39
288 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THỐNG KÊ QUỐC GIA VIỆT NAM Cấp đề tài: Thời gian nghiên cứu: Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2013 Viện Khoa học Thống kê Ths. Nguyễn Văn Đoàn MỞ ĐẦU Luật Thống kê ra đời vào cuối năm 2003, có hiệu lực từ đầu năm 2004, trải qua gần 10 năm đƣợc áp dụng, Luật Thống kê đã đi vào đời sống thực, ít nhất là đối với những ngƣời làm công tác thống kê. Tuy nhiên, Luật Thống kê cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần đƣợc sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và môi trƣờng pháp lý chung hiện nay. Một trong những nội dung sửa đổi đang đƣợc nghiên cứu là “Bổ sung các quy định liên quan đến cơ chế điều phối công tác thống kê và thông tin thống kê quốc gia”. Đồng thời việc phối hợp, trao đổi, chia sẻ và kết nối thông tin giữa Hệ thống thống kê tập trung với các Bộ, ngành, địa phƣơng là một trong các hoạt động lớn và hết sức quan trọng của Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến 2030. Thực hiện tốt hoạt động này, không chỉ tiết kiệm kinh phí cho các hoạt động thống kê nói chung, tiết kiệm chi phí cho khâu thu thập dữ liệu, giảm gánh nặng cho các đối tƣợng trả lời, mà còn nâng cao chất lƣợng số liệu thống kê Việt Nam. Hội đồng Thống kê quốc gia là một trong các công cụ giúp thực hiện công tác phối hợp các hoạt động thống kê giữa Hệ thống thống kê tập trung với các Bộ, ngành, địa phƣơng; và giữa các Bộ, ngành, địa phƣơng với nhau một cách hiệu quả. Đến nay, trên thế giới đã có gần 100 quốc gia đã thành lập Hội đồng Thống kê quốc gia để thực hiện nhiệm vụ tƣ vấn, phối hợp các hoạt ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.2.3-CS13

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

288

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ

XÂY DỰNG ĐỀ ÁN THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THỐNG KÊ

QUỐC GIA VIỆT NAM

Cấp đề tài:

Thời gian nghiên cứu:

Đơn vị thực hiện:

Chủ nhiệm:

Cơ sở

2013

Viện Khoa học Thống kê

Ths. Nguyễn Văn Đoàn

MỞ ĐẦU

Luật Thống kê ra đời vào cuối năm 2003, có hiệu lực từ đầu năm 2004,

trải qua gần 10 năm đƣợc áp dụng, Luật Thống kê đã đi vào đời sống thực, ít

nhất là đối với những ngƣời làm công tác thống kê. Tuy nhiên, Luật Thống

kê cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần đƣợc sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh để

phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và môi trƣờng pháp lý chung hiện nay. Một

trong những nội dung sửa đổi đang đƣợc nghiên cứu là “Bổ sung các quy

định liên quan đến cơ chế điều phối công tác thống kê và thông tin thống kê

quốc gia”. Đồng thời việc phối hợp, trao đổi, chia sẻ và kết nối thông tin giữa

Hệ thống thống kê tập trung với các Bộ, ngành, địa phƣơng là một trong các

hoạt động lớn và hết sức quan trọng của Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt

Nam giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến 2030. Thực hiện tốt hoạt động này,

không chỉ tiết kiệm kinh phí cho các hoạt động thống kê nói chung, tiết kiệm

chi phí cho khâu thu thập dữ liệu, giảm gánh nặng cho các đối tƣợng trả lời,

mà còn nâng cao chất lƣợng số liệu thống kê Việt Nam.

Hội đồng Thống kê quốc gia là một trong các công cụ giúp thực hiện

công tác phối hợp các hoạt động thống kê giữa Hệ thống thống kê tập trung

với các Bộ, ngành, địa phƣơng; và giữa các Bộ, ngành, địa phƣơng với nhau

một cách hiệu quả. Đến nay, trên thế giới đã có gần 100 quốc gia đã thành lập

Hội đồng Thống kê quốc gia để thực hiện nhiệm vụ tƣ vấn, phối hợp các hoạt

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.2.3-CS13

Page 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

289

động thống kê của quốc gia. Đây không chỉ là kinh nghiệm tốt cho Thống kê

Việt Nam, mà còn là nhu cầu và đòi hỏi hội nhập cộng đồng thống kê quốc tế

của Việt Nam.

Tuy nhiên, thành lập Hội đồng Thống kê quốc gia vẫn chƣa có sự đồng

thuận cao. Nhằm xây dựng sự hiểu biết chung của các cơ quan, tổ chức và cá

nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí đề tài: Nghiên

cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng đề án thành lập Hội

đồng Thống kê quốc gia”. Ban Chủ nhiệm đề tài đã khẩn trƣơng triển khai

nghiên cứu và đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu đặt ra.

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài, gồm 3 chƣơng: Chƣơng

I: Cơ sở lý luận thành lập HĐTKQG; Chƣơng II: Cơ sở thực tiễn thành lập

HĐTKQG; Chƣơng III: Đề xuất mô hình Hội đồng Thống kê quốc gia của

Việt Nam.

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN THÀNH LẬP HĐTKQG

I. Một số vấn đề cơ bản về điều phối, phối hợp, tƣ vấn

1. Một số khái niệm liên quan đến điều phối, phối hợp, tƣ vấn

Khái niệm về điều phối: Điều phối là (i) Điều động và phân phối, ví dụ:

Điều phối sức lao động; ii) Chỉ huy, điều hành chung toàn bộ quá trình sản

xuất để cho có sự ăn ý, nhịp nhàng giữa các khâu (Đại từ điển tiếng Việt,

NXB Đại học QG HCM, 2007). Nhƣ vậy, điều phối các hoạt động thống kê

là chỉ đạo, điều hành, phân công thực hiện các hoạt động thống kê của toàn

bộ hệ thống thống kê Việt Nam.

Khái niệm về phối hợp: Phối hợp là “khả năng thúc đẩy các thành phần

khác nhau của một bộ phận hoạt động suôn sẻ và đồng thời”. Phối hợp các

hoạt động thống kê cần tạo ra đƣợc một cộng đồng những nhà hoạch định

chính sách, những nhà sản xuất số liệu, sử dụng số liệu và cung cấp số liệu.

Những ngƣời này sẽ là những ngƣời biết đánh giá cao tầm quan trọng của số

liệu thống kê đối với công tác ra quyết định dựa trên kết quả của Đảng, Nhà

nƣớc và khu vực tƣ nhân. Để có thể đạt đƣợc điều này, Phối hợp thống kê

nhằm mục đích cải tiến quá trình sản xuất, phổ biến và sử dụng số liệu

thống kê trong hệ thống thống kê Việt Nam. Vì vậy, cần cải thiện các điều

kiện để tạo thuận lợi cho phối hợp thống kê ở TCTK, bộ ngành, các tỉnh và

các quận huyện.

Page 3: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

290

Khái niệm về tƣ vấn: Có nhiều khái niệm khác nhau về tƣ vấn. Chẳng

hạn, Từ điển tiếng Việt: “Phát biểu ý kiến về những vấn đề đƣợc hỏi đến,

nhƣng không có quyền quyết định”. Từ điển tiếng Anh giải nghĩa

chữ consultation là “The act, process of consulting” nghĩa là “Hành động, quá

trình tƣ vấn”. Trong Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg đƣa ra định nghĩa tƣ

vấn “Tƣ vấn là hoạt động trợ giúp về tri thức, kinh nghiệm, cung cấp thông

tin, tƣ liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị trong việc đề

xuất, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt dự án”. Tài liệu này đã đề cập đến

2 loại tƣ vấn: (i) Tƣ vấn nội bộ là ngƣời tƣ vấn ở trong cùng một tổ chức với

ngƣời sử dụng tƣ vấn, họ có mặt thƣờng xuyên, không có hợp đồng tƣ vấn:

các yêu cầu, điều kiện và đầu ra đƣợc xác định đại khái. Trong trƣờng hợp tƣ

vấn nội bộ, ngƣời tƣ vấn còn phải làm nhiều việc khác, chịu nhiều sức ép,

không thể và không cần toàn tâm toàn ý; (ii) Tƣ vấn độc lập là ngƣời ở ngoài

tổ chức, có mặt có thời hạn, có hợp đồng tƣ vấn chặt chẽ. Những ngƣời làm

tƣ vấn độc lập chỉ có nghĩa vụ hoàn thành hợp đồng, toàn tâm, toàn ý cho

công việc.

Khái niệm về hội đồng: Hội đồng là tổ chức những ngƣời đƣợc bầu hoặc

đƣợc chỉ định để họp bàn và quyết định những việc nhất định nào đó. Ví dụ:

Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực; Hội đồng Tiền lƣơng

Quốc gia; Hội đồng Quốc gia phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh

tranh; Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia; Hội đồng Tƣ

vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia; Hội đồng Quốc gia về bảo hộ

lao động; Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nƣớc. Hội đồng Thống kê quốc

gia cũng sẽ đƣợc thành lập và hoạt động tƣơng tự nhƣ các hội đồng kể trên.

Trên cơ sở các khái niệm nói trên, Đề tài đƣa ra khái niệm về Hội đồng

thống kê quốc gia nhƣ sau: Hội đồng Thống kê quốc gia là tổ chức những

ngƣời đƣợc bầu hoặc đƣợc chỉ định để họp bàn và đƣa ra những đề xuất về

các hoạt thống kê quan trọng.

2. Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp

liên ngành

Tại Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 03 năm 2007 của

Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập tổ chức phối hợp

liên ngành. Theo đó, Quy chế này quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt

động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ

tƣớng Chính phủ. Tổ chức phối hợp liên ngành đƣợc tổ chức dƣới các hình

Page 4: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

291

thức: Hội đồng, Ủy ban, Ban Chỉ đạo, Ban công tác. Tổ chức liên ngành thực

hiện chức năng phối hợp liên ngành giúp Thủ tƣớng Chính phủ nghiên cứu,

chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành. Quy chế

này cũng qui định nguyên tắc tổ chức và hoạt động, điều kiện thành lập,

nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức phối hợp liên ngành (Hội đồng, Ủy ban,

Ban Chỉ đạo, Ban công tác).

II. Các khuyến nghị quốc tế về điều phối, phối hợp, tƣ vấn thống kê

1. Nền tảng của một cơ quan thống kê

Sổ tay Tổ chức thống kê của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc đã chỉ rõ

giá trị nền tảng của một cơ quan thống kê là: Tính độc lập; phù hợp; và độ tin

cậy cũng như sự tôn trọng quyền của người cung cấp thông tin. Muốn đạt

đƣợc các giá trị nền tảng này, hệ thống thống kê quốc gia phải phối hợp hiệu

lực và hiệu quả giữa các cơ quan trong hệ thống và ngoài hệ thống thống kê

để tránh chồng chéo, thu thập lại dữ liệu. Các công cụ phối hợp hiệu lực và

hiệu quả các hoạt động thống kê, bao gồm: 1) Động lực của công tác phối

hợp; 2) Hội đồng Thống kê quốc gia; 3) Quản lý kinh phí cho các hoạt động

thống kê; 4) Bố trí nhân sự. Nội dung chi tiết của từng công cụ phối hợp sẽ

đƣợc trình bầy dƣới đây.

2. Hội đồng Thống kê quốc gia

Công tác phối hợp sẽ rất phát huy tác dụng khi có đƣợc một hội đồng

thống kê quốc gia. Các quốc gia chƣa từng có hội đồng nhƣ vậy nhƣng tin

rằng sự có mặt của Hội đồng sẽ rất cần thiết nên tận dụng bất kỳ một cơ hội

nào để thành lập Hội đồng này. Thí dụ nhƣ nếu có đƣợc một nhân vật có ảnh

hƣởng về mặt chính trị và có uy tín cao làm chủ tịch của Hội đồng này một

cách lâu dài sẽ giúp thành lập đƣợc Hội đồng và Hội đồng sẽ rất có quyền

lực. Cơ quan thống kê trung ƣơng hoặc ngƣời đứng đầu cơ quan thống kê nên

có vai trò đƣơng nhiên trong hội đồng để nâng cao tầm ảnh hƣởng của cơ

quan trong các buổi thảo luận về công tác phối hợp. “…Cho dù mức độ tập

trung của hình thức tổ chức của hệ thống thống kê thế nào đi nữa thì hội

đồng/ủy ban thống kê quốc gia, bao gồm đại diện của khu vực tƣ nhân, các

trƣờng đại học và chính phủ, có thể đƣợc thành lập ở cấp cao nhất cấu trúc ủy

ban bên ngoài hoặc độc lập với cơ quan thống kê… Hội đồng phối hợp ở cấp

cao nhất đƣợc xem nhƣ là công cụ hƣớng dẫn và bảo vệ cho hệ thống thống

kê, nhƣng chủ yếu có liên quan đến việc đƣa ra các giải pháp cho các vấn đề

Page 5: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

292

chung. Lợi ích mang lại có xứng với chi phí bỏ ra hay không dƣờng nhƣ phụ

thuộc rất lớn vào điều kiện của từng quốc gia, kể cả tình hình chính trị của

quốc gia đó”11

Vai trò của các hội đồng có thể khác nhau, nhƣng khi xem xét đến chức

năng và trách nhiệm của các hội đồng và khi mối quan hệ của các hội đồng

với cơ quan thống kê cũng nhƣ các cán bộ cấp cao của cơ quan thống kê đang

ngày càng phát triển, ta có thể nói nhƣ sau về các hội đồng:

- Có thể sử dụng hội đồng thống kê quốc gia để bảo vệ cho cơ quan

thống kê. Hội đồng này ra đời để bảo vệ cho cơ quan thống kê khỏi các công

kích mà cơ quan thống kê không thể phản ứng lại do cơ quan này là một cơ

quan nhà nƣớc.

- Hội đồng có thể đảm nhiệm vai trò là cơ quan đảm bảo các giá trị nền

tảng, chẳng hạn nhƣ bảo đảm tính bảo mật thông tin cá nhân.

- Trong phạm vi nguồn lực hiện có, Hội đồng là ngƣời đảm bảo tối

cao giúp chƣơng trình thống kê, đƣợc TCT xác định và đƣợc thể chế hóa

bởi cơ quan thống kê, duy trì đƣợc sự cân bằng giữa các yêu cầu khác

nhau đối với số liệu thống kê, bao gồm số liệu thống kê kinh tế, môi

trƣờng và xã hội; các số liệu chi tiết cho cấp vùng và quốc gia; độ tin cậy

và tính kịp thời của số liệu.

- Hội đồng là đối tƣợng mà Bộ trƣởng có thể chọn nếu Bộ trƣởng muốn

ý kiến chuyên môn của TCT đƣợc kiểm chứng bởi ý kiến không thiên vị của

một nhóm các chuyên gia.

- Hội đồng là một bộ phận tƣ vấn cho Bộ trƣởng và giúp bộ trƣởng trong

công tác quản lý nếu xảy ra trƣờng hợp bất đồng chính kiến giữa Bộ trƣởng

và TCT.

- Hoạt động của Hội đồng cũng sẽ ghi chép lại ý kiến về các kết quả đầu

ra của cơ quan thống kê.

Tóm lại: Cơ quan Thống kê của Liên hợp quốc là cơ quan chủ đạo về

phƣơng pháp luận thống kê. Cơ quan này đã biên soạn nhiều tài liệu có tính

chất tổng kết và đƣa ra các khuyến nghị cho cơ quan thống kê quốc gia của

các nƣớc áp dụng. Theo đó, cuốn Sổ tay tổ chức thống kê đƣợc tái bản nhiều

11

Sổ tay năm 1980, các trang 12-13.

Page 6: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

293

lần, lần gần đây nhất đƣợc tái bản năm 2003. Nội dung cuốn sách này đề cập

đến các vấn đề chủ yếu của tổ chức thống kê quốc gia, trong đó các nội dung

về Hội đồng Thống kê quốc gia. Các nội dung này vừa là cơ sở lý luận, đồng

thời vừa là cơ sở thực tiễn cho việc thành lập Hội đồng Thống kê quốc gia

Việt Nam.

CHƢƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN THÀNH LẬP HĐTKQG

I. Kinh nghiệm trong nƣớc về thành lập và hoạt động của Hội đồng

quốc gia

1. Tổng quan chung về các hội đồng quốc gia ở nƣớc ta

Theo số liệu chƣa đầy đủ, hiện nay có khoảng gần 40 hội đồng quốc gia

đã đƣợc thành lập và đang hoạt động ở nƣớc ta, nhƣ: Hội đồng Quốc gia Giáo

dục và phát triển nhân lực; Hội đồng Tiền lƣơng Quốc gia; Hội đồng Quốc

gia phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh; Hội đồng Chính

sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia; Hội đồng Tƣ vấn chính sách tài

chính, tiền tệ Quốc gia; Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động; Hội đồng

Quốc gia về tài nguyên nƣớc (xem Bảng 1). Các hội đồng này đƣợc điều

chỉnh theo Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên

ngành đƣợc ban hành tại Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12/3/2007 của

Thủ tƣớng Chính phủ.

Điều kiện thành lập hội đồng quốc gia: Theo quy định của luật, nghị

quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội,

quyết định của Chủ tịch nƣớc, nghị quyết, nghị định của Chính phủ (Điều 5).

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội đồng: Không thực hiện chức

năng quản lý nhà nƣớc, không có con dấu hình quốc huy riêng, trừ trƣờng

hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ.

Chức năng của hội đồng nói trên là giúp Thủ tƣớng Chính phủ nghiên

cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành

(Điều 3, QĐ 34).

Nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng: 1) Nghiên cứu, đề xuất với Thủ

tƣớng Chính phủ phƣơng hƣớng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan

trọng, liên ngành; 2) Giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp

giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc giải

Page 7: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

294

quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành; 3) Giúp Thủ tƣớng Chính phủ

đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực

hiện những vấn đề quan trọng, liên ngành (Điều 6).

Ngƣời đứng đầu hội đồng: Căn cứ vào tính chất, nội dung của nhiệm vụ

cần đƣợc giải quyết, Thủ tƣớng Chính phủ quyết định là ngƣời đứng đầu tổ

chức phối hợp liên ngành khi xét thấy thật sự cần thiết hoặc phân công Phó

Thủ tƣớng Chính phủ. Đối với các trƣờng hợp khác, Bộ trƣởng, Thủ trƣởng

cơ quan ngang Bộ là ngƣời đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành (Điều 4).

Hội đồng do Thủ tƣớng Chính phủ, Phó Thủ tƣớng Chính phủ đứng đầu,

thành phần hội đồng bao gồm: a) Cấp phó là Thủ trƣởng cơ quan đƣợc giao

làm nhiệm vụ thƣờng trực tổ chức phối hợp liên ngành; b) Ủy viên đại diện

các cơ quan, tổ chức có liên quan là cấp thứ trƣởng trở lên.

Hội đồng do Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu, thành

phần hội đồng bao gồm: a) Một hoặc một số cấp phó, trong đó có một cấp

phó là Phó Thủ trƣởng cơ quan đƣợc giao làm nhiệm vụ thƣờng trực tổ chức

phối hợp liên ngành; b) Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là

cấp Thứ trƣởng. Các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm (Điều 7).

Bảng 1 dƣới trình bầy các thông tin cơ bản của một số hội đồng quốc gia

đang hoạt động ở nƣớc ta.

Bảng 1: Thông tin cơ bản về một số hội đồng đang hoạt động ở nƣớc ta

Tên gọi

Cấp QĐ

thành

lập

Số lƣợng thành viên hội

đồng

Bộ phận giúp

việc

1 Hội đồng Quốc

gia giáo dục và

phát triển nhân

lực

Thủ

tƣớng

15 thành viên:

- Chủ tịch (Thủ tƣớng)

- 01 P.Chủ tịch (P.Thủ

tƣớng)

- 01 Tổng thƣ ký

- 13 thành viên (08 Bộ

trƣởng; 04 nhà khoa học, 01

Hiệp hội)

Văn phòng Hội

đồng, gồm 03

công chức

2 Hội đồng Chính

sách Khoa học và

Công nghệ Quốc

gia

Thủ

tƣớng

31 thành viên:

- Chủ tịch (Phái viên của

TT)

- 02 P.Chủ tịch (2 Nhà KH)

Văn phòng Hội

đồng, gồm …

công chức nằm

trong tổng biên

chế của Bộ Khoa

Page 8: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

295

Tên gọi

Cấp QĐ

thành

lập

Số lƣợng thành viên hội

đồng

Bộ phận giúp

việc

- 01 Tổng thƣ ký (Nhà KH)

- 27 thành viên (09 Thứ

trƣởng; 17 nhà khoa học, 01

Hiệp hội)

học và Công nghệ

3 Hội đồng Quốc

gia về phát triển

bền vững và nâng

cao năng lực

cạnh tranh

Thủ

tƣớng

41 thành viên

- Chủ tịch (P.Thủ tƣớng)

- 04 P.Chủ tịch (3BT, 1

TTrƣởng)

- 01 Tổng thƣ kí

- 35 thành viên (17 thứ

trƣởng các Bộ và CQ ngang

bộ; 05 nhà khoa học, 04

Hiệp hội; 06 TC Chính trị-

XH; 02 Tập đoàn; 01 DN)

Văn phòng Hội

đồng, gồm ………

công chức nằm

trong tổng biên

chế của Bộ

KH&ĐT

4 Hội đồng tiền

lƣơng Quốc gia

Thủ

tƣớng

15 thành viên

- Chủ tịch (Thứ trƣởng)

- 03 P.Chủ tịch (LĐ các tổ

chức CT-XH)

- 11 thành viên (04 của Bộ

LĐTB&XH; 04 TLĐLĐVN,

03 Hiệp hội)

Bộ máy làm việc

của Bộ Lao động -

Thƣơng binh và

Xã hội làm Bộ

phận thƣờng trực

giúp việc cho Hội

đồng

5 Hội đồng tƣ vấn

chính sách tài

chính, tiền tệ

Quốc gia

Thủ

tƣớng

21 thành viên

- Chủ tịch (Phó Thủ tƣớng)

- 01 P.Chủ tịch (chuyên

trách)

- 19 thành viên (02 Bộ

trƣởng; 05 thứ trƣởng; 10

nhà khoa học, Vụ trƣởng các

Bộ; 02 Hiệp hội)

Tổ Thƣ ký giúp

việc gồm có 05:

- Tổ trƣởng là

Chánh Văn phòng

Ngân hàng Nhà

nƣớc;

- Các tổ viên khác

gồm cán bộ của

Ngân hàng Nhà

nƣớc, Văn phòng

Chính phủ

Page 9: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

296

2. Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực

Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực là tổ chức phối hợp

liên ngành đƣợc thành lập năm 2012 (Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày

06/01/2012). Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

Tƣ vấn giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo đánh giá, tổng kết về sự

nghiệp đổi mới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề và phát triển nhân

lực, chỉ đạo soạn thảo và triển khai các Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học,

Luật Dạy nghề, các chiến lƣợc phát triển giáo dục, dạy nghề…

Nghiên cứu, tƣ vấn cho Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ trong việc chỉ

đạo, điều hành, quyết định các chính sách, biện pháp quan trọng phát triển

giáo dục, đào tạo, dạy nghề và nhân lực.

Tƣ vấn, góp ý kiến về việc xây dựng và triển khai các cơ chế, chính

sách, đề án quan trọng thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề và những

vấn đề chuyên môn khác do Thủ tƣớng Chính phủ yêu cầu.

Hội đồng có 15 ngƣời bao gồm Chủ tịch (Thủ tƣớng Chính phủ), Phó

Chủ tịch (Phó Thủ tƣớng), Tổng Thƣ ký và 12 thành viên khác (Bộ trƣởng:

08; nhà khoa học: 03; hiệp hội: 01).

Cơ quan Thƣờng trực của Hội đồng là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ phận

giúp việc Hội đồng là Văn phòng Hội đồng (do Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT quyết

định thành lập), gồm Chánh văn phòng và 02 chuyên viên thuộc biên chế của

Bộ GD&ĐT. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do ngân sách nhà nƣớc cấp và

đƣợc bố trí trong dự toán ngân sách của Bộ GD&ĐT.

3. Kinh nghiệm

Qua nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của các hội đồng

quốc gia đã đƣợc thành lập và hoạt động ở nƣớc ta, chúng ta rút ra một số bài

học cho việc thành lập Hội đồng Thống kê quốc gia sau đây.

Thứ nhất, HĐTKQG sẽ đƣợc thành lập theo Quy chế thành lập, tổ chức

và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành đƣợc ban hành tại Quyết định

số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12/3/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ. Vì, Thống kê

là lĩnh vực nghiệp vụ chuyên sâu, có tính khoa học cao, phạm vi ảnh hƣởng

tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để có số liệu thống kê có chất

lƣợng, không thể chỉ một mình Bộ KH&ĐT (TCTK) thực hiện, mà các Bộ,

ngành, địa phƣơng, doanh nghiệp, ngƣời dân và các nhà khoa học cùng phối

Page 10: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

297

hợp thực hiện. Do đó, nâng cao chất lƣợng số liệu thống kê nói riêng và hoạt

động thống kê nói chung là vấn đề liên ngành, liên vùng phải giải quyết.

Thứ hai, một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để thành lập

HĐTKQG là phải đƣa nội dung này vào Luật Thống kê sửa đổi (đang đƣợc

dự thảo) hoặc nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban

Thƣờng vụ Quốc hội, quyết định của Chủ tịch nƣớc, nghị quyết, nghị định

của Chính phủ.

Thứ ba, ngoài việc đảm bảo các tiêu chí chung của thành viên hội đồng,

Chủ tịch HĐTKQG phải là ngƣời có uy tín, có tầm ảnh hƣởng trong xã hội.

II. Kinh nghiệm quốc tế

1. Tổng quan về hội đồng thống kê quốc gia trên thế giới

Theo nghiên cứu của chúng tôi, trên thế giới, ít nhất đã có 91 quốc gia

đã thành lập HĐTKQG, và 05 quốc gia đang có kế hoạch thành lập

HĐTKQG12

. Trong số 91 quốc gia thành lập Hội đồng Thống kê, trong đó có

trên 50% quốc gia (46/91 quốc gia) đặt tên cho Hội đồng này là “Hội đồng

Thống kê quốc gia” (National Statistic Council); chỉ có 16.4% (15/91 quốc

gia) đặt tên cho Hội đồng là “Hội đồng Tƣ vấn Thống kê” (Statistical

Advisory Council); 32.9% (30/91quốc gia) còn lại đặt tên cho Hội đồng này

với những tên gọi khác nhau nhƣ: National Statistical Commission (Ấn Độ),

National Statistical Committee (Swaziland), Economic and Statistical

Information Coordination Committee (Madagascar), Consultative Committee

(Nigeria) (Phụ lục 2: Danh sách các HĐTKQG trên thế giới).

2. Kinh nghiệm của Canada

2.1. Phối hợp trong các hoạt động thống kê của Canada

Căn cứ pháp lý cho việc phối hợp các hoạt động thống kê: Luật Thống

kê Canada dành nhiều Điều để điều chỉnh hoạt động phối hợp thống kê, nhƣ:

Điều 3 (nhiệm vụ của Statcan là sản xuất, phối hợp, tƣ vấn thống kê); Điều 7

(thiết kế phiếu điều tra), Điều 12 (tiếp nhận dữ liệu vi mô), Điều 13 (tiếp cận

dữ liệu từ hồ sơ hành chính), Điều 24 (tiếp cận dữ liệu thuế), Điều 25, 26, 27

(tiếp cận dữ liệu tội phạm)… Đặc biệt Luật Thống kê cũng qui định rõ tính

bảo mật của thông tin thống kê (một trong các nội dung quan trọng nhất của

Luật Thống kê), nhằm bảo vệ danh tiếng của Statcan.

12

Tổ Nghiên cứu Chưa có thông tin về các quốc gia khác còn lại

Page 11: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

298

Các đối tác phối hợp của Statcan: Đối tác chủ yếu trong phối hợp các

hoạt động thống kê là các Bộ, ngành, chính quyền địa phƣơng. Nhƣ trên đã

đề cập, Canada không có tổ chức thống kê Bộ, tổ chức thống kê địa phƣơng

(trừ một số địa phƣơng có qui mô lớn, nhƣ Yukon, chính quyền địa phƣơng

thành lập tổ chức thống kê của địa phƣơng (do quản lý) phục vụ yêu cầu chỉ

đạo, điều hành, quản lý của địa phƣơng là chủ yếu. Hầu hết các hoạt động

thống kê của quốc gia đều do Statcan thực hiện tập trung tại Ottawa, do vậy

Statcan phối hợp với các Bộ, địa phƣơng thông qua hoạt động chia sẻ thông

tin. Statcan đƣợc quyền tiếp nhận các dữ liệu từ hồ sơ hành chính và dữ liệu

điều tra của các Bộ, địa phƣơng. Hay nói khác, các Bộ, địa phƣơng có nghĩa

vụ cung cấp cho Statcan những thông tin từ hồ sơ hành chính và dữ liệu điều

tra của Bộ, địa phƣơng thực hiện. Ngƣợc lại các Bộ, địa phƣơng đƣợc quyền

tiếp cận các dữ liệu của StatCan.

Cơ chế phối hợp: Statcan phối hợp với các Bộ, địa phƣơng thông qua

Khung mẫu (thống nhất định dạng) về chia sẻ thông tin giữa Statcan với các

Bộ, địa phƣơng. Trên cơ sở Khung mẫu này, Statcan tiến hành ký kết các

Khung chia sẻ thông tin với từng Bộ, địa phƣơng. Tổng cục trƣởng và lãnh

đạo Bộ, địa phƣơng sẽ là những ngƣời ký các Khung chia sẻ thông tin này.

Đến nay, đã có trên 500 Khung chia sẻ thông tin đã đƣợc ký kết giữa StatCan

với các Bộ, địa phƣơng. Phòng Quản lý thông tin thuộc Vụ Hạ tầng thống kê

(Statistical Infrastructure) của Statcan chịu trách nhiệm chuẩn bị Khung chia

sẻ thông tin này.

Trên cơ sở Khung chia sẻ thông tin đã đƣợc Tổng cục trƣởng Statcan ký

kết với lãnh đạo Bộ, địa phƣơng, các Vụ chuyên ngành của Statcan tiến hành

ký kết với các đơn vị chức năng của Bộ, địa phƣơng với những điều khoản

chi tiết về loại dữ liệu đƣợc chia sẻ, điều kiện thực hiện, kinh phí, các cá nhân

đƣợc cấp thẻ truy cập vào dữ liệu vi mô của Statcan (đƣợc coi nhƣ là ngƣời

của Statcan, ra vào cơ quan Thống kê, truy cập vào dữ liệu, tham dự các hội

thảo, hội nghị liên quan. Hàng năm Bộ, địa phƣơng phải có báo cáo gửi tới

Statcan về việc sử dụng các dữ liệu thống kê nhƣ thế nào, bảo mật dữ liệu ra

sao và các vấn đề khác liên quan đến dữ liệu đƣợc chia sẻ. Nhằm tạo thuận

lợi tối đa cho việc chia sẻ dự liệu, Statcan đã xây dựng Canadian Centre for

Data Development and Economic Research (tạm dịch là Trung tâm Dữ liệu

phục vụ nghiên cứu kinh tế và phát triển Canada). Các đối tác đƣợc phân

Page 12: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

299

quyền truy cập vào Trung tâm dữ liệu này để khai thác, sử dụng dữ liệu phục

vụ nhu cầu của mình.

Đồng thời Statcan hình thành các Nhóm Tƣ vấn (Advisory Groups) để

thực hiện hầu nhƣ tất cả các chƣơng trình của mình. Advisory Groups bao

gồm Hội đồng Thống kê Quốc gia; Hội đồng tƣ vấn liên bang - tỉnh - lãnh thổ

về chính sách thống kê; Ủy ban Tƣ vấn chuyên môn; Ủy ban đánh giá

chƣơng trình đặc biệt…

Tóm lại: Phối hợp giữa Statcan với các Bộ, địa phương được điều chỉnh

bằng Luật Thống kê (1970). Luật Thống kê dành nhiều nội dung khá cụ thể

về phối hợp các hoạt động thống kê và chia sẻ dữ liệu. Cụ thể hóa các nội

dung này bằng các công cụ phối hợp, như: Hình thành các nhóm tư vấn,

Khung phối hợp; các văn bản thỏa thuận chi tiết được ký kết giữa các bên,

Các công cụ phối hợp này quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi

của mỗi bên. Bên cạnh Luật và các công cụ phối hợp nói trên, Statcan tạo

thuận lợi tối đa cho các Bộ, địa phương tiếp cận dữ liệu nói riêng và với cơ

quan thống kê quốc gia nói chung (cấp Thẻ Thống kê). Bộ, địa phương nhận

thấy có nhiều ích lợi từ sự phối hợp với Statcan, nên càng thúc đẩy sự phối

hợp này có hiệu quả. Điều này thể hiện ngay trong các buổi làm việc với

Đoàn công tác của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước và Bộ Nông nghiệp của

Canada đã cử cán bộ của mình phối hợp với Statcan trình bày với Đoàn công

tác về phối hợp, chia sẻ dữ liệu của 02 Bộ này với Statcan (với thời lượng là

1,5 ngày/4 ngày làm việc tại Canada; 02 người (01 của Statcan, 01 của Bộ

Nông nghiệp) cùng trình bày (xem kẽ) trên 01 bài trình bày (điều này thể hiện

đôi bên rất hiểu nhau, phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả). Những công chức

của các Bộ, địa phương được Statcan cấp Thẻ thống kê, được coi như là

người của Statcan.

2.2. Hội đồng Thống kê quốc gia (National Statistic Council)

Bối cảnh ra đời Hội đồng Thống kê quốc gia: Thống kê Canada là một

cơ quan thống kê quốc gia có mức độ tập trung cao, hoạt động theo Luật

Thống kê. Một trong những đặc điểm của Luật này là không giới hạn phạm vi

cho Statcan; đồng thời vẫn xác định ra 20 lĩnh vực cụ thể cần phải thực hiện

nhƣ dân số, nông nghiệp, y tế và phúc lợi xã hội, giáo dục, lao động và việc

làm, giá cả và chi phí sinh hoạt, sản xuất, thƣơng mại với các nƣớc khác...

Statcan đóng vai trò hàng đầu trong việc "thúc đẩy và phát triển thống kê

kinh tế xã hội tổng hợp của toàn bộ Canada cũng nhƣ của mỗi địa phƣơng,

Page 13: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

300

đồng thời điều phối các kế hoạch để phối hợp các số liệu thống kê đó". Luật

Thống kê giao Tổng cục trƣởng Statcan chịu trách nhiệm pháp lý về việc đảm

bảo bảo mật thông tin thống kê. Mặc dù Chính phủ cấp ngân sách cho

Statcan, nhƣng Tổng cục trƣởng Statcan là ngƣời quyết định những ƣu tiên về

thống kê trong tổng ngân sách đƣợc cấp. Vì vậy, tƣơng tự phần nào với

Thống đốc Ngân hàng Canada, trong khi Tổng cục trƣởng Statcan báo cáo

với Quốc hội thông qua Bộ trƣởng, nhƣng tính độc lập chuyên môn của Cơ

quan Thống kê vẫn đƣợc đảm bảo.

Đầu những năm 1980, Cơ quan Thống kê đã bắt đầu thực hiện một

chƣơng trình nhằm tăng cƣờng các cơ chế tham vấn tích cực của mình với

các tổ chức quan trọng và các đại diện trên cơ sở lợi ích quốc gia. Một trong

những sáng kiến mới đó là hình thành một loạt các ủy ban cấp cao song

phƣơng với các cơ quan liên bang quan trọng – các tổ chức cũng nhƣ các

nguồn dữ liệu lấy từ hồ sơ hành chính (bổ sung thêm vào các cơ chế tham

vấn tích cực đã tồn tại ở các địa phƣơng), kết quả là 10 - 15 ủy ban tƣ vấn

chuyên môn đã đƣợc thành lập. Tham gia vào các ủy ban này là các chuyên

gia (thƣờng không làm việc trong chính phủ) trong các lĩnh vực nhƣ nhân

khẩu học, lao động, tài khoản quốc gia, đo lƣờng giá cả, các ngành dịch vụ ,

y tế, vv.

Năm 1985, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ trƣởng phụ trách thống kê

thành lập Hội đồng Thống kê quốc gia. Bộ trƣởng đã thành lập Hội đồng

Thống kê quốc gia với vị trí, chức năng, tổ chức, nhân sự và cơ chế hoạt động

nhƣ sau.

Vị trí, chức năng của Hội đồng Thống kê quốc gia: Hội đồng Thống kê

quốc gia là tổ chức cao nhất trong các cơ chế tham vấn của Statcan. Theo đó,

Hội đồng Thống kê Quốc gia có chức năng rất rõ ràng và ngắn gọn: "Tƣ vấn

cho Tổng cục trƣởng Statcan trong việc thiết lập các ƣu tiên và hợp lý hóa

các chƣơng trình của Thống kê Canada". Để phù hợp với các khía cạnh khác

trong chính sách của Canada về hoạt động thống kê, việc cân bằng giữa sự

phù hợp về chính sách và tính độc lập chuyên môn đã đƣợc nỗ lực duy trì.

Thành viên Hội đồng và tiêu chí chọn thành viên Hội đồng Thống kê

quốc gia: Hội đồng Thống kê quốc gia có khoảng 30 thành viên do Bộ trƣởng

bổ nhiệm (trƣớc năm 2010), nhiệm vụ của họ là tƣ vấn cho Tổng cục trƣởng

Statcan. Trong khi không có quy định nào về thành viên Hội đồng thì các

thông lệ sau đƣợc áp dụng:

Page 14: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

301

(a) Tất cả các thành viên hoạt động trong khả năng của bản thân, không

có những nhiệm vụ chính thức cụ thể nào đƣợc giao cho các thành viên của

Hội đồng;

(b) Hầu hết các thành viên Hội đồng là các nhà phân tích có uy tín, đƣợc

xã hội quan tâm, trong đó, có rất ít thành viên là nhà thống kê chuyên nghiệp;

(c) Có ít nhất một thành viên thuộc một trong các ủy ban tƣ vấn chuyên

môn của Statcan (Hội đồng tƣ vấn 3 bên về chính sách thống kê) trong Hội

đồng. Điều này sẽ đảm bảo đƣợc vốn kiến thức chuyên môn rộng trong Hội

đồng, cũng nhƣ đảm bảo đƣợc sự liên kết với các tổ chức tham vấn khác của

Statcan;

(d) Một thành viên thƣờng trực của Hội đồng Thống kê là thành viên

cấp cao của Hội Thống kê Canada;

(e) Có ít nhất một thành viên là phóng viên cấp cao về các vấn đề kinh tế

và xã hội;

(f) Không có quan chức liên bang nào là thành viên của Hội đồng (trừ

trƣờng hợp (g) và (h) dƣới đây). Điều này giúp tăng cƣờng tính độc lập thực

tế của Hội đồng để có “tiếng nói" nếu cần thiết;

(g) Tổng cục trƣởng Statcan là thành viên đƣơng nhiên của Hội đồng;

(h) Thƣ ký của Tổng cục trƣởng làm Thƣ ký Hội đồng.

Với việc chọn các thành viên Hội đồng nhƣ trên, cho thấy Hội đồng

Thống kê quốc gia là một nhóm ngƣời đại diện có kiến thức và tầm ảnh

hƣởng rộng rãi, mà sự ảnh hƣởng này xuất phát từ chính uy tín cá nhân của

các thành viên Hội đồng.

Trƣớc năm 2010, Bộ trƣởng quyết định danh sách các thành viên Hội

đồng trên cơ sở đề xuất của Tổng cục trƣởng Statcan. Từ năm 2010, Bộ

trƣởng ủy nhiệm cho Tổng cục trƣởng Statcan quyết định danh sách các

thành viên Hội đồng trên cơ sở thống nhất với Chủ tịch Hội đồng của khóa

trƣớc. Số lƣợng thành viên Hội đồng hiện tại, gồm: 37 ngƣời, trong đó có 01

Chủ tịch, 01 Chủ tịch danh dự, 01 Thƣ ký Hội đồng và 34 thành viên, Tổng

cục trƣởng Statcan là thành viên danh.

Nhiệm kỳ và cơ chế làm việc của Hội đồng thống kê quốc gia: Hội đồng

Thống kê quốc gia hoạt động theo nhiệm kỳ 3 năm. Hội đồng họp trực tiếp 2

lần/năm vào mùa Xuân và mùa Thu, mỗi lần họp kéo dài 1,5 ngày. Ngoài 2

Page 15: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

302

cuộc họp trực tiếp này, nếu thấy cần thiết, Hội đồng sẽ họp bằng hình thức

trực tuyến.

Nội dung họp Hội đồng: Tổng cục trƣởng Statcan trình bày báo cáo

chuyên sâu về các hoạt động thống kê của Canada (kết quả đạt đƣợc, những

khó khăn vƣớng mắc, các sáng kiến mới, định hƣớng phát triển, các vấn đề

cần đƣợc tƣ vấn, kể cả vấn đề kinh phí). Các thành viên Hội đồng thảo luận

các nội dung của Báo cáo này; đồng thời đƣa ra các vấn đề cần quan tâm của

mình. Trên cơ sở các ý kiến thảo luận và nhất trí của các thành viên Hội

đồng, Chủ tịch Hội đồng quyết định các vấn đề cần tƣ vấn cho Tổng cục

trƣởng Statcan. Tổng cục trƣởng báo cáo các vấn đề này với Bộ trƣởng.

Thƣờng thì các cuộc thảo luận đều đạt đƣợc đồng thuận (không phải

luôn luôn nhƣ vậy). Trong thực tế, có một số ít trƣờng hợp, Chủ tịch Hội

đồng đƣợc Hội đồng ủy quyền trình bày bằng văn bản về các khuyến nghị với

Bộ trƣởng hoặc với các Thứ trƣởng (ví dụ, đảm bảo kinh phí cho thử nghiệm

tổng điều tra năm 1991). Văn bản khuyến nghị này đã vƣợt ra ngoài nhiệm vụ

chính thức của Hội đồng là tƣ vấn cho Tổng cục trƣởng Statcan. Tuy nhiên

các thành viên Hội đồng cảm thấy có nghĩa vụ phải hành động để bảo vệ lợi

ích chung của cộng đồng về thông tin thống kê. Bằng cách đó, Hội đồng đã

mở rộng chức năng chính thức của mình một cách tinh tế và hiệu quả.

Kinh phí: Tổng kinh phí duy trì cho các hoạt động của Hội đồng vào

khoảng 150000 USD/năm, từ nguồn kinh phí của Statcan. Hội đồng không

phải trả lƣơng hay bất kỳ phụ cấp nào cho các thành viên Hội đồng. Số kinh

phí trên chỉ sử dụng cho việc tổ chức các cuộc họp của Hội đồng, nhƣ: chi

phí đi lại, ăn, ở của các thành viên Hội đồng; văn phòng phẩm; hội trƣờng…

và các chi phí khác liên quan đến các cuộc họp của Hội đồng.

Tóm lại: Mặc dù không được ghi trong Luật Thống kê, nhưng Hội đồng

Thống kê quốc gia Canada vẫn được thành lập và hoạt động hiệu quả. Thống

kê Canada đã sử dụng Hội đồng Thống kê quốc gia, cùng với một số công cụ

khác đã giải được bài toán về PHỐI HỢP các hoạt động thống kê, nhất là

chia sẻ dữ liệu giữa Thống kê Canada với các Bộ, ngành, địa phương; giữa

các Bộ, ngành, địa phương với nhau; và giữa các đơn vị trong Cơ quan

Thống kê quốc gia Canada.

Hội đồng Thống kê quốc gia Canada là tổ chức tư vấn thống kê ở cấp

cao nhất trong các tổ chức tư vấn thống kê. Chức năng chính là tư vấn cho

Page 16: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

303

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nên thành viên của Hội đồng không

phải là công chức đang làm công tác thống kê (trừ Tổng cục trưởng và Thư

ký Tổng cục trưởng), mới đảm bảo khách quan, khoa học và hiệu quả.

2.3. Kinh nghiệm

Thứ nhất, Hệ thống thống kê của Canada đƣợc tổ chức theo mô hình

thống kê tập trung cao độ và đƣợc cộng đồng thống kê quốc tế thừa nhận là

mô hình thống kê hiệu quả bậc nhất thế giới. Một trong các yếu tố đóng góp

vào tính hiệu quả này là đã giải quyết tốt bài toán phối hợp, chia sẻ thông tin

giữa Cơ quan Thống kê quốc gia với các Bộ, ngành, địa phƣơng và giữa các

đơn vị thuộc Cơ quan Thống kê quốc gia với nhau.

Thứ hai, Một trong các công cụ phối hợp hiệu quả là hình thành các tổ

chức phối hợp, tƣ vấn (Advisory Groups), trong đó, Hội đồng Thống kê

quốc gia là tổ chức tƣ vấn cấp cao nhất…; Thống kê Việt Nam cần khẩn

trƣơng triển khai đồng bộ các công cụ phối hợp và thành lập Hội đồng Thống

kê quốc gia tại Việt Nam.

Thứ ba, Thành lập và hoạt động của Hội đồng Thống kê quốc gia,

nhƣng phải đảm bảo đúng nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê chính

thống, nhất là nguyên tắc độc lập của thống kê và đảm bảo tính khách quan,

vị thế của Hội đồng thống kê quốc gia, các thành viên của Hội đồng cần quy

tụ đƣợc các nhà nghiên cứu, các nhà phân tích kinh tế và các chính trị gia có

uy tín tham gia Hội đồng.

Thứ tư, Để Hội đồng Thống kê quốc gia hoạt động có hiệu quả, Tổng

cục Thống kê phải là cơ quan hỗ trợ thƣờng xuyên, đắc lực để các thành viên

Hội đồng Thống kê cảm nhận đƣợc vai trò của mình trong việc đóng góp vào

các chƣơng trình, chính sách phát triển thống kê nói chung và nâng cao chất

lƣợng số liệu thống nói riêng.

Thứ năm, Hành động cụ thể của Tổng cục Thống kê trong việc triển khai

thực hiện các hoạt động phối hợp sẽ cực kỳ quan trọng trong việc duy trì có

hiệu quả của sự tồn tại của Hội đồng Thống kê quốc gia. Kinh nghiệm của

Canada cho thấy, công tác phối hợp đƣợc thực hiện từ cấp cao nhất (Tổng

cục trƣởng với lãnh đạo các Bộ, địa phƣơng) đến cấp thấp nhất là từng công

chức liên quan của các bên. Sự phối hợp này không chỉ thể hiện trên giấy tờ,

mà bằng việc làm cụ thể. Chẳng hạn, nhƣ Tổng cục trƣởng cùng ăn sáng với

các Thứ trƣởng. Sự phối hợp nhịp nhàng, hiểu biết lẫn nhau giữa cán bộ của

Page 17: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

304

Statcan với cán bộ của Ngân hàng Nhà nƣớc và với cán bộ của Bộ Nông

nghiệp và thực phẩm đã cùng nhau chuẩn bị và trình bày về chia sẻ thông tin

giữa các cơ quan này với nhau.

3. Hội đồng thống kê quốc gia của Czech

Hội đồng Thống kê Quốc gia đƣợc thành lập theo điều 6 và điều 3 của

Luật Dịch vụ thống kê nhà nƣớc và do cơ quan thống kê Czech thành lập với

tƣ cách là cơ quan tƣ vấn.

Chủ tịch Hội đồng thống kê quốc gia là Chủ tịch thống kê Czech, các

phó chủ tịch đƣợc chỉ định từ các thành viên hội đồng; Hội đồng có ít nhất 11

và nhiều nhất là 25 thành viên, số thành viên luôn là con số lẻ; Hội đồng có

thể thành lập một ủy ban chuyên đề và ngƣời đứng đầu ủy ban do Chủ tịch

Hội đồng chỉ định từ các thành viên Hội đồng. Các thành viên Hội đồng đƣợc

chỉ định và mời tham gia là các chuyên gia về lý thuyết và thực hành thống

kê, và có thể là những ngƣời đặc biệt quan trọng trong những lĩnh vực của

thống kê nhƣ: Có đóng góp cho thống kê một thời gian dài, làm việc trong

khoa học, nghiên cứu hoặc giảng dạy thống kê, đại diện thống kê quan trọng,

nhà cung cấp số liệu quan trọng chủ yếu là các tổng công ty, hội các ông chủ

và đơn vị báo cáo. Các thành viên của Hội đồng thƣờng không ổn định; các

thành viên của Hội đồng là cá nhân tự nguyện không đƣợc trả công; các

thành viên này đƣợc giữ bí mật về hoạt động và kết quả trong Hội đồng; nếu

thành viên của hội đồng không thể thực hiện nhiệm vụ trong Hội đồng một

thời gian dài, và đề nghị đƣợc ra khỏi hội đồng từ các thành viên, thì Chủ tịch

Hội đồng sẽ gọi đến thành viên đó và chỉ định thành viên mới của Hội đồng

ngay lập tức.

Nội dung họp hội đồng: Thảo luận và thông qua về chƣơng trình điều tra

quốc gia với chƣơng trình gồm: Dự thảo nguyên tắc và nội dung chƣơng trình

điều tra thống kê quốc gia trên cơ sở nhu cầu của quốc gia. Đề nghị về qui

định pháp lý ràng buộc chung liên quan đến dịch vụ thống kê nhà nƣớc do

Thống kê Czech chuẩn bị. Những vấn đề về khái niệm cho sự phát triển dịch

vụ thống kê nhà nƣớc. Hội đồng cho ý kiến về: Phạm vi của điều tra thống

kê, phƣơng pháp luận các cuộc điều tra này, và tính so sánh về kết quả thông

tin thu đƣợc, đồng thời Hội đồng cũng thảo luận về các vấn đề khác theo yêu

cầu của thành viên Hội đồng.

Page 18: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

305

Chủ tịch chủ trì các cuộc họp của Hội đồng, trong trƣờng hợp vắng mặt,

phó chủ tịch sẽ chủ trì. Các cuộc họp đƣợc tiến hành căn cứ vào nhu cầu, ít

nhất một năm một lần, trong những năm gần đây 3 lần một năm. Mỗi lần họp

sẽ đƣợc ghi lại trong đó có biên bản ghi nhớ và chủ tịch sẽ ký. Việc mời

ngƣời khác sẽ do chủ tịch hội đồng xem xét. Tổ chức và công việc hành

chính của Hội đồng và Ủy ban do Thống kê Czech thực hiện. Chi phí của Hội

đồng và Ủy ban tính vào chi phí của Văn phòng. Giám đốc của văn phòng

thực hiện của chủ tịch hội đồng đƣợc chỉ định nhƣ là thƣ ký của hội đồng.

Thƣ ký chuẩn bị cuộc họp của hội đồng, chuẩn bị các biên bản và bảo

đảm các nhiệm vụ hành chính mang lại kết quả tốt cho các hoạt động của hội

đồng. Thƣ ký không là thành viên của hội đồng nhƣng tham gia các cuộc họp

của hội đồng.

Kinh nghiệm: Thành lập Hội đồng đảm bảo tính chính thống của cơ

quan thống kê. Tính chuyên môn của ngƣời tham gia Hội đồng. Tính khách

quan, độc lập của ngƣời tham gia Hội đồng. Hoạt động năng động, hiệu quả.

Nội dung sát thực, chƣơng trình liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ

quan thống kê quốc gia Czech, đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời sử dụng, bám sát

nhu cầu, nhƣng vẫn đảm bảo tính khả thi. Chƣơng trình xuất phát từ nhu cầu

thực tế, bảo đảm tính khả thi. Năng động, hiệu quả, tiết kiệm trong triển khai.

III. Hiện trạng về điều phối, phối hợp thống kê ở nƣớc ta

1. Điều phối, phối hợp giữa Tổng cục Thống kê và các Bộ, ngành

1.1. Ưu điểm

Điều phối các hoạt động thống kê thông qua công cụ là các văn bản pháp

lý là khá tốt, nhƣ: Luật Thống kê và các văn bản giải thích Luật đã có những

điều ghi rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của TCTK, thống kê Bộ,

ngành, thống kê xã, phƣờng. Theo đó, TCTK là cơ quan đóng vai trò chủ trì

trong việc điều phối các hoạt động thống kê trong hệ thống thống kê nƣớc ta

Tƣơng tự, Chính sách phổ biến thông tin thống kê, Chƣơng trình điều tra thống

kê quốc gia, Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành,

Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn

đến năm 2030... cũng đều phân công cụ thể trách nhiệm giữa Hệ thống thống

kê tập trung với thống kê Bộ, ngành... Tuy nhiên, công tác điều phối đƣợc quy

định trong các văn bản pháp lý với thực tế còn một khoảng trống khá lớn, cụ

thể nhƣ mục 2 dƣới đây.

Page 19: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

306

2.2. Hạn chế

Sự phối hợp, thẩm định, giám sát của Tổng cục Thống kê đối với các

hoạt động thống kê của các Bộ, ngành chƣa hiệu lực, hiệu quả. Một số cơ

quan thực hiện điều tra còn trùng chéo, đƣa ra các số liệu khác nhau về cùng

một chỉ tiêu, làm cho ngƣời sử dụng nghi ngờ về thông tin thống kê (Ví dụ, tỷ

lệ nghèo, số ngƣời có việc làm của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội và

Tổng cục Thống kê chênh lệch nhau)…Tất cả những phi lý, sai lệch đó có

nguyên nhân xuất phát từ khâu phối hợp, chia sẻ còn hạn chế.

Công tác phối hợp các hoạt động thống kê, nhất là việc chia sẻ thông tin

giữa Tổng cục Thống kê với các Bộ, ngành là vấn đề nổi cộm nhất hiện nay.

Hầu nhƣ tất cả các báo cáo liên quan đến đánh giá, nhận định công tác thống

kê ở mọi cấp độ đều đề cập đến những hạn chế về phối hợp và chia sẻ thông

tin thống kê, nhƣ: Báo cáo đánh giá hiện trạng Thống kê Việt Nam phục vụ

xây dựng Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và

tầm nhìn đến năm 2030 (CLTK); Báo cáo tổng kết công tác của ngành Thống

kê hàng năm; Báo cáo Hội nghị thống kê Bộ, ngành; Báo cáo đánh giá đầu kỳ

thực hiện CLTK; Báo cáo đánh giá Luật Thống kê 2003.

TCTK không thể tiếp cận đƣợc với nguồn dữ liệu từ hồ sơ hành chính

của các Bộ, ngành phục vụ cho mục đích thống kê. Ngƣợc lại, các Bộ, ngành

cũng không đƣợc chia sẻ đầy đủ dữ liệu vi mô của các cuộc điều tra thống kê

để thực hiện phân tích và dự báo, phục vụ quản lý, điều hành của Bộ, ngành.

Hạn chế này đã gây lãng phí rất lớn về nguồn lực cho việc thu thập thông tin

đầu vào để biên soạn các chỉ tiêu thống kê.

Nhằm cải thiện vấn đề trên, cần thiết phải sử dụng đồng bộ các giải

pháp, trong đó có việc thành lập HĐTKQG.

2. Phối hợp trong Hệ thống thống kê tập trung

2.1. Ưu điểm

Việc phối hợp giữa các đơn vị trong Hệ thống thống kê tập trung (gồm

Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê cấp tỉnh, Chi cục Thống kê cấp huyện) là

khá tốt, ít có vấn đề nghiêm trọng xảy ra (ngoại trừ chênh lệch số liệu về chỉ

tiêu GDP), bởi lẽ sự quản lý tập trung theo hệ thống ngành dọc từ Trung

ƣơng đến cấp huyện đã tạo điều kiện để thực hiện sự phối hợp này. Tổng cục

Thống kê đã ban hành Quy chế về xử lý và công bố thông tin thống kê kinh tế

- xã hội (Quyết định số 841/QĐ-TCTK ngày 09/09/2008 của Tổng cục

Page 20: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

307

trƣởng Tổng cục Thống kê), trong đó quy định chi tiết và cụ thể sự phối hợp

về thời gian, công việc, sản phẩm, quy trình... mà mỗi bên liên quan phải thực

hiện để công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng; Niên giám

thống kê hàng năm; Kết quả các cuộc điều tra. Ngoài ra, nhiều hoạt động tại

cơ quan Tổng cục cũng đang đƣợc chuẩn hóa thành các quy trình đòi hỏi sự

tham gia phối hợp của nhiều đơn vị liên quan (các quy trình tiêu chuẩn ISO

9001-2000 về biên soạn Niên giám Thống kê, về thẩm định phƣơng án điều

tra, về công tác văn phòng, hợp tác quốc tế…).

Tổng cục Thống kê cũng thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý

kiến của các đơn vị trong Ngành, các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế, các chuyên

gia tƣ vấn trong và ngoài nƣớc trong việc đóng góp ý kiến đối với hoạt động

thống kê nói chung, cũng nhƣ đối với Tổng cục Thống kê. Nhiều cuộc Tổng

điều tra, điều tra thống kê đƣợc các chuyên gia trong, ngoài ngành và ngƣời

dùng tin góp ý trực tiếp vào phƣơng án, bảng hỏi giúp cho việc tiến hành

đƣợc hiệu quả.

2.2. Hạn chế

Hoạt động điều phối, phối hợp trong hệ thống thống kê tập trung cũng

đã bộc lộ những điểm yếu dƣới đây:

Thứ nhất, chƣa có sự kết nối giữa các cuộc điều tra thống kê với nhau.

Hàng năm, TCTK tiến hành trên 30 cuộc điều tra khác nhau, nhƣng mỗi Vụ

nghiệp vụ thực hiện một số cuộc điều tra theo kiểu khép kín từ khâu chuẩn bị

điều tra đến việc xử lý, biên soạn, công bố và lƣu trữ kết quả điều tra. Thậm

trí, cuộc điều tra thống kê trong một lĩnh vực, nhƣng giữa các năm cũng chƣa

liên kết đƣợc với nhau.

Thứ hai, chƣa xây dựng và cập nhật đƣợc dàn mẫu chủ cho các cuộc

điều tra thống kê có liên quan với nhau. Chẳng hạn, dàn mẫu chủ cho các

cuộc điều tra dân số và hộ gia đình; dàn mẫu chủ cho các cuộc điều tra doanh

nghiệp và hộ kinh doanh cá thể…

Thứ ba, tình trạng chênh lệch số liệu giữa TCTK và các Cục Thống kê

cấp tỉnh chƣa đƣợc khắc phục, nhất là chênh lệch số liệu về GDP, gây hoài

nghi cho ngƣời dùng tin.

Tóm lại: Hoạt động điều phối trong hệ thống thống kê nƣớc ta đƣợc thể

hiện khá tốt trên các văn bản pháp lý. Tuy nhiên, trong thực tế, công tác phối

hợp, tƣ vấn để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi cơ

Page 21: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

308

quan thống kê còn nhiều bất cập. Một trong các nguyên nhân của việc phối

hợp chƣa tốt là chƣa sử dụng đồng bộ các công cụ phối hợp trong các hoạt

động thống kê, trong đó có HĐTKQG.

CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HĐTKQG CỦA VIỆT NAM

I. Đề xuất thành lập Hội đồng thống kê quốc gia

1. Sự cần thiết của việc thành lập Hội đồng thống kê quốc gia

Một là, đảm bảo chất lƣợng thông tin thống kê là vấn đề lớn liên quan

đến nhiều Bộ, ngành, địa phƣơng (vừa là ngƣời sản xuất, đồng thời là ngƣời

cung cấp thông tin đầu vào, và là ngƣời sử dụng thông tin thống kê); liên

quan đến cộng đồng các doanh nghiệp và các hộ gia đình (vừa là ngƣời cung

cấp thông tin đầu vào, vừa là ngƣời sử dụng thông tin thống kê); liên quan

đến các đối tƣợng sử dụng thông tin thống kê khác (ngƣời dân, nhà báo, nhà

nghiên cứu, các tổ chức, đoàn thể…). Do đó, muốn có thông tin thống kê có

chất lƣợng đƣợc đảm bảo phải có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu lực và hiệu quả

của các Bộ, ngành, địa phƣơng, doanh nghiệp, hộ gia đình, các đối tƣơng

cung cấp thông tin đầu vào và sử dụng thông tin thống kê khác.

Phối hợp (Coordination) các hoạt động thống kê đã đƣợc Ủy ban

Thống kê Liên hợp quốc đƣa thành một trong 10 nguyên tắc của Thống kê

liên hợp quốc: “Phối hợp giữa các cơ quan thống kê trong nƣớc là điều cần

thiết để đạt đƣợc sự nhất quán và hiệu quả trong hệ thống thống kê”. Vi phạm

nguyên tắc này của Thống kê quốc tế, đồng nghĩa với việc thông tin thống kê

không đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế.

Hai là, công tác phối hợp các hoạt động thống kê, nhất là việc chia sẻ,

cung cấp thông tin giữa các Bộ, ngành, địa phƣơng, doanh nghiệp, hộ gia

đình, các đối tƣợng cung cấp thông tin đầu vào và sử dụng thông tin thống kê

đang là vấn đề nổi cộm nhất của Thống kê Việt Nam. Hầu nhƣ tất cả các báo

cáo liên quan đến đánh giá, nhận định công tác thống kê ở mọi cấp độ đều đề

cập đến những hạn chế về phối hợp và chia sẻ thông tin thống kê, nhƣ: Báo

cáo đánh giá hiện trạng Thống kê Việt Nam phục vụ xây dựng Chiến lƣợc

phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm

2030 (CLTK); Báo cáo tổng kết công tác của ngành Thống kê hàng năm; Báo

cáo Hội nghị thống kê Bộ, ngành; Báo cáo đánh giá đầu kỳ thực hiện CLTK;

Báo cáo đánh giá Luật Thống kê 2003… Nhằm cải thiện vấn đề này, cần thiết

Page 22: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

309

phải sử dụng đồng bộ các giải pháp, trong đó có việc thành lập Hội đồng

Thống kê quốc gia (HĐTKQG).

Ba là, do hạn chế trong công tác phối hợp các hoat động thống kê nhƣ

đề cập ở trên, nên chất lƣợng số liệu thống kê của nƣớc ta đang là vấn đề

nóng ở nhiều diễn đàn với các cấp độ và quy mô khác nhau. Một số kỳ họp

Quốc hội, họp Chính phủ gần đây cũng nhƣ nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn về

chính sách phát triển kinh tế, xã hội đều đề cập đến chất lƣợng thông tin

thống kê. Nhiều bài viết phản ánh những hạn chế về chất lƣợng số liệu thống

kê đã và đang xuất hiện trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng với tần xuất

dầy hơn, mức độ gay gắt hơn. Chẳng hạn nhƣ các bài viết: Băn khoăn số liệu

thống kê; Bất thƣờng trong thống kê kinh tế Việt Nam; Những con số “nhƣ

đƣợc cài đặt”; Bệnh thành tích đã thành mãn tính; Số liệu thống kê về kinh tế

Việt Nam: Ông nói gà, bà nói vịt; Việt Nam có 2 số thống kê: Để nghiên cứu

khác để công bố; Gian nan tiếp cận số liệu thống kê; Mua sòng phẳng cũng

không dễ; Số liệu thống kê Việt Nam có đáng tin cậy? Những bài viết vừa kể

trên là những ví dụ điển hình phản ánh sự bức xúc của các đối tƣợng sử dụng

thông tin thống kê về chất lƣợng thông tin thống kê.

Đại diện cho ngƣời sản xuất thông tin thống kê cũng đã lên tiếng bảo vệ

chất lƣợng thông tin thống kê của mình. Một số bài viết điển hình đã đƣợc

đăng trên các báo, tạp chí, nhƣ: Cần trách nhiệm hơn khi đánh giá số liệu

thống kê; Cần công bằng, sòng phẳng với số liệu thống kê; Đau đáu “món

nợ” của ngƣời làm thống kê; Số liệu thống kê có hệ thống và tin cậy đƣợc…

Nhƣ vậy, thông qua các phát biểu điển hình nhƣ đã viện dẫn ở trên về

chất lƣợng thông tin thống kê, cho thấy giữa ngƣời sản xuất và ngƣời sử dụng

thông tin thống kê chƣa thực sự hiểu nhau. Sản xuất thông tin thống kê có

chất lƣợng là sứ mệnh và là danh tiếng của cơ quan thống kê quốc gia (Tổng

cục Thống kê), nhƣng với thực trạng nói trên, thống kê nƣớc ta đang chứa

đựng những nguy cơ lớn đối với chất lƣợng thông tin thống kê. Một trong các

nguyên nhân của vấn đề này là công tác phối hợp của hệ thống thống kê nƣớc

ta chƣa hiệu lực và hiệu quả, số liệu còn chồng chéo, chênh lệch, mâu thuẫn.

Để giải quyết vấn đề này, cần phải có các hành động cụ thể vừa có tính trƣớc

mắt, đồng thời có tính lâu dài của ngành Thống kê là hình thành HĐTKQG.

Bốn là, Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc khuyến nghị “Công tác phối

hợp sẽ rất phát huy tác dụng khi có đƣợc một hội đồng thống kê quốc gia.

Các quốc gia chƣa từng có hội đồng nhƣ vậy, nhƣng tin rằng sự có mặt của

Page 23: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

310

Hội đồng sẽ rất cần thiết, nên tận dụng bất kỳ một cơ hội nào để thành lập

Hội đồng này”. Thực hiện khuyến nghị này của quốc tế, đến nay đã có ít nhất

91 quốc gia đã thành lập HĐTKQG. Thành viên của HĐTKQG đại diện cho

tất cả các bên sản xuất, sử dụng và cung cấp thông tin thống kê. HĐTKQG

của các nƣớc đã, đang làm tốt chức năng của mình là điều phối hoặc/và tƣ

vấn về các ƣu tiên, chính sách phát triển thống kê quốc gia.

Từ những phân tích trên, cho thấy việc hình thành HĐTKQG tại Việt

Nam là cần thiết cả về phƣơng diện lý luận, pháp lý và thực tiễn, phù hợp với

thông lệ quốc tế.

2. Vai trò, vị trí và chức năng của Hội đồng Thống kê quốc gia

2.1. Vai trò của HĐTKQG

HĐTKQG sẽ có các vai trò khác nhau, tùy thuộc vào một số yếu tố,

chẳng hạn nhƣ tên gọi của Hội đồng là Hội đồng Điều phối Thống kê quốc gia

hay Hội đồng Tƣ vấn Thống kê quốc gia…, nhìn chung, HĐTKQG có vai trò

chủ yếu nhƣ sau:

- HĐTKQG đƣợc thành lập sẽ là tổ chức đại diện cho sự tin cậy của số

liệu thống kê. Cơ quan thống kê không thể bắt ngƣời sử dụng số liệu phải tin

vào số liệu thống kê do mình sản xuất ra. Hay nói khác, cơ quan thống kê

không thể tự bảo vệ trƣớc các công kích của xã hội về chất lƣợng số liệu

thống kê do mình sản xuất ra, nên cần phải hình thành tổ chức liên ngành

dƣới hình thức HĐTKQG thực hiện vai trò làm cho các bên sản xuất, cung

cấp, sử dụng thông tin thống kê hiểu và tin tƣởng lẫn nhau.

- HĐTKQG có thể đảm nhiệm vai trò là cơ quan đảm bảo các giá trị nền

tảng của thống kê chính thống (tính độc lập, tính phù hợp, sự tín nhiệm);

- HĐTKQG nhƣ là một trong các công cụ phối hợp các hoạt động thống

kê hiệu quả, cân đối giữa cung và cầu về thông tin thống kê. Do đó,

HĐTKQG sẽ làm cho các chƣơng trình thống kê trở lên phù hợp, hiệu quả

hơn và đảm bảo chất lƣợng hơn;

- HĐTKQG nhƣ là kênh thông tin quan trọng để Tổng cục trƣởng và

lãnh đạo cấp cao hơn xem xét, trƣớc khi ra các quyết định về ƣu tiên các

chƣơng trình thống kê, chính sách phát triển thống kê, thậm chí cả nguồn

kinh phí dành cho các hoạt động thống kê.

Page 24: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

311

2.2. Vị trí của HĐTKQG

HĐTKQG có các vai trò khác nhau nhƣ trên đã đề cập, nên Hội đồng

cũng có các mối quan hệ khác nhau - quan hệ với Tổng cục trƣởng, với Bộ

trƣởng (Thủ tƣớng) và với công chúng. Do vậy, Hội đồng cần đƣợc đặt ở vị

trí thích hợp nhất trong các quan hệ nói trên. Các mô hình dƣới đây thể hiện

vị trí của HĐTKQG.

Hình 1: Các mô hình vị trí của Hội đồng Thống kê quốc gia

(1) (2) (3)

(4)

Ghi chú: Mô hình (1), (2), (3) từ Sổ tay Tổ chức thống kê của Liên hợp

quốc, đoạn 113). Mô hình (4) là của Đề tài này.

Mô hình (1), HĐTKQG ở vị trí giữa Bộ trƣởng (hoặc Thủ tƣớng) và

Tổng cục trƣởng. Theo mô hình này, Tổng cục trƣởng tiếp nhận các ý kiến từ

HĐTKQG, sẽ không có kênh trao đổi thông tin chính thức giữa Tổng cục

trƣởng và Bộ trƣởng (Thủ tƣớng). Hay nói khác, theo mô hình này, Chủ tịch

hội đồng ở vị trí cao hơn của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê.

Mô hình (2), HĐTKQG ở vị trí ngang với Tổng cục trƣởng. Theo mô

hình này, Tổng cục trƣởng nhận những chỉ đạo trực tiếp từ Bộ trƣởng (Thủ

tƣớng); đồng thời Tổng cục trƣởng cũng tiếp nhận thông tin từ HĐTKQG. Bộ

trƣởng (Thủ tƣớng) trao đổi thông tin không những với Tổng cục trƣởng, mà

còn cả với Chủ tịch HĐTKQG. Bộ trƣởng (Thủ tƣớng) cũng là ngƣời bổ

Bộ trƣởng (Thủ tƣớng)

Hội đồng

Thống kê

quốc gia

Tổng cục

trƣởng

Bộ trƣởng (Thủ tƣớng)

Hội đồng

Thống kê

quốc gia

Tổng cục

trƣởng

Bộ trƣởng (Thủ tƣớng)

Hội đồng

Thống kê

quốc gia

Tổng cục

trƣởng

Bộ trƣởng (Thủ tƣớng)

Hội đồng

Thống kê

quốc gia

Tổng cục

trƣởng

Page 25: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

312

nhiệm các thành viên của Hội đồng và các thành viên của Hội đồng phải có

trách nhiệm giải trình với Bộ trƣởng (Thủ tƣớng).

Mô hình (3), HĐTKQG ở vị trí thấp hơn Tổng cục trƣởng. Hay nói khác

Tổng cục trƣởng bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng. Ý kiến tƣ vấn của

hội đồng có thể đƣợc Hội đồng báo cáo lên Bộ trƣởng (Thủ tƣớng) nhƣng chỉ

có Tổng cục trƣởng mới có trách nhiệm tối cao trong việc giải trình với Bộ

trƣởng (Thủ tƣớng). HĐTKQG của Canada đƣợc tổ chức và hoạt động theo

mô hình này.

Mô hình (4), HĐTKQG ở vị trí ngay Bộ trƣởng, Theo mô hình này Bộ

trƣởng, và Tổng cục trƣởng đồng thời nhận đƣợc kênh thông tin tƣ vấn từ

HĐTKQG. Thủ tƣớng sẽ bổ nhiệm Chủ tịch HĐTKQG. Mô hình này cho

thấy, vị trí của HĐTKQG cao nhất so với các mô hình (1), (2), (3). Mô hình

này có ƣu điểm lớn là sẽ chọn đƣợc Chủ tịch Hội đồng sẽ là ngƣời có vị trí

trong xã hội, tƣơng đƣơng Bộ trƣởng.

Trên cơ sở phân tích 4 mô hình của Hội đồng nói trên, và vị trí hiện tại

của Tổng cục Thống kê, chúng tôi cho rằng Mô hình 4 sẽ phù hợp với vị trí

của HĐTKQG tại Việt Nam.

2.3. Chức năng của HĐTKQG

HĐTKQG có chức năng chủ yếu là tƣ vấn các vấn đề về đổi mới, cải

tiến, mở rộng, phối hợp các hoạt động thống kê; và xác định các ƣu tiên cho

các hoạt động và chính sách phát triển thống kê, nhằm cải thiện chất lƣợng số

liệu thống kê. HĐTKQG không thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về

điều phối các hoạt động thống kê. Vì 3 lý do chính sau:

Thứ nhất, điều phối các hoạt động thống kê đã đƣợc quy định rất rõ

trong các văn bản pháp lý, nhƣ: Luật Thống kê và các văn bản dƣới Luật;

Chiến lƣợc phát triển Thống kê; Chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia;

Chính sách phổ biến thông tin thống kê; Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp

dụng cho Bộ, ngành;...;

Thứ hai, thực tế hiện nay cho thấy công tác điều phối các hoạt động

thống kê của nƣớc ta khá tốt, không xảy ra tranh chấp, xung đột lớn trong quá

trình thực hiện các hoạt động thống kê (điều tra, báo cáo, công bố…). Tuy

nhiên, hoạt động phối hợp giữa các cơ quan thống kê để thực hiện chức năng,

nhiệm vụ của mỗi cơ quan là hạn chế rất lớn, cần phải giải quyết.

Page 26: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

313

Thứ ba, thống kê Việt Nam đang yếu kém trong khâu phối hợp, chia sẻ

thông tin, do thiếu một công cụ quan trọng cho hoạt động phối hợp các hoạt

động thống kê, đó là HĐTKQG. HĐTKQG làm nhiệm vụ tƣ vấn để các bên

hiểu nhau, yêu nhau và “kết hôn” với nhau để tạo ra sản phẩm thống kê có

chất lƣợng cao (phù hợp, tin cậy, dễ tiếp cận, có tính so sánh…).

3. Nguyên tắc thành lập và hoạt động của Hội đồng

HĐTKQG đƣợc thành lập và hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau:

(1) HĐTKQG phải tinh giản, hiệu lực và hiệu quả: Tinh giản về cơ cấu

tổ chức, nhân sự. Hiệu lực (sản phẩm đầu ra của Hội đồng đƣợc xem xét, sử

dụng, phản hồi). Hiệu quả (xét về chi phí duy trì hoạt động của Hội đồng và

thời gian tham gia của các thành viên);

(2) HĐTKQG phải đảm bảo tính đại diện trên một số phƣơng diện: i)

Đại diện cho các bên liên quan đến sản xuất, cung cấp, và sử dụng thông tin

thống kê; ii) Đại diện cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trƣờng; iii) Đại

diện cho vùng, miền;

(3) HĐTKQG không thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc: không có

con dấu quốc huy;

(4) HĐTKQG làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

4. Tên gọi của Hội đồng Thống kê quốc gia

Tên gọi của Hội đồng rất quan trọng, nó không chỉ quyết định đến vị thế

của hội đồng, sự tham gia của các thành viên hội đồng, nhất là Chủ tịch hội

đồng, mà còn quyết định đến sự thành công của Hội đồng. Do đó phải cân

nhắc kỹ việc đặt tên cho hội đồng. Hiện nay, có 03 phƣơng án khác nhau đặt

tên cho hội đồng: (i) Hội đồng Điều phối thống kê quốc gia; (ii) Hội đồng Tƣ

vấn thống kê quốc gia; và (iii) Hội đồng Thống kê quốc gia Việt Nam. Chúng

tôi đề xuất chọn tên của hội đồng theo phƣơng án (iii) “Hội đồng Thống kê

quốc gia Việt Nam” với 3 lý do sau:

Thứ nhất, Hội đồng không những phát huy đƣợc đầy đủ ƣu điểm và

hạn chế của Phƣơng án 1 và 2, mà còn rất linh hoạt trong việc lựa chọn Chủ

tịch Hội đồng và thực hiện chức năng của Hội đồng.

Thứ hai, Chức năng chính của HĐTKQG là tƣ vấn, ngoài ra Hội

đồng sẽ còn thực hiện một số nhiệm vụ liên quan khác; mặt khác, với tên gọi

Page 27: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

314

này, việc mời các thành viên tham gia Hội đồng sẽ dễ dàng hơn so với Hội

đồng Tƣ vấn Thống kê quốc gia.

Thứ ba, trên thế giới đã có 91 quốc gia thành lập Hội đồng Thống kê

quốc gia, trong đó có trên 50% quốc gia (46/91 quốc gia) đặt tên cho Hội

đồng là “Hội đồng Thống kê quốc gia” (National Statistic Council); chỉ có

16.4% (15/91 quốc gia) đặt tên cho Hội đồng là “Hội đồng Tƣ vấn Thống kê”

(Statistical Advisory Council); 32.9% (30/91quốc gia) còn lại đặt tên cho Hội

đồng này với những tên gọi khác nhau nhƣ: National Statistical Commission

(Ấn Độ), National Statistical Committee (Swaziland), Economic and

Statistical Information Coordination Committee (Madagascar), Consultative

Committee (Nigeria)

5. Tiêu chí lựa chọn thành viên HĐTKQG

5.1. Tiêu chí lựa chọn thành phần tham gia HĐTKQG

Các thành viên của Hội đồng phải đƣợc lựa chọn dựa trên các quan

điểm và ý kiến mà họ đại diện, nhƣng trên hết họ phải là những ngƣời có

cùng hiểu biết và mối quan tâm đối với hoạt động phân tích mang tính định

lƣợng về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Vì vậy, các nhà khoa học, các nhà

phân tích kinh tế, giới kinh doanh, các chính trị gia và tổ chức công đoàn nên

đƣợc chọn làm thành viên của hội đồng. Ngoài ra, sự tham gia tích cực và lâu

dài của các cơ quan báo chí cũng rất quan trọng vì đây là một phƣơng tiện để

phổ biến thông tin đến công chúng. Một số tiêu chí lựa chọn các thành viên

hội đồng.

- Những ngƣời có kiến thức, trình độ (Giáo sƣ, Tiến sỹ càng tốt) và có

uy tín trong xã hội;

- Những ngƣời có thể dành đƣợc quỹ thời gian nhất định để tham gia

vào các hoạt động của hội đồng, thời gian tối thiểu để tham gia đầy đủ các

cuộc họp định kỳ của Hội đồng (thƣờng 2 kỳ/năm);

- Đảm bảo cơ cấu thành viên hội đồng theo lĩnh vực kinh tế, xã hội và

môi trƣờng, nhất là những lĩnh vực đang đƣợc xã hội quan tâm;

- Tổng cục trƣởng TCTK là thành viên đƣơng nhiên, các thành viên

khác nên là các chính trị gia, kinh tế gia và các nhà phân tích kinh tế. Rất ít

thành viên là những ngƣời đang làm thống kê.

Số lƣợng thành viên HĐTKQG vào khoảng từ 15 – 25 ngƣời sẽ hợp lý

Page 28: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

315

trong giai đoạn đầu thành lập hội đồng. Nếu số thành viên hội đồng quá đông,

sẽ rất khó khăn trong việc tổ chức các cuộc họp của hội đồng; làm cho các

buổi họp và các cuộc tranh luận khó điều khiển đƣợc, khó đƣa ra đƣợc kết

luận và tất cả những điều đó làm cho chi phí rất tốn kém; cũng không nên quá

ít các thành viên Hội đồng sẽ làm mất đi tính đại diện của hội đồng.

Chủ tịch HĐTKQG là ngƣời rất quan trọng, có thể quyết định đến sự

tồn tại của Hội đồng. Do đó, Chủ tịch hội đồng cần hội tụ đƣợc các yếu tố:

Tính cách; các mối quan hệ; sự quan tâm; có thời gian… Nếu Chủ tịch Hội

đồng không hội tụ đƣợc các yếu tố nói trên, hội đồng sẽ không chỉ không

thực hiện đƣợc vai trò, chức năng của mình, mà còn làm chậm tiến độ của các

hoạt động thống kê.

Trong trƣờng hợp chƣa chọn đƣợc ngƣời nào có đủ các yêu cầu để có

thể đảm nhiệm đƣợc chức Chủ tịch hội đồng, thì cách tốt nhất là hoãn thành

lập hội đồng đến khi tìm đƣợc ngƣời phù hợp (Sổ tay Tổ chức Thống kê Liên

hợp quốc, đoạn 121).

Thƣ ký hội đồng, ngoài các tiêu chí nói trên, Thƣ ký hội đồng phải là

công chức thống kê của Tổng cục Thống kê. Thƣ ký sẽ là ngƣời giúp Chủ

tịch hội đồng xây dựng kế hoạch công tác, chƣơng trình nghị sự và chuẩn bị

tài liệu cho các cuộc họp của Hội đồng; giám sát việc thực hiện các hoạt động

của hội đồng.

Các thành viên hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nghiệm và tự

nguyện với danh tính và uy tín cá nhân là chính. Các thành viên hội đồng

không hƣởng lƣơng và phụ cấp từ hội đồng.

5.2. Thành viên HĐTKQG

Trên cơ sở các phân tích ở trên, và căn cứ vào vị trí hiện tại của Tổng

cục Thống kê, chúng tôi đề xuất số lƣợng thành viên là 19 ngƣời, gồm các

thành phần nhƣ sau:

- Chủ tịch Hội đồng là Bộ trƣởng hoặc nhà kinh tế (kinh tế gia) có uy

tín, có tầm ảnh hƣởng trong xã hội;

- Phó Chủ tịch thƣờng trực là nhà khoa học có uy tín, có ảnh hƣởng

trong xã hội;

- Thành viên đƣơng nhiệm: Tổng cục trƣởng TCTK;

Page 29: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

316

- Thƣ ký hội đồng: Thủ trƣởng đơn vị cấp vụ và tƣơng đƣơng của

TCTK;

- 15 thành viên còn lại bao gồm: Chủ tịch Hội Thống kê Việt Nam, nhà

báo có uy tín, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và thƣơng mại Việt Nam, 04 nhà

khoa học của các Trƣờng đại học và Viện nghiên cứu, 02 chính trị gia, 02 đại

diện là lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, 04 đại diện cho các

ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội quan trọng.

6. Nhiệm kỳ, chu kỳ họp hội đồng

Nhiệm kỳ của HĐTKQG là 03 năm. Định kỳ 03 năm sẽ tiến hành lựa

chọn lại các thành viên hội đồng và tiến hành bầu Chủ tịch hội đồng.

Hội đồng sẽ tiến hành họp định kỳ 02 lần/năm vào tháng 5 và tháng 11

trong năm, thời gian cho một cuộc họp là 1 ngày. Chƣơng trình nghị sự cuộc

họp sẽ do Thƣ ký hội đồng chuẩn bị và thông qua Chủ tịch hội đồng trƣớc khi

cuộc họp diễn ra.

Các báo cáo về công việc của Hội đồng nên đƣợc công bố công khai

ngay cả khi các chủ đề đƣợc mang ra thảo luận không hấp dẫn cho lắm. Đƣa

lên trang web chƣơng trình làm việc, tóm tắt các quyết định đƣợc đƣa ra

trong các cuộc họp và danh sách các thành viên tham gia sẽ giúp làm rõ các

công việc mà cơ quan thống kê và hội đồng thống kê quốc gia đã thực hiện.

II. Đề án thành lập Hội đồng Thống kê quốc gia

1. Lộ trình thực hiện

(1) Trƣớc hết, cần đƣa những nội dung về HĐTKQG vào Dự thảo Luật

Thống kê sửa đổi.

(2) Trình Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ để xin chủ trƣơng thành lập

HĐTKQG: Tổng cục Thống kê cần sớm trình Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu

tƣ về chủ trƣơng thành lập HĐTKQG. Tờ trình cần thể hiện rõ 2 nội dung

chính: i) Sự cần thiết phải thành lập HĐTKQG; ii) Tính chất pháp lý của

HĐTKQG: HĐTKQG sẽ là tổ chức phối hợp liên ngành, do Thủ tƣớng Chính

phủ quyết định thành lập.

Nếu Bộ trƣởng đồng ý về chủ trƣơng thành lập HĐTKQG, Tổng cục sẽ

thực hiện tiếp nội dung (3) dƣới đây.

(3) Trình Thủ tƣớng Chính phủ về đề xuất thành lập HĐTKQG: Bộ

Page 30: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

317

trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ trình Thủ tƣớng Chính phủ về đề xuất thành

lập HĐTKQG.

Nếu Thủ tƣớng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ trƣởng Bộ Kế

hoạch và Đầu tƣ, thì Thủ tƣớng sẽ đƣa đề xuất này vào Chƣơng trình công tác

trong 6 tháng cuối năm 2014 hoặc chƣơng trình công tác năm 2015 của

Chính phủ, Tổng cục sẽ thực hiện tiếp nội dung (4) dƣới đây.

(4) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án “Hội đồng

Thống kê quốc gia”. Một số công việc chính liên quan đến xây dựng và trình

phê duyệt Đề án thành lập HĐTKQG nhƣ sau:

- Dự thảo Đề án thành lập HĐTKQG và hồ sơ trình thành lập

HĐTKQG. Nội dung chính của đề án bao gồm: Sự cần thiết của HĐTKQG;

căn cứ pháp lý thành lập HĐTKQG; vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và

tên gọi của HĐTKQG; tiêu chí lựa chọn thành viên hội đồng và Chủ tịch hội

đồng; quy chế hoạt động của hội đồng, nhiệm kỳ và chu kỳ họp hội đồng;

kinh phí và nguồn kinh phí hoạt động của hội đồng

- Tổ chức các cuộc Hội thảo, tham vấn về các nội dung quan trọng của

dự thảo Đề án thành lập HĐTKQG;

- Lấy ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ, Bộ Tƣ pháp, Văn phòng Chính

phủ… về hồ sơ thành lập HĐTKQG. Hồ sơ trình thành lập HĐTKQG, gồm

có: Tờ trình về việc thành lập HĐTKQG (sự cần thiết, dự kiến thành phần hội

đồng, chức năng, nhiệm vụ của hội đồng); Dự thảo Đề án thành lập

HĐTKQG; Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐTKQG; Ý kiến

bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan.

- Hoàn thiện hồ sơ trình thành lập HĐTKQG trên cơ sở ý kiến thẩm định

của các cơ quan nói trên.

- Gửi hồ sơ đến Văn phòng Chính phủ để trình Thủ tƣớng Chính phủ

xem xét, quyết định thành lập HĐTKQG, kèm theo ý kiến thẩm định bằng

văn bản của Bộ Nội vụ.

(5) Triển khai thực hiện Đề án “Hội đồng Thống kê quốc gia Việt

Nam”: Trên cơ sở Đề án đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, TCTK triển

khai thực hiện các nội dung trong đề án này.

Page 31: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

318

2. Đề án thành lập Hội đồng Thống kê quốc gia

Ngoài phần giới thiệu chung, Đề án thành lập Hội đồng thống kê quốc

gia gồm 5 phần sau:

Phần 1: Cơ sở xây dựng Đề án thành lập HĐTKQG

1. Tính cấp thiết của việc thành lập HĐTKQG

2. Cơ sở pháp lý và điều kiện thành lập Hội đồng Thống kê quốc gia

Phần 2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc thành lập Hội đồng Thống kê

quốc gia

1. Quan điểm thành lập và hoạt động của HĐTKQG

2. Mục tiêu thành lập và hoạt động của HĐTKQG

3. Nguyên tắc thành lập và hoạt động của HĐTKQG

Phần 3. Nội dung cơ bản của đề án (đề án sẽ phải thực hiện những

nội dung gì?)

1. Tuyên truyền, vận động về thành lập HĐTKQG

2. Xác định vai trò, vị trí và chức năng, nhiệm vụ của HĐTKQG

3. Cơ cấu tổ chức, nhân sự của HĐTKQG

4. Xây dựng Quy chế hoạt động của HĐTKQG

5. Soạn thảo các văn bản liên quan về HĐTKQG

Phần 4. Tổ chức thực hiện đề án

1. Phân công thực hiện

2. Lộ trình thực hiện

Phần 5. Hiệu quả của đề án (Những lợi ích về kinh tế, chính trị do đề

án mang lại; đối tượng hưởng lợi)

1. Lợi ích kinh tế, xã hội của Đề án

2. Đối tƣợng hƣởng lợi từ Đề án

(Dự thảo Đề án chi tiết đƣợc đóng thành tập riêng gửi kèm Báo cáo tổng

hợp kết quả nghiên cứu của đề tài)

Page 32: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

319

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu này đã cung cấp luận cứ khoa học cho việc thành lập Hội

đồng Thống kê quốc gia. Đó là các khuyến nghị của Cơ quan thống kê Liên

hợp quốc, kinh nghiệm của gần 100 quốc gia trên thế giới đã thành lập Hội

đồng Thống kê quốc gia, trong đó có nghiên cứu sâu về kinh nghiệm thành

lập và hoạt động của Hội đồng Thống kê quốc gia của Canada và Czech. Hội

đồng Thống kê quốc gia là một trong các công cụ phối hợp hiệu quả các hoạt

động thống kê quốc gia.

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra, Chính phủ đã ban hành văn bản pháp lý về

việc thành lập và hoạt động của các Hội đồng/Ủy ban phối hợp quốc gia.

Theo đó, nƣớc ta có gần 40 Hội đồng/Ủy ban phối hợp quốc gia đƣợc thành

lập và hoạt động.

Trên cơ sở các luận cứ khoa học nói trên, Đề tài đã dự thảo Đề án thành

lập Hội đồng Thống kê quốc gia của Việt Nam. Hội đồng Thống kê quốc gia

Việt Nam đƣợc thành lập sẽ là công cụ quan trọng cho việc phối hợp các các

hoạt động thống kê nƣớc ta hiệu quả. Hay nói khác, Hội đồng Thống kê quốc

gia Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng, hiệu quả giữa các cơ quan sản xuất số

liệu thống kê với nhau và với các đối tƣợng sử dụng số liệu thống kê. Hội

đồng Thống kê quốc gia Việt Nam ra đời sẽ góp phần cải thiện chất lƣợng số

liệu thống kê trong toàn bộ hệ thống thống kê Việt Nam.

Đề tài kiến nghị với Tổng cục Thống kê khẩn trƣơng văn bản hóa và

triển khai thực hiện Đề án thành lập Hội đồng Thống kê quốc gia Việt Nam

theo lộ trình nhƣ đã đề xuất của Đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PARIS21, Models of Satistical Systems, Document Series# 6,

October, 2005

[2] United National, Handbook of Statistical Organization, Third

edition, New York, 2003;

[3] Romulo A. Virola, Đề xuất khung và cơ chế tổ chức phối hợp thống

kê cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp ngành trong Hệ thống thống kê Việt Nam,

UNDP, tháng 12/2008;

Page 33: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

320

[4] Richard Roberts, Báo cáo Đánh giá hiện trạng Hệ thống thống kê

Việt Nam, UNDP, tháng 11/2010;

[5] Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Báo cáo tổng kết công tác thống kê Bộ,

ngành, Hội nghị Thống kê Bộ, ngành, tháng 6/2013;

[6] Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Báo cáo tiến độ thực hiện Chiến lƣợc phát

triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030,

tháng/2013;

[7] Phạm Đăng Quyết và các thành viên Nhóm chuyên gia tƣ vấn, Báo

cáo (dự thảo) đánh giá ban đầu thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê

Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tháng 12/2013;

[8] Ban soạn thảo Luật Thống kê sửa đổi, Dự thảo Luật Thống kê sửa

đổi, năm 2013;

[9] Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày

12/3/2007 về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ

chức phối hợp liên ngành (2007);

[10] Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 06/01/2012

về việc thành lập Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;

[11] Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 116/2013/QĐ-TTg ngày

15/1/2013 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Quốc gia Giáo

dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2011 – 2015;

[12] UNDP, Báo cáo khảo sát kinh nghiệm của Canada, 2013;

[13] UNDP, Báo cáo khảo sát kinh nghiệm của Czech, 2013;

[14] hppt://paris21.org;

[15] http://unstats.un.org;

Page 34: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

321

Phụ lục: Danh sách Hội đồng thống kê quốc gia của các nước

TT Nƣớc Tên Hội đồng

(Tiếng Anh)

Tên Hội đồng

(Tiếng Việt) Chaired by

1

Libyan Arab

Jamahiriya

Central Council for

Sectoral Statistics

Hội đồng trung

ƣơng về Thống

kê các ngành no info

2 Guinea

Conseil National de la

Statistique

Hội đồng thống

kê quốc gia

Minister in charge

of Statistics

3 Moldova Council for Statistics

Hội đồng

Thống kê

Chairperson

appointed through

a Government

order

4 Seychelles Council of the Bureau

Hội đồng Tổng

cục

Chief Executive

Officer appointed

by the President

5

Equatorial

Guinea

El Consejo Nacional de

Estadística

Hội đồng thống

kê quốc gia

6

Central

African

Republic

Le Conseil National de

la Statistique

Hội đồng thống

kê quốc gia

Minister in charge

of Statistics

7 Mauritania

Le conseil National de

la Statistique

Hội đồng thống

kê quốc gia

The Minister

responsible for the

NSO

8 Cameroon

National Council of

Statistics

Hội đồng thống

kê quốc gia

Chairperson

appointed by the

President of

Cameroon

9 Cape Verde

National Council of

Statistics

Hội đồng thống

kê quốc gia

Chairperson

appointed by the

Council of

Ministers

10 Tunisia

National Council of

Statistics (CNS)

Hội đồng thống

kê quốc gia No info

11 Haiti

National Council of

Statistics and

Information

Hội đồng quốc

gia về thống kê

và thông tin

Minister of

Planning

12 Algeria

National Council of the

Statistics

Hội đồng thống

kê quốc gia No info

13 Benin

National Council of the

Statistics

Hội đồng thống

kê quốc gia

Minister in charge

of Statistics

14 Senegal

National Council of the

Statistics (CNS)

Hội đồng thống

kê quốc gia

The Minister in

charge of

statistics/prime

minister

15 Bolivia National Statistical Hội đồng thống No info

Page 35: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

322

Council kê quốc gia

16 Burkina Faso

National Statistical

Council

Hội đồng thống

kê quốc gia

Minister of

Economy and

Finance

17 El Salvador

National Statistical

Council

Hội đồng thống

kê quốc gia

18 Lesotho

National Statistical

Council

Hội đồng thống

kê quốc gia

Chairman

appointed by the

Minister of Finance

and Development

Planning

19 Mongolia

National Statistical

Council

Hội đồng thống

kê quốc gia

The Chairman of

the National

Statistical Office

20 Nepal

National Statistical

Council

Hội đồng thống

kê quốc gia

Chaired by a

member of the

National Planning

Commission

21 Pakistan

National Statistical

Council

Hội đồng thống

kê quốc gia

Minister for

Finance, Economic

Affairs, Revenue

and Statistics

22

Sao Tome

and Principe

National Statistical

Council

Hội đồng thống

kê quốc gia

Minister of

planning

23 Vietnam

National Statistical

Council

Hội đồng thống

kê quốc gia No info

24 Niger

National Statistical

Council

Hội đồng thống

kê quốc gia Minister of Finance

25 Angola

National Statistics

Council

Hội đồng thống

kê quốc gia

Minister of

Planning

26 Gambia, The

National Statistics

Council (NSC)

Hội đồng thống

kê quốc gia

Chairperson from

the private sector

27 South Africa

South African Statistics

Council

Hội đồng thống

kê Nam Phi

Chairman

appointed by the

Minister of Finance

28 Armenia

State council on

Statistics

Hội đồng thống

kê quốc gia

President of the

National Statistical

Service

29 Albania Statistical Council

Hội đồng thống

Chairman

appointed by the

Council of the

Ministries

30 Azerbaijan Statistical Council

Hội đồng thống

Chairman

appointed by the

Cabinet of

Page 36: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

323

Ministers

31 Uzbekistan Statistical Council

Hội đồng thống

Chairperson

appointed by the

president

32

Macedonia,

FYROM

Statistical Council of

the Republic of

Macedonia

Hội đồng thống

kê Nƣớc Cộng

hòa Macedonia

Chairperson

appointed by the

Parliament of the

Republic of

Macedonia

33 Sudan

Statistics National

Council

Hội đồng thống

kê quốc gia

A minister

appointed by the

President of the

Republic

34 Sierra Leone The Statistical Council

Hội đồng thống

Chairman

appointed by the

President

35

Bosnia-

Herzegovina

The Statistical Council

of Bosnia and

Herzegovina

Hội đồng thống

kê Bosnia and

Herzegovina

The Minister of the

Treasury of

Common

Institutions

36 Poland

Polish Statistical

Council

Hội đồng

Thống kê Ba

Lan

37 Canada

National Statistics

Council

Hội đồng thống

kê quốc gia

38 Hungary

National Statistics

Council

Hội đồng thống

kê quốc gia

39 Czech

Council of the Czech

Statistical Society

Ủy ban công

đồng thống kê

Czech

40 France

National Council for

Statistical Information

Hội đồng thông

tin thống kê

quốc gia

41 Turkey Statistics Council

Hội đồng

Thống kê

42 Slovenia Statistical Council

Hội đồng

Thống kê

43 Bulgaria

National Statistical

Council

Hội đồng thống

kê quốc gia

44 Portugal Statistical Council

Hội đồng

Thống kê

45 Sweden

Council for Official

Statistics

Hội đồng

Thống kê nhà

nƣớc

46 Palestinian Advisory council Hội đồng Tƣ The Prime Minister

Page 37: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

324

Adm. Area vấn

47

Syrian Arab

Republic

Advisory Council in

the Central Bureau of

Statistics (CBS)

Hội đồng Tƣ

vấn của Cục

Thống kê

Trung Ƣơng

General Director of

the CBS

48 Tanzania

Ministerial Advisory

Board

Ủy ban tƣ vấn

bộ trƣởng

Permanent

Secretary of the

Ministry

(responsible for

statistics)

49 Laos, PDR

National Statistics

Advisory Committee

Ủy ban tƣ vấn

thống kê quốc

gia

Director-General of

NSO (vice-

minister)

50 Namibia

NPC Statistics

Advisory Committee

Ủy ban tƣ vấn

thống kê NPC No info

51 Jordan

Statistical Advisory

Body

Cơ quan tƣ vấn

thống kê

52 Philippines

Statistical Advisory

Council

Hội đồng tƣ

vấn thống kê

Chaired by the

chairman of the

NSCB Executive

Board

53 Samoa

Statistics Advisory

Board

Ủy ban tƣ vấn

thống kê

The Minister in

charge of the

department of

statistics

54 Vanuatu

Statistics Advisory

Committee

Ủy ban tƣ vấn

thống kê No info

55 Cambodia

Statistics Advisory

Council

Hội đồng tƣ

vấn thống kê

Minister of

Planning

56 Fiji

Statistics Advisory

Council

Hội đồng tƣ

vấn thống kê

57 Mauritius

Statistics Advisory

Council

Hội đồng tƣ

vấn thống kê

Chairperson

appointed by the

Prime Minister

58 Tonga

Statistics Advisory

Council

Hội đồng tƣ

vấn thống kê

59 Egypt

The Advisory

Committee for

planning and statistical

coordination

Ủy ban tƣ vấn

về hoạch định

và điều phối

thống kê

Minister of

Economical

Development.

60 Australia

Australian Statistics

Advisory Council

Hội đồng tƣ

vấn thống kê

Australia

61 New Zealand

Advisory Committee

on Official Statistics

Hội đồng tƣ

vấn thống kê

nhà nƣớc

Page 38: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

325

62 Nicaragua

Committee of National

Statistical System

Ủy ban Hệ

thống Thống kê

Quốc gia

President of the

National Institute

of Statistics and

Censuses

63 India

National Statistical

Commission (NSC)

Hội đồng thống

kê quốc gia

The Chief

Statistician of India

64

Swaziland+D

72

National Statistical

Committee

Ủy ban thống

kê quốc gia No info

65 Tajikistan

State Statistical

Committee

(Goskomstat)

Ủy ban thống

kê quốc gia

Chairman

appointed by the

President of the

Republic

66 Netherland

Netherland’s Central

Commission for

Statistics

Ủy ban thống

kê trung ƣơng

Hà Lan

67 Japan Statistics Commission

Hội đồng

Thống kê

68 Ukraine

State Statistical

Committee

Ủy ban thống

kê quốc gia

69 Belarus

National Statistical

Committee of the

Republic of Belarus

Ủy ban thống

kê quốc gia CH

Belarus

70 Nigeria

Consultative

Committee Ủy ban tƣ vấn Statitician General

71 Mali

Comité de

Coordination

Statistique et

Informatique

Ủy ban Điều

phối Thông tin

Thống kê

Minister in charge

of Statistics and IT

72 Morocco

Coordinating Committe

of Statistical Studies

(COCOES)

Ủy ban điều

phối về nghiên

cứu thống kê The Prime Minister

73 Honduras

Directing council

("consejo directivo")

Hội đồng điều

phối Prime minister

74 Madagascar

Economic and

Statistical Information

Coordination

Committee

Ủy ban Kinh tế

và Điều phối

thông tin thống

kê Prime minister

75 Peru

Interagency

Coordinating

Committee for

Statistics and

Informaion

Ủy ban điều

phối liên hiệp

về thống kê và

thống tin No info

76 Djibouti

Le Comite de

Coordination

statistique

Ủy ban điều

phối thống kê

Minister of Trade,

Transport and

Tourism

Page 39: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÂY DỰNG ĐỀ .... 2.2.3-CS13.pdf · nhân về Hội đồng Thống kê quốc gia, Viện KHTK đã bố trí

326

77 Guatemala

National Statistical

Coordination Council

Hội đồng điều

phối thống kê

quốc gia

78 Malawi

NSS Steering

Committee

Ủy ban Điều

phối NSS

Commissioner of

Statistics

79 Uganda Steering Committee

Ủy ban điều

phối No info

80 Guyana

Board of the Bureau of

statistics

Ủy ban Tổng

Cục Thống kê Minister of Finance

81 Georgia Board of the Geostat

Ủy ban Thống

kê Georgia

Executive Director

of the Geostat

82 Ukraine Council of Heads Ủy ban cao cấp No info

83 Ecuador

El Consejo Nacional de

Estadística y Censos

Hội đồng quốc

gia về tổng điều

tra thống kê

National

Secretariat of

Planning and

Development

84 Iran, IR

High Council of

Statistics

Hội đồng thống

kê cao cấp

Chaired by the

head of the Plan

and Budget

Organization

85 Mozambique

Higher Council of

Statistics

Hội đồng thống

kê cao cấp The Prime Minister

86 Ghana

Statistical Service

Board

Ủy ban dịch vụ

thống kê

Chairperson

appointed by

Provisiona

National Defence

Council

87 Indonesia

Statistical Society

Forum

Diễn đàn cộng

đồng thống kê

88 Kyrgyzstan

Statistical Society of

the Kyrgyz Republic

Cộng đồng

thống kê nƣớc

CH Kyrgyz

Non-Government

Organization

89 Chad

Superior Council for

Statistics

Hội đồng thống

kê cao cấp

Minister of

Planning,

Development, and

Cooperation.

90 Congo, Rep

Supreme Statistics

Commission

Hội đồng thống

kê cao cấp

Minister in charge

of Statistics

91 Hàn Quốc Statistical Committee

Minister of

Strategy & Finance