na: số alen quan sát được;

Ne: số alen có ý nghĩa;

h: hệ số đa dạng di truyền Nei;

I: chỉ số đa dạng di truyền Shannon

Kết quả kiểm tra thu được tổng số 27 phân đoạn được nhân lên, trong đó

có 3 phân đoạn đa hình chiếm tỷ lệ 11,2%. Các mẫu mít thu được ở Cổ Loa cho

số phân đoạn từ 2 phân đoạn đến 5 phân đoạn với tất cả các mồi ISSR nghiên

cứu. Trong số 08 mồi phân tích, mồi ISSR1 cho số phân đoạn ADN được nhân

bản nhiều nhất (5 phân đoạn) với kích thước quan sát từ 200bp – 900bp và số

phân đoạn được nhân bản ít nhất là mồi ISSR3(2 phân đoạn). Các mồi ISSR2

và ISSR8 có 4 phân đoạn, các mồi ISSR5, ISSR6, ISSR7 và ISSR10 có 3 phân

đoạn (Bảng 3.12).

Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy các mẫu mít thu được ở Cổ Loa khá

đồng nhất về di truyền, chỉ thị ISSR10 có chỉ số đa dạng di truyền theo Nei và

theo Shannon cao nhất (h=0,59 và I=0,91). Ngược lại, các chỉ thị gồm: ISSR1,

ISSR2, ISSR6 và ISSR7 có hệ số đa dạng di truyền thấp nhất với hệ số đa dạng

theo Nei là 0 và theo Shannon là 0 (Bảng 3.12). Số alen quan sát được (Na) của

quần thể cao nhất đạt 3,00 và thấp nhất là quần thể đạt 1,00. Ngoài ra, số alen

có ý nghĩa (Ne) nằm từ 1,00 đến 2,469 và thấp nhất là quần thể là 1,00. Điều

này phép nhận định quần thể mít ở Cổ Loa đa dạng di truyền thấp, quần thể ít

đa dạng di truyền rất dễ bị tổn thương do các tác động của điều kiện tự nhiên vì

vậy cần có kế hoạch bảo tồn và cải tạo nguồn gen của quần thể này.

3.4.2. Mối quan hệ di truyền giữa các cá thể trong quần thể mít Cổ Loa

Dựa trên sự xuất hiện hay không xuất hiện các phân đoạn ADN của các

mẫu mít khi điện di sản phẩm ISSR để xác định hệ số đa dạng di truyền của các

mẫu mít ở mức độ phân tử. Hệ số đa dạng di truyền cho biết mối tương quan về

mặt di truyền giữa các mẫu phân tích. Hệ số di truyền càng gần về 0 thì mức độ

tương đồng di truyền giữa các mẫu càng thấp và ngược lại, càng tiến về 1 thì

mức độ tương đồng di truyền càng cao. Số liệu thu được từ kết quả ISSR được

đưa vào xử lý bằng phần mềm NTSYSpc version 2.0 (Applied Biostatistics

Page 78: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

68

Inc., USA., 1998) để tính hệ số tương đồng di truyền và xây dựng biểu đồ quan

hệ di truyền giữa các mẫu mít. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.13 và

hình 13.

Bảng 3.13. Hệ số tương đồng di truyền của 20 mẫu mít nghiên cứu

Kết quả trình bày ở bảng 3.13 cho thấy, hệ số tương đồng di truyền của

20 mẫu mít nghiên cứu rất cao từ là 0,851 - 1. Trong đó, các nhóm mẫu (Mít1;

Mít2); (Mít3; Mít6; Mít7; Mít8), (Mít11; Mít12; Mít17), (Mít13; Mít18;

Mít16), (Mít4; Mít9; Mít10), (Mít14; Mít20; Mít19), (Mít5; Mít15) tương

đồng hoàn toàn nên có hệ có hệ số tương đồng với nhau là 1. Giữa các nhóm

mẫu có hệ số tương đồng từ 0.851 – 0,963).

Page 79: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

69

Sự tương đồng di truyền được cụ thể hóa bằng sơ đồ hình cây (hình 13)

cho thấy mối quan hệ di truyền của 20 mẫu mít nghiên cứu. Sơ đồ hình cây

cho thấy, 20 mẫu mít được chia làm hai nhóm chính:

Hình 3.13. Sơ đồ quan hệ di truyền của 20 mẫu mít nghiên cứu theo hệ số

của Jaccard và kiểu phân nhóm UPGMA.

Nhóm I: Gồm 2 mẫu là Mít5; Mít15, hai mẫu này tương đồng hoàn

toàn và có hệ số tương đồng di truyền thấp nhất với các mẫu còn lại nên

chúng tách thành nhánh riêng.

Nhóm II: 18 mẫu còn lại tập trung vào 1 nhánh lớn và chúng lại tiếp

tục phân ra thành 3 nhóm phụ

+ Nhóm phụ 1: Gồm 6 mẫu mít (Mít1; Mít2; Mít3; Mít6; Mít7; Mít8)

có hệ số di truyền sai khác với các mẫu còn lại ở nhóm 1.

+ Nhóm phụ 2: Gồm 6 mẫu mít gồm Mít11; Mít12; Mít17; Mít13;

Mít16; Mít18; có hệ số di truyền sai khác với các mẫu còn lại ở nhóm 1.

Page 80: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

70

+ Nhóm phụ 3: Gồm 6 mẫu mít là Mít4; Mít9; Mít10; Mít14; Mít20;

Mít19 có hệ số di truyền sai khác với các mẫu còn lại ở nhóm 1.

3.5. ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN GIỮA MÍT CỔ LOA VỚI

MỘT SỐ GIỐNG MÍT PHỔ BIẾN KHÁC BẰNG GIẢI TRÌNH TỰ HỆ

GEN

Để đánh giá mối quan hệ di truyền một số giống mít khu vực phía bắc,

chúng tôi tiến hành thu mẫu của 4 loại mít gồm: Mít Cổ Loa, Mít Na, Mít Đồi

và Mít Thái thuộc nhóm mít dai để tiến hành giải trình tự hệ gen sau đó so

sánh, đối chiếu với cơ sở dữ liệu trình tự ADN.

3.5.1. So sánh trình tự gen của các mẫu nghiên cứu:

Các trình tự một phần gen lục lạp có ký hiệu MCL-trnL, MD-trnL, MN-

trnL, MT-trnL, và vùng gen ITS có ký hiệu MCL-ITS, MD-ITS, MN-ITS, MT-

ITS của 04 mẫu nghiên cứu được so sánh và kết quả cho thấy trình tự của 04

mẫu này giống nhau hoàn toàn. Như vậy có thể kết luận rằng 04 mẫu MCL,

MN, MT, MD thuộc cùng một loài. Vậy không ghi nhận được sự khác biệt nào

giữa các trình tự gen lục lạp cũng như gen nhân của các mẫu nghiên cứu. Như

vậy có thể thấy các giống mít nghiên cứu có đặc điểm di truyền tương đồng ở

các gen nghiên cứu (Chi tiết trình bày ở Phụ lục 1).

3.5.2. Đối chiếu các trình tự nghiên cứu trên ngân hàng gen

Đối chiếu các trình tự nghiên cứu thu được có ký hiệu MCL-trnL, MD-

trnL, MN-trnL, MT-trnL, và có ký hiệu MCL-ITS, MD-ITS, MN-ITS, MT-

ITS của 04 mẫu nghiên cứu với cơ sở dữ liệu trình tự ADN (Genbank) bằng

chương trình BLAST cho thấy các trình tự ADN của 04 mẫu nghiên cứu đều

tương đồng 100% với một phần gen trnL của hệ gen lục lạp và 99,9% với một

phần gen ITS của hệ gen nhân từ các trình tự của loài mít có tên khoa học là

Artocarpus heterophyllus có mã hiệu genbank tương ứng với từng gen là

KU855426.1 và KU855508.1. Như vậy kết quả định loại bằng hình thái và

phân tử trùng khớp nhau (Chi tiết trình bày ở Phụ lục 1).

3.5.3. Mối quan hệ di truyền giữa các giống mít

Page 81: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

71

Nhằm xác định mối quan hệ di truyền giữa các giống mít của Việt Nam

với loài mít đã công bố trên Genbank quốc tế, nhóm nghiên cứu đã tiến hành

tìm kiếm các trình tự tương đồng của loài Artocarpus heterophyllus đã được

công bố trên Genbank để xây dựng cây phát sinh chủng loại kết quả thể hiện

ở hình dưới đây:

KU855424.1 Artocarpus heterophyllus-AD

KU855426.1 Artocarpus heterophyllus-AD

KU855423.1 Artocarpus heterophyllus-AD

AJ390376.1 Artocarpus heterophyllus-AD

KT032196.1 Artocarpus heterophyllus-TQ

MD-trnL

MN-trnL

MCL-trnL

MT-trnL

KU855450.1 Artocarpus odoratissimus

0.001

Hình 3.14. Cây phát sinh chủng loại 4 giống mít và một số loài đã công bố

Chú giải: Hình A: Hệ gen lục lạp; Hình B: Hệ gen nhân

AD: Ấn Độ; TQ: Trung Quốc

Qua Hình 14 cho thấy với một phần vùng gen lục lạp các trình tự gen của

các mẫu nghiên cứu và trình tự tham khảo trên Genbank có nguồn gốc từ Ấn

MCL-ITS MT-ITS MD-ITS MN-ITS KT002551.1 Artocarpus heterophyllus-TQ

KU855509.1 Artocarpus heterophyllus-AD

KU855508.1 Artocarpus heterophyllus-AD

KU855507.1 Artocarpus heterophyllus-AD

KU855510.1 Artocarpus heterophyllus-AD

KU855485.1 Artocarpus brevipedunculatus

63

0.005

B

A

Page 82: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

72

Độ và Trung Quốc tương đồng 100% nên trên hình ảnh cây phát sinh chủng

loại chúng tập trung cùng 1 nhánh.

Với vùng gen ITS: Đã ghi nhận được sự biến đổi của các trình tự thuộc

các mẫu mít nghiên cứu với các trình tự tham khảo trên Genbank. Các trình tự

nghiên cứu tập trung ở 1 nhánh, còn các trình tự tham khảo có nguồn gốc từ Ấn

Độ và Trung Quốc phân thành nhiều nhánh tuy nhiên sự biến đổi này không

nhiều nên các trình tự nghiên cứu và các trình tự tham khảo tập trung thành 1

nhánh lớn trên cây phát sinh chủng loại.

Page 83: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

73

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Khảo sát quần thể mít tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh cho thấy mít

được trồng phân tán, trong đó có 59 cây mít có độ tuổi trên 50 năm. Đã xây

dựng được bộ số liệu mô tả nguồn gen Mít Cổ Loa và bản mô tả đặc điểm

nông sinh học gồm 64 chỉ tiêu. Về hình thái cây Mít Cổ Loa: chiều cao trung

bình 9,08 m, tán cây dao động 6,1 – 15 m và chu vi thân trung bình là 1,37 m.

Phiến lá có 4 dạng: trứng ngược, elip, elip rộng và elip hẹp, đi kèm 3 dạng

chóp lá: nhọn, nhọn mũi và tù. Mít Cổ Loa nở hoa rải rác trong các tháng 3, 4,

5, 6 và kéo dài trong 8 tháng. Quả chín từ tháng 5, chín rộ từ tháng 7 – 8 và

kết thúc vào tháng 11. Quả gồm 2 dạng chính (elip và thuôn), độ dày vỏ quả

trung bình với màu sắc vàng hơi xanh và vàng hơi đỏ, gai ngắn, mật độ gai

thưa. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong múi Mít Cổ Loa cao hơn so với

giống mít có xuất xứ phía Nam được phân tích cùng thời điểm về: chất khô,

độ Brix, đường tổng số, Canxi, Vitamin C và Beta Caroten. Ngoài ra, múi Mít

Cổ Loa màu vàng sáng, ngọt, mềm, thơm nhẹ, dòn và không nhũn nên được

ưa chuộng trên thị trường.

Quần thể mít ở Cổ Loa có hệ số đa dạng di truyền thấp, 20 mẫu mít có

mối quan hệ di truyền rất gần gũi, chúng hầu như tập chung ở 1 nhánh chính

trên cây phát sinh chủng loại.

So sánh kết quả giải trình tự hệ gen lục lạp đoạn trnL (tRNA-Leu) và

gen nhân vùng ITS của 4 mẫu giống mít Cổ Loa, Mít Na, Mít đồi và Mít Thái

cho thấy các giống mít nghiên cứu có đặc điểm di truyền tương đồng ở các

gen đối chiếu. Đối chiếu vùng gen ITS của các giống mít Việt Nam với trình

tự tham khảo trên Genebank có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy

có sự khác nhau.

2. Đề nghị

Tiếp tục đánh giá sinh trưởng phát triển quần thể mít Cổ Loa để chọn

ra các cá thể đưa vào mô hình bảo tồn giống mít Cổ Loa. Cần tuyển chọn cây

đầu dòng để phục vụ phát triển sản xuất.

Page 84: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Haq N., 2006. Jackfruit, Artocarpus heterophyllus, Southampton Centre

for Underutilised Crops, University of Southampton, Southampton, UK.

2. Soepadmo, E. (1992) Artocarpus heterophyllus Lamk. In: Verheij,E.W.M.

and Coronel, R.E. (eds.) Plant Resources of Southeast AsiaNo.2: Edible

Fruits and Nuts. PROSEA,Wageningen, Netherlands: 86-91.

3. Lê Quý Đôn (dịch 1995), Vân Đài Loại Ngữ, NXB Văn hóa thông tin, H

1995. T3, Tr 217.

4. Vũ Công Hậu (2000), Trồng mít (Artocarpus heterophyllus )

5. Popenoe W., 1974. Manual of Tropical and Sub-tropical Fruits. Halfner

Press Co., New York: 414-419.

6. APAARI (2012). Jackfruit Improvement in the Asia-Pacific Region – A

Status Report. Asia-Pacific Association of Agricultural Research.

Institutions, Bangkok, Thailand. 182 p.

7. Baliga M. S. et al., 2011. Phytochemistry, nutritional and pharmacological

properties of Artocarpus heterophyllus Lam (jackfruit): A review . Food

Research International 44 (2011) 1800–1811.

8. USDA, 2008. National Nutrient Database for Standard Reference Legacy

Release. Nutrient Data Laboratory, ARS, USDA National Food and

Nutrient Anlaysis Program Wave 12i , 2008 Beltsville MD.

9. Azad A.K. 2000. Genetic diversity of jackfruit in Bangladesh and

development of propagation methods. Ph.D. Thesis, University of

Southampton. UK

10. R.A.S.N. Ranasinghe et al., 2019. Nutritional and Health Benefits of

Jackfruit (Artocarpus heterophyllus Lam.): A Review. Hindawi-

International Journal of Food Science Volume 2019,

https://doi.org/10.1155/2019/4327183.

11. Tiwari A. K. and A. S. Vidyarthi, 2015. Nutritional Evaluation of

Various Edible Fruit Parts of Jackfruit (Artocarpus heterophyllus) at

Different Maturity Stages. International Journal of Chemical and

Pharmaceutical Review and Research, vol. 1, pp. 21–26,

Page 85: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

75

12. Sudiyani, Y. S., Horisawa, S., Chen KeLi Doi, and Imammural, Y.(2002)

Changes in surface properties of tropical wood species exposed tothe

Indonesian climate in relation to mould colonies. Journal of

WoodScience. Springer-Verlag, Tokyo, 486:542-547.

13. Siddappa, G.S., 1957. Effect of processing trypsin inhibator in jackfruit

seed. J. Sci. Ind. Res. 16c:199-201.

14. Kabir, S.,1998. Jacalin: a jackfruit (Artocarpus heterophyllus)

seedderived lectin of versatile applications in immunological research.

J.Immn. Methods.

15. Thanh Van, Do Thi, Nguyen Thi Mui and Ledin, I., 2005. Animal

FeedScience & Technology. 118(1/2):1-17.

16. Khan, M.R., Omoloso, A.D. and Kihara, M., 2003. Antibiotic activities of

Artocarpus heterophyllus. Fitoterapia. 75(5):501-505.

17. Sato, M., Fujiwara, S., Tsuchiya, S., Fujii, H.M., Linuma, T., Tosa, H.and

Ohkawa,Y., 1996. Flavonoids with antibacterial activity against

carcinogenic bacteria. Journal of Ethnopharmacology 54(2/3):171-176.

18. Komarayati S., 1995. Development of prospect of jackfruit

plantevaluated from charcoal properties and other aspects. Journal

PenelitianHasil Hutum (Indonesia) 13(2):45-51.

19. Gunasena, H.P.M., Ariyadasa, K.P., Wikramasinghe, A., Herath,H.M.W.,

Wikramasinghe, P. and Rajakaruna, S.B. (1996) Manual ofJack

Cultivation in Sri Lanka. Forest Information Service, Forest Department:

48.

20. Purseglove J.W., 1968. Tropical crops. Dicotyledons 2. John Wiley and

Sons, Inc., New York: 384-387

21. Azad AK, Jones JG and Haq N. 2007. Assessing morphological and

isozyme variation of jackfruit (Artocarpus heterophyllus Lam.) in

Bangladesh. Agroforestry Syst. 71: 109-125

22. Samaddar H. N., 1988. Jackfruit. In: Fruit: Tropical and Subtropical.

Naya Prokash, Calcuta, India. P: 638-648.

Page 86: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

76

23. Hossain A.K.M.A. and Haq N., 2006. Jackfruit, Artocarpus heterophyllus,

Field Manual for Extension Workers and Farmers, SCUC, Southampton

University, UK.

24. Ghosh, 1996. Technical Report for Use of Underutilised Tropical fruits in

Asia Network. UTFANET, Southampton University, UK.

25. Coronel, R.E., 1983. Promising fruits of the Philippines. UPLB, Collegeof

Agriculture. Laguna, Philippines: 251-274.

26. Maiti C.S.; Wangchu L. and Sen S.K., 2003. Effect of pre-sowing

seedtreatments with different chemicals on seed germination and

seedlinggrowth of jackfruit (Artocarpus heterophyllus Lam.).

Environment and Ecology 21(2):290-292.

27. Morton, J.F., 1987. Fruits of Warm Climates. Creative Resources System,

Inc., Winterville, North Carolina, USA: 58-64

28. Yap, A.R., 1972. Cultural Directions for Philippine agricultural

crops.Fruits. BPI, Department of Agriculture, 1:137-141

29. IBPGR, 2000. Description for Jackfruit (Artocarpus heterophyllus).

International Plant Genetic Resources Institute. Rome, Italy.

30. Mitra, S.K. and Mani, D. (2000). Conservation and utilisation of genetic

resources in jackfruit (Artocarpus heterophyllus Lamk.) - A potential

underutilised fruit. Acta Hortic. 523, 229-232.

https://doi.org/10.17660/ActaHortic.2000.523.29

31. Phạm Hùng Cương, et al., 2019. Đánh giá đặc điểm nông sinh học và

chất lượng Mít Cổ Loa phục vụ khai thác phát triển nguồn gen Mít đặc

sản. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số

2(99)/2019. Tr.37-43.

32. Hội Dinh dưỡng Việt Nam (2016). Giá trị dinh dưỡng của mít.

33. Lê Khả Tường, Nguyễn Hữu Hải, Vũ Văn Tùng, Nguyễn Khắc Quỳnh.

2015. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác giống mít na tại huyện Ba Vì

thành phố Hà Nội. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần

thứ 2. Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, 2015. Trang 780-785.

34. Bùi Xuân Khôi, Mai Văn Trị, Nguyễn Văn Hùng, Phan Văn Dũng,

Nguyễn An Đệ, Châu Văn Toàn, Nguyễn Văn Thu và Chung Thị Hồng

Page 87: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

77

Thoa, 2002. Kết quả chọn lọc cây ưu tú mít ta ở miền Đông Nam bộ. Tạp

chí NN&PTNT số 9/2002. Trang 769-770.

35. Nguyễn Thị Hạnh Kết quả bình tuyển, chọn lọc cây mít ưu tú tại Tây

Nguyên. Kết quả nghiên cứu KHCN 2006-2010, Viện KHNN Việt Nam

36. Trần Văn Hâu, Trần Thị Doãn Xuân và Phạm Thanh Sang (2015). Ảnh

hưởng của liều lượng phân N-P-K-Mg đến năng suất và phẩm chất trái

mít Ba Láng hạt lép (Artocarpus heterophyllus Lam.) tại quận Cái Răng,

thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 36

(2015): 63-71.

37. Lý Thị Lẹ, 2006.Tái sinh phôi soma cây mít (Artocarpus heterophyllus

Lam). Luận văn kỹ sư công nghệ sinh học. Đại học nông lâm TP. Hồ Chí

Minh. 2006.

38. Lê Trí Nhân, Trần Thị Doãn Xuân, Trần Sỹ Hiếu và Trần Văn Hâu, 2016.

Đặc điểm ra hoa, phát triển trái và thời điểm xuất hiện hiện tượng đen xơ

mít Thái siêu sớm (Artocarpus heterophyllus Lam) tại quận Cái Răng,

thành phố Cần Thơ. Tap chí Khoa hoc Trường Đại học Cần Thơ. Số

chuyên đề: Nông nghiệp (2016) (3): 79-87.

39. Nguyễn Đức Thành, 2014. Các kỹ thuật chỉ thị DNA trong nghiên cứu và

chọn lọc thực vât. Tạp chí Sinh học, 36(3): 265-294 DOI:10.15625/0866-

7160/v36n3.5974.

40. Thái Nguyễn Diễm Hương, 2009. Nghiên cứu đặc điểm của sáu giống mít

(A. heterophyllus) và một số biện pháp canh tác cho giống mít TN1 tại

Phú Giáo, Bình Dương. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp. 2009.

41. Mai Van Tri et al., 2015. Decline of jackfruit (Artocarpus heterophyllus)

incited by Phytophthora palmivora in Vietnam. Phytopathologia

Mediterranea (2015) 54, 2, 275−280www.fupress.com/pm ISSN (print):

0031-9465© Firenze University Press ISSN (online): 1593-2095.

42. Phạm Tiến Dũng, 2008, Giáo trình Thiết kế thí nghiệm và xử lý kết quả

bằng IRRISTAT. Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội – 2008.

43. IPGRI, 2000, Descriptors for Jackfruit (Artocarpus heterophyllus).

International Plant Genetic Resources Institute, Rome, Italy.

Page 88: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

78

44. Wang X.M., Optimization of DNA isolation, ISSR-PCR system and

primers screening of genuine species of rhubarb, an important herbal

medicine in China, J. Med. Plants Res. 4 (10) (2010) 904–908.

45. Yeh F.C., Yang R.C., Boyle T., 1999. POPGENE Microsoft Windows-

Based Freeware for Population Genetic Analysis. Release 1.31, University

of Alberta, Edmonton.

46. Rohlf F.J., 1992. NTSYS-PC: Numerical taxonomy and multivariate

analysis system version 2.0. State University of New York (Stony Brook,

New York).

47. Tamura K., Dudley J., Nei M., Kumar S, 2013. MEGA6.0.6: Molecular

Evolutionary Genetics Analysis (MEGA) software version 6.0.6.

48. Hoàng Văn Khoán (2002), Cổ Loa Trung tâm hội tụ Văn minh sông

Hồng, Nxb. Thông Tin, 2002, Tr 261.

Page 89: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

79

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. BẢNG MÔ TẢ GIỐNG MÍT CỔ LOA

I. THÔNG TIN CHUNG:

1. Tên giống: Mít Cổ Loa

2. Nguồn giống: Nhân giống bằng hạt

3. Nơi trồng: xã Cổ Loa – Đông Anh - Hà Nội

4. Cơ quan mô tả:Trung tâm Tài nguyên Thực vật

II. DỮ LIỆU MÔ TẢ

1. Tuổi cây (Tree age) (năm): 8 - 100 năm

2. Sức sinh trưởng của cây: Cây cao

3. Chiều cao cây (m): 9,08 ± 2,1

4. Chu vi thân (cm): 137,2 ± 7,5

5. Bề mặt thân: Nhẵn

6. Đường kính tán: 8,52 ± 0,9

7. Hình dạng tán cây: Không đều

8. Tập tính sinh trưởng của cây:Đứng

9. Mật độ cành: Thưa

10. Kiểu phân cành: Không đều

11. Chiều dài phiến lá (cm): 14,4 ± 1,7

12. Bề rộng phiến lá (cm): 8,3 ± 0,4

13. Hình dạng phiến lá: Elip

14. Hình dạng chóp lá: Nhọn mũi

15. Hình dạng gốc lá: Nghiêng

16. Mép lá: Gợn sóng

17. Màu sắc lá: Xanh đậm

Page 90: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

80

18. Lông mặt trên lá: Nhẵn

19. Lông mặt dưới lá: Nhẵn

20. Hình dạng cuống lá: Tròn

21. Chiều dài cuống lá (mm): 21,5 ± 2,3

22. Rãnh trên cuống lá: Có

23. Góc giữa cuống lá và thân: Nhọn (< 900)

24. Thời điểm ra hoa: T11

25. Mùi hương của hoa cái: Thơm nhẹ

26. Màu chùm hoa: Xanh

27. Ra hoa lứa hai: Không

28. Vị trí chùm hoa cái: Chủ yếu là trên thân, cành cấp 1 và cành cấp 2

29. Số ngày từ khi ra quả đến khi quả chín: 160 ngày

30. Thời vụ quả chín: Chính vụ

31. Tập tính ra quả: Hàng năm

32. Vị trí mang quả: Chủ yếu trên thân, cành cấp 1, một số ít cành cấp 2

33. Tập tính mang nhóm quả: Đơn

34. Hình dạng quả: Hình Elip

35. Núm quả: Dạng lõm

36. Chiều dài quả (cm): 48,3 ± 5,2

37. Đường kính quả (cm): 25,7 ± 3,1

38. Khối lượng quả (kg): 5,2 ± 0,6

39. Độ dầy vỏ quả: Trung bình

40. Màu vỏ quả: Vàng hơi xanh

41. Bề mặt quả: Có gai

42. Hình dạng gai quả: Trung bình

Page 91: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

81

43. Mật độ gai quả: Thưa

44. Chất lượng quả: Tốt

45. Số lượng múi/ kg quả: 97 múi

46. Chiều dài múi (cm): 6,45 ± 0,7

47. Chiều rộng múi (cm): 3,84 ± 0,3

48. Độ dày múi: Mỏng

49. Hình dạng múi: Dạng xoắn

50. Sự có mặt của của sợi (xơ) trong múi: Nhiều

51. Cấu trúc múi: Mềm

52. Vị thịt quả: Ngọt

53. Độ chắc của thịt quả: Mềm

54. Mùi thơm thịt quả: Thơm

55. Nước ở thịt quả: Không có nước

56. Màu thịt quả: Vàng

57. Chiều rộng lõi quả (cm): 6,3 ± 1,3

58. Chiều dài hạt (cm): 3,72 ± 0,52

59. Chiều rộng hạt (cm): 2,25 ± 0,23

60. Hình dạng hạt: Hình bầu dục

61. Chất nhầy ở bề mặt hạt: Trung bình

62. Độ dày áo hạt: Mỏng

63. Cấu trúc bề mặt hạt: Đồng đều

64. Màu sắc áo hạt: Trắng

Page 92: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

82

PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ GIẢI TRÌNH TỰ GEN LỤC LẠP VÀ GEN

NHÂN CỦA 4 GIỐNG MÍT

Mít Cổ Loa ký hiệu: MCL

Mít đồi ký hiệu: MD

Mít Na ký hiệu: MN

Mít Thái ký hiệu: MT

1. So sánh các trình tự gen

1.1. So sánh các trình tự gen trnL (tRNA-Leu) của hệ gen lục lạp của các

mẫu nghiên cứu:

MCL-trnL ATAACTTTCA AATTCAGAGA AACCCTGGAA TTAAAAATGG GTAATCCTGA [ 50] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [ 50] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [ 50] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [ 50] MCL-trnL GCCAAATCCG GTTTTCTGAA AACAAACAAG GGTTCAGAAA GCGATAATAA [100] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [100] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [100] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [100] MCL-trnL AAAAGGATAG GTGCAGAGAC TCAATGGAAG CTGTTCTAAC AAATGGAGTT [150] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [150] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [150] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [150] MCL-trnL GGCTGCAGTG CATTAGTAAA GGAATCACTT CAGAAAGGAT GAAGAATAAA [200] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [200] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [200] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [200] MCL-trnL CGTATATACG TATACGTACT GAAATACTAT CTTCAAATGA TTAATGACAA [250] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [250] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [250] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [250] MCL-trnL CACAAATCCG TATTTCTTTT AATTTTCATT AAAAATTAAA GAATTGTTGT [300] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [300] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [300] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [300] MCL-trnL GAATCAATTA TAAGTTGAAA AAAGAATCAA ATATTCATTG ATCAAATCAT [350] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [350] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [350] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [350] MCL-trnL TTACTCCATC AAAACCTGAT AGATCTTTTG AAGAATTGAT TAATCGGACG [400] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [400] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [400] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [400] MCL-trnL AGAATAAAGA TAGAGTCCCA TTCTACATGT CAATATCGAC AACAATATGT [450] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [450]

Page 93: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

83

MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [450] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [450] MCL-trnL CAATATCGAC AACAATGAAA TTTATAGTAA GAGGAAAATC CGTCGACTTT [500] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [500] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [500] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [500] MCL-trnL AAAAATCGTG AGGGTTCAAG TCCCTCTATC CCCAAAAAGG TCCATCTGAT [550] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [550] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [550] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [550] MCL-trnL TCCCTAATTA TTTATCCTAC CCTCTCATTT CGTTAGCGGT TCAAAATTCG [600] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [600] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [600] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [600] MCL-trnL CTATCTTTCT CGTTCATTCT AATTCTACAA ACGTATCTGA GCGAAAATTT [650] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [650] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [650] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [650] MCL-trnL TTTTCTTATC ACAAGCCTTG TGATAGAGGT GAAACACGTA CAAATGAACA [700] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [700] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [700] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [700] MCL-trnL TCTTTGAGAA AGGAATCCCA ATGTTAAATT TGAATAATTA ATAATTCATT [750] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [750] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [750] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [750] MCL-trnL TTATTACTCG TACTGTACTG AAACTTACAA AGTCTTTTTT TGAAGATCCA [800] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [800] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [800] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [800] MCL-trnL AGAAATTCCA CCAGGGCTTG GATAAGACTT TCCAACTCCC CTTTCGTCTT [850] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [850] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [850] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [850] MCL-trnL TTTAATTGAC ATAGGCCCAA GTCCTCTATT AAAATGAGAA TGATGCGTAA [900] MT-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [900] MN-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [900] MD-trnL .......... .......... .......... .......... .......... [900] MCL-trnL GGAATGGT [908] MT-trnL ........ [908] MN-trnL ........ [908] MD-trnL ........ [908]

1.2. So sánh các trình tự gen ITS của hệ gen nhân của các mẫu nghiên

cứu:

MN-ITS GGATCATTGT CGAAACCTGC CCAGCAGAAA GACCCGCGAA CAGGTTTACA [ 50] MD-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [ 50] MT-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [ 50] MCL-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [ 50] MN-ITS ACACTTGGGG GCGAGGGGTG CAATGCGCCT TGAACCCCCC ATGCCGAGCG [100] MD-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [100]

Page 94: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

84

MT-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [100] MCL-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [100] MN-ITS CGTGTGGCTT TGCCATGCGT CCCCGGCCAC TAACCAACCC CGGCGCGGAA [150] MD-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [150] MT-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [150] MCL-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [150] MN-ITS TGCGTCAAGG AAACATAAAG AAACGAGCTT CTACTGTGGC CCCAGATTTG [200] MD-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [200] MT-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [200] MCL-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [200] MN-ITS GTGCCTGCTG CAGCAGATGT GTCGTGTTTC GTTAAGTCTA AAAACGACTC [250] MD-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [250] MT-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [250] MCL-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [250] MN-ITS TCGGCAACGG ATATCTCGGC TCTCGCATCG ATGAAGAACG TAGCGAAATG [300] MD-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [300] MT-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [300] MCL-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [300] MN-ITS CGATACTTGG TGTGAATTGC AGAATCCCGT GAACCATCGA GTCTTTGAAC [350] MD-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [350] MT-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [350] MCL-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [350] MN-ITS GCAAGTTGCG CCCGAAGCCA TCCGGTCGAG GGCACGTCTG CCTGGGCGTC [400] MD-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [400] MT-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [400] MCL-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [400] MN-ITS ACACACCGTT GCCCCCCTAA GTCCCTTTGA CACTATCCAT GTGGTGCATG [450] MD-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [450] MT-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [450] MCL-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [450] MN-ITS GGGACTACGA GTGGCGGATG ATGGCCTCCC GTGGGCCTTG ACTCGCGGTT [500] MD-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [500] MT-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [500] MCL-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [500] MN-ITS GGTCTAAATT TGAGTCCTCG GTCACGGTCG CCGTGGCAAT AGGTGGTCGT [550] MD-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [550] MT-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [550] MCL-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [550] MN-ITS CGATCATTCG GTGCCCTGCC ACGCGCTCCG GAAAAAAGCA TCGAGAGACT [600] MD-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [600] MT-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [600] MCL-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [600] MN-ITS TTACAAACTT GACCCCGATG CACCACAACG TAGGTGCTTC CAACGCGACC [650] MD-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [650] MT-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [650] MCL-ITS .......... .......... .......... .......... .......... [650] MN-ITS CCAGGTCAGG C [661]

Page 95: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

85

MD-ITS .......... . [661] MT-ITS .......... . [661] MCL-ITS .......... . [661]

2. Đối chiếu các trình tự nghiên cứu trên ngân hàng gen

2.1. Kết quả so sánh với trình tự MCL-trnL với Genbank bằng phần mềm

BLAST

Artocarpus heterophyllus voucher SBG6 tRNA-Leu (trnL) gene, partial

sequence; trnL-trnF intergenic spacer, complete sequence; and tRNA-Phe

(trnF) gene, partial sequence; chloroplast

Sequence ID: Length: 969Number of Matches: 1 Related Information Range 1: 30 to 937GenBankGraphicsNext MatchPrevious Match

Alignment statistics for match #1

Score Expect Identities Gaps Strand

1677 bits(908) 0.0 908/908(100%) 0/908(0%) Plus/Plus

Query 1 ATAACTTTCAAATTCAGAGAAACCCTGGAATTAAAAATGGGTAATCCTGAGCCAAATCCG 60 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 30 ATAACTTTCAAATTCAGAGAAACCCTGGAATTAAAAATGGGTAATCCTGAGCCAAATCCG 89 Query 61 GTTTTCTGAAAACAAACAAGGGTTCAGAAAGCGATAATAAAAAAGGATAGGTGCAGAGAC 120 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 90 GTTTTCTGAAAACAAACAAGGGTTCAGAAAGCGATAATAAAAAAGGATAGGTGCAGAGAC 149 Query 121 TCAATGGAAGCTGTTCTAACAAATGGAGTTGGCTGCAGTGCATTAGTAAAGGAATCACTT 180 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 150 TCAATGGAAGCTGTTCTAACAAATGGAGTTGGCTGCAGTGCATTAGTAAAGGAATCACTT 209 Query 181 CAGAAAGGATGAAGAATAAACGTATATACGTATACGTACTGAAATACTATCTTCAAATGA 240 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 210 CAGAAAGGATGAAGAATAAACGTATATACGTATACGTACTGAAATACTATCTTCAAATGA 269 Query 241 TTAATGACAACACAAATCCGTATTTCTTTTAATTTTCATTAAAAATTAAAGAATTGTTGT 300 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 270 TTAATGACAACACAAATCCGTATTTCTTTTAATTTTCATTAAAAATTAAAGAATTGTTGT 329 Query 301 GAATCAATTATAAGTTGAAAAAAGAATCAAATATTCATTGATCAAATCATTTACTCCATC 360 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 330 GAATCAATTATAAGTTGAAAAAAGAATCAAATATTCATTGATCAAATCATTTACTCCATC 389 Query 361 AAAACCTGATAGATCTTTTGAAGAATTGATTAATCGGACGAGAATAAAGATAGAGTCCCA 420 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 390 AAAACCTGATAGATCTTTTGAAGAATTGATTAATCGGACGAGAATAAAGATAGAGTCCCA 449 Query 421 TTCTACATGTCAATATCGACAACAATATGTCAATATCGACAACAATGAAATTTATAGTAA 480 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 450 TTCTACATGTCAATATCGACAACAATATGTCAATATCGACAACAATGAAATTTATAGTAA 509 Query 481 GAGGAAAATCCGTCGACTTTAAAAATCGTGAGGGTTCAAGTCCCTCTATCCCCAAAAAGG 540 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 510 GAGGAAAATCCGTCGACTTTAAAAATCGTGAGGGTTCAAGTCCCTCTATCCCCAAAAAGG 569

Page 96: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

86

Query 541 TCCATCTGATTCCCTAATTATTTATCCTACCCTCTCATTTCGTTAGCGGTTCAAAATTCG 600 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 570 TCCATCTGATTCCCTAATTATTTATCCTACCCTCTCATTTCGTTAGCGGTTCAAAATTCG 629 Query 601 CTATCTTTCTCGTTCATTCTAATTCTACAAACGTATCTGAGCGAAAAtttttttCTTATC 660 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 630 CTATCTTTCTCGTTCATTCTAATTCTACAAACGTATCTGAGCGAAAATTTTTTTCTTATC 689 Query 661 ACAAGCCTTGTGATAGAGGTGAAACACGTACAAATGAACATCTTTGAGAAAGGAATCCCA 720 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 690 ACAAGCCTTGTGATAGAGGTGAAACACGTACAAATGAACATCTTTGAGAAAGGAATCCCA 749 Query 721 ATGTTAAATTTGAATAATTAATAATTCATTTTATTACTCGTACTGTACTGAAACTTACAA 780 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 750 ATGTTAAATTTGAATAATTAATAATTCATTTTATTACTCGTACTGTACTGAAACTTACAA 809 Query 781 AGTCtttttttGAAGATCCAAGAAATTCCACCAGGGCTTGGATAAGACTTTCCAACTCCC 840 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 810 AGTCTTTTTTTGAAGATCCAAGAAATTCCACCAGGGCTTGGATAAGACTTTCCAACTCCC 869 Query 841 CTTTCGTCTTTTTAATTGACATAGGCCCAAGTCCTCTATTAAAATGAGAATGATGCGTAA 900 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 870 CTTTCGTCTTTTTAATTGACATAGGCCCAAGTCCTCTATTAAAATGAGAATGATGCGTAA 929 Query 901 GGAATGGT 908 |||||||| Sbjct 930 GGAATGGT 937

Chú giải: Một phần kết quả so sánh với trình tự MCL-trnLvới Genbank bằng

phần mềm BLAST

2.2. Kết quả so sánh với trình tự MCL-ITS với Genbank bằng phần mềm

BLAST

Artocarpus heterophyllus voucher NZ438 internal transcribed spacer 1, partial sequence; 5.8S ribosomal RNA gene, complete sequence; and internal transcribed spacer 2, partial sequence Sequence ID: KU855508.1Length: 711Number of Matches: 1 Related Information Range 1: 29 to 689GenBankGraphicsNext MatchPrevious Match

Alignment statistics for match #1

Score Expect Identities Gaps Strand

1216 bits(658) 0.0 660/661(99%) 0/661(0%) Plus/Plus

Query 1 GGATCATTGTCGAAACCTGCCCAGCAGAAAGACCCGCGAACAGGTTTACAACACTTGGGG 60 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 29 GGATCATTGTCGAAACCTGCCCAGCAGAAAGACCCGCGAACAGGTTTACAACACTTGGGG 88 Query 61 GCGAGGGGTGCAATGCGCCTTGAACCCCCCATGCCGAGCGCGTGTGGCTTTGCCATGCGT 120 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 89 GCGAGGGGTGCAATGCGCCTTGAACCCCCCATGCCGAGCGCGTGTGGCTTTGCCATGCGT 148 Query 121 CCCCGGCCACTAACCAACCCCGGCGCGGAATGCGTCAAGGAAACATAAAGAAACGAGCTT 180

Page 97: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

87

|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 149 CCCCGGCCACTAACCAACCCCGGCGCGGAATGCGTCAAGGAAACATAAAGAAACGAGCTT 208 Query 181 CTACTGTGGCCCCAGATTTGGTGCCTGCTGCAGCAGATGTGTCGTGTTTCGTTAAGTCTA 240 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 209 CTACTGTGGCCCCAGATTTGGTGCCTGCTGCAGCAGATGTGTCGTGTTTCGTTAAGTCTA 268 Query 241 AAAACGACTCTCGGCAACGGATATCTCGGCTCTCGCATCGATGAAGAACGTAGCGAAATG 300 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 269 AAAACGACTCTCGGCAACGGATATCTCGGCTCTCGCATCGATGAAGAACGTAGCGAAATG 328 Query 301 CGATACTTGGTGTGAATTGCAGAATCCCGTGAACCATCGAGTCTTTGAACGCAAGTTGCG 360 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 329 CGATACTTGGTGTGAATTGCAGAATCCCGTGAACCATCGAGTCTTTGAACGCAAGTTGCG 388 Query 361 CCCGAAGCCATCCGGTCGAGGGCACGTCTGCCTGGGCGTCACACACCGTTGCCCCCCTAA 420 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 389 CCCGAAGCCATCCGGTCGAGGGCACGTCTGCCTGGGCGTCACACACCGTTGCCCCCCTAA 448 Query 421 GTCCCTTTGACACTATCCATGTGGTGCATGGGGACTACGAGTGGCGGATGATGGCCTCCC 480 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 449 GTCCCTTTGACACTATCCATGTGGTGCATGGGGACTACGAGTGGCGGATGATGGCCTCCC 508 Query 481 GTGGGCCTTGACTCGCGGTTGGTCTAAATTTGAGTCCTCGGTCACGGTCGCCGTGGCAAT 540 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 509 GTGGGCCTTGACTCGCGGTTGGTCTAAATTTGAGTCCTCGGTCACGGTCGCCGTGGCAAT 568 Query 541 AGGTGGTCGTCGATCATTCGGTGCCCTGCCACGCGCTCCGGAAAAAAGCATCGAGAGACT 600 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| ||||||||||||||||| Sbjct 569 AGGTGGTCGTCGATCATTCGGTGCCCTGCCACGCGCTCCGGACAAAAGCATCGAGAGACT 628 Query 601 TTACAAACTTGACCCCGATGCACCACAACGTAGGTGCTTCCAACGCGACCCCAGGTCAGG 660 |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| Sbjct 629 TTACAAACTTGACCCCGATGCACCACAACGTAGGTGCTTCCAACGCGACCCCAGGTCAGG 688 Query 661 C 661 | Sbjct 689 C 689

Chú giải: Một phần kết quả so sánh với trình tựMCL-ITSvới Genbank bằng

phần mềm BLAST

Page 98: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

88

PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MÍT CỔ LOA

Dạng thuôn Dạng Elip

Hình 3.1. Đặc điểm quả của mít Cổ Loa tại xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội

Page 99: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GIỐNG MÍT CỔ LOA …

89

Hình 3.2. Đặc điểm hoa điển hình của giống Mít Cổ Loa

Hình 3.3. Đặc trưng màu sắc múi và tỷ lệ phần ăn được

của giống Mít Cổ Loa