25
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG ThS.BS Nguyễn Đình Thoại BỆNH VIỆN NHI QUẢNG NAM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

ThS.BS Nguyễn Đình Thoại

BỆNH VIỆN NHI QUẢNG NAM

Page 2: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm có

thể gây dịch, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh có

thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não,

viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không

được phát hiện và điều trị kịp thời.

Dù bệnh TCM diễn biến phức tạp, thu hút sự quan tâm,

chỉ đạo phòng chống dịch của Chính phủ, Bộ Y Tế, các

ngành cũng sự lo lắng của người dân; tuy nhiên tại

Quảng Nam, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên

cứu khoa học nào về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài này là cần thiết.

Page 3: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

Xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh

TCM tại Bệnh viện Nhi Quảng Nam trong năm 2012.

Mục tiêu nghiên cứu:

Page 4: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Gồm 823 bệnh nhân dưới 15 tuổi mắc bệnh TCM đã được

điều trị tại Bệnh viện Nhi Quảng Nam, từ tháng 01/2012

đến tháng 12/2012.

Tiêu chuẩn chẩn đoán trên lâm sàng: Theo hướng dẫn chẩn

đoán lâm sàng của Bộ y tế năm 2012.

Tiêu chuẩn chọn mẫu: Theo tiêu chuẩn chẩn đoán.

Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân ở lứa tuổi sơ sinh, bệnh

nhân chuyển tuyến trên, bệnh nhân có bệnh lý mạn tính hay

các bệnh khác kèm theo.

Page 5: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

• Thu thập số liệu: Hồi cứu tất cả hồ sơ bệnh án

trong năm 2012, nghiên cứu theo bệnh án mẫu đã

soạn sẵn.

• Phân tích số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm Epi

info 2002 từ bệnh án mẫu.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Page 6: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

• Giới tính:

Tỷ lệ nam/nữ là: 1,61/1. Sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê với p<0,01. Kết quả này khác hẳn so với nghiên cứu

của Bệnh viện Nhi Cần Thơ với tỷ lệ nam/nữ là 1,1/1

62%

38% Nam

Nữ

Page 7: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

Tuổi Số BN Tỷ lệ % Tỷ lệ %

cộng dồn

1 - 12 tháng 165 20 20

12 - 36 tháng 514 62,5 82,5

36 - 72 tháng 112 13,6 96,1

72 th - 5 tuổi 32 3,9 100

Tổng Số 823 100 100

•Tuổi của bệnh nhi

Page 8: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

Nhận xét: Đa số trẻ ở độ tuổi dưới 36 tháng, chiếm

82,5%. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so

với Bệnh viện Nhi Cần Thơ là 90,5% và Bệnh viện Nhi

đồng 1 là 91% . Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với

p<0,05.

Page 9: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

•Tháng vào viện

0

20

40

60

80

100

120

140

160

T1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Page 10: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

Nhận xét: Trong năm 2012, số bệnh nhân vào viện

tập trung nhiều vào tháng 3 và tháng 4, chiếm tỷ lệ 34,2%.

Điều này phù hợp với nhận định của Bộ y tế rằng: tại các

tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời

điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12

hằng năm.

Page 11: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

Lý do nhập viện Số BN (n) Tỷ lệ %

Sốt 182 22,1

Sang thương ở da 174 21,1

Sang thương ở niêm mạc 52 6,3

Sang thương ở da + niêm mạc 59 7,2

Sốt + Sang thương ở da 263 32

Sốt + Sang thương ở da + niêm

mạc

93 11,3

Tổng số 823 100

Đặc điểm lâm sàng•Lý do nhập viện

Page 12: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

Nhận xét: Lý do nhập viện thể hiện nỗi lo lắng của

bố mẹ khi có dịch TCM xảy ra. Trong 823 bệnh nhân,

chúng tôi ghi nhận lý do sốt + sang thương ở da chiếm cao

nhất 32%, sốt 22,1% và sang thương ở da chiếm 21,1%.

Lý do nhập viện khác nhau tuỳ theo độ nặng nhẹ của

bệnh, ở nghiên cứu này, chúng tôi không gặp trường hợp

nào có lý do nhập viện khác như: khó thở, suy tuần hoàn,

co giật…Điều này có lẽ do tất cả các trường hợp TCM ở

bệnh viện chúng tôi đều ở mức độ nhẹ, dưới độ 3.

Page 13: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

Triệu chứng sốt Số BN Tỷ lệ %

Sốt < 39 °C + ≤ 2 ngày 90 10,9

Sốt < 39 °C + > 2 ngày 35 4,3

Sốt ≥ 39 °C + ≤ 2 ngày 105 12,8

Sốt ≥ 39 °C + > 2 ngày 97 11,8

Không sốt 496 60,3

Tổng số 823 100

•Triệu chứng sốt

Page 14: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

Nhận xét: Triệu chứng sốt chiếm 39,7%, sốt cao trên

39°C chiếm 24%. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến,

triệu chứng sốt chiếm 61,14%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

với p< 0,001. Theo Trần Đỗ Hùng, triệu chứng sốt chiếm tỷ lệ

khá cao, 93,5% và trẻ bệnh TCM độ 3 có tỷ lệ sốt > 39°C cao

hơn hẳn so với nhóm độ 1 và 2. Ở nghiên cứu của chúng tôi, đa

số trẻ mắc bệnh độ 1, điều này lý giải triệu chứng sốt và sốt cao

của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu khác. Sốt là mốc

thời gian đáng tin cậy để theo dõi diễn biến bệnh. Trẻ bệnh

thường bị biến chứng thần kinh vào ngày thứ 2, biến chứng hô

hấp tuần hoàn vào ngày thứ 3 của sốt.

Page 15: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

•Sang thƣơng da, niêm mạc

Sang thƣơng Số BN Tỉ lệ (%)

Da 217 26,4

Niêm mạc 169 20,5

Cả hai 437 53,1

Tổng số 823 100

Page 16: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân đều có sang thương ở

cả da và niêm mạc, chiếm tỷ lệ 53,1%, sang thương chỉ ở

da chiếm 26,4%, ở niêm mạc 20,5%. Theo Nguyễn Thị

Kim Tiến, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân và vùng

quanh hậu môn chiếm 48,29% số bệnh nhân; trong khi đó,

theo Trần Đỗ Hùng thì sang thương ở da chỉ ghi nhận ở

1,3% số trẻ, và sang thương ở cả da và niêm mạc là

54,5%.

Sự khác biệt về sang thương da, niêm mạc ở các

nghiên cứu có thể do tần suất phân bố độ nặng của bệnh ở

các nghiên cứu này khác nhau.

Page 17: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

•Triệu chứng giật mình

Triệu chứng giật

mình

Số BN Tỉ lệ (%)

< 2 lần/30 phút 94 11,4

≥ 2 lần / 30 phút 20 2,4

Không có 693 84,2

Giật mình lúc khám 16 1,9

Tổng số 823 100

Page 18: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

Nhận xét: Hầu hết bệnh nhi đều không có giật mình,

chiếm 84,2%. Số trẻ có tần suất cơn giật mình ≥2 lần / 30

phút chỉ chiếm 2,4%, và giật mình được ghi nhận lúc

khám chiếm 1,9%. Tỷ lệ trẻ giật mình thấp hơn so với

nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến là 22,29%, sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Theo nghiên cứu của

Trần Đỗ Hùng, tỷ lệ trẻ có triệu chứng giật mình chiếm

khá cao 33,5%.

Page 19: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

•Phân độ

Phân độ bệnh nhân Số BN Tỉ lệ (%)

Độ 1 613 74,5

Độ 2a 174 21,1

Độ 2b 36 4,4

Độ 3 0 0

Tổng số 823 100

Page 20: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

Nhận xét: Đa số trẻ mắc bệnh độ 1 và độ 2a, chiếm

tỷ lệ 74,5% và 21,1%, không có trẻ mắc bệnh độ 3. Điều

này khác biệt rõ so với nhiên cứu của Trần Đỗ Hùng, tỷ lệ

độ 1 là 32,5% và độ 2 chiếm 66,5%. Lý do có thể là năm

2012, bệnh TCM tại Quảng Nam có lẽ nhẹ hơn.

Page 21: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

• Số lƣợng bạch cầu trong máu ngoại vi

Số lƣợng bạch cầu Số BN Tỷ lệ (%)

Bình thường 369 44,8

Tăng 453 55

Giảm 1 0,2

Tổng số 823 100

Page 22: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

Nhận xét: Tỷ lệ bạch cầu tăng chiếm khá cao, 55%;

trong khi đó, theo nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng, tỷ lệ

bạch cầu cao chiếm 35,5% (3). Sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê với p<0,01. Bạch cầu máu tăng cao có thể do bội

nhiễm ở các vết loét.

Page 23: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

• Phân bố theo CRP

CRP Số BN Tỷ lệ (%)

Dương tính 323 39,2

Âm tính 463 56,3

Không làm 37 4,5

Tổng số 823 100

Nhận xét: Tỷ lệ CRP dương tính chiếm 39,2%, một tỷ lệ

khá cao đối với bệnh nhiễm virus.

Page 24: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

KẾT LUẬN

Qua hồi cứu 823 bệnh nhân TCM được điều trị tai Bệnh viện

nhi Quảng Nam trong năm 2012, chúng tôi rút ra một số kết

luận sau:

Tỷ lệ nam/nữ là: 1,61/1;

Độ tuổi dưới 36 tháng chiếm 82,5%;

Trẻ từ huyện Thăng bình chiếm tỷ lệ cao nhất, 34,1%;

Bệnh nhân nhập viện nhiều vào tháng 3,4 của năm;

Lý do vào viện là sốt + sang thương ở da chiếm 32%;

Triệu chứng sốt chiếm 39,7%;

Sang thương chủ yếu ở cả da và niêm mạc, chiếm 53,1%;

84,2% bệnh nhân không có triệu chứng giật mình;

Đa số trẻ mắc bệnh độ 1 và độ 2a;

Tỷ lệ bạch cầu máu tăng chiếm khá cao.

Page 25: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH ...dl.nhidong.org.vn/Documents/2014/HoiNghiNhiKhoa2014/Bai... · 2014-09-15 · nghiÊn cỨu

III/ ĐB dự HN CCVC bệnh viện

XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ LẮNG NGHE CỦA QUÝ VỊ