12
NGHIÊN C U H STHM CỦA ĐẤ T BÙN SÉT TÂY NAM BTRN XI MĂNG NGUYỄN TUẤN DUY KHÁNH * , NGUYỄN THANH TÂM ** TRẦN NGUYỄN HOÀNG HÙNG *** Research on the permeability of soilcrete from Soft Clay in the Mekong delta Abstract: Several research on soilcrete strength a product of the SCM technology in Vietnam. However. soilcrete permeability or hydraulic conductivity. k s . has limit investigation and databdse. This paper investigated hydraulic conductivity of the in-situ soil samples. k soil . and the variation of soilcrete permeability made from the soft clay samples with curing time. The soft clay samples waere taken at a depth of 1.7 m below the ground surface close to Tam Bang bridge on DT852 in Dong Thap province. The soft clay samples were mixed with cement slurry at the cement contents of 200. 250. 300. and 350 kg/m 3 with the ratio w:c of 1.2:1. k soil and k s were tested following the “Falling head-constant tailwater level” method. The results indicate that k s reduced from 1.92 x 10 -9 m/s to 3.4 x 10 -10 m/s. especially k s dropped sharply in the first 21 days. k soil was about 2 x 10 -7 m/s which is higher 100 times than that of k s . k s still decreased slightly after 21 days due to the pozzolanic reseactions. Keywords: Permeability. hydraulic conductivity. soilcrete. soil cement mixing. soft clay. soft ground improvement. 1. GIỚI THIỆU * Soilcrete là vật liệu được sử dụng gia cố nền đất yếu trên thế giới và ở Việt Nam. Gần đây. soilcrete được ứng dụng cho các công trình chống thấm như đê bao ngăn lũ. đập. tường vây hố đào. tường ngăn chống ô nhiễm mực nước ngầm. v.v [1. 2. 3. 4. 5]. Vì vậy. hệ số thấm soilcrete là một thông số quan trọng nhưng chưa được nghiên cứu toàn diện. Một số nghiên cứu cho thấy k s tăng so với đất chưa xử lý [6. 7] và một số khác k s thấp hơn so với đất không trộn xi măng [8]. [9]. [10]. Hsthm soilcrete cao hoc thấp hơn đất t nhiên phthuc loại đất được trn với xi măng [11]. Hàm lượng xi măng càng tăng thì hệ số thấm soilcrete càng giảm [8]. [9]. [10]. Tuy nhiên. một số kết quả nghiên cứu khác cho rằng hệ số thấm soilcrete tăng khi tăng * Học viên cao học. Khoa KTXD. Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM. [email protected] ** Học viên cao học. Khoa KTXD. Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM. [email protected] *** Giảng viên. PGS. TS. Khoa KTXD. Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM. [email protected] hàm lượng xi măng [12]. [13]. [14]. Trong cùng điều kiện thời gian bảo dưỡng và hàm lượng xi măng. đất sét trộn xi măng có hệ số thấm giảm 1 đến 9 lần so với đất sét chưa xử lý [12]. Tương tự. hệ số thấm đất cát và đất than bùn cũng cho kết quả hệ số thấm giảm [15. 16]. Ở Việt Nam. k s vẫn chưa có công trình nghiên cứu chính thức được công bố trong nước và quốc tế. Bài báo này tập trung nghiên cứu bản chất thấm của đất bùn sét đặc trưng của Tây Nam Bộ trộn xi măng ở các hàm lượng 200. 250. 300. và 350 kg/m 3 ; và theo thời gian bảo dưỡng đến 90 ngày. Hàng loạt các mẫu soilcrete được tạo ra trong phòng thí nghiệm và được bảo dưỡng từ 1-3 ngày trước khi thực hiện các thí nghiệm thấm. Các hệ thống thí nghiệm cũng được thiết kế riêng và liên tục được điều chỉnh để tối ưu độ tin cậy thiết bị. Mẫu đất tự nhiên cũng được thí nghiệm thấm cho mẫu nguyên dạng để so sánh với mẫu soilcrete. Quy trình và tiêu chuẩn thí nghiệm tuân thủ theo hai tiêu chuẩn ASTM D5084 và D5856. Phương pháp thí nghiệm thấm “Cột áp vào giảm – cột áp ra

NGHIÊN CỨU HỆ SỐ THẤM C T BÙN SÉT TÂY NAM BỘ ...đến 9 lần so với đất sét chưa xử lý [12]. Tương tự. hệ số thấm đất cát và đất than bùn

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • NGHIÊN CỨU HỆ SỐ THẤM CỦA ĐẤT BÙN SÉT TÂY NAM BỘ TRỘN XI MĂNG

    NGUYỄN TUẤN DUY KHÁNH*, NGUYỄN THANH TÂM

    **

    và TRẦN NGUYỄN HOÀNG HÙNG***

    Research on the permeability of soilcrete from Soft Clay in the Mekong delta

    Abstract: Several research on soilcrete strength – a product of the SCM

    technology in Vietnam. However. soilcrete permeability or hydraulic

    conductivity. ks. has limit investigation and databdse. This paper

    investigated hydraulic conductivity of the in-situ soil samples. ksoil. and the

    variation of soilcrete permeability made from the soft clay samples with

    curing time. The soft clay samples waere taken at a depth of 1.7 m below

    the ground surface close to Tam Bang bridge on DT852 in Dong Thap

    province. The soft clay samples were mixed with cement slurry at the

    cement contents of 200. 250. 300. and 350 kg/m3

    with the ratio w:c of

    1.2:1. ksoil and ks were tested following the “Falling head-constant

    tailwater level” method. The results indicate that ks reduced from 1.92 x

    10-9

    m/s to 3.4 x 10-10

    m/s. especially ks dropped sharply in the first 21

    days. ksoil was about 2 x 10-7

    m/s which is higher 100 times than that of ks.

    ks still decreased slightly after 21 days due to the pozzolanic reseactions.

    Keywords: Permeability. hydraulic conductivity. soilcrete. soil cement

    mixing. soft clay. soft ground improvement.

    1. GIỚI THIỆU*

    Soilcrete là vật liệu được sử dụng gia cố nền

    đất yếu trên thế giới và ở Việt Nam. Gần đây.

    soilcrete được ứng dụng cho các công trình

    chống thấm như đê bao ngăn lũ. đập. tường vây

    hố đào. tường ngăn chống ô nhiễm mực nước

    ngầm. v.v [1. 2. 3. 4. 5]. Vì vậy. hệ số thấm

    soilcrete là một thông số quan trọng nhưng chưa

    được nghiên cứu toàn diện. Một số nghiên cứu

    cho thấy ks tăng so với đất chưa xử lý [6. 7] và

    một số khác ks thấp hơn so với đất không trộn xi

    măng [8]. [9]. [10]. Hệ số thấm soilcrete cao

    hoặc thấp hơn đất tự nhiên phụ thuộc loại đất

    được trộn với xi măng [11]. Hàm lượng xi măng

    càng tăng thì hệ số thấm soilcrete càng giảm [8].

    [9]. [10]. Tuy nhiên. một số kết quả nghiên cứu

    khác cho rằng hệ số thấm soilcrete tăng khi tăng

    * Học viên cao học. Khoa KTXD. Trường Đại học Bách

    Khoa TP. HCM. [email protected] ** Học viên cao học. Khoa KTXD. Trường Đại học Bách

    Khoa TP. HCM. [email protected] *** Giảng viên. PGS. TS. Khoa KTXD. Trường Đại học

    Bách Khoa TP. HCM. [email protected]

    hàm lượng xi măng [12]. [13]. [14]. Trong cùng

    điều kiện thời gian bảo dưỡng và hàm lượng xi

    măng. đất sét trộn xi măng có hệ số thấm giảm 1

    đến 9 lần so với đất sét chưa xử lý [12]. Tương

    tự. hệ số thấm đất cát và đất than bùn cũng cho

    kết quả hệ số thấm giảm [15. 16].

    Ở Việt Nam. ks vẫn chưa có công trình

    nghiên cứu chính thức được công bố trong nước

    và quốc tế. Bài báo này tập trung nghiên cứu

    bản chất thấm của đất bùn sét đặc trưng của Tây

    Nam Bộ trộn xi măng ở các hàm lượng 200.

    250. 300. và 350 kg/m3; và theo thời gian bảo

    dưỡng đến 90 ngày. Hàng loạt các mẫu soilcrete

    được tạo ra trong phòng thí nghiệm và được bảo

    dưỡng từ 1-3 ngày trước khi thực hiện các thí

    nghiệm thấm. Các hệ thống thí nghiệm cũng

    được thiết kế riêng và liên tục được điều chỉnh

    để tối ưu độ tin cậy thiết bị. Mẫu đất tự nhiên

    cũng được thí nghiệm thấm cho mẫu nguyên

    dạng để so sánh với mẫu soilcrete. Quy trình và

    tiêu chuẩn thí nghiệm tuân thủ theo hai tiêu

    chuẩn ASTM D5084 và D5856. Phương pháp

    thí nghiệm thấm “Cột áp vào giảm – cột áp ra

    mailto:[email protected]:[email protected]

  • không đổi” là chủ đạo trong nghiên cứu này.

    Quá trình thấm soilcrete được nghiên cứu sự

    thay đổi theo thời gian cho đến khi thời gian gần

    như không ảnh hưởng đến tốc độ thấm.

    2. PHƢƠNG PHÁP luẬn

    2.1. Tiêu chuẩn thí nghiệm

    Phương pháp tạo mẫu soilcrete tham khảo

    tiêu chuẩn TCVN 9403:2012. Phương pháp thí

    nghiệm thấm tuân theo tiêu chuẩn ASTM

    D5856 và ASTM D5084.

    2.2. Vật liệu thí nghiệm

    Đất bùn sét được lấy ở độ sâu 1,7 m từ mặt

    đất tự nhiên ở cầu Tám Bang trên ĐT852 thuộc

    xã Long Hưng B. huyện Lấp Vò. tỉnh Đồng

    Tháp (Hình 1, 2). Bảng 1 thể hiện các chỉ tiêu

    cơ bản của mẫu đất này.

    Hình 1. Vị trí lấy đất Hình 2. Đào lấy đất bùn sét

    Bảng 1. Chỉ tiêu cơ lý của đất bùn sét [17]

    TT Các chỉ tiêu Kí hiệu Đơn vị Giá trị

    1 Mô tả mẫu Bùn sét màu nâu đen

    2 Độ ẩm w % 53,1

    3 Trọng lượng riêng tự nhiên γ kN/m3 16,46

    4 Giới hạn chảy LL % 50,5

    5 Giới hạn dẻo PL % 30,5

    6 Chỉ số dẻo Ip % 20

    7 Độ sệt A > 1

    8 Hệ số rỗng e 1,42

    9 Độ pH của đất pH 6,81

    10 Hàm lượng hữu cơ OC % 6,13

    11 Hệ số thấm ở 200C (nội suy từ thí

    nghiệm nén cố kết 1 chiều) kSoil m/s 1,92 x 10

    -8

    Xi măng dùng chế tạo mẫu soilcrete là loại Portland PCB40 theo tiêu chuẩn TCVN 6260:2009

    được trình bày trong Bảng 2.

    Bảng 2. Chỉ tiêu chất lƣợng của xi măng pooc lăng PCP40 [18]

  • Các chỉ tiêu PCB 40

    Cường độ nén phẳng:

    3 ngày ± 45 phút

    28 ngày ± 8 giờ

    ≥ 18

    ≥ 40

    Thời gian đông kết tối thiểu:

    Bắt đầu. phút

    Kết thúc. phút

    ≥ 45

    ≥ 420

    Độ mịn:

    Phần sót lại trên sang kích thước lỗ 0.09 mm. %

    Bề mặt riêng. xác định theo phương pháp Blaine. cm2/g

    ≤ 10

    ≥ 2800

    Độ ẩm ổn định thể tích. xác định theo phương pháp Le Chatelier. mm ≤ 10

    Hàm lượng SO3. % ≤ 3,5

    Nước dùng chế tạo mẫu soilcrete và thí nghiệm thấm là nước sinh hoạt phù hợp tiêu chuẩn

    TCVN 4506:2012 được trình bày trong Bảng 3.

    Bảng 3. Hàm lƣợng tối đa cho phép của các chất trong nƣớc trộn vữa [19]

    Muối hòa tan Ion sunfat (SO4)2-

    Ion clo (Cl)- Cặn không tan

    Hàm lượng (mg/l) 10,000 2,700 3,500 300

    2.3. Chuẩn bị mẫu

    2.3.1. Mẫu đất nguyên trạng

    Mẫu đất nguyên dạng có kích thước D × H =

    62 × 140 mm và được lấy trực tiếp tại khu vực

    cầu Tám Bang bằng cách ép và cắt lấy mẫu theo

    các bước (Hình 3. 4. 5): (1) Mẫu được lấy ra

    khỏi đất bằng ống thép thành mỏng. có đường

    kính trong bằng đường kính ống nhựa chứa

    mẫu; (2) Mẫu được ép chuyển qua ống nhựa

    chứa mẫu; (3) Mẫu được cắt phẳng bằng cưa và

    bịt kín hai đầu bằng màng nhựa; (4) Mẫu gia

    công được ngâm bảo quản trong nước.

    Hình 3. Thiết bị lấy mẫu Hình 4. Gia công xử lý

    mẫu tại hiện tường

    Hình 5. Bảo quản mẫu trong nước

    2.3.2. Mẫu soilcrete

    Đất bùn sét lưu trữ trong bao nhựa và để vào

    thùng nhựa đậy kín nắp nhằm tránh mất độ ẩm

    tự nhiên. Đất bùn sét được trộn với xi măng

    PCB40 ở các hàm lượng 200. 250. 300. và 350

    kg/m3

    ở tỉ lệ w:c là 1,2:1 nhằm tạo ra hỗn hợp

  • soilcrete ở trạng thái chảy để dễ dàng loại bỏ

    bọt khí khi được đầm nén bằng máy đầm rung.

    Hỗn hợp soilcrete được đúc thành các mẫu có

    kích thước và số lượng như Bảng 4 và thông số

    liệu tạo mẫu được trình bày trong Bảng 5. Đối

    với thiết bị thành cứng, mẫu soilcrete có tỉ số

    chiều cao mẫu, H và đường kính mẫu, D nằm

    trong khoảng 2 đến 2,5. Đối với thiết bị thành

    mềm. mẫu soilcrete có tỉ số H/D lớn hơn hoặc

    bằng 1.

    Bảng 4. Thống kê mẫu soilcrete

    Ký hiệu Kích thƣớc mẫu

    D × H (mm)

    Số lƣợng

    (mẫu)

    Loại thiết bị thí nghiệm

    A 62 × 65 1 Thiết bị thành mềm

    B 62 × 65 1 Thiết bị thành mềm

    D 60 × 125 1 Thiết bị thành cứng

    D.E 62 × 65 2 Thiết bị thành mềm

    F 62 × 65 1 Thiết bị thành mềm

    Bảng 5. Thông số vật liệu tạo mẫu soilcrete

    Ký hiệu

    Hàm lƣợng

    xi măng

    (kg/m3)

    Khối lƣợng

    đất

    (g)

    w:c

    (g)

    Khối lƣợng

    nƣớc

    (g)

    Khối lƣợng

    xi măng

    (g)

    A 200 350 1,2 49,8 41,7

    B 250 350 1,2 62,3 52,2

    D 300 1250 1,2 267,1 223,5

    F 350 350 1,2 109,1 73,01

    Mẫu soilcrete được tạo theo các bước: (1)

    Khối lượng đất. nước. xi măng được xác định

    bởi cân có độ chính xác 0,1 g. Đất được cắt

    nhỏ trước khi trộn; (2) Bôi dầu vào thành

    khuôn chuẩn bị sẵn và lót tấm nhựa mỏng vào

    ên trong khuôn; (3) Nước và xi măng được

    trộn đểu bằng máy trộn và trộn đều từ 3 đến 5

    phút; (4) Đất được cắt nhỏ cho vào cối trộn và

    trộn đều từ 5 đến 10 phút (Hình 6); (5) Hỗn

    hợp soilcrete cho vào khuôn và đầm bằng máy

    đầm rung. Hỗn hợp soilcrete chia thành nhiều

    lớp để đầm. mỗi lớp dày 2~3 cm. và được đầm

    từ 3-5 phút (Hình 7); (6) Bịt kín các đầu

    khuôn bằng tấm nilong và dán nhãn; (7) Bảo

    dưỡng mẫu trong nước nhằm tạo ra môi

    trường tương đồng với cọc soilcrete nằm dưới

    mực nước ngầm trong thực tế thi công; (8)

    Khi mẫu được 3 ngày tuổi. mẫu soilcrete ép ra

    khỏi khuôn và tách màng nhựa khỏi mẫu và

    tiếp tục ngâm bảo dưỡng mẫu trong nước

    (Hình 8. 9); (9) Khi mẫu được 5 ngày tuổi.

    xác định đường kính và chiều cao của mẫu

    (Hình 10). Đường kính và chiều cao mẫu được

    đo ở 3 vị trí khác nhau và lấy giá trị trung

    bình; (10) Bọc màng cao su cho mẫu (Hình

    11); (11) Mẫu được hút chân không với áp lực

    từ -80 -90 kPa trong 24 giờ để hỗ trợ bão

    hòa mẫu (Hình 12); (12) Lắp đặt mẫu được

    bão hòa nước vào thiết bị và tiến hành thí

    nghiệm thấm. Quá trình lắp đặt được thực

    hiện hoàn toàn trong nước. nhằm đảm bảo cho

    mẫu và thiết bị được bảo hòa nước hoàn toàn.

  • Hình 6. Trộn hỗn hợp soilcreteHình 7. Đúc mẫu soilcrete

    Hình 8. Ép mẫu Hình 9. Tách màng nhựa Hình 10. Xác định kích thước mẫu

    Hình 11. Bọc màng cao su vào mẫu. Hình 12. Hút chân không bão hòa mẫu.

    2.4. Thí nghiệm thấm

    ksoil được xác định bằng thiết bị thành cứng

    (Hình 13). Độ dốc thủy lực có giá trị từ 2 đến 5

    nhằm tránh hiện tượng cố kết mẫu và rò rỉ nước

    chảy dọc theo thành khuôn mẫu, ks được xác

    định bằng thiết bị thành mềm và thành cứng

    (Hình 13. 14). Cột áp chảy qua mẫu có giá trị từ

    30 kPa đến 39 kPa và độ dốc thủy lực có giá trị

    từ 25 đến 30. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các

    lần thu thập số liệu trong quá trình thí nghiệm

    không quá 20C. Đối với thiết bị thành mềm, áp

    lực buồng lớn hơn áp lực nước chảy qua mẫu tối

    thiểu 5 kPa nhằm đảm bảo nước thấm không bị

    chảy dọc thành mẫu.

  • Hình 13. Thiết bị có thành cứng Hình 14. Thiết bị có thành mềm

    ks và ksoil ở nhiệt độ thí nghiệm được phân

    tích theo Công thức (1) (Das 2010):

    k 2.303a.L

    A. tlog

    h1

    h2

    (1)

    trong đó: k - hệ số thấm (m/s); a - diện tích tiết

    diện ống nước chảy vào mẫu (m2); L - chiều dài

    của mẫu (m); A - diện tích tiết diện mẫu; t = t1 - t2

    - khoảng thời gian xác định chênh cao cột áp h1 và

    h2 (giây); h1 - chênh cao cột áp tại thời điểm t1 (m);

    h2 là chênh cao cột áp tại thời điểm t2 (m).

    Hệ số thấm ở nhiệt độ thí nghiệm được quy

    đổi về nhiệt độ chuẩn 200C theo Công thức (2):

    k20 = RT × k (2)

    trong đó: k20 - hệ số thấm ở nhiệt độ chuẩn

    200C (m/s); k - hệ số thấm ở nhiệt độ thí nghiệm

    t; RT - hệ số quy đổi độ nhớt của nước theo nhiệt

    độ, được xác định theo tiêu chuẩn ASTM

    D5084.

    Thời gian ghi nhận số liệu thí nghiệm thấm

    trong 7 ngày khác nhau được đo bằng thiết bị

    ghi nhiệt độ (Hình 15). Nhiệt độ phòng chênh

    lệch nhỏ hơn hoặc bằng 20C là: 8:00; 12:00;

    17:00 (Hình 16). Sự chênh lệch nhiệt độ được

    khống chế giúp giảm tối thiểu sai số khi quy đổi

    hệ số thấm từ nhiệt độ thí nghiệm về nhiệt độ

    chuẩn 200C.

    Hình 15. Thiết bị ghi nhiệt độ Hình 16. Biểu đồ nhiệt độ phòng trong 7 ngày

    ,

  • 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

    3.1. Tạo mẫu

    Mẫu soilcrete được lấy ra sau ba ngày bảo

    dưỡng. Mẫu được tạo đảm bảo các yêu cầu của

    thí nghiệm thấm theo tiêu chuẩn ASTM D5856

    và ASTM D5084. Đường kính mẫu, D lấy giá

    trị trung bình cho 3 vị trí đo mặt trên. giữa. và

    mặt dưới mẫu. Chiều cao mẫu, H mẫu được đo

    3 ở vị trí cách nhau 1200 và lấy giá trị trung

    bình. Kích thước các mẫu được trình bày trong

    Bảng 6. Sự thay đổi chiều cao mẫu thiết bị

    thấm thành mềm so với mẫu thiết bị thấm

    thành cứng có mục đích là tăng giá trị gradient

    thủy lực giúp đẩy nhanh quá trình thí nghiệm

    thấm soilcrete và giảm sai số hệ số thấm

    soilcrete.

    Bảng 6. Kích thƣớc mẫu soilcrete

    Tên mẫu Kích thước Lần đo thứ i (mm) Trung bình (mm)

    A Đường kính. D 62,0 61,9 61,8 61,9 62,0 62,1 61,95

    Chiều cao. H 65,1 65,0 65,0 65,0

    B Đường kính. D 62,1 61,9 61,9 62,0 62,0 61,8 61,95

    Chiều cao. H 65,1 64,9 65,0 65,0

    D Đường kính. D 60,0 60,0 59,9 60,0 61,1 60,0 60,2

    Chiều cao. H 125,5 125,4 125,6 125,5

    D.E1 Đường kính. D 62,2 62,1 62,0 61,9 62,0 61,8 62,0

    Chiều cao. H 65,0 65,3 65,1 65,1

    D.E2 Đường kính. D 62,1 61,8 61,9 62,0 62,2 60,0 61,7

    Chiều cao. H 65,2 65,0 65,0 65,1

    F Đường kính. D 62 61,8 61,7 62,1 62,2 61,9 61,95

    Chiều cao. H 65,2 65,1 65,2 65,2

    3.2. Hệ số thấm

    3.2.1. Ảnh hưởng loại thiết bị đo thấm đến ks

    Quy luật thay đổi của ks là như nhau ở các

    mẫu và tương đồng với [24], ks của mẫu D lớn

    hơn các mẫu D.E là do mẫu D được tạo sau

    cùng trong quá trình tạo mẫu (Hình 17). Khi

    thời gian tạo mẫu quá 45 phút tính từ lúc trộn

    vữa xi măng, hỗn hợp soilcrete có dấu hiệu

    ninh kết và trở nên cô đặc hơn. Hỗn hợp

    soilcrete cô đặc trở lại làm cản trở quá trình

    đầm rung loại bỏ bọt khí dẫn đến mẫu D

    không đặc chắc hơn so với mẫu D, E được tạo

    trong khoảng thời gian 45 phút. Ngoài ra. mẫu

    soilcrete được thí nghiệm bằng thiết bị thành

    cứng có thể thấm dọc thành. Sự thủy hóa giữa

    nước và xi măng đã làm cho hỗn hợp soilcrete

    trở nên cứng hơn và bị co ngót. Sự co ngót

    mẫu soilcrete làm tách mẫu khỏi thành thiết bị

    gây ra hiện tượng chảy dọc thành mẫu. Vì

    vậy, ks của mẫu thiết bị thành cứng cao hơn so

    với mẫu thiết bị thành mềm.

    Hình 18. Ảnh hưởng thiết bị thấm đến hệ số

    thấm soilcrete tại hàm lượng xi măng 300 kg/m3

    theo thời gian bảo dưỡng

  • 3.2.2. Ảnh hưởng sự thay đổi kích thước mẫu

    đến ks

    Mẫu có kích thước D x H = 60 x 125 mm có

    hệ số thấm ks tăng so với mẫu có kích thước D x

    H = 62 x 65 mm. Giá trị ks tăng 47% tại thời

    điểm 60 ngày bảo dưỡng (Hình 18). Hệ số thấm

    tăng khi tăng kích thước mẫu được cho là do

    tăng tương đối kích thước lỗ rỗng và hư hỏng

    thủy lực như tạo khe nứt [25]. Do đó. mẫu

    soilcrete có kích thước mẫu lớn hơn có hệ số

    thấm tăng có thể do kích thước lỗ rỗng tăng làm

    sự thấm thấu của nước diễn ra nhanh hơn.

    Hình 18. Quan hệ hệ số thấm soilcrete

    và hàm lượng xi măng 300kg/m3 tại thời điểm

    60 ngày bảo dưỡng

    3.2.3. So sánh hệ số thấm ks so với đất tự nhiên

    Đất bùn sét tự nhiên có hệ số thấm ksoil có giá

    trị trung bình 2 x 10-7

    m/s cho thấy cấu trúc hạt

    mịn có lỗ rỗng nhỏ và hệ số thấm thấp. Kết quả

    thí nghiệm cho thấy hệ số thấm ks tạo từ đất bùn

    sét thấp hơn 100 lần so với đất bùn sét tự nhiên

    (Hình 19). Giá trị hệ số thấm ks nằm trong

    khoảng 2,39 x 10-9

    m/s đến 4,44 x 10-10

    m/s tại

    thời điểm 28 ngày bảo dưỡng. phù hợp với kết

    quả [9].

    Hình 19. Quan hệ hệ số thấm và hàm lượng

    xi măng khác nhau tại thời điểm 28 ngày

    bảo dưỡng

    3.2.4. Ảnh hưởng hàm lượng xi măng đến ks

    Khi tăng hàm lượng xi măng. ks đều giảm

    dần tại các hàm lượng xi măng 200 kg/m3, 250

    kg/m3, và 300 kg/m

    3 nhưng ks tăng nhẹ trở lại

    tại hàm lượng xi măng 350 kg/m3 (Hình 20). Ở

    38 ngày tuổi. hệ số thấm ks tăng 52% so với mẫu

    D.E2. Khi bắt đầu trộn với xi măng. thể tích

    rỗng của mẫu đại diện cho mức độ nước thấm

    qua lỗ rỗng có thể được giả định bằng với lượng

    nước và do đó được biểu thị bằng một hàm w:c

    [26]. Do đó. mẫu F được tạo với tỉ lệ nước và xi

    măng cao hơn sẽ có độ rỗng cao hơn có thể làm

    nước chảy qua mẫu nhanh hơn.

    Hình 20. Quan hệ hệ số thấm soilcrete và

    hàm lượng xi măng khác nhau tại thời điểm

    38 ngày bảo dưỡng

    3.2.5. Ảnh hưởng thời gian bảo dưỡng đến ks

    ks ở các hàm lượng xi măng đều giảm

  • theo thời gian. Trong thời gian bảo dưỡng từ

    7 đến 30 ngày tuổi, ks của các mẫu A. B.

    D.E2. và F giảm lần lượt là 56%, 35%, 66%

    và 55% tương ứng (Hình 21). Kết quả này

    tương đồng với [11]. [12] và [13]. Trong

    khoảng 21 ngày tuổi đầu, ks giảm nhanh là

    do phản ứng thủy hóa của các khoáng vật có

    trong xi măng với nước. Theo Trần Nguyễn

    Hoàng Hùng (2019). quá trình thủy hóa đã

    tạo ra các tinh thể Hydrated Calcium Silicat

    (C-S-H) tồn tại ở dạng keo bao phủ xung

    quanh hạt xi măng. Các “nhánh” tinh thể

    phát triển lớn dần ra ngoài bề mặt các hạt xi

    măng và liên kết với các “nhánh” tinh thể

    khác. Một mạng tinh thể dày đặc nhanh

    chống lắp đầy các lỗ rỗng trong soilcrete

    làm cho hỗn hợp đặc chắc hơn và làm giảm

    ks [8]. Sau 21 ngày tuổi, quá trình thủy hóa

    và trao đổi ion vẫn tiếp tục diễn ra nhưng

    chậm hơn. Hỗn hợp soilcrete sau 21 ngày

    tuổi có độ pH cao do Ca(OH)2 tạo ra từ quá

    trình thủy hóa và tỏa nhiệt đã tạo điều kiện

    cho cho các tinh thể pozzolans có trong đất

    chuyển đổi thành các tinh thể có gốc axit.

    Các tinh thể có gốc axit tiếp tục tác dụng với

    Ca(OH)2 (phản ứng pozzolanic) tạo ra các

    sản phẩm ở dạng keo là C-S-H và Calcium

    Aluminate Hydrate (C-A-H) (Chou 1987

    nguồn từ [27]. [28).

    Ca2+

    + 2(OH)- + H4SiO4 =>

    CaH2SiO4.2H2O (C-S-H)

    Ca2+

    + 2(OH)- + Al(OH)

    -4 =>

    3CaO.Al2O3.12H2O (C-A-H)

    Quá trình thủy hóa tiếp tục diễn ra trong

    nhiều năm và duy trì độ pH cao trong hỗn hợp

    soilcrete [29]. Phản ứng pozzolanic tiếp tục diễn

    ra là điều kiện làm giảm hệ số rỗng của

    soilcrete.

    Hình 21. Sự thay đổi hệ số thấm soilcrete

    ở các hàm lượng xi măng khác nhau theo

    thời gian bảo dưỡng

    4. KẾT LUẬN

    Bài báo nghiên cứu ứng xử thấm của

    soilcrete theo thời gian bảo dưỡng với đất bùn

    sét đặc trưng cho vùng Tây Nam Bộ được lấy từ

    cầu Tám Bang trên ĐT852 thuộc xã Long Hưng

    B. huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Sáu mẫu

    soilcrete được trộn theo phương pháp trộn ướt

    với các hàm lượng xi măng 200, 250, 300, và

    350 kg/m3, tỉ lệ w:c là 1,2:1. Hỗn hợp được đầm

    vào khuôn nhựa trong suốt. được bảo dưỡng

    trong nước. Sau đó, Mẫu được tiến hành thí

    nghiệm thấm theo phương pháp: “cột áp vào

    giảm – cột áp ra không đổi” từ ngày tuổi thứ 7

    cho đến khi vận tốc thấm gần như không thay

    đổi theo thời gian bảo dưỡng từ 7 ngày đến 90

    ngày. Các kết luận được rút ra từ quá trình thí

    nghiệm như sau:

    (1) Quá trình tạo mẫu được tham khảo có

    điều chỉnh từ TCVN 9403:2012 giúp mẫu

    soilcrete tương đối phẳng ở bề mặt 2 đầu và

    xung quanh thành mẫu.

    (2) Hệ số thấm soilcrete tăng khi tăng kích

    thước mẫu.

    (3) Kết quả thí nghiệm cho thấy thiết bị thí

    nghiệm có thành mềm phù hợp hơn thiết bị có

    thành cứng trong việc xác định hệ số thấm của

    soilcrete.

    (4) Trong cùng hàm lượng xi măng và thời

    gian bảo dưỡng, hệ số thấm của đất bùn sét trộn

    xi măng giảm có giá trị nhỏ hơn 100 lần so với

    đất bùn sét tự nhiên.

  • (5) Hệ số thấm soilcrete giảm dần khi tăng

    hàm lượng xi măng 200, 250 và 300 kg/m3 .Tuy

    nhiên, hàm lượng xi măng 350 kg/m3 làm tăng

    hệ số thấm soilcrete trở lại.

    LỜI CẢM ƠN

    Nghiên cứu này được thực hiện nhờ vào kinh

    phí nghiên cứu của đề tài loại B - Đại học Quốc

    gia TP HCM, mã số B2018-20-04. Nhóm

    nghiên chân thành cảm ơn Đại học Quốc gia TP

    HCM và trường Đại học Bách Khoa đã hỗ trợ

    hiệu quả trong suốt quá trình nghiên cứu.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Trần Nguyễn Hoàng Hùng. Công nghệ Xói

    trộn vữa cao áp (Jet Grouting). TP. HCM:

    ĐHQG. 2016. 368 trang.

    2. Trần Nguyễn Hoàng Hùng. Công nghệ Đất

    trộn xi măng (SCM) gia cố nền đất yếu. TP.

    HCM: ĐHQG. 2019. 547 trang.

    3. H.H. Tran-Nguyen. M. Kitazume. H.

    Tanaka. K.B. Le. P.L. Le. T.M.C. Do. B.T.

    Nguyen. D.C. Truong. and A.P. Mai.

    “Laboratory investigation of soilcrete created

    from Mekong delta’s soils mixed with cement.”

    Proceedings of The Deep Mixing 2015

    Conference. June 2-5. San Francisco. USA.

    2015. pp. 725-734.

    4. H.H. Tran-Nguyen. D.C. Truong. and T.K.

    Truong. “Effects of operating parameters of the

    NSV system on field soilcrete characteristics in

    the Mekong delta. Vietnam.” Proceedings of the

    4th Congres International de Geotechnique-

    Ouvrages-Structures. Lecture Notes in Civil

    Engineering 8. Oct. 24-26. HCMC. Vietnam.

    Vol. II. 2017. pp. 704-715.

    5. H.H. Tran-Nguyen. P.L. Le. K.B. Le.

    and T.M.H.Ly. “Field trials on the soil

    cement mixing technology to reinforce earth

    levees in the Mekong delta. Vietnam.”

    Malaysia Journal of Civil Engineering. 8

    (1). 2018. pp. 14-26.

    6. T.D. Tran. Y.J. Cui. A.M. Tang. M.

    Audiguier. and R. Cojean. “Effects of lime

    treatment on the microstructure and hydraulic

    conductivity of Héricourt clay”. Journal of Rock

    Mechanics and Geotechnical Engineering”. Vol.

    6. No.5. 2014. pp. 399-404.

    7. S.H. Chew. A.H.M. Kamruzzaman. and

    F.H. Lee. “Physicochemical and engineering

    behaviour of cement treated clays”. Journal of

    Geotechnical and Geoenvironmental Engineering.

    Vol. 130. No. 7. 2004. pp. 696–706.

    8. K. Onitsuka. C. Modmoltin. M. Kouno.

    and T. Negami. “Effect of organic matter on

    lime and cement stabilized ariake clays.”

    Journal of Geotechnical Engineering. JSCE no.

    729/III-62. 2003. pp. 1-13.

    9. M. Kitazume and M. Terashi. The Deep

    Mixing Method. Netherlands: CRC

    Press/Balkema. 2013. 405 pp.

    10. N.S. Ikhlef. M.S. Ghembaza. and M.

    Dahouch. “Effect of Treatment with Cement

    on the Mechanical Characteristics of Silt

    from Telagh Region of Sidi Belabes.

    Algeria.” Journal of Geotechnical and

    Geological Engineering. Vol. 33. No. 4.

    2015. pp. 1067-1079.

    11. Bellezza and E. Fratalocchi.

    “Effectiveness of cement on hydraulic

    conductivity of compacted soil–cement

    mixtures.” Proceedings of ICE - Ground

    Improvement. Vol. 10. No. 2. 2006. pp. 77-90.

    12. E. Mengue. H. Mroueh. L. Lancelot and

    R.M. Eko. “Physicochemical and consolidation

    properties of compacted lateritic soil treated

    with cement.” Soils and Foundations. Vol. 57.

    2017. pp. 60-79.

    13. K.M.M. Latt and P.H. Giao. “Prediction

    of Permeability of Cement-admixed Soft Clay

    using Resistivity and Time-domain IP

    Measurements.” Journal of Applied Geophysics.

    Vol. 137. 2017. pp. 92-103.

    14. P. Govindasamy and M. R. Taha.

    “Hydraulic Conductivity of Residual Soil-

    Cement Mix.” Materials Science and

    Engineering. Vol. 136. 2016. pp. 1-6.

    15. Z. A. Rahman. N.Sulaiman. S.A.Rahim.

    W.M.R.Idis and T.Lihan. “Effect of Cement

    Additive and Curing Period on Some

    Engineering Properties of Treated Peat Soil.”

    Sains Malaysiana. Vol. 45. 2016. pp. 1679-1687

    file:///D:/master/MASTER/Downloads/TAI%20LIEU/05%20EFFECT%20OF%20ORGANIC%20%20MATTER%20ON%20LIME%20AND%20CEMENT%20STABILIZED%20ARIAKE%20CLAYS.pdffile:///D:/master/MASTER/Downloads/TAI%20LIEU/05%20EFFECT%20OF%20ORGANIC%20%20MATTER%20ON%20LIME%20AND%20CEMENT%20STABILIZED%20ARIAKE%20CLAYS.pdf

  • 16. O. Helson. J. Eslami. A.Beaucour. A.

    Noumowe and P. Gotteland. “Hydro-

    mechanical behaviour of soilcretes through a

    parametric laboratary study.” Construction and

    Building Materials. Vol. 166. 2018. pp.

    657-667.

    17. Las XD475. “Báo cáo khảo sát địa chất

    công trình: Công trình Cầu Tám Bang –

    Km10+891.” Đồng Tháp. 2015.

    18. Bộ Khoa học và Công nghệ. “Xi măng

    Poóc lăng hỗn hợp – yêu cầu kỹ thuật.” Việt

    Nam. TCVN 6260:2009. 2009.

    19. Bộ Khoa học và Công nghệ. “Nước cho

    bê tông và vữa – yêu cầu kỹ thuật.” Việt Nam.

    TCVN 4506:2012. 2012.

    20. Bộ Khoa học và Công nghệ. “Gia cố nền

    đất yếu – Phương pháp trụ đất ximăng.” Việt

    Nam. TCVN 9403:2012. 2012.

    21. B.M. Das. Principles of Geotechnical

    Engineering. 7th Edition. USA: Cengage

    Learning. 2010. 666 pages.

    22. American Society for Testing and

    Materials. “Standard test for measurement of

    hydraulic conductivity of saturated porous

    material using a flexible wall permeameter.”

    ASTM D 5084. 1997.

    23. American Society for Testing and

    Materials. “Standard test for measurement of

    hydraulic conductivity of saturated porous

    material using a rigid-wall. compaction-mold

    permeameter.” ASTM D 5856. 2002.

    24. R.D.V. Flores and G.D. Emidio. “Impact

    of sulfate attack on mechanical properties and

    hydraulic conductivity of a cement-admixed

    clay.” Journal of Applied Clay Science. Vol.

    101. 2014. pp. 490-496.

    25. S.S. Boynton and D.E. Daniel “Hydraulic

    conductivity tests on compacted clay.” Journal

    of Geotechnical Engineering. Vol. 111. No.4.

    1985. pp. 465–478.

    26. V.Picandet. D. Rangeard. A. Perrot and

    T. Lecompte. “Permeability measurement of

    fresh cement paste.” Cement and Concrete

    Research. Vol.41. No.3. 2011. pp. 330–338.

    27. J.R. Jacobson. G.M. Filz. and J.K.

    Michell. “Factors Affecting Strength of Lime-

    Cement Columns and Development of a

    Laboratory Testing Proceduce.” Report No.

    57565 FHWA/VTRC 03-CR16. 2003. 74 pages.

    28. L. Wang. “Cementitious Stabilization of

    Soil in The Presence of Sulfate.” P.D.

    dissertation. Louisiana State University. United

    States. 2002. 117 pages.

    29. D.A. Bruce. “An introduction to Deep

    Soil Mixing Methods as Used in Geotechnical

    Application”. Publication No. FHWA-RD-99-

    168. 2001. 458 pages

  • Người phản biện: PGS.TS. ĐỖ MINH TOÀN